phân tích sự tác động của yếu tố vốn và lao động đến tăng trưởng kinh tế thành phố cần thơ

70 1.3K 2
phân tích sự tác động của yếu tố vốn và lao động đến tăng trưởng kinh tế thành phố cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THỊ THÚY AN PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VỐN VÀ LAO ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh tế học Mã số ngành: 523101 Tháng 12/2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THỊ THÚY AN MSSV: 4104010 PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VỐN VÀ LAO ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh tế học Mã số ngành: 523101 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ThS. ĐINH THỊ LỆ TRINH Tháng 12/2013 LỜI CẢM TẠ Trước hết, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Đinh Thị Lệ Trinh – Giảng viên Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh – người đã hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt luận văn này. Em xin chân thành cám ơn sự tận tình dạy dỗ của thầy cô Khoa Kinh tế & QTKD đã giảng dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường. Thầy cô đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu để giúp em có đủ kiến thức để hoàn thành luận văn này và đó cũng là hành trang cho em trong tương lai. Tiếp theo, em xin chân thành cảm ơn bạn bè, anh chị đã không ngừng quan tâm và giúp đỡ lúc em gặp khó khăn trong suốt quá trình làm đề tài và thu thập số liệu. Cám ơn cha mẹ đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn đến các cô chú, anh chị trong Cục thống kê, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở lao động - Thương binh và Xã hội TPCT đã giúp đỡ, dành thời gian để đóng góp những ý kiến để em có cơ sở, tư liệu để viết đề tài này. Em xin kính chúc thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công, chúc các bạn luôn thành công trong cuộc sống. Xin chân thành cám ơn! Cần Thơ, ngày ……tháng …...năm …… Sinh viên thực hiện Phạm Thị Thúy An i TRANG CAM KẾT Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất kỳ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ……tháng …...năm …… Sinh viên thực hiện Phạm Thị Thúy An ii BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  Họ và tên giáo viên hướng dẫn: ĐINH THỊ LỆ TRINH  Học vị: Thạc sĩ  Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế  Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh  Họ tên sinh viên: PHẠM THỊ THÚY AN  MSSV: 4104010  Chuyên ngành: Kinh tế học  Tên đề tài: Phân tích tác động của yếu tố vốn và lao động đến tăng trƣởng kinh tế Thành phố Cần Thơ NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 2. Về hình thức .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 6. Các nhận xét khác .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 7. Kết luận .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Cần Thơ, ngày…….tháng…… năm 2013 Giáo viên hƣớng dẫn ThS. Đinh Thị Lệ Trinh iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày…… tháng…… năm 2013 Giáo viên phản biện iv MỤC LỤC Trang Lời cảm tạ ii Trang cam kết.............................................................................................iii Bảng nhận xét của giáo viên hướng dẫn .................................................... iv Bảng nhận xét của giáo viên phản biện ..................................................... .v Mục lục ...................................................................................................... vi Danh mục hình ......................................................................................... viii Danh mục bảng .......................................................................................... ix Danh mục từ viết tắt ................................................................................... .x Chƣơng 1: GIỚI THIỆU…………………………………………………1 1.1 Sự cần thiết của đề tài .......................................................................... ..1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………...1 1.2.1 Mục tiêu chung………………………………………………………1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể………………………………………………………2 1.3 Giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu……………………...2 1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định…………………………………………….2 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………..2 1.4 Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………2 1.4.1 Không gian nghiên cứu ....................................................................... 2 1.4.2 Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 2 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 3 1.5 Lược khảo tài liệu .................................................................................. 3 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 5 2.1 Phương pháp luận .................................................................................. 5 2.1.1 Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế ........................................ 5 2.1.2 Yếu tố vốn và lao động trong tăng trưởng kinh tế .............................. 8 2.1.3 Các mô hình vận dụng trong phân tích ............................................. 10 2.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 15 2.2.1 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu………………………...15 2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 16 Chƣơng 3: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................ 21 3.1 Tổng quan về Thành phố Cần Thơ ...................................................... 21 3.1.1 Vị trí địa lý, tiềm năng tự nhiên ........................................................ 21 3.1.2 Khí hậu .............................................................................................. 22 3.1.3 Tài nguyên thiên nhiên ..................................................................... 22 3.1.4 Diện tích và dân số............................................................................ 23 3.1.5 Kết cấu hạ tầng ................................................................................. 24 3.2 Tình hình kinh tế - xã hội .................................................................... 27 3.2.1 Tình hình kinh tế ............................................................................... 27 3.2.2 Tình hình văn hóa xã hội .................................................................. 29 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VÀ LAO ĐỘNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ................................................... 30 v 4.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư và lao động Thành phố Cần Thơ ............................................................................................................. 30 4.1.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế ......................................................... 30 4.1.2 Thực trạng vốn đầu tư ....................................................................... 32 4.1.3 Thực trạng nguồn lao động ............................................................... 36 4.2 Tác động của vốn và lao động đến tăng trưởng kinh tế ....................... 41 4.2.1 Thống kê mô tả số liệu ...................................................................... 41 4.2.2 Thực hiện chạy mô hình hồi quy ...................................................... 42 4.2.3 Kết luận chung về mô hình hồi quy .................................................. 46 Chƣơng 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẦY TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ .................................................................................................. 49 5.1 Những khó khăn và hạn chế tồn tại ..................................................... 49 5.1.1 Khó khăn, hạn chế của vốn đầu tư .................................................... 49 5.1.2 Những mặt hạn chế của nguồn lao động .......................................... 49 5.2 Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế .................................... 50 5.2.1 Giải pháp về vốn đầu tư .................................................................... 50 5.2.2 Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn lao động........................... 50 Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................. 52 6.1 Kết luận ................................................................................................ 52 6.2 Kiến nghị.............................................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 54 PHỤ LỤC.................................................................................................. 56 vi DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1 Mô hình thể hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng và vốn............... 11 Hình 2.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế thông qua hàm sản xuất Coob - Douglas .................................................................................... 12 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu sự tác động của vốn và lao động tới tăng trưởng kinh tế ....................................................................................... 13 Hình 3.1 Bản đồ hành chính TPCT ............................................................. 21 Hình 4.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TPCT trong giai đoạn từ 2008 đến 2012 ............................................................................................. 30 Hình 4.2 Cơ cấu vốn đầu tư phân theo nguồn vốn của TPCT 6 tháng đầu năm 2013 ..................................................................................... 33 Hình 4.3 Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc của TPCT giai đoạn 2008 - 2012 ......................................................................................... 37 Hình 4.4 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo của TPCT giai đoạn 2008 - 2012 ............................................................... 39 vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo đơn vị hành chính của TPCT .................................................................................24 Bảng 3.2 Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của TPCT 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................................. 27 Bảng 3.3 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của TPCT 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013..................................................... 28 Bảng 4.1 Tổng GDP của TPCT phân theo khu vực kinh tế 2008 – 2012 ... 31 Bảng 4.2 Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2012 và 2013............ 32 Bảng 4.3 Vốn đầu tư trên địa bàn phân theo nguồn vốn ............................. 33 Bảng 4.4 Cơ cấu vốn phân theo khu vực kinh tế của Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2008 - 2012 .......................................................................... 35 Bảng 4.5 Hệ số ICOR của TPCT trong giai đoạn 2008 - 2012 ................... 35 Bảng 4.6: Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo giới tính và thành thị - nông thôn của TPCT giai đoạn 2008 - 2012 ................. 38 Bảng 4.7: Bảng phân tích chỉ số cung - cầu nhân lực theo trình độ trên địa bàn TPCT 6 tháng đầu năm 2013 .................................................. 40 Bảng 4.8 Bảng thống kê mô tả dữ liệu ........................................................ 41 Bảng 4.9 Bảng kết quả hồi quy tuyến tính đa biến ...................................... 42 Bảng 4.10 Bảng ý nghĩa các biến trong mô hình ......................................... 43 Bảng 4.11 Bảng kết quả hồi quy tổng thể .................................................... 44 viii CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt TPCT ĐBSCL Thành phố Cần Thơ Đồng bằng sông Cửu Long Tiếng Anh GDP(Gross Domestic Products) GNP(Gross National Products) FDI (Foreign Direct Investment) ICOR(Incremental Capital Output Ratio) DWT(Deadwight tonnage) ix Tổng sản phẩm quốc nội Tổng sản phẩm quốc dân Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Hệ số gia tăng vốn – đầu ra Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Là một thành phố trực thuộc Trung ương, Thành phố Cần Thơ được biết đến với vai trò là trung tâm kinh tế, giáo dục, y tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực. Được mệnh danh là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ, Thành phố Cần Thơ sớm lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, đã mở ra những cơ hội thuận lợi, đồng thời cũng đan xen những khó khăn, thách thức đòi hỏi phải biết tận dụng những lợi thế so sánh để tăng trưởng và phát triển. Vai trò của các yếu tố đầu vào là hết sức quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là vốn và lao động. Sự phát triển bền vững của vốn và lao động là tiền đề cho một nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Đối với Thành phố Cần Thơ, nhìn chung, kinh tế đang từng bước chuyển mình với tốc độ tăng trưởng tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đạt mức cao, nhưng chưa xứng với tiềm năng lợi thế của thành phố. Chuyển dịch cơ cấu còn gặp nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn nhiều yếu kém do thiếu vốn đầu tư, thu hút đầu từ nước ngoài còn thấp. Thành phố chưa tận dụng, khai thác đúng mức tiềm năng nội lực của địa phương, nhất là việc tăng cường phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì vậy, để giải quyết những vấn đề khó khăn đó, thành phố cần phải xác định tầm quan trọng của từng yếu tố trong tăng trưởng kinh tế. Thấy được thực trạng và tác động của các yếu tố, tầm quan trọng của các yếu tố này tới tăng trưởng kinh tế, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những yếu kém còn tồn tại thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. Những lý do trên là cơ sở của đề tài “Phân tích tác động của yếu tố vốn và lao động đến tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng và tác động của vốn, lao động đến sự tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố. 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế, vốn và lao động trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Mục tiêu 2: Phân tích tác động của yếu tố vốn và lao động đến sự tăng trưởng kinh tế của thành phố. Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ. 1.3 GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định Giả thuyết 1: Vốn đầu tư không có tác động đến tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ. Giả thuyết 2: Lao động đang làm việc không có tác động đến tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu - Tình hình tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ hiện nay thế nào? - Thực trạng vốn đầu tư và lao động đang làm việc của thành phố hiện nay ra sao? - Yếu tố vốn và lao động có tác động thế nào đến sự tăng trưởng kinh tế của thành phố? - Những giải pháp nào cần đề ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội và tác động của vốn, lao động đến tăng trưởng kinh tế trên toàn địa bàn Thành phố Cần Thơ. 1.4.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện trong 3 tháng, từ ngày 15/08/2013 đến ngày 15/11/2013. Nguồn số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2013. Riêng số liệu chạy mô hình hồi quy sẽ được thu thập từ năm 1994 đến năm 2012. 2 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích hai yếu tố chính là tổng lượng vốn đầu tư và lực lượng lao động đang làm việc của Thành phố Cần Thơ qua các năm. 1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Trong bài viết “ Chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của tác giả Cù Chí Lợi (2008) đã sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas để xem xét mối tương quan giữa gia tăng về vốn, lao động và tăng trưởng đầu ra. Hàm sản xuất Cobb - Douglas được triển khai dưới dạng logarit: LnYt = αLnKt + βLnLt +  t. Trong đó, α là hệ số đóng góp của vốn và β là hệ số đóng góp của lao động,  là đại diện cho tổng năng suất các yếu tố (TFP). Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của yếu tố tổng năng suất nhân tố trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là khá thấp. Và việc gia tăng về vốn và lao động là những động lực chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Với phương pháp hồi quy tuyến tính hàm sản xuất Cobb - Douglas, nghiên cứu này đã phân tích được một cách tương đối sự đóng góp của các nhân tố sản xuất trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2006. Tuy nhiên, bài viết trên còn quan tâm và chú trọng phân tích nhiều về phần đóng góp của TFP, trong khi đó đề nghiên cứu của tác giả chỉ phân tích sự tác động của vốn đầu tư và lao động tới tăng trưởng kinh tế. Một nghiên cứu khác cũng sử dụng phương pháp tiếp cận hồi quy là bài viết “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15 năm (1991- 2005)” của tác giả Lê Xuân Bá và Nguyễn Thị Tuệ Anh. Kết quả ước lượng mô hình với hàm sản xuất Cobb - Douglas cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 - 2004 cho thấy khoảng hơn 90% tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam được giải thích bởi sự đóng góp của yếu tố vật chất, vốn con người và số lượng lao động. Ưu điểm của nghiên cứu này là đã đưa yếu tố vốn con người vào phân tích tăng trưởng và đo lường bằng phần trăm dân số trong độ tuổi đang học trung học cơ sở và trung học phổ thông, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi và tỷ lệ chi ngân sách giáo dục so với GDP. Vốn con người là một trong những yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, đo lường mức độ đóng góp của nhân tố này sẽ cho thấy một cái nhìn đúng đắn hơn về các nhân tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nhược điểm của nghiên cứu này cũng xuất phát từ việc đo lường vốn con người. Đây là một chỉ tiêu trừu tượng và cách đo lường không theo một quy tắc cụ thể. Vì vậy, việc đưa nhân tố này vào mô hình tính toán tăng trưởng có thể làm ảnh hưởng đến sự đóng góp của các yếu tố khác. 3 Bài viết của tác giả Đặng Hoàng Thống và Võ Thành Danh (2011) với đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng của thành phố Cần Thơ: cách tiếp cận tổng năng suất các yếu tố”. Bài viết phân tích ảnh hưởng của yếu tố vốn, lao động và năng suất lao động đến sự tăng trưởng của Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn trước và sau khi tách tỉnh Cần Thơ (cũ) dựa trên cách tiếp cận tổng năng suất các yếu tố. Bằng cách sử dụng phương pháp hạch toán để xác định tỷ phần vốn và lao động trong nền kinh tế, kết quả chỉ ra rằng vốn là yếu tố chủ yếu, trong khi lao động và năng suất lao động đóng góp rất ít cho tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ. Đến giai đoạn sau khi tách tỉnh, tăng trưởng cao của Thành phố Cần Thơ có được là do năng suất lao động đóng góp ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, đối với phương pháp hạch toán tăng trưởng đòi hỏi phải thông qua quá trình thu thập số liệu và tính toán số liệu phức tạp. Chuỗi số liệu về vốn thường được xây dựng dựa trên phương pháp kiểm kê liên tục (perpetual inventory method), tức là bao gồm số liệu tích lũy các dòng đầu tư (theo giá cố định) từ các nguồn trong nước hay quốc tế; với số liệu lao động thường được đo lường dựa trên số liệu về tỷ lệ tham gia lao động và giờ công và với số liệu về giờ công là rất khó để thu thập (Trần Thọ Đạt, 2005, trang 245). 4 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm và đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế 2.1.1.1 Khái niệm Trong tác phẩm “Kinh tế học của các nước đang phát triển”, nhà kinh tế hoc E.Wayne Nafziger cho rằng : “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng hoặc sự tăng lên về thu nhập bình quân đầu người của một nước.” Theo Simon Kuznets “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng một cách bền vững của sản lượng bình quân đầu người hay sản lượng trên mỗi lao động”. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên tất cả đều cho thấy tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người qua một thời gian nhất định (Lê Xuân Bá và Hoàng Thu Hòa, 2010). 2.1.1.2 Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế a. Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ của một nước trong một thời gian nhất định thường là năm năm (Lê Khương Ninh, 2006, chương 2 - trang 5). Về nguyên tắc, GDP có thể tính theo ba phương pháp: - Tính GDP theo phương pháp chi tiêu Năm 1936, khi phân tích tình hình kinh tế của thời kỳ khủng hoảng năm 1930, J.M Keynes đã trở thành người đầu tiên đưa ra những ý niệm vĩ mô như tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tái sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu,... nhằm phân tích tổng quát nền kinh tế. Sự liên hệ giữa các chỉ tiêu này được biểu hiện dưới dạng tổng cầu. GDP = C + I + G + X – M (2.1) Trong đó : C (Consumption) là giá trị tiêu dùng cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế. I (Investment)là tổng đầu tư của nền kinh tế. 5 G (Goverment Purchases) là chi tiêu của Chính phủ. X - M là xuất khẩu ròng (Net Export - NX) là giá trị xuất khẩu (Exports X) trừ đi giá trị nhập khẩu (Imports - M). - Tính GDP theo phương pháp sản xuất Phương pháp sản xuất tập trung vào đánh giá giá trị sản phẩm cuối cùng được tạo ra theo ngành, theo thành phần kinh tế và bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế bằng hiệu giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Giá trị sản xuất tính theo giá nào thì chỉ tiêu giá trị tăng thêm cũng tính theo giá đó. Giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế được biểu thị theo công thức sau: Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian Tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sản xuất bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Dưới dạng công thức Tổng sản phẩm trong nước (GDP) được biểu thị như sau: GDP = Tổng giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Tổng sản phẩm trong nước luôn được đánh giá theo giá sử dụng. Nếu giá trị tăng thêm tính theo giá cơ bản thì tổng sản phẩm trong nước được tính như sau: GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản + Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Nếu giá trị tăng thêm tính theo giá sản xuất thì tổng sản phẩm trong nước được tính như sau: GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo giá sản xuất + Thuế giá trị gia tăng (VAT) phải nộp + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. - Tính GDP theo phương pháp thu nhập Phương pháp này sử dụng thông tin từ luồng thu nhập, tức các khoản thu nhập được phân phối cho những nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất GDP như lao động, tư bản, đất đai. Ngoài ra, Chính phủ cũng nhận được thu nhập từ thuế gián thu, tức là các khoản thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. GDP = w + i + R + Pr + Te (2.2) Trong đó w là thu nhập từ tiền công, tiền lương. 6 i là tiền lãi nhận được từ việc cho doanh nghiệp vay vốn. R là tiền thuê đất đai, tài sản. Te là thuế gián thu mà Chính phủ nhận được. b. Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products, GNP) Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là phản ánh giá trị tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân của một nước trong một thời gian nhất định, thường là một năm (Lê Khương Ninh, 2006, chương 2 - trang 17). GNP = GDP + Thu nhập từ nước ngoài chuyển vào trong nước – Thu nhập từ trong nước chuyển ra nước ngoài. 2.1.1.2 Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế a. Xác định mức tăng trưởng tuyệt đối Mức tăng trưởng tuyệt đối : ∆Y = Yt – Y0 (2.3) Trong đó, Y: GDP, GNP Yt : GDP, GNP tại thời điểm t của kỳ thời gian phân tích. Y0 : GDP, GNP tại thời điểm gốc của kỳ thời gian phân tích. b. Xác định tốc độ tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng sẽ cho thấy quy mô sản lượng gia tăng nhanh hay chậm qua các thời kỳ khác nhau. - Tốc độ tăng trưởng giữa thời điểm t và thời điểm mốc: gy = Y Y0 (2.4) Với Y : GDP hoặc GNP. ∆Y : Mức gia tăng GDP hoặc GNP giữa hai thời điểm. Y0 : GDP hoặc GNP ở thời điểm gốc. - Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trong một giai đoạn: gy= n 1 Yt Y0 (2.5) Với n là tổng số năm trong giai đoạn, tính từ năm thứ 0. 7 2.1.2 Yếu tố vốn đầu tƣ và lao động trong tăng trƣởng kinh tế 2.1.2.1 Yếu tố vốn đầu tư a. Khái niệm vốn đầu tư Vốn đầu tư là toàn bộ các khoản chi phí vật chất hoạt động đầu tư, bao gồm việc thay thế, phục hồi, sửa chữa, phát triển mới các công trình kinh tế, phúc lợi xã hội. Vốn đầu tư còn là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ của dân cư và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực kinh tế lớn hơn trong kinh doanh, dịch vụ... Vốn đầu tư là giá trị những khoản chi phí dùng để bù đắp những hao mòn tài sản vật chất và vốn đầu tư trong nền kinh tế bao gồm vốn đầu tư cho tài sản sản xuất và chi phí sản xuất. Nếu xét trên phương diện vĩ mô nền kinh tế, nguồn đầu tư bao gồm 2 loại chính: nguồn từ tiết kiệm trong nước (I d) và nguồn vốn từ nước ngoài (If).Trong tác phẩm “Của cải của dân tộc” (1776) của Adam Smith, một đại diện điển hình của trường phái kinh tế học cổ điển đã cho rằng: “Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích luỹ cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”. I = Id + If = ∆K (2.6) b. Vai trò của vốn đầu tư Vốn đầu tư là chìa khoá tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, là yếu tố quan trọng góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư tác động lên tăng trưởng kinh tế ở cả hai mặt tổng cung và tổng cầu. Yếu tố đầu tư là một nhân tố của công thức (2.1) ta có: Y=C+I+G+X–M Trong kinh tế vĩ mô cũng như hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) Y của GDP; C là tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình; I là đầu tư; G là chi tiêu dùng của nhà nước; X là xuất khẩu và M là nhập khẩu. Từ quan hệ trên ta thấy khi đầu tư (I) tăng sẽ trực tiếp làm tăng GDP. Theo Keynes thì khi đầu tư tăng một đơn vị thì sẽ làm cho GDP tăng hơn một đơn vị. Trong thực tế thì mức độ của ảnh hưởng trên còn tuỳ thuộc vào năng lực cung của nền kinh tế. Nếu tăng lực cung hạn chế thì việc gia tăng tổng cầu, với bất kỳ lý do nào chỉ làm tăng giá, sản lượng thực tế không tăng là bao. 8 Ngược lại, nếu năng lực sản xuất (cung) dồi dào thì gia tăng tổng cầu sẽ thực sự làm tăng sản lượng, ở đây lý thuyết của Keynes được khẳng định. 2.1.2.2 Yếu tố lao động a. Khái niệm lao động Nguồn lao động của một quốc gia là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Nguồn lao động thể hiện qua hai mặt : số lượng và chất lượng (Bùi Văn Nhơn, 2006). Số lượng lao động bao gồm người trong độ tuổi lao động có tham gia lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp hay còn đang đi học… Theo Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2002 thì độ tuổi lao động đối với nam từ 15 tuổi từ 60 tuổi và nữ từ 15 tuổi đến 55 tuổi. Chất lượng nguồn lao động thể hiện ở khả năng làm việc của người lao động thông qua số sản phẩm đạt được trong một đơn vị thời gian lao động nhất định. Chất lượng lao động được xem như một loại vốn và có các đặc điểm sau: - Không bị hao mòn mà có khả năng tăng lên và sinh ra khi được sử dụng. - Có khả năng di chuyển và chia sẻ. - Được đầu tư thông qua giáo dục đào tạo và chăm sóc y tế. b. Vai trò của lao động Các nhà kinh tế đều cho rằng, nguồn lao động của một nước sẽ quyết định tính chất và bước đi của công cuộc phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia đó. Theo Frederik Harbison: “Các nguồn nhân lực là nền tảng chủ yếu để tạo ra của cải cho các nước. Tiền vốn sản xuất và các tài nguyên thiên nhiên những là nhân tố thụ động trong sản xuất, con người là những tác nhân tích cực chủ động tích lũy vốn, khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng các tổ chức xã hội, kinh tế, chính trị và đưa sự nghiệp phát triển đất nước tiến lên. Rõ ràng là đất nước nào bất lực trong việc phát triển tay nghề và kiến thức cho nhân dân mình và không sử dụng những cái đó một cách hữu hiệu trong nền kinh tế quốc dân sẽ không phát triển được bất kỳ một thứ gì.” Nguồn lao động là nhân tố đầu vào không thể thiếu của bất kỳ quá trình kinh tế, xã hội nào. Dù trình độ khoa học và công nghệ thấp hay cao, nguồn lao động vẫn là yếu tố hết sức quan trọng. Ở trình độ thủ công lạc hậu, sức người thay thế cho máy móc, do đó việc huy động số lượng lao động lớn có ý nghĩa cho quá trình phát triển. Khi khoa học công nghệ phát triển, thì sức người dần được thay thế bằng máy móc, tuy nhiên vai trò của nguồn lao động 9 không vì thế mà giảm đi, mà lại đòi hỏi cao hơn về chất lượng đặc biệt là trình độ về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, tính năng động sang tạo của người lao động. Kỹ năng và trình độ chuyên môn của người lao động phát sinh trong quá trình sản xuất và sự phát triển của khoa học, kỹ thuật làm tăng năng suất lao động. Chính vì thế, lao động là nhân tố sáng tạo ra kỹ thuật công nghệ và trực tiếp sử dụng chúng vào quá trình phát triển kinh tế. Nguồn lao động so với các yếu tố đầu vào khác không phải là yếu tố thụ động mà còn là nhân tố quyết định tôt chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác, do đó nguồn lao động có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển. Hơn nữa, quá trính tiêu hàng hoá, dịch vụ của người lao động sẽ ảnh hưởng đến tổng cầu, tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2.1.3 Các mô hình vận dụng trong phân tích 2.1.3.1 Mô hình Harrod_Domar Dựa trên tư tưởng Keynes. Sir Roy Harrod (1900-1978) và Evesey David Domar (1914 - 1997) độc lập nghiên cứu và cùng đưa ra mô hình này vào những năm 40 của thế kỷ XX. Trong mô hình đơn giản này, chỉ có một yếu tố sản xuất duy nhất là vốn, tham số mà mô hình mà mô hình quan tâm là tỷ lệ giữa vốn và sản lượng (đầu ra). Mô hình này được sử dụng rộng rãi để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về vốn. Mô hình này cho rằng đầu ra (Y) của bất kì đơn vị kinh tế nào hoặc toàn bộ kinh tế sẽ phụ thuộc vào tổng số vốn sản xuất (K). Sự thay đổi của quy mô vốn sản xuất (∆K) sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi tổng sản lượng quốc gia hoặc đầu ra (∆Y). Hệ số xác định mối quan hệ tỷ lệ giữa thay đổi vốn với đầu ra được gọi là ICOR (Incremental Capital Output Ratio, Hệ số gia tăng vốn – đầu ra). ICOR =  Y (2.7) I= ΔK = ΔY.ICOR (2.8) Vốn đầu tư (I) có nguồn gốc từ tiết kiệm (S), tiết kiệm là phần giành lại từ đầu tư ra hoặc tổng sản lượng quốc gia. s= S hay S = s.Y Y (2.9) Khi đó S = I Từ đó ta có: 10 s.Y = ΔY.ICOR => Y S = Y ICOR (2.10) Trong đó: Y là sản lượng, ΔY là sự thay đổi sản lượng. K là trữ lượng vốn, ΔK là sự thay đổi trong trữ lượng vốn. ΔY/Y là tốc độ tăng trưởng, s là tỷ lệ tiết kiệm, S là tổng tiết kiệm, I là đổng đầu tư. Vốn (tiết kiệm và đầu tư) GDP Nguồn: Các mô hình tăng trưởng kinh tế (Trần Thọ Đạt, 2005) Hình 2.1 Mô hình thể hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng và vốn Quan điểm của mô hình Harrod - Domar phản ánh mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra với tiết kiệm và đầu tư, thường được dùng để xác định nhu cầu vốn đầu tư ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, đây chỉ là một mô hình đơn giản, chỉ quan tâm tới vai trò của vốn trong sản xuất mà bỏ qua các yếu tố quan trọng khác như lao động, công nghệ… Mặc dù là một mô hình đơn giản nhưng mô hình Harrod - Domar đã làm rõ được cách khái quát mối quan hệ giữa nhu cầu đầu tư và nhịp độ tăng trưởng kinh tế nên vẫn thường được sử dụng trong phân tích và dự báo kinh tế. 2.1.3.2 Mô hình Tân cổ điển và hàm sản xuất Cobb - Douglas Trường phái Tân cổ điển xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với nền tảng ý tưởng từ Satnley Jevovs (Anh), Carl Menger (Áo), Léon Walras (Pháp), được phát triển bởi Eugen von Bohm - Bawerk (Áo) và đứng đầu là nhà kinh tế học tiêu biểu Alfred Marshall (Anh) với tác phẩm nổi tiếng “Các nguyên lý của kinh tế học” xuất bản năm 1890. Mô hình Tân cổ điển vẫn xem nền kinh tế luôn đạt trạng thái cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng với giá cả, tiền công linh hoạt và đầy đủ việc làm. Vai trò của Chính phủ là mờ nhạt trong tăng trưởng kinh tế, chỉ có thể tác động vào mức giá. Trường phái Tân cổ điển cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng còn tùy thuộc vào cách thức kết hợp giữa hai yếu tố đầu vào: Vốn (K) và Lao động (L). 11 Tuy nhiên họ đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng thông qua hàm số sản xuất. Cobb - Douglas là tác giả đã đề xuất mô hình được nhiều người thừa nhận và ứng dụng trong phân tích tăng trưởng. Mô hình này phản ánh mối quan hệ giữa sự tăng lên giữa đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào vốn (K), lao động (L), tài nguyên (R) và khoa học công nghệ (T). Tuy nhiên, đề tài chỉ đo lường mức ảnh hưởng của vốn và lao động thông qua việc tiếp cận hàm sản xuất Cobb - Douglas. Vốn (K) Tài nguyên (R) GDP Lao động (L) Khoa học công nghệ (T) Nguồn: Các mô hình tăng trưởng kinh tế (Trần Thọ Đạt, 2005) Hình 2.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế thông qua hàm sản xuất Coob - Douglas Hàm sản xuất Cobb - Douglas được thể hiện như sau: Y = A.Kα .Lβ (2.11) Trong đó: Y là tổng sản lượng quốc gia (GDP). K là quy mô vốn. L là quy mô lao động. A là hệ số tăng trưởng tự định, trong phân tích kinh tế hiện đại A còn gọi là năng suất các yếu tố tổng hợp (Total Factors of Product, TFP). Yếu tố tổng hợp này bao gồm công nghệ, yếu tố thể chế kinh tế và một số yếu tố khác. 12 Hiện nay, TFP được xem là yếu tố đại diện cho yếu tố công nghệ và được đánh giá là yếu tố chất lượng của tăng trưởng kinh tế. α là hệ số co dãn từng phần của GDP theo vốn (giả định vốn không đổi) β là hệ số co dãn từng phần của GDP theo lao động (giả định lao động không đổi). Tổng hệ số co dãn (α + β) cho biết xu hướng của hang sản xuất về suất sinh lợi theo quy mô. - Nếu (α + β) = 1 thì sức sinh lợi hoặc năng suất biên ổn định. - Nếu (α + β) > 1 thì sức sinh lợi hoặc năng suất biên tăng dần. - Nếu (α + β) α : Chấp nhận H0. Nếu Sig.F < α : Bác bỏ H0. * Kiểm định từng tham số hồi quy: Đặt giả thuyết: H0: β1 = 0, tức là các biến độc lập (K, L) không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc GDP. H1: β1 ≠ 0, tức là các biến độc lập (K, L) ảnh hưởng đến biến phụ thuộc GDP. Cơ sở để kiểm định: Kiểm định với độ tin cậy 95%, tương ứng với mức ý nghĩa α = 1 - 0,95 = 0,05 = 5%. Bác bỏ giả thuyết H0 khi: Sig (P – Value) < α Chấp nhận giả thuyết H0 khi: Sig (P – Value) > α. Mục tiêu 3: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích nhân quả để làm rõ mục tiêu 3. Qua việc phân tích và nhận xét, đánh giá tìm ra những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân để đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ. 20 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH TÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1 Vị trí địa lý, tiềm năng tự nhiên Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu. Cần Thơ nằm ở vị trị trung tâm ĐBSCL; phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang. Cần Thơ là đầu mối giao thông quan trọng của ĐBSCL và cả nước, nằm ở ngã tư của trục thủy bộ chính. Về đường bộ là trục Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Kiên Giang - Hà Tiên, trục từ Phnongpenh - Châu Đốc - Cần Thơ - Cà Mau. Về đường thủy, trục sông từ Cà Mau qua Cần Thơ đi Thành phố Hồ Chí Minh; trục sông Mêkông nối từ biển Đông (qua Cần Thơ 53 km) đến Campuchia. Hình 3.1 Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ Nguồn: Cổng thông tin TPCT Với vị trí địa lý thuận lợi như thế, Thành phố Cần Thơ có điều kiện để phát triển các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông; nông nghiệp công 21 nghệ cao; công nghiệp chế biến nông, thủy sản; du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch; các ngành công nghiệp phụ trợ. Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg Thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: Thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó, Thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. 3.1.2 Khí hậu Khí hậu Cần Thơ mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình các tháng từ 260 đến 280. Có số giờ nắng cao nhất trong năm vào các tháng 1, 2, 3. Thuận lợi cho việc thu hoạch và bảo quản lúa. Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11, gió mùa Tây Nam. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa mưa từ 260 đến 270. Mưa tập trung trong các tháng 9, 10. Các tháng cuối mùa gây ngập úng trên diện rộng do lượng mưa lớn và lũ thượng nguồn đổ về. Thuận lợi: Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra 1 hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Hạn chế: Mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố; mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp. 3.1.3 Tài nguyên thiên nhiên Thành phố Cần Thơ có địa hình rất đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng do nằm trong khu vực bồi tụ phù sa của sông Mêkông. Đất ở đây có 2 loại chính là nhóm đất phù sa (chiếm 84% diện tích) và nhóm đất phèn (chiếm 22 16% diện tích). Nhờ được bồi đắp phù sa thường xuyên từ sông Hậu và sông Cái, đất đai ở Cần Thơ tương đối màu mỡ; thích hợp phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cho nước ngọt quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho thủy lợi và cải tạo đất. Trong đó, sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65km. Tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông Mêkông), lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ là 14.800m3/ giây. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triêu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mêkông); sông Cái Lớn dài 20km, chiều rộng cửa sông 600 - 700m, độ sâu 10m - 12m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt; sông Cần Thơ dài 16km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Tài nguyên sinh vật tương đối đa dạng, phong phú bao gồm nhiều loại sinh vật, thực vật đặc trưng cho vùng phù sa ngọt. Thảm thực vật của Cần Thơ tập trung trên vùng đất phù sa ngọt, gồm các loại cỏ, rong tảo,... Trên vùng đất phèn chủ yếu có các loài tràm, chà là nước.... Động vật chủ yếu là thủy sản nước ngọt: cá, tôm và một số loài nhuyễn thể sống chủ yếu trên các sông rạch. Thành phố có vườn cò Bằng Lăng là nơi sinh sống của một số loài thực vật tự nhiên và các loài chim, cò. Ngoài ra, thành phố cũng có các điểm du lịch sinh thái như là nơi cư ngụ của một số loài động thực vật. Tài nguyên khoáng sản của thành phố bao gồm: đất sét làm gạch ngói với trữ lượng 16,8 triệu m3; đất sét dẻo, cát xây dựng với trữ lượng 70 triệu m3; than bùn với trữ lượng 30.000 - 150.000 tấn. 3.1.4 Diện tích và dân số Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích 1.408,95 km2 với 9 đơn vị hành chính cấp quận, huyện gồm: năm quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt); bốn huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 xã, phường, thị trấn trong đó có 49 phường, thị trấn và 36 xã. Dân số trung bình thành phố tính đến năm 2012 là 1.220.160 người, mật độ dân số 866,01 km2 người/ km2. Đại đa số là dân tộc Kinh chiếm 82,1%, dân tộc Khmer chiếm 6,9% và dân tộc Hoa chiếm 11%. Các dân tộc thiểu số cư trú tại thành phố chủ yếu sống đan xen trong cộng đồng, đây cũng là điểm thuận lợi trong phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số. 23 Bảng 3.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo đơn vị hành chính của Thành phố Cần Thơ Đơn vị hành chính Diện tích (Km2) Dân số trung Mật độ dân số bình (Người) (Người/Km2) Tổng số 1.408,95 1.220.160 866,01 Quận Ninh Kiều 29,27 252.189 8.617 Quận Ô Môn 132,22 133.297 1.008 Quận Bình Thủy 70,68 117.809 1.667 Quận Cái Răng 68,33 89.453 1.309 Quận Thốt Nốt 118,01 163.259 1.383 Huyện Vĩnh Thạnh 298,23 115.330 387 Huyện Cờ Đỏ 311,15 125.367 403 Huyện Phong Điền 125,26 100.641 803 Huyện Thới Lai 255,81 122.815 480 Nguồn: Niên giám thống kê TPCT năm 2012. 3.1.5 Kết cấu hạ tầng 3.1.5.1 Giao thông - Hệ thống giao thông đường bộ: Toàn thành phố có 2.762,84 km đường, mật độ 2,3 km/km2 (nếu không tính đường xã ấp, toàn thành phố có 698,548 km đường, mật độ 0,5 km/km2). Với 4% mặt đường bê tông nóng; 26,3% nhựa; 27,7% rải đá; 17,4% cấp phối; còn lại là đường đất phần lớn sử dụng cho người đi bộ và xe 2 bánh với quy mô và tải trọng nhỏ. - Hệ thống giao thông đường sông: Mạng lưới đường thủy trên địa bàn có tổng chiều dài 1.157 km, trong đó có khoảng 619 km có khả năng vận tải cho loại phương tiện trọng tải từ 30 tấn trở lên (độ sâu trung bình >2,5m). Gồm: 6 tuyến do Trung ương quản lý (sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Cái Sắn, kênh Thị Đội, rạch Ô Môn, kênh Xà No) với tổng chiều dài 132,88 km; đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 100 - 250 tấn hoạt động. Bốn tuyến đường sông do thành phố quản lý là: kênh Thốt Nốt, kênh Bà Đầm, rạch Cầu Nhiếm, rạch Ba Láng với tổng chiều dài 81,45 km; đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 30 - 50 tấn hoạt động. Các tuyến đường sông do quận, huyện quản lý gồm 40 tuyến với tổng chiều dài 405,05 km; đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 15 - 60 tấn hoạt động. - Giao thông hàng không: Sân bay Cần Thơ là sân bay lớn nhất khu vực ĐBSCL, đã chính thức đi vào hoạt động khai thác thương mại các tuyến quốc 24 nội từ ngày 03 tháng 01 năm 2009 và mở các tuyến bay quốc tế vào cuối năm 2010. Với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và hàng không đồng bộ và thuận lợi như thế, Thành phố Cần Thơ có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội và trở thành trung tâm kinh tế của vùng. 3.1.5.2 Hệ thống các công trình phục vụ giao thông Công trình phải kể đến đầu tên và có ý nghĩa quan trọng đối với Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung là Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu. Ngoài ra, còn có hệ thống cảng phục vụ lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước, gồm: - Cảng Cần Thơ có thể tiếp nhận tàu biển có tải trọng 10.000 - 20.000 DWT (DWT – Deadwight tonnage, Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy), 1 DWT tương đương 1 tấn trọng lượng toàn bộ thủy thủ đoàn, hàng hóa, hành khách,…trên tàu; - Cảng Trà Nóc có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt 200.000 tấn/năm có thể tiếp nhận tàu 2.500 DWT; - Cảng Cái Cui là cảng mới được xây dựng có thể phục vụ cho tàu từ 10.000 - 20.000 DWT, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm, đã hoàn thành công trình giai đoạn I vào tháng 4 năm 2006; đang triển khai đầu tư giai đoạn II. Cảng Cái Cui sẽ là Cảng biển quốc tế tại thành phố Cần Thơ. Nhìn chung, hệ thống giao thông và công trình phục vụ giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại thời điểm hiện nay. 3.1.5.3 Hệ thống cung cấp điện Hệ thống cấp điện của thành phố Cần Thơ chủ yếu được cấp từ nguồn điện lưới quốc gia (qua đường dây 220 KV Cai Lậy - Trà Nóc và Cai Lậy Rạch Giá) và nhà máy nhiệt điện Trà Nóc (tổng công suất 193,5 MW) cung cấp điện cho thành phố qua đường dây 110 KV và 6 trạm biến áp. Ngoài nguồn cung cấp trên, thành phố được Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng dự án Trung tâm điện lực Ô Môn với tổng công suất cho 4 nhà máy 2.700 MW. Hệ thống cung cấp điện với quy mô rộng khắp và hiệu suất cao là một đóng góp lớn vào quá trình sản xuất và phát triển của TPCT. 3.1.5.4 Cấp thoát nước - Cấp nước: Toàn thành phố hiện có 11 nhà máy cấp nước với tổng công suất 109.500 m3/ngày đêm. Phần lớn trung tâm các xã đều có hệ thống cấp 25 nước từ 10 – 20 m3/giờ và các cụm dân cư lớn 50 - 100 hộ có hệ thống nối mạng cấp nước sạch. - Thoát nước: Hệ thống thoát nước của thành phố hiện chỉ tập trung chủ yếu tại các phường trung tâm của quận Ninh Kiều, vừa thoát nước mưa, vừa thoát nước thải sinh hoạt. Tổng chiều dài hệ thống thoát nước là 23.509 m, đường cống đường kính 300-1.200 mm. Nhìn chung, hệ thống thoát nước trên địa bàn nội thị còn kém và đang xuống cấp, hệ thống thoát nước tại các trung tâm thị trấn không đủ năng lực tải. 3.1.5.5 Thông tin liên lạc Hệ thống Bưu chính - Viễn thông của thành phố Cần Thơ được trang bị hiện đại, công nghệ cao, chất lượng đồng bộ, nối mạng hoàn chỉnh đến tất cả các tỉnh, thành trong nước và quốc tế. - Về Bưu chính: có 35 bưu cục, 48 điểm bưu điện văn hóa xã và 216 đại lý bưu điện, điểm giao dịch chuyển phát thuộc 25 doanh nghiệp đóng trên địa bàn. - Mạng lưới Viễn thông: Được hiện đại hóa, chất lượng đồng bộ, nhiều loại hình dịch vụ hiện đại được triển khai, chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thông tin liên lạc của vùng. Có 6 doanh nghiệp đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, Internet. Công nghiệp công nghệ thông tin có những chuyển biến mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc theo hướng số hóa, hiện có khoảng 150 doanh nghiệp hoạt động; công nghệ phần mềm và nội dung số đang có 5 doanh nghiệp hoạt động. 3.1.5.6 Các khu công nghiệp Đến nay, toàn thành phố có 6 khu công nghiệp đang hoạt động với 198 dự án còn hiệu lực (trong đó có 168 dự án đã hoạt động, 17 dự án đang xây dựng, 13 dự án chưa triển khai), thuê 547,8 ha đất công nghiệp, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,6 tỷ USD; vốn đầu tư đã thực hiện 722,5 triệu USD, chiếm 45,32% tổng vốn đầu tư đăng ký (trong đó có 20 dự án FDI với vốn đầu tư 180,7 triệu USD, vốn thực hiện 119,4 triệu USD, chiếm 66,08% vốn đăng ký). 26 3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 3.2.1 Tình hình kinh tế 3.2.1.1 Nông, lâm nghiệp – Thủy sản Trong 6 tháng đầu năm 2013, Thành phố Cần Thơ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông lâm thủy sản theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học; chú trọng công tác sản xuất giống, áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật vào sản xuất và canh tác,… giúp người sản xuất nâng cao lợi nhuận và thu nhập. Bảng 3.2: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của TPCT 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Kỳ báo cáo Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản 6 tháng đầu năm 2012 4.212.830 11.718 1.316.354 6 tháng đầu năm 2013 4.142.917 11.630 1.222.638 Nguồn: Tình hình kinh tế - xã hội TPCT 6 tháng đầu năm 2013. Tính đến tháng 6 năm 2013 thì giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của toàn thành phố đạt 5.526.526 triệu đồng (tính theo giá 2010), giảm 3% so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể: - Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 4.142.917 triệu đồng, giảm 69.931 triệu đồng tương đương 1,66% so với 6 tháng đầu năm 2012. Chủ yếu là do năng suất và sản lượng lúa giảm vì thời tiết không thuận lợi, chịu ảnh hưởng của sâu bệnh nông dân không kịp thời ứng phó. - Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 11.630 triệu đồng, so với cùng kỳ năm 2012 giảm 0,75% , do đất lâm nghiệp được chuyển sang đất chuyên dụng khác hoặc trên các vườn tạp được bà con nông dân cải tạo trồng cây ăn trái, nên không trồng xen các cây lâm nghiệp phân tán. - Về nuôi trồng thủy sản, cũng như nông, lâm nghiệp, giá trị sản xuất thủy sản 6 tháng 2013 đạt 1.222.638 triệu đồng đã giảm 6,68% so với con số 1.316.354 triệu đồng của cùng kỳ năm 2012 và giảm 101.705 triệu đồng, do chuyển biến thất thường của thời tiết, ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh tăng cao. 3.2.1.2 Công nghiệp Những tháng đầu năm 2013, ngành công nghiệp Thành phố Cần Thơ vẫn duy trì được xu hướng tăng trưởng đi lên và ở mức khá, cụ thể: quý I/2013 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,72% so với cùng kỳ nhưng đến 6 tháng đầu 27 năm chỉ số này tăng đến 7,25%. Điều này thể hiện mức tăng trưởng của ngành công nghiệp của thành phố đang có chiều hướng tốt. Tuy nhiên, vẫn còn gặp nhiều khó khăn như sức mua của thị trường vẫn còn chưa cao; giá nguyên liệu đầu vào của một số sản phẩm tăng và tiềm ẩn nhiều bất ổn, lạm phát tăng, lãi suất ngân hàng tuy giảm nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ khó tiếp cận với nguồn vốn nên doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn về vốn sản xuất; áp lực tỷ giá vẫn gay gắt; giá nguyên liệu trong nước cũng như nhập khẩu vẫn diễn biến phức tạp gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch sản xuất. 3.2.3.3 Thương mại và du lịch - Thương mại nội địa: Tình hình lưu chuyển hàng hóa trên thị trường ổn định; các doanh nghiệp tăng cường đưa hàng về nông thôn, khu công nghiệp, khu dân cư; giới thiệu hàng hóa, kết nối nhà bán lẻ với địa phương, mở rộng thị trường nội địa. Thị trường hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ trên địa bàn thành phố tháng 6 năm 2013 đạt 5.234,6 tỷ đồng, tăng 3,27% so tháng trước và tăng 14,41% so với cùng kỳ. - Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Thành phố Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 đạt 615 triệu USD, tăng 8,91% so với cùng kỳ. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vẫn còn còn nhiều khó khăn, nhìn chung giá trị xuất khẩu gạo và hàng dệt may 6 tháng năm 2013 đều tăng so với cùng kỳ năm 2012, tuy các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Thành phố Cần Thơ vẫn ký được hợp đồng mua bán và chủ động được nguồn nguyên liệu nhưng vẫn đang đối mặt với những khó khăn chung như giá gạo xuất khẩu khó cạnh tranh so với các nước xuất khẩu gạo khác trong khu vực như Thái Lan, Myanmar… Thị trường xuất khẩu thủy sản biến động liên tục, khó lường, so với cùng kỳ năm 2012 thì tính đến tháng 6 năm 2013 giá trị xuất khẩu thủy sản giảm 0,41%. Một số thị trường chính như Mỹ và Nhật Bản thời gian gần đây rất khó khai thác, do các nước này kiểm soát chất lượng sản phẩm gắt gao, ngoài ra các doanh nghiệp còn gặp khó khăn về vốn và lãi suất ngân hàng ở mức cao. Bảng 3.3: Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của TPCT 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Kỳ báo cáo 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Gạo 182,21 214 Đơn vị tính: Triệu đồng Thủy sản Hàng dệt may 229,94 25,78 229 30,68 Nguồn: Tình hình kinh tế - xã hội TPCT 6 tháng đầu năm 2013. 28 - Tình hình nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Thành phố Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 đạt 142 triệu USD. Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là thuốc trừ sâu, nguyên liệu thuốc trừ sâu và nguyên phụ liệu sản xuất thuốc tân dược. Thị trường nhập khẩu hàng hóa chủ yếu là Trung Quốc, Singapore, Phillipine, Ấn Độ, Mỹ và một số nước châu Âu khác. - Du lịch: Với ưu thế về địa lý, Cần Thơ nhanh chóng trở thành trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Từ thế mạnh tự nhiên, thành phố đang tập trung vào bốn loại hình du lịch chính gồm du lịch sinh thái miệt vườn; du lịch sông nước; du lịch văn hoá truyền thống gắn với các di tích lịch sử, danh nhân, đình chùa, làng nghề; du lịch gắn với hội nghị, hội thảo, triển lãm. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tiến bộ đã đạt được, ngành du lịch thành phố Cần Thơ vẫn còn vướng mắc trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và kêu gọi đầu tư các dự án du lịch lớn. Nguyên nhân chính là do công tác quy hoạch chưa ổn định, công tác bồi hoàn giải tỏa gặp khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, cơ chế chính sách kêu gọi đầu tư chưa cụ thể, thiếu hấp dẫn. Mặc dù đã chú trọng tới đội ngũ nguồn nhân lực song tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành còn thấp và thiếu tính chuyên nghiệp. 3.2.2 Tình hình văn hóa xã hội Lĩnh vực văn hóa - xã hội được chú trọng, Thành phố Cần Thơ đặc biệt quan tâm đầu tư cho giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất trường học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, linh hoạt trong phân chia địa bàn tuyển sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi học của học sinh. Về vấn đề giải quyết việc làm, 6 tháng đầu năm 2013 Thành phố Cần Thơ đã giải quyết việc làm cho 27.749 lao động. Trong tháng 6/2013 chương trình cho vay giải quyết việc làm đã giải ngân 80 dự án với số vốn giải ngân là 1,8 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho 475 lao động. Các hoạt động y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chăm sóc trẻ em và công tác an sinh xã hội được quan tâm thường xuyên; thể thao thành tích cao tiếp tục được đầu tư có trọng tâm và đạt nhiều thành tích ở một số giải thể thao trong nước và quốc tế; công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo được chú trọng; thông tin truyền thông đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của thành phố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được bảo đảm. 29 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VÀ LAO ĐỘNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 4.1 THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ, VỐN ĐẦU TƢ VÀ LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1.1 Thực trạng tăng trƣởng kinh tế 4.1.1.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2008 - 2012 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ trong 5 năm trở lại đây tăng giảm không đều. Giai đoạn 2008-2009, do ảnh hưởng tình hình kinh tế thế giới khó khăn, ít nhiều nền kinh tế Việt Nam nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng cũng phải chịu tác động không tốt, cùng những chính sách kiềm chế lạm phát trong nước nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ giai đoạn này giảm. Đến năm 2010, nền kinh tế dần được phục hồi trở lại, tốc độ tăng trưởng của thành phố tăng lên đáng kể từ 13,07% năm 2009 đến năm 2010 tăng lên 15,03%. % 18 16 15.40 15.03 14.64 13.07 14 11.55 12 10 8 6 4 2 0 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Nguồn: Niên giám thống kê TPCT qua các năm. Hình 4.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TPCT trong giai đoạn 2008 - 2012 Do một số biến động của nền kinh tế, giai đoạn 2011-2012 tốc độ tăng trưởng của Cần Thơ lại giảm rõ rệt. Năm 2012 là năm kinh tế Thành phố Cần Thơ gặp rất nhiều khó khăn. Theo tình hình chung của cả nước, giá nguyên vật liệu không ổn định, giá xăng dầu tiếp tục tăng làm tăng giá thành sản phẩm; mặt bằng lãi suất giảm chậm và khó tiếp cận; tình hình đơn hàng khan hiếm, 30 sản phẩm tiêu thụ chậm, tồn kho cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, ký kết các đơn hàng mới; các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn do thiếu vốn để duy trì sản xuất, do vậy đã có khá nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, tạm dừng hoạt động hoặc giải thể.... Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát lạm phát, ổn định phát triển kinh tế; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường nên tình hình kinh tế thành phố đã đạt được những kết quả nhất định. Năm 2012, giá trị tăng thêm GDP (giá so sánh 1994) đạt 22.013 tỷ đồng, tăng 11,55% so với năm 2011, trong đó: Khu vực I tăng 4,57%; khu vực II tăng 9,20% và khu vực III tăng 14,43% so với năm 2011. Tỷ trọng đóng góp vào GDP của các khu vực kinh tế ở Cần Thơ cũng theo xu hướng công nghiệp hóa chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch đúng hướng: giảm dần ở khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp và tăng dần ở khu vực Công nghiệp Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ. Tỷ trọng nhóm ngành thương mại và dịch vụ theo hướng ngày càng tăng và luôn có đóng góp cao nhất trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Năm 2012, GDP khu vực I là 1,939,223 triệu đồng giảm 0,91 điểm %, khu vực II là 8,094,961 triệu đồng giảm 2,59 điểm % và khu vực III là 11,559,501 triệu đồng tăng 3,51 điểm % so với năm 2011. Qua đây cũng cho thấy thành phố đang dần tiến tới xây dựng một thành phố công nghiệp, những ngành công nghiệp và dịch vụ rất phát triển. Thêm vào đó, cũng có thể thấy được nhu cầu ngày càng cao đối với những dịch vụ hỗ trợ, những hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trí. Bảng 4.1: Tổng GDP của TPCT phân theo khu vực kinh tế 2008 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Khu vực 2008 2009 2010 2011 2012 Nông, lâm - 1.887.392 1.868.875 1.767.434 1.854.449 1.939.223 thủy sản Công 5.096.940 5.757.574 6.691.843 7.388.916 8.094.961 nghiệp-xây dựng Dịch vụ 5.854.489 6.963.545 8.352.624 10.055.713 11.559.501 Nguồn:Tổng hợp từ Niên giám thống kê TPCT qua các năm. 4.1.1.2 Thực trạng tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2013 GDP sáu tháng đầu năm 2013 trên địa bàn thành phố tăng 8,38% so với cùng kỳ năm 2012 (sáu tháng năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,12%). Trong mức tăng trưởng chung của nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2013, khu vực nông lâm thủy sản giảm 3,37%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 31 10,01%; khu vực dịch vụ tăng 8,99%. Mức tăng trưởng của cả ba khu vực 6 tháng đầu năm 2013 chưa có sự cải thiện đáng kể so với mức tăng của cùng kỳ năm trước, điều đó cho thấy tình hình kinh tế vẫn đang trong tình trạng tiếp tục khó khăn. Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng GDP TPCT 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: % Kỳ báo cáo Nông, lâm nghiệp Công nghiệp và Dịch vụ và thủy sản xây dựng 6 tháng đầu năm 2012 3,47 6,58 10,15 6 tháng đầu năm 2013 -3,37 10,01 8,99 Nguồn:Tình hình kinh tế xã hội TPCT 6 tháng năm 2013. Tăng trưởng kinh tế đầu năm nay đạt mức thấp và chưa được cải thiện do nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhưng kết quả tăng thấp; nông, lâm nghiệp, thủy sản suy giảm đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013. 4.1.2 Thực trạng vốn đầu tƣ 4.1.2.1 Thực trạng chung của vốn đầu tư Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội của Thành phố Cần Thơ không ngừng tăng (bảng 4.3). Nguồn vốn từ 14,84 tỷ năm 2008, năm 2012 đã tăng lên đến 34,50 tỷ, trong suốt giai đoạn 2008 - 2012 nguồn vốn đã tăng 19,66 tỷ. So với năm 2011, nguồn vốn đầu tư năm 2012 tăng 8,5%. Nguồn vốn đầu tư cao và không ngừng tăng chứng tỏ Thành phố Cần Thơ đang từng bước cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư. Trong giai đoạn 2008-2012, tổng số nguồn vốn đầu tư toàn xã hội thì nguồn vốn khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước luôn luôn chiếm tỷ trọng cao, nhất là nguồn vốn khu vực ngoài Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và có dấu hiệu không ngừng tăng. Nguồn vốn khu vực Nhà nước dù chiếm tỷ trọng cao nhưng có dấu hiệu giảm nhẹ từ năm 2011 đến năm 2012, giảm 0,36%. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn có tỷ trọng thấp, luôn dưới 10%, thậm chí trong năm 2010, tỷ trọng nguồn vốn này chỉ chiếm 1,91% trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn thành phố. Năm 2012, nguồn vốn khu vực Nhà nước chiếm 40,7%, vốn khu vực ngoài Nhà nước chiếm 56,5% và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chỉ chiếm 2,83%. 32 Bảng 4.3: Vốn đầu tư trên địa bàn phân theo nguồn vốn Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn vốn 2008 2009 2010 2011 2012 Khu vực 7.061.859 8.263.230 13.293.952 14.078.034 14.028.052 Nhà nước Khu vực 6.881.673 13.641.165 12.659.991 16.738.088 19.492.400 ngoài Nhà nước Vốn FDI 896.651 640.000 507.354 978.392 977.600 Tổng 14.840.183 22.544.395 26.461.297 31.794.892 34.498.052 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê TPCT qua các năm. Vốn đầu tư toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2013 ước tính 17.581,9 tỷ đồng, so với số vốn đầu tư 16.834,75 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2012 đã tăng 4,44%. Trong đó, các công trình thuộc nguồn vốn Nhà nước thực hiện 6.878,5 tỷ, đóng góp 39,12%; vốn ngoài Nhà nước 10.143,6 tỷ đồng, đóng góp 57,69% và 3,18% là tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn 291,5 tỷ đồng. Vốn FDI 3.18% Khu vực Nhà nƣớc 39.12% Khu vực ngoài Nhà nƣớc 57.69% Nguồn:Tình hình kinh tế xã hội TPCT 6 tháng năm 2013. Hình 4.2 Cơcấu vốn đầu tư phân theo nguồn vốn của TPCT 6 tháng đầu năm 2013 Vốn Nhà nước quản lý chủ yếu các công trình của cán bộ ngành, tập đoàn, tổng công ty. Vốn ngoài Nhà nước chủ yếu là doanh nghiệp và hộ gia đình đầu tư nhưng tiến độ thực hiện còn chậm, chưa đạt so với kế hoạch đề ra, 33 nguyên nhân là do sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hơn nữa lãi suất ngân hàng trung và dài hạn đang ở mức cao nên các chủ đầu tư chưa thật sự mạnh dạn đầu tư vào các dự án mới. Từ đầu năm đến tháng 6/2013, tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hạn chế, phần lớn các dự án triển khai chậm và chủ yếu là các dự án chuyển tiếp các năm trước. Qua đó cho thấy là một thành phố trực thuộc Trung ương, Thành phố Cần Thơ luôn không ngừng nổ lực trong quá trình thu hút vốn đầu tư. Luôn chú trọng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước mạnh dạn đầu tư vào Thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, dù nguồn vốn đầu tư toàn thành phố không ngừng tăng nhưng cũng không thể tránh khỏi những khó khăn gặp phải như tình trạng thiếu vốn vẫn thường xuyên xảy ra, vốn đầu tư sử dụng không đúng mục đích hay việc lạm dụng vốn đầu tư cũng gây nhiều khó khăn cho quá trình đầu tư và phát triển toàn thành phố. 4.1.2.2 Đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của nền kinh tế của cả nước và của Thành phố Cần Thơ nói riêng là giảm tỷ trọng khu vực nông - lâm thủy sản và tăng tỷ trọng ở khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ. Qua đó, nhận thấy xu hướng phát triển vốn đầu tư của Thành phố Cần Thơ là hoàn toàn phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư của khu vực nông - lâm - thủy sản luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số vốn đầu tư toàn thành phố, chỉ chiếm 0,7% năm 2012; hơn nữa tỷ trọng vốn của khu vực này giảm dần qua các năm, từ năm 2008 đến năm 2012 đã giảm 50%. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội thì vốn đầu tư không ngừng tăng lên và tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ luôn luôn chiếm tỷ trọng cao, nhất là khu vực thương mại - dịch vụ luôn chiếm trên 50% tổng số vốn đầu tư toàn thành phố. Đối với khu vực thương mại - dịch vụ, đây là khu vực được chú trọng nhất và cũng được xem là hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư. Vốn đầu tư của khu vực này năm 2008 chiếm 54,7% và tăng lên 62,1% vào năm 2012, trong đó đạt cao nhất là năm 2009 với tỷ trọng 63,6% tổng vốn đầu tư toàn thành phố. Nhìn chung, trong giai đoạn 2008 - 2012 tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực thương mại - dịch vụ khá cao, trung bình trên 60% tổng vốn đầu tư trong giai đoạn này. Qua đó cho thấy sự hạn chế về việc thu hút vốn đầu tư của khu vực công nghiệp - xây dựng. Chính hạn chế này đã gây khó khăn cho việc phát triển công nghiệp của Thành phố Cần Thơ. Quá trình công nghiệp hóa - hiện 34 đại hóa đang ngày một nâng cao trong khi vốn đầu tư cho công nghiệp vẫn còn thấp, gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 4.4: Cơ cấu vốn phân theo khu vực kinh tế của Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2008 - 2012 Đơn vị tính: % Khu vực kinh tế 2008 2009 2010 2011 2012 Nông - Lâm - Thủy sản 1,4 1,8 1,0 0,9 0,7 Công nghiệp - Xây dựng 43,9 34,6 36,9 37,9 37,2 Thương mại - Dịch vụ 54,7 63,6 62,1 61,2 62,1 Nguồn:Tính toán từ số liệu niên giám thống kê TPCT qua các năm. Sự đóng góp của vốn đối với tăng trưởng kinh tế được thể hiện rõ qua hệ số ICOR. Hệ số ICOR thể hiện để tăng một đồng GDP cần đầu tư bao nhiêu đồng. Hệ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại. Hình 4.5 Hệ số ICOR của TPCT trong giai đoạn 2008 - 2012 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn đầu tư (Triệu đồng) GDP theo giá hiện hành (Triệu đồng) IV (%) 15,4 IG (%) 46,97 14.840.183 31.598.243 13,07 61,01 22.544.395 36.954.905 15,03 56,74 26.461.297 46.635.113 14,64 56,78 31.794.892 55.995.770 11,55 52,29 34.498.052 65.977.798 Nguồn:Tính toán từ niên giám thống kê TPCT qua các năm ICOR (lần) 3,05 4,67 3,78 3,88 4,53 Qua số liệu tính toán cho thấy hệ số ICOR của Thành phố Cần Thơ tăng giảm không đều qua các năm. Nhưng nhìn chung từ năm 2008 đến năm 2012, thành phố có hệ số ICOR tương đối lớn, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vẫn chưa cao. Trong năm 2008, hệ số ICOR là 3,05 thể hiện để GDP tăng lên 1 đồng thì cần phải đầu tư 3,05 đồng. Nhưng đến năm 2009 con số này tăng lên 4,67 và tăng đến 0,53%, cho thấy hiệu quả đầu tư giảm sút rõ rệt. Năm 2010, ICOR giảm còn 3,78 nhưng từ năm 2011 hệ số này lại tăng dần, cụ thể là 3,88 năm 2011 và 4,53 năm 2012. Trong năm 2012, hệ số ICOR là 4,53 nghĩa là cần bỏ ra 4,53 đồng vốn để tăng 1 đồng GDP, và ICOR năm 2012 tăng 0,65 lần so với năm 2011 và tăng 1,48 lần so với năm 2008, tương đương 0,49%. Qua đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn giảm dần trong giai đoạn 2008 - 2012, nguyên nhân là do tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư vẫn thường xuyên xảy ra; công tác quản lý vốn của địa phương còn chưa chặt chẽ; các công trình trọng điểm có quy mô lớn thường bị trì trệ, chậm tiến độ thi công. 35 Tóm lại, trong thời gian qua nguồn vốn đầu tư đã đóng góp không ít vào sự tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ và đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, dù đạt được hiệu quả nhưng nguồn vốn đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế. Thành phố Cần Thơ vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng để tăng khả năng thu hút vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 4.1.3 Thực trạng nguồn lao động 4.1.3.1 Thực trạng chung của nguồn lao động Cần Thơ là một thành phố có nguồn lao động dồi dào, cơ cấu trẻ và không ngừng tăng là một lợi thế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cần phải xét đến hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lao động. Sử dụng nguồn lao động xã hội là quá trình thu hút và phát huy lực lượng lao động xã hội vào hoạt động lao động xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất đáp như nhu cầu của cá nhân và cộng đồng xã hội. Thước đo chung nhất biểu hiện trình độ sử dụng nguồn nhân lực xã hội là tỷ lệ người có việc làm và ngược lại là tỷ lệ thất nghiệp. Đối với Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn năm 2008 - 2012, số lao động đang làm việc của có xu hướng tăng. Năm 2012, số lao động đang làm việc của toàn thành phố là 636.428 lao động, tăng 6,7% so với năm 2011 và so với năm 2008, số lao động đang làm việc năm 2012 tăng 68.534 lao động. Qua đó, cho thấy công tác giải quyết việc làm của Thành phố Cần Thơ luôn được quan tâm chú trọng. Trong giai đoạn 2008 - 2011, tỷ lệ lao động có việc làm trong tổng số lao động Thành phố Cần Thơ giảm dần từ 90,5% giảm xuống còn 86,1% so với năm 2011 do tình hình kinh tế Thành phố Cần Thơ cũng như kinh tế cả nước có nhiều biến động và khó khăn, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị giải thể, số lượng lao động mất việc làm tăng cao. Đến năm 2012, kinh tế dần phục hồi, công tác giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm và ngày càng mang lại hiệu quả cao, tỷ lệ lao động có việc làm tăng nhanh, tăng 4,6% và chiếm 90,7% tổng số lao động của thành phố. Và năm 2012 là năm có tỷ lệ lao động đang làm việc cao nhất trong cả giai đoạn 2008 - 2012. Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định nhưng so với tình hình chung thì lao động đang làm việc trong nền kinh tế vẫn chưa thật sự cao, mới chỉ hơn 90% tổng lao động toàn thành phố. Một phần lớn lao động vẫn chưa có việc làm, nhất là nguồn lao động dư thừa ở nông thôn vẫn chưa được tận dụng triệt để. 36 636,428 2012 595,006 2011 588,340 2010 581,713 2009 568,074 2008 520,000 540,000 560,000 580,000 600,000 620,000 640,000 Ngƣời Nguồn: Niên giám thống kê TPCT qua các năm Hình 4.3 Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc của TPCT Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đất nước đã làm tăng dân số và lực lượng lao động trong các vùng đô thị và giảm dần dân số, lao động tại các vùng nông thôn. Trong giai đoạn 2008 - 2012, số lao động đang làm việc không ngừng tăng và tỷ trọng lao động thành thị luôn dẫn đầu, cao hơn hẳn lao động nông thôn và tỷ trọng này tăng dần trong cả giai đoạn. Đến năm 2012, tỷ trọng lao động có việc làm ở thành thị chiếm 67,1%. Sở dĩ có xu hướng này là do tiến trình đô thị hóa nông thôn làm tăng tỷ trọng dân số thành thị và các nguồn nhân lực của khu vực thành thị tăng. Thành phố luôn là điểm vươn tới của người dân nghèo có thu nhập thấp ở nông thôn nhằm tìm việc làm và kiếm thêm thu nhập. Hơn nữa, bên cạnh những công việc đòi hỏi trình độ cao do tiến bộ khoa học kỹ thuật và những thành tựu của công nghiệp hóa hiện đại hóa vẫn còn tồn tại những công việc giản đơn, có thu nhập thấp như các hoạt động dịch vụ trong gia đình và ngoài xã hội cần thu hút nguồn lao động từ nông thôn. Một nguyên nhân khác là khi các khu công nghiệp, các khu chế xuất hình thành, nhiều hộ dân nông nghiệp bị mất đất sản xuất, buộc phải chuyển sang lao động phi nông nghiệp. 37 Bảng 4.6: Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo giới tính và thành thị - nông thôn của TPCT giai đoạn 2008 - 2012 Đơn vị tính: Triệu người Năm Phân theo giới tính Phân theo thành thị - nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2008 2009 2010 2011 2012 340.787 227.287 295.341 334.844 246.869 364.899 329.557 258.783 382.798 335.900 259.106 380.126 353.510 282.918 426.987 Nguồn: Niên giám thống kê TPCT qua các năm. 272.733 216.814 205.542 214.880 209.441 Qua số liệu phân tích, cho thấy tỷ lệ lao động có việc làm ở khu vực thành thị ngày càng tăng và tăng với tốc độ cao hơn hẳn so với tỷ lệ lao động có việc làm ở nông thôn, khẳng định bước chuyển biến tích cực của nguồn lao động Thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, số lượng lao động ở nông thôn vẫn còn khá cao và chất lượng lao động nông thôn hầu hết vẫn còn thấp kém. Do đó, cần phải đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng nông thôn sang thành thị, mang lại một diện mạo mới cho nguồn lao động của Thành phố Cần Thơ. Hơn nữa, qua số liệu phân tích cho thấy có sự chênh lệch về số lao động đang làm việc phân theo giữa lao động nam và lao động nữ. Một phần là do số lao động nam trong độ tuổi nhiều hơn nữ. Theo Niên giám thống kê TPCT năm 2012, lực lượng lao động nam trong độ tuổi là 374.494 người, cao hơn hẳn so với lao động nữ trong độ tuổi với 289.283 người. Tuy nhiên, ngoài ra thực tế cho thấy đa số lao động nam dễ tìm kiếm được việc làm hơn là nữ, chủ yếu là do sức khỏe, thể lực đáp ứng được điều kiện của công việc. Chính vì thế, Thành phố Cần Thơ đang từng bước đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là các lao động nữ. Dù Thành phố Cần Thơ có nguồn lao động trẻ dồi dào, một nguồn cung lớn cho nền kinh tế nhưng chất lượng nguồn lao động vẫn chưa cao. Trong khi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đòi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật và chuyên môn ngày một cao. 38 16% 14,3% 13,0% 14 14,7% 11,8% 12 11,0% 10 8 6 4 2 0 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê TPCT qua các năm Hình 4.4 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo của Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2008 - 2012 Thực tế là tỷ lệ lao động qua đào đào còn thấp, chất lượng đào tạo nghề của thành phố Cần Thơ vẫn còn những hạn chế. Nhiều ngành nghề sau khi đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Công tác giải quyết việc làm sau đào tạo nhiều ngành nghề còn chưa bền vững. Trong giai đoạn 2008 2012 tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng giảm không đều, thấp nhấp là năm 2008 với 11% và cao nhất là năm 2012 là 14,7%. Nhìn chung, thì tỷ lệ lao động qua đào tạo trong giai đoạn này có chuyển biến tích cực nhờ sự nổ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng trong giáo dục và đào tạo nghề. 4.1.3.1 Thực trạng cung – cầu lao động hiện nay của Thành phố Cần Thơ Mă ̣c dù trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ tuy còn nhiều khó khăn nhưng có nhiều chuyển biến tích cực với sự hồ i phu ̣c, ổn định và phát triể n của nhiề u doanh nghiệp . Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối giữa cung - cầu lao đô ̣ ng tiếp tục diễn ra. Hầ u hế t doanh nghiệp tăng cường sản xuất kinh doanh, tiếp tục tái cơ cấu bộ máy theo hướng giữ lại nhân sự có trình độ và tay nghề, hạn chế tối đa chi phí về nhân lực , ưu tiên tuyển chọn những lao động có kinh nghiệm và tay nghề để tiết kiệm chi phí đào tạo lại nên nhu cầu tuyển dụng chưa cao. Trong khi đó, các lao động phổ thông nhảy việc thay đổi chỗ làm để tìm mức lương và chế độ đãi ngộ tốt hơn 39 làm cho nguồn cung tăng. Song, tình trạng cung vượt cầu lao động khiến cho tỷ lệ thất nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 của Thành phố Cần Thơ tăng. Bảng 4.7: Bảng phân tích chỉ số cung - cầu nhân lực theo trình độ trên địa bàn TPCT 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: % Trình độ Cầu nhân lực Cung nhân lực Lao động phổ thông 52,43 7,26 Sơ cấp nghề 2,69 2,34 Trung cấp 26,08 11,29 Cao đẳng 5,80 22,53 Đại học 12,97 56,28 Trên đại học 0,02 0,29 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ. Sự mất cân đối cung - cầu lao động được thể hiện rõ nét qua trình độ. Ta thấy rõ cung và cầu nhân lực ít gặp được nhau. Đối với trình độ đại học thì cung lao động là 56,28% trong khi đó cầu lao động ở trình độ này chỉ có 12,97%. Trình độ cao đẳng thì cung lao động là 22,53% khi đó cầu lao động ở trình độ này chỉ có 5,8%. Ngược lại, ở trình độ trung cấp thì cung lao động chỉ có 11,29% còn cầu lao động ở trình độ này đến 26,08%. Nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng nhân lực ở các trường trung cấp nghề, các cơ sở đào tạo nghề. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay luôn muốn tuyển dụng nhân lực có trin ̀ h đô ̣ trung cấ p là do những người này biế t nghề, được thực hành nhiều, khả năng nắm bắt và thành thạo công việc mới nhanh nên có thể vào làm việc ngay mà không cần đào tạo lại. Trong khi nguồn cung lao động trong 6 tháng đầu năm 2013 tập trung chủ yếu trình độ đại học. Thực tế hiện nay, những sinh viên mới ra trường chưa có kỹ năng làm việc thì buộc phải làm trái ngành, làm những công việc không đúng với chuyên môn, khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Do nhu cầu phát triển rộng thị trường và công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nên dù nhu cầu tuyển dụng khá cao nhưng nguồn nhân lực vẫn không thể đáp ứng được những yêu cầu này, nhất là sinh viên mới ra trường chưa đủ kinh nghiệm trong công việc. Qua đó, cho thấy cung lao động có quy mô lớn, tốc độ tăng nhanh vẫn còn hạn chế và chất lượng, dẫn đến sự mất cân đối lớn giữa cung - cầu lao động. 40 4.2 PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VÀ LAO ĐỘNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Như đã đề cập, đề tài sẽ phân tích tác động của yếu tố vốn và lao động đến sự tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ thông qua mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ thuộc là GDP, biến độc lập là vốn (K) và lao động (L) từ số liệu thứ cấp đã thu thập được. Số liệu thu thập được là số liệu thứ cấp, tức là số liệu đã được xử lý. Số liệu thứ cấp được coi là thông tin và hơn thế nữa là các thông tin của tổng thể, tính đa dạng của các cá thể hầu như bị che lấp bởi cách tính các chỉ tiêu, cách phân tổ thống kê và xác định thời kỳ tham chiếu (NCEIF, 2011). Chính vì thế, đề tài nghiên cứu chỉ tiến hành chạy hồi quy với số liệu thu thập được mà không cần thực hiện các bước xử lý số liệu như số liệu sơ cấp như xác định thang đo cụ thể cũng như không cần thông qua các kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA) v.v… 4.2.1 Thống kê mô tả số liệu Bộ số liệu thu thập gồm có 19 quan sát với các biến GDP, K và L được thu thập trong vòng 19 năm từ năm 1994 – 2012 và được mô tả như sau: - Đối với biến GDP, tổng giá trị GDP trong vòng 19 năm từ 1994 - 2012 là 372.099.536 triệu đồng và có giá trị trung bình là 19.584.186,1 triệu đồng. Giá trị lớn nhất là GDP năm 2012 với 65.977.798 triệu đồng và nhỏ nhất là năm 1994 với 3.905.525 triệu đồng, trong vòng 19 năm, giá trị GDP tăng lên rất đáng kể. Bảng 4.8: Bảng thống kê mô tả dữ liệu GDP K L Trung bình 19.584.186,1 9.498.619,7 624.976,9 Trung vị 9.086.258 2.898.877 588.340 Số lớn nhất 65.977.798 34.498.052 869.188 Số nhỏ nhất 3.905.525 466.711 467.881 Độ lệch chuẩn 18.839.438,68 11.186.913,55 126.334,8089 Tổng 372.099.536 180.473.775 11.874.562 Số quan sát 19 19 19 Nguồn: Kết quả thống kê mô tả dữ liệu bằng phần mềm SPSS Số liệu được mô tả chi tiết trong phần phụ lục. - Biến vốn đầu tư có tổng bằng 180.473.775 triệu đồng trong 19 năm và trung bình là 9.498.619,7 triệu đồng. Tương tự như giá trị GDP, năm nhận giá trị lớn nhất là năm 2012 với số vốn đầu tư 34.498.052 triệu đồng và thấp nhất là năm 1994 với 466.711 triệu đồng. 41 - Tổng lao động từ năm 1994 - 2012 là 11.874.562 người, trong đó năm có số lao động cao nhất là năm 2000 vì lúc này tỉnh Hậu Giang vẫn còn thuộc TPCT nên số lao động từ năm 1994 - 2000 là tương đối cao. Đến năm 2001, số liệu đã được điều chỉnh, và trong năm này có số lao động thấp nhất trong vòng 19 năm kể từ năm 1994. 4.2.2 Kết quả mô hình hồi quy Mô hình hồi quy được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Dựa trên số liệu thu thập, thực hiện hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ thuộc là GDP và hai biến độc lập là K và L. Sau khi tiến hành chạy hồi quy tuyến tính đa biến với 19 quan sát là số liệu về GDP, vốn đầu tư và lao động đang làm việc qua các năm từ năm 1994 đến 2012, với độ tin cậy 95% (mức ý nghĩa 5%) ta có được kết quả hồi quy. Bảng 4.9: Bảng kết quả hồi quy tuyến tính đa biến Hệ số chưa Hệ số t Mức ý Thống kê đa cộng chuẩn hóa chuẩn hóa nghĩa tuyến B Sai số Beta Tolerance VIF chuẩn Hệ số 0,363 2,544 0,143 0,888 LnK 0,677 0,027 1,018 25,269 0,000 0,880 1,137 LnL 0,426 0,178 0,096 2,393 0,029 0,880 1,137 Nguồn: Kết quả hồi quy tuyến tính bằng phần mềm SPSS. 4.2.2.1 Phương trình hồi quy - Ước lượng phương trình hồi quy từ kết quả hồi quy bảng 4.9 Với hàm sản xuất Coob - Douglas chỉ có yếu tố vốn vào lao động phù hợp mục tiêu của đề tài : GDP = Kα .Lβ Để thực hiện hồi quy tuyến tính đa biến, lấy logarit hai vế phương trình để phương trình trở thành tuyến tính ta có: LnGDP = αLnK + βLnL Dựa theo kết quả hồi quy bảng 4.9 ta có phương trình hồi quy: LnGDP = 0,363 + 0,677LnK + 0,426LnL Trong đó: LnGDP: là biến GDP đã quy về logarit cơ số e (triệu đồng). LnK: là biến vốn đầu tư đã quy về logarit cơ số e (triệu đồng). LnL: là biến lao động đang làm việc đã quy về logarit cơ số e (người). 42 - Giải thích phương trình hồi quy Thông qua phương trình hồi quy trên ra nhận thấy được tầm quan trọng của các biến trong mô hình nghiên cứu. Bảng 4.10: Ý nghĩa của các biến trong mô hình Biến Hệ số hồi Ý nghĩa quy LnK 0,677 Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến K tăng 1% thì biến GDP tăng 0,677% LnL 0,426 Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến L tăng 1% thì biến GDP tăng 0,426% Nguồn: Kết quả hồi quy tuyến tính bằng phần mềm SPSS. 4.2.2.2 Kiểm định giả thuyết riêng biệt từng tham số hồi quy Giả thuyết chung: H0: β = 0, tức là các biến độc lập (K, L) không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc GDP. H1: β ≠ 0, tức là các biến độc lập (K, L) ảnh hưởng đến biến phụ thuộc GDP. Cơ sở để kiểm định: kiểm định với độ tin cậy 95%, tương ứng với mức ý nghĩa α = 1 - 0,95 = 0,05 = 5%. Nếu giá trị Sig (P – Value) < α: Có ảnh hưởng (bác bỏ H0 ). Nếu giá trị Sig (P – Value) > α: Không ảnh hưởng (chấp nhận H0 ). Theo kết quả xử lý hồi quy như trên thì cả 2 biến độc lập (vốn đầu tư và lao động) đều có ảnh hưởng đến GDP. * Đối với biến vốn đầu tư: Giả thuyết đặt ra: H0: Vốn đầu tư không có tác động đến tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ. H1: Vốn đầu tư có tác động đến tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ. Dựa theo kết quả hồi quy bảng 4.9, nhận thấy sig của kiểm định t là rất nhỏ, sig = 0,000 < 5% nên bác bỏ giả thuyết H0 , hay nói cách khác biến vốn đầu tư có ý nghĩa để giải thích mô hình với mức ý nghĩa 5%. Vậy, biến vốn đầu tư là có nghĩa trong mô hình này, tức vốn đầu tư có tác động tới tăng trưởng kinh tế. 43 - Đối với biến lao động: sig = 0,029 hay 0,29% < 5%, do đó bác bỏ giả thuyết H0 , hay nói cách khác biến lao động có ý nghĩa để giải thích mô hình với mức ý nghĩa 5%. * Đối với biến lao động đang làm việc: Giả thuyết đặt ra: H0: Lao động đang làm việc không có tác động đến tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ. H1: Lao động đang làm việc có tác động đến tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ. Dựa theo kết quả hồi quy bảng 4.8, sig = 0,029 hay 0,29% < 5%, do đó bác bỏ giả thuyết H0 , hay nói cách khác biến lao động có ý nghĩa để giải thích mô hình với mức ý nghĩa 5%. Vậy, biến lao động đang làm việc có nghĩa trong mô hình này, tức lao động đang làm việc có tác động tới tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ. 4.2.2.3. Kiểm định trên tất cả các tham số hồi quy Giả thuyết chung: H0: β1 = β2 = 0 : Cả 2 biến độc lập đều không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. H1: Có nhất nhất một β khác không (có ít nhất 1 biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc). Dựa vào giá trị Sig.F và mức ý nghĩa α (5%) xử lý để quyết định chấp nhận hay bác bỏ H0. Kết luận dựa vào: Nếu Sig.F > α : Chấp nhận H0. Nếu Sig.F < α : Bác bỏ H0. Theo kết quả xử lý thì Sig.F = 0,000 giá trị này nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, vì vậy bác bỏ giả thuyết H0 có nghĩa là cả 2 biến vốn đầu tư và lao động đều có ảnh hưởng đến GDP. Bảng 4.11 Bảng kết quả hồi quy tổng thể Hệ số tương quan bội (R) 0,989 Hệ số xác định (R Square) Hệ số xác định được hiệu chỉnh (R Square Change) 0,977 Mức ý nghĩa (Sig. F) 0,774 Nguồn: Kết quả hồi quy tuyến tính bằng phần mềm SPSS. 44 0,000 4.2.2.4 Giải thích hệ số tương quan bội (R) Hệ số tương quan bội R là hệ số chỉ ra mức độ chặt chẽ trong mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. R càng lớn mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc càng chặt chẽ. R có giá trị trong khoảng + 1 (-1 < R < 1) R = + 1: Giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có liên hệ hoàn toàn chặt chẽ. Theo kết quả chạy hồi quy bảng 4.11 như trên thì R = 0,989 điều này cho ta kết luận rằng cả 2 biến vốn đầu tư và lao động có liên hệ rất chặt chẽ đến tăng trưởng kinh tế (GDP). Tức là mỗi biến động của GDP đều có sự đóng góp và tác động bởi yếu tố vốn và lao động. 4.2.2.5 Giải thích hệ số xác định R square (R2) Hệ số xác định (R2) là bình phương của hệ số tương quan bội (R), có ý nghĩa giải thích là phần trăm thay đổi của biến phụ thuộc (GDP) được giải thích bởi các biến độc lập (K,L). Hay nói các khác, có bao nhiêu phần trăm thay đổi GDP là do các biến vốn và lao động nghiên cứu trong mô hình hồi quy tạo ra. Theo kết quả xử lý thì R2 = 0,977 = 97,7% có nghĩa là 97,7% biến động về tăng trưởng của kinh tế Thành phố Cần Thơ trong mô hình có thể giải thích với 2 biến vốn đầu tư và lao động, 2,3% biến động còn lại của GDP là do những yếu tố khác không được nghiên cứu trong mô hình. Nghĩa là khi GDP biến động thì 97,7% là do hai yếu tố vốn và lao động tác động. 4.2.2.6 Kiểm tra đa cộng tuyến Các biến độc lập ngoài mối liên hệ với biến phụ thuộc thì các biến độc lập không được có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu không sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, vừa ảnh hưởng đến biến kết quả vừa ảnh hưởng đến lẫn nhau. Để kiểm tra đa cộng tuyến, dựa vào yếu tố phóng địa phương sai (VIF) để kiểm tra mô hình có xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến hay không. Nếu VIF > 10 kết luận có hiện tượng đa cộng tuyến, và ngược lại VIF < 10 sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến. Dựa theo kết quả mô hình hồi quy thì VIF = 1,137 < 10 do đó có thể kết luận mô hình không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến. 45 4.2.3 Kết luận chung về mô hình hồi quy Qua các kết quả chạy hồi quy và các kiểm tra tính hợp lý của mô hình, nhận thấy mô hình đưa ra là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Một các tổng thể, qua kết quả cho thấy R = 0,989 điều này cho ta kết luận rằng cả hai biến vốn đầu tư và lao động có liên hệ rất chặt chẽ đến tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa mức ý nghĩa của mô hình Sig.F = 0,000 là nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05 qua đó cho thấy hai yếu tố vốn và lao động hoàn toàn được khẳng định là có tác động đến GDP. Phương trình thể hiện mối quan hệ giữa GDP với vốn đầu tư và lao động được viết lại như sau: LnGDP = 0,363 + 0,677LnK + 0,426LnL hay GDP = 1,438 K0,677 L0,426 Ta có: (α + β) = 1,103 >1 cho thấy kinh tế Thành phố Cần Thơ đang có hiệu suất quy mô tăng dần, nghĩa là mức sản lượng đầu ra (GDP) có tỷ lệ tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng của các yếu tố đầu vào (vốn và lao động). 4.2.3.1 Tác động của vốn đầu tư tới tăng trưởng kinh tế Sau khi phân tích và chạy mô hình hồi quy tuyến tính, kết quả cho thấy vốn đầu tư hoàn toàn có tác động tới tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ. Với hệ số hồi quy là 0,677 cho thấy vốn đầu tư tỷ lệ thuận với GDP là phù hợp với kỳ vọng đặt ra. Hệ số này cho biết khi vốn đầu tư tăng 1% thì GDP sẽ tăng lên 0,677% với giả định các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy vốn có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, và có tỷ phần đóng góp cao hơn cả lao động (0,426%). Chính vì thế cần quan tâm chú trọng hơn nữa về nguồn lực vốn đầu tư. Thực trạng vốn đầu tư trong nền kinh tế của Thành phố Cần Thơ đã cho thấy, Thành phố Cần Thơ có nguồn vốn đầu tư khá cao 34.498.052 triệu đồng năm 2012. Vì thế, vốn đầu tư có sự tác động và đóng góp to lớn đến tăng trưởng kinh tế của thành phố. Đặc biệt là nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực ngoài Nhà nước, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số vốn đầu tư. Trong thực tế, nguồn vốn này chủ yếu là vốn của các tổ chức doanh nghiệp và vốn tự có trong dân cư. Trong khi đó nguồn vốn ngân sách Nhà nước chiến tỷ trọng tương đối, và thấp nhất là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Thực tế cho thấy, Thành phố Cần Thơ đang ngày càng phát triển nhưng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài còn khá hạn chế nên tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế là không cao, trong khi nguồn vốn này là vô cùng quan trọng và có tiềm năng lớn trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. 46 Xét về nguồn vốn đầu tư theo khu vực kinh tế, theo như thực trạng phân tích thì nguồn vốn đầu tư chủ yếu tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ. Điều đó càng thể hiện rõ sự đóng góp to lớn của vốn vào tăng trưởng kinh tế. Bởi lẽ, Thành phố Cần Thơ đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp và tăng tỷ trọng khu vực thương mại - dịch vụ và tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này không ngừng tăng. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một thực tế là chỉ số ICOR của Thành phố Cần Thơ hiện nay còn cao, chứng tỏ dù vốn đầu tư có giá trị lớn, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế nhưng hiệu quả sử dụng vốn vẫn còn chưa cao, vẫn chưa tận dụng hết lợi thế trong quá trình trăng trưởng và phát triển của Thành phố Cần Thơ. Nguyên nhân là do một bộ phận lớn các công trình thi công với tiến độ quá chậm; nguồn vốn sử dụng không hiệu quả dẫn tới thiếu vốn và ảnh hưởng không tốt đến tiến độ thi công; hơn nữa, vấn đề thâm hụt vốn thường xuyên xảy ra một phần là do sự quản lý thiếu chặt chẽ từ địa phương và các cơ quan ban ngành, chưa kể còn xảy ra tình trạng tham nhũng nguồn đầu tư công ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn. 4.2.3.2 Tác động của lao động đang làm việc tới tăng trưởng kinh tế Kết quả từ mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy lao động có tác động không ít đến trăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ. Với hệ số hồi quy là 0,426 chứng tỏ với giả định các yếu tố khác không đổi, khi lao động tăng lên 1% thì GDP sẽ tăng lên 0,426%, cho thấy lao động có quan hệ thuận chiều với tăng trưởng kinh tế theo như kỳ vọng đặt ra. Mặc dù tỷ phần đóng góp của lao động nhỏ hơn so với vốn đầu tư nhưng không thể phủ định đóng góp to lớn của lao động tới tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ. Bởi Thành phố Cần Thơ có một nguồn lao động dồi dào và năng động. Hơn nữa, phần lớn lao động tập trung ở thành thị, hội tụ mọi điều kiện để tiếp xúc với một nền công nghiệp khoa học tiến bộ, tăng khả năng tiếp cận với những khoa học kỹ thuật hiện đại, góp phần tăng năng suất lao động xã hội, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. Qua thực trạng đã phân tích cho thấy nguồn lao động đang làm việc của thành phố đang không ngừng tăng, mở ra một tiềm năng phát triển cho Thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, thực trạng cũng cho thấy dù lực lượng lao động đang làm việc của thành phố không ngừng tăng nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, đây là một nhược điểm lớn của nguồn lao động Thành phố Cần Thơ. Không những thế, nguồn lao động của thành phố vẫn còn chưa được tận dụng triệt để, phần lớn lao động nông thôn vẫn chưa có việc làm ổn định và số lao 47 động phổ thông, chưa qua đào tạo vẫn còn cao. Vì thế, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần phải đề ra những giải pháp nhằm phát huy và tận dụng mọi nguồn lực lao động, đặc biệt là chú trọng vấn đề đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn lao động. 48 CHƢƠNG 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ Qua phân tích cho thấy vốn đầu tư và lao động đang làm việc có tác động to lớn đến tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần quan tâm và chú trọng hơn nữa đến việc phát triển hai nguồn lực quan trọng này. Nhất là đối với nguồn vốn đầu tư, vì so với lao động, vốn đầu tư có tác động đến tăng trưởng kinh tế nhiều hơn. Thành phố Cần Thơ là nơi có nhiều tiềm năng phát triển, nguồn vốn đầu tư và lực lượng lao động cũng không ngừng phát triển và mang lại hiệu quả sản xuất cao, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. Dù vậy, nhưng qua kết quả phân tích thực trạng nguồn vốn đầu tư và lực lượng lao động đang làm việc hiện nay cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình tăng trưởng của Thành phố Cần Thơ. 5.1 NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ TỒN TẠI 5.1.1 Khó khăn, hạn chế của vốn đầu tƣ Mặc dù vốn đầu tư có tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế toàn thành phố nhưng so với thực trạng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng vốn đầu tư vào mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế TPCT. - Tình trạng thiếu vốn đầu tư vẫn tiếp tục diễn ra, các dự án thực hiện gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn. Tình trạng thiếu vốn diễn ra là do việc sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích; do sự quản lý thiếu chặt chẽ từ các cơ quan, địa phương; tình trạng tham nhũng vẫn thường xuyên xảy ra. - Thu hút đầu tư vào Thành phố Cần Thơ còn rất hạn chế, do địa chất công trình yếu, dẫn đến chi phí đầu tư hạ tầng cao hơn so với các vùng khác. Đặc biệt là khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Thành phố Cần Thơ còn rất kém. - Các nguồn vốn ngân sách rất hạn hẹp, các sở, ngành, quận, huyện chưa chủ động huy động các nguồn vốn đầu tư khác ngoài ngân sách, việc cắt giảm quy mô, tổng mức đầu tư dự án chưa hiệu quả. 5.1.2 Những mặt hạn chế của nguồn lao động - Theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động, nguồn lao động thành thị tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng số lao động nông thôn vẫn còn nhiều và chưa được tận dụng hết tiềm năng lao động nông thôn. 49 - Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, trình độ chuyên môn lành nghề thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế. - Tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu vẫn còn tiếp tục xảy ra. Thị trường lao động trong tình trạng mất cân đối cung – cầu nhân lực theo ngành nghề và theo trình độ. Hiện tại nhu cầu nhân lực tại thành phố đang có xu hướng giảm về số lượng, nâng cao về yêu cầu tuyển dụng chuyên môn kết hợp kỹ năng, ngoại ngữ. Vì vậy tình trạng sinh viên ra trường khó tìm ngay được việc làm hoặc làm việc trái ngành nghề đã được đào tạo vẫn đang tiếp diễn. - Để đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội và tình hình thực tế của địa phương, một số trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề đã chạy theo số lượng, chưa quan tâm đến chất lượng đào tạo nghề. Tình trạng trên, dẫn đến việc học viên sau khi có chứng chỉ nghề, tốt nghiệp trung cấp nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động, không tìm được việc làm. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 5.2.1 Giải pháp về vốn đầu tƣ - Tập trung đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng để nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng cường thu hút đầu tư. - Thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỷ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển. - Quan tâm hơn giai đoạn sau cấp giấy phép đầu tư, công tác hậu kiểm phải thực hiện tốt để nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, hỗ trợ kịp thời trước những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư. - Phải có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa việc sử dụng vốn đầu tư từ địa phương và các cơ quan ban ngành. - Cần có những biện pháp triệt để xử lý nghiêm khắc những trường hợp đầu tư không đúng quy định, làm hao tổn tới nguồn vốn đầu tư, đặt biệt là xử lý nghiêm tình trạng tham nhũng nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư công. 5.2.2 Giải pháp về nâng cao chất lƣợng nguồn lao động - Tiếp tục ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, sử dụng nhiều lao động đặc biệt là lao động nông thôn, giải pháp này vừa có ý nghĩa trong việc kéo lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ vừa giải quyết tình trạng lao động dư thừa ở nông thôn hiện nay. 50 - Tạo điều kiện và có chính sách hợp lý đối với lao động di cư: có chính sách quản lý di dân hợp lý, tạo điều kiện cho người dân di cư làm ăn sinh sống tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nhập cư ổn định cuộc sống và được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là đối với người lao động nghèo. - Quan tâm chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Cần phối hợp thực hiện tốt các chương trình, dự án được đầu tư giáo dục trên địa bàn, đặc biệt là việc giải quyết đất đai xây dựng trường học và phát huy các nguồn lực địa phương tham gia xây dựng, tu bổ trường sở, đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại. - Đối với đào tạo nghề: quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để từ đó thu hút đối tượng tham gia học nghề. Đồng thời, có chính sách khuyến khích giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, tuyển giáo viên giỏi nhằm tăng cường chất lượng đội ngũ giáo viên. - Để hạn chế tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động, các doanh nghiệp cần ổn định bộ máy nhân sự, tăng cường sản xuất kinh doanh, tạo ra môi trường làm việc lý tưởng, đồng thời nên chủ động hợp tác, liên kết đào tạo với các trường để tạo nguồn cung nhân lực phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Về phía nhà trường, cần thường xuyên cập nhật tình hình phát triển thị trường lao động, để đào tạo những ngành nghề phù hợp với nhu cầu thực tế cũng là cách tránh lãng phí trong đào tạo, lãng phí nguồn nhân lực,.... thường xuyên mở những lớp tư vấn hướng nghiệp cho những học sinh sắp tốt nghiệp phổ thông, nhằm trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng, giúp các em chọn đúng ngành, đúng nghề, giảm tỷ lệ lao động chán việc, bỏ việc sau này, góp phần ổn định sự phát triển của thị trường lao động. - Nâng cao chất lượng và quy mô cung cấp các thông tin về cơ hội việc làm, chỗ làm việc trống trong các doanh nghiệp, nhu cầu người tìm việc, khả năng bố trí giới thiệu việc làm trên thị trường lao động thông qua các Trung tâm Giới thiệu việc làm, các trường - cơ sở đào tạo, các Đoàn thể (Liên đoàn Lao động, Thành đoàn, Hội Phụ nữ...), các cơ quan thông tin truyền thông ... Và thường xuyên tổ chức các buổi hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên định hướng ngành nghề, nghề nghiệp phù hợp điều kiện phát triển thị trường lao động. 51 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Nhìn chung, vốn đầu tư và lao động đang làm việc có tác động nhất định tới tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ. Tuy vốn và lao động không phải là hai yếu tố duy nhất tác động đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng qua kết quả phân tích đã cho thấy sự tác động và đóng góp to lớn của yếu tố vốn đầu tư và lao động vào tăng trưởng kinh tế. Khẳng định tầm quan trọng của hai yếu tố này đối với nền kinh tế. Với những đóng góp đó, tăng trưởng kinh tế thành phố Cần Thơ không ngừng tăng và là trung tâm của vùng, đóng vai trò động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thành phố Cần Thơ hội tụ rất nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp so với các địa phương lân cận. Tuy vốn và lao động có đóng góp và tác động đến GDP nhưng so với thực trạng phân tích thì vấn đề sử dụng vốn đầu tư và lao động của thành phố đang gặp nhiều khó khăn và còn chưa tương thích với tiềm năng sẵn có. Điển hình là dù vốn có tác động to lớn đến tăng trưởng kinh tế nhưng vấn đề sử dụng vốn đầu tư vẫn chưa hợp lý, còn xảy ra tình trạng thiếu vốn, việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế. Đối với nguồn lao động, tuy thành phố có nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng nguồn lao động còn hạn chế, lao động nông thôn còn ở mức cao do chưa tận dụng hết tiềm năng lao động sẵn có, tình trạng mất cân đối cung cầu lao động vẫn đang tiếp tục diễn ra. Chính vì vậy, rất cần sự hợp tác từ nhiều phía, sự thống nhất và đồng bộ của các cơ quan ban ngành nhằm tăng cường giải quyết những khó khăn, hạn chế còn tồn đọng của việc sử dụng và thu hút vốn đầu tư cũng như những khó khăn về thực trạng lao động với những giải pháp và chiến lược hoạch định rõ ràng và hiệu quả, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững, đưa Thành phố Cần Thơ phát triển xứng tầm với một thành phố trực thuộc Trung ương, là “đô thị hạt nhân” của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 6.2 KIẾN NGHỊ Đối với Thành phố Cần Thơ, điều cần thiết là hoàn thiện hơn nữa hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm thu hút các nhà đầu tư, đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cần rà soát lại các dự án không đạt yêu cầu, hiệu quả kém để nhanh chóng điều chỉnh, 52 tránh lãng phí, làm mất tính hiệu quả và tính kinh tế. Cần tập trung đầu tư vào các ngành, khu vực đang nằm trong mục tiêu đẩy mạnh đầu tư, sự phối hợp hài hòa sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng cũng như các mục tiêu đạt hiệu quả hơn. Chú trọng nữa đến chất lượng giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, phân bố lao động hợp lý, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và quan tâm đến lợi ích của người lao động. Cần nhất là sự phối hợp thực hiện chặt chẽ của các cơ quan ban ngành nhà nước, địa phương và sự hợp tác của các doanh nghiệp trong Thành phố Cần Thơ. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Văn Nhơn, 2006. Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội. Hà Nội: nhà xuất bản Tư pháp. Cục thống kê Thành phố Cần Thơ, 2001. Niêm giám thống kê Thành phố Cần Thơ 2000. Cần Thơ: nhà xuất bản Thống kê. Cục thống kê Thành phố Cần Thơ, 2004. Niêm giám thống kê Thành phố Cần Thơ 2003. Cần Thơ: nhà xuất bản Thống kê. Cục thống kê Thành phố Cần Thơ, 2007. Niêm giám thống kê Thành phố Cần Thơ 2006. Cần Thơ: nhà xuất bản Thống kê. Cục thống kê Thành phố Cần Thơ, 2008. Niêm giám thống kê Thành phố Cần Thơ 2009. Cần Thơ: nhà xuất bản Thống kê. Cục thống kê Thành phố Cần Thơ, 2013. Niêm giám thống kê Thành phố Cần Thơ 2012. Cần Thơ: nhà xuất bản Thống kê. Cục thống kê Thành phố Cần Thơ, 2013. Tình hình kinh tế xã hội Thành phố Cần Thơ 6 tháng năm 2013. Cần Thơ: nhà xuất bản Thống kê. Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2006. Kinh tế phát triển – Lý thuyết và thực tiễn. TP Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Thống kê. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội. Hà Nội: nhà xuất bản Thống kê. Lê Khương Ninh, 2006. Kinh tế học vĩ mô. TP Cần Thơ: nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Lê Thị Thanh Hương, 2010. Phân tích các yếu tố vốn, lao động đến tăng trưởng kinh tế và một số giải pháp phát triển kinh tế Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. Lê Xuân Bá và Hoàng Thu Hòa, 2010. Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế- xã hội. Hà Nội: nhà xuất bản Tài Chính. Mai Văn Nam , 2008. Giáo trình kinh tế lượng. TP Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Văn hóa thông tin. Mai Văn Nam , 2008. Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế. TP Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Văn hóa thông tin. Michael P. Todaro, 1981. Kinh tế học cho Thế giới Thứ ba: Giới thiệu những nguyên tắc, vấn đề và chính sách về phát triển. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Trần Đoàn Kim…[et al.], 1998 Hà Nội: nhà xuất bản Giáo Dục. Quách Dương Tử, 2011. Phân tích tác động của nguồn vốn và lao động tới tăng trưởng kinh tế tỉnh Sóc Trăng. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. Trần Thọ Đạt, 2005. Các mô hình tăng trưởng kinh tế. Hà Nội: nhà xuất bản Thống kê. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2009. Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực. TP Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 54 Trương Thị Minh Sâm, 2005. Các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời kỳ 2001-2010. TP Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Khoa học xã hội. Võ Thành Danh và Đặng Hoàng Thống, 2011. Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng của thành phố Cần Thơ: Cách tiếp cận tổng năng suất các yếu tố. Tạp chí Khoa học 2011, số 70b, trang 120 – 129. Các website: Cổng thông tin điện tử thành phố Cần Thơ: http://cantho.gov.vn/ Cổng thông tin điện tử thành phố Cần Thơ, 2013. Báo cáo chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố và tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 năm 2013. . [Ngày truy cập: ngày 8 tháng 10 năm 2013]. Sở lao động - thương binh - xã hội thành phố Cần Thơ: http://cantho.gov.vn/wps/portal/soldtbxh Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Cần Thơ: http://cantho.gov.vn/wps/portal/sokhdt Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/ Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, 2013. Đặc trưng dữ liệu kinh tế xã hội và vấn đề làm sạch dữ liệu. . [Ngày truy cập: 12 tháng 8 năm 2013]. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ: http://cantho.gov.vn/wps/portal/ 55 PHỤ LỤC 1 SỐ LIỆU GDP, VỐN ĐẦU TƢ VÀ LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC CỦA TPCT TỪ NĂM 1994 - 2012 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 GDP (Triệu đồng) 3.905.525 5.049.024 5.681.035 6.546.151 7.921.936 8.114.285 8.589.840 6.448.977 7.857.577 9.086.258 11.744.924 14.277.746 17.230.366 22.484.063 31.598.243 36.954.905 46.635.113 55.995.770 65.977.798 56 Vốn đầu tƣ (Triệu đồng) 466.711 782.499 1.256.951 1.809.252 1.835.244 1.935.242 2.118.604 1.794.439 2.602.464 2.898.877 4.088.878 7.350.000 9.730.000 11.665.795 14.840.183 22.544.395 26.461.297 31.794.892 34.498.052 Lao động (Ngƣời) 671.757 700.061 732.134 765.460 797.789 833.577 869.188 467.881 475.643 484.827 487.375 525.435 539.828 554.046 568.074 581.713 588.340 595.006 636.428 PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ CHẠY HỒI QUY VỚI PHẦN MỀM THỐNG KÊ SPSS Bảng 1: Bảng thống kê mô tả dữ liệu Statistics GDP N K L Valid 19 19 19 Missing 0 0 0 1,9584E7 9,4986E6 6,2498E5 9,0863E6a 2,8989E6a 5,8834E5a 3,91E6b 4,67E5b 4,68E5b 1,88394E7 1,11869E7 1,26335E5 Minimum 3,91E6 4,67E5 4,68E5 Maximum 6,60E7 3,45E7 8,69E5 Sum 3,72E8 1,80E8 1,19E7 25 6,8740E6c 1,8158E6c 5,2903E5c 50 9,0863E6 2,8989E6 5,8834E5 75 2,9320E7 1,4047E7 7,2412E5 Mean Median Mode Std. Deviation Percentiles a. Calculated from grouped data. b. Multiple modes exist. The smallest value is shown c. Percentiles are calculated from grouped data. Bảng 2: Các biến đƣợc đƣa vào mô hình Variables Entered/Removed Model Variables Entered b Variables Removed Method 1 LnKa . Enter 2 LnLa . Enter a. All requested variables entered. b. Dependent Variable: LnGDP 57 Bảng 3: Bảng tóm tắt kết quả mô hình hồi quy c Model Summary Change Statistics R R Model R Adjusted R Std. Error of Square Square Square the Estimate Change ,989a ,977 ,974 ,13971827 a. Predictors: (Constant), LnK, LnL Sig. F F Change df1 df2 Change ,977 342,313 2 16 1 ,000 Bảng 4: Bảng phân tích ANOVA c ANOVA Sum of Squares Model 1 Regressio n Residual Mean Square df 13,253 ,424 Total 13,677 2 Regressio 13,365 n Residual ,312 Total 13,677 a. Predictors: (Constant), LnK b. Predictors: (Constant), LnK, LnL c. Dependent Variable: LnGDP 1 F Sig. 13,253 531,153 ,000a 6,682 342,313 ,000b 17 ,025 18 2 16 ,020 18 58 Bảng 5: Kết quả hệ số hồi quy của từng biến độc lập Coefficientsa Standardize Unstandardize d d Coefficients Coefficients Collinearity Statistics Std. Model B 1 (Constant) LnK Beta t 6,381 ,437 ,654 ,028 2 (Constant) ,363 LnK Error Sig. Tolerance VIF 14,616 ,000 ,984 23,047 ,000 2,544 ,677 ,027 ,143 1,018 LnL ,426 ,178 ,096 a. Dependent Variable: LnGDP 1,000 1,000 ,888 25,269 ,000 ,880 1,137 2,393 ,029 ,880 1,137 Bảng 6: Hệ số tƣơng quan giữa các biến Coefficient Correlationsa Model LnK 1 Correlations LnK Covariances LnK 2 Correlations LnK Covariances LnL 1,000 ,001 1,000 ,347 LnL ,347 LnK ,001 ,002 LnL ,002 ,032 a. Dependent Variable: LnGDP 59 1,000 [...]... của yếu tố vốn và lao động đến sự tăng trưởng kinh tế của thành phố Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ 1.3 GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định Giả thuyết 1: Vốn đầu tư không có tác động đến tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ Giả thuyết 2: Lao động đang làm việc không có tác động đến tăng trưởng kinh tế Thành phố. .. Thành phố Cần Thơ 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng và tác động của vốn, lao động đến sự tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế, vốn và lao động trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Mục tiêu 2: Phân tích tác động của. .. từng yếu tố trong tăng trưởng kinh tế Thấy được thực trạng và tác động của các yếu tố, tầm quan trọng của các yếu tố này tới tăng trưởng kinh tế, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những yếu kém còn tồn tại thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững Những lý do trên là cơ sở của đề tài Phân tích tác động của yếu tố vốn và lao động đến tăng trưởng kinh tế Thành. .. tố tác động đến tăng trưởng của thành phố Cần Thơ: cách tiếp cận tổng năng suất các yếu tố Bài viết phân tích ảnh hưởng của yếu tố vốn, lao động và năng suất lao động đến sự tăng trưởng của Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn trước và sau khi tách tỉnh Cần Thơ (cũ) dựa trên cách tiếp cận tổng năng suất các yếu tố Bằng cách sử dụng phương pháp hạch toán để xác định tỷ phần vốn và lao động trong nền kinh. .. đến tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu - Tình hình tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ hiện nay thế nào? - Thực trạng vốn đầu tư và lao động đang làm việc của thành phố hiện nay ra sao? - Yếu tố vốn và lao động có tác động thế nào đến sự tăng trưởng kinh tế của thành phố? - Những giải pháp nào cần đề ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1... thế so sánh để tăng trưởng và phát triển Vai trò của các yếu tố đầu vào là hết sức quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là vốn và lao động Sự phát triển bền vững của vốn và lao động là tiền đề cho một nền kinh tế tăng trưởng ổn định Đối với Thành phố Cần Thơ, nhìn chung, kinh tế đang từng bước chuyển mình với tốc độ tăng trưởng tăng dần qua các năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đạt mức... nền kinh tế, kết quả chỉ ra rằng vốn là yếu tố chủ yếu, trong khi lao động và năng suất lao động đóng góp rất ít cho tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ Đến giai đoạn sau khi tách tỉnh, tăng trưởng cao của Thành phố Cần Thơ có được là do năng suất lao động đóng góp ngày càng nhiều hơn Tuy nhiên, đối với phương pháp hạch toán tăng trưởng đòi hỏi phải thông qua quá trình thu thập số liệu và tính... αLnKt + βLnLt +  t Trong đó, α là hệ số đóng góp của vốn và β là hệ số đóng góp của lao động,  là đại diện cho tổng năng suất các yếu tố (TFP) Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của yếu tố tổng năng suất nhân tố trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là khá thấp Và việc gia tăng về vốn và lao động là những động lực chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Với phương pháp hồi quy tuyến tính... - Douglas, nghiên cứu này đã phân tích được một cách tương đối sự đóng góp của các nhân tố sản xuất trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2006 Tuy nhiên, bài viết trên còn quan tâm và chú trọng phân tích nhiều về phần đóng góp của TFP, trong khi đó đề nghiên cứu của tác giả chỉ phân tích sự tác động của vốn đầu tư và lao động tới tăng trưởng kinh tế Một nghiên cứu khác cũng sử... tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, là yếu tố quan trọng góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đầu tư tác động lên tăng trưởng kinh tế ở cả hai mặt tổng cung và tổng cầu Yếu tố đầu tư là một nhân tố của công thức (2.1) ta có: Y=C+I+G+X–M Trong kinh tế vĩ mô cũng như hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) Y của GDP; C là tiêu dùng cuối cùng của hộ ... trạng tăng trưởng kinh tế, vốn lao động địa bàn Thành phố Cần Thơ Mục tiêu 2: Phân tích tác động yếu tố vốn lao động đến tăng trưởng kinh tế thành phố Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tăng. .. CHƢƠNG PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VÀ LAO ĐỘNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 4.1 THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ, VỐN ĐẦU TƢ VÀ LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1.1 Thực trạng tăng trƣởng kinh tế 4.1.1.1... 4: PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VÀ LAO ĐỘNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 30 v 4.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư lao động Thành phố Cần Thơ 30 4.1.1 Thực trạng tăng

Ngày đăng: 07/10/2015, 21:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan