Quy hoạch sản xuất ngành chè tại huyện hoàng su phì tỉnh hà giang

74 468 1
Quy hoạch sản xuất ngành chè tại huyện hoàng su phì tỉnh hà giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐỖ THỊ CHI LĂNG QUY HOẠCH SẢN XUẤT NGÀNH CHÈ TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐỖ THỊ CHI LĂNG QUY HOẠCH SẢN XUẤT NGÀNH CHÈ TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI ĐẠI DŨNG HÀ NỘI – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Quy hoạch sản xuất ngành chè tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý th ầy cô trƣờng Đại học Kinh tế, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Bùi Đại Dũng đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: Quy hoạch sản xuất ngành chè tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang Tác giả: Đỗ Thị Chi Lăng Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Bảo vệ năm: 2015 Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Bùi Đại Dũng Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: + Mục đích: Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế quy hoạch phát triển sản xuất ngành chè của huyện từ đó đƣa ra một số ý kiến nhằm xây dựng việc quy hoạch tổng thể sản xuất ngành chè của huyện đến năm 2020. + Nhiệm vụ: - Hệ thống 1 cách khái quát các yếu tố liên quan đến quy hoạch, quản lý, sản xuất chè của huyện Hoàng Su Phì. - Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển chè của huyện Hoàng Su phì trong thời gian vừa qua. - Xây dựng quy hoạch phát triển cây chè và đƣa ra một số giải pháp cụ thể từ nay đến năm 2020. Những đóng góp mới của luận văn: - Luận văn chỉ rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến sản xuất chè, thực trạng tình hình quản lý, tổ chức sản xuất, chế biến, quy hoạch phát triển ngành chè của huyện Hoàng Su Phì. - Sử dụng công cụ SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành chè trong thời gian tới. - Đƣa ra một số giải pháp về quy hoạch vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, huy động nguồn vốn, kỹ thuật, chính sách phát triển, sử dụng nguồn nhân lực nhằm xây dựng một bản quy hoạch phát triển ngành chè của huyện đến năm 2020. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... i DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................... ii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................... 6 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu. ........................................................... 6 1.2 Xây dựng quy hoạch ngành chè của huyện................................................. 9 1.2.1 Khái niệm quy hoạch ............................................................................... 9 1.2.2 Những yêu cầu cơ bản của quy hoạch ..................................................... 9 1.2.3 Các bƣớc để lập quy hoạch .................................................................... 10 1.2.4. Sự cần thiết phải quy hoạch phát triển cây chè ..................................... 11 1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quy hoạch ....................................................... 14 1.3.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên ............................................................ 14 1.3.2.Các yếu tố về lao động ........................................................................... 17 1.3.3. Nhân tố khoa học kỹ thuật .................................................................... 17 1.3.4. Khả năng về nguồn vốn ........................................................................ 19 1.3.5. Hệ thống chính sách hỗ trợ ................................................................... 19 1.3.6. Điều kiện thị trƣờng .............................................................................. 20 1.4. Kinh nghiệm tổ chức, quy hoạch sản xuất chè ở một số địa phƣơng ..... 20 1.4.1. Tỉnh Lâm Đồng: .................................................................................... 20 1.4.2. Tỉnh Thái Nguyên ................................................................................. 21 1.4.3 Tỉnh Phú Thọ.......................................................................................... 23 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 24 1.5.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 25 1.5.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ......................................... 25 1.5.3 Phƣơng pháp sử dụng công cụ phân tích SWOT ................................... 25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ ................................................................................................. 27 2.1 Thực trạng phân bố cây chè, các cơ sở chế biến của huyện và mối quan hệ giữa chúng .................................................................................................. 27 2.1.1. Thực trạng phân bố cây chè .................................................................. 27 2.1.2. Các cơ sở chế biến................................................................................. 34 2.1.3. Tổ chức sản xuất và tiêu thụ chè: .......................................................... 37 2.1.4. Mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu và các cơ sở chế biến. ................. 42 2.2 Đánh giá chung về hiện trạng quy hoạch phát triển của huyện ................ 43 2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu theo công cụ SWOT ............................. 45 2.3.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 45 2.3.2. Điểm yếu ............................................................................................... 46 2.3.3 Cơ hội ..................................................................................................... 47 2.3.4 Nguy cơ .................................................................................................. 48 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ TRONG THỜI GIAN TỚI 2015 – 2020 ................................ 49 3.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch vùng nguyên liệu...................................... 49 3.2 Nhóm giải pháp về quy hoạch cơ sở chế biến .......................................... 51 3.3 Nhóm giải pháp về đầu tƣ nguồn vốn ....................................................... 53 3.4 Nhóm giải pháp về kỹ thuật trồng chè ...................................................... 54 3.5 Nhóm giải pháp về chính sách .................................................................. 55 4.3.6 Về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ: ..................................... 57 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 58 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Biểu tổng hợp thực trạng số liệu chè 10 xã 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 Diện tích trồng chè năm 2013 Vùng chè quy hoạch năm 2012 Diện tích trồng chè từ năm 2009 - 2012 của Hoàn Su Phì i Trang 24 25 26 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Hình Nội dung So sánh sản lƣợng cây chè với các cây công Trang 1 Hình 1.1 2 Hình 3.1 3 Hình 3.2 Hình ảnh về giống chè Shan tuyết 28 4 Hình 3.3 Một số sản phẩm chè tiêu biểu 37 nghiệp khác So sánh diện tích cây chè với các cây công nghiệp khác ii 14 23 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, chè là 1 loại thức uống rất phổ biến có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới đƣợc trồng ở Việt Nam và nhiều nƣớc trên thế giới. Trong các nƣớc trồng chè, Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và thứ 8 về sản lƣợng. Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao vị trí quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và tăng trƣởng bền vững của nền kinh tế các địa phƣơng trồng chè. Chè trồng một lần, có thể thu hoạch 30-40 năm hoặc lâu hơn nữa. Trong điều kiện thuận lợi của Việt Nam, cây sinh trƣởng tốt thì cuối năm thứ nhất đã thu bói trên dƣới một tấn búp/ha. Ngoài hiệu quả kinh tế cây chè góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, giữ đất, chống xói mòn cho đất. Hà Giang là tỉnh có diện tích trồng chè đứng thứ 3 cả nƣớc sau Lâm Đồng và Thái Nguyên. Nơi đây là một trong những tỉnh có vùng chè Shan lâu đời nhất nƣớc ta. Ngay từ những năm đầu thế kỷ 20, ngƣời Pháp đã tiến hành điều tra chè ở Hà Giang và đặc biệt chú ý những cây chè cổ thụ vùng cao. Đó là thứ chè Shan lá to, búp và lá non có nhiều lông trắng nhƣ tuyết, sinh trƣởng khoẻ, chịu ẩm, chịu lạnh, năng suất cao và chất lƣợng tốt. Vì vậy, ngƣời ta còn gọi là chè Shan tuyết. Ở Hà Giang, chè shan phân bố hầu khắp các huyện, trong đó các vùng chè cổ thụ đều có độ cao từ 300-1000m. Cho đến nay, một số vùng trong tỉnh có tính đặc trƣng cao cho các tiểu vùng sinh thái có chè shan nhƣ: Lũng Phìn- Đồng Văn đại diện cho vùng cao núi đá vôi; Phìn HồHoàng Su Phì đại diện cho vùng cao núi đất; Tham Vè, Bó Đƣớt- Vị Xuyên đại diện cho vùng chè cổ nhất Việt Nam. Đây cũng chính là những địa phƣơng có sản phẩm chè shan tuyết thơm ngon nổi tiếng. Danh tiếng của chè shan tuyết Lũng Phìn hay Phìn Hồ, Cao Bồ, Thƣợng Sơn không chỉ chinh 1 phục đƣợc ngƣời tiêu dùng mà cả với những ngƣời sành thƣởng thức trà. Cây chè đƣợc trồng nhiều ở các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Xín Mần và Hoàng Su Phì. Đến năm 2011 toàn tỉnh có 20.239,8ha. Riêng đối với huyện Hoàng Su Phì ngƣời dân trồng chè từ rất lâu đời để phục vụ cho nhu cầu làm đồ uống hàng ngày, cũng là cây công nghiệp mũi nhọn đem lại thu nhập cao cho ngƣời dân đồng thời trồng chè để phủ xanh đất trống, đồi trọc, giữ đất, giữa nƣớc. Cây chè là cây ƣa ẩm cần lƣợng mƣa trên 1.200mm, tầng đất canh tác dày trên 1m, độ PH phù hợp từ 4-5, cây chè ƣa ánh sáng tán xạ, độ cao so với mặt nƣớc biển trên 600 mét, chè càng có vị đậm. Hoàng Su Phì hội tủ đầy đủ các yếu tố về đất đai, khí hậu để cây chè sinh trƣởng và phát triển. Sản phẩm chè xanh Hoàng Su Phì có mầu nƣớc xanh, vị đậm, vị chát đậm chè pha đƣợc nhiều nƣớc và do chè trồng hoàn toàn tự nhiên nên có sản phẩm chè sạch. Chè Shan tuyết là loại chè nổi tiếng của huyện Hoàng Su Phì. Theo số liệu thống kê năm 2011 của huyện thì tổng thu nhập từ cây chè đạt trên 50 tỷ đồng, năm 2012 đạt 66 tỷ đồng, trong đó: bình quân thu nhập từ cây chè của các xã vùng chè chiếm 50-55% tổng thu nhập trong năm của hộ nông dân. Bên cạnh những lợi ích kinh tế và sinh thái do cây chè đem lại, nhƣng vẫn đƣợc quan tâm đúng mức và có kế hoạch phát triển dài hạn để thúc đẩy sự phát triển toàn diện ngành chè của huyện. Cây chè là một trong những cây công nghiệp mũi nhọn là nguồn thu chủ yếu của hộ nông dân cũng nhƣ đóng góp vào nguồn thu của huyện nhƣng đến nay huyện Hoàng Su Phì vẫn chƣa có một bản quy hoạch cụ thể nào cho ngành chè phát triển dài hạn. Việc quản lý các vùng nguyên liệu, các cơ sở chế biến, kinh doanh chè vẫn còn buông lỏng, còn nhiều bất cập. Việc tuyên truyền, phổ biến, áp dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật vào các khâu trong quá trình sản xuất chè còn nhiều hạn chế: mật độ của các vƣờn chè chƣa đúng kỹ thuật, trồng theo phƣơng thức 2 quảng canh nên năng suất, sản lƣợng chè còn thấp, đến nay năng suất chè của tỉnh mới chỉ đạt trên 30% mức năng suất trung bình của khu vực. Các cơ sở chế biến mang tính chất thủ công, chỉ tập trung ở những nơi thuận đƣờng giao thông hoặc ở trung tâm của huyện xa vùng nguyên liệu dẫn đến thời gian từ khi thu hái đến chế biến kéo dài ảnh hƣởng đến chất lƣợng chè. Hầu hết các cơ sở chế biến chè chỉ chú ý đến việc thu mua nguyên liệu để chế biến chứ chƣa chú trọng đến phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở ký kết hợp đồng chặt chẽ với hộ nông dân để nâng cao năng suất, chất lƣợng nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Sản phẩm chè tiêu thụ trên thị trƣờng chủ yếu xanh, chè vàng và chè đen ở dạng thô có giá trị thấp, gần nhƣ là không có cơ hội xuất khẩu sang thị trƣờng các nƣớc. Thực trạng ở địa phƣơng cho thấy tập quán trồng chè còn chủ yếu theo phƣơng pháp quảng canh, mang tính tự cung, tự cấp, trình độ dân trí thấp, chủ yếu các hộ trồng chè là ngƣời dân tộc đặc biệt có một số hộ nông dân chƣa nghe, nói đƣợc tiếng kinh, hạn chế trong việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Chính quyền địa phƣơng chƣa đầu tƣ đúng mức các cơ sở hạ tầng vùng chè, nhất là điện, đƣờng giao thông, đây là những yếu tố cơ bản quyết định đến chất lƣợng sản phẩm chè. Việc chỉ đạo kỹ thuật thâm canh, chế biến, nâng cao năng suất chè chƣa đƣợc chú trọng thƣờng xuyên. Chƣa kết hợp hài hoà giữa ngƣời trồng chè với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và các nhà khoa học. Tổ chức quản lý Ngành chè còn yếu, chƣa có hệ thống quản lý, giám sát thƣờng xuyên trong sản xuất, chế biến. Từ thực tế nêu trên, để khắc phục những hạn chế, nâng cao đƣợc giá trị và thƣơng hiệu của sản phẩm chè Hoàng Su Phì, việc nghiên cứu đề tài “ Quy hoạch sản xuất ngành chè tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang” là cấp 3 thiết và có ý nghĩa về quản lý phát triển kinh tế tại địa phƣơng trong bối cảnh hiện nay để trả lời đƣợc câu hỏi nghiên cứu: Tại sao một sản phẩm có chất lƣợng tốt và lợi thế cạnh tranh nhƣ chè Hoàng Su Phì nhƣng chƣa trở thành mặt hàng đem lại nhiều thu nhập cho nhân dân ở đây, và để làm đƣợc điều này thì cần có những giải pháp về mặt quản lý nhƣ thế nào từ phía chính quyền? 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu + Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng quy hoạch phát triển sản xuất ngành chè của huyện và đƣa ra một số ý kiến nhằm xây dựng việc quy hoạch tổng thể sản xuất ngành chè của huyện đến năm 2020. + Nhiệm vụ: - Hệ thống 1 cách khái quát các yếu tố liên quan đến quy hoạch, quản lý, sản xuất chè của huyện Hoàng Su Phì. - Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển chè của huyện Hoàng Su phì trong thời gian vừa qua. - Xây dựng quy hoạch phát triển cây chè và đƣa ra một số giải pháp cụ thể từ nay đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến quy hoạch, quản lý sản xuất chè của huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang. - Phạm vi nghiên cứu 4 + Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi hành chính của huyện Hoàng Su Phì + Thời gian nghiên cứu: Sử dụng các số liệu thống kê từ năm 2009 đến nay. 4. Những đóng góp của luận văn 4.1. Về mặt lý luận Hệ thống 1 cách khái quát các yếu tố liên quan đến quy hoạch, quản lý, sản xuất chè của huyện Hoàng Su Phì. 4.2. Về mặt thực tiễn - Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển chè của huyện Hoàng Su phì trong thời gian vừa qua. - Xây dựng quy hoạch phát triển cây chè và đƣa ra một số giải pháp cụ thể từ nay đến năm 2020. 5. Cấu trúc của luận văn. Kết cấu của luận văn chia làm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Chƣơng 2: Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển ngành chè của huyện Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển ngành chè trong thời gian tới 2015 - 2020 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu. Chè là cây công nghiệp dài ngày đƣợc nhân dân các dân tộc của tỉnh Hà Giang trồng từ lâu đời. Cây chè rất thích hợp với khí hậu và đất đai tại địa bàn, trồng một lần thu hoạch nhiều năm do tuổi thọ kéo dài hàng chục năm đến vài trăm năm. Cây chè cho sản phẩm nƣớc uống đƣợc thị trƣờng ngày càng ƣa chuộng, có tiềm năng và giá trị xuất khẩu cao. Đồng thời trồng chè cũng chính là giải pháp phủ xanh đồi núi trọc, cải thiện môi trƣờng sinh thái ở địa phƣơng. Đến năm 2015 toàn tỉnh ổn định diện tích chè ở mức 20,5 nghìn ha và tăng lên 24,3 nghìn ha vào năm 2020, trong đó có 21 nghìn ha cho sản phẩm, năng suất bình quân đạt 59,4 tạ/ha, nâng sản lƣợng chè búp tƣơi lên trên 124 nghìn tấn/năm; tập trung đẩy mạnh thâm canh nâng cao năng suất, sản lƣợng, cải tạo diện tích chè già, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tiến công nghệ chế biến để nâng cao chất lƣợng, đa dạng hoá sản phẩm chè. Đối với huyện Hoàng Su Phì, cây chè đã đƣợc huyện xác định là cây công nghiệp mũi nhọn, cây xóa đói giảm nghèo bền vững, tạo việc làm cho ngƣời lao động, tăng thu nhập cho nhân dân, chè là cây truyền thống và có giá trị kinh tế cao của huyện Hoàng Su Phì. Một trong những thuận lợi cho việc trồng chè là nhân dân các dân tộc trong huyện có kinh nghiệm về trồng, chế biến chè và đã biết tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu cho việc phát triển cây chè. Chè là cây trồng đóng góp đáng kể cho thu nhập kinh tế của huyện, thu hút trên 4.000 hộ tham gia trồng chè. Phát triển ngành chè cũng là định hƣớng phát triển của huyện. Theo số liệu thống kê năm 2011 của huyện thì tổng thu 6 nhập từ cây chè đạt trên 50 tỷ đồng, năm 2012 đạt 66 tỷ đồng, trong đó: bình quân thu nhập từ cây chè của các xã vùng chè chiếm 50-55% tổng thu nhập trong năm của hộ nông dân. Hiện nay tổng giá trị thu từ cây chè hàng năm khoảng trên 80 tỷ đồng, chiếm 13% tổng sản phẩm xã hội toàn huyện Chè Shan tuyết của huyện Hoàng Su Phì là cây chè bản địa có từ lâu đời và cũng là một trong những giống chè quý cần đƣợc bảo tồn và nhân rộng. Chè Shan tuyết đƣợc coi là đặc sản có hƣơng vị độc đáo, là loại chè sạch đang đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng do cây chè mọc trên vùng núi cao, không bị phun phun thuốc sâu và sử dụng các hoá chất khác, đƣợc ngƣời dân thu hái và chế biến thủ công. Mặc dù chè là một cây công nghiệp mũi nhọn mang lại thu nhập chính cho ngƣời dân và đóng góp vào ngân sách của huyện nhƣng việc sản xuất, chế biến, kinh doanh chè ở huyện vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Mật độ của các vƣờn chè chƣa đúng kỹ thuật, trồng theo phƣơng thức quảng canh nên năng suất, sản lƣợng chè còn thấp. Cùng với đó, một số địa phƣơng còn có biểu hiện chạy theo thành tích mới chỉ mở rộng diện tích chứ chƣa chú trọng vào công tác chỉ đạo đầu tƣ thâm canh nhằm tăng năng suất, tăng thu nhập cho nhân dân, tăng nguồn thu ngân sách. Dù sản lƣợng chè búp tƣơi tăng đều qua các năm nhƣng tăng chủ yếu là do diện tích chè cho thu hoạch tăng chứ năng suất chè tăng không đáng kể. Việc đầu tƣ cơ sở chế biến chƣa đồng bộ, chỉ tập trung ở những nơi thuận đƣờng giao thông nhƣng lại xa vùng nguyên liệu dẫn đến thời gian từ khi thu hái đến chế biến kéo dài ảnh hƣởng đến chất lƣợng mặc dù huyện đã ban hành triển khai thực hiện một số cơ chế chính sách về phát triển cây chè, nhƣ hỗ trợ trồng mới, trồng dặm chè, hỗ trợ một lần cho các Hợp tác xã chế biến chè nhƣ: Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ; Hợp tác xã chế biến chè Chiến Hảo; Hợp tác xã chế biến chè Thuận An; Hợp tác xã chế biến chè Hồ Thầu, nhƣng chƣa đủ mạnh để tăng diện tích năng xuất - sản lƣợng chè tƣơng ứng với tiềm năng thế mạnh. Công tác xây 7 dựng thƣơng hiệu, quảng bá sản phẩm đã có nhƣng mới chỉ tập trung ở một số doanh nghiệp lớn. Nhiều cơ sở sản xuất chƣa thực sự chú trọng trong việc đầu tƣ công nghệ và xây dựng thƣơng hiệu và nhãn mác của sản phẩm dẫn đến sản phẩm sản xuất đơn điệu. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu chè xanh, chè vàng và chè đen ở dạng thô có giá trị xuất khẩu thấp. Công tác quy hoạch của huyện chƣa thực hiện, việc quản lý giống còn hạn chế, chƣa chủ động trong việc sản xuất giống, cung ứng giống nên ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng nguyên liệu chè. Chính vì vậy xác định việc phát triển chè là hƣớng quan trọng nhằm thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân nông thôn Trong những năm qua, Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang cũng nhƣ UBND huyện Hoàng Su Phì có nhiều quyết định, chỉ thị, công văn về định hƣớng phát triển cho cây chè. Cụ thể là: - Quyết định 198/QĐ-UBND ngày 22/1/2013 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Hoàng Su Phì đến năm 2020. Trong đó có tập trung phát triển cây chè với quy mô lớn, tập trung quy hoạch các cơ sở chế biến. Mục tiêu phân đấu mỗi năm trồng 300ha, đến năm 2020 diện tích chè toàn huyện đạt 4.530 ha (trong đó diện tích chè shan tuyết 1.500 ha, 1 số giống chè năng suất cao 500ha) năng suất 45 tạ/ha, sản lƣợng ƣớc đạt khoảng 20.385 tấn búp tƣơi/năm. - Quyết định 996/QĐ-UBND tỉnh ngày 29/5/2013 của UBND tỉnh Hà Giang về phê duyệt quy hoạch phát triển cây chè tỉnh Hà Giang từ 2013 năm 2020. Với mục tiêu tổng quát là xác định lại quy mô diện tích phù hợp cho các huyện trọng điểm trồng chè, trên cơ sở đó có kế hoạch cụ thể để nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Phát triển cây chè một cách beeng vững, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao mức sống và góp phần vào phát triển kinh tế xã hội. 8 - Quyết định số: 2491/QĐ- UBND ngày 5/11/2013 của UBND tỉnh về quy hoạch sản suất nông lâm nghiệp - thủy sản và sắp sếp ổn định dân cƣ Huyện Hoàng su Phì năm 2020 với mục tiêu tập trung xây dựng hệ thống chính trị của huyện vững mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung, bố trí ổn dịnh dân cƣ, xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó tập trung trồng chè cho 9 xã phía nam, quy hoạch theo vùng gắn với các cơ sở chế biến nguyên liệu. - Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 10 tháng 10 năm 2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vể phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa giai đoạn 2012-2015, có tính đến năm 2020. Mục tiêu tổng quát phát triển hàng hóa nông nghiệp theo hƣớng bền vững, chu trọng vào những sản phẩm có lợi thế, sản xuất hàng hóa tập trung theo quy hoạch...tập trung đầu tƣ và phát triển các sản phẩm chính nhƣ: gạo đắc sản, cam, chè shan tuyết... Tuy nhiên, đến nay chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hoàn chỉnh cụ thể và có hệ thống về quy hoạch phát triển sản xuất ngành chè của huyện Hoàng Su Phì. 1.2 Xây dựng quy hoạch ngành chè của huyện 1.2.1 Khái niệm quy hoạch Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm quy hoạch. Theo từ điển mở (wiktionary) thì quy hoạch là quá trình sắp xếp, bố trí các đối tƣợng quy hoạch vào một không gian nhất định nhằm đạt đƣợc mục tiêu của kế hoạch đề ra. Cách định nghĩa chung nhất thì quy hoạch là một bản luận chứng khoa học về sự phát triển của ngành trên phạm vi cả nƣớc hoặc một vùng lãnh thổ một cách hợp lý nhằm thực hiện có hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. 1.2.2 Những yêu cầu cơ bản của quy hoạch 9 - Thời gian quy hoạch cần thống nhất với thời gian quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Thời gian để thực hiện quy hoạch là 10-15 năm cũng có thể thời gian kéo dài hơn nữa. - Nội dung của quy hoạch là căn cứ xây dựng kế hoạch, đƣa ra những định hƣớng cơ bản, mềm dẻo và giải pháp thực hiện làm căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển. - Nội dung quy hoạch ngành không đƣợc nghiên cứu đơn lẻ tách rời nhau mà phải xem xét trong mối quan hệ qua lại, tác động, bổ sung, phù hợp với nhau trong định hƣớng chung phát triển kinh tế xã hội đồng thời đạt đƣợc sự hài hoà trên từng vùng lãnh thổ nhất định. - Quy hoạch ngành là một quá trình động nên cần đƣợc nghiên cứu bổ sung thƣờng xuyên số liệu và giải pháp tiến hành cho phù hợp với sự thay đổi của từng thời kỳ. 1.2.3 Các bƣớc để lập quy hoạch - Bước 1:Thu thập các yêu cầu quy hoạch: thực trạng vùng nguyên liệu, các cơ sở chế biến, áp dụng khoa học kỹ thuật…Phân tích các thông tin kết hợp với mục tiêu và các chính sách phát triển kinh tế xã hội của huyện đặc biệt là các chính sách liên quan đến ngành chè. - Bƣớc 2: Phác thảo sơ đồ quy hoạch, đƣa ra chƣơng trình tổng quát để thực thi đề án, một bản dự toán tổng thể về các nguồn lực cần sử dụng, đặc biệt là vấn đề tài chính. - Bƣớc 3: Cùng với các cán bộ, chuyên viên có kiến thức về quy hoạch bàn bạc và đƣa ra bản quy hoạch cuối cùng. - Bƣớc 4: Khi đã có phƣơng án quy hoạch chính quyền địa phƣơng cần đƣa ra để tham khảo và lấy ý kiến của cộng đồng chỉnh sửa bản quy hoạch lần 10 cuối. Lập kế hoạch có sự tham gia đóng góp của ngƣời dân sẽ có bản kế hoạch hoàn chỉnh, sát thực và khả thi. - Bƣớc 5: Đƣa ra trình UBND, HĐND phê duyệt - Bƣớc 6: Tiến hành thực hiện quy hoạch từng bƣớc một theo kế hoạch. - Bƣớc 7: Trong quá trình thực hiện quy hoạch, cần phải có cán bộ chuyên trách theo dõi cập nhật tình hình để có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn. 1.2.4. Sự cần thiết phải quy hoạch phát triển cây chè Nhu cầu sử dụng chè cho chế biến và tiêu thụ ngày càng gia tăng do đó việc quy hoạch và phát triển cây chè là cần thiết và cấp bách đối với huyện. Việc quy hoạch này đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lƣỡng những biến động của các nhân tố ảnh hƣởng, sự cạnh tranh trong sử dụng nguồn lực và hiệu quả của nó, chuẩn bị những giải pháp, các chƣơng trình hành động nhằm đáp ứng đƣợc các vấn đề phát sinh. Để cạnh tranh đƣợc lành mạnh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất chè ở trong và ngoại tỉnh cũng nhƣ việc muốn chiếm đƣợc thị phần trên thị trƣờng đòi hỏi phải cạnh tranh về giá và chất lƣợng chè, nâng cao đƣợc chất lƣợng và hạ thấp giá thành sản phẩm. Vì vậy ngành chè của huyện cần phải quy hoạch phát triển cây chè xuất phát từ những yêu cầu sau: - Quy hoạch là sự đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển Trong thời gian qua diện tích trồng chè của huyện có nhiều sự thay đổi, năng suất, chất lƣợng cũng đều tăng nhƣng bên cạnh nó vẫn còn những bất cập trong công tác trồng và chế biến chè đòi hỏi tổ chức, xắp xếp lại sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển dài hạn của ngành. Xuất phát từ những lợi ích của cây chè đem lại mà huyện đã có những chƣơng trình, dự án nhằm quy hoạch và phát triển cây chè. Do nhu cầu dùng chè ở trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới ngày càng nhiều. Chính vì vậy mà huyện phải quy hoạch để đáp ứng đƣợc hiệu quả kinh tế, tăng năng suất và đảm bảo chất lƣợng. 11 Hiệu quả kinh tế - xã hội luôn là mục tiêu mong muốn hàng đầu của huyện. Để đáp ứng đƣợc các mục tiêu mang tầm vĩ mô ngành chè của huyện Hoàng Su Phì phải giải quyết đƣợc các mục tiêu cụ thể nhƣ: Tăng diện tích trồng chè, tăng năng suất và sản lƣợng chế biến góp phần làm tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho ngƣời dân trồng chè, đồng thời giải quyết đƣợc một lƣợng lao động thất nghiệp ở địa phƣơng và công nhân trong các hợp tác xã chế biến chè, thu đƣợc lợi nhuận tăng thu nhập cho địa phƣơng. Tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở chế biến, các dây chuyền sản xuất tiên tiến để tạo ra các sản phẩm đảm bảo chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. + Tăng năng suất: Do đặc tính của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc rất nhiều vào đất đai và các điều kiện tự nhiên nhƣ thời tiết, khí hậu. Nhƣng trong đó đất đai thì có hạn, diện tích đất dùng trong nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do sử dụng đất là nhà ở và cho sản xuất công nghiệp. Thời tiết luôn biến động bất thƣờng thiên tai hạn hánh thƣờng xuyên xảy ra. Vì vậy cần phải đầu tƣ thâm canh có chiều sâu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào các khâu trồng, chăm sóc, chế biến để tăng năng xuất trên một đơn vị diện tích. + Nâng cao chất lượng:Chất lƣợng chè là một trong những yếu tố hàng đầu trực tiếp tác động tới giá và việc thâm nhập thị trƣờng. Muốn có sản phẩm đạt chất lƣợng đòi hỏi khâu chế biến phải tốt, chất lƣợng tốt sẽ hấp dẫn và cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng. Hơn nữa sẽ đƣa sản phẩm thâm nhập đƣợc vào các thị trƣờng khó tính đòi hỏi khắt khe nhất. Biện pháp để nâng cao chất lƣợng là nâng cấp các nhà máy hiện có, lắp đạt dây truyền sản xuất hiện đại đảm bảo chế biến hết chè búp tƣơi đƣợc thu hái. + Tăng thu nhập cho người dân: Không ai hết chính những ngƣời trồng chè sẽ chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ cây chè. Mức thu nhập bình quân của mỗi ngƣời dân nông thôn rất thấp, cho nên việc tăng năng suất cây chè dẫn đến thu 12 nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống cho ngƣời lao động nông thôn. Thu nhập mà ổn định thì ngƣời lao động mới tập chung vào sản xuất tạo ra nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất chế biến. Quy hoạch phát triển sản xuất chè sẽ giải quyết đƣợc tốt các vấn đề về lao động việc làm cho lao động ở vùng nông thôn, giúp họ ổn định đƣợc cuộc sống lâu dài, gắn bó với cây chè. Từ đó ngƣời dân có thể nâng cao mức thu nhập của mình vì cây chè so với cây trồng vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều. + So sánh hiệu quả kinh tế với các cây trồng khác: So với các loại cây trồng khác thì cây chè chiếm tỷ trọng lớn cả về năng suất, giá trị kinh tế và diện tích đất trồng. Theo thống kê năm 2013 của Phòng nông nghiệp huyện sản lƣợng của cây chè chiếm 46% đứng thứ 2 sau sản lƣợng của cây ngô. Cây ngô là cây lƣơng thực chính của đồng bào dân tộc, cây chè giúp cho ngƣời dân tăng thêm thu nhập, xoá đói giảm nghèo đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây công nghiệp khác. 13 Hình 1.1: So sánh sản lƣợng cây chè với các cây công nghiệp khác (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoàng Su Phì) + Giải quyết tốt các vấn đề xã hội: Vấn đề đầu tiên nói đến đó là giải quyết lao động thất nghiệp ở vùng nông thôn, nơi mà có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong cả nƣớc nói chung và của huyện Hoàng Su Phì nói riêng. Ngƣời dân tham gia vào lao động sản xuất sẽ giảm bớt đƣợc các tệ nạn xã hội trong địa bàn dân cƣ. Ngoài ra quy hoạch còn là căn cứ để dự báo cho kế hoạch kỳ sau. 1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quy hoạch 1.3.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên Nhân tố điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển sản xuất chè. Các yếu tố nhƣ lƣợng mƣa, khí hậu, nhiệt độ, đất đai...là các yếu tố quan trọng tác động đến chất lƣợng và năng suất của cây chè. Huyện Hoàng Su Phì nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung là nơi có điều kiện tự nhiên hoàn toàn thích hợp với sự sinh trƣởng và phát triển của cây chè đặc biệt là giống chè Shan tuyết lá to. 14 - Vị trí địa lý Hoàng Su Phì là một huyện miền núi cao, thuộc tiểu vùng II (vùng cao núi đất) của tỉnh Hà Giang và nằm về phía tây của tỉnh. Trung tâm huyện là thị trấn Vinh Quang cách thị xã Hà Giang hơn 100 km theo đƣờng quốc lộ số 2 và tỉnh lộ 177. - Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam - Trung Quốc. - Phía nam giáp huyện Bắc Quang. - Phía đông giáp huyện Vị Vuyên. - Phía tây giáp huyện Xín Mần. Huyện Hoàng Su Phì có diện tích tự nhiên là 63.281,8 ha, gồm 25 xã (trong đó có 01 thị trấn và có 04 xã giáp danh giới với Trung Quốc (theo tài liệu “Quy hoạch phát triển tổng thể của huyện từ 1997 - 2010”). Nằm ở độ cao 1.500 mét so với mực nƣớc biển, không khí nơi đây luôn trong lành và lạnh quanh năm . Huyện Hoàng Su Phì là 1 trong 5 huyện có diện tích trồng chè lớn nhất của tỉnh Hà Giang. Vì vậy Hoàng Su Phì là một huyện thuộc huyện biên giới (có khoảng 34 km đƣờng biên giới với Trung Quốc), giữ một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh và của Quốc Gia. - Khí hậu Chịu nhiều khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mƣa nhiều, hàng năm chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa nên thƣờng xuyên bị mƣa bão,có 2 mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 20,80C, cao nhất là 26,70C, thấp nhất là 13,20C. Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.698mm, phân bố không đều tập trung từ tháng 5 đến tháng 9. Độ ẩm không khí bình quân là 86% ngoài ra 15 huyện còn chịu hiện tƣợng sƣơng muối, gió lốc, mƣa đá và lũ lụt gây ảnh hƣởng xấu đến sản xuất nông - lâm nghiệp của vùng. Nhƣng nhìn chung là vùng có khí hậu tƣơng đối thích hợp với cây chè đặc biệt là chè Shan tuyết. - Địa hình Huyện Hoàng Su Phì có địa hình bị chia cắt bởi hai mạch hệ thống núi, hệ thống các dãy núi Tây côn lĩnh nằm ở phía tây của tỉnh Hà Giang có độ cao trung bình từ 1000 - 2000m. Khu trung tâm huyện lỵ nằm ở khu vực hai sƣờn núi của hai hệ thống núi trên có độ cao trung bình từ 800m đến 1200m. - Đất đai Tổng diện tích tự nhiên là 63.261.82ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 13.481,92ha, đất lâm nghiệp 41.078,19ha, đất thủy sản 9,38 ha, đất phi nông nhiệp 1.954,26 ha, đất chƣa sử dụng 6.738,07 ha. Đất của huyện chủ yếu là đất Ferelit màu vàng đỏ phát triển trên đá biến chất, philit và mêca đƣợc chia thành 6 nhón chính (theo số liệu đƣợc điều tra của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Việt Nam). Nhóm đất phù sa có diện tích 227ha, phân bố tập trung ven sông Chảy, suối Nậm Khỏa và các con suối khác. Nhóm đất xám có diện tích 60.347ha phân bố rải rác ở tất cả các xã trong huyện có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình. Nhóm đất mùn Alit trên núi cao có diện tích là 1.316 ha, nằm tập trung tại các xã Đản Ván, Tùng Sán, Pố Lồ và Thèn Chu Phìn những vùng đất này có hàm lƣợng dinh dƣỡng khá nhƣng tầng đất mỏng dễ bị rửa trôi, xói mòn. Những vùng đất này thích hợp trồng chè Shan tuyết do có chất dinh dƣỡng tốt mùn cao, hàm lƣợng lân và đạm cũng khá tại Nậm Ty hàm lƣợng mùn trên 4%. Nhìn chung điều kiện đất đai, nƣớc, thời tiết khí hậu của huyện thích hợp cho việc sinh trƣởng và phát triển nhiều loại cây trồng (trong đó đặc biệt có cây chè). 16 1.3.2.Các yếu tố về lao động Nhân tố con ngƣời có vai trò quyết định trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung và cũng là nhân tố quan trọng trong phát triển sản xuất chè nói riêng. Lao động trong sản xuất chè bao gồm lao trộng trong trồng chè, chế biến, tiêu thụ. Để đạt đƣợc năng suất ngoài nhân tố khoa học kỹ thuật, công nghệ chế biến thì vai trò của lao động có kỹ năng và trình độ trong cả 3 khâu trồng, chế biến, tięu thụ lŕ rất quan trọng. Nguồn lao động của huyện dồi dào song chủ yếu là ngƣời dân tộc phân bố không tập trung còn nhiều hạn chế về khoa học kỹ thuật ảnh hƣởng đến quá trình phát triển ngành chè của huyện. - Dân số: tổng dân số toàn huyện có 61.740 ngƣời với 12.532 hộ. Bao gồm 12 dân tộc khác nhau trong đó dân tộc Nùng chiếm đa sô 37.99%, Dao 21,58%, Tày 14,05%, Mông 12,41% còn lại là các dân tộc khác nhƣ Hoa, kinh, La Chí, Cờ Lao, Phự Lỏ, Mƣờng do ảnh hƣởng của địa hình đồi núi nên việc phân bố dân cƣ ít tập chung. Toàn huyện cú 24 xã, 1 thị trấn và 199 thôn bản. Số hộ nghèo là 5028 hộ, chiếm 40,67% hộ cận nghèo 1.670 chiếm 13,5%, hộ trung bình, khá, giầu 5.666 hộ chiếm 45,83%, số hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ lớn 54,17%. - Lao động: Toàn huyện có 36.580 ngƣời chiếm 59,25% dân số toàn huyện, trong đó lao động chính chiếm 63%, lao động phụ chiếm 37%, lao động nông thôn chiếm 90%. Do tập quán sinh hoạt lạc hậu, trình độ dân trí không đồng đều, kinh nghiệm sản xuất chƣa cao, đầu tƣ thâm canh hạn chế; mức sống của ngƣời dân nông thôn chƣa cao, thu nhập chủ yếu từ cây lúa, thu ngân sách trên địa bàn thấp, trên 90% trợ cấp ngân sách từ cấp trên. 1.3.3. Nhân tố khoa học kỹ thuật 17 Đây là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp quyết định tới năng suất, chất lƣợng của cây chè. Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật tốt sẽ tạo điều kiện tăng năng suất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm chè. Giống chè: Hiện nay có nhiều giống chè khác nhau nhƣng ở huyện trồng chủ yếu là giống chè chè Shan tuyết, chè trung du. Đây là các giống chè có năng suất, chất lƣợng đáp ứng nhu cầu chế biến đa dạng các loại sản phẩm phục vụ cho tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện. Cây chè shan là một loài cây thân gỗ lớn, lá to, răng cƣa sâu, búp lớn, tôm chè có lông trắng nhƣ tuyết, năng suất búp cao, chất lƣợng tốt. Cây lớn, tán rộng, hỗn giao với cây rừng, tuổi thọ cao, chè shan vừa là cây trồng nông nghiệp vừa là cây rừng, nó có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo đất. Kỹ thuật canh tác: áp dụng đúng kỹ thuật về trồng chè, chăm sóc và hái chè. Thiết kế xây dựng nƣơng trồng chè cần đảm bảo: thuận lợi cho đi lại chăm sóc, chống xói mòn bảo vệ môi trƣờng; với những vùng đất trống, trọc có thể thiết kế khu chè, lô chè, băng chè. Với vùng đất tốt có nhiều cây thứ sinh mọc nhƣ Tế, Guột, Sim, Mua tuyệt đối không đƣợc phá nƣơng đốt rẫy mà cần phát băng đƣờng đồng mức để bảo vệ đất chống xói mòn. Thực hiện bón phân khoáng cân đối, đa yếu tố trên nền phân hữu cơ đầy đủ để đảm bảo năng suất, chất lƣợng cao, an toàn thực phẩm. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, cải tạo vƣờn chè xuống cấp. Tuy nhiên do tập quán canh tác tự nhiên, diện tích chè có nhiều khoảng trống, khó trồng dặm, do nhân dân trồng theo kiểu chè rừng; chè chƣa đƣợc đốn, hái theo kỹ thuật; đất không đƣợc cải tạo, do vậy năng suất còn thấp và không ổn định. Kỹ thuật chế biến: Toàn huyện có 25 cơ sở chế biến chè, các cơ sở chế biến này đáp ứng yêu cầu sản xuất trong thời vụ chè, tiết kiệm đƣợc chi phí 18 và nhân công, tuy nhiên công nghệ, kỹ thuật của một số cơ sở chất lƣợng chƣa cao làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng chè. Các Hợp tác xã sản xuất chế biến chè, có khả năng sản xuất các sản phẩm có chất lƣợng đạt tiêu chuẩn tập trung chủ yếu tại 2 xã: Thông Nguyên, Nậm Ty, về nguyên liệu chế biến phụ thuộc vào việc mua của nhân dân hoặc mua lại của các cơ sở nhỏ. Những năm gần đây công tác chế biến trên địa bàn huyện đã có chuyển biến tích cực: Đã có một số dây truyền công nghệ sản xuất, thiết bị hiện đại tạo ra đƣợc các sản phẩm chè có chất lƣợng cao đƣợc thị trƣờng chấp nhận, các Hợp tác xã đã chú trọng vào đầu tƣ đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm nên đã tạo và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc. 1.3.4. Khả năng về nguồn vốn Để phát triển sản xuất chè việc huy động vốn đầu tƣ là rất quan trọng. Hiện nay huyện Hoàng Su phì đang nỗ lực trong việc huy động mọi nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc, các dự án, các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ cho phát triển ngành chè. Huy động vốn tự có, vốn vay ngân hàng từ các hộ gia đình, cá nhân tham gia góp vốn liên doanh, liên kết phát triển các xƣởng chế biến, đầu tƣ thâm canh vùng chè. Ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ lãi suất vay vốn theo Nghị quyết 47 của HĐND Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho chè Shan tuyết Hoàng Su Phì bằng các nguồn vốn sự nghiệp khoa học năm 2014, 2015 của huyện đƣợc tỉnh phân bổ. 1.3.5. Hệ thống chính sách hỗ trợ Để phát triển sản xuất chè của huyện đạt mục tiêu đã đặt ra thì cần phải có hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển chè. Nhƣ vậy yếu tố chính sách là yếu tố không thể thiếu đƣợc trong quá trình sản xuất chè. Huyện đã có chính sách hỗ trợ cho công tác phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng đƣờng giao thông, đƣờng điện chính và hỗ trợ một phần kinh phí nâng cấp nhà xƣởng, chuyển đổi công nghệ chế biến., hỗ trợ kinh phí cho điều tra, xác định vùng nguyên 19 liệu cho các cơ sở chế biến. Chính sách hỗ trợ cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè, xuất khẩu hàng hóa; tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm; xúc tiến thƣơng mại. 1.3.6. Điều kiện thị trƣờng Đây là yếu tố vô cùng quan trọng liên quan đến phát triển sản suất chè. Chúng ta phải dự báo nhu cầu tiêu thụ chè trong cả nƣớc và xuất khẩu. Trong những năm tới nhu cầu của thị trƣờng ngày càng lớn do dân số tăng lên, thói quen uống trà của ngƣời dân, lợi ích của việc uống chè kích thích nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ chè tăng. Tuy nhiên trong những năm qua thị trƣờng tiêu thụ, giá sản phẩm chè không ổn định dẫn đến không khuyến khích đƣợc ngƣời dân đầu tƣ thâm canh, khi thƣơng nhân Trung Quốc vào mua chè thành phẩm không yêu cầu về chất lƣợng, mẫu mã ngƣời dân thu hoạch quá mức (năm 2007 giá chè vàng có lúc nên đến 40.000 đồng/kg) hoặc ngƣời dân không thu hái khi giá thấp (cuối năm 2008 giá mua nguyên liệu chỉ đạt khoảng 2.000 đồng/kg chè búp tƣơi) dẫn đến làm giảm năng suất, sản lƣợng chè. 1.4. Kinh nghiệm tổ chức, quy hoạch sản xuất chè ở một số địa phƣơng 1.4.1. Tỉnh Lâm Đồng: Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất của nƣớc ta, với khoảng 23,9 ngàn ha, chiếm gần 19% diện tích chè cả nƣớc; sản lƣợng chè búp tƣơi đạt gần 172 ngàn tấn, sản lƣợng xuất khẩu gần 10.000 tấn. Thu nhập từ một ha chè của Lâm Đồng cao nhất nƣớc, trên 280 triệu đồng/ha, đứng đầu về giá xuất khẩu. Lâm Đồng hiện cũng sở hữu nhiều cái “đầu tiên” trong sản xuất và chế biến chè nhƣ: Là tỉnh có doanh nghiệp đầu tiên áp dụng công nghệ sinh học để làm ra sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; mô hình “Du lịch sinh thái chè” đầu tiên xuất hiện và phát triển bền vững trên đất Lâm Đồng; là địa phƣơng đầu 20 tiên trong cả nƣớc tổ chức Lễ hội Văn hóa Trà… Với những “cái nhất đó”, trà Lâm Đồng góp phần quan trọng hình thành sản phẩm văn hóa chè Việt. Giữa tháng 3/2013, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau và vùng sản xuất chè tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Một trong những quan điểm về phát triển của UBND tỉnh Lâm Đồng đƣa ra tại quyết định phê duyệt này là: “Phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Từng bƣớc xây dựng các vùng sản xuất rau, chè an toàn tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến, tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu…”. Theo quy hoạch này, tổng vốn đầu tƣ của chƣơng trình lên đến 1.479 tỷ 448 triệu đồng; trong đó, vốn quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn chiếm 839 tỷ 528 triệu đồng; thời gian thực hiện là từ 2013 đến 2020. Mục tiêu đƣợc đặt ra cho vùng chè an toàn của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 là: diện tích chè an toàn đạt 23.000ha (chiếm 90% diện tích chè toàn tỉnh), năng suất bình quân 100 tạ/ha, sản lƣợng đạt 230.000 tấn chè búp tƣơi/năm. 1.4.2. Tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là một trong những tỉnh có diện tích và sản lƣợng chè lớn của cả nƣớc, chỉ đứng sau tỉnh Lâm Đồng. Từ lâuThái Nguyên đã nổi tiếng với vùng chè Tân Cƣơng nằm ở phía Tây thành phố Thái Nguyên. Do thiên nhiên ƣu đãi về thổ nhƣỡng đất đai, nguồn nƣớc, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè. Vì vậy nguyên liệu chè búp tƣơi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lƣợng rất cao. Theo phân tích của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền Núi phía Bắc, chất lƣợng nguyên liệu chè Thái Nguyên có ƣu điểm khác biệt với chất lƣợng nguyên liệu của các vùng chè khác. Từ những đặc điểm phẩm chất trên, nguyên liệu chè Thái Nguyên có nội chất đáp ứng đƣợc yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất chè xanh chất lƣợng cao. Nếu nhƣ năm 1997 cả tỉnh mới có 10.952 ha chè; năng suất bình quân đạt 31,48 tạ/ha; sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 25.540 tấn; đến 21 năm 2009, diện tích là là 17.309 ha, năng suất đạt 98,96 tạ/ha; sản lƣợng đạt 158.702 tấn. Năm 2009 xuất khẩu đã đạt bình quân 53 triệu đồng/ha. Hiện nay, sản phẩm chè của Thái Nguyên đã có mặt ở các thị trƣờng: Mỹ, Canada, Trung Quốc, ấn độ, Đài Loan… Năm 2009, toàn tỉnh đã xuất khẩu đƣợc 5.980 tấn, chiếm gần 19% sản lƣợng chè búp khô của toàn tỉnh. Số ngoại tệ thu đƣợc7,098 triệu USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Đối với thị trƣờng trong tỉnh, sản lƣợng chè tiêu thụ chiếm trên 81% sản lƣợng của cả tỉnh. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ chủ yếu tập trung vào 2 loại chè chính là: chè xanh và chè đen, phục vụ cho tiêu dùng hằng ngày của nhân dân; loại thu hái để chế biến nâng cao chất lƣợng xuất khẩu và bán trong nƣớc. Hiện có 30 doanh nghiệp đăng ký chế biến, tiêu thụ chè cho nông dân, trong đó có 11 doanh nghiệp thƣờng xuyên hoạt động thu mua (các doanh nghiệp còn lại hoạt động không thƣờng xuyên, do không thu mua đƣợc nguyên liệu), chế biến hàng năm khoảng trên 50 nghìn tấn, chiếm 30% tổng sản lƣợng toàn tỉnh, chủ yếu là chè đen và chè xanhbán thành phẩm. Số còn lại đƣợc chế biến thủ công trong dân. Để chè Thái Nguyên thực sự phát triển bền vữngngày 31 tháng 8 năm 2011 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 2214/QĐ/UBND phê duyệt Đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20112015 với 5 giải pháp và 3 dự án ƣu tiên. Cụ thể trên các phƣơng diện: - Quy hoạch: Vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến: theo tỷ lệ 80% sản phẩm chè xanh và 20% sản phẩm chè đen; Vùng chè xanh đặc sản, tỉnh quy hoạch vùng sản xuất tập trung tại các vùng chè: thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lƣơng. Quy hoạch sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn 22 - Chuyển đổi cơ cấu giống: Tỉnh chủ trƣơng tiếp tục mở rộng diện tích gắn với chuyển đổi cơ cấu giống chè, trồng mới và trồng lại 4000 ha chè, giảm diện tích chè giống Trung Du xuống chỉ còn từ dƣới 40% tổng diện tích. - Chế biến: Đánh giá lại năng lực thiết bị, công nghệ của các cơ sở chế biến, khả năng cung cấp nguyên liệu của các vùng sản xuất cho cơ sở chế biến, chỉ cấp phép hoạt động cho các cơ sở chế biến chứng minh đủ khả năng cung cấp nguyên liệu, khuyến khích các xƣởng chế biến quy mô nhỏ tại các trang trại, hộ trồng chè đầu tƣ chế biến theo hƣớng kết hợp thiết bị hiện đại với thủ công tinh xảo để tạo ra sản phẩm đặc sản truyền thống. - Thâm canh tăng năng suất, chất lƣợng vùng chè: Ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với ngành khoa học - công nghệ xây dựng các mô hình sản xuất quy mô từ 30 - 50 ha, trong đó áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, sử dụng đồng bộ công nghệ cao trong tƣới nƣớc, bón phân và thu hái nhằm tạo ra sản phẩm chè an toàn, chất lƣợng cao, số lƣợng lớn. Xây dựng 100% diện tích chè ở các vùng sản xuất lớn đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hƣớng thực hành nông nghiệp tốt (VietGap). - Phát triển thƣơng hiệu: giai đoạn 2011- 2015, Thái Nguyên đặc biệt chú trọng tới việc đầu tƣ và phát triển thƣơng hiệu "Chè Thái Nguyên", hỗ trợ nâng cấp năng lực thị trƣờng cho ngƣời sản xuất, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè. Với chính sách và định hƣớng của tỉnh, ngành chè tỉnh Thái Nguyên phát triển bền vứng dần chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ thị trƣờng quốc tế. 1.4.3 Tỉnh Phú Thọ Phú Thọ nằm trong tốp những tỉnh dẫn đầu cả nƣớc về diện tích, năng suất, sản lƣợng chè tƣơi với 75 cơ sở chế biến chè có công suất từ một tấn búp tƣơi/ngày trở lên và khoảng 750 cơ sở chế biến chè xanh thủ công với tổng công 23 suất thiết kế khoảng 1.200 tấn búp tƣơi/ngày. Tuy nhiên, tỉnh Phú Thọ vẫn mới chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 36% nhu cầu nguyên liệu của các cơ sở chế biến. Tình trạng tranh mua, tranh bán xảy ra thƣờng xuyên từ nhiều năm nay và không ít cơ sở chế biến đã phải đóng của hoặc sản xuất cầm chừng vì thiếu nguyên liệu. Để khắc phục tình trạng khan hiếm nguyên liệu chè, tỉnh Phú Thọ đang rà soát, sắp xếp lại các cơ sở chế biến theo hƣớng gắn với vùng nguyên liệu, đổi mới công nghệ chế biến để nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Tỉnh cũng đã quy hoạch các vùng chè, tập trung chủ yếu ở các huyện trọng điểm đồng thời, quyết định dành ngân sách trên 26,3 tỷ đồng hỗ trợ nông dân mua phân bón và chuyển đổi sang trồng các giống chè mới và giúp các doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu quảng bá sản phẩm.Theo đó, có 70 - 80% diện tích trồng bằng giống mới đủ điều kiện để sản xuất chè an toàn, có 2.000 ha đƣợc cấp giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình an toàn; xây dựng 3-5 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè an toàn có sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thƣơng hiệu sản phẩm chè Phú Thọ. Còn lại 50% số cơ sở khác áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng tiên tiến, tiến tới hình thành hệ thống kiểm soát, giám sát chất lƣợng toàn hệ thống chè của tỉnh. Từ định hƣớng này, tỉnh tập trung đầu tƣ thâm canh, cải tạo để nâng năng suất lên 150 - 200 tạ/ha, xây dựng quy chế quản lý gắn vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến; phát triển vùng chè đặc sản (hiện đã có khoảng 200 ha); tập trung tăng cƣờng quản lý chất lƣợng và khuyến khích đầu tƣ chế biến chè chất lƣợng cao, chè đặc sản. Tỉnh Phú Thọ phấn đấu, đến năm 2015 giữ ổn định diện tích trồng chè trên 15.500 ha; có 70% diện tích chè đƣợc trồng bằng các giống mới và nâng công suất chè búp tƣơi đạt 9,5 tấn/ha, tăng 1,5 - 2 tấn/ha góp phần nâng sản lƣợng chè búp tƣơi toàn tỉnh đạt từ 130.000 - 135.000 tấn; có 75 cơ sở chế biến có hợp đồng với vùng nguyên liệu đồng thời, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu - cơ sở chế biến - tiêu thụ. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 24 1.5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến quy hoạch, tổ chức, quản lý sản xuất ngành chè của huyện? - Thực trạng về sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của huyện Hoàng Su Phì ? - Tại sao cây chè là cây công nghiệp mũi nhọn mang đem lại hiệu quả kinh tế lại không phát triển hết tiềm năng và thế mạnh của mình ? - Giải pháp cụ thể nào để quy hoạch cây chè phát triển đem lại nguồn thu cao cho các hộ trồng chè cũng nhƣ nguồn ngân sách của huyện? 1.5.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Luận văn đƣợc hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo cách tiếp cận hệ thống. Phƣơng pháp này giúp cho việc hệ thống hoá các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu thập và nghiên cứu trên các tài liệu: các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc, báo cáo của địa phƣơng từ cấp sở, ban, ngành của huyện, của tỉnh và các nguồn khác: sách , báo, tạp chí, tài liệu khoa học và các kết quả nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, các tài liệu, số liệu từ cá ấn phẩm và các website chuyên ngành. Qua tổng hợp phân tích tài liệu, từ đó hình thành các giả thuyết khoa học, xác định các mục tiêu nghiên cứu và tiến trình nghiên cứu. 1.5.3 Phƣơng pháp sử dụng công cụ phân tích SWOT SWOT là công cụ phân tích hữu hiệu, giúp chúng ta hiểu vấn đề của sự việc, SWOT là tập hợp viết tắt những chứ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threat (Nguy cơ, thách thức). Thông qua phân tích SWOT chúng ta nhìn thấy 25 rõ kế hoạch cũng nhƣ các yếu tốn chủ quan và khách quan ảnh hƣởng tích cự hoặc tiêu cực đến kế hoạch đặt ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản và hiệu quả cao cho ta cái nhìn tổng thể của vấn đề. Trong đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng công cụ để tìm hiểu phân tích các yếu tố bên ngoài, các yếu tố bên trong , những điểm mạnh, điểm yếu ảnh hƣởng và tác động đến sự phát triển ngành chè của huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang. Kết quả phân tích ma trận SWOT sẽ là một trong những căn cứ để đƣa ra lựa chọn các giải pháp nhằm xây dựng bản quy hoạch ngành chè của huyện. 26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ 2.1 Thực trạng phân bố cây chè, các cơ sở chế biến của huyện và mối quan hệ giữa chúng 2.1.1. Thực trạng phân bố cây chè - Về diện tích: Cây chè đƣợc phân bốtrên địa bàn 21 xã thuộc huyện, năm 2012 huyện có 4.277,6 ha, tăng 821,4 ha so với năm 2009. Diện tích cho sản phẩm năm 2012 đạt 3.162,9 ha chiếm 73,9% tổng diện tích chè hiện có. Diện tích trồng chè tập chung có mật độ từ 1.000 cây/ha trở lên có 3.972 ha, chiếm 92,8% diện tích. Hình 2.1: So sánh diện tích cây chè với các cây công nghiệp khác (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoàng Su Phì) So với các cây trồng khác trong huyện thì Chè Shan tuyết chiếm diện tích lớn nhất. Mặc dù cây ngô là cây lƣơng thực rất cần thiết và là thức ăn chính của đồng bào các dân tộc nhƣng diện tích vẫn đứng sau cây chè. Qua đó 27 chúng ta thấy đƣợc vai trò quan trọng của cây chè đối với nền kinh tế của huyện cũng nhƣ các hộ gia đình trên địa bàn. Bảng2.1: Biểu tổng hợp diện tích trồng chè từ 2009-2013 Diện tích cho thu Diện tích hoạch trồng mới 3.589.9 2.709.0 178.2 2010 3.792.9 2.989.5 203.0 3. 2011 3.819.2 3.153.9 113.6 4. 2012 3.974.6 3.096.4 158.0 5. 2013 4.032.6 3.179.4 51.5 TT Năm Tổng diện tích 1. 2009 2. ( Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Giang) Diện tích trồng chè cũng nhƣ diện tích cho thu hoạch của huyện tăng lên theo từng năm, năm 2009 diện tích trồng 3.589.9 và diện tích cho thu hoạch 2.709.0 đến năm 2013 diện tích tăng 4.023.6 và diện tích cho thu hoạch 3.179.4. Diện tích trồng mới tăng không đều qua các năm và giảm ở năm 2013. 28 Bảng 2.2: Diện tích trồng chè từ năm 2009 - 2012 của Hoàn Su Phì TT Tên xã 2009 (ha) 2010 (ha) 2011 (ha) 2012 (ha) 1. Thàng Tín 6 6 6 6 2. Thèn Chu Phìn 4,1 4,1 4,1 22,4 3. Chiến phố 14,8 14,8 14,8 14,8 4. Pố Lồ 29,6 29,6 29,6 29,6 5. Đản Ván 54,6 54,6 54,6 54,6 6. Túng Sán 249,7 249,7 249,7 260 7. Pờ Ly Ngài 77,1 77,1 77,1 77,1 8. Nàng Đô 4,6 4,6 4,6 7,6 9. Tân Tiến 38,4 38,4 38,4 42,4 10. Sán Sả Hồ 64,2 64,2 64,2 64,2 11. Bản Nhùng 45,2 45,2 45,2 45,2 12. Ngàm Đăng Và 10,7 10,7 10,7 10,7 13. Tả Sử Chóong 167,5 167,5 167,5 167,5 14. Bản Péo 87 87 87 103 15. Bản Luốc 179,8 179,8 194,1 235 16. Nậm Dịch 190,3 190,3 218 230 17. Hồ Thầu 482,5 482,5 454 480 18. Nam Sơn 424,9 424,9 600,3 625,7 19. Thông Nguyên 431,9 431,9 540,6 580 20. Nậm Khòa 508,6 508,6 676,8 699,1 21. Nậm Ty 397,8 397,8 496,9 528 ( Số liệu từ báo cáo phòng nông nghiệp huyện năm 2013 ) 29 Bảng 2.3: Diện tích trồng chè năm 2013 STT Tên xã Tổng (Ha) số Trong đó: Diện tích cho Diện tích chăm sản phẩm (Ha) sóc (Ha) Tổng cộng: I + II 4,422.2 3,252.1 1,170.1 I Các xã vùng chè 3,970.0 2,924.5 1,045.5 1 Tả Sử Choóng 171.4 155.0 16.4 2 Bản Péo 103.0 90.0 13.0 3 Bản Luốc 207.7 147.9 59.8 4 Nậm Dịch 234.0 130.0 104.0 5 Hồ Thầu 486.0 360.0 126.0 6 Nam Sơn 628.4 383.2 245.2 7 Thông Nguyên 610.4 492.4 118.0 8 Nậm Khoà 722.1 520.0 202.1 9 Nậm Ty 548.0 418.0 130.0 10 Túng Sán 259.0 228.0 31.0 II Các xã có diện tích chè 452.2 không tập trung 1 Thàng Tín 2 Thèn Chu Phìn 3 Chiến Phố 4 Pố Lồ 5 327.6 20.0 124.6 6.0 14.0 10.0 12.4 6.2 - 29.6 29.6 - Đản Ván 54.6 54.6 - 6 Pờ Ly Ngài 77.1 77.1 - 7 Nàng Đôn 23.4 7.6 15.8 8 Tân Tiến 80.8 38.4 42.4 9 Sán Sả Hồ 75.0 45.0 30.0 10 Bản Nhùng 52.4 42.4 10.0 11 Ngàm Đăng Vài 10.7 10.7 - 22.4 6.2 ( Số liệu từ báo cáo phòng nông nghiệp huyện năm 2013 ) 30 Qua dẫn liệu trên cho thấy có 21 trên tổng số 25 xã trồng chè, tuy nhiên chè đƣợc trồng tập trung và có diện tích lớn tại một số xã nhƣ: xã Thông Nguyên, Nậm Khỏa, Nam Sơn, Nậm Ty. Trong đó có 11 xã có diện tích trồng chè ít và không tập trung. - Về năng suất: Chè Hoàng Su Phì có năng suất thấp do không đủ mật độ, do mất khoảng, năng suất bình quân toàn huyện năm 2011 đạt 30,3 tạ/ha, 2012 đạt 32.5 tạ/ha, năm 2013 đạt 33 tạ/ha năng suất chè không đồng đều giữa các tiểu vùng trong toàn huyện. - Về sản lượng: Sản lƣợng chè búp tƣơi tăng qua các năm; 2010 là 9.961,14tấn; năm 2011 là 9.556.4 tấn; năm 2012 là 10.063.2 tấn, năm 2013 là 9.162.7. Sản lƣợng chè đều tăng qua các năm, nhƣng chủ yếu là do diện tích chè cho thu hoạch sản phẩm hàng năm tăng (năm 2010 diện tích cho sản phẩm 2.989.5ha, đến năm 2013 diện tích cho sản phẩm 3.179.4ha). Các hộ trồng chè trong huyện chỉ mới chú trọng khâu trồng, để chè phát triển tự nhiên hạn chế trong áp dụng khoa học kỹ thuật, chƣa đầu tƣ chăm sóc, công tác phòng trừ sâu bệnh hại chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, dẫn đến nƣơng chè cho năng suất thấp. - Về cơ cấu giống chè: 100% là giống chè san tuyết lá to sinh trƣởng và phát triển tốt, sản phẩm làm ra bán ra thị trƣờng phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. 31 Hình 2.2: Hình ảnh về giống chè Shan tuyết của huyện Hoàng Su Phì - Vê kỹ thuật trồng và chăm sóc Khai thác sản phẩm chè Shan thƣờng gắn liền với tập tục của đồng bào các dân tộc vùng cao. Đặc điểm của kiểu canh tác này gần nhƣ là khai thác tự nhiên, không có đầu tƣ thâm canh. Những cây chè đƣợc chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trƣớc đây không có tập quán gieo trồng mà chủ yếu là cây chè mọc tự nhiện trên lô đất của ai thì thuộc về tài sản của ngƣời đó, chè đƣợc trồng với mật độ thƣa. Hiện tại, mật độ cây chè chỉ đạt bình quân 1.200 1.500 gốc/ha, do đó năng suất chè thấp, bình quân 2,5 tấn/ha. Tỷ lệ diện tích cây chè già, mất khoảng nhiều và năng suất thấp là 1.200ha, chiếm 60% tổng diện tích chè đang cho thu hoạch của toàn huyện, do đó cần phảm tiến hành cải tại nƣơng chè bằng biện pháp kỹ thuật trồng dặm tăng mật độ nƣơng chè lên 3000 - 4000 cây/ha. Chăm sóc: Những cây chè khai thác theo tập quán bản địa là những cây chè to, cao sống hỗn giao với cây rừng (rừng gỗ hoặc rừng tre nứa). Ở 32 đây, đồng bào thƣờng khống chế độ cao của cây khoảng 2,5 - 3,5 m. Chè Shan vùng cao đƣợc coi nhƣ một loài cây rừng nên quá trình chăm sóc thƣờng không bón phân, chỉ khai thác tự nhiên, chủ yếu là phát cỏ xung quanh gốc và tán chè. Chính vì vậy chè sinh trƣởng chậm, thƣờng hơn 3 năm mới cho thu hoạch. Quá trình chăm sóc không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Các loại sâu hại chủ yếu trong điều kiện khí hậu vùng cao có các dạng bọ xít muỗi, rầy xanh nhƣng mức độ hại nhẹ ít ảnh hƣởng đến năng suất chè. - Về thu hái chè Ngƣời dân thƣờng khống chề độ cao từ 2-3m, tán rộng theo sức sinh trƣởng của cây, có cây rộng từ 2-3/ nhƣng có cây rộng 8-9m. Thu hái những cay chè cao thƣờng phải dùng thang hoặc trèo lên cây để hái, thông thƣờng cuối tháng 3 đầu tháng 4 là thời vụ thu hái 1 vụ, tháng 5 đến tháng 6 là vụ 2, thần 8 là vụ 3, tháng 10 tháng 11 là vụ 4. Không có quy định rõ ràng cho việc hái chè. Thƣờng hái 1 tôm 2, 3, 4 lá, hái cả búp mù, búp xoè, lá già. Búp chè sau khi hái đƣợc cho vào bao và đƣợc vận chuyển về xƣởng chế biến trong ngày. Ở vùng cao, một vụ chè thƣờng kéo rất dài, mặc dù búp đã đủ tiêu chuẩn hái nhƣng nếu đang là vụ thu hoạch lúa hoặc ngô thì vẫn chờ thu hoạch lúa ngô xong rồi mới hái chè, thói quen này ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng chè. Trong thực tế không có quy trình đốn rõ dệt mà kết hợp vụ 1 vụ đốn vừa hái ( dùng dao đốn sâu cành sau đó thu hái các búp trên cành đã đốn ) các vụ khách tiến hành hái bình thƣờng. Ở một số thôn 1 vụ chè thƣờng keo dài, mặc dù búp đã đủ điều kiện tiêu chuẩn hái nhƣng nếu đang là vụ thu hoạch lúa hoặc ngô th́ vẫn thu hoạch lúa và ngô xong , mới hái chè. Đây là một hanh chế lớn của bà con nông dân, là nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến chất lƣợng chè cũng nhƣ giảm đáng kể năng suất chè ( giảm lứa thu hoạch hái ). 33 2.1.2. Các cơ sở chế biến Chế biến chè là một khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất chè. Nó vừa là thị trƣờng tiêu thụ chè búp tƣơi vừa làm tăng giá trị sản phẩm tạo ra nhiều mặt hàng cung ứng cho thị trƣờng. Nguyên liệu chè hái không đồng đều, tỷ lệ nguyên liệu già cao (búp tôm 4 lá, tỷ lệ lá rời, búp mù xoè cao và đƣợc để lẫn không phân loại. Quy trình chế biến đƣợc thực hiện theo 2 cách sau: Cách 1: Nguyên liệu  Diệt men (dùng sức nóng của than củi) Vò chè và rũ, sàng tơi (tại các xƣởng chế biến lớn sử dụng máy sàng tơi các xƣởng mini chỉ dùng tay để rũ tơi)  Sấy sơ bộ  Sao lăn và làm khô  Chè xanh thành phẩm  Sao hƣơng  Đóng gói và bảo quản. Cách 2: Nguyên liệu  Diệt men  Vò chè rũ, sàng tơi Sấy lần 1  Sấy lần 2  Đóng bao và vận chuyển. Hiện nay, việc chế biến chè của huyện đƣợc thực hiện bởi các dạng hợp tác xã hoặc nhà chế biến: toàn huyện có 6 hợp tác xã, 20 cơ sở chế biến lớn, 300 cơ sở chế biến nhỏ quy mô hộ cụ thể: HTX chế biến chè Phìn Hồ xã Thông Nguyên, HTX chế biến chè Chiến Hảo,HTX chế biến chè Chiêu Liều Thi, HTX chế biến chè Hạnh Quang, HTX chế biến chè Thuận An, công suất bình quân chế biến 60-10 tấn chè khô/HTX/năm, 20 cơ sở chế biến theo quy mô nhóm hộ, 300 cơ sở chế biến quy mô hộ. Việc có quá nhiều cơ sở chế biến có tác động tích cực là đáp ứng yêu cầu sản xuất khẩn trƣơng trong thời vụ chè, tiết kiệm đƣợc,chí phí và nhân công, tuy nhiên mặt tiêu cực là không đồng đều về máy móc, công nghê, kỹ thuật giữa các cơ sở tạo nên sản phẩm có chất lƣợng khác nhau ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu chè của huyện nói chung và thƣơng hiệu chè của các HTX nói riêng. Các cơ sở chế biến với với công xuất từ 200 - 300kg/ngày, thiết bị chế biến không đồng bộ, công nghệ lạc hậu 34 chủ yếu đƣợc nhập từ Trung Quốc phục vụ cho việc sơ chế chè. Nguyên liệu sử dụng cho việc sao, xấy chè hiện tại là củi khai thác tại các khu vừng rừng phong hộ đƣợc khoanh nuôi tái sinh trên địa bàn huyện. Để sơ chế đƣợc 1 tấn chè khô, các cơ sở sử dụng bình quân từ 4-5m3 củi, với sản lƣợng bình quân hàng năm 2.000 tấn chè khô toàn huyện, lƣợng củi sấy lên đến gần 150.000m3. Nếu không có giải pháp cải thiện công nghệ sấy sử dụng nguyên liệu thay thế củi, việc khuyến khích phát triển chè vô hình chung sẽ kích thích phá rừng, ảnh hƣởng đến vùng nguyên liệu chè, khả năng phòng hộ đầu nguồn, cuộc sống của nông dân. Chất lƣợng sản phẩm: Các xƣởng mili chủ yếu chỉ là sơ chế ban đầu, với nguồn vốn hạn hẹp, các xƣởng này không thể đầu tƣ công nghệ tốt. Vì vậy sản phẩm sơ chế của họ khó có thể đạt bất cứ tiêu chuẩn nào, nếu có sự hỗ trợ, các xƣởng này cũng chỉ có thể làm nhiệm vụ sơ chế bảo quản sau thu hoạch. Theo các kết quả phân tích mẫu chè cho thấy hàm lƣợng ta nin và chất hoà tan của chè xanh khá cao. Hàm lƣợng ta nin biến động từ 27,26 - 29,14%, chất hoà tan từ 43,07 - 47,77%. Hàm lƣợng tanin trong chè vàng đạt từ 17,48 - 26,29%. Chất hoà tan đạt từ 31,15 - 38,39%. Hàm lƣợng tanin và chất hoà tan của chè vàng đều thấp hơn trong chè xanh vì có quá trình héo, ủ nóng tự oxy hóa còn cafein trong quá trình chế biến ít bị thay đổi. Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm chè cho thấy nguyên liệu chè Shan ở vùng cao sản xuất chè xanh đều có chất lƣợng tốt đạt điểm 14,02 - 15,40 điểm, phần lớn đạt loại khá. Chè vàng tại Phìn Hồ chỉ đạt điểm trung bình. Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm: Việc đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm là rất khó khăn đối với các xƣởng mili hiện nay. Hầu nhƣ các chuẩn mực an toàn chƣa đƣợc để ý tới. Đây sẽ là một thách thức lớn nếu các nƣớc nhập khẩu áp các tiêu chuẩn an toàn đối với sản phẩm chè chế biến cho 35 xuất khẩu. Các phản ánh mới nhất về hiện tƣợng “chè bẩn” đƣợc sản xuất ở một số tỉnh miền núi phía Bắc là lời cảnh báo cho Hoàng Su Phì nói riêng, Hà Giang nói chung. Nếu không quản lý chặt chẽ, một số xƣởng mili của huyện có thể sẽ chạy theo “siêu lợi nhuận”, làm chè bẩn, làm “bẩn” luôn danh tiếng, thƣơng hiệu chè của huyện và của Hà Giang. Năng lực tổ chức hoạt động của các cơ sở chế biến: Hầu hết các cơ sở chế biến trên địa bàn huyện đều có công suất tối đa không vƣợt quá 60 tấn chè khô/năm. Do điều kiện hạn chế về diện tích xƣởng chế biến, kho bảo quản, vốn sản xuất nên hầu hết chè sau khi đƣợc chế biến thƣờng phải xuất ngay. Điều này đã ảnh hƣởng đến khả năng đàm phán về giá bán, xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Một số HTX tuy đã đƣợc thành lập nhƣng chƣa thực sự hoạt động theo luật HTX nhƣ chƣa có thành viên, chƣa có kế hoạch sản xuất, kinh doanh cụ thể, chƣa có kế toán và hệ thống sổ sách tài chính nên không đủ tiếu chuẩn đƣợc phép tiếp cận vay các nguồn vốn ƣu đãi tại huyện. Do chƣa có nhiều thành viên là ngƣời sản xuất cùng tham gia nên một số HTX chƣa thực sự mang lại lợi ích cho phần lớn ngƣời sản xuất chè tại huyện. Các HTX chế biến sản xuất lớn có khả năng sản xuất các sản phẩm có chất lƣợng đạt tiêu chuẩn tập chung chủ yếu tại 2 xã: Thông Nguyên và Nậm Ty về nguyên liệu chế biến phụ thuộc vào việc mua của nhân dân hoặc gia công lại sản phẩm chè khô của các hộ gia đinh do không chủ động đƣợc vùng nguyên liệu, giá chè thì lại cạnh tranh với cơ sở chế biến nhỏ nên vòa thời kỳ cao điểm, các xƣởng chế biến hoạt động cầm chừng, gây lãng phí. Hơn nữa do phải đầu tƣ vào công nghệ dây truyền hiện đại phục vụ cho sản xuất chế biến, nhiều thời điểm HTX thiếu vốn thu mua chè của dân. Thời gian gần đây các thƣơng nhân Trung Quốc đẩy mạnh việc thu mua chè vàng với giá cao và yêu cầu sản phẩm hết sức đơn giản đã gấy khó 36 khăn rất lớn cho các HTX sản xuất trong huyện vì thiếu nguyên liệu, là giảm uy tín của thƣơng hiệu. Nói về lâu dài việc thu hoạch không đúng kỹ thuật do cung cấp nguyên liệu cho chè vàng ( thƣờng hái dài, thu hái hết cả lá chờ ), sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến nãng suất và chất lƣợng nƣơng chè. 2.1.3. Tổ chức sản xuất và tiêu thụ chè: Hiện nay trên địa bàn huyện có 48 cơ sở chế biến chè công nghiệp và chế biến trong nhân dân, trong đó: có 6 HTX chế biến chè sản xuất chế biến chè có qui mô lớn từ 3-5 tấn/ngày cụ thể: HTX chế biến chè Phìn Hồ xã Thông Nguyên, HTX chế biến chè Chiến Hảo, HTX chế biến chè Kim Chỉnh, HTX chế biến chè Hạnh Quang, HTX nông công nghiệp chè Nậm Ty, thu nhập bình quân của các HTX chế biến chè đạt trên 100 triệu đồng/năm, ngoài ra còn 42 cơ sở chế biến nhỏ, công suất bình quân 1 máy từ 200 - 1.000 kg chè búp tƣơi/ ngày. Trong năm 2013 tổng sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 12.120 tấn, chế biến chè xanh, chè vàng đạt 2.000 tấn. Song thực tế sản xuất chế biến chè của huyện cṇ nhiều hạn chế nhƣ: Máy móc thiết bị còn lạc hậu nên công suất cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm chè đạt thấp, chủ yếu nhân dân tự chế biến bằng máy chè thủ công, năng suất thấp và chất lƣợng chè kém nên giá thành sản phẩm bán ra thấp, thị trƣờng tiêu thụ không ổn định, nội tiêu nên sức cạnh tranh kém. Cơ cấu sản phẩm chế biến bởi các cơ sở chế biến trên địa bàn gồm khoảng 80% là chè vàng xuất khẩu sang các thị trƣờng dễ tính, khoảng 20% là chè thành phẩm tiêu thụ tại thị trƣờng nội địa. Nhiều xƣởng mini đƣợc thành lập với sự hỗ trợ của chính quyền trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo nhiều năm trƣớc đây. Các máy sơ chế chè đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ cho các hộ gia đình nhƣ một công cụ sản xuất kinh doanh. 37 Nhiều khu vực chè nguyên liệu còn xa xƣởng, giao thông đi lại khó khăn. Nếu không có xƣởng sơ chế, các hộ trồng chè khó có thể mang chè hàng ngày tới các xƣởng mà không làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng. Vì vậy, sự tồn tại của các xƣởng chế biến trong trƣờng hợp này là sự trợ giúp cho các hộ gia đình ổn định nguồn khách hàng, đồng thời cũng góp phần bảo quản chè sau thu hoạch. Tuy nhiên, chênh lệch cung cầu nhƣ trên là nguồn gốc của sự cạnh tranh khốc liệt giữa các xƣởng chế biến lớn, xƣởng chế biến mini. Sự cạnh tranh nổi bật nhất là ở nguồn chè. Kết quả đánh giá ngành chè Hoàng Su Phì 2013 đã chỉ ra các xƣởng chế biến mini, thƣơng gia có một số lợi thế sau: Mua với các mức số lƣợng, từ nhỏ tới lớn: Khi không có nhiều chè thì việc bán cho các xƣởng mili thuận tiện hơn nhiều cho ngƣời dân. Dễ dàng chấp nhận chất lƣợng chè, không phân biệt loại chè: Bán chè cho xƣởng lớn phải chờ phân loại chè, áp giá cho từng loại. Việc phân loại chè lại do các nhân viên thu mua quyết định. Nhiều khi sự mâu thuẫn trong đánh giá chất lƣợng giữa ngƣời bán với ngƣời mua cũng gây tâm lý ức chế cho hộ trồng chè. Thanh toán nhanh chóng:Yếu tố “tiền tƣơi thóc thật” nhƣ bà con nói cũng có lợi thế rất tốt. Xƣởng chế biến thƣờng thanh toán trong ngày. Song nhu cầu về một số khoản chi tiêu trƣớc mắt cũng là yếu tố thúc đẩy các hộ gia đình bán chè cho thƣơng gia, xƣởng mini. Ông Triệu Ta Sơn một trong những hộ nông dân trồng chè của xã Thông Nguyên cho biết “ Thu nhập chính của gia đình là từ bán chè tƣơi khi hái chè về chúng tôi thƣờng đem bán luôn để lấy tiền về mua gạo và chi tiêu trong gia đình, nếu không bán đƣợc chè thì lấy đâu ra tiền tiêu” Hiện nay ngƣời dân chủ yếu thu hái chè tƣơi và bán lại cho các cơ sở thu mua, chế biến. Tuy điều kiện địa hình và giao thông từng vùng, các đơn vị 38 thu mua có thể là HTX hay các cơ sở chế biến nhở, thƣờng các cơ sở chế biến và ngƣời sản không có các hợp đồng giàng buộc, bao tiêu sản phẩm nên vào thời vụ, việc cạnh tranh về giá thu mua nguyên liệu giữa các đơn vị sản xuất, chế biến tƣơng đối gay gắt. Tiêu thụ sản phẩm: Do giá nguyên liệu không ổn định ( đã có thời điểmgiá chè búp tƣơi giảm xuống đến 2.000 đồng/kg vào cuối 2008 đầu 2009) đẫ ảnh hƣởng đến tâm lý ngƣời trồng chè, ngƣời dân hạn chế, không muốn thu hái chè dẫn đến các cơ sở chế biến thiếu hụt nguyễn liệu. Sản phẩm chè sau khi chế biến chủ yếu dùng để sử dụng nội tiêu hoặc bán nguyên liệu thô cho các thƣơng lái mang đi bán giá bán sản phẩm còn rất thấp ( trung bình chè vàng, chè xanh sấy giá bán 30.000 - 40.000 đồng/kg, chè xanh chất lƣợng cao cũng chỉ có 10.000-150.000 đồng/kg). Năm 2012 giá nguyên liệu chè búp tƣơi còn rất thấp giá thu mua trung bình 5.000 - 7.000 đồng/kg. Chè Hoàng Su Pì chủ yếu là chè xanh sấy, chè vàng 1.927 tấn chiếm 82.3% sản lƣợng chè, còn lại 413 tấn chè xanh chất lƣợng cao, chủ yêu tiên thụ trong nƣớc và bán cho các thƣơng lái tiêu thụ tại các công ty trong và ngoại tỉnh. Theo điều tra cho thấy có các kênh tiêu thụ chính: Kênh 1: Ngƣời hái chè (nguyên liệu chè búp tƣơi)  xƣởng chế biến  các đại lý thu mua trong tỉnh. Kênh tiêu thụ này đƣợc thực hiện bởi các xƣởng mini. Do quá trình chế biến còn thô sơ, chƣa đảm bảo chất lƣợng nên sản phẩm chỉ đƣợc bán ở trong huyện, tỉnh. Kênh 2: Ngƣời hái chè (nguyên liệu chè búp tƣơi)  xƣởng chế biến  các đại lý thu mua trong và ngoài tỉnh. Kênh tiêu thụ này đƣợc thực hiện 39 bởi các HTX chế biến lớn nhƣ HTX chế biến chè Tấn Sà Phìn, HTX chế biến chè Phìn Hồ,...Tại đây, chè đƣợc chế biến với máy móc hiện đại hơn, quy trình chế biến nghiêm ngặt, chè thành phẩm đạt chất lƣợng tốt (đã đăng ký thƣơng hiệu trên thị trƣờng). Vì vậy thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu là ngoài tỉnh, sản phẩm chè của các cơ sở này đã và đang vƣơn ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Đây là kênh tiêu thụ chính, mang lại lợi nhuận cao cho ngƣời trồng và chế biến chè. Kênh 3: Ngƣời hái chè (nguyên liệu chè búp tƣơi)  ngƣời tiêu thụ. Kênh tiêu thụ này đƣợc thực hiện bởi các hộ gia đình trồng chè. Sau khi hái chè họ mang về nhà và tự chế biến chè khô (thƣờng chế biến chè vàng). Quá trình bảo quản của họ đƣợc thực hiện khá đặc biệt: Chè sau khi chế biến đƣợc để trên gác bếp sau vài tháng mang ra chợ bán hoặc bán tại nhà cho những ngƣời khách quen. 40 Chỉ đóng gói 500g/gói. Chỉ đóng gói200g/gói. Chỉ đóng hộp vuông 100g/hộp. Nguyên liệu 1 tôm, 1 lḠNguyên liệu 1 tôm, 2 lḠNguyên liệu 1 tôm, 2 lḠChỉ đóng hộp hút chân không 500g/hộp. Nguyên liệu 1 tôm, 1 lá. Chỉ đóng hộp bát giác 150g/hộp 250g/túi. Chỉ đóng hút chân không Nguyên liệu 1 tôm, 1 lá Nguyên liệu 1 tôm, 2 lḠHình 3.3: Một số sản phẩm chè tiêu biểu 41 2.1.4. Mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu và các cơ sở chế biến. Sự thiếu liên kết giữa các cơ sở chế biến và với nông dân sản xuất chè đã làm tăng chi phí sản xuất (chi phí thu mua nguyên liệu đầu vào, chi phí đăng ký chất lƣợng, tiếp cận thị trƣờng), phí dao dịch, thu mua chè. Sự thiếu liên kết này cũng dẫn đến các cơ sở chế biến không có khả năng hỗ trợ lẫn nhau trong trƣờng hợp có những đơn đặt hàng lớn, yêu cầu tiêu chuẩn chất lƣợng cao. Một thực tế xảy ra các cơ sở chế biến thƣờng nẳm ở vị trí thuận tiện về giao thông và cơ sở hạ tầng xa các vùng nguyên liệu, chính điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thu mua nguyên liệu, chế biến và chất lƣợng của chè. Một số hộ nông dân trồng chè cho biết: Do các cơ sở chế biến ở xa nên ở một số bản sau khi hái chè búp tƣơi về không có thƣơng lái đến mua thì thƣờng họ tự sơ chế lấy chè thô, hoặc gặp thƣơng lái Trung Quốc sang mua giá cao hơn thì những hộ trồng chè sẽ bán cho thƣơng lái lấy “ tiền tƣơi thóc thật”. Vì thế có một số cơ sở chế biến thiếu nguyên liệu, hoặc phải mất thời gian, phƣơng tiện đi sâu vào các hộ trồng chè để nhập nguyên liệu góp phần nâng cao giái thành của sản phẩm. Đối với nông dân, do chủ yếu là các hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ, hoạt động độc lập, thiếu sự liên kết với nhau nên khả năng hợp tác rất hạn chế, từ đó dẫn đến họ không có khả năng đàm phán về giá cả với tƣ thƣơng địa phƣơng. Việc sản xuất nhỏ lẻ cũng ảnh hƣởng nhiều đến việc quản lý và xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng cho chè, xây dựng thƣơng hiệu, nhãn hiệu tập thể cho vùng chè chất lƣợng cao của huyện. Bên cạnh đó, việc thiếu các dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả và chất lƣợng cho ngƣời sản xuất, chế biên và kinh doanh chè đã dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, nông dân và doanh nghiệp thiếu thông tin, khả năng cạnh tranh thấp 42 trên thị trƣờng. Các dịch vụ cần thiết cũng nhƣ các nhà cung cấp dịch vụ tại huyện và xã còn rất hạn chế (dịch vụ tín dụng, khuyến nông, giống và phân bón, thông tin, khoa học công nghệ...). Nhìn chung chuỗi giá trị chè khá phức tạp với sự tham gia và tƣơng tác giữa nhiều tác nhân nhƣ ngƣời sản xuất, ngƣời thu gom, ngƣời chế biến, thƣơng nhan chè khô, ngƣời bán lẻ và ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên mỗi một tác nhân lại đƣợc phân thành nhiều dạng . Ngƣời sản xuất đƣợc chia làm 3 dạng: Nông dân không liên kết, nông dân không hợp đồng và nông dân hợp tác xã. Liên kết giữa các cơ sở, HTX chế biến với các hộ trồng và thu mua nguyên liệu cũng chƣa đƣợc chặt chẽ. Hầu nhƣ các đơn vị chế biến chƣa có hợp đồng thu mua chè búp tƣơi hoặc bán cổ phần HTX chế biến cho các hộ trồng chè. Chƣa có cơ sở chế biến nào thực hiện chƣơng trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giống, trồng chăn sóc, phân bón, thu hái và thông tin ngành chè. Cần tăng cƣờng liên kết giữa các HTX, các cơ sở chế biến lớn với nhau, với nông dân sản xuất chè, tiến tới thành lập “Hội sản xuất, chế biến Chè Hoàng Su Phì”. Sự ra đời của Hội Chè trên địa bàn huyện sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển có tính tổ chức tốt, tăng cƣờng sự liên kết giữa ngƣời sản xuất, chế biến với nhau nhằm tạo ra các cơ chế phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt hơn mục tiêu phát triển có tính chiến lƣợc, bền vững hơn nhƣ xây dựng thƣơng hiệu chè Shan Tuyết Cổ thụ Hoàng Su Phì, áp dụng và đăng ký tiêu chuẩn chất lƣợng, tiếp cận thị trƣờng xuất khẩu từ đó nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trƣờng, nâng cao giá trị của chè. 2.2 Đánh giá chung về hiện trạng quy hoạch phát triển của huyện Sản phẩm chè chƣa thực sự có đƣợc chiến lƣợc phát triển sắc nét cùng các chính sách hỗ trợ và giải pháp quản lý cụ thể. Một số thông tin cơ bản trong chuỗi giá trị nhƣ: thu nhập trung bình, tập quán canh tác, sản lƣợng chè 43 xất khẩu, chè nội tiêu... chƣa đƣợc cập nhật đầy đủ và có hệ thống nên giá trị sản phẩm chè chƣa đƣợc xác định đúng tầm. Năng suất chề của huyện còn thâp chủ yếu do các vƣờn chè mật độ thƣa do điều kiện địa hình đất dốc lại chủ yếu đƣợc trồng bằng hạt, việc thực hiện quy trình trồng, chăm sóc và đầu tƣ thâm canh không đảm bảo (hầu hết diện tích chè trồng tại vùng cao của các huyện ngƣời dân trồng chè theo hình thức quản canh - trồng thu hái không gắn với đầu tƣ chăm sóc). Quy hoạch vùng nguyên liệu chè cho các cơ sở chế biến chƣa đƣợc thực hiện, các hợp tác xã, xƣởng chế biến mini hầu nhƣ chƣa ký hợp đồng dài hạn với ngƣời dân. Mối quan hệ lỏng lẻo giữa xƣởng chế biến với các hộ dân một phần tạo nên sự mất ổn định trong giá cả chè nguyên liệu. Các cơ sở chế biến xa vùng nguyên liệu, đặc biệt các cơ sở chế biến có công suất lớn nằm ở trung tâm thị trấn khó khăn trong việc thu gom nguyên liệu và chế biến ngay sau khi hái chè. Theo ông Lý Chòi Nhàn – Phó trƣởng Phòng Nông nghiệp huyện đồng thời là Chủ nhiệm HTX chè Phìn Hồ cho biêt: “ Các cơ sở chế biến mang tính tự phát gây lãng phí các nguồn lực đồng thời chƣa bắt tay với các hộ gia đình trồng chè để cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định. Các cơ sở chế biến chƣa tự xây dựng cho mình các nguồn nguyên liệu lâu dài. Đến nay thì huyện chƣa có một quy hoạch cụ thể nào về vấn đề này, mới chỉ nêu lên trong các báo cáo, nghị quyết của huyện chứ chƣa thực hiện một cách triệt để”. Khi giá chè trên thị trƣờng mất giá không thu lại lợi nhuận cao, ngƣời dân có thể chặt chè đem bán lấy gỗ, do những cây chè shan tuyết cổ thụ co hàng trăm năm nên đối với cây chè cáo 3-4m có thể bán đƣợc từ 700.000800.000đ làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến việc bảo tồn, phát triển giống chè shan tuyết ở địa phƣơng. 44 2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu theo công cụ SWOT 2.3.1. Điểm mạnh - Sản phẩm chè Shan tuyết là một đặc sản nổi tiếng, chất lƣợng cao của huyện nói giêng và của tỉnh Hà Giang nói chung đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng biết đến. - Khí hậu, đất đai, nƣớc, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sinh trƣởng phát triển cây chè Shan tuyết và cho sản phẩm chè xanh chất lƣợng, mang tính sản phẩm đặc thù của địa phƣơng. - Diện tích trồng chè lớn, có giá trị kinh tế cao cao hơn so với các loại cây trồng khác trong vùng. - Vùng sản xuất có truyền thống lâu đời, có tiềm năng nâng cao năng suất, sản lƣợng, nguyên liệu chè có chất lƣợng cao, chè trồng tự nhiên chất lƣợng sạch, có thể phát triển thành vùng an toàn, chè hữu cơ. - Thu nhập từ sản xuất và chế biến là nguồn thu chính của nhiều hộ nông dân. - Lực lƣợng lao động dồi dào, đáp ứng cho việc chăm sóc nâng cao năng suất, sản lƣợng trong trồng và chế biến. Ngƣời dân cần cù, chăm chỉ và có kinh nghiệm trồng chè lâu đời. - Một số cơ sở đã xây dựng đăng ký nhãn mác, thƣơng hiệu nhằm quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm chè có thƣơng hiệu trên thị trƣờng nhƣ sản phẩm Phìn Hồ Trà đạt thƣơng hiệu uy tín nhiều năm liền. - Sự quan tâm phát triển ngành chè của chính quyền địa phƣơng, đƣợc ghi trong Nghị quyết và có những chính sách thúc đẩy phát triển. - Nhu cầu thị trƣờng về chè chất lƣợng cao ngày càng tăng. - Từ năm 2014 - 2020 có Dự án IFAD quan tâm phát triển chuỗi giá trị chè. 45 - Đến ngày 9/12/2013 Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) chính thức cấp văn bằng bảo hộ theo Quyết định số 68613/QĐ-SHTT cho sản phẩm “Chè shan tuyết Hoàng Su Phì”. 2.3.2. Điểm yếu - Chƣa quy hoạch vƣờn giống, quy trình sản xuất giống còn nhiều bất cập, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ về giống còn chậm, ngƣời dân có thói quen tự nhân giống không chọn lọc. - Diện tích chè chƣa đƣợc chăm sóc, mật độ không đảm bảo, diện tích trồng bằng hạt chiếm đa số, dẫn đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm không đồng đều, nguồn nguyên liệu không ổn định. Hơn nữa diện tích trồng còn manh mún, các cấp chính quyền gặp khó khăn trong việc quy hoạch, định hƣớng phát triển sản phẩm để đạt sản lƣợng và chất lƣợng cao. - Tổ chức sản xuất ngành chè thiếu dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ; chƣa gắn kết giữa các khâu trồng - thu gom - chế biến - sản xuất - tiêu thụ chè. - Sản phẩm chế biến chè chủng loại hàng hóa chƣa đa dạng phong phú, sản phẩm chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô giá trị sản phẩm thấp. Bảo quản đóng gói bằng các bao bì thô sơ. - Cơ sở hạ tầng phát triển chƣa đồng đều đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thu hái, vận chuyển sản phẩm chè bán cho các xƣởng chế biến gặp không ít khó khăn, dẫn đến chi phí cho sản xuất chè cao, làm giảm đi lợi nhuận cho các cơ sở chế biến, thu nhập của ngƣời dân thấp. -Hoàng Su Phì là huyện nghèo, lƣợng vốn tích lũy của huyện và trong dân đều hạn chế, vì vậy, việc đầu tƣ vào vƣờn chè, xƣởng chè đều rất thấp. 46 - Chƣa có sự gắn kết giữa các hộ trồng chè, cơ sở chế biến gây nên sự bất ổn cho cả hộ trồng chè, xƣởng chế biến, gây nên sự “hỗn loạn” trên thị trƣờng nguyên liệu chè. - Về công nghệ: chƣa chuyển giao tốt các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sau thu hoạch (vận chuyển, đóng gói, nhẫn hàng). - Mặc dù huyện quan tâm về quan điểm và nguyên tắc, song hiện chƣa có một chiến lƣợc phát triển cụ thể của cây chè trong thế so sánh với các cây nông nghiệp/cây công nghiệp khác chƣa đƣợc làm rõ. - Tổ chức quan lý ngành chè còn yếu. Việc quy hoạch vùng chè, xây dựng chiến lƣợc phát triển các cơ sở chế biến chè phù hợp mới đang trong giai đoạn ban đầu. - Chƣa có một chiến lƣợc phát triển tổng thể ngành chè, gắn kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xây dựng thƣơng hiệu. 2.3.3 Cơ hội - Nhà nƣớc rất coi trọng nông nghiệp nông thôn, tỉnh và huyện đều coi cây chè là cây công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế. - Ƣu thế chè Shan có thể chế biến thành chè phổ nhĩ, chè xanh, chè đen, chè vàng, chè lipton và nhiều sản phẩm chè khác có thị trƣờng tiêu thụ rất rộng. - Huyện có truyền thống trong lĩnh vực sản xuất – chế biến chè nên hầu hết ngƣời dân trong huyện đều có trình độ am hiểu nhất định, việc triển khai phát triển sản xuất đối với cây chè rất thuận lợi. - Khoa học công nghệ phát triển tăng cơ hội nâng cao năng lực sản xuất và chế biến chè. 47 - Chè Shan tuyết là vùng nguyên liệu có giá trị để sản xuất chè an toàn chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng, phù hợp với xu hƣớng phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay. - Thị trƣờng tiêu thụ lớn, đặc biệt là thị trƣờng xuất khẩu 2.3.4 Nguy cơ - Ngƣời trồng và chế biến ít đƣợc cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, trình độ sản xuất quảng canh, chƣa tiếp cận, khai thác linh hoạt trong thị trƣờng ngành chè (chủ yếu là dân tộc ít ngƣời, chƣa biết sử dụng tiếng Kinh) - Thiếu vốn đầu tƣ cả 4 khâu: Trồng mới, chăm sóc, chế biến, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. - Thị trƣờng đòi hỏi ngày càng cao về mức độ an toàn thực phẩm. - Thời tiết xấu, sâu bệnh hại nhiều làm giảm năng suất chè, giao thông vận chuyển khó khăn, diện tích chè không tập trung. - Sản phẩm chè Hoàng Su Phì bị cạnh tranh với chè của vùng khác và sản phẩm thay thế khác. - Các tổ chức, cá nhân tham gia chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè còn gặp nhiều khó khăn về vốn, chƣa đủ sức cạnh tranh, thu nhập thấp và chƣa yên tâm đầu tƣ cho cây chè - Thiếu quy hoạch tổng thể vùng nguyên liệu dẫn đến sự cạnh tranh giữa các cơ sở chế biến. 48 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ TRONG THỜI GIAN TỚI 2015 – 2020 Trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Hoàng Su Phì nói riêng cây chè đƣợc xác định là cây hàng hóa chiến lƣợc trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy việc quy hoạch để phát triển cây chè phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện và quan điểm, định hƣớng phát triển của tỉnh. 3.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch vùng nguyên liệu Các cơ sở chế biến chè phải ký hợp đồng liên kết vùng nguyên liệu với hộ nông dân trồng chè. Đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ nông dân có diện tích trồng chè mới, các giải pháp về nâng cao chất lƣợng sản phẩm chè, các giải pháp về mẫu mã bao bì, thƣơng hiệu cho sản phẩm chè, các giải pháp về khoa học công nghệ (chăm sóc, thu hái, bảo quản chè). Trên cơ sở địa hình, thổ nhƣỡng, khí hậu và quỹ đấthiện có của huyện. quy hoạch vùng nguyên liệu theo hƣớng khai thác các lợi thế của từng xã, có kế hoạch phục hồi, thâm canh diện tích chè hiện có, đồng thời tập trung trồng mới. Hình thành một số vùng chè cao sản để sản xuất các loại chè có chất lƣợng cao để cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu ra nƣớc ngoài. Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất chế biến chè cho cụm 1 xã Thông nguyên: 283,0 ha ( 226 ha cho thu hoạch ) tại các thôn: Phìn Hồ, Nậm nghí, Giàng Thƣợng, Giàng Hạ, Nậm Hồng. Quy hoạch vùng nguyên liệu chè cho Cơ sở chế biến chè Tƣơi tại xã Thông Nguyên ( Cơ sở 2): 327,2 ha ( diện tích cho thu hoạch 266.3 ha ) tại các thôn: Hồng Quang, Bản Giàng, Làng Giang, Nậm Mon, Nậm Lìn, Tân Hạ, Onng Hạ, Khu trợ xã Thông Nguyên. 49 Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất chế biến chè tại thôn Nậm Ty xã Nậm Ty (cơ sở 3): 212 ha ( 161,2 ha chu thu hoạch ) tại 3 thôn: Thôn Nạm Ty, Nậm Phiên, Tân Thƣợng xă Nậm Ty. Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất chế biến chè tại Km 17 Xă Nậm Ty ( cơ sở 4 ): 111 ha ( 87,6 ha cho thu hoạch ) tại 2 thôn: Thôn Yên Sơn, thôn Ông Thƣợng. Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất chế biến chè tại Trung tâm xã Túng Sán ( cơ sở 2 ) 143,63 ha ( 120.8 ha cho thu hoạch ) tại các thôn: 1,2,3,4 xã Túng Sán. Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất chế biến chè tại Hóa Chéo Phìn xã Tả Sử Choóng ( cơ sở 1 ): 143,64, ha ( 127,24 ha cho thu hoạch ), tại 2 thôn: Thôn Hóa Chéo Phìn, thôn Tả Chử Choóng. Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất chế biến chè tại Hóa Chéo Phìn xã Tả Sử Choóng ( cơ sở 2 ): 27.76, diện tích cho thu hoạch ở 2 thôn Chà Hồ, Phìn Hồ. Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất chế biến chè cho cơ sở chế biến xã bản Luốc: 207,7 ha ( 147,9 ha diện tích cho thu hoạch ). Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất cho xƣởng chế biến chè Nậm Khóa toàn bộ diện tích chè xã Nậm Khóa 722,1 ha ( 147,9 ha cho thu hoạch ). Phấn đấu ổn định diện tích chè toàn huyện đến năm 2016 là 4.500 ha, tron đó: diện tích cho thu hoạch trên 3.300 ha, diện tích trồng mới : 205 ha tại các xã : Bản Phéo 10 ha, Nậm Ty 79 ha, Tả sử choóng 33ha, Túng Sán 34 ha, Thông Nguyên 23 ha, Bản Luốc 26 ha, nhân daantuwj trồng mới ( có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cây con) Huyện, xã sẽ nghiệm thu diện tích chè cụ thể thực tế của tùng hộ. 50 Trồng dặm 345 ha vào những nƣơng chè bị mất khoảng tại các xã: Bản Péo 7,5 ha; Hồ Thầu 44 ha; Nậm Dịch 28 ha; Nậm Ty 176,5 ha; Tả Sử Choóng 25 ha; Túng Sán 14 ha; Thông Nguyên 25 ha; Bản Luốc 22 ha. Xây dựng vùng nguyên liệu cho HTX chế biến chè Phìn Hồ; HTX chế biến chè Chiến Hảo; HTX chế biến chè Chiêu Liều Thi; Cơ sở chế biến chè Hạnh Quang. Đẩy mạnh áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hái, đốn tỉa cho 80% diện tích chè tại thôn Phìn Hồ, Nậm Nghí, Giàng Thƣợng, Nậm Hồng xã Thông Nguyên và trên 50% diện tích chè các thôn còn lại xã Thông Nguyên và 9 xã Vùng chè. Xây dựng xong nhãn hiệu chứng nhận Chè Shan tuyết Hoàng Su Phì, đồng thời mở rộng và tiến hành thành lập các đại lý tiêu thụ chè của huyện Hoàng Su Phì. Xây dựng hoàn thiện bao bì mẫu mã sản phẩm cho các cơ sở chế biến, đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu cho sản phẩm chè Hoàng Su Phì, nhằm nâng cao giá trị của cây chè. Phấn đấu đến năm 2016 diện tích chè toàn huyện 4.700 đến 4.800 ha. Trồng mới thêm 233,5 ha và trồng dặm 342 ha. Năng suất bình quân đạt 38 tạ/ha. Tổng sản lƣợng chè búp tƣơi duy trì ổn định 12.000 tấn. Thu nhập bình quân hộ trồng chè 25 triệu đồng/hộ. 3.2 Nhóm giải pháp về quy hoạch cơ sở chế biến UBND huyện cần quy hoạch số lƣợng và công suất các cơ sở chế biến phù phợp với các vùng nguyên liệu theo hƣớng tránh lãng phí nguồn nguồn lực đồng thời dƣ thừa công suất do thiếu nguyên liệu. 51 Đối với những cơ sở chế biến đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chè an toàn, phải thƣờng xuyên giám sát, kiểm tra đánh giá lại 2 năm/lần. Đẩy mạnh và nâng cao công nghệ chế biến chè xanh, xây dựng hoàn chỉnh 4 cụm chế biến chè chất lƣợng cao tại các xã: Thông Nguyên, Nậm Ty, Hồ Thầu, Túng Sán. Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở chế biến chè có công suất trên 5 tấn/ngày trở lên đổi mới thiết bị công nghệ theo hƣớng dùng nhiên liệu điện, ga, chế biến đến sản phẩm cuối cùng đối với chè xanh. Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở chế biến nhỏ lựa chọn công nghệ chế biến tiên tiến giảm chi phí (than, củi)/tấn sản phẩm, tăng chất lƣợng sản phẩm, quy mô phù hợp nguyên liệu hiện có, nhƣng chƣa thuận lợi về giao thông. Khuyến khích thành lập các Công ty cổ phần chế biến chè có sự tham gia của ngƣời sản xuất nguyên liệu nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Xây dựng địa lý cho chè san tuyết cho các Hợp tác xã, cơ sở sản xuất chè đảm bảo chất lƣợng. Ổn định diện tích chè hiện có, hỗ trợ thâm canh tăng vụ, tăng năng suất chè bình quân quả huyện phấn đấu đạt 40 tạ/ha vào năm 2020. Phấn đấu chế biến công nghiệp đạt 75 % sản lƣợng chè búp tƣơi theo hƣớng 70 % chè xanh, trong đó 30 - 35 % chè đặc sản, 30 % là chè vàng. Đẩy mạnh áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hái đốn tỉa phấn đấu đến năm 2020 năng suất chè bình quân của toàn huyện đạt 40 % tạ/ ha. 52 Hỗ trợ đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến chè, nâng cao chất lƣợng và đa dạng sản phẩm chè. Phấn đấu 30% cơ sở chế biến chè có dây chuyền công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thƣơng hiệu cho các tổ chức, cá nhân chế biến chè đạt tiêu chuẩn chất lƣợng an toàn. Hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu chè đạt tiêu chuẩn an toàn đƣợc chứng nhận VietGap. Xây dựng một số nhà máy chế biến đặt tại các vùng nguyên liệu đã đƣợc quy hoạch. Lắp đặt các dây truyền công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, an toàn thực phẩm. Xây dựng mở rộng áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lƣợng (ISO), về ISO 22000 cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm và về quản lý môi trƣờng (ISO14001) để xuất khẩu chè có xuất xứ, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng. 3.3 Nhóm giải pháp về đầu tƣ nguồn vốn Hỗ trợ vốn vay ƣu đãi cho sản xuất chế biến chè với hạn mức cao hơn, thời gian dài hơn để đảm bảo đáp ứng sản xuất chế biến và thu mua chè. Huyện cần có chính sách đầ u tƣ đƣờng giao các thôn xóm và các khu vực có nhiều diện tích chè tr thông nông thôn đế n ồng tâ ̣p trung . Hỗ trơ ̣ công tác đào ta ̣o nâng cao triǹ h đô ̣ năng lƣ̣c cho nhân dân về quy triǹ h trồ ng, chăm sóc , thu hái , chế biế n .... Huy động mọi nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc, vốn tín dụng, các dự án, các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ cho phát triển ngành chè. 53 Huy động vốn tự có, vốn vay ngân hàng từ các hộ gia đình, cá nhân tham gia góp vốn liên doanh, liên kết phát triển các xƣởng chế biến, đầu tƣ thâm canh vùng chè. Ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ lãi suất vay vốn theo Nghị quyết 47 của HĐND tỉnh. Vốn ngân sách tỉnh chiếm 7,3% tổng vốn đầu tƣ dùng hỗ trợ lãi suất tiền vay trồng chè mới hoặc xây dựng các cơ sở chế biến chè. Hỗ trợ tuyên truyền quảng cáo hoặc xây dựng website, đăng ký thƣơng hiệu sản phẩm… Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho chè Shan tuyết Hoàng Su Phì bằng các nguồn vốn sự nghiệp khoa học năm 2014, 2015 của huyện đƣợc tỉnh phân bổ. 3.4 Nhóm giải pháp về kỹ thuật trồng chè Việc ứng dụng khoa học là tăng cƣờng thâm canh toàn bộ diện tích trồng chè, nhằm nâng cao năng xuất chất lƣợng sản phẩm bao gồm từ cải tiến công tác giống đến cải tiến kỹ thuật canh tác. - Về công tác tác cải tạo giống: Thay thế dần diên tích chè hạt bằng trồng cành. Lựa chọn giống chè tốt vừa có năng suất cao vừa chống chịu sâu bệnh tốt, vừa cho sản phẩm chất lƣợng cao để phục vụ sức khỏe con ngƣời. Các giống chè Shan đã đƣợc các công trình nghiên cứu về giâm cành kết luận khi giâm cành theo kích thƣớc túi bầu thông thƣờng (10 × 15cm) có tỷ lệ xuất vƣờn thấp (53,3%) và sinh trƣởng của cây yếu. Cây chè giống có khỏe mới cho kết quả sau trồng tốt, nhất là trong điều kiện trồng dặm. Kích thƣớc bầu chè khác nhau thì sinh trƣởng cây chè con sau trồng cũng khác nhau, số liệu bình quân của các công thức thí nghiệm có tỷ lệ sống đạt từ 83 93,7%, chiều cao cây từ 51,7 - 63cm, số cành cấp 1 từ 3,7 - 6,3 cành. Trong đó, tỷ lệ sống và chiều cao cây chè sau trồng 1 năm tăng tỷ lệ thuận với kích thƣớc túi bầu - Về kỹ thuật canh tác: Bao gồm hệ thống các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhƣ xây dựng các đồi, nƣơng chè ( mật độ trồng chè, tạo hình nƣơng 54 chè) đến việc chăm sóc bón phân, diệt trừ sâu bệnh, cỏ dại, kể cả kỹ thuật hái chè. có gắng hạn chế việc phun thuốc trừ sâu, chỉ phun khi nào thật càn và đúng chủng loại, đúng liều lƣợng để có sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn " chè sạch ". Hạn chế tối đa việc sử dụng thốc trừ sâu, hóa học trên chè. Đẩy mạnh vuệc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), áp dụng các chế phẩm thảo mộc. Tuyệt đối không sử dụng thuốc cấm, thuốc có tàn dƣ nhiều ngày, tuân thủ thật tốt thời gian cách lý cần thiết khi thu hái chè. Tăng mật độ cây chè trên 1 ha để sớm che phủ đất ( có tác dung chống cỏ dại và chống sói mòn ) đang là một su thế trong tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với việc trồng chè, việc tạo hình đốn chè cũng có tác dụng rất tốt đến năng suất chè và bảo vệ đất giữ gìn môi trƣờng sinh thái. Thiết kế xây dựng nƣơng trồng chè cần đảm bảo: Thuận lợi cho việc đi lại chăm sóc, chống sói mòn bảo về môi trýờng; với nhừng vùng ðất trống, trọc có thể thiết kế khu chè, lô chè, bãng chè; những vùng ðất tốt có nhiều cây thứ sinh mọc nhý Tế, Guột, Sim, Mua tuyệt ðối không ðýợc phá nýõng, ðốt rẫy mà cần phát bãng theo ðýờng ðồng mức ðể bảo vệ ðất chống xói mòn. Thiết kế đƣờng xá ( đƣờng trục, đƣờng liên khu, đƣờng khu ). Thiết kế hàng rạch, lô, thiết khế hệ thống chống xói mòn, thủy lợi ( thiết kế hệ thống rãnh ngang, rãnh cách ly ðể chống xói mòn ) trồng cây dày ở nơi hợp thủy để ngan cản dòng chảy. Đối với những vƣờn chè già cỗi không có khả năng phục hồi thì phá bỏ trồng mới. Những diện tích có khả năng phục hồi thì đốn, trồng dặm và tập trung chăm sóc, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo năng suất. Đối với diện tích trồng mới cần đầu tƣ giống có năng suất chât lƣợng ứng dụng biện pháp tiên tiến trong trồng và kỹ thuật chăm sóc tiến bộ. 3.5 Nhóm giải pháp về chính sách 55 - Chính sách về đất đai, thuế và khuyến khích đầu tƣ: Xây dựng cơ chế chính sách ƣu đãi về sử dụng đất trồng, chế biến chè và đất để xây dựng các công trình dịch vụ kỹ thuật, thƣơng mại sản phẩm chè, các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế vùng chè nhƣ giao thông, thủy lợi. Các diện tích trồng thay thế chè cũ bằng giống mới có ƣu đãi để khuyến khích các hộ trồng chuyển đổi giống chè. Thực hiện các cơ chế chính sách ƣu tiên về vay vốn, chính sách huy động vốn. Xây dựng cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển cây chè. Ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí thành lập mới các hợp tác xã 30 triệu/Hợp tác xã. - Chính sách hỗ trợ phát triển cây chè: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp... liên doanh đầu tƣ và phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuê trụ sở, đại lý, gian hàng trƣng bày sản phẩm, có chiến lƣợc maketing để đƣa sản phẩm vào thị trƣờng ngoài tỉnh. Hỗ trơ xây dựng các làng nghề chè, bảo tồn và phát huy công nghệ thủ công truyền thống kết hợp với kỹ thuật công nghệ chế biến hiện đại. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đƣợc miễn phí quảng cáo trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Bảo tồn giống chè Shan gắn với du lịch sinh thái. - Chính sách về tín dụng: Ƣu tiên các nguồn vốn vay cho cây chè, có chính sách ƣu tiên về vốn và lãi suất. Tập trung vốn cho đào tạo tập huấn. Bù lãi suất cho trồng mới và chăm sóc nâng mức cho vay tối đa đối với các hộ trồng chè. 56 Đối với các cây chè sạch bệnh các tổ chức, cá nhân đƣợc hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại các tổ chức tín dụng trong thời hạn 36 tháng. - Chính sách về tăng cƣờng liên kết: Từng bƣớc thực hiện liên kết “4 nhà” trong công tác phát triển cây chè để đảm bảo khép kín từ khâu sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu thụ chè. Xây dựng cơ chế khuyên khiachs nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời quản lý tốt đội ngũ cán bộ khuyến nông phát triển cây chè. Tăng cƣờng củng cố mối liên kết giữa doanh nghiệp và hộ trồng chè thông qua ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. 4.3.6 Về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ: Phát huy nguồn lực trong nhân dân hƣởng ứng phong trào trồng chè tại các xã. Tổ chức phối hợp tốt giữa các ngành, đoàn thể của huyện, xã tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ lợi ích kinh tế trong việc trồng chè. Xây dựng kế hoạch đào tạo dạy nghề cho nông dân các xã vùng chè về trồng, chế biến chè chất lƣợng. Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn để chỉ đạo sản xuất và làm tốt công tác tiếp thị chè. Có kế hoạch đào tạo cán bộ chuyên trách về lĩnh vực công nghiệp chế biến, thƣơng mại du lịch. Đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động và xây dựng thƣơng hiệu cho các cơ sở sản xuất chè trên địa bàn. Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ sản xuất chè nhằm cập nhật thƣờng xuyên kiến thức sản xuất và thị trƣờng chè, chia sẽ kinh nghiệm trong phát triển cây chè. 57 KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu cho thấy việc đẩy mạnh sản xuất chè và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè ở huyện Hoàng Su Phì là hƣớng đi đúng đắn góp phần khai thác tốt tiền năng, thế mạnh của huyện nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho ngƣời nông dân. Ngành chè giải quyết đƣợc nhiều công ăn việc làm góp phần cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của ngƣời dân. Ngoài ra trồng chè còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái trên địa bàn, góp phần tích cực vào sự hình thành tồn tại và phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững. Tình hình thực tế cho thấy mặc dù cây chè là cây kinh tế mũi nhọn nhƣng sản xuất và phát triển còn mang tính tự phát. Chƣa có bản quy hoạch cụ thể, chi tiết cho ngành chè trong thời gian dài. Về chế biến: Mặc dù các công cụ chế biến đã đƣợc cải tạo, nâng cấp nhiều để phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng, song đa số nhừng công cụ này còn thiếu sự đồng bộ, không thống nhất, chƣa đảm bảo đƣợc yêu cầu kỹ thuật ... nên chất lƣợng chè không đều giữa các lần sản xuất. Về tiêu thụ: Tuy rằng chè của huyện đã có đƣợc thị trƣờng tiêu thụ nhƣng khâu tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập là sản phẩm chƣa có đăng ký về thƣơng hiệu, công tác tổ chức tiêu thụ chƣa cao, chƣa có thị trƣờng xuất khẩu. Trong những năm tới chúng ta cần phải quy hoạch, đầu tƣ phát triển cây chè và có những giải pháp nhƣ trên để cây chè thực sự chở thành cây kinh tế mũi nhọn đóng góp lớn nhất vào phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và nguồn thu ngân sách của huyện nói chung. 58 KHUYẾN NGHỊ Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi nhận thấy huyện có rất nhiều lợi thế để phát triển cây chè, vì vậy để cho cây chè phát triển tốt và bền vững trong tƣơng lai tôi xin đƣa ra một số đề nghị nhƣ sau: - Đối với tỉnh: Đƣa ra bản quy hoạch phát triển tổng thể cho ngành chè của tỉnh trong những năm tới phù hợp với tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Cần có những chính sách cụ thể hơn nữa trợ giúp cho sự phát triển cây chè thực sử là cây mũi nhọn của huyện nhƣ: Đầu tƣ cho kết câu cơ sở hạ tầng của huyện. Các chính sách đầu tƣ vốn cho thâm canh, cải tạo chè. Giao cho ngành nông nghiệp là cơ quan thƣờng trực có sự tham gia của các ngành có liên quan để kiểm tra, đốn đốc nhằm phát triển sản xuất chè của huyện. Đối với các hộ nông dân cần có chính sách cụ thể để phát triển thành cacxs mô hình kinh tế trang trại chè ( trong đó có cây chè là mũi nhọn ). Triển khai và mởi rộng mô hình chế biến chè sạch, vì xu hƣờng ngƣời tiêu dùng hiện nay thích dùng sản phẩm chè sạch, nếu huyện tập trung vào khai thác theo lĩnh vực này sõ cùng cố hơn về uy tín chè va có chỗ đứng của mình trên thị trƣờng. Tổ chức các hội thảo chè cho các công ty, HTX, Doang nghiệp, tƣ nhân sản xuất chè trên địa bàn bàn và các hộ nông dân sản xuất chè từ các vùng khác nhau trong tỉnh và huyện. 59 Đền nghị cho tỉnh lồng ghép và cấp tăng nguồn vốn chƣơng trình 30a đề huyện thực hiện, triển khách đề án phát triển. Đề nghị tỉnh tiếp tục có cơ chế đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX hoàn thiện dây chuyền máy móc và đầu tƣ chi phí quảng cáo, quảng bá, giới thiê ̣u sản phẩ m , hỗ trơ ̣ huyê ̣n đẩ y nhanh viê ̣c đăng ký nhãn hiệu, thƣơng hiê ̣u, bản quyền cho các sản phẩm chè , xây dựng thƣơng hiệu và tìm kiến thị trƣờng cho ngành chè. Hỗ trợ lắp đặt các dây chuyền sản xuất, chế biến chè mi ni có công suất nhỏ (sản xuất chè chất lƣợng cao) tại các nhóm hộ có diện tích chè, sản xuất chế biến chè cung ứng sản phẩm cho các HTX. Hỗ trợ huyện đánh giá năng lƣ̣c thiế t bi ̣ , công nghê ̣ của các cơ sở chế biế n, khả năng cung cấp nguyên liệu của vùng chè , tổ chƣ́c cấ p phép hoa ̣t đô ̣ng cho các cơ sở thƣ̣c hiê ̣n theo quy đinh ̣ và đảm bảo về an toàn thƣ̣c phẩ m trong sản xuất kinh doanh chè. Khuyế n khić h các xƣởng chế biế n nhỏ có chấ t lƣơ ̣ng ta ̣i các hô ̣ gia đình để ta ̣o ra sản phẩ m đă ̣c sản truyề n thố ng. Tạo cơ chế để hỗ trợ kinh phí đào tạo con ngƣời làm “maketing” phục vụ cho ngành chè và các mặt hàng nông sản khác để thâm nhập sản phẩm chè vào các cửa hàng lớn và các siêu thị ngoài tỉnh. - Đối với huyện Hoàng Su Phì: Nên tăng cƣờng đội ngũ cán bộ khuyến nông có chuyên môn sâu để hƣớng dẫn kỹ thuật canh tác cho bà con nông dân một cách thƣờng xuyên hơn, tuyên truyền, giải thích và hƣớng dẫn cho bà con nông dân thấy rõ đƣợc việc canh tác theo đúng kỹ thuật xẽ mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài cho họ, góp phần vào hoàn thành mục tiêu của huyện và tỉnh để ra. 60 - Đối với các phòng ban của huyện có liên quan như: phòng nông nghiệp, phòng công thương, phòng tài chính,... Các phòng ban của huyện có liên quan phải phải tham mƣu cho huyện lòng ghép các nguồn vốn đầu tƣ và phân bổ các nguồn vốn cho các hợp tác xã chế biến và hộ nông dân, bố trí cán bộ chuyên trách để triển khai thực hiện các dự án. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho các doanh nghiệp, Hợp tác xă tiếp cận thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, hỗ trợ các Doang nghiệp, HTX xúc tiến thƣơng mại trong các thị trƣờng nội tiêu. Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc trong quy hoach các cơ sở chế biến và công nghệ chế biến, tƣ vấn hỗ trợ các doanh nghiệp các HTX trong đổi mới công nghệ chế biến, định hƣớng công nghệ chế biến chè theo tiền năng, cung cấp thông tin thị trƣờng tiêu thụ chè trong nƣớc thƣờng xuyên cho các cơ sở chế biến. Tƣ vấn xây dựng, phát triển và quản lý thƣơng hiệu, chất lƣợng hàng hóa, nhãn mác, mã vạch, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè. Tạo điều khiện cho các tổ chức, cá nhân, HTX Doanh nghiệp đƣợc vay vốn thâm canh đổi mới thiết bị công nghiệp chế biến phù hợp nâng cao chất lƣợng, giá trọi sản phẩm chè Hoàng Su Phì. - Đối với các hộ trồng chè: Phải có những ý kiến đề xuất kịp thời những vấn đề cần thiết với chính quyền các cấp, phải cáo nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật thâm canh khoa học đã đƣợc cán bộ khuyến nông hƣớng dẫn. Nên vận dụng các phƣơng pháp sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâ. chỉ sự dung khi nào cần thiết. 61 Nên ủ gốc cho chè vào mùa khô, cừa giữ đƣợc độ ẩm cho chè, vừa hạn chế cở dại, tiết kiệm đƣợc công lao động làm cỏ có tác dụng cải tạo đất tốt là cơ sở tăng năng suất cây trồng và năng xuất lao động . Phải thu hái chè theo đúng thời vụ, kỹ thuật thu hái chè phải đảm bảo chất lƣợng sản phẩm. Cam kết bán các sản phẩm chè búp tƣơng cho các cơ sở chế biến theo nhƣ giá cả, chất lƣợng búp chè nhƣ đã thỏa thuận. - Đối với Hợp tác xã, cở sở chế biến: Phải thực cơ chế thu mua chè theo cam kết đã ký với các hộ nông dân sản xuất, gắn ngƣời chế biến với ngƣời sản xuất có sự liên kết chặt chẽ, phân vùng nguyên liệu. Đầu tƣ công nghệ chế biến tiên tiến để sản xuất chế biến chè đảm bảo vệ sinh an toàn theo quy định của Nhà nƣớc. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: 1. Cục thống kê Hà Giang, 2010. Niên giám thống kê. Hà Giang. 2. Cục thống kê Hà Giang, 2005 -2010. Niên giám thống kê huyện Hoàng Su Phì. Hà Giang. 3. Huyện uỷ Hoàng Su Phì, 2010. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì, nhiệm kỳ 2010 – 2015. Hà Giang. 4. Lê Tất Khƣơng và cộng sự, 1999. Giáo trình cây chè. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. 5. Nguyễn Ngọc Kính, 1979. Giáo trình cây chè. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. 6. Nguyễn Hữu La và cộng sự, 2013. Nghiên cứu công nghệ sản xuất chè Shan thiên nhiên Hoàng Su Phì. Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất, trang 867-877. 7. Phòng nông nghiệp huyện Hoàng Su Phì, 2012. Báo cáo về phát triển và sản xuất chè. Hà Giang. 8. Đỗ Ngọc Quỹ và Nguyễn Kim Phong, 1997. Cây chè Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. 9. UBND tỉnh Hà Giang, 2007. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006-2020. Hà Giang. 10. UBND huyện Hoàng Su Phì, 2013. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ PT kinh tế - xã hội của huyện. Hà Giang. 11. Viện chính sách và chiến lƣợc phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Tình hình sản xuất chè tháng 1 năm 2008, www. argo.gov.vn, Kết nối nghiên cứu với thực tiễn. 63 Website: 12. Từ điển mở tiếng Việt http://vi.wiktionary.org/wiki/t%E1%BB%AB_%C4%91i%E1%BB%83n (Ngày truy cập: 19 tháng 1 năm 2015). Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên http://www.thainguyen.gov.vn/wps/portal/detailnewsdk?WCM_GLOBA L_CONTEXT=/web+content/sites/dk/festival_tra_2011/sa_datche/3ef45 280418e52538ab38e0175f45c51&catId=SA_DATCHE&comment=3ef4 5280418e52538ab38e0175f45c51. (Ngày truy cập: 15 tháng 3 năm 2015) 13. http://www.vitas.org.vn/ (Ngày truy cập: 16 tháng 3 năm 2015) 64 [...]... huyện và đƣa ra một số ý kiến nhằm xây dựng việc quy hoạch tổng thể sản xuất ngành chè của huyện đến năm 2020 + Nhiệm vụ: - Hệ thống 1 cách khái quát các yếu tố liên quan đến quy hoạch, quản lý, sản xuất chè của huyện Hoàng Su Phì - Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển chè của huyện Hoàng Su phì trong thời gian vừa qua - Xây dựng quy hoạch phát triển cây chè và đƣa ra một số giải pháp cụ thể từ nay... đến quy hoạch, quản lý sản xuất chè của huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang - Phạm vi nghiên cứu 4 + Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi hành chính của huyện Hoàng Su Phì + Thời gian nghiên cứu: Sử dụng các số liệu thống kê từ năm 2009 đến nay 4 Những đóng góp của luận văn 4.1 Về mặt lý luận Hệ thống 1 cách khái quát các yếu tố liên quan đến quy hoạch, quản lý, sản xuất chè của huyện Hoàng. .. học Tổ chức quản lý Ngành chè còn yếu, chƣa có hệ thống quản lý, giám sát thƣờng xuyên trong sản xuất, chế biến Từ thực tế nêu trên, để khắc phục những hạn chế, nâng cao đƣợc giá trị và thƣơng hiệu của sản phẩm chè Hoàng Su Phì, việc nghiên cứu đề tài “ Quy hoạch sản xuất ngành chè tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang là cấp 3 thiết và có ý nghĩa về quản lý phát triển kinh tế tại địa phƣơng trong bối... cam, chè shan tuyết Tuy nhiên, đến nay chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hoàn chỉnh cụ thể và có hệ thống về quy hoạch phát triển sản xuất ngành chè của huyện Hoàng Su Phì 1.2 Xây dựng quy hoạch ngành chè của huyện 1.2.1 Khái niệm quy hoạch Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm quy hoạch Theo từ điển mở (wiktionary) thì quy hoạch là quá trình sắp xếp, bố trí các đối tƣợng quy. .. UBND tỉnh đã ban hành quy t định số 2214/QĐ/UBND phê duyệt Đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20112015 với 5 giải pháp và 3 dự án ƣu tiên Cụ thể trên các phƣơng diện: - Quy hoạch: Vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến: theo tỷ lệ 80% sản phẩm chè xanh và 20% sản phẩm chè đen; Vùng chè xanh đặc sản, tỉnh quy hoạch vùng sản xuất tập trung tại các vùng chè: ... su t của cây chè Huyện Hoàng Su Phì nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung là nơi có điều kiện tự nhiên hoàn toàn thích hợp với sự sinh trƣởng và phát triển của cây chè đặc biệt là giống chè Shan tuyết lá to 14 - Vị trí địa lý Hoàng Su Phì là một huyện miền núi cao, thuộc tiểu vùng II (vùng cao núi đất) của tỉnh Hà Giang và nằm về phía tây của tỉnh Trung tâm huyện là thị trấn Vinh Quang cách thị xã Hà. .. đến quy hoạch, tổ chức, quản lý sản xuất ngành chè của huyện? - Thực trạng về sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của huyện Hoàng Su Phì ? - Tại sao cây chè là cây công nghiệp mũi nhọn mang đem lại hiệu quả kinh tế lại không phát triển hết tiềm năng và thế mạnh của mình ? - Giải pháp cụ thể nào để quy hoạch cây chè phát triển đem lại nguồn thu cao cho các hộ trồng chè cũng nhƣ nguồn ngân sách của huyện? ... khoảng 2.000 đồng/kg chè búp tƣơi) dẫn đến làm giảm năng su t, sản lƣợng chè 1.4 Kinh nghiệm tổ chức, quy hoạch sản xuất chè ở một số địa phƣơng 1.4.1 Tỉnh Lâm Đồng: Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất của nƣớc ta, với khoảng 23,9 ngàn ha, chiếm gần 19% diện tích chè cả nƣớc; sản lƣợng chè búp tƣơi đạt gần 172 ngàn tấn, sản lƣợng xuất khẩu gần 10.000 tấn Thu nhập từ một ha chè của Lâm Đồng... Đồng góp phần quan trọng hình thành sản phẩm văn hóa chè Việt Giữa tháng 3/2013, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký quy t định phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau và vùng sản xuất chè tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 Một trong những quan điểm về phát triển của UBND tỉnh Lâm Đồng đƣa ra tại quy t định phê duyệt này là: “Phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ... cùng sản xuất chè ở trong và ngoại tỉnh cũng nhƣ việc muốn chiếm đƣợc thị phần trên thị trƣờng đòi hỏi phải cạnh tranh về giá và chất lƣợng chè, nâng cao đƣợc chất lƣợng và hạ thấp giá thành sản phẩm Vì vậy ngành chè của huyện cần phải quy hoạch phát triển cây chè xuất phát từ những yêu cầu sau: - Quy hoạch là sự đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển Trong thời gian qua diện tích trồng chè của huyện ... liên quan đến quy hoạch, quản lý, sản xuất chè huyện Hoàng Su Phì - Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển chè huyện Hoàng Su phì thời gian vừa qua - Xây dựng quy hoạch phát triển chè đƣa số giải... liên quan đến quy hoạch, quản lý, sản xuất chè huyện Hoàng Su Phì - Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển chè huyện Hoàng Su phì thời gian vừa qua - Xây dựng quy hoạch phát triển chè đƣa số giải... đến quy hoạch, quản lý, sản xuất chè huyện Hoàng Su Phì 4.2 Về mặt thực tiễn - Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển chè huyện Hoàng Su phì thời gian vừa qua - Xây dựng quy hoạch phát triển chè

Ngày đăng: 07/10/2015, 19:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan