phân tích tình hình quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao sóc trăng etech

113 461 0
phân tích tình hình quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao sóc trăng etech

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯƠNG QUỐC HUY PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KỸ THUẬT CAO SÓC TRĂNG E-TECH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế Toán Mã số ngành: 52340301 Cần Thơ - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯƠNG QUỐC HUY MSSV: LT11408 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KỸ THUẬT CAO SÓC TRĂNG E-TECH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế Toán Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TH.S LÊ TÍN Cần Thơ - 2013 LỜI CẢM TẠ  Được sự giới thiệu của khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ và sự chấp thuận của Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech, với vốn kiến thức đã học và qua hơn hai tháng thực tập tại Công ty, cùng với sự hướng dẫn của thầy Lê Tín và sự giúp đỡ của quý Công ty, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:  Toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt cho em những tri thức quý báo làm hành trang bước vào đời.  Th.S Lê Tín, Thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp ý kiến và sửa chữa những sai sót trong suốt quá trình thực hiện bài viết tốt nghiệp này.  Ban lãnh đạo Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech, cùng với toàn thể các cán bộ, nhân viên đang công tác tại Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập tại Công ty. Xin chúc quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể công nhân viên của Công ty được dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thắng lợi mới trong công việc. Cần Thơ, Ngày…...Tháng…...Năm…… Sinh viên thực hiện Trương Quốc Huy i TRANG CAM KẾT  Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, Ngày…...Tháng…...Năm…… Sinh viên thực hiện Trương Quốc Huy ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· Sóc Trăng, Ngày……Tháng……Năm…… Thủ Trưởng Đơn Vị iii MỤC LỤC  CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................ 1 1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................... 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................... 1 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................... 2 1.3.1. Không gian................................................................................. 2 1.3.2. Thời gian.................................................................................... 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 2 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.............................................................................................................. 2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................... 5 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ..................................................................... 5 2.1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị ................................. 5 2.1.2. Đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán quản trị chi phí trong công tác quản lý chi phí trong hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản........................... 8 2.1.3. Nội dung của kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản .................................................................................... 9 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 24 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................... 24 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.................................................... 24 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP SX VÀ DV NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KỸ THUẬT CAO SÓC TRĂNG E-TECH 27 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ..... 27 iv 3.1.1. Giới thiệu Công ty ..................................................................... 27 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ............................................. 27 3.1.3. Đặc điểm sản xuất và quy trình sản xuất của Công ty............... 28 3.1.4. Hệ thống quản lý chất lượng Công ty đang áp dụng ................. 29 3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY............................................... 30 3.2.1. Sơ đồ tổ chức tại Công ty .......................................................... 30 3.2.2. Các Phòng, Ban và đơn vị kinh doanh....................................... 32 3.2.3. Tổ chức bộ máy kế toán và hạch toán ....................................... 34 3.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CTY TRONG NĂM 2010, 2011, 2012 .......................................................................................... 37 3.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm (20102012) ............................................................................................................. 37 3.3.2. Tình hình sản xuất sản phẩm của công ty trong 3 năm (2010-2012) .................................................................................................. 40 3.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI......................................................41 3.4.1. Thuận lợi ................................................................................... 41 3.4.2. Khó khăn ................................................................................... 42 3.4.3. Định hướng phát triển của Công ty ........................................... 42 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KỸ THUẬT CAO SÓC TRĂNG E-TECH............................................................................................... 44 4.1. YÊU CẦU, CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT ........................................................................................................... 44 4.1.1. Yêu cầu đối với công tác lập kế hoạch ...................................... 44 4.1.2. Các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ...................... 44 4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LẬP DỰ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY ...................................................................... 44 4.2.1. Lập dự toán sản lượng sản xuất ................................................. 44 v 4.2.2. Lập kế hoạch dự toán nguyên vật liệu trực tiếp ......................... 49 4.2.3. Lập kế hoạch dự toán nhân công trực tiếp................................. 56 4.2.4. Lập kế hoạch dự toán chi phí sản xuất chung ............................ 59 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY .................................................................................................... 61 4.3.1. Tình hình tăng trưởng chi phí .................................................... 61 4.3.2. Phân tích chi phí nguyên vật liêu trực tiếp ................................ 63 4.3.3. Phân tích chi phí nhân công trực tiếp ........................................ 67 4.3.4. Phân tích chi phí sản xuất chung ............................................... 70 4.4. PHÂN TÍCH THÔNG TIN CHI PHÍ THÍCH HỢP CHO CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY ........................ 74 4.4.1. Lựa chọn dây chuyền, trang thiết bị .......................................... 75 4.4.2. Dự toán kinh phí đầu tư ............................................................. 75 4.4.3. Dự toán công suất hoạt động và nhu cầu nguyên liệu ............... 77 4.4.4. Dự toán chi phí, doanh thu, lãi lỗ dự án .................................... 78 4.4.5. Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư .................................................... 80 4.4.6. Tỷ suất chiết khấu của dự án ..................................................... 81 4.4.7. Thời gian hoàn vốn .................................................................... 81 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY . 87 5.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ LẬP KẾ HOẠCH CHI PHÍ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ........... 87 5.1.1. Tác động môi trường bên trong Công ty ................................... 87 5.1.2. Tác động môi trường bên ngoài Công ty................................... 87 5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY ................................................................... 88 5.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy kế toán............................. 88 5.2.2. Lập quy trình kế toán rõ ràng .................................................... 88 vi 5.3. BIỆN PHÁP LẬP DỰ TOÁN TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN PHẨM .......................................................................................................... 89 5.3.1. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................... 89 5.3.2. Đối với chi phí nhân công trực tiếp ........................................... 90 5.3.3. Đối với chi phí sản xuất chung .................................................. 90 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................... 91 6.1. KẾT LUẬN........................................................................................... 91 6.2. KIẾN NGHỊ.......................................................................................... 91 6.2.1. Đối với Công ty ........................................................................ 91 6.2.2. Đối với Nhà nước ...................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 94 PHỤ LỤC ............................................................................................ 95 vii DANH SÁCH BẢNG  Trang Bảng 3.1 Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm (2010 – 2012)................................................................................................ 38 Bảng 3.2 Tình sản xuất sản phẩm của Công ty trong 3 năm (2010-2012) .. 40 Bảng 4.1 Dự toán sản lượng năm 2010 ........................................................ 46 Bảng 4.2 Dự toán sản lượng năm 2011 ........................................................ 47 Bảng 4.3 Dự toán sản lượng năm 2012 ........................................................ 49 Bảng 4.4 Định mức lượng cho nguyên liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm Sotom ............................................................................................................ 50 Bảng 4.5 Định mức lượng cho nguyên liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm Soca............................................................................................................... 51 Bảng 4.6 Định mức giá đơn vị cho nguyên liệu bột mì và bột cá đầu vào của sản phẩm Sotom............................................................................................ 52 Bảng 4.7 Định mức giá đơn vị cho nguyên liệu cám và bột mì đầu vào của sản phẩm Soca..................................................................................................... 52 Bảng 4.8 Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp năm 2012 và thực tế năm 2012 của sản phẩm Sotom............................................................................................ 54 Bảng 4.9 Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp năm 2012 và thực tế năm 2012 của sản phẩm Soca .............................................................................................. 56 Bảng 4.10 Định mức giá chi phí nhân công trực tiếp ................................... 57 Bảng 4.11 Định mức thời gian sản xuất 1 sản phẩm của nhân công trực tiếp sản xuất ......................................................................................................... 57 Bảng 4.12 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp năm 2012 ........................... 58 Bảng 4.13 Dự toán chi phí sản xuất chung của các năm 2012 ..................... 60 Bảng 4.14 Báo cáo chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận dạng tóm lược từ năm 2010 -2012 ............................................................................................ 61 Bảng 4.15 Báo cáo chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận tính cho 1kg sản phẩm của 2 mặt hàng Sotom và Soca qua 3 năm 2010 - 2012 ..................... 61 Bảng 4.16 Dự toán kế hoạch linh hoạt chi phí nguyên liệu trực tiếp hai sản phẩm Sotom và Soca..................................................................................... 67 viii Bảng 4.17 Dự toán linh hoạt chi phí nhân công trực tiếp............................. 70 Bảng 4.18 Dự toán linh hoạt chi phí sản xuất chung.................................... 74 Bảng 4.19 Chi đầu tư xây dựng nhà máy ..................................................... 76 Bảng 4.20 Nguồn vốn đầu tư ........................................................................ 76 Bảng 4.21 Công suất hoạt động và sản lương tiêu thụ ................................. 77 Bảng 4.22 Nhu cầu nguyên liệu, giá nguyên liệu cho sản xuất .................... 77 Bảng 4.23 Chi phí dự án ............................................................................... 79 Bảng 4.24 Doanh thu dự án .......................................................................... 79 Bảng 4.25 Dự trù lãi lỗ hàng năm................................................................. 80 Bảng 4.26 Chỉ tiêu tính toán hiệu quả của dự án.......................................... 80 Bảng 4.27 Tỷ suất chiết khấu ....................................................................... 81 Bảng 4.28 Thời gian hoàn vốn có chiết khấu ............................................... 82 Bảng 4.29 Định phí, biến phí, doanh thu ...................................................... 83 Bảng 4.30 Phân tích điểm hòa vốn ............................................................... 84 Bảng 4.31 Phân tích tỷ suất sinh lời nội bộ .................................................. 84 ix DANH SÁCH HÌNH  Trang Hình 2.1 Các chức năng cơ bản của quản lý ................................................ 7 Hình 3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thức ăn tôm - cá.................... 28 Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý tại Công ty...................................... 30 Hình 3.3 Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán tại Công ty ...................................... 34 Hình 3.4 Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức chứng từ ghi sổ ........ 36 Hình 3.5 Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính ....... 36 Hình 3.6 Tình hình giá thành sản phẩm trong 3 năm (2010-2012) .............. 41 Hình 4.1 Biểu đồ tương tương quan giữa tăng trưởng chi phí, doanh thu và lợi nhuận............................................................................................................. 61 Hình 4.2 Biểu đồ tương tương quan giữa tăng trưởng giá nhiên liệu và nguyên liệu................................................................................................................. 64 Hình 4.3 Biểu đồ tăng lương qua ba năm (2010-2012) ................................ 69 Hình 4.4 Biểu đồ tương quan giữa lạm phát và chi phí sản xuất chung trong 3 năm (2010-2012)........................................................................................... 71 Hình 4.5 Biểu đồ tương quan giữa lương cơ bản của Chính phủ và Công ty ................................................................................................................... 72 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  BHXH : Bảo hiểm xã hội BP : Bộ phận CB : CK : Chiết khấu CP : Cổ phần DV : Dịch vụ ĐM : Định mức HC : Hành chính KD : Kế dư KTQT : Kế toán quản trị KTTC : Kế toán tài chính LĐ : Lao động LSVLĐ : Lãi suất vốn lưu động NC : Nhân công NCTT : Nhân công trực tiếp NLTT : Nguyên liệu trực tiếp NVL : Nguyên vật liệu PTSP : Phát triển sản phẩm QLCL : Quản lý chất lượng SL : Sản lượng SX : Sản xuất SXC : Sản xuất chung TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ : Tài sản cố định VLĐ : Vốn lưu động ` Cơ bản xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay đang phát triển và khá sôi động. Các doanh nghiệp ngày càng có sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại họ phải tìm mọi cách để phấn đấu đưa doanh nghiệp mình ngày càng phát triển và đứng vững trên thị trường trước sự cạnh tranh quyết liệt không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải đối đầu với các doanh nghiệp nước ngoài. Muốn đứng vững đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao tính cạnh tranh, một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả là phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý nhất. Chi phí sản xuất là một vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất, lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý là điều rất quan trọng, cũng như việc làm thế nào để hạ thấp chi phí xuống mức thấp nhất với giá thành hợp lý nhất trong khi chất lượng sản phẩm không thay đổi và đặc biệt là phải tối đa hóa lợi nhuận. Để làm được điều này đòi hỏi kế toán quản trị phải hoạch định ra một chiến lược cắt giảm chi phí phù hợp mà không làm mất đi chất lượng sản phẩm từ đó mới tạo được lợi thế cạnh tranh cho Doanh nghiệp. Muốn cắt giảm chi phí sản xuất đòi hỏi Doanh nghiệp phải lập ra những dự toán chi phí sản xuất cụ thể, theo từng khoản mục chi phí cũng như kế hoạch sản xuất của Doanh nghiệp. Xuất phát từ những lý do trên và thấy được tầm quan trọng của kế toán quản trị chi phí nên em chọn đề tài “Phân tích tình hình quản trị chi phí sản xuất tại Công ty CP SX và DV nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech” nhằm củng cố kiến thức được học ở trường và mở rộng sự hiểu biết về các vấn đề kế toán. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Mục tiêu 2: Phân tích tình hình quản trị chi phí sản xuất và đánh giá hiệu quả quản trị chi phí sản xuất tại Công ty. 1 Mục tiêu 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Luận văn được thực hiện tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech. 1.3.2 Thời gian - Luận văn được thực hiện trong thời gian từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013. - Số liệu sử dụng trong đề tài được lấy trong 3 năm từ năm 2010 – 2012. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về tình hình quản trị chi phí sản xuất và hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Trương Kim Thành, 2009. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, dựa trên mục tiêu chung là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex. Từ quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành theo từng khoản mục tác giả đã chỉ ra những sai sót trong quá trình tập hợp chi phí tại Công ty và đưa ra những biện pháp khắc phục: Cần tạo nguồn nguyên liệu bền vững tránh hiện trạng thiếu hụt nguyên liệu đẩy giá thành tăng cao; kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thu mua cũng như sử dụng nguyên liệu, vật liệu để giảm bớt chi phí mua vào và tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu trong quá trình sản xuất; xây dựng hiệu quả hệ thống kế toán quản trị trong Công ty, thường xuyên lập và theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh để có những biện pháp ứng xử kịp thời khi chi phí sản xuất kinh doanh thay đổi đột ngột. Nguyễn Thị Kim Cường, 2010. Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Vinaconex 25. Luận văn đại học. Đại học Đà Nẵng. Tác giả sử dụng phương pháp diễn giải, phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, mô hình hoá dựa trên những tài liệu sẵn có của đơn vị và được vận dụng với điều kiện cụ thể, cơ chế chính sách hiện hành. Trong bài viết của mình, tác giả tập trung vào những vấn đề về lý luận, thực trạng hệ thống hoá và phát triển các lý 2 luận chung về kế toán quản trị chi phí phục vụ hiệu quả cho quản trị nội bộ; phân tích, đánh giá thực trạng kế toán chi phí tại công ty Vinaconex 25. Từ đó tác giả phát hiện những sai sót trong quá trình hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại Công ty và đưa ra những biện pháp khắc phục: Công ty cần hướng tới phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí phục vụ cho việc xác định giá sản phẩm theo phương pháp trực tiếp nhằm đánh giá đúng đắn hơn thực chất kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như lập dự toán chi phí theo phương pháp trực tiếp làm căn cứ xác định giá dự thầu; Các bộ phận trong Công ty nên phối hợp với nhau để xây dựng hoàn thiện hơn định mức chi phí. Trương Thị Trinh Nữ, 2011. Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng. Luận văn đại học. Đại học Đà Nẵng. Tác giả sử dụng phương pháp pháp phân tích tổng hợp, phương pháp mô tả, so sánh, chi tiết trong quá trình nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tế tổ chức kế toán quản trị tại Công ty dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng. Trong bài viết của mình, tác giả tập trung vào những vấn đề về lý luận, thực trạng hệ thống hoá và phát triển các lý luận chung về kế toán quản trị chi phí phục vụ hiệu quả cho quản trị nội bộ; phân tích, đánh giá thực trạng kế toán chi phí tại Công ty. Từ đó tác giả phát hiện những sai sót trong quá trình hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại Công ty và đưa ra những biện pháp khắc phục: Hoàn thiện thu thập và phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí; Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. xây dựng định mức chi phí của từng khoản mục cho việc lập dự toán chi phí tại Công ty; Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống báo cáo quản trị. Nguyễn Thị Hồng Biên, 2012. Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH AVSS. Luận văn cao học. Đại học Đà Nẵng. Tác giả sử dụng phương pháp diễn giải, phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, mô hình hoá dựa trên những tài liệu sẵn có của đơn vị và được vận dụng với điều kiện cụ thể. Trong bài viết của mình, tác giả làm rõ về mặt lý luận là vấn đề kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất và về thực tiễn là công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH AVSS. Từ đó tác giả phát hiện những sai sót trong quá trình hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại Công ty và đưa ra những biện pháp khắc phục: Phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý của Công ty; Phải đảm bảo tính khả thi đối với doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa giữa chi phí và lợi ích đem lại và có khả năng áp dụng các công nghệ hiện đại; Phải xác lập được các nguyên tắc, phương pháp phù hợp để đảm bảo được tính so sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng như giữa các thời kỳ hoạt động, giữa dự toán và thực hiện. 3 Trần Anh Tuấn, 2013. Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vi. Luận văn cao học. Đại học Đà Nẵng. Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh. Trong bài viết của mình, tác giả tập trung vào những vấn đề về lý luận, thực trạng kế toán quản trị chi phí và các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty CP tập đoàn Khải Vy. Từ đó tác giả phát hiện những sai sót trong quá trình hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại Công ty và đưa ra những biện pháp khắc phục: Tăng cường giá trị của thông tin chi phí, nhằm phục vụ tốt cho công tác quản trị trong việc lập kế hoạch, kiểm soát chi phí và ra quyết định kinh doanh, Công ty CP Tập Đoàn Khải Vy nên áp dụng tiêu thức phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí; Để lập dự toán chi phí SXC có thể đáp ứng yêu cầu phân tích quản trị của Công ty về lâu dài, Công ty CP Tập Đoàn Khải Vy cần phải hoàn thiện qui trình lập dự toán và phân bổ chi phí SXC; Phải kiểm soát chi phí sản xuất một cách hiệu quả thông qua việc hoàn thiện phân tích biến động chi phí. Qua lược khảo tài liệu cho thấy, các nghiên cứu trước đây đều sử dụng các số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kế toán, sử dụng phương pháp phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí, tổng hợp chi phí theo tưng khoản mục chi phí, lập báo cáo chi phí cho việc lập dự toán và kiểm soát chi phí. Từ đó, tiến hành phân tích kết cấu chi phí theo từng khoản mục, từng nhóm sản phẩm ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát chi phí và đề xuất phương án kiểm soát chi phí hiệu quả cho doanh nghiệp. Do vậy, nghiên cứu này kế thừa phương pháp nghiên cứu của Trương Kim Thành (2009), Nguyễn Thị Kim Cường (2010), Trương Thị Trinh Nữ (2011), Nguyễn Thị Hồng Biên (2012), Trần Anh Tuấn (2013), để thực hiện việc quản trị chi phí sản xuất đồng thời đề ra giải pháp nhằm nân cao hiệu quả quản lý chi phí Công ty dựa trên tình hình biến động chí thực tế bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị 2.1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị Kế toán quản trị là một khoa học quản lý dựa trên cơ sở dữ liệu của kế toán. Kế toán quản trị thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp và thiết kế những thông tin từ kế toán thành những thông tin hữu ích một cách có hệ thống, phục vụ cho các quyết định quản trị doanh nghiệp trong sách lược kinh doanh ngắn hạn và trong chiến lược đầu tư dài hạn. 2.1.1.2 Bản chất của kế toán tài chính và kế toán quản trị Kế toán là công cụ không thể thiếu trong quản lý kinh tế. Kế toán chủ yếu tập trung vào ghi chép, tổng hợp nhằm lập báo cáo tài chính của một tổ chức, các báo cáo này nhằm để truyền đạt thông tin tài chính của một tổ chức. Chức năng của kế toán là cung cấp thông tin cần thiết về tình hình và sự vận động của tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng thông tin với các mục đích sử dụng khác nhau. Sự khác nhau đó là tiêu thức để chia hệ thống thông tin kế toán thành hai bộ phận. Một bộ phận chuyên cung cấp các thông tin cho đối tượng bên ngoài gọi là kế toán tài chính và một bộ phận chuyên cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà quản lý trong nội bộ gọi là kế toán quản trị. Kế toán quản trị là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh danh một cách cụ thể phục vụ cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch (dự toán), điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch (dự toán) và quản lý hoạt động kinh tế, tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Theo luật Kế toán Việt Nam (năm 2003) và thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp: KTQT là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Do có đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, mục đích sử dụng thông tin khác nhau nên giữa KTQT và KTTC có nhiều khác biệt cơ bản về: đối tượng sử dụng thông tin, nguyên tắc trình bày và cung cấp thông tin, tính pháp lý, đặc điểm thông tin, hình thức báo cáo sử dụng, kỳ báo cáo. 5 Bên cạnh những điểm khác nhau thì KTTC và KTQT còn có những điểm giống nhau. KTTC và KTQT có nhiều điểm giống nhau là hai bộ phận không thể tách rời của kế toán doanh nghiệp. Những điểm giống nhau cơ bản là: - KTQT và KTTC đều đề cập đến các sự kiện kinh tế trong doanh nghiệp và đều quan tâm đến tài sản, nguồn vốn, chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động… Một bên phản ánh tổng quát và một bên phản ánh chi tiết, tỉ mỉ của các vấn đề đó. - KTQT và KTTC đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán. Hệ thống ghi chép ban đầu là cơ sở để KTTC soạn thảo các báo cáo tài chính định kỳ, cung cấp cho các đối tượng ở bên ngoài. Đối với KTQT, hệ thống đó cũng là cơ sở để vận dụng, xử lý nhằm tạo ra các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị. KTQT sử dụng rộng rãi các ghi chép hàng ngày của KTTC, mặc dù có triển khai và tăng thêm số liệu cũng như nội dung của các thông tin đó. - KTQT và KTTC đều biểu hiện trách nhiệm của người quản lý. KTTC biểu hiện trách nhiệm của người quản lý cấp cao, còn kế toán quản trị biểu hiện trách nhiệm của các nhà quản lý các cấp bên trong doanh nghiệp. Nói cách khác KTTC hay KTQT đều dự phần quản lý doanh nghiệp. Như vậy, KTQT là một bộ phận quan trọng của hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp và có quan hệ chặt chẽ với KTTC, KTQT được hình thành và thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, có nhiệm vụ cung cấp thông tin kế toán cho các nhà quản trị doanh nghiệp. KTQT về cơ bản dựa trên nội dung cơ bản của kế toán, ngoài ra còn đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa khối lượng, chi phí, lợi nhuận để phục vụ tốt cho hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh của nhà quản trị. Vai trò của KTQT ngày càng được khẳng định và nó được xem như là một trong những công cụ phục vụ hữu hiệu nhất cho quản lý nội bộ doanh nghiệp. 2.1.1.3 Kế toán quản trị chi phí với chức năng quản lý Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được điều hành và quản lý bởi các nhà quản trị. KTQT cung cấp thông tin chi phí phục vụ các chức năng quản lý. Các chức năng cơ bản của quản lý được khái quát bằng sơ đồ sau: 6 Hoạch định Đánh giá Tổ chức thực hiện Kiểm tra giám sát Hình 2.1 Các chức năng cơ bản của quản lý Qua sơ đồ trên ta thấy hoạt động quản lý của doanh nghiệp là một hoạt động liên tục, từ khâu hoạch định cho đến khâu tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, đánh giá và ra quyết định rồi sau đó quay lại khâu lập kế hoạch cho kỳ sau. Như vậy, để làm tốt các chức năng quản lý, nhà quản trị phải có thông tin cần thiết để có thể ra các quyết định đúng đắn. KTQT thiết kế, tổng hợp, phân tích và truyền đạt thông tin, đặt chúng trong bối cảnh đã hoạch định nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho các chức năng quản trị được thể hiện như sau: Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch và dự toán: Lập kế hoạch là xây dựng các mục tiêu phải đạt được và vạch ra các bước thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Các kế hoạch này có thể là kế hoạch dài hạn hoặc ngắn hạn, dự toán cũng là một loại kế hoạch. Để kế hoạch lập ra có tính khả thi cao, thì kế hoạch đó phải được xây dựng trên cơ sở các thông tin phù hợp do bộ phận kế toán quản trị cung cấp. Một kế hoạch phản ánh một quyết định làm thế nào để đạt một mục tiêu cụ thể nào đó. Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện: Kế hoạch và dự toán là những định hướng cho quá trình tổ chức thực hiện. Trong khâu tổ chức thực hiện, các nhà quản trị phải biết cách liên kết tốt nhất giữa các yếu tố, tổ chức, con người và các nguồn lực sao cho kế hoạch được thực hiện ở mức cao nhất và hiệu quả nhất. Vì thế, nhà quản trị phải cần các thông tin khác nhau do nhiều bộ phận cung cấp, trong đó kế toán quản trị chi phí sẽ cung cấp thông tin chủ yếu liên quan đến kinh tế, tài chính. Kế toán quản trị chi phí sẽ dự toán nhiều tình huống khác nhau của các phương án khác nhau để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo các mục tiêu chung. Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra giám sát: Nhà quản trị sau khi đã lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiện kế hoạch, đòi hỏi phải 7 kiểm tra, đánh giá hoạt động và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Phương pháp thường dùng là so sánh số liệu thực hiện với số liệu của kế hoạch và dự toán, xác định những sai biệt giữa kết quả đạt được với mục tiêu đề ra. Do đó, kế toán quản trị có vai trò cung cấp thông tin thực hiện từng bộ phận, giúp nhà quản trị thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện, những vấn đề còn tồn tại và cần có tác động của quản lý, đồng thời phục vụ cho việc lập kế hoạch, dự toán tiếp kỳ sau. Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: Kế toán quản trị chi phí phải dựa trên hệ thống thông tin quá khứ và dự đoán tương lai để tiến hành phân loại, lựa chọn, tổng hợp và cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến chi phí thích hợp cho việc ra quyết định. Đó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu quản trị doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đến kiểm tra, đánh giá. Các thông tin sẵn có thường rất nhiều loại, với chức năng này kế toán quản trị chi phí giúp các nhà quản trị phân biệt được các thông tin thích hợp và không thích hợp nhằm xác định thông tin phù hợp theo từng phương án. Tổ chức KTQT chi phí hợp lý sẽ giúp cho hệ thống kế toán của đơn vị hoạt động hiệu quả, đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đầy đủ nhất. Với những thông tin đó, các nhà quản trị có thể nhìn nhận vấn đề gì đang xảy ra, những khả năng tiềm tàng, những cơ hội sẵn có để có kế hoạch kinh doanh đúng đắn. 2.1.2 Đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán quản trị chi phí trong công tác quản lý chi phí trong hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản 2.1.2.1 Đặc điểm của kế toán quản trị chi phí trong công tác quản lý chi phí trong hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản Ngày nay hoạt động xản xuất thức ăn thủy sản ngày càng trở nên quan trọng đối với người ngư nông trong nước. Nó là một ngành sản xuất vật chất, là tiền đề giúp nghành thủy sản trong nước phát triển. Chính vì vậy mà công tác kế toán quản trị chi phí trong hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản có những đặc thù của nó. - Chi phí trong hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản phát sinh trong quá trình sản xuất. - Hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản mang tính chất phục vụ, sản phẩm sản xuất thức ăn thủy sản ở dạng hữu hình hình dự trữ được, có sản phẩm dở dang, có thành phẩm. 8 - Giá trị của 1 đơn vị sản phẩm sản xuất thức ăn thủy sản tăng lên không lệ thuộc vào yêu cầu về giá trị sử dụng sản phẩm mà phụ thuộc vào giá cả của nguồn nguyên liệu sản xuất. - Kết quả kinh doanh của hoạt động sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan bên ngoài khó có thể kiểm soát được như: Giá cả, địa hình, cơ sở hạ tầng giao thông, thời tiết… 2.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán quản trị chi phí trong công tác quản lý chi phí trong hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản Việc cung cấp thông tin trong quá trình ra quyết định có vai trò rất lớn trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống kế toán quản trị, nó cung cấp những thông tin về chi phí cho các nhà quản lý. Cũng như các doanh nghiệp khác thì các đơn vị sản xuất thức ăn thủy sản cũng cần những thông tin chính xác để điều hành hoạt động của đơn vị mình. Vì vậy trong các đơn vị sản xuất thức ăn thủy sản kế toán quản trị có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Chọn lọc và ghi chép số liệu về các loại chi phí. - Phân tích sự thay đổi chi phí, mối quan hệ giữa các loại chi phí. - Lập dự toán và truyền đạt thông tin. - Kiểm tra, kiểm soát, hoạt động thông tin từ trước, trong và sau quá trình hoạt động kinh doanh. - Lập báo cáo về chi phí hỗ trợ cho nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định. Các nhà quản lý doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm soát chi phí vì mọi sự thay đổi lớn hay nhỏ của chi phí đều ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Vì vậy, kế toán quản trị chi phí phải phân loại các chi phí rõ ràng cũng như lựa chọn phương pháp xác định chi phí phù hợp, từ đó giúp cho công tác dự toán, dự báo được chính xác cũng như cung cấp cho các nhà quản lý ra quyết định. 2.1.3 Nội dung của kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản Kế toán quản trị chi phí về cơ bản xuất phát từ bộ phận kế toán chi phí trong kế toán tài chính nên cũng có đầy đủ các nội dung của kế toán chi phí như nhận diện, thu thập, tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất, coi đây là nội dung hạch toán cơ sở làm nền tảng tính toán cho các mục tiêu dự kiến. Đặc biệt kế toán quản trị chi phí đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi nhuận để phục vụ cho quá trình ra quyết định kinh doanh. 9 Kế toán quản trị chi phí tuân thủ các phương pháp kế toán như phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá. Kế toán quản trị chi phí quan tâm nhiều hơn đến các phương pháp phân bổ chi phí để tìm ra phương pháp phân bổ hợp lý nhất. 2.1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất phục vụ trong sản xuất thức ăn thủy sản Chi phí trong sản xuất thức ăn thủy sản bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau, các khoản chi phí này có tác dụng và ý nghĩa khác nhau ảnh hưởng đến cơ cấu giá thành. Từ đây việc phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối với việc lập kế hoạch giá thành và phân tích giá thành, so sánh giá thành sản xuất giữa các thời kỳ khác nhau và giữa các xí nghiệp, giữa các Công ty có cùng loại sản xuất. Việc phân loại các khoản chi phí còn có tác dụng thiết thực đối với việc phát hiện, động viên năng lực tiềm tàng và giảm giá thành sản xuất. 2.1.3.2 Tổ chức thu thập thông tin chi phí và nhận diện chi phí Trong hoạt động quản trị, để đi đến quyết định hoạt động kinh doanh nhà quản trị phải thu thập, xem xét từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Mỗi một nguồn thông tin sẽ giúp cho nhà quản trị có nhận thức khác nhau trong từng tình huống quản trị và ngược lại mỗi tình huống quản trị lại cần có những nguồn thông tin tương ứng. Chính vì vậy, sẽ luôn xuất hiện nhu cầu thông tin thích hợp trong các quyết định quản trị. Những thông tin phục vụ cho kế toán quản trị chi phí gồm cả thông tin của kế toán tài chính và thông tin từ các bộ phận khác như: thông tin về những biến động của thị trường, thông tin về nhà cung ứng,…việc thu thập các thông tin chi tiết để cung cấp cho kế toán quản trị được thực hiện thông qua kế toán chi tiết, bộ phận kinh doanh và tiếp thị của doanh nghiệp. 2.1.3.3 Phương pháp tập hợp và xác định chi phí sản xuất - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh: Việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh là công việc hàng đầu quan trọng trong toàn bộ công tác tổ chức kế toán quản trị chi phí. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh từng doanh nghiệp, có thể căn cứ vào các yếu tố sau: + Căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí: nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo từng kì sản xuất thì chi phí được tập hợp theo kì. + Căn cứ vào tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản là doanh nghiệp sản 10 xuất ra thành phẩm và có sản phẩm dở dang vì vậy việc tập hợp chi phí dựa vào quy trình sản xuất. + Căn cứ vào yêu cầu quản lý, khả năng quản lý và trình độ của nhân viên kế toán. Nếu khả năng quản lý và trình độ của nhân viên càng cao thì đối tượng tập hợp chi phí càng cụ thể và ngược lại. - Phương pháp tập hợp chi phí: Để tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng kế toán chi phí, kế toán quản trị có thể áp dụng những phương pháp sau đây: + Phương pháp trực tiếp: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh chỉ liên quan đến một đối tượng chịu chi phí. Theo phương pháp này chi phí của đối tượng nào được tập hợp cho đối tượng đó. + Phương pháp phân bổ: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chi phí. Khi thực hiện phương pháp phân bổ chi phí doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các cách phân bổ sau: Giờ công, ngày công, sản phẩm sản xuất, diện tích sử dụng,… và phương pháp phân bổ là trực tiếp hoặc phân bổ theo cấp bậc. - Phương pháp xác định chi phí: Phương pháp xác định chi phí là phương pháp tổng hợp các chi phí liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Mục đích của việc tổng hợp chi phí nhằm cung cấp thông tin về chi phí đơn vị cần thiết cho nhà quản trị để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và là cơ sở để nhà quản trị lập các dự toán chi phí ở các mức độ khác nhau, đồng thời là căn cứ để kiểm tra, đánh giá các chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh. 2.1.3.4 Lập dự toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản Trong các chức năng của quản lý, lập kế hoạch là chức năng quan trọng không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Dự toán là một loại kế hoạch nhằm liên kết các mục tiêu cụ thể, chỉ rõ các tài nguyên phải sử dụng, đồng thời dự tính kết quả thực hiện trên cơ sở các kỹ thuật dự báo. 2.1.3.4.1 Xây dựng định mức chi phí sản xuất Định mức chi phí là ước lượng những chi phí phải bỏ ra để sản xuất một đơn vị sản phẩm trong điều kiện hoạt động bình thường. Định mức chi phí có thể biểu hiện bằng hiện vật hoặc bằng tiền, định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm của tất cả các loại chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất điều được xác định từ hai yếu tố: định mức về giá và định mức về lượng. 11 Quá trình xây dựng các định mức chi phí là một công việc mang tính nghệ thuật mặt dù trong khi tính toán có sử dụng một số phương pháp khoa học. Điều này đòi hỏi người xây dựng định mức phải có kinh nghiệm nhất định kết hợp với năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao đối với chất lượng và giá cả sản phẩm. Để xây dựng các định mức chi phí hợp lý, cần phải tuân thủ nguyên tắc sau: trước hết phải tiến hành phân tích chi tiết những kết quả đạt được trong tương lai,... để điều chỉnh và bổ sung định mức cho phù hợp thông qua các định mức chi phí sau: a. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đinh mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xây dựng dựa vào hai yếu tố; định mức về giá và định mức về lượng. Công thức tính: Đnl = Mth x Gn Trong đó: - Đnl là định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Mth mức tiêu hao nguyên liệu (tính bằng hiện vật) kể cả hao hụt thông thường cho một đơn vị sản phẩm. - Gn là giá nhập một đơn vị vật liệu bao gồm giá thanh toán cho người bán và các chi phí mua trừ đi phần chiết khấu được hưởng. Trong thực hành kinh doanh. Trách nhiệm của các bộ phận trong doanh nghiệp liên quan đến định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp được phân định như sau: - Bộ phận cung ứng vật tư có trách nhiệm xác định giá tiêu chuẩn, căn cứ vào: + Kết quả khảo sát về giá bán, chất lượng nguyên liệu và các điều kiện mua hàng của nhiều nhà cung cấp khác nhau để lựa chọn. + Xem xét các phương tiện vận chuyển thích hợp và tính toán chi phí vận chuyển. + Thời điểm mua hàng, mức dự trữ thích hợp,… - Bộ phận kỹ thuật sản xuất có trách nhiệm xác định lượng tiêu chuẩn, căn cứ vào: + Định mức tiêu hao nguyên liệu theo thiết kế. + Trình độ sử dụng nguyên liệu liên quan đến tay nghề của công nhân. + Tình trạng thiết bị đang sử dụng trong quá trình sản xuất,…. 12 - Bộ phận kế toán chi phí có trách nhiệm xác định định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp bằng cách nhân giá tiêu chuẩn với lượng tiêu chuẩn. - Bộ phận sản xuất theo dõi tình hình thực hiện định mức. b. Định mức chi phí nhân công trực tiếp Định mức chi phí nhân công trực tiếp là số tiền phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm công nghệ trên một đơn vị sản phẩm. Định mức chi phí nhân công trực tiếp cũng được xây dựng trên hai yếu tố: định mức giá nhân công trên một đơn vị thời gian làm việc và số thời gian cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Định mức chi phí nhân công trực tiếp được tính theo công thức sau: Đnc = H x Gnc Trong đó: - Đnc là định mức chi phí nhân công trực tiếp. - H là số giờ công lao động cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm. - Gnc là đơn giá nhân công trực tiếp sản xuất trên một giờ làm việc. Tiền công của người lao động bao gồm tiền lương, BHXH các khoản phụ cấp. Định mức giá nhân công thường do Ban quản lý doanh nghiệp xác định thông qua việc xem xét các vấn đề sau: - Mức lương và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động đã thỏa thuận trên hợp đồng lao động. - Tình hình cung, cầu lao động trên thị trường. - Tình hình nhân lực hiện có, thâm niên nghề nghiệp, các kỹ năng cần thiết để thỏa mãn các yêu cầu của qui trình công nghệ,… Định mức về lượng lao động (Năng suất lao động) thường được tính theo phương pháp thống kê kinh nghiệm. Căn cứ vào cơ cấu lao động theo bậc thợ để tính năng suất lao động bình quân. c. Định mức chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung khả biến: Khác với chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung khả biến không liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Do đó, khi xây dựng định mức chi phí sản xuất chung khả biến người ta thường sử dụng phương pháp thống kê kinh tế để tính toán bằng số tương đối. 13 Định mức biến phí sản xuất chung cũng được xây dựng theo định mức giá và định mức lượng. Định mức giá được xây thông qua đơn giá chi phí trên một giờ công lao động của công nhân trực tiếp sản xuất, hoặc số giờ máy hoạt động,… (Đơn giá phân bổ). Định mức lượng biến phí sản xuất chung được tính thông qua giờ công lao động của nhân công trực tiếp, hoặc số giờ máy hoạt động,… (Căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung). Định mức lượng biến phí sản xuất chung phản ánh số giờ nhân công trực tiếp hoặc số giờ máy hoạt động trên đơn vị sản phẩm. Định phí sản xuất chung: Phương pháp xác định như đối với biến phí sản xuất chung. Việc tách riêng từng loại theo cách ứng xử của chi phí sản xuất chung nhằm giúp cho việc phân tích chi phí sau này. 2.1.3.4.2 Dự toán chi phí sản xuất a. Dự toán nguyên liệu trực tiếp Căn cứ vào nhu cầu sản xuất trong kỳ để tính nhu cầu nguyên liệu trực tiếp kế hoạch. Nhu cầu nguyên liệu trực tiếp kế hoạch phải thỏa mãn nhu cầu nguyên liệu trực tiếp đáp ứng mức sản xuất dự toán và nhu cầu nguyên liệu dự trữ. Công thức tính: Tổng mức tiêu hao NL trực tiếp = Số lượng sản phẩm SX trong kỳ x Định mức lượng NLTT tiêu hao Nhu cầu nguyên liệu trong kỳ = Tổng mức tiêu hao NL trực tiếp + NL trực tiếp dự trữ cuối kỳ Số NL trực tiếp mua trong kỳ = Nhu cầu nguyên liệu trong kỳ - Nguyên liệu tồn đầu kỳ Bên cạnh việc dự toán lượng nhu cầu nguyên liệu trực tiếp, doanh nghiệp còn phải lên lịch thanh toán dự kiến cho nhà cung cấp nguyên liệu trực tiếp. Lịch thanh toán dự kiến phản các dòng tiền chi theo thời gian, là căn cứ để lập dự toán tiền mặt. b. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp Dự toán chi phí nhân công trực tiếp cũng căn cứ trên dự toán sản xuất. Nhu cầu lao động trực tiếp phải được tính sao cho đáp ứng đúng và đủ đối với nhu cầu sản xuất. 14 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp có tác dụng giúp doanh nghiệp chủ động về lao động, không bị tình trạng thừa hoặc thiếu lao động, đồng thời sử dụng lao động hiệu quả nhất. Theo kế hoạch của doanh nghiệp ta tính dự toán nhân công trực tiếp như sau: Nhu cầu giờ công lao động = Số lượng lao động thực hiện x Định mức giờ công Nhu cầu giờ công SX = Số lượng lao động thực hiện x Định mức giờ công Tổng nhu cầu giờ công = Nhu cầu giờ công lao dộng x Nhu cầu giờ công sản xuất Chi phí NC trực tiếp = Tổng giờ công trực tiếp x Định mức giá nhân công c. Dự toán chi phí sản xuất chung Dự toán chi phí sản xuất chung được xây dựng theo hai yếu tố biến phí và định phí sản xuất chung, căn cứ trên đơn giá phân bổ kế hoạch chi phí sản xuất chung và mức hoạt động kế hoạch. Khi lập dự toán chi phí sản xuất chung cũng tính chi phí sản xuất chung bằng tiền mặt. Khoản chi phí sản xuất chung bằng tiền mặt sẽ là căn cứ để lập dự toán tiền mặt. Điều cần lưu ý khi tính dự toán chi phí sản xuất chung bằng tiền mặt là khoản khấu trừ trừ chi phí khấu hao, vì chi phí khấu hao là một khoản chi phí ghi sổ, không có chi tiền mặt. 2.1.3.5 Kiểm soát chi phí và lập dự toán Kiểm tra, kiểm soát là chức năng quan trọng trong quản trị. Trong kế toán quản trị, kiểm tra trước, trong và sau các quá trình không chỉ nhằm mục đích đánh giá công tác, thành tích của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận mà còn hỗ trợ việc tổ chức thực hiện cũng như điều chỉnh dự toán đã được lập của doanh nghiệp và làm cơ sở dự toán cho các kỳ sau. Quá trình kiểm soát được thực hiện tùy thuộc vào việc phân chia trách nhiệm trong doanh nghiệp, hay nói cách khác tùy thuộc vào phân cấp trách nhiệm trong doanh nghiệp. Để kiểm soát chi phí cần xác định rõ trách nhiệm, thành quả của từng bộ phận trong đơn vị, lập kế hoạch và dự toán chi phí, và 15 đánh giá ảnh hưởng của nhân tố lượng, nhân tố giá đến từng bộ phận. Quá trình kiểm soát và dự toán chi phí sản xuất như sau: a. Kiểm soát chi phí sản xuất - Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phân tích biến động + Biến động giá: Ảnh hưởng về giá đến biến = động NVLTT Đơn giá nguyên vật liệu trực tiếp thực tế - Đơn giá nguyên vật liệu trực tiếp dự toán x Lượng nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng Ảnh hưởng về giá có thể âm hoặc dương. Nếu ảnh hưởng là âm thì giá vật liệu thực tế thấp hơn giá dự toán đặt ra. Tình hình này được đánh giá là tốt nếu chất lượng vật liệu đảm bảo. Ngược lại, ảnh hưởng dương thể hiện giá vật liệu tăng so với dự toán sẽ làm tăng tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. + Biến động về lượng. Ảnh hưởng về lượng = đến biến động NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng - Nguyên vật liệu trực tiếp dự toán sử dụng x Đơn giá nguyên vật liệu trực tiếp dự toán Nếu biến động về lượng là dương thể hiện lượng vật liệu sử dụng thực tế nhiều hơn so với dự toán, còn nếu là kết quả âm thể hiện lượng vật liệu sử dụng tiết kiệm so với dự toán. - Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp: phân tích biến động. + Biến động về lượng. Ảnh hưởng của thời gian lao động đến biến động chi phí nhân công trực tiếp = Thời gian lao động thực tế 16 - Thời gian lao động theo dự toán x Đơn giá nhân công trực tiếp dự toán + Biến động về giá Ảnh hưởng của giá đến biến động chi = phí nhân công trực tiếp Đơn giá nhân công trực tiếp thực tế - Đơn giá nhân công trực tiếp dự toán x Thời gian lao động thực tế - Kiểm soát chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung biến động là do sự biến động biến phí sản xuất chung và biến động định phí sản xuất chung. + Kiểm soát biến động biến phí sản xuất chung. Ảnh hưởng của giá đến chi = phí sản xuất chung Đơn giá biến phí sản xuất chung thực tế Ảnh hưởng của lượng đến biến = phí sản xuất chung Mức độ hoạt động thực tế - Đơn giá biến phí sản xuất chung dự toán - Mức độ hoạt động dự toán x Mức độ hoạt động thực tế x Đơn giá biến phí SXC dự toán + Kiểm soát biến động định phí sản xuất chung. Biến động định phí sản xuất chung = Định phí sản xuất chung thực tế - Định phí sản xuất chung dự toán b. Dự toán chi phí sản xuất bằng dự toán linh hoạt Dự toán linh hoạt được thiết kế dựa vào mức doanh thu và chi phí kế hoạch cho các mức hoạt động cần đạt được cho các kỳ kế hoạch. Các nhà quản 17 lý có thể sử dụng dự toán kế hoạch linh hoạt để quản lý và điều khiển các chi phí sản xuất tốt hơn. Các bước để phát triển kế hoạch linh hoạt như sau: - Bước 1: Xác định giá bán kế hoạch, chi phí khả biến đơn vị kế hoạch, chi phí bất biến. - Bước 2: Xác định số lượng đầu ra thực tế. - Bước 3: Xác định kế hoạch linh hoạt cho doanh thu dựa vào giá bán kế hoạch và lượng tiêu thụ thực tế. - Bước 4: Xác định kế hoạch linh hoạt cho chi phí dựa vào chi phí khả biến kế hoạch, số lượng tiêu thụ thực tế và chi phí bất biến. 2.1.3.6 Phân tích thông tin chi phí thích hợp và tiến trình ra quyết định của nhà quản trị Thông tin chi phí thích hợp sẽ hỗ trợ cho các nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết đinh kinh doanh. Quá trình ra quyết định là việc lựa chọn từ nhiều phương án khác nhau với rất nhiều thông tin của kế toán, trong đó thông tin về chi phí luôn rất quan trọng trong các quyết định ngắn hạn. Điều này đòi hỏi kế toán quản trị chi phí phải phân loại chi phí theo những cách khác nhau đáp ứng yêu cầu quản trị chi phí. a.Phân tích chi phí theo các trung tâm chi phí Sự xuất hiện của trung tâm chi phí gắn liền với phân cấp về quản lý, mà ở đo người quản lý có quyền và chịu trách nhiệm đối với kết quả hoạt động thuộc phạm vi mình quản lý. Trong các doanh nghiệp, trung tâm chi phí thường tổ chức gắn liền với các bộ phận, đơn vị thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh và có thể chia thành các trung tâm: trung tâm cung ứng, trung tâm sản xuất, trung tâm quản lý và điều hành, trung tâm đầu tư. Quá trình phân tích chi phí theo trung tâm chi phí dựa trên báo cáo kết quả. Đây là báo cáo phản ánh các chỉ tiêu tài chính chủ yếu đạt được ở từng trung tâm trách nhiệm trong một khoản thời gian nhất định, là báo cáo so sánh các chỉ tiêu thực tế với dự toán phù hợp với quyền hạn và phạm vi trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm có liên quan. Do đó, các trung tâm trách nhiệm phải lập báo cáo kết quả của các bộ phận thuộc phạm vi trách nhiệm của trung tâm trách nhiệm có liên quan. - Đối với trung tâm cung ứng: Báo cáo về tình hình cung ứng các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế…), giá thực tế mua vào, chi phí vận chuyển, bốc dỡ,… cũng như chất lượng của từng loại vật tư. Trong 18 báo cáo phản ánh số lượng dự toán và số liệu thực tế, phân tích sự biến động của đơn giá mua nhằm đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, nổ lực trong việc tiết kiệm các yếu tố đầu vào. Qua đó dự đoán xu hướng biến động giá, tình hình cung ứng vật tư giúp doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí. - Đối với trung tâm sản xuất: Báo cáo chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo số liệu thực tế và dự toán để làm cơ sở đánh giá trách nhiệm. Tuy nhiên, báo cáo kết quả của trung tâm sản xuất phải được lập chi tiết theo từng công đoạn sản xuất, từng phân xưởng sản xuất để kiểm soát chi phí gắn với trách nhiệm quản lý của từng bộ phận. - Đối với trung tâm tiêu thụ: Báo cáo về chi phí bán hàng của từng bộ phận tiêu thụ sản phẩm. Số liệu đánh giá cũng dựa trên thực tế và dự toán, tuy nhiên đối với loại chi phí này cần xem xét mối tương quan của nó với doanh thu tiêu thụ. - Đối với trung tâm quản lý: Báo cáo về chi phí quản lý doanh nghiệp đặt trong mối quan hệ so sánh chênh lệch giữa thực tế và dự toán nhằm đánh giá tình hình thực hiện dự toán, kiểm soát chi phí của từng phòng ban chức năng thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp. - Đối với trung tâm đầu tư: Ngoài việc báo cáo về tình hình chi phí, doanh thu, lợi nhuận còn chịu trách nhiệm báo cáo về các khoản vốn đầu tư, khả năng huy động và sử dụng các nguồn tài trợ. Số liệu đánh giá dự trên thực tế so với dự toán. Các báo cáo bộ phận còn thể hiện việc kiểm soát chi phí trong mối quan hệ với doanh thu ước tính, góp phần giảm tỷ lệ chi phí trên doanh thu để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi phân tích trung tâm chi phí nếu thấy dấu hiệu bất lợi thì cần xác định những tác động bất lợi của bộ phận tương ứng như tình hình cung ứng vật tư, lao động, tình hình sản xuất, tình hình điều hành của nhà quản lý… Như vậy, đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí, điều quan trọng nhất mà nhà quản lý cần quan tâm là giải thích những nguyên nhân nhằm tìm ra những khó khăn khi hoàn thành trách nhiệm và mục tiêu chung của Doanh nghiệp. 19 b. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuân (CVP) Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) là một kỹ thuật được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi về chi phí, giá bán và sản lượng đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc phân tích này có tác dụng trong việc ra quyết đinh của nhà quản trị. Nội dung của phân tích CVP gồm: - Phân tích điểm hoà vốn: Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Doanh thu – Chi phí khả biến – Chi phí bất biến = 0 Phân tích điểm hoà vốn giúp cho nhà quản trị xây dựng kế hoạch và đưa ra những phương án kinh doanh thích hợp. Chi phí khi phân tích điểm hoà vốn được phân tích thành biến phí và định phí, ta sẽ có sản lượng hoà vốn như sau: Tổng chi phí bất biến Sản lượng = hòa vốn Giá bán đơn vị - Chi phí khả biến đơn vị Tổng chi phí cố định = Số dư đảm phí đơn vị Trên cơ sở sản lượng hoà vốn ta xác định doanh thu hoà vốn như sau: Tổng chi phí bất biến Doanh thu = hòa vốn Tỷ lệ số dư đảm phí đơn vị Mặc dầu điểm hoà vốn không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, nhưng phân tích điểm hoà vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp có phương án kinh doanh tốt hơn. - Phân tích mức sản lượng cần thiết để đạt mức sản lượng mong muốn. - Phân tích sự ảnh hưởng của thay đổi chi phí đến lợi nhuận. - Phân tích sự ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đối với sự thay đổi của lợi nhuận. - Phân tích sự thay đổi của giá bán đến lợi nhuận. Để phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận, kế toán quản trị chi phí thường sử dụng các công cụ phân tích sau: 20 - Số dư đảm phí: Là phần chênh lệch giữa doanh thu với biến phí sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu số dư đảm phí là công cụ có ý nghĩa quan trọng trong việc vận dụng mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận, do đó nó được sử dụng nhiều trong việc ra các quyết định kinh doanh của của nhà quản trị. Số dư đảm phí có thể tính cho đơn vị sản phẩm, từng loại sản phẩm hoặc tất cả các loại sản phẩm, nó thể hiệ phần đóng góp của bộ phận sản phẩm vào việc tạo nên lợi nhuận của doanh nghiệp, tức là bộ phận nào có số dư đảm phí lớn sẽ có khả năng tăng lợi nhuận nhiều hơn. Tuy nhiên mức tăng lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ biến động chi phí, sản lượng, và lợi nhuận. - Tỷ lệ số dư đảm phí: Là chỉ tiêu thể hiện bằng số tương đối quan hệ tỷ lệ giữa tổng số dư đảm phí với doanh thu, hoặc giữa phần đóng góp với giá bán. Khi đạt mức sản lượng trên điểm hoà vốn, doanh thu tăng lên lợi nhuận sẽ tăng một mức bằng tỷ lệ số dư đảm phí với doanh thu. Có nghĩa là khi tăng cùng một lượng doanh thu, sản phẩm nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn sẽ đạt mức lợi nhuận cao hơn. Đây là nguyên tắc chỉ dẫn những biến động lợi nhuận trong mối quan hệ giữa tỷ lệ số dư đảm phí với doanh thu. Tuy nhiên công cụ phân tích này có một số hạn chế vì nó dựa trên giả thuyết kết cấu sản phẩm cố định, giá bán đơn vị sản phẩm không đổi, chi phí phải phân thành định phí và biến phí một cách chính xác, định phí không thay đổi trong phạm vi hoạt động , giá trị đồng tiền ổn định… Vì vậy tính khả thi và sự chính xác khi ra quyết định dựa vào quan hệ CVP cần phải xem xét trong những điều kiện cụ thể và cần thiết. Trong khi đó các nhà quản trị lại thường xuyên đưa ra các quyết định phức tạp, khó khăn trước những biến động của những thông tin phức tạp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó cần có phương án khoa học tổng hợp, phân tích và báo cáo ngắn gọn, nhanh chóng những thông tin cần thiết đảm bảo cho việc ra quyết định của nhà quản trị chính xác, đó là phương pháp phân tích thông tin chi phí thích hợp cho việc ra quyết định kinh doanh. c. Phân tích thẩm định dự án đầu tư vào thực tiễn Đối với mỗi doanh nghiệp, khi tiến hành một hoạt động đầu tư điều quan trọng là phải đánh giá được hiệu quả đầu tư. Hiệu quả đầu tư được biểu hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện dự án đầu tư đó. Lợi ích thu được trong tương lai có tương xứng với vốn đầu tư bỏ ra hay không. Muốn đầu tư dự án có hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích chi tiết tưng dự án qua các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá và lựa chọn dự án. 21 Những tiêu chuẩn thường được sử dụng trong việc lựa chọn các phương án đó là; phương pháp thời gian hoàn vốn (PBP), phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV), phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR), phương pháp chỉ số lợi nhuận (PI), phương pháp tỷ suất sinh lời vốn đầu tư,…. Để phân tích quyết định mua ngoài hay tự sản xuất tôi xin đi sâu vào phân tích phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV) và phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR).  Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV) Tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư chủ yếu là giá trị hiện tại thuần cuả dự án. Giá trị hiện tại thuần của dự án (NPV) là giá trị hiện tại của luồng tiền thuần của dự án trừ đi luồng tiền ra ban đầu của dự án. Theo phương pháp này này tất cả các khoản thu nhập đạt được trong tương lai và vốn đàu tư bỏ ra để thực dự án đầu tư điều phải quy về giá trị hiện tại theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Trên cơ sở so sánh giá trị hiện tại của thu nhập và giá trị hiện tại của vốn đầu tư để xác định giá trị hiện tại thuần của dư án. NPV được tính như sau: n NPV   i0 Ti  (1  r ) i n  i0 Ci (1  r ) i (2.1) Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư Ti : Khoản tiền thu được năm thứ i Ci: Khoản chi vốn đầu tư năm thứ i n: Vòng đời của dự án đầu tư r: Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiệ tịa hóa Với cùng một lãi suất chiết khấu, dự án nào có NPV càng lớn chứng tỏ dự án đó có hiệu quả hơn vì nó tạo ra được giá trị cho nhà đầu tư. - Một dự án có NPV > 0 có nghĩa là dự án có tỷ suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của vốn (Tỷ suất sinh lời > lãi suất chiết khấu). - Một dự án có NPV = 0 có nghĩa là dự án có tỷ suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của vốn (Tỷ suất sinh lời = lãi suất chiết khấu). - Một dự án có NPV < 0 có nghĩa là dự án có tỷ suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của vốn (Tỷ suất sinh lời < lãi suất chiết khấu). 22 Nói chung dự án chỉ đáng đầu tư khi NPV >= 0 vì chỉ khi ấy thu nhập từ dự án mới đủ trang trải chi phí và mang lợi lợi nhuận tăng thêm cho nhà đầu tư.  Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) Tỷ suất sinh lợi nội bộ hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ mà tại đó giá trị hiện tại của dòng thu bằng giá trị hiện tại của dòng chi, lúc này NPV bằng không. IRR thường được xác định bằng hai phương pháp; phương pháp thử và sai, phương pháp nội suy. - Phương pháp thử và sai. + Theo phương pháp này, trước tiên chọn lãi suất và sử dụng lã suất đó làm tỷ lệ chiết khấu để tìm ra giá trị hiện tại của các khoản thu, giá trị hiện tại của vốn đầu tư và so sánh chúng với nhau để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án. + Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án khác 0 tương đối lớn thì tiếp tục thử lại bằng cách nâng lãi suất lên (nếu NPV > 0) hoặc hạ mức lãi suất xuống (nếu NPV < 0). Cứ làm như vậy cho đến khi tìm được 1 mức lãi suất làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư bằng 0 hoặc xấp xỉ bằng 0 thì lãi suất đó chính là tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án. - Phương pháp nội suy. Theo phương pháp này, việc xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án được thực hiện theo các bước sau: B1: Chọn 1 mức lãi suất tùy ý r1 sau đó tính NPV1 theo lãi suất r1. B2: Chọn tiếp mức lãi suất r2 thỏa mãn điều kiện:  Nếu giá trị hiệ tại thuần NPV1 là một số dương thì chọn r2 > r2 sao cho NPV < 0 và ngược lại.  Để đảm bảo độ chính xác cao hơn thì chênh lệch giữa r1 và r2 trong khoản 5%. B3: Tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án, IRR nằm trong khoảng r1 và r2 được xác định theo công thức: IRR  r1  ( r2  r1 ) NPV 1 NPV 1  NPV 2 (2.2) Việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư được chấp nhận theo khía cạnh tài chính nếu tỷ lệ lãi nội bộ lớn hơn chi phí vốn. Có ba bước để tính tỷ lệ lãi nội bộ của một dự án. 23 - Lập bảng xác định thời điểm phát sinh của các dòng thu và dòng chi trong suốt dự án. - Nếu số tiền phát sinh ở các năm bằng nhau thì áp dụng công thức để tính IRR, ngược lại phải sử dụng phần mềm để xác định IRR. Một dự án có thể có nhiều giá trị IRR. - Chỉ có các dự án có IRR > chi phí vốn có thể chấp nhận theo khía cạnh tài chính. IRR càng lớn thì càng được ưa thích. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập tại phòng Kinh tế - Kế hoạch của công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech cùng với các số liệu thu thập được trên mạng internet và các tài liệu về kế toán và quản trị chi phí sản xuất. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Đối với mục tiêu 1: Phương pháp so sánh được sử dụng để mô tả thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty, so sánh giữa các năm rồi đi đến kết luận. + Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là hiệu của hai chỉ tiêu; chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. F F1 F0 (2.3) Trong đó:  F : Trị số chênh lệch giữa 2 kỳ.  F1 : Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích.  F0 : Trị số chỉ tiêu kỳ gốc. + Phương pháp so sánh số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. %F  F1 100  100 F0 Trong đó:  %F : Là % gia tăng của các chỉ tiêu phân tích. 24 (2.4) Phương pháp so sánh tỷ trọng: Nhằm phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể. Tỷ trọng của từng bộ phận so sánh Chỉ số của từng bộ phận = x 100 Trị số của tổng thể - Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn sử dụng để phân tích các mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị chi phí tại Công ty và xác định nhân tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định quản trị chi phí. Và được sử dụng phương pháp sau: Gọi Q là chỉ tiêu phân tích; Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; Thể hiện bằng phương trình Q = a.b.c Đặt Q1: Kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1.b1.c1 Q0; Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0.b0.c0  Q1 – Q0 = Q: Mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch. Q: Đối tượng phân tích Q = a1.b1.c1 - a0.b0.c0 Thực hiện phương pháp thay thế như sau: (i) Thay thê bước 1 (cho nhân tố a) a0.b0.c0 được thay thế bằng a1.b0.c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: a = a1.b0.c0 - a0.b0.c0 (ii) Thay thế bước 2 (cho nhân tố b) a1.b0.c0 được thay thế bằng a1.b1.c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: b = a1.b1.c0 – a1.b0.c0 (iii) Thay thế bước 3 (cho nhân tố c) a1.b1.c0 được thay thế bằng a1.b1.c1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: c = a1.b1.c1 – a1.b1.c0 25 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. ta có: a + b + c = (a1.b0.c0 - a0.b0.c0) + (a1.b1.c0 – a1.b0.c0) + (a1.b1.c1 – a1.b1.c0) = a1.b1.c1 - a0.b0.c0 = Q - Đối với mục tiêu 3: Các kết quả thu được từ phương pháp thống kê mô tả và phương pháp thay thế liên hoàn sẽ cung cấp các căn cứ để đề xuất giải pháp cho việc phân tích kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech. 26 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KỸ THUẬT CAO SÓC TRĂNG E-TECH 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3.1.1 Giới thiệu Công ty - Tên gọi Công ty: Công ty CP SX và DV nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech. - Tên giao dịch đối ngoại: SOCTRANG HIGH TECHNOLOGY AQUATIC PRODUCT MANUFACTURING SERVICES HOLDING COMPANY. - Tên viết tắt: SOCTRANG E-TECH. - Địa chỉ: Số 63A Quốc lộ 1, Phường 10, Thành Phố Sóc Trăng. - Điện thoại: (079) 2241397 Fax: (079) 3622136. - Mã số thuế: 2200217130. - Email: Soctrange-tech@cdv.vnn.vn - Nhãn mác sản phẩm: E-TECH. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5903000017 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh Sóc Trăng cấp ngày 10/7/2003, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 20/10/2006. - Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:  Chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng thức ăn thủy sản.  Nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá tiêu dùng trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất và đời sống.  Đầu tư nuôi trồng, khai thác thủy sản. - Ngoài ra sản phẩm Công ty còn đạt các chứng nhận khác như chứng nhận HACCP (DL349). 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Năm 2003 Công ty CP SX và DV nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech được thành lập, ngành nghề kinh doanh là chế biến thức ăn nuôi tôm (SOTOM) và cho cá (SOCA) trên cơ sở các chế phẩm sinh học: Hệ vi 27 sinh vật Đa ENZYME ES-01 và Men vi lượng BS-01 qua thực nghiệm với “Quy trình nuôi tôm sú theo công nghệ sinh học E-TECH”, cung ứng hàng cho các đơn vị trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng, với tổng số vốn điều lệ 80.000.000.000 đồng. Năm 2007, trước những yêu cầu bảo quản chất lượng nguyên liệu, tiết kiệm chi phí, khai thác tốt hơn tiềm năng của khu vực, lãnh đạo đã quyết định xây dựng một nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản sạch với công suất và thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu sản xuất và xuất khẩu, và Nhà máy sản xuất thức ăn E-tech được thành lập. 3.1.3 Đặc điểm sản xuất và quy trình sản xuất của Công ty 3.1.3.1 Đặc điểm sản xuất Công ty hoạt động phần lớn trong lỉnh vực sản xuất và kinh doanh thức ăn thủy sản dành cho tôm và cá da trơn. Các sản phẩm của Công ty gồm: - Sotom thức ăn dành cho tôm. - Soca thức ăn dành cho cá. 3.1.3.2 Quy trình sản xuất a. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thức ăn tôm - cá Xuất kho NL (1) Tiếp liệu (2) Máy nghiền thô (3) Nghiền tinh (4) Sấy nhiệt (7) Ép viên (6) Ép đùn (5) Bồn trộn phun dầu (8) Sấy gió (9) Bồn chứa (10) Đóng bao TP (11) Nhập kho TP Hình 3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thức ăn tôm - cá b. Giải thích sơ đồ (1) : Xuất kho nguyên liệu cho vào bồn tiếp liệu. (2) : Từ bồn tiếp liệu chuyển nguyên liệu qua máy nghiền thô để nghiền lần 1. (3) : Sau khi nghiền thô xong chuyển qua máy nghiền tinh để nghiền nhuyễn nguyên liệu. 28 (4) : Sau khi nghiền nhuyễn nguyên liệu xong chuyển sang bồn trộn điều, phun dầu. (5) : Sau khi phun dầu xong chuyển sang máy ép đùn để nén nguyên liệu chuyển sang ép viên. (6) : Ép hổn hợp nguyên liệu thành từng viên theo kích cở yêu cầu (từ số 0 đến 11). (7) : Khi ép thành viên xong chuyển qua máy sấy nhiệt để làm khô viên thành phẩm (8) : Chuyển thành phẩm sang máy sấy gió để làm nguội. (9) : Chuyển thành phẩm đã làm nguội sang bồn chứa để chuẩn bị đóng bao. (10) : Đóng bao thành phẩm. (11) : Nhập kho. 3.1.4 Hệ thống quản lý chất lượng Công ty đang áp dụng Hiện tại Công ty quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn sau: - HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point: Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn). Hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm tới hạn. Các sản phẩm của Công ty tuân thủ theo đúng qui trình GMP (Good Manufactoring Practices). Qui phạm sản xuất qui định các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng và SSOP (Sanitation Standard Operating Procedure). Quy phạm vệ sinh quy định quy trình và các thủ tục kiểm soát vệ sinh tại nhà máy. - ISO 9001:2008 (International Organization for Standardization): Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 phiên bản 2008, tên gọi đầy đủ là “các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng”. ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn ISO 9001 được ban hành lần thứ 4 vào năm 2008 và cũng là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành, có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cho mọi quy mô hoạt động. qui định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý chất lượng khi một tổ chức cần chứng tỏ năng lực của mình trong việc cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu chế định tương ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. 29 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3.2.1 Sơ đồ tổ chức tại Công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BP NUÔI TRỒNG CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU BAN TỔNG GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN XUẤT E-TECH CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG P. KINH TẾ KẾ HOẠCH P. QLCL VÀ PTSP P. KINH DOANH P. KỸ THUẬT P. TỔ CHỨC HC Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý tại Công ty - Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty CP SX và DV nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech. Đại hội đồng Cổ đông có các quyền hạn sau: + Thông qua bổ sung, sửa đổi điều lệ. + Thông qua định hướng phát triển Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của Hội đồng quản trị. + Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm. + Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị. + Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, phê chuẩn Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng Giám đốc và các quyền khác được quy định tại Điều lệ. - Hội đồng Quản trị của Công ty gồm 08 thành viên, là cơ quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm 30 quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền. Hội đồng quản trị có các quyền sau: + Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty. + Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty. + Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại. + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty. + Đề xuất mức cổ tức hàng năm và các quyền khác được quy định tại Điều lệ. - Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và bãi nhiệm, gồm 03 thành viên là Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. Các thành viên Hội đồng quản trị được kiêm nhiệm thành viên Ban Tổng Giám đốc. + Tổng Giám đốc có nhiệm vụ: thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông; thực hiện kế hoạt kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua; ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và các loại hợp đồng khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của Công ty; các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ Công ty. + Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc thường trực tại trụ sở chính của Công ty trong việc giải quyết các vấn đề sau đây:  Quản lý tất cả các phòng ban thuộc khối văn phòng chính của Công ty, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các phòng ban với nhau, trên cơ sở các nội qui, qui chế, qui định, định mức của Công ty và quy định của pháp luật nhà nước.  Triển khai tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc, giám sát chấn chỉnh sửa lổi các Phòng, Ban chức năng của Công ty trong việc thực hiện chủ trương quyết định của Tổng Giám Đốc, nội qui, qui chế, qui định, định mức về sản xuất kinh doanh mà Công ty đã ban hành.  Thực hiện cải tiến liên tục các chương trình quản lý chất lượng theo HACCP, ISO 9001:2008 từng bước đưa vào thực hiện 100% các chương trình nêu trên trong toàn bộ các lãnh vực có liên quan đến chất lượng sản phẩm. 31 3.2.2 Các Phòng, Ban và đơn vị kinh doanh 3.2.2.1 Phòng Kinh tế - Kế hoạch - Thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý tình hình sử dụng vốn, tài sản, chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực trong toàn Công ty. - Tổ chức thực hiện tốt công tác kế toán thống kê, hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng pháp luật của Nhà nước và điều lệ qui định của Công ty. - Thực hiện kịp thời, đầy đủ việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của các Xí nghiệp thành viên và của Công ty. - Thực hiện báo cáo chính xác kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả kinh tế của Công ty cho Ban giám đốc và cấp trên theo đúng qui định của nhà nước và qui chế của Công ty. - Tổng hợp nhu cầu từ các xí nghiệp, phòng ban, phân xưởng về vật tư, bao bì, công cụ dụng cụ,… tổ chức hợp đồng thu mua và cung ứng đầy đủ kịp thời cho yêu cầu sản xuất. - Lập và theo dõi thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Công ty theo từng tháng, quí, năm đề nghị điều chỉnh giá thành và chi phí một cách kịp thời và phù hợp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm một cách khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn. - Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định và lập kế hoạch, đo lường kết quả của các mặt hoạt động, đánh giá vị trí canh tranh của tổ chức, cùng với các nhà quản trị để đảm bảo cạnh tranh lâu dài của tổ chức trong ngành. - Kiểm tra chặt chẽ việc quản lý vốn hàng hóa, tài sản, tiền mặt chi phí của Công ty đảm bảo an toàn, hiệu quả không bị chiếm dụng, không thanh toán lãng phí ở tất cả phòng ban văn phòng, chi nhánh, phân xưởng, xí nghiệp của Công ty. - Kiểm tra chặt chẽ tính khách quan chính xác, đúng định mức qui định của tất cả các chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, giá mua nguyên liệu, định mức vật tư, công cụ, tài sản, chi phí trong quá trình lưu thông, trong sản xuất tại xí nghiệp, phân xưởng phát hiện kịp thời những tiêu cực hoặc sai sót (nếu có). 32 3.2.2.2 Phòng quản lý chất lượng và phát triển sản phẩm - Đề ra các qui định, qui phạm quản lý chất lượng cho tất cả các loại sản phẩm mà Công ty đã, đang và sẽ sản xuất. - Thực hiện quản lý chất lượng theo HACCP và hoàn thiện quản lý chất lượng theo ISO phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty và đòi hỏi của thị trường. - Nghiên cứu cải tiến mẫu mã bao bì ngày càng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường. 3.2.2.3 Phòng kinh doanh - Theo dõi, ký kết và thực hiện các hợp đồng các L/C đã ký với khách hàng, triển khai nhanh, chính xác các yêu cầu chất lượng bao bì, mẫu mã sản phẩm của khách hàng cho Phòng Quản lý chất lượng & Phát triển sản phẩm và hai xí nghiệp trực thuộc, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng vận chuyển, bốc xếp, giao nhận hàng hóa cho khách hàng đảm bảo ngăn nắp kho hàng, an toàn về chất lượng và đúng hợp đồng được ký kết. - Cân đối giá bán, đề xuất giá mua đảm bảo cạnh tranh và có hiệu quả, thường xuyên theo dõi cân đối hiệu quả kinh doanh từng thời vụ, từng khách hàng, để Tổng Giám đốc có chiến lược, sách lược kinh doanh cụ thể. 3.2.2.4 Phòng kỹ thuật - Quản lý vận hành hệ thống điện, điện lạnh, nước, một cách khoa học đáp ứng đủ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn tiết kiệm. - Theo dõi sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị đúng qui trình, đúng định kỳ, hạn chế tối đa việc xảy ra sự cố bất ngờ, không để cho máy móc thiết bị xuống cấp. - Lập các phương án thiết kế xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn mua sắm tài sản cố định cho toàn Công ty theo đúng trình tự qui định của nhà nước tùy từng loại hình và mức độ đầu tư, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, giá thành hợp lý và phục vụ thiết thực cho sản xuất kinh doanh. 3.2.2.5 Phòng tổ chức hành chánh - Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong việc quản lý nhân sự của toàn Công ty, sắp xếp bố trí nhân sự một cách phù hợp cho sản xuất kinh doanh, tránh nơi thừa, nơi thiếu, phù hợp với sở trường và khả năng của từng người. 33 - Tham mưu cho Tổng Giám đốc kiểm tra vấn đề về tuyển dụng, cho thôi việc đối với người lao động, quản lý ngày giờ công lao động, khen thưởng, cách chức, sa thải lao động, kiểm tra việc thực hiện qui chế, qui định về tiền lương, tiền thưởng, các chính sách khác đối với người lao động, đảm bảo đúng nội qui, qui định của Công ty và đúng qui định Luật lao động. 3.2.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 3.2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán a. Sơ đồ bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN NVL CCDC KẾ TOÁN TM TGNH KẾ TOÁN CÔNG NỢ TSCĐ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG KẾ TOÁN BH – XĐKQ KD KẾ TOÁN KHO THÀNH PHẨM KẾ TOÁN TỔNG HỢP Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Hình 3.3 Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán tại Công ty - Kế toán trưởng: Phụ trách chung và chỉ đạo điều hành về tổ chức, ghi chép số liệu được cập nhật và thu thập thông tin tài chính, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và cung cấp thông tin cho công tác dự toán và hoạch định cho nhà quản trị, … - Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các số liệu trong các nhật ký và các sổ khác của bộ phận kế toán, tập hợp và thu thập các chi phí phát sinh và chi phí sản xuất của từng loại sản phẩm để tính giá thành chính xác. - Kế toán kho thành phẩm: Quản lý và theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho để thuận lợi trong kinh doanh cuối kỳ lập báo cáo - Kế toán bán hàng - xác định kết quả kinh doanh: Tập hợp chi phí, doanh thu bán hàng, tình hình phát sinh trong vấn đề bán hàng để thu thập và xác định kết quả kinh doanh co hiệu quả vào cuối tháng hoặc cuối kỳ. - Kế toán tiền lương: Theo dõi và tính các khoảng lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… cho toàn bộ công nhân viên của Công ty, ghi sổ và lập báo cáo. 34 - Kế toán công nợ - tài sản cố định: Theo đõi công nợ rỏ ràng và chính xác (phải thu, phải trả) của Công ty. Tình hình sử dụng tài sản cố định (nguyên giá, hao mòn…) để cuối tháng lập báo cáo lên ban chỉ đạo. - Kế toán tiền mặt - tiền gửi ngân hàng: Kiểm tra chứng từ ghi chép thu, chi và chứng từ gửi ngân hàng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty, điều chỉnh và kiểm tra quỹ hàng ngày tại phòng kế toán của Công ty để kịp thời điều chỉnh khi sai sót trong vấn đề quản lý quỹ và các số dư với ngân hàng sau đó lập báo cáo. - Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ: Quản lý và theo dõi các vấn đề nhập xuất nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ để ghi sổ và lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn để thuận tiện cho cuối tháng lập báo cáo chi tiết một cách chính xác cho bộ phận kế toán tổng hợp. 3.2.3.2 Hình thức kế toán a. Các phương pháp kế toán cơ bản - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO). - Nguyên tắc đánh giá tài sản: Theo nguyên giá và giá trị tồn lại. - Khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng. - Thuế GTGT: Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. b. Tổ chức sử dụng chế độ sổ sách kế toán - Công tác tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Theo mô hình này, tất cả các công việc kế toán như phân loại chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, lập báo cáo đều được tập trung tại phòng kế toán của Công ty. - Như vậy cách tổ chức bộ phận kế toán của Công ty đảm bảo sự tập trung thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán. - Hệ thống tài khoản kế toán Công ty đang thực hiện hiện nay theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Hệ thống sổ tại Công ty được tổ chức theo hình thức nhật ký chung và sử dụng phần mềm kế toán Accure với quy trình thực hiện như sau: 35 + Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung. Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính : Ghi hằng ngày : Ghi định kỳ : Quan hệ đối chiếu Hình 3.4 Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức chứng từ ghi sổ + Trình tự ghi sổ theo phần mềm kế toán Accure. SỔ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHẦN MỀM ACCURE BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TÙ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI MÁY VI TÍNH - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị : Nhập số liệu hàng ngày : In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm : Đối chiếu, kiểm tra Hình 3.5 Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 36 c. Trình tự ghi sổ - Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ trước khi ghi vào sổ như: hóa đơn mua hàng, hóa đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi, … Sau đó lên bảng tổng hợp chứng từ gốc. - Kế toán chi tiết vào sổ chi tiết cho từng tài khoản. - Kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ và vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó vào các sổ cái tài khoản có liên quan. - Cuối tháng kế toán dựa vào chứng từ ghi sổ đối chiếu với sổ chi tiết, để lập bảng cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính trình giám đốc duyệt. - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị, tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng. 3.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CTY TRONG NĂM 2010, 2011, 2012 3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm (20102012) 37 Bảng 3.1 Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm (2010 – 2012) Đơn vị tính: 1.000 đồng Tên chỉ têu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu 51.426.027 59.784.288 49.766.580 8.358.260 16,25% -10.017.707 -16,76% 2. Chi phí 44.678.855 51.118.115 42.581.960 6.439.259 14,41% -8.536.155 -16,70% 3. Lợi nhuận trước thuế 6.747.172 8.666.172 7.184.619 1.919.000 28,44% -1.481.552 -17,10% 4. Thuế TNDN 1.686.793 2.166.543 1.796.154 479.750 28,44% -370.388 -17,10% 5. Lợi nhuận sau thuế 5.060.379 6.499.629 5.388.464 1.439.250 28,44% -1.111.164 -17,10% Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech 38 Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tóm lược ta thấy doanh thu của các năm có mức biến động cao. Cụ thể tổng doanh thu của Công ty trong năm 2011 tăng hơn 8,4 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 16% so với năm 2010. Có được mức tăng như vậy là do Công ty đã có những bước phát triển tốt về chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, bên cạnh đó trong năm 2011 nhu cầu nhập khẩu về các mặt hàng thủy sản của các nước Châu Âu và Mỹ tăng cao làm cho diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên là điều kiện giúp cho doanh thu của Công ty tăng theo. Nhưng đến năm 2012 thì lại có chuyển biến trái ngược so với năm 2011, cụ thể là tổng doanh thu của Công ty trong năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 với mức giảm vào khoảng 10 tỷ đồng, tương đương giảm hơn 16,7%. Nguyên nhân giảm mạnh doanh thu trong năm 2012 là do ảnh hưởng suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, giá cả tăng cao làm sản lượng tiêu thụ các sản phẩm của Công ty bị giảm đáng kể. Bên cạnh tác động của thị trường, ngoài ra doanh thu của Công ty còn bị tác động của yếu tố tự nhiên, dịch bệnh của các loài thủy sản đã làm cho diện tích nuôi thủy sản giảm kéo theo nhu cầu sử dụng thức ăn dành cho thủy sản cũng giảm theo. Trong báo cáo hoạt động kinh doanh tóm lược, khoản mục chi phí của Công ty trong 3 năm cũng có mức tăng trưởng không đồng điều, chi phí trong năm 2011 tăng hơn 6,4 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 14%, nguyên nhân tăng trưởng chi phí là do sản lượng sản xuất của năm 2011 tăng so với năm 2010, khi so sánh tỷ lệ tăng trưởng doanh thu so với chi phí thì ta thấy được mức tăng trưởng chi phí nhỏ hơn mức tăng trưởng của doanh thu vào khoảng 2% là điều kiện tốt giúp tăng lợi nhuận của Công ty, để làm được điều này Công ty đã xiết chặt quản lý chi phí từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng cũng như cung ứng. Đến năm 2012 chi phí của Công ty cũng giảm mạnh giống như doanh thu cụ thể là giảm khoảng 8,5 tỷ đồng so với năm 2011 tương đương giảm hơn 16,5%. Nguyên nhân là do sản lượng của Công ty trong năm 2012 giảm làm cho chi phí sản xuất cũng giảm theo, so sánh với mức chênh lệch doanh thu thì ta thấy tỷ lệ của hai khoản mục tương đối gần bằng nhau, hiệu quả quản lý chi phí so với cùng kỳ năm trước có mức tiến triển tốt trước những khó khăn của thị trường. Doanh thu và chi phí của Công ty qua các năm không đồng điều đã làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng bị ảnh hưởng theo cụ thể lợi nhuận trong năm 2011 tăng khoảng 1,4 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 28%, sang năm 2012 do doanh thu giảm đã làm cho lợi nhuận của Công ty giảm hơn 1,1 tỷ đồng, tương đương giảm khoảng 17%. 39 3.3.2 Tình hình sản xuất sản phẩm của Công ty trong 3 năm (20102012) Để thấy rõ tác động của các yếu tự khách quan đã làm cho sản lượng sản xuất của Công ty thay đổi như thế nào sẽ được trình bày qua Bảng 3.2 như sau: Bảng 3.2 Tình hình sản xuất sản phẩm của Công ty trong 3 năm (2010-2012) Đơn vị tính: Kg Chỉ têu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2012 so với 2011 Số Kg Số Kg Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 849.860 111.060 11,26% -247.600 -22,56% Thức ăn cá SOCA 4.308.000 4.806.650 3.626.150 498.650 11,57% -1.180.500 -24,56% Tổng sản lượng 5.294.400 5.904.110 4.476.010 609.710 11,52% -1.428.100 -24,19% Thức ăn tôm SOTOM 986.400 1.097.460 Chênh lệch 2011 so với 2010 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Qua bảng trên ta thấy sản lượng sản xuất của Công ty chưa ổn định về số lượng. Năm 2010 sản xuất khoảng 5.294.400 kg trong đó sản phẩm thức ăn tôm SOTOM là 986.400 kg và thức ăn cá SOCA 4.308.000 kg. Đến năm 2011 sản lượng sản xuất tăng so với năm trước đạt hơn 5.904.110 kg tăng 609.710 kg, tương đương tăng 11,52% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 sản lượng tiêu thụ sản phẩm giảm cao so với năm 2011 cụ thể là giảm 1.428.100 kg, tương đương giảm 24,19%, đây là nguyên nhân làm cho lợi nhuận của Công ty giảm xuống so vơi năm 2011. Vấn đề suy giảm sản lượng này không phải là ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm do tác động của điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho diện tích nuôi trồng thủy sản giảm mạnh, kéo theo lượng cầu sản phẩm của Công ty giảm theo. Bên cạnh tác động của các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty ngoài ra còn có tác động của yếu tố thị trường trước biến động giá cả tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng theo từng năm thông qua biểu đồ tăng giá sản xuất như sau: 40 Đơn vị tính: đồng 25000 21.085,59 20000 17.689,25 17.697,56 15000 Sotom Soca 10000 5.265,3 5.266,2 5.586,5 Năm 2011 Năm 2012 5000 0 Năm 2010 Nguồn:Phòng kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Hình 3.6 Tình hình giá thành sản phẩm trong 3 năm (2010-2012) Giá thành sản xuất của hai mặt hàng từ năm 2010 đến năm 2011 khá ổn định nhưng đến năm 2012 tăng cao so với các năm trước. Nguyên nhân do tác động của các yếu tố đầu vào tăng cao cụ thể: giá thành năm 2012 tăng 1.619 đồng, tương đương tăng 9,1% so với năm 2011. Từ bảng báo cáo tóm lược kết quả hoạt động kinh doanh và bảng báo cáo sản lượng sản xuất của Công ty, ta thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty không ổn định về lợi nhuận cũng như sản lượng, Công ty còn phụ thuộc quá nhiều về địa bàn hoạt động kinh doanh cũng như nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất điều phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá cao là nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận của Công ty qua các năm không ổn định. 3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.4.1 Thuận lợi Công ty là một trong 3 doanh nghiệp có qui mô sản xuất thức ăn thủy sản lớn trong tỉnh Sóc Trăng, Công ty Sóc Trăng E-tech là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về thị trường tiêu thụ trong tỉnh. Lợi thế cạnh tranh của Công ty là ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào, trang thiết bị máy móc hiện đại và đã tạo được mối quan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn tại thị trường. Nhà máy sản xuất của Công ty được xây dựng nằm cạnh 02 mặt lộ và sông lớn của tỉnh. Hướng Nam (mặt trước) tiếp giáp đường Lý Thường Kiệt và sông Maspero, hướng Đông tiếp giáp với đường Lê Duẩn. Nơi đây còn là địa bàn xây dựng các bến cảng vận chuyển hàng hóa vào trung tâm thành phố 41 Sóc Trăng, điều kiện giao thông thuận lợi giúp công ty tiết kiệm được chi phí vận chuyển trước các công ty cùng ngành. Ngoài ra để phát huy lợi thế sức mạnh thị trường và khai thác đúng hướng trên tiềm năng lớn với chỉ tiêu chất lượng cao giá cả hợp lý, Công ty đã đẩy mạnh nghiên cứu trên cơ sở các chế phẩm sinh học: Hệ vi sinh vật Đa ENZYME ES-01 và Men vi lượng BS-01 qua thực nghiệm với quy trình nuôi tôm sú theo công nghệ sinh học E-TECH. 3.4.2 Khó khăn Chất lượng nguyên vật liệu đầu vào trong các năm qua chưa được đảm bảo do tình trạng sản xuất của các doanh nghiệp cung ứng bị hạn chế nguồn nguyên liệu, nguyên liệu chứa dư lượng kháng sinh cao,... Công ty thực hiện biện pháp tăng cường kiểm tra giám sát, khử dư lượng kháng sinh, điều này ảnh hưởng đến chi phí cho Công ty. Cung cầu sản phẩm bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự phát triển quá nhanh của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản đang đầu tư phát triển công suất chế biến thì diện tích nuôi trồng còn hạn chế do điều kiện tự nhiên. Chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ nhằm giảm lạm phát đã làm cho các hộ nông dân lẫn các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay ngân hàng. Bên cạnh đó, Công ty phải đối diện với những khó khăn lớn như máy móc thiết bị một số đã cũ cần thay thế, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và có dấu hiệu suy thoái, giá nguyên liệu đầu vào tăng. 3.4.3 Định hướng phát triển của Công ty Nhằm tăng sản lượng và chất lượng hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, thu hút khách hàng trong và ngoài nước, tăng sức cạnh tranh nhằm chiếm thị phần của Công ty trên thị trường khu vực đồng thời thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản phát triển, tăng thu nhập và tạo đầu ra ổn định cho ngành nuôi cá. Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà máy. Và tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương, Công ty có những dự án đầu tư sau: Đầu tư xây dựng xây dựng khu nuôi tôm sú khép kính với vốn đầu tư ban đầu là 20 tỷ đồng, trong đó công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech đầu tư trang thiết bị và kỹ thuật cũng như cung ứng thức ăn vi sinh dành cho tôm. 42 Mở rộng xây dựng nhà máy trong khu công nghiệp An Nghiệp, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Với diện tích đất sử dụng: 20.000 m2, là nhà máy chế biến thuỷ sản có trang thiết bị hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến để sản xuất các loại thức ăn dành cho cá Tra, cá Basa, tôm, các sản phẩm thuỷ sản khác đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo chương trình HACCP. 43 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KỸ THUẬT CAO SÓC TRĂNG E-TECH 4.1 YÊU CẦU VÀ CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 4.1.1 Yêu cầu đối với công tác lập kế hoạch Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần xem xét các yêu cầu sau : - Công tác lập kế hoạch sản xuất sản xuất kinh doanh trong Công ty cần xem xét về yếu tố thời gian lập kế hoạch. Trên cơ sở hoạt động sản xuất thực tế của năm làm căn cứ cho kế hoạch sản xuất trong năm tiếp theo, việc lập kế hoạch sản xuất thường được Công ty lập vào cuối năm thực tế. - Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong Công ty phải tuân thủ quy định lập kế hoạch cũng như trình tự lập. Quy trình lập kế hoạch phải cụ thể theo từng khoản mục chi phí, căn cứ lập kế hoạch phải rõ ràng và chính xác để hạn chế sai xót trong quá trình lập dự toán. - Ngoài ra, công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong Công ty phải trình bày cụ thể theo từng nội dung. Hạn chế việc sai lệch giữa người lập kế hoạch và người ra quyết định. 4.1.2 Các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu thị trường giúp cho Công ty lập kế hoạch chính xác và cụ thể hơn, mỗi căn cứ sẽ có tác dụng riêng cho từng kế hoạch. Trong công tác lập kế hoạch sản xuất, Công ty thường căn cứ vào mức độ tiêu thụ sản phẩm của khách hàng về mặt hàng của Công ty, số lượng đối thủ cạnh tranh và biến động giá cả trên thị trường. 4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LẬP DỰ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY 4.2.1 Lập dự toán sản lượng sản xuất Để dự toán sản lượng sản xuất ta sẽ dựa vào các yếu tố đã nêu ở trên thông qua việc thu thập số liệu từ phòng Kinh tế - Kế hoạch của Công ty và số liệu từ các nguồn thống kê trên internet như sau: 4.2.1.1 Dự toán sản lượng năm 2010 Tỷ lệ lạm phát trong năm 2010 được chính phủ dự đoán không cao hơn 7%. Trong khi đó, chính phủ lại đồng thời cho phép nâng giá than, giá điện sẽ 44 được quyết định tăng vào ngày 1/3 năm 2010, bởi vì giá than tăng thì chắc chắn là giá điện sẽ tăng, chúng ta đều biết là tỷ giá đã được điều chỉnh lên thì sẽ tác động đến tất cả các hàng nhập khẩu của Việt Nam, từ xăng dầu đến sợi đến phôi thép cho đến tất cả các mặt hàng khác. Và trước dự đoán của Ngân hàng Thế giới (Worldbank) thì trong năm 2010 tỷ lệ lạm phát sẽ tăng cao (khoảng 0,75 lần so với năm 2009 tương đương mức lạm phát nằm khoảng 11,1%). Tác động tăng lương của chính phủ với mức lương trong năm 2010 sẽ được nâng lên đối với khu vực 3 là từ 690.000 đồng tăng lên 810.000 đồng tương đương tăng khoảng 17 %, với chi phí tăng sẽ tác động trực tiếp vào chi phí sản xuất cũng như sản lượng sản xuất, nếu chi phí tăng mà Công ty không tranh thủ được nguồn vốn sản xuất buộc Công ty phải giảm sản lượng cũng như lợi nhuận. Sức mua và đối thủ cạnh tranh là một trong những yếu tố quyết định đến sản lượng sản xuất của Công ty, biết sức mua sản phẩm của Công ty cũng phụ thuộc vào diện tích nuôi thủy sản nếu diện tích giảm, sẽ làm cho sản lượng của Công ty giảm theo, nếu Công ty không nắm bắt được điều này sẽ làm cho lượng hàng bị tồn đọng và hư hỏng trong thời gian dài. Do quá trình thực hiện đề tài trong thời gian ngắn không đủ khả năng khảo sát toàn diện về khách hàng cũng như diện tích mặt nước áo nuôi của họ. Do đó, đề tài xin lấy số liệu dự đoán của các Sở Nông nghiệp cũng như Hiệp hội Thủy sản Việt Nam để làm dự toán cho năm N+1. Theo dự đoán của Sở Nông nghiệp Sóc Trăng diện tích mặt ao nuôi tôm trong địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong năm 2010 tăng khoảng 2% so với năm trước, được biết diện tích mặt ao năm 2009 vào khoảng 44.477 ha, và diện tích ao nuôi cá basa trong năm 2010 tăng khoảng 3% so với năm 2009 vào khoảng 11.420 ha. Sản lượng dự toán của năm 2010 được căn cứ vào diện tích dự toán của năm 2010. - Được biết sản lượng bán ra của sản phẩm Sotom trong năm 2009 là 920.000 kg và diện tích mặt nước trong năm được Sở Nông nghiệp Sóc Trăng báo cáo vào khoảng 44.856 ha, từ diện tích trên ta có thể tính ra được sản lượng dự toán của năm 2010 qua cách tính như sau: SL DT năm 2010 = Diện tích dự đoán năm 2010 x SL thực tế năm 2009 Diện tích thực tế năm 2009 SL dự toán năm 2010 = 44.477 x 920.000 44.586 45 = 917.751 kg - Sản lượng bán ra của sản phẩm Soca trong năm 2009 là 4.108.800 kg và diện tích mặt nước trong năm được Sở Nông nghiệp Sóc Trăng báo cáo vào khoảng 11.088 ha, từ diện tích trên ta có thể tính ra được sản lượng dự toán của năm 2010 và cũng được tính theo công thức trên. SL dự toán năm 2010 = 11.420 x 4.108.800 = 4.231.827 kg 11.088 Từ dự toán sản lượng của hai mặt hàng ta có thể lập bảng như sau: Bảng 4.1 Dự toán sản lượng năm 2010 Chỉ tiêu Đợn vị tính Thự tế năm 2009 Dự toán năm 2010 SP Sotom Tỷ lệ lạm phát % 6,88 11 Tỷ lệ tăng lương % 27,7 17 Diện tích ao nuôi ha 44.586 44.477 917.751 Sản lượng sản xuất kg 920.000 SP Soca Tỷ lệ lạm phát % 6,88 11 Tỷ lệ tăng lương % 27,7 17 Diện tích ao nuôi ha 11.088 11.420 4.231.827 Sản lượng sản xuất kg 4.108.800 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Dự toán sản lượng năm 2010 căn cứ vào diện tích dự đoán bên cạnh các số liệu phân tích khác như tỷ lệ lạm phát và tác động của Chính phủ sẽ làm căn cứ cho công tác lập kế hoạch linh hoạt một cách chính xác và cụ thể hơn nhằm giúp cho Công ty huy động kiệp thời nguồn tài chính phục vụ cho công tác sản xuất cũng như công tác quản lý. 4.2.1.2 Dự toán sản lượng năm 2011 Dự toán sản lượng năm 2011 cũng giống như dự toán của năm 2010. Về tỷ lệ lạm phát: theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (Worldbank) thì lạm phát trong năm 2011 sẽ đạt trên hai con số và có mức tăng so với năm 2010 khoảng 0,5 lần cụ thể tăng khoảng 17,6%. Tác động tăng lương của Chính phủ mức lương năm 2011 sẽ nâng lên 1.050.000 đồng tương đương tăng khoản 29,6%. Diện tích nuôi theo dự đoán của Sở Nông nghiêp tỉnh Sóc Trăng thì trong năm 2011 diện tích nuôi tôm tăng khoảng 1,5% so với năm 2010 tương 46 đương khoảng 45.596 ha, và diện tích nuôi cá basa tăng khoảng 1,2% tương đương tăng khoảng 12.128 ha. Cũng căn cứ vào diện tích nuôi để lập dự toán sản lượng năm 2011 như sau: - Sản lượng dự toán thức ăn Sotom. SL dự toán năm 2011 = 45.596 x 986.400 = 1.015.624 kg 44.284 - Sản lượng dự toán thức ăn Soca SL dự toán năm 2011 = 12.128 x 4.308.000 = 4.359.765 kg 11.984 Ta có bảng lập dự toán năm 2011 sau: Bảng 4.2 Dự toán sản lượng năm 2011 Chỉ tiêu Đợn vị tính Thự tế năm 2010 Dự toán năm 2011 SP Sotom Tỷ lệ lạm phát % 11,75 17,6 Tỷ lệ tăng lương % 17 29,6 Diện tích ao nuôi ha 44.284 45.596 1.015.624 Sản lượng sản xuất kg 986.400 SP Soca Tỷ lệ lạm phát % 11,75 17,6 Tỷ lệ tăng lương % 17 29,6 Diện tích ao nuôi ha 11.984 12.128 4.359.765 Sản lượng sản xuất kg 4.308.000 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech So về dự toán sản lượng năm 2011 có mức tăng hơn so với năm 2010 cụ thể: đối với sản phẩm Sotom tăng hơn 97.800 kg, tương đương tăng khoảng 10%, còn sản phẩm Soca tăng hơn 127.900 kg, tương đương tăng khoảng 3%. Qua con số trên cho ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn ổn định mặc dù tỷ lệ lạm phát tăng cao nhưng nhu cầu nhập khẩu thủy sản của các nước Châu Âu đối với Việt Nam khá ổn định đã kéo theo diện tích ao nuôi cũng như sản lượng sản xuất của Công ty tăng cao. 47 4.2.1.3 Dự toán sản lượng năm 2012 Dự toán sản lượng năm 2012 cũng giống như dự toán của năm 2010 và năm 2011. Về tỷ lệ lạm phát: Cũng theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (Worldbank) thì lạm phát trong năm 2012 sẽ giảm, theo phân tích HSBC, J.P.Morgan và Citigroup lạm phát năm 2012 đạt khoảng 10%. Tác động tăng lương của Chính phủ: Theo Nghị định số 70/2011/NĐ-CP thì mức lương mức lương năm 2012 sẽ nâng lên 1.550.000 đồng, tương đương tăng khoảng 47,6%. Cũng theo dự đoán của Sở Nông nghiêp tỉnh Sóc Trăng thì trong năm 2011 diện tích nuôi tôm giảm khoảng 10% so với năm 2010 tương đương giảm khoảng 45.793 ha, và diện tích nuôi cá basa giảm khoảng 20% tương đương giảm khoảng 10.772 ha. Dự toán sản lượng năm 2012 cũng căn cứ vào diện tích nuôi để lập dự toán sản lượng như sau: - Sản lượng dự toán thức ăn Sotom. 45.793 x 1.097.460 SL dự toán năm 2012 = = 987.696 kg 50.882 - Sản lượng dự toán thức ăn Soca SL dự toán năm 2012 = 10.772 x 4.806.650 = 3.845.034 kg 13.466 Cũng từ việc lập dự toán sản lượng ta có bảng lập dự toán năm 2012 như sau: 48 Bảng 4.3 Dự toán sản lượng năm 2012 Đợn Chỉ tiêu Thự tế năm 2011 vị tính SP Sotom Tỷ lệ lạm phát % 18,58% Tỷ lệ tăng lương % 29,6 Diện tích ao nuôi ha 50.882 Sản lượng sản xuất kg 1.097.460 SP Soca Tỷ lệ lạm phát % 18,58% Tỷ lệ tăng lương % 29,6 Diện tích ao nuôi ha 13.466 Sản lượng sản xuất kg 4.806.650 Dự toán năm 2012 10 47,6 45.793 987.696 10 47,6 10.772 3.845.034 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Từ các dự toán sản lượng mà nhà quản trị dễ dàng lập dự toán chi phí một cách có hiệu quả hơn và dể kiểm soát được chi phí thông qua dự toán đã lập trước đó. Căn cứ váo sản lượng kế toán quản trị sẽ lập các loại dự toán chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung trực tiếp. 4.2.2 Lập kế hoạch dự toán nguyên vật liệu trực tiếp 4.2.2.1 Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tách riêng biệt cho hai yếu tố giá và lượng của chi phí này. Định mức giá của nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được bộ phận thu mua ước tính căn cứ trên kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của họ về: - Những hợp đồng thu mua đã ký. - Quá trình thương lượng giá với các nhà cung cấp thường xuyên. - Dự báo về tình hình biến động của giá trên thị trường. - Các hình thức chiết khấu. - Chất lượng của nguyên liệu. - Các khoản chi phí liên quan với quá trình thu mua, nhập kho nguyên liệu. Định mức giá phải được khấu trừ mọi khoản chiết khấu mua hàng. Trong trường hợp có nhiều mức giá cho cùng loại nguyên liệu cung cấp bởi nhà cung cấp khác nhau thì phải dùng giá bình quân gia quyền. Qui trình lập định mức tại phòng thu mua của Công ty được lập như sau: 49 Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm công ty tập trung chủ yếu vào nguyên liệu chính là bột cá và bột mì đối với sản phẩm Sotom, bột mì và cám đối với sản phẩm Soca. Do đó, đề tài xin tập trung vào phân tích qui trình lập định mức của bốn mặt hàng này. Định mức lượng để sản xuất sản phẩm được tính toán và xây dựng dựa trên các phân tích kỹ thuật từ các dữ liệu lịch sử về công nghệ và chi phí qua từng năm từ đó Công ty đã xây dựng được một định mức lượng cụ thể cho từng nguyên liệu. - Đối với sản phẩm Sotom để sản xuất ra một kg sản phẩm thì Công ty cần phải bỏ ra 0,299 kg nguyên liệu bột cá. Trong đó, số kg bột cá để cấu thành nên một sản phẩm là 0,26 kg, 0,026 kg cho định mức hao hụt cho phép và 0,013 kg cho định mức sản phẩm hỏng cho phép. Đối với nguyên liệu bột mì thì Công ty cần phải bỏ ra 0,207 kg nguyên liệu bột mì. Trong đó, số kg bột mì để cấu thành nên một sản phẩm là 0,18 kg, 0,018 kg cho định mức hao hụt cho phép và 0,009 kg cho định mức sản phẩm hỏng cho phép. Từ các định mức trên ta sẽ lập được bảng định mức lượng cho nguyên liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm Sotom. Bảng 4.4 Định mức lượng cho nguyên liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm Sotom Khoản mục chi tiết Số nguyên liệu Bột cá 1. Số kg bột cá/SP Sotom 0,26 kg 2. Mức hao hụt cho phép 0,026 kg 3. Mức sản phẩm hỏng cho phép 0,013 kg 4. Định mức nguyên liệu của SP Sotom 0,299 kg Bột mì 1. Số kg bột mì/SP Sotom 0,18 kg 2. Mức hao hụt cho phép 0,018 kg 3. Mức sản phẩm hỏng cho phép 0,009 kg 4. Định mức nguyên liệu của SP Sotom 0,207 kg Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech - Định mức lượng để sản xuất sản phẩm Soca cũng tương tự như sản phẩm Sotom. Để sản xuất ra 1 kg sản phẩm Soca thì Công ty cần phải bỏ ra 0,632 kg nguyên liệu bột cám. Trong đó, số kg cám để cấu thành nên một sản phẩm là 0,55 kg, 0,055 kg cho định mức hao hụt cho phép và 0,027 kg cho định mức sản phẩm hỏng cho phép. Đối với nguyên liệu bột mì thì Công ty cần phải bỏ ra 0,311 kg nguyên liệu bột mì. Trong đó, số kg bột mì để cấu 50 thành nên một sản phẩm là 0,27 kg, 0,027 kg cho định mức hao hụt cho phép và 0,0014 kg cho định mức sản phẩm hỏng cho phép. Từ các định mức trên ta sẽ lập được bảng định mức lượng cho nguyên liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm Soca. Bảng 4.5 Định mức lượng cho nguyên liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm Soca Khoản mục chi tiết Số nguyên liệu Cám 1. Số kg bột cá/SP Soca 0,55 kg 2. Mức hao hụt cho phép 0,055 kg 3. Mức sản phẩm hỏng cho phép 0,027 kg 4. Định mức nguyên liệu của SP Soca 0,632 kg Bột mì 1. Số kg bột mì/SP Soca 0,27 kg 2. Mức hao hụt cho phép 0,027 kg 3. Mức sản phẩm hỏng cho phép 0,014 kg 4. Định mức nguyên liệu của SP Soca 0,311 kg Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Khác với định mức lượng, định mức giá không căn cứ vào kỹ thuật công nghệ sản xuất mà căn cứ vào các bảng báo giá của các Công ty đối tác và các khoản chi phí liên quan đến việc đưa hàng về kho để cấu thành nên giá nguyên liệu thực tế khi đến kho Công ty. Và các khoản chi phí vận chuyển, bốc xếp,… cũng được Công ty căn cứ vào dữ liệu lịch sử của từng năm và thiết lập nên được một định mức cụ thể. Định mức giá của nguyên liệu: Để mua 1 kg nguyên liệu về nhập kho Công ty phải bỏ ra thêm 10% chi phí chuyên chở trên giá mua, 5% chi phí nhập kho, bốc xếp đồng thời Công ty được đối tác chiết khấu 10% khi mua hàng với số lượng lớn. Thông qua các chi phí trên ta sẽ tính ra được tổng số tiền mà Công ty mua được 1 kg nguyên liệu về tới kho. 51 - Định mức giá sản phẩm Sotom: Bảng 4.6 Định mức giá đơn vị cho nguyên liệu bột mì và bột cá đầu vào của sản phẩm Sotom Khoản mục chi tiết Năm 2010 Bột cá 1. Giá mua 1 kg 2. Chi phí chuyên chở 3. Chi phí nhập kho, bốc xếp 4. Chiết khấu 5. Định mức giá của 1 kg (1 + 2 + 3 - 4) Bột mì 1. Giá mua 1 kg 2. Chi phí chuyên chở 3. Chi phí nhập kho, bốc xếp 4. Chiết khấu 5. Định mức giá của 1 kg (1 + 2 + 3 - 4) Đơn vị tính: đồng Năm 2011 Năm 2012 29.450 2.945 1.473 2.945 30.923 30.990 3.099 1.550 3.099 32.540 34.966 3.497 1.748 3.497 36.715 13.450 1.345 673 1.345 14.123 14.170 1.417 708 1.417 14.878 15.813 1.581 791 1.581 16.604 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech - Định mức giá sản phẩm Soca Bảng 4.7 Định mức giá đơn vị cho nguyên liệu cám và bột mì đầu vào của sản phẩm Soca Khoản mục chi tiết Năm 2010 Cám 1. Giá mua 1 kg 2. Chi phí chuyên chở 3. Chi phí nhập kho, bốc xếp 4. Chiết khấu 5. Định mức giá của 1 kg (1 + 2 + 3 - 4) Bột khoai mì 1. Giá mua 1 kg 2. Chi phí chuyên chở 3. Chi phí nhập kho, bốc xếp 4. Chiết khấu 5. Định mức giá của 1 kg (1 + 2 + 3 - 4) Đơn vị tính: đồng Năm 2011 Năm 2012 4.531 453 226 181 5.391 4.655 465 232 186 5.538 5.012 501 250 200 5.963 3.741 374 187 112 4.414 3.852 385 193 116 4.545 4.536 454 227 136 5.352 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Từ định mức giá và định mức lượng ta có thể tính được chi phí nguyên liệu trực tiếp tiêu chuẩn cho 1 đơn vị sản phẩm như sau: - Nguyên liệu bột cá dùng cho sản phẩm Sotom trong 3 năm. + Năm 2010 = 0,299 kg/sp x 30.923 đ = 9.246 đ/sp 52 + Năm 2011 = 0,299 kg/sp x 32.540 đ = 9.729 đ/sp + Năm 2012 = 0,299 kg/sp x 36.715 đ = 10.987 đ/sp - Nguyên liệu bột mì dùng cho sản phẩm Sotom trong 2 năm. + Năm 2010 = 0,207 kg/sp x 14.123 đ = 2.923 đ/sp + Năm 2011 = 0,207 kg/sp x 14.878 đ = 3.080 đ/sp + Năm 2012 = 0,207 kg/sp x 16.604 đ = 3.437 đ/sp - Nguyên liệu cám dùng cho sản phẩm Soca trong 3 năm. + Năm 2010 = 0,632 kg/sp x 5.391 đ = 3.407 đ/sp + Năm 2011 = 0,632 kg/sp x 5.538 đ = 3.500 đ/sp + Năm 2012 = 0,632 kg/sp x 5.963 đ = 3.769 đ/sp - Nguyên liệu bột mì dùng cho sản phẩm Soca trong 3 năm. + Năm 2010 = 0,311 kg/sp x 4.414 đ = 1.373 đ/sp + Năm 2011 = 0,311 kg/sp x 4.545 đ = 1.414 đ/sp + Năm 2012 = 0,311 kg/sp x 5.352 đ = 1.665 đ/sp Từ việc thiết lập định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp là căn cứ để cho nhà quản trị lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 4.2.2.2 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp căn cứ vào nhu cầu sản xuất trong kỳ để tính nhu cầu nguyên liệu trực tiếp kế hoạch. Nhu cầu nguyên liệu trực tiếp kế hoạch phải thỏa mãn nhu cầu nguyên liệu trực tiếp đáp ứng mức sản xuất thực tế. Dự toán sản lượng sản xuất đã được lập trước đó và là căn cứ để lập ra các dự toán chi phí sản xuất kể cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Do mỗi kỳ lập dự toán điều căn cứ vào sản lượng nên việc lập dự toán giữa các năm sẽ ít khác biệt nhau. Do đó đề tài xin đi vào lập dự toán năm 2012. Việc lập dự toán cho từng loại nguyên liệu là khá nhiều. Do đó đề tài xin đi vào phân tích hai loại nguyên liệu chính cho hai sản phẩm như sau: a. Sản phẩm Sotom Ở sản phẩm này đề tài xin lập dự toán cho nguyên liệu bột cá và sẽ được tính qua từng chỉ tiêu cụ thể. - Số sản phẩm sản xuất trong kỳ chính là dự toán sản lượng sản xuất của sản phẩm Sotom 987.696 kg. - Định mức tiêu hao cũng được lập mục trên 0,299 kg/sp. 53 - Nhu cầu NL cần SX = ĐML x Dự toán SL SX của SP Sotom = 0.299 kg/sp x 987.696 kg = 295.321 kg - Dự trữ cuối kỳ căn cứ vào kinh nghiệm sản xuất khoảng 1% so với tổng số nguyên liệu cần sản xuất 2.953 kg. - Nhu cầu nguyên liệu trực tiếp = Nhu cầu NL cần SX + Dự trữ cuối kỳ = 295.321 kg + 2.953 kg = 298.274 kg - Dự trữ đầu kỳ căn cứ vào sổ cái của tài khoản nguyên liệu 3.498 kg. - NLTT mua trong kỳ = Nhu cầu NLTT - Dự trữ đầu kỳ = 298.274 kg - 3.498 kg = 294.776 kg - Định mức giá cũng được lập ở trên 36.715 đ/kg. - Trị giá mua = Định mức giá x NLTT mua trong kỳ = 294.776 kg x 36.715 kg = 10.822.700.840 đ Số liệu này sẽ được trình bày qua bảng sau: Bảng 4.8 Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp năm 2012 và thực tế năm 2012 của sản phẩm Sotom Chỉ tiêu Bột cá 1. Số SP SX trong kỳ (kg) 2. Định mức lượng tiêu hao (kg) 3. Nhu cầu NL TT cần SX (kg) 4. Dự trữ cuối kỳ 5. Nhu cầu nguyên liệu trực tiếp 6. Dự trữ đầu kỳ 7. NLTT mua trong kỳ (kg) 8. Định mức giá 9. Trị giá mua Dự toán năm 2012 Đơn vị tính: đồng Thực tế năm Chênh lệch dự 2012 toán/thực tế (%) 987.696 849.860 0,299 0,299 295.321 254.108 2.953 2.632 298.274 251.476 3.498 3.498 294.776 247.978 36.715 36.500 10.822.700.840 9.051.197.000 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Qua bảng dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp so với thực tế ta thấy ở khoản mục nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp cần sản xuất của dự toán so với thực tế cao hơn khoảng 40.000 kg, tương đương khoảng 16%. Dự trữ cuối kì chênh lệch cao hơn thực tế khoảng 320 kg, tương đương chênh lệch 12%. 54 16,22 0,00 16,22 12,20 18,61 0,00 18,87 0,59 19,57 Nguyên liệu trực tiếp mua trong kì cũng tăng cao hơn so với thực tế khoảng 46.000kg, tương đương chênh lệch khoảng 18%. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong năm 2012 chưa đạt hiệu quả cao do những sai lệch của từng khoản mục chi phí đã kéo theo trị giá mua của Công ty tăng cao so với thực tế. b. Sản phẩm Soca Ở sản phẩm này đề tài xin lập dự toán cho nguyên liệu cám và sẽ được tính qua từng chỉ tiêu cụ thể. - Số sản phẩm sản xuất trong kỳ chính là dự toán sản lượng sản xuất của sản phẩm Sotom 3.845.034 kg. - Định mức tiêu hao 0,632 kg/sp. - Nhu cầu NL cần SX = ĐML x Dự toán SL SX của SP Sotom = 0,632 kg/sp x 3.845.034 kg = 2.430.061 kg - Dự trữ cuối kỳ 24.300 kg. - Nhu cầu nguyên liệu trực tiếp = Nhu cầu NL cần SX + Dự trữ cuối kỳ = 2.430.061 kg + 24.300 kg = 2.451.361 kg - Dự trữ đầu 36.500 kg. - NLTT mua trong kỳ = Nhu cầu NLTT - Dự trữ đầu kỳ = 2.451.361 kg - 36.500 kg = 2.417.861 kg - Định mức giá 5.963 đ/kg. - Trị giá mua = Định mức giá x NLTT mua trong kỳ = 2.417.861 kg x 5.963 đ/kg = 14.417.705.140 đ Số liệu này sẽ được trình bày qua bảng sau: 55 Bảng 4.9 Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp năm 2012 và thực tế năm 2012 của sản phẩm Soca Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Cám 1. Số SP SX trong kỳ (kg) 2. Định mức lượng tiêu hao (kg) 3. Nhu cầu NL TT cần SX (kg) 4. Dự trữ cuối kỳ 5. Nhu cầu nguyên liệu trực tiếp 6. Dự trữ đầu kỳ 7. Nguyên liệu trực tiếp mua trong kỳ (kg) 8. Định mức giá 9. Trị giá mua Dự toán năm 2012 Thực tế năm 2012 Chênh lệch dự toán/thực tế (%) 3.845.034 3.626.150 0,632 0,632 2.430.061 2.291.727 24.300 23.256 2.451.361 2.314.983 36.500 36.500 2.417.861 2.278.483 5.963 5.890 14.417.705.140 13.420.263.692 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Dự toán nguyên liệu cám cũng có những sai lệch tương tự như bột cá. Cụ thể, đối với dự toán số sản phẩm sản xuất trong kì so với thực tế cao hơn 210.000kg, tương đương chênh lệch khoảng 6%. Dự trữ cuối kì cao hơn 1.000kg so với thực tế, tương đương 4%. Nguyên liệu trực tiếp mua trong kì cao hơn 130.000kg so với thực tế, tức cao hơn khoảng 6%. Việc lập dự toán của Công ty trong 2012 có mức tiến triển chưa tốt, khả năng dự toán của Công ty còn hạn chế, về dự toán nhu cầu nguyên liệu trực tiếp của Công ty còn chưa chính xác về lượng, mức chênh lệch cao. Dự toán có nhiều khuyết điểm trong quá trình thu nhận và xử lý luồng thông tin thị trường tạo ra sự chênh lệch. 4.2.3 Lập kế hoạch dự toán nhân công trực tiếp 4.2.3.1 Định mức chi phí nhân công trực tiếp Định mức chi phí nhân công trực tiếp cũng gồm định mức giá của 1 giờ công lao động trực tiếp và định mức lượng thời gian cần thiết để hoàn thành một sản phẩm. Định mức giá của giờ công lao động được xây dựng dựa trên bảng lương và tất cả các hợp đồng lao động đã ký với người lao động. Do Công ty xây dựng hệ thống nhà máy sản xuất với công nghệ khép kín, lượng công nhân tham gia sản xuất chiếm tỷ lệ ích so với các doanh nghiệp khác nên định mức 56 6,04 0,00 6,04 4,49 5,89 0,00 6,12 1,24 7,43 lương căn bản của một giờ công lao động khá nhỏ, định mức giá thường được lập một giá nhằm để đơn giản hóa quá trình xây dựng và sử dụng định mức lao động trực tiếp. Định mức chi phí nhân công trực tiếp được tính dựa vào tổng chi phí nhân công trực tiếp phải trả trong năm thực tế chia tổng số giờ hoạt động của công nhân trong một năm. Biết số ngày hoạt động của công ty trong 1 năm khoảng 300 ngày (không kể ngày nghĩ và ngày lễ) và Công ty hoạt động 8 giờ/ngày. Từ đó ta có thể lập dự toán định mức giá chi phí nhân công trực tiếp dựa vào căn cứa trên. Bảng 4.10 Định mức giá chi phí nhân công trực tiếp Chỉ tiêu Mức lương căn bản của 1 giờ Trích theo lương Định mức giá của 1 giờ lao động trực tiếp Năm 2010 9.477 2.180 11.657 Đơn vị tính: đồng Năm 2011 Năm 2012 11.352 13.011 2.611 2.993 13.963 16.004 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Định mức lượng là thời gian hao phí để hoàn thành một đơn vị sản phẩm, do Công ty sản xuất số lượng sản phẩm trong các tháng tương đối bằng nhau. Do đó, định mức lượng của Công ty cũng được xác định bằng tổng số giờ công lao động của công nhân trực tiếp sản xuất chia cho số sản phẩm sản xuất ra trong kỳ, có định mức lượng như sau: Bảng 4.11 Định mức thời gian sản xuất 1 sản phẩm của nhân công trực tiếp sản xuất Chỉ tiêu Thời gian sản xuất cơ bản Thời gian dành cho nhu cầu cá nhân Thời gian vệ sinh máy Định mức thời gian lao động trực tiếp của 1 sản phẩm Năm 2010 0,025 0,0025 0,0013 0,029 Đơn vị tính: giờ/sp Năm 2011 Năm 2012 0,026 0,034 0,0026 0,0034 0,0014 0,0017 0,031 0,039 Nguồn: PhòngKinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Từ định mức giá và định mức lượng lao động trực tiếp của một đơn vị sản phẩm sẽ tính ra được chi phí lao động trực tiếp tiêu chuẩn của một đơn vị sản phẩm như sau: - Năm 2010 = 0,029 giờ/sp x 11.657 đ = 348 đ/sp 57 - Năm 2011 = 0,031 giờ/sp x 13.963 đ = 421 đ/sp - Năm 2012 = 0,039 giờ/sp x 16.004 đ = 628 đ/sp 4.2.3.2 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp Dự toán chi phí nhân công trực tiếp cũng căn cứ trên dự toán sản lượng sản xuất. Dự toán chi phí phí nhân công trực tiếp có tác dụng giúp doanh nghiệp chủ động về lao động hơn, do dự toán chi phí nguyên liệu trực tiếp được lập trong năm 2012. Do đó dự toán chi phí nhân công trực tiếp cũng được lập trong năm 2012 và quá trình lập dự toán của Công ty được lập như sau: - Nhu cầu sản xuất năm 2012 là 4.832.730 kg (do qui trình sản xuất hai loại sản phẩm của Công ty cùng trên một dây chuyền sản xuất và đa số điều làm bằng máy móc, nhu cầu về lượng công nhân trực tiếp sản xuất không nhiều và việc tách chi phí cho hai loại sản phẩm khó xác định. Do đó đề tài xin gộp chung sản lượng của hai nhóm sản phẩm lại để dể cho việc lập dự toán. - Định mức thời gian lao động 0,039 giờ/sp. - Nhu cầu thời gian hao phí cho SX = Nhu cầu SX x ĐM thời gian LĐ = 4.832.730 kg x 0,039 giờ/sp = 189.607 giờ - Định mức giá của 1 giờ lao động 16.004 đ - Chi phí NCTT = Nhu cầu thời gian hao phí cho SX x ĐMG = 189.607 giờ x 16.004 đ = 3.034.471.650 đ Thông qua các công thức tính trên ta sẽ lập ra bảng dự toán chi phí nhân công trực tiếp sau: Bảng 4.12 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp năm 2012 Chỉ tiêu Dơn vị tính Dự toán năm 2012 Nhu cầu sản xuất sp Định mức thời gian lao động Nhu cầu thời gian hao phí cho SX Định mức giá của 1 giờ Chi phí nhân công trực tiếp kg giờ giờ đ đ 4.832.730 0,039 189.607 16.004 3.034.471.650 Đơn vị tính: đồng Chênh lệch Thực tế năm dự toán/thực 2012 tế (%) 7,97 4.476.010 0,039 0,00 174.564 8,62 13.476 18,76 28,99 2.352.447.024 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech 58 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp của Công ty so với chi phí phát sinh thực tế chưa ổn định về mức độ chênh lệch, tỷ số chênh lệch cao cụ thể là dự toán chi phí nhân công trực tiếp của năm 2012 chênh lệch so với thưc tế năm 2012 khoảng 680.000.000 đồng tương tương lệch hơn 28%. Với mức chênh lệch cao so với thực tế là do trong năm 2012 tình hình kinh doanh của Công ty không tốt so với năm trước. Do đó, Công ty đã cắt giảm một số công nhân có trình độ chuyên môn kém và thay vào những công nhân có trình độ chuyên môn cao. 4.2.4 Lập kế hoạch dự toán chi phí sản xuất chung 4.2.4.1 Định mức chi phí sản xuất chung Do việc lập dự toán của Công ty căn cứ vào kế hoạch lao động, tiền lương, kế hoạch khấu hao tài sản cố định,… nên việc lập định mức chi phí sản xuất chung không áp dụng trong quá trình lập dự toán của Công ty. 4.2.4.2 Dự toán chi phí sản xuất chung Việc lập dự toán của Công ty phụ thuộc vào kế hoạch của nhà quản trị do đó tính chính xác của dự toán phụ thuộc vào vào quyết định của của họ, ngoài ra dự toán chi phí sản xuất chung cũng căn cứ vào dự toán sản sản lượng sản xuất để lập và quá trình lập dự toán được thực hiện như sau: - Dự toán chi phí sản xuất chung điều được căn cứ vào sản lượng thực tế của năm N, chi phí thực tế của năm N và sản lượng dự toán của năm N+1 để lập dự toán, ta có công thức tính. Dự toán chi phí = SXC năm 2012 SL dự toán năm N+1 x CP NL gián tiếp thực tế năm N SL thực tế năm N - Dự toán nguyên liệu gián tiếp: Được biết chi phí nguyên liệu gián tiếp thực tế của năm 2011 là 3.502.105.590 đồng, tổng sản lượng thực tế năm 2011 là 5.904.110 kg và tổng sản lượng dự toán năm 2012 là 4.832.730kg. NL gián tiếp = 4.832.730 x 3.502.105.590 = 2.866.601.528 đ 5.904.110 - Công cụ dụng cụ: Chi phi công cụ dụng cụ thực tế năm 2011 2.586.597.945 đồng. 4.832.730 x 2.586.597.945 NL gián tiếp = = 2.117.225.033 đ 5.904.110 59 - Chi phí nhân công gián tiếp và khấu hao máy móc thiết bị không có thay đổi lớn do đó sẽ lấy theo chi phí thực tế của năm 2011. - Tiền điện thực tế của năm 2011 là 155.676.513 đồng. Tiền điện = 4.832.730 x 155.676.513 = 127.426.920 đ 5.904.110 - Chi phí trả trước và dịch vụ mua ngoài cũng tương đối nhỏ. Do đó cũng lấy theo chi phí thực tế của năm 2011. Ta có bảng dự toán như sau: Bảng 4.13 Dự toán chi phí sản xuất chung của các năm 2012 Chỉ tiêu 1. Nguyên liệu gián tiếp 2. Công cụ dụng cụ 3. Nhân công gián tiếp 4. Khấu hao máy móc thiết bị 5 Tiền điện 6. Chi phí trả trước 7. Dịch vụ mua ngoài Tổng chi phí Dự toán năm 2012 2.866.601.528 2.117.225.033 81.925.000 19.000.000 127.426.920 31.000.000 7.300.000 5.250.478.481 Đơn vị tính: đồng Chênh lệch Thực tế năm dự toán/thực 2012 tế (%) 2.655.008.141 7,97 1.960.945.615 7,97 62.109.407 31,90 14.357.661 32,33 118.021.116 7,97 23.446.843 32,21 5.484.800 33,10 8,50 4.839.373.582 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Dự toán chi phí sản xuất chung của Công ty cũng giống như các chí phí trên. Do đó, khó tránh khỏi mức lệch cao do dự toán ban đầu về sản lượng đã sai lệch, cụ thể là ở nguyên liệu gián tiếp dự toán cao hơn thực tế 211.500.000 đồng, tương đương khoảng 7%. Chi phí công cụ gián tiếp cũng cao hơn so với thực tế 156.000.000 đồng, tương đương khoảng 7%. Chi phí nhân công gián tiếp cao hơn thực tế 19.800.000 đồng, tương đương cao hơn khoảng 31,9%. Chi phí trả trước cao hơn so với thực tế 7.553.000 đồng, tức cao hơn 32%. Dịch vụ mua ngoài cao hơn thực tế là 1.815.000 đồng, tương đương cao hơn khoảng 33%. Từ những thay đổi trên đã kéo theo tổng chi phí sản xuất chung của dự toán cao hơn thực tế năm 2012 là 411.104.000 đồng, tương đương cao hơn 8,4%. Qua ba dự toán chi phí sản xuất đã giúp cho ta thấy được dự toán theo sản lượng chưa có hiệu quả mà nguyên nhân chính là do đề tài không đủ điều 60 kiện khảo sát cũng như thu thập số liệu về hộ nuôi thủy sản đang sử dụng nguồn thức ăn của Công ty, đã làm cho dự toán sai lệch cao khi căn cứ vào dự đoán diện tích mặt nước ao nuôi của các Cơ quản quản lý của Nhà nước. 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 4.3.1 Tình hình tăng trưởng chi phí Tình hình tăng trưởng chi phí sản xuất cũng như doanh thu và lợi nhuận của Công ty được trình bày qua báo cáo tập hợp chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận dạng tóm lược từ năm 2010 đến năm 2012 như sau: Bảng 4.14 Báo cáo chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận dạng tóm lược từ năm 2010 -2012 Khoản mục chi phí Sản lượng thực tế (kg) A. Chi phí sản xuất B. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV C. Lợi nhuận Đơn vị tính: 1.000 đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 5.294.400 5.904.110 4.476.010 37.170.263 43.156.821 36.992.995 51.426.027 59.784.288 49.766.580 6.747.172 8.666.172 7.184.619 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Từ bảng báo cáo chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận và các bảng chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung của từng mặt hàng cụ thể. Ta có thể tính được chi phí, doanh thu và lợi nhuận trên 1sp. Bảng 4.15 Báo cáo chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận tính cho 1kg sản phẩm của 2 mặt hàng Sotom và Soca qua 3 năm 2010 - 2012 Khoản mục chi phí Năm 2010 Sotom A. Chi phí sản xuất/kg sản phẩm B. Doanh thu thuần về BH và CCDV/kg sản phẩm C. Lợi nhuận Soca A. Chi phí sản xuất/kg sản phẩm B. Doanh thu thuần về BH và CCDV/kg sản phẩm C. Lợi nhuận Đơn vị tính: đồng Năm 2011 Năm 2012 17.312 22.890 4.198 18.142 23.800 4.337 20.461 26.180 4.502 3.964 7.200 1.856 4.142 7.560 2.097 4.795 8.390 2.378 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech 61 Qua bảng báo cáo chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận cho từng sản phẩm ta thấy lợi nhuận của sản phẩm Sotom cao hơn sản phẩm Soca, trong năm 2010 lợi nhuận của sản phẩm Sotom là 4.198 đồng, cao hơn sản phầm Soca là 2.342 đồng, tương đương cao hơn 126%. Năm 2011 lợi nhuận của sản phẩm Sotom là 4.337 đồng cao hơn sản phẩm Soca là 2.240 đồng, tương đương cao hơn 106%. Năm 2012, lợi nhuận của sảm phẩm Sotom là 4.502 đồng, cao hơn sản phẩm Soca là 2.124 đồng, tức cao hơn 89,3%. Nhưng xét về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thì lợi nhuận của mặt hàng Sotom tăng với tỷ lệ thấp hơn lợi nhuận của mặt hàng Soca. Cụ thể, lợi nhuận của mặt hàng Sotom trong năm 2011 tăng thêm 3,3% so với năm trước nhưng thấp hơn lợi nhuận của mặt hàng Soca là 9,7%. Năm 2012, lợi nhuận tăng thêm của mặt hàng Sotom là 3,8% thấp hơn so với mặt hàng Soca là 9,6%. Với tốc độ tăng trưởng trên sẽ giúp cho nhà quản lý chọn ra được mặt hàng nào cần sản xuất và tập trung tiêu thụ để mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. Để thấy rõ hơn tỷ lệ chênh lệch chi phí, doanh thu, lợi nhuận đề tài sẽ trình bày thông qua biểu đồ tương quan giữa tăng trưởng chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với mặt hàng Soca. Đơn vị tính: đồng 9.000 8.000 7.000 6.000 5.000 4.000 3.000 2.000 1.000 0 Chi Phí Doanh Thu Lợi Nhuận Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Hình 4.1 Biểu đồ tương tương quan giữa tăng trưởng chi phí, doanh thu và lợi nhuận của mặt hàng Soca Qua biểu đồ tương quan giữa chi phí, doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm (2010-2012) của mặt hàng Soca ta thấy trong năm 2011 tất cả ba khoảng mục trên điều tăng nhưng mức tăng không đồng điều nhau, chi phí sản xuất và doanh thu có tỷ lệ tăng tương đối gần bằng nhau và mức tăng vào khoảng 5% so với năm 2010, nhưng lợi nhuận trong năm lại tăng cao hơn so với hai khoản mục trên khoảng 12,9%, nguyên nhân là do các chi phí khác trong Công ty đã được cắt giảm cụ thể là chi phí quảng cáo trong năm được Công ty cắt giảm do 62 thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã ổn định. Đến năm năm 2012 chi phí sản xuất và doanh thu điều tăng cao hơn năm 2011, nhưng trong đó chi phí sản xuất tăng 15% cao hơn khoảng 5% so với doanh thu, bên cạnh đó lợi nhuận cũng có mức tăng nhưng với tỷ lệ thấp tương ứng tăng khoảng 0,5%, nguyên nhân là do trong năm 2012 dịch bệnh của các loài thủy sản tăng cao, nếu muốn giữ vững thị trường tiêu thụ buộc Công ty phải cử các Kỹ sư chuyên ngành thủy sản xuống tận nơi tư vấn cũng như hỗ trợ một phần nào cho bà con về thuốc chữa trị cho thuỷ sản, với những chi phí trên đã làm cho lợi nhuận của Công ty giảm xuống. 4.3.2 Phân tích chi phí nguyên vật liêu trực tiếp 4.3.2.1 Tác động của nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên liệu đầu vào dùng để sản xuất sản phẩm của công ty điều được mua bên ngoài. Do đó, giá cả là nhân tố quyết định đến chi phí sản xuất của Công ty, đã biết giá cả tăng điều do tác động của yếu tố lạm phát, Công ty không có khả năng kiềm chế giá cả mà chỉ có thể đoán trước mức lạm phát và tìm ra giải pháp mua nguyên liệu với giá cả có thể chấp nhận được. Để làm được điều này cần phải phân tích tác động của lạm phát ảnh hưởng đến nguyên liệu đầu vào như thế nào. Giá cả nguyên liệu tăng qua các năm điều do tác động chung của lạm phát, mỗi tác động của lạm phát điều có thể làm cho chi phí nguyên liệu tăng cao. Do đó, đề tài xin chọn ảnh hưởng của lạm phát do chi phí đẩy để dễ cho việc phân tích, cụ thể là tác động giá cả của các mặt hàng nhiên liệu từ năm 2010 đến năm 2012, với mức giá xăng dầu tăng cao làm cho chi phí vận chuyển cũng như chi phí vận hành của công ty cũng tăng theo, để thấy rõ tác động của mức giá xăng dầu tăng ảnh hưởng đến chi phí nguyên liệu như thế nào, sẽ được trình bày qua sơ đồ tương quan sau: 63 Đơn vị tính: đồng 40.000 35.000 30.000 25.000 Giá xăng dầu 20.000 Nguyên liệu 15.000 10.000 5.000 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Hình 4.2 Biểu đồ tương tương quan giữa tăng trưởng giá nhiên liệu và nguyên liệu Căn cứ vào báo cáo tăng giá nhiên liệu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và báo cáo giá nguyên liệu của Công ty ta thấy tỷ lệ của hai khoản mục này tương đối giống nhau về chiều hướng tăng, giá nhiên liệu chung qua các năm tăng khá cao cụ thể năm 2011 so với năm 2010 tăng khoảng 33,86%, năm 2012 so với năm 2011 vào khoảng 7,2%, còn giá giá nguyên liệu trong năm 2011 so với năm 2010 tăng khoảng 5%, năm 2012 so với năm 2011 tăng khoảng 13%. Biết giá nhiên liệu tăng sẽ kéo theo các chi phí vận chuyển tăng, trong định mức giá đã được tính trước đó chi phí vận chuyển chiếm khoảng 10% chi phí mua/1kg nguyên liệu. Chi phí nhiên liệu tăng đẩy chi phí vận chuyển tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng giá nguyên liệu đầu vào của Công ty. Do đó, công ty cần lập kế hoạch dự toán chi phí bằng những kế hoạch linh hoạt để xác định rõ cần bao nhiêu nguyên liệu để sản xuất trong năm. 4.3.2.2 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng dự toán linh hoạt Dự toán linh hoạt được lập trước kỳ kế hoạch của Công ty nhằm giúp cho nhà quản trị lựa chọn sản lượng cần sản xuất trong kỳ kế tiếp, dự toán linh hoạt còn giúp cho nhà quản lý sử dụng cũng như tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào với chi phí thấp, và dự toán linh hoạt chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng căn cứ vào dự toán sản lượng, các kế hoạch còn lại được nhà quản lý định ra với tỷ lệ tăng giảm căn cứ vào dự đoán tỷ lệ lạm phát trong năm 2013 khoảng 10% so với kế hoạch gốc. Được biết dự đoán sản lượng năm 2013 không thay đổi nhiều so với dự toán năm 2012, do đó đề tài xin chọn dự toán cố định của năm 2012 làm dự toán gốc cho năm 2013. 64 Dự toán linh hoạt cũng được lập trên nguyên liệu bột cá đối với sản phẩm Sotom và nguyên liệu cám đối với sản phẩm Soca trong năm 2013 như sau: Chi phí nguyên liệu bột cá để sản xuất ra 1 kg sản phẩm Sotom. - Định mức tiêu hao 0,299 kg/sp. - Định mức giá 36.715 đ/kg - Dự toán sản lượng năm 2012 là 987.696 kg Từ số liệu thống kê trên ta bắt đầu đi vào lập kế hoạch linh hoạt cho chi phí nguyên liệu bột cá như sau: - Sản lượng dự toán cho từng kế hoạch. + Kế hoạch 1 được tính bằng cách lấy kế hoạch gốc nhân 90% (100% trừ 10% của tỷ lệ lạm phát). = 987.696 kg x 90% = 888.926 kg + Kế hoạch 2 được lấy từ kế hoạch gốc = 987.696 kg + Kế hoạch 3 được tính bằng cách lấy kế hoạch gốc nhân 110% (100% cộng 10% của tỷ lệ lạm phát). = 987.696 kg x 110% = 1.086.466 kg - Nhu cầu NL TT cần SX = SL dự toán x ĐM tiêu hao. + Kế hoạch 1 = 888.926 kg x 0,299 kg/sp = 265.788 kg + Kế hoạch 2 = 987.696 kg x 0,299 kg/sp = 295.321 kg + Kế hoạch 3 = 1.086.466 kg x 0,299 kg/sp = 324.853 kg - Trị giá mua = Nhu cầu NL TT cần SX x Định mức giá + Kế hoạch 1 = 265.788 kg x 36.715 đ/kg = 9.758.406.420 đ + Kế hoạch 2 = 295.321 kg x 36.715 đ/kg = 10.842.714.333 đ + Kế hoạch 3 = 324.853 kg x 36.715 đ/kg = 11.926.977.900 đ Chi phí nguyên liệu cám để sản xuất ra 1 kg sản phẩm Soca. - Định mức tiêu hao 0,632kg/sp - Định mức giá 5.963 đ/kg - Dự toán sản lượng năm 2012 là 3.845.034 kg 65 Từ số liệu thống kê trên ta bắt đầu đi vào lập kế hoạch linh hoạt cho chi phí nguyên liệu cám như sau: - Sản lượng dự toán cho từng kế hoạch. + Kế hoạch hoạch 1 được tính bằng cách lấy kế hoạch gốc nhân 90% (100% trừ 10% của tỷ lệ lạm phát). = 3.845.034 kg x 90% = 3.460.530 kg + Kế hoạch 2 được lấy từ kế hoạch gốc. = 3.845.034 kg + Kế hoạch 3 được tính bằng cách lấy kế hoạch gốc nhân 110% (100% cộng 10% của tỷ lệ lạm phát). = 3.845.034 kg x 110% = 4.229.537 kg - Nhu cầu NL TT cần SX = SL dự toán x ĐM tiêu hao + Kế hoạch 1 = 3.460.530 kg x 0,632 kg/sp = 2.187.055 kg + Kế hoạch 2 = 3.845.034 kg x 0,632 kg/sp = 2.430.061 kg + Kế hoạch 3 = 4.229.537 kg x 0,632 kg/sp = 2.673.067 kg - Trị giá mua = Nhu cầu NL TT cần SX x Định mức giá + Kế hoạch 1 = 2.185.055 kg x 5.963 đ/kg = 13.041.408.970 đ + Kế hoạch 2 = 2.430.061 kg x 5.963 đ/kg = 14.490.456.653 đ + Kế hoạch 3 = 2.673.067 kg x 5.963 đ/kg = 15.939.498.520 đ Từ số liệu được tính ta sẽ lập bảng dự toán kế hoạch linh hoạt như sau: 66 Bảng 4.16 Dự toán kế hoạch linh hoạt chi phí nguyên liệu trực tiếp hai sản phẩm Sotom và Soca Nguyên liệu Sotom 1. Sản lượng dự toán (sp) 2. Định mức lượng tiêu hao (kg) 3. Nhu cầu NL TT cần SX (kg) 4. Định mức giá 5. Trị giá mua Soca 1. Sản lượng dự toán (sp) 2. Định mức lượng tiêu hao (kg) 3. Nhu cầu NL TT cần SX (kg) 4. Định mức giá 5. Trị giá mua Đơn vị tính: đồng Kế hoạch linh hoạt năm 2013 KH 1 KH 2 KH 3 888.926 987.696 1.086.466 0,299 0,299 0,299 265.788 295.321 324.853 36.715 36.715 36.715 9.758.406.420 10.842.714.333 11.926.977.900 3.460.530 3.845.034 4.229.537 0,632 0,632 0,632 2.187.055 2.430.061 2.673.067 5.963 5.963 5.963 13.041.408.970 14.490.456.653 15.939.498.520 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Thông qua bảng báo cáo ta thấy kế hoạch linh hoạt cũng được thiết kế dựa vào kế hoạch sản xuất cho các mức độ hoạt động cần đạt được. Các nhà quản lý có thể sử dụng kế hoạch linh hoạt để quản lý và điều khiển các chi phí sản xuất tốt hơn, với những kế hoạch linh hoạt khác nhau sẽ giúp cho Công ty đảm bảo được chi phí cũng như nguồn lực sản xuất. 4.3.3. Phân tích chi phí nhân công trực tiếp 4.3.3.1. Tác động của nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty đa số phụ thuộc vào chính sách tăng lương tối thiểu của nhà nước, mỗi khi thay đổi chính sách tăng lương buộc Công ty phải tăng mức lương cơ bản cho công nhân nếu muốn họ phục vụ lâu dài cho Công ty. Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí mà Công ty không thể kiểm soát được nhưng Công ty có thể đoán trước và lập dự toán nhằm hạn chế chi phí nhân công trực tiếp một cách tốt nhất, không làm thiệt hại đến công nhân và cả công ty, với ảnh hưởng của từng đợt tăng lương đã làm cho chi phí sản xuất tăng theo từng năm mà cụ thể là chi phí nhân công trực tiếp. 67 Mức lương cơ bản từ năm 2010 đến năm 2012 có sự thay đổi khá rõ ràng cụ thể: - Theo Nghị định số 97/2009/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động (gọi chung là doanh nghiệp trong nước). Và áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp thuộc khu vực 3 với mức lương tối thiểu là 810.000 đồng/tháng và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. - Năm 2011 mức lương tối thiểu áp dụng cho các doang nghiệp trong nước được thay đổi theo Theo Nghị định số 108/2010//NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động là 1.050.000 đồng tương đương tăng 29,6%. - Từ ngày 01 tháng 10 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 mức lương tối thiểu tăng thêm 500.000 đồng tưc tăng 1.550.000 đồng tương đương tăng 47,6%. Theo Nghị định số 70/2011/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. Với mỗi đợt tăng lương của Chính phủ ta thấy chi phí lương của Công ty cũng tăng theo cụ thể mức lương trung bình của các năm như sau: - Năm 2010 theo bảng báo cáo chi tiết chi phí sản xuất thì chi phí bình quân cho mỗi công nhân vào khoảng 2.213.000 đồng/người. - Năm 2011 chi phí bình quân cho mỗi công nhân vào khoảng 2.460.000 đông/người tương đương tăng khoảng 11%. - Năm 2012 chi phí bình quân cho mỗi công nhân vào khoảng 3.200.000 đồng/người tương đương tăng khoảng 30%. Như vậy, mức tăng lương tối thiểu qua từng năm đã làm cho chi phí sản xuất của Công ty thay đổi theo chiều hướng tăng. Để thấy rỏ hơn tác động tác động tăng lương của Chính phủ ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp sẽ được trình bài thông qua biểu đồ tương quan sau: 68 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 Đơn vị tính: 1.000 đồng 3.200 2.213 2.460 1.550 1.050 Lương CB Lương CTY 810 Năm 2010 Năm 2012 Năm 2013 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Hình 4.3 Biểu đồ tăng lương qua ba năm (2010-2012) Thông qua biểu đồ ta thấy tác động của việc tăng mức lương cơ bản lên chi phí tiền lương khá cao, trong năm 2011 tỷ lệ tăng lương cơ bản của Chính phủ vào khoảng 29% thì mức lương của Công ty cũng tăng theo khoảng 11%, năm 2012 mức lương cơ bản của Chính phủ tăng khá cao khoảng 47% thì chi phí lương cũng tăng mặc dù tỷ lệ thấp hơn mức tăng của Chính phủ nhưng vẫn cao hơn so vơi năm 2011 vào khoảng 30%. 4.3.3.2 Kiểm soát chi phí bằng dự toán linh hoạt Dự toán linh hoạt của chi phí nhân công trực tiếp cũng được lập trước kỳ kế hoạch của Công ty nhằm giúp cho nhà quản trị lựa chọn sản lượng cần sản xuất trong kỳ kế tiếp, dự toán linh hoạt được lập cũng giống như dự toán chi phí nhân công trực tiếp với dự toán cho từng sản lượng khác nhau. Quy trình sản xuất hai loại sản phẩm của Công ty cùng trên một dây chuyền sản xuất và đa số điều làm bằng máy móc, nhu cầu về lượng công nhân trực tiếp sản xuất không nhiều và việc tách chi phí cho hai loại sản phẩm khó xác định. Do đó, đề tài xin gộp chung sản lượng của hai nhóm sản phẩm lại để dể cho việc lập dự toán. Dự toán linh hoạt chi phí nhân công trực tiếp cũng căn cứ vào dự toán sản lượng, các kế hoạch còn lại được nhà quản lý định ra với tỷ lệ tăng giảm căn cứ vào dự đoán tỷ lệ lạm phát trong năm 2013 khoảng 10% so với kế hoạch gốc. Được biết dự đoán sản lượng năm 2013 không thay đổi nhiều so với dự toán năm 2012, do đó đề tài xin chọn dự toán cố định của năm 2012 làm dự toán gốc cho năm 2013. Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp cũng dựa vào các chỉ tiêu sau: - Sản lượng dự toán cho từng kế hoạch đã được tính ở trên phần chi phí nguyên liệu trực tiếp. + Kế hoạch 1 = 4.349.456 kg 69 + Kế hoạch 2 = 4.832.730 kg. + Kế hoạch 3 = 5.316.003 kg - Định mức thời gian lao động 0,039 giờ/sp. - Số giờ LĐ thực tế = SL KH x Định mức thời gian lao động. + Kế hoạch 1 = 4.349.456 kg x 0,039 = 169.629 giờ + Kế hoạch 2 = 4.832.730 kg x 0,039 = 188.476 giờ + Kế hoạch 3 = 5.316.003 kg x 0,039 = 207.324 giờ - Tiền lương cũng căn cứ vào định mức giá 16.004đ/giờ - Tổng CP NC trực tiếp = Số giờ LĐ thực tế x Tiền lương của 1 giờ + Kế hoạch 1 = 169.629 giờ x 16.004 đ/giờ = 2.714.739.059 đ + Kế hoạch 2 = 188.476 giờ x 16.004 đ/giờ = 3.016.377.426 đ + Kế hoạch 3 = 207.324 giờ x 16.004 đ/giờ = 3.318.015.168 đ Từ số liệu được tính ta sẽ lập bảng dự toán kế hoạch linh hoạt như sau: Bảng 4.17 Dự toán linh hoạt chi phí nhân công trực tiếp Chỉ tiêu 1. Sản lượng (sp) 2. Số giờ lao động thực tế 3. Tiền lương của 1 giờ Tổng CP nhân công trực tiếp Đơn vị tính: đồng Kế hoạch linh hoạt năm 2013 KH 1 KH 2 KH 3 4.349.456 4.832.730 5.316.003 169.629 188.476 207.324 16.004 16.004 16.004 2.714.739.059 3.016.377.426 3.318.015.168 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Với dự toán chi phí nhân công trực tiếp nhằm giúp cho công ty đảm bảo được lượng tiền đối ứng để dễ dàng thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất đồng thời giúp cho nhà quản lý kiểm soát được năng lực sản xuất của mình. 4.3.4 Phân tích chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung cũng chịu ảnh hưởng của lạm phát và ảnh hưởng của việc tái cơ cấu quỹ lương công nhân sản xuất. Được biết tỷ lệ lạm phát và mức tăng lương tối thiểu của Chính phủ đã được tập hợp ở phần trước. Do đó, đề tài sẽ lập biểu đồ tương quan giữa tỷ lệ tăng qua các năm của lạm phát so với tỷ lệ tăng của chi phí sản xuất chung (không kể tiền lương gián tiếp), và 70 biểu đồ tương quan giữa mức tăng lương cơ bản của Chính phủ so với mức tăng lương của Công ty. Biểu đồ tương quan giữa lạm phát và chi phí sản xuất chung. Đơn vị tính: % 35,00% 30,00% 25,00% 20,00% Tỷ lệ CP SXC 15,00% Tỷ lệ lạm phát 10,00% 5,00% 0,00% Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Hình 4.4 Biểu đồ tương quan giữa lạm phát và chi phí sản xuất chung trong 3 năm (2010-2012) Từ biểu đồ tương quan giữa lạm phát và chi phí sản xuất chung ta thấy trong năm 2010 tỷ lệ lạm phát là 11,75% thì chi phí sản xuất chung cũng tăng theo nhưng thấp hơn 1,5%. Đến năm 2011 tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn so với năm 2010 là 6,83% thì chi phí sản xuất chung cũng tăng nhưng với mức tăng vẫn thấp hơn mức tăng của tỷ lệ lạm phát là 7,06%. Năm 2012 thì tỷ lệ lạm phát là 6,83% và đã tăng thấp hơn tỷ lệ lạm phát của năm 2011, tỷ lệ lạm phát tăng cũng đã kéo theo chi phí sản xuất chung tăng cao với tỷ lệ 8,5%. Ta thấy trong năm 2011 tỷ lệ tăng của chi phí sản xuất chung thấp hơn tỷ lệ tăng của lạm phát. Nguyên nhân là do cuối năm 2010 Công ty đã ký kết được 1 số hợp đồng mua nguyên liệu giá rẻ nên chi phí sản xuất chung trong năm 2011 không bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát. Nhưng đến năm 2012 thì tình hình đã thay đổi do Công ty đầu tư vào 1 số hạn mục xây dựng mới kho chứa thành phẩm nên không tranh thủ được nguồn vốn mua nguyên liệu dự trữ buộc Công ty phải mua nguyên liệu với giá cao theo từng kỳ sản xuất là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ tăng của chi phí sản xuất chung cao hơn so với tỷ lệ tăng của lạm phát. Biểu đồ tương quan giữa mức tăng lương cơ bản của Chính phủ và mức tăng lương của nhân công gián tiếp sản xuất của Công ty. 71 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 Đơn vị tính: % 3.658 2.509 2.798 1.050 1.550 Lương CB Lương CTY 810 Năm 2010 Năm 2012 Năm 2013 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Hình 4.5 Biểu đồ tương quan giữa lương cơ bản của Chính phủ và Công ty Từ biểu đồ tương quan giữa mức tăng lương cơ bản của Chính phủ và mức tăng lương của nhân công gián tiếp sản xuất, ta thấy trong năm 2011 tỷ lệ tăng lương của Chính phủ tăng hơn 29,6% so với năm 2010 và tỷ lệ tăng lương của Công ty cũng cao hơn so với năm 2010 là 11,5%. Đến năm 2012 thì tỷ lệ tăng lương của chính phủ tăng mạnh so với năm 2011 với mức tăng 47,6% và mức tăng lương của Công ty cũng bị ảnh hưởng bởi mức tăng lương chung của Chính phủ, cụ thể là trong năm 2012 mức tăng lương của Công ty tăng hơn 30,7%. Thông qua 2 biểu đồ phân tích chi phí sản xuất chung giúp cho nhà quản trị thấy rõ được mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô đến chi phí sản xuất của Công ty. Cụ thể, là lạm phát và mức tăng lương tối thiểu của Nhà nước qui định sẽ giúp cho nhà quản trị lập ra được những kế hoạch linh hoạt một cách chính xác và hiệu quả. Để lập dự toán linh hoạt chi phí sản xuất chung thì ta cũng được lập trước năm kế hoạch của Công ty nhằm giúp cho nhà quản trị lựa chọn sản lượng cần sản xuất trong kỳ kế tiếp, kế hoạch linh hoạt chi phí sản xuất chung được lập ở nhiều mức sản lượng khác nhau. Chi phí sản xuất chung để dùng cho 2 loại sản phẩm khó có thể tách riêng, do đó đề tài cũng xin gộp chung sản lượng của 2 mặt hàng để dễ cho việc lập kế hoạch chi phí sản xuất chung. Dự toán chi phí sản xuất chung được căn cứ vào sản lượng thực tế của năm N, chi phí thực tế của năm N và sản lượng dự toán của năm N+1 để lập dự toán, ta có công thức tính. SL dự toán năm N+1 x CP NL thực tế năm N Dự toán năm 2012 = SL thực tế năm N 72 Kế hoạch linh hoạt sẽ dựa vào kế hoạch gốc để lập ra thông qua dự đoán chỉ số lạm phát. Biết dự đoán chỉ số lạm phát năm 2013 là khoảng 10%, kế hoạch linh hoạt chi phí sản xuất chung cũng dựa vào các chỉ tiêu sau: - Sản lượng dự đoán cũng đã được tính ở các phần trước. + Kế hoạch 1 = 4.349.456 kg. + Kế hoạch 2 = 4.832.730 kg. + Kế hoạch 3 = 5.316.003 kg. - Công cụ dụng cụ: Chi phí công cụ dụng cụ thực tế năm 2012 1.960.945.615 đồng. 4.832.730 x 1.960.945.615 + Kế hoạch cố định = = 2.117.225.096 đ 4.476.010 + Kế hoạch 1 = 2.117.225.096 x 90% = 1.905.502.586 đ + Kế hoạch 2 = 2.117.225.096 đ + Kế hoạch 3 = 2.117.225.096 x 110% = 2.328.947.606 đ - Tiền điện thực tế của năm 2012 là 118.021.116 đồng. + Kế hoạch cố định = 4.832.730 x 118.021.116 = 127.426.924 đ 4.476.010 + Kế hoạch 1 = 127.426.924 x 90% = 114.684.232 đ + Kế hoạch 2 = 127.426.924 đ + Kế hoạch 3 = 127.426.924 x 110% = 140.169.617 đ - Chi phí nguyên liệu gián tiếp năm 2011 là 2.655.008.141 đồng. + Kế hoạch cố định = 4.832.730 x 2.655.008.141 = 2.866.601.615 đ 4.476.010 + Kế hoạch 1 = 2.866.601.615 x 90% = 2.579.941.453 đ + Kế hoạch 2 = 2.866.601.615 đ + Kế hoạch 3 = 2.866.601.615 x 110% = 3.153.261.776 đ - Chi phí trả trước và dịch vụ mua ngoài cũng tương đối nhỏ. Do đó cũng lấy theo chi phí thực tế của năm 2012. - Chi phí nhân công gián tiếp và khấu hao máy móc thiết bị không có thay đổi lớn do đó sẽ lấy theo chi phí thực tế của năm 2012. 73 Cũng từ số liệu được tính ta sẽ lập bảng dự toán kế hoạch linh hoạt như sau: Bảng 4.18 Dự toán linh hoạt chi phí sản xuất chung Chỉ tiêu Sản lượng (sp) Biến phí sản xuất chung Công cụ dụng cụ Tiền điện Nguyên liệu gián tiếp Dịch vụ mua ngoài Định phí sản xuất chung Nhân công gián tiếp Khấu hao máy móc thiết bị Chi phí trả trước Tổng chi phí SXC Đơn vị tính: đồng Kế hoạch linh hoạt năm 2013 KH 1 KH 2 KH 3 4.349.456 4.832.730 5.316.003 4.605.457.996 5.117.175.552 5.628.893.107 2.117.225.096 1.905.502.586 2.328.947.606 127.426.924 114.684.232 140.169.617 2.866.601.615 2.579.941.453 3.153.261.776 5.329.725 5.921.917 6.514.108 97.494.926 106.732.400 2.417.070.472 60.353.349 67.059.277 73.765.205 14.357.661 14.357.661 14.357.661 22.783.916 25.315.462 27.847.008 4.702.952.922 5.223.907.952 8.045.963.579 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Thông qua các dự toán linh hoạt nhà quản lý sẽ sử dụng các bảng kế hoạch linh hoạt để điều khiển hoạt động của Công ty bằng cách so sánh giữa kết quả thực tế với kế hoạch. Các biến động chi phí doanh thu nếu có sẽ cung cấp sự phản hồi cần thiết cho người quản lý để đánh giá hoạt động kinh doanh và phương hướng hoạt động tốt hơn cho kỳ tới. 4.4 PHÂN TÍCH THÔNG TIN CHI PHÍ THÍCH HỢP CHO CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY Nhu cầu sản xuất của Công ty về lượng bột cá nguyên liệu cao và nhu cầu của thị trường. Do đó, ban quản trị Công ty đang định hướng phát triển xây dựng hệ thống nhà máy sản xuất bột cá nhằm mục đích tự cung ứng nguyên liệu đầu vào và cung ứng ra bên ngoài với chi phí cũng như giá cả thấp. Trong giai đoạn tới Công ty chưa cần đầu tư dây chuyền sản xuất mới. Do đó, Công ty tập trung vào dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cá. Để phân tích dự án có hiệu quả hay không cần phải xem xét thời gian hoàn vốn mất bao lâu và khi hoàn vốn dự án đó sinh lời bao nhiêu. Phân tích giữa các phương án lựa chọn cho từng dây chuyền sản xuất có ưu và nhược điểm gì. 74 4.4.1 Lựa chọn dây chuyền, trang thiết bị Qua khảo sát thực tế các dây chuyền sản xuất bột cá được đầu tư xây dựng tại Việt Nam và bảng giá chào hàng của các hãng nước ngoài cũng như trong nước, chủ yếu có 3 phương án đầu tư công nghệ sau:  Phương án 1: Sử dụng công nghệ hiện đại nhập của nước ngoài 100%.  Phương án 2: Kết hợp giữa nhập ngoại máy nghiền siêu mịn, máy sấy ép đùn và phần thiết bị còn lại được sản xuất trong nước.  Phương án 3: Sử dụng toàn bộ các thiết bị trong nước. Từ 3 phương án trên ta sẽ so sánh ưu và nhược điểm: - Phương án 1: + Ưu điểm: Các thiết bị được nhập ngoại và các hệ thống tự động hoàn toàn, ít công nhân vận hành, sản phẩm đồng đều. + Khuyết điểm: Tất cả các thiết bị nhập ngoại có giá đầu tư cao và thu hồi vốn chậm. - Phương án 2: + Ưu điểm: Chỉ nhập các thiết bị chính trong dây truyền, các thiết bị còn lại được mua trong nước. Như vậy vốn đầu tư dây chuyền thấp nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo. + Khuyết điểm: Các máy nhập ngoại thì vật tư, phụ tùng thay thế sẽ có giá cao. - Phương án 3: + Ưu điểm: Giá đầu tư thiết bị thấp, dễ thay thế. + Nhược điểm: Các chi tiết máy sản xuất trong nước công nghệ chưa đạt được yêu cầu kỹ thuật, dễ bị hoa mòn thay thế liên tục, mất thời gian trong sản xuất, làm giảm chất lượng sản phẩm. Trong ba phương án trên dựa vào ưu và khuyết điểm của từng phương án, và thấy được hiệu quả của phương án 2, đề tài xin chọn phương án hai để phân tích. 4.4.2. Dự toán kinh phí đầu tư Số liệu đầu tư của dự án được Công ty tập hợp thông qua các nhà môi giới về xây dựng nhà máy cũng như các Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bột cá. 75 Tổng mức vốn đầu tư dự án khoảng 12.000.000.000 đồng dự kiến như sau: Bảng 4.19 Chi đầu tư xây dựng nhà máy Đơn vị tính: đồng Thành tiền Tỷ trọng (%) 5.004.597.800 41,70 6.008.030.000 50,07 920.000.000 7,67 20.000.000 0,17 10.014.600 0,08 5.014.600 0,04 31.343.000 0,26 12.000.000.000 100 Loại chi phí 1. Chi phí xây lắp 2. Thiết bị 3. Đất 4. Chi phí thiết kế giám sát 5. Chi phí thẩm định thiết kế 6. Chi phí quản lý 7. Chi phí khác, dự phòng Tổng cộng Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Trong bảng tập hợp số liệu ta thấy chi phí xây lắp và thiết bị là hai khoản mục chi phí có mức đầu tư cao với tỷ lệ chi phí xây lắp vào khoảng 41% và thiết bị khoảng 50% trong tổng dự án, với chi phí xây dựng cao Công ty đã sử dụng các nguồn vốn tự có cũng như vốn vay như sau: Bảng 4.20 Nguồn vốn đầu tư Chỉ tiêu Vốn kinh doanh Vay trung hạn Vay ngắn hạn Tổng cộng Vốn cố định 6.000.000.000 6.000.000.000 12.000.000.000 Đơn vị tính: đồng Vốn lưu động Cộng 6.000.000.000 6.000.000.000 6.000.000.000 6.000.000.000 6.000.000.000 18.000.000.000 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Tổng chi phí đầu tư vào dự án tương đối lớn khoảng 12 tỷ đồng. Do đó Công ty đã huy động nguồn vốn kinh doanh với số tiền bằng 6 tỷ đồng dự án và 6 tỷ đồng vốn vay trung hạn của các Ngân hàng, ngoài ra Công ty còn vay ngắn hạn của các Ngân hàng thêm 6 tỷ đồng để đảm bảo cho việc xây dựng khi gặp các chi phí phát sinh ngoài ý muốn cũng như đảm bảo cho việc vận hành nhà máy khi hoàn thành. 76 4.4.3 Dự toán công suất hoạt động và nhu cầu nguyên liệu Bảng 4.21 Công suất hoạt động và sản lượng tiêu thụ Tỷ lệ sản xuất so với công suất thiết kế Sản lượng sản xuất (tấn) Đơn vị tính: 1.000 kg Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 1 Năm 2 Năm 3 75% 85% 90% 100% 100% 100% 3.750 4.250 4.500 5.000 5.000 5.000 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Dự toán công suất hoạt động của Công ty cũng được căn cứ vào nhu cầu nội bộ của Công ty và nhu cầu nguyên liệu bột cá của các thị trường. Do công ty chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này cũng như thị trường tiêu thụ chưa cao. Do đó, để tránh tồn ứ sản phẩm cũng như hư hỏng trong quá trình cất giữ Công ty đã thu thập số liệu sản xuất của các Công ty trong ngành để tham khảo từ đó đưa ra quyết định sản xuất trong các năm đầu để tránh tổn thất. Được biết theo số liệu thu thập từ các Công ty thì ta thấy trong 3 năm đầu hoạt động các doanh nghiệp này có sản lượng tiêu thụ thấp hơn công suất thiết kế. Cụ thể, năm 1 khoảng 75% công suất thiết kế, năm 2 khoảng 90%, năm 3 khoảng 90% và kể từ năm thứ 4 trở đi thì sản lượng tiêu thụ mới đạt bằng công suất thiết kế. Thông qua số liệu trên Công ty sẽ sử dụng để làm căn cứ sản xuất cho các năm đầu. Giá nguyên liệu sản xuất căn cứ vào bảng báo giá của các Công ty cung ứng trong nước vơi giá năm thứ nhất vào khoảng 6.783 đồng, năm thứ 2 và năm thứ 3 thì giá tăng giảm từ 3% đến 5% và từ năm thứ 4 trở đi thì Công ty sẽ lấy cùng một mức giá để dễ cho việc lập kế hoạch sản xuất. Từ giá nguyên liệu ta sẽ lập bảng nhu cầu nguyên liệu cũng như chi phí để mua số nguyên liệu đó. Bảng 4.22 Nhu cầu nguyên liệu, giá nguyên liệu cho sản xuất Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Nhu cầu nguyên liệu 1.000 kg 5.002 5.750,2 6.500 7.000 7.000 7.000 Tổng chi phí mua NL 1.000 đ 33.928.125 38.561.875 41.043.750 45.677.500 45.677.500 45.677.500 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech 77 Được biết công suất thiết kế của nhà máy khoảng 5.000 tấn trên năm và định mức thiết kế của nhà máy thông qua số liệu của các đối tác cung ứng thiết bị khoảng 1,4 kg/sp, từ định mức thiết kế, giá nguyên liệu cũng như dự toán công suất hoạt động sẽ giúp ta đư ra được nhu cầu nguyên liệu để sản xuất và tổng chi phí để mua nguyên liêu như bảng số liệu đã nêu trên. 4.4.4 Dự toán chi phí, doanh thu, lãi lỗ dự án Dự toán các khoản chi phí và doanh thu của dự án điều được Công ty thu thập từ các nhà cung ứng và các Công ty có cùng công nghệ cũng như dây chuyền sản xuất trong lĩnh vực sản xuất bột cá với dự toán như sau: Dự toán tổng chi phí giả định các chi phí không đổi qua các năm để thuận tiện cho việc phân tích. + Chi phí nguyên vật liệu chính được tính (Bảng 4.21) + Vật liệu phụ bao bì : 250đ/kg thành phẩm + Lương công nhân bình quân : 3.000.000đ/tháng (10 công nhân) + BHXH, y tế : 23% x lương + Bảo trì sửa chữa : 4% x tổng vốn TSCĐ + Chi phí sản xuất phân xưởng : 0,8% x doanh thu + Chi phí quản lý : 0,3% x doanh thu + Chi phí bốc xếp, vận chuyển : 0,8% x doanh thu + Khấu hao TSCĐ  Thiết bị : 12% x 6.008.030  Xây lắp : 4% x 5.991.970 + Lãi vay ngắn hạn : 19% x vốn lưu động hàng năm + Lãi vay dài hạn : 18% x Số nợ dài hạn còn lại trong năm + Cổ tức hàng năm : 16%/ năm Từ các chỉ tiêu đã nêu ta sẽ lập bảng chi phí dự án như sau: 78 Bảng 4.23 Chi phí dự án Đơn vị tính: 1.000đồng Khoản mục chi phí Năm 1 NVL chính Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 33.928.125 38.561.875 41.043.750 45.677.500 45.677.500 45.677.500 Vật liệu phụ bao bì 937.500 1.062.500 1.125.000 1.250.000 1.250.000 1.250.000 Lương công nhân 360.000 360.000 360.000 360.000 360.000 360.000 79.200 79.200 79.200 79.200 79.200 79.200 Bảo trì sửa chữa 480.000 441.574 323.148 284.722 246.297 207.871 Khấu hao TSCĐ 960.642 960.642 960.642 960.642 960.642 960.642 - Thiết bị 720.964 720.964 720.964 720.964 720.964 720.964 - Nhà xưởng 239.678 239.678 239.678 239.678 239.678 239.678 293.963 331.726 351.133 388.896 388.896 388.896 Lãi vay ngắn hạn 1.140.000 1.140.000 1.140.000 1.140.000 1.140.000 1.140.000 Lãi vay dài hạn 1.080.000 925.200 770.400 615.600 640.800 306.000 119.812 136.387 145.575 162.1500 162.1500 162.1500 319.5000 363.700 388.200 432.400 432.400 432.400 BHXH, BHYT, KPCĐ Chi phí quản lý PX Chi phí quản lý công ty Chi phí vận chuyển Tổng cộng 39.698.743 44.362.805 46.687.049 51.351.111 51.337.578 50.964.045 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Dự toán doanh thu của các năm được tính như sau: - Đơn giá được Công ty căn cứ vào giá bán của các công ty sản xuất bột cá trên thị trường và để thuận tiện cho việc lập kế hoạch doanh thu qua từng năm Công ty xin lấy giá bán cố định là 10,65 ng.đ. - Tổng doanh thu = Giá bán x Sản lượng dự toán Từ công thức trên ta lập được bảng doanh thu của dự án như sau: Bảng 4.24 Doanh thu dự án Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Sản lượng (kg) Giá bán DT Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 3.750.000 4.250.000 4.500.000 5.000.000 5.000.000 5.000.000 10,65 10,65 10,65 10,65 10,65 10,65 39.937.750 45.262.500 47.925.000 53.250.000 53.250.000 53.250.000 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech 79 Từ dự toán doanh thu và chi phí sẽ giúp Công ty đưa ra được dự trù lãi lỗ hàng năm như sau: Bảng 4.25 Dự trù lãi lỗ hàng năm Đơn vị tính: 1.000đồng Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Tổng doanh thu 39.937.750 45.262.500 47.925.000 53.250.000 53.250.000 53.250.000 Tổng chi phí 39.698.743 44.362.805 46.687.049 51.351.111 51.337.578 50.964.045 LN thuần 238.756 1.099.694 1.837.950 2.698.888 2.712.421 3.085.954 Trích 50% trả gốc ngân hàng 119.378 549.847 918.975 1.349.444 1.356.210 1.542.977 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Sau khi tính toán lợi nhuận thuần tăng dần qua các năm, ngay năm đầu tiên đã có lợi nhuận là: 238.756.000 đồng và sau tăng lên các năm, đến năm thứ 3 là 1.837.950.000 đồng. Điều này cho thấy dự án có hiệu quả. Tuy nhiên, để đánh giá tính khả thi của dự án không thể dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận mà còn dựa vào các chỉ tiêu khác để đánh giá. 4.4.5 Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư Dựa vào kết quả tính lãi, lỗ, ta xác định các chỉ tiêu về hiệu quả vốn đầu tư. Bảng 4.26 Chỉ tiêu tính toán hiệu quả của dự án Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 LN thuần /DT thuần 0,60 2,42 3,79 4,99 5,02 5,71 LN thuần /tổng vốn ĐT 1,99 9,16 15,32 22,49 22,60 25,72 - Tỷ suất lợi nhuận thuần/doanh thu thuần tăng từ 0,6% đến 5,71%, tăng đáng kể qua mỗi năm, nói lên tình hình lợi nhuận Công ty luôn được mở rộng trên một đơn vị hàng hóa. - Tỷ suất lợi nhuận thuần/tổng vốn đầu tư trong năm đầu tỷ lệ còn thấp 1,99%, bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi công suất nhà máy đã ổn định, tỷ lệ này đã tăng cao từ 9,16% đến 25,72% vào năm thứ 6. Tỷ lệ này cho biết rằng cứ 10 tỷ đồng vốn đầu tư vào tài sản cố định của dự án sẽ sinh ra từ 0,916 đến 2,572 tỷ đồng tiền lãi mỗi năm. Mức lãi khá cao và có với xu hướng tăng, cho thấy dự án có khả thi. 80 4.4.6 Tỷ suất chiết khấu của dự án Căn cứ mức lãi suất hiện hành đối với các nguồn vốn tài trợ cho dự án, mức chi phí vốn (tỷ suất chiết khấu) của dự án được tính bằng lãi suất bình quân gia quyền của các nguồn. TSCK = (Vay nguồn 1 x LS + Vay nguồn 2 x LS2 + Vay nguồn 3 x LS3+…+ VLĐ x LSVLĐ ) / (Vay nguồn 1 + Vay nguồn 2 + …..+ VLĐ) = (6.000.000  18%)  (6.000.000  19%)  (6.000.000  16%)  17,67% 6.000.000  6.000.000  6.000.000 Bảng 4.27 Tỷ suất chiết khấu Đơn vị tính: 1.000 đồng Năm ổn định Vốn gốc Lãi suất (%) Tiền lãi Vay dài hạn 6.000.000 18% 1.080.000 Vay ngắn hạn 6.000.000 19% 1.140.000 Vốn phát hành 6.000.000 16% 960.000 Tỷ suất chiết khấu 17,67% X x Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Thông qua lãi suất chiết khấu sẽ giúp ta tìm được thời gian hòa vốn. 4.4.7 Thời gian hoàn vốn (KHV)  Thời gian hoàn vốn Xác định thời gian hoàn vốn vốn có chiết khấu được tính bằng cách cộng giá trị hiện tại lợi nhuận thuần và khấu hao rồi trừ vốn đầu tư ban đầu đến khi kết quả bằng 0 là thu hồi đủ vốn. - Vốn đầu tư là 12.000.000.000 đồng. - Hệ số chiết khấu = 1 (1  r) n - Vốn được hoàn = Khấu hao + lợi nhuận thuần - Hiện giá vốn được hoàn = Vốn được hoàn x Hệ số CK - Hiện giá kế dư của năm thứ nhất thì bằng chính hiện giá vốn được hoàn và năm thư hai đến năm thứ n được tính bằng năm thứ 1 cộng với năm thứ n-1 nếu tính cho năm thứ n và cộng lũy tuyến cho các năm còn lại đến khi số tiền bằng với số vốn đầu tư. 81 Bảng 4.28 Thời gian hoàn vốn có chiết khấu Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Vốn đầu tư 12.000.000 Vốn được hoàn (TN ròng) 1.199.398 2.060.336 2.798.592 3.659.530 3.673.063 4.046.596 4.240.129 4.240.129 4.240.129 Hệ số CK 17,67% 0,849834282 0,722218307 0,613765877 0,521599284 0,443272953 0,376708552 0,320139842 0,272065813 0,231210855 Đơn vị tính: 1.000 đồng Hiện giá Hiện giá kế vốn dư được hoàn 1.019.290 1.488.012 1.717.680 1.908.808 1.628.169 1.524.387 1.357.434 1.153.594 980.364 1.019.290 2.507.302 4.224.982 6.133.790 7.761.960 9.286.347 10.643.781 11.797.376 12.777.739 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech KHV = Năm trước khi thu hồi đủ nguyên giá (Hiện giá KD năm thu hồi – Tổng vốn đầu tư) + Hiện giá KD năm trước thu hồi vốn (12.777.739 – 12.000.000) KHV = 8 + = 8,67 năm 11.797.376  Phân tích điểm hòa vốn (ĐHV) - Khi ứng dụng kỹ thuật phân tích điểm hòa vốn cần phải phân tích chi phí ra thành hai loại: Định phí và biến phí. - Định phí và biến phí bao gồm các khoản mục biến động qua các năm. - Trên cơ sở phân tích định phí, biến phí tiến hành xác định điểm hòa vốn. - Điểm hòa vốn trên lý thuyết là điểm mà doanh thu ngang bằng với chi phí sản xuất trong năm, khi đo dự án không lời cũng không lỗ. 82 Bảng 4.29 Định phí, biến phí, doanh thu Đơn vị tính: 1.000đồng Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Tổng doanh thu 39.937.750 45.262.500 47.925.000 53.250.000 53.250.000 53.250.000 54.050.000 Tổng chi phi 39.698.743 44.362.805 46.687.049 51.351.111 51.337.578 50.964.045 50.770.512 2.407.280 2.301.749 2.173.496 2.067.965 2.093.012 1.758.058 1.603.104 960.642 960.642 960.642 960.642 960.642 960.642 960.642 1.080.000 925.200 770.400 615.600 640.800 306.000 151.200 366.638 415.906 442.454 491.723 491.569 491.415 491.262 37.291.463 42.061.056 44.513.553 49.283.146 49.244.566 49.205.987 49.167.408 33.928.125 38.561.875 41.043.750 45.677.500 45.677.500 45.677.500 45.677.500 850.000 439.200 900.000 439.200 1.000.000 439.200 1.000.000 439.200 1.000.000 439.200 1.000.000 - Lương + BHXH 750.000 439.200 - Bảo trì sửa chữa nhà máy 667.500 654.074 548.148 534.722 496.297 457.871 419.445 - Lãi vay ngắn hạn 1.140.000 1.140.000 1.140.000 1.140.000 1.140.000 1.140.000 1.140.000 - Chi phí khác 50% 366.638 415.906 442.454 491.723 491.569 491.415 491.262 Định phí - Khấu hao TSCĐ - Lãi vay dài hạn - Các chi phí khác 50% Biến phí - NVL chính - NL phụ, bao bì Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech 83 439.200 Trong bảng phân tích số liệu, phần chi phí lãi vay dài hạn được dùng để xây dựng nhà máy nên được tách thành định phí và mỗi năm Công ty điều chi trả lãi định kỳ cho Ngân hàng còn chi phí lãi vay ngắn hạn là dùng để đáp ứng cho quá trình sản xuất, chỉ phát sinh khi sản xuất. Do đó, được tách thành biến phí. Còn các khoản mục chi phí còn lại điều được thu thập từ các nhà cung ứng cũng như chi phí sản xuất của các công ty cùng ngành. Về phân tích điểm hòa vốn ta có khoản mục như sau: - Điểm hòa vốn = Định phí x (Doanh thu – Biến phí) - Sản lượng hòa vốn = Sản lượng x Điểm hòa vốn - Doanh thu hòa vốn = Doanh thu x Điểm hòa vốn Từ cách tính trên ta tính ta được bảng phân tích điểm vốn. Bảng 4.30 Phân tích điểm hòa vốn Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu ĐHVLT = Đ(DT-B) Q0 = Q * ĐHVLT D0 = D * ĐHVLT ĐVT Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 % 90,98 67,67 54,18 43,38 43,56 36,29 32,83 Tấn 3.412 2.876 2.438 2.169 2.178 1.815 1.642 36.335 30.629 25.965 23.099 23.195 19.324 17.481 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech Qua bảng tính trên cho thấy ĐHV lãi lỗ qua các năm chênh lệch không nhiều, mức độ để đạt được mức hòa vốn giảm qua các năm từ 90,98% giảm xuống còn 32,83% vòa năm thứ 7. Cho nên việc hoạt động kinh doanh của nhà máy tương đối dễ, giả sử vào năm thứ 3 khi nhà máy đạt doanh thu 26.919 triệu đồng tương đương với sản lượng 2.468 tấn đạt 54,86% công suất thiết kế thì nhà máy sẽ hòa vốn và bắt đầu có lãi.  Phân tích tỷ suất sinh lời nội bộ Được biết lãi suất vay ngắn hạn của Công ty là 19%, để phân tích tỷ suất sinh lời nội bộ Công ty giả định lãi suất R1=lãi suất vay ngắn hạn và R2 được lấy cao hơn 1% so với R1. R1 = 19% và R2 = 20%. Ta có bảng tính như sau: 84 Bảng 4.31 Phân tích tỷ suất sinh lời nội bộ Đơn vị tính: 1.000đồng Năm 0 1 Vốn đầu tư Thu nhập Hệ số CK ròng (R1) 12.000.000 1.199.398 0,840336134 - - Hệ số CK (R2) - 1.007.897 0,833333333 999.498 PV1 PV2 - 2 - 2.060.336 0,706164819 1.454.937 0,694444444 1.430.789 3 - 2.798.592 0,593415814 1.660.729 0,578703704 1.619.556 4 - 3.659.530 0,498668751 1.824.893 0,482253086 1.764.820 5 - 3.673.063 0,419049371 1.539.195 0,401877572 1.476.122 6 - 4.046.596 0,352142329 1.424.978 0,334897977 1.355.197 7 - 4.240.129 0,295917923 1.254.730 0,279081647 1.183.342 8 - 4.240.129 0,248670524 1.054.395 0,232568039 986.118 9 - 4.240.129 0,208966827 886.046 0,193806699 821.765 Tổng Cộng x x 12.107.800 X 11.637.207 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech PV1 = 12.107.800 PV2 = 11.637.207 NPV1 = 107.800 NPV2 = -362.793 IRR  r1  (r2  r1 )  NPV1 NPV1  NPV 2 IRR  19%  (20%  19%)  107.800  19,23% 107.800  (362.793) Tỷ suất thu hồi nôi bộ của dự án IRR = 19,23% lớn hơn tỷ suất chiết khấu. Do đó, dự án có khả thi Tỷ suất lợi nhuận nội bộ IRR = 19,23% cũng nói lên rằng dự án có khả năng đạt mức lãi cao hơn lãi suất thực tế, vì lãi suất thị trường hiện nay thấp hơn so với lãi suất được tính toán. Qua quá trình phân tích và đánh giá hiệu quả vốn đầu tư, cho ta thấy ở mỗi chỉ tiêu phân tích điều cho kết quả khả quan cụ thể như sau: - Ở dự toán doanh thu, chi phí, lãi lỗ dự án cho kết quả tỷ suất lợi nhuận thuần/tổng vốn đầu tư trong năm đầu tỷ lệ còn thấp 1,99%, bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi công suất nhà máy đã ổn định, tỷ lệ này đã tăng cao từ 9,16% đến 25,72% vào năm thứ 6. Với mức lãi khá cao và có với xu hướng tăng, cho thấy dự án có khả thi. 85 - Điểm hòa vốn lãi lỗ qua các năm chênh lệch không nhiều, mức độ để đạt được mức hòa vốn giảm qua các năm từ 90,98% giảm xuống còn 32,83% vào năm thứ 7. Cho thấy việc đầu tư của dự án là có hiệu quả. Do đó, Công ty cần mở rộng thu hút vốn đầu để xây dựng nhà máy. 86 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY 5.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ LẬP KẾ HOẠCH CHI PHÍ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 5.1.1 Tác động môi trường bên trong Công ty 5.1.1.1 Điểm mạnh - Vị thế của Công ty là nằm ngay trung tâm tỉnh Sóc Trăng (giờ là Thành phố Sóc Trăng), điều kiện giao thông dễ dàng. Vì vậy rất thuận lợi cho các quá trình giao dịch, hợp tác và trao đổi cũng như vận chuyển các nguyên vật liệu dùng trong sản xuất. - Đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, đầy nhiệt huyết. - Uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao nhờ vào chất lượng của thành phẩm, phương thức kinh doanh linh hoạt, giá cả sản phẩm phải chăng. - Tình hình tài chính của công ty khá ổn định. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty hàng năm đều được bổ sung. 5.1.1.2. Điểm yếu - Nguồn vốn vay hàng năm của Công ty khá lớn do Công ty cần vốn để đầu tư nhiều vào dự án có quy mô lớn. Do đó, làm cho chi phí lãi vay hàng năm phải trả cao. - Mặc dù doanh thu của Công ty qua các năm đều tăng nhưng chi phí cũng tăng rất cao làm cho lợi nhuận của công ty có phần bị giảm sút. - Một số phương tiện máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất đã lạc hậu và chưa được đổi mới. 5.1.2 Tác động môi trường bên ngoài Công ty 5.1.2.1 Cơ hội  Khả năng mở rộng thị trường Sóc Trăng là tỉnh có diện tích nuôi thủy sản lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, đây là cơ hội tốt để Công ty phát triển mở rộng thị trường cung ứng thức ăn thủy sản cũng như dịch vụ nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, thị trường ngoài tỉnh Sóc Trăng rất có tiềm năng mà Công ty chưa chủ động đầu tư. 87  Khả năng áp dụng những tiến bộ kỹ thuật công nghệ Việc áp dụng các thiết bị, máy móc hiện đại vào hoạt động kinh doanh sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, chi phí kinh doanh giảm xuống, các công việc được diễn ra nhanh hơn, gọn nhẹ hơn. 5.1.2.2 Thách thức Bên cạnh những cơ hội là những thách thức từ phía môi trường kinh doanh: - Thứ nhất là, môi trường kinh tế không ổn định, các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. - Thứ hai là, hiện nay tại Sóc Trăng đang xuất hiện thêm nhiều Công ty sản xuất kinh doanh cùng lĩnh vực với Công ty nên sự cạnh tranh giữa các Công ty này trở nên ngày càng gay gắt hơn. Đòi hỏi Công ty cần phải có biện pháp thu hút được khách hàng chú ý đến mình, từ đó chi phí quảng cáo tăng lên là đều tất nhiên. - Thứ ba là, ngày nay môi trường kinh tế phát triển vượt bậc, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO tạo ra nhiều thử thách cho các doanh nghiệp, Công ty nói chung, tại Sóc Trăng nói riêng. 5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY 5.2.1 Công tác lập dự toán chi phí sản xuất Để đảm bảo việc lập dự toán chi phí sản xuất được nhanh chóng, chính xác đòi hỏi các phòng ban trong Công ty phải liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó vai trò của của người lập kế hoạch (kế toán quản trị) là quan trọng nhất trong quá trình lập dự toán, là người thu thập thông tin từ các phòng ban cũng như thị trường. Do đó, họ là người hiểu rõ nhất tình hình sản xuất và kinh doanh hiện tại cũng như là người đưa ra những kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ tiếp theo một cách hợp lý nhất. Vì vậy, là một kế toán quản trị chi phí sản xuất phải ý thức rõ vai trò lập kế hoạch sản xuất của mình, tiến hành ghi chép những biến động, thay đổi trong quá trình sản xuất và đưa ra nguyên nhân của sự thay đổi đó. Cuối kỳ so sánh giữa kết quả thực tế và kế hoạch được lập trước, xem xét sự chênh lệch và tìm ra những mặt hạn chế trong kế hoạch sản xuất, rút ra kinh nghiệm cho quá trình lập kế hoạch sản xuất trong những kỳ tiếp theo. 5.2.2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất Công ty cần xây dựng quy trình lập kế hoạch sản xuất rõ ràng và đánh giá đúng mức. Từ việc đơn giản hóa trong quá trình lập kế hoạch sản xuất đã làm cho dự báo sản lượng không còn được chính xác, độ sai lệch lớn, thiếu 88 tính khách quan. Vì chủ yếu việc xác định sản lượng tiêu thụ của kỳ kế hoạch lại dựa vào báo cáo tình hình nuôi thủy sản của khách hàng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc chủ động sản xuất của Công ty, làm cho thực hiện kế hoạch sản xuất không đạt hiệu quả. Trong khi đó nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phụ thuộc vào tính chất thời vụ, còn việc lập kế hoạch sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa có tính khoa học, ảnh hưởng của chi phí thời vụ không được tính đến. Việc lập kế hoạch đơn giản không theo một quy trình cụ thể, dẫn đến việc lập kế hoạch sản xuất thiếu tính khoa học, chưa phản ánh được các yếu tố khách quan mà các yếu tố này đôi khi lại ảnh hưởng lâu dài. Khi những nhân tố này thay đổi thì kế hoạch sản xuất khó có thể thay đổi ngay được. Việc lấy khả năng tiêu thụ làm làm căn cứ chủ yếu cho việc lập kế hoạch sản xuất là chưa sát với thực tế, công tác dự báo về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty có độ chính xác chưa cao, điều này ảnh hưởng đến kế hoạch chỉ đạo sản xuất của Công ty. Hệ thống đánh giá kế hoạch chưa được chuẩn hóa ngay từ khâu đánh giá hiệu quả của kế hoạch làm cho việc nghiệm thu chất lượng kế hoạch chưa tốt. Dẫn đến việc xác định mục tiêu, lựa chọn phương án mới cho kế hoạch sản xuất vẫn chưa được hoàn thiện. 5.3. BIỆN PHÁP LẬP DỰ TOÁN TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT 5.3.1. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty cần phải có sự phối hợp từ tất cả các khâu, từ khâu thu mua đến khâu sản xuất: - Khâu thu mua nguyên vật liệu: Công ty cần tổ chức mạng lưới thu mua chặt chẽ. Đa dạng hoá mạng lưới thu mua qua nhiều vựa khác để tránh bị động khi thiếu nguyên liệu, đồng thời, Công ty nên chủ động tìm những nguồn mua nguyên liệu ổn định và mua với số lượng lớn. Mặt khác, khi mua với một số lượng lớn Công ty vừa được hưởng giá ưu đãi, hoa hồng vừa giảm được chi phí vận chuyển rất nhiều. - Khâu bảo quản: Đối với nguyên liệu đòi phải bảo quản sao cho phù hợp để nguyên liệu đạt chất lượng và bảo quản phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn. Đồng thời, Công ty nên tránh tình trạng bảo quản nguyên liệu quá lâu tại Công ty. Ngoài ra, Công ty cần chủ động tìm nguồn nguyên liệu ổn định và xác định mức tồn kho thật hợp lý. - Khâu sản xuất: Công ty cần tạo môi trường làm việc thoải mái cho công nhân như là chỗ làm việc rộng, mát mẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn cho 89 công nhân tại nơi làm việc, phát động phong trào thi đua tiết kiệm nguyên liệu, thường xuyên kiểm tra thay mới các công cụ, dụng cụ để đảm bảo sự ổn định về kích thước, khối lượng.…của sản phẩm. Mặt khác, Công ty khuyến khích công nhân tiết kiệm nguyên liệu, tổ chức thi đua giữa các phân xưởng. 5.3.2. Đối với chi phí nhân công trực tiếp Để giảm thời gian lao động hao phí thì Công ty phải bố trí, sắp xếp lao động thật sự phù hợp giữa trình độ tay nghề và yêu cầu của các công nhân. Nâng cao năng suất lao động tức là bộ phận quản lý sản xuất nên có kế hoạch sản xuất một cách khoa học, giảm số giờ công tiêu hao sản xuất và giảm các biến động đột ngột theo thị trường như tăng lên hoặc giảm xuống sản lượng sản xuất hay đơn đặt hàng trong tháng. Tránh tình trạng trong lúc công nhân ít việc lúc phải tăng ca liên tục vừa làm cho công nhân mệt mỏi làm giảm năng suất lao động vừa giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Hay các tình trạng thuê thêm công nhân mùa vụ cũng làm rất tốn kém chi phí lại không ổn định đối với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời, để nâng cao tay nghề công nhân tạo ý thức sử dụng tiết kiệm thì Công ty cần mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho công nhân trong việc sử dụng các quy trình và công nghệ mới. 5.3.3. Đối với chi phí sản xuất chung Đối với loại chi phí này có rất nhiều khoản mục không thể cắt giảm được vì vậy muốn giảm chi phí này thì Công ty nên tận dụng các năng lực sẵn có tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Công ty phải thường xuyên bảo trì máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển để tránh hư hỏng nặng để tốn kém nhiều chi phí sửa chữa hơn. Bên cạnh đó các khoản chi phí khác cũng có thể tiết kiệm một cách dễ dàng đó là các khoản chi phí về điện trong phân xưởng sản xuất, cần tạo cho công nhân trong Công ty một thói quen sử dụng điện sao cho hợp lý, tiết kiệm nhưng không làm ảnh hưởng đến sản xuất. Nếu thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất thì giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống một cách đáng kể, từ đó tạo nên một lợi thế cạnh tranh về giá cả trên thị trường mà trên thị trường hiện nay vấn đề cạnh tranh về giá cả hết sức gay gắt. Do đó, doanh nghiệp nào tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm sẽ tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thương trường. 90 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất là một trong nội dung rất quan trọng và cần thiết trong quá trình hoàn thiện hệ thống quản lý của Doanh nghiệp, góp phần khẳng định chức năng cung cấp thông tin của hệ thống kế toán trong quản lý và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Thực trạng kế toán quản trị ở công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech còn rất hạn chế vì vậy việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất ở Doanh nghiệp này là cần thiết, vì không những vấn đề này được quan tâm đến tầm vĩ mô mà cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, các cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh doanh sản xuất thức ăn thủy sản tốt hơn. Trên cở sở nghiên cứu, tổng hợp, phân tích cả về lý luận cũng như thực tiễn, luận văn đã giải quyết được một số nội dung sau: Thứ nhất, hệ thống hoá được những lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí sản xuất, làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp khắc phục những tồn tại về kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech. Thứ hai, phản ánh thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất của công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng Etech từ đó nhận thấy được những mặt hạn chế cần phải hoàn thiện và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện những mặt hạn chế đó. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với Công ty - Ban lãnh đạo Công ty cần phải quan tâm hơn đến việc lập dự toán chi phí cũng như lập kế hoạch đầu tư. Bởi vì nếu lập dự toán không chính xác thì công ty sẽ khó huy động được nguồn vốn sản xuất kinh doanh, không đủ vốn sản xuất, ngược lại nếu lập dự toán được chính xác hơn thì Công ty sẽ hạn chế được nhiều chi phí trong quá trình sản xuất. - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thu mua cũng như sử dụng nguyên liệu, vật liệu để giảm bớt chi phí mua vào và tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu trong quá trình sản xuất. 91 - Coi trọng hệ thống kế toán quản trị trong Công ty, thường xuyên lập và theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh để có những biện pháp ứng xử kịp thời khi chi phí sản xuất kinh doanh thay đổi đột ngột. - Khuyến khích công nhân tham gia sản xuất bằng cách tạo ra những cuộc thi đua lành mạnh, và tạo cho họ có một tâm lý thoải mái khi làm việc. - Luôn coi con người là nhân tố quan trọng nhất và có kế hoạch nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên, đặc biệt là nâng cao trình độ hiểu biết và ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại, kỹ thuật mới để sử dụng đúng cách và kịp thời sửa chữa bảo trì thiết bị. - Thường xuyên nhắc nhở cán bộ công nhân viên ý thức tiết kiệm chi phí trong công tác, công việc để gia tăng tích lũy. Bên cạnh đó là phải coi trọng công tác xã hội, từ thiện. - Thực hiện quảng cáo sản phẩm, tham gia hội chợ, triễn lãm, chương trình tự giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết đến Công ty cũng như sản phẩm của Công ty. - Cần tích cực đẩy mạnh việc phát triển thị trường tiêu thụ trong nước vì trong tình trạng hiện nay khi nền kinh tế thế giới bước vào tình trạng suy thoái thì nhu cầu nhập khẩu của các nước trên thế giới cũng giảm sút. Vì thế thị trường trong nước là một phân khúc thị trường khá hấp dẫn để Công ty giữ vững doanh thu của mình và tạo đà tăng trưởng trong những năm mới. - Cập nhật thường xuyên và thay đổi kịp thời các chế độ kế toán cho phù hợp với các Chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn mà Nhà nước ban hành. 6.2.2 Đối với Nhà nước Trong ngành chế biến thức ăn thủy sản, Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp và khuyến khích đẩy mạnh cung ứng đủ sản phẩm phục vụ trong nước cũng như xuất khẩu. Do đó, Nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội dung quan trọng sau: - Cần áp dụng các biện pháp để khuyến khích tạo mối liên kết giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản hợp tác với nhau sau cho các bên cùng có lợi. - Cần nghiên cứu và quy hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ. 92 - Nghiên cứu để tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao hơn và cũng nhằm mục đích làm phong phú thêm nguồn lợi thủy sản vốn là một thế mạnh của đất nước. - Hỗ trợ về vốn để giúp cho các doanh nghiệp có đủ vốn để sản xuất trong lúc nguyên liệu rẽ để tiết kiệm chi phí nguyên liệu hoặc khi giá cả nguyên liệu tăng cao thì Công ty có đủ vốn để sản xuất tránh tình trạng không đủ vốn sản xuất khi giá cả nguyên liệu tăng cao, đồng thời doanh nghiệp có thể đổi mới các thiết bị máy móc kỹ thuật cao để việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao và có thể cạnh tranh trên thị trường. - Cung cấp các thông tin vĩ mô có liên quan đến công ty để Công ty kịp thời có những phản ứng hợp lý để không làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho Công ty. Ngoài ra, Nhà nước có thể quy định ràng buộc về chất lượng hàng hóa trong ngành sản xuất thức ăn thủy sản tránh tình trạng các doanh nghiệp thủy sản nhỏ, không đủ vốn sản xuất và không đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm làm ảnh hưởng đến danh tiếng về chất lượng của ngành Sản xuất thức ăn thủy sản tại Việt Nam. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình, 2003. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Tấn Bình, 2005. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê. 3. Trần Quốc Dũng, 2012. Tổ chức thực hiện công tác kế toán. Đại học Cần Thơ. 4. Phạm Văn Dược và cộng sự, 2000. Kế toán chi phí. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê. 5. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương, 2000. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê. 6. Phạm Văn Dược và Trần Văn Tùng, 2011. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động. 7. Lê Phước Hương, 2011. Kế toán quản trị 1. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 8. Lê Phước Hương, 2011. Kế toán quản trị phần II. Đại học Cần Thơ. 9. Huỳnh Lợi, 2007. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê. 10. Huỳnh Lợi, 2009. Kế toán chi phí. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giao thông vận tải. 11. Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, 2001. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê. 12. Trần Đình Phụng, 1998. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ. 13. Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi Nguyên, 2001. Phân tích hoạt động kinh doanh phần II. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giáo dục. 14. Trương Bá Thanh, 2008. Giáo trình kế toán quản trị. Đà Nẵng: Nhà xuất bản Giáo dục. 15. Đào Văn Tài và các cộng sự, 2003. Kế toán quản trị áp dụng cho các Doanh nghiệp Việt Nam. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính. 16. Đoàn Xuân Tiên, 2007. Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính. 94 Phụ lục số 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: đồng Tên chỉ têu MS Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Doanh bán hàng và cung cấp DV 01 53.701.652.000 62.272.165.044 52.732.258.117 2. Các khoản giảm trừ 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02) 10 51.276.452.000 59.531.509.044 49.711.070.117 4. Giá vốn hàng bán 11 37.223.620.762 43.068.301.974 37.080.518.800 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 14.052.831.238 16.463.207.069 12.630.551.317 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 124.125.800 211.525.000 43.782.000 7. Chi phí tài chính 22 1.400.856.000 1.158.987.000 456.826.000 8. Chi phí bán hàng 24 4.789.800.000 5.587.560.000 3.987.466.200 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1.255.700.200 1.288.698.700 1.028.560.800 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 -22) – (24 +25)} 30 6.730.600.838 8.639.486.369 7.201.480.317 11. Thu nhập khác 31 25.450.000 41.254.000 11.728.000 12. Chi phí khác 32 8.878.747 14.568.000 28.588.700 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 -32) 40 16.571.253 26.686.000 -16.860.700 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 6.747.172.091 8.666.172.369 7.184.619.617 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 1.686.793.023 2.166.543.092 1.796.154.904 16. Lợi nhuận sau thuế (60 = 50 -51) 60 5.060.379.068 6.499.629.277 5.388.464.713 2.425.200.000 2.740.656.000 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech 95 3.021.188.000 Phụ lục số 2: BÁO CÁO CHI PHÍ SẢN XUẤT Đơn vị tính: đồng Khoản mục chi phí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 228.075.000 215.776.000 259.358.600 A. Chi phí nguyên liệu trực tiếp 1. Nguyên liệu tồn kho đầu kỳ 29.447.354.568 34.591.195.077 29.616.402.147 2. Nguyên liệu mua vào trong kỳ 215.776.000 3. Nguyên liệu tồn cuối kỳ 259.358.600 157.146.000 29.586.509.568 34.704.492.477 29.801.174.747 4. Nguyên liệu sử dụng trong kỳ (1 + 2 - 3) B. Chi phí tiền lương trực tiếp 1.859.553.360 2.068.922.146 2.352.447.024 C. Chi phí sản xuất chung 5.724.200.701 6.383.406.896 4.839.373.582 1. Nguyên liệu gián tiếp 3.140.447.664 3.502.105.590 2.655.008.141 2. Công cụ dụng cụ 2.319.483.312 2.586.597.945 1.960.945.615 3. Nhân công gián tiếp 73.465.440 81.925.813 62.109.407 4. Khấu hao máy móc thiết bị 16.982.804 18.938.565 14.357.661 139.600.000 155.676.513 118.021.116 5 Tiền điện 96 Khoản mục chi phí Năm 2010 6. Chi phí trả trước 7. Dịch vụ mua ngoài Năm 2011 Năm 2012 27.733.845 30.927.710 23.446.843 6.487.636 7.234.760 5.484.800 D. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (A4 + B + C) 37.170.263.629 43.156.821.518 36.992.995.353 1. Sản phẩm dở dang đầu kỳ - - - 2. Sản phẩm dở dang cuối kỳ - - - E. Chi phí sản xuất sử dụng trong kỳ (D + D1 – D2) 37.170.263.629 43.156.821.518 36.992.995.353 1. Thành phẩm tồn kho đầu kỳ 168.720.000 91.652.460 167.463.481 2. Thành phẩm tồn kho cuối kỳ 91.652.460 167.463.481 101.821.422 37.247.331.169 43.081.010.497 37.058.637.412 F. Chi phí hàng bán (E +E1 – E2) Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech 97 Phụ lục số 3: THỜI GIAN HOÀN VỐN - Hệ số chiết khấu = 1 (1  r) n + Hệ số chiết khấu năm 1 = 1  0,849834282 (1  17,67%)1 + Hệ số chiết khấu năm 2 = 1  0,722218307 (1  17,67%) 2 + Hệ số chiết khấu năm 3 = 1  0,613765877 (1  17,67%) 3 + Hệ số chiết khấu năm 4 = 1  0,521599284 (1  17,67%) 4 + Hệ số chiết khấu năm 5 = 1  0,443272953 (1  17,67%) 5 + Hệ số chiết khấu năm 6 = 1  0,376708552 (1  17,67%) 6 + Hệ số chiết khấu năm 7 = 1  0,320139842 (1  17,67%) 7 + Hệ số chiết khấu năm 8 = 1  0,272065813 (1  17,67%) 8 + Hệ số chiết khấu năm 9 = 1  0,231210855 (1  17,67%) 9 - Vốn được hoàn = Khấu hao + lợi nhuận thuần. + Năm 1 = 960.642 + 238.756 = 1.199.398 + Năm 2 = 960.642 + 1.099.694 = 2.060.336 + Năm 3 = 960.642 + 1.837.950 = 2.798.592 + Năm 4 = 960.642 + 2.698.888 = 3.659.530 + Năm 5 = 960.642 + 2.712.421 = 3.673.063 + Năm 6 = 960.642 + 3.085.954 = 4.046.596 + Năm 7 = 960.642 + 3.279.487 = 4.240.129 + Năm 8 = 960.642 + 3.279.487 = 4.240.129 98 + Năm 9 = 960.642 + 3.279.487 = 4.240.129 - Hiện giá vốn được hoàn = Vốn được hoàn x Hệ số CK + Năm 1 = 1.199.398 x 0,849834282 = 1.019.290 + Năm 2 = 2.060.336 x 0,722218307 = 1.488.012 + Năm 3 = 2.798.592 x 0,613765877 = 1.717.680 + Năm 4 = 3.659.530 x 0,521599284 = 1.908.808 + Năm 5 = 3.673.063 x 0,443272953 = 1.628.169 + Năm 6 = 4.046.596 x 0,376708552 = 1.524.387 + Năm 7 = 4.240.129 x 0,320139842 = 1.357.434 + Năm 8 = 4.240.129 x 0,272065813 = 1.153.594 + Năm 9 = 4.240.129 x 0,231210855= 980.364 99 Phụ lục số 4: ĐIỂM HÒA VỐN - Điểm hòa vốn = Định phí x (Doanh thu – Biến phí) + Năm 1 = 2.407.280 / (39.937.750 - 37.291.463) = 90,98% + Năm 2 = 2.301.749 / (45.262.500 - 42.061.056) = 67,67% + Năm 3 = 2.173.496 / (47.925.000 - 44.513.553) = 54,18% + Năm 4 = 2.067.965 : (53.250.000 - 49.283.146) = 43,38% + Năm 5 = 2.093.012 : (53.250.000 - 49.244.566) = 43,56% + Năm 6 = 1.758.058 : (53.250.000 - 49.205.987) = 36,29% + Năm 7 = 1.603.104 : (54.050.000 - 49.167.408) = 32,83% - Sản lượng hòa vốn = Sản lượng x Điểm hòa vốn + Năm 1 = 90,98% x 3.750 = 3.412 tấn + Năm 2 = 67,67% x 4.250 = 2.876 tấn + Năm 3 = 54,18% x 4.500 = 2.438 tấn + Năm 4 = 43,38% x 5.000 = 2.169 tấn + Năm 5 = 43,56% x 5.000 = 2.178 tấn + Năm 6 = 36,29% x 5.000 = 1.815 tấn + Năm 7 = 32,83% x 5.000 = 1.642 tấn - Doanh thu hòa vốn = Doanh thu x Điểm hòa vốn + Năm 1 = 90,98% x 39.937.750 = 36.335.365 + Năm 2 = 67,67% x 45.262.500 = 30.629.134 + Năm 3 = 54,18% x 47.925.000 = 25.965.765 + Năm 4 = 43,38% x 53.250.000 = 23.099.850 + Năm 5 = 43,56% x 53.250.000 = 23.195.700 + Năm 6 = 36,29% x 53.250.000 = 19.324.425 + Năm 7 = 32,83% x 54.0500.000 = 17.481.975 100 [...]... toán quản trị chi phí nên em chọn đề tài Phân tích tình hình quản trị chi phí sản xuất tại Công ty CP SX và DV nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech” nhằm củng cố kiến thức được học ở trường và mở rộng sự hiểu biết về các vấn đề kế toán 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật. .. thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Mục tiêu 2: Phân tích tình hình quản trị chi phí sản xuất và đánh giá hiệu quả quản trị chi phí sản xuất tại Công ty 1 Mục tiêu 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech 1.3... toán quản trị chi phí phục vụ hiệu quả cho quản trị nội bộ; phân tích, đánh giá thực trạng kế toán chi phí tại Công ty Từ đó tác giả phát hiện những sai sót trong quá trình hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại Công ty và đưa ra những biện pháp khắc phục: Hoàn thiện thu thập và phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí; Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí xây dựng định mức chi phí của... hiện tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech 1.3.2 Thời gian - Luận văn được thực hiện trong thời gian từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013 - Số liệu sử dụng trong đề tài được lấy trong 3 năm từ năm 2010 – 2012 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về tình hình quản trị chi phí sản xuất và hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất. .. Thành, 2009 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex Luận văn đại học Đại học Cần Thơ Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, dựa trên mục tiêu chung là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex Từ quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành theo... luận là vấn đề kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất và về thực tiễn là công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH AVSS Từ đó tác giả phát hiện những sai sót trong quá trình hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại Công ty và đưa ra những biện pháp khắc phục: Phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý của Công ty; Phải đảm bảo tính khả... + Căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí: nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo từng kì sản xuất thì chi phí được tập hợp theo kì + Căn cứ vào tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản là doanh nghiệp sản 10 xuất ra thành phẩm và có sản phẩm dở dang vì vậy việc tập hợp chi phí dựa vào quy trình sản xuất + Căn cứ vào yêu cầu quản lý,... thức ăn thủy sản có những đặc thù của nó - Chi phí trong hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản phát sinh trong quá trình sản xuất - Hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản mang tính chất phục vụ, sản phẩm sản xuất thức ăn thủy sản ở dạng hữu hình hình dự trữ được, có sản phẩm dở dang, có thành phẩm 8 - Giá trị của 1 đơn vị sản phẩm sản xuất thức ăn thủy sản tăng lên không lệ thuộc vào yêu cầu về giá trị sử... phí và định phí sản xuất chung, căn cứ trên đơn giá phân bổ kế hoạch chi phí sản xuất chung và mức hoạt động kế hoạch Khi lập dự toán chi phí sản xuất chung cũng tính chi phí sản xuất chung bằng tiền mặt Khoản chi phí sản xuất chung bằng tiền mặt sẽ là căn cứ để lập dự toán tiền mặt Điều cần lưu ý khi tính dự toán chi phí sản xuất chung bằng tiền mặt là khoản khấu trừ trừ chi phí khấu hao, vì chi phí. .. thực tế - Kiểm soát chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung biến động là do sự biến động biến phí sản xuất chung và biến động định phí sản xuất chung + Kiểm soát biến động biến phí sản xuất chung Ảnh hưởng của giá đến chi = phí sản xuất chung Đơn giá biến phí sản xuất chung thực tế Ảnh hưởng của lượng đến biến = phí sản xuất chung Mức độ hoạt động thực tế - Đơn giá biến phí sản xuất chung dự toán

Ngày đăng: 09/10/2015, 14:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Theo Nghị định số 97/2009/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động (gọi chung là doanh nghiệp trong nước). Và áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp thuộc khu vực 3 với mức lương tối thiểu là 810.000 đồng/tháng và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan