Tổng hợp một số đề thi học sinh giỏi môn lịch sử 10 của một số trường trên toàn quốc có đáp án

103 2.4K 1
Tổng hợp một số đề thi học sinh giỏi môn lịch sử 10 của một số trường trên toàn quốc có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VI - NĂM 2013 – BẮC NINH MÔN THI: LỊCH SỬ KHỐI 10 (Thời gian: 180’ không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 7 câu in trong 01 trang) Câu 1: (3 điểm) Trình bày và nhận xét về những đặc điểm của điều kiện tự nhiên và sự phát triển ban đầu về kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông. C©u 2: (3 điểm) Chế độ phong kiến ở các nước phương Đông hình thành sớm nhưng kết thúc muộn hơn chế độ phong kiến ở Tây Âu, đúng hay sai? Lấy dẫn chứng cụ thể chứng minh. C©u 3: (3 điểm) Vì sao giai cấp tư sản mới hình thành đã công khai đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến? Nêu những hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản, kết quả và ý nghĩa của nó. C©u 4: (3 điểm) Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện bộ máy Nhà nước quân chủ chuyên chế ở nước ta diễn ra như thế nào? Việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy Nhà nước quân chủ đó có ý nghĩa như thế nào. C©u 5: (3 điểm) Trình bày những thành tựu tiêu biểu của nền văn hoá, khoa học kĩ thuật ở nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. C©u 6: (2,5 điểm) Hãy nêu những biến đổi lớn của nhà nước phong kiến ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII. C©u 7: (2,5 điểm) Trình bày những đóng góp quan trọng của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII? ---------------- Hết-------------Giám thị số 1:………………………… Giám thị số 2:………………………… www.nbkqna.edu.vn Họ tên thí sinh:……………………. SBD:……………………….. 1 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc ĐÁP ÁN: LỊCH SỬ KHỐI 10 (Đáp án gồm 7 câu trong 05 trang) Câu 1: (3 điểm) Trình bày và nhận xét về đặc điểm tự nhiên và sự phát triển ban đầu về kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông. Câu 1 * Đặc điểm của điều kiện tự nhiên: Nhà nước cổ đaị phương Đông thường hình thành trên lưu vực các sông lớn... 0,25đ - Thuận lợi: + Có nhiều đất canh tác, mưa đều đặn....Vì vậy, cư dân dễ trồng trọt, chăn nuôi. 0,5điểm + Có nguồn nước dồi dào cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt....là đường giao thông quan trọng của đất nước. - Khó khăn: thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt....cư dân phải lo đến công tác 0,5điểm thuỷ lợi....Chính công việc trị thuỷ khiến mọi người gắn bó, ràng buộc nhau.... * Đặc điểm kinh tế: - Đặc điểm nổi bật là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước gắn liền với công tác 0,5điểm trị thuỷ lợi.... - Ngoài nghề nông, cư dân còn làm gốm, dệt vải. làm nghề luyện kim...đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mình. Chăn nuôi là một ngành kinh tế được cư dân phương Đông kết hợp với nông nghiệp...đem lại nguồn thực phẩm và sức kéo 0,5điểm đáng kể. ==> Tính chất của nền kinh tế: là nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, mặc dù có 0,25đ trao đổi nhưng thời kì đầu là hiện vật, sau này mới xuất hiện tiền. * Nhận xét - Do điều kiện tự nhiên trên lưu vực các sông nên cư dân sống tập trung đông 0,5điểm đúc theo các bộ lạc gần gũi... Đó là điều kiện thuận lợi dẫn đến nhà nước sớm ra đời ở đây. - Sản xuất phát triển dẫn tới sự phân hoá xã hội....quan hệ bóc lột giữa quý tộc, 0,5điểm địa chủ với nông dân bằng tô thuế, làm nảy sinh mâu thuẫn trong xã hội. C©u 2: (3 điểm) Chế độ phong kiến ở các nước phương Đông hình thành sớm nhưng kết thúc muộn hơn chế độ phong kiến ở Tây Âu, đúng hay sai? Lấy dẫn chứng cụ thể chứng minh. Câu 2 * Chế độ phong kiến ở .....là đúng * Vì: - Các nước phương Đông chuyển sang phong kiến từ sớm khoảng mấy thế kỉ cuối trước Công nguyên. Ví dụ: Trung Quốc...Ấn Độ...Việt Nam... + Trong xã hội, hình thành hai tầng lớp địa chủ và nông dân lĩnh canh..... phản ánh quan hệ bóc lột chủ yếu là bóc lột địa tô... + Nhà nước quân chủ chuyên chế mang tính tập quyền: Vua chuyên chế có mọi quyền....Các vương quốc thống nhất rộng lớn và tổ chức chặt chẽ... + Chế độ phong kiến rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong các www.nbkqna.edu.vn 0,5điểm 0,5điểm 0,25đ 0,25đ 0,25đ 2 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc thế kỉ XVII – XIX , trước khi các nước tư bản phương Tây xâm lược. Đến đầu thế kỉ XX sụp đổ hoặc chuyển sang hình thức quân chủ lập hiến. - Còn chế độ phong kiến Tây Âu hình thành muộn, đến thế kỉ V khi đế 0,5điểm quốc Rôma sụp đổ.... + Chế độ phong kiến ở Tây Âu mang tính chất tản quyền... các vương 0,25điểm công địa phương chia nhau ruộng đất...thành các lãnh địa, bản thân họ trở thành lãnh chúa... + Sau cuộc phát kiến địa lý, bắt đầu nảy sinh chủ nghĩa tư bản và giai cấp 0,5điểm tư sản....Đến thế kỉ XV – XVI chế độ phong kiến Tây âu đã suy vong..... giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới, chế độ phong kiến sụp đổ. C©u 3: (3 điểm) Vì sao giai cấp tư sản mới hình thành đã công khai đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến? Nêu những hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản, kết quả và ý nghĩa của nó. Câu 3 * Nguyên nhân: - Đến thời kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.....làm này sinh giai cấp tư sản và quan hệ sản xuất tư bản nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm. - Giai cấp tư sản trở thành giai cấp giầu có......muốn có hệ tư tưởng riêng, nền văn hoá phù hợp với đời sống và lợi ích giai cấp mình * Những hình thức đấu tranh đầu tiên... - Phong trào văn hoá Phục hưng được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản.... + Thông qua các lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, hội hoạ...tấn công vào hệ tư tưởng lỗi thời phong kiến...giải phong tư tưởng tình cảm cho con người, đề cao tinh thần dân tộc... + Qua đó, đóng vai trò tích cực trong việc phát động quần chúng tham gia đấu tranh chống lại chế độ phong kiến...Mở đường cho sự phát triển cao của văn hoá nhân loại. - Cải cách tôn giáo, tiêu biểu là Lu-thơ và Can-vanh.....nhằm chống lại những hoạt động ngăn cản của giáo hội đối với giai cấp phong kiến + Các tư tưởng cải cách tôn giáo đã tấn công trực tiếp vào giáo hội Thiên chúa và chế độ phong kiến.... + Cổ vũ và mở đường cho nền tư tưởng, văn hoá châu Âu phát triển cao hơn. 0,5điểm 0,5điểm 1,0điểm 1,0điểm C©u 4: (3 điểm) Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện bộ máy Nhà nước quân chủ chuyên chế ở nước ta diễn ra như thế nào? Việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy Nhà nước quân chủ đó có ý nghĩa như thế nào. * Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế ở nước ta : - Hình thành ở thế kỉ X (dưới thời Ngô-Đinh-Tiền Lê): + Chính quyền TW: Văn ban, võ ban, tăng ban. www.nbkqna.edu.vn 2,5 điểm 0,5 3 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc Câu 4 (3điểm) + Đơn vị hành chính: Đạo (10 đạo) điểm + Tổ chức quân đội theo hướng chính quy -> bảo vệ triều đình và đất nước. -> Nhận xét: Xây dựng nhà nước độc lập tự chủ theo thiết chế quân chủ nhưng còn sơ khai. - Phát triển qua các thế kỉ XI-XIV (dưới thời Lí-Trần-Hồ): 1,0 + Ở TW: Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất về chính trị, điểm luật pháp, quân sự, nghi lễ, đối ngoại -> Tể tướng, các đại thần -> Sảnh, Viện, Đài... + Ở địa phương: Lộ, trấn, phủ, huyện, châu, xã (...) ->Nhận xét: Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đã được hoàn thiện hơn nhưng chuyên chế có mức độ, vua chia sẻ quyền lực với tể tướng và đại hành khiển. - Hoàn thiện ở thế kỉ XV (dưới thời Lê sơ): Với cải cách của vua Lê Thánh 1,0 điểm Tông: + Ở TW: Các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. 6 bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua, Ngự sử đài có quyền cao hơn trước… + Ở địa phương: Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên (có 3 ti phụ trách), dưới là phủ, huyện, châu, xã…. ->Nhận xét: Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được kiện toàn, thống nhất, chặt chẽ từ trung ương xuống địa phương, vua nắm toàn bộ quyền hành. * Ý nghĩa: 0,5 - Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được hoàn thiện là điều kiện để vua điểm tập trung toàn bộ quyền lực trong tay, tiến hành những chính sách mạnh mẽ để phát triển đất nước. - Giúp tình hình chính trị ổn định, là nền tảng để phát triển kinh tế, văn hóa đất nước và thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc và chính sách ngoại giao có hiệu quả. C©u 5: (3 điểm) Trình bày những thành tựu tiêu biểu của nền văn hoá, khoa học kĩ thuật ở nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. * Về tư tưởng, tôn giáo và tín ngưỡng: - Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo du nhập vào nước ta....Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị..... - Các tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thần linh....ngày càng phổ biến. * Về giáo dục, văn hoá, nghệ thuật: Câu 5 - Năm 1070 xây dựng Văn Miếu.....Năm 1075 khoa thi quốc gia đầu tiên (3,0điểm) được tổ chức... Từ thế kỉ XV, nhà nước quyết định dựng bia, ghi tên tiến sĩ - Sự phát triển về giáo dục góp phần thúc đẩy văn hoá. Từ thời Trần văn học dân gian ngày càng phổ biến, hàng loạt bài thơ, bài hịch nổi tiếng.....Ở thế kỉ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển..... - Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng ra đời sớm và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc.... * Về khoa học kỹ thuật - Nhiều bộ sử học có giá trị như Đại Việt sử ký.... Về địa lý có Dư địa chí... Về toán pháp có Đại thành toán pháp.... - Về quốc phòng có điều kiện củng cố chế tạo được súng Thần Cơ....đóng thuyền chiến.... 0,5điểm 0,25điểm 0,5điểm 0,5điểm 0,5điểm 0,5điểm 0,25điểm C©u 6: (2,5 điểm) www.nbkqna.edu.vn 4 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc Hãy nêu những biến đổi lớn của nhà nước phong kiến ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII. Câu 6 - Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng .....các thế lực phong (2,5điểm) kiến nổi dạy tranh chấp quyền lực, nhất là thế lực Mạc Đăng Dung...thành lập triều đại mới – triều Mạc.... - Cuộc nội chiến Nam Bắc triều giữa các cựu thần nhà Lê ... thành lập chính quyền ở Thanh Hoá – Nam triều đối đầu với nhà Mạc ở Thăng Long – Bắc Triều... Nhà Mạc bị lật đổ, đất nước được thống nhất lại, nhưng mâu thuẫn xã hội vẫn gay gắt. - Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn ....Năm 1672 hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh làm giới tuyến, đất nước bị chia thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, với hai chính quyền riêng biệt..... ==> Như vậy, nhà nước phong kiến ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII khủng hoảng kéo dài, gây nên hậu quả hết sức nặng nề cho đất nước.... 0,5điểm 0,75điểm 0,75điểm 0,5điểm C©u 7: (2,5 điểm) Trình bày những đóng góp quan trọng của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII? Nh÷ng ®ãng gãp cña phong trµo n«ng d©n T©y S¬n ®èi víi d©n téc? * Trình bày qua bối cảnh dẫn đến sự bùng nổ phong trào Tây Sơn + Chế độ phong kiến suy yếu ở cả 2 Đàng Câu 7 + Nhiều phong trào nông dân bùng nổ nhưng đều bị thất bại. (2,5điểm) * Trình bày những đóng góp của phong trào: - Phong trào Tây Sơn đã tiến hành lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh – Lê, bước đầu thống nhất đất nước.... - Đánh đuổi kẻ thù xâm lược( Xiêm, Thanh)... - Xây dựng bộ máy nhà nước tiến bộ... 0.25 điểm 0.75 điểm 0.75 điểm 0.75 điểm -----------------Hết------------- www.nbkqna.edu.vn 5 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc Sở Giáo dục & Đào tạo TTHuế Trường THPT Chuyên Quốc Học  ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VI MÔN : LỊCH SỬ THỜI GIAN 180 PHÚT  CÂU 1 (3 điểm) Trình bày những thành tựu nổi bật và ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá Hy Lạp, Rô Ma đối với đời sống của nhân loại? CÂU 2 (3 điểm) Bằng những sự kiện Lịch sử có chọn lọc, hãy chứng minh chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường phát triển đến đỉnh cao? CÂU 3 (2.5 điểm) Tại sao thời sơ kỳ trung đại (thế kỷ V đến thế kỷ X ), ở châu Âu tồn tại chế độ phong kiến phân quyền ? CÂU 4 (3.0 điểm) Lập bảng so sánh các quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, Cham-pa và Phù Nam theo các yêu cầu sau: cơ sở nền văn hóa, thời gian tồn tại, chính trị, kinh tế, kết cấu xã hội, văn hóa. CÂU 5 (3.0 điểm) Nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thời Bắc thuộc. Từ đó, hãy rút ra những nhận xét chung về phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta từ thế kỉ I đến thế kỉ X. CÂU 6 (2.5 điểm) Hãy phân tích nét đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý - Trần. “An Nam tứ đại khí” là những công trình nào? CÂU 7 (3.0 điểm) Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, nhà nước phong kiến Việt Nam có những biến đổi gì? Hãy so sánh và nhận xét điểm khác biệt của Nhà nước Lê - Trịnh Đàng Ngoài với chính quyền Đàng Trong. .................. HẾT................... ( Đề gồm có 7 câu – 1 tờ) -----------------------------------------------------------------www.nbkqna.edu.vn 6 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc Sở Giáo dục và Đào tạo TTHuế Trường THPT Chuyên Quốc Học  ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VI MÔN : LỊCH SỬ THỜI GIAN 180 PHÚT  Câu Nội dung Điểm Câu 3.0 Trình bày những thành tựu nổi bật và ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá Hy 1 Lạp, Rô Ma đối với đời sống của nhân loại? *Những thành tựu nổi bật. 0,5 + Thiên văn, lịch và chữ viết - Người Hy Lạp hiểu biết chính xác về quả đất và hệ mặt trời. - Lịch Julius (năm 46TCN) công bố: 1năm có 365 ¼ ngày, năm nhuận 366 ngày… - Sáng tạo hệ số chữ cái A,B,C…( Chữ cái Latinh) và chữ số La mã. 0,5 + Sự ra đời của khoa học Từ những hiểu biết khoa học người Hy lạp và Rô ma phát triển thành khoa học: Những định lý, định đề có giá trị khái quát hoá cao. - Toán học và vật lý: Các định lý của Ta let, Pytago, Ơ clit, Acsimet… - Lịch sử và địa lý: Hê rô đôt, Xtra-bôn. + Văn học: Các tác phẩm Hô-me-rơ, Esin, Xô phôc, Viec ghin… + Nghệ thuật: Kiến trúc, điêu khắc, tạc tượng… * Ảnh hưởng của nền văn hoá Hy Lạp , Rô Ma đối với đời sống nhân loại Văn hoá Hy Lạp, Rô Ma đã đạt tới trình độ sáng tạo văn hoá cao hơn trước. + Văn hoá Hy Lạp, Rô Ma là những phát minh khoa học: Tính lịch chính xác, phát minh chữ viêt, hệ thống chữ cái, hệ số La Mã và là những cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại. + Văn hoá Hy Lạp, Rô Ma đạt tới trình độ khái quát hoá trong nhiều lĩnh vực khoa học, nhất là khoa học tự nhiên đã để lại những định lý, định đề có giá trị đặt tiền đề…, đặt nền móng cho khoa học nhân loại sau này. + Văn học nghệ thuật mang tính nhân đạo sâu sắc, đề cao cái thiện, cái đẹp đạt đến trình độ hoàn thiện ngôn ngữ cổ đại... Kết luận: Văn hoá Hy Lạp, Rô Ma thể hiện sức sáng tạo kỳ diệu của con người, để lại di sản văn hoá vô giá đóng góp vào kho tàng văn hoá của nhân loại... Câu Bằng những sự kiện Lịch sử có chọn lọc, em hãy chứng minh chế độ phong 2 kiến Trung Quốc dưới thời Đường phát triển đỉnh cao? www.nbkqna.edu.vn 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 3.0 7 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc Năm 618, Lý Uyên dẹp yên các cuộc khởi nghĩa, lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà 0.25 Đường. * Chính trị: Nhà Đường tiếp tục củng cố chính quyền trung ương, làm cho bộ máy 0.75 cai trị phong kiến được hoàn chỉnh, tăng cường quyền lực của hoàng đế; Cử người thân tín cai quản địa phương, lập Tiết độ sứ trấn ải vùng biên cương; Mở các khoa thi để tuyển chọn quan lại; Tiếp tục chính sách xâm lược, mở rộng lãnh thổ… * Kinh tế: phát triển toàn diện so với các triều đại trước: + Nông nghiệp: Giảm tô thuế, bớt sưu dịch, thực hiện chính sách quân điền – lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân cày cấy, nhằm tạo điều kiện cho nông dân có ruộng đất để làm ăn ổn định xã hội, hạn chế việc chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ, quan lại; Thực hiện nghĩa vụ “tô, dung, điệu”, áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất, nhờ đó năng suất lúa tăng. 1.0 + Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển thịnh đạt: - Thủ công nghiệp: xuất hiện các xưởng thủ công đóng thuyền, luyện sắt có hàng chục người làm. - Thương nghiệp: các tuyến đường giao thông được hình thành, đặc biệt là việc hình thành con đường tơ lụa tạo điều kiện cho việc giao lưu, buôn bán giữa Trung Quốc với các nước được đẩy mạnh. 0.75 * Văn hóa đạt nhiều thành tựu, đặc biệt là trên hai lĩnh vực: + Văn học: Thơ Đường có số lượng lớn, phản ánh sâu sắc đời sống xã hội lúc bấy giờ và đạt đến trình độ cao về nghệ thuật. Tiêu biểu là các nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. + Tôn giáo: Phật giáo ngày một thịnh hành, biểu hiện là các nhà sư sang Ấn Độ và 0.25 các nhà sư Ấn Độ sang Trung Quốc để tuyền đạo, chùa chiền được xây dựng nhiều nơi. Nho giáo phát triển thêm về lí luận. Kết luận: Thời Đường, Trung Quốc trở thành đế quốc phong kiến phát triển nhất, điều đó chứng tỏ, chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường đạt đến đỉnh cao. Câu Tại sao thời sơ kỳ trung đại (thế kỷ V đến thế kỷ X ), ở châu Âu tồn tại chế độ 2.5 phong kiến phân quyền ? 3 Cùng với các quý tộc vũ sĩ và quan lại, quý tộc tăng lữ cũng dân dần trở thành tầng 0,25 lớp riêng, vừa có đặc quyền vừa giàu có. Họ trở thành các lãnh chúa phong kiến. Nô lệ và nông dân bị biến thành nông nô, phụ thuộc vào các lãnh chúa, quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu đã được hình thành, đó là chế độ phong kiến phân quyền. * Chế độ phong kiến phân quyền là: Chế độ phong kiến đứng đầu nhà nước là vua 0,25 nhưng quyền lực của cả nước không tập trung vào tay vua mà phân tán ở các lãnh chúa phong kiến- Mỗi lãnh chúa phong kiến có toàn quyền trên lãnh địa của mình về chính trị, tư pháp, tài chính và quân sự. Do quyền lực phân tán như vậy nên gọi là chế độ phong kiến phân quyền. * Ở châu Âu thời sơ kỳ trung đại (TKV-X), tồn tại chế độ phong kiến phân quyền vì những lý do sau: + Do chính sách phân phong ruộng đất, nhất là việc đất phong được cha truyền con 0,25 www.nbkqna.edu.vn 8 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc nối. Các lãnh địa phong kiến trở thành quyền sở hữu của các lãnh chúa. + Trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên và chế độ nông nô mang tính chất địa phương biệt lập, mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập. Các lãnh chúa buộc nhà vua phải thừa nhận cho họ nắm toàn bộ quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính và quân sự trong lãnh địa của mình. Nhất là từ khi vua ban cho quyền bất khả xâm phạm, mối lãnh địa phong kiến như một nước nhỏ, có quân đội, toá án, luật pháp, thuế khoá, tiền tệ riêng. Các lãnh chúa trở thành các "ông vua con" trên "mảnh trời con" của mình. + Do sự tồn tại của bậc thang đẳng cấp phong kiến với mối quan hệ trực tiếp giữa phong quân và bồi thần, lãnh chúa nhỏ phục tùng lãnh chúa lớn, lãnh chúa lớn phải phục tùng nhà vua. Mỗi lãnh chúa chỉ phục tùng một lãnh chúa cao hơn là người trực tiếp phong cấp ruống đất cho mình chứ không phục tùng những người khác, dù người đó ở cấp cao hơn kể cả nhà vua. Vì vậy quyền lực của nhà vua hết sức yếu ớt. + Ngoài ra mỗi lãnh địa như một pháo đài kiên cố bất khả xâm phạm, xung quanh có tường thành, hào sâu. luỹ cao che chở, có kỵ sỹ bảo vệ...Kinh tế trong lãnh địa là kinh tế tự cung tự cấp, không có trao đổi bên ngoài. Với những lý do trên ta có thể khẳng định chế độ phong kiến châu Âu (V-X) là chế độ phong kiến phân quyền. Câu Lập bảng so sánh các quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, Cham-pa và Phù Nam theo các 4 yêu cầu sau: cơ sở nền văn hóa, thời gian tồn tại, chính trị, kinh tế, kết cấu xã hội, văn hóa. Nội dung Cơ sở nền văn hóa Thời gian 0,75 0,5 0,25 0,25 3.0 Văn Lang – Âu Lạc Văn hóa Đông Sơn (1.0) Cham-pa Văn hóa Sa Huỳnh (1.0) Phù Nam Văn hóa Óc Eo (1.0) Thế kỉ VII – II.TCN Cuối thế kỉ II - XV Thế kỉ I – thế kỉ VI Chính trị - Theo thể chế quân chủ, đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc có Lạc hầu, Lạc tướng. - Chia nước thành 15 bộ. - Nhà nước Âu Lạc có quân đội mạnh, vũ khí tốt, xây thành lũy kiên cố. Kinh tế - Nghề nông trồng lúa nước là chính,trồng trọt, chăn nuôi. - Các nghề thủ công: dệt vải, làm đồ gốm, đúc đồng,… www.nbkqna.edu.vn - Theo thể chế quân chủ, dưới vua có Tể tướng và hai đại thần. - Chia nước làm 4 châu, dưới châu có huyện, làng. - Thể chế chính trị quân chủ theo kiểu Ấn Độ do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành. - Là một nước giàu mạnh, thường xuyên đem quân chinh phục các nước láng giềng. - Kinh tế chủ yếu là nông - Nghề nông trồng lúa, nghiệp trồng lúa, sử dụng chăn nuôi. công cụ bằng sắt và sức kéo - Thủ công nghiệp rất trâu, bò, guồng nước trong phát triển gồm nhiều sản xuất. ngành nghề: gốm, luyện - Nghề thủ công: dệt, làm đồ kim, nghề kim hoàn gắn trang sức, làm gốm, đóng với ngoại thương đường gạch,…kỹ thuật xây tháp đạt biển. trình độ cao. - Nghề khai thác lâm thổ sản phát triển. 9 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc Kết cấu xã hội Văn hóa Vua quan quý tộc; dân tự do và nô tì. - Các phong tục tập quán: ở nhà sàn, nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình,… - Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, những người có công. - Hình thành các tục lệ: cưới xin, ma chay... Quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ. - Thế kỷ IV có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn (Ấn Độ). - Theo Hin-đu giáo và Phật giáo. - Có tục ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người chết. Quý tộc, bình dân và nô tì từ tù binh. - Ở nhà sàn, xăm mình, xõa tóc, hỏa táng,… - Sùng tín Phật giáo và Hin-đu giáo. - Nghệ thuật ca, múa nhạc khá phát triển. Câu Nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa 5 Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thời Bắc thuộc. Từ đó, hãy rút ra những nhận xét chung về phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta từ thế kỉ I đến thế kỉ X. * Những đóng góp… + Hai Bà Trưng: - Lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Đông Hán xâm lược, lần đầu tiên giành được nền độc lập, tự chủ cho dân tộc. - Sau đó tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán để bảo vệ nền độc lập, tự chủ ấy. + Lý Bí: - Liên kết với các hào kiệt, nổi dậy khởi nghĩa chống quân nhà Lương giành được thắng lợi, khôi phục nền độc lập, tự chủ cho dân tộc. - Thành lập nước Vạn Xuân độc lập. + Triệu Quang Phục: -Kế tục sự nghiệp của Lý Bí tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương giành thắng lợi. - Tiếp tục đưa đất nước trở lại thanh bình trong một thời gian. + Khúc Thừa Dụ: - Lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, đã đánh đổ ách thống trị của nhà Đường. - Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ thắng lợi đã đánh dấu sự thắnh lợi về cơ bản cuộc đấu tranh vũ trang trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu bền của dân tộc. + Ngô Quyền: - Trừ khử tên phản động Kiều Công Tiễn, vừa trả thù cho chủ tướng, vừa thủ tiêu nội ứng lợi hại của Nam Hán. - Thiết kế và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán. - Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra một bước ngoặt mới, thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.  Đóng góp chung: Khẳng định sức sống của dân tộc Việt Nam, không cam chịu bị đô hộ, sẵn sàng đấu tranh để giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc * Nhận xét chung về phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta từ www.nbkqna.edu.vn 10 3.0 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 1,25 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc thế kỉ I đến thế kỉ X: - Thời gian: các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta nổ ra liên tục, sôi nổi, quyết liệt. Điều đó thể hiện ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc đã nảy sinh ngay từ khi bọn phong kiến phương Bắc xâm lược nước ta. - Qui mô: tính rộng khắp các địa phương, các quận huyện. - Lực lượng tham gia: các cuộc khởi nghĩa đã lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo nên sức mạnh để chống phong kiến phương Bắc xâm lược. - Mục đích: các cuộc đấu tranh có qui mô lớn nhỏ khác nhau song đều nhằm mục đích giành độc lập dân tộc. - Kết quả: cáccuộc khởi nghĩa đều giành được những thắng lợi nhất định, nhiều cuộc khởi nghĩa đã lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian. - Các cuộc khởi nghĩa đã tạo nên truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc ta, góp phần cổ vũ tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta trong các thế kỉ sau. Câu Hãy phân tích nét đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý 6 Trần .“An Nam tứ đại khí” là những công trình nào? 3.0 2.5 * Nét đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý - Trần: 0,5 Kiến trúc: + Chủ yếu phát triển theo hướng Phật giáo, gồm: chùa, tháp, đền tiêu biểu như Chùa Một cột, tháp Báo Thiên, Chùa Chân Giáo, đền Đồng Cổ...(mô tả chùa Một Cột: “Giữa hồ dựng lên một cột đá, trên cột đá nở một bông sen ngàn cánh, trên bông sen lại gác 1 toà điện, trên điện đặt tượng Phật vàng...”) + Có một số công trình ảnh hưởng của Nho giáo bằng cung điện. thành quách, thành Thăng Long, thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá). 0,5 Điêu khắc: + Gồm những công trình trạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giâo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng. Tinh tế, độc đáo như chân bệ cột hình hoa sen, hành lang rồng, các bức phủ điêu khắc hình rồng nổi cuộn trong lá đề, hình bông cúc nhiều cành, hình các vũ nữ.v.v... + Hàng loạt tượng Phật được tạc, chuông được đúc. Nổi lên như tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, chuông Qui Điền... Nhìn chung: Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Lý - Trần phát triển đạt đến đỉnh cao 0,25 của nghệ thuật, có nhiều công trình đặc sắc (thể hiện hào khí dân tộc, uy danh của triều đại Lý - Trần, sự hưng thịnh của Phật giáo, cuộc sống yên bình của xã hội). * “An Nam tứ đại khí” 1,25 Khâm phục những thành tựu văn hoá Phật giáo của Đại Việt, sử sách Trung Quốc truyền tụng “4 công trình lớn của An Nam” là: + Tượng Phật Chùa Quỳnh Lâm (ở Đông Triều - Quảng Ninh) - tượng Phật bằng đồng, cao 20m ở thời nhà Lý. + Tháp Báo Thiên: cao 12 tầng, tầng 12 được đúc bằng đồng, thời Lý. + Chuông Qui Điền: Nhà Lý cho đúc để treo ở chùa Một Cột, nhưng chuông nặng hàng vạn cân đồng không treo lên được, để ngoài ruộng, rùa bò vào ở, dân gian gọi là www.nbkqna.edu.vn 11 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc chuông Qui Điền. + Vạc Phổ Minh: Đúc bằng đồng thời Trần, đặt ở sân chùa Phổ Minh (Nam Định), vạc sâu và nặng hơn 4 tấn...Tất cả đều bị tàn phá khi quân Minh sang xâm lược, lấy đồng đúc súng đạn. Câu Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, nhà nước phong kiến Việt Nam có những biến 7 đổi gì? Hãy so sánh và nhận xét điểm khác biệt của Nhà nước Lê - Trịnh Đàng Ngoài với chính quyền Đàng Trong. * Sơ lược tình hình Triều Lê được đánh giá là một triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, bộ máy phong kiến hoàn chỉnh, giáo dục thi cử đạt đến cực thịnh. Song sang thế kỷ XVI cuộc Khủng hoảng xã hội làm sụp đổ nhà Lê Sơ, từ đó Nhà nước phong kiến Đại Việt có những biến đổi lớn. * Biến đổi Nhà nước phong kiến. - Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê lâm vào khủng hoảng, lợi dụng sự suy yếu này, các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực làm cho nhà Lê càng thêm suy yếu. - Năm 1587, Thái phó Mạc Đăng Dung phế truất nhà Lê - lập triều Mạc, nhà Mạc củng cố chính quyền, tổ chức lại bộ máy quan lại. Cơ bản hệ thống bộ máy nhà nước và pháp luật của nhà Lê vẫn tiếp tục duy trì, tình hình đất nước dần ổn định. - Do sự chống đối của cựu thần nhà Lê và chính sách cắt đất thần phục nhà Minh đã gây nên sự bất bình của quan lại và nhân dân, nhà Mạc bị cô lập. - Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ 1545 đến 1592) và tiếp đó là chiến tranh Trịnh Nguyễn trong vòng 45 năm (1627 - đến 1672) giữa hai họ Trịnh - Nguyễn đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm, đất nước chia cắt làm hai miền: Đàng Ngoài và Đàng Trong.  Tình trạng chia cắt đất nước kéo dài cho đến cuối thế kỷ XVIII tạo nên nhiều biến chuyển sâu sắc của Nhà nước phong kiến Việt Nam giai đoạn này.  So sánh và nhận xét điểm khác biệt chính quyền đàng trong và Nhà nước phong kiến đàng ngoài. * So sánh Nhà nước Đàng Ngoài và chính quyền đàng Trong Cuộc chiến tranh Trịnh -Nguyễn kéo dài 45 năm không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà lấy sông Gianh (Quảng Bình ) làm giới tuyến chia đất nước làm hai: Đàng Trong và Đàng Ngoài, hai dòng họ thi nhau xây dựng củng cố chính quyền riêng biệt. + Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài: - Từ sông Gianh, Luỹ Thầy (Quảng Bình ) trở ra Bắc dưới quyền cai trị của chính quyền Lê- Trịnh. Họ Trịnh xưng Vương, lập phủ chúa vẫn duy trì triều đình vua Lê. Tuy nhiên trên thực tế Họ Trịnh thâu tóm mọi quyền hành, biến vua Lê thành bù nhìn . - Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài duy trì bộ máy chính quyền nhà Lê, hoàn chỉnh bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương: Chính quyền Trung ương: gồm triều đình của vua Lê và phủ chúa ( dưới phủ chúa có quan văn, quan Võ và sáu phiên.) Chính quyền địa phương chia làm 12 trấn dưới trấn có phủ, huyện, châu, xã. + Chính quyền Đàng Trong: www.nbkqna.edu.vn 12 3.0 0,25 1,0 1,0 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc - Từ thế kỷ XVII lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng về phía Nam (từ Nam Quảng Bình đến Nam Bộ ngày nay). Chúa Nguyễn cũng tự xưng vương, lập phủ chúa, cải tổ cơ cấu chính quyền theo qui cách một triều đình đế vương, các chúa Nguyễn ra sức xây dựng chính quyền riêng ở đàng trong.. - Cơ cấu chính quyền Đàng Trong được xây dựng, đứng đầu là Chúa ( phủ Chúa đóng ở Phú Xuân) dưới có 12 dinh (mỗi dinh có 2 ty trông coi), dưới dinh là phủ, huyện, thuộc, ấp. 0,75 * Điểm khác biệt giữa nhà nước Đàng Ngoài và chính quyền Đàng Trong. + Đàng Ngoài chính quyền được tổ chức hoàn chỉnh hơn, chế độ chọn quan như thời Lê, quân đội được tổ chức chặt chẽ, pháp luật theo quốc triều hình luật có bổ sung nhưng vua chỉ là bù nhìn còn mọi quyền hành nằm trong tay phủ chúa. Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương,. Vì vậy gọi là nhà nước phong kiến đàng ngoài + Chính quyền Đàng Trong không hoàn chỉnh phân tán quyền hành nằm trong tay các chúa, chính quyền trung ương chưa được xây dựng . Năm 1744 chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương xây dựng chính quyền trung ương nhưng đến thế kỷ XVIII vẫn chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, được gọi là chính quyền Đàng Trong. Kết luận: Chính sự khác biệt giữa bộ máy Nhà nước của Đàng Trong và Đàng Ngoài nên suốt thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, mặc dù đất nước chia cắt làm hai Đàng, nhưng theo quan niệm của nhân dân ta, Đàng Trong và Đàng Ngoài chỉ là hai khu vực của quốc gia Đại Việt chứ không tách gọi là hai nước. ............HẾT........... (Đáp án 7 câu gồm có 7 trang) www.nbkqna.edu.vn 13 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD & ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG ĐỀ ĐỀ NGHỊ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN VI MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10 Thời gian làm bài 180 phút (Đề gồm 07 câu, 01 trang) Câu 1: (3,0 điểm) So với văn hoá cổ đại phương Đông, văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô-ma phát triển như thế nào? Vì sao văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô-ma lại phát triển được như thế? Câu 2: (3,0 điểm) Phân tích những điểm khác nhau (về sự thành lập, tôn giáo, kiến trúc và vị trí) của hai vương triều Gúp- ta và Đê -li trong lịch sử phong kiến Ấn Độ. Câu 3: (2,5 điểm) Các thành thị Tây Âu thời trung đại ra đời và hoạt động như thế nào? Nêu vai trò của thành thị đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa khu vực thời kì này Câu 4: (3,0 điểm) Lập bảng về quốc gia Văn Lang - Âu Lạc và Chămpa theo các nội dung sau: Cơ sở hình thành và địa bàn, bộ máy nhà nước, kinh tế, văn hoá tinh thần, xã hội. Anh (chị) hãy rút ra những điểm tương đồng giữa các quốc gia. Câu 5: (3,0 điểm) Hãy nêu bốn cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta dưới thời Bắc thuộc và phân tích một cuộc khởi nghĩa có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử nước ta sau này. Câu 6: (2,5 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII của nhân dân ta dưới thời Trần. Câu 7: (3,0 điểm) Nguyên nhân nào dẫn đến sự chia cắt đất nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII? Sự chia cắt này ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc? ............................Hết............................. *Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. www.nbkqna.edu.vn 14 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD & ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN VI MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10 Thời gian làm bài 180’ (Đáp án gồm 07 câu, 10 trang) Câu Nội dung Điểm Câu So với văn hoá cổ đại phương Đông, văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô-ma 3,0 1 phát triển như thế nào? Vì sao văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô-ma lại phát triển được như thế? Văn hóa Hi lạp và Rô-ma phát triển hơn: - Về lịch: + Cách tính lịch chính xác hơn và gần với hiểu biết ngày nay. Ở phương 0,25 Đông quan niệm và cơ sở tính lịch là âm lịch dựa vào chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất, còn người phương Tây quan niệm và cơ sở tính lịch là dương lịch. + Người Hi Lạp có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời, 0,25 quan niệm Trái Đất hình cầu. Người Rô-ma đã tính được một năm có 365 ngày và ¼ ngày, một tháng có 30 ngày và 31 ngày, riêng tháng Hai có 28 ngày - Về chữ viết: 0,25 + Chữ viết của người phương Đông quá nhiều hình, nét, kí hiệu, khả năng phổ biến bị hạn chế. + Người phương Tây sáng tạo chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản nhưng có khả năng ghép “chữ” linh hoạt thành “từ” để thể hiện ý nghĩ của con người. Hệ thống chữ cái A,B,C, ban đầu gồm 20 chữ, sau them 6 chữ, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. - Sự ra đời của Khoa học: đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma những hiểu 0,25 biết khoa học mới thật sự trở thành khoa học. + Tóan học: vượt lên trên việc ghi chép, giải các bài riêng biệt. Toán học thực sự trở thành khoa học mang tính khái quát cao thành các định lý, định đề. Ví dụ: Talét, Pitago, Ơclít,… + Vật lý: Ác-si-mét với công thức tính diện tích, thể tích hình trụ, hình 0,25 cầu, nguyên lí vật nổi,… www.nbkqna.edu.vn 15 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc + Sử học: Phương Đông chỉ là sự ghi ché tản mạn, thuần túy kiểu biên niên. Các sử gia Hi Lạp và Rô-ma đã biết tập hợp tà liệu để phân tích và trình bày có hệ thống lịch sử một nước hay một cuộc chiến tranh. Ví dụ: Hê-rô-đốt viết Lịch sử chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư. 0,25 + Địa lý học: nhà địa lý học Xtrabôn của Hi Lạp cổ có nhiều đóng góp nổi tiếng trong tìm hiểu vùng Địa Trung Hải và để lại nhiều tài liệu có giá trị. - Về văn học: + Ở phương Đông mới chỉ có văn học dân gian, ở Địa Trung Hải đã xuất 0,25 hiện những nhà văn với những tác phẩm lỗi lạc. Tiêu biểu: trường ca Iđi-át và Ô-đi-xê của Hôme, kịch, thơ của Êsin, Ơ-ri-pít. - Nghệ thuật: giá trị nghệ thuật được biểu hiện qua kiến trúc, điêu khắc 0,25 với nhiều tượng và đền đài như tượng lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Milô… Các công trình kiến trúc cũng đạt tới trình độ tuyệt mĩ như: đền Pactênông, đấu trường Côlidê,… Văn hóa cổ đại Hi Lạp – Rô ma có thể phát triển được như thế vì: - Thời gian hình thành muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông (hàng nghìn năm), có điều kiện tiếp thu, kế thừa nền văn minh của các 0,25 quốc gia cổ đại phương Đông. - Do điều kiện tự nhiên: là cầu nối giao lưu giữa các vùng, tiếp xúc với biển mở ra cho họ một chân trời mới. - Sự phát triển cao hơn về kinh tế, chính trị, xã hội: 0,75 + Được hình thành trên cơ sở phát triển cao của trình độ sản xuất (đồ sắt phổ biến, công thương nghiệp phát triển, là cơ sở vật chất thúc đẩy văn hóa phát triển). + Chế độ chiếm hữu nô lệ dựa trên sự bóc lột sức lao động nặng nề của nô lệ, tạo nguồn của cải vật chất lớn nuôi sống xã hội  tạo nên một tầng lớp quý tộc chủ nô chỉ chuyên lao động trí óc, làm chính trị hoặc sáng tạo khoa học, nghệ thuật. + Sự tiến bộ của xã hội – chính trị: thể chế dân chủ, tạo nên bầu không khí tự do tư tưởng, đem lại giá trị nhân văn hiện thực cho nội dung văn www.nbkqna.edu.vn 16 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc hóa. Câu Phân tích những điểm khác nhau (về sự thành lập, tôn giáo, kiến 2 3,0 trúc và vị trí) của hai vương triều Gúp – ta và Đê – li trong lịch sử phong kiến Ấn Độ. 1. Khác nhau về sự thành lập 0,5 - Vương triều Gúp- ta (319-467), do vua Gúp – ta, người gốc Ấn Độ sáng lập, trải qua gần 150 năm, với 9 đời vua, thống nhất được toàn bộ miền Bắc và miền Trung Ấn Độ. - Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206-1526), do người Hồi giáo gốc Thổ (Tuốc) ở Trung Á, tấn công và chinh phục các tiểu quốc của người Ấn Độ rồi lập ra vương quốc Hồi giáo Ấn Độ. 2. Khác nhau về tôn giáo 1,0 - Vương triều Gúp-ta, đạo Phật xuất hiện vào thế kỉ VI TCN, và được truyền bá khắp Ấn Độ thời vua Asôka.. Đạo Hin-đu ra đời đầu công nguyên, là sự kết hợp của đạo Bàlamôn và đạo Phật, thờ ba thần chính (Visnu, siva, Brama), giáo lí khuyên con người từ bi, thân ái, nhẫn lại, tuân theo luật pháp… Ấn Độ giáo trở thành quốc giáo. - Vương triều Hồi giáo Đê-li, đạo Hồi được du nhập và truyền bá vào Ấn Độ; Nhà nước có sự phân biệt tôn giáo, áp đặt Hồi giáo, bắt nhân dân Ấn Độ phải bỏ Phật giáo, Hin-đu giáo, đi theo đạo Hồi; Người Hồi giáo ở Ấn Độ được ưu ái về ruộng đất, địa vị… 3. Khác nhau về kiến trúc 0,5 - Vương triều Gúp-ta, kiến trúc Phật giáo (chùa hang, tượng phật bằng đá), Kiến trúc Hin-đu giáo (đền hình tháp nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ bằng các bức phù điêu…) - Vương triều Hồi giáo Đê-li, xuất hiện nhiều công trình kiến trúc Hồi giáo… Xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một trong các thành phố lớn nhất thế giới. 4. Khác nhau về vị trí 1,0 - Vương triều Gúp-ta, đưa Ấn Độ phát triển về kinh tế, văn hóa; Nền văn hóa truyền thống Ấn Độ được định hình và phát triển rộng khắp với những đặc trưng riêng, có giá trị vĩnh cửu xuyên suốt lịch sử loài người www.nbkqna.edu.vn 17 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc - Vương triều Hồi giáo Đê-li, tạo điều kiện cho nền văn hóa mới (văn hóa Hồi giáo) được du nhập vào Ấn Độ, tạo nên sự đa rạng và phong phú của văn hóa Ấn Độ; Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây. Câu Các thành thị Tây Âu thời trung đại ra đời và hoạt động như thế 3 2,5 nào? Nêu vai trò của thành thị đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa khu vực thời kì này. 1. Các thành thị Tây Âu thời trung đại ra đời và hoạt động như thế nào? Các thành thị trung đại Tây Âu xuất hiện (thế kỉ XI) - Từ thế kỉ XI, lực lượng sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi: 0,25 Trong nông nghiệp, việc tạo ra những công cụ mới, sự hoàn thiện về kĩ thuật, mở rộng diện tích gieo trồng, đồng cỏ…. năng xuất lao động tăng, sản phẩm nông nghiệp trở nên phong phú, thừa thãi; Trong các ngành thủ công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa. Một số thợ giỏi chỉ làm một nghề thủ công riêng biệt như rèn, mộc, đồ da, đồ gốm… và sống bằng việc trao đổi sản phẩm thủ công của mình với những nông nô khác. - Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến thủ công nghiệp tách khỏi 0,25 nông nghiệp. Sản phẩm của thợ thủ công không những phục vụ cho các lãnh chúa phong kiến mà còn để trao đổi với nông dân quanh vùng. - Dần dần, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi 0,25 sản phẩm, một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa bằng cách bỏ trốn hoặc chuộc lại thân phận. Họ đến những nơi có đông người qua lại như ngã ba đường, bến sông… để lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa. Từ đó, thành thị ra đời. - Ngoài ra, còn có những thành thị do các lãnh chúa lập ra hoặc được 0,25 phục hồi từ những thành thị cổ đại. Hoạt động - Trong các thành thị, cư dân chủ yếu gồm những thợ thủ công và thương 0,5 nhân. Họ tập hợp trong các tổ chức gọi là phương hội, thương hội và đặt ra những quy chế riêng (gọi là phường quy), nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của những người cùng ngành nghề và đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa địa www.nbkqna.edu.vn 18 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc phương. - Các thương nhân châu Âu hàng năm còn tổ chức những hội chợ lớn 0,25 hoặc cao hơn là thành lập các thương đoàn để trao đổi, buôn bán. 2. Vai trò của thành thị đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa. 0,75 - Sự phát triển của các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thành thị đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hành hóa giản đơn phát triển. Thành thị còn góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất thị trường, quốc gia, dân tộc. - Hình thành một nền giáo dục mới, mở mang tri thức cho mọi người. Thị dân đã xây dựng nhiều trường học riêng cho con em mà không phụ thuộc vào Giáo hội Kitô. Những trường học thành thị là cơ sở để hình thành hàng loạt các trường đại học trong những thế kỉ XI-XIII, như trường Đại học Bô lô nha (Italia), Đại học Xoóc bon (Pháp), Đại học Oxphớt (Anh)… Lập bảng về quốc gia Văn Lang - Âu Lạc và Chămpa theo các nội 3,0 Câu dung sau: Cơ sở hình thành và địa bàn, bộ máy nhà nước, kinh tế, 4 văn hoá tinh thần, xã hội. Anh (chị) hãy rút ra những điểm tương đồng giữa các quốc gia. Lập bảng về quốc gia Văn Lang - Âu Lạc và Chămpa Nội dung Nước Văn Lang – Âu Lạc Nước Chămpa Cơ sở hình Nền văn hoá Đông Sơn với công Nền văn hoá Sa thành và cụ đồng thau và sắt. Địa bàn là Huỳnh với công cụ địa bàn 0,5 lưu vực các sông lớn ở Đồng bằng đồng thau và sắt. Địa Bắc Bộ ngày nay. bàn là khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ Bộ ngày nay. máy Đứng đầu là vua, giúp việc là lạc Đứng đầu là vua, giúp nhà nước hầu, lạc tướng. Đất nước được việc là Tể tướng và 2 chia thành 15 bộ.... đại thần. Đất nước 0,5 chia thành 4 khu vực www.nbkqna.edu.vn 19 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc hành chính lớn.... Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa, Chủ yếu là nông Kinh tế kết hợp với sản xuất thủ công, nghiệp trồng lúa, kết chăn nuôi.... Văn 0,5 hợp với thủ công, khai thác lâm thổ sản..... hoá Người Việt cổ ở nhà sàn, có tục Người Chăm ở nhà tinh thần nhuộm răng, ăn trầu... thờ cúng sàn, ăn trầu .... tôn các hiện tượng tự nhiên, tổ giáo là Hin –đu giáo tiên...có các hình thức lễ hội và Phật giáo. Có nền Xã hội 0,25 phong phú nghệ thuật phát triển.... Phân hoá thành 3 tầng lớp là quí Phân hoá thành 3 tầng tộc, dân tự do và nô tì lớp là quí tộc, dân tự do và nô lệ. Nhận xét: 0,25 1,0 - Đều hình thành trên cơ sở của nền văn hoá bản địa. - Cư dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. - Nhà nước tổ chức còn đơn giản theo thể chế quân chủ chuyên chế - Xã hội chưa phân hoá sâu sắc. - Có đời sống tinh thần phong phú ... Câu Hãy nêu bốn cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta dưới thời Bắc thuộc 5 3,0 và phân tích một cuộc khởi nghĩa có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử nước ta sau này. Bốn cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: 1,0 + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. + Khởi nghĩa của Lí Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân (542-603). + Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ đã giành thắng lợi và giành quyền tự chủ (905). + Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Phân tích Sự kiện Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938: 0,5 www.nbkqna.edu.vn 20 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán, thay họ Khúc nắm quyền tự chủ. - Đầu năm 937, ông bị Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt lấy chức Tiết độ 0,25 sứ. Công Tiễn cho người sang cầu cứu vua Nam Hán. Lợi dụng cơ hội này, quân Nam Hán kéo sang xâm lược nước ta lần thứ hai. - Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội), bắt giết 0,75 Kiều Công Tiễn và dùng kế đóng cộc ở sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở hai bờ sông. Khi thuỷ triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả vờ thua, bỏ chạy để nhử quân Nam Hán vào sâu trong bãi cọc. Vừa lúc thuỷ triều xuống, cọc nhô lên, ông cho quân đổ ra đánh. Thuyền giặc hốt hoảng bỏ chạy, nhưng không sao chạy nổi vì cọc nhô lên mỗi lúc một cao. Các thuyền của giặc bị vướng vào cọc, lại bị đánh từ nhiều phía, tan vỡ khong kể xiết. Chủ tướng giặc bị giết. - Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đã mở ra một thời đại 0,5 mới-thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta. Câu Phân tích nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân 6 2,5 Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII của nhân dân ta dưới thời Trần. *Thế kỉ XIII, giặc Mông – Nguyên ba lần sang xâm lược nước ta (1258, 0,25 1285, 1288). Tuy nhiên, chúng đã bị quân dân nhà Trần đánh bại…. - Lãnh đạo: dưới sự chỉ huy của các vị vua anh minh và của các tướng 0,5 tài năng: Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải….. là những con người hết lòng vì quốc gia, dân tộc…. - Sự đoàn kết trong nội bộ triều đình (Trần Hưng Đạo và Trần Quang 0,5 Khải gạt bỏ hiềm khích) và sự đoàn kết ủng hộ nhà Trần của toàn dân ta đã tạo thành sức mạnh vô địch đánh bại quân xâm lược Mông – Nguyên… - Thực hiện kế hoạch đánh giặc hợp lý, sáng tạo: vườn không nhà trống, 0,5 tránh chỗ mạnh của địch đánh vào chỗ yếu của chúng, chuyển hóa lực lượng giữa ta và địch theo hướng có lợi cho ta và cuối cùng giành chiến thắng quyết định….. www.nbkqna.edu.vn 21 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc - Lòng yêu nước của nhân dân ta (quân sĩ khắc trên tay chữ sát thát, các 0,25 bô lão đồng thanh hô đánh trong hội nghị Diên Hồng…) là yếu tố quan trọng dẫn đến thắng lợi… - Quân Nguyên – Mông từ xa đến không hợp phong thổ, khí hậu lại chủ 0,25 quan, kiêu căng ….. - Thắng lợi của nhân dân ta dưới thời Trần trước quân Mông – Nguyên 0,25 đã giữ vững được nền độc lập của dân tộc, là chiến công chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc….. Câu Nguyên nhân nào dẫn đến sự chia cắt đất nước ta trong các thế kỉ 7 3,0 XVI-XVIII? Sự chia cắt này ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc? Nguyên nhân dẫn đến sự chia cắt đất nước trong các thế kỉ XVI- 0,25 XVIII: - Do các tập đoàn phong kiến tranh chấp quyền lực đã tiến hành các cuộc chiến tranh phong kiến gây nên tình trạng chia cắt đất nước - Thời Nam-Bắc triều: 0,5 + Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng, suy yếu..., các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực, mạnh nhất là thế lực của Mạc Đăng Dung. + 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập ra nhà Mạc, đóng ở Thăng Long, gọi là Bắc triều + Nguyễn Kim-một tướng cũ của nhà Lê, chạy vào Thanh Hóa, xây 0,25 dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê, đóng ở Thanh Hóa, gọi là Nam triều -> Cuộc nội chiến Nam-Bắc triều kéo dài trong gần 50 năm (1545-1592 - Sự chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài: 0,25 + Do mâu thuẫn trong nội bộ Nam triều: Trịnh Kiểm thâu tóm mọi quyền hành trong tay, tìm cách loại bỏ dần những ảnh hưởng của họ Nguyễn. + Trước tình hình đó, Nguyễn Hoàng-con trai của Nguyễn Kim đã xin 0,25 vào trấn thủ ở Thuận Hóa, sau là cả Quảng Nam, biến vùng này trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn, ra sức xây dựng lực lượng để www.nbkqna.edu.vn 22 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc chống họ Trịnh + Chiến tranh Trịnh-Nguyễn bùng nổ từ 1627-1672, cuối cùng, 2 bên 0,5 giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, đất nước bị chia cắt thành: Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc của chính quyền LêTrịnh), Đàng Trong (vùng Thuận Quảng, của chính quyền họ Nguyễn). Ảnh hưởng của sự chia cắt đến tiến trình phát triển của lịch sử dân 0,5 tộc: - Sự phân chia đất nước của các tập đoàn phong kiến đã dẫn đến các cuộc chiến tranh phong kiến kéo dài năm này qua năm khác, đã tiêu hủy sức người, sức của, tàn phá ruộng đồng, xóm làng. - Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng, 0,5 đặc biệt với sự chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài và hình thành 2 chính quyền ở 2 miền đã chia đất nước ta thành giang sơn của 2 dòng họ, Đại Việt đứng trước nguy cơ bị chia cắt thành 2 quốc gia -> làm tổn thương đến sự phát triển của đất nước, của dân tộc …………….. Hết ……………. www.nbkqna.edu.vn 23 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ ĐỀ XUẤT THI OLIMPIC TẠI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ – HẢI PHÒNG NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn : Lịch sử 10 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 01 trang ---------------------ĐỀ BÀI Câu 1: ( 3,0 điểm) Văn hóa cổ đại Hy Lạp – Rôma phát triển hơn văn hóa cổ đại phương Đông ở những điểm nào? Giải thích tại sao văn hóa cổ đại Hy Lạp – Rôma phát triển cao hơn văn hóa phương Đông ? Câu 2: (3,0 điểm) Vẽ sơ đồ biểu hiện khái quát sự phát triển kinh tế thời Đường – Tống của Trung Quốc phong kiến? Câu 3: (2,5đ) Trình bày sự ra đời, hoạt động kinh tế và vai trò của thành thị trung đại Tây Âu phong kiến? Câu 4: (3,0 điểm) Nước Văn Lang – Âu Lạc: - Điều kiện cần thiết đưa đến sự ra đời nhà nước Văn Lang - Nét đặc sắc trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc - Ý nghĩa sự ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc Câu 5: (3,0 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Hãy đánh giá công lao của Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc năm 938? Câu 6: (2,5 điểm) Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam được hoàn thiện như thế nào trong các thế kỉ X – XV? Câu 7: (3,0 điểm) Hãy đánh giá vai trò của phong trào Tây Sơn? ĐÁP ÁN Câu 1: (3 điểm) * Văn hóa cổ đại Hy Lạp – Rôma phát triển hơn văn hóa cổ đại phương Đông ở các lĩnh vực: (2,0 điểm) - Lịch và thiên văn: Hiểu biết về Trái Đất và hệ Mặt Trời của cư dân Hy Lạp – Rôma chính xác hơn: Trái Đất hình quả cầu tròn; một năm có 365 và ¼ ngày; đặt lịch mỗi tháng trong năm có 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng Hai có 28 ngày (0,5đ) www.nbkqna.edu.vn 24 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc - Chữ viết: Chữ tượng hình do cư dân phương Đông sáng tạo ra có quá nhiều hình, nét, kí hiệu => hạn chế khả năng phổ biến. Chữ viết của cư dân Địa Trung Hải (hệ thống chữ cái ABC) kí hiệu đơn giản, ghép vần linh hoạt, đễ biểu đạt (0,5đ) - Văn học: Phương Đông có văn học dân gian. Cư dân Địa Trung Hải để lại những tác phẩm thành văn nổi tiếng, còn nguyên giá trị đến ngày nay (0,25đ) - Khoa học: Hiểu biết khoa học của cư dân phương Đông cổ đại chưa hoàn toàn chính xác..., cư dân Hy Lạp – Rôma đã được các nhà khoa học phát biểu thành các định lí, định đề có giá trị khái quát hóa cao (0,5đ) - Nghệ thuật: Kiến trúc và điêu khắc phương Đông rất đồ sộ, hùng vĩ... Kiến trúc Hy Lạp – Rôma đạt đến trình độ tinh tế, tuyệt mĩ, đề cao vẻ đẹp con người (0,25đ) * Văn hóa cổ đại phương Tây phát triển cao hơn văn hóa phương Đông vì: (1.0 điểm) - Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn hơn, được kế thừa, tiếp thu... (0,25đ) - Công cụ bằng sắt giúp cư dân phương Tây nâng cao hơn trình độ sản xuất, đồng thời là cơ sở để đạt tới sự sáng tạo văn hóa cao hơn (0,25đ) - Điều kiện tự nhiên ven biển không chỉ tạo điều kiện phát triển nghề buôn bán mà còn thúc đẩy giao lưu, phát triển văn hóa (0,25đ) - Chế độ dân chủ cổ đại tạo điều kiện để con người (chủ nô) được tự do phát triển tài năng sáng tạo (0,25đ) Câu 2: (3,0đ) Sự phát triển kinh tế thời Đường – Tống Nông nghiệp Chế độ “Quân điền” Tô thuế Thủ công nghiệp Dệt vải, lụa In Thương nghiệp Gốm sứ Con đường tơ lụa Câu 3: (2,5đ) * Nguyên nhân ra đời: (0,5đ) - TK XI, kinh tế lãnh địa phát triển. Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Trong thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa www.nbkqna.edu.vn 25 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc - Thợ thủ công bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận; đến ở tập trung tại các ngã ngã ba đường, bến sông, bến cảng, cạnh tu viên... để buôn bán, trao đổi => Các thành thị ra đời - Ngoài ra, có thành thị do lãnh chúa xây dựng, thu thuế hoặc được phục hồi từ thành thị cổ đại * Hoạt động kinh tế: (1,0đ) - Phường hội: Tổ chức của những thợ thủ công cùng một ngành nghề. Mục đích: giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ thợ thủ công, chống lại sự áp bức của lãnh chúa địa phương. Phường hội đặt ra phường quy: quy định về quy cách, chất lượng, giá cả sản phẩm; mối quan hệ của trùm phường với thợ bạn, thợ học việc - Thương hội: Tổ chức của những thương nhân cùng kinh doanh một mặt hàng. Mục đích: độc quyền buôn bán một mặt hàng, bảo vệ thương nhân. Hằng năm có tổ chức hội chợ để buôn bán, kí hợp đồng, đổi tiền, cho vay lãi, tham gia trò chơi... (hội chợ Săm-pa-nhơ Pháp) * Vai trò: (1,0đ) - Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển - Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia dân tộc - Mang lại không khí tự do, phát triển tri thức cho mọi người: Các trường ĐH lớn đầu tiên ở châu Âu: Bô-lô-nha (Ý), O-xphơt (Anh), Xooc-bon (Pháp)... Câu 4: (3,0điểm) * Hai điều kiện ... - Sự chuyển biến về kinh tế: Nhờ sự tiến bộ của kĩ thuật luyện kim, từ nửa đầu thiên niên kỉ I TCN, công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến, ngoài ra cư dân bắt đầu biết sử dụng đồ sắt. Nhờ vậy, địa bàn sinh sống được mở rộng đến châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả để cư dân có cuộc sống định cư lâu dài. Nền nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày có sức kéo của trâu bò đã thay thế cho nông nghiệp dùng cuốc đá trước đó => sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành - Sự chuyển biến về xã hội: Thời kì văn hóa Phùng Nguyên bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hóa sâu sắc hơn => hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước * Nét đặc sắc (1,0đ): Tục thờ cúng tổ tiên, sùng kính những người có công với làng, với nước * Ý nghĩa (1,0đ) Sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc đã mở ra thời kì dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc, hình thành nền văn minh Việt Nam đầu tiên, văn minh sông Hồng Câu 5: (3,0 điểm) * Ý nghĩa lịch sử: (1,5 điểm) - Thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ thành quả của cuộc đấu tranh kiên trì giành quyền tự chủ của dân tộc ta (0,5đ) - Xác lập vững chắc nền độc lập của tổ quốc (0,5đ) www.nbkqna.edu.vn 26 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc - Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc, kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành độc lập kéo dài hơn 10 thế kỉ (0,5đ) * Công lao của Ngô Quyền: (1,5 điểm) - Trừ khử tên phản động Kiều Công Tiễn, vừa trả thù cho chủ tướng vừa thủ tiêu nội ứng lợi hại của quân Nam Hán (0,5đ) - Thiết kế và chỉ huy trận đánh nổi tiếng trên sông Bạch Đằng, đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán (0,5đ) - Cuộc kháng chiến và chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra một bước ngoặt mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta (0,5đ) Câu 6: (2,5 điểm) - Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở đầu thời đại phong kiến độc lập ở nước ta. Nhà nước quân chủ chuyên chế được thành lập và từng bước phát triển hoàn thiện, đạt đến đỉnh cao ở thế kỉ XV (0,25đ) - Bắt đầu từ nhà Ngô, Đinh, tiếp đến là nhà Tiền Lê đã xây dựng một nhà nước quân chủ sơ khai (0,25đ) - Đất nước dần ổn định. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt (0,25đ) - Thế kỉ XI đến XIV (triều Lý, Trần, Hồ), chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng quy củ, chặt chẽ. Vua (Hoàng đế) đứng đầu nhà nước, quyết định mọi việc quan trọng. Quyền hành của vua ngày càng cao. Giúp vệc cho vua là Tể tướng và các đại thần. Bên dưới là các cơ quan sảnh, viện, đài. Ngoài ra còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều (0,25đ) - Cả nước chia ra làm nhiều lộ, do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần) cai quản. Dưới lộ là các phủ, huyện, châu và đều có quan lại của triều đình trông coi. Đơn vị hành chính cơ sở là xã, đứng đầu là xã quan (thời Trần) (0,25đ) - Nhà Lê sơ thành lập (1428) thành lập, khôi phục quốc hiệu Đại Việt. Nhà nước quân chủ mới được tổ chức theo mô hình nhà nước thời Lí – Trần (0,25đ) - Từ những năm 60 của thế kỉ XV, đất nước cường thịnh, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính. Ở trung ương, chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Dưới vua là 6 bộ. Các cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn.(0,5đ) Cấp địa phương, cả nước chia làm 13 đạo Thừa tuyên. Mỗi đạo đều có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là các phủ, huyện, châu như cũ. Đứng đầu xã là xã trưởng, do dân bầu.(0,25đ) www.nbkqna.edu.vn 27 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc - Ở thời Lý, Trần, phần lớn các quan chức cao cấp là quý tộc vương hầu hoặc con em quan lại. Khi giáo dục phát triển, nhà nước bắt đầu đưa những người đỗ đạt vào làm quan. Thời Lê, giáo dục thi cử trở thành nguồn chủ yếu để đào tạo và tuyển dụng quan lại (0,25đ) Câu 7: (3đ) - Phong trào Tây Sơn là sự vùng dậy của giai cấp nông dân, đập tan ba tập đoàn phong kiến cát cứ Lê – Trịnh – Nguyễn, chấm dứt tình trạng huynh đệ tương tàn, đặt cơ sở thống nhất đất nước, mở rộng thị trường dân tộc, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất mới phát triển (1,0đ) - Từ phong trào nông dân để giải quyết mâu thuẫn giai cấp (nông dân và địa chủ phong kiến) ở một địa phương (ấp Tây Sơn), phong trào lan rộng ra toàn quốc rồi tiến lên làm nhiệm vụ dân tộc, đập tan hai kẻ thù xâm lược nguy hiểm là 5 vạn quân Xiêm (1785) và 29 vạn quân Thanh (1789). Chỉ trong vòng năm năm mà nghĩa quân đã đại thắng quân xâm lược ở hai hướng khác nhau, đó là một hiện tượng chưa từng có ở một phong trào nông dân nào và cũng chưa có trong lịch sử dân tộc. Chính vì vậy, đây là những chiến công hiển hách, là mốc son chói lọi ghi dấu vào những trang sử chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc (1,0đ) - Từ trong phong trào, xuất hiện nhà nước Tây Sơn, một nhà nước phong kiến tương đối tiến bộ trong lịch sử (các chính sách), khẳng định chủ quyền, vị thế của nước ta trong khu vực và thế giới, đặc biệt là đối với phương Bắc (1,0đ) www.nbkqna.edu.vn 28 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc Trường THPT Chuyên Biên Hòa Tỉnh Hà Nam Giới thiệu đề thi học sinh giỏi các trường thpt chuyên khu vực duyên hải - đồng bằng bắc bộ Người ra đề: Lê Thị Hồng Diệp Môn: Lịch sử - lớp 10 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1: (3,0 điểm) Trình bày những đặc trưng về kinh tế, chính trị, xã hội của chế độ chiếm nô Địa trung hải? Nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ này? Câu 2: (3,0 điểm) Những thành tựu văn hoá Trung quốc thời phong kiến? Nhân dân Việt Nam đã tiếp thu chọn lọc nền văn hoá đó như thế nào? Câu 3: (2,5 điểm) Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến Tây Âu thời hậu kỳ trung đại là sự kiện nào? Em hãy nêu hoàn cảnh nội dung và ý nghĩa của sự kiện đó? Câu 4: (3,0 điểm) Lập bảng hệ thống về quốc gia Chăm pa và Phù Nam theo các nội dung sau: Thời gian hình thành, cơ sở và địa bàn hình thành, tổ chức bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội. Từ đó rút ra những điểm tương đồng giữa hai quốc gia này? Câu 5: (3,0 điểm) Em hãy trình bày và nhận xét về chiến thắng tiêu biểu nhất của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập từ thế kỷ I đến thế kỷ X. Câu 6 (2,5điểm) Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc hãy chứng minh rằng: văn hoá Đại Việt thời Lý - Trần - Hồ đã đạt tới trình độ phát triển cao và toàn diện. Câu 7 (3,0 điểm) Những biểu hiện của nền kinh tế hàng hoá ở nước ta trong các thế kỷ XVI - XVIII. ………….Hết……….. Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. www.nbkqna.edu.vn 29 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc Ngêi ra ®Ò: Lª ThÞ Hång DiÖp §¬n vÞ: Trêng THPT Chuyªn Biªn Hßa TØnh Hµ Nam ®¸p ¸n ®Ò thi häc sinh giái c¸c trêng thpt chuyªn khu vùc duyªn h¶i ®ång b»ng b¾c bé M«n: LÞch sö - líp 10 Thêi gian lµm bµi: 180 phót Câu Đáp án a) Những đặc trưng về kinh tế - chính trị - xã hội của chế độ chiếm nô 1 (3đ) * Về kinh tế: Điểm 2,5đ - Hi Lạp - Rôma nằm trên bờ bắc Địa trung hải gồm nhiều bán đảo và đảo 0,25 nhỏ… đất canh tác ít… nên nông nghiệp phát triển muộn… - Thủ công nghiệp rất phát đạt chia thành nhiều ngành nghề… quan hệ 0,25 thương mại được mở rộng, tiền tệ xuất hiện…Thành thị ra đời… * Về chính trị - Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp…. dẫn tới sự hình 0,25đ thành thể chế dân chủ cổ đại trong các thành bang… - Tiêu biểu nhất là ở Aten: Cơ quan quyền lực cao nhất là đại hội công dân… 0,5đ tiếp đó là Hội đồng 500 có vai trò như quốc hội…10 viên chức điều hành công việc như một chính phủ… - Nơi nào kém cũng có hình thức Đại hội công dân. Chính quyền ở các quốc 0,25đ gia Địa trung hải mang tính dân chủ rộng rãi… * Về xã hội - Chia làm 3 tầng lớp: chủ nô, bình dân, nô lệ + Chủ nô: gồm chủ xưởng, nhà buôn… rất giàu có + Bình dân: dân tự do, có nghề nghiệp và chút ít tài sản… + Nô lệ: số lượng rất lớn, là lực lượng lao động chính, nuôi sống xã hội… b) Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ chiếm nô - Nô lệ bị bóc lột nặng nề, bị khinh rẻ và đối xử bất công… họ không ngừng 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ đấu tranh chống lại chế độ chiếm nô, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Xpactacut lãnh đạo… - Từ thế kỷ III, cuộc đấu tranh của nô lệ chuyển sang hướng mới, họ tìm cách 0,25đ trốn việc, đập phá công cụ, phá hoại sản phẩm…sản xuất bị giảm sút, chế độ 2 (3đ) chiếm nô bị khủng hoảng và sụp đổ năm 476 a) Những thành tựu văn hoá Trung quốc thời phong kiến 2,5đ * Tư tưởng - Nho giáo xuất hiện tương đối sớm… là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước 0,25 phong kiến, là cơ sở lý luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung quốc… - Đến thời Tống nho giáo được phát triển thêm một bước về lý luận… www.nbkqna.edu.vn 0,25 30 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc - Đến thời Tuỳ, Đường phật giáo thịnh hành chùa chiền được xây dựng khắp nơi… 0,25 * Văn học - Phú thời Hán là một thể loại văn học đặc biệt, nội dung ca ngợi quê hương 0,25đ đất nước, khích lệ lòng yêu nước của nhân dân...Thơ thời Đường số lượng lớn, phản ánh sâu sắc đời sống xã hội, đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật với các nhà thơ tiêu biểu… - Từ thời Tống do thơ Đường biến thể mà thành…tiểu thuyết thời Minh- 0,25đ Thanh là loại hình văn học mới, với nhiều tác phẩm nổi tiếng... * Sử học - Bắt đầu từ thời Tây Hán người đặt nền móng là Tư Mã Thiên, với bộ sử ký… 0,25đ - Thời Tống cơ quan viết sử của nhà nước được thành lập (quốc sử quán) và 0,25đ biên soạn các lịch sử của từng vương triều… * Khoa học kỹ thuật - Y học: đạt được những thành tựu về chuẩn đoán, điều trị bệnh, tiêu biểu là 0,25đ Hoa Đà, Lý Thời Trân… - Khoa học kỹ thuật: Có những phát minh lớn: la bàn, thuốc súng, làm giấy, 0,25đ nghề in * Nghệ thuật - Đạt tới trình độ cao, phong cách độc đáo với những công trình nổi tiếng: 0,25đ Vạn lý trường thành, Cung A phòng… b) Nhân dân Việt Nam tiếp thu văn hoá Trung Quốc - Tiếp thu có chọn lọc…biến đổi cho phù hợp với đời sống tinh thần của 0,5đ người Việt trên các lĩnh vực: tư tưởng tôn giáo, chữ viết, văn học và một số phong tục tập quán… 3 (2,5) a) Xác định sự kiện: phong trào văn hoá Phục hưng www.nbkqna.edu.vn 0,5đ 31 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc b) Hoàn cảnh - Bước vào thời hậu kỳ trung đại, Tây Âu có nhiều phát minh khoa học quan trọng 0,25đ … phát kiến địa lý mang lại sự giàu có cho Châu Âu, thị trường được mở rộng, KHKT phát triển, quan hệ sản xuất TBCN hình thành… - Những thành tựu văn hoá từ thế kỷ XI - XIII không đáp ứng được nhu cầu của giai cấp tư sản vừa ra đời…giai cấp tư sản cần phải có hệ tư tưởng và nền văn hoá 0,25đ riêng phục vụ cho đời sống tinh thần của mình - Mặt khác những cuộc cải cách tôn giáo diễn ra mãnh liệt… cùng cuộc đấu tranh sôi nổi của nông dân chống lại lãnh chúa và tăng lữ đã tiếp thêm sức 0,25đ mạnh cho giai cấp tư sản tiến hành phong trào văn hoá Phục hưng nhằm khôi phục lại nền văn hoá xán lạn của các quốc gia cổ dại Hi lạp - Rôma phát huy giá trị văn hoá của con người… c) Nội dung - Thời đại văn hoá Phục hưng đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của khoa 0,5đ học kỹ thuật, sự phát triển phong phú của văn học, sử nở rộ của những tài năng với những con người khổng lồ về tính cách và sự uyên bác mãi mãi toả ánh hào quang trong lịch sử nhân loại… - Đặc biệt văn học Phục hưng nên án nghiêm khắc giáo hội Kitô, tấn công 0,25đ vào trật tự xã hội phong kiến, đề cao giá trị chân chính của con người, xây dựng thế giới quan tiến bộ… d) ý nghĩa: - Đánh bại tư tưởng lối thời của phong kiến và xã hội, góp phần quan trọng 0,25đ giải phóng tư tưởng tình cảm của con người khỏi sự kìm hãm và trói buộc của nhà thờ Thiên chúa giáo… - Là một bước tiến kỳ diệu trong lịch sử văn minh Tây Âu, đóng góp trí tuệ 0,25đ và tài năng với những tác phẩm và công trình bất hủ làm phong phú thêm kho tàng văn hoá của nhân loại… là "cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại" mở đường 4 (3đ) cho sự phát triển cao hơn của nền văn hoá Châu Âu và thế giới a. Lập bảng: Nội dung Nước Chăm Pa Nước Phù Nam Thời gian hình thành Cuối TKII Khu Liên lập nước đặt tên Lâm Ấp. Đến TKVI đổi tên nước là Chăm pa. www.nbkqna.edu.vn 0,25đ Hình thành vào khoảng TK 32 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc I Cơ sở và địa bàn hình thành Nền văn hoá Sa Huỳnh với công cụ đồng thau và sắt. Địa bàn là khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ 0,5đ ngày nay. Nền văn hoá Óc eo. Với công cụ đồng thau và sắt. Trên đồng bằng Sông Cửu Long rộng lớn. Bộ máy nhà nước Đứng đầu là vua, giúp việc là tể tướng và hai đại thần. Đất nước chia làm 4 khu vực hành chính lớn... Thể chế 0,5đ chính trị quân chủ theo kiểu Ấn Độ, đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành... Kinh tế Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với thủ công, khai thác lâm thổ sản... Nghề nông trồng lúa là chủ 0,5đ yếu.Thủ công nghiệp và ngoại thương đường biển phát triển... Văn hoá Người Chăm ở nhà sàn, ăn trầu... theo đạo Hin đu giáo và Phật giáo. Có nền nghệ thuật phát triển... Cư dân Phù Nam,săm mình, xoã tóc, hoả táng... theo đạo Phật và đạo Hin đu. Nghệ thuật phát triển... Xã hội Phần hoá thành 3 tầng lớp: Quý tộc, dân tự do và nô lệ Phân 0,5đ hoá thành 3 tầng lớp; Quý tộc, bình dân và nô tỳ b. Nhận xét: 0,25đ - Đều hình thành trên cơ sở nền văn hoá bản địa... -Cư dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp... - Tổ chức nhà nước còn sơ khai theo thể chế quân chủ chuyên chế... 0,5đ - Xã hội phân hoá chưa sâu sắc... -Đời sống tinh thần phong phú... a. Xác định chiến thắng tiêu biểu nhất từ thế kỷ I đến thế kỷ X: 5 (3đ) -Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 b. Trình bày chiến thắng: 0,5 - Tóm tắt tiểu sử của Ngô Quyền: Người Đường Lâm... sinh năm 898. Là 0,25 người giỏi võ nghệ, sức khoẻ hơn người, từng theo Dương Đình Nghệ lập công lớn... - Nhận được tin Dương Đình Nghệ vị Kiều Công Tiễn giết hại... tháng 10 0,25 năm 938 Ngô Quyền kéo quân từ Ái Châu ra... www.nbkqna.edu.vn 33 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc - Được sự ủng hộ của quân sĩ và nhân dân Ngô Quyền nhanh chóng tiến vào 0,25 thành Đại La, bắt giết Kiều Công Tiễn. Sau đó dùng kế đóng cọc trên sông Bạch Đằng . Đồng thời cho quân thủy, bộ mai phục hai bên bờ sông... - Khi quân giặc kéo sang, Ngô Quyền cho quân khiêu chiến... quân giặc trúng kế... Ngô Quyền chỉ huy đại quân từ ba phía đổ ra đánh giết dữ dội. Quân 0,25 giặc đại bại... c. Nhận xét: - Là trận quyết chiến chiến lược, “một vũ công cao cả vang dội đến nghìn 0,25đ thu”, được ghi vào lịch sử dân tộc như một biểu tượng sáng ngời của truyền thống yêu nước ý chí bất khuất quật cường... - Trong chiến thắng này, Ngô Quyền đã biết phát huy sức mạnh tổng hợp của 0,25đ dân tộc, lợi dụng yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, phát huy sở trường “thủy chiến” của dân tộc ta để giành thắng lợi... - Chiến thắng Bạch Đằng đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam 0,25 Hán, bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ vừa mới giành được - Khẳng định niềm tin vào sức mạnh của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm... 0,25 - Chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời đại mới: thời đại độc lập tự chủ lâu dài 0,25 - Để lại bài học kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật quân sự độc đáo trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta... a. Về tư tưởng, tôn giáo: 0,25 6 (2,5) - Từ thời Bắc thuộc hệ tư tưởng nho giáo và các tôn giáo lớn như Phật giáo, 0,25đ Đạo giáo đã được truyền bá vào nước ta. Thời Lý, Trần, Hồ hệ tư tưởng nho giáo được gia cấp thống trị tiếp nhận và từng bước nâng cao - Phật giáo được truyền bá sâu rộng, ngày càng thấm sâu vào cuộc sống tinh 0,25đ thần của nhân dân và giai cấp thống trị tôn sùng... - Đạo giáo được truyền bá trong nhân dân hoà nhập với một số tín ngưỡng 0,25đ dân gian. Các tín ngưỡng cổ truyền... vẫn được giữ vững. b. Về giáo dục, văn học, Nghệ thuật: - Giáo dục rất được quan tâm, chữ Hán trở thành chữ viết chính thức. 1070 0,25đ Lý Thánh Tông lập văn miếu. 1075 Nhà Lý tổ chức thi ... - Văn học chữ Hán phát triển, xuất hiện nhiều tác phẩm, tác giả nổi tiếng... 0,25đ www.nbkqna.edu.vn 34 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc nội dung đậm đà tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc... - Nghệ thuật: Nghệ thuật kiến trúc phát triên với các công trình độc đáo: chùa 0,25đ Một Cột, Tháp Báo Thiên... Nghệ thuật điêu khắc tinh tế: bệ cột hình sen, bông cúc nhiều cánh... Nghệ thuật sân khấu, lễ hội dân gian.... phong phú mang đậm bản sắc dân tộc... c. Khoa học - kỹ thuật: - Sử học biên soạn được nhiều tác phẩm có giá trị: ĐạiViệt sử ký, Đại Việt sử 0,25 lược. - Khoa học quân sự phát triển vượt bậc với các tác phẩm: Binh Thư yếu lược, 0,25 Vạn Kiếp tông bí truyền thư... - Thiên Văn học chế tạo được các dụng cụ khảo sát các hoạt động của trời 0,25 đất, soạn lịch... - Kỹ thuật thời Nhà Hồ chế tạo súng thần cơ, đóng được tầu chiến có lầu... 0,25 KL: Văn hoá Đại Việt (Văn hoá Thăng Long) thời kỳ này đã đạt tới trình độ 0,25 phát triển cao và toàn diện đúng như đánh giá của Nguyễn Trãi: “ Duy ngã Đại Việt chi quốc, Thực vi văn hiến chi bang” 7 a. Thủ công nghiệp (3đ) - Thủ công nghiệp trong nhân dân phát triển mạnh mẽ. Các làng thủ công 0,5 chuyên nghiệp ở nông thôn và các phường thủ công chuyên nghiệp ở thành thị xuất hiện ngày càng nhiều: Gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Hương Canh,...Lụa Vạn Phúc, La Khê, Trích Sài... - Nghề khai mỏ phát triển mạnh ở Đàng Ngoài, xuất hiện hiện tượng thuê mướn công nhân trong sản xuất. Ngành trồng mía đường ở Đàng Trong đạt 0,5 tới trình độ cao về kỹ thuật, số lượng đường xuất khẩu ngày càng lớn... b. Thương nghiệp - Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa các địa phương được mở rộng 0,25 hơn trước, hầu hết các làng xã ở đồng bằng đều có chợ... các mặt hàng phong phú gồm sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp. - Hình thành các luồng buôn bán trao đổi giữa miền ngược với miền xuôi, miền 0,25 duyên hải, hải đảo với nội địa, giữa các trung tâm kinh tế thương mại lớn với các vùng nông thôn phụ cận, giữa đàng Trong với đàng Ngoài... - Quan hệ buôn bán với các nước phương đông như Nhật Bản, Trung Quốc vẫn được duy trì và phát triển hơn trước. Xuất hiện khá đông các kiều dân Trung 0,25 Quốc, Nhật Bản định cư lâu dài để sản xuất, buôn bán... www.nbkqna.edu.vn 35 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc - Từ giữa thế kỷ XVI thuyền buôn Bồ Đào Nha đã đến buôn bán ở Hội An. Thế kỷ XVII Công ty Đông Ấn của Hà Lan đã đặt thương điếm ở Hội An, Phố Hiến, 0,25 Thăng Long. Từ giữa thế kỷ XVII thuyền buôn của Anh, Pháp đến buôn bán và lập thương điếm ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài... c. Hệ quả - Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp, việc mở rộng buôn bán 0,25 với các nước phương Tây đã bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với các luồng thương mại quốc tế đang phát triển, thúc đẩy sản xuất ở trong nước, góp phần mở rộng thị trường và dẫn đến sự hưng thinh của các đô thị lớn. - Ở Đàng Ngoài có kinh thành Thăng Long là trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước với hệ thống chợ, bến thuyền, và hàng chục các phố hàng vừa sản 0,25 xuất vừa buôn bán rất sầm uất... Phố Hiến có hàng chục phường sản xuất là nơi hội tụ nhiều khách buôn phương Đông và phương Tây. - Ở Đàng Trong xuất hiện nhiều đô thị sầm uất như Thanh Hà, Hội An, Gia Định... đặc biệt Hội An là trung tâm buôn bán ở đàng Trong, là một thương cảng quốc tế, một thành phố cảng lớn hội tụ nhiều thuyền buôn, thương điếm 0,25 của các nước phương Đông và phương Tây ... - Sự phát triển của thủ công nghiệp, thương nghiệp và sự hưng khởi của các đô thị đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, đưa đất nước tiếp cận với nền kinh tế thế giới, song không đủ sức chuyển hoá sang phương 0,25 thức sản xuất TBCN... www.nbkqna.edu.vn 36 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VI - NĂM 2013 ĐỀ ĐỀ NGHỊ MÔN THI: LỊCH SỬ KHỐI 10 (Thời gian: 180’ không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 7 câu trong 01 trang) Câu 1: (3,0 điểm) C.Mác đã nói: “Ở những thời kì lịch sử càng xa xưa thì yếu tố địa lý lại càng có những tác động có ý nghĩa sống còn tới sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.” Trên cơ sở tìm hiểu về quá trình hình thành nhà nước và những đặc trưng kinh tế, chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. Câu 2: (3,0 điểm) Phân tích những điểm khác nhau (về sự thành lập, tôn giáo, kiến trúc và vị trí) của hai vương triều Gúp – ta và Đê – li trong lịch sử phong kiến Ấn Độ. Câu 3: (2,5 điểm) Các thành thị trung đại ở Tây Âu đã được hình thành như thế nào ? Sự ra đời của thành thị có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội Tây Âu thời trung đại. Câu 4: (3,0 điểm) Lập bảng về quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, Chămpa và Phù Nam theo các nội dung sau: Thời gian, cơ sở hình thành và địa bàn, bộ máy nhà nước, kinh tế, văn hoá. Câu 5: (3,0 điểm) Hãy nêu 4 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc và phân tích một cuộc khởi nghĩa có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử nước ta sau này. Câu 6: (2,5 điểm). Nhận định chung về nền văn hóa Thăng Long thời Lý, Trần, Hồ. An Nam tứ đại khí là gì ? Câu 7: (3,0 điểm) www.nbkqna.edu.vn 37 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc. ………………..HẾT……………… Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VI - NĂM 2013 MÔN THI: LỊCH SỬ KHỐI 10 ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM Câu 1 Nội dung trả lời Điểm Nội dung câu nói: Sự tác động của điều kiện tự nhiên tới quá trình 3,0 hình thành nhà nước và những đặc trưng kinh tế, chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây Sự tác động của điều kiện tự nhiên tới quá trình hình thành nhà nước Các quốc gia cổ đại phương Đông: - Điều kiện tự nhiên thuận lợi… đất canh tác rộng, mềm, tơi xốp, phù sa màu mỡ… chỉ cần công cụ gỗ, đá, đồng cũng tạo nên mùa màng bội thu -> sản phẩm dư thừa -> tư hữu xuất hiện -> xã hội phân chia giai 0,5 cấp -> nhà nước được sớm hình thành vào cuối thời kỳ đồ đá mới sang thời kỳ đồ đồng (thiên niên kỷ thứ IV – III TCN) - Quy mô quốc gia: do lãnh thổ đồng bằng rộng lớn, tập trung đông dân cư -> nhà nước phương Đông xuất hiện với quy mô quốc gia rộng lớn Các quốc gia cổ đại phương Tây: nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất đai ít và khô cứng, địa hình bị cắt xẻ mạnh...) 0,5 - Ra đời muộn hơn: thời kỳ đồ sắt (đầu thiên niên kỷ I TCN). - Quy mô quốc gia nhỏ: thị quốc. Sự tác động của điều kiện tự nhiên tới đặc trưng kinh tế: - Phương Đông: nền nông nghiệp tưới tiêu – nông nghiệp là chủ đạo 0,5 và phải quan tâm tới công tác trị thủy (do nằm ven lưu vực các con sông lớn…) - Phương Tây: với đặc trưng công thương nghiệp mậu dịch hàng hải 0,5 (nằm ven biển, nhiều vũng vịnh nhưng đất khô cứng không phát triển nông nghiệp nhưng lại thuận lợi trong giao thông đường biển…) Sự tác động của điều kiện tự nhiên tới thể chế chính trị: - Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ liên minh bộ lạc, liên kết với nhau do nhu cầu trị thủy. Nhà nước được lập ra để 0,5 điều hành và quản lí xã hội. Cơ cấu bộ máy nhà nước đó mang tính chất của một nhà nước chuyên chế cổ đại. Đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực tối cao… - Các quốc gia cổ đại phương Tây với sự phát triển mạnh của thương www.nbkqna.edu.vn 38 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc 2 3 nghiệp và sự lưu thông tiền tệ sớm, cùng sự khoáng đạt, yêu thích tự do của những con người miền biển…không chấp nhận quyền lực chỉ rơi vào tay một người…hướng tới xây dựng nền dân chủ cổ đại… Phân tích những điểm khác nhau (về sự thành lập, tôn giáo, kiến trúc và vị trí) của hai vương triều Gúp – ta và Đê – li trong lịch sử phong kiến Ấn Độ. Khác nhau về sự thành lập: - Vương triều Gúp- ta (319-467) , do vua Gúp – ta, người gốc Ấn Độ sáng lập, trải qua gần 150 năm, với 9 đời vua, thống nhất được toàn bộ miền Bắc và miền Trung Ấn Độ. - Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206-1526), do người Hồi giáo gốc Thổ (Tuốc) ở Trung Á, tấn công và chinh phục các tiểu quốc của người Ấn Độ rồi lập ra vương quốc Hồi giáo Ấn Độ - vương triều ngoại tộc. Khác nhau về tôn giáo: - Vương triều Gúp-ta: đạo Phật và đạo Hinđu, trong đó đạo Hinđu trở thành quốc giáo. - Vương triều Hồi giáo Đê-li, đạo Hồi được du nhập và truyền bá vào Ấn Độ; Nhà nước có sự phân biệt tôn giáo, áp đặt Hồi giáo, bắt nhân dân Ấn Độ phải bỏ Phật giáo, Hin-đu giáo, đi theo đạo Hồi; Người Hồi giáo ở Ấn Độ được ưu ái về ruộng đất, địa vị… Khác nhau về kiến trúc - Vương triều Gúp-ta, kiến trúc Phật giáo (chùa hang, tượng phật bằng đá), Kiến trúc Hin-đu giáo (đền hình tháp nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ bằng các bức phù điêu…) - Vương triều Hồi giáo Đê-li, xuất hiện nhiều công trình kiến trúc Hồi giáo… Xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một trong các thành phố lớn nhất thế giới. Về vị trí: - Dưới thời vương triều Gúp-ta: văn hóa truyền thống Ấn Độ được định hình và phát triển rộng khắp. - Vương triều Hồi giáo Đê-li, tạo điều kiện cho nền văn hóa mới (văn hóa Hồi giáo) được du nhập vào Ấn Độ, tạo nên sự đa rạng và phong phú của văn hóa Ấn Độ; Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây. Các thành thị trung đại ở Tây Âu đã được hình thành như thế nào ? Sự ra đời của thành thị có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội Tây Âu thời trung đại. Thành thị trung đại Châu Âu ra đời trong điều kiện : - Từ thế kỷ XI sản xuất nông nghiệp ở Tây Âu phát triển…… xuất hiện nhiều sản phẩm thừa -> nhu cầu mua bán… - Có sự chuyên môn hóa của những người thợ thủ công - Những người thợ thủ công tìm cách trốn khỏi lãnh địa… -> thành thị ra đời. Vai trò của thành thị : www.nbkqna.edu.vn 0,5 3,0 0,75 0,75 0,75 0,75 3,0 1,0 39 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc 4 - Về mặt kinh tế: thành thị ra đời phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa đơn giản phát triển… - Về chính trị: góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, dựng lên chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc. - Về văn hóa: mang tới không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu...... => tạo tiền đề cho các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ TBCN trên thế giới. Lập bảng về quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, Chămpa và Phù Nam theo các nội dung sau: Thời gian; cơ sở hình thành, địa bàn, bộ máy nhà nước, kinh tế, văn hoá. Lập bảng : Nôi Quốc gia Quốc gia Quốc gia dung Văn Lang-Âu Lạc Chămpa Phù Nam Thời Khoản thế kỉ Khoảng cuối thế Khoảng thế kỉ I gian VII.TCN kỉ II Cơ sở Nền văn hoá Đông Nền văn hoá Sa Nền văn hóa Óc hình Sơn ở lưu vực các Huỳnh ở khu vực Eo trên địa bàn thành, sông lớn thuộc miền Trung và châu thổ sông địa Đồng bằng Bắc Bộ Nam Trung Bộ Cửu Long (Nam bàn ngày nay. ngày nay. Bộ) ngày nay. Theo thể chế quân Theo thể chế quân Theo thể chế Bộ chủ chuyên chế. chủ chuyên chế. quân chủ chuyên máy Đứng đầu là vua, Đứng đầu là vua, chế, do vua đứng Nhà giúp việc là Lạc giúp việc là Tể đầu nắm mọi nước hầu, Lạc tướng. Đất tướng và 2 đại quyền hành. nước được chia thần. Đất nước thành 15 bộ.... chia thành 4 khu vực hành chính lớn.... Kinh tế Văn hóa www.nbkqna.edu.vn Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với sản xuất thủ công, chăn nuôi.... Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với thủ công, khai thác lâm thổ sản..... Người Việt cổ ở nhà sàn, có tục nhuộm răng, ăn trầu... thờ cúng các hiện tượng tự Người Chăm ở nhà sàn, ăn trầu .... tôn giáo là Hin –đu giáo và Phật giáo. Có nền Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa, bên cạnh đó thủ công nghiệp và ngoại thương đường biển rất phát triển. Người Phù Nam ở nhà sàn trên nền đất đắp cao, có tục săm mình, xõa tóc, hỏa 0,5 0,5 0,5 3,0 0,5 1,0 0,5 0,5 0,5 40 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc nhiên, tổ tiên...có nghệ thuật phát táng…Phật giáo các hình thức lễ hội triển, có chữ viết và Hindu giáo phong phú… riêng.... được sùng tín… 5 6 Hãy nêu 4 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc và phân tích một cuộc khởi nghĩa có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử nước ta sau này. Kể tên 4 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc : - Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 - Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí năm 542 và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân - Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905 - Ngô Quyền và chuến thắng Bạch Đằng năm 938 Khẳng định : Chiến thắng Bạch Đằng 938 là cuộc khởi nghĩa có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử nước ta sau này Khái quát nguyên nhân, diễn biễn, kết quả… Ý nghĩa : - Là trận quyết chiến chiến lược, buộc nhà Nam Hán phải từ bỏ ý đồ xâm lược nước ta. - Nghệ thuật quân sự độc đáo: Lần đầu tiên xuất hiện chiến thuật: lợi dụng thủy triều và trận địa cọc ngầm có hiệu quả trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; Được ghi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất khuất, quật cường của dân tộc ta. - Kết thúc ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời đại mới -thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc. Nhận định chung về nền văn hóa Thăng Long thời Lý, Trần, Hồ. Văn hóa Thăng Long thời Lý, Trần, Hồ phong phú, đa dạng Khái quát thành tựu về : - Về tư tưởng, tôn giáo… - Về giáo dục… - Về văn học… - Về nghệ thuật… - Về khoa học – kĩ thuật… Văn hóa Thăng Long thời Lý, Trần, Hồ thể hiện tính dân tộc sâu sắc - Tiếp nhận Nho giáo, Phật giáo từ nước ngoài, người Việt đã hòa lẫn với tư tưởng, tín ngưỡng dân gian để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng. - Văn học mang đậm tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc. - Trên cơ sở chữ Hán, chữ Phạn, người Việt sáng tạo ra chữ viết riêng... Văn hóa Thăng Long thời Lý, Trần, Hồ đạt nhiều thành tựu rực rỡ, đặc sắc, là cơ sở của nền văn minh Đại Việt. An Nam tứ đại khí – bốn công trình tiêu biểu của nền văn hóa Thăng Long www.nbkqna.edu.vn 3,0 1,0 0,5 0,5 1,0 2,5 0,5 0,5 0,5 1,0 41 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc 7 - Tháp Báo Thiên - Chuông Quy Điền - Vạc Phổ Minh - Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc. Lần lượt lật đổ ba tập đoàn phong kiến : Nguyễn, Trịnh, Lê – bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước + 1771, 3 anh em T©y S¬n khëi nghÜa… + 1776 - 1783, qu©n T©y S¬n nhiÒu lÇn tÊn c«ng Gia §Þnh, gi¶i phãng hÇu hÕt ®Êt §µng Trong vµ tiªu diÖt lùc lîng c¸t cø cña chóa NguyÔn. + 1786 - 1788, tiÕn qu©n ra B¾c, lÇn lît lËt ®æ c¸c tËp ®oµn phong kiÕn TrÞnh - Lª, xãa bá sù ph©n chia §µng Trong - §µng Ngoµi, sù nghiÖp thèng nhÊt ®Êt níc c¬ b¶n ®· hoµn thµnh. Kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc - Kh¸ng chiÕn chèng qu©n x©m lîc Xiªm : + 1784, vua Xiªm cho 5 v¹n qu©n thñy, bé do NguyÔn ¸nh dÉn ®êng tiÕn ®¸nh vµ chiÕm gÇn hÕt Gia §Þnh. + Th¸ng 1/1785, NguyÔn HuÖ vµo Gia §Þnh, chñ ®éng tæ chøc mai phôc ë R¹ch GÇm - Xoµi Mót. + ChiÕn th¾ng R¹ch GÇm - Xoµi Mót ®· quÐt s¹ch qu©n Xiªm ra khái bê câi, ®Ëp tan tham väng cña Xiªm ®èi víi phÇn l·nh thæ cùc Nam cña níc ta. - Kh¸ng chiÕn chèng qu©n x©m lîc Thanh : + Tríc sù thØnh cÇu cña vua Lª Chiªu Thèng, 1788, T«n SÜ NghÞ chØ huy 29 v¹n qu©n Thanh, tiÕn sang x©m lîc níc ta. + T12/1788, NguyÔn HuÖ lªn ng«i hoµng ®Õ, hiÖu Quang Trung, chØ huy ®¹i qu©n thÇn tèc tiÕn ra B¾c. + Mång 5 TÕt Kû DËu (30/1/1789), qu©n T©y S¬n th¾ng lîi vang déi ë Ngäc Håi - §èng §a, gi¶i phãng Th¨ng Long, ®Êt níc s¹ch bãng qu©n x©m lîc. Xây dựng vương triều mới với nhiều chính sách tiến bộ - Sau ngµy chiÕn th¾ng, Quang Trung ®· thi hµnh nh÷ng c¶i c¸ch tiÕn bé vÒ kinh tÕ, hµnh chÝnh, v¨n hãa - gi¸o dôc, qu©n sù, ngo¹i giao... - Những chính sách đó có tác dụng ổn định lại đất nước, tạo những tiền đề quan trọng để đưa đất nước phát triển kịp với xu hướng của thời đại, tiếc rằng Quang Trung mất quá sớm nên những chủ trương của ông chưa có điều kiện phát huy tác dụng… www.nbkqna.edu.vn 3,0 1,0 1,0 1,0 42 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc Së gi¸o dôc ®µo t¹o Hng Yªn Trêng THPT chuyªn §Ò thi chän HSG khu vùc §B – DHBB lÇn thø 6 §Ò giíi thiÖu ( Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò ) M«n LÞch sö – Líp 10 Thêi gian lµm bµi 180 phót Ngµy thi : Th¸ng 4/2013 ( §Ò thi gåm 01 trang ) C©u 1: (3.0 ®iÓm): Nªu ®Æc ®iÓm kinh tÕ cña c¸c quèc gia cæ ®¹i ph¬ng §«ng vµ c¸c quèc gia cæ ®¹i §Þa Trung H¶i. Gi¶i thÝch v× sao cã ®Æc ®iÓm ®ã ?. C©u 2: (3.0 ®iÓm): Tr×nh bµy nh÷ng nÐt lín sù h×nh thµnh x· héi phong kiÕn Trung Quèc. C©u 3: ( 2.0 ®iÓm): Nªu nh÷ng biÓu hiÖn cña sù xuÊt hiÖn quan hÖ s¶n xuÊt t b¶n chñ nghÜa ë T©y ¢u thêi hËu kú Trung ®¹i. C©u 4: (3.0 ®iÓm): H·y lËp b¶ng ®iÒn th«ng tin vÒ c¸c quèc gia cæ ®¹i trªn ®Êt níc ViÖt Nam theo néi dung: Thêi gian h×nh thµnh - ®Þa bµn, t×nh h×nh kinh tÕ, chÝnh trÞ, x· héi vµ nhËn xÐt. C©u 5: (3.0 ®iÓm): H·y nªu 4 cuéc khëi nghÜa, kh¸ng chiÕn tiªu biÓu nhÊt cña nh©n d©n ta chèng chÝnh quyÒn ®« hé phong kiÕn ph¬ng B¾c ( tõ TK I-> TK X). Ph©n tÝch 1 cuéc kh¸ng chiÕn cã ¶nh hëng lín ®Õn c¸c thÕ kû sau nµy. C©u 6: (2.5 ®iÓm): Ph©n tÝch ®Æc ®iÓm tiªu biÓu cuéc kh¸ng chiÕn chèng qu©n x©m lîc Tèng thêi Lý (1075-1077). Cuéc kh¸ng chiÕn nµy ®· ®Ó l¹i truyÒn thèng g× cho sù nghiÖp ®Êu tranh gi÷ níc cña d©n téc ta ?. C©u 7: (3.0 ®iÓm): Kh¸i qu¸t nÐt chÝnh t×nh h×nh v¨n hãa, t tëng cña níc ta tõ TK XVI ®Õn ®Çu TK XVIII, vµ cho biÕt nh÷ng yÕu tè t¸c ®éng ®Õn t×nh h×nh ®ã. --------HÕt ------Së Gd- §T Hng Yªn Trêng THPT chuyªn Kú thi chän HSG khu vùc §B DHBB lÇn thø 6 M«n: lÞch sö - Líp 10 §¸p ¸n thang ®iÓm C©u 1 Nªu ®Æc ®iÓm kinh tÕ cña c¸c quèc gia cæ ®¹i ph¬ng §«ng vµ c¸c quèc gia cæ ®¹i §Þa Trung H¶i. Gi¶i thÝch v× sao cã ®Æc ®iÓm ®ã ? www.nbkqna.edu.vn 3,0 ® 43 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc a. §Æc ®iÓm kinh tÕ. a.1. §Æc ®iÓm kinh tÕ c¸c quèc gia cæ ®¹i ph¬ng §«ng . * §Æc ®iÓm næi bËt lµ s¶n xuÊt n«ng nghiÖp trång lóa níc g¾n liÒn víi c«ng t¸c thñy lîi vµ lµm lÞch (n«ng lÞch): + NÒn kinh tÕ n«ng nghiÖp lµ chñ yÕu: - C¸c quèc gia cæ ®¹i ph¬ng §«ng cã ®ång b»ng réng, ®Êt ®ai ph× nhiªu, ®îc c¸c con s«ng cung cÊp níc vµ båi ®¾p phï sa thêng xuyªn. Trång c¸c lo¹i ngò cèc, ngoµi ra cßn trång c¸c lo¹i c©y ¨n qu¶. - C«ng cô s¶n xuÊt th« s¬: (Cuèc ®¸, cµy ®¸), ®ång, tre, gç, nøa. - Ch¨n nu«i : Gia sóc, gia cÇm, nghÒ c¸. + Qu¸ tr×nh s¶n xuÊt n«ng nghiÖp c d©n ph¬ng §«ng ph¶i lµm thuû lîi ®µo kªnh dÉn níc tíi tiªu, ®¾p ®ª phßng lò lôt. §ång thêi ®Ó mïa mµng thu ho¹ch tèt ngêi ph¬ng §«ng ph¶i “tr«ng trêi, tr«ng ®Êt, tr«ng c©y”, theo dâi mùc níc lªn xuèng c¸c s«ng, quan s¸t mÆt tr¨ng, mÆt trêi… tõ ®ã ngêi ph¬ng §«ng lµm ra lÞch ( n«ng lÞch) ph¸t huy trong s¶n xuÊt. * Thñ c«ng nghiÖp, th¬ng nghiÖp lµ thø yÕu. Bªn c¹nh kinh tÕ n«ng nghiÖp cßn cã c¸c nghÒ thñ c«ng nh lµm gèm, dÖt v¶i, luyÖn kim, thuéc da, thñy tinh, trao ®æi s¶n phÈm gi÷a c¸c vïng => Kinh tÕ thñ c«ng, th¬ng nghiÖp g¾n liÒn víi n«ng nghiÖp; nÒn kinh tÕ mang tÝnh tù nhiªn, tù tóc. a.2. §Æc ®iÓm kinh tÕ c¸c quèc gia cæ ®¹i §Þa Trung H¶i. * Kinh tÕ n«ng nghiÖp trång lóa níc kh«ng ph¸t triÓn trë thµnh thø yÕu do ®ång b»ng nhá hÑp, ®Êt ®ai kh« cøng. §Õn ®Çu thiªn niªn kû I TCN khi cã c«ng cô s¾t c d©n §TH míi lµm n«ng nghiÖp. C©y trång chñ yÕu lµ c©y lu niªn, nho, cam, chanh. * Thñ c«ng vµ th¬ng nghiÖp ph¸t ®¹t chiÕm vai trß chñ ®¹o trong kinh tÕ: nghÒ khai má, kim hoµn, gèm, chÕ biÕn n«ng s¶n ( rîu nho). MËu dÞch th¬ng nghiÖp trao ®æi hµng hãa c¸c cïng ®æi s¶n phÈm thñ c«ng cho c¸c níc ph¬ng §«ng – lÊy l¬ng thùc, thùc phÈm. - Nguån lao ®éng chñ yÕu lµ n« lÖ. - Ho¹t ®éng th¬ng m¹i ph¸t ®¹t ®· thóc ®Èy viÖc më réng lu th«ng tiÒn tÖ. -> NÒn kinh tÕ mang tÝnh hµng hãa, trao ®æi. b. Gi¶i thÝch: Cã ®Æc ®iÓm kinh tÕ nh trªn lµ do ®iÒu kiÖn tù nhiªn chi phèi. b.1. C¸c quèc gia cæ ®¹i ph¬ng §«ng ra ®êi trªn lu vùc c¸c con s«ng lín ë ch©u ¸- Phi (Nhµ níc Ai CËp trªn lu vùc s«ng Nin); Quèc gia Ên §é ra ®êi trªn lu vùc s«ng Ên, s«ng H»ng; Trung Quèc ra ®êi trªn lu vùc s«ng Hoµng Hµ, Trêng Giang. C¸c con s«ng båi lÊp phï sa mµu mì t¹o nªn vïng ®ång b»ng réng lín; khÝ hËu Èm ít; thñy lîng cao… thuËn lîi ph¸t triÓn n«ng nghiÖp. C d©n cã thÓ dïng c«ng cô th« s¬ còng cã thÓ s¶n xuÊt ®îc: trång ngò cèc, lóa níc… Do thñy chÕ lín nªn ph¶i trÞ thñy- ®¾p ®ª, khai m¬ng m¸ng… b2. C¸c quèc gia cæ ®¹i ph¬ng T©y ra ®êi ven bê biÓn ®Þa Trung H¶i, ®Þa h×nh chñ yÕu lµ nói, cao nguyªn, s«ng nhá t¹o ®ång b»ng hÑp, ®Êt ®ai kh« vµ r¾n. Trång c©y l©u n¨m cã gi¸ trÞ cao: « lu, nho, cam, chanh. Cã nhiÒu kho¸ng s¶n: s¾t, b¹c, vµng ®ång, ph¸t triÓn nghÒ khai má. BiÓn §Þa Trung H¶i kÝn, khÝ hËu trong lµnh, cã nhiÒu vÞnh ph¸t triÓn nghÒ c¸, biÓn. C©u 2 H·y tr×nh bµy nÐt lín vÒ qu¸ tr×nh h×nh thµnh X· héi phong kiÕn ë Trung Quèc. www.nbkqna.edu.vn 0.5 0.25 0.25 0.25 0.75 0.5 0.5 3,0 ® 44 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc * Cuèi thêi Xu©n Thu–ChiÕn quèc ( TK VIII- TK III TCN c d©n lu vùc s«ng Hoµng Hµ Trêng Giang chÕ t¹o ®îc c«ng cô s¾t; c«ng cô ®îc c¶i tiÕn; c«ng tr×nh thñy lîi x©y dùng, diÖn tÝch canh t¸c ®îc më réng. N¨ng suÊt, s¶n lîng n«ng nghiÖp t¨ng. * X· héi biÕn ®æi s©u s¾c: - Quý téc, n«ng d©n giµu cã nhiÒu cña c¶i, dïng quyÒn lùc tíc ®o¹t thªm ruéng ®Êt c«ng trë thµnh mét nhãm ngêi cã nhiÒu ruéng t gäi lµ giai cÊp ®Þa chñ. - N«ng d©n c«ng x· bÞ ph©n hãa. + Mét bé phËn n«ng d©n giµu trë thµnh ®Þa chñ bãc lét. + N«ng d©n tù canh: Mét bé phËn c«ng d©n vÉn gi÷ ®îc ruéng ®Êt cµy cÊy trë thµnh n«ng d©n tù canh, tù cach t¸c trªn ruéng ®Êt cña m×nh, hä cã nghÜa vô nép thuÕ, ®i lao dÞch cho nhµ níc. + N«ng d©n lÜnh canh: Mét bé phËn n«ng d©n nghÌo, kh«ng cã ruéng hoÆc Ýt ruéng ph¶i nhËn ruéng cña ®Þa chñ ®Ó cÇy cÊy. Hä ph¶i nép mét phÇn hoa lîi cho ®Þa chñ gäi lµ t« ruéng ®Êt, nép thuÕ vµ ®i lao dÞch cho nhµ níc. * Quan hÖ bãc lét cña quý téc ®èi víi n«ng d©n c«ng x· thêi cæ ®¹i ®· dÇn nhêng chç cho quan hÖ bãc lét ®Þa t« cña ®i¹ chñ ®èi víi n«ng d©n lÜnh canh => Quan hÖ phong kiÕn xuÊt hiÖn ë Trung Quèc vµo nh÷ng thÕ kû cuèi TCN. Sím nhÊt thÕ giíi. 0.75 C©u 3 Quan hÖ s¶n xuÊt TBCN ®· xuÊt hiÖn ë T©y ©u thêi hËu kú trung ®¹i nh 2,5 thÕ nµo ? 1.25 1.0 ® a. Kinh tÕ : Tõ TKXVI kinh tÕ hµng hãa ph¸t triÓn t¸c ®éng ®Õn quan hÖ s¶n xuÊt phong kiÕn. + Trong n«ng nghiÖp: T« tiÒn thay cho t« hiÖn vËt. N«ng n« dïng tiÒn ®Ó chuéc th©n 0,75 phËn cña m×nh trë thµnh n«ng d©n lÜnh canh vµ nép t« tiÒn cho ®Þa chñ. Quan hÖ l·nh chóa – n«ng n« tríc kia ®îc thay thÕ b»ng quan hÖ chñ tr¹i Êp víi n«ng d©n lµm thuª – c«ng nh©n n«ng nghiÖp . NÒn s¶n xuÊt nhá ë n«ng th«n thay b»ng h×nh thøc ®ån ®iÒn hay trang tr¹i s¶n xuÊt quy m« lín. Ngêi lao ®éng trë thµnh c«ng nh©n n«ng nghiÖp lµm theo chÕ ®é lµm c«ng, lÊy tiÒn l¬ng. Quý téc phong kiÕn bãc lét c«ng nh©n n«ng nghiÖp trë thµnh quý téc míi. + Trong thñ c«ng nghiÖp: S¶n xuÊt trong c«ng trêng thñ c«ng xuÊt hiÖn thay thÕ cho c¸c 0.5 phêng héi, trong ®ã cã sù ph©n c«ng lao ®éng, chuyªn m«n hãa ... Quan hÖ chñ thî trong s¶n xuÊt. Nhµ xëng, c«ng cô nguyªn liÖu cña cña chñ (TLSX), ngêi s¶n xuÊt lµ ngêi ph¶i b¸n søc lao ®éng. Chñ c«ng trêng thñ c«ng lµ nhµ TB chiÕm nhiÒu lîi nhuËn, thî bÞ bãc lét. + Trong th¬ng nghiÖp: C¸c th¬ng héi trung ®¹i ®îc thay thÕ b»ng c¸c c«ng ty th¬ng m¹i (c«ng ty §«ng Ên, C«ng ty T©y Ên). b. X· héi: + X· héi cã sù biÕn ®æi. C¸c giai cÊp míi ®îc h×nh thµnh: - Thî c¶, th¬ng nh©n, thÞ d©n giµu, quý téc míi, chuyÓn sang kinh doanh trë thµnh c¸c 0.25 0.75 «ng chñ xëng, chñ thuyÒn, chñ ng©n hµng… trë thµnh giai cÊp t s¶n bãc lét søc lao ®éng cña c«ng nh©n lµm thuª. - Nh÷ng ngêi lµm thuª: Kh«ng cã tµi s¶n, t liÖu s¶n xuÊt - lµ ngêi v« s¶n bÞ bãc lét søc lao ®éng mét c¸ch thËm tÖ, h×nh thµnh giai cÊp v« s¶n. www.nbkqna.edu.vn 45 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc + Mèi quan hÖ míi gi÷a giai cÊp t s¶n víi giai cÊp v« s¶n xuÊt hiÖn trong lßng x· héi 0.25 phong kiÕn T©y ¢u thêi hËu kú trung ®¹i - ®ã lµ quan hÖ s¶n xuÊt TBCN. C©u 4 H·y lËp b¶ng ®iÒn th«ng tin vÒ c¸c quèc gia cæ ®¹i trªn ®Êt níc ViÖt Nam 3,0 ® theo néi dung: Thêi gian h×nh thµnh - ®Þa bµn, t×nh h×nh kinh tÕ, t×nh h×nh chÝnh trÞ, x· héi vµ nhËn xÐt. C¸c quèc gia Néi dung Thêi gian h×nh thµnh ®Þa bµn T×nh h×nh kinh tÕ Nhµ níc V¨n Lang, ¢u L¹c Lu vùc s«ng Hång, M·, C¶. Kho¶ng TK VII TCN – II TCN Quèc gia cæ Ch¨m Pa Lu vùc B¾c s«ng Gianh -> Nam s«ng Dinh TKII: L©m Êp - ®Õn TKVII nhµ níc Ch¨mpa - NghÒ n«ng trång lóa n- - NghÒ n«ng trång lóa níc, c©y rau mµu, cñ, qu¶, íc, rau mµu, cñ qu¶. nghÒ c¸. - Thñ c«ng: RÌn s¾t, gèm, - Lµm ®å gèm ®¸, trang søc, chÕ t¹o vò khÝ, kim lo¹i ChÝnh trÞ Nhµ níc chuyªn chÕ cæ ®¹i ®øng ®Çu lµ Vua gióp viÖc cã l¹c hÇu (®øng ®Çu quan v¨n): l¹c tíng ®øng ®Çu quan vâ. X· héi 3 tÇng líp Quý téc quan l¹i N«ng d©n N« tú Quèc gia cæ Phï Nam Lu vùc s«ng Cöu Long TK I - NghÒ n«ng trång lóa nícm c©y ¨n qu¶, rau mµu… - Ch¨n nu«i ( tr©u, lîn, voi, ngùa.) - Thñ c«ng : Gèm, luyÖn kim ( ®ång, s¾t) nghÒ kim hoµn. - Ngo¹i th¬ng ®êng biÓn. Nhµ níc chuyªn chÕ ®øng Nhµ níc chuyªn ®Çu lµ Vua n¾m mäi chÕ, thÓ chÕ quyÒn hµnh chÝnh trÞ, chÝnh trÞ qu©n chñ kinh tÕ, t«n gi¸o. theo kiÓu Ên §é , Vua ®øng ®Çu n¾m mäi quyÒn hµnh. 3 tÇng líp 3 tÇng líp Quý téc quan l¹i Quý téc quan l¹i N«ng d©n N«ng d©n N« tú N« tú 0.5 0.75 0.75 0.5 * NhËn xÐt: (0.5®) www.nbkqna.edu.vn 46 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc - Trªn l·nh thæ ViÖt Nam hiÖn nay thêi cæ ®¹i cã 3 quèc gia tån t¹i. 3 vïng v¨n hãa ®Æc trng: VH §«ng S¬n, Sa huúnh, ãc eo. Trªn lu vùc c¸c s«ng lín. - Cã nghÒ n«ng trång lóa níc lµ nghÒ chÝnh. - Nhµ níc qu©n chñ s¬ khai ®øng ®Çu lµ vua chuyªn chÕ . C©u 5 H·y nªu 4 cuéc ®Êu tranh tiªu biÓu nhÊt cña nh©n d©n ta chèng chÝnh 3,0 ® quyÒn ®« hé phong kiÕn ph¬ng B¾c ( tõ TKI - > TK X). Nªu nÐt chÝnh mét cuéc kh¸ng chiÕn cã ¶nh hëng lín ®Õn c¸c thÕ kû sau nµy. a. Bèn cuéc khëi nghÜa, kh¸ng chiÕn tiªu biÓu - Cuéc khëi nghÜa Hai Bµ Trng n¨m 40 - Cuéc khëi nghÜa Lý BÝ vµ sù thµnh lËp nhµ níc V¹n Xu©n ( 542 – 603) - Cuéc khëi nghÜa cña Khóc Thõa Dô ®· giµnh th¾ng lîi vµ dùng quyÒn tù chñ n¨m 905. - Cuéc kh¸ng chiÕn cña Ng« QuyÒn n¨m 938 chèng qu©n x©m lîc Nam H¸n th¾ng lîi. b. Cuéc kh¸ng chiÕn cña Ng« QuyÒn chèng qu©n x©m lîc Nam H¸n trªn s«ng B¹ch §»ng n¨m 938 cã ¶nh hëng ®Õn c¸c thêi kú sau * Nguyªn nh©n: N¨m 931, D¬ng §×nh NghÖ l·nh ®¹o nh©n d©n ®¸nh b¹i cuéc x©m lîc cña qu©n Nam H¸n ®· giµnh th¾ng lîi, thay hä Khóc n¾m quyÒn tù chñ. + §Çu n¨m 937, D¬ng §×nh NghÖ bÞ KiÒu C«ng TiÔn giÕt h¹i ®Ó ®o¹t chøc TiÕt ®é sø. Hµnh ®éng ®ã lµm nh©n d©n vµ c¸c tíng lÜnh bÊt b×nh, muèn trõ khö tªn ph¶n tÆc. Trong bíc ®êng cïng KiÒu C«ng TiÔn cÇu cøu Vua Nam H¸n. Lîi dông c¬ héi nµy qu©n Nam H¸n kÐo sang x©m lîc níc ta lÇn thø hai. * DiÔn biÕn: - Nghe tin d÷, Ng« QuyÒn ®îc nh©n d©n ñng hé tõ ch©u ¸i dÉn qu©n ra §¹i La ( Hµ Néi ngµy nay) trÞ téi KiÒu C«ng TiÔn, bªu ®Çu tríc cæng thµnh ®Ó trõ mèi häa bªn trong. - Tæ chøc nh©n d©n kh¸ng chiÕn chèng x©m lîc. Dïng kÕ ®ãng cäc ë cöa s«ng B¹ch §»ng. - Bè trÝ trËn ®Þa mai phôc hai bªn bê s«ng vµ thîng nguån s«ng B¹ch §»ng ®ßn ®¸nh qu©n Nam H¸n. - Qu©n giÆc Tróng kÕ cña Ng« QuyÒn. Toµn bé chiÕn thuyÒn cña ®Þch bÞ tiªu diÖt, chñ tíng giÆc bÞ giÕt. ChiÕn th¾ng vang déi diÔn ra trong vßng 1 ngµy “NhËt TriÒu” + KÕt qu¶, ý nghÜa. - ChiÕn th¾ng B¹ch §»ng n¨m 938 ®· kÕt thóc ¸ch ®« hé cña phong kiÕn ph¬ng B¾c. Më ra mét thêi ®¹i míi- thêi ®¹i ®éc lËp, tù chñ l©u dµi nhiÒu thÕ kû sau cña d©n téc ta. - Nhµ sö häc Ng« Th× SÜ TKXVIII nhËn xÐt: “ TrËn th¾ng lîi trªn s«ng B¹ch §»ng lµ c¬ së sau nµy cho phôc l¹i quèc thèng. Nh÷ng chiÕn c«ng c¸c ®êi §inh, Lª, Lý, TrÇn vÉn cßn nhê vµo uy danh lÉm liÖt ®Ó l¹i Êy. TrËn B¹ch §»ng nµy lµ vò c«ng cao c¶, vang déi ®Õn ngh×n thu, h¸ ph¶i chØ lõng lÉy mét thêi bÊy giê th«i ®©u”. 1.0 0.5 0.75 0.5 0.25 C©u 6 Ph©n tÝch ®Æc ®iÓm tiªu biÓu cña cuéc kh¸ng chiÕn chèng qu©n x©m lîc 2,5® Tèng thêi Lý (1075 – 1077). Cuéc kh¸ng chiÕn nµy ®Ó l¹i truyÒn thèng g× cho sù nghiÖp ®Êu tranh gi÷ níc cña d©n téc. a. §Æc ®iÓm cuéc kh¸ng chiÕn chèng x©m lîc Tèng thêi Lý * TÊn c«ng ®Ó phßng thñ; kÕ tiªn ph¸t chÕ nh©n. + N¨m 1075 khi níc §¹i ViÖt ta ®ang b×nh yªn x©y dùng ®Êt níc, th× nhµ Tèng suy yÕu. §Ó gi¶i quyÕt khã kh¨n trong vµ ngoµi níc vua Tèng h¹ lÖnh chuÈn bÞ mét cuéc x©m lîc §¹i ViÖt. - TriÒu ®×nh nhµ Lý héi bµn kÕ ®¸nh giÆc. Th¸i óy Lý Thêng KiÖt chñ tr¬ng: “ Ngåi www.nbkqna.edu.vn 1.0 47 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc yªn ®îi giÆc kh«ng b»ng ®em qu©n ®¸nh tríc ®Ó chÆn mòi nhän cña giÆc”. Lý Thêng KiÖt – ngêi l·nh ®¹o cuéc kh¸ng chiÕn thùc hiÖn chiÕn lîc “Tiªn ph¸t chÕ nh©n”, xuÊt binh ra ngoµi biªn c¬ng, sang ®Êt Tèng ®¸nh Ch©u Kh©m, Ch©u Liªm, Ch©u Ung ®¸nh tan hoµn toµn n¬i tËp trung binh lùc lîng th¶o cña qu©n Tèng cho cuéc x©m lîc níc ta) råi rót qu©n vÒ níc. * Phßng thñ ®Ó tÊn c«ng - Sau khi rót qu©n vÒ níc Lý Thêng KiÖt tæ chøc kh¸ng chiÕn. X©y dùng tuyÕn phßng thñ bªn bê d«ng Nh NguyÖt (s«ng CÇu) chê ®¸nh giÆc. - N¨m 1077, 30 v¹n qu©n Tèng trµn xuèng x©m lîc níc ta bÞ qu©n d©n ta chÆn ®øng bªn bê s«ng Nh NguyÖt. Khi qu©n Tèng mái mÖt tiÕn kh«ng ®îc tho¸i còng kh«ng xong, b»ng trËn quyÕt chiÕn chiÕn lîc t¹i phßng tuyÕn s«ng Nh NguyÖt díi sù chØ huy cña Lý Thêng KiÖt qu©n d©n ta ®¸nh tan qu©n x©m lîc Tèng. - Bµi th¬ Nam Quèc S¬n Hµ ®· kh¼ng ®Þnh chñ quyÒn d©n téc ta… b. TruyÒn thèng… - KÕ s¸ch lÊy yÕu ®¸nh m¹nh, Ýt -> nhiÒu. - §oµn kÕt - Kh¼ng ®Þnh chñ quyÒn d©n téc - KÕt thóc chiÕn tranh ®éc ®¸o; kÕt hîp ®Êu tranh qu©n sù víi ®Êu tranh ngo¹i giao. C©u 7 1.0 0.5 Kh¸i qu¸t nÐt chÝnh t×nh h×nh v¨n hãa t tëng cña níc ta tõ TK XVI ®Õn ®Çu 3,0® thÕ kû XVIII. Nh÷ng yÕu tè nµo ®· t¸c ®éng t×nh h×nh ®ã? a. T×nh h×nh v¨n hãa t tëng. 0.5 * T tëng, t«n gi¸o, tÝn ngìng. - Nho gi¸o mÊt dÇn vÞ trÝ ®éc t«n tuy vËy nho gi¸o vÉn gi÷ ®îc vÞ trÝ thèng trÞ trong x· héi. - PhËt gi¸o, §¹o gi¸o ®îc phôc håi, ph¸t triÓn… - Thiªn chóa gi¸o ®îc truyÒn vµo níc ta tõ 1533 ®Õn TK XVII ®îc ®Èy m¹nh. - §Õn gi÷a TK XVII ch÷ quèc ng÷ ra ®êi (theo ng÷ hÖ la tinh), víi viÖc xuÊt hiÖn cuèn tõ ®iÓn ViÖt – Bå – La tinh vµ cuèn Gi¸o lý c¬ng yÕu. * Gi¸o dôc vµ khoa cö. Gi¸o dôc nho häc ®îc duy tr× liªn tôc: - §µng ngoµi: N¨m 1529 ®· më ngay khoa thi Héi lÊy ®ç 27 tiÕn sÜ vµ tõ ®ã cø 3 n¨m më khoa thi mét lÇn…TriÒu Lª Trung Hng tæ chøc thªm kú thi chÕ khoa, khoa sÜ väng lÊy ®ç tiÕn sÜ (851). Gi¸o dôc cßn khu«n s¸o, h×nh thøc, chÊt l¬ng ngµy cµng suy gi¶m. - §µng trong: H×nh thøc khoa cö muén, kh«ng ®îc chó träng; quan t©m kiÕn thøc thùc tÕ vµ tuyÓn dông quan l¹i chñ yÕu th«ng qua h×nh thøc tiÕn cö. * V¨n häc - nghÖ thuËt - V¨n häc H¸n chiÕm u thÕ víi c¸c t¸c gi¶ tiªu biÓu… - V¨n häc ch÷ n«m në ré … - NghÖ thuËt phôc håi, ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh nghÖ thuËt diÔn xíng, t¹o h×nh cæ truyÒn; s©n khÊu, chÌo, tuång, h¸t ¶ ®µo, quan hä…phong phó ®a d¹ng, ph¶n ¸nh mäi mÆt ®êi sèng nh©n d©n. * Khoa häc kü thuËt - Cã nhiÒu c«ng tr×nh sö häc … ®Þa lý - Khoa häc qu©n sù ®¹t thµnh tùu lý luËn vµ thùc tiÔn, kü thuËt ®óc sóng ®ãng thuyÒn chiÕn. b. Nh÷ng yÕu tè t¸c ®éng. www.nbkqna.edu.vn 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 48 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc - Do ®iÒu kiÖn kinh tÕ - x· héi. - Do chÝnh s¸ch cña nhµ níc phong kiÕn. - Do yÕu tè kh¸ch quan bªn ngoµi… --------------HÕt----------- www.nbkqna.edu.vn 49 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD&ĐT LÀO CAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VI-NĂM 2013 MÔN THI: LỊCH SỬ KHỐI 10 (Thời gian: 180’ không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 7 câu trong 01 trang) Câu 1: (3,0 điểm) Thể chế chính trị ở các quốc gia cổ đại phương Tây có những đặc điểm gì? So với thể chế chính trị của các quốc gia phương Đông cổ đại có những điểm gì khác biệt? Tại sao lại có sự khác biệt ấy? Câu 2: (3,0 điểm) Hãy trình bày những thành tựu của nền văn hóa truyền thống Ấn .Vì sao nền văn hóa của đất nước Ấn Độ lại phong phú và đa dạng? Câu 3: (2,5 điểm) Lập bảng so sánh một số hình thức kinh doanh ban đầu của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu với chế độ phong kiến Tây Âu. Câu 4: (3,0 điểm) Nêu biểu hiện, đặc điểm, vị trí nền văn minh đầu tiên của dân tộc ta. Câu 5: (3,0 điểm) Chính sách đồng hoá của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta trong thời Bắc thuộc ? kết quả, ý nghĩa ? Câu 6: (2,5 điểm). Trong lịch sử dân tộc ta đã diễn ra ba trận chiến trên sông Bạch Đằng, trong đó tiêu biểu là trận Bạch Đằng năm 938 và năm 1288. Hãy làm sáng tỏ những điểm giống và khác nhau giữa hai trận chiến này. Câu 7: (3,0 điểm) Vì sao nhà Mạc được thành lập? Em hãy đánh giá về các chính sách của vương triều Mạc. ………………………………………..Hết…………………………………………. Học sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm www.nbkqna.edu.vn 50 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD & ĐT LÀO CAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TỈNH VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ MÔN THI: LỊCH SỬ KHỐI 10 (LẦN THỨ VI, NĂM HỌC 2012 - 2013) Câu Đáp án Thang điểm a. Thể chế chính trị: - Quyền lực của các quý tộc xuất thân từ bô lão của thị tộc bị đánh bạt để tập trung vào tay các chủ nô( chủ xưởng,chủ lò, chủ thuyền), hình 0,25 thành nên một thể chế dân chủ cổ đại. Tiêu biểu là ở A ten. - Hơn 30 000 công dân họp thành Đại hội công dân có quyền bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc của nhà nước… 0,25 - Không chấp nhận có vua, có 50 phường, mỗi phường cử ra 10 người làm thành Hội đồng 500, có vai trò như Quốc hội, có nhiệm kỳ 1 năm. 0,25 1 - Hội đồng 500 bầu ra 10 viên chức điều hành công việc ( như kiểu một chính phủ) và có nhiệm kỳ 1 năm Viên chức có thể tái cử nếu được bầu. Các công dân (trừ kiều dân, nô lệ và phụ nữ) mỗi năm 0,5 họp .một lần tại quảng trường được quyền phát biểu và biểu quyết các việc lớn của cả nước. b. So sánh với phương Đông: - Đối lập hoàn toàn. Ngay từ khi ra đời nhà nước ở phương Đông đã là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực 0,75 tập trung trong tay vua, vua tự mình quyết định mọi công việc, chính sách với bộ máy quan liêu gồm các quý tộc giúp việc. - Nguyên nhân khác biệt: ở phương Đông, do điều kiện tự nhiên và nền sản xuất nông nghiệp cần có sự liên kết để khai phá đất đai và làm thuỷ lợi, do cơ cấu xã hội nên thể chế chuyên chế là cần thiết; trong khi ở phương Tây, do điều kiện tự nhiên và nền kinh tế thủ công và thương nghiệp phát triển, sự giao lưu mở rộng, tư tưởng tự do nên thể chế dân chủ cổ đại là phù hợp. www.nbkqna.edu.vn 1,0 51 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc 2 a. Thành tựu của nền văn hoá truyền thống Ấn Độ. - Được định hình và phát triển từ thời kì vương triều Gúpta. + Văn hoá Phật giáo: Đạo Phật truyền bá rộng rãi, gắn liền với Phật giáo là nhiều ngôi chùa hang , nhiều tượng Phật được xây dựng, khắc trên đá. + Văn hoá Hin đu: Đạo Hinđu ra đời và phát triển. Đạo Hin đu tôn thờ hệ thống các vị thần. Kiến trúc, điêu khắc Hin đu: tháp hình núi, trang trí những bức phù điêu, tạc rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, tạo nên một phong cách nghệ thuật độc đáo. + Chữ viết: Từ chữ cổ Brami sáng tạo thành chữ Phạn, được dùng phổ biến, là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ. + Văn học : Các sử thi : Ma háp ha ra ta, Ra maya na. Văn học Hin đu cũng phát triển và đạt nhiều thành tựu. - Người Ấn Độ đã mang văn hoá truyền thống của mình truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa truyền thống Ấn Độ b. Văn hóa Ấn Độ đa dạng vì: - Lịch sử lâu đời: Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành sớm ở lưu vực sông Ấn ( Khoảng thiên niên kỉ thứ III TCN) nên nền văn hóa hình thành từ sớm. - Diện tích đất nước Ấn Độ rộng lớn, địa hình phân tán đa dạng, có nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau nên nền văn hóa Ấn Độ phát triển phong phú, đa dạng. Nội dung so sánh Thủ công nghiệp 3 www.nbkqna.edu.vn Thành thị phong kiến 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 Chủ nghĩa tư bản Phường hội thủ công. Công trường thủ công. Giống nhau : đều sản xuất Giống nhau : đều sản bằng tay. xuất bằng tay. Khác nhau : Khác nhau : - Quy mô xưởng nhỏ. - Quy mô xưởng lớn. - Người thợ làm từ đầu đến - Người thợ chỉ làm một cuối tạo ra một sản phẩm. khâu trong quá trình tạo ra sản phẩm ( chuyên môn hoá theo từng công đoạn)  năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn. 0,25 0,25 0,5 52 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc Nông nghiệp - Tư liệu sản xuất là của thợ cả và thợ bạn, chia nhau sản phẩm, mức độ nhiều ít khác nhau giữa thợ cả, thợ bạn, thợ học việc. Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa, nộp tô, thuế. Thương hội. Thương nghiệp 4 - Tư liệu sản xuất là của chủ. Thợ chỉ là người bán sức lao động. Làm thuê. ăn lương 0,5 Trang trại, đồn điền. Chủ là tư sản nông nghiệp, quý tộc mới ; người làm là công nhân nông nghiệp. 0,5 Công ty thương mại, phạm vi hoạt động rộng hơn thương hội 0,5 a. Biểu hiện ( thành tựu) * Chính trị: - Tổ chức bộ máy nhà nước. Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, đứng đầu nhà nước Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu. Dưới bộ là các xóm, làng do Bồ chính cai quản. - Kinh đô: Nước Văn Lang kinh đô ở Phú Thọ ( ngày nay), Kinh đô của nước Âu Lạc ở Cổ Loa. * Đời sống vật chất: - Ăn: Thích ứng hoà nhập với môi trường tự nhiên: Nguồn lương thực chính của họ gạo nếp, gạo tẻ, ngoài ra còn có các loại củ như khoai sắn. Thức ăn gồm các loại rau, cá, tôm, gà, lợn ....Nguồn lương thực phong phú đa dạng đó là biểu hiện đời sống vật chất được nâng cao, cũng là biểu hiện của sự phát triển kĩ thuật trong canh tác nông nghiệp. Người Văn Lang –Âu Lạc đã biết sử dụng nhiều gia vị có nguồn gốc thực vật như gừng, riềng, ớt, tỏi. Trong tập quán ăn uống của người Việt cổ phải kể đến tục uống rượu, ăn trầu và nhuộm răng đen. - Trang phục: của cư dân Văn Lang –Âu Lạc đã phản ánh một phần trình độ phát triển, đầu óc thẩm mĩ và bản sắc văn hóa của người Việt cổ. Nghề dệt rất phát triển... Trong sinh hoạt đời thường, nam thường đóng khố cởi trần, nữ mặc váy áo. Vào những ngày lễ hội trang phục nam nữ đẹp đẽ hơn ... - Nhà ở: có nhiều kiểu cách như nhà sàn, nhà mái cong làm bằng gỗ, tre nứa. Đồ dùng trong gia đình rất phong phú, có nhiều loại như bình, vò, thạp, mâm, chậu, bát, .... bằng gốm và đồng thau. Ngoài ra còn có đồ đựng bằng tre, nứa, mây. vỏ bầu .... www.nbkqna.edu.vn 0,5 0,25 0,25 0,25 53 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc - Phương tiện giao thông : có thuyền độc mộc, thuyền ván trên sông. Trên bộ sử dụng voi, trâu, bò ngựa. * Đời sống tinh thần:Phong phú, đa dạng - Cư dân Văn Lang – Âu Lạc đạt đến một trình độ thẩm mĩ, tư duy khoa học khá cao, họ rất giỏi nghề luyện kim. Những sản phẩm đẹp tiêu biểu trống đồng, thạp đồng đồ trang sức bằng đồng đã nói lên tài năng và kĩ thuật tuyệt vời của người Việt cổ. - Tín ngưỡng: Từ ý thức cộng đồng cư dân Văn Lang –Âu Lạc có chung 1 cội nguồn, 1 tổ tiên, 1 tập quán đã nảy nở tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ cúng, sùng kính những người có công với làng nước là nét đặc sắc. Bên cạnh đó vẫn còn những sùng bái tự nhiên như: thờ thần sông, thần núi, thần mặt trời.... - Tục cưới xin, ma chay, ăn trầu, nhuộm răng… lễ hội khá phổ biến, nhất là lễ hội mùa xuân với những phong tục thuần hậu chất phát.... Nghệ thuật âm nhạc rất phát triển. Nhạc cụ có nhiều loại (trống đồng, trống da ...) b. Đặc điểm, vị trí: - Là nền văn minh đầu tiên của dân tộc - nền văn minh Sông Hồngvăn minh của những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. 5 - Văn minh Văn Lang – Âu Lạc đã phác họa, định hình những giá trị truyền thống và bản sắc của dân tộc Việt Nam, là cơ sở để nhân dân ta đấu tranh chống chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc trong hơn một nghìn năm và cũng là cơ sở để hình thành các nền văn minh về sau. a. Chính sách đồng hoá của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta trong thời Bắc thuộc. Tìm cách huỷ hoại cơ sở tồn tại của quốc gia - dân tộc ta: lãnh thổ, tiếng nói, phong tục tập quán, lối sống, ý thức tư tưởng văn hoá. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0, 25. Đất nước ta bị chia ra nhập vào nhiều lần, bị coi là một quận huyện 0, 25. của Trung Quốc, cử quan lại người Hán trực tiếp sang cai trị. Thực hiện nhiều cuộc di dân , mở trường dạy chữ Hán, du nhập các hệ tư tưởng ( Nho giáo, Đạo giáo...) vào nước ta.Bắt nhân dân ta thay 0, 5. đổi phong tục tập quán theo lễ giáo Trung Hoa. Nguy cơ : không chỉ mất nước mà mất luôn cả dân tộc. b. Kết quả. - Nhân dân ta vẫn bảo tồn, phát triển nền văn hoá dân tộc: Bảo tồn tiếng nói, các thuần phong mỹ tục: đề cao các anh hùng dân tộc, người già, tôn trọng phụ nữ, ăn trầu nhuộm răng, các hội làng và hội mùa với 0, 5. các trò chơi dân gian mang đậm tinh thần thượng võ... Nhiều di dân gốc Hán được " Việt hoá" , hoà nhập vào cộng đồng người Việt. - Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hoá ngoại nhập để làm phong www.nbkqna.edu.vn 54 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc phú thêm văn hoá truyền thống: Tiếng nói, bên cạnh các âm tiết thuần Việt có thêm các âm tiết Hán Việt; trang phục,y phục, nghệ thuật, kỹ thuật, chữ viết, thể chế nhà nước... Tiếp thu mặt tích cực của Phật giáo ( bình đẳng, bác ái, vị tha, làm điều lành, tránh điều ác...) để đấu tranh chống Hán hoá. 0, 5. c. Nguyên nhân nhân dân ta vẫn bảo tồn được nền văn hoá dân tộc: - Nhân dân ta trước khi bị phong kiến phương Bắc thống trị đã có nền văn minh sông Hồng rực rỡ, tạo dựng một nền văn hoá với bản sắc 0, 25. riêng, một cơ cấu chính trị - xã hội riêng, một nếp sống với phong tục tập quán riêng...Từ đó đã định hình được lối sống Việt, cá tính và truyền thống Việt. - Những hạn chế trong chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc : + Về chiều dài thời gian : tuy kéo dài 1117 năm nhưng không liên tục, thường xuyên bị gián đoạn bởi sự thay đổi triều đại bên Trung Quốc, bởi kết quả các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta. + Về chiều rộng không gian : nhiều vùng lãnh thổ nước ta nằm ngoài phạm vi cai trị của kẻ thù. + Về chiều sâu cấu trúc xã hội : Kẻ thù chỉ với tay đến cấp huyện, các làng xóm của người Việt không chịu sự không mất làng. a..Đặt vấn đề: Trong lịch sử dân tộc ta đã diễn ra ba trận chiến trên sông Bạch Đằng, đó là vào năm 938 ( Ngô Quyền chống quân Nam Hán), năm 981 ( Thời Tiền Lê chống quân Tống ) và năm 1288 ( thời Trần chống quân Nguyên) trong đó tiêu biểu là trận Bạch Đằng năm 938 và năm 1288. Giữa hai trận chiến này những điểm giống và khác nhau, chứng tỏ sự kế thừa và phát triển nghệ thuật quân sự của ông cha ta. 0,25 0, 25. 0,25 0,25. b. Những điểm giống và khác nhau gữa hai trận Bạch Đằng: - Giống nhau: + Bố trí trận địa: đều lợi dụng tối đa địa thế nhánh sông, ghềnh núi, rừng rậm của khu vực này để bố trí quân mai phục gồm cả quân thuỷ 0,25. và quân bộ kết hợp và phát huy tối đa sức mạnh của các lực lượng này. 6 Lợi dụng chế độ thuỷ triều và sự chênh lệch mực nước rất lớn lúc nước thuỷ triều lên với khi thuỷ triều rút để xây dựng trận địa cọc phối hợp với trận địa mai phục; kết hợp tài tình yếu tố nhân tạo với thiên tạo, làm tăng hiệu quả đánh tiêu diệt quân xâm lược. Cách đánh giống 0,5. nhau: khiêu chiến, đánh kiềm chế để đưa địch vào thế trận bày sẵn, chọn đúng thời điểm để phản công quyết liệt. + Cách bố trí trận địa như vậy đều thể hiện rõ quyết tâm của người cầm quân là đánh một trận nhanh , gọn, triệt để; nhằm làm tan nát 0,25. www.nbkqna.edu.vn 55 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc mộng tưởng xâm lăng của quân thù. + Ý nghĩa: Cả hai trận đều là trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa kết thúc chiến tranh, đè bẹp hẳn ý chí xâm lược của kẻ thù. - Khác nhau: + Trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền là đánh quân địch trên đường tiến vào xâm lược nước ta ; Trận Bạch Đằng năm 1288 lại là đánh quân Nguyên trên đường rút khỏi nước ta. 0,25. 0,25 + Khả năng chiến đấu của hai đạo quân trong hai trận chiến trên khác nhau: Nam Hán có thuỷ quân rất mạnh ( thuyền chiến to khoẻ, có 0,25. khả năng vượt biển xa, thuỷ quân Nam Hán dày dạn chiến trận); trong khi đó thuỷ quân là điểm yếu của quân Nguyên ( Không tinh nhuệ bằng quân kị - bộ, đẫ bị đánh tơi bời một số trận nên tinh thần chiến đấu giảm sút, hơn nữa trên thuyền lại chở theo một số lớn quân bộ vốn không quen tác chiến trên sông nước ). + Trận Bạch Đằng năm 1288 không chỉ kế thừa mà còn phát triển, sáng tạo ra cách đánh mới hơn trận Bạch Đằng lần trước, đó là dùng 0,25. những thuyền nan, bè nứa chất đầy chất dễ cháy để lao theo dòng nước đốt cháy chiến thuyền địch: " Bạch Đằng nhất trận hoả công Tặc binh đại phá, huyết hồng mãn giang". + Trận Bạch Đằng năm 938 còn có ý nghĩa rất lớn, là trận chung kết lịch sử của dân tộc ta, chấm dứt hoàn toàn thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài, phát triển rực rỡ của đất nước. 7 0,25 a. Nguyên nhân. - Tình hình cuối triều Lê sơ: Các vua cuối triều Lê không quan tâm tới triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đọa. Quan lại, địa chủ nhân cơ hội đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất. 0,75 Nhân dân khổ cực nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. Một số thế lực phong kiến cũng họp quân đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cả là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung. - Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, năm 1527 Mạc Đăng Dung yêu cầu vua Lê 0,5 nhường ngôi. Nhà Mạc thành lập. b. Đánh giá về các chính sách của nhà Mạc (1527 – 1592) Chính sách của nhà Mạc có mặt tích cực và mặt hạn chế. - Giai đoạn đầu: + Chính trị: Xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê, tuyển chọn quan lại bằng thi cử. 0,75 www.nbkqna.edu.vn 56 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc + Kinh tế: cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất, tạo điều kiện ổn định lại đất nước. + Quốc phòng: Xây dựng đạo quân thường trực mạnh. - Giai đoạn sau: triều đình nhà Mạc suy yếu dần. 0,25 - Mặt hạn chế. Chịu sức ép từ hai phía: phía Nam, một số cựu thần nhà Lê tập hợp lực lượng nổi dậy chống nhà Mạc. Phía Bắc, vua Minh cho quân tiến xuống, phao tin xâm chiếm nước ta. Nhà Mạc lũng túng, dâng sổ sách 0,75 cho nhà Minh, chịu thần phục để yên mặt Bắc. Hậu quả: Vương triều Mạc không còn được sự tin tưởng của nhân dân. SỞ GD & ĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY ********** ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ MÔN THI: LỊCH SỬ LỚP 10 Năm học: 2012- 2013 (Thời gian: 180’ không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 7 câu, in trong 01 trang) PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1: (3 điểm) Hãy lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây về điều kiện tự nhiên, sự hình thành nhà nước, đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội, thành tựu văn hóa? Câu 2: (3 điểm) Trình bày những biểu hiện của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh ở Trung Quốc thời phong kiến? Tại sao thời kì này, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển ở Trung Quốc? Câu 3: (2,5 điểm) www.nbkqna.edu.vn 57 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc Lập bảng so sánh chế độ phong kiến phương Đông với chế độ phong kiến Tây Âu theo những nội dung sau: cơ sở ra đời, giai cấp chính trong xã hội, đặc trưng kinh tế, thể chế chính trị? PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 4: (3 điểm) Em hãy phân biệt khái niệm “văn hóa” với khái niệm “văn minh”? Trình bày thành tựu nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc? Câu 5: (3 điểm) Lập bảng thống kê khái quát các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta từ thế kỉ VI đến đầu thế kỉ X? Qua bảng thống kê, nêu nhận xét về cuộc đấu tranh của nhân dân ta? Câu 6: (2,5 điểm) Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên (thế kỉ XIII) của quân và dân ta dưới thời Trần? Câu 7: (3 điểm) Nêu những đặc điểm cơ bản của truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tôc ta từ thế kỉ X-XVIII và phân tích một đặc điểm theo em là nổi bật nhất? ________________Hết________________ Giám thị 1: ----------------------------Họ tên thí sinh: ------------------Giám thị 2: ----------------------------Số báo danh : ------------------SỞ GD & ĐT NINH BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LƯƠNG VĂN TỤY ********** MÔN THI: LỊCH SỬ LỚP 10 Năm học: 2012- 2013 (Đáp án gồm 7 câu, in trong 04 trang) Câu Đáp án Tiêu chí so sánh Điều kiện tự nhiên Câu 1 (3điểm) Nền tảng kinh tế www.nbkqna.edu.vn Phương Đông Nằm trên lưu vực các con sông lớn (S. Nin- Ai Cập; S. Hằng- Ấn Độ….), nhiều đất đai canh tác, nước tưới, khí hậu nóng ẩm… Nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra còn có các nghề Điểm Phương Tây Nằm ở phía Bắc Địa 0,5 đ Trung Hải, đất đai canh tác ít, khô cằn… Thủ công nghiệp và 0,5 đ thương nghiệp. 58 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc thủ công. Thời gian hình thành Khoảng thiên niên kỉ thứ nhà nước V-> III TCN (Ai Cập, Lưỡng Hà…) Cơ cấu xã hội Vua chuyên chế, quý tộc, quan lạichủ ruộng đất, tăng lữ, nông dân công xã, nô lệ. Thể chế chính trị Quân chủ chuyên chế Thành tựu văn hóa Lịch, thiên văn, chữ viết, nghệ thuật, kiến trúc…. Câu 2 (3điểm) Câu (2,5đ) Khoảng thiên niên kỉ 0,5 đ thứ I TCN Chủ nô, bình dân và nô 0,5 đ lệ Dân chủ chủ nô 0,5 đ Lịch, chữ viết, khoa 0,5 đ học, nghệ thuật, kiến trúc…. * Các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục, phát triển kinh tế. Đầu thế kỷ XIV quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện ở Trung Quốc, biểu hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp: - Thủ công nghiệp: Xuất hiện của các công trường thủ công, sản xuất trên quy mô lớn, có lao động làm thuế; quan hệ giữa chủ xưởng với người làm thuê là “chủ xuất vốn”, “thợ xuất sức”. - Thương nghiệp: Phát triển, đặc biệt là ngoại thương. Thành thị xuất hiện nhiều và mở rộng, tập trung đông dân cư, sầm uất như Nam kinh, Bắc Kinh - Nông nghiệp: Có bước tiến về kĩ thuật canh tác, sản lượng lương thực tăng. Tuy nhiên, tình trạng chiếm ruộng đất của địa chủ quí tộc vẫn gia tăng.Trong nông nghiệp có hình thức bỏ vốn trước, thu sản phẩm sau (hình thức bao mua). * Giải thích: Tuy nhiên, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được do bị kìm hãm bởi : Quan hệ sản xuất phong kiến duy trì và nền kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế. Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến, những chính sách thống trị lỗi thời, lạc hậu của quan hệ sản xuất phong kiến như : chính sách “áp bức dân tộc”, chính sách “bế quan toả cảng”… 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 1đ Nội dung so sánh Thời gian Cơ sở ra đời Chế độ phong kiến Chế độ phong kiến Phương Đông Tây Âu 0,5 đ Ra đời sớm Ra đời muộn Là sự phát triển kế tiếp của Kết hợp giữa sự tan rã của 0,5 đ xã hội cổ đại chế độ chiếm nô với sự giải thể của công xã nguyên thủy của người Giécman. Giai cấp chính Địa chủ, nông dân lĩnh canh Lãnh chúa, nông nô 0,5 đ trong xã hội. Đặc trưng kinh Nông nghiệp là chính, thủ Đóng kín các lãnh địa phong 0,5 đ tế công nghiệp và thương kiến, nông nghiệp và thủ nghiệp phát triển. công nghiệp chưa tách rời. Thể chế chính Chế độ quân chủ chuyên chế Chế độ phong kiến phân 0,5 đ www.nbkqna.edu.vn 59 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc trị TW tập quyền. quyền - KN “văn hóa”: là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người, Câu 4 (3điểm) dân tộc sáng tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu của mình trong quá trình phát triển 0,25đ lịch sử . - KN “văn minh”: là toàn bộ những sản phẩm biểu hiện trình độ phát triển cao của nền văn hóa tinh thần và vật chất của xã hội loài người ở một giai 0,25đ đoạn nhất định…(VD: vm VL- ÂL, vm Đại Việt…) * Phân biệt khái niệm “văn hóa” với khái niệm “văn minh”: “văn minh” là giai đoạn phát triển cao hơn của “văn hóa”. Có “văn minh” thì nhất định sẽ 0,25đ có “văn hóa” nhưng có “văn hóa” thì chưa chắc đã có “văn minh”. * Thành tựu nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc: Đạt thành tựu to lớn trên các 2,0 đ lĩnh vực: - Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang- Âu Lạc: 0,25đ + Quốc gia Văn Lang: (VII-III TCN). Kinh đô: Phong Châu- Phú Thọ. Cả nước gồm 15 bộ, đứng đầu nhà nước là vua Hùng, giúp việc cho vua Hùng là các lạc hầu, lạc tướng... 0,25đ => Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang tuy còn đơn giản, sơ khai. Nhưng đây là tổ chức nhà nước đầu tiên của thời kì dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. 0,25đ + Quốc gia Âu Lạc: (III-II TCN). Kinh đô: Cổ Loa- Đông Anh- Hà Nội... 0,25đ => Nhận xét: Nhà nước Âu Lạc ra đời nối tiếp nhà nước Văn Lang, song phát triển cao hơn, được tổ chức chặt chẽ hơn, lãnh thổ mở rộng hơn, có thành Cổ Loa kiên cố, có quân đội thường trực, có vũ khí tốt. 0,5đ - Đời sống vật chất: + Ăn: ăn gạo nếp, gạo tẻ, khoai sắn, tôm, cá... + Ở: ở nhà sàn... + Mặc: Nam đóng khố cởi trần, nữ mặc áo váy... + Đi lại: đi bộ, đi ngựa, đi thuyền… 0,5đ - Đời sống tinh thần: đời sống tinh thần phong phú có nhiều tục lệ như: nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, cưới xin, ma chay... Thích dùng đồ trang www.nbkqna.edu.vn 60 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc sức, có tín ngưỡng sùng bái tự nhiên… 0,25đ => Nhận xét: Nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc phát triển phong phú, đa dạng và hòa nhập với thiên nhiên, là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước của cư dân Việt cổ, là nền văn minh đầu tiên của dân tộc, đặt cơ sở nền móng vững chắc cho nền văn minh ở giai đoạn tiếp theo. - Lập bảng thống kê Câu 5 (3điểm) STT Năm Tóm tắt diễn biến,kết quả khởi nghĩa 1 542 Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Năm 544, thành lập nước 2 Vạn Xuân. 687 Lý Tự Kiên, Đinh Kiến, vây đánh phủ thành Tống Bình(Hà Nội), 3 giết chết đô hộ phủ Lưu Diên Hựu. 722 Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân vùng Nam Đàn (Nghệ An) 0,5 đ 0,25 đ nổi dậy khởi nghĩa, tấn công phủ thành Tống Bình. Đô hộ Quang Sở Khách bỏ trốn. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), 0,5 đ đóng đô ở Vạn An (Nghệ An). 4 Khoảng Phùng Hưng khởi nghĩa ở Đường Lâm (Sơn Tây-Hà Tây), đánh 776 chiếm phủ thành Tống Bình, quản lí đất nước. Phùng Hưng 5 mất năm 791, nhà Đường đem quân xâm lược. 905 Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân đánh chiếm phủ 0,25 đ 6 thành Tống Bình, xây dựng chính quyền tự chủ. 938 Ngô Quyền đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán, bảo vệ 0,5 đ độc lập tự chủ. -Nhận xét: 0,5 đ Từ thế kỉ VI đến đầu thế kỉ X, nhân dân ta tiếp tục cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc mạnh mẽ, quyết liệt và giành được nhiều thắng lợi, kết thúc hoàn toàn thời kì bị phương Bắc đô hộ, mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của nước Câu 6 (2,5 đ) 0,5 đ ta. Thế kỉ XIII, nhân dân Đại Việt phải đương đầu với thử thách lớn lao kéo dài 0,5 đ 30 năm: 3 lần kháng chiến chống Mông-Nguyên (1258;1285;1288). * Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi. -Ý nghĩa lịch sử: www.nbkqna.edu.vn 1đ 61 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc + Đập tan mưu đồ xâm lược của đế chế Mông-Nguyên,bảo vệ nền độc lập dân 0,25đ tộc. + Thắng lợi này khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân. + Góp phần xây đắpthêm truyền thống chiến đấu chống kẻ thù... 0,25đ 0,25đ + Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược Mông-Nguyên đối với Nhật Bản 0,25đ và các nước Phương Nam, mở đầu cho sự sụp đổ của đế chế Mông-Nguyên trên toàn châu Á. - Nguyên nhân thắng lợi: 1đ + Sự đoàn kết đồng lòng nhất trí của quân và dân nhà Trần với hào khí “Đông 0,25đ Á” bất diệt, cùng với truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc.... + Sự chuẩn bị chu đáo của quân dân nhà Trần cho cuộc kháng chiến… 0,25đ + Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của vua tôi nhà Trần (Trần Hưng Đạo)… 0,25đ + Nhà Trần đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi cá nhân, chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ để đoàn kết chiến đấu chống quân xâm Câu 7 (3điểm) lược… * Những đặc điểm cơ bản của truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta từ thế kỉ X-XVIII là: - Phải luôn tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân tham gia đánh giặc giữ nước…(Dẫn chứng) - Luôn chiến đấu với tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Không sợ bất cứ một kẻ thù nào dù chúng có hung bạo đến đâu…(Dẫn chứng) - Biết kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao… (Dẫn chứng) - Biết vận dụng và phát huy một cách sáng tạo kinh nghiệm đánh giặc của tổ tiên. Truyền thống đánh giặc giữ nước sớm chở thành tài sản quý báu của dân tộc ta, được truyền từ đời này sang đời khác và được bổ sung phát huy một cách sáng tạo trong hoàn cảnh mới…(Dẫn chứng) - Luôn nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, không sợ hy sinh và biết cách đánh giặc lâu dài khi cần thiết…(Dẫn chứng) * Khẳng định đặc điểm nào cũng quan trọng, cũng tiêu biểu. - Có thể chọn và phân tích một trong các đặc điểm đó và lấy sự kiện tiêu biểu để phân tích. www.nbkqna.edu.vn 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 62 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc ……………………….Hết……………………… www.nbkqna.edu.vn 63 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KÌ THI CHỌN HSG DH - ĐB BẮC BỘ LẦN THỨ VI (NĂM HỌC 2011 – 2012) Môn: Lịch Sử 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI ĐỀ ĐỀ NGHỊ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề) Câu 1 (3,0 điểm): Nêu những nét chính trong thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông? Phân tích những yếu tố quyết định thể chế chính trị ở phương Đông cổ đại? Câu 2 (3,0 điểm): So sánh bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc thời Tần-Hán với bộ máy nhà nước thời Minh-Thanh. Nhận xét? Câu 3 (2,5 điểm): Em hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến? So sánh với thành thị trung đại, lãnh địa phong kiến có những điểm gì khác biệt? Câu 4 (3,0 điểm): Lập bảng so sánh về các quốc gia cổ trên đất nước Việt Nam (theo mẫu). Từ đó rút ra nhận xét? Tiêu chí Cơ sở hình thành Địa bàn Chính trị Kinh tế Xã hội Văn Lang-Âu Lạc Cham- pa Phù Nam Câu 5 (3,0 điểm): Quá trình đấu tranh chống Bắc thuộc (từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ X) của nhân dân ta đã thu được những thành tựu gì? Câu 6 (2,5 điểm): Đời sống tư tưởng, tôn giáo của nhân dân ta từ thế kỷ X đến thế kỷ XV có những biến đổi như thế nào? Phân tích nguyên nhân dẫn đến những biến đổi đó ? Câu 7 (3,0 điểm): Trong các thế kỷ XVI-XVIII, đặc điểm nổi bật nhất về tình hình chính trị của Đại Việt là gì? Theo em vì sao có đặc điểm ấy? HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 Nội dung cần trình bày - Những nét chính trong thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Điểm Đông: + Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời là do nhu cầu liên kết làm thủy lợi… vì vậy 1 số công xã gần gũi với nhau tập hợp lại thành 1 tiều quốc, 0,5 www.nbkqna.edu.vn 64 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc đứng đầu là vua – một trong số những người đứng đầu các công xã được tôn vinh lên. + Vua có nhiều cách gọi khác nhau nhưng đều là người đứng đầu, là chủ đất 0,5 nước, hiện thân cho sự thống nhất đất nước, có quyền tối thượng (đại diện cho thần thánh, tự quyết định mọi việc…) + Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm nhiều quý tộc, phụ 0,5 trách các công việc cụ thể… + Đặc điểm nổi bật của thể chế chính trị ở phương Đông cổ đại là nhà nước 0,5 quân chủ chuyên chế trung ương tập quyển … - Nguyên nhân dẫn tới sự hình thành chế độ chuyên chế + Do địa bàn sinh sống ở lưu vực các dòng sông lớn, sản xuất nông nghiệp 0,5 đóng vai trò chủ đạo -> yêu cầu trị thủy và làm thủy lợi đòi hỏi phải có sự hợp tác và có người đứng đầu chỉ huy. + Trong thực tiễn, do nhu cầu khai phá đất đai, mở rộng diện tích canh tác 0,5 dẫn tới sự tranh chấp… -> yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ cũng 2 đòi hỏi phải có người chỉ huy … + So sánh bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc thời Tần-Hán với thời Minh-Thanh. - Giống nhau: . Là mô hình chính quyền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền 0,5 . Người đứng đầu nhà nước là hoàng đế, có quyền lực tuyệt đối… 0,25 - Khác nhau: . Thời Tần- Hán: đặt ra các chức thừa tướng, thái úy đứng đầu hệ thống 0,75 quan văn, quan võ; lãnh thổ được chia thành các châu, quận, huyện do thứ sử, thái thú, huyện lệnh đứng đầu. Quan lại được tuyển chọn theo hình thức cử tuyển và thế tập. . Thời Minh- Thanh: bãi bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, đặt ra 6 bộ quản 0,75 lý các ngành đứng đầu là thượng thư và có các quan tham trị, thị lang phụ giúp. Lãnh thổ được chia thành các tỉnh do tổng đốc hoặc tuần phủ đứng đầu, dưới tỉnh là phủ, huyện, châu; tuyển chọn quan lại chủ yếu bằng thi cử. + Nhận xét: - 0,75 Thời Tần- Hán, chế độ phong kiến mới được xác lập nên chính quyền chưa hoàn thiện, quyền lực của Thừa tướng và Thái úy lớn, đưa tới nguy www.nbkqna.edu.vn 65 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc cơ lấn át hoàng đế và chuyên quyền, bè phái… 3 Chính quyền thời Minh - Thanh hoàn thiện hơn với sự tập trung quyền lực trong tay hoàng đế, việc tuyển chọn quan lại qua khoa cử Em hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến? So sánh với thành thị trung đại, lãnh địa phong kiến có những điểm gì khác biệt? - Lãnh địa phong kiến là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì 1 phong kiến phân quyền ở Tây Âu trung đại. Đó là một khu vực tương đối rộng (bao gồm ruộng đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú, ao hồ, sông đầm, bãi hoang…) do các lãnh chúa được phong cấp, được thừa kế. Trong lãnh địa có lâu đài của quý tộc, nhà thờ và thôn xóm của nông nô. Lãnh địa PK là một đơn vị kinh tế - chính trị độc lập… - So sánh với thành thị trung đại: + Về kinh tế: ở lãnh địa, nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, mang tính chất 0,5 khép kín, sản xuất bị kìm hãm trong vòng lạc hậu trong khi đó, kinh tế của các thành thị chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp… + Cư dân chủ yếu trong các lãnh địa là nông nô còn cư dân chủ yếu trong các 0,25 thành thị là thị dân (thợ thủ công, thương nhân) + Nông nô sản xuất độc lập, còn thị dân có sự hợp tác trong các tổ chức 0,25 phường hội, thương hội… + Đời sống: nông nô phụ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa, bị bóc lột nặng nề 0,5 bằng chính sách thuế và lao dịch. Còn thị dân được tự do sinh sống và tự do 4 trao đổi hàng hóa ra bên ngoài. Tiêu chí Văn Lang-AL Cham – pa Phù Nam CS hình Hạt nhân là văn Hạt nhân là văn hóa Hạt nhân là văn 0,5 thành Địa bàn hóa Đông Sơn… Sa Huỳnh… hóa Óc Eo… Vùng Bắc Bộ ngày Vùng Nam Trung Vùng châu Chính trị nay… Bộ ngày nay… sông Cửu Long… 0,5 Quân chủ chuyên Quân chủ chuyên Quân chủ chuyên thổ chế sơ khai (Vua, chế (Vua, Tể tướng chế Lạc hầu, Lạc tướng cùng 2 đại thần, và Bồ chính…) Kinh tế 0,5 quan lại chia làm 3 cấp…) Nông nghiệp trồng Nông nghiệp trồng Nông nghiệp trồng lúa nước là chủ lúa, thủ công nghiệp, lúa, thủ công và www.nbkqna.edu.vn 66 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc đạo, các nghề thủ khai thác lâm thổ ngoại thương khá 0,5 Xã hội công và trao đổi sản khá phát triển phát triển hàng hóa Gồm 3 tầng lớp: 3 tầng lớp là quý 3 tầng lớp chính là vua + quý tộc, tộc, dân tự do và nô quý tộc. bình dân 0,5 nông dân và nô tì lệ và nô tì từ tù binh - Nhận xét: tuy hình thành ở 3 miền khác nhau và vào thời gian khác nhau nhưng các quốc gia có nhiều điểm chung… Điều đó chứng tỏ từ thời cổ đại các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đã có sự hòa hợp, tương đồng…Đó là nền tảng đưa tới sự hình thành khối đoàn kết, thống nhất 0,5 dân tộc trên đất nước Việt Nam. 5 Quá trình đấu tranh chống Bắc thuộc (từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ X) của nhân dân ta đã thu được những thành tựu gì? - Khái quát âm mưu và thủ đoạn của phong kiến phương Bắc trên đất nước 1 ta: bành trướng lãnh thổ, đồng hóa dân tộc và bóc lột nhân dân… - Nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục phát triển, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm 0,5 sản xuất, hệ thống giao thông thủy bộ mở rộng… - Văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát triển dựa trên sự kế thừa những tinh 0,5 hoa văn hóa của nước ngoài… - Phong trào đấu tranh lật đổ ách thống trị của phong kiến phương Bắc diễn ra liên tục và đi đến thắng lợi hoàn toàn. Tiêu biểu là KN Hai Bà Trưng (40), 1 Bà Triệu (248), Lý Bí (544), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (khoảng 776), Khúc Thừa Dụ (905) và đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938) đã chấm dứt hoàn toàn thời kỳ Bắc thuộc, đưa dân tộc bước vào 6 một kỷ nguyên mới... Đời sống tư tưởng, tôn giáo của nhân dân ta từ thế kỷ X đến thế kỷ XV có những biến đổi như thế nào? Phân tích nguyên nhân đưa tới sự biến đổi ấy? - Hệ tư tưởng Nho giáo được tiếp nhận và từng bước nâng cao. Nhưng phải 0,5 tới thế kỷ XV, dưới thời Lê sơ, Nho giáo mới chiếm vị trí độc tôn - Phật giáo được truyền bá vào nước ta từ thời Bắc thuộc, thấm sâu vào đời 0,5 sống tinh thần của nhân dân, trở thành quốc giáo trong các thế kỷ X-XVI (dẫn chứng…) Tuy nhiên, đến thế kỷ XV, Phật giáo phải nhường chỗ cho Nho giáo…. www.nbkqna.edu.vn 67 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc - Đạo giáo trong các thế kỷ X- XV có sự hòa nhập trong các tín ngưỡng dân 0,25 gian, nhiều đạo quán được xây dựng. - Các tín ngưỡng dân gian ngày càng phổ biến như thờ cũng tổ tiên, thờ cúng 0,5 những người có công, thần núi, thần sông, đình làng bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ XV. - Nguyên nhân đưa tới sự biến đổi là do: + Đất nước bước vào thời kì PK độc lập -> các tín ngưỡng dân gian cũng có 0,25 điều kiện phát triển, việc phát triển Phật giáo là 1 biểu hiện của tinh thần độc lập tự chủ. + Thời gian đầu khi Nho giáo chưa thành ý thức hệ chính thống thì Phật giáo 0,25 có tác dụng cố kết nhân tâm, củng cố và thống nhất nhà nước quân chủ… + Cùng với sự phát triển và hoàn thiện của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, giai cấp thống trị lấy Nho giáo làm công cụ thống trị và duy 0,25 trì trật tự xã hội. Mặt khác, có thời kỳ do sư tăng tha hóa làm cho nhà chùa mất dần hình ảnh tốt ….nên đến thế kỉ XV Phật giáo phải nhường vị thế độc 7 tôn cho Nho giáo Trong các thế kỷ XVI-XVIII, đặc điểm nổi bật nhất về tình hình chính trị của Đại Việt là gì? Theo em vì sao có đặc điểm ấy? * Đặc điểm nổi bật nhất là đất nước bị chia cắt làm 2 miền với 2 chính quyền 0,5 tồn tại riêng biệt: là Đàng Trong (chúa Nguyễn) và Đàng Ngoài (vua Lê-chúa Trịnh) * Nguyên nhân: - Nguyên nhân trực tiếp: mâu thuẫn giữa các dòng họ. Mục đích, ý đồ chia 0,25 cắt đều do họ Nguyễn (phân tích hoàn cảnh cụ thể dẫn đến chia cắt) + Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu; lợi dụng tình hình trên, Mạc Đăng Dung đã phế truất vua Lê, lập ra nhà Mạc (1527). Không phục tùng nhà Mạc, các cựu thần nhà Lê đã tập hợp lực lượng, lập ra Nam triều để chống lại nhà 0,5 Mạc (Bắc triều). + Cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều diễn ra từ năm 1545 đến năm 1592 gây hậu quả nghiêm trọng đối với đất nước. Nhưng ngay khi cuộc chiến tranh này 0,5 còn chưa chấm dứt thì nội bộ Nam triều lại nảy sinh mầm mống chia rẽ giữa họ Trịnh và họ Nguyễn. www.nbkqna.edu.vn 68 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc + Cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn diễn ra trong gần nửa thế kỷ không phân 0,5 thắng bại đã đưa tới sự chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài trong hơn 2 thế kỷ. - Nguyên nhân sâu xa: + Sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất từ TK XV, đặc biệt trong thế kỉ 0,5 XVI (do chính sách lộc điền, ban cấp ruộng đất cho công thần, khuyến khích ruộng tư hữu) đã thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất không chỉ trong tay 1 số người mà trong nhiều dòng họ, ở các địa phương khác nhau -> hình thành nên các thế lực PK cát cứ. + Khi chính quyền trung ương suy yếu, các thế lực PK đó nổi lên tranh giành 0,25 quyền lực dẫn đến chiến tranh. www.nbkqna.edu.vn 69 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG ĐỀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DH-ĐBBB LẦN VI MÔN THI: LỊCH SỬ KHỐI 10 (Thời gian: 180’ không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 7 câu trong 01 trang) Câu 1: (3,0 điểm) Lập bảng so sánh thành tựu văn hóa phương Đông với phương Tây thời cổ đại theo nội dung: lịch và thiên văn học, chữ viết, toán học, văn học, kiến trúc vào điêu khắc. Dựa vào bảng so sánh hãy giải thích vì sao văn hóa phương Tây phát triển hơn văn hóa phương Đông? Câu 2: (3,0 điểm) Tại sao nói thời kỳ Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ? Văn hóa truyền thống Ấn Độ đã ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa Việt Nam? Câu 3: (2,5 điểm) Vì sao nói: “…Tư bản ra đời đầm đìa những máu và bùn nhơ khắp lỗ chân lông của nó?” Câu 4: (3 điểm) Trình bày những thành tựu đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc. Từ đó hãy rút ra nhận xét về vị trí, vai trò của nền Văn minh Văn Lang – Âu Lạc với lịch sử dân tộc Câu 5: (3,0 điểm) Hãy trình bày những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. Theo em, các triều đại phong kiến phương Bắc có thực hiện được mục đích của họ không? Vì sao? Câu 6: (2,5 điểm). Nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển công thương nghiệp nước ta thời Lý – Trần? Nguyên nhân nào công thương nghiệp thời Lý – Trần lại phát triển? Câu 7: (3,0 điểm) Trình bày những đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc ta cuối thế kỉ XVIII? ………………………………………..Hết……………………………………… www.nbkqna.edu.vn 70 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Câu Câu 1 (3 đ) Nội dung a. Lập bảng so sánh thành tựu văn hóa phương Đông với phương Tây thời cổ đại: Những thành Văn hóa Phương Văn hóa Phương Tây tựu văn hóa Đông tiêu biểu Lịch và thiên -sáng tạo ra nông lịch: - Có hiểu biết chính xác hơn văn học 1 năm có 365 ngày về trái đấ và hệ mặt trời (trái chia làm 12 tháng đất hình cầu). - Tính được 1 năm có 365 và ¼ ngày - Là cơ sở để tính lịch ngày nay Chữ viết - Ban đầu dùng chữ - Sáng tạo hệ thống chữ cái tượng hình sau đó là A,B,C lúc đầu có 20 chữ sau tượng ý đó có thêm 6 chữ - Là phát minh quan - Hệ chữ số La Mã trọng đầu tiên của loài - Là một phát minh và cống người hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải. Toán học - Người Ai cập giỏi Hiểu biết khoa học trở thành hình học, tìm ra số khoa học để lại những định Pi=3.16 lý, định đề có giá trị khái quát - Người Lưỡng Hà cao như định lý Pitago, Talét, giỏi về số học tiên đề Ơ-cơ-lít - Người Ấn Độ phá minh ra số 0 Văn học Kiến trúc và điêu khắc www.nbkqna.edu.vn Chủ yếu là văn học dân gian và văn học truyền miệng Tiêu biểu có Kim tự tháp (Ai cập), vườn treo Ba-by-lon (Lưỡng Hà) - Thần thoại Hi Lạp - Trường ca: Iliat và Ô-đi-xê của Hô-me - Kịch bản có kèm theo hát. Tiêu biểu có Ê-sin, Xô-phốcclơ - Người Hi Lạp để lại rất nhiều tượng và đền đài thể hiện sự tươi tắn, mềm mại như đền pác-tê-nông Điểm 0.25 0,25 0.25 0.25 71 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc Câu 2 (3 đ) - thể hiện uy quyền - Người Rô-ma có nhiều công của chế độ chuyên chế trình kiến trúc như đấu trường cổ đại và sức lao Rô-ma oai nghiêm, đồ sộ. động, khả năng sáng tạo của con người b. Vì sao Văn hóa phương Tây phát triển hơn VH phương Đông? Vì: - Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn hơn nên tiếp thu được những tinh hoa của VH phương Đông. - Biết sử dụng đồ sắt sớm nên nền kinh tế rất phát triển từ đó VH có điều kiện phát triển. - Cuộc sống bôn ba trên biển nên có cơ hội giao lưu tiếp xúc với nhiều nền VH trên TG - Thể chế dân chủ chủ nô tạo điều kiện cho con người tự do phát huy tài năng sáng tạo của mình. - Chế độ chiếm hữu nô lệ dựa trên sự bóc lột sức lao động nặng nề của nô lệ, tạo ra nguồn của cải vật chất lớn nuôi sống XH tạo nên 1 tầng lớp quý tộc chủ nô chỉ chuyên lao động trí óc, làm chính trị hoặc sáng tạo khoa học nghệ thuật. 0.25 a. Thời kì Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ vì: - Tôn giáo: + Phật giáo: được hình thành vào TK VI và được truyền bá dưới thời vua A-sô-ca, tiếp tục dưới triều Gúp-ta và Hác-sa. Thờ phật Thích Ca Mâu Ni. +Hin-đu giáo: đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn, thờ các vị thân là những lực lượng siêu nhiên: Brama (thần Sáng tạo), Si-va (thần Hủy diệt), Vi-snu (thần Bảo hộ) và In-đra (thần sấm sét). - Chữ viết:ra đời sớm, như chữ cổ vùng sông Ấn có từ 3000 năm TCN, chữ cổ vùng sông Hằng có khoảng từ 1.000 năm TCN. Ban đầu là kiểu chữ đơn giản Bra-mi được khắc trên cột đá A-sô-ca rồi sáng tạo thành chữ Phạn, được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp - Văn học: có các tác phẩm đồ sộ như: Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-ya-na , các tác phẩm của Ka-li-đa-sa như Sơ-kun-tơ-la. - Nghệ thuật: chủ yếu là nghệ thuật tôn giáo. + Về kiến trúc: cùng với lòng tôn sùng đạo Phật, người ta đã làm những ngôi chùa hang bằng các đục đẽo hang đá thành chục ngôi chùa rất kì vĩ. (2 đ) www.nbkqna.edu.vn 0.25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 72 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc Các công trình Hin đua giáo chủ yếu là những ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh. + Về điêu khắc: nổi tiếng là các phong tượng Phật điêu khắc bằng đá hoặc trên đá. Người ta cũng tạc bằng đá hoặc đúc bằng đồng rất nhiều hình tượng thần thánh để thời. b. Văn hóa truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa VN: - Tôn giáo: người Việt tiếp thu Phật giáo, thời Lý – Trần trở thành quốc giáo của Đại Việt. Người Chăm tiếp thu Hin-đu giáo, Phật giáo - Chữ viết: Người Chăm tiếp thu chữ Phạn đến TK IV đã có chữ viết riêng, người Khơ-me từ đầu TK VII - Kiến trúc: Người Việt đã xây dựng những ngôi chùa, đúc tượng Phật. Người Chăm xây dựng tháp Chàm mang đậm dấu ấn Hin-đu giáo - Điêu khắc: tạc nhiều tượng Phật, thần để thờ trong các ngôi chùa, đền Câu 3 Sở dĩ nói: “…Tư bản ra đời đầm đìa những máu và bùn nhơ khắp lỗ (2,5 đ) chân lông của nó?” vì: CNTB ra đời sau các cuộc phát kiến địa lý, dựa trên quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản và những hình thức kinh doanh buổi đầu: * Quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy được tạo nên bởi hai yếu tố: Tư bản (vốn) và nhân công: - Vốn (tư bản) được tạo bằng cách: + Sau các cuộc phát kiến địa lý, quý tộc và thương nhân ra sức cướp bóc của cải các nước thuộc địa ở châu Mĩ, châu Phi, châu Á đem về Tây Âu + Buôn bán nô lệ + Cướp biển - Nhân công (lao động làm thuê) được tạo bằng cách tước đoạt tư liệu sản xuất và sự bần cùng hóa nông dân và thợ thủ công: + Đối với nông dân: tiến hành “rào đất cướp ruộng”, nông dân bị mất đất trở thành người làm thuê ở Anh + Đối với thợ thủ công: do thuế khóa và cho vay nặng lãi,… mất tư liệu sản xuất phải đi làm thuê * Những hình thức kinh doanh buổi đầu: - Trong thủ công nghiệp: các công trường thủ công thay thế cho phường hội với quy mô sản xuất lớn hơn, có sự chuyên môn hóa lao động , xuất hiện quan hệ sản xuất: chủ - thợ (chủ công trường là những nhà tư bản chiếm được nhiều lợi nhuận, còn thợ thì phải bán sức lao động và bị bóc lột) - Trong nông nghiệp: xuất hiện đồn điền hay trang trại, sản xuất theo quy mô lớn. Nông dân không có ruộng đất trở thành công nhân nông nghiệp theo chế độ làm công ăn lương. www.nbkqna.edu.vn 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 73 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc Câu 4 (3 đ) - Trong thương nghiệp: các thương hội được thay thế bằng các công ty thương mại – các công ty này vừa buôn bán vừa cướp bóc  Kết luận: quá trình ra đời, tồn tại phát triển của CNTB được thông qua bằng con đường áp bức và bóc lột quần chúng nhân dân lao động bằng nhiều biện pháp dã man: cướp bóc, lừa gạt, buôn bán, kể cả giết người,… a. Những thành tựu đời sống vật chất và tinh thần cư dân Văn Lang – Âu Lạc. * Đời sống vật chất: - Ăn: + Lương thực chính: thóc, gạo (chủ yếu là gạo nếp), ngoài ra còn có các loại củ như khoai, sắn + Thức ăn phong phú gồm các loại rau củ, sản phầm của nghề đánh cá, chăn nuôi, săn bắn như cá, tôm, gà, lợn + Chế biến thức ăn bằng nhiều cách: đun, nấu, nướng, muối - Ở: nhà sàn mái cong, làm bằng tre, gỗ, nứa … để phù hợp với điều kiện thời tiết nước ta. - Mặc: + Nam đóng khố cởi trần, nữ mặc váy áo yếm. Ngày lễ hội trang phục nam nữ có đẹp hơn: có mũ lông chim, váy xòe kết bằng lông chim hoặc lá cây và mang đồ trang sức. + Tóc để dài buông xõa hoặc búi tó  Đời sống vật chất của người Việt Cổ rất giản dị, điều đó chứng tỏ từ sớm người Việt cổ đã biết thích ứng thiên nhiên, hòa nhập thiên nhiên, biết lợi dụng thiên nhiên và biết chế ngự những khó khăn trở ngại từ thiên nhiên. *Đời sống tinh thần: - Có tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, cả nam và nữ đều thích đeo đồ trang sức - Tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán: + Có tục thờ cúng tổ tiên, sùng bái các anh hùng dân tộc. + Bảo lưu những tàn dư của tôn giáo nguyên thủy: thờ con vật, thờ các loài cây, tôn sùng hiện tượng tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực + Tập quán: phong tục tập quán đặc sắc trong vấn đề cưới xin, ma chay, lễ tết. b. Nhận xét về vai trò, vị trí của nền Văn minh Văn Lang – Âu Lạc: - Người Việt cổ đã xây dựng được nền văn minh đầu tiên là nền văn minh của những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. - Mang tính bản địa đậm nét vì nền Văn minh này được hình thành trước khi tiếp thu nền Văn minh Trung Hoa - Ấn Độ. - Văn minh Văn Lang – Âu Lạc đã kết tinh trong đó bản lĩnh truyền thống, cốt cách, lối sống người Việt…. - Văn minh Văn Lang – Âu Lạc là cội nguồn của các nền văn minh tiếp www.nbkqna.edu.vn 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 74 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc theo… Câu 5: a. Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc: - Về tổ chức bộ máy cai trị: từ các triều đại Triệu, Hán, Tống, Tề, (3đ) Lương, Tùy, Đường đã thực hiện chính sách cai trị nhằm sát nhập nước Âu Lạc vào lãnh thổ của chúng + Chia nước ta theo chế độ quận, huyện để dễ bề cai trị + Thực hiện chế độ cai trị thực trị - Về kinh tế: thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề: + Cướp ruộng đất, bắt nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt. + Đưa người Hán ở lẫn với người Việt, xâm chiếm, khai phá ruộng đất để lập đồn điền do chính quyền đô hộ trực tiếp quản lý. + Bọn quan lại đô hộ dựa vào quyền hành ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu - Về văn hóa- xã hội: + Văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục tập quán theo người Hán. Nhiều nho sĩ, quan lại người Hán được đưa vào đất Âu Lạc để thực hiện chính sách nói trên, để mở lớp dạy chữ Nho + Về xã hội: thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dạy, đấu tranh của nhân dân ta. b. Các triều đại phong kiến phương Bắc không thực hiện được mục đích. Vì: - Về chính trị: chính quyền phong kiến phương Bắc không quản lý được xuống tận làng xã của người Việt. - Về kinh tế: nền kinh tế nước ta có những chuyển biến sâu sắc, tiếp thu nhiều kinh nghiệm về kĩ thuật canh tác nông nghiệp - Về văn hóa: nhân dân ta không bị đồng hóa mà ngược lại đã có tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa Hán, làm phong phú nền văn hóa dân tộc vì dân tộc ta có tinh thần tự lực, tự cường đấu tranh bền bỉ, nhân dân ta có nền văn hóa truyền thống lâu đời được hình thành từ thời Văn Lang – Âu Lạc - Về xã hội: các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta vẫn diễn ra sôi nổi với những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ,… Câu 6: a. Những biểu hiện nói lên sự phát triển công thương nghiệp thời Lý (2,5đ) – Trần: - Thủ công nghiệp: + Các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm,… tiếp tục phát triển, chất lượng ngày càng nâng cao…. + Một số mỏ đồng, bạc , bạc được khai thác. Bước đầu hình thành một số làng nghề thủ công như Bát Tràng, Thổ Hà, Chu Đậu,… + Nhà Lý – Trần thành lập các xưởng thủ công (cục bách tác) để rèn vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền, may mũ áo cho vua quan, góp phần xây dựng cung điênh, chùa chiền, đền đài. www.nbkqna.edu.vn 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 75 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc - Thương nghiệp: + Nội thương: Việc giao lưu buôn bán giữa các làng, các vùng ngày càng nhộn nhịp, hang hóa phong phú. Các chợ làng, chợ huyện được hình thành + Ngoại thương: • Vùng biên giới Việt – Trung từ thời Lý đã hình thành các địa điểm trao đổi hang hóa. Lái buôn hai nước đem đủ thứ lụa là, hương liệu, ngà voi,… đến trao đổi • Thuyền buôn các nước phương Nam như: Gia-va, Xiêm, Ấn Độ cùng thường xuyên qua lại. • Năm 1149 nhà Lý cho lập trang Vân Đồn làm vùng hải cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài. Lạch Trường (Thành Hóa) cũng là một vùng hải cảng buôn bán. b. Nguyên nhân phát triển: - Kinh tế nông nghiệp có từng khởi sắc tạo tiền đề cho thủ công nghiệp và thương nghiệp cùng phát triển - Do có sự thống nhất tiền tệ và đo lường - Sự quan tâm của nhà nước đối với thương nghiệp (cho lập trang Vân Đồn làm vùng hải cảng trao đổi với nước ngoài) Câu 7 (3đ) vai trò * Từ 1771 – 1783: bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước - Năm 1771: 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo…được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng… nghĩa quân làm chủ Quy Nhơn… - Từ 1776 – 1783: tấn công Gia Định, giải phóng hầu hết Đàng Trong, tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn…Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm… - Năm 1786: tiến quân ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy, lật đổ tập đoàn phong kiến Lê Trịnh, bước đầu thống nhất đất nước sau hơn 2 thế kỷ bị chia cắt… *Từ 1785 – 1788: bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của đất nước - Cuối 1784: lợi dụng cơ hội, vua Xiêm cho 5 vạn quân theo 2 đường thủy bộ sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn giành thắng lợi vang dội ở Rạch Gầm – Soài Mút (19/1/1785) tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, quét sạch bọn tàn quân khỏi bờ cõi…đập tan tham vọng của vua Xiêm - 11/1788: 29 vạn quân Thanh chia làm 4 đạo quân tiến vào nước ta… Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, hành quân ra Bắc…đại phá quân Thanh, làm nên chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa …Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyên của Trung Quốc … * Xây dựng vương triều mới với nhiều chính sách tiến bộ: Sau ngày chiến thắng vua Quang Trung chính thức xây dựng nhà nước www.nbkqna.edu.vn 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 76 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền: - Ban hành chiếu khuyến nông kêu gọi nhân dân đẩy mạnh sản xuất - Lập lại sổ hộ, tổ chức lại giáo dục thi cử đề cao chữ nôm - Quân đội được tổ chức quy củ, trang bị vũ khí đầy đủ - Thiết lập quan hệ đối ngoại với các nước láng giềng thân thiện www.nbkqna.edu.vn 77 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD –ĐT THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH KÌ THI CHỌN HSG VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VI Năm học: 2012 – 2013 Môn thi: Lịch sử 10 Thời gian làm bài: 180’ (không kể thời gian phát đề) Câu 1(3.0 điểm): Trình bày những đặc trưng kinh tế, xã hội, chính trị của các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rôma? Tại sao các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rôma lại được gọi là xã hội chiếm nô? Câu 2(3.0 điểm): Bằng những kiến thức lịch sử đã học hãy giải thích vì sao chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường đã phát triển đạt đến đỉnh cao của nó? Câu 3(2.5 điểm): Trong buổi đầu khi mới ra đời, giai cấp tư sản ở Tây Âu đã đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến bằng những hình thức nào? Khái quát diễn biến, kết quả và ý nghĩa của các cuộc đấu tranh đó? Câu 4(3.0 điểm): Trình bày những thành tựu vật chất và tinh thần của nền văn minh Sông Hồng? Những phong tục tập quán nào còn được nhân dân ta lưu giữ đến ngày nay? Câu 5(3.0 điểm): Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc theo nội dung sau: Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo, diễn biến chính, kết quả - ý nghĩa? Nêu nhận xét? Câu 6(2.5 điểm): Trình bày về sự ra đời, phát triển và hoàn thiện của nền giáo dục Đại Việt qua các triều đại Lý, Trần, Lê? Câu 7(3.0 điểm): Trình bày những đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc giai đoạn cuối thế kỉ XVIII? Đáp án và biểu điểm Câu 1(3.0 điểm): a, Những đặc trưng của các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Roma: www.nbkqna.edu.vn 78 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc * Về kinh tế: - Nằm ven bờ ĐTH, có nhiều vũng vịnh nước sâu, biển hiền hòa, nhiều tài nguyên khoáng sản… nên thuận lợi cho ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp đường biển sớm phát triển, tiền tệ xuất hiện sớm…(0,5). - Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất canh tác ít, kém màu mỡ…-> nông nghiệp kém phát triển…(0,5). * Về xã hội: - Xã hội chia thành 3 tầng lớp: chủ nô, bình dân, nô lệ. + Chủ nô: gồm chủ xưởng, chủ thuyền buôn…có nhiều nô lệ, có thế lực lớn về kinh tế, chính trị và là giai cấp thống trị(0,25) + Bình dân: những người tự do, có nghề nghiệp, có ít tài sản. Lúc đầu tự sống bằng lao động của bản thân, sâu sống dựa vào trợ cấp xã hội(0,25) + Nô lệ: là tù nhân, những người mắc nợ, những người phạm tội. Họ là lực lượng sản xuất chính…(0,25). * Về chính trị: - Hình thành thể chế dân chủ cổ đại, tiêu biểu là Aten: + Không chấp nhận có vua. Đứng đầu nhà nước là hội đồng do dân bầu, quyết định mọi công việc trong nhiệm kì một năm…(0,25). + Nhưng phụ nữ, kiều dân và nô lệ không được quyền bầu cử nên nền dân chủ này là nền dân chủ chủ nô. (0,25) b, Gọi là xã hội chiếm nô vì: - Số lượng nô lệ vô cùng đông đảo trong xã hội(0,25). - Nô lệ có vai trò lao động quan trọng trong mọi ngành kinh tế…(0,25). - Nô lệ bị đối xử dã man, tàn bạo…Sự bóc lột triệt để lao động nô lệ đã trở thành quan hệ bóc lột chủ đạo(0,25). Câu 2(3.0 điểm): *Khái quát về sự ra đời, thời gian tồn tại của nhà Đường…(0,25) * Biểu hiện thịnh đạt: - Về chính trị: + Tiếp tục tăng cường bộ máy cai trị…(0,25) + Cử người thân tín hoặc những người trong hoàng tộc giữ chức Tiết độ sứ…(0,25). + Mở khoa thi để tuyển chọn quan lại…(0,25). + Tăng cường xâm lược các nước láng giềng…(0,25). - Về kinh tế: + Trong nông nghiệp, thực hiện chế độ quân điền…(0,25). + Thủ công nghiệp phát triển với nhiều nghề: dệt vải lụa, gốm…(0,25). + Thương nghiệp phát triển, xuất hiện con đường tơ lụa…(0,25). - Về văn hóa: + Văn học: thơ ca phát triển rực rỡ với thể thơ Đường luật. Nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…(0,25). + Về tư tưởng: Phật giáo phát triển cao…(0,25) + Các ngành khoa học – kĩ thuật: thành lập cơ quan biên soạn lịch sử…(0,25). * Kết luận (0,25). Câu 3(3.0 điểm): www.nbkqna.edu.vn 79 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc * Khái quát về sự ra đời của giai cấp tư sản trong giai đoạn hậu kì trung đại ở Tây Âu: phát kiến địa lí=> tích lũy tư bản nguyên thủy=>sản xuất phát triển=> giai cấp tư sản ra đời nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển=>muốn đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến nhưng do lực lượng còn mỏng nên mới chỉ đấu tranh gián tiếp (0,5). * Các hình thức đấu tranh:(0,5) - Phong trào văn hóa phục hưng. - Phong trào Cải cách tôn giáo. * Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa: - Phong trào văn hóa phục hưng bắt đầu xuất hiện ở Italia từ thế kỉ XVI sau đó lan sang các nước Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha…Phong trào văn hóa phục hưng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng…Nó đã đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến và giáo hội Thiên Chúa…(0.75). - Phong trào cải cách tôn giáo xuất hiện đầu tiên ở Đức với đại diện là Lu- thơ sau đó là Canvanh (Thụy Sĩ)…Tư tưởng của các ông là cứu vớt con người bằng lòng tin, xóa bỏ cơ cở kinh tế của giáo hội… nhưng không chủ trương xóa bỏ tôn giáo. Những tư tưởng này đã tấn công trực tiếp vào giáo hội Thiên Chúa và chế độ phong kiến, châm ngòi cho các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.(0,75). Câu 4(3.0 điểm): * Xác định được mốc thời gian và địa bàn của nền văn minh sông Hồng (văn minh Văn Lang – Âu Lạc) (0,5): - Thời gian: khoảng TK VII – II TCN (với sự ra đời 2 nhà nước là Văn Lang và Âu Lạc). - Địa bàn: lưu vực sông Hồng. * Những thành tựu vật chất: - Nguồn thức ăn phong phú (gạo, ngô, khoai, sắn…) (0,25). - Về trang phục, nam cởi trần đóng khố, nữ mặc váy áo…(0,25) - Ở trong những nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá…(0,25) - Đi lại chủ yếu là đi bộ và thuyền…(0,25). * Những thành tựu tinh thần: - Phong tục nhuộm răng, ăn trầu…(0,5) - Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những anh hùng có công…(0,5) * Liên hệ : những phong tục tốt đẹp còn lưu giữ đến ngày nay là tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên, uống nước nhớ nguồn, biết ơn những người có công với làng nước, chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng…(0,5). Câu 5(3.0 điểm): Mỗi cuộc KN 0,5 điểm. Tên KN Thời gian Lãnh đạo Diễn biến Kết quả, ý nghĩa KN Hai Bà 40 Trưng Trắc, Mùa xuân năm 40, Mùa he năm 42, Mã Trưng Trưng Nhị cuộc Kn nổ ra Hát Viện mang quân Môn(Phúc Thọ, Hà sang đàn áp…Hai Tây). Nghĩa quân Bà đã chiến đấu anh nhanh chóng chiếm dũng và hi sinh->thể được Mê Linh-> Cổ hiện tinh thần dân Loa, Luy Lâu… tộc và ý chí đấu tranh của nhân dân www.nbkqna.edu.vn 80 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc KN Bà Triệu 248 Triệu Trinh KN Lý Bí 542 Lý Bí KN Khúc 905 Thừa Dụ Kháng chiến 938 chống quân Nam Hán Thị Năm 248, Triệu Thị Trinh đã cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo nhân dân vùng Cửu Châu nổi dậy… Năm 542, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu miền Bắc nổi dậy KN… Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, thành lập nhà nước Vạn Xuân… Khúc Thừa Năm 905, nhân lúc Dụ nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ đã lãnh đạo nd đánh chiếm Tống Bình, giành quyền tự chủ… Ngô Quyền Năm 937, Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ … Năm 938, Ngô Quyền đem quân đánh KCT và chuẩn bị trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để đón đánh quân Nam Hán… ta đặc biệt là những người phụ nữ. Tuy thất bại nhưng thể hiện tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của nd ta, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của ta trong giai đoạn sau. Năm 603, nhà Tùy đem quân xâm lược Vạn Xuân. Nhà nước Vạn Xuân kết thúc nhưng thể hiện được tinh thần và ý thức tự chủ của dân tộc ta Mở ra một thời kì tự chủ lâu dài cho dân tộc ta sau hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Chiến thắng này đã bảo vệ và củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ ta vừa giành được từ đầu TK X. * Nhận xét (0,5): - Những cuộc đấu tranh từ TK I đến TK X diễn ra liên tục, mạnh mẽ, tính chất quyết liệt. Nhiều cuộc KN có qui mô lớn và giành được nhiều thắng lợi… - Lãnh đạo là tầng lớp hào trưởng dân tộc, lực lượng tham gia là đông đảo quần chúng nhân dân Câu 6(2,5 điểm): * Thời Lý, đặt nền móng cho nền giáo dục Đại Việt (0,5): - Năm 1070, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở kinh thành. Thái tử được cho ra đấy học. - Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên… www.nbkqna.edu.vn 81 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc * Thời Trần, giáo dục đã có bước phát triển (1,0): - Các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn - Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy “tam khôi”, quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc Tử Giám cho con em quý tộc và quan chức đến học - Năm 1396, các kì thi được hoàn chỉnh. - Sự phát triển của giáo dục đã tạo nên nhiều trí thức tài giỏi như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi… * Thời Lê sơ, giáo dục được hoàn chỉnh (1,0): - Trường Quốc tử giám được mở rộng cho con em quan lại đến học. Các khoa thi được tổ chức đều đặn (3 năm/ 1 lần)… - Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến sĩ… -> Giáo dục phát triển góp phần đào tạo nhân tài, nâng cao dân trí, tuy nhiên không có tác dụng phát triển kinh tế. Câu 7(3,0 điểm): * Trình bày bối cảnh bùng nổ phong trào Tây Sơn (0,5): - Chế độ phong kiến ở cả 2 Đàng đã bị khủng hoảng, suy yếu… - Nhiều cuộc KN nông dân đã nổ ra nhưng đều thất bại… * Những đóng góp của phong trào Tây Sơn: - Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê bước đầu thống nhất đất nước… (1.0 điểm). - Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập của tổ quốc… (1,0 điểm) - Xây dựng một triều đại phong kiến tương đối tiến bộ… (0,5 điểm) www.nbkqna.edu.vn 82 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN ĐỀ THI DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1(3,0 điểm) Trình bày những đặc trưng về kinh tế, xã hội, chính trị của chế độ chiếm nô Hi Lạp – Rôma cổ đại. Bản chất của nền dân chủ chủ nô. Nguyên nhân khủng hoảng của chế độ này? Câu 2 (3,0 điểm) Vì sao nói thời Đường là thời kì hoàng kim của chế độ phong kiến Trung Quốc? Câu 3 (2,5 điểm) Tây Âu trung đại: a. Trình bày các giai cấp cơ bản và quan hệ giữa các giai cấp đó trong xã hội phong kiến ở châu Âu? Điểm khác nhau về thân phận giữa nông nô với nông dân, nô lệ? b. Em hiểu thế nào về câu nói của Mác: “Chủ nghĩa tư bản ra đời đầm đìa những máu và bùn nhơ ở khắp mọi lỗ chân lông của nó”? Câu 4 (3,0 điểm) Chứng minh rằng cư dân Việt cổ có đời sống giản dị, đạm bạc, thích ứng hòa nhập với tự nhiên? Tại sao nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn được gọi là văn minh Việt cổ, văn minh sông Hồng? Câu 5 (3,0 điểm) Trình bày chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta trong khoảng thời gian từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X. Mục đích của chính sách đô hộ có thực hiện được không? Tại sao? Câu 6 (2,5 điểm) Trình bày và đánh giá về công cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông ở thế kỉ XV. Câu 7 (3,0 điểm) Phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII: a. Lập bảng niên biểu quá trình hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn từ khi khởi nghĩa đến chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa theo 2 cột: Thời gian, hoạt động chính và kết quả. b. Tường thuật ngắn gọn và bình luận về chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. www.nbkqna.edu.vn 83 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc c. Nêu những đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc. ………….. Hết …………… Họ và tên thí sinh: ……………………………. Số báo danh ……………………….. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THI DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC BỘ NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu Câu 1 Đáp án Điểm (3,0 đ) a. Những đặc trưng của chế độ chiếm nô Hy Lạp - Rôma - Điều kiện tự nhiên: 2,0 đ 0,5đ + Hi Lạp – Rooma nằm ở ven bờ Địa Trung Hải, bao gồm bán đảo và nhiều đảo nhỏ, khí hậu ấm áp, trong lành + Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất canh tác ít, không màu mỡ, chủ yếu là đất ven đồi, khô và rắn. - Kinh tế: thủ công và thương nghiệp phát triển mạnh, nông nghiệp phát 0,5 đ triển muộn khi công cụ bằng sắt ra đời và chủ yếu là trồng các loại cây lâu năm. Tiền tệ xuất hiện, thành thị ra đời và hoạt động nhộn nhịp. - Về xã hội: chia thành 3 tầng lớp: chủ nô, bình dân và nô lệ 0,5 đ + Chủ nô: gồm những chủ xưởng, chủ thuyền giàu có, nhiều nô lệ, có thế lực kinh tế, chính trị và là giai cấp thống trị. + Bình dân: những người dân tự do, có nghề nghiệp, ít tài sản, thích rong chơi an nhàn, sống nhờ chủ yếu vào trợ cấp xã hội, lười lao động. + Nô lệ: chiếm đa số trong xã hội, là lực lượng lao động chính trong mọi ngành sản xuất, phục vụ mọi nhu cầu khác nhau của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc chủ nô, không có bất cứ quyền lợi gì, chỉ được coi như www.nbkqna.edu.vn 84 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc những công cụ biết nói. - Về chính trị: 0,5 đ + Hình thành chế độ dân chủ cổ đại trong các thành bang (tiêu biểu ở Aten) + Đứng đầu nhà nước là Hội đồng 500 người do các công dân bầu nên, quyết định mọi việc trong nhiệm kì một năm. Như vậy, chính quyền thuộc về các công dân mang tính dân chủ rộng rãi. b. Bản chất của nền dân chủ chủ nô: Mang bản chất dân chủ, tiến bộ 0,5 đ hơn chế độ chuyên chế của các quốc gia cổ đại phương Đông. Tuy nhiên, thể chế này lại dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ, đông đảo nô lệ, phụ nữ không có quyền công dân nên đây là hình thức dân chủ chủ nô. c. Nguyên nhân khủng hoảng của chế độ chiếm nô: 0,5 đ Do sự bóc lột nặng nề và đối xử bất công, bị khinh rẻ nên nô lệ không ngừng đấu tranh chống lại chế độ chiếm nô bằng các hình thức như đấu tranh vũ trang (điển hình là khởi nghĩa Xpac-ta-cut), bỏ trốn, phá hoại công cụ, sản phẩm… Câu 2 Chế độ chiếm nô khủng hoảng trầm trọng và sụp đổ năm 476. Thời Đường là thời kì hoàng kim của chế độ phong kiến Trung Quốc - Chính trị: 3,0 đ 1,0 đ + Bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: Cử người thân tín cai quản các địa phương; cử công thần hay thân tộc giữ chức Tiết độ sứ để trấn ải các miền biên cương; mở khoa thi để tuyển chọn quan lại; tăng cường quyền lực vào tay Hoàng đế + Tiến hành chính sách xâm lược để mở rộng lãnh thổ, biên giới lãnh thổ Trung Quốc thời rất rộng lớn được mệnh danh là “đế quốc Đường” (Đại Đường) - Kinh tế: 1,0 đ + Nông nghiệp: Thực hiện chế độ quân điền cùng với những biện pháp giảm tô thuế, bớt sưu dịch; nông dân áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất… nhờ đó đã góp phần tăng năng suất …. + Thủ công nghiệp, thương nghiệp: Bước vào giai đoạn thịnh đạt. Nhiều www.nbkqna.edu.vn 85 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc. “Con đường tơ lụa” trên đất liền, trên biển được thiết lập, mở rộng… - Văn hoá: Cơ quan biên soạn lịch sử của Nhà nước (Sử quán) được 1,0 đ thành lập. Thơ Đường đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật với nhiều nhà Câu 3 thơ vĩ đại… Tây Âu trung đại: 3,0 đ a. Trình bày các giai cấp cơ bản và quan hệ giữa các giai cấp đó 2,0 đ trong xã hội phong kiến ở châu Âu? Điểm khác biệt giữa nông nô với nông dân và nô lệ - Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến ở châu Âu là lãnh chúa và nông nô: + Lãnh chúa: Thành phần bao gồm các quý tộc vũ sĩ, quý tộc tăng lữ; là người đứng đầu lãnh địa, được coi là ông vua con nắm toàn bộ quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính, quân sự trong lãnh địa của mình; mối quan hệ giữa các lãnh chúa là quan hệ phong quân – bồi thần (…); có cuộc sống xa hoa, nhàn rỗi, sung sướng…, không chú ý học văn hóa, chỉ chủ yếu luyện tập quân sự,không biết chữ, trình độ thấp, thô lỗ, dốt nát; bóc lột tô thuế nặng nề và đối xử tàn nhẫn đối với nông nô. + Nông nô: là những người bị tước đoạt ruộng đất hoặc những nô lệ được giải phóng, nhưng phải lệ thuộc lãnh chúa do nhận ruộng đất của lãnh chúa và nộp tô cho lãnh chúa, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác như: thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản…., phải phục dịch cho lãnh chúa trong các ngày hội, tang lễ, cưới hỏi….. Họ là lực lượng sản xuất chính trong các lãnh địa; đời sống thấp kém, khổ cực….. - Quan hệ giữa hai giai cấp trên là mối quan hệ bóc lột giữa lãnh chúa và nông nô thông qua địa tô. - Điểm khác biệt giữa nông nô với nông dân và nô lệ: + Nông nô khác với nông dân ở chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa, lệ thuộc thân thể vào lãnh chúa, bị trói chặt vào ruộng đất của lãnh chúa, có thể bị chuyển nhượng cùng ruộng đất của lãnh chúa. + Nông nô khác nô lệ ở chỗ họ còn có gia đình riêng, tài sản riêng (1 www.nbkqna.edu.vn 86 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc túp lều, nông cụ, gia súc), được tự do sản xuất, chủ yếu làm nghề nông nộp tô thuế cho lãnh chúa, họ vẫn được hưởng một phần sản phẩm lao động của mình… b. Giải thích câu nói của Mác: 1,0 đ Vì số vốn đầu tiên mà tư sản tích lũy là do cướp bóc của cải, tài nguyên, vàng bạc ở đất thực dân, bóc lột nhân công ở trong nước, hình thức bóc lột tinh vi hơn giai cấp trước kia. Tư sản thông qua những thủ đoạn tàn nhẫn (…) đã tìm mọi cách để tước đoạt tư liệu sản xuất của nông dân, thợ thủ công biến họ thành những Câu 4 lao động làm thuê…. - Chứng minh đời sống cư dân Việt cổ giản dị, đạm bạc, thích ứng, hoà 2,0 đ nhập với tự nhiên: + Ăn: chủ yếu là cơm (nếp, tẻ), rau, củ quả, tôm cua cá Biểu tượng cho sự sung túc “Bát cơm đầy và khúc cá to” + Mặc: nam cởi trần, đóng khố; nữ mặc váy. Trong các ngày lễ hội quần áo đa dạng hơn.. + Ở : miền núi cư dân ở nhà sàn, đồng bằng cư dân ở nhà tranh tre nứa lá. Nguyên liệu làm nhà lấy từ những thứ có sẵn trong tự nhiên…. + Đi lại: chủ yếu bằng chân đất phù hợp với kinh tế nông nghiệp thường xuyên phải lội xuống bùn và điều kiện thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, đương trơn lầy lội. Phương tiện chủ yếu là thuyền, ngựa. - Giải thích các tên gọi của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc 1,0 đ + Văn minh Văn Lang – Âu Lạc: gọi tên theo tên của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. + Văn minh Việt cổ: chủ nhân của nền văn minh là cư dân Việt cổ + Văn minh sông Hồng: nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành ở lưu vực các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả nhưng chủ yếu được hình thành ở lưu vực sông Hồng. www.nbkqna.edu.vn 87 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc Câu 5 - Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân 2,0 đ dân ta: + Chính trị: Biến nước ta thành một quận, huyện của Trung Quốc, đặt các chức quan cai trị trực tiếp, mọi thể chế luật pháp đều phụ thuộc vào phong kiến phương Bắc. Áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân ta…. + Kinh tế: Vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân dân ta bằng thuế khoá, sưu dịch. Thực hiện chính sách đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt…. + Văn hoá: Đồng hoá nhân dân ta bằng nhiều thủ đoạn: đưa quan lại và nhân dân Trung Quốc sang sinh sống, ở xen kẽ cùng người Việt, thực hiện chính sách tàn bạo “sát phu hiếp phụ”, du nhập chữ Hán và Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta bỏ phong tục Việt theo phong tục Hán… - Các triều đại phong kiến phương Bắc đã không thực hiện được mưu đồ 0,25 của mình. Dân tộc ta vẫn tỏ rõ sức sống mãnh liệt, nhân dân ta đã tiếp đ thu có chọn lọc nền văn minh ngoại lai nhưng tìm cách bản địa hoá để làm phong phú thêm nền văn hoá dân tộc. - Nguyên nhân khiến cho mục đích chính sách đô hộ của phong kiến 0,75 phương Bắc không thực hiện được là vì: đ + Sau nhiều thế kỉ đấu tranh nhân dân ta đã giành được độc lập, có cuộc khởi nghĩa đã giành được độc lập trong một thời gian nhất định khiến quá trình cai trị của phong kiến phương Bắc không liên tục, thường xuyên bị gián đoạn điều đó góp phần làm thất bại âm mưu đồng hoá của kẻ thù. + Trước khi phong kiến phương Bắc cai trị, dân tộc ta đã xây dựng nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc nhờ đó đã góp phần định hình những giá trị bản sắc văn hoá dân tộc. Sức sống mãnh liệt của một nền văn hoá không dễ gì kẻ thù có thể xoá bỏ được mà trái lại nó vẫn được bảo tồn và phát huy trong thời Bắc thuộc. + Trong suốt thời gian cai trị chưa bào giờ phong kiến phương Bắc nắm www.nbkqna.edu.vn 88 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc được đơn vị hành chính làng xã, chúng ta “mất nước chứ không mất làng” và chính làng xã là nơi bảo lưu những giá trị văn hoá truyền Câu 6 thống… a. Trình bày công cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông - Hoàn cảnh: 2,0 đ 0,5 đ + Sau khi Lê Thái Tổ qua đời, nội bộ triều Lê sơ xảy ra tình trạng mâu thuẫn thậm chí giết hại lẫn nhau, nhiều công thần khai quốc lần lượt bị giết hại, tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng, ăn chơi xa hoa bộc lộ khá phổ biến làm cho nhà nước tập quyền suy yếu. + Thiết chế nhà nước được xây dựng từ đầu thời Lê chưa chặt chẽ, chưa hoàn chỉnh và còn mang tính phân tán. Thể chế chính trị đó không còn phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và xu thế thời đại. + Trong hoàn cảnh trên, năm 1460, Lê Thánh Tông – con thứ 4 của vua Lê Thái Tông lên ngôi đã nhận thức được những yêu cầu mới của đất nước và đã thực hiện nhiều chính sách cải cách nhất là cải cách hành chính. - Nội dung 1,5 đ + Tổ chức bộ máy nhà nước Ở trung ương: vua đứng đầu nắm mọi quyền hành, là tổng chỉ huy quân đội, chỉ đạo mọi công việc trọng yếu. Bỏ hai chức tể tướng và đại thần, thành lập 6 bộ do vua trực tiếp quản lý và chỉ đạo…. Ở địa phương: Bỏ các đơn vị trung gian, chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên (năm 1471 có thêm 1 đạo Quảng Nam), mỗi đạo có 3 ti phụ trách các công việc về dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là phủ, huyện, châu, xã… Quan lại được bổ dụng làm quan đều phải qua khoa cử… => Nhà nước quân chủ chuyên chế đạt đến mức độ cao hoàn chỉnh… + Luật pháp: năm 1483 ban hành bộ luật Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức) gồm 722 điều….. + Quân đội: xây dựng theo chế độ “ngụ binh ư nông”, trang bị vũ khí đầy đủ, chu đáo. Năm 1466 quân đội được cải tổ chia làm 2 loại: quân www.nbkqna.edu.vn 89 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc thường trực… và quân ở các đạo (ngoại binh) b. Đánh giá: Công cuộc cải cách khá sâu sắc, đưa nhà nước quân chủ 0,5 đ đạt đến đỉnh cao, tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ, hiệu quả Câu 7 tạo điều kiện ổn định về chính trị và phát triển kinh tế…. Phong trào Tây Sơn a. Lâp bảng niên biểu b. Tường thuật và bình luận về chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa 3,0 đ 1,0 đ 1,0 đ + Đêm mùng 3 tết Kỉ Dậu (1789), quân Thanh đóng quân ở đồn Hạ Hồi đang đón xuân. Quang Trung cho một toán quân bí mật bao vây, bất thần hò reo kêu gọi địch đầu hàng. Địch hoảng hốt không kịp kháng cự, tất cả bị bắt, không một tên chạy thoát để báo tin... + Ngọc Hồi là căn cứ kiên cố, có 3 vạn quân do Hứa Thế Hanh chỉ huy, tại đây có nhiều bãi chông, địa lôi, đại bác...Mờ sáng mùng 5 tết Quang Trung cho quân nhanh chóng đánh đồn.... trận đánh diễn ra ác liệt ... quân Thanh thua to tháo chạy về kinh thành... + Sáng mùng 5 tết, một cánh quân khác của Quang Trung do đô đốc Long chỉ huy đã xuyên qua làng Nhân Mục đánh vào Đống Đa. Quân Thanh hoảng loạn chống cự yếu ớt và bị chết rất nhiều. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống đã phải tự vẫn... Từ Ngọc Hồi – Đống Đa, quân Tây Sơn tiến đánh Thăng Long... quân Tây Sơn toàn thắng - Bình luận: Quang Trung tận dụng được thời cơ (quân Thanh mải vui đón xuân do đó chủ quan không đề phòng...); tinh thần thần tốc, bí mật (dẫn chứng), dũng cảm, mưu trí, sáng tạo (dẫn chứng)... c. Những đóng góp của phong trào Tây Sơn 1,0 đ - Thống nhất đất nước .... - Bảo vệ độc lập dân tộc ...... - Tiến hành cải cách kinh tế, văn hoá giáo dục, củng cố chính quyền, củng cố quốc phòng, chính sách ngoại giao.... www.nbkqna.edu.vn 90 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH KỲ THI HỌC SINH GIỎI DUYÊN HẢI BẮC BỘ TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2012- 2013 CHUYÊN Môn: Lịch sử lớp 10 LÊ HỒNG PHONG ( Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề ) ĐỀ ĐỀ NGHỊ Đề thi gồm 01 trang Câu 1: (3 điểm) Thể chế chính trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông có đặc điểm gì ? Giải thích tại sao lại có đặc điểm ấy ? Câu 2: (3 điểm) Trình bày chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc ? Mối quan hệ của Trung Quốc đối với nước ta trong thời kì phong kiến ? Câu 3: (2,5điểm) Trình bày nguồn gốc và vai trò của thành thị trung đại châu Âu? Câu 4: (3 điểm) Phân tích cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời nhà nước Văn Lang. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang có ý nghĩa gì? Câu 5: (3 điểm) Bằng những dẫn chứng lịch sử có chọn lọc, em hãy làm rõ sự thất bại của các thế lực phong kiến Trung Quốc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ X ? Câu 6: (2,5 điểm) Trình bày những nét khái quát về thành tựu xây dựng, phát triển của nhà nước Đại Việt từ thế kỉ X - XV? Câu 7: (3 điểm) Theo em, đến cuối thế kỉ XVIII, lịch sử dân tộc ta đặt ra những yêu cầu cấp bách nào? Phong trào Tây Sơn đã giải quyết những yêu cầu này ra sao? www.nbkqna.edu.vn 91 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG MÔN SỬ LỚP 10 VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG – NAM ĐỊNH Câu 1: (3 điểm) Thể chế chính trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông có đặc điểm gì ? Giải thích tại sao lại có đặc điểm ấy ? - Đặc điểm : Chế độ chuyên chế cổ đại có vua đứng đầu . Quyền lực của nhà vua tối thượng và vô hạn (1,0đ ) - Giải thích : + Cơ cấu công xã sinh ra + Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, đồng bằng giao thông thuận tiện + Do dân cư làm nông nghiệp sống tập trung để làm mùa và thuỷ lợi + Vua thường gắn mình với tôn giáo Mỗi ý 0,5đ Câu 2: (3 điểm) Trình bày chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc ? Mối quan hệ của Trung Quốc đối với nước ta trong thời kì phong kiến ? - Trình bày chính sách đối ngoại : Chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ . Ví dụ : Thời Tần đánh lên phương Bắc, đánh xuống phương Nam ; thời Đường đánh ra 4 phía…( 1,5đ) - Mối quan hệ của Trung quốc đối với nước ta thời kì phong kiến : Triều đại nào cũng đem quân đánh nước ta ( Nêu cụ thể từng triều đại ) – 075đ. Nhưng nhân dân ta đã tiến hành những cuộc chiến tranh vệ quốc và giành thắng lợi ( Nêu cụ thể ) – 0,75đ Câu 3: (2,5điểm) Trình bày nguồn gốc và vai trò của thành thị trung đại châu Âu? - Nguồn gốc: 1,0đ www.nbkqna.edu.vn 92 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc + Do sản xuất phát triển… + Để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi sản phẩm, một số thợ thủ công đã tìm cách trốn khỏi lãnh địa… - Vai trò: 1,5đ + Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên cảu các lãnh địa… + Góp phần tích cực xoá bỏ chế độ phân quyền… + Mang không khí tự do và phát triển tri thức… Câu 4: (3 điểm) Phân tích cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời nhà nước Văn Lang. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang có ý nghĩa gì? - Cơ sở kinh tế: 1,0đ + Nhờ sự tiến bộ của kĩ thuật luyện kim, đến thời Đông Sơn, từ nửa đầu thiên niên kỉ I TCN, công cụ lao động đồng thau trở nên phổ biến và con người đã biết rèn sắt. + Trên cơ sở đó, cư dân Đông Sơn đã mở rộng địa bàn sinh sống đến vùng châu thổ sông Hồng, Sông Mã, Sông Cả, nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày với sức kéo của trâu bò đã thay thế cho nông nghiệp dùng cuốc + Cùng với nghề nông, cư dân ĐS còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm các nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành. - Cơ sở xã hội: 0,5đ + Thời Phùng Nguyên, xã hội bắt đầu phân hóa giàu nghèo. + Đến thời ĐS, mức độ phân hóa giàu nghèo trở nên phổ biến hơn (phản ánh ở hiện vật trong các khu mộ táng) - Điều kiện: 1,0đ + Điều kiện tự nhiên thuận lợi + Yêu cầu trị thủy đề bảo vệ nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước trước nạn lũ lụt thường xuyên đe dọa, đẩy mạnh quá trình hình thành nhà nước. www.nbkqna.edu.vn 93 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc +Yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm đã đẩy mạnh quá trình đó. Vào khoảng thế kỉ VII TCN, quốc gia Văn Lang ra đời. - Ý nghĩa: Mở ra thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc, hình thành nền văn minh Việt Nam đầu tiên – văn minh sông Hồng. 0,5 Câu 5: (3 điểm) Bằng những dẫn chứng lịch sử có chọn lọc, em hãy làm rõ sự thất bại của các thế lực phong kiến Trung Quốc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ X ? - Khái quát âm mưu và thủ đoạn của các thế lực PK phương Bắc trên đất nước ta (sáp nhập nước ta vào Trung Quốc; bóc lột nhân dân ta về kinh tế và đồng hoá nhân dân ta về văn hóa, giống nòi…) 0,5đ - Sự thất bại: + Nền kinh tế của nước ta không ngừng phát triển nhờ sự học hỏi những kinh nghiệm mới (d/c)…0,5đ + Về văn hóa chúng ta không bị đồng hóa. Phong tục tập quán của dân tộc không bị mất mà nền văn hoá dân tộc còn phát triển thêm (d/c)…1,0đ + Phong trào đấu tranh chống chính quyền đô hộ giành độc lập dân tộc không ngừng diễn ra: Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu,Lý Bí ( Nêu kết quả và ý nghĩa …1,0đ Câu 6: (2,5 điểm) Trình bày những nét khái quát về thành tựu xây dựng, phát triển của nhà nước Đại Việt từ thế kỉ X - XV? - Về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: 0,75đ Trước tiên là quá trình dời đô của nhà Lý, không chỉ nói lên tầm nhìn chiến lược mà còn phản ánh thế đi lên của đất nước… Sự trưởng thành của bộ máy trung ương tập quyền, trong việc xây dựng bộ máy quan lại, tổ chức về pháp luật, củng cố về quân đội… Trong công cuộc chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc (kháng chiến chống quân xâm lược Tống, Mông - Nguyên, Minh). -Về sự nghiệp phát triển kinh tế:0,75đ www.nbkqna.edu.vn 94 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc Trong nông nghiệp, đã khai phá vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển, xây dựng hệ thống đê sông, biển, chính sách khuyến nông được ban hành… Trong thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng có bước phát triển mới, nhiều nghề thủ công truyền thống đã hình thành: dệt, gốm, đúc đồng… Nội thương và ngoại thương từ thời nhà Lý đã bắt đầu phát triển… - Về sự nghiệp phát triển văn hóa : 1,0đ Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo được truyền bá đi đôi với các tín ngưỡng dân gian. Giáo dục dân tộc: bắt đầu phát triển từ thời nhà Lý, thành lập Quốc Tử Giám, tổ chức các khoa thi để tuyển chọn nhân tài… Hàng loạt trí thức được đào tạo đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Văn học dân tộc: văn học chữ Hán, chữ Nôm với sự xuất hiện của hàng loạt tập thơ có nội dung ca ngợi đất nước… Nghệ thuật: những công trình nghệ thuật Phật giáo, những tác phẩm điêu khắc mang họa tiết hoa văn độc đáo, nghệ thuật sân khấu, âm nhạc, múa cũng phát triển… Về khoa học - kĩ thuật: về sử học, xuất hiện bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, bộ sử Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư. Về địa lí có Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ. Về toán học, có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh… Chế tạo súng thần cơ, đóng các thuyền chiến… Câu 7: (3 điểm) Theo em, đến cuối thế kỉ XVIII, lịch sử dân tộc ta đặt ra những yêu cầu cấp bách nào? Phong trào Tây Sơn đã giải quyết những yêu cầu này ra sao? - Yêu cầu: 0,75đ Thế kỉ XVI – XVIII, đất nước ta bị chia cắt, (với sự tồn tại của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài, PK nhà Nguyễn ở Đàng Trong), nội chiến kéo dài… đặt ra yêu cầu cần phải thống nhất đất nước. Chế độ PK khủng hoảng, suy yếu… đặt ra yêu cầu cần phải giải quyết khủng hoảng, đưa đất nước phát triển theo kịp với sự phát triển của thời đại. Do mâu thuẫn nội tại trong nước, do quyền lợi ích kỷ của dòng họ, cá nhân… các thế lực PK đã cầu viện nước ngoài đưa quân sang xâm lược nước ta… đặt ra yêu cầu bảo vệ Tổ quốc. Phong trào Tây Sơn đã giải quyết các yêu cầu này: www.nbkqna.edu.vn 95 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc + Thống nhất đất nước: 0,75đ Đến năm 1785, về cơ bản đã tiêu diệt hết các thế lực cát cứ của chúa Nguyễn, giải phóng hầu hết Đàng Trong.Năm 1786- 1788: tiến ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới sông Gianh, lũy Thầy, lần lượt lật đổ tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước… + Chống ngoại xâm, bảo về Tổ quốc 1,0đ 1785, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, quét sạch 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta, đập tan tham vọng của vua Xiêm với phần lãnh thổ phía Nam nước ta. 1789, đánh tan 29 vạn quân Thanh với chiến thắng vang dội là trận Ngọc Hồi, Đống Đa… Hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, bảo vệ được nền độc lập của dân tộc. + Xây dựng và phát triển đất nước.0,5đ Sau khi chiến tranh kết thúc, Quang Trung đã thi hành một loạt chính sách cải cách tiến bộ để bảo vệ và phát huy những thành quả mà phong trào Tây Sơn vừa giành được. Giữa lúc đất nước và vương triều đang cần bàn tay chèo lái của QuangTrung thì ông đột ngột qua đời… www.nbkqna.edu.vn 96 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc THPT Chuyên Vĩnh Phúc ........................ ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ NĂM 2013 Môn: Lịch Sử 10 Thời gian 180 phút không kể thời gian giao đề Câu 1(3điểm) Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây: Hi Lạp, Rôma có sự khác nhau như thế nào? Giải thích nguyên nhân sự khác nhau đó. Câu 2 (3điểm) Nêu những thành tựu văn hóa ở Trung Quốc thời kỳ phong kiến? Việt Nam tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa đó như thế nào? Câu 3 (2,5 điểm) Những sự kiện lịch sử nào trong thời kỳ phong kiến Tây Âu là những cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống phong kiến?Trình bày nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của các sự kiện trên. Câu 4 (3 điểm) Phân tích những chuyển biến về kinh tế và xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang- Âu lạc? Điểm giống và khác nhau về đời sống kinh tế và văn hóa tín ngưỡng giữa nhà nước Văn LangÂu Lạc với nhà nước Chăm Pa và Phù Nam như thế nào? Câu 5 (3 điểm) Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền? Câu 6 (2,5 điểm) Những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ ba (1288) của quân dân nhà Trần. Làm rõ những công lao của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo? Câu 7 (3,0 điểm) Biểu hiện hưng thịnh của một số đô thị Đàng Ngoài và Đàng Trong ở thế kỷ X VII- XVIII? Ý nghĩa của sự hưng thịnh đó. Hết Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc Câu 1 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ NĂM 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Lịch Sử 10 Nội dung Điểm Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây: Hi Lạp, Rôma 3,0 có sự khác nhau như thế nào? Giải thích nguyên nhân sự khác nhau đó. www.nbkqna.edu.vn 97 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc 1. Sự khác nhau về thể chế chính trị: - Các quốc gia cổ đại phương Đông theo thể chế Quân chủ chuyên chế Trung ương tập 0,5 quyền( chế độ chuyên chế cổ đại) trong đó có Vua đứng đầu, có quyền tối thượng và vô hạn, giúp việc cho vua có một bộ máy quan lại và tăng lữ .… - Các quốc gia cổ đại phương Tây chủ yếu tồn tại thể chế dân chủ chủ nô 0,5 ( điển hình là ở thị quốc A-ten) trong đó quyền lực xã hội chủ yếu nằm trong tay các chủ nô, chủ xưởng và nhà buôn… Ở các thị quốc còn tồn tại Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết 0,5 định mọi công việc nhà nước. Nhiều thị quốc hình thành các Hội đồng 500, có vai trò như 1 quốc hội với nhiệm kỳ 1 năm. Các Hội đồng cử ra 10 viên chức điều hành công việc như kiểu 1 chính phủ cũng có nhiệm kỳ 1 năm… - Tính chất nhà nước: ở phương Đông là chế độ chuyên chế tập quyền, ở phương Tây là 0,5 chế độ chiếm nô (dân chủ chủ nô)… 2. Nguyên nhân sự khác nhau: - Do điều kiện tự nhiên: phương Đông - nằm ven sông lớn, đồng bằng rộng nên có điều 0,5 kiện tập trung dân cư. Phương Tây - nằm ven biển, địa hình bị chia cắt, không có điều kiện tập trung đông dân cư.. - Do sự phát triển kinh tế: phương Đông - kinh tế nông nghiệp phát triển…Nhu cầu khai 0,5 phá đất đai và làm thủy lợi…Phương Tây - nghề buôn phát triển nên dân cư chủ yếu sống ở thành thị.. Các nghành nghề thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển nên cư dân 2 không chấp nhận có vua.. Nêu những thành tựu văn hóa ở Trung Quốc thời kỳ phong kiến? Việt Nam tiếp thu có 3,0 chọn lọc nền văn hóa đó như thế nào? 1. Những thành tựu nổi bật của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến * Tư tưởng: - Nho giáo: giữ vai trò quan trọng, do Khổng Tử khởi xướng…Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo 0,25 trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước PK tập quyền, trở thành cơ sở lý luận và tư tưởng của chế độ PKTQ. Về sau, Nho giáo trở nên bảo thủ, lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của xã hội - Phật giáo: thịnh hành nhất vào thời Đường, các nhà sư Huyền Trang…đã tìm đường 0,25 sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lý của đạo Phật… Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày càng nhiều… Xây dựng nhiều chùa, tạc tượng… * Văn học: phong phú, đa dạng, là lĩnh vực nổi bật nhất của văn hóa TQ phong kiến 0,25 - Phú: phát triển nhất ở thời Hán…ca ngợi quê hương đất nước..các tác giả tiêu biểu: Giả Nghị, Tư Mã Tương Như - Thơ Đường: đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật, phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội… 0,25 - Tiểu thuyết: phát triển thời Minh Thanh, là một loại hình văn học mới phát triển, có nhiều tác phẩm nổi bật www.nbkqna.edu.vn 98 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc * Sử học: trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập từ thời Tây Hán, đặt nền móng là Tư Mã 0,25 Thiên * Lịch pháp và thiên văn học: - Lịch pháp: phát minh ra nông lịch, phục vụ tích cực cho phát triển nông nghiệp 0,25 - Thiên văn học: từ xa xưa, người TQ đã biết quan sát thiên văn, ghi chép đúng hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.. * Y học: nền y học TQ có lịch sử phát triển lâu đời và vẫn giữ được vai trò quan trọng 0,25 trong đời sông hiện nay với các lĩnh vực: chẩn đoán, điều trị…. * Toán học: Tổ Xung Chi tính được số Pi chính xác đến 7 số lẻ… * Kỹ thuật: có 4 phát minh quan trọng: thuốc súng, la bàn, làm giấy, nghề in là những 0,25 0,25 phát minh quan trọng đối với văn minh thế giới * Kiến trúc: có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc: Vạn Lý trường thành, Cố Cung… 2. VN tiếp thu chọn lọc: 0,25 - Trải qua hàng ngàn năm bị phong kiến TQ đô hộ, VN đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa 0,25 của nền văn hóa TQ về lĩnh vực: tư tưởng, văn học, triết học, chữ viết…góp phần làm 3 phong phú thêm văn hóa dân tộc - Đặc biệt những thành tựu về kĩ thật của TQ không chỉ ảnh hưởng đến VN mà còn ảnh 0,25 hưởng lớn đến thế giới: thuốc súng, la bàn, giấy, nghề in Những sự kiện lịch sử nào trong thời kỳ phong kiến Tây Âu là những cuộc đấu tranh 2,5 công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống phong kiến? Trình bày nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của các sự kiện trên. - Văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo là những cuộc đấu tranh công khai trên lĩnh vực 0,25 văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại phong kiến.. 1. Văn hóa Phục hưng: * Nguyên nhân: - Bước vào thời hậu kỳ trung đại, bộ mặt kinh tế của các nước Tây Âu có nhiều thay đổi. 0,25 Quan hệ sản xuất TBCN hình thành từ trong lòng chế độ phong kiến. Khoa học kỹ thuật tiến bộ giúp con người thóat khỏi tình trạng lạc hậu, nhận thức được bản chất của thế giới - Giai cấp tư sản ra đời song những thành tựu về văn hóa từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII 0,25 không đáp ứng được nhu cầu của họ. Ngược lại, họ còn chịu sự ràng buộc bởi hệ tư tưởng khắt khe của giáo hội Thiên chúa. Do vậy, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng khắt khe của giáo hội và giai cấp quý tộc phong kiến đang cản trở sự phát triển của xã hội - Giai cấp tư sản nhìn thấy trong tinh hoa của nền văn hóa Hi Lạp, Rôma có những điều 0,25 phù hợp với mình, nên đã phục hồi tinh hoa văn hóa cổ đại, đấu tranh để xây dựng một xã hội dựa trên nhân bản tự do, một nền văn hóa mới. - Phong trào cải cách tông giáo diễn ra mạnh mẽ, cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống 0,25 lại quý tộc phong kiến và tăng lữ * Ý nghĩa: - Phong trào văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn www.nbkqna.edu.vn 0,25 99 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến suy tàn - Phong trào văn hóa Phục hưng đã đánh bại tư tưởng lỗi thời của chế độ phong kiến, góp 0,25 phần làm quan trọng giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự kìm hãm và trói buộc của Giáo hội, đề cao những giá trị tốt đẹp của con người, cổ vũ và mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và văn hóa của loài người 2. Cải cách tôn giáo: * Nguyên nhân: - Thời trung đại, Kitô giáo là chỗ dựa vững chắc nhất và là hệ tư tưởng của chế độ phong 0,25 kiến, chi phối đời sống tinh thần của xã hội. Khi giai cấp tư sản ra đời, Giáo hội có xu hướng ngăn cản, chống lại các phong trào của giai cấp tư sản đang lên - Trong xã hội Tây Âu xuất hiện những nhà tư tưởng theo chủ nghĩa nhân văn: Luthơ, 0,25 Canvanh…khởi xướng các phong trào cải cách tôn giáo * Ý nghĩa: - Tấn công trực tiếp vào giáo hội Thiên chúa và vào chế độ phong kiến, châm ngòi nổ các 0,25 cuộc đấu tranh của quần chúng vốn đang bất mãn với chế độ phong kiến, làm bùng nổ các 4 cuộc chiến tranh nông dân, mở đường cho các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ Phân tích những chuyển biến về kinh tế và xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước 3,0 Văn Lang- Âu Lạc? Điểm giống và khác nhau về đời sống kinh tế và văn hóa tín ngưỡng giữa nhà nước Văn Lang- Âu Lạc với nhà nước Chăm Pa và Phù Nam như thế nào? 1. Những chuyển biến dẫn đến… * Sự chuyển biến trong đời sống kinh tế: - Sự tiến bộ của kỹ thuật luyện kim: đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân Đông Sơn đã sử dụng 0,25 công cụ bằng đồng (phổ biến) và công cụ bằng sắt (ít)… - Nông nghiệp dùng cày phát triển thay thế cho nông nghiệp dùng cuốc (đá) trước đó→ 0,25 tác dụng… - Cùng với sự phát triển của nghề nông, cư dân biết săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm 0,25 nghề thủ công (gốm, đúc đồng..) → hình thành sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp * Sự chuyển biến về xã hội: - Xã hội phân hóa giàu, nghèo ngày càng sâu sắc: 0,5 Từ thời Phùng Nguyên đã có sự phân hóa giàu nghèo. Đến thời Đông Sơn sự phân hóa trở nên sâu sắc hơn: công xã thị tộc tan vỡ, thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ * Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội đã đặt ra yêu cầu mới: trị thủy, quản lý xã hội và chống giặc ngoại xâm… → dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang- Âu Lạc 2. Điểm giống và khác nhau…. www.nbkqna.edu.vn 100 0,5 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc * Giống nhau: - Về đời sống kinh tế: đều có nền nông nghiệp lúa nước kết hợp với nghề thủ công truyền 0,25 thống - Về văn hóa tín ngưỡng: ở nhà sàn, ưa thích các hoạt động dân gian , lễ hội… * Khác nhau: - Về đời sống kinh tế: 0,5 + Âu Lạc: thủ công nghiệp phát triển nhất là nghề dệt và gốm + Chăm Pa: có nghề thủ công đóng gạch và kỹ thuật xây tháp rất phát triển + Phù Nam: có nghề buôn bán phát triển - Về văn hóa tín ngưỡng: + Văn Lang- Âu Lạc: có tục thờ cúng tổ tiên, thờ thần linh sông núi, anh hùng có công với 0,5 nước 5 + Chăm Pa, Phù Nam: sớm ảnh hưởng đạo Bàlamôn và Phật giáo Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Nét độc 3,0 đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền? 1. Nguyên nhân thắng lợi - Lòng yêu nước chống quân xâm lược của nhân dân ta… - Sự lãnh đạo tài giỏi của Ngô Quyền với mưu kế đánh giặc độc đáo: đóng cọc trên 0,25 0,25 sông… - Sự chủ quan coi thường quân ta của quân Nam Hán… 2. Ý nghĩa lịch sử 0,25 - Đè bẹp tham vọng và ý chí xâm lược của quân Nam Hán 0,25 “Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta, mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoàng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa…” - Là bước ngoặt lịch sử vĩ đại, chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc 0,25 lập tự chủ lâu dài, mở ra thời kỳ phát triển rực rỡ của đất nước - Khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng của dân 0,25 tộc.. - Góp phần xây dựng truyền thống quân sự VN: truyền thống chiến đấu của 1 nước nhỏ 0,5 luôn phải chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn gấp nhiều lần, để lại những BHKN: tiến hành quyết chiến chiến lược, tập hợp lực lượng, chớp thời cơ… 3. Nét độc đáo - Ngô Quyền là người khởi đầu cho nghệ thuật thủy chiến ở nước ta: Chọn khoảng không 0,25 gian, thời gian nhỏ hẹp: không gian: của sông BĐ, thời gian: thủy triều lên xuống→ để đóng cọc tiêu diệt quân giặc→ nghệ thuật thủy chiến rất mới lạ, rất độc đáo… - Tiêu diệt nội ứng bên trong trước, kẻ thù sau: giết Kiều Công Tiễn sau đó chuẩn bị chống quân Nam Hán - Biết khai thác những tiềm lực của đội quân mới lập còn non yếu để chống lại kẻ thù www.nbkqna.edu.vn 101 0,5 0,25 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc mạnh có kinh nghiệm chiến đấu lâu năm: mai phục, nhử quân địch…→ Lấy ít địch nhiều, 6 lấy yếu thắng mạnh Những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ 2,5 ba (1288) của quân dân nhà Trần. Làm rõ những công lao của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo 1. Cuộc kháng chiến lần thứ 3 0,5 - Tháng 12-1287, sau thất bại hai lần xâm lược Đại Việt, vua Mông Nguyên huy động hàng chục vạn quân do Thoát Hoan, Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường bộ và đường thủy tiến đánh Đại Việt - Tháng 1-1288 quân Mông Nguyên vào Thăng Long, nhà Trần thực hiện rút lui khỏi kinh 0,25 thành để bảo toàn lực lượng, quân địch bị nhân dân chống trả quyết liệt ở nhiều nơi lâm vào tình thế khó khăn phải rút về nước theo hướng sông Bạch Đằng - Trần Hưng Đạo tổ chức trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng.... 0,5 Tháng 4-1288, toàn bộ đạo quân Ô Mã Nhi bị tiêu diệt. Đạo quân Thoát Hoan rút chạy theo hướng Lạng Sơn bị ta phục kích đánh tan…Ngày 18-04-1288 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ 3 kết thúc thắng lợi…bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc… 2. Công lao của Trần Hưng Đạo - Là người anh hùng dân tộc kiệt xuất, một thiên tài quân sự của nước Đại Việt, danh 0,25 tướng thế giới… - Lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh bại hoàn toàn âm mưu xâm lược của quân Mông 0,5 Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước… - Trần Hưng Đạo là nhà lý luận quân sự thiên tài với Binh thư yếu lược, Hịch tướng sĩ… 0,5 để lại những tư tưởng quân sự có giá trị cho cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc: kế sách giữ nước, nghệ thuật huy động sức mạnh toàn dân, rút lui chiến lược, trận 7 quyết chiến lược bằng thủy chiến... Biểu hiện hưng thịnh của một số đô thị Đàng Ngoài và Đàng Trong ở thế kỷ X VII- 3,0 XVIII? Ý nghĩa của sự hưng thịnh đó. 1. Biểu hiện hưng thịnh của một số đô thị ở Đàng Ngoài và Đàng Trong - Đàng Ngoài: tiêu biểu là Thăng Long và Phố Hiến 0,5 + Kinh kì (Thăng Long hay gọi là Kẻ Chợ) không chỉ là trung tâm kinh tế- chính trị -hành chính mà còn là một trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước với hệ thống chợ, bến cảng, các phố phường.. + Phố Hiến: nơi chính quyền Lê - Trịnh đặt dinh Hiến ti trấn Sơn Nam, nơi bốc dỡ và 0,5 trung chuyển hàng hóa từ các tàu thuyền buôn ngoại quốc. Vào thời điểm thịnh đạt, Phố Hiến có khoảng 2000 ngôi nhà với 20 phường chuyên sản xuất hàng thủ công và buôn bán. Nơi đây cũng hội tụ nhiều thương nhân ngoại quốc: TQ… - Đàng Trong: www.nbkqna.edu.vn 102 0,25 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc + Xuất hiện khá nhiều đô thị sầm uất như Thanh Hà (Huế), Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh)..tiêu biểu nhất là Hội An (Quảng Nam) + Hội An là trung tâm buôn bán, trao đổi của cả vùng Đàng Trong, là một thương cảng 0,25 Quốc tế nằm trên con đường thương mại biển Đông từ Đông sang Tây, từ Nam ra Bắc.. + Từ đầu thế kỷ XVII, Hội An đã là một thành phố cảng lớn, hội tụ nhiều thuyền buôn, 0,5 thương điếm của các nước phương Đông và phương Tây..Hội An còn có các khu cư trú riêng của người Hoa và người Nhật 2. Ý nghĩa: - Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, sự hưng thịnh của một số đô thị 0,5 ở Đàng Ngoài và Đàng Trong đã góp phần làm cho nước Đại Việt thế kỷ VII- XVIII phát triển toàn diện.. - Sự hưng thịnh của các đô thị còn làm cho bộ mặt nước ta thời kỳ này ngày càng rực rỡ, tạo điều kiện cho sự giao lưu buôn bán trong và ngoài nước, thúc đẩy kinh tế, văn hóa phát triển… Hết www.nbkqna.edu.vn 103 0,5 [...]... i Vit thi Lý - Trn - H ó t ti trỡnh phỏt trin cao v ton din Cõu 7 (3,0 im) Nhng biu hin ca nn kinh t hng hoỏ nc ta trong cỏc th k XVI - XVIII .Ht Thớ sinh khụng c s dng ti liu.Cỏn b coi thi khụng gii thớch gỡ thờm www.nbkqna.edu.vn 29 Tng hp mt s thi xut mụn Lch S 10 ca mt s trng trờn ton quc Ngời ra đề: Lê Thị Hồng Diệp Đơn vị: Trờng THPT Chuyên Biên Hòa Tỉnh Hà Nam đáp án đề thi học sinh giỏi. .. quyn, v th ca nc ta trong khu vc v th gii, c bit l i vi phng Bc (1,0) www.nbkqna.edu.vn 28 Tng hp mt s thi xut mụn Lch S 10 ca mt s trng trờn ton quc Trng THPT Chuyờn Biờn Hũa Tnh H Nam Gii thiu thi hc sinh gii cỏc trng thpt chuyờn khu vc duyờn hi - ng bng bc b Ngi ra : Lờ Th Hng Dip Mụn: Lch s - lp 10 Thi gian lm bi: 180 phỳt Cõu 1: (3,0 im) Trỡnh by nhng c trng v kinh t, chớnh tr, xó hi ca ch chim... 2 quc gia -> lm tn thng n s phỏt trin ca t nc, ca dõn tc Ht www.nbkqna.edu.vn 23 Tng hp mt s thi xut mụn Lch S 10 ca mt s trng trờn ton quc S GD&T H NI XUT THI OLIMPIC TI TRNG THPT CHU VN AN TRNG THPT TRN PH HI PHềNG NM HC 2012 2013 Mụn : Lch s 10 Thi gian lm bi: 180 phỳt, khụng k thi gian giao thi gm 01 trang - BI Cõu 1: ( 3,0 im) Vn húa c i Hy Lp Rụma phỏt trin hn vn húa c i phng... - Qung Ninh) - tng Pht bng ng, cao 20m thi nh Lý + Thỏp Bỏo Thi n: cao 12 tng, tng 12 c ỳc bng ng, thi Lý + Chuụng Qui in: Nh Lý cho ỳc treo chựa Mt Ct, nhng chuụng nng hng vn cõn ng khụng treo lờn c, ngoi rung, rựa bũ vo , dõn gian gi l www.nbkqna.edu.vn 11 Tng hp mt s thi xut mụn Lch S 10 ca mt s trng trờn ton quc chuụng Qui in + Vc Ph Minh: ỳc bng ng thi Trn, t sõn chựa Ph Minh (Nam nh), vc... ngot mi thi i c lp, t ch lõu di ca dõn tc ta (0,5) Cõu 6: (2,5 im) - Chin thng Bch ng nm 938 m u thi i phong kin c lp nc ta Nh nc quõn ch chuyờn ch c thnh lp v tng bc phỏt trin hon thin, t n nh cao th k XV (0,25) - Bt u t nh Ngụ, inh, tip n l nh Tin Lờ ó xõy dng mt nh nc quõn ch s khai (0,25) - t nc dn n nh Nm 101 0, vua Lý Thỏi T ri ụ t Hoa L v Thng Long, m ra mt giai on phỏt trin mi Nm 105 4, vua... vc ca quc gia i Vit ch khụng tỏch gi l hai nc HT (ỏp ỏn 7 cõu gm cú 7 trang) www.nbkqna.edu.vn 13 Tng hp mt s thi xut mụn Lch S 10 ca mt s trng trờn ton quc S GD & T BC GIANG TRNG THPT CHUYấN BC GIANG NGH THI CHN HC SINH GII KHU VC DUYấN HI V NG BNG BC B LN VI MễN: LCH S LP 10 Thi gian lm bi 180 phỳt ( gm 07 cõu, 01 trang) Cõu 1: (3,0 im) So vi vn hoỏ c i phng ụng, vn hoỏ c i Hi Lp v Rụ-ma... nhõn dõn ta di thi Trn Cõu 7: (3,0 im) Nguyờn nhõn no dn n s chia ct t nc ta trong cỏc th k XVI-XVIII? S chia ct ny nh hng nh th no n tin trỡnh phỏt trin ca lch s dõn tc? Ht *Thớ sinh khụng c s dng ti liu Giỏm th khụng gii thớch gỡ thờm www.nbkqna.edu.vn 14 Tng hp mt s thi xut mụn Lch S 10 ca mt s trng trờn ton quc S GD & T BC GIANG TRNG THPT CHUYấN BC GIANG HNG DN CHM THI CHN HC SINH GII KHU... vn hoỏ Trung quc thi phong kin 2,5 * T tng - Nho giỏo xut hin tng i sm l cụng c sc bộn phc v cho nh nc 0,25 phong kin, l c s lý lun v t tng ca ch phong kin Trung quc - n thi Tng nho giỏo c phỏt trin thờm mt bc v lý lun www.nbkqna.edu.vn 0,25 30 Tng hp mt s thi xut mụn Lch S 10 ca mt s trng trờn ton quc - n thi Tu, ng pht giỏo thnh hnh chựa chin c xõy dng khp ni 0,25 * Vn hc - Phỳ thi Hỏn l mt th... dung ca ngi quờ hng 0,25 t nc, khớch l lũng yờu nc ca nhõn dõn Th thi ng s lng ln, phn ỏnh sõu sc i sng xó hi, t ti nh cao v ngh thut vi cỏc nh th tiờu biu - T thi Tng do th ng bin th m thnhtiu thuyt thi Minh- 0,25 Thanh l loi hỡnh vn hc mi, vi nhiu tỏc phm ni ting * S hc - Bt u t thi Tõy Hỏn ngi t nn múng l T Mó Thi n, vi b s ký 0,25 - Thi Tng c quan vit s ca nh nc c thnh lp (quc s quỏn) v 0,25 biờn... Hỏn tr thnh ch vit chớnh thc 107 0 0,25 Lý Thỏnh Tụng lp vn miu 107 5 Nh Lý t chc thi - Vn hc ch Hỏn phỏt trin, xut hin nhiu tỏc phm, tỏc gi ni ting 0,25 www.nbkqna.edu.vn 34 Tng hp mt s thi xut mụn Lch S 10 ca mt s trng trờn ton quc ni dung m tỡnh cm yờu nc, lũng t ho dõn tc - Ngh thut: Ngh thut kin trỳc phỏt triờn vi cỏc cụng trỡnh c ỏo: chựa 0,25 Mt Ct, Thỏp Bỏo Thi n Ngh thut iờu khc tinh ... thi xut mụn Lch S 10 ca mt s trng trờn ton quc Sở giáo dục đào tạo Hng Yên Trờng THPT chuyên Đề thi chọn HSG khu vực ĐB DHBB lần thứ Đề giới thi u ( Không kể thời gian giao đề ) Môn Lịch sử. .. chuyên Kỳ thi chọn HSG khu vực ĐB DHBB lần thứ Môn: lịch sử - Lớp 10 Đáp án thang điểm Câu Nêu đặc điểm kinh tế quốc gia cổ đại phơng Đông quốc gia cổ đại Địa Trung Hải Giải thích có đặc điểm... Lớp 10 Thời gian làm 180 phút Ngày thi : Tháng 4/2013 ( Đề thi gồm 01 trang ) Câu 1: (3.0 điểm): Nêu đặc điểm kinh tế quốc gia cổ đại phơng Đông quốc gia cổ đại Địa Trung Hải Giải thích có đặc

Ngày đăng: 09/10/2015, 08:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan