Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện phú lương, thái nguyên

89 584 7
Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện phú lương, thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIANG THỊ THU TRANG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐỒI NÚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên, năm 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- GIANG THỊ THU TRANG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐỒI NÚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lí đất đai Mã số: 60.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng Thái Nguyên, năm 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Giang Thị Thu Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài trƣờng đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc GS.TS. Nguyễn Thế Đặng là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ủy ban nhân dân huyện Phú Lƣơng và các cơ quan ban ngành khác có liên quan tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình, quý báu đó! Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Giang Thị Thu Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ........................................................ viii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 2 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 3 1.1.1. Khái quát chung về đất đồi núi ............................................................. 3 1.1.2. Các quan điểm về quản lý đất đai ......................................................... 4 1.1.3. Một số vấn đề về sử dụng đất theo quan điểm phát triển bền vững ..... 6 1.2. Khái quát về đất đồi núi ......................................................................... 11 1.2.1. Vị trí địa lý vùng đồi núi Việt Nam .................................................... 11 1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình hình thành đất vùng đồi núi ..... 11 1.3. Một số nghiên cứu về quản lý đất đai và đất đồi núi ............................. 25 1.3.1. Các nghiên cứu về quản lý đất đai ...................................................... 25 1.3.2. Các nghiên cứu về đất đồi núi ............................................................. 26 1.4. Nghiên cứu về đất đồi nứi trên thế giới và ở Việt Nam ......................... 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 1.4.1. Nghiên cứu về đất đồi nứi trên thế giới .............................................. 30 1.4.2. Nghiên cứu về đất đồi núi tại Việt Nam ............................................. 32 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 34 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................... 34 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................... 34 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 34 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 34 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 34 2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp ...................................................................... 34 2.3.2. Tài liệu sơ cấp ..................................................................................... 35 2.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu................................................................... 36 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 38 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đất đai huyện Phú Lƣơng ......... 38 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 38 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................. 41 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất đai .............................................................. 43 3.2. Khái quát chung về công tác quản lý và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Lƣơng ........................................................... 45 3.2.1. Khái quát chung về công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Phú Lƣơng ................................................................. 45 3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lƣơng năm 2013 ........................ 49 3.3. Thực trạng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng ............ 51 3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất đồi núi trong trồng rừng ................................ 51 3.3.2. Thực trạng sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp .............. 53 3.4. Hiệu quả sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng ............... 54 3.4.1. Hiệu quả kinh tế .................................................................................. 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 3.4.2. Hiệu quả xã hội ................................................................................... 60 3.4.3. Hiệu quả môi trƣờng ........................................................................... 63 3.5. Quan điểm sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng ............ 66 3.5.1. Quan điểm sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng ......... 66 3.5.2. Định hƣớng sử dụng đất đồi núi từ 5 - 10 năm tới.............................. 67 3.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên ............................. 70 3.6.1. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất ........................................................ 70 3.6.2. Giải pháp về chính sách ...................................................................... 70 3.6.3. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................... 71 3.6.4. Giải pháp về vốn ................................................................................. 72 3.6.5. Giải pháp tiêu thụ ................................................................................ 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 74 1. Kết luận 74 2. Kiến nghị ................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Diễn giải Từ viết tắt Bảo vệ thực vật BVTV Loại hình sử dụng đất LUT Ủy ban nhân dân UBND Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Phú Lƣơng năm 2013 ......... 42 Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lƣơng Năm 2013 ........................... 50 Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất đồi núi trong trồng rừng trên địa bàn huyện Phú Lƣơng............................................................................ 52 Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lƣơng ..................................................................... 53 Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trên đất lâm nghiệp ................................................................................................... 55 Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của đất lâm nghiệp ..................................................... 57 Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế của đất sản xuất nông nghiệp ..................................... 58 Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế của đất sản xuất nông nghiệp ..................................... 59 Bảng 3.9: Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả xã hội ..................................................... 61 Bảng 3.10: Đáng giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất trên đất đồi núi .................................................................................................................61 Bảng 3.11: So sánh mức phân bón của nông hộ với quy trình kỹ thuật ................ 64 Bảng 3.12: Lƣợng thuốc BVTV thực tế và khuyến cáo trên cây trồng ................. 65 Bảng 3.13: Hiệu quả môi trƣờng của các LUT trên đất đồi núi............................. 66 Bảng 3.14: Biến động đất chƣa sử dụng trên địa bàn huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2009 - 2013 ........................................................................... 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Trang Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên ........................39 Hình 3.2. Cơ cấu dân số huyện Phú Lƣơng năm 2013 .............................................42 Hình 3.3. Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Phú Lƣơng năm 2013 ...............................51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, đƣợc hình thành qua nhiều thiên niên kỷ và là một trong những thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố dân cƣ và là yếu tố cấu thành của mỗi quốc gia, gắn liền với lịch sử dân tộc và tình cảm của mỗi con ngƣời. Bất kỳ nƣớc nào, đất đều là tƣ liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân, đất đai là điều kiện cơ bản cho quá trình phát triển, song yếu tố mang tính quyết định của nền kinh tế phát triển, đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị - xã hội lâu dài lại đến từ việc quản lý, sử dụng đất có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đất nƣớc. Phú Lƣơng là huyện miền núi nằm ở vùng phía bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22km về phía bắc (theo Quốc lộ 3). Huyện Phú Lƣơng có diện tích tự nhiên 36.894,65 ha, trong đó đất nông nghiệp 30.503,3 ha; đất lâm nghiệp 17.223,86 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 829,39 ha; đất phi nông nghiệp 5.813,35 ha; đất chƣa sử dụng 578 ha. Địa hình Phú Lƣơng tƣơng đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 100 m đến 400m. Các xã ở vùng bắc và tây bắc huyện có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 300 m đến 400 m, độ dốc phần lớn trên 200; thảm thực vật dầy, độ che phủ cao chiếm chủ yếu là rừng thƣờng xanh. Các xã ở vùng phía nam huyện địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều đồi và núi thấp, độ dốc thƣờng dƣới 150 m. Đây là vùng địa hình mang tính chất của vùng trung du nhiều đồi, ít ruộng. Từ phía bắc xuống phía nam huyện, độ cao giảm dần. Do đó có thể thấy tiềm năng về đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng. Đánh giá thực trạng và xây dựng định hƣớng sử dụng đất đồi núi có hiệu quả cho các mục đích kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển chung của địa phƣơng là nhiệm vụ quan trọng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng rất quan tâm; nó không chỉ mang lợi ích về kinh tế - xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 cho từng vùng miền, cho quốc gia mà còn có ý nghĩa rất to lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và vấn đề phát triển bền vững. Xuất phát từ mục tiêu nhƣ trên và căn cứ vào tình hình sử dụng đất, tiềm năng, vai trò của đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng, đề tài: “Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” đã đƣợc lựa chọn để thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng và đề xuất định hƣớng quản lý và sử dụng đất đồi núi tại địa bàn huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên để từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp cho phát triển nông lâm nghiệp bền vững. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Điều tra thu thập số liệu về đất đồi núi tại địa bàn huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá đúng hiện trạng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên dựa trên các chỉ tiêu về quản lý sử dụng và đánh giá đất theo FAO. - Đề xuất các định hƣớng quản lý và sử dụng chủ yếu nhằm phát triển bền vững đất đồi núi tại huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đánh giá đƣợc thực trạng đất đồi núi đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho các mô hình sử dụng đất bền vững đối với nhóm đất này. - Xây dựng và định hƣớng một số loại hình (mô hình) quản lý và sử dụng đất đồi núi. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ là cơ sở để giúp các nhà quản lý ở địa phƣơng chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hƣớng phát triển một nền nông nghiệp bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng và cải tạo nhóm đất đồi núi. Xây dựng đƣợc một số mô hình sử dụng đất mang tính đặc thù của một huyện miền núi nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Khái quát chung về đất đồi núi Nhƣ chúng ta đã biết, diện tích đất đồi núi nƣớc ta chiếm gần 3/4 diện tích toàn quốc, khoảng 23,9 triệu ha, do vậy, sử dụng đất đồi núi sản xuất nông lâm nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong 9 vùng sinh thái của Việt Nam thì có 7 thuộc vùng đồi núi. Tình hình sử dụng đất đồi núi Việt Nam có lịch sử rất lâu đời với tập quán xa xƣa lạc hậu là du canh du cƣ, phá rừng đốt rẫy, trồng lúa nƣơng, hoa màu ngắn ngày. Vì vậy diện tích đất bị thoái hoá tăng nhanh chóng (đến nay có khoảng nửa triệu ha đất xói mòn trơ sỏi đá), diện tích đất có độ che phủ rừng giảm rõ rệt từ 43% năm 1945 xuống còn 28% năm 1993. Mất rừng kéo theo sự thoái hoá đất (đất bị bạc màu hoá, xói mòn trơ sỏi đá), làm mất đi chức năng phục vụ sinh thái của rừng là điều hoà khí hậu và bảo vệ nguồn nƣớc. Đã có lúc diện tích đất trống đồi núi trọc vùng đồi núi lên đến 13 triệu ha (Nguyễn Thế Đặng &cs (2003))[8]. Trong bảng phân loại đất Việt Nam theo FAO-UNESCO, các loại đất đồi núi đƣợc phân loại chủ yếu ở các nhóm đất thứ IX đến nhóm XVIII. Cơ sở phân loại đất vùng đồi núi Việt Nam dựa trên yếu tố chính là tầng chuẩn đoán đặc tính chuẩn đoán và vật liệu chản đoán trong phân loại đất của FAO-UNESCO. Ngoài ra còn tham khảo các yếu tố khác nhƣ đá mẹ, địa hình, độ sâu tầng đất .... (Đặng Văn Minh &cs (2000))[12] Có thể nói phân loại đất vùng đồi núi Việt Nam rất đa dạng và phức tạp, tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của các nhà khoa học đất. Điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và á nhiệt đới vùng đồi núi, địa hình cao dốc, chia cắt mạnh và tình hình địa chất rất phức tạp là những nguyên nhân chủ yếu tạo ra rất nhiều loại đất với sự phân bố khá manh mún. Ở đây có các loại đất có tiềm năng sản xuất lớn nhƣ đất đỏ vàng, đất xám, đất đen, cũng nhƣ có không ít diện tích đất đồi núi cao, dốc, bất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 thuận cho sản xuất hoặc đã bị thoái hoá nghiêm trọng không còn khả năng khai thác nhƣ đất mùn alit trên núi cao, đất xám mùn trên núi, đất xói mòn trơ sỏi đá. Các nghiên cứu về đất và sử dụng đất đồi núi ở nƣớc ta đã và đang đƣợc đặc biệt chú ý. Ngay từ những năm sau hoà bình, các nhà thổ nhƣỡng Việt Nam đã cùng chuyên gia Liên Xô (cũ) V.M. Fridland đã dày công điều tra, phân tích các loại đất vùng đồi núi, xác định các quá trình hình thành đất đặc trƣng của vùng nhiệt đới nóng ẩm nhƣ quá trình Feralit, Lateritic, Alit, Magalit-Feralit... Về sử dụng đất đồi núi, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã phân cấp độ dầy tầng đất và độ dốc của các loại đất phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả và lâu bền. Từ những năm 60 các cơ quan nghiên cứu đất nhƣ Vụ Quản lý Ruộng đất, Viện Thổ nhƣỡng Nông hoá đã tập trung vào nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn đất, bảo vệ đất dốc (Nguyễn Trọng Hà, 1962; Bùi Quang Toản, 1965; Bùi Ngạnh, Nguyễn Xuân Cát, 1970-1980; Chu Đình Hoàng,1976; Nguyễn Văn Tiễn, 1988; Thái Phiên với chƣơng trình IBSRAM, 1990-1999; Nguyễn Thế Đặng, 1991 - 2000...). Từ những năm của thập kỷ 80 và 90 đến nay, các chƣơng trình nghiên cứu và sử dụng đất đồi núi tập trung vào các dự án đánh giá đất và xây dựng các mô hình sản xuất nhƣ hệ thống nông lâm kết hợp, hệ thống vƣờn ao chuồng rừng (VACR) và trang trại sản xuất rừng đồi, vƣờn đồi.... Các chƣơng trình phát triển lâm nghiệp xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo về vùng đầu nguồn, xây dựng thôn bản mới, quy hoạch sử dụng đất có ngƣời dân cùng tham gia, xây dựng và cải thiện thị trƣờng nông thôn, ngân hàng và tín dụng nông thôn... là những hoạt động hữu hiệu và vô cùng quan trọng góp phần bảo vệ đất và sử dụng đất đồi núi hợp lý nhất. 1.1.2. Các quan điểm về quản lý đất đai Quản lý đất đai là một chủ trƣơng lớn, có tầm chiến lƣợc quan trọng của mỗi quốc gia. Quản lý đất đai là cơ sở để hình thành một nền kinh tế quan trọng, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, tạo việc làm, tạo môi trƣờng sống cho dân cƣ đồng thời còn đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đô thị và nông thôn theo đúng quy hoạch và pháp luật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Vậy cần hiểu khái niệm đất là gì và quản lý đất đai là gì? Theo Lucreotit (triết gia La mã thế kỷ I TCN) “Đất là mẹ của muôn loài, không có cái gì không từ lòng mẹ Đất mà ra”. Theo thuyết Âm dƣơng ngũ hành: là một trong 5 yếu tố tạo thành vũ trụ: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Theo giả thuyết của Stephen Hawkin, cách đây 15 tỷ năm đã xảy ra “một vụ nổ lớn” - Big Bang hình thành thiên hà. Hệ Mặt trời cũng đƣợc hình thành bằng cách đó. Trong Hệ mặt trời có sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vƣơng, sao Hải vƣơng. Đất và đất đai: - Đất (soil): Lớp đất mặt của vỏ trái đất gọi là Thổ nhƣỡng. Thổ nhƣỡng phát sinh là do tác động lẫn nhau của khí trời (Khí quyển), nƣớc (Thủy quyển), sinh vật (Sinh quyển) và đá mẹ (Thạch quyển) qua thời gian lâu dài. - Đất (land): khái niệm đất có thể đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau [10]: + Đất nhƣ là không gian + Đất nhƣ là cộng đồng lãnh thổ + Đất nhƣ là vị trí địa lý + Đất nhƣ là nguồn vốn + Đất nhƣ là môi trƣờng + Đất nhƣ là tài sản Luật Đất đai 2003 của Việt Nam quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Việc phân loại đất hiện nay ở Việt Nam theo 02 cách [10]: - Phân loại đất theo thổ nhƣỡng: (theo Khoa học đất). Mục đích để xây dựng bản đồ thổ nhƣỡng. Có 3 trƣờng phái chủ yếu: + Phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh + Phân loại đất theo định lƣợng các tầng đất + Phân loại đất theo FAO – UNESCO - Phân loại đất theo mục đích sử dụng đất: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 + Căn cứ vào quỹ đất, mục đích sử dụng đất, chính sách thuế, các nƣớc có bảng phân loại đất khác nhau: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng ( đất xây dựng cơ sở hạ tầng, đất khu công nghiệp, đất thƣơng mại, du lịch, sinh thái, bảo tồn), đất đô thị, đất ven đô thị, đất an ninh quốc phòng, đất ở và hành chính nông thôn, đất chƣa sử dụng, đất hoang… + Đối với Việt nam: từ 1/7/2004 theo quy định của Luật đất đai 2003, đất đai đƣợc chia thành 3 loại: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chƣa sử dụng. Quản lý đất đai: Quản lý đất đai (Land administration - địa chính): Theo định nghĩa của LHQ: Là quá trình lƣu giữ và cập nhật những thông tin về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và những thông tin khác liên quan đến đất. (Land administration guidelines1996)- chỉ dẫn về quản lý hành chính đất đai. Là quá trình đảm bảo theo luật pháp cho việc sử dụng, phát triển quỹ đất, khai thác lợi nhuận thu đƣợc từ đất (thông qua thuế, cho thuê, bán) và giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai. Đối tƣợng quản lý đất đai liên quan đến cả 2 đối tƣợng đất công và đất tƣ bao gồm các công việc: đo đạc đất đai, đăng ký đất đai, định giá đất đai, giám sát sử dụng, lƣu giữ và cập nhật các thông tin đất đai, cung cấp các thông tin đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai. Quản lý đất đai (Land management): là quản lý tài nguyên đất, đƣợc xem xét trên cả phƣơng diện môi trƣờng và kinh tế. 1.1.3. Một số vấn đề về sử dụng đất theo quan điểm phát triển bền vững 1.1.3.1. Quan điểm về sử dụng đất lâu bền và phát triển bền vững Từ những năm 1980, Liên minh Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (UICN) đã đề xuất khái niệm phát triển bền vững. Đến năm 1987, khái niệm này đã đƣợc Ủy ban Thế giới về Môi trƣờng và Phát triển (WCED) tiếp thu, triển khai và định nghĩa trong bản tƣờng trình mang tựa đề "Tƣơng lai của chúng ta" nhƣ sau: "Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng đƣợc những yêu cầu của hiện tại, nhƣng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau" (Đặng Văn Minh &cs (2000))[12]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 Đến cuối năm 1987, Liên Hiệp Quốc đã chuẩn bị cho 2 hội nghị quan trọng về vấn đề PTBV. Hội nghị thứ nhất diễn ra năm 1992 tại Rio de Janeiro gọi là Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất về Môi trƣờng và Phát triển đã chính thức hoá sự đồng lòng của các nƣớc hội viên Liên Hiệp Quốc về một chƣơng trình nghị sự PTBV gọi là Agenda 21 (Action Plan for Sustainable Development for the 21st Century) (Nguyễn Quang Mỹ (2005))[14]. Hội nghị thứ hai diễn ra năm 2002 tại Johannesburg, Nam Phi với sự tham gia của 196 Quốc gia “Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững”. Hội nghị Johannesburg đã xác định phải xúc tiến và thực hiện Agenda 21 và đề ra các mục tiêu cho thiên niên kỷ mới. PTBV đã trở thành tuyên ngôn và chiến lƣợc hành động chung của nhiều Quốc gia trên thế giới. Từ năm 1992 đến năm 2004 đã có 113 nƣớc trên thế giới xây dựng và thực hiện Chƣơng trình nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia và 6.416 Chƣơng trình nghị sự 21 cấp địa phƣơng, đồng thời tại các nƣớc này đều đã thành lập các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện chƣơng trình này. Các nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia... đều đã xây dựng và thực hiện Chƣơng trình nghị sự 21 về phát triển bền vững. Chính phủ Việt Nam đã tham gia các Hội nghị nói trên và cam kết thực hiện phát triển bền vững; đã ban hành và tích cực thực hiện "Kế hoạch quốc gia về Môi trƣờng và Phát triển bền vững giai đoạn 1991 - 2000" (Quyết định số 187-CT ngày 12 tháng 6 năm 1991), tạo tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam. Quan điểm phát triển bền vững đã đƣợc khẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, trong đó nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trƣờng là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đƣờng lối, chủ trƣơng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc". Quan điểm phát triển bền vững đã đƣợc tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trƣởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng" và "Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trƣờng nhân tạo với môi trƣờng thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". Phát triển bền vững đã trở thành đƣờng lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc đã đƣợc ban hành và triển khai thực hiện; nhiều chƣơng trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã đƣợc tiến hành và thu đƣợc những kết quả bƣớc đầu; nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nƣớc. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nƣớc nhƣ Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ Việt Nam ban hành "Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam" (Chƣơng trình nghị sự 21 của Việt Nam) (Đặng Văn Minh &cs (2000))[12]. Đây là một chiến lƣợc khung, bao gồm những định hƣớng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phƣơng, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nƣớc trong thế kỷ 21. Định hƣớng chiến lƣợc về phát triển bền vững ở Việt Nam nêu lên những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, đề ra những chủ trƣơng, chính sách, công cụ pháp luật và những lĩnh vực hoạt động ƣu tiên cần đƣợc thực hiện để phát triển bền vững trong thế kỷ 21. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam không thay thế các chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể và kế hoạch hiện có, mà là căn cứ để cụ thể hóa Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, Chiến lƣợc Bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020, xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, cũng nhƣ xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển của các ngành, địa phƣơng, nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm sự phát triển bền vững đất nƣớc. Nhƣ vậy, mục tiêu cuối cùng của PTBV là thoả mãn nhu cầu căn bản của con ngƣời, cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tƣơng lai ổn định. PTBV thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 gia, giữa hiện tại với tƣơng lai. PTBV có tính chất đa diện, thống nhất và toàn bộ. Muốn PTBV phải lồng ghép đƣợc 3 thành tố quan trọng của sự phát triển với nhau: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Đây là nguyên lý chung để hƣớng đến sự PTBV của các lĩnh vực trong nền kinh tế. Cách tiếp cận bền vững ngày càng đƣợc phát triển và mở rộng cho nhiều ngành trong đó có vấn đề về phát triển nông nghiệp bền vững. 1.1.3.2. Quan điểm về phát triển nông nghiệp bền vững Phát triển bền vững và khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững là những vấn đề đặt ra chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp nhƣ bảo vệ đất, nƣớc và đề ra một số hệ thống canh tác bền vững. Mục đích là tạo ra một hệ thống bền vững về sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thoả mãn nhu cầu của con ngƣời mà không làm thoái hoá đất, không làm ô nhiễm môi trƣờng. Do vậy, vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững đƣợc nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng nhƣ các tổ chức Quốc tế quan tâm nhƣ (Thái Phiên &cs (2002))[15]: Theo quan điểm của Mollison và Remy Mia Slay (1999) - Là việc thiết kế những hệ thống cƣ trú lâu bền của con ngƣời. Triết lý của nông nghiệp bền vững là hợp tác với thiên nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên, không đi ngƣợc/chống lại các quy luật của tự nhiên. - Nông nghiệp bền vững không chỉ bảo vệ những hệ sinh thái có sẵn trong tự nhiên mà còn tìm cách khôi phục những hệ sinh thái đã bị suy thoái. - Mục đích của nông nghiệp bền vững là: tạo ra một hệ sinh thái bền vững, có tiềm lực kinh tế, thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời mà không bóc lột tài nguyên, không hủy hoại môi trƣờng sống. - Nguyên tắc xây dựng nông nghiệp bền vững: áp dụng các khoa học kỹ thuật khác nhau tùy vào điều kiện khí hậu từng vùng/miền và điều kiện kinh tế của từng địa phƣơng xây dựng những hệ sinh thái nông nghiệp phù hợp. Việc áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại hay việc sử dụng các hóa chất làm phân bón cần phải tính toán cẩn thận, việc áp dụng cần thức hiện theo 4 nguyên tắc kết hợp với việc sử dụng phân hữu cơ một cách hiệu quả nhƣ: Tính đa dạng: Đất là một thực thể sống: Tái chu chuyển: Kết cấu nhiều tầng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 Theo quan điểm của Dumanski (2000) Nền tảng của một nền nông nghiệp bền vững là duy trì tiềm năng sản xuất sinh học, đặc biệt là duy trì chất lƣợng đất, nƣớc và tính đa dạng sinh học” và nền nông nghiệp bền vững phải đảm bảo đƣợc 3 yêu cầu: Quản lý đất bền vững; Công nghệ đƣợc cải tiến; Hiệu quả kinh tế phải đƣợc nâng cao. Trong đó quản lý đất bền vững đƣợc đặt lên hàng đầu. Nhƣ vậy, nông nghiệp giữ vai trò động lực cho phát triển kinh tế của hầu hết các nƣớc đang phát triển. Một nền nông nghiệp bền vững là rất cần thiết để tạo ra những lợi ích lâu dài, góp phần vào PTBV và xoá đói giảm nghèo. Mục tiêu của quản lý đất bền vững: là hài hòa các mục tiêu sử dụng đất và tạo cơ hội để đạt đƣợc kết quả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng vì lợi ích không chỉ cho các thế hệ hiện nay mà còn cho các thế hệ tƣơng lai, trong khi vẫn duy trì và nâng cao chất lƣợng của tài nguyên đất (Smyth và Dumanski, 1993). Bên cạnh đó, cộng đồng khoa học Thế giới, đứng đầu là Hội Khoa học đất Quốc tế, Uỷ ban về nghiên cứu đất, FAO, WB, Trung tâm Phát triển Phân bón Quốc tế, Tổ chức Rockefeler và nhiều cơ quan khác đang phối hợp với nhau để xây dựng một khung chung cho việc đánh giá quản lý đất bền vững. Để đánh giá quản lý nhóm đất chƣa sử dụng theo quan điểm bền vững cần xác định: (1) Lợi ích, đây là giải pháp quản lý đất có đáp ứng đƣợc yêu cầu bảo vệ môi trƣờng, đem lại lợi ích cho con ngƣời hay không; (2) Thời hạn, đây là giải pháp có sớm đạt đƣợc bền vững hay không và (3) Hỗ trợ của chính sách, đây là giải pháp có thể thực hiện đƣợc trong khuôn khổ tổ chức và chính sách Quốc gia hay không. Khung đánh giá sử dụng đất đai bền vững: đƣợc xem xét trên cơ sở 5 thuộc tính của khái niệm bền vững nhƣ tính sản xuất hiệu quả, tính an toàn, tính bảo vệ, tính lâu bền và tính chấp nhận (FAO, 1991). Tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững: cần dựa trên các tiêu chí chính sau đây: Tốt về môi trƣờng (Environmentally Sound); Có hiệu quả kinh tế (Economically Viable); Phù hợp với nhu cầu xã hội (Socially Just); Nhạy cảm về văn hoá (Culturally Sensitive); Áp dụng công nghệ thích hợp (Appropriate technology); Có cơ sở khoa học hoàn thiện (Hilistic Science) và Đem lại sự phát triển chung cho cộng đồng (Total Human development). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11 1.2. Khái quát về đất đồi núi 1.2.1. Vị trí địa lý vùng đồi núi Việt Nam Việt Nam nằm gọn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trên bán đảo Đông Dƣơng thuộc khu vực Đông Nam Á, Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia, Đông và Nam giáp Thái Bình Dƣơng. Toàn bộ lãnh thổ có hình chữ S kéo dài theo hƣớng Bắc - Nam, từ 8033 vĩ độ Bắc đến 23023 vĩ độ Bắc. Việt Nam là một góc của lục địa Châu Á vừa tiếp nối với bờ Đông, vừa tiếp nối với bờ Nam của lục địa, với đƣờng biên giới lục địa giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia kéo dài khoảng 3.730 km, đại bộ phận là vùng đồi núi và đƣờng bờ biển dài khoảng 3.260 km. Vị trí này làm cho nƣớc ta trở thành yết hầu giao thông quan trọng của vùng Đông Nam Á với các cửa ngõ đi ra Thái Bình Dƣơng và nối liền các tuyến đƣờng hàng hải Quốc tế. Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam không lớn (329.240,61 km2) song có đến 3/4 diện tích là đồi núi với địa hình rất phức tạp và thảm thực vật nhiệt đới phong phú. Toàn bộ vùng đồi núi Việt Nam đƣợc chia thành các vùng sinh thái khác nhau, đó là vùng Đông Bắc, vùng Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, vùng Tây Bắc, một phần lớn diện tích vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Hai dãy núi cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc và dãy núi Trƣờng Sơn chạy dọc suốt miền Trung. Núi cao nhất ở phía Bắc là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m, ở phía Nam là đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m [3]. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất vùng đồi núi 1.2.2.1. Các quá trình kiến tạo địa chất, địa hình và đá mẹ Trên bản đồ địa chất bán đảo Đông Dƣơng nói chung và của Việt Nam nói riêng cho thấy tình hình địa chất của nƣớc ta rất phức tạp, đa dạng, đặc biệt là ở vùng đồi núi. - Nhìn toàn cảnh kiến trúc địa chất của Việt Nam có thể mô tả tóm tắt nhƣ sau: Dọc theo đƣờng đứt gẫy sông Chảy trở lên phía Bắc và Đông Bắc là miền nền Hoa Nam và miền uốn nếp Katazia, hay còn gọi là miền Caleđoni Đông Nam Á. Đồng bằng Bắc Bộ đƣợc coi là vùng trũng. Phần Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nằm trong hệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 12 uốn nếp Mêzôzôi Việt Nam-Lào. Phần Tây Nguyên và Nam Trung Bộ thuộc khối Inđôsini Việt Nam-Lào-Campuchia. Đồng bằng Nam Bộ thuộc vùng trũng. Những kiến trúc địa chất trên trải qua lịch sử kiến tạo địa chất phức tạp của cả vùng bán đảo Đông Dƣơng đã tạo nên các kiểu địa hình rất đa dạng và phức tạp, là yếu tố ảnh hƣởng sâu sắc đến sự hình thành và tính chất đất của Việt Nam. Hƣớng của các đƣờng đứt gẫy hoặc các phức nếp lồi lõm của các miền uốn nếp thƣờng tƣơng ứng với hƣớng sông, hƣớng núi và cũng chính là ranh giới các đơn vị kiến trúc địa chất trên toàn lãnh thổ [10]. - Những tài liệu về kiến tạo địa chất của Việt Nam đều cho thấy Việt Nam nằm trong khu vực nền cổ Indônêxia với phạm vi là địa khối Kon Tum vào giai đoạn vận động tạo sơn Calêđônic (Ocđôvic, thƣợng Silua). Khối nhỏ Kon Tum này đã bị tách ra khỏi nền cổ Inđônêxia bởi thung lũng Sê Con và Rãnh Nam Bộ. Chính tạo sơn Hecxini đã tạo thành dãy Trƣờng Sơn và khối núi Nam Trung Bộ. Những hoạt động Macma (xâm nhập và phún xuất) trong giai đoạn này cũng rất quan trọng, làm cho đá trầm tích của dãy Trƣờng Sơn và khối núi Nam Trung Bộ bị kết tinh và biến chất mạnh. Vận động Hecxini có tính chất quyết định đối với kiến tạo địa chất phía Nam Việt Nam vì sau giai đoạn này khối nhỏ Kon Tum ít chịu hoặc không chịu ảnh hƣởng của vận động kiến tạo nữa. Cho tới "Tân sinh đại", lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn bƣớc vào giai đoạn phát triển lục địa. Các quá trình xâm thực và bào mòn lâu dài đã khiến cho lãnh thổ trở thành một bán bình nguyên rộng lớn. Vận động tạo núi Hymalaya phía Bắc không tạo nên những uốn nếp mới ở phía Nam nhƣng đã ảnh hƣởng lớn đến đặc điểm hình thái của địa hình, đồng thời vận động này cũng đã tạo nên những hoạt động Macma xâm nhập và phun trào ở nƣớc ta. - Tình hình kiến tạo địa chất của vùng đồi núi Việt Nam có thể đƣợc mô tả nhƣ sau [10]: • Vùng đồi núi phía Bắc có thể chia ra các đơn vị: Việt Bắc và Đông Bắc, Tây Bắc, Trƣờng Sơn Bắc: + Việt Bắc và Đông Bắc là khu vực đồi núi với địa hình tƣơng đối thấp. Hƣớng các dãy núi thƣờng có dạng vòng cung xoè nan quạt, đỉnh quy tụ về dãy núi Tam đảo, các nan xoè ra về phía biên giới Việt-Trung. Phía Tây Bắc của khu này là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 13 vùng núi cao chia cắt mạnh, cấu tạo bởi các đá biến chất nhƣ Gơnai, phiến Mica, Philit, rải rác có Granit. Phía Bắc dọc biên giới Việt-Trung là khối núi đá vôi với địa hình "Karst" phức tạp. Phía Nam là vùng núi thấp giữa sông Lô và sông Gâm với đá gốc chủ yếu là philit xen lẫn đá vôi. Về phía Đông Bắc gồm các đồi núi có độ cao dƣới 600m, phần lớn cấu tạo từ đá sét và cát kết. Thoải xuống vùng đồng bằng là các đồi thấp có đỉnh khá bằng cấu tạo từ đá phiến sét hoặc cát kết, xen giữa đồi thấp là các thung lũng chứa các trầm tích dốc tụ. + Khu Tây Bắc đƣợc đặc trƣng bởi dãy núi cao, và cao nguyên chạy dài theo hƣớng Tây Bắc-Đông Nam, chi phối khắp khu vực cho tới Đà Nẵng thuộc miền Trung Trung Bộ trùng với các yếu tố đứt gẫy của kiến tạo địa chất. Tây Bắc là vùng có những dãy núi cao nhất của Việt Nam với độ cao trung bình tới 2000m. Dãy núi Hoàng Liên Sơn đƣợc cấu tạo bởi đá Granit kéo dài từ Tà Lèng qua Fanxipăng xuống Puxahình chia 2 lƣu vực sông Hồng và sông Đà. Đây là hệ thống núi cao nhất và đồ sộ nhất Đông Dƣơng. Xƣơng sống của khu Tây Bắc là các dãy núi đá vôi chạy dài từ Lai Châu xuống tận Ninh Bình, Thanh Hoá ngăn cách lƣu vực sông Mã và sông Đà tạo nên một dải cao nguyên "Karst", điển hình là cao nguyên Mộc Châu ở độ cao 800-1000m cấu tạo chủ yếu bởi đá Cacbonat tuổi M2 khá đặc trƣng cho một vùng Kaste già. Dãy núi tả ngạn sông Đà cấu tạo bởi trầm tích Triat gồm đá phiến sét, đá cát kết, một ít đá vôi. Dãy núi Sông Mã chạy dọc biên giới Việt-Lào chủ yếu đƣợc tạo bởi đá cát kết, cuội kết, đôi khi xen kẽ là đá Granit. Cấu tạo địa chất của khu Tây Bắc nhƣ trên đã tạo nên địa hình chia cắt mạnh, khá phức tạp, hiểm trở. Một điểm đáng lƣu ý là chạy dọc Sông Đà, từ Sơn La theo hƣớng Tây BắcĐông Nam đến Thanh Hoá còn có một dải đá phún xuất Spilit, Pocphirit, Secpentinit và từ Nhƣ Xuân đến Phủ Quỳ là những dải đồi thấp, lƣợn sóng khá bằng phẳng hình thành từ đá Bazan (sản phẩm của núi lửa phun trào) xen lẫn đá phiến sét. Ngoài kiểu địa hình núi và cao nguyên, Tây Bắc còn có các thung lũng và bồn địa khá rộng kiểu lòng chảo nhƣ Điện Biên, Than Uyên và thung lũng sông Đà, Mai Châu... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 14 + Dãy Trƣờng Sơn Bắc bắt đầu từ dãy núi sông Cả với khối Puloát cao 2452m, Pulaileng cao 2711m cấu tạo bởi Granit và Rilonit. Từ dải đá vôi Con Cuông đến núi đá vôi Quảng Bình là vùng đồi với nhiều lòng chảo. Núi Hoành sơn giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình cao 1044m cấu tạo bởi Granit. Dãy Trƣờng Sơn Bắc kéo đến đèo Hải Vân, xen giữa là khu đồi thấp lƣợn sóng đỉnh bằng của Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ đƣợc cấu tạo bởi đá Bazan. Địa hình núi khá phức tạp với các nhánh núi đâm nhô ra sát biển tạo thành các đèo nhƣ đèo Ngang, đèo Hải Vân. Sƣờn Đông của dãy Trƣờng Sơn Bắc rất dốc, sƣờn Tây thì thoải dần nên nhiều sông ở khu vực này có đầu nguồn ở độ cao trên 500m hạ thấp đột ngột tạo nên vách thung lũng dựng đứng, xâm thực mạnh (nhƣ sông Hƣơng của Huế). • Vùng đồi núi phía Nam đƣợc chia thành các đơn vị: Trƣờng Sơn Nam, Tây Nguyên, Đông Nam bộ. + Dãy Trƣờng Sơn Nam bắt đầu từ biên giới Việt Lào từ Nam đèo Hải Vân đến mũi Dinh, bao bọc lấy sƣờn Đông của Tây Nguyên chạy song song với bờ biển miền Nam Trung bộ có những nhánh đâm ra biển tạo thành các đèo nhƣ Cù Mông, đèo Cả. Các dải núi gồm những ngọn núi cao 700 – 800 m, sƣờn dốc đứng, địa hình hiểm trở. Miền thƣợng du các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng là vùng núi cao hơn 1000m. Sông Ba là ranh giới phân chia dãy Trƣờng Sơn Nam thành hai phần: phần cao hơn là khối núi Kon Tum, tiếp là dãy Ngọc Linh cao 2598m. Phần phía Nam thấp xuống là khối cực Nam Trung bộ với ngọn núi Ca Kinh cao 1762m, ngọn Chƣ Rơ Pan cao 1571m, ngọn Chƣ Ta Ry An cao 1331m. Đến Khánh Hoà, núi lại cao vọt lên và ăn sâu vào đất liền với các ngọn Chƣ Hô Mu cao 2051m, Chƣ Yang Sin cao 1405m. Hầu hết các ngọn núi cao kể trên đều cấu tạo bởi đá gốc Granit, các đồi núi thấp hơn thì cấu tạo bởi các đá kết tinh Gơnai, phiến Mica, Riolit. Đồi núi tại Phú Yên thì cấu tạo bởi những mảng đá Bazan nằm xen kẽ với Rilonit và Granit. + Khu vực Tây Nguyên nằm ở phía Tây dãy Trƣờng Sơn Nam thuộc vùng Nam Trung bộ bao gồm một loạt các cao nguyên liên tiếp nhau: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lak, Đà Lạt, Lâm Đồng, Snarô. Một diện tích lớn đất của các cao nguyên này đƣợc hình thành trên đá Bazan, sản phẩm dung nham núi lửa phun trào của một loạt các núi lửa hoạt động vào thời kỳ kỷ đệ tứ. Chính vì vậy mà địa hình vùng núi phía Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 15 Tây này khá cao nhƣng lại bằng phẳng hoặc lƣợn sóng theo dòng chảy dung nham tạo nên vùng cao nguyên rộng lớn, đất có tầng dày, độ màu mỡ cao với tên gọi là Tây Nguyên. Các cao nguyên đó là: • Cao nguyên Kon Tum - Gia Lai có độ cao trung bình 700-800 m, thấp dần về phía Tây Nam, tới thung lũng Ia-Đrăng chỉ còn 200m. Đại bộ phận cao nguyên Gia Lai đƣợc phủ đá Bazan, núi Chƣ Hơ Đrông ở phía Tây Nam hiện còn lộ rõ một miệng núi lửa cũ. Biển hồ trên cao nguyên Gia Rai cũng là một miệng núi lửa điển hình. Thung lũng sông Ia-Đrăng lộ ra đá phiến kết tinh, ở sông Ia-Iốp là đá cát kết, khoảng giữa sông Ia-Iốp và sông Ia-Heo là một khối Đa xit và đầu nguồn sông IaHeo là núi Chƣ Pha cao 732m cấu tạo bởi đá Granit, ngăn cách cao nguyên Kon Tum-Gia Rai với cao nguyên Đắc Lak. • Cao nguyên Đắc Lak có độ cao trung bình 500m, thấp dần về phía Nam. Hồ Lak nằm ở khu trũng ăn thông với sông Krông Ana, về phía Tây, địa hình cao nguyên cũng thoải dần xuống lũng sông Srê pốc. Đá Bazan chiếm diện tích lớn tạo nên diện tích đất Bazan đỏ nâu với địa hình lƣợn sóng hoặc bằng phẳng cho cao nguyên. Về phía biên giới Lào đại bộ phận là đá cát kết tuổi khác nhau, núi Chƣ Kling còn có Riolit, dƣới chân núi có Andezit. Vùng trũng Krông Ana có đá cát kết và đá phiến đen kỷ đệ tam, chứng tỏ nơi đây có một vết sụt vào kỷ đó. • Cao nguyên Đà Lạt cao hơn hẳn các cao nguyên khác, độ cao trung bình là 1500m, diện tích hẹp, địa hình ít bằng phẳng. Đồi núi ở đây cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến sét, cát kết và Granit, có rất ít đá Bazan. Phía Bắc và Đông cao nguyên là 2 ngọn núi cấu tạo bởi đá Đaxit, đó là núi Lang Biang cao 2159m và núi Bi Đúp cao 2286m. • Cao nguyên Lâm Đồng cao trung bình 1000m, địa hình bằng phẳng và rộng hơn cả, cấu tạo chủ yếu bởi đá Bazan. Đây đó nhô lên vài mỏm núi cao nhƣ Ia Đung cao 1971m cấu tạo bởi đá Đa xit, núi Bơ Rain cao 1884m cấu tạo bới đá Granit. Xung quanh khối Bazan và dƣới chân các núi cao là các phiến sét và cát kết tuổi khác nhau. • Cao nguyên Snarô có diện tích nhỏ nhất với độ cao từ 800-1000m, phía Bắc giáp cao nguyên Đắc Lak, phía Nam cách cao nguyên Lâm Đồng bởi sông Đa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 16 Dung. Phía Đông cao nguyên chủ yếu là đá Bazan, phía Tây chủ yếu là đá phiến sét và cát kết. * Vùng Đông Nam bộ là những dải đồi cấu tạo từ đá Bazan thấp và bằng phẳng kéo dài từ chân các cao nguyên Lâm Đồng và Snarô xuống giáp đồng bằng Nam bộ (vùng Lộc Ninh, An Lộc, Xuân Lộc). 1.2.2.2. Điều kiện khí hậu • Việt Nam là nƣớc có khí hậu nhiệt đới gió mùa: Theo vị trí địa lý, lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu và thuộc khu vực gió mùa Đông Nam Á. Vì vậy nhìn chung khí hậu nắng lắm mƣa nhiều là điều kiện khá thuận lợi cho việc sinh trƣởng các loài thực vật nhiệt đới cũng nhƣ phát triển sản xuất nông nghiệp theo phƣơng thức tăng vụ cây trồng trong năm. • Do toàn bộ lãnh thổ kéo dài trên 15 vĩ độ, độ cao tuyệt đối (so với mặt nƣớc biển) biến thiên lớn, lại chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên chỉ có phần phía Nam là có khí hậu nhiệt đới điển hình, còn phía Bắc và đặc biệt vùng núi cao là vùng khí hậu nhiệt đới, có ảnh hƣởng của những yếu tố á nhiệt đới. Trên toàn lãnh thổ hình thành 3 kiểu khí hậu phổ biến: - Mùa hè nóng, mùa đông lạnh và ít mƣa (ở Bắc bộ) - Mƣa nhiều vào cuối hè và nửa đầu mùa đông (ở Trung Bộ, trừ Tây Nguyên và Ninh Thuận) - Quanh năm nóng, mƣa nhiều vào mùa hè, khô hạn về mùa đông (ở Nam Bộ, Tây Nguyên và Ninh Thuận ) • Do đặc điểm vị trí địa lý và địa hình phức tạp của Việt Nam nên khí hậu phân hoá rõ rệt theo khu vực. - Vĩ độ và độ cao tuyệt đối là nhân tố quyết định chi phối tính địa đới của đất vùng đồi núi. Quá trình Feralit hoá xảy ra ở phía Bắc trên giới hạn độ cao đến 1000m, trong khi đó ở phía Nam giới hạn độ cao của quá trình này lên đến 1.500m. - Hƣớng sƣờn dốc trong cùng một địa đới khí hậu cũng là yếu tố cần xem xét về biến đổi của khí hậu, nhiều nơi cho thấy sự tái sinh rừng nhanh hơn ở các sƣờn dốc hƣớng Bắc, trong khi đó sƣờn dốc hƣớng Nam cỏ và cây bụi lại mọc nhiều hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 17 - Chế độ mƣa tập trung vào mùa hè cũng là yếu tố nổi bật thúc đẩy sự phá huỷ đá sâu sắc và tạo nên tầng đất dày cho nhiều loại đất đồi núi. Tuy nhiên, yếu tố này đồng thời cũng gây nên hiện tƣợng rửa trôi xói mòn đất khá mãnh liệt ở các đất đồi núi dốc hoặc bị mất thảm thực vật dẫn đến hiện tƣợng kết von đá ong hoá hoặc tạo ra những loại đất bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá, là mối hiểm hoạ cho sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi. • Các vùng khí hậu gắn liền với các vùng sinh thái khác nhau sau đây: Vùng Đông Bắc: Đây là vùng chịu ảnh hƣởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc nên có nhiệt độ mùa đông thấp nhất, thấp hơn các nơi khác từ 1-30C. Biên độ nhiệt độ năm là 1314oC, nhiệt độ trung bình/năm của vùng Cao Bằng, Lạng Sơn từ 20-220C. Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1276mm, phân bố không đều trong toàn vùng, bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, số ngày mƣa trong năm từ 120-160 ngày. Lƣợng bốc hơi - PET thƣờng từ 900-1100mm/ năm. Vùng Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn: Đƣờng ranh giới của vùng này với vùng Đông Bắc là dải Ngân Sơn, Cốc Xo đến khối Tam Đảo và với vùng Tây Bắc là dãy Hoàng Liên Sơn. Khí hậu quanh năm duy trì độ ẩm cao, mƣa nhiều với các tần suất mƣa lớn nhất nƣớc ta. Lƣợng mƣa dao động qua nhiều năm, năm mƣa lớn nhất đạt 3000mm, năm mƣa ít nhất lƣợng mƣa không quá 1500mm. Hiện tƣợng mƣa phùn cuối năm phổ biến, số ngày mƣa lên đến hơn 50 ngày/năm. Nhiệt độ mùa đông ấm hơn vùng Đông Bắc từ 1-2 độ, nhƣng ở các núi cao có khả năng băng giá, sƣơng muối. Trong mùa đông nhiệt độ trung bình ngày thƣờng xuống dƣới 150C, có 10 ngày/mùa xuống thấp 100c, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất cũng ít khi vƣợt 280C. Lƣợng PET từ 1.000 1100mm/năm, ở vùng núi cao PET từ 900 - 1000mm/năm. Số giờ nắng chỉ từ 1400 - 1600 giờ/năm, thay đổi theo khu vực khá rõ. Từ tháng 4 trở đi, số giờ nắng tăng nhanh và đạt cực đại vào tháng 7. Vùng Tây Bắc: Do cấu trúc địa hình đặc biệt, vùng Tây Bắc bị che khuất cả hai luồng gió mùa chính. Luồng gió nào khi đến vùng này cũng gây nên hiệu ứng "Phơn" làm biến tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18 khí hậu: Mùa đông thì khô lạnh hơn, mùa hè thì khô nóng hơn bởi gió Tây (gió Lào). Tại các thung lũng bồn địa mùa khô kéo dài 4 đến 5 tháng. Nhiệt độ vào mùa hè khá cao, tháng nóng nhất có nơi lên tới trên 400C, mùa đông thì lạnh, có sƣơng muối hoặc băng giá ở vùng núi cao. Nhiệt độ thấp nhất có nơi xuống -1 đến -1,50C. Tổng lƣợng nhiệt bình quân của vùng là 800081000C/năm. Tình hình mƣa của vùng phân hoá mạnh, mùa mƣa bắt đầu khá sớm. Phía Bắc của vùng nhƣ Mƣờng Tè lƣợng mƣa/năm khá cao 2000-3000mm, trong khi đó ở phía Nam chỉ đạt từ 1400-1600mm, cá biệt nhƣ ở Yên Châu chỉ đạt 1108mm/nămvới số ngày mƣa 11 ngày/năm. Vùng Bắc Trung bộ: Mùa đông vẫn còn tƣơng đối lạnh với gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình từ 16-190C. Mùa hè nhiệt độ trung bình 28-290C nhƣng chịu ảnh hƣởng mạnh của gió Tây khô và nóng (từ 15-30 ngày/năm), ảnh hƣởng trực tiếp của bão. Số giờ nắng đạt 1500-1700 giờ.năm, lƣợng bức xạ thực tế 105-130 kcal/cm2/năm. Tổng nhiệt độ là 8900-90000C /năm. Lƣợng mƣa nhiều nhƣng phân bố không đều, trung bình năm ở Tây Hiếu là 1268mm, ở phía Bắc lên đến 2399mm, nhƣng ở phía Nam chỉ có 1300mm. Vùng duyên hải Nam Trung bộ: Điều kiện khí hậu chuyển đổi rõ rệt, không có mùa đông lạnh, mùa mƣa chênh lệch dần về tháng 9 đến tháng 12 hoặc tháng 1. Nhiệt độ trung bình năm từ 25 0C trở lên. Biên độ nhiệt độ trong năm giảm rõ rệt, chỉ còn từ 3-50C. Nhiệt độ tối thấp từ 10-120C ở các vùng núi, nhiệt độ tối cao vào mùa hè thƣờng từ 41-420C, tổng nhiệt độ năm của vùng cao nhất là 9600-97000C. Số giờ nắng trong năm từ 2000-2300 giờ, bức xạ quang hợp rất lớn từ 85-96kcal/cm2/năm, số ngày khô nóng lên đến 3550 ngày/năm, thiếu ẩm từ 3-4 tháng, lƣợng PET trên 1400mm/năm. Đặc biệt trong vùng này có khu vực Phan Rang là nơi khô hạn, chịu ảnh hƣởng khí hậu bán khô hạn rõ rệt. Lƣợng mƣa trong năm chỉ đạt 700-800mm. Vùng Tây Nguyên: Khí hậu trong năm chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3. Nhiệt độ trung bình năm từ 21-230C, riêng ở lòng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 19 chảo Cheo Reo là 250C. Tháng nóng và khô nhất là tháng 3 và 4, tháng lạnh nhất là tháng 1. Biên độ nhiệt độ biến đổi mạnh theo từng khu vực, theo năm và từng ngày. Biên độ ngày và đêm từ 8-100C, có thể nói ở Tây Nguyên có bốn mùa xuân hạ thu đông trong một ngày đêm. Nhiệt độ tối thấp thay đổi giữa các khu vực từ 5-80C, tối cao cũng khoảng 50C. Tổng nhiệt độlà 85000C. Số giờ nắng từ 2000-2450 giờ/năm, các tháng nắng có số giờ nắng tới 200-260 giờ/tháng. Bức xạ quang hợp đạt 80kcal/cm2/năm. Lƣợng mƣa trong mùa mƣa rất lớn, trung bình năm là 1600-1800mm, nhiều nơi mƣa liên tục trong 5 tháng với lƣợng trên 200mm/tháng (trừ ở Cheo Reo). Tổng lƣợng PET trong năm cũng khá lớn từ 1200-1400mm/năm, đặc biệt vào tháng 3 là tháng khô hạn nhất. Vùng Đông Nam bộ: Khu vực núi cao và trung bình có khí hậu khác với vùng đồi thấp và đồng bằng. Nhiệt độ trung bình năm vùng núi là 210C, vùng đồng bằng là 250C. Biên độ nhiệt độ ngày đêm trong các tháng mùa đông là 10-14oC0C, các tháng mùa hè là 790C, Nhiệt độ tối thấp là 120C, tối cao là 380C. Tổng nhiệt độ là 9600-97000C. Số giờ nắng trong năm không vƣợt quá 2000 giờ, bức xạ quang hợp đạt 7580kcal/cm2/năm. Lƣợng mƣa trong năm khá nhiều, thƣờng có từ 7-8 tháng lƣợng mƣa liên tục vƣợt 10mm/tháng. Tháng 7,8 có lƣợng mƣa lớn nhất. Khu vực núi thì đủ ẩm quanh năm, đồng bằng chỉ đủ ẩm trong 9 tháng. Lƣợng PET ở vùng núi từ 11001200mm/năm, ở đồng bằng từ 1400-1600mm/năm. 1.2.2.3. Tình hình thuỷ văn Có thể nói Việt Nam là đất nƣớc của sông và suối, có nghĩa hệ thống sông suối từ Bắc đến Nam rất phong phú và đa dạng, tạo thành một mạng lƣới giao thông đƣờng thuỷ thuận lợi và là nguồn cung cấp nƣớc dồi dào cho con ngƣời và sản xuất nông lâm nghiệp, là môi trƣờng đánh bắt và nuôi cá nƣớc ngọt phong phú. Đặc biệt các hệ thống sông suối của Việt Nam còn tham gia rất tích cực vào quá trình hình thành đất phù sa, tạo nên những vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu, đặc biệt là vùng đồng bằng hệ thống sông Hồng phía Bắc và vùng đồng bằng sông Cửu Long Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20 phía cực Nam. Tuy nhiên, tình hình thuỷ chế của các con sông trên lãnh thổ Việt Nam cũng rất khác nhau do nguồn gốc hình thành, địa hình, độ dài và lƣợng dòng chảy, điều kiện khí hậu mùa mƣa và mùa khô, do tác động của con ngƣời (đắp đê, ngăn sông, đào kênh mƣơng) đã gây nên những tác động khá lớn về chế độ nƣớc, lƣợng nƣớc sông, chất lƣợng phù sa bồi đắp các châu thổ. Trong mục này chỉ xin nêu những đặc điểm thuỷ văn chính của các vùng sinh thái vùng đồi núi vì nơi đây cũng chính là nơi đầu nguồn hoặc là khu vực chảy qua của hầu hết các con sông của Việt Nam. • Vùng Đông Bắc và Việt Bắc-Hoàng Liên Sơn: Là khu vực đầu nguồn của các sông chính là sông Bằng Giang, sông Kỳ Cùng, sông Thái Bình với 3 nhánh là sông Cầu, sông Thƣơng, sông Lục Nam, sông Đà phía sƣờn Tây và sông Thao phía sƣờn Đông dãy Hoàng Liên Sơn, Sông Lô, sông Gâm. Đây cũng chính là khu vực đầu nguồn của sông Hồng, con sông lớn nhất ở phía Bắc nƣớc ta đã bồi tụ nên phần lớn đồng bằng sông Hồng phì nhiêu ngày nay. • Vùng Tây Bắc: Là khu vực đầu nguồn của hai sông lớn là sông Đà và sông Mã. Thƣợng nguồn sông Mã có xâm thực từ 80-180t/km2/năm, các dòng sông có lƣợng dòng chảy từ 30-75l/s/km2, hệ số dòng chảy tới 0,6. Vì vậy đây là vùng bị xói mòn mạnh. Sông Đà chảy qua một vùng núi cao chia cắt và hiểm trở, có nguồn nƣớc dồi dào đƣợc khai thác làm nguồn thuỷ điện cho cả nƣớc. • Vùng miền Trung: Phần lớn các sông ở đây bắt nguồn từ dãy Trƣờng Sơn địa hình cao, dốc, từ núi ra biển rất hẹp nên dòng chảy ngắn, tốc độ dòng chảy lớn, lƣợng phù sa rất ít, phần lớn là cấp hạt thô, cát. Mùa mƣa, lƣợng xâm thực của các sông lớn từ 120180t/km2/năm. Lƣợng dòng chảy từ 80-200l/s/km2, hệ số dòng chảy từ 0,4-0,6. Mùa khô, các con sông đều thiếu nƣớc gây hạn hán cho sản xuất nông nghiệp, một số sông còn bị nhiễm mặn nƣớc biển. • Vùng Tây Nguyên: Lƣợng dòng chảy của các sông thay đổi từ 20-501l/s/km2, theo mùa mƣa và mùa khô rõ rệt, riêng lƣu vực sông Ba có lƣợng dòng chảy nhỏ hơn hẳn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21 • Vùng Đông Nam bộ: Có các sông Đồng Nai, sông Bé và sông Sài Gòn. Lƣợng dòng chảy năm từ 25-501l/s/km2, hệ số dòng chảy từ 0,4-0,8. 1.2.2.4. Điều kiện thảm thực vật Do vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, nƣớc và đất đai chi phối mạnh, thảm thực vật của Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Tác động trở lại, các chủng, loài thực vật đó đã góp phần tạo nên độ màu mỡ của các loại đất nhiệt đới của nƣớc ta. Theo Thái Văn Trừng (1971), trên cơ sở phân tích phát sinh học và tác động của con ngƣời, thảm thực vật Việt Nam đƣợc chia ra các nhóm, loài, kiểu, kiểu phụ... Ngoài những loài thực vật nhiệt đới đặc hữu nhƣ lim, săng lẻ, dâu tằm, dừa, phong lan..., Việt Nam còn là nơi hội tụ của nhiều loài động thực vật di cƣ từ khắp vùng Đông Nam Á sang và từ Trung Quốc xuống. Quần thể thực vật Việt Nam đƣợc phân bố theo các vùng sinh thái khá rõ rệt, vùng núi cao gồm các kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới, vùng đồi trung du là các kiểu trảng cây gỗ, cây bụi, cỏ, lau.. Vùng đồng bằng chủ yếu là các quần thể cây cỏ thân bụi và hoà thảo, các loại cây thân gỗ là những loại cây ăn quả,cây công nghiệp hoặc rừng do con ngƣời trồng và tái tạo. Đặc biệt ở những vùng đồi núi đã bị con ngƣời khai phá và toàn bộ các vùng đồng bằng đƣợc con ngƣời sử dụng sản xuất, thảm thực vật tự nhiên đã bị mất hẳn hoặc bị tàn phá, thay vào đó là một hệ cây trồng lƣơng thực thực phẩm phong phú hoặc đất bị bạc màu hoá, bị bỏ trống hoang hoá hoặc bị xói mòn trơ sỏi đá. Một số đặc trƣng thực vật vùng đồi núi Việt Nam nhƣ sau (Vũ Thị Liên (2006))[11]: Vùng đồi núi phía Bắc và Trƣờng Sơn Bắc: Nhìn chung các loại rừng đã bị khai phá mạnh ở độ cao dƣới 600m trở xuống, nhiều nơi chỉ còn lại rừng thứ sinh, xa van và đồi núi trọc. • Trên độ cao 700m có kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới với thành phần thực vật gồm các họ long não, họ dẻ, họ mộc lan, họ ausau...Dƣới thấp hơn 700m là kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới với các loài cây họ dầu, họ dẻ, họ xoan, bồ đề, nứa, vầu, ràng ràng... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 22 • Vùng Tây Bắc trên cao hơn 1000m có các kiểu rừng thƣa lá kim và kiểu rừng rụng lá theo mùa, nhƣ du sam, thông 3 lá, thông nhựa, kim giao. • Vùng Trƣờng Sơn Bắc, chủ yếu là các kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới với các họ nhƣ họ bàng, họ tử vi, họ xoan, họ bồ hòn, họ trôm, họ đậu và kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới với họ long não, họ dẻ, họ mộc lan, họ dầu, họ re, họ bồ lan... • Trên các vùng đã bị khai phá có thể trồng các loại cây lâm nông nghiệp nhƣ hồi, dẻ, quế, Pơmu, du san, thông, cánh kiến, chè, cây ăn qủa, cây dƣợc liệu, cây lƣơng thực ngắn ngày... Vùng Tây Nguyên: Khác với các vùng sinh thái khác, Tây Nguyên có thảm thực vật là các kiểu rừng kín lá rộng và lá kim á nhiệt đới thuộc vùng núi và cao nguyên với sự phân hoá rõ rệt theo độ cao. - Trên cao 100m là kiểu rừng kín lá rộng và lá kim mƣa ẩm á nhiệt đới, kiểu rừng lá kim ẩm ôn đới và kiểu rừng thƣa lá kim hơi khô á nhiệt đới. Các loài thực vật đặc trƣng là họ thông (thông 3 lá, thông Đà Lạt), họ chè, họ dẻ (dẻ cau, dẻ gai). - Dƣới 1000m là kiểu rừng thƣa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới và trảng cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới. Loài thực vật chủ yếu gồm họ dầu, họ bàng, họ sở, họ tuế, họ thầu dầu, họ xoài, họ cỏ lúa. Đây chính là vùng có nhiều loại cây gỗ quý của rừng nhiệt đới nƣớc ta. - Trên các khu vực đất đồi đã khai thác, phát triển mạnh các loại cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày nhƣ cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, cây ăn quả nhƣ mít, bơ, dứa, các loại cây lƣơng thực, thực phẩm nhƣ lúa, ngô, sắn, lạc, vừng, đậu tƣơng. Nơi đây cũng có khả năng mở rộng diện tích đồng cỏ chăn thả đại gia súc. Vùng Đông Nam bộ: Thảm thực vật vùng này rất đặc trƣng cho vùng nhiệt đới ẩm, kiểu khí hậu vùng thấp dƣới 1000 m. Điển hình là kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới chiếm hầu nhƣ toàn bộ diện tích vùng.Thành phần thực vật chủ yếu gồm các họ dâu tằm, họ xoan, họ đậu, họ tử vi, họ trôm. Một phần nhỏ diện tích phía Đông có kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới với các loại cây họ dầu nhƣ dầu đỏ, dầu song Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 23 nàng, dầu cát, dầu chai...Tuy nhiên rừng ở đây bị phá mạnh, đến nay tỷ lệ rừng chỉ còn 21,5%, rừng giàu chỉ còn 2,9%, trữ lƣợng rừng dến năm 1992 chỉ còn khảng 10 triệu m3 gỗ. Hệ thống cây trồng vùng này cũng rất phong phú với cây công nghiệp dài ngày là cao su, hồ tiêu, điều, cây công nghiệp ngắn ngày là lạc, đậu tƣơng, thuốc lá, mía, dâu tằm, bông, cây lƣơng thực, thực phẩm nhƣ lúa, ngô, khai các loại rau xanh. Cây ăn quả là sầu riêng, chôm chôm, mít Tố nữ... 1.2.2.5. Hoạt động của con người tác động đến quá trình hình thành đất vùng đồi núi Kể từ khi loài ngƣời bắt đầu chuyển đổi cuộc sống từ hái lƣợm sang trồng trọt và chăn nuôi, những tác động sản xuất nông nghiệp rồi sau đó là lâm nghiệp đã là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến quá trình hình thành và phát triển của các loại đất của mỗi quốc gia. Dƣới các hoạt động khai phá, đất, trồng tỉa, tƣới nƣớc, bón phân, thu hoạch bằng các biện pháp thô sơ đến kỹ thuật máy móc hiện đại, các chất hoá học, nhằm thu đƣợc những sản phẩm nông nghiệp nhiều và tốt nhất cho mình, con ngƣời đã tạo ra những loại đất khác với bản chất thiên nhiên của chúng theo cả hai hƣớng tích cực và tiêu cực. Bao quát chung các loại đất của Việt Nam cũng cho thấy hầu hết các loại đất vùng đồng bằng, vùng duyên hải và vùng đồi núi thấp đã đƣợc con ngƣời khai phá sử dụng lâu đời và triệt để. Đặc biệt trong những thập kỷ qua, con ngƣời đã tấn công mạnh mẽ và ồ ạt lên những vùng đồi núi cao và dốc ở khắp các tỉnh vùng đồi núi nƣớc ta do sức ép tăng dân số và nhu cầu đời sống ngày một gia tăng (Nguyễn Quang Mỹ (2005))[14]. Những tác động tích cực: - Trải qua hàng nghìn năm sản xuất nông nghiệp, với kinh nghiệm truyền thống và đặc biệt với những bƣớc tiến của khoa học nông nghiệp hiện đại của những thập kỷ qua, nhiều loại đất đã đƣợc sử dụng hợp lý, đƣợc bảo vệ, cải tạo và bồi dƣỡng để duy trì và tăng độ màu mỡ tăng khả năng sản xuất, trong đó có diện tích đất đáng kể của vùng đồi núi. - Trên các vùng đồi núi, chính sách định canh định cƣ, chống phát nƣơng, đốt rẫy, du canh, kiến thiết ruộng bậc thang , xây dựng đƣờng, băng đồng mức chống xói mòn trên sƣờn đồi dốc, trồng cây phân xanh, cây phủ đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 24 giữ ẩm...đã tạo nên những loại hình sử dụng đất bền vững và bảo vệ đất dốc có hiệu quả. Các loại rừng đầu nguồn đƣợc bảo vệ, diện tích rừng trồng đã phủ xanh một phần diện tích đất trống đồi núi trọc, trả lại môt trƣờng tự nhiên cho đất rừng, phục hồi chất hữu cơ cho đất. Sự phát triển gần đây của các trang trại nông lâm kết hợp, vƣờn quả, đồng cỏ chăn thả trên các diện tích đất trống đồi núi trọc, đất đã bị thoái hoá nghiêm trọng, bị xói mòn rửa trôi thực sự khảng định vai trò và khả năng bảo vệ và cải tạo đất tích cực của co n ngƣời. Những hoạt động tích cực trên đã góp phần bảo vệ và tăng cƣờng độ màu mỡ của đất, tăng khả năng sản xuất của đất và thiết thực bảo vệ môi trƣờng sinh thái của đất. Tác động tiêu cực: Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, con ngƣời cũng đã gây ra biết bao tác hại cho đất và môi trƣờng sinh thái của đất, đặc biệt nƣớc ta đã trải qua hàng ngàn năm sản xuất nông nghiệp lạc hậu và chiến tranh tàn phá dữ dội, ngay cả việc tàn phá rừng của vùng đồi núi. - Trên đất vùng đồi núi: Tập quán du canh du cƣ, di cƣ tự do, phá rừng, đốt nƣơng bừa bãi đã gây nên mất rừng, xói mòn rửa trôi đất nghiêm trọng. Nạn ngập lụt, lũ ống, lũ quét về mùa mƣa, khô hạn, cháy rừng vào mùa khô đã trở thành mối hiểm hoạ của nhiều vùng nhƣ ở Tây Bắc, Việt Bắc. Hiện nay loại đất kết von đá ong hoá, xói mòn trơ sỏi đá xuất hiện phổ biến ở nhiều vùng đồi núi. Diện tích đất trống đồi núi trọc quá nhiều, diện tích rừng chỉ còn khoảng 30%, quá thấp so với quy định (của quốc tế là 40%). - Việc đốt phá rừng đầu nguồn của vùng đồi núi cũng ảnh hƣởng đến chế độ nƣớc của các loại đất vùng đồng bằng, mùa mƣa đất bị ngập lụt, úng nghiêm trọng, mùa khô thì thiếu nƣớc, hạn chế diện tích trồng vụ đông và vụ xuân, đất bị bạc màu, chai cứng. - Do sức ép dân số ngày càng tăng, nhất là ở vùng đồng bằng và duyên hải, việc mở mang và phát triển đô thị, khu công nghiệp, một diện tích lớn đất trồng trọt bị chuyển đổi thành đất thổ cƣ, đất xây dựng làm hình thái đất bị xáo trộn, tính chất đất bị thay đổi, thoái hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25 1.3. Một số nghiên cứu về quản lý đất đai và đất đồi núi 1.3.1. Các nghiên cứu về quản lý đất đai Việc nghiên cứu tài nguyên đất đai không những dừng lại ở bƣớc thống kê số lƣợng và chất lƣợng đất mà còn thực hiện việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai để đề xuất sử dụng đất hợp lý phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững [10]. Có nhiều quan điểm, trƣờng phái đánh giá đất khác nhau đƣợc hình thành ở một số nƣớc trên thế giới, trong đó đáng chú ý là các trƣờng phái nhƣ: Liên Bang Nga (Liên Xô cũ), Hoa Kỳ, Anh, Canada, Ấn độ, Châu Phi. Tuỳ theo mục đích sử dụng và điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia đã đề ra nội dung, phƣơng pháp đánh giá, phân hạng tài nguyên đất đai của đất nƣớc mình nhƣng nhìn chung theo hai khuynh hƣớng: Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên nhằm xác định tiềm năng và mức độ thích hợp của đất đai với các mục đích sử dụng cụ thể; Đánh giá đất đai về mặt hiệu quả kinh tế trên một loại sử dụng đất nhất định. Đến năm 1976, phƣơng pháp đánh giá đất của FAO (Framework for land Evaluation, FAO) ra đời, nhằm thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá đất trên toàn thế giới. Cơ sở khoa học của đánh giá đất theo FAO dựa vào phân hạng thích hợp đất đai trên cơ sở so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lƣợng đất, gắn với phân tích các khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trƣờng để lựa chọn phƣơng án sử dụng đất tối ƣu. Bên cạnh đó, FAO cũng đã ấn hành một số hƣớng dẫn khác nhau về đánh giá khả năng thích hợp đất đai cho từng đối tƣợng: đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nƣớc trời (1983), đánh giá đất cho nền nông nghiệp có tƣới (1985), đánh giá đất cho mục tiêu phát triển (1990), đánh giá đất cho đồng cỏ quảng canh (1991), đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác phục vụ quy hoạch sử dụng đất (1992). Điểm nổi bật của phƣơng pháp đánh giá đất đai theo FAO là coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy trì và bảo vệ tài nguyên đất. Nhằm xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi toàn thế giới cũng nhƣ trong từng Quốc gia riêng rẽ và trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên phục vụ quy hoạch sử dụng đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26 Ở Việt Nam, phƣơng pháp đánh giá đất theo FAO cũng đã đƣợc nhiều tác giả áp dụng và có những đóng góp quan trọng nhƣ: Bùi Quang Toản (1986) đã bƣớc đầu nghiên cứu phân hạng đất đai Việt Nam; Vũ Cao Thái (1989) đánh giá phân hạng đất cho một số cây trồng ở Tây Nguyên; Trần An Phong và Nguyễn Văn Nhân (1991) sử dụng phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất của FAO nghiên cứu vùng đất phèn Thanh Hoá và vùng đất mặn Vĩnh Lợi ở đồng bằng sông Cửu Long; Phạm Quang Khánh (1994) đã nghiên cứu đất và hệ thống sử dụng đất nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ… 1.3.2. Các nghiên cứu về đất đồi núi Nghiên cứu sử dụng đất bền vững là vấn đề cấp thiết đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế vùng đồi núi Việt Nam. Đất đồi núi Việt Nam có rất nhiều đặc thù do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và phƣơng thức sản xuất của địa phƣơng tạo nên. Đất vùng đồi núi thƣờng có điều kiện địa hình phức tạp và dốc nên tiềm năng gây xói mòn là rất lớn. Đây là nguyên nhân chính gây thoái hoá đất làm giảm khả năng sản xuất của đất. Bên cạnh đó điều kiện kinh tế và xã hội của đồng bào miền núi thƣờng rất khó khăn. Phƣơng thức canh tác lạc hậu với hình thức canh tác du canh và độc canh dựa vào điều kiện tự nhiên là chính, thiếu các biện pháp để bảo vệ đất cũng là nguyên nhân gây thoái hoá nhanh đất canh tác (Nguyễn Thế Đặng & cs (2003))[8]. Phƣơng pháp nghiên cứu trong sử dụng đất bền vững ở vùng đồi núi Việt Nam cần phải chú ý tới các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng tới tính bền vững của đất, bao gồm cả yếu tố tự nhiên và yếu tố con ngƣời. Vì vậy nghiên cứu sử dụng đất bền vững là tổng hợp của nhiều biện pháp và các tiếp cận khác nhau. Giới hạn của chƣơng này chỉ thảo luận phƣơng pháp nghiên cứu liên quan tới với các vấn đề về chất lƣợng đất đai, tiêu thức đánh giá chất lƣợng đất, khung đánh giá sử dụng đất dốc bền vững, những tiêu chí cơ bản đánh giá tính bền vững đối với sử dụng đất đồi núi Việt Nam, phƣơng pháp nghiên cứu xói mòn, rửa trôi và thoái hoá đất dốc, phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng đất có sự tham gia của nông dân, phƣơng pháp nghiên cứu trên đồng ruộng của nông dân, ứng dụng kỹ thuật GIS (Geographical Information System) trong nghiên cứu sử dụng đất bền vững (Lƣơng Văn Hinh & cs) [9]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27 1.3.2.1. Chất lượng đất đai và sản xuất bền vững Chất lƣợng đất (soil quality) đã đƣợc khái quát nhƣ bản tóm lƣợc các đặc tính cơ bản của đất cho mục đích sử dụng nhất định (Đặng Văn Minh & cs (2000)) [12]. Larson và Pierce (1991) cho rằng vấn đề chất lƣợng có thể xác định đƣợc bởi vì con ngƣời đã nhận thức đƣợc sự đa dạng của đất trên các khía cạnh về chất lƣợng. Điều quan trọng hơn là chất lƣợng đó luôn bị thay đổi trong quá trình quản lý và sử dụng. Doran and Parkin (1994) cũng thừa nhận rằng để có sự phù hợp trong quản lý và duy trì sức sản xuất lâu dài của đất cần phải có sự hiểu biết rộng rãi về vai trò của chất lƣợng đất cũng nhƣ các thuộc tính của chúng trong hệ sinh thái nông nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng đất là yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp. Duy trì chất lƣợng đất đai đƣợc coi là chìa khoá cho hệ sinh thái nông lâm nhiệp bền vững. Sản xuất nông nghiệp chỉ bền vững khi duy trì đƣợc chất lƣợng đất đai. Nhƣng tại nhiều nƣớc đang phát triển do sự chi phối về giá cả của sản phẩm nông nghiệp và sự bất hợp lý của giá các vật tƣ sản xuất đã thúc đẩy nhiều nông dân phải chọn giải pháp tình thế lấy ngắn nuôi dài, và lãng quên những nhân tố cần thiết cho sản xuất bền vững. Carter và cộng sự (1997) cho rằng mấu chốt chính của sản xuất nông nghiệp bền vững là duy trì và cải thiện hiệu quả sản xuất của từng trang trại; đồng thời tránh những ảnh hƣởng xấu tới nguồn tài nguyên tự nhiên; cần tối đa hoá lợi nhuận xã hội có nguồn gốc từ nông nghiệp; tăng cƣờng tính mềm dẻo trong cơ cấu sản xuất để hạn chế đƣợc các rủi ro do yếu tố thời tiết và thị trƣòng. Các ý tƣởng đầu tiên về chất lƣợng đất đai dựa vào mối quan hệ giữa các tính chất đất đai với sức sản xuất của đất. Lý thuyết này cho rằng nếu tách riêng lẻ từng thuộc tính của đất sẽ không có ý nghĩa trong việc xác định chất lƣợng đất. Vào cuối những năm của thập kỷ 80, Hội Khoa học đất của Mỹ đã cho rằng chất lƣợng đất đƣợc quyết định chủ yếu bởi các thuộc tính cơ bản mang tính kế thừa của đất nhƣ: đá mẹ, quá trình phong hoá, các yếu tố thời tiết khí hậu. Gregoric và cộng sự (1994) khẳng định chất lƣợng đất là sự phù hợp của đất cho mục đích sử dụng nhất định. Chất lƣợng đất còn là khả năng của đất đáp ứng các nhu cầu sinh trƣởng phát triển của cây trồng mà không làm thoái hoá đất đai hoặc gây tổn hại tới hệ sinh thái môi trƣờng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28 1.3.2.2. Đánh giá chất lượng đất đai từ góc độ kinh tế Hai tiêu thức quan trọng đƣợc sử dụng để đánh giá việc quản lý và duy trì chất lƣợng đất đai theo quan điểm kinh tế học đó là chỉ số Ricardian và chỉ số tƣ bản (Van Kooten, 1993). Chỉ số Ricardian dùng để hiển thị các giá trị của hàm số bao gồm các biến số nhƣ vị trí, khí hậu, địa hình và đá mẹ hình thành đất. Chỉ số Ricardian tƣơng đƣơng với thuộc tính bản chất của đất (intrinsic quality). Đây là yếu tố trạng thái tĩnh rất ít thay đổi trong quá trình sử dụng đất. Chỉ số tƣ bản (capital index) bao gồm 3 thành phần: chi phí thặng dƣ (expendable surplus), chi phí bổ sung (revolving fund) và chi phí luân chuyển bảo tồn (conservable flow). Phần chi phí thặng dƣ đƣợc coi nhƣ là phần dinh dƣỡng có sẵn trong đất. Ví dụ cây trồng thƣờng cho năng xuất cao ở những vụ đầu tiên mới khai hoang do hàm lƣợng dinh dƣỡng trong đất mới khai hoang còn rất cao, tức là chi phí thặng dƣ của đất ở những năm đầu tiên cao hơn các năm sau (Đặng Văn Minh & cs (2000)) [12]. Chi phí bổ sung bao gồm các giá trị dinh dƣỡng chủ yếu từ phân bón đƣợc bổ sung cho phần dinh dƣỡng mất đi do cây trồng sử dụng. Chi phí luân chuyển bảo tồn thể hiện vai trò của các vật chất trong đất nhƣ các chất mùn, hữu cơ, khoáng vật… Các chất này ngoài vai trò là nguồn cung cấp dinh dƣỡng, chúng còn có vai trò quan trọng là ổn định các tính chất lý-hoá học khác của đất liên quan tới sinh trƣởng và phát triển của cây trồng. Chẳng hạn khi lƣợng mùn trong đất bị giảm nhiều mà không đƣợc bù đắp sẽ gây nên các thay đổi về lý hoá tính trong đất nhƣ làm giảm khả năng giữ ẩm, tăng dung trọng, giảm độ xốp và kết cấu đất. Kết quả dẫn đến sự thay đổi nghiêm trọng về chất lƣợng đất. Để duy trì sản xuất bền vững và bảo tồn chất lƣợng đất đai phải chú ý đồng thời cả ba thành phần của chỉ số tƣ bản. Thực tế cho thấy phần lớn nông dân chỉ chú ý tới phần bổ xung mà quên mất vai trò quan trọng của yếu tố bảo tồn nhƣ việc duy trì hàm lƣợng mùn và chất hữu cơ. Các nông dân này cho rằng chỉ cần cung cấp một lƣợng phân bón là đã đủ bù đắp những mất mát trong đất do quá trình canh tác gây nên. Thực tế không phải nhƣ vậy. Biện pháp sử dụng phân bón đơn thuần sẽ không thể duy trì tốt chất lƣợng đất cho sản xuất lâu dài. Một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại Canada cho thấy với phƣơng pháp tăng năng xuất cây trồng thông qua Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29 việc đơn thuần tăng cƣờng đầu tƣ phân hoá học và thuốc trừ sâu mà không chú ý tới các biện pháp khác đã không mang lại sự bền vững trong sản xuất nhƣ mong muốn (Đặng Văn Minh & cs (2000)) [12]. 1.3.2.3. Các tiêu thức cơ bản để đánh giá chất lượng đất đai Larson and Pierce (1991) cho rằng có hai thuộc tính cơ bản của chất lƣợng đất là thuộc tính về bản chất (intrinsic quality) và thuộc tính về động thái (dynamic quality). Thuộc tính về bản chất còn gọi thuộc tính kế thừa (inherent quality) thể hiện chức năng kế thừa của đất từ các yếu tố thổ nhƣỡng và các yếu tố hình thành đất khác nhƣ đá mẹ, địa hình, khí hậu, thời gian, sinh vật. Sự khác biệt giữa các loại đất chủ yếu là do thuộc tính bản chất gây nên. Đây là thuộc tính khá bền vững và ít thay đổi trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, thuộc tính bản chất cũng có thể bị thay đổi dƣới tác động của con ngƣời và môi trƣờng. Ví dụ do canh tác không hợp lý trên đất dốc đã làm tăng xói mòn đất; kết quả làm thay đổi một số lý tính của đất nhƣ thành phần cơ giới của tầng mặt đất, họăc làm thay đổi độ dày tầng canh tác. Thuộc tính thứ hai là thuộc tính động thái thể hiện sự dễ thay đổi về chất lƣợng đất theo thời gian sử dụng. Trong nông nghiệp, thuộc tính động thái phản ảnh kết quả của việc sủ dụng và quản lý đất (Larson and Pierce, 1994). Các đánh giá về thay đổi chất lƣợng đất đai trong quá trình canh tác thƣờng dựa trên sự đánh giá thuộc tính động thái. Theo quan điểm của Doran và Parkin (1994) để đánh giá chất lƣợng đất cần xây dựng các tiêu thức đánh giá đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Thể hiện đƣợc các quá trình diễn biến của đất trong hệ thống sinh thái - Tổng hợp các tính chất của đất bao gồm tính chất lý, hoá và sinh học. - Phải thuận tiện cho ngƣời sử dụng và dễ áp dụng trong điều kiện sản xuất - Phải đo đƣợc sự thay đổi của đất do các tác động bên ngoài nhƣ canh tác và khí hậu - Nếu có thể, các tiêu thức đánh giá này có thể sử dụng trong việc thu thập số liệu cơ bản về đất đai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30 1.3.2.4. Tiêu thức đánh giá chất lượng đất cho vùng đồi núi Việt Nam Xác định các tiêu thức đánh giá chất lƣợng đất bền cho vùng đồi núi Việt Nam phải phù hợp với từng vùng sinh thái, điều kiện canh tác và cây trồng cụ thể. Không thể có khung đánh giá hoặc các tiêu thức đánh giá phù hợp cho tất cả các vùng. Có 2 phƣơng pháp đánh giá có thể áp dụng đựoc là đánh giá định lƣợng (quantitative assessment) và đánh giá định tính (qualitative assessment) (Thái Phiện & cs (2002)) [15]. Phƣơng pháp đánh giá định lƣợng sử dụng sự phân tích các mẫu đất nghiên cứu trong phong thí nghiệm theo các tiêu thức đinh sẵn. Các tiêu thức đánh giá định lƣợng tốt phải là các tiêu thức thể hiện nhậy cảm với sự thay đổi của đất và phải đo đếm đƣợc. Khi nghiên cứu về đánh giá chất lƣợng đất trong quá trình trồng chè lâu năm (40 năm) tại tỉnh Thái Nguyên, các tiêu thức đánh giá tốt đƣợc xác định bao gồm: hàm lƣợng mùn, N,P,K tổng số và dễ tiêu, pH, kích thƣớc hạt kết, dung trọng, độ xốp, tính kháng độ cứng, độ ẩm cây héo và số lƣợng giun đất. Những tiêu thức ít có ý nghĩa cho đánh giá chất lƣợng đất chè do ít hoặc không thay đổi theo thời gian bao gồm: Thành phần cơ giới, thành phần khoáng sét, oxit Fe và Al, Cd tổng số và dung tích hấp thu (Đặng Văn Minh & cs (2000)) [12]. 1.4. Nghiên cứu về đất đồi nứi trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1. Nghiên cứu về đất đồi nứi trên thế giới Tài nguyên đất trên thế giới có khoảng 13.500 triệu ha, trong đó 1000 triệu ha (chiếm 14,7%) đất đồi núi có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp. Đó là nguồn tài nguyên lớn mang tính chiến lƣợc quốc gia của nhiều nƣớc vì giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp lớn, đồng thời đó còn là những vùng đất nuôi sống hàng trăm triệu ngƣời và bảo vệ môi trƣờng sinh thái cho nhân loại (Nguyễn Thế Đặng & cs (2003))[8]. Diện tích đất đồi núi ở khu vực Đông Nam Á đƣợc phân bố ở tất cả các nƣớc trong khu vực, trong đó nhiều nhất là ở Việt Nam (chiếm 75% tổng diện tích toàn quốc) và ở Lào (chiếm 73% tổng diện tích toàn quốc). Phần lớn diện tích đất đồi núi đƣợc sử dụng cho lâm nghiệp ( bảo tồn rừng tự nhiên hoặc trồng rừng khai thác, rừng sinh thái) cũng nhƣ đƣợc khai thác trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày. Một phần nhỏ diện tích đất đồi núi dạng thung lũng, dốc thấp, bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31 nguyên, cao nguyên (địa hình thấp, khá bằng phẳng hoặc lƣợn sóng, thuận lợi cho canh tác thì đƣợc sử dụng trồng hoa màu lƣơng thực. Đại bộ phận hệ thống canh tác vùng đồi núi là canh tác nƣớc trời, trừ diện tích lúa nƣớc hai vụ dạng ruộng bậc thang hoặc diện tích trồng rau ven bãi bồi các sông suối là sử dụng nƣớc tƣới. Đất đồi núi nói chung có độ màu mỡ cao nếu mới đƣợc khai phá hoặc đƣợc sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, độ màu mỡ của đất đồi núi phụ thuộc nhiều vào thành phần đá mẹ, độ dốc, thảm thực vật hoặc rừng che phủ hoặc vào dòng chảy của nƣớc mƣa. Đã từ lâu qua quá trình chặt phá rừng, khai thác đất trồng trọt, ngƣời ta đã phát hiện đất đồi núi rất nhanh chóng bị suy thoái do hiện tƣợng đất bị xói mòn rửa trôi. Vì vậy từ thế kỷ 18 bắt đầu xúc tiến các công trình nghiên cứu các biện pháp chống xói mòn bảo vệ đất dốc (Volni,1870; các giáo sƣ trƣờng Đại học Pardin Mỹ, từ 1951 đến 1958, các nghiên cứu quốc tế của nhiều nƣớc, 1980, chƣơng trình IBSRAM, CIAT, thập kỷ 90). Các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn nhƣ đắp bờ, san đất tạo ruộng bậc thang đã đem lại những kết quả giảm và chống xói mòn rõ rệt. Theo Rumbo, (1982) thì khi đắp bờ, san ruộng độ dốc giảm xuống 2-50 thì xói mòn sẽ giảm 1-3 lần. Thí nghiệm của trƣờng đại học Naronnero đã cho thấy tạo bờ, san ruộng bậc thang đất đồi thì xói mòn sẽ giảm đi từ 7-10 tấn đất/ha. Để bảo vệ đất dốc, nhiều nƣớc trên thế giới sử dụng cây cỏ 3 lá vào hệ thống cây trồng, hoặc đƣa cây đậu tƣơng vào trồng xen với ngô, hoặc trồng theo đƣờng đồng mức. Từ những năm thập kỷ 80-90, hệ thống nông lâm kết hợp và đa dạng hoá cây trồng trên đất đồi núi đã đƣợc thử nghiệm và lan rộng khắp nơi bởi tính ƣu việt về sử dụng đất bền vững và hiệu quả của hệ thống này. Năm 1983, ICRAF đã đƣa ra định nghĩa khá hoàn hảo về hệ thống nông lâm kết hợp: ''Đó là hệ thống sử dụng đất bao gồm các cây gỗ lâu năm và các cây nông nghiệp hàng năm hoặc cây thức ăn gia súc, hoặc cả hai trên cùng một mảnh đất đồng thời hay luân phiên với mục đích cho sản phẩm tối đa và duy trì sản xuất lâu bền do bảo vệ và tăng cƣờng đƣợc độ màu mỡ đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32 Bên cạnh những nghiên cứu kỹ thuật về sử dụng hiệu quả và bảo vệ chống suy thoái đất dốc, ngày nay sử dụng đất đồi núi bền vững còn đặc biệt chú trọng đến khía cạnh phát triển kinh tế và xã hội vùng đồi núi nhằm đảm bảo một hệ thống sử dụng đất bền vững cho đất dốc nói riêng và đất vùng đồi núi nói chung. Nhóm công tác về "khung đánh giá đất dốc bền vững (Nairobori, 1991) đã nêu lên quan điểm" Quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và các hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các quan tâm môi trƣờng để đồng thời (a) duy trì hoặc nâng cao sản lƣợng (hiệu quả sản xuất), (b) giảm rủi ro sản xuất (an toàn), (c) bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và nƣớc (bảo vệ), (d) có hiệu quả lâu dài (lâu bền) và (e) đƣợc xã hội chấp nhận (tính chấp nhận). 1.4.2. Nghiên cứu về đất đồi núi tại Việt Nam Nhƣ chúng ta đã biết, diện tích đất đồi núi nƣớc ta chiếm gần 3/4 diện tích toàn quốc, khoảng 23,9 triệu ha, do vậy, sử dụng đất đồi núi sản xuất nông lâm nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong 9 vùng sinh thái của Việt Nam thì có 7 thuộc vùng đồi núi ( Nguyễn Thế Đặng & cs (2003))[8]. Tình hình sử dụng đất đồi núi Việt Nam có lịch sử rất lâu đời với tập quán xa xƣa lạc hậu là du canh du cƣ, phá rừng đốt rẫy, trồng lúa nƣơng, hoa màu ngắn ngày. Vì vậy diện tích đất bị thoái hoá tăng nhanh chóng (đến nay có khoảng nửa triệu ha đất xói mòn trơ sỏi đá), diện tích đất có độ che phủ rừng giảm rõ rệt từ 43% năm 1945 xuống còn 28% năm 1993. Mất rừng kéo theo sự thoái hoá đất (đất bị bạc màu hoá, xói mòn trơ sỏi đá), làm mất đi chức năng phục vụ sinh thái của rừng là điều hoà khí hậu và bảo vệ nguồn nƣớc. Đã có lúc diện tích đất trống đồi núi trọc vùng đồi núi lên đến 13 triệu ha. Các nghiên cứu về đất và sử dụng đất đồi núi ở nƣớc ta đã và đang đƣợc đặc biệt chú ý. Ngay từ những năm sau hoà bình, các nhà thổ nhƣỡng Việt Nam đã cùng chuyên gia Liên Xô (cũ) V.M. Fridland đã dày công điều tra, phân tích các loại đất vùng đồi núi, xác định các quá trình hình thành đất đặc trƣng của vùng nhiệt đới nóng ẩm nhƣ quá trình Feralit, Lateritic, Alit, Magalit-Feralit... Về sử dụng đất đồi núi, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã phân cấp độ dầy tầng đất và độ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33 dốc của các loại đất phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả và lâu bền. Từ những năm 60 các cơ quan nghiên cứu đất nhƣ Vụ Quản lý Ruộng đất, Viện Thổ nhƣỡng Nông hoá đã tập trung vào nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn đất, bảo vệ đất dốc (Nguyễn Trọng Hà, 1962; Bùi Quang Toản, 1965; Bùi Ngạnh, Nguyễn Xuân Cát, 1970-1980; Chu Đình Hoàng,1976; Nguyễn Văn Tiễn, 1988; Thái Phiên với chƣơng trình IBSRAM, 1990-1999; Nguyễn Thế Đặng, 1991 - 2000...). Từ những năm của thập kỷ 80 và 90 đến nay, các chƣơng trình nghiên cứu và sử dụng đất đồi núi tập trung vào các dự án đánh giá đất và xây dựng các mô hình sản xuất nhƣ hệ thống nông lâm kết hợp, hệ thống vƣờn ao chuồng rừng (VACR) và trang trại sản xuất rừng đồi, vƣờn đồi.... Các chƣơng trình phát triển lâm nghiệp xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo về vùng đầu nguồn, xây dựng thôn bản mới, quy hoạch sử dụng đất có ngƣời dân cùng tham gia, xây dựng và cải thiện thị trƣờng nông thôn, ngân hàng và tín dụng nông thôn... là những hoạt động hữu hiệu và vô cùng quan trọng góp phần bảo vệ đất và sử dụng đất đồi núi hợp lý nhất. Tuy nhiên cũng chƣa có 1 tài liệu nào tập hợp và đề cập đầy đủ về đất đai vùng đồi núi, nhất là đồi núi phía Bắc Việt Nam. Vì vậy, các thông tin đƣợc tập hợp trong quá trình này sẽ là căn cứ quan trọng cho các hoạch định chính sách và các nhà khoa học sử dụng cho hoạt động của mình, với mục tiêu là để sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 34 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên đối tƣợng đất đất đồi núi. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Tại địa bàn huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên. + Về thời gian: thời gian thực hiện đề tài từ năm 2013 đến năm 2014. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Lƣơng - Khái quát chung về công tác quản lý và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Lƣơng - Thực trạng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng - Quan điểm sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Các nội dung của để tài đƣợc thực hiện trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá từ các tài liệu và số liệu đã thu thập qua công tác điều tra sau đó tiến hành đối soát với các quy định trong hệ thống các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nƣớc, của huyện Phú Lƣơng và tỉnh Thái Nguyên để đƣa ra các kết luận. Nguồn tài liệu bao gồm: 2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp Là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trƣớc đƣợc lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đƣợc thu thập từ các cơ quan điều tra, cụ thể nhƣ sau: a, Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 35 Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện tại phòng TN &MT huyện Phú Lƣơng. b, Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phú Lương Thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng đất năm 2013 trên địa huyện Phú Lƣơng tại phòng TN&MT huyện. Các tài liệu, số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện từ khi áp dụng Luật Đất đai 2003 và đến nay khi có Luật Đất đai 2013 đƣợc thu thập tại VP đăng ký QDS đất, phòng TN&MT huyện. 2.3.2. Tài liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Những số liệu này đƣợc thu thập từ việc điều tra các tổ chức kinh tế đƣợc nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất. Các số liệu này đƣợc sử dụng để phân tích về tình hình hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế. Phƣơng pháp điều tra đƣợc tiến hành nhƣ sau: Cơ sở chọn mẫu điều tra: Đề tài sẽ chọn 30 hộ gia đình, cá nhân đã đƣợc nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Phú Lƣơng để điều tra theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. - Phương pháp phát phiếu điều tra trực tiếp Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng dụng đất đồi núi ổn định trên địa bàn huyện. Điều này đảm bảo lƣợng thông tin có tính đại diện và chính xác. Chúng tôi phỏng vấn thử một số đối tƣợng sử dụng đất theo một mẫu câu hỏi đã đƣợc soạn thảo trƣớc. Sau đó xem xét bổ sung phần còn thiếu và loại bỏ phần không phù hợp trong bảng câu hỏi. Câu hỏi đƣợc soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho ngƣời bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi đối tƣợng, những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn. Phƣơng pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 36 Mục đích của điều tra: Nắm bắt một cách tƣơng đối chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng. - Phương pháp chuyên gia: Phƣơng pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý, ngƣời sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác. - Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phƣơng pháp rất sinh động và thực tế, vì qua phƣơng pháp này tất cả các giác quan của ngƣời phỏng vấn đều đƣợc sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin đƣợc ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan. - Phƣơng pháp tính hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất + Chi phí trung gian = tổng các chi phí (Phân bón, giống…) + Giá trị sản xuất = tổng thu nhập + Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian + Hiệu suất đồng vốn = Giá trị tăng thêm : Chi phí trung gian - Phƣơng pháp tính hiệu quả xã hội: Dựa vào tổng số ngày công lao động, hiệu suất đồng vốn và giá trị ngày công lao động. 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu - Phƣơng pháp thống kê: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập đƣợc, tiến hành tổng hợp xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel, phân nhóm phân tích tƣơng quan giữa các yếu tố về tình hình sử dụng đất, mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất… - Phƣơng pháp tiếp cận: Tiếp cận vĩ mô từ trên xuống, tiếp cận vi mô từ dƣới lên. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của huyện Phú Lƣơng, quy hoạch của các ngành, vùng có liên quan hoặc có ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế. Căn cứ nhu cầu sử dụng đất của các xã, thị trấn; quy hoạch phát triển của các ngành trên địa bàn huyện Phú Lƣơng để tổng hợp, phân tích các vấn đề sử dụng đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 37 - Phƣơng pháp tổng hợp: Là phƣơng pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phƣơng pháp có đƣợc thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ. Vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp. - Phƣơng pháp kế thừa: Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn huyện Phú Lƣơng, các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng đất đai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 38 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đất đai huyện Phú Lƣơng 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Phú Lƣơng là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, diện tích tự nhiên là 368.81km2, số đơn vị hành chính là 16 trong đó có 14 xã và 02 thị trấn. Vị trí của Huyện Phú Lƣơng nhƣ sau [16]: - Phía Bắc: Giáp huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. - Phía Tây: Giáp huyện Định Hoá. - Phía Đông: Giáp huyện Đồng Hỷ. - Phía Nam: Giáp huyện Đại Từ và thành phố Thái Nguyên . Phú Lƣơng là nút giao thông quan trọng của tỉnh Thái Nguyên nối liền Cao Bằng - Bắc Kạn và về thủ đô Hà Nội. Toàn huyện có 38 km đƣờng quốc lộ 3 chạy dọc theo chiều dài của huyện. 3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo Phú Lƣơng thuộc vùng nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt [16]: - Vùng phía Đông gồm 10 xã và 2 thị trấn, có độ cao trung bình 8-15 m, đây là vùng nông nghiệp thấp xen kẽ với địa hình bằng. - Phía Tây gồm 4 xã là vùng núi của huyện, địa hình đồi núi là chính, cao Độ cao trung bình ở vùng này là 200-300 m. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 39 Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 40 3.1.1.3. Khí hậu Phú Lƣơng nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng, mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh, mƣa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Chế độ thuỷ văn các nhánh của sông Cầu qua địa phận Phú Lƣơng phụ thuộc chủ yếu vào vào chế độ mƣa và khả năng điều tiết của lƣu vực sông Cầu. Có thể chia làm 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn [23]. 3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất: đất đai của huyện gồm 3 loại chính: Đất Feralit màu đỏ vàng hoặc vàng nhạt phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét; Đất Feralit phát triển trên sa thạch; Đất Feralit phát triển trên đá mác ma a xít. - Tài nguyên nƣớc: huyện Phú Lƣơng có mật độ sông lớn, trữ lƣợng nƣớc lớn, tập trung ở một số sông lớn nhƣ: sông Đu, sông Cầu và một số phụ lƣu sông Cầu. Hầu hết các xã đều có suối chảy qua khá thuận tiện cho công tác thuỷ lợi. - Tài nguyên khoáng sản: tài nguyên khoáng sản trên địa bàn phong phú đa dạng với trữ lƣợng lớn nhƣ: than mỡ ở xã Phấn Mễ, thị trấn Giang Tiên, than đá ở xã Sơn Cẩm, quặng Titan ở xã Động Đạt, xã Phủ Lý, quặng sắt ở xã Phấn Mễ, chì kẽm, đá vôi, cát, sỏi, ở xã Phú Đô, xã Yên Lạc… đây chính là điều kiện quan trong cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản phát triển [16]. 3.1.1.5. Tài nguyên nhân văn Huyện Phú Lƣơng có 16 xã và thị trấn gồm: thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và các xã Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Phấn Mễ, Vô Tranh, Tức Tranh, Phú Đô, Yên Lạc, Động Đạt, Ôn Lƣơng, Phủ Lý, Hợp Thành, Yên Đổ, Yên Ninh, Yên Trạch. Mật độ dân số 285 ngƣời/km2 cao nhất là thị trấn Đu với 1873 ngƣời/km2, thấp nhất là xã Yên Ninh với 134 ngƣời/km2. Phú Lƣơng có 9 dân tộc anh em cùng sinh sống nhƣ Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Mông… Điều đó, đã tạo nên ở Phú Lƣơng một nền văn hoá phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Phú Lƣơng có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng nhƣ sự tích núi Đuổm, căn cứ địa cách mạng tại xã Ôn Lƣơng,…, ngoài ra có chuyện cổ tích, chuyện thơ, phong phú hơn cả là kho tàng ca dao, tục ngữ, câu đố… Dân ca các dân tộc với các làn điệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 41 nhƣ hát sli, lƣợn... Ngày hội truyền thống của các dân tộc mang tính bản địa rõ rệt nhƣ lễ hội đền Đuổm mùng 6 tháng giêng… Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng trong việc cƣới, việc tang, thờ cúng… ngày nay các dân tộc vẫn bảo tồn, phát huy những thuần phong mỹ tục, xoá bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng cuộc sống mới lành mạnh về văn hoá và tinh thần [17]. 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, những năm gần đây nền kinh tế của huyện Phú Lƣơng đã tạo đƣợc phát triển khá. Chăn nuôi, trồng trọt đƣợc quan tâm và đầu tƣ phát triển góp phần cải thiện mức thu nhập cho bà con nông dân. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, chiếm tỷ trọng 21-23% GDP. Hoạt động thƣơng mại dịch vụ đƣợc mở rộng tới tận các xã vùng sâu vùng xa, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội đạt đƣợc trong năm 2013 nhƣ sau[24]: - Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP): 9%. (theo giá 1994) - Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: 85,9 tỷ đồng (113% kế hoạch). - Sản xuất nông - lâm nghiệp: + Tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt: 39.896 tấn (101% kế hoạch). + Diện tích rừng trồng mới: 854,47 ha (131,5% kế hoạch). + Diện tích chè trồng mới, trồng lại: 85 ha (100% kế hoạch). - Thu ngân sách trên địa bàn: 23,67 tỷ đồng (137,8% kế hoạch) - Chi ngân sách trên địa bàn: 177,13 tỷ đồng, (154,1% kế hoạch) - GDP bình quân đầu ngƣời đạt 10,1 triệu đồng/ngƣời/năm. 3.1.2.2. Dân số và lao động Diện tích, dân số của các xã, thị trấn đƣợc thể hiện qua hình 3.2 và Bảng 3.1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 42 4,0% 3,29% 5% 8,05% 4,5% 54,2% 21,1% Kinh Tày Nùng Sán Chày Dao Sán Dìu Dân tộc khác Hình 3.2. Cơ cấu dân số huyện Phú Lƣơng năm 2013 Bảng 3.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Phú Lƣơng năm 2013 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Số thôn Dân số (bản, tổ trung Tên xã, thị trấn nhân bình dân) (Ngƣời) Thị trấn Đu 2,13 6 3.987 Thị trấn Giang Tiên 3,81 8 3.480 Xã Sơn Cẩm 16,82 19 12.125 Xã Cổ Lũng 16,97 18 8.838 Xã Phấn Mễ 25,31 26 10.499 Xã Vô Tranh 18,38 25 8.238 Xã Tức Tranh 25,59 24 8.607 Xã Phú Đô 22,59 25 5.318 Xã Yên Lạc 42,88 23 6.843 Xã Động Đạt 39,89 23 10.000 Xã Ôn Lƣơng 17,24 10 3.118 Xã Phủ Lý 15,49 12 2.853 Xã Hợp Thành 8,99 10 2.493 Xã Yên Đổ 35,61 17 6.488 Xã Yên Ninh 47,19 16 6.345 Xã Yên Trạch 30,07 12 6.018 Tổng số 368,95 274 105.250 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phú Lương)[7] Diện tích (Km2) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mật độ dân số (Ngƣời/Km2) 1.873 913 721 521 415 448 336 235 160 251 181 184 277 182 134 200 285 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 43 Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2013, dân số thƣờng trú trên địa bàn huyện Phú Lƣơng là 105.250 ngƣời, trong đó ngƣời Kinh chiếm 54,2%, ngƣời Tày chiếm 21,1%, ngƣời Nùng 4,5%, ngƣời Sán Chày chiếm 8,05%, ngƣời Dao 4,04%, ngƣời Sán Dìu 3,29%. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác nhƣ Thái, Hoa, Mông. Tỷ lệ các dân tộc đƣợc thể hiện qua hình 3.2. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05%. Mật độ dân số bình quân chung là 285 ngƣời/km2.. Số ngƣời đang trong độ tuổi lao động là 61.732 ngƣời, chiếm 60% tổng dân số toàn huyện. Lực lƣợng lao động xã hội chiếm 89,9%. Số hộ nghèo hiện còn 5.278 hộ nghèo, chiếm 19,6 % tổng số hộ của huyện. Trình độ dân trí nói chung ở phía Nam của huyện có trình độ văn hoá cao hơn phía Bắc. 3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng - Hệ thống đƣờng giao thông: Huyện có 38km đƣờng quốc lộ 3 đi qua, chạy dài theo chiều dài của Huyện, đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự giao lƣu, trao đổi hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm của huyện. Toàn huyện có 136km đƣờng liên xã và 448km đƣờng liên thôn, các tuyến đƣờng đã và đang đƣợc đầu tƣ, nâng cấp thành đƣờng nhựa và đƣờng bê tông hoá theo tiêu chuẩn đƣờng nông thôn cấp 6. - Điện lƣới: huyện Phú Lƣơng có 100% xã có điện và tỷ lệ gia đình dùng điện sinh hoạt đạt 95%. Trong vài năm gần đây nhân dân trong vùng đang sử dụng điện tham gia tích cực vào chƣơng trình Nhà nƣớc và cùng làm để đầu tƣ xây dựng các trạm điện, các đƣờng dây mới nên cơ bản huyện đã cải tạo đƣợc hệ thống điện trong vùng. - Hệ thống thuỷ lợi, kênh mƣơng nội đồng: Do đặc điểm địa hình miền núi chia cắt bởi nhiều thung lũng và đồi núi với những cánh đồng nhỏ hẹp nên việc tƣới tiêu cho cây trồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Huyện có 29 trạm bơm điện, ngoài ra còn có các trạm bơm dầu, các máy bơm nhỏ của gia đình và các hồ, đập chứa nƣớc đảm bảo tƣới tiêu cho sản xuất nông nghiệp [16]. 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất đai - Huyện có vị trí nằm ngay ở cửa ngõ của vùng kinh tế phía Bắc của tỉnh, địa bàn huyện có tuyến giao thông huyết mạch chạy qua tạo nhiều cơ hội cho huyện đón nhận đầu tƣ và ứng dụng thành tựu khoa học trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 44 - Địa hình đa dạng, núi đồi, đồng bằng, sông ngòi và cảnh quan thiên nhiên phong phú, khí hậu ôn hoà, nguồn nƣớc dồi dào, môi trƣờng trong lành là những lợi thế đáng kể để Phú Lƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong tƣơng lai. - Giàu tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, thiên nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch. - Huyện đang có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội. Trên địa bàn huyện có nhiều cơ sở sản xuất lớn đang hoạt động, đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của huyện, tạo ra những thuận lợi cho việc tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời cũng gây áp lực không nhỏ đến việc sử dụng quỹ đất trên địa bàn. - Đất đai phần lớn là diện tích đồi núi, nghèo dinh dƣỡng, độ dốc lớn nên dễ bị thoái hoá do rửa trôi, xói mòn, làm ảnh hƣởng đến khả năng sản xuất nông nghiệp. - Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng không lớn nhƣng đã ảnh hƣởng đến cuộc sống dân cƣ. Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu từ hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện. - Sản xuất công nghiệp địa phƣơng còn nhỏ bé, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh chƣa cao, tƣơng lai cần thiết phải có hƣớng đầu tƣ trọng điểm, thiết thực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, đòi hỏi phải có quỹ đất thích hợp cho các hoạt động này. - Tiềm năng đất đai của huyện có hạn, phần lớn là đất đồi núi, yêu cầu của công nghiệp hoá, đô thị hoá càng mạnh sẽ gây áp lực càng lớn lên quỹ đất nói chung và đặc biệt là đất nông nghiệp. Vì vậy để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn huyện, xây dựng Phú Lƣơng trở thành một khu kinh tế phát triển của tỉnh cần thiết phải nghiên cứu kỹ lƣỡng khả năng khai thác quỹ đất và chuyển đổi mục đích sử dụng hợp lý để vừa đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá vừa đảm bảo nâng cao đời sống dân cƣ phát triển ổn định lâu dài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 45 3.2. Khái quát chung về công tác quản lý và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Lƣơng 3.2.1. Khái quát chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Phú Lương Thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ, dƣới sự chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng đã tham mƣu giúp UBND huyện thực hiện các nội dung quản lý nhà nƣpớc về đất đai trên địa bàn huyện, công tác quản lý đất đai của huyện Phú Lƣơng đã đi vào nề nếp, thực hiện tốt các nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai theo Luật Đất đai hiện hành. Kết quả đạt đƣợc thể hiện trên các mặt sau [16]: 3.2.1.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai - Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Đất đai 2003 và chỉ đạo thực hiện các văn bản dƣới Luật, những Thông tƣ, Chỉ thị của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về việc triển khai thi hành Luật Đất đai tới toàn thể nhân dân. - Ban hành một số văn bản, Quyết định về việc thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về đất đai thuộc thẩm quyền của UBND huyện. Chỉ đạo các xã thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý đất đai theo quy định của ngành Tài nguyên và Môi trƣờng. Nhìn chung các văn bản đã đƣợc ban hành kịp thời và hƣớng dẫn tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của huyện, tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến sử dụng đất trên địa bàn huyện. 3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Việc xác định địa giới hành chính của huyện đã đƣợc thực hiện tốt theo Chỉ thị 364 của Thủ tƣớng Chính phủ. Ranh giới giữa huyện Phú Lƣơng với các đơn vị hành chính trong tỉnh và các huyện của tỉnh Bắc Kạn đã đƣợc xác định rõ ràng bằng hệ thống hồ sơ, bản đồ và các mốc giới theo toạ độ địa chính quốc gia. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 46 3.2.1.3. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Đƣợc sự hỗ trợ của UBND tỉnh và sự quan tâm của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, huyện đã triển khai công tác đo đạc lập hồ sơ địa chính. Đến nay, 16/16 xã, thị trấn đã hoàn thành công tác đo đạc và lập bản đồ địa chính. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đƣợc thành lập trong kỳ kiểm kê đất đai năm 2010 trên toàn bộ 16 xã, thị trấn và toàn huyện. 3.2.1.4. Công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Dƣới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện đã chỉ đạo các xã tiến hành rà soát điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng đã phối hợp với các phòng ban chức năng của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng chỉ đạo lập quy hoạch sử dụng đất. Việc quy hoạch sử dụng đất của các xã và của huyện đều đã đƣợc xây dựng đến năm 2010, hiện nay đang tiến hành công tác điều tra, xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015 cho toàn bộ 16/16 xã, thị trấn. Kế hoạch sử dụng đất đƣợc xây dựng và tổ chức thực hiện hàng năm. 3.2.1.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất Năm 2012 tổng số tổ chức đã đƣợc giao, cho thuê đất trên địa bàn huyện là 45 tổ chức với tổng diện tích là 47,7 ha. Trong đó giao đất cho 20 tổ chức với diện tích 17,5 ha; 25 tổ chức kinh tế đƣợc thuê đất với diện tích 30,2ha. 3.2.1.6. Công tác đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ Năm 2011 tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đƣợc cấp đổi, điều chỉnh hạn mức đất là 3694/3779 Giấy chứng nhận theo Quyết định 1597/2007/QĐ-UBND ngày 10/8/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Trong năm, 2012 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 380 hộ gia đình đăng ký lần đầu và các hộ trúng đấu giá quyền sử dụng đất tại các khu quy hoạch dân cƣ; tiếp nhận và giải quyết 3.503 hồ sơ đăng ký biến động đất đai. Tính đến hết năm 2013: - Đất ở đô thị, đã cấp đƣợc 2953 hộ với diện tích cấp 36,96ha, đạt tỷ lệ 97% số hộ phải cấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 47 - Đối với đất ở nông thôn cấp đƣợc 19.064 hộ với diện tích 681,51ha đạt tỷ lệ 93% số hộ phải cấp. - Đối với đất sản xuất nông nghiệp cấp đƣợc 19108 hộ với diện tích 9590,28ha đạt tỷ lệ 83% số hộ phải cấp. - Đối với đất lâm nghiệp cấp đƣợc 7939 hộ với diện tích 11940,27ha đạt tỷ lệ 79% số hộ phải cấp. Nhìn chung, tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện còn chậm, một phần do công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính mới đƣợc hoàn thành, phần nữa do lực lƣợng chuyên môn mỏng nên đã ảnh hƣởng đến tiến độ cấp giấy. 3.2.1.7. Thống kê, kiểm kê đất đai Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tổng thống kê, kiểm kê đất đai năm 2013, UBND huyện Phú Lƣơng đã chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã, thị trấn tiến hành kiểm kê đất đai. Đến tháng 12 năm 2013, huyện đã hoàn thành xong thống kê đất đai trong toàn huyện. Theo kết quả thống kê đất đai 2013, tổng diện tích tự nhiên của huyện Phú Lƣơng là: 36894,65 ha. Trong đó: đất nông nghiệp có diện tích là 30503,30 ha, đất phi nông nghiệp có diện tích là 5813,35 ha, đất chƣa sử dụng có diện tích 578,00 ha. 3.2.1.8. Quản lý tài chính về đất đai Quản lý tài chính về đất đai bao gồm các nội dung sau: thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trƣớc bạ, tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính. Năm 2011, UBND huyện Phú Lƣơng đã chỉ đạo các phòng chức năng thu thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trƣớc bạ và tiền sử dụng đất. Kết quả thu đƣợc: 2058,68 triệu đồng từ thuế nhà đất, 908 triệu đồng từ thuế chuyển quyền sử dụng đất, 615,33 triệu đồng từ lệ phí trƣớc bạ. 3.2.1.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản Quyết định số 498/2007/QĐ-UBND ngày 23/3/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, về việc ban hành quy trình xác định giá đất trên địa bàn tỉnh; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 48 - Quyết định số 1195/QĐ-UBND ngày 20/6/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Quy định các trƣờng hợp đấu giá và thông qua đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 49/2008/QĐ-UBND ngày 12/9/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Quyết định số 678/QĐ-UB ngày 29/6/2007 về việc thành lập Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất các khu dân cƣ trên địa bàn huyện Phú Lƣơng. Theo nội dung của văn bản này, Hội đồng đấu giá có trách nhiệm xây dựng quy chế đấu giá, quy trình đấu giá, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất các khu dân cƣ trên địa bàn huyện Phú Lƣơng. Thành phần của Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất gồm: Chủ tịch UBND huyện là Chủ tịch hội đồng; Lãnh đạo phòng Tài chính- Kế hoạch là uỷ viên thƣờng trực của hội đồng, các uỷ viên còn lại là Lãnh đạo các phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Lãnh đạo Phòng Công Thƣơng, Lãnh đạo Chi cục Thuế Huyện. 3.2.1.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Phòng Tài nguyên & Môi trƣờng và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Phú Lƣơng quản lý chặt chẽ, uốn nắn kịp thời các sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiền quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất. Năm 2013 vừa qua huyện Phú Lƣơng, đã giải quyết 29 vụ vi phạm về đất đai. UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng đã phối hợp với UBND các xã để kịp thời giải quyết. 3.2.1.11. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật, xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai Những năm qua huyện đã rất chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đất đai. Dƣới sự phối hợp, giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, huyện đã tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý sử dụng đất, việc thực hiện các dự án đầu tƣ, các hồ sơ biến động đất đai... kịp thời chấn chỉnh các sai phạm, đảm bảo cho công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 49 3.2.1.12. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai Phát huy quyền làm chủ của dân, huyện đã tổ chức tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai, kịp thời giải quyết những đơn thƣ thuộc thẩm quyền của huyện. Kết hợp việc tuyên truyền, giải thích cho công dân nắm rõ quy định của pháp luật, hoà giải nhiều trƣờng hợp tranh chấp, giải quyết vụ việc nhanh gọn, không để khiếu kiện vƣợt cấp. Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trƣờng đƣợc tăng cƣờng, việc sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện phát triển kèm theo lƣợng chất thải ra môi trƣờng tăng. Các ngành chức năng tập trung làm tốt công tác lập cam kết bảo vệ môi trƣờng, mở các lớp tập huấn về xử lý rác thải và thuốc bảo vệ thực vật. Thƣờng xuyên kiểm tra, chấn chỉnh sai phạm của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực môi trƣờng, kịp thời ngăn chặn các vi phạm. 3.2.1.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai Năm 2009, huyện Phú Lƣơng thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong huyện về công tác cấp GCNQSDĐ, cho thuê, chuyển nhƣợng,chuyển đổi, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất. 3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lương năm 2013 Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 36894,65 ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 50 Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lƣơng Năm 2013 Thứ tự 1 1.1 1.1.1 1.1.1.1 1.1.1.2 1.1.1.3 1.1.2 1.2 1.2.1 1.2.2 1.3 Tổng diện tích tự nhiên Đất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa Đất cỏ dùng vào chăn nuôi Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất nuôi trồng thuỷ sản NNP SXN CHN LUA COC HNK CLN LNP RSX RPH NTS Diện tích (ha) 36.894,65 30.503,30 12.450,05 5.787,01 4.077,09 49,52 1.660,40 6.663,04 17.223,86 13.804,06 3.419,80 829,39 2 2.1 2.1.1 2.1.2 2.2 2.2.1 2.2.2 2.2.3 2.2.4 2.2.5 2.3 2.4 2.5 2.6 Đất phi nông nghiệp Đất ở Đất ở tại nông thôn Đất ở tại đô thị Đất chuyên dùng Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp Đất quốc phòng Đất an ninh Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp Đất có mục đích công cộng Đất tôn giáo, tín ngƣỡng Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng Đất phi nông nghiệp khác PNN OTC ONT ODT CDG CTS CQP CAN CSK CCC TTN NTD SMN PNK 5.813,35 1.693,84 1.630,10 63,74 3.169,63 17,97 625,35 438,69 569,25 1.518,37 8,29 75,10 842,13 24,36 15,76 4,59 4,41 0,17 8,59 0,05 1,69 1,19 1,54 4,12 0,02 0,20 2,28 0,07 3 3.1 3.2 3.3 Đất chƣa sử dụng CSD 578,00 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 142,31 Đất đồi núi chƣa sử dụng DCS 146,36 Núi đá không có rừng cây NCS 289,33 (Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Phú Lương)[25] 1,57 0,39 0,40 0,78 Loại đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mã đất Cơ cấu (%) 100,00 82,68 33,74 15,69 11,05 0,13 4,50 18,06 46,71 37,41 0,09 2,25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 51 Trong đó: - Đất nông nghiệp: Có diện tích là 30503,30 ha, chiếm 82,68% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: Có diện tích là 5813,35 ha, chiếm 15,76% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất chƣa sử dụng: Có diện tích là 578,00 ha, chiếm 1.67% tổng diện tích đất tự nhiên. Cơ cấu sử dụng các loại đất thể hiện trong Hình 3.3. Hình 3.3. Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Phú Lƣơng năm 2013 3.3. Thực trạng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng Địa hình Phú Lƣơng tƣơng đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 100 m đến 400m. Các xã ở vùng bắc và tây bắc huyện có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 300 m đến 400 m, độ dốc phần lớn trên 200; Thảm thực vật dầy, tán che phủ cao, phần nhiều lá rừng xanh quanh năm. Các xã ở vùng phía nam huyện địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều đồi và núi thấp, độ dốc thƣờng Dƣới 150. Đây là vùng địa hình mang tính chất của vùng trung du nhiều đồi, ít ruộng. Từ phía bắc xuống phía Nam huyện, độ cao giảm dần. 3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất đồi núi trong trồng rừng Tài nguyên rừng trên các loại đất đồi núi có ý nghĩa rất quan trọng. Rừng là nguồn lâm sản dồi dào, biệt dƣợc quý giá và nguồn thực phẩm quan trọng; Rừng tác động tích cực đến tăng thu hoạch mùa màng cho sản xuất nông nghiệp vùng đồi núi; Rừng cải tạo và bảo vệ độ phì của đất đồi núi theo luật tiểu tuần hoàn sinh vật; Rừng điều hoà khí hậu và duy trì chế độ thuỷ văn vùng đồi núi. Rừng giữ nƣớc, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 52 nuôi dƣỡng mạch nƣớc ngầm và là kho nƣớc ngọt, góp phần quan trọng giảm rửa trôi xói mòn đất, lũ quét về mùa mƣa, bốc hơi nƣớc về mùa khô, cung cấp nƣớc cho các loại thực vật và sinh vật, con ngƣời; Rừng còn là ngân hàng gien quý giá của thiên nhiên. Hiểu đƣợc vai trò quan trọng đó của rừng, chính quyền huyện Phú Lƣơng rất chú trọng đối với quỹ đất lâm nghiệp trên địa bàn. Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất đồi núi trong trồng rừng trên địa bàn huyện Phú Lƣơng STT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích Cơ cấu (ha) (%) 1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 2.393,35 13,90 2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 10.443,49 60,65 3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất RSK 925,95 5,39 4 Đất trồng rừng sản xuất RSM 41,27 0,25 5 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 2.356,24 13,69 6 Đất có rừng trồng phòng hộ RPT 1.018,77 5,92 17.223,86 100,00 Tổng (Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Phú Lương)[25] Qua bảng 3.3 ta thấy diện tích đất rừng trên toàn huyện là 17.233,86 ha chiếm 46,71% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất có rừng trồng sản xuất chiếm diện tích lớn nhất là 10.443,49 ha, chiếm 60,65% diện tích đất rừng trên toàn huyện. Trong năm 2013, toàn huyện đã trồng đƣợc 1.054ha rừng trồng sản xuất, bằng 113,4% kế hoạch đề ra, bằng 117,6% so với cùng kỳ năm trƣớc và đã triển khai chƣơng trình trồng cây phân tán đƣợc 75.000 cây keo Tai tƣợng. Đạt đƣợc kết quả trên là do địa phƣơng đã nhận thức đƣợc vai trò của rừng đối với đời sống cũng nhƣ trong sản xuất của con ngƣời, cùng với những quy định, chính sách của Nhà nƣớc, huyện Phú Lƣơng đã thực hiện công tác giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Hầu hết diện tích đất rừng đƣợc giao cho đối tƣợng là hộ gia đình và cá nhân với diện tích là 15.042,06, chiếm 87,33% diện tích. Bên cạnh đó, hàng năm chính quyền địa phƣơng còn phối hợp với các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn huyện tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 53 Bác Hồ”. Xuân Quý Tỵ năm 2013, tại khu căn cứ quân sự xóm Na Hiên, xã Yên Trạch trồng đƣợc 200 cây trám, sấu, 5.000 cây keo lai. Song song với hoạt động trồng rừng chính quyền địa phƣơng còn tăng cƣờng công tác quản lý, khai thác và bảo vệ rừng, nhƣ tiến hành tổ chức kiểm tra, nghiệm thu khai thác lâm sản, thực hiện tuyên truyền, chỉ đạo công tác phòng, chống cháy rừng và quy chế phối hợp trách nhiệm bảo vệ rừng tại cơ sở. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát quản lý khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ và lâm sản. 3.3.2. Thực trạng sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp Bên cạnh việc sử dụng đất đồi núi trong phát triển trồng rừng. Hiện nay, khả năng mở rộng và phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng đồi núi đang có những triển vọng và bƣớc tiến mới do Đảng, Nhà nƣớc ta và địa phƣơng đã và đang có những thể chế mới trong công tác quản lý đất vùng đồi núi theo Luật Đất đai. Tại chân các sƣờn đồi, Phú Lƣơng triển khai cho ngƣời dân sản xuất các loại hoa màu cạn, trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi và các loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm nhƣ chè (Đặc sản của Thái Nguyên) và các loại cây ăn quả. Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lƣơng STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích Cơ cấu (ha) (%) 1 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 49,52 0,73 2 Đất nƣơng rẫy trồng cây hàng năm khác NHK 47,17 0,70 3 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 4.450,44 65,84 4 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ 178,39 2,64 5 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 2.034,21 30,09 6.759,73 100,00 Tổng (Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Phú Lương)[25] Đất đồi núi sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lƣơng có diện tích là 6.759,73 ha, chiếm 18,32% tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn huyện, Trong đó: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 54 - Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi có diện tích 49,52 ha chiếm 0,73%. Phần lớn gia súc đƣợc nuôi để lấy sức kéo và mổ thịt nên số lƣợng còn ít. - Đất nƣơng rẫy trồng cây hàng năm khác có diện tích là 47,17ha chiếm 0,70%. Cây trồng chủ yếu trên đất là lạc,mía, đậu tƣơng và sắn. - Đất chiếm diện tích lớn nhất là đất trồng cây công nghiệp lâu năm, với diện tích là 4.450,44ha chiếm 65,84%. Trong đó, chè là cây trồng chủ yếu trên địa bàn huyện, đây là cây có giá trị hàng hoá lớn và đang là cây có tốc độ phát triển khá cả về diện tích và năng suất. Ngƣời dân hiểu đƣợc gía trị của cây chè và đang chú ý đầu tƣ cho nó. Năm 2013, toàn huyện có 4417 ha đất trồng chè, năng suất cả năm ƣớc đạt 105,3 tạ/ha bằng 100,9% so với kế hoạch và bằng 104% so với cùng kỳ sản lƣợng chè búp tƣơi ƣớc đạt 42.400 tấn/42.400 tấn kế hoạch, bằng 100% kế hoạch, bằng 102,6% cùng kỳ; trồng mới, trồng lại đƣợc 266ha giống chè mới (trồng mới đƣợc 40ha, trồng lại đƣợc 226ha). - Đất trồng cây ăn quả lâu năm chỉ chiếm 2,64% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là vải, nhãn, xoài. Ngoài ra, đia phƣơng đang trồng thử nghiệm một số cây ăn quả mới nhƣ bƣởi Diễn, thanh long ruột đỏ, chuối tây. - Bên cạnh các loại hình sử dụng đất trên, Phú Lƣơng còn có 2.034,21 ha đất trồng cây lâu năm khác, chiếm 30,09 % đất sản xuất nông nghiệp. 3.4. Hiệu quả sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng 3.4.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn đƣợc loại hình sử dụng đất thích hợp. Để đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế em đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra về các chỉ tiêu: Năng suất, sản lƣợng, giá bán, chi phí vật chất, lao động… Đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công lao động. Hiệu quả kinh tế đƣợc đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Hiệu số giữa giá trị sản xuất với chi phí sản xuất càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao, đây cũng là mục tiêu chung của tất cả các ngành sản xuất vật chất. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất đƣợc xác định qua 3 bƣớc. Bƣớc 1: Xác định hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính của từng vùng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 55 Bƣớc 2: Xác định hiệu quả kinh tế bình quân của các cây trồng chính trên địa bàn nghiên cứu. Bƣớc 3: Xác định hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất đồi núi là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất. Sản phẩm nông, lâm nghiệp sản xuất ra có đƣợc thị trƣờng chấp nhận hay không đòi hỏi phải có chất lƣợng tốt, số lƣợng đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng theo từng mùa vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn khi sử dụng. Đánh giá hiệu quả kinh tế kết quả sản xuất và chi phí đầu tƣ đƣợc tính toán dựa trên cơ sở giá cả thị trƣờng tại một thời điểm xác định. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào thời điểm giá tại địa bàn huyện Phú Lƣơng các vùng lân cận năm 2013. 3.4.1.1. Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp Trong 6 loại hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lƣơng chỉ đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế của 3 loại hình sử dụng, các loại hình còn lại là đất rừng phòng hộ rất khó để xác định giá trị kinh tế. Kết quả này đƣợc tính theo thời điểm điều tra trên 1ha đất. Bảng 3.5 thể hiện kết quả điều tra về hiệu quả kinh tế của một số loại cây điển hình đƣợc trồng trên đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lƣơng. Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trên đất lâm nghiệp ĐVT: 1000 đồng/ha Cây trồng STT Giá trị Chi phí Giá trị Số công sản trung tăng lao động xuất gian thêm (Ngày) Hiệu suất đồng vốn (Lần) 1 Keo Tai Tƣợng 55.390 21.450 33.940 605 1.58 2 Keo Lá Tràm 53.130 24.560 28.570 530 1,16 3 Bạch Đàn Trắng 42.100 20.650 700 0,96 4 Bạch Đàn Đỏ 45.125 26.605 18.520 589 0,67 5 Bạch Đàn Lá Liễu 53.200 33.180 20.020 604 0,60 6 Mỡ 24.260 15.500 8.760 350 0,57 21.450 (Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 56 Bảng 3.5 cho thấy Keo, Bạch Đàn và Mỡ là ba loại cây trồng chính trên đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lƣơng, Trong đó: - Keo Tai Tƣợng là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất với hiệu suất sử dụng đồng vốn là 1,58 lần. Giá trị sản xuất là 53.130.000 đồng/ha, Chi phí trung gian là 21.450.000 đồng/ha và giá trị tăng thêm là 33.940.000 đồng/ha với 605 ngày công lao động. - Keo Lá Tràm là cây đem lại hiệu quả kinh tế thứ hai với hiệu suất sử dụng đồng vốn là 1,16 lần. Giá trị sản xuất là 55.390.000 đồng/ha, Chi phí trung gian là 24.560.000 đồng/ha và giá trị tăng thêm là 28.570.000 đồng/ha. - Bạch Đàn Trắng có giá trị sản xuất là 42.100.000 đồng/ha, Chi phí trung gian là 21.450.000 đồng/ha và giá trị tăng thêm là 20.650.000 đồng/ha và hiệu suất sử dụng đồng vốn là 0,96 lần. - Bạch Đàn Đỏ có giá trị sản xuất là 45.125.000 đồng/ha, Chi phí trung gian là 26.605.000 đồng/ha và giá trị tăng thêm là 18.520.000 đồng/ha và hiệu suất sử dụng đồng vốn là 0,67 lần. - Bạch Đàn Lá Liễu có giá trị sản xuất là 53.200.000 đồng/ha, Chi phí trung gian là 33.180.000 đồng/ha và giá trị tăng thêm là 20.020.000 đồng/ha và hiệu suất sử dụng đồng vốn là 0,60 lần. - Mỡ giá trị sản xuất là 24.260 .000 đồng/ha, Chi phí trung gian là 15.500.000 đồng/ha và giá trị tăng thêm là 8.760.000 đồng/ha và hiệu suất sử dụng đồng vốn là 0,56 lần. Ngoài các loại cây trồng chính trên, đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lƣơng còn trồng một số cây trồng khác nhƣ Lát, Sƣa… tuy nhiên số lƣợng không đáng kể. Bên cạnh các nguồn thu từ các loại cây trồng trên đất nhƣ trên thì các hộ gia đình, cá nhân có đất lâm nghiệp còn có thêm nguồn thu từ việc khai thác củi, là các cành và các cây bị chết. Bảng 3.6 thể hiện kết quả điều tra hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trong đất lâm nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 57 Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của đất lâm nghiệp ĐVT: 1000 đồng/ha Giá trị Chi phí STT Loại hình sử dụng đất Giá trị sản trung tăng xuất gian thêm Số công Hiệu lao suất động đồng vốn (Ngày) (Lần) 1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất 42.350 24.505 17.845 730 0,73 2 Đất có rừng trồng sản xuất 50.230 36.780 13.450 547,5 0,37 3 Đất trồng rừng sản xuất 34.460 15.420 19.040 670 1,23 (Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ) Qua bảng 3.6 ta thấy: - Loại hình sử dụng đất có rừng tự nhiên sản xuất có giá trị sản xuất là 42.350.000 đồng/ha, chi phí trung gian là 24.505.000 đồng/ha, giá trị tăng thêm là 17.845.000 đồng/ha, hiệu suất đồng vốn còn thấp, mới chỉ đạt 0,73 lần. - Loại hình sử dụng đất có rừng trồng sản xuất có giá trị sản xuất là 50.230.000đồng/ha, chi phí trung gian là 36.750.000 đồng/ha, giá trị tăng thêm là 17.845.000 đồng/ha, hiệu suất đồng vốn thấp 0,37 lần. - Loại hình sử dụng đất trồng rừng sản xuất có giá trị sản xuất là 34.460.000đồng/ha, chi phí trung gian là 15.420.000 đồng/ha, giá trị tăng thêm là 19.040.000 đồng/ha, hiệu suất đồng vốn 1,23 lần. Trong các loại hình sử dụng đất, đất trồng rừng sản xuất đem lại hiệu suất đồng vốn cao nhất (0,87 lần) so với các loại hình sử dụng đất khác, tuy nhiên hiệu suất đƣợc đánh giá vẫn là thấp do chi phí sản xuất cao. 3.4.1.2. Hiệu quả kinh tế của đất sản xuất nông nghiệp Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của đất sản xuất nông nghiệp trên đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng đƣợc thể hiện trong bảng 3.7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 58 Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế của đất sản xuất nông nghiệp ĐVT: 1000 đồng/ha TT Cây trồng Giá trị Chi phí Giá trị Số công lao Hiệu suất đồng sản xuất trung gian tăng thêm động (Ngày) vốn (Lần) 1 Cỏ Voi 15.230 9.350 5.880 120 0,63 2 Đỗ Tƣơng 21.450 13.155 8.295 135 0,63 3 Ngô 33.450 21.890 12.560 138 0,57 4 Sắn 30.500 20.350 10.150 160 0,50 5 Chè 48.763 16.930 31.833 180 1,88 6 Hồng 30.650 17.940 12.710 365 0,71 7 Nhãn 32.620 16.940 15.680 365 0,93 (Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ) Bảng 3.7 cho thấy - Trong các cây trồng chính của đất sản xuất nông nghiệp thì cây chè đƣợc đánh giá đem hiệu quả kinh tế cao nhất với hiệu suất sử dụng đồng vốn là 1,88 lần. Giá trị sản xuất là 15.230.000 đồng/ha, chi phí trung gian là 9.350.000 đồng/ha và giá trị tăng thêm là 5.880.000 đồng/ha. - Cỏ Voi có giá trị sản xuất là 15.230.000 đồng/ ha, chi phí trung gian là 13.155.000 đồng/ha, giá trị tăng thêm là 5.880.000 đồng/ha với hiệu suất sử dụng đồng vốn là 0,63 lần. - Đỗ tƣơng là cây trồng có giá trị sản xuất là 21.450.000 đồng/ ha, chi phí trung gian là 9.350.000 đồng/ha, giá trị tăng thêm là 8.295.000 đồng/ha với hiệu suất sử dụng đồng vốn là 0,63 lần. - Ngô có giá trị sản xuất là 33.450.000 đồng/ ha, chi phí trung gian là 21.890.000 đồng/ha, giá trị tăng thêm là 12.560.000 đồng/ha với hiệu suất sử dụng đồng vốn tƣơng đối thấp là 0,57 lần. - Hồng có giá trị sản xuất là 30.650.000 đồng/ ha, chi phí trung gian là 17.940.000 đồng/ha, giá trị tăng thêm là 12.710.000 đồng/ha với hiệu suất sử dụng đồng vốn tƣơng đối thấp là 0,71 lần. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 59 - Nhãn có giá trị sản xuất là 32.620.000 đồng/ ha, chi phí trung gian là 16.940.000 đồng/ha, giá trị tăng thêm là 15.680.000 đồng/ha với hiệu suất sử dụng đồng vốn tƣơng đối thấp là 0,93 lần. Đây là những cây trồng chính đem lại hiệu quả kinh tế cho đất đồi núi sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lƣơng trong thời gian qua. Bảng 3.8 thể hiện kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp trên đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng. Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế của đất sản xuất nông nghiệp ĐVT: 1000 đồng TT Loại hình sử dụng đất Giá trị Chi phí Giá trị sản trung tăng xuất gian thêm Số công lao động (Ngày) Hiệu suất đồng vốn (Lần) 1 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 15.230 9.350 5.880 120 0,63 2 Đất nƣơng rẫy trồng cây hàng năm khác 21.450 13.155 8.295 135 0,63 3 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 49.763 17.930 31.833 180 1,78 4 Đất trồng cây ăn quả lâu năm 31.620 16.940 14.680 365 0,87 5 Đất trồng cây lâu năm khác 23.040 14.280 8.760 170 0,61 (Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ) Qua bảng 3.8 ta thấy: - Loại hình sử dụng đất trồng cỏ có giá trị sản xuất là 15.230.000 đồng/ha, chi phí trung gian là 9.350.000 đồng/ha, giá trị tăng thêm là 5.880.000 đồng/ha, hiệu suất đồng vốn thấp 0,63 lần. - Loại hình sử dụng đất nƣơng rẫy có giá trị sản xuất là 21.450.000 đồng/ha, chi phí trung gian là 13.155.000 đồng/ha, giá trị tăng thêm là 8.295.000 đồng/ha, hiệu suất đồng vốn thấp 0,63 lần. - Loại hình sử dụng đất trồng cây công nghiệp lâu năm có giá trị sản xuất là 49.763.000 đồng/ha, chi phí trung gian là 17.930.000 đồng/ha, giá trị tăng thêm là 31.833.000 đồng/ha, hiệu suất đồng vốn 1,78 lần. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 60 - Loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả lâu năm có giá trị sản xuất là 31.620.000 đồng/ha, chi phí trung gian là 16.940.000 đồng/ha, giá trị tăng thêm là 14.680.000 đồng/ha, hiệu suất đồng vốn 0,87 lần. - Loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm khác có giá trị sản xuất là 23.040.000 đồng/ha, chi phí trung gian là 9.350.000 đồng/ha, giá trị tăng thêm là 5.880.000 đồng/ha, hiệu suất đồng vốn thấp 0,63 lần. 3.4.2. Hiệu quả xã hội Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau: - Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm của các kiểu sử dụng đất. - Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất. - Hiệu quả của việc đầu tƣ tiền vốn trong sản xuất của các kiểu sử dụng đất. Giải quyết lao động nông nhàn và dƣ thừa trong nông nghiệp là một vấn đề lớn cần đƣợc quan tâm. Trong khi công nghiệp và dịch vụ chƣa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dƣ thừa đó thì phát triển nông nghiệp theo hƣớng đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. Hiện nay, tình trạng lao động nông nghiệp nông thôn bỏ quê đi tìm việc làm ở các thành phố là rất phổ biến, đặc biệt là lực lƣợng thanh niên tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao năng suất lao động, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực, củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp thông qua các kiểu sử dụng đất, chúng tôi tiến hành so sánh mức độ đầu tƣ lao động, hiệu quả kinh tế bình quân trên một ngày công lao động và hiệu quả đồng vốn của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 61 Bảng 3.9: Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả xã hội Hiệu quả của LUT Cao *** Số công lao động trên 1ha >500 Giá trị ngày công (nghìn đồng) >60 Hiệu suất đồng vốn (lần) >1,5 Khá ** 300-500 40 - 60 1- 1,5 Thấp * [...]... tài nguyên thiên nhiên và vấn đề phát triển bền vững Xuất phát từ mục tiêu nhƣ trên và căn cứ vào tình hình sử dụng đất, tiềm năng, vai trò của đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng, đề tài: Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã đƣợc lựa chọn để thực hiện 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng và đề xuất định. .. lý và sử dụng đất đồi núi tại địa bàn huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên để từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp cho phát triển nông lâm nghiệp bền vững 2.2 Mục tiêu cụ thể - Điều tra thu thập số liệu về đất đồi núi tại địa bàn huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên - Đánh giá đúng hiện trạng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên dựa trên các chỉ tiêu về quản lý sử dụng và đánh. .. đánh giá đất theo FAO - Đề xuất các định hƣớng quản lý và sử dụng chủ yếu nhằm phát triển bền vững đất đồi núi tại huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1 Ý nghĩa khoa học - Đánh giá đƣợc thực trạng đất đồi núi đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho các mô hình sử dụng đất bền vững đối với nhóm đất này - Xây dựng và định hƣớng một số loại hình (mô hình) quản lý và sử dụng đất. .. sử dụng và điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia đã đề ra nội dung, phƣơng pháp đánh giá, phân hạng tài nguyên đất đai của đất nƣớc mình nhƣng nhìn chung theo hai khuynh hƣớng: Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên nhằm xác định tiềm năng và mức độ thích hợp của đất đai với các mục đích sử dụng cụ thể; Đánh giá đất đai về mặt hiệu quả kinh tế trên một loại sử dụng đất nhất định Đến năm 1976, phƣơng pháp đánh giá. .. về đánh giá khả năng thích hợp đất đai cho từng đối tƣợng: đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nƣớc trời (1983), đánh giá đất cho nền nông nghiệp có tƣới (1985), đánh giá đất cho mục tiêu phát triển (1990), đánh giá đất cho đồng cỏ quảng canh (1991), đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác phục vụ quy hoạch sử dụng đất (1992) Điểm nổi bật của phƣơng pháp đánh giá đất đai theo FAO là coi trọng và quan... lớn trên 200; thảm thực vật dầy, độ che phủ cao chiếm chủ yếu là rừng thƣờng xanh Các xã ở vùng phía nam huyện địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều đồi và núi thấp, độ dốc thƣờng dƣới 150 m Đây là vùng địa hình mang tính chất của vùng trung du nhiều đồi, ít ruộng Từ phía bắc xuống phía nam huyện, độ cao giảm dần Do đó có thể thấy tiềm năng về đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng Đánh giá thực trạng và. .. cứu đất và hệ thống sử dụng đất nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ… 1.3.2 Các nghiên cứu về đất đồi núi Nghiên cứu sử dụng đất bền vững là vấn đề cấp thiết đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế vùng đồi núi Việt Nam Đất đồi núi Việt Nam có rất nhiều đặc thù do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và phƣơng thức sản xuất của địa phƣơng tạo nên Đất vùng đồi núi thƣờng có điều kiện địa. .. lƣợng đất, khung đánh giá sử dụng đất dốc bền vững, những tiêu chí cơ bản đánh giá tính bền vững đối với sử dụng đất đồi núi Việt Nam, phƣơng pháp nghiên cứu xói mòn, rửa trôi và thoái hoá đất dốc, phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng đất có sự tham gia của nông dân, phƣơng pháp nghiên cứu trên đồng ruộng của nông dân, ứng dụng kỹ thuật GIS (Geographical Information System) trong nghiên cứu sử dụng đất bền... loại đất khác nhau: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng ( đất xây dựng cơ sở hạ tầng, đất khu công nghiệp, đất thƣơng mại, du lịch, sinh thái, bảo tồn), đất đô thị, đất ven đô thị, đất an ninh quốc phòng, đất ở và hành chính nông thôn, đất chƣa sử dụng, đất hoang… + Đối với Việt nam: từ 1/7/2004 theo quy định của Luật đất đai 2003, đất đai đƣợc chia thành 3 loại: đất nông nghiệp, đất phi... sử dụng đất đồi núi 3.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ là cơ sở để giúp các nhà quản lý ở địa phƣơng chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hƣớng phát triển một nền nông nghiệp bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng và cải tạo nhóm đất đồi núi Xây dựng đƣợc một số mô hình sử dụng đất mang tính đặc thù của một huyện miền núi nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung ... lý trạng sử dụng đất địa bàn huyện Phú Lƣơng - Thực trạng sử dụng đất đồi núi địa bàn huyện Phú Lƣơng - Đánh giá hiệu sử dụng đất đồi núi địa bàn huyện Phú Lƣơng - Quan điểm sử dụng đất đồi núi. .. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lƣơng năm 2013 49 3.3 Thực trạng sử dụng đất đồi núi địa bàn huyện Phú Lƣơng 51 3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất đồi núi trồng rừng 51 3.3.2 Thực trạng sử dụng. .. địa bàn huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên - Đánh giá trạng đất đồi núi địa bàn huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên dựa tiêu quản lý sử dụng đánh giá đất theo FAO - Đề xuất định hƣớng quản lý sử dụng

Ngày đăng: 09/10/2015, 09:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan