phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại nhno ptnt huyện thới bình_tỉnh cà mau

76 264 0
phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại nhno  ptnt huyện thới bình_tỉnh cà mau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  NGUYỄN ĐINH LĂNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT HUYỆN THỚI BÌNH_TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ - 2013 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  NGUYỄN ĐINH LĂNG MSSV: LT11046 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT HUYỆN THỚI BÌNH_TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ThS. TRƯƠNG THỊ BÍCH LIÊN Cần Thơ - 2013 ii LỜI CẢM TẠ Sau thời gian học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ, với sự dạy bảo nhiệt tình và tâm huyết của các thầy cô trong khoa cũng như các thầy cô bộ môn đã giúp tôi có được nhiều kiến thức bổ ích và quan trọng về lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng. Qua thời gian thực tập tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Bình với sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của các anh, chị cán bộ Ngân hàng đã tạo điều kiện tốt cho tôi hệ thống lại những kiến thức đã được học ở trường và có thêm được những kiến thức thực tế trong lĩnh vực Ngân hàng. Tất cả đã tạo mọi điều kiện để tôi thấy và hiểu biết thêm rất nhiều về công tác của Ngân hàng. Tuy nhiên, với kiến thức, kinh nghiệm, khả năng phân tích tìm hiểu còn hạn chế và thời gian thực tập tương đối nên đề tài này không thể hoàn chỉnh và không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong các anh chị trong Ngân hàng, giáo viên hướng dẫn và giáo viên phản biện đóng góp ý kiến để bài viết của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã truyền dạy cho tôi có được những kiến thức bổ ích như ngày hôm nay. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn cô Trương Thị Bích Liên là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành tốt bài báo cáo này. Cuối lời, tôi xin gửi lời chúc sức khoẻ và thành công đến toàn thể cán bộ tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Bình cùng quý thầy cô của Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Đinh Lăng iii TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần thơ, ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Đinh Lăng iv NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... Ngày tháng Giám đốc v năm 2013 MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU............................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài.................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2 1.3.1 Thời gian ............................................................................................. 2 1.3.2 Không gian.......................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU........... 3 2.1 Cơ sở lý luận .......................................................................................... 3 2.1.1 Tổng quan về tín dụng Ngân hàng ....................................................... 3 2.1.2 Hộ sản xuất và sự cần thiết phát triển hộ sản xuất.............................. 10 2.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 11 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu............................................................. 11 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................... 11 Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN THỚI BÌNH_TỈNH CÀ MAU ..................................................... 12 3.1 Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thới Bình...................... 12 3.1.1 Lịch sử hình thành ............................................................................. 12 3.1.2 Cơ cấu tổ chức................................................................................... 12 3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ........................................... 13 3.1.4 Những quy định về tín dụng .............................................................. 14 3.1.5 Quy trình tín dụng ............................................................................. 16 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................................... 17 Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN THỚI BÌNH ...................... 21 4.1 Tình hình hoạt động của Ngân hàng ..................................................... 21 4.1.2 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng ................................................. 21 4.1.2 Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng..................................... 25 vi Trang 4.2 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................ 29 4.2.1 Doanh số cho vay .............................................................................. 29 4.2.2 Doanh số thu nợ ................................................................................ 35 4.2.3 Dư nơ ................................................................................................ 41 4.2.4 Nợ quá hạn ........................................................................................ 47 4.2.5 Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng ............................................ 53 Chương 5: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Thới Bình.............................................. 58 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 63 6.1 Kết luận................................................................................................ 63 6.2 Kiến nghị.............................................................................................. 63 6.2.1 Kiến nghị với NHNN......................................................................... 63 6.2.2 Kiến nghị đối với địa phương ............................................................ 64 Tài liệu tham khảo...................................................................................... 65 vii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2013 ................................................................................................................... 18 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ........................................................................................................... 20 Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 ............ 21 Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 ........ 22 Bảng 4.3 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .. 23 Bảng 4.4 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ................................................................................................................... 24 Bảng 4.5 Tình hình tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 ............ 26 Bảng 4.6 Tình hình tín dụng của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013.. 28 Bảng 4.7 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2012 ................................................................................................................... 30 Bảng 4.8 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ........................................................................................................... 32 Bảng 4.9 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012 .. 33 Bảng 4.10 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ........................................................................................................... 35 Bảng 4.11 Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2012 ................................................................................................................... 36 Bảng 4.12 Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ........................................................................................................... 38 Bảng 4.13 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012 .. 39 Bảng 4.14 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ................................................................................................................... 41 Bảng 4.15 Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2012 .......... 42 Bảng 4.16 Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm 2012, 2013 44 Bảng 4.17 Dư nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012 .................. 45 Bảng 4.18 Dư nợ theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ........ 47 Bảng 4.19 Nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2012 .. 48 Bảng 4.20 Nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ........................................................................................................... 50 viii Trang Bảng 4.21 Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012 .......... 51 Bảng 4.22 Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ................................................................................................................... 52 Bảng 4.23 Tổng dư nợ/Vốn huy động của 3 năm 2010, 2011, 2012............ 53 Bảng 4.24 Tổng dư nợ/Vốn huy động 6 tháng đầu năm 2012, 2013............ 54 Bảng 4.25 Nợ quá hạn HSX/Dư nợ HSX 3 năm 2010, 2011, 2012 ............. 54 Bảng 4.26 Nợ quá hạn HSX/Dư nợ HSX 6 tháng đầu năm 2012, 2013....... 55 Bảng 4.27 DSTN HSX/DSCV HSX 3 năm 2010, 2011, 2012 ................... 55 Bảng 4.28 DSTN HSX/DSCV HSX 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ............. 56 Bảng 4.29 Vòng quay vốn tín dụng HSX 3 năm 2010, 2011, 2012 ............. 56 Bảng 4.30 Vòng quay vốn tín dụng HSX 6 tháng đầu năm 2012, 2013....... 57 ix DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Bộ máy cơ cấu tổ chức................................................................. 12 Hình 3.2 Sơ đồ xét duyệt cho vay tai Ngân hàng ........................................ 16 Hình 4.1 Cơ cấu hoạt động tín dụng của Ngân hàng bình quân 3 năm 2010-2012 ................................................................................................................... 25 Hình 4.2 Cơ cấu doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 20102012 ........................................................................................................... 29 Hình 4.3 Cơ cấu doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ................................................................................................. 31 Hình 4.4 Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng qua 3 năm ......... 33 Hình 4.5 Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ........................................................................................................... 34 Hình 4.6 Cơ cấu doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm.... 36 Hình 4.7 cơ cấu doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ................................................................................................. 38 Hình 4.8 Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm ........... 39 Hình 4.9 Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ........................................................................................................... 40 Hình 4.10 Cơ cấu dư nợ theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm ................. 41 Hình 4.11 Cơ cấu dư nợ theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ................................................................................................................... 44 Hình 4.12 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm ......................... 45 Hình 4.13 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ................................................................................................. 46 Hình 4.14 Cơ cấu nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm ......... 47 Hình 4.15 Cơ cấu nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm 2012, 2012 ........................................................................................................... 50 Hình 4.16 Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng qua 3 năm ................. 51 Hình 4.17 Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ........................................................................................................... 52 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHTM : Ngân hàng thương mại HĐTD : Hợp đồng tín dụng NHNN : Ngân hàng Nhà nước KBNN : Kho bạc Nhà nước GTCG : Giấy tờ có giá TCTD : Tổ chức tín dụng KH : Khách hàng DSCV : Doanh số cho vay DSTN : Doanh số thu nợ DN : Dư nợ NQH : Nợ quá hạn VHD : Vốn huy động xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn, phát triển không ổn định làm cho lạm phát tăng cao, vật giá leo thang gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân. Đặc biệt là đối với hộ sản xuất vừa chịu ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế vừa bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt do sự biến đổi của khí hậu khi trái đất ngày càng nóng lên. Trước tình hình đó, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thới Bình đã tạo lập nguồn vốn từ nghiệp vụ huy động vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư để tạo điều kiện mở rộng tín dụng trong nông nghiệp mà chủ yếu là các hộ sản xuất vay vốn để khôi phục và mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng đã và đang góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, tăng nhanh tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp, giải quyết việc làm cho nhiều lao động đồng thời tác động đến sự phát triển của các ngành dịch vụ, xây dựng, thương mại, làm tăng thu nhập cho nền kinh tế. Huyện Thới Bình là vùng chuyên về sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Sản xuất nông nghiệp là ngành chuyên gặp rủi ro do thiên tai, lũ lụt và giá cả nông sản. NHNo&PTNT huyện Thới Bình có vai trò quan trọng trong việc giúp vốn cho nông dân tiếp tục sản xuất đảm bảo sản xuất và tái sản xuất, góp phần thực hiện chính sách của huyện nâng cao đời sống người dân địa phương và cải thiện bộ mặt nông thôn phát triển giàu đẹp. Vì lí do đó mà tôi chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ Sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thới Bình” để thấy được tình hình thực tế trong công tác tín dụng, từ đó có thể đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài chỉ tập trung phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Thới Bình nhằm đánh giá được chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh đối với hộ sản xuất. Qua đó, đề ra một số giải pháp nhằm để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu cơ sở lý luận về tín dụng để làm cơ sở phân tích tình hình tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. - Khái quát tình hình tình hình huy động vốn của Ngân hàng để làm rỏ hơn một trong những yếu tố đầu vào của Ngân hàng - Khái quát tình hình tín dụng hộ sản xuất trong mối quan hệ với tín dụng chung để thấy được tầm quan trọng của tín dụng hộ sản xuất trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. - Phân tích doanh số cho vay hộ sản xuất để thấy công tác sử dụng vốn của Ngân hàng được thực hiện tốt chưa? phân tích doanh số thu nợ hộ sản xuất để biết được tình hình quản lý vốn, chất lượng sử dụng vốn đầu tư của Ngân hàng, phân tích dư nợ cho vay hộ sản xuất để thấy được quy mô và chất lượng tín dụng của Ngân hàng ra sao? phân tích nợ quá hạn hộ sản xuất để thấy được chất lượng công tác thu hồi nợ đến hạn của Ngân hàng như thế nào? từ đó đánh giá khái quát chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng. - Đánh giá chung về hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng để thấy được chỉ tiêu nào đã đạt và chưa đạt nhằm thấy những thế mạnh, những điểm còn hạn chế của Ngân hàng để đề xuất những giải pháp thích hợp làm cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng chất lượng hơn. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Thời gian - Số liệu sử dụng cho đề tài là số liệu thứ cấp được thu thập từ kết quả hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thới Bình từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. - Đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ ngày 12/8/2013 đến ngày 18/11/2013. 1.3.2 Không gian Đề tài được nghiên cứu và thực hiện qua quá trình thu thập số liệu và hoạt động thực tiễn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thới Bình. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Thới Bình từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Tổng quan về tín dụng Ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng Ngân hàng Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ NHTM cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Như vậy NHTM có ba thuộc tính: - Có sự chuyển nhượng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng. - Sự chuyển nhượng này có thời hạn. - Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí(lãi suất). 2.1.1.2 Vai trò của tín dụng - Đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tạo điều kiện phát triển kinh tế. Việc thiếu thốn tạm thời thường xuyên xảy ra tại các doanh nghiệp, việc phân phối tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được hoạt động liên tục. Trong nền kinh tế hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và cố định cho doanh nghiệp, vì vậy tín dụng động viên hàng hóa đi vào sản xuất. Trong điều kiện nước ta hiện nay, nền kinh tế còn nhiều mặt chưa cân đối, lạm phát và thất nghiệp vẫn còn nhiều tiềm ẩn. Mặt khác, thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu hợp lý tạo điều kiện phát triển kinh tế, giải quyết những vấn đề xã hội. - Thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động trung gian Ngân hàng là tập hợp những lượng tiền nhàn rỗi, mà vốn này nằm khắp mọi nơi, tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các tổ chức cá nhân. Ngân hàng sẽ dùng hoạt động tín dụng để cho vay tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. - Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp trong nước. 3 Trong điều kiện hiện nay, phát triển của một quốc gia gắn liền với thị trường thế giới, kinh tế “đóng” đã nhường bước cho nền kinh tế “mở”, tín dụng Ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền nền kinh tế với nhau. Đối với các nước phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc xuất khẩu hàng hóa đồng thời dùng tín dụng bên ngoài để công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế. 2.1.1.3 Nguyên tắc tín dụng Khách hàng vay vốn Ngân hàng phải đảm bảo 2 nguyên tắc sau: - Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 2.1.1.4 Phân loại tín dụng Tùy vào chỉ tiêu đánh giá, tín dụng Ngân hàng có nhiều loại khác nhau: - Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: * Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh. * Cho vay tiêu dùng cá nhân. * Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. * Cho vay bất động sản. * Cho vay đầu tư chứng khoán. * Cho vay phục vụ nông nghiệp. - Căn cứ vào thời gian cấp tín dụng: * Cho vay ngắn hạn (từ 12 tháng trở lại). * Cho vay trung hạn (trên 12 tháng đến 60 tháng). * Cho vay dài hạn (từ 60 tháng trở lên). - Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. * Cho vay có tài sản đảm bảo. * Cho vay không có tài sản đảm bảo. - Căn cứ vào phương thức cho vay. * Cho vay từng lần. * Cho vay theo hạn mức tín dụng. 4 * Cho vay theo dự án đầu tư. * Cho vay đồng tài trợ * Cho vay trả góp * Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng * Cho vay thong qua nghiệp dụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng * Cho vay theo hạn mức thấu chi * ….. 2.1.1.5 Nguyên tắc vay vốn Có 2 nguyên tắc: - Khách hàng vay vốn phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của vốn vay. Khách hàng vay vốn Ngân hàng phải nộp đơn xin vay và kèm theo phương án xin vay có hiệu quả. - Hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Khi đến hạn người đi vay phải chủ động lập giấy trả nợ cho Ngân hàng, nếu không Ngân hàng sẽ tự động trích tài khoản để thu hồi nợ hoặc chuyển nợ quá hạn (phạt 1,5 lần = 150% lãi suất cho vay), không trả được nợ thì Ngân hàng phát mãi tài sản. 2.1.1.6 Điều kiện vay vốn Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có dự án đầu tư hay phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của NHNN. - Đối với Doanh nghiệp Việt Nam vay vốn để đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các điều kiện vay vốn theo quy định này va hướng dẫn của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. 5 2.1.1.7 Hồ sơ vay vốn Tùy theo đối tượng khách hàng vay vốn mà Ngân hàng áp dụng các mẫu hồ sơ cho vay khác nhau. * Đối với khách hàng cá nhân: Hồ sơ gồm có: - Giấy chứng minh năng lực hành vi dân sự (CMND, hộ khẩu, hôn thú…). - Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Ngân hàng. - Phương án vay vốn kèm các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn. - Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập (bảng lương, hợp đồng cho thuê tài sản…). - Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo. * Đối với khách hàng là tổ chức: Hồ sơ gồm có: - Bảng đề nghị vay vốn. - Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng, biên bản hợp hội đồng quản trị về việc vay vốn…). - Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ. - Báo cáo tài chính ba kỳ gần nhất. - Các giấy tờ có liên quan đến tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh). - Các hồ sơ cần thiết khác. 2.1.1.8 Quy trình tín dụng (1) Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: Đây là bước căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng. Được thiết lập ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng vay vốn. Lập hồ sơ tín dụng là bước rất quan trọng vì là bước thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các bước sau, đặc biệt là bước phân tích và quyết định tín dụng. Để thiết lập hồ sơ tín dụng, cán bộ tín dụng cần thu thập các nhóm thông sau: 6 - Nhóm thông tin về năng lực pháp lý, hành vi dân sự của khách hàng. - Nhóm thông tin về khả năng tài chính. - Nhóm thông tin về tính khả thi của phương án vay vốn (bao gồm các yếu tố về thị trường, kỹ thuật, quản trị điều hành, tài chính của phương án - dự án). - Nhóm thông tin về tài sản bảo đảm. (2) Phân tích tín dụng: Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến những rủi ro cho Ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở để quyết định cho vay. (3) Quyết định và ký hợp đồng tín dụng: Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau, ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Một điều không may mắn là khâu quan trọng này lại là khâu khó xử lý nhất và thường dể phạm sai lầm nhất. Có hai loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này: - Quyết định chấp nhận cho vay đối với một khách hàng không tốt. - Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt. Cả hai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho Ngân hàng. Loại sai lầm thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc không thể thu hồi, tức là thiệt hại về tài chính. Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín và mất cơ hội cho vay. Trong bước quyết định tín dụng, nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo tính khách quan, Ngân hàng thường chú trọng đến 2 vấn đề là cơ sở đề ra quyết định tín dụng và quyền phán quyết tín dụng. - Cơ sở đề ra quyết định tín dụng được thiết lập trên căn cứ thông tin thu thập và xử lý từ hồ sơ tín dụng của giai đoạn trước. Đồng thời có căn cứ vào hệ thống dữ liệu có liên quan của ngân hàng như dữ liệu về tình hình diễn 7 biến của thị trường, chính sách tín dụng của nhà nước, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, kết quả thẩm định về tài sản bảo đảm… - Quyền phán quyết tín dụng: tùy theo giá trị món vay lớn hay nhỏ mà quyền phán quyết tín dụng được trao cho “hội đồng tín dụng” hay cá nhân có thẩm quyền quyết định. Sau khi ra quyết định tín dụng, nếu cho vay cán bộ ngân hàng sẽ hướng dẫn cho khách hàng thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng và thực hiện các bước tiếp theo, ngược lại nếu từ chối Ngân hàng sẽ thông báo trả lời và giải thích lý do. (4) Giải ngân: Giải ngân là bước tiếp theo sau khi HĐTD đã được ký kết. Giải ngân thực chất là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở số tiền cho vay đã cam kết tại HĐTD. Trong quy trình cho vay giải ngân cũng có một vai trò quan trọng vì thông qua công tác giải ngân, Ngân hàng kiểm tra lại và phát hiện kịp thời những sai sót của các bước trước, ngoài ra còn góp phần kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng theo cam kết ban đầu hay không. (5) Giám sát tín dụng: Giám sát tín dụng là bước nghiệp vụ kế tiếp giai đoạn giải ngân, nhằm bảo đảm số tiền vay được sử dụng đúng mục đích, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Trong quá trình giám sát tín dụng, ngân hàng thường quan tâm đến các nội dung: - Kiểm tra doanh số hoạt động tài khoản thanh toán của khách hàng. - Phân tích đánh giá các số liệu trên báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ. - Thăm viếng và kiểm tra định kỳ cơ sở kinh doanh của khách hàng. - Thu thập thông tin từ những bạn hàng của khách hàng. - Đánh giá và kiểm tra những thay đổi hoặc biến động của tài sản bảo đảm. (6) Thanh lý hợp đồng tín dụng: Đến thời điểm trả nợ, sau khi khách hàng nộp tiền tất toán nợ gốc và lãi, Ngân hàng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ theo quy định. Đến đây có thể nói rằng quy trình tín dụng được kết thúc. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu vay tiếp thì Ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện lại các 8 bước mới của quy trình cho vay. Còn nếu khoản vay có vấn đề thì Ngân hàng sẽ phân loại vào nợ xấu và đưa ra các biện pháp xữ lý phù hợp. 2.1.1.9 Rủi ro tín dụng Là loại rủi ro phát sinh do khách hàng vay vốn không còn khả năng trả nợ vay. Đối với doanh nghiệp tín dụng rủi ro xảy ra khi doanh nghiệp bán chịu mà khách hàng mua chịu không trả được nợ cho doanh nghiêp. Còn trong hoạt động Ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó. Cần nhận thức đầy đủ rằng, trong hoạt động tín dụng, khi Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay thì đó mới là một giao dịch chưa hoàn thành. Giao dịch tín dụng chỉ được xem là hoàn thành khi nào ngân hàng thu hồi về được khoản cho vay cả gốc và lãi. Tuy nhiên, khi thực hiện giao dịch tín dụng Ngân hàng không biết chắc được giao dịch đó có hoàn thành hay không, nó có khả năng hoàn thành cũng có khả năng không hoàn thành. Do đó, rủi ro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xác suất hoàn thành giao dịch đó. 2.1.1.10 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng a) Chỉ số dư nợ trên vốn huy động: Dư nợ Dư nợ/Vốn huy động = *100% Vốn huy động Cho biết vốn huy động tham gia vào việc đầu tư tín dụng. Nó còn phản ánh khả năng huy động vốn tại địa phương của Ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn thì thể hiện vốn huy động quá thấp không đáp ứng cho việc đầu tư tại địa phương. Còn nếu chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ Ngân hàng chưa thật sự đưa nguồn vốn huy động vào sử dụng tốt, thực hiện việc sử dụng vốn chưa có hiệu quả. b) Tỷ lệ nợ quá hạn: Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = * 100% ≤ 5% Tổng dư nợ Chỉ tiêu này nói lên mức rủi ro của Ngân hàng và phản ánh rõ nét kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ hoạt động của Ngân hàng càng rủi ro hay kém hiệu quả. 9 c) Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm trong một thời gian nhất định. Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao thì chứng tỏ đồng vốn tín dụng của Ngân hàng quay càng nhanh. d) Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = *100% Doanh số cho vay Hệ số thu nợ đánh giá khả năng thu hồi nợ từ đồng vốn Ngân hàng cho vay ra. Nếu hệ số thu nợ này cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng tốt, rủi ro tín dụng thấp. Nếu hệ số này thấp cho thấy việc đầu tư tín dụng có khả năng gặp rủi ro. 2.1.2 Hộ sản xuất và sự cần thiết phải phát triển kinh tế hộ sản xuất - Khái niệm hộ sản xuất: Hộ Sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ thể cho mọi quan hệ sản xuất. Hộ sản xuất ở nước ta giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp. - Sự cần thiết phải phát triển kinh tế hộ: Đẩy mạnh một nền nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quan trọng, nó là cơ sở cho sự phát triển của một nền kinh tế phát triển ổn định. Khi nền kinh tế phát triển ổn định thì đời sống của người dân được nâng cao, xã hội càng tiến bộ, đất nước từng bước theo kịp với sự phát triển của toàn cầu. Thực vậy, kể từ khi công cuộc đổi mới được tiến hành một cách toàn diện vào năm 1988, ruộng đất được giao cho các hộ nông dân canh tác, công việc sản xuất kinh doanh hoàn toàn do các hộ tự chịu trách nhiệm, kinh tế hộ đã trở thành đơn vị kinh tế độc lập và ngày càng đạt hiệu quả, các hợp tác xã chỉ còn chức năng cung cấp các dịch vụ nông nghiệp. Điều đó cho thấy kinh tế hộ sản xuất vừa tạo ra những biến đổi to lớn trên bình diện sản xuất vừa đạt hiệu quả cao trong thu nhập và quản lý kinh tế nông nghiệp nông thôn. Chính vì thế, trong điều kiện hiện nay cần phải tập trung phát triển kinh tế hộ là điều tất yếu. 10 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu đề tài được thực hiện dựa vào các dữ liệu sau: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Thới Bình từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Các tài liệu có liên quan đến vấn đề tín dụng. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu  Tổng hợp dữ liệu thu thập.  Tiến hành xử lý số liệu.  Thiết lập bảng, đồ thị.  Kết hợp phân tích, so sánh và đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả để làm nổi rõ vấn đề nghiên cứu. Áp dụng phương pháp tỷ số, phương pháp số tuyệt đối, số tương đối qua các năm. 11 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN THỚI BÌNH_TỈNH CÀ MAU 3.1 Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thới Bình 3.1.1 Lịch sử hình thành Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “Nông nghiệp là ngành đứng vị trí hàng đầu”, giữ vai trò chiến lược trong công cuộc đổi mới. Phát triển Nông nghiệp làm bàn đạp phát triển các ngành công nghiệp khác. “Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa Nông nghiệp là bước đầu tiên trong công cuộc Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước”. Theo nghị đinh số 53/HĐBT, ngày 26/03/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), hệ thống NHNo&PTNT ra đời. Sự ra đời của hệ thống NHNo&PTNT là nhằm trợ giúp vốn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp hoặc kinh doanh sản xuất nhỏ ở nông thôn và chủ yếu là cung cấp vốn lưu động cho các hộ sản xuất để phát triển các ngành nghề và mở rộng sản xuất, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Do sự phát triển của nền kinh tế, để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng cao của nông dân cả nước nói chung và của tỉnh Cà Mau nói riêng, hệ thống các NHNo&PTNT huyện trực thuộc tỉnh Cà Mau ra đời. Trong đó, NHNo&PTNT huyện Thới Bình được thành lập ngày 26/3/1988 theo quyết định số 53/HĐBT của thủ tướng chính phủ. NHNo&PTNT huyện Thới Bình trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Cà Mau, hoạt động chính là huy động vốn nhàn rỗi tập trung vào cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và một số dịch vụ khác. Sau nhiều năm hoạt động, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế trong nước cộng thêm với những thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn lạc hậu nhưng với sự cố gắng không ngừng của từng cán bộ trong Ngân hàng không những uy tín của Ngân hàng ngày một nâng cao và đã khẳng định được vai trò là chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy của bà con nông dân. 3.1.2 Cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thới Bình trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Cà Mau, hiện tại có 35 cán bộ công chức. Với mạng lưới hoạt đông trải khắp toàn huyện, NHNo&PTNT huyện Thới Bình đã bao quát toàn bộ địa bàn huyện Thới Bình. Điều này tạo điều kiện thuận lợi lớn trong việc đưa vốn tín 12 dụng Ngân hàng tới các chủ thể thiếu vốn trong địa bàn hoạt động của Ngân hàng. Toàn bộ Ngân hàng được điều hành bởi Ban Giám Đốc gồm 03 thành viên: Giám đốc phụ trách chung, Phó giám đốc phụ trách tín dụng và Phó giám đốc phụ trách kế toán. Bộ máy hoạt động của NHNo&PTNT huyện Thới Bình có thể được khái quát như sau: GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC Phòng Tín Dụng P. GIÁM ĐỐC Phòng Kế toán-Ngân Qũy Kho quỹ Phòng Hành Chính Hình 3.1 Bộ máy cơ cấu tổ chức 3.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban * Giám đốc: Giám đốc NHNo&PTNT huyện thới Bình do Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam bổ nhiệm, điều hành hoạt động của Ngân hàng và hai phó giám đốc điều hành công việc thông qua giám đốc. * Phó giám đốc: Do NHNo&PTNT huyện Thới Bình bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của giám đốc NHNo&PTNT huyện Thới Bình, có trách nhiệm giúp Giám đốc trong công tác điều hành các công việc của Ngân hàng. Gồm 01 Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, 01 Phó Giám đốc phụ trách kế toán-kho quỹ. Phó giám đốc có quyền quyết định và quyết định thay cho Giám đốc trong một số công việc quy định. * Phòng Tín dụng: Thiết lập quan hệ với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ và xét duyệt hồ sơ xin vay của khách hàng. Đại diện phòng là trưởng phòng và phó phòng trong việc xét duyệt lại hồ sơ cho khách hàng vay của cán bộ tín dụng sau đó trình lại cho Giám đốc ký duyệt. Xây dựng mạng lưới kinh doanh để phát triển thị trường vốn, thực hiện tín dụng 13 Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý doanh mục khách hàng, trực tiếp xử lý các rủi ro phát sinh theo các quy định hiện hành. * Phòng Kế toán – Kho quỹ: Bộ phận kế toán có chức năng chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của của hồ sơ tín dụng, hạch toán kế toán, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh và thanh toán theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Ngân quỹ thực hiện dịch vụ thu chi tiền mặt, nghiệp vụ ký gửi, mở tài khoản… và thực hiện các quy định về thu, phát, vận chuyển tiền. * Phòng hành chánh : Chịu trách nhiệm quản lý của ban giám đốc, công viêc chủ yếu của phòng là cấp hồ sơ tín dụng, in, photo các loại giấy tờ có liên quan đến các nghiệp vụ hàng ngày của phòng tín dụng và phòng kế toán, thực hiện một số công việc khác có liên quan đến hành chánh nhân sự của Ngân hàng. 3.1.4 Những quy định về tín dụng - Điều kiện vay vốn Ngân hàng cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: Khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Có khả năng tài chính đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết: khách hàng vay vốn phải có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án kinh doanh, không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại Ngân hàng. Mục đích sử dụng vốn hợp pháp. Khách hàng vay vốn phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, kèm theo phương án trả nợ khả thi. Thực hiện các quy định đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NHNo & PTNT Việt Nam. - Ngân hàng cho vay các đối tượng sau: Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển. Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa rài sản cố định vào sử dụng đối với trung và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó. 14 - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình không cho vay những đối tương sau: + Số thuế phải nộp (Trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế VAT) Số tiền để trả nợ gốc và lãi cho tổ chức tín dụng khác. + Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn. - Thủ tục cho vay: ● Hồ sơ do khách hàng lập: + Đối với Hộ gia đình,cá nhân,tổ hợp tác: > Giấy đăng ký kinh doanh đối với cá nhân,tổ hợp tác > Giấy đề nghị vay vốn,dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định.  Hồ sơ do Ngân hàng Lập: + Báo cáo thẩm định giá cả. + Biên bản hộp hội đồng tín dụng (Trường hợp phải qua hội đồng tín dụng). + Các loại thông báo: thông báo từ chối, thông báo nợ quá hạn, thông báo đến hạn phải trả. + Sổ theo dõi cho vay, thu nợ (Dùng cho cán bô tín dụng).  Hồ sơ do khách hàng và Ngân hàng lập: + Hợp đồng tín dụng. + Giấy nhận nợ. + Hợp đồng bảo đảm tiền vay. + Biên bản kiểm tra sau khi cho vay. + Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng. - Phương thức cho vay: Ngân hàng có nhiều phương thức cho vay để khách hàng lựa chọn, nhưng thông thường NHNo&PTNT huyện Thới Bình cho vay theo hai phương thức: - Cho vay từng lần. - Cho vay theo hạn mức tín dụng. 15 3.1.5 Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Để vừa đảm bảo tính pháp lý vừa an toàn vốn, khi xét duyệt cho vay vốn NHNo & PTNT huyện Thới Bình thực hiện quy trình như sau: 7 Khách hàng 1 2 Thủ quỹ 6 Cán bộ tín dụng 5 Kế toán 3 Trưởng Phòng tín dụng 4a 4b Giám đốc Hình 3.2 Sơ đồ xét duyệt cho vay tại Ngân hàng (1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến Ngân hàng gặp cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn trình bày dự án sản xuất kinh doanh của mình và các giấy tờ có liên quan như: Chứng minh thư, sổ hộ khẩu và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của mình. (2) Cán bộ phụ trách địa bàn xem xét tính khả thi của dự án và các giấy tờ có liên quan. Sau khi kiểm tra thấy dự án có tính khả thi và các giấy tờ đều hợp lệ theo quy định thì phát hồ sơ ( Sổ vay vốn đối với món vay dưới 30 triệu đồng và hợp đồng tín dụng với món vay trên 30 triệu đồng) và hướng dẫn khách hàng ghi nội dung vào bộ hồ sơ vay vốn. Sau khi khách hàng đã hoàn tất những nội dung cần thiết của bộ hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng hoàn chỉnh hồ sơ, ký tên vào hồ sơ và chuyển cho trưởng phòng tín dụng. (3) Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vốn, kiềm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ do cán bộ tín dụng trình lên, tiến hành xem xét tái thẩm định (nếu cần thiết), ghi ý kiến và tiến hành phê duyệt nếu hồ sơ đủ đều kiện. (4a) Hồ sơ được trình lãnh đạo phê duyệt trên cơ sở thẩm định của cán bộ tín dụng, ý kiến của trưởng phòng tín dụng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng. 16 (4b) Sau đó hồ sơ được chuyển cho cán bộ tín dụng phụ trách. (5) Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ được duyệt cho phòng kế toán. (6) Phòng kế toán ghi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra lại tính pháp lý và sự đầy đủ của bộ hồ sơ theo quy định, nếu đảm bảo thì mở sổ lưu cho vay, lưu giữ hồ sơ theo chế độ, làm thủ tục giải ngân, sau đó hồ sơ được chuyển sang thủ quỹ. (7) Thủ quỹ căn cứ hồ sơ chi tiền do kế toán chuyển qua, tiến hành giải ngân cho khách hàng. Để đảm bảo vay vốn đúng mục đích, sau khi phát tiền vay cho khách hàng, NHNo&PTNT huyện Thới Bình cử cán bộ tín dụng đi kiểm tra sử dụng vốn vay để giám sát việc sử dụng vốn có đúng mục đích mà khách hàng đã cam kết không. Trong quá trình cho vay Ngân hàng thường xuyên kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất. 3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Trong những năm vừa qua nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn do hoạt động kinh tế ngày càng kém hiệu quả và chịu sự tác động trực tiếp của nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng. Điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường kinh doanh của các ngân hàng. Trong đó có NHNo&PTNT huyện Thới Bình nhưng nhờ nổ lực của tập thể cán bộ nhân viên dưới sự lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc, NHNo&PTNT huyện Thới Bình đã vượt qua những khó khăn thách thức và đạt được kết quả kinh doanh tương đối khả quan trong nhiều năm liền, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 được thể hiện rỏ ở bảng số liệu (tr.18). 17 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm Chỉ tiêu 2011 so với 2010 Số tiền % 2012 so với 2011 Số tiền % 2010 2011 2012 Thu nhập 42.448 58.450 59.597 16.002 37,70 1.147 1,96 Thu lãi cho vay 36.549 49.150 48.671 12.601 34,48 (479) (0,97) 5.899 9.300 10.926 3.401 57,65 1.626 17,48 37.039 41.850 44.304 4.811 12,99 2.454 5,86 Trả lãi tiền gửi 2.733 3.350 4.691 617 22,58 1.341 40,03 Trả lãi tiền vay 27.875 30.550 31.079 2.675 9,60 529 1,73 Chi phí khác 6.431 7.950 8.534 1.519 23,62 584 7,35 Lơi nhuận 5.409 16.600 15.293 11.191 206,90 (1.307) (7,87) Thu khác Chi phí Nguồn: phòng tín dụng của NHNo & PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau 18 Thu nhập của Ngân hàng bao gồm các khoản thu từ lãi cho vay và các khoản thu khác. Khoản muc này tăng liên tục qua các năm. Cụ thể: Thu nhập năm 2011 là 58.450 triệu đồng tăng 16.002 triệu đồng tương đương 37,70% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, Thu nhập đạt 59.597 triệu đồng tăng 1.147 triệu đồng tương ứng tăng 1,96% so với năm 2011. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả đặc biệt là ở khâu tín dụng. Điều đó cho thấy sự phấn đấu nhiệt tình của đoàn thể cán bộ công nhân viên được dẫn dắt dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Hội đồng quản trị và ban giám đốc nên chi nhánh đạt được kết quả khả quan. Cùng với sự biến động của các khoản thu thì các khoản chi phí của Ngân hàng cũng tăng lên tương ứng. Tổng chi phí của Ngân hàng năm 2010 là 37.039 triệu đồng bước sang năm 2011 tổng chi phí tăng lên 41.850 triệu đồng tăng 4.811 triệu đồng tương đương 12,99% so với năm 2010. Sang năm 2012 tổng chi phí lại tiếp tục tăng 2.454 triệu đồng tương đương 5,53% so với năm 2011. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã tăng huy động vốn và lãi suất vốn huy động cũng tăng lên nên chi phí trả lãi cũng tăng theo. Đồng thời vốn điều chuyển tăng qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh nên chi phí sử dụng vốn từ Trung ương cũng tăng lên. Chí phí tăng lên không những do tăng chi phí trả lãi tiền vay mà con do trả lãi tiền gửi tăng do Ngân hàng tăng lãi xuất huy động nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân...mặt khác nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trong tỉnh. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của các doanh nghiệp hay Ngân hàng. Trong 3 năm qua Chi nhánh Ngân hàng huyện Thới Bình đã hoạt động nỗ lực không ngừng, luôn thay đổi phương thức hoạt động nhằm đạt được kết quả cao hơn. Cụ thể năm 2010 lợi nhuận của Ngân hàng là 5.409 triệu đồng sang năm 2011 lợi nhuận đạt 16.600 triệu đồng tăng 206,90% hay 11.191 triệu đồng. Năm 2012 lợi nhuận của Ngân hàng giảm xuống còn 15.239 triệu đồng, giảm 1.307 triệu đồng hay 7,87% so với năm 2011. Lợi nhuận giảm không phải do năm 2012 Ngân hàng hoạt động không tốt mà nguyên nhân là do trong năm 2012 lãi suất thay đổi liên tục, nợ xấu tăng cao, nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên vẫn chưa thu được tiền gốc và lãi đúng hạn. Bênh cạnh đó năm 2012 Ngân hàng tăng cường mở rộng qui mô hoạt động, đầu tư thêm trang thiết bị văn phòng, sửa chữa phòng cũ, xây dựng thêm phòng mới phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng tốt hơn. Ngoài ra nhu cầu vay vốn của người dân ngày một tăng lên, vì thế Ngân hàng cần nguồn vốn huy động nhiều do đó chi phí 19 trả lãi huy động tăng, Ngân hàng còn chi trả phí sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Trung ương, từ đó các khoản chi phí đã tăng lên. Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Thu nhập Thu lãi cho vay Thu khác Chi phí Trả lãi tiền gửi Trả lãi tiền vay Chi phí khác Lơi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 2013 27.340 24.278 3.062 21.318 1.466 17.573 2.279 6.022 34.729 30.018 4.711 25.455 2.038 20.676 2.741 9.274 So sánh Số tiền 7.389 5.740 1.649 4.137 572 3.103 462 3.252 % 27,03 23,64 53,85 19,41 39,02 17,66 20,27 54,00 Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy: Thu nhập, chi phí, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng thể là: Thu nhập tăng 7.389 triệu đồng, Chi phí cũng tăng theo tương ứng là 4.137 triệu đồng, cuối cùng là lợi nhuận tăng 3.252 triệu đồng tăng 54% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng thực hiện tốt công tác thu lãi từ hoạt động cho vay và các hoạt động khác, ngoài ra do Ngân hàng biết tiết kiệm các khoản chi không cần thiết cho hoạt động thì hạn chế đến mức thấp nhất. Tóm lại, tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 có bước chuyển biến khá tốt. Chứng tỏ Ngân hàng đã có những chiến lược kinh doanh hữu hiệu, đồng thời có những biện pháp khá tốt trong việc quản lí các khoản mục chi phí, không ngừng hạ thấp các chi phí bất hợp lí, tạo tiền đề cho việc hạ lãi suất cho vay. Việc làm này cho ý nghĩa hạn chế rủi ro cho Ngân hàng đồng thời tăng thế mạnh cạnh tranh của Ngân hàng đối với các Ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn. 20 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN THỚI BÌNH 4.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 4.1.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG Bản chất của Ngân hàng là kinh doanh quyền sử dụng vốn. Vì thế, vốn được xem là nhân tố quyết định sự thành công và sức mạnh của Ngân hàng và được xem là chìa khóa, là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào qui mô và hiệu quả vốn đầu tư là rất lớn và cần thiết. Do đó nguồn vốn là một vấn đề được lãnh đạo ngân hàng quan tâm hàng đầu. Việc phân tích các khoản mục nguồn vốn cho ta thấy một cách tổng quát tình hình nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng, xu thế biến động của nó để có thể đánh giá mức độ hợp lý đối với chi phí vốn để có thể đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế địa phương và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Năm 2010 Chỉ tiêu 2011 2012 Vốn huy động Tỷ trọng % 77.822 22,79 Tỷ trọng % 85.500 21,26 - Tiền gửi của KBNN 30.123 8,82 10.236 2,54 14.305 3,16 - Tiền gửi của TCTD 1.032 0,30 1.236 0,31 3.820 0,84 - Tiền gửi của KH 45.120 13,21 71.002 17,65 75.256 16,63 - Phát hành GTCG 1.547 0,45 3.026 0,75 5.200 1,15 238.935 69,97 263.500 65,51 295.212 65,23 24.705 7,24 53.252 13,24 58.765 12,99 341.462 100,00 402.252 100,00 452,558 100,00 Số tiền Vốn điều chuyển Vốn khác Tổng nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng % 98.581 21,78 Số tiền Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 thì vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng lên đến gần 70%, trong khi vốn huy động chỉ 21 chiếm khoảng hơn 20% điều đó cho thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng hoạt động chưa được hiệu quả cao còn quá phụ thuộc nhiều nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Ngoài 2 nguồn vốn nói trên Ngân hàng còn có nguồn vốn khác. Nguồn vốn khác tại Ngân hàng là vốn tài trợ, ủy thác của chính phủ. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng thấp khoảng hơn 10%. Đây là nguồn vốn không tốn chi phí sử dụng nên nó góp phần làm tăng thu nhập lãi cho Ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng không chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này. Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu So sánh 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền % Vốn huy động 77.822 85.500 98.581 - Tiền gửi của KBNN 30.123 10.236 14.305 - Tiền gửi của TCTD 1.032 1.236 3.820 204 19,77 2.584 209,06 - Tiền gửi của KH 45.120 71.002 75.256 25.882 57,36 4.254 5,99 - Phát hành GTCG 1.547 3.026 5.200 1.479 95,60 2.174 71,84 238.935 263.500 295.212 24.565 10,28 31.712 12,03 58.765 28.547 115,55 5.513 10,35 341.462 402.252 452.558 60.790 17,80 50,306 12,51 Vốn điều chuyển Vốn khác Tổng nguồn vốn 24.705 53.252 7.678 % 9,87 13.081 15,30 (19.887) (66,02) 4.069 39,75 Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình tổng nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Để tìm hiểu nguyên nhân tai sao Nguồn vốn lại tăng như vậy ta đi sâu phân tích các khoản mục trong nguồn vốn cụ thể là: Đối với công tác huy động vốn, ta thấy qua 3 năm nguồn vốn huy động tăng liên tục nguyên nhân là do Ngân hàng đưa ra các chiến lược nhằm thu hút tiền gởi tiết kiệm như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước,... Đồng thời Ngân hàng cũng có chính sách ưu đãi về lãi suất, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn gửi tiền với nhiều kỳ hạn khác nhau phù hợp với hình thức kinh doanh của khách hàng. Một Ngân hàng mà nguồn vốn huy động tăng qua các năm điều này cũng chứng tỏ đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Ngoài tiền gửi của khách hàng thì nguồn vốn huy động của Ngân hàng còn có tiền gửi của KBNN đây là khoản tiền nhàn rỗi của KBNN đem tiền gửi 22 vào Ngân hàng để hưởng lãi suất không kỳ hạn, khoản mục này không phụ thuộc nhiều vào khả năng huy động vốn của Ngân hàng mà nó phụ thuộc vào số tiền nhàn rỗi của KBNN. Do đó Ngân hàng không chủ động được trong việc huy động nguồn này nên qua 3 năm tiền gửi KBNN tăng giảm không đồng đều. Tuy nhiên đây là nguồn vốn có tính ổn định, chi phí trả lãi thấp nên nó cũng rất quan trọng góp phần làm tăng nguồn vốn của Ngân hàng. Ngoài tiền gửi tiết kiệm của KBNN, dân cư, thì Ngân hàng còn phát hành các loại giấy tờ có giá ở đây chủ yếu là kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Đây cũng là một trong những công cụ huy động vốn của Ngân hàng nó cũng góp phần làm cho nguồn vốn tăng qua các năm, Ngân hàng phát hành nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn. Qua 3 năm khoản mục này đều tăng. Do nhu cầu vốn trên địa bàn cao, nên vốn huy động chỉ có thể đáp ứng một phần. Phần còn lại Ngân hàng phải phụ thuộc rất nhiều vào vốn điều chuyển của Ngân hàng cấp trên. Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn điều chuyển qua 3 năm đều tăng cụ thể năm 2011 tăng 10,28% so với năm 2010, đến năm 2012 thì tăng 12,03% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tín dụng cho vay liên tục tăng mà nguồn vốn huy động của ngân hàng không đáp ứng đủ vốn cho khách hàng vì vậy phải nhận vốn từ cấp trên để bổ sung kịp thời nguồn vốn bị thiếu hụt tạm thời. Nguồn vốn khác của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Nguyên nhân là ở huyện Thới Bình đang có nhiều hạng mục công trình xây dựng nhằm phục vụ công cộng đang được nhà nước triển khai. Sau đây là cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Bảng 4.3 Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 2013 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền trọng % trọng % Vốn huy động 74.050 18,40 80.890 17,87 - Tiền gửi của KBNN 22.260 5,53 24.078 5,32 - Tiền gửi của TCTD 1.360 0,34 1.458 0,32 - Tiền gửi của KH 49.102 12,20 53.782 11,88 - Phát hành CTCG 1.328 0,33 1.572 0,35 Vốn điều chuyển 299.850 74,50 340.930 75,32 Vốn khác 28.577 7,10 30.837 6,81 Tổng nguồn vốn 402.477 100,00 452.657 100,00 Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau 23 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 chỉ thay đổi nhẹ. Vốn điều chuyển vẫn chiếm tỷ trong cao so với vốn huy động và vốn khác. Điều đó cho thấy 6 tháng đầu năm nay Ngân hàng vẫn chưa khắc phục được tình trạng thiếu vốn và phải nhận vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên mới có đủ được nguồn vốn để duy trì hoạt động của mình, do đó Ngân hàng cần phải tăng cường công tác huy động vốn hơn nữa. Bảng 4.4 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu So sánh 2012 2013 Số tiền Số tiền Số tiền % Vốn huy động 74.050 80.890 6.840 9,24 - Tiền gửi của KBNN 22.260 24.078 1.818 8,17 - Tiền gửi của TCTD 1.360 1.458 98 7,21 - Tiền gửi của KH 49.102 53.782 4.680 9,53 - Phát hành GTCG 1.328 1.572 244 18,37 299.850 340.930 41.080 13,70 28.577 30.837 2.260 7,91 402.477 452.657 50.180 12,47 Vốn điều chuyển Vốn khác Tổng nguồn vốn Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 tăng 50.180 triệu đồng tương ứng 12,47% so với cùng kỳ năm trước, các khoản mục trong tổng nguồn vốn cũng đều tăng. Trong đó đáng lưu ý nhất là khoản mục vốn điều chuyển vì đây là khoản mục cần phải giảm của Ngân hàng. Khoản mục này tăng sẽ làm cho chi phí của Ngân hàng tăng lên đáng kể vì khi với cùng 1 khoản tiền như nhau nhưng nếu đó là vốn điều chuyển thì chi phí sẽ cao hơn vốn huy động được từ nền kinh tế nên việc sử dụng vốn điều chuyển nhiều trong công tác tín dụng sẽ kém hiệu quả và làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm xuống. Nhìn chung, tình hình huy động nguồn vốn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, mà phải sử dụng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Điều này làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn huy động tại địa phương, có thế thì hoạt động của Ngân hàng mới thật sự có hiệu quả. 24 4.1.2 Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Trong những năm qua NHNo&PTNT huyện Thới Bình thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hòa nhập với cơ chế thị trường không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế. Bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn hoạt động Ngân hàng cũng kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn. Vì huy động vốn đi đôi với việc sử dụng vốn an toàn và có hiệu quả. Để sử dụng vốn an toàn và có hiệu quả thì Ngân hàng phải phấn đấu tăng trưởng tín dụng với chất lượng vững chắc, cần phải thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ tín dụng từ khâu tiếp nhận khách hàng đến khâu thẩm định và cho vay để đảm bảo khả năng thu nợ để giảm nợ khó đòi, nợ quá hạn còn tồn đọng trong những năm trước. Để thấy được chất lượng hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng ta phân tích các khoản mục: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn của hộ sản xuất, hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Sau đây là tỷ trọng của các khoản mục trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng bình quân qua 3 năm 2010-2012. Doanh số thu nợ Doanh số cho vay Nợ quáhạn Dư nợ Hộ sản xuất Hộ kinh doanh Doanh nghiệp Hình 4.1: Tỷ trọng các khoản mục trong hoạt động tín dụng bình quân của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 Qua hình vẽ trên ta thấy trong cơ cấu hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và được thể hiện qua các khoản mục: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ quá hạn. Điều đó thể hiện rỏ bản chất của NHNo&PTNT là hoạt 25 động vì mục tiêu phát triển sản xuất Nông nghiêp đúng như tên gọi của nó. Do đó, hộ sản xuất là đối tượng mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm và phát triển hơn so với các đối tượng khác là hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Qua 3 năm 2010-2012 NHNo&PTNT huyện Thới Bình đã đạt được những kết quả đáng kể đươc thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 4.5 Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền % % Doanh số cho vay 384.926 449.133 513.633 64.207 16,68 64.500 14,36 - Hộ sản xuất 348.426 396.233 450.873 47.807 13,72 54.640 13,79 - Hộ kinh doanh 25.850 31.950 37.060 6.100 23,60 5.110 15,99 - Doanh nghiệp 10.650 20.950 24.700 10.300 96,71 3.750 17,90 Doanh số thu nợ 353.811 416.890 479.900 63.079 17,83 63.010 15,11 - Hộ sản xuất 321.251 367.568 422.820 46.317 14,42 55.252 15,03 - Hộ kinh doanh 23.650 29.465 34.220 5.815 24,59 4.755 16,14 - Doanh nghiệp 8.910 19.857 22.860 10.947 122,86 3.003 15,12 Dư nợ cho vay 316.757 349.000 382.733 32.243 10,18 33.733 9,67 - Hộ sản xuất 289.825 318.490 347.543 28.665 9,89 29.053 9,12 - Hộ kinh doanh 21.075 23.560 26.400 2.485 11,79 2.840 12,05 - Doanh nghiệp 5.857 6.950 8.790 1.093 18,66 1.840 26,47 Nợ quá hạn 8.114 10.509 12.896 2.395 29,52 2.387 22,71 - Hộ sản xuất 7.264 9.359 11.864 2.095 28,84 2.505 26,77 850 1.150 1.050 300 35,29 (100) (8.70) - - - - - Hộ kinh doanh - Doanh nghiệp - Nguồn: phòng tín dụng của NHNo & PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau  Doanh số cho vay Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay hộ sản xuất có xu hướng ngày càng tăng. Điều này cũng dễ hiểu, vì nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng là cho vay để phát triển Nông nghiệp Nông thôn, hỗ trợ vốn cho nông dân và đây cũng là thế mạnh của huyện. Năm 2010 doanh số cho vay đạt 384.926 triệu 26 đồng. Đến năm 2011 doanh số cho vay đạt 449.133 triệu đồng tăng 16,68%. Qua năm 2012 doanh số cho vay tăng 14,36% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong mấy năm nay người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi chuyển đổi một diện tích trồng mía kém hiệu quả sang nuôi tôm, nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, vùng chuyên canh lúa thì sản xuất 2 vụ màu 1 vụ lúa,... góp phần làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên. Ngoài ra do doanh nghiệp trên địa bàn được thành lập ngày càng nhiều nên cần nhiều vốn để hoạt động nhằm phát triển các ngành truyền thống và nhu cầu ăn uống đi lại, sản xuất của bà con tạo công ăn việc làm cho người dân trong huyện, mặt khác do việc làm ăn có hiệu quả của các doanh nghiệp cũ nên họ muốn mở rộng quy mô làm cho nhu cầu vốn tăng cao góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế huyện.  Doanh số thu nợ Giống như Doanh số cho vay, doanh số thu nợ qua 3 năm đều tăng cụ thể năm 2011 tăng 17,83% so với năm 2010 đến năm 2012 thì tăng 15,11% so với 2011 điều đó cho thấy tình hình sản xuất của người dân đạt hiệu quả cao, kinh tế của người dân từng bước đi lên, người dân sử dụng vốn của Ngân hàng đúng mục đích và hiệu quả tạo công ăn viêc làm cho nhiều người lao động, về phía Ngân hàng thì cho thấy Ngân hàng đầu tư cho sản xuất nông nghiệp là đúng với chủ chương chính sách phát triển kinh tế của huyện và định hướng phát triển của Ngân hàng. Qua đó cho thấy khâu phân tích và thẩm định, giám sát vốn vay của khách hàng, công tác thu nợ của cán bộ tín dụng ngày càng hiệu quả.  Dư Nợ Doanh số thu nợ có xu hướng tăng chậm hơn doanh số cho vay nguyên nhân do nhu cầu vốn của người dân ngày càng cao nên ngân hàng đã tăng cường cho vay để đáp ứng nhu cầu thiếu vốn. Chính vì lẽ đó đã làm cho khoản mục dư nơ cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng. Một khi dư nợ tăng thì khả năng nợ quá hạn cũng sẽ gia tăng, điều đó được làm rỏ hơn ở phần nợ quá hạn.  Nợ quá hạn Song song với sự gia tăng của doanh số cho vay và dư nợ thì nợ quá hạn của Ngân hàng cũng có xu hướng tăng cao. Nguyên nhân chính là do dịch bệnh trên ruộng lúa, vuông tôm xuất hiện ngày càng nhiều đã làm cho thu nhập hoạt động sản xuất của người dân chưa đủ để trả nợ. Ngoài ra, còn do Ngân hàng xử lý nợ chưa triệt để vào nhiều năm trước, một số cán bộ tín dụng còn kém về nghiệp vụ nhất là trong khâu thẩm định và tái thẩm định. 27 Sau đây là tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 được thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 4.6 Tình hình hoạt động tín dụng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Doanh số cho vay - Hộ sản xuất - Hộ kinh doanh - Doanh nghiệp Doanh số thu nợ - Hộ sản xuất - Hộ kinh doanh - Doanh nghiệp Dư nợ cho vay - Hộ sản xuất - Hộ kinh doanh - Doanh nghiệp Nợ quá hạn - Hộ sản xuất - Hộ kinh doanh - Doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2012 2013 294.046 334.468 265.856 291.517 18.145 26.021 10.045 16.930 248.579 276.099 214.325 237.406 19.220 22.063 15.034 16.630 394.467 441.102 370.021 401.654 22.485 30.358 1.961 9.090 9.560 8.937 8.295 8.137 1.265 800 - So sánh Số tiền % 40.422 13,75 25.661 9,65 7.876 43,41 6.885 68,54 27.520 11,07 23.081 10,77 2.843 14,79 1.596 10,62 46.635 11,82 31.633 8,55 7.873 35,01 7.129 363,54 (623) (6,52) (158) (1,90) (465) (36,76) - Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy các khoản mục doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay đều tăng. Điều đó cho thấy 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng đã thực hiện tốt nghiệp vụ cho vay cũng như thu hồi nợ đánh dấu 1 bước tiến triển đầy khả quan cho 6 tháng cuối năm 2013. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đạt 334.468 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 276.099 triệu đồng, dư nợ cho vay đạt 441.102 tương ứng tăng 13,75%, 11,07%, 11,82% so với cùng kỳ năm trước. Còn riêng với nợ quá hạn, 6 tháng đầu năm 2013 có sự giảm xuống đáng kể cụ thể là giảm 6,52% so với 6 tháng đầu năm 2012. Đó là tín hiệu đáng mừng. Nguyên nhân nợ quá hạn giảm là do có lẽ người dân đã bắt đầu ý thức được việc trả nợ và hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trong huyện đạt được hiệu quả. Ngoài ra công tác xử lý nợ quá hạn của ngân hàng đã bước đầu đạt được hiệu quả khả quan. 28 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.2.1 Doanh số cho vay Doanh số cho vay phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng đã cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó đã thu được hay chưa trong một khoảng thời gian nhất định. 4.2.1.1 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn Doanh số cho vay không chỉ thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng mà còn cho biết việc sử dụng nguồn vốn huy động dược của Ngân hàng có hiệu quả hay không. Để hiểu rõ được tình hình này tại NHNo&PTNT huyện Thới Bình ta tiến hành phân tích doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2012. Sau đây là cơ cấu doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012: Năm2010 Năm2011 0,85% 1,06% 1% 1% 46,11% 47,13% 50,84% 51,98% Năm2012 1,08% 1,01% 45,75% 52,16% Trồng trọt Thủy sản Chăn nuôi Tiêu dùng Hình 4.2 Cơ cấu DSCV theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 Qua hình vẽ trên ta thấy Doanh số cho vay phục vụ nuôi trồng thủy hải sản và trồng trọt luôn chiếm tỷ cao so với các khoản mục khác. Điều này cũng dễ hiểu do NHNo&PTNT là Ngân hàng chuyên phục vụ cho người nông dân là chính. Hiện nay nghề trồng lúa và nuôi tôm ở huyện thới bình có hơn 90% hộ gia đình tham gia sản xuất là 2 ngành chủ đạo của người dân trong huyện. chính vì lẽ đó mà doanh số cho vay của 2 ngành này luôn chiếm tỷ trong cao trong cơ cấu doanh số cho vay hộ sản xuất trong những năm qua. Trong khi đó doanh số cho vay chăn nuôi và tiêu dùng cộng lại chỉ chiếm không hơn 3%. 29 Tình hình doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 4.7 DSCV theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Số tiền 2011 Số tiền So sánh 2012 Số tiền 2011 so với 2010 Số tiền % 2012 so với 2011 Số tiền % Trồng trọt 160.658 186.750 206.753 26.092 16,24 20.003 10,71 Thủy sản 181.113 201.458 235.685 20.345 11,23 34.227 16,99 Chăn nuôi 2.970 3.965 4.865 995 33,50 900 22,70 Tiêu dùng 3.685 3.972 4.570 287 7,79 598 15,06 Tổng cộng 348.426 396.233 451.873 47.807 13,72 55.640 14,04 Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay qua 3 năm của Ngân hàng đều tăng. Trong đó:  Trồng trọt: Trồng trọt chủ yếu là trồng lúa và các loại hoa màu khác có chu kỳ sản xuất ngắn đem lại thu nhập tương đối ổn định cho người nông dân. Qua 3 năm thì doanh số cho vay phục vụ trồng trọt đều tăng. Cụ thể: Doanh số cho vay năm 2010 là 160.658 triệu đồng, năm 2011 là 186.750 triệu tăng 26.092 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng là 16,24% đồng so với năm 2010, sang năm 2012 doanh số cho vay đạt 206.753 triệu đồng tăng 20.003 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng là 10,71% so với năm 2011. Nguyên nhân là do người nông dân đang chuyển dịch cơ cấu từ trồng lúa 1 vụ sang kết hợp trồng lúa với nuôi tôm và các vùng chuyên canh hoa màu được thành lập tại các xã nên rất cần vốn để mở rộng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất.  Thủy sản: Hiện nay nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi tôm và các loại cá đem lại thu nhập cao như cá trình, cá bống tượng…Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngành nuôi trồng thủy sản được chú trọng nhiều hơn, hiệu quả kinh tế mang lại cao nên người dân đã mạnh dạng đến Ngân hàng xin vay vốn để đầu tư mới và mở rộng sản xuất làm cho thu nhập của người dân ngày càng tăng. Doanh số cho vay theo mục đích phục vụ nuôi trồng thủy sản năm 2010 đạt 181.113 triệu đồng. Đến năm 2011 đạt 201.458 triệu đồng tăng 11,23% so với năm 30 2010 bước sang năm 2012 đạt 235.685 triệu đồng tăng 16,99% so với năm 2011. Nguyên nhân là do số hộ tham gia nuôi thủy sản chiếm hơn 80% số hộ toàn huyện, diện tích mặt nước ngày càng mở rộng nhiều hơn, nên người dân rất cần vốn để cải tạo ao hồ, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.  Chăn Nuôi: Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi qua 3 năm đều tăng. Cụ thể: Năm 2011 doanh số cho vay đạt 3.970 triệu đồng tăng 995 triệu đồng tăng 33,50% so với năm 2010, bước sang năm 2012 doanh số cho vay đạt 4.865 triệu đồng tăng 900 triệu đồng so với năm 2011 tương đương tỷ lệ tăng là 22,70%. Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của dịch cúm gà và bệnh tay xanh ở heo nên bà con nông dân bị thiệt hại đáng kể nên cần có nguồn vốn tái đầu tư cho nên cho vay chăn nuôi cũng tăng nhưng không đáng kể. Doanh số cho vay ngành chăn nuôi chiếm tỷ lệ không cao do hiệu quả kinh tế đem lại không cao so với các ngành nghề khác.  Tiêu dùng: Bên cạnh việc hỗ trợ vốn phát triển Nông nghiệp nông thôn ra thì Ngân hàng còn chú trọng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong nhiều năm qua. Từ năm 2010 đến năm 2012 cho vay tiêu dùng đều tăng, điều đó cho thấy cuộc sống của người dân đã ổn định và làm ăn có hiệu quả. Chi nhánh còn cho vay để phục vụ nhu cầu đời sống người dân, giúp người dân cải thiện đời sống như mua sắm thiết bị, đồ dùng trong gia đình, sửa chữa nhà ở,… Cho vay tiêu dùng năm 2011 là 3.972 triệu đồng tăng 287 triệu đồng tăng 7,79% so với năm 2010 sang năm 2012 là 4.570 triệu đồng tăng 598 triệu đồng so với năm 2011 và tỷ lệ tăng là 15,06%. Nguyên nhân là do là do kinh tế hộ phát triển nên nhu cầu phương tiện đi lại, nhà ở sạch đẹp, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt đời sống của người dân cũng tăng. 6 tháng đầu năm2013 0,77% 0,85% 6 tháng đầu năm2012 0,8% 0,85% 44,6% 43,57% 54,79% Trồng trọt 53,77% Thủy sản Chăn nuôi Trồng trọt Tiêu dùng Thủy sản Chăn nuôi Tiêu dùng Hình 4.3 Cơ cấu DSCV theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm Qua hình vẽ trên ta thấy khoản mục trồng trọt và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh số cho vay của hộ sản xuất. Đây là 2 ngành đang 31 được lãnh đạo huyện chú trọng phát triển và NHNo&PTNT huyện Thới Bình có nhiệm vụ hết sức quan trọng là hổ trợ nguồn vốn kịp thời để phát triển tối đa hiệu quả kinh tế của 2 ngành này nhằm góp phần làm cho đời sống của người dân trong huyện ngày càng tốt đẹp hơn. Để thấy được tình hình tăng giảm của doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ta phân tích bảng số liệu dưới đây: Bảng 4.8 DSCV theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2012 2013 So sánh Số tiền Số tiền Số tiền % Trồng trọt 115.823 130.028 14.205 12,26 Thủy sản 145.656 156.749 11.093 7,62 Chăn nuôi 2.127 2.252 125 5,88 Tiêu dùng 2.250 2.488 238 10,58 Tổng cộng 265.856 291.517 25.661 9,65 Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Nhìn chung qua 6 tháng đầu năm 2013 thì các khoản mục trong doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn đều tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Qua đó cho thấy công tác sử dung vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm nay đang được thực hiện tốt. 4.2.1.2 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng Do phần lớn người dân trong huyện sống bằng nghề nông và nuôi trồng thủy sản nên Ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay hộ sản xuất nông nghiệp và thủy sản, mà thời hạn cho vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn thu hồi vốn nhanh, cho vay trung và dài hạn ít. Tùy theo đối tượng mà Ngân hàng có thể cho vay từ 70%-90% tổng chi phí thực hiện phương án sản xuất kinh doanh và căn cứ vào từng món vay. Trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của khách hàng hoặc cho vay tiêu dùng. Khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn được các Ngân hàng quan tâm hàng đầu do vòng quay vốn tín dụng ngắn, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. 32 Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012. Năm2010 Năm2011 24,26% 24,46% 75,74% 75,54% Năm2012 25,19% 74,81% Ngắn hạn Trunghạn và dài hạn Hình 4.4 Cơ cấu DSCV theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012 Hộ Sản xuất là đối tượng cho vay chủ yếu của NHNo&PTNT huyện Thới Bình nên doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh số cho vay của Ngân hàng, chiếm hơn 75% trong doanh số cho vay hộ Sản xuất. Sau đây là tình hình doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012. Bảng 4.9: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 Ngắn hạn 2011 2012 263.212 300.108 338.048 Trung hạn và dài hạn Tổng cộng So sánh Năm 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền % % 36.896 14,02 37.940 12,64 96.125 113.825 10.911 12,80 17.700 18,41 348.426 396.233 451.873 47.807 13,72 55.640 14,04 85.214 Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng trưởng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 263.212 triệu đồng Sang năm 2011 đạt 300.108 triệu đồng tăng 36.896 triệu đồng tăng trưởng 14,02% so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn là 338.048 triệu đồng tăng 37.940 triệu đồng so với năm 2011. 33 Như vậy, doanh số cho vay ngắn hạn trong thời gian qua đều tăng liên tục qua các năm là do số hộ Sản xuất đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều. Trung hạn và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn doanh số cho vay ngắn hạn nhưng đây cũng là nguồn cho vay chủ yếu của Ngân hàng. Đối với các khoản cho vay trung - dài hạn, Ngân hàng thường xuyên có những biện pháp theo dõi tình hình sử dụng vốn của người đi vay. Đồng thời, Ngân hàng kết hợp với chính quyền địa phương, các tổ trưởng tổ vay vốn xem xét tính khả thi của dự án, phương án sản xuất cũng như tình hình thu nhập của người dân. Vì thế mà doanh số cho vay trung - dài hạn của Ngân hàng tăng trưởng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2010 doanh số cho vay trung - dài hạn của Ngân hàng là 85.214 triệu đồng. Sang năm 2011 doanh số cho vay là 96.125 triệu đồng tăng 10.911 triệu đồng tương đương 12,80% so với năm 2010. Đến năm 2012, tuy là năm có nhiều biến động về giá cả, đặc biệt là giá vàng tăng cao nhưng tình hình sản xuất của người dân vẫn ổn định. Doanh số cho vay trung dài hạn cuối năm tăng lên 17.700 triệu đồng tương đương 18.41% so với năm 2011. Nguyên nhân là do người dân đã mở rộng ngành nghề kinh doanh như khai thác đánh bắt cá. chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi từ loại cây, con giống cho hiệu quả kinh tế thấp sang các loại cây, con giống cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặt khác, nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở của người dân trong huyện cũng tăng cao nên nhu cầu về vốn tăng. Sau đây là doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 6 tháng đầunăm2013 6 tháng đầunăm2012 23,64% 26,97% 73,03% 76,36% Ngắn hạn Trunghạn và dài hạn Ngắn hạn Trunghạn và dài hạn Hình 4.5 Cơ cấu DSCV theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012 và 2103 Qua hình vẽ trên ta thấy cơ cấu doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 không thay đổi mấy so với 6 tháng đầu năm 2012. Doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với doanh số cho vay trung và dài hạn. Nguyên nhân là do người dân vẫn sản xuất theo mô hình sản xuất cũ có chu kỳ sản xuất ngắn, thu hồi vốn nhanh nên chủ yếu là vay ngắn hạn nên doanh số cho vay ngắn hạn lúc nào cũng chiếm tỷ trọng cao hơn. 34 Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013. Bảng 4.10: DSCV theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung hạn và dài hạn Tổng cộng 6 tháng đầu năm 2012 2013 203.002 62.854 265.856 212.896 78.621 291.517 ĐVT: Triệu đồng So sánh Số tiền 9.894 15.767 25.661 % 4,87 25,09 9,65 Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy khoản vay ngắn hạn vẫn cao hơn trung hạn và dài hạn. Cụ thể: 6 tháng đầu năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn là 203.002 triệu đồng, Trung và dài hạn là 62.854 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số cho vay ngắn hạn đạt 212.896 triệu đồng tăng 4,87%, Trung và dài hạn đạt 78.621 triệu đồng tăng 25,09%. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao như vậy là do 6 tháng đầu năm 2013 nhiều người dân trong huyện cần vốn để sửa chữa, mua sắm máy móc sản xuất nông nghiệp, cải tạo vuông tôm, đào ao nuôi cá…để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh nên Ngân hàng thưc hiện công tác cho vay trung và dài hạn làm cho khoản mục này tăng cao. 4.2.2 Doanh số thu nợ Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ là một vấn đề mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Dựa vào doanh số thu nợ ta có thể biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định, đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng của Ngân hàng. Do đó, công tác thu nợ được xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng, là nguồn đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu thông. 4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn Cũng giống như doanh số cho vay, tỷ trọng doanh số thu nợ của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và trồng trọt qua 3 năm 2010-2012 chiếm tỷ trọng cao hơn so với các lĩnh vực khác. Chiếm hơn 97% trong cơ cấu doanh số thu nợ (Hình 4.6). Trong đó thủy sản đã chiếm khoảng 50% nguyên nhân là do ngành thủy sản đang được chú trọng phát triển và là ngành nghề chính của người dân trong huyện, hiệu quả kinh tế đem lại cũng cao hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác. 35 Cơ cấu doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm Năm 2010 0,55% Năm 2011 0,94% 0,85% 0,79% 48,64% 48,40% 49,95% 49,81% Năm 2012 1,05% 0,99% 46,54% 51,42% Trồng trọt Thủy sản Chăn nuôi Tiêu dùng Hình 4.6 Cơ cấu DSTN theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2012 Sau đây là tình hình doanh số cho vay qua 3 năm và được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 4.11 DSTV theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Trồng trọt 155.480 178.801 196.782 23.321 15,00 17.981 10,06 Thủy sản 160.031 183.595 217.413 23.564 14,72 33.818 18,42 % % Chăn nuôi 2.735 2.275 4.455 (460) (16,82) 2.180 95,82 Tiêu dùng 3.005 2.897 4.170 (108) (3,59) 1.273 43,94 321.251 367.568 422.820 46.317 14,42 55.252 15,03 Tổng cộng Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ đều tăng qua các năm, cụ thể là năm 2010 doanh số thu nợ là 321.251 triệu đồng, năm 2011 doanh số thu nợ đạt 367.568 triệu đồng tương đương tăng 46.317 triệu đồng tăng 14,42% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số thu nợ đạt 422.820 triệu đồng tăng 55.252 triệu đồng tương đương tăng 15,03% trong đó:  Trồng trọt Doanh số thu nợ của trồng trọt năm 2011 đạt 178.801 triệu đồng tăng 23.321 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 15% so năm 2010 sang năm 2012 đạt 36 196.782 triệu đồng tăng 17.981 triệu đồng tương ứng tăng 10,06% so với năm 2011 vì do các hộ đã sử dụng vốn đúng mục đích đồng thời do thời tiết thuận lợi, áp dụng phương pháp đúng kỹ thuật và hiện đại nên năng suất tăng, lúa trúng mùa bán được giá, được mùa có tiền bà con tự giác trả nợ nên doanh số thu nợ tăng.  Thủy sản Nhìn chung doanh số thu nợ đối với khoản mục này liên tục tăng qua các năm. Vào năm 2010 doanh số thu nợ đạt 160.031 triệu đồng, sang năm 2011 doanh số thu nợ đạt 183.595 triệu đồng tăng 23.564 triệu đồng và tăng trưởng 14,72% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số thu nợ này đã đạt 217.413 triệu đồng tăng 33.818 triệu đồng tương đương tăng 18,42% so với năm 2011. Nguyên nhân làm doanh số thu nợ tăng lên là do người nông dân đã nắm bắt được khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm, giá cả các mặt hàng thủy sản điều tăng qua các năm. Thực hiện các vùng chuyên canh nuôi tôm dẫn đến hiệu quả mang lại cao hơn, lợi nhuận tăng lên nhờ đó mà Ngân hàng thu nợ tăng lên.  Chăn nuôi Doanh số thu nợ năm 2010 là 2.735 triệu đồng sang năm 2011 là 2.275 triệu đồng giảm 460 triệu đồng giảm 16,82% so với năm 2010. Nguyên nhân giảm là do dịch cúm gia cầm và bệnh tai xanh hay bệnh lở mồm lông móng ở heo xuất hiện nên làm ảnh hưởng tới lợi nhuận và gây thiệt hại cho người chăn nuôi dẫn đến doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm xuống. Nhưng sang năm 2012 doanh số thu nợ đạt 4.455 triệu đồng tăng 2.180 triệu đồng tương đương tăng 95,82% so với năm 2011. Nguyên nhân là do người dân đã tích cực tham gia phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở heo nên dịch bị khống chế, nhận được sự hỗ trợ con giống, kỹ thuật của phòng nông nghiệp nên doanh thu của người dân tăng trở lại và Ngân hàng thu được nợ dẫn đến doanh số thu nợ tăng lên.  Tiêu dùng Doanh số thu nợ năm 2010 là 3.005 triệu đồng sang năm 2011 giảm xuống còn 2.897 triệu đồng giảm 108 triệu đồng tương đương giảm 3,59%. Nguyên nhân là năm 2011 nên kinh tế bị lạm phát giá cả các mặt hàng đều tăng mà nhu cầu đời sống của người dân tăng nên phải chi tiêu càng nhiều nên doanh số thu nợ giảm xuống, sang năm 2012 doanh số thu nợ là 4.170 triệu đồng tăng 1.273 triệu đồng và tăng trưởng 43,94% so với năm 2011. Tình hình kinh tế đã ổn định trở lại thu nhập của người dân tăng nên doanh số thu nợ tăng. 37 Sau đây là doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 6 tháng đầu năm2013 6 tháng đầunăm2012 1,13% 0,97% 1,07% 0,95% 45,06% 46,44% 51,47% 52,92% Trồngtrọt Thủy sản Chăn nuôi Trồngtrọt Tiêu dùng Thủy sản Chăn nuôi Tiêu dùng Hình 4.7 Cơ cấu DSTN theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Cơ cấu doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 vẫn không thay đổi. Tỷ trọng doanh số thu nợ của trồng trọt và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu doanh số thu nợ. Bảng 4.12: DSTN theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 So sánh Số tiền Số tiền Số tiền % Trồng trọt 99.529 106.987 7.458 7,49 Thủy sản 110.313 125.626 15.313 13,88 Chăn nuôi 2.412 2.548 136 5,64 Tiêu dùng 2.071 2.245 174 8,40 Tổng cộng 214.325 237.406 23.081 10,77 Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình thu nợ của trồng trọt và thủy sản đều đạt doanh số rất cao. Điều đó cũng dễ hiểu vì 2 ngành này đều đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trong huyện, mặc dù đều có những hạn chế nhất định của nó là thuận theo thời tiết và con nước. Tuy nhiên, nhờ những kinh nghiêm lâu năm tích lũy được mà người dân ngày càng làm có hiệu quả hơn. Ngành chăn nuôi là ngành có từ lâu đời, được mọi người duy trì cho đến nay. Tuy hiện nay không còn đươc chú trọng như trước nhưng nó vẫn đem lại thu nhập chủ yếu cho những hộ gia đình không có nhiều đất đai để sản xuất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. 38 Khi nhu cầu cuộc sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng càng nhiều, khoản vay tiêu dùng qua đó cũng sẽ tăng lên. Đa số những người vay tiêu dùng là những người có kinh tế gia đình khá trở lên và thu nhập ổn định nên việc thu hồi nợ cũng rất dễ dàng so với các khoản nợ khác. 4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012 Năm2011 Năm2010 29,99% 30,28% 69,72% 70,01% Năm2012 27,35% 72,65% Ngắn hạn Trung hạn và dài hạn Hình 4.8 Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2013 Qua hình vẽ trên ta thấy trong cơ cấu doanh số thu nợ thì doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm nhiều hơn doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm khoảng 70% trong tổng cơ cấu nguyên nhân là do phần lớn người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi, các ngành nghề này đa số có chu kỳ sản xuất ngắn, thu hồi vốn nhanh trong thời gian ngắn. Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012 Năm Chỉ tiêu 2010 Ngắn hạn Trung hạn và dài hạn Tổng cộng 2011 2012 ĐVT: Triệu đồng So sánh 2011 so với 2012 so với 2010 2011 Số tiền % Số tiền % 224.899 256.259 307.170 31.360 13,94 50.911 19,87 96.352 111.309 115.650 14.957 15,52 4.341 3,90 321.251 367.568 422.820 46.317 14,42 55.252 15,03 Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2010 doanh số thu nợ đạt 321.251 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 367.568 tăng 46.317 triệu đồng tương đương tỷ lệ 14,44% so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh số thu nợ là 39 422.820 triệu đồng, tăng 55.252 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 15,03% so với năm 2011. Nguyên nhân là do nhà nước hỗ trợ lãi suất cho vay nông nghiệp nên bà con trả nợ và xin vay lại nên doanh số thu nợ tăng. Ngân hàng không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu hồi nợ làm sao để đồng vốn bỏ ra có thể thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả. Doanh số thu nợ tăng qua các năm cho thấy được chất lượng tín dụng hay khâu thẩm định các dự án kinh doanh của cán bộ tín dụng ngày càng chặt chẽ hơn. Điều đó cho thấy được hiệu quả vốn đầu tư và kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2010 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 224.899 triệu, năm 2011 doanh số thu nợ đạt 256.259 triệu đồng tăng hơn năm 2010 là 31.360 triệu đồng tương ứng tăng 13,94% đến năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn là 307.170 triệu đồng tăng 50.911 triệu đồng tương ứng tăng 19,87%. Doanh số thu nợ trung - dài hạn của Ngân hàng tăng trưởng mạnh qua các năm. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đang đạt hiệu quả, công việc sản xuất của hộ sản xuất cũng tốt. Cụ thể năm 2010 doanh số thu nợ trung - dài hạn là 96.352 triệu đồng. Bước sang năm 2011 doanh số thu nợ là 111.309 triệu đồng tăng 14.957 triệu đồng tương đương 15,52% so với năm 2010. Sang năm 2012 tốc độ tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn cao hơn năm 2011 là 4.341 triệu đồng tỷ lệ tăng là 3,90% so với năm 2011. Nguyên nhân là do khoảng thời gian mà các khoản vay đã đến kỳ trả nợ, sản xuất gặp nhiều thuận lợi do chủ trương chính sách đúng đắn của đảng và nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát và hỗ trợ vốn lãi xuất nên khách hàng thanh toán nợ cho Ngân hàng góp phần làm cho doanh số thu nợ tăng cao. Sau đây là tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 được thể hiện qua bảng số liệu sau: 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2012 31,45% 31,72% 68,55% 68,28% Ngắn hạn Ngắn hạn Trung hạn và dài hạn Trung hạn và dài hạn Hình 4.9: Cơ cấu DSTN theo thời hạn tín dụng của ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng hầu như không thay đổi so với cùng kỳ năm trước. 40 Sau đây là tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng 6 qua tháng đầu năm 2012 và 2013 Bảng 4.14 DSTN theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng So sánh Số tiền % 6 tháng đầu năm 2012 2013 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung hạn và dài hạn Tổng cộng 146.337 67.988 214.325 162.740 74.666 237.406 16.403 6.678 23.081 11,21 9,82 10,77 Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2012 đạt 146.337 triệu đồng trong khi trung hạn và dài hạn chỉ đạt 67.988 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm nay doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 162.740 triệu đồng tăng 11,21% và doanh số thu nợ trung hạn và dài hạn đạt 74.666 triệu đồng tăng 9,82% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân doanh số thu nợ ngắn hạn luôn cao hơn trung hạn và dài hạn là do đặc thù kinh tế huyện chủ yếu là nuôi trồng thủy hải sản theo mùa vụ nên người dân đa số cần nguồn vốn ngắn hạn. 4.2.3 Dư nợ cho vay Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một Ngân hàng tại một thời điểm nhất định, cũng cho thấy quy mô hoạt động và hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên dư nợ còn có một khoản nữa đó là nợ quá hạn, đây là dạn dư nợ mà Ngân hàng cần phải hạn chế ở mức thấp nhất. 4.2.3.1 Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn Năm2011 Năm 2010 0,43% 0,93% 0,88% 1,14% 33,50% 37,07% 64,43% 64,61% Năm2012 0,97% 1,16% 33,57% 64,30% Trồng trọt Thủy sản Chăn nuôi Tiêu dùng Hình 4.10 Cơ cấu dư nợ cho vay hộ sản xuất qua 3 năm 2010-2012 41 Trong cơ cấu dư nợ cho vay hộ sản xuất thì thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất hơn 60%, tiếp đến là trồng trọt chiếm hơn 30%, còn lại chăn nuôi và tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp khoảng 2%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng luôn chú trọng đến cho vay hộ sản xuất nông nghiệp phục vụ nông dân, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho bà con nông dân trong việc sản xuất, kinh doanh góp phần quan trọng vào chuyển dịch và phát triển kinh tế địa phương. Tình hình tăng giảm của dư nợ cho vay hộ sản xuất qua 3 năm của Ngân hàng được thể hiện qua bảng số liệu sau đây: Bảng 4.15: Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền % % Trồng trọt 98.750 106.699 116.670 7.949 8,05 9.971 9,34 Thủy sản 187.268 205.221 223.493 17.953 9,59 18.272 8,90 Chăn nuôi 1.260 2.950 3.360 1.690 134,13 410 13,90 Tiêu dùng 2.547 3.620 4.020 1.073 42,13 400 11,05 Tổng cộng 289.825 318.490 347.543 28.665 9,89 29.053 9,12 Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 đạt 318.490 triệu đồng tăng 28.665 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 9,89% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì dư nợ là 347.543 triệu đồng tăng 29.053 triệu đồng tốc độ tăng trưởng đạt 9,12% so với năm 2011 tốc độ tăng đều qua các năm.  Trồng trọt: Qua 3 năm dư nợ cho vay phục vụ trồng trọt đều tăng. Năm 2010 dư nợ đạt 98.750 triệu đồng, sang năm 2011 đạt mức dư nợ là 106.699 triệu đồng tăng 7.949 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 8,05% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì dư nợ tăng 9.971 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 9,34% so với năm 2011. Nguyên nhân do lúa là loại cây trồng quan trọng cung cấp, bảo đảm lương thực nên huyện có chủ trương thực hiện một nền nông nghiệp phát triển bền vững, huyện luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật thâm canh, từng bước đẩy mạnh cơ giới hoá các khâu bơm nước, làm đất, tuốt lúa và sấy thóc sau thu hoạch,…nên các Ngân hàng luôn ưu tiên cho vay trong lĩnh vực này và do chủ trương chuyển dịch cơ cấu 42 kinh tế của huyện chuyển một phần diện tích trồng cây ăn trái hay cây lâu năm không hiệu quả sang trồng lúa và rau màu nên người dân cần vốn để cải tạo ao đầm mua phân bón, con giống nên nhu cầu vay vốn của nông dân ngày càng lớn hơn, doanh số cho vay tăng vì vậy mà dư nợ ngày càng nhiều. Đồng thời trong những năm qua khách hàng xin Ngân hàng gia hạn nợ nên đã làm dư nợ tăng cao.  Thủy sản : Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ đối với ngành thủy sản là cao nhất so với các ngành khác vì đây là ngành chủ lực của huyện cũng như của tỉnh nhà mang lại nguồn thu đáng kể. Dư nợ đều tăng liên tục qua 3 năm. Vào năm 2010 dư nợ là 187.268 triệu đồng, sang năm 2011 dư nợ là 205.221 triệu đồng, tăng 17.953 triệu đồng so với năm 2010, tương đương tăng 9,59%. Đến năm 2012 dư nợ là 223.493 triệu đồng, tăng 18.272 triệu đồng so với năm 2011, tương đương tăng 8,90%. Bởi lẽ đây là đối tượng mà Ngân hàng cho vay nhiều nhất trong số các ngành khác, vì đây là một thế mạnh của huyện nên được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển người dân mở rộng sản xuất và duy trì diện tích ao nuôi cần phải có vốn để sản xuất vì thế mà dư nợ của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Dư nợ tăng cũng do một phần nguyên nhân là thời tiết, dịch bệnh gây ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản nên bà con không trả được nợ Ngân hàng mà phải gia hạn nợ làm cho dư nợ tăng. Và đối với thuỷ sản đánh bắt người dân cần đầu tư vào tài sản cố định lâu dài thuận tiện cho việc đánh bắt xa bờ nên các món vay thường chưa đến hạn phải thanh toán, thêm vào đó là doanh số cho vay lại tăng, vì thế đã làm cho dư nợ của nó tăng lên.  Chăn nuôi : Dư nợ ngành chăn nuôi tăng đều qua các năm, cụ thể: Năm 2010 dư nợ đạt 1.260 triệu đồng, sang năm 2011 đạt 2.950 triệu đồng tăng 1.690 tỷ lệ tăng 134,13% so với năm 2010, sang năm 2012 đạt 3.360 triệu đồng tăng 410 triệu đồng tỷ lệ tăng 13,90% so với năm 2011. Nguyên nhân mà dư nợ tăng là do dịch cúm da cầm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của người sản xuất nên ảnh hưởng tới việc thu hồi nợ dẫn đến dư nợ tăng lên. Được sự hỗ trợ của nhà nước lãi suất và phòng nông nghiệp hổ trợ về kỹ thuật phòng chống dịch bệnh nên bà con mạnh dạn đầu tư chăn nuôi doanh số cho vay tăng lên vì thế mà làm cho dư nợ tăng. Tiêu dùng: Tình hình dư nợ của khoản mục này có sự biến động qua các năm. Cụ thể: Năm 2011 đạt 3.620 triệu đồng tăng 1.073 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 43 tăng là 42,10% so với năm 2010. Đến năm 2012 lại tăng lên 400 triệu đồng với tốc độ tăng 11,05% so với năm 2011. Nguyên nhân là do nhu cầu đời sống của người dân tăng lên, giá cả các mặt hàng tăng nên nhu cầu vay vốn tăng lên, nợ của năm trước chuyển sang. Sau đây là tình hình dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 6 tháng đầu năm 2012 1,25% 6 tháng đầu năm 2013 1,27% 0,94% 1,10% 37,19% 37,77% 60,29% 60,19% Trồng trọt Thủy sản Chăn nuôi Tiêu dùng Trồng trọt Thủy sản Chăn nuôi Tiêu dùng Hình 4.11: Cơ cấu dư nợ theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2103 Qua 6 tháng đầu năm 2013 thì cơ cấu dư nợ vẫn không thay đổi. Dư nợ cho vay trồng trọt và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao do doanh số cho vay 2 ngành này đều tăng qua các năm trong khi đó dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng thấp mặc dù doanh số cho vay của nó tăng. Bảng 4.16 Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm So sánh 2012 2013 Số tiền % Trồng trọt 137.602 151.699 14.097 10,24 Thủy sản 223.084 241.765 18.681 8,37 Chăn nuôi 4.640 3.770 (870) (18,75) Tiêu dùng 4.695 4.420 (275) (5,86) Tổng cộng 370.021 401.654 31.633 8,55 Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với cùng kỳ năm trước song tốc độ tăng chỉ đạt 8,55% nguyên nhân dư nợ tăng là do số dư nợ của năm trước chuyển sang, đồng thời 6 tháng đầu năm nay Ngân hàng tăng doanh số cho vay nên làm cho dư nợ tăng lên. Ngoài ra còn có 1 số khoản nợ đến hạn nhưng người đi vay chưa thanh toán đủ và được xem xét gia hạn cho đến cuối năm nay. 44 4.2.3.2 Dư nợ theo thời hạn tín dụng Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2013 được thể hiện qua hình vẽ dưới đây: Năm2011 Năm2010 28,16% 28,74% 71,26% 71,84% Năm2012 25,28% 74,72% Ngắn hạn Trung hạn và dài hạn Hình 4.12 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012 Trong cơ cấu dư nợ cho vay hộ sản xuất theo thời hạn tín dụng thì dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao chiếm hơn 70% trong khi dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng gần 30%. Nguyên nhân là do ngân hàng chủ yếu cho vay hộ nông dân, mà người nông dân sản xuất theo mùa vụ nên thường vay vốn với thời hạn ngắn điều đó đã làm cho dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trong cao. Để thấy rõ hơn tình hình biến động của dư nợ cho vay ta phân tích bảng số liệu dưới đây: Bảng 4.17: Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung hạn và dài hạn Tổng cộng Năm 2010 2011 2012 206.518 228.797 259.675 83.307 89.693 87.868 289.825 318.490 347.543 ĐVT: Triệu đồng So sánh 2011 so với 2012 so với 2010 2011 Số tiền % Số tiền % 22.279 10,79 30,878 13,50 6.386 7,67 (1,825) (2,03) 28.665 9,89 29,053 9,12 Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng dần qua 3 năm. Năm 2010 là 289.825 triệu đồng, sang năm 2011 là 318.490 triệu đồng tăng 28.665 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 9,89%, đến năm 2012 tổng dư nợ cho vay là 347.543 triệu đồng tăng 29.053 triệu đồng tương ứng tăng 9,121% so với năm 2011. 45 Dư nợ tín dụng ngắn hạn năm 2011 tăng 22.279 triệu đồng tương ứng tăng 10,79% so với năm 2010, năm 2012 dư nợ là 259.675 triệu đồng tăng 30.878 triệu đồng tương ứng tăng 13,50,% so với năm 2011. Nguyên nhân dư nợ ngắn hạn tăng đều qua các năm là do nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng cao nên nhu cầu về vốn cũng cao. Mặt khác, tuy cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay cao hơn doanh số thu nợ nên cũng làm cho dư nợ tăng lên. Bên cạnh đó trong thời gian qua trên địa bàn huyện có nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao cần nhân rộng cho các hộ khác: Một vụ lúa một vụ tôm, một vụ màu trên đất trồng lúa. điều này đã góp phần làm cho dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Dư nợ trung - dài hạn qua 3 năm có sự tăng giảm không đồng đều. Năm 2010 dư nợ trung - dài hạn đạt được 83.307 triệu đồng, sang năm 2011 dư nợ đạt 89.693 triệu đồng tăng 6.386 triệu đồng tương đương tăng 7,67% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì dư nợ đạt 87.868 triệu đồng giảm xuống 1.825 triệu đồng và tỷ lệ giảm là 2,03% nguyên nhân là do phần lớn các món vay từ trồng mía sang nuôi tôm đến hạn trả và làm ăn có hiệu quả đã thanh toán cho Ngân hàng nên dư nợ giảm xuống, và người dân nơi đây đã tranh thủ hoàn lại số tiền vay cho ngân hàng để nhằm hạn chế phần chi phí lãi quá hạn phải chịu nếu món vay bị quá hạn. Sau đây là dư nợ theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013: 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 28,69% 29,78% 70,22% 71,31% Ngắn hạn Trunghạn và dài hạn Ngắn hạn Trung hạn và dài hạn Hình 4.13: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Qua hình vẽ trên ta thấy cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 không thay đổi gì mấy. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng rất cao, cao gấp hơn 2 lần so với dư nợ cho vay trung và dài hạn. 46 Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Bảng 4.18: Dư nợ theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 2013 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung hạn và dài hạn Tổng cộng 263.846 106.175 370.021 282.049 119.605 401.654 So sánh Số tiền 18.203 13.430 31.633 % 6,90 12,65 8,55 Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 tăng 31.633 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8,55%. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm nay doanh số cho vay tăng nhanh hơn doanh số thu nợ cộng với các khoản nợ của năm trước chuyển sang. 4.2.4 Nợ quá hạn Để thấy được hiệu quả công tác thu hồi nợ đến hạn của Ngân hàng, sự nhiệt tình và có trách nhiệm trong việc trả nợ khi đến hạn của khách hàng ta sẽ phân tích xem nợ quá hạn theo từng thời hạn tín dụng và nợ quá hạn của từng ngành sản xuất qua từng năm đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nếu nợ quá hạn nhỏ mà dư nợ cao thì chất lượng tín dụng càng cao, hiệu quả hoạt động tín dụng càng tốt và ngược lại thì nó sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng trở nên kém hiệu quả vì nguồn vốn tự có của Ngân hàng không đủ đáp ứng đầu tư tín dụng. Cho nên nợ quá hạn là mối quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng. 4.2.4.1 Nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn Năm2010 1,65% Năm2011 3,99% 1,60% 3,63% 28,14% 28,09% 66,68% 66,22% Năm2012 1,06% 2,53% 27,26% 69,15% Trồng trọt Thủy sản Chăn nuôi Tiêu dùng Hình 4.14 Cơ cấu NQH theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2012 47 Trong tổng cơ cấu nợ quá hạn của hộ sản xuất ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn của thủy sản và trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là nợ quá hạn của chăn nuôi và tiêu dùng. Đều này cho thấy nợ quá hạn tại NHNo&PTNT huyện Thới Bình có tỷ lệ thuận với dư nợ. Khi dư nợ càng cao thì nợ quá hạn của nó cũng cao theo. Một điểm đáng lưu ý trong cơ cấu nợ quá hạn là nợ quá hạn cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng khá cao so với tỷ trọng dư nợ của nó (hơn gấp 2 lần), điều đó cho thấy công tác xử lý nợ của khoản vay này hiệu quả còn thấp nguyên nhân là do cán bộ xét duyệt hộ sơ khách hàng chưa thật sự kĩ càng, nắm bắt thông tin và quản lý khách hàng chưa tốt nên công tác thu hồi nợ còn gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2013 được thể hiện dưới bảng số liệu sau: Bảng 4.19 Tình hình NQH theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm Chỉ tiêu 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền 2010 2011 2012 % Trồng trọt 2.044 2.629 3.229 585 28,62 600 22,82 Thủy sản 4.810 6.240 8.192 1.430 29,73 1,952 31.,28 Chăn nuôi 120 150 125 30 25,00 (25) (16,67) Tiêu dùng 290 340 300 50 17,24 (40) (11,76) Tổng cộng 7.264 9.359 11.846 2.095 28,84 2.487 % 26,57 Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn tăng qua 3 năm. Năm 2011 là 9.359 triệu đồng tăng 28,84% so với năm 2010 đến năm 2012 nợ quá hạn là 11.864 triệu đồng tăng 26,57% so với năm 2011. Trong đó:  Trồng trọt Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn đối với ngành này đều tăng trong 3 năm qua. Cụ thể năm 2010 nợ quá hạn là 2.044 triệu đồng, sang năm 2011 nợ quá hạn là 2.629 tăng 585 triệu đồng tỷ lệ tăng 28,62% so với năm 2010. Đến năm 2012 nợ quá hạn lại tiếp tục tăng đạt 3.229 triệu đồng tăng 600 triệu đồng tương đương 22,82% so với năm 2011. Nguyên nhân nợ quá hạn của ngành này tăng là do việc sản xuất gặp nhiều khó khăn thời tiết không ổn định, lượng mưa ít gây ảnh hưởng tới việc 48 sản xuất lúa trên đất nuôi tôm, bệnh rầy nâu tấn công làm cho năng xuất giảm gây ảnh hưởng tới việc trả nợ của người dân. Mặt khác, do giá cả các mặt hàng phục vụ cho sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống ... tăng làm cho chi phí tăng lên dẫn tới nợ quá hạn ngày càng tăng.  Thủy sản Trong tổng nợ quá hạn thì nợ quá hạn đối với cho vay thủy sản là cao nhất. Năm 2010 là 4.810 triệu đồng, sang năm 2011 nợ quá hạn là 6.240 triệu đồng tăng 1.430 triệu đồng tỷ lệ tăng 29,73% so với năm 2010. Năm 2012 con số này lên tới 8.192 triệu đồng tăng 1.952 triệu đồng so với năm 2011. Như đã biết thủy sản là thế mạnh của huyện về việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm sú. Mặc dù, nghề nuôi tôm sú mang lại lợi nhuận khá cao so với các ngành nghề khác song rủi ro cũng hết sức lớn. Tôm sú là loại thủy sản rất nhạy cảm với khí hậu và phụ thuộc vào những yếu tố khác như như con giống, ao nuôi, kỹ thuật nuôi…Vì thế nếu một trong những yếu tố trên làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến kết quả nuôi. Do đó đòi hỏi người nuôi phải đầu tư vốn rất nhiều. Khi trúng mùa thì không có gì bàn cãi, ngược lại thất mùa thì thiệt hại là rất lớn. Tuy nhiên khi được mùa thì đa số người nuôi ưu tiên trả nợ bên ngoài do trong quá trình nuôi nợ tiền thức ăn, thuốc thú y thủy sản sau đó mới trả nợ và lãi cho ngân hàng. Trong những năm qua khí hậu nắng nóng kéo dài dẫn đến dịch bệnh tôm chết hàng loạt ở huyện mà cả toàn tỉnh Cà Mau nói chung chính điều này đã làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng ngày càng tăng.  Chăn Nuôi : Nợ quá hạn của ngành này tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011 nợ quá hạn đạt 150 triệu đồng tăng 30 triệu đồng so với năm 2010 nguyên nhân là do tình hình cúm gia cầm đã gây khó khăn nhất định đối với hộ chăn nuôi gia cầm, giá các mặt hàng từ thịt gia cầm không ổn định, ảnh hưởng đến khả năng hoàn nợ của hộ sản xuất. Đến năm 2012 là 125 triệu đồng giảm 25 triệu đồng tỷ lệ giảm 16,67% so với năm 2011. Do tình hình dịch cúm đã được khống chế, ý thức bà con nông dân được nâng lên nên đã tự giác tiêm ngừa phòng chống dịch nên dịch bệnh không còn diễn ra giá cả tăng trở lại làm cho nợ quá hạn giảm xuống.  Tiêu Dùng : Năm 2010 nợ quá hạn là 290 triệu đồng sang năm 2011 lên đến 340 triệu đồng tăng 50 triệu đồng nguyên nhân là do lạm phát tăng trong năm 2011 làm cho giá cả các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày tăng lên làm cho nợ quá hạn tăng, đến năm 2012 nợ quá hạn giảm xuống còn 300 triệu đồng do thu nhập người dân tăng lên đời sống của người dân được cải thiện. 49 Sau đây là cơ cấu nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm 2012, 2013 6 tháng đầunăm2012 2,21% 6 tháng đầunăm2013 4,98% c 2,34% 5,25% 41,29% 37,74% 55,07% 51,12% Trồngtrọt Thủy sản Chăn nuôi Tiêu dùng Trồngtrọt Thủy sản Chăn nuôi Tiêu dùng Hình 4.15 Cơ cấu NQH theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Qua hình vẽ trên ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn của chăn nuôi và tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 không thay đổi gì mấy. Riêng tỷ trọng nợ quá hạn của thủy sản tăng hơn 3% và ngược với nó là tỷ trọng trồng trọt giảm hơn 3% nguyên nhân 6 tháng đầu năm nay giá tôm tăng cao người nông dân nuôi tôm được thuận lợi và thanh toán 1 khoản nợ cho ngân hàng. Để thấy rõ hơn tình hình tăng giảm của từng khoản mục ta phân tích tình hình biến động của nó qua bảng số liệu sau đây: Bảng 4.20: NQH theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Trồng trọt Thủy sản Chăn nuôi Tiêu dùng Tổng cộng 6 tháng đầu năm 2012 2013 2.521 5.365 195 214 8.295 1.938 5.715 197 287 8.137 So sánh Số tiền (583) 350 2 73 (158) % (23,13) 6,52 1,03 34,11 (1,90) Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn đối với HSX của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 có sự giảm xuống, đó là dấu hiệu đáng mừng cho ngân hàng. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2013 thì các khoản nợ quá hạn của ngành thủy sản được người đi vay trực tiếp đến Ngân hàng làm thủ tục thanh toán nợ do 6 tháng đầu năm nay nhiều hộ dân nuôi tôm đạt hiệu quả cao do nhờ kết hợp mô hình sản xuất Cua-tôm nên đã thanh toán hết hay 1 phần khoản nợ của mình. Điều đó đã làm cho nợ quá hạn đầu năm nay giảm xuống so với cùng kỳ năm trước. 50 4.2.4.2 Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm Năm2011 Năm2010 31,15% 40,15% 68,85% 59,85% Năm2012 39,89% 60,11% Ngắn hạn Trunghạn và dài hạn Hình 4.16 Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012 Qua hình vẽ trên ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay trung và dài hạn. Điều này cũng dễ hiểu vì trong cơ cấu dư nợ thì dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Ngân hàng luôn chú trọng cho vay phục vụ nông thôn mà chủ yếu là những người nông dân sản xuất nông sản, thủy sản. Họ sản xuất theo mùa vụ nên thường vay những khoản vay ngắn hạn. Trong thời gian gần này do công việc sản xuất không gặp nhiều thuận lợi nên những khoản vay trước còn tồn đọng và chuyển sang nợ quá hạn góp phần làm cho nợ quá hạn tăng lên. Để thấy được tốc độ tăng giảm của nó như thế nào ta phân tích tình hình biến động của nợ quá hạn ở bảng số liệu sau: Bảng 4.21 Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm Chỉ tiêu 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 5.001 5.601 7.121 600 12,00 1.520 27,14 Trung hạn và dài hạn 2.263 3.758 4.725 1.495 66,06 967 25,73 Tổng cộng 7.264 9.359 11.846 2.095 28,84 2.487 26,57 Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn đối với HSX của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. 51  Ngắn hạn: Qua 3 năm nợ quá hạn của khoản vay ngắn hạn đều tăng. Nguyên nhân là các khoản vay nuôi tôm trồng lúa bị dịch bệnh, giá cả tăng cao do tình hình lạm phát nên dẫn đến chí phí tăng làm thu nhập của người dân giảm mà mọi chi tiêu của gia đình chỉ là ruộng lúa, vuông tôm... nên làm cho nợ ngắn hạn tăng qua các năm.  Trung - dài hạn: Nợ quá hạn trung của khoản vay trung hạn-dài hạn cũng đều tăng qua 3 năm. Nguyên nhân là do quá trình quản lý việc sử dụng vốn vay của cán bộ tín dụng chưa thật chặt chẽ, khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích nên khả năng trả nợ thấp. Sau đây là tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm2012 6 tháng đầu năm2013 31,13% 32,54% 67,46% 68,37% Ngắn hạn Ngắn hạn Trung hạn và dài hạn Trung hạn và dài hạn Hình 4.17: Cơ cấu NQH theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Cơ cấu nợ quá hạn của Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 không có sự thay đổi. Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung và dài hạn. Bảng 4.22: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 2013 So sánh Số tiền % Ngắn hạn 5.713 5.489 (224) (3,92) Trung hạn và dài hạn 2.582 2.648 66 2,56 Tổng cộng 8.295 8.137 (158) (1,90) Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn 6 tháng đầu năm 2013 giảm 158 triệu đồng tương ứng giảm 1,90%. Trong đó, nợ ngắn hạn giảm 224 triệu đồng tương ứng giảm 3,92%, còn nợ quá hạn trung hạn và dài hạn tăng 66 triệu đồng tương ứng tăng 2,56%. Nguyên nhân nợ quá hạn cho vay ngắn hạn giảm là do đầu năm nay nhiều hộ dân nuôi Tôm-Cua hiệu quả 52 nên có tiền thanh toán các khoản nợ năm trước còn tồn đọng. Riêng nợ quá hạn cho vay trung hạn và dài hạn vẫn còn gia tăng là do người dân đang chờ vụ thu hoạch lúa tôm cuối năm nay xong sẽ có tiền thanh toán. Ngoài ra, nguyên nhân một phần là do cán bộ tín dụng khi cho vay khoản vay này chưa thật sự xét duyệt kỹ càng nên làm cho nợ quá hạn ngày càng tăng. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp hơn để quản lý tốt nguồn vốn cho vay nhằm hạn chế tình trạng nợ quá hạn kéo dài gây ảnh hưởng không tốt cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 4.2.5 Đánh giá chất lượng hoat động tín dụng 4.2.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng 4.2.5.1.1 Chỉ tiêu tổng dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ điều không tốt. Bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn huy động chưa đạt hiệu quả. Bảng 4.23 Tổng dư nợ /Vốn huy động của 3 năm 2010, 2011, 2012 Chỉ tiêu Tổng Dư nợ (Triệu đồng) Vốn huy đông (Triệu đồng) ∑DN/VHĐ (lần) Năm 2010 2011 2012 316.757 349.000 382.733 77.822 85.500 98.581 4,07 4,08 3,88 Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Chỉ tiêu tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm trung bình khoảng 4,01 lần. Năm 2010 tỷ lệ này là 4,07 lần có nghĩa là 4,07 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Sang năm 2011, mức tăng huy động vốn của Ngân hàng thấp hơn mức tăng dư nợ, bình quân tới 4,08 đồng dư nợ chỉ có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Đến năm 2012 bình quân 3,88 đồng dư nợ thì có 1 đồng nguồn vốn tham gia vào. Nhìn chung qua 3 năm chỉ tiêu này còn quá cao cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, để đáp ứng kịp thời vốn vay cho khách hàng thì Ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Điều này ảnh hưởng không tốt cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì khi sử dụng quá nhiều vốn điều chuyển sẽ làm cho thu nhập của Ngân hàng giảm do lãi suất vốn điều chuyển cao hơn rất nhiều so với vốn huy động từ bên ngoài. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng cần đưa ra nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác huy động để có đủ vốn cần thiết phục vụ cho các khoản vay của khách hàng. 53 Chỉ tiêu Tổng dư nợ/Vốn huy động của Ngân hàng 6 tháng đầu năm. Bảng 4.24 Tổng dư nợ/Vốn huy động 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 6 tháng đầu năm 2012 Chỉ tiêu Tổng Dư nợ (Triệu đồng) Vốn huy đông (Triệu đồng) ∑DN/VHĐ (lần) 394.467 74.050 5.33 2013 441.102 80.890 5,45 Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Chỉ tiêu ∑DN/VHĐ 6 tháng đầu năm 2013 là 5,45 lần điều đó có nghĩa cứ 5,45 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Trong khi 6 tháng đầu năm 2012 thì 1 đồng vốn huy động chỉ tham gia vào 5,33 đồng dư nợ. Cho thấy 6 tháng đầu năm nay thì dư nợ cho vay tăng nhanh hơn so với công tác huy động vốn. Chỉ tiêu này tăng cho thấy nguồn vốn huy động vốn được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, tình hình cho vay đạt hiệu quả cao nhưng tình hình huy động vốn vẫn chưa thực hiện tốt. 4.2.5.1.2 Chỉ tiêu nợ quá hạn HSX trên dư nợ HSX Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng công tác tín dụng, phản ánh rủi ro trong cho vay đối với hộ sản xuất của Ngân hàng. Bảng 4.25 Nợ quá hạn HSX /Dư nợ HSX 3 năm 2010, 2011, 2012 Năm Chỉ tiêu Nợ quá hạn (Triệu đồng) Dư nợ (Triệu đồng) 2010 2011 2012 7.264 289.825 9.359 318.490 11.846 347.543 2,51 2,94 3,41 NQH/DN (%) Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ tăng mạnh nhất là năm 2012 nhưng tỷ lệ qua các năm đều thấp hơn mức cho phép của NHNo & PTNT Việt Nam ( [...]... Phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ Sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thới Bình” để thấy được tình hình thực tế trong công tác tín dụng, từ đó có thể đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài chỉ tập trung phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo& PTNT. .. tình hình tín dụng hộ sản xuất trong mối quan hệ với tín dụng chung để thấy được tầm quan trọng của tín dụng hộ sản xuất trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng - Phân tích doanh số cho vay hộ sản xuất để thấy công tác sử dụng vốn của Ngân hàng được thực hiện tốt chưa? phân tích doanh số thu nợ hộ sản xuất để biết được tình hình quản lý vốn, chất lượng sử dụng vốn đầu tư của Ngân hàng, phân tích dư nợ... liệu và hoạt động thực tiễn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thới Bình 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo& PTNT huyện Thới Bình từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Tổng quan về tín dụng Ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng Ngân hàng Tín dụng Ngân... tư của Ngân hàng, phân tích dư nợ cho vay hộ sản xuất để thấy được quy mô và chất lượng tín dụng của Ngân hàng ra sao? phân tích nợ quá hạn hộ sản xuất để thấy được chất lượng công tác thu hồi nợ đến hạn của Ngân hàng như thế nào? từ đó đánh giá khái quát chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng - Đánh giá chung về hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu đánh... tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng tốt, rủi ro tín dụng thấp Nếu hệ số này thấp cho thấy việc đầu tư tín dụng có khả năng gặp rủi ro 2.1.2 Hộ sản xuất và sự cần thiết phải phát triển kinh tế hộ sản xuất - Khái niệm hộ sản xuất: Hộ Sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ thể cho mọi quan hệ sản xuất Hộ sản xuất ở nước ta giữ vị trí quan trọng trong nền kinh... Ngân hàng đồng thời tăng thế mạnh cạnh tranh của Ngân hàng đối với các Ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn 20 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo& PTNT HUYỆN THỚI BÌNH 4.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 4.1.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG Bản chất của Ngân hàng là kinh doanh quyền sử dụng vốn Vì thế, vốn được xem là nhân tố quyết định sự thành... kinh tế, để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng cao của nông dân cả nước nói chung và của tỉnh Cà Mau nói riêng, hệ thống các NHNo& PTNT huyện trực thuộc tỉnh Cà Mau ra đời Trong đó, NHNo& PTNT huyện Thới Bình được thành lập ngày 26/3/1988 theo quyết định số 53/HĐBT của thủ tướng chính phủ NHNo& PTNT huyện Thới Bình trực thuộc NHNo& PTNT tỉnh Cà Mau, hoạt động chính là huy động vốn nhàn rỗi tập trung vào cho... xuất tại NHNo& PTNT huyện Thới Bình nhằm đánh giá được chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh đối với hộ sản xuất Qua đó, đề ra một số giải pháp nhằm để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu cơ sở lý luận về tín dụng để làm cơ sở phân tích tình hình tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra - Khái quát tình hình tình hình huy động vốn của Ngân hàng... xuyên xảy ra tại các doanh nghiệp, việc phân phối tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được hoạt động liên tục Trong nền kinh tế hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và cố định cho doanh nghiệp, vì vậy tín dụng động viên hàng hóa đi vào sản xuất Trong điều kiện nước ta hiện nay, nền kinh tế còn nhiều mặt chưa cân đối, lạm phát... trọng các khoản mục trong hoạt động tín dụng bình quân của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 Qua hình vẽ trên ta thấy trong cơ cấu hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và được thể hiện qua các khoản mục: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ quá hạn Điều đó thể hiện rỏ bản chất của NHNo& PTNT là hoạt 25 ... Ngân hàng Ngân hàng khác hoạt động địa bàn 20 CHƯƠNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo& PTNT HUYỆN THỚI BÌNH 4.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 4.1.1... trọng tín dụng hộ sản xuất hoạt động tín dụng Ngân hàng - Phân tích doanh số cho vay hộ sản xuất để thấy công tác sử dụng vốn Ngân hàng thực tốt chưa? phân tích doanh số thu nợ hộ sản xuất để... TRỊ KINH DOANH  NGUYỄN ĐINH LĂNG MSSV: LT11046 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT HUYỆN THỚI BÌNH_TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính-Ngân

Ngày đăng: 08/10/2015, 12:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

  • LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan