kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp nước sóc trăng

114 381 1
kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp nước sóc trăng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ NHƯ QUỲNH KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƯỚC SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế Toán Mã số ngành: D340301 Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ NHƯ QUỲNH MSSV: LT11343 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƯỚC SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế Toán Mã số ngành: D340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN HỒ HỮU PHƯƠNG CHI Năm 2013 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trƣờng Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, để em có thể làm hành trang chuẩn bị bƣớc vào thực tập cũng nhƣ con đƣờng sự nghiệp của em sau này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến Cô Hồ Hữu Phƣơng Chi đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng với các Anh, chị phòng kế toán tại Công Ty TNHH Một thành viên Cấp nƣớc Sóc Trăng đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi, cũng nhƣ nhiệt tình hƣớng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong thực tế để em có thể hoàn thành thật tốt đề tài tốt nghiệp này. Tuy nhiên, do thời gian thực tập còn ngắn, trình độ và kinh nghiệm thực tế cũng chƣa nhiều nên em cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và làm quen với công tác kế toán, vì vậy đề tài nghiên cứu này còn nhiều thiếu xót. Em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của Quý thầy cô, Ban lãnh đạo Công Ty cũng nhƣ Anh chị phòng kế toán để em có thể hoàn thiện đề tài và nâng cao hơn nữa kiến thức chuyên môn của mình trong thời gian tới. Cuối lời em xin kính chúc Quý thầy cô, Ban lãnh đạo cùng các Anh chị tại Công ty lời chúc sức khỏe và luôn thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn ! Cần Thơ, ngày 28 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Nhƣ Quỳnh i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng bản thân em, không sao chép của ngƣời khác; các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu sử dụng đƣợc thu thập từ đơn vị thực tập cụ thể là Công Ty TNHH Một thành viên Cấp nƣớc Sóc Trăng và nội dung đề tài nghiên cứu này hoàn toàn trung thực. Đồng thời cam kết rằng kết quả quá trình nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp này chƣa từng đƣợc nghiên cứu trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Cần Thơ, ngày 28 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Nhƣ Quỳnh ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……………………………………… Sóc Trăng, ngày tháng năm 2013 Thủ trƣởng đơn vị iii MỤC LỤC Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.4 Lƣợc khảo tài liệu ............................................................................................. 2 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phƣơng pháp luận ............................................................................................. 4 2.1.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh ....................................................... 4 2.1.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh ..................................... 25 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 27 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................. 27 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................... 27 Chƣơng 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƢỚC SÓC TRĂNG 3.1 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Cấp nƣớc Sóc Trăng ............................. 28 3.1.1 Giới thiệu chung ...................................................................................... 28 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 28 3.2 Quy mô sản xuất kinh doanh .......................................................................... 30 3.3 Chức năng và nhiệm vụ .................................................................................. 30 3.3.1 Chức năng ................................................................................................ 30 3.3.2 Nhiệm vụ ................................................................................................. 30 3.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty.................................................... 31 3.4.1 Các phòng ban ......................................................................................... 31 3.4.2 Các đơn vị trực thuộc .............................................................................. 32 3.4.3 Các đội chuyên môn ................................................................................ 32 3.4.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ............................................................... 33 3.5 Tổ chức bộ máy kế toán .................................................................................. 34 3.5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ............................................................... 34 iv 3.5.2 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty .................................................... 35 3.6 Thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng phát triển của Công ty ...................... 36 3.6.1 Thuận lợi.................................................................................................. 36 3.6.2 Khó khăn ................................................................................................. 37 3.6.3 Phƣơng hƣớng phát triển ......................................................................... 37 Chƣơng 4: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƢỚC SÓC TRĂNG 4.1 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tháng 01 năm 2013 tại Công ty TNHH MTV Cấp nƣớc Sóc Trăng ......................................................... 39 4.1.1 Kế toán các khoản chi phí ....................................................................... 39 4.1.2 Kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác ...................................... 55 4.1.3 Kế toán các khoản làm giảm trừ doanh thu ............................................. 65 4.1.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh ...................................................... 65 4.2 Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Cấp nƣớc Sóc Trăng ..................................................................................................... 72 4.2.1 Phân tích các khoản chi phí ..................................................................... 74 4.2.2 Phân tích các khoản doanh thu ................................................................ 82 4.2.3 Phân tích lợi nhuận .................................................................................. 91 4.3 Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 ........................................................................................... 96 4.3.1 Phân tích chỉ tiêu về lợi nhuận ................................................................ 97 4.3.2 Phân tích chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động ................................................. 98 Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƢỚC SÓC TRĂNG 5.1 Giải pháp về doanh thu ................................................................................... 99 5.2 Giải pháp về chi phí ........................................................................................ 99 Chƣơng 6: Kết luận và kiến nghị 6.1 Kết luận ......................................................................................................... 101 6.2 Kiến nghị đối với Nhà Nƣớc và Cơ quan địa phƣơng .................................. 101 v Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 103 Phụ lục vi DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Bảng tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của TK 635 Bảng 4.2: Bảng tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của TK 641 Bảng 4.3: Bảng tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của TK 642 Bảng 4.4: Bảng tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của TK 511 Bảng 4.5: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty tháng 01/2013 Bảng 4.6: Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2010 – 2012 Bảng 4.7: Kết quả hoạt động kinh doanh trong tháng 01-06/2012 và 0106/2013 Bảng 4.8: Phân tích tình hình chi phí trong giai đoạn 2010 – 2012 Bảng 4.9: Phân tích chi phí của Công ty trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 Bảng 4.10: Phân tích tình hình doanh thu trong giai đoạn 2010 – 2012 Bảng 4.11: Phân tích doanh thu của Công ty trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 Bảng 4.12: Phân tích chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong giai đoạn 2010 – 2012 Bảng 4.13: Phân tích chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong giai đoạn 01 – 06/2012 và 01 – 06/2013 Bảng 4.14: Phân tích lợi nhuận Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 Bảng 4.15: Phân tích lợi nhuận Công ty trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 Bảng 4.16: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2010 – 2012 vii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Hình 3.3: Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung Hình 4.1: Sơ đồ xác định kết quả hoạt động kinh doanh tháng 01/ 2013 Hình 4.2: Biểu đồ giá vốn hàng bán trong 3 năm 2010 - 2012 Hình 4.3: Biểu đồ chi phí tài chính trong 3 năm 2010 - 2012 Hình 4.4: Biểu đồ chi phí bán hàng trong 3 năm 2010 – 2012 Hình 4.5: Biểu đồ chi phí QLDN trong 3 năm 2010 - 2012 Hình 4.6: Biểu đồ doanh thu BH và CCDV trong 3 năm 2010 - 2012 Hình 4.7: Biểu đồ thu nhập khác trong 3 năm 2010 – 2012 Hình 4.8: Biểu đồ lợi nhuận thuần từ HĐKD trong 3 năm 2010 - 2012 Hình 4.9: Biểu đồ lợi nhuận khác trong 3 năm 2010 – 2012 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn MTV Một thành viên TSCĐ Tài sản cố định HTK Hàng tồn kho DN Doanh nghiệp TK Tài khoản GTGT Giá trị gia tăng TNDN Thu nhập doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh HĐKD Hoạt động kinh doanh TTĐB Tiêu thụ đặc biệt LVTN Luận văn tốt nghiệp KQKD Kết quả kinh doanh BH và CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ QLDN Quản lý doanh nghiệp CPBH Chi phí bán hàng HĐTC Hoạt động tài chính ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam với nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa đang dần dần ừng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đặc biệt kể từ khi Việt Nam tham gia vào tổ chức Thương mại thế giới WTO thì nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển và không ngừng nổ lực vươn lên để bắt kịp những đổi thay và phát triển của nền kinh tế thế giới. Điều đó đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ ra đời. Bên cạnh những thuận lợi, nền kinh tế nước ta cũng phải đối mặt với những khó khăn , thử thách, trong số đó là về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Đứng trước nền kinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp tác, các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển thì phải không ngừng đổi mới và xây dựng các chiến lược kinh doanh cụ thể, nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm, áp dụng tiến bộ Khoa học Kĩ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến công tác tổ chức các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp như: bộ phận nhân sự, bộ phận sản xuất, quản trị, và nhất là bộ phận kế toán. Kế toán có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là công cụ không thể thiếu trong việc điều hành các hoạt động, tính toán và kiểm tra việc sử dụng tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, kế toán cung cấp các thông tin kinh tế tài chính hiện thực, có giá trị pháp lý và độ tin cậy cao, giúp các nhà quản lý của doanh nghiệp nắm rõ và đánh giá đúng đắn tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định, chiến lược kinh tế phù hợp. Để tồn tại và phát triển tuân theo sự vận hành của nền kinh tế, các doanh nghiệp không thể thiếu quan tâm đến công tác kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng. Bởi bất kỳ doanh nghiệp nào, cuối mỗi kỳ sản xuất kinh doanh đơn vị đều phải tổng hợp chi phí và doanh thu trong kỳ để biết được lãi, lỗ ra sao và phân tích các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả kinh doanh nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, các cơ quan chủ quản nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, sớm đề ra những biện pháp nhằm khắc phục, ổn định tình hình hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài “Kế toán xác định kết 1 quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Cấp nƣớc Sóc Trăng” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Qua thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty giúp sinh viên hiểu rõ hơn về công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh, qua đó giúp Công ty hệ thống và đánh giá chính xác tình hình hoạt động kinh doanh, để từ đó đề ra những giải pháp thích hợp và cụ thể đưa Công ty ngày càng phát triển. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Cấp nước Sóc Trăng tháng 01 năm 2013. - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012. - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Cấp nước Sóc Trăng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Cấp nước Sóc Trăng. 1.3.2 Thời gian Số liệu dùng trong đề tài được lấy trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Sóc Trăng. 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Đề tài nghiên cứu của em đã tham khảo và sử dụng nhiều tài liệu của Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng và những bài luận văn đại học của các khóa trước. Đề tài đã tham khảo những luận văn sau: 2  Trần Thị Cẩm Nhung (2011) nghiên cứu “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Nông thôn Tiền Giang”, LVTN đại học, Đại học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh từ phòng kế toán của Công ty; đồng thời cũng thu thập một số thông tin từ tạp chí, internet để phục vụ cho việc phân tích. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng các phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm 2008 – 2010. Ngoài ra tác giả còn phân tích một số chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả kinh doanh của Công ty, nhằm đánh giá các thuận lợi, bất lợi của Công ty trong hoàn cảnh hiện tại. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã tìm ra những hạn chế còn tồn tại như việc quản lý chi phí chưa tốt, tình trạng thất thu nước vẫn chưa được giải quyết, doanh thu Công ty vẫn chưa tăng cao…làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty. Từ những tồn tại trên, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm khác phục khó khăn, giúp Công ty ngày càng phát triển hơn.  Trần Thị Ngọc (2008) nghiên cứu “Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận”, LVTN đại học, Đại học Cần Thơ. Đề tài nghiện cứu này, tác giả sử dụng số liệu thứ cấp lấy từ sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính được cung cấp từ phòng kế toán Công ty. Để xác định kết qủa kinh doanh của Công ty năm 2007, tác giả sử dụng phương pháp kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ và tiến hành hạch toán một số nghiệp vụ thực tế phát sinh. Về mục tiêu phân tích kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm 2005 – 2007, tác giả đã phân tích theo phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối; bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng một số tỷ số để đánh giá giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Công ty vẫn còn nhiều hạn chế chưa được giải quyết như: các khoản chi phí tài chính và các khoản giảm trừ doanh thu vẫn tăng cao, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chưa được kiểm soát chặt chẽ, doanh thu hoạt động tài chính vẫn còn thấp…làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Qua đó, tác giả đã đề ra những giải pháp khắc phục nhằm giúp Công ty đứng vững và ngày càng phát triển. Qua lược khảo tài liệu cho thấy, các nghiên cứu đều sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng kế toán. Từ đó, các tác giả tiến hành hạch toán các nghiệp vụ kinh tế thực tế phát sinh, phân tích các yếu tố liên quan đến KQKD. Do vậy nghiên cứu này kế thừa phương pháp xử lý và phân tích số liệu của Trần Thị Cẩm Nhung (2011), Trần Thị Ngọc (2008). Ngoài ra đề tài nghiên cứu của em cũng đã thừa hưởng cách xác định, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ những nghiên cứu trên. 3 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.1.1.1 Kế toán giá vốn hàng bán a. Khái niệm Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. (Võ Văn Nhị và cộng sự, 2004). b. Tài khoản sử dụng và nội dung, kết cấu Kế toán Giá vốn hàng bán sử dụng tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán để hạch toán các nghiệp vụ liên quan phát sinh. Bên Nợ - Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. - Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt mức trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán. - Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bối thường do trách nhiệm cá nhân gây ra. - Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành. - Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước. Bên Có - Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Khoản chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản đã lập dự phòng năm trước). - Giá vốn của hàng bán bị trả lại. 4 - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang TK 911- “Xác định kết quả kinh doanh”. TK 632 “Giá vốn hàng bán” không có số dư cuối kỳ. c. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (1) Sản phẩm bán trực tiếp cho khách hàng trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 155 – Xuất kho để bán Có TK 154 – Sản xuất xong chuyển bán ngay (2) Sản phẩm gởi bán đã xác định tiêu thụ trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 157 – Hàng gửi bán (3) Nhập lại kho hoặc gởi lại kho của khách hàng số sản phẩm bị trả lại, ghi: Nợ TK 155 – Nhập lại kho Nợ TK 157 – Gởi lại kho của khách hàng Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (4) Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 152, 153, 156, 138 (1381)… (5) Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt quá mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình hoàn thành, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (Nếu tự xây dựng) Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (Nếu tự chế) (6) – Số dự phòng giảm giá HTK phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước, số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 159 – Dự phòng giảm giá HTK 5 – Số dự phòng giảm giá HTK phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước, số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi: Nợ TK 159 – Dự phòng giảm giá HTK Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (7) Cuối kỳ, xác định giá vốn của sản phẩm đã bán trong kỳ kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 - Giá vốn hàng bán 2.1.1.2 Kế toán chi phí bán hàng a. Khái niệm Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí chi bằng tiền như chi phí giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, chi tiếp khách ở bộ phân bán hàng…. (Võ Văn Nhị và cộng sự, 2004). b. Tài khoản sử dụng và nội dung, kết cấu Kế toán Chi phí bán hàng sử dụng tài khoản 641 – Chi phí bán hàng để hạch toán các nghiệp vụ liên quan phát sinh. TK 641 được mở chi tiết từng tài khoản cấp 2: - TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng - TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì - TK 6413: Chi phí dụng cụ đồ dùng - TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6415: Chi phí bảo hàng sản phẩm - TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6418: Chi phí khác bằng tiển Bên Nợ Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng (nếu có). 6 - Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ vào bên Nợ TK 911 để xác định kết quả kinh doanh hoặc vào bên Nợ TK 1422 – Chi phí chờ kết chuyển. TK 641 “Chi phí bán hàng” không có số dư cuối kỳ. c. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (1) Căn cứ vào bảng phân bổ (bảng phân bổ tiền lương, các khoản trích theo quy định, bảng phân bổ vật liệu, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ) và các chúng từ gốc có liên quan, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có TK 334 – Phải trả công nhân viên Có TK 338 – Phải trà, phải nộp khác Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ Có TK 111, 112, 331 – Chi phí dịch vụ mua ngoài (2) Chi phí về công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động bán hàng, ghi: Nợ TK 641 (6413) – Chi phí bán hàng Có TK 153: giá thực tế xuất kho công cụ loại phân bổ một lần Có TK 142 (242): phân bổ công cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần (3) Trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, ghi: Nợ TK 641 (6415) - Chi phí bán hàng Có TK 335 – Chi phí trả trước (4) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 641 – Chi phí bán hàng 2.1.1.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp a. Khái niệm Là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp. Bao gồm: chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu, đồ dùng văn 7 phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác chi bằng tiền…. (Võ Văn Nhị và cộng sự, 2004). b. Tài khoản sử dụng và nội dung, kết cấu Kế toán Chi phí quản lý doanh nghiệp sử dụng tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp để hạch toán các nghiệp vụ liên quan phát sinh. TK 642 được mở chi tiết từng tài khoản cấp 2: - TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp - TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý - TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng - TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6425: Thuế, phí, lệ phí - TK 6426: Chi phí dự phòng - TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6428: Chi phí khác bằng tiển Bên Nợ Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có - Các khoản được phép ghi giảm chi phí quản lý (nếu có). - Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ vào bên Nợ TK 911 để xác định kết quả kinh doanh hoặc vào bên Nợ TK 1422 – Chi phí chờ kết chuyển. TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” không có số dư cuối kỳ. c. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (1) Căn cứ vào bảng phân bổ (bảng phân bổ tiền lương, các khoản trích theo quy định, bảng phân bổ vật liệu, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ) và các chứng từ gốc có liên quan, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 334 – Phải trả công nhân viên Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ 8 (2) Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng phục vụ cho hoạt động quàn lý điều hành chung toàn doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 642 (6423) – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 153 – Giá thực tế công cụ xuất kho loại phân bổ 1 lần Có TK 1421 (242) – Phân bổ công cụ loại phân bổ nhiều lần (3) Tiền điện, nước, thuê nhà, thuê ngoài bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp…, ghi: Nợ TK 642 (6427) - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 111, 112, 331: trả định kỳ Có TK 142 (242): phân bổ chi phí trả trước (4) Các chi phí khác đã chi bằng tiền như: chi phí tiếp tân, khánh tiết, in ấn tài liệu…, ghi: Nợ TK 642 (6428) - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 111, 112, 141, 331…. (5) Căn cứ vào biên bản kiểm kê phản ánh giá trị vật liệu thừa trong định mức được phép ghi giảm chi phí quản lý DN, ghi: Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý DN sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.1.1.4 Kế toán chi phí tài chính a. Khái niệm Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán…; khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chúng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ,…(Võ Văn Nhị và cộng sự, 2004). 9 b. Tài khoản sử dụng và nội dung, kết cấu Kế toán Chi phí tài chính sử dụng tài khoản 635 – Chi phí tài chính để hạch toán các nghiệp vụ liên quan phát sinh. Bên Nợ - Các khoản chi phí của hoạt động tài chính. - Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn. - Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn và phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ. - Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ. - Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. - Chi phí đất chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là tiêu thụ. Bên Có - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. - Kết chuyển chi phí tài chính và các khoản lỗ phát sinh trong kỳ vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. TK 635 “Chi phí tài chính” không có số dư cuối kỳ. c. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (1) Phản ánh chi phí hoặc các khoản lỗ về hoạt động đầu tư tài chính phát sinh, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 111,112, 141… Có TK 121, 128, 221, 222,… (2) Lãi tiền vay đã trả và phải trả, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 111, 112, 341, 311, 335… (3) Khi phát sinh các chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán, kinh doanh bất động sản, cho vay vốn, bán ngoại tệ, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 111, 112, 141… 10 (4) Trị giá vốn đầu tư bất động sản đã bán, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 228 – Đầu tư dài hạn khác (5) – Số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Có TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn – Số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước, ghi: Nợ TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Nợ TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn Có TK 635 - Chi phí tài chính (6) Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua được hưởng, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 131, 111, 112… (7) Cuối kỳ nếu khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư của các TK có gốc ngoại tệ được kết chuyển vào chi phí tài chính trong kỳ, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá (8) Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, ghi: Nợ TK 111, 112 (Tiền Việt Nam) (Theo tỷ giá bán) Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (khoản lỗ - nếu có) Có TK 111, 112 (Có gốc ngoại tệ) (Theo tỷ giá trên sổ kế toán) (9) Chi phí đất chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng xác định tiêu thụ, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 228 – Chi phí đầu tư dài hạn khác 11 (10) Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ sang TK 911 nhằm xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 635 - Chi phí tài chính 2.1.1.5 Kế toán chi phí khác a. Khái niệm Chi phí khác là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Đây là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp. (Ngô Thế Chi và cộng sự, 2008). b. Tài khoản sử dụng và nội dung, kết cấu Kế toán Chi phí khác sử dụng tài khoản 811 – Chi phí khác để hạch toán các nghiệp vụ liên quan phát sinh. Bên Nợ Phản ánh các khoản chi phí khác thực tế phát sinh. Bên Có Kết chuyển chi phí khác phát sinh trong kỳ vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. TK 811 “Chi phí khác” không có số dư cuối kỳ. c. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (1) Các chi phí phát sinh trong thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi: Nợ TK 811 – Chi phí khác Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có) Có TK 111, 112, 152, 153… (2) Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán,…ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại) Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn) Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá) Có TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá) 12 (3) Các khoản bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, truy nộp thuế, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Có TK 111, 112, 333, 338… (4) Các khoản chi phí khác phát sinh như chi phí khắc phục tổn thất do gặp rủi ro (thiên tai, hỏa hoạn…), ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Có TK 111, 112, 152…. (5) Cuối kỳ, kết chuyển các khoản chi phí khác để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 811 - Chi phí khác 2.1.1.6 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a. Khái niệm Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt động SXKD thông thường của DN góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. (Ngô Thế Chi và cộng sự, 2008). b. Tài khoản sử dụng và nội dung, kết cấu Kế toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sử dụng tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để hạch toán các nghiệp vụ liên quan phát sinh. TK 511 có mở các tài khoản cấp 2 gồm: + TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa. + TK 5112 – Doanh thu bán thành phẩm. + TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ. + TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá. + TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đâu tư. Bên Nợ - Thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu và thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của DN trong kỳ. - Các khoản ghi giảm doanh thu bán hàng. 13 - Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Bên Có Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” không có số dư cuối kỳ. c. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (1) Bán hàng trực tiếp cho khách hàng, căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ thanh toán để phản ánh doanh thu bán hàng, ghi: Nợ TK 111, 112, 113, 131: Tồng giá thanh toán Có TK 511: Giá bán chưa thuế Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp (2) Trường hợp gửi bán cho khách hàng, đai lý theo hợp đồng; khi khách hàng chấp nhận thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131: Tồng giá thanh toán Có TK 511: Giá bán chưa thuế Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp (3)Trường hợp bán hàng qua đại lý, ký gửi hàng; khi các đại lý thanh toán tiền cho DN sau khi trừ tiền hoa hống được hưởng, căn cứ vào chứng từ thanh toán , ghi: Nợ TK 641: Tiền hoa hồng đại lý Nợ TK 133: Thuế GTGT tương ứng theo hoa hồng cho đại lý Nợ TK 111, 112: Số tiền đã nhận sau khi trừ tiền hoa hồng Có TK 511: Giá bán chưa thuế Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra (4) Trường hợp đổi hàng, phản ánh doanh thu căn cứ vào hóa đơn GTGT của số hàng mang đi trao đổi, ghi: Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán Có TK 511: Giá bán chưa thuế Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra 14 (5) Ghi nhân doanh thu, số tiền đã thu và phải thu, tiền lãi do bán hàng trả góp, trả chậm, ghi: Nợ TK 111, 112: Số tiền đã thu được Nợ TK 131: Số tiền phải thu Có TK 511: Giá bán trả ngay chưa thuế Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra Có TK 3387: Chênh lệch giữa tổng số tiền trả ngay với trả góp chưa có thuế GTGT) (6) Trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hóa, biếu tặng (Theo thông tư 120/TT-BTC ngày 12/12/2003) thì trường hợp này cũng được coi là bán hàng, ghi: Nợ TK 334: Tồng giá có thuế (nếu trả thay lương) Nợ TK 353,642: Nếu biếu tặng Có TK 511, 512: Giá chưa thuế Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra (7) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần để xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh 2.1.1.7 Kế toán doanh thu nội bộ a. Khái niệm Doanh thu nội bộ là doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tồng công ty hạch toán toàn ngành. (Ngô Thế Chi và cộng sự, 2008). b. Tài khoản sử dụng và nội dung, kết cấu Kế toán Doanh thu nội bộ sử dụng tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ để hạch toán các nghiệp vụ liên quan phát sinh. TK 512 có mở các tài khoản cấp 2 gồm: + TK 5121 – Doanh thu bán hàng hóa. + TK 5122 – Doanh thu bán thành phẩm. + TK 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ. 15 Bên Nợ - Thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu và thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu nội bộ thực tế của DN trong kỳ. - Các khoản ghi giảm doanh thu nội bộ. - Kết chuyển doanh thu nội bộ sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Bên Có Doanh thu nội bộ của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. TK 512 “Doanh thu nội bộ” không có số dư cuối kỳ. c. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (1) Trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hóa, biếu tặng (Theo thông tư 120/TT-BTC ngày 12/12/2003) thì trường hợp này cũng được coi là bán hàng, ghi: Nợ TK 334: Tồng giá có thuế (nếu trả thay lương) Nợ TK 353,642: Nếu biếu tặng Có TK 511, 512: Giá chưa thuế Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra (2) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần để xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 512 - Doanh thu nội bộ Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh 2.1.1.8 Kế toán các khoản làm giảm trừ doanh thu a. Khái niệm  Chiết khấu thương mại: là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêm yết DN đã giảm trừ cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kế mua, bán hàng. (Ngô Thế Chi và cộng sự, 2008).  Hàng bán bị trả lại: là số sản phẩm hàng hóa DN đã xác định tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều 16 kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành như: kém phẩm chất, sai qui cách, chủng loại... (Ngô Thế Chi và cộng sự, 2008).  Giảm giá hàng bán: là khoản tiền DN (bên bán) giảm trừ cho bên mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng qui cách, hoặc không đúng thời hạn…đã ghi trong hợp đồng. (Ngô Thế Chi và cộng sự, 2008). b. Tài khoản sử dụng và nội dung, kết cấu  Kế toán Chiết khấu thương mại sử dụng tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại để hạch toán các nghiệp vụ liên quan phát sinh. TK 521 có mở các tài khoản cấp 2 gồm: + TK 5211 – Chiết khấu hàng hóa. + TK 5212 – Chiết khấu thành phẩm. + TK 5213 - Chiết khấu dịch vụ. Bên Nợ Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng. Bên Có Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán. TK 521 “Chiết khấu thương mại” không có số dư cuối kỳ.  Kế toán Hàng bán bị trả lại sử dụng tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại để hạch toán các nghiệp vụ liên quan phát sinh. Bên Nợ Doanh thu của hàng bán bị trả lại đã trả lại tiền cho người mua hàng; hoặc trừ vào khoản nợ phải thu. Bên Có Kết chuyển doanh thu của hàng đã bị trả lại để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán. TK 531 “ Hàng bán bị trả lại” không có số dư cuối kỳ.  Kế toán Giảm giá hàng bán sử dụng TK 532 – Giảm giá hàng bán để hạch toán các nghiệp vụ liên quan phát sinh. 17 Bên Nợ Các khoản giảm giá đã chấp nhận cho người mua hàng. Bên Có Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán. TK 532 “Giảm giá hàng bán” không có số dư cuối kỳ. c. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu  Chiết khấu thương mại (1) Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại Có TK 111, 112… Có TK 131 – Phải thu khách hàng (2) Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp nhận cho người mua sang TK 511 để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi sổ: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521 - Chiết khấu thương mại  Hàng bán bị trả lại (1) Phản ánh doanh thu hàng đã bán bị trả lại trong kỳ này (không kể hàng đã bán tại thời điểm nào: năm trước; kỳ trước hay kỳ này), ghi: Nợ TK 531: (Theo giá bán chưa có thuế GTGT) Nợ TK 3331: Thuế GTGT tương ứng của số hàng bị trả lại Có TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán (2) Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ doanh thu hàng bán bị trả lại để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 531 – Hàng bán bị trả lại  Giảm giá hàng bán (1) Căn cứ vào chứng từ chấp thuận giảm giá cho khách hàng về số lượng hàng đã bán, kế toán ghi sổ: 18 Nợ TK 532 – Giảm giá hàng bán Có TK 111, 112: Số tiền giảm giá trả lại cho khách hàng (Nếu khách hàng đã thanh toán tiền hàng) Có TK 131: Ghi giảm nợ phải thu khách hàng (Nếu khách hàng chưa thanh toán tiền hàng) (2) Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ khoản giảm giá hàng bán đã phát sinh trong kỳ sang TK 511, 512 để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi: Nợ TK 511, 512 Có TK 532 – Giảm giá hàng bán 2.1.1.9 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính a. Khái niệm Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh vế vốn trong kỳ kế toán. Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của DN. (Ngô Thế Chi và cộng sự, 2008). b. Tài khoản sử dụng và nội dung, kết cấu Kế toán Doanh thu hoạt động tài chính sử dụng TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính để hạch toán các nghiệp vụ liên quan phát sinh. Bên Nợ - Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp - Kết chuyển các khoản doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh. Bên Có Các khoản Doanh thu hoạt động tài chính thực tế phát sinh. TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” không có số dư cuối kỳ. c. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (1) Các khoản lãi được chia từ hoạt động đầu tư, cổ tức, lãi định kỳ của trái phiếu, lãi tiền cho vay, ghi: Nợ TK 111, 112, 152, 153, 156, 131 Nợ TK 121, 228, 223, 222, 221: Nếu đầu tư tiếp Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính 19 (2) Khoản chiết khấu thanh toán khi mua hàng được hường, ghi: Nợ TK 111, 112, 331… Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (3) Khoản lãi khi bán ngoại tệ, ghi: Nợ TK 1111, 1112: theo tỷ giá bán Có TK 1112, 1122: theo tỷ giá ghi sổ Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính Đồng thời ghi đơn: Có TK 007 – Ngoại tệ các loại (theo nguyên tệ) (4) Khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tính vào thu nhập hoạt động tài chính, ghi: Nợ TK 111, 112, 131, 331… Có TK 515 – Thu nhập hoạt động tài chính (5) Cuối kỳ, kết chuyển các khoản doanh thu hoạt động tài chính thuần để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi sổ: Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh 2.1.1.10 Kế toán thu nhập khác a. Khái niệm Thu nhập khác là các khoản thu nhập không phải là doanh thu của DN. Đây là các khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của DN. (Ngô Thế Chi và cộng sự, 2008). b. Tài khoản sử dụng và nội dung, kết cấu Kế toán Thu nhập khác sử dụng tài khoản 711 – Thu nhập khác để hạch toán các nghiệp vụ liên quan phát sinh. Bên Nợ - Số thuế GTGT phải nộp về các khoản thu nhập khác tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có). - Kết chuyển các khoản thu nhập khác để xác định KQKD. Bên Có Các khoản thu nhập khác thực tế phát sinh. TK 711 “Thu nhập khác” không có số dư cuối kỳ. 20 c. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (1) Phản ánh số thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi: Nợ TK 111, 112, 152, 153, 131… Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán) Có TK 3331 – Thuế GTGT (nếu có) (2) Phản ánh các khoản tiền thu được phạt, được bồi thường do các đơn vị khác vi phạm hợp đồng kinh tế, ghi: Nợ TK 111, 112 (nếu thu tiển) Nợ TK 1388 – Phải thu khác (nếu chưa thu tiền) Nợ TK 338, 344 (nếu trừ vào tiền nhận ký quỹ, ký cược…) Có TK 711 - Thu nhập khác (3) Phản ánh các khoản thu được từ các khoản nợ phải thu khó đòi trước đây đã xử lý xóa sổ, ghi: Nợ TK 111, 112… Có TK 711 - Thu nhập khác (Đồng thời ghi đơn: Có TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý) (4) Trường hợp bán và thuê lại theo phương thức thuê tài chính có giá bán > giá trị còn lại, ghi: Nợ TK 111,112…(Tổng số tiền theo giá thanh toán) Có TK 711 – Giá trị còn lại Có TK 3387 – (Chênh lệch Giá bán > giá trị còn lại) Có TK 3331 – Thuế GTGT (5) Phản ánh số thuế được miễn, giảm (trừ thuế TNDN), ghi: Nợ TK 333 – (Nếu trừ vào số đã nộp) Nợ TK 111, 112…(nếu nhận lại bằng tiền) Có TK 711 - Thu nhập khác (6) Phản ánh khoản tiền, hiện vật được biếu tặng; các khoản thu nhập khác như tiền thưởng, các khoản thu nhập bị bỏ sót từ năm trước…, ghi: Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211…. Có TK 711 - Thu nhập khác 21 (7) Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 711 - Thu nhập khác Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh 2.1.1.11 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp a. Khái niệm Chi phí thuế thu nhập DN của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập DN hiện hành và chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong năm tài chính hiện hành. (Ngô Thế Chi và cộng sự, 2008). b. Tài khoản sử dụng và nội dung, kết cấu Kế toán Chi phí thuế thu nhập DN sử dụng TK 821 - Chi phí thuế thu nhập DN để hạch toán các nghiệp vụ liên quan phát sinh. TK 821 có mở 2 TK cấp 2: + Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành; + Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Bên Nợ - Chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm. - Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu. - Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm. - Kết chuyển chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có - Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp. - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại. - Kết chuyển chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm vào bên Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. TK 821 “Chi phí thuế thu nhập DN” không có số dư cuối năm. 22 c. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (1) Hàng quý, khi xác định thuế TNDN tạm phải nộp theo quy định, ghi: Nợ TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 3334 – Thuế TNDN Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách, ghi: Nợ TK 3334 – Thuế TNDN Có TK 111, 112…. (2) + Số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, ghi: Nợ TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 3334 – Thuế TNDN + Số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, ghi: Nợ TK 3334 – Thuế TNDN Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (3) Cuối năm tài chính, kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành + Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành + Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, ghi: Nợ TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. 2.1.1.12 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh a. Khái niệm Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất địn, biểu hiện bằng số tiề lãi hay lỗ. Kết quả hoạt động kinh doanh của DN bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác. (Ngô Thế Chi và cộng sự, 2008). 23 b. Tài khoản sử dụng và nội dung, kết cấu Kế toán xác định KQKD sử dụng TK 911 – KQKD để hạch toán các nghiệp vụ liên quan phát sinh. Bên Nợ - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. - Chi phí tài chính, chi phí khác trong kỳ. - Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp kết chuyển. - Kết chuyển số lãi sau thuế TNDN từ các hoạt động trong kỳ. Bên Có - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Doanh thu thuần hoạt động tài chính trong kỳ. - Thu nhập thuần khác trong kỳ. - Kết chuyển số lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ. TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” không có số dư cuối kỳ. c. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (1) Kết chuyển doanh thu , thu nhập phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ TK 512 – Doanh thu nội bộ Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK 711 – Thu nhập khác Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh (2) Kết chuyển các chi phí phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 811 – Chi phí khác Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 24 (3)Tính toán, xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ + Trường hợp có lãi, kế toán ghi sổ: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (4212) + Trường hợp bị lỗ, kế toán ghi sổ: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (4212) Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. 2.1.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 Phân tích các chỉ tiêu về lợi nhuận a. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Lãi ròng là lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận ròng hay còn gọi là tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần, có nghĩa 1 đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lãi ròng ROS = x 100% (2.1) Doanh thu thuần b. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ROA là tỷ suất sinh lời trên tài sản của công ty sau tác động của thuế nhưng chưa có tác động của nợ. Hệ số này có ý nghĩa, với 1 đồng tài sản của công ty thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận ròng ROA = x 100% (2.2) Tổng tài sản c. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu có ý nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo được bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Có thể nói, bên cạnh các hệ số tài chính khác thì ROE là thước đo chính xác nhất để đánh giá 1 đồng vốn bỏ ra tạo được bao nhiêu đổng lời. Lợi nhuận ròng ROE = x 100% Vốn chủ sở hữu 25 (2.3) 2.1.2.2 Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn a. Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong một kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Công thức tính như sau: Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = (2.4) Hàng tồn kho bình quân Số vòng quay luân chuyển hàng tồn kho cao hay thấp tùy theo đặc điểm của ngành kinh doanh. b. Vòng quay tài sản lưu động Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói chung mà không có sự phân biệt giữa hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quả hoạt động khoản phải thu. Tài sản ngắn hạn bao gồm cả tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu, chi phí trả trước ngắn hạn và hàng tồn kho. Công thức tính như sau: Doanh thu Vòng quay tài sản ngắn hạn = (2.5) BQ giá trị tài sản ngắn hạn d. Vòng quay tài sản dài hạn Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, chủ yếu quan tâm đến tài sản cố định như máy móc, thiết bị và nhà xưởng. Cũng như vòng quay tài sản ngắn hạn, tỷ số này được xác định riêng biệt nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của riêng tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn bao gồm tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn. Công thức tính như sau: Doanh thu Vòng quay tài sản dài hạn = (2.6) Bình quân tài sản dài dạn 26 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu được lấy theo phương pháp thu thập số liệu sơ cấp trong sổ cái các tài khoản có liên quan, bảng cân đối tài khoản, bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các chứng từ tại Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Sóc trăng. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 2.2.2.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối Là kết quả của phép trừ giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc. F = F1 – F0 (2.7) Trong đó: F: Trị số chênh lệch giữa 2 kỳ phân tích F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích F0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc 2.2.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối Là phương pháp so sánh sử dụng tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc để phản ánh mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc. % F = F1 (2.8) x 100% F0 Trong đó: %F: tỷ lệ chênh lệch giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích F0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc 27 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƢỚC SÓC TRĂNG 3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƢỚC SÓC TRĂNG 3.1.1 Giới thiệu chung - Tên đơn vị: Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Sóc Trăng. - Tên giao dịch quốc tế: Soc Trang Water Supply Company Limited. - Tên viết tắt: SOCTRANGWACO - Email: info@soctrangwaco.vn - Vốn điều lệ: 40.027.337.000 đồng. - Trụ sở làm việc đặt tại số 16 Nguyễn Chí Thanh, Phường 6, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng. Công Ty TNHH Một thành viên Cấp Nước Sóc Trăng là Công ty do nhà nước sở hữu 100% vốn. Thực hiện chức năng và phạm vi hoạt động chủ yếu như sau: Khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch, đầu tư xây dựng các dự án cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân ở các địa bàn thành phố, thị trấn, các khu vực tập trung dân cư và những yêu cầu sử dụng nước cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của mọi đối tượng khách hàng theo chính sách giá do Nhà nước quy định. 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển - Nhà máy nước Sóc Trăng được thành lập vào năm 1964 (tên gọi là Công quản Nhà máy nước Khánh Hưng), công suất ban đầu là 3.000 m3/ngày từ nguồn nước mặt của kênh Ô Ven qua Chợ Vũng Thơm vào Hồ Nước Ngọt được quản lý và điều hành bởi một Hội đồng Công quản. Đến năm 1968, hình thành thêm hai Nhà máy nước Mỹ Xuyên và Phú Tâm cung cấp vòi nước công cộng và chủ yếu vận hành bơm nước bằng máy nổ. Năm 1972, đổi tên là Trung tâm Cấp thủy trực thuộc Quốc gia sản cấp Thủy cục do Bộ Công Chánh chế độ Sài Gòn cũ quản lý. 28 - Ngày 30/4/1975, Thị xã Sóc Trăng được giải phóng (nay là Thành phố Sóc Trăng), Trung tâm Cấp thủy chịu sự chỉ đạo của Công ty Công thương Tỉnh Sóc Trăng. Sau đó Tỉnh Sóc Trăng và Tỉnh Cần Thơ được sát nhập lại thành Tỉnh Hậu Giang và được mang tên Xí nghiệp Cấp nước Thị xã Sóc Trăng trực thuộc Công ty Cấp nước Tỉnh Hậu Giang. - Năm 1992, Tỉnh Hậu giang được chia thành 2 tỉnh: Tỉnh Sóc Trăng và Tỉnh Cần Thơ. Đến năm 1993, Xí nghiệp Cấp nước Sóc Trăng được thành lập theo quyết định số 38/TC.CB93 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Sóc Trăng nâng lên thành Công ty Cấp nước Tỉnh Sóc Trăng với nhiệm vụ: xây dựng phát triển và sản xuất kinh doanh nước sạch phục vụ đời sống sinh hoạt cho nhân dân, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở xây dựng Tỉnh Sóc Trăng. - Công ty Cấp nước Sóc Trăng được thành lập với 42 cán bộ công nhân viên, tổng số vốn được giao là 1.800.000.000 đồng, hiện nay có 150 cán bộ công nhân viên. Bước đầu Công ty Cấp nước quản lý nhà máy 01, trụ sở đặt tại 25 Nguyễn Chí Thanh, Phường 6, Thành phố Sóc Trăng và 03 đơn vị trực thuộc là Huyện Thạnh Trị, Huyện Mỹ Xuyên và Huyện Vĩnh Châu. Với công suất 8000m3/ ngày đêm phục vụ cho trên 4.300 hộ khách hàng tiêu dùng. Tỷ lệ thất thoát lúc này có lúc lên đến 60%. Riêng nguồn nước phục vụ cho khách hàng tại khu vực Thị xã Sóc Trăng (nay là Thành phố Sóc Trăng) được lấy từ nguồn nước ngọt Mang Cá – Phụng Hiệp dẫn theo kênh đào 30/4 vào hồ chứa khu vực Hồ nước ngọt – Thị xã Sóc Trăng. Ở đây qua hệ thống xử lý nước sạch được đưa ra mạng phục vụ cho khách hàng tiêu dùng. Riêng các Huyện Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên nguồn nước được cung cấp từ giếng khoan phục vụ cho người tiêu dùng. - Bằng nguồn vốn đối ứng, Công ty tiếp tục đầu tư xây dựng Nhà máy nước ngầm Số 2 trên đường Phú Lợi, thị xã Sóc Trăng, nâng công suất cho mạng lưới cấp nước thị xã lên 22.000m3/ngày đêm. Song song với các công trình cấp nước của thành phố, một số hệ thống cấp nước ở các thị trấn, thị tứ được triển khai thực hiện như các nhà máy: Châu Hưng huyện Thạnh Trị, Long Phú, Mỹ Tú, Lịch Hội Thượng, Đại Ngãi. - Nước là sản phẩm có vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân, nhiệm vụ của Công ty là phải xử lý cung cấp nước sạch phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng chung quanh Thành phố và các vùng lân cận. Bên cạnh đó Công ty còn lắp đặt hệ thống truyền tải, thủy lượng kế và các công trình chuyên ngành theo chức năng ngành nghề hoạt động của mình. 29 3.2 QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng được hình thành và phải trải qua nhiều giai đoạn nâng cấp, sửa chửa tu tạo để quy mô ngày càng phát triển. Từ một nhà máy nước phục vụ cho nhân dân dùng nước tại trung tâm Thị xã Sóc Trăng, nay Công ty đã mở rộng công suất thiết kế và phạm vi hoạt động xuống các chi nhánh cấp nước huyện: Huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Long Phú, Thạnh Trị, Kế Sách và 03 trạm ở xã: Xã Lịch Hội Thượng, Châu Hưng, Đại Ngãi. 3.3 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ 3.3.1 Chức năng - Khai thác sản xuất và cung cấp nước máy đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn cho phép ở Việt Nam đưa đến cho người tiêu dùng. - Sản xuất mặt hàng chuyên ngành cấp nước và kinh doanh vật tư phụ tùng chuyên ngành. - Thiết kế, lập dự toán cải tạo mở rộng công suất các nhà máy cũ và xây dựng nhà máy mới có công suất từ 500m3/ ngày đêm trở xuống. - Nhận thi công xây dựng các công trình cấp nước có công suất từ 500m đến 2.000m3/ ngày đêm và các công trình thoát nước đô thị. 3 3.3.2 Nhiệm vụ - Đảm bảo sản xuất kinh doanh và các dịch vụ chuyên nghành đúng theo điều lệ hoạt động công ích. - Được sử dụng lao động theo luật lao động hiện hành. - Đảm bảo nộp ngân sách Nhà Nước theo quy định hoạt động công ích. - Bảo tồn và phát triển vốn ngân sách Nhà Nước cấp. - Mở rộng và phát triển doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong Tỉnh. - Nhiệm vụ chính của Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng là tạo nguồn nước sạch phục vụ cho người tiêu dùng trong địa bàn Thành phố Sóc Trăng và các thị trấn thị tứ thuộc phạm vi hoạt động của Công ty. Đồng thời, Công ty cũng gắn hạ thấp tỷ lệ thất thoát xuống mức quy định cho phép của ngành là dưới 29%. Bên cạnh đó việc quản lý tài chính trong thu chi phải kịp thời chính xác và đúng thời gian quy định. 30 3.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY 3.4.1 Các phòng ban  Cơ cấu tổ chức cấp lãnh đạo - Chủ tịch Công ty: là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý Công ty, chi phối mọi hoạt động trong Công ty, đưa ra các chiến lược phát triển dài hạn cho Công ty. Có trách nhiệm tổ chức xây dựng các mối quan hệ kinh tế với khách hàng thông qua hợp đồng kinh tế. Chủ tịch Công ty có quyền tuyển dụng nhân sự; đề cử, khen thưởng nhân viên theo chế độ thủ trưởng đơn vị. Chủ tịch là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của Công ty mình. - Kiểm soát viên: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, trung thực của Chủ tịch Công ty trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, của Giám đốc trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của Công ty. Kiểm soát viên có trách nhiệm thẩm định Báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu Công ty hoặc cơ quan Nhà Nước có liên quan. - Giám đốc: là người có quyền đưa ra các chiến lược phát triển ngắn hạn cho Công ty. Giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch Công ty, giúp Chủ tịch triển khai kế hoạch kinh doanh của Công ty. Giám đốc chịu sự quản lý trực tiếp của Chủ tịch, thay mặt Chủ tịch giải quyết những công việc có tính chu kỳ, xảy ra thường xuyên của Công ty khi Chủ tịch ủy quyền cho Giám đốc giải quyết. - Phó giám đốc: giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực công tác theo sự phân công ủy quyền của Giám đốc, có thể thay mặt Giám đốc trực tiếp quản lý, giám sát mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Cơ cấu tổ chức các phòng ban: - Phòng tổ chức hành chánh: Tham mưu cho Ban giám đốc Công ty về công tác quản lý tổ chức, quản lý nhân sự nhằm hình thành và bổ sung một đội ngũ cán bộ, công nhân viên có đủ trình độ năng lực, làm tham mưu về công tác quản lý hành chính, bảo vệ an toàn, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên của Công ty - Phòng kế toán tài vụ: Có chức năng và nhiệm vụ ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty vào sổ sách kế toán theo đúng quy định về chế độ hạch toán kế toán, đảm bảo vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hồi và thanh toán các khoản vốn đối với những công trình mà 31 Công ty đã làm, giám sát và hướng dẫn nghiệp vụ đối với những người làm công tác kế toán trong Công ty. - Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ quản lý các hóa đơn thu tiền nước, lập bảng kê và thông tin về vấn đề thu tiền nước trong tháng. - Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư: Lập hạn mức vật tư, có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, giám sát về kỹ thuật, chất lượng các công trình, các dự án của Công ty đã và đang thực hiện, đồng thời đề ra các biện pháp sáng kiến kỹ thuật thay đổi các biện pháp thi công. - Phòng quản lý mạng lưới và chống thất thoát: có trách nhiệm nâng cao công suất cho mạng lưới cấp nước, bố trí các trục nhà máy nước, áp dụng các thành tựu khoa học trong chuyên ngành: phân vùng áp thủy lực mạng lưới, cải tiến thiết bị đường ống hút giếng…Bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp chống thất thoát nước. 3.4.2 Các đơn vị trực thuộc - Xí nghiệp xây lắp công trình nước. - Chi nhánh cấp nước các huyện – thị trấn. - Trạm cấp nước cấp xã. 3.4.3 Các đội chuyên môn - Đội sửa chữa và bảo trì. - Đội thi công xây dựng. - Đội ghi thu. - Đội tài xế, bảo vệ, tạp vụ. - Quầy thu nợ và phát hành hóa đơn. 32 3.4.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Chủ Tịch Công ty Kiểm soát viên Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Các phòng ban trực thuộc Phòng Tổ chức Phòng Kế toán Phòng Kinh doanh Phòng KH - KT Phòng QLML và CTT Các đơn vị trực thuộc Xí nghiệp thi công Xí nghiệp cấp nước Mỹ Xuyên Xí nghiệp cấp nước Đại Ngãi Xí nghiệp nước uống đóng chai Xí nghiệp cấp nước Mỹ Tú Xí nghiệp sản xuất Xí nghiệp cấp nước Kế Sách Xí nghiệp cấp nước Thạnh Trị Xí nghiệp cấp nước Vĩnh Châu Xí nghiệp cấp nước Lịch Hội Thượng Trạm cấp nước Hưng Lợi Xí nghiệp cấp nước Phú Lợi Xí nghiệp cấp nước Ngã Năm Trạm cấp nước Trần Đề (Nguồn: Webside: www.soctrangwaco.vn) Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 33 Xí nghiệp cấp nước Long Phú 3.5 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 3.5.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Trưởng phòng Phó phòng Kế toán thu chi Kế toán xây dựng Kế toán vật tư Kế toán tổng hợp Thủ quỹ (Nguồn: Phòng kế toán) Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 3.5.1.2 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng theo mô hình tập trung. - Trưởng phòng: là người mà Giám đốc giao nhiệm vụ trực tiếp điều hành các hoạt động về tài chính của Công ty; chỉ đạo phòng giám sát việc thực hiện các chế độ về kế toán; tính toán và phản ánh kịp thời về tình hình tài chính của Công ty lên Ban giám đốc. - Phó phòng: là người trợ lý cho trưởng phòng, có nhiệm vụ kế toán hàng tháng lên sổ cái, lập các báo cáo để trình lên kế toán trưởng; thay mặt trưởng phòng khi trưởng phòng vắng mặt; giải quyết các công việc có liên quan đến phòng kế toán. - Kế toán tổng hợp: theo dõi ghi chép, lập bảng kê chứng từ gốc, tổng hợp các khoản tiền lương, công nợ để cuối kỳ kế toán căn cứ vào đó ghi vào sổ cái của Công ty, nhằm giúp cho kế toán trưởng theo dõi tổng hợp cuối kỳ. - Kế toán thu chi: theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt cho Công ty và các khoản thanh toán với khách hàng, đối chiếu với thủ quỹ mỗi ngày. - Kế toán xây dựng cơ bản: theo dõi tình hình thanh toán về khoản nợ vay và đối chiếu tình hình công nợ có liên quan. 34 - Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của nguyên vật liệu tại Công ty. - Thủ quỹ: theo dõi số lượng tiền mặt, tạm ứng của cán bộ công nhân viên chức trong Công ty. 3.5.2 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty 3.5.2.1 Hình thức kế toán Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng áp dụng theo hình thức kế toán “Nhật ký chung”. Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sau: - Sổ nhật ký chung; - Sổ cái; - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ NHẬT KÝ ĐẶC BIỆT SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi ch Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra (Nguồn: Phòng kế toán) Hình 3.3: Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung 35 3.5.2.3 Tổ chức sử dụng hệ thống tài khoản kế toán - Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính về việc ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp”. - Công ty vận dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp gồm: các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, cấp 3…Tài khoản trong bảng Cân đối kế toán và tài khoản ngoài bảng Cân đối kế toán theo quy định hiện hành. 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Nhiều năm qua, Đảng và Nhà Nước ta từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Do đó cũng tạo ra không ít những thuận lợi và khó khăn cho tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng nói riêng. Do tiếp quản từ đơn vị cũ, nên trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: 3.6.1 Thuận lợi - Do tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đã tranh thủ được nhiều nguồn vốn để mở rộng phát triển kinh doanh. Quan trọng hơn là tháng 6/1995 Hiệp định vay vốn ưu đãi ODA của Chính phủ Hà Lan về dự án mở rộng mạng lưới cấp nước Thị xã Sóc Trăng được triển khai thực hiện. Cùng với vốn ODA của Hà Lan, vốn đối tác của Chính phủ Việt Nam cấp cho Công ty gần 500.000 USD để mở rộng khu vực nhà máy II thuộc khu vực Phú Lợi – Phường 2 – Thị xã Sóc Trăng. Năm 2006, khu công nghiệp An Nghiệp được hình thành mở đầu cho một chiến lược phát triển mới của toàn Tỉnh. Sau khi triển khai dự án được nhanh chóng thực hiện đến tháng 7/2009 đã hoàn thành giai đoạn I với công suất 6.000m3/ ngày đêm, giá trị đầu tư 28 tỷ đồng, chính thức đưa vào hoạt động, góp phần quan trọng cho vấn đề cấp thiết cần giải quyết là xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh và tiện nghi để nhanh chóng thu hút đầu tư. - Đặc thù của Công ty là sản phẩm độc quyền trong nền kinh tế không cạnh tranh với các đơn vị khác, chính vì thế mà doanh thu, chi phí, lợi nhuận ở mức khá ổn định. - Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng khai thác và cung cấp hoàn toàn nước ngầm cho khách hàng. Vì chi phí bỏ ra khai thác nguồn nước ngầm không hơn khai thác nguồn nước mạch và công nghệ xử lý đơn giản hơn. 36 - Nhà máy nước hình thành từ năm 1964, đội ngũ lực lương công nhân lành nghề nối tiếp nhau ngày càng đông và luôn tận tụy với công việc, sản phẩm nước sản xuất ra đạt tiêu chuẩn cho phép tạo được nhiều uy tín với người tiêu dùng, cụ thể là lượng khách hàng tăng từ 4.350 hộ (1964) đến nay là 50.000 hộ. - Công ty chủ động quản lý và sử dụng nguồn vốn một cách linh động trong nền kinh tế thị trương đầy biến động, từ đó tạo ra hiệu quả cao trong trong việc sử dụng nguồn vốn. 3.6.2 Khó khăn - Công ty ngoài chức năng sản xuất kinh doanh, còn có thêm chức năng phục vụ hạch toán lấy thu bù chi, phải làm nghĩa vụ tốt đối với ngân sách. Đồng thời, phải đảm bảo đời sống cán bộ công nhân có mức sống ổn định, nhưng giá nước còn mang tính bao cấp do Nhà Nước quy định nên khó đảm bảo được tái sản xuất trong DN. - Sự chuyển đổi từ nguồn nước mạch sang nguồn nước ngầm tuy có những thuận lợi nhất định nhưng những khó khăn của nó cũng không ít, cụ thể như: do hàm lương sắt trong lòng đất rất cao, do đó các thành ống của giếng khoan và các trục bơm ly tâm đặt ở các giếng khoan thường bị hao mòn nhanh dẫn đến nồng độ nước mặn cao và lên cát không thể sử dụng được. Từ đó, chi phí sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn khá nhiều. - Hệ thống mạng lưới cấp nước tỉnh Sóc Trăng được Công ty ra sức cải tạo nhưng đến nay vẫn chưa đồng bộ, số ống truyền tải của từ ngày giải phóng 30/04/1975 vẫn còn nhiều, thường là ống gang bị oxi hóa cao, tiết diện thành ống bị thu hẹp, nằm sâu dưới lòng đất rất khó phát hiện dẫn đến thất thoát từ 29% đến 32%. - Công ty là một đơn vị Nhà Nước áp dụng luật thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Áp dụng luật thuế này, Công ty bị thiệt khá nhiều so với thuế doanh thu 1% trước đây. Vì đối với ngành kinh doanh nước sạch, thuế đầu ra là 5% mà thuế đấu vào không đáng kể. Do đó, nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và thu nhập của người lao động. 3.6.3 Phƣơng hƣớng phát triển - Ngành Cấp nước cả nước đã có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm 90, là một đơn vị khoa học kỹ thuật, đơn vị vừa mang tính phục vụ, vừa phải chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Là ngành có vai trò quan trọng trong việc phát triển mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế cả quá trình sản xuất kinh doanh là làm thế nào để đạt tất cả yêu cầu trên để mang lại 37 hiệu qủa cho đơn vị là cả một sự trăn trở, sự tư duy đổi mới với thị trường, nhằm đảm bảo sự công bằng hợp lý với khách hàng tiêu thụ. Nước sạch là sự sống, là sức khỏe lâu dài cho cộng đồng dân cư và cả thế hệ mai sau. - Ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến việc cải thiện nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, tạo mối quan hệ gần gũi với khách hàng, kiên quyết xóa bỏ tư tưởng độc quyền theo cơ chế cũ, không ngừng xây dựng thương hiệu của mình và có sự phát triển bền vững trong tương lai. Chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày một tốt hơn, nhu cầu sử dụng nguồn nước liên tục, Công ty đã trang bị máy phát diện dự phòng để sản xuất khi có xảy ra sự cố mất điện. Định kỳ hàng năm đều có thành lập đoàn khảo sát xuống tận các hộ dân để nắm bắt tình hình quản lý mạng lưới, tác phong phục vụ của nhân viên và lắng nghe những ý kiến đóng góp của người dân để điều chỉnh phù hợp. Công tác khảo sát mở rộng địa bàn phục vụ cũng được chú trọng để tăng khách hàng và tiêu thụ được sản phẩm. Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ nhất là đối với các khâu có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết yêu cầu lắp đặt đồng hồ đo nước, liên hệ sửa chữa khắc phục sự cố đều được nhắc nhở về ý thức trách nhiệm, tuyệt đối không gây nhũng nhiễu, kéo dài thời gian. Các quy định của Nhà nước liên quan đến công tác quản lý đều được triển khai thực hiện kịp thời như : Nghị định 117/NĐ-CP của Chính phủ, về tiêu thụ và cung cấp nước sạch, điều chỉnh phụ lục hợp đồng để khách hàng nắm rõ, cung cấp thông tin dịch vụ các số điện thoại liên hệ khi cần thiết không mất thời gian. - Mặc dù sẽ còn gặp nhiều khó khăn thử thách, nhưng với tư duy luôn đổi mới sáng tạo, với quan niệm tận tâm phục vụ, Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng sẽ tiếp tục vuơn lên mạnh mẽ, là một trong những ngành đóng góp tích cực trong mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chỉnh trang cơ sở hạ tầng của tình nhà và phục vụ cho lợi ích xã hội, lợi ích của người dân. Đồng thời với những định hướng đúng đắn, doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì tốt hiệu quả kinh doanh, đảm bảo lợi nhuận và khả năng tài chính để đầu tư xây dựng , đổi mới công nghệ ngày càng hoàn thiện. 38 CHƢƠNG 4 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƢỚC SÓC TRĂNG 4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÁNG 01 NĂM 2013 TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƢỚC SÓC TRĂNG 4.1.1 Kế toán các khoản chi phí Luân chuyển chứng từ: hàng ngày căn cứ vào các chứng từ phát sinh đã được kiểm tra để dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán. Trước hết ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung sau đó căn cứ vào số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung để tiến hành ghi Sổ cái theo các tài khoản thích hợp.. Cuối tháng kế toán cộng số liệu trên Sổ cái theo từng tài khoản. Cuối mỗi quý, kế toán tiến hành lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau đó kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết, nếu số liệu khớp đúng thì tiến hành lập các báo cáo tài chính. 4.1.1.1 Kế toán giá vốn hàng bán Do đặc điểm kinh doanh của Công ty là sản xuất nước sinh hoạt nên cuối tháng các đội ghi thu nước tổng kết số liệu và gửi lên phòng kế toán để ghi vào sổ sách. Bên cạnh đó, xí nghiệp sản xuất nước đóng chai cũng tổng kết GVHB vào cuối tháng rồi gửi về Công ty để ghi nhận lên sổ sách. Vì vậy, GVHB được Công ty hạch toán vào cuối tháng.  Chứng từ, sổ sách kế toán - Chứng từ: Do đặc điểm nêu trên của Công ty, nên cuối tháng phòng kế toán căn cứ vào số liệu của các phòng ban và xí nghiệp tiến hành kết chuyển sang TK 632. Do vậy, Công ty không sử dụng chứng từ liên quan đến TK 632 – Giá vốn hàng bán. - Sổ sách được sử dụng: + Sổ nhật ký chung (Mẫu S03a – DN) + Sổ cái TK 632 (Mẫu S03b – DN) + Sổ chi tiết TK 632 39  Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 01/2013 (Đvt: đồng) (1) Ngày 31/01/2013 Bổ sung giá thành tài khoản từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/01/2013, kế toán ghi sổ: Nợ TK 632: 2.599.015.196 Có TK 154: 2.599.015.196 (2) Ngày 31/01/2013 Xác định kết quả hoạt động kinh doanh từ 01/03/2013 đến ngày 31/01/2013, kế toán ghi sổ: Nợ TK 9111: 2.599.015.196 Có TK 632: 2.599.015.196 CTY TNHH MTV CẤP NƯỚC SÓC TRĂNG MẤU SỐ S03B – DN Số 16 Nguyễn Chí Thanh, P.6, TP. Sóc Trăng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Tháng 01/2013 Tên tài khoản: 632 – Giá vốn hàng bán Từ ngày 01/01/2013 Đến ngày 31/01/2013 Dư đầu kỳ Đvt: đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Số hiệu Ngày NK Chung Diễn giải Trang số Tháng Số TT dòng Tài khoản đối ứng 31/01 Bổ sung giá thành tài khoản 632 từ 01/01/2013 đến 31/01/2013 154 31/01 Xác định kết quả HĐKD từ 01/01/2013 đến 31/01/2013 9111 Tổng cộng Số phát sinh Nợ Có 2.599.015.196 2.599.015.196 2.599.015.196 2.599.015.196 Dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng 40 Chủ tịch 4.1.1.2 Kế toán chi phí tài chính Trong quá trình hoạt động, để đáp ứng kịp thời nhu cầu về sản xuất, đầu tư mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã tiến hành ký kết các hợp đồng vay vốn với các Ngân hàng. Định kỳ vào cuối tháng Công ty tiến hành hạch toán các khoản chi phí phát sinh từ các khoản lãi vay theo hợp đồng vay vốn và tập hợp vào tài khoản 635. Chứng từ, sổ sách kế toán - Chứng từ sử dụng: + Các hợp đồng vay vốn + Các chứng từ khác có liên quan - Sổ sách được sử dụng: + Sổ nhật ký chung (Mẫu S03a – DN) + Sổ cái TK 635 (Mẫu S03b – DN) Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 01/2013 (Đvt: đồng) Ngày 21/01/2013 Kết chuyển lãi vay của Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long về công trình cổng rào – đường nội bộ Công ty, kế toán ghi sổ: Nợ TK 2412: 2.724.600 Có TK 635: 2.724.600 Ngày 22/01/2013 Công ty nhận được giấy báo nợ (kèm theo giấy ủy nhiệm chi) của Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long về việc trích TK tiền gửi trả lãi vay công trình cổng rào – đường nội bộ Công ty, kế toán ghi sổ: Nợ TK 635: 2.724.600 Có TK 1121: 2.724.600 41 Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL GIẤY BÁO NỢ Chi nhánh: MHB – CN Sóc Trăng Ngày 22/01/2013 Mã GDV: Mã KH: Số GD: Kính gởi: Cty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng Mã số thuế: 2200107297 Hôm nay chúng tôi xin thông báo đã ghi Nợ tài khoản của quý khách với nội dung như sau: Số tài khoản ghi Nợ: 5200211000004 Số tiền bằng số: 2.724.600 Số tiền bằng chữ: Hai triệu bảy trăm hai mươi bốn ngàn sáu trăm đồng chẵn. Nội dung: Chuyển khoản trả lãi vay ngân hàng. Giao dịch viên Kiểm soát 42 CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC SÓC TRĂNG Mẫu số S03b-DN Số 16 Nguyễn Chí Thanh, P.6, TP. Sóc Trăng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC SỔ CÁI ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính) Tháng 01/2013 Tên tài khoản: 635 – Chi phí tài chính Từ ngày 01/01/2013 Đến ngày 31/01/2013 Dư đầu kỳ Đvt: đồng Ngày Chứng từ Tháng Số Ngày Ghi sổ hiệu tháng 21/01 Nhật ký chung Diễn giải K/C lãi vay của NH PTN vế công trình cổng rào – đường Trang STT số d ng Số tiền Số hiệu TKĐƢ Nợ Có 2412 2.724.600 9112 525.459.854 nội bộ của Công ty …………………………………………………………… 31/01 Xác định kết quả hoạt động tài chính từ 01/01/2013 đến 31/01/2013 Tổng cộng 534.125.368 534.125.368 Dư cuối kỳ Người ghi sổ Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Chủ tịch Kế toán trưởng 43 Bảng 4.1: Bảng tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của TK 635 Đvt: đồng Số tiền Số nghiệp vụ kinh tế phát sinh Nợ 1. Kết chuyển lãi vay của ngân hàng MHB Có 2.724.600 2. Trích TGNH trả lãi vay ngân hàng MHB 2.724.600 3. Trích TGNH trả lãi vay ngân hàng MHB 199.201.000 4. Kết chuyển lãi vay của ngân hàng ngọai thương 5.940.914 5. Trích TGNH trả lãi vay ngân hàng ngoại thương 132.199.768 6. Phân bổ công cụ dụng cụ 200.000.000 7. Xác định chi phí tài chính từ ngày 01/01/2013 đến 31/01/2013 Tổng cộng: 525.459.854 534.125.368 534.125.368 4.1.1.3 Kế toán chi phí khác  Chứng từ, sổ sách sử dụng - Chứng từ sử dụng: + Biên bản thanh lý TSCĐ + Phiếu chi (Mẫu 02 – TT) + Biên bản đánh giá lại TSCĐ - Sổ sách được sử dụng: + Sổ cái TK 811 (Mẫu S03b – DN) + Sổ nhật ký chung (Mẫu S03a – DN) Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 01/2013 (Đvt: đồng) Trong tháng 01 năm 2013 Công ty không phát sinh các nghiệp kinh tế liên quan đến tài khoản 811 – Chi phí khác. 44 4.1.1.4 Kế toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ tại Công ty bao gồm các chi phí như: - Chi phí dụng cụ, vật tư phục vụ cho công tác bán hàng. - Chi phí cho nhân viên bán hàng như: tiền lương nhân viên, tiền cơm ăn trưa,các khoản trích theo lương…. - Chi phí khấu hao TSCĐ. - Các khoản chi phí bằng tiền khác.  Chứng từ, sổ sách sử dụng - Chứng từ sử dụng: +Phiếu chi (Mẫu 02 – TT) +Hóa đơn GTGT (Mẫu 01GTKT – 3LL) +Bảng phân bổ công cụ dụng cụ ( Mẫu 07 – VT) +Bảng kê trích nộp các khoản theo lương(Mẫu 02 – LĐTL) +Bảng chấm công ( Mẫu 01a – LĐTL ) +Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu 02 – LĐTL) +Các chứng từ khác có liên quan. - Sổ sách được sử dụng: + Sổ cái TK 641 (Mẫu S03b – DN) + Sổ chi tiết TK 641 + Sổ nhật ký chung (Mẫu S03a – DN) Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 01/2013 (Đvt: đồng) Ngày 04/01/2013 Công ty chi tiền mua vật tư của Công ty Nhựa Bình Minh với số tiền 17.389.000, thuế GTGT 10%, kế toán ghi sổ: Nợ TK 641: 17.389.000 Nợ TK 133: 1.738.900 Có TK 1111: 19.127.900 45 HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT – 3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG UG/2012N Liên 2: Giao khách hàng Ngày 04 tháng 01 năm 2013 0031431 Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh Địa chỉ: 240 Hậu Giang, Phường 9, Quận 6, TP.HCM Số tài khoản: Điện thoại: 08.39690973 MS: Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng Địa chỉ: Số 16 Nguyễn Chí Thanh, Phường 6,TP. Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS: 2200217130 Số Đơn giá Thành tiền lượng (đồng) (đồng) C 1 2 3=1x2 Ống uPVC 21 x 1,6mm mét 350 6.200 2.170.000 02 Ống uPVC 90 x 2,7mm mét 225 50.200 11.295.000 03 Ống uPVC 60 x 2,8mm mét 100 39.240 3.924.000 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính A B 01 Cộng tiền hàng: Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: Tổng cộng tiền thanh tóan: 17.389.000 1.738.900 19.127.900 Số tiền viết bằng chữ: Mười chín triệu một trăm hai mươi bảy ngàn chín trăm đồng chẵn./. Người mua hàng Người bán hàng (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) 46 Thủ trường đơn vị (ký,đóng dấu,ghi rõ họ tên) Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng Mẫu số 02-TT Bộ phận: ………………… (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC) PHIẾU CHI Ngày 04 tháng 01 năm 2013 Quyển số: 09 Số: 03 Nợ: 641 133 Có: 1111 Họ tên người nhận tiền: Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh Địa chỉ: 240 Hậu Giang, Phường 9, Quận 6, TP.HCM Lý do chi: Chi tiền mua vật tư Số tiền: 19.127.900 (viết bằng chữ): Mười chín triệu một trăm hai mươi bảy ngàn chín trăm đồng chẵn. Kèm theo: ……………………chứng từ gốc. Ngày 04 tháng 01 năm 2013 Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):………………… + Tỷ giá ngoại tệ:………………………………….... + Số tiền quy đổi:…………………………………… 47 (Ký, họ tên) CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC SÓC TRĂNG Mẫu số S03b-DN Số 16 Nguyễn Chí Thanh, P.6, TP. Sóc Trăng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC SỔ CÁI ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính) Tháng 01/2013 Tên tài khoản: 641 – Chi phí bán hàng Từ ngày Đến ngày 01/01/2013 31/01/2013 Dư đầu kỳ Đvt: đồng Ngày Chứng từ Tháng Số Ngày Ghi sổ hiệu tháng Nhật ký chung Diễn giải Số tiền Số Trang STT hiệu số d ng TKĐƢ Nợ 04/01 Chi tiền mua vật tư của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh 1111 17.389.000 09/01 Xuất vật tư nhập kho xí nghiệp cấp nước Mỹ Tú 1524 10.037.090 1531 969.200 Có …………………………………………………... 31/01 Phân bổ CPBH từ 01/01/2013 đến 31/01/2013 Tổng cộng 9111 1.581.485.831 1.581.485.831 1.581.485.831 Dư cuối kỳ Người ghi sổ Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Chủ tịch Kế toán trưởng 48 Bảng 4.2: Bảng tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của TK 641 Đvt: đồng Số tiền Số nghiệp vụ kinh tế phát sinh Nợ 1. Mua vật tư của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh. 17.389.000 2. Xuất vật tư nhập kho xí nghiệp cấp nước Mỹ Tú. 11.006.290 3. Chi tiền in lịch và bồi hoàn hoa màu khu 30/4, vận chuyển ống, dây chì. 15.146.454 4. Chi tiền mua 50 thùng bia, nước ngọt…và tiền mua cơm cho công nhân làm ngoài giờ. 26.325.500 5. Xuất vật tư và công cụ nhập kho xí nghiệp cấp nước Phú Lợi. 4.113.664 6.Xuất vật tư sửa chữa tại xí nghiệp cấp nước Vĩnh Châu. 11.813.795 7.Xuất vật tư sửa chữa tại xí nghiệp cấp nước Long Phú. 24.567.114 8.Kết chuyển chi phí lương và chi phí ăn trưa 9.Kết chuyển các khoản trích phải nộp Có 370.562.559 33.994.567 10.Tính khấu hao TSCĐ 865.922.888 11. Phân bổ công cụ dụng cụ 200.000.000 12. Phân bổ chi phí bán hàng từ 01/01/2013 đến 31/01/2013 Tổng cộng 1.581.485.831 1.581.485.831 49 1.581.485.831 4.1.1.4 Kế toán quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ gồm các chi phí như: - Chi phí nhân viên quản lý như: tiền lương nhân viên quản lý, tiền ăn giữa ca, các khoản trích theo lương, các khoản công tác phí. - Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng. - Chi phí khấu hao TSCĐ - Các khoản thuế phải nộp nhà nước như thuế môn bài, thuế tài nguyên, các khoản phí và lệ phí phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty. - Các khoản chi bằng tiền khác.  Chứng từ, sổ sách sử dụng - Chứng từ sử dụng: + Phiếu chi ( Mẫu 02 – TT ) + Hóa đơn GTGT ( Mẫu 01GTKT – 3LL ) + Bảng phân bổ công cụ, dụng cụ ( Mẫu 07 – VT) + Giấy đề nghị thanh toán ( Mẫu 05 – TT ) + Bảng chấm công ( Mẫu 01a – LĐTL ) + Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu 02 – LĐTL) +Bảng kê trích nộp các khoản theo lương(Mẫu 10 – LĐTL) + Các chứng từ khác có liên quan - Sổ sách được sử dụng: + Sổ cái TK 642 (Mẫu S03b – DN) + Sổ chi tiết TK 642 + Sổ nhật ký chung (Mẫu S03a – DN) Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 01/2013 (Đvt: đồng) Ngày 06/01/2013 Chi tiền Hội nghị Người Lao Động năm 2013 và đăng quảng trên báo Sóc Trăng Quý Tỵ 2013, số tiền 40.189.728, kế toán ghi sổ: Nợ TK 642: 40.189.728 Có TK 1111: 40.189.728 50 Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng Mẫu số 02-TT Bộ phận: ………………… (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC) PHIẾU CHI Ngày 06 tháng 01 năm 2013 Quyển số: 12 Số: 04 Nợ: 642 Có: 1111 Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Văn An Địa chỉ: Lý do chi: Chi tiền Hội nghị Người Lao Động năm 2013 và đăng quảng trên báo Sóc Trăng Quý Tỵ 2013 Số tiền: 40.189.728 (viết bằng chữ): Bốn mươi triệu một trăm tám mươi chín ngàn bảy trăm hai mươi tám đồng chẵn. Kèm theo: ……………………chứng từ gốc. Ngày 06 tháng 01 năm 2013 Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Người lập phiếu Người nhận tiền (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):………………… + Tỷ giá ngoại tệ:………………………………….... + Số tiền quy đổi:…………………………………… 51 (Ký, họ tên) CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC SÓC TRĂNG Mẫu số S03b-DN Số 16 Nguyễn Chí Thanh, P.6, TP. Sóc Trăng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính) SỔ CÁI Tháng 01/2013 Tên tài khoản: 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Từ ngày 01/01/2013 Đến ngày 31/01/2013 Dư đầu kỳ Đvt: đồng Chứng từ Ngày Tháng Số Ngày Ghi sổ hiệu tháng 02/01 Số tiền NKC Diễn giải Trích TG trả phí bảo vệ và in phiếu đổi đồng hồ Trang STT số d ng Số hiệu TKĐƢ 1121 Nợ Có 18.696.000 thông báo cúp nước …………………… 31/01 Phân bổ CP QLDN từ 01/01/2013 đến 31/01/2013 9111 1.195.780.428 để xác định kết quả kinh doanh Tổng cộng 1.195.780.428 1.195.780.428 Dư cuối kỳ Người ghi sổ Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Chủ tịch Kế toán trưởng 52 Bảng 4.3: Bảng tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của TK 642 Đvt: đồng Số tiền Số nghiệp vụ kinh tế phát sinh Nợ 1. Trích TGNH trả phí bảo vệ và in phiếu đổi đồng hồ, thông báo cúp nước 18.696.000 2. Mua vật tư sửa chữa vườn hoa và đo đạc môi trường 11.155.210 3. Trích TGNH trả phí chuyển tiền và thu hộ tiền nước 2.115.708 4. Chi tiền hội nghị và đăng quảng cáo 40.189.728 5.Mua vật tư và 5 quyển niên giám thống kê 65.933.600 6.Chi tiền tàu xe nghỉ phép và khám sức khỏe định kỳ cho công nhân viên 17.793.032 7. Chuyển khoản trả tiền xét nghiệm nước và kiểm định cần trục 37.687.000 8. Chi tiền tiếp khách Cty Cấp nước Tiền Giang 9.836.364 9. Xuất kho vật tư và công cụ cho phòng kinh doanhh 42.406.820 10.Mua bèo, thức ăn cá và in 200 logo áo 12.517.968 11.Chi tiền xăng, nhớt và phí công tác Trà Vinh 12.919.500 12.Chi tiền châm mực, drum…và mua văn phòng phẩm 12.852.355 13.Chi tiền xăng, dầu... và phí công tác TP HCM 15.159.637 14.Chi tiền hội nghị Cựu Chiến Binh và phụ cấp Chủ tịch, Phó chủ tịch hội 20.398.469 15.Chi tiền phí công tác và tiền mua máy bơm gió cho Công ty 13.713.818 53 Có 16.Chi tiền mua vật tư sửa chữa xe 37.970.194 17.Chi tiền xăng, dầu... và phí công tác TP HCM 17.179.721 18.Xuất nguyên liệu tháng 01/2013 40.911.958 19.Tính khấu hao TSCĐ 143.660.109 20.Kết chuyển chi phí lương và chi phí ăn trưa 401.442.773 21.Kết chuyển các khoản trích phải nộp 37.214.437 22.Kết chuyển thuế môn bài và thuế tài nguyên tháng 01/2013 168.593.461 23.Phân bổ chi phí QLDN để xác định kết quả kinh doanh Tổng cộng: 1.195.780.428 1.195.780.428 1.195.780.428 4.1.1.5 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp  Chứng từ, sổ sách sử dụng - Chứng từ sử dụng: Tờ kê khai nộp thuế - Sổ sách được sử dụng: + Sổ cái TK 821 (Mẫu S03b – DN) + Sổ nhật ký chung (Mẫu S03a – DN) Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 01/2013 (Đvt: đồng) Công ty hạch toán và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 3 tháng một lần (quý).Vì vậy, trong tháng 01/2013 không phát sinh nghiệp vụ liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 54 4.1.2 Kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác Luân chuyển chứng từ: hàng ngày căn cứ vào các chứng từ phát sinh đã được kiểm tra để dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán. Trước hết ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung sau đó căn cứ vào số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung để tiến hành ghi Sổ cái theo các tài khoản thích hợp.. Cuối tháng kế toán cộng số liệu trên Sổ cái theo từng tài khoản,sau đó cộng lũy tiến số phát sinh các tháng trước đó. Cuối năm, kế toán tiến hành lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau đó kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết, nếu số liệu khớp đúng thì tiến hành lập các báo cáo tài chính. 4.1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Công ty sản xuất kinh doanh chủ yếu là nước sinh hoạt phục vụ cho các hộ gia đình. Bên cạnh đó, Công ty còn sản xuất các sản phẩm như: nước đóng chai và cung cấp các dịch vụ lắp đặt, chuyển nhượng, bảo dưỡng các thiết bị và hệ thống chuyên ngành nước.  Chứng từ, sổ sách: - Chứng từ: + Hóa đơn thu tiền nước (Mẫu số 01GTKT2/001) + Hóa đơn GTGT ( Mẫu 01GTKT2 / 002 ) + Phiếu thu ( Mẫu 01 – TT ) - Sổ sách sử dụng: + Sổ nhật ký chung (Mẫu S03a – DN) + Sổ cái TK 511 (Mẫu S03b – DN)  Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 01/2013 (Đvt: đồng) Ngày 03/01/2013 Bán vật tư cho khách hàng với số tiền 11.628.000, thuế GTGT 10%. Khách hàng chưa thanh toán, kế toán ghi sổ: Nợ TK 131: 12.790.800 Có TK 511: 11.628.000 Có TK 33311: 1.162.800 55 CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƢỚC SÓC TRĂNG Mã số thuế: 2200107297 Địa chỉ: số 16 nguyễn Chí Thanh, Phường 6, TP. Sóc Trăng Mẫu số: 01 GTKT 2/ 002 Điện thoại: (079) 3820943 – Fax: (079) 3821278 Ký hiệu: CN/12P Số tài khoản:……………………………………. Số: 0000573 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 1: Lưu Ngày lập hóa đơn: 03/01/2013 Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: CTY TNHH TUNTEX SÓC TRĂNG VIỆT NAM Địa chỉ: Lô H Khu Công nghiệp An Nghiệp, Tỉnh Sóc Trăng Số tài khoản: Hình thức thanh toán: MST: 2200680476 Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền tính lượng (đồng) (đồng) B C 1 2 3=1x2 01 Ống uPVC 110 x 1,8mm mét 148 45.000 6.660.000 02 Ống uPVC 225x 10,8mm mét 100 49.680 4.968.000 STT Tên hàng hóa, dịch vụ A Thuế suất thuế GTGT: 10% Cộng tiền hàng: 11.628.000 Tiền thuế GTGT: 1.162.800 Tổng cộng tiền thanh tóan: 12.790.800 Số tiền viết bằng chữ: Mười hai triệu bảy trăm chín mươi ngàn tám trăm đồng chẵn./. Người mua hàng Người bán hàng (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) 56 Thủ trường đơn vị (ký,đóng dấu,ghi rõ họ tên) CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC SÓC TRĂNG Mẫu số S03b-DN Số 16 Nguyễn Chí Thanh, P.6, TP. Sóc Trăng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính) SỔ CÁI Tháng 01/2013 Tên tài khoản: 511 – Doanh thu BH và CCDV Từ ngày 01/01/2013 Đến ngày 31/01/2013 Dư đầu kỳ Đvt: đồng Chứng từ Ngày Tháng Số Ngày Ghi sổ hiệu tháng Số tiền NKC Diễn giải Trang STT số d ng Số hiệu TKĐƢ Nợ Có 03/01 Bán vật tư cho khách hàng 131 11.628.000 08/01 Cung cấp nước đóng chai cho khách hàng 131 14.767.274 4.988.566.667 ………………………………………………. 31/01 Kết chuyển tiền nước từ 01/01/2013 đến 31/01/2013 131 31/01 Xác định kết quả KD từ 01/01/2013 đến 31/01/2013 911 Tổng cộng 5.305.479.849 5.305.479.849 5.305.479.849 Dư cuối kỳ Người ghi sổ Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Chủ tịch Kế toán trưởng 57 Bảng 4.4: Bảng tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của TK 511 Đvt: đồng Số tiền Số nghiệp vụ kinh tế phát sinh Nợ Có 1. Bán vật tư cho khách hàng. 11.628.000 2. Cung cấp nước đóng chai cho khách hàng. 14.767.274 3. Công ty bán cho khách hàng vật tư. 19.114.742 4. Khách hàng mua vật tư. 22.730.084 5. Khách hàng mua sản phẩm nước uống đóng chai của Công ty. 17.521.817 6. Công ty cung cấp vật tư cho bên mua 51.375.059 7. Bán vật tư cho khách hàng. 20.677.953 8. Cung cấp nước đóng chai cho khách hàng. 151.384.545 9. Tổng kết phí bảo lưu danh bộ từ 01/01/2013 đến 31/01/2013. 6.232.728 10. Kết chuyển tiền nước từ ngày 01/01/2013 đến 31/01/2013. 4.988.566.667 11. Kết chuyển doanh thu BH và CCDV để xác 5.305.479.849 định kết quả kinh doanh từ 01/01/2013 đến 31/01/2013. Tổng cộng 5.305.479.849 58 5.305.479.849 4.1.2.2 Kế toán doanh thu nội bộ  Chứng từ, sổ sách: - Chứng từ: + Hóa đơn thu tiền (Mẫu số 01GTKT2/001) + Phiếu thu ( Mẫu 01 – TT ) - Sổ sách sử dụng: + Sổ nhật ký chung (Mẫu S03a – DN) + Sổ cái TK 512 (Mẫu S03b – DN)  Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 01/2013 (Đvt: đồng) Trong tháng 01/2013 Công ty không phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến TK 512 - Doanh thu nội bộ. 4.1.2.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính Nhằm đảm bảo tính an toàn trong thanh toán và ổn định lượng tiền mặt tại quỹ đồng thời đem lại một nguồn thu nhỏ, Công ty tiến hành gửi tiền tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Nguồn thu phát sinh từ các khoản tiền gửi của Công ty gửi tại các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng được hạch toán vào tài khoản 515.  Chứng từ, sổ sách: - Chứng từ: + Giấy tờ gửi tiền + Các chứng từ khác có liên quan. - Sổ sách sử dụng: + Sổ nhật ký chung (Mẫu S03a – DN) + Sổ cái TK 515 (Mẫu S03b – DN)  Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 01/2013 (Đvt: đồng) Ngày 18/01/2013 Xí nghiệp cấp nước Kế Sách chuyển lãi tiền gửi vào TK tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho Công ty với số tiền 3.000.000. Nhận được giấy báo Có của ngân hàng, kế toán ghi sổ: Nợ TK 1121: 3.000.000 Có TK 515: 3.000.000 59 GIẤY BÁO CÓ Ngân hàng NN&PTNN Chi nhánh: Agribank – CN Sóc Trăng Ngày 22/01/2013 Mã GDV: Mã KH: Số GD: Kính gởi: Cty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng Mã số thuế: 2200107297 Hôm nay chúng tôi xin thông báo đã ghi Có tài khoản của quý khách với nội dung như sau: Số tài khoản ghi Có: 7600211.000004 Số tiền bằng số: 3.000.000 Số tiền bằng chữ: Ba triệu đồng chẵn. Nội dung: Xí nghiệp cấp nước Kế Sách chuyển lãi tiền gửi. Giao dịch viên Kiểm soát 60 CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC SÓC TRĂNG Mẫu số S03b-DN Số 16 Nguyễn Chí Thanh, P.6, TP. Sóc Trăng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính) SỔ CÁI Tháng 01/2013 Tên tài khoản: 515 – Doanh thu tài chính Từ ngày 01/01/2013 Đến ngày 31/01/2013 Dư đầu kỳ Đvt: đồng Chứng từ Ngày Tháng Số Ngày Ghi sổ hiệu tháng Số tiền NKC Diễn giải Trang STT số d ng Số hiệu TKĐƢ Nợ Có 18/01 Xí nghiệp cấp nước Kế Sách chuyển lãi tiền gửi. 1121 3.000.000 24/01 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trả lãi tiền gửi 1121 2.623.847 cho Công ty 31/01 Xác định kết quả hoạt động tài chính từ 01/01/2013 9112 5.623.847 đến 31/01/2013 Tổng cộng 5.623.847 5.623.847 Dư cuối kỳ Người ghi sổ Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Chủ tịch Kế toán trưởng 61 4.1.2.4 Kế toán thu nhập khác Bên cạnh khoản doanh thu chính, doanh thu tài chính. Trong kỳ tại Công ty còn phát sinh khoản thu nhập khác góp phần làm tăng lợi nhuận. Khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ tại Công ty là khoản thu nhập từ: - Thu từ phế liệu - Tiền nâng cấp mở nước tại các xí nghệp cấp nước - Thu phạt vi phạm hợp đồng  Chứng từ, sổ sách: - Chứng từ: + Phiếu thu ( Mẫu 01 – TT ) + Hóa đơn GTGT ( Mẫu 01GTKT2 / 002 ) + Hợp đồng + Các chứng từ khác có liên quan. - Sổ sách sử dụng: + Sổ nhật ký chung (Mẫu S03a – DN) + Sổ cái TK 711 (Mẫu S03b – DN)  Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 01/2013 (Đvt: đồng) Ngày 21/01/2013 Công ty bán phế liệu, vỏ bình hư với số tiền 6.221.818, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền khách hàng, kế toán ghi sổ: Nợ TK 131: 6.844.000 Có TK 711: 6.221.818 Có TK 33311: 622.182 62 CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƢỚC SÓC TRĂNG Mã số thuế: 2200107297 Địa chỉ: số 16 nguyễn Chí Thanh, Phường 6, TP. Sóc Trăng Mẫu số: 01 GTKT 2/ 002 Điện thoại: (079) 3820943 – Fax: (079) 3821278 Ký hiệu: CN/12P Số tài khoản:……………………………………. Số: 0001864 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 1: Lưu Ngày lập hóa đơn: 21/01/2013 Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: CTY CP SX-DV Nuôi Trồng Thủy Sản Kĩ Thuật Cao Sóc Trăng Địa chỉ: 63A Quốc lộ 1 – P.10 – TP. Sóc Trăng – Tỉnh Sóc Trăng Số tài khoản: Hình thức thanh toán: MST: 2200217130 STT Tên hàng hóa, dịch vụ A B 01 Phế liệu 02 Vỏ bình Thuếsuấtthuế GTGT: 10% Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền tính lượng (đồng) (đồng) C 1 2 3=1x2 1.066.318 Cái 21 245.500 5.155.500 Cộng tiền hàng: Tiền thuế GTGT: 6.221.818 622.182 Tổng cộng tiền thanh tóan: 6.844.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười hai triệu bảy trăm chín mươi ngàn tám trăm đồng chẵn./. Người mua hàng Người bán hàng (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) 63 Thủ trường đơn vị (ký,đóng dấu,ghi rõ họ tên) CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC SÓC TRĂNG Mẫu số S03b-DN Số 16 Nguyễn Chí Thanh, P.6, TP. Sóc Trăng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính) SỔ CÁI Tháng 01/2013 Tên tài khoản: 711 – Thu nhập khác Từ ngày 01/01/2013 Đến ngày 31/01/2013 Dư đầu kỳ Đvt: đồng Chứng từ Ngày Tháng Số Ngày Ghi sổ hiệu tháng Số tiền NKC Diễn giải Trang STT số d ng Số hiệu TKĐƢ Nợ Có 21/01 Công ty bán phế liệu, vỏ bình hư cho khách hàng 131 6.221.818 28/01 Thu tiền nâng cấp mở nước tháng 01/2013 tại xí 1111 6.950.000 nghiệp cấp nước Mỹ Xuyên 31/01 Xác định kết quả hoạt động khác từ 01/01/2013 9113 13.171.818 đến 31/01/2013 Tổng cộng 13.171.818 13.171.818 Dư cuối kỳ Người ghi sổ Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Chủ tịch Kế toán trưởng 64 4.1.3 Kế toán các khoản làm giảm trừ doanh thu - Chứng từ sử dụng: +Phiếu chi (Mẫu số 02 – TT) + Các chứng từ khác có liên quan - Sổ sách sử dụng tại Công ty: + Sổ nhật ký chung (Mẫu S03a – DN) + Sổ cái TK 521 (Mẫu S03b – DN) + Sổ cái TK 531 (Mẫu S03b – DN) + Sổ cái TK 532 (Mẫu S03b – DN) Tại Công ty các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh chủ yếu là giảm giá hàng bán. Trong tháng 01/2013 không phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến các khoản làm giảm trừ doanh thu. Dưới đây là nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 5/2012, vì vậy nghiệp vụ này không tính vào doanh thu của tháng 01/2013. Ngày 22/05/2012 Khách hàng yêu cầu Công ty giảm giá hàng bán do một số sản phẩm bị sai quy cách, Công ty đồng ý giảm giá và tiến hành trả tiền cho khách hàng với số tiền 906.143 đồng. Căn cứ vào phiếu chi,kế toán ghi sổ: Nợ TK 532: 906.143 Có TK 1111: 906.143 4.1.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh Sau một kỳ hoạt động thì bộ phận kế toán tại Công ty xác định kết quả HĐKD để có thể xác định được kết quả hoạt động trong kỳ là lãi hoặc lỗ. Ban đầu kế toán viên tiến hành tổng hợp số liệu trên sổ cái các tài khoản chi phí, chi phí khác, chi phí thuế thu nhập DN; các tài khoản doanh thu, thu nhập khác; các khoản giảm trừ doanh thu để kết chuyển vào tài khoản 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Tiếp theo lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.  Chứng từ, sổ sách: - Sổ sách sử dụng: + Sổ nhật ký chung (Mẫu S03a – DN) + Sổ cái TK 911 (Mẫu S03b – DN) + Sổ chi tiết TK 911 65  Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 01/2013 (Đvt: đồng) TK 911 Xác định kết quả kinh doanh TK 632 2.599.015.196 TK 511 5.305.479.849 TK 635 TK 515 525.459.854 5.623.847 TK 641 TK 711 1.581.485.831 13.171.818 TK 642 TK 4212 1.195.780.428 577.465.795 Kết chuyển lỗ Hình 4.1: Sơ đồ xác định kết quả hoạt động kinh doanh tháng 01/ 2013 66 CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC SÓC TRĂNG Mẫu số S03b-DN Số 16 Nguyễn Chí Thanh, P.6, TP. Sóc Trăng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính) SỔ CÁI Tháng 01/2013 Tên tài khoản: 911 – Xác định kết quả HĐKD Từ ngày 01/01/2013 Đến ngày 31/01/2013 Dư đầu kỳ Đvt: đồng Ngày Chứng từ Tháng Số Ngày Ghi sổ hiệu tháng Số tiền NKC Diễn giải Trang STT số d ng Số hiệu TKĐƢ Nợ Có 31/01 Xác định KQHĐ khác từ 01/01 đến 31/01/2013 711 13.171.818 31/01 Xác định doanh thu TC từ 01/01 đến 31/01/2013 515 5.623.847 31/01 Xác định doanh thu BH và CCDV từ 01/01 đến 5111 5.305.479.849 31/01/2013 31/01 Xác định chi phí tài chính từ 01/01 đến 31/01/2013 635 525.459.854 31/01 Xác định chi phí giá vốn hàng bán từ 01/01 đến 632 2.599.015.196 31/01/2013 31/01 Xác định chi phí bán hàng từ 01/01 đến 31/01/2013 641 1.581.485.831 31/01 Xác định chi phí QLDN từ 01/01 đến 31/01/2013 642 1.195.780.428 67 Chứng từ Ngày Tháng Số Ngày Ghi sổ hiệu tháng 31/01 NKC Diễn giải Kết chuyển lãi lỗ từ 01/01/2013 đền 31/01/2013 Tổng cộng Trang STT số d ng Số hiệu TKĐƢ Số tiền Nợ 4212 Có 577.465.795 5.901.741.309 5.901.741.309 Dư cuối kỳ Người ghi sổ Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Chủ tịch Kế toán trưởng 68 CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC SÓC TRĂNG Mẫu số S03A-DN Số 16 Nguyễn Chí Thanh, P.6, TP. Sóc Trăng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 01/2013 Đvt: đồng Ngày Chứng từ tháng Số Ngày ghi sổ hiệu tháng 02/01 Diễn giải Đ ghi STT Số hiệu Số cái d ng TKĐƢ Số phát sinh Nợ Trích TGNH trả phí bảo vệ và in phiếu đổi đồng hồ, thông 642 18.696.000 báo cúp nước 133 1.869.600 1121 02/01 Mua vật tư sửa chữa vườn hoa và đo đạc môi trường 20.565.600 642 11.155.210 133 1.115.521 331 03/01 Bán vật tư cho khách hàng 131 Cộng chuyển trang sau 12.270.731 12.790.800 511 11.628.000 33311 1.162.800 45.627.131 69 Có 45.627.131 Ngày Chứng từ tháng Số Ngày ghi sổ hiệu tháng Diễn giải Đ ghi STT Số hiệu Số cái d ng TKĐƢ Số trang trƣớc chuyển sang 04/01 Số phát sinh Nợ 45.627.131 Mua vật tư của Công ty Nhựa Bình Minh 641 17.389.000 133 1.738.900 1111 Có 45.627.131 19.127.900 ………………………………………………………. 31/01 - Doanh thu BH và cung cấp dịch vụ 5111 5.305.479.849 - Doanh thu tài chính 515 5.623.847 - Thu nhập khác 711 13.171.818 Kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh từ 911 5.324.275.514 01/01/2013 đến 31/01/2013 31/01 Kết chuyển lãi lỗ từ 01/01/2013 đến 31/01/2013 4212 577.465.795 911 Cộng số phát sinh 577.465.795 31.149.294.625 31.149.294.625 Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Chủ tịch 70 Bảng 4.5: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty tháng 01/2013 Đvt: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2010 1. Doanh thu BH và CCDV (1) 5.305.480 2. Các khoản giảm trừ doanh thu (2) - 3. DT thuần về BH & CCDV (3)=(1)- (2) 4. Giá vốn hàng bán (4) 5. LN gộp về BH và CCDV 5.305.480 2.599.015 (5) = (3)- (4) 6. Doanh thu hoạt động tài chính (6) 2.706.465 5.624 7. Chi phí tài chính (7) 525.460 8. Chi phí bán hàng (8) 1.581.486 9. Chi phí quản lý DN (9) 1.195.780 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD (10) = (5) + [(6) – (7)] – [(8) + (9)] 11. Thu nhập khác (11) 12. Chi phí khác (590.637) 13.172 (12) - 13. Lợi nhuận khác (13) = (11) – (12) 13.172 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (577.465) (14) = (10) + (13) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành (25%) 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (16) = (14) – (15) 71 (577.465) 4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƢỚC SÓC TRĂNG Bảng 4.6: Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2010 – 2012 Đvt: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2010 1. Doanh thu BH và CCDV (1) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu (2) Năm 2011 Năm 2012 48.898.242 61.865.370 73.588.804 12.258 1.454 906 3. DT thuần về BH & CCDV (3)=(1)- (2) 48.885.984 61.863.916 73.587.898 4. Giá vốn hàng bán (4) 18.145.425 23.031.239 30.092.739 5. LN gộp về BH và CCDV(5) = (3)- (4) 30.740.559 38.832.677 43.495.159 6. Doanh thu hoạt động tài chính (6) 65.288 51.274 72.415 5.643.238 8.576.221 6.828.408 7. Chi phí tài chính (7) 8. Chi phí bán hàng (8) 11.331.968 13.701.503 20.004.895 9. Chi phí quản lý DN (9) 10.161.341 12.988.365 13.017.200 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD (10) = (5) + [(6) – (7)] – [(8) + (9)] 3.669.300 3.617.862 3.717.071 37.725 230.607 593.483 - 30.700 5.044 13. Lợi nhuận khác (13) = (11) – (12) 37.725 199.907 588.439 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.707.025 3.817.768 4.305.510 926.756 675.109 753.464 2.780.269 3.142.659 3.552.046 11. Thu nhập khác (11) 12. Chi phí khác (12) (14) = (10) + (13) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành (25%) 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (16) = (14) – (15) (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012) 72 Bảng 4.7: Kết quả hoạt động kinh doanh tháng 01-06/2012 và 01-06/2013 Đvt: ngàn đồng Chỉ tiêu Tháng 01- Tháng 0106/2012 06/2013 1. Doanh thu BH và CCDV (1) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu (2) 3. DT thuần về BH & CCDV (3)=(1)- (2) 36.014.211 36.880.041 4. Giá vốn hàng bán (4) 15.034.311 14.838.212 5. Lợi nhuận gộp về BH và CCDV (5) = (3)- (4) 20.979.900 22.041.829 6. Doanh thu hoạt động tài chính (6) 37.313 20.036 7. Chi phí tài chính (7) 4.915.950 3.364.924 8. Chi phí bán hàng (8) 7.187.567 9.953.267 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp (9) 6.968.092 8.179.135 1.945.605 564.539 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 36.015.117 36.880.041 906 - (10) = (5) + [(6) – (7)] – [(8) + (9)] 11. Thu nhập khác (11) 44.250 35.080 12. Chi phí khác (12) 5.044 16.300 13. Lợi nhuận khác (13) = (11) – (12) 39.206 18.780 1.984.811 583.319 232.611 145.830 1.752.200 437.489 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (14) = (10) + (13) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành (25%) 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (16) = (14) – (15) (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 01-06/2012 và 01-06/2013) 73 4.2.1 Phân tích các khoản chi phí Bảng 4.8: Phân tích tình hình chi phí trong giai đoạn 2010 - 2012 Đvt: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Chênh lệch 2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền (%) 2012 Tỷ trọng Số tiền (%) 2011/2010 Tỷ trọng Số tiền 2012/2011 Tỷ lệ Số tiền (%) Tỷ lệ (%) (%) Giá vốn hàng bán 18.145.425 40,07 23.031.239 39,49 30.092.739 43,02 4.885.814 26,93 Chi phí tài chính 5.643.238 12,46 8.576.221 14,70 6.828.408 9,76 2.932.983 51,97 Chi phí bán hàng 11.331.968 25,03 13.701.503 23,49 20.004.895 28,60 2.369.535 20,91 6.303.392 46 Chi phí QLDN 10.161.341 22,44 12.988.365 22,27 13.017.200 18,61 2.827.024 27,82 28.835 0,22 - - 30.700 0,05 5.044 0,01 30.700 100 45.281.972 100 58.328.028 100 69.948.286 100 13.046.056 28,81 Chi phí khác Tổng chi phí (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012) 74 7.061.500 30,66 (1.747.813) (20,38) (25.656) (83,57) 11.620.259 19,92 Bảng 4.9: Phân tích chi phí của Công ty trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 Đvt: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 01 – 06/2013 01 - 06/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền (%) 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Tỷ trọng Số tiền (%) Tỷ lệ (%) Giá vốn hàng bán 15.034.311 44,07 14.838.212 40,82 (196.099) (1,3) Chi phí tài chính 4.915.950 14,41 3.364.924 9,26 (1.551.026) (31,55) Chi phí bán hàng 7.187.567 21,07 9.953.267 27,38 2.765.700 38,48 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.968.092 20,43 8.179.135 22,5 1.211.043 17,38 Chi phí khác 5.044 0,02 16.300 0,04 11.256 223,16 Tổng chi phí 34.110.964 100 36.351.838 100 2.240.874 6,57 (Nguồn: Báo cáo KQKD của Công ty trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013) 75 Nhìn vào hai bảng 4.8 và 4.9 ta thấy, tồng chi phí bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác. Nhìn một cách tổng quát, tổng chi phí đều tăng qua các năm, năm 2011 tăng hơn năm 2010 là 13.046.056 ngàn đồng tương đương 28,81%; qua đến năm 2012 lại tăng thêm 11.620.259 ngàn đồng tức 19,92%, với sự gia tăng này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Trong đó, các chi phí có sự biến động tăng giảm không đồng đều với nhau. Bên cạnh đó, tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 lại tăng hơn so với 6 tháng 2012 là 2.240.874 ngàn đồng tương ứng 6,57%. Để hiểu rõ hơn sự biến động này, ta đi vào phân tích từng khoản mục chi phí trên. 4.2.1.1 Chi phí giá vốn hàng bán Đvt: ngàn đồng 35.000.000 30.092.739 30.000.000 25.000.000 23.031.239 18.145.425 20.000.000 15.000.000 10.000.000 5.000.000 0 2010 2011 2012 Hình 4.2: Biểu đồ giá vốn hàng bán trong 3 năm 2010 - 2012 Giá vốn hàng bán trong kỳ được xác định bằng việc kết chuyển các chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, nhân công và chi phí sản xuất chung. Do vậy, chỉ một sự biến động nào liên quan đến các chi phí trên cũng kéo theo sự biến động về giá vốn. Năm 2011 giá vốn hàng bán tăng 4.885.814 ngàn đồng tương đương 26,93% so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục tăng thêm 7.061.500 ngàn đồng tương đương 30,66%. Nguyên nhân của việc gia tăng này là do nắng kéo dài làm lượng nước trong các hồ chứa khô hạn nên việc truyền nước rất khó khăn dẫn đến chi phí truyền tải nước, nhân công sản xuất tăng lên, cùng theo đó là việc giá cả nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sử dụng tại các xí nghiệp sản xuất cũng tăng theo. Do mở rộng sản xuất sản phẩm và nâng cao công suất hoạt động để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng nên Công ty quan tâm đầu tư vào trang thiết bị máy móc và gia tăng công suất làm việc cho công nhân, dẫn đến 76 chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung tăng mạnh. Đặc biệt, năm 2010 Công ty bắt đầu sản xuất sản phẩm nước đóng chai, do mới sản xuất nên chi phí đầu tư vào rất lớn, đó cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí giá vốn của Công ty. Nhìn vào bảng 4.9, ta thấy chi phí giá vốn 6 tháng đầu năm 2013 giảm 196.099 ngàn đồng tương đương 1,3% so với 6 tháng đầu năm 2012, cụ thể giá vốn nước sinh hoạt 6 tháng 2013 là 14.117.488 ngàn đồng tăng hơn so với 2012 là 12.310.111 ngàn đồng. Nhưng bên cạnh đó là sự giảm mạnh của chi phí giá vốn lắp đặt, bảo dưỡng (6 tháng 2012 là 2.126.075 ngàn đồng qua 6 tháng 2013 là 346.340 ngàn đồng), và chi phí giá vốn nước đóng chai (6 tháng 2012 có giá trị 598.125 ngàn đồng đến 6 tháng 2013 giảm xuống còn 374.383 ngàn đồng), chính vì thế tuy giá vốn của nước sinh hoạt có tăng nhưng không làm ảnh hưởng đến chiều hướng giảm của tổng chi phí giá vốn. Nguyên nhân do Nhà Nước đã bình ổn giá nguyên vật liệu đầu vào tham gia sản xuất sản phẩm, ngoài ra thời tiết bớt khô hạn nên chi phí truyển tải nước được giảm đi rất nhiều. Đây là một điều kiện tốt, giúp Công ty đạt được lợi nhuận cao hơn. 4.2.1.2 Chi phí tài chính Chi phí tài chính của Công ty bao gồm các khoản lãi vay ngắn hạn, dài hạn và lỗ do chênh lệch tỷ giá. Năm 2011 chi phí tài chính so với năm 2010 tăng 2.932.983 ngàn đồng chiếm tỷ trọng 51,97%. Nguyên nhân do nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty tập trung thực hiện dự án chăm lo nhu cầu nước sạch cho dân nghèo và đồng bào người dân tộc Khmer còn khó khăn được lắp đồng hồ và đường ống miễn phí. Để đảm bảo đủ nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện dự án trên, Công ty phải tiến hành vay vốn với các tổ chức tín dụng, do đó làm chi phí tài chính năm 2011 tăng lên. Bên cạnh đó, chi phí tài chính năm 2012 lại giảm so với năm 2011 là 1.747.813 ngàn đồng tương đương 20,38%. Nguyên nhân là do Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả và dần dần tự chủ được về vốn sản xuất nên Công ty tiến hành trả một khoản nợ vay cho các tổ chức tín dụng, điển hình là tổng số tiền vay ngắn và dài hạn năm 2011 là 53.770.233 ngàn đồng đến năm 2012 thì giảm xuống còn 44.856.858 ngàn đồng, ngoài ra lãi suất cho vay của các Ngân hàng có chiều hướng giảm làm cho chi phí tài chính năm 2012 giảm mạnh. Đây là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ Công ty hoạt động ngày càng phát triển và tự chủ hơn về vốn sản xuất. 77 Đvt: ngàn đồng 9.000.000 8.000.000 7.000.000 6.000.000 5.000.000 4.000.000 3.000.000 2.000.000 1.000.000 0 8.576.221 6.828.408 5.643.238 2010 2011 2012 Hình 4.3: Biểu đồ chi phí tài chính trong 3 năm 2010 - 2012 Ngoài ra, chi phí tài chính 6 tháng 2013 giảm xuống 1.551.026 ngàn đồng tương đương 31,55% so với 2012. Nguyên nhân là do Công ty đã đi vào hoạt động ổn định và ngày càng kinh doanh có hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao.Ngoài ra, còn được hỗ trợ vốn lưu động từ Nhà Nước vì thế tự chủ được nguồn vốn, nên Công ty đã tiến hành trả một số khoản nợ vay của các tổ chức tín dụng. Cụ thể 6 tháng 2012 chi phí tiền lãi vay là 3.302.771 ngàn đồng sang đến 6 tháng 2013 thì giảm xuống còn 2.164.924 ngàn đồng. Đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ Công ty hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả. 4.2.1.3 Chi phí bán hàng Chi phí bán hàng của Công ty là tổng hợp các chi phí bao gồm chi phí nhân viên, khấu hao TSCĐ, chi phí vật tư, công cụ, đóng gói….liên quan đến bộ phận bán hàng. Nhìn chung, chi phí bán hàng qua các năm đều tăng mạnh, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 2.369.535 ngàn đồng chiếm 20,91% và năm 2012 lại tăng 6.303.392 ngàn đồng chiếm 46%. Nguyên nhân là do cuối năm 2010 Công ty sản xuất thêm mặt hàng nước đóng chai nên chi phí phục vụ cho sản phẩm mới như nhân viên bán hàng, tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, khuyền mãi tăng lên cộng thêm chi phí bao bì, nhãn hiệu cho sản phẩm nước đóng chai cũng được phát sinh. Bên cạnh đó, năm 2012 nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty đã đầu tư mua sắm TSCĐ cho bộ phận bán hàng làm cho chi phí khấu hao TSCĐ năm 2012 là 11.796.123 ngàn đồng tăng lên nhiều so với 2011 có giá trị 5.611.629 ngàn đồng. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như giá 78 cả nguyên vật liệu, tiền lương nhân viên bộ phận bán hàng cũng tăng mạnh dẫn đến chi phí bán hàng tăng nhanh ở các năm. Đvt: ngàn đồng 25.000.000 20.004.895 20.000.000 13.701.503 15.000.000 11.331.968 10.000.000 5.000.000 0 2010 2011 2012 Hình 4.4: Biểu đồ chi phí bán hàng trong 3 năm 2010 - 2012 Chi phí bán hàng 6 tháng 2013 tăng 2.765.700 ngàn đồng tương ứng 38,48% so với 6 tháng 2012. Do Công ty muốn quảng sản phẩm nước đóng chai đến người tiêu dùng nên đã thực hiện các chiến lược như tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng, bên cạnh đó để đáp ứng kịp thời nguồn hàng để kinh doanh nên Công ty đã tăng lương giờ làm thêm cho công nhân viên nhằm khuyến khích việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Ngoài ra Công ty còn chăm lo đời sống của nhân viên như chi tiền bồi dưỡng, mua quà..Một yếu tố nữa là do giá xăng dầu liên tục tăng làm chi phí vận chuyển cũng tăng theo, vì thế các yếu tố trên góp phần làm chi phí nhân viên và các chi phí khác tăng mạnh trong 6 tháng 2013. Bên cạnh đó, chi phí vật liệu, bao bì 6 tháng 2013 là 1.711.620 ngàn đồng giảm so với 2012 một khoản trên 200 triệu đồng, tuy nhiên với tỷ lệ giảm thấp hơn sự tăng của các khoản chi phí còn lại nên không làm giảm nhiều đến chi phí bán hàng của Công ty. Ngoài ra, Công ty cũng đầu tư mua sắm trag thiết bị máy móc để phục vụ nhu cầu sử dụng tại bộ phận bán hàng nên dẫn đến chi phí khấu hao 6 tháng 2012 là 3.071.913 ngàn đồng tăng lên 5.340.261 ngàn đồng ở 6 tháng 2013. Qua phân tích trên, ta thấy sự gia tăng của chi phí bán hàng có ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty, vì thế Công ty cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa khoản chi phí này. 79 4.2.1.4 Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp được sử dụng tại Công ty bao gồm các chi phí như chi phí nhân viên, chi phí tiếp khách, chi phí đi công tác, chi phí vật tư và đồ dùng sử dụng ở bộ phận quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ… có liên quan đến quản lý doanh nghiệp. Năm 2010 chi phí quản lý là 10.161.341 ngàn đồng đến năm 2011 tăng lên 27,82% tương ứng giá trị 2.827.024 ngàn đồng. Năm 2012 lại tiếp tục tăng nhưng tăng với giá trị nhỏ 28.835 ngàn đồng tức 0,22%, đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho việc kiểm soát chi phí quản lý của Công ty. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của chi phí quản lý qua các năm là do cuối năm 2010 Công ty đưa vào sản xuất nước đóng chai hiệu SATRACO và nhằm nâng cao đời sống của nhân viên dẫn đến chi phí nhân viên tăng lên. Bên cạnh đó, chi phí đi công tác ngày càng tăng do Công ty mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị cùng ngành từ các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh…Tuy nhiên, bên cạnh đó thì chi phí tiếp khách giảm đáng kể do Công ty thực hiện chủ trương tiết kiệm của Chính Phủ hạn chế những bữa tiệc tiếp khách không cần thiết. Chi phí quản lý tăng mạnh vào năm 2011 và tăng nhẹ ở năm 2012 cho thấy khả năng kiểm soát chi phí quản lý của Công ty có phần phát triển, vì vậy Công ty phải không ngừng phát huy khả năng đó nhằm giúp Công ty đạt được lợi nhuận cao hơn. Đvt: ngàn đồng 15.000.000 12.988.365 13.017.200 10.161.341 10.000.000 5.000.000 0 2010 2011 2012 Hình 4.5: Biểu đồ chi phí QLDN trong 3 năm 2010 - 2012 Bên cạnh sự biến động của chi phí bán hàng, thì sự biến động của chi phí quản lý cũng tác động không ít đến lợi nhuận của Công ty. Qua bảng 4.9 cho ta thấy rằng, chi phí quản lý của 6 tháng 2013 tăng 1.211.043 ngàn đồng tức 80 17,38% so với 6 tháng 2012. Nguyên nhân là do Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả vì thế nhân sự sẵn có không đáp ứng nổi nhu cầu nên Công ty đã bổ sung thêm nhân sự mới, tuy nhiên sự tăng này một phần do lương cơ bản tăng và nhu cầu tiêu dùng của nhân viên không đủ với mức lương như trước, vì thế Ban lãnh đạo quyết định tăng lương cho nhân viên làm cho chi phí nhân viên 6 tháng 2013 tăng so với 2012 là 326.443 ngàn đồng. Bên cạnh đó, các khoản chi phí như chi phí tiếp khách cũng tăng lên do tổ chức những buổi tiếp khách nhằm giúp Công ty mở rộng quan hệ hợp tác, kinh doanh với các Công ty trong nước và ngoài nước. Ngoài ra, do giá xăng dầu tăng nên làm cho chi phí vận chuyển, công tác tăng lên. Tuy nhiên, do máy móc thiết bị, phương tiện tại bộ phận quản lý của Công ty còn sử dụng tốt nên làm cho chi phí khấu hao giảm. Nhưng qua đây, Công ty cũng cần xem xét và tiết kiệm hơn nữa các khoản chi phí không cần thiết, vì như thế giúp Công ty đạt được lợi nhuận cao nhất. 4.2.1.5 Chi phí khác Đây là một khoản chi phí không phát sinh thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu toàn bộ các chi phí, nhưng sự biến động của nó cũng làm ảnh hưởng đến sự tăng giảm của tổng chi phí. Nhất là năm 2010 không phát sinh khoản chi phí khác nhưng đến năm 2011 thì khoản mục chi phí khác lại tăng mạnh đột ngột lên đến 30.700 ngàn đồng tương ứng 100%, nguyên nhân chính là do phát sinh chi phí trong quá trình thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Đến năm 2012 thì khoản mục chi phí lại giảm xuống còn 5.044 ngàn đồng với tỷ lệ giảm 83,57% tương ứng với giá trị 25.656 ngàn đồng. Tuy chi phí này không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận nhưng Công ty cũng cần xem xét, quản lý chặt chẽ hơn khoản mục chi phí này. Trong tổng chi phí thì chi phí khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Nhìn vào bảng 4.9 ta thấy rằng 6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí khác là 5.044 ngàn đồng nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lại tăng đột ngột lên đến 16.300 ngàn đồng với giá trị tăng là 11.256 ngàn đồng tức 223,16%, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc thanh lý TSCĐ. Đây là khoản chi phí không thường xuyên xày ra lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nhưng sự biến động của nó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty, vì thế Công ty cần quan tâm và quản lý tốt hơn khoản mục chi phí này. 81 4.2.2 Phân tích các khoản doanh thu Bảng 4.10: Phân tích tình hình doanh thu trong giai đoạn 2010 - 2012 Đvt: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Số tiền 2011 Tỷ trọng Số tiền (%) DT về BH và CCDV Chênh lệch 48.898.242 99,79 2012 Tỷ trọng Số tiền (%) 2011/2010 Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) (%) 26,52 11.723.434 18,95 (%) 61.865.370 99,55 73.588.804 99,1 12.967.128 Doanh thu tài chính 65.288 0,13 51.274 0,08 72.415 0,1 (14.014) (21,46) 21.141 41,23 Thu nhập khác 37.725 0,08 230.607 0,37 593.483 0,8 192.882 511,28 362.876 157,36 49.001.255 100 62.147.251 100 74.254.702 26,83 12.107.451 19,48 Tổng doanh thu và thu nhập 100 13.145.996 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012) 82 Bảng 4.11: Phân tích doanh thu của Công ty trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 Đvt: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 01 – 06/2013 01 - 06/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền (%) Doanh thu về BH và CCDV 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Tỷ trọng Số tiền (%) Tỷ lệ (%) 36.015.117 99,77 36.880.041 99,85 864.924 2,4 Doanh thu tài chính 37.313 0,1 20.036 0,05 (17.277) (46,3) Thu nhập khác 44.250 0,13 35.080 0,1 (9.170) (20,72) 36.096.680 100 36.935.157 100 838.477 2,32 Tổng doanh thu và thu nhập (Nguồn: Báo cáo KQKD của Công ty trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013) 83 4.2.2.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Bảng 4.12: Phân tích chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong giai đoạn 2010 - 2012 Đvt: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Số tiền 2011 Tỷ trọng Số tiền (%) DT nước sinh hoạt Chênh lệch 47.779.457 97,71 2012 Tỷ trọng Số tiền (%) 2011/2010 Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) (%) 22,88 10.056.030 17,13 (%) 58.709.476 94,9 68.765.506 93,44 10.930.019 DT nước đóng chai 26.798 0,06 1.304.555 2,11 2.035.049 2,77 1.277.757 4768,1 730.494 56 DT lắp đặt, chuyển nhượng, bào dưỡng 1.091.987 2,23 1.851.339 2,99 2.788.249 3,79 759.352 69,54 936.910 50,61 48.898.242 100 61.865.370 100 73.588.804 26,52 11.723.434 18,95 12.258 x 1.454 x 906 48.885.984 x 61.863.916 x 73.587.898 Tổng doanh thu Các khoản giảm trừ DT Doanh thu thuần 100 12.967.128 x (10.804) x 12.977.932 (88,14) (548) (37,69) 26,55 11.723.982 18,95 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD và bảng thuyết minh báo cáo tài chính từ năm 2010 đến năm 2012) 84 Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong tổng doanh thu và có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Công ty. Doanh thu BH và CCDV bao gồm các doanh thu của nước sinh hoạt; lắp đặt, chuyển nhượng, bảo dưỡng và doanh thu nước uống đóng chai, trong đó doanh thu về nước sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn. Nhìn chung, doanh thu về BH và CCDV đều tăng qua các năm. Năm 2010 doanh thu Công ty đạt 48.898.242 ngàn đồng nhưng đến năm 2011 lại tăng lên 61.865.370 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 26,52% tức 12.967.128 ngàn đồng. Qua năm 2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên so với năm 2011 với giá trị tăng 11.723.434 ngàn đồng tương đương tỷ lệ 18,95%. Tuy tốc độ tăng của năm 2012 không bằng năm 2011, nhưng đây cũng là một dấu hiệu tốt để Công ty phát triển hơn nữa. Để hiểu rõ hơn, ta đi vào phân tích từng khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:  Doanh thu nước đóng chai Việc gia tăng doanh thu về BH và CCDV là do Công ty không ngừng nỗ lực sản xuất kinh doanh, cuối năm 2010 đầu năm 2011 Công ty chính thức đưa sản phẩm mới nước đóng chai lên thị trường tiêu thụ. Vì vậy cũng tạo nên một khoản doanh thu không nhỏ. Nhìn vào bảng 4.12 ta thấy doanh thu về nước uống đóng chai mang lại cho Công ty năm 2011 là 1.304.555 ngàn đồng so với 2010 là 26.798 ngàn đồng tăng 1.277.757 ngàn đồng do cuối năm 2010 sản phẩm mới được đưa ra thị trường nên doanh thu mang lại năm 2010 không cao. Sang năm 2012 doanh thu nước đóng chai tăng so với 2011 là 730.494 ngàn đồng tức 56%, doanh thu có tăng nhưng không nhiều vì nó tuy đã đứng vững nhưng phải cạnh tranh với các thương hiệu khác có sẵn trên thị trường. Vì vậy Công ty cần quan tâm nhiều hơn nữa về các chiến lược giới thiệu quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng.  Doanh thu lắp đặt, chuyển nhượng, bảo dưỡng Về dịch vụ lắp đặt, chuyển nhượng, bảo dưỡng tuy không chiếm tỷ trọng lớn nhưng cũng góp phần làm tăng doanh thu BH và CCDV của Công ty. Năm 2011 doanh thu của dịch vụ tăng so với 2010 là 759.352 ngàn đồng tương đương 69,54% và năm 2012 tăng thêm 936.910 ngàn đồng so với 2011. Nguyên nhân chính la do nhu cầu tiêu dùng nước và chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao nên việc lắp đặt, bảo dưỡng các hệ thống nước sinh hoạt được chú trọng và quan tâm hơn. Vì vậy, đây cũng là một dấu hiệu tốt cho Công ty. 85  Doanh thu nước sinh hoạt Bên cạnh đó, doanh thu nước sinh hoạt lại chiếm phần quan trọng, năm 2011 tăng so với 2010 là 10.930.019 ngàn đồng tức 22,88% tiếp tục đến năm 2012 lại tăng 10.056.030 ngàn đồng tương ứng 17,13%. Nguyên nhân chính là do nước là sàn phẩm không thể thiếu trong sinh hoạt của mọi gia đình, chính vì thế khi Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh nước duy nhất trong tỉnh và kéo theo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình tăng lên đã mang lại khoản doanh thu về nước sinh hoạt rất lớn. Ngoài ra Công ty còn thực hiện chính sách an sinh xã hội, giúp đỡ các hộ dân nghèo được lắp đặt đồng hồ và đường ống miễn phí cho hơn 15.000 hộ, khuyến khích các hộ sử dụng nước sạch, kết quả số lượng nước tiêu thụ trong các năm tăng đáng kể. Bên cạnh đó, năm 2010 Công ty lại thực hiện việc tăng giá nước sinh hoạt theo Quyết định của Ủy ban nhân dân Tỉnh Sóc Trăng và một phần do yếu tố thời tiết nắng nóng nên lượng nước tiêu thụ liên tục tăng mạnh.  Doanh thu thuần về BH và CCDV Bên cạnh những nguyên nhân trên, việc quản lý nguồn nước và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty ngày càng tốt làm cho các khoản làm giảm doanh thu BH và CCDV giảm đến mức đáng kể. Năm 2010 là 12.258 ngàn đồng đến năm 2011 là 1.454 ngàn đồng giảm một lượng có giá trị 10.804 ngàn đồng tức 88,14%; qua năm 2012 giảm còn 906 ngàn đồng với tỷ lệ giảm 37,69% tương đương 548 ngàn đồng góp phần làm cho doanh thu thuần ngày càng tăng. Năm 2011 doanh thu thuần tăng một lượng là 12.977.932 ngàn đồng tức 26,55% sang đến năm 2012 lại tăng 18,95% tương ứng với giá trị 11.723.982 ngàn đồng. Đvt: ngàn đồng 80.000.000 73.588.804 70.000.000 60.000.000 61.865.370 48.898.242 50.000.000 40.000.000 30.000.000 20.000.000 10.000.000 0 2010 2011 2012 Hình 4.6: Biểu đồ doanh thu BH và CCDV trong 3 năm 2010 - 2012 86 Bảng 4.13: Phân tích chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong giai đoạn 01 – 06/2012 và 01 – 06/2013 Đvt: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 01 – 06/2013 01 - 06/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) (%) DT nước sinh hoạt 33.927.535 94,2 34.794.280 94,34 866.745 2,55 DT nước đóng chai 1.026.838 2,85 1.034.212 2,81 7.373 0,72 DT lắp đặt, chuyển nhượng, bào dưỡng 1.060.744 2,95 1.051.549 2,85 (9.195) (0,87) 36.015.117 100 36.880.041 100 864.924 2,4 906 x - x (906) (100) 36.014.211 x 36.880.041 x 865.830 2,4 Tổng doanh thu BH và CCDV Các khoản giảm trừ DT Doanh thu thuần (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD và bảng thuyết minh báo cáo tài chính 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013) 87  Doanh thu nước sinh hoạt Nhìn vào bảng 4.13, ta thấy tổng doanh thu BH và CCDV của 6 tháng 2013 tăng hơn so với 6 tháng 2012 với giá trị 864.924 ngàn đồng tương đương 2,4%. Nguyên nhân chính là do Công ty kinh doanh nước sinh hoạt, một sản phẩm không thể thiếu trong đời sống của con người, và một lý do nữa là việc cung cấp nước sinh hoạt của Công ty được xem như là độc quyền trong toàn tỉnh Sóc Trăng, vì thế Công ty không gặp bất kỳ sự cạnh tranh nào trên thị trường. Vì thế, trong tổng doanh thu về BH và CCDV thì doanh thu về nước sinh hoạt luôn chiếm tỷ trọng lớn. Doanh thu về nước sinh hoạt mang lại cho Công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 tăng 866.745 ngàn đồng tương đương 2,55%.  Doanh thu nước đóng chai Bên cạnh doanh thu nước sinh hoạt thì doanh thu của sản phẩm nước đóng chai cũng tăng lên, 6 tháng 2013 doanh thu nước đóng chai tăng hơn 6 tháng 2012 là 7.373 ngàn đồng tức 0,72%. Nguyên nhân là do mặt hàng tuy đã tạo được thương hiệu trên thị trường nhưng cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh từ các đơn vị khác nên doanh thu của sản phẩm tăng nhẹ, do người tiêu dùng đã quen với các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trước đó nên đây cũng là một khó khăn đối với Công ty. Tuy nhiên nhìn chung thì doanh thu của nước đóng chai cũng tăng đều qua các năm, đây là một dấu hiệu tốt cho Công ty.  Doanh thu lắp đặt, chuyển nhượng, bảo dưỡng Tuy nhiên, bên cạnh sự gia tăng doanh thu của 2 sản phẩm trên thì doanh thu của dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng lại giảm xuống, do Công ty đầu tư chú trọng vào việc tu bổ và chất lượng các đường ống dẫn nước nhằm chống thất thoát nước và lắp đặt miễn phí đồng hồ, đường ống dẫn nước nên làm cho doanh thu của dịch vụ giảm xuống . Doanh thu của dịch vụ này trong 6 tháng 2013 giảm một lượng so với 6 tháng 2012 là 9.195 ngàn đồng tương ứng 0,87%. Tuy nhiên, sự giảm nhẹ của doanh thu này không ảnh hưởng nhiều đến toàn bộ doanh thu BH và CCDV, nhưng Công ty cũng cần quan tâm hơn nữa đến khoản mục doanh thu này.  Doanh thu thuần về BH và CCDV Ngoài những nguyên nhân trên, các khoản giảm trừ doanh thu giảm xuống đáng kể. Nhìn vào bảng 4.13 ta thấy các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại…trong 6 tháng 2013 không phát sinh so với 6 tháng 2012 giảm 906 ngàn đồng tương đương 100%, nguyên nhân là do 88 Công ty đã không ngừng nỗ lực cải tiến công nghệ, chất lượng sản phẩm để mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Những yếu tố trên góp phần giúp Công ty đạt được doanh thu thuần về BH và CCDV như mong muốn, 6 tháng 2013 doanh thu thuần tăng 865.830 ngàn đồng tương đương 2,4% so với 6 tháng 2012. Vì vậy Công ty phải không ngừng nỗ lực phát triển các chiến lược kinh doanh phù hợp làm tăng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giúp Công ty ngày càng phát triển hơn. 4.2.2.2 Doanh thu hoạt động tài chính Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy rằng doanh thu hoạt động tài chính biến động qua các năm, cụ thể năm 2011 giảm so với 2010 với giá trị giảm 14.014 ngàn đồng (21,46%). Nguyên nhân do Công ty chú trọng việc đầu tư vốn vào sản xuất sản phẩm và mở rộng việc kinh doanh cho nên các khoản thu lãi từ các Ngân hàng giảm mạnh và kèm theo đó là việc lạm phát được ngăn chặn làm cho lãi suất tiền gửi ở các tổ chức tín dụng giảm xuống. Tuy nhiên đến năm 2012 doanh thu tài chính tăng so với năm 2011 là 21.141 ngàn đồng tương ứng 41,23%, do Công ty được tài trợ nguồn vốn từ các tổ chức và hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả sinh được nhiều lợi nhuận nên các khoản thu lãi năm 2012 tăng lên. Tuy doanh thu tài chính không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu nhưng sự tăng giảm của nó của ảnh hưởng ít nhiều đến doanh thu của Công ty. Doanh thu tài chính có chiều hướng giảm xuống, 6 tháng 2013 đạt giá trị là 20.036 ngàn đồng so với 6 tháng 2012 là 37.313 ngàn đồng với tỷ lệ giảm 46,3% tương ứng 17.277 ngàn đồng. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm này là do, Công ty tập trung nguồn vốn vào để đầu tư các trang thiết bị và sản xuất sản phẩm, nên không có nguồn vốn thừa để gửi vào các tổ chức tín dụng để sinh lời, do đó dẫn đến các khoản thu từ lãi vay bị giảm xuống. 4.2.2.3 Thu nhập khác Thu nhập khác bao gồm các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền hoa hồng xét nghiệm mẫu nước, các khoản nộp thừa được nhà cung cấp hoàn trả…Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy rằng thu nhập khác có chiều hướng tăng theo các năm. Năm 2011 tăng hơn 2010 với tỷ lệ tăng 511,28% tương đương 192.882 ngàn đồng và năm 2012 lại tăng 362.876 ngàn đồng tương đương 157,36%. Nguyên nhân chủ yếu do các năm gần đây Công ty đầu tư trang thiết bị mới phục vụ cho việc sản xuất nên phát sinh nhiều nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Bên cạnh đó, Công ty cũng phát sinh các khoản thu nhập từ việc bán các phế liệu, vật tư thừa dẫn đến khoản thu nhập khác tăng nhanh. 89 Đvt: ngàn đồng 600.000 593.483 500.000 400.000 300.000 230.607 200.000 100.000 37.725 0 2010 2011 2012 Hình 4.7: Biểu đồ thu nhập khác trong 3 năm 2010 - 2012 Thu nhập khác là khoản thu nhập không thường xuyên xảy ra trong hoạt động của Công ty, chủ yếu phát sinh từ việc thanh lý nhượng TSCĐ, bán phế liệu, vật tư thừa trong kho… Nhìn vào bảng 4.11 ta thấy rằng, khoản thu nhập khác 6 tháng 2013 giảm so với 6 tháng 2012 là 9.170 ngàn đồng tức 20,72%. Nguyên nhân do Công ty đã kiểm soát chặt chẽ hơn việc sử dụng vật tư nên hạn chế được một số lượng vật tư thừa trong kho. Tuy đây là một khoản thu nhập chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng sự của nó cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. 90 4.2.3 Phân tích lợi nhuận Bảng 4.14: Phân tích lợi nhuận Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 Đvt: ngàn đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ Số tiền (đồng) (%) (đồng) Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần (1) 48.885.984 61.863.916 73.587.898 12.977.932 26,55 11.723.982 18,95 Giá vốn hàng bán (2) 18.145.425 23.031.238 30.092.739 4.885.814 26,93 7.061.500 30,66 Doanh thu tài chính (3) 65.288 51.274 72.415 (14.014) (21,46) 21.141 41,23 Chi phí tài chính (4) 5.643.238 8.576.221 6.828.408 2.932.983 51,97 (1.747.813) (20,38) Chi phí bán hàng (5) 11.331.968 13.701.503 20.004.895 2.369.535 20,91 6.303.392 46 Chi phí quản lý DN (6) 10.161.341 12.988.365 13.017.200 2.827.024 27,82 28.835 0,22 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 3.669.300 3.617.862 3.717.071 (51.438) (1,4) 99.209 2,67 37.725 199.907 588.439 162.182 429,9 388.532 194,36 3.707.025 3.817.768 4.305.510 110.743 3 487.742 12,78 (7) = {(1)-(2)}+{(3)-(4)}-{(5)+(6)} Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận (8) (9) = (7) + (8) (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2010 – 2012) 91 Bảng 4.15: Phân tích lợi nhuận Công ty trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 Đvt: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 01 06/2012 01 – 06/2013 Số tiền Số tiền 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần (1) 36.014.211 36.880.041 865.830 2,4 Giá vốn hàng bán (2) 15.034.311 14.838.212 (196.099) (1,3) Doanh thu tài chính (3) 37.313 20.036 (17.277) (46,3) Chi phí tài chính (4) 4.915.950 3.364.924 (1.551.026) (31,55) Chi phí bán hàng (5) 7.187.567 9.953.267 2.765.700 38,48 Chi phí quản lý DN (6) 6.968.092 8.179.135 1.211.043 17,38 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.945.605 564.539 (1.381.066) (70,98) (7)={(1)-(2)}+{(3)-(4)}{(5)+(6)} Lợi nhuận khác (8) Tổng lợi nhuận (9) = (7) + (8) 39.206 1.984.811 18.780 (20.426) (52,1) 583.319 (1.401.492) (70,61) (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013) 92 4.2.3.1 Lợi nhuận thuần từ HĐKD Lợi nhuận thuần từ HĐKD chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tổng lợi nhuận, để biết được một DN kinh doanh có hiệu quả hay không, người ta thường quan tâm đến lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của DN. Cho nên sự biến động của lợi nhuận thuần từ HĐKD cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Bảng 4.14 cho ta biết lợi nhuận thuần từ HĐKD tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011 lợi nhuận thuần Công ty giảm so với năm 2010 một lượng giá trị 51.438 ngàn đồng (1,4%). Mặc dù doanh thu thuần từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 tăng mạnh so với 2010 là 12.977.932 ngàn đồng (26,55%), tuy nhiên các khoản chi phí năm 2011 cũng tăng nhiều so với 2010. Bên cạnh đó, hoạt động tài chính của Công ty không mang lại lợi nhuận do doanh thu tài chính giảm xuống nhưng kéo theo đó là sự gia tăng của của chi phí tài chính làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần của Công ty. Đến năm 2012 thì lợi nhuận thuần từ HĐKD của Công ty lại tăng lên so với năm 2011 với giá trị tăng 99.209 ngàn đồng tương ứng 2,67%, nguyên nhân là do sự gia tăng của doanh thu thuần năm 2012 tăng 11.723.982 ngàn đồng (18,95%), doanh thu tài chính cũng tăng 21.141 ngàn đồng (41,23%) so với 2011. Tuy nhiên các chi phí như GVHB, chi phí bán hàng, chi phí QLDN cũng tăng đều, GVHB tăng 7.061.500 ngàn đồng (30,66%), chi phí bán hàng tăng 6.303.392 ngàn đồng (46%), chi phí QLDN tăng 28.835 ngàn đồng (0,22%) nhưng bên cạnh đó, chi phí tài chính lại giảm xuống so với 2011 là 20,38% tức 1.747.813 ngàn đồng nên dẫn đến lợi nhuận thuần năm 2012 tăng nhưng không nhiều. Vì vậy, Công ty cần quan tâm kiểm soát, hạn chế sự phát sinh của các khoản chi phí không cần thiết, tránh để chúng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Đvt: ngàn đồng 3.720.000 3.717.071 3.700.000 3.680.000 3.669.300 3.660.000 3.640.000 3.617.862 3.620.000 3.600.000 3.580.000 3.560.000 2010 2011 93 2012 Hình 4.8: Biểu đồ lợi nhuận thuần từ HĐKD trong 3 năm 2010 - 2012 Lợi nhuận thuần từ HĐKD là lợi nhuận thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhìn vào bảng 4.15 ta thấy, lợi nhuận thuần của Công ty trong 6 tháng 2013 giảm xuống 1.381.066 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 70,98%. Nguyên nhân là do các khoản chi phí như chi phí bán hàng trong 6 tháng 2013 tăng 2.765.700 ngàn đồng tức 38,48% và chi phí quản lý cũng tăng thêm 1.211.043 ngàn đồng tương đương 17,38% so với 6 tháng 2012 , do chi phí nhân viên, quảng cáo, chi phí xăng dầu và chi phí tiếp khách phục vụ tại các bộ phận đều tăng làm cho các khoản chi phí bán hàng, quản lý đồng loạt tăng. Tuy nhiên, chi phí giá vốn và chi phí tài chính lại giảm xuống, GVHB 6 tháng 2013 giảm 1,3% tức 196.099 ngàn đồng và chi phí tài chính giảm 1.551.026 ngàn đồng (31,55%) so với 2012. Bên cạnh đó, doanh thu thuần của 6 tháng 2013 tăng với tỷ lệ rất nhỏ 2,4% tương đương 865.830 ngàn đồng so với 6 tháng 2012 và kéo theo sự giảm xuống của doanh thu tài chính với giá trị giảm 17.277 ngàn đồng (46,3%) nên vì thế làm cho lợi nhuận thuần từ HĐKD của Công ty 6 tháng 2013 giảm hơn so với 2012. Cho nên Công ty cần quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa về các khoản chi phí và tìm ra những biện pháp để nâng cao doanh thu nhằm mang lại lợi nhuận như mong muốn. 4.2.3.2 Lợi nhuận khác Lợi nhuận khác trong cơ cấu tổng lợi nhuận chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng sự tăng giảm của nó cũng ảnh hưởng đến sự biến động của tổng lợi nhuận của Công ty. Nhìn vào bảng 4.14 ta thấy lợi nhuận khác tăng mạnh qua các năm, điển hình là năm 2011 từ giá trị 37.725 ngàn đồng của năm 2010 nhảy vọt lên 199.907 ngàn đồng tăng với tỷ lệ 429,9% tương ứng 162.182 ngàn đồng. Qua năm 2012 với giá trị 588.439 ngàn đồng, lợi nhuận khác lại tăng thêm 388.532 ngàn đồng (194,36%) so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty phát sinh việc thanh lý TSCĐ, bán vật tư thừa, phế liệu làm thu nhập khác tăng kèm theo đó là chi phí khác có chiều hướng giảm xuống dẫn đến lợi nhuận khác tăng nhanh qua các năm. 94 Đvt: ngàn đồng 600.000 588.439 500.000 400.000 300.000 199.907 200.000 100.000 37.725 0 2010 2011 2012 Hình 4.9: Biểu đồ lợi nhuận khác trong 3 năm 2010 – 2012 Lợi nhuận khác là lợi nhuận thu được các hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, bán phế liệu, vật tư thừa trong kho sau khi trừ đi những chi phí phát sinh. Do khoản thu nhập từ việc bán vật tư thừa, phế liệu trong 6 tháng 2013 giảm so với 6 tháng 2012 là 9.170 ngàn đồng tức 20,72%. Bên cạnh đó, các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý TSCĐ và bán phế liệu trong 6 tháng đầu năm 2012 là 5.044 ngàn đồng nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lại tăng đột ngột lên đến 16.300 ngàn đồng với giá trị tăng 11.256 ngàn đồng tức 223,16%. Vì thế dẫn đến lợi nhuận khác 6 tháng 2013 giảm 20.426 ngàn đồng tương đương tỷ lệ 52,1%. 4.2.3.3 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Công ty chủ yếu từ việc thu lãi của các tổ chức tín dụng, lãi chênh lệch tỷ giá sau khi đã trử đi chi phí lãi vay, lỗ do chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên qua 3 năm 2010 – 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Công ty không phát sinh khoản lợi nhuận từ hoạt động tài chính, do Công ty mở rộng và nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh nên nguồn vốn tập trung vào đầu tư trang thiết bị, chăm lo an sinh xã hội dẫn đến không đủ vốn làm phát sinh nhiều khoản nợ vay và hạn chế việc thu lãi từ các Ngân hàng.  Qua phân tích kết quả kinh doanh của 3 năm 2010 – 2012; 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013, cho ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm có hiệu quả qua các năm. Tuy nhiên bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 không tốt so với 6 tháng 2013. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần nâng cao hiệu quả hoạt 95 động kinh doanh và đề ra những chiến lược kinh doanh mới phù hợp với thực tiển hiện nay, để giúp Công ty ngày càng phát triển hơn. 4.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 Bảng 4.16: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2010 – 2012 Năm Chỉ tiêu 2010 1. Lợi nhuận sau thuế (đồng) 2. Doanh thu thuần (đồng) 3. Tổng tài sản (đồng) 4. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 2011 2012 2.780.269.072 3.142.658.754 3.552.045.575 48.885.984.271 61.863.915.592 73.587.898.081 108.106.049.472 111.484.542.021 104.225.077.141 43.937.871.359 45.071.424.240 46.328.799.805 5,69 5,08 4,83 2,57 2,82 3,41 6,33 6,97 7,67 5,04 6,6 7,88 4,36 4,76 4,7 0,52 0,64 0,8 (đồng) 5.Lợi nhuận trên doanh thu (ROS) : (1) / (2) (%) 6.Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) : (1) / (3) (%) 7.Lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) : (1) / (4) (%) 8. Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 9. Vòng quay tài sản ngắn hạn (vòng) 10. Vòng quay tài sản dài hạn (vòng) (Nguồn: Báo cáo KQKD, bảng cân đối kế toán giai đoạn 2010 – 2012) Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ và là một chỉ tiêu quan trọng của Công ty. Cho biết Công ty hoạt động có hiệu quả hay không. Do đó bên cạnh việc phân tích lợi nhuận, ta cần phân tích thêm một số chỉ tiêu của lợi nhuận trong mối 96 quan hệ với các yếu tố khác nhằm đánh giá đầy đủ hơn nữa về tình hình lợi nhuận. 4.3.1 Phân tích chỉ tiêu về lợi nhuận 4.3.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS ) Tỷ số này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 5,69% sang đến năm 2011 thì giảm xuống còn 5,08%. Điều này cho thấy rằng, năm 2010 cứ 1 đồng doanh thu mang về sẽ tạo ra 5,69 đồng lợi nhuận ròng và đến năm 2011 thì giảm xuống còn 5,08 đồng. Qua đến năm 2012 thì tỷ số tỷ số này giảm còn 4,83% so với năm 2011. Nói lên cứ 1 đồng doanh thu sẽ mang về 4,83 đồng lợi nhuận. Qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong giai đoạn 2010 – 2012 cho ta biết Công ty hoạt động kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao do doanh thu mỗi năm có tăng lên nhưng kéo theo đó là sự gia tăng của các chi phí nên lợi nhuận sau thuế có tăng nhưng không cao. 4.3.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA ) Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của tài sản, chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tài sản bỏ ra sẽ đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao cho thấy rằng sự quản lý, sắp xếp và phân bổ việc sử dụng tài sản có tính hợp lý. Năm 2010 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là 2,57% và đến năm 2011 tỷ suất này tăng lên 2,82%. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản Công ty bỏ ra để đầu tư thì thu về 2,57 đồng lợi nhuận trong năm 2010 và sang năm 2011 lại tăng lên 2,82 đồng. Đến năm 2012 thì tỷ suất này lại tiếp tục tăng lên 3,41% so với năm 2011. Có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản thì mang về 3,41 đồng lợi nhuận ròng. 4.3.1.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE ) Chỉ số này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ số này càng cao chứng tỏ việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu vào việc đầu tư sản xuất kinh doanh càng mang lại hiệu quả góp phần thúc đẩy sự gia tăng của lợi nhuận ròng tại Công ty. Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm. Năm 2010 tỷ suất này là 6,33% đến năm 2011 thì lại tăng 6,97%. Điều 97 này nói lên cứ bỏ ra 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ mang về 6,33 đồng lợi nhuận cho Công ty trong năm 2010 và đến năm 2011 thì mang về 6,97 đồng. Sang đến năm 2012 thì tỷ suất này tiếp tục tăng lên 7,67% so với 2011 do đó cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu về 7,67 đồng lợi nhuận ròng cho Công ty. 4.3.2 Phân tích chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động 4.3.2.1 Vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho thiết lập mối quan hệ giữa hàng bán và hàng tồn kho. Nhìn chung số vòng quay hàng tồn kho tăng đều qua các năm. Cụ thể số vòng quay hàng tồn kho năm 2010 là 5,04 vòng đến năm 2011 tăng lên 6,6 vòng và sang năm 2012 lại tiếp tục tăng lên 7,88 vòng. Cho thấy Công ty hoạt động có hiệu quả trong việc bán hàng và dự trữ. Điều này cho thấy Công ty đã rất cố gắng trong việc quản lý hàng tồn kho, việc điều chỉnh giảm lượng hàng tồn kho nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ cho hoạt động kinh doanh là một nghệ thuật trong khâu quản lý hàng hóa, góp phần làm tăng vòng quay cho vốn lưu động của Công ty. 4.3.2.2 Vòng quay tài sản ngắn hạn Tỷ số này nói lên 1 đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nhìn vào bảng 4.15, ta thấy rằng vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2011 là 4,76 vòng luân chuyển nhanh hơn 2010 là 4,36 vòng và đến năm 2012 lại giảm xuống 4,7 vòng. Điều này có nghĩa là năm 2010 cứ 1 đồng tài sản lại tạo ra 4,36 đồng doanh thu và đến năm 2011 lại mang về 4,76 đồng. Sang đến năm 2012 thì giảm xuống 1 đồng tài sản tạo ra 4,7 đồng doanh thu. Điều này chứng tỏ Công ty sử dụng tài sản ngắn hạn tương đối ổn định, có giảm nhưng không đáng kể. 4.3.2.3 Vòng quay tài sản dài hạn Nhìn vào bảng 4.15, ta thấy vòng quay tài sản dài hạn tăng đều qua các năm, năm 2010 là 0,52 vòng qua đến năm 2011 lại tăng lên 0,64 vòng. Có nghĩa là năm 2010 cứ 1 đồng tài sản dài hạn thì tạo ra 0,52 đồng doanh thu và năm 2011 thì tạo ra 0,64 đồng. Sang đến năm 2012 vòng quay tài sản dài hạn tăng lên 0,8 vòng, nói lên cứ 1 đồng tài sản thì tạo ra 0,8 đồng doanh thu. Điều này chứng tỏ Công ty sử dụng tài sản dài hạn rất có hiệu quả. 98 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƢỚC SÓC TRĂNG 5.1 GIẢI PHÁP VỀ DOANH THU - Công ty nên trang bị thêm một số máy phát điện để kịp thời cung cấp nước cho người sử dụng, tránh tình trạng cúp nước khi có sự cố mất điện xảy ra. - Đơn vị nên tiến hành khảo sát, nhanh chóng đề ra và triển khai các dự án mở rộng mạng lưới nước sinh hoạt đến các vùng dân cư xa chưa có điều kiện sử dụng nước sạch, một phần giúp đáp ứng nhu cầu của người dân, một phần giúp gia tăng khối lượng tiêu thụ dẫn đến gia tăng doanh thu. - Phải thường xuyên tìm hiểu nguyện vọng và nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng và luôn duy trì, phát huy tiêu chí “đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết”, vì nó là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao niềm tin và giữ chân người tiêu dùng gắn bó lâu dài với Công ty. 5.2 GIẢI PHÁP VỀ CHI PHÍ - Về chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, Công ty cần phải hạn chế đến mức tối đa các khoản chi phí không cần thiết. Cần sử dụng các chi phí như chi phí đi công tác, chi phí tiền điện và tiền điện thoại, chi phí tiếp khách một cách hợp lý nhất và đúng mục đích. - Chi phí tài chính qua những năm gần đây có xu hướng tăng lên, do vậy Công ty cần xem xét lại các nguồn vay, để có những giải pháp cắt giảm các khoản vay cho hợp lý. Bên cạnh đó, Công ty nên quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng để được hưởng vay vốn với lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh nên đề ra chi tiết, cụ thể để được hỗ trợ vốn từ các nhà đầu tư và Nhà Nước, hạn chế vay ngân hàng với lãi suất cao. - Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh luôn tăng qua các năm gần đây. Vì vậy Công ty phải liên tục cập nhật giá cả nguyên liệu đầu vào trên thị trường và tìm kiếm những nhà cung cấp có uy tín để có thể mua với giá hợp lý nhất. Ngoài ra, tại các xí nghiệp sản xuất sản phẩm Công ty cần thực hiện định mức sử dụng nguyên liệu đúng tiêu chuẩn tránh tình trạng lãng phí nguồn nguyên liệu. 99 - Để nâng cao ý thức tiết kiệm và trách nhiệm của nhân viên khi sử dụng các chi phí, Công ty cần đề ra phương thức xử lý những công nhân viên không ý thức cao và khen thưởng nhân viên có trách nhiệm. - Công ty cần thay một số xe mới thay cho những xe quá cũ không còn sử dụng được nhằm giảm bớt một phần chi phí trong bán hàng và quản lý doanh nghiệp vì chi phí sửa chữa xe phát sinh của Công ty rất lớn. 100 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Xác định kết quả hoạt động kinh doanh là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của DN, vì vậy kế toán xác định kết quả kinh doanh là công cụ quan trọng giúp các nhà quản trị đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại Công ty, em thấy rằng công tác kế toán đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế điển hình việc tập hợp và phân bổ chi phí không hợp lý qua các năm, điều này dẫn đến sự mất ổn định về mặt chi phí. Trong thời gian tới, Công ty cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nhằm đáp ứng kịp thời những thay đổi về việc quản lý và hoạt động của Công ty. Về hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua, tuy còn nhiều hạn chế nhưng vẫn đạt kết quả cao, lợi nhuận vẫn tăng qua các năm. Đây là dấu hiệu tốt, chứng minh Công ty hoạt động rất có hiệu quả, Công ty kinh doanh sản phẩm nước là một mặt hàng thiết yếu trong đời sống và việc cung cấp nước sinh hoạt được xem như là độc quyền, không có sự cạnh tranh nào từ các đối tượng bên ngoài. Vì vậy việc quản lý hoạt động kinh của Công ty được thuận lợi hơn và đi kèm theo đó là giá cả nước cũng được quy định cụ thể theo Nhà Nước. Bên cạnh những thuận lợi đó, Công ty cũng gặp không ít khó khăn khi các chi phí cũng liên tục tăng qua các năm như chi phí giá vốn, chi phí bán hàng…làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Do đó Công ty cần hết sức quan tâm đến vấn đề sử dụng và kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các khoản mục chi phí. Đây là một số tích cực và hạn chế của Công ty. Trong thời gian tới,cần phát huy tốt những mặt tích cực mà Công ty đã và đang đạt được, ngoài ra phải cố gắng khắc phục và hoàn thiện những hạn chế để góp phần giúp Công ty ngày càng bền vững và phát triển hơn trong tương lai. 6.2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC VÀ CƠ QUAN ĐỊA PHƢƠNG - Nhà Nước cần hỗ trợ thêm nguồn vốn lưu động để Công ty chủ động hơn trong việc mở rộng, nâng cao sản xuất kinh doanh, tu bổ nâng cấp và đầu tư vốn cho những công trình đang thi công và những công trình cấp nước bị hư hỏng. - Nhà Nước cần xem xét các chi phí có liên quan như bình ổn giá vật tư nguyên liệu đầu vào, đề xuất giảm giá tiền điện tại các xí nghiệp sản xuất sản phẩm…nhằm giúp ổn định và giảm đơn giá tiền nước, thúc đẩy và khuyến 101 khích các hộ gia đình sử dụng nước sạch, giúp ngành kinh tế mũi nhọn này ngày càng phát triển. - Các cơ quan địa phương phải luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp Công ty nâng cao nguồn nhân lực và vật lực của mình. Sở tài chính và kế hoạch cần quan tâm hỗ trợ việc mở rộng và phát triển của Công ty. - Ủy ban Nhân dân phải thường xuyên tổ chức những cuộc kiểm tra nội bộ Công ty, kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ, kiểm tra những xí nghiệp trực thuộc nhằm phát hiện kịp thời những sai sót để đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời. - Cơ quan địa phương nên tuyên truyền và vận động người dân phát huy tinh thần trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch sẽ. Bên cạnh đó, vận động mọi người có ý thức trách nhiệm thông báo cho Công ty hoặc các chi nhánh gần nhất khi phát hiện đường ống dẫn bị bể, rò rỉ để kịp thời sửa chữa. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Thế Chi và cộng sự, 2008. Giáo trình Kế toán Tài Chính. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Phạm Văn Dược và Đặng Thị Kim Cương, 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Tổng hợp. 3. Võ Văn Nhị và cộng sự, 2008. Giáo trình Kế toán Tài Chính. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng. Các báo cáo tài chính năm 2010 – 2012 và tháng 01 – 06/2013. 5. Trang web: www.soctrangwaco.com.vn 6. Trần Thị Cẩm Nhung, 2011. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Nông thôn Tiền Giang, LVTN đại học. Đại học Cần Thơ. 7. Trần Thị Ngọc, 2008. Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận, LVTN đại học. Đại học Cần Thơ. 103 [...]... định kết quả kinh doanh 2.1.1.12 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh a Khái niệm Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất địn, biểu hiện bằng số tiề lãi hay lỗ Kết quả hoạt động kinh doanh của DN bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác (Ngô... tìm hiểu tại Công ty giúp sinh viên hiểu rõ hơn về công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh, qua đó giúp Công ty hệ thống và đánh giá chính xác tình hình hoạt động kinh doanh, để từ đó đề ra những giải pháp thích hợp và cụ thể đưa Công ty ngày càng phát triển 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Cấp nước Sóc Trăng tháng... yếu tố, sớm đề ra những biện pháp nhằm khắc phục, ổn định tình hình hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình Nhận thức được tầm quan trọng của việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài Kế toán xác định kết 1 quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Cấp nƣớc Sóc Trăng làm đề tài tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU... tháng 01 năm 2013 - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Cấp nước Sóc Trăng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1... (4) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 641 – Chi phí bán hàng 2.1.1.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp a Khái niệm Là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp Bao gồm: chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp,... doanh nghiệp hiện hành 24 (3)Tính toán, xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ + Trường hợp có lãi, kế toán ghi sổ: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (4212) + Trường hợp bị lỗ, kế toán ghi sổ: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (4212) Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh 2.1.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 Phân tích các chỉ... Cuối kỳ kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần để xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh 2.1.1.7 Kế toán doanh thu nội bộ a Khái niệm Doanh thu nội bộ là doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tồng công ty hạch toán. .. thu nhập hoạt động tài chính, ghi: Nợ TK 111, 112, 131, 331… Có TK 515 – Thu nhập hoạt động tài chính (5) Cuối kỳ, kết chuyển các khoản doanh thu hoạt động tài chính thuần để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi sổ: Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh 2.1.1.10 Kế toán thu nhập khác a Khái niệm Thu nhập khác là các khoản thu nhập không phải là doanh thu... 21 (7) Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 711 - Thu nhập khác Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh 2.1.1.11 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp a Khái niệm Chi phí thuế thu nhập DN của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập DN hiện hành và chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của DN... Thị Ngọc (2008) nghiên cứu Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận”, LVTN đại học, Đại học Cần Thơ Đề tài nghiện cứu này, tác giả sử dụng số liệu thứ cấp lấy từ sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính được cung cấp từ phòng kế toán Công ty Để xác định kết qủa kinh doanh của Công ty năm 2007, tác giả sử dụng phương pháp kế toán theo hình thức chứng

Ngày đăng: 09/10/2015, 12:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan