báo cáo thực tế tuor miền trung tây nguyên 7N6Đ

64 2.4K 1
báo cáo thực tế tuor miền trung tây nguyên 7N6Đ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đây là bài báo cáo tour Buôn Ma Thuột Đà Lạt Nha Trang. nó giúp chúng ta hệ thống lại các điểm tham quan, các dịch vụ đã sử dụng, và các kỹ năng nghề trên đường tour. nếu các bạn cần tham khảo thì có lẽ đây là bài mẫu tuyệt vời, có thể sử dụng trực tiếp cho bài báo cáo tour của mình

LỜI MỞ ĐẦU Với mục đích đem lại sự trực quan sinh động cũng như là tài liệu học tập sau này,em xin viết bài báo cáo gửi đến Thầy Nguyễn Nguyên Phong và Khoa Du Lịch cũng như các bạn trong lớp DL7-HD2 Trong ánh lửa bập bùng, trong gió nắng và cát chúng em đã có những kỉ niệm đẹp tuyệt vời với sương lạnh, với nắng gắt, với cát và đại dương mênh mông. Cảm ơn chuyến thực tế đã cho chúng em cảm giác tuyệt vời về sự thân thiện của đồng bào nơi đây, về cái đẹp của những miền đất tổ quốc, để em thêm yêu, thêm thương và thêm quý cái nghề của mình đang theo đuổi. NHẬT KÝ TOUR NGÀY 1: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT Page | 1  Sáng 4h40 có mặt tại trường, như đã được từ trước, chúng em đi xe số 3 mang biển          số 1234, các bạn nam hỗ trợ bác tài và phụ lái xếp hành lý lên xe. 5h30 phút xe khởi hành. Hướng dẫn viên của xe là anh Trần Thanh Nhương, giáo viên phụ trách là thầy Nguyễn Nguyên Phong và thầy Nguyễn Phúc Hùng, xe có bác tài là chú Vũ, phụ lái là anh Nhé. Xe khởi hành đi QL13 – tỉnh lộ 714 – QL14 và ăn sáng tại nhà hàng Phát Đạt 3* ,lúc 6h15. Địa chỉ: ấp 2, QL14, xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. 7h30 lên xe và tiếp tục khởi hành, 10h00 đến trạm dừng chân Bù Đăng. Địa chỉ: xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. 10h15 lên xe và tiếp tục khởi hành, 11h05 đến tỉnh Đắk Nông và dùng cơm trưa ở nhà hàng Ngọc Thảo. Địa chỉ: Thị trấn Kiến Đức - Dak Nông, . 12h40 tiếp tục khởi hành, Trên xe anh HDV bắt đầu thuyết minh về cây cà phê cũng như sơ lược về vùng đất Tây Nguyên, các bạn nhóm trực bắt đầu tập thuyết trình trên xe. 14h23 đến thác Dray Sap ( thác Trinh Nữ). Phía trước cổng vào thác có nhà hàng, khu vườn thú( heo rừng, khỉ, hưu, nai…), mô hình nhà dài, nhà sàn để du khách chụp hình lưu niệm. Vé tham quan hai thác là 30.000đ, đi vào mùa khô nên không thấy hết được vẻ đẹp hùng vĩ của thác. 17h30 phút tới khách sạn Tuấn Vũ 3* Đi theo cung đường Lê Duẩn – Đinh Tiên Hoàng – Nguyễn Tất Thành – Bà Triệu – Ngô Quyền – Trần Nhật Duật là đến trung tâm thành phố. Ăn tối tại nhà hang Tuấn Vũ 3* NGÀY 2: THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT:  6h30 cả 3 xe tập trung xuống nhà hàng ăn sáng.  7h50 lên xe và khởi hành đi Buôn Đôn theo tỉnh lộ 1, đoạn đường dài 50km.  Trên đường đi, hướng dẫn viên giải thích tên gọi Buôn Ma Thuột, giới thiệu về nhà dài….  8h30 ghé tham quan chùa Sắc Tứ Khải Đoan, tham quan chùa cũng như tìm hiểu về Phật giáo.  8h50 xe tiếp tục di chuyển đến Buôn Đôn  9h30 thì đến KDL Buôn Đôn, tập trung nghe thuyết minh viên thuyết minh tại điểm, biết được nghệ thuật săn voi và cấu tạo, chức năng, tên gọi của các vật dụng trong nhà người dân tộc, tham quan “mộ vua săn voi”, đến nơi xuống đi bộ 1 đoạn mới đến và nghe thuyết minh về mộ vua săn voi và tục bỏ mã, tiếp tục khởi hành đến nhà cổ Amakong,ở điểm tham quan này 3 xe phải chia nhau ra đi các điểm ( mộ cổ, nhà Amakong), vì địa điểm tham quan ở đây khá hẹp nên không thể chứa tất cả sinh viên tham quan cùng lúc. Sau đó tham quan cầu treo bắt qua sông Sêrêpok, tham quan tự do mua sắm các vật dụng như nhẫn lông voi, vải thổ cẩm. Page | 2  11h30 ăn trưa tại nhà hàng Sàn Si,thưởng thức món cơm lam của người đồng bào       trong tiếng suối rốc rách của dòng sông Sê- rê- pok,nghỉ ngơi tại đây 13h30 , khởi hành về lại Đăk Lăk 14h15 dưng chân tham quan Bảo tàng Tây Nguyên, đây là vị trí cao nhất của thành phố Buôn Ma Thuột, được xem mô hình sa bàn kết hợp phim tư liệu thuật lại diễn biến chiến thắng chiến dịch Tây Nguyên rất hay và rất thú vị. Đồng thời còn học tập được nhiều kiến thức về địa lí, thổ nhưỡng, khí hậu cũng như đời sống của các dân tộc sống tại Đăk Lăk, 16h00 đến làng cà phê Trung Nguyên,ở đây mở cửa từ 6h00 đến 22h00 hàng ngày, có bán các loại thức uống cà phê pha chế với hương vị phong phú rất ngon, cà phê rang nguyên hạt hay xay, đồ lưu niệm…. giá cả vừa phải. Xung quanh khuôn viên có trồng nhiều cây cà phê với nhiều loại khác nhau. Ở đây còn có Bảo tàng cà phê có khuôn viên rất đẹp,được nghe thuyết minh viên thuyết minh về nguồn gốc, lịch sử, đặc trưng của các loại cà phê…. Điều đó,cung cấp cho sinh viên nhiều kiến thức, và hiểu thêm cuộc đời của ông chủ Nguyễn Nguyên Vũ. 16h53 ghé tham quan khu du lịch Akong Dhong, ở đây không có HDV tại điểm, sinh viên tham quan tự do được 10 phút thì trời mưa nên lên xe quay về. 17h29 phút tới khách sạn Tuấn Vũ 3* và dùng cơm tối tại nhà hàng Tuấn Vũ 2* 20h30, lớp học về nghiệp vụ của anh Đan Trường bắt đầu và kết thúc lúc 22h30. NGÀY 3: THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT – THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT:  6h30 tập trung xuống sảnh khách sạn để trả phòng, ăn sáng. Ăn xong, lấy hành lý ra        xe, mọi người đưa hành lý lên xe và đoàn bắt đầu khởi hành đi Đà Lạt vào lúc 7h00. Cung đường đi: QL14 – QL27 – Hồ Lăk – Ngã 3 Liên Khương – Cao tốc Liên Khương-Đèo Pren – Đà Lạt. 8h30 đến hồ Lăk, sinh viên được tham quan tự do Dinh Bảo Đại cạnh hồ, trải nghiệm dịch vụ cỡi voi ( tự trả phí), ngắm nhìn hồ Lak thơ mộng, vì là mùa khô nên nước hồ cũng không nhiều. 9h00 tiếp tục khởi hành đi Đà Lạt, 13h20 ăn trưa nhà hàng Nhà Hàng Sunrise, 14h00 ra xe về khách sạn Tâm Dung 2* nhận phòng, nghỉ ngơi. 16h00 tập trung ra xe khởi hành trong trời mưa,thăm Biệt điện Trần Lệ Xuân, Nhà thờ Domani De Marie lúc này trời đã tối nên các gian hàng lưu niệm ở đây đều đóng cửa và đàng trong lúc làm lễ nên không vào bên trong thăm quan nhà thờ được, và vườn hoa khô Đà Lạt 18h ăn tối tại nhà hàng Nhà Tôi, tự do khám phá Đà Lạt về đêm. NGÀY 4: THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT-THÀNH PHỐ MỘNG MƠ  6h45 tập trung ra xe đi ăn sáng tại nhà hàng Sunrise. Page | 3  8h00 thăm quan Dinh Bảo Đại, trước khi vào bên trong phải mang vớ của điểm           tham quan để tránh làm hư sàn của Dinh. Đoàn nghe hướng dẫn viên tại điểm thuyết minh xong thì tự do chụp hình, nhưng cần chú ý các cảnh nhân tạo xung quanh Dinh chụp hình sẽ mất tiền, 5.000đ/người/lần. Lối ra của Dinh có bán nhiều quà lưu niệm và rất nhiều thời trang len 8h45 thăm quan Đường Hầm Đát Sét, nơi có ngôi nhà đất đỏ Bazan không nung với mái có hình bản đồ Việt Nam. 10h00 ra xe đến Thiền Viện Trúc Lâm, đến nơi đoàn tập trung chụp ảnh lưu niệm sau đó tham quan tự do. 11h00 tham quan thác Đatanla, thác có hai đường xuống là đi bộ và đi máng trượt. 12h00 ăn trưa ở nhà hàng Đà Lạt House. 1h về khách sạn nghỉ ngơi 14h10 tham quan khu du lịch Đồi Mộng Mơ với bàn xoay thần kì. 16h00 tham quan đỉnh Langbiang cao 2167m so với mực nước biển 18h00 dùng cơm tối tại nhà hàng Châu Loan Langbiang 19h00 giao lưu văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên 20h50 khởi hành về khách sạn, nghỉ ngơi. NGÀY 5: THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT – THÀNH PHỐ NHA TRANG:  06h00 Dùng cơm sáng  09h30 Vượt qua Đèo Hòn Giao  13h00 Tới Nha Trang dùng cơm trưa .  14h10, nhận phòng khách sạn Thành Đạt nghỉ ngơi, vì vượ qua đoạn đường khá ngoằn nghèo nên đã có một số bạn mệt và bị sốc.  15h15 Thăm quan viện Hải Dương học với 10.000 loài sinh vật biển.  16h30 Ghé thăm Tháp Bà Ponagar, quần thể kiến trúc người chăm, vì cũng trong mùa lễ nên rất đông và đoàn không thể tiến sâu vào khu đền tháp.  17h00 Thăm quan Hòn Chồng Thưởng thức nhạc khí dân tộc  18h30 Dùng cơm tối tại Nhà hàng- Phố mua sắm Hòn Kiến, nghỉ đêm tại Nha Trang NGÀY 6 KHÁM PHÁ NHA TRANG- ĐÊM GA LA:  07h00 Dùng điểm tâm sáng,khởi hành đến bến tàu Long Phú. Page | 4  08h30 Tham quan Vịnh Nha Phu – Đảo Khỉ  09h00 Team building trên bãi biển An Bình, chương trình Team do chính sinh viên thiết kế nên chưa hấp dẫn cũng như là chưa hoàn thiện về mặt hình thức, một số bạn sợ nắng không tham gia cùng tập thể.  10h30 Tham quan khu Sơn Hầu Vương trên Đảo Khỉ  12h00 Dùng cơm trưa tại Nha Trang  02h30 Thăm quan chùa Long Sơn, nếu ai muốn sẽ được ngồi vào đại đồng chum và gõ 3 tiếng giúp tâm thanh tịnh hơn.  03h30 Thăm quan nhà thờ Đá, đến đây trời cũng nhá nhem tối nên không tham quan được kĩ  04h30 Mua sắm tại chợ Đầm, ở đây bán rất nhiều đặc sản của biển như Mực rim me, Mực xào xa tế, mự khô,tôm khô,….  06h30 Ăn tối – Đêm Gala, đêm gala để lại những kỉ niệm khó quên với nhữn tiếc mục đặc sắc cũng như phần trao các giải thưởng phụ của anh Phước Tuần. NGÀY 7 NHA TRANG – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH :  06h30 Dùng điểm tâm  07h00 Khởi hành về TP.HCM  11h30 Dừng chân tại bãi biển Cà Ná, dùng cơm trưa cạnh bờ biển để lần cuối cảm nhận cái vị mặn mà mà sẽ là kỉ niệm khó quên.  02h30 Ghé thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh- Di tích trường Dục Thanh , nơi đây được nghe thuyết minh về lịch sử cuộc đời cũng như những vật dụng được Bác Hồ sử dụng tại nơi này.  07h00 Về đến trường Đại học Văn Hóa TP.HCM Kết thúc chuyến tham quan. Page | 5 *THỰC ĐƠN* Buổi sáng:2 bữa buffe.5 hôm 1 ly 1 tô Buổi trưa và tối:Thực đơn gồm 6 món:2 món mặn 2 món xào 1 món canh 1 món tráng miệng Kết thúc chuyến tham quan học tập Tây Nguyên với giá tour trọn gói 7 ngày 6 đêm là 4.590.000. C.NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO CHƯƠNG I.KHÁI QUÁT VỀ TUYẾN DU LỊCH I.THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1 Vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Page | 6 Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực: • Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. • Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi. • Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. • Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ. Với vị trí của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ của quốc tế. 2.1 Lịch sử hình thành *Thời kỳ hoang sơ Con người xuất hiện ở khu vực Sài Gòn từ khá sớm. Các cuộc khai quật khảo cổ trên địa phận Sài Gòn và khu vực lân cận cho thấy ở đây đã tồn tại nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho tới thời kim khí. Những cư dân cổ từ nhiều thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp. Cho đến trước thế kỷ 16, vị trí tiếp giáp với các quốc gia cổ cũng khiến Sài Gòn trở thành nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư. Sài Gòn - Gia Định vẫn là địa bàn của vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện. *Qua các thời kỳ phát triển trở thành thủ đô Sài Gòn Năm 1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, Sài Gòn trở thành thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của quốc gia non trẻ này với tên gọi chính thức "Đô thành Sài Gòn" (lưu ý, cách viết thông dụng là "Saigon"). Thành phố trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí. *Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên của chủ tịch nước đầu tiên. Với tổng diện tích 2.095 km², Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị lớn nhất Việt Nam. 11 quận nội thành của Sài Gòn trước đây được chia lại thành 8 quận. Bốn quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình được thành lập. Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện:Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè Năm 1979, các đơn vị hành chính cơ sở được phân chia lại, toàn thành phố có 261 phường, 86 xã. Sau đợt điều chỉnh tiếp theo vào năm 1989, thành phố còn 182 phường và 100 xã, thị trấn. Đến năm 1997, phân chia hành chính của thành phố lại thay đổi, gồm 17 Page | 7 quận, 5 huyện với 303 phường xã, thị trấn. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với 322 phường, xã và thị trấn. 1.3 Khái quát về văn hoá * Truyền thông Là một trong hai trung tâm truyền thông của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ương và các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành phố và 21 chi nhánh nhà xuất bản trung ương cùng mạng lưới thông tấn xã, các đài phát thanh, truyền hình địa phương và trung ương. *Thể dục, thể thao Theo số liệu thống kê vào năm 1994, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có 492,7 hecta dành cho hoạt động thể thao, tức trung bình 1,02 m²/người, trong đó nội thành là 0,26 m²/người. Vào năm 2005, toàn thành phố có 91 sân bóng đá, 86 bể bơi, 256 phòng tập thể thao. Sân vận động lớn nhất thành phố hiện nay là sân Thống Nhất, với 25 nghìn chỗ ngồi. Sân vận động lớn thứ hai là sân Quân khu 7, nằm ở quận Tân Bình. Không chỉ dành cho thi đấu thể thao, đây còn là địa điểm tổ chức nhiều chương trình ca nhạc quy mô lớn. *Trung tâm văn hóa, giải trí Với vai trò một trung tâm văn hóa của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện. Hoạt động của ngành giải trí ở Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp hơn bất cứ thành phố nào ở Việt Nam. 1.4 Tài nguyên du lịch *Điều kiện tự nhiên Lãnh thổ thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ địa lý 10º22'13" – 11º22'17" vĩ độ Bắc và 106º01'25" – 107º01'10" kinh độ Đông. Phía bắc giáp Tây Ninh, Bình Dương, phía đông giáp Đồng Nai, phía nam giáp biển Đông và Tiền Giang, phía tây giáp Long An. *Thổ nhưỡng Đất của thành phố chủ yếu là phù sa cũ và phù sa mới tạo lập nên Page | 8 *Sông ngòi Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm sông ngòi, kênh rạch nhưng sông lớn không nhiều, lớn nhất là sông Sài Gòn mà đoạn chảy qua thành phố dài 106km. Hệ thống đường sông từ thành phố Hồ Chí Minh lên miền Đông và xuống các tỉnh miền Tây, sang Cam-pu-chia đều thuận lợi. Thành phố có 15km bờ biển. * Khí hậu Hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,55ºC, không có mùa đông. * Tiềm năng phát triển du lịch Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất nước, thu hút hàng năm 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (1911). Gắn liền với sự kiện đó, cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích quan trọng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Các di tích cách mạng khác như địa đạo Củ Chi, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá, các công trình kiến trúc thời Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn. Gần đây thành phố đã đầu tư nhiều khu du lịch như Thanh Đa, Bình Qưới, nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ Hoà, Suối Tiên,... đã thu hút và hấp dẫn du khách. Hiện nay, thành phố đang tiến hành tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ, đầu tư cho hệ thống bảo tàng, khôi phục nền văn hoá truyền thống kết hợp với tổ chức các lễ hội, khôi phục văn hoá miệt vườn, làng hoa để phát triển một cách vững chắc ngành du lịch của thành phố. Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên...), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...). Nhìn chung, một trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn - Gia Định, nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá, là "cơ cấu kiến trúc" Việt - Hoa - châu Âu. Một nền văn hoá kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc của người Việt với những nét đặc sắc của văn hoá phương Bắc và phương Tây. *Giao thông Page | 9 Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông của cả miền Nam bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường không. Đi Hà Nội có quốc lộ 1A, đường sắt Thống nhất và quốc lộ 13 xuyên Đông Dương. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ cách trung tâm thành phố 7km, là sân bay lớn nhất nước với hàng chục đường bay nội địa và quốc tế. Có các đường bay nội địa từ Tp. Hồ Chí Minh tới những thành phố lớn trong cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km, cách Tây Ninh 99km, Biên Hòa (Đồng Nai) 30km, Mỹ Tho 70km, Vũng Tàu 129km, Cần Thơ 168km, Đà Lạt 308km, Buôn Ma Thuột 375km. II.TỈNH ĐĂK LĂK- THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT: 2.1. Vị trí địa lý: Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57"108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc. Độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển. Phía Đông của Đắk Lắk giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km, tỉnh Gia Lai nằm ở phía Bắc. Buôn Ma Thuột (Hay Ban Mê Thuột) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên và là một trong số 8 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. Buôn Ma Thuột ở Nguyên, độ cao 536 m Thuột cách Hà cách Thành phố Hồ thành phố có vị trí về an ninh quốc phòng giữa vùng đông dân nhất Tây (1.608 ft). Buôn Ma Nội khoảng 1300 km, Chí Minh 350 km. Là một chiến lược, đặc biệt quan trọng cấp quốc gia. 2.2. Lịch sử hình thành Còn ghi theo tiếng Pháp là Darlac,được thành lập theo nghị định ngày 22 tháng 11 năm 1904 của Toàn quyền Đông Dương và tách khỏi Lào, đặt dưới quyền cai trị của Khâm sứ Trung Kỳ. Trước đó, vào cuối thế kỷ 19, Darlac thuộc địa phận đại lý hành chính Kontum và bị Pháp nhập vào Lào. Đến ngày 9 tháng 2 năm 1913 thì tỉnh này trở thành một đại lý hành chính trực thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập cùng ngày. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1923 tỉnh Đăk Lăk mới được thành lập lại. Lúc mới thành lập, Đắk Lắk chưa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng (còn gọi là buôn ). Năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương, Page | 10 tỉnh Đắk Lắk được chia làm 5 quận gồm có Ban Mê Thuột, Buôn Hồ, Đăk Song, Lăk và M'Đrăk, dưới có 440 làng. Tỉnh Đắk Lắk gồm thành phố Buôn Ma Thuột và 13 huyện: Buôn Đôn, Cư M'gar, Ea H'leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắk, Lắk, M'Đrắk. Ngày 9 tháng 2 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Đắk Lắk. 2.3 Khái quát về văn hóa * Kho tàng văn hóa phi vật thể Tây Nguyên. Nói đến văn hóa Tây Nguyên và các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên là phải nói đến không gian văn hóa cồng chiêng. Cồng chiêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Con người từ khi sinh ra đã nghe tiếng chiêng trong lễ đặt tên, lễ thổi tai; đến khi lìa đời về với thế giới của các vị thần linh, tiếng chiêng ngân dài tiễn biệt trong lễ bỏ mả. Thông qua tiếng chiêng, các tộc người Tây Nguyên như gửi gắm tâm hồn mình, ước nguyện của mình với các đấng thần linh, tiếng chiêng thực sự đã gắn với đời sống của dân tộc, gắn với tâm linh của mỗi người. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được thể hiện qua ngôn ngữ, phong cách diễn tấu, tài bản... riêng biệt và độc đáo, chính vì thế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Loại hình văn học dân gian truyền miệng cũng là di sản văn hóa phi vật thể phong phú của các dân tộc Tây Nguyên, trong đó sử thi, trường ca là đại diện tiêu biểu nhất. Trong đó sử thi của dân tộc M’nông chiếm số lượng nhiều nhất. Các loại hình văn học dân gian khác của đồng bào Tây Nguyên như lời nói vần, thần thoại, truyện cổ... cũng được sưu tầm, biên soạn và xuất bản. Tượng gỗ dân gian Tây Nguyên, chủ yếu là tượng nhà mồ một yếu tố không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân bản địa. Dù mang nhiều dáng vẻ nhưng chúng gặp nhau ở một điểm là đều lấy cảm hứng từ đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất và đời sống tâm linh gắn với phong tục tập quán của mỗi tộc người. Ngoài những giá trị tiêu biểu nêu trên, Tây Nguyên còn có kho tàng di sản văn hóa phi vật thể khác, đó là kiến trúc nhà làng truyền thống như nhà rông, nhà ưng... của các dân tộc Bắc Tây Nguyên, kiến trúc nhà dài của dân tộc Êđê; nghề dệt và trang phục, tri thức dân gian, ẩm thực, nghệ thuật diễn xướng, lễ hội. Đồng bào Tây Nguyên có nhiều hình thức lễ hội liên quan đến chu kỳ canh tác nương rẫy; lễ nghi vòng đời người; lễ hội cộng đồng... Page | 11 Trong lễ nghi nông nghiệp, đáng chú ý nhất là lễ ăn mừng lúa mới, lễ cúng hồn lúa, mẹ lúa. Lễ hội cộng đồng phải kể đến lễ kết nghĩa, lễ mừng nhà rông mới... 2.4.Tài nguyên du lịch: Du lịch Đắk Lắk đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong tỉnh như hồ Lắk, Thác Gia Long, cụm du lịch Buôn Đôn, Thác Krông Kmar, Diệu Thanh, Tiên Nữ… bên cạnh các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin, Easo… *Phát triển loại hình du lịch văn hóa – lịch sử Đây là một trong những thế mạnh của Du lịch Đắk Lắk nó được tổ chức ở các chương trình tour sau: Tham quan bảo tàng Đắk Lắk, các di tích lịch sử - văn hóa như Nhà Đày Buôn Ma Thuột, chùa Sắc Tứ Khải Đoan, Đình Lạc Giao… Tham gia các lễ hội truyền thống trong năm như : Lễ hội Đâm Trâu, Lễ Bỏ Mả, Lễ hội Cồng Chiêng, Lễ cúng Bến Nước, Lễ mừng Nhà Mới… Sinh hoạt văn hóa truyền thống tại các buôn làng theo hình thức du lịch cộng đồng. Chú trọng đến tất cả các tour và phát triển các làng nghề truyền thống tại địa phương liên kết phát triển các sản phẩm du lịch tạo các điểm bán ngay tại nơi sản xuất để du khách có thể mua quà cũng như tham quan. *Tiềm năng khai thác du lịch khám phá ở Đắk Lắk Cảnh quan của Đắk Lắk có vẻ đẹp tự nhiên, đa dạng, phong phú, thơ mộng và hùng vĩ với cấu tạo địa hình thể hiện sự hòa hợp của những dòng sông xen lẫn núi đồi ao hồ, ghềnh thác và những khu vực rừng nguyên sinh tạo nên những thác nước đẹp nổi tiếng, đầy thử thách quanh năm mịt mờ sương khói như thác Gia Long, Dray Sáp, Thủy Tiên,…nhiều hồ lớn với diện tích hàng trăm héc ta như hồ Lắk, Ea Kao, Eo Đờn,…đặc biệt là hồ Ea Súp thượng với diện tích 1.440 ha phù hợp cho việc tổ chức các hoạt động du lịch mạo hiểm. Đắk Lắk còn nổi tiếng với nhiều khu rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên đã được quy hoạch như Vườn Quốc gia YokDon, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô,…với nhiều loài động thực vật như voi rừng, lợn rừng, hươu nai và đặc biệt là voi. Thu hút và gây ấn tượng mạnh mẽ cho khách du lịch đến Đắk Lắk không chỉ là những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú mà còn bởi Đắk Lắk có một nền văn hóa truyền thống đặc sắc, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, đầy huyền thoại với những bản Trường ca Đam San, Xinh Nhã,…những sản phẩm làng nghề truyền thống : dệt thổ cẩm, đan lát, điêu khắc, những lễ hội và phong tục độc đáo, âm thanh vang vọng của các loại cồng chiêng, đàn đá, Page | 12 các nhạc cụ làm từ chất liệu của núi rừng, những lời ca, điệu múa của cộng đồng 44 dân tộc anh em, thể hiện tâm hồn cao nguyên đầy trữ tình. Mới đây, Thác Bay ;à một trong những thắng cảnh đẹp thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô được nhiều du khách tìm đến, khám phá. III. TỈNH LÂM ĐỒNG- TP. ĐÀ LẠT: 3.1 Vị trí địa lý: Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ bắc và 107˚45’ kinh độ đông,phía đông giáp với các tỉnh là Khánh Hoà và Ninh Thuận, phía tây giáp Đắk Nông, phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, phía nam và đông nam gáp tỉnh Bình Thuận, giáp tỉnh Đắc Lắc ở phía Bắc. Phía bắc tỉnh là dãy núi Yang Bông có đỉnh cao 1749 mét. Dãy núi phía nam có đỉnh Đan Sê Na cao 1950 mét, đỉnh Lang Biang cao 2163 mét, Hòn Giao cao 1948 mét. phía nam hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang, trên đó có thành phố Đà Lạt ở độ cao 1475 mét. phía đông và nam tỉnh có cao nguyên Di Linh cao 1010 mét, địa hình khá bằng phẳng và đông dân cư, là nơi đầu nguồn của sông La Ngà. Thành phố Đà Lạt rộng 394,64 km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, nơi có độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển. Vớitọa độ địa lý 11°48′36″ đến 12°01′07″ vĩ độ bắc và 108°19′23″ đến 108°36′27″ kinh độ đông, Đà Lạt nằm trọn trong tỉnh Lâm Đồng, phía bắc giáp huyện Lạc Dương, phía đông và đông nam giáp huyện Đơn Dương, phía tây giáp huyện Lâm Hà, phía tây nam giáp huyện Đức Trọng. Sau đợt điều chỉnh địa giới hành chính gần đây nhất vào năm 2009, Đà Lạt bao gồm 12 phường, được định danh bằng số thứ tự từ 1 đến 12, và bốn xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung và Trạm Hành 3.2. Lịch sử hình thành: Ngày 1 tháng 11 năm 1899, chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai Thượng (Province de Haut Donnai), tỉnh lỵ đặt tại Di Linh (Djiring) Tháng 2 năm 1976, sáp nhập tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Tuyên Đức thành tỉnh Lâm Đồng mới, gồm thành phố Đà Lạt và 4 huyện: Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương, Đức Trọng.Ngày Page | 13 14 tháng 3 năm 1979, chia huyện Bảo Lộc thành 2 huyện: Bảo Lộc và Đạ Huoai; chia huyện Đơn Dương thành 2 huyện: Đơn Dương và Lạc Dương. Ngày 8 tháng 4 năm 2010, chuyển thị xã Bảo Lộc thành thành phố Bảo Lộc. 3.3. Khái quát về văn hoá: Lâm Ðồng là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với sự góp mặt của một cộng đồng nhiều dân tộc. Trong quá trình phát triển, họ đã xây dựng một nền văn hóa đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc riêng. Lâm Ðồng còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử của các dân tộc. Ðó là những công cụ lao động, dụng cụ gia đình, đồ trang sức cá nhân, những đền tháp, những khu mộ táng của nhiều thời đại. Những năm gần đây, trên cơ sở phát hiện ngẫu nhiên của nhân dân, công cuộc tìm kiếm, khai quật khảo cổ bước đầu được triển khai. Những hiện vật phát hiện thu lượm được đã cho thấy sự phong phú, đa dạng của di tích khảo cổ vùng này, cùng với mối quan hệ văn hoá với các vùng xung quanh. Cùng với những di chỉ khảo cổ học, nét đặc sắc của văn hoá Lâm Đồng còn được thể hiện qua những phong tục, tập quán của các dân tộc. Trong số đó có thể kể đến tục phụ nữ đi hỏi cưới chồng, tục tang ma của người K’ho, tục bắt chồng của người Chu Ru.....cùng với nhiều lễ hội độc đáo như: lễ đâm trâu, lễ rửa chân trâu.... Lâm Đồng còn có các lễ hội văn hóa lớn như Lễ hội văn hóa Trà, Festival hoa Đà Lạt hai năm tổ chức 1 lần ... 1.4.Khái quát về du lịch: Nằm ở độ cao trung bình 1.500 mét so với mặt nước biển, Đà Lạt - Lâm Đồng là vùng đất hiếm có của khu vực Đông Nam Á. Nhiệt độ trung bình 18- 25oC, thời tiết quanh năm mát mẻ, ôn hòa. Từ lâu, Đà Lạt đã nổi tiếng là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng. Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng đóng vai trò quan trọng đối với cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt. Cùng với sông suối, hồ đập, thác nước… rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Lâm Đồng còn có hai rừng quốc gia là Cát Tiên và Bidoup - Núi Bà, còn lưu giữ và bảo vệ được nhiều loại động thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt là rừng quốc gia Bidoup - Núi Bà cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 50 km, với diện tích khoảng 64.366 ha. Rừng Bidoup - Núi Bà đã bảo tồn được các hệ sinh thái rừng khí hậu á nhiệt đới núi cao và các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm. Một trong 221 khu bảo tồn chim đặc hữu thế giới và một trong 3 vùng bảo tồn chim đặc hữu của Việt Nam, bảo tồn các sinh cảnh rừng, văn hoá bản địa, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái. Các loại hình du lịch tại Đà Lạt - Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng như du lịch lữ hành tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch hội nghị hội thảo,... Page | 14 Bên cạnh đó, do đặc thù là địa bàn có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, lập nghiệp (40 dân tộc) nên Lâm Đồng có nhiều nét văn hoá dân tộc đặc sắc, đặc biệt là các lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, mừng lúa mới,…; Festival Hoa Đà Lạt (2 năm tổ chức một lần) và Lễ hội văn hoá Trà (2 năm tổ chức một lần). Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam thì tài nguyên du lịch là “Cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thịdulịch”.Với khái niệm trên thì tài nguyên du lịch ở Đà Lạt là vô cùng phong phú. Trước hết là tài nguyên thiên nhiên bao gồm cả khí hậu, cảnh quan Đà Lạt. Chỉ cần nói một cách tóm tắt nhất đó là: “khí hậu và cảnh quan của Đà Lạt là tuyệt vời so với cả nước và so với nhiều nước trong khu vực, kể cả so với Chiang Mai của Thái Lan (Chiang Mai không hơn Đà Lạt về tài nguyên du lịch nhưng lại hơn xa Đà Lạt về trình độ phát triển du lịch). Thứ đến là hoa, hoa Đà Lạt đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc, trồng hoa đã trở thành nghề và là nguồn sống của cư dân. Bên cạnh các loài hoa quí phái, hoa thương phẩm còn có các loài hoa dại, hoa thiên nhiên với hàng ngàn loài khác nhau. Hoa mọc ven đường, bên hồ, dọc suối, hoa trong rừng, trên vách đá và hoa trèo lên cả trên hàng rào, trên mái nhà… đã góp phần cho Đà Lạt được mệnh danh là“thànhphốhoa”. Khí trời mát mẻ, rừng thông xanh tươi, thác nước hùng vĩ, suối, hồ trong xanh, các loài hoa kể cả hoa quý phái, hoa thương phẩm và các loài hoa dại… là những tài nguyên du lịch đặc trưng và căn bản của Đà Lạt để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch, và hình thành nên một vùng du lịch, một đô thị du lịch. Đó không phải là lý thuyết mà thực tiễn của 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển đã chứng minh rất rõ rằng Đà Lạt ra đời là cho mục đích nghỉ dưỡng và những tài nguyên kể trên đã làm cho Đà Lạt sớm trở thành một thành phố du lịch nổi tiếng hơn một thế kỷ qua. Bên cạnh những tài nguyên thiên nhiên nêu trên thì tài nguyên nhân văn của Đà Lạt cũng hết sức đa dạng và phong phú, bao gồm cả đình, chùa, nhà thờ, công trình lịch sử, các công trình văn hóa khác và đặc biệt hấp dẫn là những tài nguyên thuộc về văn hóa phi vật thể. Rất nhiều, rất phong phú nhưng ở đây chúng tôi chỉ xin nêu 2 yếu tố thuộc về tài nguyên nhân văn có tính đặc trưng của Đà Lạt đó là: Kiến trúc Đà Lạt và phong cách người Đà Lạt rất cần được gìn giữ và phát triển không chỉ vì du lịch mà còn là niềm tự hào lâu dài cho nhiều thế hệ người Đà Lạt trước đây, bây giờvàmãichomaisau. Về kiến trúc Đà Lạt, với cái nhìn không chuyên nghiệp thì chúng ta cũng có thể nhận ra Page | 15 rằng những công trình xây dựng theo kiến trúc châu Âu trên đất Đà Lạt trong môi trường cảnh quan với đồi dốc, cây xanh, hoa, hồ nước và không gian mát lạnh một cách hài hòa đầy cảm xúc như trời sinh ra một vùng đất dành để cho những nhà kiến trúc thi thố tài năng, sáng tạo nên những công trình đẹp cho đời. Còn theo các nhà chuyên môn thì kiến trúc đặc thù đã hòa hợp với cảnh quan Đà Lạt là một nét đặc sắc cần bảo tồn và phát triển để ngày càng làm giàu thêm giá trị của Đà Lạt. Phong cách hiền hòa, thanh lịch, mến của người Đà Lạt đã tạo nên một xã hội bình, đáng yêu, hình như được sinh ra bởi thành phố có cảnh quan thiên nhiên đẹp và trong lành mát mẻ, là một tài nguyên du lịch khá hấp dẫn du khách bốn phương khách yên một khí hậu Cảnh quan thiên nhiên Đà Lạt - Hoa Đà Lạt - Kiến trúc Đà Lạt - và Phong cách người Đà Lạt… là những đặc trưng của một vùng đất trời cho mà hiếm có vùng đất nào có được nhiều cái đặc trung như vậy. Đó chính là những tài nguyên quí giá tạo nên nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách cả trong và ngoài nước và chính những nét đặc trưng ấy mà Đà Lạt được mọi người biết đến là một thành phố du lịch. Và du lịch là một ngành kinh tế đặc trưng căn bản của Đà Lạt. IV.TỈNH KHÁNH HOÀ- THÀNH PHỐ NHA TRANG: 4.1. Vị trí địa lý: Tỉnh Khánh Hòa ở về phía khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, phía Bắc giáp ba huyện Sông Hinh, Đông Hòa và Tây Hòa của tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp hai huyện M'Drăk và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk, phía Nam giáp huyện Bác Ái và Thuận Bắc của tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp huyện Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 447 km và cách thủ đô Hà Nội 1.278 km đường bộ. Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km². Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ tọa độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°29’55" kinh độ Đông.Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm tại Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Page | 16 Gốm, huyện Vạn Ninh và cũng là điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam.Chiều dài vào khoảng 150 km, chiều ngang chỗ rộng nhất vào khoảng 90 km. Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km², dân số 392.279 (2009). Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông. 4.2. Lịch sử hình thành: Với việc phát hiện ra bộ đàn đá Khánh Sơn vào tháng 2 năm 1979 tại huyện Khánh Sơn, cho thấy chủ nhân của bộ đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ 1 TCN. Các di chỉ đã phát hiện của nền văn hóa Xóm Cồn (Ba Ngòi, Cam Ranh) cho phép khẳng định nền văn hóa thời đại đồ sắt ở Khánh Hòa có niên đại khoảng gần 4000 năm và phát triển sớm hơn văn hóa Sa Huỳnh. Vào đầu Công Nguyên, một bộ phận trong bộ tộc Cau (Kranukavamsa) - một trong hai bộ tộc lớn của người Chăm Pa thời bấy giờ - đã thành lập nên một tiểu quốc và được đặt tên là Tiểu quốc Nam Chăm (bia ký ghi là Panrăn hay Panduranga). Sau đó, trải qua nhiều thế kỷ nội chiến liên miên, vương quốc Chăm Pa được thành lập trên cơ sở sự thống nhất của hai xứ Nam Chăm và Bắc Chăm. Năm 1653, lấy cớ vua Chiêm Thành là Bà Tấm quấy nhiễu dân Việt ở Phú Yên, Chúa Nguyễn Phúc Tần đã sai quan cai cơ Hùng Lộc Hầu (không rõ họ tên) đem 3000 quân sang đánh.Thất bại nặng nề, vua Chiêm Thành sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho Chúa từ sông Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn kí kết hiệp ước Patenotre với Pháp. Là một tỉnh ở xứ Trung Kỳ, Khánh Hòa vẫn là bộ phận của Nam triều, đồng thời tồn tại Chính quyền bảo hộ Pháp. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, giao tỉnh Khánh Hòa cho các quan Nam triều quản lý Năm 1955, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, tỉnh Khánh Hòa cũng được tổ chức lại trên mọi phương diện. Các phủ huyện đổi thành quận. Các làng đổi thành xã. Ngày 1,2,3 tháng 4 năm 1975, quân giải phóng miền Nam Việt Nam lần lượt tiếp quản Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh.Vào ngày 29 tháng 10 năm 1975 thành tỉnh Phú Khánh. ( sáp nhập Phú Yên với Khánh Hoà) Vào ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội ra Nghị quyết chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Ngày 11 tháng 4 năm 2007, Chính phủ cắt một số xã của thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm, đồng thời chia huyện Trường Sa thành ba đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn Ngày 23 tháng 12 năm 2010, thị xã Cam Ranh được chính thức công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Khánh Hòa Page | 17 Ngày 22 tháng 4 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 106/1999 công nhận Nha Trang là đô thị loại 2. Ngày 22 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định công nhận thành phố Nha Trang là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. *Các tên gọi Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau", tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653. Về địa danh "Nha Trang", trong Toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, tập bản đồ Việt Nam do nho sinh họ Đỗ Bá soạn vào khoảng nửa sau thế kỷ 17 đã thấy có tên "Nha Trang Môn" (cửa Nha Trang)]. Trong một bản đồ khác có niên đại cuối thế kỷ 17 mang tên Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ của Đoan Quận công Bùi Thế Đạt cũng thấy ghi tên "Nha Trang Hải môn" (cửa biển Nha Trang). Trong thư tịch cổ Việt Nam, đây có lẽ là những tài liệu sớm nhất đề cập đến địa danh nổi tiếng này. Trong Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn đã có nhiều tên gọi Nha Trang như "đầm Nha Trang, dinh Nha Trang, nguồn Nha Trang, đèo Nha Trang". 4.3. Khái quát văn hoá: Khánh hòa có 11 di tích văn hóa-lịch sử cấp quốc gia. Theo thống kê của chính quyền địa phương, tính đến năm 2010, Khánh Hòa có 494 di sản lễ hội lớn, nhỏ của người Kinh, bao gồm 237 lễ hội đình làng, 121 lễ hội miếu, lăng và 136 lễ hội chùa. Ngoài ra còn các lễ hội truyền thống của người dân tộc. Văn hoá người dân nơi đây gắn liền với biển 4.4.Khái quát về du lịch: Khánh Hòa là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Nhờ có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang (một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới), Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26⁰C, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nên dịch vụ - du lịch là ngành phát triển nhất ở Khánh Hòa với số du khách hơn 1,6 triệu lượt vào năm 2009. Các hình thức du lịch ở Khánh Hòa rất phong phú với các hình thức như du lịch sinh thái biển đảo, du lịch tham quan - vãn cảnh, du lịch văn hóa...Trong các khách sạn và khu nghỉ mát lớn ở Khánh Hòa, có những khu du lịch và Page | 18 khách sạn nổi tiếng thế giới như khu nghỉ mát Ana Mandara, Vinpearl Land, Sheraton Nha Trang hotel & spa, Novotel, hay khu nghỉ dưỡng cao cấp Evason Hideway (huyện Ninh Hòa) của tập đoàn Ana Mandara, được tờ Sunday Times bầu là một trong 20 resort tốt nhất thế giới vào năm 2005.Những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng có Tháp Po Nagar, thành cổ Diên Khánh, các di tích của nhà bác học Alexandre Yersin... Ngoài vị thế là một trung tâm du lịch lớn Nha Trang đã trở thành điểm đến của nhiều sư kiện lớn của Việt Nam và Thế giới như: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 và 2009, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010... cùng với Festival Biển (Nha Trang) được tổ chức 2 năm một lần đã góp phần quảng bá du lịch Khánh Hòa với thế giới. Tuy vậy, việc chất lượng dịch vụ sút kém và tăng giá dịch vụ thiếu kiểm soát vào những mùa cao điểm du lịch vẫn chưa được tỉnh giải quyết triệt để.Phát triển du lịch một cách bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường vẫn còn là vấn đề gây nhiều bàn cãi Page | 19 Chương 2.NỘI DUNG THUYẾT MINH 2.1 NGÀY 1: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- BUÔN MÊ THUỘT 2.1.1 Khái quát thông tin các điểm tham quan  THÁC D’RAY SAP Thác Đray Sáp hay còn gọi là Thác Draysap là một thác nước trên dòng sông Serepôk. Thác Đray Sáp còn có tên gọi nữa là thác Chồng; cách đó không xa là thác Đray Nur (hay thác Vợ) thuộc địa phận tỉnh Đăk Lăk. Thác Đray Sáp thuộc xã Nam Hà, huyện Krông K'Nô, tỉnh Đăk Nông, và cách thành phố Buôn Ma Thuột chừng 30 km về hướng Nam. *Tên gọi Theo tiếng Êđê, Dray Sap có nghĩa là "thác khói" (dray: thác, sap: Khói), bởi lẽ dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng tạo thành một khối lớn bụi nước bay là như màu sương khói. *Lịch sử Ngày xưa có một thiếu nữ Êđê xinh đẹp tên là H’Mi. Nhiều chàng trai giàu có từ khắp các buôn làng M’Nông, Êđê đến đây cầu hôn nhưng bị nàng cự tuyệt bởi lẽ nàng đã trót thầm yêu trộm nhớ một chàng trai hiền lành nhưng nghèo khổ cùng ở chung buôn với nàng. Một hôm, nàng cùng người yêu đi ra rừng ngồi nghỉ trên một tảng đá lớn. Đột nhiên có một con quái vật từ đâu xuất hiện, đầu nó to như quả núi, mắt đỏ như lửa. Từ trên cao, con quái vật lao xuống dùng chiếc miệng ngậm nước sông rồi quật mạnh lên tạo thành cột nước khổng lồ quét đi về phía hai người. Chàng trai bị bắn văng ra xa rồi ngất đi. Đến khi tỉnh dậy mới hay người yêu đã bị con quái vật bắt mang đi mất. Chàng vô cùng đau khổ, sau đó hóa thành một cây to đâm rễ sâu vào tảng đá. Toàn thân phát ra những tiếng kêu than vãn, nhung nhớ, đau thương. Chỗ chàng trai bây giờ là rừng cây bên bờ đá của dòng thác. Còn chỗ con quái vật lao xuống đã trở thành thác nước ngày nay. Vào mùa xuân thác cao 12 m, rộng 120 m, và vào mùa khô thác cao 8 m, rộng 80 m. * Hệ thống thác Đray Sáp Đray Sáp là một hệ thống gồm ba thác ngoạn mục. Dòng sông Serepôk từ thượng nguồn đổ xuống tới đây lại chia làm ba tầng. Trước đây du khách thường chỉ đến thác đầu tiên sau khi xuống được các bậc cấp đá. Vào mùa mưa nước đổ dữ dội, bụi nước bắn tung Page | 20 lên lan rộng cả một vùng đến ngàn mét vuông. Ngoài Đray Sáp, còn có hai thác nữa nằm bên kia dòng đổ của thác chính. Khi qua khỏi cầu treo du khách sẽ đến một vùng đất cao thoáng đãng. Đây là một đảo nằm giữa hai dòng thác của hệ thống Đray Sáp. Đó là thác Đray Nu (thác Hầm), cao chừng 12 m, gồm hai dòng nước đổ giữa cảnh quan hùng vĩ và thơ mộng giữa chốn đại ngàn. Cách thác Đray Nu chừng 100 m là thác lớn, cũng thuộc hệ thống Đray Sáp. Thác này cũng có độ cao 12 m nhưng rộng đến 140 m luôn tung bụi nước mịn như sương khói. Ngày nay, Đray Sáp trở thành điểm tham quan du lịch ở Tây Nguyên. Tất cả các tour du lịch về Đăk Lăk - Buôn Ma Thuột đều ghé lại đây nghỉ ngơi 2.1.2.Khái quát thông tin các dịch vụ đoàn đã sử dụng:  Thác Draysap: Vé tham quan: Người lớn: 30.000Đ, Trẻ em: 15.000Đ ĐC: Xã Nam Hà, huyện Krông K'Nô, tỉnh Đăk Nông Fax: 0501 359 6686 Email: khudulichdraysap@yahoo.com  Nhà hàng – Khách sạn Thắng Lợi: Telephone: +84 4 38294211 - Reservation: +84 4 38290145 - Fax: +84 4 38292927 E-mail: info@thangloihotel.vn  Nhà hàng Ngọc Thảo 21 Trần Phú, Thôn 3, Xã Kiến Thành, H. Đắk R'Lấp, Đắk Nông ĐT: 0501 364 7818  Nhà hàng Tuấn Vũ (khách sạn Tuấn Vũ): (230 chỗ ngồi) ĐC: 135/1, Ngô Quyền, Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. ĐT: 05006 956 519  Khách sạn Tuấn Vũ: (60 phòng) ĐC: 135/1 Ngô Quyền, Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ĐT: 0500 6 252 252 – 252 999 - Fax: 0500 6 954 774 Email: tuanvutimexcovietnam@yahoo.com - Website: tuanvuhotel.com.vn 2.2 NGÀY 2: BUÔN ĐÔN-CÁC THẮNG CẢNH ĐẸP 2.2.1Khái quát thông tin các điểm tham quan Page | 21  Chùa Sắc Tứ Khải Đoan Chùa sắc tứ Khải Đoan (Sắc tứ Khải Đoan tự), là ngôi chùa lớn nhất thành phố Buôn Ma Thuột và cả tỉnh Đắk Lắk, nằm ở phường Thống Nhất. Đây cũng là ngôi chùa lần đầu tiên được xây dựng ở Cao Nguyên. Tên gọi Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu. *Lịch sử Chùa được xây bắt đầu từ năm 1951 trên đường Phan Bội Châu thành phố Buôn Ma Thuột do Đoan Huy hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại cho xây dựng và Nam Phương Hoàng Hậu trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc thi công. Là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến. Chùa hiện tại đã được bổ sung rất nhiều công trình mới nhưng vẫn giữ nguyên vẹn chính điện cũ và vẫn là một nơi thờ phụng lớn nhất của Phật giáo tại Đắk Lắk và là một điểm du lịch tham quan không thể bỏ qua ở thành phố Buôn Ma Thuột. Ngày 05 tháng 04 năm 2012 chùa bắt đầu đặt viên đá trùng tu lại, xây dựng thêm. *Kiến trúc Toàn bộ ngôi chùa gồm cổng chính (cổng tam quan) hướng về phía Tây Nam, chính điện, điện Quan Âm, nhà hậu tổ. • Cổng tam quan gồm hai tầng với ba vòm cửa cao 7 m, rộng 10,5 m. • Ðiện Quan Âm xây tách biệt với chính điện và có hình lục giác với sáu cây cột trang trí hình rồng, mây. • Chính điện rộng 320 m² gồm hai phần, phần trước ảnh hưởng kiến trúc theo kiểu nhà dài của người Ê Đê nhưng cột kèo lại theo lối nhà rường của người Việt. Nửa sau xây theo lối hiện đại. Tượng Phật Thích Ca bằng đồng đặt chính giữa chính điện. Bên gian phải chính điện treo một quả chuông đồng nặng 380 kg đúc năm 1954  Khu du lịch Buôn Đôn • Nhà cổ kiến trúc Lào- Thái Nhà sàn này được làm theo kiến trúc nhà sàn của dân tộc Lào, là nhà của Khun Yu Nốb. Đây là nhà của một thợ săn voi nổi tiếng ở bản Đôn và được mệnh danh là vua voi. Hiện tại ngôi nhà đã có đến trên 115 năm tuổi; được làm hoàn toàn bằng các loại gỗ tốt Page | 22 củarừng già Buôn Đôn như Hương, Căm xe, Cà chít...đặc biệt nhất là ngay cả mái ngói cũng được đẽo gọt công phu từng viên bằng tay từ gỗ Cà Chít. Trong nhà còn lưu giữ rất nhiều kỉ vật về cuộc đời và đồ nghề săn bắt voi của vị vua voi Bản Đôn và những người kế tục. Giá của ngôi nhà khi xây dựng là 10 con voi lớn và mất gần 3 năm để hoàn thành. Hiện tại Nhà sàn cổ ở Bản Đôn là một điểm tham quan du lịch quan trọng trong quần thể du lịch Bản Đôn. Nhà trước kia có gian do cây me cổ thụ điều kiện khó khăn khôi phục được đến trạng hai gian. • ba gian, sau này bị sập một bên hông bị đổ nhưng do và chiến tranh nên không giờ thì giữ nguyên hiện Khu nhà mồ Đây là khu lăng mộ của gia đình vua voi Khun Yu Nốp, một nhân vật lịch sử đã trở thành một huyền thoại của vùng Bản Đôn nổi tiếng về truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Vua Voi, hay Khun Yu Nốb, là danh hiệu vua Xiêm (Thái Lan) ban cho N' Thu K' Nul, người dân gốc được coi như người khai sinh ra Bản Đôn với nghề săn bắt thuần dưỡng voi. Trong đời ông đã bắt được và thuần dưỡng hơn 170 con voi rừng, trong đó có một con bạch tượng tặng vua Xiêm, danh hiệu Khun Yu Nốb tức vua voi chính là do vua Xiêm ban tặng. Ở Bản Đôn hiện còn hai di tích về ông còn rất nguyên vẹn là nhà sàn cổ và mộ vua voi. Gồm 2 lăng mộ xây gạch, lăng mộ của vua voi N'Thu K'Nul do R'leo K'Nul, người kế tục sự nghiệp, cho xây dựng. Mộ có kiến trúc M'nông và Lào với mô típ hình khối đơn giản trên có trang trí hình búp sen ở bốn góc và đỉnh mộ. Mộ của R'leo K'Nul, ở ngay bên cạnh, được xây dựng rất đẹp theo mô típ hình chóp nhọn của dân tộc Campuchia; mộ do do chính vua Bảo Đại cho người sưu tầm kiểu dáng và xây dựng để cảm tạ về con voi trắng mà vua voi tặng cho ông và công xây dựng đội tượng binh. Do hai ngôi mộ liền kề nhau và kết hợp hài hòa như một nên chính là lý do vì sao người ta hay nhầm tưởng đây là một ngôi mộ duy nhất và mộ R' Leo mới là mộ vua voi Khun Yu Nốb. Khu lăng mộ vua voi nằm trong quần thể nghĩa địa của buôn Yang Lành với những ngôi mộ được trang trí bằng tượng nhà mồ, một nét rất đặc trưng của văn hoá Tây Nguyên. Hiện tại mộ vua voi ở Bản Đôn là một điểm tham quan du lịch quan trọng trong quần thể du lịch Bản Đôn. Page | 23 • cầu treo Buôn Đôn Cầu treo buôn Đôn là một cây cầu treo thô sơ bằng vật liệu tre nứa để phục vụ nhu cầu du lịch và cũng là tên một địa danh du lịch nổi tiếng của Bản Đôn. Đây là một cây cầu du lịch được làm bằng vật liệu tre, nứa, song, mây có gia cố thêm cáp sắt. Cầu được bắt trên một cây gừa cổ thụ khổng lồ hàng trăm năm tuổi, mọc ven bờ sông Serepôk đoạn chảy qua Bản Đôn và trùm qua một đảo nhỏ giữa dòng Serepôk. Tán cây bao trùm một diện tích tới trên một ha đất với nhiều gốc do các đoạn rễ phụ tạo thành nên trông rất lạ mắt. Cây cầu dài chừng 1 km, với nhiều phân đoạn gắn kết hài hòa với một hệ thống sàn nghỉ, nhà hàng gia công bằng gỗ cũng hoàn toàn nằm trên cây. Khi đến đây, khách tham quan có thể đi trên cầu để hưởng cái cảm giác lắc lư theo nhịp chân hoặc nghỉ trên các sàn gỗ lơ lửng trên cây giữa dòng sông; thưởng thức món cơm lam, gà nướng Bản Đôn... Mở rộng: Tìm hiểu nghệ thuật săn bắn và thuần dưỡng voi ở Buôn Đôn Hiện nay, tại Bản Đôn (Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) hiện vẫn còn lưu giữ lại một số mẫu chuyện hiếm hoi từ những cuộc vào rừng săn voi khi xưa của các Gru như là “truyền thuyết” về một trận chiến ác liệt đáng nhớ. Trước khi vào rừng săn voi con, người ta chuẩn bị khoảng 15 con voi nhà, chủ yếu là giống voi đực sung sức, thiện chiến nhất tuổi khoảng 40 hoặc ngoài 40. Yếu tố quan trọng không kém là số voi này không bị động đực, trường hợp không đủ voi đực có thể chọn voi cái nhưng phải đảm bảo sung mãn sức khỏe, không nhút nhát. Số voi này được chia thành 3 tốp, mỗi tốp 5 con gồm: tốp tấn công, tốp kiềm chế và tốp đuổi bắt. Vật dụng chính trong các chuyến săn voi xưa có trên 20 loại dụng cụ, trong đó chủ yếu là các sợi dây da trâu, dùi sắt, sào tre nhọn, áo quần bảo vệ… Một chuyến đi săn voi có khoảng 20 - 30 thợ săn, đứng đầu tốp thợ săn này gọi là Gru - một thủ lĩnh có nhiều bản lĩnh, kinh nghiệm săn bắt voi rừng, khả năng phán đoán tình huống chính xác từ các dấu chân voi, biết được đàn voi bao nhiêu đực hay cái. Độ tuổi voi rừng mà đoàn săn bắt hướng đến thông thường từ 2 - 4 tuổi, nếu vượt quá 4 tuổi voi rừng rất khó thuần dưỡng vì bản tính hoang dã ăn sâu vào máu thịt. Page | 24 Ngay khi phát hiện đàn voi rừng, Gru ra dấu hiệu bằng cách thổi tù và được làm bằng sừng trâu để dàn đội hình chu đáo, kỹ lưỡng trước khi săn bắt. Khi tín hiệu tù và được nổi lên, 5 con voi nhà tốp tấn công chạy lên dùng vòi và ngà húc vào những con voi rừng đực đầu đàn nhằm chia tách đàn riêng lẻ. 5 người thợ săn ngồi trên voi nhà dùng mũi nhọn greo đâm vào đầu, vào vòi, vào chân voi rừng để hỗ trợ voi nhà. Những người khác hò reo, đánh chiêng trống và thổi tù và thật to làm náo loạn cả khu rừng. Khi voi rừng đầu đầu đàn có dấu hiệu thua trận, chúng gầm rú dữ dội ra hiệu cho cả đàn tháo chạy vào rừng sâu. Khi đàn voi rừng đã tán loạn, những con voi mẹ cái dẫn con nó chạy lon ton - mục tiêu xem như lọt vào tầm ngắm của người Gru. Ngay sau đó, thủ lĩnh Gru chỉ tay về hướng voi con nổi tiếp một hồi tù và sừng trâu thứ hai ra hiệu 5 con voi nhà tốp kiềm chế lao vào con voi rừng mẹ, 3 con voi nhà vây con voi rừng mẹ lại, 2 con còn lại tách con voi con về một bên để xa mẹ, xa đàn. Lúc này người thủ lĩnh Gru nổi tiếp một hồi tù và thứ 3, cùng lúc 5 con voi nhà thuộc tốp đuổi bắt dí đầu về hướng con voi con, làm con voi rừng con sợ sệt, hoảng loạn. Người thợ chính khi thấy nó đã mệt, quan sát thấy cái chân trái đã yếu không thể trụ được liền quăng sợi dây thòng lọng vào chân đó. Khi đã buộc được vào chân trái voi rừng con, người thợ phụ như sóc nhảy xuống đất thật nhanh tìm gốc cây lớn gần đó buộc sợi dây thành một vòng tròn. Con voi con sợ sệt chạy ra xa thì càng bị buộc chặt vào chân, khi thấy voi con đã mệt không thể kháng cự liền dùng những con voi nhà to khỏe áp giải con voi con trở về. Trống kèn, tù và lại được nổi lên rền vang núi rừng báo hiệu sự thành công của chuyến săn. Nếu đoàn săn không thành công hoặc có người thiệt mạng người ta đánh vào trống da trâu dày, âm thanh phát ra chát tai báo hiệu chuyến săn bất thành. Theo luật tục trong một chuyến săn, phải bắt được 3 con voi con rừng, nếu bắt được 2 con thì phải thả lại một con vì đó là dấu hiệu không may mắn. Khi trong gia đình có người săn voi, người nhà cắm 2 nhành cây tươi trước cửa nhà, không tiếp khách vì sợ luồng gió lạ không đem đến may mắn. - Thuần dưỡng voi rừng Page | 25 Khi đã săn bắt được voi con rừng người ta đem về cho các thợ thuần dưỡng nhiều kinh nghiệm thu phục chúng. Thời gian thần dưỡng voi kéo dài 5 – 7 tháng, con nào khó tính có thể kéo dài vài năm. Ban đầu người ta dùng một cái cùm hình chữ V được làm bằng 2 cành cây gai nhọn buộc vào cổ voi con, dùng dây thừng kéo lên cao 2, 3 mét so với mặt đất để phạt chúng. Dùng 2 cái cùm số 8 bằng dây gai nhọn sắc, một cái cùm vào 2 chân trước, cái còn lại cùm hai chân sau nhằm tập cho nó bước đi chậm chạp, giảm tính hung hăng, hoang dã. Khi voi con đã đau đớn, gầm rú dữ dội người thợ thuần dưỡng lại cho nó nghỉ 2, 3 ngày, cho ăn thức ăn bồi bổ, đồng thời xoa dịu nó. Hết quãng thời gian trên, người thợ lại dùng gậy greo nhọn sắc đánh vào mông voi rừng con, phía trước 2 người khác dùng sào đâm vào đầu, voi con con chống trả quyết liệt. Càng chống cự thì cùm chữ V treo đầu voi con lên cao lại siết chặt nó đau đớn nhờ hai hàng gai nhọn sắc. Khi người thợ quan sát voi con chảy nước mắt cho thấy đã bị thuần phục thì cho ăn mía, cây rừng, dùng thuốc đắp vết thương đưa vào bãi thuần dưỡng. Dũng sỹ Ama Kông, tên khai sinh của ông là Y Prông Êban nổi tiếng khắp Tây Nguyên khi săn bắt được gần 300 con voi rừng. Ama Kông còn có ông bác là Y Thu, người từng săn được gần 500 con voi rừng.  Làng Cà Phê Trung Nguyên: * Ý tưởng: Xuất phát từ ý tưởng tạo lập tại Việt Nam một "thủ phủ cà phê toàn cầu" của Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên - Đặng Lê Nguyên Vũ, công trình "Làng cà phê Trung Nguyên" là nơi hội tụ của những người đam mê cà phê trong và ngoài nước. Sau nhiều năm xây dựng, làng cà phê đã hoàn thành và ra mắt công chúng vào tháng 12 năm 2008. *Tổng quan vè làng cafe Gian nhà cổ Robusta, 1 trong 3 gian nhà cổ thuộc khu thưởng thức Làng cà phê Trung Nguyên gồm 5 khu chức năng: quầy cung cấp thông tin, thưởng thức, ẩm thực, siêu thị, bảo tàng. Page | 26 *Quầy thông tin Nơi cung cấp thông tin liên quan đến Làng cà phê. *Khu thưởng thức Gồm 3 gian nhà cổ Cherry, Arabica và Robusta xây dựng theo phong cách Huế. Đây là nơi thưởng thức cà phê Trung Nguyên, bao gồm các loại cà phê: "Weasel" - Cà phê chồn, "Legendee" - Huyền thoại, "Sáng tạo", "Cà phê G7", "Passiona" - Cà phê tươi. *Khu ẩm thực Phục vụ trên 50 món ăn đặc sắc từ 3 miền đất nước Việt Nam và những món ăn đặc sắc tại địa phương như: ếch om cà đắng, cánh gà sốt cà phê, cơm chiên cà phê… Tiệc buffet hương vị đồng quê diễn ra vào tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần cùng chương trình nhạc sống, với các ca khúc theo chủ đề vào mỗi tối thứ 7. *Khu siêu thị Còn được gọi là "Trung tâm quà lưu niệm" là nơi trưng bày và bán những món quà mang bản sắc văn hóa miền cao nguyên, những đặc sản địa phương và các sản phẩm đặc biệt của Trung Nguyên. *Bảo tàng dân tộc Tây Nguyên Đây là nơi trưng bày những hiện vật cổ có giá trị lớn và lâu đời nhất của Tây Nguyên như bộ sưu tập cồng chiêng và các công cụ, nông cụ, vũ khí… cần thiết trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và trong văn hóa, tín ngưỡng của người dân Tây Nguyên. Những dụng cụ dùng trong quá trình trồng trọt, vận chuyển và chế biến cà phê của người dân Tây Nguyên được trưng bày trên chiếc k'pan. Làm bằng tấm ván gỗ dày và rất dài xẻ từ một thân cây cổ thụ, k'pan là biểu tượng cho sự sung túc của những gia đình Ê Đê giàu có. *Bảo tàng cà phê thế giới Bảo tàng Cà phê thế giới là một dự án nằm trong tổng thể của dự án lớn hơn là thiết lập Buôn Ma Thuột trở thành "Thủ phủ cà phê toàn cầu" của Tập đoàn Trung Nguyên. Với mô hình Bảo tàng Cà phê thế giới tại Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên sẽ giới thiệu chi tiết đến du khách tham quan về lịch sử và văn hóa cà phê của Việt Nam và thế giới, với 10.000 hiện vật được mang về từ Bảo tàng Cà phê Burg, bộ sưu tập đá cây độc đáo, bộ sưu tập các cổ vật, hiện vật văn hóa của Tây Nguyên… Không gian này cũng là nơi để du khách khám phá về hành trình của cà phê và các nền văn hóa cà phê khác nhau  bảo tàng ĐăkLăk Bảo tàng Đắk Lắk là bảo tàng đầu tiên của Việt Nam sử dụng 4 ngôn ngữ trong trưng bày, gồm Việt, Pháp, Anh và tiếng dân tộc thiểu số Ê đê. Bảo tàng được thực hiện với sự Page | 27 hợp tác của Cộng hòa Pháp và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Bảo tàng được thiết kế mô phỏng theo kiến trúc nhà dài truyền thống của đồng bào dân tộc Êđê - dân tộc thiểu số chiếm số lượng đông nhất ở Đắk Lắk. Công trình có chiều dài 130m, rộng gần 65m, tổng diện tích xây dựng trên 9.200m2, được khởi công từ tháng 2/2008; tổng vốn xây dựng gần 80 tỷ đồng. Bảo tàng được bố trí thành 3 không gian trưng bày với 3 phần nội dung lớn, gồm đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử. Theo thống kê năm 2009, dân số tỉnh Đắk Lắk có 1.733.624 người, đông nhất là người Kinh, rồi đến người Êđê, Nùng, Tày, M'nông. 3 tộc người bản địa ở Đắk Lắk là Êđê, J'rai và M'nông có ngôn ngữ riêng. Tiếng Êđê và J'rai thuộc dòng ngôn ngữ Nam Đảo, tiếng M'nông thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Đây là những cư dân có truyền thống truyền miệng, chữ viết mới hình thành trong thế kỷ 20, theo tự dạng Latinh. Cùng với nông nghiệp nương rẫy, các dân tộc bản địa tỉnh Đắk Lắk bảo lưu những truyền thống đặc sắc thể hiện trong âm nhạc cồng chiêng, sử thi, kiến trúc, điêu khắc gỗ và tục hiến sinh trâu, mặc dù ngày nay ít được tổ chức. Chế độ mẫu hệ bảo lưu ở cả 3 dân tộc. Cho đến những năm 80 của thế kỷ 20, nếp sống đại gia đình trong những ngôi nhà dài vẫn tồn tại khá phổ biến. Luật tục và các quan hệ cộng đồng đến nay vẫn quan trọng. Bên cạnh đó, mỗi tộc người, mỗi vùng đất lại có một số sắc thái riêng. Người M'nông Rlăm và Êđê Bih làm ruộng nước. Người M'nông vùng Buôn Đôn nổi tiếng trong việc săn và thuẫn dưỡng voi. Người J'rai vùng Ea Hleo làm những ngôi nhà mồ hình tháp độc đáo. Các hiện vật trưng bày trong bảo tàng đã phần nào tái hiện, cung cấp cho người xem toàn cảnh lịch sử phát triển, những giá trị văn hóa độc đáo của con người, thiên nhiên của vùng cao nguyên hoang dã từ thời kỳ đồ đá cho đến nay, qua đó phản ánh những đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên nắng gió.  Khu du lịch sinh thái Ako D’hong Buôn Ako Dhong (người ta thường gọi là Cô Thôn) nằm về phía Bắc, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng trên dưới 2km. Một con đường chính chạy dài từ Đông sang Tây. Phía Đông - phía mặt trời mọc, phía của sự sống là cổng buôn. Phía Tây - phía mặt trời lặn, phía của cái chết là nghĩa địa. Dọc theo con đường làng đó, nằm theo hướng Page | 28 Bắc – Nam, sẽ thấy hơn 30 căn nhà dài từ 12m - 25m (với 260 nhân khẩu) lợp ngói đỏ duyên dáng, ngăn cách bởi những hàng rào dâm bụt thẳng tắp Chủ nhân đầu tiên của thành phố Buôn Ma Thuột là những người dân tộc Ê Đê Năm 1956, ông Ama H’rin từ vùng M’Drăk đến vùng đất đầu nguồn suối Ea Nuôl, khai phá đất rừng hoang lập buôn làng sinh sống, đặt tên là buôn Akô Đhông. Akô Dhông nghĩa là đầu nguồn, Akô Dhông ở đầu nguồn một con suối lớn là suối Ea Nuôl. Đây là nguồn suối bắt đầu cũng chính là bến nước cũ của buôn, một bến nước đẹp nhưng nay đã không còn… Không như ở một số địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên, nghề dệt thổ cẩm đang dần mất đi, ở đây, hầu như người phụ nữ nào cũng biết tự dệt cho mình những sản phẩm xinh xắn như túi xách, váy áo, khăn choàng… phục vụ cho bản thân, gia đình và bán ra thị trường. Cũng bằng cách này, Ama Phin đã giữ được nghề làm rượu cần cho buôn. Sản phẩm của ông trở thành món quà đặc biệt cho du khách trong và ngoài nước. Trước nguy cơ nhà dài truyền thống của người Êđê ngày bị mai một, Buôn Akô Dhông đã có cách bảo tồn các ngôi nhà dài truyền thống của đồng bào Êđê khá độc đáo. Hiện nay, buôn Akô Dhông vẫn giữ được 53 ngôi nhà sàn dài truyền thống của đồng đồng Êđê. Nằm ngay bên hông TP Buôn Ma Thuột, có một khu rừng được bà con trong buôn nâng niu gìn giữ như trái tim của mình. Bởi họ tâm niệm đó là nguồn sống, mạch nguồn của con suối, con sông, ai đụng vào sẽ mất tất cả. 2.2.2.Khái quát các dịch vụ đoàn đã sử dụng:  Chùa Khải Đoan: ĐC: Phường Thống Nhất, Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk  KDL Buôn Đôn: ĐC: Xã Krôngna, huyện Buôn Đôn Đắk Lắk; cách Buôn Ma Thuột 40 theo hướng tỉnh lộ 1 về phía Tây Bắc của km ĐT: 05003 783 082-783 020 - Fax: 05003 783 019 Email: dulichcautreobuondon@gmail.com Website: dulichcautreobuondon.com.vn  Bảo tàng các dân tộc Đắk Lắk : ĐC: 02, Y Ngông (số 04, Nguyễn Du cũ), Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk  Làng cà phê Trung Nguyên: Page | 29 ĐC: 222 Lê Thánh Tông , KP 10, phường Tân Lợi, Tp.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk ĐT: 0500 395 8868  Buôn AKô Đhông: ĐC: Cuối đường Trần Nhật Duật, Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk  Nhà hàng Tuấn Vũ (khách sạn Tuấn Vũ): (230 chỗ ngồi) ĐC: 135/1, Ngô Quyền, Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. ĐT: 05006 956 519  Nhà hàng đặc sản Sàn Si – Trung tâm du lịch Buôn Đôn: (450 chỗ ngồi) ĐC: Buôn Trí A, xã Krông An, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ĐT: 05003 783 082_783 020 - Fax: 05003 783 019 Email: dulichcautreobuondon@gmail.com Website: dulichcautreobuondon.com.vn  Nhà hàng – khách sạn Tây Nguyên: (300 chỗ ngồi) ĐC: 110, Lý Thường Kiệt, Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ĐT: 0500 3 851 009 – 851 010 - Fax: 0500 3 852 250 Email: taynguyenhotel@gmail.com Website: khachsantaynguyen.blogspot.com 2.3 NGÀY 3 BUÔN MA THUỘT-PHỐ HOA ĐÀ LẠT 2.3.1 Khái quát thông tin các điểm tham quan  Tham quan Hồ Lăk Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M'Nông, nằm cạnh hồ này. Xung quanh hồ còn có những kiến trúc lịch sử như biệt điện của hoàng đế Bảo Đại, nhà dài của người M'Nông. Page | 30 Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn (hay Lạc Thiện) huyện Lắk, cạnh tuyến đường giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía Nam theo quốc lộ 27. Qua đèo Lạc Thiện khoảng 10 km trước khi vào thị trấn Lạc Thiện sẽ nhìn thấy hồ nằm bên tay phải. Còn không gian của khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ Lắk còn bao trùm các xã Bông Krang, Yang Tao, Đắk Liêng. Đây là hồ tự nhiên có độ sâu lớn nhất còn hơn cả Biển Hồ (tỉnh Gia Lai). Dân tộc bản địa ở đây còn có cả một huyền thoại nói hồ sâu không đáy hoặc thông qua tận Biển Hồ. Hồ rộng trên 5 km², được thông với con sông Krông Ana. Mặt hồ luôn xanh thắm, xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi cao nên mặt nước hồ luôn phẳng lặng và có các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú. Theo truyền thuyết hồ lắk được tạo ra bởi anh hùng lắk liêng người dân tộc M'Nông. Bên Hồ Lắk có buôn Jun, buôn M'Liêng (buôn cổ nhất và còn nhiều hoang sơ), buôn Lê, những buôn làng tiêu biểu của dân tộcM'Nông, các buôn này được tổ chức thành một điểm du lịch quan trọng ở Đăk Lăk như những buôn bảo tồn, giới thiệu văn hóa dân tộc bản địa Tây nguyên. Ở đây còn lưu giữ được rất nhiều những ngôi nhà dài truyền thống với mái lợp cỏ tranh vách thưng liếp nứa và một đàn voi hơn 20 con. Du khách đến đây không chỉ tham quan hồ Lắk mà còn thưởng thức những nét văn hóa Tây Nguyên như điệu múa lửa, múa ngày mùa, diễn xướng cồng chiêng, tơ rưng, k'lông pút, đàn đá,cưỡi voi hoặc dùng thuyền độc mộc đi dạo trên hồ hoặc vượt qua hồ. Ngoài những hoạt động bên hồ Lăk, du khách có thể tham quan thác Buôn Bíp, dòng suối đá hoang sơ bên cạnh cánh đồng cà phê và lúa thơ mộng. Để tìm hiểu sâu sắc hơn du khách có thể liên hệ cơ sở du lịch Đức Mai, Vân Long elephant, Vạn Phát Tourist để nhờ hướng dẫn viên địa phương hướng dẫn tham quan. Nơi đây có món đặc sản là chả cá thát lát hồ lăk, loài cá này đem làm chả cho độ dẻo và thơm rất đặc biệt. Với sự phong phú về nguyên liệu, người M'nông chế biến nhiều món ăn đặc sắc như: gỏi cà đắng cá cơm, cơm lam, canh tro, canh rêu đá... Ở một quả đồi cạnh hồ còn có cả một khu nghỉ dưỡng quy mô rất lớn của Công ty Du lịch Đắk lắk đầu tư khai thác. Ngôi nhà nghỉ mát của cựu hoàng đế Bảo Đại ngày xưa nằm cạnh hồ, trên đỉnh đồi sau lưng thị trấn Liên Sơn. Đây là nơi vua Bảo Đạithường đến ngắm cảnh, săn bắn, nghỉ ngơi mỗi khi có dịp lên Đắk Lắk. Ngôi nhà nằm trên đỉnh đồi cao có góc nhìn rất đẹp bao quát Page | 31 gần như trọn mặt nước của hồ Lắk được xây cùng năm với Chùa Khải Đoan và được đích thân Nam Phương Hoàng hậu chịu trách nhiệm quản lý việc đầu tư xây dựng.  Tham quan Biệt Điện Trần Lệ Xuân Biệt điện Trần Lệ Xuân tọa lạc trên đồi Lam Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 3km, được khởi công xây dựng vào năm 1958 với diện tích khoảng 13.000m². Khu biệt điện từng là “đệ nhất trời Nam” này gồm 3 biệt thự là: Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc được xây dựng với những mục đích khác nhau. Biệt thự Lam Ngọc. Biệt thự Bạch Ngọc (nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các tướng tá) tráng lệ nhất, với mặt tiền hướng về đường Yết Kiêu, với cầu thang dài, với hồ bơi nước nóng phía trước. Nội thất bên trong của Bạch Ngọc khá hiện đại với phòng họp, phòng làm việc, khiêu vũ, trang điểm… Biệt thự Lam Ngọc (nơi nghỉ cuối tuần của gia đình Lệ Xuân) có hướng quay về biệt thự Bạch Ngọc và được thiết kế gấp khúc, với nhiều phòng ốc nối nhau. Tất cả các phòng đều được trang bị hệ thống lò sưởi kiểu Pháp hiện đại vào bậc nhất thời đó. Trong phòng ăn có chiếc tủ lạnh có dung tích khá thể hiện sự giàu có của gia đình này. Tại Lam Ngọc, còn có một đường hầm thoát hiểm nội bộ và hầm trú ẩn với sức chứa khoảng 10 người có nắp đậy bằng thép. Hầm không sâu nhưng rộng, với nhiều kệ sách và két sắt bên trong. Rời Lam Ngọc, men theo một con đường uốn cong sẽ đến Hồng Ngọc. Biệt thự có diện tích nhỏ hơn cả và nằm khá tách biệt, là quà tặng của Trần Lệ Xuân dành cho cha mình. Nếu Lam Ngọc, Bạch Ngọc mang thiết kế của kiến trúc Pháp hiện đại thì Hồng ngọc mang đặc trưng của trường phái cổ điển với những viên đá màu xám, cột tròn. Trong khuôn viên biệt điện Trần Lệ Xuân có khu vườn mang đậm phong cách Nhật với những thảm cỏ, bãi đá, những loại hoa lạ và đẹp của Đà Lạt. Hồ hoa sen tinh khiết cân đối một cách hoàn hảo với nhau cũng như hòa hợp một cách kỳ lạ với các biệt thự và rừng thông xung quanh. Sau vườn hoa có một hồ nước. Khi được bơm đầy, đáy hồ sẽ hiện lên hình bản đồ Việt Nam. Giữa địa đồ thu nhỏ này còn có cả dải phân cách thể hiện vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền Nam -Bắc. Đến đây vào ban ngày, từ vọng đài ngoài sân, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ nét đẹp của khu biệt điện, cùng những con đường nhỏ uốn cong, những ngôi nhà ẩn hiện trong màu xanh của thông. Nếu đến vào ban đêm, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác đế vương, nhâm nhi bình trà nóng trong cái lạnh của Đà Lạt, trong cái đẹp sang trọng nhưng không kém phần lãng mạn của biệt điện, những đêm trời có trăng khung cảnh càng thơ mộng. Hầm thoát hiểm trong biệt thự Lam Ngọc không sâu. Biệt thự Hồng Ngọc. Biệt thự Bạch Ngọc với hồ bơi nước nóng lộ thiên. Một góc khác của biệt thự Bạch Ngọc. Khu vườn phong cách Nhật giữa những đồi thông ngút ngàn phía sau Lam Ngọc, tạo nên nét độc đáo cho biệt điện. Phía trước Bạch Ngọc. Khu trưng bày những di tích, những mốc lịch sử của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Tây Nguyên. Những bản sao hoàn hảo của những cuốn sách, tuyên ngôn được lưu trữ trên vách tường tại Trung tâm. Page | 32 Hiện nay, biệt điện Trần Lệ Xuân đã trở thành Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, là nơi tái hiện sinh động cuộc đấu tranh kiên cường trong cuộc chiến giành độc lập của Tây Nguyên và là nơi bảo quản khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn từng được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.  Nhà thờ Domanin De Marie : Toạ lạc trên đường Ngô Quyền, cách trung tâm thành phố Đà Lạt Tây Nam, được xây dựng từ năm 1940 đến năm 1944 do phu nhân toàn quyền Đông Dương Jean Decoux đứng ra quyên góp của nhiều giáo dân Nhà thờ Domaine de Marie, hay Lãnh địa Đức Bà, hay còn gọi là Nhà thờ Mai Anh (vì nằm trên ngọn đồi có nhiều hoa anh đào - đồi Mai Anh) là một cụm kiến trúc bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà của tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn (Filles de la charité de saint Vincent de Paule) - một tu hội nữ tu có mặt tại Việt Nam từ năm 1928. Nhà thờ được thiết kế xây dựng theo phong cách Châu Âu thế kỉ XVII, lối kiến trúc độc đáo hơn bất cứ nhà thờ nào khác ở Đà Lạt bởi được xây dựng bằng một chất kết dính là vôi, mật mía, tường xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ và một số vật phụ gia khác. Nét đặc sắc của nhà thờ Domain de Marie là không có tháp chuông, và sáng của nhà thờ được làm bằng những khung kính màu. Ngoài ra du khách còn có thể nhìn thấy một pho tượng Đức Mẹ ban ơn cao 3m, nặng 1 tấn đứng trên quả địa cầu, được khắc hoạ theo hình người phụ nữ Việt Nam, do kiến trúc sư người Pháp Jonchere thiết kế. Mà pho tượng chính là quà tặng của phu nhân Toàn quyền Pháp Decoux dâng tặng. Đến tham quan vùng đất lãnh địa của Đức Bà Đà Lạt du khách còn nhìn thấy được sự gắng bó máu thịt giữa phu nhân Decoux và nơi đây, bởi thế nên phía sau lưng nhà thờ chính là nơi yên nghĩ của phu nhân. Vào khuôn viên nhà thờ bạn có thể thấy rất nhiều loại hoa, đặc biệt là hoa Hải Tiên. Phía sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu mới, càng làm tăng thêm vẽ uy nghi và trang nghiêm cho nhà thờ. Vì chỉ dùng duy nhất một màu vôi hồng đậm để quét tường, nên dưới ánh nắng nhà thờ như sáng rực lộng lẫy hẳn lên, Page | 33 Nhà thờ Domain de Marie là nơi sinh sống và làm việc của các Nữ Tu Bác Ái,, họ đan áo lạnh, bán cho du khách vào tham quan nơi đây.  Biệt Điện Bảo Đại –Dinh 3 Nằm trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 2km về hướng Tây Nam, ẩn mình trong một đồi khung cảnh thơ mộng trên đồi thông cao. Dinh 3 là biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại và gia đình được xây dựng từ năm 1933 - 1937 trên diện tích 2.600m2 do kiến trúc sư người Pháp cùng kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế và người thực hiện là ông Võ Đình Trung và kỹ sư Tôn Thất Hường. Vật liệu xây dựng được đem từ Pháp sang và từ miền Trung Việt Nam vào.Biệt điện Bảo Đại có 25 phòng, 2 tầng lầu. Vua Bảo Đại có một bà vợ chính thức là hoàng hậu Nam Phương (tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan), con nhà hào phú Nguyễn Hữu Hào). Từ năm 1949, khi hoàng hậu Nam Phương đưa các con sang sống, học tập bên Pháp thì Bảo Đại chung vui với 3 thứ phi là Bùi Mộng Điệp, Phi ánh và bà Jeny Woong (người Hương Cảng). Ba bà thứ phi ở 3 dinh riêng tại Đà Lạt, mỗi khi cựu hoàng cần thì cho xe đến đón và dùng cơm chiều với ông rồi ở lại luôn trong dinh. Sáng hôm sau lại có xe đưa các bà trở về dinh của mình. Theo nhiều người đã từng phục vụ Bảo Đại kể lại thì cựu hoàng Bảo Đại mê bà Mộng Điệp hơn do bà vừa có sắc đẹp lại trẻ trung. Bảo Đại đã có với bà này 3 người con là hoàng nữ Phương Thảo, 2 hoàng nam Bảo Hoàng và Bảo Sơn. Cách đây vài năm con gái của cựu hoàng Bảo Đại với bà Mộng Điệp có về ở lại trong dinh (cùng chồng là một kỹ sư người Pháp). Sau khi Bảo Đại qua Pháp sống lưu vong, dinh là nơi nghỉ mát cao cấp của chính phủ Ngô Đình Diệm và sau này là Dinh của Nguyễn Văn Thiệu. Trong nhiều năm, dinh thuộc Ban tài chính quản trị tỉnh uỷ Lâm Đồng và mới được giao về cho Công ty du lịch dịch vụ Xuân Hương quản lý từ giữa năm 2000. *Một số căn phòng được phục chế trong Dinh 3: Phòng làm việc của vua Bảo Đại: tại đây hiện vẫn còn nguyên như bàn làm việc, điện thoại (bên phải là của vua Bảo Đại, bên trái là của tổng thống VNCH Nguyễn Văn Page | 34 Thiệu). Chính giữa có kệ tủ, bên trên có tượng vua Khải Định đặt ở hai bên, giữa là tượng vua Bảo Đại, 4 thanh kiếm của thị vệ đại thần, 2 dãy cờ 2 bên tượng trưng cho mối bang giao với các quốc gia trên thế giới, chiếc mũ khi đi môtô của vua Bảo Đại. Bên trái là ảnh gia đình. Trong kệ có sách săn hóa, kinh thánh và 2 ấn nổi bằng đồng của vua Bảo Đại khi làm Quốc trưởng Hoàng Triều Cương Thổ. Phòng tiếp khách: là nơi dùng tiếp khách của vua Bảo Đại, trong phòng có trưng bày đàn piano, là cây đàn mà hoàng hậu Nam Phương thường sử dụng. Ngoài ra còn có bức tranh sơn mài vẽ đền Angkor do một người bạn Campuchia tặng nhân ngày sinh nhật vua Bảo Đại vào năm 1951 và có một bức sơn dầu vẻ cảnh Thái Miếu ở Huế. Bên trên lò sưởi là cặp sừng min (trâu rừng) do vua Bảo Đại săn được ở đèo Krông Pha. Phòng tiếp khách thân mật: là nơi dùng tiếp những người thân trong hoàng tộc. Bên trên còn trưng bày cặp sừng nai do vua Bảo Đại đi săn được tại 1 vùng núi thuộc dãy Langbian. Phòng Khánh tiết: là nơi dùng để hội họp, chiêu đãi yến tiệc. Phòng trang trí tranh sơn mài vẽ cảnh núi rừng Tây Nguyên, bản đồ do một nhóm du học sinh tại Pháp vẽ tặng năm 1952 có hình bản đồ Việt Nam và các danh lam thắng cảnh tượng trưng cho 3 miền Bắc - Trung - Nam và một bức tranh vẽ điện Kiến Trung ở Đại Nội - Huế, ngoài ra con có một tượng bán thân vua Bảo Đại mặc quốc phục, đeo thẻ bài và huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh. Phòng giải trí: có để hai chiếc võng gọi là "Võng đào" dành riêng cho vua và hoàng hậu. Phòng sinh hoạt gia đình: trong phòng có 6 chiếc ghế, ghế dài của vua và hoàng hậu, hai ghế dành cho thái tử Bảo Long và hoàng tử Bảo Thăng, 3 ghế còn lại dành cho 3 công chúa Phương Mai, Phương Liên và Phương Dung. Tất cả đều như chỉ mới hôm qua, tạo cho du khách mường tượng được cuộc sống vương giả của các bậc vua chúa trước đây.  Vườn Hoa Khô Đà Lạt Đà Lạt thành phố sương mù mộng mơ với nhiều điểm tham quan thu hút khách du lịch đến với xứ sở này. Với tên gọi thành phố ngàn hoa, Đà Lạt không chỉ thu hút khách du lịch đến tham quan hoa tươi ở các vườn hoa thì có một loại hình nghệ thuật hoa cũng rất thu hút nhiều khách du lịch đến với điểm tham quan mới này đó là Lạt. Page | 35 Tọa lạc trên ngọn Thung Lũng Tình yêu, hoa khô Đà Lạt là điểm dạng, không chỉ là nơi học của sinh viên các Cao Đẳng, mà tại đây room hoa tươi bảo lớn nhất Việt Nam. Với và lá được sấy khô bảo nghệ Nhật Bản giúp lưu giữ hoa từ 3 đến 5 năm. đồi cao, cạnh khu du lịch rừng tham quan đa nghiên cứu khoa trường Đại Học – còn có các show quản nghệ thuật hàng chục loại hoa quản theo công Vườn hoa sấy khô Đà Lạt với nhiều loại hoa sấy khô đa sắc màu được các nghệ nhân cắm và trưng bày theo nhiều phong cách đầy sáng tạo và ấn tượng, hoặc biến hóa thành những con búp bê hoa ngộ nghĩnh, xinh xắn. Những bức tranh phong cảnh Đà Lạt được vẽ bằng hoa tươi sấy khô cũng là một trong những sản phẩm ấn tượng thu hút ánh nhìn của du khách khi đến với vườn hoa khô Đà Lạt. Tại đây còn có một showroom hoa chậu và cây cảnh với hơn 100 loại hoa được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, tại đây du khách có thể ngồi thư giãn bên tách cà phê nóng, vừa nghe nhạc nhẹ vừa gắm phong cảnh của Thung Lũng Tình Yêu đầy quyến rũ từ lầu 1 của showroom hoa. Rừng hoa khô Đà Lạt là một điểm tham quan chuyên sản xuất hoa khô, tại đây du khách có thể tìm hiểu về cách chế tác những sản phẩm tinh tế và thú vị này, đồng thời du khách cũng có thể tự mình cắm một bình hoa ưng ý để trưng bày hay tặng người thân 2.3.2.Khái quát thông tin các dịch vụ đoàn đã sử dụng:  Hồ Lắk - Buôn Jun: (Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk)  Nhà thờ Domain de Marie: ĐC: 01, Ngô Quyền, phường 6, Tp.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng  Biệt điện Trần Lệ Xuân: ĐC: 02, Yết Kiêu, Tp.Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng  Công ty cổ phần công nghệ sinh học Vườn Hoa Khô Đà Lạt: ĐC: 7A/1 Mai Anh Đào, Phường 8, Đà Lạt ĐT: 063 3 811 233 - 3 811 491 Fax 063 3 555 085  Nhà hàng Sunrise: (500 chỗ ngồi) ĐC: 01, Hà Huy Tập, phường 3, Tp.Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng Page | 36 ĐT: 0633 533 739 - Fax: 0633 533 000 Email: sunrisedl.centre@gmail.com  Nhà Hàng Đà Lạt House: ĐT: 84.63.3811577 Fax: 84.63.3811828 ĐC: 34 Nguyễn Du, Phường 9, Đà Lạt Email: dalathouseres@yahoo.com Website: dalathouse.dalat.vn 4 .NGÀY 4 ĐÀ LẠT-THÀNH PHỐ MỘNG MƠ 3.4.1 Khái quát thông tin các điểm tham quan  Tham quan Đường hầm điêu khắc bằng Đất Sét Đường hầm đất sét ở Đà Lạt nhiều tên gọi khác nhau như : hầm điêu khắc, đường hầm đất đỏ... nhưng dù với bất cứ tên gọi nào thì nó cũng hướng tới một điểm tham quan mới lạ và vô cùng hấp dẫn du khách khi du lịch đà lạt mộng mơ. Hãy cùng Lạt Hoa bắt đầu khám phá khu du lịch Sao Đà Lạt - Dalat Star nằm bên Tuyền Lâm này. Đường hầm đất sét này được bắt đầu xây dựng từ năm 2010 với chiều dài khoảng 2 km tính tới nay chủ nhân của nó anh Trịnh Bá Dũng đã đầu tư khoảng 200 tỷ đồng.Điều hấp dẫn du khách ghé thăm khu du lịch này là vì nó tái hiện về lịch sử Lạt từ thủa ban sơ cho tới một Đà Lạt năng động và hiện đại như bây giờ. Anh Dũng nói " Toàn bộ công trình đường hầm điêu khắc có 2 chủ đề chính là tái tạo lịch sử thành phố Đà Lạt và những câu chuyện nhân văn hóa, nhân văn có tính giáo dục.Ở chủ để thứ nhất, tôi khắc họa lịch sử Đà Lạt theo các giai đoạn: từ thuở hoang sơ đến năm 1893 năm mà Yersin khám phá ra cao nguyên Langbiang với những truyền thuyết về thiên nhiên hoang dã được khắc họa đầy đủ từ đủ loại thú rừng đến thiên nhiên hoang sơ. Tiếp theo là giai đoạn bác sĩ Yersin khám phá Đà Lạt. Giai đoạn này được minh họa bằng những công trình kiến trúc và văn hóa độc đáo như ga xe lửa, dinh Bảo Đại, trường Lycée Yersin, Viện Pasteur, Đại học Đà Lạt, Khách sạn Palace Giáo hoàng học viện, chùa Linh Sơn, hồ Xuân Hương, cầu Ông Đạo, chợ Đà Lạt…Cuối cùng là Đà Lạt hiện tại và tương lai với nhiều kiến trúc mới, như: Sân bay Liên Page | 37 Khương, đường cao tốc, hồ Tuyền Lâm, thung lũng Tình yêu...”. Đường hầm này cũng chính là sự đột phá đỉnh cao về chất liệu, sau 4 năm mày mò chủ nhân của nó mới tìm ra công thức biến đất sét thành một chất liệu mới có màu độc đáo và đặc biệt thân thiện với môi trường. Chuyến khám phá đường hầm đất sét độc đáo này bắt đầu từ đầu con rồng và điểm kết thúc là đuôi của nó. Vừa bước vào cổng khu du lịch mọi người sẽ thấy một con rồng khổng lồ nơi mà bất cứ du khách nào cũng muốn chụp một vài kiểu ảnh để làm kỷ niệm và khoe với bạn bè. ĐƯỜNG HẦM CỦA NHỮNG KỶ LỤC Trong đường hầm điêu khắc có một ngôi nhà đã được trung tâm sách Nam xác nhận 2 kỷ lục đó là : Ngôi nhà đất đỏ Bazan không nung đầu tiên có phong cách độc đáo nhất và ngôi nhà đất đỏ bazan không nung có mái đắp nổi hình bản đồ Việt Nam đầu tiên và có diện tích lớn nhất. Ngôi nhà độc đáo này có diện tích khoảng 90m2 ngoài bản đồ còn có tên của 2 quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam là Trường Sa và Hoàng Sa. Đây thực sự là một điểm du lịch có tính giáo dục nhân văn cao đối với thế hệ của chúng ta hiện nay và mai sau. Sau đây là những hình ảnh ấn tượng của đường hầm này.  Tham quan Thiền Viện Trúc Lâm Thiền Viện Trúc Lâm là thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử viện cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km, nằm trên núi Phụng Hoàng Tuyền Lâm. Đây không chỉ là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng, mà còn là điểm tham quan và chiêm bái của nhiều du khách trong và ngoài nước Page | 38 Thiền viện bắt đầu được xây dựng vào năm 1993, đến năm 1994 thì hoàn thành, bản thiết kế do kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc vẽ và có sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ (người thiết kế Dinh Độc Lập - nay là Dinh Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh) trên ý tưởng thiết kế và quy hoạch của HT Thiền sư Thích Thanh Từ. Thiền viện được chia ra làm 4 khu vực: khu vực ngoại viện, khu tịnh thất hòa thượng, hòa thượng viện trưởng, khu nội viện tăng và khu nội viện ni. Thiền viện do Hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập. Đây chính nơi mà hòa thượng Thích Thanh Từ hiện nay cư ngụ chính và thường xuyên đi giáo hóa và tu hành. Trụ trì hiện nay là Thượng tọa Thích Thông Phương. Ngài là một trong những cao đệ của Hòa thượng Viện trưởng Thích Thanh Từ. *Chính điện Đây là một công trình kiến trúc độc đáo bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Đi lên từ phía hồ Tuyền Lâm là một con đường dốc có 140 bậc thang bằng đá, hai bên là những rặng thông cao vút dẫn qua 3 cổng tam quan để vào chính điện. Chính điện có diện tích 192m2, bên trong thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật tượng Phật Thích Ca cao khoảng 2m, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên gọi là bức tượng "Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu" (vì miêu tả theo điển tích "Niêm Hoa Vi Tiếu"). Bên phải đức phật là Bồ TátVăn Thù cưỡi sư tử. Bên trái là Bồ Tát Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Chung quanh phía trên chính điện là các bức phù điêu chạm khắc 8 tướng thị hiện của đức phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu. Hành lang phía trước chính điện là hàng cột gồm bốn cột tròn giả gỗ. Trần được lợp bằng ngói tráng men sáng loáng, mái ngói uốn nhẹ toát lên nét khiêm cung của người Việt, nét thanh thoát của nhà thiền. Phía bên phải của chính điện là lầu chuông được chạm khắc phù điêu mang ý nghĩa sâu sắc của Phật giáo rất tinh xảo và đẹp mắt. Bên trong là quả đại hồng chung nặng khoảng 1,1 tấn, trên mình khắc chạm những bài kệ có ý nghĩa thanh thoát mang đầy đạo lý. Những lúc đông nhất, thiền viện có hàng ngàn tăng ni, phật tử đến theo học về thiền. Đây là một thiền viện nghiên cứu và thực hành về Thiền tông lớn nhất ở Việt Nam hiện nay với chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam (có từ đời nhà Trần). Mỗi ngày, các tu sĩ ngồi thiền 3 thời trong ngày, mỗi thời 2 giờ đồng hồ và thời đầu tiên là từ lúc 3 giờ sáng. Page | 39 Chia làm 2 khu chính trong các hoạt động thiền. • Nội viện tăng: Khu này nằm trong khu chính tham quan, du khách có thể tham quan, tuy nhiên, giờ thiền du khách không được phép vào. • Nội viện ni: Nội viện ni nằm tách biệt với bên ngoài, đây là khu dành cho nữ tu, nên du khách không thể tham quan khu vực này Khu vực phía sau chính điện Nhà Tổ (Tổ Đường) Nằm phía sau chánh điện, ở đây thờ tượng tổ sư Bồ Đề Đạt Ma bằng đá trắng khá, tượng tam tổ Trúc Lâm là sơ tổ Trúc Lâm Đại Đầu Đà Trần Nhân Tông, nhị tổ Pháp Loa và tam tổ Huyền Quang. Khu vực này du khách có thể tham quan. Phòng tiếp khách Phòng này dành tiếp khách từ phương xa nên khá rộng lớn và trang trọng. Phòng phát hành kinh sách và hình ảnh lưu niêm của hòa thượng. Các vật lưu niệm khi Hòa thượng thượng Thanh hạ Từ đi giáo hóa các nơi trong nước và quốc tế. Phòng phát hành kinh sách với các tác phẩm do chính người viết nên và các ấn phẩm Phật Giáo khác.  Chinh Phục Thác Datanla Đatanla hay Datanla lớn nằm trong khu du lịch Đatanla – cách thác Prenn 8 km và thành phố Lạt 10 km và là điểm tham quan, phiêu lưu mạo hiểm. Đatanla hay Đatania do các từ K'Ho ghép lại: " có nghĩa là "nước dưới lá cuộc chiến tranh Chăm- Lạch - Chil XVII. Thác Datanla có lượng nước dồi dào do thượng nguồn là nguồn nước ổn định. Thác Datanla không ồn ào do chảy qua nhiều thềm đá. Thác đổ từ ghềnh cao 20m, nước suối phần dưới tạo thành khu vực nước rất trong nên gọi là Suối Tiên, phần sâu hun hút phía trên có một vực sâu gọi là Thần. Theo truyền thuyết, do thác có vực sâu nằm lọt thỏm giữa một vùng đồi núi nên đã từng là nơi lánh nạn của một cánh quân của người dân tộc bản địa trong các cuộc chiến tranh với người Chăm từ cách đây hàng trăm năm trở về trước. Nhờ có ngọn thác Page | 40 này nên một cánh quân đã trụ lại và bảo toàn được lực lượng. Truyền thuyết thứ 1 Đatanla là nơi dũng sĩ K`Lang và nàng sơn cước Hơbiang gặp nhau. Nơi đây, chàng Lang đã giao chiến với bầy thú dữ gồm 2 con rắn hổ tinh, 7 con con cáo. Truyên kể của đồng bào dân tộc còn ghi lại rất rõ trận đánh ấy: " gió cuồng lên dữ dội, cuộc giao tranh diễn ra vô cùng ác liệt. Lợi dụng lúc 2 con rắn lè lưỡi, Lang rút dao đi rừng chặt đứt bay 2 lưỡi của rắn rồi lấy 9 mũi cung tên bắn vào bầy chó sói và cáo làm chúng bỏ chạy tán loạn...".Khoảng rừng cây bị đổ phá tạo nên những hố sâu mà một trong những hố sâu ấy là vực Tử Thần ở chân thác. Từ đó Đatanla là nơi hẹn hò của đôi tình nhân. Truyền thuyết thứ 2 Truyền thuyết kể rằng, Đatanla còn là thác mà các nàng tiên thường hay xuống tắm vì có dòng nước trong vắt, được che phủ bởi nhiều tầng lá. Vì không biết là dưới lá có nước nên khi phát hiện ra con thác, bà con dân tộc thiểu số đặc tên cho nó là " Tam Nnha" có nghĩa là "dưới lá có nước". Sau này khi người Pháp và người Kinh đặt chân lên vùng cao nguyên đầy trữ tình này thì biến âm thành Đatina rồi là Hệ thống máng trượt tại Đatanla được xem là máng trượt duy nhất của Đà Lạt. Máng có chiều dài 1.000m uốn lượn quanh các sườn núi, có hệ thống phanh cảm biến để hãm bớt tốc độ của những xe đi quá nhanh nhằm giữ khoảng cách an toàn giữa các xe. Trượt trên máng ống là những chiếc xe đôi dành cho 2 người, có tay phanh để điều chỉnh tốc độ theo ý muốn. Tốc độ trung bình là 10–20 km, tốc độ nhanh là 40 km. Trước đây muốn xuống thác Datanla phải vất vả vượt qua hàng trăm mét đường dốc thẳng đứng và chỉ có cách duy nhất là đi bộ với thời gian từ 10- 15 phút, nay có thể lên hoặc xuống thác rất nhanh từ 1,5- 2 phút.  Khu du lịch Đồi Mộng Mơ Đồi Mộng mơ cách thành phố Đà Lạt chừng 4 - 5 km theo đường Phù Đổng Thiên Vương, nằm gần thung lũng Tình Yêu, lối vào đập Đa Thiện với những đồi hồng, nương dâu đang vào mùa thu hoạch. Phía xa xa là dãy núi chập trùng có hình dáng như thiếu nữ nằm nghiêng với bầu sữa căng tròn đầy sức sống - đỉnh Lang Biang. Khu du lịch này vừa được công ty cổ phần Thành Ngọc mở cửa đón khách tham quan vào đầu tháng 11 năm 2003, chào đón sự kiện Đà Lạt 110 năm hình thành và phát triển. Ðây là một khu du lịch khá rộng lớn khoảng 11 ha nằm trên ngọn đồi thoai thoải, lộng gió. Từ cổng chào đi vào, điều du khách bắt gặp đầu tiên là các loài hoa Đà Lạt nằm bên vạt Page | 41 cỏ êm ái dưới những rặng thông toả bóng. Phía bên phải quả đồi là dãy nhà nghỉ được thiết kế theo kiểu nhà sàn gồm 5 ngôi trông rất xinh xắn được mang tên các loài hoa: Mimoza, đỗ quyên, forgetmenot, trà my và mai anh đào. Thăm ngôi nhà cổ có tuổi trên 300 năm được bê nguyên bản từ Bình Định vào. "Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều để nghe tơ liễu rung trong gió, và để nghe trời giải nghĩa yêu của nhà thơ Hàn Mặc Tử và cũng đâu đó là bài Ðoá hoa vô thường của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đó chính là hai tác phẩm nghệ thuật rất đặc sắc của nghệ nhân Phạm Văn Hạng đã tặng cho nơi này, cả hai bức tượng được đặt trong không gian khá lãng mạn, trữ tình, trong một khuôn viên rợp bóng thông già và hoa lá. Một vòng quanh tiểu Vạn Lý Trường Thành, con đường sẽ dẫn đến một thung sâu với ngôi nhà sàn của đồng bào thiểu số có một sân khấu khá rộng dành cho việc giao lưu văn hoá văn nghệ, có thể đốt lửa trại vào ban đêm. Ở đây có chương trình văn nghệ mang đậm bản sắc văn hoá Tây Nguyên. Rời khu sinh hoạt văn hoá cồng chiêng, du khách sẽ đến thăm Mộng Mơ tửu với hầm rượu luôn luôn có không dưới 20.000 lít bàu đá được ngâm lâu ngày, cùng với sản phẩm rượu vang nổi tiếng của Đà Lạt, rượu cần Tây Nguyên, rượu cần Tây Bắc... Và, một điểm dừng chân khác không thể không ghé qua: Nhà hàng mang tên Hạnh Phúc nằm trên một quả đồi lộng gió với tầm nhìn rất hào phóng với khoảng 400 chỗ ngồi. Là một ngọn đồi khá thơ mộng đồi mộng mơ mang trên mình nhừng kiến trúc khá hoa mĩ cụ thể như một bức tường vạn lí trường thành thu nhỏ, ở đâ chúng tôi có thể thả hồn mình theo thiên nhiên. Sau khi tham quan chúng tôi ghé vào một địa điểm khá thú vị đó là Đà Lạt Sử Quán, tìm hiểu về nghệ thuật tranh thê  Khu du lịch Langbiang Langbiang – hay núi Langbiang, hay khu du lịch núi Langbiang núi: Núi Ông và núi Bà nằm cách thành phố Đà Lạt 12 km thuộc địa phận huyện Dương. Núi Bà cao 2.167 m so với mặt nước biển, núi Ông cao 2.124 m so với mặt nước biển. Ngoài ra trong khu du lịch còn có ngọn đồi Ra-đa cao 1.929 m, ngọn đồi này cũng là một địa điểm quen thuộc đối với du khách. Nhìn từ trung tâm thành phố Đà Lạt Núi Bà nằm bên trái, núi Ông nằm bên phải. Langbiang được ví như " Page | 42 Lạt, và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt. Langbiang – là hai tên ghép từ câu chuyện của chàng K’lang và nàng H'biang theo truyền thuyết của dân tộc K’Ho. Huyền thoại Langbiang (trên bia đá tại đỉnh núi): Ngày xưa tại vùng núi này, có người con trai tên Lang, tù trưởng bộ tộc Lát, thương người con gái tên Biang, con gái tù trưởng bộ tộc Chil. Do khác bộ tộc nên nàng Biang không cưới được chàng Lang, vì vậy hai người đành lấy cái chết để giữ trọn tình và phản đối luật tục khắt khe. Khi Lang và Biang mất, cha của Biang hối hận đã thống nhất các bộ tộc người Lát, Chil, Sré...thành chung một dân tộc K'Ho. Từ đó thanh niên nam nữ các bộ tộc dễ dàng yêu nhau, cưới nhau. Mộ hai người dần trở thành hai ngọn núi cao nằm cạnh nhau và dân làng đặt tên cho ngọn núi này là núi LangBiang. Do nằm ở độ cao được xem là một trong những đỉnh núi cao nhất Langbiang được xem là khu du lịch đặc thù với loại hình du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nét văn hoá của người dân nơi đây. Lang Biang còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao. Từ dưới chân núi, Langbiang có đầy đủ các dịch vụ du lịch: như nhà hàng, quán ăn, hang lưu niệm. Đặc biệt, tại đây có dịch vụ xe Jeep đưa khách lên đỉnh khá thú vị. Ngay dưới chân núi, có một thung lũng khá lớn, nơi tổ chức thành công lễ hội 100 năm Lạt hình thành và phát triển. Do đó, nó được gọi là Thung lũng trăm năm, được thiết kế như một khu du lịch sinh thái, giải trí. Tại đây, du khách có thể thưởng thức chương trình giao lưu, đốt lửa trại, uống rượu cần với người dân tộc, nghe họ kể những câu chuyện và văn hoá của dân tộc. Lang Biang còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao. Nếu du khách không thích đi bằng xe Jeep lên đỉnh đồi Ra-đa, du khách có thể chinh phục đỉnh núi bằng cách đi bộ theo con đường nhựa xuyên qua những cánh rừng thông và những nhà ở của dân tộc nơi đây. Tại đỉnh đồi Ra-đa, có các dịch vụ như nhà hàng, quán cà phê và các dịch vụ khác như: ống nhòm nhìn thành phố Đà Lạt từ trên cao, cưỡi ngựa chụp hình. Đặc biệt, trên đỉnh đồi còn có vườn hoa, tượng chàng K’lang và nàng Hơbiang, khu bán hàng lưu niệm,... Từ trên đỉnh đồi Ra-đa, du khách có thể nhìn thấy Suối Vàng và Suối Bạc Page | 43 cảnh Đà Lạt trên cao với những màn sương mù bay phất phơ trước mặt làm bạn cứ ngỡ như là đang ở trên mây.  Giao lưu Văn Hoá Cồng Chiên Tây Nguyên Sau một ngày leo núi, vượt thác, ngắm hoa, chạy đuổi trong rừng thông…, tối đến, du khách sẽ được giao lưu với đội cồng chiêng. Những nghệ sĩ làng nhận được chút thù lao và chính dịch vụ này đã mở lối mưu sinh cho hàng trăm dân nghèo tại thị trấn heo hút, bốn mùa sương phủ này. Cùng đắm mình bên bếp lửa, say mê với những vũ điệu của núi rừng, hòa nhịp theo tiếng cồng chiêng mê hoặc của những nghệ sĩ địa phương, du khách sẽ cùng hòa vào không gian của lễ hội, của huyền thoại thị trấn cồng chiêng LangBiang Với chương trình này, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu và tham gia những nghi lễ, tập tục truyền thống của người dân bản địa trên vùng đất cao nguyên Lâm Viên này. Cùng hòa mình trong lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới. Dưới làn gió mát, trăn g thanh, du khách sẽ cùng những chàng trai cô gái dân tộc Lạch nhảy múa quanh bếp lửa hồng bập bùng trong giai điệu cồng chiêng vang lừng, cùng nhâm nhi những ché rượu cần trong không khí lễ hội với bầu không khí rộn ràng và rực lửa. 2.4.2.Khái quát thông tin các dịch vụ đoàn đã sử dụng:  Dinh Bảo Đại: ĐC: Đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây-Nam.  Đồi Mộng Mơ: ĐC: 05, Mai Anh Đào, phường 8, Tp.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng ĐT: 0633 822 099 – 553 218 - Fax: 0633 552 081  Đỉnh Langbiang : ĐC: Xã Lát, huyện Lạc Dương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 12km về phía Bắc. Page | 44 ĐT: 0633. 839088- 839456  Đường hầm đất sét: Phường 4, tp. Đà Lạt, Lâm Đồng, Vietnam  Thiền Viện Trúc Lâm: ĐC: Núi Phụng Hoàng, phường 3, Tp.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng  Nhà hàng Châu Loan: (250 chỗ ngồi) ĐC: 287, Lanbiang, Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng ĐT: 0633 610 381 - Fax: 0633 839 408 Email: nh_chauloan@yahoo.com (nhahangchauloan@gmail.com ) Website: chauloanrestaurant.com 3.5 NGÀY 5 ĐÀ LẠT-NHA TRANG 3.5.1 Khái quát thông tin các điểm tham quan:  viện hải Dương học Viện Hải dương học Nha Trang là một viện nghiên cứu đời sống động thực vật hải dương tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Viện Hải dương học nằm trên một khu đất cao ráo, rộng rãi tại số 1, Cầu Đá, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Viện Hải dương học được thành lập năm 1922 thời Pháp thuộc, đến Tháng Chạp năm 1969 thì quyền quản lý chuyển sang Viện Đại học Sài Gòn. Lúc đó bộ sưu tập của Viện có hơn 60.000 mẫu. Viện còn là nơi lưu trữ các dữ kiện về địa chấn học, chu kỳ thủy triều và hải lưu vùng Biển Đông hoạt động với 76 nhân viên và sinh viên nghiên cứu. Viện Hải dương học là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á. Đến thăm Viện, du sẽ được tận mắt xem Bảo tàng vật biển với trên 20.000 mẫu của hơn 4.000 loại sinh vật và nước ngọt đã được sưu gìn giữ từ nhiều năm, bên những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính. khách sinh vật biển tầm, cạnh Page | 45 Nói đến Viện Hải Dương Học, người ta không thể không nhắc đến một bộ phận hữu cơ của nó là bảo tàng Hải Dương Học - vốn rất nổi tiếng từ những năm 30 của thế kỷ trước với cái tên dân dã là "Hồ cá Hải học viện Nha Trang". Hiện nay, bảo tàng Hải Dương Học được tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và phát triển thành một quần thể liên hoàn bao gồm các bể nuôi sinh vật biển phục vụ nghiên cứu, tham quan cũng như giáo dục cộng đồng, và một hệ thống nhà lưu trữ mẫu sinh vật biển lớn nhất nước. Có rất nhiều mẫu vật đã được gửi đến nhiều phòng thí nghiệm khác nhau ở nước ngoài, nhiều bảo tàng trên thế giới. Đến tham quan bảo tàng, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hàng trăm loài sinh vật biển nhiệt đới, khách tham quan còn có thể xem xét tìm hiểu hơn 10.000 loài sinh vật ở biển Đông đang được lưu trữ. Bộ mẫu sinh vật biển bao gồm các loài hiện hữu ở biển Việt Nam,Campuchia và các vùng nước lân cận, trong đó có các loài thú biển quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng như Bò biển (Dugong). Đặc biệt, bảo tàng đang lưu giữ, bảo quản trưng bày bộ xương cá voi khổng lồ dài gần 26m, cao 3m đã bị chôn vùi trong lòng đất ở đồng bằng sông Hồng ít nhất hơn 200 năm. Đây thực sự là một di vật lịch sử tự nhiên vô cùng quý giá. Bảo tàng còn giới thiệu với du khách các đặc điểm tự nhiên của vùng biển Đông, giới thiệu những khoáng sản, tài nguyên quý giá, những cảnh quan môi trường vùng biển ven bờ, các hệ sinh thái giàu có như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển .Mới đây, Viện được bình chọn là một trong 10 điểm du lịch lịch sử văn hóa hấp dẫn đạt danh hiệu "Điểm du lịch được hài lòng năm 2005. Sắp tới, Viện sẽ khai trương khu công nghệ cao thuần hóa sinh vật biển, nhằm phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam. Hy vọng rằng du khách sau khi tham quan khu vực này sẽ nảy sinh nhiều ý tưởng mới cho việc kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới cho du lịch,...  Danh thắng Hòn Chồng Hòn Chồng là một thắng cảnh tự nhiên ở thành phố Nha Trang, thuộc khóm Hòn Chồng, phường Vĩnh Phước. Khu vực này là một bãi đá được xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên, ngoài ra còn có Hòn vợ ở gần đó và Hội quán vịnh Nha Trang có dạng nhà rường Huế được xây ở phía trên. Page | 46 Hòn Chồng gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi La-san, có thể được tạo nên do sự xâm thực của thủy triều lên ngọn đồi này. Cụm đá lớn ở ngoài biển gọi là Hòn Chồng, gồm một khối đá lớn vuông vức nằm trên một tảng đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay rất lớn. Tục truyền rằng, thuở xưa ông khổng lồ ngồi câu cá nơi đây, có một con cá cũng khổng lồ cắn câu lôi đi, ông phải kéo lại, tay cầm cần câu, tay tì vào tảng đá lấy đà khiến bàn tay ấn vào đá và để lại dấu như đã thấy. Theo một truyền thuyết khác, xưa có một người khổng lồ đến xứ này ngoạn cảnh, gặp bầy tiên nữ đang tắm, ông dừng lại say sưa ngắm và vô tình trượt chân ngã, ông vội bám tay vào núi khiến sườn núi sụp đổ, đá văng xuống để lại vết tay ông hằn trên đá. Dấu chân trượt ngã đủ năm ngón cũng để lại dấu tích ở khu vực Suối Tiên. Đi giữa bãi đá còn nhiều tảng đá chồng chất kỳ lạ như cảnh hai hòn đá dựng đứng, giữa có chẹt một hòn đá lớn như cái cổng qua một cụm đá khác. Cụm đá thứ hai có hình dáng một người phụ nữ ngồi trông ra biển - được đặt một cái tên có ý nghĩa gần gũi với Hòn Chồng đó là Hòn Vợ, cụm đá này ít được du khách để ý hơn. Đứng trên Hòn Chồng nhìn ra xa là Hòn Yến, quay về bên phải là Cảng Cầu Đá, Hòn Tre và bờ biển Nha Trang dài tới 6 km. Khuất bên mũi đồi Lasan, nhô ra biển là cửa sông Nha Trang, bến cá Cù Lao. Nhìn từ phía Hòn Chồng phía bên kia là núi Cô Tiên. Từ vị trí bên Hòn Chồng sẽ nhìn rất rõ Hòn Đỏ (nơi đặt ngôi chùa) ở phía xa.  Tham quan tháp Ponagar Tháp TYang Po Inư Nagar ( tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po Nagar) là ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi "Tháp Po Nagar" được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Umar, vợ của Shiva. Nữ vương Po Ina Nagar (còn gọi là Yan Pu Nagara, Po Ino Nagar hay Bà Đen mà người Việt gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo. Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm Page | 47 chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay: Po Nagar Dara - nữ thần Kauthara (Khánh Hòa); Po Rarai Anaih - nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk - nữ thần Manthit (Phan Thiết). Ngôi tháp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma (công chúa Tchou Koti hay Thiên Y Thánh Mẫu) (cai trị Lâm Ấp từ năm 646đến năm 653) được Prithi Indravarman cho xây dựng lại bằng vật liệu cứng tại Aya Tră (Nha Trang), trên một ngọn đồi cao cạnh cửa sông Cái (Xóm Bóng), để thờ tượng nữ thần Bhagavati (bằng vàng). Năm 774, quân Nam Đảo (Java, Indonesia) vào cướp phá. Đền Po Nagar, bị quân Nam Đảo phá hủy, sau đó được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, năm 784 thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay, nhưng cũng đã bị hủy hoại một phần đáng kể. Sau này quốc vương Harivarman I và con trai ông là Vikrantavarman III sau này có thể đã lần lượt xây dựng thêm 5 tháp nữa. Tổng thể kiến trúc của Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. • Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa. • Tầng giữa: Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng. • Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Những bậc thang này từ lâu đã không hề được sử dụng. Bậc thang bằng đá ong thấy hiện nay ở phía nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập niên 1960 do nhu cầu du lịch gia tăng. Thần Po Nagar hay theo cách gọi của người Việt là Thánh Mẫu Thiên Y A Na Lễ hội Lễ hội Tháp Bà diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội này đã được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia vào năm2001. Những năm gần đây, Lễ hội Tháp Bà được tỉnh Khánh Hòa giao cho Sở Văn hóa Thông tin tổ chức. 2.5.2.Khái quát thông tin đoàn đã sử dụng:  Viện Hải Dương học: ĐC: 01, Cầu Đá, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ĐT: 0583 590 036 - Fax: 0583 590 034.Email: haiduong@dng.vnn.vn ; gmail@vnio.org.vn Page | 48  Danh thắng Hòn Chông: ĐC: Khóm Hòn Chồng, phường Vĩnh Phước, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ĐT: 058 6 289 137  Tháp bà Ponaga: ĐC: Đường 2 tháng 4, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa  Nhà hàng Đà Lạt House: ĐT: 84.63.3811577 ĐC: 84.63.3811828 Email: dalathousere@yahoo.com Website: dalathoure.dalat.vn  Nhà hàng Thành Đạt (khách sạn Thành Đạt): (400 chỗ ngồi) ĐC: 88, Trần Phú, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ĐT: 058 3 524 318 - Fax: 058 3 524 320  Nhà hàng Hòn Kiến Giấy phép kinh doanh số: 4201332549 do Sở KHĐT cấp ngày 01/09/2011 Địa chỉ: 3/12 Trần Quang Khải - Nha Trang Tel: 84.58. 352 46 46 / Fax: 84.58.352 22 66 Email: sales@honkien.com.vn Website: http://www.honkien.com.vn  Khách sạn Thành Đạt: 86A Trần Phú –Nha Trang ĐT: 058.3523626 / 3523860 FAX: 058.3524754 Email: thanhdathotel@hotmail.com Website: www.thanhdathotel.com 3.6 NGÀY 6 BIỂN ĐẢO NHA TRANG-NHA TRANG 3.6.1 Khái quát thông tin về các điểm tham quan  Tham quan Hòn Lao-Đảo Khỉ Đảo Khỉ nằm trên đảo Hòn Lao thuộc vịnh Nha Phu, cách trung tâm thành phố Nha Trang 15 km về phía Bắc. Muốn đi qua đảo Khỉ thì các bạn phải đến Bến tàu công ty du lịch Long Phú (người dân thường gọi Cảng Đá Chồng), từ trung tâm Nha Trang các bạn chạy thẳng theo Page | 49 đường quốc lộ 1A đi về hướng Bắc khoảng 15 phút là tới bến tàu mua vé đi đảo Khỉ. Sau khi mua vé tàu tại đây thì khởi hành đi luôn qua đảo mất 15 phút đi tàu nữa mới tới đảo. Sau 15 phút đi biển tôi đã đặt chân lên hòn đảo gọi là Đảo Khỉ với cái nhìn của tôi thì đảo rất hoang sơ nhìn rất cuốn hút, được biết trên hòn đảo có hơn 1200 con khỉ đang sinh sống, ở đây chỉ có 2 loài khỉ duy nhất là đó : loài khỉ Macaca Rhérus và loài khỉ Macaca Fassicularit cái này là theo các nhà khoa học gọi chứ tôi cũng chẳng biết là khỉ gì :D, các đàn khỉ rất dễ thương chúng vô hại, chỉ thích nô đùa, chúng tôi đứng lại và thẩy chuối cho nó ăn chúng nó quây quần xung quanh chứ không dám lại gần du khách nhưng khi cho nó ăn nhiều nên nó cũng thân thiệt và lại gần, rất là nhiều khỉ, đi đâu cũng thấy khỉ chính vì thế mà người ta đặt cho hòn đảo này là Đảo Khỉ.  Tham quan Chùa Long Sơn Chùa Long Sơn hay còn gọi là Chùa Phật trắng trước có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc tại số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, dưới chân đồi Trại Thủy, Nha Trang. Ngôi chùa này được xây dựng cách đây hơn một trăm năm, trải qua nhiều lần trùng tu, và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất tỉnh Khánh Hòa (Việt Nam). Chùa Long Sơn do nhà Hoà thượng Thích Ngộ Chí (sinh năm 1856), húy thượng Phổ hạ Trí, thế danh là Nguyễn Tám Văn Nghi, theo dòng Thiền Lâm tế đời thứ 39 khai sơn sáng lập năm 1886 với tên gọi là Đằng Long tự. Ban đầu chùa chỉ là một căn nhà tranh nằm tại đỉnh đồi Trại Thủy(nơi đặt tượng Phật trắng hiện nay). Năm 1990, chùa bị sập sau một cơn bão, nên Tổ khai sơn quyết định dời xuống chân núi và đổi tên chùa thành Long Sơn tự. Năm 1936, theo di nguyện của Tổ Ngộ Chí, chùa được tiến cúng cho Hội An Nam Phật học để làm trụ sở chấn hưng Phật giáo Khánh Hòa, đến nay vẫn là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa. Năm 1938 năm Bảo Đại thứ 14, chùa được phong "Sắc tứ Long Sơn tự". Năm 1941 chùa được trùng tu do Hội trưởng Tôn Thất Quyền và Phật tử Võ Đình Thụy phát tâm xây dựng. Năm 1968, chùa bị sạt mái ngói do chiến tranh. Năm 1971, Thượng tọa Thích Thiện Bình đứng ra trùng tu chùa và cho đến năm 1975, việc trùng tu mới thực hiện được 60% theo bản thiết kế của kiến trúc sư Võ Đình Diệp. Kim Thân Phật Tổ. Page | 50 Khuôn viên chùa có chiều rộng 44,5 m, chiều dài hơn 72 m. Bên cạnh chùa là giảng đường của Trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa và trụ sở của Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa. Chính điện rộng 1.670 m², có một tượng Phật Tổ bằng đồng đang ngồi thuyết pháp, cao 1,6 m, nặng 700 kg. Từ chùa, muốn lên đến đỉnh đồi Trại Thủy phải đi lên 153 bậc tam cấp. Tại bậc thứ 44 là tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn dài 17 m, cao 5 m, đằng sau tượng là bức phù điêu mô tả cảnh 49 đệ tử túc trực niệm phật. Tượng được xây dựng năm 2003. Lên khỏi tượng Phật nằm 5 mét là tháp chuông với quả đại hồng chung cao 2,2 m, nặng 1.500 kg do phật tử tại Huế tặng năm 2002. Trên đỉnh đồi là bức tượng Kim Thân Phật tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, tượng cao 24 m, đài sen làm đế cao 7 m, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xung quanh Chùa. Tượng được xây từ năm 1963 do sự đóng góp của tăng ni phật tử của vùng lân cận. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1963. Dưới chân đài sen là bức tường chia thành những ngăn nhỏ để chứa hài cốt do các gia đình Phật tử gửi. Từ khi tạo dựng đến nay, chùa trải qua các đời trụ trì: • Hòa thượng Thích Ngộ Chí: 1886 đến 1935 • Hòa thượng Thích Chánh Hóa:1936 đến 1957 • Hòa thượng tọa Thích Chí Tín: 1957 đến 2013. Hòa thượng tọa Thích Chí Tín viên tịch năm 2013 • Hòa thượng Thích Thiện Bình trụ trì từ 2013 đến nay Chùa có pho tượng Kim Thân Phật Tổ, được sách kỷ lục Guiness Việt Nam ghi nhận là "tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam" (tính đến thời điểm sách công bố).  Nhà thờ Đá Nhà thờ Đá (tên chính thức là: Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua) là một nhà thờ Công giáo ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhà thờ này còn có nhiều tên gọi bình dân như: Nhà thờ Nha Trang (vì trước đây nó thuộc họ đạo Nha Trang); Nhà thờ Ðá(vì nó được xây bằng đá); Nhà thờ Ngã Sáu (vì nó tọa lạc gần một xòng xoay giao thông); nhưng phổ biến hơn cả là tên gọi Nhà thờ Núi (vì nó được xây trên một núi nhỏ). Page | 51 Nhà thờ này được xây dựng theo phong cách kiến trúc nhà thờ phương Tây. Nhìn tổng thể, công trình có bố cục chắc khỏe với những khối lập thể nhỏ dần từ thấp vươn cao, nổi bật giữa trời xanh. Ðiểm cao nhất là nơi đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38 mét, tính từ mặt đường Louis Vallet (1869-1945) - một linh mục người Pháp đang coi giáo dân vùng Nha Trang đã có ý định thành lập một giáo xứ tại Nha Trang cùng với việc xây dựng một ngôi nhà thờ cho giáo xứ mới này. Ngày 3 tháng 9, 1928, nhà thờ được khởi công xây dựng trên một mõm núi nhỏ, có tên là núi Bông, độ cao khoảng 12 mét. Khoảng 500 trái mìn đã được sử dụng để tạo mặt bằng trên đỉnh núi. Mộ của Linh mục Louis Vallet ở chân núi  Tham quan và mua sắm tại Chợ Đầm Chợ Đầm là chợ trung tâm của thành phố biển Nha Trang, là một công trình kiến trúc đẹp, độc đáo. Đây là chợ lớn nhất và cũng là biểu tượng thương mại của thành phố biển này. Đây là trung tâm thương mại mua sắm và cũng là điểm tham quan du lịch. Chợ có tên chợ Đầm là vì chợ nằm trên một cái đầm cũ rộng đến 7 mẫu tây, ăn thông ra cửa sông Nha Trang dưới chân cầu Hà Ra. Đầm rộng khoảng hơn 7 ha, hai bên bờ là nhà ở của nhân dân. Phía cuối đầm, giáp đầu đường Phan Bội Châu bây giờ là một ngôi chợ cũ được xây cất vào khoảng năm 1908, thường gọi là chợ Đầm hay chợ Cửa (chỉ nơi cửa sông). Kiến trúc sư Lê Anh Kim đã phác họa nên một ngôi chợ mới. Năm 1964, Tổng nha Kiến thiết lập một đồ án khác do Kiến trúc sư Lê Quý Phong đề xuất, phần chính của đồ án là xây cất một ngôi chợ tròn có mái xếp và một nhánh hình cánh cung. Ngày 12 tháng 4 năm 1969 được coi là ngày khởi sự đầu tiên của kế hoạch này với việc chiếc xáng Bassa của Nha Thủy vận Sài Gòn bắt đầu thổi cát lấp đầm. Sau 6 tháng, đầm đã bị lấp hoàn toàn với khối lượng cát đã thổi là 350.000 [mét khối|m3]. Tiếp theo là việc tạo móng, dựng nền và xây cất công trình, hàng nghìn cọc bê tông cốt sắt dài 20m đã được đóng xuống qua lớp sình lầy. Ngôi chợ xây dựng theo hình hoa sen có đường kính 66,5 m, có một tầng lầu hình vành khăn, lệch tâm. Diện tích cả tầng trệt và tầng lầu rộng tới 5.270 m2, có thể cùng lúc chứa được trên 3.000 khách ra vào mua bán. Các tòa nhà của cả 2 tầng: tầng 1 và tầng 2 được xây dựng khang trang. Page | 52 Chợ chính thức sửa sang và khai trương lại vào ngày 3 tháng 2 năm 1980 nhân ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng xuân Canh Thân. Chợ hiện nay bán rất nhiều sản phẩm gia dụng lẫn những mặt hàng lưu niệm, hải sản..v..v. rất phong phú. Ngay tại cửa ra vào, bãi đậu xe là tơi khu vực chợ, tại các cánh cung bọc 2 bên chợ là bán hải sản, khô, nem nướng và các mặt hàng lưu niệm. Trung tâm chợ bán các mặt hàng thiết yếu. Năm 2013 chính quyền tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định về việc xây mới lại chợ Đầm Nha Trang, đập bỏ khu chợ Tròn để xây đài phun nước. Điều này đã làm cho bà con tiểu thương chợ Đầm Tròn hết sức bất bình bởi chợ Đầm ngoài chức năng là một trung tâm thương mại lớn của Nha Trang và cả Khánh Hòa thì chợ còn là một công trình kiến trúc độc đáo, có bề dày lịch sử và là địa chỉ du lịch yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến Nha Trang, là biểu tượng của thành phố biển. Vì vậy họ đã tổ chức hàng loạt các cuộc biểu tình, bãi thị, tiêu biểu nhất là vào ngày 30/01 và ngày 20/4 năm 2015 diễu hành qua nhiều tuyến phố của Nha Trang, kéo đến trước trụ sở UBND tỉnh Khánh Hòa để phản đối việc phá bỏ khu nhà chợ Tròn. Trước sự phản ứng gay gắt của bà con tiểu thương chợ Đầm, chính quyền tỉnh Khánh Hòa vẫn kiên quyết phá bỏ chợ. Như vậy đến cuối năm 2015, Nha Trang có thể sẽ mất đi một biểu tượng, một địa chỉ du lịch nổi tiếng mấy thập kỷ qua khi khu chợ mới được khánh thành. Chợ Đầm với kiến trúc hình hoa sen nở độc đáo sẽ chỉ còn nằm trong kí ức của người dân và nhiều du khách. 2.6.2. Khái quát thông tin dịch vụ đoàn đã sử dụng:  Nhà thờ đá Nha Trang: ĐC: 31A Thái Nguyên, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ĐT: 058.823335 - 058.828979  Chùa Long Sơn: ĐC: Số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn dưới chân hòn Trại Thủy, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa  KDL Đảo Khỉ (đầm Nha Phu): ĐC: Hòn Lao, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ĐT: 058 3839436_3839067 - Fax: 058 3839018 Email: info@longphutourist.com  Chợ Đầm Nha Trang: ĐC: Bến chợ Vạn Thạnh, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa-ĐT: 0583 812 388  Nhà hàng Khải Hoàng Viên: ĐT: 058.3515189- FAX: 058.3515198 Page | 53 Email: info@thanhthanhtravel.vn Website: thanhthanhtravel.com.vn 3.7 NGÀY 7 NHA TRANG- TP.HỒ CHÍ MINH 3.7.1 Khái quát thông tin các điểm tham quan  Tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh Bảo tàng Hồ Chí Minh Phan Thiết là một tên gọi khá gần gũi của Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận để dễ phân biệt với Bảo tàng Hồ Chí Minh ở các nơi. Từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng luôn là điểm đến rất ý nghĩa không thể thiếu trong danh sách các điểm đến du lịch Phan Thiết của bất cứ du khách nào. Được xây dựng từ năm 1986 tại thị xã Phan Thiết và nằm ngay bên khu di tích trường Dục Thanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh Phan Thiết là nơi giới thiệu những điểm chính trong cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như những nét chính về khoảng thời gian Người lưu lại tại Bình Thuận. Trước bảo tàng là Tượng đài Bác và các cháu thiếu nhi đang quây quần bên Người. Không chỉ là một điểm đến bình thường, Bảo tàng Hồ Chí Minh Phan Thiết có một ý nghĩa rất đặc biệt với du khách. Đến thăm bảo tàng, mỗi người đều có cơ hội để nhớ lại những chặng đường mà Bác Hồ kính yêu đã đi qua và tình cảm ấm áp của người dành cho những người dân ở lại. Không chỉ là bậc vỹ nhân, Bác Hồ chính thực là một người cha già hiền hậu và rất gần gũi, những công việc Người làm cao cả từ các hoạt động bình dị nhưng hết sức chân quý. Khoảng thời gian Người lưu lại ở mảnh đất Bình Thuận không lâu nhưng cũng đủ tạo sự ngưỡng vọng rất chân thực đến bao thế hệ sau này. Bảo tàng Hồ Chí Minh Phan Thiết không chỉ là nơi trưng bày, hay một công trình kiến trúc điểm tô thêm cho bức tranh văn hóa của Bình Thuận, nhưng có ý nghĩa tinh thần rất lớn với người dân ở đây. Ý nghĩa tinh thần này cũng lan tỏa đến du khách khắp nơi mỗi lần đến thăm, lòng kính yêu đối với vị cha già dân tộc trong mỗi người dường như trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.  Tham quan trường Dục Thanh Dục Thanh Học hiệu (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ. Đây cũng là ngôi trường mà Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn trong chuyến xuất ngoại. Trường Dục Thanh Đầu thế kỷ 20, Bình Thuận là nơi hội tụ nhiều sĩ phu yêu nước, ban đầu do phong trào tị địa ở miền Nam, sau đó do sự sách nhiễu của các quan lại phong kiến ở các tỉnh miền Page | 54 Trung, nên vào năm 1905, khi Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp ghé qua Bình Thuận trong một chuyến Nam du, thì hạt giống Duy Tân mọc rễ ở đây. Với sự giới thiệu của Trương Gia Mô, ba cụ đã gặp các ông Nguyễn Trọng Lội (hay Lợi), Nguyễn Quý Anh (là hai con trai nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông), Hồ Tá Bang và truyền bá tư tưởng Duy Tân của mình. Với sự góp mặt thêm của các ông Ngô Văn Nhượng,Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, sáu ông đứng ra sáng lập ra 3 tổ chức với các nhiệm vụ chính trị - văn hoá - kinh tế gắn liền nhau, tương ứng với cương lĩnh hành động 3 điểm "Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh" của phong trào Duy Tân hồi bấy giờ: • Dục Thanh Học Hiệu: mở trường dạy cho con em người yêu nước và lao động nghèo theo nội dung yêu nước và tiến bộ, được thành lập năm 1907. • Liên Thành Thư Xã: truyền bá các sách báo có nội dung yêu nước, được thành lập năm 1905. • Liên Thành Thương Quán: làm kinh tế gây quỹ hoạt động, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhân dân, được thành lập năm 1906. Liên Thành Thương Quán hoạt động có hiệu quả, bí mật đóng góp một phần tài chính cho phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và các phong trào giải phóng dân tộc về sau. Liên Thành thư xã do Nguyễn Hiệt Chi phụ trách mời nhiều diễn giả đến diễn thuyết, trong đó có Phan Châu Trinh, gây được tiếng vang sôi nổi. Đặc biệt Dục Thanh học hiệu đã đào tạo được một lớp trẻ học tập theo sách vở và tinh thần mới. Sáu sáng lập viên của trường Dục Thanh: Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lội (hay Lợi), Nguyễn Quý Anh (hàng trên), Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng (hàng dưới). Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) ngay trên đất nhà thờ họ Nguyễn ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết). Cấu trúc chính của trường gồm 2 nhà lớn bằng gỗ dùng làm phòng học, một ngôi nhà lầu nhỏ - Ngoạ Du Sào - là nơi bàn việc, tiếp khách quý, luận đàm văn thơ và nhà Ngự làm nơi ở chung của các thầy và trò xa nhà. Kinh phí hoạt động của trường nhờ vào 2 nguồn: huê lợi từ 10 mẫu nhất đẳng điền do ông Huỳnh Văn Ðẩu - một phú gia có lòng ái quốc ở địa phương - hiến cho và tài trợ của Liên Thành Thương Quán. Nhờ đó học sinh ăn học không phải trả tiền, thầy giáo chỉ nhận trợ cấp mà không hưởng lương. Page | 55 Trường do ông Nguyễn Quý Anh làm Giám Hiệu, với hai giảng viên chính là Nguyễn Hiệt Chi và Trần Đình Phiên.Trường có 4 lớp học, số học sinh lúc cao nhất vào khoảng 100 học sinh, từ Sài Gòn ra, từ Đà Nẵng, Hội An vào, và nhiều nơi khác ở Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ, do nhiều bà con của các thân sỹ gửi gắm trọ học. Chương trình dạy của trường do Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội biên khảo, chú giải, được gửi vào Phan Thiết qua ông Đình nguyên hoàng giáp Đào Nguyên Phổ, bạn thân giao của Trần Lệ Chất. Trường có nội quy rất nghiêm cho tất cả học sinh. Buổi sáng hàng ngày từ lúc 6 giờ sáng, chiều lúc 17 giờ, sau khi tập thể dục xong, học sinh xếp hàng thật ngay ngắn đi vào lớp. Vào lớp rồi, tất cả học sinh xếp tay vòng trước ngực hát bài ca ái quốc, dựa theo Bài thơ "Quốc Hồn Ca" do Phan Chu Trinh viết vào năm 1907, được chọn làm bài học thuộc lòng cho mỗi môn sinh. Tháng 8 năm 1910, Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô - vốn là bạn đồng liêu cũ của cụ Nguyễn Sinh Sắc - giới thiệu với Hồ Tá Bang đến Phan Thiết dạy ọc tại ngôi trường này. Một trong những học sinh của trường là Nguyễn Kinh Chi con cụ Nguyễn Hiệt Chi, về sau là Bác sĩ, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại biểu Quốc hội khóa I - IV, là học trò trực tiếp của thầy Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy Chữ Quốc ngữ và Hán văn, ngoài ra, còn kiêm nhiệm dạy môn thể dục. Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, Nguyễn Tất Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. Trong những giờ học ngoại khóa hay những lúc rảnh, Nguyễn Tất Thành còn dẫn học sinh của mình du ngoạn cảnh đẹp ở Phan Thiết như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, Đình làng Đức Nghĩa. Tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh vào Sài Gòn với giấy thông hành tên Văn Ba do Trần Lệ Chất và Hồ Tá Bang lo giúp. Ngọa Du Sào trong khuôn trường doNguyễn Thông xây dựng để có nơi làm thơ, đọc sách. Khi Nguyễn Tất Thành đến dạy học, cũng từng đọc sách tại đây. Cuối năm 1911, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn đảm trách Đổng lý phân cuộc Liên Thành ở Chợ Lớn, không còn ai giám hiệu và vì nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912. Liên Thành Thư xã cũng đóng cửa ít lâu trước đó, chỉ còn công ty Liên Thành thì vẫn hoạt động mãi đến hiện tại. Hiện di tích Trường Dục Thanh thành phố Phan Thiết đã được tỉnh Bình Thuận phục dựng theo mô tả của các học trò cũ của trường vào thời điểm thầy giáo Nguyễn Tất Thành tham gia giảng dạy, là một địa điểm văn hóa du lịch của cả nước. Phần di tích cũ còn lại nguyên vẹn gồm có cây khế mà Nguyễn Tất Thành đã chăm sóc và giếng nước mà Nguyễn Tất Thành mỗi ngày lấy nước tưới cây. 2.7.2.Khái quát thông tin dịch vụ đoàn đã sử dụng: Page | 56  Trường Dục Thanh - Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Phan Thiết: Phí hướng dẫn viên: tùy đoàn ĐC: 39, Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Tp.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận ĐT: 0623 821 270 – 820 629  Nhà hàng Bình Minh: ĐC :211 Lê Lợi, P.Bình Hưng, Phường Bình Hưng, Phan Thiết ĐT: Điện thoại: (062) 3823 344 Page | 57 CHƯƠNG 3 THU HOẠCH SAU CHUYẾN THAM QUAN 3.1 Những thu hoạch về nghiệp vụ du lịch  Đón khách tại điểm hẹn  Trước khi xuất phát, hdv cần làm các công việc sau:  Kiểm tra lần cuối về các yếu tố liên quan đến việc đón đoàn, thời gian và địa điểm đón đoàn. Đảm bảo rằng mọi việc chuẩn bị đã hoàn tất và không có thiếu sót.  Kiểm tra xe, làm quen với lái xe và thảo luận trước với lái xe những quy định chung liên quan đến việc thực hiện đoàn  Xuất phát đúng giờ, đảm bảo có mặt tại điểm đón ít nhất 15 phút trước khi đoàn đến  *Tại điểm đón, hdv phải làm các công việc sau:  Làm các thủ tục cần thiết liên quan đến việc đón như xin phép hoặc mua vé vào điểm đón Page | 58  Chỉnh đốn tư trang và các vật dụng phục vụ việc đón đoàn  Khi đoàn khách đến, hdv đứng ở vị trí thích hợp, giơ cao biển hiệu để đoàn dễ nhận thấy  Nhanh chóng làm quen với trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn.  Hướng dẫn khách làm các thủ tục cần thiết liên quan đến nhập cảnh, nhận hành lý  Đề nghị khách xác nhận hành lý  Kết thúc việc làm các thủ tục, hdv đưa khách ra phương tiện vận chuyển để rời điểm đón theo nguyên tắc đủ người, đủ hành lý  Lên phương tiện, ổn định đoàn khách  Giới thiệu làm quen  Khởi hành  Giới thiệu làm quen theo mẫu tài liệu  Thông qua nội quy chương trình đoàn  Gioi thiệu chương trinh tour trong ngày nêu bật nét đọc đáo của tour một cách khí thế  Thuyết minh bằng cảm xúc,có nhấn nhá để khách hỏi,giao lưu dựa trên quan điểm mình là khách  Tại điểm tham quan  Trước khi xuống điểm phải báo cho khách thời gian quay lại xe.  Mua vé tham quan cho mọi người đầy đủ.  Đi theo đoàn để tránh những tình huống bất ngờ,bảo vệ khách và tài sản của khách,không được để khách tham quan một mình.  Khi thuyết minh nói vừa đủ nghe không được nói lớn gây ảnh hưởng tới các đoàn khách.  Tại nhà hàng Page | 59  Liên hệ v ới nhà hàng xác nhận khẩu phần ăn, số ghế, số bàn, giá tiền,thực đơn,trước       khi đoàn đến 3 tiếng và gọi lại lần sau trước 30 phút khi đoàn đến. Báo thức khách,chuẩn bị sẵn tư thế xuống xe,nói rõ với khách công ty đặt ăn ỳ và khẩu phần nào phải trả them tiền. Xếp khách vào bàn ngồi, đủ người, đủ bàn,hài hoà. Kiểm tra chén đũa đủ hay thiếu.Nhà hàng dọn món ăn chưa, đủ hay thiếu. Lưu ý phần ăn của trẻ em ( có vé ½ hay không) Khi khách đã bắt đầu bữa ăn thì HDV khéo léo hỏi thăm về bữa ăn,sau đó ngồi vào bàn nội bộ v à hướng mặt về phía khách để kịp thời giải quyết những tình huông xảy ra. Tranh thủ thời gian thanh toán, lấy hoá đơn đỏ trước khi khách ăn xong r axe.  Kết thúc bữa ăn HDV lên xe điểm danh số lượng trước khi xe di chuyển,lịch sự hỏi thăm về chất lượng bữa ăn và những góp ý của khách để khắc phục bữa ăn sau.  Khi đoàn đến khách sạn:  Đánh thức khách trước 30 phút khi đến khách sạn.  Chia phòng trước trên xe, nhắc nhở khách xuống xe lấy hết hành lý,khi đến khách          sạn theo như sự phân chia trước khách chỉ cần tới gặp HDV lấy số phòng Thông báo khách chương trình tiếp theo và thời gian nghỉ ngơi. Nhắc nhở khách kiểm tra trang thiết bị trong phòng và khi thiếu hay hư hỏng cái gì phải báo ngay cho HDV và lễ tân khách sạn. Thông báo khách tự giữ tư trang và tiền bạc hoặc gởi lễ tân( có biên nhận), không để vật dụng quý giá trong phòng. Giới thiệu cac s dịch vụ miễn phí và tính phí, những chương trình khuyến mãi tại khách sạn. Thu giấy tờ của khách và giao cho lễ tân( có kí ghi nhận). Ở lại bàn lễ tân 15 phút khi khách lên phòng để xác nhận giấy tời với lễ tân v à xem tình hình phản hồi cho khách ở lễ tân. Buổi tối khi đón khách đi dung cơm, hỏi thăm khách về phòng để xem có gì cần thay đổi không. Thông báo chương trình tour ngày mai sau khi đưa khách đi ăn tối về. Đi dạo trong khách sạn với trang phục lịch sự để được gặp gỡ khách,trao đổi chân tình với khách.  Trả phòng  Vào buổi chiều ngày hôm trước HDV thông báo cho mọi người biết giờ báo thức,giờ trả phòng,giờ ăn sáng.  Buổi sáng trả phòng,ít nhất là HDV phải có mặt trước ít nhất là 15 phút,tư thế săn dàng để đón khách Page | 60  Lúc khách làm thủ tục trả phòng HDV phải có mặt tại quầy lễ tân, xemm có trục trặc gì không.Nhắc nhở khách kiểm tra hành lý tư trang.  Tập trung hành lý khách tại một điểm dưới sảnh để tránh thất lạc, nhằm với đoàn khác.  Hỏi lễ tân lần cuối đã kiểm tra phòng xong chưa, nếu xong thì chào tạm biệt, mời khách lên xe.  Trao đổi nhỏ trực tiếp và tế nhị với những hành khách chưa thanh toán hoặc có trục trặc, tìm hiểu nguyên nhân lỗi bên nào,tránh gây căng thẳng hoặc thong báo bằng mic.  Trên đường về  Nếu gặp cung đường cũ thì thuyết minh chuyên đề,chon đoạn thích hợp tổ chức hoạt náo,xổ số cho khách vui,xem kẽ nghỉ ngơi và giới thiệu chương trình tour mới của công ty  Nếu gặp cung đường mới thì thuyết minh những điểm gặp trên đường.  Gởi và nhận thư góp ý của công ty  Khi còn đông đủ khách nói lời chia tay, cảm ơn, chúc khách khoẻ và hẹn gặp lại một ngày không xa.  Dặn khách kiểm tra hành lý trước khi xuống xe, trả hành lý cho khách. Gọi taxi cho khách nếu khách cần. Chào tạm biệt. 3.2. CẢM NHẬN VỀ CHUYẾN THAM QUAN: Sau chuyến đi thực tế kéo dài 7 ngày 6 đêm theo tuyến Hồ Chí Minh – Buôn Ma Thuột – Đà Lạt – Nha Trang để thực hành môn học nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, thì chắc hẳn trong mỗi người chúng ta đều có những cảm nhận của riêng mình: vui, buồn, quyến luyến, đôi lúc mệt mỏi .... nhưng chắc chắn một điều rằng, ai cũng đã có được những kỷ niệm đẹp cho riêng mình. Cảm nhận được tình cảm bạn bè, thầy trò, cùng nhau vui vẻ bên ánh lửa bập bùng trong đêm giao lưu cồng chiêng với người bản địa, cảm nhận cảm giác se se lạnh và Page | 61 sự hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên cũng như sự bao la của biển cả khi đến với vịnh Nha Trang. Đây thực sự là chuyến đi,chuyến tham quan,học tập rất bổ ích,lý thú và vô cùng hấp dẫn.Qua những lời thuyết minh của anh hướng dẫn viên cũng nhu các bạn em đã hiểu thêm về một phần nào đó của quê hương mình và cũng thêm yêu đất nước Việt Nam biết bao khi quê hương mình có nhiều cảnh đẹp,nhiều điều mới lạ luôn dành cho mọi người,cho các bạn và khách du lịch. Chuyến đi không những giúp em được tận mắt nhìn thấy phong cảnh núi rừng hùng vĩ của quê hương Việt Nam giàu đẹp, mà em còn có cơ hội chinh phục ngọn núi Langbiang kì vĩ. Giao lưu văn hóa cồng chiêng giúp em nhìn thấy những nhạc cụ phổ biến của của người dân tộc và có cơ hội tham gia buổi giao lưu văn hóa này đã cho em hiểu hơn về đời sống tinh thần, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Được trải nghiệm trong lúc giao lưu văn hoá cồng chiêng những lúc đó chỉ biết hoà mình vào niềm vui,vừa cười,vừa nói,vừa nhảy,vừa hát và cùng uống rượu cần cùng nhau mà quên đi cái lạnh se se của Tây Nguyên và được hoà mình vào biển cả bao la của Nha Trang,các bạn đã cùng chơi trò chơi cùng tắm cùng có gắng hết mình để tham qia trò chơi.Tour Tây Nguyên kết thúc tốt đẹp và đọng lại trong mỗi chúng em nỗi nhớ da diết về tất cả những điều kì thú, xinh đẹp mà chúng em được nhìn thấy. Em cũng xin được gởi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy Nguyễn Nguyên Phong, người luôn theo sát động viên và ủng hộ chúng em. Thầy đã góp một phần công sức không nhỏ để giúp cho chuyến đi thực tế lần này đạt được kết quả tốt nhất. Và tất nhiên không thể không thể không nhắc đến công lao của thầy Nguyễn Phúc Hùng cùng công ty du lịch Chợ Lớn Tourist đã đi theo chúng em trong suốt chuyến đi và mang đến cho chúng em một chuyến đi bổ ích cũng như các bác tài và phụ xế, các anh hướng dẫn viên, cảm ơn mọi người đã đưa chúng em đi đến nơi, về đến chốn, và giúp chúng em có được môt chuyến đi thực tế cực kỳ bổ ích. Em xin hứa sẽ cố gắng học hỏi và trang bị thêm cho mình những kiến thức, kinh nghiệm để làm hành trang nghề cho mình trong tương lai, trở thành một người hướng dẫn viên giỏi, để không phụ lòng tin tưởng và những sự giúp đỡ của các thầy cô. Một lần nữa em xin gởi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến các thầy các cô trong Khoa Du lịch của Trường Đại học Văn Hóa. Đặc biệt thầy Nguyễn Nguyên Phong và thầy Nguyễn Phúc Hùng đã sát cánh cùng chúng em trên suốt chặng đường vừa qua. Các thầy không chỉ truyền dạy cho chúng em những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu phục vụ cho việc học, cũng như công việc sau này, mà còn giúp chúng em có thể vượt qua sự lo lắng, bối rối ban đầu khi gặp những sự cố ngoài ý muốn và hoàn thành tốt chuyến đi. Em rất vui vì cảm nhận được sự quan tâm, lo lắng của các thầy không chỉ trên vai trò của một người thầy mà còn là tình cảm, sự gần gũi, quan tâm như một người thân trong gia đình. Page | 62 Em cũng chân thành cảm ơn công ty du lịch Chợ Lớn Tourist đã đi theo chúng em trong suốt chuyến đi và mang đến cho chúng em một chuyến đi bổ ích cũng như các bác tài và phụ xế, các anh hướng dẫn viên, cảm ơn mọi người đã đưa chúng em đi đến nơi, về đến chốn, và giúp chúng em có được môt chuyến đi thực tế cực kỳ bổ ích. Em sẽ cố gắng học hỏi và trang bị thêm cho mình những kiến thức, kinh nghiệm để làm hành trang nghề cho mình trong tương lai, trở thành một người hướng dẫn viên giỏi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Trung Kiên( 2006),Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB ĐHQ 2. Vũ Thế Bình ( 2012), Non Nước Việt Nam, NXB Thống Kê. 3. Nguyễn Văn Huy ( 1997), Bức Tranh Văn Hoá Các Dân Tộc Việt Nam, NXB Giáo Dục 4. Trang web https://vi.wikipedia.org NAME CARD CÁC NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN, ĐIỂM THAM QUAN VÀ TRẠM DỪNG CHÂN Page | 63 Page | 64 [...]... quà mang bản sắc văn hóa miền cao nguyên, những đặc sản địa phương và các sản phẩm đặc biệt của Trung Nguyên *Bảo tàng dân tộc Tây Nguyên Đây là nơi trưng bày những hiện vật cổ có giá trị lớn và lâu đời nhất của Tây Nguyên như bộ sưu tập cồng chiêng và các công cụ, nông cụ, vũ khí… cần thiết trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và trong văn hóa, tín ngưỡng của người dân Tây Nguyên Những dụng cụ dùng... sinh của ông là Y Prông Êban nổi tiếng khắp Tây Nguyên khi săn bắt được gần 300 con voi rừng Ama Kông còn có ông bác là Y Thu, người từng săn được gần 500 con voi rừng  Làng Cà Phê Trung Nguyên: * Ý tưởng: Xuất phát từ ý tưởng tạo lập tại Việt Nam một "thủ phủ cà phê toàn cầu" của Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên - Đặng Lê Nguyên Vũ, công trình "Làng cà phê Trung Nguyên" là nơi hội tụ của những người đam... quán của mỗi tộc người Ngoài những giá trị tiêu biểu nêu trên, Tây Nguyên còn có kho tàng di sản văn hóa phi vật thể khác, đó là kiến trúc nhà làng truyền thống như nhà rông, nhà ưng của các dân tộc Bắc Tây Nguyên, kiến trúc nhà dài của dân tộc Êđê; nghề dệt và trang phục, tri thức dân gian, ẩm thực, nghệ thuật diễn xướng, lễ hội Đồng bào Tây Nguyên có nhiều hình thức lễ hội liên quan đến chu kỳ canh... là di sản văn hóa phi vật thể phong phú của các dân tộc Tây Nguyên, trong đó sử thi, trường ca là đại diện tiêu biểu nhất Trong đó sử thi của dân tộc M’nông chiếm số lượng nhiều nhất Các loại hình văn học dân gian khác của đồng bào Tây Nguyên như lời nói vần, thần thoại, truyện cổ cũng được sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tượng gỗ dân gian Tây Nguyên, chủ yếu là tượng nhà mồ một yếu tố không thể thiếu... 2010, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Đắk Lắk 2.3 Khái quát về văn hóa * Kho tàng văn hóa phi vật thể Tây Nguyên Nói đến văn hóa Tây Nguyên và các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên là phải nói đến không gian văn hóa cồng chiêng Cồng chiêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng Con người từ khi sinh ra đã nghe tiếng... vùng cao nguyên hoang dã từ thời kỳ đồ đá cho đến nay, qua đó phản ánh những đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên nắng gió  Khu du lịch sinh thái Ako D’hong Buôn Ako Dhong (người ta thường gọi là Cô Thôn) nằm về phía Bắc, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng trên dưới 2km Một con đường chính chạy dài từ Đông sang Tây Phía Đông - phía mặt trời mọc, phía của sự sống là cổng buôn Phía Tây - phía... tích, những mốc lịch sử của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Tây Nguyên Những bản sao hoàn hảo của những cuốn sách, tuyên ngôn được lưu trữ trên vách tường tại Trung tâm Page | 32 Hiện nay, biệt điện Trần Lệ Xuân đã trở thành Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, là nơi tái hiện sinh động cuộc đấu tranh kiên cường trong cuộc chiến giành độc lập của Tây Nguyên và là nơi bảo quản khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn... trong 3 gian nhà cổ thuộc khu thưởng thức Làng cà phê Trung Nguyên gồm 5 khu chức năng: quầy cung cấp thông tin, thưởng thức, ẩm thực, siêu thị, bảo tàng Page | 26 *Quầy thông tin Nơi cung cấp thông tin liên quan đến Làng cà phê *Khu thưởng thức Gồm 3 gian nhà cổ Cherry, Arabica và Robusta xây dựng theo phong cách Huế Đây là nơi thưởng thức cà phê Trung Nguyên, bao gồm các loại cà phê: "Weasel" - Cà phê... tâm hồn cao nguyên đầy trữ tình Mới đây, Thác Bay ;à một trong những thắng cảnh đẹp thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô được nhiều du khách tìm đến, khám phá III TỈNH LÂM ĐỒNG- TP ĐÀ LẠT: 3.1 Vị trí địa lý: Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ bắc và 107˚45’ kinh độ đông,phía đông giáp với các tỉnh là Khánh Hoà và Ninh Thuận, phía tây giáp Đắk Nông, phía tây nam giáp... lịch là một ngành kinh tế đặc trưng căn bản của Đà Lạt IV.TỈNH KHÁNH HOÀ- THÀNH PHỐ NHA TRANG: 4.1 Vị trí địa lý: Tỉnh Khánh Hòa ở về phía khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, phía Bắc giáp ba huyện Sông Hinh, Đông Hòa và Tây Hòa của tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp hai huyện M'Drăk và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk, phía Nam giáp huyện Bác Ái và Thuận Bắc của tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp huyện Lạc ... đất đầu nguồn suối Ea Nuôl, khai phá đất rừng hoang lập buôn làng sinh sống, đặt tên buôn Akô Đhông Akô Dhông nghĩa đầu nguồn, Akô Dhông đầu nguồn suối lớn suối Ea Nuôl Đây nguồn suối bắt đầu. .. Hoa bắt đầu khám phá khu du lịch Sao Đà Lạt - Dalat Star nằm bên Tuyền Lâm Đường hầm đất sét bắt đầu xây dựng từ năm 2010 với chiều dài khoảng km tính tới chủ nhân anh Trịnh Bá Dũng đầu tư khoảng... Những người khác hò reo, đánh chiêng trống thổi tù thật to làm náo loạn khu rừng Khi voi rừng đầu đầu đàn có dấu hiệu thua trận, chúng gầm rú dội hiệu cho đàn tháo chạy vào rừng sâu Khi đàn voi

Ngày đăng: 10/10/2015, 13:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • *Thời kỳ hoang sơ

  • *Thành phố Hồ Chí Minh

  • * Truyền thông

  • *Thể dục, thể thao

  • *Trung tâm văn hóa, giải trí

  • * Kho tàng văn hóa phi vật thể Tây Nguyên.

  • *Các tên gọi

  • Toạ lạc trên đường Ngô Quyền, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 1Km về phía Tây Nam, được xây dựng từ năm 1940 đến năm 1944 do phu nhân toàn quyền Đông Dương Jean Decoux đứng ra quyên góp của nhiều giáo dân

  • Nhà thờ Domaine de Marie, hay Lãnh địa Đức Bà, hay còn gọi là Nhà thờ Mai Anh (vì nằm trên ngọn đồi có nhiều hoa anh đào - đồi Mai Anh) là một cụm kiến trúc bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà của tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn (Filles de la charité de saint Vincent de Paule) - một tu hội nữ tu có mặt tại Việt Nam từ năm 1928.

    • Công ty cổ phần công nghệ sinh học Vườn Hoa Khô Đà Lạt:

    • ĐƯỜNG HẦM CỦA NHỮNG KỶ LỤC

      • Truyền thuyết thứ 1

      • Đatanla là nơi dũng sĩ K`Lang và nàng sơn cước Hơbiang gặp nhau. Nơi đây, chàng Lang đã giao chiến với bầy thú dữ gồm 2 con rắn hổ tinh, 7 con chó sói và 2 con cáo. Truyên kể của đồng bào dân tộc còn ghi lại rất rõ trận đánh ấy: "Cây đổ ào ào, gió cuồng lên dữ dội, cuộc giao tranh diễn ra vô cùng ác liệt. Lợi dụng lúc 2 con rắn lè lưỡi, Lang rút dao đi rừng chặt đứt bay 2 lưỡi của rắn rồi lấy 9 mũi cung tên bắn vào bầy chó sói và cáo làm chúng bỏ chạy tán loạn...".Khoảng rừng cây bị đổ phá tạo nên những hố sâu mà một trong những hố sâu ấy là vực Tử Thần ở chân thác. Từ đó Đatanla là nơi hẹn hò của đôi tình nhân.

      • Truyền thuyết thứ 2

      • Truyền thuyết kể rằng, Đatanla còn là thác mà các nàng tiên thường hay xuống tắm vì có dòng nước trong vắt, được che phủ bởi nhiều tầng lá. Vì không biết là dưới lá có nước nên khi phát hiện ra con thác, bà con dân tộc thiểu số đặc tên cho nó là "Đạ Tam Nnha" có nghĩa là "dưới lá có nước". Sau này khi người Pháp và người Kinh đặt chân lên vùng cao nguyên đầy trữ tình này thì biến âm thành Đatina rồi là Đatanla

        • 2. Vũ Thế Bình ( 2012), Non Nước Việt Nam, NXB Thống Kê.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan