phân tích mối quan hệ giữa chi phí khối lượng lợi nhuận tại doanh nghiệp tư nhân tân thành công

81 478 1
phân tích mối quan hệ giữa chi phí  khối lượng  lợi nhuận tại doanh nghiệp tư nhân tân thành công

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD TRẦN ĐẠT PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã số nghành: D340301 Tháng 12 – Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD TRẦN ĐẠT MSSV: LT11292 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHÀNH: KẾ TOÁN Mã số nghành: D340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẨN NGUYỄN TẤN TÀI Tháng 12 năm 2013 LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin cảm ơn Thầy Nguyễn Tấn Tài, nhờ sự hướng dẩn tận tình thầy đã đưa ra các hướng giúp em tiếp cận và xử lý số liệu một cách tốt nhất để em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn quý cô chú, anh chị phòng kế toán cũng như ban lãnh đạo Doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công. Tuy thời gian thực tập tại doanh nghiệp không dài nhưng em đã được doanh nghiệp tạo điều kiện và giúp đỡ em rất nhiều trong việc nắm vững, liên kết thực tế, hệ thống lại những kiến thức đã học ở trường có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiển, để thực hiện tốt đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận”. ên cạnh đó, em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến tất cả qu ý thầy, cô, cán bộ khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy, cô và toàn thể quý doanh nghiệp một lời chúc tốt đẹp và chân thành nhất! Em xin chân thành cảm ơn! Cần thơ, ngày ….tháng…..năm 2012 Người thực hiện Trần Đạt 3 TRANG CAM KẾT Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài không trùng với bất cứ đề tài khoa học nào. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện Trần Đạt 4 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. Cần Thơ, ngày tháng năm Xác nhận của cơ quan 5 MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 1 1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................. 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 1 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi về không gian.................................................................................. 2 1.3.2 Phạm vi về thời gian ..................................................................................... 2 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 3 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................................................................................. 3 2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ C.V.P ...................................................... 3 2.1.2 Mục đích phân tích mối quan hệ C.V.P ........................................................ 3 2.1.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí ............................................ 3 2.1.4 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí .............................................. 4 2.1.5 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ........................................................... 4 2.1.6 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích C.V.P .................................. 5 2.1.7 Phân tích điểm hòa vốn ............................................................................... 10 2.1.8 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán ............................. 15 2.1.9 Hạn chế của mô hình phân tích C.V.P ........................................................ 15 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 16 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung ................................................................. 16 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu...................................................................... 16 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 17 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG .................................................................................................................. 18 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ............................................... 18 6 3.2 MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG .................................................. 19 3.2.1 Mục đích ..................................................................................................... 19 3.2.2 Phạm vi hoạt động ...................................................................................... 19 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC Ộ MÁY CỦA DOANH NGHIỆP ............................ 19 3.3.1 Bộ máy quản lý của doanh nghiệp .............................................................. 19 3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận ...................................................... 20 3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG THƠI GIAN QUA....................... 20 3.4.1 Thuận lợi ..................................................................................................... 20 3.4.2 Khó khăn ..................................................................................................... 20 3.4.3 Chiến lược phát triển của doanh nghiệp ..................................................... 21 3.5 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012, 2013 ................................. 21 Chương 4: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG ............................................................................. 25 4.1 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT ............................................. 25 4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ ...................................................................................................... 27 4.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................................................ 27 4.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp......................................................................... 28 4.2.3 Chi phí sản xuất chung................................................................................ 30 4.2.4 Chi phí bán hàng ......................................................................................... 34 4.2.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp ..................................................................... 36 4.2.6 Tổng doanh thu của 3 sản phẩm ................................................................. 37 4.2.7 Tổng hợp chi phí ......................................................................................... 39 4.2.8 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của doanh nghiệp............................ 43 4.3 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH C.V.P ..................................................................... 61 4.3.1 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận ........................................................................ 61 4.3.2 Lựa chọn phương án ................................................................................... 65 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP TU NHÂN TÂN THÀNH CÔNG ........................................ 66 7 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN .................................................................. 66 5.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SXKD .................................... 66 5.2.1 Chi phí nguyên vật liệu ............................................................................... 66 5.2.2 Chi phí nhân công ....................................................................................... 66 5.2.3 Chi phí sản xuất chung................................................................................ 67 5.2.4 Chi phí bán hàng ......................................................................................... 67 5.2.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp ..................................................................... 67 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 68 6.1 KẾT LUẬN.................................................................................................... 68 6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 68 TÀI LIÊU THAM KHẢO ................................................................................... 70 8 DANH SÁCH BẢNG Trang ảng 2.1: Điểm hòa vốn ...................................................................................... 10 ảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2011, 2012..................... 22 ảng 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .... 23 ảng 4.1: ảng tổng hợp tình hình thu mua NVL vào sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2013 đối với 3 loại phế phẩm ................................................................ 26 ảng 4.2: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ......................................................... 27 ảng 4.3: Chi phí nhân công trực tiếp ................................................................. 29 ảng 4.4: Chi phí sản xuất chung ........................................................................ 30 ảng 4.5: Chi phí điện phục vụ sản xuất ............................................................. 31 ảng 4.6: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất của từng dòng sản phẩm ................... 32 ảng 4.7: Bảng tổng hợp chi phí bán hàng.......................................................... 33 ảng 4.8: Chi phí điện sử dụng ở bộ phận bán hàng ........................................... 35 ảng 4.9: Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp...................................... 36 ảng 4.10: Chi phí điện sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp ..................... 36 ảng 4.11: Bảng tổng hợp doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 .............................. 37 ảng 4.12: Chi tiết giá thành sản xuất của 3 sản loại sản phẩm .......................... 38 ảng 4.13: Bảng chênh lệch tỷ lệ giá bán so với giá thành sản xuất................... 38 ảng 4.14: Bảng tổng hợp chi phí bất biến ........................................................ 40 ảng 4.15: Bảng tổng hợp chi phí khả biến ........................................................ 42 ảng 4.16: Bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP ................................................... 44 ảng 4.17: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo từng dòng sản phẩm ............ 46 ảng 4.18: Báo cáo chi tiết thu nhập của từng dòng sản phẩm ........................... 46 ảng 4.19: Quan hệ giữa SDĐP và lượng tiêu thụ .............................................. 47 ảng 4.20: Tỷ lệ số dư đảm phí của từng dòng sản phẩm ................................... 49 ảng 4.21: Bảng tổng hợp kết cấu chi phí ........................................................... 50 ảng 4.22: Đòn bẩy kinh doanh .......................................................................... 52 9 ảng 4.23: Lợi nhuận tăng khi doanh thu tăng 50% ........................................... 53 ảng 4.24: Kết cấu hàng bán của các dòng sản phẩm ......................................... 54 ảng 4.25: Sản lượng hòa vốn ............................................................................. 54 ảng 4.26: Doanh thu hòa vốn ............................................................................ 56 ảng 4.27: Thời gian hòa vốn.............................................................................. 56 ảng 4.28: Tỷ lệ hòa vốn ..................................................................................... 57 ảng 4.29: oanh thu an toàn .............................................................................. 60 Bảng 4.30: Tỷ lệ doanh thu an toàn ..................................................................... 60 ảng 4.31: ảng sản lượng tăng thêm sau khi mua máy mới ............................. 62 ảng 4.32: ảng doanh thu, biến phí, định phí mới ............................................ 62 ảng 4.33: ảng số dư đảm phí mới ................................................................... 63 ảng 4.34: ảng số dư đảm phí từng dòng sản phẩm ......................................... 64 ảng 4.35: ảng số dư đảm phí mới ................................................................... 64 10 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Minh họa CVP tổng quát ....................................................................... 11 Hình 2.2: Minh họa CVP phân biệt ....................................................................... 11 Hình 3.1: ộ máy quản lý ...................................................................................... 19 Hình 4.1: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm đúc ................................................. 25 Hình 4.2: Sơ đồ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .................................................. 28 Hình 4.3: Đồ thị chi phí nhân công trực tiếp ......................................................... 30 Hình 4.4: Cơ cấu chi phí ........................................................................................ 51 Hình 4.5: Sản lượng hòa vốn ................................................................................. 55 11 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SDĐP : Số dư đảm phí Đ HĐ : Đòn bẩy hoạt động DT : Doanh thu BP : Biến phí ĐP : Định phí LN : Lợi nhuận DTAT : Doanh thu an toàn DNTN : Doanh nghiệp tư nhân TP : Thành phố ĐKKD : Đăng ký kinh doanh Đ SCL : Đồng bằng sông cửu long NVL : Nguyên vật liệu NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp NCTT : Nhân công trực tiếp C-V-P (cost – volume – profit) : Chi phí - khối lượng - lợi nhuận 12 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế thị trường hiện này, bất cứ một doanh nghiệp nào khi bắt đầu hoạt động đều mong muốn đạt được hiệu quả cao, thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thỏa mãn được điều đó. ởi vì, các doanh nghiệp của chúng ta đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường chứ không phải nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và tuân thủ theo quy luật rất là sòng phẳng. Đó là, bất cứ một quyết định sai lầm nào đều dẫn đến hậu quả khó lường và đôi khi còn bị phá sản. Do đó, việc ra quyết định một cách đúng đắn là vô cùng cần thiết và trách nhiệm này thuộc về các nhà quản trị sẽ tổ chức ra quyết định và kiểm soát mọi hoạt động trong công ty, nhằm chỉ đạo hướng dẩn công ty đạt được lợi nhuận cao nhất bằng cách đánh giá, phân tích nhằm đề ra những chiếc lược, dự án trong tương lai. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ kế hoạch hóa và quản lý hữu hiệu. Qua việc phân tích này thì các nhà quản trị sẽ biết được sự ảnh hưởng của từng yếu tố như là giá bán của sản lượng, kết cấu mặt hàng và đặc biệt là sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào. Nên đề tài “PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG” đã được tôi chọn làm đề tài để nghiên cứu. Thông qua đề tài này tôi có thể vận dụng những kiến thức đã có để so sánh và áp dụng vào điều kiện kinh doanh thực tế, nhằm rút ra những kiến thức cần thiết giúp cho việc điều hành, sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp đạt một cách hiệu quả nhất. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích mối quan hệ giữa chi phi – khối lượng – lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công để thấy được sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá sự hiệu quả sử dụng cơ cấu chi phí, để từ đó xác định được biến phí và định phí - Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận của các dòng sản phẩm trong doanh nghiệp. 13 - Ứng dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Từ đó đề ra những phương án kiểm soát để tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí nhằm góp phần nâng cao lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại doanh nghiệp tư nhân tân thành công. 1.3.2 Phạm vi về thời gian Đề tài được thực hiện từ tháng 08 đến tháng 12 năm 2013 và số liệu cho việc phân tích là 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của Doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công 14 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng - lợi nhuận (cost – volume – profit) là xem xét mối quan hệ của các nhân tố: Giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng. Đồng thời xem xét sự ảnh hưởng đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ CVP giúp cho nhà quản trị có thể đưa ra quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận với nguồn lực hiện có. 2.1.2 Mục đích phân tích mối quan hệ CVP Mục đích của phân tích CVP chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất. Để thực hiện phân tích mối quan hệ CVP cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất biến, phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích. 2.1.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí ước đầu tiên quan trọng nhất là phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là cần thiết phải nắm vững cách thay đổi của chi phí, hay nói cách khác là phải xác định được căn cứ ứng xử của chi phí. Căn cứ ứng xử là đặc điểm của một hoạt động hay sự kiện làm phát sinh chi phí bởi hoạt động hay sự kiện đó. Các loại chi phí khác nhau có căn cứ ứng xử khác nhau. Ví dụ: Căn cứ ứng xử của chi phí NVLTT là số sản phẩm sản xuất ra hoặc khối lượng nguyên liệu sử dụng, căn cứ ứng xử của tiền lương nhân viên quản lý là số lượng nhân viên hoặc số giờ làm việc. 2.1.3.1 Biến phí iến phí là khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức hoạt động. iến phí khi tính cho một đơn vị sản phẩm thì ổn định, không thay đổi. iến phí, khi không hoạt động bằng 0 gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí điện nước.... 15 2.1.3.2 Định phí Định phí là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi (trong phạm vi phù hợp), nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ thì định phí thay đổi. Khi mức hoạt động tăng thì định phí tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ giảm và ngược lại, gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định, lương nhân viên...Chi phí bất biến của một đơn vị sản phẩm, công việc có quan hệ tỷ lệ nghịch với khối lượng, sản phẩm, công việc. 2.1.3.3 Chi phí hỗn hợp Chi phí hỗn hợp là chi phí có sự ứng xử bao gồm cả chi phí khả biến và chi phí bất biến. Phần chi phí bất biến phản ánh chi phí tối thiểu để duy trì hoạt động ở trạng thái sẳn sàng phục vụ. Phần chi phí khả biến phản ánh phần thực tế sử dụng hoặc phần sử dụng vượt quá định mức. Ví dụ: Chi phí điện thoại bao gồm cả tiền thuê bao phải trả cố định hành tháng và tiền còn lại tăng giảm tùy theo mức độ sử dụng nhiều hay ít. 2.1.4 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí Mỗi loại chi phí có cách ứng xử khác nhau, do đó tiêu thức phân bổ cũng khác nhau. Việc chọn tiêu thức phân bổ hợp lý là vô cùng quan trọng vì giúp cho nhà quản trị đánh giá chính xác hơn. Để xác định tiêu thức phân bổ hợp lý người ta thường căn cứ vào các tính chất, các đặc tính kinh tế nào đó có liên quan đến các sản phẩm sản xuất. Vì vậy, việc lựa chọn căn cứ phân bổ cho các khoản biến phí và định phí thường được các doanh nghiệp thực hiện theo nguyên tắc sau: iến phí phản ánh chi phí trực tiếp cung cấp dịch vụ và sẽ biến động về tổng số nên căn cứ phân bổ được dựa trên mức hoạt động kế hoạch hoặc mức sử dụng kế hoạch đó cho từng mặt hàng, nhóm hàng. Như vậy, biến phí được tính trực tiếp theo mức hoạt động hoặc mức sử dụng của từng mặt hàng, nhóm hàng, không qua phân bổ, vì việc xác định nó rất rõ ràng và dễ dàng cho từng dịch vụ cung cấp. Định phí: Là khoản chi phí được phân bổ dựa trên nhu cầu phụ vụ bình quân lâu dài của từng bộ phận. Khi đã xác định căn cứ phân bổ, căn cứ này sẽ duy trì trong nhiều kỳ vì nó đã được tính toán hợp lý 2.1.5 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả biến và bất biến, người quản lý sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định. 16  áo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau:  Doanh thu xxxxx  Chi phí khả biến xxxx  Số dư đảm phí xxx  Chi phí bất biến xx  Lợi nhuận x So sánh báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (kế toán quản trị) và báo cáo thu nhập theo chức năng chi phí (kế toán tài chính): Kế toán quản trị Doanh thu ( - ) chi phí khả biến Số dư đảm phí ( - ) chi phí bất biến Lợi nhuận Kế toán tài chính xxxxx Doanh thu ( - ) giá vốn hàng bán xxxx Lãi gộp xxx ( - ) chi phí kinh doanh xx Lợi nhuận x xxxxx xxxx xxx xx x Điểm khác nhau rõ ràng giữa hai báo cáo gồm: Tên gọi và vị trí của các loại chi phí. Tuy nhiên, điểm khác nhau chính ở đây là khi doanh nghiệp nhận được báo cáo của kế toán tài chính thì không thể xác định được điểm hòa vốn và phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận, vì hình thức báo cáo của kế toán tài chính nhằm mục đích cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài. Do đó, chúng cho biết rất ít về cách ứng xử của chi phí. Ngược lại, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị. Do đó, ta có thể hiểu sâu thêm được về phân tích điểm hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí, khối lượng và lợi nhuận. 2.1.6 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CVP 2.1.6.1 Số dư đảm phí (SDĐP) Số dư đảm phí (SDĐP) là số chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến, SDĐP được sử dụng trước hết để bù đắp chi phí bất biến, số dư ra chính là lợi nhuận. SDĐP có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm. Khi tính cho một đơn vị sản phẩm còn gọi là phần đóng góp, vậy phần đóng góp là phần còn lại của đơn vị giá bán sau khi trừ cho biến phí đơn vị. 17  Gọi x: Sản lượng tiêu thụ  g: Đơn giá bán  a: Biến phí đơn vị sản phẩm  b: Định phí phân bổ cho từng sản phẩm  Ta có báo cáo thu nhập theo SDĐP như sau: Tổng số tính cho 1 sp Doanh thu gx g Chi phí khả biến ax a (g-a)x g-a Số dư đảm phí Chi phí bất biến Lợi nhuận b (g-a)x-b Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau: Khi doanh nghiệp không hoạt động sản lượng x=0 thì lợi nhuận của doanh nghiệp P = -b, doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến. Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng (g-a)xh – b xh = h/(g-a) Sản lượng hòa vốn = CP /SDĐP đơn vị Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x1 > xh → lợi nhuận của doanh nghiệp P = (g-a)x1 – b Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x2 > x1 > xh → lợi nhuận của doanh nghiệp P = (g-a)x2 – b Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng ∆x = x2 – x1 Lợi nhuận tăng 1 lượng ∆P = (g-a) (x2 – x1) → ∆P = (g-a) ∆x Kết luận: Thông qua khái niệm về SDĐP chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận. Nếu sản lượng tăng thêm thì lợi nhuận tăng thêm bằng sản lượng tăng thêm đó nhân với SDĐP đơn vị. Chú ý: 18 Kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp vượt qua điểm hòa vốn. Nhược điểm của việc sử dụng khái niệm SDĐP. Không những giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát ở giác độ toàn bộ xí nghiệp nếu công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng cho từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn xí nghiệp. Làm cho nhà quản lý nhầm lẩn trong việc ra quyết định bởi vì tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại. Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ. 2.1.6.2 Tỷ lệ SDĐP Tỷ lệ SDĐP là tỷ lệ phần trăm của SDĐP tính trên doanh thu hoặc giữa phần đóng góp với đơn vị giá bán. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại Sản phẩm, một loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm). Tỷ lệ SDĐP = (g-a)/g*100% Từ những dữ liệu nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên ta có: Tại sản lượng x1 → doanh thu: gx1 → lợi nhuận: P1 = (g-a)x1 – b Tại sản lượng x2 → doanh thu: gx2 → lợi nhuận: P2 = (g-a)x2 - b Như vậy khi doanh thu tăng 1 lượng: gx2 – gx1 thì ∆P = P2 – P1 ∆P = (g-a) (x2 – x1) ∆P = [(g-a)*(x2 – x1)*g]/g Kết luận: Thông qua tỷ lệ SDĐP ta có thể thấy được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Nếu doanh thu tăng thêm thì lợi nhuận tăng thêm bằng chính doanh thu tăng thêm đó nhân với tỷ lệ SDĐP. Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: Nếu tăng cùng một mức doanh thu thì ở những công ty, phân xưởng, sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP càng lớn thì lợi nhuận tăng càng lớn. Để hiểu rỏ đặc điểm của những xí nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn – nhỏ, ta nghiên cứu các khái niệm cơ cấu chi phí. 2.1.6.3 Cơ cấu chi phí 19 Cơ cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng chi phí khả biến (CPK ), chi phí bất biến (CP ) trong tổng chi phí của từng doanh nghiệp. Phân tích cơ cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt động kinh doanh, vì cơ cấu có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi. Thông thường doanh nghiệp hoạt động theo 2 dạng cơ cấu sau: CP chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thì CPK thường chiếm tỷ trọng nhỏ, từ đó suy ra tỷ lệ SDĐP lớn, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) nhiều hơn. Doanh nghiệp có CP chiếm tỷ trọng lớn thường là doanh nghiệp có mức đầu tư lớn. Vì vậy, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển của những doanh nghiệp này sẽ rất nhanh và ngược lại, nếu gặp rủi ro, doanh thu giảm thì lợi nhuận sẽ giảm nhanh hoặc sẽ nhanh chống phá sản nếu sản phẩm không tiêu thụ được. CP chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí thì CPK thường chiếm tỷ trọng lớn, từ đó suy ra tỷ lệ SDĐP nhỏ, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn những doanh nghiệp có CP chiếm tỷ trọng nhỏ thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp do đó tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro thì lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì thiệt hại thấp hơn. không có một mô hình cơ cấu chi phí chuẩn để các doanh nghiệp có thể áp dụng, cũng như không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi cơ cấu chi phí như thế nào thì tốt nhất. 2.1.6.4 Đòn bẩy hoạt động Đối với nhà kinh doanh, đòn bẩy gọi là một cách đầy đủ là đòn bẩy hoạt động là cách nhà quản lý sử dụng để đạt được tỷ lệ tăng cao về lợi nhuận với tỷ lệ tăng nhỏ hơn nhiều về doanh thu hoặc mức tiều thụ sản phẩm. Đòn bẩy hoạt động chỉ cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu, sản lượng bán sẽ tạo một độ tăng lớn về lợi nhuận. Một cách khái quát là: Đ HĐ là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu Đ HĐ = Tốc độ tăng lợi nhuận Tốc độ tăng doanh thu (hoặc sản lượng bán) 20 >1 Giả định có 2 doanh nghiệp có cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau thì doanh nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn, lợi nhuận tăng càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và Đ HĐ sẽ lớn hơn. Doanh nghiệp có tỷ trọng CP lớn hơn khả biến thì tỷ lệ SDĐP lớn và ngược lại. Do vậy, Đ HĐ cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức doanh nghiệp. Đ HĐ sẽ lớn ở doanh nghiệp có kết cấu ngược lại. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có Đ HĐ thì tỷ lệ trong tổng chi phí lớn hơn biến phí, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sự biến động nhỏ nào của doanh nghiệp cũng gây ra biến động lớn về lợi nhuận. Với dữ liệu đã có ở trên ta có: Tại sản lượng x1 → doanh thu: gx1 → lợi nhuận: P1 = (g-a)x1 – b Tại sản lượng x2 → doanh thu: gx2 → lợi nhuận: P2 = (g-a)x2 – b P2 – P1 (g – a) (x2 – x1) x 100% = Tốc độ tăng lợi nhuận = (g – a)x1 - b P1 gx2 – gx1 Tốc độ tăng doanh thu = Đ HĐ = x 100% gx1 (g – a) (x2 – x1) gx2 – gx1 : (g – a)x1 - b = (g – a)x1 (g – a)x1 - b gx1 Vậy ta có công thức tính độ lớn của Đ HĐ Độ lớn của Đ HĐ = SDĐP Lợị nhuận = SDĐP SDĐP - ĐP Như vậy, tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẳn sẽ xác định được Đ HĐ, nếu như dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại. 21 Sản lượng, doanh thu tăng. Lợi nhuận tăng lên và độ lớn Đ HĐ ngày càng giảm đi. Đ HĐ lớn nhất khi sản lượng vừa vượt qua điểm hòa vốn. 2.1.7 Phân tích điểm hòa vốn Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ CVP. Nó cung cấp thông tin cho nhà quản trị về số lượng sản phẩm cần phải bán để đạt được lợi nhuận mong muốn và thường bắt đầu tại điểm hòa vốn, điểm mà doanh số không mang lại lợi nhuận. Vì vậy, phân tích điểm hòa vốn có vai trò là điểm khởi đầu xác định số lượng sản phẩm cần đạt được lợi nhuận mong muốn nhằm lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của mình. 2.1.7.1 Điểm hòa vốn  Khái niệm điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là khối lượng hoạt động mà tại đó tổng doanh thu bằng với tổng chi phí. Tại điểm doanh thu này, doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ, đó là sự hòa vốn. ảng 2.1: Điểm hòa vốn Doanh thu (DT) iến phí ( P) iến phí ( P) Số dư đảm phí (SDĐP) Định phí (ĐP) Tổng chi phí (TP) Lợi nhuận (LN) Lợi nhuận (LN) Mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận có thể trình bày bằng mô hình sau: SDĐP = ĐP + LN; DT = P + ĐP + LN; SDĐP = ĐP  Trục hoành Ox: Phản ánh mức độ hoạt động của sản lượng  Trục tung Oy: Phản ánh số tiền hay chi phí  Đường doanh thu: Y dt = gx (1)  Đường tổng chi phí: Y tp = ax + b (2)  Đường định phí: Ydp = b 22 y ydt = gx Điểm hòa vốn ytp = ax + b yhv b ydp = b xh (sản lượng hòa vốn) x Hình 2.1: Minh họa CVP tổng quát Trên đồ thị phẳng, điểm hòa vốn là tọa độ được xác định bởi khối lượng thể hiện trên trục hoành, còn gọi là khối lượng hòa vốn và bởi doanh thu thể hiện trên trục tung, còn gọi doanh thu hòa vốn. Tọa độ đó chính là giao điểm hòa vốn của 2 đường biểu diễn doanh thu và chi phí. Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xem xét ở mức sản lượng xuất và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hòa vốn. Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.  Đồ thị điểm hòa vốn  Đồ thị phân biệt Ngoài dạng tổng quát của đồ thị hòa vốn, các nhà quản lý còn ưa chuộng dạng phân biệt. Về cơ bản, hai dạng này giống nhau về các bước xác định các đường biểu diển, chỉ khác ở chổ ở dạng phân biệt có thêm đường biến phí. ybp = ax song song với đường tổng chi phí ytp = ax + b y ydt = gx ytp = ax + b Điểm hòa vốn ybp = ax yhv b ydp = b xh (sản lượng hòa vốn) Hình 2.2: Minh họa CVP phân biệt 23 x Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt phản ánh rõ từng phần một các khái niệm của mối quan hệ CVP là biến phí, định phí, SDĐP và lợi nhuận. Đồng thời cũng phản ánh rõ bằng hình vẽ kết cấu của mối quan hệ này.  Phương pháp xác định điểm hòa vốn Việc xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa vồn sẽ là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán khoản chi phí kinh doanh cần thiết đề đạt được lợi nhuận mong muốn.  Sản lượng hòa vốn Xét về mặt toán học, điểm hòa vốn là điểm của biểu diễn doanh thu với đường biểu diễn tổng chi phí. Vậy sản lượng tại điểm hòa vốn chính là ẩn của hai phương trình biểu diển hai đường đó. Phương trình biểu diển doanh thu có dạng: ydt = gx Phương trình biểu diển của tổng chi phí có dạng: ytp = ax + b Tại điểm hòa vốn thì ydt = ytp → gx = ax + b (1) Giải phương trình (1) đề tìm x, ta có: x = b/(g-a) Vậy: Sản lượng hòa vốn = định phí/SDĐP đơn vị  Doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn là doanh thu của mức tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh thu hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng ydt = gx Tại điểm hòa vốn = b/(g-a) nên yhv = gb/(g-a) = b/[(g-a)/g] = định phí /tỷ lệ SDĐP 24 Vậy: Doanh thu hòa vốn = định phí/tỷ lệ SDĐP  Phương trình lợi nhuận Từ phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ CVP Doanh thu = Định phí + iến phí + Lợi nhuận gx = b + ax + p Ta thấy rằng nếu doanh nghiệp muốn có mức lợi nhuận như dự kiến, doanh nghiệp có thể tìm được tiêu thụ và doanh thu cần phải thực hiện Đặt  Pm: lợi nhuận mong muốn  xm: mức tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốn  gxa: doanh thu phải thực hiện để đạt được mức lợi nhuận mong muốn Từ đó có thể tìm được sản lượng tiêu thụ để được lợi nhuận mong muốn là: xm = b + pm g-a = Định phí + lợi nhuận mong muốn Đơn giá bán – biến phí đơn vị Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm: SDĐP được thể hiện bằng chỉ tiêu tương đối (tỷ lệ SDĐP), lúc đó có thể xác định được mức doanh thu phải thực hiện để đạt được lợi nhuận mong muốn bằng cách vận dụng công thức sau: gxm = b + pm g-a xg= b + pm (g-a)g = Định phí + lợi nhuận mong muốn Tỷ lệ SDĐP  Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn Ngoài khối lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn còn được quan sát dưới góc nhìn khác: Chất lượng điểm hòa vốn, mỗi phương pháp đều cung cấp một tiêu chuẩn đánh giá hữu ích về hiệu quả kinh doanh và sự rủi ro. 25  Thời gian hòa vốn Thời gian hòa vốn là số giờ cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh thường là 1 năm. Thời gian hòa vốn = Doanh thu hòa vốn Doanh thu bình quân 1 ngày Trong đó: Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu trong kỳ 360 ngày  Tỷ lệ hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x 100% Sản lượng tiêu thụ trong kỳ Tỷ lệ hòa vốn còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn sơ với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (Giả định giá bán không đổi) Trong khi thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt thì tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, cũng càng thấp càng an toàn.  Doanh thu an toàn (DTAT) Doanh thu an toàn còn được gọi là số dư an toàn được xác định như phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn. Chi tiêu doanh thu an toàn được thể hiện theo số dư tuyệt đối và tương đối. Mức DTAT = Mức doanh thu đạt được – Mức doanh thu hòa vốn Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại 26 Để thấy rõ hơn, ta cũng nên hiểu là doanh thu an toàn được quyết định bởi cơ cấu chi phí. Thông thường những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ SDĐP lớn. Do vậy, nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những xí nghiệp đó có doanh thu an toàn thấp hơn. Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần kết hợp với chi tiêu tỷ lệ số dư an toàn. Tỷ lệ số dư an toàn = Mức doanh thu an toàn Mức doanh thu đạt được x 100% 2.1.8 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán Điểm hòa vốn cũng được phân tích trong điều kiện đơn giá bán thay đổi. Trong những phần trên ta chỉ nghiên cứu điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán không đổi thì cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt hòa vốn. Trong điều kiện giá bán thay đổi, sản lượng cần sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ thay đổi tương ứng như thế nào? Phân tích điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán thay đổi là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đó họ có thể dự kiến khi giá bán thay đổi thì cần xác định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hòa vốn với đơn giá tương ứng đó. 2.1.9 Hạn chế của mô hình phân tích CVP 2.1.9.1 Một số giả thuyết giới hạn phân tích mối quan hệ C-V-P Qua nghiên cứu mối quan hệ CVP ở trên, chúng ta thấy rằng việc đặt chi phí trong mối quan hệ với khối lượng và lợi nhuận để phân tích để ra quyết định kinh doanh chỉ có thể thực hiện được trong một số điều kiện giả định, mà điều kiện này rất ít khi xảy ra trong thực tế. Những điều kiện giả định đó là: - Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp. Tuy nhiên., thực tế cho chúng ta thấy rằng, khi sản lượng thay đổi sẽ làm thay đổi cả lợi nhuận lẫn chi phí. Khi gia tăng sản lượng, chi phí khả biến tăng theo dạng gộp chứ không phải dạng tuyến tính như chúng ta giả định. - Phải phân tích một cách chính xác phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến và bất biến, điều đó là rất khó khăn, vì vậy phân tích chi phí hỗn hợp 27 thành yếu tố khả biến và bất biến lại càng khó khăn hơn, và việc phân chia chi phí này chỉ mang tính gần đúng. - Tồn kho không thay đổi trong khi tính toán điểm hòa vốn thì điều này có nghĩa là sản lượng sản xuất bằng sản lượng bán ra, điều này khó có thể có thực trong thực tế. Như chúng ta đã biết, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như ký hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, công việc vận chuyển tình hình thanh toán... - Năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không thay đổi trong suốt phạm vi thích hợp. Điều này không đúng bởi vì nhu cầu kinh doanh là phải luôn phù hợp với thị trường. Muốn hoạt động hiệu quả, tạo nhiều lợi nhuận doanh nghiệp phải luôn đổi mới. Ví dụ như đổi mới máy móc thiết bị (Điều này có thể giảm bớt lực lượng lao động...) 2.1.9.2 Các giả định khi thực hiện phân tích C-V-P Phép phân tích mô hình C-V-P chỉ hữu dụng trong điều kiện cụ thể và khi các giả thiết là đúng. Luận văn này thực hiện theo các điều kiện và giả định như sau: - iến phí và định phí được tính toán tương đối chính xác. - Chi phí và giá ổn định trong một thời kỳ hoạch định. - Khối lượng sản xuất và tiêu thụ và bằng nhau (tức là sản xuất được bao nhiều thì tiêu thụ trong kỳ đó bấy nhiều). - Doanh thu bán hàng tổng hợp không thay đổi trong một kỳ hoạch định… 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung Nghiên cứu mô tả, từ hoạt động của doanh nghiệp cho đến những phân tích, kết luận và giải pháp. 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: ảng nhật ký sản xuất, kinh doanh, bảng tổng hợp báo cáo số lượng hàng sản xuất và tiêu thụ, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, số cái, sổ chi tiết các tài khoản, sổ sản xuất kinh doanh liên quan đến chi phí... 28 Số liệu sơ cấp: Hỏi, trao đổi trực tiếp với kế toán tổng hợp và tham quan trực tiếp quy trình sản xuất sản phẩm đó tại doanh nghiệp. 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu Số liệu được phân tích theo các phương pháp sau: Phương pháp diễn dịch: Số liệu thu thập được. Từ đó, đưa ra những nhận định, đánh giá, phân tích về sự ảnh hưởng của cơ cấu chi phí. Phương pháp mô tả: Sử dụng biểu bảng, đồ thị thể hiện các chỉ tiêu cần nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp: Từ kết quả đã phân tích được, đưa ra phương án hoạt động hiệu quả, cũng như những nhận xét về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp. 29 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Cần Thơ là một trong những tỉnh lớn của Đồng ằng Sông Cửu Long, vốn là vùng sông nước nên nhu cầu về phụ tùng về các phương tiện vận chuyển đường thủy (chân vịt tàu), các ngành gia công cơ khí được xem là một nhu cầu thiết yếu. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, năm 1990 cơ sở đúc gang Tân Thành Công ra đời. Khởi đầu bằng nghề sản xuất các loại chân vịt tàu, phụ tùng máy cày, gia công cơ khí, đúc kim loại…Cơ sở Tân Thành Công đã thu hút được nhiều khách hàng. Sau 10 năm hoạt động dạng cơ sở đến ngày 21/08/2000 chủ cơ sở chuyển sang hình thức Doanh nghiệp tư nhân. Sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng gần với người tiêu dùng vì mẫu mã, chất lượng đảm bảo, giao hàng đúng hạn, giá cả phù hợp. Từ năm 2002 do nhu cầu chuyển từ ghe gỗ sang xà lan, ghe sắt càng tăng doanh nghiệp Tân Thành Công đã bước sang một bước đột phá, chủ doanh nghiệp đầu tư máy móc cơ sở vật chất để nhận đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Đi đôi với sự phát triền lĩnh vực kinh doanh doanh nghiệp không ngừng đổi mới máy móc, trang thiết bị và nâng cao tay nghề của thợ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Với các thông tin sơ lược về doanh nghiệp như sau:  Tên doanh nghiệp: DNTN Tân Thành Công  Địa chỉ trụ sở: 121A Tầm Vu, P Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP.CẦN THƠ  Chủ doanh nghiệp: Ông Nguyễn Văn Lợi  Điện thoại: 0710.3820564 – 0710.2220866 , Fax: 07103.839166  Mã số thuế: 1800393136  Địa chỉ giao dịch: 52-54 Đồng Khởi, P. An Lạc, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ  Email: dntntanthanhcong08@yahoo.com 30 Giấy chứng nhận ĐKKD số 5701000146 do Sở KH & ĐT - TPCT cấp lần đầu ngày 21/08/2000 với vốn đầu tư ban đầu 1.647.500.000 đồng. Từ năm 2000 đến nay doanh nghiệp đã 7 lần bổ sung trên giấy chứng nhận ĐKKD và thời điểm gần nhất là đăng ký cấp lại và thay đổi lần 7 ngày 19/02/2009 với tổng vốn đầu tư 9.729.197.190 đồng. 3.2 MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG 3.2.1 Mục đích Nhằm giải quyết nhu cầu về phụ tùng cho các phương tiện vận chuyển đường thủy (chân vịt), các ngành gia công cơ khí ở Đ SCL. Sản xuất và cung cấp vào thị trường các sản phẩm, phụ tùng có chất lượng an toàn. Đảm bảo sản phẩm được sản xuất một cách ổn định và phù hợp với mục đích đề ra. Tích lũy và góp phần cho ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại địa bàn . 3.2.2 Phạm vi hoạt động Chủ yếu là hoạt động và sản xuất các loại chân vịt tàu, phụ tùng máy cày, gia công cơ khí, đúc kim loại cho một số cở sở đóng tàu, chủ hộ, nông dân tại địa bàn và một số tỉnh lân cận. Và cho đến nay doanh nghiệp đã mở rộng và tham gia vào các lĩnh vực mới như là đóng mới và sửa chửa phương tiện thủy, vận chuyển hàng hóa đường thủy và đường bộ, xây dựng dân dụng, giao thông, san lắp mặt bằng, khai thác cát đá, cho thuê thiết bị cơ giới, xuất nhập khẩu cát. Với mong muốn sẽ mở rộng quy mô và mở rộng thị trường hơn nữa. 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA DOANH NGHIỆP 3.3.1 Bộ máy quản lý của doanh nghiệp GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÂN XƯỞNG ĐÚC PHÂN XƯỞNG SX Hình 3.1: Bộ máy quản lý 31 PHÂN XƯỞNG ĐÓNG TÀU 3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Giám đốc: Là người đại diện cho doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp theo chế độ thủ trưởng đơn vị. Thực hiện quan hệ ngoại giao, ký kết các hợp đồng kinh tế. Phòng kế toán: Thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính hạch toán kế toán trong doanh nghiệp, quản lý vật tư, tài sản, vốn nhằm phục vụ có hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp theo sự hướng dẫn và quy định kế toán Việt Nam ban hành. Phân xưởng đúc: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, có nhiệm vụ đúc gang, thau, nhôm. Phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ gia công cơ khí, hàn tiện kim loại các loại theo yêu cầu. Phân xưởng đóng tàu: Có nhiệm vụ đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy. 3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG THỜI GIAN QUA 3.4.1 Thuận lợi Với thời gian hoạt động hơn 10 năm kinh nghiệm doanh nghiệp đã tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài tỉnh, nhất là mặt hàng chân vịt tàu đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao được nhiều khách hàng lựa chọn. Cách trung tâm thành phố Cần Thơ 7km, nằm ven sông Hậu có thuận lợi về đường thủy lẫn đường bộ giúp doanh nghiệp dể dàng mua bán, giao lưu với khách hàng. Hiện nay, các công trình ngày càng nhiều lượng tàu thuyền gia tăng do đó nhu cầu đóng mới cũng tăng cao. Vì vậy, doanh nghiệp có được lượng khách hàng dồi dào và mở rộng được thị trường. Đồng thời với tính chất đa ngành đa nghề và dây chuyền của doanh nghiệp, nên đáp ứng được nhu cầu của khách hàng từ khâu đặt đúc đến khâu hàn tiện, lắp ráp, sửa chữa giúp doanh nghiệp đến gần với khách hàng hơn. Tính chất công việc không phức tạp lao động không cần tay nghề cao nên giá rẻ, tiết kiệm chi phí. 3.4.2 Khó khăn Ngành cơ khí và đóng tàu với xu hướng ngày càng phát triển nên doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh khá lớn. Do đó, cần có phương hướng phù hợp với tình hình thị trường. 32 ên cạnh đó cơ khí cần vốn đầu tư cao, thu hồi vốn chậm do đó tiến trình đầu tư mới trang thiết bị tại doanh nghiệp còn dè dặt. Do biến động của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng đến giá cả đầu vào của vật liệu như sắt, thép làm tăng giá thành sản xuất, lợi nhuận giảm so với năm trước Với công nghệ đúc chưa cao nên chưa tiết kiệm được chi phí sản xuất. Nên doanh nghiệp cần cố gắng nâng cao trình độ tay nghề thợ và quy trình sản xuất hơn nữa để đạt được sản phẩm tốt nhất. Ngoài ra do chi phí quản lý trong doanh nghiệp quá cao nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn, lỗ 2 năm liên tiếp cũng như 6 tháng đầu năm (2011, 2012; 6T/2012 và 6T/2013) 3.4.3 Chiến lược phát triển của doanh nghiệp Những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Tân Thành Công rất đa dạng như: Sản xuất chân vịt tàu, phụ tùng máy cày, gia công cơ khí, sửa chữa tàu, đóng mới các loại phương tiện thủy. Với quy mô sản xuất ngày càng mở rộng doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm thêm các thị trường mới, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong năm 2011 doanh nghiệp Tân Thành Công đang đầu tư thiết bị chất lượng cao cho công nghệ đúc chân vịt tàu để sản phẩm đạt hiệu quả tốt hơn cho khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời tay nghề của thợ được đào tạo chuyên sâu hơn với những kỹ thuật tiên tiến. Doanh nghiệp phấn đấu trong vài năm tiếp theo sẽ có được quy trình sản xuất bằng máy móc thay thế cho lao động bằng tay nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. 3.5 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012, 2013 33 ảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2011 – 2012 của doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu 2011 Chênh lệch 2012 (2012/2011) Doanh thu % 7.476.211.133 4.953.821.524 (2.522.389.609) (34) 0 0 - - Doanh thu thuần 7.476.211.133 4.953.821.524 (2.522.389.609) (34) Giá vốn hàng bán 6.174.693.649 5.428.866.581 (745.827.068) (12) Lợi nhuận gộp 1.301.517.484 (475.045.057) (1.776.562.541) (136) 4.172.347 2.619.415 (1.552.932) (37) CP tài chính 1.273.758.630 3.394.902.972 2.121.144.342 167 Trong đó: CP lãi vay 1.273.758.630 3.394.902.972 2.121.144.342 167 482.423.974 525.366.305 42.942.331 9 (450.492.773) (4.392.694.919) (3.942.202.146) 875 661.691.311 17.727.273 (643.964.038) (97) 1.091.487.498 113.138.541 (978.348.957) (90) 429.796.187 95.411.268 (334.384.919) (78) (880.288.960) (4.488.106.187) (3.607.817.227) 410 0 0 - - (880.288.960) (4.488.106.187) (3.607.817.227) 410 Các khoản giảm trừ DT hoạt động tài chính Chi phí kinh doanh Lợi nhuận thuần từ HĐKD Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Lợi nhuận trước thuế CP thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế Nguồn: Trích từ phòng kế toán của công ty, 2011 - 2012 34 ảng 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 của doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu 6T/2012 1. Doanh thu bán hàng Chênh lệch 6T/2013 2013/2012 % 2.064.920.786 1.718.947.683 (345.973.103) (17) 0 0 - - 3. Doanh thu thuần 2.064.920.786 1.718.947.683 (345.973.103) (17) 4. Giá vốn hàng bán 2.326.500.567 1.193.488.103 (1.133.012.464) (49) 5. Lãi gộp (261.579.781) 525.459.580 1.139.717 2.045.440 905.723 79 7. Chi phí HĐTC 2.008.296.690 2.180.721.308 172.424.618 9 Trong đó: Chi phí lãi vay 2.008.296.690 2.180.721.308 172.424.618 9 279.500.574 142.254.252 (137.246.322) (49) (2.548.237.328) (1.795.470.540) 752.766.788 (30) 10. Thu nhập khác - 790.909.092 790.909.092 100 11. Chi phí khác - 451.365.808 451.365.808 100 12. Lợi nhuận khác - 339.543.284 339.543.284 100 (2.548.237.328) (1.455.927.256) 1.092.310.072 (43) 0 0 - - (2.548.237.328) (1.455.927.256) 1.092.310.072 (43) 2. Các khoản giảm doanh thu 6. Doanh thu HĐTC 8. Chi phí kinh doanh 9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 13. Tổng lợi nhuận TT 14. Chi phí thuế TNDN 15. Lợi nhuận sau thuế 787.039.361 (301) Nguồn: Trích từ phòng kế toán của công ty, 2011 – 2012 Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (bảng 3.1 và bảng 3.2), ta nhận thấy rằng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có sự biến động giảm, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 là 7.476.211.133đ, đến năm 2012 đạt 4.953.821.524đ giảm 2.522.389.609đ, tương đương -34% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm này là do giá bán cũng như sản lượng trong năm 2012 có sự sụt giảm mạnh. Và đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu thuần về bán hàng lại tiếp tục sụt giảm. Cụ thể giảm 345.973.103đ tương đương giảm 17% so với 6 tháng 2012. Nguyên nhân chính là so sản lượng đơn đặt hàng sản xuất ngày càng ít đi, từ đó làm ảnh hưởng đến tình hình doanh thu. 35 Về giá vốn thì năm 2011 của công ty là 5.428.866.581đ giảm 745.827.068đ, tương đương giảm 12% so với năm 2011. Cùng với sự giảm về giá vồn hàng bán thì chi phí kinh doanh của năm 2012 có tăng lên so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lại giảm. Cụ thể là 137.246.322đ giảm 49% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân chi phí tăng vào năm 2012 so với năm 2011 là do nền kinh tế trong năm gặp nhiều khó khăn và tình hình giá cả diển biến phức tạp hơn. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì có xu hướng giảm đi, nguyên nhân là do giảm về sản lượng, nên nó đã kéo theo những chi phí liên quan đến bán hàng cũng như quản lý cũng giảm theo. Tốc độ tăng chi phí có xu hướng tăng trong khi đó thì tốc độ tăng doanh thu thì có xu hướng giảm. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế lỗ là 880.288.960đ và đến năm 2012 thì tiếp tục lỗ cao hơn năm 2011. Cụ thể lỗ là 4.488.106.187đ tăng hơn năm 2011 là 3.607.817.227đ tương đương tăng 410%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lỗ ít hơn 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân dẩn đến lợi nhuận lỗ là do tổng chi phí vượt quá doanh thu trong kỳ. Đặc biệt là tiền vay của công ty phải trả rất nhiều, chính điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận. Như vậy sau khi phân tích tình hình hoạt động của công ty qua các kỳ như trên thì ta thấy rằng, công ty hoạt động thực sự chưa hiệu quả qua các năm. Quản lý chi phí chưa tốt, còn phát sinh nhiều từ đó đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 36 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG 4.1 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT  Quy trình sản xuất sản phẩm đúc NGUYÊN VẬT LIỆU NẤU KHUNG ĐÚC THÀNH PHẨM GANG ĐÚC THAU ĐÚC NHÔM ĐÚC Hình 4.1 Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm đúc Giải thích sơ đồ: - Nguyên vật liệu sau khi mua về được doanh nghiệp sàn lọc và cho vào máy nghiền nhỏ để tách nhỏ nguyên vật liệu ra. - Sau đó doanh nghiệp cho vào nấu, kèm theo những nguyên liệu phụ như: Hóa chất tạo độ kết dính, nước màu bóng, chất tạo độ bền và chống rỉ. - Sau khi được nấu ở nhiệt độ cao sẽ làm nguyên liệu tan chảy và rót cho vào khuôn đúc đã định sẵn, với thời gian thích hợp để khuôn ra và tạo thành sản phẩm. - Sản phẩm được tạo thành là gang đúc, thau đúc và nhôm đúc.  Quá trình thu mua nguyên vật liệu 37 Muốn sản xuất thành sản phẩm thì điều quan trọng nhất là phải có nguyên vật liệu để tạo thành sản phẩm đó. Trong từng sản phẩm thì: - Sản phẩm gang: Nguyên liệu chủ yếu là gang - Sảm phẩm thau: Nguyên vật liệu chủ yếu là thau - Sản phẩm nhôm: Thì nguyên vật liệu chủ yếu là nhôm Những nguyên vật liệu trên là doanh nghiệp mua từ những công ty chế biến phế liệu sau khi đã được sàn lọc và loại bỏ tạp chất ra và lấy phần nguyên chất. Nguồn thu mua chủ yếu là ở TP.HCM. Do đó, chi phí vận chuyển cho những sản phẩm này rất nhiều và nó ảnh hưởng đến giá vốn của sản phẩm sản xuất ra. Ta xem giá trị nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm trong 6 tháng đầu năm 2013 của doanh nghiệp như sau: ảng 4.1 ảng tổng hợp tình hình thu mua NVL vào sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2013 đối với 3 loại phế phẩm (Đơn vị tính: đồng) Chi tiết Gang Thau Nhôm Tổng Giá mua (đ/kg) 2.177 44.557 13.738 - Số lượng (kg) 17.500 4.800 900 - Tổng tiền 38.096.140 213.873.068 12.364.537 264.333.745 Nguồn: Trích từ phòng kế toán của doanh nghiệp, 6T/2013  Đưa nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm Khi nguyên vật liệu được thu mua và đưa vào sản xuất thì đây là những phế phẩm chưa được xử lý, do đó ở giai đoạn này được gọi là phế phẩm, khi đưa vào xử lý và sản xuất hoàn thành thì gọi là thành phẩm. Nhìn vào bảng phế phẩm trên ta thấy rằng, giá mua đối với thau là rất cao, và dòng sản phẩm này cũng là nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp. Do đây là phế phẩm nên khi đưa vào sản xuất thì cần phải sàn lọc, nghiền nhỏ. Vì vậy, sự hao hụt là điều khó tránh khỏi. Sau khi sàn lọc xong doanh nghiệp tiến hành đưa vào sản xuất Sau khi đã có được nguyên vật liệu cần để sản xuất sản phẩm thì doanh nghiệp tiến hành đưa nguyên vật liệu vào phân xưởng để nấu, trong quá trình nấu thì công nhân sẽ trực tiếp đưa vào và trong quá trình đó ngoài nguyên vật liệu chính là gang, thau và nhôm thì cần có những nguyên vật liệu phụ như: 38 Hóa chất tạo độ kết dính, nước màu bóng, chất tạo độ bền và chống rỉ. Ngoài ra, để góp phần tạo nên sản phẩm thì cần có nhân công (tức là công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm này. Qua đó, kết hợp với sự quản lý của người quản lý tại phân xưởng đúc. 4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ 4.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu của các sản phẩm đều khác nhau, nguyên nhân là do sự khác nhau về giá cả và khối lượng mua vào của các nguyên vật liệu. Sự khác nhau về giá cả nguyên vật liệu mua vào của các sản phẩm làm ra phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố: Vùng nguyên liệu, giá cả, mua của ai, quãng đường vận chuyển, thời điểm mua... Để hình dung rỏ hơn điều đó ta có thể xem xét bảng dưới đây, và đây cũng là số nguyên vật liệu được thu mua và đưa vào sản xuất (tức là số nguyên vật liệu mua trong kỳ được đưa vào sản xuất hết) ảng 4.2: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Đơn vị tính: đồng) Chi tiết Gang Thau Nhôm Tổng Giá xuất (đ/kg) 2.177 44.557 13.738 - Số lượng (kg) 17.500 4.800 900 - Tổng tiền 38.096.140 213.873.068 12.364.537 Phân loại chi phí 264.333.745 Chi phí khả biến Nguồn: Trích từ bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn NVL của doanh nghiệp, 6T/2013 Nhìn vào bảng 4.2 trên ta cũng thấy được tổng giá trị cấu nên sản phẩm đối với thau là rất lớn, nhưng số lượng của thau so với của gang thì lại ít hơn, điều này cho thấy nguồn nguyên liệu để sản xuất dòng sản phẩm thau rất ít, trong khi đó phần nguyên vật liệu cũng như doanh thu đóng góp vào lợi nhuậncủa dòng sản phẩm này đối với doanh nghiệp thì rất nhiều. Đối với thau thì nguyên vật liệu thu mua ít, nhưng sản phẩm này bán rất chạy, được nhiều cơ sở đặt mua, phần trăm đóng góp trong tổng doanh thu của 3 sản phẩm này là 85% trong tổng doanh thu đạt được trong 6 tháng đầu năm 2013 là: 957.824.948đ chiếm: 814.151.206đ (xem bảng 4.11) 39 Trong khi đó, sản phẩm làm từ gang lại được sản xuất nhiều hơn thau, do đây là sản phẩm có giá thu mua rẻ nên được doanh nghiệp mua và sản xuất nhiều. Ngoài ra, sản phẩm làm từ nhôm thì lại ít được đặt hàng nên lượng thu mua và sản xuất đối với sản phẩm này cũng ít. Để thấy rỏ, ta xem đồ thị minh họa sau đây: 250.000.000 213.873.068 200.000.000 150.000.000 Giá mua (đ/kg) Số lượng (kg) Tổng tiền 100.000.000 38.096.140 50.000.000 12.364.537 2.177 17.500 44.557 4.800 13.738 900 0 GANG THAU NHÔM Hình 4.2 Đồ thị chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nhìn vào hình 4.2. Ta thấy rất rỏ là nguyên vật liệu thau chiếm giá trị rất lớn trong 3 dòng sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng có điều rằng giá trị thu mua của nguyên liệu này lại rất là hạn chế. Hạn chế là do nguồn thu mua từ nguyên vật liệu này rất là khan hiếm. Chủ yếu được thu mua từ những tỉnh thành như: Bình Dương, Đồng Nai, thành phố HCM…điều này đã phát sinh thêm nhiều chi phí nhất là chi phí vận chuyển, vì thế đã đẩy giá gốc tăng cao, nên đã ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu của dòng sản phẩm này. 4.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp của doanh nghiệp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…được tính vào chi phí quy định và được tập hợp ở tại phân xưởng sản xuất để sản xuất ra từng dòng sản phẩm đó Để thấy rõ ta xem xét bảng tổng hợp về chi phí nhân công trực tiếp ở các phân xưởng sản xuất của từng dòng sản phẩm như sau: 40 ảng 4.3: Tổng hơp chi phí nhân công trực tiếp (Đơn vị tính: đồng) Chi phí Gang đúc 1: Tiền lương Thau đúc Nhôm đúc 12.911.000 59.467.000 3.716.710 258.220 1.189.340 74.334 2.194.870 10.109.390 631.841 4: ảo hiểm y tế 387.330 1.784.010 111.501 5: ảo hiểm thất nghiệp 129.110 594.670 37.167 15.880.075 73.144.589 4.571.537 2: Kinh phí công đoàn 3: ảo hiểm xã hội Tổng cộng Phân loại chi phí Chi phí bất biến Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013 Xét riêng về chi phí cho sản phẩm thau đúc nói riêng và chi phí cho 3 sản phẩm nói chung thì ta thấy chi phí của thau vẩn chiếm thế chủ động. ởi vì, sản phẩm thau là sản phẩm sản xuất khó, thời gian hoàn thành lâu hơn 2 sản phẩm còn lại. Ngoài ra công đoạn xử lý cũng lâu, do yêu cầu đối với mặc hàng này phải cẩn thẩn và chi tiết hơn. Cho nên tiền lương và thời gian khấu hao máy đối với nó cũng nhiều hơn 2 sản phẩm còn lại. Ngược lại thì đối với 2 sản phẩm gang và nhôm đều là những sản phẩm dể làm và thời gian hoàn thành nhanh hơn thau, nên tiền công phải trả cho công nhân sản xuất đối với 2 sản phẩm này cũng ít hơn. Mặc dù, sản phẩm gang đúc được công nhân sản xuất ra nhiều hơn thau đúc và nhôm đúc, nhưng tiền công trả cho sản phẩm này lại ít hơn thau. Điều này cũng đã nói ở trên. Do thau đúc là dòng sản phẩm được sản xuất theo quy trình khó, lâu và đòi hỏi độ bền cao, cho nên tiền công phải trả cho công nhân sản xuất đối với dòng sản phẩm này cũng sẽ cao hơn. Để minh họa cho điều này ta xem xét đồ thị bên dưới: 41 NCTTSXSP 73.144.589 80.000.000 60.000.000 NCTTSXSP 40.000.000 15.880.075 20.000.000 4.571.537 0 GANG THAU NHÔM Hình 4.3 Đồ thị chi phí nhân công trực tiếp 4.2.3 Chi phí sản xuất chung Cũng như chi phí nhân công trực tiếp chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí quản lý phân xưởng, chi phí sữa chữa, chi phí khấu hao, chi phí vật liệu phụ như: Công cụ dụng cụ, một số nguyên liệu khác dùng ở phần xưởng để phục vụ sản xuất, chi phí điện nước... Chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp được tập hợp theo phân xưởng sản xuất của từng dòng sản phẩm đó. Chi phí sản xuất chung của từng dòng sản phẩm trong 6 tháng đầu năm 2013 được tập hợp qua bảng sau: ảng 4.4: Tổng hợp chi phí sản xuất chung (Đơn vị tính: đồng) Khoản mục 1: Lương + Trích H Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Phân loại CP 7.767.821 32.267.900 3.249.041 ất biến 24.060.720 112.283.361 7.351.887 ất biến 3: Dầu chạy máy 5.012.650 27.427.787 2.673.413 Khả biến 4: Phí vc kho 1.002.530 5.951.962 668.353 Khả biến 5: Điện SX 5.012.650 32.080.960 2.005.060 Hỗn hợp 6: Nước SX 2.005.060 10.693.653 668.353 Khả biến 7: Công cụ dụng cụ 3.007.590 16.040.480 1.336.707 Khả biến 46.276.786 247.665.013 19.275.310 - 2: Khấu hao TSCĐ Tổng cộng Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013 42 Trong phần chi phí điện phục vụ sản xuất sản phẩm, thì đó là chi phí hỗn hợp (tức là vừa có chi phí khả biến và chi phí bất biến). ảng 4.5: Chi phí điện phục vụ sản xuất (Đơn vị tính: đồng) Điện Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Chi phí khả biến 4.892.650 31.960.960 1.885.060 Chi phí bất biến 120.000 120.000 120.000 Tổng cộng 5.012.650 32.080.960 2.005.060 Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013 Ta thấy rằng: Phần chi phí bất biến có trong chi phí điện phải trả là 120.000đ là cố định (dùng cho chi phí điện thoại). Điều này nói lên dù có sử dụng điện thoại hay không sử dụng thì hàng tháng doanh nghiệp cũng phải trả số tiền cước phí là 20.000đ cho từng dòng sản phẩm. Và qua bảng 4.5 trên, ta thấy rằng dòng sản phẩm thau đúc vẩn là dòng sản phẩm có chi phí sản xuất chung lớn nhất, do sản phẩm này có thời gian và quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn và thời gian hoàn thành lâu nên những khoản chi phí phải bỏ ra để sản xuất cho thau cũng nhiều hơn. Ngược lại thì nhôm đúc lại là sản phẩm có tổng chi phí sản xuất chung thấp nhất, do nhôm là dòng sản phẩm được sản xuất ít và không phải là sản phẩm chủ lực của công ty, công ty tập trung đầu tư chi phí sản xuất chủ yếu vào 2 dòng sản phẩm còn lại. Đặc biệt là thau đúc. Ta thấy, trong phần chí phí sản xuất chung thì chi phí này đã bao gồm cả chi phí khả biến và chi phí bất biến trong đó. Trong đó chi phí bất biến chiếm nhiều hơn chi phí khả biến. Chi phí bất biến bao gồm 3 khoản đó là chi phí lương + khoản trích bảo hiểm, chi phí khấu hao và một phần của chi phí điện thoại, 3 khoản chi phí này chiếm hầu như chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp. Điều này nói lên chi phí mà doanh nghiệp chi trả cho 3 khoản này là rất lớn. Đối với chi phí khấu hao, qua 6 tháng đầu năm 2013, thì chi phí này cũng chiếm một phần không nhỏ, nó chiếm lớn hơn cả chi phí lương phải cho cho nhân viên quản lý. Doanh nghiệp làm về nghành nghề kinh doanh sản xuất những sản phẩm này thì đòi hỏi máy móc thiết bị nhiều, lớn. Đồng thời cũng phải mua thường xuyên. Theo như thống kê thì được biết cứ mỗi năm thì doanh nghiệp đều phải thanh lý một tài sản cố định để thay đổi, đổi mới do 43 tuổi thọ máy trong lĩnh vực này và chạm và sức chịu rất nhiều do lực ép nguyên vật liệu, nghiền nhỏ. Chính vì điều đó nó đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến chi phí của doanh nghiệp. Đặc biệt là chi phí khấu hao, vì má y móc tuổi thọ ít nên thời gian khấu hao nhanh và toàn bộ giá trị của tài sản cố định đều được phân bổ theo thời gian ngắn, làm tăng chi phí lên cao. Ngoài ra, để sản xuất nên sản phẩm thì cần có 3 loại chi phí đó là: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công - Chi phí sản xuất chung. Để hình dung thấy rỏ hơn điều này chúng ta xem xét chi phí sản xuất của các dòng sản phẩm như sau:  Chi phí sản xuất của từng dòng sản phẩm ảng 4.6: ảng tổng hợp chi phí sản xuất của từng dòng sản phẩm (Đơn vị tính: đồng) Chi phí Gang đúc Thau đúc 1: NVL 38.096.140 213.873.068 12.364.537 264.333.745 2: Lương + Trích H 22.055.660 101.589.707 6.349.357 129.994.724 3: Khấu hao TSCĐ 24.060.720 112.283.361 7.351.887 143.695.968 4: Dầu chạy máy 5.012.650 37.427.787 2.673.413 45.113.850 5: Phí vc kho 1.002.530 10.693.653 668.353 12.364.537 6: Điện SX 5.012.650 32.080.960 2.005.060 39.098.670 7: Nước SX 2.005.060 10.693.653 668.353 13.367.067 8: Công cụ dụng cụ 3.007.590 16.040.480 1.336.707 20.384.777 100.253.001 534.682.670 Tổng cộng Nhôm đúc Tổng 33.417.667 668.353.338 Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013 Trong quá trình sản xuất thì số lượng sản phầm hoàn thành từng sản phẩm như sau:  Đối với sản phẩm gang đúc - Sản phẩm hoàn thành là: 10.082kg - Giá thành sản xuất là: 100.253.001/10.082 = 9.943đ/kg 44 Trong quá trình sản xuất sản phẩm sự hao hụt rất nhiều. Từ 17.500kg (xem chi tiết bảng 4.1), phế liệu đưa vào sản xuất và tạo ra sản phẩm gang đúc chỉ còn 10.082kg. Điều này nói lên sự hao hụt rất lớn, chiếm hơn phân nữa. Nếu doanh nghiệp biết cách hạn chế sàn lọc trong khâu thu mua nguyên vật liệu phế phẩm tốt thì phần loại bỏ sẽ ít đi. Cũng trong quá trình sản xuất lượng tiêu hao cũng chiếm phần nhiều trong quá trình sản phẩm hoàn thành đem gia công, đánh bóng, chính vì điều đó nên khoảng hao mòn do đánh bóng, gia công lại, nên đã tiêu hao rất nhiều. Không thể không nói đến vấn đề máy móc. Tuy doanh nghiệp đã thay đổi công nghệ liên tục là dựa vào số tiền hằng năm từ thanh lý, nên việc do công nghệ tác giả sẽ không đề cập đến. Mà điều được đề cặp ở đây là khâu thu mua, do phế liệu mua rẻ nên sự sàn lọc rất ít, do đó sau khi mua về bắt buộc doanh nghiệp phải sàn lọc lại một lần nữa để trở thành nguyên liệu sản xuất sản phẩm  Đối với sản phẩm thau đúc - Sản phần hoàn thành là: 4.794kg - Giá thành sản xuất là: 534.682.670/4.794 = 111.532đ/kg Như chúng ta cũng đã biết thì sản phẩm thau đúc là nguồn kinh doanh chính của doanh nghiệp. ởi vì tình hình sản xuất kinh doanh đối với sản phẩm này trong doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao, hầu như bao gồm toàn bộ và nguồn thu từ khoản này cũng rất lớn, nhưng ngược lại nguồn thu mua từ phế liệu này rất là hiếm. Vì phế liệu này trên thị trường ít được sử dụng và chỉ phục vụ cho một số chi tiết cần thiết trong máy móc, đóng tàu, chế tạo máy… Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải phát huy điều này bằng cách tìm nguồn thu mua. Theo như được biết thì nhu cầu đối với sản phẩm thau đúc này ở doanh nghiệp là rất lớn, rất nhiều công ty đặt hàng từ sản phẩm đúc này. Vì vậy, giá bán cho sản phẩm này cũng khá cao lên tới 169.827đ/kg (xem chi tiết bảng 4.12) Sản phẩm thau đúc là sản phẩm có giá thành sản xuất cao nhất lên đến 111.532đ/kg, cao hơn 2 sản phẩm còn lại. Sản phẩm thau đúc cao là vì chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm này rất là cao. Trong đó chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao đối với sản phẩm này rất lớn. Mặc dù trong quá trình sản xuất sản phẩm hoàn thành đối với thau không nhiều hơn gang nhưng chi phí bỏ ra để tạo thành nó lại tốn rất nhiều. do thau là sản phẩm qua nhiều công đoạn sản xuất, thời gian cũng lâu hơn 2 sản phẩm kia. Vì yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm này rất cao, cẩn thận và đặc 45 biệt là độ bền chống chịu cao. Cho nên chi phí tạo nên sản phẩm thau đúc là rất cao.  Đối với sản phẩm nhôm đúc - Sản phẩm hoàn thành là: 737kg - Giá thành sản xuất là: 33.417.667/737 = 45.356đ/kg Như vậy sản phẩm nhôm đúc là một trong sản phẩm tiêu thụ ít nhất. do quá trình sản xuất đối với sản phẩm này rất khó, cũng như những sản phẩm kia nhưng về mặt thành phẩm thì không thể hoàn thiện tốt như sản phẩm thau đúc. Thêm vào đó do lượng tiêu hao đối với sản phẩm nhôm đúc cũng có chút nhiều so với nguồn nguyên vật liệu cho vào sản xuất cụ thể là: - Đối với NVL để cho vào sản xuất là: 900kg (xem tại bảng 4.1) - Sản phẩm nhôm đúc hoàn thành là: 737kg - Sự chênh lệch tới: 900 – 737 = 163kg Từ đó ta thấy rằng: Dù nguồn thu mua đối với NVL này rất là dồi dào, giá rẻ nhưng do trong quá trình sản xuất sự tiêu hao đối với nguyên liệu này là nhiều nên dẩn đến, sản phẩm hoàn thành hao hụt lớn ảnh hưởng đến doanh số bán ra. Do tiêu hao nên doanh nghiệp cũng không mặn mà chú tâm gì đến sản xuất sản phẩm này cả chính vì thế điều cót lỏi nhất là doanh nghiệp phải quản lý chặc chẻ ở khâu quản lý tại phân xưởng đế giảm bớt hao hụt trong quá trình nấu và đúc thành thành phẩm. 4.2.4 Chi phí bán hàng Chi phí bán hàng là khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Cũng giống như chi phí sản xuất, chi phí bán hàng cũng được phân loại thành chi phí bất biến và chi phí khả biến. Chi phí bán hàng của doanh nghiệp bao gồm các khoản như sau: - Tiền lương và các khoản trích theo lương - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí tiền điện, tiền nước phụ vụ cho công tác bán hàng... Chi phí bất biến này được phân bổ theo doanh thu của từng mặt hàng 46 ảng 4.7: ảng tổng hợp chi phí bán hàng (Đơn vị tính: đồng) Chi phí Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Phân loại CP Lương + Trích H 4.397.363 9.750.675 4.970.933 ất biến Khấu hao 2.198.682 4.875.338 2.485.466 ất biến Tiếp thị 232.894 1.025.113 428.489 ất biến Điện 350.000 430.000 290.000 Hỗn hợp Nước 150.000 170.000 110.000 Khả biến 7.328.939 16.251.126 8.284.888 Tổng - Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013 Trong phần chi phí điện phục vụ cho bộ phận bán hàng, thì đó là chi phí hỗn hợp (tức là vừa có chi phí khả biến và chi phí bất biến). ảng 4.8: Chi phí điện sử dụng ở bộ phận bán hàng (Đơn vị tính: đồng) Điện Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Chi phí khả biến 230.000 310.000 170.000 Chi phí bất biến 120.000 120.000 120.000 Tổng cộng 350.000 430.000 290.000 Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013 Trong phần chi phí này thì chủ yếu gồm có chi phí lương ,chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí tiếp thị. Qua bảng 4.8 trên, ta thấy dòng sản phẩm thau đúc là dòng sản phẩm có tổng chi phí bán hàng lớn nhất, do các chi phí như: Tiền lương, chi phí khấu hao, tiền điện…đều cao hơn so với các dòng sản phẩm khác và nhôm đúc là dòng sản phẩm có tổng chi phí bán hàng thấp nhất. Vì đây là sản phẩm được tiêu thụ ít hơn 2 dòng sản phẩm còn lại là gang đúc và thau đúc. 47 4.2.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty là các khoản chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh chung toàn doanh nghiệp phát sinh ở văn phòng và các phòng ban khác trong doanh nghiệp. Chi phí này gồm các khoản như: Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí văn phòng phẩm, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiếp khách, chi phí điện, nước, điện thoại…do các khoản chi phí này được trả cố định, ít có sự biến động theo sản lượng tiêu thụ trong kỳ cho nên toàn bộ các khoản chi phí này phát sinh trong kỳ được xem là chi phí bất biến và một phần chi phí khả biến có trong chi phí điện và nước. Chi phí bất biến này được phân bổ theo doanh thu của từng mặt hàng ảng 4.9: ảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp (Đơn vị tính: đồng) chi phí Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Phân loại CP Lương + Trích H 6.596.045 14.626.013 7.456.399 ất biến Khấu hao TSCĐ 3.298.023 7.313.007 3.728.199 ất biến Tiếp khách 209.141 1.417.269 512.133 ất biến Điện 680.200 757.900 571.000 Hỗn hợp Nước 210.000 262.500 159.600 Khả biến 10.993.409 24.376.689 12.427.331 Tổng CPQLDN - Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013 Cũng giống như chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là chi phí hỗn hợp. Trong đó chi điện là hỗn hợp. Cụ thể là: ảng 4.10: Chi phí điện sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp (Đơn vị tính: đồng) Điện Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Chi phí khả biến 560.200 637.900 451.00 Chi phí bất biến 120.000 120.000 120.000 Tổng cộng 680.200 757.900 571.000 Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013 48 4.2.6 Tổng doanh thu của 3 dòng sản phẩm ảng 4.11: ảng tổng hợp doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 (Đơn vị tính: đồng) Sản phẩm Giá bán (đ/kg) Số lượng (kg) Doanh thu Tỷ trọng Gang đúc 9.500 10.082 95.782.495 10% Thau đúc 169.827 4.794 814.151.206 85% Nhôm đúc 65.000 737 47.891.247 5% 61.347 15.613 957.824.948 100% Tổng doanh thu Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013 Như vậy: Ta thấy rằng thau là nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp. Thì doanh thu của thau chiếm hầu như toàn bộ. Chiếm đến 85% trong tổng số doanh thu đạt được từ việc bán 3 loại sản phẩm đúc này. Do thau là sản phẩm được nhiều khách hàng lựa chọn đặt mua và dòng sản phẩm này có giá cao, nên doanh số thu được từ dòng sản phẩm này là rất lớn. Nhưng ngược lại đầu vào đối với vật liệu thau này thì rất ít, do nguồn thu mua không nhiều, chủ yếu là đặt mua ở TP.HCM. Còn 2 nguyên vật liệu còn lại thì đầu vào rất nhiều, hầu như ở khu vực nào cũng có. Qua đó, ta cũng dể thấy rằng đối với nhôm thì tỷ lệ chiếm trong tổng doanh thu rất ít, chỉ 5% trong tổng số đạt được, điều này cho thấy dòng sản phẩm nhôm đúc hầu như không được doanh nghiệp quan tâm đầu tư nhiều ảng giá bán và số lượng đạt được trong sau 6 tháng đầu năm 2013 của doanh nghiệp, trong kỳ tổng số lượng sản xuất thành và cũng chính là lượng tiêu thụ được trong kỳ đạt được cụ thể như sau: Nhìn vào bảng trên, ta thấy giá bán đối với thau là cao nhất, và việc này đồng nghĩa với giá mua đối với nguyên vật liệu này cũng khá cao, giá mua lên đến 44.557đ/kg (xem chi tiêt tại bảng 4.1) Chúng ta thử so sánh sự chênh lệch giữa giá bán và giá vốn của doanh nghiệp để biết được sản phẩm nào có mức tăng giá bán hơn so với sản phẩm còn lại. Ta có bảng giá thành sản xuất 3 sản phẩm như sau: 49 ảng 4.12: Chi tiết giá thành sản xuất của 3 loại sản phẩm (Đơn vị tính: đồng) Sản phẩm Đơn vị (đ/kg) Số lượng (kg) Số tiền Gang đúc 9.943 10.082 100.253.001 Thau đúc 111.532 4.794 534.682.670 Nhôm đúc 45.356 737 33.417.667 42.807 15.613 668.353.338 Tổng giá thành Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013 Ta so sánh 2 bảng 4.11 và 4.12 dể dàng nhận thấy rằng đối với 2 sản phẩm thau đúc và nhôm đúc thì giá bán cao hơn giá vốn sản xuất ra. Riêng đối với sản phẩm gang đúc thì giá bán sản phẩm này lại thấp hơn giá vốn. Tại sao lại có điều này? Vì đối với sản phẩm gang là sản phẩm mà doanh nghiệp được khách hàng ký kết hợp đồng đặt hàng trước và sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Mọi ký kết và thảo thuận trong quá trình phát sinh thì doanh nghiệp Tân Thành Công sẽ chịu mọi chi phí bỏ ra để sản xuất hoàn thành sản phẩm này. Do đó, khi sản xuất do biến động về giá cả nguyên vật liệu đầu vào là gang và đặc biệt là tiền lương và chi phí khấu hao, do mua máy mới đã làm tăng chi phí cho sản phẩm này lên tới 9.943đ/kg cao hơn giá bán đã ký kết hợp đồng theo đơn đặt hàng của khách hàng là: 9.500đ/kg. Một điều nữa là lượng hao hụt đối với nguyên liệu này là rất lớn, cụ thể NVL này được mua với số lượng là: 17.500kg và lượng sản xuất thành là: 10.082kg Để thấy rỏ, ta xem xét bảng sau: ảng 4.13: ảng chênh lệch tỷ lệ giá bán so với giá thành sản xuất (Đơn vị tính: đồng) Sản phẩm Đơn vị (đ/kg) Giá bán (đ/kg) Tỷ lệ Gang đúc 9.943 9.500 -4% Thau đúc 111.532 169.827 52% Nhôm đúc 45.356 65.000 43% Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013 Tính sự chênh lệch giá bán so với giá vốn của 2 sản phẩm thua đúc và nhôm đúc là 52% và 43%. 50 Còn sản phẩm gang đúc thì giá bán giảm so với giá vốn sản phẩm ra là: 4% Qua đó, ta nhận thấy rằng thau vẩn là sản phẩm có được sức tăng giá bán mạnh nhất là 52%. Nếu trong kỳ sản xuất 3 sản phẩm này đều có số lượng cố định thì lợi nhuận đối với sản phẩm thau đúc là tăng mạnh nhất và ngược lại gang là sản phẩm giảm lợi nhuận. Từ đây ta có thể thấy nếu như sản phẩm thau đúc tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn thì lúc này lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên nhiều hơn. Nhưng điều kiện lại không cho phép khi số lượng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm này lại ít nguồn thu mua. Do đó, doanh nghiệp phải luôn đẩy mạnh việc sản xuất cho sản phẩm này bằng cách tìm đầu vào nhiều hơn. 4.2.7 Tổng hợp chi phí Trong từng chi phí từ khâu sản xuất cho đến tiêu thụ thì ta đã phân tích kỹ ra đâu là chi phí bất biến và đâu là chi phí khả biến. Ta có bảng tổng hợp chi phí bất biến và chi phí khả biến sau đây: Nhìn vào bảng, cho ta thấy được cụ thể các khoản chi phí cấu thành nên giá thành phẩm. Từ đó, giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về tình hình sản xuất của từng sản phẩm và có biện pháp giảm chi phí sản xuất ở từng khâu và từng dòng sản phẩm cụ thể. 51 ảng 4.14: ảng tổng hợp chi phí bất biến (Đơn vị tính: đồng) ST T CHI PHÍ Gang đúc 1 Tiền lương + Trích H của CNTTSXSP 2 Thau đúc Nhôm đúc TỔNG 15.880.075 73.144.589 4.571.537 93.596.201 Tiền lương + Trích H của PSXC 7.767.821 32.267.900 3.249.041 43.284.762 3 Tiền lương + Trích H của P H 4.397.363 9.750.675 4.970.933 19.118.971 4 Tiền lương + Trích H của PQLDN 6.596.045 14.626.013 7.456.399 28.678.457 5 Khấu hao tài sản cố định ở PSXC 24.060.720 112.283.361 7.351.887 143.695.968 6 Khấu hao tài sản cố định ở P H 2.198.682 4.875.338 2.485.466 9.559.486 7 Khấu hao tài sản cố định ở PQLDN 3.298.023 7.313.007 3.728.199 14.339.229 8 Tiền điện thoại sử dụng ở PSXC 120.000 120.000 120.000 360.000 9 Tiền điện thoại sử dụng ở P H 120.000 120.000 120.000 360.000 10 Tiền điện thoại sử dụng ở PQLDN 120.000 120.000 120.000 360.000 11 Chi phí tiếp thị ở P H 232.894 1.025.113 428.489 1.686.496 12 Chi phí tiếp khách ở PQLDN 209.141 1.417.269 512.133 2.138.543 64.438.728 254.500.882 34.413.463 353.353.073 13 Tổng cộng Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.3; 4.4; 4.5; 4.7; 4.8; 4.9; 4.10 52 Ta biết chi phí bất biến là chi phí không thay đổi dù sản lượng sản xuất có thay đổi. Chi phí bất biến nằm cụ thể ở chi phí nhân công trực tiếp, một phần ở chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí sản xuất chung. Đối với chi phí lương: Thì doanh nghiệp trả lương cố định dù cho trong kỳ sản xuất, tiêu thụ nhiều hay ít. Vì sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu là được khách hàng đặt trước rồi tiến hành sản xuất theo yêu cầu. Nên khoản chi phí này luôn được chi trả cố định hàng tháng đều như nhau. Đối với chi phí khấu hao: Thì chi phí này được doanh nghiệp phân bổ cố định hàng kỳ vào chi phí sản xuất kinh doanh (sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng) Nhìn vào bảng 4.14 trên, ta dể nhận thấy rằng chi phí bất biến của dòng sản phẩm thau đúc chiếm 254.500.882đ, cao nhất trong 3 dòng sản phẩm. Chi phí bất biến này cao như vậy là do ảnh hưởng 1 phần của chi phí tiền lương và ngoài ra cũng do tích chất của công việc và do một phần sản phẩm này được sản xuất qua nhiều công đoạn, ép cứng với công nghệ cao, chống chịu bền…ngoài ra chi phí sử dụng máy móc cũng nhiều hơn. Nên đã làm cho chi phí sản xuất kinh doanh đối với dòng sản phẩm này cũng tăng lên. Trong khi đó, thì nhôm đúc là dòng sản phẩm có chi phí bất biến thấp nhất. Do sản phẩm này sản xuất dễ, thời gian sản xuất ngắn, không cần phải qua nhiều công đoạn đánh bóng…nên chi phí đối với dòng sản phẩm thấp. Cũng như dòng sản phẩm nhôm đúc thì sản phẩm gang đúc cũng là sản phẩm tốn ít chi phí, do số lượng sản xuất hoàn thành nhiều hơn nhôm đúc nên chi phí bất biến đối với sản phẩm này cũng nhiều hơn. 53 ảng 4.15: ảng tổng hợp chi phí khả biến (Đơn vị tính: đồng) STT Chi phí 1 Nguyên vật liệu trực tiếp 2 Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Tổng 38.096.140 213.873.068 12.364.537 264.333.745 Dầu chạy máy ở bộ phận sản xuất chung 5.012.650 27.427.787 2.673.413 35.113.850 3 Phí chuyển kho ở bộ phận sản xuất chung 1.002.530 5.951.962 668.353 7.622.845 4 Điện sử dụng ở bộ phận sản xuất chung 4.892.650 31.960.960 13.565.553 50.419.163 5 Điện sử dụng ở bộ phận bán hàng 230.000 310.000 170.000 710.000 6 Điện sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 560.200 637.900 451.000 1.649.100 7 Nước phụ vụ ở bộ phận sản xuất chung 2.005.060 10.693.653 668.353 13.367.066 8 Nước phụ vụ ở bộ phận bán hàng 150.000 170.000 110.000 430.000 9 Nước phụ vụ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 210.000 262.500 159.600 632.100 10 Công cụ dụng cụ dùng ở bộ phận sản xuất chung 3.007.590 16.040.480 1.336.707 20.384.777 55.166.820 307.328.310 32.167.516 394.662.646 11 Tổng cộng Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.2; 4.4; 4.5; 4.7; 4.8; 4.9; 4.10 54 Ta thấy rằng: Dòng sản phẩm thau đúc vẩn là sản phẩm chiếm chi phí khả biến nhiều nhất. Do chi phí nguyên vật liệu dùng để sản xuất dòng sản phẩm này cao, nên đã làm cho chi phí này tăng cao. Ngoài ra, do đây là sản phẩm được sản xuất qua nhiều công đoạn, thời gian lâu, nên một số chi phí như là: Chi phí dầu chạy máy, điện, nước để sản xuất cũng nhiều hơn và cao hơn 2 dòng sản phẩm còn lại. Và cũng giống như chi phí bất biến thì nhôm là dòng sản phẩm có chi phí khả biến thấp nhất. Thấp là do chi phí nguyên vật liệu đối với dòng sản phẩm này ít và sản lượng tạo ra cũng ít hơn 2 dòng sản phẩm còn lại. Trong khi đó, gang là dòng sản phẩm tuy có sản phẩm hoàn thành nhiều hơn thau (xem chi tiết bảng 4.12), nhưng do quy trình sản xuất nhanh, ít tốn thời gian và chính điều này đã làm cho nhiêu liệu sử dụng để sản xuất dòng sản phẩm này ít hao tốn hơn, vả lại chi phí nguyên vật liệu dùng để sản xuất cũng ít hơn. Nên dẩn đến chi phí khả biến cũng ít hơn thau đúc. Qua 2 bảng 4.14 và 4.15 thì ta thấy, chi phí bất biến của 2 dòng sản phẩm gang đúc và nhôm đúc lớn hơn chi phí khả biến của nó. Do trong kỳ doanh nghiệp đã trả lương và đầu tư nhiều máy móc cho 2 dòng sản phẩm này. Vì vậy, đã làm cho chi phí bất biến của chúng tăng cao. Trong khi đó, thì đối với dòng sản phẩm thau đúc thì ngược lại, dòng sản phẩm này có chi phí khả biến lớn hơn chi phí bất biến của nó. ởi vì, chi phí nguyên vật liệu dùng để sản xuất dòng sản phẩm này có giá trị rất lớn, do giá thu mua phế liệu dùng để sản xuất sản phẩm này có giá cao. Nên đã làm cho chi phí này tăng cao và chính vì điều này cũng đã ảnh hưởng và làm cho tổng chi phí khả biến của 3 dòng sản phẩm này lớn hơn tổng chi phí bất biến của chúng. Cụ thể là: Tổng chi phí bất biến: 394.662.646đ Tổng chi phí khả biến: 353.353.073đ Và liệu rằng điều này có thực sự tốt đối với doanh nghiệp hay không? Ta tiếp tục xem bảng dưới đây 4.2.8 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của doanh nghiệp 55 ảng 4.16: ảng báo cáo thu nhập theo SDĐP (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Gang đúc Số tiền Thau đúc Đơn vị % Số tiền Đơn vị Nhôm đúc % Số tiền Đơn vị Tổng % - DT 95.782.495 9.500 100 814.151.206 169.827 100 47.891.247 65.000 100 957.824.948 CPKB 54.136.620 5.369 57 320.809.602 66.919 39 19.716.423 26.760 41 394.662.646 SDĐP 41.645.874 4.131 43 493.341.604 102.908 61 28.174.824 38.240 59 563.162.302 CPBB 64.438.728 6.391 71 254.500.882 53.087 32 34.413.463 46.707 77 353.353.073 (28) 238.840.721 49.821 29 (6.238.639) (18) 209.809.229 LN (22.792.854) - Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.12; 4.13; 4.14; 4.15; 4.16 Chú thích :  Cột đơn vị : đ/kg  Dấu ngoặc (…): Mang giá trị âm  Dấu gạch ngang (-): Không thể hiện 56 - Qua bảng báo cáo thu nhập số dư đảm phí của Doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công ở trên. Ta thấy dòng sản phẩm thau đúc có doanh thu cao nhất chiếm 85% trong tổng doanh thu (xem chi tiết tại bảng 4.11). Tương tự, tổng chi phí bất biến và khả biến của dòng sản phẩm này cũng rất cao, cao hơn các dòng sản phẩm còn lại. Trong khi đó, 2 dòng sản phẩm gang đúc và nhôm đúc có mức doanh thu lần lượt là 10% và 5% (xem chi tiết tại bảng 4.11), trong tổng doanh thu và tổng chi phí bất biến và khả biến đều thấp hơn dòng sản phẩm thau đúc. Vậy, với cơ cấu tỷ lệ doanh thu, chi phí như thế thì lợi nhuận của từng dòng sản phẩm mang lại sẽ như thế nào? Qua bảng trên, ta cũng thấy được thau đúc là dòng sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất chiếm 113% (238.840.721/209.809.228*100), trong tổng lợi nhuận đạt được từ 3 dòng sản phẩm trên. Tiếp đến là dòng sản phẩm gang đúc và nhôm đúc, do 2 dòng sản phẩm này có lợi nhuận âm nên tỷ lệ lợi nhuận đạt được trên tổng lợi nhuận là âm lần lượt là: -11% và -4%. Vậy tại sao tỷ trọng trong cơ cấu lợi nhuận của thau đúc lại cao hơn tỷ trọng cơ cấu trong doanh thu. Trong khi đó, 2 dòng sản phẩm còn lại thì không biến động bao nhiêu, điều này không tương xứng với tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu. Vậy liệu dòng sản phẩm thau đúc có phải là dòng sản phẩm hoạt động rất hiệu quả còn 2 dòng sản phẩm còn lại kém hiệu quả hay không? Các chi phí bất biến và chi phí khả biến và số dư đảm phí có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả hoạt động kinh doanh của từng dòng sản phẩm? Qua đây ta cũng dể dàng kết luận rằng: Thau đúc là dòng sản phẩm hoạt động hiệu quả và chiếm phần lớn lợi nhuận trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được. Tuy nhiên, không phải khi nào lợi nhuận của dòng sản phẩm đó lỗ thì kết luận là kinh doanh không hiệu quả, mà ta cần xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố giữa yếu tố chi phí khả biến, chi phí bất biến, sản lượng tiêu thụ tác động như thế nào đến giá bán và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Cụ thể hơn là từ mối quan hệ này ta có thể tìm ra sản phẩm nào thích hợp cho việc mở rộng thì trường, cũng cố năng lực sản xuất. Đồng thời thấy được mức độ hoạt động của công ty thay đổi thì sản phẩm nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nhiều nhất. 4.2.8.1 Số dư đảm phí Từ bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP trên, để hiểu thêm về mối quan hệ trung bình của SDĐP của 3 mặt hàng gang, thau, nhôm đúc trong 6 tháng đầu năm 2013. Ta có bảng sau: 57 ảng 4.17: Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng dòng sản phẩm (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Tổng cộng Số tiền Doanh thu theo từng dòng sản phẩm Gang đúc % Thau đúc Nhôm đúc DT 957.824.948 100 95.782.495 814.151.206 47.891.247 CPKB 394.662.646 41,2 54.136.620 320.809.602 19.716.423 SDĐP 563.162.302 58,8 41.645.875 493.341.604 28.174.824 CPBB 353.353.073 - - - - LN 209.809.229 - - - - Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.16 Chi tiết đóng góp của từng dòng sản phẩm được thể hiện qua bảng sau: ảng 4.18: áo cáo chi tiết thu nhập của từng dòng sản phẩm (Đơn vị tính: đồng/kg) Chỉ tiêu Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Giá bán 9.500 169.827 65.000 Chi phí khả biến 5.369 66.919 26.760 Số dư đảm phí 4.131 102.908 38.240 Chi phí khả biến 6.391 53.087 46.707 (2.260) 49.821 (8.467) Lợi nhuận Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.16 Ta đã biết, số dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và chi phí khả biến, số dư đảm phí được dùng trước hết là bù đắp định phí và sau đó còn lại là lợi nhuận. Qua bảng trên, ta có thể thấy số dư đảm phí đơn vị của sản phẩm thau đúc là lớn nhất: 102.908đ/kg, mặc dù biến phí của sản phẩm này là cao nhất, nhưng bù lại mặt hàng này có giá bán rất cao, lên tới 169.827đ/kg. Do đó làm cho số dư đảm phí của dòng sản phẩm này vẩn cao hơn so với các dòng sản phẩm còn lại, ngay cả khi trừ đi chi phí bất biến thì lợi nhuận của sản phẩm này vẩn rất cao. Hay nói cách khác, cứ 1 kg thau đúc bán thêm thì có đến 53.087đ để bù đắp định phí và còn lại 49.821đ lợi nhuận. Trong khi đó, sản phẩm gang đúc thì có 4.131đ/kg không thể bù đắp được định phí bỏ ra là 58 6.391đ/kg, nên dẩn đến lợi nhuận lỗ 2.260đ/kg. Tương tự nhôm đúc lợi nhuận lỗ 8.467đ/kg Tuy nhiên, ta không thể vội vã kết luận rằng dòng sản phẩm nào có số dư đảm phí cao hơn thì đem lại lợi nhuận nhiều hơn, điều này cũng đã được thể hiện qua SDĐP và lợi nhuận của 2 dòng sản phẩm gang đúc và nhôm đúc. Nhôm đúc có SDĐP cao hơn gang đúc nhưng do định phí chiếm quá lớn, lớn hơn cả SDĐP, nên không thể bù đắp được định nên sản phẩm này có lợi nhuận lỗ nhiều hơn gang đúc. Khi sản lượng tiêu thụ đã vượt qua điểm hòa vốn (tức là đủ bù đắp định phí) thì SDĐP mỗi đơn vị sản phẩm bán ra thêm chính là là lợi nhuận của sản phẩm đó. Ta có thể tính lợi nhuận tăng thêm bằng cách lấy SDĐP đơn vị nhân với lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn (như đã trình bày ở phần chương 2). Công thức này thể hiện rõ mối quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận. Để thấy rỏ hơn mối quan hệ này ta cùng quan sát bảng 4.19 thể hiện mối quan hệ giữa SDĐP và lượng tiêu thụ. Qua bảng 4.19, ta thấy rõ được mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận, nếu lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn càng nhiều thì sản phầm nào có số dư đảm phí càng nhiều thì ta thấy sản lượng của sản phẩm đó tăng lên càng nhiều. Cùng một sản lượng tăng lên như nhau thì ta thấy lợi nhuận của dòng sản phẩm thau đúc tăng lên nhiều nhất, do có SDĐP lớn nhất và lợi nhuận đối dòng sản phẩm gang đúc là thấp nhất. 4.2.8.2 Quan hệ giữa SDĐP và lượng tiêu thụ ảng 4.19 Quan hệ giữa SDĐP và lượng tiêu thụ (Đơn vị tính: đồng) Chi tiết SDĐP đơn vị 1kg 100kg 1.000kg 10.000kg 100.000kg Lợi nhuận tăng thêm Gang đúc Thau đúc 4.131 102.908 Lượng vượt hòa vốn 4.131 102.908 413.100 10.290.800 4.131.000 102.908.000 41.310.000 1.029.080.000 413.100.000 10.290.800.000 Nhôm đúc 38.240 38.240 3.824.000 38.240.000 382.400.000 3.824.000.000 Nguồn: Tác giả tự tính toán Qua ví dụ trên chúng ta thấy rõ được mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận, nếu tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn càng nhiều sản phẩm thì sản phẩm nào có SDĐP càng lớn thì lợi nhuận tăng thêm càng nhiều. 59 Trong 3 sản phẩm đó thì thau đúc là sản phẩm có lợi nhuận và đủ điều kiện vượt qua điểm hòa vốn. Ngược lại 2 dòng sản phẩm gang đúc và nhôm đúc do SDĐP chưa đủ bù đắp được định phí, nên khi sản lượng tăng thêm, chưa phải thật sự là lợi nhuận có được, mà phải bù đắp khoản lợi nhuận lỗ đó thì lúc này lợi nhuận mới thật sự đúng. Và khái niệm của SDĐP, chúng ta cũng có thể tính được độ chênh lệch lợi nhuận của các sản phẩm khi đã vượt qua điểm hòa vốn bằng cách lấy cùng một lượng tiêu thụ tăng thêm của các sản phẩm nhân (x) với độ lệch của SDĐP. Giả sử ta lấy ví dụ: 2 sản phẩm gang và thau đúc để thấy rỏ hơn điều đó. Tức là khi tăng cùng 1 lượng tiêu thụ của thau đúc so với gang đúc thêm 1000SP thì lợi nhuận của thau đúc sẽ tăng thêm lớn hơn gang đúc là: (102.908đ/kg – 4.131đ/kg) * 1.000sp = 98.777.571đ Điều này cũng có ý nghĩa đối với các nhà quản trị trong việc ra quyết định sẽ xuất bán sản phẩm nào có số lương lớn hơn để được lợi nhuận hơn. Tuy nhiên việc này chỉ đúng với sản phẩm đều trên mức hòa vốn (tức là không lời không lỗ). Tuy nhiên có một điều nữa là quyết định này chỉ đúng khi các yếu tố khác không thay đổi như giá bán ra sao, chi phí bán hàng như thế nào, địa điểm giao hàng có thuận lợi hay không....nên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu chỉ dựa vào SDĐP thì chưa cung cấp cho nhà quản trị cái nhìn tổng quát khi kinh doanh nhiều loại sản phẩm. Vì thế đối khi làm nhà quản lý dể nhầm lẩn trong việc ra quyết định, bởi rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại. Để khắc phục những nhược điểm này, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP. 4.2.8.3 Tỷ lệ số dư đảm phí Từ bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ở trên, ta có bảng tỷ lệ số dư đảm phí như sau: 60 ảng 4.20: Tỷ lệ số dư đảm phí của từng dòng sản phẩm (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Gang đúc Thau đúc Số tiền % DT 95.782.495 100 CPKB 54.136.620 56,52 320.809.602 39,40 19.716.423 41,17 SDĐP 41.645.875 43,48 493.341.604 60,60 28.174.824 58,83 CPBB 64.438.728 - 254.500.882 - 34.413.463 - (22.792.853) - 238.840.722 - (6.238.639) - LN Số tiền Nhôm đúc 814.151.206 % Số tiền % 100 47.891.247 100 Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.17 Ý nghĩa của tỷ lệ SDĐP là cho biết trong 100đ doanh thu thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng SDĐP. Cụ thể, như dòng sản phẩm thau đúc là cứ 100đ doanh thu thì có 60,6đ bù đắp định phí và còn lại là lợi nhuận. Nếu vượt qua điểm hòa vốn thì lợi nhuận của dòng sản phẩm thau đúc thu được là 60,6đ. Qua bảng 4.20 trên ta thấy tỷ lệ số dư đảm phí của các dòng sản phẩm là không giống nhau. Nếu như ta phân tích số dư đảm phỉ dòng sản phẩm thau đúc thì ta thấy sản phẩm này có số dư đảm phỉ lớn nhất và cũng có tỷ lệ số dư đảm phí lớn nhất, cũng là mặt hàng đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty. Sau khi căn cứ vào tỷ lệ số dư đảm phí thì ta thấy thau đúc vẩn là dòng sản phẩm mang lại nhiều lợi nhất của công ty. Để biết được dòng sản phẩm nào mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty thì nhà quản trị phải dựa vào tỷ lệ số dư đảm phí của dòng sản phẩm đó. Nguyên nhân làm cho tỷ lệ số dư đảm phí của thau đúc cao như thế là do chi phí khả biến của dòng sản phẩm này thấp hơn nhiều so với doanh thu. Do đó, làm cho tỷ lệ số dư đảm phí cao. Kế đến là dòng sản phẩm nhôm đúc và gang đúc lần lượt là 58,83% và 43,48%. Với tỷ lệ số dư đảm phí ta có thể tính nhanh lợi nhuận của từng mặt hàng bẳng cách lấy doanh thu tăng thêm của các mặt hàng nhân với tỷ lệ SDĐP (mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận). Ví dụ: Khi tăng doanh thu 1.000đ thì - Lợi nhuận của sản phẩm gang đúc tăng thêm là: 1.000*43,48% = 434,8đ - Lợi nhuận của sản phẩm thau đúc tăng thêm là: 1.000*60,6% = 606đ 61 - Lợi nhuận của sản phẩm nhôm đúc tăng thêm là: 1.000*58,83% = 588,3đ Từ đó, ta xét thấy rằng mặt dù dòng sản phẩm nhôm đúc tuy lợi nhuận lỗ nhưng có tỷ lệ số dư đảm phí cao gần bằng thau đúc, nếu xét về dài hạn thì sản phẩm này sẽ có lợi nhuận tăng cao nhất. Thông qua việc phân tích tỷ lệ SDĐP, ta có thể thấy: Nhà quản trị không thể căn cứ vào SDĐP để quyết định tăng doanh thu sản phẩm. ởi vì, như đã phân tích ta thấy tuy thau đúc là sản phẩm có SDĐP cao nhất nhưng khi tăng doanh thu trong dài hạn thì dường như có thể nhôm đúc là dòng sản phẩm có lợi nhuận tăng nhiều nhất. 4.2.8.4 Kết cấu chi phí Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là: 748.015.719đ Trong đó: - Chi phí khả biến là: 394.622.646đ (xem bảng 4.14) - Chi phí bất biến là: 353.353.073đ (xem bảng 4.15) ảng 4.21: ảng tổng hợp kết cấu chi phí (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Gang đúc Tổng số Tổng chi phí Thau đúc Tỷ lệ Tổng số 118.575.348 100% 575.310.485 Nhôm đúc Tỷ lệ 100% Tổng số Tỷ lệ 54.129.886 100% Chi phí khả biến 54.136.620 46% 320.809.602 56% 19.716.423 36% Chi phí bất biến 64.438.728 54% 254.500.882 44% 34.413.463 64% Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.14, 4.15 62 Đồ thị minh họa sau: 70% 64% 60% 50% 54% 56% 46% 44% 36% 40% CPKB CPBB 30% 20% 10% 0% GANG ĐÚC THAU ĐÚC NHÔM ĐÚC Hình 4.4 Cơ cấu chi phí Nhìn vào hình 4.4 ta thấy rỏ chi phí khả biến của sản phẩm thau đúc lớn hơn chi phí bất biến của nó. Ngược lại thì 2 sản phẩm gang đúc và nhôm đúc thì có chi phí bất biến nhiều hơn. Điều này nói lên 2 sản phẩm này được doanh nghiệp đầu tư nhiều về mặt máy móc, thiết bị, nhưng lại là 2 sản phẩm mang lại lợi nhuận không tốt cho doanh nghiệp. Chính vì thế, không phải lúc nào đầu tư nhiều cho máy móc thiết bị thì đều mang lại hiệu quả kinh tế mà điều đó phải phụ thuộc vào sản phẩm đó có chất lượng tiêu thụ nhiều hay không, khi sản phẩm bán hay tiêu thụ được nhiều thì sẽ làm doanh thu tăng khi doanh thu tăng thì chi phí khả biến cũng tăng thêm vì nó tỷ lệ thuận với doanh thu. Vì thế, sắp tới doanh nghiệp đã có được máy máy móc, thiết bị đầu tư tốt thì nên tận dụng tốt hơn về việc tìm kiếm thị trường: - Chào bán những nơi có nhu cầu hơn - Tìm khách hàng mới (ngoài những khách hàng đã có) - Nâng cao đội ngủ bán hàng, marketing... 4.2.8.5 Đòn bẩy kinh doanh ở mức doanh thu đạt được thì độ lớn của Đ KD của các dòng sản phẩm như sau: 63 ảng 4.22: Đòn bẩy kinh doanh (Đơn vị tính: đồng) Chi tiêu Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Số dư đảm phí 41.645.874 493.341.604 28.174.824 Định phí 64.438.728 254.500.882 34.413.463 (22.792.853) 238.840.722 (6.238.639) (1,38) 2,07 (4,52) Lợi nhuận Đòn bẩy kinh doanh Nguồn: Tác giả tự tính toán Ta thấy: Đòn bẩy hoạt động của 2 sản phẩm gang đúc và nhôm đúc mang giá trị âm (-), chỉ có sản phẩm thau đúc có được giá trị dương (+). Độ lớn đòn bẩy hoạt động là công cụ đo lường ở mức doanh thu nhất định khi doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận sẽ thay đổi bằng 1% nhân với độ lớn Đ HĐ, như đối với dòng sản phẩm thau đúc khi doanh thu thay đổi A% thì lợi nhuận sẽ thay đổi một lượng bằng A% * 2,07 Đòn bẩy kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong công ty, Đ KD càng lớn chứng tỏ tỷ lệ định phí càng cao. Cho nên với độ lớn Đ HĐ của các dòng sản phẩm trên, ta thấy định phí của 2 dòng sản phẩm gang đúc và nhôm đúc là rất cao, thậm chí nó lớn hơn số dư đảm phí từ đó làm cho lợi nhuận của 2 dòng sản phẩm này âm. Đến đây, ta vẫn chưa xét thấy, dòng sản phẩm nào có định phí càng cao thì có đòn bẩy kinh doanh càng cao, điều này chỉ đúng khi dòng sản phẩm đó có định phí < số dư đảm phí, còn trong trường hợp doanh nghiệp này mặc dù 2 dòng sản phẩm gang đúc và nhôm đúc có định phí lớn nhưng đòn bẩy hoạt động lại nhỏ. Nên nó chỉ đúng khi định phí < số dư đảm phí. Như vậy, trong 3 dòng sản phẩm trên thì xét thấy nhôm đúc là dòng sản phẩm có đòn bẩy hoạt động âm và lớn nhất. Điều này chứng tỏ khi doanh nghiệp tăng doanh thu lên % lần thì lợi nhuận lỗ của dòng sản phẩm nhôm đúc này giảm đi một lượng chính bằng B% * 4,52 lần và đây cũng sẽ là mặt hàng có sự biến động lớn nhất về lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải cứ độ lớn Đ HĐ nào càng lớn là càng tốt. Để thấy mối quan hệ giữa Đ HĐ và lợi nhuận, với giả sử lợi nhuận thực hiện trong kỳ đạt được như 6T/2013 và tốc độ tăng doanh thu thêm 50%, thì từ đó ta có được bảng tính sau đây: 64 ảng 4.23: Lợi nhuận tăng khi doanh thu tăng 50% (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Gang đúc Độ lớn Đ HĐ Thau đúc (1,83) DT tăng Nhôm đúc 2,07 (4,52) 50% % Tăng LN - 103% - LN tăng (đ) - 246.670.802 - Nguồn: Tác giả tự tính toán Qua bảng trên, ta thấy rằng độ lớn Đ HĐ của dòng sản phẩm thau đúc thì chiếm tỷ trọng khá lớn 2,07, đồng thời thì tỷ lệ SDĐP của dòng sản phẩm này cũng khá lớn nên khi lợi nhuận biến động mạnh khi có thay đổi về doanh thu. Cụ thể như trong ví dụ trên khi doanh thu tăng lên 50% thì tốc độ tăng lợi nhuận của dòng sản phẩm này là 103%. Chính vì thế mà lợi nhuận của dòng sản phẩm thau đúc này cũng tăng lên rất cao. Nguyên nhân là do lợi nhuận của dòng sản phẩm thau đúc đem lại là rất lớn, Trong khi lợi nhuận của 2 dòng sản phẩm nhôm đúc và gang đúc thì thấp hơn nhiều (âm), nên dù có tăng doanh thu lên bao nhiêu lần đi nữa thì điều này cũng không có ý nghĩa và nó chỉ có ý nghĩa khi sản lượng của nó vượt qua điểm hòa vốn, (tức là có lời). Vì vậy, ta chỉ xét cho dòng sản phẩm thau đúc, khi tăng doanh thu lên như thế thì lợi nhuận đối với dòng sản phẩm này vẫn tăng cao. Nếu lúc này mà dựa vào độ lớn Đ KD để đưa ra một kết luận chính xác, làm cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh thì chưa đủ. Cho nên các nhà quản lý ở công ty cần phải biết lựa chọn một kết cấu mặt hàng phù hợp để lợi nhuận ngày càng tăng lên cùng với doanh thu. Để thấy rõ hơn kết cấu của từng mặt hàng ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào? Ta hãy xem chỉ tiêu sau đây. 4.2.8.6 Kết cấu hàng bán Kết cầu hàng bán là tỷ lệ doanh thu của từng dòng sản phẩm trong tổng doanh thu của các dòng sản phẩm. Sau đây ta có bảng tổng hợp kết cấu hàng bán của các dòng sản phẩm như sau: 65 ảng 4.24: Kết cấu hàng bán của các dòng sản phẩm (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Doanh thu (đồng) Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Tổng 95.782.495 814.151.206 47.891.247 957.824.948 Kết cấu hàng bán (%) 10,00 85,00 5,00 100 Tỷ lệ số lượng tiêu thụ 64,57 30,71 4,72 100 Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013 Qua bảng trên, ta thấy kết cấu hàng bán của sản phẩm thau đúc là cao nhất 85%, lớn hơn rất nhiều so với dòng sản phẩm gang đúc dù cho dòng sản phẩm gang đúc có tỷ lệ sản lượng tiêu thụ nhiều nhất 64,57%. Nguyên nhân là do dòng sản phẩm thau đúc này có giá bán cao, cao gấp nhiều lần so với 2 dòng sản phẩm còn lại. Cụ thể là 169.827đ/kg, nên tuy dù với sản lượng tiêu thụ ít hơn nhưng kết cấu hàng bán thì không thấp hơn. Từ đó, ta có thể thấy kết cấu hàng bán không chỉ bị ảnh hưởng bởi sản lượng tiêu thụ mà còn bị ảnh hưởng bởi giá bán. Vậy kết cấu hàng bán như thế nào là tốt? Và kết cấu hàng bán có ảnh hưởng như thế nào đến điểm hòa vốn của từng mặt hàng? Ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu của điểm hòa vốn sau đây. 4.2.8.7 Phân tích và xác định điểm hòa vốn của doanh nghiệp a. Sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp Ta xem bảng sau: ảng 4.25: Sản lượng hòa vốn (Đơn vị tính: kg) Chỉ tiêu CPBB SDĐP đơn vị (đ/kg) SLHV (kg) Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc 64.438.728 254.500.882 34.413.463 4.131 102.908 38.240 15.600 2.473 900 Nguồn: Tác giả tự tính toán Ta thấy sản lượng hòa vốn của các dòng sản phẩm rất khác nhau, nguyên nhân chủ yếu là do quy mô các sản phẩm. Dòng sản phẩm nào có chi phí càng lớn thì sản lượng hòa vốn sẽ càng nhiều để có thể bù đắp chi phí. Tại mức sản lượng hòa vốn doanh nghiệp sẽ không lời (tức doanh thu để bù đắp biến phí và định phí). Nếu muốn có lời thì doanh nghiệp phải bán vượt qua sản phẩm hòa 66 vốn của mình và cứ 1 sản phẩm bán thêm sẽ được lợi nhuận bằng chính SDĐP của sản phẩm đó. Qua bảng 4.25 trên, ta thấy sản phẩm hòa vốn của thau đúc là: 2.473kg tức là chỉ bán ở mức sản lượng như thế này thì doanh nghiệp đã hòa vốn. Như vậy ta thấy sản phẩm thau đúc vượt qua mức sản lượng hòa vốn là: 4.792kg – 2.473kg = 2.329kg Còn 2 sản phẩm còn lại thì sản lượng thấp hơn mức hòa vốn và nếu sản lượng nào thấp hơn mức hòa vốn thì sản phẩm đó sẽ lỗ. Cụ thể là: Đối với sản phẩm gang đúc có sản lương thấp hơn sản lượng hòa vốn là: 15.600sp – 10.082sp = 5.518kg và tương tự nhôm đúc là: 163kg Đồ thị minh họa: 300.000.000 254.500.882 250.000.000 200.000.000 CPBB SDĐP đơn vị 150.000.000 SLHV 100.000.000 64.438.728 34.413.463 50.000.000 4.131 15.600 102.908 2.473 38.240 900 0 GANG ĐÚC THAU ĐÚC Hình 4.5 Sản lượng hòa vốn 67 NHÔM ĐÚC b. Doanh thu hòa vốn Ta có doanh thu hòa vốn của các sản phẩm như sau: ảng 4.26: Doanh thu hòa vốn (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Gang đúc Sản lượng hòa vốn (kg) Nhôm đúc 15.600 2.473 900 9.500 169.827 65.000 148.200.000 419.982.171 58.500.000 Giá bán (đ/kg) Doanh thu hòa vốn Thau đúc Nguồn: Tác giả tự tính toán Cũng giống như sản lượng hòa vốn thì doanh thu hòa vốn của các sản phẩm cũng khác nhau. Nó phụ thuộc chủ yếu vào quy mô hoạt động của các sản phẩm. Tại mức sản lượng hòa vốn đó thì chỉ có sản phẩm thau đúc mới vượt lên mức đó. Còn lại 2 sản phẩm kia thì nằm dưới. Cho nên, 2 sản phẩm gang đúc và nhôm đúc lợi nhuận đã bị âm (-). Tức là sản lượng bán không đủ để bù đắp được chỉ phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh (chỉ tính chi phí liên quan đến quá trình kinh doanh, còn chi phí ngoài hoạt động kinh doanh thì không tính). c. Thời gian hòa vốn ảng 4.27: Thời gian hòa vốn (Đơn vị tính: ngày) Chỉ tiêu Gang đúc Thau đúc Doanh thu hòa vốn (đồng) 148.200.000 419.982.171 58.500.000 Doanh thu dự kiến (đồng) 95.782.495 814.151.206 47.891.247 180 180 180 532.125 4.523.062 266.062 279 93 220 Số ngày trong kỳ (ngày) Doanh thu bình quân 1 ngày Thời gian hòa vốn Nhôm đúc Nguồn: Tác giả tự tính toán Qua kết quả trên ta thấy rằng thời gian hòa vốn của sản phẩm thau đúc là ngắn nhất và tốt nhất là 93 ngày và sản phẩm gang đúc, nhôm đúc lần lượt có thời gian hóa vốn là 279 ngày và 220 ngày. 68 Qua đây, cũng có thể nói rằng sản xuất kinh doanh dòng sản phẩm thau đúc sẽ thu hồi được vốn nhanh nhất. Trong khi đó, thì gang đúc là dòng sản phẩm có thời gian thu hồi vốn lâu nhất (tức là thu hồi vốn trong dài hạn). Do đó, điều này đã làm cho lợi nhuận của dòng sản phẩm này trong ngắn hạn đã bị lỗ. Có thể nói rằng, thời gian hòa vốn là một cách tính rất hiệu quả. Điều này giúp nhà quản trị dự tính được trong thời gian nào thì với sản phẩm đó sẽ đạt mức hòa vốn. Qua đó, giúp doanh nghiệp dự phòng được rủi ro và lập ra kế hoạch sẳn trước để mà có được cái nhìn tổng quát tình hình lợi nhuận muốn đạt ra trong tương lai. d. Tỷ lệ hòa vốn ảng 4.28: Tỷ lệ hòa vốn (Đơn vị tính: %) Chỉ tiêu Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Sản lượng hòa vốn (kg) 15.600 2.473 900 Sản lượng tiêu thụ trong kỳ (kg) 10.082 4.794 737 155 52 122 Tỷ lệ hòa vốn Nguồn: Tác giả tự tính toán Tỷ lệ hòa vốn có thể được hiểu là thước đo sự rủi ro. Trong khi sản lượng hòa vốn càng ngắn càng tốt thì tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn. Đối với sản phẩm gang đúc thì cứ trong 155% sản lượng tiêu thụ thì có đến: 155% - 100% = 55% sản phẩm không đạt lợi nhuận mà lại lợi nhuận âm (-). Tương đương nhôm đúc là: 122% - 100% = 22% Đối với sản phẩm thau đúc thì cứ trong 100% sản lượng tiêu thụ thì có đến: 100% - 52% = 48% sản lượng đạt mức hòa vốn. e. Đồ thị hòa vốn  Đối với sản phẩm gang đúc: Ta có: Phương trình đường doanh thu: ydt = giá bán * x. cụ thể : ydt = 9.500x Phương trình đường tổng chi phí: ytp = biến phí đơn vị * x + chi phí Ytp = 5.369x + 64.438.728 Phương trình đường định phí: ydp = định phí phân bổ cho từng sp 69 Ta có: Định phí sản phẩm gang đúc là: 64.438.728đ và số lượng: 10.082kg. Vậy định phí cho từng sản phẩm gang đúc là: 64.438.728/10.082 = 6.391đ/kg. Vậy: ydp = 6.391 y ydt = 9.500x Điểm hòa vốn ytp = 5.369x + 64.438.728 148.200.000đ b ydp = 6.391 15.600kg x Hình 4.6 Đồ thị hòa vốn của sản phẩm gang đúc  Đối với sản phẩm thau đúc: Ta có: Phương trình đường doanh thu: ydt = giá bán * x. cụ thể : ydt = 169.827x Phương trình đường tổng chi phí: ytp = biến phí đơn vị * x + chi phí Ytp = 66.919x + 254.341.604 Phương trình đường định phí: ydp = định phí phân bổ cho từng sp Ta có: Định phí sản phẩm gang đúc là: 254.341.604đ và số lượng: 4.794kgVậy định phí cho từng sản phẩm gang đúc là: 254.341.604/4.794 = 53.054đ/kg. Vậy: ydp = 53.054 y ydt = 169.827x Điểm hòa vốn ytp = 66.919x + 254.341.604 419.982.171đ b ydp = 53.054 2.473kg x Hình 4.7 Đồ thị hòa vốn của sản phẩm thau đúc 70  Đối với sản phẩm nhôm đúc: Ta có: Phương trình đường doanh thu: ydt = giá bán * x. cụ thể : ydt = 65.000x. Phươngtrình đường tổng chi phí: ytp = biến phí đơn vị * x + chi phí Ytp = 26.760x + 34.413.463 Phương trình đường định phí: ydp = định phí phân bổ cho từng sp Ta có: Định phí sản phẩm gang đúc là: 34.413.463đ và số lượng: 737kg Vậy định phí cho từng sản phẩm gang đúc là: 34.413.463/737 = 46.694đ/kg. Vậy: ydp = 46.693 Đồ thị minh họa: y ydt = 65.000x Điểm hòa vốn ytp = 26.760x + 34.413.463 58.500.000đ b ydp = 46.693 900kg x Hình 4.8 Đồ thị hòa vốn của sản phẩm nhôm đúc f. Doanh thu an toàn ảng 4.29: Doanh thu an toàn (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Doanh thu đạt được 95.782.495 814.151.206 47.891.247 Doanh thu hòa vốn 148.200.000 419.982.171 58.500.000 Doanh thu an toàn (52.417.505) 393.169.035 (10.608.753) Nguồn: Tác giả tự tính toán Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Ta thấy: Chỉ có duy nhất 1 sản phẩm là vượt mức hòa vốn là sản phẩm thau đúc. Còn 2 sản phẩm còn lại thì dưới mức hòa vốn. Từ đó, ta nhận ra một điều là: Những sản phẩm nào có mức doanh 71 thu an toàn càng cao thì sản phẩm đó càng tốt. Cụ thể là sản phẩm thau đúc, có mức an toàn cao và hơn 2 sản phẩm còn lại. Điều đáng lưu ý là mức doanh thu an toàn của 2 sản phẩm gang và nhôm đúc dưới 0, biểu hiện 2 mặt hàng này chưa thật sự an toàn cho doanh nghiệp nếu như trong tương lai không lập kế hoạch hay hoạch định cho 2 sản phẩm này thì tình hình kinh doanh sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng số dư an toàn để so sánh sự an toàn giữa các mặt hàng thì chưa chính xác lắm, bởi vì quy mô hoạt động cũng như giá trị của từng loại sản phẩm là khác nhau. Vì thế, để có sự đánh giá chính xác về độ an toàn của các dòng sản phẩm ta hãy xem chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn sau: g. Tỷ lệ doanh thu an toàn ảng 4.30: Tỷ lệ doanh thu an toàn (Đơn vị tính: %) Chỉ tiêu Doanh thu an toàn Doanh thu đạt được Tỷ lệ doanh thu an toàn Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc (52.417.505) 393.169.035 (10.608.753) 95.782.495 814.151.206 47.891.247 (55) 48 (22) Nguồn: Tác giả tự tính toán Trong đó ta thấy: Mức tỷ lệ doanh thu an toàn của sản phẩm thau đúc là cao nhất. Điều này chứng tỏ sản phẩm này vượt qua 2 sản phẩm còn lại. Theo như lý thuyết thì sản phẩm nào có tỷ lệ doanh thu an toàn càng thấp thì sản phẩm đó mức độ rủi ro sản phẩm đó càng thấp. Nhưng trong 3 sản phẩm này không thể nói là như vậy, do 2 sản phẩm gang và nhôm đúc lợi nhuận của nó đã bị lỗ nên tuyệt đối nó sẽ phải mang giá trị tỷ lệ doanh thu an toàn thấp, (điều này đúng khi lợi nhuận của các sản phẩm đều đạt mức lời). Vì thế, có thể kết luận là dòng sản phẩm thau đúc là dòng sản phẩm an toàn nhất, vì khi doanh thu tăng thì sẽ bị lỗ ít hơn 2 dòng sản phẩm còn lại. Cụ thể là sản phẩm thau lỗ ít hơn sản phẩm nhôm và sản phẩm nhôm lỗ ít hơn sản phẩm gang. Vì thế, trước khi đưa ra quyết định là phải tập trung vào một sản phẩm chủ lực nào đó đó, doanh nghiệp cần phải căn cứ vào tình hình kinh doanh hiện tại để đưa ra những quyết định phù hợp với thực tế nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất 72 4.3 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CVP Dựa vào các chỉ tiêu trong mối quan hệ C.V.P đã phân tích trên, trong luận văn này tác giả chủ yếu ứng dụng phân tích C.V.P vào chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp qua các phương án, từ đó lựa chọn phương án nào tối ưu nhất để thực hiện. Điều đầu tiên ta hãy xem qua việc phân tích chỉ tiêu lợi nhuận là như thế nào? 4.3.1 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận Ngoài việc vận dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận để xác định điểm hòa vốn ta có thể ứng dụng mối quan hệ này trong việc xác định sản lượng, doanh thu tương ứng với mức lợi nhuận nhất định. Phương pháp xác định sản lượng, doanh thu tương ứng với mức lợi nhuận nhất định có thể thực hiện theo các phương án như sau: Phương án 1: Doanh thu tăng, biến phí tăng và định phí giảm Cụ thể như sau: Doanh nghiệp mua thêm 1 máy mới và bán 2 hai máy cũ. Do thời gian đã sử dụng lâu, nên trong quá trình sản xuất bị hao hụt nhiều. Tại phân xưởng sản xuất có 7 máy sử dụng để phục vụ sản xuất sản phẩm. Theo khảo sát của bộ phận kỹ thuật thì trong số 7 máy thì có 2 máy đã bị lỗi thời và quá trình sản xuất bị nhiều hao hụt. Do đó doanh nghiệp quyết định bán 2 máy cũ này có nguyên giá là: 1.152.000.000đ thời gian khấu hao 10 năm vậy mỗi tháng doanh nghiệp tiếp kiệm được một khoản chi phí khấu hao là: 9.600.000đ trong 6 tháng là: 57.600.000đ. Để thay thế 2 máy cũ đã bán doanh nghiệp quyết định mua 1 máy mới theo giá thị trường là: 792.000.000 thời gian khấu hao là 15 năm như vậy mỗi tháng chi phí khấu hao là: 4.400.000đ trong 6 tháng là: 26.400.000đ Như vậy khi thanh lý 2 máy cũ và mua thêm 1 máy mới làm chi phí khấu hao giảm đi 1 lượng là: 57.600.000đ – 26.600.000đ = 31.200.000đ. Đồng nghĩa với định phí giảm đi 1 khoảng là: 31.200.000đ Sau khi mua máy mới thì quá trình sản xuất nguyên vật liệu hao hụt cũ giảm đi 70%. Cụ thể như sau: 73 ảng 4.31: ảng sản lượng tăng thêm sau khi mua máy mới (Đơn vị tính: kg) Chỉ tiêu NVL sử dụng Sản lượng Hao hụt cũ Hao hụt mới Sản lượng tăng Gang 17.500 10.082 7.418 2.225 15.275 Thau 4.800 4.794 6 2 4.798 900 737 163 49 851 Nhôm Nguồn: Tác giả tự tính toán Khi thành phẩm tăng lên do giảm hao hụt cũ đi 70% thì lúc này doanh thu và biến phí mới của doanh nghiệp là, ta xem bảng sau: ảng 4.32: ảng doanh thu, biến phí và định phí mới (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Sản lượng mới Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Tổng 15.275 4.798 851 - 9.500 169.827 65.000 - iến phí đơn vị 5.369 66.919 26.760 - Doanh thu mới 145.112.500 814.829.946 55.315.000 1.015.257.446 iến phí mới 82.011.475 321.077.362 22.772.760 425.861.597 Định phí mới 59.979.258 229.460.244 32.713.571 322.153.073 Giá bán Nguồn: Tác giả tự tính toán Như vậy sau khi mua máy mới và thanh lý máy cũ thì ta có số dư đảm phí mới như sau: 74 ảng 4.33: ảng số dư đảm phí mới (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Mới Cũ Tăng (giảm) % Doanh thu 957.824.948 1.015.257.446 57.432.498 6,00 Chi phí khả biến 394.662.646 425.861.597 31.198.951 7,91 Số dư đảm phí 563.162.302 589.395.849 26.233.547 4,66 Định phí 353.353.073 322.153.073 (31.200.000) (8,83) Lợi nhuận 209.809.229 267.242.776 57.433.547 27,37 Nguồn: Tác giả tự tính toán So với lợi ban đầu thì sau khi thay đổi phương án kinh doanh mới thì ta thấy lợi nhuận tăng thêm 1 lượng là: 57.433.547đ, cụ thể là 27,37% - Doanh thu tăng thêm là: 6% - iến phí tăng thêm là: 7,91% - Định phí giảm đi là: 8,83% Phương án 2: Doanh thu tăng, biến phí tăng và định phí không thay đổi Với tình hình sản xuất kinh doanh các dòng sản phẩm hiện nay nhận thấy công ty còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư đúng mức nên sản lượng tiêu thụ đạt được chưa xứng với tiềm năng của công ty. Đặc biệt là đối với dòng sản phẩm thau đúc. Do nhu cầu hiện tại về mặc hàng thau đúc rất lớn. Trong khi đó doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm này vẩn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Do đó, doanh nghiệp quyết định khảo sát và thăm dò thị trường và nhận thấy rằng tại thị trường Cần Thơ và các tỉnh lân cận thì nguồn nguyên vật liệu dùng để sản xuất dòng sản phẩm này rất nhiều và doanh nghiệp dự đoán rằng với nguồn nguyên vật liệu như thế thì: Nguyên vật liệu thu mua đối với dòng sản phẩm thau đúc tăng lên 30% (nguồn thông tin từ bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công, năm 2013). Do tìm được nguồn thu mua thêm tại Cần Thơ từ 4.800kg lên đến 6.240kg (tăng 30%), tỷ lệ hao hụt để sản xuất thành sản phẩm này là: 0,125% (nguồn: Từ bộ phận kỹ thuật của doanh nghiệp). Như vậy tỷ lệ hao hụt sau khi xuất 6.240kg NVL thì sản xuất thành 6.232kg, hao hụt 8kg. 75 Vậy: - Doanh thu đối với sản phẩm thau đúc là: 6.232kg * 169.827đ/kg = 1.058.361.864đ - iến phí là: 6.232kg * 66.919đ/kg = 417.039.208đ Từ đó, ta có bảng số dư đảm phí mới từng dòng sản phẩm sau: ảng 3.34: ảng số dư đảm phí từng dòng sản phẩm (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Gang đúc Thau đúc 145.108.700 1.058.361.864 Chi phí khả biến 82.009.327 417.039.208 22.775.436 521.823.971 Số dư đảm phí 63.099.373 641.322.656 32.546.064 736.968.093 Doanh thu Nhôm đúc Tổng 55.321.500 1.258.792.064 Định phí - - - 353.353.073 Lợi nhuận - - - 383.615.020 Nguồn: Tác giả tự tính toán Ta thấy 2 sản phẩm gang đúc và nhôm đúc vẩn giữ nguyên không thay đổi. Chỉ có thau đúc là thay đổi là do nguyên vật liệu này tăng lên 30% do tìm được nguồn thu mua. Từ đó làm doanh thu đối với sản phẩm thau đúc này tăng lên (do sản phẩm tăng) và chi phí khả biến cũng tăng theo số sản phẩm sản xuất. Ta xem xét bảng số dư đảm phí mới như sau: ảng 4.35: ảng số dư đảm phí mới (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Cũ Mới Tăng thêm % Doanh thu 957.824.948 1.258.792.064 300.967.116 31,42 Chi phí khả biến 394.662.646 521.823.971 127.161.325 32,22 Số dư đảm phí 563.162.302 736.968.093 173.805.791 30,86 Định phí 353.353.073 353.353.073 0 0,00 Lợi nhuận 209.809.229 383.615.020 173.805.791 82,84 Nguồn: Tác giả tự tính toán 76 Ta thấy sau khi thay đổi phương án kinh doanh thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên một khoảng là: 383.615.020đ tương đương tăng 82,84% - Doanh thu tăng lên 31,42%% - iến phí tăng lên 32,22% - Định phí không thay đổi 4.3.2 Lựa chọn phương án: Sau khi phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp qua hai phương án thì ta thấy rõ ràng phương án 2 có lợi nhất. Lợi nhuận tăng hơn 82,84% so với 27,37% của phương án 1. Qua đó ta thấy phương án 2 đem lại nhiều khả quan hơn. ởi vì giá bán đối với sản phẩm thau đúc này rất cao, nhưng ngược lại nguồn thu mua thì hạn chế, do đó công ty đã tiến hành tìm thêm nguồn thu mua NVL để sản xuất. Ta thấy chỉ cần tăng nhẹ thêm sản phẩm thau đúc lên một ít thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng theo một lượng rất lớn. Vì vậy doanh nghiệp cần phải tận dụng điều này trong những phương án lựa chọn để làm sao đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 77 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013 vẩn chưa thật sự đạt được hiệu quả tốt. Tuy nhiên qua phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thì, ta thấy trong 3 dòng sản phẩm mà ta nghiên cứu thì sản phẩm thau đúc là dòng sản phẩm có giá bán cao nhất, trong khi đó sản xuất sản phẩm này rất ít, ít hơn sản phẩm gang đúc rất nhiều. Theo như tìm hiểu thì sản phẩm thau đúc này được nhiều cơ sở, chủ hộ tin dùng, nhưng do nguồn thu mua khan hiếm nên sản phẩm tạo ra không đáp ứng nhu cầu. Do đó, trong thời gian tới doanh nghiệp nên đầu tư và tìm nguồn nguyên liệu để sản xuất sản phẩm này. Vì đây sản phẩm giá cao, tiêu thụ tốt, hao hụt trong quá trình sản xuất ít, chỉ 0,125%. Tuy nhiên, ngoài dòng sản phẩm thau đúc hoạt động hiệu quả thì 2 dòng sản phẩm còn lại đó là gang đúc và nhôm đúc thì hiệu quả hoạt động chưa thật sự tốt. Nguyên nhân là do các khoản chi phí còn khá cao, hầu hết đều vượt qua doanh thu. Chính vì vậy, mà nó đã làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 5.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 5.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Để tránh chi phí hao hụt khi mua nguyên vật liệu nên có kế hoạch thu mua rỏ ràng theo yêu cầu đặt hàng sản xuất, thường xuyên phân tích biến động để có biện pháp xử lý việc quản lý chặc chẽ nguyên vật liệu hơn, đặc biệt là phân công, phân cấp quản lý trên cơ sở kịp thời phát hiện những nguyên liệu, những thành phẩm kém, hư hỏng cần phải có kế hoạch dự toán chi phí sản xuất nhằm kiểm soát được chi phí đến mức có thể. Ngoài ra nguyên vật liệu thu mua chủ yếu ở TP.HCM, do đó đã làm tăng chi phí vận chuyển. Theo như hiện tại thì thị trường nguyên vật liệu này ở khu vực cần thơ rất dồi dào, doanh nghiệp nên thay đổi để có được mức chi phí đầu vào thấp nhất, để giảm chi phí giá thành sản xuất xuống ở mức tối đa nhất. 5.2.2 Chi phí nhân công Doanh nghiệp nên chuyển hình thức trả lương khoán qua hình thức trả lương theo sản phẩm, tức là ai tạo ra nhiều sản phẩm hơn thì tiền lương hưởng 78 sẽ nhiều hơn. Và đó cũng là cách để giảm chi phí, hạn chế sự hao hụt trong quá trình sản xuất sản phẩm (vì theo tâm lý sản xuất ra nhiều thì họ sẽ được hưởng nhiều). Ngoài ra cần nghiên cứu cải tiến công nghệ, áp dụng khao học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức lao động để tránh lãng phí sức lao động, nghiên cứu bố trí lao động phù hợp với trình độ, tay nghề. ên cạnh đó công ty áp dụng chế độ khen thưởng cho tập thể, cá nhân xuất sắc trong quá trình sản xuất. 5.2.3 Chi phí sản xuất chung Sản xuất mà hao hụt là điều khó tránh khỏi trong quá trình sản xuất. Do đó cần phải có người quản lý giỏi để thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, rà soát chặt chẽ những tổn thất hao hụt do chế biến, sản xuất…nếu hạn chế được điều này thì chi phí sản phẩm sản xuất giảm đi đáng kể. Ngoài ra, doanh nghiệp nên thay đổi máy móc, thiệt bị sản xuất, thanh lý những tài sản không hiệu quả để giảm chi phí khấu hao, vì trong thơi gian qua chi phí này chiếm khá lớn trong tổng số chi phí tạo nên sản phẩm. 5.2.4 Chi phí bán hàng Thực sự doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều cho bộ phận bán hàng, bộ phận này chỉ hoạt động khi sản xuất hoàn thành và giao cho khách, chứ chưa thật sự có gì mới trong quá trình hoạt động. Do đó cần làm tốt việc nghiên cứu thị trường, tìm thêm nguồn khách hàng mới. Phải luôn luôn cập nhật, tìm nguồn thu mua nguyên vật liệu đối với những sản phẩm có nhu cầu cao và cũng như nguồn đầu ra cho những sản phẩm này. Định kỳ tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận qua đó thấy được nguyên nhân tăng, giảm lợi nhuận để có biện pháp quản lý thích hợp. 5.2.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp Phân công phân cấp quản lý, phòng kế toán phải kiểm trả theo dõi nếu có những khoản chi không hợp lý thì kiên quyết không thanh toán, nên thường xuyên theo dõi tình hình xuất kho nguyên vật liệu và số thành phẩm sản xuất thành xem những sản phẩm nào hao hụt nhiều thì cần có những biện pháp xử lý kịp thời, để nhằm tối thiếu sự tiêu hao, lãnh phí nguyên vật liệu nhất có thể 79 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một việc làm hết sức cần thiết cho nhà quản trị, thông qua điều này thấy được mối quan hệ giữa 3 nhân tố chính, quyết định nên sự thành công của mỗi công ty, từ khối lượng giá bán với chi phí tương ứng công ty sẽ xác định được lợi nhuận thu về. Và để có thể ra quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận thì vấn đề tiên quyết đầu tiên là phải kiểm soát được chi phí. Muốn được như vậy thì mỗi công ty phải biết được cơ cấu chi phí của mình, biết được ưu nhược điểm để từ đó có những biện pháp thích hợp trong việc kiểm soát và điều chỉnh chi phí sao cho phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Mặc khác, công ty cũng dựa vào mối quan hệ này để thiết lập những chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả nhất. Đối với tôi đề tài này hết sức thiết thực và quan trọng cho bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào, nhưng để có thể làm được đòi hỏi sự chính xác về số liệu cùng kiến thức và khả năng phân tích sâu và phải nắm rỏ tình hình hoạt động của công ty. Trong khi đó, một mặt do hạn chế về thời gian thực tập mặc khác công ty chưa có hệ thống kế toán quản trị nên những thông số có liên quan phải lấy từ phòng kế toán tài chính, dẩn đến bài viết không thể tránh khỏi những sai sót và thiếu chính xác. Nhưng tác giả cũng hy vọng rằng thông qua bài nghiên cứu này, sự đóng góp một phần nhỏ có thể giúp công ty quản lý hoạt động hiệu quả hơn và có sự quan tâm đúng mức đến kế toán quản trị nhất là trong gian đoạn cạnh trang khóc liệt nay và khi công ty muốn đầu tư mở rộng sản xuất trong thời gian tới. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn ình, 2010. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Nhà xuất bản đại học quốc gia TP.HCM 2. Nguyễn Văn Thuận, 2002. Phân tích điểm hòa vốn và đòn cân định phí, kế toán quản trị. Đại học kinh tế TP.HCM 3. Phạm Văn Dược, 2006. Kế toán quản trị. Đại học kinh tế TP.HCM. NX Thống Kê 3. Phan Đức Dũng, 2009. Kế toán quản trị (Lý thuyết, Bài tập và Bài giải). NX Thống Kê 4. Phước Minh Hiệp – Lê Thị Văn Đan, 2006. Dự báo doanh thu – Thiết lập và thẩm định dự án. Nhà xuất bản thống kê 5. Tập thể tác giả khoa kế toán – kiểm toán, 1997. Kế toán quản trị. Trường đại học kinh tế TP.HCM. Nhà xuất bản thống kê. 81 [...]... PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng - lợi nhuận (cost – volume – profit) là xem xét mối quan hệ của các nhân tố: Giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng Đồng thời xem xét sự ảnh hưởng đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp Phân tích mối quan hệ CVP giúp cho nhà quản trị... mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận của các dòng sản phẩm trong doanh nghiệp 13 - Ứng dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Từ đó đề ra những phương án kiểm soát để tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí nhằm góp phần nâng cao lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi. .. doanh của doanh nghiệp đạt một cách hiệu quả nhất 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích mối quan hệ giữa chi phi – khối lượng – lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công để thấy được sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá sự hiệu quả sử dụng cơ cấu chi phí, để từ đó xác định được biến phí và định phí - Phân tích mối. .. hóa lợi nhuận với nguồn lực hiện có 2.1.2 Mục đích phân tích mối quan hệ CVP Mục đích của phân tích CVP chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất Để thực hiện phân tích mối quan hệ CVP cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi. .. xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất biến, phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích 2.1.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí ước đầu tiên quan trọng nhất là phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là cần thiết phải nắm vững cách thay đổi của chi phí, hay nói... nghiệp P = -b, doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng (g-a)xh – b xh = h/(g-a) Sản lượng hòa vốn = CP /SDĐP đơn vị Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x1 > xh → lợi nhuận của doanh nghiệp P = (g-a)x1 – b Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x2 > x1 > xh → lợi nhuận của doanh nghiệp P = (g-a)x2 – b Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng ∆x = x2 – x1 Lợi nhuận. .. giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại doanh nghiệp tư nhân tân thành công 1.3.2 Phạm vi về thời gian Đề tài được thực hiện từ tháng 08 đến tháng 12 năm 2013 và số liệu cho việc phân tích là 6 tháng đầu năm 2013 1.3.3 Đối tư ng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của Doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công 14 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP... SDĐP càng lớn thì lợi nhuận tăng càng lớn Để hiểu rỏ đặc điểm của những xí nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn – nhỏ, ta nghiên cứu các khái niệm cơ cấu chi phí 2.1.6.3 Cơ cấu chi phí 19 Cơ cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng chi phí khả biến (CPK ), chi phí bất biến (CP ) trong tổng chi phí của từng doanh nghiệp Phân tích cơ cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt động kinh doanh, vì cơ cấu... hạn phân tích mối quan hệ C-V-P Qua nghiên cứu mối quan hệ CVP ở trên, chúng ta thấy rằng việc đặt chi phí trong mối quan hệ với khối lượng và lợi nhuận để phân tích để ra quyết định kinh doanh chỉ có thể thực hiện được trong một số điều kiện giả định, mà điều kiện này rất ít khi xảy ra trong thực tế Những điều kiện giả định đó là: - Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí. .. hàng và đặc biệt là sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào Nên đề tài “PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG” đã được tôi chọn làm đề tài để nghiên cứu Thông qua đề tài này tôi có thể vận dụng những kiến thức đã có để so sánh và áp dụng vào điều kiện kinh doanh thực tế, nhằm rút ra những kiến thức cần ... phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng - lợi nhuận (cost – volume – profit) xem xét mối quan hệ nhân tố: Giá bán, sản lượng, chi. .. kết cấu chi phí đến lợi nhuận doanh nghiệp 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiệu sử dụng cấu chi phí, để từ xác định biến phí định phí - Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận dòng... KHOA KINH TẾ - QTKD TRẦN ĐẠT MSSV: LT11292 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHÀNH: KẾ TOÁN Mã số nghành:

Ngày đăng: 09/10/2015, 00:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan