Xây dựng chính sách hội tụ ngành: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế

132 1.1K 5
Xây dựng chính sách hội tụ ngành: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hội tụ ngành, hiện tượng doanh nghiệp cùng ngành hoặc trong các ngành có liên quan quần tụ về mặt địa lý, đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử hoạt động sản xuất của loài ngoài. Tuy vậy, chỉ từ khi khoa học nghiên cứu hội tụ ngành và làm rõ những lợi ích của nó thì Nhà nước mới bắt đầu quan tâm tới việc sử dụng chính sách hội tụ ngành để thúc đẩy hội tụ ngành hơn nữa, làm lợi cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Mục đích chính của nghiên cứu này là cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho Việt Nam xây dựng chính sách hội tụ ngành. Nội dung của cuốn sách này bao gồm ba phần. Phần Một hệ thống hóa các cơ sở lý luận giúp hiểu rõ ràng và chính xác hơn về hội tụ ngành và chính sách hội tụ ngành, cung cấp cơ sở khoa học để giúp Việt Nam xây dựng chính sách hội tụ ngành. Phần Hai và Phần Ba cung cấp cơ sở thực tiễn cho xây dựng chính sách hội tụ ngành ở Việt Nam. Phần Hai giới thiệu các kinh nghiệm quốc tế, vừa giúp minh họa các lý luận ở phần trên, vừa giúp bổ sung thông tin cho cơ sở lý luận, khắc phục những hạn chế mà lý luận cô đọng và khô khan không đề cập đến. Ở Phần Ba, các tác giả chỉ ra những đòi hỏi thực tiễn ở Việt Nam cần có chính sách hội tụ ngành và nêu kiến nghị đối với công tác xây dựng chính sách hội tụ ngành ở Việt Nam.

NGUYỄN BÌNH GIANG, PHẠM THỊ THANH HỒNG (Đồng chủ biên) Mã số: 2527 – 2015/CXBIPH/01 – 70/BKHN “Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số II.3.22012.15” XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH  CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  (Sách chuyên khảo) Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm cña Th­ viÖn Quèc gia ViÖt Nam X©y dùng chÝnh s¸ch héi tô ngµnh - C¬ së lý luËn vµ kinh nghiÖm quèc tÕ : S¸ch chuyªn kh¶o / NguyÔn B×nh Giang, Ph¹m ThÞ Thanh Hång (ch.b.), L¹i L©m Anh... - H. : B¸ch khoa Hµ Néi, 2015. - 260tr. : h×nh vÏ, b¶ng biÓu ; 21cm Th­ môc: tr. 233 ISBN 978-604-938-688-6 1. Kinh tÕ 2. ChÝnh s¸ch 3. Héi tô ngµnh 4. LÝ luËn 5. Thùc tiÔn 6. S¸ch chuyªn kh¶o 338.9 - dc23 NHÀ XUẤT BẢN BÁCH KHOA HÀ NỘI BKM0008p-CIP 1 2 LỜI NÓI ĐẦU Hội tụ ngành, hiện tượng doanh nghiệp cùng ngành hoặc trong các ngành có liên quan quần tụ về mặt địa lý, đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử hoạt động sản xuất của loài người. Tuy nhiên, chỉ từ khi khoa học nghiên cứu hội tụ ngành và làm rõ những lợi ích của nó thì Nhà nước mới bắt đầu quan tâm tới việc sử dụng chính sách hội tụ ngành để thúc đẩy hội tụ ngành hơn nữa, làm lợi cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Mục đích chính của nghiên cứu này là cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho Việt Nam xây dựng chính sách hội tụ ngành. Nội dung của cuốn sách này gồm ba phần: Phần I hệ thống hóa các cơ sở lý luận giúp người đọc hiểu rõ ràng và chính xác hơn về hội tụ ngành và chính sách hội tụ ngành, cung cấp cơ sở khoa học để Việt Nam xây dựng chính sách hội tụ ngành. Phần II và Phần III cung cấp cơ sở thực tiễn cho xây dựng chính sách hội tụ ngành ở Việt Nam. Phần II giới thiệu các kinh nghiệm quốc tế, vừa giúp minh họa các lý luận ở phần trên, vừa giúp bổ sung thông tin cho cơ sở lý luận, khắc phục những hạn chế mà lý luận cô đọng và khô khan không đề cập đến. Ở Phần III, các tác giả chỉ ra những đòi hỏi thực tiễn ở Việt Nam cần có chính sách hội tụ ngành và nêu kiến nghị đối với công tác xây dựng chính sách hội tụ ngành ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện cuốn sách này, tập thể tác giả đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Chúng tôi trân trọng cảm ơn! TẬP THỂ TÁC GIẢ NGUYỄN BÌNH GIANG: Tiến sĩ, Nghiên cứu viên chính, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới – Đồng chủ biên. PHẠM THỊ THANH HỒNG: Tiến sĩ, Giảng viên chính, Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Đồng chủ biên. LẠI LÂM ANH: Tiến sĩ, Nghiên cứu viên, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới. NGUYỄN HỒNG BẮC: Thạc sĩ, Nghiên cứu viên chính, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới. TRẦN THỊ LAN HƯƠNG: Tiến sĩ, Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông. NGUYỄN NGỌC MẠNH: Tiến sĩ, Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu châu Mỹ. LÊ THỊ ÁI LÂM: Tiến sĩ, Nghiên cứu viên chính, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới. Các tác giả 3 4 4.1. Hội tụ ngành và chính sách phát triển cụm liên kết ngành ở Mỹ ...77 MỤC LỤC 4.2. Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Liên minh châu Âu ................................................................ 92 LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................... 2 TẬP THỂ TÁC GIẢ .......................................................................... 4 PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH................................................................7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI TỤ NGÀNH ...................... 9 1.1. Lược sử tư tưởng về hội tụ ngành ............................................... 9 1.2. Khái niệm và đặc trưng của hội tụ ngành ................................. 15 1.3. Phân biệt hội tụ ngành với một số khái niệm khác ................... 22 Chương 2. VAI TRÒ CỦA HỘI TỤ NGÀNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NỀN KINH TẾ ....................... 28 4.3. Thúc đẩy liên kết doanh nghiệp – trường đại học .................. 133 Chương 5. HỘI TỤ NGÀNH VÀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HỘI TỤ NGÀNH Ở MỘT SỐ NỀN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP MỚI VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN Ở CHÂU Á.................................................................... 139 5.1. Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Hàn Quốc . 139 5.2. Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Đài Loan…150 5.3. Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Trung Quốc.158 5.4. Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Malaysia và Thái Lan .......................................................... 175 2.1. Hội tụ ngành kích thích cạnh tranh ........................................... 30 5.5. Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Ấn Độ .. 188 2.2. Hội tụ ngành và tản quyền của doanh nghiệp ........................... 37 2.3. Hội tụ ngành giúp tăng năng suất lao động và hiệu quả ........... 43 Chương 3. VỀ CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH.......................... 50 3.1. Khái niệm chính sách hội tụ ngành ........................................... 50 PHẦN III. HỘI TỤ NGÀNH VÀ CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH Ở VIỆT NAM..............................196 Chương 6. HỘI TỤ NGÀNH Ở VIỆT NAM ............................... 199 6.1. Hội tụ ngành ở Việt Nam ....................................................... 200 3.2. Mục tiêu chính sách .................................................................. 55 3.3. Một số mô hình phát triển khu hội tụ ngành ............................. 63 6.2. Chính sách hội tụ ngành ở Việt Nam ..................................... 207 3.4. Công cụ thực hiện chính sách ................................................... 69 Chương 7. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH Ở VIỆT NAM .... 220 PHẦN II. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HỘI TỤ NGÀNH VÀ CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH............75 7.1. Nguyên tắc.............................................................................. 220 Chương 4. HỘI TỤ NGÀNH VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CỤM LIÊN KẾT NGÀNH Ở MỘT SỐ NƯỚC TIÊN TIẾN .................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 233 5 7.2. Các mục tiêu và biện pháp chính sách ................................... 222 6 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH 7 8 vòng thúc đẩy khác. Loại thứ ba là lợi tức gia tăng theo quy mô, có được nhờ sự tập trung đông các yếu tố sản xuất chuyên ngành. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI TỤ NGÀNH 1.1. Lược sử tư tưởng về hội tụ ngành 1.1.1. Khoa học vùng Các lý luận liên quan đến sự quần tụ của các doanh nghiệp vào một khu vực địa lý nhất định đã xuất hiện từ lâu. Đầu thế kỷ XIX, học giả người Đức Von Thünen (1826/1866) đã đề cập đến sự tập trung đông đúc dân cư vào một số đô thị, sự tập trung của các nhà máy vào một số khu vực và sự gắn kết giữa các nhà máy. Nghiên cứu của Von Thünen được một số tác giả sau này tiếp thu và bổ sung mà tiêu biểu là Weber (1909), Hotelling (1929), Christaller (1933), Lösch (1940), Hoover (1948), Isard (1956, 1960, 1998, 2003). Alfred Weber chỉ ra ba lực tác động chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí sản xuất của doanh nghiệp là chi phí vận tải, chi phí lao động, tính kinh tế nhờ hội tụ. Ông giải thích nguyên nhân chính của việc các ngành có xu hướng hội tụ tại một khu vực bởi đó là vị trí thuận lợi nhất để tối thiểu hóa các chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Edgar Hoover cho rằng, tính kinh tế nhờ hội tụ gồm ba loại. Loại thứ nhất là nhờ tập trung theo không gian như Marshall đã chỉ ra. Loại thứ hai là nhờ đô thị hóa, theo đó sự tập trung theo không gian của một ngành làm cho kinh tế địa phương nơi đó phát triển và đô thị hóa gia tăng. Khi đô thị hóa gia tăng thì thị trường mở rộng dẫn tới điều kiện thuận lợi cho các ngành khác tập trung theo và cứ như thế tiếp tục các 9 Walter Isard đề cập đến tính kinh tế khi tập trung theo địa phương có thể có được khi các nhà máy có đặc điểm tương tự hoặc liên quan cùng quy tụ ở một địa phương nhất định. Từ đó, ông đề xuất phương pháp phân tích theo tổ hợp công nghiệp (industrial complex). Nhà nghiên cứu quy hoạch đô thị Jane Jacobs đã phát hiện từ thực tế và khái quát thành lý luận về mối quan hệ giữa hội tụ đô thị và phát triển kinh tế. Jacobs (1969) cho rằng, đô thị là nơi hội tụ dân cư, nên việc trao đổi ý tưởng, tri thức, sản phẩm nhiều hơn những nơi khác và điều này thúc đẩy tạo ra các công việc mới, thúc đẩy năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh các học giả và nhà nghiên cứu nói trên, còn có thể kể đến lý thuyết lựa chọn vị trí sản xuất của Hotelling (1909). Nếu Marshall tìm hiểu nguyên nhân hội tụ ngành từ động cơ tối thiểu hóa chi phí của doanh nghiệp, thì Harold Hotelling lại tìm hiểu nguyên nhân hội tụ ngành từ động cơ tối đa hóa doanh thu. Ông xây dựng một mô hình toán để giải thích rằng, cạnh tranh để giành thị phần và tăng doanh thu giữa hai doanh nghiệp trong cùng ngành (giả định ngành chỉ có hai doanh nghiệp) rốt cục sẽ đạt trạng thái ổn định khi cả hai doanh nghiệp quy tụ lại một điểm. Sau này, Sacob (1979) đã mở rộng mô hình của Hotelling. Trong một ngành có nhiều doanh nghiệp đến mức giá cả không do doanh nghiệp nào chi phối thì giá mà người tiêu dùng bỏ ra để mua hàng của một doanh nghiệp nào đó sẽ bằng giá bán cộng với chi phí giao thông (vận tải) đi lại để mua hàng. Với mục đích tối đa hóa doanh thu (tối đa hóa lợi nhuận), doanh nghiệp sẽ đi chọn vị trí để giành được nhiều khách hàng nhất. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp theo đuổi hành vi như thế dẫn tới họ đều đóng ở cùng một nơi. 10 1.1.2. Kinh tế học Tân Cổ điển Đầu thế kỷ XX, Alfred Marshall (1919) đã đề cập đến các vùng công nghiệp (industrial districts) ở Anh và đề cập đến tính kinh tế nhờ hội tụ (economies of agglomeration). Marshall (1920) đã đặt vấn đề về tính kinh tế nhờ quy mô bên ngoài liên quan đến việc các doanh nghiệp nhỏ cùng ngành quần tụ cùng địa điểm.1 Học giả này cho rằng tính tổ chức cao giữa người bán và người mua là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới nhiều doanh nghiệp cùng ngành quần tụ cùng địa phương.2 Ông còn cho rằng việc các doanh nghiệp trong các ngành có liên quan hỗ trợ lẫn nhau sẽ dẫn tới sự tập trung của các doanh nghiệp này vào những địa điểm nhất định.3 Ông cũng đề cập đến việc nhiều công nhân tay nghề cao tụ tập tại những thị trấn hay địa phương công nghiệp nhỏ.4 Ông cho rằng lượng cầu lớn là một trong những yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp cùng ngành quần tụ.5 Lý luận về tính kinh tế nhờ hội tụ của Marshall được tiếp thu và phát triển thêm bởi Ohlin (1933), Perroux (1950, 1970), Myrdal (1957) và Hirschmann (1958). Các học giả này đã phát triển lý luận về tăng trưởng không cân bằng (unbalanced theory of growth). Phần nào chịu ảnh hưởng của Joseph Schumpeter trong lý luận về đổi mới – sáng tạo, Francois Perroux còn đã đưa ra khái niệm về cực tăng trưởng (growth pole), theo đó các doanh nghiệp đổi mới – sáng tạo tập trung với nhau và tạo ra ảnh hưởng thúc đẩy cả về phía thượng 1 Marshall (1920), quyển IV, chương VIII, chương X và chương XVIII. 2 Marshall (1920), quyển IV, chương XI. 3 Marshall (1920), quyển IV, chương XI. 4 Marshall (1920), quyển IV, chương X. 5 Marshall (1920), quyển IV, chương XI. 11 nguồn lẫn phía hạ nguồn của chuỗi sản xuất của một ngành nào đó, do đó đem lại tăng trưởng. Gunnar Myrdal đưa ra mô hình trung tâm – ngoại vi để giải thích rằng chính các ảnh hưởng nhân quả xoáy ốc và lũy kế khiến cho những khu vực đã phát triển sẽ tiếp tục duy trì ưu thế của mình, trong khi đó những khu vực kém phát triển sẽ tiếp tục gặp bất lợi và tụt hậu. Sau này, một số học giả còn đưa ra các khái niệm có tên gọi khác nhưng nội dung không khác mấy so với cực tăng trưởng, như cực công nghệ (technopole) hay thậm chí vùng trung tâm công nghệ (technopolis, ghép từ technology và metropolis) để chỉ các khu hội tụ rộng lớn như Silicon Valley (California) hay Route 128 (Massachusetts) ở Mỹ, các thành phố được quy hoạch cho mục đích phát triển công nghệ hay thậm chí các đại đô thị kiêm trung tâm kinh tế lớn. 1.1.3. Lý luận Địa lý Kinh tế Mới Krugman (1979, 1980, 1981, 1990a, 1990b, 1991, 1995a, 1995b) đã tiếp thu các lý luận của những học giả kinh tế học tân cổ điển và xây dựng được mô hình cân bằng ngắn hạn và mô hình động giải thích quyết định lựa chọn địa điểm của các doanh nghiệp đồng thời giải thích tại sao khu vực này lại có nhiều doanh nghiệp trong khi khu vực khác thì không. Lý luận này cũng được gọi là mô hình trung tâm và ngoại vi (core–periphery model) dù khác với mô hình của Myrdal. Ông đã nhấn mạnh vai trò của yếu tố lợi tức gia tăng theo sự liên kết (interdependently increasing returns), tính kinh tế bên trong và bên ngoài theo quy mô (internal and external economies of scale). Ông chỉ ra động cơ khiến các doanh nghiệp chủ ý ở gần nhau, đó là nhu cầu giảm chi phí giao dịch và tiếp nhận lan tỏa tri thức. Paul Krugman đã lập nền móng cho lý luận Địa lý Kinh tế Mới. 12 13 14 Nguồn: Palacios (2005). Hình 1.1. Sơ đồ minh họa sự phát triển lý luận về hội tụ ngành. Lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo Tư tưởng của J. M. Keynes và J. Schumpeter Thuyết địa lý kinh tế mới của P. Krugman Cụm liên kết ngành Vùng công nghiệp Tổ hợp công nghiệp Địa lý công nghiệp và các lý luận về lựa chọn vị trí hiện đại Cực tăng trưởng, trung tâm tăng trưởng Kinh tế học cổ điển Porter xem cụm liên kết ngành là “một hình thức mới trong tổ chức không gian” giúp doanh nghiệp giảm nhẹ những vấn đề gặp phải trong quan hệ giữa doanh nghiệp với chi nhánh hoặc công ty liên kết mà không bị vướng phải sự thiếu linh hoạt do liên kết theo chiều dọc hoặc những giảm nhẹ những thách thức trong quản lý liên quan đến việc tạo ra và duy trì các liên kết chính thức như mạng, liên minh, đối tác,... Khoa học vùng Cùng thời gian với Krugman, nhưng theo cách tiếp cận của ngành quản trị, Michael E. Porter (1990/2009, 1998, 2000a/b, 2003, 2007) đã đề cập đến cụm liên kết ngành như một nhân tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của quốc gia. Cụm liên kết ngành là một phần không thể thiếu trong "kinh tế học mới về cạnh tranh" của Porter. Porter còn phát triển lý luận Mô hình Kim cương để giải thích tại sao doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành lại nhận được nhiều lợi ích hơn doanh nghiệp tách biệt. Các lý thuyết về tăng trưởng không cân bằng 1.1.5. Quản trị học Lý thuyết lựa chọn vị trí sản xuất của A. Weber và các lý thuyết về quy tụ Kinh tế học tân cổ điển Cùng thời gian với Địa lý Kinh tế Mới, các nhà khoa học ngành kinh tế học đô thị và kinh tế học vùng cũng nghiên cứu về sự tập trung sản xuất. Saxenian (1989, 1990) qua quan sát Sillicon Valley mà nhận thấy khu hội tụ ngành bán dẫn này có các đặc điểm sau: "bầu không khí chuyên ngành", mạng lưới giữa các doanh nghiệp, tinh thần cạnh tranh trong khi vẫn hợp tác. Bằng kỹ thuật thống kê hiện đại và kỹ thuật hệ thống thông tin địa lý hiện đại, Henderson (1997) và Glaeser et al (1991) nghiên cứu vai trò của tập trung sản xuất, quy mô đô thị đối với tăng trưởng kinh tế của vùng. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của D. Ricardo 1.1.4. Kinh tế học đô thị và kinh tế học vùng Lý thuyết của A. Marshall về lựa chọn vị trí sản xuất theo ngành Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của M. Porter Fujita and Thisse (2002), Ottaviano and Thisse (2003) phát triển mô hình trung tâm và ngoại vi của Krugman trong điều kiện cạnh tranh độc quyền và xét đến cân bằng tổng thể. 1.1.6. Xã hội học Các nhà xã hội học đã nghiên cứu một số trường hợp thực tế riêng lẻ về các khu vực tập trung sản xuất. Piore and Sabel (1984) nghiên cứu các khu vực công nghiệp ở Ý và phát hiện ra rằng thị trường rộng lớn ở các vùng đô thị tập trung đối với các sản phẩm tương đối tiêu chuẩn hóa đã thôi thúc để các doanh nghiệp nhỏ phát triển kinh doanh theo hướng marketing tùy biến theo số đông (mass–customization). Các tác giả đó gọi sự thôi thúc này là "tinh thần công nghiệp thứ hai". 1.2. Khái niệm và đặc trưng của hội tụ ngành Có rất nhiều cách diễn đạt khái niệm hội tụ ngành. Các nhà kinh tế học tân cổ điển và các nhà địa lý kinh tế (cả truyền thống lẫn phái địa lý kinh tế mới) khi định nghĩa về tính kinh tế nhờ hội tụ đã đề cập đến hiện tượng tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp. Khái niệm tính kinh tế nhờ hội tụ chỉ đề cập đến hiện tượng số lượng lớn doanh nghiệp đóng gần nhau mà không đề cập đến quan hệ giữa các doanh nghiệp đó. Họ nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa sự hội tụ và vị trí gần nhau của các doanh nghiệp. Họ quan tâm đến sự hội tụ sản xuất nói chung, chứ không phải sự hội tụ theo ngành cụ thể. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của các đầu vào không trao đổi được bao gồm việc tiết kiệm chi phí giao dịch nhờ liên kết và hợp tác trong khu vực hội tụ ngành. Khác với các nhà kinh tế học tân cổ điển và địa lý kinh tế, các học giả theo trường phái khoa học quản trị quan tâm đến sự hội tụ theo ngành và mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế của khu vực hội tụ hơn. Họ cũng nhấn mạnh quá trình đổi mới – sáng tạo và sự ganh đua tích cực giữa các doanh nghiệp trong cụm có tác dụng thúc đẩy đổi mới – sáng tạo, các cấu trúc và thiết chế hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo, chất lượng của các đầu vào (như lao động). 15 Do cách tiếp cận và mối quan tâm khác nhau, nên định nghĩa không hoàn toàn giống nhau về mặt nội dung. Về mặt thuật ngữ cũng có sự khác biệt. Trong khi phái Địa lý Kinh tế Mới thường sử dụng thuật ngữ industrial agglomeration hoặc geographic agglomeration, spatial agglomeration, thì phái quản trị lại dùng thuật ngữ industrial cluster hoặc business cluster (nhiều khi chỉ gọi tắt là cluster). Tuy nhiên, không phải lúc nào có sự phân biệt rạch ròi theo hai phái như vậy. Rất nhiều học giả và công trình nghiên cứu đã tiếp thu cả hai cách tiếp cận nói trên. Họ cũng sử dụng lẫn lộn hai thuật ngữ nói trên, mặc dù hay dùng thuật ngữ cluster hơn. Thậm chí, có cả cách sử dụng kết hợp cluster agglomeration (Lindqvist, 2009). Trong tiếng Anh, ngoài hai cách gọi industrial agglomeration và industrial cluster, còn có cách gọi khác nhưng nghĩa tương tự hai cách gọi trước, đó là industrial district. Michael Porter của Đại học Havard định nghĩa về cụm liên kết ngành như sau: "Cụm liên kết ngành là sự tập trung về mặt địa lý của các công ty và thể chế có kết nối với nhau trong một lĩnh vực nhất định. Cụm liên kết ngành bao gồm hàng loạt các ngành có liên kết cùng những thực thể khác quan trọng đối với cạnh tranh. Nó bao gồm, ví dụ, các nhà cung ứng đầu vào chuyên ngành như là cụm linh kiện, máy móc, những dịch vụ và những nhà cung cấp kết cấu hạ tầng chuyên ngành. Cụm liên kết ngành thường phát triển xuôi tới các kênh tiêu thụ và tới khách hàng, phát triển ngang tới các nhà sản xuất các sản phẩm bổ sung và tới các doanh nghiệp trong những ngành có liên quan về mặt công nghệ, kỹ năng, đầu vào chung. Cuối cùng, nhiều cụm liên kết ngành bao gồm cả những thể chế chính quyền và thể chế khác – như trường đại học, các cơ quan quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, các cơ quan tư vấn, các tổ chức dạy nghề và các hiệp hội ngành nghề" (Porter, 1998). 16 Cụm liên kết ngành là "những nhóm gần nhau về mặt địa lý các công ty có liên kết với nhau và các thể chế có liên quan trong một lĩnh vực nào đó, gắn kết với nhau về mặt công nghệ và kỹ năng. Họ thường ở trong một khu vực địa lý nơi mà trao đổi liên lạc, tiếp vận và tương tác cá nhân dễ dàng. Các cụm liên kết ngành thường tập trung trong các vùng và đôi khi trong một thành phố" (Porter, 2003). Roelandt và Den Hertog (1999) coi cụm liên kết ngành là các mạng liên kết (theo chiều dọc hoặc chiều ngang) tạo nên bởi các doanh nghiệp không giống nhau và bổ sung cho nhau, chuyên môn hóa vào một liên kết đặc thù hoặc một cơ sở tri thức trong chuỗi giá trị. Định nghĩa như thế này lại quan tâm đến liên kết giữa các doanh nghiệp chứ không nhắc đến sự tập trung các doanh nghiệp về mặt địa lý. Cụm liên kết ngành là "sự tập trung về mặt địa lý của các hãng, những nhà cung ứng, các dịch vụ hỗ trợ, kết cấu hạ tầng chuyên ngành, những nhà sản xuất các sản phẩm liên quan và các thể chế chuyên ngành (ví dụ: các chương trình đào tạo và các hiệp hội kinh doanh) xảy ra trong những ngành nhất định ở những nơi nhất định... Cụm liên kết ngành bao gồm những mạng lưới dày đặc các hãng có liên hệ với nhau xuất hiện trong một vùng vì những hiệu ứng ngoại lai và hiệu ứng tràn mạnh mẽ giữa các hãng (và nhiều loại thể chế nữa) trong một cụm liên kết ngành." (Porter, 2007). Anderson và đồng tác giả (2004), kết hợp lý luận của Địa lý Kinh tế Mới và của phái quản trị Porter, đã định nghĩa cụm liên kết ngành là quá trình các doanh nghiệp và các chủ thể tổ chức khác cùng tụ họp lại trong một khu vực địa lý tập trung, hợp tác với nhau xung quanh một lĩnh vực chức năng nhất định, tạo lập nên những mối liên kết chặt chẽ và những liên minh sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh tập thể. Đại học Minnesota định nghĩa như sau về cụm liên kết ngành: "là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp và các ngành vừa cạnh tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau hoặc phụ thuộc vào nhau và họ kinh doanh với nhau và/hoặc có cùng nhu cầu về nhân lực, công nghệ 6 và kết cấu hạ tầng". Rosenfeld (2002) định nghĩa cụm liên kết ngành là "một số lượng có ý nghĩa (số lượng đủ để thu hút các dịch vụ, nguồn lực và nhà cung ứng chuyên ngành) các doanh nghiệp trong một không gian giới hạn có những quan hệ mang tính hệ thống nào đó với nhau dựa trên tính bổ sung và tương tự". 6 Industry Clusters: An Economic Development Strategy for Minnesota Preliminary Report. http://www.hhh.umn.edu/centers/slp/economic_development/econdev _strategy_industry_cluster.pdf; University of Minnesota Extension Service, 1999. Accessed June 19th, 2006. 17 Anbumozhi và đồng tác giả (2009) chú ý hơn đến sự gắn kết giữa các thành viên của cụm liên kết ngành và đưa ra một cách tiếp cận khác đối với cụm liên kết ngành. Họ xem cụm liên kết ngành là một thực thể kinh tế – xã hội có đặc trưng là một cộng đồng xã hội và một tập hợp các chủ thể kinh tế đóng ở gần nhau trong một khu vực địa lý nhất định. Trên đây là một số khái niệm điển hình về hội tụ ngành và cụm liên kết ngành. Còn rất nhiều cách định nghĩa khác. Các định nghĩa đó thực ra không khác nhau về nội dung, chỉ khác nhau về cách diễn đạt và nội dung nhấn mạnh tùy theo dụng ý hoặc sự quan tâm của mỗi tác giả. Tóm lại, khu hội tụ ngành bao gồm các khía cạnh chính sau: (a) Sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế, tổ chức liên quan khác; (b) Sự cung cấp các dịch vụ chuyên ngành, như nhà cung ứng chuyên ngành, cơ sở hạ tầng cần thiết cho ngành, lao động với kỹ năng cần thiết của ngành, tri thức chuyên ngành,... 18 (c) Quan hệ tương tác năng động giữa các chủ thể; (d) Sự tiếp xúc, trao đổi chính thức và không chính thức các thông tin kinh doanh, bí quyết, tri thức chuyên môn giữa các chủ thể. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tự quy ước sử dụng "hội tụ ngành" như động từ hoặc danh – động từ để chỉ hoạt động, quá trình các doanh nghiệp cùng ngành và doanh nghiệp, tổ chức liên quan quần tụ về đóng ở một nơi; sử dụng "khu hội tụ ngành" để chỉ địa bàn nơi diễn ra hoạt động, quá trình đó; sử dụng "cụm liên kết ngành" để chỉ trạng thái bậc cao của khu hội tụ ngành, tại đó hoạt động đổi mới – sáng tạo lấy liên kết trường đại học – doanh nghiệp làm trung tâm. Benner (2009), giống như Porter (1999), cho rằng, mọi sự hội tụ về mặt không gian của các doanh nghiệp cùng ngành hoặc trong các ngành có liên quan trong một địa phương, một vùng, một khu vực liên vùng, một quốc gia hoặc phạm vi xuyên quốc gia đều được coi là cụm liên kết ngành, không phụ thuộc vào các nhân tố vật chất (công trình). Trong khi đó, theo tính toán của các học giả Nhật Bản, khu vực hội tụ ngành cho ngành chế biến, chế tạo (manufacturing) có bán kính khoảng 50 km, là nơi mà mật độ giao dịch của mỗi doanh nghiệp tối thiểu là một vụ mỗi ngày, thời gian giao hàng dưới 2,5 giờ, hình thức vận chuyển hàng hóa giữa các doanh nghiệp chủ yếu là xe tải, cự ly vận chuyển dưới 100 km. Nói cách khác, khu vực hội tụ ngành là vùng có phạm vi địa lý phù hợp cho chế độ cung ứng just–in–time (JIT logistics)7. Các cụm liên kết ngành, theo Anderson và đồng tác giả (2004), có bảy đặc trưng sau đây: – Tập trung về mặt địa lý: Các doanh nghiệp đóng gần nhau về mặt địa lý do các nhân tố vật chất, như tác động ngoại lai theo quy mô, cũng như các nhân tố mềm như vốn xã hội và các quá trình học hỏi lẫn nhau. – Chuyên môn hóa: Mỗi cụm liên kết ngành thường tập trung xung quanh một hoạt động cốt lõi nào đó, còn các hoạt động khác thì có liên quan tới hoạt động cốt lõi này. – Đa chủ thể: Cụm liên kết ngành và chính sách phát triển cụm liên kết ngành không chỉ bao gồm doanh nghiệp, mà còn các tổ chức nhà nước, học thuật, khoa học, các định chế tài chính. – Vừa cạnh tranh lẫn nhau vừa hợp tác với nhau. – Có hiệu ứng "số đông cần thiết" (critical mass): Hiệu ứng này tạo ra sự năng động nội bộ của khu vực. Một phát minh, sáng chế ra đời, nếu được một số đông chấp nhận áp dụng thì phát minh, sáng chế đó sẽ sống và phát triển. – Có chu kỳ sống: Hội tụ ngành không phải là một hiện tượng nhất thời hay ngắn hạn, mà là một tiến trình dài hạn. Quần tụ đông đến một mức nhất định lại gây ra hiện tượng phi kinh tế do quần tụ (diseconomies of agglomeration). 8 – Đổi mới – sáng tạo : Các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành có liên quan đến những thay đổi về mặt công nghệ, về mặt thương mại cũng như về mặt tổ chức. 8 7 Justintime là chế độ cung ứng đảm bảo đúng sản phẩm  với đúng số lượng  tại đúng nơi  vào đúng thời điểm cần thiết, hướng tới tồn kho bằng không  thời gian chờ đợi bằng không  chi phí phát sinh bằng không. 19 Đổi mới  sáng tạo (innovation) là việc sử dụng các tri thức mới về công nghệ hoặc/và thị trường để tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ mới theo yêu cầu của khách hàng (theo Allan Afuah (2003), Innovation management: Strategies, implementations, and profits, Oxford University Press. 20 Tuy nhiên, không phải đặc trưng nào cũng có ở mọi cụm liên kết ngành và không phải đặc trưng nào cũng cần thiết. Cụm liên kết ngành, theo Anbumozhi và đồng tác giả (2009), có đặc trưng là: – Mật độ dày đặc các hoạt động kinh tế do sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp tương tự nhau hoặc có liên quan tới nhau; – Tồn tại của các hoạt động giống/tương tự nhau và bổ sung cho nhau, ví dụ quan hệ cung ứng, quan hệ mua – bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ; – Tồn tại của các liên kết liên doanh nghiệp do kết quả của hoạt động theo hợp đồng và các hình thức hợp tác khác; – Có cảm nhận lịch sử văn hóa xã hội chung, kết cấu hạ tầng chung, sự năng động chung của những cá thể cùng thuộc một nơi (Anbumozhi và đồng tác giả, 2009). CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN NHÀ CUNG ỨNG (địa phương và nhập khẩu) NGHIÊN CỨU VÀ CÔNG NGHỆ LAO ĐỘNG CÁC NGÀNH CHỦ LỰC CÁC NGÀNH HỖ TRỢ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁCH HÀNG (địa phương và xuất khẩu) KẾT CẤU HẠ TẦNG CHUYỂN NGÀNH LAO ĐỘNG 1.3. Phân biệt hội tụ ngành với một số khái niệm khác 1.3.1. Phân biệt hội tụ ngành với mạng sản xuất Hội tụ ngành và mạng sản xuất tuy cùng là tập hợp nhiều doanh nghiệp có liên kết với nhau, song đây là hai khái niệm khác nhau. Hội tụ ngành gắn với sự tập trung doanh nghiệp về mặt không gian (địa điểm sản xuất), trong khi đó, mạng sản xuất có thể trải rộng về mặt không gian, nhiều trường hợp là mạng sản xuất quốc tế. Trong mạng sản xuất rộng lớn có các nút và các kết nối giữa các nút. Trong nhiều trường hợp, các nút của mạng sản xuất đặt ở các khu hội tụ ngành. Quan trọng hơn, thành viên của mạng sản xuất liên kết với nhau theo một cách thức có tổ chức, có hệ thống. Vì thế, doanh nghiệp muốn được kết nạp vào mạng sản xuất phải đáp ứng một loạt điều kiện.9 Nói cách khác, nếu doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức, nó sẽ bị loại trừ khỏi mạng. Trong khi đó, ở khu hội tụ ngành, các thành viên vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh với nhau. Có thể có thành viên trong khu hội tụ ngành chỉ đặt cơ sở sản xuất của mình ở đó và chỉ tham gia liên kết ở những hoạt động như hợp tác về nghiên cứu phát triển hay hợp tác về marketing, chứ không tham gia liên kết trong chuỗi cung ứng. Thậm chí, có thể có thành viên của khu hội tụ ngành chỉ là những "người ngồi không hưởng lợi" (free rider), nghĩa là họ có mặt ở đó để tiếp cận thông tin về cạnh tranh, tiếp cận thông tin về đổi mới sáng tạo, hoặc khai thác nguồn lao động chuyên ngành sẵn có. Vì thế, đối với các doanh nghiệp, khu hội tụ ngành mang tính bao bọc, miễn là nó đóng trong khu hội tụ ngành. 9 Xem thêm: Nguyễn Bình Giang chủ biên, "Nâng cấp ngành với việc tham gia mạng sản xuất quốc tế: Kinh nghiệm Đông Á", Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015. Hình 1.2. Các liên kết lẫn nhau trong một cụm liên kết ngành. Nguồn: Kế thừa từ Nolan and Kumar (2006). 21 22 1.3.2. Phân biệt hội tụ ngành với khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp Khu công nghiệp (và các dạng tương tự như khu chế xuất) mặc dù cũng là nơi mà số đông doanh nghiệp tập trung theo không gian, song nếu giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp không có liên kết với nhau, thì không có hội tụ ngành. Chú ý là, ngay cả đối với các khu công nghiệp chuyên ngành, không phải cứ có khu công nghiệp là liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ hình thành. Ngoài ra, trên thực tế, có rất nhiều khu công nghiệp là đa ngành – tại đó chủ đầu tư phát triển hạ tầng của nó hay thậm chí là chính quyền đầu tư – đặt mục tiêu thu hút nhà đầu tư thứ cấp mà không quan tâm tới chuyên ngành, đương nhiên càng không quan tâm tới giúp các nhà đầu tư thứ cấp liên kết với nhau. Khu kinh tế và các dạng tương tự như đặc khu kinh tế, khu thương mại tự do,..., thường rất rộng, nên thường là những khu tổng hợp – đa ngành. Do đó, không phải khu kinh tế nào cũng có thể là khu hội tụ ngành. Ở một số nước như Việt Nam, Trung Quốc còn có một hình thức tập trung sản xuất theo không gian nữa là cụm công nghiệp. Đây là hình thức hay bị nhầm lẫn với cụm liên kết ngành nhất, vì rất nhiều tài liệu tiếng Anh khi đề cập đến cụm công nghiệp của Việt Nam lại dùng từ "industrial cluster"; ngược lại, nhiều tài liệu tiếng Việt, có lẽ do tác giả quen thuộc với cụm công nghiệp, nên lại biên dịch "industrial cluster" trong tài liệu nước ngoài thành cụm công nghiệp. Cụm công nghiệp ở Việt Nam chỉ là dạng khu công nghiệp nhỏ, có mức độ đầu tư kết cấu hạ tầng và quản trị toàn khu rất thấp. Trong trường hợp các cụm công nghiệp làng nghề, có thể xem cụm công nghiệp là mức thấp trong các mức độ khu hội tụ ngành. Song, có nhiều cụm công nghiệp lại đơn thuần chỉ là tập hợp của các công xưởng tiểu thủ công nghiệp hoặc công nghiệp thô sơ gây ô nhiễm. 23 Cần lưu ý rằng, do tập trung doanh nghiệp về mặt địa lý là một trong những điều kiện để có khu hội tụ ngành, nên những nơi có nhiều khu công nghiệp dễ có khu hội tụ ngành hơn những nơi khác. 1.3.3. Sự hình thành khu hội tụ ngành Để hiểu được vì sao khu hội tụ ngành có thể hình thành, cần làm rõ khái niệm về tính kinh tế bên ngoài theo quy mô. Khi bàn về lợi thế so sánh, các giáo trình kinh tế học cơ sở thường giả định rằng lợi tức cố định theo quy mô, mục đích là để cho đơn giản. Lợi tức cố định theo quy mô tức là tổng chi phí sản xuất tăng lên bao nhiêu lần thì sản lượng cũng tăng lên bấy nhiêu lần; khi đó chi phí sản xuất bình quân không thay đổi (cố định). Tuy nhiên, trong thực tế, lợi tức có thể gia tăng theo quy mô (increasing return to scale), nghĩa là khi tăng lượng đầu vào bao nhiêu thì sản lượng còn tăng với tỷ lệ cao hơn thế. Đây là tình huống mà chi phí sản xuất bình quân giảm đi khi lượng đầu vào tăng lên. Nói cách khác, quy mô sản xuất càng tăng thì càng tiết kiệm được chi phí sản xuất bình quân. Kinh tế học gọi đây là tính kinh tế theo quy mô (economies to scale). Tuy nhiên, lưu ý rằng, quy mô nhắc đến ở tình huống trên là quy mô của bản thân doanh nghiệp. Marshall từ cuối thế kỷ XIX và Krugman trong thập niên 1980 thế kỷ XX lại lưu ý một tình huống khác, ở đó khi quy mô của ngành tăng lên thì chi phí sản xuất bình quân của doanh nghiệp trong ngành lại giảm đi. Tính kinh tế theo quy mô kiểu này gọi là tính kinh tế bên ngoài theo quy mô (external economies of scale), cũng có lúc gọi là tính kinh tế nhờ hội tụ (economies of agglomeration). Tính kinh tế theo quy mô trong tình huống ban đầu, để phân biệt, đôi khi được gọi là tính kinh tế bên trong theo quy mô (internal economies of scale). Tính kinh tế bên trong theo quy mô có thể hình thành khi cấu trúc thị trường ở trạng thái có độc quyền. Số lượng doanh nghiệp càng ít và do đó doanh nghiệp càng lớn thì tính kinh tế theo quy mô càng cao. 24 Trái lại, tính kinh tế bên ngoài theo quy mô hình thành trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Ngành càng nhiều doanh nghiệp thì quy mô ngành càng lớn và tính kinh tế theo quy mô đối với mỗi doanh nghiệp trong ngành càng cao. Chính tính kinh tế bên ngoài theo quy mô này là động lực dẫn tới hội tụ ngành. Số đông doanh nghiệp cùng ngành và ngành có liên quan tụ tập trong một khu vực địa lý nhất định chính là sự gia tăng quy mô ngành trong khu vực đó. Potter và Watts (2011) chỉ ra "bộ ba" yếu tố dẫn tới tính kinh tế nhờ hội tụ là: – Sự tập trung lao động chuyên ngành có kỹ năng; gian cho doanh nghiệp khác ở khu vực. Họ cũng có thể là doanh nghiệp đang đi tìm các liên kết ngược – tức là đang tìm cách lại gần những doanh nghiệp cung ứng sản phẩm trung gian đầu vào cho mình. Các doanh nghiệp kéo đến có thể còn là để tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn lao động dồi dào và có kỹ năng. Doanh nghiệp ngày càng đông thì cung cấp lao động cũng tăng do người lao động kéo đến khu vực đang phát triển nhanh để tìm việc. Nhiều người trong số họ có kỹ năng cao hơn nhờ được đào tạo ở các doanh nghiệp đã đến đây từ trước. Các doanh nghiệp kéo đến sau còn là để hưởng lợi ích của một hệ thống kết cấu hạ tầng và kết cấu xã hội phát triển cùng với cụm liên kết ngành này. – Sự tập trung các liên kết cung ứng địa phương; Tăng trưởng kinh tế – Lan tỏa tri thức địa phương. Khu hội tụ ngành có thể hình thành một cách tự phát theo kiểu nối tiếp (path–dependency) trên cơ sở những sự kiện tình cờ, hoặc cũng có thể hình thành theo sáng kiến của các doanh nghiệp hay chính quyền (Benner, 2009). Kết cấu hạ tầng đô thị Đầu tư cho R&D Đổi mới  sáng tạo Đông doanh nghiệp Quy mô doanh nghiệp Lao động lành nghề Sẵn nguồn cung ứng Lợi thế cạnh tranh Sonobe et al (2004) đưa ra mô hình mô tả sự hình thành của cụm liên kết ngành, theo đó ban đầu có một vài doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc phát triển một công nghệ của một ngành nào đó, tiếp đến là những doanh nghiệp khác kéo đến bắt chước. Khi ngành này phát triển nhanh và kiếm được nhiều lợi nhuận, ngày càng có nhiều doanh nghiệp kéo đến khu vực này, tạo thành cụm liên kết ngành. Sự phát triển không ngừng của các ngành này kéo theo sự phát triển và bền vững của các cụm liên kết ngành cũng như sự phát triển của khu vực công nghiệp ở địa phương và cả đất nước. Lợi nhuận Sản xuất Khu hội tụ ngành phát triển Bất lợi do hội tụ Năng lực cạnh tranh Giá đất tăng cao Chen chúc KCHT không đủ, chi phí vận tải tăng Hình 1.3. Sự phát triển của khu hội tụ ngành. Nguồn: Kế thừa từ Buendia (2005), hình 4.2 trang 96. Những doanh nghiệp kéo đến sau có thể là cùng sản xuất và bán sản phẩm như những doanh nghiệp đến trước và mục đích của họ là tìm kiếm/tranh giành khách hàng – những người đang bị hấp dẫn đến khu vực bởi những doanh nghiệp đến trước. Họ có thể là những doanh nghiệp đi tìm các liên kết xuôi – tức là đi cung ứng sản phẩm trung 25 Tích lũy tri thức Ghi chú: KCHT: kết cấu hạ tầng; Dấu + biểu thị tác động thúc đẩy; Dấu – biểu thị tác động cản trở. 26 Buendia (2005) chỉ ra tác động thúc đẩy lẫn nhau một cách tích cực giữa việc phát triển khu hội tụ ngành với lợi thế cạnh tranh của địa phương, đô thị hóa của địa phương, tăng trưởng kinh tế địa phương, tích lũy tri thức, năng lực đổi mới – sáng tạo và năng lực cạnh tranh, số lượng doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp cũng như mức độ sẵn có lao động chuyên ngành lành nghề và nguồn cung ứng chuyên ngành. Buendia đồng thời chỉ ra rằng khu hội tụ ngành phát triển đến một ngưỡng nhất định sẽ dẫn tới tình trạng kết cấu hạ tầng dần không đủ khiến cho chi phí vận tải gia tăng, tình trạng chen chúc, tình trạng giá thuê địa điểm kinh doanh cũng như thuê nhà, thuê đất gia tăng tạo ra những bất lợi của việc quần tụ quá đông. Những bất lợi này sẽ cản trở sự phát triển của khu hội tụ ngành. Chương 2 VAI TRÒ CỦA HỘI TỤ NGÀNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NỀN KINH TẾ Từ đầu thế kỷ XX, Alfred Marshal đã chỉ ra ba lợi thế của các khu hội tụ ngành, đó là: (1) sự phân công lao động giữa các doanh nghiệp trong vùng để cùng nhau tạo nên một loại sản phẩm cuối cùng; (2) sự hình thành thị trường lao động có tay nghề cao; (3) lan truyền thông tin giữa các doanh nghiệp. Lợi thế thứ nhất lại thúc đẩy đổi mới – sáng tạo, vì khi có sự phân công lao động đến từng chi tiết nhỏ của một sản phẩm thì những thử nghiệm cải tiến chi tiết sẽ cho ra đời các sản phẩm cải tiến. Lợi thế thứ hai cũng thúc đẩy đổi mới – sáng tạo vì cải tiến chi tiết nhỏ xuất phát từ những người thợ lành nghề và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực của mình. Lợi thế thứ ba sẽ thúc đẩy cạnh tranh. Bởi vì các doanh nghiệp thường muốn mình hình ảnh của mình trong con mắt khách hàng tốt hơn các doanh nghiệp đối thủ, nên họ sẽ "nghe ngóng" đối thủ. Việc ở gần nhau trong khu hội tụ ngành là cơ hội để họ "nghe ngóng" tốt hơn dẫn tới cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Khách hàng ở đây bao gồm cả khách hàng mua đầu ra, khách hàng cung ứng đầu vào và cả khách hàng là người bán sức lao động cho doanh nghiệp. Cạnh tranh và đổi mới – sáng tạo lại thúc đẩy lẫn nhau. Muốn cạnh tranh thì phải đổi mới – sáng tạo. Doanh nghiệp khác đổi mới – sáng tạo thì doanh nghiệp mình cũng phải cố gắng đổi mới – sáng tạo. Năm 2002, Hiệp hội Thống đốc Quốc gia của Mỹ đã đặt hàng các nhà khoa học soạn một giới thiệu về cụm liên kết ngành. Bản giới thiệu 27 28 này cho rằng các cụm liên kết ngành đem lại những lợi ích trực tiếp 2.1. Hội tụ ngành kích thích cạnh tranh và lợi ích gián tiếp sau đây. Mô hình kim cương của Porter (1990) lấy sự ganh đua là nhân tố chủ đạo tạo nên sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự gần gũi về mặt khoảng cách giữa các doanh nghiệp trong khu hội tụ ngành tạo điều kiện cho các doanh nghiệp so sánh mình với các doanh nghiệp đối thủ và thúc đẩy ganh đua. "Sự ganh đua với các đối thủ cạnh tranh trong vùng có hiệu ứng kích thích đặc biệt mạnh mẽ bởi vì khoảng cách so sánh đã giảm đi và vì các đối thủ trong vùng có hoàn cảnh chung giống nhau (chẳng hạn, chi phí lao động và khả năng tiếp cận thị trường địa phương), cho nên cạnh tranh là trên hết (Porter, 2000b). Vì cạnh tranh trong cùng một điều kiện giống nhau, nên doanh nghiệp nào tụt hậu – mà sự tụt hậu này rất dễ thấy vì các doanh nghiệp gần nhau – phải tự xem lại chiến lược của mình. 10 Bảng 2.1. Lợi ích của cụm liên kết ngành đối với doanh nghiệp trong cụm Lợi ích Nguồn Trực tiếp Nguồn hữu hình Hiệu quả thiết kế Chuỗi cung ứng địa phương Năng suất cao hơn Lực lượng lao động chuyên ngành Tiếp cận nhanh và dễ hơn Dịch vụ chuyên ngành Chi phí thấp hơn nhưng chất lượng Sẵn có đầu vào sản xuất cao hơn Cơ hội liên doanh, liên kết Số lượng lớn doanh nghiệp Gián tiếp Nguồn vô hình 2.1.1. Hội tụ ngành giúp tăng hiệu quả sản xuất Thị trường lao động không chính thức Krugman (1991) giải thích sự tương tác giữa chi phí vận tải và tính kinh tế theo quy mô. Nếu chí vận tải quá cao đến mức tính kinh tế bên ngoài theo quy mô không đủ bù đắp, thì doanh nghiệp sẽ phân tán ở các nơi (thị trường) khác nhau để đỡ tốn chi phí vận tải. Ngược lại, nếu chi phí vận tải đủ thấp so với tính kinh tế bên ngoài theo quy mô khi hội tụ các nhà máy về một nơi, doanh nghiệp sẽ tập trung hoạt động sản xuất của mình và thường là về nơi có lượng cầu cao nhất. Còn nếu chi phí vận tải bằng 0, thì doanh nghiệp có thể tùy ý đặt nhà máy ở bất cứ đâu miễn là tính kinh tế bên ngoài theo quy mô cao nhất, giúp họ tối đa hóa lợi nhuận. Thực tế, báo cáo này dùng các từ "hard benefit" và "soft benefit". Sau khi hiểu bản chất, chúng tôi biên dịch "hard benefit" thành "lợi ích trực tiếp" và "soft benefit" thành "lợi ích gián tiếp". Scott (1988a) cho rằng: "Khi các điều kiện kinh tế thay đổi dẫn tới những bất chắc và bất ổn định ngày càng lớn trong sản xuất và cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường sản phẩm cuối cùng, thì tính kinh tế theo quy mô và theo phạm vi bên trong doanh nghiệp bắt đầu tan rã đến mức toàn bộ hệ thống sản xuất xuất hiện những triệu chứng rõ rệt của tản quyền theo chiều ngang và chiều dọc. Sự tản quyền này Tầm nhìn chung, kế hoạch chung, sức Tham gia các hiệp hội ảnh hưởng chung Cơ hội phối hợp giữa các doanh Sự tin tưởng lẫn nhau nghiệp, mạng lưới Cơ hội chuyển giao công nghệ và đổi Học hỏi lẫn nhau mới – sáng tạo Cơ hội chuyển giao tri thức ẩn và bí quyết Học hỏi lẫn nhau Hiệu suất, thăng tiến nghề nghiệp Nguồn: Rosenfeld (2002b). 10 29 30 đã củng cố đáng kể sự linh hoạt trong sử dụng vốn và lao động vì nó cho phép nhà sản xuất kết hợp và tái tổ hợp vào các liên minh lỏng lẻo, dễ chuyển đổi do các liên kết giao dịch với bên ngoài tạo ra." Tản quyền theo chiều dọc – tức là ủy quyền cho nhà sản xuất khác sản xuất giúp mình một công đoạn trong dây chuyền làm ra sản phẩm cuối – đóng vai trò là phương tiện làm hài hòa các cấu trúc sản xuất khác nhau, vì thế có thể phản ứng linh hoạt với những thay đổi của hoàn cảnh. Tuy nhiên, tản quyền theo chiều dọc có nhược điểm là khó kiểm soát, nên đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các bên. Nó làm tăng chi phí vận tải, chi phí liên lạc, chi phí tìm kiếm đối tác và tìm kiếm lao động, thuế và chi phí hải quan (nếu là tản quyền xuyên quốc gia). Điều này có thể khắc phục bằng cách các bên đặt nhà máy gần nhau, tức là hội tụ ngành (Scott, 1988b). Nói cách khác, hội tụ ngành giúp tăng hiệu quả sản xuất. 2.1.2. Hội tụ ngành giúp giảm bất trắc Granovetter (1985) coi các hoạt động kinh tế là sự gắn kết trong các quan hệ xã hội. Sự gắn kết ở đây được hiểu là các hoạt động kinh tế, là một bộ phận hữu cơ của cấu trúc xã hội. Điều này dẫn tới các chủ thể kinh tế không phải lúc nào cũng hành động một cách cơ hội, mà trái lại có ý thức giữ danh dự và cố gắng giành được lòng tin của xã hội. Nhờ sự gắn kết này, theo Uzzi (1997), các doanh nghiệp có thể: (a) tin tưởng nhau và nỗ lực thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng mà không đòi hỏi những điều khoản cưỡng chế; (b) hiểu nhau hơn nên cung ứng cho nhau tốt hơn; (c) có thể lập nên các thỏa thuận – mà theo thời gian sẽ trở thành tập quán – để cùng giải quyết những vấn đề phát sinh, giúp cho mỗi bên có thể dự đoán trước đối tác của mình sẽ ứng xử thế nào nếu có vấn đề phát sinh. Một cách thức để đạt được sự gắn kết như thế là các doanh nghiệp phải thường xuyên tương tác, tiếp xúc, trao đổi với nhau. Hội tụ ngành và cụm liên kết ngành có thể giúp đạt được điều này. 31 2.1.3. Hội tụ ngành tạo thuận lợi cho thu hút FDI Hội tụ ngành diễn ra theo kiểu “quả bóng tuyết”. Một nhà sản xuất trong ngành lắp ráp ô tô nếu có thể thu hút các nhà sản xuất khác ở các công đoạn thượng nguồn về cùng một địa điểm với mình thì năng suất lao động sẽ được nâng cao và thị trường sẽ được mở rộng. Kết quả này sẽ thu hút các hãng lắp ráp ô tô khác tới. Các ngoại ứng tích cực sẽ hấp dẫn cả các hoạt động kinh tế khác, chứ không chỉ các hoạt 11 động của ngành chế tạo ô tô. Hiện tượng này chính là tự hội tụ, giống như quả bóng tuyết càng ngày càng lớn thêm khi nó lăn trên tuyết. Một cách gọi khác của hiện tượng này là hiệu ứng cụm. So với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI coi trọng yếu tố hội tụ ngành khi lựa chọn địa điểm đầu tư hơn. Vì thế, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài thường chọn những khu vực hội tụ ngành làm địa điểm đầu tư của mình. Các doanh nghiệp FDI thích "ở gần nhau" vì các liên kết sản xuất theo chiều dọc cũng như theo chiều ngang. Sự tương tác giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước làm mức độ hội tụ ngành tăng cao thêm và hiệu quả sản xuất cũng cao hơn lại càng có tác dụng thu hút FDI. Cả hội tụ ngành lẫn FDI đều tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng GDP của địa phương, rồi đến lượt tăng trưởng kinh tế lại tác động tích cực tới hội tụ ngành và thu hút FDI. Cứ như vậy, hội tụ ngành, FDI và tăng trưởng kinh tế thúc đẩy nhau. Dinh (2009) đã phát hiện thấy khi đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp FDI cùng nước có xu hướng hội tụ với nhau nhiều hơn so với các doanh nghiệp FDI khác nước. Các doanh nghiệp FDI cũng có xu hướng hội tụ nhiều hơn doanh nghiệp trong nước. Trinh (2013) qua khảo sát 920 doanh nghiệp FDI mới đầu tư vào Việt Nam năm 2009 11 Working Group for Developing Roadmap toward East Asian Economic Integration (2008), pp. 18  19. 32 cũng phát hiện thấy các doanh nghiệp FDI có xu hướng hội tụ cùng ngành và/hoặc cùng nước. kia, nên bang nào có mức độ hội tụ ngành cao hơn thì sẽ thành công hơn trong thu hút FDI của Nhật Bản. Nghiên cứu khảo sát của Hilber and Voicu (2006) đã cho thấy, giữa các địa phương trong cùng Romania, địa phương nào có sự hội tụ ngành hơn thì dễ được các doanh nghiệp FDI chọn làm vị trí đặt cơ sở kinh doanh hơn. Belderbos và Carree (2002) cho thấy hội tụ ngành không chỉ tác động đến quyết định lựa chọn các công ty trong ngành chế tạo ô tô của Nhật Bản mà còn cả tới các công ty trong ngành điện tử của nước này. Nghiên cứu thực nghiệm của hai tác giả trên cho thấy các công ty Nhật Bản đầu tư vào Trung Quốc có xu hướng chọn những nơi có các công ty Nhật khác, nhất là công ty trong cùng tập đoàn. Công ty vừa và nhỏ có đặc điểm này rõ hơn các công ty lớn. Majocchi and Presutti (2009) phát hiện thấy các doanh nghiệp FDI vào Ý có xu hướng chọn địa điểm đầu tư là nhưng tỉnh có sẵn nhiều doanh nghiệp cùng ngành, tỉnh có sẵn nhiều doanh nghiệp FDI. Các tác giả đi đến kết luận rằng, sự hiện diện với số lượng lớn các doanh nghiệp FDI trong địa bàn sẽ tạo nên danh tiếng cho tỉnh để thu hút thêm FDI. Đồng thời, các chính sách thúc đẩy hội tụ ngành cũng đồng thời là chính sách hữu hiệu để thu hút FDI. Guimarães et al (2000) điều tra các doanh nghiệp FDI theo hình thức lập cơ sở mới (chứ không phải theo hình thức mua lại và sáp nhập) ở Bồ Đào Nha và thấy các doanh nghiệp này có xu hướng chọn địa điểm là những nơi hội tụ hoạt động chế biến, chế tạo nói chung, những nơi hội tụ hoạt động dịch vụ nói chung, những nơi hội tụ cùng ngành. Các tác giả này không phát hiện thấy khu vực hội tụ doanh nghiệp FDI sẽ càng thu hút doanh nghiệp FDI. Head et al (1995,1999) điều tra việc lựa chọn vị trí đầu tư ở Mỹ của các công ty đa quốc gia Nhật Bản trong ngành chế tạo ô tô và phát hiện ra rằng mức độ hội tụ ngành theo tiểu bang của Mỹ cứ tăng 10% thì khả năng được các công ty Nhật chọn làm địa điểm đầu tư sẽ tăng 7%. Các công ty Nhật có xu hướng chọn địa điểm đầu tư là những nơi đã sẵn có công ty Nhật ở đó, nhất là các công ty cùng ngành chế tạo ô tô hoặc cùng tập đoàn. Từ đó, các tác giả cho rằng các tiểu bang của Mỹ đua nhau đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư và cuối cùng là chính sách của bang này cũng chẳng khác nhiều so với của bang 33 Du et al (2006) nghiên cứu việc lựa chọn địa điểm đầu tư tại Trung Quốc của các công ty đa quốc gia Mỹ và thấy, cả bốn loại tính kinh tế nhờ hội tụ ngành là hội tụ của các công ty Mỹ, hội tụ của các công ty Trung Quốc, hội tụ của các doanh nghiệp thượng nguồn trong chuỗi cung ứng, hội tụ của các doanh nghiệp hạ nguồn đều có tác động tích cực tới việc lựa chọn của các công ty Mỹ. Chen (2009) khảo sát các doanh nghiệp FDI ở Trung Quốc và chứng minh được rằng hội tụ ngành trong vùng hay liên vùng đều có tác động tích cực tới việc lựa chọn địa điểm đầu tư và tới kết quả thu hút FDI. Nghiên cứu thực nghiệm của Ng và Tuan (2004, 2006) cho thấy FDI vào các địa phương ở Trung Quốc có bị ảnh hưởng bởi mức độ hội tụ ngành. Khoảng cách giữa các địa phương ngoại vi với các địa phương trung tâm của khu vực hội tụ ngành có tác động tiêu cực tới khả năng thu hút FDI của các địa phương ngoại vi. Đặc biệt đáng chú ý, nghiên cứu của Thompson (2002) về các doanh nghiệp Hong Kong trong ngành dệt – may đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc đại lục cho thấy các doanh nghiệp FDI tại những khu vực hội tụ ngành có xu hướng chuyển giao công nghệ mạnh hơn các doanh nghiệp FDI phân tán. Từ cấp địa phương suy rộng ra cấp quốc gia, hội tụ ngành càng được đẩy mạnh ở quốc gia nào, thì quốc gia đó càng dễ thu hút đầu tư trực 34 tiếp nước ngoài. Rồi đến lượt FDI lại là nhân tố thúc đẩy hội tụ ngành. Slovakia – một quốc gia chỉ rộng có khoảng 49 nghìn km vuông và chỉ có khoảng 5 triệu dân – nhờ có hội tụ ngành chế tạo mô tô và ô tô từ thời Tiệp Khắc đã có điều kiện thu hút được Volkswagen vào đầu tư. Rồi đến lượt Volkswagen làm cho Slovakia hấp dẫn hơn và thu hút thêm được Peugeot Citroën và Kia Motors. Các nhà máy ở Detroit (thủ đô của ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ) cũng có chi nhánh tại Slovakia. Quốc gia Trung Âu này đang được ví là “Detroit của châu Âu”. Tương tự Slovakia, Chennai (Ấn Độ), vùng Bangkok mở rộng (Thái Lan) là những “Detroit của châu Á”. Tương tự, Bangalore là nơi hội tụ ngành IT của Ấn Độ và do vậy thu hút được nhiều FDI và hợp đồng offshore–outsourcing của Silicon Valley (Hoa Kỳ). Vì thế, Bangalore được ví là Silicon Valley của châu Á. Đài Loan bằng cách thúc đẩy hội tụ ngành IT dọc hành lang Taipei–Hsinchu mà phát triển được ngành này là nhờ giành được các hợp đồng từ Silicon thông qua những doanh nhân và nhà khoa học gốc Hoa ở đó. Trung Quốc đại lục nhờ thúc đẩy hội tụ ngành ở Thâm Quyến và Đồng Hoàn (hai thành phố của tỉnh Quảng Đông) mà thu hút được các nhà đầu tư trong ngành điện tử và ICT ở Đài Loan và sau đó là từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. 2.1.4. Hội tụ ngành thay thế chính sách cạnh tranh thuế và cạnh tranh tiền công để thu hút FDI Trong thời buổi toàn cầu hóa, vốn tự do di chuyển giữa các quốc gia. Doanh nghiệp không muốn chịu gánh nặng thuế, nên sẽ tìm cách tránh thuế (chẳng hạn như tiến hành chuyển giá) hoặc đem vốn sang nơi thuế thấp hơn. Tuy nhiên, khi có hội tụ ngành, việc di chuyển vốn quốc tế sẽ không thể chỉ dựa vào cân nhắc về thuế nữa. Một khi đã đặt cơ sở sản xuất của mình tại những nơi hội tụ ngành, doanh nghiệp sẽ bị “giữ chặt” ở đó bởi những liên kết ngành ngược và xuôi cũng như lợi ích của phát triển giao thông do hội tụ. Như thế, nếu có hội tụ 35 ngành thì không cần phải giảm thuế để thu hút doanh nghiệp.12 Thậm chí, hội tụ ngành phát triển là một điều kiện thiết yếu để tăng thuế.13 Baldwin and Krugman (2004) phân tích rồi chỉ ra rằng những nước công nghiệp phát triển sẽ có lợi thế hơn các nước đang phát triển trong cuộc cạnh tranh thuế bởi vì hội tụ ngành thường mạnh hơn ở những nước công nghiệp phát triển; đồng thời, càng liên kết kinh tế chặt chẽ hơn thì khoảng cách về thuế suất giữa các nước tham gia liên kết càng thu hẹp, nhưng không phải vì nước phát triển hơn giảm thuế suất mà vì nước ít phát triển hơn tăng thuế suất. Yehoue (2009) xây dựng mô hình lý thuyết trò chơi để chỉ ra rằng kết hợp hội tụ ngành và chính sách ưu đãi đầu tư sẽ có tác dụng tích cực trong thu hút FDI. Tuy nhiên cạnh tranh bằng chính sách ưu đãi đầu tư theo kiểu giảm thuế giữa các nước sẽ chỉ là cuộc đua lãng phí. Đồng thời, xây dựng các khu vực hội tụ ngành bằng nội lực cũng là chương trình rất tốn kém đối với chính phủ các nước nghèo. Vì thế, không nhất thiết phải có cả hai chính sách đó. Chính phủ các nước đang phát triển có thể chọn một trong hai. Chính sách ưu đãi đầu tư có tác dụng trong ngắn hạn là chính, vì về lâu dài cạnh tranh giữa các nước làm giảm khoảng cách về ưu đãi giữa các nước. Nhưng chính sách xây dựng các khu vực hội tụ ngành sẽ có tác dụng thu hút FDI cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn và các khu vực hội tụ ngành của các nước gần nhau lại có tác dụng thúc đẩy hội tụ ngành thêm nữa. Do đó, nếu chỉ có thể triển khai một chính sách thu hút FDI thì nên chọn chính sách xây dựng các khu vực hội tụ ngành. 12 Kind et al (1998), Ludema and Wooton (1998), Anderson and Forslid (2003), Jofre­Monseny and Sole­Olle (2008), Wrede (2009). 13 Ludema and Wooton (1998), Forslid and Midelfart (2005). 36 Điều này hàm ý, một quốc gia không cần thiết phải theo đuổi chính sách ưu đãi thuế để giữ chân doanh nghiệp và thu hút đầu tư nếu có chính sách phát triển các lực hội tụ ngành ở nước mình. Một cách diễn đạt khác, một quốc gia theo đuổi chính sách ưu đãi thuế vẫn có thể không thành công trong thu hút FDI nếu không có chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở nước mình.14 Không chỉ cạnh tranh thuế thu hút FDI không còn ý nghĩa khi có hội tụ ngành, cạnh tranh bằng nhân công thấp hơn cũng không còn quan trọng nữa.15 2.2. Hội tụ ngành và tản quyền của doanh nghiệp Đã có rất nhiều nghiên cứu từ kinh tế học cổ điển thời Adam Smith khai sinh đến thuyết địa lý kinh tế mới ngày nay lý luận rằng sự tập trung doanh nghiệp vào một địa phương sẽ thúc đẩy tính chuyên môn hóa của các doanh nghiệp ấy. Để tập trung sức chuyên môn hóa, doanh nghiệp sẽ tăng cường quản lý chức năng và hoạt động nào mà nó cho là cốt lõi và thuê bên ngoài thực hiện các chức năng và hoạt động còn lại – khoa học quản lý gọi hiện tượng này là "tản quyền theo chiều dọc (vertical disintegration)". Việc tản quyền này diễn ra thuận lợi ở những khu vực hội tụ ngành hơn là ở những nơi khác vì hội tụ ngành làm giảm chi phí giao dịch. Kiểm định thống kê của Holmes (1999) cho thấy có mối tương quan dương giữa mức độ tập trung theo địa phương ở Mỹ của các ngành và mức độ tản quyền theo chiều dọc của doanh nghiệp. Tương tự, Li và Lu (2009) cũng tìm thấy tương quan như vậy ở các doanh nghiệp tại 14 Kind et al (1998), Andersson and Forslid (1999), Baldwin and Krugman (2002), Commendatore and Kubin (2006). 15 Puga and Venables (1998). 37 31 tỉnh thành của Trung Quốc. Figueiredo et al (2010) khẳng định ở những nơi tại Bồ Đào Nha có sự hội tụ ngành thì tản quyền theo chiều dọc ở các doanh nghiệp nơi đó cao hơn nơi khác. Các doanh nghiệp thường không muốn đưa các chức năng được tản quyền cho công ty con hoặc công ty thuê ngoài ở quá xa mình. Lý do là sự cần thiết phải giảm chi phí kết nối. Điều này có nghĩa là tản quyền theo chiều dọc của doanh nghiệp kéo các doanh nghiệp độc lập lại gần nó hoặc sinh ra những công ty con ở gần nó. Cứ như vậy, hội tụ của ngành và tản quyền của doanh nghiệp thúc đẩy lẫn nhau. Kiểm định thống kê của Baptista và Costa (2012) cho thấy sự thúc đẩy lẫn nhau như vậy ở các khu vực hội tụ ngành ở Bồ Đào Nha. Như đã trình bày ở trên, hội tụ ngành giúp thu hút các doanh nghiệp FDI. Nếu doanh nghiệp FDI tiến hành tản quyền theo chiều dọc, nó mở ra cơ hội nhận outsourcing cho các doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp trong nước gia nhập mạng sản xuất của các doanh nghiệp FDI. 2.2.1. Hội tụ ngành thúc đẩy đổi mới – sáng tạo Doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với nhau theo cách thức tĩnh bằng giá cả, mà còn theo cách thức động bằng đổi mới – sáng tạo. Hội tụ ngành chính là nơi có mật độ doanh nghiệp trong ngành cao, nên tất yếu mức độ cạnh tranh cũng cao. Vì mật độ doanh nghiệp dày đặc, do vậy những đổi mới – sáng tạo và kết quả ứng dụng của doanh nghiệp này không thể "giấu" được doanh nghiệp khác, do vậy những cuộc đua đổi mới – sáng tạo dễ xảy ra. Vì thế, hội tụ ngành thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Porter (2006b) nhấn mạnh: "Áp lực thật sự – áp lực cạnh tranh, áp lực của đối thủ và bè bạn và sự so sánh không ngừng – xảy ra trong các cụm liên kết tập trung về mặt địa lý tạo ra lợi thế cho đổi mới – sáng tạo". Tuy nhiên, đổi mới – sáng tạo không đơn giản là việc ứng dụng khoa học, mà là sản phẩm của quá trình học hỏi tri thức từ bạn hàng và đối 38 thủ cạnh tranh. Tri thức có đặc điểm là "dính", khó chuyển giao. Song, nhờ gắn kết xã hội trong cụm liên kết ngành, các doanh nghiệp tin tưởng nhau, hiểu nhau, chia sẻ với nhau những giá trị văn hóa chung; những điều này cho phép các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau lại có thể học hỏi lẫn nhau. Ngay cả việc chạm mặt nhau thường xuyên – điều rất dễ xảy ra do mật độ dày đặc trong khu vực hội tụ ngành – tạo ra "hiệu ứng quán cà phê", làm cho các doanh nghiệp trở nên thân thiết nhau hơn và dễ bộc lộ thông tin, chia sẻ tri thức hơn; đồng thời, thông tin dễ rò rỉ, lan truyền hơn trong quá trình "đưa chuyện" khi gặp nhau. Nếu chỉ có một mình, doanh nghiệp khó có thể đổi mới – sáng tạo. Thứ hai, ở nơi hội tụ ngành có nhiều nhà cung ứng và các thể chế (có thể bao gồm cả các viện nghiên cứu khoa học). Họ có thể hỗ trợ việc tạo ra các tri thức mới. 16 Khảo sát của Liên minh châu Âu cho thấy các doanh nghiệp ở các nơi hội tụ ngành đổi mới – sáng tạo tích cực hơn các doanh nghiệp khác, thể hiện ở sự hơn hẳn tại các khía cạnh gồm: (i) đưa ra sản phẩm mới hoặc cải tiến đáng kể sản phẩm; (ii) đưa ra công nghệ mới hoặc cải tiến đáng kể công nghệ; (iii) nghiên cứu thị trường để tung ra sản phẩm mới; (iv) thuê các doanh nghiệp khác, viện nghiên cứu, trường đại học nghiên cứu hộ; (v) đăng ký thương hiệu quốc tế mới; (vi) áp dụng các bằng sáng chế. Các doanh nghiệp ở nơi hội tụ ngành chỉ kém doanh nghiệp nơi khác ở khía cạnh tự nghiên cứu tại bộ phận nghiên cứu riêng của mình. Song điều này có nghĩa là các doanh nghiệp ở nơi hội tụ ngành không phải tốn kém như doanh nghiệp bên ngoài trong việc đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm riêng. Đổi mới – sáng tạo (innovation) có được không phải nhờ các tổ chức biệt lập mà chủ yếu là nhờ một môi trường năng động nơi những tổ chức chuyên môn và những lao động có kỹ năng tương tác theo một cách thức mang tính xây dựng và hợp tác để khai thác, sử dụng các tri thức hiện có đồng thời sinh ra những ý tưởng mới, sản phẩm 17 mới. Theo Porter (2008), hội tụ ngành có thể thúc đẩy đổi mới – sáng tạo vì những lý do sau đây: Thứ nhất, sự tập trung dày đặc các doanh nghiệp cũng có nghĩa là có rất nhiều nhu cầu chưa được đáp ứng, nhiều khách hàng doanh nghiệp khó tính, sự kết hợp của các dịch vụ và công nghệ. 16 Đổi mới – sáng tạo (innovation) là việc sử dụng các tri thức mới về công nghệ hoặc/và thị trường để tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ mới theo yêu cầu của khách hàng (theo Allan Afuah (2003), Innovation management: Strategies, implementations, and profits, Oxford University Press. 17 Thứ ba, nơi hội tụ ngành là nơi dễ tiến hành các thử nghiệm vì có sẵn các nguồn lực. Ngoài ra, theo chúng tôi, hội tụ ngành thúc đẩy đổi mới – sáng tạo vì các tổ chức đổi mới – sáng tạo (bao gồm cả các cá nhân, các bộ phận nghiên cứu của doanh nghiệp, và các viện khoa học) ở đó có điều kiện trao đổi ý tưởng, thi đua ý tưởng. Sự cạnh tranh gay gắt để giành khách hàng cũng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới – sáng tạo. 18 Nghiên cứu của Liên minh châu Âu phát hiện thấy tương quan dương giữa số lượng bằng sáng chế mới được đăng ký và mức độ phát triển của hội tụ ngành. Họ cũng tìm thấy tương sự trùng hợp giữa địa 18 European Communities (2008). 39 Dẫn lại từ European Communities (2008). 40 phương có thành tựu đổi mới – sáng tạo cao với địa phương có thành 19 tựu phát triển hội tụ ngành cao. Lợi ích của hội tụ ngành đối với doanh nghiệp đã được nhiều nghiên cứu đề cập: giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực đổi mới – sáng tạo, tăng năng lực cạnh tranh. Thông qua nâng cao năng lực của doanh nghiệp – các tế bào của nền kinh tế – hội tụ ngành cũng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia. Vùng có hội tụ ngành trở thành những vùng động lực tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia.20 Thành công trong phát triển kinh tế của Trung Quốc được cho là do nước này triển khai đường lối công nghiệp hóa dựa vào hội tụ ngành.21 Tuy nhiên, lợi ích của hội tụ ngành không phải chỉ có như vậy. Hội tụ ngành còn tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế. Ở Việt Nam cho đến nay, lợi ích này ít được đề cập bởi vì hiện tượng các doanh nghiệp tập trung về mặt địa lý thường mới chỉ được nghiên cứu từ góc độ của quản trị học. Trong khi đó, mối liên hệ giữa hiện tượng nói trên với hội nhập kinh tế lại được nghiên cứu chủ yếu từ góc độ của kinh tế học, nhất là thuyết địa lý kinh tế mới và lý luận thương mại mới. 2.2.2. Hội tụ ngành với phát triển giao thông – vận tải Việc các doanh nghiệp hội tụ về một khu vực làm cho hiệu quả khai thác giao thông ở khu vực đó tăng lên và là điều kiện để phát triển thêm hạ tầng giao thông. Tính kinh tế nhờ quy mô là điều kiện để đưa vào sử dụng và khai thác các phương tiện vận chuyển cỡ lớn hoặc tốc độ cao. Nguồn hàng càng lớn, nhu cầu dịch vụ vận tải biển càng cao, 19 Dẫn lại từ European Communities (2008), pp. 23  24. 20 Xem Hồng và Giang (2012). thì tuyến vận tải biển càng hấp dẫn các hãng tàu và cảng biển càng có điều kiện phát triển và khai thác. Điều đó cũng đúng với cả vận tải hàng không, vận tải đường bộ và đường sắt.22 Mặt khác, vì muốn giảm chi phí vận tải, các doanh nghiệp thường đặt cơ sở sản xuất của mình gần những nút giao thông và những vùng có kết cấu hạ tầng giao thông phát triển. Vì thế, giao thông – vận tải phát triển lại càng thúc đẩy hội tụ ngành. Hai quá trình, hội tụ ngành và phát triển giao thông – vận tải cùng phát triển và thúc đẩy lẫn nhau. Nghiên cứu thực nghiệm của Diechmann et al (2005) cho thấy ở những nơi hội tụ ngành ở Indonesia, mật độ đường sá cao hơn và thời gian di chuyển từ nhà máy đến các cảng biển và cảng hàng không để xuất khẩu ngắn hơn các nơi khác. 2.2.3. Hội tụ ngành giúp nâng cao kỹ năng lao động Sự tập trung số lượng doanh nghiệp ở nơi hội tụ ngành là điều kiện để nâng cao kỹ năng của người lao động. Một mặt, lượng cầu lao động tại nơi hội tụ ngành cao hơn hẳn nơi khác là yếu tố khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề tới đây cung cấp dịch vụ, giúp nâng cao tay nghề cho người lao động ở đây. Lượng cung lao động tại đây lớn dẫn tới nhu cầu nhập học các cơ sở đào tạo nghề cũng cao hơn, là điều kiện giúp cho cơ sở đào tạo hoạt động hiệu quả hơn và sẵn sàng cung cấp dịch vụ đào tạo hơn. Do có nhiều doanh nghiệp, nên việc gửi học viên các trường nghề đến thực tập tại doanh nghiệp sẽ thuận tiện hơn. Sự gần gũi về địa lý giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề giúp hai bên trao đổi thông tin tốt hơn và góp phần làm cơ sở đào tạo nghề đào tạo lao động có chất lượng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp. 21 Wu et al (2006), Ruan and Zhang (2009), Long and Zhang (2011, 2012). 41 22 Fujita and Mori (2005). 42 Mặt khác, bản thân việc cạnh tranh với nhau quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong khu vực hội tụ ngành là động lực để doanh nghiệp tăng cường kỹ năng cho lao động của mình bằng các chương trình đào tạo trong quá trình lao động. Đồng thời, lao động đông và được đào tạo tốt hơn dẫn tới có nhiều cá nhân xuất sắc hơn. Sự cạnh tranh thể hiện giữa những người lao động sẽ khiến cho các cá nhân phải nỗ lực hơn để nâng cao tay nghề và kỹ năng. Các cá nhân cũng có điều kiện hơn trong việc tiếp thu kỹ năng của các cá nhân xuất sắc. 2.3. Hội tụ ngành giúp tăng năng suất lao động và hiệu quả Có nhiều nghiên cứu chỉ ra quan hệ giữa hội tụ ngành và năng suất lao 23 động. Porter (2008) cho rằng hội tụ ngành giúp tăng năng suất và hiệu quả vì nơi hội tụ ngành là nơi sẵn có các đầu vào, các dịch vụ, người lao động, các tổ chức, các chương trình đào tạo. Chính vì vậy, doanh nghiệp ở nơi hội tụ ngành có thể tiếp cận các yếu tố này. Đồng thời, vì có đông doanh nghiệp gần nhau, nên sự hợp tác và giao dịch giữa các doanh nghiệp trở nên thuận tiện hơn. Những kinh nghiệm thành công sẽ nhanh chóng được học tập và nhân rộng. Cạnh tranh về kết quả kinh doanh và các kiểu cạnh tranh khác sẽ là động lực để doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả cao và tăng năng suất lao động. Giao thông – vận tải phát triển do hội tụ ngành góp phần làm giảm chi phí và thời gian liên quan đến logistics trước sản xuất và sau sản xuất cho doanh nghiệp, làm doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất và tăng năng suất lao động. Giao thông phát triển còn làm cho di chuyển lao 23 Xem tổng quan các nghiên cứu về quan hệ giữa hội tụ ngành và năng suất lao động do Rosenthal and Strange (2008) thực hiện. 43 động giữa các vùng trở nên linh hoạt hơn, vì thế làm tăng nguồn cung lao động cho khu vực hội tụ ngành, góp phần hạn chế tăng chi phí liên quan đến lao động cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là hội tụ ngành nhưng không phát triển giao thông thì tình trạng hỗn loạn sẽ lại làm giảm năng suất lao động của doanh nghiệp. Cũng như đã trình bày ở phía trên, hội tụ ngành góp phần làm tăng kỹ năng của người lao động. Nếu kỹ năng tăng nhanh hơn mức tăng tiền công, nó sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động. Đổi mới – sáng tạo (nhờ hội tụ ngành) ở quy trình sản xuất cũng có thể góp phần làm tăng năng suất lao động và hiệu quả cho doanh nghiệp. 2.3.1. Hội tụ ngành và phân tán sản xuất quốc tế thúc đẩy lẫn nhau Khi xét về mặt không gian, mạng sản xuất toàn cầu bao gồm các điểm nút và các liên kết nối những điểm nút với nhau.24 Điểm nút ở đây là những khu vực địa lý nơi có sự tập trung dày đặc và cao độ các nhà máy công nghiệp và các chuỗi cung ứng theo chiều dọc. Các điểm nút đó chính là các khu vực hội tụ ngành. Hội tụ ngành và phân tán sản xuất quốc tế có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhất là ở Đông Á, hai quá trình này diễn ra đồng thời.25 Một mặt, phân tán sản xuất quốc tế thúc đẩy hội tụ ngành. Mối quan hệ giữa phân tán sản xuất ở một công ty mẹ và sự gần gũi về địa lý giữa các công ty chi nhánh hoặc công ty sản xuất phụ trợ trong cùng ngành là một trong những nhân tố chính dẫn tới hội tụ.26 Trong giai đoạn đầu của hoạt động phân tán sản xuất quốc tế, hình thức công ty mẹ đầu tư sang nước khác lập công ty con để thực hiện một công đoạn là hình thức chính. Sau đó công ty con có thể huy động được các công ty 24 Johansson and Quigley (2004), pp. 1; Soesastro (2007), pp. 71. 25 Kimura (2009), pp. 6. 26 Jones and Kierzkowski (2005), Kimura (2009), pp. 6. 44 địa phương hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài vào nước đó tham gia sản xuất một vài chi tiết thay mình hoặc cung cấp cho mình.27 Sự gần gũi về mặt địa lý giúp giảm chi phí tìm kiếm đối tác mới, làm giảm chi phí theo dõi và giao hàng đủ chất lượng và đúng thời gian, làm giảm các chi phí giải quyết những vấn đề phát sinh ngoài dự kiến.28 Mặt khác, hội tụ ngành lại thúc đẩy phân tán sản xuất quốc tế. Tập trung sản xuất vào một khu vực đến mức độ cao nào đó sẽ làm tăng giá đất đai và giá lao động dẫn tới sự canh tranh giữa các công ty trở nên gay gắt hơn. Đồng thời, nhiều chi phí sẽ nảy sinh do tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm. Khi đó, các công ty có thể có nhu cầu phân tán hoạt động sản xuất của mình sang các nước kém phát triển.29 Chi phí giao thông sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới việc cân bằng hai lực hội tụ và phân tán này.30 Không chỉ có các công ty trong cùng ngành hội tụ quanh các chi nhánh của các công ty đa quốc gia, mà ngay cả các chi nhánh của các công ty đa quốc gia thuộc các ngành khác nhau cũng có xu hướng hội tụ. Hiện tượng này được gọi là cùng hội tụ của các công ty đa quốc gia. Những nhân tố đã thúc đẩy hiện tượng cùng hội tụ này là các yếu tố thiết yếu về địa điểm đầu tư (gồm quy mô thị trường, điều kiện tiếp cận thị trường, chi phí thương mại,…), tính ngoại ứng của thị trường phương tiện sản xuất và cả việc lan truyền công nghệ.31 Một nguyên nhân nữa là hiệu ứng ngoại lai marketing liên ngành.32 27 Giansoldati (2010), pp. 11 – 12. Phạm Minh Hạnh (2012). 28 Kimura (2009), pp. 6. 29 Soesastro (2007), pp. 19. 30 Xem Krugman (1996), Fujita and Mori (2005). 31 Alfaro and Chen (2009). 32 Arora et al (2000). Điều này hàm ý, một nước có nhiều điều kiện hội tụ thì khi đã thu hút thành công các chi nhánh công ty đa quốc gia lại càng dễ thành công hơn nữa trong việc này. 2.3.2. Hội tụ ngành sinh ra hội tụ ngành Thông qua hoạt động phân tán sản xuất của các công ty đa quốc gia, thông qua nỗ lực hấp dẫn FDI của các quốc gia, hội tụ ngành ở nước này có thể tạo ra hội tụ ngành ở một hay một vài nước khác. Khi các doanh nghiệp trong lĩnh vực ICT ở Sillion Valley, Hoa Kỳ triển khai các hoạt động offshore–outsourcing, Đài Loan đã có những biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp của mình nhận được các hợp đồng thực hiện cho các công ty Mỹ. Một trong những biện pháp đó là xây dựng các công viên công nghệ, mà đầu tiên là Công viên Khoa học và Công nghiệp Hsinchu vào năm 1980. Tiếp theo, hai tuyến đường cao tốc nối Taipei với Hsinchu được đầu tư và những khu vực dọc hai hành lang này được ưu tiên dành cho các doanh nghiệp ICT hội tụ. Nhờ đó, hành lang Taipei–Hsinchu trở thành nơi hội tụ của các doanh nghiệp ICT Đài Loan và nước ngoài (chủ yếu là chi nhánh của các công ty ở Sillicon Valley). Các công ty Đài Loan từ chỗ chỉ làm gia công (ESM) đã vươn lên thành các OEM/ODM, thậm chí thành những brand firms lớn. Tiếp đó, khi Trung Quốc mở cửa thu hút FDI với ưu tiên nhằm vào các công ty của Đài Loan, vùng duyên hải các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải đã được ưu tiên cho chính sách này. Ngày nay, khu vực duyên hải Đông Nam của Trung Quốc trở thành vùng hội tụ của ngành ICT và điện tử của Trung Quốc. Hầu hết các công ty của Đài Loan đều có chi nhánh ở đây và làm gia công cho công ty mẹ ở Đài Loan hoặc cho các công ty Mỹ, Nhật Bản. Giải thích sự phát triển thần kỳ của Đông Á, các học giả như Tsuji và Miyahara (2009), Ozawa (2009) đã khẳng định vai trò của mô hình đàn nhạn bay và của hội tụ ngành. Trong mô hình liên kết kinh tế 45 46 kiểu “đàn nhạn bay” nổi tiếng, các doanh nghiệp từ con nhạn bay trước khi đầu tư/di chuyển sang các nhạn bay sau đã có xu hướng tập trung về mặt địa lý ở nơi đến. Cứ như thế các vùng hội tụ ngành ở Nhật Bản lại đẻ ra các vùng hội tụ ngành ở NICs bằng cách doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp cung cấp linh kiện và nguyên phụ liệu hội tụ xung quanh các công ty đa quốc gia của Nhật Bản để liên kết và bằng cách các doanh nghiệp địa phương hội tụ quanh các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để nhận chuyển giao công nghệ. Cũng với cách như thế, đến lượt chúng, các vùng hội tụ ngành ở NICs lại đẻ ra các vùng hội tụ ngành ở ASEAN và Trung Quốc. Chính phủ các nước/lãnh thổ NICs, ASEAN, Trung Quốc không thụ động ngồi chờ đầu tư nước ngoài, mà có chính sách thu hút rất tích cực. Dù trước thế kỷ XXI, không nước/lãnh thổ Đông Á nào về danh nghĩa có chính sách hội tụ ngành, song họ đã có những biện pháp mà các yếu tố của chính sách hội tụ ngành hiện đại thể hiện rất rõ. 2.3.3. Hội tụ ngành xuyên quốc gia Hội tụ ngành có thể diễn ra ở một khu vực nằm đồng thời ở nhiều quốc gia. Ví dụ, ở Bắc Mỹ, khu vực hội tụ ngành công nghiệp ô tô ở tại một vài bang của Hoa Kỳ như Michigan, Illinois, Minesotta và tỉnh Ontario của Canada. Ở châu Âu, có một vùng hội tụ ngành công nghiệp ô tô xuyên quốc gia với rất nhiều các nhà chế tạo thiết bị gốc (OEM) ngành ô tô đóng trong một khu vực có bán kính 400 km bao trùm Đông Áo, Đông Séc, Tây Nam Ba Lan, Tây Slovakia, Đông Hungary, Bắc Croatia, Đông Slovenia. Thậm chí, vùng này có khi còn được xem là bao gồm cả Romania. Vùng liên quốc gia Oresund (Thụy Điển và Đan Mạch) là vùng hội tụ ngành công nghiệp liên quan đến công nghệ nano. Sturgeon et al (2008) đã phác thảo một kết cấu tổ chức của hội tụ ngành xuyên quốc gia trong trường hợp ngành chế tạo ô tô. Theo đó, ngành chế tạo ô tô sẽ được tổ chức theo kiểu mạng lưới ở cấp toàn cầu, 47 khu vực, quốc gia và địa phương. Ở cấp độ toàn cầu có các trung tâm thiết kế, nghiên cứu và triển khai. Trong ngành ô tô, chỉ có vài trung tâm như vậy ở Detroit (Hoa Kỳ), Tokyo, Nagoya (Nhật Bản), Cologne, Rüsselsheim, Wolfsburg, Stuttgart (Đức), Paris (Pháp). Ở cấp độ khu vực, đó là các nhà máy lắp ráp cung cấp ô tô hoàn chỉnh cho người tiêu dùng. Để gần người tiêu dùng, các nhà máy lắp ráp được các hãng ô tô bố trí theo khu vực địa lý lớn như Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, Nam Phi và châu Á. Ở cấp độ quốc gia, đó là việc sản xuất các phụ kiện bởi các nhà chế tạo thiết bị gốc (OEM). Tùy theo từng loại linh kiện, các OEM này tìm đến các quốc gia khác nhau để sản xuất nhằm mục đích tối thiểu hóa chi phí. Ở cấp độ địa phương, đó chính là các khu vực hội tụ ngành địa phương có thể gồm một hoặc vài khu công nghiệp. Khu vực hội tụ ngành địa phương được chọn lựa và hình thành dựa trên các điều kiện về cơ sở hạ tầng, lao động,… Chính kiểu tổ chức này đã dẫn tới sự liên kết giữa các khu vực hội tụ ngành ở các địa phương thành vùng hội tụ ngành xuyên quốc gia. 2.3.4. Hội tụ ngành với phân công lao động quốc tế Các khu vực hội tụ ngành chính là một hình thức tổ chức không gian mới, một cách tổ chức mới của chuỗi giá trị.33 Những liên kết ngược và xuôi đã thu hút các nhà sản xuất thượng nguồn và hạ nguồn về cùng một nơi. Nhà sản xuất sản phẩm trung gian muốn ở gần thị trường tiêu thụ, tức là nơi có càng nhiều doanh nghiệp hạ nguồn càng tốt. Đồng thời, những nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng cũng muốn ở gần những người cung ứng cho mình, tức là nơi có càng nhiều doanh nghiệp thượng nguồn càng tốt.34 Khi suy rộng ra phạm vi quốc tế, tính kinh tế nhờ quy mô và chi phí giao thông khi sản xuất ở một nước có thể khiến một ngành sản xuất sản phẩm nào đó hội tụ về nước này, rồi 33 Porter (2000). 34 Fujita (2005). 48 từ đây xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới. Nói cách khác, một đất nước sẽ xuất khẩu mặt hàng nào mà thị trường ngay trong nước của mặt hàng đó lớn. Đây chính là “hiệu ứng thị trường trong nước (home market effect)” mà Krugman đã lý luận.35 Thuyết phân công lao động quốc tế dựa trên hiệu ứng thị trường trong nước gắn với hội tụ ngành đã thách thức thuyết về phân công lao động dựa trên lợi thế so sánh về các nhân tố sản xuất (mô hình Hechscher–Ohlin). 2.3.5. Hội tụ ngành và tỷ giá hối đoái Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi làm tăng tính bất ổn định của doanh thu của các công ty. Để đối phó, các công ty phải tìm cách tăng cường thông tin và tăng cường các liên kết đầu vào – đầu ra. Điều này đã thúc đẩy hội tụ ngành phát triển. Ricci (1998) đã lý giải bằng lý luận về điều này và đưa ra bằng chứng thực nghiệm ở châu Âu cho thấy hội tụ ngành gia tăng từ khi chế độ Bretton Woods sụp đổ. Điều này hàm ý rằng, nếu theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi, quốc gia cũng nên đồng thời theo đuổi chính sách thúc đẩy hội tụ ngành. Chương 3 VỀ CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH 3.1. Khái niệm chính sách hội tụ ngành Sáng kiến thúc đẩy hội tụ ngành là những hành động có nhận thức của nhiều chủ thể tổ chức để tạo ra và củng cố các cụm liên kết ngành (Anderson và đồng tác giả, 2004). Có rất nhiều loại chủ thể tổ chức liên kết, trong đó nhà nước và chính quyền là quan trọng nhất ở nhiều nước; song, còn có những chủ thể khác nữa, chẳng hạn các sáng kiến tư nhân có vai trò rất lớn trong trường hợp Hoa Kỳ. Nhà nước hay tư nhân là chủ thể chủ đạo trong xây dựng và thực thi sáng kiến thúc đẩy hội tụ ngành, kết quả của sáng kiến sẽ khác nhau. Chính sách hội tụ ngành là những sáng kiến của nhà nước và chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy hội tụ ngành. Nó là những sự can thiệp của chính quyền và các chủ thể nhà nước khác liên quan đến sự phát triển của các khu hội tụ ngành. Thúc đẩy hội tụ ngành có thể hiểu theo một trong hai hoặc cả hai cách sau: (a) lập khu hội tụ ngành mới; (b) nâng cấp khu hội tụ ngành đang có theo hướng tăng cường năng lực đổi mới – sáng tạo. 3.1.1. Sự cần thiết phải có chính sách 35 Sự can thiệp của nhà nước và chính quyền không phải lúc nào cũng phù hợp, vì vậy có thể chính sách hội tụ ngành lại làm cản trở sự phát triển của các cụm liên kết ngành. Đó là trường hợp mà chính sách hội tụ ngành trái với cơ chế điều chỉnh tự nhiên, làm méo mó Krugman (1980). 49 50 các hoạt động kinh tế. Một chính sách hội tụ ngành phù hợp phải là chính sách đi theo quy tắc kinh tế chung có cân nhắc đến điều kiện đặc thù của địa phương nơi có cụm liên kết ngành (Anderson và đồng tác giả, 2005). Sở dĩ cần có chính sách hội tụ ngành, là vì có thất bại thị trường tồn tại trong quá trình hội tụ ngành. Thất bại thị trường từ lâu đã là lý do để nhà nước can thiệp vào nền kinh tế. Trong trường hợp hội tụ ngành và phát triển cụm liên kết ngành, thất bại thị trường thường gặp ở sự tồn tại tình trạng thông tin phi đối xứng, vấn đề ngồi không hưởng lợi, khả năng không đạt được tính kinh tế theo quy mô và những vấn đề khác cản trở các đặc trưng của khu hội tụ ngành (Anderson và đồng tác giả, 2005). Thông tin phi đối xứng dẫn tới việc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp xúc và trao đổi với nhau, doanh nghiệp gặp khó khăn trong hợp tác với các chủ thể khác của khu hội tụ ngành. Dù rằng sự tập trung theo số đông và gần gũi về không gian đã làm giảm sự bất đối xứng về thông tin, song vấn đề này vẫn có thể xảy ra. Vấn đề ngồi không hưởng lợi (free–rider) và việc thiếu hiệu ứng số đông cần thiết (critical mass) làm cản trở sự ra đời và phát triển các phát minh, sáng chế công nghệ, cản trở cạnh tranh. Thiếu tính kinh tế theo quy mô cũng cản trở đầu tư vào khu hội tụ ngành, đồng thời cản trở các hoạt động thuê ngoài và liên kết sản xuất. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong khu hội tụ ngành có thể phát triển chậm chạp nếu có hiện tượng doanh nghiệp chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt nên chỉ quan tâm kình địch nhau mà không quan tâm hợp tác với nhau vì lợi ích tiềm năng lâu dài. Thiếu sự hiện diện của các trường đại học và viện nghiên cứu cũng dễ xảy ra. 51 Bảng 3.1. Lý do cần có chính sách hội tụ ngành Thất bại hệ thống hoặc thất bại thị trường Phản ứng chính sách Thị trường hoạt động – Hoàn thiện chính sách cạnh tranh, cải cách không hiệu quả điều tiết – Cần có dự báo về mặt công nghệ Thất bại về mặt thông tin – Cần có hỗ trợ về thông tin thị trường chiến lược, nghiên cứu cụm liên kết ngành chiến lược – Cần có dịch vụ môi giới, các cơ quan và kế hoạch xúc tiến mạng lưới liên kết Thiếu tương tác giữa – Cung cấp platform cho các đối thoại mang tính các chủ thể trong hệ xây dựng thống đổi mới – sáng – Tạo điều kiện cho hợp tác trong các mạng tạo lưới (các kế hoạch phát triển cụm liên kết ngành) – Thành lập những trung tâm phối hợp giữa các doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu Thiếu tương thích về mặt thể chế giữa kết cấu hạ tầng kiến thức (công cộng) và nhu cầu thị trường – Tạo thuận lợi cho hoạt động của các trung tâm phối hợp giữa các doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu – Phát triển nguồn lực con người – Triển khai các chương trình chuyển giao công nghệ 52 Lượng cầu không đủ – Cần thực hiện chính sách mua sắm công – Cần tư nhân hóa – Hợp lý hóa các doanh nghiệp – Lập chính sách theo kiểu phối hợp liên Thất bại của chính ngành, liên địa phương (horizontal policy quyền making) – Tham vấn công cộng – Giảm can thiệp của chính quyền Nguồn: Roclanndt and den Hertog (1999). 3.1.2. Vai trò của chính quyền trong việc thúc đẩy hội tụ ngành Chính quyền cần phải hỗ trợ sự ra đời của các cụm liên kết ngành mới lẫn hỗ trợ sự phát triển của các cụm liên kết ngành đã thành lập. Thông thường, các chính quyền thường hỗ trợ những cụm liên kết ngành đã có hơn, thông qua các biện pháp như môi giới, đào tạo. Tuy nhiên, đối với các cụm liên kết ngành đang manh nha thành lập, sự hẫu thuận của chính quyền thực sự quan trọng, nhất là khi chính quyền có quan điểm dài hạn và đề ra những quy tắc, mục tiêu, lộ trình rõ ràng cho các biện pháp hỗ trợ của mình để khu vực tư nhân – những người thành lập các cụm liên kết ngành – thấy rõ ràng môi trường hoạt động của mình. Benner (2012) xác định cụ thể chủ thể chính quyền tham gia vào chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở các phạm vi khác nhau. Nếu cụm liên kết ngành có phạm vi thuộc địa phương, thì cấp chính quyền tham gia là các phòng, các sở, các cục, chi cục phụ trách về kinh tế, khoa học công nghệ, các văn phòng đại diện của phòng thương mại và công nghiệp ở địa phương, các chi hội ngành ở địa phương. Nếu cụm 53 liên kết ngành có phạm vi là vùng (nhiều tỉnh), thì cấp chính quyền 36 tham gia là các văn phòng điều hành vùng của các bộ . Nếu cụm liên kết ngành có phạm vi là quốc gia, thì cấp chính quyền tham gia là các bộ về kinh tế, về khoa học công nghệ, giáo dục – đào tạo, lao động – dạy nghề của Chính phủ. Còn nếu cụm liên kết ngành có phạm vi xuyên quốc gia, thì cấp chính quyền tham gia phải là các tổ chức siêu quốc gia, kiểu như Ủy ban châu Âu. Cách phân định như trên của Benner tuy cụ thể, nhưng không đảm bảo nguyên tắc phân quyền trong cung ứng hàng hóa công cộng (chính sách kinh tế là một loại hàng hóa công cộng). Chính quyền trung ương và chính quyền địa phương có vai trò khác nhau khi đối với thúc đẩy hội tụ ngành. Điều này có thể giải thích bằng lý thuyết phân quyền trong cung ứng hàng hóa công cộng. Những biện pháp mang tính vĩ mô rộng lớn cần do chính quyền trung ương đảm nhiệm. Còn những biện pháp mang tính vi mô và cụ thể đòi hỏi phải nắm rõ thông tin về địa phương thì nên để cho chính quyền địa phương đảm nhiệm. Chính quyền trung ương, trong nhiều hoàn cảnh, cần hỗ trợ ngân sách cho chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp liên quan đến kết cấu hạ tầng, đào tạo nghề. 36 Ở Việt Nam, các cấp hành chính (tương ứng với các cấp Hội đồng nhân dân) đều có các đơn vị theo ngành giống các bộ. Việt Nam không có cấp hành chính khu vực (liên tỉnh), nên không có các đại diện của các bộ theo khu vực. Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới, dù khu vực không phải là cấp có chính quyền và có hội đồng nhân dân, nhưng vẫn có thể là một vùng hành chính tại đó có các văn phòng khu vực do các bộ đặt. 54 3.2. Mục tiêu chính sách – Hỗ trợ những ngành đang chuyển đổi; Chính sách hội tụ ngành là một phần hoặc là sự giao thoa của các chính sách ngành (chính sách công nghiệp), chính sách phát triển vùng và chính sách khoa học công nghệ (Benner, 2012; OECD, 2007). Do cả ba chính sách này đều có có kiểu truyền thống và kiểu hiện đại, nên chính sách hội tụ ngành rất đa dạng. – Tạo ra và củng cố lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư vào cụm; xây dựng thương hiệu của cụm và thương hiệu của vùng; Chính sách công nghiệp kiểu truyền thống thường có mục đích là thay đổi cơ cấu ngành của nền kinh tế quốc gia hoặc địa phương, dành nhiều trợ cấp cho doanh nghiệp trong ngành được ưu tiên, lập ra những tập đoàn lớn trong ngành đó. Chính sách công nghiệp kiểu hiện đại – còn gọi là chính sách công nghiệp chiến lược – thường có mục đích là nâng cấp ngành: nâng cấp công nghệ và nâng cấp quy trình sản xuất cho một ngành nhất định, hoặc chuyển từ ngành truyền thống sang ngành hiện đại thông qua những công cụ như hỗ trợ các nhu cầu chung của nhóm doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp thu công nghệ. Chính sách phát triển vùng kiểu truyền thống thường có mục đích là tái phân phối nguồn lực phát triển từ vùng phát triển sang vùng tụt hậu. Trong khi đó, chính sách phát triển vùng kiểu hiện đại lại tập trung vào tìm và bồi dưỡng năng lực cạnh tranh của vùng. Chính sách khoa học – công nghệ kiểu truyền thống thường hỗ trợ tài chính cho những dự án riêng lẻ trong nghiên cứu cơ bản. Còn chính sách khoa học – công nghệ kiểu hiện đại lại tài trợ cho nghiên cứu tập thể theo ngành và gắn với hoạt động thương mại hóa công nghệ. Chính sách hội tụ ngành với tư cách là một phần hoặc là giao thoa của các chính sách theo các kiểu nói trên thường hướng tới các mục tiêu sau đây: – Ưu tiên những ngành là động lực tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia; 55 – Nhằm chủ yếu hoặc bao gồm phát triển các vùng lạc hậu; – Chú ý tới doanh nghiệp nhỏ và vừa nhiều hơn là tới doanh nghiệp lớn; – Có cách tiếp cận linh hoạt theo ngành/lĩnh vực và chú trọng đổi mới – sáng tạo; – Coi trọng sự tham gia của các chủ thể; – Khuyến khích áp dụng công nghệ mới; – Tận dụng lợi thế của R&D tập thể, thúc đẩy thương mại hóa R&D; – Coi trọng hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp mạo hiểm. Vì ba loại chính sách nêu trên đều thuộc phạm vi của chính sách tăng trưởng, nên chính sách hội tụ ngành cũng thuộc phạm vi của chính sách tăng trưởng, vì thế nó có mục tiêu cuối cùng giống như của chính sách tăng trưởng, đó là: tạo việc làm và tăng trưởng sản lượng (hay GDP). Chú ý là, Michael Porter – người đã làm cho khái niệm "cụm liên kết ngành" trở nên phổ biến – coi cụm liên kết ngành là một nhân tố tạo nên năng lực cạnh tranh của quốc gia và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong cụm. Porter không xem phát triển cụm liên kết ngành là một cách thức để thúc đẩy các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, một địa phương không thể phát triển đồng thời nhiều cụm liên kết ngành cho nhiều ngành khác nhau, vì thế, thúc đẩy phát triển cụm liên kết ngành của địa phương hay của quốc gia rốt cục dẫn tới phát triển các ngành, lĩnh vực của địa phương hay quốc gia ấy. Chúng ta có 56 thể thấy rõ điều này trong các chương trình phát triển cụm liên kết ngành của các tiểu bang ở Mỹ. Chính sách hội tụ ngành, theo Anbumozhi (2009), bao gồm các mục tiêu cụ thể sau đây: – Hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp về kết cấu hạ tầng chung; – Khuyến khích và tạo thuận lợi cho các liên kết với mạng sản xuất địa phương, mạng sản xuất trong nước và mạng sản xuất quốc tế; – Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa các sáng chế, phát minh; – Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động theo nhóm được cùng vào cụm liên kết ngành; – Hỗ trợ các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành đổi mới – sáng tạo bằng cách thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Tùy mỗi quốc gia, có thể có mục tiêu này được nhấn mạnh hơn mục tiêu kia trong khi thiết kế và triển khai chính sách hội tụ ngành. Chẳng hạn, ở các nước tiên tiến, nơi mà cụm liên kết ngành – tức dạng bậc cao trong hội tụ ngành – được quan tâm, thì các mục tiêu thúc đẩy đổi mới – sáng tạo chung và cụ thể hơn nữa là thúc đẩy nghiên cứu phát triển có vẻ là mục tiêu quan trọng hơn cả của chính sách hội tụ ngành. Ở những nước đó, nhiều khi cụm liên kết ngành chỉ là một hình thức cụ thể của hệ thống đổi mới – sáng tạo quốc gia, là sự thu hẹp của hệ thống đổi mới – sáng tạo quốc gia xuống quy mô khu vực hoặc địa phương (hay hệ thống đổi mới – sáng tạo khu vực). 3.2.1. Cách tiếp cận mới của chính sách phát triển kinh tế mới của chính sách phát triển kinh tế.37 Các cụm liên kết ngành giúp thúc đẩy các yếu tố phát triển năng lực cạnh tranh của quốc gia và địa phương như mô hình kim cương của Porter trình diễn. Phát triển cụm liên kết ngành là cách để tổ chức và cung ứng dịch vụ công hiệu quả hơn, bởi vì thông qua phát triển cụm liên kết ngành, chính quyền có thể: – Cung cấp dịch vụ công phù hợp hơn với nhu cầu của doanh nghiệp do hướng tới giải quyết vấn đề doanh nghiệp gặp phải, chứ không phải hướng tới thuận tiện cho quản lý của chính quyền; – Giải quyết các nhu cầu liên đới của nhiều doanh nghiệp, chứ không phải giải quyết nhu cầu riêng rẽ; – Đáp ứng nhu cầu tập thể của người tiêu dùng, chứ không phải nhu cầu cá nhân của mỗi người. Phát triển cụm liên kết ngành là cách định hướng đầu tư tốt hơn, bởi vì nó hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) dựa vào các trường đại học, thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, thành lập các khu vực cung cấp mặt bằng cho các cơ sở nghiên cứu và sản xuất, giúp các doanh nghiệp gần gũi các trường đại học. Phát triển cụm liên kết ngành là cách phát triển thương hiệu quốc gia và địa phương vì thông qua cụm liên kết ngành, chính quyền hiểu đúng hơn và phản ứng đúng hơn với nhu cầu của doanh nghiệp, quan sát được rõ hơn sự phát triển của các ngành và các địa phương, giúp các ngành và các địa phương điều chỉnh theo thay đổi của tình hình kinh tế, giúp các ngành và các địa phương nâng cao được tính chuyên nghiệp và thương hiệu của họ. Nhiều nhà khoa học Mỹ mà tiêu biểu là Michael Porter đã cố gắng thuyết phục các nhà lãnh đạo chính quyền trung ương và địa phương rằng có thể xem phát triển cụm liên kết ngành là một cách tiếp cận 37 57 Rosenfeld (2002b). 58 Phát triển cụm liên kết ngành là cách hiệu quả hơn để tạo việc làm và phát triển lực lượng lao động. Nguồn lực quan trọng nhất của các khu vực hội tụ ngành là nhân lực. Thông qua phát triển cụm liên kết ngành, chính quyền trung ương và địa phương sẽ hiểu rõ hơn nhu cầu cụ thể của ngành và địa phương về loại lao động cụ thể, nhất là nhóm lao động có trình độ giáo dục sau phổ thông và lao động có trình độ đại học trở lên, để từ đó có chính sách đào tạo nghề phù hợp cũng như có lựa chọn đầu tư phát triển các ngành khoa học phù hợp. Phát triển cụm liên kết ngành là cách hiệu quả hơn để tránh chênh lệch kinh tế giữa các địa phương và giữa các nhóm dân cư. Thông qua quan tâm tới các địa phương và các nhóm dân cư khi tìm cách phát triển các khu vực hội tụ ngành, chính quyền sẽ hiểu rõ hơn tình hình của mỗi địa phương và mỗi nhóm dân cư, từ đó có thông tin chính xác hơn để giảm chênh lệch. 3.2.2. Đối tượng của chính sách Chính sách thúc đẩy hội tụ ngành do là một phần hoặc giao thoa của chính sách công nghiệp và chính sách phát triển vùng, nên đối tượng của nó bao gồm ngành/lĩnh vực và địa phương. Một loại đối tượng nữa của các khu hội tụ ngành là chủ thể của khu. Việc lựa chọn đối tượng của chính sách hội tụ ngành chính là: a) Lựa chọn địa phương nào, cấp nào: Khi xây dựng chính sách hội tụ ngành, cơ quan lập chính sách sẽ phải lựa chọn loại địa phương là loại địa phương động lực hay địa phương lạc hậu; là loại địa phương trung tâm hay địa phương ngoại vi; là cấp hành chính nào (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện hay thấp hơn). b) Lựa chọn ngành nào: ngành năng động, hay ngành đang gặp khó khăn; ngành có tầm quan trọng chiến lược hay ngành có tầm quan trọng về mặt xã hội. c) Lựa chọn chủ thể nào: có trường đại học hay không; toàn doanh nghiệp nhỏ và vừa hay tất cả các cỡ; doanh nghiệp nước ngoài hay trong nước; doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước. 59 Đối với những nước mà việc phân chia hành chính địa phương dẫn tới sự tồn tại nhiều địa phương nhỏ (ví dụ Việt Nam có 63 tỉnh, thành hay Pháp có 96 tỉnh ở chính quốc), thì một khu vực hội tụ ngành có thể cùng lúc nằm trên địa bàn của nhiều địa phương. Lại có thể có trường hợp khu vực hội tụ ngành nằm ở giáp ranh của nhiều địa phương, như trường hợp khu hội tụ ngành hàng không vũ trụ của Đức nằm ở giáp ranh của bốn tiểu bang phía bắc. Điều này gây khó khăn cho việc xác định đối tượng của chính sách hội tụ ngành và khó khăn cho thực thi chính sách cả về mặt chính trị (ra quyết định chính sách) lẫn hành chính (thực hiện chính sách). Một thách thức khác là cho dù lý luận về hội tụ ngành khẳng định tính chuyên ngành, song trong thực tế có thể có đa ngành trong cùng một khu hội tụ ngành và có thể có nhiều khu hội tụ ngành của các ngành khác nhau ở cùng một vị trí. Ví dụ, cùng khu hội tụ ngành công nghiệp ô tô có thể có mặt cả ngành cơ khí lẫn ngành điện – điện tử vì một chiếc ô tô hiện đại bao gồm nhiều chi tiết linh kiện của cả hai ngành này. Khu hội tụ ngành ICT nổi tiếng nhất của Ý và khu hội tụ ngành thời trang nổi tiếng nhất của nước này đều ở thành phố Milano (tỉnh Lombardia), chưa kể thành phố này còn là một trong những trung tâm tài chính của châu Âu. Điều này gây khó khăn cho việc xác định lĩnh vực hay chuyên ngành của khu hội tụ ngành, cũng như gây khó khăn cho việc đánh giá kết quả thực hiện chính sách hội tụ ngành. Để giải quyết các khó khăn này, các nhà kinh tế đề xuất sử dụng 38 thương số vị trí (location quotient hay LQ) để tìm xem trong một 38 Thương số vị trí được tính như sau: LQi = (Lki/Lk)/(Lni/Ln). Trong đó, i chỉ thị số lao động ngành, k chỉ thị số lao động địa phương, n chỉ thị số lao động cả nước. LQi của địa phương k lớn hơn 1 nghĩa là lao động ngành i tập trung ở địa phương k nhiều hơn mức bình quân ngành i cả nước. Thương số này nhỏ hơn 1 cho thấy địa phương thấp hơn mức bình quân cả nước. Thương số tăng lên nghĩa là mức độ tập trung tăng lên, giảm đi nghĩa là mức độ tập trung giảm đi. 60 quốc gia thì lao động của một ngành nhất định tập trung ở địa phương nào nhiều hơn. Thương số vị trí được tính bằng công thức: LQi = (Lki/Lk)/(Lni/Ln). Trong đó, i chỉ thị số lao động của ngành được xem xét, k chỉ thị số lao động địa phương được xem xét, n chỉ thị số lao động cả nước. LQi của địa phương k lớn hơn 1 nghĩa là lao động ngành i tập trung ở địa phương k nhiều hơn mức bình quân ngành i cả nước. Thương số này nhỏ hơn 1 cho thấy địa phương thấp hơn mức bình quân cả nước. Thương số tăng lên nghĩa là mức độ tập trung tăng lên, giảm đi nghĩa là mức độ tập trung giảm đi. Cũng có thể sử dụng chỉ số Gini hoặc Herfindahl để đo mức độ tập trung thay cho thương số vị trí. Để có kết quả tính toán cụ thể, cần có bảng phân ngành kinh tế quốc dân chi tiết, rõ ràng. Các tiêu chí trên giúp xác định mức độ tập trung, song muốn biết các chủ thể nào liên quan tới khu hội tụ ngành thì phải dựa vào phương pháp bản đồ liên kết (cluster mapping). Phương pháp này kết hợp việc đo lường mức độ tập trung với bảng phân tích đầu vào – đầu ra để tìm liên kết giữa chủ thể theo ngành và phác họa liên kết giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác như trường đại học, chính quyền,... Phương pháp bản đồ liên kết đã được Michael Porter và đội nghiên cứu của ông tại Đại học Havard áp dụng từ năm 2000 để xác định các cụm liên kết ngành cho các địa phương ở Mỹ. Sau đó, các nước khác cũng tiếp thu để ứng dụng. 3.2.3. Nội dung của chính sách Anderson et al (2005) tiếp cận từ góc độ công cụ, biện pháp chính sách và tổng hợp kết quả khảo sát thực tiễn, khái quát hóa lại về nội dung của chính sách phát triển cụm liên kết ngành đổi mới – sáng tạo, theo đó chính sách này bao gồm các hoạt động sau đây. (a) Chính sách môi giới: Hầu hết các chính sách phát triển cụm liên kết ngành của các nước đều chú trọng việc thúc đẩy các chủ thể của cụm liên kết ngành tiếp xúc, trao đổi, liên kết với nhau. Chính sách 61 môi giới bao gồm các hoạt động như: lập ra các địa điểm hoặc tổ chức các sự kiện để doanh nghiệp có cơ hội thuận lợi gặp gỡ, trao đổi với nhau; khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc thành lập các mạng lưới, hiệp hội doanh nghiệp; hỗ trợ kết nối với bên ngoài vùng, kết nối xuất khẩu; xây dựng thương hiệu chung cho liên kết ngành để nâng cao ý thức về bản sắc của cụm liên kết ngành; các hoạt động marketing để lôi cuốn doanh nghiệp; thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu khoa học; hỗ trợ các liên kết tổ chức thông qua các hình thức như hợp tác công – tư. Công cụ để triển khai chính sách môi giới là các khu ươm tạo doanh nghiệp, công viên khoa học. (b) Các chính sách kích cầu: Chính quyền có thể xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin về thị trường để các doanh nghiệp tham khảo, chính quyền có thể trở thành người mua khi thực hiện các kế hoạch chi tiêu công. (c) Đào tạo: Một tỷ lệ lớn doanh nghiệp trong các cụm liên kết ngành là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì vậy, họ cần được hỗ trợ về kỹ năng quản lý, các kiến thức sản xuất như công nghệ, sử dụng năng lượng hiệu quả, đào tạo kỹ năng cho người lao động (dạy nghề). (d) Hỗ trợ hội nhập quốc tế: Loại bỏ các hàng rào mậu dịch, tăng cường hệ thống vận tải và liên lạc, hài hòa các quy định về thị trường sẽ giúp các dòng nguồn lực chu chuyển dễ dàng hơn và nâng cao mức độ chuyên môn hóa theo chuỗi giá trị của các cụm liên kết ngành trong mạng lưới sản xuất quốc tế. (e) Các điều kiện khác: Ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định an ninh trật tự, phát triển các kết cấu hạ tầng công trình và hạ tầng xã hội. Ngoài ra, các hoạt động sau đây cũng được xem là nội dung của chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở một số nước (nhưng Anderson et al 62 (2004) lại chỉ xem đây là các ý tưởng, tức là chưa đến mức chính sách thực sự): – Mở rộng các cụm liên kết ngành; 3.3.1. Tiếp cận từ góc độ mục đích của chính sách Tiếp cận từ góc độ mục đích của chính sách, Boekholt và Thuriaux (1999) phân chính sách thúc đẩy hội tụ ngành thành bốn mô hình. Thứ nhất, mô hình lợi thế quốc gia. Chính sách thúc đẩy hội tụ ngành sẽ tập trung vào hỗ trợ các cụm liên kết ngành của một số ngành nhất định có ý nghĩa sống còn đối với quốc gia bằng cách tạo ra những điều kiện mang tính khung khổ mới nhất để cho doanh nghiệp trong cụm và cả cụm nâng cấp, như khung khổ pháp lý, kết cấu hạ tầng công trình, giáo dục, xây dựng bản đồ cụm liên kết ngành39,... Mô hình này sẽ tạo ra những khu hội tụ ngành kiểu trục và nan hoa và/hoặc kiểu nhà nước làm đòn bẩy. – Đổi mới – sáng tạo và công nghệ; – Giáo dục và đào tạo; – Hợp tác thương mại; – Hành động chính sách; – Nghiên cứu và mạng lưới. 3.3. Một số mô hình phát triển khu hội tụ ngành Nhiều nghiên cứu cho rằng có bốn kiểu khu hội tụ ngành, đó là: (a) Kiểu Marshall, hay còn gọi là kiểu Ý. Đây là khu hội tụ ngành của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kiểu này thấy rõ ở Ý. (b) Kiểu trục và nan hoa. Đây là khu hội tụ ngành của doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn. Ví dụ, Nagoya là một khu hội tụ ngành chế tạo ô tô, tại đó Toyota là doanh nghiệp dẫn đầu. Xung quanh nó có một vài doanh nghiệp lớn ở tầng cung ứng thứ nhất và hàng loạt doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các tầng cung ứng tiếp theo. (c) Kiểu tập hợp vệ tinh. Đây là khu hội tụ ngành của các doanh nghiệp hỗ trợ. Kiểu này hay thấy trong trường hợp ngành dệt – may mà người đứng đầu mạng sản xuất là các global buyer ở các nước tiên tiến, còn các doanh nghiệp sản xuất thực sự là các doanh nghiệp khác, thường ở các nước đang phát triển. (d) Kiểu Nhà nước là đòn bẩy. Đây là khu hội tụ ngành mà chính quyền chủ trì việc thành lập, lựa chọn những thành viên đầu tiên cho khu. 63 Thứ hai, mô hình mạng lưới doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính sách thúc đẩy hội tụ ngành sẽ thúc đẩy đổi mới – sáng tạo và học hỏi ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng cách tạo thuận lợi cho mạng lưới liên kết các doanh nghiệp hình thành và phát triển. Có một số loại mạng khác nhau, đó là: (a) các chương trình mang tính chất mạng lưới để các doanh nghiệp chia sẻ và nâng cấp các nguồn lực; (b) mạng kiểu chuỗi cung ứng, ở đó các nhà cung ứng liên kết với nhau và liên kết với các nhà thầu; (c) mạng chiều ngang, ở đó các doanh nghiệp tương tự nhau sẽ liên kết với nhau để triển khai một số hoạt động chung như marketing chung, mua chung đối với khách hàng và nhà cung ứng, nghiên cứu khoa học chung, logistics chung, chia sẻ thông tin về bí quyết và công nghệ. Mô hình này tạo ra những khu hội tụ ngành kiểu Marshall. 39 Xây dựng bản đồ cụm liên kết ngành (cluster mapping) là công tác tìm hiểu và xác định các chủ thể và mối liên hệ giữa các chủ thể trong một cụm liên kết ngành nhằm mục đích hiểu rõ đối tượng hỗ trợ phát triển cụm liên kết ngành này là gì. 64 Thứ ba, mô hình phát triển cụm liên kết ngành địa phương. Chính sách thúc đẩy hội tụ ngành sẽ tập trung vào các biện pháp để củng cố các cụm liên kết ngành trong địa bàn địa phương, làm tăng tính hấp dẫn và tăng bản sắc của địa phương. Mô hình này có thể tạo ra nhiều kiểu khu hội tụ ngành. Thứ tư, mô hình quan hệ doanh nghiệp và tổ chức khoa học trong chính sách cụm liên kết ngành. Chính sách thúc đẩy hội tụ ngành sẽ tập trung, hoàn thiện và khuyến khích sử dụng tri thức trong cụm và trong các mạng lưới để thúc đẩy những công nghệ mới đang nổi lên. Mô hình này cũng thường tạo ra nhiều kiểu khu hội tụ ngành. 3.3.2. Mô hình bottom–up và mô hình top–down Theo cách tiếp cận bottom–up, khi thúc đẩy các khu hội tụ ngành phát triển, chính quyền sẽ chú trọng phát huy các chức năng năng động của thị trường, bản thân sẽ tập trung vào việc giảm thiểu các bất hoàn hảo của thị trường. Sáng kiến hình thành khu hội tụ ngành thường là sáng kiến của khu vực tư nhân (của thị trường); còn chính quyền sẽ có vai trò là ủng hộ sáng kiến đó bằng cách làm môi giới, làm xúc tác. Trong trường hợp này, thường sẽ ít khi có chính sách hội tụ ngành của quốc gia, mà thường là các chính sách của chính quyền địa phương. Mỹ và một số ít nước châu Âu chuộng cách tiếp cận bottom–up đối với chính sách hội tụ ngành hơn. Nhiều nước châu Âu khác và nhiều nước châu Á lại chuộng cách tiếp cận top – down đối với chính sách hội tụ ngành. Theo cách này, chính quyền trung ương tham vấn ý kiến của các tổ chức từ cả chính quyền lẫn thị trường rồi đặt ra các mục tiêu quốc gia và kế hoạch tương lai để phát triển các khu hội tụ ngành. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, cách tiếp cận này đối với chính sách hội tụ ngành không có nghĩa là Nhà nước sẽ làm thay vai trò của thị trường. Thị trường sẽ trở nên nổi bật hơn, đồng thời sự can dự của Nhà nước sẽ giảm đi, khi các khu hội tụ ngành đến giai đoạn tự phát triển độc lập được. 65 3.3.3. Mô hình động của Michael Porter Michael Porter là người đã làm cho khái niệm cụm liên kết ngành trở nên phổ biến. Ông cũng là người đề xuất việc sử dụng chính sách cụm liên kết ngành như một cách làm chính sách phát triển kinh tế mới. Theo Porter, muốn phát triển được một cụm liên kết ngành thì cần đáp ứng bốn điều kiện sau đây. – Nhu cầu: Sự tập trung sản xuất đi kèm với tập trung dân cư dẫn tới lượng cầu lớn, nhu cầu đa dạng và phức tạp. Việc đáp ứng nhu cầu lớn và đa dạng đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục đổi mới – sáng tạo. Cũng nhờ đó, doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình ở phạm vi địa lý rộng hơn (toàn quốc, toàn cầu). – Yếu tố sản xuất (đầu vào): Đó là sự sẵn có lao động chuyên môn cao, cơ sở hạ tầng phù hợp với ngành, các thể chế giáo dục và đào tạo (gồm cả dạy nghề) phù hợp với ngành. – Các ngành hỗ trợ và ngành có liên quan: Trong cụm liên kết có nhiều nhà cung ứng hàng hóa trung gian và dịch vụ hỗ trợ sản xuất hơn. Sự hợp tác giữa nhà sản xuất với nhà cung ứng dẫn tới sự trao đổi thông tin giúp cho khả năng đổi mới – sáng tạo được bồi dưỡng. – Chiến lược kinh doanh và đối thủ cạnh tranh: Sức ép cạnh tranh dữ dội xuất hiện từ sự tập trung đông doanh nghiệp trong phạm vi giới hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cấp chiến lược kinh doanh của mình. Rõ ràng, mô hình của Porter hướng tới việc xây dựng một cụm liên kết ngành thực sự – dạng bậc cao của khu vực hội tụ ngành. Tuy nhiên, nếu xây dựng chính sách hội tụ ngành chung cho quốc gia, hay cho một khu vực rộng có thể có vài khu hội tụ ngành trong đó thì mô hình kim cương của Porter không giúp được gì. 3.3.4. Mô hình lưu đồ của Kuchiki Akifumi Kuchiki Akifumi, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Đông Á (IDE– JETRO) của Nhật Bản, cho rằng bốn điều kiện để thành lập một cụm liên kết ngành mà Michael Porter đề cập khó có thể có cùng lúc. 66 Mặt khác, để xây dựng chính sách hội tụ ngành cho một ngành có nhiều khu hoặc chính sách hội tụ ngành cho quốc gia hay vùng lớn, cần có một cách tiếp cận khác. Vì vậy, Kuchiki đề xuất mô hình phát triển khu vực hội tụ ngành khác, theo đó các điều kiện để có cụm liên kết ngành từng bước được đáp ứng. Thị trường Khu công nghiệp Tiền đề, hay điều kiện có sẵn để phát triển cụm liên kết ngành là nhu cầu của thị trường. Nhu cầu của thị trường bao gồm nhu cầu nội vùng, nội quốc gia, nhu cầu ở nước ngoài (xuất khẩu). Xây dựng năng lực  Kết cấu hạ tầng  Thể chế  Nhân lực  Điều kiện sống Bước tiếp theo là đáp ứng điều kiện về yếu tố sản xuất. Cách đáp ứng là phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do,... (gọi chung là khu công nghiệp). Nhu cầu thị trường là tiền đề để phát triển khu công nghiệp thành công. Đến khi phát triển được khu công nghiệp rồi thì các yếu tố sản xuất như lao động, đầu vào trung gian,... sẽ trở nên sẵn có cho doanh nghiệp. Có khu công nghiệp rồi nhưng vẫn không dễ phát triển được công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp liên kết. Kuchiki cho rằng muốn đáp ứng được điều kiện thứ ba để phát triển cụm liên kết ngành, thì phải nhờ đến các công ty xuyên quốc gia, mà trước hết là các công ty có lượng sản xuất đủ lớn để sẵn sàng tản quyền theo chiều dọc (hay thuê ngoài) cho các công ty khác (bao gồm cả công ty xuyên quốc gia khác và công ty nội địa). Kuchiki gọi các công ty xuyên quốc gia lớn này là các công ty đòn bẩy (anchor firm). Sự gần gũi về mặt địa lý do khu công nghiệp đem lại là một yếu tố làm cho các anchor firm sẵn sàng tản quyền theo chiều dọc vì họ vẫn có khả năng theo dõi và kiểm soát. Tuy nhiên, chỉ mình khu công nghiệp thôi thì chưa đủ để hấp dẫn các công ty xuyên quốc gia đầu tư và đưa các phân đoạn sản xuất của mình tới. Quốc gia muốn thu hút đầu tư của các công ty xuyên quốc gia phải xây dựng năng lực của mình, đó là phát triển kết cấu hạ tầng công trình, kết cấu hạ tầng mềm (tổ chức, thể chế), phát triển nguồn nhân lực, cải thiện điều kiện sống,... 67 Các công ty đòn bẩy Các doanh nghiệp liên kết, công nghiệp hỗ trợ Cụm liên kết ngành Phát triển kinh tế vùng Hình 3.1. Lưu đồ biểu diễn mô hình Kuchiki về chính sách phát triển khu vực hội tụ ngành. Nguồn: Kuchiki (2005). Chỉ khi các công ty đòn bẩy tiến hành thuê ngoài và tản quyền theo chiều dọc, thì công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp liên kết mới phát triển thuận lợi. Bước cuối cùng là các doanh nghiệp phải định hình chiến lược kinh doanh của mình để trở thành một thành viên của mạng lưới liên kết 68 các doanh nghiệp và khai thác các lợi ích do mạng lưới đem lại. Lúc đó mới có cụm liên kết ngành thực sự. – Lập ra các trung tâm, triển khai các dự án nghiên cứu, công nghệ chuyên ngành theo cụm liên kết ngành; Khi có cụm liên kết ngành rồi, thì thị trường (điều kiện tiền đề) lại càng có điều kiện phát triển và lần lượt thúc đẩy, tạo điều kiện đáp ứng các điều kiện tiếp theo. – Tài trợ cho các hoạt động R&D và hoạt động chuyển giao công nghệ. 3.4. Công cụ thực hiện chính sách 3.4.1. Nâng cao tính năng động cho cụm liên kết ngành Doanh nghiệp có thể gặp phải tình trạng thiếu "số đông ý nghĩa". Do đó, chính quyền nên thúc đẩy việc làm tăng số lượng doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành bằng các biện pháp như: – Thúc đẩy thành lập doanh nghiệp mới từ những bộ phận hoặc chức năng nào đó của công ty đang hoạt động; a) Thúc đẩy phát triển công nghệ và gia tăng số lượng doanh nghiệp Do nhiều doanh nghiệp không có điều kiện tiếp cận hoặc không có tri thức chiến lược, nên chính quyền cần khắc phục và phổ biến thông tin tốt hơn. Chính quyền cũng nên tổ chức đối thoại, trao đổi với doanh nghiệp về những vấn đề hội tụ ngành chiến lược. Cụ thể: – Thành lập các trung tâm công nghệ và thông tin chuyên cho các cụm liên kết ngành; – Xem xét việc tài trợ vốn khởi nghiệp. b) Lập mạng lưới liên kết các chủ thể của cụm liên kết ngành Doanh nghiệp, vì những lý do nhất định, có thể thiếu liên kết với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, chính quyền nên khuyến khích và tạo điều kiện cho mạng lưới liên kết doanh nghiệp phát triển. Cụ thể: – Dự báo những thay đổi về công nghệ; – Hỗ trợ các hoạt động trung gian, môi giới và các chương trình xây dựng mạng lưới liên kết; thúc đẩy các mạng lưới liên doanh nghiệp và mạng lưới các cá nhân; hỗ trợ liên kết với bên ngoài. – Nghiên cứu thông tin thị trường chiến lược và hội tụ ngành chiến lược; – Làm xúc tác cho các hoạt động hợp tác thương mại bằng những hoạt động như tổ chức các mạng xuất khẩu, thu mua có điều phối. – Hỗ trợ hoạt động ươm tạo dựa vào cụm liên kết ngành; – Thiết lập các tiêu chuẩn về công nghệ. – Cung cấp các hỗ trợ doanh nghiệp. – Xem xét việc triển khai mua sắm công đối với các sản phẩm đổi mới – sáng tạo và côngxoocxiom. – Lập ra cơ sở khai thác các cơ hội thị trường; Nhiều doanh nghiệp lại không biết cách khai thác năng lực của những nhà cung cấp tri thức. Do đó, chính quyền cần tổ chức phối hợp các hoạt động nghiên cứu, triển khai và tạo thuận lợi cho R&D theo cụm liên kết ngành. Cụ thể: 69 – Có những ưu đãi tài chính hoặc các quỹ đầu tư cho những dự án có nhiều doanh nghiệp tham gia. Cung và cầu về kết cấu hạ tầng, thông tin nhu cầu thị trường và thông tin về các hoạt động của chính quyền có thể không gặp nhau. Khi đó, 70 chính quyền nên thành lập những trung tâm để doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu tiếp xúc với nhau bằng các biện pháp sau đây: – Có các cơ quan ở cả cấp trung ương, khu vực và địa phương để phổ biến thông tin khắp cộng đồng kinh doanh trong nước và quốc tế. – Tạo thuận lợi cho các hoạt động liên kết giữa doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu. 3.4.2. Phát triển hệ sinh thái của cụm liên kết ngành – Hỗ trợ việc chuyên môn hóa và việc áp dụng phù hợp theo địa phương trong liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học, ví dụ các cơ chế ưu đãi để khuyến khích liên kết địa phương. Vì các yếu tố sản xuất cần thiết cho cụm liên kết ngành có thể không đủ, như quá ít doanh nghiệp, thiếu lao động chuyên môn hóa, thiếu vốn, thiếu công nghệ, lượng cầu không đủ kích thích sản xuất, nên các chính sách của chính quyền có thể giúp khắc phục thất bại thị trường này bằng các biện pháp sau: – Phát triển nguồn lực con người. – Khởi xướng các chương trình chuyển giao công nghệ. c) Thúc đẩy liên kết ngành Các chủ thể trong cụm liên kết ngành có thể thiếu tương tác với nhau. Vì thế, chính quyền cần làm cho họ gắn bó với nhau hơn. Cụ thể: – Thành lập các cơ quan, các cơ chế môi giới và kết nối mạng bằng cách tạo lập hoặc tổ chức các cơ quan cộng tác (phòng thương mại, hiệp hội ngành,...) và các kênh liên lạc thuận lợi cho phát triển mạng liên kết. Thiếu bản sắc và sự nhận biết về cụm là một trở ngại nữa khiến cho các cụm liên kết ngành không năng động. Do vậy, chính quyền hỗ trợ việc xác định bản sắc của cụm liên kết ngành và tiến hành các hoạt động marketing công về cụm. Cụ thể: – Hoạt động xúc tiến (kiểu chính sách xúc tiến bán trong marketing) về cụm đối với bên ngoài. – Xây dựng thương hiệu cho cụm. – Hoạt động xúc tiến trong và ngoài cụm về năng lực của các thành viên trong cụm. 71 a) Phát triển thị trường yếu tố sản xuất – Thu hút doanh nghiệp về cụm liên kết ngành, tăng số lượng doanh nghiệp trong cụm thông qua các biện pháp như tập trung các nỗ lực thu hút đầu tư vào các liên kết yếu nhất trong cụm liên kết ngành, định hướng cho đầu tư vào trong cụm (ví dụ, vào lấp các khoảng trống trong chuỗi cung ứng), tăng cường ưu đãi FDI, thu hút các cơ sở R&D chính, thu hút doanh nghiệp nơi khác về, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp; – Xúc tiến các hoạt động đào tạo kiến thức quản lý và kỹ thuật; sử dụng chính các cụm liên kết ngành làm bối cảnh học tập trong các hoạt động đó; thành lập các trung tâm bồi dưỡng kỹ năng chuyên ngành phù hợp với các ngành của cụm liên kết ngành; hỗ trợ các liên minh đào tạo nghề của địa phương; thu hút nhân tài về địa phương; – Các chính sách mua sắm công để kích cầu; – Thúc đẩy sự chuyên môn hóa trong thị trường vốn bằng cách: lập các doanh nghiệp mạo hiểm mới; lập các quỹ đầu tư chuyên ngành để cùng cung cấp vốn theo các nguyên tắc thị trường thật sự; tăng ưu đãi cho FDI. 72 b) Phát triển hạ tầng cụm liên kết ngành Vô tình, các quy định – điều tiết của chính quyền lại có thể hạn chế đổi mới – sáng tạo, hạn chế cạnh tranh, hoặc cản trở cơ chế thị trường vận hành hiệu quả. Để khắc phục những thất bại hệ thống như thế, chính quyền cần tiến hành các biện pháp sau: – Xác định đâu là các nút thắt về chính sách, tổ chức các platform theo cụm liên kết ngành và lập các nhóm điều tra để tìm hiểu nhu cầu cải cách thuế và cải cách quy chế; – Xác định những bất cập về kết cấu hạ tầng, đảm bảo cung cấp đầy đủ kết cấu hạ tầng, cả giao thông lẫn thông tin liên lạc, xây dựng các quy hoạch sử dụng đất theo cách thức hỗ trợ các cụm liên kết ngành đã xác định; – Xác định nguyên nhân của việc thiếu các nguồn vốn xã hội, thúc đẩy và hỗ trợ các mạng lưới liên kết cá nhân và mạng lưới liên kết doanh nghiệp; – Tăng cường nền tảng cho hoạt động khoa học kỹ thuật bằng cách: phối hợp để cùng tập trung đầu tư công và đầu tư tư nhân vào một nơi (ví dụ, nếu đầu tư công vào phát triển các trường kỹ thuật thì nên đặt các trường này ở địa điểm nào tập trung nhiều doanh nghiệp); tăng cường giáo dục – đào tạo và dạy nghề; thể chế hóa các hình thức hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp; đầu tư cho các hoạt động R&D chung của cụm liên kết ngành. 73 74 PHẦN II KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HỘI TỤ NGÀNH VÀ CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH 75 76 chính sách phát triển cụm liên kết ngành rất tích cực để hồi phục kinh tế sau đợt trì trệ, suy thoái cuối thập niên 1990. Các bang tiêu biểu là: New York, Alabama, Florida, Oregon, Arizona. Chương 4 HỘI TỤ NGÀNH VÀ CHÍNH SÁCH 4.1.1. Chính sách của chính quyền Obama PHÁT TRIỂN CỤM LIÊN KẾT NGÀNH Ở MỘT SỐ NƯỚC TIÊN TIẾN 4.1. Hội tụ ngành và chính sách phát triển cụm liên kết ngành ở Mỹ Nước Mỹ có những cụm liên kết ngành hàng đầu thế giới xét về mức độ hội tụ nhân tài và mức độ đổi mới – sáng tạo. Các cụm tiêu biểu là Silicon Valley ở tiểu bang California (điện tử, phần mềm, truyền thông kỹ thuật số), Boston ở tiểu bang Massachusetts (khoa học sự sống, giáo dục bậc cao, dịch vụ tài chính), New York City ở tiểu bang New York (dịch vụ tài chính, truyền thông, dược phẩm), Seattle ở tiểu bang Washington (hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin), Houston ở tiểu bang Texas (năng lượng, hóa chất), Detroit ở tiểu bang Michigan (phương tiện giao thông cơ giới), Los Angeles ở tiểu bang California (giải trí, thiết kế, thương mại),... Mặc dù Mỹ được đánh giá cao về mức độ phát triển hội tụ ngành – cụm liên kết ngành40, song thực hiện chính sách phát triển cụm liên kết ngành chủ yếu là do các chính quyền tiểu bang. Ở phạm vi liên bang, chỉ tới nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama mới có một số chính sách liên quan đến phát triển cụm liên ngành nhưng chủ yếu là để phát triển một số ngành nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động Mỹ. Tại một số tiểu bang ở Mỹ, chính quyền bang đã có 40 Diễn đàn Kinh tế Quốc tế xếp Mỹ đứng thứ 6 thế giới về mức độ phát triển hội tụ ngành. 77 Khi trở thành Tổng thống vào năm 2009, ông Obama đã nhanh chóng triển khai chính sách tăng cường năng lực đổi mới – sáng tạo của Hoa Kỳ, xem đó là một biện pháp quan trọng để phục hồi kinh tế. Mục tiêu của chính sách này là nâng cao tinh thần doanh nghiệp ở Hoa Kỳ bằng cách tạo ra một môi trường và hệ sinh thái kinh doanh thuận lợi ở các địa phương dưới dạng các cụm liên kết ngành đổi mới – sáng tạo địa phương (regional innovation clusters – RIC). Sang nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Obama tiếp tục chính sách phát triển cụm liên kết ngành của mình. Năm 2013, Báo cáo Kinh tế của Tổng thống (Economic Report of the President) đã nhấn mạnh vai trò của hội tụ sản xuất (agglomeration), cụm liên kết ngành (industry cluster) và liên kết đa ngành (urbanization agglomeration). Thông điệp này được hiểu là chính quyền liên bang sẽ hỗ trợ tích cực cho các sáng kiến đổi mới – sáng tạo dưới hình thức cụm liên kết ngành.41 Năm 2014, Cục Phát triển Kinh tế (EDA, thuộc Bộ Thương mại) đã thành lập cổng thông tin điện tử về cụm liên kết ngành ở Mỹ (U.S. Cluster Mapping Portal42) trên cơ sở dự án U.S. Cluster Mapping Project do nhóm của Michael Porter ở Đại học Havard tiến hành từ năm 2004. Cổng thông tin này cung cấp cho doanh nghiệp, 41 Chair of the Council of Economic Advisers (2013), The 2013 Economic Report of the President. On­line: https://www.whitehouse.gov/sites/default/files/docs/erp2013/full_2013 _economic_rep ort_of_the_president.pdf 42 Url: http://www.clustemrmapping.us/ 78 nhà nghiên cứu, chính trị gia thông tin cơ bản về các cụm liên ngành trên toàn nước Mỹ để so sánh các cụm liên kết ngành. Đồng thời, cổng thông tin cũng cho phép các cụm liên kết ngành đăng ký và gửi thông tin của mình lên cổng thông tin. Một số cơ quan liên bang cũng có cổng thông tin về cụm liên kết ngành của ngành do mình quản lý. Ví dụ, Cục Bảo vệ Môi trường có cổng thông tin về các cụm liên kết ngành công nghệ bảo vệ môi trường.43 Xem xét các dự án cụm liên kết ngành được chính quyền liên bang ở Mỹ tài trợ, có thể thấy mỗi cụm này nhìn chung có quy mô không lớn, thường chỉ là vài doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu khoa học ở cùng một thành phố, địa phương liên kết với nhau để phát triển một công nghệ mới và sản phẩm dựa trên công nghệ đó. Đặc biệt, các sáng kiến phát triển cụm liên kết ngành đều theo hướng từ dưới lên (bottom–up). Các doanh nghiệp và tổ chức khoa học cùng địa phương tự liên kết với nhau thành cụm liên kết trước, rồi chính quyền mới tổ chức thi tuyển giữa các cụm để chọn một số cụm thắng cuộc mà trao tài trợ. Đây là điểm khác biệt so với cụm liên kết ngành ở châu Âu hay châu Á. a) Chương trình i6 Challenge EDA là một trong những cơ quan chủ chốt được giao nhiệm vụ triển khai chính sách của Tổng thống Obama. Riêng năm 2009, EDA đã chi 50 triệu USD Mỹ cho các dự án liên quan đến RIC.44 Năm 2010, EDA bắt đầu triển khai chương trình i6 Challenge. EDA chọn ra 6 sáng kiến phát triển kinh tế khu vực dựa trên mạng lưới liên kết kinh doanh, cấp 1 triệu USD cho mỗi sáng kiến đó để giúp các sáng kiến được hiện thực hóa. Đồng thời, Viện Sức khỏe Quốc gia phối hợp với Quỹ Khoa học Quốc gia cấp thêm tổng cộng 6 triệu USD cho các nhóm liên kết doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với sáu sáng kiến được EDA lựa chọn.45 Chương trình i6 Challenge tiếp tục được thực hiện các đợt tuyển chọn và tài trợ mới vào các năm 2011, 2012, 2013 và 2014.46 Mặc dù vẫn gọi là i6 (do ban đầu chỉ chọn sáu dự án và cấp 1 triệu USD cho mỗi dự án), nhưng trong các đợt từ 2012 về sau, số lượng dự án được chọn tài trợ và số tiền tài trợ cho một dự án đã nhiều hơn so với năm đầu tiên. b) Chương trình Job and Innovation Năm 2010, Chính quyền Obama triển khai chương trình tạo việc làm mới để giải quyết tình trạng thất nghiệp dâng cao do tác động của khủng hoảng tài chính 2009. Một trong những cấu phần chính của chương trình này là phát triển các cụm liên kết ngành đổi mới – sáng tạo ở các khu vực. Đợt thứ nhất của chương trình mang tên Jobs and Innovation Partnership. EDA được giao chủ trì.47 Ngày 20/5/2011, Tổng thống Obama đã công bố chương trình đợt hai của chương trình, đặt tên là Jobs and Innovation Accelerator Challenge với ngân sách thực hiện là 33 triệu USD. Chương trình này 45 Brooking Institutes (n.d.), Transcript of event on Regional Innovation Clusters: Advancing the Next Economy, 23/9/2010. On­line at http://www.brookings.edu/~/media/events/2010/9/23­innovation­ clusters/20100923_innovation_clusters.pdf. 46 43 EDA (n.d.), i6 Challenge. On­line at http://www.eda.gov/oie/ris/i6/index.htm. Retrieved 08/7/2015. Url: http://www2.epa.gov/clusters­program 44 47 EDA (2013), "Obama Administration Investments in Regional Innovation Clusters", June 2013 Newsletter. On­line at http://www.eda.gov/news/blogs/2013/06/01/highlight.htm U.S. Economic Development Administration (2010), Fiscal Year 2010 Annual Report. On­line at http://www.eda.gov/pdf/annual­ reports/EDA_FY_2010_Annual_Report.pdf 79 80 đã tài trợ cho các cụm liên kết ngành đổi mới – sáng tạo ở nông thôn và đô thị thuộc ít nhất 20 khu vực trong toàn nước Mỹ. Để xây dựng và thực hiện chương trình này, Tổng thống Obama đã huy động 16 cơ quan liên bang phối hợp với nhau trong đó chủ lực là EDA, Cục Việc làm và Đào tạo (Bộ Lao động), Cục Doanh nghiệp Nhỏ.48 Tháng 3/2012, Chính quyền Obama lại triển khai đợt thứ ba của chương trình, mang tên mới là Rural Jobs and Innovation Accelerator Challenge với ngân sách thực hiện 15 triệu USD. Các cơ quan được giao chủ trì gồm EDA, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, DRA49 và Ủy ban Khu vực Appalachian. Chín cơ quan liên bang khác được giao hỗ trợ chuyên môn cho chương trình. Chương trình này đã tuyển chọn được 13 dự án đề xuất từ các địa phương nhằm giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn bằng các hình thức xây dựng mạng lưới liên kết kiểu cụm liên kết ngành.50 Tháng 5/2012, Chính quyền Obama triển khai đợt thứ tư của chương trình, lần này mang tên Advanced Manufacturing Jobs and Innovation Accelerator Challenge (AMJIAC), ngân sách là 26 triệu USD. Tham 48 Gene Sperling and Ginger Lew (21/5/2011), "New Obama Administration Jobs and Innovation Initiative to Spur Regional Economic Growth," White House Blog. On­line at https://www.whitehouse.gov/blog/2011/05/21/new­obama­ administration­jobs­and­innovation­initiative­spur­regional­economic­ growt gia thiết kế và triển khai chương trình này có EDA, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia, Bộ Năng lượng, Cục Việc làm và Đào tạo (Bộ Lao động), Cục Doanh nghiệp Nhỏ, Quỹ Khoa học Quốc gia. Chương trình này đã chọn 10 sáng kiến phát triển cụm liên kết ngành trong lĩnh vực chế biến chế tạo gắn với công nghệ cao từ Arizona, California, Michigan, New York (hai sáng kiến), Oklahoma, Pennsylvania (hai sáng kiến), Tennessee, Washington – Oregon để tài trợ với tổng số tiền là 20 triệu USD.51 c) Các dự án do Cục Doanh nghiệp Nhỏ chủ trì Ngoài EDA, Cục Doanh nghiệp Nhỏ (SBA) cũng tích cực tham gia triển khai chính sách cụm liên kết ngành của Chính quyền Obama. Năm 2010, SBA phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Năng lượng, Cục Bảo vệ Môi trường tài trợ cho ba nhóm liên kết kinh doanh của các địa phương Philadelphia mở rộng, Florida và Ohio. SBA còn tổ chức thi tuyển tự do, từ 173 đề xuất của các hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa địa phương SBA đã lựa chọn 10 sáng kiến cụm liên kết ngành và tài trợ cho mỗi sáng kiến 600 ngàn USD. Trong 10 dự án này, có ba dự án ngành năng lượng, ba dự án liên quan đến công nghệ quốc phòng, một dự án nông nghiệp, một dự án điện tử, một dự án hàng không vũ trụ và một dự án công nghệ viễn thám. Cả 10 dự án đều liên quan đến phát triển công nghệ cao cấp. Năm dự án thực chất là những cụm liên kết ngành đã được thành lập từ trước. Năm dự án còn lại ở giai đoạn bắt đầu. SBA đã tiến hành đánh giá thực hiện 10 dự án trên qua từng năm. 49 Delta Regional Authority (DRA): một cơ quan phối hợp giữa chính quyền liên bang và chính quyền 8 tiểu bang vùng châu thổ sông Mississippi. 50 Department of Agricluture (), Rural Jobs and Innovation Accelerator. On­line at http://www.rd.usda.gov/about­rd/initiatives/rural­jobs­and­ innovation­accelerator 81 51 Heidi Sheppard and the Center for Regional Economic Competitiveness (2014), The Advanced Manufacturing Jobs and Innovation Accelerator Challenge (AMJIAC): Mid­Project Review. On­ line at http://www.nist.gov/mep/upload/AMJIAC­Report­final0520.pdf 82 4.1.2. Chính sách của chính quyền một số tiểu bang và chính quyền địa phương Không có tiểu bang nào được xem là điển hình về vai trò của chính quyền tiểu bang trong phát triển cụm liên kết ngành. Tuy nhiên, có một số sáng kiến ở cấp tiểu bang đáng chú ý. a) Chính sách của tiểu bang Oregon Nền kinh tế Oregon cho đến đầu thập niên 1980 lấy công nghiệp khai thác tài nguyên làm chủ đạo. Từ cuối thập niên 1980, nền kinh tế phải tái cơ cấu và ngành công nghệ cao bắt đầu nổi lên. Tuy nhiên, trong khi Oregon có lợi thế (trên mức trung bình toàn liên bang) ở phát triển công nghệ và khởi nghiệp, thì bang này lại kém ở nghiên cứu và tăng trưởng.52 Trước những khó khăn kinh tế trong thập niên 1980, chính quyền Oregon đã đi khảo sát thực tiễn ở châu Âu và quyết định học tập kinh nghiệm phát triển cụm liên kết ngành dưới hình thức mạng lưới doanh nghiệp nhỏ và vừa của Đan Mạch. Đầu thập niên 2000, kinh tế Oregon bị tác động tiêu cực nghiêm trọng của vỡ bong bóng DotCom. Chính quyền đã ứng phó bằng nhiều cách trong đó có biện pháp thúc đẩy hơn nữa các cụm liên kết ngành. Ban đầu, Chính quyền Oregon thực hiện đồng thời hai chiến lược phát triển cụm liên kết ngành. Chiến lược kiểu từ dưới lên, do dự án Mạng lưới Cụm liên kết Oregon triển khai, hỗ trợ rộng rãi tất cả các cụm liên kết ngành. Trong chiến lược này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tự lập mạng lưới liên kết với nhau để cùng marketing hoặc cùng đổi mới công nghệ rồi nộp hồ sơ xin chính quyền bang hỗ trợ. Chỉ cần tối thiểu ba doanh nghiệp cũng 52 Trong các ngành công nghệ cao, doanh nghiệp trải qua các giai đoạn sau: nghiên cứu, phát triển, khởi nghiệp và tăng trưởng. 83 có thể thành một mạng lưới và nếu được chấp nhận, mạng lưới có thể được chính quyền tài trợ 10 ngàn USD. Vào giữa thập niên 2000, có khoảng 40 mạng lưới như vậy với tổng cộng 250 doanh nghiệp tham gia đã được chính quyền Oregon hỗ trợ. Chiến lược kiểu từ trên xuống (top–down), do Cục Phát triển Kinh tế và Cộng đồng Oregon triển khai và đặt tên là dự án "Oregon Shine (Oregon tỏa sáng)", lựa chọn một số ngành có tiềm năng và hỗ trợ các ngành này thành lập các cụm liên kết ngành. Ngành được lựa chọn phải do hội đồng lập pháp tiểu bang thông qua. Có tất cả 13 ngành đã được lựa chọn, trong đó được ưu tiên hơn cả là ba ngành chế biến đồ gỗ, phần mềm tin học và du lịch. Chính quyền Oregon lập ra chương trình Key Industry Training để phát triển nguồn nhân lực giúp các ngành này. Đầu thập niên 2000, Hội đồng Kinh doanh Oregon (câu lạc bộ các chủ doanh nghiệp hàng đầu trong bang) và chính quyền Oregon phối hợp với nhau lựa chọn những cụm liên kết ngành có tiềm năng nhất để thúc đẩy phát triển. Hai chiến lược phát triển cụm liên kết ngành thời gian trước được kết hợp lại và đặt trong khuôn khổ của dự án Kế hoạch Kinh doanh Oregon. b) Chính sách của tiểu bang Arizona Chính quyền Arizona triển khai chính sách cụm liên kết ngành cho tới chín ngành khác nhau. Đầu tiên, chính quyền kết hợp với Đại học Havard lập bản đồ cụm liên kết ngành để rõ thông tin về từng ngành. Sau đó, xác định tổ chức lãnh đạo và phương pháp thúc đẩy liên kết ở mỗi ngành. Về phương pháp thúc đẩy liên kết, chính quyền Arizona xác định có sáu nhóm phương pháp sau: – Cùng thông tin (co–inform): Đây là nhóm các hoạt động xác định thành viên của cụm liên kết ngành, xác định tác động của cụm, nâng cao nhận thức của ngành về phát triển cụm liên kết, thúc đẩy trao đổi thông tin giữa các thành viên trong cụm. 84 – Cùng học tập (co–learn): Các tổ chức được ủy thác trách nhiệm phát triển cụm liên kết ngành sẽ tổ chức các hội nghị, hội thảo để giúp các doanh nghiệp biết cách tìm và sử dụng dịch vụ, sản phẩm của nhau, giúp doanh nghiệp có kiến thức về quản lý chất lượng, xây dựng chiến lược kinh doanh,... – Cùng thị trường (co–market): Hoạt động xúc tiến marketing chung cho các sản phẩm, dịch vụ của cụm cả ở trong và ngoài nước. – Cùng mua (co–purchase): Các hoạt động tăng cường liên kết giữa hãng mua và hãng cung ứng cũng như phối hợp mua chung các phương tiện mà một hãng đơn lẻ không thể tự mua được. – Cùng sản xuất (co–produce): Các hoạt động cùng sản xuất hoặc cùng nghiên cứu và phát triển giữa các thành viên của cụm. – Cùng xây dựng các nền tảng kinh tế (co–build economic foundations): Các hoạt động phối hợp để xây dựng các thể chế giáo dục – đào tạo, nghiên cứu, tài chính để chúng hỗ trợ tốt hơn cho cụm. Chính quyền Arizona đã xác định rõ mỗi cụm liên kết ngành trong chín cụm của mình cần có các phương pháp thúc đẩy liên kết nào. Ví dụ, cụm ngành công nghệ cao (hàng không vũ trụ và công nghệ thông tin) cần các phương pháp cùng thông tin, cùng học và cùng xây dựng các nền tảng kinh tế. Còn cụm ngành công nghệ môi trường và cụm ngành công nghệ quang học đều cần các phương pháp cùng thông tin, cùng học, cùng thị trường, cùng sản xuất, cùng xây dựng các nền tảng kinh tế. Phương pháp cùng mua chỉ áp dụng cho ngành khai thác và chế biến khoáng sản. Một số chính quyền địa phương (các hạt và thành phố) thuộc Arizona đã cung cấp các dịch vụ chuyên ngành cho cụm liên kết trên địa bàn của mình. Để làm tốt điều này, chính quyền địa phương mời các đại diện của các cụm tham gia vào ban lãnh đạo chính quyền, nhờ đó họ hiểu rõ và kịp thời nhu cầu của cụm đối với các dịch vụ công ích của 85 chính quyền. Có chính quyền địa phương lại tổ chức các diễn đàn hai năm một lần để thu thập thông tin về nhu cầu của cụm trên địa bàn. Một số chính quyền khác lại lồng ghép chương trình đào tạo nghề của mình với phát triển các cụm liên kết ngành.53 c) Chương trình phát triển cụm liên kết ngành công nghệ cao của tiểu bang New York Tại năm 2014, tiểu bang New York (sau đây viết tắt là NY cho gọn và tránh nhầm với Thành phố New York) có 16 cụm liên kết ngành hình thành một cách tự nhiên gắn với lịch sử phát triển kinh tế theo địa phương. Một số cụm có phạm vi địa lý khá tập trung, ví dụ cụm liên kết ngành tài chính tập trung ở thành phố New York, cụm liên kết ngành điện tử tập trung ở hạt Southern Tier, cụm liên kết ngành chế biến rượu vang (cụm nhỏ trong cụm chế biến thực phẩm) ở quanh cụm hồ Finger Lakes, cụm liên kết ngành chế tạo thiết bị giao thông vận tải ở Tây New York, cụm liên kết ngành chế biến lâm sản ở Bắc New York. 54, 55 Đặc trưng dễ thấy của các cụm liên kết ngành ở NY là chúng phần lớn thuộc lĩnh vực dịch vụ. Một số cụm dịch vụ này còn có rất nhiều phân ngành dịch vụ. Trong khi đó, lĩnh vực chế biến chế tạo có ít cụm liên kết ngành và cũng hạn chế cả số lượng phân ngành. 53 Waits (2000). 54 Bản tin Employment in New York State của chính quyền NY, số tháng 8/2014. Công khai tại https://www.labor.state.ny.us/stats/PDFs/enys0814.pdf 55 New York State Department of Labor (2014), Industry Clusters in New York’s Economy: A Statewide and Regional Analysis. June. https://www.labor.state.ny.us/stats/PDFs/State­regional­industry­clusters­ report­2013.pdf 86 Để thúc đẩy lĩnh vực chế biến chế tạo phát triển và tạo thêm nhiều việc làm, chính quyền NY đã triển khai Chương trình Cụm liên kết ngành đổi mới – Sáng tạo Khu vực (RICP). Cách thức phát triển cụm liên kết ngành của RICP khá giống với cách của chính quyền liên bang, đó là cho 10 khu vực trong NY cạnh tranh đưa ra đề án phát triển cụm liên kết ngành của mình để chính quyền NY lựa chọn tài trợ. Ủy ban phát triển kinh tế của mỗi khu vực sẽ xây dựng một đề án chiến lược phát triển một cụm liên kết ngành và phải chứng minh tại sao cụm liên kết ngành đó sẽ có lợi nhất nhất nếu đặt ở khu vực của mình, loại tài nguyên nào cần thiết cho cụm liên kết ngành đó, tác động của cụm liên kết ngành đó tới phát triển kinh tế địa phương. Chính quyền sẽ đánh giá các đề án dựa trên các tiêu chí như điểm mạnh hiện có, kế hoạch phát triển, hiệu quả sử dụng tài trợ. Chính quyền NY chi 100 triệu USD cho nhóm chương trình RICP với hai chương trình khác.56 d) Chương trình phát triển cụm liên kết ngành chế tạo pin cao cấp của tiểu bang Michigan lưu trữ năng lượng đến để khai sáng cho mình về chiến lược kinh doanh và ý tưởng phát triển trong ngành này. Tiếp theo, chính quyền Michigan cho triển khai chương trình thành lập các Trung tâm Ưu tú về Năng lượng để khuyến khích các trường đại học, khu vực công lẫn tư nhân hăng hái thương mại hóa các công nghệ năng lượng thay thế. Kết quả của chương trình Trung tâm Ưu tú về Năng lượng là các dự án tiêu biểu Sakti3 và A123 Systems được thành lập. Chính quyền Michigan đã cố gắng thu hút các tập đoàn lớn đến Michigan lập cơ sở sản xuất hoặc nghiên cứu phát triển pin và đã thu hút được General Motors, Ford Motor, Johnson Controls­Saft Advanced Power Solutions (liên doanh giữa Johnson Controls của Mỹ và Saft Groupe S.A. của Pháp), KD Advanced Battery Group (liên doanh giữa 3 công ty lớn Kokam, The Dow Chemical và Townsend Ventures), LG Chem (của tập đoàn LG Hàn Quốc). Sau khi khảo sát thấy tiểu bang của mình có thế mạnh về nghiên cứu và phát triển pin, chính quyền Michigan đã mời các chuyên gia liên quan đến ngành này, các chuyên gia của Bộ Năng lượng và Bộ Quốc phòng đến để trao đổi tìm hiểu nhu cầu trong nước đối với pin cũng như xác định khả năng huy động ngân sách để tài trợ cho ngành này phát triển. Đồng thời, chính quyền Michigan mời các chuyên gia về Chính quyền Michigan đã tài trợ lớn dưới hình thức khấu trừ thuế cho các dự án và các doanh nghiệp sản xuất các loại pin thế hệ mới. Ví dụ, Sakti3 được tài trợ 3 triệu USD để phát triển loại pin dùng công nghệ thế hệ mới, A123 Systems được tài trợ 10 triệu USD để xây dựng cơ sở sản xuất pin mẫu, General Motors được tài trợ 160 triệu USD để xây dựng cơ sở sản xuất pin và liên kết với Đại học Michigan lập phòng thí nghiệm, Ford Motor được tài trợ 50 triệu USD để nghiên cứu và phát triển các phương tiện sử dụng pin cao cấp. Đặc biệt, để tạo thuận lợi cho việc cấp kinh phí nghiên cứu và phát triển như trên, chính quyền tiểu bang đã ban hành luật về tín dụng cho năng lượng tiên tiến.57 56 Chính quyền Michigan còn tổ chức The Battery Show, một triển lãm pin quốc tế tổ chức hằng năm từ năm 2010 tại Novi (Detroit), để các Michigan là trung tâm sản xuất ô tô quan trọng nhất của Bắc Mỹ và thế giới. Nhưng ngành pin – ắc quy (sau đây gọi chung là pin) cũng là một ngành mà Michigan có lợi thế cạnh tranh. Moving the New NY Forward. On­line at http://andrewcuomo.com/wp­content/uploads/sites/44/2014/10/Moving­ the­New­NY­Forward­by­Andrew­M­Cuomo.pdf 87 57 http://www.michigan.gov/documents/recovery/Timeline_308823_7.pdf 88 doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu ngành pin giới thiệu về mình, nhất là giới thiệu công nghệ, khả năng cung ứng, nhu cầu đầu vào của mình. Tại The Battery Show, ban tổ chức còn tổ chức một số diễn đàn để các nhà nghiên cứu và các nhà kinh doanh trao đổi ý tưởng, thông tin và kết quả nghiên cứu với nhau.58 e) Chương trình phát triển cụm liên kết ngành công nghệ sinh học của tiểu bang Florida Florida, tiểu bang ở Đông Nam Hoa Kỳ, nổi tiếng về ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, du lịch – lữ hành – những ngành có lịch sử lâu dài phát triển theo cụm liên kết. Song, nhận thấy sự phụ thuộc quá nhiều vào hai ngành này có thể không có lợi cho nền kinh tế, nhất là trước sức ép phát triển các ngành mới để tạo công ăn việc làm cho người dân của mình từ sau khủng hoảng tài chính 2008, chính quyền Florida đã chọn ngành công nghệ sinh học để ưu tiên phát triển dựa vào phương thức phát triển cụm liên kết ngành. Theo phân loại của chính quyền Florida, có ba ngành lớn là nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học, dược phẩm, thiết bị y tế cũng như 11 phân ngành nhỏ của chúng được gọi chung là ngành công nghệ sinh học. Chính quyền Florida đã thành lập các công viên công nghệ sinh học để tạo điều kiện cho các cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp ngành công nghiệp sinh học quần tụ. Đầu tiên là Florida Center for Innovation (TCI), thành lập năm 2006 ở khu Tradition, rộng khoảng 60 héc ta. Một trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học đã được thành lập tại Đại học Miami, gọi là Công viên Khoa học và Công nghệ Sự sống Đại học Miami (UMLSTP), thành lập năm 2011, rộng hơn 18,6 héc ta, lớn thứ hai trong số các công viên công nghệ sức khỏe ở Hoa Kỳ. Chỉ nửa năm sau khi được thành lập, công viên này đã cho thuê được 63% diện tích. Cả hai công viên trên đã thu hút 58 được những cơ quan nghiên cứu, bệnh viện danh tiếng đến thuê đất.59 Hiện tại, cụm liên kết ngành công nghệ sinh học của Florida nằm ở khu vực phía Nam của tiểu bang, đặc biệt là khu vực bờ biển Treasure Coast kéo dài từ hạt Palm Beach tới hạt Indian River với các trung tâm là Gainesville, Jacksonville, Miami, Pensacola, vịnh Tampa và hồ Nona (Orlando). Chính quyền Florida đã ưu đãi rất lớn về tài chính để thu hút các cơ quan nghiên cứu trong ngành công nghệ sinh học tới Florida lập cơ sở, vì vậy đã thu hút được một số cơ quan nghiên cứu quan trọng. Ví dụ, Scripps Research Institute và Burnham Institute, hai trong số những viện nghiên cứu công nghệ sinh học và sức khỏe lớn nhất thế giới, đã đầu tư vào Florida. Scripps Research Institute đã tới Florida lập Scripps Florida Research Institute và được chính quyền tài trợ tới 30 triệu USD trong vòng 10 năm để mua sắm các thiết bị khoa học và trả lương cho nhân viên. Những ưu đãi về tài chính như thế được đảm bảo bằng một luật do cơ quan lập pháp Florida ban hành năm 2006. Các doanh nghiệp sẽ chủ động nộp đơn tới Enterprise Florida, Inc. (EFI)60. EFI và Cục Cơ hội Kinh tế (DEO) sẽ cùng đánh giá đơn của các doanh nghiệp. DEO sẽ tham mưu cho Thống đốc những doanh nghiệp có nhiều triển vọng nhất. Thống đốc sẽ trao đổi với hai vị đứng đầu lưỡng viện của cơ quan lập pháp tiểu bang rồi mới quyết định doanh nghiệp nào được tài 59 Jennifer LeClaire (20/3/2010), "Could South Florida Be the Next Biotech Cluster?" http://www.globest.com/blogs/intheknow/industrial/Could­South­ Florida­Be­the­Next­Biotech­Cluster­319706­1.html?zkPrintable=true 60 EFI là một cơ quan dạng đối tác công ty do cơ quan lập pháp Florida lập ra làm cơ quan chịu trách nhiệm chính về các sáng kiến phát triển kinh tế của tiểu bang. http://www.thebatteryshow.com/ 89 90 trợ. Doanh nghiệp được lựa chọn phải ký hợp đồng với DEO sau đó sẽ được Văn phòng Thống đốc cấp tài trợ.61 f) Chương trình phát triển cụm liên kết ngành công nghệ sinh học của tiểu bang Minnesota Minnesota, tiểu bang ở phía bắc miền trung Mỹ, là một trong những địa phương tích cực trong sử dụng chính sách cụm liên kết ngành. Ngay từ cuối thập niên 1990, Chính quyền Minnesota đã giao cho State and Local Policy Program (SLPP) nhiệm vụ xác định xem Minnesota đang có những cụm liên kết ngành nào. Sau đó, xây dựng bản đồ cụm liên kết ngành đối với từng cụm (liệt kê các chủ thể liên quan). Trên cơ sở đó, chính quyền Minnesota mới đề ra chương trình cụ thể cho mỗi cụm. Một trong những cụm liên kết ngành đã được chính quyền Minnesota quan tâm phát triển là cụm liên kết ngành công nghệ sinh học. Chính quyền Minnesota đã sử dụng các biện pháp sau đây để phát triển cụm này:62 – Miễn giảm thuế: Minnesota là một trong những tiểu bang áp dụng các thuế suất cao nhất cho các loại thuế địa phương. Các nhà đầu tư và quỹ đầu tư nếu có cơ hội được hoàn thuế tới 25% theo chương trình Angel Tax Credit nếu đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các doanh nghiệp có các hoạt động R&D ở Minnesota đều có cơ hội được hỗ trợ dưới hình thức hoàn thuế tới 10% kinh phí R&D không quá 2 triệu USD hoặc tới 2,5% nếu kinh phí R&D lớn hơn 2 triệu USD. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, vốn đầu tư mua sắm thiết bị sẽ được hoàn lại qua thuế tiêu thụ,... – Cho vay vốn: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghệ sinh học nếu đặt hoặc dự định đặt cơ sở ở Minnesota sẽ có cơ hội được chính quyền tiểu bang cho vay từ 1 đến 5 triệu USD. – Địa điểm sản xuất: Chính quyền Minnesota lập ra Central Minnesota Bioscience Zone để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang tồn tại hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học có cơ hội ở gần các trường đại học và các viện nghiên cứu để tăng khả năng liên kết giữa các chủ thể này. Central Minnesota Bioscience Zone có diện tích khoảng 200 héc ta dọc theo các xa lộ liên bang 94 (I–94), quốc lộ 10 (US 10) và tuyến tiểu bang Minnesota 23 (MN 23) và 15 (MN 15). Central Minnesota Bioscience Zone có bán kính khoảng 8 km, lấy các cơ quan nghiên cứu công nghệ sinh học làm trung tâm mà tiêu biểu là Đại học tiểu bang ở St. Cloud và hệ thống CentraCare Health63. – Đào tạo: Chính quyền Minnesota triển khai chương trình Minnesota Job Skills Partnership, theo đó những cơ sở đào tạo nào liên kết để đào tạo lao động hiện có hoặc lao động mới cho các doanh nghiệp sẽ được tài trợ tới 400 ngàn USD. 4.2. Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Liên minh châu Âu Với lịch sử phát triển kinh tế thị trường lâu dài, châu Âu đã có những khu vực hội tụ ngành từ rất sớm. Các lý luận của các học giả ngành địa lý, kinh tế học tân cổ điển như đã đề cập ở phần lý luận đều hình thành một phần trên cơ sở quan sát thực tiễn ở châu Âu. Các chính sách hội tụ ngành châu Âu ra đời từ khá sớm ngay khi những khu hội 61 Office of Program Policy Analysis and Government Accountability (2013), Florida’s Biotechnology Industry Is Expanding; Cluster Growth Continues to Slowly Progress, OPPAGA Report, no. 13­06, March. 62 Anhut et al (2011). 91 63 CentraCare Health là một hệ thống 6 bệnh viện, 7 trung tâm dưỡng lão, 18 phòng khám, 4 công ty dược phẩm và hàng loạt cơ sở y tế nội, ngoại trú ở khu vực Central Minnesota. 92 tụ ngành đầu tiên được hình thành tại đây. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XX, nhiều nước châu Âu đã tích cực triển khai các sáng kiến để phát triển các cụm liên kết ngành – bậc cao trong các nấc thang của khu hội tụ ngành. Chính sách cụm liên kết ngành của châu Âu nhấn mạnh việc thúc đẩy đổi mới – sáng tạo. 4.2.1. Một số đặc điểm chung về chính sách cụm liên kết ngành ở châu Âu Nhìn chung, chính sách cụm liên kết ngành của châu Âu nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động của các cụm liên kết ngành hiện tại, đồng thời khuyến khích sự hình thành của những cụm liên kết ngành mới 64 trong tương lai. Những chính sách này đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển vùng, quốc gia và khu vực, không chỉ thúc đẩy quá trình đổi mới mà còn là động lực để nâng cao khả năng cạnh tranh.65 Tuy nhiên, tùy theo tính đặc thù mà mỗi quốc gia và khu vực lại triển khai các chính sách cụm liên kết ngành theo những cách thức riêng và theo đuổi những mục tiêu khác nhau. Căn cứ theo động cơ và mục tiêu, các chính sách cụm liên kết ngành ở châu Âu được phân chia thành ba loại: – Chính sách khuyến khích cụm liên kết ngành: tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi ở cấp độ vĩ mô cho tăng trưởng và đổi mới ở cấp độ vi mô, từ đó tạo điều kiện khuyến khích các cụm liên kết ngành hoạt động năng động hơn, ví dụ như gỡ bỏ các rào cản đối với thương mại và cạnh tranh… – Chính sách đòn bẩy: bao gồm nhóm “chính sách truyền thống” như chính sách nghiên cứu và phát triển (R&D), chính sách đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách phát triển đối với một ngành hay một 64 Oxford Research AS (2008). 65 Pessoa (2012). 93 lĩnh vực cụ thể… áp dụng cho các cụm liên kết ngành nhằm tăng tính hiệu quả cho những chính sách này đồng thời tạo hiệu ứng lan tỏa cho các doanh nghiệp trong cụm. – Chính sách phát triển cụm liên kết ngành: lựa chọn một hoặc một vài cụm liên kết ngành nhất định, đưa ra các chương trình, chính sách hỗ trợ hoạt động của những cụm liên kết ngành mục tiêu này. Ví dụ, kêu gọi cạnh tranh giữa các cụm liên kết ngành trong việc thu hút ngân sách quốc gia để triển khai các chiến lược phát triển cho cụm. Căn cứ theo cấp độ quản trị, các chính sách cụm liên kết ngành ở châu Âu được phân chia thành bốn cấp độ: chính sách chung của EU, chính sách quốc gia, chính sách vùng và chính sách địa phương: thành phố hay bang, tuy nhiên, chính sách địa phương và chính sách vùng thường có nhiều nét tương đồng, vì vậy có thể gộp hai cấp độ này, gọi chung là chính sách vùng. Chính quyền trung ương thông thường đóng vai trò thiết kế, cung cấp ngân sách, tạo môi trường phát triển cho các cụm và doanh nghiệp; trong khi đó, chính quyền cấp địa phương mới là các chủ thể thi hành những chính sách này. Vì thế, ở nhiều quốc gia, chính sách cụm liên kết ngành cấp quốc gia và chính sách cụm liên kết ngành cấp vùng thường có mối liên hệ khá chặt chẽ. Trong thời gian đầu, phần lớn các chính sách ở châu Âu đều được tiếp cận “từ trên xuống” với vai trò chủ đạo của Nhà nước hoặc chính quyền địa phương (ví dụ như quyết định thành lập một cụm liên kết ngành). Tuy nhiên, những năm gần đây, các chính sách này không còn là đặc quyền riêng của chính phủ mà còn có sự tham gia của các chủ thể ngoài nhà nước như doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu, 94 66 các trường đại học và xã hội dân sự… Chính doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu tự nhận thấy lợi ích của việc hình thành và phát triển cụm liên kết ngành, từ đó phối hợp với các cơ quan nhà nước thành lập và công nhận những cụm liên kết này. Với cách tiếp cận “từ dưới lên” như vậy, động lực để hình thành các cụm liên kết ngành không phải từ những chỉ thị của nhà nước mà là yêu cầu từ chính khu vực doanh nghiệp. Do đó, những chính sách cụm liên kết ngành ở châu Âu hiện nay được đảm bảo thiết kế và thực thi theo cả hai hình thức “từ trên xuống” và “từ dưới lên”. Ngoài ra, chính sách cụm liên kết ngành không phải là một chính sách độc lập, thay vào đó là sự kết hợp của nhiều chính sách như chính sách công nghiệp, chính sách đổi mới, chính sách công nghệ và khoa học, chính sách phát triển vùng và địa phương. a) Chính sách chung của EU Sự ra đời của Liên minh châu Âu năm 1993 đã đánh dấu những thay đổi cơ bản trong chính sách kinh tế của khu vực, đáng chú ý là các chính sách cụm liên kết ngành. Mục tiêu xây dựng, đổi mới, nâng cao tính sáng tạo và cạnh tranh ở các cụm liên kết ngành trở thành ưu tiên số một trong chính sách công nghiệp mới của EU, được quy định cụ thể trong nhiều văn kiện của Ủy ban châu Âu (EC) như “Chính sách công nghiệp mới của châu Âu” năm 2002, năm 2004, “Đổi mới vì một châu Âu cạnh tranh”... Các chính sách cụm liên kết ngành trở thành một nhân tố quan trọng trong các chương trình phát triển kinh tế vĩ mô của khu vực, đặc biệt là “Chiến lược Tăng trưởng và Việc làm” và được xếp vào một trong chín ưu tiên chiến lược hàng đầu của EU trong công cuộc đổi mới. Năm 2008, Ủy ban châu Âu đã kêu gọi phát triển các cụm liên kết ngành thành các cụm liên kết ngành tầm cỡ thế 66 giới nhằm tăng sức cạnh tranh của châu Âu, hướng tới việc thực thi những chính sách cụm liên kết ngành hiệu quả, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên và đẩy nhanh tiến trình hợp nhất các doanh nghiệp nhỏ và vừa sáng tạo thành các cụm liên kết ngành. Cụm liên kết ngành cũng được nhấn mạnh là chìa khóa quan trọng cho chiến lược chuyên môn hóa thông minh của khu vực. Có thể nói, Ủy ban châu Âu nắm giữ vai trò nòng cốt và xuyên suốt trong quá trình ban hành và thực thi các chính sách cụm liên kết ngành ở châu Âu, thực hiện vai trò hỗ trợ phát triển các cụm liên kết ngành này trên khắp khu vực. Các chính sách cụm liên kết ngành của EU chủ yếu hướng tới: – Hỗ trợ và tạo môi trường thuận lợi cho việc triển khai chính sách cụm liên kết ngành cấp quốc gia, vùng và địa phương bằng việc gỡ bỏ các rào cản đối với thương mại, đầu tư và lao động nhập cư trong khu vực. Những chính sách này là nền móng cho quá trình phân bổ nguồn lực và quá trình chuyên môn hóa trong các cụm liên kết ngành. – Tạo động lực và nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách cụm liên kết ngành cấp quốc gia và vùng thông qua thúc đẩy các chiến lược hợp tác đa phương giữa các nước hay chiến lược chia sẻ kinh nghiệm trong việc thi hành chính sách cụm liên kết ngành. – Hỗ trợ thành lập mới và mở rộng các cụm liên kết ngành thông qua quỹ đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu, cho hoạt động đổi mới và sáng tạo, cũng như kêu gọi các sáng kiến hỗ trợ cụm liên kết ngành tối đa hóa hiệu quả hoạt động. – Phát triển những cụm liên kết ngành xuyên quốc gia thông qua các chính sách cụm liên kết ngành ở cấp độ khu vực, ví dụ như, khuyến khích các cụm chia sẻ thông tin và phổ biến kinh nghiệm thực tế. Về mặt tổ chức, một trong những bước đi đầu tiên của Ủy ban châu Âu là thành lập các thể chế ở cấp độ khu vực, tạo điều kiện cho sự Borrás & Tsagdis (2008). 95 96 phát triển và hợp tác giữa các cụm liên kết ngành. Hoạt động của những mô hình này giúp tăng cường tính kết nối giữa các cụm liên kết ngành, đồng thời là một kênh thông tin, tư vấn hữu ích cho Ủy ban châu Âu cũng như các quốc gia thành viên. Một điểm đáng chú ý là những chính sách cấp khu vực cũng được triển khai theo hai hướng “từ trên xuống” và “từ dưới lên”. Những nỗ lực quan trọng có thể kể tới như: – Sáng kiến Europe INNOVA và PRO INNO Europe: Những chính sách đầu tiên của EU trực tiếp liên quan tới cụm liên kết ngành. Sáng kiến này khuyến khích phát triển cụm liên kết ngành trên cơ sở đổi mới – sáng tạo, trong đó hỗ trợ phát triển mô hình các cụm liên kết ngành sáng tạo trong cụm, đồng thời hình thành mạng kết nối giữa các cụm liên kết ngành xuyên quốc gia trong EU. – Sáng kiến Theo dõi Cụm liên kết ngành châu Âu (European Cluster Observatory–ECO): thành lập Nhóm tư vấn cao cấp vào năm 2006 với chức năng cung cấp thông tin, lập bản đồ, phân tích và đánh giá hoạt động của các cụm liên kết ngành. Nhóm quy tụ những chuyên gia hàng đầu về phát triển cụm liên kết ngành, giới học giả, cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội công nghiệp, hiệp hội vùng, đại diện các dự án do PRO INNO và INNOVA tài trợ... Năm 2008, Nhóm thông qua “Bản ghi nhớ Cụm liên kết ngành châu Âu”, khẳng định cam kết giữa các quốc gia thành viên đối với sứ mệnh phát triển cụm liên kết ngành, đồng thời đưa ra đề xuất, kiến nghị cho Ủy ban châu Âu nhằm nâng cao chất lượng chính sách cụm liên kết ngành. – Liên minh Cụm liên kết ngành châu Âu (European Cluster Alliance): ra đời năm 2006 với vai trò như một diễn đàn mở cho Chính phủ và chính quyền địa phương tiến hành đối thoại và góp ý cho Ủy ban châu Âu về các vấn đề liên quan tới phát triển chính sách cụm liên kết ngành và quản trị cụm liên kết ngành ở cấp vùng và quốc gia. Đây là một trong những mô hình tổ chức “từ dưới lên” thông qua 97 nỗ lực hợp tác của các chủ thể Nhà nước và địa phương như các bộ, chính quyền thành phố, các cơ quan đổi mới... – Nhóm Chính sách Cụm liên kết ngành châu Âu (European Cluster Policy Group): chia sẻ và phổ biến các chính sách cụm liên kết ngành, kinh nghiệm của các quốc gia nhằm hỗ trợ các nước trong việc phát triển cụm liên kết ngành. – Diễn đàn Đổi mới các Cụm liên kết ngành châu Âu (European Innovation Platforms for Cluster) và Diễn đàn Hợp tác giữa các Cụm liên kết ngành châu Âu (European Cluster Collaboration Platform): tăng cường hợp tác xuyên quốc gia giữa các tổ chức cụm liên kết ngành, tiến hành thử nghiệm và đánh giá các công cụ hỗ trợ đổi mới, sáng tạo và cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong cụm, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. – Liên minh công nghiệp sáng tạo châu Âu (European Creative Industries Alliance): thúc đẩy trao đổi và học tập chính sách cụm liên kết ngành giữa các quốc gia với trọng tâm đổi mới và cạnh tranh, cách tiếp cận với nguồn tài chính và hợp tác. Mục tiêu chung của sáng kiến này là tìm kiếm các công cụ chính sách hiệu quả cho chiến lược phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo và cụm liên kết ngành sáng tạo. Về tài chính, một phần không nhỏ trong ngân sách phát triển châu Âu đã được EC trích riêng cho công tác hỗ trợ hoạt động R&D, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực, trong đó bao gồm các hoạt động dành cho cụm liên kết ngành. Tính riêng trong giai đoạn 2007 – 2013, 24% trên tổng số 308 tỷ euro của Quỹ Cơ cấu châu Âu (Structural Fund) đã được phân bổ cho các chương trình đổi mới, đầu tư cho giáo dục cũng như tăng cường kết nối giữa các tổ chức 67 nghiên cứu và các doanh nghiệp tư nhân trong cụm. Bên cạnh đó còn có 54 tỷ euro của Chương trình R&D thứ 7 và 3,6 tỷ euro của 67 EC (2007). 98 Chương trình Đổi mới và Sáng tạo. “Khuôn khổ viện trợ nhà nước” (Framework for State Aid) thông qua năm 2006 cũng quy định cụ thể những khoản hỗ trợ của Nhà nước dành cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới cụm liên kết ngành ở châu Âu, đặc biệt là cung cấp vốn đầu tư cho quá trình xây dựng và mở rộng các cụm công nghiệp sáng tạo (đầu tư cơ sở vật chất, công tác đào tạo, huấn luyện…). Như vậy, chính sách cụm liên kết ngành ở cấp độ khu vực EU có vai trò định hướng và hỗ trợ tài chính, thúc đẩy các chiến lược đổi mới cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh ở các cụm liên kết ngành, song các chính sách này còn khá chung chung và chủ yếu dừng lại ở những can thiệp gián tiếp bên ngoài. Khả năng tạo đột phá và chuyển biến cho các cụm liên kết ngành từ những chính sách này còn phụ thuộc khá nhiều vào hiệu quả của những tác động “từ dưới lên” – các quyết sách ở cấp độ vùng và quốc gia cũng như hành vi của các chủ thể ngoài nhà nước khác. b) Chính sách cụm liên kết ngành ở cấp độ quốc gia Ở cấp độ quốc gia, các chính sách cụm liên kết ngành đầu tiên được biết đến ở các nước Tây Âu nửa đầu thập niên 1990 và sau đó là Trung và Đông Âu những năm 2000 như một phần trong tiến trình dân chủ hóa ở khu vực. Tính đến nay, các chính sách cụm liên kết ngành đã được nhiều quốc gia lựa chọn như một trong những chính sách kinh tế quan trọng, mặc dù ở mỗi quốc gia mức độ quan trọng của những chính sách này lại có 68 sự khác biệt. 68 Kutsenko & Meissner (2013). 99 Bảng 4.1. Thời điểm khởi động chính sách cụm liên kết ngành quốc gia ở một số nước EU Trước năm 2000 Giai đoạn 2000 – 2005 Sau năm 2005 Áo Cộng hòa Séc Bungari Đức Bỉ Cộng hòa Síp Phần Lan Pháp Estonia Hà Lan Hy Lạp Latvia Tây Ban Nha Ireland Litva Thụy Điển Luxembourg Ba Lan Anh Malta Bồ Đào Nha Slovenia Romania Slovakia Nguồn: Barsoumian & Astrid & Titus (2011). Tính đến tháng 10/2008, ở 26/31 quốc gia châu Âu có 69 chương 69 trình cụm liên kết ngành cấp quốc gia đã và đang được triển khai cùng khoảng 130 biện pháp hỗ trợ các cụm liên kết ngành được đăng 70 ký . Đa số các nước trong khu vực đều có từ một đến hai chương trình cụm liên kết ngành cấp quốc gia, cá biệt ở một số nước con số này lên tới 6 – 8 chương trình. Các chính sách cụm liên kết ngành đều hướng tới mục tiêu đổi mới và cạnh tranh, vì thế phân nửa trong số này liên quan tới chính sách công nghiệp và doanh nghiệp, nửa còn lại là các chính sách đổi mới khoa học và công nghệ. Phần lớn các chương trình đều hướng trọng tâm tới đối tượng doanh nghiệp tư nhân (trong đó, 31/69 chương trình cụm liên kết ngành quốc gia tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa) và các tổ chức nghiên cứu, phát triển 69 Oxford Research AS (2008). 70 EC (2007). 100 (58/69 chương trình).71 Rất ít các chương trình lựa chọn các tổ chức giáo dục hay các cơ quan nhà nước làm mục tiêu. Nguồn vốn sử dụng cho các chương trình này chủ yếu là từ ngân sách nhà nước (63%), ngoài ra còn huy động từ Quỹ Cơ cấu châu Âu (13%) cũng như các 72 nguồn quỹ phát triển vùng và doanh nghiệp khác... Ở cấp quốc gia, cơ quan quyền lực cao nhất chịu trách nhiệm ban hành và thực thi các chính sách cụm liên kết ngành là các Bộ. Trong số 31 nước châu Âu, 13 nước trao trách nhiệm này cho hai Bộ, đa phần là ở các nước Tây Âu, số còn lại chỉ giao cho một Bộ đảm trách. Trong đó ở 16 nước nhiệm vụ này được giao cho Bộ Công Nghiệp, 14 nước giao cho Bộ Tài chính/Kinh tế và 9 nước giao cho Bộ Nghiên cứu và Khoa học, ngoài ra còn có thêm một số các Bộ khác tham gia vào quá trình này. Đối với các chính sách cụm liên kết ngành cấp quốc gia, các Bộ có nhiệm vụ xây dựng chiến lược tổng thể, dự toán ngân sách và thành lập các cơ quan trực thuộc Chính phủ có liên quan. Bộ phận này sau đó sẽ kết hợp hoặc chỉ định chính quyền của từng vùng, địa phương triển khai các chính sách đã đề ra. Các chính sách cụm liên kết ngành ở cấp quốc gia ở châu Âu tập trung vào những nội dung chính dưới đây: Thứ nhất, ở cấp độ vĩ mô, các chính sách cụm liên kết ngành hướng tới việc tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp, thông qua quá trình cải tổ hệ thống luật pháp và thể chế, cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng. Đồng thời, chính phủ cũng có trách nhiệm trong việc triển khai các chính sách vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như chính sách tài khóa, lao động, khoa học công nghệ, giáo dục, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa và chính sách cạnh tranh… Trong đó, hầu 71 Oxford Research AS (2008). 72 Oxford Research AS (2008). 101 hết quốc gia châu Âu đều tập trung vào các chính sách như hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng đầu tư công, giảm thuế… Thứ hai, ở cấp độ vi mô cụm và doanh nghiệp trong cụm, các chính sách quốc gia có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực cho quá trình đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững. Cụ thể là: – Chính sách đổi mới – sáng tạo, R&D: trong đó bao gồm đổi mới phương thức sản xuất, sản phẩm và dịch vụ, thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu. Các quốc gia châu Âu đặc biệt chú trọng xây dựng mạng kết nối và phát triển mô hình "ba nhà" giữa Nhà nước – doanh nghiệp – tổ chức nghiên cứu, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp cũng như giữa khối doanh nghiệp với khu vực nghiên cứu và các trường đại học. Một trong những công cụ rất phổ biến ở châu Âu và là nhân tố quan trọng trong chính sách cụm liên kết ngành của các quốc gia EU là xây dựng và phát triển mạng lưới các “vườn ươm doanh nghiệp” trải rộng khắp quốc gia và có khả năng kết nối toàn cầu. Vườn ươm doanh nghiệp được coi là công cụ xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng việc cung cấp phương tiện lao động, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp mới và giúp các doanh nghiệp kết nối với nhà đầu tư cũng như khách hàng tiềm năng. – Phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp: thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp, thông qua các chương trình đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút FDI cho doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ kinh doanh và tiến hành quốc tế hóa doanh nghiệp (tăng cường hợp tác thương mại – khuyến khích các doanh nghiệp tương tác lẫn nhau, ví dụ như hình thức mua chung nguyên liệu đầu vào). Bên cạnh đó, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đối với hoạt động của doanh nghiệp vừa phù hợp với đặc thù của từng nước song vẫn bắt kịp với các tiêu chuẩn quốc tế, tiến hành giám sát, điều chỉnh và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. 102 Ireland, Thụy Điển, Tây Ban Nha và Pháp… đều triển khai các chính 73 sách quốc gia thu hút FDI cho các cụm liên kết ngành. – Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Chính sách liên quan tới yếu tố con người luôn là một trong những chính sách then chốt nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của cụm liên kết ngành. Chính phủ các nước luôn đảm bảo nguồn cung lao động có tay nghề trong dài hạn thông qua các chương trình thu hút sinh viên (trong vùng hoặc trong một lĩnh vực cụ thể), xây dựng các chiến lược quốc gia về nâng cao năng lực quản lý, tổ chức các chương trình dạy nghề và đào tạo kỹ thuật, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu cho các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu. – Chính sách phát triển cụm liên kết ngành bền vững: Có thể nói phát triển bền vững hiện nay là một trong những chiến lược hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở những nền kinh tế phát triển như châu Âu. Vì thế, các chính sách cụm liên kết ngành gắn với tăng trưởng bền vững có mặt ở hầu hết các quốc gia ở khu vực này. Đáng chú ý nhất trong số đó là chương trình “Đổi mới – sáng tạo xanh” (eco–innovation), khuyến khích các cụm liên kết ngành sử dụng công nghệ mới tiên tiến, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo có khả năng giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đối với môi trường và tối thiểu hóa mức độ ô nhiễm từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính sách đổi mới xanh trong các cụm liên kết ngành được chính phủ của rất nhiều quốc gia triển khai như Bulgari, Cộng hòa Séc, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Ba Lan, Luxembourg, Litva, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, 74 Thụy Điển và Anh. 73 74 c) Chính sách cụm liên kết ngành của các chính quyền địa phương Ở châu Âu, so với cụm liên kết ngành quốc gia và xuyên quốc gia thì các cụm liên kết ngành cấp vùng và địa phương ra đời sớm hơn cả. Các cụm liên kết ngành vùng được biết tới đầu tiên ở khu vực là cụm sản xuất thép và đóng tàu tại xứ Basque, Tây Ban Nha; sau đó là sự nở rộ của một loạt các cụm liên kết ngành như cụm liên kết ngành dệt may Emilia–Romagna và Veneto (Ý), cụm công nghệ cao Baden– Württemberg và Nordrhein–Westfalen (Đức), cụm liên kết ngành ô tô Steiermark (Áo) và cụm liên kết ngành dược phẩm Öresund (Thụy Điển)... Những chính sách cụm liên kết ngành đầu tiên được biết tới cũng là những chính sách dành cho các cụm liên kết ngành cấp vùng vào khoảng giữa thập niên 1970 và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Mới đây nhất là giai đoạn 2007 – 2013 với mục tiêu thúc đẩy phát triển các cụm liên kết ngành đổi mới – sáng tạo không chỉ ở khu vực thành thị mà còn mở rộng ra khu vực nông thôn. Hiện có khoảng 88 chương trình cụm liên kết ngành cấp vùng đang được triển khai ở 17 quốc gia châu Âu.75 Ở hầu hết các nước, chính sách cụm liên kết ngành cấp quốc gia và cấp vùng có mối quan hệ khá chặt chẽ. Thông thường, một nước nếu coi chính sách cụm liên kết ngành quốc gia quan trọng thì sẽ coi các chính sách cấp vùng quan trọng và ngược lại. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như ở Áo, Tây Ban Nha và Đan Mạch, chính sách cụm liên kết ngành cấp vùng có vai trò quan trọng hơn hẳn các chính sách 76 cấp quốc gia. Nhìn chung, ở mỗi quốc gia và mỗi vùng lại áp dụng những chính sách cụm liên kết ngành khác nhau tùy theo đặc trưng riêng của từng khu vực địa lý. Trong số 88 chương trình cụm liên kết ngành cấp vùng đang được triển khai, thì có một số chương trình hướng đến phát triển vùng, một số nhắm đến phát triển công nghiệp và một số khác đặt trọng tâm vào ECO (2007e,f). 75 Oxford Research AS (2008). Barsoumian et al. (2011). 76 Obadic Alka (2013). 103 104 hai lĩnh vực khoa học và công nghệ, trong đó các chương trình tập trung vào phát triển vùng là nhiều nhất, chiếm đến 52/88. Tương tự với các chính sách cấp quốc gia, chính sách cụm liên kết ngành cấp vùng cũng hướng tới những đối tượng mục tiêu là các doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu, tổ chức giáo dục và bộ máy chính quyền địa phương, song nhóm mục tiêu chính vẫn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những chính sách cấp vùng chủ yếu xoay quanh hai nhiệm vụ tổng quát là hỗ trợ tài chính và khuyến khích các cụm liên kết ngành hình thành mạng lưới để chia sẻ kinh nghiệm. Bảng 4.2. Chính sách phát triển cụm liên kết ngành cấp độ vùng ở các nước châu Âu Hỗ trợ doanh nghiệp Hỗ trợ tài chính Tư vấn Thu hút Chính sách thu hút các doanh nghiệp tham gia vào cụm liên kết ngành Hỗ trợ kết cấu hạ Kết cấu hạ tầng công trình tầng Tổ chức giáo dục (kết cấu hạ tầng mềm) Trung tâm công nghệ và dịch vụ Các tổ chức cụm liên kết ngành khác Cung cấp thông tin Trong lĩnh vực công nghệ Trong lĩnh vực kinh doanh Thị trường và xuất khẩu Hỗ trợ đào tạo, Chương trình giáo dục và đào tạo nghiên cứu và tuyển Chương trình nghiên cứu dụng Đảm bảo cơ chế linh động Hỗ trợ hợp tác Chương trình hợp tác và xây dựng mạng lưới Thúc đẩy tương tác xã hội Phần lớn các chính sách cụm liên kết ngành cấp vùng được thiết kế và triển khai bởi chính quyền địa phương theo cách thức tiếp cận “từ trên xuống”. Những lĩnh vực trọng tâm mà các chính sách cụm liên kết ngành vùng hướng tới là: – Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp; – Hỗ trợ cơ sở hạ tầng (vật chất và tri thức); – Hỗ trợ các chương trình giáo dục, đào tạo; – Hỗ trợ các chương trình hợp tác và hình thành mạng lưới. Mặc dù vậy, ở một số vùng, chính sách cụm liên kết ngành cũng được xây dựng “từ dưới lên” với sự tham gia rất tích cực của khu vực tư 77 nhân. Doanh nghiệp tự tạo dựng hình ảnh của mình, nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất, sau đó tự nguyện liên kết với nhau cũng như với các tổ chức nghiên cứu phát triển. Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ và theo chân hoạt động của nhóm liên kết này. Chính vì thế, những cụm liên kết ngành tổ chức theo mô hình này thường có tính tự chủ rất lớn. Do đó, các chính sách cũng được hoạch định theo nhu cầu và chiến lược của chính doanh nghiệp hơn là từ những can thiệp của Nhà nước hay chính quyền địa phương. 4.2.2. Nghiên cứu chính sách cụm liên kết ngành ở một số nước châu Âu Phần này sẽ lựa chọn phân tích chính sách cụm liên kết ngành ở Đức và Ý, chủ yếu tập trung tìm hiểu và đánh giá những chính sách ở cấp độ quốc gia và vùng. Việc lựa chọn hai quốc gia này xuất phát từ thực tiễn cả Đức và Ý đều có một quá trình dài triển khai các chính sách cụm liên kết ngành từ thập niên 1970 tới nay. Bên cạnh đó, đây cũng được coi là những điển hình thành công trong các chính sách phát triển Nguồn: European Commission (2002). 77 105 Kiese (2013). 106 cụm liên kết ngành khi mô hình này đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như với tiến trình đổi mới xã hội ở hai quốc gia này. a) Chính sách cụm liên kết ngành ở Đức Đức đứng thứ ba thế giới về mức độ phát triển hội tụ ngành.78 Trong suốt hơn hai thập kỷ vừa qua, chính sách cụm liên kết ngành trở thành một công cụ kinh tế quan trọng của Đức cả ở cấp độ quốc gia và cấp độ vùng. Ở cấp độ quốc gia, Chính phủ Đức đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các cụm liên kết ngành như chính sách tài khóa, chính sách về quyền sở hữu trí tuệ, chính sách lao động, khoa học, giáo dục và đào tạo, chính sách cạnh tranh. Chính sách cụm liên kết ngành quốc gia đầu tiên ở Đức được khởi động vào năm 1995 khi Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang tuyên bố sẽ hỗ trợ một khoản đầu tư cho Sáng kiến BioRegion hình thành và phát triển mạng lưới đổi mới công nghệ rộng khắp cả nước. Đây là một cuộc cạnh tranh cấp quốc gia được tổ chức nhằm tìm kiếm những cụm liên kết ngành tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ sinh học, sau đó Chính phủ sẽ tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cho những cụm này. Mục tiêu tổng quát của chương trình là thu hẹp khoảng cách trong lĩnh vực công nghệ sinh học giữa Đức với thế giới, khi đó được xác định là đang lạc hậu tới 20 năm so với Mỹ và 10 năm so với Anh. Thông qua BioRegion, các mạng lưới quốc gia và địa phương cũng như nhiều doanh nghiệp mới về công nghệ sinh học bắt đầu được thành lập (tác động chính sách từ dưới lên). Ba trên tổng số 17 vùng tham gia giành chiến thắng là thành phố München, vùng Rheinland và vùng đô thị Rhein–Neckar được nhận một khoản hỗ trợ lên tới 25 nghìn euro trong vòng 5 năm cùng nhiều đặc quyền khi tiếp cận với 78 Xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2014. 107 nguồn quỹ R&D từ Chương trình Công nghệ sinh học 2000 của Chính 79 phủ Liên bang. BioRegion được đánh giá là động lực quan trọng trong bước tiến nhảy vọt của ngành công nghệ sinh học Đức cuối thập niên 1990. Tiếp theo BioRegion, một loạt các cuộc cạnh tranh tương tự như BioProfile, BioFuture, EXIST và InnoRegion cũng được khởi động. InnoRegion dành riêng cho các tiểu bang đã hình thành được một mạng lưới đổi mới gồm các doanh nghiệp, các tổ chức, hiệp hội nghiên cứu, giáo dục và chính trị, trong đó 87% các đối tác cho biết trước khi tham gia InnoRegion họ chưa từng cộng tác với nhau và 55% chưa từng biết tới những đối tác này.80 Mới đây nhất là Chương trình Cạnh tranh cụm liên kết ngành hàng đầu phát động năm 2008 nhằm mục tiêu đưa Đức trở thành nhóm các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến phát triển nhất thế giới. Chương trình này đã huy động được nguồn vốn tài trợ lên tới 400 nghìn euro.81 Hiệp ước ký ngày 18/11/2005 cũng nhấn mạnh một phần quỹ tài trợ của Chính phủ sẽ dành cho lĩnh vực khoa học và doanh nghiệp; đồng thời thiết lập một vành đai chuyển giao công nghệ hiệu quả giữa hoạt động nghiên cứu với triển khai ứng dụng. Hiệp ước này của Chính phủ Đức khuyến khích sự hình thành các cụm liên kết ngành và mạng lưới cụm liên kết ngành cũng như các doanh nghiệp sáng tạo. Đối với chính sách cụm liên kết ngành, Chính phủ cam kết sẽ thực thi một chính sách phát triển cụm liên kết ngành hiện đại, tạo điều kiện cho các tổ chức nghiên cứu (trong và ngoài các trường đại học) kết nối với nhau và tiến hành chuyển giao công nghệ, đưa hệ thống khoa học và nghiên cứu quốc gia cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Năm 2006, Chính phủ tiếp tục triển khai “Chiến lược Công nghệ cao” giao cho tất cả các Bộ, bao gồm cả các chiến lược cụm liên kết ngành. 79 Kiese (2013). 80 Kiese (2013). 81 Okamuro et al. (2011). 108 Chiến lược này tung ra một khoản hỗ trợ trị giá 14,6 tỷ euro trong giai đoạn 2006 – 2009 theo đuổi chính sách đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học công nghệ.82 Cạnh tranh CLKC hàng đầu – Thúc đẩy hợp tác phi công nghệ (hoạt động nghiên cứu): Chương trình Nghiên cứu Công nghiệp do Quỹ của Bộ Kinh tế và Công nghệ (BMWi) tài trợ được triển khai nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới các cụm liên kết ngành. Cụ thể là, đảm bảo kết quả nghiên cứu cơ bản được chuyển giao tới doanh nghiệp và doanh nghiệp ứng dụng những kết quả này để chế tạo ra các sản phẩm mới. Trong đó Quỹ Nghiên cứu Đức tài trợ cho hoạt động nghiên cứu cơ bản, Chương trình Nghiên cứu Công nghiệp Hợp tác tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và các hoạt động phát triển sản phẩm sẽ do khu vực tư nhân đảm trách. Thúc đẩy phát triển CLKC trong lĩnh vực công nghệ Thúc đẩy phát triển CLKC định hướng vùng Thúc đẩy hợp tác giữa các CLKC phi công nghệ (nghiên cứu) Cạnh tranh nhằm khuyến khích quá trình trao đổi giữa các trường đại học và doanh nghiệp – Các biện pháp thúc đẩy phát triển cụm liên kết ngành định hướng vùng: Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang đã đưa ra sáng kiến đổi mới cho riêng vùng Länder như phát triển các điều kiện thuận lợi cho quá trình đổi mới ở khu vực này. Hình 4.1. Chiến lược cụm liên kết ngành cấp quốc gia ở Đức. Nguồn: European Cluster Observator (2007b). Về cơ bản, các chính sách phát triển cụm liên kết ngành của Đức có thể tóm tắt bằng sơ đồ kim tự tháp như trong hình 4.1. Cụ thể, các chính sách được triển khai theo hướng: – Thúc đẩy cạnh tranh nhằm khuyến khích trao đổi giữa các trường đại học và doanh nghiệp: Hiệp hội các Nhà tài trợ cho Chương trình Thúc đẩy Khoa học và Nhân văn Đức đã hợp tác với Bộ Giáo dục và 82 Nghiên cứu Liên bang triển khai một cuộc cạnh tranh giữa các trường đại học và doanh nghiệp, nhằm tìm kiếm những mô hình hợp tác thành công giữa các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp, từ đó quảng bá cũng như tạo điều kiện khuyến khích phát triển rộng rãi mô hình này. Trong giai đoạn 2007 – 2009, chương trình đã nhận được một khoản hỗ trợ tài chính lên tới 1,25 nghìn euro.83 – Thúc đẩy phát triển cụm liên kết ngành trong lĩnh vực công nghệ: thúc đẩy và hỗ trợ tài chính cho mục tiêu phát triển cụm liên kết ngành trong các lĩnh vực công nghệ mới như công nghệ sinh học trắng (công nghệ sinh học công nghiệp) hay y học tái tạo; đồng thời thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và sáng tạo. – Cạnh tranh các cụm liên kết ngành hàng đầu: thông qua phát động cạnh tranh giữa các cụm liên kết ngành mà Bộ Giáo dục và Nghiên cứu 83 ECO (2007). 109 ECO (2007b). 110 Liên bang sẽ khuyến khích những cụm này hoạt động hiệu quả hơn. Bản thân các cụm liên kết ngành sẽ nỗ lực tạo dựng hình ảnh của mình và cũng là để tăng cường khả năng cạnh tranh của cụm. Chính sách cạnh tranh cụm liên kết ngành của Đức tập trung vào ba mục tiêu: phát triển các cụm liên kết ngành thành cụm liên kết ngành công nghệ cao, thúc đẩy cạnh tranh liên vùng về công nghệ và hệ thống đổi mới cấp vùng. Các chính sách cụm liên kết ngành cấp vùng của Đức đa số là các chính sách công nghệ (bảng 4.1), được thực thi nhằm thu hẹp khoảng cách về tiềm lực công nghệ và công nghiệp cũng như khả năng thương mại hóa sản phẩm giữa các vùng. Khó có thể hệ thống hóa được tất cả các chính sách cụm liên kết ngành ở các bang khi mỗi vùng lại theo đuổi một chính sách cụm liên kết ngành khác nhau, đặc biệt có những khác biệt rất lớn giữa hai nửa Đông – Tây Đức và ngay cả giữa các bang với nhau. Các chính sách khuyến khích cụm liên kết ngành ở Đông Đức dường như kém năng động hơn so với Tây Đức và giữa các bang Tây Đức, chính sách cụm liên kết ngành cũng không giống nhau mà phụ thuộc vào định hướng chính trị của từng vùng. Mặc dù mục tiêu của các chính sách cụm liên kết ngành cấp vùng ở 16 bang của Đức khá đa dạng, song chủ yếu xoay quanh những mục tiêu chính như hình thành mạng lưới doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu, thúc đẩy triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo, R&D và tạo việc làm cho người lao động. Cụ thể là: – Chính sách khu vực: xây dựng năng lực cạnh tranh giữa các vùng, nhắm tới những vùng đang gặp khó khăn hoặc lạc hậu hơn so với các vùng khác, tập trung phát triển và đổi mới cụm liên kết ngành theo từng lĩnh vực trọng tâm. – Chính sách khoa học và công nghệ: tài trợ các hoạt động nghiên cứu hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu với mạng lưới doanh nghiệp và thương mại hóa kết quả nghiên cứu. 111 Bảng 4.3. Chính sách cụm liên kết ngành ở các bang của Đức Bang Sáng kiến chính sách (năm triển khai) Baden– Württemberg Hiệp hội Cụm liên kết ngành trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông (1995), trong ngành công nghệ sinh học và khoa học đời sống (2002) trong ngành công nghệ vi mô (2005), lập bản đồ và cạnh tranh giữa các cụm liên kết ngành (2008) Bayern Đầu tư hơn 4 tỷ euro cho cơ sở hạ tầng để triển khai hoạt động R&D (1994, 1999), hình thành diễn đàn mạng kết nối 19 cụm liên kết ngành trên phạm vi quốc gia (2006) Bremen Chiến lược InnoVision 2010 xác định 7 lĩnh vực đổi mới (2002), Hợp tác khoa học – công nghiệp trong 6 lĩnh vực (2006) Hamburg Các tổ chức quản trị cụm liên kết ngành trong lĩnh vực hàng không, kho vận, công nghệ thông tin và truyền thông Hessen Thúc đẩy 5 ngành công nghệ mũi nhọn và phát động một cuộc cạnh tranh cụm liên kết ngành cấp vùng (2008) Niedersachsen Sáng kiến thúc đẩy mạng lưới khoa học – công nghiệp trong 6 ngành công nghệ mũi nhọn, Quan Điểm Tăng trưởng vùng (2004) Nordrhein– Westfalen Tăng cường năng lực của khu vực Ruhr (2002 – 2005), cạnh tranh giữa 16 cụm liên kết ngành và RegioCluster Rheinland–Pfalz Sáng kiến công nghiệp và hành động chung với các nước láng giềng 112 Saarland Chiến lược đổi mới 2015 thành lập 5 diễn đàn cụm liên kết ngành (2001) Schleswig–Holstein Báo cáo 2004 liệt kê 8 cụm liên kết ngành quốc gia, Chính sách Phát triển Kinh tế tập trung vào 10 cụm liên kết ngành Berlin Chiến lược Đổi mới (2005) công nhận cụm liên kết ngành về các dịch vụ y tế Brandenburg Chính sách vùng định hướng cụm liên kết ngành (2005) Mecklenburg– Vorpommern Tập trung vào 9 trụ cột tăng trưởng công nghệ Sachsen Tập trung chính sách vào 4 ngành công nghệ cao, 6 sáng kiến công nghiệp (1999 – 2008) Sachsen–Anhalt 5 mạng lưới đổi mới dựa trên kết quả của InnoRegio, Nghiên cứu cụm liên kết ngành Thüringen Tập trung chính sách vào 9 ngành công nghệ mũi nhọn, thúc đẩy 8 sáng kiến cụm liên kết ngành Nguồn: Kiese (2013). – Chính sách công nghiệp và doanh nghiệp: hỗ trợ nhu cầu chung của các nhóm doanh nghiệp và khả năng tiếp thu công nghệ của doanh nghiệp. Trong đó, tập trung vào các động lực tăng trưởng, hỗ trợ các ngành công nghiệp chuyển đổi và tạo việc làm, giúp các doanh nghiệp nhỏ vượt qua những rào cản khi tiếp nhận công nghệ và tăng trưởng, tạo lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư và nâng cao tên tuổi khi xuất khẩu. Chính sách cụm liên kết ngành ở bang Nordrhein–Westfalen (NRW) và bang Bayer được đánh giá là những chính sách cụm liên kết ngành 113 cấp vùng thành công nhất của Đức. Ở NRW, việc thành lập những công viên công nghệ và các trung tâm đổi mới những năm 1980 tại thành phố Dortmund đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Năm 2000, Hội đồng thành phố đã thông qua Chiến lược Cụm liên kết ngành, tập trung phát triển các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ vi mô, hậu cần kỹ thuật số, khai thác than, sản xuất thép và nấu bia. Chính sách công nghiệp của khu vực đã đem lại cho tam giác phát triển Wuppertal – Solingen – Remscheid ở NRW những thay đổi đáng kể, đặc biệt là việc hình thành mạng lưới các ngành ô tô, gia công kim loại, thiết kế và phát triển sản phẩm, tổ chức sự kiện và chăm sóc y tế. Bang Bayer khởi động chiến lược cụm liên kết ngành đầu tiên khi ngành kỹ thuật điện vốn là thế mạnh của bang những năm đầu thập niên 1990 bị suy giảm nghiêm trọng. Mặc dù không giành được thắng lợi trong cuộc cạnh tranh BioRegion, nhưng hai vườn ươm BioRegion Regensburg và BioPark vẫn được thành lập năm 1996 và 1999. Năm 2003, Hợp tác Chiến lược Công nghệ Cảm biến được triển khai, thúc đẩy liên minh chiến lược giữa các doanh nghiệp và chính quyền địa phương trong ngành này. Năm 2006, mô hình này mở rộng sang lĩnh vực an ninh công nghệ và sau đó được áp dụng khắp bang Bayer. Như vậy, trong hơn ba thập kỷ thực thi các chính sách cụm liên kết ngành, các cụm liên kết ngành trong lĩnh vực công nghệ sinh học của Đức, được biết đến với tên gọi BioRegion đã phát triển và trở 84 thành những trung tâm R&D hàng đầu ở châu Âu. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học đã tăng gấp bốn lần với 552 doanh nghiệp và hơn 9.000 việc làm mới được tạo thêm. Doanh số đạt mức 2,6 tỷ euro năm 2011, tăng 30% so với 84 GTAI (2013). 114 thời kỳ 2005 – 2008.85 Công nghệ sinh học nói riêng và nền khoa học phát triển tương đối đồng đều giữa các thành phố là một minh chứng cho những thành công trong các chính sách cụm liên kết ngành cấp quốc gia và cấp vùng của Đức. Ý được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng nhất thế giới về mức độ phát triển khu hội tụ ngành, đặc biệt là những đóng góp đáng kể của các chính sách cụm liên kết ngành cấp vùng, những chính sách trong lĩnh vực công nghệ và những chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ 86 và vừa trong các cụm. trung tâm dịch vụ phát triển kinh doanh và tài trợ cho các tổ chức đào tạo. Mặt khác cũng ngầm giao trách nhiệm cho chính quyền ở các cấp địa phương trong việc thực thi những chính sách công nghiệp này. Theo đó, Chính phủ Ý khẳng định quan điểm xây dựng chính sách “từ dưới lên”, các địa phương có trách nhiệm thành lập các ủy ban, các tập đoàn tài chính để triển khai những kế hoạch phát triển công nghiệp vùng; các vùng tự lựa chọn các dự án để đầu tư. Nhà nước cũng không cung cấp bất cứ một khoản ngân sách nào cho việc triển khai chính sách này ngoại trừ cam kết sẽ phân bổ một khoản tài trợ của EU (từ Quỹ Cơ cấu châu Âu) cho việc xây dựng các trung tâm R&D, trung tâm dịch vụ và đầu tư cơ sở hạ tầng. Những chính sách cụm liên kết ngành quốc gia đầu tiên ở Ý là dành cho các vùng công nghiệp (distretto industriale) xuất hiện từ khá sớm vào khoảng những năm 1970 – 1980. Tuy nhiên, phải tới khoảng đầu thập niên 1990, những chính sách này mới chính thức được công nhận. Sau này khi các cụm công nghiệp trở thành các cụm liên kết ngành, một số chính sách trước đây vẫn tiếp tục được áp dụng nên vẫn được coi là các chính sách cụm liên kết ngành. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể, ngoài những chính sách kinh tế vĩ mô nói chung thì các chính sách cụm liên kết ngành quốc gia không có nhiều vai trò đối với sự phát triển cụm liên kết ngành ở Ý. Chỉ trong những năm gần đây, giai đoạn 2007 – 2013, các chính sách quốc gia mới bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới các cụm liên kết ngành. Trong giai đoạn 2000 – 2011, Bộ Giáo dục, Đại học và Nghiên cứu đã hợp tác với chính quyền ở các địa phương đưa ra một nghị định thư nhằm xác định ưu tiên và nguồn quỹ cho hoạt động của các cụm công nghệ cấp vùng. Những chính sách bắt đầu được ban hành chủ yếu tập trung vào mục tiêu đổi mới và phát triển các cụm công nghiệp trở thành các cụm công nghệ. Kết quả là trong giai đoạn này, 27 cụm liên kết ngành công nghệ cao đã được thành lập như cụm liên kết ngành công nghệ thông tin (ở Piemonte và Lombardia) cụm liên kết ngành công nghệ nano (ở Veneto và Sicilia), cụm liên kết ngành vật liệu mới (ở Lombardia) và cụm liên kết ngành hàng không (ở Lazio)... với một mạng lưới kết nối chặt chẽ giữa khu vực doanh nghiệp với các trường đại học. Chính sách tiên phong liên quan tới cụm liên kết ngành ở Ý được quy định trong Điều 317 Hiến pháp năm 1991. Điều 317 này nhấn mạnh Nhà nước có nghĩa vụ hỗ trợ cho quá trình đổi mới ở các doanh nghiệp nhỏ, phát triển các doanh nghiệp trong nước, khuyến khích các Chính sách này tiếp tục được theo đuổi trong giai đoạn 2007 – 2013 với hai chương trình quốc gia là “Các cụm liên kết ngành công nghệ quốc gia” và “Cụm công nghệ cao và Phòng thí nghiệm công tư”. Theo đó, các cụm liên kết ngành công nghệ cao được xem như những tổ chức trung gian thúc đẩy hợp tác công – tư trong lĩnh vực R&D, chuyển giao công nghệ và các hoạt động đổi mới khác. Chính sách này đã huy động 797 triệu euro, tương đương với 9% trong ngân quỹ quốc gia giai đoạn 2007 – 2013 dành cho chính sách đổi mới và chính b) Chính sách cụm liên kết ngành ở Ý 85 Kutsenko & Meissner (2013). 86 Oxford Research AS (2008). 115 116 sách doanh nghiệp.87 Chương trình mới này được đánh giá là vượt trội hơn hẳn so với chương trình của giai đoạn 2000 – 2006 khi các cụm liên kết ngành công nghệ quốc gia được thành lập đã thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp, các trường đại học và các tổ chức tín dụng ở nhiều vùng địa lý khác nhau. Các cụm liên kết ngành này ưu việt hơn mô hình cụm công nghệ khi hình thành những mạng lưới hàng đầu có quy mô quốc gia về công nghệ và đổi mới. Chính phủ Ý đặc biệt ưu tiên hỗ trợ phát triển các cụm ngành tại địa phương, tạo thuận lợi cho việc hoạch định và thực thi chính sách “từ dưới lên”. Chính quyền địa phương dành rất nhiều không gian cho khu vực tư nhân tự xác định nhu cầu và mục tiêu của mình mà không phải chịu nhiều tác động hay áp lực từ những can thiệp của Nhà nước. Các vùng ở Ý thường triển khai những chính sách thúc đẩy phát triển vùng công nghiệp theo hướng tăng cường liên kết giữa các trường đại học với khu vực doanh nghiệp và tạo ra những thay đổi căn bản về công nghệ. Đây được coi là những trụ cột của đổi mới, khi các nhóm doanh nghiệp (doanh nghiệp mới, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn) và các tổ chức nghiên cứu tự tìm đến nhau để cùng tương tác trong cùng một ngành và ở một vùng nhất định. Những mô hình dạng này nhằm mục tiêu khuyến khích hoạt động đổi mới thông qua việc thúc đẩy hợp tác giữa các chủ thể, chia sẻ cơ sở hạ tầng vật chất chung, trao đổi tri thức và năng lực, từ đó tăng cường khả năng R&D của doanh nghiệp địa phương, cũng như đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và tạo dựng môi trường thân thiện cho hoạt động đổi mới. Cùng với các trụ cột đổi mới, các vùng còn thúc đẩy sự hình thành những trụ cột công nghệ và các cụm liên kết ngành thông qua việc: 87 Bellandi & Caloffi (2013). 117 – Xây dựng cơ sở vật chất và phi vật chất cho hoạt động của các cụm liên kết ngành và các cụm công nghệ. Một phần hỗ trợ của Quỹ Phát triển Vùng châu Âu (ERDF) đã được sử dụng để thành lập bộ máy quản lý, xây dựng và mở rộng các trung tâm dịch vụ hay các trung tâm nghiên cứu phục vụ cho doanh nghiệp trong cụm. Các vùng ở Ý đã nhận được gần 90 triệu euro trong giai đoạn 2007 – 2013 để đầu tư cơ sở vật chất và phi vật chất cho các cụm liên kết ngành.88 Nguồn tài chính này cũng đã được sử dụng để phát triển các cụm công nghệ cao ở Calabria, Campania, Puglia và Sicilia. – Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp muốn vay vốn để triển khai các chương trình đổi mới hợp tác với các trường đại học và với các doanh nghiệp khác. Với 23% ngân sách của ERDF được các địa phương sử dụng để thực thi những chính sách này, giai đoạn 2007 – 2013 đã chứng kiến sự bùng nổ của các hình thức hợp tác R&D ở nhiều doanh nghiệp và nhiều địa phương.89 Đặc biệt, các chính sách cụm liên kết ngành ở các vùng rất chú trọng tới những điều chỉnh vi mô ở cấp độ doanh nghiệp, nhất là đối với mục tiêu phát triển và quốc tế hóa các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cụm. Ví dụ như các cụm liên kết ngành sản xuất giày dép và nội thất ở Ý, chính quyền địa phương không những đầu tư cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy khả năng sáng tạo và các hoạt động R&D, mà còn hỗ trợ tài chính để doanh nghiệp phát triển bền vững, cân nhắc tới các yếu tố môi trường và đạo đức khi kinh 90 doanh. Những chính sách này không chỉ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp và các cụm liên kết ngành mở rộng hoạt động liên vùng và xuyên biên giới. 88 Bellandi & Caloffi (2013). 89 Bellandi & Caloffi (2013). 90 Bellandi & Caloffi (2009). 118 4.2.3. Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Nhật Bản a) Khái quát Năm 2014, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá Nhật Bản ở hạng thứ 8 trên thế giới và thứ 2 ở châu Á về mức độ phát triển cụm liên kết ngành.91 Nhật Bản là một quốc gia quần đảo ở Đông Bắc Á, có diện tích tự nhiên là 377.944 km2. Hầu hết các cơ sở công nghiệp và các đô thị lớn của Nhật Bản đều ở ven Thái Bình Dương, ngoại trừ đảo Hokkaido ở phía Bắc. Đặc trưng này hình thành dần ngay từ khi Nhật Bản bắt đầu công nghiệp hóa vào cuối thế kỷ XIX. Phần đất tương đối bằng phẳng thích hợp để đặt các nhà máy là dải đồng bằng ven biển hẹp và dài ở ven Thái Bình Dương, Niigata và Hokkaido. Do Niigata tương đối cách biệt và Hokkaido vừa cách biệt vừa có mùa đông khắc nghiệt, nên chỉ có vùng ven Thái Bình Dương phù hợp cho phát triển công nghiệp hơn cả. Mặt khác, nơi đây có nhiều vũng nước sâu và gần các tuyến hàng hải quốc tế, nên rất thuận tiện cho xây dựng cảng biển phục vụ công tác tiếp vận cho công nghiệp. Việc tập trung các nhà máy công nghiệp ở phía Thái Bình Dương kéo theo di cư từ các nơi đến đây. Vì thế tập trung công nghiệp kéo theo tập trung đô thị. Tập trung đô thị lại tạo ra thị trường tiềm năng cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Tập trung công nghiệp và tập trung đô thị cứ như vậy thúc đẩy lẫn nhau. Đến cuối thế kỷ XX, Nhật Bản đã có những vùng công nghiệp – đô thị tập trung có quy mô khổng lồ, như Vùng Thủ đô (gồm Tokyo và 7 tỉnh lân cận), vùng Keihanshin (gồm các tỉnh Osaka, Kobe và Kyoto), vùng Chūkyō (bao gồm tỉnh Aichi, Mie và Gifu) và vùng Kitakyushu–Fukuoka. 91 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã quy hoạch và thành lập một loạt các vùng công nghiệp (kogyo chiiki hoặc kogyo chitai) làm địa bàn cho các khu công nghiệp tập trung (kogyo danchi) và các nhà máy công nghiệp. Hầu hết các vùng công nghiệp chế biến, chế tạo lớn của Nhật Bản đều nằm ở vành đai Thái Bình Dương, ở các đô thị/vùng đô thị lớn nói trên. Đó là: – Vùng công nghiệp ven biển Kashima ở tỉnh Ibaraki là nơi có nhiều cơ sở sản xuất thép, sản xuất điện, hóa chất. – Vùng công nghiệp Keio ven vịnh Tokyo, xung quanh cảng Chiba, thuộc tỉnh Chiba. Ở đây có nhiều cơ sở sản xuất thép, hóa chất. – Vùng công nghiệp Bắc Kanto trải rộng trên địa bàn bốn tỉnh Saitama, Gunma, Tochigi và Ibaraki. Ở đây có nhiều nhà máy sản xuất ô tô, máy công cụ, hóa chất, sản phẩm điện, chế biến thực phẩm, kim khí, luyện kim,... – Vùng công nghiệp Keihin trải rộng ở các tỉnh Tokyo, Saitama và Kanagawa là nơi có nhiều nhà máy công nghiệp nặng. Đây là vùng công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản. – Vùng công nghiệp Tokai ở tỉnh Shizuoka có nhiều nhà máy chế tạo phương tiện vận tải (ô tô, xe máy), nhạc cụ, chế biến thực phẩm – Vùng công nghiệp Chukyo ở vùng đô thị Chukyo nói trên là trung tâm chế tạo ô tô, là nơi đặt đại bản doanh của Toyata và Mitsubishi Heavy. Đây là một trong bốn vùng công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản. – Vùng công nghiệp Hanshin trải rộng ở hai tỉnh Osaka và Hyogo là vùng công nghiệp lớn thứ hai ở Nhật Bản, có nhiều cơ sở sản xuất năng lượng, luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, điện – điện tử, chế biến thực phẩm. WEF (2014), The Global Competitiveness Report 2014­2015. 119 120 – Vùng công nghiệp Seitouchi ở ven biển Seito có nhiều cơ sở công nghiệp nặng, đóng tàu. – Vùng công nghiệp Kitakyushu ở xung quanh vịnh Dokai và tây nam biển Seito có nhiều cơ sở sản xuất các thiết bị chính xác. Đây là một trong bốn vùng công nghiệp lớn nhất Nhật Bản. – Vùng công nghiệp ven biển Oita có nhiều cơ sở sản xuất thép và hóa chất. – Ở phía biển Nhật Bản, có vùng công nghiệp Hokuriku trải rộng ở các tỉnh Niigata, Fukuyama, Fukui và Ishikawa. Ở đây có nhiều nhà máy luyện kim, chế biến thực phẩm, lọc dầu,... Do đặc điểm tập trung cơ sở công nghiệp nói riêng và cơ sở kinh tế nói chung cùng với tập trung đô thị, nên ở những điểm tập trung này có gần đủ các chủ thể của những cụm liên kết ngành công nghiệp. Nói cách khác, hội tụ ngành, thậm chí ở mức độ cao là cụm liên kết ngành, đã hình thành ở Nhật Bản từ lâu. Chính sách thúc đẩy hội tụ ngành và xây dựng các cụm liên kết ngành cũng đã có dưới dạng tập hợp các biện pháp không có hệ thống. Từ thập niên 1980, chính sách công nghiệp của Nhật Bản có định hướng chuyển từ các ngành công nghiệp nặng sang các ngành công nghệ cao. Chính phủ Nhật triển khai chương trình Tekunoporisu từ năm 1983, đưa các ngành công nghệ cao (nhất là điện tử và công nghệ vật liệu) rời khỏi các vùng đô thị lớn và đồng thời xây dựng ở những khu mới đến đó các cơ sở nghiên cứu và giáo dục hiện đại mà Tsukuba hay Niigata là hai ví dụ. Ý đồ của chính phủ là tạo ra những tổ hợp công nghệ cao có năng lực tự đổi mới – sáng tạo, tự nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, chuyển giao công nghệ thuận lợi. Tekunoporisu đã tạo lập đươc 26 điểm hội tụ ngành công nghệ cao với cơ sở nghiên cứu và đào tạo bậc cao ở Nhật Bản. Năm 1988, để bổ sung cho Tekunoporisu, Nhật Bản triển khai tiếp chương trình Brains–of–Industry. Qua chương trình này, Chính phủ hỗ trợ các 121 doanh nghiệp chuyển các bộ phận thiết kế và nghiên cứu của mình vào khoảng 16 điểm trong các điểm mà Tekunoporisu đã lập ra. Bằng cách này, Chính phủ Nhật Bản kỳ vọng tạo ra những "bộ não" cho các ngành công nghiệp mới ở Nhật Bản.92 Đầu thập niên 1990, Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế (tiền thân của Bộ Kinh tế và Công nghiệp) chủ trương tái bố trí các nhà máy từ vùng đô thị lớn ra các địa phương và đồng thời với hoạt động tái bố trí này là thu xếp để các nhà máy đó tập trung theo ngành vào một số địa bàn. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế tồi tệ trong nửa cuối thập niên 1990 nên kế hoạch này đã gặp nhiều khó khăn. Ngay cả chương trình Tekunoporisu cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Như vậy, đến cuối thế kỷ XX, chính sách hội tụ ngành của Nhật Bản ngày càng hiện đại. Đầu thế kỷ XXI, chịu ảnh hưởng của trào lưu phát triển các cụm liên kết ngành đang nổi lên ở các nước tiên tiến, Nhật Bản mới có chính sách phát triển cụm liên kết ngành rõ ràng và có hệ thống. Chính sách phát triển cụm liên kết ngành ở Nhật Bản có hai đặc trưng93: – Vai trò nổi bật của Trung ương trong việc lựa chọn, triển khai các biện pháp cũng như phân bổ tài chính. – Mục đích của chính sách phát triển cụm liên kết ngành là, bằng cách tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc lập nghiệp lập ngành, hình thành nên những khu vực rộng lớn tập trung nhiều doanh nghiệp, lấy các doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh làm trung tâm, phát huy 92 Miyakawa (1996). 93 Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản, http://www.meti.go.jp/policy/local_economy/tiikiinnovation/industrial_cl uster.html# 122 các tiềm năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp mạo hiểm, các trường đại học và viện nghiên cứu. Chiến lược phát triển cụm liên kết ngành ở Nhật Bản được chia thành bốn giai đoạn. Giai đoạn 1 (1998 – 2001) là giai đoạn thí điểm. Vùng dọc theo quốc lộ 16 và đường cao tốc Ken–O ở tây nam tỉnh Saitama, trung tâm tỉnh Kanagawa và vùng ngoại ô phía tây Tokyo là vùng tập trung nhiều doanh nghiệp cả lớn lẫn nhỏ và vừa, lại tập trung nhiều trường đại học kỹ thuật và viện nghiên cứu danh tiếng. Vì thế, vùng này được chọn để thúc đẩy các ngành công nghệ cao trên cơ sở tăng cường liên kết giữa nhu cầu của nhà sản xuất và năng lực công nghệ của giới khoa học. Dự án Vùng Thủ đô Tiên tiến về Công nghệ (gijutsu senshin shutoken chiiki, thường viết tắt là TAMA) bắt đầu hoạt động từ tháng 4/1998. Ngoài ra, Sapporo (thành phố tỉnh lỵ Hokkaido) cũng được lựa chọn làm nơi phát triển ngành công nghệ thông tin theo hình thức mạng lưới liên kết doanh nghiệp – trường đại học. Ngoài việc ban hành các luật để tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động trong khuôn khổ chương trình (như sẽ trình bày sau), Bộ Giáo dục – Khoa học – Văn hóa còn thể chế hóa các hình thức hợp tác doanh nghiệp – trường đại học sẵn có để triển khai rộng rãi trong hai dự án TAMA và Sapporo. Các hình thức hợp tác đã được thể chế hóa và khuyến khích áp dụng gồm: "nghiên cứu chung", "nghiên cứu theo tài trợ", "cung cấp phương tiện nghiên cứu", "nghiên cứu viên được tài trợ", "học bổng nghiên cứu", "nghiên cứu nội trú (trường đại học gửi học viên tới công ty nghiên cứu)", "chuyển giao kết quả nghiên cứu", "tư vấn và hướng dẫn",… Trong đó, các hình thức "nghiên cứu chung", "nghiên cứu theo tài trợ" và "chuyển giao kết quả nghiên cứu" là những hình thức hợp tác để tạo ra công nghệ mới.94 94 Kodama (2002). 123 Giai đoạn 2 (2001–2005), là giai đoạn thành lập các cụm liên kết ngành. Năm 2001, Bộ Kinh tế và Công nghiệp đưa ra kế hoạch phát triển cụm liên kết ngành trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm từ mô hình TAMA và mô hình Sapporo. Năm 2002, Bộ Khoa học, Giáo dục, Văn hóa – Thể thao (Monbukagakushō) đưa ra kế hoạch phát triển cụm liên kết ngành tri thức. Hai kế hoạch nói trên của hai bộ được liên kết và phối hợp với nhau qua nhiều hoạt động của hai bộ và các văn phòng đại diện của hai bộ tại các vùng. Mỗi một vùng của Nhật Bản đều có một hiệp hội xúc tiến cụm liên kết ngành của vùng có đại diện của cả hai bộ. Trong giai đoạn này, chính quyền trung ương sẽ triển khai các dự án xây dựng kế hoạch, điều tra thực trạng của hội tụ ngành ở Nhật Bản và nhu cầu chính sách hội tụ ngành. Trong khi đó, chính quyền địa phương là cơ quan triển khai độc lập, liên kết chặt chẽ với các cụm liên kết ngành, hình thành các mạng lưới doanh nghiệp rõ ràng kiểu cụm liên kết ngành. Kết thúc giai đoạn 2, kết quả quan trọng đạt được là Chính phủ Nhật Bản đã nhận thức đúng tầm quan trọng của chính sách phát triển các cụm liên kết ngành, coi nó là một bộ phận của các sáng kiến tăng trưởng kinh tế. Thứ nhất, Chính phủ Nhật Bản lồng ghép chính sách phát triển cụm liên kết ngành với chính sách phát triển vùng (được Chính phủ nhất trí tại hội nghị cải cách toàn diện tài chính và kinh tế ngày 6/7/2006). Chiến lược tăng cường kinh tế vùng của Nhật Bản đề ra mục tiêu tăng cường và cấu trúc chặt chẽ mạng lưới phối hợp doanh nghiệp – trường đại học – chính quyền – tổ chức tài chính (sangakukankin) và thúc đẩy phát triển công nghệ ở từng vùng, nhờ đó lập mới 40 nghìn doanh nghiệp trong vòng 5 năm ở những vùng hay khu vực được lựa chọn phát triển các cụm liên kết ngành. Ngoài ra, bằng cách tăng cường phối hợp giữa các cụm tri thức và cụm liên kết công nghiệp, các địa phương hình thành những cụm liên kết khoa học và công nghệ vùng. 124 Thứ hai, chính phủ Nhật Bản lồng ghép chính sách phát triển cụm liên ngành với các kế hoạch cơ bản về khoa học và công nghệ do Bộ Giáo dục, Khoa học, Văn hóa – thể thao chủ trì, trong đó kế hoạch thứ hai từ năm 2001 và kế hoạch thứ ba từ năm 2006. Trong kế hoạch nói trên, có một nội dung tuyên bố rằng: việc tạo lập các cụm liên kết ngành vùng đòi hỏi không chỉ có các hoạt động R&D thông qua mạng lưới hợp tác doanh nghiệp – trường đại học – chính quyền – tổ chức tài chính mà còn có đa dạng các hoạt động khác như hỗ trợ về mặt tài chính theo cách thuận lợi cho các chủ thể cụm liên kết ngành, thúc đẩy thành lập doanh nghiệp mới, tăng cường môi trường kinh doanh theo định hướng thị trường, xây dựng các mạng lưới hợp tác. Do đó, cần triển khai các sáng kiến chiến lược ở khắp các cộng đồng và các dự án dài hạn có sự phối hợp giữa các chủ thể. Chính quyền trung ương sẽ hỗ trợ các sáng kiến của địa phương, nhưng trên tinh thần các địa phương cạnh tranh đưa ra sáng kiến. Chính quyền trung ương sẽ đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của từng vùng và tiến trình triển khai của từng sáng kiến rồi hỗ trợ tập trung cho các vùng có tiềm năng để hình thành nên những cụm liên kết ngành tầm cỡ thế giới. Đồng thời, chính quyền trung ương vẫn có những hỗ trợ các cụm liên kết ngành cỡ nhỏ khác trên toàn quốc. Hiện nay, Nhật Bản đang ở giữa giai đoạn 4 (2011 – 2020), là giai đoạn tự phát triển của các cụm liên kết ngành. Trong giai đoạn này, các mạng lưới doanh nghiệp và các ngành tiếp tục phát triển, nhưng các cụm liên kết ngành sẽ dần dần phải tự lập về mặt tài chính, tiến tới tự phát triển. Nhật Bản nhận thức rằng trong việc phát triển các cụm liên kết ngành, thì liên kết sangakukankin có vai trò đặc biệt quan trọng, trực tiếp thúc đẩy các doanh nghiệp giao lưu với nhau, trực tiếp giúp cho các nguồn lực và nhu cầu gặp nhau. Trong ba giai đoạn đầu (1998 – 2010), các chính quyền địa phương ở Nhật Bản đã có nhiều sáng kiến khác nhau để thúc đẩy mối liên kết này, từng bước nâng cấp liên kết sangakukankin lên thành mạng lưới sangakukankin, lôi cuốn các viện nghiên cứu tham gia mạng lưới và thương mại hóa các phát minh, lôi cuốn các tổ chức tài chính tham gia và trở thành người cung cấp vốn. Hình thức cơ bản của hoạt động thúc đẩy liên kết sangakukankin là lập các nhóm. Tuy nhiên, mỗi nơi có những cách thức hoạt động của nhóm khác nhau, từ nhóm nghiên cứu và phát triển chung, cho đến nhóm liên kết khác ngành, nhóm thay đổi ngành, nhóm liên kết với doanh nghiệp lớn,... Trong giai đoạn 2, các sở kinh tế và công nghiệp địa phương và các cộng đồng doanh nghiệp địa phương đã phối hợp nghiên cứu và đề xuất hàng loạt dự án. Có 17 dự án thúc đẩy mạng lưới liên kết được chính quyền trung ương lựa chọn để triển khai. Giai đoạn 3 (2006 – 2010), là giai đoạn phát triển các cụm liên kết ngành. Đây là giai đoạn vừa tiếp tục phát triển các mạng lưới doanh nghiệp vừa triển khai các ngành cụ thể; đồng thời, thúc đẩy đổi mới cách thức kinh doanh, thúc đẩy thành lập các doanh nghiệp mạo hiểm. Các dự án trong giai đoạn này có thể điều chỉnh một cách linh hoạt phù hợp với tất yếu khách quan, sẵn sàng đưa ra dự án mới. 125 Bảng 4.4. Các dự án cụm liên kết ngành ở Nhật Bản được Chính phủ ưu tiên hỗ trợ Dự án Ngành Tham gia 1 Chiến lược đổi mới – Công nghệ sáng tạo dựa trên công thông tin nghệ thông tin Hokkaido – 340 doanh nghiệp 2 Chiến lược tăng trưởng công nghiệp công nghệ sinh học Hokkaido – 160 doanh nghiệp 126 Công nghệ sinh học – 3 trường đại học – 26 trường đại học 3 Hành lang MONOZUKURI95 Tohoku Chế biến chế tạo 4 Dự án tăng cường công nghiệp vùng (vùng Kanto mở rộng) Chế biến chế tạo – 780 doanh nghiệp – 48 trường đại học – 2210 doanh nghiệp – 134 trường đại học 5 Dự án ươm tạo doanh Công nghệ nghiệp mạo hiểm ngành sinh học công nghệ sinh học (Kanto mở rộng) 6 Dự án ươm tạo doanh nghiệp mạo hiểm IT Công nghệ thông tin 7 Dự án phát triển công nghiệp chế biến chế tạo vùng Tokai Chế biến chế tạo – 580 doanh nghiệp – 11 trường đại học – 1720 doanh nghiệp – 28 trường đại học 8 Dự án sáng tạo sinh học Công nghệ Tokai sinh học – 130 doanh nghiệp 9 Dự án phát triển công nghiệp chế biến chế tạo vùng Hokuriku – 410 doanh nghiệp Chế biến chế tạo – 52 trường đại học – 18 trường đại học 10 Dự án tiên phong Kansai Chế biến chế tạo, – 1200 doanh nghiệp công nghệ thông tin – 60 trường đại học 11 Dự án cụm liên kết ngành sinh học Kansai Công nghệ sinh học – 340 doanh nghiệp – 52 trường đại học 12 Dự án KANSAI doanh nghiệp môi trường Công nghệ môi trường – 140 doanh nghiệp 13 Dự án thành lập các ngành chủ chốt thế hệ mới (vùng Chugoku) Chế biến chế tạo, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin – 430 doanh nghiệp – 26 trường đại học 14 Dự án thành lập xã hội Công nghệ thân thiện môi trường và môi trường theo hướng tái chế (vùng Chugoku) – 290 doanh nghiệp 15 Kế hoạch cầu công nghệ Chế biến chế tạo, Shigoku y tế, công nghệ sinh học – 500 doanh nghiệp 16 Plaza công nghiệp môi trường và tái chế Kyushu (K–RIP) Công nghệ môi trường – 540 doanh nghiệp 17 Dự án cụm liên kết Silicon Kyushu Công nghệ bán dẫn – 270 doanh nghiệp 18 Dự án cụm liên kết ngành sinh học Kyushu Công nghệ sinh học – 40 doanh nghiệp 19 Dự án thúc đẩy công nghiệp Okinawa Công nghệ thông tin, y tế, môi trường, gia công hàng xuất khẩu – 120 doanh nghiệp Nguồn: Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản. 95 Monozukuri (ものづくり) vốn nghĩa là truyền thống chế tạo sản phẩm của người Nhật Bản, sau này còn có nghĩa mới là sáng tạo sản phẩm mới. 127 – 20 trường đại học 128 – 22 trường đại học – 10 trường đại học – 21 trường đại học – 22 trường đại học – 6 trường đại học – 7 trường đại học 4.2.4. Thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp a) Hợp tác nghiên cứu phát triển và thương mại hóa Ở Nhật Bản, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp. Họ nhìn chung đều có những công nghệ độc lập nhất định, song việc thương mại hóa các công nghệ này lại thường không thuận lợi mà nguyên nhân chính là chi phí sản xuất ban đầu cao. Nhận thức rằng những công nghệ như vậy có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực chứ không nhất thiết chỉ ở một lĩnh vực, nên các hoạt động thúc đẩy liên kết sangakukankin chú ý tới việc các doanh nghiệp liên kết với nhau trước. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiết kế và tổ chức những sự kiện gặp gỡ nhau để trao đổi thông tin (các benkyokai, kenkyukai), những sự kiện mời các giáo sư trường đại học hoặc các nhà khoa học ở các doanh nghiệp lớn đến trình bày cho đồng thời nhiều doanh nghiệp nghe về các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực nhất định (các koenkai hay happyokai). Ví dụ, tại dự án Chiến lược đổi mới – sáng tạo dựa trên công nghệ thông tin Hokkaido, các doanh nghiệp cùng ngành hoặc liên quan đã tổ chức nên ba nhóm liên kết, đó là câu lạc bộ nghiên cứu mạng cảm biến môi trường, câu lạc bộ nghiên cứu nội dung số cảm xúc và câu lạc bộ nghiên cứu công nghệ y tế. Ở các câu lạc bộ này, sẽ có những người có kiến thức về lĩnh vực liên quan làm chủ tịch, còn các doanh nghiệp thành viên của cụm liên kết ngành sẽ là hội viên. Các câu lạc bộ này không nhất thiết phải đông thành viên tham gia; có câu lạc bộ chỉ có 8 đến 10 doanh nghiệp tham gia. Trong một năm, câu lạc bộ có thể tổ chức từ 4 đến 5 lần mời các chuyên gia công nghệ đến diễn thuyết, trình bày, trao đổi với các hội viên. Ở Dự án phát triển công nghiệp chế biến chế tạo vùng Tokai, phần lớn các nhóm không thu phí hội viên, song câu lạc bộ nghiên cứu về 129 hệ thống khung gầm ô tô thì vẫn thu phí. Các doanh nghiệp sản xuất ô tô hoặc sản xuất linh kiện ô tô ở vùng Tokai đã lập một câu lạc bộ nghiên cứu về chương trình máy tính dùng cho thiết bị phát hiện lỗi ô tô (hệ thống nhúng). Thiết bị này có liên quan đến tính mạng người sử dụng ô tô, nên phải có mức độ tin cậy cao. Từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn thử nghiệm đòi hỏi nhiều thời gian và phải thử đi thử lại nhiều lần, nên các doanh nghiệp bản thân đều không đủ nhân lực để theo đuổi. Thêm vào đó, việc đào tạo các kỹ sư trẻ cho lĩnh vực này rất cần thiết. Vì thế, câu lạc bộ là hình thức giúp các doanh nghiệp cùng đóng góp nhân lực nghiên cứu và triển khai, giúp các doanh nghiệp đi sau nhận được sự chỉ bảo của các doanh nghiệp đi trước. Ở Dự án Cụm liên kết ngành sinh học Kyushu có một câu lạc bộ gọi là Quán Cà phê Buổi tối Sinh học. Câu lạc bộ này có khoảng 30 thành viên hay họp khoảng từ một tiếng rưỡi đến hai tiếng rưỡi vào tầm chiều tối để trao đổi thông tin về những chủ đề nhất định về công nghệ sinh học hoặc có khi chỉ là để gặp gỡ, giao lưu với nhau. Tại cụm liên kết ngành thuộc Dự án thành lập xã hội thân thiện môi trường và theo hướng tái chế (vùng Chugoku), việc liên kết giữa các doanh nghiệp khác ngành để cùng nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới được tích cực thúc đẩy. Phế liệu của doanh nghiệp ngành này được nghiên cứu để dùng làm nguyên liệu cho doanh nghiệp ngành khác. Cách thức tái sử dụng – tái chế này vừa giúp cả hai doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất vừa giúp bảo vệ môi trường. Tại Dự án Tăng cường Công nghiệp Vùng, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí chính xác ở Nagano đã tổ chức một câu lạc bộ gọi là DTF (Desktop Factory) để cùng nghiên cứu phát triển. Đây vừa là nơi để các thành viên mời các chuyên gia trong ngành đến giảng bài, vừa là nơi trao đổi giúp nhau nâng cao kỹ năng, đồng thời 130 là nơi để các doanh nghiệp thương mại hóa các công nghệ của mình. Các hoạt động thử nghiệm công nghệ tại câu lạc bộ này được Quỹ Công nghệ Nagano tài trợ. Một trong những nguyên tắc hoạt động của DTF là từng thành viên của câu lạc bộ phải có nghĩa vụ phát biểu hoặc trình bày. Nguyên tắc này vừa đảm bảo sự đóng góp của từng thành viên, vừa đảm bảo sự gắn kết và tin tưởng giữa các thành viên. DTF vốn xuất phát từ vùng Sanwa ở Nagano, một nơi có nền cơ khí chính xác rất phát triển. Dự án Cụm liên kết Silicon Kyushu dựa theo mô hình Silicon Valley (ở California, Hoa Kỳ). Hình thức lập nhóm ở dự án này dựa trên quan hệ bạn học cũ, những người vốn có cùng chuyên môn do cùng học ở một trường đại học hoặc cùng từng làm việc với nhau bây giờ làm việc tại các nơi khác nhau, nhà máy bán dẫn, viện nghiên cứu, trường đại học, chính quyền. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực bán dẫn nhận gia công cho doanh nghiệp lớn vừa tụ tập quanh các doanh nghiệp lớn này, vừa dựa vào mối quan hệ ban học cũ với các chuyên gia cao cấp làm việc trong các doanh nghiệp lớn. Vì thế, mối liên kết giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa rất suôn sẻ. b) Các buổi trình diễn công nghệ Trong một số lĩnh vực, nhất là trong công nghệ sinh học và công nghệ môi trường, công nghệ mới có thể giúp cho doanh nghiệp này sử dụng các phế thải của doanh nghiệp kia làm nguyên liệu sản xuất. Mấu chốt là các doanh nghiệp phải "gặp nhau" (business matching); một bên muốn có người giúp mình xử lý phế thải và có thể kiếm thêm doanh thu từ việc bán phế thải đó; một bên có nhu cầu xử lý phế thải cho doanh nghiệp khác và có thêm nguồn nguyên liệu. Một số cụm liên kết ngành ở Nhật Bản đã có hình thức tổ chức các buổi trình diễn công nghệ, tại đó các doanh nghiệp giới thiệu công nghệ mới của 131 mình cho các doanh nghiệp khác trong khu vực hiểu và từ đó tìm mối liên kết làm ăn. Dự án Ươm tạo Doanh nghiệp mạo hiểm ngành Công nghệ sinh học ở vùng Kanto, Plaza Công nghiệp Môi trường và Tái chế Kyushu (K–RIP) ở Kyushu, Dự án Cụm liên kết ngành Sinh học Kansai là những cụm liên kết ngành tiêu biểu về hình thức xúc tiến liên kết này. K–RIP tổ chức các buổi trình diễn công nghệ như thế đều đặn hằng tháng. Các thành viên chính thức và thành viên quan sát thay nhau trình diễn. Mỗi buổi như vậy có khoảng 50 doanh nghiệp tham dự và khoảng 2 doanh nghiệp trình diễn. Dự án Ươm tạo Doanh nghiệp mạo hiểm ngành Công nghệ sinh học ở vùng Kanto có hoạt động trình diễn công nghệ mang tên Araiansu puromoshon (phiên âm của Alliance Promotion, có nghĩa là Xúc tiến Liên minh). Các doanh nghiệp là thành viên lần lượt giới thiệu công nghệ và kế hoạch kinh doanh của mình, qua đó tìm các đối tác liên doanh trong lĩnh vực công nghệ sinh học hoặc các doanh nghiệp lớn để liên kết. Sáng kiến này đã lan rộng ra các doanh nghiệp ngành hóa dược trên khắp Nhật Bản, thành phong trào Bio Japan. Dự án Cụm liên kết ngành sinh học Kyushu thì có sáng kiến thành lập câu lạc bộ Anchieijingu kafue (phiên âm của Anti–aging cafe). Các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm chức năng tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm. Đối tượng được mới đến xem, nghe giới thiệu là khoảng 20 – 30 bà nội trợ mỗi lần. Phía doanh nghiệp thì giới thiệu sản phẩm. Phía các bà nội trợ đặt câu hỏi hoặc có phản hồi. Qua những buổi gặp gỡ như vậy, các doanh nghiệp có thông tin để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới. 132 Những hình thức thúc đẩy liên kết khác bao gồm: – Thăm quan doanh nghiệp: Các chủ thể giữ vai trò điều phối cụm liên kết ngành có thể phát bảng hỏi để điều tra nhu cầu tham quan doanh nghiệp lớn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, rồi tổ chức các chuyến tham quan phù hợp. – Gửi người: Các doanh nghiệp lớn nhận người của doanh nghiệp nhỏ và vừa đến chỗ mình làm việc một thời gian để vừa nâng cao năng lực chuyên môn vừa để hai bên doanh nghiệp hiểu nhau. Hoặc, các trường đại học nhận các chuyên gia của doanh nghiệp vào làm postdoc ở trường mình. Phía doanh nghiệp nhờ đó nâng cao thêm trình độ nghiên cứu, trong khi phía trường đại học nâng cao thêm kỹ năng thương mại hóa. Đồng thời, cả hai bên trường và doanh nghiệp hiểu nhau hơn. 4.3. Thúc đẩy liên kết doanh nghiệp – trường đại học Trước đây, việc phát triển công nghệ ở Nhật Bản chủ yếu được thực hiện trong các tập đoàn lớn (keiretsu). Tuy nhiên, kinh nghiệm của Silicon Valley gắn với Đại học Stanford và kinh nghiệm của Massachusetts Route 128 gắn với Đại học Havard và Đại học Massachussets đã khiến Nhật Bản hiểu rằng các trường đại học mới là nguồn then chốt để có những đổi mới – sáng tạo. Thách thức lớn nhất đối với Nhật Bản chính là "khoảng cách thương mại hóa", có nghĩa là làm thế nào để những công nghệ mới và đầy hứa hẹn từ các trường đại học có thể biến thành sản phẩm được thị trường chấp nhận. Năm 1998, Nhật Bản ban hành Luật Khuyến khích chuyển giao công nghệ giữa trường đại học và doanh nghiệp trên cơ sở tham khảo Đạo luật Bayh–Dole của Mỹ. Năm 1999, Nhật Bản có Luật về Các biện pháp đặc biệt chấn hưng công nghiệp. Năm 2000 có Luật Tăng cường năng lực công nghệ công nghiệp. Các luật này đã tạo điều kiện cho 133 các giáo sư đại học vừa làm giảng viên các trường đại học quốc lập vừa làm giám đốc doanh nghiệp tư nhân, đồng thời tạo điều kiện cho các trường đại học quốc lập và công lập nhận tài trợ của khu vực tư nhân để nghiên cứu khoa học. Tháng 11/2000, Nhật Bản tổ chức Hội nghị Cấp cao Liên kết Doanh nghiệp – Đại học – Chính quyền (sangakukanrenkei samitto) lần thứ nhất. Hội nghị này sau đó tổ chức hằng năm để nhằm thảo luận xác định các vấn đề và biện pháp tháo gỡ khó khăn trong tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp, trường đại học và chính quyền. Hội nghị này cũng được tổ chức ở quy mô khu vực trên cả 9 vùng của Nhật Bản. Ở Dự án Tăng cường Công nghiệp Vùng Kanto, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã liên kết với nhau, tổ chức các cuộc tham quan tới các nhà máy của các doanh nghiệp lớn và tham quan các trường đại học. Qua những cuộc tham quan đó, họ phát hiện ra có những máy móc thiết bị mà các doanh nghiệp lớn, các trường đại học phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao. Sau khi được các chuyên gia của doanh nghiệp lớn và các trường đại học giảng giải cho về cấu tạo, linh kiện, vật liệu chế tạo các máy móc đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận thấy họ có thể sản xuất thay thế nhập khẩu và tìm cách sản xuất các máy móc này với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp lớn và các trường đại học. Dự án Cụm liên kết Silicon Kyushu và Dự án Tăng cường Công nghiệp Vùng Kanto có một cách liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học khá thú vị. Đó là, các doanh nghiệp thường nêu nhu cầu của mình với các trường đại học, nhờ các trường này nghiên cứu phát triển giúp. Tiền đề thúc đẩy liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp ở Nhật Bản là việc các trường đại học được giữ bản quyền trí tuệ đối với các công nghệ do họ phát mình. Năm 1999, Nhật Bản ra Luật về 134 các biện pháp đặc biệt khôi phục hoạt động công nghiệp. Luật này cho phép các trường đại học tư được phép có quyền sở hữu trí tuệ đối với các công nghệ mà họ phát minh trong các đề tài khoa học mà Nhà nước tài trợ. Năm 2004, Nhật Bản chuyển các trường đại học quốc lập thành các tổ chức pháp nhân độc lập. Từ đó, các trường đại học quốc lập được quyền sở hữu trí tuệ và được trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp về tiền bán bản quyền hoặc tiền cấp phép sử dụng công nghệ của mình. Kết quả là, hàng loạt trường đại học ở Nhật Bản lập Văn phòng Cấp phép Công nghệ để thực hiện hoạt động này. trong dự án ươm tạo tại campus Kusatsu của trường. Dự án này được phép sử dụng các phòng thí nghiệm và văn phòng của trường trong vòng 5 năm để hoạt động. Mục tiêu của dự án là thương mại sản phẩm cho đến khi các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đại học Ritsumeikan cũng tổ chức các lớp học đặc biệt cho doanh nghiệp và tổ chức cuộc thi thành lập doanh nghiệp mạo hiểm dành cho sinh viên.99 Đại học Tokyo là đại học số một ở Nhật Bản đã thành lập Ban Quan hệ Đại học Doanh nghiệp96 và Ban này có một bộ phận quản lý sở hữu trí tuệ cho Đại học Tokyo. Dự án này còn hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu chung giữa Đại học Tokyo với các doanh nghiệp thông qua chương trình "Proprius21"97. Đại học Tokyo còn lập Văn phòng Cấp phép Công nghệ (gọi là "Todai TLO98") để tiếp thị việc cấp phép công nghệ đối với các doanh nghiệp. Đại học Tokyo còn thành lập Quỹ Chuyển giao Công nghệ Đại học Tokyo (viết tắt là UTEC) để cấp vốn khởi nghiệp và hỗ trợ nhân lực cho các doanh nghiệp mạo hiểm gắn với Đại học Tokyo. Sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính của chính quyền địa phương có vai trò quan trọng đối với việc hình thành các cụm liên kết ngành. Đối với các tổ chức tài chính, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như doanh nghiệp mạo hiểm là đối tượng khách hàng nhiều rủi ro. Chính vì thế, liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với tổ chức tài chính thường không tốt. Các cụm liên kết ngành ở Nhật Bản đã tìm cách thúc đẩy liên kết này, nhưng cho đến nay hiệu quả vẫn còn thấp. Một số hình thức thúc đẩy liên kết đã được tiến hành bao gồm: So với Đại học Tokyo, Đại học Ritsumeikan vừa là đại học tư vừa là trường địa phương. Tuy nhiên, Đại học Ritsumeikan cũng đã rất tích cực đóng góp vào sự thúc đẩy kinh tế địa phương bằng cách chủ động liên kết với các doanh nghiệp trong tỉnh Shiga và liên kết với các trường đại học khác của Shiga để cùng triển khai các đề tài nghiên cứu chung. Năm 2007, Đại học Ritsumeikan có 22 doanh nghiệp 96 Xem http://www.ducr.u­tokyo.ac.jp/ 97 Xem http://www.ducr.u­tokyo.ac.jp/jp/research/proprius21/ 98 Xem http://www.casti.co.jp/ 4.3.1. Thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và tổ chức tài chính, chính quyền địa phương – Tổ chức hội nghị và các buổi trình diễn công nghệ mà tại đó, các doanh nghiệp mời các tổ chức đến, giới thiệu về công nghệ của mình cho các tổ chức tài chính nghe và đề nghị họ cấp vốn (Dự án phát triển công nghiệp chế biến chế tạo vùng Tokai, Dự án thành lập các ngành chủ chốt thế hệ mới vùng Chugoku, Dự án K–RIP). – Thuê một công ty trung gian đánh giá công nghệ của doanh nghiệp và gửi báo cáo cho tổ chức tài chính. Bên cạnh các công ty chuyên đánh giá, có thể có người của các trường đại học, viện nghiên cứu cũng tham gia đánh giá. Thời gian đánh giá có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng (Dự án Tiên phong Kansai). 99 135 Edgington (2008) 136 – Tổ chức cho doanh nghiệp gửi báo cáo quản lý chi phí dòng nguyên liệu (MFCA) và báo cáo đánh giá vòng đời sản phẩm hoặc nguyên liệu cho các tổ chức tài chính với kỳ vọng tổ chức tài chính sẽ hiểu rõ doanh nghiệp hơn và sẵn sàng cho vay hơn (Dự án Cụm liên kết ngành Sinh học Kansai). hoặc liên quan đã tổ chức ba nhóm liên kết dưới hình thức các câu lạc bộ. Chính quyền tỉnh Hokkaido đã cử đại diện của mình đến các câu lạc bộ này làm quan sát viên, theo dõi các chủ đề sinh hoạt chuyên đề để đưa ra kế hoạch hỗ trợ về mặt thông tin cũng như kinh phí. Liên kết giữa chính quyền với các chủ thể khác trong cụm liên kết ngành ở Nhật Bản được thúc đẩy theo các cách thức sau: Đối với các tổ chức tài chính, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như doanh nghiệp mạo hiểm là đối tượng khách hàng nhiều rủi ro. Chính vì thế, liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với tổ chức tài chính thường không tốt. Các cụm liên kết ngành ở Nhật Bản đã tìm cách thúc đẩy liên kết này, nhưng cho đến nay hiệu quả vẫn còn thấp. Một số hình thức thúc đẩy liên kết đã được tiến hành bao gồm: – Bộ Kinh tế và Công nghiệp khuyến khích các chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch riêng của mình về phát triển cụm liên kết ngành. Đồng thời, chính quyền địa phương còn ban hành các chính sách, quy định, chế độ để hiện thực hóa kế hoạch. Trên hai cơ sở đó, chính quyền địa phương chỉ định hoặc lập ra các tổ chức nòng cốt trong triển khai kế hoạch phát triển cụm liên kết ngành ở địa bàn của mình. – Chính quyền địa phương trực tiếp tham gia vào mạng lưới liên kết. Thông qua mối quan hệ của mình với các trường đại học100, chính quyền địa phương khuyến khích trường đại học và doanh nghiệp liên kết với nhau. Chính quyền địa phương có thể tài trợ cho các dự án khoa học chung của doanh nghiệp và trường đại học. Chính quyền địa phương có thể tổ chức các sự kiện và mời doanh nghiệp, trường đại học, tổ chức tài chính tới dự, qua đó tạo điều kiện cho các chủ thể này giao lưu với nhau. Như trên đã trình bày, tại dự án Chiến lược đổi mới – sáng tạo dựa trên công nghệ thông tin Hokkaido, các doanh nghiệp cùng ngành 4.3.2. Liên kết với các tổ chức tài chính – Tổ chức hội nghị tại đó, các doanh nghiệp giới thiệu về công nghệ của mình cho các tổ chức tài chính nghe và đề nghị họ cấp vốn (Dự án phát triển công nghiệp chế biến chế tạo vùng Tokai, Dự án thành lập các ngành chủ chốt thế hệ mới vùng Chugoku). – Thuê một công ty trung gian đánh giá công nghệ của doanh nghiệp và gửi báo cáo cho tổ chức tài chính. Bên cạnh các công ty chuyên đánh giá, có thể có người của các trường đại học, viện nghiên cứu cũng tham gia đánh giá. Thời gian đánh giá có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng (Dự án Tiên phong Kansai). – Tổ chức cho doanh nghiệp gửi báo cáo quản lý chi phí dòng nguyên liệu (MFCA) và báo cáo đánh giá vòng đời sản phẩm hoặc nguyên liệu cho các tổ chức tài chính với kỳ vọng tổ chức tài chính sẽ hiểu rõ doanh nghiệp hơn và sẵn sàng cho vay hơn (Dự án Cụm liên kết ngành Sinh học Kansai). 100 Ở Nhật Bản, tỉnh nào cũng có trường đại học quốc lập (do chính quyền trung ương cấp ngân sách), công lập (do chính quyền địa phương cấp ngân sách). Các trường đại học tư thục cũng hay được chính quyền các tỉnh ưu đãi. 137 138 Chương 5 HỘI TỤ NGÀNH VÀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HỘI TỤ NGÀNH Ở MỘT SỐ NỀN KINH TẾ 5.1.1. Những nền tảng lịch sử của chính sách cụm liên kết ngành CÔNG NGHIỆP MỚI VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á 5.1. Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Hàn Quốc Năm 2014, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá Hàn Quốc ở vị trí thứ 31 trên thế giới về mức độ phát triển cụm liên kết ngành.101 SERI và ITEP (2004) cho rằng Hàn Quốc có khoảng 40 điểm hội tụ ngành liên quan đến 404 phân ngành chế tạo khác nhau. Còn Choi et al. (2005) thì cho rằng Hàn Quốc có khoảng 11 điểm hội tụ ngành liên quan đến 258 phân ngành chế tạo. Trong khi đó, Jeong và Lee (2006, 2010) lại cho rằng Hàn Quốc có 32 điểm hội tụ ngành liên quan đến 259 ngành. Mihn (2004) xem xét ở cấp quận và thành phố trực thuộc tỉnh thì kết luận rằng Hàn Quốc có 25 điểm hội tụ ngành chế biến chế tạo, nhiều nhất là ở tỉnh Gyeonggi và tiếp theo là tỉnh Gyeongnam; xét riêng ngành công nghiệp nặng thì tỉnh Gyeonggi vẫn dẫn đầu, tiếp theo là thành phố Ulsan. Sở dĩ có sự khác nhau về số lượng khu vực (điểm) hội tụ ngành đến như vậy, phần là do phương pháp tính toán của các tác giả nói trên khác nhau, phần nữa là trong quá khứ, chính sách cụm liên kết ngành ở Hàn Quốc thực sự chưa có. Các ngành hoặc đóng gần nhau về mặt địa lý trong các khu công nghiệp 101 (san–eob danji) theo yêu cầu của Chính phủ, hoặc ngẫu nhiên cùng gần các thị trường chính là các đô thị lớn, nhưng sự liên kết thành mạng sản xuất của các doanh nghiệp ở gần nhau đó vẫn chưa chặt chẽ.102 Phải tới đầu thế kỷ XXI, chính sách cụm liên kết ngành103 (san–eob keulleoseuteo) mới bắt đầu được triển khai ở Hàn Quốc. Nửa cuối thập niên 1960 đến cuối thập niên 1980 là thời kỳ kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng mạnh và được công nghiệp hóa rất nhanh. Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất, đã đầu tư rất lớn để phát triển các khu công nghiệp ven biển nhằm phục vụ cho chiến lược này. Khu công nghiệp Ulsan (thành lập năm 1962) rộng 46,1 km2 chuyên về công nghiệp nặng và hóa chất chính là khu công nghiệp đầu tiên của nước này. Đến năm 1969, Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục thành lập một khu công nghiệp hóa – dầu quy mô lớn nữa ở Ulsan. Chính phủ cũng quy hoạch phát triển công nghiệp theo tỉnh. Kết quả là, có sự hội tụ theo ngành của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Thành phố Changwon (tỉnh Gyeongnam) là nơi có các khu công nghiệp sản xuất máy móc – ở đây có Khu công nghiệp Changwon rất lớn chuyên về ngành chế tạo máy được chính phủ đầu tư thành lập từ năm 1974. Các khu công nghiệp hóa dầu, đóng tàu, chế tạo ô tô có nhiều ở thành phố trực thuộc trung ương Ulsan, luyện kim ở Pohang (tỉnh Gyeongsangbuk), điện tử ở Gumi (tỉnh Gyeongsangbuk). Bên cạnh đó, khu vực tư nhân năng động của Hàn Quốc còn hăng hái phát triển những ngành công nghiệp nhẹ có khả năng xuất khẩu như 102 Park and Koo (2013). 103 Hội tụ trong tiếng Hàn là jibjeog (âm Hán  Việt là tập tích) hoặc gunjib (quần tập). Cụm liên kết trong tiếng Hàn là keulleoseuteo (phiên âm từ cluster thành) hoặc jibjeogji (tập tích địa). WEF (2015), The Global Competitiveness Report 2014 – 2015. 139 140 dệt may và sản xuất sợi. Nhưng khác với công nghiệp nặng và hóa chất bị yêu cầu đóng trong các khu công nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp nhẹ thường đóng ở những thành phố lớn trực thuộc trung ương như ngoại ô Seoul, Busan, Daegu104. Chính phủ hỗ trợ khu vực tư nhân trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ xuất khẩu bằng các biện pháp tỷ giá, mặt bằng sản xuất trong các khu công nghiệp và trợ cấp. Busan trở thành trung tâm may mặc và giày dép. Daegu là thủ phủ ngành dệt. Ở Seoul, Chính phủ thành lập Khu công nghiệp Xuất khẩu ở phường Guro (quận Guro) vào năm 1967 để hỗ trợ ngành dệt may. Khu công nghiệp này đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư thứ cấp, chủ yếu là trong ngành dệt – may và da – giày, được liên tục mở rộng trong các giai đoạn 2 và giai đoạn 3. Năm 1971, Chính phủ Hàn Quốc thành lập Khu công nghiệp Điện tử Gumi chuyên lắp ráp thiết bị điện tử để xuất khẩu. Năm 1973, Chính phủ Hàn Quốc cho xây dựng Công viên Khoa học Daedeok (Daedeok Yeongu Danji) ở quận Yuseong thuộc thành phố trực thuộc trung ương Daejon ở phía Nam Hàn Quốc làm công viên khoa học cấp quốc gia. Một số công viên khoa học, khu công nghệ cao khác sau đó cũng được xây dựng ở các tỉnh. Điều này đã thúc đẩy sự ra đời của một số điểm hội tụ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành thâm dụng công nghệ ở một số nơi ở Hàn Quốc trong thập niên 1990.105 nhất (1962 – 1966), Chính phủ Hàn Quốc đã dành 10% chi đầu tư của Chính phủ cho phát triển các khu công nghiệp và đầu tư cho xây dựng khu công nghiệp Ulsan đã chiếm tới 7,7% chi đầu tư của Chính phủ. Cách phát triển ồ ạt các khu công nghiệp lớn ở một số tỉnh, thành đã vừa khiến cho mất cân bằng giữa các tỉnh ngày càng rộng, vừa dẫn tới tình trạng nhiều khu công nghiệp không cho thuê hết đất, thậm chí có khu trống.106 Sang thập niên 1980, khi chính sách vùng thay đổi sang kiểu tăng trưởng cân bằng và thu hẹp chênh lệch giữa các vùng, các khu công nghiệp tổng hợp địa phương do chính quyền tỉnh ra quyết định thành lập và các khu nông – công nghiệp (nong–eob san–eob danji) do chính quyền huyện ra quyết định thành lập được Chính phủ khuyến khích lập ở khắp các tỉnh để cung cấp mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành chế biến nông sản và thủy sản. Khu nông – công nghiệp đầu tiên được thành lập vào năm 1984, đến cuối thập niên 1980 đã có 217 khu nông – công nghiệp được thành lập. Sang thập niên 1990, chính sách vùng kiểu tái cân bằng vẫn được duy trì, và đây cũng là thời kỳ mà các khu công nghiệp tổng hợp địa phương và khu nông – công nghiệp đã phát triển mạnh mẽ. Thập niên 1990 cũng là thời kỳ mà một loạt các khu công nghệ cao và công viên khoa học được xây dựng do chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định thành lập ở Gwangju, Busan, Daejeon, Daegu, Jeonju, Gangneung và Ochang.107 Chính sách phát triển khu công nghiệp của Hàn Quốc những thập niên 1960 và 1970 được kết hợp với chính sách vùng kiểu cực tăng trưởng. Theo đó, tại những vùng kinh tế trọng điểm, Chính phủ sẽ đầu tư thành lập những khu công nghiệp quốc gia có diện tích lớn. Ngay trong thời kỳ thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế 5 năm lần thứ Nhằm tạo ra khung khổ pháp lý cho việc phát triển các khu công nghiệp, Hàn Quốc đã ban hành quy hoạch phát triển đất đai quốc gia, Luật Phát triển Khu công nghiệp Xuất khẩu trong thập niên 1960. Các luật phát triển ngành cũng có đề cập tới việc tạo thuận lợi về mặt bằng 104 106 Những đô thị lớn này đã hình thành từ thời Hàn Quốc còn bị Nhật Bản xâm lược. 105 Park and Koo (2013). 141 Kim (2008). 107 Ministry of Knowledge Economy and Korea Industrial Comlex Corp (2012). 142 sản xuất cho các doanh nghiệp. Sang thập niên 1970, Hàn Quốc có Luật Khuyến khích Phát triển Khu công nghiệp. Thập niên 1990, Hàn Quốc ra các luật địa điểm sản xuất công nghiệp, luật quản lý sử dụng đất toàn quốc, luật về các trường hợp đặc biệt hỗ trợ các tổ hợp công nghiệp – công nghệ,... Để quản lý các khu công nghiệp do mình thành lập, Chính phủ Hàn Quốc còn lập ra các tổ chức quản lý khu công nghiệp. Sau này, do yêu cầu quản lý tập trung, Tổng công ty Khu công nghiệp Hàn Quốc (Hangug San–eob Danji Gongdan) được thành lập, các tổ chức quản lý khu công nghiệp của Nhà nước được thành lập trước đó được chuyển đổi thành văn phòng đại diện tại các tỉnh của Tổng công ty nói trên. Như vậy, hiện tượng hội tụ ngành ở cấp độ thấp đã xảy ra ở Hàn Quốc từ thời nước này công nghiệp hóa và vẫn tiếp tục diễn ra sau đó – trong thập niên 1990. Các vùng hội tụ ngành đó chủ yếu tập trung vào chức năng sản xuất. Các liên kết chức năng khác ít được quan tâm. Cho đến cuối thế kỷ XX, mặc dù có những trường đại học và viện nghiên cứu công nghệ của Nhà nước có chất lượng cao, song các trường và viện này không liên kết tốt với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.108 Sự tập trung các doanh nghiệp vào một số khu vực, trong đó có những khu vực tập trung theo ngành cũng như sự tồn tại của các khu công nghiệp lớn là lợi thế quan trọng để Hàn Quốc phát triển các cụm liên kết ngành. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng có một lịch sử thực hiện chính sách vùng và chính sách khuyến khích đổi mới – sáng tạo (chính sách khoa học công nghệ). Như đã trình bày ở phần lý luận, chính sách cụm liên kết ngành là sự giao thoa giữa chính sách công nghiệp, chính sách vùng và chính sách khoa học công nghệ. 108 Nhưng thách thức chính sẽ là làm thế nào để các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp liên kết với nhau. Những điều này đã góp phần định hình chính sách cụm liên kết ngành của Hàn Quốc. 5.1.2. Chính sách cụm liên kết ngành hiện nay của Hàn Quốc Cho đến thập niên 1990, Hàn Quốc đã có nhiều vùng hội tụ theo ngành, nhưng các vùng này đều lấy sản xuất làm động lực109, chứ không phải lấy đổi mới – sáng tạo làm động lực phát triển giống như cụm liên kết ngành ở phương Tây. Tuy vậy, các hoạt động R&D đã được khuyến khích từ rất sớm và được triển khai mạnh trong thập niên 1990 như một trong những biện pháp để Hàn Quốc chuyển đổi mô hình tăng trưởng trước những thách thức về chi phí lao động, sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc và cuộc khủng hoảng kinh tế 1998. Chính phủ đã bắt đầu thu hút các viện nghiên cứu vào trong các khu công nghiệp. Kết quả cuối cùng của các chương trình đổi mới – sáng tạo phải là những sản phẩm đặc thù cụ thể chứ không phải là ngành đặc thù, vì thế, các khu công nghiệp đã bắt đầu được Chính phủ khuyến khích chuyên môn hóa theo sản phẩm.110 Nhưng chương trình này của Chính phủ Hàn Quốc bị cuộc khủng hoảng 1998 cản trở. Năm 2002, Hàn Quốc bắt đầu quan tâm tới chính sách đổi mới sáng tạo và chính sách cụm liên kết ngành. Mạng lưới doanh nghiệp – trường đại học – viện nghiên cứu111 được thúc đẩy. Năm 2004, 109 Lee (2015). 110 Kim (2008). 111 Ở Hàn Quốc, có rất nhiều viện nghiên cứu do Chính phủ thành lập và độc lập với các trường đại học. Các viện này thực hiện các đề tài nghiên cứu theo đặt hàng của Chính phủ để giải quyết vấn đề thiếu công nghệ trong những ngành công nghiệp non trẻ mà Chính phủ muốn thúc đẩy phát triển. Chương trình tái cơ cấu và sắp xếp lại trong thập niên 1980 và 1990 đã làm giảm số lượng các viện nghiên cứu này xuống còn khoảng 20. Sohn and Kenny (2007). 143 144 Hàn Quốc bắt đầu triển khai "Chương trình khu công nghiệp – cụm liên kết ngành" để thực hiện tham vọng chuyển đổi các khu công nghiệp112 thành những cụm liên kết ngành đổi mới – sáng tạo tại đó quan hệ giữa doanh nghiệp – trường đại học – viện nghiên cứu tạo thành mạng lưới, thành hệ sinh thái ngành. Chương trình này do Bộ Công – Thương – Năng lượng (nay là Bộ Kinh tế tri thức) phối hợp với Tổng công ty Khu công nghiệp Hàn Quốc (KICOX) tiến hành qua ba giai đoạn. Các cơ quan gồm Viện Đánh giá và Quy hoạch Kỹ thuật Công nghiệp (ITEP) và Viện Kinh tế và Kỹ thuật Công nghiệp Hàn Quốc (KIET) chịu trách nhiệm đánh giá việc thực hiện chương trình đó. Bảng 5.1. Các giai đoạn phát triển cụm liên kết ngành Giai đoạn Mục tiêu Giải pháp 2004 – Xây dựng hệ thống – Lập các hệ thống đổi mới – đổi mới – sáng tạo sáng tạo khu vực 2008 quốc gia – Xúc tiến lập các cụm liên kết ngành đổi mới – sáng tạo 2009 – Có hệ thống đổi mới – – Xúc tiến các ngành động lực 2013 sáng tạo hoàn chỉnh tăng trưởng mới, chọn các ngành đó làm khu vực kinh tế chủ đạo – Nâng cấp các cụm liên kết ngành lên tầm thế giới 2014 – Nâng cấp hệ thống – Củng cố hệ thống đổi mới – 2018 đổi mới – sáng tạo sáng tạo khu vực – Các cụm liên kết ngành cạnh tranh được với thế giới Nguồn: Ủy ban Tổng thống về Phát triển Cân bằng Quốc gia. Dẫn lại từ OECD (2007). Giai đoạn 2004 – 2008 là giai đoạn hình thành các cụm liên kết ngành. Trong giai đoạn này, Chính phủ Hàn Quốc lựa chọn một số khu công nghiệp riêng rẽ để thí điểm chuyển đổi thành cụm liên kết ngành. KIET là cơ quan được giao đánh giá và báo cáo về các khu công nghiệp cấp quốc gia thời điểm 2003 – 2004 để Chính phủ có cơ sở lựa chọn khu thí điểm. Một nhóm công tác gồm các chuyên gia từ các doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu được Chính phủ thành lập để tư vấn và thiết kế chính sách cụ thể cho từng khu được lựa chọn; bình quân 30 chuyên gia giúp mỗi khu.113 Các khu được lựa chọn bao gồm: Banwol­Sihwa (bộ phận hỗ trợ và nguyên liệu), Wonju (thiết bị y tế), Gumi (điện tử), Ulsan (ô tô), Changwon (máy cái), Gwangju (tấm pin điện mặt trời), Gunsan (máy móc và linh kiện ô tô), Namdong (linh kiện máy móc), Ochang (điện tử và công nghệ thông tin), Seongseo (cơ điện tử), Noksan (thiết bị đóng tàu) và Daebul (đóng tàu). Chính phủ thúc giục chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu ký biên bản ghi nhớ hợp tác với nhau và đưa kế hoạch đó vào triển khai trên thực tế. Trên cơ sở thí điểm ở 12 khu riêng rẽ này, Chính phủ tổng kết rồi từ đó thiết kế mô hình phát triển cụm liên kết ngành mẫu. Köcker et al (2010) đánh giá rằng 12 cụm liên kết ngành này được hình thành bởi ý chí chính trị, nên mặc dù chúng đã là các điểm hội tụ ngành, nhưng do thiếu tương tác giữa các chủ thể và thiếu chuyên biệt hóa về công nghệ, nên chúng vẫn chưa thực sự trở thành các cụm liên kết ngành. Tuy nhiên, các cụm này đã xây dựng được cơ sở hạ tầng R&D làm nền tảng cho sự phát triển sau này. 112 Vào giữa thập niên 2000, Hàn Quốc có 661 khu công nghiệp, trong đó có 35 khu công nghiệp cấp quốc gia do Tổng công ty Khu công nghiệp Hàn Quốc quản lý, 262 khu công nghiệp đa ngành địa phương, 4 khu công nghệ cao ở thành phố và 360 khu nông  công nghiệp ở nông thôn. 145 113 OECD (2007), Chapter 14. 146 Giai đoạn 2009 – 2013 là giai đoạn phát triển các cụm liên kết ngành. Khoảng 193 khu công nghiệp đã tham gia vào chương trình phát triển cụm liên kết ngành trong giai đoạn này. Chính quyền của Tổng thống Lee Myung­bak đã đã chia cả nước thành 5 + 2 vùng kinh tế liên kết ngành như thế, bao gồm: – Vùng Thủ đô Seoul114 (phía tây bắc) chuyên về công nghệ thông tin, chế tạo linh kiện (điện, điện tử, máy móc). Vùng này lấy khu công nghệ cao Seoul Digital và các khu công nghiệp Banwol–Sihwa, Namdong, Bupyung–Juan làm trung tâm. Trong vùng còn có 1 khu công nghiệp cấp quốc gia và 13 khu công nghiệp đa ngành. – Vùng Chungcheong115 (miền trung tây) chuyên về IT và điện tử cùng các ngành liên quan. Vùng này lấy các khu công nghiệp Gumi, Seongseo, Gyeongsang Jinrayng làm trung tâm. Trong vùng còn có 1 khu công nghiệp cấp quốc gia, 9 khu công nghiệp đa ngành và 10 khu nông – công nghiệp. – Vùng Honam116 (phía tây nam) chuyên về đóng tàu, chế tạo ô tô, linh kiện máy móc, pin mặt trời. Vùng này lấy các khu công nghiệp Gwangju, Daebul, Gunsan, Iksan làm trung tâm. Trong vùng còn có 1 khu công nghiệp cấp quốc gia, 15 khu công nghiệp đa ngành và 18 khu nông – công nghiệp. – Vùng Daegyeong117 (miền trung đông) chuyên về điện, điện tử, cơ điện tử. Vùng này lấy các khu công nghiệp Asan–Cheonan, Cheongju–Ochang, Chungju làm trung tâm. Trong vùng còn có 10 khu công nghiệp đa ngành và 31 khu nông – công nghiệp. 114 Bao gồm thủ đô Seoul, thành phố Incheon và tỉnh Gyeongi. 115 Gồm hai tỉnh Chungcheongbuk, Chungcheongnam, Sejong, Daejeon. 116 Gồm ba tỉnh Gwangju, Jeollanam và Jeollabuk. 117 Gồm tỉnh Gyeongsangbuk và thành phố Daegu. – Vùng Dongnam118 (miền đông nam) chuyên về cơ điện tử, chế tạo ô tô, đóng tàu, hàng không vũ trụ. Vùng này lấy các khu công nghiệp Changwon, Ulsan–Mipo, Onsan, Myeongji Noksan, Yangsan Eogok, Sacheon làm trung tâm. Ngoài ra, còn có 4 khu công nghiệp cấp quốc gia, 11 khu công nghiệp đa ngành và 28 khu nông – công nghiệp trong vùng này. – Tỉnh Gangwon chuyên về thiết bị y tế. Với tư cách là vùng kinh tế, Gangwon lấy các khu công nghiệp Bukpyung, Wonju làm trung tâm. Còn có 6 khu công nghiệp đa ngành, 7 khu nông – công nghiệp tham gia mạng liên kết. – Tỉnh đảo Jeju chuyên về công nghệ sinh học. Kumnung là trung tâm công nghệ sinh học lớn nhất Jeju. Ngoài ra còn có Daejung và Gujwa. Giai đoạn 2014 – 2018 là giai đoạn các cụm liên kết ngành phát triển độc lập. Tất cả các khu công nghiệp của Hàn Quốc đều được khuyến khích tham gia chương trình. Để triển khai Chương trình khu công nghiệp – cụm liên kết ngành nói trên, Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai một số dự án mà trọng tâm là các dự án: – Thúc đẩy liên kết giữa các chủ thể trong cụm; – Nâng cao năng lực R&D cho các cụm liên kết ngành; – Khuyến khích các cụm xây dựng bản sắc riêng, qua đó nâng năng lực cạnh tranh và năng lực đổi mới – sáng tạo của cụm lên; – Xây dựng hệ sinh thái sinh sống và làm việc. Trong đó, dự án thúc đẩy liên kết doanh nghiệp – trường đại học – viện nghiên cứu là quan trọng nhất và được tiến hành xuyên suốt qua các giai đoạn. Năm 2010, Bộ Kinh tế tri thức và Tổng công ty Khu 118 147 Gồm tỉnh Gyeongsangnam, hai thành phố Ulsan và Busan. 148 công nghiệp Hàn Quốc công bố báo cáo chương trình, trong đó khẳng định rằng công tác xây dựng mạng lưới liên kết doanh nghiệp – trường đại học – viện nghiên cứu đã có những thành công nhất định. Khoảng 50% ngân sách của chương trình khu công nghiệp – cụm liên kết ngành đã được dành cho việc thúc đẩy liên kết giữa các chủ thể trong cụm. Trong giai đoạn 1, khi chương trình mới đang thí điểm ở 12 cụm, công tác thúc đẩy liên kết đã diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú như các diễn đàn, các seminar đổi mới công nghệ, các buổi thảo luận và họp mặt giữa các thành viên. Chính phủ Hàn Quốc cấp toàn bộ kinh phí cho tất cả các hoạt động này. Thông qua những sự kiện như thế, các thành viên hiểu nhu cầu, hiểu khó khăn của nhau. Kết quả của công tác thúc đẩy liên kết là khoảng 49 câu lạc bộ doanh nghiệp lớn – doanh nghiệp nhỏ và vừa – trường đại học – viện nghiên cứu – cơ quan chính quyền địa phương (Hàn Quốc gọi câu lạc bộ kiểu này là các cụm liên kết ngành mini – mini keulleoseuteo) đã được thành lập dựa trên những điểm chung về ngành nghề hoặc công nghệ ngay trong năm đầu thực hiện chương trình (năm 2005).119 Số lượng câu lạc bộ như vậy đã tăng lên 55 vào năm 2010. Còn số lượng thành viên tham gia các câu lạc bộ này đã tăng từ 2706 lên 5413 trong cùng thời kỳ, có nghĩa là quy mô bình quân của mỗi câu lạc bộ đã tăng gấp đôi.120 119 Theo OECD (2007) Chapter 14, Hàn Quốc đã tham khảo kinh nghiệm từ mô hình CONNECT của Đại học California San Diego ở Mỹ và mô hình TAMA (ở Tokyo, Nhật Bản) để khuyến khích thành lập các câu lạc bộ này. 120 5.2. Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Đài Loan 5.2.1. Khái quát Năm 2014, Đài Loan được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng nhì thế giới về mức độ phát triển cụm liên kết ngành. Liên tục nhiều năm trước đấy, Đài Loan xếp hạng nhất. Chúng ta hãy tìm hiểu xem Đài Loan làm thế nào để có được thành tích cao này. Sau khi tháo chạy khỏi đại lục và ra đảo Đài Loan, chính quyền Quốc Dân Đảng đã phải nỗ lực phát triển kinh tế, vừa để yên lòng quân và dân, vừa để có điều kiện củng cố tiềm lực phòng thủ. Trong số những biện pháp được thực hiện từ rất sớm để phát triển kinh tế, chính sách công nghiệp và chính sách khoa học – công nghệ là những biện pháp chủ lực. Chính sách công nghiệp của Đài Loan luôn có đặc trưng là tập trung vào phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên thực tế, từ lâu các doanh nghiệp Đài Loan đã hội tụ về mặt địa lý theo ngành, lĩnh vực (tiếng Đài Loan: chan ye ju luo, Hán – Việt: sản nghiệp tập lạc). Do chính sách công nghiệp mà Đài Loan theo đuổi kiên trì từ thập niên 1950 đến nay là phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất hàng xuất khẩu, nên chính quyền Đài Loan đã quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp này. Nhận thức được một trong những khó khăn lớn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là mặt bằng sản xuất, nên chính quyền Đài Loan đã rất quan tâm phát triển các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung. Mặt khác, do có diện tích nhỏ, mật độ dân số cao, lại tập trung ở các đô thị lớn như Đài Bắc và Cao Hùng, nên Đài Loan từ rất sớm đã quan tâm đến việc quy hoạch sử dụng đất và hạn chế ô nhiễm Park and Koo (2013). 149 150 công nghiệp. Phát triển các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung cũng lại là biện pháp để đạt được những mục tiêu đó.121 Khu công nghiệp đầu tiên ở Đài Loan là khu công nghiệp Lục Đầu ở huyện Cơ Long gần thành phố Đài Bắc được Nhà nước xây dựng từ năm 1960 đến năm 1965.122 Trong thập niên 1960, hàng loạt khu công nghiệp ra đời để cung cấp mặt bằng sản xuất và một số kết cấu hạ tầng khác (điện, nước) cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp thâm dụng lao động, doanh nghiệp chế xuất. Hầu hết các khu được xây dựng theo hướng làm khu công nghiệp đa ngành. Khu công nghiệp Bảo An ở thành phố Đài Nam xây năm 1969 là khu công nghiệp đầu tiên ở Đài Loan do nhà đầu tư tư nhân xây.123 Từ giữa thập niên 1960, Đài Loan đã phát triển một số khu chế xuất như Cao Hùng năm 1966, Nam Đầu và Đài Trung năm 1969. Mục đích xây dựng khu chế xuất là thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu bằng các biện pháp giới thiệu và phổ biến công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài. Các khu chế xuất đã xây dựng được mạng lưới liên kết thượng nguồn – hạ nguồn, các hoạt động R&D, nhận đặt hàng và sản xuất theo đơn đặt hàng, đóng góp, lưu trữ và giao hàng.124 Từ thập niên 1970, phát triển các khu công nghiệp đã là một trong một biện pháp thực hiện chính sách công nghiệp của Đài Loan (thời kỳ phát triển các ngành công nghiệp nặng và hóa chất). Các khu công nghiệp chuyên ngành bắt đầu được xây dựng trong thời kỳ này để phục vụ các ngành đóng tàu, hóa chất, luyện kim. 121 Chyi et al (2009), Lee (2006), Ling (2009). 122 Legislative Council Secretariat (2011). 123 Industrial Development Bureau (n.d), http://www.moeaidb.gov.tw/external/view/en/english/indpark2.html 124 Chang and Oxley (2008). 151 Sang thập niên 1980, Đài Loan bắt đầu xây dựng một số công viên khoa học mà tiêu biểu là Công viên Khoa học Tân Trúc (tháng 12/1980) với trọng tâm là 6 ngành công nghệ cao gồm: vi mạch, thiết bị ngoại vi, viễn thông, quang điện tử, chế tạo máy chính xác, công nghệ sinh học. Tân Trúc thực sự là cụm liên kết ngành, theo mô hình kiểu Silicon Valley. Sau khi khu Tân Trúc được thành lập, chính quyền Đài Loan càng tích cực phát triển các khu công nghệ cao ở nhiều nơi trên đảo Đài Loan. Giữa thập niên đầu thế kỷ XXI, đáp lại thách thức từ lĩnh vực chế tạo chi phí thấp của Trung Quốc đại lục, chính quyền Đài Loan đã có những chính sách, sáng kiến thúc đẩy hơn nữa hội tụ ngành theo hướng thành lập các cụm liên kết ngành đổi mới – sáng tạo. Kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp (mà hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa) phát triển các liên kết ngược và xuôi trong các ngành dệt – may, ngành hóa chất – nhựa, ngành ô tô và linh kiện – phụ kiện ô tô, ngành điện tử – IT, cũng như kinh nghiệm xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất và nhất là các công viên khoa học đã giúp cho chính quyền Đài Loan có những biện pháp thực dụng và hiệu quả để phát triển cụm liên kết ngành. Sáng kiến phát triển cụm liên kết ngành càng được khuyến khích bởi sự kiểm điểm lại thành công của Công viên Công nghiệp và Khoa học Tân Trúc (HSIP) – một cụm liên kết ngành của các ngành công nghệ cao. Vì thế, HSIP được mở rộng thêm và thực chất nó là một chùm 6 công viên khoa học ở huyện Tân Trúc và các huyện, thị xung quanh. Đồng thời một số cụm liên kết ngành công nghệ cao mới được thành lập là Công viên Khoa học và Công nghiệp Trung bộ Đài Loan (lại bao gồm Công viên Khoa học và Công nghệ Đài Trung cùng một vài khu nữa), Công viên Khoa học và Công nghiệp Nam bộ Đài Loan (lại bao gồm Công viên Khoa học Cao Hùng và Công viên Công nghiệp Khoa học Đài Nam) và Hành lang Công nghệ Đài Bắc. Mỗi công viên khoa học này thường lại bao gồm một vài khu nhỏ mà mỗi khu chuyên về ngành 152 công nghệ cao nhất định. Công viên Khoa học Đài Trung chuyên về cơ khí chính xác. Công viên Khoa học Đài Nam là cụm liên kết của các ngành cơ khí chính xác, quang điện tử, mạch tích hợp, viễn thông, máy tính, thiết bị ngoại vi và công nghệ sinh học. Hành lang Công nghệ Đài Bắc thì chuyên vào phát triển phần mềm tin học. Trong 12 dự án i–Taiwan triển khai từ năm 2009, có dự án phát triển 6 hành lang sáng tạo công nghiệp (Chǎnyè chuàngxīn zǒuláng tuīdòng fāng'àn) mà thực chất là dự án phát triển các cụm liên kết ngành sáng tạo – đổi mới trên cơ sở mở rộng, củng cố các công viên khoa học và công nghiệp đang có. Ngày nay, Đài Loan có nhiều cụm liên kết ngành rất mạnh. Những ngành có quy mô lớn như chế tạo ô tô và điện tử có rất nhiều cụm phân tán khắp miền tây Đài Loan. Ngành dệt cũng phân tán khắp Bắc – Trung – Nam, nhưng quy mô của mỗi cụm nhỏ hơn. Đài Loan còn có cụm liên kết ngành chế tạo du thuyền ở Cao Hùng, cụm liên kết ngành sản xuất nhạc cụ phương Tây đặc biệt là kèn saxophone ở Hộ Lý thuộc huyện Đài Trung, cụm liên kết ngành gốm sứ ở Bắc Đài Loan (ở Oanh Ca (thành phố Tân Bắc), Miêu Lật, Bắc Đầu, Nam Đầu), cụm liên kết ngành thực phẩm ở Nam Đầu, Đài Nam và Gia Nghĩa, cụm liên kết chế tạo máy móc chế biến thực phẩm ở Đài Trung, cụm liên kết ngành máy tập thể thao ở Đài Trung, các cụm liên kết ngành chế tạo thiết bị hỗ trợ đi lại (cho người cao tuổi, người tàn tật) ở Đài Bắc, Đài Trung và Gia Nghĩa. Ernst et al (2001) cho rằng Đài Loan đã xây dựng được hệ thống các liên kết trong các cụm liên kết ngành, dưới các hình thức cơ bản sau đây: – Các "nhóm đồng nghiệp": Trước đây, hình thức này đã hỗ trợ các doanh nghiệp trao đổi lao động, vốn, thông tin thị trường cơ bản và thành viên của nhóm chủ yếu là trong gia đình và đồng hương. Dần dần, các doanh nghiệp ngày càng trao đổi, hỗ trợ nhau về công nghệ 153 và thương hiệu; thành viên của nhóm cũng dần đổi thành các doanh nghiệp cùng ngành. – Các mạng lưới trung tâm – vệ tinh: Đây là hình thức liên kết giữa doanh nghiệp lớn (trung tâm) và doanh nghiệp nhỏ và vừa (vệ tinh). Các doanh nghiệp lớn ở vị trí thượng nguồn, còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở vị trí hạ nguồn trong chuỗi cung ứng. Hình thức này được chính quyền Đài Loan đặc biệt quan tâm hỗ trợ thành lập và phát triển. – Mạng lưới liên kết giữa các doanh nghiệp lớn, thấy rất rõ trong ngành điện tử – ICT. Do các sản phẩm điện tử và viễn thông ngày càng nhiều chi tiết phức tạp, nên các doanh nghiệp lớn trong ngành này ngày càng có nhu cầu liên kết với nhau để sản xuất và cung ứng lẫn nhau. 5.2.2. Trường hợp cụm liên kết ngành sản xuất nhạc cụ ở Hộ Lý Khoảng 20% nhà sản xuất nhạc cụ của Đài Loan tập trung ở Hộ Lý (Đài Trung). Một mình cụm này có 14 trên tổng số 20 nhà sản xuất kèn saxophone của Đài Loan, sản xuất ra 75% số lượng kèn saxophone hằng năm của Đài Loan và khoảng 1/3 của thế giới. Trong quá khứ, ngành sản xuất nhạc cụ ở Hộ Lý có lúc tưởng lụi tàn vì sự cạnh tranh của các công ty lớn quốc tế. Chính quyền Đài Loan đã tích cực hỗ trợ vùng này trong việc phát triển công nghệ và thương hiệu. Cục Phát triển Công nghiệp (Bộ Kinh tế) đã triển khai Dự án Hỗ trợ ngành Nhạc cụ Hộ Lý. Dự án này hướng tới bốn mục tiêu: chuẩn hóa quy trình sản xuất, phát triển các tiêu chuẩn và kỹ thuật thử sản phẩm, thúc đẩy liên kết giữa các nhà sản xuất để tạo ra liên minh các nhà sản xuất nhạc cụ Đài Loan và thiết kế hình ảnh thương hiệu. Để thực hiện hai mục tiêu đầu tiên, dự án đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất saxophone tiếp cận kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Công nghiệp Đài Loan. 154 Mục tiêu thứ ba thực hiện tương đối dễ dàng vì Đài Loan đã có đầy đủ các nhà sản xuất các chi tiết cần thiết cho các nhạc cụ. Chính quyền chỉ hỗ trợ bằng thông tin, triển lãm chuyên đề. Việc xây dựng thương hiệu là khó khăn nhất, không chỉ với doanh nghiệp mà cả chính quyền. Trong định vị thị trường, Đài Loan quyết định tránh cạnh tranh với Trung Quốc đại lục ở phân khúc sản phẩm rẻ tiền chất lượng thấp. Chính quyền Đài Loan đã chọn "Saxhome" làm slogan để thu hút chú ý của người mua tiềm năng đối với saxophone của Đài Loan. Chính quyền Đài Loan hy vọng, theo cách tiếp cận "từ trên xuống", sau khi saxophone Đài Loan nói chung đã trở nên có tiếng trên thế giới, các doanh nghiệp sẽ tự phát triển được thương hiệu riêng của mình. Một biện pháp nữa được hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất saxophone Hộ Lý quan tâm là xây dựng Hộ Lý thành một điểm du lịch cho những người yêu thích saxophone giống như New Orleans ở Mỹ. 5.2.3. Trường hợp cụm liên kết ngành thực phẩm Đài Loan có ba khu vực hội tụ ngành thực phẩm ở Nam Đầu (phía Bắc), Gia Nghĩa và Đài Nam (phía Nam). Sau khi phát triển thịnh vượng vào giữa thập niên 1990, ngành thực phẩm Đài Loan gặp khó khăn vì giá nguyên liệu tăng cao và thị trường trong nước bão hòa. Chính quyền Đài Loan và ngành thực phẩm một mặt đẩy mạnh chuyển hướng ngành thực phẩm sang phục vụ xuất khẩu, mặt khác củng cố và thành lập các cụm liên kết ngành. Về lựa chọn phân khúc thị trường, ngành thực phẩm Đài Loan chuyển sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong lĩnh vực thực phẩm sạch (organic) và thực phẩm bổ dưỡng. Để tiến vào lĩnh vực mới thành công, chính quyền phối hợp với hiệp hội ngành thúc đẩy hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp trong vùng hội tụ ngành thực phẩm. Cách làm là Cục Chấn hưng Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kinh tế) cùng với Trung tâm Năng suất lao động Đài Loan 155 đứng ra chủ trì và bảo trợ tạo lập các sân chơi như Hiệp hội Cụm liên kết ngành Chế biến Thực phẩm Đài Loan, Nhóm Thực phẩm Thiên nhiên Đài Loan ở Nam Đầu. Kinh phí ban đầu cho các hiệp hội này hoạt động lấy từ kinh phí dự án tái thiết sau động đất 921 năm 1999. Các thành viên hiệp hội là các doanh nghiệp thực phẩm trong cụm. Họ định kỳ gặp gỡ hằng tháng để giao lưu và trao đổi thông tin, nhất là thông tin về nguyên liệu và công nghệ chế biến. Các thành viên còn thảo luận và nhất trí cùng tổ chức các ngày khuyến mại chung. Việc chia sẻ (đóng góp) bí quyết đã giúp các doanh nghiệp cùng nhau phát triển các sản phẩm mới đem lại lợi nhuận đồng thời cho các bên tham gia. Ví dụ, công ty sản xuất xì dầu phối hợp với công ty sản xuất gốm sứ đưa ra thị trường sản phẩm xì dầu đóng chai bằng gốm đựng trong hộp bằng tre bắt mắt làm quà tặng được thị trường đón nhận. Một số công ty trong cụm công nghiệp thực phẩm Nam Đầu đã cùng tham gia vào lĩnh vực du lịch – công nghiệp, biến các trang trại và nhà máy thực phẩm của mình thành những điểm tham quan về thiên nhiên và về quy trình chế biến cho du khách, đồng thời giới thiệu và bán sản phẩm. Ở cụm liên kết ngành thực phẩm phía nam là Đài Nam, Chính quyền thành phố Đài Nam còn phối hợp với các hiệp hội công nghiệp thực phẩm phát động cuộc thi chọn 10 sản phẩm quà tặng tốt nhất nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sáng tạo ra các sản phẩm thực phẩm hấp dẫn. Các hội chợ, phố ẩm thực, phố quà tặng được tổ chức để giới thiệu với khách du lịch các sản phẩm này, cho khách du lịch cơ hội bình chọn. Lượng khách thăm Đài Nam gần đây tăng với tốc độ trên 10% mỗi năm, đã giúp ngành du lịch và ngành thực phẩm Đài Nam phát triển. Trong khi các doanh nghiệp chế biến thực phẩm hội tụ ở hai đầu bắc và nam của Đài Loan, thì các doanh nghiệp chế tạo máy móc chế biến thực phẩm lại hội tụ ở miền trung Đài Loan, nhất là ở Đài Trung. Xác định rằng chế tạo máy móc là xương sống cho ngành chế biến thực 156 phẩm bởi vì sản phẩm thực phẩm đa dạng nên máy móc phải có khả năng tùy biến cao, chính quyền Đài Loan cũng hỗ trợ ngành chế tạo máy thành lập cụm liên kết ngành ở Đài Trung tập trung vào sản xuất máy xay, trộn, khuôn, nhồi, đóng gói. Chính quyền cũng hỗ trợ thành lập cụm liên kết ngành chế tạo máy chế biến thực phẩm ở Đài Bắc chuyên về máy trộn, sấy, nướng, thùng chứa,... Vì đối với ngành chế tạo máy nói chung, thị trường nội địa Đài Loan quá nhỏ, nên chính quyền khuyến khích các doanh nghiệp chế tạo máy chế biến thực phẩm xuất khẩu. Biện pháp hỗ trợ chính là thông tin về thị trường Mặt khác, chính quyền hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các máy chế biến thực phẩm cao cấp, như máy chiết xuất tinh chất thực vật, máy thanh trùng, máy đóng gói chân không, máy đóng gói ba chiều. Cách hỗ trợ của chính quyền là tạo ra các platform để các doanh nghiệp chế tạo máy, các trường đại học và viện nghiên cứu giao lưu với nhau. Ví dụ về platform kiểu như vậy là Liên minh Nghiên cứu và Phát triển các Giá trị Sáng tạo cho các Cụm liên kết ngành thực phẩm. Tổ chức này được thành lập trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ các Ngành Truyền thống Đài Loan có mục tiêu là tăng cường công nghệ hiện đại cho các ngành truyền thống. Tổ chức này sẽ khảo sát để tìm thế mạnh của các doanh nghiệp chế tạo máy và khảo sát nhu cầu về máy móc của doanh nghiệp chế biến thực phẩm, nhất là khi các doanh nghiệp thực phẩm sáng tạo ra các sản phẩm mới. Trên cơ sở khảo sát rộng rãi, tổ chức này đã giúp các doanh nghiệp chế tạo máy ra các quyết định phát triển máy móc chế biến thực phẩm. Tổ chức này còn giúp các doanh nghiệp ở thượng nguồn và hạ nguồn cũng như các công ty thiết kế máy móc trong lĩnh vực chế tạo máy có thông tin về nhau, trên cơ sở đó xây dựng các chuỗi cung ứng linh kiện để chế tạo thành công các máy chế biến thực phẩm mới. 157 5.2.4. Trường hợp cụm liên kết ngành chế tạo thiết bị hỗ trợ đi lại Ngành chế tạo thiết bị hỗ trợ đi lại dành cho người cao tuổi và người khuyết tật ở Đài Loan tương đối phát triển. Các doanh nghiệp ngành này phần lớn tập trung ở thành phố và huyện Đài Bắc (phía bắc), thành phố và huyện Đài Trung (miền Trung), thành phố và huyện Gia Nghĩa (phía Nam). Biện pháp hỗ trợ của chính quyền Đài Loan cho các cụm liên kết này chủ yếu là công nghệ mới. Từ năm 1992, Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Công nghiệp của chính quyền đã hợp tác với các doanh nghiệp đổi mới và sáng tạo sản phẩm. Năm 1999 khi chính quyền Đài Loan triển khai Dự án Phát triển Kỹ thuật Công nghiệp, năm 2007 khi chính quyền triển khai Dự án Hỗ trợ Phát triển Sản phẩm Mới Tiên phong và hiện nay trong Dự án Phát triển các Ngành Truyền thống thì sự hợp tác nghiên cứu và phát triển càng được đẩy mạnh. Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền, các doanh nghiệp đã có cơ sở (riêng hoặc mượn) để thử nghiệm các sản phẩm mới đáp ứng được các tiêu chuẩn cao và khắt khe của EU. Bên cạnh hỗ trợ đổi mới – sáng tạo sản phẩm, chính quyền còn thông qua TAITRA hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu. 5.3. Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Trung Quốc Trung Quốc là một nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh. Thành công này một phần là nhờ nước này đã phát triển mạnh các cụm liên kết ngành. Vì lẽ đó, đã có học giả Trung Quốc gọi kiểu công nghiệp hóa của Trung Quốc là "công nghiệp hóa dựa vào cụm liên kết ngành". Chính quyền trung ương và địa phương Trung Quốc đã rất quan tâm phát triển các cụm liên kết ngành do nhận thức được vai trò của chúng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm Trung Quốc. Chính sách 158 phát triển cụm liên kết ngành của chính quyền Trung Quốc rất đa dạng bởi vì chính sách này có sự điều chỉnh cho phù hợp và có sự tương tác với sáng kiến của khu vực doanh nghiệp trong mỗi cụm dù là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân. Khó có thể tổng hợp và tóm tắt được tất cả các chính sách của chính quyền Trung Quốc trong phát triển các cụm liên kết ngành. Trong bài này, tác giả khái quát chính sách phát triển cụm liên kết ngành của Trung Quốc theo các kiểu cụm liên kết ngành khác nhau. Hiện tượng tụ tập kinh doanh, sản xuất hàng hóa theo chuyên ngành đã xuất hiện ở Trung Quốc từ xa xưa. Ngày nay, ở Trung Quốc được cho là có hàng trăm cụm liên kết ngành, phân bổ rộng khắp các tỉnh, thành và khu tự trị, nhưng với mật độ cao hơn ở khu vực đồng bằng sông Chu (miền Đông Nam), đồng bằng sông Trường Giang (miền Đông) và vùng vành đai vịnh Bột Hải (miền Đông Bắc). Ở Trung Quốc đã phổ biến câu: yīzhèn yīpǐn, yīxiāng yīyè (nhất trấn nhất phẩm, nhất hương nhất nghiệp), nghĩa là mỗi thị trấn một loại sản phẩm, mỗi làng một nghề. Cụm liên kết ngành trong tiếng Trung được gọi là chǎnyè jíqún (phiên âm Hán – Việt là "sản nghiệp tập quần") hoặc chǎnyè jùjí (sản nghiệp tụ tập) đều có nghĩa là sự tụ tập về mặt không gian theo ngành nghề. Trong thực tế, hiện tượng cụm liên kết ngành ở Trung Quốc rất đa dạng về hình thức và có nhiều tên gọi khác. Tuy nhiên, các cụm liên kết ngành này đại thể có thể phân làm năm kiểu. 5.3.1. Kiểu Chiết Giang Người Chiết Giang gọi các khu hội tụ ngành của mình là kuàizhuàng (khối trạng). Kiểu hội tụ ngành Chiết Giang có một số đặc trưng sau đây: – Doanh nghiệp trong khu hội tụ ngành phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước; 159 – Loại ngành nghề chủ yếu là các ngành thâm dụng lao động; – Sản phẩm chủ yếu là các công nghệ phẩm tiêu dùng hàng ngày, đáp ứng nhu cầu phổ thông chứ không phải là nhu cầu cao cấp – những sản phẩm được xác định là "mặt hàng nhỏ, nhưng thị trường lớn"; – Phần lớn các khu hội tụ ngành đều có trong đó những chợ bán buôn chuyên doanh (zhuānyè shìchǎng) phục vụ việc bán các sản phẩm do cụm làm ra hoặc cung ứng vật tư cho các doanh nghiệp trong cụm. Một số nhà nghiên cứu gọi kiểu hội tụ ngành Chiết Giang là kiểu hội tụ ngành truyền thống bởi vì quá trình phát triển của các doanh nghiệp ở đây bắt đầu từ những gánh hàng rong tiến lên thành các xưởng – cửa hiệu gia đình rồi thành các nhà máy công nghiệp. Đồng thời còn vì địa điểm ban đầu thường là khu vực nông thôn – mà sau này, cùng với sự phát triển của các chuyên ngành công nghiệp, đô thị hóa diễn ra mạnh nên những dấu nét của vùng nông thôn mất đi nhiều. Vì chuyên về các ngành thâm dụng lao động và sản phẩm tiêu dùng hàng ngày (sản phẩm ít chi tiết), nên chuỗi cung ứng của các ngành, sản phẩm này không "dài". Điều này dẫn tới liên kết cung ứng giữa các doanh nghiệp trong khu hội tụ không chặt chẽ như ở các cụm liên kết ngành hiện đại. Các sáng kiến thúc đẩy hội tụ ngành ở Chiết Giang phần lớn là của chính quyền và cộng đồng địa phương. Kiểu Chiết Giang còn được gọi là kiểu Ôn Châu, theo tên một thành phố cấp địa khu của Chiết Giang. Ở Ôn Châu, người ta thấy có ít nhất 6 khu hội tụ ngành, đó là: khu hội tụ ngành giày – dép, khu hội tụ ngành kính đeo mắt, khu hội tụ ngành bật lửa, khu hội tụ ngành bút viết, khu hội tụ ngành thiết bị điện điện thế nhỏ và khu hội tụ ngành ốc vít. Khoảng 30 vạn lao động ở Ôn Châu làm trong ngành da – giày. Ôn Châu sản xuất ra một phần tư sản lượng giày dép của Trung Quốc hay một phần tám sản lượng giày dép của toàn thế giới. Hơn một nửa sản lượng đó được sản xuất ra tại quận Lộc Thành. Khoảng gần 300 xí nghiệp ở Ôn Châu sản xuất ra 70% bật lửa của toàn thế giới. 160 Khoảng 500 xí nghiệp ở Ôn Châu sản xuất kính đeo mắt và 90% sản lượng là để xuất khẩu. Khoảng 100 xí nghiệp sản xuất bút viết, hằng năm đáp ứng một phần ba nhu cầu bút viết của cả nước Trung Quốc. Khoảng 3000 xí nghiệp ở thị trấn Liễu Thị (thuộc Ôn Châu) hằng năm đáp ứng một phần ba nhu cầu thiết bị điện điện thế nhỏ của cả nước. Huyện Vĩnh Gia của Ôn Châu được coi là thủ phủ của ngành sản xuất ốc vít toàn thế giới.125 Nét đặc sắc trong chính sách hội tụ ngành ở kiểu Chiết Giang là sự hỗ trợ tận tình của chính quyền địa phương. Thời kỳ đầu – những nằm đầu thập niên 1980, chính quyền trung ương và chính quyền nhiều địa phương của Trung Quốc vẫn còn e ngại khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, chính quyền Chiết Giang đã mạnh dạn thúc đẩy khu vực tư nhân của mình. Về mặt thể chế, chính quyền Chiết Giang cho phép các xí nghiệp tư nhân đăng ký là xí nghiệp hương trấn – lúc đó ở Trung Quốc, xí nghiệp hương trấn được coi là một loại thành phần kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa. Điều này giống như một sự bảo hộ của chính quyền cho sự tồn tại của kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, hỗ trợ chủ yếu của chính quyền Chiết Giang là về mặt môi trường kinh doanh, với các biện pháp đặc sắc sau đây: doanh nghiệp trong cụm, như chợ nguyên liệu giày – dép Bắc Chiết Giang và chợ nguyên liệu giày – dép Ôn Châu (thị trấn Đằng Kiều, huyện Lộc Thành). Không chỉ mang chức năng là nơi mua – bán, các chợ này còn giống như những triển lãm sản phẩm của Chiết Giang. Qua đó, các mối liên hệ với tỉnh khác và với nước ngoài được bắt đầu. Chính quyền tỉnh còn tạo thuận lợi cho việc phát triển các trung tâm thương mại quy mô khổng lồ, như chợ Nghĩa Ô (4 triệu mét vuông mặt sàn, 7 vạn cửa hàng) chuyên buôn bán các sản phẩm của ngành dệt – may. Các sản phẩm chăn – ga – gối – đệm ở chợ Nghĩa Ô rất nổi tiếng. Hay như dự án "thủ đô giày" ở Song Tự (huyện Lộc Thành, thành phố Ôn Châu, Chiết Giang) rộng đến 6,5 kilômét vuông với các phân khu chức năng sản xuất giày, cơ khí liên quan đến ngành giày, nghiên cứu và triển khai, đào tạo lao động ngành giày, triển lãm văn hóa giày, dịch vụ giày, biểu diễn thời trang giày, giao dịch mua – bán,... Một số chợ chuyên doanh của Chiết Giang với sự hỗ trợ của Hoa Kiều gốc Chiết Giang đã mở chi nhánh cả ở Nam Phi, Mỹ Latinh, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất.126 Thứ hai, chính quyền đã xây dựng các zhuānyè shìchǎng – chợ bán buôn chuyên doanh. Mỗi một khu hội tụ ngành có một hoặc vài chợ bán buôn chuyên doanh này. Một số chợ là nơi mua – bán các sản phẩm do các doanh nghiệp trong cụm làm ra. Một số chợ khác lại là nơi mua – bán các vật tư, máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất của Về mặt quản lý, chính quyền Chiết Giang đã tiến hành chương trình tiêu chuẩn hóa, theo đó các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng cho các loại sản phẩm khác nhau được đặt ra. Vào thập niên 1980, tuy mặt hàng giày – dép của Ôn Châu đã có tiếng là rẻ ở Trung Quốc, nhưng cũng đồng thời mang tiếng là chất lượng rất thấp. Những quy định về chất lượng vừa mang tính hướng dẫn vừa mang tính quản lý của chính quyền Ôn Châu đã đóng góp đáng kể vào nâng cao chất lượng giày – dép. Thương hiệu Ôn Châu đối với giày – dép cũng nhờ đó được phát triển. Thông qua tiêu chuẩn hóa và phát triển thương hiệu, một số doanh nghiệp giày – dép Ôn Châu đã 125 126 Thứ nhất, chính quyền đã không ngăn chặn, thậm chí còn tạo thuận lợi, cho một hệ thống tín dụng vi mô không chính thức (hay bất hợp pháp) phát triển. Hệ thống này đã cấp tín dụng rất linh hoạt cho các xí nghiệp tư nhân phát triển. Wang (2010). 161 Bellandi and Lombardi (2012). 162 từ chỗ là những xí nghiệp chuyên gia công đã trở thành những doanh nghiệp sản xuất với thương hiệu công ty và nhãn hiệu sản phẩm của bản thân, ví dụ như Kangnai. Chính quyền Ôn Châu còn có chính sách đặc sắc nữa, đó là thúc đẩy thành lập các thể chế hợp tác theo cách riêng của mình. Để nâng cao kỹ năng chuyên môn cho doanh nghiệp giày dép, chính quyền đã mời các doanh nghiệp ngành giày của Ý đến mở bộ phận thiết kế thời trang ở Ôn Châu. Điều này cho phép các doanh nghiệp giày – dép của Ôn Châu học hỏi về thiết kế. Nhờ đó, sau này Ôn Châu đã có khả năng tự thiết kế thời trang giày – dép. Chính quyền Chiết Giang còn cho mở các chuyên ngành đào tạo về dệt – may, da – giày,... ở các trường đại học, cao đẳng, trường nghề trong tỉnh để đào tạo lao động có tay nghề cho các cụm liên kết ngành của tỉnh. Ngoài triển lãm văn hóa giày, sàn thời trang giày đã đề cập ở trên, Ôn Châu còn mở thư viện giày, tạp chí giày, trung tâm thông tin giày, viện công nghệ đóng giày, trung tâm thử chất lượng giày,...127 5.3.2. Kiểu Giang Tô Tỉnh Giang Tô nằm ngay phía Bắc tỉnh Chiết Giang nhưng lại phát triển một kiểu hội tụ ngành khác, mà đặc trưng là tỷ lệ lớn doanh nghiệp trong cụm là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư Nhật Bản rất thích đầu tư vào Giang Tô và Thượng Hải (ngay phía Nam Giang Tô). Có thể nói, các doanh nghiệp FDI giữ vai trò đầu tàu ở các cụm liên kết ngành của Giang Tô. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tư nhân mà gốc gác là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa cũng giữ vai trò quan trọng. Ngành nghề ở đây là những ngành công nghiệp nhẹ hiện đại hơn ngành nghề ở Chiết Giang, vừa thâm dụng lao động vừa thâm dụng vốn, có cả những ngành công nghệ cao. Sản phẩm nhiều chi tiết hơn và hiện đại hơn như tấm pin 127 năng lượng mặt trời, các sản phẩm công nghệ sinh học. Vì thế, liên kết cung ứng giữa các doanh nghiệp trong cụm phát triển hơn. Một đặc trưng nữa là các sáng kiến phát triển cụm liên kết ngành ở Giang Tô phần lớn là của chính quyền tỉnh và trung ương. Mô hình Giang Tô còn được gọi là mô hình Tô Nam vì nhìn thấy rõ nét hơn ở phần phía Nam của Giang Tô. Giang Tô thời trước mở cửa năm 1978 được Trung Quốc chọn làm địa bàn phát triển công nghiệp nặng và hóa chất. Ở đây vốn có nhiều doanh nghiệp nhà nước trong các ngành cơ khí, điện – điện tử, chế tạo ô tô, hóa chất. Từ khi mở cửa cho đến giữa thập niên 1990, Giang Tô tập trung phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn thuộc thành phần kinh tế tập thể. Khu vực tư nhân lúc đó phát triển chậm. Tuy nhiên, hiện tượng tập trung các doanh nghiệp đã có sẵn ở Giang Tô, mà nhiều doanh nghiệp có trình độ công nghệ không hề thấp so với mặt bằng công nghệ lúc đó ở Trung Quốc. Từ giữa thập niên 1990, khi Giang Tô bắt đầu đẩy mạnh tư nhân hóa và thu hút FDI, lợi thế hội tụ ngành đã có tác dụng thu hút các nhà đầu tư trong nước mua lại xí nghiệp nhà nước và xí nghiệp hương trấn, cũng như phát huy tác dụng thu hút FDI. Riêng đối với FDI, biện pháp thành lập các khu công nghiệp mà nhà đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp là doanh nghiệp nước ngoài (ví dụ khu công nghiệp Trung Quốc – Singapore Tô Châu) đã có hiệu quả rất tích cực trong thu hút các nhà đầu tư và thúc đẩy hình thành các mối liên kết cung – ứng giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Để thu hút FDI vào xây dựng các cụm liên kết ngành công nghệ cao, Giang Tô còn thành lập các khu công nghiệp chuyên ngành, ví dụ khu công nghệ cao chuyên sản xuất màn hình LCD Côn Sơn, khu công nghiệp quang điện Vô Tích và khu công nghiệp công nghệ điện gió Vô Tích. Wang (2010). 163 164 Một biện pháp nữa có hiệu quả phát triển cụm liên kết ngành ở Giang Tô là việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Giang Tô có mạng lưới đường bộ phát triển vào bậc nhất Trung Quốc, có sân bay quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh và một số sân bay nội địa. Về ngành nghề, một nét đặc sắc của Giang Tô là chính quyền chủ động chọn những ngành công nghiệp mới để phát triển. Chính quyền Giang Tô đã nỗ lực và đã thành công trong phát triển ngành công nghiệp chế tạo pin mặt trời thông qua những ưu đãi cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành này. Năm 2013, riêng xuất khẩu sang thị trường EU, ngành công nghiệp chế tạo pin mặt trời của Giang Tô đã đạt kim ngạch 1,83 tỷ đô la Mỹ.128 Một trong những biện pháp thúc đẩy ngành này của chính quyền Giang Tô là các quy định và khuyến khích sử dụng tấm pin mặt trời để sản xuất điện năng, trước hết là ở các tòa nhà của chính quyền. 5.3.3. Kiểu Quảng Đông Kiểu thứ ba còn được gọi là mô hình thị trấn chuyên ngành (zhuānyè zhèn, chuyên nghiệp trấn) ở tỉnh Quảng Đông. Đặc trưng của kiểu thị trấn chuyên ngành là có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – nhất là từ Đài Loan, Hong Kong và Singapore, nhưng doanh nghiệp trong nước cũng rất tích cực. Các doanh nghiệp lại đa dạng về quy mô. Ngành nghề thì đa dạng, có cả những ngành công nghiệp truyền thống như dệt – may, da – giày, đồ gỗ nội thất cho đến những ngành hiện đại và thâm dụng vốn như ngành cơ khí và chế tạo thiết bị, điện tử. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong kiểu thị trấn chuyên ngành phát triển hơn do chuỗi cung ứng phức tạp hơn và rộng hơn. Các doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI ở Quảng Đông rất gắn bó với doanh nghiệp Đài Loan và Hong Kong về mặt cung ứng. 128 Kiểu thị trấn chuyên ngành của Quảng Đông lại có thể chia thành bốn loại nhỏ:  Loại thứ nhất là các thị trấn chuyên ngành truyền thống mà doanh nghiệp trong đó chủ yếu là doanh nghiệp trong nước làm gia công hoặc cơ sở lắp ráp cho doanh nghiệp nước ngoài.  Loại thứ hai là các thị trấn chuyên ngành hướng vào thị trường trong nước. Doanh nghiệp ở đó là doanh nghiệp trong nước và ngành hàng truyền thống như dệt – may, da – giày và chế biến nông sản, ít tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu. So với loại thứ nhất, loại thứ hai có mức độ chuyên ngành hóa cao hơn.  Loại thứ ba là các thị trấn chuyên ngành có mức độ chuyên ngành hóa cao hơn cả hai loại trên và vẫn chủ yếu gồm các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp trong nước này đã có trình độ công nghệ khá phát triển. Khá nhiều doanh nghiệp trong số đó sản xuất các mặt hàng giả, hàng nhái các sản phẩm nổi tiếng của nước ngoài, chẳng hạn như các mặt hàng thời trang của Ý, Pháp. Song, cũng có nhiều doanh nghiệp tự phát triển thương hiệu của riêng mình và xuất khẩu được. Loại thứ ba này thấy nhiều ở các thị trấn Nam Trang, Đại Dũng, Tây Tiều, Sư Lĩnh và các thị trấn ở huyện Bồng Giang.  Loại thứ tư là loại cụm liên kết ngành có nhiều doanh nghiệp FDI. Có một vài cụm như vậy và đều tập trung ở thành phố cấp địa khu Đông Hoán (nằm ở giữa Quảng Châu và Thâm Quyến). Ở Đông Hoán có nhà máy của các công ty đa quốc gia nổi tiếng như IBM, Compaq, Dell, Acer, của các công ty trong nước nhưng cũng đã thành công ty đa quốc gia như Legend và Founder. Đồng thời có khoảng 20 ngàn nhà máy sản xuất linh kiện và cụm linh kiện cho máy tính cá nhân ở Đông Hoán. Trong kiểu Quảng Đông, từ năm 2000, theo đề xuất của Sở Khoa học kỹ thuật tỉnh, chính quyền tỉnh bắt đầu khởi động chương trình http://english.jschina.com.cn/TodayJiangsu/201403/t1425021.shtml 165 166 thị trấn chuyên ngành. Tỉnh đưa ra một số tiêu chí về thị trấn chuyên ngành và những ưu đãi hỗ trợ. Các thị trấn tự chọn và đăng ký cho mình một ngành sản phẩm nào đó để phát triển. Một đoàn công tác của chính quyền tỉnh sẽ đến thị trấn kiểm tra. Nếu thấy thị trấn đáp ứng được các tiêu chí tỉnh đề ra, thị trấn sẽ nhận được chứng nhận là thị trấn chuyên ngành và nhận được các ưu đãi theo hướng khuyến khích doanh nghiệp đang có sắn và doanh nghiệp nơi khác đầu tư vào phát triển ngành sản xuất đã đăng ký. Cần đáp ứng hai tiêu chí sau đây để được công nhận là thị trấn chuyên ngành: – Phải là thị trấn – đơn vị hành chính đô thị cấp thấp nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, tiêu chí này không cứng nhắc, vì có thể cả một huyện hoặc quận cùng theo đuổi một ngành sản phẩm vẫn được chấp nhận. – Tiêu chí về chuyên ngành cụ thể là 30% sản lượng công nghiệp hoặc 30% lao động trong thị trấn phải thuộc cùng một ngành sản phẩm; giá trị sản lượng hằng năm của ngành sản phẩm ấy phải trên 2 tỷ Nhân dân tệ (CNY). Ngành sản phẩm ở đây là ngành công nghiệp cấp 3 (được xếp mã với ba chữ số) nêu trong bảng phân ngành kinh tế quốc dân của cơ quan thống kê Trung Quốc. Những loại ưu đãi bao gồm ưu đãi về tài chính do Sở Khoa học kỹ thuật cấp để phát triển công nghệ và phát triển liên kết giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác của cụm liên kết ngành.129 Đáng chú ý là trong trợ cấp phát triển công nghệ có cả trợ cấp cho việc thành lập các trung tâm đổi mới – sáng tạo về công nghệ của thị trấn. Ý đồ thành 129 Mỗi cụm liên kết ngành gồm nhiều chủ thể trong đó doanh nghiệp là chủ thể chính và đông nhất. Các chủ thể khác tham gia vào gồm chính quyền, các thể chế hợp tác (như phòng thương mại và công nghiệp, hiệp hội ngành nghề,...), các cơ quan nghiên cứu,... 167 lập các trung tâm này là để hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp trong thị trấn, nhằm: a) tăng cường chất lượng sản phẩm, qua đó nâng cao thương hiệu chung của thị trấn và của ngành hàng của thị trấn, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng xuất khẩu; b) nâng cao giá trị gia tăng của doanh nghiệp và thị trấn trong chuỗi giá trị của sản phẩm. Bên cạnh các trung tâm đổi mới – sáng tạo, còn có các thể chế hỗ trợ công nghệ dưới dạng các mạng thông tin về công nghệ. Doanh nghiệp có thể truy cập trực tuyến các thông tin thương mại về công nghệ. Đối với những doanh nghiệp lớn đã có bộ phận nghiên cứu và triển khai (R&D) của riêng mình, chính quyền xác định rằng các bộ phận R&D sẵn có này có vai trò to lớn trong thúc đẩy hoạt động đổi mới – sáng tạo của cả thị trấn, nên cũng cung cấp hỗ trợ tài chính. Khi tiền công ở những thị trấn chuyên nghiệp thành lập trước tăng lên và trở nên cao hơn so với ở Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia, Bangladesh, tác động tiêu cực tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, từ năm 2005, chính quyền Quảng Đông bắt đầu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp di chuyển tới các khu tái định cư ở các huyện phía Tây Quảng Đông và các huyện miền núi phía Đông. Chính quyền Quảng Đông đã chi 7,5 tỷ Nhân dân tệ để thành lập 15 khu tái định cư mang tính trình diễn và đều là các khu định hướng chuyên ngành. Mô hình được nhân rộng, cho đến nay có khoảng 29 khu tái định cư chuyên ngành dành riêng cho các doanh nghiệp di chuyển như vậy đã được thành lập. Vùng đồng bằng của Quảng Đông được khuyến khích chuyển sang phát triển các ngành công nghệ cao, thu hút các dự án FDI có giá trị gia tăng cao. 5.3.4. Kiểu Trùng Khánh Kiểu thứ tư là kiểu cụm liên kết ngành ngành chế tạo phương tiện vận tải thấy ở Trùng Khánh, một thành phố trực thuộc trung ương ở khu vực Tây Nam Trung Quốc. Ở các cụm liên kết ngành này, doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò đầu tàu và các sáng kiến phát triển cụm liên kết ngành ở đây cũng do họ khởi xướng. Tuy nhiên, cùng với thời 168 gian, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng lớn mạnh, một phần là nhờ thu hút các chuyên gia và công nhân lành nghề của doanh nghiệp nhà nước sang. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát triển các cụm liên kết ngành ô tô – xe máy, nhưng sản phẩm làm ra chủ yếu tiêu thụ ở trong nước. Trùng Khánh nổi tiếng ở Trung Quốc với hai loại sản phẩm công nghiệp, đó là ô tô – xe máy và máy tính xách tay (laptop). Tuy nhiên, xét về mặt phát triển cụm liên kết ngành, các cụm liên kết ngành ô tô – xe máy của Trùng Khánh có những đặc sắc so với những nơi khác ở Trung Quốc. Trùng Khánh vốn có ngành công nghiệp cơ khí phát triển từ thời trước mở cửa do chính quyền Trung Quốc chọn Trùng Khánh và Tứ Xuyên130 sâu trong nội địa làm nơi sản xuất vũ khí, đạn dược. Đây là tiền đề để Trùng Khánh phát triển các cụm liên kết ngành ô tô – xe máy. Ngày nay, Trùng Khánh được đánh giá là một trong năm vùng hội tụ ngành hạng nhất của ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc (cùng với Cát Lâm, Hồ Bắc, Thượng Hải, Bắc Kinh – Thiên Tân), trong đó Trùng Khánh xếp vị trí thứ ba về sản lượng và thứ hai về lượng xuất khẩu. Ở Trùng Khánh có 22 doanh nghiệp chế tạo ô tô và phụ tùng ô tô, hằng năm sản xuất ra 55 vạn xe ca và 9 vạn xe tải, thu hút khoảng 40 vạn lao động. Đối với sản phẩm xe máy (xe mô tô), Trùng Khánh là nơi sản xuất nhiều nhất thế giới, khoảng 12 triệu chiếc mỗi năm, với khoảng 133 doanh nghiệp trong đó có những doanh nghiệp đã có thương hiệu tiếng tăm như Loncin, Yinxiang, Lifan, Zongshen, Shineray, Bashan, Jialing và Jianshe. Để thúc đẩy phát triển các cụm liên kết ngành chế tạo phương tiện giao thông trên địa bàn của mình, chính quyền thành phố Trùng 130 Trước 1997, Trùng Khánh thuộc Tứ Xuyên về mặt hành chính, nay vẫn nằm hoàn toàn trong Tứ Xuyên về mặt địa lý. 169 Khánh đã thu hút các hãng nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp ô tô – xe máy nội địa và đặt nhà máy ở Trùng Khánh. Ban đầu, các doanh nghiệp ô tô nội địa đều là các doanh nghiệp nhà nước, như Ô tô Trường An (Chang'an Automobile). Các nhà đầu tư từ các nước có nền công nghiệp ô tô phát triển đã được thu hút đến Trùng Khánh và lập nên các liên doanh với doanh nghiệp trong nước như Changan Suzuki Automobile, Changan Ford Mazda Automobile, SAIC– IVECO Hongyan,... Nhiều doanh nghiệp ô tô vốn phát triển từ những tỉnh, thành khác ở Trung Quốc cũng đến mở nhà máy ở Trùng Khánh, như Dongfeng. Các liên doanh sản xuất xe máy giữa doanh nghiệp nhà nước với nước ngoài cũng được thành lập, như Jianshe với Yamaha năm 1992, Jialing với Honda năm 1993, Wangjiang với Suzuki năm 1993. Cả ba doanh nghiệp xe máy nhà nước này đều vốn là các nhà máy sản xuất vũ khí của quân đội chuyển đổi, nên có đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề. Các doanh nghiệp tư nhân ban đầu chỉ là nhà cung ứng được các liên doanh giữa các doanh nghiệp nói trên tản quyền. Dần dần, các doanh nghiệp tư nhân mở rộng sản xuất cùng với ba liên doanh nói trên, thu hút kỹ sư của các liên doanh đó về và phát triển thành những doanh nghiệp lớn. Sau này, doanh nghiệp xe máy tư nhân ở Trùng Khánh cũng lập liên doanh với nước ngoài, như Loncin Motor với BMW, Zongshen với Piaggio. Gần đây, các hãng chế tạo xe máy nổi tiếng như Harley–Davidson, Ducati và MV Agusta cũng đặt nhà máy hoặc showroom ở Trùng Khánh. Sản phẩm của các liên doanh này chủ yếu được tiêu thụ trong nước – đây là điểm khác với các liên doanh và doanh nghiệp FDI khác ở Giang Tô hay Quảng Đông. Tuy tỷ lệ xuất khẩu nhỏ, nhưng số lượng xuất khẩu vẫn rất lớn do tổng sản lượng ô tô xe máy sản xuất hằng năm lớn. Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, chính quyền Trùng Khánh đã phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành, ví dụ khu công nghiệp 170 Tân Khu Lưỡng Giang; khu công nghiệp ở ba huyện Vu Khê, Cửu Long Pha và Sa Bình Bá; khu công nghiệp ở huyện Ba Nam, khu công nghiệp ở Vạn Châu, Phù Lăng, Trường Thọ. Trong đó khu ở Tân Khu Lưỡng Giang là khu lớn nhất, có các phân khu chức năng sản xuất, phân khu nghiên cứu và phát triển, trung tâm triển lãm, trung tâm chạy thử xe và có cả đường đua tiêu chuẩn Công thức 1. Chính quyền Trùng Khánh còn mở trung tâm triển lãm và hằng năm đều tổ chức các hội chợ quốc tế chuyên ngành ô tô – xe máy, ví dụ Chongqing International Auto Industry Fair tổ chức đều đặn hằng năm từ năm 1998 tới nay và China International Motorcycle Trade Exhibition (CIMAmotor expo) cũng tổ chức đều đặn hằng năm từ 2002 tới nay. CIMAmotor expo ngày nay nổi tiếng tới mức các hãng chế tạo xe máy hàng đầu thế giới đều chọn nó làm nơi giới thiệu các mẫu xe mới của mình. Những triển lãm này góp phần tạo dựng nền văn hóa ô tô, xe máy ở Trùng Khánh và quảng bá thương hiệu Trùng Khánh trong ngành ô tô – xe máy. Đặc biệt, chính quyền Trùng Khánh đã thu hút và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các tổ chức R&D ngành ô tô–xe máy hoạt động ở đây. Một khu dành riêng cho các hoạt động như vậy đã được thành lập ở Tân Khu Bắc của Trùng Khánh. Chang'an và Lifan là những doanh nghiệp đầu tiên đặt bộ phận R&D ở Tân Khu Bắc. Chang'an còn được tạo điều kiện xây dựng Viện Nghiên cứu Cơ khí Ô tô của mình ở huyện Du Bắc, quy mô lên đến 6 ngàn nhân viên. Viện Nghiên cứu Cơ khí Ô tô Trung Quốc (CAERI), một cơ quan nghiên cứu nhà nước có lịch sử lâu dài đã mở cơ sở tại Tân Khu Bắc năm 2013. Chi phí mở cơ sở Trùng Khánh của CAERI lên đến 1,1 tỷ CNY. Các trường đại học ở Trùng Khánh – dù là công lập hay tư thục– đều đã được chính quyền đầu tư và tạo điều kiện để phát triển các ngành đào tạo liên quan đến ô tô – xe máy. Tới đầu năm 2014, 7 trường đại học ở đây đã đào tạo gần 900 học viên sau đại học trong đó có hơn 50 tiến sĩ, khoảng 3500 sinh viên đại học chuyên ngành ô tô – xe máy, trong 171 đó Đại học Trùng Khánh đào tạo nhiều nhất, tiếp theo là Đại học Tây Nam. Trong 300 trường cao đẳng nghề ở Trùng Khánh thì có 10 trường mở các chương trình đào tạo nghề ô tô – xe máy, hằng năm đào tạo khoảng 6000 lao động có tay nghề. Hai trường của quân đội là Đại học Cơ khí Hậu cần và Cao đẳng Thông tin tham gia đào tạo nghề liên quan đến ô tô – xe máy cho hàng ngàn thanh niên địa phương. Đại học Công nghệ Trùng Khánh đã hợp tác với Đức mở một trung tâm dạy nghề ô tô ở Trùng Khánh. 5.3.5. Kiểu khu kinh tế Kiểu cụm liên kết ngành thứ năm là các khu kinh tế do chính quyền trung ương thành lập. Khu kinh tế của Trung Quốc có bốn loại chính sau: – Đặc khu kinh tế (jīngjì tèqū): Trung Quốc có 7 đặc khu kinh tế trong đó 4 khu thành lập đầu thập niên 1980 với mục đích thử nghiệm kinh tế thị trường. Hải Nam, Tân Khu Phố Đông ở Thượng Hải và Tân Khu Tân Hải ở Thiên Tân là các khu thành lập sau lần lượt vào các năm 1988, 1989 và 2006. – Khu phát triển kinh tế – kỹ thuật quốc gia (guójiā jīngjì jìshù kāifāqū): Năm 1984, Bộ Thương mại Trung Quốc bắt đầu chủ trì việc thành lập các khu phát triển kinh tế – kỹ thuật quốc gia, ban đầu chỉ ở một số tỉnh ven biển sau đó có cả ở các tỉnh miền Tây. Mục đích là thu hút FDI công nghệ cao và thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thúc đẩy xuất khẩu, làm động lực tăng trưởng cho vùng. Cho đến năm 2002, có 54 khu đã được thành lập bao gồm 49 khu lập mới và 5 khu đã được các tỉnh thành lập nhưng được cho hưởng quy chế khu phát triển kinh tế – kỹ thuật quốc gia. Trong số đó, 34 khu ở các tỉnh ven biển, 21 khu ở các tỉnh miền Trung Tây. Xét về diện tích, khu phát triển kinh tế – kỹ thuật nhỏ hơn đặc khu kinh tế khá nhiều, nhưng vẫn tương đối lớn. 172 – Khu công nghiệp khoa học kỹ thuật quốc gia (guójiā kējì gōngyèyuán): Cuối thập niên 1980, Bộ Khoa học kỹ thuật Trung Quốc chủ trì việc phát triển các khu công nghiệp khoa học kỹ thuật quốc gia với kế hoạch Bó đuốc (huǒjù jìhuà). Khu đầu tiên là Trung Quan Thôn ở Bắc Kinh thành lập năm 1988. Ngày nay, có 54 khu phát triển khoa học kỹ thuật đã được thành lập, 25 khu ở các tỉnh ven biển và 29 khu ở các tỉnh sâu trong nội địa. Mục đích thành lập các khu này là để thúc đẩy năng lực đổi mới – sáng tạo của Trung Quốc. Đây là kiểu khu công nghệ cao có sự tham gia của doanh nghiệp mạo hiểm, viện nghiên cứu khoa học, trường đại học, các công ty đa quốc gia trong các lĩnh vực công nghệ cao và công nghệ mới. Khu chế xuất và các khu phát triển kinh tế – kỹ thuật quốc gia đều là những khu kinh tế – dịch vụ tổng hợp, chứ không phải chuyên ngành. Nhưng những lợi thế về vị trí, kết cấu hạ tầng, ưu đãi thuế đã thu hút nhiều doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, biến các khu chế xuất và khu phát triển kinh tế – kỹ thuật quốc gia thành những khu vực tập trung doanh nghiệp, tạo tiền đề cho hình thành cụm liên kết ngành trong đặc khu kinh tế hoặc trong khu phát triển kinh tế – kỹ thuật quốc gia. Cuối thập niên 1980, sau khi đã rõ kết quả thử nghiệm kinh tế thị trường, các đặc khu kinh tế đều được định hướng chuyển dần sang thu hút FDI một cách chọn lọc, ưu tiên FDI công nghệ cao và công nghệ mới – trừ trường hợp đặc khu kinh tế Hải Nam. Trong địa bàn của mỗi khu chế xuất đều có một khu công nghiệp khoa học kỹ thuật quốc gia. Nhiều tỉnh của Trung Quốc vừa đồng thời có khu phát triển kinh tế – kỹ thuật quốc gia, vừa có khu công nghiệp khoa học kỹ thuật quốc gia. Quảng Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải, Thiên Tân, Hải Nam thì có cả ba loại khu kinh tế này. Ngoài các loại khu kinh tế trên, Trung Quốc còn rất nhiều khu phát triển kinh tế – kỹ thuật cấp tỉnh, một vài khu thương mại tự do (để thử 173 nghiệm tự do hóa thương mại trước khi gia nhập WTO), một vài khu chế xuất. Đặc khu kinh tế, khu phát triển kinh tế – kỹ thuật quốc gia và khu công nghiệp khoa học kỹ thuật quốc gia đã trở thành nhà kính cho các cụm liên kết ngành phát triển. Cụm liên kết ngành ICT đã hình thành ở Thâm Quyến và Trung Quan Thôn. Cụm liên kết ngành điện tử và cụm liên kết ngành công nghệ sinh học hình thành ở Tân Khu Phố Đông. Công viên Công nghệ cao Trương Giang (Zhāngjiāng gāo kējì yuánqū, viết tắt là ZJ Innopark) ở Phố Đông, Thượng Hải chuyên về phát triển công nghệ phục vụ đời sống, phần mềm máy tính, bán dẫn và công nghệ thông tin. Ở đây có 110 cơ quan R&D, 3600 doanh nghiệp và 10 vạn lao động. Nhiều công ty đa quốc gia nổi tiếng trong các lĩnh vực trên đã có cơ sở ở ZJ Innopark. Khu Phát triển Công nghiệp Công nghệ Cao và Mới Nam Kinh (Nánjīng gāoxīn jìshù chǎnyè kāifā qū, NJNHZ) ban đầu do chính quyền tỉnh Giang Tô và chính quyền thành phố Nam Kinh cùng nhau đầu tư phát triển thành lập năm 1988, nhưng đến năm 1991 thì được công nhận là khu phát triển khoa học kỹ thuật quốc gia. Khu này chuyên vào ba ngành gồm: phần mềm và ICT, công nghệ y sinh, năng lượng và vật liệu mới. Một cụm liên kết ngành công nghệ y sinh đã hình thành ở đây, với 5 viện nghiên cứu cấp quốc gia, 8 viện nghiên cứu cấp tỉnh và cấp bộ, 105 xí nghiệp dược phẩm. Ngoài ra còn có một cụm liên kết ngành nhỏ trong lĩnh vực chế tạo ô tô và thiết bị vận tải đường sắt công nghệ cao. Cụm liên kết ngành phần mềm tin học hình thành bên trong khu phát triển kinh tế – kỹ thuật quốc gia Đại Liên, cụm liên kết ngành quang điện tử hình thành bên trong khu phát triển kinh tế – kỹ thuật quốc gia Vũ Hán. Riêng 54 khu công nghiệp khoa học kỹ thuật quốc gia đã thu hút khoảng một nửa số doanh nghiệp công nghệ cao và công ty khởi nghiệp mạo hiểm của Trung Quốc. Có khoảng 5 vạn bằng phát minh sáng chế, trong đó có 70% là của viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong nước, từ các khu này. Khoảng 30% (tức là khoảng 1,2 triệu) 174 cán bộ, nhân viên về R&D của Trung Quốc làm việc ở các khu này. Các khu này đóng góp khoảng 50% vào sản lượng sản phẩm công và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của cả nước. nghệ cao, 30% sản lượng xuất khẩu công nghệ cao của Trung Quốc. Các khu phát triển kinh tế – kỹ thuật quốc gia cũng đóng góp tới 35% sản lượng Nét đặc sắc trong chính sách phát triển khu kinh tế của Trung Quốc là sự đầu tư rất lớn của chính quyền trung ương và địa phương vào phát triển kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu, ưu đãi lớn về tài chính (miễn giảm thuế và tiền thuê đất) và quy chế riêng về hành chính. Một ủy ban hành chính được thành lập ở các khu này, thay mặt chính quyền quản lý khu, dựa vào một khung khổ pháp lý và quy định được ban hành sẵn và đầy đủ. 5.4. Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Malaysia và Thái Lan Malaysia được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp thứ 9 về mức độ phát triển hội tụ ngành. Còn Thái Lan xếp thứ 40. Quá trình hội tụ ngành cùng với những chính sách tạo thuận lợi cho quá trình này ở Malaysia và Thái Lan khớp với mô hình chính sách hội tụ ngành mà Kuchiki (2005) đề xuất. Xây dựng các khu công nghiệp (cũng như các kiểu khu kinh tế khác) là bước đầu tiên để tạo ra tập trung sản xuất. Tập trung sản xuất kéo theo đô thị hóa và tạo ra thị trường tiềm năng. Muốn chuyển sự tập trung sản xuất thành hội tụ ngành, ngoài việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp theo ngành, thì việc thu hút các công ty xuyên quốc gia để họ đưa các phân đoạn trong mạng sản xuất quốc tế của mình tới các khu này là bước quan trọng tiếp theo. Cơ chế của sự phát triển này là sự gần gũi về mặt địa lý khuyến khích các công ty xuyên quốc gia tản quyền theo chiều dọc, thuê các công ty trong nước làm nhà cung ứng. Phát triển các kết cấu hạ tầng ở các khu 175 tập trung sản xuất và hội tụ ngành giúp các công ty xuyên quốc gia giảm chi phí sản xuất của phân đoạn và chi phí liên kết các phân đoạn trong mạng, đồng thời làm giảm thời gian di chuyển kết nối các công ty xuyên quốc gia với các nhà cung ứng địa phương. Tuy nhiên, dù cùng đóng trong vùng hội tụ ngành, thậm chí cùng đóng trong một khu công nghiệp, các công ty xuyên quốc gia và các công ty cung ứng trong nước vẫn có thể không biết đến sự tồn tại của nhau. Chính vì thế, thúc đẩy liên kết cung ứng giữa các doanh nghiệp trong vùng hội tụ ngành là một bước quan trọng khác mà Chính phủ Malaysia và Thái Lan đã thực hiện. Chỉ khi các vùng hội tụ ngành đã hình thành và hoạt động như các mạng liên kết, việc thương mại hóa các nghiên cứu mới thực hiện được. Khi đó, cụm liên kết ngành – theo định hướng đổi mới – sáng tạo giống như ở các nước tiên tiến – mới thành lập được. 5.4.1. Xây dựng các khu công nghiệp và thu hút công ty xuyên quốc gia Kuchiki (2005) coi khu công nghiệp là một thứ hàng hóa chuẩn công cộng (quasi–public goods) do cả khu vực tư nhân lẫn khu vực công cộng cung cấp. Thực hiện chiến lược Chính sách Kinh tế Mới (1971 – 1990), Malaysia đã lựa chọn ngành điện tử như ngành chủ đạo để công nghiệp hóa.131 Nhằm tạo ra môi trường hấp dẫn thu hút các mạng sản xuất quốc tế tới đặt phân đoạn sản xuất – vừa giúp thay thế nhập khẩu, vừa theo định hướng xuất khẩu – từ năm 1971 Malaysia đã tập trung phát triển kết cấu hạ tầng trong đó có việc xây dựng các khu công nghiệp, khu thương mại và khu kho hàng ưu tiên (hình thức này chỉ áp dụng ở những nơi không triển khai được khu công nghiệp và khu thương mại như trong nội thành đô thị lớn). Luật Khu Thương mại Tự do năm 1971 đảm bảo về mặt pháp lý cho chính sách này, sau 131 Wang et al (2009). 176 này được thay thế bằng Luật Khu Tự do năm 1991. Khu công nghiệp tự do đầu tiên của Malaysia là khu Bayan Lepas tại Penang (thành lập năm 1972). Từ 1970 đến 1986, tại Bayan Lepas chủ yếu phát triển các sản phẩm có hàm lượng lao động cao. Từ cuối thập niên 1980, sản phẩm tại đây đã được nâng cấp, và các ngành công nghiệp robot và tự động đã xuất hiện. Ngày nay, Penang là vùng hội tụ ngành công nghiệp điện – điện tử lớn nhất của Malaysia. Trên thực tế, vùng này còn mở rộng sang cả các bang lân cận, như Kedah. Công ty cổ phần Phát triển Penang – một doanh nghiệp nhà nước thuộc chính quyền bang Penang – chính là đơn vị đã xây dựng khu công nghiệp tự do Bayan Lepas và cũng là công ty đã phát triển nhiều khu công nghiệp quan trọng khác. Năm 1985, Malaysia triển khai Quy hoạch Phát triển Công nghiệp giai đoạn 1986 – 1995 (IMP1), bắt đầu phát triển các ngành công nghệ cao. Một số công viên công nghệ dần dần ra đời, là nơi đào tạo nhân lực và nuôi dưỡng cơ sở nghiên cứu của đất nước. Các khuyến khích về tài chính được triển khai để tạo thuận lợi cho các công viên này phát triển. Khu công nghệ cao Kulim ở thành phố Kulim (bang Kedah) đã được thành lập vào năm 1996. Hành lang Siêu truyền thông (Multimedia Super Corridor – MSC) được chính thức khánh thành vào năm 1996 ở Kuala Lumpur với hạt nhân là khu Klang Valley. Đây là một đặc khu kinh tế nhằm mục đích tạo cho Malaysia một đòn bẩy bước vào thời đại thông tin và tri thức. Đến nay, Klang Valley là vùng hội tụ ngành công nghiệp ICT lớn nhất Malaysia. Khu công nghiệp tự do tại Johor sau này được phát triển cùng hành lang kinh tế phía nam (Iskandar Malaysia) năm 2007 có diện tích 2.217 km2, cảng Pasir Gudang và Tanjung Pelepas nối liền với Singapore. Khu công nghiệp này là trung tâm của các ngành công nghiệp như công nghiệp sinh học, IT, du lịch, giáo dục và y tế. Tương tự, từ thập niên 1970, Thái Lan đã bắt đầu phát triển nhiều khu công nghiệp nhằm cung cấp mặt bằng sản xuất thuận lợi cho doanh 177 nghiệp FDI và trong nước. Khu công nghiệp đầu tiên là khu Bang Chan ở Bangkok, thành lập năm 1972 và đến năm 1980 thì cho thuê kín. Không chỉ các công ty tư nhân, mà cả Chính phủ Thái Lan cũng tham gia phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Cục Khu công nghiệp Thái Lan (IEAT, thành lập năm 1972, thuộc Bộ Công nghiệp) không chỉ làm nhiệm vụ quy hoạch, quản lý các khu công nghiệp mà còn đầu tư xây dựng các khu công nghiệp. Những khu công nghiệp đầu tiên của Thái Lan chính là do IEAT đầu tư thành lập. Cho đến nay, IEAT là chủ đầu tư của 9 khu công nghiệp và là đối tác liên doanh với tư nhân trong đầu tư phát triển 16 khu khác. Các nhà đầu tư tư nhân đã xây dựng khoảng gần 50 khu công nghiệp. Bên cạnh các khu công nghiệp, Thái Lan còn lập một số khu thương mại tự do (có thời gian từng gọi là khu chế xuất). Tất cả các khu tự do này đều do IEAT lập ra. Công viên Khoa học Thái Lan (Thailand Science Park) được xây dựng vào năm 2002 tại thành phố Klong Luang – tỉnh Pathum Thani là nỗ lực của Thái Lan trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu và sáng tạo, tập trung cho phát triển các ngành công nghệ sinh học, điện tử, điện máy và vật liệu. Khu này do Cục Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) quản lý. Thời kỳ từ 1961 đến 1986 (từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đến kế hoạch 5 năm lần thứ năm), Thái Lan thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, phát triển mạnh hai ngành là dệt – may và chế tạo ô tô – xe máy. Các nhà máy dệt – may tập trung vào các khu công nghiệp ở Bangkok trước rồi sau đó đến các tỉnh lân cận Bangkok và tỉnh Ratchaburi, sau đó nữa là một số tỉnh Đông Bắc như Khon Kaen, Kalasin, Maha Sarakham, Mukdahan và Yasothon. Tại thời điểm năm 1996, tới 77,1% doanh nghiệp dệt – may Thái Lan đóng ở Bangkok. Nhưng đến năm 2006, chỉ còn 10,4% doanh nghiệp dệt – may đóng ở Bangkok mặc dù số lượng doanh nghiệp dệt – may toàn quốc đã tăng khoảng bốn lần giữa hai thời điểm này. Nghiên cứu của Tippakoon 178 (2001) chỉ ra rằng các doanh nghiệp dệt – may có vốn FDI có xu hướng đóng trong các vùng hội tụ ngành nhiều hơn là các doanh nghiệp trong nước. Còn các nhà máy lắp ráp ô tô và chế tạo linh kiện ô tô vào vùng thủ đô Bangkok trước rồi tiếp đó đến các tỉnh ở duyên hải phía Đông. Từ giữa thập niên 1980 tới nay, Thái Lan thực hiện chiến lược hóa lấy xuất khẩu làm đầu tàu, ưu tiên phát triển hai ngành là điện – điện tử và chế tạo ô tô – xe máy. Ngành điện tử tập trung nhiều ở vùng Thủ đô Bangkok và vùng Thủ đô Mở rộng. Một số tỉnh phía bắc nhờ khí hậu khô ráo, mát mẻ cũng thu hút được các nhà máy điện – điện tử. Trong khi đó ngành chế tạo ô tô – xe máy đã lan từ vùng Thủ đô Bangkok sang các tỉnh duyên hải phía Đông cũng như tỉnh Ayutthaya. Cho đến nay, ngành điện – điện tử tập trung ở các khu công nghiệp gồm Phichit, Khonkaen, Southern, Khangkhoi, Laem Chabang, Lumphun, Hi–tech, Bangpa–in, Hemaraj Eastern, Eastern Seaboard, Amata, Pinthong. Ngành chế tạo ô tô và linh kiện ô tô – xe máy ở các khu công nghiệp Hemaraj Eastern, Eastern Seaboard, Laem Chabang, Bangplee, Amata Nakhon/City, Pinthong, Wellgrow, TFD, Panthong Kasem. Ngành hóa dầu và luyện kim ở các khu công nghiệp Southern, Hemaraj Eastern, Map Ta Phut, Padaeng, Asia, RIL, Bang Saphan. Ngành chế tác đá quý và đồ trang sức ở khu công nghiệp Gemopolis. Ngành in ấn và bao gói ở khu công nghiệp Sinsakhon Printing City. Ngành dệt may ở các khu công nghiệp Smutsakhon, Ratchaburi, Maharaj Nakhorn. 5.4.2. Thu hút các công ty xuyên quốc gia làm công ty đỡ đầu Thu hút dòng FDI từ các công ty xuyên quốc gia là một trong những chiến lược cơ bản của Malaysia để thúc đẩy quá trình hội tụ ngành. Malaysia thu hút các công ty xuyên quốc gia làm những động lực cho các khu công nghiệp và từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa phát triển các doanh nghiệp trong nước. 179 Năm 1958, Malaysia đã ban hành pháp lệnh ưu tiên các ngành tiên phong nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào một số ngành nhất định như dầu ăn, xi măng, vật liệu, chế tạo, dệt – may. Đạo luật khuyến khích đầu tư năm 1968 đã thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành có hàm lượng lao động cao và định hướng xuất khẩu như chế biến chế tạo và dệt – may. Cùng với việc xây dựng các khu công nghiệp, khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu trong nước, Malaysia còn đưa ra những ưu đãi tài chính như ưu đãi thuế đầu tư, giảm thuế đối với hàng xuất khẩu. Ngoài ra, luật lao động được ban hành năm 1971 cùng luật ưu đãi thuế đầu tư đã được sử dụng để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao. Năm 1986, luật thúc đẩy đầu tư ra đời là cơ sở chính cho các ưu đãi tài chính cho các ngành chế tạo, dệt – may, nông nghiệp tại Malaysia. Có thể nói cho tới thập niên 1970, Malaysia vẫn tập trung vốn FDI thúc đẩy phát triển các ngành có hàm lượng lao động cao. Thái Lan bắt đầu mở cửa thu hút FDI từ thập niên 1970, cho phép 100% sở hữu nước ngoài trong hàng loạt ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu. Thái Lan còn chủ động duy trì một mức lương khá thấp để thu hút FDI. Từ giữa thập niên 1980, Thái Lan chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu dưới sự dẫn dắt của khu vực tư nhân. Chính quyền Thái Lan đã đưa ra các chính sách ưu đãi đầu tư, bao gồm các chính sách ưu đãi thuế quan với một hệ thống thuế quan khuyến khích sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo địa phương. 5.4.3. Thiết lập các mạng lưới liên kết trong khu công nghiệp Malaysia đã xây dựng một chương trình phát triển các nhà cung ứng vào năm 1993. Với chương trình này, các công ty xuyên quốc gia có thể cung cấp các hợp đồng đảm bảo và hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà cung ứng địa phương, những doanh nghiệp này cũng được hỗ trợ tài chính từ ngân hàng địa phương và hỗ trợ công nghệ từ các viện của chính phủ. Trong giai đoạn 1996 – 2005, chương trình này đã được 180 mở rộng thành chương trình phát triển liên kết với mục đích giúp các nhà thầu phụ xuyên quốc gia tham gia vào thị trường cung ứng quốc tế. lượng lao động. Trung tâm phát triển kỹ năng Penang (PSDC) đã ra đời với mục đích nâng cấp lực lượng lao động. Tại Penang, hồi thập niên 1990, nhiều công ty Malaysia đã bắt đầu cung ứng cho các công ty xuyên quốc gia. Những công ty xuyên quốc gia như Intel đã tạo dựng được những vệ tinh của mình, như Globetronics, UNICO, Shinca, Shintel và Samatech, Wong Engineering, Prodelcon, Metfab, Rapid Synergies và SEM. Intel đã hỗ trợ cho sự ra đời của Altera và AIC; trong khi đó, Motorola cũng đã bảo trợ cho sự ra đời của BCM cùng với sự xuất hiện của các cơ sở cung ứng địa phương có năng lực quản lý công nghệ. Chính sách ưu đãi của chính phủ Thái Lan với ngành ô tô đã thay đổi trong hai giai đoạn. Giai đoạn 1970 – 1990 là thời kỳ thay thế nhập khẩu, cùng với các ưu đãi về thuế và sử dụng hàng rào thuế quan bảo hộ. Đầu thập niên 1990, ngành công nghiệp ô tô bắt đầu quá trình tái cơ cấu với các chính sách tự do hóa và Thái Lan thực hiện AFTA, bao gồm giảm thuế quan cho các loại xe lắp ráp từ cụm linh kiện nhập khẩu (CBU), tự do hóa ngành taxi, dỡ bỏ kiểm soát vốn, thay quy định về giá trị nội địa bằng nguồn gốc thiết bị. Các dự án đầu tư trên 10 tỷ baht còn có thêm ưu đãi về thuế. Những chính sách này đã thu hút các doanh nghiệp ô tô nước ngoài cũng như các nhà cung ứng linh kiện ô tô tới Thái Lan, làm thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp ô tô tại Thái Lan. Tại Thái Lan có khoảng 15 công ty lắp ráp, 2000 công ty sản xuất linh kiện ô tô, trong đó có 400 công ty là các nhà cung ứng cấp một. Chính phủ Thái Lan không bắt buộc trong chuyển giao công nghệ mà áp dụng một chính sách mở. Chuyển giao công nghệ được xem như một kết quả đi kèm với chính sách thúc đẩy FDI. Thái Lan vẫn có chính sách đòi hỏi một tỷ lệ nội địa hóa, thúc đẩy R&D và xuất khẩu cũng như phát triển nhân lực. Những chính sách này gián tiếp yêu cầu tới việc chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực công nghệ trong nước trong hoạt động lắp ráp và ngành công nghiệp sản xuất bộ phận ô tô. Malaysia đã có các doanh nghiệp đạt được vị trí nhà cung ứng cấp một như Eng Teknology, UNICO và Atlan có các chi nhánh ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia. Malaysia cũng đã thành công khi xây dựng được nhà máy Silterra trong lĩnh vực sản xuất vi mạch. So sánh Penang và Klang Valley, Narayanan (1999)132 cho thấy liên kết địa phương của các hãng trong nước cung ứng cho các công ty xuyên quốc gia tại Penang gắn kết hơn tại Klang Valley. Penang là nơi có nhiều công ty chế tạo hơn, phải liên tục đổi mới công nghệ và thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhanh hơn. Tại Klang Valley, các công ty con của Nhật Bản giữ địa vị thống trị và không tìm kiếm cung ứng từ địa phương do chủ yếu sản xuất điện tử tiêu dùng (công nghệ thay đổi chậm hơn). Do vậy, doanh nghiệp cung ứng tại Klang Valley ít hơn, trong khi tại Penang số lượng các hãng cung ứng tăng rất nhanh. Kinh nghiệm của Malaysia cho thấy trong khi đưa ra các động lực đầu tư và các vấn đề cơ sở hạ tầng, những yếu tố chủ chốt góp phần mang lại thành công là phải phát triển kỹ năng và năng lực sáng tạo cho lực 132 Narayanan, Suresh. (1999). 181 5.4.4. Xây dựng các cụm liên kết ngành Quy hoạch Phát triển Công nghiệp giai đoạn 1996 – 2005 (IMP2) của Malaysia khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành dịch vụ, tập trung vào việc gắn kết các hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị bằng cách đẩy mạnh đầu tư vào R&D, năng lực thiết kế, đóng gói, marketing, phân phối. Năm 2006, Malaysia triển khai Quy hoạch Phát triển Công nghiệp giai đoạn 2006 – 2020 (IMP3). IMP2 và IMP3 ưu tiên phát triển tám ngành theo mô hình cụm liên 182 kết ngành, trong đó hai ngành dệt – may và điện – điện tử sẽ dựa vào các công ty xuyên quốc gia, hai ngành chế tạo thiết bị vận tải và chế tạo máy (bao gồm các ngành chế tạo ô tô, đóng tàu, hàng không vũ trụ) sẽ dựa vào công nghệ; bốn ngành còn lại là khai thác khoáng sản, hóa chất, vật liệu và chế biến nông sản. Tháng 10/2010, Malaysia bắt đầu thực hiện chiến lược Mô hình Kinh tế Mới. So với các chiến lược trước đây (Chính sách Kinh tế Mới 1971 – 1990, Chính sách Phát triển Quốc gia 1990 – 2000, Chính sách Tầm nhìn Quốc gia 2000 – 2010), chiến lược này có nhiều điểm mới, trong đó có việc: a) chuyển từ tăng trưởng dàn trải khắp cả nước sang tập trung vào các hoạt động kinh tế trong các vùng hội tụ ngành và các hành lang kinh tế; b) chuyển từ ưu đãi có chọn lọc một số ngành và một số doanh nghiệp sang ưu đãi những ngành nào có khả năng công nghệ và khả năng đổi mới để phát triển các sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Luật Cam kết (Bill of Guarantees) được cho là gói ưu đãi được áp dụng trong Hành lang Siêu Truyền thông. Malaysia đã đưa ra 10 cam kết với luật này như kết cấu hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế; không giới hạn và phân biệt lao động nước ngoài cũng như trong nước; không phân biệt quyền sở hữu; tự do huy động vốn ở bất kỳ đâu; ưu đãi tài chính như với nhà đầu tư tiên phong (miễn thuế 100%) trong 10 năm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; không chặn Internet; thuế quan cạnh tranh trong lĩnh vực truyền thông. Năm 2003, Bộ Công nghiệp Thái Lan công bố kế hoạch phát triển 19 vùng hội tụ ngành. Miền Bắc có ba vùng tập trung vào ngành tin học và phát triển phần mềm lấy các công ty Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ làm đầu tàu. Miền Đông Bắc có năm vùng tập trung vào công nghiệp hỗ trợ lấy các công ty xuyên quốc gia của Mỹ và Nhật Bản làm đầu tàu và vào các hoạt động R&D liên quan đến chương trình "mỗi làng một sản phẩm". Miền Trung và duyên hải phía Đông, nơi có nhiều khu công nghiệp nhất, có sáu vùng hội tụ ngành tập trung vào công nghệ 183 sinh học, R&D liên quan đến chế biến nông sản, chế tạo ô tô, điện tử, du lịch, phân phối và lấy các công ty xuyên quốc gia của Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc làm đầu tàu. Miền Nam có năm vùng hội tụ của các ngành du lịch, phân phối, chế biến cao su, thực phẩm dành cho tín đồ Islam giáo (phục vụ cho cả tín đồ ở miền Nam Thái Lan lẫn Malaysia và Singapore). Mặt khác, năm 2004, Chính phủ Thái Lan mới bắt đầu chính thức thực hiện chính sách hội tụ ngành với quy hoạch phát triển tám vùng hội tụ ngành chia đều ở bốn miền của đất nước. Trong đó, vùng hội tụ ngành ở miền Trung sẽ không chỉ là vùng hội tụ ngành của Thái Lan mà còn của Đông Nam Á. Khoảng 33 ngành then chốt sẽ tập trung ở tám vùng này. Năm 2005, cũng Bộ Công nghiệp thông báo kế hoạch phát triển và liên kết các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành dệt – may ở Bangkok và các tỉnh Samutsakorn, Nakornpathom, Ratchaburi. Trong khi đó, năm 2005, IEAT cũng độc lập quy hoạch hai cụm liên kết ngành: một là, cụm liên kết ngành chế tạo ô tô ở các tỉnh duyên hải phía Đông với khẩu hiệu "Detroit châu Á"; hai là, cụm liên kết ngành thời trang ở khu công nghiệp Gemopolis và dệt – may ở hai tỉnh Ratchaburi và Kanchanaburi.133 Cũng năm 2005, Văn phòng Cục Phát triển Kinh tế – Xã hội Quốc gia đã ủy nhiệm cho Viện Kenan châu Á thực hiện Dự án Bản đồ Cụm liên kết làm cơ sở để xây dựng chương trình phát triển cụm liên kết ngành. Dự án này nghiên cứu 322 nhóm doanh nghiệp ở Thái Lan, phân tích hiện trạng và đánh giá tiềm năng. Nghiên cứu này phát hiện ra rằng các nhóm doanh nghiệp trong ngành chế biến chế tạo chủ yếu là các nhóm xoay quanh các doanh nghiệp FDI làm trục và các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa làm nan hoa. Các nhóm doanh 133 Komolavanij (2008). 184 nghiệp khác trong các ngành dịch vụ, chế biến nông sản,... đều là các mạng lưới doanh nghiệp nhỏ và vừa nội địa được sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ.134 Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan cũng tiến hành điều tra độc lập và cho rằng có chín ngành có tiềm năng thành lập các cụm liên kết ngành, đó là: chế biến thực phẩm và dược phẩm, chế tạo ô tô, thời trang, thiết bị điện, điện tử và thiết bị điều hòa không khí, vật liệu xây dựng, hóa dầu, chế tạo máy và luyện kim, sản xuất bột giấy và giấy, các loại vật liệu và sản phẩm hỗ trợ.135 liên ngành ô tô mới hình thành ở hai tỉnh Chonburi và Rayong từ đầu thập niên 1990.136 Chonburi là nơi hội tụ của hãng ô tô Nhật Bản như Mitsubishi và các nhà cung ứng cho hãng này. Còn Rayong là nơi hội tụ của các hãng ô tô châu Âu và Mỹ như AAT, GM, BMW cũng như các hãng chế tạo linh kiện ô tô Âu – Mỹ như Visteon, TRW và Dana. Một số hãng chế tạo linh kiện ô tô của Nhật Bản cũng đến Rayong nhằm mục đích cung ứng cho các hãng ô tô Âu – Mỹ. 5.4.5. Nghiên cứu trường hợp hội tụ ngành chế tạo ô tô của Thái Lan Hội tụ ngành công nghiệp ô tô Thái Lan bắt đầu từ đầu thập niên 1970 khi các hãng ô tô Nhật Bản được cấp phép mở nhà máy ở Thái Lan. Họ được Chính phủ Thái Lan tạo điều kiện bằng cách ưu đãi khi đặt nhà máy ở các khu công nghiệp Ladkrabang và Bangchan (Bangkok), Samrong (tỉnh Samutprakarn). Khi các doanh nghiệp ô tô Nhật Bản, vì nhiều lý do khác nhau, tiếp tục đến Thái Lan đầu tư, họ đã chọn những nơi có sẵn khách hàng và sẵn có doanh nghiệp ô tô đồng hương. Vì thế, Bangkok và Samutprakarn ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp ô tô và linh kiện ô tô Nhật Bản hiện diện. Những doanh nghiệp đến sau tìm đến các tỉnh lân cận, khiến cho vùng hội tụ ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan ngày một mở rộng, sang cả hai tỉnh Ayuthaya và Pathumthani. Sự mở rộng này một phần là nhờ chính phủ Thái Lan đã có những đầu tư lớn cho phát triển kết cấu hạ tầng, tạo nên những khu công nghiệp hiện đại ở hai tỉnh Aythaya (ví dụ, khu công nghiệp Rojana) và Pathumthani. Khi chính phủ Thái Lan khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các tỉnh phía Đông, cũng bằng chính sách ưu đãi và chính sách phát triển kết cấu hạ tầng, một cụm 134 Komolavanij et al (2008). 135 Komolavanij et al (2008). Hình 5.1. Vị trí nhà máy của các hãng lắp ráp ô tô ở Thái Lan. Nguồn: Thai Automotive Institute. Các trường đại học của Thái Lan đã và đang tích cực hợp tác với doanh nghiệp trong các cụm liên kết ngành công nghiệp ô tô. Ba học viện công nghệ mang tên Quốc vương Mongkut (Ladkrabang ở tỉnh Samutprakarn, Bắc Bangkok ở Bangkok, Thonburi ở tỉnh Thonburi) 136 185 Lecler (2002). 186 là những trường đại học rất mạnh về cơ khí do tiền thân là trường kỹ thuật được Chính phủ Tây Đức hỗ trợ. Hệ thống trường đại học công nghệ Rajamangala có hai cơ sở mạnh nhất về cơ khí là Thanyaburi và Phra Nakhon Bắc Bangkok cũng đều nằm trong phạm vi cụm liên kết ngành ô tô. Trường Đại học Công nghệ Mahanakorn danh tiếng tầm cỡ châu Á về ngành cơ khí ở ngay Bangkok. Trường Đại học Chulalongkorn là trường nổi tiếng nhất nước về khoa học bao gồm cả ngành cơ khí ô tô. Hiệp hội Cơ khí Ô tô Thái Lan (TSAE) có văn phòng chính ngay trong Đại học Chulalongkorn. Nghiên cứu của Mongkhonvanit (2008) cho thấy các liên doanh cũng như các doanh nghiệp 100% vốn trong nước trong ngành ô tô Thái Lan đều có liên kết không chính thức lẫn chính thức đối với các trường đại học. Liên kết không chính thức là quan hệ cá nhân giữa các lãnh đạo doanh nghiệp với các chuyên gia ở trường đại học. Các công ty xuyên quốc gia có liên kết chính thức với các trường đại học dưới các hình thức như hợp đồng tư vấn và hợp đồng thí nghiệm. Các liên doanh có liên kết chính thức với các trường đại học dưới hình thức hợp đồng thí nghiệm và thỏa thuận thực tập dành cho sinh viên bậc đại học. Các doanh nghiệp 100% vốn trong nước thì liên kết với các trường đại học dưới hình thức hợp đồng tư vấn và hợp đồng thí nghiệm. 5.5. Hội tụ ngành và chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Ấn Độ Hội tụ ngành Ấn Độ đã tồn tài từ vài thập kỷ, thậm chí có những ngành tồn tại hàng thế kỷ phục vụ cho thị trường trong nước, thị trường khu vực và cả thị trường thế giới. Song, các chính sách thúc đẩy hội tụ ngành của Ấn Độ đặc biệt được đẩy mạnh phát triển từ giữa những năm 1990 tới đầu những năm 2000. Các chính sách này bắt đầu từ việc chính phủ Ấn Độ cho thành lập các cụm công nghiệp bằng cách thiết kế xây dựng, huy động nguồn vốn tài trợ, huy động nguồn vốn xã hội, xây dựng năng lực, tạo thuận lợi trong việc tiếp cận tín dụng,... Nhiều cụm công nghiệp của Ấn Độ cũng bắt đầu được hình thành và phát triển vào thời gian này, cụ thể như cụm in dệt kim Jaipur, cụm giày dép Athani ở Karnataka, các cụm sản xuất ô tô xe máy (các cụm sản xuất ô tô xe máy ở quanh Manesar ở phía Bắc, quanh Pune ở phía Tây, quanh Chennai ở phía Nam, quanh Jamshedpur–Kolkata ở phía Đông và quanh Indore ở miền Trung của Hình 5.2. Phân bố các nhà cung ứng linh kiện ô tô. Nguồn: Thai Automotive Institute. Ghi chú: Số phần trăm thể hiện tỷ lệ sản xuất tại địa phương trong tổng số sản xuất tại Thái Lan. 187 188 Ấn Độ137), cụm công nghiệp điện ảnh ở Mumbai (nổi tiếng hơn với tên gọi Bollywood), cụm công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (nhất là call center và back office) ở Bangalore. Tuy nhiên, xét theo ngành công nghiệp chế biến chế tạo, thì Ấn Độ có lợi thế cạnh tranh hơn cả ở bốn ngành: dược phẩm, điện tử tiêu dùng, điện tử – ICT, ô tô – xe máy. Bốn ngành này có mặt ở hầu hết các bang của Ấn Độ, nhưng có hội tụ nhiều hơn vào một số bang. – Karnataka – Tamil Nadu – Andhra Pradesh ở phía Nam. – Maharashtra – Gujarat ở phía Tây. – Jharkhand – Tây Bengal ở phía Đông. Ngành dược Ấn Độ có hai vùng hội tụ chủ yếu: – Maharashtra – Gujarat ở phía Tây; – Andhra Pradesh – Tamil Nadu ở phía Nam. Ngành điện tử tiêu dùng có ba vùng hội tụ ngành, đó là: – Vùng Thủ đô Quốc gia ở phía Bắc; – Bang Maharashtra ở phía Tây; – Vùng Karnataka – Tamil Nadu ở phía Nam. Ngành điện tử – ICT cũng có ba vùng hội tụ ngành gần như trùng với ba vùng hội tụ ngành điện tử, đó là: – Vùng Thủ đô Quốc gia ở phía Bắc; – Vùng Maharashtra – Gujarat ở phía Tây; – Vùng Andhra Pradesh – Karnataka – Kerala – Pondichery ở phía Nam. Ngành chế tạo ô tô – xe máy có bốn vùng hội tụ ngành là: – Vùng Thủ đô Quốc gia – Punjab – Uttarakhand – Himachal Pradesh ở phía Bắc. Vùng này còn lan tỏa sang Rajasthan, Uttar Pradesh và Madhya Pradesh; Hình 5.3. Các nhà máy sản xuất ô tô xe máy ở các bang của Ấn Độ. Nguồn: Ranawat & Tiwari (2009). 137 Government of India (2006) 189 190 5.5.1. Phát triển các đặc khu kinh tế chuyên ngành Ấn Độ đã phát triển rất nhiều đặc khu kinh tế chuyên ngành – mỗi khu chuyên một hoặc hai ngành – ở các bang trong vùng hội tụ ngành nói trên. Ấn Độ có 140 đặc khu kinh tế (SEZ) chuyên ngành thì hầu hết nằm trong các vùng hội tụ ngành nói trên. Andhra Pradesh có tới 33 SEZ trong khi Tamil Nadu có 29 khu, Karnataka có 20 khu và Maharashtra có 16 khu, Gujarat có 11 khu, Rajasthan và Tây Bengal mỗi bang có 5 khu. Các SEZ của Ấn Độ có diện tích bình quân lên tới 268 km2. Các doanh nghiệp đầu tư vào SEZ được Chính phủ Ấn Độ miễn hoàn toàn thuế doanh nghiệp trong 5 năm đầu tiên và miễn một nửa trong 10 năm tiếp theo. Đồng thời, các loại thuế gián thu và thuế trước bạ cũng được miễn toàn bộ. 5.5.2. Phát triển kết cấu hạ tầng Trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, Chính phủ Ấn Độ đã có ưu tiên cho các vùng hội tụ ngành. Nghiên cứu thực nghiệm của Vinish Kathuria (2011) đã chứng minh kết cấu hạ tầng giao thông và lượng cung lao động có tay nghề là hai trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy hội tụ ngành ở Ấn Độ. Okada and Siddharathan (2007) xem đầu tư cam kết trong ý định thư của Chính phủ làm đại diện cho đầu tư chung của Chính phủ vào các bang và thấy Gujarat, Maharashtra, Tamil Nadu, Andhra Pradesh, Uttar Pradesh, Karnataka là sáu bang nhận được nhiều đầu tư nhất của Chính phủ. Các bang Punjab, Haryana, West Bengal, Madhya Pradesh và Kerala giữ các vị trí lần lượt từ thứ tám đến thứ mười hai. Rajasthan giữ vị trí thứ mười lăm. Có một ngoại lệ, đó là bang Maharashtra là nơi có cả bốn vùng hội tụ ngành của bốn ngành đã đề cập lại không nằm trong danh sách các bang được nhận nhiều đầu tư của Chính phủ. Tại vùng hội tụ ngành phía Nam (cả bốn ngành nói trên), Chính phủ Ấn Độ đã đầu tư xây dựng tuyến cao tốc liên bang Bangalore – 191 Chennai Expressway và tuyến vận tải liên bang Bangalore – Chennai Dedicated Freight Corridor để tạo thuận lợi cho kết nối các doanh nghiệp trong Hành lang Công nghiệp Chennai Bangalore. Tương tự, để tạo thuận lợi cho kết nối ở vùng hội tụ ngành phía Tây và vùng Thủ đô Quốc gia, Chính phủ Ấn Độ đã đầu tư xây dựng tuyến vận tải liên bang phía Tây (Western Dedicated Freight Corridor) làm cơ sở cho Hành lang Công nghiệp Delhi Mumbai. Trong khi đó, vùng hội tụ ngành phía Bắc và phía Đông của ngành công nghiệp ô tô được tạo thuận lợi bằng Hành lang Công nghiệp Amritsar Delhi Kolkata. Có thể thấy, Chính phủ Ấn Độ có chủ trương kết nối một số khu hội tụ ngành lại với nhau thành các hành lang kinh tế quốc gia. Kết nối được tiến hành bằng cả kết cấu hạ tầng cứng (đường cao tốc) và hạ tầng mềm (vận tải, logistics). Các bang Gujarat, Maharashtra, Tamil Nadu, Andhra Pradesh, Uttar Pradesh, Karnataka còn là những địa phương có chỉ số phát triển người cao nhất ở Ấn Độ, phản ánh đầu tư cho kết cấu hạ tầng mềm ở đây rất cao so với mức chung ở Ấn Độ. Theo lý thuyết về hội tụ ngành, việc sẵn có lao động chuyên ngành tay nghề cao là một điều kiện để thành lập các khu hội tụ ngành. Dehli, Chennai (bang Tamil Nadu), Bangalore (bang Karnataka) và Mumbai (bang Maharashtra) là những trung tâm giáo dục và đào tạo nổi tiếng nhất của Ấn Độ. Dehli, Mumbai và Chennai đều có các phân viện của Học viện Công nghệ Ấn Độ (India Institutes of Technology – IIT), Ahmedabad (Gujarat) và Bagalore đều có các phân viện của Học viện Quản lý Ấn Độ (India Institutes of Management – IIM). Cả sáu bang nói trên đều là nơi có rất đông các trường kỹ thuật và trường đào tạo nghề, cung cấp những kỹ thuật viên và lao động có kỹ năng cao cho các ngành công nghiệp. 192 5.5.3. Thu hút FDI và các công ty xuyên quốc gia 5.5.4. Phát triển công nghiệp hỗ trợ và các ngành liên quan Ấn Độ phát triển các vùng hội tụ ngành của ba ngành nói trên theo mô hình trục – nan hoa. Việc thu hút được các công ty xuyên quốc gia làm đầu tàu cho các vùng hội tụ ngành có ý nghĩa quyết định. Ấn Độ đã thu hút được các công ty xuyên quốc gia nước ngoài như Phillips Electronics, Samsung Electronics, Sanyo, Mitsubishi, Toshiba, Matsushita, Hewlett–Packard và các công ty xuyên quốc gia gốc Ấn như BPL, Videocon International, ITI Limited, Moser Baer, HCL Infosystems Limited, Himachal Futuristic Communications vào các khu hội tụ ngành điện tử tiêu dùng và điện tử – ICT. Phát triển các ngành liên quan và công nghiệp phụ trợ ở Ấn Độ được thể hiện rõ nét nhất trong sự phát triển ngành công nghiệp ô tô xe máy. Trong ngành dược phẩm, Ấn Độ thu hút được công ty xuyên quốc gia quốc tịch Anh là Glaxo cùng một số công ty dược phẩm hàng đầu Ấn Độ như Cipla Limited, Nicholas Piramal Limited, Ranbaxy Labaratories, Dr. Reddys Labaratories. Trong ngành chế tạo ô tô – xe máy, Ấn Độ thu hút được Hyundai, Ford, Honda, Suzuki, Yamaha, BMW, Volvo, Skoda, Generak Motors, Piaggio, Fiat và các công ty trong nước lớn như Tata, Ashok Leyland, Hindustan Motors,... vào các vùng hội tụ ngành của đất nước. Không chỉ thu hút các công ty xuyên quốc gia làm trụ cột cho các vùng hội tụ ngành, Ấn Độ còn dựa vào các doanh nghiệp FDI để phát triển mạng sản xuất ở các vùng hội tụ ngành, hay như cách Ấn Độ gọi là địa phương hóa các mạng sản xuất toàn cầu. Các bang Maharashtra, Dehli, Tamil Nadu, Karnataka, Gujrarat, Andhra Pradesh, Madhya Pradesh và Tây Bengal là tám bang thu hút được nhiều FDI nhất ở Ấn Độ và thu hút tới khoảng 62% FDI vào Ấn Độ. Nhờ có sự hội tụ ngành, nên các doanh nghiệp FDI nói chung, nhất là các công ty xuyên quốc gia, đầu tư vào các vùng hội tụ ngành của Ấn Độ có điều kiện, sẵn sàng tản quyền và thuê ngoài các doanh nghiệp Ấn Độ. Vì thế, sáu bang kể trên cũng là những bang thu hút được nhiều đầu tư trong nước nhất ở Ấn Độ. 193 Bảng 5.2. Một số địa phương dẫn đầu về nhà máy lắp ráp và sản xuất linh kiện ô tô xe máy ở Ấn Độ Số lượng Số lượng nhà nhà máy sản Bang của xuất linh Tổng Thành phố máy lắp ráp STT số Ấn Độ kiện ô tô – xe máy ô tô – xe máy Pune 10 94 104 Aurangabad 2 31 33 1 Maharashtra Mumbai 1 17 18 Nashik 3 15 18 2 3 Haryana Tổng Gurgaon 16 7 157 116 173 123 Faridabad Rewari Tổng 1 1 9 40 13 169 41 14 178 Kanchipuram Tiruvallur 5 3 39 35 44 38 5 0 2 15 21 17 10 122 26 17 12 137 Tami Nadu Krishnagiri Coimbatore Chennai Tổng Nguồn: Ranawat and Tiwari (2009), số liệu Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô xe máy Ấn Độ – SIAM và Hiệp hội các nhà sản xuất linh kiện ô tô xe máy của Ấn Độ – ACMA. 194 Các nhà máy sản xuất linh kiện ô tô xe máy ở Ấn Độ thường được đặt ở cạnh các khách hàng của họ. Chẳng hạn như tại thành phố Pune (bang Maharashtra) có 10 nhà máy sản xuất ô tô xe máy thì có 94 nhà máy sản xuất các linh kiện phục vụ cho việc sản xuất ô tô xe máy138. Các nhà sản xuất ô tô và công ty sản xuất linh kiện ô tô xe máy ở Ấn Độ thường hội tụ tại một điểm để được hưởng các ưu đãi của chính phủ về chính sách phát triển, về cơ sở hạ tầng và điều quan trọng là họ có cơ hội tiếp cận với một lực lượng lớn các lao động lành nghề cùng tập trung ở một khu vực. Các công nhân của nhà máy sản xuất này có thể dễ dàng chuyển sang nhà máy khác và họ mang theo cả những kỹ năng của mình sang nhà máy mới để làm việc. Bên cạnh đó các công nhân giữa các nhà máy còn có cơ hội để giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Các ông chủ nhà máy cũng dễ dàng hợp tác, liên kết, học hỏi kinh nghiệm của nhau, nắm bắt xu thế phát triển của ngành để cùng phát triển. 138 Số liệu Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô xe máy Ấn Độ  SIAM và Hiệp hội các nhà sản xuất linh kiện ô tô xe máy của Ấn Độ  ACMA. 195 196 PHẦN III HỘI TỤ NGÀNH VÀ CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH Ở VIỆT NAM 197 198 – Khi xem xét hội tụ ngành nói chung, lại chỉ chú ý đến sự quần tụ doanh nghiệp chứ không quan tâm đến liên kết và mạng lưới giữa doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với các nhân tố khác. Chương 6 HỘI TỤ NGÀNH Ở VIỆT NAM Ở Việt Nam, khái niệm hội tụ ngành hoặc cụm liên kết ngành chưa được hiểu thống nhất. Nhiều trường hợp, có một số nhận thức không hoàn toàn chính xác như sau: – Hiểu cụm liên kết ngành – tức là các khu hội tụ ngành bậc cao giống như Silicon Valley hay Massachusetts Route 128 ở Mỹ – như cụm công nghiệp. Vì thế, cụm công nghiệp đa ngành hoặc cụm công nghiệp làng nghề của Việt Nam nhiều khi được biên dịch sang tiếng Anh là "cluster". Trong khi đó, cụm công nghiệp chỉ là dạng khu công nghiệp quy mô nhỏ có kết cấu hạ tầng trong khu kém phát triển và làm nơi cung cấp mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp và doanh nghiệp quy mô rất nhỏ. – Hiểu đúng về cụm liên kết ngành, nhưng từ đó thấy Việt Nam chưa có cụm liên kết ngành thực sự thì đồng thời phủ nhận hội tụ ngành ở Việt Nam. – Hiểu "industrial cluster" là nơi tập trung các nhà máy công nghiệp, dẫn tới việc không chú ý đến khu tập trung các doanh nghiệp dịch vụ cùng ngành hoặc các ngành có liên quan. Trong thực tế, lĩnh vực dịch vụ còn hay có xu hướng quần tụ hơn cả lĩnh vực công nghiệp. – Đánh đồng cụm liên kết ngành với mạng lưới doanh nghiệp mà không chú ý đến mật độ doanh nghiệp trong một phạm vi địa lý có giới hạn. – Ít quan tâm tới các hoạt động đổi mới – sáng tạo, khởi nghiệp khi bàn về hội tụ ngành/cụm liên kết ngành. 199 – Bàn về liên kết doanh nghiệp – trường đại học hay liên kết doanh nghiệp – khoa học mà không quan tâm tới điều kiện quần tụ các chủ thể này. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, vì ngay cả ở nước ngoài và ngay trong giới khoa học nước ngoài, hội tụ ngành cũng được gọi bằng nhiều tên khác nhau và đồng thời thuật ngữ "cluster" cũng được sử dụng lúc thì để chỉ khu hội tụ ngành bậc cao lúc thì lại để dùng thay thế cho khu hội tụ ngành. Đến đây, có một số câu hỏi được đặt ra: – Ở Việt Nam có hội tụ ngành không? – Hội tụ ngành có đem lại các lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam như lý luận đã đề cập hay không? – Việt Nam hiện có chính sách hội tụ ngành hay không? 6.1. Hội tụ ngành ở Việt Nam 6.1.1. Các khu hội tụ ngành ở Việt Nam Ở Việt Nam, dạng sơ khai của các khu hội tụ ngành đã có từ lâu, đó là những làng nghề, phố nghề thủ công nghiệp truyền thống. Thời Pháp thuộc, do Pháp không chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến, chế tạo ở các thuộc địa, nên sự tập trung sản xuất của các ngành không rõ. Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, công nghiệp được đẩy mạnh, nhưng do ảnh hưởng của tư duy địa lý công nghiệp mang nặng tính thời chiến (phân tán, sâu trong nội địa) của Liên Xô, sự hội tụ theo ngành cũng như các ngành công nghiệp hiện đại cũng không 200 rõ. Mặc dù người ta vẫn gọi Nam Định là "thành phố dệt", Thái Nguyên là "thành phố gang thép", song thời đó vẫn chỉ là những nơi có cơ sở sản xuất lớn và hiện đại, hoàn toàn không phải là sự tập trung số đông doanh nghiệp cùng ngành. Thời kỳ đó cũng đã có một số cụm công nghiệp ra đời, nhưng chỉ đơn giản là địa bàn sản xuất công nghiệp, diện tích nhỏ, không có sự tập trung theo ngành và không có liên kết giữa các doanh nghiệp. Ở miền Nam Việt Nam, do chiến tranh, công nghiệp không phát triển. Tuy nhiên chính quyền Sài Gòn đã thành lập các khu công nghiệp Biên Hòa, Phong Dinh (Cần Thơ), An Điền – Nông Sơn (Quảng Ngãi). Hội tụ công nghiệp hiện đại bắt đầu thấy rõ từ khi kinh tế thị trường được tạo cơ hội phát triển ở Việt Nam cuối thập niên 1980. Hàng loạt khu công nghiệp hình thành ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, các tỉnh Đông Nam Bộ. Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như Riedel & Record (2004), Kuchiki, Ercole (2013), Howard & Newman & Thijssen (2013), Howard & Newman & Rand & Tarp (2014), Howard & Newman & Tarp (2014) đều khẳng định hiện tại Việt Nam đang có những khu hội tụ ngành chế biến, chế tạo. Ercole (2013) dựa vào khảo sát các ngành kinh tế cấp 2 (trong hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam của Tổng cục Thống kê) và phát hiện thấy các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thấp (may mặc, da – giày, chế biến thực phẩm) có xu hướng hội tụ nhiều hơn doanh nghiệp sử dụng công nghệ vừa và cao. Trái lại, Howard và đồng nghiệp dựa vào khảo sát các ngành kinh tế cấp 4 lại phát hiện thấy doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam có xu hướng hội tụ rõ hơn. Howard et al (2013) phát hiện thấy doanh nghiệp lớn ở Việt Nam có xu hướng hội tụ, doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam cũng có xu hướng hội tụ nhưng bám theo doanh nghiệp lớn. Còn doanh nghiệp cỡ vừa thể hiện xu hướng hội tụ không rõ bằng. Các doanh nghiệp tư nhân 201 trong nước có xu hướng hội tụ quanh những doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Trịnh Hoài Nam (2013) khảo sát các doanh nghiệp FDI đầu tư mới vào Việt Nam và phát hiện thấy họ có xu hướng chọn địa điểm đầu tư là những nơi: (1) sẵn có nhiều doanh nghiệp FDI; (2) sẵn doanh nghiệp FDI cùng ngành (ngành cấp bốn); (3) sẵn có doanh nghiệp trong nước cùng ngành. Howard & Newman & Rand & Tarp (2014) phát hiện thấy lợi thế chi phí tự nhiên139 là một nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp lớn khác ngành ở Việt Nam hội tụ (hiện tượng cùng hội tụ – coagglomeration). Nguyễn Xuân Thành (2015) tính toán thương số vị trí cho ngành cấp 2 và thấy thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của Việt Nam trong các ngành sản xuất sản phẩm kim loại, dược liệu, hóa chất, may mặc, da – giày, đồ uống, thiết bị điện, cao su – plastic, thuốc lá, in. Khảo sát của Nguyễn Ngọc Điệp (2015) khẳng định các ngành điện – điện tử, cơ khí, hóa chất, cao su – plastic ở thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành được chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 1/2015 xác định Việt Nam hiện có một số khu hội tụ ngành sau: – Hội tụ ngành điện tử gia dụng ở Bình Dương. – Hội tụ ngành điện tử nghe nhìn ở khu vực các tỉnh/thành phố Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, thành phố Hà Nội, Hải Dương. 139 Lợi thế chi phí tự nhiên là các chi phí ở địa phương này tự nhiên thấp hơn so với ở địa phương khác. Ví dụ tiền công lao động, tiền thuê đất,... 202 – Hội tụ ngành sản phẩm công nghệ thông tin và dịch vụ liên quan, gồm các khu: + Hà Nội; + Đà Nẵng; + Thành phố Hồ Chí Minh. – Hội tụ ngành dệt sợi – may mặc gồm các khu: + Cụm các tỉnh Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình và Bắc Giang; + Thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam Hà Nội), Gia Viễn (Ninh Bình) và thành phố Hải Dương vào khu phía bắc này. Ở đây có các công ty xuyên quốc gia như Toyota, Honda, Ford, Chevrolet, Yamaha; các công ty ô tô xe máy của Việt Nam như Xuân Kiên, Tổng công ty Công nghiệp Ô tô, các đối tác lắp ráp của Hyundai, BMW,… Các nhà cung linh kiện ô tô OEM và AM như Denso, Toyota Boshoku. + Khu phía Nam ở Gò Vấp (Thành phố Hồ Chí Minh), Biên Hòa (Đồng Nai), Dĩ An (Bình Dương). Tại đây có các nhà máy lắp ráp ô tô Suzuki, Mitsubishi, Mercedes–Benz. Các nhà cung ứng linh kiện xuyên quốc gia như Robert Bosch, Continental AG,… + Ngoài ra, ở miền Trung cũng có khu hội tụ ngành ô tô nhỏ tại Đà Nẵng và Chu Lai (Quảng Nam), ở đây có Nissan, Trường Hải (đối tác lắp ráp CKD của KIA, Mazda, Peugeot). + Khu vực miền Trung. – Hội tụ ngành chế biến sản phẩm thủy sản gồm các khu: + Duyên hải miền Trung; – Hội tụ ngành xe máy gồm hai khu: + Các tỉnh vùng Tây Nam Bộ. + Hà Nội – Vĩnh Phúc ở phía Bắc. Ở đây có các công ty xuyên quốc gia như Yamaha, Honda, Piaggio. Đồng thời còn có một số nhà cung ứng linh kiện xe máy nước ngoài và Việt Nam. – Hội tụ ngành chế biến nông sản gồm các khu: + Các tỉnh trung du phía Bắc; + Cụm Bình Dương – Đồng Nai ở phía Nam có các công ty xuyên quốc gia như Suzuki, Kymco, SYM. + Các tỉnh duyên hải và cao nguyên miền Trung. – Hội tụ ngành máy và thiết bị nông nghiệp gồm các khu: – Hội tụ ngành công nghiệp tàu thủy ở ba khu: + Hành lang Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng; + Hải Phòng – Quảng Ninh ở phía Bắc; + Cụm Thành phố Hồ Chí Minh – Long An – Đồng Nai. Qua khảo sát điền dã, chúng tôi nhận thấy có sự hội tụ ngành (tập trung sản xuất và liên kết cung ứng) của một số ngành ngoài các khu vực đã được Chính phủ đề cập, đó là: + Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu ở phía Nam; + Miền Trung có hai khu nhỏ, một ở Quảng Ngãi và một ở Khánh Hòa cách nhau khoảng 450 km. – Hội tụ ngành lắp ráp ô tô gồm các khu: – Hội tụ ngành sản xuất xi măng gồm hai khu: + Phía bắc Hà Nội: Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh của Hà Nội và Phúc Yên của Vĩnh Phúc. Ngoài ra, có thể gộp thêm Thanh Trì (thực ra ở + Hải Phòng – Hải Dương ở khu vực Đông Bắc với các doanh nghiệp lớn như Hoàng Thạch, Hải Phòng, Chinfon. 203 204 + Hà Nam – Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An với các doanh nghiệp tiêu biểu là Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Hoàng Mai. Trên thực tế, khu này tương đối phân tán. – Hội tụ ngành trồng và chế biến cà phê ở Tây Nguyên. Có thể xem cụm này lan ra cả một phần Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ giáp Tây Nguyên. – Hội tụ ngành sản xuất giấy ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có Hải Phòng và Đà Nẵng. – Hội tụ ngành chế biến chè gồm hai khu: – Hội tụ ngành da – giày gồm hai khu: + Khu lớn nhất là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương; + Hà Nội. – Hội tụ ngành sản xuất thép gồm hai khu: + Khu vực Hồng Bàng và Thủy Nguyên (Hải Phòng) ở phía Bắc. Ngoài ra, có thể kể đến một số khu hội tụ nhỏ ở Gia Lâm (Hà Nội), Thái Nguyên và đang manh nha ở Hà Tĩnh, Nghệ An. + Thành phố Hồ Chí Minh – Bà Rịa–Vũng Tàu ở phía Nam. – Hội tụ ngành chế biến đồ gỗ nội thất ở Bình Định. Bên cạnh đó có một số làng nghề chuyên làm đồ gỗ rải rác trong cả nước. – Trong lĩnh vực dịch vụ, có thể thấy rõ xu hướng hội tụ của dịch vụ tài chính ở hai trung tâm kinh tế Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, dịch vụ logistics ở thành phố Hồ Chí Minh, dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp ở Đà Nẵng – Hội An, Nha Trang, Phan Thiết. – Hội tụ ngành nuôi bò sữa và chế biến sữa gồm các khu: + Thành phố Hồ Chí Minh – Long An – Bình Dương – Đồng Nai – Lâm Đồng. Đây là khu lớn nhất, chiếm 75% tổng đàn bò sữa của cả nước. + Một số khu nhỏ rải rác ở phía Bắc: Hà Nội, Sơn La, Nghệ An (cùng chiếm khoảng trên 20%). 205 + Phú Thọ – Yên Bái ở phía Bắc; + Lâm Đồng ở phía Nam. 6.1.2. Lợi ích của hội tụ ngành đối với doanh nghiệp ở Việt Nam Michael Porter và các nhà quản trị khác khi bàn về hội tụ ngành thường nhấn mạnh lợi ích mà doanh nghiệp được hưởng là năng suất lao động và năng lực cạnh tranh. Thực tiễn Việt Nam cho thấy, đúng là hội tụ sản xuất có tác động tích cực tới năng suất lao động của doanh nghiệp. Nghiên cứu thống kê của Howard & Newman & Rand & Tarp (2014) đưa ra ba kết luận sau: – Mức độ hội tụ càng lớn, thể hiện ở số lượng doanh nghiệp trong địa bàn xem xét càng lớn, thì năng suất lao động của doanh nghiệp trong khu hội tụ càng cao. – Doanh nghiệp càng đóng ở gần đối thủ cạnh tranh thì năng lực cạnh tranh thể hiện qua kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. – Năng suất lao động của doanh nghiệp khác cùng ngành (ngành cấp 4 trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam) trong khu hội tụ ngành càng cao thì doanh nghiệp được khảo sát càng có năng suất lao động cao. Điều này thấy rõ nhất ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng sẽ có năng suất lao động cao hơn nếu đóng trong khu hội tụ cùng ngành. Trái lại, nghiên cứu trên không thể khẳng định doanh nghiệp nhà nước có năng suất lao động cao hơn hay không khi đóng trong khu hội tụ cùng ngành. 206 Các nhà kinh tế (tân cổ điển, địa lý kinh tế) thì hay chú ý tới việc lan tỏa công nghệ và tri thức giữa các doanh nghiệp trong khu hội tụ ngành. Nghiên cứu thực nghiệm của Howard & Newman & Rand & Tarp (2014) cho thấy các doanh nghiệp công nghệ cao trong cùng khu hội tụ ngành ở Việt Nam có chuyển giao công nghệ cho nhau. Giữa doanh nghiệp công nghệ cao với doanh nghiệp công nghệ thấp trong cùng khu hội tụ ngành cũng có sự chuyển giao công nghệ. 6.2. Chính sách hội tụ ngành ở Việt Nam 6.2.1. Các nhân tố chính sách tác động đến hội tụ ngành ở Việt Nam Liên quan đến chính sách hội tụ ngành một cách chính thức, Việt Nam đã có các chính sách sau đây: – Chương trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh: điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, máy nông nghiệp, du lịch và dịch vụ liên quan.140 – Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông thôn được công bố trong một tài liệu dài 7 trang bao gồm cả quyết định phê duyệt đề án.141 – Khung theo dõi đánh giá và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011 – 2015.142 Trong khung này có nội dung về hình thành cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp. – Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.143 Chiến lược này yêu cầu: “xây dựng cơ chế và chính sách ưu đãi cho khu, cụm công nghiệp chuyên sâu và khu, cụm công nghiệp hỗ trợ… ban hành chính sách khuyến khích các cụm liên kết ngành (cluster) theo các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế”. Tuy nhiên, kể cả khi đề cập đến các ngành công nghiệp ưu tiên, chiến lược này cũng không quy định cụ thể các địa bàn tập trung chuyên ngành, các khu hội tụ ngành. Ngoài ra, Chính phủ đã có kế hoạch xây dựng Chiến lược phát triển các cụm liên kết ngành ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, việc trình đề án về chiến lược này lên Thủ tướng Chính phủ đã bị trì hoãn.144 Như ở phần cơ sở lý luận đã trình bày và phần kinh nghiệm quốc tế cũng có một số minh họa thực tiễn, chính sách hội tụ ngành có thể xem là sự giao thoa của các chính sách công nghiệp, chính sách phát triển vùng và chính sách khoa học công nghệ. Nếu xem xét từ góc độ này, ta thấy chính sách công nghiệp của Việt Nam thể hiện ở các kế hoạch sau đây. Chính sách công nghiệp gồm có: – Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.145 Quy hoạch này đề ra định hướng phát triển chung cho toàn ngành công nghiệp cũng như cho 143 140 Quyết định số 32/QĐ­TTg ngày 13/01/2015. 141 Quyết định số 644/QĐ­TTg ngày 05/5/2014. 142 Quyết định số 1241/QĐ­BKHĐT ngày 10/9/2013. Quyết định số 879/QĐ­TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ. 144 Xem Công văn số 10848/VPCP­KTN ngày 24/12/2013 của Văn phòng Chính phủ. 145 207 Quyết định số 880/QĐ­TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ. 208 từng ngành trong 10 ngành cùng với công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, chỉ khi đề cập đến công nghiệp hỗ trợ trong ngành cơ khí, quy hoạch này mới có yêu cầu về địa bàn cụ thể ưu tiên phát triển ngành: "xây dựng các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ cơ khí tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phong, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh và Đà Nẵng". – Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020.146 Quy hoạch này yêu cầu: "Khuyến khích việc bố trí các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng tại ba vùng kinh tế trọng điểm và các địa bàn lân cận nhằm tận dụng các lợi thế sẵn có, gồm: miền Bắc: các tỉnh, thành phố trong và giáp ranh khu vực Tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; miền Trung: các tỉnh từ Thanh Hoá đến Khánh Hoà; miền Nam: các tỉnh, thành phố trong và giáp ranh khu vực Tứ giác tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh – Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai –Bình Dương; thành phố Cần Thơ". – Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015, có xét đến năm 2020.147 Kế hoạch này có yêu cầu: "Đầu tư xây dựng một đến hai khu công nghiệp hỗ trợ tập trung ở hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam nhằm tăng cường thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ. Bên cạnh đó, khuyến khích đầu tư các cơ sở sản xuất hỗ trợ tại các khu vực gần các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy hiện có." – Quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2015, có xét đến năm 2020.148 Kế hoạch này không đề cập đến phân bố địa lý của ngành. – Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da – giày đến năm 2010.149 Kế hoạch này có một phụ lục về quy hoạch theo vùng lãnh thổ, nhưng lại có vùng rộng là đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, miền Trung từ Thừa Thiên – Huế đến tận Khánh Hòa. – Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt – may đến năm 2010.150 Kế hoạch này có quy định bố trí cơ sở sản xuất, nhưng theo vùng lãnh thổ rộng là vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng duyên hải miền Trung. – Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.151 Chiến lược này quy định: Xây dựng các trung tâm thời trang, các đơn vị nghiên cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và thương mại tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn. Đồng thời, Chiến lược yêu cầu các khu, cụm công nghiệp chuyên 148 Quyết định số 02/2008/QĐ­BCT ngày 21/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. 149 Quyết định số 36/2007/QĐ­BCN ngày 06/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. 150 146 Quyết định số 177/2004/QĐ­TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 161/1998/QĐ­TTg ngày 04/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ. 147 151 Quyết định số 002 /2007/QĐ­BCT ngày 29/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. 209 Quyết định số 36/2008/QĐ­TTg ngày 10/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ. 210 ngành dệt may, các vùng chuyên canh bông, nhưng không quy định vị trí cụ thể. – Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.152 Kế hoạch này quy định tương đối cụ thể khu hội tụ của các ngành dệt – may, da – giày, ô tô, cơ khí chế tạo tại Mục 4 Điều 1. Riêng đối với ngành điện tử – tin học không thấy quy định về địa bàn sản xuất. – Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao đến năm 2020.153 Chiến lược này không có quy định nào về địa bàn tập trung phát triển của từng phân ngành công nghệ cao. – Chiến lược tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020.154 Chiến lược này không có quy định nào về địa bàn tập trung phát triển của ngành. – Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020 có tính đến năm 2030.155 Chiến lược này không quy định sẽ tập trung sản xuất ngành hóa chất ở đâu mà chỉ liệt kê các dự án sẽ phát triển ở các địa phương, không cho thấy có độ tập trung về mặt địa lý. 152 Quyết định số 34/2007/QĐ­BCN ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. 153 Quyết định số 53/2008/QĐ­BCT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. 154 Quyết định số 88/2007/QĐ­TTg ngày 13/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Chính sách phát triển vùng gồm có: – Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn năm 2020. Ban hành năm 2006 kèm theo 73/2006/QĐ–TTg. Kế hoạch này chỉ đề cập đến vùng rộng (chia cả nước thành 7 vùng) chứ không đề cập đến vùng có bán kính 50 km phù hợp với chế độ cung ứng just–in–time. Thêm vào đó, việc phân vùng theo ngành không rõ, nhiều ngành có ở đồng thời nhiều vùng, có vùng đồng thời quá nhiều ngành. – Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.156 Quy hoạch này không quy định ngành kinh tế gắn với khu công nghiệp, mà chỉ yêu cầu chung chung: "Có các biện pháp, chính sách chuyển đổi cơ cấu các ngành công nghiệp trong các khu công nghiệp đã và đang xây dựng theo hướng hiện đại hóa phù hợp với tính chất và đặc thù của các địa bàn lãnh thổ… Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế – xã hội; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương". – Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng Đông Nam Bộ; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời kỳ 1996 – 2010; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, 155 Quyết định số 1621/2013/QĐ­TTg ngày 18/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ. 211 156 Quyết định số 1107/QĐ­TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. 212 định hướng đến năm 2030 và một số quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội một số tiểu vùng khác. Các quy hoạch này chỉ đề cập đến ngành ưu tiên của toàn vùng, không đề cập đến bất kỳ địa bàn tỉnh, thành, quận, huyện tập trung sản xuất chuyên ngành nào. Một số quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành ở Việt Nam ban hành thời gian gần đây đã có những nét của chính sách hội tụ ngành khi đề cập đến phát triển một số ngành cụ thể đã quy định phát triển ngành đó ở địa điểm nào hay khu công nghiệp nào trong tỉnh. Tiêu biểu là quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Hầu hết các quy hoạch trên đều có giải pháp về khoa học–công nghệ, song đều đề cập ở mức sơ lược. 6.2.2. Đánh giá chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở Việt Nam Theo lưu đồ Kuchiki đã đề cập ở phần cơ sở lý luận và làm sáng tỏ thêm ở phần về kinh nghiệm quốc tế, chính sách phát triển cụm liên kết ngành của một nước đang phát triển nên theo những bước tuần tự. Trước tiên, nước đó cần phát triển mạng lưới các khu công nghiệp và khu chế xuất (nếu hướng tới xuất khẩu). Tiếp theo, nước đó cần nâng cao năng lực của mình. Năng lực ở đây gồm cơ sở hạ tầng cứng (giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước), cơ sở hạ tầng mềm (luật pháp, bộ máy hành chính nhất là các cơ quan cấp phép và kiểm tra, nguồn nhân lực cả phổ thông lẫn có kỹ năng, các điều kiện sống cho doanh nhân nước ngoài và gia đình họ). Bước thứ ba, thu hút FDI của các công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới bao gồm các brand firm, các OEM và ODM firm. Cuối cùng thu hút các công ty gia công, các nhà thầu phụ và các công ty liên kết khác của nước ngoài và trong nước vào để tham gia vào chuỗi giá trị/mạng sản xuất do các công ty xuyên quốc gia lớn dẫn đầu. Có thể thấy, Việt Nam đã có bước thứ nhất khá tốt. Tính tới thời điểm cuối năm 2014, cả nước đã có 212 khu công nghiệp đang hoạt động và 81 khu đang xây dựng cơ bản.157 Một số lượng lớn các khu công nghiệp của Việt Nam tập trung ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (nhất là vùng Hà Nội và xung quanh) và vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ. Các tỉnh, thành có nhiều khu công nghiệp đang hoạt động nhất là Đồng Nai (31 khu), Bình Dương (28 khu), Long An (23 khu), thành phố Hồ Chí Minh (18 khu), Bắc Ninh (13 khu), Bà Rịa – Vũng Tàu (12 khu). Đã thấy hình thành "những hành lang khu công nghiệp", đó là dọc quốc lộ 1A, 2A, 5, 10, 13, 14, 18A, 22, 51A,… Việc có nhiều khu công nghiệp, không quan trọng diện tích mỗi khu lớn hay bé, gần nhau ở các vùng đô thị lớn và dọc các quốc lộ quan trọng là một cơ sở tốt cho xúc tiến chính sách hội tụ ngành. Tuy nhiên, điểm hạn chế trong phát triển khu kinh tế và khu công nghiệp ở Việt Nam là rất ít khu công nghiệp chuyên ngành. Bên cạnh đó, việc thu hút nhà đầu tư thứ cấp ở các tỉnh, thành đều không theo Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn năm 2020 ban hành năm 2006 kèm theo quyết định số 73/2006/QĐ–TTg của Thủ tướng Chính phủ, cũng không theo kế hoạch, quy hoạch phát triển của tỉnh. Nghiên cứu thực nghiệm của Howard & Newman & Thijssen (2013) cho thấy mặc dù các doanh nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam có hội tụ, 157 213 Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 214 nhưng hiện tại khu công nghiệp lại không phải là nhân tố thúc đẩy hội tụ này. mức kỹ năng lao động và trình độ tay nghề. Các thể chế phục vụ cho doanh nghiệp (pháp luật, quy định) chưa phát triển đầy đủ. Về bước thứ hai, trước tiên hãy xem xét cơ sở hạ tầng cứng. Cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam được đầu tư ồ ạt trong thời gian gần đây. Nghiên cứu của JETRO (2008) cho thấy Việt Nam đã có những bước tiến lớn về cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Mặc dù vẫn còn những lời ca thán về tình trạng giao thông tồi tệ, nhưng đó thường là ở nội đô các thành phố lớn hoặc miền núi. Nghiên cứu thực nghiệm của Howard và đồng nghiệp cho thấy, các nguồn lao động có kỹ năng là một nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ cao hội tụ. Lý do là các doanh nghiệp này đều tìm đến địa phương có nhiều lao động tay nghề cao để tranh lấy lực lượng lao động đó. Điều này hàm ý, nơi nào thiếu lao động có kỹ năng thì nơi đó khó hình thành khu hội tụ ngành công nghệ cao hơn. Dù sao, so với các nước láng giềng gần là Thái Lan hay Trung Quốc, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của Việt Nam vẫn còn tụt hậu xa. Trong khi hầu hết quốc lộ của Việt Nam là hai làn xe, thì quốc lộ tiêu chuẩn của Thái Lan đang là bốn làn xe. Nút tắc khác của Việt Nam là thiếu cảng nước sâu với vị trí địa lý hợp lý, thiếu cảng hàng không đủ năng lực phục vụ vận tải hàng hóa, thiếu các cảng nội địa (ICD). Trái lại, việc theo đuổi lao động không có kỹ năng, cũng theo nghiên cứu nói trên, khiến cho doanh nghiệp công nghệ thấp ít hội tụ hơn. Điều này hàm ý lao động không có kỹ năng ở Việt Nam nhiều và phổ biến khắp các địa phương. Nó còn hàm ý rằng di chuyển lao động giữa các địa phương ở Việt Nam không hề dễ vì nếu dễ thì doanh nghiệp đã có thể vẫn ở khu hội tụ ngành mà vẫn thu hút được lao động từ nơi khác tới. Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc của Việt Nam được đánh giá cao ở ASEAN, chỉ kém Singapore và Malaysia. Tuy nhiên, mất điện nhiều và điện áp không ổn định là trở ngại ở Việt Nam. Thêm vào đó là không phải khu công nghiệp nào cũng có máy phát điện dự phòng. Nước sạch cho sản xuất không đạt chuẩn quốc tế cũng là một trở ngại nữa. Đánh giá chung của JETRO về cơ sở hạ tầng cứng của Việt Nam là chưa đủ để phát triển các cụm liên kết ngành (khảo sát bằng phỏng vấn chuyên gia của Kuchiki và Gokan ở Hà Nội năm 2008158). Việt Nam thiếu lao động lành nghề và tiền công thực tế phải trả cho lao động Việt Nam cao hơn so với các nước khác khi xét cùng ở một 158 Kuchiki (2008). 215 Đồng thời, nghiên cứu này còn phát hiện ra rằng các doanh nghiệp có nhu cầu lao động cùng nghề lại ít có xu hướng hội tụ. Các tác giả giải thích rằng đó là do doanh nghiệp sợ bị doanh nghiệp bên cạnh thu hút mất lao động của mình và sợ rằng nhiều doanh nghiệp cùng có nhu cầu về một loại lao động chuyên ngành ở gần nhau sẽ làm tăng lượng cầu và tăng tiền công lao động. Khảo sát chung của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới và IDE–JETRO năm 2010 tại một số doanh nghiệp FDI trong ngành may mặc tại Đồng Nai lại ghi nhận được ý kiến rằng chính quyền địa phương không nên thu hút thêm các doanh nghiệp cùng ngành với doanh nghiệp được phỏng vấn vì điều này làm doanh nghiệp dễ bị lấy mất lao động. Chúng tôi cho rằng, nếu Việt Nam đủ lao động kỹ năng, các doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với hai loại rủi ro này khi hội tụ ngành. 216 Bước thứ ba, thu hút được FDI của các công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới. Bước này đã và đang được Việt Nam triển khai tốt. Theo địa phương, các tỉnh, thành có nhiều khu công nghiệp, có vị trí địa lý thuận lợi, có lượng cung lao động lớn, có thể chế thuận lợi thì hay thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bước bốn, hình thành các cụm liên kết ngành thực sự. Có thể nói Việt Nam chưa có cụm liên kết ngành nào theo nghĩa là khu hội tụ ngành ở bậc cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới liên kết trong khu hội tụ ngành còn yếu: – Khả năng thương mại hóa các nghiên cứu còn hạn chế do chưa tạo ra được một thị trường chuyển giao sáng chế, công nghệ hoạt động hiệu quả; các tổ chức, cơ quan hỗ trợ hướng dẫn chuyển giao sáng chế, công nghệ, kết quả nghiên cứu còn ít, bản thân các tổ chức nghiên cứu còn chưa quản lý được tài sản trí tuệ. – Liên kết giữa doanh nghiệp với trường đại học và viện nghiên cứu rất yếu.159 – Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển.160, 161 – Giữa các chính sách khoa học – công nghệ, chính sách phát triển vùng và chính sách công nghiệp còn thiếu tính phối hợp, thiếu tính lồng ghép. Chưa có chính sách, chương trình chính thức nào về hội tụ ngành và chưa có cơ quan chính thức nào điều phối các chính sách liên quan đến hội tụ ngành. Hình 6.1. Các tỉnh, thành thu hút được từ 100 dự án FDI trở lên (lũy kế đến 31/12/2013). Đơn vị tính: dự án. – Doanh nghiệp Việt Nam chỉ tham gia hạn chế vào các mạng sản xuất quốc tế. Nguồn: Tổng cục Thống kê. Theo ngành, có thể thấy một số ngành chế biến, chế tạo quan trọng đã thu hút được các công ty xuyên quốc gia quan trọng đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp, chế tạo tại Việt Nam. Một số công ty khác lắp ráp thông qua đối tác tại Việt Nam. Cũng có trường hợp đã đầu tư làm nhà máy ở Việt Nam nhưng sau đó ngừng trực tiếp sản xuất tại Việt Nam như Sony và Sanyo. 217 159 Xem thêm: Nguyễn Thị Nguyệt chủ biên (2014). 160 Vụ Kinh tế Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013). 161 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề án Chính sách phát triển Cụm liên kết ngành. 218 – Thiếu các chính sách phát triển bản sắc của từng khu hội tụ ngành cũng như thiếu các chính sách xây dựng và phát triển thương hiệu của từng khu hội tụ ngành. Nghiên cứu thực nghiệm của Howard & Newman & Tarp (2014) khẳng định xu hướng hội tụ của doanh nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam có phụ thuộc vào liên kết cung ứng. Các doanh nghiệp càng tham gia vào mạng sản xuất thì càng rõ xu hướng hội tụ với nhau. Điều này hàm ý, để thúc đẩy hội tụ, Nhà nước cần có chính sách để doanh nghiệp tham gia vào mạng sản xuất và các mạng liên kết. Nguyễn Bình Giang chủ nhiệm (2014) nghiên cứu các điều kiện để Việt Nam tham gia mạng sản xuất quốc tế để nâng cấp ngành và nhận thấy Việt Nam còn hạn chế ở các yếu tố để khiến doanh nghiệp nước ngoài tản quyền theo chiều dọc, thuê ngoài các doanh nghiệp trong nước. Điều này khiến cho dù đã thu hút được không ít công ty xuyên quốc gia lớn đầu tư trực tiếp đặt các phân đoạn sản xuất ở Việt Nam, nhưng Việt Nam lại chưa làm cho các công ty này có động lực thuê ngoài và tản quyền theo chiều dọc cho các doanh nghiệp trong nước. Chương 7 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH Ở VIỆT NAM Để thúc đẩy hội tụ ngành ở Việt Nam tiến tới hình thành các cụm liên kết ngành, cần chú ý một số nguyên tắc và nội dung sau đây trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách hội tụ ngành. 7.1. Nguyên tắc Có tầm nhìn và kế hoạch lâu dài: Kinh nghiệm của các nền kinh tế đã trình bày ở trên cho thấy ngay cả ở những nước tiên tiến, nơi hội tụ ngành diễn ra từ lâu và đã đạt đến bậc cao, chính sách cụm liên kết ngành vẫn phải kiên trì theo đuổi trong thời gian dài. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, cần xây dựng các kế hoạch lâu dài. Triển khai từng bước một cách khoa học và đồng bộ: Cần có những kế hoạch ngắn hạn nối tiếp một cách hợp lý và nhất quán với kế hoạch lâu dài. Phải xác định được những bước đi và những ưu tiên trong mỗi kế hoạch ngắn và qua cả kế hoạch dài để từng bước phát triển các điều kiện cho thành lập và phát triển khu hội tụ ngành, từng bước lôi kéo các chủ thể của khu hội tụ ngành liên kết kết với nhau. Trong trường hợp thành lập hoặc thúc đẩy phát triển một khu hội tụ ngành/cụm liên kết ngành cụ thể, mô hình kim cương của Michael Porter và kinh nghiệm của Mỹ, Nhật, Đức cho thấy phải phát triển đồng bộ cả bốn yếu tố: nhu cầu (thị trường), yếu tố sản xuất, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp có liên quan, chiến lược và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong khu. Phát triển từng yếu tố này đều đòi hỏi thời gian với những bước đi phù hợp. 219 220 Trong trường hợp thúc đẩy hội tụ ngành nói chung của mỗi ngành hoặc chung trong nền kinh tế, mô hình lưu đồ của Kuchiki và kinh nghiệm của Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ và kể cả của Đài Loan, Hàn Quốc cho thấy phải phát triển theo trình tự lần lượt: nhu cầu (thị trường), các khu công nghiệp, xây dựng năng lực quốc gia và năng lực ngành, thu hút các công ty xuyên quốc gia, thúc đẩy các liên kết. Kết hợp cả cách tiếp cận "từ trên xuống" lẫn "từ dưới lên": Trong thiết kế và thực hiện chính sách hội tụ ngành, như kinh nghiệm của Nhật Bản, Đức, Ý, Đài Loan là những nước có thứ hạng cao trên thế giới về mức độ phát triển hội tụ ngành đã kết hợp tốt cả hai cách tiếp cận: a) từ trên xuống với những chương trình quốc gia lớn, lâu dài và cụ thể; b) từ dưới lên với việc lựa chọn ưu tiên hỗ trợ những khu hội tụ ngành có tiềm năng hơn cả. Triển khai đồng thời ở ba cấp quốc gia, khu vực và địa phương: Như lý luận đã chỉ ra và kinh nghiệm của châu Âu, Nhật Bản làm sáng tỏ thêm, việc xác định các khu hội tụ từng ngành của mỗi quốc gia và việc lựa chọn hỗ trợ có ưu tiên đòi hỏi phải được triển khai ở tầm quốc gia. Còn các công tác hỗ trợ cụ thể, nhất là hỗ trợ hình thành các liên kết, cần đến sự quan tâm của chính quyền địa phương. Trong không ít trường hợp, một khu hội tụ ngành có thể có phạm vi lớn hơn địa phương hoặc nằm ở giáp ranh giữa các địa phương, rất cần các chương trình tầm khu vực. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, rất cần có cơ quan chỉ đạo, chủ trì chương trình thúc đẩy hội tụ ngành của quốc gia, khu vực và địa phương. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách: Đánh giá kết quả thực hiện chính sách là hoạt động quan trọng góp phần có chính sách đúng đắn. Hoạt động này từ lâu đã được áp dụng trong doanh nghiệp và từ vài thập niên gần đây đã được áp dụng trong thiết kế và triển khai chính 221 sách công ở các nước tiên tiến. Các nguyên tắc thiết kế và thực hiện chính sách hội tụ ngành như trình bày ở trên tất yếu dẫn tới nhu cầu đánh giá kết quả thực hiện định kỳ để có điều chỉnh và xây dựng các bước phù hợp kế tiếp. 7.2. Các mục tiêu và biện pháp chính sách 7.2.1. Giúp doanh nghiệp quần tụ Giúp cho các doanh nghiệp cùng ngành và trong các ngành liên quan ở gần nhau về mặt địa lý. Lập bản đồ hội tụ ngành sẽ giúp xác định từng ngành đang có xu hướng tập trung sản xuất ở địa phương nào. Bản đồ hội tụ ngành cần được thông tin để doanh nghiệp dễ tiếp cận dễ hiểu. Đồng thời, dựa vào kết quả vẽ bản đồ hội tụ ngành, Nhà nước và chính quyền địa phương có thể điều chỉnh các chính sách quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, địa bàn sản xuất của mình để phát huy các khu hội tụ ngành đang hình thành nhờ các tác động thị trường. Đây là cách đơn giản và đỡ tốn kém hơn so với việc sử dụng ý chí chủ quan để phân phối các ngành về các địa phương rồi tìm cách để các doanh nghiệp đi theo ý chí đó của Nhà nước và chính quyền địa phương. Trong quá trình xây dựng bản đồ, ý kiến của các nhà khoa học địa lý kinh tế có chuyên môn về phân vùng và quy hoạch các ngành sẽ hữu ích. Mỗi một khu hội tụ ngành không thể quá rộng vì rộng thì thực chất sẽ không còn tập trung và không thuận lợi cho các doanh nghiệp cung ứng cho nhau. Hãy chú ý nhận xét của các chuyên gia JETRO về phạm vi khu hội tụ ngành ở các nước đang phát triển là vùng có phạm vi phù hợp với nguyên tắc cung ứng just–in–time, cho phép các doanh nghiệp cung ứng cho nhau trong thời gian không quá 2,5 giờ, nghĩa là vùng có bán kính bằng tốc độ bình quân một giờ của xe vận tải. Theo điều tra khảo sát của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, tốc độ di chuyển bình quân của các xe container ở Việt Nam là 50 km/h. Vì thế, phạm vi của khu hội tụ ngành Việt Nam hiện tại nên có bán kính tối 222 đa khoảng 50 km, diện tích tối đa khoảng 7800 km2, cỡ khoảng một tỉnh của Việt Nam (để so sánh, tỉnh Bình Thuận có diện tích tự nhiên 7812,8 km2 là tỉnh đứng thứ 14 cả nước về diện tích). Phạm vi tối đa của khu hội tụ ngành trong tương lai có thể rộng hơn mức này, khi kết cấu hạ tầng của đất nước được nâng cấp. 7.2.2. Phát triển năng lực của từng ngành và của quốc gia a) Phát triển kết cấu hạ tầng chuyên ngành Quy hoạch và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chuyên ngành phù hợp với các khu hội tụ ngành. Ngoài các kết cấu hạ tầng chung mà địa bàn tập trung sản xuất nào cũng cần như đường bộ, hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc, thì mỗi khu hội tụ ngành trong lĩnh vực khác nhau sẽ cần những kết cấu hạ tầng đặc thù hơn các khu khác. Ví dụ: – Khu hội tụ ngành thiết bị thông tin như ở Bắc Ninh – Vĩnh Phúc sẽ có nhu cầu cao về cảng hàng không cho vận tải hàng hóa vì khu này sẽ gắn với các mạng sản xuất quốc tế và cung ứng linh kiện giữa các nút trong mạng bằng đường không. Khu này cũng đòi hỏi cơ sở hạ tầng internet phục vụ cho thử nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm. – Khu hội tụ ngành ô tô đòi hỏi các tuyến đường cao tốc hoặc đường rộng tiêu chuẩn cấp I hoặc cấp II; nếu có định hướng xuất khẩu còn cần có cảng nước sâu. Như thế, hiện tại, khu hội tụ ngành ô tô phía Bắc chỉ đáp ứng được thị trường trong nước, nhưng ngay cả vậy vẫn còn gặp hạn chế về đường bộ. Các khu hội tụ ngành ô tô phía Nam có thể định hướng xuất khẩu. Khu miền Trung (Đà Nẵng – Quảng Nam) tuy có cảng biển, nhưng lại thiếu đường bộ tốt. – Các khu hội tụ ngành dệt – may cũng sẽ đòi hỏi kết cấu hạ tầng chuyên ngành là cảng biển nếu định hướng xuất khẩu. Trong trường hợp nhiều khu hội tụ ngành lại ở cùng nơi (hiện tượng cùng hội tụ – coagglomeration), thì công tác phát triển kết cấu hạ tầng 223 sẽ rất khó khăn. Trường hợp này chỉ phù hợp với các vùng đô thị lớn ven biển. Lập bản đồ hội tụ ngành sẽ giúp xác định vị trí của các địa bàn có xu hướng hình thành các khu hội tụ ngành. Bản đồ sẽ là cơ sở để quy hoạch phát triển giao thông của các vùng, các địa phương. Có thể tham khảo kinh nghiệm của Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông để thúc đẩy hội tụ ngành như đã trình bày ở trên. Kết cấu hạ tầng chuyên ngành xử lý chất thải các dạng khí, nước, chất rắn cũng cần phải được chú ý trong quy hoạch. Trên thực tế, khi hội tụ ngành phát triển thì cũng dễ phát triển các khu công nghiệp sinh thái (eco–industrial park) vì giữa doanh nghiệp liên quan sẽ thuận lợi hơn khi chất thải của doanh nghiệp này lại là đầu vào của doanh nghiệp bên cạnh, làm giảm lượng chất thải của toàn khu công nghiệp và toàn khu hội tụ ngành. Đồng thời, khi cùng ngành thì việc xây dựng, lắp đặt thiết bị giám sát ô nhiễm và xử lý ô nhiễm sẽ thuận lợi hơn là xử lý cùng lúc quá nhiều chất ô nhiễm của nhiều ngành khác nhau. Bên cạnh kết cấu hạ tầng giao thông chuyên ngành và các công trình xử lý ô nhiễm công nghiệp chuyên ngành, cũng cần chú ý các kết cấu hạ tầng khác dùng chung cho các doanh nghiệp cùng ngành, như cơ sở thử nghiệm chung, các trung tâm thương mại tạo thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng nguyên liệu, phụ liệu, linh kiện, máy móc chuyên ngành, các trung tâm thông tin chuyên ngành. Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc. Một khu hội tụ ngành da giày ở Chiết Giang có những công trình chuyên ngành chung như, chợ vật liệu, máy móc làm giày, chợ và trung tâm thương mại bán giày, bảo tàng giày, nhà triển lãm giày, trung tâm thử nghiệm giày, trung tâm biểu diễn thời trang giày, thư viện chuyên các tài liệu về giày,... Khu hội tụ ngành ô tô ở Trùng Khánh có đường đua chung kiểu Formula 1. 224 b) Phát triển nguồn nhân lực Các khu hội tụ chuyên ngành cần nhiều lao động chuyên ngành và nhất là cần lao động chuyên môn cao. Nhà nước và các chính quyền địa phương có thể căn cứ vào bản đồ hội tụ ngành để có định hướng phát triển giáo dục định hướng nghề và phát triển đào tạo tại các vùng và các địa phương khác nhau. Đồng thời, có biện pháp tạo thuận lợi cho việc di chuyển lao động chuyên ngành từ các địa phương không có hội tụ một ngành nhất định sang nơi có hội tụ ngành đó. Có thể tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan như đã trình bày ở trên. Khi Trùng Khánh phát triển khu hội tụ ngành ô tô – xe máy, các trường đại học, trường dạy nghề ở đây đã phát triển các khoa, môn chuyên ngành liên quan đến công nghiệp ô tô – xe máy. Hay Thái Lan khi phát triển khu hội tụ ngành ở các tỉnh duyên hải phía Đông, các trường đại học lớn của Thái Lan đã lập các cơ sở của mình ở đây cho các khoa, viện liên quan đến ngành ô tô. nghiệp tiếp nhận. Chưa thực hiện được thương mại hóa thì chưa thể coi là đổi mới – sáng tạo. Hệ thống đổi mới – sáng tạo quốc gia là tập hợp các tổ chức công hoặc tổ chức tư rõ rệt có các hoạt động và các mối quan hệ sáng tạo ra, nhập khẩu, thay đổi, phổ biến những công nghệ mới; tạo ra khung khổ trong đó chính quyền thiết kế và triển khai các chính sách tác động tới quá trình đổi mới – sáng tạo. Phát triển hệ thống đổi mới – sáng tạo quốc gia là làm cho quốc gia có nhiều các tổ chức như vậy, thành lập, củng cố và thúc đẩy mạng lưới của họ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và liên kết của họ, nâng cao năng lực thiết kế và triển khai chính sách của chính quyền. Hệ thống đổi mới – sáng tạo khu vực là thu nhỏ hệ thống quốc gia ở phạm vi khu vực liên tỉnh hoặc trong tỉnh, thành. c) Phát triển hệ thống đổi mới – sáng tạo quốc gia và khu vực Kinh nghiệm của Nhật Bản, của Đức như trình bày ở phần II rất đáng tham khảo. Muốn phát triển hội tụ ngành, không thể thiếu hệ thống đổi mới – sáng tạo quốc gia và khu vực. Điều này càng đúng nếu muốn phát triển các cụm liên kết ngành kiểu các nước tiên tiến. 7.2.3. Thu hút các công ty xuyên quốc gia lớn và tham gia mạng sản xuất quốc tế Trước tiên, cần hiểu đúng về đổi mới – sáng tạo. Đổi mới – sáng tạo là việc sử dụng các tri thức mới (bao gồm cả tri thức học hỏi được từ người khác) về thị trường và công nghệ để cung cấp một sản phẩm mới mà khách hàng mong muốn. Vì thế, đổi mới – sáng tạo bao gồm đầy đủ: áp dụng cái mới, làm ra cái mới, thương mại hóa cái mới. Sản phẩm mới lại có thể là sản phẩm như trước đây nhưng giá thấp hơn hoặc/và chất lượng tốt hơn. Hoặc, sản phẩm có thể hoàn toàn mới – nghĩa là có những thuộc tính mới. Tri thức mới là tri thức chưa từng được doanh nghiệp sử dụng (mặc dù với thiên hạ thì có thể là tri thức cũ vì họ sử dụng rồi). Vì vậy, đổi mới – sáng tạo chính là tiếp nhận các ý tưởng mà những ý tưởng này mới đối với doanh 225 Cần thu hút được các công ty xuyên quốc gia để họ đầu tư lập các phân đoạn sản xuất của mình ở Việt Nam. Các công ty xuyên quốc gia này sẽ: – Làm nhân tố đòn bẩy cho các khu hội tụ ngành, như lưu đồ Kuchiki và kinh nghiệm các nước Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ; – Tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các mạng sản xuất quốc tế; – Giúp khu hội tụ ngành của Việt Nam thành những nút của mạng sản xuất quốc tế; – Giúp phát triển điều kiện về nhu cầu (thị trường) của Việt Nam khi đẩy mạnh được xuất khẩu. 226 Việt Nam đã thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã thu hút được một số công ty xuyên quốc gia lớn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn hạn chế trong việc tham gia mạng sản xuất quốc tế. Để có thể tham gia các mạng sản xuất quốc tế và qua đó nâng cấp ngành, cần thực hiện đồng bộ các chính sách sau đây: Trước tiên, phải thu hút được các phân đoạn sản xuất của các công ty xuyên quốc gia bằng cách giúp họ giảm chi phí. Giảm chi phí để các phân đoạn này có thể kết nối với các phân đoạn khác của mạng. Các chính sách giúp giảm chi phí như vậy cũng có lợi đối với sản xuất của các doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng sản xuất. Hệ thống các chính sách như vậy bao gồm: – Tạo thuận lợi, thúc đẩy đầu tư bằng cách tạo ra môi trường đầu tư cạnh tranh và thân thiện với doanh nghiệp; – Tạo thuận lợi cho kết nối về mặt thể chế (giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, tạo thuận lợi cho thương mại, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại ưu đãi song phương và khu vực); – Tạo thuận lợi cho kết nối bằng công trình (đường xá, kho tàng, cảng, thông tin liên lạc); – Tự do hóa đối với công nghiệp hỗ trợ, bao gồm cả tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; – Tự do hóa đầu tư; – Nâng cấp dịch vụ hạ tầng (điện, nước, thông tin liên lạc, internet, khu công nghiệp); – Xúc tiến tiếp xúc giữa công ty xuyên quốc gia với doanh nghiệp địa phương; – Giảm chi phí giao dịch trong các hoạt động kinh tế; – Đẩy mạnh hiệu ứng hội tụ ngành (cụm liên kết ngành); – Giúp giảm chi phí lao động bằng cách tăng lượng cung lao động ở tất cả các mức kỹ năng lao động; – Giúp tăng hiệu quả logistics bằng cách phát triển trước hết là các hành lang giao thông, sau đó đến hành lang vận tải và hướng tới xây dựng các hành lang công nghiệp, hành lang kinh tế. Thứ hai, phải tìm cách nhận được sự chuyển giao công nghệ và bí quyết của các công ty xuyên quốc gia. Ở đây cần lưu ý rằng, các công ty xuyên quốc gia hiếm khi yêu cầu hay đòi hỏi doanh nghiệp địa phương tiếp nhận công nghệ của mình. Do đó, sự chủ động của doanh nghiệp Việt Nam, chính quyền Việt Nam sẽ là yếu tố quyết định việc Việt Nam có nhận được công nghệ của công ty xuyên quốc gia hay không. Các chính sách như vậy bao gồm: – Phải thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia tiến hành tản quyền theo chiều dọc, thuê ngoài đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong điều kiện những quy định hành chính kiểu tỷ lệ nội địa hóa trở nên kém hiệu quả, thậm chí phản tác dụng, thì bản thân các khu hội tụ ngành lại là một biện pháp mang tính chất thị trường. Như vậy, khu hội tụ ngành giúp thúc đẩy chuyển giao công nghệ rồi chuyển giao công nghệ lại giúp tham gia mạng sản xuất và thúc đẩy hội tụ ngành. Ngoài ra, hình thức hợp tác, liên doanh cũng là một cách. – Phải xây dựng một môi trường và cơ chế để công ty xuyên quốc gia sẵn sàng chuyển giao công nghệ và bí quyết. Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ là một biện pháp giúp đạt được điều này. Chỉ khi quyền sở hữu trí tuệ đối với các công nghệ của các công ty xuyên quốc gia được đảm bảo, họ mới không giấu diếm công nghệ, sẵn sàng mang công nghệ cao cấp tới Việt Nam, sẵn sàng chuyển giao quyền sử dụng công nghệ (cấp li–xăng) cho doanh nghiệp Việt Nam. – Hài hòa hóa các thể chế kinh tế và hệ thống pháp luật trong nước với quốc tế; 227 228 – Tăng cường năng lực học hỏi của doanh nghiệp trong nước và của đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, quản lý trong nước. Nếu thiếu năng lực học hỏi, thì dù các công ty xuyên quốc gia có đồng ý tản quyền, đồng ý chuyển giao công nghệ và bí quyết, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không tiếp thu nổi. Thiếu năng lực học hỏi thì dù trong liên doanh, đối tác nước ngoài có muốn phổ biến công nghệ cho, đối tác Việt Nam cũng chẳng học được; và việc cổ phần của Việt Nam trong liên doanh bị đối tác nước ngoài mua lại là điều hiển nhiên, vì đã vô dụng lại còn giữ quyền tham gia quản lý là điều khó chấp nhận được với các công ty xuyên quốc gia. Năng lực học hỏi lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kiến thức thực chất (không phải kiến thức danh nghĩa theo bằng cấp chứng chỉ) cơ bản và chuyên ngành, ham muốn học hỏi (học để có kiến thức, không phải học để lấy bằng cấp), truyền thống học và thực hành,... – Tăng cơ hội học hỏi cho doanh nghiệp trong nước, dù bên công ty xuyên quốc gia đã bằng lòng chuyển giao công nghệ và bên doanh nghiệp trong nước đã có năng lực học hỏi. Bất kỳ biện pháp nào giúp tăng tiếp xúc giữa công ty xuyên quốc gia và doanh nghiệp trong nước đều có ích đối với việc tạo ra cơ hội học hỏi. Bản thân khu hội tụ ngành đã giúp tăng cơ hội tiếp xúc. Khu hội tụ ngành là nơi tập trung số đông doanh nghiệp trong một khu vực địa lý xác định, nên cơ hội tiếp xúc giữa các doanh nghiệp trong cụm cao hơn, bao gồm cả tiếp xúc giữa công ty xuyên quốc gia và công ty trong nước. lúc năng lực công nghệ, năng lực thị trường, năng lực logistics và năng lực điều phối các doanh nghiệp cung ứng cho mình đều kém – thì không thể đòi hỏi vị trí cao. Nước đang phát triển thường phải chấp nhận vị thế làm gia công trước và giai đoạn gia công có thể rất dài vì nâng cấp các năng lực nói trên đòi hỏi nhiều thời gian. Việc nâng cấp phải chấp nhận quá trình tuần tự, từ gia công lên cung ứng cấp cao hơn. Đối với các nước đang phát triển, trở thành nhà cung ứng cấp 1 (nhà cung ứng toàn cầu) cho các OBM đã có thể coi là thành công lớn; phần lớn nhà cung ứng cấp 1 và tất cả các nhà cung ứng toàn cầu cũng là những công ty xuyên quốc gia. Bên cạnh việc bồi dưỡng năng lực, doanh nghiệp trong nước cũng phải chứng tỏ được mình và nhận được sự tin tưởng của các công ty xuyên quốc gia đứng đầu mạng hoặc ở các vị trí cung ứng cấp cao hơn trong mạng. Điều này cũng đòi hỏi thời gian dài, sự kiên trì, bền bỉ. 7.2.4. Giúp các chủ thể trong khu hội tụ ngành liên kết với nhau a) Giúp các doanh nghiệp liên kết với nhau Thứ ba, phải tăng cường năng lực đổi mới – sáng tạo quốc gia và doanh nghiệp. Thiếu năng lực đổi mới – sáng tạo thì không thể tiến xa hơn công đoạn gia công, lắp ráp được. Kinh nghiệm của Nhật Bản, Đài Loan cho thấy dù ở cạnh nhau, các doanh nghiệp vẫn có thể không có liên kết gì, thậm chí không biết đến sự tồn tại của nhau. Vì thế, giúp các doanh nghiệp liên kết với nhau là mục tiêu quan trọng bậc nhất của chính sách hội tụ ngành. Lý luận về hội tụ ngành cũng như về chính sách hội tụ ngành không giúp gì nhiều trong việc xây dựng chính sách hội tụ ngành cho Việt Nam. Tuy nhiên, kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc rất hữu ích. Cụ thể: Thứ tư, cần hiểu rằng vị trí cao hơn trong một mạng sản xuất quốc tế đòi hỏi phải có năng lực công nghệ, năng lực thị trường và năng lực logistics cao hơn. Thêm vào đó, vị trí cao hơn còn có thể có nghĩa là trở thành bậc cung ứng cấp trên của những doanh nghiệp, quốc gia khác. Cả hai điều này hàm ý rằng khi mới tham gia mạng sản xuất – là – Cung cấp thông tin về các doanh nghiệp dưới dạng các danh bạ có thông tin chi tiết về ngành, nghề, sản phẩm. Có thể dựa vào công tác lập bản đồ hội tụ ngành như kinh nghiệm của các nước tiên tiến hoặc dựa vào thành lập những trung tâm thông tin như kinh nghiệm của Quảng Đông (Trung Quốc). 229 230 – Tạo ra những chỗ/cơ hội (platform) để các doanh nghiệp tiếp xúc với nhau, như tổ chức những sự kiện, các triển lãm, các chuyến tham quan khảo sát, các buổi trình diễn công nghệ. Chú ý các triển lãm chuyên ngành, các triển lãm mà tại đó doanh nghiệp lớn giới thiệu mình cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu làm nhà cung ứng. – Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập các câu lạc bộ để sinh hoạt, trao đổi. – Hướng dẫn và khuyến khích doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ tạo điều kiện cho nhau tìm hiểu và tiến tới liên kết. Trong công tác này, cần chú ý làm phong phú các hình thức liên kết để doanh nghiệp chọn lựa hình thức phù hợp với mình. b) Giúp doanh nghiệp và các tổ chức khoa học liên kết với nhau Để giúp doanh nghiệp và các tổ chức khoa học – công nghệ (các trường đại học và các viện nghiên cứu) liên kết với nhau cần: – Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và tổ chức khoa học quần tụ bằng cách cung cấp mặt bằng, khuôn viên như kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan. Khuyến khích các trường đại học mở các cơ sở (campus) của mình trong khu hội tụ ngành để đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với các ngành, nghề của khu hội tụ. – Giới thiệu, hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức khoa học tiếp xúc với nhau, tiến tới liên kết bằng đa dạng các hình thức như kinh nghiệm của Nhật Bản và kể cả của Thái Lan. 7.2.5. Giúp các khu hội tụ ngành và các địa phương xây dựng và phát triển bản sắc, thương hiệu của mình Bản sắc và thương hiệu của mỗi khu hội tụ ngành có giá trị thu hút các chủ thể về quần tụ, thu hút lao động có kỹ năng và nhân tài, thúc đẩy quốc tế hóa khu hội tụ ngành, thúc đẩy doanh thu và xuất khẩu của khu. Vì thế, chúng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển khu hội tụ ngành. Thương hiệu của một khu hội tụ ngành là tên gọi, biểu tượng, hình ảnh thống nhất của khu đó cùng với những đặc trưng ngành/lĩnh vực và sản phẩm, đặc trưng liên kết, đặc trưng không gian liên quan đến đặc trưng địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội của nơi có khu hội tụ ngành này. Hoạch định chiến lược xây dựng thương hiệu cho khu hội tụ ngành cần được xem là một dịch vụ công của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện chiến lược này là một quá trình xã hội. Chính quyền cần giúp các chủ thể trong khu hội tụ ngành nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu và bản sắc chung của khu để từ đó cùng nhau xây dựng thương hiệu chung. – Nhà nước và chính quyền địa phương giúp cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho tổ chức khoa học và cung cấp thông tin về tổ chức khoa học cho doanh nghiệp để họ hiểu nhu cầu và khả năng của nhau. – Hoàn thiện thể chế để tạo điều kiện cho các tổ chức khoa học thực hiện thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của mình, bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm nghiên cứu của mình. Kinh nghiệm của Nhật Bản như đã trình bày sẽ hữu ích cho Việt Nam. 231 232 6. Anbumozhi, Venkatachalam; Chandanie, Apsara; Portugal, Joana (2009), "Boosting the environmental and economic competitiveness of SME cluster in Asia: Policies and challenges", paper presented at the Regional Workshop on Eco– Industrial Clusters: Policies and Challenges held in ADBI, Tokyo on 08–11 December, 2009. 7. Andersson, F. & Forlid, R. (2003), "Tax competition and economic geography", Journal of Public Economic Theory, Vol. 5, No. 2, pp. 279 – 303. 8. Andersson, Thomas & Serger, Sylvia Schwaag & Sörvik, Jens & Hansson, Emily Wise (2004), The cluster policy whitebook, International Organisation for Knowledge Economy and Enterprise Development, Malmö, Sweden. 9. Anhut, Nick & Kumar, Sunil & Parel, Caroline & Gozo, Koffi & Waderich, Josiah (2011), "Biotechnology in Minnesota: Enhancing the life science ecosystem". In: PA 5590 Economic Competitiveness: Firms, Clusters and Economic Development series. On–line at https://www.hhh.umn.edu/centers/slp/economic_development/p df/MNBiotechCluster–finaldraft.pdf TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abe, Makoto (2001), "Kankoku chihō toshi ni okeru sangyō shūseki: Taikyū orimono–gyō no hatten to kōzō (Hội tụ ngành ở các đô thị Hàn Quốc: Sự phát triển và cơ cấu của ngành dệt ở Daegu)". Trong: Seki Mitsuhiro chủ biên (2001), Ajia no sangyō shūseki sono hatten katei to kōzō (Hội tụ ngành ở châu Á: quá trình phát triển và cơ cấu), IDE–JETRO. Tiếng Nhật Bản. 2. Akita, Takahiro & Miyata, Sachiko (2006), "Geographic concentration of manufacturing industries in Japan: Testing hypotheses of new economic geography", GSIR Working Papers – Economic Development & Policy Series EDP06–2, January. 3. Akita, Takahiro & Miyata, Sachiko (2005), "Theories of new economic geography and geographical concentration of manufacturing industries in Japan", ERSA conference papers ersa05p195, European Regional Science Association. 4. industrial, resource conservation and regional developmental 10. Arai Naoki (2007), "Chiiki sangyō seisaku no hensen to sangyō shūseki ni okeru chihōjichitai no yakuwari ni kansuru ichikōsatsu (Nghiên cứu về đổi mới chính sách công nghiệp vùng và vai trò của chính quyền địa phương đối với hội tụ ngành)", Nghiên cứu chính sách vùng, Đại học Kinh tế Takasaki, số ghép 2 + 3, tập 9, tháng 2, trang 275 – 293. policies in Asia", paper presented at the Regional Workshop on 11. Alka, Obadic (2013), "Specificities of EU cluster policies", Journal of Enterprising Communities: People and Places in the Global Economy, Vol. 7, No. 1, pp. 23 – 35. 5. Anbumozhi, Venkatachalam (2009), "Overview of cluster friendly Eco–Industrial Clusters: Policies and Challenges held in ADBI, Tokyo on 08–11 December, 2009. 233 234 Aranguren, J. Mari & Wilson, R. James (2013), "What can experience with clusters teach us about fostering regional smart specialisation?" Ekonomiaz, June, 2013. 12. Ariff, Mohamed (2008), "New perspectives on industry clusters in Malaysia", in Ariff, M. (ed.), Analyses of industrial agglomeration, production networks and FDI promotion, ERIA Research Project Report 2007 – 3, Institute of Developing Economies – JETRO, pp. 368 – 397. 13. Baldwin, R. E. & Krugman, P. (2004), "Agglomeration, integration and tax harmonisation", European Economic Review, Vol. 48, No. 1, pp. 1 – 23, February. 14. Baptista, R. & Costa, C. (2012), "Agglomeration vs. organizational reproduction: The molds cluster in Portugal" (February 23, 2012). Available at SSRN: http://ssrn.com/abstract = 2009666. 20. 21. Benner, Maximillian (2009), "What do we know about clusters? In search of effective cluster policy", SPACES online, Vol. 7, No. 2009 – 04, Toronto and Heidelberg: www.spaces–online.com. 22. Benner, Maximillian (2012), "Cluster policy: Principles and a toolbox", SPACES online, Vol. 10, No. 2012 – 01, Toronto and Heidelberg: www.spaces–online.com. 23. 15. Barsoumian, Sarine & Severin, Astrid & Titus, van der Spek (2011), "Eco–innovation and national cluster policies in Europe: A qualitative review", Greenovate! Europe EEIG, Brussels, 1 July. 16. Belderbos, R. & Carree, M. (2002), "The location of Japanese investments in China: Agglomeration effects, keiretsu, and firm heterogeneity", Journal of the Japanese and International Economies, No. 16, pp. 194 – 211. 17. Bellandi, M. & Lombardi, S. (2009), "The cluster experience in China", presented at the Third Symposium on Urban Cluster, 12 February, Barcelona. Bellandi, Marco & Caloffi, Annalisa (2013), "System–based policies in Italy: From industrial districts to technological clusters", European Review of Industrial Economics and Policy, No. 5, 9th January, 2013. Borrás S., & Tsagdis, D. (2008), Cluster policies in Europe: Firms, institutions, and governance, Edward Elgar, Cheltenham. 24. Buendia, Fernando (2005), "Towards a system dynamic–based theory of industrial clusters". In: Karlsson, Charlie & Johansson, Birje & Stough, Roger R. (eds), Industrial Clusters and Inter– Firm Networks, Edward Elgar, pp. 83 – 106. 25. Chang, Chia–Lin & Oxley, Les (2008), "Industrial agglomeration, geographic innovation and total factor productivity: The case of Taiwan", Working paper No. 14/2008, Department of Economics, College of Business and Economics, University of Canterbury. Bellandi, Marco & Caloffi, Annalisa (2009), "Towards a framework for the evaluation of policies of cluster upgrading and innovation", c.MET Working Paper, No. 5. 26. Chen, Jieying (2002), "Taiwan chanye juluo xíingcheng yu fazhan de shehui jichu (Cơ sở xã hội của việc hình thành và phát triển các cụm liên kết ngành ở Đài Loan)". http://soc.thu.edu.tw/firework/conference2002120708/conferenc e%20paper/Chenchisnying.pdf. Tiếng Trung Quốc. 19. Bellandi, M. & Lombardi, S. (2012), "Specialized markets and Chinese industrial clusters: The experience of Zhejiang Province", China Economic Review, No. 23(2012), pp. 626 – 638. 27. Chen, Y. (2009), "Agglomeration and location of foreign direct investment: The case of China", China Economic Review, Vol. 20, No. 3, pp. 549 – 557. 18. 235 236 28. Chin, Siong Ho (2003), An introduction to Japanese city planning, Penerbit UTM, Skudai, Johor Bahru. 29. Cho, Eric Y. & Yamawaki, Hideki (2009), "Clusters, productivity, and exports in Taiwanese manufacturing industries", paper prepared for the Quantitative Analysis of Newly Evolving Patterns of Japanese and U.S. International Trade: Fragmentation; Offshoring Activities; and Vertical IntraIndustry Trade Conference to be held at University Michigan, Ann Arbor, on October 16 – 17, 2009. 30. Choi et al. (2005), "Research on manufacturing clusters and regional specialization in Korea", Korea Regional Study, No. 2(1), pp. 55 – 90. 31. Chyi, Yih–Luan & Lee, Yi & Lin, Eric S. & Wu,Shih–Ying (2009), "Industrial agglomeration, business globalization and productivity: An empirical study on Taiwanese firms", paper prepared for the 68th International Atlantic Economic Conference, Boston, USA, 2009. 32. Commendatore, P. & Kubin, I. (2006), "Taxation and agglomeration", Working Paper 06 – 08, Center for Nonlinear Dynamics in Economics and Finance, University of Amsterdam. 33. Christaller, Walter (1933), Central places in Southern Germany, English translation by C.W. Bashkin, Prentice–Hall, London, 1966. 34. Deichmann, U. & Kaiser, K. & Lall, S. & Shalizi, Z. (2005), "Agglomeration, transport, and regional development in Indonesia", World Bank Policy Research Working Paper, No. 3477, January, 2005. 237 36. Dinh, Thi Thanh Binh (2009), "Investment behaviour by foreign firms in transition economies: The case of Vietnam", Doctoral Thesis submitted to the Doctoral School of Economics and Management, University of Trento, Italy. 37. Du, J. & Lu, Y. & Tao, Z. (2008), "Economic institutions and FDI location choice: Evidence from US multinationals in China", Journal of Comparative Economics, Vol. 36, No. 3, pp. 412 – 429. 38. Edgington, David W. (2008), "Japanese approaches to technology clusters: Implications for British Columbia", Canada–Asia Commentary, No. 48, February. 39. Ercole, Roberto (2013), "Geographic Agglomeration and Co– localization of Two–Digits Manufacturing in Vietnam Using Discrete–Space Models", In: Regional Science Association International (RSAI) and the 4th Indonesian Regional Science Association (IRSA) Institute, 2–4 July, Bandung, Indonesia. 40. Ernst, D. & Guerrieri, P. & Iammarino, S. & Pietrobelli, C. (2001), "New challenges for industrial clusters and districts: global production networks and knowledge diffusion". In: Guerrieri, P., Iammarino, S., Pietrobelli, C. (Eds., 2001), The Global Challenge to Industrial Districts: SMEs in Italy and Taiwan. Edward Elgar, Cheltenham, UK, pp. 131 – 144. 41. Figueiredo, O; Guimarães, P.; Woodward, D. (2010), "Vertical disintegration in Marshallian industrial districts", Regional Science and Urban Economics, No.40 (2010), pp. 73 – 78. 42. Forslid, R. & Midelfart, K. H. (2005), "Internationalisation, industrial policy and clusters", Journal of International Economics, Vol. 66, No. 1, pp. 197 – 213. 238 43. Fujita, M. & Mori, T. (2005), "Transport development and the evolution of economic geography", IDE Discussion Paper, No. 21, IDE – JETRO. 44. Granovetter, Mark (1985), "Economic action and social structure: the problem of embeddedness", American Journal of Sociology, No. 91, pp. 481 – 510. 51. Hilber, C. A. L. & Voicu, I. (2006), "Agglomeration economies and the location of foreign direct investment: Quasi– experimental evidence from Romania", Research Papers in Environmental and Spatial Analysis, No.105. 52. Hirschmann, Albert O. (1958), The strategy of economic development, Yale University Press, New Heaven. 45. Glaeser, Edward L. & Kallal, Hedi D. & Scheinkman, Jose A. & Shleifer, Andrei (1991), "Growth in cities", NBER Working Papers 3787, National Bureau of Economic Research. 53. Holmes, T. (1999), "Localization of industry and vertical disintegration", The Review of Economics and Statistics, Vol. 81, No. 2, pp. 314 – 325. 46. Guerrieri, Paolo & Pietrobelli, Carlo (2004), "Industrial districts’ evolution and technological regimes: Italy and Taiwan", Technovation, No. 24 (2004), pp. 899 – 914. 54. Hoover, Edgar M. (1948), The location of economic activity, McGraw–Hill, New York. 55. Hotelling, Harold (1929), "Stability in competition", Economic Journal, Vol. 39, No.153, pp. 41 – 57. 56. Howard, Emma & Newman, Carol & Thijssen, Jacco (2013), "Are Spatial Networks of Firms Random?" Learning to Compete Working Papers, No. 2, The Brookings Institution. 57. Howard, Emma & Newman, Carol & Tarp, Finn (2014), "Measuring Industry Agglomeration and Identifying the Driving Forces", Learning to Compete Working Paper, No. 3, The Brookings Institution. 47. Guimarães, P. & Figueiredo, O. & Woodward, D. (2000), "Agglomeration and the location of foreign direct investment in Portugal", Journal of Urban Economics, Vol. 47, No. 1, pp. 115 – 135. 48. Head, K.C. & Ries, J.C. & Swenson, D.L. (1999), "Attracting foreign manufacturing: Investment promotion and agglomeration", Regional Science and Urban Economics, Vol. 29, No. 2, pp.197 – 218. 49. Head, K.C. & Ries, J.C. & Swenson, D.L. (1995), "Agglomeration benefits and location choice: Evidence from Japanese manufacturing investments in the United States", Journal of International Economics, No. 38 (195), pp. 223 – 247. 50. Henderson, Vernon (1997), "Externalities and industrial development", Journal of Urban Economics, Vol. 42, No. 3, pp. 449 – 479. 239 58. Howard, Emma & Newman, Carol & Rand, John & Tarp, Finn (2014), "Productivity–enhancing manufacturing clusters: Evidence from Vietnam", Learning to Compete Working Paper, no. 14, The Brookings Institution. 59. Isard, Walter (1956), Location and space–economy, MIT Press, Cambrigde. 60. Jacobs, Jane (1969), The economy of cities, London: Penguin Books. 240 61. Jeong, Jun Ho & Lee, Jin–Myon (2006), "Identifying industrial clusters in Korea", the paper prepared for 2006 Intermediate Input–Output Workshop, July 26 – 28, Sendai, Japan. 68. Ketels, Christian & Protsiv, Sergiy (2013), "Cluster and the new growth path for Europe", WelfareWeathWork Working Paper, No. 14. 62. Jeong, Jun Ho & Lee, Jin–Myon (2010), "Linkage and network changes in industrial clusters of Korea", paper presented at the Second Annual ANDA (Asian Network for Development in Asia) conference, Phnom Penh, Cambodia, January 8 – 10. 69. Kiese, Matthias (2013), "Regional cluster policies in Germany – A multi–level governance perspective on policy learning", European Review of Industrial Economics and Policy No. 3, 25th March, 2013. 63. Jofre–Monseny, J. & Sole–Olle, A. (2008), "Which communities should be afraid of mobility? The effects of agglomeration economies on the sensitivity of firm location to local taxes", Cesifo working paper, No. 2311. 70. Kim, Kihwan (2008), "Industrial parks in Korea: Outline and recent policy", KIET Occasional Paper No. 69, Korea Institute for Industrial Economics and Trade. 64. Kathuria, Vinish (2011), "What causes agglomeration? – policy or infrastructure – A study of Indian manufacturing industry", paper submitted for Sixth Annual Conference of the Knowledge Forum on “Agglomeration, Technology Clusters and Networks” to be held on November 18 – 20 (Friday – Sunday) 2011 at Goa. 65. Kawakami, Momoko (2001), "Seihin kōzō no kōdo–ka to sangyō shūseki: Taiwan denshi sangyō no jirei (Nâng cấp ngành và cụm liên kết ngành: Trường hợp ngành điện tử của Đài Loan)". Trong: Seiki Mitsuhiro (2001), Ajia no sangyō shūseki sono hatten katei to kōzō (Hội tụ ngành ở châu Á: Quá trình phát triển và cơ cấu), Viện Nghiên cứu Kinh tế châu Á, JETRO, Nhật Bản. Tiếng Nhật Bản. 66. Ketels, Christian (2004), "European clusters", Innovative City and Business Regions, Vol. 3. 67. Ketels, Christian & Lindqvist, Göran & Sölvell, Örjan (2006), The cluster initiative in developing and transition economies, http://www.cluster–research.org/ 241 71. Kind, H. J. & Midelfart–Knarvik, K. H. & Schjelderup, G. (1998), "Industrial agglomeration and capital taxation", Discussion Papers, No. 7/98, Norwegian School of Economics and Business Administration. 72. Köcker, Gerd Meier zu & Garnatz, Liane & Kergel, Helmut (2010), Cluster in Germany and Korea: Similarities and differences. http://www.clustercollaboration.eu/documents/270945/0/Cluster s%2Bin%2BGermany%2Band%2BKorea%2B– %2BSimilarities%2Band%2BDifferences.pdf/3069be1e–34a1– 424a–92f4–1d5df9c488da?version=1.0. 73. Kodama, Toshihiro (2002), "Liên kết doanh nghiệp – trường đại học và liên kết doanh nghiệp – chính quyền ở Tama (Vùng Thủ đô Tiên Tiến về Công nghệ) (Tama (gijutsu senshin shutoken chiiki) ni okeru sangaku oyobi kigyō–kan renkei)", RIETI Discussion PaperSeries 02–J–012, Viện Nghiên cứu Kinh tế – Công nghiệp (RIETI). 242 74. Komolavanij, Somrote (2008), "The development of industrial agglomeration and innovation in Thailand". In: Ariff, M. (ed.), Analyses of industrial agglomeration, production networks and FDI promotion, ERIA Research Project Report 2007–3, Institute of Developing Economies – JETRO. 75. Komolavanij, Somrote & Jeenanunta, Chawalit & Ammarapala, Veeris & Chongphaisal, Pornpimon (2008), "Thailand regional free trade agreements and the effect on industrial clustering". In: Kuchiki, Akifumi & Tsuji, M. (eds.), The Formation of industrial clusters in Asia and regional integration, Institute of Developing Economies – JETRO. 76. Krugman, Paul (1979), "Increasing returns, monopolistic competition, and international trade", Journal of International Economics, No. 9 (1979), pp. 469 – 479. 77. Krugman, Paul (1980), "Scale economies, product differentiation and the pattern of trade", American Economic Review, No. 70, pp. 950 – 959. 78. Krugman, Paul (1981), "Trade, accumulation, and uneven development", Journal of Development Economics, No. 8, pp. 149 – 161. 79. Krugman, Paul (1990a), Rethinking international trade, The MIT Press, Cambridge, Massachusetts. 82. Krugman, Paul (1995a), "Innovation and agglomeration: Two parables suggested by city–sized distribution", Japan and the World Economy, No. 7 (1995), pp. 371 – 390. 83. Krugman, Paul (1995b), Development, geography, and economic theory, MIT Press. 84. Kuchiki, Akifumi (2003), "Agglomeration of Exporting Firms in Industrial Zones in Northern Vietnam". In: Kagami, M. & Tsuji, M. (eds.), Industrial Agglomeration, Institute of Developing Economies (IDE–JETRO). 85. Kuchiki, Akifumi (2005a), “Theory of a flowchart approach to industrial cluster policy", IDE Discussion Paper. No. 36. 2005.9. 86. Kuchiki, Akifumi (2005b), "Theoretical models based on a flowchart approach to industrial cluster policy", IDE Discussion Paper. No. 33. 2005.8, Institute of Developing Economies – JETRO. 87. Kuchiki, Akifumi (2008), “Patterns of Flowchat Approach to Industrial Cluster Policy: Its Feedback Processes of Hanoi and Guangzhou.” In: Kuchiki A. and Tsuji M. (eds., 2008), The Formation of Industrial Clusters in Asia and Regional Integration. Institute of Developing Economies – JETRO. 88. Kuchiki, Akifumi & Tsuji, Masatsugu (eds.) (2010), From agglomeration to innovation. Upgrading industrial clusters in emerging economies, Institute of Developing Economies – JETRO, Palgrave Macmillan, UK. 80. Krugman, Paul (1990b), "Increasing returns and economic geography", NBER working paper series, working paper No. 7235, National Bureau of Eocnomic Research. 81. Krugman, Paul (1991), Geography and trade, MIT Press, London. 243 89. Kutsenko, Evgenity & Meissner, Dirt (2013), Key features of the first phase of the national cluster program in Russia, Working Papers Series: Science, technology and Innovation WP BRP 11/STI/2013. 244 90. Lee, Chuan–Kai (2009), " How does a cluster relocate across the border? The case of information technology cluster in the Taiwan – Suzhou region", Technological Forecasting & Social Change, No. 76 (2009), pp. 371 – 381. 97. Long, C. & Zhang, X. (2012), "Patterns of China's industrialization: Concentration, specialization, and clustering", China Economic Review, Vol. 23, No. 3, September 2012, pp. 593 – 612. 91. Lee, Doohee (2015), "Sharing of experiences in the development of industrial parks between Vietnam and Korea", paper presented at the Innovation Sharing Program from Korean Industrialization Workshop. 98. Long, C. & Zhang, X. (2011), "Cluster–based industrialization in China: Financing and performance", Journal of International Economics, No.84 (2011), pp. 112 – 123. 92. Lee, Ting–Lin (2006), "Action strategies for strengthening industrial clusters in southern Taiwan", Technology in Society, No. 28 (2006). pp. 533 – 552. 93. Li, B. & Lu, Y. (2009), "Geographic concentration and vertical disintegration: Evidence from China", Journal of Urban Economics, No. 65 (2009), pp. 294 – 304. 94. Lindqvist, Goran & Ketels, Christian & Solvell, Orjan (2012), The cluster initiative greenbook 2.0, Ivory Tower Publishers, Stockholm. 95. Ling, Tzen–Ying (Jenny) (2009), "Industrial spatial clustering pattern in Taiwan", PhD Dissertation, School of Environmental Design, Chinese Culture University. March 2015, Hanoi, Vietnam. 96. Liu, Meng–chun & Chen, Tain–Jy & Hu, Ming–Wen (2004), New venture and industrial clustering: A case study of Taiwan. On–line at http://www.researchgate.net/publication/242237527_NEW_VE NTURES_AND_INDUSTRIAL_CLUSTERING_A_CASE_ST UDY_OF_TAIWAN 245 99. Lösch, August (1940), The economics of location, English translation 1954, Yale University Press, New Heaven. 100. Ludema, R. D. & Wooton, I. (1998), "Economic geography and the fiscal effects of regional integration", Working Papers, No. 9809, Business School – Economics, University of Glasgow. 101. Majocchi, A. & Presutti, M. (2009), "Industrial clusters, entrepreneurial culture and the social environment: The effects on FDI distribution", International Business Review, Vol. 18, No. 1, pp. 76 – 88. 102. Marshall, Alfred (1919), Industry and trade, Macmillan, London. 103. Marshall, Alfred (1920), Principles of economics, Eight Edition, London: Macmillan and Co. 104. Martin, P. & Mayer, T. & Mayneris, F. (2011), "Public support to clusters: A firm level study of French “local productive systems”", Regional Science and Urban Economics, No. 41 (2011), pp. 108 – 123. 105. Mentzel, Thomas (ed.), Structural change in Europe, Hagbarth Publications, Bollschweil, Germany. 246 106. Meyanathan, Saha Dhevan (2011), "Industrial upgrading: Cluster development in the Malaysian electronics industry". In: Kuchiki, Akifumi and Tsuji, Masatsugu (eds.), Industrial clusters, upgrading and innovation in East Asia, Institute of Developing Economies – JETRO, Edward Elgar Publishing. 107. Min, K. W & Kim, Y. S. (2003), Industrial agglomeration in Korea: Structural patterns and productivity externalities, Korea Institute for Industrial Economics and Trade. 108. Mihn, Kyoung–Hwie (2004), "An analysis of agglomeration economies in the manufacturing sector of Korea", KIET Occasional Paper No. 56, Korea Institute for Industrial Economics and Trade. 109. Miyakawa, Yasuo (1996), "Japan's Technopolis: A Model for Frontier Development in East Asia". In: Gradus, Yehuda and Lithwick, Harvey (eds.), Frontiers in regional development, Rowman & Littlefield Publishers. 110. Mun, Mi–seong (2004), "San–eob keulleoseuteo yugseong–eul wihan: Jiyeoghyeogsinchegye guchugbang–an–Gyeong– gidoleul salyelo (Phát triển cụm liên ngành nhằm xây dựng hệ thống sáng tạo khu vực: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Gyeonggi). http://www.stepi.re.kr:8080/module/publishSubDown.jsp?categ Cd=A0504&ntNo=149&sbNo=6. Tiếng Hàn Quốc. 111. Myrdal, Gunnar (1957), Economic theory and underdeveloped regions, Duckworth, London. 112. Narayanan, Suresh (1999), “Factors favouring technology transfer to supporting firms in electronics: Empirical data from Malaysia", Asia–Pacific Development Journal, No. 6 (1). 247 113. Ng, L. F.Y. & Tuan, C. (2006), "Spatial agglomeration, FDI, and regional growth in China: Locality of local and foreign manufacturing investments", Journal of Asian Economics, Vol. 17, No. 4, pp. 691 – 713. 114. Ng, L. F.Y. & Tuan, C. (2004), "Manufacturing agglomeration as incentives to Asian FDI in China after WTO", Journal of Asian Economics, Vol. 15, No. 4, pp. 673 – 693. 115. Nguyễn, Thị Nguyệt chủ nhiệm (2014), "Vai trò của các tổ chức khoa học và công nghệ đối với quá trình hình thành và phát triển cụm liên kết ngành – Gợi ý giải pháp cho Việt Nam", Đề tài cấp bộ, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. 116. Nguyễn, Xuân Thành (2015), "Nhận dạng các cụm ngành ở Việt Nam". Tại: http://www.fetp.edu.vn/attachment.aspx?ID=38174 117. Noland, Christine & Kumar, Indraneel (2006), "Geographic information systems (GIS) in business and industry cluster analysis: A case study of Indiana", paper prepared for ESRI International User Conference, 2006. 118. Ohlin, Bertil (1933), Interregional and international trade, Harvard University Press, Cambridge, Massachusetts. 119. Okada, Aya & Siddharthan, N.S. (2007), "Industrial clusters in India", IDE Discussion Paper. No. 103. 2007.4, Institute of Developing Economies – JETRO. 120. Okamoto, Yumiko (2004), "Agglomeration and international competitiveness: Can Malaysia's growth be sustainable?" In: Kuchiki, Akifumi and Tsuji, Masatsugu (eds.), Industrial cluster in Asia: Analyses of their competition and cooperation, IDE Development Perspective Series No. 6, Institute of Developing Economies – JETRO. 248 121. Okamuro, Hiroyuki & Nishimura, Junichi (2011), "Management of cluster policies: Case studies of Japanese, German, and French bio–clusters", Center for Economic Institutions Working Paper Series No. 2011 – 7. 128. Parrilli, Davide (2013), "The new complexity of local production and the enlightened role of industrial policy: The Basque Country Case", European Review of Industrial Economics and Policy, No. 5, 8 January. 122. Otsuka, Keijiro & Sonobe, Tetsushi (2009), "Geography of cluster–based industrial development". In: Huang, Yukon and Magnoli Bocchi, Alessandro (2009), Reshaping economic geography in East Asia, World Bank. 129. Perroux, François (1950), "Economic space, theory and applications", Quarterly Journal of Economics, No. 64, pp. 89 – 104. 123. Pachura, Piotr (2008), "Cluster initiatives in EU policy", Annales Universitatis Apulensis Series Oeconomica, Vol. 2, Issue 10. 124. Palacios, Juan J. (2005), "Economic agglomeration and industrial clustering in developing countries: The case of the Mexican Silicon Valley". In: Kuchiki, A. & Sun, J. & Palacios, J.J. (eds.) (2005), Comparison of industrial agglomeration between Asia and other region, Joint Research Program Series, Institute of Developing Economies (IDE–JETRO), pp. 161 – 271. 125. Pansuwan, Apisek (2010), "Industrial decentralization policies and industrialization in Thailand", Silpakorn University International Journal, Vol.9 – 10, pp. 117 – 147. 126. Park, Sam Ock & Koo, Yangmi (2013), "Innovation–driven cluster development strategies in Korea", European Review of Industrial Economics and Policies, No. 5. 127. Park, Sangcheol & Mun, Muncheol (2010), Hyeogsin keulleoseuteo neteuwokeu guchug–e gwanhan yeongu: san–eob danji nae minikeulleoseuteo hwaldong–ui seong– gwawamunjejeom mich hwalseonghwa bangbeoblon (Nghiên cứu việc xây dựng mạng lưới cụm liên kết ngành đổi mới sáng tạo). http://www.kapa21.or.kr/data/data_download.php?did=4642. Tiếng Hàn Quốc. 249 130. Perroux, François (1970), "Notes on the concept of growth poles", in McKee, David L. (1970), Regional economics: Theory and practice, Free Press, pp. 93 – 130. 131. Piore, Michael & Sabel, Charles (1984), The second industrial divide, Basic Books. 132. Porter, Michael E. (1990), The competitive advantage of nations, bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Trẻ, 2009. 133. Porter, Michael E. (1998), "Clusters and the new economics of competition", Harvard Business Review, Havard Business School Press, Boston. 134. Porter, Michael E. (2000a), "Location, competion and the economic development: local clusters in a global economy", Economic Development Quarterly, February, Vol. 14, Issue 1, pp.15 – 35. 135. Porter, Michael E. (2000b), "Locations, clusters, and company strategy", in Clark, G. L., Feldman, M. P., Gertler, M. S. (eds), The Oxford Handbook of Economic Geography, Oxford University Press, Oxford, pp. 253 – 274. 136. Porter, Michael E. (2003), "The economic performance of regions", Regional Studies, Vol. 37, pp. 549 – 578. 250 137. Porter, Michael E. (2007), "Clusters and economic policy: Aligning public policy with the new economics of competition", ISC White Paper, November 2009, Institute for Strategy and Competitiveness, Havard Business School. 138. Porter, Michael E. (2008), "Clusters, innovation, and competitiveness: New findings and implications for policy", presented at the EU Conference on Innovation and Clusters, Stockholm, Sweden, 22 January. 139. Potter, Antony & Watts, Doug H. (2011), "Evolutionary agglomeration theory: increasing returns, diminishing returns, and the industry life cycle", Journal of Economic Geography, Vol. 11, No. 3, pp. 417 – 455. 140. Puga, D. & Venables, A. J. (1998), "Agglomeration and economic development: Import substitution vs. trade liberalisation", Center for Economic Performance Discussion Paper, No. 377, London School of Economics. 141. Ranawat, Mahipat & Tiwari, Rajnish (2009), Influence of government policies on industry development: The case of India’s automotive industry, Hamburg University of Technology, Institute of Technology and Innovation Management Schwarzenbergstr. 95, 21073. 142. Riedel, James & Record, Richard (2004), "Industrial clusters in Asia: Analyses of their competition and cooperation – Vietnam case study". In: Kuchiki, Akifumi & Tsuji, Masatsugu (eds.), Industrial clusters in Asia: Analyses of their competition, Institute of Developing Economies (IDE–JETRO). 251 143. Roelandt, Theo J.A. & den Hertog, Pim (1999), Summary report of the focus group on cluster. Retrieved on 01/09/2014 from http://www.oecd.org/sti/inno/2369025.pdf. 144. Rogier, Busser & Sadoi, Yuri (eds.) (2004), Production networks in Asia and Europe: Skill formation and technology transfer in the automobile industry, Routledge Curzon, Taylor & Francis Group: London, New York. 145. Rosenfeld, Stuart A. (2002a), Just clusters: Economic development strategies that reach more people and places, September, Carrboro, NC: Regional Technology Strategies, Inc. 146. Rosenfeld, Stuart A. (2002b), A Governor's guide to vluster– based economic development, Washington: National Governors Association. 147. Rosenfeld, Stuart A. (2007), A Governor's guide to cluster– based strategies for growing state economies, Washington: National Governors Association. 148. Rosenthal, S. S. & Strange, W. (2004), "Evidence on the nature and sources of agglomeration economies". In: Vernon, H. and Jacques François Thisse, J. F. (eds), Handbook of regional and urban economics, Vol. 4, North Holland, Amsterdam, pp. 2119 – 2171. 149. Ruan, J., & Zhang, X. (2009), "Finance and cluster–based industrial development in China", Economic Development and Cultural Change, Vol. 58, No. 4. 150. Salop, Scot C. (1979), "Monopolistic competition with outside goods", The Bell Journal of Economics, No. 10, pp. 141 – 156. 252 151. Saxenian, AnnaLee (1989), "Regional production networks and the resurgence of Silicon Valley", Working paper no.508, Institute of Urban and Regional Development, University of California at Berkerley. 159. Thompson, E. R. (2002), "Clustering of foreign direct investment and enhanced technology transfer: Evidence from Hong Kong garment firms in China", World Development, Vol. 30, No. 5, pp. 873 – 889. 152. Saxenian, AnnaLee (1990), "The origins and dynamics of production networks in Silicon Valley", Working paper No. 516, Institute of Urban and Regional Development, University of California at Berkerley. 160. Tippakoon, Phakpoom (2011), Clustering and industrial development: Evidence from Thailand, PhD Dissertation, Nagoya University. 153. Scott, Allen J. (1988a), "Flexible production systems and regional development: the rise of new industrial spaces in North America and western Europe", International Journal of Urban and Regional Research, Vol. 12, No. 2, pp. 171 – 186. 154. Scott, Allen J. (1988b), New industrial spaces: Flexible production organization and regional economic development in North America and Western Europe, Pion, London. 155. Sölvell, Örjan & Lindqvist, Göran & Ketels, Christian (2003), The cluster initiative greenbook, first edition, http://www.cluster–research.org/ 156. Sonobe, Tetsushi & Hu, Dinghuan & Otsuka, Keijiro (2004), "From inferior to superior products: an inquiry into the Wenzhou model of industrial development in China", Journal of Comparative Economics, No. 32 (2004), pp. 542 – 563. 157. Sonobe, Tetsushi & Hu, Dinghuan & Otsuka, Keijiro (2006), Development of the motorcycle industry in the inland region of China, Asian Development Bank. 158. Sohn, Dong–won and Kenny, Martin (2007), "Universities, clusters, and innovation systems: The case of Seoul, Korea", World Development, Vol. 35, No. 6, pp. 991 – 1004. 253 161. Trappey, Charles V. & Lin, Gilbert Y.P. & Trappey, Amy J.C. & Liu, C.S. & Lee, W.T. (2011), "Deriving industrial logistics hub reference models for manufacturing based economies", Expert Systems with Applications, No. 38 (2011), pp. 1223 – 1232. 162. Trần Kim Hào chủ nhiệm (2011), "Phát triển cụm, khu công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ tạo mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị", Đề tài cấp bộ, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. 163. Trinh, Hoai Nam (2013), "Agglomeration economies and the location of foreign direct investment: Empirical evidence from Vietnam", Asian Economic and Financial Review, Vol. 3, No. 4, pp. 512 – 531. 164. Uzzi, Brian (1997), "Social structure and competition in interfirm networks: the paradox of embeddedness", Administrative Science Quarterly, No. 42, pp. 35 – 67. 165. Vashkevich, Yuliya (2012), “Transnational cluster policy cooperation: EU lessons for the CIS countries”, available online at http://coin.wne.uw.edu.pl/wiem/papers_2012/Vashkevich. 166. Vo, Tri Thanh et al (2012), "Promoting industrial cluster development in Vietnam", Vietnam Economic Management Review, The special issue published with financial support of the SME Cluster Development project (Ministry of Planning and Investment – UNIDO). 254 167. Von Thünen, Johann Heinrich (1826), Isolated state, English translation by C.M.Wartenberg, Oxford, Pergammon Press (1966). 175. Wu, L. & Yue, X. & Sim, T. (2006), "Supply clusters: A key to China's cost advantage", Supply Chain Management Review, March. 168. Wang, Chih–Kang & Taiwan External Trade Development Council (2013), The Story of Taiwan industrial clusters, EHGBooks. 176. Xu, Jui–Hsiang & Xu, Li–Hung (2011), "Táiwān chǎnyè qún jù chéngzhǎng de tànsuǒ (Tìm hiểu cụm liên kết ngành ở Đài Loan)", Bắc Đài Loan Học Báo, số 34, tháng 6 – 2011, tr. 129 – 140. (Tiếng Trung Quốc). 169. Wang, J. (2010), "Industrial clustering in China: The case of the Wenzhou footwear Sector". In: Zeng, Douglas Zhihua (editor) (2010). 170. Wang, Z. (2008), "Transition and transplantation in the development of the "South Jiangsu model" and "Wenzhou model"", SLD working paper 13/2008, School of Local Development, University of Trento. 171. Wang, Zhi & Wei, Sang–Jin & Powers, William (2009), “Value chains in East Asian production networks – An international input–output model based analysis", Office of Economics Working Paper No. 209–10–C, U.S. International Trade Commission, October. 172. Waits, Mary Jo (2000), "The added value of the industry cluster approach to economic analysis, strategy development, and service delivery", Economic Development Quarterly, Vol. 14, No. 1, February, pp. 35 – 50. 173. Weber, Alfred (1909), The location of industry (English edition in 1929), University of Chicago Press, Chicago. 174. Wrede, M. (2009), "Agglomeration, tax competition and fiscal equalisation", Documents de Treball de l’IEB 2009/5, Barcelona Institute of Economics. 255 177. Yehoue, E. B. (2009), "Clusters as a driving engine for FDI", Economic Modelling, Vol. 26, No. 5, pp. 934 – 945. 178. Yusof, Zatun Najahah (2012), "Strengthening cluster development in Malaysia with collaborative relationship", 2012 Cambridge Business & Economics Conference. On–line at http://www.gcbe.us/2012_CBEC/data/Zatun%20Najahah%20Yu sof.docx. 179. Zeng, Douglas Zhihua (editor) (2010), Building engines for growth and competitiveness in China: Experience with special economic zones and industrial clusters, The World Bank. 180. Bộ Kinh tế và Công nghiệp, Nhật Bản (2009), 2009 Sangyō kurasutā seisaku panfuretto (Báo cáo chính sách cụm liên kết ngành năm 2009). 181. Bộ Kinh tế và Công nghiệp, Nhật Bản (2011), Sangyō kurasutā keikaku – Dainiki chūki keikaku katsudō sōkatsu (Báo cáo tổng hợp thực hiện kế hoạch trung hạn lần II – kế hoạch phát triển cụm liên kết ngành). 182. Bộ Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Thể thao, Nhật Bản (2010). Heisei 22–nendo chiiki inobēshon kurasutā puroguramu (Báo cáo chương trình cụm liên kết ngành tri thức năm ngân sách 2010). 256 183. Cục Kinh tế và Công nghiệp Vùng Kanto, Bộ Kinh tế – Công nghiệp (2001), Gijutsu senshin shutoken chiiki ni okeru kaihatsu–gata shūseki kassei–ka no genjō to kadai ni tsuite no chōsa kenkyū (Nghiên cứu hiện trạng và vấn đề của chương trình thúc đẩy hội tụ ngành theo định hướng nghiên cứu phát triển ở Vùng Thủ đô Tiên tiến về Công nghệ). 184. Consulate General of the Netherlands in Chongqing (2014), Automotive industry in Chongqing, Shichuan and Hubei. On– line: http://www.zakendoeninchina.org/binaries/content/assets/posten web/c/china/zaken–doen–in–china/chongqing/automotive– industry–in–chongqing–sichuan–hubei_apr–2014.pdf. 185. European Cluster Observatory (2007a), Country Report: Finland. 186. European Cluster Observatory (2007b), Country Report: Germany. 193. European Communities (2008), "The concept of clusters and cluster policy and their role for competitiveness and innovation: Main statistical results and lessons learned", Europe INNOVA / PRO INNO Europe paper, No. 9. 194. Germany Trade and Invest GTAI (2013), Biotechnology clusters in Germany: Europe’s leading resource for innovation in life science. On–line at. http://www.gtai.de/GTAI/Content/EN/Invest/_SharedDocs/Dow nloads/GTAI/Fact–sheets/Life–sciences/fact–sheet–bioregions– in–germany–en.pdf. 195. Legislative Council Secretariat, Taiwan (2011), Industrial research institutes and industrial parks in Taiwan. On–line at http://www.legco.gov.hk/yr10–11/english/sec/library/1011fs17– e.pdf 187. European Cluster Observatory (2007c), Country Report: Italy. 196. Ministry of Economic Affairs, Taiwan (2006), "The core of the cluster: Taiwan InnoValue", Department of Investment Services and Taiwan External Trade Development Council. 188. European Cluster Observatory (2007d), Country Report: Netherland. 197. Ministry of Industry and Trade, Malaysia (1996), Second industrial master plan 1996 – 2005, MITI, Kuala Lumpur. 189. European Cluster Observatory (2007e), Country Report: Spain. 198. Ministry of Knowledge Economy, Korea and Korea Industrial Comlex Corp (2010), The industrial complex cluster program of Korea. 190. European Cluster Observatory (2007f), Country Report: Sweden. 191. European Commission (2002), "Regional clusters in Europe", Observatory of European SMEs, No. 3. 192. European Commission (2007), "Innovation clusters in Europe: A statistical analysis and overview of current policy support”, Online at: http://www.innovatingregions.org/download/FINAL%5FMaster %5F%2D%5FENTR%5Fpaper%2Epdf. 257 199. Ministry of Knowledge Economy, Korea and Korea Industrial Comlex Corp (2012), Industrial park development strategy and management practices. 200. SERI & ITEP (2004), Establishing development stratigies for major industrial agglomerations. 258 201. OECD (2007), "Competitive regional clusters: National policy approaches", OECD Reviews of Regional Innovation. 202. Trung tâm Nghiên cứu Địa điểm Kinh doanh, Nhật Bản (2010), Sangyō kurasutā keikaku: Besutopurakuti su–shū (Kế hoạch phát triển cụm liên kết ngành: tuyển tập các kinh nghiệm tốt nhất). XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH  CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  NHÀ XUẤT BẢN BÁCH KHOA HÀ NỘI 203. UNCTAD (2000), The competitiveness challenge: Transnational corporations and industrial restructuring in developing countries, United Nations Conference on Trade and Development, Geneva. Ngõ 17 Tạ Quang Bửu – Hai Bà Trưng – Hà Nội ĐT: 04. 38684569; Fax: 04. 38684570 http://nxbbk.hust.edu.vn 204. Vụ Kinh tế Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam (2013), Báo cáo tổng kết hội thảo Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư trong công nghiệp hỗ trợ. Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc – Tổng Biên tập: TS. PHÙNG LAN HƯƠNG 205. Working Group for Developing Roadmap toward East Asian Economic Integration (2008), "Policy framework of deepening economic integration and narrowing development gaps". In: Soesastro, H. (ed.), Developing roadmap toward East Asian economic integration, ERIA Research Project Report 2007–1–1, Chiba: IDE–JETRO, pp.17 – 26. Biên tập: ĐỖ THANH THÙY Sửa bản in: VŨ THỊ HẰNG Trình bày: NGUYỄN THẾ HOÀNG In 500 cuốn khổ 14,5 × 20,5 cm tại Công ty cổ phần in và dịch vụ văn phòng Tân Đại Việt, Số 16 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Số xuất bản: 2527 – 2015/CXBIPH/01 – 70/BKHN; ISBN: 978­604­938­688­6. Số QĐXB: 174/QĐ – ĐHBK – BKHN ngày 21/09/2015. In xong và nộp lưu chiểu quý III năm 2015. 259 260 [...]... của chính sách hội tụ ngành và khó khăn cho thực thi chính sách cả về mặt chính trị (ra quyết định chính sách) lẫn hành chính (thực hiện chính sách) Một thách thức khác là cho dù lý luận về hội tụ ngành khẳng định tính chuyên ngành, song trong thực tế có thể có đa ngành trong cùng một khu hội tụ ngành và có thể có nhiều khu hội tụ ngành của các ngành khác nhau ở cùng một vị trí Ví dụ, cùng khu hội tụ. .. – các tế bào của nền kinh tế – hội tụ ngành cũng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia Vùng có hội tụ ngành trở thành những vùng động lực tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia.20 Thành công trong phát triển kinh tế của Trung Quốc được cho là do nước này triển khai đường lối công nghiệp hóa dựa vào hội tụ ngành.21 Tuy nhiên, lợi ích của hội tụ ngành không phải chỉ có như vậy Hội tụ ngành... có chính quyền và có hội đồng nhân dân, nhưng vẫn có thể là một vùng hành chính tại đó có các văn phòng khu vực do các bộ đặt 54 3.2 Mục tiêu chính sách – Hỗ trợ những ngành đang chuyển đổi; Chính sách hội tụ ngành là một phần hoặc là sự giao thoa của các chính sách ngành (chính sách công nghiệp), chính sách phát triển vùng và chính sách khoa học công nghệ (Benner, 2012; OECD, 2007) Do cả ba chính sách. .. các chính sách khuyến khích đầu tư và cuối cùng là chính sách của bang này cũng chẳng khác nhiều so với của bang 33 Du et al (2006) nghiên cứu việc lựa chọn địa điểm đầu tư tại Trung Quốc của các công ty đa quốc gia Mỹ và thấy, cả bốn loại tính kinh tế nhờ hội tụ ngành là hội tụ của các công ty Mỹ, hội tụ của các công ty Trung Quốc, hội tụ của các doanh nghiệp thượng nguồn trong chuỗi cung ứng, hội tụ. .. phần hoặc giao thoa của chính sách công nghiệp và chính sách phát triển vùng, nên đối tượng của nó bao gồm ngành/lĩnh vực và địa phương Một loại đối tượng nữa của các khu hội tụ ngành là chủ thể của khu Việc lựa chọn đối tượng của chính sách hội tụ ngành chính là: a) Lựa chọn địa phương nào, cấp nào: Khi xây dựng chính sách hội tụ ngành, cơ quan lập chính sách sẽ phải lựa chọn loại địa phương là loại... có thể chính sách hội tụ ngành lại làm cản trở sự phát triển của các cụm liên kết ngành Đó là trường hợp mà chính sách hội tụ ngành trái với cơ chế điều chỉnh tự nhiên, làm méo mó Krugman (1980) 49 50 các hoạt động kinh tế Một chính sách hội tụ ngành phù hợp phải là chính sách đi theo quy tắc kinh tế chung có cân nhắc đến điều kiện đặc thù của địa phương nơi có cụm liên kết ngành (Anderson và đồng... sẽ ít khi có chính sách hội tụ ngành của quốc gia, mà thường là các chính sách của chính quyền địa phương Mỹ và một số ít nước châu Âu chuộng cách tiếp cận bottom–up đối với chính sách hội tụ ngành hơn Nhiều nước châu Âu khác và nhiều nước châu Á lại chuộng cách tiếp cận top – down đối với chính sách hội tụ ngành Theo cách này, chính quyền trung ương tham vấn ý kiến của các tổ chức từ cả chính quyền... sụp đổ Điều này hàm ý rằng, nếu theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi, quốc gia cũng nên đồng thời theo đuổi chính sách thúc đẩy hội tụ ngành Chương 3 VỀ CHÍNH SÁCH HỘI TỤ NGÀNH 3.1 Khái niệm chính sách hội tụ ngành Sáng kiến thúc đẩy hội tụ ngành là những hành động có nhận thức của nhiều chủ thể tổ chức để tạo ra và củng cố các cụm liên kết ngành (Anderson và đồng tác giả, 2004) Có rất nhiều loại chủ... giảm khoảng cách về ưu đãi giữa các nước Nhưng chính sách xây dựng các khu vực hội tụ ngành sẽ có tác dụng thu hút FDI cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn và các khu vực hội tụ ngành của các nước gần nhau lại có tác dụng thúc đẩy hội tụ ngành thêm nữa Do đó, nếu chỉ có thể triển khai một chính sách thu hút FDI thì nên chọn chính sách xây dựng các khu vực hội tụ ngành 12 Kind et al (1998), Ludema and Wooton... có chính sách thu hút rất tích cực Dù trước thế kỷ XXI, không nước/lãnh thổ Đông Á nào về danh nghĩa có chính sách hội tụ ngành, song họ đã có những biện pháp mà các yếu tố của chính sách hội tụ ngành hiện đại thể hiện rất rõ 2.3.3 Hội tụ ngành xuyên quốc gia Hội tụ ngành có thể diễn ra ở một khu vực nằm đồng thời ở nhiều quốc gia Ví dụ, ở Bắc Mỹ, khu vực hội tụ ngành công nghiệp ô tô ở tại một vài ... Institute v Burnham Institute, hai s nhng vin nghiờn cu cụng ngh sinh hc v sc khe ln nht th gii, ó u t vo Florida Scripps Research Institute ó ti Florida lp Scripps Florida Research Institute... ch cỏc hot 11 ng ca ngnh ch to ụ tụ Hin tng ny chớnh l t hi t, ging nh qu búng tuyt cng ngy cng ln thờm nú ln trờn tuyt Mt cỏch gi khỏc ca hin tng ny l hiu ng cm So vi cỏc doanh nghip nc, doanh... Communities (2008) 39 Dn li t European Communities (2008) 40 phng cú thnh tu i mi sỏng to cao vi a phng cú thnh 19 tu phỏt trin hi t ngnh cao Li ớch ca hi t ngnh i vi doanh nghip ó c nhiu nghiờn

Ngày đăng: 08/10/2015, 22:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan