Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết bướm trắng của nhất linh

52 868 2
Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết bướm trắng của nhất linh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN VŨ THỊ KIM CHI NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT BƯỚM TRẮNG CỦA NHẤT LINH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là TS.GVC Thành Đức Bảo Thắng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tận tình, chu đáo và động viên giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian học tập và thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Em cũng xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã giúp đỡ em về mọi mặt để tôi hoàn thành khoá luận này. Do điều kiện và khả năng có hạn nên nội dung của đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô để rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức cho bản thân. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Vũ Thị Kim Chi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khoá luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người đi trước, tham khảo các tài liệu có liên quan dưới sự hướng dẫn của TS.GVC Thành Đức Bảo Thắng. Khoá luận không sao chép từ một tài liệu, một công trình sẵn có. Kết quả khoá luận ít nhiều có đóng góp vào việc tìm hiểu và nghiên cứu tác giả Nhất Linh. Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Vũ Thị Kim Chi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2.Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 4.Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 2 5.Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2 6.Cấu trúc .......................................................................................................... 6 7.Đóng góp đề tài .............................................................................................. 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 7 1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................. 7 1.1.1 Khái niệm ................................................................................................ 7 1.1.2 Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật .............................................................. 7 1.2. Nhất Linh và tiểu thuyết Bướm trắng ...................................................... 10 1.2.1 Cuộc đời ................................................................................................. 10 1.2.2 Sự nghiệp văn chương............................................................................ 11 CHƢƠNG 2. NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT, NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM ........................................................................ 14 2.1. Ngôn ngữ trần thuật hướng tới khai thác tâm lí ....................................... 14 2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật với điểm nhìn linh hoạt ........................................ 14 2.1.2. Ngôn ngữ trần thuật đan xen giữa kể và tả ........................................... 15 2.2. Ngôn ngữ đối thoại.................................................................................. 21 2.2.1. Đối thoại ám chỉ .................................................................................... 22 2.2.2. Đối thoại hàm ẩn……………………………………………………... 28 2.3. Độc thoại nội tâm………………………………………………………. 30 KẾT LUẬN .................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngôn ngữ “là yếu tố thứ nhất của văn học” (M.Gorơki), là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Từ ngôn ngữ nghệ thuật đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn là con đường tiếp nhận văn học phù hợp với bản chất của nghệ thuật ngôn từ. Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Tự lực văn đoàn là tổ chức văn học đã thể hiện ý thức cách tân sâu sắc trong các sáng tác của mình. Nhất Linh là người sáng lập, người điều hành, đồng thời cũng là cây bút trụ cột của nhóm. Các sáng tác của ông không nhiều, tuy vậy Nhất Linh đã “vạch ra con đường riêng” theo hướng hiện đại và khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển của văn học. Đúng như Huy Cận nhận xét: Nhất Linh và Tự lực văn đoàn “đã có những đóng góp lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết và tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào câu văn của dân tộc với lối văn trong sáng và rất Việt Nam”. Sự nghiệp văn học của Nhất Linh đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên trong những công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn học cũng như đặc điểm nghệ thuật trong các sáng tác của Nhất Linh đã công bố, chưa có công trình nào tập trung tìm hiểu sâu vào ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn. Vấn đề này cách đây hơn 50 năm, đã được gợi ra: “Vấn đề ngôn ngữ Nhất Linh là một điểm thiết tưởng cần phải được để ý và đề cao” (Nguyễn Văn Trung, Tạp chí Văn số 14, 15.7.1964); nhưng sau nhiều năm trôi qua, việc nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật Nhất Linh vẫn chưa có sự tiến triển đáng kể. Là sinh viên năm cuối, thực hiện đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giảng day và nghiên cứu khoa học sau này. 1 Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh” nhằm đi sâu nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh trong phạm vi tác phẩm và thấy được những đóng góp của nhà văn đối với quá trình hiện đại hoá ngôn ngữ văn học dân tộc. 2. Mục đích nghiên cứu - Chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nhất Linh thông qua việc phân tích và làm rõ yếu tố ngôn ngữ trong tiểu thuyết Bướm trắng. - Luận văn hướng tới tìm hiểu và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh để thấy được giá trị, phong cách, tài năng của nhà văn. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi dừng lại ở cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Nhất Linh là Bướm trắng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu -Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp so sánh - Phương pháp khảo sát - Phương pháp phân tích tổng hợp 5. Lịch sử vấn đề Sự xuất hiện của Nhất Linh gắn liền với sự ra đời của một tổ chức văn học có tên Tự lực văn đoàn – tổ chức văn học có vai trò quan trọng trong sự 2 thay đổi diện mạo văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Bởi vậy số lượng bài viết và các công trình nghiên cứu về tác giả này khá phong phú, đề cập đến nhiều phương diện về con người và văn nghiệp. Trong khuôn khổ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi tập trung khảo sát các ý kiến trực tiếp liên quan đến ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nhất Linh nói chung và tiểu thuyết Bướm trắng nói riêng, sắp xếp các ý theo trình tự thời gian nhằm tái hiện một cách khách quan của vấn đề. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, tiểu thuyết của Nhất Linh đã thu hút được sự chú ý của bạn đọc và giới nghiên cứu, phê bình. Các nhà nghiên cứu văn học cùng thời với Nhất Linh đã có nhiều bài viết đánh giá sâu sắc, phản ánh đúng vai trò đi tiên phong trong lĩnh vực đổi mới văn học, trong đó có đề cập đến phương diện ngôn ngữ trong tiểu thuyết Bướm trắng. Trong Tạp chí Thời Tập, Sài Gòn, số 13, tháng 10.1974; khi bàn về sự đa nghĩa trong ngôn ngữ của tiểu thuyết Bướm trắng, ngay nhan đề cũng mang tới những lí giải và nhận thức sâu sắc: Bướm Trắng, biểu tượng tươi đẹp của thời thanh xuân lành mạnh. Bướm Trắng, biểu tượng chập chờn của nội tâm con người bất trắc. Bướm Trắng, biểu tượng giản dị của tình yêu êm đềm không phức tạp. Ta vẫn không thể quả quyết giải thích nào gần nhất cho nhan đề Bướm Trắng của Nhất Linh. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng nêu lên những nhận định khái quát về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh như sau: “Nếu đọc Nhất Linh từ Nho phong cho đến những tiểu thuyết gần đây nhất của ông, người ta thấy tiểu thuyết của ông biến đổi rất mau. Ông viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lí; sự tiến hoá ấy chứng tỏ rằng mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn con người ta”. Hay công trình nghiên cứu của nhóm Lê Quý Đôn (Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam tập 3 - từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1945, 1957) nhận xét 3 rằng với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn “cả một thế giới tâm tình trước kia hé mở một cách rụt rè, e lệ, bây giờ được mổ xẻ phơi bày tinh vi”. “Nhất Linh thành công ở cách bố trí truyện, cách sử dụng cảnh vật xung quanh để làm nổi bật tâm lí nhân vật”. Một số ý kiến khác như của Dương Thị Hương trong công trình nghiên cứu của mình về Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã khẳng định tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh “thành công và chiếm được cảm tình của giới trẻ đương thời vì đã thể hiện được những luận đề phù hợp với chân lí đời sống , đem lại những khám phá chân thực về nhân vật, về tâm lí”. Phan Cự Đệ thì nhận xét: “Ngòi bút của Nhất Linh rất có tài miêu tả những mối tình đầu trong sáng, đượm chút ngập ngừng, e thẹn, kín đáo và ý nhị”. Khi khẳng định một thế giới mới trong sáng tác của Nhất Linh qua Bướm trắng - thế giới nội tâm bên trong, Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 3) cũng khẳng định: “Qua Bướm trắng Nhất Linh cũng đã đưa ngòi bút phân tích tâm lí vào địa hạt nhân bản muôn thuở với trường hợp bi đát con người bị giằng co giữa tình yêu và cái chết” [22;160]. Những ý kiến đánh giá trên có thể coi là bước mở đường cho các nhà nghiên cứu nhìn nhận và xem xét về tiểu thuyết Bướm trắng giai đoạn sau này. Phan Cự Đệ, trong Lời giới thiệu cuốn Đoạn tuyệt (NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, tái bản năm 1991), đã có ý kiến nhận định khái quát về nghệ thuật trong Bướm trắng: “Xét về một phương diện nào đó thì nghệ thuật của Đôi bạn và Bướm trắng già dặn hơn những nhận xét về tâm lí nhân vật sâu sắc và tinh vi hơn” [9;317]. Trong lời giới thiệu nhân tái bản cuốn Bướm trắng năm 1989 Trần Hữu Tá đã chỉ ra những khám phá mới cũng như những hạn chế như sau: “Đến Bướm trắng Nhất Linh đã thể hiện một phẩm 4 chất nghệ thuật mới: Tuy có chỗ còn gượng gạo thiếu tự nhiên nhưng tác giả đã khai thác tinh tế những tầng lớp, những ngóc ngách tâm lí éo le, khuất khúc của con người”. Trong bài viết Đọc lại Bướm trắng của Nhất Linh, đăng trên Tạp chí Văn học, số 10-1996, Đỗ Đức Hiển cũng viết: “Bướm trắng là tiểu thuyết hiện đại; nó không phải “cái viết về những cuộc phiêu lưu” (như Thuỷ hử, Quả dưa đỏ, Tiêu sơn tráng sĩ…) mà “phiêu lưu của cái viết”. “Phiêu lưu” ở đây là những hành trình qua các ngóc ngách của tình cảm, tư duy, cảm xúc, giấc mơ đẹp, hoảng loạn, cái sống và cái chết… Bướm trắng, với cốt truyện đơn giản, là “thế giới bên trong” con người vô cùng biến động cái ý thức và cái tiềm thức, cái vô lí và cái phi lí, giấc mơ, mê sảng, linh cảm…” [13;328]. Trương Chính trong bài “Nhất Linh” đã so sánh: Lối hành văn của Nhất Linh là lối hành văn rất thi vị, thi vị ở ý mà ít ở lời. Nhất Linh không đẽo gọt, trau truốt câu văn của mình như Khái Hưng nhưng tự nó có nhịp điệu, tự nó đã du dương bởi ý bao hàm ở trong là một ý thơ. Vu Gia cũng có nhận xét về ngôn ngữ của Nhất Linh trong tiểu thuyết “Bƣớm trắng”: Ông vẫn duy trì được lối viết trong sáng, giàu chất thơ, chất hoạ vốn đã quen thuộc trong nhiều tác phẩm trước, nhưng đến Bướm trắng đã thể hiện một phẩm chất nghệ thuật mới, tuy đôi chỗ còn gượng gạo, thiếu tự nhiên, nhưng tác giả đã khai thác tinh tế những tầng, những lớp, những ngóc ngách tâm lí éo le, khuất khúc của con người. Bạch Năng Thi trong bài “Nhất Linh – tác giả tiêu biểu” đã đưa ra những lời đánh giá về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh: … lời văn ngắn gọn, chặt chẽ, chính xác, vừa giản dị, vừa chọn lọc (…) Văn Nhất Linh vừa rành mạch, trong sáng, vừa có nhạc điệu, có hình ảnh. Nó diễn tả được những cảm giác tinh vi. Nó sử dụng các so sánh cụ thể, có khả năng tạo hình và gợi cảm. 5 Trong công trình nghiên cứu “ Những cách tân trong văn xuôi Tự lực văn đoàn”, Trịnh Hồ Khoa cũng nêu ra ý kiến xác đáng: Văn Nhất Linh ngắn gọn, chặt chẽ, chính xác, giản dị nhưng không thiếu chất thơ. Giống con người Nhất Linh, văn ông tế nhị, có chừng mực, trang nhã, tả rất đạt những tâm tình thanh sạch… Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Mai Hương – DHSP Thái Nguyên – 2008, có đề cập đến một số thủ pháp xây dựng nhân vật, trong đó có nhắc đến đặc điểm về ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nhất Linh qua hai tác phẩm Đôi bạn và Bướm trắng. Nhìn chung các nhà nghiên cứu mới đã đưa ra những nhận xét khái quát về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh hoặc đề cập đến một số đặc điểm về ngôn ngữ trong một vài tác phẩm nói chung và trong tiểu thuyết Bướm trắng nói riêng. Những nhận xét của người đi trước cũng đã gợi ý cho chúng tôi thực hiện đề tài này. 6. Cấu trúc Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, thư mục và tư liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương: - Chương 1: Những vấn đề chung - Chương 2: Ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm 7. Đóng góp đề tài Luận văn làm rõ ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 1.1.1 Khái niệm Theo cuốn Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên), ngôn ngữ nghệ thuật là: “… một hệ thống các phương thức, quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật. Người ta cũng có thể nói đến ngôn ngữ nghệ thuật của sáng tác văn học trên cấp độ đó” [17;185/186]. Khái niệm này đã nêu ra cách hiểu khái quát về ngôn ngữ nghệ thuật nhưng chưa chỉ ra được những nét riêng của ngôn ngữ nghệ thuật với tư cách là phương tiện biểu hiện của các sáng tác văn học - loại hình nghệ thuật ngôn từ. Vì thế khái niệm “ngôn ngữ nghệ thuật” cần được khu biệt rõ hơn. Theo chúng tôi “Ngôn ngữ ngệ thuật” là ngôn ngữ được sử dụng một cách nghệ thuật trong các tác phẩm văn học, đó là ngôn ngữ mang tính hình tượng, tính biểu cảm và thể hiện rõ cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong thực tế, thuật ngữ này thường được dùng tương đương với các thuật ngữ: Ngôn từ nghệ thuật, Ngôn ngữ văn học, Lời văn nghệ thuật. Bản chất của ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ mang tính toàn vẹn, cụ thể, sinh động, có tính thẩm mĩ trong các tác phẩm văn học, chứ không phải là ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp khác của ngôn ngữ với tư cách đối tượng chuyên biệt của ngôn ngữ học. 1.1.2 Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật - Với nhà văn: Ngôn ngữ chính là công cụ, là chất liệu để nhà văn xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật, qua đó gửi gắm ý đồ nghệ thuật của mình. Ngôn ngữ nghệ thuật có “cội nguồn từ ngôn ngữ nhân dân”, nhưng 7 được chon lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của nhà văn, trở thành phương tiện biểu hiện nghệ thuật. Nhà nghiên cứu Phan Cư Đệ nhận thấy: “Ngôn ngữ khoa học không mấy khi có nhiệm vụ tái hiện lại mối quan hệ tình cảm giữa người nói với đối tượng được nói đến. Còn ngôn ngữ nghệ thuật thì bao giờ cũng tìm cách truyền các quan điểm của nghệ sĩ vào đối tượng được miêu tả, truyền vào đấy các lối nhìn sự vật, cách nhận thức và cảm quan về thế giới của anh ta, nói tóm lại là ngôn ngữ đó mang dấu ấn cá tính và phong cách nghệ sĩ. Đặc điểm nói trên tạo nên sự rung cảm, thuyết phục và thu hút đặc biệt của ngôn ngữ nghệ thuật”. Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật đối với hoạt động sáng tạo của nhà văn cũng được các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “Ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn” [10;215]. Thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, mỗi nhà văn có điều kiện bộc lộ tài năng và cá tính sáng tạo độc đáo của mình. - Với các thời kì, các trào lưu văn học: Ngôn ngữ nghệ thuật chịu sự chi phối của môi trường văn hoá xã hội. Kho ngôn ngữ là của toàn dân, được bồi đắp qua các thời kì lịch sử, nhưng cách sử dụng như thế nào lại phụ thuộc vào nhãn quan ngôn ngữ của mỗi thời đại, mỗi trào lưu văn học. Ngôn ngữ nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hoá của thời đại , mỗi một trào lưu văn học, mỗi một thể loại văn học có những nét riêng trong sử dụng ngôn ngữ. Trong những đặc điểm chung về thời đại, về trào lưu sáng tác, mỗi nhà văn với cá tính, với vốn sống, trình độ văn hoá và quan điểm thẩm mĩ của mình lại tạo ra phong cách ngôn ngữ riêng. Vì thế ngôn ngữ nghệ thuật cũng góp phần tạo ra diện mạo phong phú, đa dạng của một nền văn học. 8 - Với các thể loại văn học: Mỗi thể loại có đặc điểm ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ của thể loại trữ tình mang đậm dấu ấn cảm xúc chủ quan của nhà nghệ sĩ. Sự lựa chon từ ngữ, phương thức tu từ trong tác phẩm trữ tình bao giờ cũng nhằm làm cho nội dung cảm xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hay phê phán của chủ thể trở nên nổi bật. Mỗi câu thơ dường như đều có những từ chứa đựng sức nặng tình cảm. Người xưa gọi đó là “thi nhãn” tức là những tiêu điểm để từ đó nhìn thấu tâm hồn tác giả. Còn thể loại tự sự tái hiện đời sống thông qua việc miêu tả sự kiện. Ở loại này tác giả có thể đứng ngoài kể, cũng có thể để cho nhân vật tự kể. Vì thế ngôn ngữ của thể loại tự sự là ngôn ngữ mang tính khách quan: “lời tự sự là lời miêu tả, trần thuật theo lối kể, phân tích, chỉ ra các thuộc tính một cách khách quan”. Giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ tiểu thuyết, còn nhận thấy sự khác biệt: “Nếu như trong thơ, ngôn ngữ trước hết cần phải đẹp, cao cả và trang trọng thì trong tiểu thuyết, ngôn ngữ trước hết cần phải chính xác, có khả năng tái tạo lại các đối tượng trong hình thái cá thể, không lắp lại của nó”. Không chỉ có sự khác nhau trong ngôn ngữ giữa các thể loại, mà ngay trong cùng một thể loại ở mỗi thời đại khác nhau lại có cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ tự sự trung đại khác với ngôn ngữ tự sự hiện đại. Thậm chí trong cùng một thể loại, ở cùng một hoàn cảnh lịch sử, nhưng ở những phương pháp sáng tác khác nhau thì ngôn ngữ nghệ thuật có những điểm khác nhau. Ngôn ngữ tiểu thuyết hiện thực cũng khác với ngôn ngữ tiểu thuyết lãng mạn. Ngôn ngữ của tiểu thuyết hiện thực giản dị, chân thật, “mỗi từ đều phải dễ hiểu đối với người đánh xe ngựa chở các cuốn sách từ nhà in đi” (Tônxtôi); đồng thời phải mang tính điển hình nghĩa là phản ánh đúng tính cách, gắn liền với tâm lí xã hội và hoàn cảnh sinh sống của nhân vật, phản ánh đúng các điển hình trong cuộc sống. 9 Còn “trong tiểu thuyết lãng mạn, dấu ấn chủ quan của nghệ sĩ bộc lộ rất rõ trong màu sắc ngôn ngữ, trong lối nói cường điệu và phóng đại, lối nói trang trọng gây hưng phấn, lối dùng các biện pháp tu từ, lối dùng một thứ văn giàu nhạc điệu…”. - Với hoạt động tiếp nhận văn học: Trong hoạt động tiếp nhận văn học, ngôn ngữ nghệ thuật cũng có vai trò quan trọng. Đó là “yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc đối với tác phẩm”; là “hình thức vật chất duy nhất cho sự tồn tại nội dung tác phẩm”. Và từ yếu tố trực tiếp, đầu tiên, duy nhất ấy mà người đọc có thể tìm hiểu, khám phá tư tưởng nghệ thuật, thế giới hình tượng… đã được nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Tiếp nhận văn học dù với mục đích nào thì cũng đều phải bắt đầu từ ngôn ngữ nghệ thuật. Bởi vì “cả hình tượng nhân vật, bức tranh phong cảnh, cốt truyện, kết cấu, chủ đề, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người… chỉ được nắm bắt nhờ những hình thức của ngôn từ”. Ngôn ngữ nghệ thuật chứa đựng trong đó cả thế giới nghệ thuật mà nhà văn đã sáng tạo, từ nhân vật đến không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, kết cấu,… không một bình diện nào nằm ngoài ngôn ngữ nghệ thuật. Chính vì thế muốn nắm bắt được thế giới nghệ thuật ấy của nhà văn, người đọc không thể không đi sâu khám phá ngôn ngữ trong tác phẩm. Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của một tác giả hay một thể loại, một trào lưu văn học là một phương diện quan trọng trong nghiên cứu văn học. 1.2. Nhất Linh và tiểu thuyết Bướm trắng 1.2.1 Cuộc đời Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam. Ông sinh ngày 25 tháng 7 năm 1905 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Sâm, có được 7 người con. 10 Gia đình Nguyễn Tường Tam sống ở Cẩm Giàng, một huyện nhỏ. Cha ông mất sớm, cả nhà lâm vào cảnh khó khăn. Từ bé, anh em Nguyễn Tường Tam đã tiếp xúc với những người nông dân nghèo khổ, điều đó ảnh hưởng đến văn học của Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) và Thạch Lam sau này. Thuở nhỏ, Nguyễn Tường Tam theo học tiểu học ở Cẩm Giàng, học trung học tại trường Bưởi ở Hà Nội . Năm 16 tuổi, Nguyễn Tường Tam làm thơ đăng báo Trung Bắc Tân Văn, và năm 18 tuổi ông có bài "Bình Luận Văn Chương về Truyện Kiều" trên Nam Phong tạp chí. Cuối năm 1923 ông đậu bằng Cao tiểu. Nhưng vì chưa đến tuổi vào trường cao đẳng, nên ông làm thư ký ở sở tài chính Hà Nội. Ông làm quen với Tú Mỡ và viết cho tờ Nho Phong. Năm 1924, ông tiếp tục học ngành Y và Mỹ Thuật nhưng chỉ một năm rồi bỏ. Năm1926, Nguyễn Tường Tam vào Nam, gặp Trần Huy Liệu và Vũ Đình Di định cùng làm báo. Nhưng vì tham dự đám tang Phan Chu Trinh nên hai người này bị bắt, Nguyễn Tường Tam phải trốn sang Cao Miên, sống bằng nghề vẽ và tìm đường đi du học. Năm 1927, Nguyễn Tường Tam sang Pháp du học. Ở nơi ấy, ông vừa học khoa học, vừa nghiên cứu về nghề báo và nghề xuất bản. Năm1930, ông đậu bằng Cử nhân Khoa học Giáo khoa (Lý, Hoá) và trở về nước trong năm đó. 1.2.2 Sự nghiệp văn chương 1.2.2.1. Hoạt động văn chương Trở về nước, Nhất Linh cùng hai em là Hoàng Đạo và Thạch Lam xin ra tờ báo trào phúng Tiếng cười, nhưng thiếu tiền chưa ra được báo thì giấy phép quá hạn, bị rút. Trong hai năm từ 1930 đến 1932, ông dạy học tại trường Thăng Long và Gia Long, ở đó ông quen biết với Trần Khánh Giư, tức Khái Hưng. 11 Năm 1932, cùng một số người khác, Nhất Linh mua lại tờ Phong Hoá của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai. Ông chủ trương dùng tiếng cười trào phúng để đả kích lễ giáo phong kiến, hô hào “Âu Hoá” và đề cao chủ nghĩa cá nhân. Chính vì vậy mà từ năm 1932 -1935 tờ “Phong Hoá” đã trở thành nơi tập hợp của các cây bút văn chương lãng mạn, là trung tâm của cuộc vận động văn hoá tư sản trên văn đàn công khai lúc bấy giờ. Nhất Linh làm giám đốc kiêm toàn bộ công việc quản lí từ điều khiển ban biên tập dến chỉ sự và cả viết bài vở cho tờ báo Phong Hoá. Năm 1933, Nhất Linh đứng làm chủ soái thành lập nhóm Tự lực văn đoàn gồm có các thành viên: Nhất Linh (Nguyễn Trường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), còn gọi là Nhị Linh, Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu). Đây là thời kì mà Nhất Linh viết được nhiều nhất, bởi ngoài việc quản lí, công việc sáng tác cho văn đoàn, để văn đoàn hoạt động mạnh mẽ thôi thúc ngòi bút của ông rất nhiều. Lúc bấy giờ Tự lực văn đoàn đã trở thành nhóm văn học hoạt động có hiệu quả, ngoài việc xuất bản sách của nhóm, còn tổ chức trao giải thưởng mang tên “Giải thưởng Tự lực văn đoàn” thúc đẩy văn học phát triển rầm rộ. Năm 1935, sau khi tờ “Phong Hoá” bị đóng cửa Nhất Linh cho ra đời tạp chí Ngày nay, rồi tham gia thành lập Hội ánh sáng – một tổ chức từ thiện chủ trương “làm nhà hợp vệ sinh cho dân nghèo”. Từ năm 1940, khi Nhật vào Đông Dương, Nhất Linh ngừng sáng tác chuyển sang hoạt động chính trị, bí mật thành lập “Đảng Hưng Việt”, sau một thời gian hoạt động, Đảng Hưng Việt sát nhập vào Việt Nam quốc dân Đảng. Nhất Linh hoạt động trong tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng, làm tổng thư kí Đảng “Đại Việt dân chính” có tư tưởng chống Pháp thân Nhật rồi thân Tàu Tưởng. Cuối năm 1945 Nhât Linh theo Nguyễn Hải Thần về nước tham gia chính phủ liên hiệp, giữ chức Bộ trưởng bộ ngoại giao. Khi quân đội Tưởng 12 rút về, Nhất Linh chạy theo chúng sang Trung Quốc. Năm 1951, Nhất Linh về Hà Nội. Năm 1954, ông di cư vào Nam, sinh sống ở Đà Lạt, chơi hoa lan và viết sách. Năm 1958, Nhất Linh trở về Sài Gòn lập nhà xuất bản Phượng Giang và nguyệt san Văn hoá ngày nay nhằm tạo dựng lại uy tín của Tự lực văn đoàn. Năm 1961, thành lập trung tâm văn bút. Nhất Linh mang tư tưởng chống Cộng triệt để và cũng không đồng tình với chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm. Vì nghi có liên quan đến vụ chính biến ngày 11-11-1960 do tướng Nguyễn Chánh Thi cầm đầu, Nhất Linh bị theo dõi và chuẩn bị đưa ra toà án Đặc biệt xử. Ông hoàn toàn bế tắc cả về hoạt động chính trị lẫn sáng tác, mười hai giờ đêm ngày mùng 7 tháng 7 năm 1963 Nhất Linh uống thuốc độc tự tử tại nhà riêng ở Sài Gòn, một ngày trước khi ra toà. Nhất Linh là người say mê hoạt động chính trị và văn học nghệ thuật. Trong phần giới thiệu này, chúng tôi chỉ điểm qua những hoạt động của ông trong lĩnh vực báo và văn học trước cách mạng tháng Tám. 1.2.2.2. Tác phẩm - Tiểu thuyết:Gánh hàng hoa (cùng Khái Hưng, 1934); Đời mưa gió (cùng Khái Hưng, 1934); Nắng thu (1934);Đoạn tuyệt (1934-1935); Lạnh lùng (1935-1936); Đôi bạn (1936-1937); Bướm trắng (1938-1939); Xóm cầu mới (1949-1957). Trường thiên, viết dở dang là “Dòng sông Thanh Thủy” (1960-1961). Trường thiên, tác phẩm cuối cùng, gồm ba tập: Ba người bộ hành Chi bộ hai người Vọng quốc - Tập truyện:Nho phong (1924); Người quay tơ (1926); Anh phải sống (cùng Khái Hưng, 1932 - 1933); Đi Tây (1935); Hai buổi chiều vàng (1934-1937); Thế rồi một buổi chiều (1934-1937); Thương chồng (1961) - Tiểu luận: Viết và đọc tiểu thuyết (1952-1961) - Dịch phẩm: Đỉnh gió hú của Emily Bronte (đăng báo 1960, xuất bản 1974 13 CHƢƠNG 2. NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT, NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM 2.1. Ngôn ngữ trần thuật hƣớng tới khai thác tâm lí 2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật với điểm nhìn linh hoạt Bướm trắng là cuốn tiểu thuyết tâm lý, ngôn ngữ kể của tác giả tức ngôn ngữ trần thuật cũng đã khơi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật. Lý thuyết tự sự học quan niệm diễn ngôn trần thuật là văn bản được tạo ra bởi hành động kể dưới dạng truyền miệng hoặc viết. “Mỗi văn bản trần thuật là sự móc nối và luân phiên giữa diễn ngôn của người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật” (Dolezel). Theo đó, một văn bản trần thuật thường bao gồm hai thành phần diễn ngôn: diễn ngôn của người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật. Diễn ngôn trần thuật trong các tác phẩm của Nhất Linh đã tạo được một tương quan mới có tính nghệ thuật giữa diễn ngôn người kể chuyện và diễn ngôn nhân vật. Ta thấy nếu như ở các tác phẩm trước như Lạnh lùng hay Đoạn tuyệt, Nhất Linh chủ yếu đứng bên ngoài thuật chuyện bằng cái nhìn khách quan, theo trình tự thời gian, xâu chuỗi các sự kiện hiện tại để thúc đẩy cốt truyện vận động, hoặc đôi lúc đoán định tâm trạng nhân vật theo lô gic thông thường trong cuộc sống thì ở Bướm trắng Nhất Linh đã đi sâu, thâm nhập vào thế giới nội tâm nhân vật và để nhân vật tự bộc lộ.Vị trí người trần thuật ở ngôi thứ ba, ẩn tàng, có thể thay đổi liên tục điểm nhìn, có thể đi ngược quá khứ, hoặc len lỏi vào ngõ ngách sâu tối nhất của nhân vật, mà không một thế lực nào cản trở, ngôn ngữ kể của Nhất Linh đã trở lên sinh động, đa dạng, không đơn giản chỉ là lời kể về các tình tiết, xâu chuỗi các sự kiện để tạo nên sự vận động của cốt truyện. Có lúc tác giả dùng lời kể khách quan ghi lại diễn biến câu chuyện, có lúc nhập vào tâm trạng của Trương để miêu tả. Tuy trần thuật nhưng thực ra Nhất Linh chỉ đứng ngoài, nhìn nhận, miêu tả tâm trạng nhân 14 vật, nhà văn đã trần thuật theo giọng điệu, ngôn ngữ, tình cảm và ý thức của nhân vật. 2.1.2. Ngôn ngữ trần thuật đan xen giữa kể và tả Ngôn ngữ kể trong tiểu thuyết Bướm trắng đi sâu hơn vào nội tâm của nhân vật, dường như nhập hẳn vào dòng suy nghĩ, cảm giác của Trương, đưa người đọc vào miền miên man khó lắm bắt của tiềm thức, của vô thức, thấy được cả những vùng mờ tối của tâm thức con người. Ngay từ những dòng đầu tiên của truyện, tác giả đã đưa người đọc đến với thế giới tâm hồn Trương với biết bao bất ngờ, ẩn chứa bao mâu thuẫn. Chàng “vô cớ” thấy lòng vui đột ngột, khác thường, nhìn cuộc sống khốn khó của con người trong một ngày mùa đông lại thấy thú vị, “tự nhiên” thấy vui thích khi nhìn bà cụ già bán hàng cho một câu bé; nhìn cơn gió thổi bay “mấychiếc lá khô”, bất chợt cảm thấy nỗi buồn hiu quạnh của cuộc đời cô độc; “thốt nhớ đến Liên”, người yêu của mình, “đã chết vì bệnh lao ba năm trước”; nghĩ đến tâm trạng mình khi mắc bệnh lao, Trương hi vọng là sẽ khỏi bệnh nên “thấy mình náo nức muốn sống, yêu đời và vui vẻ”, nhưng lại một ý nghĩ khác chợt len đến : “thế ngộ nhỡ mình không khỏi bệnh”… Chỉ bằng một đoạn văn ngắn mà thế giới tâm hồn con người đã được bộc lộ một cách đầy đủ với biết bao những sắc thái mà chúng ta khó tìm thấy lời giải đáp từ thế giới bên ngoài. Đoạn văn trên như muốn dự báo về sự bùng nổ dữ dội của tâm hồn nhân vật trước biến cố của số phận con người. Trương là nhân vật được xây dựng mang trong mình sẵn nỗi cô đơn, nỗi buồn của con người cá nhân. Dù là trần thuật nhưng thực ra Nhất Linh tái hiện lại mọi dòng suy nghĩ nhân vật bằng lời văn của mình. Tác giả miêu tả nhân vật thấy mình trơ trọi, buồn khổ: Trương thấy một nỗi buồn lạnh lẽo thấm vào tâm hồn lạnh lẽo. Ngay đầu tác phẩm: Trương cảm thấy nỗi buồn hưu quạnh của cuộc đời cô độc; chàng cảm thấy mình trơ trọi trước cuộc đời 15 không bạn hữu, không cha mẹ, anh em… Bệnh tật, cái chết, khát vọng tình yêu, cô đơn, … vây quanh chàng sinh viên trường luật. Sau khi Trương gặp bác sĩ Chuyên và biết mình sắp chết, Trương vô cùng đau khổ, ngồi uống café cùng Quang nhưng tâm trí Trương chỉ nghĩ đến cái chết. Miêu tả lại tâm trạng ấy, người trần thuật dường như đã nói cùng Trương những toan tính trong lòng: Chàng sẽ nếm đủ các khoái lạc ở đời, chàng sẽ sống đến cực điểm, sống cho hết để không còn ao ước gì nữa, sống cho chán chường. Trương thấy mình nô nức hồi hộp mà lại sung sướng nữa. Chàng sung sướng vì chỉ thấy mình như một con chim thoát khỏi lồng, nhẹ nhàng trong sự tự do không bờ bến. Những cái ràng buộc, đè nén của đời sống thường không còn nữa, chàng sẽ hết băn khoăn hết e dè được hoàn toàn sống như ý mình [14;40]. Miêu tả tâm trạng Trương khi chàng đã lừa thành công để Chuyên nói thực sự tình bệnh mình ra sao, đặc biệt là khi nghe Chuyên nói “- Anh đừng lo..” càng làm chàng thấy khó chịu: Trương thấy nóng hai tai, nghe mãi thấy tiếng “anh đừng lo” chàng đã phát cáu toan nói những câu rồ dại, chàng lại thôi. Mắt chàng tự nhiên nhìn vào mấy bông hoa cẩm chướng và hình ảnh những con bướm bay trong nắng một ngày chủ nhật đã xa xôi lại hiện ra trước mắt. Còn đây là sự thú nhận của nhân vật sau những cuộc hành lạc thâu đêm qua ngôn ngữ người kể chuyện: Trương nhận thấy mình là một người hấp hối cần suy nghĩ bao quát cả đời sống của mình trước khi nhắm mắt. Ngay lúc đó, thực tình chàng còn mệt mỏi chán sống hơn cả thân thế chàng. Chàng đã đạt tới mục đích: là không sợ cái chết nữa. Giá đời mình không có Thu! Gía thu không yêu chàng hoặc hơn thế nữa, chàng ghét được Thu thì thực là hoàn toàn thoát nợ, thoát khỏi ngục đời… [14;151]. 16 Lời kể của người trần thuật ở đây thể hiện ở cách gọi nhân vật bằng ngôi thứ ba, còn phần vị ngữ thì giống lời trực tiếp của nhân vật. Nếu ta thay “Trương” và “chàng” bằng “tôi” hoặc “mình” thì câu văn sẽ không có gì thay đổi về ý nhưng hình thức sẽ là độc thoại nội tâm. Rồi tới khi biết bệnh tình, Trương miên man theo dòng suy nghĩ, chàng đi dưới mưa như vô thức rồi nảy ý muốn gặp Thu. Đến nhà chỉ thấy Mỹ ra tiếp nhưng có vẻ Mỹ đang bận, chàng vẫn cố ý ngồi đợi để được gặp Thu dù biết mình rất phiền. Có tiếng còi ô tô, Mỹ chạy ra và chàng theo sau rồi sung sướng như người thoát nợ, Nhất Linh miêu tả: Tiếng Thu nói ở ngoài hàng rào, Trương đứng dừng lại, lòng thấy bỗng nhẹ như bông tơ, đám mây mù u uất trong hồn chàng cũng vừa tan đi vì một nỗi vui xuất hiện đến sáng như một quãng trời xanh ấm nắng… Tránh được ý định muốn về nhà lúc này, Trương cùng gia đình Thu về quê, mọi người cùng chào đón chàng và chàng thấy: Vừa nhìn thấy những ngón tay thon đẹp của Thu loay hoay buộc cái gói, chàng vừa tự hỏi không muốn hiểu vì cớ gì Mỹ lại trở nên ân cần đối với chàng như thế. Trương thấy ấm áp trong lòng và từ nay về sau ở gia đình Thu chắc chắn chàng sẽ không còn cái cảm tưởng mình là một người xa lạ nữa. Tâm trạng của chàng dường như thay đổi, ta thấy rõ sự hân hoan trong lời tả của tác giả. Trương tự buồn rồi tự mình cảm thấy vui, chàng tự hài lòng với mọi chuyện vừa diễn ra, lúc đó sao thấy mọi chuyện trên đời mới “đẹp lạ”. Tới ấp nhà Thu, bận rộn như người trong nhà mọi việc làm Trương quên đi sự thật là mình sắp chết và: Trương vừa nghĩ vớ vẩn vừa lắng tai nghe. Ở ngoài vườn tiếng ếch nhái ran lên từng loạt, thỉnh thoảng có tiếng chẫu chuộc nghe lõm bõm như tiếng chân rút mạnh của một người lội trong bùn. 17 Trương quay lại ý tưởng thế nào cũng phải chết mà việc đi về ấp của Thu làm lãng quên. Mới từ sáng đến giờ đã bao nhiêu việc dồn dập tới. Trương nhớ đến mấy bông hoa cẩm chướng và hàm răng của Chuyên nhe ra khi Chuyên xem ngực chàng. Trương cảm thấy mình ghét Chuyên lạ lùng. Nghĩ loanh quanh mãi không có mạch lạc gì, Trương nhắm mắt lại cố ngủ. Trong buổi đêm yên ắng đó, như có sự giao cảm, Trương chú ý từng tiếng động xung quanh, tiếng Thu nói, tiếng ếch nhái ngoài đồng và rồi: Trương thấy một nỗi buồn thấm hồn, lạnh lẽo, chàng chợt nghĩ ra điều gì khẽ động vào vai Hợp, Hợp vẫn ngủ say không biết… Trương nghiêng đầu nhìn chếch sang một bên, nhưng mặt Thu bị khuất sau một chiếc gối. Chàng nhìn qua xuống phía dưới: trên nền vải trắng một bàn tay của Thu hiện ra trước mắt chàng. Mấy ngón tay thon để xoãi ra và khẽ lên xuống theo điệu thở. Trương yên lặng nhìn như vậy lâu lắm. Sau lúc đó chàng thấy chàng khổ sở thế: chàng cũng không hiểu tại sao, chàng mang máng thấy đời người đẹp vô cùng, trong sự sống có bao nhiêu cái đệp mà riêng mình chàng bị hất hủi. Đối với đời chàng như người được ngắm có cái bàn tay. Tâm trạng người đang yêu là những biến động khó hiểu và Nhất Linh đã thực sự đi vào dòng suy nghĩ, ý thức của nhân vật để tái hiện lại bằng ngôn ngữ kể sinh động của mình. Hôm Trương về quê dự đám cưới tiện thể bán luôn đất ở đó, trong khi ngồi nhìn các cô phù dâu trang điểm cho nhau bỗng chàng nảy ra ý định trong đầu hay là giết Thu, rồi tự cho đó là xấu. Miêu tả tâm trạng Trương vào chiều hôm đó: Chiều đến, Trương xuống cuối làng thăm mộ hai thân chàng. Trương không muốn chết quê nhưng chàng mong khi chết rồi người ta sẽ đem chàng mai táng ở nghĩa địa nhà, chàng thấy nằm ở các nghĩa địa gần Hà Nội có vẻ tạm thời không được vĩnh viễn và ấm áp như ở đây, cạnh những người thân 18 thuộc. Chàng hơi buồn nghĩ đến chẳng bao lâu nữa lại có những đứa trẻ như chàng hồi còn bé, chạy nhảy trên mộ chàng, hoặc thả diều, hoặc bắt châu chấu những buổi chiều hè lộng gió. Chàng sẽ không biết đau khổ là gì nữa: trên mặt đất, chỗ chàng nằm chỉ còn có mấy ngọn cỏ may hồng rung rung trước gió thờ ơ và ở một thời nào đó Thu mà chàng không bao giờ quên vẫn đi lại, cười nói, sống tự nhiên trong ánh sáng của thế gian trên kia. Trong đầu Trương lúc này, cái chết luôn hiện hình và lởn vởn quanh đây. Hình ảnh nghĩa địa, nấm mộ, bên kia thế giới… Nhân vật sống ở thực tại nhưng nhìn nhận tương lai đầy chết chóc và Nhất Linh dường như thâm nhập vào suy nghĩ nhân vật rồi tái hiện lại một cách sinh động. Ở chương cuối cùng, khi cố ý gửi cho Thu bức thư hẹn gặp nàng để giết Thu rồi tự sát, sau khi gửi thư và biết Thu đồng ý, chàng bắt xe đi loanh quanh Hà Nội, vào vườn bách thú thăm lại những con vật thân thuộc với chàng từ năm nhất: Trương đi vòng một lượt không bỏ sót một con nào và bắt đầu mỏi chân. Khi đã tới đường nhựa, Trương thấy một đám ma từ phía trên đi tới. Chàng ngừng lại, đứng đợi, thấy hay hay vì chàng nghĩ đến lúc được nhìn những thiếu nữ mặc tang phục trắng đi sau linh cữu. Trương nhớ lại hôm gặp Thu lần đầu và hai con mắt của Thu to và đen sáng lóng lánh ẩn trong khung vải trắng. Trong đám người mặc tang phục, Trương thoáng nhận thấy có người quen nhưng không nhớ là ai. Bỗng Trương chớp mắt cố nhìn vào trong bọn người đi đưa: Trương tưởng mình nằm mơ và thoáng trong một lúc chỉ mấy giây đồng hồ chàng thấy có cảm tưởng mình đã chết rồi; chàng chết nằm trong quan và sau áo quan các bạn cũ của mình đương đi kia: Điệp, Linh, Mỹ, …và tất cả các bạn học cũ ở trường luật. Cho tới cuối tác phẩm cái chết vẫn ám ảnh nhân vật, từ cái đám tang lạ chàng gặp ngoài đường Trương nghĩ ngay đó là đám tang của chính mình; 19 chàng thấy Thu trong đó và cả đám bạn học cùng. Trương thấy lòng man mác buồn, những nỗi buồn vô cớ mà chính chàng cũng không hiểu. Bướm trắng là tiểu thuyết tình cảm, cả tác phẩm là dòng suy nghĩ của Trương. Cái chết luôn hiện hình trong từng suy nghĩ và hành động của Trương. Tuy nhiên kết thúc tác phẩm, cái chết không hề được nhắc tới, Trương không còn ý định sẽ giết người mình yêu là Thu rồi tự sát nữa, mà mở ra đó là tương lai tươi sáng của chàng với Nhan: Nói xong, Nhan nhìn trương, mỉm cười; nàng sung sướng có cái cảm tưởng như được săn sóc âu yếm đến một người chồng. Đây là cái cảm tưởng trong trí tưởng tượng của một thôn nữ, đó là một kết thúc lấp lửng của Nhất Linh. Theo tình tiết kết thúc câu chuyện, giọng kể của Nhất Linh đưa đến kết thúc như vậy. Tác giả như tự do nói với bạn đọc, đưa đến một kết thúc đúng với đặc điểm sáng tác tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn. Nếu như câu văn trần thuật trong Bướm trắng là những dòng tâm trạng miên man của nhân vật thì Đoạn tuyệt lại là những câu giản dị, mạch lạc để đi sâu phân tích lí giải tâm trạng nhân vật, tạo ra câu văn uyển chuyển, phù hợp với tâm trạng con người. Loan lại tìm đến phố Dũng ở. Vì hôm đó trời nắng ráo, nên dãy nhà trông bớt vẻ tồi tàn. Loan tò mò nhìn vào trong mấy gian nhà tối tăm, lạnh lẽo. Thấy từng gia đình lúc nhúc trong bóng tối, trong khi ở ngoài trời nắng mới, ánh sáng rực rỡ phấp phới trên lá cây. Loan bùi ngùi liên tưởng, nghĩ đến những người tự dấn thân vào cuộc đời ảm đạm, đi bên cạnh những sự vui sướng trời đã dành riêng cho mà vô tình không biết. Rồi Loan nghĩ đến chính mình: đời nàng xoay về ngả nào chỉ lát nữa nàng sẽ rõ; nàng đương ở một ngã ba, hiện giờ còn lưỡng lự chưa biết bước theo con đường nào. Hai cảnh đời vẽ ra trước mắt nàng, một cảnh đời nàng thấy lộng lẫy, nhưng chứa chất 20 đầy những sự nguy hiểm, nàng còn sợ chưa dám cả gan bước vào, và một cảnh đời bằng phẳng đầy những sự tầm thường nhỏ mọn mà có lẽ cảnh đời của nàng về sau này [16;175/176]. Như vậy ở tiểu thuyết tâm lý, ngôn ngữ kể chuyện của Nhất Linh đã khơi sâu được vào thế giới nội tâm của nhân vật, dường như người trần thuật đã thâm nhập được vào ý nghĩ của nhân vật với cái nhìn từ bên trong, vì thế dạng lời nửa trực tiếp xuất hiện nhiều hơn, hoàn chỉnh hơn. 2.2. Ngôn ngữ đối thoại Bướm trắng so với các tác phẩm trước đó có lẽ độc đáo ở cách tác giả sử dụng ngôn ngữ. Xét về ngôn ngữ đối thoại. Ngôn ngữ đối thoại là sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía), trong đó sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên giữa những phía tham gia giao tiếp; mỗi phát ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy. Đặc trưng cho ngôn ngữ đối thoại là sự luân phiên giữa các phát ngôn ngắn của những người phát ngôn khác nhau. Nhưng yếu tố đối thoại cũng đã có mặt ở lời nói của một người, được kích thích bởi nét mặt và cử chỉ của người cùng trò chuyện. Đó là quan niệm của ngôn ngữ học. Ngôn ngữ đối thoại trong văn học cũng mang một số đặc điểm trên, song cũng có một số đặc trưng riêng biệt. “Ngôn ngữ đối thoại giàu kịch tính là yếu tố nghệ thuật tương đồng khi hướng tới miêu tả tâm lí nhân vật trong văn xuôi lãng mạn cũng như văn xuôi hiện thực. Nếu như ngôn ngữ đối thoại giàu kịch tính xuất hiện trong văn xuôi lãng mạn nhằm mục đích làm nổi bật tính cách, tâm lí nhân vật thì trong văn xuôi hiện thực, bên cạnh mục đích khám phá bản chất, tính cách là mục đích miêu tả, thể hiện tâm lí…” [24;117]. 21 2.2.1. Đối thoại ám chỉ Ngôn ngữ đối thoại trong Bướm trắng vẫn giữ được nét giản dị, đời thường và phần nào thể hiện tính cách nhân vật như ở các tiểu thuyết luận đề. Nhưng ở tiểu thuyết tâm lý, ngôn ngữ đối thoại đã đi sâu vào miêu tả đời sống nội tâm của con người hơn. Các hình thức của đối thoại đều nhằm bộc lộ những cảm xúc của con người một cách tinh tế hơn. Do hướng vào thể hiện đời sống tình cảm của con người ca nhân trong lĩnh vực tình yêu - một lĩnh vực rất riêng tư - nên tác giả đã sử dụng nhiều thủ pháp đối thoại đặc biệt để các nhân vật dù cùng sống trong môi trường đông người, dù cùng giao tiếp với những người khác nhưng những người yêu nhau vẫn tìm được những tín hiệu riêng mà chỉ có họ mới hiểu, còn những người khác thì không. Đối thoại mang tính chất ám chỉ chỉ được Nhất Linh sử dụng trong các tiểu thuyết luận đề song ở tiểu thuyết tâm lý có một biểu hiện khác. Nếu như ở tiểu thuyết luận đề, các nhân vật của Nhất Linh mượn đối thoại để kích bác, mỉa mai bóng gió một người thứ ba thì ở đây các nhân vật dùng đối thoại để tìm hiểu, thăm dò lẫn nhau. Qua đối thoại, mối giao cảm giữa Trương và Thu được thiết lập, có điều kiện hiểu nhau hơn để rồi xích lại gần nhau. Trong đối thoại mang tính chất ám chỉ này thường song song tồn tại hai lớp nghĩa: ngôn từ đối thoại diễn đạt ý tường minh nhưng còn một lớp nghĩa hàm ẩn trong lời đối thoại. Đó được gọi là đối thoại ngầm. Theo thống kê ở tiểu thuyết Bướm trắng, hình thức đối thoại ám chỉ xuất hiện tám lần. Trương và Thu đối thoại với mục đích thăm dò tình cảm của nhau. Trong lần gặp gỡ đầu tiên, đối thoại ngầm vừa giúp nhân vật hiểu được tình cảm của nhau, vừa “không ai có thể nghi ngờ được”. Chiều ba mươi tết, Trương đến thăm Thu (lần đầu tiên Trương đến một mình). Dường như sự đồng cảm giữa hai con người mới quen được Trương phát hiện ra qua lời nói của Thu. 22 “Chiều ba mươi tết trời trông buồn lạ”. Câu nói ấy đã lặp lại ngữ điệu câu nói của Trương trong lần hai người gặp gỡ đầu tiên: “Sau mấy ngày u ám trông nắng mới ngon lạ”. Trương thấy hạnh phúc vô cùng vì cảm thấy rõ là Thu sẽ yêu mình, “cái cảm tưởng ấy không dựa vào một câu nói, một cử chỉ rõ rệt nào của Thu cả, mà chính lại dựa vào những thứ không rõ rệt của câu nói” [14;397]. Chiều mồng ba tết, Trương lại đến nhà Thu theo lời mời của Thu hôm ba mươi tết (nhưng không hiểu vì lí do gì mà Trương lúc ấy lại cố tình tỏ ra không nghe thấy lời mời). Trước tất cả mọi người Trương nói to lí do đến chơi: “Tết chỉ có cái thú đánh bạc. Nhưng tôi không biết đánh bạc với ai vì chỉ có mình ăn tết với mình. Cứ mỗi năm tết đến tôi lại bắt đầu buồn, buồn ngay từ chiều ba mươi”. Thực ra câu nói ấy Trương hướng tới Thu, muốn đối thoại với Thu. Trương muốn gợi cho Thu cuộc gặp gỡ hôm trước. Thu đối thoại lại, cũng tỏ ra không vừa: “Mà em nhận ra rằng ở nhà này năm nào cũng vậy cứ mồng ba mới bắt đầu đánh bạc”. Câu nói ấy của Thu làm Trương giật mình vì lời mời của Thu lần trước rất rõ ràng mà Trương cố tỏ ra không nghe thấy. Sau câu nói ấy Thu lánh mặt sau bà cụ và mỉm cười, hai con mắt sáng lên có vẻ tinh nghịch. Không lúc nào như lúc ấy, Trương nhận thấy bao nhiêu cái đáng yêu trong vẻ mặt kiêu hãnh của Thu. Để tiêp tục dó ý tứ Thu, “dò ý trước mặt cả mọi người mà không để ai nghi ngờ”. Trương nói: “Ván này ăn được đồng hào mới…ngon lạ”. Trương cảm thấy vô cùng sung sướng, không phải vì thắng bạc mà vì Thu hiểu mình. Lời đáp lại của Trương cũng vì ý đi: “Sống lúc nào cũng như phút này thì cảnh nào cũng đẹp…”, “sung sướng quá”. Thu cũng sung sướng không kém gì Trương: “Đánh để thua mới được. Người được thì vui mà người thua cũng thích không kém gì…”. Câu đối thoại này làm Trương sung sướng vì chàng 23 hiểu được nội dung. Còn người khác thì thấy khó hiểu vì ý nghĩa của nó chẳng ra làm sao. Điều này lại tiếp tục xảy ra trong lần về trại ấp của gia đình Thu. Hợp giới thiệu căn nhà mọi người sẽ ngủ là căn nhà của ông cậu đã mất, người mà hôm Trương gặp Thu lần đầu tiên sau khi vừa đi đưa đám về, cả Thu và Trương đều nhớ đến hôm đó nhưng lại trả lời với Hợp là không nhớ để đối thoại ngầm với nhau. Hai người tranh luận ngầm rồi giận dỗi nhau. Cả hai đều hiểu, riêng Hợp thì ngơ ngác rồi tự trách mình gây ra cuộc tranh luận không đau vào đâu ấy. Đối thoại ngầm nên nhiều lúc gây ra những hiểu lầm giữa hai nhân vật dẫn tới sự xa cách. Chẳng hạn khi Trương muốn dò hỏi ý tứ và tình cảm của Thu ra sao khi nhận được lá thư của mình, Trương nói: “- Lát nữa phải viết thư cho bà chủ nhà mới được” Thu trả lời: “- Anh viết làm gì nữa. Viết một cái…” Thu bỏ lửng câu vì không tìm được từ nào có ý nghĩa để Trương hiểu mà Hợp không nghi ngờ. Ý của Thu muốn nói là viết một cái là Thu hiểu tâm trạng của trương rồi. Nhưng Trương lại hiểu là ý Thu không cần Trương viết nữa, nghĩa là không cần tình yêu của Trương. Điều đó làm Trương tức giận trong lòng mà buột miệng: “- Nói đùa đấy, chứ bà ấy cần gì mà phải viết thư. Cái thư trước tôi cũng chẳng định bụng gửi. Viết rồi chẳng lẽ lại không gửi…” Chỉ vì sự hiểu nhầm ấy mà đôi trai gái xa nhau sáu tháng trời. Trong những lời đối thoại tưởng như rất bình thường ấy ẩn giấu biết bao nhiêu nỗi giận dữ cũng như thất vọng trong tâm hồn Trương. 24 Trong chương III (phần thứ nhì) của Bướm trắng, tác giả thành công khi miêu tả vẻ đẹp của tình yêu với các trạng thái tâm lí vừa tinh tế vừa rộng ràng. Những câu nói đối thoại khơi gợi kỉ niệm đẹp, đáng nhớ: - Anh ở đây từ bao giờ? - Từ độ ấy. - Thế à? Trong trí hai người cũng thoáng hiện ra cái cảnh về ấp ăn mừng thọ. Rồi những câu trao đổi qua lại mang tính chất vừa thăm dò lại vừa thể hiện tình cảm, khi biết Thu vẫn yêu mình dù đã biết mình mắc bệnh hiểm nghèo, Trương cảm động hỏi: - Nhưng tại sao em lại cứ yêu anh? - Thế giờ em cũng hỏi lại anh câu hỏi ấy thì anh bảo sao? - Anh không biết. Tự nhiên nó thế, không dừng được. Ngay từ lúc anh nói câu… Chàng ngừng lại hỏi Thu: - Em có nhớ câu nói trên xe điện không? Thu mỉm cười nói: - Nắng mới trông ngon lạ… Đó là thế giới tâm lí của tình yêu, đan xen, hoà quyện của cảm xúc, cảm giác. Có sự cảm phục trước sức mạnh của tình yêu của Thu dành cho Trương trong câu hỏi: “- Nhưng tại sao em lại cứ yêu anh?”. Cũng có tâm trạng cảm thông, tình yêu mãnh liệt của Thu qua những câu trả lời vừa thông minh, vừa tình tứ và mang đậm màu sắc triết lí của Thu. Ở tiểu thuyết của Nhất Linh xất hiện nhiều kiểu đối thoại ngầm này, tiêu biểu ở tiểu thuyết Đôi bạn ta thấy đoạn đối thoại miêu tả một đêm mưa Loan sang nhà Dũng chơi trong bầu không khí ấm áp, thân mật của căn phòng nhỏ với ba người bạn Loan, Dũng và Trúc. 25 Dũng khẽ nói với Loan: - Mưa thế này thì cô về làm sao được Dũng lấy làm lạ là khi hỏi câu hỏi rất bình thường ấy, giọng chàng đổi khác hẳn đi. Loan áp hai bàn tay vào má, hai ngón út khẽ đập trên thái dương, thẫn thờ nói: - Thì cứ ngồi đây suốt đêm, mãi mãi Một lát sau, nàng mỉm cười tiếp theo: - Ngồi nghe mưa rơi [15;315]. Câu hỏi của Dũng cứ ngỡ là thường, thực ra chẳng thường chút nào cả, bởi nó được diễn đạt bằng giọng đổi khác, nó ngầm chứa được điều mong mỏi rằng giá mà Loan ở lại. Bắt được ý ngầm đó, Loan tỏ thái độ thẫn thờ, bởi biết rằng điều đó không thể có, trong khi đó cái mỉm cười của Loan vẫn đảm bảo liên kết ý nghĩa tường minh của câu trao đổi. Chính vì vậy ở phần cuối câu chuyện, Dũng mới có thể hiểu câu nói: “Có lẽ mưa suốt đêm chắc” của Loan là một lời reo vui và Loan cảm thấy sung sướng khi dũng khen hai bông hoa nhài nở về đêm đẹp quá – hai bông hoa ấy là đôi mắt của Loan. So sánh với văn học hiện thực ta thấy các cây bút hiện thực cũng vận dụng hình thức đối thoại hàm ẩn. Ta có thể bắt gặp hình thức đối thoại này trong các tác phẩm của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… Đặc biệt, trong một số truyện ngắn viết về đề tài người nông dân, Nam Cao triệt để sử dụng hình thức đối thoại này. Ví dụ trong Lão Hạc, đối thoại hàm ẩn hướng tới khám phá nội tâm nhân vật chiếm tỷ lệ lớn. Nam Cao mở đầu truyện ngắn Lão Hạc bằng một đoạn đối ngắn, bình dị, quen thuộc giữa Lão Hạc và ông giáo. Lão Hạc hiện lên qua lời đối thoại là người hiền lành, hiểu biết với thái độ trân trọng con người: Lão đưa đóm nhường ông giáo hút trước, sau đó … “Lão cầm lấy đóm, gạt tàn và bảo: 26 - Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! … - Này, thằng cháu nhà tôi đến một năm nay chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ! … - Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt… … Lão rân rấn nước mắt, bảo tôi: - Trước khi đi, nó còn cho tôi ba đồng bạc, ông giáo ạ!... Chỉ bằng mấy câu đối thoại trong cuộc trò chuyện ngắn, Nam Cao đã tái hiện tình cảnh đáng thương của Lão Hạc: cô đơn, nghèo khó, bất hạnh. Song tài tình hơn ở chỗ Nam Cao xây dựng đoạn đối thoại đặc biệt giữa Lão Hạc và “cậu Vàng”. Lão nói với cậu Vàng như nói nói với một đứa cháu bé về bố nó: - Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy… Hơn ba năm… Có đến ngót bốn năm… Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy! Con chó nó hếch mõm lên nhìn, chẳng lộ một vẻ gì; lão lừ mắt nhìn trừng trừng vào mắt nó, to tiếng doạ: - Nó giết mày đấy! Mày có biết không? Ông cho thì bỏ bố! Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng, để lấy lại lòng chủ. Lão Hạc lạt to hơn nữa. -Mừng à? Vẫy đuôi à? Vẫy đuôi thì cũng giết! Cho cậu chết! Và khi con chó sợ quá, chực lảng thì lão “ôm đầu nó”.. và dấu dí: - À không! À không! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ!... Cậu Vàng của ông ngoan lắm! Ông không cho giết… Ông để cậu Vàng ông nuôi”. 27 Biết bao tâm sự, hi vọng, tình cảm của Lão trong mấy câu thoại ngắn này. Những tiếng chửi yêu, cưng nựng của lão dành cho con Vàng như muốn xoa lấp đi lỗi lo lắng, nỗi buồn của sự cô đơn. 2.2.2. Đối thoại hàm ẩn Ngoài hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ, trong tiểu thuyết Bướm trắng Trương và Thu còn giao tiếp với nhau bằng các hành vi phi ngôn ngữ. Ánh mắt, nụ cười, cử chỉ,…của họ đã tham gia vào cuộc đối thoại không đơn giản chỉ để bổ sung cho ngôn từ bên ngoài mà còn là những tín hiệu thẩm mĩ gợi ra một cuộc đối thoại khác. Kiểu đối thoại này có ý nghĩa biểu đạt trạng thái tâm lý nhân vật rất sâu sắc. Ta có thể gọi đó là đối thoại không lời - đối thoại hàm ẩn. Loại đối thoại này là phương tiện hữu ích để trao đổi tình cảm giữa Trương và Thu. Nó cũng là mô tip phổ biến “yêu trong tâm hồn, yêu trong ý tưởng” của văn chương Tự lực văn đoàn. Trương và Thu thường dùng ánh mắt để trao đổi tình cảm cho nhau. Trong một lần lấy cớ đến mượn tài liệu để gặp Mỹ và sau đó là về nhà Thu chơi. Thu đã dùng ánh mắt của mình để nói riêng cho Trương hiểu ý muốn của mình khi đang hát: Mắt Thu chàng thấy sáng long lanh và mỗi lần nhìn chàng. Chàng biết là Thu đang nghĩ: - Em hát để cho một mình anh nghe. (…). Chàng lim dim mắt lại và trong vùng ánh nhỏ lọt vào mắt chỉ còn in có hình khuôn mặt Thu với hai con mắt yêu quý đương nhìn chàng [14;450]. Đoạn văn đặc sắc nhất thể hiện thành công của Nhất Linh là đoạn văn miêu tả đôi trai gái hôm đi chơi chùa Thầy: Tình cờ chàng được ngồi vào chỗ rất tốt vì nhìn vào chiếc gương con chàng thấy in rõ hình khuôn mặt Thu (…). Xe đi khỏi ô Cầu Giấy, Thu mới nhận biết là từ lúc đó Thu không nói chuyện nữa. Hai người yên lặng nhìn 28 nhau. Trương không thấy ngượng lắm như khi nhìn thẳng vào mắt Thu, thỉnh thoảng chàng chớp mắt luôn mấy cái rồi nhắm mắt lại một lúc lâu như để cố giữ lại cái hình ảnh đẹp của hai con mắt Thu. Chàng hạ lông mi xuống một chút và tưởng như đó là một lời nói Thu có thể hiểu: - Anh yêu em lắm Chàng thấy Thu cũng bắt chước hạ lông mi làm hiệu như có ý trả lời: - Em đã hiểu là anh định nói với em điều gì [14;48]. Chỉ cần như thế hai nhân vật đã quá hiểu nhau, hiểu những gì mà họ cần trao đổi. Chính qua hình thức đối thoại này đã mở ra một bước đột phá trong tình yêu của Trương và Thu (khi đi chơi chùa, Trương và Thu đã chính thức thể hiện tình yêu và hôn nhau một cách say đắm). Có lẽ vì vậy mà đôi mắt của Trương cũng trở thành một nỗi ám ảnh trong Thu. Đó là một đôi mắt “đẹp và có duyên” nhưng nàng trông hơi là lạ, khác thường, tuy hiền lành, mơ màng nhưng phảng phất có ẩn một vẻ hung tợn; hai con mắt ấy Thu thấy là đẹp nhưng đẹp một cách não nùng khiến nàng xao xuyến như cảm thấy một nỗi đau thương [14;394]. Thu thường nhìn vào đôi mắt ấy để đoán định những hành động sắp tới của Trương. Tương tự như vậy, Trương cũng căn cứ vào ánh mắt của Thu mà đo tình cảm của nàng dành cho mình. Vì thế mà Trương đã từng một phen bực tức vô cùng khi trên chuyên tàu Hải Phòng - Hà Nội, họ tình cờ gặp nhau đúng lúc Trương ra tù, trước mặt người thân, Thu đã coi như không nhìn thấy Trương, luôn mang một vẻ mặt “lãnh đạm và kiêu hãnh”. Nhưng khi xuống ga, Trương lại thấy yên lòng, thậm trí vui trở lại khi bắt gặp ánh mắt nhìn của Thu mà theo cảm giác của Trương là “Thu vẫn yêu mình”. Hình thức đối thoại không lời, bằng ánh mắt cũng được miêu tả khi Dũng và Loan cảm thấy tất cả tình yêu: 29 Thấy Dũng bắt gặp mình đang nhìn trộm, Loan vội nhắm mắt lại làm như ngủ song biết là Dũng đã trông thấy rồi, nàng lại vội mở mắt ra, rồi qua những ngọn lá cỏ rung động trước gió, hai người yên lặng nhìn nhau (…). Giây phút thần tiên của đôi bạn yêu nhau từ lâu nhưng lần đầu tiên dám lặng lẽ tỏ cho nhau biết [15;402]. Trong rất nhiều cách tỏ tình của những cặp tình nhân, Nhất Linh đã chọn cho họ hay nói đúng hơn, họ đã lựa chọn lối tỏ tình bằng mắt với mối tình thanh sạch, thầm kín, họ chỉ nhìn nhau âu yếm thôi, chỉ là mỉm cười nhưng cũng đã sợ lộ quá. Hình thức đối thoại mang tính chất ám chỉ và đối thoại không lời đã làm rõ cảm giác về người khác trong nhân vật của tiểu thuyết Bướm trắng, tức là sự thấu hiểu cảm xúc của người cùng tham gia giao tiếp, đối thoại. Trong tiểu thuyết tâm lý, mối giao cảm giữa những nhân vật giao tiếp được nâng lên bình diện đầu tiên. Tình yêu của hai nhân vật nhiều khi không cần được thể hiện ra bằng lời nói mà quan trọng là ở cách nhân vật cảm nhận về nhau và cùng cảm nhận về thế giới. Chính quá trình khám phá về nhau ấy là một nét mới Nhất Linh đem đến cho ngệ thuật trong các tiểu thuyết của mình. Nó khiến cho tiểu thuyết của Nhất Linh có những yếu tố gần gũi với đời sống con người cá nhân hơn so với tiểu thuyết trung đại. 2.3. Độc thoại nội tâm Bướm trắng là một tiểu thuyết tâm lý. Tác phẩm đã có những hướng đi mới, thể hiện sự cách tân của tiểu thuyết. Câu chuyện không cần kết thúc có hậu, mạch truyện không cần phát triển theo trình tự thời gian tự nhiên mà theo sự diễn biến của tâm lý, nội tâm nhân vật. Tiểu thuyết tâm lý tập trung cái nhìn hướng nội vào hiện thực tâm lý, vào thế giới bên trong thầm kín của con người. Ở đây cảm hứng chủ đạo của nhà văn là khám phá, phân tích tâm lý nhân vật [6;231]. 30 Độc thoại nội tâm là “lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [10;108]. Hiện tượng này thấy xuất hiện rất sớm trong văn học thế giới. Trong tiểu thuyết cổ điển người ta hay nhắc đến kiểu độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của L.tonxtoi. Ở đây sự diễn tả tâm lý của nhân vật không có sự can thiệp của tác giả, đồng thời phản ánh được cả trạng thái vô thức và ý thức. Đặc biệt là độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết dòng ý thức. “Khi mà các mối liên hệ khách quan với môi trường thực tại khó bề khôi phục lại” [10;93] Nói cách khác, độc thoại nội tâm là một sự phân tâm của nhân vật. Nhân vật vừa là người nói vừa là người nghe tiếng nói bên trong ấy. Những đoạn độc thoại nội tâm là những khoảnh khắc nhân vật bộc lộ chân thực cảm xúc, suy nghĩ của mình về bản thân, về thế giới xung quanh, do đó góp phần thể hiện phần sâu kín nhất của tâm hồn của tính cách con người. và vì vậy, độc thoại nội tâm có vai trò quan trọng trong việc miêu tả nội tâm nhân vật. Biện pháp nghệ thuật này được nhiều nhà văn trong văn xuôi lãng mạn sử dụng “giống như chiếc chìa khoá hữu dụng trong việc miêu tả, tái hiện các tầng bậc, chiều sâu cảm xúc trong tâm hồn con người. Trong nhiều tác phẩm, biện pháp độc thoại nội tâm với dòng liên tưởng, suy ngẫm… đã đưa nhân vật trở về quá khứ với những kỉ niệm, hồi ức hay những dự định, hoài bão về một tương lai tốt đẹp, hoặc hoài bão, khát vọng sống ý nghĩa. Và ngược lại, nó cũng giúp tác giả phản ánh được đầy đủ và chân thực nhất hiện thực cuộc sống bất hạnh, nỗi đau, sự cô đơn, chán chường… qua những rung cảm, cảm giác, cảm xúc cụ thể. Cũng nhờ độc thoại nội tâm, quá trình vận động tâm lí với những biến chuyển phức tạp của các trạng thái tình cảm của nhân vật được miêu tả cụ thể, chân thực và sống động…” [24;132]. 31 Khảo sát trong Bướm trắng chúng ta thấy độc thoại nội tâm chiếm gần ½ số trang sách. Đó là một mật độ dày đặc. Đó có thể là những từ ngữ chuyển tiếp của ngôn ngữ trần thuật, biểu đạt những biến động trong lòng người nhiều khi bất chợt vụt đến, chuyển động không ngừng, mâu thuẫn, đối lập nhau, không theo một logic nào hết như: “nhớ lại”, “nghĩ thêm”, “nghĩ”, “tự nhủ”, “tưởng tượng”, “bất giác nghĩ”, theo đuổi suy nghĩ”, “nhận thấy”,…Có cả những dấu hiệu không báo trước, tiếng nói nội tâm vang lên đột ngột giữa lời tường thuật đến dạng thức cao nhất mang màu sắc hiện đại là đối thoại nội tâm. Tiểu thuyết Bướm trắng xoay quanh thế giới tâm trạng của Trương, một sinh viên trường luật. Bướm trắng là “thế giới bên trong” con người vô cùng biến động, đó là ý thức và tiềm thức, cái vô lí và cái phi lí, giấc mơ, mê sảng, linh cảm… Đó là thế giới bên trong của Trương, một thanh niên trí thức ho lao, đi tìm tình yêu (cái đẹp) vô vọng trong tuyệt vọng. Tình yêu, cái chết, màu trắng, máu, tự tử, vào tù, sám hối, truỵ lạc, tình yêu, đám ma, đời sống thôn dã…, đó là những phiêu lưu trong tâm hồn Trương được Nhất Linh miêu tả, phân tích một cách tinh vi. Hành trình tâm lí nhân vật Trương được thể hiện rõ nhất là từ khi chàng đi khám bện để biết rõ số phận mình, cái chết không còn là một ám ảnh xa xôi nữa, nó hiện hình với thời gian định sẵn, sau lời phán xét của bác sĩ Chuyên: - Phổi thì không nguy lắm. Nhưng tôi sợ, tôi sợ quả tim của anh… - Tôi muốn nói phổi đau có ảnh hưởng đến quả tim Bắt đầu số phận đau khổ, tuyệt vọng. Trương luôn nghĩ đến cái chết. Chỉ trong 133 trang của tiểu thuyết Bướm trắng, Trương đã nói tới cái chết là 135 lần, nói tới cuộc sống là 105 lần. 32 Trương không chỉ bị dày vò, đau đớn về cái chết, về cuộc sống chàng còn đau đớn, khốn khổ vì tình yêu. Từ xét đoán mói điều “vô lý”, Trương tự nhận ra mình, tự bộc lộ, khám phá mình. Trong tiểu thuyết của Nhất Linh,nội tâm nhân vật không chỉ được khám phá qua lời nói, cử chỉ, hành vi mà tác giả còn khai thác thủ pháp độc thoại nội tâm giúp người đọc đi sâu hơn nữa vào tâm hồn nhân vật. Độc thoại nội tâm của nhân vật, trong nhiều trường hợp, đã kết hợp với lời trần thuật tạo thành dòng nội tâm trữ tình. Dòng nội tâm trữ tình thường xuất hiện khi mà hoàn cảnh bê ngoài khơi gợi cảm hứng, suy nghĩ của nhân vật có thể gọi là hoàn cảnh cảm hứng. Nhân vật thường “tức cảnh sinh tình”, từ một yếu tố tác động của ngoại giới, nhân vật có thể trôi miên man theo dòng hồi ức, liên tưởng để đến với những kỉ niệm hoặc đến với thế giới mộng ước, chìm đắm trong những cảm xúc và suy tưởng của riêng mình. Chính sự gợi hứng đó đã thể hiện rõ thế giới tình cảm mãnh liệt, phong phú, độ nhạy cảm của tâm hồn nhân vật. Dòng nội tâm trữ tình với những cảm xúc cảm tính, chủ quan ấy đã tạo nên độ lắng đọng chất thơ cho tác phẩm. Ngay từ khi ra tù, cảm giác đầu tiên của Trương là niềm vui sướng khi được gặp Thu. Nhưng “Chàng ngửng nhìn trời qua những cành long não lá non và trong; chàng thấy mình như trở lại hồi còn bé dại, lâng lâng nhẹ nhàng tưởng mình vẫn còn sống một đời ngây thơ trong sạch và bao nhiêu tội lỗi của chàng tiêu tan đi đâu mất hết. Vòm trời trên cao lúc đó, Trương nhận thấy thân mật, êm dịu như vòm trời của ngày xưa, của tuổi thơ đã qua; chàng tưởng vẫn là vòm trời ở phía sau nhà đã bao lần chàng nhìn thấy mỗi khi ra thăm vườn rau của mẹ chàng. Sự liên tưởng gọi chàng nghĩ đến Nhan và miếng đất năm mẫu chàng đã viết giấy nhường cho bà Thiêm” [14;177]. Trôi miên man trong dòng liên tưởng, nhân vật đã liên tiếp chuyển từ dự định này sang dự định khác khiến cho quá trình tâm lí đầy những ngã rẽ bất ngờ. 33 Khi ra tù, trong giấc mơ Trương mơ “bướm trắng”, “hoa cải vàng” chàng nghĩ tới tương lai giấc mơ tình yêu, cuộc sống tốt đẹp. Hình ảnh “bướm trắng”, “hoa cải vàng” đã bốn lần xuất hiện trong tác phẩm ở những thời điểm quan trọng. Lần đầu là khi tới phòng khám Trương “tưởng tượng đến một ngày chủ nhật nắng, một ngày đã xa lắm chàng đứng nhìn những con bướm trắng bay trên một luống cải lấm tấm hoa vàng”. Khi biết mình sẽ chết “hình ảnh những con bướm trắng xa xôi một ngày chủ nhật lại hiện ra trước mắt”. Khi Trương bày tỏ tình yêu với Thu ở quê “những búp bàng màu xanh non phơ phất hồng trắng như một đàn bướm ở đâu bay về đậu yêu”. Lúc ở vũng bùn của truỵ lạc “hình ảnh tuổi thơ trong sáng…vườn rau mẹ chàng…những luống đậu nở trắng hoa”. Trước đó cũng vậy, Trương đã cố gắng xa Thu được sáu tháng vì sợ làm phiền, nhưng chỉ có duy nhất một lần nhìn cảnh vườn nắng, “chắc không bao giờ chàng quên được cái cảnh vườn nắng lúc đó, những chòm lá lấp lánh ánh sáng và màu vàng của một bông hoa chuối tây nở ở góc giậu. Hình như trời nắng ở bên kia thế giới”, chàng liền nhớ ngay đến một kỉ niệm cũng gắn bó với cảnh trời nắng và có cảm giác “hình như Thu vừa mới đi ngang khu vườn nắng ngoài cửa sổ”, lập tức Trương nảy ra ý định rời quê lên Hà Nội để gặp Thu. Thiên nhiên như sợi dây bảo hiểm, khi con người ta chơi vơi, tuyệt vọng, nó giúp cho con người le lói một cái gì đó, tìm về sự bình an của cuộc sống, niềm hi vọng và nhìn rõ mình hơn. Nó là niềm an ủi tươi sáng, khát khao cháy bỏng về tình yêu, lòng ham sống một cuộc sống tươi đẹp. Trương miên man hồi ức lại, nhận định mọi âm thanh của cuộc sống: “ Ngoài đường cái có tiếng lăn lạch cạch của một chiếc xe bò đi qua, Trương đoán là một chiếc xe rau ở ngoại ô lên chợ sớm. Lòng chàng lắng xuống và từ thời quá vãng xa xăm nổi lên một hình ảnh yêu quý của tuổi trẻ trong sáng: 34 khu vườn rau của mẹ chàng với những luống rau diếp xanh thắm, những luồng thìa là lá nhỏ như sương mù và hôm nào trời nắng, những mầm đậu hà lan tươi non nhú lên qua lần rơm ủ dột. Rồi đến khi luống đậu nở hoa trắng có những con bướm rất xinh ở đâu bay về…” Sự vận động trong quá trình tâm lí nhân vật, hoàn cảnh cảm hứng với những biểu hiện tương hợp giữa người và ngoại cảnh có tác dụng khắc hoạ rõ nét những khoảnh khắc khó quên trong đời sống tình cảm của nhân vật. Ban đầu ngoại cảnh chỉ là cái cớ gợi cảm xúc, nhưng sau đó cảm xúc dần dần được đưa lên bình diện thứ nhất. Vì thế, ở đây không hoàn toàn là việc tác giả tả cảnh ngụ tình mà là con người tự khám phá tâm hồn mình, đồng hoá thiên nhiên, chiếm lĩnh cảm xúc của mình. So sánh với Đôi bạn, ta thấy Bướm trắng thiên nhiên được miêu tả ít hơn, tần số xuất hiện không nhiều; tuy nhiên nó lại mang vai trò vô cùng quan trọng giúp nhân vật bộc lộ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ thầm kín của mình. Trong Đôi bạn, ngoại cảnh như một yếu tố không thể thiếu, Nhất Linh miêu tả một đêm trăng Dũng cùng Loan đi dạo trên đường phố, chỉ một chút chạm nhẹ của tà áo Loan đã đưa Dũng về với những kỉ niệm, mơ ước, thúc đẩy Dũng nói với Loan những lời yêu đương: “Ánh trăng đương mờ bỗng sáng hẳn lên. Gió đưa tà áo Loan khẽ chạm vào tay khiến Dũng sực nghĩ mình đi sát gần bên Loan quá. Chàng nhớ đến hôm lễ mừn thọ và cái mơ ước được đi chơi với Loan trong vườn cỏ thơm, gió đưa tà áo nàng phơ phất chạm vào tay êm như một cánh bướm… Quả tim chàng đập mạnh… Chàng trông thấy trước mặt bàn tay hơi run run của Loan, hôm nào, cời những quả đậu non trong rá, chàng nhớ đến cái cảm tưởng ngây ngất được thấy đôi môi Loan mềm và thơm như hai cánh hoa hồng, bao nhiêu thèm muốn ngấm ngầm bấy lâu trong một phút rạo rực nổi dậy” [15;119]. 35 Sự tươi tắn, trong trẻo là quá khứ, còn thực tại là cuộc sống truỵ lạc của Trương trong một nhà “xăm”, sau một đêm mệt mỏi, chìm đắm trong khói thuốc phiện. Thiên nhiên ở đây là một không gian mang tính biểu tượng cho quá khứ tươi đẹp đối lập với hiện tại. Là không gian của tiềm thức, của miền thiêng trong tâm hồn Trương bất chợt tức dậy tiếp thêm cho chàng sức sống, buộc chàng phải nhìn lại mình để mà thay đổi. Khi so sánh ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên giữa Nhất Linh và Khái Hưng ta thấy có điểm khác biệt. Ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên trong Bướm trắng nói riêng và trong các tác phẩm của Nhất Linh nói chung nghiêng về vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng. Còn Khái Hưng thì nghiêng về hiện thực, sắc nét. Chẳng hạn đoạn văn Khái Hưng miêu tả hình ảnh ngôi chùa trong buổi chiều tà: “Phía Tây, sau dãy đồi cỏ biếc, sắc trời đỏ ửng lấp loáng qua các khe đám lá xanh đen. Mái chùa rêu phong đã lẫn màu cùng đất, cùng cây, cùng cỏ. Khoảnh khắc mấy bức tường và mấy cái cột gạch quét vôi chỉ còn in hình trong cảnh nhuộm đồng một màu tím thẫm”(Hồn bƣớm mơ tiên). Độc thoại nội tâm trong Bướm trắng tái hiện sống động hơn, dường như không có sự can thiệp của tác giả. Tiếng nói nội tâm vang lên đột ngột giữa dòng trần thuật. Chẳng hạn: Trương không nghe Tuyển nói, mắt chàng nhìn vào cửa sổ hé mở để lộ ra một khu vườn nắng. Chắc không bao giờ chàng quên được cái cảnh vườn nắng lúc đó, những chòm lá lấp lánh ánh sáng vàng của một bông hoa chuối tây nở ở góc dậu. Hình như trời nắng ở bên kia thế giới. Tai chàng không nghe thấy tiếng Tuyể nói bên cạnh, nhưng nghe rõ cả những tiếng rất nhỏ ngoài kia, tiếng gió trong lá cây, tiếng một con chim sâu bay chuyền trong giậu và cả tiếng một cái ghế hay cái chõng người ta kéo ở bên hàng xóm với tiếng một đứa trẻ con nói giọng: - Cho tôi óm nước 36 Trương thấy hiện ra trước mắt cũng một cảnh trời nắng một tháng trước ở Hà Nội. Chàng đã giữ được sáu tháng không lại nhà Thu và chàng chắc sẽ xa được Thu mãi mãi. Cuối mùa hè, có người nói chuyện cho chàng biết là Mỹ đi nghỉ mát ở Sầm Sơn đã về Hà Nội: Chàng dửng dưng như một hôm tình cờ chàng trông thấy mặt Thu, chỉ được trông thoáng qua vì chàng ngồi trên xe ô tô của một người bạn ở Phủ lý về. Xe đi ngang qua một cái phố nhỏ và vừa lúc đó Thu ở trong nhà đi ra nàng lấy tay che trán cho đỡ nắng nên không nhìn thấy Trương. Cái cảnh gặp gỡ không có gì đặc biệt ấy trong lúc chàng biết mình sắp chết này hiện rõ ràng hình như Thu vừa đi ngang khu vườn nắng ngoài cửa sổ. Hôm ấy nàng mặc một chiếc áo màu hoàng yến, căn nhà nàng đến chơi là một căn nhà cổ có một bức tường dài quét vôi trắng và ở trong vườn nhô ra mấy ngọn lấm tấm hoa đỏ. Cảnh gặp Thu đi trong nắng chỉ thoáng qua, nhưng vì thoáng qua nên Trương thấy Thu đẹp lên bội phần và cảnh ấy khiến chàng ăn năn hối hận và thương cho mình, mỗi lần nghĩ đến. Trương dường như không sống ở thực tại mà sống trong tiềm thức của cá nhân mình. Những âm thanh mà chàng nghe thấy là những âm thanh của quá khứ vang lên trong tâm trí, sau đó chàng tiếp tục những hồi ức về Thu trong lần gặp cách đó một tháng. Có lúc ngôn ngữ độc thoại nội tâm được cấu tạo ở dạng thức cao hơn như dòng tâm trạng, với nhiều trạng thái, nhiều suy tưởng thậm chí đối lập nhau vang lên trong nội tâm nhân vật. Như lời đối thoại nội tâm của Trương khi về quê dự đám cưới Lan, nhìn các cô phù dâu trang điểm cho nhau, chàng chợt nảy ra ý tưởng cưới Thu làm vợ. Chàng nghĩ đến những ngày vui, những giây phút hạnh phúc khi có Thu, rồi sau đó “chết thì chết”. Trong lòng Trương vang lên những đối thoại ngầm: - Rồi được chết trong tay Thu còn hơn… còn hơn là chết dần chết mòn không ai thương, chết một cách khốn nạn như bây giờ. 37 Nhưng ngay trong lúc nghĩ như vậy, chàng vẫn biết có một tiếng ngầm bảo chàng: - Làm như thế xấu lắm. Chàng tự bảo đối với chàng thì không có cái xấu cả, chàng là một người sắp chết đến nơi cần gì xấu với tốt. Tuy không cần gì cả, tuy việc xấu đến đâu chàng cũng có thể làm được không bao giờ mình tự khinh mình, mà chàng vẫn thấy trước rằng không thể nào làm việc cưới Thu… Trương nghĩ đến những ngày vui trước khi cưới, đến cái phút mình được Thu về với mình, hoàn toàn về riêng của mình trong một căn phòng thơm và đẹp như một động tiên. Chàng nghĩ đến đôi môi của Thu hôm mới gặp nhau, lúc nàng ở trên xe điện xuống, đôi môi kiêu hãnh đương hé mở ngậm một góc vải mấn.Những suy tư ấy đã cho người đọc thấy cả những phần xấu và phần tốt “rồng phượng lẫn rắn rết” trong nội tâm nhân vật. Bằng hình thức độc thoại nội tâm, Nhất Linh đã chạm đến những sự vận động nằm ở phần tiềm thức của tâm hồn nhân vật, khiến nó trở thành một thế giới khép kín. Có khi độc thoại nội tâm được xây dựng như dòng ý thức, trong dòng suy tư ấy người đọc được sống trong những hồi ức, liên tưởng của nhân vật về quá khứ, hiện tại, nghĩ về tương lai. Dòng suy nghĩ của Trương sau khi ở tù ra là một ví dụ tiêu biểu. Trong nội tâm của chàng có niềm “vui ngây ngất của một người đi xa lâu năm sắp được về thăn nhà”; niềm khao khát được trông thấy Thu; những hồi ức trong trẻo về quá khứ tuổi thơ với vòm trời êm dịu, với vườn rau của mẹ. Hồi ức gợi cho chàng nhớ đến Nhan và mong muốn trở về làng lấy Nhan để sống một cuộc đời lương thiện. Trương cũng thấy rõ những điều xấu xa, tội lỗi khi chàng không có cách gì để sống, việc trở về nhà lấy Nhan là chàng đã để cho “tư lợi đi đôi với ái tình”, bởi chàng không hề yêu Nhan. Nghĩ vậy chàng lại nhớ đến Thu và khẳng định “sống nghèo khổ 38 đến đâu đi nữa cũng không sao miễn là lúc nào cũng có Thu bên cạnh”. Thế nhưng vì không lần nào Thu vào trong tù thăm chàng, nên Trương cho rằng Thu quên mình rồi, chàng tự trách mình: “trước lấy quách Thu có phải xong không? Giờ chỉ còn một cách là rủ Thu trốn… không xong thì ta sẽ về làng lấy Nhan”. Thế rồi, Trương sung sướng nghĩ đến tương lai: cuộc đi trốn với Thu, việc hạ Thu xuống ngang hàng với mình, việc sẽ tìm đến nhà Chuyên để khám bệnh và trêu trọc Chuyên,… Diễn biến tâm lý theo dòng ý thức đã khiến nhân vật trôi miên man trong dòng liên tưởng, chuyển liên tiếp từ dự định này sang dự định khác, làm cho quá trình tâm lý đầy những ngã rẽ bất ngờ. Trước đó cũng vậy, Trương đã cố gắng xa Thu được sáu tháng, vì sợ làm phiền nhưng chỉ có một lần duy nhất nhìn cảnh vườn nắng khi về quê nhà: “Những chòm lá lấp lánh màu vàng của một bông hoa chuối tây nở ở góc giậu. Hình như trời nắng ở bên kia thế giới”, “chàng liền nhớ ngay đến một kỉ niệm cũng gắn liền với trời nắng và có cảm giác hình như Thu vừa mớiđi ngang khu vườn nắng ngoài cửa sổ” [14;9], lập tức Trương nảy ra ý định lên Hà Nội gặp Thu. Giáo sư Phan Cự Đệ cho rằng: “Dòng tâm lí của các nhân vật phát triển cũng nhờ sự vận động của những kỉ niệm, hồi ức, liên tưởng. Những kỉ niệm, liên tưởng này sẽ gây thành một phản ứng dây chuyền, làm cho dòng nội tâm trôi chảy không ngừng và chính cái đó tạo nên chiều sâu tâm lí nhân vật. Sự chồng chất về lượng của những dòng hồi ức đưa đến những tình cảm mới, hành động mới” . Trong cuộc gặp gỡ với Mùi, ta thấy được dòng tâm lý của Trương đầy biến động và mãnh liệt. Mùi là một cô hàng xóm trong sáng ngày xưa, nay trở thành gái giang hồ. Gặp lại Mùi Trương thấy “in trên nét mặt mếu máo và gầy gò của Mùi tất cả cái đau khổ của đời chàng”, con người Mùi là tấm gương soi của đời chàng. Từ những người lương thiện trong sáng, nay trở thành 39 những kẻ sa đoạ, cả hai đều “tã” như nhau. Trương khao khát Mùi lại trở về là cô hàng xén ngày xưa với cuộc sống trong sạch. Trong dòng độc thoại của mình, chàng nhớ lại quá khứ. Kí ức hiện về trong hư vô, vừa thực vừa ảo, hình ảnh Thu, ngồi tù, bác sĩ Chuyên nhe răng cắn nát đời chàng, đứa bé con cắn quả táo,… Tiếp sau đó là một đoạn độc thoại dài của Trương, chính xác hơn là đối thoại với Mùi, nhưng Mùi không thể hiểu được những điều chàng nói, nên Trương nói chậm chạp “cốt cho một mình nghe” như để an ủi, biện minh cho mình: Chàng thấy cần phải nói để cho nhẹ bớt gánh nặng, và như một tín đồ sám hối với Đức Chúa Trời, trước khi nhắm mắt, chàng cũng đem hết các tội lỗi, các nỗi đau khổ ra kể lể với Mùi. Mùi vừa nghe vừa ngơ ngác nhìn Trương, nàng không hiểu rõ Trương định nói gì, và hiểu chàng nữa. Mùi cũng chỉ coi là những lời vu vơ của một người quá say… - Em theo anh sao được, vì mai anh phải vào tù. Em là một con đĩ, nhưng anh còn tệ hơn em vì anh là một thằng đi lừa…quá thế nữa…một thằng ăn cắp, nhưng ngồi tù xong là trả được nợ. Còn như đi lừa một người con gái, yêu người ta, nhưng lại muốn người ta hết sức khổ vì mình, thấy người ta khổ về mình lại sướng ngầm trong bụng…biết mình không xứng đáng nhưng cũng cố làm cho người ta trọng mình…đau khổ vì thấy mình khốn nạn nhưng lại sung sướng mong mỏi người ấy cũng khốn nạn như mình, cái tội ấy thì không có pháp luật nào trị, vì thật ra không phải là một cái tội. Anh thấy anh thật là khả ố, hành vi của anh khốn nạn, nhưng nếu bắt phải sống trở lại thì anh sẽ làm lại đúng như thế. Em chẳng bao giờ biế Thu là ai, nên anh cũng chẳng cần giấu tên Thu với em. Nếu anh… - Nếu anh ngủ ngay với Thu như ngủ với Mùi, rồi thôi, mai không nghĩ đến nữa, hết yêu, như vậy có lẽ đểu giả thật, thiếu gì người đểu giả như thế, đểu giả nhưng tội không lấy gì làm to lắm, vì hành vi ấy rất thường có. Đằng 40 này không, anh lấy nể là yêu để đánh lừa người ta một cách khoái trá và cứ muốn kéo dài cuộc lừa dối ấy ra mãi mãi để cho mình vui thích. Mùi có thấy thằng nào đôna mạt, khả ố như anh không?...Nói! Nói đi [14;210]. Trong đoạn độc thoại ấy, “lời nói của nhân vật còn hàm chứa những lời nói khác đã bị nhại lại, nhân vật lặp lại nguyên si sự khẳng định của người khác về mình, chỉ đặt vào đó một sự đánh giá mới và nhấn mạnh nó theo phong cách của mình” [23;73]. Nhờ những đoạn đối thoại ngầm ấy, khi miêu tả nội tâm nhân vật, Nhất Linh đã “khám phá ra được con người bên trong con người” [20;23]. Và nhân vật từ chỗ bị coi là đối tượng đã trở thành chủ thể nhận thức và ý thức. “Cái gì trước kia tác giả làm, giờ đây nhân vật làm, nó tự soi rọi nó từ tất cả các góc độ có thể có, còn tác giả không còn soi sáng cái hiện thực của nhân vật nữa, mà soisáng cái tự ý thức của nhân vật như một hiện thực cấp hai” [21;242]. Ở nhân vật Trương, ta còn thấy đây là một nhân vật suy nghĩ và hành động với vô số những cái vô lý, vô cớ của bản năng tự phát, ít có sự kiểm soát của ý thức, mặc dù Trương có vẻ rất chú ý tới ành vi của mình. Như lúc ngồi uống café với Quang – một con người luôn mong muốn nếm đủ hết mùi đời – trong khi Quang say sưa nói về cách pha café thì Trương vừa nhìn Quang vừa suy nghĩ: - Giá Quang bây giờ biết Quang một năm nữa sẽ chết - chắc chắn chết như mình thì không hiểu Quang nghĩ sao? Nhưng hiện giờ thì Quang sung sướng chỉ vì Quang sống như không bao giờ phải chết. (…) - Hay là mình không cần gì nữa? (…) - Phải, mình cần gì nữa. Chắc chắn là sẽ chết thì còn cần quái gì! Chàng sẽ nếm đủ các khoái lạc ở đời, chàng sẽ sống đến cực điểm, sống cho hết để không còn ao ước gì nữa, sống cho chán chường. Trương 41 thấy mình náo nức, hồi hộp mà lại sung sướng nữa. Chàng sung sướng chỉ vì mình như con chim thoát khỏi lồng, nhẹ nhàng trong sự tự do không ờ bến. Những cái ràng buộc, đè nén của cuộc đời thường không có nữa, chàng sẽ hết băn khoăn, hết e dè, được hoàn toàn sống như ý mình. Chết thì còn cần gì nữa! Bao nhiêu ham muốn bấy lâu, nhưng ham muốn không dám tự thú hay bị đè nén đi trong một phút bùng nổi dậy; một đời mới đợi chàng [14;405/406]. Sau thời khắc ấy, quả thực Trương đã thay đổi cách sống, những ham muốn bây lâu, nay được buông thả, từ một sinh viên mọt sách, Trương trở thành một người phóng đãng, có thể bán hết đất đai cha ông để lại và tiêu đến đồng tiền cuối cùng vào chốn ăn chơi. Một lần khác khi đang nói chuyện cùng Nhân- người làm cùng hãng với Trương ở Hải Phòng - tâm trí Trương chỉ tập trung vào một nỗi ám ảnh nếu lão Daniel không đến thu tiền két như mọi khi thì Trương sẽ lấy trộm tiền rồi về Hà Nội. Thực ra động cơ của Trương rất mơ hồ bởi đã gần tháng nay kể từ ngày nhận việc Trương chưa về thăm Thu mà công việc mới quá nhàm chán, một tháng mà Trương thấy dài hơn cả mười tháng trước, sống cạnh những người như Nhân (ngủ ở kho, ăn ở hiệu, tắm ở sông, chết chốn nghĩa địa), Trương cảm thấy mình đang chết. Trương cũng muốn tạo ấn tượng với Thu - “một là Thu vẫn yêu mình, nếu vậy không có gì thay đổi cả. Hai là Thu không yêu mình nữa, mà mình cũng mong chờ Thu chán mình, nếu vậy Thu xòng lắm. Mà nếu Thu xoàng mình hết yêu ngay (…). Mình thụt kẹt mà Thu còn yêu mới thực là yêu. Thu không yêu nữa càng hay. Thử xem sao. Đằng nào cũng có lợi” [14;464]. Lẽ cuối cùng là sống gấp ở Hà Nội vài tháng trước khi chết, báo thù những người bạn xấu chơi đã bỏ rơi mình. Trương đang trong tình trạng người không cần gì nữa, chỉ mong xảy ra đến cho mình một 42 việc, bất cứ việc gì, miễn là khác thường để cho mình được quên được sống. Những biểu hiện vô cớ, vô lý, bất thường aaystrong tâm lý của Trương có nguồn gốc sâu xa từ nỗi ám ảnh về cái chết. Bản thân Trương đã được cảnh báo “phổi ấy và tim ấy cũng còn được một năm nữa là ít” [14;403]. Xung quanh chàng là những cái chết lởn vởn và chàng thường trực nghĩ về cái chết: “cái chết thì đã chắc chắn”, “gần đến ngày chết”, “chết mà không biết”, “thế nào cũng chết”, “chết tức khắc”, “đợi cái chết đến”, “cái chết đã hiện rõ ràng ra trước mắt”, “bối rối như một người biết mình sắp chết”, “hôm nay mình chết”, “chính mình nằm trong áo quan”, … Tất cả đều biểu hiện rõ tâm trạng bi quan, chán nản, không tin vào mình của nhân vật Trương. Độc thoại nội tâm trong Bướm trắng đã chạm tới cả phần ý thức, phần tiềm thức, vô thức và cả bản năng trong tâm hồn nhân vật. Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiếu cho rằng Nhất Linh đã để: “ngòi bút của mình phiêu lưu với cuộc sống tâm linh của nhân vật (…). Ở đây, nhà văn sử dụng cả phân tích tâm lí, cả bản năng, cả linh cảm, tiềm thức, vô thức, nhà văn pha trộn quá khứ, hiện tại, tương lai trong một phút giây…”[11;388]. Nhất Linh đã chuyển từ những vấn đề xã hội sang thế giới nội tâm sâu kín của con người, ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh đã có bước phát triển mới, đạt tới đặc điểm hiện đại trong việc khám phá và biểu hiện thế giới tâm hồn của con người đầy bí ẩn và phức tạp. 43 KẾT LUẬN Nhất Linh là cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn - tổ chức văn học có vị trí quan trọng trong quá trình hiện đại hoá nền văn học dân tộc vào những năm 30 của thế kỉ XX. Không chỉ điều hành mọi hoạt động của văn đoàn, mà ông còn đi đầu trong sáng tác theo những tôn chỉ mà tổ chức đề ra. Lớn lên trong môi trường văn hoá xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX với nhiều biến động, phức tạp. Nhất Linh đã tiếp nhận, cộng hưởng được khát vọng mãnh liệt của lớp nhà văn cùng thế hệ trong việc xây dựng một nền văn học mới. Với sự chủ động, sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ, Nhất Linh đã tuân thủ và thực hiện được tôn chỉ của văn đoàn là “xây dựng một lối văn giản dị, ít chữ Nho, một lối văn thật có tính cách An Nam”. Nhất Linh cùng với Tự lực văn đoàn đã có công lớn trong phát triển nền văn học Việt Nam đặc biệt là tiểu thuyết hiện đại. Ngay từ khi ra đời tiểu thuyế của ông đã được các độc giả hưởng ứng một cách mạnh mẽ. Tầm ảnh hưởng của những tiểu thuyết của Nhất Linh ăn sâu vào nhiều tầng lớp thị dân, lan dần đến cả những vùng quê qua lời đồn truyền khẩu. Nhất Linh đã nhanh chóng thu hút được giới thanh niên trí thức bằng những tác phẩm như Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Lạnh lùng đặc biệt là tác phẩm Bướm trắng…Ở Bướm trắng, ngôn ngữ đã thâm nhập được vào dòng nội tâm của nhân vật, đã chạm được cả tới những vùng “mờ tối”, “khúc khuất”, cả phần tiềm thức, bản năng. Thông qua ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm, Nhất Linh đã truyền tải được quan điểm sáng tác và cảm xúc thẩm mĩ của mình. Nhất Linh đã rất thành công khi miêu tả những trạng thái cảm xúc nhẹ nhàng, mong manh và đầy biến ảo của tâm hồn. Nhất Linh đã góp phần đưa ngôn ngữ văn học dân 44 tộc đạt đến độ trong sáng, tinh tế và uyển chuyển. Nét đặc sắc trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh là ở hệ thống từ ngữ trần thuật của nhà văn, hệ thống ngôn ngữ của nhân vật thể hiện ở cả lời đối thoại và độc thoại nội tâm. Những hình ảnh so sánh đẹp, giàu tính biểu cảm; cách diễn đạt tinh tế những rung động nội tâm thầm kín hay những cảm xúc mơ hồ, mong manh. Nhất Linh đã đem đến cho văn học đương thời một lối văn mới mẻ, cuốn hút, làm say lòng người đọc. Mặc dù có một thời gian tiểu thuyết của Nhất Linh đã bị độc giả và các nhà nghiên cứu xem nhẹ nhưng bây giờ Nhất Linh và Tự lực văn đoàn đã được đánh giá lại. Các tiểu thuyết và truyện ngắn được các độc giả trong và ngoài nước đón đọc. Việc in ấn các tác phẩm của ông ở nước ngoài chưa bao giờ ngừng và đối với trong nước thì đang trở thành một phong trào. Bướm trắng nói chung và các tác phẩm của Nhất Linh nói riêng đã đạt được những thành công nhất định và có tầm ảnh hưởng sâu xa trong văn học và xã hội Việt Nam. Với đề tài “Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Bướm trắng của NhấtLinh”. Chúng tôi xin góp một ý kiến nhỏ bé vào việc ghi nhận những gì mà Nhất Linh đã đóng góp cho công cuộc hiện đại hoá văn học Việt Nam. Trong luận văn này còn nhiều thiếu sót mà chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện dần trên con đường học tập và nghiên cứu của mình. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Hoàng Chương (1970), Ai điếu Nhất Linh - Nguyễn Trường Tam, Văn – Số156. 2. Vũ Thị Khánh Dần (1997), Nhìn nhận về tiểu thuyết của Nhất Linh hơn nửa thế kỉ qua, tạp chí Văn học - Số 3. 3. Vũ Thị Khánh Dần (1997), Tiểu thuyết của Nhất Linh trước Cách Mạng tháng 8, Luận án PTS, Viện văn học Hà Nội. 4. Nguyễn Đức Đàn (1936), Nhất Linh trên bước đường sáng tác hiện nay, nghiên cứu văn học - số 1. 5. Đỗ Hồng Đức (1994), Bước đầu tìm hiểu về tiểu thuyết tâm lí qua Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách) và Bướm trắng (Nhất Linh), Luận văn thạc sĩ, Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội. 6. Đặng Anh Đào (1994), Văn học Pháp và sự gặp gỡ với văn học Việt Nam 1930-1945,Tạp chí văn học số 7. 7. Phan Cự Đệ (1990), Tự lực văn đoàn, con người và văn chương, Nxb Văn học, Hà Nội. 8. Phan Cự Đệ (1991), Lời giới thiệu tiểu thuyết Đôi bạn, Nxb Đại học và GDCN, Hà Nội. 9. Phan Cự Đệ (2000), Tự lực văn đoàn, con người và văn chương, Tuyển tập Phan Cự Đệ, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 10. Lê Bá Hán (2007), Từ điển thuật ngữ văn học,Nxb Giáo Dục. 11. Mai Hương (2008), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội. 12. Dương Thị Hương (2001), Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Luận án tiến sĩ, Thư viện quốc gia. 13. Đỗ Đức Hiếu (1996), Đọc lại Bướm trắng của Nhất Linh, tạp chí văn học số 10. 14. Nhất Linh (1970), Bướm trắng, Nxb Đời nay tái bản. 15. Nhất Linh (1991), Đôi bạn, Nxb Đại học và Giáo Dục chuyên nghiệp. 16. Nhất Linh (1999), Đoạn tuyệt, In trong Tuyển tập tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Nxb Hội nhà văn Hà Nội. 17. Phương Lựu (1985), Lí luận văn học, Nxb Giáo Dục. 18. Nhất Linh (1972), Viết và đọc tiểu thuyết, Nxb Đời nay, Hà Nội. 19. Lê Hữu Mục (1958), Thân thế và sự nghiệp của Nhất Linh, Nxb Nhận thức, Sài Gòn. 20. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Văn Học Việt Nam. 21. M.BaKhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết vănNguyễn Du, Hà Nội. 22. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, Quốc học tùng thư xuất bản – Sài Gòn. 23. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo Dục Hà Nội. 24. Thành Đức Bảo Thắng (2014), Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời lỳ 1932 – 1945, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội. 25. Lê Thị Dục Tú (1994), Miêu tả nội tâm trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Tạp chí văn học số 8. 26. Lê Thị Dục Tú (1997), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 27. Nguyễn Đăng Vy (2011), Truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng trong văn xuôi nghệ thuật Tự Lực văn đoàn (Luận văn Thạc sĩ). [...]... hơn Theo chúng tôi Ngôn ngữ ngệ thuật là ngôn ngữ được sử dụng một cách nghệ thuật trong các tác phẩm văn học, đó là ngôn ngữ mang tính hình tượng, tính biểu cảm và thể hiện rõ cá tính sáng tạo của nhà văn Trong thực tế, thuật ngữ này thường được dùng tương đương với các thuật ngữ: Ngôn từ nghệ thuật, Ngôn ngữ văn học, Lời văn nghệ thuật Bản chất của ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ mang tính toàn... thẩm mĩ trong các tác phẩm văn học, chứ không phải là ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp khác của ngôn ngữ với tư cách đối tượng chuyên biệt của ngôn ngữ học 1.1.2 Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật - Với nhà văn: Ngôn ngữ chính là công cụ, là chất liệu để nhà văn xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật, qua đó gửi gắm ý đồ nghệ thuật của mình Ngôn ngữ nghệ thuật có “cội nguồn từ ngôn ngữ. .. Ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm 7 Đóng góp đề tài Luận văn làm rõ ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 1.1.1 Khái niệm Theo cuốn Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên), ngôn ngữ nghệ thuật. .. chồng (1961) - Tiểu luận: Viết và đọc tiểu thuyết (1952-1961) - Dịch phẩm: Đỉnh gió hú của Emily Bronte (đăng báo 1960, xuất bản 1974 13 CHƢƠNG 2 NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT, NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM 2.1 Ngôn ngữ trần thuật hƣớng tới khai thác tâm lí 2.1.1 Ngôn ngữ trần thuật với điểm nhìn linh hoạt Bướm trắng là cuốn tiểu thuyết tâm lý, ngôn ngữ kể của tác giả tức ngôn ngữ trần thuật cũng đã... thẩm mĩ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật Người ta cũng có thể nói đến ngôn ngữ nghệ thuật của sáng tác văn học trên cấp độ đó” [17;185/186] Khái niệm này đã nêu ra cách hiểu khái quát về ngôn ngữ nghệ thuật nhưng chưa chỉ ra được những nét riêng của ngôn ngữ nghệ thuật với tư cách là phương tiện biểu hiện của các sáng tác văn học - loại hình nghệ thuật ngôn từ Vì thế khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật ... hình thức của ngôn từ” Ngôn ngữ nghệ thuật chứa đựng trong đó cả thế giới nghệ thuật mà nhà văn đã sáng tạo, từ nhân vật đến không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, kết cấu,… không một bình diện nào nằm ngoài ngôn ngữ nghệ thuật Chính vì thế muốn nắm bắt được thế giới nghệ thuật ấy của nhà văn, người đọc không thể không đi sâu khám phá ngôn ngữ trong tác phẩm Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của một... pháp xây dựng nhân vật, trong đó có nhắc đến đặc điểm về ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nhất Linh qua hai tác phẩm Đôi bạn và Bướm trắng Nhìn chung các nhà nghiên cứu mới đã đưa ra những nhận xét khái quát về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh hoặc đề cập đến một số đặc điểm về ngôn ngữ trong một vài tác phẩm nói chung và trong tiểu thuyết Bướm trắng nói riêng Những nhận xét của người đi trước cũng đã... nhận thức và cảm quan về thế giới của anh ta, nói tóm lại là ngôn ngữ đó mang dấu ấn cá tính và phong cách nghệ sĩ Đặc điểm nói trên tạo nên sự rung cảm, thuyết phục và thu hút đặc biệt của ngôn ngữ nghệ thuật Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật đối với hoạt động sáng tạo của nhà văn cũng được các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: Ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể... thể để cho nhân vật tự kể Vì thế ngôn ngữ của thể loại tự sự là ngôn ngữ mang tính khách quan: “lời tự sự là lời miêu tả, trần thuật theo lối kể, phân tích, chỉ ra các thuộc tính một cách khách quan” Giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ tiểu thuyết, còn nhận thấy sự khác biệt: “Nếu như trong thơ, ngôn ngữ trước hết cần phải đẹp, cao cả và trang trọng thì trong tiểu thuyết, ngôn ngữ trước hết cần phải chính xác,... động của cốt truyện Có lúc tác giả dùng lời kể khách quan ghi lại diễn biến câu chuyện, có lúc nhập vào tâm trạng của Trương để miêu tả Tuy trần thuật nhưng thực ra Nhất Linh chỉ đứng ngoài, nhìn nhận, miêu tả tâm trạng nhân 14 vật, nhà văn đã trần thuật theo giọng điệu, ngôn ngữ, tình cảm và ý thức của nhân vật 2.1.2 Ngôn ngữ trần thuật đan xen giữa kể và tả Ngôn ngữ kể trong tiểu thuyết Bướm trắng ... ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết Nhất Linh thông qua việc phân tích làm rõ yếu tố ngôn ngữ tiểu thuyết Bướm trắng - Luận văn hướng tới tìm hiểu phân tích ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết Bướm trắng. .. tính sáng tạo nhà văn Trong thực tế, thuật ngữ thường dùng tương đương với thuật ngữ: Ngôn từ nghệ thuật, Ngôn ngữ văn học, Lời văn nghệ thuật Bản chất ngôn ngữ nghệ thuật ngôn ngữ mang tính toàn... nghệ thuật tiểu thuyết Nhất Linh sau: “Nếu đọc Nhất Linh từ Nho phong tiểu thuyết gần ông, người ta thấy tiểu thuyết ông biến đổi mau Ông viết từ tiểu thuyết tình, tiểu thuyết tình cảm, qua tiểu

Ngày đăng: 08/10/2015, 10:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan