khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà tàu vàng đối với vaccine balnd+ib phòng bệnh newcastle

50 542 1
khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà tàu vàng đối với vaccine balnd+ib phòng bệnh newcastle

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN THỊ BÍCH TUYỀN KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA GÀ TÀU VÀNG ĐỐI VỚI VACCINE BAL-ND+IB PHÒNG BỆNH NEWCASTLE LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y CẦN THƠ - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA GÀ TÀU VÀNG ĐỐI VỚI VACCINE BAL-ND+IB PHÒNG BỆNH NEWCASTLE Giáo viên hướng dẫn : ThS. Bùi Thị Lê Minh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Bích Tuyền MSSV : LT11675 Lớp : CN1167L1 Cần Thơ - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y ---Đề tài “Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà Tàu Vàng đối với vaccine BAL-ND+IB phòng bệnh Newcastle”. Do sinh viên Nguyễn Thị Bích Tuyền thực hiện tại Cần Thơ từ tháng 08/2013 đến tháng 12/2013. Cần Thơ, ngày tháng Duyệt Bộ môn năm 2013 Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Duyệt Giáo viên hướng dẫn ThS. Bùi Thị Lê Minh Cần Thơ, ngày …. . tháng …. . năm …. Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bích Tuyền ii LỜI CẢM ƠN Luôn ghi tâm công ơn sinh thành, nuôi dưỡng và lời biết ơn sâu sắc quý trọng nhất đến Cha, Mẹ - người đã luôn cố gắng tạo mọi điều kiện tốt để tôi thực hiện được hoài bảo của mình. Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ, cũng như trong suốt quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã được quý Thầy, Cô tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báo về chuyên ngành Thú Y mà tôi đang học. Xin chân thành gởi lời cám ơn đến: - Cô Bùi Thị Lê Minh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. - Cô Huỳnh Ngọc Trang đã tận tình chỉ dạy và đã giúp đỡ tôi trong thời gian ở phòng thí nghiệm. - Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tại trường. - Thầy Trần Ngọc Bích cố vấn học tập và các bạn sinh viên lớp liên thông Thú y K37 đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống để tôi hoàn thành luận văn này. - Xin kính chúc Thầy, Cô, người thân và bạn bè tôi lời chúc sức khỏe, thành công và xin nhận nơi tôi lời biết ơn sâu sắc. - Cuối cùng tôi xin nói lời cám ơn đến Hội Đồng Giám Khảo đã giành thời gian đọc, xem xét và đóng góp những ý kiến quý báo cho đề tài tốt nghiệp của tôi. NGUYỄN THỊ BÍCH TUYỀN iii MỤC LỤC Trang Trang duyệt .. ................................................................................................................i Lời cam đoan .............................................................................................................. ii Lời cảm ơn ... ............................................................................................................. iii Mục lục ........ ..............................................................................................................iv Danh mục bảng ...........................................................................................................vi Danh mục hình .......................................................................................................... vii Danh mục chữ viết tắt .............................................................................................. viii Tóm lược ...... ..............................................................................................................ix CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................1 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................2 2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh Newcastle trong nước và thế giới ...................2 2.1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh Newcastle trên thế giới .....................2 2.1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh Newcsatle trong nước .......................3 2.2 Căn bệnh .....................................................................................................5 2.2.1 Đặc điểm hình thái và cấu trúc của virus .....................................5 2.2.2 Tính chất sinh học.........................................................................6 2.2.3 Đặc tính gây bệnh .........................................................................7 2.2.4 Độc lực..........................................................................................7 2.2.5 Sức đề kháng ...............................................................................8 2.3 Cơ chế sinh bệnh.........................................................................................8 2.4 Miễn dịch chống bệnh Newcastle ............................................................... 8 2.4.1 Miễn dịch tế bào ...........................................................................8 2.4.2 Miễn dịch dịch thể ........................................................................9 2.4.3 Ức chế đáp ứng miễn dịch ............................................................9 2.5 Vaccine ......................................................................................................9 2.6 Sơ lược về giống gà Tàu Vàng nuôi thí nghiệm ......................................12 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................14 3.1 Phương tiện thí nghiệm.............................................................................14 3.1.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu ............................ 14 3.1.2 Vật liệu thí nghiệm .....................................................................14 3.2 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................15 3.2.1 Chuẩn bị nuôi gà thí nghiệm ......................................................15 3.2.3 Phương pháp thu thập mẫu .........................................................17 3.2.4 Qui trình thực hiện phản ứng HA ...............................................19 3.2.5 Qui trình thực hiện phản ứng HI ................................................20 3.3 Phương pháp phân tích số liệu .....................................................................21 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 23 4.1 Kết quả kháng thể thụ động của gà Tàu Vàng ..........................................23 4.2 Đánh giá khả năng bảo hộ của hai loại vaccine Newcastle ......................24 4.3 Đánh chỉ tiêu bạch cầu của gà Tàu Vàng đối với hai loại vaccine ...........25 iv 4.3 Trọng lượng và tăng trọng của gà Tàu Vàng ............................................26 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................28 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................29 PHỤ LỤC .... .............................................................................................................33 v DANH MỤC BẢNG 3.1 Quy trình phòng bệnh bằng vaccine tại trại gà thí nghiệm Ba Hoàng.................15 3.2 Bố trí thí nghiệm với vaccine Newcastle trên gà Tàu Vàng ................................ 16 3.3 Trình tự tiến hành phản ứng HA ..........................................................................20 3.4 Trình tự tiến hành phản ứng HI ...........................................................................21 4.1 Kháng thể thụ động của gà Tàu Vàng (n= 5) ......................................................23 4.2 Kháng thể xuất hiện lúc gà 35 ngày tuổi ............................................................ 24 4.3 Kháng thể xuất hiện lúc gà 49 ngày tuổi ............................................................ 24 4.4 Kiểm tra kháng thể xuất hiện lúc gà 75 ngày tuổi ...............................................25 4.5 Kết quả bạch cầu của gà Tàu Vàng ở 3 nghiệm thức ..........................................25 4.6 Trọng lượng của gà Tàu Vàng ............................................................................26 4.7 Tăng trọng của gà Tàu Vàng trong thí nghiệm ....................................................26 4.8 Hệ số chuyển hóa thức ăn ....................................................................................27 vi DANH SÁCH HÌNH 2.1 Cấu trúc của virus Newcastle ................................................................................5 2.2 Gà Tàu Vàng ........................................................................................................13 3.1 Vaccine BAL-ND+IB (BASTAR) ......................................................................14 3.2 Gà nuôi 7 ngày tuổi .............................................................................................. 16 3.3 Tiêm phòng vaccine cho gà .................................................................................16 3.4 Lấy máu tim gà ...................................................................................................17 3.5 Lấy máu tĩnh mạch cánh ......................................................................................17 3.6 Cân gà thí nghiệm ................................................................................................ 18 3.7 Kết quả phản ứng HI ............................................................................................ 21 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT OIE : Office international of epixooties F HI HA HN ICPI L M MDT ND NDV NP P PPMV-1 VVND : Fusion Protein : Hemagglutination inhibition test : hemagglutionation : Hemagglutinin Neuraminidase : Intra Cerebral Pathogenicity Index : Large : Matrix : Mean Dead Time : Newcastle disease : Newcastle disease virus : Nucleoprotein : Phosphoprotein : Pigeon Paramyxovirus Type 1 : Viscerotropic Velogenic Newcastle Disease FAO GMT ACIAR MDT Et al ELD50 ctv : Food agriculture orgainzation : Geometric mean titer : Australia Center International Research : Mean dead time : Đồng nghiệp, cộng sự : Embryo lethal 50 percent dose : Cộng tác viên viii TÓM LƯỢC Đề tài “Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà Tàu Vàng đối với vaccine BAL-ND+IB phòng bệnh Newcastle” được tiến hành từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013 tại trại chăn nuôi Ba Hoàng - Quận Bình Thủy - Thành Phố Cần Thơ, chúng tôi ghi nhận kết quả như sau: Tỷ lệ kháng thể bảo hộ của vaccine BALND+IB lúc gà 35 ngày tuổi là 100%; lúc gà 49 ngày tuổi là 80% và gà 75 ngày tuổi là 60%. Hiệu giá kháng thể lúc gà 35 ngày tuổi lần lượt là 32; lúc gà 49 ngày tuổi là 12,12 ; lúc gà 75 ngày tuổi là 10,55. Số lượng bạch cầu trước khi tiêm vaccin ở NT I là 29,132 x 103/mm3. Sau khi tiêm vaccine BAL-ND+IB gà được10 ngày và 24 ngày tuổi lần lượt là 27,085 x 103/mm3 và 28,132 x 103/mm3. Trọng lượng của gà Tàu Vàng từ 0 - 3 tuần tuổi ở NT I là 4,05g/con và ở NT II là 4,96g/con. Giai đoạn 3 - 6 tuần tuổi tăng trọng của gà ở hai nghiệm thức tăng cao ở NT I là 15,86g/con và NT II là 19,43g/con. Giai đoạn 6 - 12 tuần tuổi tăng trọng của NT I là 13,60g/con và NT II là 13,77g/con. ix CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành chăn nuôi gia cầm là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và giữ vị trí thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi gia cầm rất được quan tâm phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi gia cầm đang từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần quan trọng trong việc cung cấp protein động vật cho con người (gia cầm chiếm 30% trong tổng sản phẩm thịt, riêng thịt gà chiếm tới 25% (Hứa Thị Nga, 2009). Tuy nhiên, việc chăn nuôi cũng không gặp ít khó khăn, đặc biệt là dịch bệnh vẫn thường xảy ra. Bệnh Newcastle là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, không chỉ xảy ra đồng loạt mà tỷ lệ chết còn lên đến 100% (Nguyễn Như Thanh et al.,1997) và được tổ chức dịch tể thế giới (OIE) xếp vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với gia cầm. Bệnh gây thiệt hại quan trọng đến chăn nuôi gà địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy để tránh dịch bệnh xảy ra, ngoài việc cải thiện điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tiêm phòng vaccine được xem là một biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên ta cần theo dõi khả năng đáp ứng miễn dịch của gà sau tiêm phòng để có những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế dịch bệnh. Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành “Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà Tàu Vàng đối với vaccine BAL-ND+IB phòng bệnh Newcastle” nhằm mục tiêu khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà Tàu Vàng đối với vaccine BAL-ND+IB đồng thời khảo sát khả năng tăng trọng của gà Tàu Vàng cũng như khảo sát sự thay đổi hàm lượng bạch cầu trước và sau khi tiêm vaccine. 1 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh Newcastle trong nước và trên thế giới 2.1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh Newcastle trên thế giới Năm 1833, lần đầu tiên Petemi mô tả tỉ mỉ về một trận dịch gà ở Hungari. Năm 1880, Denprato ở Ý bắt đầu phân biệt bệnh dịch tả với bệnh tụ huyết trùng gà và gọi tên là typhus exudavitus gallinarum. Năm 1901, Xentani tìm ra căn bệnh là một virus (trích dẫn Nguyễn Trường Giỏi, 1999). Năm 1926, phát hiện bệnh Newcastle đầu tiên tại Java, Indonesia (Kraneveld, 1926). Năm 1927, Doyle phát hiện bệnh ở Newcastle-upon-Tyne, Anh và ông đặt tên bệnh là Newcastle. Sau đó, có nhiều bài báo cáo về sự bùng phát bệnh ở Châu Âu giống như những gì người ta đã viết về bệnh Newcastle đã từng xảy ra trước đó vào năm 1926 (Halasz, 1912). Ochi and Hashimoto cho rằng, bệnh có thể xảy ra sớm hơn ớ Hàn Quốc vào năm 1924 (trích dẫn Levine, 1964). Năm 1930, ở Mỹ bệnh thường xảy ra ở thể mãn tính kèm theo rối loạn hệ thần kinh trung ương, vì vậy bệnh còn có tên là Pneumoencephalitis (Beach, 1942). Năm 1935, bệnh Newcastle còn được gọi tên là Viscerotropic Velogenic Newcastle Disease (VVND). Doyle mô tả bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm cấp tính với các bệnh tích chủ yếu là xuất huyết ở đường tiêu hóa. Đặc trưng của bệnh là virus gây bệnh có tính hướng nội tạng do chủng velogenic gây ra). Năm 1944, Beach mô tả bệnh tích đặc trưng ở đường hô hấp và thần kinh nên được gọi là neurotropic Newcastle. Bệnh cũng do chủng velogenic gây ra. Năm 1946, Beaudette và Black mô tả bệnh ở thể cấp tính với bệnh tích xuất huyết ở đường hô hấp và thần kinh. Chủ yếu ở gà con, gà lớn tỷ lệ chết thấp, bệnh do chủng mesogenic (độc lực trung bình) gây ra. Năm 1948, Hitchner và Johnson mô tả bệnh xảy ra ở thể nhẹ với triệu chứng hô hấp, tỷ lệ chết thấp. Bệnh do chủng lentogenic (độc lực thấp) gây ra. Năm 1960, có nhiều báo cáo về việc sử dụng vaccine để chống lại chủng virus có độc lực cao ở Trung Đông (Chu and Rizk, 1971). Trong những năm gần đây, người ta phân lập được virus Newcastle từ những gia cầm bệnh và những gia cầm khỏe ở nhiều nơi trên thế giới (Mc Ferran and Nelson, 1971). 2 Năm 1973, theo ghi nhận của Walker và ctv ở Mỹ đã áp dụng thành công chương trình phòng bệnh ở Nam California. Bệnh đã khống chế thông qua việc tiêu hủy những gia cầm bệnh và quản lý chặt chẽ việc tiêm phòng những loại gia cầm mẫn cảm với mầm bệnh. Năm 1980, bệnh được đặt tên là pigeon paramyxovirus type 1 (PPMV-1) được phát hiện bệnh xảy ra trên bồ câu. Mặc dù, trên thực tế thì chủng virus gây bệnh được xác định là chủng virus gây bệnh trên gia cầm. Năm 1986, người ta tìm thấy virus gây bệnh từ trận dịch làm chết toàn bộ đàn gà là virus Newcastle, ở đảo Western của Scotland (Saif, 2008). Từ giữa thập niên 80, các nhà khoa học Úc đã nghiên cứu phát triển thành công khi tiêm chủng vaccine mới để phòng bệnh Newcastle từ chủng V4 được phân lập từ đàn gà khỏe mạnh ở bang Queensland (Úc) có khả năng chịu nhiệt cao hơn các loại Newcastle chịu nhiệt khác (Trần Đình Từ, 2005). Theo Zakay and Rones et al (1972), Lee và Hanson (1979) kháng thể xuất hiện trong huyết thanh của gà 6 - 10 ngày sau khi tiếp xúc với kháng nguyên, nhưng lượng kháng thể tăng dần và đạt mức cao nhất ở 3 - 4 tuần, rồi giảm dần. Siddque et al (2005) đã nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà công nghiệp khi tiêm phòng vaccine Newcastle ở độ tuổi khác nhau bằng kỹ thuật ức chế ngưng kết hồng cầu (heamgglutination inhibition - HI). Tổng cộng có 312 mẫu huyết thanh đã được thu thập từ các trang trại gà được chia thành ba nhóm tuổi từ 0 - 3 tuần, 3 - 5 tuần, 5 - 7 tuần. Hiệu giá kháng thể trung bình tương ứng theo các nhóm tuổi lần lượt là 11,91, 10,01 và 15,85. Từ các kết quả trên, các tác giả cho rằng gà có đáp ứng kháng thể không cao khi tiêm phòng. 2.1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh Newcastle trong nước Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở hai miền Nam và Bắc. Trong thời kỳ Pháp thuộc, bệnh được gọi là bệnh dịch tả gà (Dương Nghĩa Quốc, 1997). Năm 1993, Phạm Văn Huyến đã mô tả một bệnh dịch tả gà mà tác giả gọi là dịch tả gà giả. Nhưng bệnh được ghi nhận chính thức qua chẩn đoán ở phòng thí nghiệm vào năm 1949. Từ đó, bệnh được xem là bệnh gây tổn thất chủ yếu đối với nền chăn nuôi gà Việt Nam (Trần Đình Từ, 2005). Neter và Nguyễn Bá Lương (1956) đã chẩn đoán bệnh này ở miền Nam. Trong thời gian này ở miền Bắc, Trần Quang Nhiên và Nguyễn Bá Lương đã chẩn đoán xác định bệnh Newcastle đã xảy ra phổ biến ở nhiều tỉnh và đã nghiên cứu vaccine phòng bệnh này (trích dẫn Dương Quốc Nghĩa, 1997). Năm 1981, lần đầu tiên Trần Đình Từ và cộng tác đã áp dụng các kỹ thuật hiện đại để nghiên cứu động lực của các chủng virus Newcastle (trích dẫn Nguyễn Trường Giỏi, 1999). Việc sử dụng vaccine để khống chế bệnh được thực hiện vào những năm 1960 và nhất là thập niên 80. Trong thời gian này, gia cầm được chủng ngừa 3 bằng vaccine virus sống, nhược độc, đông khô. Từ năm 1994, được sự hổ trợ của tổ chức ACIAR và giáo sư Spradbrow của trường đại học Queensland (Úc), công ty thuốc thú y Trung Ương 2 đã triển khai nghiên cứu phát triển loại vaccine chủng V4 và I2. Từ 1996 - 2003, mỗi năm công ty sản xuất chục triệu liều vaccine virus chịu nhiệt cung cấp trên thị trường (Trần Đình Từ, 2005). Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978), gà con mới nở từ trứng gà mẹ khỏi bệnh thường có tính kháng bệnh trong vài tuần lễ đầu. Hàm lượng kháng thể thụ động cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đáp ứng miễn dịch trong việc phòng bệnh Newcastle, nếu khi hàm lượng kháng thể thụ động cao mà đưa vaccine vào, kháng thể thụ động sẽ trung hòa với kháng nguyên có trong vaccine làm giảm hàm lượng kháng thể tạo ra xuống, nên khả năng miễn dịch của đàn gà sẽ giảm. Dương Nghĩa Quốc (1997) theo lý thuyết bày đàn, dịch sẽ không xảy ra nếu 70% cá thể trong đàn có miễn dịch. Nguyễn Bá Hiên (2007), khi tiêm vaccine lần 1 và lần 2 cách nhau 3 - 4 tuần, sử dụng tiếp lần thứ 2 thì đáp ứng miễn dịch sẽ nhanh hơn, mạnh hơn, có thể gấp hàng trăm lần và thời gian miễn dịch dài hơn. Nguyễn Hồng Minh và ctv (2011), hiệu giá kháng thể sau khi tiêm phòng vaccine lần 2 đạt đỉnh điểm ở 35 ngày tuổi, sau đó hàm lượng kháng thể giảm dần Theo Nguyễn Duy Hoan và ctv (2001), kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của giống gà Mèo ở giai đoạn 21 ngày tuổi, 42 ngày tuổi và giai đoạn trưởng thành tại huyện Hòa An, Hà Quảng, Quảng Hòa (Cao Bằng) cho thấy hàm lượng hồng cầu và Hemoglobin tăng dần theo tuổi, phù hợp với quy luật biến thiên chung của gia cầm. Lúc thành thục (28 - 29 tuần) lượng hồng cầu đạt 3,07 triệu/ml và Hemoglobin: 11,13 g% tương tự với các giống gà nội khác kết quả phân tích bạch cầu cho thấy: bạch cầu tổng số tăng từ 26,17 ngàn/ml ở 21 ngày lên 29,17 ngàn/ml lúc thành thục, kết quả này phù hợp với nhiều tài liệu trong và ngoài nước: Trịnh Xuân Cư (1997), bạch cầu ở gà Ác 32,44 ngàn/ml, gà Hồ 33,64 ngàn/ml. Trịnh Hiến Thắng (1995), bạch cầu ở gà là 30 ngàn/ml, Nikintin V.N (1978), ở gà trưởng thành bạch cầu tổng số là 30 ngàn/ml. Theo Lê Hồng Mận và ctv (1989) bạch cầu hay còn gọi là các tế bào máu trắng, bạch cầu khác với hồng cầu cả về hình dáng bên ngoài lẫn chức năng. Số lượng bạch cầu trong máu ít hơn rất nhiều so với hồng cầu (15 35.000/mm3). Bạch cầu là những tế bào máu có nhân, có chức năng bảo vệ cơ thể. Số lượng bạch cầu thường ít 1000 lần so với hồng cầu. Ở gà 20 - 30.000/mm3 trung bình 27 (Nguyễn Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2009). Bạch cầu là những tế bào có nhân được tạo thành trong tủy xương và các hạch bạch huyết chúng có khả năng di động trong mạch máu, giúp cơ thể 4 chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn và nhiễm độc bằng quá tình thực bào và bằng quá trình miễn dịch. Kích thước khác nhau tùy loại bạch cầu. Số lượng bạch cầu gà 30,0 ngàn/mm3 (Nguyễn Đình Giậu và ctv, 2000). 2.2 Căn bệnh 2.2.1 Đặc điểm hình thái và cấu trúc Hình thái: Virus Newcastle là một loại virus đa hình thái, ở dạng hình cầu và có kích thước khoảng 100 - 500 nm, ở dạng hình sợi chiều ngang khoảng 100 nm với chiều dài thay đổi. Hình thái của virus biến đổi theo nồng độ muối của môi trường sống (Nguyễn Đức Hiền, 2011). Cấu trúc: Virus gây bệnh Newcastle là một paramyxovirus, thuộc chi Rbulavirus, thuộc gia đình Paramyxoviridae (Murphy et al, 1995). Được bao bọc bởi sợi đơn ARN virus với bộ gen 15kb. Đặc trưng khoảng 5x106 khối lượng phân tử, chiếm khoảng 0,5% trọng lượng của hạt virus. Chuỗi nucleotide của bộ gen bao gồm 186 nucleotide, (Phillip et al, 1998). Bộ gen của NDV mã hóa protein: - L protein (Large Protein): là enzyme trùng hợp ARN, ARN - trực tiếp được kết hợp với nucleocapsid. - HN (Heamagglutinin Neuraminidase): chịu trách nhiệm đối với hoạt động ngưng kết hồng cầu. - F (Fusion Protein): là một protein hỗn hợp. - NP (Nucleoprotein): protein nucleocapsid. - M (Matrix Protein): có tác dụng gắn ARN của virus với vỏ bọc. - P: phosphoprotein, Nucleocapsid liên kết. Thứ tự của các gen cho các protein này trong bộ gen của virus là 3-N-P-M-F-HN-L-5’, (Rima et al, 1995; Obeni, 1998; de Leeuw Peeter, 1999). Hình 2.1 Cấu trúc của virus Newcastle (Nguồn:http://www.brandeis.edu/projects/wanghlab/images.newcastlevirus.gif) 5 2.2.2 Tính chất sinh học + Tính gây ngưng kết hồng cầu Virus Newcastle có khả năng gây ngưng kết các tế bào hồng cầu gà do sự liên kết giữa haemagglutinin - neuraminidase (HN) protein với các thụ thể bao phủ trên bề mặt của các tế bào hồng cầu. Tính chất này và sự ức chế đặc hiệu ngưng kết hồng cầu hemagglutination inhibition (HI) bởi kháng huyết thanh là một công cụ quan trọng trong chẩn đoán bệnh Newcastle. Hồng cầu gà thường được dùng trong phản ứng HA, nhưng virus Newcastle cũng có thể gây ngưng kết hồng cầu của các loài khác như lưỡng thê, bò sát và chim. Winslow (1950) đã cho thấy rằng các loại tế bào của người và chuột cũng bị ngưng kết bởi các chủng của virus Newcastle; khả năng gây ngưng kết với các tế bào hồng cầu của dê, cừu và heo thì thay đổi tùy theo chủng của virus. + Khả năng gây bệnh Đối với gà Virus Newcastle có khả năng gây bệnh đối với nhiều loại động vật. Tuy nhiên, gà là loài động vật mẫn cảm cao nhất. Theo Hanson và Brandly (1955) mặc dù các chủng virus Newcastle khá đồng nhất về tính kháng nguyên nhưng lại khác nhau về khả năng gây bệnh. Do vậy, để dễ dàng xác định tính chất gây bệnh xảy ra ở gà, các chủng virus Newcastle có thể chia thành các nhóm velogenic (chủng độc lực cao - thể quá cấp, gây tỉ lệ chết rất cao ở đàn gà, gần 100%), mesogenic (chủng độc lực trung bình - có thể gây chết đến 50% đàn gà và làm giảm đáng kể tỷ lệ đẻ trứng) và lentogenic (chủng độc lực yếu - làm giảm đẻ trứng nhưng ít gây chết từ khi gà con mới nở không có kháng thể hoặc gà đang giảm sức đề kháng do mắc bệnh khác). Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tính hướng phủ tạng hay hướng thần kinh mà nhóm velogenic được chia thành hai nhóm phụ là neurotropic và viscerotropic. Nhìn chung, khả năng gây bệnh của virus Newcastle không những quyết định bởi chủng độc lực của virus mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi của gà, điều kiện môi trường chăn nuôi.... Ở gà con thường xuất hiện bệnh ở thể cấp tính, trong khi những đàn gà lớn thường có thời gian nhiễm bệnh kéo dài và thể hiện triệu chứng rõ ràng hơn, giúp ít cho chẩn đoán và điều trị bệnh. Đối với phôi Tất cả các chủng virus Newcastle đều có khả năng nhân lên và phát triển rất tốt trong phôi, sau một thời gian các chủng này sẽ gây chết phôi, có thể lên đến 100% phụ thuộc vào chủng virus Newcastle. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ lệ phôi chết và khả năng phát triển của virus còn bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của kháng thể sẵn có trong trứng được truyền từ mẹ (Beard và Hanson, 1984). 6 Đối với tế bào Tế bào lớp đơn - được nuôi cấy từ phôi gà 9 - 11 ngày tuổi (CEF) cũng là môi trường tốt cho sự nhân lên và phát triển tốt đối với virus Newcastle. 2.2.3 Đặc tính gây bệnh Các chủng virus Newcastle khá đồng nhất về tính kháng nguyên nhưng lại rất khác nhau về khả năng gây bệnh. Khả năng này thay đổi tùy theo độc lực của virus gây bệnh. Có những chủng gây ra thể quá cấp với tỷ lệ chết 100% đàn gà đến những chủng hoàn toàn không gây bệnh. Các chủng virus Newcsatle có thể chia thành các nhóm velogenic (chủng độc lực cao - gây bệnh thể quá cấp, gây chết với tỷ lệ rất cao gần 100%), mesogenic (chủng độc lực trung bình và có thể gây chết 50%) và vetogenic (chủng độc lực yếu - làm giảm đẻ trứng nhưng ít gây chết trừ gà con mới nở không có kháng thể hoặc đàn gà đang giảm sức đề kháng do mắc bệnh khác). Bên cạnh đó, các yếu tố khác như tuổi, tình hình sức khỏe, trạng thái miễn dịch cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết hoặc triệu chứng lâm sàn của gà (OIE, 2009). 2.2.4 Độc lực Virus Newcastle là một loại virus đơn nhất chỉ có 1 type miễn dịch. Tuy nhiên, trong tự nhiên virus Newcastle có nhiều chủng, các chủng này khác nhau ở độc lực. Những chủng virus có độc lực cao, gây bệnh nặng cho gà, gà chết nhiều và ngược lại. Do đó căn cứ vào độc lực của virus người ta chia virus Newcastle thành 3 nhóm: Nhóm Velogen: Gồm những virus có độc lực cao như: Milano, Herts, Larogo. Ở Việt Nam có chủng AK, DA, CD, nhóm virus này gây bệnh bằng đường nào thì gà cũng phát bệnh và chết. Nhóm Mesogen: Gồm những chủng virus có độc lực vừa và nhẹ, nếu tiêm virus vào xoang phúc mạc thì gây bệnh nhẹ cho gà con, nếu tiêm vào não thì gây bệnh nặng và làm chết. Những chủng virus này thường được dùng để chế tạo vaccine phòng bệnh cho gà trên 2 tháng tuổi. Virus vaccine thường được tạo ra bằng cách tiếp đời nhiều lần trên phôi gà như chủng: Mukteswar, Herfordshire, Roakin. Nhóm Lemtogen: Gồm những chủng vaccine có độc lực thấp không gây bệnh cho gà thậm chí tiêm virus vào noãn gà chúng cũng không gây bệnh. Những chủng này thường không gây chết phôi. Thông thường đó là những chủng yếu tự nhiên như: BI, Lasota. Trong cùng một chủng virus Newcsatle, độc lực của chủng có thể tăng lên do liều đưa virus vào cơ thể, đường đưa virus, tuổi gà và điều kiện ngoại cảnh. Gà càng nhỏ, tính thụ cảm với virus càng mạnh. Sự mẫn cảm của virus ít có quan hệ đến giống gà (Nguyễn Văn Khanh, 2011). 7 Người ta xác định độc lực của virus Newcastle dựa vào 3 xét nghiệm chủ yếu sau (FAO, 1978). - Xác định thời gian gây chết phôi trung bình MDT (Mean Dead Time). - Xác định chỉ số gây bệnh khi tiêm vào não gà con 1 ngày tuổi ICPI (Intra Cerebral Pathogenictity Index). - Xác định chỉ số gây bệnh khi tiêm bệnh phẩm Newcastle vào tĩnh mạch gà 6 tuần tuổi ICPI (Intra Cerebral Pathogenictity Index). 2.2.5 Sức đề kháng Virus có sức đề kháng tương đối yếu. Virus không thể tồn tại quá 24 giờ trong thịt thối rửa, trong phân, xác chết. Trong ổ rơm, nền chuồng, virus bị tiêu diệt mạnh. Trong điều kiện khô ráo virus có thể sống trong vài tháng. Nhiệt độ thấp có thể bảo quản virus trong thời gian dài, ở 1 - 2oC virus có thể tồn tại trong 3 tháng, ở -20oC virus có thể tồn tại trong 1 năm. Virus trong phôi gà bệnh được bảo quản ở trạng thái khô, lạnh có thể giữ được tính gây bệnh trong 2 năm. Trong tủy xương, thịt giữ lạnh, virus còn độc lực trong 6 tháng. Ở 100oC virus bị diệt trong 1 phút, ở 60oC virus trong 30 phút, ở 56oC độc lực của virus bị phá hủy trong 5 phút đến 6 giờ, ở 8oC đến 20oC phải nhiều tháng mới phá hủy được virus (Gough et al, 1988). Ở nhiệt độ bình thường, trong nước sinh lý, virus còn sống sau 3 tháng. Virus dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng như crezyl 5%, NAOH 2%. Một số hóa chất như formol, priolactone làm vô hoạt virus nhưng không làm thay đổi tính kháng nguyên của virus. 2.3 Cơ chế sinh bệnh Virus theo đường tiêu hóa vào cơ thể, qua niêm mạc hầu họng rồi vào máu, virus gây nhiễm trùng huyết, bại huyết rồi đi đến hầu hết các cơ quan phủ tạng của cơ thể gây viêm hoại tử. Nội mô thành huyết quản bị phá hủy gây xuất huyết và thâm nhiễm dịch xuất vào các xoang trong cơ thể (Hồ Việt Thu, 2006). Trong thể cấp tính, gà thường chết ở thời điểm nhiễm trùng huyết. Nếu bệnh kéo dài, virus tác động gây rối loạn hệ thần kinh trung ương làm cho con vật có những biểu hiện hệ thần kinh (Nguyễn Bá Hiên và Nguyễn Minh Tâm, 2007). 2.4 Miễn dịch chống bệnh Newcastle 2.4.1 Miễn dịch tế bào Đáp ứng miễn dịch đầu tiên của cơ thể đối với việc nhiễm virus Newcastle là miễn dịch qua trung gian tế bào và có thể phát hiện được sớm ở 2 - 3 ngày sau khi nhiễm các chủng vaccine sống. Điều này giải thích cho sự bảo hộ sớm chống nguy cơ trên những chim được tiêm vaccine trước khi có 8 thể đo được đáp ứng kháng thể. Tuy nhiên, tầm quan trọng của miễn dịch trung gian tế bào trong sự bảo hộ vaccine thì không rõ lắm và một đáp ứng thứ cấp mạnh đối với mầm bệnh tương tự đáp ứng kháng thể dường như không xảy ra (Nguyễn Đức Hiền, 2011). 2.4.2 Miễn dịch dịch thể Miễn dịch dịch thể trong bệnh Newcastle có ý nghĩa quyết định trong phòng chống bệnh. Người ta thường dùng phản ứng HI để đánh giá hiệu lực vaccine. Kháng thể HI thường xuất hiện trong tuần đầu sau khi tiêm chủng vaccine, đạt mức cao nhất vào tuần thứ 2 và duy trì đến tuần thứ 4 rồi giảm dần. Kháng thể HI phát hiện được có thể kéo dài 1 năm sau. Khi chủng vaccine Mesogen hoặc tái chủng bằng vaccine Lentogen. Với các xét nghiệm chuẩn hiệu giá HI tương ứng với khả năng bảo hộ được xác định là ≥ 1/8 (All and Gough, 1974). Nếu đàn gà mẹ được miễn dịch chắc chắn thì gà con nở ra có hàm lượng kháng thể ngang bằng lượng kháng thể trong máu gà mẹ (Heller et al, 1977). Theo Lâm Minh Thuận (2004) kháng thể tồn tại ở gà con từ 20 - 30 ngày, thông thường lượng kháng thể mẹ truyền hết hẳn vào ngày thứ 28. Nếu gà mẹ nhiễm virus cường độc ngoài tự nhiên thì kháng thể mẹ truyền có thể tồn tại đến ngày thứ 45. Đáp ứng miễn dịch với bệnh Newcastle do chủng ngừa vaccine chịu ảnh hưởng lớn của kháng thể mẹ truyền.Việc xác định hiệu giá kháng thể thụ động để lập chương trình chủng ngừa có một ý nghĩa quan trọng. Nếu ta biết được hiệu giá kháng thể thụ động của gà con lúc một ngày tuổi thì ta dễ dàng xác định được thời diểm chủng ngừa thích hợp. Theo Allan et al, (1974) thì thời gian bán hủy của kháng thể thụ động là 4 - 5 ngày. Nếu kháng thể thụ động còn rất cao mà ta chủng ngừa bằng vaccine sống sẽ làm giảm hiệu lực của vaccine. 2.4.3 Ức chế đáp ứng miễn dịch Sự ức chế đáp ứng miễn dịch có tác động quan trọng đến khả năng gây bệnh của các chủng virus gây bệnh Newcastle và mức bảo hộ được tạo thành bởi tiêm chủng dự phòng. Trong điều kiện tự nhiên, sự ức chế đáp ứng miễn dịch Newcastle có thể xảy ra do nhiễm cùng với các virus khác như Gumboro. Hậu quả thiếu hụt miễn dịch sẽ dẫn đến bệnh do virus gây bệnh Newcastle gây ra sẽ nghiêm trọng hơn và không đáp ứng đầy đủ với tiêm chủng vaccine (Faragher et al, 1974). Gần đây sự ức chế miễn dịch do nhân tố gây thiếu máu ở gà (Chicken anemia agent) đã được chứng minh ở những gà không có đáp ứng miễn dịch mạnh khi chủng nhắc lại với vaccine Newcastle vô hoạt (Box et al, 1976). 2.5 Vaccine + Vaccine nhược độc Các chủng vaccine nhược độc phòng bệnh Newcastle được chia làm 3 nhóm: 9 - Nhóm Mesogenic gồm các chủng: Roakin, Mukteswar, Standard, Komarov. - Nhóm Lentogenic gồm các chủng Lasota, Hichner B1. - Nhóm Avirulent không độc lực gồm các chủng Ulster 2C, VACCINE4, V4HR. Trong 3 nhóm trên thì 2 nhóm Mesogenic và Lentogenic là 2 nhóm truyền thống đã được sử dụng từ lâu ở nước ta và đã có kết quả đáng khích lệ trong việc hạn chế tác hại của bệnh Newcastle. Ngày nay các chủng thuộc nhóm Avirulent đang được thừa nhận và đang dần thay thế các nhóm truyền thống. Một số loại vaccine nhược độc đã được sử dụng ở nước ta - Vaccine F được điều chế tại Weybridge (Anh) năm 1975 được đưa sang Việt Nam. Đây là một loại vaccine có độc lực thấp tạo miễn dịch yếu và không bền. Có thể dùng cho gà con một ngày tuổi. - Vaccine Newcastle chịu nhiệt chủng H4N4 đã được kiểm nghiệm và đưa vào sản xuất bước đầu cho những kết quả đáng khích lệ. Vaccine H4N4 có thể vận chuyển trong điều kiện bình thường đã tạo ra thuận lợi cho việc đưa về nông thôn. - Vaccine Mukteswar còn gọi là vaccine hệ I, vaccine dịch tả dùng cho gà lớn. Loại vaccine này có nguồn gốc từ Ấn Độ, nó có độc lực cao nhất trong các tất cả các loại vaccine sống nhưng tạo miễn dịch cao và bền. - Vaccine Herfordshire có độc lực thấp hơn chủng M và cũng tạo miễn dịch cao và bền. Vaccine này cũng có thể gây phản ứng cho gà trên 8 tuần tuổi và gà đang đẻ. - Vaccine K (Komarov) loại vaccine này có độc lực yếu hơn vaccine M nhưng có ưu điểm tạo miễn dịch nhanh sau 3 ngày tiêm chủng. - Vaccine R (Roakin) được phân lập từ giống cường độc tự nhiên và làm giảm độc có nguồn gốc ở Mỹ. - Vaccine dạng đông khô (Navetco) được sản xuất từ virus nhược độc chủng Lasota, tạo miễn dịch mạnh và bền hơn chủng F. Mỗi liều vaccine chứa ít nhất 106EID50 virus Newcastle chủng Lasota nhược độc. - Vaccine BAL-ND+IB (Bestar) vaccine sống dạng đông khô phòng bệnh Newcastle (ND) và bệnh viêm phế quản truyền nhiểm (IB). Mỗi liều vaccine chứa 106.0 EID50 và 102.5 virus IB. Ngoài ra còn các loại vaccine nhược độc có tên thương mại: Vaccine Pestos, Sotasee, Bipetos. Được nhập từ nước ngoài. 10 + Vaccine vô hoạt Là chế phẩm sinh học được chế từ chủng virus cường độc hoặc nhược độc, được khử độc tính bằng formol hoặc P - Propiolacton có bổ sung thêm chất bổ trợ nhằm tăng cường hiệu quả của vaccine. Tá chất có tác dụng gây phản ứng viêm nhẹ làm tăng khả năng thực bào, tá chất còn có tác dụng hấp phụ kháng thể, sau đó giải phóng từ từ có tác dụng giống như chủng vaccine nhắc lại nhiều lần. Những thí nghiệm gần đây còn chứng minh rằng tá chất làm tăng hiệu quả của lympho THB Tuy nhiên vaccine vô hoạt có những nhược điểm là: thời gian bảo quản không được lâu, khi để đông lạnh để làm hư vaccine, phải chủng cho từng con và giá thành cao. Một số loại vaccine vô hoạt đang được lưu hành ở nước ta - Vaccine Imopest do Rhone Mérieus (Pháp) sản xuất. Virus vaccine thuộc chủng Texas có hiệu giá trước khi vô hoạt là 108ETD50 chất bảo quản là Methiolate 0.005mg, chất bổ trợ dạng dầu vừa đủ 0,3 cc/liều. - Vaccine Gumboro + ND là vaccine vô hoạt phòng 2 bệnh Newcastle và Gumboro do công ty Interviet (Hà Lan) sản xuất thành phần một liều gồm Newcastle Clone 30>/ 50 PD50 (PD: Protective dose) + Gumboro D78>/ 12,5 log2 VN (VN: virus Neuteralization). - Vaccine Gumboro + Newcastle do Pháp sản xuất mỗi liều chứa 10 EID50 virus Newcastle chủng texas và 1057CCID50 virus Gumboro chủng VNIO. Đây là vaccine chết nhị giá dùng tiêm cho gà mẹ để gây miễn dịch chủ động cho gà mẹ và gà mẹ truyền kháng thể thụ động cho gà con. 8 Tiêu chuẩn cho một vaccine ND lý tưởng: vaccine lý tưởng để sử dụng phải thỏa những tiêu chuẩn quan trọng sau đây. - An toàn: vaccine không gây ra các dấu hiệu lâm sàng khi dùng với bất kì đường tiêm chủng nào ở gà con và gà trước hoặc trong kì đẻ trứng. - Thuần khiết (Purty): vaccine phải không nhiễm vi sinh vật ngoại lai. - Ổn định: chủng vaccine phải ổn định về mặt di truyền không chuyển đổi thành dạng có độc lực cao hơn khi lây truyền qua gà. Vaccine phải có thời gian sống có thể chấp nhận được. - Hiệu lực: liều tiêm chủng của virus có khả năng kích thích miễn dịch thích hợp, thường nằm giữa 106 – 107 EID 50/liều. Quy trình chủng ngừa: hiện nay, trong các xí nghiệp chăn nuôi gà công nghiệp đang tồn tại khá nhiều quy trình chủng ngừa vaccine phòng bệnh Newcastle. Chúng tôi xin giới thiệu quy trình được số đông các xí nghiệp nuôi gà áp dụng. 11 + Quy trình do Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp thực phẩm ban hành năm 1993 (Lê Văn Hùng, 1996). - Đối với gà thương phẩm hướng thịt: ngày 7 - 30 - 50 chủng vaccine Lasota bằng con đường nhỏ mắt mũi. - Đối với gà thương phẩm hướng trứng: ngày 7 - 30 chủng vaccine Lasota. Ngày 63 - 133 - 222 chủng vaccine hệ I. - Đối với gà giống hướng thịt: ngày 7 - 30 chủng vaccine Lasota. Ngày 51 - 133 - 266 chủng vaccine Newcastle hệ I. - Đối với gà giống hướng trứng: ngày 7 - 30 chủng vaccine Lasota. Ngày 45 - 133 - 300 tiêm vaccine Newcastle hệ II. + Quy trình phòng bệnh cho gà (Hồ Thị Việt Thu, 2012). - Đối với gà thả vườn, gà đẻ: ngày 4 - 21 chủng vaccine Lasota. Ngày 60 tiêm vaccine Newcastle chủng M. + Chương trình chủng ngừa Newcastle ở một số nước (Lê Văn Hùng, 1996). - Ở Philipine: ngày thứ 4 chủng 1/4 liều Clone 30, ngày 30 chủng 1/2 liều 30 và tuần lễ 18 - 20 phòng bệnh Newcastle liều hoàn chỉnh Clone 30. - Ở viện Mérieux (Pháp): ngày thứ nhất dùng vaccine H1B1 + Imopest. Sau đó 8 tuần và 18 tuần dùng vaccine Imopest. - Ở Cuba: dựa vào hàm lượng kháng thể của mẹ truyền để xác định ngày tiêm vaccine lần đầu. Nếu MG = 0 - 5,8 dùng Lasota lúc 8 ngày, MG = 5,9 9g Lasota lúc 10 ngày và nếu MG = 10 thì ngày thứ 12 - 14 vaccine Lasota. - Ở Singapore: quy trình chủng ngừa cho gà giống là gà 7 và 21 ngày dùng vaccine F. Gà 42 ngày tuổi và 12 tháng tuổi dùng vaccine Standard. 2.6 Sơ lược về giống gà Tàu Vàng nuôi thí nghiệm Gà Tàu Vàng xuất xứ từ Trung Quốc, đưa vào miền Nam từ lâu, nuôi rộng rãi ở nhiều tỉnh như Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Tây Ninh,... gà tầm vóc lớn, màu lông phổ biến là màu vàng rơm, vàng đậm, có đốm đen ở cổ, cánh và đuôi. Đa phần gà có màu đơn đỏ tươi, một số mào kép (đỏ nụ). Gà mọc lông chậm, 3 tháng tuổi gà trống lông còn lơ thơ. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên vào 180 ngày, tỷ lệ 26% bình quân sản lượng trứng 100 quả/mái/năm, có những đàn được chọn lọc đẻ tăng 120 - 140 quả, khối lượng trứng 50g/quả. Gà nuôi thịt 16 tuần con trống 2,0kg, gà mái 1,5kg, thân thịt 67% thịt và trứng ngon. Gà nuôi thịt bán công nghiệp 12 tuần đạt 1,7 - 1,8kg/con trống, 1,3 - 1,5kg/con mái (Lê Minh Hoàng, 2002). 12 Hình 2.2 Gà Tàu Vàng (Nguồn htpp://www.pktomon.com) 13 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương tiện thí nghiệm 3.1.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng thí nghiệm Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013. Địa điểm bố trí thí nghiệm: gà thí nghiệm được nuôi tại trại chăn nuôi Ba Hoàng, tổ 7 khu vực Thới Thạnh, phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Địa điểm xét nghiệm: phòng thí nghiệm bệnh Truyền Nhiễm Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Phòng xét nghiệm bệnh viện 121 CHC - QK9. Đối tượng thí nghiệm: gà Tàu Vàng khỏe mạnh từ 1 ngày tuổi đến 90 ngày tuổi. 3.1.2 Vật liệu thí nghiệm Vật liệu và dụng cụ: ống tiêm y tế, kim tiêm, ống nghiệm vô trùng, bông gòn vô trùng, khẩu trang, găng tay, thùng trữ mẫu, máy ly tâm, hematocrite, type nhựa đựng huyết thanh, đĩa microplate đáy tròn có 96 giếng, micropipett, đầu cone, buồng đếm huyết cầu Neubauer, ống hút pha loãng bạch cầu với viên bi màu trắng để trộn máu, lamelle đậy buồng đếm, bông gòn, kính hiển vi quang học, cân. Hóa chất và sinh phẩm: dung dịch PBS, dung dịch alserver, nước cất, hồng cầu gà, huyết thanh gà, vaccine BAL-ND+IB (BESTAR), vaccine phòng bệnh Gumboro, vaccine phòng bệnh đậu gà, nước muối sinh lý 0,85%, cồn 70o. Dung dịch pha loãng Lazarus, acid acetic 2ml, blue methylen 1 - 2 giọt (0,3g Blue methylen, 100ml nước cất), nước cất 98ml, cồn 90o, dung dịch HCl, methanol, aceton, phẩm nhuộm Giemsa. Hình 3.1 Vaccine BAL-ND+IB (BESTAR) 14 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Chuẩn bị gà thí nghiệm Chuẩn bị chuồng nuôi: chuồng nuôi được chuẩn bị trước khi đem gà về, kiểu chuồng lồng diện tích 1m x 2m, xung quanh được bao lại bằng lưới chì. Dưới đáy được trãi lớp trấu có rắt men vi sinh (Balasa No.1). Chuồng được sát trùng bằng iodine trước khi đưa vào nuôi. Thức ăn: thức ăn cho gà thí nghiệm là thức ăn của Công ty CP Việt Pháp (PROCONCO) gà được ăn tự do bằng thức ăn dạng viên phù hợp với từng lứa tuổi. Theo bảng thức ăn sử dụng khi nuôi gà thí nghiệm (Phụ lục). Quy trình chăm sóc: gà từ 0 - 3 tuần tuổi được nuôi úm trên lồng, mỗi lồng úm được sử dụng một bóng đèn tròn có công suất 75W. Xung quanh chuồng được che kín cẩn thận để tránh mưa tạt, gió lùa, phía dưới có lót giấy báo. Sử dụng máng ăn tròn treo để tránh thức ăn bị rơi vãi và bị dính phân. Tuần thứ 4 và 5 gà không còn nuôi úm, cho ăn uống bình thường, vệ sinh tốt chuồng trại. Gà được cho ăn uống tự do, bổ sung thêm vitamin C, glucose. Mật độ nuôi như sau: 1 đến 2 ngày tuổi: 50 con/m2. 2 tuần đến 3 tuần tuổi: 35 con/m2. 3 tuần đến 4 tuần tuổi: 30 con/m2. 4 tuần đến 5 tuần tuổi: 25 con/m2. 5 tuần đến 6 tuần tuổi: 20 con/m2. 6 tuần đến 7 tuần tuổi: 15 con/m2. 7 tuần tuổi đến xuất bán: 10 con/m2. Quy trình phòng bệnh tại trại gà Ba Hoàng được tóm tắt qua bảng 3.1 Bảng 3.1 Quy trình phòng bệnh bằng vaccine tại trại gà thí nghiệm Ba Hoàng Ngày tuổi Tên vaccine Tên công ty Cách tiêm ngừa 7 Newcastle + Gumboro Navetco Nhỏ mắt, nhỏ mũi 10 Đậu Navetco Chủng qua cánh 15 Cúm gia cầm Navetco Tiêm dưới da cổ 21 Newcastle + Gumboro Navetco Nhỏ mắt, nhỏ mũi 45 Cúm gia cầm Navetco Tiêm dưới da cổ 60 Tụ huyết trùng Navetco Tiêm dưới da cổ 15 3.2.2 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nghiệm thức (mỗi nghiệm thức là 15 con gà) với 3 lần lập lại, tổng số là 30 con, được trình bày theo bảng 3.2. Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệm với vaccine Newcastle trên gà Tàu Vàng. Nghiệm thức Vaccine sử dụng NT I Không sử dụng vaccine NT II BAL-ND+IB Đường cấp Nhỏ mắt, nhỏ mũi Số lần lập lại Số gà (con) 3 15 3 15 Thời gian tiêm chủng (ngày) 7 và 21 Ở các nghiệm thức chúng tôi theo dõi các chỉ tiêu sau: Trước khi tiến hành bố trí thí nghiệm, gà thí nghiệm được lấy máu để kiểm tra kháng thể thụ động trước khi tiêm phòng bệnh Newcastle. Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà Tàu Vàng sau khi tiêm vacine BAL-ND+IB. Khảo sát hàm lượng bạch cầu trước và sau khi tiêm vaccine. Khảo sát khả năng tăng trọng của gà Tàu Vàng sau khi tiêm vaccine. Khảo sát hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Tàu Vàng. Hình 3.2 Gà 7 ngày tuổi Hình 3.3 Tiêm phòng vaccine cho gà 16 3.2.3 Phương pháp thu thập mẫu Phương pháp lấy máu để kiểm tra bạch cầu trong lô gà thí nghiệm: mẫu được lấy trên cả 2 lô vaccine, máu được lấy sáng sớm trước khi cho gà ăn và vận động. Thời điểm lấy máu trước tiêm vaccine (NT I) để kiểm tra hàm lượng bạch cầu và NT II sau khi tiêm vaccine mỗi đợt là 10 ngày và 24 ngày. Lấy máu gà con (kiểm tra hàm lượng bạch cầu): lấy máu tim, lắp kim vào bơm tiêm tráng chất chống đông (heperin), đặt gà nằm ngửa trên lòng bàn tay các ngón tay giữ chặt hai chân và cánh gà. Dùng cồn 70o sát trùng vị trí ức gà, dùng ngón tay trỏ xác định vị trí tim đập, dùng bơm tiêm loại 1ml hướng bơm tiêm song song với thân gà rút khoảng 0,5ml máu cho vào ống nghiệm có chứa chất chống đông (heperin) sau đó ghi ký hiệu và vận chuyển đến phòng xét nghiệm Bệnh Viện 121 CHC - QK9. Phương pháp lấy máu để kiểm tra kháng thể trong lô gà thí nghiệm: để theo dõi sự truyền kháng thể thụ động từ đàn gà giống bố mẹ sang gà con, chúng tôi thực hiện trên nghiệm thức đối chứng (không tiêm vaccine), những gà thí nghiệm đã được kiểm tra kháng thể thụ động đối với virus Newcastle ở thời điểm lấy máu lúc 3 ngày, 10 ngày, 17 ngày, 24 ngày và sau đó mỗi tháng lấy máu một lần cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Sau đó kiểm tra kháng thể bằng phản ứng HA và HI . Để đánh giá khả năng bảo hộ của vaccine BAL-ND+IB (BESTAR) của bệnh Newcastle chúng tôi tiến hành lấy máu ở các thời điểm: gà được 35, 49 và 75 ngày tuổi sau khi đã tiêm phòng lúc 21 ngày, để kiểm tra đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng. Lấy máu gà lớn: một tay giữ 2 cánh ở phía trên, nhổ lông để bộc lộ tĩnh mạch, sát trùng bằng cồn 70o nơi tĩnh mạch cánh gà, sau đó dùng bơm tiêm vô trùng ghim vào lòng tĩnh mạch (theo hướng song song) và rút máu ra từ từ lấy khoảng 1 - 2ml máu cho vào ống nghiệm vô trùng, để nghiêng một gốc 45o và giữ yên khoảng 30 phút cho đến khi ra huyết thanh, tiến hành chiết huyết thanh cho vào ependoff, ghi lại ký hiệu của gà thí nghiệm. Hình 3.5 Lấy máu tĩnh mạch cánh Hình 3.4 Lấy máu tim gà 17 Bảo quản mẫu: máu sau khi lấy sẽ được trữ ở 4oC trong thùng trữ mẫu rồi chuyển đến phòng thí nghiệm. Mẫu huyết thanh phải được bảo quản trong điều kiện lạnh (từ 2 - 8 oC) nếu tiến hành xét nghiệm ngay trong vòng 48 - 72 giờ. Nếu mẫu chưa được xét nghiệm trong vòng 48 - 72 giờ thì giữ trong tủ ấm (-20oC) đến khi xét nghiệm. Theo dõi sự tăng trọng của gà Tàu Vàng sau khi tiêm phòng vaccine. Từ các nghiệm thức trên chúng tôi theo dõi sự tăng trọng của gà Tàu Vàng qua các nghiệm thức, gà được theo dõi qua ba giai đoạn. Trong đó, giai đoạn nuôi úm 0 - 3 tuần tuổi (nuôi trên chuồng lồng), giai đoạn nuôi tăng trưởng từ 3 - 6 tuần tuổi và giai đoạn thịt từ 6 - 12 tuần tuổi. Các lô thí nghiệm được cho ăn cùng một loại thức ăn của Công ty CP Việt Pháp (PROCONCO), được chăm sóc và nuôi dưỡng như nhau để khảo sát về sự tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn. Tăng trọng của gà (g/con/ngày) được xác định bằng cách tăng khối lượng gà trước khi bố trí thí nghiệm để xác định trọng lượng ban đầu, sau đó cân vào cuối mỗi giai đoạn và lúc kết thúc thí nghiệm. Gà thí nghiệm được cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn, gà được cân từng con và cân toàn bộ số gà có trong mỗi đơn vị thí nghiệm. Hình 3.6 Cân gà thí nghiệm Tăng trọng bình quân của gà được tính theo công thức sau: Trọng lượng gà mỗi giai đoạn – trọng lượng gà ban đầu Tăng trọng (g/con) = Số ngày thí nghiệm Hệ số chuyển hóa thức ăn được xác định dựa vào lượng thức ăn tiêu thụ và tăng trọng của gà và được thể hiện qua công thức dưới đây: 18 Tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn thí nghiệm (g/con) Hệ số chuyển hóa thức ăn = Tăng trọng trong giai đoạn thí nghiệm (g/con) 3.2.4 Qui trình thực hiện phản ứng HA Nguyên lý: Virus Newcastle có khả năng ngưng kết hồng cầu. Khi hồng cầu được rửa sạch bằng nước sinh lý 0,85% sẽ bộc lộ ra những thụ thể bề mặt và virus Newcastle sẽ kết hợp với hồng cầu qua thụ thể này (Burnet, 1942). Kết quả là hồng cầu sẽ dàn đều trong giếng của đĩa nhựa microplate chữ U khi thực hiện phản ứng. Đây là đặc điểm quan trọng để xác định một cách gián tiếp sự hiện diện của virus, và chuẩn độ kháng nguyên virus Newcastle dùng cho phản ứng HI. Chuẩn bị và bảo quản hồng cầu gà: chọn 2 - 3 con gà khỏe mạnh, không có kháng thể đối với virus Newcsatle. Lấy máu tĩnh mạch cánh khoảng 4 - 5ml có chất kháng đông (Alsever), lắc nhẹ để trộn đều chất chống đông. Rửa hồng cầu: hòa hồng cầu với một lượng tương đương dung dịch nước muối sinh lý 0,85% lắc nhẹ cho đều, ly tâm 2000 vòng/phút, trong 10 phút bỏ phần nước bên trên. Hồng cầu được rửa 3 lần trong dung dịch nước sinh lý 0,85%. Dùng Hematocrit để xác định tỷ lệ hồng cầu, sau đó pha thành hồng cầu 1% với nước sinh lý 0,85%, bảo quản nhiệt độ 4oC dùng làm phản ứng. - Thành phần phản ứng: kháng nguyên là vaccine BAL-ND+IB pha trong dung dịch nước sinh lý 0,85%, nước sinh lý 0,85%, hồng cầu gà pha loãng 1% trong nước sinh lý. - Tiến hành phản ứng HA: dùng micropipette nhỏ 25µl nước sinh lý vào 12 giếng của đĩa nhựa microplate. Cho vào giếng thứ nhất 25µl kháng nguyên, như vậy kháng nguyên được pha loãng 1/2 trong nước sinh lý, trộn đều rùi hút 25µl của giếng thứ nhất chuyển sang giếng thứ 2 và làm tiếp tục cho đến giếng thứ 11 rút bỏ 25µl. Giếng thứ 12 làm đối chứng hồng cầu, chỉ có 25µl nước sinh lý và 25µl huyễn dịch hồng cầu gà 1%. Thêm vào mỗi giếng 25µl hồng cầu 1%, lắc nhẹ đĩa nhựa để trộn đều kháng nguyên và hồng cầu; để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, đọc kết quả sau 30 phút. - Đọc kết quả phản ứng HA Dương tính xảy ra hiện tượng ngưng kết hồng cầu. Âm tính khi hồng cầu tụ lại thành một cụm tròn ở đáy giếng. Hiệu giá ngưng kết của kháng nguyên là độ pha loãng cuối cùng của kháng nguyên còn khả năng ngưng kết và được gọi là một đơn vị ngưng kết hay một đơn vị HA. 19 Bảng 3.3 Trình tự tiến hành phản ứng HA Số giếng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nước sinh lý 0,85% 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 Kháng nguyên (µl) 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 Độ pha 1/2 1/4 1/8 1/16 1/32 1/64 1/128 1/256 1/512 1/1024 1/2048 loãng Hồng cầu 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 (µl) Để ở nhiệt độ 4oC trong 30 phút 3.2.5 Qui trình thực hiện phản ứng HI Nguyên lý: khi cho huyết thanh có kháng thể kháng virus có khả năng ngưng kết hồng cầu tương ứng thì sau một thời gian virus sẽ bị trung hòa và mất khả năng ngưng kết hồng cầu. Trong phản ứng này người ta sử dụng lượng kháng nguyên nhất định, còn huyết thanh được pha loãng cho đến khi lượng kháng thể có trong huyết thanh không còn đủ khả năng ngăn trở hiện tượng ngưng kết hồng cầu. - Thành phần phản ứng: nước sinh lý 0,85%, kháng nguyên có 4 đơn vị ngưng kết pha loãng trong dung dịch sinh lý 0,85%, hồng cầu gà 1% pha trong nước sinh lý 0,85% - Tiến hành phản ứng HI: Dùng micropipet hút 25µl nước sinh lý 0,85% từ giếng 1 đến giếng thứ 12 cho vào mỗi giếng của đĩa microplate. Dùng micropipet hút 25µl huyết thanh gà cần xét nghiệm cho vào giếng thứ nhất trộn đều. Như vậy huyết thanh được pha loãng 1/2. Hút 25µl chuyển sang giếng thứ hai, trộn đều, hút 25µl chuyển sang giếng thứ ba tiếp tục như vậy cho đến giếng thứ 9 rút bỏ 25µl. Cho vào mỗi giếng 25µl kháng nguyên (ở 4 đơn vị HA pha loãng trong nước sinh lý 0,85%). Lắc đều, để ở nhiệt độ phòng 30 phút cho kháng thể hiện diện trong huyết thanh liên kết với kháng nguyên. Thêm vào mỗi giếng 25µl huyễn dịch hồng cầu gà 1% lắc đều. Sau đó để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm cho đến khi các tế bào hồng cầu trong giếng đối chứng đóng thành nút rõ ràng dưới đáy giếng. Đọc kết quả sau 30 phút. Thực hiện phản ứng đối chứng: giếng thứ 10, thứ 11 làm đối chứng âm với đối chứng dương, thực hiện tương tự như các mẫu huyết thanh kiểm tra nhưng thay đổi huyết thanh cần kiểm tra bằng mẫu huyết thanh âm tính và dương tính chuẩn. Giếng thứ 12 để làm đối chứng hồng cầu: 25µl nước sinh lý 0,85% và 25µl huyễn dịch hồng cầu gà 1%. - Đọc phản ứng HI: giếng nào không xảy ra ngưng kết hồng cầu là dương tính, giếng nào có ngưng kết hồng cầu là âm tính. Hiệu giá ngăn trở ngưng kết 20 hồng cầu của huyết thanh là độ pha loãng cuối cùng của huyết thanh còn có khả năng ngăn trở ngưng kết hồng cầu có thể đọc được. Dương tính từ giếng thứ 1 đến giếng thứ 9 tương ứng với hiệu giá kháng thể là 1/2 đến 1/521. Âm tính thì hồng cầu ngưng kết. Tiêu chí đánh giá: hiệu giá HI ≥ 1/16 (4log2) được coi là hiệu giá bảo hộ của cá thể gia cầm; đàn gia cầm được bảo hộ là đàn có ≥ 70% số cá thể có hiệu giá HI ≥ 4log2 (Cục Thú y, 2005). Bảng 3.4. Trình tự tiến hành phản ứng HI Số giếng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nước sinh lý 0,85% 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 Huyết thanh (µl) 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 Độ pha loãng 1/2 1/4 1/8 1/16 1/32 1/64 1/128 1/256 1/512 Kháng nguyên (µl) 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 Để ở nhiệt độ 4oC trong 30 phút Hồng 25 25 25 25 cấu (µl) Để ở nhiệt độ 4oC trong 30 phút 25 25 25 25 25 25 25 25 25 Hình 3.7 Kết quả phản ứng HI 21 3.3 Phương pháp phân tích số liệu So sánh tỷ lệ bảo hộ của gà Tàu Vàng giữa các ngày tuổi bằng phép thử Fisher_Exactly_tes1. So sánh số lượng bạch cầu và trọng lượng gà giữa các nghiệm thức bằng phân tích phương sai so sánh các trị số trung bình bằng phương pháp thống kê ANOVA, sử dụng phần mềm Minitab 16. 22 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả kháng thể thụ động của gà Tàu Vàng Bảng 4.1 Kháng thể thụ động của gà Tàu Vàng (n=5) Hiệu giá kháng thể (x log2) Ngày tuổi Số mẫu ≥ 4log2 Tỷ lệ bảo hộ (%) GMT 0,05). Qua bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ bảo hộ cho gà con 3 ngày tuổi là 80%, 10 ngày tuổi là 60%, 17 ngày tuổi là 40%, hết hẳn vào 24 ngày tuổi và 1 tháng. Tỷ lệ bảo hộ của gà ở 3 ngày tuổi, 10 ngày tuổi, 17 ngày tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Hiệu giá kháng thể trung bình GMT lúc 3 ngày tuổi là 13,92 và giảm dần qua các ngày tuổi. Theo Heller et al, 1977 nếu đàn gà bố mẹ được miễn dịch chắc chắn thì gà con nở ra có hàm lượng kháng thể ngang bằng với hàm lượng kháng thể trong máu gà mẹ, kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang con quyết định đến việc phòng chống bệnh Newcastle, bảo vệ gà con trong giai đoạn đầu. Kháng thể tồn tại ở gà con từ 20 - 30 ngày thông thường lượng kháng thể mẹ truyền hết hẳn vào ngày thứ 28. Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978), gà con mới nở từ trứng gà mẹ khỏi bệnh thường có tính kháng bệnh trong vài tuần lễ đầu. Hàm lượng kháng thể thụ động cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đáp ứng miễn dịch trong việc phòng bệnh Newcastle, nếu khi hàm lượng kháng thể thụ động cao mà đưa vaccine vào, kháng thể thụ động sẽ trung hòa với kháng nguyên có trong vaccine làm giảm hàm lượng kháng thể tạo ra, nên khả năng miễn dịch của đàn gà sẽ giảm. Vì vậy xác định hiệu giá kháng thể để đặt chương trình chủng có một ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết để xác định được chương trình tiêm phòng thích hợp, nhằm giúp tạo miễn dịch tốt, bảo hộ đàn gà chống bệnh Newcastle. 23 4.2 Đánh giá khả năng bảo hộ của vaccine BAL-ND+IB Bảng 4.2 Kháng thể xuất hiện lúc gà 35 ngày tuổi (n=5) Hiệu giá kháng thể (x log2) [...]... tiến hành Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà Tàu Vàng đối với vaccine BAL-ND+IB phòng bệnh Newcastle nhằm mục tiêu khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà Tàu Vàng đối với vaccine BAL-ND+IB đồng thời khảo sát khả năng tăng trọng của gà Tàu Vàng cũng như khảo sát sự thay đổi hàm lượng bạch cầu trước và sau khi tiêm vaccine 1 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh Newcastle. .. nghiệm, gà thí nghiệm được lấy máu để kiểm tra kháng thể thụ động trước khi tiêm phòng bệnh Newcastle Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà Tàu Vàng sau khi tiêm vacine BAL-ND+IB Khảo sát hàm lượng bạch cầu trước và sau khi tiêm vaccine Khảo sát khả năng tăng trọng của gà Tàu Vàng sau khi tiêm vaccine Khảo sát hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Tàu Vàng Hình 3.2 Gà 7 ngày tuổi Hình 3.3 Tiêm phòng vaccine. .. Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà Tàu Vàng đối với vaccine BAL-ND+IB phòng bệnh Newcastle được tiến hành từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013 tại trại chăn nuôi Ba Hoàng - Quận Bình Thủy - Thành Phố Cần Thơ, chúng tôi ghi nhận kết quả như sau: Tỷ lệ kháng thể bảo hộ của vaccine BALND+IB lúc gà 35 ngày tuổi là 100%; lúc gà 49 ngày tuổi là 80% và gà 75 ngày tuổi là 60% Hiệu giá kháng thể lúc gà. .. 1996) - Đối với gà thương phẩm hướng thịt: ngày 7 - 30 - 50 chủng vaccine Lasota bằng con đường nhỏ mắt mũi - Đối với gà thương phẩm hướng trứng: ngày 7 - 30 chủng vaccine Lasota Ngày 63 - 133 - 222 chủng vaccine hệ I - Đối với gà giống hướng thịt: ngày 7 - 30 chủng vaccine Lasota Ngày 51 - 133 - 266 chủng vaccine Newcastle hệ I - Đối với gà giống hướng trứng: ngày 7 - 30 chủng vaccine Lasota Ngày 45... bán hủy của kháng thể thụ động là 4 - 5 ngày Nếu kháng thể thụ động còn rất cao mà ta chủng ngừa bằng vaccine sống sẽ làm giảm hiệu lực của vaccine 2.4.3 Ức chế đáp ứng miễn dịch Sự ức chế đáp ứng miễn dịch có tác động quan trọng đến khả năng gây bệnh của các chủng virus gây bệnh Newcastle và mức bảo hộ được tạo thành bởi tiêm chủng dự phòng Trong điều kiện tự nhiên, sự ức chế đáp ứng miễn dịch Newcastle. .. kéo dài, cần chú ý tiêm phòng nhắc lại để giúp đàn gà có miễn dịch cao hơn Kết quả này cũng phù hợp với nhiều quy trình phòng bệnh Newcastle hiện nay được khuyến cáo sau khi chủng ngừa vaccine 21 ngày tuổi, gà cần được chủng ngừa lại lúc 60 ngày tuổi (Hồ Việt Thu, 2012) 4.3 Đánh giá chỉ tiêu bạch cầu của gà Tàu Vàng đối với vaccine BALND+IB Bảng 4.5 Kết quả bạch cầu của gà Tàu Vàng ở hai nghiệm thức... ứng miễn dịch của gà Tàu Vàng 35 ngày đạt tỷ lệ bảo hộ cao là 100% Điều này phù hợp với Dương Nghĩa Quốc (1997) theo lý thuyết bày đàn, dịch bệnh sẽ không xảy ra nếu 70% cá thể trong đàn có miễn dịch Hiệu giá kháng thể trung bình (GMT) của là 32,00 Theo Allan and Gough (1974), đàn gà có hiệu giá kháng thể trung bình ≥ 8 (3log2) thì có khả năng miễn dịch với bệnh Newcastle Kết quả này cũng phù hợp với. .. các loài khác như lưỡng thê, bò sát và chim Winslow (1950) đã cho thấy rằng các loại tế bào của người và chuột cũng bị ngưng kết bởi các chủng của virus Newcastle; khả năng gây ngưng kết với các tế bào hồng cầu của dê, cừu và heo thì thay đổi tùy theo chủng của virus + Khả năng gây bệnh Đối với gà Virus Newcastle có khả năng gây bệnh đối với nhiều loại động vật Tuy nhiên, gà là loài động vật mẫn cảm cao... do nhiễm cùng với các virus khác như Gumboro Hậu quả thiếu hụt miễn dịch sẽ dẫn đến bệnh do virus gây bệnh Newcastle gây ra sẽ nghiêm trọng hơn và không đáp ứng đầy đủ với tiêm chủng vaccine (Faragher et al, 1974) Gần đây sự ức chế miễn dịch do nhân tố gây thiếu máu ở gà (Chicken anemia agent) đã được chứng minh ở những gà không có đáp ứng miễn dịch mạnh khi chủng nhắc lại với vaccine Newcastle vô hoạt... Ngày 45 - 133 - 300 tiêm vaccine Newcastle hệ II + Quy trình phòng bệnh cho gà (Hồ Thị Việt Thu, 2012) - Đối với gà thả vườn, gà đẻ: ngày 4 - 21 chủng vaccine Lasota Ngày 60 tiêm vaccine Newcastle chủng M + Chương trình chủng ngừa Newcastle ở một số nước (Lê Văn Hùng, 1996) - Ở Philipine: ngày thứ 4 chủng 1/4 liều Clone 30, ngày 30 chủng 1/2 liều 30 và tuần lễ 18 - 20 phòng bệnh Newcastle liều hoàn chỉnh

Ngày đăng: 09/10/2015, 23:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan