giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam khi tham gia AEC

44 1.2K 1
giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam khi tham gia AEC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Nghĩa đầy đủ Tiếng Anh APEC Asia Pacific Economic Cooperation ASEAN The Association of Southeast Asian Nations CIF Cost - Insurance - Freight EU European Union FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations FDI Foreign Direct Investment FOB Free On Board ISO International Organization for Standardization ODA Official Development Tiếng Việt Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí Liên minh Châu Âu Tổ chức Nông lương thế giới Đầu tư trực tiếp nước ngoài Giao hàng trên tàu Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa Hỗ trợ phát triển chính thức 10 WTO Assistance World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG STT 1 2 3 4 5 2 Nội dung Trang Sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 27 2008-2014 Xuất khẩu gạo của Việt Nam theo thị trường năm 201328 2014 Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 29 Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và các nước năm 2013 29 Giá gạo bán buôn của Việt Nam giai đoạn 2011-2014 31 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong điều kiện hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với mọi nền kinh tế và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức khu vực và quốc tế từ đó tận dụng đựoc nhiều cơ hội từ việc mở cửa nền kinh tế mang lại nhiều thành tựu trước hết phải kể đến ở lĩnh vực nông nghiệp nhất là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Trong các thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam, có thể nói ASEAN là thị trường lớn nhất do Việt Nam đã tận dụng khai thác lợi thế về địa lý và nét tương đồng trong văn hoá Á châu. Hàng năm sản lượng gạo tiêu thụ ở thị trường này là rất lớn, tuy nhiên đứng trước các thách thức cạnh tranh khi Việt Nam tham gia ASEAN và khu mậu dịch tự do ASEAN( AFTA) thì Việt Nam còn nhiều bất cập cần giải quyết: chất lượng sản phẩm, bảo vệ thương hiệu,… Nếu các vấn đề trên được giải quyết hợp lý thì xuất khẩu gạo sang ASEAN sẽ có bước phát triển cao hơn trong thời gian tới. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, em chọn để tài “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước ASEAN trong quá trình tham gia AFTA” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Đề án được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu và thúc đẩy xuât khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam sang các nước ASEAN từ đó đề xuất ra những định hướng và giải pháp cụ thể nhằm củng cố, đẩy mạnh và phát triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực này. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề án nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam. Đồng thời đề án cũng đưa ra các định hướng giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang các nước ASEAN. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề án sự dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đồng thời cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, đánh giá,so sánh để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề đã đặt ra. 4 Nguồn tư liệu, thông tin sử dụng trong đề án được lấy từ Vụ Xuất Nhập Khẩu( Bộ Công Thương), tổng cục thống kê Việt Nam và các nguồn thông tin chính thức khác từ internet. 5. Kết cấu của đề án: Nội dung của đề án gồm những phần cơ bản như sau: Chương 1: Một số vấn đề lí luận về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong nền KTTT và kinh nghiệm của Thái Lan trong xuất khẩu gạo Chương 2: Khái quát về AFTA Chương 3: Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào ASEAN Chương 4: Định hướng giải pháp đẩy mạnh xuât khẩu gạo của Việt Nam sang ASEAN. 5 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG NỀN KTTT VÀ KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN TRONG XUẤT KHẨU GẠO 1.1. Khái niệm, hình thức xuất khẩu và 1.1.1. Khái niệm và hình thức xuất khẩu nội dung đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Khái niệm: Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, qua đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cao mức sống nhân dân. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình. Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Nền sản xuất xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh này. Các hình thức xuất khẩu: Xuất khẩu uỷ thác: Trong phương thức này, đơn vị có hàng xuất khẩu là bên uỷ thác giao cho đơn vị xuất khẩu gọi là bên nhận uỷ thác tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình (bên nhận uỷ thác) nhưng với chi phí của bên uỷ thác. Về bản chất, chi phí trả cho bên nhận uỷ thác chính là tiền thu lao trả cho đại lý. Theo nghị định 64-HĐBT, chi phí uỷ thác xuất khẩu không cao hơn 1% của tổng số doanh thu ngoại tệ về xuất khẩu theo điều kiện FOB tại Việt Nam. Ưu nhược điểm của xuất khẩu uỷ thác: -Ưu điểm: Công ty uỷ thác xuất khẩu không phải bỏ vốn vào kinh doanh, tránh được rủi ro trong kinh doanh mà vẫn thu được một khoản lợi nhuận là hoa hồng cho xuất khẩu. Do chỉ thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất khẩu nên tất cả các chi 6 phí từ nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng không phải chi, dẫn tới giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh của Công ty. -Nhược điểm: do không phải bỏ vốn vào kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh thấp không bảo đảm tính chủ động trong kinh doanh. Thị trường và khách hàng bị thu hẹp vì Công ty không có liên quan tới việc nghiên cứu thị trường và tìm khách hàng. Xuất khẩu trực tiếp: Trong phương thức này, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương, với tư cách là một bên phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được lợi ích quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâu công việc: Giục mở L/C và kiểm tra luận chứng (nếu hợp đồng quy định sử dụng phương pháp tín dụng chứng từ), xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toán và giải quyết khiếu nại (nếu có). Ưu nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp: -Ưu điểm: Với phương thức này, đơn vị kinh doanh chủ động trong kinh doanh, tự mình có thể thâm nhập thị trường và do vậy có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, gợi mở, kích thích nhu cầu. Nếu đơn vị tổ chức hoạt động kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao, tự khẳng định mình về sản phẩm, nhãn hiệu ... dần dần đưa được uy tín về sản phẩm trên thế giới. - Nhược điểm: Trong điều kiện đơn vị mới kinh doanh được mấy năm thì áp dụng hình thức này rất khó do điều kiện vốn sản xuất hạn chế, am hiểu thương trường quốc tế còn mờ nhạt, uy tín nhãn hiệu sản phẩm còn xa lạ với khách hàng Gia công hàng xuất khẩu. Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức kinh doanh trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao ( gọi là chi phí gia công). Tóm lại, gia công xuất khẩu là đưa các yếu tố sản xuất (chủ yếu là nguyên vật liệu) từ nước ngoài về để sản 7 xuất hàng hoá theo yêu cầu của bên đặt hàng, nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch do hoạt động gia công đem lại. Vì vậy, suy cho cùng, gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động, nhưng là loại lao động dưới dạng được sử dụng(được thể hiện trong hàng hoá) chứ không phải dưới dạng xuất khẩu nhân công ra nước ngoài. Gia công xuất khẩu là một phương thức phổ biến trong thương mại quốc tế. Hoạt động này phát triển sẽ khai thác được nhiều lợi thế của hai bên: bên đặt gia công và bên nhận gia công. 1.1.2. Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Xuất khẩu đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại. Nó được ra đời trên cơ sở sự phân công lao động xã hội và lợi thế so sánh giữa các nước khác nhau, xuất khẩu càng trở nên cần thiết và không thể thiếu được đối với các quốc gia trên thế giới. Ngày nay người ta đã nhận thấy không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không có bất kỳ mối quan hệ nào với nước khác, đặc biệt là về kinh tế Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu khuyến khích các khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng ngoại tệ cho đất nước. Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển phát triển và thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vai trò của xuất khẩu được thể hiện trên các mặt cụ thể: +Đối với nền kinh tế quốc dân Là một trong hai nội dung chính hoạt động ngoại thương, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Nó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh nhờ những tác dụng chủ yếu sau: - Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Cùng với vốn đầu tư nước ngoài vốn từ hoạt động xuất khẩu có vai trò quyết định đối với quy mô và tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu. - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và phát triển sản xuất Ngoài ra, xuất khẩu còn giúp các nước tìm và vận dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của mình, cho phép phân công lao động quốc tế phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng, làm cho cơ cấu sản xuất của cả nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. 8 - Tạo việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. - Là cơ sở để mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại. +Đối với các doanh nghiệp Cùng với xu hướng hội nhập của đất nước thì xu hướng vươn ra thị trường thế giới của doanh nghiệp cũng là một điều tất yếu khách quan. Bán hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau: - Xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường có thêm cơ hội tiêu thụ hàng hoá, điều này đặc biệt quan trọng khi dung lượng thị trường nội địa còn hạn chế cơ hội tiêu thụ hàng hoá thấp hơn khả năng sản xuất của các doanh nghiệp. Vì vậy vươn ra thị trường là yếu tố khách quan. - Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh: Do phải chịu sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đứng vững được, các doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. - Xuất khẩu giúp người lao động tăng thu nhập: Do có cơ sở vật chất tốt, đội ngũ lao động lành nghề làm cho năng suất lao động cao hơn các doanh nghiệp khác, tạo tiền đề để nâng tiền lương cho người lao động Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam 1.2.1. Nhóm nhân tố quốc tế 1.2.1.1. Tổ chức thương mại quốc tế WTO 1.2. Hàng nông sản vốn là nhóm mặt hàng nhạy cảm trong thương mại quốc tế. Vì vậy, không dễ đạt được thỏa thuận về mở cửa thị trường và cắt giảm các hình thức trợ cấp đối với loại hàng hóa này. Sau nhiều Vòng đàm phán khó khăn, các nước đã thống nhất một cơ chế thương mại riêng cho hàng nông sản, thể hiện tại Hiệp định Nông nghiệp. Hiệp định đưa ra 3 loại trợ cấp nông nghiệp đó là: Trợ cấp màu hổ phách (bị cấm), trợ cấp màu xanh da trời (có thể bị kiện) và trợ cấp màu xanh lá cây (không bị kiện). Mục tiêu của Hiệp định về Nông nghiệp là tiến hành cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng các chính sách nông nghiệp có định hướng thị trường hơn nữa. Hiệp định cũng nhằm nâng cao khả năng dự đoán 9 trước các thay đổi và đảm bảo an ninh lương thực cho các nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Các quy định và cam kết trong Hiệp định Nông nghiệp được xây dựng xoay quanh ba nhóm vấn đề chính được gọi là ba trụ cột (pillars). Đó là: Tiếp cận thị trường: giảm bớt các rào cản thương mại đối với hàng nông sản nhập khẩu Trợ cấp nội địa: đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp cho sản xuất trong nước cũng như các chương trình tương tự khác, bao gồm cả các chương trình kích thích tăng giá nông sản do các trang trại bán ra hoặc các chương trình đảm bảo thu nhập cho người nông dân. Trợ cấp xuất khẩu: đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp đối với hàng nông sản xuất khẩu hay những biện pháp tương tự khác khiến cho hàng nông sản xuất khẩu có tính cạnh tranh giả tạo trên thị trường Những cam kết của Việt Nam: 1) Mở cửa thị trường: Mức cam kết giảm thuế nông sản (trừ đồ uống, rượu bia và thuốc lá),là 18% (từ 22% xuống 18%). Mức độ giảm có sự khác nhau giữa các sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm. Nhưng tổng quát chung là các sản phẩm chế biến có hiện có mức thuế cao 40-50% thì bị yêu cầu giảm nhiều hơn so với nông sản thô. Những nhóm hàng, cụ thể phải giảm nhiều hơn là thịt, sữa, rau quả chế biến, thực phẩm chế biến, quả ôn đới. Ví dụ trong nhóm quả, thì nhóm quả ôn đới như táo, lê, đào, nho, kiwi giảm Rau quả chế biến, ) Các mặt hàng nông sản thô ta có khả năng xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều v.v… không giảm hoặc giảm rất ít. Thời gian cắt giảm từ 3-5 năm. - Một số mặt hàng sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan là đường, muối, trứng gia cầm và lá thuốc lá. Trong đó, đường đã cam kết với mức hạn ngạch ban đầu là 55.000 tấn, mức tăng hạn ngạch hàng năm là 5%. Thuế trong hạn ngạch là 25% đối với đường thô, 40% đối với đường tinh luyện. Thuế ngoài hạn ngạch là 85%. Muối công nghiệp hạn ngạch ban đầu là 150 ngàn tấn, mức tăng hàng năm là 5%, thuế THN là 10-30%, Thuế NHN là 60%. Không có SSG. . So với DDA, cam kết của ta về mở cửa thị trường cao hơn. 2) Hỗ trợ trong nước: 10 Hộp xanh, chương trình phát triển: được tự do áp dụng. Hộp đỏ: áp dụng mức tồi thiểu là 10% GTSLNN Về nguyên tắc, DDA không ảnh hưởng. 3) Trợ cấp xuất khẩu: Cam kết bổ trợ cấp xuất khẩu ngay khi gia nhập. Đang bảo lưu quyền hưởng S&D trong lĩnh vực này. 1.2.1.2. Các khối liên kết Việt Nam tham gia Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức,diễn đàn hợp tác khu vực như APEC, ASEAN,… Trong phạm vi nghiên cứu của đề án cần đặc biệt quan tâm đến hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Chi tiết sẽ đề cập tới ở chương 2. 1.2.2. Nhóm nhân 1.2.2.1. Nhà nước tố quốc gia Nhà nước có vai trò quản lý, điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực trong nước đồng thời đảm bảo sự ổn định cho mặt hàng nhạy cảm này. Các chính sách nhà nước đã ban hành để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo được trình bày chi tiết ở phần 3.3. 1.2.2.2. Hiệp hội luơng thực Việt Nam Hiệp hội lương thực Việt Nam đóng vai trò kết nối giữa Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như người nông dân, đồng thời đây cũng là nơi quản lý tiêu chuẩn chất lượng cho gạo xuất khẩu. Các chính sách nhà nước ban hành được chuyển đến các doanh nghiệp- các hội viên của hội và hội cũng là nơi giúp các doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường. 1.3. 1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan trong thúc đẩy xuất khẩu gạo và bài học kinh nghiệm cho Viêt Nam Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu gạo của Thái Lan Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới cả về sản lượng va kim ngạch. Yếu tố quyết định giá của hạt gạo trên thương trường quốc tế chính là chất lượng. Gạo Thái Lan có giá cao hơn là nhờ ngon, thơm, dẻo, mẩy…, điều đó ai cũng thừa nhận. Gạo Thái ngon nhờ giống lúa tốt, đặc sản; nhưng nền tảng làm nên chất lượng hạt gạo không chỉ từ hạt giống, mà được xây dựng từ ý thức của nhà khoa học - người nông dân - doanh nghiệp xuất khẩu - khách hàng. 11 Thái Lan nước truyền thống sản xuất gạo do thời tiết khí hậu thuận lợi phát triển loại ngũ cốc này. Tuy nhiên nhiều nước khác trong khu vực cũng được trời đất ban cho thời tiết khí hậu tương tự, nhưng không làm được, còn Thái Lan do có chiến lược đúng đắn với diện tích chỉ 513.100 Km2 đã trở thành nước chiếm lĩnh ngôi độc tôn trên thị trường gạo thế giới. Điều kiện khí hậu thiên nhiên của Thái Lan được trời ban tặng giống như nhiều nước trồng lúa nước trong khu vực. Xét về truyền thống canh tác, Thái cũng mang màu sắc thuần nông giống như các nước khác, nhưng vì sao Thái Lan diện tích đất nước chỉ 513.100 Km2 lại bứt lên và nhanh chóng trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Năm 2011 mặc dù bị thiên tai lũ lụt lớn nhất trong lịch sử, xuất khẩu gạo của Thái Lan vẫn đạt 10,6 triệu tấn, thu nhập 200 tỉ Bạt. Từ tháng 1 tới tháng 4/2012, cho dù nhiều nước khác bắt đầu xuất khẩu gạo như Ấn Độ, nhưng lượng xuất khẩu gạo của Thái vẫn đạt 2,7 triệu tấn, đứng số 1 thế giới. Trước thập kỷ 60 Thế kỉ 20, Thái Lan vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất lúa gạo vẫn bình thường như nhiều nước khác, xuất khẩu gạo vẫn ở mức trung bình, nhưng từ đầu Thập kỷ 70 và nhất là thời gian khi bước vào Thập kỷ 80 Thế kỷ 20 tới nay, Thái Lan bứt lên và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với số lượng hàng năm trên 10 triệu tấn. Thành công này của Thái Lan trước tiên phải kể tới vai trò của nhà nước do đã định hướng chiến lược phát triển kinh tế quốc dân đúng đắn, biết khai thác và khơi dậy tiềm năng về thế mạnh của đất nước. Nhận thức rõ thế mạnh của mình, Nhà nước Thái Lan xác định lấy ưu tiên phát triển nông nghiệp làm chiến lược cơ bản cho phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Năm 1982, Chính phủ Thái Lan định ra “Chiến lược phát triển kinh tế quốc dân lấy hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp làm mục tiêu”. Tiếp đó, năm 1995, Nhà nước lại ban hành “Quy hoạch tăng cường phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và ứng dụng kỹ thuật mới vào nông nghiệp”. Năm 2000, Nhà nước lại ban hành “Chiến lược nâng đỡ sản xuất nông nghiệp lấy năng suất cao, tăng phụ gia sản phẩm nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp làm mục tiêu phấn đấu”. Đây là những văn bản mang tính pháp quy tạo hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Căn cứ vào quy định của nhà nước, các bộ, ban ngành đều thành lập các “Ban thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và sản xuất lúa gạo” để hỗ trợ Chính phủ thực hiện các chính sách về ưu đãi, nâng đỡ sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa gạo. Những biện pháp như chính sách trợ cấp giá, đầu tư và 12 cho vay, nhất là giải quyết tốt khâu vốn và kỹ thuật nhằm phát huy tối đa tính tích cực sản xuất lúa gạo của nông dân. Bộ thương mại Thái Lan đặc biệt định ra “Chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo”, như làm thế nào hạ thấp giá thành, điều chỉnh mạng lưới cung cấp trong nước, phát triển mạnh mẽ kỹ thuật gia công chế biển gạo tiên tiến và hiện đại nhất. Cùng với văn bản pháp quy, Chính phủ Thái Lan đã đưa những chính sách hỗ trợ vào cuộc sống thực tế của sản xuất lúa gạo, trong đó hết sức chú trọng xây dựng cơ sở thiết bị hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, như từ Thập kỷ 60 tới nay, nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỉ Bạt vào công cuộc này, nhất là thủy lợi và giao thông nông thôn. Hiện nay những cơ sở hạ tầng của nông thôn Thái Lan vào loại bậc nhất ở Đông Nam Á. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp và sản xuất lúa gạo được Nhà nước và chính quyền các cấp đặc biệt coi trọng. Trong khâu chọn giống, Thái Lan đặc biệt coi trọng loại giống tốt và được thị trường ưa thích như gạo tám thơm. Loại lúa này được nhà nước đặc biệt coi trọng như “quả đấm mạnh”, nên đã tập trung xây dựng thành một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ khâu chọn giống tới kỹ thuật canh tác, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ trên thị trường thế giới. Chính vì vậy mà giá gạo của Thái Lan luôn cao hơn các nước khác, nhưng vẫn được khách hàng các nước ưa chuộng. Cuối cùng là khâu tuyên truyền, quảng cáo. Trong chiến lược tuyên truyền hàng xuất khẩu thì “Gạo Thái” được đặt lên vị trí hàng đầu và Thái Lan đổ nhiều công sức, kể cả tài chính vào công tác quảng cáo. Tất cả các cơ hội, như Festival, Hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước đều được Thái Lan tận dụng tối đa. “Festival gạo Thái lần thứ ba” tổ chức ba ngày từ 25/5 tới 27/5/2012 vừa qua, Thái Lan đã trưng bày hơn 100 loại giống lúa tốt cùng các kỹ thuật sản xuất và chế biến gạo hiện đại vào bậc nhất thế giới hiện nay. Ngoài ra, Thái Lan còn hợp tác với các nước, nhất là các nước ASEAN lập ra các tổ chức như Hiệp hội lúa gạo, Hợp tác đối tác trao đổi lúa gạo, Hiệp hội tiêu thụ gạo... nhằm tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các nước. Chính vì vậy, “Gạo Thái” trở thành thương hiệu nổi danh khắp thế giới. Mặc dù, nguồn cung cấp gạo trên thị trường thế giới hiện nay dồi dào hơn trước, như Ấn Độ, Indonexia, Việt Nam đều tăng cường xuất khẩu. Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) ngày 13/6/2012 cho biết, tình hình cung cấp gạo năm nay dồi dào hơn do sản lượng ngũ cốc toàn cầu sẽ đạt mức kỷ lục 2,42 tỷ 13 tấn, trong khi lượng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 2,38 tỷ tấn. Hiện các kho gạo của Ấn Độ và Thái Lan tới 30 triệu tấn, đủ đáp ứng giao dịch toàn cầu năm nay. 1.3.2. Bài học cho Việt Nam Từ những phân tích trên, chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm để áp dụng cho Việt Nam đó là: Thứ nhất, việc nâng cao giá trị của gạo xuất khẩu gắn với việc tăng chất lượng của sản phẩm và mở rộng được khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng, nhiều cấp độ và thay đổi hết sức nhanh chóng. Đồng thời việc nâng cao giá trị gạo cũng gắn với việc đa dạng hóa sản phẩm, khai thác lợi thế theo quy mô, tăng năng suất lao động, hướng tới sản xuất gạo chất lượng cao trên cơ sở những tiến bộ mới của công nghệ sinh học. Thứ hai, đầu tư vào việc chọn giống lúa thích hợp để trồng trọt. Cần lựa chọn giống lúa có chất lượng cao và giá trị lớn, có khả năng cho năng suất cao và chất lượng gạo tốt. Thứ ba, đầu tư vào khâu chăm sóc để bảo đảm chất lượng lúa. Việc xây dựng chế độ chăm sóc quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa như bảo vệ cây khỏi thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh nhằm cho ra hạt gạo có chất lượng ổn định. Thứ tư, đầu tư vào khâu thu hoạch, chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm gạo. Hoạt động thu hoạch cần được đầu tư thỏa đáng để tránh tình trạng lãng phí hoặc làm giảm chất lượng gạo do hao hụt tự nhiên cũng như do thời tiết. Chẳng hạn, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lúa của Việt Nam khoảng 13 – 16% trong khi đó tỷ lệ này của Thái Lan khoảng 7 – 10%. Hệ thống máy móc thu hoạch và lưu kho cần được đầu tư đồng bộ. Đồng thời các loại dây chuyền chế biến, sàng tuyển và đánh bóng gạo cần được coi trọng. Với giống lúa tốt lại được đầu tư vào khâu chế biến nên gạo Thái Lan xuất khẩu thường có giá xuất khẩu cao hơn gạo xuất khẩu cùng loại của Việt Nam. Thứ năm, đầu tư vào khâu đóng gói, bao bì, nhãn hiệu và quảng bá thương hiệu gạo trên thị trường xuất khẩu. Vấn đề đóng gói sản phẩm, bao bì, nhãn hiệu của sản phẩm gạo hấp dẫn cũng là yếu tố thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng hóa thậm chí họ phải trả giá cao. Những người tiêu dùng trong xã hội phát triển đều mong muốn các sản phẩm được đựng trong các bao bì phù hợp, không bị tác động từ bên ngoài. Vì thế, đầu tư vào bao bì sản phẩm gạo hợp lý có thể thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm có thể được bán với giá cao hơn do uy tín của nó được nâng lên theo đánh giá của người tiêu dùng. Việc đầu tư bao bì, 14 đóng gói sản phẩm có thể diễn ra trong ngắn hạn song đầu tư để có thương hiệu gạo có danh tiếng và uy tín phải là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và tốn kém cả về chi phí và thời gian. Thứ sáu, cần đầu tư lớn vào phát triển khoa học nông nghiệp. Cần thường xuyên cập nhật xu hướng vận động của nền nông nghiệp thế giới, trọng điểm đầu tư phát triển khoa học – nông nghiệp thế giới để định hướng, hoạch định chính sách và đầu tư thỏa đáng cho việc nâng cao giá trị xuất khẩu mặt hàng gạo. Thứ bảy, cần có chính sách cho vay vốn và bảo lãnh vay vốn ngân hàng hợp lý và hữu hiệu để tài trợ phát triển xuất khẩu gạo. Đồng thời phát huy hiệu quả của đồng vốn đối với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gạo, các hộ nông dân. Chính sách này cần phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và trình độ phát triển của một nền nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Thứ tám, chú trọng đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đặc biệt là phát triển hệ thống giáo dục trong nông nghiệp và nông thôn cả kiến thức phổ thông, kỹ năng nghề nghiệp và các hình thức đào tạo nâng cao và chuyên sâu khác để những thành tựu mới của khoa học – công nghệ trong nông nghiệp dễ tiếp cận với thực tếthông qua hoạt động chuyển giao, nghiên cứu và phát triển; đặc biệt là tại các vùng có thế mạnh trong sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu. Thứ chín, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn để vừa góp phần nâng cao giá trị gạo xuất khẩu vừa góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất và chế biến gạo tại nông thôn; đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân nông nghiệp, đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ cao một cách thích hợp. Đây cũng là quá trình để Việt Nam có thể tổ chức lại nền sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu theo hướng hiện đại, công nghệ cao vàcó khả năng cạnh tranh cao 15 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ AFTA 2.1. Giới thiệu chung về AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA từ các chữ cái đầu của ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. Sáng kiến về AFTA vốn là của Thái Lan. Sau đó hiệp định về AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (gọi chung là CLMV) được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này. · Sự ra đời của AFTA: Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN trước nhứng thách thức to lớn không dễ dàng vượt qua nếu không có sự liên kết chặt chẽ và nỗ lực vủa toàn hiệp hội, những thách thức đó là: - Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nước cũng như quốc tế. - Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt như Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ và Khu vực Mậu dịch Tự do châu Âu của EU, NAFTA sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hoá ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này. - Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưu đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga và các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở rộng về thành viên, vừa phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực. Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, theo sáng kiến của Thái Lan, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA). 16 2.2. - Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT · Khái niệm: CEPT (Common Effective Preferentical On Tariffs) là chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung. CEPT là một cơ chế thông qua đó thuế quan đánh trên hàng hoá buôn bán giữa các nước trong khu vực ASEAN, gồm 40% các mặt hàng sẽ được giảm thuế xuống còn 0 – 5% trước năm 2002 – 2003 (2006 đối với Việt Nam, 2008 đối với Lào và Myanmar, và 2010 đối với Campuchia) Việc giảm thuế quan được thực hiện theo các con đường nhanh và thông thường. Thuế quan đối với hàng hoá theo con đường nhanh được giảm mạnh còn 0 – 5% trước năm 2000. Thuế quan đối với hàng hoá theo con đường thông thường được giảm xuống mức này trước năm 2002, hoặc 2003 đối với mét sè Ýt sản phẩm. Hiện nay, khoảng 81% danh mục thuế quan của ASEAN đã được thực hiện theo mét trong hai con đường trên. Các sản phẩm thực hiện giảm thuế nhập khẩu do các nước hội viên ASEAN tù đề nghị căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh kinh tế của mỗi nước. · Nội dung của chương trình CEPT Vấn đề loại bỏ rào cản thuế quan: Để thực hiện CEPT, mỗi nước phải thực hiện phân loại hàng hoá theo 4 danh mục sau: 1. Danh mục giảm thuế NK (IL – Inclusion lisst) 2. Danh mục loại trừ tạm thời (TEL – Temporary Exclusion list) 3. Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL – General Exclusion list) 4. Danh mục hàng nhạy cảm (SL – Sensitive list) a) Danh mục giảm thuế NK – IL Danh mục này do các nước thành viên ASEAN tuỳ vào điều kiện kinh tế của mình tự nguyện đề nghị , nằm trong 2 cấp độ cắt giảm: - Một là các sản phẩm cắt giảm thuế nằm trong chương trình cắt giảm cấp tốc (Fast track) - Hai là chương trình bình thường (Normal track) * Chương trình cắt giảm thuế quan nhanh: áp dụng đối với các sản phẩm hiện nay thuế nhập khẩu đang có mức tõ 20% trở xuống, sẽ được cắt giảm theo 2 bước: bước 1 là các sản phẩm có mức thuế quan dưới 20% sẽ được cắt giảm xuống tõ 0 – 5% trong vòng 7 năm (từ tháng 1 - 1993 đến 1-2000) và bước 2 là các sản phẩm hiện đang có mức thuế quan 20% sẽ được cắt giảm đến mức 0-5% trong vòng 10 năm (tõ 1 - 1993 đến 1-2003) * Chương trình cắt giảm thuế quan thông thường: bao gồm các sản phẩm có mức thuế hiện nay trên 20%, sẽ được cắt giảm theo 2 bước: bước 1 cắt giảm thuế quan các sản phẩm trên 20% mức xuống 20% trong vòng tõ 5 đến 8 năm; bước 2 cắt giảm tiếp tục mức thuế quan xuống dưới 5% trong vòng 7 năm tiếp theo (kể từ năm 1993) 17 b) Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế TEL: Nhận thấy rằng các quốc gia thành viên ASEAN còn gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định chính sách tự do thương mại, để tạo thuận lợi cho các thành viên có một thời gian ổn định trong mét sè lĩnh vực cụ thể nhằm tiếp tục các chương trình đầu tư đã được đưa ra trước khi tham gia kế hoạch CEPT hoặc có thời gian chuyển hướng đối với mét sè sản phẩm tương đối trọng yếu, hiệp định CEPT cho phép các nước thành viên ASEAN được đưa ra mét sè sản phẩm tạm thời chưa thực hiện tiến trình giảm thuế theo kế hoạch CEPT. Các sản phẩm trong danh mục loại trừ tạm thời sẽ không được hưởng nhượng bộ tõ các nước thành viên. Tuy nhiên danh mục này chỉ có tính tạm thời và sau mét khoảng thời gian nhất định các quốc gia phải đưa ra toàn bộ các sản phẩm này vào danh mục giảm thuế. Lịch trình chuyển các sản phẩm trong danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục cắt giảm được qui định rằng toàn bộ các sản phẩm trong danh mục tạm thời loại trừ sẽ được chuyển sang Danh mục cắt giảm thuế trong vòng 5 năm, tõ 1 - 1 1996 đến 1-1-2000; mỗi năm chuyển 20% sè sản phẩm trong danh mục loại trừ tạm thời. c) Danh mục loại trừ hoàn toàn – GEL Danh mục này bao gồm những sản phẩm không tham gia hiệp định CEPT. Các sản phẩm trong danh mục này phải là những sản phẩm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống, sức khoẻ con người, động thực vật, đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật, di tích lịch sử khảo cổ. Việc cắt giảm thuế cũng như xoá bỏ các biện pháp phi thuế đối với các mặt hàng sẽ không được xem xét đến theo chương trình CEPT. d) Danh mục sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm (5L): Theo Hiệp định CEPT – 1992, sản phẩm nông sản chưa chế biến không được đưa vào thực hiện kế hoạch CEPT. Tuy nhiên, theo Hiệp định CEPRT sửa đổi; các sản phẩm nông sản chưa chế biến này sẽ tuỳ vào điều kiện kinh tế từng quốc gia được đưa ba loại danh mục khác nhau là: danh mục giảm thuế, danh mục loại trừ tạm thời và danh mục các sản phẩm chưa chế biến nhạy cảm. Nông sản chế biến được đưa vào CEPT bao gồm các sản phẩm: thịt, cá, sữa, súc sản, cà phê, chè, ngũ cốc, hạt có dầu, dầu mỡ động vật, thịt chín, đường, coca, đồ uống, thuốc lá…. Sản phẩm nông sản chưa chế biến trong danh mục cắt giảm thuế ngay được chuyển vào chương trình cắt giảm thuế nhanh hoặc chương trình cắt giảm thuế bình thường vào 1 - 1 - 1996 và sẽ được giảm xuống còn 0 – 5% vào 1-1-2003. Các sản phẩm trong danh mục tạm thời loại trừ của hàng nông sản chưa chế biến sẽ được chuyển sang danh mục cắt giảm thuế trong vòng 5 năm, tõ 1 - 1 - 1998 đến 1-1-2003, mỗi năm chuyển 20%. 18 - 2.3. 2.3.1. Các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm sau đó lại được phân vào hai danh mục tuỳ theo mức độ nhạy cảm là danh mục các nông sản chưa chế biến nhạy cảm và danh mục các nông sản chưa chế biến nhạy cảm cao. Quá trình thoả thuận để xác định các quy định về cơ chế cắt giảm thuế quan cho các sản phẩm nhạy cảm cho đến nay vẫn đang được tiếp tục. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm trong danh mục nhạy cảm, thời điểm bắt đầu cắt giảm đã được xác định là 1 - 1 - 2001 và kết thúc vào năm 2010 với mức thuế suất phải đạt là 0 – 5%. Đối với các sản phẩm trong danh mục nhạy cảm cao, thời hạn kết thúc còng đã được xác định là 2010, tuy nhiên sẽ có mét sè linh hoạt nhất định sẽ được áp dụng liên quan đến mức thuế suất kết thúc, các biện pháp phòng ngừa bất trắc… Vấn đề loại bỏ các rào cản phi thuế quan: Để xây dựng thành công khu vực mậu dịch tự do chương trình CEPRT còn đề cập đến các biện pháp loại bỏ hạn chế số lượng nhập khẩu (QR) và các hàng rào phi thuế quan khác. Về vấn đề này, Hiệp định CEPT đã quy định ở điều 5 Hiệp định CEPT. · Các nước thành viên sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm trong CEPT trên cơ sở ưu đãi áp dụng cho sản phẩm đó. · Các hàng rào phi thuế quan khác sẽ được xóa bỏ dần dần trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi. · Các hạn chế ngoại hối các nước đang áp dụng sẽ được ưu tiên đặc biệt đối với các sản phẩm thuộc CEPT. · Tiến tới thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, công khai chính sách và thừa nhận các chất lượng của nhau. · Trong trường hợp khẩn cấp (số lượng hàng nhập khẩu gia tăng đột ngột gây phương hại đến sản xuất trong nước hoặc đe doạ cán cân thanh toán), các nước có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng việc nhập khẩu. Như vậy, mặc dù tinh thần chung của các nước ASEAN là mong muốn thực hiện sớm CEPT, giảm tối đa các hàng rào thuế quan và phi thuế quan song do thực tiễn cơ cấu sản xuất của các nước ASEAN tương đối giống nhau, trình độ phát triển cũng còn kém…nên quá trình hợp tác mở cửa thị trường vẫn còn nhiều khó khăn. Tiến trình cắt giảm các hàng rào phi thuế quan theo quy định hiện nay có nhiều khả năng thực hiện được, song đối với các mặt hàng nhạy cảm thì vấn đề bảo hộ còn rất tiềm Èn và các hàng rào phi thuế quan là những công cụ hết sức quan trọng của các nước ASEAN để bảo hộ sản xuất nội địa trong thời gian tới. Quá trình tham gia và lịch trình cắt giảm thuế của Việt Nam Những yêu cầu chung của CEPT- AFTA đối với Việt Nam 19 Chương trình giảm thuế nhập khẩu theo CEPT của việt nam bắt đấu thựchiện từ 1/1/1996 và hoàn thành vào 1/1/1996 để đạt mức thuế xuất 0-5%. Cácbước thực hiện : Xác định danh mục các mặt hàng giảm thuế : danh mục giảm thuế ngay(IL),danh mục loại trừ tạm thời (TEL),danh mục hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL),danh mục loại trừ hoàn tòan(GEL). Các mặt hàng thuộc danh mục IL bắt đầu giảm thuế từ 1/1/1996 với mức thuế 0-5% kết thúc váo 1/1/1996 mặt hàng có thuế suất trên 20%giảm xuống 20%vào ngày 1/1/2001.Mặt hàng có thuế suất nhỏ hơn hoặc bằng 20% sẽ giảm xuống 0-5% vào ngày 1/1/2003 Các mặt hàng thuộc danh mục TEL sẽ chuyển sang danh mục IL trong vòng 5 năm từ 1/1/1999 đến 1/1/2003 mỗi năm chuyển 20% .Các bước giảm sau khi đưa vào IL thực hiện chậm nhât là 2-3 năm mỗi lần giảm không ít hơn 5%. Các mặt hàng thuộc danh mục SL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/2004 kết thúc vào 1/1/2013 với thuế suất cuối cùng 0-5%. Riêng mặt hàng đường vào năm 2010 là 0-5% 2.3.2. Những quy định của CEPT- AFTA đối với hàng nông nghiệp Việt Nam Các mặt hàng nông sản chưa chế biến gồm một số loại gạo, hoa quả, thực phẩm, đuờng là những mặt hàng nông sản nhạy cảm không thuộc diện phải xoá bỏ thuế quan, có lộ trình giảm thuế từ năm 2004 xuống mức thuế cao nhất là 5% vào năm 2013( trừ mặt hàng đuờng là năm 2010). 2.4. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia AFTA 2.4.1. Về cơ hội: · Bắt kịp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới: Khi tham gia AFTA, chúng ta sẽ có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế và thương mại, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, bởi AFTA ảnh huởng trực tiếp đến xuất khẩu, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, sẽ kích thích các doanh nghiệp trong nước tập trung lao dộng, tích cực khai thác tài nguyên sẵn có để xuất hàng hoá xuất khẩu · Có diều kiện thâm nhập một thị trường rộng lớn với hơn 500 triệu dân: Truớc mắt, Việt Nam sẽ thu được nguồn lợi lớn, do mậu dịch tự do mang lại. Ðồng thời, Việt Nam có điều kiện hơn để xuất hàng của mình vào một thị truờng rộng lớn của các nước Về thành viên ASEAN, với khoảng 500 triệu dân mà không đòi hỏi quá cao về chất luợng sản phẩm, khi các hàng rào mậu dịch đã được tháo gỡ. Có được thị trường tiêu thụ mới là một yếu tố giúp huy động tiềm năng lao động và tài nguyên dồi dào của Việt Nam vào phát triển xuất khẩu. · Tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực:Với việc tham gia AFTA, các nuớc ASEAN có điều kiện mở rộng hợp tác vàthu hút đầu tư nước 20 - - ngoài nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, từngbước nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ, tức là tăng thế thương lượngcạnh tranh ngay cả trên thị trường nội địa và khu vực. · Thu hút đầu tư nước ngoài:Do việc thành lập AFTA, ASEAN sẽ trở thành thị trường hợp nhất khá lớn,với sự phân công lao động chặt chẽ hơn, sẽ là địa bàn thu hút đầu tư củanhiều công ty đa quốc gia và tập đoàn kinh tế lớn từ Nhật Bản, Tây Âu, Mỹvà các nước NIEs.Với những lợi thế so sánh nhất định về lao động, tài nguyên thiên nhiên và thịtrường có dung lượng lớn, hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ trởnên hấp dẫn nếu tạo được môi trường đầu tư và chính sách hợp lý. Tiến trình thực hiện AFTA của Việt Nam sẽ có tác dụng thu hút thêm đầu tư nước ngoàivào Việt Nam không chỉ từ các nước ASEAN mà còn từ các khu vực khác. 2.4.2. Những thách thức • Thách thức chung: Sức ép sẽ ngày càng tăng dối với các doanh nghiệp trong cũng như ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất do hàng hoá của các nước thành viên ASEAN sẽ nhập vào thị trường nước ta ngày càng nhiều với thuế suất giảm dần đến 0% tạo nên sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong quá trình quốc tế hoá thương mại. Xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam thấp hon so với các nước thành viên khác Kỹ thuật còn hạn chế Khác biệt về hệ thống thuế áp dụng đối với hàng xuất nhập khẩu và hệ thống mã số của Biểu thuế Việt Nam so với các nước ASEAN khác Việc cắt giảm thuế mạnh và dột ngột vào những năm cuối sẽ khiến cho các doanh nghiệp đang được huởng mức bảo hộ cao từ thế quan sẽ rơi vào tình trạng khó khăn. Ngoài ra, việc cắt giảm thuế quan muộn sẽ gây tâm lý thiếu chủ động cho các doanh nghiệp để phấn dấu nâng cao khả năng cạnh tranh ở cả thị truờng trong nước và quốc tế. • Về mặt đối ngoại, theo tinh thần của CEPT, năm 2001 tất cả các mặt hàng sẽ đưa vào cắt giảm của Việt Nam có thuế suất CEPT cao hơn 20% đều phải đưa xuống bằng hoặc thấp hơn 20%; còn mức thuế suất thực hiện CEPT những mặt hàng bắt đầu được chuyển vào thực hiện cắt giảm từ những năm sau đó cũng không được cao hơn 20%, như vậy Việt Nam cũng sẽ vấp phải không ít khó khăn, vuớng mắc. • Về sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ:Việc hạ thấp hàng rào thuế quan và phi thuế quan ngay lập tức sẽ gây ra mộtcuộc cạnh tranh gay gắt đối mặt với các loại hàng hoá nhập khẩu giá hạ từ cácnước ASEAN ngay tại thị trường trong nước. 21 Các yếu tố khác như chất lượng, mẫu mã cũng sẽ thay đổi do sức ép của cạnhtranh trong nội bộ AFTA. Tính cạnh tranh sẽ rất mạnh và sự thay đổi hàngrào thuế quan sẽ có tác dụng quyết dịnh. =>Ta không ngồi chờ mà luôn có biện pháp thích hợp với từng ngành, từngthời kỳ nhằm nâng cao nội lực của nền kinh tế, và khả năng cạnh tranh. • Về khả năng của các doanh nghiệp:Doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít, khả năng tổ chức thị trường yếu, nếukhông sắp xếp lại, tăng cường khả năng tích tụ và tập trung vốn, hoàn thiệncơ chế quản lý và định chế tài chính thì chúng ta càng khó khăn. Đây là quátrình buộc các doanh nghiệpphải tích tụ và tập trung quy mô thích hợp để tồntại và phát triển.Ðối với các doanh nghiệp, việc thực hiện các nguyên tắc về không phân biệtđối xử (MFN) dành cho các doanh nghiệp của các nước thành viên sẽ đặt ranhững thách thức gay go. • Về hệ thống chính sách kinh tế thuơng mại:Chính sách thương mại ngày càng có tầm quan trọng cho phép nâng cao năng lực cạnh tranh vừa mở rộng vừa củng cố vị trí của mỗi quốc gia 22 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀO ASEAN 3.1. Đặc điểm thị trường gạo ASEAN Với dân số 556,2 triệu người, mức tiêu thụ gạo tăng gấp đôi 50 năm qua, Đông Nam Á hiện là thị trường xuất khẩu quan trọng của gạo Việt Nam. Sản xuất và xuất nhập khẩu lúa gạo các nước Đông Nam Á Sản lượng lúa của các nước ASEAN đạt 222,87 triệu tấn năm 2013 và tăng lên 223,13 triệu tấn năm 2014, trong đó đáng kể nhất là Indonesia với 71,3 triệu tấn năm 2013 và 72 triệu tấn năm 2014, Việt Nam với 44,1 triệu tấn năm 2013 và 44,2 triệu tấn năm 2014 và Thái Lan với 38,2 triệu tấn năm 2013 và 37,5 triệu tấn năm 2014. Thái Lan Sản lượng lúa của Thái Lan được dự đoán đạt 38,8 triệu tấn (26 triệu tấn gạo) trong niên vụ 2014-2015 (tháng 1/2014-tháng 12/2014), tăng nhẹ so với 38,79 triệu tấn năm 2013-2014, mặc dù diện tích gieo cấy giảm 1% xuống 12,88 triệu ha từ 12,97 triệu ha năm 2013, theo số liệu của Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp Thái Lan (OAE). Theo số liệu của FAO, sản lượng lúa năm 2013 của Thái Lan đạt 38,2 triệu tấn, và giảm nhẹ xuống 37,5 triệu tấn năm 2014. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán, sản lượng lúa của Thái Lan năm tài khóa 2013-2014 (tháng 1 – tháng 12/2014) đạt 31 triệu tấn (20,5 triệu tấn gạo), tăng 1,5% so với 30,6 triệu tấn lúa (20,2 triệu tấn gạo) năm 20122013. Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) cho biết, 5 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu gạo của nước này đạt 3,82 triệu tấn, tăng 52% so với 2,51 triệu tấn cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu gạo trắng đạt 1,79 triệu tấn, chiếm 47% tổng lượng xuất khẩu; gạo Hom Mali đạt 552.279 tấn, chiếm 14%; gạo tấm đạt 473.870 tấn, chiếm 12%; gạo nếp 70.732 tấn, chiếm 2%. 23 Về giá trị, Thái Lan thu về 63.076 triệu baht từ xuất khẩu gạo trong 5 tháng đầu năm 2014, tăng 19% so với 52.986 triệu baht cùng kỳ năm 2013. Tính theo USD, xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt 1.938 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2014, tăng 8% so với 1.787 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Sau một thời gian tạm ngừng bán gạo để kiểm tra kho dự trữ trên toàn quốc, bắt đầu từ tháng 8, Thái Lan sẽ lại mở bán gạo từ kho dự trữ quốc gia, theo quyền Cục trưởng Cục Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan. Theo ước tính của FAO, năm 2014 Thái Lan sẽ xuất khẩu 8,7 triệu tấn gạo, tăng 30% so với 6,7 triệu tấn gạo năm 2013. Trong khi đó, USDA ước tính xuất khẩu gạo của Thái Lan năm 2014 ước đạt 9 triệu tấn, tăng 34% so với năm 2013. Còn Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) ước tính xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ tăng lên 9,2 triệu tấn trong năm 2014. Malaysia FAO dự báo sản lượng lúa năm 2014 của Malaysia dự báo tăng lên kỷ lục 2,7 triệu tấn (khoảng 1,755 triệu tấn gạo), tăng 3% so với 2,63 triệu tấn năm 2013 chủ yếu do năng suất cao hơn nhờ thời tiết thuận lợi và sự hỗ trợ của chính phủ đối với ngành lúa gạo, kể cả việc cung cấp các khoản trợ cấp về đầu vào và máy móc nông nghiệp. Cũng theo ước tính của FAO, nhập khẩu gạo của Malaysia năm tài khóa 20142015 (tháng 6/2014 – tháng 6/2015) đạt 1,1 triệu tấn, tăng 10% so với 1 triệu tấn năm 2013-2014, bất chấp sản lượng lúa gạo nội địa tăng. Trong khi đó, USDA ước tính năm 2013-2014 (tháng 1-tháng 12/2014) Malaysia sản xuất khoảng 2,7 triệu tấn lúa (1,76 triệu tấn gạo), tăng 4% so với 2,61 triệu tấn lúa (1,69 triệu tấn gạo) năm 2013. Sản lượng lúa của Malaysia năm 2014-2015 được dự báo tăng lên 2,77 triệu tấn (1,8 triệu tấn gạo). Bộ Nông nghiệp và Ngành dựa trên Nông nghiệp Malaysia (UMNO) đang có kế hoạch tăng sản lượng trong nước, nâng cao chất lượng gạo để chấm dứt nhập khẩu vào năm 2020. Hiện tại, Malaysia sản xuất khoảng 70% nhu cầu gạo nội địa và nhập khẩu phần còn lại, chủ yếu từ Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ gạo của Malaysia năm 2013-2014 ước đạt 2,8 triệu tấn. Theo số liệu của UMNO, năm 2013, Malaysia nhập khẩu 658.120 tấn gạo từ Việt Nam, giảm 14% so với 746.692 tấn năm 2012. Hiện Malaysia đang tạm ngừng nhập khẩu gạo từ Thái Lan do giá cao. Bên cạnh đó, Malaysia đã ký biên 24 bản ghi nhớ với Việt Nam để tăng nhập khẩu gạo từ Việt Nam và tăng kim ngạch thương mại song phương lên 11 tỷ USD vào năm 2015 so với 9 tỷ USD hiện tại. Mới đây, Malaysia đã ký hợp đồng nhập khẩu 200.000 tấn gạo 5% tấm từ Việt Nam với giá 410 USD/tấn (FOB) với thời gian giao hàng dự kiến trong tháng 7 và tháng 8/2014. Theo số liệu của Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA), nhập khẩu gạo của Malaysia từ Thái Lan năm 2010 đạt 183.677 tấn, năm 2011 đạt 330.832 tấn, năm 2012 đạt 69.686 tấn và 155.230 tấn năm 2013. Campuchia Theo số liệu của FAO, sản lượng lúa cả 2 vụ năm 2014-2015 của Campuchia đạt 9,5 triệu tấn (6 triệu tấn gạo), tăng 1% so với 9,4 triệu tấn năm 2013-2014. USDA ước tính Campuchia sản xuất 7,66 triệu tấn lúa (4,9 triệu tấn gạo) năm 2014-2015, tăng 4% so với 7,38 triệu tấn năm 2013-2014. Theo số liệu của Văn phòng Dịch vụ Một cửa Thủ tục Xuất khẩu lúa gạo (SOWS-REF), nửa đầu năm 2014, xuất khẩu gạo của Campuchia đạt 177.928 tấn, tăng 1% so với 175.959 tấn cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 6, xuất khẩu gạo của Campuchia đạt 29.666 tấn, tăng 2% so với 29.105 tấn tháng 6/2013 và tăng 6% so với 27.971 tấn tháng 5/2014. Loại gạo xuất khẩu chủ yếu là gạo trắng hạt dài (12.282 tấn) và gạo thơm jasmine (10.511 tấn). Theo số liệu của FAO, xuất khẩu gạo của Campuchia năm 2014 ước đạt 1,3 triệu tấn, tăng so với 1,2 triệu tấn năm 2013. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính Campuchia sẽ xuất khẩu 1 triệu tấn gạo trong năm 2014, kể cả xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch sang Việt Nam. Lào Tại Lào, các cơn mưa trong mùa mưa đến chậm có khả năng tác động mục tiêu đạt sản lượng lúa từ 3,8-4 triệu tấn tấn (khoảng 2,5-2,6 triệu tấn gạo) trong năm 2014 của nước này. Chính phủ Lào đặt mục tiêu đạt sản lượng lúa khoảng 3,2 tấn/ha trong năm 2014 với điều kiện không có thiên tai. 25 Hàng năm, ngành nông nghiệp của Lào thường chịu ảnh hưởng của thiên tai như lũ lụt và hạn hán. Năm 2013 diện tích gieo cấy của Lào đạt 720.000 ha, sản lượng 2,9 tấn/ha nhưng gần 45.500 ha ảnh hưởng của lũ lụt, gây thiệt hại hàng nghìn tấn lúa. Lào đang tiến dần đến mục tiêu tự túc lúa gạo và hiện đang quan tâm đến việc mở rộng xuất khẩu. Theo Bộ Nông nghiệp Lào, thặng dư lúa gạo của nước này hiện đạt khoảng 1 triệu tấn/năm. Lào đã xuất khẩu khoảng 200.000-300.000 tấn gạo sang Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và một số nước khác. Theo FAO, sản lượng lúa của Lào năm 2014 ước đạt 3,2 triệu tấn, giảm nhẹ so với 3,3 triệu tấn năm 2013. Trong khi đó, USDA ước tính sản lương lúa của Lào đạt 2,325 triệu tấn (1,465 triệu tấn gạo) trong năm 2013-2014. Tiêu thụ lúa gạo của Lào hiện ở mức 1,55 triệu tấn. Indonesia Cục Thống kê trung ương Indonesia (BRS) hôm 1/7 ước tính sản lượng lúa năm 2014 của nước này sẽ giảm xuống 69,8 triệu tấn, giảm 2% so với 71,28 triệu tấn năm 2013. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp Indonesia cho biết, sản lượng giảm không có nghĩa là phải nhập khẩu. BRS cho rằng sản lượng lúa giảm là do diện tích gieo cấy và năng suất giảm. Diện tích gieo cấy năm 2014 của Indonesia ước đạt 13,57 triệu ha, giảm 2% so với 13,84 triệu ha năm 2013. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp cho biết, trữ lượng gạo trong kho của Indonesia hiện đạt 1,6 triệu tấn và tổng nguồn cung sẽ đủ để đáp ứng nhu cầu. FAO ước tính sản lượng lúa năm 2014 của Indonesia đạt 72 triệu tấn (45,36 triệu tấn gạo), tăng 1% so với 71,3 triệu tấn (45 tấn gạo) năm 2013. Theo ước tính của FAO, nhập khẩu gạo trắng của Indonesia năm 2014 đạt 1,1 triệu tấn, tăng 60% so với 687.500 tấn năm 2013. Các nhà phân tích cũng dự đoán Indonesia sẽ tăng 2 lần nhập khẩu gạo lên 1,5 triệu tấn năm 2014 so với 700.000 tấn năm 2013. USDA ước tính sản lượng gạo của Indonesia năm 2014 đạt 37,355 triệu tấn và nhập khẩu 1,5 triệu tấn. Tiêu thụ gạo năm 2014 của Indonesia dự đoán tăng 1% lên 38,65 triệu tấn, tăng so với 38,127 triệu tấn năm 2013. 26 Philippines Theo số liệu của FAO, sản lượng lúa của Philippines năm 2014 ước đạt 19,3 triệu tấn, tăng 2,1% so với 18,9 triệu tấn năm 2013. Năm nay, Philippines có thể xem xét nhập khẩu thêm gạo, đồng thời dừng chương trình trợ cấp cho người trồng lúa. Ngoài ra, chính phủ nước này đã hủy bỏ kế hoạch tự túc 100% lúa gạo vào năm 2016. Dự trữ gạo tính đến 1/6/2014 của Philippines đạt 2,32 triệu tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2013. Trong một động thái khác, Philippines đã giảm thuế đối với gạo nhập khẩu theo Khối lượng truy cập tối thiểu (MAV) xuống 35% từ mức 40% trước đó. Chính phủ Philippines quyết định tăng nhập khẩu gạo theo hạn ngạch MAV lên 805.000 tấn từ mức 350.000 tấn hiện tại, sau khi Ủy ban về Thương mại và Hàng hóa (CTG) thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chấp thuận tiếp tục hạn chế định lượng (QRs) nhập khẩu gạo cho đến tháng 6/2017. USDA ước tính Philippines sẽ nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo trong năm tài khóa 2013-2014 (tháng 7 – tháng 6 năm sau), trong khi đó, theo ước tính của FAO, nhập khẩu gạo của Indonesia đạt khoảng 1,2 triệu tấn gạo trong năm 2014 (tháng 1 – tháng 12), tăng 71,4% so với 0,7 triệu tấn năm 2013. Việt Nam. FAO ước tính sản lượng lúa của Việt Nam năm 2014 đạt 44,2 triệu tấn (khoảng 27,6 triệu tấn gạo), tăng nhẹ so với 44 triệu tấn (27,5 triệu tấn gạo) năm 2013. Tổ chức này cũng ước tính sản lượng lúa vụ đông xuân 2014 của Việt Nam (tháng 11/2013 – tháng 4/2014) đạt 20,3 triệu tấn, tương đương năm 2013 bất chấp việc chuyển đổi một số diện tích sang các loại cây trồng khác nhờ năng suất cao hơn, điều kiện thời tiết thuận lợi và nguồn cung nước đầy đủ. Theo ước tính của USDA, sản lượng lúa niên vụ 2013-2014 (tháng 1 – tháng 12/2014) của Việt Nam đạt 44,48 triệu tấn (khoảng 27,8 triệu tấn gạo), tăng 1% so với 44 triệu tấn (27,5 triệu tấn gạo) năm 2013. Sản lượng lúa vụ đông xuân đạt 20,41 triệu tấn (12,76 triệu tấn gạo), tăng 1% so với 20,25 triệu tấn năm 2013. Theo Bộ NN&PTNN, năng suất trung bình vụ đông xuân năm 2014 đạt 6,7 tấn/ha, tăng 4% so với 6,4 ha/tấn năm 2013 và diện tích gieo cấy cả nước tăng nhẹ lên 3,12 triệu ha. 27 Sản lượng gạo tại ĐBSCL vụ đông xuân 2013-2014 (gieo cấy tháng 11, 12 và thu hoạch vào tháng 3, 4 năm tiếp theo) ước đạt 11 triệu tấn, tăng 10,8 triệu tấn năm 2012-2013, chủ yếu nhờ áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến cũng như chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. ĐBSCL chiếm 56% sản lượng lúa gạo cả nước và 90% khối lượng gạo xuất khẩu FAO ước tính xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014 đạt 7,2 triệu tấn, tăng 8% so với 6,7 triệu tấn năm 2013, phần lớn nhờ tăng xuất khẩu sang các nước châu Á như Indonesia, Malaysia, Trung Quốc và Philippines. Năm 2012 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 7,6 triệu tấn. Trái ngược với FAO, theo dự báo của USDA, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014 đạt 6,5 triệu tấn, giảm 3% so với 6,7 triệu tấn năm 2013. Theo số liệu của Bộ NN&PTNN, 4 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của gạo Việt Nam. Cùng kỳ xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này đạt 913.957 tấn, chiếm 42% tổng khối lượng gạo xuất khẩu, tăng 2,4% so với 892.536 tấn cùng kỳ năm 2013. Dự kiến xuất khẩu cả năm sang Trung Quốc sẽ đạt khoảng 1,7-1,8 triệu tấn Theo số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), 10 ngày đầu tháng 7, xuất khẩu gạo cả nước đạt 179.017 tấn, trị giá FOB đạt 80,585 triệu USD, trị giá CIF 84,199 triệu USD. Tổng khối lượng xuất khẩu từ đầu năm đến ngày 10/7 đạt 3,182 triệu tấn, trị giá FOB 1,377 tỷ USD, trị giá CIF 1,451 tỷ USD. Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của gạo Việt Nam với 123,600 tấn, chiếm 69,1% tổng khối lượng xuất khẩu, tiếp đến là châu Mỹ với 37.000 tấn, chiếm 20,77%, và châu Phi với 10.917 tấn, chiếm 6,1%. Lợi thế của Việt Nam Hiện tại xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng có lợi thế và sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhanh chóng tiêu tan khi nhiều nước khác cũng đang cần nhập khẩu gạo từ Việt Nam với số lượng lớn. Trước tình trạng thiếu hụt nguồn cung trầm trọng và giá gạo luôn ở mức cao, cuối năm 2013 Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA) buộc phải nhập khẩn cấp 500.000 tấn gạo từ Việt Nam. Khi những lô hàng cuối cùng của hợp đồng này đến Philippines vào tháng 3/2014, NFA lại đấu thầu nhập khẩu tiếp 800.000 tấn gạo. 28 Và mới đây nhất, trong khi hợp đồng nhập khẩu 800.000 tấn gạo của Việt Nam mới đi được nửa chặng đường, Chính phủ Philippines quyết định nhập khẩu tiếp 200.000 tấn gạo của Việt Nam. Tổng số gạo thực nhập của Philippines từ Việt Nam trong năm nay lên mức 1,4 triệu tấn. Trong khi đó, một trong những đối thủ đáng gờm nhất của gạo xuất khẩu Việt Nam, Thái Lan đã quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo, tạo thuận lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Chính quyền Quân sự Thái Lan (CNPO) đã ra lệnh tạm dừng xuất gạo ra khỏi các kho dự trữ để kiểm kê nhằm đánh giá chính xác số lượng và chất lượng gạo còn lại trong kho. Việc này khiến nguồn cung gạo từ Thái Lan đột ngột bị cắt đứt, các công ty XK gạo của Thái Lan buộc phải ngừng chào giá các hợp đồng mới và giá gạo Thái Lan tăng vọt. Trước tình hình này, các nước ồ ạt chuyển sang mua gạo Việt Nam. Ngay cả Malaysia, nước đang có hợp đồng nhập khẩu 800.000 tấn từ Thái Lan, cũng không dám mạo hiểm chờ đợi mà phải chuyển qua Việt Nam để mua ngay 200.000 tấn, giao hàng vào tháng 7-8/2014. 3.2. 3.2.1. Khái quát thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo: Sau hơn 20 năm liên tiếp xuất khẩu gạo trên quy mô lớn, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau Thái Lan) với mức đóng góp bình quân 4,5 triệu tấn/năm cho thị trường gạo thế giới. Với mức tăng trưởng mạnh mẽ cả về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu gạo trong thời gian qua đặc biệt là trong những năm gần đây, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế là mặc dù xuất khẩu gạo của Việt Nam gần như liên tục tăng trong những năm qua, nhưng kim ngạch lại biến động hết sức thất thường do yếu tố giá trên thị trường thế giới và chất lượng gạo của Việt Nam. Xuất khẩu gạo tăng về lượng, nhưng giá trị lại không tăng hoặc tăng ở tốc độ không tương xứng. Vậy để giá trị gạo xuất khẩu tăng tương xứng với sản lượng gạo xuất khẩu thì Việt Nam cần quan tâm đến chất lượng gạo xuất khẩu và cần xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam. 29 Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014 đạt 6,316 triệu tấn, giảm 6% so với 6,71 triệu tấn năm 2013. Riêng tháng 12/2014, xuất khẩu gạo đạt 472.575 tấn, giảm 13% so với 540.378 tấn tháng 12/2013 và giảm 2,5% so với 484.513 tấn tháng 11/2014. 3.2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam: Kể từ năm 1989, sau hơn 20 năm xuất khẩu gạo, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng rộng lớn. Năm 1989, chúng ta mới chỉ xuất khẩu sang một số ít nước nhập khẩu chính thì đến năm 2007, Việt Nam đã mở rộng thị trường ra trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có thể thấy, châu Á là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 77,7% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (tương đương 6 triệu tấn). Năm 2012, Indonesia, Phillipines và Malaysia vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập khẩu truyền thống. Tiềm năng tiêu thụ gạo của các thị trường này vẫn còn khá lớn, tuy nhiên, theo USDA, trong vài năm tới, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này sẽ bị thu hẹp dần. Áp lực thị trường ngày càng lớn tại Phillippines trong mùa vụ 2012/13 khi mà Bộ Công Thương vừa đồng ý với kiến nghị của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho phép các doanh nghiệp được xuất khẩu gạo sang Phillipines nhằm tận dụng cơ hội thị trường, góp phần thúc đẩy xuất khẩu gạo. Trước đây, đối với các thị trường tập trung gồm Philippines, Malaysia, Indonesia, hợp đồng xuất khẩu phải dựa trên thỏa thuận của chính phủ hai nước. Chính phủ giao cho Hiệp hội Lương 30 thực Việt Nam chỉ định một doanh nghiệp đứng ra đàm phán ký kết, cụ thể là Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2), sau đó về phân chia cho các doanh nghiệp hội viên VFA. 3.2.3. Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam Trong những năm qua, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tuy đã được cải thiện, song vẫn ở và thấp hơn so với các nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới. Hiện các loại gạo xuất khẩu phẩm cấp cao của Việt Nam không nhiều và chủ yếu vẫn là loại gạo phẩm cấp trung bình. Trong tỷ trọng xuất khẩu gạo năm 2001 thì gạo chất lượng cao(5% tấm) chiếm 25%, gạo tấm 25% chiếm 32%, gạo 100% tấm chiếm 5%. Đến năm 2010, tỷ trọng gạo 5% tấm cũng chỉ tăng lên khoảng 30%, gạo 7%-10% tấm chiếm khoảng 8%, các loại gạo 15% tấm và 25% tấm chiếm tỷ trọng lớn nhất tới trên 55% kim ngạch xuất khẩu. 31 3.2.4. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam: Giá cả trên thị trường thế giới không chỉ bị chi phối bởi giá trị mà còn phụ thuộc vào chất lượng, điều kiện thương mại và quan hệ cung cầu. Các yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽ xác định giá cả của từng loại gạo. Ngoài ra, giá cả còn phụ thuộc vào tình hình cung cầu trong nước và quốc tế, và thời vụ sản xuất lúa gạo. Giá gạo trên thị trường thế giới trong những năm qua thường xuyên biến động, do đó giá gạo của Việt nam cũng có sự dao động theo giá gạo thế giới. Tuy nhiên, giá gạo của Việt Nam lại thường xuyên thấp hơn so với giá gạo thế giới ví dụ cùng một chủng loại gạo xuất khẩu nhưng gạo Thái Lan thường có giá cao nhất và gạo Việt Nam có giá thấp nhất: cùng là gạo hạt dài chất lượng cao, nhưng của Thái Lan vào tháng 7/2012 có giá 592 USD/tấn, trong khi của Việt Nam chỉ có 415 USD/tấn. Tương tự, gạo thơm Hommali của Thái Lan có giá 32 1.025USD/tấn, còn gạo thơm của Việt Nam 5% tấm chỉ có giá 625 USD/tấn.Điều này có thể lí giải là do các nguyên nhân: Thứ nhất: Chất lượng gạo xuất khẩu còn kém, phẩm chất thấp, mẫu mã chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính, đã làm giá gạo nước ta thấp hơn giá gạo quốc tế. Thứ hai: Cạnh tranh gay gắt giữa chính các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới làm cho giá gạo của Việt Nam giảm thấp. Thứ ba: Việc quản lý gạo trong xuất khẩu còn buông lỏng, gạo chất lượng kém vẫn còn tham gia vào thị trường xuất khẩu đã ảnh hưởng đến uy tín của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Thứ tư: Dự báo thị trường nông sản trong khu vực và trên thế giới chưa nhanh nhạy và chính xác, chưa phân tích đầy đủ các yếu tố tác động đến giá cả trong nhiều năm. Thứ năm: Năng lực tạm trữ gạo xuất khẩu còn yếu nên thường xuất khẩu gạo ồ ạt vào vụ thu hoạch nên giá thấp, khi giá gạo trên thị trường thế giới lên cao thì lại không có gạo bán. Thứ sáu: Mức chênh lệch giá gạo của nước ta so với các nước khác còn cao còn do Việt Nam chưa có được hệ thống bạn hàng tin cậy từ nhiều năm như Thái Lan, do đó doanh thu xuất khẩu cũng giảm do phải chi khoản hoa hồng môi giới. Thứ bảy: Xuất khẩu gạo qua trung gian còn tồn tại khá phổ biến và vì vậy giá xuất khẩu thấp 33 Giá gạo bán buôn tại Việt Nam trong tháng 9 tiếp tục tăng sau khi tăng 3 tháng liên tiếp kể từ tháng 6/2014 do nhu cầu nhập khẩu, nhất là của Trung Quốc, tăng mạnh. Giá bán buôn trung bình gạo 25% tấm đạt 8.390.000 đồng (400 USD)/tấn, tăng nhẹ so với 8.375.000 đồng (390 USD)/tấn trong tháng 8/2014, nhưng tăng 21% so với 6.940.000 đồng (330 USD)/tấn tháng 9/2013. 3.3. Các chính sách Việt Nam đã áp dụng để đẩy mạnh xuất khẩu gạo - Giai đoạn 1989 - 2000 Năm 1991, chế độ hạn ngạch xuất khẩu gạo được thiết lập Năm 1994 bắt đầu thực hiện chế độ thu gom đầu mối xuất khẩu nhằm hạn chế tình trạng tranh mua - tranh bán Năm 1996 Chính phủ đã chấn chỉnh việc xuất khẩu gạo, ngừng hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và phân tán, chỉ định các doanh nghiệp thực sự đủ điều kiện xuất khẩu gạo làm đầu mối xuất khẩu nhằm nâng cao trình độ tập trung và chuyên môn hóa. Năm 1998, hạn ngạch đã được lới lỏng dần. Hạn ngạch được phân bố từ đầu năm dựa trên cơ sở kết quả hoạt động thực tế trong năm trước và sự xem xét tình hình sản xuất của năm. 34 - Giai đoạn 2001 - 2005 Nhà nước thực hiện chính sách thưởng kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng đã góp phần làm tăng số lượng gạo xuất khẩu, giúp nông dân tiêu thụ được sản phẩm. Giá gạo đã tăng khiến cho người nông dân yên tâm hơn trong sản xuất. Bên cạnh đó nhờ các cơ chế, chính sách khuyến khích xuất khẩu, các doanh nghiệp đã giảm bớt được khó khăn về tài chính - Giai đoạn 2006 đến nay Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi ban hành nghị quyết trung ương 7 khóa X nhiều chính sách được ban hành và thực thi như: Đầu tư mạnh cho nghiên cứu, chọn lọc, phân nhánh các loại lúa có năng suất cao, chất lượng tốt để đảm bảo cho xuất khẩu; các chính sách đảm bảo lợi ích của người trồng lúa trong so sánh với lợi ích của người trồng các loại cây trồng khác và với các khâu thu mua, chế biến, xuất khẩu gạo; ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, chế tạo, nhập khẩu, phổ biến các loại máy móc phục vụ sấy, bảo quản, chế biến lúa gạo phù hợp với từng vùng; hỗ trợ tín dụng để các doanh nghiệp thu mua lúa của nông dân phục vụ cho xuất khẩu, để người nông dân không phải bán lúa với giá rẻ ngay sau khi thu hoạch, nhất là người dân ở ĐBSCL 35 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUÂT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG ASEAN 4.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam Bối cảnh quốc tế: - Toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành xu hướng chung của thời đại: - Cách mạng khoa học công nghệ diễn ra hết sức nhanh và mạnh mẽ, ngày càng đạt được những thành tựu to lớn, đã, đang và sẽ ảnh hưở - Suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho sức tiêu dùng giảm, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. - Những nước nhập khẩu gạo lớn khiến cho việc xuất khẩu gạo trở nên khó khăn hơn và cạnh tranh trong xuất khẩu gạo sẽ gay gắt hơn. - Biến đổi khí hậu toàn cầu không còn là nguy cơ nữa mà đã thể hiện ngày càng rõ với những tác động tiêu cực khôn lường Bối cảnh khu vực: Năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ ra đời, đây chính là sự đẩy mạnh những cơ chế liên kết hiện có như AFTA, hiệp định khung ASEAN về dịch vụ(AFAS),… Sau khi thành lập, AEC sẽ là một thị trường chung có quy mô lớn với hơn 600 triệu dân và tổng GDP hàng năm khoảng 2.000 tỷ USD qua sự liên kết về kinh tế trên cơ sở sản xuất thống nhất như tự do thương mại về đầu tư, chu chuyển vốn, lao động, dịch vụ… Với mục tiêu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế công bằng trong khu vực, AEC sẽ tạo ra một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Do đó, lợi ích mà các thành viên có được khi AEC được hình thành là tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn, phân bổ nguồn lực tốt hơn, tăng cường năng lực sản xuất và tính cạnh tranh. Đặc biệt, AEC chú trọng đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước, cũng là lĩnh vực mà Việt Nam hết sức quan tâm. Bối cảnh Việt Nam: Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ra khỏi khủng hoảng,kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định. Năm 1986 -1990: GDP 36 tăng 4,4%/năm. Năm 1991 -1995: GDP bình quân năm tăng 8,2%. Từ 1996 đến 2000, mặc dù chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực cùng thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế 7%/năm. Giai đoạn 2001 - 2005 nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình quân tăng 7,5%/năm. Năm 2006 - 2010: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7%. Tuy nhiên, kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu Việt Nam đã bước vào giai đoạn hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu hóa giai đoạn thực hiện nhiều hơn, sâu hơn các cam kết khi gia nhập WTO. Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đứng trước những cơ hội hết sức to lớn. Đó là sự mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất và chế biến gạo. Như vậy, gia nhập WTO và ASEAN xuất khẩu gạo của Việt Nam vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với những thách thức không nhỏ. Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tùy thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tùy thuộc vào nỗ lực vươn lên của Việt Nam. Giữa cơ hội và thách thức có mối quan hệ biện chứng, chuyển hóa lẫn nhau tùy thuộc vào việc tận dụng cơ hội và ứng phó với thách thức của chính phủ cũng như của ngành lúa gạo Việt Nam. 4.2. Định hướng chủ yếu trong việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam Thứ nhất: xuất khẩu lúa gạo trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Thứ hai: xuất khẩu gạo phải chú trọng cả số lượng và chất lượng, tránh xa vào cái bẫy của kỷ lục mới, thứ hạng cao về khối lượng gạo xuất khẩu. Thứ ba: xuất khẩu gạo phải mang tính bền vững: Thứ tư: xuất khẩu gạo theo các nguyên tắc của thị trường mà trước hết là nguyên tắc cạnh tranh 4.3. Giải pháp đối với nhà nước Từ thực trạng trên đây cho thấy quy mô sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực, tăng trưởng xuất khẩu chưa được ổn định, vững chắc. Vấn đề chỉ đạo, phối hợp điều hành giữa các bộ , ngành, 37 UBND các địa phương còn yếu, chưa có sự phối hợp tốt giữa các doanh nghiệp trong xuất khẩu gạo,nhiều doanh nghiệp còn trông chờ sự bảo hộ của nhà nước, không có sự chuẩn bị cho quá trình hội nhập rõ ràng, chưa nhận thức đúng về sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và có nguy cơ bị mất thị trường. Do vậy cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu,tìm kiếm các giải pháp cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Dưới đây là một số giải pháp cho chính phủ để giải quyết khó khăn còn tồn đọng: Một là, phải tuyên truyền sâu rộng về mối quan hệ giữa sản xuất và xuất khẩu Năm 2012 sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 7,72 triệu tấn đứng thứ hai thế giới, nhưng giá trị chỉ đạt được 3,45 tỷ USD. Sản lượng tăng 8,3% nhưng giá trị thấp hơn 1,98% so với năm 2011 (thấp hơn 70 triệu USD). Điều này cho thấy một nghịch lý người nông dân sản xuất càng nhiều thì giá bán càng rẻ và lợi nhuận giảm. Nếu chúng ta so sánh với Thái Lan, diện tích đất trồng lúa của Việt Nam chỉ khoảng 3,5 triệu ha và diện tích này có khuynh hướng giảm do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, sân gôn hóa… trong khi đó Thái Lan có đến 10 triệu ha đất trồng lúa. Do vậy, việc Việt Nam đứng thứ hai thế giới trong xuất khẩu gạo vượt qua Thái Lan là không bền vững nếu chúng ta không chú ý tới chất lượng mà chỉ chạy theo số lượng. Như vậy, trong sản xuất lúa gạo, Nhà nước và chính quyền địa phương phải có định hướng, tuyên truyền, khuyến cáo người nông dân muốn xuất khẩu bền vững thì phải chú ý đến chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng cường sản xuất lúa thơm jasmine hoặc gạo Homali là những loại gạo đang được thị trường ưa chuộng và có giá cả hợp lý bên cạnh đó sản xuất giống lúa IR50404 ở mức độ vừa phải (dưới 20%), từ đó người nông dân sẽ thấy được hiệu quả và lợi nhuận mang lại từ việc sản xuất các giống lúa thơm, nhận thức được sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ (xuất khẩu). Bên cạnh đó, Nhà nước và chính quyền địa phương cần có một sự đầu tư thỏa đáng cho việc tuyển chọn những giống lúa chủ lực, phù hợp với thổ những từng vùng, miền cho năng suất và giá trị cao phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước (thấu hiểu chiết lý “sản xuất cái mà thị trường cần”) và không nên chạy theo số lượng để có vị trí thứ nhất hay thứ hai về số lượng, đã đến lúc phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng đế có giá trị cáo vì năng suất lúa và diện tích trồng lúa không thể tăng mãi được. Hai là, Xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam 38 Năm 2012 giá gạo Việt Nam rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh nên hiệu quả xuất khẩu và đời sống của người trồng lúa không được cải thiện là mấy. Chúng ta sản xuất ra lúa, gạo nhưng cái chúng ta cần bán là thương hiệu gạo. Có thương hiệu không chỉ là việc bán được giá cao mà còn ghi dấu ấn vào thị trường với những sản lượng và giá trị ổn định. Thương hiệu không chỉ là nhãn hiệu, tên gọi mà nó còn hàm chứa sở hữu trí tuệ khác như bao bì, mẫu mã, kiểu dáng, quảng bá, tiếp thị giới thiệu sản phẩm… chúng ta chưa có được loại gạo nào mà khi nhắc đến tên gạo là nhắc đến Việt Nam. Trong khi đó, nhắc đến Thái Lan, ai cũng có thể kể tên những giống gạo ngon nổi tiếng của nước này, như gạo Jasmine, gạo Homali. Những sản phẩm này của Thái Lan có mặt ở nhiều quầy kệ của các siêu thị, nhà bán lẻ trên khắp các châu lục. Như vậy, để có thương hiệu gạo Việt Nam ngoài việc khuyến cáo nông dân quan tâm hơn đến giống lúa có chất lượng cao, chúng ta còn phải tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm gạo và cố gắng ký được các hợp đồng tiêu thụ dài hạn với các nước có tiềm năng. Mặc khác, chúng ta phải sắp xếp và quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp, nhất là vùng trồng lúa. Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh về xuất khẩu gạo cũng phải tham gia tích cực hơn vào việc quảng bá và giúp cho người nông dân nhận thức được những chủng loại gạo nào đáp ứng yêu cầu của thị trường để hướng dẫn nông dân trồng và giúp nông dân tiêu thụ. Việc tham gia vào các chuỗi cung ứng, các chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam còn yếu, nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam xuất ra bên ngoài nhưng lại bị dùng nhãn mác của nước khác, đây là một yếu kém, một sự tồn tại trong vấn đề quảng bá và xúc tiến thương mại. Để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, chúng ta cần chú vào bốn khâu sau: - Chọn, tạo và phổ biến cho nhân dân các giống lúa có chất lượng cao hơn, năng suất cao hơn. Tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn cũng như những hình thức tổ chức để có sản Số 193 tháng 7/2013 13 lượng hàng hóa lớn và đồng đều với giá thành rẻ hơn. - Hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân xây dựng kho, dự trữ, bảo quản đảm bảo chất lượng ổn định. - Xúc tiến thương mại. Cả bốn khâu trên cần phải thực hiện đồng bộ thì hạt gạo Việt Nam mới dần có thương hiệu trên thị trường thế giới. Ba là, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu mua gạo tạm trữ xuất khẩu và chính sách trợ giá cho nông dân. Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó khăn về vốn trong thu mua gạo tạm trữ cũng như áp lực trả nợ ngân hàng, nên các doanh nghiệp không thể thu mua lúa kịp thời vào thời điểm thu hoạch của người nông dân, cũng như 39 phải hạ giá bán gạo để đáo hạn nợ ngân hàng gây ra sự biến động giá gạo. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp xuất khẩu mua gạo xuất khẩu như giãn nợ cho các doanh nghiệp có hàng tồn kho lớn để ổn định giá gạo trong nước cũng như xuất khẩu. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) cho biết phần lớn người trồng lúa ở Việt Nam có quy mô nhỏ. Tại Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 4 triệu hộ trồng lúa, với quy mô khoảng 4,4 nhân khẩu/1 hộ, với lợi nhuận thu được từ sản xuất lúa khoảng 230USD/người-năm. Qua số liệu này cho thấy, phần lớn người nông dân sản xuất lúa ở Việt Nam là nghèo. Như vậy, Nhà nước phải có sự quan tâm kịp thời khi giá lúa giảm để trợ giá cho người nông dân đảm bảo cho họ luôn có mức lợi nhuận định mức từ 30% trở lên, để họ tái sản xuất và yên tâm, gắn bó với nghề nông của mình Kiến nghị đối với doanh nghiệp 4.4. Qua phần phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp đối với Nhà nước, phần tiếp theo em xin trình bày một số kiến nghị đối với doanh nghiệp: - Ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến gạo xuất khẩu Một yếu tố quan trọng gây hạn chế chất lượng gạo là công nghệ sau thu hoạch. Công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam kém hiệu quả do quá tập trung vào công đoạn xay xát mà chưa quan tâm đến các công đoạn khác, mặt khác do việc đầu tư, nâng cấp công nghệ không đem lại lợi tức cao. Đây là khâu rất yếu hiện nay, do vậy các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần chú trọng các vấn đề sau: + Tăng cường hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ + Tăng cường quản lý, nâmg cao chất lượng gạo xuất khẩu từ khâu trồng, thu hoạch, bảo quản đến khâu xay xát, chế biến, đóng gói theo tiêu chuẩn thống nhất, phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới. - Tăng cường xúc tiến thương mại và phát triển thị trường Để tăng sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống các giải pháp hữu hiệu về thị trường ngoài nước. Các giải pháp cụ thể như đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, lựa chọn các thị trường mục tiêu từ đó triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng bá, tham gia hội chợ, triển lãm,… - Hình thành chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu gạo 40 Các doanh nghiệp địa phương cần thành lập hiệp hội và tiến hành xây dựng thương hiệu cho đặc sản gạo cho địa phương mình và phát triển thương hiệu này không c, chỉ ở trong nứoc mà còn ra nước ngoài. Tất cả các kế hoạch cần theo một chiến lược cụ thể, khi đã xây dựng được mô hình hợp lý, các doanh nghiệp cần tạo dựng các yếu tố thương hiệu sao cho đạt hiệu quả cao nhất. 41 KẾT LUẬN Bối cảnh mới từ khu vực ASEAN mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với xuất khẩu gạo. Để tận dụng được cơ hội và giải quyết khó khăn cho bài toán xuất khẩu gạo của Việt Nam thực sự cần đổi mới quan điểm về xuất khẩu gạo và thực hiện đồng bộ các giải pháp liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo. Các giải pháp được đưa ra trong luận văn nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới là: Xây dựng chiến lược kinh doanh; hoàn thiện cơ chế và chính sách; đổi mới cơ cấu sản xuất lúa gạo theo hướng tạo sản phẩm chất lượng cao; phát triển mạnh công nghiệp chế biến và bảo quản; xúc tiến mạnh xây dựng thương hiệu cho gạo; mở rộng thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; hoàn thiện và tăng cường liên kết 4 nhà; bảo vệ môi trường sinh thái ngành sản xuất lúa. Để các giải pháp phát huy tác dụng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ và khoa học giữa các chính sách, giữa nhà nước với nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông. 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo sách 1. Nguyễn Thường Lạng, Đỗ Đức Bình: Giáo trình Kinh tế quốc tế. NXB Lao động- xã hội, 2005. 2. Tô Xuân Dân: Chính sách kinh tế đối ngoại, lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế. NXB Thống kê, 1998. 3. Nguyễn Thị Hường, Tạ Lợi: Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương - Lý thuyết và thực hành, tập 1. NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2007. 4. Lương Xuân Quý, Lê Đình Thắng: Giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam (Thực trạng và giải pháp nâng cao). NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2006. II. Tài liệu tham khảo các trang web 1. Huỳnh Biên: Kỷ lục mới xuất khẩu gạo của Việt Nam http://www.baovinhlong.com.vn/newsde...px?newsid=6031 2. Nguyễn Sinh Cúc: Xuất khẩu gạo, một thành tựu nổi bật của nước ta http://203.162.0.19:8080/show_conten...opic=4&ID=2641 3. C.Phong – L.Chinh: Năm 2010, Cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam http://www.sggp.org.vn/nongnghiepkt/2009/11/210096/ 4. Nguyễn Trang Nhung – Phạm Quang Diệu: Thị trường gạo triển vọng của Việt Nam 2009 http://www.agro.gov.vn/news/newsdeta...targetid=13428 5. Phạm Công Đoàn: Để nông nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu http://www.tapchicongsan.org.vn/prin...ws_ID=22154862 6. P.H: Xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt kỷ lục trong 20 năm qua http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Ne...&cn_id=380267# 7. An Hạ: Xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục. http://dantri.com.vn/c76/s76-359939/...muc-ky-luc.htm 8. T. Liên: Xuất khẩu gạo: Sân chơi cần chuyên nghiệp http://www.omard.gov.vn/omardLive/Tr...contentId=5648 9. Võ Thị Thanh Lộc: Sinh kế và lợi ích của người trồng lúa trong chuỗi giá trị gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long như thế nào http://vinhlong.agroviet.gov.vn/tapc...1/2009&ID=1273 10. Hoa Minh: Xuất khẩu gạo sẽ là ngành kinh doanh có điều kiện? http://vneconomy.vn/2009111610552162...-dieu-kien.htm 11. H. Phương: Việt Nam đã xuất khẩu 1 triệu tấn gạo http://www.tin247.com/viet_nam_da_xu...ao-3-6628.html 12. Đỗ Đình Thuận: Sản xuất lúa gạo: hiện tại và tương lai http://www.clst.ac.vn/AP/tapchitrong...01/so05/03.htm 13. Thanh Tùng: Dự báo tình hình xuất khẩu gạo năm nay tăng mạnh http://vovnews.vn/Home/Du-bao-tinh-h...101/133008.vov 43 14. Gia Bảo - Trọng Triết: Liên kết để nâng cao giá trị gạo Việt Nam http://www.kinhtenongthon.com.vn/pri....aspx?ID=21546 15. Hiếu Trung: Philippines thiếu hụt nguồn cung cấp gạo http://saigonrice.com/code/index.php...mid=15&lang=vi 16. Thanh Vũ: Năm 2010: Triển vọng cho xuất khẩu gạo Việt Nam http://www.vietnamplus.vn/Home/Nam-2...2/26915.vnplus 17. Theo Báo điện tử ĐCSVN: Xuất khẩu gạo năm 2010: Dự báo nhiều tín hiệu khả quan http://www.taichinhdientu.vn/Home/Xu...101/75828.dfis 18. Theo báo Đồng Nai: Thị trường châu Phi và cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam http://www.dongnai.gov.vn/cong-dan/tin-cong nghiep/CN_toan_20050324_01/mlobject_print_view 19. Theo Hà Nội mới: Xuất khẩu gạo - hướng tới mở rộng thị trường cao cấp http://tintuc.xalo.vn/00-2024477574/...g_cao_cap.html 20. Theo Kinh tế đô thị: Điều hành xuất khẩu gạo, thực trạng và giải pháp http://tintuc.xalo.vn/00803501651/di...giai_phap.html 21. Theo Nhân dân: Việt Nam là một nước hàng đầu về xuất khẩu gạo http://vietbao.vn/Kinh-te/Viet-Nam-l...o/55108852/93/ 22. Theo Quân đội nhân dân: Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo http://www.tin247.com/viet_nam_day_m...o-3-35164.html 23. Theo Tuổi trẻ: Gạo Việt Nam được ưa chuộng ở Singapore http://baria.baria-vungtau.gov.vn/content/view/1375/28/ 24. Theo TTXVN: Cần xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam http://www.btv.org.vn/chuyen-de/kinh...-gao-viet-nam/ 25. Theo Vinanet: Giá gạo xuất khẩu của Việt nam tăng nhờ nhu cầu mới http://www.gentraco.com.vn/vn/tin-tu...u-cau-moi.html 26. Theo Vinanet: Philippine sẽ vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn trong năm tới http://www.khuyennongvn.gov.vn/f1-nn...g-nam-toi/view 27. Theo Vinanet: Tình hình nhập khẩu gạo vào Philippine http://vinasme.jcapt.com/nd5/detail/...11.002022.html 44 [...]... tố giá trên thị trường thế giới và chất lượng gạo của Việt Nam Xuất khẩu gạo tăng về lượng, nhưng giá trị lại không tăng hoặc tăng ở tốc độ không tương xứng Vậy để giá trị gạo xuất khẩu tăng tương xứng với sản lượng gạo xuất khẩu thì Việt Nam cần quan tâm đến chất lượng gạo xuất khẩu và cần xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam 29 Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014 đạt 6,316 triệu tấn, giảm 6% so với... trong khi hợp đồng nhập khẩu 800.000 tấn gạo của Việt Nam mới đi được nửa chặng đường, Chính phủ Philippines quyết định nhập khẩu tiếp 200.000 tấn gạo của Việt Nam Tổng số gạo thực nhập của Philippines từ Việt Nam trong năm nay lên mức 1,4 triệu tấn Trong khi đó, một trong những đối thủ đáng gờm nhất của gạo xuất khẩu Việt Nam, Thái Lan đã quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo, tạo thuận lợi cho xuất khẩu gạo. .. gạo Việt Nam Ngay cả Malaysia, nước đang có hợp đồng nhập khẩu 800.000 tấn từ Thái Lan, cũng không dám mạo hiểm chờ đợi mà phải chuyển qua Việt Nam để mua ngay 200.000 tấn, giao hàng vào tháng 7-8/2014 3.2 3.2.1 Khái quát thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo: Sau hơn 20 năm liên tiếp xuất khẩu gạo trên quy mô lớn, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ... tháng 12/2014, xuất khẩu gạo đạt 472.575 tấn, giảm 13% so với 540.378 tấn tháng 12/2013 và giảm 2,5% so với 484.513 tấn tháng 11/2014 3.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam: Kể từ năm 1989, sau hơn 20 năm xuất khẩu gạo, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng rộng lớn Năm 1989, chúng ta mới chỉ xuất khẩu sang một số ít nước nhập khẩu chính thì đến năm 2007, Việt Nam đã mở rộng thị... lực cạnh tranh vừa mở rộng vừa củng cố vị trí của mỗi quốc gia 22 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀO ASEAN 3.1 Đặc điểm thị trường gạo ASEAN Với dân số 556,2 triệu người, mức tiêu thụ gạo tăng gấp đôi 50 năm qua, Đông Nam Á hiện là thị trường xuất khẩu quan trọng của gạo Việt Nam Sản xuất và xuất nhập khẩu lúa gạo các nước Đông Nam Á Sản lượng lúa của các nước ASEAN đạt 222,87 triệu tấn... xuất khẩu sang các nước châu Á như Indonesia, Malaysia, Trung Quốc và Philippines Năm 2012 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 7,6 triệu tấn Trái ngược với FAO, theo dự báo của USDA, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014 đạt 6,5 triệu tấn, giảm 3% so với 6,7 triệu tấn năm 2013 Theo số liệu của Bộ NN&PTNN, 4 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của gạo Việt Nam Cùng kỳ xuất khẩu. .. động, do đó giá gạo của Việt nam cũng có sự dao động theo giá gạo thế giới Tuy nhiên, giá gạo của Việt Nam lại thường xuyên thấp hơn so với giá gạo thế giới ví dụ cùng một chủng loại gạo xuất khẩu nhưng gạo Thái Lan thường có giá cao nhất và gạo Việt Nam có giá thấp nhất: cùng là gạo hạt dài chất lượng cao, nhưng của Thái Lan vào tháng 7/2012 có giá 592 USD/tấn, trong khi của Việt Nam chỉ có 415 USD/tấn... sách Việt Nam đã áp dụng để đẩy mạnh xuất khẩu gạo - Giai đoạn 1989 - 2000 Năm 1991, chế độ hạn ngạch xuất khẩu gạo được thiết lập Năm 1994 bắt đầu thực hiện chế độ thu gom đầu mối xuất khẩu nhằm hạn chế tình trạng tranh mua - tranh bán Năm 1996 Chính phủ đã chấn chỉnh việc xuất khẩu gạo, ngừng hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và phân tán, chỉ định các doanh nghiệp thực sự đủ điều kiện xuất. .. Việt Nam chỉ định một doanh nghiệp đứng ra đàm phán ký kết, cụ thể là Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2), sau đó về phân chia cho các doanh nghiệp hội viên VFA 3.2.3 Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam Trong những năm qua, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tuy đã được cải thiện, song vẫn ở và thấp hơn so với các nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới Hiện các loại gạo xuất khẩu. .. cấp xuất khẩu: Cam kết bổ trợ cấp xuất khẩu ngay khi gia nhập Đang bảo lưu quyền hưởng S&D trong lĩnh vực này 1.2.1.2 Các khối liên kết Việt Nam tham gia Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức,diễn đàn hợp tác khu vực như APEC, ASEAN,… Trong phạm vi nghiên cứu của đề án cần đặc biệt quan tâm đến hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Chi tiết sẽ đề cập tới ở chương 2 1.2.2 Nhóm nhân 1.2.2.1 Nhà nước tố quốc gia ... trị gạo xuất Việt Nam giai đoạn 27 2008-2014 Xuất gạo Việt Nam theo thị trường năm 201328 2014 Cơ cấu chủng loại gạo xuất Việt Nam năm 2014 29 Giá gạo xuất Việt Nam nước năm 2013 29 Giá gạo bán... luận đẩy mạnh xuất hàng hóa KTTT kinh nghiệm Thái Lan xuất gạo Chương 2: Khái quát AFTA Chương 3: Thực trạng xuất gạo Việt Nam vào ASEAN Chương 4: Định hướng giải pháp đẩy mạnh xuât gạo Việt Nam. .. cho Việt Nam nhiều hội thách thức xuất gạo Để tận dụng hội giải khó khăn cho toán xuất gạo Việt Nam thực cần đổi quan điểm xuất gạo thực đồng giải pháp liên quan đến sản xuất, chế biến xuất gạo

Ngày đăng: 07/10/2015, 20:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • Danh mục bảng

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài:

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu:

    • 3. Đối tượng nghiên cứu:

    • 4. Phương pháp nghiên cứu:

    • 5. Kết cấu của đề án:

    • Chương 1: Một số vấn đề lí luận về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong nền KTTT và kinh nghiệm của Thái Lan trong xuất khẩu gạo

      • 1.1. Khái niệm, hình thức xuất khẩu và nội dung đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

        • 1.1.1. Khái niệm và hình thức xuất khẩu

        • 1.1.2. Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

        • 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam

          • 1.2.1. Nhóm nhân tố quốc tế

          • 1.2.2. Nhóm nhân tố quốc gia

          • 1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan trong thúc đẩy xuất khẩu gạo và bài học kinh nghiệm cho Viêt Nam

            • 1.3.1. Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu gạo của Thái Lan

            • 1.3.2. Bài học cho Việt Nam

            • Chương 2: Khái quát về AFTA

              • 2.1. Giới thiệu chung về AFTA

              • 2.2. Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT

              • 2.3. Quá trình tham gia và lịch trình cắt giảm thuế của Việt Nam

                • 2.3.1. Những yêu cầu chung của CEPT- AFTA đối với Việt Nam

                • 2.3.2. Những quy định của CEPT- AFTA đối với hàng nông nghiệp Việt Nam

                • 2.4. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia AFTA

                  • 2.4.1. Về cơ hội:

                  • 2.4.2. Những thách thức

                  • Chương 3: Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào ASEAN

                    • 3.1. Đặc điểm thị trường gạo ASEAN

                    • 3.2. Khái quát thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam

                      • 3.2.1. Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan