Những vấn đề phát triển nổi bật của ai cập và khả năng hợp tác với việt nam đến năm 2020

96 321 0
Những vấn đề phát triển nổi bật của ai cập và khả năng hợp tác với việt nam đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ ĐẶNG THỊ THANH MAI NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỔI BẬT CỦA AI CẬP VÀ KHẢ NĂNG HỢP TÁC VỚI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ ĐẶNG THỊ THANH MAI NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỔI BẬT CỦA AI CẬP VÀ KHẢ NĂNG HỢP TÁC VỚI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 60 31 40 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Bùi Nhật Quang Hà Nội – 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA AI CẬP ................................................................................................................... 9 1.1.Vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng trên thế giới của Ai Cập ..................... 9 1.2.Thể chế chính trị bất cập của Ai Cập ........................................................... 11 1.3.Biến động Mùa xuân Arab tại Ai Cập .......................................................... 14 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỔI BẬT CỦA AI CẬP ....... 21 2.1.Tổn thất kinh tế và các vấn đề phát triển kinh tế .......................................... 21 2.2.Vấn đề tái lập ổn định chính trị tại Ai Cập ................................................... 33 2.2.1. Nguy cơ nổi lên của các phong trào Hồi giáo .................................... 33 2.2.2. Vấn đề đảm bảo tính thế tục của hệ thống chính trị............................ 35 2.2.3.Lực lượng quân đội nắm quyền và nắm vai trò ổn định tình hình chính trị .... 36 2.3.Chính sách ngoại giao và quan hệ quốc tế chủ yếu của Ai Cập .................... 38 2.3.1. Chính sách ngoại giao của Ai Cập hiện nay....................................... 38 2.3.2. Quan hệ quốc tế chủ yếu của Ai Cập.................................................. 40 2.4.Đánh giá về các vấn đề phát triển của Ai Cập .............................................. 64 2.4.1. Về chính trị ........................................................................................ 64 2.4.2. Kinh tế- xã hội ................................................................................... 66 2.4.3. Quan hệ quốc tế ................................................................................. 69 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ VÀ KHẢ NĂNG HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM- AI CẬP ĐẾN NĂM 2020 ............................................................... 71 3.1.Thực trạng quan hệ giữa Việt Nam và Ai Cập ............................................. 71 3.1.1. Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam và Ai Cập .................... 71 3.1.2. Hoạt động hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước ......... 74 3.2.Nhận định về quan hệ Việt Nam và Ai Cập ................................................. 82 3.3.Triển vọng về quan hệ giữa Việt Nam và Ai Cập đến năm 2020 .................. 85 KẾT LUẬN:......................................................................................................... 90 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT EU European Union Liên minh châu Âu GCC Gulf Cooperation Council Hội đồng Hợp tác Vùng vịnh IEA International Energy Agency Cơ quan năng lượng Quốc tế IMF International Monetary Fund Qũy tiền tệ Quốc tế MB Muslism Brotherhood Tổ chức Anh Em Hồi Gíao MENA Middle East and North Africa Khu vực Trung Đông và Bắc Phi SCAF Supreme Council of the Armed Forces Hội đồng tối cao Các lực lượng Vũ trang UEAs The United Arab Emirates Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất UfM The Union for the Mediterranean Liên minh Địa Trung Hải WB World Bank Ngân hàng Thế giới 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Bảng 2.1. Thương mại hàng hoá Hoa Kỳ - Ai Cập (triệu USD). Bảng 2.2: Hợp tác đầu tư Hoa Kỳ - Ai Cập (tỷ USD). Bảng 3.1: Một số hàng hóa xuất khẩu giữa Việt Nam và Ai Cập từ năm 1999 đến hết 6 tháng đầu năm 2011 (ngàn USD). Bảng 3.2: Một số sản phẩm nhập khẩu chính của Việt Nam từ Ai Cập giai đoạn 1999 đến 6 tháng đầu năm 2001 (ngàn USD). Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Số lượng khách du lịch đến Ai Cập và lượng khách Ai Cập đi du lịch nước ngòai từ năm 1995 đến năm 2011. Biểu đồ 2.2: Doanh thu ngoại tệ từ du lịch của Ai Cập từ năm 1995 đến 2011. Biểu đồ 2.3. Trao đổi thương mại hàng hóa EU – Ai Cập. Biểu đồ 2.4. FDI của EU 27 vào Ai Cập qua các năm. Biểu đồ 2.5: Tổng FDI của EU 27 vào Ai Cập cộng dồn qua các năm. Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng thương mại của Hoa Kỳ với Ai Cập và các quốc gia Trung Đông – Bắc Phi (MENA) năm 2010 (%). Biều đồ 2.7: Viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ cho Ai Cập. 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Ai Cập là quốc gia có vị trí địa lý vô cùng quan trọng tại khu vực Trung Đông- một điểm nóng về dầu mỏ và tôn giáo thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Là một quốc gia Trung Đông, hơn nữa lại là một quốc gia mang vai trò dẫn dắt các quốc gia Trung Đông khác trong nhiều thời kỳ lịch sử, Ai Cập có vị thế vô cùng đặc biệt và quan trọng không những đối với các quốc gia Trung Đông, mà còn đối với những trung tâm quyền lực hàng đầu của thế giới như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Nga,... Cùng với hầu hết các nước thuộc khu vực Trung Đông, Ai Cập nhanh chóng bị lôi kéo vào các diễn biến mới của quá trình phát triển toàn cầu, là điểm nóng của các vấn đề nổi cộm hiện nay như vấn đề dầu mỏ, tôn giáo, bạo loạn chính trị. Đối với Việt Nam, Ai Cập đang trở nên ngày càng quan trọng, được coi như một trong những hướng chiến lược mới trong tiến trình đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, nhất là khi quan hệ giữa hai quốc gia đã có trên 50 năm xây dựng và phát triển. Trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã thấy được tầm quan trọng của Ai Cập và đang nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác với đất nước này vì những lý do chủ yếu sau:  Ai Cập là quốc gia cửa ngõ nếu Việt Nam muốn tiến vào thị trường châu Phi và Trung Đông vì Ai Cập là quốc gia có vị thế và sức ảnh hưởng rất lớn tại khu vực này. Hơn nữa, Việt Nam và Ai Cập cũng đã có quan hệ ngoại giao nửa thế kỷ, song nhìn chung chưa được phát triển một cách xứng với tiềm lực của hai bên.  Nếu khai thác tốt quan hệ với đất nước Ai Cập thì lợi ích mang lại cho Việt Nam tại quốc gia này và các quốc gia khác tại Trung Đông là rất lớn. Ngoài ra, các bài học rút ra từ quá trình phát triển của Ai Cập có ý nghĩa rất quan trọng để Việt Nam học hỏi trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của mình. Hành động cụ thể và thiết thực nhất của Việt Nam là việc Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt “Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2008 – 2015” vào ngày 09/09/2008. Trên thực tế, quan hệ Việt Nam –Ai 4 Cập đã được mở ra trên nhiều lĩnh vực và bước đầu đem lại nhiều kết quả khả quan trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác lao động... Mặc dù vậy, quan hệ với Trung Đông vẫn còn nhiều hạn chế do phía Việt Nam chưa có được đánh giá sâu sắc và toàn diện về đất nước này, đặc biệt là về những diễn biến mới nhất tại Trung Đông trong thời gian vừa qua và triển vọng, xu hướng các sự kiện đang và sẽ diễn ra cho đến năm 2020. Vấn đề đặt ra là nếu muốn hợp tác với Ai Cập trong hoàn cảnh hiện nay, cần phải hiểu sâu sắc về các vấn đề phát triển nổi bật của đất nước Ai Cập, nhất là trong tình hình đầy biến động của Ai Cập hiện tại. Việt Nam có những cơ sở, thế mạnh nào để tăng cường hợp tác với đất nước Kim tự tháp? Trong tiến trình đó, Việt Nam gặp phải những thuận lợi và khó khăn gì, và triển vọng nào cho quan hệ hợp tác giữa hai bên trong những năm đầu thế kỷ 21? Đó là những vấn đề lớn và cấp thiết cần có sự nghiên cứu đầy đủ từ các khía cạnh, các cấp độ khác nhau. Xuất phát từ thực tế và sự cần thiết phải làm rõ một số nội dung đang đặt ra nói trên, từ cách tiếp cận của khoa học quan hệ quốc tế, tác giả đã lựa chọn chủ đề nghiên cứu của luận văn: “Những vấn đề phát triển nổi bật của Ai Cập và khả năng hợp tác với Việt Nam đến năm 2020”. 2. Tình hình nghiên cứu Tại Việt Nam, chưa có một công trình nào nghiên cứu tổng quát về Ai Cập, lại càng không có công trình nào nghiên cứu và đưa ra những đánh giá về triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Ai Cập đến năm 2020. Tác phẩm “Châu Phi và Trung Đông năm 2008: Những vấn đề và sự kiện nổi bật”, do PGS.TS Đỗ Đức Định & Nguyễn Thanh Hiền chủ biên nêu ra những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tới Châu Phi và Trung Đông vào năm 2008, và hệ lụy của nó tới mọi mặt đời sống xã hội tại các quốc gia thuộc Châu Phi và Trung Đông. Ai Cập chỉ được nhắc tới sơ lược như là một trong những quốc gia tại Châu Phi và Trung Đông chịu ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. 5 Trong tác phẩm “Trung Đông- những vấn đề và xu hướng kinh tế, chính trị trong bối cảnh quốc tế mới” do PGS.TS Đỗ Đức Định chủ biên, Ai Cập cũng chỉ được nhắc tới rất sơ lược trong tổng thể tình hình chính trị và kinh tế của Trung Đông, những vấn đề và xu hướng lớn đang diễn ra tại Trung Đông, và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam- Trung Đông hiện nay. Cuốn sách“Một số vấn đề kinh tế, chính trị nổi bật của Trung Đông và xu hướng đến năm 2020” do PGS.TS Bùi Nhật Quang chủ biên nêu ra thực trạng kinh tế, chính trị của khu vực Trung Đông và những vấn đề phát triển nổi bật như dầu mỏ, tôn giáo, quan hệ quốc tế của các nước lớn với khu vực Trung Đông, và xu hướng phát triển đến năm 2020. Trong đó, Ai Cập cũng chỉ là một phần nội dung không đáng kể trong cuốn sách và chưa được nghiên cứu sâu sắc. Ngoài ra, ở Việt Nam, còn có một số bài báo nêu ra khá chi tiết về chính trị, kinh tế, tôn giáo, hay văn hóa của Ai Cập, được đăng tải chủ yếu trên Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông. Có thể kể đến như bài báo “Một vài nhìn nhận về Ai Cập và khu vực Trung Đông” của PGS.TS Bùi Nhật Quang (đăng tải trên số 1 (77) tháng 1/2012); “Khủng hoảng chính trị tại Ai Cập: Nguyên nhân, tác động của cuộc khủng hoảng và thách thức trên con đường chuyển giao quyền lực” của tác giả Trần Anh Đức (đăng tải trên số 08 (72) tháng 8/2011); “Quan hệ Việt Nam- Ai Cập trong lĩnh vực chính trị- ngoại giao và văn hóa” của PGS, TS Nguyễn Thanh Hiền (đăng tải trên số 2 (78) tháng 2/2012); “Kinh tế Ai Cập hậu Mubarak” của PGS.TS Bùi Nhật Quang (đăng tải trên số 06 (70) tháng 6/2011); “Thay đổi hiến pháp và pháp luật tại Ai Cập trong giai đoạn chuyển giao quyền lực” nguồn của Đại sứ quán Ai Cập tại Hà Nội; “Quan hệ Việt Nam- Ai Cập trong giai đoạn phát triển mới” của TS Trần Thị Lan Hương (đăng tải trên số 10(74) tháng 10/2011; và một số bài báo về Ai Cập được đăng tải trên các trang mạng thông tin của Việt Nam. Trên thế giới có nhiều luồng quan điểm khác nhau về những vấn đề tại Ai Cập, song chưa có tài liệu nào nghiên cứu sâu sắc về vấn đề phát triển tại Ai Cập từ góc độ một chủ thể khách quan, không can dự vào các tiến trình của Ai Cập. 6 Mặc dù Ai Cập đã được quan tâm và nghiên cứu khá sâu sắc ở một số lĩnh vực, song xem xét đánh giá một cách toàn diện, tổng thể về những vấn đề phát triển nổi bật của Ai Cập vẫn còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu một cách toàn diện. Trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực đã và đang có nhiều biến đổi khá bất ngờ, rất cần có các nghiên cứu cập nhật về các vấn đề của Ai Cập. Vì thế, việc đi sâu tìm hiểu phân tích nội dung này là hết sức cần thiết không chỉ về lý luận mà còn có ý nghĩa thực tế, nhất là đối với quan hệ Việt Nam và trong thời kỳ mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu sâu rộng các vấn đề phát triển nổi bật của Ai Cập về chính trị, kinh tế, quan hệ quốc tế trước năm 2014, và thực trạng quan hệ giữa Việt Nam và Ai Cập hiện nay, luận văn đưa ra cái nhìn về khả năng hợp tác giữa hai quốc gia đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trước hết, cần khẳng định rằng, việc nghiên cứu “những vấn đề phát triển nổi bật”của Ai Cập là những diễn biến quan trọng về chính trị, kinh tế, quan hệ quốc tế của Ai Cập. Trong luận văn này, tác giả xin chỉ nghiên cứu những vấn đề nổi bật nhất tại Ai Cập trước tháng 10/2014: vấn đề kinh tế của Ai Cập, đặc biệt là vấn đề phát triển du lịch; vấn đề chính trị của Ai Cập; quan hệ quốc tế của Ai Cập với ba đối tác quan trọng nhất là Mỹ, EU, Trung Đông. Song song với đó là thực tế quan hệ giữa Việt Nam và Ai Cập từ năm 1963 đến năm 2011, và triển vọng về mối quan hệ này tới năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. Các tư liệu và dữ liệu sử dụng cho luận văn là những ấn phẩm đã được công bố, các văn bản hợp tác và các thông tin trên những trang tin mạng đáng tin của các tổ chức quốc tế và trong nước. Ngoài ra, tác giả cũng tiếp xúc và trao đổi với một số chuyên gia Việt Nam về các vấn đề nghiên cứu để tìm hiểu thông tin. 7 6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn  Đưa ra cái nhìn tổng thể về thực trạng các vấn đề phát triển nổi bật của Ai Cập.  Phân tích thực trạng quan hệ giữa Việt Nam- Ai Cập, và cố gắng làm rõ các định hướng và giải pháp phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ai Cập đến năm 2020. 7. Bố cục của luận văn Chương 1: Nhân tố tác động tới tình hình phát triển của Ai Cập. Chương 2: Những vấn đề phát triển nổi bật của Ai Cập. Chương 3: Thực trạng quan hệ và khả năng hợp tác giữa Việt Nam và Ai Cập đến năm 2020. 8 CHƯƠNG 1: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA AI CẬP Ai Cập là một đất nước thuộc khu vực Trung Đông, với 90% dân số thuộc đạo Hồi, chủ yếu là dòng Sunni. Đây là một đất nước có nguồn dầu mỏ và khí đốt dồi dào, có vị trí địa chiến lược và địa kinh tế vô cùng quan trọng trong khu vực Trung Đông và trên thế giới. Về đặc điểm chính trị, Ai Cập đi theo chế độ quân chủ với phần lớn lãnh đạo cầm quyền trong một thời gian dài, lãnh đạo theo đường lối chuyên chế, bảo thủ, khiến bức xúc trong nhân dân ngày càng dâng cao. Đây cũng là đất nước nằm trong khu vực tranh giành ảnh hưởng, quyền lực, cũng như kiểm soát dầu lửa của các nước lớn. Những nhân tố này chính là nguyên nhân tác động tới tình hình phát triển của Ai Cập hiện nay. 1.1. Vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng trên thế giới của Ai Cập Ai Cập sở hữu vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng tại khu vực Trung Đông và trên thế giới, vì sở hữu một cầu nối lục địa (eo đất Suez) giữa châu Phi và châu Á, và một cầu nối đường thủy (kênh đào Suez) giữa biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương thông qua biển Đỏ. Đây được coi là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của Ai Cập. Dài 163 km, kênh đào Suez (được xây dựng từ cuối thế kỉ XVIII) chạy từ phía Bắc tới phía Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nối liền thành phố cảng Port Said trên bờ Địa Trung Hải và thành phố cảng Suez trên bờ Biển Đỏ. Kênh đào Suez có vai trò rất quan trọng, góp phần rút ngắn tuyến đường biển cho những con tàu dưới 150.000 tấn đi từ Đại Tây Dương qua Địa Trung Hải đến Biển Đỏ rồi qua Ấn Độ Dương hay ngược lại. Nói cách khác, nó cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng châu Âu-châu Mỹ đến những cảng phía Nam châu Á, cảng phía Đông châu Phi và châu Đại Dương. Nhờ Kênh đào Suez, con đường biển từ London (Anh) tới Mumbai (Ấn Độ) đã rút ngắn được gần 12.000 km. 9 Kênh đào Suez là huyết mạch sống còn của tuyến lưu thông hàng hóa từ Đông sang Tây, đặc biệt là vai trò quan trọng trong việc vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển. Hơn thế nữa, Kênh đào Suez còn có vai trò chiến lược về mặt an ninh trong khu vực Trung Đông. Trong bối cảnh khu vực Trung Đông luôn đầy biến động, Ai Cập được Mỹ xem như “hòn đá tảng” trong chính sách Trung Đông của mình. Ngoài kênh đào Suez, tài nguyên đáng kể nhất của Ai Cập là dầu mỏ và khí đốt. Ai Cập là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất ở châu Phi mà không thuộc OPEC, và là quốc gia sản xuất khí ga lớn thứ hai tại Châu Phi, sau Algeria. Ai Cập cũng sở hữu đường ống dẫn dầu nối biển Địa Trung Hải- Suez, điểm chốt truân chuyển quan trọng cho các sản phẩm khí ga hóa hỏng và dầu mỏ từ châu Phi và vịnh Persian tới các nước châu Âu và các nước thuộc vùng Địa Trung Hải. Ngoài vị trí địa lý thì vị trí vô cùng quan trọng của Ai Cập trên bản đồ Hồi giáo, và những mâu thuẫn nội tại mà Hồi giáo sinh ra tại Ai Cập cũng là một nhân tố tác động quan trọng và chi phối hầu hết tình hình chính trị tại Ai Cập hiện nay. Cũng như các quốc gia Arab khác, Ai Cập cũng tồn tại 4 dòng Hồi giáo khác nhau, trong đó bao gồm cả phái Hồi giáo cực đoan rất hiếu chiến. Nếu nhìn lại, Hồi giáo cực đoan từ lâu đã có liên hệ với các tổ chức khủng bố. Tại các nước Trung Đông nói chung và Ai Cập nói riêng, khuynh hướng cực đoan phát triển mạnh do có những mâu thuẫn về tư tưởng Hồi giáo. Sở dĩ khuynh hướng cực đoan có đất phát triển một phần là do tình hình kinh tế-xã hội có nhiều khó khăn. Tại Ai Cập, tình trạng nghèo khổ, nạn thất nghiệp, khoảng cách về của cải và thu nhập ngày càng lớn, tội ác có tổ chức, nạn buôn lậu ma túy và tham nhũng tràn lan. Đó chính là mảnh đất thuận lợi nuôi dưỡng sự bất mãn trong nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng cực đoan kích động dân chúng gây mất ổn định xã hội. Chính vì nằm ở một vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng trên thế giới, đóng một vai trò tối quan trọng trên thị trường năng lượng quốc tế nhờ sở hữu kênh đào Suez, lại nằm trong vị trí trung tâm trên bản đồ Hồi giáo với những mâu thuẫn dai dẳng về tôn giáo, Ai Cập luôn là một điểm nóng về chiến tranh tôn giáo và chính trị 10 trên thế giới, và đó cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên tình hình bất ổn chính trị hiện nay của Ai Cập. 1.2. Thể chế chính trị bất cập của Ai Cập Nguyên nhân sâu xa của những bất ổn hiện nay tại Ai Cập, đó chính là những bất cập về thể chế chính trị và kinh tế tồn tại lâu năm tại Ai Cập. Đây được xác định là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới những vấn đề phát triển của Ai Cập hiện tại. Nhân tố thứ nhất và cơ bản nhất là thể chế chính trị độc tài, chuyên chế bất chấp những thay đổi nhanh chóng của thời đại toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức. Phần lớn các quốc gia tại Bắc Phi và Trung Đông có chế độ chính trị được thiết lập từ cách đây trên dưới 30 năm, và từ đó đến nay hầu như không có thay đổi gì đáng kể. Nhà nước Ai Cập là một điển hình của chế độ chính trị độc tài này do lực lượng quân đội nắm quyền. Tuy chính sách ngoại giao của họ có sự khác biệt qua các thời kỳ, song chế độ chính trị thì vẫn được giữ nguyên. Hiện hữu ở Ai Cập là những một thể chế dân chủ gần như bị quên lãng, không có tự do tín ngưỡng, không có tự do ngôn luận, không có bình đẳng giới và cũng không có tự do bầu cử. Tuy chính phủ đã tiến hành thực hiện một số cải cách, nhưng những cải cách đó không căn bản và không đồng bộ, chủ yếu nhằm bảo về lợi ích của tầng lớp cầm quyền hơn là quyền lợi ích của dân chúng. Chính những điều này đã tạo ra một ngọn lửa phản kháng âm ỉ cháy rất lâu trong dân chúng. Những điều kiện dân chủ nhằm xây dựng một xã hội tự do tôn giáo, tự do kinh tế…ở Ai Cập cũng như các quốc gia ở Bắc Phi và Trung Đông đều đạt thấp so với mặt bằng chung của thế giới. Theo Bảng xếp hạng toàn cầu về dân chủ và tham nhũng, tính đến tháng 11/2010 của các quốc gia có biến động về chính trị xã hội của Worlaudit.org, Ai Cập chỉ đứng thứ 91 trên thế giới về tự do dân chủ. Một nguyên nhân nữa là sự thiếu đồng bộ giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị. Ở Ai Cập, một số cải cách kinh tế theo hướng thị trường tự do đã được triển khai, nhờ đó một tầng lớp những người giàu có đã hình thành, họ đòi hỏi phải có tiếng nói chính trị tương xứng, nhưng sự đè nén, kìm hãm về chính trị đã không 11 đáp ứng được những nhu cầu của họ, vì thế họ ủng hộ những cuộc đấu tranh đòi thay đổi hệ thống chính trị cho phù hợp với những thay đổi về kinh tế. Từ những bất cập trên, những hệ lụy đói nghèo và thất nghiệp trong xã hội ngày một gia tăng, nhen nhóm lên làn sóng cách mạng trong nhân dân nghèo khổ. Một nguyên nhân góp phần gia tăng làn sóng chống đối chế độ chính là nạn tham nhũng. Thực vậy, độc tài ở Ai Cập luôn trong tình trạng đáng báo động. Chính quyền luôn kiểm soát có chọn lọc mọi thông tin. Với chính thể độc tôn và duy nhất này, sự giải trình với một cơ quan chuyên trách cao hơn càng là điều hiếm gặp. Vì vậy, độc tài càng cao thì tham nhũng càng có điều kiện để gia tăng và khó kiểm soát. Số tiền tham nhũng hàng năm tại Ai Cập đã lên tới gần 10 tỷ USD. Nạn tham nhũng xuất hiện mọi nơi, trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, từ giáo dục đến y tế. Theo báo cáo của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI), năm 2009, Chỉ số tham nhũng của Ai Cập là 2,8/10 điểm, xếp hạng thứ 115 trong số 180 quốc gia, tức là Ai Cập là một trong những nước có tỷ lệ tham nhũng cao nhất. Trong 4 năm qua, Ai Cập liên tục bị đánh rớt hạng về chỉ số tham nhũng (IPC), đồng nghĩa với việc quốc gia này mất đi cơ hội tăng thu nhập bình quân và khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhân tố thứ hai là nền kinh tế thiếu minh bạch, công bằng và dân chủ, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói gia tăng nhanh chóng. Xét về kinh tế, những quốc gia trong khu vực Trung Đông nói chung và Ai Cập nói riêng không phải là những nước nghèo, mà là những quốc gia đang phát triển, với GDP khá cao, thậm chí Ai Cập còn lọt vào nhóm “Tám sư tử Châu Phi”. Trong các năm 2003- 2007, kinh tế Ai Cập tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng, đặc biệt vào năm 2007, GDP Ai Cập đạt mức tăng trưởng 7,1 %. Song dù với mức tăng trưởng ấn tượng đó và thời gian qua, Ai Cập có những thay đổi nhất định trong việc cải cách nền kinh tế, nhưng mức tăng trưởng kinh tế của Ai Cập vẫn không đủ để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. Cụ thể hơn, ở đây đã diễn ra sự phân cực giàu nghèo không thể chấp nhận được; điều kiện sống tồi tệ của người dân; tình trạng quan liêu tham nhũng, gia đình trị; sự hình thành và mâu 12 thuẫn giữa các nhóm lợi ích, trước hết là lợi ích chính trị giữa nhóm trung thành với tổng thống và nhóm thân phương Tây là những nguyên nhân bên trong dẫn đến cuộc khủng hoảng khó có thể kiểm soát. Thị trường lao động tại Ai Cập trong hai thập niên vừa qua luôn có vấn đề và những vấn đề này ngày càng tồi tệ qua các năm. Theo tổng hợp từ ILO (www.ilo.org), dưới thời Mubarak, dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm, nhưng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp không có việc làm lại có xu hướng tăng (từ 9,7% năm 1988 lên 14,4% năm 2006). Hơn thế nữa, hầu hết các công việc được tạo ra trong giai đoạn này đều thuộc khu vực kinh tế không chính thức, trong đó lương công nhân rất thấp, hợp đồng lao động và các quyền lợi hợp pháp không được đảm bảo, khiến nguy cơ bị đẩy vào tình trạng đói nghèo luôn rình rập họ. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 lại làm cho tình hình trở nên phức tạp, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tại Ai Cập luôn ở mức 18- 23%, con số thất nghiệp tồi tệ nhất trên toàn cầu. Cùng với thất nghiệp, những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 mang lại là sự nghèo đói ngày một gia tăng. Theo thống kê của WB, 50% lương thực của khu vực Trung Đông nói chung và Ai Cập nói riêng có được là nhờ nhập khẩu, thậm chí nhiều nước thuộc GCC gần như phải nhập khẩu hoàn toàn lương thực. Cùng với đó, hệ thống phúc lợi của Ai Cập cũng khủng hoảng. Mức chi tiêu công mà chính phủ dành cho khu vực này ngày càng ít khiến chất lượng của chúng giảm sút rõ rệt. Cụ thể, ngân sách mà chính phủ giành cho giáo dục giảm từ 19,5% năm 2002 xuống 11,5% năm 2006, từ 5,2% xuống 4,0% trong cơ cấu GDP. Tương tự, dù chi tiêu cho y tế trong chi tiêu công đã tăng từ 1,2% giai đoạn 2001- 2002 lên 3,6% trong giai đoạn 2008- 2009, mức chi tiêu này vẫn thấp hơn nhiều so với chi tiêu y tế của các quốc gia có thu nhập tương đương. Người dân thiếu việc làm, nghèo khổ, đói kém; nhà nước chỉ đưa ra được những chính sách an sinh xã hội, bảo hiểm và trợ cấp thất nghiệp ở mức thấp hoặc gần như không có khiến cho tâm lý nhân dân đã không ổn định, lại càng trở nên mất niềm tin vào tương lai, chế độ, góp phần tạo nên làn sóng phẫn nộ chống đối trong nhân dân. 13 1.3. Biến động Mùa xuân Arab tại Ai Cập Mùa xuân Arab là một làn sóng cách mạng và biểu tình xảy ra trong thế giới Arab từ mùa xuân năm 2011, khởi đầu từ Tusinia, Ai Cập, sau đó lan rộng sang các nước Trung Đông- Bắc Phi khác. Các cuộc biểu tình phản đối hầu như là các cuộc đình công, biểu tình, và các cách thức khác. Đến nay, những biến động về chính trị là hậu quả từ cuộc nổi dậy Mùa xuân Arab tại đất nước Ai Cập vẫn đang tiếp diễn, và dường như vẫn chưa có hồi kết. Những biến động này là tổng hòa của nhiều nguyên nhân bên trong và bên ngoài, và có ảnh hưởng sâu sắc tới không chỉ Ai Cập mà còn tới các nước trong khu vực Trung Đông vốn đã có rất nhiều điểm nóng. Diễn biến Mùa xuân Arab tại Ai Cập Ngày 25/01/2011, một cuộc biểu tình lớn đã nổ ra ở trung tâm thủ đô Cairo đòi Tổng thống Hosni Mubarak phải từ chức ngay lập tức. Cuộc biểu tình lan rộng và diễn ra khắp Ai Cập. Sáng 29/01/2011, ông Mubarak sa thải Nội các, tuyên bố sẽ thành lập một chính phủ mới để thúc đẩy cải cách trong bối cảnh làn sóng biểu tình đường phố tiếp tục leo thang kêu gọi ông từ chức sau 30 năm cầm quyền. Tuy nhiên, ông Mubarak tuyên bố quyết không từ chức trong khi các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát tại Ai Cập đã khiến ít nhất 20 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương. Bất chấp lệnh giới nghiêm ban hành tối ngày 28/01/2011 của chính phủ, người biểu tình Ai Cập tiếp tục đốt phá các tòa nhà tại Cairo, hàng chục nghìn người vẫn tụ tập trên các đường phố ở thủ đô Cairo, thành phố Alexandria và Suez “tâm chấn” của các cuộc biểu tình. Các lực lượng an ninh Ai Cập đã bắn lựu đạn cay và đạn có đầu bọc cao su vào người biểu tình, nhiều xe cảnh sát trang bị vòi rồng đậu dọc theo các đường chính ở Cairo, nơi người biểu tình dự kiến tụ tập. Ngày 01/02/2011, tổng thống Mubarak tuyên bố sẽ không tái tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo vào tháng 09/2011. Ngày 05/02/2011, các cơ quan truyền thông Ai Cập đưa tin các thành viên cao cấp của Đảng Dân chủ Quốc gia của Mubarak đã từ chức 14 lãnh đạo đảng, trong đó có cả ông Mubarak. Tuy nhiên, sau đó lại có thông tin ông Mubarak vẫn sẽ giữ chức tổng thống, ít nhất là cho tới cuộc bầu cử Tổng thống tới. Đến ngày 11/02/2011, dưới sức ép quá mạnh mẽ của dân chúng, ông Mubarak chính thức từ chức và chuyển giao quyền lực cho SCAF. Mohamed Hussein Tantawi, Chủ tịch tối cao của SCAF đã trở thành người đứng đầu nhà nước tạm thời. Ngay sau đó, ngày 13/02/2011, SCAF đã đình chỉ Hiến pháp và giải thể Quốc hội, giải thể Cơ quan điều tra an ninh quốc gia (SSI), giải thể Đảng dân chủ quốc gia (NDP)- Đảng cầm quyền duy nhất ở Ai Cập từ năm 1978 và chuyển giao toàn bộ tài sản cho nhà nước, truy tố ông Mubarak cùng gia đình và các bộ trưởng dưới thời của ông. Một cuộc trưng cầu hiến pháp được tổ chức vào ngày 19/03/2011. Đến ngày 28/11/2011, Ai Cập đã tổ chức bầu cử quốc hội lần đầu tiên từ sau khi chế độ của ông Mubarak bị lật đổ. Và Mohamed Morsi- đại diện của tổ chức Anh Em Hồi Gíao (Muslim Brotherhood- MB) đã được đông đảo cử tri bầu làm tổng thống vào ngày 24/06/2012. SCAF đã ra một tuyên bố hiến pháp bảo lưu mọi quyền lập pháp cho quân đội (đây là nguyên nhân cho những cuộc chiến pháp lý làm tê liệt chính phủ Ai Cập trong năm 2013). Ngày 30/06/2012, Morsi được tuyên thệ nhậm chức tổng thống của nước Cộng hòa Ai Cập- một đất nước không có quốc hội và hiến pháp. Sự thiếu vắng một khuôn khổ pháp lý rõ ràng này là tiền đề cho sự sụp đổ của đất nước trong thời gian ngắn sau này. Sự mâu thuẫn về quyền lợi ngày càng gia tăng giữa các đảng phái, cộng đồng Hồi giáo, quân đội, tư pháp, và những nhóm nổi dậy tại Ai Cập, tình hình chính trị bất ổn tiếp tục leo thang. Ngày 12/08/2012, trong sự thỏa hiệp giữa tổ chức MB với phía quân đội, tổng thống Morsi ra lệnh dành quyền quyết định các vấn đề an ninh quốc gia và ngân sách quốc phòng cho phía quân đội. Ngày 22/11/2012, Morsi đưa ra một tuyên bố loại bỏ mọi sự giám sát tư pháp đối với các quyết định của mình. Người Ai Cập cho rằng động thái này là độc tài và 15 bảo thủ khi ông Morsi tập hợp mọi quyền lực vào trong tay mình, hàng chục ngàn người đã xuống đường biểu tình. Ngày 30/11/2012, căng thẳng ngày càng leo thang khi ông Morsi cho soạn thảo bản hiến pháp mới. Ngày 01/12/2012, ông Morsi tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu hiến pháp mới sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2012. Ngày 08/12/2012, ông Morsi buộc phải thu hồi tuyên bố về hiến pháp của mình khi áp lực của các cuộc biểu tình từ phía các đảng đối lập và nhóm cách mạng lên cao, song ông vẫn giữ vững việc sẽ tổ chức buổi trưng cầu dân ý về hiến pháp. Vì vậy, các cuộc đụng độ giữa các nhóm Hồi giáo cực đoan ủng hộ ông Morsi và các phe phái đối thủ xảy ra ngày càng nhiều. Ngày 15/12/2012, các cử tri đã thông qua hiến pháp trong bối cảnh cử tri đi bầu thấp, nhưng các phe phái khác ở Ai Cập từ chối công nhận kết quả, buộc tội ông Morsi đang thâu tóm quyền lực và đang đưa đất nước Ai Cập đi vào con đường của chế độ Hồi giáo độc tài. Một cuộc đấu tranh giữa tổ chức MB và các đảng phái, phong trào khác tại Ai Cập lại bùng lên trong một xã hội bị phân cực sâu sắc. Ngày 25/01/2013, buổi kỷ niệm tròn 2 năm ngày tổng thống Mubarak bị lật đổ trở thành cuộc biểu tình chống lại tổng thống Mohammed Morsi. Mặt trận cứu quốc, lực lượng thế tục, và liên minh cánh tả yêu cầu có một cuộc hội đàm với ông Morsi về các vấn đề của nội các và việc sửa đổi bản hiến pháp đang gây tranh cãi. Ngày 28/02/2013, phe đối lập ông Morsi tuyên bố sẽ không tham gia vào cuộc bầu cử dự kiến diễn ra trong tháng Tư với lý do cuộc bầu cử này đề nghị ủng hộ các đảng Hồi giáo. Trong giai đoạn này, sự mâu thuẫn giữa tổ chức MB của ông Morsi và các bên đối lập đã không thể dung hòa, sẵn sàng nổ ra cuộc chiến bất kỳ lúc nào. Cuối tháng 04/2013, một nhóm hoạt động chống chính phủ ra mắt bản kiến nghị kêu gọi ông Morsi từ chức với chiến dịch được gọi là Tomaroud, kêu gọi đông đảo dân chúng biểu tình vào ngày 30/06 với lập luận: ông Morsi đã không còn hợp pháp khi không điều hành nền kinh tế, điều hành chính phủ một các độc tài, và có xu hướng Hồi giáo hóa xã hội Ai Cập. Xã hội Ai Cập lúc này phân cực sâu sắc giữa 16 một bên ủng hộ ông Morsi, và bên còn lại là các nhóm quần chúng, các nhóm cách mạng sau cuộc nổi dậy năm 2011, Mặt trận cứu quốc, nhóm dân tộc thiểu số của Ai Cập, những người trung thành với ông Mubarak và những người Ai Cập không tán thành việc ông Morsi trở thành tổng thống. Trong tình trạng đó, nền kinh tế của Ai Cập tiếp tục đi xuống không phanh, dự trữ ngân sách nhà nước giảm mạnh, hoạt động của nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ tài chính từ các nước Arab vùng vịnh, lạm phát tăng cao, lượng khách du lịch đến Ai Cập giảm mạnh. Ngày 24/06/2013, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ai Cập, Tướng Abdel Fattah El Sisi đã tuyên bố cảnh báo cả hai phe chính trị của quân đội sẽ không cho phép Ai Cập rơi vào một “đường hầm đen tối của cuộc xung đột”. Nhân dân đang trông chờ vào lực lượng quân đội. Trong khi đó lực lượng của ông Morsi cảnh báo có thể sẽ có đảo chính diễn ra. Ngày 30/06/2013, làn sóng biểu tình trên toàn đất nước Ai Cập bùng nổ đòi ông Morsi từ chức. Quân đội Ai Cập ra tối hậu thư cho ông Morsi 48 giờ để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị, nếu không phía quân đội sẽ tự đề xuất lộ trình cho tương lai đất nước. Tuy nhiên, những người ủng hộ ông Morsi và tổ chức MB đều bác bỏ yêu cầu của phe đối lập, cho rằng Tổng thống cần có thêm thời gian để sửa chữa những yếu kém mà họ gán cho ông như thiếu năng lực điều hành kinh tế và giải quyết vấn đề an ninh. Trưa ngày 03/07/2013, khi hạn chót của tối hậu thư đã hết, nhưng ông Morsi không đáp ứng yêu cầu của phía quân đội, quân đội đã đảo chính nhanh gọn lật đổ vị tổng thống dân cử đầu tiên của Ai Cập, đình chỉ hiến pháp, nắm quyền chính trị, và cam kết sẽ tổ chức các cuộc bầu cử sớm. Ngày 04/07/2013, ông Adli Mahmud Mansour, chánh án Tòa án hiến pháp Ai Cập, đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành Tổng thống lâm thời của nước này sau khi Tổng thống Morsi bị quân đội buộc phải ra đi. Phe Hồi giáo ủng hộ ông Morsi, vị tổng thống đã bị phế truất, kịch liệt phản đối việc thành lập Chính phủ lâm thời và các quyết định bổ nhiệm các thành viên 17 của Chính phủ. Phe này đã phát động một làn sóng biểu tình rầm rộ trong phạm vi cả nước, đặc biệt là tại thủ đô Cairo và các thành phố lớn. Trước tình hình đó, ngày14/08/2013, Chính phủ lâm thời Ai Cập đã cho phép lực lượng quân đội và cảnh sát dùng vũ lực để giải tán cuộc bạo loạn của những người Hồi giáo thuộc tổ chức MB đòi khôi phục chức vụ tổng thống Ai Cập cho ông Mohamed Morsi. Đây là sự kiện đẫm máu nhất tại nước này suốt nhiều năm qua. Theo thông báo của Bộ Y tế Ai Cập, riêng trong ngày này, ít nhất có 525 người bị thiệt mạng và khoảng 3.717 người bị thương. Con số mà tổ chức MB đưa ra còn cao hơn rất nhiều: ít nhất 2.000 người đã bị chết và hơn 10.000 người bị thương. Sau các vụ trấn áp đẫm máu của quân đội và cảnh sát ngày 14/08/2013 đối với người biểu, tình hình Ai Cập diễn biến theo chiều hướng cực kỳ nguy hiểm. Các cuộc biểu tình của phe MB ngày càng đông hơn và bạo lực hơn. Tình trạng khẩn cấp đã được ban bố, các biện pháp cứng rắn của lực lượng an ninh cũng đã được cảnh báo, nhưng phe này đã bất chấp tất cả, tiếp tục tấn công các trụ sở của chính quyền, các đồn cảnh sát, và các mục tiêu công cộng khác. Tuy tình hình Ai Cập diễn ra hết sức căng thẳng, nhưng Chính phủ lâm thời Ai Cập vẫn tỏ rõ quyết tâm tuyên chiến với các lực lượng mà họ gọi là “khủng bố”. Ngày 17/08/2013, ông Sherif Shawky, người phát ngôn của Chính phủ cho biết Thủ tướng Hazem El - Beblawi đã chính thức đề nghị giải thể phong trào MB và yêu cầu Bộ Các vấn đề xã hội xem xét khuôn khổ pháp lý của việc giải thể này. Ngày 18/08/2013, Chính phủ lâm thời Ai Cập ra thông báo nêu rõ, cuộc chiến chống khủng bố sẽ tiếp tục. Ông Sharaf Al - Din, Bộ trưởng Bộ Thông tin Ai Cập với tư cách người phát ngôn của Chính phủ tuyên bố, chính phủ sẽ tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố với tất cả quyết tâm và sức mạnh của mình. Chính phủ cũng cam kết thực hiện kế hoạch lộ trình chuyển giao quyền lực, xây dựng Hiến pháp mới, tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống, tuân thủ các nội dung đã được các lực lượng chính trị đưa ra ngày 03/07 vừa qua nhằm xây dựng một Nhà 18 nước thực sự dân chủ. Phía chính phủ lâm thời cũng để ngỏ khả năng cho lực lượng đối lập có thể tham gia vào đời sống chính trị của đất nước và kêu gọi tổ chức MB hãy thay đổi quan điểm và gia nhập tiến trình chính trị của Ai Cập. Trong khi số người chết vì đụng độ đang gia tăng, tổng thống lâm thời Mansour đã thành lập một ủy ban (Uỷ ban 50 (không có người Hồi giáo) để tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 2012 hiện đang bị đình trệ. Cũng ngày này, cựu tổng thống Morsi và 14 thành viên trong tổ chức MB phải tham dự phiên tòa xét xử với cáo buộc “kẻ sát nhân và kích động các hoạt động giết người”. Trong tiến trình chuyển đổi dân sự ở Ai Cập, ngày 30/11/2013, Ủy ban Hiến pháp thông qua bản dự thảo Hiến pháp đã được đề xuất sửa đổi. Ngày 14/12/2013, Tổng thống Mansour thông báo sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp vào ngày 14 và 15/01/2014. Dư luận tại Ai Cập chia thành hai luồng ý kiến trái ngược khi phản ứng về dự thảo Hiến pháp mới. Theo lịch trình chuyển giao chính trị do chính phủ lâm thời vạch ra, sau cuộc trưng cầu ý dân, Ai Cập sẽ tiếp tục tiến hành bầu cử quốc hội và tổng thống vào khoảng tháng 4/2014. Theo kết quả kiểm phiếu chính thức được Ủy ban Bầu cử Trung ương Ai Cập (SEC) công bố vào cuối giờ chiều ngày 18/01/2014, tỷ lệ ủng hộ đối với bản hiến pháp mới trong cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức vào ngày 14-15/1 vừa qua lên tới gần 20 triệu người, chiếm tỷ lệ 98,1%. Từ tháng 1 đến tháng 2/2014, tổng thống Mansour cùng chính phủ đã thực hiện hàng loạt những động thái dọn đường cho cuộc bầu cử Tổng thống được dự định diễn ra vào tháng 4/2014. Quan trọng nhất, là vào ngày 27/02, Tổng thống lâm thời Ai Cập Adly Mansour đã cải tổ SCAF nhằm trao cho quân đội nhiều quyền độc lập hơn với chính quyền dân sự. Sắc lệnh được ban hành ngày 27/02 quy định SCAF sẽ do Bộ trưởng Quốc phòng làm chủ tịch thay vì Tổng thống như trước đây. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ai Cập, Tổng thống, đồng thời là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang theo quy định của Hiến pháp, không nắm giữ vị trí đứng đầu hội đồng quyền lực này. Trong khi đó, phe MB và những lực lượng ủng hộ ông Morsi vẫn tiếp tục phát động những cuộc biểu tình dài ngày. Đáp trả lại phe đối lập này, 19 ngày 25/03, tòa án Ai Cập đã tuyên tử hình ít nhất 528 người ủng hộ phong trào MB do có liên quan đến các vụ bạo loạn ở miền Nam nước này hồi năm ngoái. Theo báo chí Ai Cập, đây là số lượng án tử hình lớn nhất được tuyên trong một phiên xét xử trong lịch sử hiện đại nước này. Chưa có bị cáo nào bị giam giữ và họ có quyền kháng án. Ngày 08/06/2014, trong kỳ bầu cử tổng thống Ai Cập, ông Abdel Fattah El Sisi đã trúng cử với 96,9% số phiếu. Tổng thống mới sẽ có nhiệm vụ tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội nhằm hoàn tất lộ trình chuyển tiếp chính trị, đồng thời khôi phục an ninh và nền kinh tế đang khủng hoảng trầm trọng. Cuộc biểu tình nổi dậy ngày 25/01/2011 tại Ai Cập và diễn biến kéo dài đến ngày tổng thống Ai Cập từ chức vào ngày 11/02/2011 được nhiều phương tiện thông tin đại chúng, trong đó đi đầu là hãng tin BBC gọi là “Cách mạng Trắng” bởi tính chất bạo động của nó. Thứ nhất, cuộc nổi dậy diễn ra không bắt đầu từ sự giác ngộ chung, mà diễn ra một cách tự phát và không có tổ chức. Thứ hai, kết quả rõ ràng nhất mà nhân dân Ai Cập đạt được sau cuộc nổi dậy mới chỉ đơn thuần là sự ra đi của tổng thống Mubarak, hiện nay quyền lực vẫn nằm trong tay quân đội, nền dân chủ thực sự cho tất cả nhân dân Ai Cập vẫn đang là điều mong đợi tuy các cuộc bầu cử đang diễn ra. Những tổn thất về chính trị- xã hội- kinh tế mà Mùa xuân Arab gây ra là vô cùng sâu sắc, và tồn tại cho đến nay, sẽ được làm rõ trong chương 2. Đây cũng là những tiền đề của những vấn đề phát triển nổi bật tại Ai Cập trong giai đoạn hiện nay. 20 CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỔI BẬT CỦA AI CẬP Trước hết, cần khẳng định rằng, “những vấn đề phát triển nổi bật”của Ai Cập là những diễn biến quan trọng về chính trị, kinh tế, quan hệ quốc tế của Ai Cập, chi phối sự phát triển của Ai Cập trong giai đoạn hiện nay. Trong luận văn này, những vấn đề phát triển nổi bật của Ai Cập gồm các vấn đề nổi bậtdiễn ra vào những năm đầu thế kỷ XXI đến trước tháng 10/2014: vấn đề kinh tế của Ai Cập, đặc biệt là vấn đề phát triển du lịch; vấn đề chính trị của Ai Cập; quan hệ quốc tế của Ai Cập với ba đối tác quan trọng nhất là Mỹ, EU, Trung Đông. Đây đều là những vấn đề nổi bật nhất hiện nay tại Ai Cập, nhất là sau biến động Mùa xuân Arab, có tác động toàn diện, sâu sắc tới cuộc sống của nhân dân Ai Cập, tới tình hình an ninh của Ai Cập và khu vực Trung Đông. 2.1. Tổn thất kinh tế và các vấn đề phát triển kinh tế Mùa xuân Arab đã tác động sâu sắc tới toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Ai Cập. Những tổn thất mà Mùa xuân Arab gây ra cho nền kinh thế Ai Cập vô cùng to lớn. Theo một báo cáo của Ngân hàng Credit Agricole (Pháp), cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập làm đất nước này thiệt hại 310 triệu USD mỗi ngày do các nhà máy phải đóng cửa và khách du lịch hủy chuyến, tổng thiệt hại kinh tế mang tính lan tỏa đến giữa năm 2011 lên tới hơn 12 tỷ USD. Bộ trưởng Công thương Ai Cập cho biết, xuất khẩu trong tháng 01/2011 của Ai Cập giảm 6% do lệnh giới nghiêm và việc vận chuyển hàng hóa của quốc gia này gặp nhiều khó khăn. Kinh tế Ai Cập được dự báo tăng trưởng 5,3 % trong năm tài chính 2011-2012, tuy nhiên, con số thực tế là 2,2 % (do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Hợp tác Quốc tế Ashraf El-Araby công bố). Du lịch- ngành công nghiệp không khói chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Ai Cập (đóng góp 6% trong GDP của Ai Cập, đem lại doanh thủ 13 tỷ USD trong năm 2010) cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng. Hơn một 21 triệu du khách đã rời Ai Cập, hơn 80% lượng đặt chuyến du lịch đã bị hủy. Cùng với đó, 200 triệu người làm việc tại khu vực này đứng trước nguy cơ mất việc làm. Giao thông đường sắt, đặc biệt là tuyến đường giao thông huyết mạch dài 1000 km dọc theo sông Nile nối Cairo với Aswan bị phong tỏa do công nhân đường sắt tuyên bố tổng đình công cũng gây ra các thiệt hại không nhỏ cho quốc gia này. Nhân công tại các khu công nghiệp lớn ngừng làm việc, nhân viên hải quan thu phí tàu bè qua kênh đao Suez (ước tính 50 tàu/ ngày và 3 tỷ USD/ năm) cũng đình công. Một hậu quả khác là sự lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, nhất là đối với quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn ngoại tệ như Ai Cập. Khi chính phủ cắt internet trong 5 ngày bạo động, công việc kinh doanh của rất nhiều công ty bị gián đoạn, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Nhiều công ty nước ngoài đã tạm ngừng hoạt động tại Ai Cập, rút toàn bộ hoặc một phần nhân viên về nước. Vì thế, sẽ rất khó khăn cho Ai Cập để lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư, và những công ty dự định kinh doanh tại Ai Cập sẽ rất cẩn trọng khi đưa ra quyết định. Thêm vào đó, rất nhiều người giàu có tại Ai Cập chuyển tiền ra khỏi đất nước để bảo toàn tài chính của họ không bị phong tỏa khi ông Mubarak rời nhiệm. Bất ổn chính trị tại Ai Cập cũng khiến nợ quốc gia tăng thêm khoảng 3 tỷ USD. Theo Tổ chức Kiểm toán Trung ương Ai Cập, tổng nợ nước ngoài và nợ trong nước của Ai Cập tính đến hết quý I/2011 đã tăng đến mức 1080 tỷ EGP (khoảng 181 tỷ USD), tương đương 89,5% GDP của Ai Cập năm 2010. Một mối lo ngại đáng kể là an ninh lương thực của Ai Cập bị đe dọa trầm trọng khi Ai Cập phải nhập khẩu lương thực. Hiện nay đất nước này chủ yếu phải nhập khẩu lương thực thông qua hải cảng Alexandria, cuộc khủng hoảng này sẽ là cơ hội tốt cho các phần tử quá khích phong tỏa hải cảng, phá hoại đường vận chuyển hoặc đốt kho gạo. Nếu chính quyền lâm thời và quân đội không thể kiểm soát được khu vực này thì tình trạng hỗn loạn tại Ai Cập sẽ ngày càng trầm trọng. Nhiều nhà phân tích còn cảnh báo đến một nạn đói nối tiếp sự sụp đổ kinh tế có thể xảy ra trên diện rộng tại quốc gia này. 22 Hiện hơn 1/4 dân số Ai Cập đang sống dưới ngưỡng nghèo đói với mức thu nhập 2 USD/ngày, đồng thời 1/4 dân số khác sống cách ngưỡng này không xa. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp chung hiện ở mức 13,4%. Điều đáng nói là 70% người thất nghiệp trong độ tuổi lao động sung sức từ 15-29 và hơn 80% người thất nghiệp có trình độ học vấn cao. Du lịch Ai Cập Trong nền kinh tế Ai Cập thì Du lịch là ngành quan trọng nhất và nổi bật nhất. Khi đề cập đến những tổn thất trong nền kinh tế mà biến động Mùa xuân Arab mang tới, không thể không nhắc tới tổn thất trong ngành du lịch như là một vấn đề nổi bật nhất. Giới thiệu chung về ngành du lịch của Ai Cập Ai Cập là một quốc gia có rất nhiều lợi thế trong việc phát triển ngành du lịch. Yếu tố lịch sử: Như đã nêu ở trên, Ai Cập là một nước cộng hòa nằm ở phía bắc châu Phi, Trung Đông và tây nam châu Á. Ai Cập có thể coi là nền văn minh sớm nhất thế giới, thường gắn với khái niệm “Văn minh Ai Cập cổ đại”, hay “Nền văn minh sông Nile”. Đặc biệt, các di sản kiến trúc đồ sộ và đạt đến một trình độ vươn lên tầm kỳ quan của thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt tác về hội họa, điêu khắc và nghệ thuật ướp xác… là những sức hút mạnh mẽ để đất nước Ai Cập thu hút khách du lịch. Yếu tố dân cư: Ai Cập là nước đông dân thứ hai ở Châu Phi, với khoảng 87 triệu người. Hầu hết dân số tập trung dọc theo hai bờ sông Nile, đông nhất tại Alexandria, Cairo và Châu thổ sông Nile, và vùng gần Kênh đào Suez. Gần 90% dân số theo Đạo Hồi và đa số còn lại theo Thiên chúa giáo (nhiều nhất là giáo phái Coptic Chính thống). Dân Ai Cập sử dụng nhiều loại ngôn ngữ từ hệ ngôn ngữ Afro-Asiatic trong suốt lịch sử của họ bắt đầu từ Ai Cập Cổ cho tới Ai Cập Arab hiện đại. Hiện tại, ngoài tiếng Arab thì Tiếng Anh và Pháp là ngôn ngữ thứ hai, vì thế người dân Ai Cập có thể giao tiếp khá thành thạo với khách du lịch. 23 Về điều kiện tự nhiên: Ở Ai Cập, một năm có hai mùa đông và hạ. Mùa hạ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc biệt tại Ai Cập, có nhiều suối nước nóng và nước khoáng, có thể trở thành những điểm du lịch y tế rất lý tưởng. Ai Cập có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển du lịch: Ai Cập có biên giới với Lybia ở phía tây, Sudan ở phía nam, với Israel ở đông bắc. Ai Cập chính là một quốc gia liên lục địa, sở hữu một cầu nối lục địa (Eo đất Suez) giữa Châu Phi và Châu Á, và một cầu nối đường thuỷ (Kênh Suez) nối giữa Biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương thông qua Biển Đỏ. Các di sản và nền văn hóa đặc trưng: Ai Cập có tất cả 97 kim tự tháp lớn nhỏ, song các kim tự tháp ở gần Cairo và Gija là nổi tiếng hơn cả, như kim tự tháp Khufu, kim tự tháp Khafre, kim tự tháp Dioser… đều có tuổi từ 4.400 năm đến 4.600 năm. Ai Cập có các thành phố và thị trấn với lịch sử phát triển lâu đời như Alexandria, Aswan, Asyut, Cairo, El-Mahalla El-Kubra, Giza,... Bên cạnh đó, các ốc đảo xanh tươi và màu mỡ giữa sa mạc cũng là một điểm đến mới lạ cho các khách du lịch như Ốc đảo Bahariya, Ốc đảo Dakhleh, Ốc đảo Farafra, Ốc đảo Kharga, Ốc đảo Siwa. Thủ đô Cairo của Ai Cập là thành phố lớn nhất Châu Phi và từ nhiều thế kỷ đã nổi tiếng là một trung tâm học thuật, văn hóa và thương mại. Viện hàn lâm ngôn ngữ Arab của Ai Cập chịu trách nhiệm chỉnh lý ngôn ngữ Arab (Arabic:‫اﻟﻠﻐ ﺔ‬ ‫ ) ﺑﯿ ﺔاﻟﻌ ﺮ‬trên khắp thế giới. Được biết, Thành phố Cairo mỗi ngày thu hút tới 10.000 khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Ai Cập có một nền công nghiệp truyền thông và nghệ thuật phát triển từ cuối thế kỷ 19, hiện nay có hơn 30 kênh truyền hình vệ tinh và 100 phim truyện sản xuất hàng năm. Trên thực tế, Cairo từ lâu đã được gọi là "Hollywood của phương Đông." Văn hóa Ai Cập dựa trên lịch sử phát triển rất lâu đời chính là yếu tố tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch. Nói đến Ai Cập, người ta nghĩ ngay đến những kim tự tháp là nơi chứa đựng bao điều huyền bí. Ngoài ra, Ai Cập cũng có 24 những “đặc sản văn hóa” để thu hút khách du lịch như: thung lũng các ông hoàng ở Luxor với nhiều lăng mộ, vườn tược và những di vật hàng ngàn năm tuổi, những sa mạc rộng lớn và những ốc đảo kỳ vĩ bên dòng sông Nile. Tại Ai Cập nói chung và thủ đô Cairo nói riêng có rất nhiều ngọn tháp cổ và những kim tự tháp mang nhiều huyền thoại về các vị pharaoh nổi tiếng, với bảo tàng xác ướp cùng những báu vật của họ. Cả thủ đô Cairo có hơn 1.000 nhà thờ mang nhiều màu sắc, hơn 1.000 tòa tháp khác nhau. Đây là điều kiện rất tốt để thu hút những khách du lịch tìm đến để khám phá. Những phân tích trên đây cho thấy Ai Cập có rất nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch. Với những lợi thế về lịch sử, văn hóa và khối lượng di sản đồ sộ, Ai Cập được coi là đất nước có điều kiện phát triển ngành du lịch tốt nhất thuộc khu vực châu Phi. Thực tế, Ai Cập chính là quốc gia rất thành công trong việc tận dụng những lợi thế và tài nguyên sẵn có để phát triển ngành du lịch, để ngành công nghiệp không khói này trở thành nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế của quốc gia. Thực trạng phát triển du lịch của Ai Cập hiện nay Những kết quả đạt được Có thể khẳng định, Ai Cập là một trong những quốc gia có nền du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt nếu so sánh Ai Cập với phạm vi châu lục. Số lượng khách du lịch đến với Ai Cập tăng dần theo thời gian, từ chỗ mới chỉ đón được 1,4 triệu du khách năm 1982, Ai Cập trong 4 năm liên tiếp từ 2007 đến 2010 đã đón trên 10 triệu du khách, trong đó đỉnh điểm là 14,051 triệu du khách vào năm 2010. Ngay cả khi biến động Mùa xuân Arab xảy ra vào năm 2011, vẫn có 9,497 triệu lượt khách du lịch đến Ai Cập. Đây thực sự là một bước tiến dài của ngành công nghiệp không khói Ai Cập. Trong khi đó, lượng người Ai Cập đi du lịch nước ngòai lại tăng không đáng kể, những giữ ở mức ổn định từ 2,683 triệu lượt người (năm 1995) đến 5,307 triệu lượt người (năm 2005). Trong đó, lượng người Ai Cập đi du lịch nước ngòai tăng mạnh vào những năm 2004 và 2005 với trên 5,2 triệu lượt người. 25 Biểu đồ 2.1: Số lượng khách du lịch đến Ai Cập và lượng khách Ai Cập đi du lịch nước ngòai từ năm 1995 đến năm 2011 (nghìn người). Nguồn: Niêm giám thống kê du lịch của Tổ chức Du lịch Thế giới Để đạt kết quả này, ngành du lịch Ai Cập đã thực hiện tốt một số giải pháp như: tổ chức nhiều chiến dịch quảng bá tại nước ngoài, tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và xây dựng thêm khoảng 200.000 phòng khách sạn, cải tạo lại các sân bay, hạ tầng cơ sở, củng cố các cơ chế hợp tác với ngành hàng không, hoàn thành việc xây dựng nhà ga số 3 của sân bay Cairo với mục tiêu đón được 27 triệu hành khách/năm. Tương ứng với lượng khách nước ngòai du lịch Ai Cập, doanh thu ngoại tệ từ nguồn khách này cũng biến động theo từng năm. Nếu như vào năm 1995, Ai Cập thu đựơc 2,954 tỷ USD ngoại tệ từ du lịch thì đến năm 2004, con số này đã tăng gấp đôi là 6,328 tỷ USD, và đạt đỉnh điểm vào năm 2010 khi lượng ngoại tệ Ai Cập thu về là 13,633 tỷ USD, đóng góp tới hơn 11% GDP và khoảng 20% nguồn thu ngoại tệ. Trong 4 năm từ 2007 đến 2010, ngoại tệ mà Ai Cập thu về từ Ai Cập 26 tăng đều từ 10,327 tỷ USD lên 13,633 tỷ USD. Năm 2009, doanh thu này giảm nhẹ, chỉ còn 11,757 tỷ USD so với năm 2008 là 12,104 tỷ USD, nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, dịch cúm A/H1N1 và cuộc chiến tại Dải Gaza. Tuy nhiên, nếu so sánh với con số sụt giảm ngành du lịch của thế giới, sự suy giảm trên là không đáng lo ngại nếu so với mức giảm trung bình 8% của toàn cầu theo tính toán của Tổ chức Du lịch Thế giới (OMT). Vào năm 2011, lượng khách du lịch đến Ai Cập giảm nên doanh thu ngoại tệ từ du lịch cũng giảm theo, chỉ còn 9,333 tỷ USD, tuy nhiên, đây vẫn là nguồn thu chủ chốt của nền kinh tế Ai Cập. Biểu đồ 2.2: Doanh thu ngoại tệ từ du lịch của Ai Cập từ năm 1995 đến 2011 (triệu USD) Nguồn: Niêm giám thống kê du lịch của Tổ chức Du lịch Thế giới Ai Cập có sức hút với tất cả mọi du khách trên thế giới. Theo thống kê, du khách Nga đến Ai Cập đông nhất, tiếp theo là các nước Anh, Italy, Đức, Ba Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đối với Ai Cập, du lịch không còn chỉ mang ý nghĩa giải trí nữa, mà giờ đây nó còn mang ý nghĩa kinh tế-xã hội phục vụ cho mọi tầng lớp trong xã hội. Đây cũng là một trong những nguồn thu ngoại tệ hàng đầu của nước này trong những 27 năm gần đây. Mục tiêu của Ai Cập trong những năm tới là đón 25 triệu lượt khách vào năm 2020 và đạt doanh thu 27 tỷ USD. Những khó khăn của ngành du lịch Ai Cập Mặc dù gặt hái được những thành tựu đáng kể trong những năm gần đây, tuy nhiên ngành du lịch Ai Cập cũng đang phải đối đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức. Tình hình chính trị bất ổn chính là trở ngại lớn nhất của ngành du lịch Ai Cập, khiến rất nhiều du khách rời bỏ nước này và có thể sẽ làm cho các nhà đầu tư nước ngoài ngoảnh mặt với Ai Cập. Trong thời điểm đầu tháng 02/2011, đã có hơn 1 triệu du khách rời khỏi Ai Cập, hơn 80% lượng đặt tour bị hủy, 200 triệu USD đầu tư cho ngành du lịch bị mất và hơn 2 triệu người làm việc trong ngành công nghiệp không khói này có nguy cơ mất việc làm vì những cuộc biểu tình chống chính phủ kéo trong thời gian trước đó. Lượng khách du lịch giảm mạnh từ 14,7 triệu du khách vào năm 2010, chỉ còn 9,8 triệu du khách vào năm 2011. Từ chỗ ngành du lịch đóng góp 12,5 tỷ USD vào ngân sách nhà nước, con số này giảm xuống chỉ còn hơn một nửa là 5,9 tỷ USD vào năm 2013. Doanh thu từ ngành du lịch trong nửa đầu năm 2014 là 3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước (theo báo cáo của Bộ du lịch Ai Cập vào tháng 8/2014). Du lịch Ai Cập vẫn đóng góp tới 11,3% GDP và 14,1% GDP vào doanh thu ngoại tệ cho đất nước Ai Cập. Tình hình du lịch Ai Cập từ chính biến lật đổ ông Morsi vào tháng 7/2013 đến nay cũng không có gì tiến triển, du khách hầu như biến mất tại các điểm du lịch được ưa thích ở Cairo như khu chợ cổ Khan el-Khalili, Bảo tàng Ai Cập, các nhà thờ Hồi giáo, di tích thành cổ và dịch vụ du thuyền sông Nile... Trong khi đó, tuy bạo lực vẫn chưa lan đến các thành phố nghỉ dưỡng biển nổi tiếng của Ai Cập như Sharm el-Sheik và Hurghada nằm bên bờ Biển Đỏ, cách Cairo khoảng 500 km, các nhà hàng, khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại đây vắng lặng dù đang trong giai đoạn cao điểm du lịch. Trước đó, hàng trăm nghìn du khách - chủ yếu đến từ các nước châu Âu và Nga - đã ồ ạt rời các khu nghỉ dưỡng ở Biển Đỏ. Lượng hành khách trên 28 các chuyến bay đến quốc gia Bắc Phi này tiếp tục giảm thêm 50% vào trung tuần tháng 8/2013, trong đó một số chuyến bay gần như trống rỗng. Theo người đứng đầu Liên đoàn Các phòng du lịch Ai Cập Elhamy El-Zayat, chỉ tính từ cuộc chính biến hôm 03/07/2013 tới trung tuần tháng 8/2014, thiệt hại của ngành du lịch nước này lên tới 5 tỷ bảng Ai Cập (khoảng 720 triệu USD), do số lượng đặt phòng khách sạn và mua tua du lịch giảm. Trong khi đó, theo các nhà phân tích của hãng dịch vụ tài chính JP Morgan, tình trạng bất ổn chính trị hiện nay khiến ngành du lịch Ai Cập thiệt hại tới 400 triệu USD/tháng. Bên cạnh đó, ngành du lịch Ai Cập cũng cần phải khắc phục một số vấn đề khác, như nạn quấy rối tình dục. Vấn đề quấy rối tình dục trở thành một vấn nạn lớn khi hàng loạt vụ việc nghiêm trọng diễn ra ngay tại trung tâm thủ đô Cairo và nhiều nơi khác. Vào giữa năm 2010, Bộ Du lịch Ai Cập đã phải phát động một chiến dịch tuyên truyền đấu tranh chống lại tệ nạn này. Theo báo cáo của Bộ Du lịch Ai Cập, trong số 109 phụ nữ người nước ngoài được hỏi, có tới 93,6% khẳng định họ đã bị quấy rối tình dục, 90,8% nói rằng đã bị tán tỉnh, gạ gẫm, 70,6% nói rằng đã bị đụng chạm vào những nơi nhạy cảm. Tồi tệ hơn nữa, 52% trong số những người được hỏi nói rằng họ là nạn nhân của tệ nạn trên hàng ngày, 96,3% cho biết không thể đi bộ một cách bình yên trên phố và 58,9% phải chịu đựng những cử chỉ, hành động lạ lùng trên các phương tiện vận tải công cộng. Cũng theo nghiên cứu trên, 66% người được hỏi nói rằng có cái nhìn không thiện cảm đối với Ai Cập vì tệ nạn quấy rối tình dục. 17% đã quyết định rời Ai Cập và không quay trở lại nơi đây nữa. Những người được hỏi nói rằng họ sẽ khuyên bạn của họ không nên đi du lịch Ai Cập. Đây thực sự là nguy cơ ảnh hưởng đến ngành du lịch nước này, vì du lịch là một trong những ngành đem lại nguồn thu chính cho Ai Cập với thu nhập hàng năm lên tới hơn chục tỷ USD. Mới đây, Bộ Du lịch Ai Cập này đã đưa ra một chiến dịch nhằm tuyên truyền cho tất cả những ai có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với du khách, với khẩu hiệu: "Du lịch đem lại sự thịnh vượng cho tất cả chúng ta" nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành này và nâng cao ý thức của người dân. 29 Vấn đề phục hồi ngành Du lịch hậu Mùa xuân Arab Trước thực trạng đó, Chính phủ lâm thời Ai Cập đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm sớm khôi phục hoạt động du lịch. Mới đây, Ngoại trưởng Nabil Fahmy đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho các đại sứ thuyết phục chính phủ các nước dỡ bỏ hoặc giảm bớt hạn chế đi lại tới Ai Cập, đặc biệt là các khu vực an toàn như Sharm el Sheikh và Hurghada. Trong khi đó, hãng hàng không quốc gia Ai Cập (EgyptAir) thông báo giảm đồng hạng 20% giá vé cho các chuyến bay quốc tế và nội địa trong khoảng thời gian từ ngày 114/12/2013 và 1/2-20/3/2014. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chiến dịch kích cầu du lịch mang tên "Ai Cập trong tim bạn" được EgyptAir và Bộ Du lịch phối hợp tổ chức. Mới đây, tân bộ trưởng bộ Du lịch Ai Cập Hisham Zaazou cũng rất lạc quan về sự phục hồi của ngành công nghiệp không khói này. Trong buổi phỏng vấn với Daily News ngày 03/09/2014, ông Zaazou cho rằng ngành du lịch của Ai Cập sẽ sớm phục hồi và lại sẽ đóng góp vào nền kinh tế của Ai Cập. Bộ trưởng bộ du lịch cho biết, trong thời gian qua, bộ du lịch Ai Cập đã làm việc rất vất vả để thuyết phục chính phủ và du khách nước ngoài quay trở lại Ai Cập, đặc biệt là việc kết hợp với Bộ ngoại giao Ai Cập vào cuối năm 2013. Kết quả là cuối tháng 11/2013 đã có 673.000 du khách viếng thăm Ai Cập, so với lượng 301.000 người vào tháng 09/2013. Tuy nhiên, khách du lịch vẫn rất lo ngại về tình trạng an ninh hiện nay tại Ai Cập, đặc biệt là sau vụ một chiếc xe buýt du lịch khi đi qua cửa khẩu Taba đã bị đánh bom khủng bố khiến 03 du khách Hàn Quốc thiệt mạng. Để xử lý việc này, Bộ du lịch Ai Cập đã phối hợp với các cơ quan an ninh rà soát lại tất cả các tuyến xe đường bộ, đặt các thiết bị GPS theo dõi chặt chẽ các tuyến xe buýt để đề phòng các cuộc tấn công khủng bố, hoặc bắt cóc, gây tổn thương đến khách du lịch. Tại các sân bay, Ai Cập cũng tăng cường lực lượng an ninh và mở rộng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho du khách tại đây. 30 Song song với những hành động đó, Bộ du lịch Ai Cập cũng phối hợp với Bộ ngoại giao, Bộ thông tin truyền thông để mời các đoàn an ninh từ nhiều nước châu Âu đến thăm nhiều địa điểm du lịch khác nhau của Ai Cập và kiểm tra tình hình an ninh, để khẳng định rằng Ai Cập vẫn là một điểm đến an toàn. Bộ trưởng bộ du lịch hy vọng rằng, với những biện pháp này, Ai Cập sẽ thu hút trở lại số lượng lớn khách châu Âu vốn chiếm 70% thị trường du lịch Ai Cập. Không chỉ nhắm đến các khách du lịch từ châu Âu, ông Zaazou cũng muốn thu hút lượng khách tiềm năng gồm 98 triệu lượt người đi du lịch mỗi năm đến từ châu Mỹ và các nước châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, khi cho sản xuất và quảng bá hàng loạt quảng cáo truyền hình về du lịch Ai Cập tại các nước này. Ngoài khách du lịch quốc tế từ châu Âu và các quốc gia khác, thì khách du lịch trong thế giới Arab chiếm 20% số lượng khách của Ai Cập cũng được Ai Cập chú trọng phục hồi. Trong số rất nhiều các hoạt động quảng bá được đưa ra, chiến dịch “Chúng tôi nhớ bạn” nhằm thu hút lượng khách Arab trở lại đã thu hút được rất nhiều khách từ Saudi Arabia và Kuwait đến thăm lại Sharm El-Sheikh và Hurghada. Bộ du lịch Ai Cập cũng cho biết, hiện số du khách đến từ Jordan và Lebannon cũng gia tăng ổn định. Đối với các địa điểm du lịch, ngoài số tiền mà bộ an ninh nội địa và quốc phòng chi cho việc phát triển du lịch, Ai Cập cũng đã chi đến 7 triệu USD của Bộ du lịch để phục hồi các điểm đến du lịch nổi tiếng. Những khách sạn nổi tiếng đã được xây thêm tường bao, và lắp đặt các thiết bị phát hiện chất nổ. Ai Cập cũng miễn phí một số loại phí hoạt động cho các khách sạn, bãi biển du lịch, và tăng cường cấp phép hoạt động cho các khách sạn mới. Về các vấn đề như nạn chèo kéo khách du lịch mua hàng tại các địa điểm tham quan nổi tiếng như chân Kim Tự Tháp, các bãi biển, Bộ du lịch Ai Cập cũng đã thống nhất với các người bán rong không được chèo kéo khách hàng, cũng như phải bán theo đúng giá quy định của nhà nước. 31 Định hướng ngành Du lịch Ai Cập đến năm 2020 Để đạt mục tiêu thu hút 25 triệu du khách, đạt doanh thu 27 tỷ USD trong năm 2020, ngành du lịch Ai Cập đã và đang thực hiện một số biện pháp để thúc đẩy ngành du lịch phục hồi và tiếp tục phát triển.  Tiến hành các chiến dịch quảng bá để tiếp tục thu hút khách du lịch. Nhiệm vụ đầu tiên mà ngành du lịch nước này hướng tới, đó là việc đẩy mạnh phát động và quảng bá ngành du lịch. Mới đây, du lịch Ai Cập ra khẩu hiệu “Ai Cập - Nơi mọi thứ đang bắt đầu”. Khẩu hiệu này nằm trong chiến dịch quảng bá mới của ngành du lịch Ai Cập trên bình diện quốc tế mà Cơ quan Phát triển Du lịch (ETA) thuộc Bộ Du lịch nước này vừa đưa ra. Được thực hiện tại 26 quốc gia châu Á, châu Âu và châu Mỹ, chiến dịch quảng bá mới này cũng được phát sóng trên các kênh truyền hình nổi tiếng nhất của thế giới như CNN, BBC hay Eurosport, với một ngôn ngữ nghệ thuật, thần bí, sôi nổi và hóm hỉnh, nhằm làm nổi bật những vẻ đẹp và những thế mạnh của nghành du lịch đến với khán giả truyền hình năm châu. Cũng nhằm thúc đẩy ngành du lịch, Ai Cập đang tiến hành hàng loạt những hoạt động bảo tồn các công trình cổ, xây dựng cảnh quan, tạo ra những không gian kiến trúc tương thích quanh những công trình đó. Dự án này của Ai cập phát triển du lịch mà vẫn không quên bảo tồn và tôn tạo các di sản quý giá của mình, từ đó bảo đảm tạo sức hút cho ngành công nghiệp không khói của nước này.  Trong giai đoạn tiếp theo, ngành du lịch Ai Cập đang hướng tới việc phát triểnloại hình du lịch y tế. Ai Cập nổi tiếng bởi những thành phố có nhiều nguồn nước khoáng nóng, cát đen và bùn có khả năng chữa được nhiều loại bệnh, những bãi biển có nhiều đặc tính chữa bệnh. Phần lớn những khu du lịch đó nằm ở Sinai, một nơi nổi tiếng bên bờ biển Đỏ và có những điều kiện thích hợp để phát triển loại hình du lịch y tế. Dự kiến, loại hình du lịch này sẽ thu hút 1,47 tỷ USD đầu tư nước ngoài và tạo ra 20.000 việc làm, vào năm 2016, số lượng phòng khách sạn tại những khu du lịch trên sẽ lên tới 1.800 nhằm đón tiếp khoảng một triệu du khách đến đây để chữa bệnh và nghỉ ngơi. 32  Ai Cập cũng nên phát triển du lịch xanh với các dịch vụ lặn biển ở các rạn san hô tại bờ biển Đỏ.  Ai Cập nên kích thích du lịch tôn giáo, vì đây là nơi có rất nhiều danh lam của nhiều giáo phái, tôn giáo khác nhau.  Ai Cập cũng nên mời đại diện các kênh truyền hình nước ngoài và các tờ báo lớn của nhiều nước đến thăm tất cả những thành phố du lịch và những khu nghỉ dưỡng nổi tiếng của Ai Cập, nhằm bảo đảm rằng, an ninh đang được đảm bảo, cuộc sống thường nhật và các dịch vụ du lịch đã khôi phục. Bộ trưởng Bộ du lịch, ông Zaazou tự tin dự đoán ngành du lịch Ai Cập sẽ phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2015. Kế hoạch đầy tham vọng của ngành du lịch Ai Cập vào năm 2020 đang được dẫn dắt bởi một chiến dịch tiếp thụ ba năm với hy vọng sẽ thu hút du khách và các nhà đầu tư. MENA khẳng định sẽ đầu tư xây dựng 40-50 khách sạn vào tháng 11/2014 tại Ai Cập, bổ sung thêm 10.000 phòng khách sạn để có thể đón đầu sự gia tăng du khách trong những năm tới. Các phòng khách sạn tại Cairo và ờ biển Đỏ đã được lấp đầy 75%, so với con số 30-45 % kể từ sau cuộc bầu cử diễn ra hồi tháng 5/2014. Hầu hết các nhà đầu tư đều đánh giá tiềm năng của ngành du lịch tại Ai Cập rất lớn, nhất là khi nền chính trị và kinh tế dần phục hồi như hiện nay. 2.2. Vấn đề tái lập ổn định chính trị tại Ai Cập Như vậy, sau 3 năm kể từ khi tổng thống Mubarak bị lật đổ, tình hình Ai Cập rơi vào tình thế hỗn loạn, song đã dần ổn định kể từ khi tân tổng thống El Sisi lên nắm quyền. Để tái lập ổn định chính trị, Ai Cập vẫn đang phải đối mặt với những thách thức vô cùng to lớn. 2.2.1. Nguy cơ nổi lên của các phong trào Hồi giáo Trước hết, có thể nhận thấy, ẩn giấu sau cuộc khủng hoảng Ai Cập lần này là cuộc đấu tranh giữa các phe phái: hồi giáo, quân đội và thế tục, tự do, cánh tả, cơ đốc giáo…trong đó nổi lên ba phe phái chính là hồi giáo, thế tục (có sự ủng hộ của quân đội) và tự do cánh tả. Có thể nhìn nhận chắc chắn rằng, sự chia sẻ quyền lực cơ bản ở Ai Cập sẽ không thay đổi trong tương lai gần. Ngay giữa lực 33 lượng quân đội và tổ chức MB đã có sự phân chia quyền lực, và thực chất những người có tư tưởng tự do thân phương Tây không có thực quyền trong xã hội nước này. Trong cuộc bầu cử Tổng thống tự do đầu tiên ở Ai Cập được tổ chức vào năm 2012, đối thủ chính của ông Morsi không phải là một ứng cử viên tự do nào mà lại là Ahmed Shafik, cựu tướng lĩnh quân sự kiêm Thủ tướng cuối cùng trong chính quyền của ông Mubarak. Vì vậy, cho dù chiến thắng có thuộc về phe quân sự hay phe Hồi giáo ở Ai Cập thì đó cũng sẽ không phải là chiến thắng vì một nền dân chủ. Tìm hiểu thêm, tổ chức MB là một tổ chức Hồi giáo chính trị lớn nhất và lâu đời nhất, có ảnh hưởng lớn nhất thế giới với phương châm được gói gọn trong cụm từ: “Hồi giáo là một giải pháp”. Phong trào này hiện có mặt ở 9 nước Tây Á, 5 nước Châu Phi, thậm chí có mặt cả ở Mỹ và phần lớn đóng vai trò lực lượng đối lập ở các nước này. Trong lịch sử, đây cũng là phong trào đối lập ở Ai Cập bị chính quyền đàn áp quyết liệt nhất trong mấy thập kỷ qua. Năm 1954, Phong trào MB đã bị cấm hoạt động tại Ai Cập và phải rút vào hoạt động bí mật, rồi sau đó hoạt động bán công khai. Khi “Mùa Xuân Arab” diễn ra, phong trào này ra hoạt động công khai và sau đó thành lập Đảng Tự do và Công lý để tham gia tranh cử tại nước này. Ông Morsi chính là đại diện và niềm hy vọng của người Hồi giáo khi họ mơ về một nền dân chủ được thực hiện tại quốc gia này. Sau sự kiện Mùa xuân Arab vào đầu năm 2012, uy tín của tổ chức MB lên cao, và chính họ cũng là lực lượng duy nhất giành chiến thắng trong 3 cuộc bầu cử Tổng thống gần đây nhất của Ai Cập. Ai Cập hiện đang phải đối mặt với các cuộc nổi dậy của phiến quân Hồi giáo kể từ khi quân đội phế truất Tổng thống Morsi, người là thành viên của tổ chức MB. Những diễn biến ngày càng phức tạp, căng thẳng hơn khi phe quân đội tỏ ra khá cứng rắn, đàn áp thẳng tay những người biểu tình, và coi họ là khủng bố. Những đội quân Hồi giáo thì ca ngợi phe nổi dậy tại Ai Cập đã tiến hành “các chiến dịch thánh chiến chống lại những tên Do Thái, những binh sỹ của tổng thống El Sisi, người được mệnh danh là Phraoh mói của Ai Cập”, trong khi phe quân đội thì coi phe Hồi giáo là “những tên khủng bố”. 34 Sau khi bị coi là tổ chức khủng bố, MB một lần nữa bị gạt ngoài lề xã hội dù đã giành chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử được tổ chức trong 3 năm qua. Tình cảnh mới sẽ buộc MB phải lui vào hoạt động bí mật như trong suốt hơn 8 thập kỷ qua và quyết tâm dốc toàn lực cho cuộc chiến "một mất một còn" chống lại chính quyền "đảo chính". Trên thực tế, với một bộ máy được tổ chức tốt và một lực lượng ủng hộ đông đảo và hết sức trung thành, MB vẫn là một thế lực mạnh và là thách thức lớn nhất của chính quyền trong thời gian tới. 2.2.2. Vấn đề đảm bảo tính thế tục của hệ thống chính trị Giảm thiểu sự can thiệp của Hồi giáo vào nhà nước là một trong những vấn đề then chốt để tái ổn định chính trị tại Ai Cập. Như ta đã biết, Hồi giáo đã trở thành nền tảng tinh thần, văn hóa của nhiều quốc gia trong thế giới Hồi giáo và thế giới Ả-rập; trong đó có sự đan xen giữa những yếu tố tích cực và mâu thuẫn trầm trọng từ lâu đời. Vấn đề đáng quan tâm là tư tưởng và lực lượng Hồi giáo chưa bao giờ có sự thống nhất. Lịch sử Hồi giáo không những luôn có sự chia rẽ, xung đột, nhất là hai dòng Shiite và Sunni, mà còn phân chia thành các xu thế phát triển khác nhau trong thế giới hiện đại. Đa số các nước có đông tín đồ Hồi giáo đã lựa chọn thái độ chính trị ôn hòa, chung sống và hợp tác với các nước, trong đó có nhiều nước phương Tây. Nhưng cũng có một số không ít tổ chức Hồi giáo cực đoan, chống lại mọi giá trị của phương Tây bằng các phương tiện và vũ khí có thể, kể cả việc tiến hành khủng bố, mặc dù chủ nghĩa khủng bố bị gần như toàn thế giới, trong đó có cả tín đồ Hồi giáo, lên án vì giết hại nhiều dân thường. Với người dân Ai Cập, tuy Hồi giáo là tôn giáo chính, song những gì mà họ cần chính là một nền dân chủ thực sự. Trong 3 năm biến động của Mùa xuân Arab, người dân đã bị thất vọng khi người đại diện cho MB là ông Morsi tìm mọi cách thâu tóm quyền bính trong tay, áp đặt Hiến pháp chủ trương hồi giáo hóa Ai Cập, đàn áp các kitô hữu, và trong suốt một năm cai trị đã không làm được gì để cải tiến tình hình xã hội, trái lại cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng hơn. Đó là các lý do khiến cho người dân Ai Cập lại xuống đường biểu tình phản đối chính 35 quyền của tổng thống Morsi. Những chính sách được coi là độc đoán của ông Morsi đã khiến dân chúng quay lung và phế truất ông chỉ sau 1 năm cầm quyền. Cũng phải chú ý rằng, lực lượng MB chỉ là một thiểu số và không đại diện cho xã hội dân sự Ai Cập. Hệ thống chính trị tại Ai Cập phải nên là đại diện chân chính của nhân dân, chứ không phải là công cụ để một tổ chức không đại diện cho xã hội dân sự áp đặt những chủ trương độc tài, đặc biệt là là chủ trương Hồi giáo hóa Ai Cập. Đây là thách thức không hề nhỏ với chính phủ của ông El Sisi, tổng thống lâm thời Ai Cập. Một vấn đề nữa liên quan đến sự tham gia của Hồi giáo vào chính trị là sự nổi dậy của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Thế giới lo ngại rằng, IS sẽ tấn công vào các quốc gia Hồi giáo, trong đó có Ai Cập. Mùa hè vừa qua, chính quyền Ai Cập cho biết đã bắt được quân IS ở Sinai. Thậm chí đáng lo ngại hơn là khả năng một phần quân của MB sẽ liên kết với ISIS và khiến các cuộc tấn công vào nhà nước từ bên trong ngày càng leo thang. Dù Tổng thống El Sisi đã dẹp yên Tổ chức này, nhưng ông nên đề phòng khi tư tưởng của phiến quân nổi loạn có vũ trang và đế chế hồi giáo Caliphate dòng Sunni có thể thu hút một số thành viên MB. Ai Cập, cùng với các chính phủ Ả Rập khác, cũng cần khuyến khích nhiều giáo sĩ Hồi giáo chính thống hơn nữa lên tiếng chống lại IS, chỉ ra những thuyết giáo điều và việc làm của nhóm này đi chệch giáo lý của đạo Hồi. 2.2.3. Lực lượng quân đội nắm quyền và nắm vai trò ổn định tình hình chính trị Cuộc cách mạng mùa Xuân Ai Cập năm 2011 đã dẫn đến sự ra đi của Tổng thống Hosni Mubarak, một cựu tướng lĩnh quân đội. Trong cảnh bạo loạn kéo dài sau khi MB lên cầm quyền sau cách mạng Trắng, một lần nữa quân đội Ai Cập lại đóng vai trò chính trong vãn hồi trật tự. Chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua của tướng El Sisi càng khẳng định rằng Ai Cập không thể phủ nhận vai trò của quân đội. Quân đội luôn có vai trò quan trọng trong suốt lịch sử phát triển cận, hiện đại của Ai Cập. Cần nhắc lại rằng 4 Tổng thống đầu tiên của Ai Cập đều xuất thân từ phong trào Sĩ quan Tự do (Free Officers) của lực lượng quân đội và tham gia lật đổ 36 chế độ quân chủ vào năm 1952 để thành lập Cộng hòa Arab Ai Cập. Các đời tổng thống đã xây dựng và phát triển nhà nước dựa trên quân đội như một lực lượng chính đảm bảo an ninh và ổn định, dần dần biến Ai Cập trở thành một quốc gia do quân đội nắm quyền.Quân đội là trụ cột của nhà nước Ai Cập và có truyền thống là lực lượng chính trị quan trọng nhất, có ảnh hưởng to lớn đối với toàn bộ hệ thống thể chế nhà nước. Kể từ khi Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ, quân đội Ai Cập trở thành lực lượng duy nhất có khả năng duy trì sự đoàn kết quốc gia và bảo vệ nền độc lập của nước này. Có thể ở nhiều thời điểm, quân đội Ai Cập trong con mắt của người dân nước này là lực lượng chỉ muốn thâu tóm quyền lực trong hiến pháp mà không xem trọng quyền lợi quốc gia. Nhưng hiện nay, đa số dân Ai Cập đều tin rằng quân đội là lực lượng yêu nước, đáng tin cậy và hành động vì lợi ích quốc gia. Tân Tổng thống El Sisi giữ trọng trách vô cùng to lớn trong việc ổn định chính trị tại Ai Cập. Trong buổi lễ nhậm chức hôm 08/06, Tổng thống hứa sẽ lãnh đạo Ai Cập một cách toàn diện nhưng không đưa ra dấu hiệu cho thấy ông sẽ hòa giải với phong trào MB vốn đã bị ông đẩy ra khỏi vòng quyền lực gần 1 năm trước đây. Ông Sisi cho biết đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố sẽ là ưu tiên hàng đầu của ông trong nhiệm kỳ và sẽ không dung túng với bất cứ ai dùng bạo lực hay ngăn cản con đường tiến lên của đất nước Ai Cập. Ông Sisi kêu gọi nỗ lực hàn gắn những chia rẽ chính trị và chấm dứt các cuộc biểu tình đường phố đã gây nên nhiều tổn hại cho nền kinh tế. Theo các nhà quan sát, họ lo ngại Sisi sẽ trở thành một nhà lãnh đạo độc tài khi ưu tiên bảo vệ quyền lợi của quân đội. Trước mắt, ông Sisi đang tận hưởng sự ủng hộ cuồng nhiệt của dân chúng dành cho ông. Nhưng đáp ứng kỳ vọng của người dân không phải là dễ. Đặc biệt, ông Sisi sẽ không dễ dàng đối phó với phong trào MB với các chi nhánh ở nhiều nước. Bất chấp việc nhiều nước từng ủng hộ MB trước đây như Saudi Arabia nay xem MB là tổ chức khủng bố, MB vẫn hiện diện và có ảnh hưởng nhất định ở nhiều nước vùng vịnh. Ngoài ra, ngay cả khi lộ trình chuyển tiếp thành công, chính quyền mới sẽ ngay lập tức phải đối mặt với nhiều vấn đề đau đầu, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh 37 tế. Để cải thiện tình hình đó, chính quyền mới sẽ không thể dựa mãi vào sự hào phóng của các nước vùng Vịnh mà sẽ buộc phải tiến hành các chương trình cải cách như cắt giảm dần các khoản trợ cấp, dù biết rằng điều đó sẽ kích động bất ổn xã hội. Chính sách đối ngoại cũng là một thách thức không hề nhỏ đối với chính quyền mới. Ai Cập hiện có 3 vấn đề cấp bách về chính sách đối ngoại phải cần giải quyết ngay. Một là, cuộc tranh chấp với Ethiopia liên quan đến dự án đập thủy điện "Đại phục hưng" ở thượng nguồn sông Nile vốn đang đe dọa đến nguồn sống của hơn 85 triệu người dân Ai Cập. Hiện Cairo đang ở trong tình cảnh rất bất lợi so với Addis Ababa khi đồng minh truyền thống cuối cùng của Ai Cập là Sudan đã quay sang ủng hộ quốc gia vùng Sừng châu Phi. Hai là, khôi phục vị thế yếu kém của mình ở Trung Đông, xuất phát từ những khó khăn trong nước cũng như việc quá lệ thuộc vào các khoản viện trợ của các nước trong khu vực. Ba là, tình trạng cô lập quốc tế sau cuộc chính biến lật đổ ông Morsi cũng như chiến dịch đàn áp đẫm máu đối với những người ủng hộ nhà lãnh đạo này. Chính quyền mới ở Ai Cập chỉ có thể đứng vững nếu duy trì được sự ủng hộ của đại bộ phận người dân để tiến hành các cuộc cải cách sâu rộng và giải quyết các thách thức hết sức cấp bách hiện nay. Chính sách hòa giải dân tộc là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn sắp tới và là tiền đề cho sự phát triển ổn định của đất nước. Để làm được điều đó, MB và các lực lượng đồng minh Hồi giáo sẽ phải chấp nhận thực tế mới và đoạn tuyệt với bạo lực để có thể được tham gia vào tiến trình chính trị ở Ai Cập. Trong khi đó, về phía chính quyền, họ cũng cần tạo cơ hội cho những người Hồi giáo hướng thiện, thay vì tiếp tục đẩy họ vào chân tường và buộc họ phải lựa chọn hình thức đấu tranh cực đoan. 2.3. Chính sách ngoại giao và quan hệ quốc tế chủ yếu của Ai Cập 2.3.1. Chính sách ngoại giao của Ai Cập hiện nay Tổng thống El Sisi mới đương nhiệm được hơn 4 tháng, rất khó để có thể đong đếm được ông đã làm được gì, và chưa làm được gì cho đất nước Ai Cập, tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, vị tổng thống này đã có những quyết định rất mạo hiểm trên mặt trận đối nội và đối ngoại. Những việc làm của ông đã gửi tới thế giới 38 bên ngoàithông điệp ông El Sisi ưu tiên trước hết giải quyết những vấn đề nội bộ, chứ không phải là các vấn đề quốc tế, và hiện ông đang kiểm soát tốt các vấn đề phát triển nội bộ, gồm cả vấn đề an ninh và điều kiện sống của người dân. Ai Cập đã trải qua một giai đoạn khó khăn kéo dài trong suốt hơn 3 năm, trong đó có hai cuộc chính biến chính trị, đã tác động trực tiếp đến nội lực phát triển cũng như vai trò của nước này trong khu vực. Bên cạnh đó, tình hình phức tạp ở Trung Đông - Bắc Phi, dịch bệnh Ebola và việc Mỹ giảm dần mối quan tâm trong khu vực, cũng đã tác động, ảnh hưởng nhất định đến vị thế của Ai Cập. Đối với các cuộc khủng hoảng gần đây trong khu vực, mà quan trọng nhất là cuộc chiến tranh gần đây giữa Israel và Hamas. Trong cuộc khủng hoảng này, ông El Sisi hầu như không can thiệp, và chỉ can thiệp khi chắc chắn một điều Ai Cập đóng một vai trò cụ thể trong cuộc chiến. Ai Cập, trong cuộc khủng hoảng này, đóng vai trò là trung gian hòa giải giữa Israel và Hamas. Tổng thống El Sisi đã mở đường với các bên tham chiến rằng họ phải đảm bảo không tấn công Ai Cập hay tống tiền các lãnh đạo của Ai Cập. Đây là lý do mà phe Hamas đồng ý quay lại Cairo khi họ nhận thấy rằng cả Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Quatar không giúp đỡ họ bất cứ điều gì. Bên Israel cũng được Ai Cập đánh tiếng là sẽ chỉ chào đón họ khi họ dừng mọi cuộc đe dọa tấn công bênh cánh hữu tại dải Gaza. Sự can thiệp của Ai Cập là cách duy nhất để các bên tham chiến đưa ra thỏa thuận cuối cùng. Đối với Lybia, đây là thách thức thực sự của Ai Cập khi mà đất nước này liên tục ở trong trạng thái đe dọa sụp đổ chế độ và đứng bên bờ một cuộc chiến tranh bán dân sự, đe dọa trực tiếp đến vấn đề an ninh của Ai Cập. Có vẻ như tổng thống El Sisi không muốn tham gia vào một cuộc tranh chấp giữa các phe phái của Libya, song ông cũng không thể chấp nhận ngọn lửa chiến tranh đang lan dần tới biên giới của nước mình. Đây là lý do gần đây ông El Sisi đã đạt được một thỏa thuận với hàng xóm của Lybia là Algeria. Rõ ràng, việc khôi phục sự ổn định và hợp pháp của chính phủ và quốc hội là những việc đứng đầu trong danh sách các hoạt động chính trị giữa hai nước. Hợp tác giữa Ai Cập và Algeria có thể đảm bảo 39 rằng tình hình tại Libya có thể được kiểm soát và những sự can thiệp của các nước khác có thể bị ngăn chặn. Đối với vấn đề Iraq và Syria, tổng thống El Sisi chọn cách im lặng, ngoại trừ sự tham gia hạn chế trong việc cùng chống lại Nhà nước Hồi giáo ISIS. Động thái này nhằm mục đích đảm bảo ông El Sisi vẫn có quyền chống lại các lực lượng đối lập tại Ai Cập và truy tố tổ chức MB, nhất là khi tổ chức MB cũng cùng đứng dậy chống lại các cuộc chiến tranh của ISIS. Mặt khác, ông El Sisi cũng tăng cường quan hệ với các đồng minh của mình, chủ yếu là Saudi Arabia, UAE, và Nga. Để phục vụ cho các chính sách cải cách nội bộ đất nước, tổng thống đương nhiệm đã chủ động tăng cường hợp tác với các đồng minh thân cận. Cả Saudi Arabia, UAE, và Nga đều chủ trương giúp Ai Cập củng cố lập trường của mình để chống lại sự can thiệp từ các nước phương Tây. Thực tế, Hoa Kỳ và EU đã có một số can thiệp vào việc nội bộ của Ai Cập, song cả Hoa Kỳ và EU gần đây cũng đã tỏ thái độ thừa nhận chính phủ của ông El Sisi là hợp pháp. Hiện tại, vẫn chưa rõ ông El Sisi chủ trương thân Nga hay Hoa Kỳ, song có một điều chắc chắn rằng những động thái của ông El Sisi đều để phục vụ cho việc tái thiết dân sự tại Ai Cập, và để phục vụ việc phục hồi nền kinh tế trong nước. 2.3.2. Quan hệ quốc tế chủ yếu của Ai Cập 2.3.2.1. Quan hệ giữa Ai Cập và Trung Đông Ai Cập đóng vai trò trung tâm trong khu vực Trung Đông qua các thời kỳ lịch sử Thời kỳ thập kỷ 1950, Ai Cập là quốc gia tiên phong trong thế giới Arab giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa dân tộc và tạo dựng vai trò quốc tế, vai trò khu vực. Tổng thống Ai Cập Nasser- với vai trò là nhà lãnh đạo quốc gia Arab lớn nhất lúc đó, đã thể hiện khả năng dẫn dắt các quốc gia Trung Đông khác trong công cuộc đấu tranh chống lại sự ảnh hưởng của phương Tây và kiềm chế Israel, hỗ trợ người dân Palestine. Trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1956, Ai Cập đã góp tiếng nói quan trọng cùng các quốc gia Hồi giáo Trung Đông trước các vấn đề nổi cộm trong khu vực. Từ năm 1970, chính phủ Ai Cập dưới sự lãnh đạo của tổng thống 40 mới Answar Sadat vẫn tiếp tục thực hiện các chủ trương củng cố vị thế của Ai Cập trong khu vực và tìm cách đòi lại các vùng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng khi diễn ra cuộc chiến tranh tại Trung Đông năm 1967. Tuy nhiên, những nỗ lực của Ai Cập trong việc thu hồi lãnh thổ từ Israel không thành công khi thực hiện bằng biện pháp chiến tranh. Từ giữa thập kỷ 1970, Ai Cập điều chỉnh chính sách ngoại giao theo hướng hòa giải với Israel và liên kết với Mỹ và phương Tây để tìm tiếng nói ủng hộ từ hai phía quan trọng này. Đến năm 1979, nỗ lực này của Ai Cập đã được đền đáp khi cùng Israel ký kết Hiệp định Hòa bình, trở thành đồng minh của Mỹ, đồng thời được trao trả vùng lãnh thổ Sinai bị chiếm đóng. Những động thái chính trị thân phương Tây và kết quả hòa giải với Israel này của Ai Cập đã khiến các quốc gia thuộc thế giới Arab Hồi giáo phản ứng gay gắt. Tới thập kỷ 2000, dưới sự lãnh đạo của tổng thống Mubarak, chính sách ngoại giao của Ai Cập đã được điều chỉnh lại để đảm bảo sự cân bằng Đông- Tây, từ đó vai trò Ai Cập trong thế giới Arab và Trung Đông được củng cố và phát triển trở lại. Vị thế trung tâm trong thế giới Arab và Trung Đông của Ai Cập trong nhiều thời kỳ qua có thể được lý giải từ những nguyên nhân sau:  Ai Cập là đất nước có lịch sử phát triển và nền văn minh lâu đời. Chính những sức mạnh mềm về văn hóa, văn minh, tôn giáo là những giá trị to lớn giúp Ai Cập khẳng định uy tín và vị trí lãnh đạo trong khu vực.  Ai Cập là một nước lớn trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi với dân số đông, diện tích lớn, vị trí địa lý chiến lược; đồng thời Ai Cập cũng là quốc gia lớn nhất trong thế giới Arab. Lãnh đạo Ai Cập là những người có ý chí chính trị cao, có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến các quốc gia Trung Đông khác.  Ai Cập là một trong những quốc gia Trung Đông sớm có đường lối đối ngoại rộng mở với phương Tây, đồng thời có những thành công nhất định trong công cuộc hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế trong nước, và hội nhập quốc tế, tăng cường vị thế quốc gia trên trường quốc tế và khu vực. 41 Ai Cập đóng vai trò chi phối trong Liên đoàn Arab (Arab League) Liên đòan Arab là tổ chức khu vực quan trọng của các quốc gia Arab tại Trung Đông- Bắc Phi được thành lập ngày 22/03/1945 tại Cairo. Từ 6 thành viên từ những ngày đầu thành lập, hiện nay Liên đoàn Arab đã có tới 22 quốc gia thành viên và 4 quốc gia tham dự với tư cách quan sát viên. Mục tiêu chính của Liên đoàn Arab là “thắt chặt quan hệ giữa các quốc gia thành viên và điều phối hoạt động hợp tác, bảo đảm độc lập, chủ quyền và cân nhắc chung về lợi ích của các quốc gia Arab”. Đối với Ai Cập, Liên đoàn Arab là một trong những cách thức quan trọng để quốc gia này triển khai chính sách đối ngoại và phát triển quan hệ với các quốc gia khu vực Trung Đông. Với vai trò một trong những quốc gia sáng lập tổ chức, Ai Cập đóng một vai trò chủ chốt, có khả năng định hướng các hoạt động của Liên đoàn Arab thông qua vị trí Tổng thư ký Liên đoàn thường xuyên được giao phó cho người Ai Cập. Thông qua công cụ hữu hiệu này, Ai Cập đã phối hợp tương đối hiệu quả với các thành viên khác để định hướng hoạt động cho toàn bộ tổ chức liên kết với những trọng tâm sau:  Mục tiêu chính trị được ưu tiên hàng đầu nhằm gắn kết chặt chẽ các quốc gia Arab với nhau, từ đó tạo vị thế quốc tế vững chắc hơn trong tương quan lực lượng với phương Tây cũng như với Israel.  Nhấn mạnh tới tính chất tương đồng của văn hóa, dân tộc, tôn giáo trong thế giới Arab để khẳng định vai trò đầu tầu trong tổ chức.  Xác lập các nguyên tắc của Liên đoàn Arab dựa trên cơ sở thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Arab thống nhất và quan điểm chung của các nước Arab về các vấn đề quốc tế.  Thông qua Liên đoàn Arab, Ai Cập đã tăng cường hợp tác với các quốc gia Arab và mở rộng hoạt động hợp tác kinh tế và phòng thủ chung. Năm 1950, các quốc gia thành viên Liên đoàn Arab đã cùng ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế và phòng thủ chung theo sáng kiến của Ai Cập. Cho đến nay, Hiệp định này vẫn phát huy vai trò của nó trong việc gắn kết các quốc gia thành viên trong các biện pháp điều phối và hợp tác quân sự, quốc phòng. 42 Tuy nhiên, không phải vấn đề quan hệ quốc tế nào các thành viên trong Liên đoàn Arab cũng tìm được tiếng nói chung, thậm chí ngay cả vai trò chủ chốt của Ai Cập trong một số trường hợp cũng bị các thành viên phủ nhận và phản đối kịch liệt. Điển hình là việc Ai Cập ký Hiệp định hòa bình với Israel năm 1979 đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của Liên đoàn Arab, và tổ chức này đã đình chỉ tư cách thành viên của quốc gia này. Trụ sở chính của Liên đoàn Arab cũng bị dời từ Cairo về Tunis (thủ đô của nước Tunisia). Mãi tới năm 1987, Liên đoàn Arab mới nối lại quan hệ với Ai Cập và trụ sở lại được chuyển về Cairo. Từ sau năm 2000, Ai Cập tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt của mình khi tạo nên một tiếng nói chung trong Liên đoàn Arab trong quan hệ với Israel và cuộc xung đột Israel- Palestine. Theo đó, Liên đoàn Arab kêu gọi Israel trao trả các lãnh thổ bị chiếm đóng sau cuộc chiến năm 1967, công nhận quyền hồi hương của người Palestin và đổi lại sẽ công nhận Israel và bình thường hóa quan hệ với quốc gia này. Hiện nay, đây vẫn là lập trường của Liên đoàn Arab về vấn đề hòa bình Trung Đông. Như vậy, Ai Cập là thành viên tích cực của Liên đoàn Arab và đóng vai trò chi phối trong nhiều hoạt động của tổ chức này. Ai Cập và tiến trình hòa bình Trung Đông Có thể nói, tiến trình hòa bình Trung Đông luôn là vấn đề nổi cộm trong quan hệ của Ai Cập với các quốc gia trong khu vực và Ai Cập đóng một vai trò quan trọng, có ảnh hưởng lớn xét từ nhiều góc độ khác nhau đến vấn đề này. Qua mỗi thời kỳ, Ai Cập lại có quan điểm, cách thức tham gia vào tiến trình hòa bình Trung Đông khác nhau: Thời kỳ trước khi ký Hiệp định hòa bình Trung Đông: Ai Cập đề cao chủ nghĩa dân tộc Arab và quyết tâm ủng hộ người dân Palestine trong cuộc đấu tranh chống lại Israel. Thời kỳ sau khi ký Hiệp định Hòa bình với Israel (1979- 2011): giai đoạn này, Ai Cập đa thay đổi hoàn toàn chiến lược, các nhà lãnh đạo cho rằng các mục tiêu chiến lược quốc gia hoàn toàn có thể đạt được bằng phương cách hòa bình chứ không nhất thiết phải là vũ lực. 43 Thời kỳ hậu cách mạng “Mùa xuân Arab” đến hết năm 2011: tình hình Ai Cập diễn biến vô cùng phức tạp sau khi biến động chính trị, xã hội xảy ra. Trong thời gian này, chính phủ tạm quyền tại Ai Cập đã tuyên bố vẫn tuân thủ tất cả các điều ước quốc tế mà Ai Cập đã ký kết trước đây, trong đó có Hiệp định hòa bình với Israel. Vai trò của Ai Cập với tiến trình hòa bình Trung Đông vì thế cũng phần nào bị ảnh hưởng. Song từ khi tổng thống El Sisi lên nắm quyền, Ai Cập đang từng ngày cố gắng lấy lại vai trò của mình tại Trung Đông với những chính sách mềm dẻo, linh hoạt. Quan hệ kinh tế với khu vực Trung Đông Khi nói đến quan hệ giữa Ai Cập và khu vực Trung Đông, người ta thường nói đến sự hợp tác ở các lĩnh vực chính trị, an ninh, quân sự và vai trò đảm bảo hòa bình khu vực và đoàn kết các quốc gia hồi giáo Arab, hoạt động hợp tác kinh tế chỉ dừng lại ở mức độ cạnh tranh và bổ sung cho nhau ở một số mặt hàng mà hai phía có lợi thế. Trên góc độ thương mại, các đối tác lớn nhất của Ai Cập là EU-27, Mỹ, và Trung Quốc. Ở khu vực Trung Đông, hai quốc gia có quan hệ thương mại lớn nhất với Ai Cập là Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ. Quan hệ thương mại giữa Ai Cập và các nước Trung Đông được minh họa trong bảng thống kê sau: Bảng 2.1: Đối tác thương mại của Ai Cập tại Trung Đông năm 2010 Xếp % trong tổng Tên đối tác Giá trị trao đổi thương mại (triệu Euro) 1 EU-27 21 651,5 33,1 % 2 Mỹ 7 263,8 11,1 % 3 Trung Quốc 5 667,0 8,7 % 4 Saudi Arabia 2 903,7 4,4 % 5 Thổ Nhĩ Kỳ 2 513,4 3,8 % 10 Kuwait 1 206,0 1,8 % 14 Syria 888,8 1,4 % 16 UAE 846,0 1,3% 21 Jordan 599,7 0,9% hạng 44 kim ngạch 26 Lebannon 413,3 0,6% 31 Irag 298,4 0,5% 35 Yemen 234,0 0,4% 38 Oman 143,0 0,2% 43 Iran 100,0 0,2% 49 Bahrain 66,8 0,1% 50 Palestine 64,8 0,1% Nguồn: Eurostat, 2010. Những số liệu thống kê trên cho thấy các quốc gia Trung Đông chỉ có giá trị trao đổi thương mại rất khiêm tốn với Ai Cập. Ngoại trừ Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ là các đối tác chiếm khoảng 4,4% và 3,8% tổng giá trị trao đổi thương mại, các đối tác Trung Đông khác đều hiện diện không đáng kể, xếp hạng từ thứ 10 trở đi trong nhóm các đối tác thương mại của Ai Cập. Các quốc gia Trung Đông nói chung đều có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu, một số ngành dịch vụ liên quan tới dầu khí mà chưa thực sự được đa dạng hóa, cộng thêm nền chính trị bất ổn nên những hợp tác kinh tế giữa các nước khu vực Trung Đông đều rất hạn chế, trong đó có Ai Cập. Một vài nhìn nhận Sở hữu vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng, với tiềm lực quốc gia mạnh trong khu vực, gắn kết với lịch sử lâu dài, Ai Cập đã sớm trở thành quốc gia nắm vai trò dẫn dắt trong nhiều sự kiện tại Trung Đông và trở thành một bộ phận không thể tách rời của khu vực này. Quan hệ của Ai Cập với khu vực Trung Đông có một số đặc điểm khác biệt với những quan hệ quốc tế khác: Qua mỗi thời kỳ điều hành của các chính phủ khác nhau, Ai Cập đều chủ động trong phát triển quan hệ với khu vực Trung Đông và có những chiến lược rất rõ ràng. Nếu như đối với Mỹ và EU, Ai Cập phát triển chính sách quan hệ để tranh thủ lợi ích nhận được từ những đối tác này, đặc biệt là lợi ích an ninh và kinh tế bằng cách tiếp cận linh hoạt và thực dụng, thì đối với khu vực Trung Đông, Ai Cập 45 lại thể hiện vị thế nước lớn trong tương quan với các quốc gia khác của khu vực. Vị thế này đòi hỏi Ai Cập phải thể hiện vai trò dẫn dắt, bảo trợ cho các nước Arab yếu thế hơn. Minh chứng rõ ràng nhất cho vai trò này là khi Ai Cập hỗ trợ người dân Palestine và gắn kết với Yemen, Syria,… để tạo ra đối trọng với sức ép của các nước lớn bên ngoài hoặc đối trọng với các quốc gia Hồi giáo khác không thuộc thế giới Arab như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong điều kiện phát triển thời hiện đại, thậm chí Ai Cập đã từng đẩy mạnh quá trình liên kết với khu vực Trung Đông và hợp nhất với hai quốc gia là Syria và Yemen để thành lập Cộng hòa Arab Thống nhất (UAR) vào năm 1958. Tuy UAR chỉ tồn tại gần 3 năm song đây là minh chứng cho vai trò dẫn dắt của Ai Cập trong khu vực Trung Đông. Ai Cập đã biết khai thác triệt để các lợi thế quốc gia của mình trong tư cách vừa là một trong những nước Arab lớn nhất, vừa là tấm gương của sự nghiệp phục hưng thế giới Arab để thúc đẩy đường lối đối ngoại nhằm phục hồi quyền lợi của người Palestine, mở rộng ảnh hưởng khu vực và đối trọng với các cường quốc bên ngoài. Cách làm này vừa khiến cho Ai Cập củng cố được vị thế khu vực, có được cảm tình của người dân nhiều quốc gia Trung Đông khác, vừa tạo dựng được quan hệ chặt chẽ với các đối tác phương Tây như Mỹ, EU. Chính sách này được Ai Cập thực hiện rất linh hoạt qua các thời kỳ tổng thống Ai Cập khác nhau và đến tận đầu năm 2011 vẫn được tổng thống Mubarak khai thác triệt để nhằm xây dựng quan hệ đồng minh với Mỹ, quan hệ đối tác chiến lược với EU, giữ vững nền hòa bình với Israel, đồng thời đống vai trò chủ đạo trong các vấn đề của khu vực Trung Đông. 2.3.2.2. Quan hệ giữa Ai Cập và Liên minh châu Âu Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (European Union- EU) là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 28 quốc gia thành viên thuộc châu Âu. EU được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 01/11/1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Từ khi ra đời đến nay, EU ngày càng phát triển, đặc biệt trong một thập kỷ trở lại đây, liên minh này đã có những bước phát triển toàn diện theo hướng tăng cường liên kết chiều sâu và mở rộng khối với sự tham gia của hầu hết các quốc gia châu Âu. Với vị trí kế cận và nhiều quan hệ ràng buộc mang tính lịch sử, EU đã 46 nhanh chóng trở thành một trong những đối tác quốc tế quan trọng nhất của Cộng hòa Arab Ai Cập trong suốt quá trình phát triển cận, hiện đại. Tổng quan về quan hệ Ai Cập – EU Ai Cập và EU thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1996, song hai bên đã có mối quan hệ gắn bó mật thiết trong suốt lịch sử phát triển của mình. Dưới góc độ hợp tác kinh tế, viện trợ phát triển, EU là đối tác hết sức quan trọng của Ai Cập. Còn đối với EU, Ai Cập là đối tác quan trọng không thể bỏ qua, không chỉ vì đất nước này có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng trong khu vực MENA, mà còn có truyền thống gắn kết chặt chẽ với châu Âu về lịch sử, địa lý, văn hóa cũng như liên kết kinh tế, thương mại. Hiệp định Hợp tác 1977: Trong giai đoạn từ năm 1977 đến nửa đầu năm 2004, quan hệ song phương Ai Cập - EU được phát triển dựa trên khung pháp lý quan trọng nhất là Hiệp định Hợp tác 1977 (Cooperation Agreement 1977). Nội dung quan trọng nhất trong hiệp định này là những đối xử ưu đãi về kinh tế, thương mại, đặc biệt về hàng xuất nhập khẩu hai bên dành cho nhau. Ngoài ra, Ai Cập và EU đã ký 4 Nghị định thư về tài chính, theo đó, Ủy ban châu Âu đã tài trợ cho các chương trình và dự án hợp tác với Ai Cập thực hiện cho đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX. Số liệu của Eurostat cho biết tổng nguồn tài trợ của các chương trình, dự án giai đoạn 1977 – 1995 đạt 1,463 tỷ Euro. Hợp tác trong khuôn khổ Euro-Med và UfM: Quan hệ đối tác Châu Âu – Địa Trung Hải (Euro-Med) với hình thức phát triển cao hơn trong giai đoạn tiếp theo dưới tên gọi Liên minh Địa Trung Hải (the Union for the Mediterranean - UfM) là một hình thức liên kết quan trọng giữa EU với các quốc gia láng giềng tại khu vực Bắc Phi và Trung Đông, trong đó Ai Cập được xác định như một trong những đối tác chủ chốt của Euro-Med và UfM. Thông qua UfM, Ai Cập đã chủ động hợp tác với EU và các đối tác khác trên toàn hệ thống dựa trên khung hợp tác chung với các nguyên tắc về đối thoại, hợp tác, tạo dựng khu vực Địa Trung Hải hòa bình, an ninh và thịnh vượng. Ai Cập đã có những 47 lợi ích đáng kể trong hợp tác với EU thông qua khuôn khổ UfM với các Chương trình hợp tác với khu vực Địa Trung Hải do EU tài trợ (Chương trình MEDA). Thống kê của phía châu Âu cho thấy thông qua Chương trình MEDA 1996 – 1999, Ai Cập đã nhận tài trợ khoảng 686 triệu Euro từ EU. Hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định Liên kết Ai Cập – EU: Hiện nay, quan hệ chính thức giữa Ai Cập và EU được thực hiện theo quy định của Hiệp định Liên kết thay thế cho Hiệp định Hợp tác đã ký trước đây. Sau khi ký kết, Hiệp định mới này lần lượt được Quốc hội Ai Cập và các quốc gia thành viên EU phê chuẩn và bắt đầu có hiệu lực kể từ 01/06/2004. Các lĩnh vực hợp tác cơ bản quy định trong Hiệp định Liên kết giữa Ai Cập và EU gồm: thúc đẩy các sáng kiến chính trị chung, tự do hóa biểu thuế quan, dỡ bơỏ các rào cản và hạn chế nhập khẩu, lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và vốn, hợp tác giáo dục, hợp tác đấu tranh chống khủng bố và tội phạm có tổ chức. Từ năm 2004 đến nay, hai bên Ai Cập và EU đã có các hoạt động hợp tác cụ thể cho mỗi thời kỳ, gắn với chuyển biến thực tế của thế giới và khu vực. Hiệp định Liên kết đã nhanh chóng trở thành khuôn khổ pháp lý mang tính ràng buộc, điều tiết quan hệ giữa Ai Cập và EU. Trong giai đoạn tiếp theo, hai phía sẽ hướng tới xây dựng Khu vực thương mại tự do (FTA), đảm bảo cho quan hệ hợp tác bình đẳng hơn, bao gồm cả nội dung tự do hoá biểu thuế quan áp dụng đồng đều từ hai phía đối với các sản phẩm công nghiệp và nông sản. Dựa trên kết quả thực tế đạt được trong phát triển hợp tác song phương, ngay từ năm 2008 Ai Cập đã chủ động đề xuất với EU về cách thức tiếp tục nâng cấp quan hệ trong một số lĩnh vực cụ thể cần được ưu tiên, đặc biệt là quan hệ thương mại và đầu tư. Phía EU đã tiếp nhận đề xuất này và đưa vào xem xét. Tuy nhiên, do các vướng mắc phát sinh trong quá trình bất ổn chính trị, xã hội tại Ai Cập từ đầu năm 2011 với các cuộc biểu tình, bạo động và tiếp đó là việc Ai Cập phải thực hiện quá trình chuyển đổi, dân chủ hoá thời kỳ hậu Mubarak đã khiến cho các tiến triển trong hợp tác song phương chưa đạt được như mong muốn. 48 Kế hoạch hành động 2007 về quan hệ hợp tác Ai Cập – EU: Kế hoạch hành động về quan hệ Ai Cập – EU được xây dựng và thực thi trong khuôn khổ Chính sách Láng giềng châu Âu (European Neighborhood policy) do EU chủ trương thực hiện trong nhiều năm. Một số ưu tiên hợp tác đáng chú ý bao gồm tăng cường đối thoại chính trị, cải cách kinh tế và phát triển xã hội, các vấn đề liên quan tới thương mại, cải cách thị trường và cải cách thường xuyên, hợp tác phát triển giao thông, năng lượng, môi trường, vấn đề di cư, gắn kết xã hội, an ninh, khoa học kỹ thuật, xã hội thông tin, kết nối người dân với người dân. Qua các kỳ họp của Hội đồng Liên kết Ai Cập – EU, kế hoạch hành động đã từng bước được thực hiện với các Tiểu ban hợp tác được thành lập để thực hiện những nhiệm vụ hợp tác cụ thể, chẳng hạn như vấn đề di dân và công tác lãnh sự, vấn đề năng lượng và bảo vệ môi trường, an ninh và pháp lý,… Thực tế cho thấy Kế hoạch hành động đã đem lại những kết quả nhất định, đặc biệt là tiến hành đối thoại kinh tế trong các năm 2009, 2010 để đưa ra các giải pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác kinh tế, hướng tới tăng cường thêm nữa trao đổi thương mại và khuyến khích đầu tư. Quan hệ kinh tế Ai Cập – Liên minh châu Âu Hợp tác thương mại Ai Cập – EU Ngay từ khi ra đời, EU đã thực hiện một chính sách thương mại chung với sự điều phối của Ủy ban châu Âu đảm bảo sự phối hợp hài hòa giữa các quốc gia thành viên. Sau khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực kể từ tháng 12/2009, các chính sách của EU trong hoạt động thương mại, đầu tư với bên ngoài trở nên nhất quán và được tăng cường hiệu lực đáng kể với thẩm quyền điều phối được giao cho các thể chế của EU. Trong năm 2010, Ủy ban châu Âu đã xây dựng chương trình nghị sự về chính sách thương mại thực hiện cho giai đoạn 2010 – 2015, trong đó tập trung vào giảm thiểu các rào cản thương mại, mở cửa thị trường ra toàn cầu và đảm bảo thương mại sẽ trở thành động lực cho tăng trưởng và tạo việc làm. Nhờ các động thái cởi mở đó, trao đổi thương mại của Ai Cập với đối tác quan trọng hàng đầu này cũng được tạo thuận lợi với bước tăng trưởng đáng kể. 49 Ai Cập là đối tác thương mại quan trọng của EU trong khu vực nam Địa Trung Hải và cũng là một cấu thành của quá trình liên kết, hợp tác châu Âu – Địa Trung Hải (Euromed) hướng tới tạo lập khu vực thương mại tự do Địa Trung Hải. Ngoài ra, Ai Cập cũng đã trở thành thành viên chính thức của WTO ngay từ năm 1995 nên các cơ chế hoạt động và khung pháp lý cho quan hệ thương mại với EU cũng đã được tạo lập vững chắc và phát huy hiệu quả cao. EU là đối tác thương mại lớn nhất của Ai Cập và đồng thời cũng là nguồn cung cấp FDI chủ yếu tại quốc gia này. EU chiếm tới 33,1% tổng kim ngạch ngoại thương của Ai Cập trong đó 33,5% nhập khẩu của Ai Cập là từ EU và 32,1% hàng xuất khẩu của Ai Cập là sang thị trường EU. Ở chiều ngược lại, Ai Cập là đối tác thương mại lớn thứ 28 của EU. Quan hệ thương mại Ai Cập – EU được điều tiết bởi Hiệp định Liên kết, theo đó cả hai phía đều cam kết thúc đẩy thương mại tự do song phương. Trong bước phát triển tiếp theo, Ai Cập và EU cũng đã ký kết Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp vào tháng 10/2010, theo đó các tranh chấp phát sinh sẽ được quy định về cách thức giải quyết, các biện pháp, cơ chế, chế tài thực hiện tuân thủ theo các quy định của Hiệp định Liên kết. Theo kế hoạch, các vòng đàm phán về trao đổi thương mại dịch vụ cũng sẽ được thực hiện trong năm 2011. Tuy nhiên, do những bất ổn chính trị tại Ai Cập phát sinh từ đầu năm 2011 và quá trình chuyển đổi dân chủ, bầu cử nghị viện đang diễn ra và kéo dài cho đến hết năm 2012 nên các kế hoạch đàm phán đã phải tạm hoãn, chờ cho đến khi Ai Cập có chính phủ mới và đảm bảo ổn định chính trị. 50 Biểu đồ 2.3. Trao đổi thương mại hàng hóa EU – Ai Cập Đơn vị: tỷ Euro Nguồn: Eurostat (Comext, Statistical Regime 4) Số liệu thống kê trong Biểu đồ 2.3 đưa ra minh họa rõ ràng về trao đổi thương mại Ai Cập – EU với tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm và đến năm 2012, thương mại hàng hóa đã đạt tổng giá trị trao đổi lên tới 23,87 tỷ Euro. Thực tế cho thấy kể từ khi Hiệp định Liên kết giữa Ai Cập - EU kết bắt đầu có hiệu lực (năm 2004), trao đổi thương mại song phương đã tăng gấp đôi trong vòng 6 năm tiếp theo. Tổng giá trị trao đổi thương mại hai chiều chỉ giảm nhẹ vào năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng ngay sau đó đã tăng nhanh trở lại vào năm 2010 và giữ ở mức ổn định trong các năm 2011 và 2012 dù rằng tình hình chính trị, xã hội Ai Cập giai đoạn này gặp nhiều bất ổn do biến động Mùa xuân Arab gây ra. Ngoài ra, trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thì số liệu thống kê của phía EU cũng cho thấy con số ấn tượng, trong đó EU xuất khẩu dịch vụ sang Ai Cập trị giá 2,8 tỷ Euro và nhập khẩu từ Ai Cập trị giá 5,7 tỷ Euro. Như vậy, riêng trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thì Ai Cập hưởng thặng dư 2,9 tỷ Euro trong quan hệ với EU. Cơ cấu trao đổi thương mại hàng năm cho thấy EU nhập khẩu từ Ai Cập chủ yếu là năng lượng (khoảng trên 50%), sau đó là hóa chất (khoảng 10%) và hàng dệt may (10%). Về phía Ai Cập thì nhập khẩu từ EU chủ yếu là máy móc, thiết bị 51 (40%), nông sản (15%) và hóa chất (10%). Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, lấy điển hình là năm 2010 cho thấy EU xuất khẩu sang Ai Cập chủ yếu là dịch vụ kinh doanh (968 triệu Euro) và giao thông vận tải (668 triệu Euro) trong khi nhập khẩu từ Ai Cập các loại dịch vụ lữ hành, du lịch (3,56 tỷ Euro). Đầu tư quốc tế của Ai Cập với EU Trong những năm gần đây, dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của EU với tư cách một trong những nhà đầu tư lớn nhất thế giới đã có nhiều biến động mạnh gắn với các thay đổi trong chính sách đầu tư. EU coi FDI là công cụ chính để thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế, xã hội. Trong quan hệ đầu tư Ai Cập – EU, EU được xác định là đối tác quan trọng, giữ vai trò chủ động trong cung cấp nguồn vốn FDI cho Ai Cập, và do vậy, các động thái chính sách của EU có tác động rất lớn tới thực tế hoạt động đầu tư. Trên cơ sở các nguyên tắc như vậy, Hiệp ước Lisbon mới của EU (được gọi là Hiệp ước về chức năng của Liên minh châu Âu - TFEU) đã sửa đổi Hiệp ước về thành lập Cộng đồng châu Âu trước đây và khẳng định hoạt động đầu tư nước ngoài là một phần của chính sách thương mại chung châu Âu, giao cho các thể chế của EU thẩm quyền cao hơn trong điều tiết hoạt động đầu tư với các tiêu chuẩn bảo hộ đầu tư chung áp dụng cho tất cả các nhà đầu tư EU hiện diện tại quốc gia tiếp nhận đầu tư. 52 Biểu đồ 2.4. FDI của EU 27 vào Ai Cập qua các năm. Đơn vị: Tỷ Euro Nguồn: Eurostat (Newcronos) Với những điều chỉnh về chính sách đầu tư của EU như vậy, quan hệ đầu tư EU – Ai Cập đã có tiến triển đáng kể trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay. Số liệu cập nhật qua các năm cho thấy sau khi cân đối giữa FDI đầu tư vào Ai Cập và FDI của Ai Cập đầu tư vào EU thì hàng năm Ai Cập vẫn tiếp nhận khối lượng đầu tư đáng kể từ EU 27 với giá trị 2,1 tỷ Euro năm 2007, tăng mạnh lên 9,9 tỷ Euro năm 2008. Trong giai đoạn từ 2009 trở đi, do khó khăn chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dòng FDI của EU sang Ai Cập đã giảm còn 2 tỷ Euro. Dù vậy, xét về tỷ trọng thì FDI của EU vẫn chiếm tới 60% tổng vốn FDI mà Ai Cập tiếp nhận trong năm này. Hình 2.5 đồng thời cung cấp số liệu về tổng giá trị FDI của EU 27 đầu tư vào Ai Cập cộng dồn qua các năm và tính đến năm 2009, cân đối dòng FDI ra và vào cho thấy tổng giá trị vốn đầu tư cộng dồn đã đạt tới con số 22 tỷ Euro, giúp cho EU trở thành nhà đầu tư hàng đầu tại Ai Cập. 53 Biểu đồ 2.5: Tổng FDI của EU 27 vào Ai Cập cộng dồn qua các năm Đơn vị: Tỷ Euro Nguồn: Eurostat (Newcronos) Ngoài ra, các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư dài hạn mà hai phía dành cho nhau đã được đảm bảo thông qua Hiệp định Đầu tư Song phương (BITs) mà Ai Cập đã ký kết với hầu hết các quốc gia thành viên EU. Như vậy, trong quan hệ đầu tư, Ai Cập đã có những tiến triển tích cực trong thu hút FDI từ EU và kết quả đạt được dựa chủ yếu vào các văn bản hợp tác mà quốc gia này đã ký kết trong suốt quá trình phát triển quan hệ song phương với căn cứ quan trọng nhất là Hiệp định Liên kết ký kết với EU và các hiệp định song phương. Quan hệ viện trợ Ngoài các hoạt động hợp tác thương mại, đầu tư thông thường, Ai Cập còn là đối tác quan trọng tiếp nhận viện trợ của EU. Hoạt động viện trợ phát triển được thực hiện trong khuôn khổ các sáng kiến của EU về chính sách láng giềng cũng như căn cứ vào các văn bản hợp tác kinh tế, chính trị khác, đặc biệt là tiến trình Barcelona và Quan hệ đối tác châu Âu - Địa Trung Hải. Với sự khởi động của tiến trình Barcelona từ năm 1995, EU đã nhanh chóng trở thành đối tác cung cấp viện trợ hàng đầu cho EU với các chương trình điển hình như Chương trình MEDA hỗ trợ cho Ai Cập gắn với điều kiện thực hiện các biện pháp kèm theo (MEDA54 Mesures d’Accompagnement – các biện pháp kèm theo). Ngoài ra còn có các chương trình viện trợ thực hiện thông qua hình thức Sáng kiến châu Âu vì Dân chủ và Nhân quyền (EIDHR). Ngay trong giai đoạn đầu tiên 1996 – 1999, Ai Cập đã được cung cấp hỗ trợ tài chính lên tới 686 triệu Euro. Trong giai đoạn 2000 – 2006, Ai Cập đã tiếp nhận 594 triệu Euro hỗ trợ của EU thông qua Chương trình MEDA II và đồng thời cũng được tài trợ 5 triệu Euro thông qua hình thức EIDHR và theo cách này, Uỷ ban châu Âu đã tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực liên quan tới Ai Cập. Trong giai đoạn từ 2007 đến 2010, EU đã triển khai gói hỗ trợ tài chính tổng thể lên tới 558 triệu Euro dành cho Ai Cập. Trong giai đoạn 2011 – 2013, EU và chính phủ Ai Cập cũng đã nhất trí về các nội dung viện trợ với Ngân sách cung cấp trong khuôn khổ Công cụ Đối tác và Láng giềng châu Âu (ENPI) và tổng giá trị tài trợ đã được đề xuất là 449,29 triệu Euro, tức là trung bình 149,76 triệu Euro mỗi năm. Như vậy, nội dung viện trợ cũng được xác định là một cách thức quan trọng để EU tăng cường gắn kết với Ai Cập và khiến cho Ai Cập thấy được sự cần thiết và vị trí đặc biệt của EU trong quan hệ đối ngoại. Tuy nhiên, ngay sau khi chế độ của Tổng thống Hosni Mubarak sụp đổ vào đầu năm 2011, lập tức đã có nhiều ý kiến chỉ trích về tính hiệu quả của các khoản tài trợ mà EU dành cho Ai Cập, đặc biệt là các khoản kinh phí rất lớn EU tài trợ cho cải thiện quản trị nhà nước, phát triển dân chủ, nhân quyền. Ngoài ra, xem xét từ phía Ai Cập cũng cho thấy trong suốt giai đoạn nhiều năm, Chính phủ Ai Cập đã thể hiện cách thức thực hiện chính sách đối ngoại rất linh hoạt và thực dụng với khả năng tranh thủ tương đối tốt các ưu tiên chính sách của EU, đặc biệt là chính sách ưu đãi mà khối này dành cho các quốc gia trong Liên minh Địa Trung Hải. 2.3.2.3. Quan hệ giữa Ai Cập và Hoa Kỳ Tổng quan về quá trình phát triển quan hệ Ai Cập – Hoa Kỳ Những vướng mắc thời kỳ Tổng thống Gamal Abdel Nasser (cầm quyền từ 1956 đến 1970) 55 Tổng thống Gamal Abdel Nasser của Ai Cập đã đóng góp lớn vào việc thành lập Phong trào Không liên kết của các nước đang phát triển từ năm 1955 và thực hiện chính sách trung lập trong quan hệ với hai siêu cường Hoa Kỳ và Liên Xô. Tuy nhiên, sau khi Hoa Kỳ từ chối hỗ trợ quân sự và bán vũ khí cho Ai Cập, tổng thống Nasser đã quay sang thỏa hiệp với Liên Xô và Tiệp Khắc và được cung cấp một khối lượng lớn vũ khí để phục vụ cho chính sách phát triển quân sự chống Israel. Vấn đề này ngay lập tức đã khiến cho quan hệ Hoa Kỳ - Ai Cập trở nên căng thẳng. Ngoài ra, Tổng thống Nasser cũng quyết định quốc hữu hóa Kênh đào Suez sau khi Hoa Kỳ và Ngân hàng Thế giới từ chối cung cấp tín dụng để Ai Cập xây Đập thủy lợi Aswan phục vụ phát triển kinh tế. Tất cả các động thái trên khiến cho quan hệ quốc tế của Ai Cập trở nên căng thẳng, đặc biệt tình trạng chiến tranh với Israel, xung đột lợi ích với các chủ sở hữu Kênh đào Suez bị quốc hữu hóa là Anh, Pháp và căng thẳng về quan hệ với Hoa Kỳ trong bối cảnh đối đầu thời Chiến tranh lạnh. Với những vướng mắc như vậy, chính sách của Hoa Kỳ thời gian này là tìm cách kiềm chế tinh thần Dân tộc chủ nghĩa Arab của lãnh đạo Ai Cập và thực hiện nhiều biện pháp can thiệp làm suy yếu chế độ của Tổng thống Nasser. Thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Nasser đã được các quốc gia Arab đánh giá rất cao do Ai Cập đã đóng vai trò lãnh đạo của khối Arab, góp phần nâng cao tinh thần dân tộc Arab và thể hiện tiếng nói với quan điểm đa chiều của các quốc gia Arab trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, thời kỳ này cũng có nhiều biến động sâu sắc với sự bùng nổ của hai cuộc chiến tranh: cuộc chiến tranh do Anh, Pháp và Israel phát động nằm dành quyền kiểm soát khu vực Kênh đào Suez năm 1956 và cuộc chiến tranh Trung đông năm 1967 với kết cục thất bại của khối Arab, bị coi là một thảm họa cho Ai Cập và các nước Arab tham chiến như Jordan, Syria, các lực lượng Palestine: Israel đã chiếm đóng một vùng lãnh thổ rộng lớn: toàn bộ Bán đáo Sinai, Dải Gaza, Bờ Tây và Cao nguyên Golan. Thời kỳ các Tổng thống Anwar Al-Sadat và Hosni Mubarak Sau khi ông Nasser qua đời năm 1970, ông Anwar Al-Sadat được bầu làm Tổng thống Ai Cập và đã thực thi chính sách đối ngoại linh hoạt hơn với lập trường 56 tương đối cởi mở, góp phần thay đổi quan hệ với Hoa Kỳ. Kể từ giai đoạn này, quan hệ Ai Cập – Hoa Kỳ đã từng bước được khôi phục gắn với quá trình bình thường hóa quan hệ của Ai Cập với Israel mà Hoa Kỳ xác định là một đồng minh chiến lược của mình tại khu vực Trung Đông. Các diễn biến tiếp theo trong quan hệ Ai Cập – Hoa Kỳ đều liên quan tới những vấn đề nổi bật của khu vực Trung Đông và quan hệ giữa thế giới Arab với Israel. Với sự điều chỉnh chính sách của Ai Cập thời Tổng thống Sadat, một sự kiện quan trọng là Thỏa thuận Camp David về hòa bình Trung Đông đã được ký kết giữa Ai Cập và Israel với vai trò trung gian hòa giải của Hoa Kỳ. Thỏa thuận Cam David được coi là sự kiện hết sức quan trọng trong quá trình phát triển quan hệ Ai Cập – Hoa Kỳ - Israel và là căn cứ để Ai Cập tiếp tục đàm phán với Israel, dẫn tới kết quả là việc ký kết Hòa ước năm 1979. Trong tiến triển tốt đẹp này, Hoa Kỳ đã hỗ trợ Ai Cập với các cam kết cụ thể là gói viện trợ song phương quan trọng, bao gồm cả viện trợ quân sự và viện trợ phát triển. Các hoạt động hợp tác, viện trợ vẫn được tiếp tục cho tới hiện tại. Sau khi ông Sadat qua đời, tổng thống kế nhiệm Hosni Mubarak vẫn tiếp tục phương hướng chủ đạo đã được xác lập trong quan hệ Ai Cập – Hoa Kỳ và phát triển quan hệ hợp tác chặt chẽ, toàn diện với Hoa Kỳ trong hầu hết các vấn đề an ninh, chính trị, quân sự, kinh tế tại khu vực Trung Đông. Ai Cập đã đóng vai trò trung gian, vai trò điều phối quan trọng trong tiến trình đàm phán hòa bình Trung Đông và về cơ bản đều thực hiện chính sách nhất quán với chính sách của Hoa Kỳ trong các vấn đề khu vực. Thời kỳ hậu Mubarak Sau khi Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak bị lật đổ, Ai Cập bước vào thời kỳ chuyển tiếp với quyền hành pháp được tập trung vào Hội đồng Quân sự Tối cao. Tuyên bố chính thức của Hội đồng Quân sự tối cao xác nhận rằng Hội đồng sẽ điều hành đất nước Ai Cập trong suốt giai đoạn chuyển đổi và cải cách chính trị với cuộc bầu cử dân sự được tổ chức vào tháng 12/2011 nhằm bầu quốc hội, bầu cử Tổng thống và thành lập chính phủ dân sự hợp hiến chính thức điều hành đất nước. Các 57 cơ cấu chính quyền đến nay được nhìn nhận là chưa có thay đổi gì lớn và động thái chính sách của chính phủ mới đang thể hiện các nỗ lực lớn để ổn định kinh tế, xã hội, tăng cường quyền lực cho Tổng thống và duy trì các định hướng lớn của quan hệ đối ngoại. Chính phủ mới của Ai Cập cũng khẳng định quốc gia này tiếp tục duy trì tất cả các hiệp ước quốc tế đã ký kết, tiếp tục coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ và các nước phương Tây trong khi thực hiện một số điều chỉnh để cân bằng hơn trong quan hệ Đông – Tây, bước đầu hướng về các quốc gia quan trọng ở Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và khối ASEAN. Lợi ích của Hoa Kỳ tại Ai Cập Quan hệ song phương Ai Cập – Hoa Kỳ trong những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần giúp Hoa Kỳ thể hiện được vai trò của mình trong khu vực Trung Đông – Bắc Phi cũng như duy trì các lợi ích chiến lược tại Ai Cập. Ai Cập được coi như một đối tác quan trọngnơi Hoa Kỳ có nhiều lợi ích và cũng đóng vai trò là đối tác chủ yếu của tiến trình hòa bình Trung Đông, là quốc gia nhận viện trợ kinh tế và viện trợ quân sự rất lớn của Hoa Kỳ. Chính sách của Hoa Kỳ thời kỳ phát triển mới đã khẳng định lợi ích của Hoa Kỳ tại Ai Cập cũng như tại khu vực Trung Đông, đề xuất về việc cải thiện quan hệ với thế giới Hồi giáo và tăng cường hiểu biết lẫn nhau, cùng đấu tranh chống chủ nghĩa cực đoan, khẳng định quan hệ đồng minh với Israel cũng như coi Ai Cập là đối tác quan trọng của tiến trình hòa bình Trung Đông. Bài diễn văn của Tổng thống Hoa Kỳ tại Cairo năm 2009 đã làm rõ 7 nội dung chính liên quan tới lợi ích và mối quan tâm của Hoa Kỳ trong khu vực bao gồm: (1) đấu tranh chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực, (2) vấn đề xung đột Israel – Palestine, (3) vấn đề vũ khí hạt nhân và trường hợp Iran, (4) dân chủ, (5) tự do tôn giáo, (6) nữ quyền và (7) phát triển kinh tế. Từ thực tế của quá trình phát triển quan hệ quốc tế Ai Cập – Hoa Kỳ thời gian qua và các vấn đề mà Hoa Kỳ quan tâm tới Ai Cập và thế giới Hồi giáo Arab, một số lợi ích quan trọng của Hoa Kỳ trong quan hệ với Ai Cập có thể được xác định bao gồm: 58  Hoa Kỳ cần có Ai Cập để có thể đảm bảo được các lợi ích khu vực của mình bất kể các sự kiện biến động chính trị, xã hội tại quốc gia này, như sự ủng hộ của Ai Cập trong chiến tranh Iraq, tiến trình hòa bình Trung Đông, quan hệ với Israel, quan hệ với thế giới Arab nói chung, v.v…  Lợi ích quan trọng của Hoa Kỳ trong quan hệ với Ai Cập còn thể hiện ở việc đảm bảo để Ai Cập có tiếng nói ôn hòa tại các tổ chức hợp tác của khối Arab, chẳng hạn như Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, Liên đoàn Arab,… Ai Cập đã giúp Hoa Kỳ truyền tải tới thế giới Arab các thông điệp, các đề xuất khác nhau liên quan tới quan hệ đa phương giữa các quốc gia Trung Đông như Syria, Lebanon, Jordan, Israel và Palestine, Iran, v.v...  Lợi ích của Hoa Kỳ thể hiện ở việc Hoa Kỳ cần có Ai Cập trong hỗ trợ tiến trình hòa bình Trung Đông và đảm bảo cho các hiệp ước hòa bình, các thỏa thuận ngừng bắn, giải tỏa xung đột đã ký kết luôn được tôn trọng.  Lợi ích của Hoa Kỳ trong phát triển quan hệ hợp tác an ninh, quốc phòng với AiCập cũng được đánh giá là nhân tố được ưu tiên hàng đầu trong quan hệ song phương. Trong nhiều thập kỷ, Ai Cập luôn được coi như đối tác chiến lược và đồng minh quân sự quan trọng của Hoa Kỳ trong khu vực Bắc Phi – Trung Đông và quan hệ hợp tác an ninh, quốc phòng được phát triển tốt. Lợi ích hợp tác này của Hoa Kỳ thể hiện ở sự hỗ trợ Ai Cập dành cho Hoa Kỳ trong nhiều sự kiện nổi bật của khu vực những năm gần đây như cuộc chiến tranh Iraq năm 1991, chiến tranh Iraq lần 2 năm 2003, cuộc chiến chống khủng bố với trọng tâm là khu vực Bắc Phi – Trung Đông, các nỗ lực đảm bảo an ninh khu vực biên giới Ai Cập – Israel năm 2011. Hợp tác kinh tế Ai Cập - Hoa Kỳ Để đảm bảo các lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ trong quan hệ với Ai Cập liên quan tới các vấn đề an ninh, chính trị, quân sự và quan hệ quốc tế, quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia đã luôn được chú trọng và được nhìn nhận như một nhân tố mang ý nghĩa quyết định. Các hoạt động hợp tác kinh tế cụ thể là tăng cường trao đổi thương mại, đẩy mạnh đầu tư và duy trì viện trợ. 59 Quan hệ thương mại Ai Cập – Hoa Kỳ Ai Cập luôn được coi là đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ tại khu vực Bắc Phi và hoạt động thương mại đã tăng trưởng nhanh sau khi quan hệ chính trị của Ai Cập với Hoa Kỳ được thắt chặt, hiệp định hòa bình với Israel được ký kết và Ai Cập trở thành đồng minh của Hoa Kỳ trong các vấn đề của khu vực Trung Đông – Bắc Phi. Bảng 2.1. Thương mại hàng hoá Hoa Kỳ - Ai Cập (triệu USD) Xuất khẩu của Hoa Nhập khẩu của Hoa Kỳ Kỳ vào Ai Cập từ Ai Cập 2141,4 550,1 1591,2 2012 5499,2 3000,0 2499,2 2011 6221,7 2058,7 4163,0 2010 6835,1 2238,2 4596,9 2009 5253,1 2057,7 3195,4 2008 6002,2 2370,4 3631,8 2007 5259,3 2376,7 2882,6 2006 4029,0 2395,8 1633,2 2005 3159,3 2091,2 1068,0 4 tháng đầu 2013 Cán cân Nguồn: US Census Bureau, Foreign Trade Bảng trên cho thấy trao đổi thương mại hàng hóa Hoa Kỳ - Ai Cập đã tăng trưởng tương đối nhanh trong giai đoạn 2005 – 2011. Trong năm 2011, cho dù cuộc cách mạng Mùa xuân Arab đã gây ra biến động chính trị lớn tại Ai Cập nhưng trao đổi thương mại Hoa Kỳ - Ai Cập về cơ bản vẫn được giữ vững với giá trị kim ngạch tăng so với năm trước. Các mặt hàng quan trọng trong cơ cấu thương mại song phương bao gồm thiết bị viễn thông, thiết bị y tế, hóa dầu, nông sản,v.v… trong đó Ai Cập luôn chịu thâm hụt thương mại tương đối lớn trong quan hệ với Hoa Kỳ (lên tới gần 4,6 tỷ USD trong năm 2010). 60 Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng thương mại của Hoa Kỳ với Ai Cập và các quốc gia Trung Đông – Bắc Phi (MENA) năm 2010 (%) Hoa Kỳ xuất khẩu sang MENA Hoa Kỳ nhập khẩu từ MENA Nguồn: US Census Bureau Đầu tư quốc tế của Ai Cập với Hoa Kỳ Hợp tác đầu tư cũng là một trong những ưu tiên của Hoa Kỳ trong quan hệ kinh tế với Ai Cập. Hoạt động đầu tư được thực hiện dựa trên cơ sở một số văn bản hợp tác và các hiệp định đã ký kết bao gồm: (1) “Hiệp định Đầu tư song phương” năm 1982; (2) “Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư” ký kết năm 1999; (3) “Hiệp định Khuyến khích đầu tư” năm 1999; (4) “Hiệp định hợp tác về Công nghệ năng lượng” ký năm 1999 và (5) “Nghị định thư về Khu công nghiệp Đặc biệt” ký năm 2004. 61 Bảng 2.2: Hợp tác đầu tư Hoa Kỳ - Ai Cập (tỷ USD) Năm Tổng FDI của FDI của Tỷ trọng đầu tư của Ai Cập Hoa Kỳ Hoa Kỳ/tổng FDI 2007/08 17.8 6.45 36.2% 2008/09 12.8 3.52 27.5% 2009/10 11.0 1.42 12.9% 2010/11(đến Quý III) 5.4 1.42 20.5% Nguồn: CBE Monthly Bulletin, September 2011. Số liệu thống kê của phía Hoa Kỳ cho thấy tổng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Ai Cập qua các năm có nhiều biết động theo xu hướng giảm dần. Đây được cho là sự sụt giảm do khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu qua đợt khủng hoảng năm 2008, 2009. Mặc dù vậy, số liệu của CBE cho rằng tính đến tháng 3/2011, tổng FDI của Hoa Kỳ tại Ai Cập đã đạt 12,3 tỷ USD, tương đương 22,7% tổng FDI của Hoa Kỳ tại châu Phi (không tính đầu tư trong lĩnh vực dầu khí). Trong 3 Quý đầu của năm 2011, Hoa Kỳ vẫn là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Ai Cập (sau các nhà đầu tư Vương quốc Anh), chiếm tỷ trọng 20,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài mà Ai Cập tiếp nhận. Lĩnh vực dịch vụ là một trong những ưu tiên đầu tư của Hoa Kỳ tại Ai Cập và chiếm tới 22% tổng vốn đầu tư FDI của Hoa Kỳ tại quốc gia này. Hoạt động dịch vụ của các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Ai Cập chủ yếu là dịch vụ dầu khí (chiếm tới 79% tổng giá trị đầu tư dịch vụ, năm 2011) với nhà đầu tư lớn nhất là Bristow Goup Inc, sau đó là các tập đoàn dịch vụ tài chính, bảo hiểm như AIG, American Express, Bank of New York, Coldwell Banker, v.v… Quan hệ viện trợ Kể từ khi Ai Cập điều chỉnh chính sách và ký kết Hiệp định Hòa bình với Israel, đồng thời hướng tới thắt chặt quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ và trở thành đồng minh của Hoa Kỳ trong các vấn đề của khu vực Bắc Phi – Trung Đông, viện trợ của Hoa Kỳ dành cho Ai Cập đã tăng nhanh. Viện trợ của Hoa Kỳ được định 62 hướng để hỗ trợ Ai Cập p trong các llĩnh vực như phát triển kinh tế, đảảm bảo an ninh, chống khủng bố, hợp p tác trong ti tiến trình hòa bình Trung Đông,… Báo cáo ccủa Cơ quan viện trợ Hoa Kỳ USAID năm 2010 đ đã nhấn mạnh tới những ng kkết quả hợp tác viện trợ Ai Cập – Hoa Kỳ K như: nâng cao đời sống cho hàng triệuu công dân Ai Cập, C xây dựng ng theo hàng ngàn trư trường học, bệnh viện, phát triển cơ sở hạạ tầng, cải thiện dịch vụ công, giảm tỷ lệ tư vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh, phòng òng ch chống bệnh dịch, phát triển n các doanh nghiệp nghi vừa và nhỏ, viện trợ quân sự, an ninh. Số liệu thống ng kê của c a “USAID Programs in Egypt, 2010” khẳng kh định trong giai đoạn 1975 – 2008, viện vi trợ kinh tế của Hoa Kỳ dành cho Ai C Cập thông qua USAID đã lên tớii hơn 28 ttỷ USD và giá trị viện trợ riêng trong năm 2008 đđạt 415 triệu USD. Trong thờii gian hơn 3 th thập kỷ, USAID đã có đóng góp lớn l cho sự phát triển của Ai Cập vớii 5,75 ttỷ USD được đầu tư vào các chương trình ình ccơ sở hạ tầng như điện, nước, xử lý nư ước thải, y tế, liên lạc viễn n thông và giao thông. Các kết k quả đạt được là rất ấn tượng: ng: kho khoảng hơn 5 triệu người Ai Cập đã tiếp cậận được tới các dịch vụ liên lạc viễn n thông nh nhờ có viện trợ Hoa Kỳ, 99% trong số hơn 70 tri triệu dân Ai Cập đã được cung cấấp điện ổn định và đại đa số người dân đãã được đảm bảo cung cấp nước sạch. Biều đồ 2.7: Viện n tr trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ cho Ai Cập Cậ Nguồn: n: James K. Glassman and Dan Glickman, Strategic Public Diplomacy: the Case of Egypt, Bipartisan Policy Center, October 2011 63 Biểu đồ 2.7 cho thấy suốt thời gian từ những năm 1970 đến nay, Ai Cập luôn là đối tác nhận viện trợ rất lớn của Hoa Kỳ. Nếu so sánh trong khu vực Trung Đông thì viện trợ Ai Cập nhận được luôn đứng thứ hai sau Israel. Mặc dù vậy, kể từ đầu thập kỷ 2000, tổng viện trợ đã giảm dần do những cải thiện đáng kể của Ai Cập về phát triển kinh tế, đòi hỏi Hoa Kỳ điều chỉnh lại các ưu tiên trong chính sách viện trợ kinh tế. Trong năm 2010, Ai Cập đứng thứ 5 trong số các quốc gia nhận nhiều viện trợ kinh tế nhất của Hoa Kỳ trên thế giới, sau Afghanistan, Israel, Pakistan, và Haiti. Số liệu trong biểu đồ cũng cho thấy trong khi viện trợ kinh tế có xu hướng giảm dần thì viện trợ quân sự Hoa Kỳ dành cho Ai Cập vẫn duy trì ở mức ổn định khoảng 1,3 tỷ USD/năm trong suốt nhiều thập kỷ qua. Điều này cho thấy vị trí ưu tiên của Ai Cập trong chính sách của Hoa Kỳ liên quan tới hợp tác quân sự và bảo đảm an ninh, hòa bình tại khu vực MENA. 2.4. Đánh giá về các vấn đề phát triển của Ai Cập 2.4.1. Về chính trị Đánh giá về các chính sách đối ngoại của Ai Cập Thời gian gần đây, Ai Cập đang dần khẳng định lại vị thế quan trọng của mình ở Trung Đông - Bắc Phi, đặc biệt sau chuyến đi thành công của tổng thống El Sisi đến Mỹ để tham dự phiên họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 25/09/2014. Bài phát biểu của tổng thống El Sisi tại phiên họp này được dư luận Ai Cập và quốc tế đánh giá cao, thể hiện vai trò của nước này trong giải quyết các vấn đề khu vực. Trong chính sách đối ngoại, Ai Cập tiếp tục thúc đẩy các mối quan hệ chiến lược với Mỹ, phương Tây và các đồng minh trong khối Arab, đồng thời tích cực tham gia giải quyết các vấn đề, điểm nóng ở khu vực, như: Tiến trình hòa bình Trung Đông, vấn đề Libya, Iraq, cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Đến thời điểm này, Mỹ và các đồng minh phương Tây thừa nhận rằng, chính sách chống khủng bố mà Ai Cập đang thực hiện, là phù hợp với cuộc chiến chống khủng bố quốc tế do Mỹ phát động. Nhiều vấn đề nóng trong khu vực, nếu không có vai trò của Ai Cập, thì sẽ rất khó khăn để các bên liên quan đạt được một giải pháp toàn diện. Đơn cử trong vấn 64 đề Syria, Ai Cập được đánh giá là quốc gia khu vực duy nhất có khả năng làm cầu nối giữa chính quyền của Tổng thống Bashar Al-Assad với lực lượng đối lập. Hay trong giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và phong trào hồi giáo vũ trang Hamas ở Dải Gaza, Ai Cập đã thành công trong vai trò làm trung gian hòa giải. Đánh giá về các chính sách đối nội của Ai Cập Về khía cạnh an ninh, Ai Cập tiến hành các hoạt động chống khủng bố không phải chỉ để lấy lại sự ổn định cần thiết, mà còn nhằm loại bỏ hoàn toàn chủ nghĩa khủng bố khỏi nước này. Tuy nhiên, đây không phải là một thử thách dễ dàng với chính quyền của ông El Sisi, khi yếu tố Hồi giáo đã thâm nhập sâu vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Ai Cập, đặc biệt đã phát triển mạnh dưới thời cựu Tổng thống Mohamed Morsi. Vấn đề này đã khiến cho cuộc chiến chống khủng bố của Ai Cập càng trở nên khó khăn và lâu dài hơn. Thực tế cho thấy, sau cuộc chính biến lật đổ chế độ Morsi hồi tháng 7/2013, xóa bỏ vai trò của tổ chức MB, các cuộc tấn công của các nhóm Hồi giáo cực đoan nhằm vào lực lượng an ninh, cảnh sát Ai Cập gia tăng theo cấp số nhân. Chính quyền Ai Cập cho rằng, việc gia tăng các hoạt động chống đối gần đây có liên quan đến tổ chức MB và chi nhánh mạng lưới khủng bố al-Qaeda ở khu vực. Điều này đã đe dọa nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự và sự phát triển kinh tế của Ai Cập. Chiến thắng áp đảo của ông El Sisi trong cuộc bầu cử Tổng thống Ai Cập hồi tháng 5 vừa qua, không chỉ để thiết lập, khôi phục trạng thái an ninh, mà còn giúp khôi phục sự ổn định thông qua việc tôn trọng các quy định của pháp luật và quyền con người. Kể từ khi xảy ra cuộc chính biến lật đổ chế độ Morsi, Ai Cập đã tuân thủ nghiêm ngặt một lộ trình rõ ràng và minh bạch, biểu thị quyết tâm của Chính phủ muốn xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân Ai Cập. Trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và chống tham nhũng cũng được ưu tiên trong nhiệm kỳ của tổng thống El-Sisi. Đến nay, việc tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội là bước đi cuối của lộ trình chuyển giao chính trị, để Ai Cập xây dựng một bộ máy nhà nước hoàn chỉnh. Tất cả những bước đi trên đều đúng đắn, phù hợp với tình hình của Ai Cập hiện tại, và thể hiện được mong muốn của đại đa số dân chúng Ai Cập. 65 Thực tế cho thấy, việc hòa giải dân tộc mới là chìa khóa để Ai Cập nhanh chóng khôi phục, ổn định lại tình hình, nhưng phần lớn người dân Ai Cập tin rằng, nước này vẫn chưa sẵn sàng cho điều đó. Rõ ràng sự phân cực trong xã hội Ai Cập và thù hận trong chế độ Morsi vẫn còn khắc sâu trong tâm trí và cảm xúc của người dân Ai Cập. 2.4.2. Kinh tế- xã hội Có thể nói, việc ông El Sisi lên làm tổng thống là tiền đề cho những thay đổi sau này về kinh tế và xã hội tại Ai Cập. Về kinh tế và xã hội, ông El Sisi sẽ đối mặt với tình trạng lạm phát lên tới 12%, trong khi tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm mạnh từ mức trung bình 6%-7% dưới thời Mubarak xuống còn khoảng 2%, thâm hụt ngân sách ở mức 34,8 tỷ USD - tương đương 14% GDP, chủ yếu do các chương trình trợ cấp hết sức tốn kém và thất thoát lớn, nợ công chiếm khoảng 80% GDP, dự trữ ngoại tệ giảm từ mức 36 tỷ USD hồi tháng 1/2011 xuống còn khoảng 17 tỷ USD mặc dù Ai Cập đã nhận được khoảng 18 tỷ USD viện trợ tài chính và năng lượng từ các nước đồng minh vùng Vịnh kể từ khi ông Morsi bị lật đổ. Bất ổn an ninh khiến nguồn thu từ ngành du lịch giảm xuống còn 5,8 tỷ USD năm 2013 từ mức kỷ lục 12,5 tỷ USD năm 2010, đồng thời khiến hàng triệu người mất việc làm. Bức tranh kinh tế ảm đạm khiến đời sống người dân ngày càng khốn khó. Gần 40% dân số Ai Cập, tức khoảng 34 triệu người, đang sống ở mức cận nghèo đói. Tỷ lệ thất nghiệp lên tới 13,4%, trong đó gần 70% số người thất nghiệp trong độ tuổi từ 15-29 tuổi. Những biến động chính trị to lớn đặt Ai Cập trước nhiều khó khăn, song đất nước này cũng đang đứng trước những cơ hội phát triển mới, do quá trình cải cách, chuyển đổi, nâng cao hiệu quả kinh tế quốc gia đã được khởi động từ rất nhiều năm trước và các kết quả này là không thể phủ nhận. Trong suốt nhiều năm, Ai Cập thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô tân tự do trong khuôn khổ của Chương trình điều chỉnh cơ cấu và ổn định do IMF bảo trợ. Mục tiêu chung của chương trình cải cách này là xóa bỏ thủ tục hành chính rườm rà gây cản trở cho tăng trưởng kinh tế. Ai 66 Cập đã tái cơ cấu khu vực tài chính, đồng bộ hóa các quy định về hoạt động kinh doanh và tiếp tục tự do hóa hoạt động ngoại thương. Đến hết năm 2010, công cuộc cải cách này đã có kết quả rõ ràng: kinh tế Ai Cập tăng trưởng từ 4,5% năm 2004 lên 7,2% năm 2008. Trong những năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008- 2010, Ai Cập đã giữ vững tốc độ tăng trưởng 5%/ năm. Nền kinh tế Ai Cập đã cải thiện rõ rệt và được cộng đồng quốc tế ghi nhận:  Môi trường kinh doanh đầu tư của Ai Cập được cải thiện và lọt vào danh sách các quốc gia cải cách tốt nhất trong Báo cáo năm 2010 của Ngân hàng thế giới.  Ai Cập thành công trong loại bỏ các cản trở trong khả năng tiếp cận nguồn ngoại hối, giảm thuế nhập khẩu từ mức trung bình hơn 30% xuống còn 6,9% kể từ 2007, cải tiến các thủ tục thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động đăng ký kinh doanh, điều này giúp Ai Cập hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Với những cố gắng điều hành đất nước của chính phủ mới, Ai Cập đã có nhiều chuyển biến kinh tế tích cực, được nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận như một thị trường đầy hứa hẹn. Những định hướng cải cách kinh tế lớn thời kỳ trước đó vẫn được tiếp tục trong thời kỳ mới như: Đẩy mạnh tư nhân hóa để giảm số lượng các doanh nghiệp nhà nước và tăng hiệu quả kinh tế; tiếp tục cải cách hệ thống tài chính để tăng tính minh bạch, đảm bảo nền tài chính lành mạnh và giảm tập trung ngân hàng; đẩy mạnh Chương trình đối tác nhà nước- tư nhân để thu hút các nguồn lực tư nhân cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy chỉ số GDP giảm mạnh chỉ còn 2,2% trong năm tài chính 2010- 2011, song chính phủ Ai Cập đã mạnh tay thực hiện một loạt các động thái đầu tư để phục hồi và ổn định nền kinh tế gồm: chống phá giái đồng nội tệ, lập quỹ bình ổn thị trường chứng khoán, đàm phán và nhận được cam kết tài trợ của WB. Với những kết quả bước đầu như vậy, có thể nhìn nhận rằng Ai Cập đầy khó khăn hiện nay chỉ là hình ảnh mang tính chất ngắn hạn, và đất nước Kim tự tháp thời kỳ hậu Mubarak vẫn nổi lên như một mảnh đất đầy triển vọng về các cơ hội 67 đầu tư. Tất nhiên nền kinh tế này chỉ có thể phát triển khi hình hình chính trị sớm ổn định và các chủ trương cải cách vẫn tiếp tục diễn ra. Nhìn chung, tất cả các vấn đề chính trị- kinh tế- xã hội tại Ai Cập có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau, trong đó khôi phục an ninh là vấn đề then chốt nhất, giúp tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế và giải quyết tình trạng thất nghiệp. Khi kinh tế phát triển, người dân được đảm bảo “cơm no, áo ấm” và các quyền tự do, trong khi bạo lực và khủng bố vốn có nguồn gốc từ bất công và nghèo đói sẽ không còn đất sống. Việc giải quyết các vấn đề trong nước cũng sẽ giúp Ai Cập có thêm nguồn lực để bảo vệ các lợi ích của mình và khôi phục vị thế quốc gia. Tuy nhiên, viễn cảnh “trong ấm, ngoài êm” này chỉ đạt được khi chính quyền mới của Ai Cập có chính sách đúng đắn để thúc đẩy hòa giải dân tộc, giành sự cảm thông, chia sẻ của người dân về các chương trình cải cách kinh tế cấp thiết cũng như thu hút sự chung vai gánh vác của tất cả các đảng phái chính trị nhằm đưa đất nước thoát khỏicuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay. Ngược lại, việc tiếp tục chính sách đàn áp nhằm vào cả phe Hồi giáo lẫn các lực lượng thanh niên cách mạng và các nhà hoạt động sẽ chỉ khiến tình hình thêm bất ổn. Trên thực tế, dù giành được chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu vừa qua, niềm vui của ông El Sisi cũng không được trọn vẹn khi tỷ lệ cử tri đi bầu thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Kết quả này một phần xuất phát từ những động thái sai lầm của ông El Sisi, khiến một bộ phận lớn thanh niên - khối cử tri lớn nhất tại Ai Cập và từng là lực lượng đi đầu lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Mohamed Morsi - xa lánh và quyết định tẩy chay bầu cử. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng tới tính hợp pháp của ông El Sisi và lộ trình chuyển tiếp chính trị hiện nay, đồng thời có thể khích lệ và tập hợp các lực lượng đối lập. Đây cũng là lời cảnh tỉnh đối với ông El Sisi nếu không muốn đi vào vết xe đổ của hai người tiền nhiệm. Rõ ràng, tổng thống đắc cử El Sisi hiểu rất rõ tình hình nguy cấp hiện nay của đất nước và hoàn toàn ý thức được rằng chỉ có đoàn kết dân tộc mới giúp Ai Cập vượt qua mọi khó khăn, thử thách và vươn lên phát triển hùng mạnh. 68 2.4.3. Quan hệ quốc tế Nhìn chung, quan hệ quốc tế của Ai Cập đa dạng, rộng mở với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước- khu vực lớn và có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới những biến động chính trị trên thế giới. Với Trung Đông, Ai Cập đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động chính trị, kinh tế của toàn khu vực từ lâu đời do tính ràng buộc mang tính lịch sử của quốc gia này với khu vực Trung Đông, Bắc Phi. Hoạt động quan hệ quốc tế của Ai Cập cũng làm nên diện mạo đặc thù của khu vực Trung Đông. Ai Cập là quốc gia nòng cốt của Phong trào Không liên kết và hầu hết các vị Tổng thống Ai Cập là Tổng thư ký của phong trào này. Các hoạt động ngoại giao, hợp tác quốc tế của Ai Cập về cơ bản gắn với mục tiêu chung của các nước Trung Đông và Bắc Phi. Những quyết định của Ai Cập có những ảnh hưởng rất quan trọng tới những vấn đề kinh tế, chính trị, an ninh, xung đột… của Trung Đông. Các hoạt động quan hệ quốc tế của Ai Cập nhìn chung đều liên quan tới những vấn đề nổi bật của khu vực Trung Đông và là một nhân tố tạo nên sự đa dạng trong quan hệ quốc tế của Trung Đông những năm gần đây. Với EU, Ai Cập có nhiều ràng buộc mang tính lịch sử và địa lý, chính vì thế, EU đã nhanh chóng trở thành một trong những đối tác quốc tế quan trọng nhất của Cộng hòa Arab Ai Cập trong suốt quá trình phát triển cận, hiện đại. Trong giai đoạn hiện nay, mối quan hệ giữa Ai Cập và EU đã có những bước phát triển toàn diện theo hướng tăng cường liên kết theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng, cả trên lĩnh vực chính trị và kinh tế- xã hội. Với Hoa Kỳ, Ai Cập là một trong những đồng minh quan trọng nhất tại khu vực Trung Đông, Bắc Phi và trong thế giới Arab. Quan hệ hợp tác Ai Cập – Hoa Kỳ đã trải qua lịch sử lâu dài với nhiều giai đoạn biến động lớn, trong đó có thể nhận diện một số nội dung là: Thứ nhất, quan hệ Ai Cập – Hoa Kỳ được định hình dựa trên toan tính của mỗi bên về các cuộc xung đột khu vực và lợi ích toàn cầu của Hoa Kỳ; Thứ hai, quan hệ này biến động mạnh qua mỗi thời kỳ khi Ai Cập thay đổi lãnh đạo: chuyển từ bất đồng sâu sắc trong thời kỳ Tổng thống Gamal Abdel Nasser 69 (cầm quyền từ 1956 đến 1970) sang hợp tác tốt đẹp thời kỳ các Tổng thống Anwar Al-Sadat (cầm quyền 1970 – 1981), Hosni Mubarak (cầm quyền 1981 – 2011) và đang trong giai đoạn phải định hình lại chính sách sau khi Tổng thống Morsi bị phế truất và ông El Sisi lên nắm quyền. 70 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ VÀ KHẢ NĂNG HỢP TÁC GIỮAVIỆT NAM- AI CẬP ĐẾN NĂM 2020 Dù địa lý xa xôi, khác nhau về thể chế chính trị, song cả Việt Nam và Ai Cập đều có đường lối ngoại giao rộng mở, sẵn sang làm bạn với các nước trên thế giới. Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, Việt Nam và Ai Cập đã từng bước xác lập nền móng cho những mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, du lịch, văn hóa- xã hội. 3.1. Thực trạng quan hệ giữa Việt Nam và Ai Cập 3.1.1. Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam và Ai Cập Ai Cập là quốc gia Arab đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Năm 1958, sau khi Ai Cập giành độc lập 5 năm, Việt Nam đã thành lập cơ quan đại diện thương mại ở Ai Cập. Ngày 01/09/1963, Việt Nam và Ai Cập chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, lập đại sứ quán tại Cairo. Năm 1964, Đại sứ quán Ai Cập tại Hà Nội được thành lập. Năm 1964, Việt Nam và Ai Cập đã ký Hiệp định thương mại, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho quan hệ kinh tế Việt Nam- Ai Cập. Kể từ năm 1991, quan hệ chính trị-ngoại giao giữa Việt Nam và Ai Cập bước sang một thời kỳ mới: thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước. Trong thời kỳ này, các cuộc gặp gỡ, thăm viếng cấp cao giữa hai bên đã diễn ra khá thường xuyên; đồng thời nhiều hiệp định, bản ghi nhớ … đã được hai bên ký kết, Ủy ban Hỗn hợp liên chính phủ Việt Nam- Ai Cập (thường được gọi tắt là Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Ai Cập) đã được thành lập. Có nhiều Bộ trưởng của Việt Nam đã sang thăm Ai Cập, chẳng hạn như Bộ trưởng Thủy lợi Nguyễn Cảnh Dinh năm 1993, Bộ trưởng Văn hóa- Thông tin Trần Hoàn năm 1994, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Công Tạn năm 1997, Bộ trưởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc năm 2004, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển năm 2006, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng năm 2008. Những đại diện ở cấp cao hơn của Việt Nam cũng đã đến Ai Cập. Đó là Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh năm 1994, Phó Chủ tịch Quốc hội Hà Phan năm 1995, 71 Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh năm 1997, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Đình Cự năm 2002… Trong số các đoàn cấp cao của Ai Cập sang Việt Nam có thể kể ra các đoàn do Bộ trưởng dẫn đầu như Bộ trưởng Giáo dục năm 1996, Bộ trưởng Thương mại và Cung ứng năm 1997, Bộ trưởng Bộ Hợp tác quốc tế năm 2007; các đoàn do Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao hay Thứ trưởng Bộ Ngoại giao các năm 1996, năm 2001, năm 2004; Đoàn đại biểu của Đảng Dân tộc Dân chủ Ai Cập cũng đã từng sang thăm Việt Nam năm 1997. Kết quả của các cuộc trao đổi tiếp xúc giữa hai nước thông qua các phái đoàn đã được minh chứng bằng việc ký kết hàng loạt các hiệp định, các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ. Cho đến nay Việt Nam đã ký với Ai Cập các hiệp định như: Chương trình hợp tác văn hóa các năm 1993- 1995, 2006- 2010; Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (ký năm 1996); Hiệp định hàng không (năm 1999); Biên bản hợp tác du lịch (năm 2006) và hàng loạt các hiệp định và văn bản khác trong lĩnh vực kinh tế. Kết quả đáng ghi nhận khác là sự thành lập Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam- Ai Cập với 4 phiên họp đã được diễn ra, phiên đầu tiên vào tháng 9 năm 1997 tại Hà Nội, phiên thứ hai vào tháng 3 năm 2006 tại Cairo, phiên thứ ba vào tháng 4 năm 2007 tại Hà Nội, phiên thứ tư vào tháng 11 năm 2008 tại Cairo. Kỳ họp lần thứ 5 của Uỷ ban liên chính phủ dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm 2011 tại Hà Nội. Hợp tác trong lĩnh vực lập pháp là nét rất đáng chú ý trong quan hệ chính trị của hai nước. Ngoài các chuyến thăm của các quan chức Quốc hội cấp cao của Việt Nam như đã điểm ở trên thì gần đây nhất, có đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ nhiệm Ủy ban Quan hệ đối ngoại Nguyễn Văn Son dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Ai Cập từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 5 năm 2010. Phía Việt Nam nhấn mạnh đến lập trường của mình với tư cách là thành viên của ASEAN cũng như của cộng đồng quốc tế luôn muốn theo đuổi chính sách làm bạn bè với mọi dân tộc. Đặc biệt, trong tư cách là Chủ tịch của ASEAN và của AIPA (Hội đồng liên nghị viện ASEAN) trong năm 2010, Việt Nam đánh giá cao và mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác với Ai Cập. Phía Ai Cập cũng bày tỏ mong muốn 72 đẩy mạnh quan hệ nói chung với Việt Nam và quan hệ giữa hai quốc hội nói riêng, đặc biệt chú ý đến sự hợp tác nhất trí tại các diễn đàn nghị viện quốc tế cũng như thường xuyên trao đổi phái đoàn và thông tin về các vấn đề quốc tế cho nhau. Các bên nhấn mạnh đến việc phải ký kết các hiệp định, văn bản giữa hai nước để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của hai nước mở rộng kinh doanh và trao đổi thương mại. Tháng 12/2010 tiếp tục có phái đoàn của Quốc hội Việt Nam do ông Nguyễn Văn Thuận - Chủ nhiệm Ủy ban luật pháp Quốc hội dẫn đầu sang Ai Cập để tìm hiểu hệ thống pháp luật và công việc của các cơ quan tư pháp. Mặc dù cơ cấu hệ thống nghị viện của hai bên khác nhau, song hai nước đều nhất trí và mong muốn trao đổi kinh nghiệm cho nhau để giúp nâng cao vai trò của Quốc hội Việt Nam, của Hạ viện (Hội nghị nhân dân) và Thượng viện (Hội đồng Shura) của Ai Cập trong các hoạt động lập pháp. Mối quan tâm của hai bên còn tập trung vào vấn đề cải cách hành chính, xây dựng nhà nước quản lý bằng pháp luật và xây dựng nền kinh tế thị trường. Ai Cập mong muốn đầu tư nhiều hơn nữa để cải thiện hiệu quả công việc quản lý của nhà nước. Công tác thanh tra cũng thu hút được sự quan tâm của các bên. Nghị định thư hợp tác với Cơ quan giám sát hành chính Ai Cập đã được Cơ quan Thanh tra Nhà nước (tức Thanh tra Chính phủ hiện nay) Việt Nam ký từ năm 1997. Hai nước đã thường xuyên trao đổi đoàn trong lĩnh vực thanh tra để trao đổi và học tập kinh nghiệm của nhau. Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin đang là mục tiêu hướng tới của hai nước. Điều này được phản ánh qua cuộc gặp gỡ của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng tháng 8/2010 với các đối tác tương ứng tại Ai Cập. Phía Việt Nam muốn tìm hiểu kinh nghiệm của Ai Cập trong việc tập trung các Trung tâm IT trên cả nước nhằm xây dựng một khu vực IT trong tương lai. Hai bên có quan điểm giống nhau trong vấn đề này và cho rằng có thể phối hợp và hợp tác với nhau để xây dựng cơ sở hạ tầng cho cả hai bên, đồng thời cũng lạc quan cho rằng mối quan hệ IT giữa châu Á và Ai Cập là tốt và đang được xây dựng. Phái 73 đoàn của Việt Nam nhân dịp này đã tham quan khu IT nổi tiếng của Ai Cập là Smart Village, đây được coi là biểu tượng của mạng lưới IT hiện đại của Ai Cập. Vào thời điểm đó đã có một số lượng lớn các nhóm IT quốc tế và các công ty có tên tuổi đang đầu tư vào lĩnh vực IT của Ai Cập, trong đó có cả Tập đoàn Microsoft sử dụng Smart Village như một trung tâm trợ giúp Xbox toàn cầu của mình. Thực sự, IT là một kênh quan trọng và đầy tiềm năng cho khả năng hợp tác của Việt Nam. Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đã có những chyến đi khảo sát thực tế tại Ai Cập và tỏ ý sẵn sàng đầu tư hàng tỷ USD vào lĩnh vực truyền thông của Ai Cập. 3.1.2. Hoạt động hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước Quan hệ thương mại Quan hệ thương mại Việt Nam- Ai Cập bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ kể từ khi hai nước ký Hiệp định thương mại mới vào năm 1994. Năm 1995, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu sang Ai Cập với kim ngạch xuất khẩu đạt 855.000 USD, tuy Ai Cập chưa có hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam. Từ năm 1996, quan hệ thương mại song phương bắt đầu có sự khởi động tích cực với tổng kim ngạch thương mại đạt 2,889 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 1,471 triệu USD và nhập khẩu từ phía Ai Cập 1,418 triệu USD. Trong thời kỳ 1997- 2010, quan hệ thương mại song phương giữa hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn. Vào năm 2007, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam- Ai Cập chính thức đạt con số trên 100 triệu USD, và vươn tới con số 118,5 triệu USD vào năm 2008; 183,36 triệu USD vào năm 2009; 186,87 triệu USD vào năm 2010; và đạt 95,786 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2011. Trong cơ cấu thương mại giữa hai nước, Việt Nam liên tục xuất siêu. Điều này cho thấy tiềm năng và lợi thế của hai nước vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Tuy nhiên, trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ai Cập, các mặt hàng ngày càng đa dạng. Nếu như trong giai đoạn 1999- 2003, Việt Nam mới chỉ có 10 mặt hàng hóa chủ yếu xuất sang Ai Cập (gạo, hạt tiêu, sản phẩm điện- điện tử, dệt may, giày dép, cà phê, đồ gỗ, xơ nhân tạo, sản phẩm cơ khí, ba lô và túi xách), thì giai đoạn 2005- 2011, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã đa dạng hơn, và tính 74 đến 6 tháng đầu năm 2011, Việt Nam có khoảng 35 mặt hàng xuất khẩu chính sang đất nước Kim tự tháp này, trong đó có nhiều mặt hàng tiềm năng lớn như thủy sản, hạt tiêu, xơ và sợi dệt các loại, túi xách, valy, mũ và ô dù, cao su, cà phê, giày dép (xem chi tiết bảng dưới). Tuy nhiên, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác là gạo đang có chiều hướng giảm kim ngạch xuất khẩu vào Ai Cập. Bảng 3.1: Một số hàng hóa xuất khẩu giữa Việt Nam và Ai Cập từ năm 1999 đến hết 6 tháng đầu năm 2011 (ngàn USD). Hàng hóa 1990 2000 2001 2002 2003 6 tháng 2011 Gạo 2.140 6.324 14.728 Hạt tiêu 2.476 3.902 Điện- điện tử 4.160 11.285 3.857 13.934 10.403 32 Dệt may 1.622 138 741 216 638 313 Giày dép 190 350 479 731 859 1.003 Cà phê 226 335 369 3.475 382 1.678 Đồ gỗ 48 112 214 101 129 1.276 Xơ nhân tạo 65 375 205 Sản phẩm cơ khí 238 289 395 Ba lô, túi 375 290 104 4.726 229 5.176 16.275 7.443 736 2.995 142 Thủy sản 25.786 Điện thoại và linh kiện 1.293 Cao su 2.484 Chè 658 Hạt điều 1.343 Hóa chất 1.556 Sản phẩm mây tre đan 10 Sản phẩm gốm sứ 15 Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, thống kê từng năm. 75 Nhìn vào bảng trên ta dễ dàng nhận thấy, thủy sản là mặt hàng xuất khẩu nổi bật nhất của Việt Nam vào Ai Cập. Ai Cập là nước Hồi giáo, không tiêu thụ thịt lợn, người dân lại thích những hàng hóa thực phẩm giàu protein và phòng ngừa dịch cúm từ gia cầm, nên nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Ai Cập ngày càng có xu hướng gia tăng. Ai Cập là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn với nhu cầu tiêu thụ khoảng 16 kg/người/năm, trong đó hàng năm nhập khẩu hàng thủy sản của Ai Cập là hơn 30% (khoảng 350.000 tấn) trong tổng lượng cung cấp cho người tiêu dùng. Từ sau Hội thảo quy mô lớn tổ chức tại Dubai vào tháng 8/2005, người dân Ai Cập mới biết đến ngành hàng thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là cá basa. Từ 70 tấn thủy sản xuất khẩu sang Ai Cập năm 2005, Việt Nam đã tăng xuất khẩu thủy sản sang Ai Cập lên 1300 tấn vào năm 2006, 6.906 tấn vào năm 2007, đạt kim ngạch xuất khẩu 63,2 triệu USD năm 2008, và Ai Cập trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong khu vực châu Phi và Trung Đông. Năm 2009, do ảnh hưởng xấu từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những thông tin thất thiệt từ báo chí Ai Cập về hàng thủy sản Việt Nam nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Ai Cập dừng ở con số 59,9 triệu USD. Năm 2010, xuất khẩu thủy sản tăng trở lại và đạt 65,8 triệu USD, 6 tháng đầu năm 2011 đạt 27,7 triệu USD do Ai Cập gặp phải những biến động chính trị xã hội. Hiện các mặt hàng thủy sản của Việt Nam có mặt tại Ai Cập gồm: cá tra, cá basa, cá ngừ đông lạnh, tôm thẻ đông lạnh, tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm hùm…Có khoảng 50 nhà cung cấp thủy sản của Việt Nam cho thị trường Ai Cập và theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu, tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Ai Cập vẫn còn rất lớn. 76 Bảng 3.2: Một số sản phẩm nhập khẩu chính của Việt Nam từ Ai Cập giai đoạn 1999 đến 6 tháng đầu năm 2001 (ngàn USD). Mặt hàng 1999 Xăng dầu 2000 2001 2002 2003 6 tháng đầu 2011 6.048 295 2.234 Gạch xây dựng 39 Sản phẩm cơ khí 64 Đồng và sản phẩm đồng 99 Thảm 584 Mật đường 680 Thạch cao 46 Chà là 26 Điện, điện tử 12 Dầu bôi trơn 25 11 15 25 Sắt thép Chất dẻo nguyên liệu 51 Dược phẩm 246 Rau quả 218 Nguyên liệu may 282 Sữa và sản phẩm sữa 666 Sản phẩm hóa chất 1.732 Sản phẩm từ cao su 93 Sản phẩm từ dầu mỏ 129 Xơ, sợi dệt các loại 295 Hàng hóa khác 2.283 Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, thống kê từng năm. Trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Ai Cập, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu một khối lượng nhỏ các mặt hàng thảm, đồng, gạch xây dựng, chà là, mật đường, sắt thép. Trong vài năm trở lại đây, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Ai Cập bắt 77 đầu có sự đa dạng hóa về mặt hàng, tuy nhiên Việt Nam vẫn luôn trong tình trạng xuất siêu. Trong 6 tháng đầu năm 2011, các mặt hàng nhập khẩu chính từ Ai Cập là: hóa chất, sữa và sản phẩm sữa, nguyên phụ liệu dệt may và giày da, dược phẩm, rau quả, xơ và sợi dệt các loại. Một điều đáng chú ý là hàng hóa nhập khẩu từ Ai Cập không ổn định, có thay đổi qua các năm, chứng tỏ Việt Nam chưa coi mặt hàng nào của Ai Cập là mặt hàng chủ lực trong cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Quan hệ hợp tác đầu tư Hoạt động hợp tác đầu tư giữa Việt Nam- Ai Cập đã được khai thông khi hai nước ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư năm 1997. Năm 2008, trong kỳ họp lần thứ 4 của Uỷ ban liên chính phủ, Việt Nam và Ai Cập nhất trí cần đẩy mạnh hơn nữa sáng kiến xúc tiến đầu tư giữa hai nước, đặc biệt thông qua việc trao đổi các hội thảo đầu tư để giới thiệu các chính sách và môi trường đầu tư của hai quốc gia, hình thành danh mục dự án đầu tư trong các lĩnh vực tiềm năng của mỗi bên. Tuy nhiên, tính đến hết 6 tháng đầu năm 2011, hai bên chưa có dự án đầu tư nào vào nước đối tác. Qua các cuộc gặp cấp cao những năm gần đây, phía Ai Cập mong muốn thúc đẩy quan hệ đầu tư với Việt Nam trong 3 lĩnh vực: dầu khí, nuôi trồng thủy sản, và viễn thông. Ai Cập cũng mong muốn Việt Nam mở một nhà máy đóng tàu tại Ai Cập để thu hút lao động của họ. Mới đây, vào ngày 22/10/2011, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietNam) đã ký vói Công ty Dầu khí quốc gia Ai Cập (EGPC) Biên bản ghi nhớ về sự hợp tác giữa hai công ty. Theo đó, hai bên sẽ cùng nhau thúc đẩy hợp tác trong khâi tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí ở Ai Cập, Việt Nam hoặc nước thứ ba. Hai nước sẽ có thể hợp tác dưới nhiều hình thức đa dạng: PetroVietNam sẽ tham gia các vòng đấu thầu hoặc mua lại tài sản dầu khí của Ai Cập, đổi lại EGPC có thể thực hiện hoạt động tương tự tại Việt Nam. Hai bên cũng có thể tìm kiếm đầu tư vào nước thứ ba hoặc trao đổi các dự án hiện có của mỗi nước. 78 Trong lĩnh vực thủy sản, Việt Nam và Ai Cập đã ký Bản ghi nhớ về phát triển nguồn lợi thủy sản giữa Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) với Bộ Nông nghiệp và Khai hoang Ai Cập (năm 2004), hai Bộ cũng đã ký kết Biên bản thảo luận về Hợp tác nghề cá và nuôi trồng thủy sản năm 2010. Thông qua các văn bản hợp tác này, hai bên đã thống nhất với nhau cùng hợp tác về đào tạo, nghiên cứu công nghệ, trao đổi thông tin và các hình thức hợp tác khác trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Theo Biên bản thảo luận về hợp tác nghề cá và nuôi trồng thủy sản, phía Việt Nam sẽ giúp bố trí các khóa huấn luyện ngắn hạn cho chuyên gia và kỹ thuật viên Ai Cập trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản biển, nuôi lồng bè, nuôi ương cá mú, cá giò, cá chim và các loại cá tôm khác. Hai bên cũng khuyến khích hợp tác công nghệ trong khía cạnh: nghiên cứu đào tạo về nghề cá, nuôi trồng thủy sản, công nghệ nuôi cá và tôm, trao đổi giống thủy sản, trao đổi kết quả nghiên cứu về nghề cá. Việt Nam và Ai Cập cũng khuyến khích hợp tác, đầu tư, liên doanh khu vực tư nhân trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước mặn và ngọt, nuôi cá thâm canh. Những Biên bản hợp tác trong lĩnh vực thủy sản và dầu khí đang tạo điều kiện để quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Ai Cập có những bước tiến tích cực trong thời gian tới. Như vậy, nếu xét về quan hệ kinh tế, cả Việt Nam và Ai Cập chưa đạt được mục tiêu như mong muốn. Tuy nhiên, từ những năm đầu tiên của thế kỷ XXI đến nay, những con số cụ thể về trao đổi thương mại, đầu tư được tăng dần đã cho thấy mong muốn và cố gắng của hai nước. Cán cân thương mại đã tăng gấp đôi kể từ năm 2006 khi đạt hơn 60 triệu USD, đạt được 112,5 triệu USD năm 2007, 178,6 triệu USD năm 2008. Năm 2010 con số đạt được cũng xung quanh mốc 200 triệu USD. Tuy phát triển trao đổi thương mại trong những năm qua đã tăng liên tục, song cũng cần phải nhấn mạnh rằng mới có kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập tăng đều, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Ai Cập vẫn còn ở mức thấp và tăng giảm thất thường. Hiện nay, hai nước đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đạt 1 tỷ USD trao đổi thương mại để phù hợp với mong muốn và xứng đáng với tiềm năng kinh tế của cả hai bên. Mong muốn này được thể hiện trong chuyến đi 79 của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Xuân Hưng sang Ai Cập từ ngày 25 đến ngày 28/06/2011. Phía Ai Cập đã bày tỏ hy vọng sẽ đạt được mục tiêu trên bằng cách tổ chức nhiều hơn nữa hội chợ, triển lãm, thành lập Hội đồng thương mại phối hợp, thắt chặt quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực thuộc khu vực tư nhân, các phòng thương mại và các cộng đồng doanh nghiệp của hai nước. Hoạt động hợp tác văn hóa, du lịch giữa hai nước Văn hóa là lĩnh vực được hai bên Việt Nam và Ai Cập chú trọng hợp tác. Trong thời gian qua, hai bên đã tổ chức thành công các ngày văn hóa ở cả hai nước nhằm tạo cơ hội để nhân dân hai nước tìm hiểu về nền văn hóa của nhau. Điển hình cho hình thức hợp tác này là chuỗi sự kiện “Những ngày văn hóa Việt Nam” tại Ai Cập vào năm 2006, “Những ngày văn hóa Ai Cập tại Việt Nam” vào năm 2009, “Tuần văn hóa Việt Nam tại Ai Cập” vào năm 2010 nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày quốc khánh của Việt Nam. Trong những sự kiện văn hóa này, các nghệ sĩ của hai đất nước đã biểu diễn các loại múa hát truyền thống, giới thiệu trang phục dân tộc, nhạc cụ dân tộc, triển lãm về đất nước con người và tọa đàm về truyền thống văn hóa của nhau. Hợp tác đào tạo cũng đã bước đầu được triển khai giữa hai bên mặc dù quy mô còn nhỏ hẹp. Bắt đầu từ năm 1998 đến nay, chính phủ Ai Cập đã cấp 5 suất học về chăn nuôi, thú y, bông, rau quả, bảo vệ thực vật, phát triển nông thôn… cho các thực tập sinh Việt Nam tại Trung tâm Đào tạo nông nghiệp quốc tế Cairo. Ngoài ra, Việt Nam có thể học hỏi Ai Cập trong việc áp dụng mô hình chính phủ điện tử trong hệ thống giáo dục. Về vấn đề này Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam nhân dịp sang Ai Cập tháng 6 năm 2008 đã có một số trao đổi với các Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Bộ phát triển hành chính của Ai Cập. Trên cơ sở khai thác những tiềm năng sẵn có, Ai Cập và Việt Nam đều có nhiều cơ hội và khả năng hợp tác với nhau trong lĩnh vực du lịch. Ai Cập được biết đến là một trong những cái nôi đầu tiên của văn minh loài người, hiện nay đất nước này là điểm đến hấp dẫn nhất thế giới đối với khách du lịch và cũng là một trong những nước đứng đầu trong lĩnh vực du lịch. Còn Việt Nam là một trong những nền 80 du lịch mới nổi của châu Á với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới hấp dẫn, địa hình địa mạo đa dạng, nhiều nền văn hóa với những bản sắc sống động, thú vị. Năm 2006, hai chính phủ đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác du lịch với mong muốn “tăng cường quan hệ hữu nghị và thúc đẩy sự hiểu biết về di sản văn hóa và lịch sử của Việt Nam và Ai Cập trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của du lịch trong việc phát triển quan hệ kinh tế và thúc đẩy các mối quan hệ giữa hai nước”. Văn bản này là cơ sở pháp lý bước đầu để triển khai hoạt động hợp tác du lịch của hai nước. Tháng 9/2011, Bộ Du lịch Ai Cập cùng với các doanh nghiệp lữ hành và hãng Hàng không quốc gia Ai Cập đã gặp gỡ và làm việc với Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch Việt Nam để trao đổi ý kiến về các biện pháp hợp tác phát triển du lịch. Hiện nay, số lượng khách du lịch Việt Nam sang Ai Cập tăng lên đều đặn, đạt khoảng 1.500 khách/ năm. Phía Ai Cập có khoảng 1.000 khách/ năm đến Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng du khách Việt Nam đến Ai Cập còn rất khiêm tốn, nhất là khi so sánh với con số 15 triệu khách quốc tế đến Ai Cập chỉ riêng trong năm 2010. Mặc dù các hoạt động du lịch chưa xứng với tiềm năng du lịch của hai nước, song tiềm năng và xu hướng phát triển của lĩnh vực này đầy hứa hẹn đối với cả hai bên trong tương lai. Bộ Du lịch Ai Cập mong muốn có những chương trình hợp tác phát triển du lịch cụ thể giữa hai nước để liên kết thu hút khách du lịch quốc tế và ký kết các chương trình hợp tác trong xúc tiến du lịch. Để tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích du lịch , một trong những việc nên làm là tạo ra các ưu đãi cho khách du lịch, đơn giản hóa thủ tục visa và vận chuyển hàng không, lập tuyến bay trực tiếp không phải quá cảnh, đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch… Đây cũng là phương hướng cho ngành du lịch của cả hai nước trong thời gian tới. Ai Cập là đất nước có nhiều di sản lịch sử và văn hóa quý báu được UNESCO công nhận và xếp hạng là di sản thế giới. Công tác bảo tồn, di tu ở Ai Cập được đặc biệt chú trọng và họ có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ai Cập có một chiến lược quốc gia về việc bảo vệ, duy tu, giữ gìn, phát triển các di sản của các nền văn minh Pharaonic, Roman, Greek, Coptic, Islamic và Arabic mà Ai Cập đang sở hữu. Họ có những dự án xây dựng các bảo tàng mới theo tiêu chuẩn 81 như Đại Bảo tàng Ai Cập; các chương trình cập nhật thông tin và tư liệu khảo cổ học về các di sản văn hóa thông qua sự hợp tác toàn diện giữa Thư viện Alexandria, các Bộ về di tích cổ đại, văn hóa, thông tin và trung tâm tài liệu về di sản văn hóa và thiên nhiên; chương trình thắt chặt quan hệ hợp tác, phối hợp và đối thoại giữa các vị lãnh đạo Ai Cập với cộng đồng khảo cổ quốc tế, với các tổ chức quốc tế liên quan đến di sản nhân loại, đặc biệt là UNESCO. Đây cũng là những vấn đề Việt Nam đang rất muốn học hỏi kinh nghiệm của Ai Cập, nhất là khi hiện nay Việt Nam liên tục đề cử và được thế giới công nhận nhiều di sản văn hóa thế giới. 3.2. Nhận định về quan hệ Việt Nam và Ai Cập Mối quan hệ Việt Nam- Ai Cập trong 50 năm qua nhìn chung là tốt đẹp, song mới chỉ dừng lại ở vị trí ngoại giao thông thường, chưa có chiều sâu hợp tác. Tuy cả hai nước đã trao đổi nhiều phái đoàn cấp cao trên nhiều lĩnh vực, song trong suốt nửa thế kỷ qua, chưa có đoàn cấp nguyên thủ quốc gia nào sang thăm lẫn nhau. Trong lĩnh vực kinh tế, đầu tư, chưa có dấu ấn nào sâu đậm, giá trị kim ngạch trao đổi thương mại đến tận năm 2010 và 2011 vẫn chưa đạt đến con số 200 triệu USD. Trong lĩnh vực văn hóa, hai bên cũng đã mở ra các quan hệ trong một số mảng và ngành cụ thể như du lịch, giáo dục, đào tạo, bảo tồn di sản, trao đổi các đoàn nghệ thuật, công nghệ thông tin… Tuy nhiên, sự hợp tác trong các ngành này cũng chỉ là bước đầu. Nhìn vào thực tế của các hoạt động và kết quả cụ thể, có thể khẳng định quan hệ hợp tác của hai bên chưa xứng tầm với tiềm năng của mỗi nước. Những dấu ấn thật đậm nét trong quan hệ Việt Nam – Ai Cập thời gian qua hầu như vẫn còn vắng bóng. Nhìn chung, quan hệ Việt Nam- Ai Cập trong thời gian qua gặp những khó khăn sau: Trước hết, từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, cả Việt Nam và Ai Cập đều không phải là những đối tác ưu tiên, chiến lược của nhau do nhiều lý do khách quan. Ưu tiên ngoại giao của Ai Cập trong nửa thế kỷ qua là Mỹ và EU do những lợi ích to lớn về kinh tế mà hai đối tác này mang lại. Về phía Việt Nam, trong 50 năm qua, Việt Nam phải toàn tâm toàn lực kháng chiến, sau khi giành lại độc lập 82 tự do cho dân tộc, nước ta lại ưu tiên cho những chính sách phục hồi kinh tế và xây dựng lại đất nước. Thứ hai, cả Việt Nam và Ai Cập đều chưa vạch ra được chiến lược và những chính sách phù hợp để thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương. Quan hệ hợp tác về thương mại và đầu tư còn mang tính thời vụ, chưa bền vững. Thêm vào đó là trở ngại vì khoảng cách địa lý xa xôi, sự khác biệt về chính trị và văn hóa cùng sự hạn chế về thực lực kinh tế của cả hai nước khiến hai bên chưa có những kế hoạch cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển của mỗi nước. Nếu nhìn vào cán cân xuất nhập khẩu của hoạt động thương mại đầu tư của hai nước, dễ thấy Việt Nam luôn ở thế xuất siêu lớn, nhưng mặt hàng xuất khẩu không đa dạng. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Ai Cập không tăng trưởng một cách hệ thống mà tăng giảm một cách thất thường, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới xuất hiện trong vài năm gần đây nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ (trừ thủy sản), chưa bền vững. Thêm vào đó, hàng hóa của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường Ai Cập vì mẫu mã đơn giản, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng đúng thị hiếu người tiêu dùng. Xét về phía Ai Cập, hàng hóa nhập khẩu từ Ai Cập không có sự ổn định về chủng loại, nhiều mặt hàng có giá trị thấp, mang tính thời vụ. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa Việt Nam- Ai Cập về cơ bản chưa có tính bền vững, hai bên chưa xác định được đâu là nhóm hàng chủ lực để xuất khẩu và nhập khẩu, để từ đó có những chiến lược thúc đẩy xuất nhập khẩu một cách hiệu quả. Thứ ba, do chịu ảnh hưởng của tư duy chiến tranh Lạnh, thế giới chia làm hai phe. Trong khi Ai Cập là nước chịu ảnh hưởng của Mỹ, thì Việt Nam lại chịu sự chi phối của Liên Xô. Hai bên khó có thể có những mối quan hệ đối ngoại thân thiết trong những năm 70, 80 của thế kỷ trước. Dù có nhiều khó khăn, nhưng quan hệ Việt Nam Ai Cập vẫn gặp nhiều điểm thuận lợi, làm tiền đề cho sự phát triển trong thời gian tới: Thứ nhất, xét về hoàn cảnh quốc tế, sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, toàn cầu hóa kinh tế nổi lên như một xu hướng chủ đạo của thế giới . Cục diện thế giới 83 thay đổi sâu sắc khiến cho tất cả các quốc gia đều phải có những điều chỉnh trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mình. Thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI cũng là lúc Việt Nam đưa ra một cách nhìn mới về châu Phi nói chung khi đưa ra Chương trình quốc gia phát triển hợp tác với châu Phi và tổ chức triển khai chương trình này trên thực tế trong cả thập niên qua. Tại Việt Nam đã ra đời nhiều tổ chức: Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam- châu Phi, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Namchâu Phi, Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông…, đồng thời chú trọng tổ chức các hội thảo quốc tế liên quan đến hợp tác Việt Nam- châu Phi. Với đường lối ngoại giao rộng mở, muốn làm bạn với tất cả các nước, Việt Nam đã chủ động ưu tiên cho mỗi quốc gia hợp tác kinh tế Việt Nam với châu Phi, phấn đấu để châu Phi trở thành thị trường trọng điểm mới của Việt Nam trong thế kỷ này. Với vai trò là một nước lớn của châu Phi, đóng vai trò quan trọng ở châu Phi và Trung Đông, thế giới Arab, Ai Cập đã trở thành quốc gia được Việt Nam chú trọng đẩy mạnh quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh tế trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Thứ hai, về phía Ai Cập, trước Mùa xuân Arab, nền chính trị của Ai Cập cơ bản là ổn định. Từ năm 1991, được sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới và Qũy Tiền tệ quốc tế, Ai Cập bắt đầu cải cách kinh tế trên diện rộng, thúc đẩy tư nhân hóa, thu hút đầu tư nước ngoài, tư do hóa thương mại, xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu. Cho đến nay, Ai Cập được đánh giá là nước có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống thông tin liên lạc chất lượng, nguồn tài nguyên dồi dào, lực lượng lao động tay nghề cao, nhiều trung tâm công nghiệp, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán hiện đại. Chính phủ Ai Cập ngày càng quan tâm đến việc thúc đẩy mối quan hệ thương mại đầu tư với các nước châu Á. Đây là những điểm thuận lợi để phát triển mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Ai Cập kể từ đầu thập niên 1990 đến nay. Thứ ba, quan hệ Việt Nam- Ai Cập là mối quan hệ hữu nghị, truyền thống lâu đời từ năm 1963. Hai bên cũng đã ký nhiều biên bản, hiệp định để tạo nền tảng cho mối quan hệ song phương. Đây là lợi thế lớn để hai bên tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ song phương lên một tầm cao mới. 84 Thứ tư, Ai Cập là thị trường dễ thâm nhập, đồng thời có phương thức thanh toán lành mạnh do hệ thống ngân hàng, vận tải, kho bãi, cảng vận hành rất tốt. Thị trường Ai Cập về cơ bản không đồi hỏi cao về chất lượng hàng hóa, chỉ cần giá cả và mẫu mã phù hợp. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Ai Cập cũng rất đa dạng, trong đó hàng nông sản, thủy sản và tiêu dùng chiếm một tỷ trọng lớn. Đây là một điều kiện thuận lợi để Việt Nam có cơ hội đi vào thị trường Ai Cập, đột phá xuất khẩu một số hàng chủ lực là thế mạnh của Việt Nam. Thứ năm, Ai Cập có vị trí địa chính trị- kinh tế rất quan trọng ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Đây là điểm trung chuyển để đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập các thị trường khác trong khu vực. Trong thời gian qua, chính phủ Ai Cập đã thành lập một số khu tự do thương mại với nhiều điều kiện đầu tư và thương mại ưu đãi. Những khu thương mại tự do này đang có giao dịch buôn bán với khoảng 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, vì vậy rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hoặc đầu tư tại các khu thương mại tự do của Ai Cập, sau đó xuất khẩu tiếp sang các nước khác. 3.3. Triển vọng về quan hệ giữa Việt Nam và Ai Cập đến năm 2020 Ai Cập là nước Arab Hồi giáo đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1963. Trong gần nửa thế kỷ qua, mối quan hệ giữa hai quốc gia vẫn gắn bó bền chặt và ngày càng phát triển. Sau đây là một số cơ sở quan trọng để thiết lập và thúc đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia: Thứ nhất, dù là hai quốc gia ở hai châu lục khác nhau, song Việt Nam và Ai Cập đều là hai dân tộc có tinh thần cách mạng và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong thế kỷ 20. Việt Nam là ngọn cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc thế giới. Trong thế kỷ 20, với tinh thần cách mạng quật cường, Việt Nam đã hai lần đánh thắng hai cường quốc xâm lược là thực dân Pháp vào năm 1945 và Đế quốc Mỹ năm 1975. Với Ai Cập, thế kỷ 20 ghi dấu cuộc cách mạng tháng Bảy năm 1952 như là là một sự kiện to lớn, một mốc quan trọng trong lịch sử Ai Cập vì nó làm thay đổi cuộc 85 sống và số phận của người Ai Cập, mở ra cho người dân Ai Cập con đường tiến lên giành lấy quyền phẩm giá và danh dự cho dân tộc mình sau nhiều năm phải chịu đựng sự áp bức, đô hộ và bóc lột của ngoại bang. Cuộc cách mạng tháng Bảy có ý nghĩa mang tầm châu lục vì nó đã bẻ gãy gông cùm thuộc địa, tạo nền móng cho lịch sử các phong trào đòi độc lập, chống lại chủ nghĩa thực dân và chế độ thuộc địa không chỉ tại Ai Cập mà cho cả thế giới Arab và châu Phi. Thứ hai, cả Việt Nam và Ai Cập đều có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng tại khu vực và trên thế giới. Nếu Việt Nam là quốc gia trung tâm của khu vực Đông Nam Á, là nơi tiếp giáp giữa đại lục Á- Âu với Thái Bình Dương, là con đường trung chuyển của hai báo đảo Trung- Ấn, có đường bờ biển dài tiếp giáp hoàn toàn với Biển Đông- vùng biển chiến lược trên con đường hàng hải quốc tế, thì Ai Cập lại nằm ở khu vực tiếp giáp 3 châu lục Á- Âu- Phi, sở hữu kênh đào Suez và là cầu nối tối quan trọng giữa các nước khu vực Trung Đông. Chính vì vị trí địa lý rất quan trọng, nên từ sớm, hai nước đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các quan hệ quốc tế của khu vực và thế giới. Thứ ba, cả Ai Cập và Việt Nam đều là những quốc gia đang phát triển, phấn đấu vì một nền hòa bình chung của thế giới, có những quan điểm và hành động tương đồng trong giải quyết các vấn đề chung của thế giới. Với hai nước, việc thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác song phương, tìm kiếm cơ hội và lợi dụng các điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ đa lĩnh vực nhằm cùng nhau phát triển và giúp nhau tăng cường vị thế của mỗi quốc gia trong khu vực và trên trường thế giới là những vấn đề then chốt trong đường lối ngoại giao của hai nước. Cuối cùng, Việt Nam và Ai Cập cùng mong muốn mở rộng và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là quan hệ kinh tế, nâng quan hệ này xứng tầm với quan hệ chính trị và với tiềm năng kinh tế của mỗi nước, phù hợp với xu hướng chung toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay. 86 Triển vọng về quan hệ Việt Nam- Ai Cập đến năm 2020 Về chính trị,dù đang trong giai đoạn bất ổn về mọi mặt, Ai Cập đã thể hiện rõ ràng sự thay đổi về mặt chiến lược trong quan hệ đối ngoại, chú trọng hơn tới quan hệ hợp tác với các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Theo quan điểm của ông Phạm Sỹ Tam- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ai Cập, triển vọng về quan hệ Việt Nam- Ai Cập vẫn có tiến triển khả quan: “Mặc dù chính sách đối nội, đối ngoại của Ai Cập hiện vẫn chưa định hướng rõ ràng, nhưng chính quyền đã có nhiều thay đổi rõ rệt về chiến lược trong quan hệ với các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam… Ai Cập tỏ ý muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam”. Lý giải về sự thay đổi này, ông cho rằng “hiện giờ cán cân chính trị và kinh tế thế giới đang nghiêng về châu Á. Sự thay đổi này cũng phù hợp với tình hình của thế giới”. Về kinh tế, môi trường đầu tư của Ai Cập đang mở rộng cửa với các doanh nghiệp Việt Nam khi theo Bộ trưởng Bộ Đầu tư Ai Cập Mahmoud Mohieldin cho biết trong chuyến thăm Việt Nam vào năm 2010: Ai Cập hiện đang cần một lượng đầu tư nước ngoài lớn để phục vụ các mục tiêu phát triển đất nước. Hiện, nguồn vốn đầu tư trong nước chỉ đáp ứng 2/3 nhu cầu đầu tư và trong 4 năm 2006- 2010, Ai Cập thu hút trung bình được 10 tỷ USD vốn FDI mỗi năm, trở thành một trong những quốc gia hàng đầu châu Phi và trong thế giới Arab về thu hút đầu tư nước ngoài. Đây là một lợi thế để Việt Nam đẩy mạnh đầu tư sang Ai Cập, đặc biệt trong những lĩnh vực Việt Nam có nhiều lợi thế như dầu khí, thủy sản, nông nghiệp. Với môi trường đầu tư hấp dẫn và chiến lược kêu gọi đối tác đầu tư từ các nước châu Á của Ai Cập, quan hệ đầu tư Việt Nam Ai Cập có khả năng sẽ trở thành hiện thực và đem lại kết quả tốt đẹp trong thời gian tới. Cho đến nay, quan hệ Việt Nam Ai Cập còn nhiều hạn chế do nhiều lý do khách quan và chủ quan. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế với các cơ hội phát triển mới, với vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng của cả hai nước, hai bên cần đẩy mạnh hợp tác mọi mặt về cả ngoại giao, kinh tế, đầu tư, văn hóa, du lịch,…để phát triển đất nước một cách bền vững, thắt chặt mối quan hệ truyền thống nửa thế kỷ qua. 87 Để làm được điều đó, Ai Cập và Việt Nam cần phải thực hiện một số giải pháp sau: Một là, Việt Nam phải xây dựng và hoàn thiện tổng thể lộ trình thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển với khu vực châu Phi và Trung Đông, đặc biệt là Ai Cập trong 10 năm tới, trong đó xác định những đối tác chiến lược cụ thể để có biện pháp thúc đẩy các mối quan hệ song phương hiệu quả. Hơn nữa, cần nâng cao vai trò hoạt động của các tổ chức nghiên cứu về Ai Cập như ủy ban liên chính phủ Việt Nam- Ai Cập, Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông,… sao cho phục vụ tốt nhất cho nhu cầu và tình hình hợp tác thực tiễn giữa Việt Nam- Ai Cập. Hai là, tăng cường gặp gỡ, trao đổi các phái đoàn của chính phủ, giới doanh nghiệp hai nước để có cơ hội tìm hiểu và tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ba là, hai nước cần nỗ lực thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư, tích cực tham gia các hội trợ thương mại, triển lãm, xây dựng chiến lược xuất khẩu và nhập khẩu hợp lý để khai thác thế mạnh của thị trường hai bên. Đây sẽ là những cầu nối quan trọng để các doanh nghiệp hai phía trao đổi thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp ác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Ai Cập. Bốn là, về phía Ai Cập, cần ưu tiên khắc phục những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, để tạo một môi trường tốt nhất cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước Việt Nam- Ai Cập. Một khi có môi trường chính trị an toàn, thì phía Ai Cập mới có thể thu hút mạnh mẽ được sự quan tâm từ phía các doanh nghiệp Việt Nam, và tạo điều kiện tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư vào đất nước Ai Cập rất tiềm năng này. Với tất cả những gì mà Việt Nam có và Ai Cập cho đến nay, chúng ta có thể hy vọng vào một tương lai rất khả quan cho quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Những chấm phá và phác thảo đã được vạch ra cho chương trình hợp tác như đã đề cập ở trên, từ lĩnh vực chính ngoại giao cho đến văn hóa, khoa học kỹ thuật và đặc biệt là các khu vực ngành nghề khác nhau trong lĩnh vực kinh tế như thương 88 mại, đầu tư, dầu khí, nông nghiệp, thủy sản, viễn thông… đều cho thấy khả năng hợp tác to lớn giữa hai nước Việt Nam và Ai Cập. Khi trở thành đối tác chiến lược của nhau, hy vọng quan hệ hợp tác của hai nước Việt Nam và Ai Cập sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp, xứng đáng với tiềm năng thực có của mỗi bên. 89 KẾT LUẬN Ai Cập là đất nước cóvị trí địa-chính trị, địa-chiến lược vô cùng quan trọng và trong suốt những năm gần đây, đất nước này trở thành điểm nóng về tôn giáo, an ninh, xung đột nổi bật, khiến cả thế giới, đặc biệt là các nước lớn và các quốc gia láng giềng quan tâm và lo ngại. Vì thế, tại thời điểm này, có thể xác định, những vấn đề nổi bật nhất của Ai Cập chính là những biến động chính trị đang xảy ra từng ngày, từng giờ, vấn đề phục hồi nền kinh tế đã bị tổn thương nghiêm trọng, đặc biệt trong ngành du lịchvốn là điểm mạnh nổi bật của Ai Cập, và quan hệ chính trị, kinh tế của Ai Cập với Trung Đông, EU, Hoa Kỳ- vốn là các chủ thể có ảnh hưởng sâu sắc tới Ai Cập. Để có được mối quan hệ quốc tế tốt với các chủ thể trong hệ thống quan hệ quốc tế, và để nền kinh tế có cơ hội hàn gắn những vết thương, thì Ai Cập bắt buộc phải ổn định nền chính trị rối ren trong nước. Song, tình hình hiện nay làm dấy lên lo ngại về một nền chính trị sẽ còn nhiều biến động, và tiến trình đạt được mục tiêu dân chủ tại Ai Cập còn rất xa vời. Để đạt được mục tiêu ấy, chính phủ và nhân dân Ai Cập phải đồng lòng để giải quyết nguyên nhân sâu xa và cốt lõi nhất của những xung đột hiện nay, đó chính là vấn đề tôn giáo. Không những là chiếc nôi của đạo Hồi, Ai Cập còn là một quốc gia đa sắc tộc, những tôn giáo này đều đã có quá trình hình thành, phát triển gắn chặt với lịch sử phát triển của đất nước Ai Cập. Chính vì ý thức về tôn giáo đã ăn quá sâu vào tâm trí người dân, không thể dung hòa, nên đã tạo ra những mâu thuẫn sâu sắc trong nội tại đời sống kinh tế, xã hội, gây ra những bất ổn về an ninh, xung đột cục bộ, mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, ý thức hệ,… Trong bối cảnh đó, các nước lớn đã ra sức phát huy ảnh hưởng của mình tại Ai Cập, điển hình là EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc. Đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, các nước này hiện đã gây ra nhiều tác động cả tích cực và tiêu cực, nhưng trong chừng mực nhất định, các nước lớn này đã tạo ra một tương quan ảnh hưởng, tương quan lực lượng tương đối cân 90 bằng, có ảnh hưởng lớn tới các quyết định của chính phủ Ai Cập và hành động của phe Hồi giáo. Nghiên cứu về các diễn biến phức tạp tại Ai Cập hiện nay cho thấy Ai Cập sẽ không thể tiến tới một nền hòa bình và dân chủ ngay trong thời gian tới, kể cả khi Ai Cập đã có tổng thống mới là ông El Sisi. Bạo loạn ở Ai Cập được dự báo sẽ tiếp tục tiếp diễn, và chỉ dừng lại khi phe quân đội đang nắm quyền điều hành đất nước có đủ khả năng tìm được một tiếng nói chung hòa giải với các lực lương Hồi giáo và mang lại lợi ích thiết thực cho mọi tầng lớp nhân dân. Nhưng điều này khó có thể xảy ra, khi những mâu thuẫn về tôn giáo và quyền lợi ngày càng sâu sắc trong đất nước Ai Cập. Với vị thế và vai trò của mình, những biến động của Ai Cập đang và sẽ ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định của các nước trong khu vực Trung Đông và trên toàn thế giới. Nghiên cứu về các diễn biến phức tạp tại Ai Cập hiện nay là vô cùng cần thiết và hữu ích cho Việt Nam, bởi nước ta cũng là một chủ thể trong quan hệ quốc tế, hơn nữa cũng sở hữu vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng, nằm trong tính toán về lợi ích của nhiều nước lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga. Quan tâm và nghiên cứu về Ai Cập, ngoài việc rút ra những bài học về chính trị, tôn giáo vô cùng quan trọng, còn giúp Việt Nam tìm ra được những cơ hội hợp tác kinh tế để tối đa hóa lợi ích phục vụ sự phát triển trong nước. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bùi Nhật Quang, “Châu Phi và Trung Đông 2009: Những vấn đề phát triển sau một năm nhìn lại”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Số 01-2010. 2. Bùi Nhật Quang, “Cộng hòa Arab Ai Cập và quan hệ hợp tác với Việt Nam trong bối cảnh mới”, http://iames.gov.vn/iames/tap-chi-nghien-cuu-chau-phiva-trung-dong/cong-hoa-arab-ai-cap-va-quan-he-hop-tac-voi-viet-nam-trong-boicanh-moi-783.html, 2014. 3. Bùi Nhật Quang, “Kinh tế Ai Cập hậu Mubarak”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Số 06-2011. 4. Bùi Nhật Quang, “Một số vấn đề kinh tế, chính trị nổi bật của Trung Đông và xu hướng đến năm 2020”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2011. 5. Bùi Nhật Quang, “Một vài nhìn nhận về Ai Cập và Trung Đông”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Số 01-2012. 6. Bùi Nhật Quang, “Triết lý đạo Hồi tại Trung Đông và bước tiếp cận của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Số 10-2009. 7. Đại sứ quán Ai Cập tại Hà Nội, “Thay đổi hiến pháp và pháp luật tại Ai Cập trong giai đoạn chuyển giao quyền lực”. 8. Đỗ Đức Định & Nguyễn Thanh Hiền, “Châu Phi và Trung Đông năm 2008: Những vấn đề và sự kiện nổi bật”, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2009. 9. Đỗ Đức Định, “Trung Đông: những vấn đề và xu hướng kinh tế - chính trị trong bối cảnh quốc tế mới”,NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2008. 10.Hữu Chiến, “Ai Cập- chông gai vẫn ở phía trước”, http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30257&cn_id= 632463, 2014. 11.Hữu Chiến, “Kịch bản nào cho đất nước "Kim tự tháp"http://www. vietnamplus.vn/kich-ban-nao-cho-dat-nuoc-kim-tu-thap-ai-cap/216451.vnp, 2013. 92 12. Nguyễn Thanh Hiền, “Quan hệ Việt Nam- Ai Cập trong lĩnh vực chính trịngoại giao và văn hóa”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông , Số 2-2012. 13. Nguyễn Văn Dũng, “Toàn cảnh cuộc chính biến hậu “Mùa xuân Arab” ở Ai Cập”,http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/4234/Toan_canh_cuoc_chi nh_bien_hau_Mua_Xuan_Arap_o_Ai_Cap_Phan_I_, 2013. 14.Trần Anh Đức, “Khủng hoảng chính trị tại Ai Cập: Nguyên nhân, tác động của cuộc khủng hoảng và thách thức trên con đường chuyển giao quyền lực”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Số 08-2011. 15.Trần Thị Lan Hương, “Quan hệ Việt Nam- Ai Cập trong giai đoạn phát triển mới”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Số 10-2011. Tiếng Anh 16.“Arab World Outlook”, FDI.net, World Bank Group 2010. 17.Ambassador Itzhak Levanon, “Egypt: Assessments and Predictions:, http://www.israelnationalnews.com/Articles/Article.aspx/11712#.Uz7gPKiSzbd, May 2012. 18.Amin Mobarak, “The challenges of sustainable industrial development in Egypt”, United Nations Industrial Development Organization, Cairo, Egypt, October 2001. 19.CIA, The World Fack Book 2014. 20.Daily News Egypt, “Key Events Timeline”, http://www.dailynewsegypt.com/2013/12/30/2013-key-events-timeline/, 2014. 21.Diniel Nisman, Egypt’s Foreign- Policy Challenge, http://nationalinterest.org/ feature/egypts-foreign-policy-challenge-10575, June 2th 2014. 22.Egypt govement, www.egypt.gov.eg. 23.Egypt Travel, www.egypt.travel. 93 24.F. William Engdahl, “Egypt’s Revolution: Creative Destruction for a ’Greater Middle East’?”, http://www.voltairenet.org/article168381.html, 2011. 25.FAO, Country Pasture/Forage Resource Profile- Egypt. 26.Gilbert Achcar, Middle “Greater East: the US Plan”, http://mondediplo.com/2004/04/04world, 2004. 27.IAEA, “Egypt Energy Data, Statistics and Analysis- Oil, Gas, Electricity, Coal”, July 2012. 28.Lawrence J. Haas, “U.S. Must Rethink Egyptian Foreign Aid Strategy”, http://www.usnews.com/opinion/blogs/world-report/2012/10/09/us-must-rethinkegyptian-foreign-aid-strategy, October 2012. 29.Ministry of investment- Egypt, Investors’ Guide. 30.Primoz Manfreda, “Current Situation in the Middle East”, http://middleeast.about.com/od/humanrightsdemocracy/tp/Current-Situation-InThe-Middle-East.htm, 2014. 31.The World Bank, “Egypt and the Millennium Development Goals, Challenges and Opportunities”, Ferbruary 2005. 32.The World Bank, Egypt overview, Mar 2014. HẾT 94 [...]... là những tiền đề của những vấn đề phát triển nổi bật tại Ai Cập trong giai đoạn hiện nay 20 CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỔI BẬT CỦA AI CẬP Trước hết, cần khẳng định rằng, những vấn đề phát triển nổi bật của Ai Cập là những diễn biến quan trọng về chính trị, kinh tế, quan hệ quốc tế của Ai Cập, chi phối sự phát triển của Ai Cập trong giai đoạn hiện nay Trong luận văn này, những vấn đề phát triển. .. đề phát triển nổi bật của Ai Cập gồm các vấn đề nổi bậtdiễn ra vào những năm đầu thế kỷ XXI đến trước tháng 10/2014: vấn đề kinh tế của Ai Cập, đặc biệt là vấn đề phát triển du lịch; vấn đề chính trị của Ai Cập; quan hệ quốc tế của Ai Cập với ba đối tác quan trọng nhất là Mỹ, EU, Trung Đông Đây đều là những vấn đề nổi bật nhất hiện nay tại Ai Cập, nhất là sau biến động Mùa xuân Arab, có tác động toàn... cũng là một trong những nguồn thu ngoại tệ hàng đầu của nước này trong những 27 năm gần đây Mục tiêu của Ai Cập trong những năm tới là đón 25 triệu lượt khách vào năm 2020 và đạt doanh thu 27 tỷ USD Những khó khăn của ngành du lịch Ai Cập Mặc dù gặt hái được những thành tựu đáng kể trong những năm gần đây, tuy nhiên ngành du lịch Ai Cập cũng đang phải đối đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức Tình... sống của nhân dân Ai Cập, tới tình hình an ninh của Ai Cập và khu vực Trung Đông 2.1 Tổn thất kinh tế và các vấn đề phát triển kinh tế Mùa xuân Arab đã tác động sâu sắc tới toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Ai Cập Những tổn thất mà Mùa xuân Arab gây ra cho nền kinh thế Ai Cập vô cùng to lớn Theo một báo cáo của Ngân hàng Credit Agricole (Pháp), cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập làm... sung sức từ 15-29 và hơn 80% người thất nghiệp có trình độ học vấn cao Du lịch Ai Cập Trong nền kinh tế Ai Cập thì Du lịch là ngành quan trọng nhất và nổi bật nhất Khi đề cập đến những tổn thất trong nền kinh tế mà biến động Mùa xuân Arab mang tới, không thể không nhắc tới tổn thất trong ngành du lịch như là một vấn đề nổi bật nhất Giới thiệu chung về ngành du lịch của Ai Cập Ai Cập là một quốc gia... Cập Nguyên nhân sâu xa của những bất ổn hiện nay tại Ai Cập, đó chính là những bất cập về thể chế chính trị và kinh tế tồn tại lâu năm tại Ai Cập Đây được xác định là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới những vấn đề phát triển của Ai Cập hiện tại Nhân tố thứ nhất và cơ bản nhất là thể chế chính trị độc tài, chuyên chế bất chấp những thay đổi nhanh chóng của thời đại toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức... theo từng năm Nếu như vào năm 1995, Ai Cập thu đựơc 2,954 tỷ USD ngoại tệ từ du lịch thì đến năm 2004, con số này đã tăng gấp đôi là 6,328 tỷ USD, và đạt đỉnh điểm vào năm 2010 khi lượng ngoại tệ Ai Cập thu về là 13,633 tỷ USD, đóng góp tới hơn 11% GDP và khoảng 20% nguồn thu ngoại tệ Trong 4 năm từ 2007 đến 2010, ngoại tệ mà Ai Cập thu về từ Ai Cập 26 tăng đều từ 10,327 tỷ USD lên 13,633 tỷ USD Năm 2009,... trạng phát triển du lịch của Ai Cập hiện nay Những kết quả đạt được Có thể khẳng định, Ai Cập là một trong những quốc gia có nền du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt nếu so sánh Ai Cập với phạm vi châu lục Số lượng khách du lịch đến với Ai Cập tăng dần theo thời gian, từ chỗ mới chỉ đón được 1,4 triệu du khách năm 1982, Ai Cập trong 4 năm liên tiếp từ 2007 đến 2010 đã đón trên 10 triệu... mạnh mẽ đối với khách du lịch Nói đến Ai Cập, người ta nghĩ ngay đến những kim tự tháp là nơi chứa đựng bao điều huyền bí Ngoài ra, Ai Cập cũng có 24 những “đặc sản văn hóa” để thu hút khách du lịch như: thung lũng các ông hoàng ở Luxor với nhiều lăng mộ, vườn tược và những di vật hàng ngàn năm tuổi, những sa mạc rộng lớn và những ốc đảo kỳ vĩ bên dòng sông Nile Tại Ai Cập nói chung và thủ đô Cairo nói... 2005) Trong đó, lượng người Ai Cập đi du lịch nước ng ai tăng mạnh vào những năm 2004 và 2005 với trên 5,2 triệu lượt người 25 Biểu đồ 2.1: Số lượng khách du lịch đến Ai Cập và lượng khách Ai Cập đi du lịch nước ng ai từ năm 1995 đến năm 2011 (nghìn người) Nguồn: Niêm giám thống kê du lịch của Tổ chức Du lịch Thế giới Để đạt kết quả này, ngành du lịch Ai Cập đã thực hiện tốt một số giải pháp như: tổ chức ... chương Đây tiền đề vấn đề phát triển bật Ai Cập giai đoạn 20 CHƯƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỔI BẬT CỦA AI CẬP Trước hết, cần khẳng định rằng, những vấn đề phát triển bật của Ai Cập diễn biến... tế Ai Cập, chi phối phát triển Ai Cập giai đoạn Trong luận văn này, vấn đề phát triển bật Ai Cập gồm vấn đề bậtdiễn vào năm đầu kỷ XXI đến trước tháng 10/2014: vấn đề kinh tế Ai Cập, đặc biệt vấn. .. giải pháp phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam Ai Cập đến năm 2020 Bố cục luận văn Chương 1: Nhân tố tác động tới tình hình phát triển Ai Cập Chương 2: Những vấn đề phát triển bật Ai Cập Chương

Ngày đăng: 07/10/2015, 20:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan