Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh hạ long, quảng ninh

133 2.2K 35
Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch vịnh hạ long, quảng ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THÚY ANH NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THÚY ANH NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HỒNG LONG Hà Nội, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thúy Anh LỜI CẢM ƠN Đề tài luận văn cao học “Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” được thực hiện cùng với quá trình học viên học tập tại lớp Cao học 10, Khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Để hoàn thành đề tài luận văn này, em xin gửi lời tri ân tới Ban Chủ nhiệm Khoa cùng toàn thể các thầy, cô giáo Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên hướng dẫn TS. Phạm Hồng Long. Thầy là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Lời cảm ơn tiếp theo, em xin gửi tới UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở VHTT&DL Quảng Ninh, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, cư dân sinh sống trên Vịnh Hạ Long đã cung cấp những dữ liệu quan trọng liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các doanh nghiệp, các đơn vị có liên quan tại Vịnh Hạ Long như công ty cổ phần du lịch quốc tế Hạ Long, khách sạn Hạ Long Plaza, khách sạn ASEAN (Hạ Long), nhà hàng Cổ Ngư,… Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, sinh viên… đã chia sẻ, động viên em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Thúy Ạnh MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. 4 DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG............................................................................... 5 MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................... 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 7 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 10 5. Phương pháp và tiến trình nghiên cứu ....................................................................... 11 6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................... 13 7. Bố cục của luận văn: .................................................................................................. 13 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ............................................................................ 14 1.1. Điểm đến du lịch ..................................................................................................... 14 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................. 14 1.1.2. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch ................................................................ 15 1.1.3. Vị trí và vai trò của điểm đến trong phát triển du lịch......................................... 20 1.2. Quản lý điểm đến du lịch ........................................................................................ 21 1.2.1. Định nghĩa quản lý điểm đến du lịch ................................................................... 21 1.2.2. Những mục tiêu chính của quản lý điểm đến du lịch ........................................ 21 1.2.3. Nội dung của quản lý điểm đến du lịch ............................................................... 24 1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điểm đến du lịch ..................... 31 1.2.5. Lợi ích của việc quản lý điểm đến du lịch............................................................ 33 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 36 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH ........................................................................... 37 2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long ............ 37 1 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch.............................................................. 37 2.1.2. Các nguồn lực kinh tế, xã hội và kỹ thuật bổ trợ ................................................. 41 2.1.3. Tình hình phát triển du lịch.................................................................................. 55 2.2. Công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long ................................................. 61 2.2.1. Thực trạng bộ máy quản lý hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long........................ 61 2.2.2. Sự cam kết giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân ............................................. 65 2.2.3. Công tác quản lý nguồn nhân lực ........................................................................ 67 2.2.4. Công tác quản lý môi trường ............................................................................... 69 2.2.5. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long.. 77 2.2.6. Sự hợp tác với các nhà cung ứng......................................................................... 80 2.2.7. Phát triển sản phẩm du lịch ................................................................................. 80 2.3. Khảo sát những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long ............................................................................................................... 82 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long................... 85 2.4.1. Những thành công................................................................................................ 85 2.4.2. Những hạn chế ..................................................................................................... 87 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 89 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH ............... 90 3.1. Quan điểm, mục tiêu về công tác quản lý, bảo tồn phát huy giá trị Vịnh Hạ Long giai đoạn 2013 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020............................................................ 90 3.1.1. Quan điểm ............................................................................................................ 90 3.1.2. Mục tiêu................................................................................................................ 90 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long.................. 92 3.2.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch và áp dụng mô hình quản lý hiệu quả hơn tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long ............................................. 92 3.2.2. Tăng cường công tác quản lý nhân lực ............................................................... 94 3.2.3. Phát triển du lịch Vịnh Hạ Long theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường .... 97 2 3.2.4. Đẩy mạnh sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch ....................................... 100 3.2.5. Đẩy mạnh sự hợp tác và phối hợp với các nhà cung ứng ................................. 102 3.3. Kiến nghị............................................................................................................... 102 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 104 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 107 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 110 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQL Ban Quản lý BQLVHL Ban Quản lý Vịnh Hạ Long GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) EU European Union (Liên minh Châu Âu) FFI Fauna & Flora International (Tổ chức bảo tồn động thực vật quốc tế) IUCN International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới) JICA The Japan International Cooperation Agency (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) Sở VHTT&DL Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch UBND Ủy ban Nhân dân UNWTO World Tourism Organization (Tổ chức Du lịch Thế giới) UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc) 4 DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG Hình 2.1. Biều đồ đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long ............................................................................................................... 48 Hình 2.2. Biểu đồ đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ ăn uống ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long .................................................................................................... 50 Hình 2.3. Sơ đồ BQLVHL............................................................................................ 62 Bảng 2.1. Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ vận chuyểnở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long ................................................................................................................ 52 Bảng 2.2. Số lượng khách tham quan Vịnh Hạ Longso với tỉnh Quảng Ninh ............. 56 Bảng 2.3. Bảng thống kê hiện tại cơ sở khách sạn theo cấp hạng sao năm 2013 ....... 116 Bảng 2.4. Các tuyến tham quan Vịnh Hạ Long .......................................................... 105 Bảng 2.5. Thời gian đón khách trên Vịnh Hạ Long.................................................... 116 Bảng 2.6. Chi tiết mức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long,....... 117 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giống như nhiều quốc gia phát triển du lịch trên thế giới, Việt Nam tự hào là nước có nhiều tài nguyên du lịch với những điểm đến hấp dẫn. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Muốn vậy, ngành Du lịch cần phải có một định hướng đúng đắn, tạo ra được nhiều sản phẩm hấp dẫn và có một cơ chế quản lý hiệu quả để có thể chủ động vượt qua những tác động phức tạp về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của khu vực và nhất là trong tình trạng khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trong bối cảnh chung đó, Quảng Ninh nổi lên như một điểm sáng về du lịch tại miền Đông Bắc Tổ quốc với rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng đã thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước như: Khu Danh thắng Yên Tử, đền Cửa Ông, chùa Quỳnh Lâm… Đặc biệt, Vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Tháng 11 năm 2011 Vịnh Hạ Long lại được công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới trong cuộc bình chọn do tổ chức New7wonders tiến hành. Đây cũng là sự kiện đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Với những giá trị độc đáo về tài nguyên biển đảo, Vịnh Hạ Long đang phát huy vị trí, vai trò tích cực của mình trong phát triển du lịch Quảng Ninh và cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mới là những thách thức trong định hướng phát triển gắn liền với việc bảo tồn, giữ gìn cảnh quan Vịnh Hạ Long một cách bền vững. Trên thực tế đã có nhiều vấn đề bất cập thể hiện qua một loạt các hiện tượng tiêu cực như tình trạng hướng dẫn viên Hàn Quốc tự do hành nghề trên Vịnh Hạ Long, nạn ăn xin, "chặt chém", chèo kéo khách vẫn chưa được dẹp bỏ hoàn toàn. Đội tàu du lịch màu nâu, trắng, đen, vàng đầy màu sắc trên mặt biển xanh được thay thế bằng toàn một màu trắng mà rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh hay quản lý tàu trên Vịnh cho rằng không hợp lý. Các vấn đề liên quan đến an toàn du lịch như khu vực neo đậu, phân luồng giao thông đường thủy, lực lượng cứu hộ, áo phao an 6 toàn... vẫn chưa được đầu tư, nâng cấp đúng mức. Mới đây, khi Vịnh Hạ Long được công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới thì giá vé tham quan đã tăng lên để chứng tỏ “tầm cỡ” của điểm đến du lịch khiến dư luận không khỏi lo lắng về việc lượng khách đến Hạ Long giảm, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải, lữ hành… Tất cả đang ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Vịnh Hạ Long và cho thấy cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý điểm đến du lịch này. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn nội dung"Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” làm đề tài luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong mục này, tác giả tập trung làm rõ công tác quản lý điểm đến du lịch trên thế giới và Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng rất chú ý tới nhiều công trình nghiên cứu về Vịnh Hạ Long đã được công bố trong mối quan hệ với đề tài mà tác giả lựa chọn. 2.1. Trên thế giới Trước hết, với công tác quản lý điểm đến du lịch tác giả nhận thấy đây là một vấn đề đã được các nhà khoa học cũng như các tổ chức trên thế giới quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, những ấn bản và tài liệu về quản lý điểm đến du lịch. Trong hệ thống những kết quả nghiên cứu đó phải kể đến một số tài liệu sau: Năm 2007, Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO xuất bản cuốn Hướng dẫn thực hành Quản lý điểm đến. Khái niệm về điểm đến đã được các tác giả làm rõ: “Điểm đến du lịch là vùng không gian mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”.[23] Trong cuốn này, các tác giả đã tập trung vào những vấn đề về quản lý điểm đến như mô hình quản lý, nội dung quản lý, nguyên tắc quản lý điểm đến kèm theo các hướng dẫn thực hiện. Đồng 7 thời các tác giả cũng đã chỉ rõ, muốn quản lý điểm đến một cách hiệu quả cần phải dựa trên mối quan hệ tương tác chặt chẽ giữa các tổ chức với nhau, giữa các khu vực hành chính công và tư nhân, giữa các đối tác để hướng tới mục tiêu chung là cùng nhau cung cấp những sản phẩm, dịch vụ du lịch cho khách một cách tốt nhất. Tài liệu này được thiết kế như một cuốn sách hướng dẫn thiết thực, diễn tả việc làm thế nào để từ lí thuyết về khái niệm quản lý điểm đến có thể đi vào thực tiễn, với các mô hình, phương châm và nghiên cứu trường hợp cụ thể. Từ sau công trình trên, năm 2011, hai tác giả Metin Kozak và Seyhmus Baloglu xuất bản cuốn Marketing và Quản lý điểm đến du lịch. Cuốn sách này đã phân tích cụ thể và rõ ràng về lý thuyết quản lý điểm đến du lịch giúp người đọc có cái nhìn tổng quan và khoa học về hoạt động quản lý điểm đến du lịch. Đây là cuốn sách có sự kế thừa của những công trình trước nhưng đã làm chi tiết hơn và giúp người đọc tiếp cận dễ dàng hơn về công tác quản lý điểm đến du lịch. Năm 2012, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã phát hành một tài liệu về Quản lý điểm đến du lịch. Tuy nhiên, tài liệu này lại tập trung vào hướng phát triển du lịch bền vững và tăng khả năng cạnh tranh của điểm đến. Các tác giả đã đưa ra những ví dụ rất điển hình đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm, xây dựng một số biểu mẫu nhằm mục đích đánh giá hiệu quả công tác quản lý điểm đến du lịch. Đây cũng là bộ công cụ hướng dẫn hoạt động quản lý điểm đến du lịch. 2.2. Tại Việt Nam Cho đến nay, ở Việt Nam, liên quan đến vấn đề nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch đã có một số công trình được công bố như: Đề tài khoa học cấp bộ:“Cơ sở khoa học cho việc tổ chức và quản lý hệ thống các khu du lịch và đề xuất quy chế tổ chức và quản lý khai thác các khu du lịch ở Việt Nam” do PGS. TS Vũ Tuấn Cảnh cùng cộng sự thực hiện năm 2000. Với đề tài này, nhóm tác giả đã xác lập những luận cứ khoa học để xây dựng dự thảo về quy chế quản lý khai thác các khu du lịch. Đây chính là nguồn tài liệu quan trọng giúp tác giả thực hiện đề tài luận văn của mình. 8 Luận văn Thạc sỹ Du lịch học của học viên Bùi Thị Thanh Huyền đã thực hiện năm 2011: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội”.Với công trình nghiên cứu này, tác giả Thanh Huyền đã hệ thống hóa được các vấn đề quản lý điểm đến du lịch, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại điểm đến và bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch. Luận văn Thạc sỹ Du lịch học của học viên Trần Kim Yến thực hiện năm 2014: “Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại Cát Bà, Hải Phòng”. Tác giả của luận văn này đã đề cập tới mô hình quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu (EFQM), đánh giá chu kỳ sống của điểm đến và giải quyết được những vấn đề cơ bản trong công tác quản lý điểm đến du lịch Cát Bà đó là “Ai quản lý?”, “Quản lý cái gì?” và “Quản lý như thế nào?”. Vấn đề nghiên cứu của Trần Kim Yến và Bùi Thị Thanh Huyền khá gần với vấn đề luận văn mà học viên lựa chọn. Do vậy, đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình làm luận văn của học viên. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của học viên là Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Phạm vi nghiên cứu khác nhau chắc chắn thực trạng và những giải pháp sẽ không thể giống nhau. Ngoài ra còn có một số luận văn, bài viết liên quan đến công tác quản lý điểm đến du lịch. Các công trình, bài viết đó là nguồn tài liệu quý để tác giả tham khảo và kế thừa. Ví dụ như luận văn cao học “Quản lý du lịch Di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp Di sản Vịnh Hạ Long” của Trần Thị Hoa - cao học du lịch 1 - Trường Khoa hoạc Xã hội và Nhân văn. Luận văn này đã tập trung làm rõ vấn đề quản lý loại hình du lịch Di sản ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long chứ không nghiên cứu về công tác quản lý điểm đến tại điểm du lịch này. Trong khi đó như lý do lựa chọn đề tài mà học viên đã trình bày, Vịnh Hạ Long hiện nay đang gặp phải rất nhiều vấn đề trong công tác quản lý. Vì vậy,“Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” là một đề tài mới. Khi triển khai luận văn của mình, ngoài vấn đề quản lý Nhà 9 nước, tác giả cũng dành một sự quan tâm nhất định vào các khía cạnh như sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, sự liên kết với các nhà cung ứng.... và sử dụng tập bài giảng Marketing điểm đến du lịch của PGS. TS Trần Thị Minh Hòa cùng cuốn Hướng dẫn thực hành Quản lý điểm đến do Tổ chức Du lịch Thế giới xuất bản làm tài liệu chính, xuyên suốt nội dung của luận văn. Đồng thời thông qua quá trình điều tra bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp, nghiên cứu thực tế, tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực du lịch,… học viên thấy rằng, việc lựa chọn công tác quản lý điểm đến du lịch là một hướng nghiên cứu cần thiết để phát triển du lịch ở đây một cách bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu về công tác quản lý điểm đến du lịch góp phần giúp cho công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long được hoàn thiện và hiệu quả hơn. * Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý du lịch làm cơ sở đưa ra các giải pháp đối với công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Thứ hai: Làm rõ tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch, khách du lịch đến với Vịnh Hạ Long và công tác quản lý tại đây. Thứ ba: Đưa ra hướng giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. 4. Đối tượngvà phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về quá trình và hiệu quả hiện nay của công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Công tác quản lý hoạt động du lịch và các giải pháp 10 góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long - Phạm vi về không gian: Tác giả lựa chọn điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh - làm nghiên cứu điển hình - Phạm vi về thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử dụng từ năm 2010- 2014. Giải pháp đến năm 2020. 5. Phương pháp và tiến trình nghiên cứu Ngoài những phương pháp thường sử dụng trong nghiên cứu khoa học như phương pháp liên ngành, phương pháp luận, với đề tài luận văn này tác giả có lựa chọn và sử dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Thu thập các dữ liệu từ các nguồn nghiên cứu chính thống khác nhau đã tồn tại trước đó về quản lý điểm đến, về hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long và thực trạng quản lý du lịch nơi đây, … Phương pháp này được sử dụng từ khi có định hướng đề tài luận văn. Các nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp: sách, giáo trình, báo, tạp chí, luận văn, các bài viết trên internet về chuyên ngành Du lịch và những chuyên ngành có liên quan; Luật du lịch; báo cáo của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý về du lịch tại Quảng Ninh… 5.2. Phương pháp điều tra xã hội học 5.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích thu thập số liệu sơ cấp liên quan đến luận văn. Bảng hỏi được thiết kế mang tên: Phiếu khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. [Xin xem chi tiết ở mục 3, 4, phụ lục] - Phiếu 1: Đánh giá của doanh nghiệp du lịch về công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Số lượng phiếu phát ra là 50 phiếu, số lượng phiếu thu về là 50 phiếu. 11 - Phiếu 2: Đánh giá của du khách về điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Số lượng phiếu phát ra là 100 phiếu, số lượng phiếu thu về là 100 phiếu. Các bảng hỏi được tiến hành điều tra tại Vịnh Hạ Long từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014 sau đó được tác giả sử dụng phần mềm exel để phân tích và đánh giá kết quả điều tra. 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn Đây là phương pháp hiệu quả nhằm thu thập những thông tin mong muốn cũng như một số thông tin còn thiếu mà bảng hỏi chưa đáp ứng được. Phương pháp này được sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, chính quyền địa phương, người dân địa phương, công ty kinh doanh du lịch (lữ hành, khách sạn, vận chuyển…), hướng dẫn viên du lịch, khách du lịch. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã phỏng vấn một số cán bộ thuộc Sở VHTT&DL, BQLVHL, công ty kinh doanh du lịch, người dân sinh sống trong khu vực Vịnh Hạ Long, đặc biệt là cư dân ở các làng chài trên Vịnh.[Xin xem chi tiết ở mục 5, phục lục]. Phương pháp này được sử dụng từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 12 năm 2014 5.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa Là phương pháp có mặt tại điểm nghiên cứu để thẩm nhận những giá trị của tài nguyên, hiểu được những khía cạnh khác nhau của thực tế cũng như thực trạng của vấn đề. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp hợp lý và khả thi cho vấn đề nghiên cứu. Quá trình điền dã là điều kiện để đối chiếu, bổ sung nhiều thông tin cần thiết mà các phương pháp khác không cung cấp cũng như thiếu thông tin hoặc cung cấp thông tin chưa chính xác. Đây là phương pháp quan trọng để nghiên cứu du lịch nhằm góp phần làm cho kết quả nghiên cứu mang tính xác thực. Phương pháp này được tiến hành tại các điểm du lịch thuộc điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận văn. 12 Phương pháp này được tiến hành làm 2 đợt: - Đợt 1: Từ 01/11/2013 đến 20/11/2013 - Đợt 2: Từ 01/11/2014 đến 20/11/2014 5.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp Là việc lựa chọn, sắp xếp các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, từ đó tổng hợp lại rồi đưa ra những nhận định, đánh giá, kết luận về đối tượng nghiên cứu; dưới sự hỗ trợ của phần mềm như Excel. Phương pháp này được sử dụng từ khi có định hướng đề tài luận văn đến khi luận văn được hoàn thành. 6. Đóng góp của đề tài - Về mặt lý luận: Đề tài góp phần phát triển lý thuyết trong lĩnh vực quản lý Nhà nước cũng như tổ chức hoạt động kinh doanh. - Về mặt thực tiễn: Giúp cho du lịch Vịnh Hạ Long có những định hướng trong quá trình quản lý xây dựng và phát triển điểm đến của mình. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung chính của luận văn được triển khai làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về điểm đến du lịch và công tác quản lý điểm đến du lịch Chương 2: Thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. 13 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 1.1.Điểm đến du lịch 1.1.1. Khái niệm Điểm đến du lịch là một trong số các khái niệm cơ bản về du lịch. Điểm đến du lịch là thành phần không thể thiếu trong mỗi chuyến hành trình của du khách. Một chuyến du lịch của một cá nhân hay tổ chức bao giờ cũng bao gồm một hay một vài điểm đến theo các cấp độ khác nhau. Vì vậy, để triển khai vấn đề nghiên cứu, việc làm rõ điểm đến du lịch là rất cần thiết. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) năm 2007 đã đưa ra định nghĩa sau: “Điểm đến du lịch là vùng không gian mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”.[23] Như vậy, với định nghĩa trên đã khái quát một cách cơ bản về điểm đến du lịch trước hết phải là nơi mà du khách có thể lưu lại trong chuyến hành trình của mình. Điểm du lịch đó phải đảm bảo tính hấp dẫn, đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác. Điểm du lịch phải có sự rõ ràng về ranh giới hành chính để quản lý, và nhận diện. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh và TS.Nguyễn Đình Hòa trong giáo trình Marketing du lịch (2009), Đại học Kinh tế quốc dân, thì điểm đến du lịch là “một địa điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, đường biên giới về chính trị hay đường biên giới về kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch”. [10, tr.341] Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả lựa chọn và sử dụng định nghĩa của PGS.TS Trần Thị Minh Hòa trong tập bài giảng Marketing điểm đến du lịch 14 làm cơ sở lý luận về quản lý điểm đến: “Điểm đến du lịch là những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách, hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững”.[6] Đồng thời tác giả cũng lựa chọn tài liệu này để triển khai cơ sở lý luận về điểm đến du lịch và công tác quản lý điểm đến du lịch cho luận văn. Cũng trên cơ sở các khái niệm đã được đề cập, tác giả nhận thấy có những điểm chung về điểm đến du lịch như sau: - Trước hết phải là điểm có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch. - Có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh. - Đảm bảo các điều kiện để du khách có thể lưu lại. - Phát triển ổn định và lâu dài. 1.1.2. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch Điểm đến du lịch có thể là một nơi, một vùng hay một đất nước có sức hấp dẫn đặc biệt với người dân ngoài địa phương và có những thay đổi nhất định trong kinh tế do hoạt động du lịch gây nên. Điểm du lịch có thể là bất cứ điểm lớn hay nhỏ có hoạt động du lịch phát triển. Tuy nhiên, điểm đến du lịch muốn thu hút được khách du lịch và đáp ứng được các nhu cầu của du khách thì bản thân nó phải được hình thành từ những yếu tố cơ bản. Những yếu tố này sẽ tác động không nhỏ đến sự lựa chọn điểm đến du lịch của du khách. Những nhân tố đó bao gồm: điểm hấp dẫn du lịch, khả năng tiếp cận nơi đến, nơi ăn nghỉ, các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ, giá cả phù hợp, hình ảnh tích cực của điểm đến, chính sách du lịch, nguồn nhân lực, các hoạt động bổ sung.[23,tr.10,11] 1.1.2.1. Điểm hấp dẫn du lịch Các điểm tham quan du lịch thường là những tiêu điểm thu hút sự chú ý của du khách và đem lại nguồn hứng khởi đầu tiên để khách du lịch ghé thăm các điểm đến. Điểm tham quan du lịch có thể được phân loại như danh lam thắng cảnh tự nhiên (ví dụ như các bãi biển, dãy núi, công viên, tiết trời), điểm tham quan du lịch nhân tạo (ví dụ như các tòa nhà mang tính biểu tượng như tháp 15 Eiffel, các tượng đài Di sản, các tòa nhà tôn giáo, các cơ sở hội nghị và thể thao) hoặc điểm tham quan du lịch văn hóa (ví dụ như các viện bảo tàng, nhà hát, phòng trưng bày nghệ thuật, sự kiện văn hóa). Các điểm tham quan du lịch có thể là nằm trong khu vực công cộng như một công viên tự nhiên, di tích văn hóa hoặc di tích lịch sử hoặc có thể là các điểm tham quan và các dịch vụ cộng đồng như văn hóa, Di sản hoặc lối sống. Mặt khác, các yếu tố ít hữu hình chẳng hạn như sự độc đáo và các điểm đến đem lại nhiều xúc cảm, mang tính trải nghiệm cũng đang thu hút khách du lịch ghé thăm. [23,tr.11] 1.1.2.2. Khả năng tiếp cận Khả năng tiếp cận của điểm đến là khả năng du khách tiếp cận và biết đến điểm đến đó, cũng như có thể tìm hiểu được những tiện nghi và địa điểm của điểm đến để giúp du khách có được những tiêu chí trong việc lựa chọn điểm đến. Điểm đến nên tạo điều kiện thuận lợi về giao thông giúp du khách tiếp cận dễ dàng như đường hàng không, đường sắt, tàu du lịch.... Du khách cũng có thể đi du lịch một cách thuận tiện trong các điểm đến. Các yêu cầu về visa, cửa khẩu và các điều kiện nhập cảnh cụ thể cần được xem xét như là một phần trong khả năng tiếp cận các điểm đến. Hầu hết các điểm đến đều muốn thu hút đầu tư và gia tăng lượng khách du lịch, mong muốn cộng đồng toàn cầu nhận thức tích cực về các sản phẩm do điểm đến đó mang lại. Do đó, các nhà quản lý điểm đến phải tạo điều kiện thuận lợi cho du khách nhận biết về sản phẩm du lịch của mình. Tạo được khả năng tiếp cận tốt sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh của điểm đến đó, nhất là trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh như hiện nay. 1.1.2.3. Nơi ăn nghỉ Các dịch vụ lưu trú và ăn uống của điểm đến không chỉ cung cấp nơi ăn nghỉ mang tính vật chất mà còn tạo được cảm giác chung về sự tiếp đãi nồng nhiệt, lưu lại ấn tượng khó quên về các món ăn hoặc đặc sản địa phương. Đây 16 chính là nhân tố quan trọng liên quan đến việc đảm bảo cho khách lưu lại điểm đến du lịch. 1.1.2.4. Hình ảnh tích cực của điểm đến Đối với những người chưa bao giờ đến thăm một điểm đến nào đó, sản phẩm du lịch không hiện hữu và vì thế họ không thể quan sát, chạm vào và cảm nhận trước được. Vì vậy, hình ảnh chiếm một vai trò chủ chốt trong quá trình lựa chọn điểm đến, đặc biệt đối với khách du lịch thuần túy. Đây chính là lý do khiến những đối tượng khách du lịch tiềm năng thường dựa vào hình ảnh để quyết định lựa chọn điểm đến này hay điểm đến khác. Bất cứ điểm đến du lịch nào dù mới hình thành hay đã tồn tại từ lâu cũng đều muốn có một hình ảnh đẹp trong lòng du khách. Hình ảnh của một điểm đến chính là sự đánh giá của khách du lịch về điểm đến dựa trên niềm tin, thái độ và quan điểm của họ. Trong suy nghĩ của du khách có thể bao gồm cả những ấn tượng tích cực và tiêu cực về điểm đến. Những ấn tượng này có thể là kết quả được đúc rút từ thực tế hoặc cũng có thể không. Hình ảnh của điểm đến được hình thành từ những tác động trực tiếp và gián tiếp như: Marketing trực tiếp, các phương thức giao tiếp Marketing khác và quan điểm của du khách về các yếu tố như tính an toàn, khả năng chi trả, khả năng tiếp cận và các đặc điểm hấp dẫn. Hình ảnh của điểm đến có thể bao gồm những yếu tố sau: tính độc đáo, hấp dẫn; điểm tham quan; chính quyến địa phương, chất lượng môi trường, an toàn, mức độ dịch vụ và sự thân thiện của cư dân địa phương. Trách nhiệm của người phụ trách điểm đến là tạo dựng được một hình ảnh tích cực trong con mắt du khách đặc biệt là đối tượng khách ở thị trường mục tiêu. Tạo một thông điệp rõ ràng hay một hình ảnh tích cực sẽ giúp điểm đến đó chiếm một vị trí nhất định trong tâm trí của du khách khi họ quyết định đầu tư, đi du lịch hay mua sản phầm.[9] 1.1.2.5. Nguồn nhân lực Du lịch là một trong những ngành có nguồn lao động chuyên sâu và có sự tương tác với cộng đồng địa phương. Tại điểm đến du lịch, sự tương tác giữa 17 khách hàng và người cung cấp dịch vụ sẽ đem lại thành công cho ngành du lịch. Du khách đến du lịch sẽ tiếp xúc với một loạt các nhà cung cấp dịch vụ và đội ngũ nhân viên của ngành công nghiệp này tại các nơi ăn nghỉ, các điểm tham quan, cửa hàng, nhà hàng, taxi và các trung tâm thông tin. Những cuộc gặp gỡ cá nhân sẽ có nhiều và tạo ấn tượng độc đáo cho mỗi khách du lịch. Chính những cuộc gặp gỡ này sẽ giúp du khách đánh giá về điểm đến. Điều này còn ảnh hưởng tới việc du khách ghé thăm điểm đến thêm nhiều lần nữa hay không và các lời nhận xét về chuyến du lịch mang tính truyền miệng của du khách. Điều quan trọng là đội ngũ nhân viên thấu hiểu sâu sắc được tầm quan trọng về sự hài lòng của khách hàng và họ được khuyến khích phục vụ chu đáo hơn sự mong đợi của du khách. Một lực lượng lao động có tay nghề là vô cùng quan trọng trong việc xây dựng các doanh nghiệp du lịch hoạt động có chất lượng. Việc đào tạo cũng có thể là công cụ để đạt được các mục tiêu và mục đích kinh doanh tổng thể của điểm đến. Đào tạo lao động du lịch bài bản và tương tác với cộng đồng địa phương là một khía cạnh quan trọng của điểm đến du lịch. Lực lượng lao động được trang bị kiến thức sẽ nhận thức được những lợi ích và trách nhiệm liên quan tới sự phát triển du lịch luôn gắn liền với sự phát triển của ngành. Họ chính là một trong những yếu tố không thể thiếu của điểm đến du lịch và được quản lý phù hợp với chiến lược phát triển điểm đến. 1.1.2.6. Tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ Đây là hàng loạt các dịch vụ và tiện ích hỗ trợ cho các du khách trong quá trình tham quan du lịch hoặc phục vụ nhu cầu lưu lại của du khách. Bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản như điện nước, giao thông công cộng, đường giao thông cũng như các dịch vụ internet, wifi miễn phí cho du khách, nơi ăn nghỉ, thông tin du lịch, các cơ sở vui chơi, hướng dẫn, điều hành và phục vụ du khách, các cơ sở mua sắm... Điều này thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngành kinh tế và nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. 18 Vì thế một địa điểm du lịch trong hệ thống quản lý điểm đến muốn thu hút đông đảo du khách đến tham quan, du lịch và có nhu cầu nghỉ dưỡng tại đó cần có tiện nghi đạt chất lượng, tức là các hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo dịch vụ tốt và hiện đại. Các nhà quản lý cần truyền đạt thuyết phục khách hàng có nhu cầu tham quan du lịch tại điểm đến của mình tin rằng nơi họ đến sẽ được thoải mái và tiện nghi. Các điểm đến còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác như y tế, bảo hiểm, dịch vụ viễn thông.... cùng các hoạt động bổ sung cho cả khách hàng và ngành du lịch thông qua các tổ chức, cơ quan du lịch địa phương. Các hoạt động bổ sung sẽ giúp tác động vào thời gian lưu lại của du khách ở điểm du lịch. Nhân tố này sẽ đem lại cho du khách sự hứng thú đồng thời giúp các nhà cung ứng tăng nguồn thu ngoài các dịch vụ chính. Các hoạt động bổ sung được thể hiện rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào từng điểm đến khác nhau. Các hoạt động bổ sung có thể là các dịch vụ làm đẹp, mua sắm tại các trung tâm thương mại, các siêu thị, các hoạt động vui chơi giải trí, dịch vụ xe đưa đón, dịch vụ đổi ngoại tệ, thậm chí là dịch vụ chăm sóc trẻ.... 1.1.2.7. Chính sách phát triển du lịch Chính sách phát triển du lịch không chỉ là nhân tố tác động tới sự hình thành điểm đến mà còn quy định sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch của điểm đến đó. Khi một điểm đến có chính sách phát triển du lịch thuận lợi sẽ có khả năng phát triển du lịch bền vững. Các bộ, ủy ban, tổng cục, ban thanh tra, ban thư ký và các hình thức tổ chức khác có nhiệm vụ soạn thảo và thực hiện các phương sách của chính sách kinh tế trong lĩnh vực du lịch. Những chính sách đó có thể là chính sách dài hạn, chính sách cấp bách và thể hiện trong chiến lược quy hoạch, các chương trình đề án phát triển du lịch. Chính sách phải đảm bảo khuyến khích, huy động, tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của điểm đến, bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. 19 1.1.3. Vị trí và vai trò của điểm đến trong phát triển du lịch 1.1.3.1.Vị trí của điểm đến du lịch Vị trí của điểm đến du lịch quyết định hình thức chuyến đi, loại hình du lịch: Vị trí điểm du lịch trong một quốc gia cho chúng ta tạo ra loại hình, hình thức du lịch nội địa, như các vị trí điểm du lịch nằm trong phạm vi quốc gia Việt Nam là điểm đến du lịch nội địa. Vị trí điểm đến du lịch nằm ngoài quốc gia của điểm xuất phát, loại hình, hình thức du lịch quốc tế (như các điểm đến: Trung Quốc, Malaysia, singapor, Thái Lan...). Khi nói về vị trí của điểm đến du lịch cũng cần cụ thể hơn vị trí của điểm đến du lịch về mặt địa lý. Việc cụ thể này sẽ giúp nhìn nhận rõ hơn về vai trò của điểm đến du lịch. Vị trí điểm du lịch là chọn một địa phương mà ở đó có những điều kiện tài nguyên làm cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển mạnh mẽ. Như vậy, việc định vị điểm du lịch sẽ bao gồm cả việc hoạch định những vùng, những tiểu vùng bao trùm ra ngoài giới hạn của vị trí điểm du lịch. Những vùng đệm này đảm bảo cho hoạt động du lịch được phát triển tối ưu. Khi nghiên cứu lựa chọn vị trí điểm du lịch mới phải chú ý đến hiệu quả tâm lý của khoảng cách. Trong du lịch, khoảng cách thường là yếu tố gây tâm lý ngần ngại khi quyết định đi du lịch. Khoảng cách ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, đến sức khỏe, đến quỹ thời gian... và phần nào đến thời điểm lựa chọn. Việc đi lại thông thường bắt đầu từ điểm xuất phát như ga tàu hỏa, từ bến cảng hay từ sân bay,... Để có thể loại trừ được phần nào sự bất tiện hay sự ngần ngại của du khách vì khoảng cách đến điểm du lịch không thuận lợi, ngoài những tiện nghi cần thiết trang bị trên các phương tiện vận chuyển, các doanh nghiệp vận chuyển thông thường chú ý tạo ra những thuận lợi khác như món ăn ngon, video, đồ uống, hàng lưu niệm.... 1.1.3.2. Vai trò của điểm đến du lịch Điểm đến du lịch đóng vai trò rất lớn trong việc tạo ra sản phẩm du lịch; tạo ra các giá trị khai thác du lịch, dịch chuyển kinh tế, vật chất, tinh thần và 20 nguồn lao động cho nơi có điểm đến; tạo ra giá trị hưởng thụ và ý nghĩa cho du khách sử dụng chuyến đi. Một điểm đến du lịch dù mới được hình thành hay đã có lịch sử tồn tại và phát triển đã lâu đều có những vai trò nhất định trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và khu vực. Tuy nhiên, tùy từng mức độ phát triển khác nhau, tùy vào hiệu quả của công tác quản lý điểm đến mà mỗi điểm đến du lịch lại có tuổi thọ ngắn hay dài trong chu kỳ sống của điểm đến.[8] 1.2. Quản lý điểm đến du lịch 1.2.1. Định nghĩa quản lý điểm đến du lịch Theo tổ chức UNWTO, “Quản lý điểm đến du lịch là việc quản lý mang tính phối hợp của tất cả các yếu tố tạo nên một điểm đến. Việc quản lý điểm đến mang lại phương pháp tiếp cận chiến lược nhằm liên kết các thực thể/đối tượng riêng biệt cho việc quản lý các điểm đến tốt hơn. Sự kết hợp quản lý có thể tránh sự trùng lặp trong những nỗ lực liên quan đến việc quảng bá, các dịch vụ du khách, đào tạo, hỗ trợ kinh doanh và nhận biết bất cứ thiếu sót quản lý nào mà không được giải quyết".[23] Như vậy, với cách hiểu này, quản lý điểm đến du lịch chính là một hoạt động có sự phối hợp của các nhân tố hình thành điểm đến đồng thời xác định rõ vai trò của việc quản lý điểm đến trong mục tiêu phát triển du lịch của điểm đến đó 1.2.2. Những mục tiêu chính của quản lý điểm đến du lịch 1.2.2.1. Phát triển một hệ thống thông tin du lịch năng động về điểm đến Phát triển một hệ thống thông tin du lịch là vô cùng cần thiết nhằm tăng cường thông tin giữa các cơ quan công quyền, giữa các tổ chức công và tư, giữa chính quyền và nhân dân địa phương, giữa các tổ chức có trách nhiệm và du khách tới điểm đến. Tổ chức quản lý điểm đến cũng cần có trách nhiệm thu thập thông tin của chính điểm đến du lịch và của cả thị trường bền ngoài trong đó có cả các đối thủ cạnh tranh. Việc thành lập một mạng lưới thông tin du lịch là một phương thức quảng bá vạn năng. Thông tin có thể giúp cho du khách nhận thức được giá trị và mục 21 tiêu của các điểm đến đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn hành vi cho du khách sao cho phù hợp. Thông tin có thể được cung cấp qua nhiều phương thức khác nhau, ví dụ: Tờ rời, quy tắc ứng xử và thuyết minh. Các thông tin này có thể có tại các trung tâm truy cập thông tin, các điểm thu hút du khách và các công trình công cộng, chỗ ở của du khách... Trên thực tế, mọi tổ chức điểm đến là “bên môi giới thông tin”, tổ chức điểm đến thu thập thông tin về: các nguồn tài nguyên, các sản phẩm và dịch vụ du lịch cho khách hàng tiềm năng hoặc khách du lịch, các cơ hội thị trường..... Việc quản lý thông tin tốt là một yêu cầu cần thiết. Điều này có nghĩa là việc áp dụng một phương pháp thích hợp cho việc thu thập, lưu trữ và phổ biến thông tin về điểm đến. 1.2.2.2. Xây dựng lên hình ảnh của một khu vực, một quốc gia như là một điểm đến du lịch Để được biết đến rộng rãi trên trường quốc tế với những hình ảnh tích cực, một điều mà bất cứ một khu vực hay quốc gia nào cũng quan tâm là tạo dựng hình ảnh cũng như tăng cường công tác quảng bá xúc tiến, giới thiệu hình ảnh của khu vực, quốc gia ra nước ngoài trong một nỗ lực định vị điểm đến. Trong thời đại ngày nay, việc tạo dựng hình ảnh của khu vực, của quốc gia luôn được các nước cân nhắc kỹ lưỡng và đầu tư triển khai với sự hỗ trợ của các công nghệ tiên tiến hiện đại nhất. Một trong những yếu tố được đặc biệt quan tâm khi tạo dựng hình ảnh là sự độc đáo so với các nước khác, các khu vực khác cũng khai thác triệt để ưu thế và lợi thế của địa phương. Sự hiện diện văn hoá của một địa phương, một khu vực hay một đất nước chính là hình ảnh ấn tượng của địa phương, của khu vực, của quốc gia đó trong lòng du khách. Hình ảnh ấn tượng đó có thể là một công trình kiến trúc, tác phẩm âm nhạc, thơ văn, hội họa, điêu khắc, có thể là một danh thắng thiên nhiên, một nhân vật nổi tiếng, một phong tục tập quán, một lễ hội, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, công nghiệp, một con vật, một loài cây, loài hoa, thậm chí là một 22 món ăn, một loại đồ uống. Mỗi quốc gia hay mỗi vùng miền có thể có một hình ảnh đặc trưng tiêu biểu, nhưng nhìn chung, các quốc gia thường có nhiều hình ảnh mang tính đặc trưng. Ví dụ, khi nhắc đến Pháp, điều mà ai cũng nghĩ đến đó là tháp Eiffel, rượu vang Bordeaux; nói đến Australia, người ta sẽ nghĩ đến Nhà hát vỏ sò Sydney, đến chuột túi Kangaroo; nói đến Nhật Bản là núi Phú Sỹ, rượu Sakê, trà đạo; nói đến Hàn Quốc không thể không nhắc đến món kim chi; nói đến Cuba, đó là xì gà, là bãi biển trong xanh, là mía đường,.... Những hình ảnh về một xứ sở nào đó sẽ được người dân các xứ sở khác đón nhận, ghi nhận và lưu giữ để trở thành biểu tượng. Khi có một sự tác động nhất định, biểu tượng đó sẽ hiện diện trong đầu óc con người theo quy luật liên tưởng. [9] Hình ảnh quốc gia, khu vực luôn phải gắn liền với thực tế của đất nước, khuc vực đó, không thể tạo ra những hình ảnh giả tạo, che giấu sự thật trong thời đại công nghệ thông tin và thế giới hội nhập với tính công khai minh bạch ngày càng cao. Nói cách khác một hình ảnh chỉ có thể tồn tại lâu dài khi nó phản ánh chân thực những giá trị của địa phương hay quốc gia đó về lịch sử, sự phát triển kinh tế xã hội, công nghệ, con người, điều kiện địa lý đặc thù, điểm đến, môi trường kinh doanh, sự vận động và năng động của quốc gia, chất lượng sống, sự sáng tạo, nhất là giá trị nhân văn. Hầu hết các khu vực, các quốc gia có tài nguyên cũng như điều kiện để phát triển du lịch đều muốn thu hút đầu tư và gia tăng lượng khách du lịch, mong muốn cộng đồng toàn cầu nhận thức tích cực về các sản phẩm do địa phương hay quốc gia đó sáng tạo. Do đó, mỗi khu vực, mỗi quốc gia muốn phát triển du lịch phải tạo dựng một hình ảnh như là thương hiệu riêng để đánh thức sự nhận biết về bản sắc riêng của mình nhất là trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh. Một thông điệp định vị rõ ràng hay một hình ảnh tích cực sẽ giúp khu vực đó chiếm một vị trí nhất định trong tâm trí người nước ngoài khi họ quyết định đầu tư, đi du lịch hay mua sản phẩm. Đổi lại, thương hiệu nổi tiếng cũng góp phần tạo nên hình ảnh đặc trưng cho vùng miền, khu vực, quốc gia từ đó đem lại những lực 23 đẩy vô cùng quan trọng như: bùng nổ dự án đầu tư nước ngoài, tăng số lượng khách du lịch, tăng hạn ngạch xuất khẩu, và còn thu hút nhân tài, khơi dậy niềm tự hào trong mỗi công dân. [9] 1.2.2.3. Tạo ra sự nhận thức tốt hơn về điểm đến trên thị trường du lịch Kinh doanh du lịch thường đem lại nhiều lợi ích đặc biệt là về lĩnh vực kinh tế đối với một địa phương nhưng không phải cộng đồng nào cũng nhận thức được đầy đủ về điểu này. Việc nâng cao nhận thức về du lịch và điểm đến du lịch có thể làm cho cộng đồng nhận thức được sự đóng góp to lớn về kinh tế của ngành du lịch. Từ nhận thức đó sẽ giúp phát triển ý thức cộng đồng, nâng cao niềm tự hào của cộng đồng về nguồn tài nguyên của khu vực, tăng cường sự hỗ trợ nói chung cho ngành du lịch và cải thiện mối quan hệ giữa khách du lịch với cộng đồng rộng lớn. Người dân có thể trở thành đại sứ du lịch phi chính thức cho điểm đến du lịch. Trong việc nâng cao nhận thức về du lịch và điểm đến du lịch, tổng cục du lịch Malta đã có một loạt các hoạt động khá hữu dụng. Có thể kể đến như: các tờ rơi, áp phích đã được phân phát trên khắp hòn đảo này với một thông điêp nhấn mạnh tới lợi ích kinh tế của du lịch. Poster mang thông điệp “Du lịch = 350 triệu Lira Malta (đồng tiền của Malta) + 40.000 việc làm. Vai trò của bạn trong ngành du lịch là rất quan trọng”. Chiến dịch đó là phần nào nỗ lực trên toàn quốc mà do Bộ Du lịch và Tổng cục Du lịch Malta chỉ đạo để nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành du lịch. Hành động trên đã tác động không nhỏ tới điểm đến Malta và thu hút sự chú ý của đông đảo khách du lịch quốc tế đến hòn đảo xinh đẹp nằm trên biển Đại Tây Dương bởi lẽ nhận thức về điểm đến du lịch không chỉ ở khách du lịch mà còn ở chính cộng đồng cư dân địa phương, chính quyền địa phương và các nhà cung ứng của điểm đến đó.[23, tr.11] 1.2.3. Nội dung của quản lý điểm đến du lịch 1.2.3.1. Tạo ra một BQL mạnh Bất cứ điểm đến du lịch nào dù đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài cho đến những điểm du lịch mới được công bố cũng cần có một BQL chính 24 thức. BQL của điểm đến có thể là một cơ quan có trách nhiệm trong việc chỉ đạo các nguồn lực, phối hợp với các cơ sở du lịch địa phương, với các công ty du lịch quốc tế hay nội địa, các tổ chức có liên quan ở trong và ngoài nước. BQL điểm đến du lịch còn có trách nhiệm chỉ đạo các chương trình quản lý chất lượng toàn diện nhằm hướng tới việc thu được kết quả cũng như mục tiêu đã đề ra. Như vậy, vai trò cơ bản của các nhà quản lý điểm đến du lịch sẽ là giám sát, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp và cư dân địa phương. Đây là một trong những lý do tạo ra mối quan hệ tương hỗ giữa bốn nhóm đối tượng: khách du lịch, nhà cung ứng du lịch, cư dân địa phương và chính quyền địa phương. Để giúp cho công tác quản lý điểm đến du lịch được thực hiện một cách hiệu quả, yêu cầu đặt ra trước tiên đó là phải có một đội ngũ làm việc khoa học, hiệu quả, quen thuộc với địa bàn và nhiều điểm đến khác trên toàn thế giới..... Các thành viên của BQL về cơ bản phải có kiến thức nền tảng về chuyên môn đồng thời có kỹ năng phân tích những diễn biến hiện có trong ngành du lịch. Đó có thể là những cơ hội hoặc thách thức đặt ra cho ngành du lịch cũng như các điểm đến du lịch mà các thành viên trong BQL cần nhận biết, xem xét, phân tích để có được những quyết định đúng đắn trong công tác quản lý. Việc hoàn thiện các chương trình quản trị chất lượng toàn diện có thể sẽ cung cấp những phương thức hỗ trợ cho việc đưa ra những quyết định chung, để cộng tác và liên hệ giữa các bên liên quan. 1.2.3.2. Đạt được sự cam kết giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân Lĩnh vực công ở đây có thể hiểu là các cơ quan quản lý, còn lĩnh vực tư nhân bao gồm các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch tại điểm đến. Giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân trên thực tế cần có sự phối hợp và liên kết chặt chẽ vì khu vực công có trách nhiệm trong việc lập và phê duyệt các kế hoạch, dự án để thiết kế bối cảnh cho điểm đến một cách thích hợp. Cụ thể, đó là các bộ, ủy ban, tổng cục, ban thanh tra, ban thư ký và các hình thức tổ chức khác nhau nhằm chỉ đạo hoạt động du lịch ở điểm đến. 25 Những cơ quan và tổ chức ấy là các cơ quan chính thức về du lịch do Nhà nước lập ra để lãnh đạo ngành trong sự chỉ đạo thống nhất của nền kinh tế quốc dân. Họ đại diện cho chính quyền địa phương hoặc Trung ương đảm bảo sự sẵn sàng thực sự để phục vụ khách du lịch trong vùng hoặc trong cả nước. Hoạt động của các cơ quan đó nhằm soạn thảo và thực hiện các phương sách của chính sách kinh tế trong lĩnh vực du lịch (nâng cao nhận thức về du lịch cho dân tộc, xây dựng tình cảm hữu hảo đối với khách du lịch ngoại quốc, đẩy mạnh và nâng cao lòng yêu tổ quốc của nhân dân....); chăm lo đến việc giữ gìn các giá trị thiên nhiên, văn hóa và lịch sử; lãnh đạo trực tiếp việc tổ chức và kinh doanh du lịch; tổ chức tuyên truyền và quảng cáo du lịch ở trong và ngoài nước; mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ du lịch quốc tế; tham gia vào các tổ chức quốc tế về du lịch; mở các viện nghiên cứu để dự đoán các vấn đề về du lịch,.... Khu vực tư với tư cách là các đơn vị kinh tế phục vụ khách du lịch được gọi là các tổ chức kinh doanh du lịch và chăm lo trực tiếp đến các hoạt động của việc tiếp nhận khách. Đó là các cơ quan đảm bảo về việc di chuyển, đảm bảo việc ăn, ngủ, giải trí và hàng hóa phục vụ khách du lịch. Các tổ chức du lịch kinh doanh, sản xuất và tiêu thụ các dịch vụ du lịch, lập kế hoạch và tổng kết hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc... Vai trò của nhà nước trong ngành du lịch đang trải qua một sự thay đổi từ mô hình khu vực công truyền thống với những chính sách của chính phủ sang một mô hình mang tính doanh nghiệp, nhấn mạnh vào hiệu quả làm việc, thu nhập, vai trò của thị trường và quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu vực tư. Quan hệ đối tác như vậy có thể bao gồm một loạt các cấp độ tham gia khác nhau từ những giao ước không chính thức cho tới các giao ước hợp đồng bao gồm: mối quan hệ làm việc tốt đẹp giữa hai hay nhiều đối tác; sự phối hợp rời rạc hay điều chỉnh lẫn nhau về các chính sách và thủ tục của các đối tác để đạt được mục tiêu chung; các thỏa thuận tạm thời nhằm thực hiện một nhiệm vụ, dự án cụ thể; phối hợp thường xuyên hoặc lâu dài thông qua một thỏa thuận chính thức để 26 thực hiện một chương trình hoạt động cụ thể... Các quan hệ đối tác có thể được hình thành nhằm vào các mục đích kinh tế xã hội và môi trường. Các mối quan hệ đối tác này có thể tồn tại ở nhiều cấp độ khác nhau. Vai trò ngày càng lớn của công tác quản lý điểm đến du lịch là nhằm hỗ trợ việc duy trì và phát triển các quan hệ đối tác, đặc biệt là tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch và đưa ra việc quản lý điểm đến để đảm bảo cho du khách có thể trải nghiệm chuyến du lịch của mình một cách tốt nhất. Lợi ích của sự hợp tác này sẽ giúp tránh được sự trùng lặp, lãng phí các nguồn lực tài chính và cung cấp các kênh truyền thông tốt hơn để lập kế hoạch, quyết định và áp dụng chúng vào trong thực tế. Nhằm đem lại sự hợp lý về thời gian và tài chính cũng như xây dựng được hệ thống sản phẩm phù hợp cần có sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch. Sự hợp tác này mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp, cá nhân còn cơ quan quản lý Nhà nước lại có nhiều lợi thế hơn như tạo được nền kinh tế cân bằng, ổn định. Như vậy, việc tạo lập sự liên kết trong quản lý điểm đến liên quan tới lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân, các tổ chức phi lợi nhuận, những người dân địa phương là rất cần thiết. Đây chính là một yêu cầu trong việc phát triển du lịch bền vững. 1.2.3.3. Quản lý nhân lực Ngành du lịch là ngành có nguồn lao động chuyên sâu và có sự tương tác với cộng đồng địa phương, là khía cạnh quan trọng của trải nghiệm du lịch. Lực lượng lao động du lịch được đào tạo tốt cùng những công dân được trang bị kiến thức nhận thức được những lợi ích cùng trách nhiệm của mình là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển du lịch và cũng là yếu tố không thể thiếu của điểm đến du lịch, cần phải được quản lý phù hợp với chiến lược điểm đến du lịch.[23] Nói cách khác, để phát triển du lịch, quản lý điểm đến cần quan tâm đến phát triển 27 chương trình đào tạo cho cán bộ, lao động trong ngành du lịch và người dân địa phương để nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Đồng thời, quản lý nguồn nhân lực của điểm đến du lịch cần quan tâm đến mối quan hệ giữa các bên liên quan tới hoạt động du lịch như chính quyền địa phương, cư dân địa phương, khách du lịch và nhà cung ứng du lịch. Những chủ thể này có mối quan hệ tương tác với nhau rất chặt chẽ và ảnh hưởng mạnh mẽ tới công tác quản lý nguồn nhân lực của điểm đến. Có thể hiểu về vấn đề này ở một khía cạnh hẹp như sau: Ví dụ, thông thường, nhà cung ứng du lịch nào cũng quan tâm tới hiệu quả kinh doanh của mình nên bản thân họ và nhân viên của họ phải có thái độ lịch sự, thân thiện với khách du lịch nhưng với cư dân địa phương thì điều này họ có thể thực hiện hoặc không. Thái độ và những biểu hiện của họ còn phụ thuộc vào nhận thức, lợi ích mà họ nhìn thấy từ khách du lịch và hoạt động du lịch. Trong khi đó, du khách sẽ nhận thấy một điểm đến du lịch an toàn, thân thiện khi những người mà họ tiếp xúc ở điểm đến đó tạo cho họ cảm giác an toàn và thân thiện. Ngoài đội ngũ lao động trực tiếp trong ngành du lịch ở các lĩnh vực như lữ hành, khách sạn,... thì đối tượng thường xuyên tiếp xúc với khách du lịch có thể là những người lái xe taxi, những người giữ đồ, người dân địa phương không lao động trong ngành du lịch nhưng ở tại điểm du lịch,.. Tất cả những đối tượng trên cần được đào tạo, tác động trực tiếp hay gián tiếp đến nhận thức cũng như ý thức của họ về việc cần cư xử một cách lịch sự, có văn hóa với khách du lịch vì nếu những cá nhân này gây ấn tượng tốt hay xấu có thể ảnh hưởng đến ngành du lịch của cả địa phương mà trước hết là hoạt động du lịch của điểm đến. 1.2.3.4. Quản lý môi trường Môi trường du lịch ở đây hiểu theo nghĩa hẹp, đó là các vấn đề liên quan đến tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn), các vấn đề về cảnh quan, không khí, nguồn nước… Công tác quản lý môi trường cần quan tâm tới những tác động của khách du lịch, của dân cư sở tại và nhà cung ứng du 28 lịch tới môi trường du lịch để có những biện pháp thích hợp cho sự phát triển du lịch của điểm đến. Chất lượng môi trường hiện nay đã trở thành một yếu tố quan trọng để phát triển các điểm đến du lịch, thúc đẩy lượng khách tham quan và làm tăng sức cạnh tranh của một điểm đến. Cụ thể, những du khách có nhiều kinh nghiệm sẽ lựa chọn những điểm đến du lịch có môi trường trong sạch, có những yếu tố hấp dẫn du khách và đáp ứng được tốt khả năng lưu lại của du khách như dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú và dịch vụ bổ sung. Tuy nhiên, phát triển du lịch và giữ gìn môi trường tự nhiên là hai vấn đề có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau nhưng lại hết sức phức tạp. Du lịch luôn đòi hỏi lợi ích tài chính cao ở những địa điểm có môi trường trong sạch và nguyên vẹn, nhưng khi du lịch ảnh hưởng tới môi trường một cách tiêu cực thì lợi ích thu được từ môi trường sẽ không được lâu dài và ổn định. Chính vì vậy hiện nay, hầu hết các điểm đến du lịch đều hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững có nghĩa là bền vững về kinh tế, môi trường, văn hóa xã hội. Quản lý môi trường ở điểm đến du lịch cũng đặt trong hướng phát triển chung đó. 1.2.3.5. Tạo ra sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch Một điểm du lịch hình thành cần có những nhân tố sau: Tài nguyên du lịch hấp dẫn, khả năng lưu lại của du khách, giao thông đi lại. Có những doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, có những doanh nghiệp lại chủ yếu hoạt động bên lĩnh vực vận chuyển.... Nhu cầu của du khách lại vô cùng đa dạng và phong phú. Vì vậy, để đáp ứng được những nhu cầu đó một cách tốt nhất các doanh nghiệp du lịch cần phải có sự hợp tác với nhau. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp du lịch sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho điểm đến. Đồng thời, việc hợp tác này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà kinh doanh riêng lẻ có thể chia sẻ thông tin, hỗ trợ lẫn nhau, giúp các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển một cách lâu dài, ổn định. Một lý do nữa để thấy rằng các doanh nghiệp du lịch địa phương nên có sự hợp tác với nhau đó là tính thời vụ trong du lịch. Vào thời vụ chính, lượng 29 khách du lịch đến đông hay cuối vụ và ngoài vụ du lịch khách du lịch tới ít, việc hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch sẽ tránh được hiện tượng bán phá giá hay nâng giá, hạ giá một cách tự phát theo tính toán riêng của một doanh nghiệp nào đó. Chính vì vậy, việc tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng. 1.2.3.6. Hợp tác và phối hợp với các nhà cung ứng Các nhà cung ứng cần có sự hợp tác và phối hợp với nhau. Những nhà cung ứng dịch vụ, hàng hóa du lịch tại địa phương hay trên những địa bàn khác luôn cần có sự liên hệ, hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau ví dụ như những doanh nghiệp ở nơi gửi khách và nơi nhận khách. Các nhà cung ứng này có nhiệm vụ quan trọng trong nỗ lực quảng cáo những điểm đến du lịch như xúc tiến, phân phối, tạo dựng hình ảnh cho điểm đến và đương nhiên, những hoạt động đó cần có sự hợp tác giữa các nhà cung ứng với nhau. Khách du lịch khó có thể có một ấn tượng tốt đẹp về một điểm đến nào đó nếu như các nhà cung ứng không có sự hợp tác với nhau. Có nghĩa là không chỉ các doanh nghiệp địa phương phải hợp tác với nhau mà những doanh nghiệp hay cụ thể hơn là các nhà cung ứng có liên quan tới chuyến đi của du khách phải hỗ trợ nhau để đem lại những sản phẩm du lịch tốt nhất cho du khách. Việc hợp tác này tạo ra hình ảnh tốt về điểm đến trong lòng du khách và đương nhiên, những nhà cung ứng du lịch ở các địa phương khác sẽ theo đó để hoạt động lâu dài, hiệu quả. 1.2.3.7. Phát triển sản phẩm Điều này là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của điểm đến. Một điểm đến du lịch nếu như không chú trọng đến hoạt động phát triển sản phẩm thì sẽ nhanh chóng bị rơi vào tình trạng bão hòa và suy thoái trong chu kỳ sống của sản phẩm. Các điểm đến du lịch phải đưa ra những điều kiện cơ bản để thu hút du khách muốn tham quan và trải nghiệm, đồng thời phải trang bị cơ sở để du khách có thể lưu lại như chỗ ở, ăn uống. Đặc biệt, các điểm đến muốn phát 30 triển sản phẩm của mình cần chú ý đến vấn đề giao thông vận tải phục vụ cho việc tiếp cận điểm đến và trong nội vùng của điểm đến. Điều quan trọng nhất là những điểm du lịch phải được cải thiện và mở rộng không ngừng phù hợp với xu hướng phát triển mới trên thị trường. Đây là một yêu cầu không thể thiếu để phát triển sản phẩm du lịch. Ngoài ra, các sản phẩm du lịch phi vật thể cần được sắp xếp một cách thuận tiện, hấp dẫn và gần gũi. Việc sắp xếp thành hành trình gồm một loạt các điểm tham quan, trải nghiệm, các sản phẩm và dịch vụ có thể được cung cấp theo chủ đề, hành trình đã được đề xuất hoặc vị trí địa lý sẽ là một thuận lợi không nhỏ cho khách du lịch trong quá trình tham quan, thẩm nhận… các giá trị vật chất, tinh thần độc đáo, khác lạ của điểm đến du lịch.[23] 1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điểm đến du lịch 1.2.4.1. Khả năng quản lý Quản lý điểm đến hiệu quả cho phép điểm đến du lịch tối đa hóa giá trị du lịch cho du khách đồng thời đảm bảo lợi ích của cộng đồng địa phương và phát triển du lịch bền vững. Chính vì vậy, khả năng quản lý là yếu tố đầu tiên, liên quan đến sự chỉ đạo và hành vi của BQL du lịch trong việc thực hiện các chương trình nhằm đạt được mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Công việc quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hay khích lệ nhân viên, kiểm soát hệ thống tiêu chuẩn và thông tin. Nhiệm vụ của công việc này bao gồm: tạo tầm nhìn cho điểm đến, đào tạo nhân viên, hướng dẫn cho cư dân địa phương, lên kế hoạch quảng bá và quản lý vấn đề nghiên cứu thị trường nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng. 1.2.4.2. Chiến lược và chính sách Về mặt lý thuyết, chiến lược được hiểu là những cách thức mà nhờ đó, những mục tiêu dài hạn có thể đạt được; chính sách là chỉ ra những phương cách được vận dụng để đạt tới nhưng mục tiêu thường niên của doanh nghiệp. Chính sách bao gồm những hướng dẫn, quy định, những phương thức được lập ra để phụ giúp cho những nỗ lực nhằm đạt tới những mục tiêu đề ra. 31 Những chiến lược và chính sách liên quan đến điểm đến du lịch đều tuân theo cả tiêu chuẩn trong nước và quốc tế nhằm mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Phần lớn các tiêu chuẩn và chính sách đều tập trung đến hệ thống chất lượng dịch vụ phải đảm bảo sự phát triển ngành du lịch không mang lại nguy hại cho các bên liên quan như khách du lịch, nhà cung ứng du lịch, chính quyền địa phương, cư dân địa phương... thậm chí là cả các ngành nghề khác ở địa phương đó (ví dụ: nông nghiệp, thủ công nghiệp...). Các chiến lược và chính sách sẽ được BQL đưa ra nhằm tập trung khai thác, giữ gìn, bảo tồn những điểm đến du lịch một cách khoa học và hiệu quả. 1.2.4.3. Phương pháp, mô hình quản lý Một trong những yếu tố tác động tới công tác quản lý điểm đến du lịch chính là phương pháp và mô hình quản lý. Có nhiều phương pháp và nhiều mô hình quản lý khác nhau tùy vào lĩnh vực hoạt động. Trong cơ sở lý luận của đề tài, tác giả đưa ra hai mô hình quản lý đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là quản lý điểm đến du lịch: Mô hình phổ biến được áp dụng trong quản lý điểm đến là Quản lý theo tiêu chuẩn Châu Âu (EFQM) và mô hình đầu tư công – quản lý tư. - Về mô hình quản lý theo tiêu chuẩn Châu Âu (EFQM) Đầu năm 1992, mô hình này được giới thiệu và nhanh chóng áp dụng rộng rãi tại châu Âu. Đây chính là cơ sở đánh giá các doanh nghiệp của giải thưởng chất lượng châu Âu và trở thành nền tảng vững chắc đối với phần lớn các giải thưởng chất lượng trong khu vực. Về cơ bản, mô hình này dựa trên nguyên lý quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management – Quản trị chất lượng toàn diện) để định ra các tiêu chí và các mức độ của từng tiêu chi nhằm đánh giá trình độ quản lý của từng đơn vị. Nhờ mô hình này, các nhà quản lý sẽ biết được trình độ quản lý của mình đang ở mức độ này và xác định được các điểm hạn chế để từ đó tìm ra phương hướng phát triển tốt hơn. Mô hình này sẽ là một công cụ hiệu quả để tìm ra quyết sách ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn phù hợp để phát 32 huy được điểm mạnh, tận dụng được những cơ hội, đương đầu với thách thức để đạt được hiệu quả quản lý.[18] - Mô hình đầu tư công – quản lý tư: Mô hình này giúp thực hiện các dự án hiệu quả nhằm thu hút, khuyến khích cạnh tranh, sáng tạo, kinh nghiệm và nguồn lực của khu vực tư nhân, qua đó nâng cấp theo tiêu chuẩn quy định, đáp ứng yêu cầu và lợi ích của người sử dụng. Quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà đầu tư và cơ quan nhà nước được thảo luận bình đẳng, công bằng trên cơ sở hợp đồng, dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, nhà nước và người sử dụng, tạo điều kiện để nhà đầu tư thực hiện dự án, thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý Nhà đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện dự án theo tiến độ, chất lượng, yêu cầu và điều kiện thỏa thuận tại hợp đồng dự án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án theo điều kiện thỏa thuận. 1.2.5. Lợi ích của việc quản lý điểm đến du lịch 1.2.5.1. Tạo lợi thế cạnh tranh. Hai yêu cầu rất quan trọng cho các điểm đến để đạt được một lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ của họ, cụ thể là: - Thiết lập một vị trí mạnh mẽ và độc đáo, tức là cung cấp các trải nghiệm khác biệt so với các điểm đến khác, bằng cách phát huy tính hấp dẫn của điểm đến và nguồn lực nhằm làm nổi bật đặc điểm độc đáo của nó . - Cung cấp chất lượng tốt và giá trị vượt trội cho điểm đến, bằng cách đảm bảo rằng tất cả các dịch vụ, sản phẩm mà khách tiếp cận, tiêu dùng đều đạt tiêu chuẩn cao nhất. 1.2.5.2. Đảm bảo phát triển bền vững du lịch Phát triển du lịch bền vững với sự quản lý thích hợp và lập kế hoạch đảm bảo rằng các điểm đến được duy trì tính toàn vẹn môi trường và các nguồn tài nguyên du lịch. Những điều này đã làm cho điểm đến trở nên hấp dẫn hoặc cũng 33 có thể giúp tránh được những xung đột xã hội và văn hóa cũng như ngăn chặn những ảnh hưởng của du lịch đến lối sống, truyền thống và các giá trị địa phương. 1.2.5.3. Phát triển các lợi ích của du lịch Việc chi tiêu cho du lịch và lợi ích kèm theo có thể được phát triển hơn nữa bằng cách hỗ trợ phát triển cộng đồng dựa vào sản phẩm và trải nghiệm của du khách, thúc đẩy du lịch nông thôn, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ, khám phá tiềm năng của ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ,... 1.2.5.4. Nâng cao hiệu suất/lợi nhuận du lịch Thông qua tập trung phát triển không gian và đặt mục tiêu quảng bá, các điểm đến có thể kéo dài thời gian lưu trú trung bình của du khách, tăng chi tiêu bình quân của du khách và giảm tính thời vụ không mong muốn trong chuyến thăm của họ; tất cả điều đó góp phần vào việc khắc phục, bù đắp được chi phí đầu tư, đem lại lợi nhuận theo đầu người từ mỗi du khách. 1.2.5.5. Xây dựng một bản sắc thương hiệu mạnh và gây ấn tượng sâu sắc Việt Nam đã trải qua giai đoạn nhận thức về thương hiệu (2000-2006) đó là giai đoạn chúng ta nhận thức về vai trò thương hiệu đối với doanh nghiệp, sản phẩm, địa phương và quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế và toàn cầu hoá. Thương hiệu và Sở hữu trí tuệ cũng là những chuẩn mực của sân chơi quốc tế, vốn từng là rào cản của tiến trình gia nhập WTO. Vì vậy hiện nay là giai đoạn ứng dụng thương hiệu một cách chuyên nghiệp, dựa trên nhận thức các thể loại thương hiệu, nhãn hiệu… trong đó thương hiệu địa phương, và thương hiệu du lịch địa phương cũng cần được xây dựng một cách chuyênnghiệp. Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc các vấn đề: kinh tế và phi kinh tế; văn hoá địa phương và văn hoá quốc tế; kinh tế hàng hoá và kinh tế giá trị mềm; chiến lược, quản trị hài hoà với năng lực sáng tạo và truyền thông. Không có một chiến lược thương hiệu tách biệt cho từng lĩnh vực, ngành nghề. Thương hiệu là vấn đề chủ đạo, liên ngành và đa sản phẩm, đa lĩnh vực. 34 Rất khó để tách thương hiệu hàng hoá địa phương ra khỏi thương hiệu du lịch địa phương. Các tổ chức quảng bá điểm đến đang ngày càng nhận ra giá trị và sức mạnh của thương hiệu điểm đến mạnh. Bởi một điểm đến du lịch có thương hiệu luôn cung cấp giá trị tuyệt vời, sự ưa chuộng của du khách đối với thương hiệu gia tăng và các du khách ghé trở lại điểm đến du lịch đó một cách thường xuyên. 35 Tiểu kết chương 1 Trong chương một, luận văn đã hệ thống các vấn đề lý luận về điểm đến du lịch và công tác quản lý điểm đến du lịch. Có rất nhiều cách hiểu về điểm đến du lịch cũng như nhiều khái niệm được đưa ra xung quanh vấn đề này nhưng tựu chung lại điểm đến du lịch phải là điểm có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh, đảm bảo các điều kiện để du khách có thể lưu lại, phát triển ổn định và lâu dài. Điểm đến du lịch giữ vị trí quan trọng và là nhân tố quyết định tới sự phát triển du lịch của một khu vực hay một quốc gia,... Bên cạnh đó, tác giả cũng tập trung làm rõ các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch, vị trí và vai trò của điểm đến trong phát triển du lịch. Cũng trong khuôn khổ chương một, luận văn đã khái quát những mục tiêu chính của quản lý điểm đến du lịch, nội dung của quản lý điểm đến, những nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý điểm đến và lợi ích của điểm đến trong phát triển du lịch. Các vấn đề lý luận trên làm nền tảng cho việc đánh giá thực trạng của công tác quản lý điểm đến và là cơ sở để đưa ra các giải pháp, kiến nghị trong những chương tiếp sau. 36 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH 2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch 2.1.1.1. Vị trí địa lý Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc của tổ quốc, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ từ 1060 56’ đến 1070 37’ kinh độ Đông và 200 43’ đến 210 09’ vĩ độ Bắc. Phía Tây và Tây Bắc Vịnh Hạ Long kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết phần huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam và Tây giáp đảo Cát Bà (TP. Hải Phòng). Trên bản đồ thế giới, phía Bắc Vịnh Hạ Long tiếp giáp với Trung Quốc, phía Đông Vịnh Hạ Long tiếp giáp với biển Đông. Năm 1962, Vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553 km2 với 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Các đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai khu vực chính phía Đông Nam (thuộc Vịnh Bái Tử Long ) và phía Tây Nam (thuộc Vịnh Hạ Long). Khu trung tâm Vịnh có diện tích 434 km2 và 775 hòn đảo có giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất địa mạo được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) hai lần cộng nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (năm 1994 và 2000). Khu Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận (Khu vực bảo vệ I – vùng lõi) được giới hạn bởi 3 điểm: Đảo Đầu Gỗ phía Tây; hồ Ba Hầm phía Nam và đảo Cống Tây phía Đông. Khu vực bảo vệ II – vùng đệm được xác định bởi Vịnh dọc theo quốc lộ 18A, từ kho xăng dầu B12 (Cái Dăm) đến cây số 11 (Phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả). Khu vực bảo vệ III – vùng phụ cận là vùng biển và đất liền bao quanh khu đệm, kể cả vùng biên tiếp giáp với Vườn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng). 37 2.1.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên * Địa hình, khí hậu Quảng Ninh là tỉnh miền núi duyên hải với hơn 80% đất đai là đồi núi. Địa hình tương đối phức tạp với vùng núi, vùng trung du và đồng bằng ven biển, vùng ven biển và hải đảo. Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh, đặc biệt là vùng Vịnh Hạ Long là một vùng địa hình độc đáo với 1969 hòn đảo đá vôi lớn nhỏ. Đặc trưng địa hình vùng Vịnh Hạ Long là địa hình Karst bị nước bào mòn. Là một quá trình tiến hoá Karst đầy đủ trải qua 20 triệu năm nhờ sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố như tầng đá vôi rất dày, khí hậu nóng ẩm và quá trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều dạng địa hình Karst như kiểu Phong Tùng, Phong Linh. Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Vịnh Hạ Long nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính hải dương, nóng và ẩm vào mùa hè (từ tháng năm đến tháng mười một), gió đông nam. Mùa đông lạnh và khô hanh, ít mưa và có gió mùa đông bắc. Nằm trong vùng nhiệt đới nên nhiệt độ trung bình hàng năm từ 27 – 290C, mát và khô vào mùa đông với nhiệt độ xuống thấp khoảng 16 – 180C. * Hệ sinh thái Vịnh Hạ Long được xem như một khu hệ sinh thái đa dạng với những hệ sinh thái điển hình như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng và hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới. Bên cạnh những thảm thực vật xanh phủ khắp các đỉnh núi cheo leo, các vách đá và các vách hang trên các đảo là nhiều loài động thực vật quý hiếm.Trên thực tế, các hòn đảo ở đây là nơi trú ngụ của rất nhiều loại thực vật, bao gồm cả những loại quý hiếm, đặc hữu và tuyệt đẹp. Bên cạnh đó là hệ động vật phong phú gồm khoảng 1.000 loài cá biển, trong đó có 730 loài đã định tên; 140 loài động vật phù du; gần 500 loài động vật 38 đáy; 326 loài động vật tự du; 130 loài động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ; hơn 230 loài san hô và một số loài linh trưởng quý hiếm cùng nhiều thực vật đặc hữu. Hiện nay, hệ sinh thái ở Vịnh Hạ Long còn khá nguyên vẹn, thảm thực vật hầu như không có dấu hiệu của sự đốt cháy hay chặt phá. Tuy nhiên, để duy trì được sự phong phú, đa dạng của tài nguyên du lịch ở điểm đến du lịch này cần phải tăng cường hơn nữa công tác quy hoạch, bảo vệ, giữ gìn... nguồn tài nguyên nơi đây nhằm mục tiêu phát triển du lịch bền vững. 2.1.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn * Dân cư và dân tộc Hiện nay tại khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, có một bộ phận dân cư sinh sống, chủ yếu tập trung tại các làng chài: Cửa Vạn, Vông Viêng, Cống Tàu, Ba Hang…Họ sống trên các nhà thuyền, bè và sinh sống dựa vào nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản. Vịnh Hạ Long là nơi cư trú của 21 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có những đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán riêng. Đây cũng là yếu tố chủ đạo hình thành nên những đặc trưng văn hoá của vùng Hạ Long và là một nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng phục vụ cho hoạt động du lịch của địa phương. Trong hệ thống tài nguyên nhân văn đặc sắc đó phải kể đến những thành tố sau: * Di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc mỹ thuật Nền văn hoá Hạ Long tồn tại qua hàng nghìn năm, từ lâu được biết đến là nền văn hoá mang đặc trưng của người tiền sử sinh sống ở ven biển và hải đảo. Cùng với sự tồn tại và phát triển của những giá trị văn hoá truyền thống, Vịnh Hạ Long đã hình thành theo thời gian những công trình kiến trúc và di tích lịch sử có giá trị như: Thương cảng Vân Đồn tồn tại dưới thời vua Lý Anh Tông (Thế kỷ XII), là nơi thông thương, giao lưu trao đổi buôn bán hang hoá, giao lưu văn hoá…kéo dài từ thời thời Lý tới thời Trần, Lê. Ngoài ra còn rất nhiều di tích lịch 39 sử khác như: đình Quan Lạn trên đảo Quan Lạn thuộc quần đảo Vàm Thư (thị xã Cẩm Phả), đền Cửa Ông… * Di chỉ khảo cổ Qua khảo sát và nghiên cứu, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện và khai quật được rất nhiều di chỉ khảo cổ có giá trị như ở Đồng Mang, Xích Thố, Soi Nhụ…trong một diện tích hàng trăm km2 với vô số các hiện vật bằng đá sinh động và các mảnh gốm xốp có hoa văn vạch. Các nhà khảo cổ học Việt Nam gọi nền văn hoá này là “văn hoá Hạ Long” có niên đại cách đây 4.000 năm. Bên cạnh đó Hạ Long còn được xem như một trung tâm giao lưu văn hoá, giao thương giữa Việt Nam với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm La, các nước Đông Nam Á dưới các thời kỳ phong kiến Lý - Trần - Lê. * Lễ hội văn hoá lịch sử Vịnh Hạ Long là vùng đất được nhiều người biết đến còn bởi những lễ hội văn hóa lịch sử hết sức đặc sắc. Các lễ hội Phật giáo, lễ hội tín ngưỡng dân gian, lễ hội địa phương và các lễ hội du lịch được tổ chức hàng năm là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô giá. Đặc trưng của các lễ hội tại Vịnh Hạ Long là tái hiện lại cảnh sinh hoạt của ngư dân trên vịnh, tế Ngư Ông, hội chèo thuyền…. * Nghề thủ công truyền thống Các nghề thủ công như: gồm sứ, tạc than đá…ở Hạ Long từ lâu được coi như những sản phẩm lưu niệm du lịch độc đáo phục vụ du khách Như vậy, có thể thấy rằng sự đa dạng của tài nguyên du lịch là nhân tố vô cùng quan trọng để tạo nên sự phong phú trong loại hình sản phẩm du lịch. Qua đó, cũng có thể khẳng định chất lượng của tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản quyết định tới quy mô, số lượng, chất lượng của sản phẩm du lịch cũng như hiệu quả hoạt động du lịch. Vịnh Hạ Long là một điểm đến không chỉ phong phú về tài nguyên du lịch mà tiềm năng du lịch nơi đây còn hết sức đặc sắc và độc đáo. Chính điều này đã làm điểm đến du lịch Hạ Long ngày càng thu hút được sự quan tâm sâu sắc của cả du khách trong và ngoài nước. 40 2.1.2. Các nguồn lực kinh tế, xã hội và kỹ thuật bổ trợ 2.1.2.1. Đường lối chính sách phát triển du lịch Di sản Vịnh Hạ Long là một khu vực biển đảo rộng lớn, trong đó thường xuyên diễn ra những hoạt động kinh tế - xã hội đa dạng, phức tạp, các hoạt động đó liên quan đến nhiều ngành, địa phương và Trung ương. Do vậy, để có thể quản lý, bảo tồn phát huy tốt giá trị Vịnh Hạ Long trên cơ sở Công ước quốc tế, pháp luật và quy định của Nhà nước Việt Nam có liên quan đến quản lý Di sản, BQLVHL đã chủ động tích cực tham mưu để xuất với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành những cơ chế chính sách phục vụ công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long. Qua quá trình thực hiện, những chính sách này đã phát huy được hiệu quả trong việc định hướng và thể hiện được quan điểm của tỉnh Quảng Ninh đó là vừa bảo tồn vừa phát huy tốt các giá trị Di sản, đảm bảo được tính toàn vẹn của Di sản cũng như phát huy bền vững những giá trị đó phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Chỉ thời gian ngắn, sau khi Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thế giới, BQL Vịnh Hạ Long đã chủ động phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho tỉnh đề xuất với Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành Trung ương ban hành một số cơ chế, chính sách mang tính đặc thù quan trọng, kịp thời giúp cho địa phương tổ chức có hiệu quả công tác quản lý Di sản như: Nghị quyết số 09 ngày 30/11/2002 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về công tác quản lý, bảo tồn và khai thác Vịnh Hạ Long; Quy chế quản lý Vịnh Hạ Long; Nghị quyết số 68 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long giai đoạn 2013-2015, tầm nhìn đến năm 2020; Nghị quyết số 07 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 và một số các văn bản liên quan khác. Quy hoạch quản lý bảo tồn Vịnh Hạ Long đến năm 2020, Thông tư hướng dẫn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long, đặc biệt là quyết định của Chính 41 phủ cho phép tỉnh Quảng Ninh giữ lại 100% nguồn thu phí tham quan từ năm 2002 đến năm 2012 để đầu tư trở lại cho công tác quản lý Di sản. Điều đó đã tạo ra nguồn lực tài chính to lớn để phục vụ công tác quản lý đầu tư, tôn tạo cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ khai thác Di sản. Trong bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ quan điểm phát triển du lịch bền vững của tỉnh phải theo hướng chuyển nghiệp, hiện đại, hiệu quả; có trọng tâm, trọng điểm; để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh; góp phần quan trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”. Với quan điểm đó, bản quy hoạch cũng đã xác định rõ phấn đấu đến năm 2020 xây dựng thành phố Hạ Long trở thành thành phố du lịch biển hiện đại và văn minh. Đặc biệt, trong phân khúc thị trường khách du lịch của tỉnh, từ cụm điểm du lịch 1 đến cụm điểm du lịch 3 đều lựa chọn Vịnh Hạ Long là một trong những điểm quan trọng để đón khách du lịch. Cụ thể: [16] - Cụm điểm du lịch 1: Du lịch “Mới lạ và sang trọng” (Vân Đồn, Vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long) hướng tới các khách du lịch hạng sang từ Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và Châu Âu, Bắc Mỹ. - Cụm điểm du lịch 2: Du lịch khám phá vẻ đẹp Việt Nam (thành phố Hạ Long, Đông Triều, Uông Bí, Vịnh Hạ Long, Vân Đồn) hướng tới khách du lịch Châu Âu, Bắc Mỹ với chi phí trung bình và thấp muốn trải nghiệm vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa của Việt Nam. - Cụm điểm du lịch 3: Du lịch khách phương Bắc (Móng Cái, Vân Đồn, thành phố Hạ Long, Vịnh Hạ Long) tập trung vào phân khúc khách du lịch Trung Quốc với chi phí thấp và trung bình đến Quảng Ninh qua cửa khẩu Móng Cái. Để thực hiện những mục tiêu trên, bản quy hoạch tổng thể cũng đã đưa ra nhiều giải pháp trong đó có những giải pháp tập trung vào điểm đến du lịch Vịnh 42 Hạ Long. Ví dụ: “Tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm du lịch mới tại khu vực Vịnh Hạ Long và khu vực lân cận nhằm kéo dài hành trình tham quan Vịnh Hạ Long”; [17] “Phát triển hệ thống quản lý hành trình cho tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long; quy định mức tối đa số tàu thuyền hoạt động trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long”.[17] Trong danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 – 2030, Vịnh Hạ Long là điểm du lịch được nhiều lần nhắc đến. Có thể kể đến như dự án: “Xây dựng chương trình thu gom và xử lý rác thải cho Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long (2015)”; hay dự án “Áp mức trần cho các tàu thuyền hoạt động trên Vịnh Bái Tử Long và Vịnh Hạ Long (2015)”. Nhận thấy được tầm quan trọng của điểm du lịch Vịnh Hạ Long trong đề án phát triển sản phẩm du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã chỉ rõ không gian du lịch Hạ Long sẽ có sản phầm chính là du lịch biển đảo Vịnh Hạ Long và phát triển sản phẩm mới cũng tại điểm du lịch này cùng một số khu vực phụ cận.... Đặc biệt, trong danh mục các dự án ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2015 – 2020 trung tâm du lịch Hạ Long và vùng phụ cận có 37 dự án trong đó 8 dự án sẽ được triển khai tại Vịnh Hạ Long với tổng số vốn dự kiến là 61.5 triệu USD. Như vậy, qua bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh cũng như qua những đề án phát triển sản phẩm du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng 2030 có thể thấy Vịnh Hạ Long là một trong những điểm đến được xác định rất rõ ràng về mục tiêu, phương hướng phát triển. Tựu chung lại, phát triển du lịch Quảng Ninh nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng phải theo hướng bền vững. Sự bền vững ở đây phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng điểm, trọng tâm; đẩy mạnh việc phát triển du lịch và đưa ngành kinh tế này trở thành ngành chủ đảo và chiếm tỷ trong cao hơn nữa trong cơ cấu GDP, hay nói cách khác: đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở khu vực Hạ Long cũng như trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 43 2.1.2.2. Hợp tác đầu tư phát triển du lịch Về sự hợp tác đầu tư phát triển du lịch của Vịnh Hạ Long phải thấy được sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị và sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý điểm đến này với các tổ chức, quốc gia khác nhằm mục tiêu phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long. Để thực hiện tốt sự hợp tác trên, trong quyết định phê duyệt đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã chỉ rõ: trong quá trình tổ chức thực hiện phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh nói chung và của Vịnh Hạ Long nói riêng Ủy ban nhân dân tỉnh cần giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị như: Sở VHTTT & DL, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, BQLVHL, Ban Xúc tiến hỗ trợ Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành, đơn vị có liên quan, Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh, Liên minh các hợp tác xã vàdoanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh và các doanh nghiệp.... các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị kể trên ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cần có sự hỗ trợ, hợp tác tích cực với nhau nhằm mục tiêu phát triển du lịch một cách bền vững. Theo lãnh đạo BQLVHL, trong suốt những năm qua, các hoạt động hợp tác quốc tế trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu. Cụ thể, BQLVịnh đã thiết lập và thường xuyên duy trì tốt mối quan hệ, giao lưu, tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như: Uỷ ban Di sản thế giới, Trung tâm Di sản thế giới, mạng lưới các Di sản thiên nhiên thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức IUCN,JICA,câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới, tổ chức NewOpenWorld,…. Trong đó, BQLVHL đã chủ động phối hợp, liên kết với các tổ chức quốc tế để triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, thu hút, kêu gọi được một số dự án phục vụ quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Vịnh Hạ Long, điển hình là dự án Trung tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn thuộc dự án Bảo tàng Sinh thái Hạ Long do chính phủ Na Uy tài trợ. 44 Đây là mô hình bảo tàng mới lần đầu tiên được nghiên cứu và thực hiện ở Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ, gìn giữ các giá trị Vịnh Hạ Long; dự án nâng cao năng lực BQLVHL do UNESCO và IUCNtài trợ; dự án nâng cao nhận thức môi trường Vịnh Hạ Long do quỹ sáng kiến Dawin và tập đoàn dầu khí Santos (Úc) tài trợ v.v.. Đặc biệt là dự án hỗ trợ xây dựng tuần hoàn tài nguyên có sự tham gia của người dân địa phương Hạ Long do JICAtài trợ. Đây là một trong những dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long. Theo đó, từ năm 2009 đến nay,JICA đã giúp đỡ, cử các chuyên gia Nhật Bản giúp Ban thực hiện dự án xây dựng hệ thống tuần hoàn tài nguyên có sự tham gia của người dân địa phương trên Vịnh Hạ Long nhằm tăng cường nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long. Trong thời gian tới 2 dự án quan trọng là “Thiết lập hệ thống thu gom, vận chuyển rác thải trên Vịnh Hạ Long đưa về bờ xử lý sử dụng nhiên liệu sinh học” và “Xây dựng mô hình giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức cho cộng đồng bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long” vẫn tiếp tục được triển khai trên Vịnh. Cùng với đó, cũng trong thời gian tới, sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long do Hoa Kỳ tài trợ (thông qua Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho IUCN và Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng MCD để giúp bảo vệ và khôi phục môi trường tại Vịnh Hạ Long sẽ được triển khai. Đây là những tín hiệu đáng mừng đối với công cuộc hội nhập quốc tế trong bảo tồn, phát huy giá trị Di sản của Hạ Long. Để thực hiện du lịch có trách nhiệm tại Vịnh Hạ Long, hướng tới sự phát triển du lịch bền vững, tháng 10-2012, Dự án “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” (ESRT) do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU) và Sở VHTT&DL đã ký kết biên bản thoả thuận hợp tác phát triển du lịch có trách nhiệm tại Vịnh Hạ Long. Theo đó, Dự án EU sẽ cử các chuyên gia trong nước và quốc tế hỗ trợ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 45 Quảng Ninh đến năm 2020; hỗ trợ chương trình tổng thể “Kế hoạch quản lý điểm đến” và chương trình đào tạo du lịch. Có thể nói từ việc thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế giữa tỉnh Quảng Ninh, BQLVHL với các tổ chức quốc tế trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản. Từ các mối quan hệ hợp tác, nhiều hoạt động giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực về kinh tế, văn hoá, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, đào tạo nguồn nhân lực đã được triển khai, nhiều chương trình dự án được tài trợ thực hiện, từng bước đưa công tác quản lý Di sản hội nhập với quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, uy tín và giới thiệu, quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam ra thế giới. 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch có hiệu quả. Hiện nay, cơ sở hạ tầng tại thành phố Hạ Long cũng như khu vực Vịnh về cơ bản là rất tốt. * Về giao thông vận tải Có các hình thức vận chuyển đa dạng gồm: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không cùng các tuyến đường được nâng cấp, xây mới có chất lượng tốt đảm bảo phục vụ yêu cầu đi lại tham quan của du khách. Trong đó các phương tiện vận chuyển bằng ôtô, tàu thuỷ đã được khai thác phục vụ du lịch từ lâu và mang lại hiệu quả rõ rệt. Những năm gần đây hình thức vận chuyển khách du lịch bằng trực thăng và tàu hoả được rất nhiều du khách đón nhận sử dụng dịch vụ. Tuyến tàu hỏa du lịch khởi hành từ ga Gia Lâm (Hà Nội) đến Hạ Long (Quảng Ninh) đã được đưa vào hoạt động, bước đầu được du khách hết sức quan tâm. Đây là chuyến tàu khách chất lượng cao do công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Dongrim (Hàn Quốc) đẩu tư khai thác với tổng số vốn đầu tư trên 1 triệu USD. Điều này đã mở ra cơ hội mới cho du lịch Quảng Ninh trong việc đưa đón, thu hút khách tham quan du lịch từ Hà Nội về Hạ Long và ngược lại 46 * Về hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc Hiện nay, hệ thống điện, nước tại Hạ Long là rất tốt và ngày càng được chú trọng đầu tư sửa chữa, nâng cấp. Hệ thống điện ổn định, đường dây tải đảm bao an toàn. Hệ thống cấp thoát nước trong thành phố cũng như khu vực Vịnh Hạ Long khá tốt với việc đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh, cũng như đảm bảo xử lý và thoát nước đúng theo quy định. Mạng lưới thông tin liên lạc đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu thông tin của khách du lịch. Về thông tin liên lạc, điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long cũng như toàn thành phố vẫn tiếp tục thực hiện theo quy hoạch: mở rộng hệ thống bưu điện và các dịch vụ bưu điện, điện thoại tới các phường, xã, hải đảo, khuyến khích tạo mọi điều kiện cho nhân dân khai thác và sử dụng, đầu tư phát triển mạng điện thoại, bưu điện phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt. Ngoài hệ thống thông tin liên lạc đường dây còn có hệ thống thông tin liên lạc không dây của các mạng di động như Viettel,Vinaphone, Mobifone phủ sóng khắp thành phố và cả khu vực Vịnh Hạ Long, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho phục vụ khách du lịch cũng cư dân địa phương. Thành phố có một bưu cục trung tâm, một tổng đài có hơn 80.000 số hoà mạng lưới quốc gia tuyến đường cáp quang nối với Hà Nội đã được xây dựng, dịch vụ internet cũng phát triển rất nhanh. Toàn thành phố có hơn 17.500 hộ thuê bao dịch vụ truyền hình cáp. Đặc biệt, giống như nhiều điểm đến du lịch khác trên cả nước, hiện tại toàn bộ thành phố, kể cả vùng Vịnh Hạ Long đã được phủ sóng Wifi miễn phí. Bên cạnh đó là các cơ sở hạ tầng khác như các trạm thu phí, trạm cấp cứu y tế ven biển, ngân hàng cũng khá phát triển… nhằm phục vụ du khách một cách tốt nhất. 2.1.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật * Các cơ sở lưu trú Cơ sở lưu trú là điều kiện thiết yếu không thể thiếu để đảm bảo cho hoạt động phát triển du lịch. Hiện nay, sự gia tăng đáng kể về số lượng du khách đến Quảng Ninh nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng đã thúc đẩy sự phát triển của 47 các cơ sở lưu trú. Chỉ tính riêng trong vòng 10 năm trở lại đây, hàng loạt khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ… của các thành phần kinh tế, các cơ quan, tổ chức và tư nhân lần lượt ra đời chiếm số lượng chủ yếu là các khách sạn mini. Các cơ sở lưu trú này đáp ứng cao nhu cầu chỗ nghỉ của du khách đặc biệt là vào mùa cao điểm, tuy nhiên sự gia tăng ồ ạt các khách sạn có quy mô vừa và nhỏ này tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng thừa trong mùa thấp điểm. Do vậy công suất sử dụng phòng trong năm là không cao. Một số khách sạn được xếp sao cho công suât sử dụng phòng khá cao như khách sạn Hạ Long I, II, III và Hạ Long bay đạt trên 80 %, ngoài ra còn một số khách sạn lớn khác như: khách sạn Gài Gòn - Hạ Long, khách sạn Hạ Long - Plaza, khách sạn Bạch Đằng, khách sạn Công Đoàn, khách sạn Mường Thanh,.... cũng là những khách sạn có công suất sử dụng phòng cao. Qua khảo sát về mức độ hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ lưu trú ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long tác giả xây dựng được biểu đồ sau: Hình 2.1. Biều đồ đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả Biểu đồ trên đã thể hiện mức độ hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ lưu trú ở điểm du lịch Vịnh Hạ Long. Mặc dù số lượng các khách sạn vừa và nhỏ khá nhiều nhưng chất lượng dịch vụ của phần lớn các khách sạn tại điểm 48 đến này tạo được ấn tượng tốt trong lòng du khách. Kết quả điều tra cho thấy 55% đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú ở đây rất tốt, 34% cho ở mức độ tốt, 9% đánh giá là trung bình và 2% cho là không tốt. Như vậy, số lượng khách du lịch đánh giá rất tốt chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất và có sự chênh lệch khá nhiều so với những mức đánh giá còn lại. Có được kết quả này là do Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước biết đến. Hàng năm số lượng khách nội địa, quốc tế đến với điểm du lịch này rất ngày một tăng. Chính vì vây, nhu cầu lưu trú của du khách cao cũng như những đòi hỏi về mặt chất lượng cũng khá nghiêm ngặt. Trong những năm gần đây, tổng số khách sạn và số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế ở Hạ Long tăng. Tuy nhiên, dù trên địa bàn thành phố có Vịnh Hạ Long nổi tiếng cả ở trong và ngoài nước nhưng vẫn chưa có một khách sạn 5 sao nào để đáp ứng nhu cầu của du khách đặc biệt là khách phương Tây. [Xin xem chi tiết ở bảng 2.1, mục 3, phụ lục]. Các khách sạn chủ yếu tập trung ở khu vực Bãi Cháy và một số nằm ở Hòn Gai - chủ yếu nằm trên đường Lê Thánh Tông. Đây là một trong những thuận lợi cho phát triển du lịch của thành phố nói chung và khu vực Vịnh Hạ Long nói riêng trong việc đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách. * Các cơ sở ăn uống Các cơ sở ăn uống tại thành phố Hạ Long rất đa dạng. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách đều phục vụ ăn uống. Ngoài ra còn có các nhà hàng, quán ăn, quán bar của các thành phần kinh tế, trong đó phần lớn là của tư nhân phục vụ khách du lịch và nhân dân địa phương suốt ngày đêm. Qua điều tra khảo sát của tác giả đã thu lại kết quả sau: 49 Hình 2.2. Biểu đồ đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ ăn uống ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long % % % % Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả Vịnh Hạ Long là điểm đến có sự thuận lợi rất lớn về việc đáp ứng nhu cầu ăn uống của du khách. Sở dĩ có thuận lợi này là do vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của khu vực tạo điều kiện cho điểm đến du lịch có nguồn thức ăn phong phú, dồi dào và rất đa dạng. Ngoài nguồn nguyên liệu khai thác từ thiên nhiên, người dân nơi đây còn chăn nuôi rất nhiều gia súc, gia cầm, thủy hải sản… để phục vụ cho cuộc sống thường ngày cũng như buôn bán, phục vụ khách du lịch. Đây là một trong những lý do để khách du lịch khi đến tham quan Vịnh Hạ Long có nhiều sự lựa chọn trong dịch vụ ăn uống và đánh giá cao về chất lượng của dịch vụ này tại điểm đến. Từ biểu đồ trên có thể dễ dàng nhận thấy 54% du khách đánh giá rất tốt về dịch vụ ăn uống ở khu vực điểm đến Vịnh Hạ Long, 34% cho là tốt, 10% đánh giá ở mức độ bình thường và 2% cho là không tốt. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc vẫn còn những đánh giá không tốt về chất lượng dịch vụ ăn uống ở Vịnh Hạ Long về cơ bản là do vào mùa du lịch chính, lượng khách du lịch đến đông, nhu cầu của du khách tăng lên 50 nhanh chóng. Để đáp ứng được nhu cầu này, nhiều nhà hàng đã không đảm bảo về mặt chất lượng cũng như số lượng món ăn cho du khách. Việc làm này đã để lại ấn tượng không tốt trong lòng du khách khi đến thăm Vinh Hạ Long. Về việc phân bố các cơ sở dịch vụ nhà hàng ăn uống từ bình dân, đặc sản biển đến các quán ăn Âu, Á sang trọng, các quán ăn cao cấp tập trung phần lớn quanh khu vực Bãi Cháy và trong các khách sạn lớn. Các quán ăn phục vụ chủ yếu các món đồ đặc sản biển, món ăn Việt Nam. * Các cơ sở vui chơi - giải trí và thể thao Hiện nay, tại thành phố Hạ Long cũng như khu vực Vịnh có rất nhiều cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao được xây dựng để phục vụ nhu cầu của du khách cũng như nhân dân địa phương. Tập trung phần lớn tại khu vực Bãi Cháy với nhiều cơ sở được đầu tư kỹ lưỡng gồm các quán Bar, sàn nhảy, sòng bạc casino, khu công viên (công viên Quốc tế Hoàng Gia) nằm bên bờ biển, khu du lịch quốc tế Tuần Châu, khu chợ đêm bán hàng lưu niệm, khu vực thể thao như môtô nước, dù lượn… * Các phương tiện vận chuyển khách du lịch trong điểm đến Phương tiện vận chuyển du khách chủ yếu hiện nay là ôtô và tàu du lịch. Các phương tiện vận chuyển ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Hiện nay, thành phố có khoảng trên 525 tàu du lịch gồm các loại từ 10 – 50 chỗ ngồi trong đó có 185 tàu được phép phục vụ khách lưu trú qua đêm trên Vịnh Hạ Long (số liệu thống kê năm 2013). Các phương tiện có thể đáp ứng ở nhiều mức độ tuỳ theo nhu cầu của du khách về tiện nghi, trang thiết bị. . . Tàu du lịch ở Vịnh Hạ Long được phân loại và hạng như sau: - Loại tàu đạt tiêu chuẩn 3 sao - Loại tàu đạt tiêu chuẩn 2 sao - Loại tàu đạt tiêu chuẩn 1 sao - Loại tàu đạt tiêu chuẩn tối thiểu 51 Tuỳ thuộc vào tuyến hành trình lựa chọn, thời gian tham quan trên Vịnh có thể kéo dài 4h, 6h, 8h. Ngoài ra, du khách còn có thể lựa chọn dịch vụ lưu trú đêm trên Vịnh Hạ Long ở các tàu du lịch có đủ điều kiện dinh doanh. Song song với các phương tiện di chuyển nội vùng là các phương tiện di chuyển tới điểm đến. Cả hai loại phương tiện này đều được chú trọng đầu tư và nâng cao về chất lượng. Qua điều tra khảo sát, tác giả đã thu được kết quả sau: Bảng 2.2. Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ vận chuyển ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long Loại phương tiện di chuyển Phương tiện tiếp cận điểm đến du lịch (ô tô, tàu…) Phương tiện di chuyển nội vùng du lịch (taxi, xe điện…) Rất tốt Số phiếu trả lời 30 Tốt 42 42 Bình thường 24 24 Không tốt 4 4 Rất tốt 33 33 Tốt 35 35 Bình thường 26 26 Ý kiến đánh giá Tỷ lệ % 30 Không tốt 6 24 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả Như vậy, qua bảng số liệu trên cho thấy khách du lịch đánh giá cao về cả phương tiện tiếp cận điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long và phương tiện di chuyển nội vùng. Trong 100 số phiếu phát ra và thu về có 42 phiếu đánh giá tốt về chất lượng của các phương tiện tiếp cận điểm đến, chiếm 42% tổng số phiếu. Bên cạnh đó phương tiện di chuyển nội vùng cũng có kết quả đánh giá tốt về chất lượng dịch vụ với 33 phiếu chiếm 33%. Tuy nhiên, tại một điểm đến du lịch nổi tiếng như Vịnh Hạ Long với nhiều lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới thế giới thì con số trên mới chỉ là tín hiệu đáng mừng chứ chưa phải là chỉ tiêu hướng tới. Vẫn còn những ý kiến cho rằng chất lượng dịch vụ vận chuyển tới điểm đến và trong nội vùng còn bình thường, thậm chí là không tốt. 52 * Các công ty lữ hành và đại lý du lịch Vịnh Hạ Long từ lâu được biết đến là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của đất nước với những hoạt động du lịch diễn ra sôi động. Đóng góp một phần rất lớn vào việc quảng bá hình ảnh du lịch Vịnh Hạ Long trong nước và quốc tế là các công ty lữ hành và các đại lý du lịch hiện đang hoạt động rất hiệu quả. Hiện nay, có khoảng 30 công ty lữ hành đặt trụ sở và chi nhánh hoạt động tại Hạ Long, trong đó có nhiều công ty lữ hành và đại lý du lịch lớn, uy tín. 2.1.2.5. Dân cư, lao động và kinh tế * Dân cư Trong số 1.969 đảo của Hạ Long hiện nay chỉ có khoảng 40 đảo là có dân sinh sống, tập trung chủ yếu ở phía Đông và Đông Nam Vịnh Hạ Long. Mấy chục năm gần đây, nhiều vạn chài sống trôi nổi trên mặt nước bắt đầu lên một số đảo định cư biến những đảo hoang sơ trở thành trù phú như đảo Sa Tô (thành phố Hạ Long), đảo Thắng Lợi (huyện đảo Vân Đồn). Dân số trên vịnh Hạ Long hiện nay khoảng 1.540 người, tập trung chủ yếu ở các làng đánh cá Cửa Vạn, Ba Hang, Cặp Dè (thuộc phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long). Cư dân vùng Vịnh phần lớn sống trên thuyền, trên nhà bè để thuận tiện cho việc đánh bắt, nuôi trồng và lai tạo các giống thủy hải sản. Ngày nay, đời sống của cư dân Vịnh Hạ Long đã phát triển do kinh doanh dịch vụ du lịch. Từ tháng 6/2014, toàn bộ dân sống trong vùng lõi Di sản vịnh Hạ Long được di dời lên bờ và tái định cư ở phường Hà Phong (TP Hạ Long, Quảng Ninh). Trong tháng 6/2014, hơn 300 hộ dân ở 7 làng chài trên Vịnh sẽ được chuyển hết lên bờ sinh sống. Những người này sẽ được cấp căn hộ có diện tích từ 78128m2/căn, vệ sinh khép kín cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật điện, đường, cấp thoát nước, cây xanh công cộng… tại khu tái định cư làng chài phường Hà Phong. Dự án di dời dân chài nhằm giải quyết khuyến nghị của UNESCO về việc dân số vùng lõi Vịnh Hạ Long phát triển quá nhanh làm ảnh hưởng đến Di sản; 53 giúp những cư dân đang sống lênh đênh nơi sông nước có chỗ ở ổn định, được tiếp cận với y tế, trường học và và những lĩnh vực công nghệ cao trên bờ… Chủ trương di dời dân làng chài có từ 5 năm trước nhưng chưa thực hiện được vì thiếu kinh phí và quỹ đất. Từ năm 2013, Quảng Ninh đã dành gần 8 ha đất tại phường Hà Phong để xây dựng 364 căn hộ cho ngư dân. Tổng vốn đầu tư cho dự án này khoảng 167 tỷ đồng, lấy từ ngân sách của tỉnh. Trong thực tế, làng chài có những giá trị văn hóa cần bảo tồn và BQLVHL đang xây dựng phương án bảo vệ, phát huy và khai thác phục vụ du lịch. Hiện tỉnh Quảng Ninh đã bắt đầu đưa ngư dân ra ra khỏi vùng lõi Di sản vịnh Hạ Long. Đã có 38/321 hộ dân được nhận căn hộ tại khu tái định cư Cái Xà Coong, phường Hà Phong. Trường tiểu học, trung học gần khu tái định cư đã được sửa sang và sẵn sàng đón học sinh làng chài trong năm học mới. Cùng với đó, trạm y tế, bến đậu thuyền và khu kinh doanh thủy hải sản đều được bố trí thuận tiện cho ngư dân mới chuyển lên bờ sinh sống. UBND thành phố sẽ có chính sách trợ cấp thất nghiệp do di dời và chi phí đào tạo nghề mới cho người trong độ tuổi lao động có nhu cầu. Tuy nhiên, vấn đề cần phải giải quyết của hậu di dân là khách du lịch đến thăm quan các làng chài trên Vịnh Hạ Long đều cảm nhận được sự lặng lẽ, vắng vẻ ở đây. Nhiều du khách cảm thấy hụt hẫng khi lựa chọn tham quan làng chài trên Vịnh. * Lao động Nguồn nhân lực luôn giữ vị trí chủ chốt trong quá trình phát triển, quy định chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch. Đối với tỉnh Quảng Ninh, hiện nay có 25 nghìn lao động ngành Du lịch phục vụ trong các khách sạn, tàu du lịch, các công ty lữ hành, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Nhìn chung, nguồn nhân lực hiện có của tỉnh đã đảm bảo về số lượng do nước ta có một tỷ lệ lớn lao động trẻ. Không chỉ có nguồn nhân lực trong tỉnh mà còn có một số lượng tương đối đông nhân lực từ các tỉnh khác đến. Tuy nhiên, lao động trong ngành Du lịch Quảng Ninh nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng đang bị thiếu 54 đào tạo một cách trầm trọng dẫn đến sự thiếu hụt về nguồn nhân lực có chuyên môn trình độ đáp ứng nhu cầu ngày một cao của du khách. Vì vậy, hiện nay, cùng với một số lượng khá lớn nhân lực phục vụ trong ngành Du lịch, tỉnh Quảng Ninh cũng đưa ra những chủ chương chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thụân lợi cho việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao nhằm phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. * Kinh tế Kinh tế Hạ Long nằm trong tổng thể kinh tế Quảng Ninh và kinh tế vùng tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có tiềm năng lớn nhất miền Bắc. Những kết quả thu hút đầu tư và phát triển kinh tế gần đây cho thấy tiềm năng rất to lớn của vùng tam giác. Đây là điểm đến du lịch được chính phú đầu tư hạ tầng, sân bay quốc tế, thu hút những nhà đầu tư lớn và uy tín của thế giới trong những phân khúc kinh tế giá trị cao, phi truyền thống, kinh tế du lịch, kinh tế biển…có nhiều tiềm năng và cơ sở để khẳng định thương hiệu Vịnh Hạ Long câp độ thế giới nhất là trong kinh tế du lịch. Gần đây nhất, việc tập đoàn Las Vegas Sands chú ý đầu tư vào Quảng Ninh – Hạ Long là một bước khẳng định vị thế kinh tế và thương hiệu Hạ Long Trong giai đoạn đầu tiên, Hạ Long – Quảng Ninh đã đạt được rất nhiều thành tựu về kinh tế. Những điều này cần được phát huy trên cơ sở chú trọng tính chuyên nghiệp, khả năng nắm bắt xu hướng, tính cộng đồng, chất lượng sản phẩm và nhất là năng lực sáng tạo. 2.1.3. Tình hình phát triển du lịch 2.1.3.1. Danh thu và số lượng khách du lịch đến Vịnh Hạ Long * Doanh thu và số lượng khách: 55 Bảng 2.3. Số lượng khách tham quan Vịnh Hạ Long so với tỉnh Quảng Ninh Năm Tổng số lượng khách đến tham quan tỉnhQuảng Ninh (Nghìn người) Tổng số lượng khách đến tham quanVịnh Hạ Long (Nghìn người) Tổng doanh thu từ du lịch toàn tỉnh(Tỷ VND) Tổng doanh thu từ du lịch tham quanVịnh Hạ Long (Tỷ VND) 2010 2011 2012 2013 5.417 6.459 7.005 7.518 3.164 3.358 3.145 2.545 2.833 3.545 4.347 5.042 2.151 2.438 2.735 1.706 Nguồn: Sở VHTT&DL Như vậy, nhìn từ bảng số liệu trên cho thấy những năm qua Vịnh Hạ Long luôn là tâm điểm, là động lực phát triển các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trung bình mỗi năm, Vịnh Hạ Long thu hút được hơn 3,1 triệu lượt khách du lịch, đưa Hạ Long – Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch biển hàng đầu Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị và tăng cường năng lực hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Ninh. Năm 2012, Vịnh Hạ Long đã thu hút được 3 triệu lượt khách tham quan, chiếm gần một nửa tổng số khách du lịch tỉnh Quảng Ninh.Tuy nhiên, trong năm 2013 du lịch Vịnh Hạ Long có giảm so với hai năm trước đó nhưng đến năm 2014 lượng khách du lịch đến tham quan Vịnh lại tăng trở lại. Dự báo, khách du lịch đến Vịnh Hạ Long sẽ tăng 10%/năm, đạt mức 4 triệu khách tham quan vào năm 2015. Tổng thu từ du lịch, từ khách tham quan Vịnh Hạ Long dự kiến sẽ đạt 4.463 tỷ VND năm 2015, gần gấp đôi doanh thu hiện tại ở mức 2.735 tỷ VND vào năm 2012. 56 * Thị trường khách -Thị trường khách du lịch trong nước Số lượng khách nội địa đến tham quan Vịnh Hạ Long trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể. Khách nội địa đến Hạ Long bằng nhiều con đường khác nhau, chủ yếu là khách địa phương và các vùng phụ cận, từ Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. Ngoài ra còn có một số lượng không nhỏ khách du lịch từ các tỉnh phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh đi theo tuyến du lịch đến Thủ đô Hà Nội rồi đi Hạ Long. Lượng khách nội địa đến thăm Vịnh Hạ Long trong thời gian gần đây trung bình mỗi năm khoảng 2 triệu lượt. Như vậy có thể thấy Quảng Ninh với nhiều danh lam thắng cảnh đã thu hút không ít du khách trong nước đến tham quan. Tuy nhiên kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long vẫn là điểm đến trọng điểm. - Thị trường khách du lịch quốc tế Số lượng khách quốc tế đến Vịnh Hạ Long gần đây là 1 triệu lượt khách, trong đó có nhiều quốc tịch khác nhau như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Australia… 2.1.3.2. Các loại hình du lịch Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã chỉ rõ mục tiêu đến năm 2020, Hạ Long đón 7,5 triệu lượt khách. Vì vậy việc phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long phải căn cứ vào nhu cầu, sở thích cũng như khả năng chi trả của các đối tượng du khách khác nhau để làm phong phú thêm các loại hình du lịch của mình. Đó là phát triển các nhóm sản phẩm: du lịch tham quan ngắm cảnh, du lịch nghỉ biển, du lịch sinh thái biển đảo, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hoá lễ hội, làng nghề, di chỉ khảo cổ, du lịch tàu biển… Trên thực tế những năm qua, hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long mới chỉ phổ biến là hình thức du lịch đại trà hay du lịch thông thường, nghĩa là du khách 57 đến Hạ Long cơ bản mới chỉ dừng lại ở ngắm cảnh, tắm biển, thăm quan các làng chài…Tuy nhiên, bước đầu những hình thức du lịch này cũng đã tạo nên những lợi ích kinh tế cho địa phương, bảo tồn văn hoá địa phương và ít nhiều góp phần giáo dục môi trường cho du khách cũng như tập thể, cá nhân tham gia hoạt động du lịch. Hiện nay một số loại hình du lịch đang được nhiều du khách trong và ngoài nước ưa thích tham quan khám phá tại Vịnh Hạ Long đó là: - Du lịch tham quan - Du lịch chèo thuyền phao (Kayaking) - Du lịch văn hoá - Du lịch nghỉ dưỡng - Du lịch sinh thái Vịnh Hạ Long - Du lịch cộng đồng 2.1.3.3. Chương trình du lịch Với nguồn tài nguyên biển đảo có giá trị độc đáo, Vịnh Hạ Long ngày càng phát huy vị trí, vai trò trong phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh, vùng biển đảo phía Bắc và của cả nước. Sự phát triển này có thể thấy rõ qua số lượng chương trình du lịch đã và đang được phục vụ tại Vịnh Hạ Long, tuyến điểm du lịch khai thác và chất lượng các chương trình du lịch đó. * Tuyến điểm tham quan du lịch Hiện nay, BQLVHL đã và đang đưa vào khai thác phục vụ du khách một số tuyến điểm tham quan du lịch trên Vịnh. [xin xem chi tiết ở bảng 2.4, mục 3, phụ lục] Các tuyến tham quan trên Vịnh Hạ Long nhìn chung khá phong phú, đa dạng phù hợp với nhu cầu của du khách và đảm bảo hợp lý về điểm đến và thời gian tham quan. Thời gian đón khách trên Vịnh được niêm yết và mô tụ thể. [Xin xem chi tiết ở bảng 2.5, mục 3, phụ lục] 58 * Dịch vụ phục vụ khách tham quan Ngày 30/8, UBND tỉnh Quảng Ninh có Quyết định số 2269/2013/QĐUBND về việc quy định mức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long: thu 01 lần phí tham quan chung trên vịnh/chuyến; thu phí tham quan lưu trú qua đêm trên Vịnh đối với khách tham quan tại các điểm du lịch trên Vịnh. Quy định việc giảm 50% phí cho các đối tượng: đối với trẻ em (từ 07 tuổi đến 15 tuổi), người cao tuổi (là công dân đủ 70 tuổi trở lên), người nghèo, người khuyết tật; miễn thu phí tham quan đối với người có công với cách mạng và trẻ em dưới 07 tuổi. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.[Xin xem chi tiết ở bảng 2.6, mục 3, phụ lục] * Nhận xét tình hình phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long Thực hiện định hướng phát triển du lịch Vịnh Hạ Long năm 2010, phấn đấu đến năm 2015 Vịnh Hạ Long trở thành điểm du lịch lớn nhất cả nước, các cơ quan Nhà nước Trung ương và địa phương đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển du lịch với nhiều ưu tiên. Công tác khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long đã được đưa vào triển khai thực hiện, bước đầu đạt được những hiệu quả nhất định. Nhìn chung tình hình khai thác tốt nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục trong thời gian sớm nhất. - Ưu điểm Khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long trong thời gian qua nhìn chung đã đạt được những hiệu quả nhất định và có một số ưu điểm sau: BQLVHL đã xác định thế mạnh phát triển du lịch Vịnh Hạ Long là vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên sẵn có và những giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu của nó. Có sự tận dụng, phát huy những lợi thế về tiềm năng du lịch sẵn có, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên. Từ đó tận dụng triệt để vốn tiềm năng này hình thành các sản phẩm du lịch phục vụ khách du lịch. Đi đôi với việc khai thác tài nguyên du lịch là sự quan tâm giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát triển nguồn tài nguyên du lịch tại điểm đến. Đối với việc 59 khai thác các tuyến điểm du lịch truyền thống vừa đặt mục tiêu khai thác tối đa vừa tăng cường công tác tu bổ, tôn tạo để không làm mất đi giá trị ban đầu. Ngoài ra còn nghiên cứu phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mới cũng như khai thác tuyến điểm du lịch mới bước đầu đã mang tính đặc trưng của địa phương, tạo được dấu ấn riêng trong lòng du khách. Điều này được minh chứng cụ thể bởi số lượng khách du lịch đến Vịnh Hạ Long trong những năm gần đây đã được tác giả phân tích ở phần trên. BQLVHL - cơ quan chủ quản đã có những mục tiêu chiến lược hữu hiệu trong công tác quản lý khai thác tài nguyên, đảm bảo khai thác theo đúng chiến lược quy hoạch và phát triển du lịch của tỉnh, thành phố và đơn vị. BQLVHL đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có thầm quyền, cũng như với thành phố Hạ Long, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong khu vực thực hiện chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch Vịnh Hạ Long, tạo thương hiệu đặc trưng “Du lịch Hạ Long”. - Hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những ưu điểm, tình hình khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long còn có những hạn chế nhất định. Những hạn chế đó là do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, cũng như sự tác động qua lại giữa các lĩnh vực hoạt động phát triển du lịch. Chất lượng khai thác tài nguyên du lịch chưa cao do khai thác tràn lan, thiếu hoặc không thực hiện theo quy hoạch tổng thể. Đây cũng là nguyên nhân khiến việc khai thác tài nguyên du lịch ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường, tác động tiêu cực lên cảnh quan khu vực, làm mất dần các giá trị vốn có của Vịnh Hạ Long. Đầu tư khai thác và phát triển du lịch mất cân đối, do nặng về khai thác các sản phẩm du lịch phục vụ lưu trú trong khi thiếu các dịch vui chơi giải trí hay loại hình du lịch đặc trưng. Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư khu vực Di sản tham gia đầu tư phát triển du lịch cũng như khai 60 thác các giá trị văn hoá, nghệ thuật dân gian, nghề thủ công truyền thống phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp du lịch khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long nhìn chung năng lực cạnh tranh còn yếu, tính liên kết kém.Các doanh nghiệp mới chỉ tập trung phục vụ các thị trường khách quen thuộc như: Trung Quốc, Đài Loan hay Hồng Kông chứ chưa đủ sức vươn tới các thị trường tiềm năng như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu… Sản phẩm du lịch, chương trình tour tuyến, điểm tham quan còn đơn điệu, chưa tương xứng với giá trị đích thực của một Di sản thiên nhiên thế giới. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn yếu, chưa theo kịp sự phát triển của ngành cũng như hình ảnh của Vịnh Hạ Long. Hạn chế trong công tác vận động bình chọn Vịnh Hạ Long. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc kết hợp thiếu chặt chẽ, chưa đạt hiệu quả trong quảng bá và vận động bình chọn Vịnh Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới. 2.2. Công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long 2.2.1. Thực trạng bộ máy quản lý hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long Với sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, sự giúp đỡ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ban, ngành của Trung ương, sự phối hợp, hỗ trợ của UNESCO và các tổ chức quốc tế khác, tỉnh Quảng Ninh đã có những nỗ lực với nhiều giải pháp tích cực để quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản Vịnh Hạ Long, trong đó quyết định thành lập BQLVHL với chức năng là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh được xem là chiến lược hiệu quả đưa công tác quản lý Di sản đi vào nề nếp, ổn định. 61 Hình 2.3. Sơ đồ BQLVHL Bộ VHTT & DL UBND TỈNH QN UB UNESCO VN BQL Vịnh Hạ Long Trưởng ban Phó trưởng ban Văn phòng P. Tài chính Kế hoạch P. Nghiệp vụ - Nghiên cứu Phó trưởng ban TTBTCV Hang động TTBTVH biển TT cứu hộ, cứu nạn VHL P. Quản lý dự án P. Quản lý môi trường Đội quản lý chiếu sàng NT TTBTPT Giải trí biển TTBT Vịnh Bái Tử Long Đội KT – XLVP trên VHL TTBT Cửa Vạn Đội QL Kỹ thuật phương tiện Nguồn: BQLVHL 62 Sau khi Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (ngày 17/12/1994), Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định số 2796/QĐ - UB ngày 09/12/1995 thành lập BQLVHL và Quyết định số 419/QĐUB ngày 02/03/1999 quy định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của BQL Vịnh Hạ Long. Chức năng: BQLVHL là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, có chức năng giúp UBND tỉnh Quảng Ninh quản lý Nhà nước đối với Vịnh Hạ Long nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long, mà trọng tâm là khu vực Di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận, đồng thời, chịu sự quản lý, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan. Nhiệm vụ: - Tham mưu, đề xuất, giúp UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành qui chế, qui định quản lý Vịnh Hạ Long. - Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành Qui chế Quản lý Vịnh Hạ Long của UBND tỉnh. - Thẩm định các dự án kinh tế - xã hội liên quan đến Vịnh Hạ Long và giám sát các hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi Vịnh Hạ Long. - Chủ trì và phối hợp với các ngành, địa phương liên quan kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với Vịnh Hạ Long. - Tổ chức nghiên cứu khoa học về Vịnh Hạ Long. - Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tu bổ, tôn tạo, đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long. - Tổ chức thông tin, tuyên truyền, quảng bá, giáo dục cộng đồng về giá trị Vịnh Hạ Long. - Tổ chức quản lý, giữ gìn bãi đảo, hang động, vệ sinh môi trường Vịnh Hạ Long. 63 - Tổ chức bán vé, thu phí tham quan Vịnh Hạ Long, đón tiếp, hướng dẫn và giới thiệu khách tham quan Vịnh Hạ Long. - Tổ chức phòng chống giảm thiểu hậu quả thiên tai, tai nạn và tìm kiếm, cứu nạn trong phạm vi Vịnh Hạ Long. - Tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, thực tế bộ máy của BQL Vịnh còn khá cồng kềnh, chồng chéo. Hiện BQLVHL có 14 đơn vị trực thuộc với 378 cán bộ, viên chức, lao động/tổng số 392 biên chế được giao. Nói về thực trạng đơn vị, trưởng BQLVHL (bà Phạm Thùy Dương) đã thẳng thắn nhận định: “Bộ máy tổ chức còn cồng kềnh, chưa thực sự tập trung, tinh gọn, hiệu quả…”. Ban có tới 4 trung tâm bảo tồn Di sản có chức năng, nhiệm vụ như nhau và quản lý theo địa giới hành chính. Một số chức năng, nhiệm vụ do nhiều đơn vị cùng thực hiện, một số đơn vị còn có số lượng cán bộ làm công việc gián tiếp nhiều. Như ở các trung tâm bảo tồn Di sản đều có bộ phận văn phòng, từ 5-6 cán bộ. Trong khi đó, tại các vị trí khác lại thiếu người, như quản lý điểm lưu trú nghỉ đêm, cứu hộ, cứu nạn. Một số đơn vị cũng chưa thể hiện được tính chuyên môn sâu và chưa nâng cao được chất lượng, hiệu quả tại các lĩnh vực công tác, như hướng dẫn viên, quản lý dự án, bảo vệ Di sản... Bên cạnh đó, nhiều đơn vị có chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, trùng lặp, dẫn đến giảm hiệu quả công việc. Cụ thể: việc xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp để quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản đang giao cho 6 đơn vị; việc tuyên truyền cộng đồng bảo vệ Di sản hiện đang giao cho 10 đơn vị; khâu hướng dẫn, thuyết minh cũng giao cho 4 đơn vị; khâu xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường giao cho 6 đơn vị cùng thực hiện, v.v.. Hoạt động của một số đơn vị cũng chưa thực sự hiệu quả: như đội quản lý kỹ thuật – phương tiện, hiện mới chủ yếu thực hiện việc quản lý phương tiện, chưa phát huy được vai trò tham mưu các vấn đề về kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả quản lý, sử dụng phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Ban. Hay như đội quản lý 64 chiếu sáng nghệ thuật thực chất không phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý, bảo tồn giá trị Di sản. Công trình chiếu sáng nghệ thuật (tại khu quảng trường 30 – 10) nằm ở ngoài trời, thường xuyên phải bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, việc vận hành cũng đòi hỏi nhân lực có trình độ. Với thực trạng nhân viên của đội hiện nay là không thể đáp ứng đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả công việc này, từ vận hành, bảo dưỡng đến khai thác hệ thống chiếu sáng... Một vấn đề nữa cần bàn tới đó là số lượng cán bộ được đào tạo chuyên ngành về bảo tồn Di sản thiên nhiên của Ban còn ít, kinh nghiệm trong quản lý một Di sản đặc thù như Vịnh Hạ Long còn hạn chế. Số lượng cán bộ có chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm ở một số lĩnh vực còn chưa nhiều như cán bộ nghiên cứu môi trường, kiểm tra xử lý vi phạm, đối ngoại, đầu tư triển khai dự án. Cũng do đặc thù công việc của Ban nên chất lượng nguồn nhân lực chưa đồng đều, việc bố trí lao động có chỗ chưa hợp lý, hiệu quả công việc ở một số đơn vị còn thấp.... 2.2.2. Sự cam kết giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân Các cơ quan quản lý về du lịch đã có sự hợp tác, liên kết với các cơ quan công quyền, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn và cả cộng đồng dân cư địa phương giúp cho hoạt động du lịch phát triển theo định hướng mà quy hoạch du lịch đã vạch ra cũng như tuân thủ đúng pháp luật nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Có thể thấy rõ sự cam kết này qua một số hoạt động cụ thể sau: - BQLVHL đã kết hợp với Sở VHTT&DL Quảng Ninh tổ chức hướng dẫn thực hiện luật du lịch do Nhà nước ban hành cho các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn cũng như cư dân địa phương và khách du lịch khi đến Vịnh Hạ Long. Đồng thời để quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực Di sản,định hướng cho doanh nghiệp trong việc khai thác giá trị của Di sảnVịnh Hạ Long. BQLVHL thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng, địa phương liên quan kiểm tra, giám sát và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm hại đến Di sản. Việc phối hợp giữa Ban với chính quyền 65 các khu dân cư, các tổ cộng tác viên dân chài, tình nguyện viên trong việc bảo vệ Di sản luôn được quan tâm. Mạng lưới cộng tác viên tại các làng chài trên Vịnh được duy trì hoạt động đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám sát các hoạt động kinh tế xã hội cũng như phát hiện các vi phạm trên Vịnh Hạ Long. - Tỉnh Quảng Ninh cũng nhìn nhận những hoạt động dịch vụ du lịch trên Vịnh Hạ Long nếu như không được tổ chức tốt hơn thì sẽ có những tác động tiêu cực đến môi trường và giá trị Di sản, Kỳ quan thiên nhiên thế giới của Vịnh Hạ Long. Vì vậy tỉnh có chủ trương tách chức năng, nhiệm vụ dịch vụ, khai thác, thu phí Vịnh Hạ Long ra khỏi BQLVHL để BQLVHL chuyên sâu, tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với Di sản để bảo tồn, phát huy giá trị Di sảnVịnh Hạ Long - tài sản thiên nhiên vô giá của nhân loại một cách hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn.[17] Đối với chức năng quản trị dịch vụ trên Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh mời các tổ chức, doanh nghiệp có năng lực để quản trị các hoạt động dịch vụ này. Đơn vị quản trị phải có phương án quản trị đáp ứng được yêu cầu đổi mới, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch có giá trị, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ trên Vịnh Hạ Long đảm bảo tính chuyên nghiệp, đồng bộ, bền vững, hiệu quả và tôn vinh giá trị Di sản.Tuy nhiên, tỉnh Quảng Ninh nhất quán quan điểm, đây không phải là dự án, do vậy không có giao quản lý đất, mặt nước. Đề án Nâng cao chất lượng khai thác dịch vụ Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long với nhượng quyền thu phí trong vòng 50 năm mà Tập đoàn Bitexco (Cty TNHH và Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Minh) vừa đề xuất với UBND tỉnh Quảng Ninh chưa biết sẽ đi đến kết quả ra sao nhưng ít nhất Tập đoàn này đã khởi động cho một xu hướng cả về hợp tác công tư lẫn nhượng quyền thương hiệu… Ngay sau Bitexco, một doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Tuần Châu, cũng có công văn đề nghị muốn tham gia đấu thầu quyền quản lý khai thác Vịnh Hạ Long.[1] 66 2.2.3. Công tác quản lý nguồn nhân lực Kết quả khảo sát của tác giả về công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch nói riêng ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long cho thấy 25 phiếu đánh giá là rất thường xuyên, hiệu quả (chiếm 50% tổng số phiếu thu về); 18 phiếu cho rằng không thường xuyên, hiệu quả và 7 phiếu không có ý kiến. Như vậy, số liệu trên đã phần nào cho thấy hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch và cho ngành đã được quan tâm chú trọng. Cụ thể, trong năm 2013, ngành Du lịch Quảng Ninh đã mở rất nhiều khoá đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành. Theo số liệu thống kê của Sở VHTT&DL Quảng Ninh, trong 3 năm trở lại đây, ngành Du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo có uy tín đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho 61 khoá học với tổng số gần 5 ngàn nhân lực của ngành theo nhiều hình thức khác nhau, như đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng, nâng cao… Trong các chương trình đào tạo, ngành Du lịch đã chú trọng đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hoá trong du lịch. Cũng tính riêng từ năm 2010 đến nay, ngành Du lịch phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đào tạo thạc sĩ du lịch cho 24 cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch, giảng viên Trường Cao đẳng Văn hoá, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long, BQLVHL và lãnh đạo một số doanh nghiệp du lịch; phối hợp với Hiệp hội Du lịch, Công an tỉnh, Trường Cao đẳng Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông - Vận tải… tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho hàng trăm chủ tàu, cán bộ quản lý, điều hành trên Vịnh Hạ Long và hàng nghìn nhân viên phục vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long; nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo và nhân viên của các khách sạn, nhà hàng, điểm mua sắm, chợ đêm du lịch Bãi Cháy; đào tạo, bồi dưỡng, sát hạch cấp chứng chỉ cho hướng dẫn viên du lịch quốc tế; tập huấn nghiệp vụ du lịch cho lái xe ô tô du lịch v.v.. 67 Điều đáng nói, năm 2012 ngành Du lịch đã ký biên bản hợp tác phát triển du lịch với dự án EU của Liên minh châu Âu để hỗ trợ xây dựng Điều khoản tham chiếu cho chuyên gia quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; hỗ trợ chương trình tổng thể quản lý điểm đến; chương trình đào tạo nhân lực du lịch. Chỉ tính riêng trong năm 2013, ngành Du lịch phối hợp với chuyên gia dự án EU mở 14 lớp đào tạo cho 1.014 cán bộ quản lý, thuyết minh viên du lịch và cộng đồng tham gia hoạt động du lịch tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, Dự án EU còn phối hợp với ngành Du lịch xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề “Phục vụ tàu du lịch” dành cho nhân lực phục vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long. Sau khi bộ tiêu chuẩn nghề này hoàn thành sẽ được Tổng cục Du lịch chính thức phê duyệt và áp dụng đào tạo thí điểm tại khu vực Hạ Long. Việc phát triển nguồn nhân lực của ngành Du lịch đang được triển khai đồng bộ. Từ việc xây dựng quy hoạch dài hạn, tổng thể đến xây dựng kế hoạch, chương trình, thực hiện các biện pháp có tính chất cấp bách, thường xuyên và đã có được những kết quả nhất định góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Quảng Ninh. Nhìn chung, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh nói chung và khu vực Vịnh Hạ Long nói riêng hiện nay đã có sự chuyển biến rõ rệt, đổi mới, nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từng bước đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường. Hiện tại, ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình quản trị nguồn nhân lực tiên tiến, làm tốt các khâu tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực. Đặc biệt, những doanh nghiệp du lịch lớn có đội ngũ lao động chất lượng khá, được đào tạo bài bản, chính quy, có ý thức, thái độ nghề nghiệp nghiêm túc, kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ khá chuyên nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu của công việc. Tuy nhiên, hiện nay lực lượng lao động của ngành Du lịch tại khu vực Vịnh Hạ Long vẫn còn những hạn chế, bất cập. Đó là chất lượng đội ngũ lao động du lịch có sự chênh lệch khá rõ về mặt chuyên môn nghiệp vụ giữa những doanh 68 nghiệp du lịch có quy mô lớn với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chất lượng lao động ở một số cơ sở vẫn còn thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc. Trong quá trình phục vụ vẫn thường thấy nhân viên phục vụ mắc sai sót, phong cách phục vụ của một bộ phận nhân viên trong ngành còn thiếu chuyên nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngành. Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch chủ yếu của tỉnh là Trường cao đẳng Nghệ thuật và du lịch với các ngành đào tạo Việt Nam học (chuyên ngành quản trị lữ hành – hướng dẫn), quản trị khách sạn – nhà hàng, quản lý văn hoá, quản trị lữ hành - hướng dẫn. Góp phần quan trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực du lịch có chuyên môn của tỉnh, là nơi cung cấp một đội ngũ nhân viên dịch vụ và hướng dẫn viên tại khu vực du lịch Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, nguồn nhân lực du lịch không chỉ là các cán bộ đang trực tiếp làm việc trong ngành khách sạn, nhà hàng hay các doanh nghiệp du lịch mà còn bao gồm cả cư dân địa phương. Thái độ của cư dân địa phương sẽ tạo ra những ấn tượng tốt hoặc ngược lại về điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Căn cứ vào phiếu điều tra, tác giả nhận thấy 57% số lượng khách du lịch được hỏi cho rằng người dân khu vực Vịnh Hạ Long có thái độ thân thiện. Mặc dù đã quá 50% nhưng tại một điểm đến là Di sản thiên nhiên thế giới thì con số này còn bộc lộ nhiều hạn chế trong công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Các nhà quản lý cần có các biện pháp tuyên truyền giáo dục để giúp người dân nâng cao ý thức và nhận thấy rõ vai trò của du khách cũng như hoạt động của du lịch đối với đời sống của họ. 2.2.4. Công tác quản lý môi trường 2.2.4.1. Công tác quản lý môi trường tự nhiên * Các văn bản pháp lý có liên quan Việc quản lý, bảo tồn giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trước hết đều phải dựa trên các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký 69 kết. Có thể kể đến như: Công ước về quản lý bảo tồn Di sản văn hóa và tự nhiên thế giới; Công ước về quản lý vùng đất ngập nước - RAMSA; Công ước về đa dạng sinh học; Công ước về buôn bán quốc tế những loại động thực vật có nguy cơ bị đe dọa; Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm dầu; Công ước về kiểm soát vận chuyển các chất độc hại xuyên biêng giới...) và rất nhiều các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách do Chính phủ, địa phương ban hành như Luật Môi trường; Luật Thủy sản; Luật Giao thông đường thủy nội địa… Trong nhiều năm qua, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã ban hành một số văn bản thể hiện rõ chủ trương, chính sách và quy định về công tác quản lý, khai thác khu Di sản Vịnh Hạ Long như: Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Bản quy hoạch cũng nêu rõ việc chú trọng công tác bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long gắn với nâng cao, chuyển biến nhận thức của cộng đồng dân cư có tác động đến khu vực Vịnh Hạ Long; đồng thời áp dụng các quy chuẩn về môi trường của Việt Nam và các nước phát triển trên thế giới nhằm bảo tồn, phát huy, nâng cao giá trị của Vịnh Hạ Long đảm bảo phát triển bền vững; Nghị quyết số 09 ngày 30/11/2002 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về công tác quản lý, bảo tồn và khai thác Vịnh Hạ Long; Quy chế quản lý Vịnh Hạ Long; Nghị quyết số 68 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long giai đoạn 2013-2015, tầm nhìn đến năm 2020; Nghị quyết số 07 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030. Cùng với việc xây dựng cơ chế chính sách, công tác nghiên cứu, quy hoạch, định hướng cho quản lý, phát huy Di sản về lâu dài cũng đã được quan tâm thực hiện. Điển hình là việc xúc tiến triển khai Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di sảnVịnh Hạ Long đến năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2002; xây dựng Kế hoạch quản lý Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long giai đoạn 2011-2015; triển khai nghiên cứu Dự án tiền khả thi xây dựng 70 Bảo tàng sinh thái Hạ Long được Chính phủ phê duyệt năm 2002, trong đó có Dự án Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn. * Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, nước thải Chất thải trên khu vực Vịnh Hạ Long trong nhiều năm trở lại đây chủ yếu là do khách du lịch và từ các hoạt động cung cấp dịch vụ. Thêm vào đó là các chất thải từ các làng chài trong khu vực Vịnh Hạ Long, chất thải rắn từ các hoạt động khai thác đánh bắt trên Vịnh, nguồn rác từ dòng hải lưu và rác từ trên các đảo. Để khắc phục tình trạng này, BQLVHL giao thu gom rác trên Vịnh và tại các làng chài cho tổ thu gom rác của cơ quan. Phương tiện chuyên chở bằng thuyền, có 04 thuyền chuyên dụng và 06 thuyền chuyên thu gom rác nổi trên mặt nước, hang động, khu vực làng chài và các bến thuyền xe, hướng dẫn các hộ ngư dân, tàu du lịch đặt thùng chứa rác, thực hiện phân loại rác; hướng dẫn các chủ tàu sơ chế thức ăn từ trên bờ trước khi vận chuyển xuống tàu để giảm thiểu rác thải. Cùng với đó, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ven bờ. Từ đầu năm đến nay, tại các điểm tham quan, khu dân cư làng chài trên Vịnh đã thu gom, xử lý được trên 800m3 rác. Đặc biệt, BQLVHL đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofast vào xử lý nước thải sinh hoạt tại các điểm tham quan trên Vịnh; lắp đặt thử nghiệm thiết bị tách nhanh dầu nước để xử lý nước la canh cho các tàu, thuyền du lịch hoạt động trên Vịnh. * Hoạt động thanh tra và giám sát Để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và giám sát việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, nước thải trên thực tế đã có sự phối hợp với các đơn vị liên quan như hải quan, công an kiểm soát môi trường phát sinh từ trạm nhập tái xuất tại các cửa khẩu trên địa bàn. Công tác thanh tra kiểm tra định kỳ các hoạt động khai thác than, khoáng sản nhằm hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường khu vực và gây áp lực đối với môi trường vùng Vịnh. Song song với hoạt động trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với BQLVHL trong việc bảo vệ môi 71 trường như việc kiểm tra, thu gom chất thải, rác thải do hoạt động phát triển du lịch, tiến hành xử lý các điểm ô nhiễm môi trường bức xúc, xử lý triệt để các cơsở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. * Công tác tuyên truyền, giáo dục Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long, tỉnh đã chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ Di sản (phát triển chương trình giáo dục Di sản trong trường học và cộng đồng trên địa bàn tại 5 địa bàn: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô, Quảng Yên). Ngoài ra, BQLVHL tổ chức ký cam kết bảo vệ môi trường với các hộ dân sinh sống, nuôi trồng, kinh doanh hải sản tại các làng chài và các tàu thuyền vận chuyển khách du lịch trên Vịnh Hạ Long.... Bên cạnh đó, các ngành, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường Vịnh, như: trồng rừng ngập mặn, tuyên truyền thay phao xốp nhà bè, kiểm soát ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long, đồng thời thiết lập phương án phòng chống thiên tai, cháy nổ và tìm kiếm cứu nạn trên Vịnh. Các hoạt động này đã đem lại một số kết quả: đối với các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh du lịch việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường đã tốt hơn. Các doanh nghiệp than đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để ngăn ngừa và khắc phục hậu quả nhằm giảm thiểu ô nhiễm do khai thác than gây ra. Theo kết quả khảo sát của tác giả, 35% số phiếu khách du lịch đánh giá về môi trường tự nhiên ở Vịnh Hạ Long là đang đe dọa bị ô nhiễm, 22% cho rằng đã tới giai đoạn bắt đầu ô nhiễm. Như vậy, công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường Vịnh Hạ Long đã có nhiều tín hiệu đáng mừng và theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, số liệu khảo sát trên cũng cho thấy công tác bảo vệ môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết. * Một số tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long Mặc dù đã có nhiều nguồn lực được huy động, các hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường cho Vịnh Hạ Long được Chính phủ và địa phương quan tâm, chỉ đạo thực hiện, tuy nhiên, các nỗ lực này vẫn mang tính đơn ngành, phục vụ cho 72 lợi ích phát triển của từng ngành chứ chưa toàn cục. Các quy chế môi trường hiện hành và công tác thực thi còn gặp nhiều vướng mắc, dẫn đến việc bảo tồn kém và suy thoái môi trường đang đe dọa Di sản thế giới vịnh Hạ Long. Quy định hiện hành của Vịnh Hạ Long phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, nhưng lại không đủ để bảo vệ môi trường Vịnh. Hiện tại không có cơ chế phạt khi xả rác bừa bãi và mức phạt do gây ô nhiễm lại không tương xứng với chi phí khắc phục. Vấn đề là các quy định, tiêu chuẩn là do cấp bộ quyết định và có những điểm trong các quy định đó chưa bao gồm những ý đóng góp từ phía Sở Tài nguyên và Môi trường. Những quy định hiện đang được nhiều cơ quan, ban, ngành ban hành với sự quan tâm rất ít tới lợi ích của công tác bảo vệ môi trường. Sự phối hợp thực hiện quy chế chưa tốt ở từng đơn vị, dẫn đến sự chồng chéo, quan liêu không cần thiết. Điều đó dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm mà cơ sở gây ô nhiễm không gặp hậu quả tiêu cực nào, các công ty chọn cách gây ô nhiễm thay vì tuân thủ theo quy định vì mục đích lợi nhuận cao hơn. Công tác thực thi các quy định về môi trường chưa được nghiêm ngặt và không được thực hiện bởi những sở ngành độc lập, không có mối liên kết với các ngành. Hoạt động quan trắc nói chung không thực hiện thường xuyên (hàng quý) và chỉ đo một số thông số ô nhiễm chính và không tiến hành đánh giá. Có nhiều cơ quan chịu trách nhiệm về thực hiện quy chế nhưng lại thiếu sự phối hợp, dẫn đến tính hiệu quả không cao. Các ngành tự lập báo cáo về chất lượng khí thải và chất lượng nước thải xả ra môi trường, thông qua việc thuê bất cứ đơn vị nào họ muốn. Vì vậy, có khả năng kết quả được lập có lợi cho ngành đó. Ví dụ, có những báo cáo của các đơn vị khai thác than tại địa phương nhưng thực chất đất đá thải không được xử lý đúng cách và các công ty chỉ "tỏ vẻ" có quản lý công tác xử lý chất thải. Tần suất lập báo cáo hiện nay không đáp ứng được yêu cầu cần xử lý ngay những nguồn phát thải bởi hiện chỉ có các báo cáo về phát thải lập trên cơ sở hàng quý hoặc nửa năm đối với môi trường xung quanh trong khi rác thải ra ngoài môi trường lại tăng theo từng phút, từng giờ. 73 Các sở ban ngành chủ chốt thường thiếu nguồn lực, không được đào tạo đầy đủ và cũng không đủ thẩm quyền để giám sát và xử lý vấn đề một cách hiệu quả. Ví dụ như phòng nghiệp vụ du lịch thuộc Sở VHTT&DL không thể theo dõi điều hành tàu du lịch trong khi BQLVHL có rất ít thẩm quyền thực thi các quy định. Nếu không có các chính sách phù hợp, chất lượng môi trường của Vịnh sẽ nhanh chóng bị hủy hoại chính từ các ngành công nghiệp, hộ gia đình và các hoạt động du lịch. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, hoạt động khai thác than là tác nhân chính gây hủy hoại môi trường với lượng nước thải chưa được xử lý, chiếm tới 45% của tổng lượng nước thải xả ra do khai thác than trong năm 2011, được xả trực tiếp vào môi trường Vịnh, biển và các nhánh sông xung quanh. Kết quả của quá trình trầm tích đang thay đổi dòng chảy bề mặt. Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình cũng đóng góp một lượng lớn lên tới 62% lượng xả thải không được xử lý trước khi xả ra môi trường và 10% chất thải đô thị được xả ra đường phố, nguồn nước hoặc tiêu hủy bằng phương pháp đốt (Số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 2013). Bãi rác, bệnh viện, các cơ sở sản xuất công nghiệp cũng đang gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Các đầm nuôi trồng thủy sản và làng chài cũng xả chất thải rắn và nước thải vào các vùng nước khu vực ven bờ Vịnh. Nhân viên vận hành tàu thăm vịnh thường tranh thủ thời gian ban đêm đổ dầu thải bất hợp pháp xuống biển. UNESCO đang ngày càng lo ngại về sự suy thoái môi trường Vịnh Hạ Long và khuyến cáo sẽ đưa Vịnh Hạ Long vào danh mục địa danh có nguy cơ mất danh hiệu Di sản thế giới nếu tỉnh không cải thiện công tác quản lý, thực hiện đánh giá tác động môi trường và xử lý tất cả các vấn đề liên quan 2.2.4.2. Quản lý môi trường xã hội Nhằm xây dựng một hình ảnh đẹp về du lịch Hạ Long trong con mắt du khách trong và ngoài nước, thời gian qua, Quảng Ninh đã tăng cường công tác quản lý các vấn đề xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Vịnh Hạ Long, một trong những địa bàn rộng, trọng tâm, nơi diễn ra khá nhiều các hoạt động kinh doanh 74 dịch vụ du lịch phức tạp, đã và đang được các ngành, địa phương liên quan tích cực triển khai với một quyết tâm bài trừ các tệ nạn ăn xin, đeo bám, kinh doanh dịch vụ không lành mạnh... Gần đây, khi đến khu vực cảng nổi Hòn Gai, một trong những cảng tàu biển quốc tế cập cảng đưa khách đến tham quan Hạ Long (điểm nóng về tệ nạn đò mủng ăn xin, đeo bám du khách trước đây) đã có những chuyển biến đáng ghi nhận. Tại khu vực cầu tàu Saigontourist này không còn thấy bóng những chiếc đò mủng chở những người ăn xin đỗ 2 bên mạn cầu. Có được kết quả trên là do sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng, hiện tượng ăn xin, đeo bám khách du lịch tại khu vực này đã giảm hẳn. Đội ngũ ăn xin, cò mồi không còn hoạt động ngang nhiên như trước nữa. Đại diện Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Hòn Gai cho biết thêm, riêng khu vực cảng nổi Hòn Gai, các đối tượng đò mủng ăn xin đeo bám du khách cũng không còn xuất hiện ở khu vực này. Theo BQLVHL, sau 9 tháng thực hiện Chỉ thị số 11/CT-UBND tỉnh “Về tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh”, bên cạnh công tác tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân, học sinh các làng chài, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên Vịnh về bảo vệ môi trường, giao tiếp, ứng xử trong hoạt động du lịch thực hiện văn minh thương mại… BQLVHL đã phối hợp với các lực lượng liên quan đẩy mạnh công tác tuần tra, giám sát và phát hiện xử lý vi phạm. Tính đến nay, BQL Vịnh phối hợp với các ngành, địa phương liên quan tổ chức được 384 lượt tuần tra giám sát các hoạt động kinh tế trên Vịnh, mở 8 đợt truy quét tệ nạn bán hàng rong, ăn xin, xử lý 9 vụ vi phạm quản lý nhà bè, 27 trường hợp đò mủng đeo bám, 29 vụ vi phạm của tàu du lịch và 10 vụ vi phạm quy định về bảo vệ cảnh quan môi trường. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm nay, Đội kiểm tra xử lý vi phạm và các Trung tâm bảo tồn phối hợp với các đơn vị liên quan như Cảng vụ thuỷ nội địa, Sở Giao thông - Vận tải, UBND phường Hùng Thắng… đã tổ chức 119 lượt tuần tra, giám sát các hoạt động kinh tế, xã hội trên Vịnh Hạ Long, trọng tâm là bài trừ tệ nạn đeo bám tàu 75 du lịch, bán hàng rong, ăn xin trên Vịnh. Nhờ sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị hữu quan trong việc tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch trên Vịnh, bước đầu nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, của cộng đồng cư dân làng chài về công tác bảo vệ Di sản, bảo vệ môi trường du lịch tiếp tục được nâng cao. Nhiều doanh nghiệp, chủ tàu, cư dân trên Vịnh Hạ Long đã tích cực tham gia thực hiện chỉ thị 11. Một điểm đáng ghi nhận nữa, công tác quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các hang động, điểm tham quan trên Vịnh, hoạt động tàu du lịch đã có những chuyển biến tích cực. Thực hiện chỉ thị 11 của UBND tỉnh, chất lượng đội tàu vận chuyển khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long được nâng lên rõ rệt, ý thức, trình độ nghiệp vụ trong hoạt động du lịch của thuyền viên cũng không ngừng được cải thiện, 100% du khách trên tàu du lịch đã được các thuyền viên hướng dẫn mặc áo phao… Vì vậy, khi điều tra bằng phiếu khảo sát, tác giả thu về được 65 số phiếu được khách du lịch đánh giá là an toàn khi đi du lịch ở Vịnh Hạ Long. Những kết quả đạt được trong thời gian qua là không thể phủ nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác quản lý hoạt động kinh doanh trên Vịnh Hạ Long vẫn còn không ít thách thức mà các ngành chức năng cần tăng cường sự phối hợp hơn nữa để xử lý triệt để các vi phạm. Ngoài một số khu vực gần bờ, do có sự vào cuộc mạnh mẽ của các lực lượng chức năng, đối tượng ăn xin, bán hàng rong vi phạm đang có xu hướng giảm. Thế nhưng so với thời gian cuối năm 2012 thì sau Tết, các vụ vi phạm đò bán hàng rong, đeo bám tàu du lịch tại một số tuyến du lịch trên Vịnh có xu hướng tăng. Một trong những nguyên nhân là do thời gian ra Tết, các lực lượng chức năng chưa thực sự vào cuộc mạnh mẽ. Các đối tượng lợi dụng điều này để tăng cường các hoạt động vi phạm. Cũng trong thời gian qua, do đã chủ động phối hợp các đơn vị liên quan vào cuộc mạnh mẽ trong việc vận động, tuyên truyền, kiểm tra phát hiện, xử lý các vi phạm môi trường hoạt động kinh doanh du lịch trên Vịnh Hạ Long nên tình hình đã có những chuyển biến; tuy nhiên nó vẫn thiếu tính bền vững. Nhiều đối tượng 76 vi phạm bị lực lượng chức năng xử lý ngừng hoạt động trong một thời gian, sau đó lại tiếp tục hoạt động trở lại. Mặc dù, để tạo công ăn việc làm cho một số đối tượng ăn xin trên Vịnh Hạ Long, BQL Vịnh Hạ Long cũng đã tạo điều kiện bố trí công việc cho một số đối tượng để có thu nhập. Nhưng được một thời gian, các đối tượng lại “ngựa quen đường cũ” với lý do “không kiếm được nhiều tiền bằng nghề ăn xin, bán hàng rong…” Do các vi phạm không được giải quyết một cách triệt để nên tệ nạn ăn xin, bán hàng rong trên một số tuyến như: Thiên Cung - Đầu Gỗ - Ba Hang - Gà Chọi - Hoa Cương vẫn tồn tại, có xu hướng phức tạp trên địa bàn rộng. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch và lưu trú vẫn chưa thực sự nề nếp, hơn nữa còn có những vi phạm mang tính chất nghiêm trọng: không có giấy phép rời cảng, bến, hành trình sai tuyến, tàu lưu trú neo đậu không đúng khu vực được cấp phép, hoạt động chuyển tải khách trái phép trên Vịnh, trốn lậu vé tham quan trên Vịnh, nhà bè neo đậu trái phép… vẫn còn tồn tại nên môi trường hoạt động kinh doanh du lịch trên Vịnh Hạ Long vẫn chưa thực sự lành mạnh. Nhìn nhận về môi trường xã hội ở Vịnh Hạ Long, ngoài những vấn đề trên cũng phải thấy rằng, các hoạt động du lịch cộng đồng đã phần nào tạo ra lợi ích cho người dân địa phương, giúp người dân có công ăn việc làm nhằm đảm bảo đời sống kinh tế. Các hoạt động du lịch cộng đồng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống. Nhờ đó, lối sống của cộng đồng cư dân địa phương vẫn được giữ gìn, các sinh hoạt văn hóa truyền thống như lễ hội, phong tục, tập quán vẫn được bảo tồn không bị thương mại hóa. 2.2.5. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long Thời gian qua, hoạt động du lịch của Quảng Ninh nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng đã có những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, hiện Quảng Ninh còn nhiều thách thức cần giải quyết trong bài toán phát triển du lịch. Đó là công tác huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch còn nhiều bất cập, hoạt 77 động xúc tiến và quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương ra thị trường thế giới chưa đáp ứng được yêu cầu. Sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Di sản Hạ Long chủ yếu dựa trên các giá trị tài nguyên sẵn có và tập trung tại khu vực trung tâm... Không chỉ thế, hiện Vịnh Hạ Long đứng trước thách thức rất lớn về gia tăng số lượng trong khi chất lượng còn nhiều vấn đề. Giá khách sạn của Hạ Long có mức thấp nhất ở Việt Nam, với cách kinh doanh như thế thì không bao giờ có được chất lượng dịch vụ cao. Để giải quyết những thách thức lớn đặt ra với Vịnh Hạ Long, các chuyên gia cho rằng, không ai khác ngoài doanh nghiệp phải giải quyết những vấn đề này. Bởi hiện nay, sự yếu kém của hoạt động du lịch một phần là do môi trường hoạt động của các doanh nghiệp còn thiếu chuyên nghiệp; chưa có tính cạnh tranh trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế; chất lượng dịch vụ, sản phẩm, nguồn nhân lực, giá cả... Chính vì vậy, để đảm bảo quyền, lợi ích của các cơ sở kinh doanh cũng như khách du lịch và cả cộng đồng địa phương các câu lạc bộ như câu lạc bộ 849, chi hội tàu du lịch, chi hội lữ hành, chi hội khách sạn 3 – 5 sao đã họp bàn và thành lập Hiệp hội du lịch Quảng Ninh. Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh là một tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực du lịch. Hiệp hội hoạt động theo điều lệ đã được UBND tỉnh Quảng Ninh thông qua và chịu sự quản lý Nhà nước của Sở VHTT&DL Quảng Ninh. Mục đích của hiệp hội là hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, góp phần nâng cao trình độ quản lý, năng lực quảng bá sản phẩm dịch vụ du lịch cho các thành viên; đảm bảo quyền lợi cho du khách, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên. Ngoài ra, hiệp hội còn là diễn đàn trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức hiệp hội khác theo đúng pháp luật, góp phần quan trọng thực hiện chiến lược phát triển du lịch. Hiệp hội sẽ mang lại lợi ích to lớn, là đầu mối giữa các doanh 78 nghiệp thành viên, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi nếu phát huy tốt các chức năng, nhiệm vụ sau: - Tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh điểm đến, danh lam thắng cảnh, con người, truyền thống văn hóa... tới bạn bè quốc tế, xúc tiến du lịch. - Động viên sự nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên; hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động, kinh doanh du lịch trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; đoàn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn. - Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và hội viên của Hiệp hội trong quá trình sắp xếp lại tổ chức; cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường liên quan đến du lịch để hội viên tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả và phát triển bền vững. - Hướng dẫn nghiệp vụ, công tác quản lý điều hành doanh nghiệp theo định hướng phát triển du lịch bền vững, tư vấn, cung cấp thông tin du lịch cho các thành viên. - Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, thiết lập, phát triển các mối quan hệ giữa câu lạc bộ với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố. - Tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm quản lý, tìm kiếm các đối tác kinh doanh trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế phải nhìn nhận rằng, hiệp hội du lịch Quảng Ninh được thành lập cách đây 10 năm (từ năm 2005) nhưng chưa thể hiện rõ vai trò của mình đối với hoạt động du lịch tại điểm đến. Phần lớn các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân liên quan đến hoạt động du lịch trong địa bàn tỉnh khi được hỏi đều không nắm được thông tin một cách rõ ràng về sự ra đời, tồn tại, hoạt động và phát triển của tổ chức này. Đặc biệt, cho tới nay, hiệp hội du lịch Quảng Ninh vẫn chưa xây dựng được trang web riêng của mình và những thông tin về hiệp hội còn rất tản mát, khiêm tốn trên các phương tiện thông tin đại chúng. 79 2.2.6. Sự hợp tác với các nhà cung ứng Tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, hoạt động hợp tác với các nhà cung ứng du lịch rất được xem trọng. Sự hợp tác ở đây có thể hiểu là hình thức phối hợp giữa các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế với ngành Du lịch ở Vịnh Hạ Long. Mục đích của sự hợp tác này về cơ bản là tranh thủ nguồn vốn, công nghệ tiên tiến, mở rộng thị trường, giảm thiểu rủi ro,... cho du lịch địa phương. Trong những năm gần đây, việc hợp tác với các nhà cung ứng ở Vịnh Hạ Long diễn ra rất sôi động, chủ yếu là với các đại lý lữ hành nội địa từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Nam, Hải Phòng.... Đặc biệt, Vịnh Hạ Long còn là điểm đến thu hút rất nhiều khách quốc tế, nổi bật là khách ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp... Vì vậy, việc hợp tác với các đại lý lữ hành ở các nước trên rất được quan tâm nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, sự hợp tác với các nhà cung ứng ở đây còn gặp phải một số khó khăn do ảnh hưởng của tính thời vụ du lịch. Vào mùa cao điểm như mùa hè, lượng khách đến Hạ Long đông, các khách sạn, nhà hàng,... thường tăng giá để tranh thủ thời gian chính vụ. Thậm chí những cơ sở cung ứng của điểm đến còn từ chối áp dụng các mức giá ưu đãi thông thường cho các công ty lữ hành vì lý do cầu nhiều hơn cung. Chính điều này đã tạo tâm lý không thoải mái cho khách du lịch, cho các đối tác và ảnh hưởng tới hình ảnh cũng như uy tín của điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. 2.2.7. Phát triển sản phẩm du lịch Hiện nay trên Vịnh Hạ Long, các sản phẩm du lịch thực sự chưa phát triển một cách đa dạng. Hoạt động tham quan Vịnh Hạ Long cùng một số hang động điển hình với mục đích khám phá, thẩm nhận các giá trị thẩm mỹ của Vịnh Hạ Long được coi là sản phẩm du lịch chính, điển hình nhất tại điểm đến du lịch này. Cùng với đó là các dịch vụ du lịch lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh. Đây là loại hình dịch vụ du lịch đặc trưng thu hút được nhiều khách tham quan Vịnh, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Ngoài ra, trên Vịnh Hạ Long còn có dịch vụ vui 80 chơi giải trí, đi xuồng cao tốc, dù kéo, dù lượn; dịch vụ du lịch ăn uống, tham quan mua bán hải sản, lưu niệm; dịch vụ chèo đò, du lịch sinh thái, văn hoá... Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan thì sản phẩm du lịch trên Vịnh vẫn chưa thu hút được đối tượng khách có khả năng chi trả cao giữ chân du khách trong nhiều ngày. Vịnh Hạ Long đang bỏ lỡ những cơ hội phát triển du lịch đặc trưng mà những nơi khác không có được. Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm du lịch cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch phục vụ du khách trên Vịnh Hạ Long, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã xây dựng phương án phát triển các sản phẩm du lịch trên Vịnh Hạ Long. Theo đó các loại hình du lịch phát triển bao gồm: Tham quan thắng cảnh, lưu trú trên Vịnh, vui chơi giải trí, tìm hiểu và thưởng thức ẩm thực biển, bán, tìm hiểu văn hoá bản địa, khám phá tìm hiểu đa dạng sinh học, giá trị địa chất, MICE v.v.. Về cơ bản, các loại hình du lịch này sẽ được phát triển ở 6 khu vực: Khu ven bờ Vịnh, khu vực công viên Vạn Cảnh, khu công viên hang động, khu thung lũng biển, khu công viên giải trí biển, khu vực Vịnh Bái Tử Long. Việc xây dựng các sản phẩm du lịch được xác định rất rõ trên quan điểm mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững vì phát triển du lịch trên Vịnh Hạ Long là để làm công tác bảo tồn, lấy nguồn kinh phí bảo tồn quay lại để làm sản phẩm phát triển du lịch, phát triển nhưng không phá vỡ bảo tồn, phát triển lấy nguồn lực để bảo tồn. Vịnh Hạ Long sẽ phát triển du lịch từ tiềm năng, từ những thế mạnh về giá trị thẩm mỹ, địa chất của di sản Vịnh Hạ Long để định hướng cho khách du lịch có được những sản phẩm du lịch liên quan tới du lịch sinh thái, du lịch thân thiện với môi trường để phát triển bền vững. Lợi thế của Vịnh Hạ Long mà các khu di sản khác không có được đó là cộng đồng ngư dân ở trên Vịnh. Để bảo tồn nét văn hoá các làng chài trên Vịnh Hạ Long và xây dựng thành các sản phẩm tham quan du lịch, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đang xây dựng phương án bảo tồn các làng chài trên Vịnh Hạ Long. 81 Đối với các khu vực gần bờ đang tập trung lượng khách khá đông đến tham quan như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, đảo Ti Tốp v.v. chỉ xây dựng một số sản phẩm dành cho khách tham quan trong ngày. Riêng đối với các khu vực nằm tương đối xa bờ, khách đến chưa đông, có nhiều tài nguyên du lịch chưa được khai thác sẽ tập trung phát triển loại hình du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, khám phá văn hoá bản địa, nghỉ dưỡng. Đặc biệt, các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao sẽ thực hiện khoanh vùng bảo tồn nguyên trạng phục vụ nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó, các bên liên quan tới hoạt động du lịch ở điểm đến du lịch này sẽ xây dựng thành sản phẩm du lịch văn hoá, sinh thái, tham quan tìm hiểu, khám phá các loài thực vật đặc hữu trên Vịnh Hạ Long. Để mang lại cho du khách những cơ hội trải nghiệm tuyệt vời khi tham quan Vịnh Hạ Long, song song với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị của Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang tiếp tục nghiên cứu, điều tra tổng thể nhu cầu của thị trường khách du lịch, khả năng cung cấp sản phẩm trong mối quan hệ cạnh tranh, mở rộng phạm vi khai thác tại Vịnh Bái Tử Long nhằm mục tiêu xây dựng nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng và hấp dẫn nhiều hơn nữa để xứng tầm với vị thế đặc biệt của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. 2.3. Khảo sát những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điêm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, trong những nhân tố đó, có những nhân tố có thể kiểm soát và tác động được nhưng có những nhân tố rất khó để làm được điều đó như sự tác động của thời tiết. Yếu tố thời tiết làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long, mang lại tính thời vụ cho điểm du lịch này và chính tính thời vụ đã tác động tới công tác quản lý điểm đến cả chính vụ lẫn ngoài vụ. Ví dụ như khi khách du lịch đến quá đông hay vào thời điểm vắng khách sẽ làm mất 82 ổn định trong công tác quản lý, hoạt động quản lý sẽ phải thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh yếu tố khí hậu, một loạt các nhân tố khác cũng làm ảnh hưởng tới công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Có thể kể đến như: khả năng quản lý; chiến lược và chính sách; phương pháp, mô hình quản lý,... * Khả năng quản lý: Khả năng quản lý tốt, phương thức quản lý hiệu quả là điều kiện thuận lợi để tạo ra một Ban quản lý điểm đến du lịch mạnh. Tuy chưa thật sự toàn diện trong cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân sự, và cũng chưa hoàn toàn hiệu quả trong các hoạt động nhưng khả năng quản lý của BQLVHL, Sở VHTT&DL Quảng Ninh đã có những tác động không nhỏ trong công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Để quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực Di sản, BQLVHL thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng, địa phương liên quan kiểm tra, giám sát và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm hại đến Di sản và công tác hướng dẫn thực hiện pháp luật đến các doanh nghiêp kinh doanh du lịch ở địa phương. Dựa trên kết quả điều tra, 90% doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cho rằng công tác hướng dẫn thực hiện pháp luật đến các doanh nghiệp du lịch là rất thường xuyên, 10% đánh giá hoạt động này là không thường xuyên, liên tục. Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn điểm đến đã thấy được tầm quan trọng của các văn bản pháp luật và công tác thực hiện những quy định đó trong quá trình hoạt động kinh doanh. Sự ý thức này của các doanh nghiệp đã góp phần tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý Nhà nước triển khai công tác tuyên truyền, phố biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật đến từng đơn vị ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Cũng dựa vào kết quả khảo sát, điều tra cho thấy mức độ nhanh chóng, kịp thời của công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND thành phố Hạ Long và Sở VHTT&DL Quảng Ninh đối với các doanh nghiệp du lịch ở điểm đến là 28 phiếu, chiếm 56% tổng số phiếu thu về. Chỉ có 18 phiếu cho rằng hoạt động này còn chậm trễ và 4 phiếu không có ý kiến gì. Có 83 được kết quả này một phần quan trọng là nhờ vào sự phối hợp giữa BQL với chính quyền các khu dân cư, với các doanh nghiệp du lịch, các tổ cộng tác viên dân chài, tình nguyện viên trong việc bảo vệ Di sản. Trên cơ sở đó, kết quả điều tra cho thấy 45 phiếu trả lời rất tốt (chiếm 90%) về sự phối hợp của các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về du lịch tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Mạng lưới cộng tác viên tại các làng chài trên Vịnh được duy trì hoạt động đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám sát các hoạt động kinh tế xã hội cũng như phát hiện các vi phạm trên Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, do bộ máy tổ chức của ban còn khá cồng kềnh, hoạt động chồng chéo nên đã ảnh hưởng ít nhiều tới công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. * Chiến lược và chính sách: Vịnh Hạ Long là khu vực biển đảo rộng lớn, thường xuyên diễn ra nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, do vậy cần phải có những cơ chế, chính sách quản lý phù hợp. Những chính sách này sẽ tác động không nhỏ tới công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Giống như kim chỉ nam, chiến lược và chính sách sẽ giúp cho BQL Vịnh, các sở ban, ngành liên quan có một định hướng rõ ràng trong quá trình hoạt động khai thác, phát triển, gìn giữ và bảo vệ điểm đến du lịch. Kết quả khảo sát cho thấy công tác thực hiện chiến lược quy hoạch phát triển du lịch ở điểm đến du lịch vịnh Hạ Long được đánh giá là rất phù hợp với thực tế phát triển du lịch của thành phố. Trong tổng số phiếu phát ra là 50 phiếu, số phiếu trả lời là rất phù hợp có 40 phiếu (chiếm 80%), không phù hợp là 10 phiếu (chiếm 20%). Cụ thể, từ khi thành lập đến nay, BQLVHL đã tích cực, chủ động tham mưu cho Trung ương và tỉnh Quảng Ninh ban hành những cơ chế, chính sách quan trọng nhằm quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản. Với những cơ chế chính sách quản lý được ban hành, hiệu quả của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đã từng bước được nâng cao, trong đó các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản được bảo tồn nguyên vẹn, các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực Di sản được quản lý, giám sát chặt chẽ và giảm thiểu tác động tiêu cực tới Di sản. 84 * Phương pháp và mô hình quản lý Cho đến nay, Vịnh Hạ Long vẫn còn đang xoay quanh vấn đề phương pháp và mô hình quản lý. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý điểm đến du lịch và hiệu quả của công tác này. Gần đây, trong nhiều cuộc họp bàn về cách thức quản lý Vịnh Hạ Long đã có những ý kiến cho rằng: cứ mô hình nào tốt thì làm. Hiện nay, tỉnh đang có xu hướng tách toàn bộ mảng quản lý Nhà nước và phát huy bảo tồn Di sản, nâng cao chất lượng Vịnh Hạ Long. Mảng dịch vụ và khai thác sẽ có một đơn vị chuyên nghiệp để nâng cao việc khai thác Vấn đề thời gian, theo nguyên tắc đầu thầu và chủ trương của tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ cho phép doanh nghiệp được “nhượng” quyền quản trị hoạt động dịch vụ du lịch ở Vịnh Hạ Long không quá 10 năm. Tập đoàn Bitexco có đưa ra tên gọi là: Đề xuất phương án đầu tư, quản lý du lịch Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và đưa ra thời gian “nhượng” quyền 50 năm chưa hợp lý tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu Bitexco sửa hoàn chỉnh để tỉnh sẽ xem xét lại.[1] Việc doanh nghiệp được nhượng quyền khai thác Di sản đã không còn xa lạ trên thế giới và ngay tại Việt Nam vấn đề này cũng được áp dụng ở nhiều điểm đến du lịch. Di sản Angkor Wat của nước láng giềng Campuchia từng là nơi xảy ra nạn cướp cổ vật, cả thập kỉ không được ngành Du lịch kiểm soát đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng thế giới sau khi một doanh nghiệp đứng ra “thuê” lại Di sản. Ở nước ta, doanh nghiệp Xuân Trường cũng đang khai thác khu danh thắng Tràng An. Đương nhiên, không phải mô hình nào cũng có thể áp dụng nguyên mẫu cho mô hình khác. Rất cần một cuộc khảo sát, nghiên cứu nghiêm túc và hội thảo để tìm ra hướng khai thác hiệu quả Di sản Vịnh Hạ Long. 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long 2.4.1. Những thành công Hiện nay, các chuyên gia từ 20 quốc gia của Ủy ban Di sản thế giới (thuộc UNESCO) đã thống nhất đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo tồn Vịnh 85 Hạ Long. Đặc biệt, việc di dời thành công hàng trăm hộ dân sinh sống bao đời nay trên Vịnh lên bờ có cuộc sống ổn định, thuận tiện hơn vừa đạt được mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, vừa làm cho môi trường sạch đẹp mà vẫn giữ được các giá trị văn hoá của các làng chài phục vụ cho hoạt động du lịch. Một điều nữa được UNESCO ghi nhận là địa phương đã giảm thiểu được tình trạng đô thị hoá, tình trạng quá tải khách du lịch tác động đến Di sản; hạn chế việc xả rác và những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Vịnh… Năm 1994, Vịnh Hạ Long với các giá trị độc đáo, đặc sắc về cảnh quan và địa chất, địa mạo đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới. Đến năm 2011, trong cuộc bầu chọn do tổ chức New7wonders tiến hành Vịnh Hạ Long được lọt vào trong top 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Trong 20 năm qua, tỉnh Quảng Ninh với tư cách là địa phương trực tiếp quản lý Di sản đã có rất nhiều nỗ lực, giải pháp trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động xâm hại, tác động tiêu cực đến cảnh quan, môi trường Vịnh. Đặc biệt là đã có nhiều quyết định, biện pháp giảm thiểu những tác động xấu từ hoạt động sản xuất-kinh doanh, đô thị hoá, xả thải… đến môi trường Vịnh. Tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch tổng thể mới cho công tác quản lý, bảo tồn Vịnh Hạ Long trong dài hạn và có điều chỉnh trong từng năm, trong đó có việc tránh phá núi, lấp biển. Các cảnh báo của UNESCO về môi trường được các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và người dân nhanh chóng khắc phục và đề ra các giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa. Vì vậy, Vịnh Hạ Long đã sớm được đưa ra khỏi danh sách cảnh báo… Đánh giá về công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long không thể phủ nhận những nỗ lực trong sự hợp tác công tư hay nói cách khác là sự phối hợp giữa các cơ quan công quyền và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Di sản đã đạt được những hiệu quả nhất định. Nhiều cuộc hội thảo, hội nghị được tổ chức; các lớp tập huấn được mở và duy trì nhằm giúp các lao động du lịch, các doanh nghiệp du lịch có nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh. 86 Nhằm hoàn thiện chất lượng phục vụ du khách, BQLVHL đã chủ động phối hợp với các ngành, địa phương và các đơn vị liên quan đề xuất với UBND tỉnh triển khai nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vào Vịnh Hạ Long; tổ chức đón tiếp, phục vụ, hướng dẫn khách đến tham quan Vịnh đảm bảo thuận lợi, an toàn và chu đáo. Lượng khách tham quan Vịnh Hạ Long trong những năm qua liên tục tăng nhanh. Từ năm 1996 đến nay, Hạ Long đón được trên 20 triệu lượt khách, đạt doanh thu trên 800 tỉ đồng, tạo ra nguồn lực quan trọng phục vụ trở lại cho công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản. Với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tham gia, bảo vệ Vịnh Hạ Long, những năm qua nhiều hoạt động tuyên truyền đã được BQLVHL phối hợp với các ngành, địa phương liên quan thực hiện bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú. Từ năm 2002, BQLVHL đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, Tổ chức bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI) triển khai chương trình “Giáo dục Di sản trong trường học” tại 154 trường học trong tỉnh Quảng Ninh; phối hợp với Tổ chức FFI thực hiện dự án “Con thuyền sinh thái - Ecoboat” – giáo dục bảo vệ môi trường Hạ Long. 2.4.2. Những hạn chế Bên cạnh những thành công đạt được, công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long đã bộc lộ một số hạn chế sau: - Bộ máy tổ chức của BQLVHL còn khá cồng kềnh, có những phòng ban nhiệm vụ chồng chéo, trùng lặp, dẫn đến giảm hiệu quả công việc. Cũng do đặc thù công việc của Ban nên chất lượng nguồn nhân lực chưa đồng đều, việc bố trí lao động có chỗ chưa hợp lý,... - Các lớp huấn luyện, đào tạo chủ yếu phục vụ cho công tác chuyên môn trong khi các khóa đào tạo về ngoại ngữ nhằm hướng tới việc phục vụ khách quốc tế thì chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, chất lượng đội ngũ lao động của điểm đến chưa cao, nhiều khi bị lao động của các đoàn khách nước ngoài thay thế. Cụ thể như nhiều hướng dẫn viên Hàn Quốc khi đưa khách sang Vịnh 87 Hạ Long đã không thuê hướng dẫn viên điểm mà trực tiếp làm công việc này mặc dù đó là hành động vi phạm quy định của điểm đến. - Công tác quản lý môi trường tự nhiên được chú trọng đầu tư, thu hút và đạt được nhiều thành quả nhưng việc quản lý môi trường xã hội lại gặp không ít bất cập. Có thể kể đến như nạn bán vé chui khi du khách mua vé tham quan vịnh, tăng giá vé để xe ồ ạt trong những dịp lễ hội đặc biệt là canarvan Hạ Long; nạn chặt chém quá cao khi khách du lịch sử dụng dịch vụ... Đặc biệt, các cá nhân kinh doanh vận chuyển nội vùng như xe ôm, taxi...., còn khá tự do, chưa có các quy định, chế tài xử phạt hiệu quả. - Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trên địa bàn khá chặt chẽ thông qua hoạt động của hiệp hội du lịch Quảng Ninh. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù là một địa bàn trọng điểm của du lịch miền Bắc, với Vịnh Hạ Long được cả thế giới biết đến nhưng Hiệp Hội du lịch Quảng Ninh vẫn chưa quan tâm đầu tư vào hoạt động giới thiệu thông tin về Hiệp Hội như lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, mục đích, nhiệm vụ, những hoạt động đã tham gia.... Vì vậy, việc tìm kiếm nội dung cơ bản về Hiệp Hội là rất khó. - Mối quan hệ, sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài địa bàn điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long còn nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt thể hiện rõ vào thời điểm trong và ngoài mùa vụ du lịch. 88 Tiểu kết chương 2 Chương 2, luận văn tập trung làm rõ thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Tuy nhiên, trước khi đi vào phần thực trạng của công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long luận văn cũng dành một sự quan tâm nhất định vào việc khái quát sự hình thành và phát triển của điểm đến. Đặc biệt, trong nội dung này, tác giả cũng đánh giá rất rõ tình hình phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long từ năm 2010 đến nay. Những thông tin từ thực trạng phát triển du lịch ở điểm đến đã phần nào hỗ trợ rất nhiều cho tác giả khi nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Tác giả nhận thấy trong công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long đã có được những kết quả đáng mừng nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Đây chính là một trong những cơ sở để tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch này ở chương tiếp theo của luận văn. 89 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH 3.1. Quan điểm, mục tiêu về công tác quản lý, bảo tồn phát huy giá trị Vịnh Hạ Long giai đoạn 2013 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020 Theo nghị quyết về việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long giai đoạn 2013 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đã đưa ra quan điểm, mục tiêu về công tác quản lý, bảo tồn phát huy giá trị Vịnh Hạ Long như sau: 3.1.1. Quan điểm - Vịnh Hạ Long là di tích quốc gia đặc biệt, hai lần được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và được bầu chọn là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới phải được quản lý, bảo tồn, khai thác bền vững. Đây là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh với đất nước và cộng đồng Quốc tế. - Vừa bảo tồn, vừa khai thác, phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long. Bảo tồn để khai thác, phát huy giá trị Di sản. Đồng thời khai thác, phát huy giá trị, tạo điều kiện bảo tồn, quản lý Di sản hiệu quả hơn để Vịnh Hạ Long mãi xứng đáng là Di sản – kỳ quan thiên nhiên mới của Thế giới. - Việc khai thác và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long phải đảm bảo mục tiêu bảo tồn toàn vẹn giá trị Di sản và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của tỉnh. - Việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long phải được coi trọng cơ chế phối hợp liên ngành, cơ chế hợp tác quốc tế kết hợp với phát huy cao nhất thẩm quyền trách nhiệm của tỉnh Quảng Ninh. 3.1.2. Mục tiêu 3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động của cộng đồng dân cư đối với việc giữ gìn, bảo vệ Di sản. 90 Bảo tồn toàn vẹn các giá trị Di sản, trong đó ưu tiên tăng cường công tác bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học. Triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm khai thác, phát huy các giá trị để Vịnh Hạ Long trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo Quốc phòng – An ninh của tỉnh và khu vực. 3.1.2.2. Một số mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể * Về công tác quản lý, bảo tồn - Hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long. - Đẩy nhanh việc triển khai quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020. - Đổi mới phương thức tổ chức quản lý Vịnh Hạ Long - Bảo vệ môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long, trong đó chú trọng công tác bảo tồn giá trị đa dạng sinh học. - Hoàn thành việc sắp xếp, di dời dân cư nhà bè sinh sống trên Vịnh Hạ Long. - Trên 90% rác thải trên Vịnh Hạ Long được thu gom và đưa về bờ xử lý. - 100% nhà bè, các công trình nổi được phép hoạt động trên Vịnh Hạ Long phải được sử dụng vật liệu nổi bền vững, không gây ô nhiễm môi trường. - Chất lượng môi trường nước biển ven bờ và môi trường nước Vịnh Hạ Long đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. * Về hoạt động khai thác, phát huy giá trị - Quy hoạch hệ thống cảng biển, điểm lưu trú nghỉ đêm, tuyến, điểm tham quan du lịch Vịnh Hạ Long. - Đảm bảo công tác an toàn, an ninh – trật tự cho các hoạt động kinh tế xã hội, nhất là hoạt động du lịch trên Vịnh Hạ Long. - Quản lý chặt chẽ môi trường kinh doanh du lịch; giải quyết triệt để tình trạng đeo bám, bán hàng rong, ăn xin, cò mồi, ép giá đối với khách du lịch. 91 - Đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ khách du lịch. - Tổ chức thiết lập các tuyến, điểm du lịch mới nhằm thu hút và điều hòa lượng du khách tham quan Vịnh Hạ Long đến Bái Tử Long. Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch kết hợp truyền thống với hiện đại, mang tính đặc thù, hấp dẫn; đa dạng hóa và cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch gắn với việc bảo vệ môi trường nhằm nâng cao thương hiệu du lịch Vịnh Hạ Long. - Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách nhằm khai thác, phát huy một cách hiệu quả, bền vững các tiềm năng, thế mạnh của Vịnh Hạ Long phục vụ sự phát triển các ngành: Du lịch, giao thông đường biển, cảng biển, nuôi trồng, đánh bắt và chế biển thủy sản, hải sản trên cơ sở đảm bảo môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Di sản. - Có chính sách khuyến khích, thu hút cộng đồng tham gia phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, đảm bảo Quốc phòng – An ninh trên vùng Vịnh Hạ Long. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long 3.2.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch và áp dụng mô hình quản lý hiệu quả hơn tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long * Hoàn thiện bộ máy tổ chức Bộ máy tổ chức của BQLVHL thực tế còn khá cồng kềnh, hoạt động của các phòng ban nhiều khi còn chồng chéo. Số lượng cán bộ được đào tạo chuyên ngành về bảo tồn Di sản thiên nhiên của ban còn ít, kinh nghiệm trong quản lý một Di sản đặc thù như Vịnh Hạ Long còn hạn chế. Số lượng cán bộ có chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm ở một số lĩnh vực còn chưa nhiều, như cán bộ nghiên cứu, môi trường, kiểm tra xử lý vi phạm, đối ngoại, đầu tư triển khai dự án. Cũng do đặc thù công việc của Ban nên chất lượng nguồn nhân lực chưa đồng đều. Việc bố trí lao động có chỗ chưa hợp lý, chất lượng, hiệu quả công việc ở một số đơn vị, lĩnh vực còn thấp... Vì vậy, để giải quyết vấn đề trên, BQLVHL có thể áp dụng một phương án khá phổ biển đó là tinh giảm biên chế để mạnh hơn. 92 Ngoài ra, cần tăng cường năng lực cho BQLVHL như là hỗ trợ tài chính đối với công tác quản lý bảo tồn Vịnh Hạ Long từ nguồn lợi nhuận của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên Vịnh và tăng quyền hạn cho Ban trong việc ra quyết định về quản lý Di sản. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm quản lý Di sản thông qua các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế. Chú trọng việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên đặc biệt là tạo cơ hội cho cán bộ đào tạo tập huấn tại nước ngoài nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc. Các kế hoạch đào tạo được xây dựng phù hợp với nhu cầu sử dụng và mô hình tổ chức của Ban. Bên cạnh đó, Ban đã tranh thủ những nguồn tài trợ trong và ngoài nước, các chương trình, dự án nhằm qua đó nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên. Bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản và quản lý các lĩnh vực có liên quan. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản. Tỉnh Quảng Ninh nên tách chức năng, nhiệm vụ dịch vụ, khai thác thu phí Vịnh Hạ Long ra khỏi BQLVHL. Qua đó, để BQLVHL tập trung nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với Di sản, tham mưu về chính sách, cơ chế cho tỉnh để bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị của Di sản Vịnh Hạ Long. Còn đối với chức năng, nhiệm vụ dịch vụ, đầu tư các hạng mục kết cấu hạ tầng, nhằm phục vụ cho việc khai thác tiềm năng du lịch thì cần xã hội hóa, nên lựa chọn doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch dịch vụ để triển khai thực hiện, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. * Áp dụng mô hình đầu tư công - quản lý tư. Đầu tư và quản lý theo hình thức đối tác công - tư là cách làm mới hiện được Chính phủ khuyến khích các địa phương triển khai. Thông qua mô hình này nhằm tái cơ cấu đầu tư, góp phần thực hiện 3 đột phá chiến lược, đổi mới mô 93 hình tăng trưởng; là hình thức đầu tư và quản lý hiệu quả, huy động nguồn lực xã hội, khai thác được sự năng động trong quản trị của khối tư nhân, giảm gánh nặng cho ngân sách, giảm nợ công, nâng cao hiệu quả đầu tư. Thực tế trên thế giới một số nước đã thực hiện thành công hình thức này trong đầu tư và phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội. Quản lý theo hình thức đối tác công - tư là mô hình tối ưu trong giai đoạn tới. Mô hình hợp tác này hiện đang góp phần giải quyết vấn đề về vốn, nhất là trong bối cảnh lạm phát tăng, chính sách tiền tệ, tài chính thắt chặt. Đồng thời, đây là hình thức đầu tư và quản lý đang ngày càng khẳng định tính hiệu quả, góp phần huy động nguồn lực xã hội, sự năng động trong quản trị của khối tư nhân, giảm gánh nặng cho ngân sách, giảm nợ công, nâng cao hiệu quả đầu tư. Mỗi một danh mục công trình có một đặc thù riêng, do đó cần nghiên cứu kỹ để áp dụng hình thức đầu tư cho phù hợp; phải có sự chỉ đạo chặt chẽ, làm thứ tự từng công trình một, bắt đầu từ những công trình dễ trước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm trên cơ sở Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp đều có lợi. Trong quá trình triển khai phải rút kinh nghiệm. Để triển khai hiệu quả mô hình này phải thống nhất nhận thức từ các cấp, ngành đến các tầng lớp nhân dân 3.2.2. Tăng cường công tác quản lý nhân lực Hiện nay, đội ngũ lao động du lịch ở Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng đáp ứng nhiều về số lượng nhưng chất lượng lao động lại chưa đồng đều và còn chịu những ảnh hưởng không nhỏ của thời vụ du lịch. BQL Vịnh Hạ Long cần có sự quan tâm đầy đủ, sâu sắc tới cả hai vấn đề số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực du lịch nhằm mục tiêu phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhân lực nên có một số hoạt động sau: - Thu hút thực tập sinh tài năng cho ngành Du lịch thông qua các chương trình thực tập uy tín do Chính phủ tài trợ. 94 Để làm được việc này, các doanh nghiệp của khu vực điểm đến Vịnh Hạ Long cần có nhiều ưu đãi nhưng trước hết nên áp dụng mức lương cạnh tranh cho nhân lực có trình độ chuyên môn cao vì phần lớn các khách sạn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và giữ chân các chuyên gia quản lý khách sạn có năng lực. Sở VHTT&DL cần hỗ trợ giải quyết vấn đề này bằng nhiều cách trong đó có việc tài trợ cho sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng ngành Du lịch hoặc các ngành học có liên quan không thuộc lĩnh vực du lịch cũng sẽ được xem xét tham gia các khóa thực tập 6 tháng về quản lý du lịch. Trong chương trình thực tập này, các sinh viên tiềm năng sẽ học hỏi kinh nghiệm đặc biệt có thể thử nghiệm vị trí trợ lý giám đốc khách sạn. Sinh viên có thể lựa chọn khóa thực tập trong khi theo học hoặc sau khi đã tốt nghiệp. Chương trình sẽ được đồng tài trợ bởi Sở VHTT&DL, trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long và các chủ khách sạn sẽ tiếp nhận đào tạo thực tập sinh tài năng. Rất nhiều tập đoàn khách sạn, đặc biệt là các tập đoàn khách sạn quốc tế có các chương trình đào tạo cho sinh viên mới tốt nghiệp trong đó có đào tạo vị trí quản lý. Để dẫn chứng cho hoạt động này, tập đoàn khách sạn Hilton là một ví dụ tiêu biểu. Khách sạn đã xây dựng một trường đào tạo quy mô lớn để đào tạo các cán bộ quản lý khách sạn tiềm năng trên toàn thế giới. Khi nhiều tập đoàn khách sạn quốc tế đến với Hạ Long sẽ giúp cho những chương trình nói trên trở thành mục tiêu tài trợ. Chi phí trả lương cho các lao động tay nghề cao sẽ do các khách sạn chi trả, còn Sở VHTT&DL cùng trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long sẽ giữ vai trò điều phối, kết nối sinh viên với các khách sạn. Chương trình tài trợ này sẽ đào tạo các cán bộ quản lý có trình độ. Đội ngũ cán bộ này sẽ truyền đạt lại kiến thức và kinh nghiệm cho nhân viên của mình và sẽ giúp nâng cao danh tiếng cho ngành Du lịch. - Lấp đầy khoảng cách về nhân lực. Để thực hiện giải pháp này, trong công tác nhân sự cần: 95 + Phối hợp tốt với các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành Du lịch xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh và thành phố Hạ Long (bao gồm đào tạo trực tiếp, đào tạo gián tiếp, bồi dưỡng nâng cao...). + Có cơ chế, chính sách hấp dẫn, minh bạch để khuyến khích, thu hút lưc lượng sinh viên được đào tạo tại các trường này về làm việc đúng ngành nghề tại Hạ Long, đồng thời thu hút thêm một số sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng khác có kỹ năng liên quan (thương mại, tài chính, kế toán, ngoại ngữ, công nghệ thông tin...). + Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch quốc tế (Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Trung Quốc....), kết hợp khai thác các nguồn tài trợ của các doanh nghiệp về đào tạo nhân lực để phát triển, cung ứng lực lượng lao động có tay nghề cao, các chuyên gia có trình độ quốc tế và các cán bộ quản lý chuyên nghiệp. + Thực hiện đào tạo nghiệp vụ tại chỗ cho lực lượng lao động có tay nghề thấp, lao động phổ thông, lao động đơn giản thông qua hình thức tổ chức tập trung ngắn ngày của Sở VHTT&DL, các lớp truyền nghề do các doanh nghiệp tự tổ chức. - Thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ trong khu vực điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Trước mắt, tỉnh, thành phố Hạ Long có thể mời các tổ chức điều hành khách sạn quốc tế (như Accor) có bề dày kinh nghiệm về đào tạo ngoại ngữ và du lịch để tư vấn xây dựng chương trình hay xây dựng quan hệ hợp tác với các công ty, cơ sở tư nhân nhằm tận dụng kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong quá trình vận hành trung tâm đào tạo ngoại ngữ. Sau đó, Hạ Long có thể nhờ các tổ chức hỗ trợ quốc tế như EU, các cơ sở đào tạo ngoại ngữ tư nhân tại Việt Nam tư vấn trong việc xây dựng chương tình đào tạo cho trung tâm. Ví dụ như trung tâm Apollo và học viện Anh ngữ, trung tâm Language Link và Hội đồng Anh... Song song với hoạt động trên, Hạ Long cũng cần xem xét khả năng kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế tài trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí cho giáo viên tại Trung tâm đào tạo ngoại ngữ. 96 - BQL Vịnh cần thống kê nắm rõ khả năng của nguồn nhân lực du lịch để có biện pháp đào tạo, đào tạo lại hợp lý. Ngoài ra, cán bộ công nhân viên làm việc trong lĩnh vực du lịch cần đảm bảo một số yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp du lịch một cách nghiêm túc. 3.2.3. Phát triển du lịch Vịnh Hạ Long theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường * Với chính quyền địa phương BQL cần tư vấn cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng các công cụ quản lý phù hợp, đưa ra các quyết định và hoạt động cụ thể có tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới việc khai thác sử dụng tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch. Ngoài việc đưa ra một hệ thống pháp luật hoàn thiện giúp cho việc quản lý tốt tài nguyên và môi trường du lịch có thể khuyến nghị tới các cơ quan Nhà nước xem xét đưa ra các chính sách ưu tiên nhằm tạo điều kiện tiền đề để tiến hành các hoạt động này. Với khả năng và quyền lực của mình, Nhà nước đưa ra các quy định ưu đãi về thuế, cho phép lập ra các loại quỹ phục vụ cho mục đích bảo vệ tài nguyên và môi trường của ngành. Việc thu phí vệ sinh cũng hết sức cần thiết nhằm tạo kinh phí cho việc thuê nhân công thu gom rác và đầu tư vào các công trình xử lý rác thải tập trung. Ở Vịnh Hạ Long, việc thu phí vệ sinh đã được thực hiện, tuy nhiên hoạt động này chưa có mối quan hệ chặt chẽ với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn điểm đến. Hình thành các trung tâm hướng dẫn, thông tin cho du khách về trách nhiệm của họ đối với điểm đến vịnh Hạ Long trong việc bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, giữ gìn những giá trị của tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long theo hướng bền vững. BQL Vịnh có thể áp dụng các biện pháp tuyên truyền giáo dục cho du khách về ý thức bảo vệ môi trường đặc biệt là việc không vứt rác thải xuống biển, trồng cây xanh, có biển chỉ dẫn, hướng dẫn, biển cấm những hành vi xâm hại tới môi trường cảnh quan Vịnh Hạ Long, hang động của Vịnh Hạ Long, cần có những thùng rác thân thiện với môi trường đặt ở những nơi thuận lợi và dễ thấy... 97 * Với cư dân địa phương Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, cho thấy những lợi ích họ được hưởng từ hoạt động du lịch cũng như gắn trách nhiệm của họ với các hoạt động bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long, giảm thiểu những thiệt hại thông qua việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có cho phát triển du lịch, tuyên truyền, thông tin về du lịch, tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long. Khuyến khích, thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào việc hoạch định chính sách và ra quyết định, nâng cao năng lực giúp họ thực hiện được những sáng kiến đưa ra. Những giải pháp này có thể được hỗ trợ bởi những hoạt động sau: - Tổ chức các dịp đặc biệt mời chào người dân địa phương để trải nghiệm các hoạt động diễn ra tại các cơ sở và dịch vụ du lịch của khu vực ở mức giá đặc biệt như carnaval Hạ Long hàng năm,... - Phát hành các ấn phẩm cung cấp các thông tin chi tiết về các điểm tham quan và điềm thú vị trong du lịch địa phương. Gửi thư (hoặc e-mail thông báo thông tin của các sự kiện sắp diễn ra đến người dân địa phương hoặc tổ dân phố. - Khuyến khích các hoạt động của điểm đến du lịch được trình chiếu, đưa tin trên đài phát thanh địa phương, tờ quảng cáo hay trên các trang web. Những hoạt động xoay quanh du lịch có trách nhiệm cần quan tâm tới việc khai thác, phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, hỗ trợ người dân làm du lịch trên nguyên tắc cùng có lợi. Giúp người dân địa phương nhận thức được họ đang được hưởng lợi từ chính nguồn tài nguyên sẵn có, tăng thêm lòng tự hào cho người dân vì họ đang là chủ nhân của một Di sản thiên nhiên thế giới có một không hai. Chính vì vậy, họ cần có trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của nguồn tài nguyên này cho cuộc sống của họ và các thế hệ sau này tiếp tục được hưởng lợi từ đó. * Với doanh nghiệp du lịch Đối với các doanh nghiệp du lịch, cần chú ý tới vấn đề thiết lập các biện pháp quản lý môi trường, phát triển bền vững, hệ thống tiết kiệm điện, nước, có 98 những chính sách tích cực cho việc hỗ trợ xã hội, môi trường. Hạ Long là một trong những điểm đến du lịch có nhiều loại hình kinh doanh cơ sở dịch vụ du lịch vừa, nhỏ và cực nhỏ, cần đặc biệt quan tâm, hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch này phát triển theo hướng bền vững như: thông tin về chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và bảo tồn nguồn tài nguyên du lịch, tiết kiệm điện, nước, đảm bảo vấn đề xả thải ra môi trường đã qua xử lý. Các doanh ngiệp cần chú trọng tới công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên đảm bảo tính chuyên nghiệp đồng thời có trách nhiệm trong việc thông tin, tuyên truyền cho vấn đề phát triển bền vững. Đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng,lành mạnh, đảm bảo về chất lượng và giá cả hợp lý, chia sẻ trách nhiệm. Ngoài việc tuân thủ mọi quy định của Nhà nước đối với việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, các đơn vị và cá nhân kinh doanh du lịch cần phải tiếp thị một cách có trách nhiệm. Tạo ra và tiếp thị những sản phẩm có tác dụng khuyến khích du khách thưởng thức một cách khôn ngoan tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử là nhiệm vụ của người kinh doanh du lịch. Trong các tài liệu quảng cáo cần cung cấp những thông tin đáng tin cậy. Luôn chuẩn bị sẵn sàng cho việc củng cố, tăng cường khả năng nhận thức về môi trường trong các chương trình tiếp thị. * Với khách du lịch Hướng dẫn và khuyến khích du khách tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm của họ đối với Di sản thế giới, cũng như tạo điều kiện để họ tìm hiểu về văn hóa bản địa và có thể tham gia vào đời sống sinh hoạt của người dân làng chài Hạ Long giúp du khách và dân cư địa phương tăng cường sự tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau… Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao nhận thức cho du khách về vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản vịnh Hạ Long, để mỗi du khách trở thành một tuyên truyền viên trong và sau chuyến đi của họ, nâng cao ý thức của mỗi du khách khi tham gia hoạt động du lịch tại Hạ Long. 99 Để có thể thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch có trách nhiệm, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ với tinh thần trách nhiệm cao từ mọi chủ thể, cả ngành Du lịch và các ngành liên quan. Tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức cho mọi chủ thể về phát triển bền vững không chỉ là trách nhiệm của những thành phần tham gia vào hoạt động du lịch kể trên mà cần có sự vào cuộc của chính quyền tỉnh, trung ương, cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở Vịnh Hạ Long, các ngành kinh tế liên quan, Hiệp hội du lịch Quảng Ninh,... Thường xuyên tham vấn các chuyên gia môi trường và bảo tồn; cùng xây dựng những cơ chế chính sách phù hợp để đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của các thành phần tham gia và trên hết là hướng tới một nền “kinh tế xanh” phát triển bền vững và phát triển du lịch Vịnh Hạ Long nói riêng, du lịch Quảng Ninh và Việt Nam nói chung đạt được mục tiêu là ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng bền vững. 3.2.4. Đẩy mạnh sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch Thời gian qua, hoạt động du lịch của Quảng Ninh nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng đã có những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, hiện Quảng Ninh còn nhiều thách thức cần giải quyết trong bài toán phát triển du lịch. Đó là công tác huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch còn nhiều bất cập, hoạt động xúc tiến và quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương ra thị trường thế giới chưa đáp ứng được yêu cầu. Sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Di sản Hạ Long chủ yếu dựa trên các giá trị tài nguyên sẵn có và tập trung tại khu vực trung tâm... Không chỉ thế, hiện nhiều sản phẩm dịch vụ ở Vịnh Hạ Long đứng trước thách thức rất lớn về gia tăng số lượng trong khi chất lượng còn nhiều vấn đề. Giá của nhiều khách sạn của Hạ Long có mức thấp nhất ở Việt Nam. Với cách kinh doanh như thế thì không bao giờ có được chất lượng dịch vụ cao mà nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả hệ thống khách sạn ở đây. Hiện Quảng Ninh đã tụt xuống vị trí thứ 5 trong doanh thu về du lịch sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Chỉ riêng thống kê doanh thu về khách sạn của Khánh Hòa 100 cũng đã xấp xỉ doanh thu toàn bộ du lịch của Quảng Ninh. Để giải quyết những thách thức lớn đặt ra với Vịnh Hạ Long, không ai khác ngoài doanh nghiệp phải giải quyết những vấn đề này. Bởi hiện nay, sự yếu kém của hoạt động du lịch một phần là do môi trường hoạt động của các doanh nghiệp còn thiếu chuyên nghiệp; chưa có tính cạnh tranh trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế; chất lượng dịch vụ, sản phẩm, nguồn nhân lực, giá cả… Doanh nghiệp cần tham gia vào chuỗi hoạt động quản lý Nhà nước về bảo tồn và phát huy những giá trị Di sản, vì chính doanh nghiệp là chủ thể thực hiện khai thác và phát huy những ưu thế nổi trội của Vịnh Hạ Long. Để phát triển du lịch Vịnh Hạ Long, doanh nghiệp cần phải đồng hành với Di sản, thế nhưng đồng hành như thế nào để vừa phục vụ lợi ích quốc gia, vừa bảo vệ, gìn giữ được Di sản. Muốn vậy, trước hết các doanh nghiệp cần liên kết với nhau để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, làm phong phú thêm các tuyến du lịch, thu hút du khách cho các điểm đến; tiên phong trong công tác bảo vệ, làm sạch môi trường Di sản. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với Di sản được thực hiện ở 5 yếu tố cơ bản: - Thứ nhất, doanh nghiệp phải là những người tiên phong trong việc thể hiện thái độ thân thiện với môi trường, bởi doanh nghiệp sẽ là đối tượng bị tổn thất đầu tiên nếu môi trường không bảo đảm. - Thứ hai, doanh nghiệp phải đề xuất những ý tưởng mới tạo ra sản phẩm mới dựa trên giá trị còn thiếu và giá trị khác biệt, những yếu tố nổi bật của Di sản và các vùng phụ cận. - Thứ ba, doanh nghiệp cần tăng cường quảng bá, xúc tiến cho một điểm đến. - Thứ tư, tạo dựng niềm tin là một điểm đến hấp dẫn, thân thiện, an toàn, trung thực. - Thứ năm, cần tập trung khai thác dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người lao động, tạo giá trị gia tăng; đồng thời tập trung đào tạo nhân lực cho chính doanh nghiệp. 101 3.2.5. Đẩy mạnh sự hợp tác và phối hợp với các nhà cung ứng Việc hợp tác với các nhà cung ứng là một vấn đề cần được quan tâm tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Các nhà cung ứng ở đây bao gồm cả cung ứng sản phẩm vật chất phục vụ du khách cũng như các công ty lữ hành ở các địa bàn khác nhau, là nguồn cung cấp khách du lịch tới Vịnh Hạ Long. Các nhà kinh doanh du lịch tại điểm đến này cần tạo mối liên kết chặt chẽ nhằm ổn định hoạt động du lịch, giảm thiểu tính thời vụ du lịch. BQL cần phối hợp nhịp nhàng hơn với các cơ quan liên quan, đặc biệt là Hiệp hội du lịch nhằm quản lý sát sao vấn đề giá cả của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tránh tình trạng đẩy giá lên cao chèn ép các nhà cung ứng hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ với mức giá cao không tương xứng với chất lượng. Việc này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Các nhà cung ứng cần hợp tác với nhau trong việc biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch Vịnh Hạ Long để giới thiệu với khách du lịch về con người và cảnh quan, tài nguyên du lịch khu vực; những thông tin cần thiết cho khách như các điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt,.... và địa chỉ các điểm tư vấn cung cấp thông tin cho khách du lịch. Những điểm này cần được đặt ở đầu mối giao thông như sân bay, bến cảng, bến xe, khách sạn, các công ty lữ hành hoặc những điểm thuận lợi trong giao dịch. 3.3. Kiến nghị Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh nói chung và bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long nói riêng được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài, tác giả nhận thấy một số vấn đề tồn tại trong công tác quản lý điểm đến du lịch này. Vì vậy, tác giả đưa ra một số khuyến nghị sau về công tác bảo vệ môi trường, đào tạo nhân lực phục vụ cho sự phát triển du lịch của Vịnh Hạ Long theo hướng bền vững: 102 - UBND thành phố Hạ Long khẩn trương kiểm tra và có biện pháp quyết liệt đểchấn chỉnh, khắc phục ngay những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi gâyô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long theo thẩm quyền. - BQL Vịnh Hạ Long tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận độngcác tổ chức, cá nhân có hoạt động trên Vịnh Hạ Long không thải chất rắn, nước thải chưa qua xử lý xuống Vịnh Hạ Long. - Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Phối hợp với UBND thành phố Hạ Long, BQL Vịnh Hạ Long và các ngành liên quan trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên Vịnh Hạ Long. - Các đối tượng liên quan tới hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long, đặc biệt là BQLVHL phải nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới. - Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thay đổi Quy chuẩn môi trường Việt Nam số 19: 2009/BTNMT, 22: 2009/BTNMT và 23: 2009/BTNMT đối với nội dung phân loại khu vực và hệ số khu vực đảm bảo không ảnh hưởng tới khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long vào năm 2015; áp dụng tiêu chuẩn môi trường của các nước phát triển sau năm 2020. - Về vấn đề nguồn nhân lực du lịch, kiến nghị Sở VHTT&DL Quảng Ninh lặp lại và mở rộng đối tượng học các lớp tập huấn về du lịch có trách nhiệm mà Dự án EU đã hỗ trợ; mở thêm các lớp đào tạo thuyết minh viên, hướng dẫn du lịch; mở các lớp dạy cứu hộ, cứu nạn và đào tạo lái thuyền du lịch. 103 Tiểu kết chương 3 Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch đã được cụ thể ở chương 2, trong chương 3 này, luận văn đã đưa ra một số giải pháp để thực hiện một cách hiệu quả hơn công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Những giải pháp này cũng được luận văn lý giải rõ ràng và tập trung vào những vấn đề chính sau: - Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch và áp dụng mô hình quản lý quả hơn tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long - Tăng cường công tác quản lý nhân lực - Phát triển du lịch Vịnh Hạ Long theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường - Đẩy mạnh sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch - Đẩy mạnh sự hợp tác và phối hợp với các nhà cung ứng Đồng thời để những giải pháp này có khả năng áp dụng trong thực tiễn cũng như giúp công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long thực hiện một cách hiệu quả, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị đối với UBND thành phố Hạ Long, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở VHTT&DL, BQL Vịnh Hạ Long. 104 KẾT LUẬN 1. Những kết quả đã đạt được của đề tài Về cơ bản, đề tài luận văn đã hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa lý luận về điểm đến du lịch và công tác quản lý điểm đến du lịch trên cơ sở phân tích các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch, vị trí và vai trò của điểm đến du du lịch cùng lợi ích của điểm đến trong phát triển du lịch. Thứ hai, đề tài đã nêu rất rõ nội dung của quản lý điểm đến du lịch với sáu vấn đề cơ bản: Tạo ra một BQL mạnh, đạt được sự cam kết giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân, quản lý nhân sự, quản lý môi trường, tạo ra sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch, hợp tác và phối hợp với các nhà cung ứng. Thứ ba, đề tài đã khái quát về tiềm năng du lịch cũng như hoạt động du lịch của Vịnh Hạ Long trong thời gian gần đây để trên cơ sở đó, đi vào phân tích vấn đề cần nghiên cứu. Thứ tư, chương 2 của luận văn đã tập trung làm rõ thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long dựa vào quá trình nghiên cứu thực địa, phỏng vấn,…Từ thực tế đó, đánh giá những ưu điểm và hạn chế làm căn cứ cho việc đề xuất giải pháp trong chương 3. Thứ năm, luận văn đã đưa ra được quan điểm, mục tiêu về công tác quản lý, bảo tồn phát huy giá trị Vịnh Hạ Long giai đoạn 2013 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Đây chính là một trong những căn cứ để tác giả đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý điểm đến du lịch này. Thứ sáu, luận văn đã đưa ra những giải pháp một cách cụ thể về nhiều vấn đề như công tác quản lý nhân sự, quản lý môi trường, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, sự phối hợp với các nhà cung ứng và đưa ra một số kiến nghị tới các sở, ban, ngành liên quan tới công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài hy vọng sẽ giúp cho du lịch Vịnh Hạ Long có những định hướng và giải pháp phù hợp hơn trong việc quản lý điểm 105 đến góp phần phát triển hơn nữa hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Ninh nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng. 2. Những vấn đề còn tồn tại của đề tài Mặc dù đã rất cố gắng, song do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, đối tượng nghiên cứu lại là một vấn đề có tính chất chiến lược cho sự phát triển du lịch của một địa phương nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, đôi chỗ còn mang tính chủ quan… 3. Hướng phát triển của đề tài Với đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý điểm đến du lịch, nếu như được đầu tư hơn về mọi mặt, đề tài sẽ không chỉ dừng lại ở phạm vi của một luận văn cao học mà có thể phát triển và mang tính ứng dụng thực tế cao hơn nữa. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Yến Anh, Bài viết “Bitexco muốn quản vịnh Hạ Long 50 năm”, www.nld.com.vn, http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/bitexco-muon-quan-vinh-halong-50-nam-20140723235228303.htm, cập nhật thứ 5 ngày 24/07/2014. 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội. 3. PGS. TS Vũ Tuấn Cảnh và cộng sự (2000), “Cơ sở khoa học cho việc tổ chức và quản lý hệ thống các khu du lịch và đề xuất quy chế tổ chức và quản lý khai thác các khu du lịch ở Việt Nam”, Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch. 4. Trịnh Xuân Dũng (2005), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 5. PGS. TS Nguyễn Văn Đính, PGS. TS Trần Thị Minh Hòa (2009), Kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 6. PGS. TS Trần Thị Minh Hòa (2012), Bài giảng “Marketing điểm đến du lịch” dành cho đối tượng Cao học, Khoa Du lịch học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội. 7. Nguyễn Chu Hồi (2010), Bài viết “Biển Việt Nam nhìn từ góc độ du lịch biển bền vững”, Tạp chí Du lịch Việt Nam số tháng 2/2010 8. Bùi Thị Thanh Huyền (2011), Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội”, Khoa Du lịch học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội. 9. Ma Quỳnh Hương, Bài viết “Chiến lược xây dựng hình ảnh – điểm đến của du lịch Việt Nam”, Thông báo khoa học, Nghiên cứu văn hóa số 2, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 107 10. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, TS.Nguyễn Đình Hòa (2009), Giáo trình Marketing du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 11. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Luật Du lịch (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Luật Doanh nghiệp (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. PGS.TS Trần Đức Thanh (2000), Nhập môn du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 14. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), “Nghị quyết về việc thông qua quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. 15. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), “Phê duyệt Đề án Phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. 16. UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở VHTT&DL Quảng Ninh (2014), “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. 17. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), “Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. 18. Trần Kim Yến (2014), Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Cát Bà, Hải Phòng”, Khoa Du lịch học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 19. R.W. Butler (2011), Comtemporary tourism review “Tourism Area Life Cycle”, University of Stranthclyde, 2011. 20. Jennifer Stange & David Brow (2012), Tourism Destination Management (Achieving sustainable and competitive results)”, USAID. 21. Kamen Andrea Meimei (2009), “ Tourist Destination Management”, University of Oradea, Romania. 108 22. Dr Konstation Andriotis, “The tourism life cycle: Anoverview of the Cretan case”, Hellenic Open University. 23. Metin Kozak (2004), “Destination Benchmarking”, CABI Publishing. 24. UNWTO (2007), “A Practical Guide to Tourism Destination Management”, Madrid, Spain. 109 PHỤ LỤC 1. Hình ảnh du lịch Vịnh Hạ Long 2. Các bảng biểu liên quan 3. Phiếu khảo sát các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh 4. Bảng tổng kết thu được từ phiếu khảo sát 5. Câu hỏi phỏng vấn sâu 1. Hình ảnh du lịch Vịnh Hạ Long 1.1. Hình ảnh: Bản đồ du lịch Vịnh Hạ Long http://dulichhalong.com.vn/cam-nang-du-lich-ha-long/ban-do-du-lich-vinh-halong/4-177.html 1.2. Hình ảnh: Các đảo trên Vịnh Hạ Long Nguồn: www.baomoi.com/Tag/Vịnh-Hạ-Long.ep 1.3. Hình ảnh: Làng chài trên Vịnh Hạ Long Nguồn: www.dulichhalong.net/vinh-ha-long 1.4. Hình ảnh: Du thuyền trên Vịnh Hạ Long Nguồn: www.vietnamtourism.com/disan/index.php?catid=6 Nguồn: www.vietnamtourism.com/disan/index.php?catid=6 1.5. Hình ảnh: Hòn gà chọi trên Vịnh Hạ Long Nguồn: www.vietnamtourism.com/disan/index.php?catid=6 1.6. Hình ảnh: Hang sửng sốt trên Vịnh Hạ Long Nguồn: www.vietnamtourism.com/disan/index.php?catid=6) 1.7. Hình ảnh: Động Thiên Cung trên Vịnh Hạ Long Nguồn: www.vietnamtourism.com/disan/index.php?catid=6 1.8. Hình ảnh: Cảng tàu Vịnh Hạ Long Nguồn: www.vietnamtourism.com/disan/index.php?catid=6 2. Các bảng, biểu liên quan Bảng 2.2. Bảng thống kê hiện tại cơ sở khách sạn theo cấp hạng sao năm 2013 Hạ Long Móng Cái Vân Đồn Uông Bí 5 – sao 0 2 0 0 4 – sao 13 0 0 0 3 – sao 16 0 0 0 2 – sao 27 6 4 0 1 – sao 14 10 0 1 Nguồn: Sở VHTT&DL Bảng 2.3. Các tuyến tham quan Vịnh Hạ Long Tuyến tham quan Tuyến 1 Tuyến 2 Tuyến 3 Tuyến 4 Tuyến 5 Thời gian Cảng tàu du lịch - Thiên Cung - Đầu Gỗ - Đỉnh 4h Hương - Gà Chọi Cảng tàu du lịch - Thiên Cung - Đầu Gỗ - Đỉnh 6h Hương - Gà Chọi - Sửng Sốt- Ti Tốp Cảng tàu du lịch - Tam Cung - Sửng Sốt - Ti Tốp Cảng tàu du lịch - Mê Cung - Sửng Sốt – làng Vạn Chài - hồ Ba Hầm Cảng tàu du lịch - Ngọc Vừng - Quan Lạn 6h 8h 02ngày 01đêm Nguồn: BQL Vịnh Hạ Long Bảng 2.4. Thời gian đón khách trên Vịnh Hạ Long Mùa hè Mùa đông Từ 1/4 đến 30/9 Từ 1/10 đến 31/3 Thiên Cung - Đầu Gỗ 7h30 đến 17h30 8h00 đến 16h30 Sửn Sốt - Ti Tốp – Tam Cung 8h00 đến 17h00 8h30 đến 16h30 Mê Cung 8h030 đến 16h30 9h00 đến 16h30 Địa điểm Nguồn: BQLVHL Bảng 2.5. Chi tiết mức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long TT A 1 2 3 - Nội dung Mức phí VỊNH HẠ LONG Đơn vị tính Ghi chú Tham quan chung vịnh Hạ đồng/lượt/người 120.000 Long Tham quan tại các điểm trên đồng/lượt/người vịnh Hạ Long Thiên Cung đồng/lượt/người 50.000 Đầu Gỗ đồng/lượt/người 50.000 Hang Sửng Sốt đồng/lượt/người 50.000 Bãi tắm Ti Tốp đồng/lượt/người 50.000 Động Mê Cung đồng/lượt/người 50.000 Thời gian tham quan từ 06h30'-18h30' Trung tâm Văn hóa nổi Cửa đồng/lượt/người 30.000 Vạn Hang Ba Hang đồng/lượt/người 30.000 Hang Luồn đồng/lượt/người 30.000 Hang Tiên Ông đồng/lượt/người 30.000 Hang Cỏ đồng/lượt/người 30.000 Hang Thầy đồng/lượt/người 30.000 Hang Cặp La đồng/lượt/người 30.000 Tham quan tại khu vực lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh Từ 24 tiếng kể từ thời Thời gian lưu trú 01 đêm đồng /người 200.000 điểm xuất bến Từ 48 tiếng kể từ thời Thời gian lưu trú 02 đêm đồng /người 350.000 điểm xuất bến Từ 72 tiếng kể từ thời Thời gian lưu trú 03 đêm đồng /người 400.000 điểm xuất bến Nguồn: BQLVHL (Phí trên đã bao gồm cả phí bảo hiểm và phí cầu bến theo quy định) 3. Phiếu khảo sát các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long Phiếu 1 ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP DU LỊCH VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH Xin chào, tên tôi là Nguyễn Thị Thúy Anh, hiện tôi đang làm luận văn cao học. Đề tài của tôi là “Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh”. Tôi mong muốn thông qua những đánh giá của công ty ông (bà) sẽ giúp đề tài có được những thông tin cần thiết về sự ảnh hưởng của công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Qua đó, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp hữu ích cho công tác quản lý điểm đến du lịch này. Rất mong những ông (bà) đang công tác tại các doanh nghiệp du lịch bớt chút thời gian tham gia trả lời một số câu hỏi dưới đây. Tôi cam đoan mọi thông tin mà ông (bà) cung cấp chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Ông (bà) vui lòng đánh dấu (X) vào ô phù hợp nhất theo suy nghĩ của ông (bà) về từng nội dung được hỏi: 1. Ông (bà) hãy đánh giá mức độ phù hợp của công tác thực hiện chiến lược quy hoạch phát triển du lịch ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long với thực tế phát triển du lịch của tỉnh, thành phố. Rất phù hợp  Không phù hợp  Không có ý kiến  2. Ông (bà) đánh giá thế nào về mức độ thường xuyên của công tác hướng dẫn thực hiện pháp luật cho các doanh nghiệp du lịch ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long? Thường xuyên  Không thường xuyên  Không có ý kiến  3. Ông (bà) đánh giá thế nào về công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long? Rất thường xuyên, hiệu quả  Không thường xuyên, hiệu quả  Không có ý kiến  4. Ông (bà) đánh giá thế nào về mức độ nhanh chóng, kịp thời của công tác Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND thành phố Hạ Long và Sở VHTT&DL Quảng Ninh đối với các doanh nghiệp du lịch ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long? Nhanh chóng, kịp thời  Chậm trễ  Không có ý kiến  5. Ông (bà) đánh giá thế nào về sự phối hợp của các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về du lịch? Rất tốt  Rời rạc  Không có ý kiến TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!  Phiếu 2 ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH DU LỊCH VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH Xin kính chào quý khách! Tên tôi là Nguyễn Thị Thúy Anh, hiện tôi đang làm luận văn cao học. Đề tài của tôi là “Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh”. Dưới đây là bản câu hỏi khảo sát nhằm thu thập thông tin về suy nghĩ, đánh giá của quý khách đối với điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Những thông tin trao đổi của quý khách sẽ được tuyệt đối giữ kín và chỉ nhằm mục đích nghiên cứu. Sự tham gia của quý khách vào nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện. Tôi mong rằng thông qua kết quả đánh giá có được từ quý khách sẽ giúp xác định được mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố tới công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp hữu ích nhất cho công tác quản lý điểm đến du lịch này. Bản khảo sát sẽ không lưu lại bất cứ thông tin cá nhân nào từ người được hỏi để đảm bảo cho quý khách cảm thấy yên tâm và thoải mái nhất khi trả lời câu hỏi. Cách trả lời: - Với những câu hỏi lựa chọn: Đánh dấu vào ô vuông tương ứng với các lựa chọn - Với những câu hỏi mở: Vui lòng ghi rõ câu trả lời vào phần trống NỘI DUNG KHẢO SÁT 1. Ông (bà) đánh giá như thế nào về công tác hướng dẫn thực hiện pháp luật cho khách du lịch khi đến Vịnh Hạ Long? Rất rõ ràng, thường xuyên Chậm trễ Ý kiến khác    2. Ông (bà) biết đến Vịnh Hạ Long qua nguồn thông tin nào? Đại lý du lịch  Báo/ tạp chí  Internet  Bạn bè/ người thân  Tờ rơi quảng cáo  Nguồn khác  3. Ông (bà) đánh giá như thế nào về thái độ của người dân địa phương đối với du khách? Rất thân thiện  Thân thiện  Tương đối thân thiện  Không thân thiện  4. Ông (bà) đánh giá như thế nào về mức độ an toàn khi đi du lịch Vịnh Hạ Long? Rất an toàn  An toàn  Tương đối an toàn  Không an toàn  5. Ông (bà) đánh giá như thế nào về chất lượng dịch vụ ở vịnh Hạ Long? Rất tốt Tốt Bình Không thường tốt Phương tiện tiếp cận điểm đến du lịch (tàu, phà...) Phương tiện di chuyển nội vùng du lịch (xe ôm, xe điện...) Dịch vụ bán hàng lưu niệm Lưu trú Ăn uống Các hoạt động vui chơi giải trí 6. Ông (bà) đánh giá như thế nào về môi trường tự nhiên tại Vịnh Hạ Long? Rất sạch  Đang đe dọa bị ô nhiễm  Bắt đầu ô nhiễm  Ô nhiễm  Ô nhiễm nặng  7. Sau chuyến đi này, ông (bà) có cảm thấy hài lòng? Rất hài lòng  Hài lòng phần nào  Bình thường  Không hài lòng lắm  Rất không hài lòng  8. Những khó khăn của ông (bà) khi đến vịnh Hạ Long là gì? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN 4. Bảng tổng kết thu được từ phiếu khảo sát 4.1. Đánh giá của doanh nghiệp du lịch về công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh STT 1 2 3 4 5 Vấn đề được hỏi Công tác thực hiện chiến lược quy hoạch phát triển du lịch ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long Rất phù hợp Không Phù hợp Không có ý kiến Mức độ thường xuyên của công tác hướng dẫn thực hiện pháp luật cho các doanh nghiệp du lịch ở điểm đến du lịch vịnh Hạ Long: Thường xuyên Không thường xuyên Không có ý kiến Công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch ở điểm đến du lịch vịnh Hạ Long? Rất thường xuyên, hiệu quả Không thường xuyên, hiệu quả Không có ý kiến Mức độ nhanh chóng, kịp thời của công tác Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND thành phố Hạ Long và Sở VHTT&DL Quảng Ninh đối với các doanh nghiệp du lịch ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long? Nhanh chóng, kịp thời Chậm trễ Không có ý kiến Về sự phối hợp của các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về du lịch? Rất tốt Rời rạc Không có ý kiến Số phiếu trả lời Tỷ lệ % 40 10 0 80 20 0 45 5 0 90 10 0 25 18 7 50 36 14 28 18 4 56 36 8 45 5 0 90 10 0 Đánh giá của khách du lịch về điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh Số STT Vấn đề được hỏi phiếu trả lời 1 2 Tỷ lệ % Công tác hướng dẫn thực hiện pháp luật cho khách du lịch khi đến Vịnh Hạ Long Rất rõ ràng, thường xuyên 78 78 Chậm trễ 12 12 Không có ý kiến 10 10 Đại lý du lịch 10 10 Báo/ tạp chí 28 28 Internet 28 28 Bạn bè/người than 7 7 Tờ rơi 12 12 Quảng cáo 15 15 Rất thân thiện 31 31 Thân thiện 57 57 Tương đối thân thiện 10 10 Không thân thiện 2 2 Rất an toàn 16 16 An toàn 65 65 Tương đối an toàn 14 14 Không an toàn 5 5 Biết về điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long qua nguồn thong tin nào? Thái độ của người dân địa phương đối với du khách 3 Mức độ an toàn khi đi du lịch ở Vịnh Hạ Long 4 5 6 7 Về chất lượng dịch vụ ở Vịnh Hạ Long 1. Phương tiện Rất tốt tiếp cận điểm đến Tốt du lịch Bình thường (ô tô, tàu…) Không tốt 2. Phương tiện di Rất tốt Tốt chuyển nội vùng du lịch Bình thường (taxi, xe điện…) Không tốt Rất tốt 3. Dịch vụ bán Tốt hàng Bình thường lưu niệm Không tốt Rất tốt Tốt 4. Lưu trú Bình thường Không tốt Rất tốt Tốt 5. Ăn uống Bình thường Không tốt Rất tốt Tốt 6. Các hoạt động vui chơi giải trí Bình thường Không tốt Môi trường tự nhiên ở Vịnh Hạ Long Rất sạch Đang đe dọa bị ô nhiễm Bắt đầu ô nhiễm Ô nhiễm Ô nhiễm nặng Mức độ hài lòng của du khách sau chuyến đi Rất hài long Hài lòng phần nào Bình thường Không hài lòng lắm Rất không hài long 30 42 24 4 33 35 26 6 16 25 54 5 55 34 9 2 54 34 10 2 22 29 40 9 30 42 24 4 33 35 26 24 16 25 54 5 55 34 9 2 54 34 10 2 22 29 40 9 28 35 22 13 2 28 35 22 13 2 20 25 37 15 3 20 25 37 15 3 5. Câu hỏi phỏng vấn sâu 5.1. Phỏng vấn sâu dành cho cán bộ QLNN về du lịch ĐỀ CƯƠNG PHỎNG VẤN SÂU (V/v: Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh) Chúng tôi đang triển khai đề tài “Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” và có một số câu hỏi muốn xin ý kiến đóng góp của ông, bà. Chúng tôi cam kết rằng những thông tin mà ông, bà cung cấp sẽ được xử lý và báo cáo phục vụ cho công trình khoa học, không nhằm mục đích nào khác. Rất mong nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của ông, bà I. THÔNG TIN CHUNG - Người thực hiện phỏng vấn: Nguyễn Thị Thúy Anh (Giảng viên khoa Du lịch, trường Đại học Hải Phòng; email: thuyanhvhdl@gmail.com; ĐT: 0166 676 93 93) - Người trả lời phỏng vấn: Chức vụ: …………………………… - Thời gian phỏng vấn: II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN Xin ông vui lòng trả lời một số câu hỏi sau: 1. Người phỏng vấn (NPV): Từ sau khi được công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới trong cuộc bình chọn do tổ chức New 7 Wonders of Nature tiến hành, công tác quản lý điểm đến Vịnh Hạ Long đã gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, hoạt động bảo vệ môi trường ở đây còn một số vấn đề tồn tại. Có những giải pháp nào cho thực trạng trên? 2. NPV: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đã có công văn đề nghị muốn tham gia đấu thầu quyền quản lý khai thác Vịnh Hạ Long. Trước thực trạng này, công tác quản lý Vịnh Hạ Long sẽ giải quyết theo hướng nào? 3. NPV: Di dời ngư dân các làng chài lên bờ là một chủ trương lớn của tỉnh Quảng Ninh để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị kỳ quan vô giá của Vịnh Hạ Long và đem lại cuộc sống bền vững cho người dân. Thực tế, không thể để tình trạng người dân định cư trên Vịnh với những chuỗi ngày dài lênh đênh nhưng vấn đề đặt ra ở đây chính là phải có biện pháp nào để cải tạo cảnh quan cho những làng chài cũ có hồn cốt nhằm phục vụ nhu cầu của người dân cũng như du khách? 4. NPV: Cơ quan nào chịu trách nhiệm về công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch? 5. NPV: Trong những năm qua công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch đã được triển khai như thế nào? 6. NPV: Ông (bà) đánh giá thế nào về hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch? 7. NPV: Cơ quan nào chịu trách nhiệm về công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long? 8. NPV: Công tác quản lý môi trường xã hội ở Vịnh Hạ Long hiện nay đã đạt được những kết quả khả quan nào? 9. NPV: Những yêu cầu đặt ra khi phát triển du lịch Vịnh Hạ Long theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường? 10 NPV: Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long có chặt chẽ không? Vai trò của hiệp hội du lịch Quảng Ninh đối với sự phát triển du lịch của tỉnh và của Vịnh Hạ Long. Xin trân trọng cảm ơn! 5.2. Phỏng vấn sâu dành cho lãnh đạo doanh nghiệp du lịch ĐỀ CƯƠNG PHỎNG VẤN SÂU (V/v: Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh) Chúng tôi đang triển khai đề tài “Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” và có một số câu hỏi muốn xin ý kiến đóng góp của ông, bà. Chúng tôi cam kết rằng những thông tin mà ông, bà cung cấp sẽ được xử lý và báo cáo phục vụ cho công trình khoa học, không nhằm mục đích nào khác. Rất mong nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của ông, bà I. THÔNG TIN CHUNG - Người thực hiện phỏng vấn: Nguyễn Thị Thúy Anh (Giảng viên khoa Du lịch, trường Đại học Hải Phòng; email: thuyanhvhdl@gmail.com; ĐT: 0166 676 93 93) - Người trả lời phỏng vấn: Chức vụ: …………………………… - Thời gian phỏng vấn: II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN Xin ông vui lòng trả lời một số câu hỏi sau: 1.NPV: Trong những năm qua, tỉnh và thành phố có chính sách ưu đãi nào dành cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long? 2. NPV: Doanh nghiệp của ông (bà) đã được tham gia vào những hoạt động nào về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Hạ Long? 3. NPV: Trong những năm gần đây, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long đã đạt được những kết quả gì? 4. NPV: Sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long còn tồn tại những vấn đề gì? Giải pháp cho những tồn tại đó? 5. NPV: Doanh nghiệp của ông (bà) đánh giá như thế nào về công tác bảo vệ môi trường tại Vịnh Hạ Long hiện nay? 6. NPV: Ông (bà) đánh giá thế nào về ý kiến cho rằng doanh nghiệp phải là những người tiên phong trong việc thể hiện thái độ thân thiện với môi trường? 7. NPV: Những thuận lợi và khó khăn cho doanh nghiệp khi ngư dân trên Vịnh di dời khỏi các làng chài? 8. NPV: Hiện nay, loại hình du lịch nào tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long được du khách quan tâm nhất? 9. NPV: Để phát triển du lịch Vịnh Hạ Long, doanh nghiệp cần phải đồng hành với Di sản, thế nhưng đồng hành như thế nào để vừa phục vụ lợi ích quốc gia, vừa bảo vệ, gìn giữ được Di sản? 10. NPV: Ông (bà) nghĩ sao về việc các doanh nghiệp của khu vực điểm đến Vịnh Hạ Long cần trả mức lương cạnh tranh cho nhân lực có trình độ chuyên môn cao? Xin trân trọng cảm ơn! [...]... thiện công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long 4 Đối tượngvà phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về quá trình và hiệu quả hiện nay của công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Công tác quản lý hoạt động du lịch và các giải pháp 10 góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long - Phạm... của công tác quản lý điểm đến du lịch này Chính vì vậy, tác giả lựa chọn nội dung "Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh làm đề tài luận văn của mình 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong mục này, tác giả tập trung làm rõ công tác quản lý điểm đến du lịch trên thế giới và Việt Nam Đồng thời, tác giả cũng rất chú ý tới nhiều công trình nghiên cứu về Vịnh Hạ Long đã được công. .. sản ở điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long chứ không nghiên cứu về công tác quản lý điểm đến tại điểm du lịch này Trong khi đó như lý do lựa chọn đề tài mà học viên đã trình bày, Vịnh Hạ Long hiện nay đang gặp phải rất nhiều vấn đề trong công tác quản lý Vì vậy, Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh là một đề tài mới Khi triển khai luận văn của mình, ngoài vấn đề quản lý Nhà... cho công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long được hoàn thiện và hiệu quả hơn * Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý du lịch làm cơ sở đưa ra các giải pháp đối với công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long Thứ hai: Làm rõ tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch, khách du lịch đến với Vịnh Hạ Long và công tác quản lý tại đây... điểm đến của mình 7 Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung chính của luận văn được triển khai làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về điểm đến du lịch và công tác quản lý điểm đến du lịch Chương 2: Thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý điểm đến du lịch. .. du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh 13 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 1.1 .Điểm đến du lịch 1.1.1 Khái niệm Điểm đến du lịch là một trong số các khái niệm cơ bản về du lịch Điểm đến du lịch là thành phần không thể thiếu trong mỗi chuyến hành trình của du khách Một chuyến du lịch của một cá nhân hay tổ chức bao giờ cũng bao gồm một hay một vài điểm đến theo... triển khác nhau, tùy vào hiệu quả của công tác quản lý điểm đến mà mỗi điểm đến du lịch lại có tuổi thọ ngắn hay dài trong chu kỳ sống của điểm đến. [8] 1.2 Quản lý điểm đến du lịch 1.2.1 Định nghĩa quản lý điểm đến du lịch Theo tổ chức UNWTO, Quản lý điểm đến du lịch là việc quản lý mang tính phối hợp của tất cả các yếu tố tạo nên một điểm đến Việc quản lý điểm đến mang lại phương pháp tiếp cận chiến... hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch Luận văn Thạc sỹ Du lịch học của học viên Trần Kim Yến thực hiện năm 2014: Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại Cát Bà, Hải Phòng” Tác giả của luận văn này đã đề cập tới mô hình quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu (EFQM), đánh giá chu kỳ sống của điểm đến và giải quyết được những vấn đề cơ bản trong công tác quản lý điểm đến du lịch Cát... tập bài giảng Marketing điểm đến du lịch 14 làm cơ sở lý luận về quản lý điểm đến: Điểm đến du lịch là những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách, hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững”.[6] Đồng thời tác giả cũng lựa chọn tài liệu này để triển khai cơ sở lý luận về điểm đến du lịch và công tác quản lý điểm đến du lịch cho luận văn Cũng... tiếp, nghiên cứu thực tế, tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, … học viên thấy rằng, việc lựa chọn công tác quản lý điểm đến du lịch là một hướng nghiên cứu cần thiết để phát triển du lịch ở đây một cách bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu về công tác quản lý điểm đến du lịch góp phần giúp cho công ... hiệu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh 13 Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 1.1 .Điểm đến du lịch 1.1.1 Khái niệm Điểm đến du lịch. .. nội dung luận văn triển khai làm chương: Chương 1: Cơ sở lý luận điểm đến du lịch công tác quản lý điểm đến du lịch Chương 2: Thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. .. quản lý điểm đến du lịch Chính vậy, tác giả lựa chọn nội dung "Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh làm đề tài luận văn Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong mục này, tác

Ngày đăng: 07/10/2015, 20:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan