Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại ninh bình và thanh hóa (TT)

27 691 0
Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại ninh bình và thanh hóa (TT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tên luận án:Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa 2. Thông tin về nghiên cứu sinh: Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Đức Huế Năm nhập học: 2009 Năm tốt nghiệp: 2015 Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62.62.01.10 Chức danh khoa học, học vị và tên người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh; TS. Ninh Thị Phíp Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 3. Giới thiệu luận án Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống cói; Nội dung 2: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cói bằng biện pháp tách mầm; Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón N, P, K đến sinh trưởng, phát triển của cói; Nội dung 4: Nghiên cứu kỹ thuật bón phân tăng năng suất, chất lượng cói; Nội dung 5: Xây dựng mô hình thử nghiệm kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. 4. Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án: Đãđánh giá được đặc điểm nông sinh học (rễ, thân, lá, hoa, hạt...), khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của giống cói Bông trắng và cói Bông Nâu. Đã nghiên cứu được một số biện pháp kỹ thuật để tăng hệ số nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng bằng biện pháp tách mầm:Sử dụng ruộng cói lưu gốc 23 năm tuổi để nhân giống; Ruộng cói được cắt éo 2 lầnvụ; Tách mầm vào vụ xuân, khi có 23 lá bao mầm và có đường kính từ 35mm; Chiều cao cắt mầm: 1530cm; Khi tách mầm để 2 dảnh dính liền nhaukhóm; Tách xong tiến hành trồng ngay hoặc có thể bảo quản trong điều kiện bóngmát tối đa 3 ngày; Cấy với khoảng cách: 2 hàng hẹp 15cm, 1 hàng rộng 30 cm và cây cách cây 25cm tương ứng với mật độ 40 câym2,kết hợp với sử dụng phân viên nén để bón cho hệ số nhân giống cao nhất đạt 11,50 13,95lầnvụ. Đã xác định được liều lượng thích hợp bón phân viên nén cho cói Cổ khoang bông trắng dạng đứng là: (100kg N + 60kg P2O5 + 30Kg K2O)ha tại Kim Sơn Ninh Bình và (130kgN + 90kg P2O5 + 60kg K2O)ha tại Nga Sơn Thanh Hóa.Toàn bộ lượng phân trên chia 2 lần bón với tỷ lệ 30:70 hoặc 50:50, lần 1 bón khi bắt đầu vụ chăm sóc, lần 2 bón cách lần một 30 ngày; bón bổ sung 60kg N trong vụ xuân và 40 kgN trong vụ mùa trước khi thu hoạch 25 ngày cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG ĐỨC HUẾ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÓI ĐANG TRỒNG PHỔ BIẾN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT CÓI TẠI NINH BÌNH VÀ THANH HOÁ Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62 62 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2015 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN TẤT CẢNH 2. TS. NINH THỊ PHÍP Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Ích Tân Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huệ Hội Giống cây trồng Phản biện 3: TS. Nguyễn Quang Hải Viện Thổ nhưỡng - Nông hoá Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi ....... giờ ....... phút, ngày ....... tháng ...... năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây cói có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt trong các làng nghề ở vùng nhiệt đới. Nhiều công dụng của cây cói như thân dùng dệt chiếu, thảm, làm các mặt hàng thủ công như làn, dép, mũ, võng, thừng, v.v. loại cói ngắn, xấu dùng lợp nhà, cói phế phẩm xay thành bột giấy làm bìa cứng, thân ngầm làm thuốc chữa bệnh. Sản phẩm cói không những tiêu thụ nội địa mà còn có giá trị xuất khẩu cao. Hiện nay, cói được trồng ở nhiều huyện ven biển thuộc 26 tỉnh thành trong cả nước. Trong đó vùng trồng cói Nga Sơn - Thanh Hóa và Kim Sơn - Ninh Bình đã trở thành làng nghề sản xuất cói với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng từ rất xa xưa. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 179 triệu USD hàng TCMN bằng nguyên liệu tự nhiên. Trong đó, mặt hàng sản xuất từ cói chiếm 10% tổng kim ngạch. Theo Nguyễn Tất Cảnh và Ngô Hương Trà (2006), ở các vùng trồng cói hiện nay có hai loài cói là cói Bông Trắng dạng đứng chiếm 80-90% và Bông Nâu chiếm 10-20%. Đây là hai giống cói dài nhất và có phẩm chất tốt nhất được trồng phổ biến hiện nay.Tuy nhiên, các giống này qua sản xuất nhiều năm đã có biểu hiện bị thoái hoá nên năng suất, chất lượng giảm và không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất chất lượng cói giảm như: giống cói bị suy thoái, bón phân, tưới nước chưa hợp lý, sâu bệnh xuất hiện ngày càng nhiều gây hại cho sản xuất.... Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có các giải pháp hữu ích để giải quyết. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này góp phần giải quyết các vấn đề trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá đặc điểm nông, sinh học của một số mẫu giống cói đang được trồng phổ biến nhằm xác định mẫu giống cói triển vọng và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng mẫu giống cói triển vọng đó. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu, năng suất, chất lượng của ba mẫu giống cói Cổ khoang Bông trắng dạng đứng (CKBTDĐ), Cổ khoang Bông trắng dạng xiên (CKBTDX) và Bông nâu (BN). - Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng biện pháp tách mầm và bón phân viên nén để đạt hệ số nhân giống, năng suất, chất lượng cao cho giống cói triển vọng. 3. Những đóng góp mới của luận án Nghiên cứu chi tiết về đặc điểm hình thái, giải phẫu, khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và năng suất, chất lượng của ba mẫu giống cói CKBTDĐ, CKBTDX, BN. Từ đó xác định được cói CKBTDĐ là mẫu giống ưu thế. Nghiên cứu một cách hệ thống kỹ thuật nhân giống cói CKBTDĐ bằng biện pháp tách mầm cho hệ số nhân giống cao để phục vụ sản xuất. Đề tài đã xác định được liều lượng phân bón phù hợp và kỹ thuật bón phân viên nén cho cói CKBTDĐ tại Kim Sơn - Ninh Bình, Nga Sơn - Thanh Hóa đạt năng suất, chất lượng cao, tiết kiệm phân bón và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài cung cấp các dữ liệu khoa học một cách hệ thống về đặc điểm 1 nông sinh học và biện pháp kỹ thuật trồng trọt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cói nói chung, giống cói Cổ khoang bông trắng dạng đứng nói riêng, là tài liệu tham khảo có giá trị cho nghiên cứu, giảng dạy về cây cói trong các cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực nông nghiệp. 4.2. Ý́ nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các nhà khoa học, người sản xuất phân biệt được rõ ràng hơn những đặc điểm nông, sinh học của cói Bông trắng và Bông nâu, hai giống đang được trồng phổ biến ở nước ta, đồng thời góp phần xây dựng quy trình nhân giống và thâm canh cói đạt năng suất, chất lượng cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng nước lợ ven biển và tăng thu nhập cho người sản xuất cói. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học tiến hành trên giống cói Bông trắng (Cyperus malaccensis tagetiformis Roxb) với 2 dạng đứng và xiên và cói Bông nâu (Cyperus malaccensis Corymbosus Rottb), những giống đang được trồng phổ biến tại các vùng trồng cói của Việt Nam. - Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng trọt (nhân giống, bón phân) chỉ tiến hành trên giống cói Cổ khoang bông trắng dạng đứng. - Đề tài tập trung nghiên cứu tại vùng cói Kim Sơn - Ninh Bình và Nga Sơn Thanh Hóa, hai vùng cói trọng điểm của Việt Nam có điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội thuận lợi cho việc phát triển cói. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cói trên thế giới và ở Việt Nam Trên thế giới mặc dù cây cói phân bố rộng rãi khắp nơi, nhưng hiện nay các vùng lãnh thổ, các nước có sản xuất và làm hàng thủ công mỹ nghệ từ cói cũng như nguyên liệu thay thế được biết đến là: Iran, Irăc, Trung Quốc, Nhật Bản. Vùng Nhiệt đới châu Á có các nước Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam.... 1.2. Tình hình sản xuất các giống cói ở một số vùng tại Việt Nam Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. (1996), Hoàng Văn Nghiệp (1980) ở nước ta loài cói trồng trọt phổ biến là cói Bông trắng và cói Bông nâu. Loài cói Bông trắng có năng suất và phẩm chất tốt hơn. Cói Bông trắng gồm hai dạng hình: dạng đứng và dạng xiên. 1.3. Nguồn gốc và phân bố của cây cói Cây cói có xuất sứ từ vùng Đông nam Á, sau đó được mở rộng ra phía Tây tới Irắc Ấn Độ, phía bắc tới Nam Trung Quốc, phía Nam tới châu Úc và Indonesia. 1.4. Phân loại thực vật Cói có tên phổ biến tiếng Anh là Shichito matgrass, thuộc lớp thực vật một lá mầm (Monocotyledones hay Liliopsida) gồm cả cói trồng và cói mọc hoang dại thuộc chi cói (Cyperus), họ cói(Cyperaceae), bộ cói (Cyperales). Họ cói có khoảng 95 chi với 3800 loài, phân bố rộng rãi khắp nơi, đặc biệt là ở vùng ôn đới và hàn đới. 1.5. Đặc điểm sinh học cây cói 1.5.1. Đặc điểm nảy mầm của thân ngầm Cói là thực vật sống lưu gốc, thân ngầm tồn tại trong đất, mỗi mắt đốt trên thân ngầm thường mang một mầm ngủ. Khi gặp điều kiện thuận lợi, các mầm ngủ nảy mầm và phát triển thành nhánh. 1.5.2. Đặc điểm quá trình đâm tiêm và đẻ nhánhcủa cây cói Đâm tiêm là giai đoạn đầu của đẻ nhánh. Từ mầm thứ nhất của thân ngầm sẽ mọc 2 ra 2 nhánh, 2 nhánh mọc ra từ 1 thân ngầm sẽ tạo thành 2 ngọn. Khi nhánh nhô lên khỏi mặt đất từ 5 - 20cm, các lá mác vẫn chưa xòe ra được gọi là cói đâm tiêm. 1.5.3. Đặc điểm vươn cao của cói Sau khi nhánh đã có lá mác vượt qua 10cm khỏi lá bẹ, thân cói bắt đầu vươn cao. Tốc độ vươn cao của thân cói khi gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ cao, mưa nhiều) có thể đạt 3-6 cm/ngày. Thời gian vươn cao kể từ lúc nhánh xuất hiện đến khi thân ngừng sinh trưởng kéo dài từ 30-45 ngày. 1.5.4. Đặc điểm ra hoa và chín Cói chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn. Mầm hoa hình thành ở kẽ lá mác, phía đầu thân khí sinh. Đối với cói vụ chiêm ở miền Bắc, cói ra hoa rộ từ tháng 5 đến trung tuần tháng 6 thì lụi dần. Còn cói vụ Mùa ra hoa rộ vào tháng 8 đến trung tuần tháng 9 thì bắt đầu lụi. Hoa cói phơi màu và chín theo kiểu vô hạn từ dưới lên trên. Hoa đầu tiên và hoa cuối cùng trên bông thường ra cách nhau 9-10 ngày. 1.6. Kết quả nghiên cứu về sinh thái của cây cói 1.6.1. Nhiệt độ Phạm vi chịu đựng của cói với yếu tố nhiệt độ là khá rộng có thể biến động từ o 12 C - 35oC, nhưng nhiệt độ thích ứng cho sự sinh trưởng, phát triển là từ 22-280C. 1.6.2. Ánh sáng Cói là cây ngày ngắn, nhưng không phản ứng chặt với quang chu kỳ. Sự ra hoa không phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng trong ngày. Cói là cây ưa sáng. Cói cần nhiều ánhsáng ở thời kỳ đẻ nhánh, sau khi đâm tiêm và lá mác đã xòe. 1.6.3. Gió Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thông không khí, điều hòa độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa của cây. Gió mùa đông bắc, gió heo may ảnh hưởng làm cói mau tàn, mau xuống bộ. 1.6.4. Yêu cầu về nước và độ mặn Nước cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây cói. Trong cây cói trồng, nước chiếm từ 80-88%, do vậy nước là nhu cầu quan trọng để cói sinh trưởng và phát triển. Nếu ở thời kỳ đẻ nhánh, bị hạn hay úng cói sẽ đẻ nhánh kém. Ruộng cói không đảm bảo mật độ nên năng suất giảm. 1.6.5. Yêu cầu về đất Cói trồng được trên nhiều loại đất: đất mặn, đất ngọt, chân cao, chân trũng, bãi ven sông, ven biển. Nhưng thích hợp nhất là trồng trên đất phù sa, màu mỡ, vùng ven biển hoặc ven sông nước lợ, độ sâu tầng đất từ 40 - 50cm trở lên pH từ 6-7, độ mặn từ 0,1-0,2%, thoát nước. 1.7. Những kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây lấy sợi Theo tác giả Feihu Liu và cs., 2013, phân bón có tác dụng tích cực đến tăng năng suất và chất lượng của các cây lấy sợi. Đối với cây lấy sợi (Đay, lanh...) phân đạm ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng và năng suất đay. N có tác dụng làm sợi đay dài hơn. Những nghiên cứu của Hazandy và cs., 2009 cũng cho kết quả tương tự. Ngược lại nhu cầu về lân không lớn. Trong khi đó Kali có vai trò quan trọng có thể giúp cải thiện chất lượng sợi. 1.8. Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng cói trên thế giới và ở Việt Nam 1.8.1. Những nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cói trên thế giới Những nghiên cứu về cây cói nói chung và phân bón cho cói nói riêng trên thế giới 3 còn rất hạn chế. Đa số những nghiên cứu chỉ tập trung dưới góc độ, cói là loài cây xâm lấn. Nghiên cứu mới nhất của Rong Xiao et al., 2011, về thay đổi các chất trong đất mặn ven biển, nơi có loài cói Cyperus malaccensis sinh sống, tại vùng có thủy triều lên xuống ngày 2 lần, đã làm thay đổi tính chất lý hóa học của đất tại miền Nam Trung Quốc. 1.8.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cói ở Việt Nam Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. (1996) nguyên tắc bón phân cho cói là kết hợp phân chuồng và phân hóa học, bón cân đối các loại phân N, P, K coi trọng bón lót và bón thúc thích hợp với các thời kì sinh trưởng của cói. Kết quả điều tra nông hộ cho thấy, trước năm 2000, nguồn phân chính bón cho cói là phân chuồng và phân đạm urê. Từ năm 2000 lại đây cơ bản cói không được bón phân chuồng mà chủ yếu là bón phân vô cơ (ròi) hoặc phân NPK các loại. Trong các loại phân trên đạm được bón với lượng rất cao mà chưa chú trọng tới P, K nên năng suất cũng như chất lượng cói chưa cao (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2010). 1.8.3. Những nghiên cứu khác về cây cói ở trên thế giới và Việt Nam Theo Nguyễn Tất Cảnh và cs., (2008) thì phương pháp tưới nước có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của phân bón. Hiện nay để nhân nhanh các dòng giống quý, sạch bệnh, bảo quản dài hạn nguồn gen và cũng là phương tiện trao đổi giống an toàn, có thể nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy invitro (Nguyễn Thị Phương Thảo và cs., 2011). 1.9. Cơ sở khoa học và thực tiễn nhân giống cói bằng phương pháp tách mầm Rễ cây cói có đặc điểm được mọc ra từng đợt xung quanh thân ngầm, thân ngầm mọc dài trước, rễ mọc dài sau rễ lúc non mầu trắng, khi già chuyển sang mầu nâu hồng, khi chết mầu đen. Thân ngầm vừa giữ chức năng của thân vì có mắt có khả năng nẩy mầm, vừa giữ chức năng tích lũy và dự trữ nhánh hút và thân ngầm dùng để nhân giống vô tính. Mỗi thân ngầm có 4 mầm: mầm 1 và 2 luôn luôn ở trạng thái hoạt động mầm 3 và 4 ở trạng thái ngủ được lá vẩy và lá bẹ bảo vệ. Trong điều kiện ngoại cảnh bất lợi (ngập nước, nồng độ muối cao ...) mầm 1 và 2 bị hại, mầm 3 và 4 được bảo toàn, khi có điều kiện thuận lợi lại phát triển tốt. 1.10. Cơ sở khoa học bón phân viên nén cho cói Chu kì kinh doanh của cói kéo dài trong khoảng 5 năm. Từ năm thứ hai đất trồng cói trở nên rắn chắc hơn do sự phát triển mạnh của bộ rễ cói và do kỹ thuật canh tác theo phương thức tưới tràn, tháo kiệt và tàn dư cây cói để lại (bổi cói). Khi bón phân (đạm và kali) vãi ở trên bề mặt các chất dinh dưỡng rất khó đi xuống lớp đất phía dưới, nơi ít chịu ảnh hưởng của tác động rửa trôi và bay hơi nên hiệu quả sử dụng phân bón cho cói rất thấp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho cói, qua đó tiết kiệm được lượng phân bón, nâng cao hiệu quả kinh tế trong trồng cói, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cần nghiên cứu và sản xuất loại phân viên chuyên dụng cho cói. Loại phân này cần đáp ứng: 1) là loại phân chậm tan, giải phóng từ từ các chất dinh dưỡng cho cói; 2) rất ít hoặc không bị rửa trôi theo dòng nước khi rút nước ra khỏi ruộng cói để tránh cho cói khỏi bị “chân cua” ảnh hưởng xấu đến chất lượng cói; 3) bón được trên mặt ruộng cói. Để đáp ứng được 3 yêu cầu trên, Học viên Nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu thành công dạng phân viên nén bón cho nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa, ngô và bước đầu thử nghiệm bón phân viên nén cho cây cói (Đào Ngọc Chính, 2009; Ngô Thị Lộc, 2010) đã cho quả tốt, nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng phân. Chính vì vậy, 4 nghiên cứu dạng phân viên nén cho cây cói là giải pháp công nghệ hữu ích làm giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 1.11. Nhận xét chung về các kết quả nghiên cứu và định hướng nghiên cứu Các nghiên cứu về cói còn khá ít, trong sản xuất người dân chủ yếu sử dụng phân hóa học bón với lượng lớn, bón không cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng và bón theo phương pháp bón vãi kết hợp với phương pháp tới nước cho cói “Tưới tràn, tháo kiệt” đã dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón thấp, lượng phân dư thừa làm ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước, sâu bệnh tăng nhiều. Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu Gồm 2 giống cói: Cổ khoang bông trắng (CKBT) và cói Bông nâu (BN). Trong đó giống cói Cổ khoang bông trắng gồm 2 mẫu: Cổ khoang Bông trắng dạng đứng (CKBTDĐ) và Cổ khoang bông trắng dạng xiên (CKBTDX). Đây là những giống đang được trồng phổ biến trong sản xuất cói tại Kim Sơn và Nga Sơn hiện nay. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Thời gian nghiên cứu Từ năm 2009 đến 2013. 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu Các thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành tại Kim Sơn - Ninh Bình và Nga Sơn Thanh Hóa. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nội dung 1: Đánh giá đặc điểm nông sinh học, khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và năng suất, chất lượng của các mẫu giống cói. - Nội dung 2: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cói Cổ khoang bông trắng dạng đứng bằng biện pháp tách mầm. - Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón N, P, K đến năng suất, chất lượng cói Cổ khoang bông trắng dạng đứng. - Nội dụng 4: Nghiên cứu kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang bông trắng dạng đứng. - Nội dung 5: Xây dựng mô hình thử nghiệm kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang bông trắng dạng đứng. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Bố trí thí nghiệm Đề tài gồm 21 thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện trong cả điều kiện vụ Xuân và vụ Mùa tại 2 địa điểm nghiên cứu là Kim Sơn - Ninh Bình và Nga Sơn - Thanh Hóa (trừ thí nghiệm 16, 18, 20, 21 chỉ tiến hành tại Kim Sơn - Ninh Bình). Tất cả các thí nghiệm (trừ thí nghiệm 10) đều được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), với 3 lần nhắc lại (Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng, 2006). 2.4.1.1. Nội dung 1: Đánh giá đặc điểm nông sinh học, khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và năng suất, chất lượng của các mẫu giống cói - Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và năng suất, chất lượng của các mẫu giống cói TN gồm 3 công thức (CT): CT1: Cói CKBTDĐ; CT2: Cói CKBTDX; CT3: Cói BN.Tất cả các công thức TN được lấy giống ở những ruộng cói 2 năm tuổi. Mật độ cấy 40 cây/khóm (cấy 2 dảnh/khóm với khoảng cách 20 x 25cm), chiều cao cắt mầm là 30 cm. 5 Quy trình bón phân áp dụng cho thí nghiệm: - Tại Kim Sơn, Ninh Bình bón: (200kgN + 60kgP2O5 + 30kgK2O)/ha - Tại Nga Sơn, Thanh Hóa bón: (260kgN + 90kgP2O5 + 60kgK2O)/ha. Toàn bộ lượng phân được bón thành nhiều đợt: + Bón lót: (100% P2O5 + 10% N + 50% K2O)/ha sau khi phát éo. + Bón thúc lần 1: 25% N/ha sau bón lót 20 ngày. + Bón thúc lần 2: (30% N + 50% K2O)/ha sau bón thúc lần 1: 15 ngày. + Bón thúc lần 3: 35kg N/ha trước khi thu hoạch 25 ngày. Cách bón: tất cả các loại phân trên kể được bón vãi đều trên mặt ruộng. 2.4.1.2. Nội dung 2: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng bằng biện pháp tách mầm. Gồm 11 TN (từ TN2 đến TN12), được thực hiện trên cả 2 địa điểm nghiên cứu. Diện tích mỗi ô TN là 5 m2 (kích thước: 2 x 2,5 m). - Lượng phân bón áp dụng cho tất cả các TN ở cả 2 địa điểm nghiên cứu là: (130 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha. Trong tổng số (130 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha bón (90 kg N + 40 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha dưới dạng phân viên nén NPK (16 : 7 : 12) còn lại (40 kg N + 20 kg P2O5)/ha bón dưới dạng phân rời (đạm Urê và Supe lân). - Kỹ thuật bón phân: + Bón lót: (90 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha. (Trong 60 kg P2O5 có 40 kg ở dạng phân viên nén NPK (16:7:12) và 20 kg ở dạng phân rời supe lân). + Bón thúc: 40 kg N ở dạng urê trước thu hoạch 20 - 25 ngày. + Cách bón: Phân viên nén được bón dúi sâu 7 - 8 cm so với mặt ruộng với khoảng cách 27 x 27 cm; Phân lân (Supe phốt phát Lâm Thao) và đạm Urê được bón rải đều trên mặt ruộng. Riêng công thức bón phân rời ở thí nghiệm 10 thời gian bón như sau: Bón lót: 10% N + 100% P2O5 + 50% K2O;Bón thúc đợt 1: 25% N sau bón lót 20 ngày;Bón thúc đợt 2: 30% N + 50% K2O sau lần 1: 15 ngày;Bón thúc đợt 3: 35% N còn lại trước thu hoạch 25 ngày. + Mầm cói của các TN được lấy trên ruộng cói CKBTDĐ hai năm tuổi (trừ TN2, tuổi mầm được lấy trên các ruộng có độ tuổi như các công thức thí nghiệm đã quy định); + Chiều cao mầm: 30 cm (trừ TN4, chiều cao của mầm như các công thức trong TN); + Cấy 2 dảnh /khóm (trừ TN5 cấy số dảnh/khóm theo các công thức đã định); + Khoảng cách cấy 20 x 25 cm (20 khóm/m2) (trừ TN10 và TN11 trồng theo khoảng cách các công thức trong TN); + Mầm cói tách xong đem cấy ngay trong ngày (trừ TN7 thời gian cấy sau khi tách mầm như quy định của các công thức). Các thí nghiệm cụ thể như sau: - Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cây giống đến hệ số nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Thí nghiệm gồm 5 CT: CT1: 1 năm; CT2: 2 năm; CT3: 3 năm; CT4: 4 năm; CT5: 5 năm. - Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức tách mầm cói đến hệ số nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Thí nghiệm gồm 2 CT:CT1: Cây giống để cả cụm (2 dảnh/cụm) (Đối chứng);CT2: Cây giống tách rời từng dảnh (trồng 2 dảnh/khóm). - Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao cắt thân khí sinh cói đến hệ số nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 6 Thí nghiệm gồm 5 CT:CT1: cao 5cm; CT2: cao 15 cm; CT3: cao 30 cm; CT4: cao 45 cm; CT5: không cắt (Đ/c). - Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng số dảnh cấy/khóm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Thí nghiệm gồm 5 công thức:CT1: 2 dảnh/khóm (Đối chứng); CT2: 4 dảnh/khóm; CT3: 6 dảnh/khóm; CT4: 8 dảnh/khóm; CT5: 10 dảnh/khóm. - Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quản cây giống đến khả nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Tách trồng ngay (Đ/c); CT2: Bảo quản 3 ngày; CT3: Bảo quản 7 ngày; CT4: Bảo quản 10 ngày. Mầm cói được bảo quản trong điều kiện thường (che nắng, giữ ẩm bằng lá chuối). - Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ tách mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 3 công thức: CT1: tách mầm và cấy ngày 28/2 (Đ/c); CT2: tách mầm và cấy ngày 30/6; CT3: tách mầm và cấy ngày 30/10. -Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi mầm (số lá bao mầm) đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Thí nghiệm gồm 5 công thức:CT1: Tách mầm khi cây có 1 lá bao;CT2: Tách mầm khi cây có 2 lá bao (Đ/c);CT3: Tách mầm khi cây có 3 lá bao; CT4: Tách mầm khi cây có 4 lá bao;CT5: Tách mầm khi cây có 5 lá bao. - Thí nghiệm9: Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính (ĐK) mầm cói khi tách đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Thí nghiệm gồm 5 công thức: CT1: ĐK mầm 2 mm;CT2: ĐK mầm 3 mm (Đ/c); CT3: ĐK mầm 4mm; CT4: ĐK mầm 5 mm; CT5: ĐK mầm 6 mm. - Thí nghiệm10: Nghiên cứu ảnh hưởng của dạng phân bón và mật độ đến hệ số nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Thí nghiệm gồm 02 nhân tố được bố trí theo phương pháp Split-plot design. Nhân tố chính là mật độ (ô nhỏ), nhân tố phụ là dạng phân bón (P1: Phân rời và P2: Phân viên nén) với 3 lần nhắc lại:MĐ1: 150 cây/m2; MĐ1: 80 cây/m2; MĐ3: 50 cây/m2; MĐ4: 40 cây/m2 (đ/c). - Thí nghiệm11: Ảnh hưởng của khoảng cách hàng rộng hàng hẹp đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Thí nghiệm gồm 3 CT với 3 lần nhắc lại:CT1: Hàng x hàng 25cm, cây cách cây 20cm (Đ/c); CT2: Hai hàng hẹp (15cm), 1 hàng rộng (30cm), cây cách cây (25 cm); CT3: Hai hàng hẹp (15cm), 1 hàng rộng (40cm), cây cách cây (20 cm). Cấy 2 dảnh/khóm. Cố định mật độ 40 cây/m2. -Thí nghiệm12: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt éo đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Không cắt lá (Đối chứng); CT2: Cắt éo 1 lần (trước khi cây ra hoa); CT3: Cắt éo 2 lần (sau trồng 1 tháng và trước ra hoa); CT4: Cắt éo 3 lần (sau trồng 1 tháng, sau trồng 2 tháng, trước khi ra hoa). 2.4.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón N, P, K đến năng suất, chất lượng cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng - Thí nghiệm 13: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón dưới dạng viên nén đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. 7 Thí nghiệm gồm 5 công thức tương ứng với 5 mức bón đạm: 0; 100; 130; 160; 190 kg N/ha trên nền phân (60 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha. Trong đó công thức 0 kgN/ha làm đối chứng. - Thí nghiệm 14: Nghiên cứu ảnh hưởng lượng lân bón dạng viên nén đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 4 công thức tương ứng với 4 mức lân: 0; 30; 60; 90 kg P2O5/ha trên nền phân (100 kg N + 60 kg K2O)/ha ở Kim Sơn và (130 kg N + 60 kg K2O)/ha ở Nga Sơn. Trong đó: Công thức bón: 0 kg P2O5/ha làm đối chứng. - Thí nghiệm 15: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali bón dạng viên nén đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 4 công thức tương ứng với 04 mức bón kali: 0; 30; 60; 90 kg K2O/ha trên nền phân (100 kg N + 60 kg P2O5)/ha đối với thí nghiệm tại Kim Sơn và (130 kg N + 90 kg P2O5)/ha đối với thí nghiệm tại Nga Sơn. Trong đó công thức bón 0 kg K2O/ha làm đối chứng. Các thí nghiệm được tiến hành trên ruộng cói CKBTDĐ 2 năm tuổi. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2 (kích thước 2 x 5m). Toàn bộ lượng phân viên nén ở các công thức thí nghiệm được bón dúi sâu 7-8cm so với mặt ruộng, khoảng cách các viên phân là 27 x 27cm, vào thời điểm bắt đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt đầu ngọn cói cũ ở độ cao 50cm). 2.4.1.4. Nội dụng 4: Nghiên cứu kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Gồm 6 thí nghiệm (từ TN16 -TN21). Các thí nghiệm được tiến hành trên ruộng cói CKBTDĐ 2 năm tuổi. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2 (kích thước 2 x 5m). - Thí nghiệm 16: Ảnh hưởng của các dạng phân bón đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 3 công thức: CT1: Không bón phân (đ/c); CT2: Bón phân đơn vãi trên bề mặt; CT3: Bón phân dạng viên nén theo phương pháp dúi sâu (7 - 8 cm). Ở CT2 và CT3 bón với lượng phân như nhau: (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha. Ở CT2 bón phân đơn: Bón lót toàn bộ phân lân (dạng Super lân) và Kali (dạng Kali clorua); Bón thúc phân đạm urê 4 lần, mỗi lần bón cách nhau 15 ngày. Lần 1 bón sau khi tiêm mọc mầm. Ở CT3 bón phân viên nén: phân được bón dúi sâu 7 - 8 cm so với mặt ruộng với khoảng cách 27 x 27cm. Toàn bộ phân viên nén được bón lót 1 lần vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt đầu ngọn cói cũ ở độ cao 50cm). - Thí nghiệm 17: Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón NPK phối hợp dạng viên nén đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 8 công thức: STT Công thức 1 2 3 4 N 1P1K1 N 1P1K2 N 1P2K1 N1P2K2 Mức bón (kg/ha) 100-60-60 100-60-30 100-90-60 100-90-30 STT Công thức 5 6 7 8 N2P1K1 N2P1K2 N2P2K1 N2P2K2 8 Mức bón (kg/ha) 130-60-60 130-60-30 130-90-60 130-90-30 Phân viên nén được bón dúi sâu 7 - 8 cm so với mặt ruộng với khoảng cách 27 x 27 cm. Tất cả lượng phân trên được bón 1 lần vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt đầu ngọn cói cũ ở độ cao 50cm). - Thí nghiệm 18: Ảnh hưởng của phương thức bón phân viên nén đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 3 công thức: CT1: Không bón (Đ/c); CT2: Bón phân viên nén dúi sâu; CT3: Bón phân viên nén trên bề mặt. Lượng phân viên nén bón ở CT2 và CT3 là như nhau: (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha. Toàn bộ lượng phân bón ở CT2 và CT3 bón 1 lần vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt đầu ngọn cói cũ ở độ cao 50cm). Chỉ khác ở CT2 phân viên nén được bón dúi sâu 7 - 8cm, còn ở CT3 là bón vãi trên bề mặt ruộng. - Thí nghiệm 19: Ảnh hưởng của số lần và tỷ lệ các lần bón phân viên nén đến năng suất, chất lượng cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 4 công thức:CT1: Không bón phân (Đ/c); CT2: Bón 100% phân viên nén 1 lần vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt cói cũ ở độ cao 50 cm);CT3: Lần 1: bón 50% lượng phân viên nén vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt cói cũ ở độ cao 50 cm); Lần 2: bón 50% lượng phân viên nén còn lại (sau lần 1: 30 ngày);CT4: Lần 1: bón 30% lượng phân viên nén vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt cói cũ ở độ cao 50 cm); Lần 2: bón 70% lượng phân viên nén còn lại (sau lần 1: 30 ngày). Các công thức được bón với lượng phân (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha cho thí nghiệm tại Kim Sơn và (130 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha cho thí nghiệm tại Nga Sơn. - Thí nghiệm 20: Nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách giữa 2 lần bón phân viên nén đến năng suất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Không bón (đối chứng); CT2: Khoảng cách giữa 2 lần bón: 10 ngày; CT3: Khoảng cách giữa 2 lần bón: 20 ngày; CT4: Khoảng cách giữa 2 lần bón: 30 ngày. Tất cả các công thức thí nghiệm đều được bón với lượng phân (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha. Cách bón: Lần 1: bón 50% phân viên nén vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt đầu ngọn cói cũ ở độ cao 50cm); Lần 2 bón nốt 50% lượng phân viên nén còn lại. - Thí nghiệm 21: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón bổ sung trước khi thu hoạch đến năng suất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm có 6 công thức: Công thức Lượng N bón bổ sung Công thức Lượng N bón bổ sung (kg N/ha) (kg N/ha) CT1 0 (đ/c) CT4 60 CT2 20 CT5 80 CT3 40 CT6 100 Tất cả các công thức đều được bón với nền phân: (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kgK2O)/ha. 9 Lần 1: bón 50% phân viên nén vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt đầu ngọn cói cũ ở độ cao 50cm); Lần 2: bón nốt 50% lượng phân viên nén còn lại cách lần một 30 ngày; Lần 3: bón thúc lượng đạm bổ sung ở các công thức dưới dạng đạm urê rời (46%N) vào thời điểm trước khi thu hoạch 25 ngày. 2.4.2. Xây dựng môhình thử nghiệm kỹ thuật bón phân viên nén cho cóiCổ khoang Bông Trắng dạng đứng MH1: Bón phân viên nén; MH2 (ĐC1): Bón phân đơn theo phương pháp tuyền thống. 2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi - Chỉ tiêu đặc điểm thực vật học, sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng cói, khả năng nhân giống, chống đổ và chống chịu sâu bệnh được thực hiện theoNguyễn Tất Cảnh (2010). - Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của mô hình: thực hiện theoPhạm Tiến Dũng và Vũ Đình Tôn (2013). 2.4.4. Phương pháp tính toán và phân tích kết quả thí nghiệm Số liệu các thí nghiệm được phân tích thống kê theo chương trình Excel và phân tích phương sai bằng phần mềmIRRISTAT 5.0. - Sử dụng công thức thống kê sinh học để xử lý số liệu đã thu được: n n + Tính trung bình mẫu: x  x i 1 n n + Tính độ lệch chuẩn: s  (x i 1 i i ;+ Tính phương sai: s2   (x i 1 i  x) 2 n 1 ;  x) 2 n 1 .Trong đó: S2: là phương sai; S: là độ lệch chuẩn; xi: là giá trị quan sát thứ i; n: là dung lượng mẫu. + Tính hệ số biến động: CV %  x là số bình quân mẫu; s  100 x + Tính giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa tại mức ý nghĩa : LSD= t;Edf* S d . Trong đó: t: giá trị t lý thuyết tra từ bảng t với độ tự do bằng độ tự do của sai số; Sd là sai số chuẩn của sai khác trung bình. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống cói 3.1.1. Đặc điểm hình thái của các mẫu giống cói 3.1.1.1. Đặc điểm hình thái thân khí sinh và lá của các mẫu giống cói Đặc điểm hình thái thân khí sinh và lá là những chỉ tiêu quan trọng để phân biệt giống. Các giống khác nhau có đặc điểm hình thái thân khí sinh và lá khác nhau (bảng 3.1). Mẫu giống CKBTDX có chiều cao thân khí sinh cao nhất đạt 174,7 ± 6,31cm, 10 thấp nhất là mẫu giống BN chỉ đạt 158,7 ± 3,66 cm và đứng ở giữa là mẫu giống cói CKBTDĐ đạt 170,5 ± 6,46cm. Chiều cao thân khí sinh, số tiêm hữu hiệu càng lớn thì năng suất và phẩm cấp của cói càng cao. Dạng tiêm của mẫu giống CKBTDĐ và BN giống nhau là dạng đứng,còn của mẫu giống cói CKBTDX có dạng tiêm xiên,dạng tiêm đứng giúp cói tiếp kiệm được diện tích đất và tận dụng tối đa được ánh sáng mặt trời, do đó có thể nâng cao được mật độ tiêm/m2 - là tiền đề để tăng năng suất cói. Tiết diện thân khí sinh của mẫu giống CKBTDĐ và BN có hình tam giác hơi tròn,còn của mẫu giống CKBTDX là hình tam giác ba cạnh. Những giống có thân khí sinh tròn giúp người sản xuất dễ dàng hơn trong quá trình chẻ cói và sợi cói đồng đều hơn so với cói có thân hình tam giác ba cạnh. Các mẫu giống cói có đường kính thân khí sinh chênh lệch không đáng kể. Trong đó mẫu giống cói BN có đường kính nhỏ nhất: 4,9±0,39mm; lớn nhất là của mẫu giống cói CKBTDX: 6,9±0,62mm; tiếp sau đó là đường kính thân khí sinh của mẫu giống cói CKBTDĐ: 5,2 ± 0,44 mm. Giống có đường kính thân khí sinh càng nhỏ thì thân cói càng đanh, sợi cói càng dai và bền. Cả 3 mẫu giống cói tham gia nghiên cứu đều có 3 lá bắc, các lá này cùng có màu xanh, không có cuống và phiến hình dải hẹp. Tuy nhiên kích thước lá bắc của các mẫu giống cói có sự khác nhau tương đối rõ. Lá bắc của cói CKBTDX có kích thước lớn nhất (dài 13,3 ± 0,95 cm, rộng 0,70 ± 0,04 cm), trong khi đó lá bắc của cói Bông nâu có kích thước nhỏ nhất (chiều dài khoảng 5,9 ± 0,57 cm, chiều rộng khoảng 0,5 ± 0,04 cm). Còn lá bắc của giống cói CKBTDĐ có chiều dài dao động trong khoảng 9,4 ± 0,55 cm và chiều rộng 0,5 ± 0,04cm. Lá bắc càng lớn khả năng quan hợp để tổng hợp nên các chất hữu cơ càng lớn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cây cói sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Cói CKBTDX có chiều dài lá bao thân lớn nhất dao động trong khoảng 15,4±0,80cm, thứ hai là cói CKBTDĐ đạt 9,2±0,61cm và nhỏ nhất là của cói BN dao động trong khoảng 8,5 ± 0,5cm. Chiều dài lá bao thân của cói CKBTDĐ và CKBTDX dài hơn của cói BN nên gốc thân khí sinh của hai giống này luôn có màu trắng còn gốc thân khí sinh của cói BN có màu nâu. Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái thân khí sinh, lá của các mẫu giống cói Giống cói Đặc điểm Tên khoa học Chiều cao thân khí sinh (cm) Dạng tiêm Màu sắc thân khí sinh Tiết diện thân khí sinh Đường kính thân khí sinh(mm) Số lá bắc Chiều dài lá bắc (cm) Chiều rộng lá (cm) Màu sắc lá Đặc điểm hình dạng lá Chiều dài lá bao thân (cm) CKBTDĐ CKBTDX Cyperus malaccensis tagetiformis Roxb 170,5 ± 6,46 174,7 ± 6,31 Tiêm đứng Tiêm xiên Xanh bóng Xanh đậm, bóng Tam giác hơi tròn Tam giác ba cạnh 5,2 ± 0,44 6,9 ± 0,62 3 3 9,4 ± 0,55 13,3 ± 0,95 0,6 ± 0,04 0,7 ± 0,04 Xanh Xanh Không có cuống Không có cuống lá, lá, phiến lá hình phiến lá hình dải dải hẹp hẹp 9,2 ± 0,61 15,4 ± 0,80 11 BN Cyperus malaccensis corymbosus Rottb 158,7 ± 3,66 Tiêm đứng Xanh vàng bóng Tam giác hơi tròn 4,9 ± 0,39 3 5,9 ± 0,57 0,5 ± 0,04 Xanh Không có cuống lá, phiến lá hình dải hẹp 8,5 ± 0,58 3.1.1.2. Đặc điểm hoa và hạt của các mẫu giống cói Cả 3 mẫu giống cói đều có hoa dạng bông chùm. Tuy nhiên, có sự khác nhau về: màu sắc, kích thước, góc độ nở hoa, thời gian ra hoa, số gié/hoa và số hoa/bông. Trong khi cói CKBTDĐ và CKBTDX hoa có màu vàng xám,thì cói BN lại có màu nâu xám. Mẫu giống CKBTDX có chiều dài bông lớn nhất đạt (18,7±1,12cm), ngắn nhất là BN (8,7 ± 0,96cm), còn của mẫu giống CKBTDĐ là 12,5 ± 1,21 cm. Cói CKBTDĐ và CKBTDX cùng ra hoa từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 (vụ chiêm), từ cuối tháng 8 đến trung tuần tháng 9 (vụ Mùa), cói BN ra hoa muộn hơn vào khoảng giữa tháng 6 (vụ chiêm) và giữa tháng 9 (vụ Mùa). Vì vậy, muốn bón phân thúc để tăng chiều cao của cói CKBTDĐ và CKBTDX ta phải bón sớm vào đầu tháng 5 đối với cói vụ chiêm và đầu tháng 8 đối với cói vụ Mùa,còn đối với cói BN ta có thể bón muộn hơn vào trung tuần đến cuối tháng 5 đối với cói vụ chiêm và bón vào trung tuần đến cuối thang 8 đối với cói vụ Mùa. Thời gian thu hoạch cói CKBTDĐ, CKBTDX có thể diễn ra cùng một thời điểm và sớm hơn cói BN khoảng 15 ngày trong cả hai vụ chiêm và mùa. Góc độ nở hoa của CKBTDX lớn nhất là 95,7 ± 3,57°, sau đó đến CKBTDĐ (77,7 ± 2,92°) và cuối cùng là Bông nâu (59,7 ± 3,68°). Mỗi bông hoa đều có từ 3 - 4 gié lớn, 6 - 7 gié nhỏ, tuy nhiên số lượng hoa trên mỗi bông lại có sự khác nhau rất lớn: CKBTDX có số hoa/bông lớn nhất khoảng 4514 ± 314,2 hoa/bông; Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng: 3592 ± 430,6 hoa/bông; của mẫu giống Bông nâu là 2472 ± 285,4 hoa/bông. Hạt của cả 3 mẫu giống cói đều có hình trứng thuôn dài vớikhối lượng 1000 hạt tương đương nhau dao động từ 126,0 ± 3,69mg (cói CKBTDĐ, cói Bông nâu) đến 127,0 ± 3,46 mg (cói CKBTDX). 3.1.2. Đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ của các mẫu giống cói Thân và rễ là hai bộ phận chính của cây trồng.Đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ là những chỉ tiêu quan trọng của giống có liên quan đến quá trình hút và vận chuyển vật chất trong cây. Thông qua đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ có thể biết được đặc điểm sinh lý, khả năng sinh trưởng của giống để từ đó tác động các biện pháp phù hợp nhằm thu được năng suất, chất lượng cao nhất. Kết quả nghiên cứu đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ của các mẫu giống cói được thể hiện qua bảng 3.2. Bảng 3.2. Đặc điểm hình thái giải phẫu thân khí sinh và rễ của các mẫu giống cói Giống cói CKBTDĐ CKBTDX BN Đặc điểm - Đặc điểm giải phẫu thân khí sinh + Số lượng bó mạch to 55,4±3,80 84,6±3,80 34,7±2,00 + Số lượng bó mạch nhỏ 307,4±10,20 347,9±11,50 160,6±6,50 + Chiều dài bó mạch to 137,5±0,67 148,1±0,76 118,8±0,52 + Sắp xếp bó mạch Lộn xộn Lộn xộn Lộn xộn - Đặc điểm giải phẫu rễ + Số lượng khoảng gian bào 6,8±0,56 6,6±0,60 7,1±0,63 + Chiều dài từ tâm - biểu bì 167,5±1,75 179,4±1,82 297,5±2,44 + Chiều dài tia mạch 124,4±1,77 127,5±1,85 248,1±3,36 Số lượng bó mạch to, nhỏ của các mẫu giống cói chênh lệch nhau khá lớn, lớn nhất là của giống cói CKBTDX tiếp đến là cói CKBTDĐ và thấp nhất là cói BN. Những mẫu giống có số lượng bó mạch nhiều và lớn có khả năng vận chuyển nước và dinh dưỡng tốt 12 hơn nên sinh trưởng, phát triển nhanh hơn mẫu giống có số lượng bó mạch ít và nhỏ. Như vậy, có thể khẳng định giống CKBTDX và CKBTDĐ sinh trưởng mạnh hơn giống cói BN. Nếu số lượng khoảng gian bào, chiều dài từ tâm đến biểu bì, chiều dài tia mạch càng lớn thì rễ càng lớn, xốp và thời gian tồn tại của rễ trong đất càng ngắn. Ngược lại, nếu số lượng khoảng gian bào, chiều dài từ tâm đến biểu bì cũng như chiều dài tia mạch càng nhỏ thì rễ càng nhỏ, chắc và thời gian tồn tại của rễ trong đất càng dài. Như vậy có thể kết luận rằng: Cói Bông Nâu có rễ to, xốp và thời gian tồn tại của rễ trong đất ngắn hơn rễ của mẫu giống cói CKBTDX và cói CKBTDĐ. 3.1.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng suất, chất lượng của một số mẫu giống cói tại Kim Sơn, Ninh Bình và Nga Sơn, Thanh Hóa 3.1.3.1. Chiều cao và đường kính thân khi sinh của các mẫu giống cói Chiều cao và đường kính thân khí sinh là một chỉ tiêu quan trọng quyến định đến năng suất, phẩm cấp của cói. Chiều cao đường kính thân khí sinh phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác. Nhưng ở cùng điều kiện canh tác như nhau chiều cao, đường kính thân khí sinh khác nhau là do giống quyết định. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.3. Bảng 3.3. Chiều cao và đường kính thân khí sinh của các mẫu giống cói Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hóa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Mẫu giống Chiều Đường Chiều Đường Chiều Đường Chiều Đường cao kính cao kính cao kính cao kính (cm) (mm) (cm) (mm) (cm) (mm) (cm) (mm) a b a b a b a CKBTDĐ 172,2 5,27 170,1 5,21 174,1 5,68 172,1 5,61b CKBTDX 176,4a 6,33a 174,1a 6,26a 178,4a 7,09a 176,4a 7,06a BN (Đ/c) 161,6b 5,09b 158,1b 4,94b 162,0b 5,10c 160,7b 4,96b LSD0,05 11,53 0,52 10,21 0,70 11,12 0,56 11,02 0,79 CV (%) 3,0 4,0 2,7 5,3 2,9 5,7 2,9 5,9 Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05. Giống BN có chiều cao thấp nhất chỉ đạt từ 158,1 - 162,0 cm, lớn nhất là của giống CKBTDX đạt từ 174,1 - 178,4 cm. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Chiều cao thân khí sinh của giống CKBTDĐ đạt từ 170,1- 174,1cm, không có sự khác biệt so với giống CKBTDX nhưng cao hơn hẳn so với giống cói BN ở mức ý nghĩa 0,05. Mẫu giống cói BN có chiều cao thân khí sinh thấp nên không thích hợp cho việc sản xuất chiếu mà thường dùng để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như dép, làn, mũ… Hai mẫu giống cói còn lại có chiều dài thân khí sinh lớn nên rất thích hợp cho việc sản xuất chiếu cói. Qua hai vụ (xuân, mùa) giống CKBTDX có đường kính thân lớn nhất: 6,33 mm; 6,25 mm (Kim Sơn) và 7,09 mm; 7,06 mm (Nga Sơn). Trong khi đó giống BN có đường kính thân nhỏ nhất: 5,09 mm; 4,94 mm (Kim Sơn) và 5,10 mm; 4,96 mm (Nga Sơn). Những giống có đường kính thân nhỏ thì cây cói đanh, chắc, sợi cói nhỏ bền và đẹp hơn những giống có đường kính thân lớn. 3.1.3.2. Khả năng chống chịu của các mẫu giống cói * Mức độ nhiễm sâu đục thân:Mẫu giống CKBTDX có mật độ sâu đục thân cao nhất (18,1 - 20,1 con/m2); thấp nhất là mẫu giống cói BN (12,7 - 14,1 con/m2); của mẫu giống cói CKBTDĐ là 12,8 - 14,6 con/m2. 13 * Mức độ nhiễm bệnh Đốm vàng: Ở giai đoạn cói chín mẫu giống cói bị nhiễm nặng nhất là CKBTDX (8,00% trong điều kiện vụ Xuân tại Nga Sơn đến 9,33% trong điều kiện vụ Mùa tại Kim Sơn), tiếp đến là mẫu giống cói BN (6,78% đến 8,67%), bị nhiễm thấp nhất là mẫu giống cói CKBTDĐ (5,67% đến 6,67%). Như vậy, khả năng chống chịu bệnh đốm vàng của các giống là rất tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cói sinh trưởng, phát triển và cho năng suất lớn. * Khả năng chống đổ của các mẫu giống cói: Cói CKBTDX có khả năng chống đổ thấp nhất do chiều cao thân khí sinh cao nhất sau đó tới giống CKBTDĐ đổ ở mức trung bình và giống BN chỉ bị đổ nhẹ. 3.1.3.3. Số tiêm hữu hiệu, năng suất, phẩm cấp, chất lượng của các mẫu giống cói a) Số tiêm hữu hiệu và năng suất của các mẫu giống cói Số lượng tiêm cói hữu hiệu trên một đơn vị diện tích là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất của cói. Năng suất, là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến giá trị và sự tồn tại của giống trong sản xuất. Tổng số tiêm nhiều, tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao sẽ cho năng suất lớn. Năng suất, khả năng đâm tiêm, tỷ lệ tiêm hữu hiệu phụ thuộc vào bản chất của giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác… Trong cùng một điều kiện canh tác như nhau khả năng đâm tiêm, tỷ lệ tiêm hữu hiệu, năng suất khác nhau là do giống quyết định. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.4. Bảng 3.4. Số tiêm hữu hiệu và năng suất của các mẫu giống cói Mẫu giống CKBTDĐ CKBTDX BN LSD0,05 CV (%) Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hóa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Số tiêm Năng suất Số tiêm Năng suất Số tiêm Năng suất Số tiêm Năng suất hữu hiệu thực thu hữu hiệu thực thu hữu hiệu thực thu hữu hiệu thực thu (tiêm) (tấn/ha) (tiêm) (tấn/ha) (tiêm) (tấn/ha) (tiêm) (tấn/ha) 704a 562b 661a 77,3 5,0 9,181a 8,214b 8,025b 0,7066 3,4 694a 555b 652a 81,0 5,3 9,044a 8,103b 7,920b 0,6207 3,2 760a 608b 734a 73,2 4,8 9,916a 9,044b 8,936b 0,7521 3,7 750a 598b 724a 90,3 5,8 9,788a 8,887b 8,810b 0,8005 3,9 Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05. * Số tiêm hữu hiệu: Tại thời điểm thu hoạch mẫu giống cói CKBTDĐ và BN có số tiêm hữu hiệu không có sự khác biệt nhưng cao hơn hẳn so với cói CKBTDX ở độ tin cậy 95%. Cụ thể: số tiêm hữu hiệu của cói CKBTDĐ biến động từ694 tiêm/m2 (vụ Mùa - Kim Sơn) đến 760 tiêm/m2 (vụ Xuân - Nga Sơn); của cói BN biến động từ652 tiên/m2 (vụ Mùa - Kim Sơn) đến 734 tiêm/m2 (vụ Xuân - Nga Sơn); của mẫu giống CKBTDX dao động từ555 tiêm/m2 (vụ Mùa - Kim Sơn) đến 608 tiêm/m2 (vụ Xuân - Nga Sơn). * Năng suất thực thu:Mẫu giống cói CKBTDĐ cho năng suất thực thu cao nhất đạt: 9,181 tấn/ha (vụ Xuân); 9,044 tấn/ha (vụ Mùa) tại Kim Sơn và 9,916 tấn/ha (vụ Xuân); 9,788 tấn/ha trong điều kiện vụ Mùa tại Nga Sơn. Cao hơn hẳn so vơi các mẫu giống khác ở độ tin cậy 95%. Mẫu giống CKBTDX có chiều cao vượt trội nhưng khả năng đâm tiêm kém và số tiêm hữu hiệu thấp, trong khi đó cói BN khả năng đâm tiêm và số tiêm hữu hiệu cao nhưng chiều cao cây thấp nên hai mẫu giống này có năng suất tương đương nhau đạt: 8,214 tấn/ha và 8,025 tấn/ha (vụ Xuân); 8,103 tấn/ha và 7,920 tấn/ha (vụ Mùa) tại Kim Sơn; 9,044 tấn/ha và 8,936 tấn/ha (vụ Xuân); 8,887 tấn/ha và 8,810 tấn/ha (vụ Mùa) tại Nga Sơn. 14 b) Phẩm cấp, chất lượng của các mẫu giống cói Giống CKBTDX có tỷ lệ cói loại 1 cao nhất dao động từ 35,25% (vụ Mùa tại Kim Sơn) đến 39,25% (vụ Xuân tại Nga Sơn) nhưng tỷ lệ cói loại 2 (35,22 - 39,45%) và hàm lượng Xenlulose (37,0 - 39,5%) thấp nhất. Ngược lại, cói Bông Nâu cho hàm lượng Xenluloza cao nhất (44,95- 49,70%) tỷ lệ cói loại 2 khá cao (40,05 - 41,15%) nhất nhưng không có cói loại 1. Chỉ có cói CKBTDĐ vừa cho cói loại 1 (31,45-34,81%), cói loại 2 (37,93- 47,11%) và có hàm lượng Xenlulose khá cao (41,94-45,07%). Do đó có thể khẳng định cói CKBTDĐ cho phẩm cấp và chất lượng tốt hơn cói CKBTDX và cói BN. Như vậy, qua kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy giống CKBTDĐ có những đặc điểm nổi trội so với hai giống cùng tham gia nghiên cứu đó là: khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe; năng suất, phẩm cấp, chất lượng cao; khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ tốt. Vì vậy, đề tài đã chọn giống CKBTDĐ để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo. 3.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cói bằng biện pháp tách mầm 3.2.1. Ảnh hưởng của của tuổi ruộng cây cói đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Cây cói lấy giống từ ruộng cói 1 năm có số mầm cói thấp nhất. Nguyên nhân là do ở ruộng cói 1 năm, diện tích đất còn trống nhiều nên mầm cói sinh trưởng, phát triển theo chiều ngang nên hệ số nhân giống thấp. Còn ở tuổi ruộng cói trên 3 năm diện tích đất trống ít, đất chặt nên số lượng mầm cói hình thành ít hơn. Vì vậy, chọn mống cói ở tuổi ruộng cói 2-3 năm có diện tích đất trống, độ chặt vừa phải cho hệ số nhân giống cao nhất (11,75 - 13,82 lần/vụ), cao hơn hẳn so với ruộng cói ở độ tuổi khác ởđộ tin cậy 95%. 3.2.2. Ảnh hưởng của của phương thức tách mầm đến khả năng nhân giống cóiCổ khoang Bông Trắng dạng đứng Sử dụng cây giống để 2 dảnh dính liền nhau (CT1) để cấy cho tổng số tiêm: 737 tiêm/m2 (Kim Sơn); 747 tiêm/m2 (Nga Sơn), tỷ lệ tiêm hữu hiệu: 73,08% (Kim Sơn); 73,22% (Nga Sơn) và hệ số nhân: 13,45 lần/vụ (Kim Sơn); 13,68 lần/vụ (Nga Sơn) cao hơn hẳn so với cây giống tách rời thành 2 rảnh riêng rẽ (CT2) ở mức có ý nghĩa 0,05. 3.2.3. Ảnh hưởng của chiều cao cắt thân khí sinh đến khả năng nhân giống của Cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Chiều cao cắt thân khí sinh có ảnh hưởng đến số tiêm và tỷ lệ tiêm hữu hiệu nên ảnh hưởng đến hệ số nhân giống cói. Chiều cao cắt thân cói 15 - 30cm cho hệ số nhân cao nhất đạt 12,94-13,64 lần/vụ cao hơn hẳn so với các công thức khác ở độ tin cậy 95%. 3.2.4. Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Hệ số nhân cao nhất ở CT1 (cấy 2 dảnh/khóm) đạt 12,67 - 12,89 lần/vụ cao hơn hẳn các công thức khác ở độ tin cậy 95%, tiếp đến là CT2 (cấy 4 dảnh/khóm) đạt 6,55 6,66 lần/vụ và thấp nhất là CT5 (cấy 10 dảnh/khóm) chỉ đạt 2,24 - 2,28 lần/vụ.Như vậy, hệ số nhân giống giảm khi tăng số dảnh cấy/khóm và thể hiện khá rõ khi tăng từ 4-10 dảnh/khóm, khả năng đâm tiêm càng giảm mạnh là do có sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng giữa các tiêm cói. Cấy với số dảnh thấp (2 dảnh/khóm), cây cói đâm tiêm và sinh trưởng khỏe hơn vì giữa các tiêm cói ít phải cạnh tranh nhau về dinh dưỡng và ánh sáng. 3.2.5. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản cây giống đến khả năng nhân giống cóiCổ khoang Bông Trắng dạng đứng Thời gian bảo quản cây giống có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, khả 15 năng nhân giống của cây cói. Tách mầm cói sau đó trồng ngay hoặc tối đa bảo quản đến 3 ngày giúp cói sinh trưởng, đâm tiêm khỏe, tỷ lệ tiêm hữu hiệu là cao. Từ đó cho hệ số nhân giống từ 12,88- 13,69 lần/vụ cao hơn hẳn so với các công thức khác ở độ tin cậy 95%. 3.2.6. Ảnh hưởng của thời vụ tách mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Tách mầm và cấy vào vụ Xuân cây cói sinh trưởng, đâm tiêm khỏe, tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao nên cho hệ số nhân giống từ 13,45 - 13,95 lần/vụ cao hơn hẳn so với tách vào vụ Mùa và vụ thu ở độ tin cậy 95%. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết khí hậu vụ Xuân thích hợp nhất cho cây cói sinh trưởng và phát triển. 3.2.7. Ảnh hưởng của tuổi mầm (số lá bao) đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Khi sử dụng cây giống có 2 - 3 lá bao mầm (CT2 và CT3) để trồng hệ số nhân giống cao nhất dao động từ 11,96 - 13,40 lần/vụ cao hơn hẳn các CT khác ở mức có ý nghĩa 0,05.Tách mầm cói khi cây còn quá non 1 lá mầm hoặc đã già 4- 5 lá bao mầmcây cói sinh trưởng, đâm tiêm giảm và dẫn đến hệ số nhân giống giảm. 3.2.8. Ảnh hưởng của đường kính mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Khi tách mầm cói có đường kính từ 3, 4, 5 mm cho tổng số tiêm, tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao nhất, cao hơn hẳn so với mầm tách có đường kính 2mm và 6 mm ở độ tin cậy 95%. Do đó, hệ số nhân của 3 công thức này cũng đạt cao nhất (12,45 - 13,18 lần/vụ) cao hơn so với các công thức còn lại ở mức có ý nghĩa 0,05.Như vậy, tách mầm nhỏ (quá non) hay lớn (quá già) đều ảnh hưởng không tốt đến khả năng nhân giống của cói. 3.2.9. Ảnh hưởng của dạng phân bón và mật độ trồng đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Năng suất cói cao hay thấp ngoài các yếu tố đã nghiên cứu ở trên như tuổi mầm, đường kính mầm… chúng còn phụ thuộc vào mật độ và phân bón. Cả hai yếu tố này có tương tác với nhau, giúp cói sinh trưởng, phát triển, đạt năng suất cao. Bảng 3.5. Ảnh hưởng tương tác của dạng phân bón và mật độ trồng đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hoá Dạng Mật độ Tổng Tiêm Hệ số Tổng Tiêm Hệ số 2 phân (cây/m ) số tiêm hữu hiệu nhân giống số tiêm hữu hiệu nhân giống 2 2 2 (tiêm/m ) (tiêm/m ) (lần/vụ) (tiêm/m ) (tiêm/m2) (lần/vụ) 150 653a 534a 3,60f 659a 540a 3,60g 80 644b 524a 6,60e 654a 532a 6,70f P1 50 635c 524a 10,50d 642b 530a 10,60d 40 628d 500c 12,50b 638b 510b 12,80b 150 669a 558a 3,70f 675a 563a 3,80g 80 655b 559a 7,00e 662b 566a 7,10e P2 50 641c 564a 11,30c 647c 570a 11,40c 40 632d 519b 13,00a 642c 527b 13,20a LSD0,05 6,5 19,2 0,314 7,7 20,2 0,393 CV% 6,0 3,7 2,0 4,5 3,7 5,1 Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05. 16 Sử dụng dạng phân lót dạng phân viên nén cho hệ số nhân giống cao hơn hẳn so với sử dụng phân rời ở độ tin cậy 95%. Nguyên nhân, do phân viên nén chậm tan ưu tiên cung cấp từ từ các chất dinh dưỡng cho cây cói, hạn chế đến mức tối đa việc thất thoát phân bón, nâng cao hiệu quả sử dụng so với phân rời từ đógiúp cây cói có đủ dinh dưỡng để đẻ nhánh làm tăng tổng số tiêm, số tiêm hữu hiệu dẫn đến tăng hệ số nhân giống của cói. Trồng cói với khoảng cách khác nhau cho hệ số nhân khác nhau. Hệ số nhân giống cao nhất ởmật độ 40 cây/m2 12,80 lần/vụ (Kim Sơn) và 13,00 lần/vụ (Nga Sơn). Hệ số nhân giảm dần khi mật độ trồng tăng lên. Ảnh hưởng tương tác của phân bón và mật độ trồng đến hệ số nhân giống là không rõ ràng ở mật độ trồng 150 và 80 cây/m2 nhưng lại có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mật độ trồng 40 và 50 cây/m2. Cùng mật độ trồng40 và 50 cây/m2nhưng công thức bón phân viên nén cho hệ số nhân giống (11,30 -13,00 lần/vụ tại Kim Sơn và 11,40 -13,20 lần/vụ tại Nga Sơn) cao hơn hẳn so với công thức bón phân rời (10,50 -12,50 lần/vụ tại Kim Sơn và 10,60 -12,80 lần/vụ tại Nga Sơn) ở độ tin cậy 95%. Như vậy, hệ số nhân giống cao nhất ở công thức cũng ở CT bón phân viên nén + Trồng cói với mật độ 40 cây/m2 tại Kim Sơn (13,00 lần/vụ); tại Nga Sơn (13,20 lần/vụ) cao hơn các công thức khác ở độ tin cậy 95%. 3.2.10. Ảnh hưởng của khoảng cách hàng rộng hàng hẹp đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Tổng số tiêm, tỷ lệ tiêm hữu hiệu, hệ số nhân ở các công thức khác nhau là khác nhau. CT2(hai hàng hẹp 15cm, 1 hàng rộng 30cm, cây cách cây 25 cm) cho hệ số nhân giống (13,4 - 13,7 lần/vụ) cao hơn so hẳn với các CT1(hàng cách hàng 25cm, cây cách cây 20 cm) và CT3 (hai hàng hẹp 15cm, 1 hàng rộng 40cm, cây cách cây 20 cm) ở cùng mức sai khác có ý nghĩa 0,05. 3.2.11. Ảnh hưởng của số lần cắt éo đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Khi tăng số lần cắt éo từ 1 lần(CT2) đến 2 lần (CT3) tổng số tiêm và hệ số nhân giống có xu hướng tăng lên, sau đó giảm ở 3 lần cắt (CT4). Cụ thể ở CT3 (cắt éo 2 lần) cho hệ số nhân giống cao nhất(11,3 lần/vụ tại Kim Sơn; 11,5 lần/vụ tại Nga Sơn) cao hơn hẳn các công thức khác ở độ tin cậy 95%. Nguyên nhân là do khi cắt éo hạn chế tăng trưởng chiều cao, kích thích cói đâm tiêm, đẻ nhánh làm tăng số lượng tiêm. Nhưng khi tăng số lần cắt lên 3 lần làm giảm khả năng quang hợp của cây trồng 1 thời gian dài. Làm cây cói yếu và khả năng đẻ nhánh kém. 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón N, P, K đến năng suất, chất lượng cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đám bón dưới dạng viên nén bón cho cói Đạm là yếu quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của cói. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.6. Khi bón đạm ở mức 160N trong điều kiện vụ Xuân và vụ Mùa ở cả 2 địa điểm nghiên cứu đều cho năng suất thực thu và năng suất cói loại 1 là cao nhất. 17 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của lượng đạm bón dạng viên nén đến năng suất và phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Vụ Xuân Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hóa Công NS cói Năng suất Năng suất Năng suất Tỷ số Tỷ số thức loại 1 thực thu cói loại 1 thực thu tươi/khô tươi/khô (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) 0N 1,490b 5,960b 4,90 1,470c 5,870c 4,84 a a b b 100N 2,860 7,700 5,03 2,890 7,730 5,00 130N 3,060a 8,260a 5,18 3,400a 8,560a 5,13 a a a a 160N 3,130 8,470 5,33 3,510 8,850 5,30 a a a a 190N 3,080 8,040 5,84 3,350 8,470 5,72 LSD0,05 0,3093 0,8500 0,329 0,6600 CV% 6,0 11,4 6,0 5,4 Vụ Mùa Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hóa Công NS cói NS NS cói NS Tỷ số Tỷ số thức loại 1 thực thu loại 1 thực thu tươi/khô tươi/khô (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) 0N 1,380b 5,550b 5,07 1,350c 5,490c 4,95 a a b b 100N 2,400 7,550 5,16 2,430 7,600 5,14 a a a a 130N 2,580 7,860 5,35 2,850 8,160 5,31 a a a a 160N 2,660 8,070 5,53 2,950 8,450 5,42 a a a a 190N 2,520 7,640 5,86 2,770 7,940 5,58 LS0,05 0,3312 0,6500 0,2374 0,4437 CV% 13,7 11,9 16,6 10,2 Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05. Tại Kim Sơn, năng suất cói đạt cao nhất tại mức bón 160N/ha nhưng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05 so với mức bón 100, 130 và 190N/ha. Tại Nga Sơn, năng suất cói đạt cao nhất tại mức bón 160N/ha không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05 so với mức bón 130 và 190N/ha, tiếp theo là ở mức bón 100N và thấp nhất ở công thức đối chứng. Như vậy,lượng bón đạm thích hợp dưới dạng viên nén ở Kim Sơn là 100N/ha và tại Nga Sơn là 130N/ha. 3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng lượng lân bón dạng viên nén đến năng suất và phẩm chất cóiCổ khoang Bông Trắng dạng đứng Năng suất và chất lượng cói có phản ứng với mức lân bón, tăng lượng lân bón làm tăng năng suất và phẩm cấp cói. Tại Kim Sơn, năng suất đạt được ở mức bón 60kg P2O5/ha cao hơn ở mức bón 30kg P2O5/ha và ít có sự sai khác so với mức lân bón 90kg P2O5/ha. Tại Nga Sơn, năng suất đạt được cao nhất ở mức bón 90kg P2O5/ha và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với năng suất đạt được ở các mức bón 60kg và 30kg P2O5/ha. 18 3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng Kali bón dạng phân viên nén đến năng suất và chất lượng cói Bón kali dạng viên nén có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, năng suất và phẩm cấp cói như làm tăng khả năng đẻ nhánh, ra tiêm và hình thành tiêm hữu hiệu, tăng chiều cao cây và các chỉ tiêu sinh trưởng khác và tăng năng suất cói. Mức bón kali thích hợp cho cói ở Kim Sơn là 30 kg K2O/ha, ở Nga Sơn là 60 kg K2O/ha. 3.4. Nghiên cứu kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 3.4.1. Ảnh hưởng của các dạng phân bón đến năng suất, chất lượng của cói Phân bón có tác dụng giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt đạt năng suất cao. Song việc sử dụng bón các dạng phân khác nhau cũng dẫn tới sự sinh trưởng và năng suất cây trồng không giống nhau. Vì vậy, việc lựa chọn dạng phân bón nào là tốt nhất để đạt hiệu quả cao nhất là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất, chất lượng cói được thể hiện qua bảng 3.7. Bảng 3.7. Ảnh hưởng của dạng phân bón khác nhau đến năng suất, chất lượng cóiCổ khoang Bông Trắng dạng đứng Vụ Xuân Vụ Mùa NS thực NS thực Công thức NS cói loại Tỷ số NS cói loại Tỷ số thu thu 1 (tấn/ha) tươi/khô 1 (tấn/ha) tươi/khô (tấn/ha) (tấn/ha) CT1 0,000c 4,887c 4,80 0,000c 4,840c 4,73 b b b b CT2 2,173 7,470 5,00 2,300 7,220 4,94 a a a a CT3 3,030 8,550 5,20 3,000 8,300 5,18 LSD0,05 0,1235 0,5892 0,100 0,546 CV% 3,1 3,7 2,5 3,6 Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05. Ở các công thức có bón phân (CT2, CT3) cho năng suất, tỷ lệ cói loại 1 cao hơn hẳn so với CT1: Không bón phân (đối chứng) ở mức có ý nghĩa 0,05. Năng suất cói khô thu được ở công thức bón phân viên nén (CT3) đạt cao nhất là 8,550 tấn/ha (vụ Xuân) và 8,300 tấn/ha (vụ Mùa), sai khác ở mức đáng tin cậy 95% so với công thức bón phân đơn. Công thức bón phân viên nén cũng cho tỷ lệ cói loại 1cao hơn hẳn so với công thức bón phân đơn ở độ tin cậy 95%. 3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón NPK phối hợp đến năng suất và chất lượng cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng nói chung và của cói nói riêng. Tuy nhiên việc bón phân cho cây sẽ mang lại hiệu quả cao nhất nếu bón cân đối giữa N, P, K. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón NPK phối hợp đến năng suất và chất lượng cói để tìm ra công thức bón tốt nhất là rất cần thiết.Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.8. 19 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các công thức bón NPK phối hợp đến năng suất và chất lượng cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Vụ Xuân Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hóa Công thức NS cói loại NS thực thu Tỷ số NS cói loại NS thực thu Tỷ số 1 (tấn/ha) (tấn/ha) tươi/khô 1 (tấ/ha) (tấn/ha) tươi/khô a a b b N1P1K1 3,124 8,447 4,83 3,380 8,513 4,70 a a b b N 1P1K2 3,066 8,287 4,71 3,343 8,423 4,68 a a b b N 1P2K1 3,121 8,433 4,82 3,420 8,617 4,75 N1P2K2 3,078a 8,317a 4,61 3,392b 8,543b 4,45 a a b b N2P1K1 3,245 8,767 5,12 3,532 8,897 5,03 a a b b N2P1K2 3,232 8,737 5,19 3,522 8,873 5,09 a a a a N2P2K1 3,320 8,973 5,04 4,101 10,333 5,00 N2P2K2 3,284a 8,877a 5,10 3,615b 9,107b 5,07 LSD0.05 0,2718 0,7053 0,2942 0,6900 CV% 4,9 4,7 4,7 4,4 Vụ Mùa Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hóa Công thức NS cói loại NS thực thu Tỷ số NS cói loại NS thực thu Tỷ số 1 (tấn/ha) (tấn/ha) tươi/khô 1 (tấ/ha) (tấn/ha) tươi/khô a a bc bc N1P1K1 2,749 8,333 4,88 2,951 8,460 4,75 a a c c N 1P1K2 2,720 8,243 4,76 2,905 8,320 4,72 a a bc bc N 1P2K1 2,783 8,433 4,85 2,971 8,513 4,80 a a bc bc N1P2K2 2,742 8,313 4,66 2,958 8,480 4,51 a a bc bc N2P1K1 2,842 8,613 5,17 3,087 8,844 5,07 a a bc bc N2P1K2 2,835 8,593 5,21 3,060 8,770 5,12 a a a a N2P2K1 2,946 8,927 5,10 3,555 10,187 5,05 a a b b N2P2K2 2,876 8,713 5,13 3,136 8,990 5,09 LSD0.05 0,2357 0,6857 0,2040 0,5809 CV% 4,8 4,6 3,8 3,8 Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05. Ở Kim Sơn - Ninh Bình so sánh giữa 2 công thức có năng suất thực thu chênh lệch nhau nhiều nhất là N2P2K1 (130N: 90P2O5 : 60K2O) (năng suất thực thu 8,973 tấn/ha -vụ Xuân và 8,927 tấn/ha -vụ Mùa) với công thức N1P1K2 (100N:60P2O5:30K2O)(năng suất thực thu đạt 8,287 tấn/ha - vụ Xuân và 8,243 tấn/ha - vụ Mùa) cũng không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,05. Ngược lại, ở Nga Sơn - Thanh Hóa ở công thức N2P2K1 (130N : 90P2O5: 60K2O) cho năng suất thực thu cao nhất đạt 10,333 tấ/ha (vụ Xuân) và 10,187 tấn/ha (vụ Mùa) cao hơn hẳn các công thức khác ở độ tin cậy 95% (bảng 3.8). Như vậy bón phân ở mức: (100 kg N + 60 kg P2O5+ 30 kg K2O)/ha tại Kim Sơn NinhBình và (130 kg N + 90 kg P2O5+ 60 kg K2O)/ha tại Nga Sơn - Thanh Hóa cho hiệu quả tốt nhất. 20 3.4.3. Nghiên cứu phương pháp bón phân viên nén phù hợp cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.8 cho thấy bón phân viên nén dúi sâu 7-8 cm so với mặt ruộng cho năng suất cao hơn hẳn so với bón phân rời ở cùng mức bón ở độ tin cậy 95%. Tuy nhiên khi bón phân viên nén dúi sâu lại có nhược điểm là tốn nhiều công lao động để bón phân dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Do đó, để khắc phục hạn chế này đề tài đã tiến hành thí nghiệm so sanh giữa phương pháp bón phân viên nén dúi sâu với phương bón vãi trên bề mặt nhằm tìm được phương pháp bón tốt nhất cho phân viên nén để vừa đạt năng suất cao vừa tiết kiệm được chi phí công lao động. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.9. Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phương pháp bón phân viên nén đến năng suất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Năng suất cói loại 1 Năng suất thực thu (tấn/ha) (tấn/ha) Công thức Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa b b b CT1 0,000 0,000 4,931 4,847b CT2 3,083a 2,833a 8,676a 8,457a CT3 3,063a 2,780a 8,620a 8,317a LSD0,05 0,1845 0,1586 0,8418 0,5955 CV (%) 4,0 3,7 5,0 3,7 Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05. Công thức có bón phân (CT2, 3) cho năng suất, tỷ lệ cói loại 1, loại 2 cao hơn hẳn so với không bón phân (đối chứng). Năng suất cói khô thu được ở CT2 bón phân viên nén dúi sâu đạt cao nhất là 8,475 tấn/ha (vụ Xuân) và 8,354 tấn/ha (vụ Mùa), nhưng không có sự sai khác với CT3 bón phân viên nén trên bề mặt. Như vậy, bón phân viên nén phương thức bón vãi trên bề mặt cho năng suất và hiệu quả sử dụng đạm tương đương với phương thức bón dúi sâu. Mặt khác, việc bón phân viên nén trên bề mặt đã giúp cho các cây cói được cung cấp dinh dưỡng đồng đều hơn so với phương thức bón sâu. Từ đó, có thể khẳng định phương thức bón phân viên nén vãi trên bề mặt là phương thức được lựa chọn do tiết kiệm được công lao động bón và chủ động được trong việc bón phân. 3.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần và tỷ lệ các lần bón phân viên nén đến năng suất cóiCổ khoang Bông Trắng dạng đứng Công thức bón chia làm 2 lần (bón 50:50 và 30:70) cho năng suất cao nhất. Công thức bón 50:50 cho năng suất thực thu 9,046 tấn/ha (Kim Sơn), 9,111 tấ/ha (Nga Sơn) còn công thức bón 30:70 có năng suất là 9,089 tấ/ha (Kim Sơn), 9,141 tạ/ha (Nga Sơn). Giữa hai công thức này không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa 0,05, nhưng cao hơn hẳn so với công thức bón 1 lần và công thức không bón ở độ tin cậy 95%. Như vậy, có thể khẳng định bón phân viên nén ném đều trên mặt ruộng theo cách chia 2 lần bón với tỷ lệ: 50:50 hoặc 30:70 đã hạn chế được sự thất thoát phân bón hơn so với cách bón 1 lần ngay từ đầu vụ, vì vậy nâng cao được hiêu quả sử dụng phân bón dẫn đến cho năng suất cói cao nhất. 21 3.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách giữa 2 lần bón phân viên nén đến năng suất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Năng suất thực thu của CT3 (khoảng cách giữa 2 lần bón 30 ngày) cho năng suất cói loại 1 và năng suất thực thu cao nhất đạt 9,250 tấn/ha (vụ Xuân) và 9,130 tấn/ha (vụ Mùa) cao hơn hẳn CT bón cách nhau 20 ngày, 10 ngày và CT đ/c ở độ tin cậy 95%. 3.4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón thúc bổ sung trước khi thu hoạch đến năng suất, chất lượng cói Trong vụ Xuân, công thức bón bổ sung 60 kgN/ha cho năng suất 9,93 tấn/ha tấn/ha tương đương với công thức bón bổ sung 80 kgN/ha nhưng cao hơn hẳn các công thức khác ở độ tin cậy 95%. Trong vụ Mùa,năng suất cói đạt cao nhất tại mức bón bổ sung 60kg N (9,480 tấn/ha), không có sự sai khác thống kê so với năng suất đạt được ở mức bón 80kg N (9,300 tấn/ha) và 40kg N (9,030 tấn/ha), tiếp theo là mức bón 100kg N (8,940 tấn/ha), 20N (8,610 tấn/ha) và thấp nhất ở công thức không bón bổ sung 0kg N (8,130 tấn/ha). Như vậy, có thể khẳng định mức đạm bón thúc bổ sung trước khi thu hoạch 25 ngày trong vụ Xuân 60kgN và 40kgN/ha trong vụ Mùa là phù hợp nhất. 3.5. Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về phân bón và cách bón phân cho cói, đề tài đi đến xây dựng mô hình thử nghiệm bón phân viên nén cho giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng với mô hình đối chứng (bón phân đơn theo phương pháp truyền thống. Kết quả so sánh năng suất, chất lượng và tỷ lệ các loại cói của các mô hình được thể hiện qua bảng 3.10. Bảng 3.10. So sánh năng suất, phẩm cấp và chất lượng cói giữa mô hình bónphânviên nén với mô hình bón phân đơn theo phương pháp truyền thống Vụ Xuân Địa điểm Kim Sơn Nga Sơn MH MH1 MH2 MH1 MH2 NSTT (tấn/ha) 10,81 9,22 10,96 9,31 Loại 1 41,03 36,15 43,35 36,31 Cấp loại cói (%) Loại 2 39,06 41,64 39,72 41,86 Loại 3 19,91 22,21 16,93 21,83 NSTT HLXLL tăng so với đ/c (%) (%) 44,23 117,25 43,86 100 44,30 117,72 43,97 100,00 Vụ Mùa Cấp loại cói(%) Địa điểm MH NSTT(tấn/ha) Kim Sơn MH1 MH2 MH1 Nga Sơn 10,52 9,15 10,84 Loại 1 Loại 2 Loại 3 HLXLL (%) 40,01 34,64 41,32 38,02 39,26 39,39 21,97 26,10 19,29 41,96 41,55 42,03 NSTT tăng so với đ/c(%) 114,97 100 117,32 9,24 35,52 40,59 23,89 41,80 100,00 MH2 Ghi chú: MH1: Bón phân viên nén; MH2: Bón phân rời theo phương pháp truyền thống. 22 Tại Kim Sơn - Ninh Bình trong cả 2 vụ (xuân, mùa) MH1 (bón phân viên nén) đã cho năng suất, chất lượng cao hơn so với MH2 (Bón phân đơn thep phương pháp truyền thống). Cụ thể ở MH1 cho năng suất 10,81 tấn cói chẻ khô/ha, tỷ lệ cói loại một 41,03%, loại hai 39,06%, hàm lượng xenlulose 44,23% trong điều kiện vụ Xuân và đạt 10,52 tấn cói chẻ khô/ha tỷ lệ cói loại một 40,11%, loại hai 38,02%, hàm lượng xenlulose 41,96% trong điều kiện vụ Mùa. Trong khi đó MH2 đối (bón phân đơn thep phương pháp truyền thống) chỉ đạt năng suất 9,22 tấn cói chẻ khô tấn/ha, tỷ lệ cói loại một 36,15%, loại hai 41,64%, hàm lượng xenlulose 43,86% trong điều kiện vụ Xuân và đạt 9,15 tấn cói chẻ khô/ha, tỷ lệ cói loại một 34,64%, loại hai 39,26%, hàm lượng xenlulose 41,55% trong điều kiện vụ Mùa (bảng 3.10). Như vậy năng suất cói chẻ khô của cói bón phân viên nén cho năng suất cao hơn hẳn so với cói bón phân đơn theo phương pháp truyền thống ở cả 2 vụ. Mức tăng đạt tới 17,25% trong điều kiên vụ Xuân và 14,97% trong điều kiện vụ Mùa. Tại Nga Sơn - Thanh Hóa MH1 (bón phân viên nén) cũng cho một kết quả tương tự. Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng cói ở cả 2 vụ đều cao hơn so với MH2 (Đ/c) bón phân đơn theo phương pháp truyền thống. Cụ thể ở MH1 đã cho năng suất 10,96 tấn cói chẻ khô/ha, tỷ lệ cói loại một 43,35%, loại hai 39,72% và hàm lượng xellulose là 44,30% (vụ Xuân) và đạt 10,84 tấn cói chẻ khô/ha, tỷ lệ cói loại một 41,32%, loại hai 39,39% và hàm lượng xellulose là 42,03 (vụ Mùa)so với mô hình đối chứng (MH2) chỉ đạt năng suất 9,31 tấn cói chẻ khô/ha, tỷ lệ cói loại một 36,31%, loại hai 41,86%, hàm lượng xellulose 43,97% (vụ Xuân) và đạt 9,24 tấn cói chẻ khô/ha, tỷ lệ cói loại một 35,52%, loại hai40,59%, hàm lượng xellulose 41,80% (vụ Mùa), thấp hơn so với MH1. Mức tăng năng suất của MH1 so với MH2 đạt tới 17,72% trong vụ Xuân và 17,32% trong vụ Mùa. * So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cói bón phân viên nén với mô hình bón phân đơn theo phương pháp truyền thống: Tại Kim Sơn - Ninh Bình mô hình MH2 mặc dù cũng sử dụng giống tốt là Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng như MH1, song cho năng suất thấp hơn chỉ đạt 9,22 tấn/ha (vụ Xuân) và 9,15 tấn/ha (vụ Mùa) dẫn đến tổng thu nhập đạt là 104,770 triệu đồng/ha (vụ Xuân), 102,572 triệu (vụ Mùa). Tuy mức chi phí thấp hơn chỉ ở mức 55,595 triệu đồng/ha (vụ Xuân) và 55,371 triệu đồng/ha (vụ Mùa) song lãi thuần đem lại chỉ đạt 49,175 triệu đồng/ha (vụ Xuân);47,201 triệu/ha (vụ Mùa), thấp hơn so với MH1 là 14,486triệu đồng/ha (vụ Xuân) và 13,828 triệu/ha (vụ Mùa). Mô hình 1 bón phân viên nén đã tăng cao hơn về hiệu quả kinh tế so với mô hình 2 (bón phân đơn theo phương pháp truyền thống) từ 29,30% (vụ Mùa) đến 29,46% (vụ Xuân). Tại Nga Sơn - Thanh Hóa mô hình MH1cũng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với mô hình MH2 (trên 17% về năng suất và trên 35% về hiệu quả kinh tế) trong cả vụ Xuân và vụ Mùa. Như vậy, bón phân viên nén đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất cói nguyên liệu, tăng hiệu quả kinh tế đồng thời giảm sự rửa trôi phân bón, đặc biệt là phân đạm từ đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho vùng trồng cói. 23 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1) Cói CKBTDĐ tiêm mọc đứng, đường kính thân và số lượng bó mạch lớn, rễ nhỏ, chắc, sinh trưởng, phát triển tốt, chiều cao thân khí sinh lớn, cho năng suất cao nhất trong 3 mẫu giống tham gia nghiên cứu (đạt 9,916 tấn/ha), hàm lượng xelulose khá cao (45,07%) nên sợi cói dai và thích hợp cho sản xuất chiếu xuất khẩu. Cói CKBTDX có tiêm mọc xiên, đường kính thân và số lượng bó mạch lớn nhất trong 3 giống nghiên cứu, rễ nhỏ, chắc, sinh trưởng khỏe, chiều cao thân khí sinh và tỷ lệ cói loại 1 lớn nhất, nhưng do thân to xốp, khả năng chống đổ kém, hàm lượng xelulose thấp nên năng suất, chất lượng chỉ đạt mức trung bình. Cói Bông Nâu có tiêm mọc đứng, đường kính thân và số lượng bó mạch nhỏ, rễ to và xốp nhất trong 3 giống nghiên cứu dẫn đến khả năng sinh trưởng chậm, năng suất chỉ đạt ở mức trung bình, không có cói dài loại 1, nhưng khả năng chống đổ tốt, hàm lượng xelulose cao nhất (49,70%) nên sợi cói dai và thích hợp với sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu. 2) Sử dụng ruộng cói lưu gốc 2 - 3 năm tuổi để nhân giống; Ruộng cói được cắt éo 2 lần/vụ; Tách mầm cói vào vụ Xuân, khi có 2-3 lá bao mầm đã xòe hẳn và có đường kính từ 3 - 5 mm; Chiều cao cắt mầm cói phù hợp từ 15 - 30 cm; Khi tách mầm để 2 dảnh liền nhau/khóm, tách xong nên trồng ngay, trong điều kiện chưa chuẩn bị kịp đất hoặc công lao động có thể bảo quản trong điều kiện bóng mát và giữ ẩm gốc tối đa 3 ngày không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây cói; Trồng cói với khoảng cách hàng 15 - 15 - 30 cm, cây cách cây 25 cm (tương ứng với mật độ 20 khóm/m2 hay 40 cây/m2), kết hợp với sử dụng phân viên nén để bón đạt hệ số nhân giống cao nhất từ 11,50 - 13,95 lần/vụ. 3) Mức bón N, P, K thích hợp cho từng cho từng vùng như sau: 100 kg N/ha tại Kim Sơn và 130 kg N/ha tại Nga Sơn; 60 kg P2O5/ha tại Kim Sơn và 90 kg P2O5/ha tại Nga Sơn; 30 kg K2O/ha tại Kim Sơn và 60 kg K2O/ha tại Nga Sơn. Bón N, P, K phối hợp ở dạng viên nén thích hợp nhất cho cói ở mức: (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha tại Kim Sơn - Ninh Bình và (130 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha tại Nga Sơn - Thanh Hóa. Toàn bộ lượng phân trên được bón 2 lần (với tỷ lệ 30 : 70 hoặc 50 : 50): lần 1 bón khi bắt đầu vụ chăm sóc; lần 2 bón cách lần một 30 ngày. Bón bổ sung đạm urê với lượng 60kg N/ha trong vụ Xuân và 40 kg N/ha trong vụ Mùa trước khi thu hoạch 25 ngày cho năng suất và hiệu quả cao nhất. 4) Mô hình trồng cói CKBTDĐ bón phân viên nén cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với mô hình bón phân đơn theo phương pháp truyền thống ở cả vụ Xuân và vụ Mùa trên hai địa điểm nghiên cứu. Trong đó, mô hình bón phân viên nén trong điều kiện vụ Xuân tại Nga Sơn, Thanh Hóa cho năng suất và hiệu quả kinh tế, lãi thuần cao nhất (Năng suất cói chẻ khô 10,96 tấn/ha, tỷ lệ cói loại một 43,35%, lãi thuần 63,681 triệu đồng/ha, mức tăng năng suất 17,72%, mức tăng hiệu quả kinh tế 35,45% so với mô hình đối chứng. 2. Kiến nghị Đề nghị áp dụng rộng rãi việc sử dụng phân viên nén chuyên dụng cho các vùng trồng cói. Đồng thời kết hợp ứng dụng quy trình trồng cói thâm canh cải tiến với giống cói CKBTDĐ để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Những vùng có nhu cầu cao về nguyên liệu cói làm hàng thủ công mỹ nghệ, có thể trồng giống cói Bông Nâu và kết hợp áp dụng quy trình mới. 24 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Ninh Thị Phíp, Vũ Đình Chính, Nguyễn Hữu Khiêm, Hoàng Đức Huế và Nguyễn Tất Cảnh (2010). Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống cói tại Nga Tân - Nga Sơn - Thanh Hóa, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(4): 607 - 614. 2. Nguyễn Tất Cảnh, Ninh Thị Phíp, Vũ Đình Chính và Hoàng Đức Huế (2010). Biện pháp kỹ thuật tách mầm cói tại Bình Minh - Kim Sơn - Ninh Bình, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(6): 861- 867. 3. Hoàng Đức Huế, Ninh Thị Phíp và Nguyễn Tất Cảnh (2014), Đánh giá một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao hệ số nhân giống cói, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(4): 502-509. 25 [...]... sinh học của một số mẫu giống cói tại Nga Tân - Nga Sơn - Thanh Hóa, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(4): 607 - 614 2 Nguyễn Tất Cảnh, Ninh Thị Phíp, Vũ Đình Chính và Hoàng Đức Huế (2010) Biện pháp kỹ thuật tách mầm cói tại Bình Minh - Kim Sơn - Ninh Bình, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(6): 861- 867 3 Hoàng Đức Huế, Ninh Thị Phíp và Nguyễn Tất Cảnh (2014), Đánh giá một số biện pháp kỹ thuật để nâng... sinh lý, khả năng sinh trưởng của giống để từ đó tác động các biện pháp phù hợp nhằm thu được năng suất, chất lượng cao nhất Kết quả nghiên cứu đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ của các mẫu giống cói được thể hiện qua bảng 3.2 Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái giải phẫu thân khí sinh và rễ của các mẫu giống cói Giống cói CKBTDĐ CKBTDX BN Đặc điểm - Đặc điểm giải phẫu thân khí sinh + Số lượng bó mạch... đó tới giống CKBTDĐ đổ ở mức trung bình và giống BN chỉ bị đổ nhẹ 3.1.3.3 Số tiêm hữu hiệu, năng suất, phẩm cấp, chất lượng của các mẫu giống cói a) Số tiêm hữu hiệu và năng suất của các mẫu giống cói Số lượng tiêm cói hữu hiệu trên một đơn vị diện tích là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất của cói Năng suất, là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến giá trị và sự tồn tại của giống. .. 100N/ha và tại Nga Sơn là 130N/ha 3.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng lượng lân bón dạng viên nén đến năng suất và phẩm chất cóiCổ khoang Bông Trắng dạng đứng Năng suất và chất lượng cói có phản ứng với mức lân bón, tăng lượng lân bón làm tăng năng suất và phẩm cấp cói Tại Kim Sơn, năng suất đạt được ở mức bón 60kg P2O5/ha cao hơn ở mức bón 30kg P2O5/ha và ít có sự sai khác so với mức lân bón 90kg P2O5/ha Tại. .. sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng suất, chất lượng của một số mẫu giống cói tại Kim Sơn, Ninh Bình và Nga Sơn, Thanh Hóa 3.1.3.1 Chiều cao và đường kính thân khi sinh của các mẫu giống cói Chiều cao và đường kính thân khí sinh là một chỉ tiêu quan trọng quyến định đến năng suất, phẩm cấp của cói Chiều cao đường kính thân khí sinh phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác Nhưng... xuất Tổng số tiêm nhiều, tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao sẽ cho năng suất lớn Năng suất, khả năng đâm tiêm, tỷ lệ tiêm hữu hiệu phụ thuộc vào bản chất của giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác… Trong cùng một điều kiện canh tác như nhau khả năng đâm tiêm, tỷ lệ tiêm hữu hiệu, năng suất khác nhau là do giống quyết định Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.4 Bảng 3.4 Số tiêm hữu hiệu và năng suất... theo 3.2 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cói bằng biện pháp tách mầm 3.2.1 Ảnh hưởng của của tuổi ruộng cây cói đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Cây cói lấy giống từ ruộng cói 1 năm có số mầm cói thấp nhất Nguyên nhân là do ở ruộng cói 1 năm, diện tích đất còn trống nhiều nên mầm cói sinh trưởng, phát triển theo chiều ngang nên hệ số nhân giống thấp Còn ở tuổi ruộng cói trên... Sơn, năng suất đạt được cao nhất ở mức bón 90kg P2O5/ha và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với năng suất đạt được ở các mức bón 60kg và 30kg P2O5/ha 18 3.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng Kali bón dạng phân viên nén đến năng suất và chất lượng cói Bón kali dạng viên nén có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, năng suất và phẩm cấp cói như làm tăng khả năng đẻ nhánh, ra tiêm và hình thành tiêm hữu hiệu, tăng. .. 3,69mg (cói CKBTDĐ, cói Bông nâu) đến 127,0 ± 3,46 mg (cói CKBTDX) 3.1.2 Đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ của các mẫu giống cói Thân và rễ là hai bộ phận chính của cây trồng. Đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ là những chỉ tiêu quan trọng của giống có liên quan đến quá trình hút và vận chuyển vật chất trong cây Thông qua đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ có thể biết được đặc điểm sinh... cho năng suất cói cao nhất 21 3.4.5 Nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách giữa 2 lần bón phân viên nén đến năng suất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Năng suất thực thu của CT3 (khoảng cách giữa 2 lần bón 30 ngày) cho năng suất cói loại 1 và năng suất thực thu cao nhất đạt 9,250 tấn/ha (vụ Xuân) và 9,130 tấn/ha (vụ Mùa) cao hơn hẳn CT bón cách nhau 20 ngày, 10 ngày và CT đ/c ở độ tin cậy 95% 3.4.6 Nghiên ... tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung Đánh giá đặc điểm nông, sinh học số mẫu giống cói trồng phổ biến nhằm xác định mẫu giống cói triển vọng nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để tăng suất, ... mẫu giống cói Mẫu giống CKBTDĐ CKBTDX BN LSD0,05 CV (%) Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hóa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Số tiêm Năng suất Số tiêm Năng suất Số tiêm Năng suất Số tiêm Năng suất. .. Rottb), giống trồng phổ biến vùng trồng cói Việt Nam - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng trọt (nhân giống, bón phân) tiến hành giống cói Cổ khoang trắng dạng đứng - Đề tài tập trung nghiên cứu

Ngày đăng: 09/10/2015, 08:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan