PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

16 630 5
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN  VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH  MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật chính là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Hiểu được nguyên lý này, chúng ta mới có thể vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tế một cách đúng đắn và hợp lý. Trong số các vấn đề về vận dụng mối liên hệ phổ biến vào thực tế ở nước ta hiện nay, phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là một đề tài cấp thiết bởi trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều đang đi theo xu hướng mở cửa hội nhập và Việt Nam không phải ngoại lệ, tuy nhiên nếu trước tiên không xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ thì nước ta sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong quá trình hội nhập. Nhận thức rõ tính đúng đắn, cấp thiết của việc đặt ra vấn đề này, em quyết định chọn đề tài tiểu luận: “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:  Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến  Hiểu rõ khái niệm “xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ”, “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” và mối quan hệ biện chứng giữa chúng.  Vận dụng phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến để phân tích, làm rõ mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp. Các nhiệm vụ, mục đích này sẽ lần lượt được giải quyết và đạt tới trong từng phần của bài tiểu luận.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Sinh viên thực hiện: Trần Khánh Linh Lớp Anh 1 – Khối 1 – Ngành Kinh Doanh Quốc Tế Khoa Kinh Tế và Kinh Doanh Quốc Tế Giảng viên hướng dẫn: PGS, TS Đoàn Văn Khái Hà Nội – Tháng 12 năm 2014 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 01 NỘI DUNG 02 I. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến 02 1. Phép biện chứng duy vật 02 2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 03 2.1. Nội dung 2.2. Ý nghĩa phương pháp luận 03 04 viênliên thựchệ hiện: II. Vận dụng phép biện chứng vềSinh mối phổ biến vào Giáo viênxây hướng dẫn:nền ThS. kinh Đặng Hương việc phân tích mối liên hệ giữa dựng tế độcGiang lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế 05 1. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ 05 2. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế 3. Quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ở Việt Nam – Thành tựu và khó khăn 07 08 Nội,Việt 2011Nam hiện nay 4. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tếHàcủa – Cơ hội và thách thức 10 2 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 13 LỜI MỞ ĐẦU Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật chính là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Hiểu được nguyên lý này, chúng ta mới có thể vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tế một cách đúng đắn và hợp lý. Trong số các vấn đề về vận dụng mối liên hệ phổ biến vào thực tế ở nước ta hiện nay, phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là một đề tài cấp thiết bởi trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều đang đi theo xu hướng mở cửa hội nhập và Việt Nam không phải ngoại lệ, tuy nhiên nếu trước tiên không xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ thì nước ta sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong quá trình hội nhập. Nhận thức rõ tính đúng đắn, cấp thiết của việc đặt ra vấn đề này, em quyết định chọn đề tài tiểu luận: “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:  Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của phép biện chứng về mối liên hệ phổ  biến Hiểu rõ khái niệm “xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ”, “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” và mối quan hệ biện chứng giữa chúng. 2  Vận dụng phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến để phân tích, làm rõ mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp. Các nhiệm vụ, mục đích này sẽ lần lượt được giải quyết và đạt tới trong từng phần của bài tiểu luận. NỘI DUNG I/ Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến - Cơ sở triết học của đề tài: 1. Phép biện chứng duy vật: Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định bản chất vật chất, tính thống nhất vật chất của thế giới, mà còn khẳng định các sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn tồn tại trong sự liên hệ, trong sự vận động và phát triển không ngừng theo những quy luật vốn có của nó. Làm sáng tỏ những vấn đề đó là nội dung cơ bản của phép biện chứng. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định phép biện chứng duy vật là “khoa học về mối liên hệ phổ biến”, và cũng là “khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. V.I. Lênin nhấn mạnh thêm: Phép biện chứng là học thuyết sâu sắc nhất, không phiến diện về sự phát triển. Nội dung phép biện chứng duy vật gồm 2 nguyên lý, 6 cặp phạm trù và 3 quy luật cơ bản. 2 2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: 2.1. Nội dung: Trong phép biện chứng, khái niệm “mối liên hệ” dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm “mối liên hệ phổ biến” dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Đó là các mối liên hệ giữa các mặt đối lập: lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng… Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định. Đồng thời cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy. 2 2.2. Ý nghĩa phương pháp luận: Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn. Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn. Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện. 2 II. Vận dụng phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến vào việc phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế 1. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ: Một nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay có thể được hiểu là nền kinh tế có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì các hoạt động bình thường của xã hội và phục vụ đắc lực cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đó là nền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và đảm bảo độ an toàn cần thiết, có tốc độ tăng trưởng bền vững và năng lực cạnh tranh cao, cơ cấu xuất nhập khẩu cơ bản cân đối, cơ cấu mặt hàng đa dạng, phong phú với tỷ lệ các mặt hàng công nghệ và có giá trị gia tăng lớn chiếm ưu thế, cơ cấu thị trường quốc tế; đối tác cũng đa dạng và tránh chỉ tập trung quá nhiều vào một vài mục tiêu; đảm bảo nền tài chính lành mạnh, đặc biệt giữ cân bằng cần thiết trong cán cân thanh toán và có nguồn dự trữ quốc gia mạnh. Như vậy nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc vào các nước khác, một người hoặc một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viện trợ để áp đặt, khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc. Nền kinh tế độc lập tự chủ còn là nền kinh tế dù trước những biến động của thị trường và khủng hoảng của nền kinh tế, tài chính bên ngoài vẫn có khả năng cơ bản duy trì sự ổn định và phát triển trước sự bao vây, cô lập và chống phá của các thế lực thù địch, nên vẫn có khả năng đứng vững, không sụp đổ, không bị rối loạn. 2 Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không chỉ xuất phát từ quan điểm, đường lối chính trị độc lập tự chủ mà cũng là đòi hỏi của thực tiễn, nhằm bảo đảm độc lập tự chủ vững chắc về chính trị, bảo đảm phát triển bền vững và có hiệu quả cho chính ngay nền kinh tế, cho việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Có xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ thì mới tạo được cơ sở kinh tế, cơ sở vật chất - kỹ thuật của chế độ chính trị độc lập tự chủ. Độc lập tự chủ về kinh tế là nền tảng vật chất để bảo đảm cho sự độc lập tự chủ bền vững về chính trị. Không thể có độc lập tự chủ về chính trị nếu bị lệ thuộc về kinh tế. Độc lập tự chủ về kinh tế được đặt trong mối quan hệ biện chứng với độc lập tự chủ về các mặt khác sẽ tạo ra sự độc lập tự chủ và sức mạnh tổng hợp của một quốc gia. Như vây, độc lập tự chủ về kinh tế đồng nghĩa với bảo đảm vững chắc định hướng xã hội chủ nghĩa và giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc trong công cuộc phát triển kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Không phải chờ đến khi có trình độ phát triển cao mới đặt vấn đề giữ vững độc lập tự chủ, mà ngay từ bây giờ chúng ta phải bảo đảm yêu cầu cơ bản về độc lập tự chủ, trước hết là về đường lối chính trị và các nguyên tắc cơ bản về phát triển kinh tế. Đương nhiên, xây dựng kinh tế độc lập tự chủ là một quá trình lâu dài, đi từ thấp đến cao, ngày càng hoàn chỉnh, ngày càng bền vững. Trong thời đại “thế giới phẳng”, nền kinh tế độc lập tự chủ không còn được hiểu là một nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp mà được đặt trong mối quan hệ biện chứng với mở cửa, hội nhập, chủ động tham gia giao lưu, hợp tác và cạnh tranh quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực và lợi thế của quốc gia. Điều này có nghĩa là độc lập tự chủ về kinh tế cũng đồng thời hội nhập được vào nền kinh tế quốc tế. 2. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế: 2 Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình “mở cửa” nền kinh tế, đưa các doanh nghiệp trong nước tham gia tích cực vào cạnh tranh quốc tế, phân công lao động quốc tế; qua đó tạo điều kiện mở rộng không gian và môi trường để chiếm lĩnh những vị trí phù hợp nhất có thể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Đó cũng là quá trình chúng ta tham gia vào các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực và thế giới, qua đó mà thiết lập mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, và công nghệ với các nước trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường duy nhất để đưa một quốc gia không ngừng phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật của nước mình. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam có cơ hội tích lũy những tiền đề, điều kiện cho một sự phát triển mới: vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh tế, mở rộng thị trường, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa để đưa đất đước phát triển. Nếu không tranh thủ những cơ hội do toàn cầu hóa mang lại để học hỏi sự phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản thì chúng ta không thể xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa được. Hiện nay, xu thế chung của hội nhập kinh tế quốc tế là tăng cường hợp tác đa phương, tự do hóa và khu vực hóa, đặc biệt chú trọng vai trò quan trọng của dịch vụ thương mại và tăng cường chính sách bảo hộ với các rào cản thương mại hiện đại. 3. Quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ở Việt Nam – Thành tựu và khó khăn 2 Sau khi giành lại độc lập, đặc biệt từ sau thời kì Đổi mới, đất nước ta đã có nhiều sự phát triển vượt bậc về kinh tế, trước tiên phải kể tới mức tăng tưởng cao. Theo con số của Bộ Công thương Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2014 ước tăng 5,62%, cao nhất trong 3 năm gần đây. Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều phát triển, đặc biệt là các ngành dịch vụ: thương mại, du lịch, bưu chính viễn thông… phát triển mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế có những chuyển biến tích cực: giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Xuất khẩu tăng trưởng vượt bậc. Bên cạnh đó, mức sống của người dân ngày càng cao. Tuy thế, nền kinh tế nước ta vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Cơ bản nền kinh tế Việt Nam hiện nay lạc hậu về khoa học kỹ thuật rất nhiều so với các nước công nghiệp phát triển. Sản xuất, xuất khẩu của ta chủ yếu gồm các nông khoáng sản thô và các mặt hàng công nghiệp thứ cấp, khi sản xuất phải nhập khẩu máy và vật tư phụ tùng, nông nghiệp lệ thuộc vào phân bón, xăng dầu, thuốc sâu, nông cơ; công nghiệp lệ thuộc vào máy vật tư, linh kiện rời. Các nông khoáng sản thô như gạo, cao su, cà phê, hàng thuỷ sản, than đá - dầu thô, và các mặt hàng thứ cấp khác: hàng may mặc và giầy dép là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh rất mạnh của các nước kém mở mang khác, các hạn định quota nhập khẩu của nước ngoài, giá cả bấp bênh và có khuynh hướng giảm, thị trường hạn chế. Trong nhiều năm, gạo, cà phê, cao su, hàng may mặc của Việt Nam không xuất khẩu được hết trên thị trường thế giới, khiến cho giá sụt và làm giảm thu nhập của công nhân, nông dân trong các ngành liên quan. Trong khi đó, nhập khẩu lại hướng về máy, các vật tư, linh kiện rời giá đắt và các hàng tiêu dùng cao cấp giá rất đắt. 2 Tình hình này làm cho vị thế của ta trên thị trường quốc tế yếu đi và dẫn đến nhiều nguy cơ lớn về kinh tế tài chính: nguy cơ bán rẻ như cho và mua phải trả giá cao; nguy cơ siêu đưa đến thâm thủng cán cân thương mại và buộc phải vay tiền nước ngoài; nợ quốc tế tăng gia với tốc độ nhanh hàng năm, đến một mức nào đó có thể dẫn đến tình hình khủng hoảng tài chính - tiền tệ như đã xảy ra tại Thái Lan; hội nhập quốc tế giúp Việt Nam tranh thủ kỹ thuật, khoa học, vốn quốc tế, tuy nhiên các công ty nước ngoài chỉ đầu tư ở Việt Nam nếu họ có lợi, như vậy chúng ta ở trong thế bị động Sự phối hợp 4 nguy cơ trên có khả năng đưa đến tình hình mất độc lập tự chủ kinh tế, tài chính, tiền tệ, gây ra tình cảnh lệ thuộc vào nước ngoài. Độc lập tự chủ kinh tế là nền tảng cơ bản bảo đảm sự bền vững của độc lập tự chủ về chính trị, do đó cần phải có biện pháp xây dựng nền kinh tế tự chủ và chủ động trong việc hội nhập vào kinh tế quốc tế. 2 4. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay – Cơ hội và thách thức Từ Đại hội Đảng lần VIII và IX, Đảng ta đã xác định Việt Nam tất yếu phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại thời gian qua đã mang lại cho chúng ta những kết quả quan trọng : - Chúng ta đã làm thất bại chính sách bao vây cấm vận, cô lập nước ta của các thế lực thù địch, tạo dựng được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế nước ta trên chính trường và thương trường thế giới. - Không những chúng ta đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới tan rã gây nên mà còn mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu. - Thu hút được một nguồn lớn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), bổ sung cho nguồn vốn trong nước, kết hợp nội lực với ngoại lực, tạo được những thành tựu kinh tế to lớn, quan trọng. - Tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng lớn, đồng thời giảm đáng kể nợ nước ngoài. - Tiếp thu khoa học và công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động, sáng tạo. - Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2 - Gia nhập thành công vào các tổ chức kinh tế khu vực và trên thế giới: WTO, APEC,… Tuy vậy, qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cũng bộc lộ nhiều mặt yếu kém : - Nhận thức về nội dung, bước đi, lộ trình hội nhập còn giản đơn ; các ngành, các cấp chưa nhận thức đầy đủ những thách thức và cơ hội để từ đó có kế hoạch chủ động vươn lên vượt qua thách thức, nắm bắt thời cơ để phát triển ; không ít chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu hội nhập. - Công tác hội nhập kinh tế quốc tế mới được triển khai chủ yếu ở các cơ quan Trung ương và một số thành phố lớn, sự tham gia của các ngành, các cấp, của các doanh nghiệp còn yếu và chưa đồng bộ, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp cần thiết bảo đảm cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đạt hiệu quả cao. - Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế, một lộ trình hợp lý thực hiện các cam kết quốc tế. - Nhiều doanh nghiệp còn ít hiểu biết về thị trường thế giới và luật pháp quốc tế, năng lực quản lý kém, trình độ công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh yếu, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp và bảo hộ của Nhà nước còn nặng. - Môi trường kinh doanh ở nước ta chưa thật thông thoáng: hệ thống luật pháp còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đủ rõ ràng và nhất quán ; kết cấu hạ tầng phát triển chậm ; trong bộ máy hành chính còn nhiều biểu hiện của bệnh quan liêu và tệ tham nhũng, trình độ nghiệp vụ yếu kém, nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản… - Đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại còn thiếu và yếu; tổ chức chỉ đạo chưa sát và kịp thời; các cấp, các ngành chưa quan tâm chỉ 2 đạo và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chuẩn bị tham gia hội nhập. Đây là nguyên nhân sâu xa của những yếu kém, khuyết điểm trong hợp tác kinh tế với nước ngoài. KẾT LUẬN Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế có mối liên hệ khăng khít, biện chứng với nhau. Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế đã trở thành một xu thế khách quan, chi phối sự phát triển của các nước trên thế giới, để phát triển bền vững, hiệu quả, mỗi quốc gia phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đồng thời thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Có xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ thì mới tạo được cơ sở kinh tế, cơ sở vật chất - kỹ thuật của chế độ chính trị độc lập, tự chủ. Độc lập tự chủ về kinh tế là nền tảng vật chất để đảm bảo cho sự độc lập tự chủ, bền vững về chính trị. Có lẽ sau khi nghiên cứu kỹ đề tài chúng ta có thể nhận ra rằng không thể có độc lập tự chủ khi không có hội nhập kinh tế quốc tế, giữa chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau. Chỉ có xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ chúng ta mới có đầy đủ tư cách và tự lực để chủ động hội nhập đúng hướng và có hiệu quả; và ngược lại, chỉ có chủ động hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta mới nhanh chóng bổ sung cho nội lực còn khiếm khuyết, thiếu hụt, rút ngắn con đường phát triển nhằm không ngừng tự hoàn thiện mình để giữ vững nền độc lập tự chủ. Hơn nữa chúng ta chủ động hội nhập chính là chúng ta chủ động bảo vệ và quyết tâm bảo vệ bằng được mục tiêu độc lập tự chủ trong phát triển. Độc lập tự chủ để mở cửa chủ động hội nhập, chủ động hội nhập để bảo vệ độc lập tự chủ. Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế là mối quan hệ tương hỗ, có tính biện chứng; hội nhập càng chất lượng thì độc lập tự chủ càng cao. Độc lập tự chủ càng cao thì càng có điều kiện chủ 2 động, tích cực hội nhập. Việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ hiện nay không hề mâu thuẫn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hoá kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin” – NXB Chính trị Quốc gia – 2011 – T69-72 2/ Văn kiện Đại hội Đảng VII – NXB Sự thật – 1991 – T147 3/ Văn kiện Đại hội Đảng VIII – NXB Quốc gia HN – 1996 – T84-85 4/ Văn kiện Đại hội Đảng IX - NXB Chính trị Quốc gia – 2001 – T167 5/ Số liệu & tài liệu khác: Internet 2 2 [...]... ngừng tự hoàn thiện mình để giữ vững nền độc lập tự chủ Hơn nữa chúng ta chủ động hội nhập chính là chúng ta chủ động bảo vệ và quyết tâm bảo vệ bằng được mục tiêu độc lập tự chủ trong phát triển Độc lập tự chủ để mở cửa chủ động hội nhập, chủ động hội nhập để bảo vệ độc lập tự chủ Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế là mối quan hệ tương hỗ, có tính biện chứng; ... phát triển bền vững, hiệu quả, mỗi quốc gia phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đồng thời thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Có xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ thì mới tạo được cơ sở kinh tế, cơ sở vật chất - kỹ thuật của chế độ chính trị độc lập, tự chủ Độc lập tự chủ về kinh tế là nền tảng vật chất để đảm bảo cho sự độc lập tự chủ, bền vững về chính trị Có lẽ sau khi nghiên... cứu kỹ đề tài chúng ta có thể nhận ra rằng không thể có độc lập tự chủ khi không có hội nhập kinh tế quốc tế, giữa chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau Chỉ có xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ chúng ta mới có đầy đủ tư cách và tự lực để chủ động hội nhập đúng hướng và có hiệu quả; và ngược lại, chỉ có chủ động hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta mới nhanh chóng bổ sung cho nội lực còn khiếm... do đó cần phải có biện pháp xây dựng nền kinh tế tự chủ và chủ động trong việc hội nhập vào kinh tế quốc tế 2 4 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay – Cơ hội và thách thức Từ Đại hội Đảng lần VIII và IX, Đảng ta đã xác định Việt Nam tất yếu phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại thời gian qua đã mang lại cho chúng... tính biện chứng; hội nhập càng chất lượng thì độc lập tự chủ càng cao Độc lập tự chủ càng cao thì càng có điều kiện chủ 2 động, tích cực hội nhập Việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ hiện nay không hề mâu thuẫn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hoá kinh tế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin” – NXB Chính trị Quốc gia – 2011 –... các cấp, các ngành chưa quan tâm chỉ 2 đạo và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chuẩn bị tham gia hội nhập Đây là nguyên nhân sâu xa của những yếu kém, khuyết điểm trong hợp tác kinh tế với nước ngoài KẾT LUẬN Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế có mối liên hệ khăng khít, biện chứng với nhau Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế đã trở thành một xu thế khách quan, chi phối... vốn quốc tế, tuy nhiên các công ty nước ngoài chỉ đầu tư ở Việt Nam nếu họ có lợi, như vậy chúng ta ở trong thế bị động Sự phối hợp 4 nguy cơ trên có khả năng đưa đến tình hình mất độc lập tự chủ kinh tế, tài chính, tiền tệ, gây ra tình cảnh lệ thuộc vào nước ngoài Độc lập tự chủ kinh tế là nền tảng cơ bản bảo đảm sự bền vững của độc lập tự chủ về chính trị, do đó cần phải có biện pháp xây dựng nền kinh. .. dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 2 - Gia nhập thành công vào các tổ chức kinh tế khu vực và trên thế giới: WTO, APEC,… Tuy vậy, qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cũng bộc lộ nhiều mặt yếu kém : - Nhận thức về nội dung, bước đi, lộ trình hội nhập còn giản đơn ; các ngành, các cấp chưa nhận thức đầy đủ những thách thức và cơ hội để từ đó có kế hoạch chủ động vươn... hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế, một lộ trình hợp lý thực hiện các cam kết quốc tế - Nhiều doanh nghiệp còn ít hiểu biết về thị trường thế giới và luật pháp quốc tế, năng lực quản lý kém, trình độ công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh yếu, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp và bảo hộ của Nhà nước còn nặng - Môi trường kinh doanh ở nước... phát triển ; không ít chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu hội nhập - Công tác hội nhập kinh tế quốc tế mới được triển khai chủ yếu ở các cơ quan Trung ương và một số thành phố lớn, sự tham gia của các ngành, các cấp, của các doanh nghiệp còn yếu và chưa đồng bộ, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp cần thiết bảo đảm cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đạt hiệu quả cao ... ngụy biện II Vận dụng phép biện chứng mối liên hệ phổ biến vào việc phân tích mối liên hệ xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Xây dựng kinh tế độc lập tự chủ: ... chủ động hội nhập kinh tế quốc tế mối quan hệ biện chứng chúng  Vận dụng phép biện chứng mối liên hệ phổ biến để phân tích, làm rõ mối liên hệ xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội. .. vềSinh mối phổ biến vào Giáo viênxây hướng dẫn :nền ThS kinh Đặng Hương việc phân tích mối liên hệ dựng tế độcGiang lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế 05 Xây dựng kinh tế độc lập tự chủ

Ngày đăng: 09/10/2015, 23:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • NỘI DUNG

    • I/ Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến - Cơ sở triết học của đề tài:

    • 1. Phép biện chứng duy vật:

    • Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định bản chất vật chất, tính thống nhất vật chất của thế giới, mà còn khẳng định các sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn tồn tại trong sự liên hệ, trong sự vận động và phát triển không ngừng theo những quy luật vốn có của nó. Làm sáng tỏ những vấn đề đó là nội dung cơ bản của phép biện chứng.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan