phân tích thực trạng và những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền

94 643 0
phân tích thực trạng và những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD PHẠM THỊ THÙY LINH PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 11 năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD PHẠM THỊ THÙY LINH MSSV: LT11127 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. PHẠM LÊ THÔNG Tháng 11 năm 2013 LỜI CẢM TẠ Sau thời gian học tập ở Trường Đại Học Cần Thơ, có được những kết quả như ngày hôm nay ngoài sự cố gắng của bản thân, sự động viên chia sẻ của gia đình và bạn bè còn có sự đóng góp của rất nhiều người. Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là Thầy Cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tế cho em trong suốt thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, toàn thể Cô, Chú, Anh, Chị ở Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Phong Điền đã tạo điều kiện cho em vào thực tập. Kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn là một quá trình khó, nhưng được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo, phòng nghiệp vụ, đặc biệt là phòng tín dụng, em đã được sự hỗ trợ rất nhiều trong việc nghiên cứu và tìm hiểu thêm về chuyên ngành đã học. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Phạm Lê Thông tuy bận nhiều công việc nhưng Thầy đã tận tình góp ý, hướng dẫn giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Cuối lời, em xin kính chúc quý Thầy, Cô Trường Đại Học Cần Thơ, Ban lãnh đạo, Cô, Chú, Anh, Chị làm việc tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Phong Điền được nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt. Em xin chân thành cảm ơn ! Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Người thực hiện Phạm Thị Thùy Linh i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Người thực hiện Phạm Thị Thùy Linh ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Y—Z .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ............................................................................ Ngày........tháng......... năm 2013 Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 1 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu ..................................................................... 1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn ............................................................ 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................... 2 1.3.1 Không gian ........................................................................................ 3 1.3.2 Thời gian ........................................................................................... 3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 3 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.................... 3 CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 5 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 5 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ......................................................................... 5 2.1.1 Khái niệm tín dụng ............................................................................ 5 2.1.2 Khái niệm rủi ro ................................................................................ 5 2.1.3 Rủi ro tín dụng................................................................................... 5 2.1.4 Phân loại nợ....................................................................................... 7 2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng và đo lường rủi ro tín dụng của Ngân hàng ................................................................................... 8 2.1.6 Những dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng ...................................... 10 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 12 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ............................................... 12 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 12 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................ 13 CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 14 GIỚI THIỆU CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN ............................................ 14 3.1 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN................................................ 14 3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT HUYỆN PHONG ĐIỀN .............................................................................. 14 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG ........................................... 15 3.3.1 Sơ đồ tổ chức................................................................................... 15 3.3.2 Chức năng của các phòng ban......................................................... 16 3.4 CÁC SẢN PHẨM CỦA NGÂN HÀNG ............................................... 18 3.4.1 Huy động vốn .................................................................................. 18 3.4.2 Các hoạt động tín dụng chính.......................................................... 18 3.4.3 Dịch vụ khác.................................................................................... 18 U U U U U U iv 3.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2010-2012) VÀ 6 THÁNG NĂM 2013 ...................................................................................................................... 18 3.6 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG QUÝ III NĂM 2013 ................................... 22 3.6.1 Phương hướng phát triển ................................................................. 22 3.6.2 Mục tiêu hoạt động.......................................................................... 24 CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 25 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI............................... 25 CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN...................................................................... 25 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2010-2012) VÀ 6 THÁNG NĂM 2013.................. 25 4.1.1 Khái quát về tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013..................................................... 25 4.1.2 Khái quát tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng qua 3 năm (20102012) và 6 tháng đầu năm 20113 ............................................................. 29 4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2010-2012) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013..................... 48 4.2.1 Tình hình nợ quá hạn theo nhóm..................................................... 48 4.2.2 Rủi ro nợ quá hạn theo thời hạn ...................................................... 52 4.2.3 Rủi ro nợ quá hạn theo thành phần kinh tế...................................... 54 4.2.4 Rủi ro nợ xấu của Ngân hàng .......................................................... 58 4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TRONG 3 NĂM (2010-2012) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013................ 63 4.4 CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM PHÁT SINH RỦI RO TÍN DỤNG ...... 67 4.4.1 Các nguyên nhân từ phía hộ sản xuất.............................................. 67 4.4.2 Các nguyên nhân khách quan.......................................................... 68 4.4.3 Các nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng .................. 68 4.4.4 Các nguyên nhân do chính bản thân Ngân hàng ............................. 69 4.4.5 Các nguyên nhân có liên quan đến yếu tố pháp lý .......................... 70 4.4.6 Các nguyên nhân khác..................................................................... 71 CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 73 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN .................................................................................. 73 5.1 CƠ SỞ ĐỂ ĐƯA RA NHỮNG BIỆN PHÁP....................................... 73 5.1.1 Những mặt đạt được ........................................................................ 73 4.1.2 Những mặt hạn chế.......................................................................... 74 5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG...................... 74 5.2.1 Nâng cao năng lực, đạo đức, kiến thức cho cán bộ tín dụng........... 74 5.2.2 Nâng cao tầm quan trọng trong công tác thẩm định trước khi xét duyệt cho vay............................................................................................ 75 5.2.4 Tăng cường giám sát sau khi cho vay và đôn đốc thu hồi nợ ......... 76 5.2.5 Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro .............. 76 v 5.2.6 Thường xuyên nghiên cứu và theo dõi tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước ........................................................................................... 77 CHƯƠNG 6 ..................................................................................................... 79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 79 6.1. KẾT LUẬN........................................................................................... 79 6.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 80 6.2.1 Đối với NHNo&PTNT huyện Phong Điền ..................................... 80 6.2.2 Đối với NHNo&PTNT Cần Thơ.................................................... 80 vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm (20102012)……………………………………………………………………………. 19 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………………………………………. 21 Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2010-2012)………… 25 Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013………………………………………………………….. 28 Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng trong 3 năm (20102012)……………………………………………………………………………. 30 Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng trong 3 năm (2010-2012)……………………………………………………………….. 32 Bảng 4.5: Doanh số cho vay của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………………………………………………………. 34 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng trong 3 năm (20102012)..................................................................................................................... 37 Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng trong 3 năm (2010-2012).................................................................................................. 38 Bảng 4.8: Doanh số thu nợ của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………………………………………………………. 40 Bảng 4.9: Tình hình dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng trong 3 năm (20102012)………………………………………………………………………….. 43 Bảng 4.10: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng trong 3 năm (2010-2012)……………………………………………………………….. 45 Bảng 4.11: Tình hình dư nợ của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013…………………………………………………………… 46 Bảng 4.12: Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong 3 năm (2010-2012)…... 49 Bảng 4.13: Tình hình nợ quá hạn phân theo nhóm nợ của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013………………………………… 51 Bảng 4.14: Rủi ro nợ quá hạn theo thời hạn của Ngân hàng trong 3 năm (20102012)……………………………………………………………………………. 53 Bảng 4.15: Rủi ro nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng trong 3 năm (2010-2012)……………………………………………………………….. 54 Bảng 4.16: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn và thành phần kinh tế của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013…………… 56 vii Bảng 4.17: Tình hình nợ xấu của Ngân hàng trong 3 năm (2010-2012)………. 58 Bảng 4.18: Tình hình nợ xấu của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013…………………………………………………………… 60 Bảng 4.19: Đánh giá chung tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013……………………………………… 63 viii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền…….. 16 Hình 3.2 Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013……………………………………………………………. 22 Hình 4.1 Biểu đồ tình hình nguồn vốn của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013……………..……………………………………………………. 29 Hình 4.2 Biểu đồ doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng từ năm 20106 tháng đầu năm 2013……...…………………………………………………... 36 Hình 4.3 Biểu đồ doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013………………………………………………. 36 Hình 4.4 Biểu đồ doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013…..…………………………….…………………………... 42 Hình 4.5 Biểu đồ doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013………………………………………………. 43 Hình 4.6 Biểu đồ dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013……………………………………….................................................. 48 Hình 4.7 Biểu đồ dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013……………………………………..................................... 48 Hình 4.8 Biểu đồ nợ quá hạn theo nhóm nợ của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013……………………………………………………………. 52 Hình 4.9 Biểu đồ nợ quá hạn theo thời hạn của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013……………………………………………………………. 57 Hình 4.10 Biểu đồ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013……………………………………………………. 58 Hình 4.11 Biểu đồ nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013…………………………………………...……………………… 61 Hình 4.12 Biểu đồ nợ xấu theo thành phần kinh tế của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013…………………………………………………..... 62 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn NHNN : Ngân hàng nhà nước VND : Việt Nam đồng ĐVT : Đơn vị tính DSCV : Doanh số cho vay DSTN : Doanh số thu nợ HSX : Hộ sản xuất WTO : Tổ chức Thương mại quốc tế x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Tuy không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hàng hóa, nhưng Ngân hàng góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tài chính. Tuy nhiên hoạt động của Ngân hàng luôn mang lại nhiều rủi ro từ rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản đến rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái. Trong đó đáng quan tâm nhất chính là rủi ro tín dụng vì tín dụng là nghiệp vụ quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại, nó luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số đầu tư của Ngân hàng và chiếm 70 – 90% tổng thu nhập của Ngân hàng. Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất, nó có thể ảnh hưởng đến uy tín cũng như chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường, hầu như các hoạt động của Ngân hàng đều có thể chịu rủi ro và những rủi ro thường dẫn đến thiệt hại và thua lỗ. Thêm vào đó, từ năm 2009 Thành phố Cần Thơ chính thức trở thành đô thị loại I nên ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm đến đầu tư. Họ xem đây là nơi hứa hẹn nhiều thành công, bởi lẽ Cần Thơ có các khu công nghiệp tập trung, các làng nghề truyền thống và các dịch vụ công cộng như: cấp điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, nhà hàng, khách sạn … đều được cung ứng đầy đủ cho sự đầu tư. Ngày càng nhiều các Ngân hàng được thành lập trên địa bàn thành phố. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động, từng bước khắc phục khó khăn để vươn lên, đồng thời thường xuyên đa dạng hóa các loại hình tín dụng nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về vốn của nền kinh tế trên cơ sở đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên khi Ngân hàng càng mở rộng quy mô hoạt động của mình thì phải chấp nhận thử thách và rủi ro. Do đó, nhận dạng rủi ro và đề ra những biện pháp phòng chống hữu hiệu để hạn chế thấp nhất rủi ro luôn là vấn đề cấp bách của các Ngân hàng. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó nên em chọn đề tài: “Phân tích thực trạng và biện pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Phong Điền” để làm đề tài tốt nghiệp. 1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 1.1.1.1. Căn cứ khoa học Đề tài được thực hiện có sự vận dụng kiến thức từ các môn học: Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Tiền tệ Ngân hàng, Quản trị Ngân hàng thương mại, Quản trị tài chính, Phương pháp nghiên cứu kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế. 1.1.1.2. Căn cứ thực tiễn Thực tế hiện nay, không chỉ những Ngân hàng hoạt động với quy mô vừa và nhỏ chứa đựng rủi ro mà ngay cả các Ngân hàng lớn cũng không tránh khỏi. Việc đứng trước những rủi ro mà đặc biệt là rủi ro tín dụng đang xảy ra thì việc phân tích thực trạng, tìm ra những nguyên nhân cũng như nhanh chóng đưa ra giải pháp để khắc phục những rủi ro đó là vấn đề hết sức cấp thiết, nó là nhiệm vụ có tính chất quyết định sống còn không chỉ của hệ thống Ngân hàng nói chung, của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phong Điền nói riêng mà cả trong toàn nền kinh tế. Hơn thế nữa, việc kiểm soát được rủi ro tín dụng sẽ giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung là phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng để từ đó thấy rõ hơn về tình hình rủi ro tín dụng và nguyên nhân gây ra rủi ro trong thời gian qua. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu của đề tài là nhằm nghiên cứu những vấn đề sau: - Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Phân tích tình hình nợ xấu của ngân hàng. - Tìm ra những biện pháp khắc phục và phòng ngừa thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Hiện nay với cơ chế thị trường cùng với chính sách đối ngoại - mở cửa, ngành Ngân hàng là cầu nối quan trọng, tin cậy và cần thiết cho sự hoạt động cũng như giao dịch của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy, mà hoạt động của Ngân hàng rất phong phú và đa dạng, tham gia trong nhiều lĩnh vực. Nhưng do giới hạn về tài liệu, số liệu, thời gian nên không đi sâu phân 2 tích chi tiết từng nghiệp vụ, từng loại hoạt động cụ thể mà chỉ dựa trên số liệu trong 3,5 năm gần nhất. 1.3.1 Không gian Đề tài chỉ tập trung phân tích tình hình rủi ro tín dụng phân theo nhóm, theo thời gian và theo thành phần kinh tế, các yếu tố bên trong, bên ngoài dẫn đến rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phong Điền. 1.3.2 Thời gian Đề tài tập trung nghiên cứu và thu thập số liệu trong vòng 3 năm gần đây (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 để phân tích tình hình rủi ro của Ngân hàng, từ đó đưa ra những giải pháp trong hoạt động của Ngân hàng trong những năm tiếp theo. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Các số liệu, những thông tin có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, có khả năng dẫn đến rủi ro cho chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phong Điền. Hoạt động của NHNo&PTNT huyện Phong Điền rất phong phú và đa dạng với nhiều hình thức và dịch vụ khác nhau. Qua thời gian thực tập ở Ngân hàng em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức thực tế, tuy nhiên vì kiến thức và thời gian có hạn, hơn nữa thời gian tiếp cận thực tế quá ít, chắc chắn đề tài này không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô, anh, chị trong cơ quan để luận văn được hoàn chỉnh hơn. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Theo những tài liệu mà tôi đã thu thập được thực hiện bởi các tác giả trước thì đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Phong Điền” do sinh viên Tạ Tuấn Anh thực hiện, Cần Thơ năm 2012, Đại học Tây Đô. + Phương pháp nghiên cứu: thu thập, tổng hợp số liệu và sử dụng phương pháp so sánh để so sánh, đánh giá các chỉ tiêu cho vay, thu nợ, dư nợ giữa các năm 2009, 2010 và năm 2011. + Nội dung: Đề cập đến tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn tại Ngân hàng từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại đơn vị và đề xuất các giải pháp để khắc phục những hạn chế, duy trì và phát triển những ưu thế trong công tác tín dụng tại Ngân hàng. Thông qua đề tài này tôi thấy được hướng phân tích và giải quyết các vấn đề nghiên cứu. 3 Đề tài: “Phân tích tình hình tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo&PTNT Quận Cái Răng” do sinh viên Trần Thanh Hậu thực hiện, Cần Thơ năm 2010, Đại học Cần Thơ. + Phương pháp nghiên cứu: trực tiếp thu thập, tổng hợp số liệu, tham khảo tài liệu có liên quan và áp dụng phương pháp so sánh để đánh giá giữa các năm 2007, 2008, 2009. + Nội dung: Phân tích hoạt động cho vay theo địa bàn, theo thành phần kinh tế, theo ngành và theo mục đích sử dụng để đánh giá hoạt động tín dụng đối với đối tượng nào là hiệu quả nhất và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các đối tượng này. Thông qua đề tài này tôi thấy được hướng phân tích và giải quyết các vấn đề nghiên cứu và chủ yếu là đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn. Luận văn “Tín dụng và một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng” do sinh viên Nguyễn Thị Thu Hồng thực hiện tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phong Điền, Cần Thơ năm 2011, Đại học Cần Thơ. + Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng phương pháp mô tả, so sánh giữa các năm 2009, 2010, 2011. + Nội dung: Phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu của Ngân hàng từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng và đề xuất những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. Việc tham khảo những tài liệu trên đã phần nào hữu ích cho đề tài của tôi là phân tích được tình hình rủi ro tín dụng của một Ngân hàng nào đó thì sử dụng các chỉ tiêu doanh số cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn. Bên cạnh đó còn sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng nhằm nêu được tình hình rủi ro của Ngân hàng. Và đây cũng là hướng đi cho đề tài “Phân tích thực trạng và những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phong Điền” của tôi. 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm tín dụng - Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới dạng tiền tệ hay vật chất mà trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc lẫn lãi trong thời gian nhất định. - Đối với ngân hàng thương mại, thì tín dụng có nghĩa là sự cho vay hay ứng trước tiền do ngân hàng thực hiện, giá cả do ngân hàng ấn định đối với khách hàng đi vay mà chúng ta thường gọi là lãi suất hay những khoản tiền hoa hồng mà người vay phải trả trong suốt thời gian sử dụng các khoản ứng trước của ngân hàng. 2.1.2 Khái niệm rủi ro Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một hoạt động rất nhạy cảm. Mọi biến động trong nền kinh tế - xã hội đều nhanh chóng tác động đến hoạt động của Ngân hàng, có thể gây nên những xáo trộn bất ngờ và làm cho hiệu quả hoạt động của Ngân hàng bị giảm sút nhanh chóng. Như vậy có thể thấy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro “tiềm ẩn”, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy rủi ro là gì? Rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng là những biến cố, sự kiện xảy ra ngoài ý muốn, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thường dẫn đến thiệt hại và thua lỗ. Vì vậy nhận thức rủi ro và đề ra những biện pháp phòng chống hữu hiệu để hạn chế thấp nhất rủi ro luôn là vấn đề cấp bách trong mỗi Ngân hàng. 2.1.3 Rủi ro tín dụng 2.1.3.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng Trong cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung với hệ thống Ngân hàng độc quyền, rủi ro tín dụng ít được đề cập. Khi rủi ro tín dụng xảy ra thì Ngân hàng thường sử dụng các biện pháp hành chính để ngăn ngừa như: phát hành thêm tiền, không cho cá nhân và doanh nghiệp rút tiền mặt. Trong mọi trường hợp thì Ngân hàng cũng đối phó với các rủi ro từ mọi nguồn gốc: rủi ro tín dụng, rủi ro thiếu vốn khả dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro mất khả năng thanh toán. 5 Rủi ro tín dụng: là sự xuất hiện những biến cố không bình thường trong quan hệ tín dụng, từ đó làm tác động xấu đến quan hệ Ngân hàng và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản. Để có những biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa thiệt hại, chúng ta cần phải tìm hiểu những thiệt hại nào có thể xảy ra và nguyên nhân gây ra thiệt hại đó trong hoạt động tín dụng Ngân hàng. 2.1.3.2 Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra - Đối với Ngân hàng Rủi ro tín dụng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như: Ngân hàng thiếu vốn chi trả cho khách hàng, lợi nhuận Ngân hàng càng giảm đi dẫn đến lỗ lã và mất khả năng thanh toán, cuối cùng Ngân hàng đi vào con đường phá sản. - Đối với kinh tế - xã hội Hoạt động Ngân hàng liên quan đến toàn bộ xã hội, đến hoạt động của nền kinh tế, đến tất cả các đơn vị nhỏ, vừa và kể cả những doanh nghiệp lớn khác, các tầng lớp dân cư. Vì vậy khi rủi to tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài Ngân hàng, sự phá sản này có khả năng phát triển lây lan đến các ngân hàng khác, tạo cho dân chúng tâm lý sợ hãi sẽ đua nhau đến rút tiền trước thời hạn. Điều đó có thể làm đổ vỡ cả hệ thống tiền tệ của khu vực khi đó nền kinh tế sẽ đi vào khủng hoảng. 2.1.3.3 Một số khái niệm trong phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng a. Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi. b. Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. c. Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. 6 d. Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi đó Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. 2.1.4 Phân loại nợ Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ được chia làm 5 nhóm: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) Các khoản nợ trong hạn được đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Các khoản nợ quá hạn dưới mười ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo qui định (khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) Các khoản nợ đã quá hạn từ 10 đến 90 ngày. Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu). Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo qui định (khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2. Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định (khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. 7 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định (khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo qui định (khoản 3 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). - Nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. - Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. 2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng và đo lường rủi ro tín dụng của Ngân hàng 2.1.5.1 Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động của Ngân hàng. Nó giúp so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động ngày càng không có hiệu quả. Dư nợ Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động (%) = *100(%) Tổng vốn huy động 8 2.1.5.2 Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = *100(%) Tổng doanh số cho vay Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà khách hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của Ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. 2.1.5.3 Mức độ rủi ro tín dụng Nợ quá hạn Tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ (%) = *100(%) Tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói chung và đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng một cách rõ nét. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng kém và ngược lại. Mức giới hạn cho phép của mức độ rủi ro tín dụng do Ngân hàng nhà nước quy định là 5%. Nợ xấu Tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ (%) = *100(%) Tổng dư nợ Đây là chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong hoạt động tín dụng, chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu nợ khi đến hạn của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao, ngược lại cho thấy sử dụng vốn kém hiệu quả. 2.1.5.4 Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Công thức tính: Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng (lần) = Dư nợ bình quân 9 Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau: Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân = 2 2.1.5.5 Thời gian thu nợ bình quân Dư nợ bình quân Thời gian thu nợ bình quân = *360 ngày Doanh số thu nợ Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ thu hồi nợ là nhanh hay chậm về mặt thời gian. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng càng cao, tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng càng nhanh. 2.1.6 Những dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng Tuy rủi ro tín dụng là những gì xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn chủ quan của Ngân hàng, nhưng nếu sớm nhận biết chúng ta vẫn có thể ngăn chặn và loại bỏ ngay từ đầu những nguy cơ làm phát sinh rủi ro. Có hai loại dấu hiệu giúp nhận biết rủi ro tín dụng là dấu hiệu tài chính và phi tài chính. 2.1.6.1 Các dấu hiệu phi tài chính Những dấu hiệu cảnh báo phi tài chính là những dấu hiệu mà chúng ta không thể phát hiện từ những báo cáo tài chính, mà chỉ có thể nhận biết qua những biểu hiện bên ngoài. Để phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn, ta có thể xem xét qua bốn khía cạnh: Š Một là từ tính cách và tư cách của khách hàng. _ Khách hàng tìm cách né tránh. _ Khách hàng có những cách cư xử bất thường, chẳng hạn như bất ngờ tức giận… _ Tránh gặp Ngân hàng và thiếu hợp tác với Ngân hàng. _ Trì hoãn bất thường và bất ngờ trong việc gởi báo cáo tài chính cho Ngân hàng. Š Hai là khả năng quản lý của khách hàng. _ Khách hàng luôn bận rộn với những vấn đề nội bộ, không có thời gian gặp Ngân hàng. _ Không có khả năng hoạch định ra những kế hoạch hành động hoặc dự 10 thảo ngân sách. _ Thường xuyên thay đổi nhân sự làm mất đi các nhà quản lý cao cấp, những nhân viên giỏi. _ Để thân nhân nắm bắt những vị trí quan trọng trong công ty. _ Hoạt động kinh doanh dựa vào một người chủ yếu. _ Đầu tư vào những lĩnh vực ngoài kinh nghiệm hiểu biết của mình, không nhạy bén trước các tình hình đang thay đổi. _ Ban giám đốc và Hội đồng quản trị không cân bằng, hoặc chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc là cùng một người. _ Công ty không có giám đốc tài chính. _ Thiếu nhận biết về vị trí của công ty trên thị trường hoặc trong vấn đề cạnh tranh. _ Công ty thiếu những người thay thế cần thiết. Š Ba là dựa vào tình hình hoạt động kinh doanh. _ Doanh nghiệp thực hiện việc kiểm soát và báo cáo tài chính không tốt. _ Không có khả năng hoặc không muốn thực hiện những cam kết. _ Máy móc thiết bị không được bảo trì tốt. _ Thường xuyên thay đổi Ngân hàng truyền thống, thay đổi các nhà kiểm toán. _ Bị mất quyền đại lý, nhà cung cấp hoặc quyền cung cấp. Š Bốn là căn cứ vào tình trạng của ngành hoặc của nền kinh tế nói chung, bao gồm: _ Nhà nước ra những quy chế mới làm ảnh hưởng quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng. _ Sự phát triển về mặt công nghệ thông tin. _ Xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới, những kênh phân phối mới. 2.1.6.2 Các dấu hiệu cảnh báo về tài chính Ngoài những biểu hiện không bình thường bên ngoài, các vấn đề bất thường về tài chính cũng cần phải được chú ý bởi nó sẽ là dấu hiệu giúp Ngân hàng đánh giá được tình hình thực tế của khách hàng. 11 - Những biểu hiện thông qua tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng như: tài khoản vượt mức không bình thường, rút vốn quá nhiều bằng những nguồn không rõ ràng, rút và nộp tiền vào tài khoản bằng tiền mặt, số dư bình quân trong tài khoản bị giảm hoặc doanh thu trên tài khoản tăng giảm nhanh chóng. - Về kết quả kinh doanh của khách hàng, ta thấy doanh nghiệp có tốc độ phát triển quá nhanh, trả cổ tức quá cao, lãi được giữ lại ít … đó là những dấu hiệu cho thấy khách hàng đang có vấn đề. - Về tài sản cố định của doanh nghiệp bị giảm sút mạnh, hoặc thay đổi quá nhanh đầu tư vào những nơi không cần thiết. - Nợ vay Ngân hàng tăng lên không tương xứng với sự tăng doanh thu, vay vốn sau mùa vụ cần thiết. - Chu kỳ luân chuyển tiền chậm, các khoản phải thu quá lớn, hàng chiết khấu quá nhiều. - Hàng tồn kho không phù hợp với chức năng kinh doanh, không thường xuyên kiểm tra hàng tồn kho, hoặc hàng tồn kho quá lớn, tăng đột biến. Trên đây là một số dấu hiệu giúp cho Ngân hàng dễ dàng nhận biết được những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, giúp Ngân hàng chủ động hơn trong việc ngăn chặn rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cho Ngân hàng. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ là thị trường có nhiều tiềm năng. Mặc dù hoạt động trong điều kiện cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn nhưng phần lớn người dân trong huyện là khách hàng thân thiết của NHNo&PTNT huyện Phong Điền. Vì thế hiện tại đây là thị trường tương đối tốt và khá rộng lớn cho hoạt động của Ngân hàng huyện. 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu -Các số liệu để phân tích đề tài được thu thập từ các báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Phong Điền qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 và định hướng phát triển của Ngân hàng trong quý III năm 2013. -Ngoài ra tác giả còn tham khảo thêm thông tin trên các tạp chí và sách báo có liên quan. 12 -Tham khảo các tài liệu giới thiệu về các Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. -Tham khảo các quy chế, chính sách cho vay, chính sách quản lý nợ, dự phòng và xử lý rủi ro …. của NHNo&PTNT huyện Phong Điền. 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu Các phương pháp chủ yếu được dùng trong đề tài này: - Phương pháp mô tả, so sánh số tuyệt đối, số tương đối giữa các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng năm 2012 với 6 tháng đầu năm 2013. - Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu giữa các năm. - Tính toán các chỉ tiêu phản ánh tình hình rủi ro. 13 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN 3.1 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN Phong Điền là huyện ven thành phố Cần Thơ, được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02-01-2004 của Chính phủ. Là huyện mới, Phong Điền gặp không ít khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng bằng những bước đi đúng đắn và có tính chiến lược, Phong Điền đã và đang phát huy lợi thế để bứt phá đi lên. Huyện có diện tích: 119,48 km2, dân số 102.621 người, đơn vị hành chính: 01 thị trấn, 06 xã (Thị trấn Phong Điền, xã Nhơn Ái, Giai Xuân, Tân Thới, Trường Long, Mỹ Khánh, Nhơn Nghĩa). Vị trí địa lý: phía bắc giáp quận Ô Môn và quận Bình Thuỷ, phía đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng, phía tây giáp huyện Cờ Đỏ, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Phong Điền là huyện nông nghiệp, huyện đã xác định cơ cấu kinh tế của địa phương trong những năm tới là: Nông nghiệp, Thương mại - Dịch vụ và Tiểu thủ công nghiệp. Trong quy hoạch phát triển tương lai của thành phố Cần Thơ, toàn huyện Phong Điền sẽ là vùng du lịch sinh thái miệt vườn sông nước phía Tây thành phố. Đây được coi như “lá phổi xanh” của thành phố Cần Thơ. Thế mạnh trong nông nghiệp của huyện là cây ăn trái. Theo thống kê của Hội Nông dân huyện Phong Điền, năm 2004 toàn huyện hiện có khoảng 6.000 ha vườn cây ăn trái đa chủng loại (chiếm hơn 50% diện tích đất tự nhiên). Huyện có trên 1.000 ha diện tích hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trong đó có khoảng 40% diện tích chuyên sản xuất hoa màu trái vụ. Sản xuất màu là một trong những thế mạnh của Phong Điền và hàng năm đều đem lại lợi nhuận khá cao cho nông dân. Những năm gần đây, nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu rõ nét, ngành chăn nuôi phát triển ngày càng mạnh. Năm 2009, toàn huyện có hơn 300 ha diện tích nuôi các loài cá sặc rằn, rô phi, trê vàng lai, lươn, ba ba và tôm càng xanh, cá tai tượng… Nuôi cá sấu là một trong những mô hình mới của nông dân huyện Phong Điền. 3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT HUYỆN PHONG ĐIỀN Ngày 01/03/2004 theo quyết định 65/QĐ/HĐQT–TCCB, NHNO&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phong Điền được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/10/2004. NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền là chi 14 nhánh cấp 2 của NHNO&PTNT thành phố Cần Thơ. Ngân hàng được sử dụng con dấu riêng, chức năng, nhiệm vụ hoạt động theo quy chế số 169/QĐ/HĐQT– 02 ngày 07/09/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNO&PTNT Việt Nam. Trụ sở NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền đặt tại: Ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ. Địa bàn hoạt động chủ yếu của NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền bao gồm Thị trấn Phong Điền và các xã: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Mỹ Khánh, Trường Long, Tân Thới, Giai Xuân. Ngoài ra, Ngân hàng còn phục vụ một số khách vãng lai thuộc các quận, huyện lân cận. Ngân hàng chịu trách nhiệm thực hiện tài trợ vốn cho tất cả các ngành kinh tế và thành phần kinh tế trong huyện. Nhưng trọng tâm trong công tác cho vay của Ngân hàng vẫn là nông nghiệp, nông thôn. Với chủ trương cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu vốn ngắn hạn, trung và dài hạn cho nông dân dùng làm chi phí sản xuất, cải tạo, trồng mới, khai thác đất canh tác nông nghiệp, phát triển nông thôn góp phần cải thiện đời sống nông dân, đưa kinh tế các xã phát triển. Ngành nghề – lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là: ● Huy động vốn: Ngân hàng nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng VND, ngoại tệ của mọi cá nhân, các tổ chức và doanh nghiệp. ● Cho vay: Ngân hàng cho vay ngắn hạn và trung hạn các thành phần kinh tế ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Ngoài ra, Ngân hàng còn kinh doanh các loại hình dịch vụ sau: - Nhận làm dịch vụ chuyển tiền cho mọi cá nhân, các tổ chức có yêu cầu. - Nhận thu tiền mặt và ngân phiếu thanh toán của khách hàng. - Nhận phục vụ việc mở tài khoản cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước. 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG 3.3.1 Sơ đồ tổ chức Nhân sự của Ngân hàng được phân bổ ở những bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận thực hiện chức năng riêng của mình. Nhưng giữa các bộ phận luôn có mối quan hệ, trao đổi với nhau để công việc vận hành một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các bộ phận được thực hiện theo các hình thức sau: 15 Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Giao dịch Giai Xuân Phòng Kế toán - Ngân quỹ Phòng Kế hoạch – kinh doanh Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền 3.3.2 Chức năng của các phòng ban * Giám đốc: Giám đốc là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền. Công việc cụ thể của giám đốc liên quan tới hoạt động tín dụng bao gồm: - Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. - Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do Ngân hàng, khách hàng cùng lập. - Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý khách hàng. * Phó giám đốc: - Giám sát trực tiếp tình hình hoạt động của phòng Kế toán - Ngân quỹ, đôn đốc thực hiện đúng quy chế đã đề ra. - Thay mặt giải quyết các công việc của đơn vị khi giám đốc đi vắng. - Điều hành công việc của đơn vị theo sự phân công, ủy quyền của giám đốc, báo cáo lại kết quả và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công. * Phòng Kế hoạch - kinh doanh - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. 16 - Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ xấu, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. * Phòng Kế toán - Ngân quỹ - Kế toán: + Lập kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính. + Thu thập và lưu trữ hồ sơ khách hàng và các chứng từ có giá. + Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà Nước và quyết toán tiền lương với cán bộ Ngân hàng. + Trực tiếp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, đồng thời trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày. + Theo dõi nghiệp vụ huy động tiền gửi, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và các dịch vụ thanh toán chuyển tiền khác. - Ngân quỹ: + Quản lý kho quỹ, thực hiện đúng chế độ quy định nghiệp vụ về kho quỹ. + Kiểm tra lượng tiền mặt và ngân phiếu trong kho hàng ngày. + Khóa sổ ngân quỹ, cuối ngày kết hợp với kế toán theo dõi ngân quỹ phát sinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh hợp lý khi có sai sót, giúp bộ phận kế toán cân đối nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn. * Phòng giao dịch Giai Xuân - Tổ chức huy động vốn, cho vay, thu nợ, chuyển tiền, làm thẻ ATM và các dịch vụ khác đối với khách hàng. - Phòng giao dịch được Ngân hàng ủy nhiệm vốn kinh doanh và chịu trách nhiệm về việc sử dụng vốn này sao cho có hiệu quả nhất. => Giữa các phòng ban đều có mối quan hệ mật thiết chặt chẽ với nhau để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một Ngân hàng. Cơ cấu tổ chức đang được đổi mới theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả. Qua đó cho thấy rằng, NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền đang cố gắng xây dựng một mô 17 hình Ngân hàng đa năng, hiện đại, hướng tới sản phẩm mới, thị trường mới để tăng sức cạnh tranh. 3.4 CÁC SẢN PHẨM CỦA NGÂN HÀNG 3.4.1 Huy động vốn Khai thác và huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm với lãi suất linh hoạt và hấp dẫn. Bên cạnh đó việc huy động tiền gởi bằng ngoại tệ phải chấp hành đúng quy định của Nhà Nước về quản lý ngoại hối. Tiền gởi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của nhà nước. 3.4.2 Các hoạt động tín dụng chính - Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ không phân biệt thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, tiêu dùng, xây dựng, xuất nhập khẩu … Đặc biệt chú trọng cho vay xây dựng nhà ở, mua nhà và xây dựng cơ sở hạ tầng. - Cho vay xây dựng và phát triển nhà ở cho các đối tượng thuộc diện chính sách. - Cho vay đối với các đối tượng xuất khẩu lao động. - Thực hiện việc cho vay theo chỉ định của nhà nước và theo sự ủy thác của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. - Thực hiện chiết khấu các loại chứng từ có giá. 3.4.3 Dịch vụ khác Chuyển tiền, bão lãnh, kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, dịch vụ Western Union… 3.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2010-2012) VÀ 6 THÁNG NĂM 2013 Như ta đã biết, hoạt động của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế - xã hội. Trong mấy năm qua, nền kinh tế đất nước gặp không ít khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của các Ngân hàng. Ngân hàng No&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng, trong những năm qua Ngân hàng đã đạt được những kết quả nhất định góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Qua bảng báo cáo hoạt động kinh doanh, ta thấy được Ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không, lãi lỗ như thế nào để từ đó tìm ra những biện pháp góp phần làm cho 18 Ngân hàng càng phát triển. Đây cũng chính là mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng, điều đó được thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013: Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm (20102012) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % I. Tổng thu 34.416 54.051 57.487 19.635 57,05 3.436 6,36 1.Thu từ lãi 33.467 53.504 56.358 20.037 59,87 2.854 5,33 949 547 1.129 (402) (42,36) 582 106,39 II. Tổng chi 31.023 43.556 48.208 12.533 40,40 4.652 10,68 1.Chi từ lãi 25.775 41.032 43.555 15.257 59,19 2.523 6,15 2.Chi ngoài lãi 5.248 2.524 4.653 (2.724) (51,9) 2.129 84,35 III. Lợi nhuận 3.393 10.495 9.279 7.102 209,31 (1.216) (11,59) 2.Thu ngoài lãi Số tiền % (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền) Căn cứ vào bảng 3.1 kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm, ta thấy doanh thu của Ngân hàng tăng trưởng liên tục trong 3 năm nhất là năm 2011 có doanh thu tăng mạnh nhất. Năm 2010 Ngân hàng có doanh thu là 34.416 triệu đồng, sang năm 2011 doanh thu đạt 54.051 triệu đồng, tương ứng tăng 19.635 triệu đồng tăng 57,05% so với năm 2010. Tuy đạt và vượt kế hoạch cấp trên giao nhưng tỷ trọng thu ngoài lãi trong đó thu từ dịch vụ chưa cao do chi nhánh nằm ở vùng ven thị trấn Phong Điền nên khách hàng mở tài khoản và thanh toán ở các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn huyện. Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu từ lãi cho vay. Song hành với sự tăng doanh thu thì chi phí cũng tăng lên. Chi phí năm 2011 là 43.566 triệu đồng, tăng thêm 12.533 triệu đồng, tương đương 40,40% so với cùng kỳ năm 2010. Kết quả là lợi nhuận tăng lên 10.495 triệu đồng so với năm 2010 tức là lợi nhuận đã tăng thêm 7.102 triệu đồng hay 209,31%. Đạt được kết quả như trên là do sự quyết tâm cao của tập thể cán bộ công nhân viên từ Ban Giám Đốc đến nhân viên 19 nghiệp vụ đã tạo nên một bước đột phá vào những tháng và những ngày cuối năm dẫn đến hoàn thành và vượt kế hoạch tài chính được giao một cách xuất sắc. Ngân hàng còn mở rộng tín dụng theo đúng định hướng. Chất lượng tín dụng được giữ vững và ngày một nâng cao, thu đúng, thu đủ và tiết giảm các khoản chi phí không hợp lý, đảm bảo thu nhập đủ chi lương cho công nhân viên theo quy định mới và có tích lũy. Thêm vào đó, thu nhập của Ngân hàng tăng lên là do Ngân hàng thu từ các nguồn thu ngoài tín dụng như: thu chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, thu phí chi trả kiều hối, dịch vụ Western Union, góp phần làm cho kế hoạch tài chính thu đạt và vượt chỉ tiêu cấp trên giao. Sang năm 2012 mức doanh thu của Ngân hàng cũng tăng lên 57.487 triệu đồng so với năm 2011 thì mức doanh thu trong năm này đã tăng thêm 3.436 triệu đồng, tương đương 6,36%. Trong khi đó chi phí của Ngân hàng cũng không ngừng tăng lên, cụ thể năm 2012, chi phí là 48.208 triệu đồng, đã tăng 4.652 triệu đồng, hay 10,68% so với năm 2011. Nhìn chung, các khoản chi trên phù hợp với việc mở rộng kinh doanh và nhu cầu trang bị máy móc, phương tiện giao dịch, các khoản chi phí đảm bảo thực hiện theo định mức, chỉ tiêu kế hoạch được duyệt và trích quỹ dự phòng rủi ro. Năm 2012 có doanh thu từ hoạt động dịch vụ là 698 triệu đồng, tăng 275 triệu đồng, tương ứng với tăng 65,01% so với năm 2011. Sự tăng trưởng này cho thấy khách hàng ngày càng sử dụng nhiều dịch vụ hơn của Ngân hàng như dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, chuyển tiền. … Đồng thời cũng chứng minh rằng Ngân hàng ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra Ngân hàng còn có các khoản thu khác như từ các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Lợi nhuận trong năm 2012 có xu hướng giảm cụ thể đạt 9.279 triệu đồng giảm 1.216 triệu đồng, tương đương 11,59% so với năm 2011. Qua đó cho thấy trong 3 năm qua thì Ngân hàng cũng gặp một số khó khăn trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của mình. Nhìn chung thì trong tổng doanh thu thì thu từ hoạt động tín dụng là một khoản thu chính và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ngân hàng đã cố gắng duy trì tốt khoản thu này trong quá trình tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Đạt được kết quả như vậy, trước hết là nhờ vào sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo đã đề ra những chính sách đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế và sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên Ngân hàng trong tất cả các hoạt động. Tuy nhiên cũng cần nổ lực hơn nữa trong thời gian tới, cần phát huy hơn nữa về điểm mạnh của mình để không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động. Đồng thời cần phải nâng cao chất lượng tín dụng, phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo niềm tin hơn nữa cho khách hàng, có như vậy mới đem lại kết quả tốt nhất, góp phần cho sự phát triển cho Ngân hàng nói chung và huyện Phong Điền nói riêng. 20 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013: ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 30/06/2012 Tỷ trọng 30/06/2013 (%) Tỷ trọng (%) 30/06/2013 so với 30/06/2012 Số tiền % I. Tổng thu 30.732 100 25.328 100 (5.404) (17,58) 1.Thu từ lãi 30.306 98,61 24.700 97,52 (5.606) (18,50) 426 1,39 628 2,48 202 47,42 II. Tổng chi 24.875 100 20.094 100 (4.781) (19,22) 1.Chi từ lãi 21.799 87,63 17.114 85,17 (4.685) (21,49) 2.Chi ngoài lãi 3.076 12,37 2.980 14,83 (96) (3,12) III. Lợi nhuận 5.857 100 5.234 100 (623) (10,64) 2.Thu ngoài lãi (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền) Dựa vào bảng số liệu ta thấy, trong 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng kinh doanh chưa hiệu quả, cả 3 chỉ tiêu đều giảm. Cụ thể tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 giảm 5.404 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 tương ứng giảm 17,58%. Thu ngoài lãi có hướng tăng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu, chiếm 2,48% trong tổng thu 6 tháng năm 2013. Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao 98,61% trong 6 tháng năm 2012 và 97,52% vào 6 tháng năm 2013 giảm 18,50%. Nguyên nhân là do trong năm 2013 NHNN điều hành chính sách tiền tệ thận trọng và hiệu quả, điều hành lãi suất và tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, mục tiêu kiểm soát lạm phát. Đồng thời, tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương cũng gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng. Cùng với sự sụt giảm của doanh thu thì chi phí của Ngân hàng cũng giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm 19,22% so với 6 tháng đầu năm 2012. Ngân hàng đã có chính sách quản lý, kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong đó chi phí cho hoạt động tín dụng chiếm cao nhất 85,17%. Trong 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận của Ngân hàng giảm 623 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là do sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Mặt khác, do phải đối mặt với mức lãi suất cao nên 21 khả năng hoàn trả các khoản nợ đến hạn của khách hàng bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng. Từ đó, làm tăng khả năng rủi ro của Ngân hàng. Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 tuy chưa đạt hiệu quả cao nhưng tất cả tập thể cán bộ công nhân viên NHNO&PTNT Phong Điền luôn cố gắng trong khâu thu hồi nợ. Với phương châm hoạt động của NHNOvàPTNT Phong Điền là: “Kinh doanh để phục vụ, phục vụ để kinh doanh”, Chi nhánh luôn cố gắng bằng mọi phương pháp khơi nguồn vốn tại chỗ, đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm khai thác tối đa nguồn lực trong huyện để phục vụ phát triển kinh tế địa phương, đồng thời, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên Ngân hàng cũng phải nổ lực hơn nữa trong thời gian tới, cần phát huy hơn nữa về điểm mạnh của mình để không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động, đồng thời, cần phải nâng cao chất lượng tín dụng, phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo niềm tin hơn nữa cho khách hàng, có như vậy mới đem lại kết quả tốt nhất. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được thể hiện qua biểu đồ sau: Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Triệu đồng 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 0 2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013 Năm Hình 3.1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2010 - 6 tháng đầu năm 2013. 3.6 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG QUÝ III NĂM 2013 3.6.1 Phương hướng phát triển a. Địa bàn hoạt động - Tiếp tục duy trì địa bàn hoạt động, tìm kiếm thêm địa bàn mới. 22 - Chọn lọc những khách hàng mới, phân loại, giữ khách hàng tiềm năng. - Tăng dư nợ cho khách hàng quen có uy tín. b. Về phía Ngân hàng - Tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ Ngân hàng theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. - Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp. - Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vục và quốc tế, tăng cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, các tổ chức Tài chính – Ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững. - Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời. - Tập trung cho đầu tư hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách hàng. - Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng được an toàn, hiệu quả, bền vững. c. Tình hình huy động vốn. - Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, thực hiện các chương trình khuyến mãi, quà tặng, ưu đãi với khách hàng gửi tiền. - Cần đưa chỉ tiêu huy động vốn cho mỗi cán bộ Ngân hàng ngày càng tăng, đồng thời mỗi cán bộ là một nhân viên tiếp thị đến từng địa phương, từng nhà, từng khách hàng … - Cung cấp thông tin về hình thức huy động vốn với lãi suất hấp dẫn đến khách hàng bằng nhiều phương tiện khác nhau như báo chí, tờ bướm,… d. Hoạt động cho vay - Tiếp tục mở rộng cho vay với những khách hàng mới và cho vay tập trung vào khách hàng truyền thống. - Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, xử lý nợ khó đòi. - Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng nếu thấy việc sử dụng không đúng mục đích thì tiến hành thu hồi nợ trước hạn. 23 - Tạo điều kiện và phương tiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng đi thu hồi nợ và thực hiện công tác thẩm định. 3.6.2 Mục tiêu hoạt động - Nguồn vốn: Ổn định nguồn vốn hiện có, tích cực vận động để tăng trưởng nguồn vốn. - Sử dụng vốn: + Duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới 2%. + Tăng trưởng dư nợ hợp lý trong hạn mức cho phép, kịp thời đạt kế hoạch được giao. - Tình hình tài chính: Đảm bảo quỹ thu nhập chi đủ lương hàng tháng và có tích lũy. 24 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2010-2012) VÀ 6 THÁNG NĂM 2013 4.1.1 Khái quát về tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng No&PTNT huyện Phong Điền là một Ngân hàng kinh doanh chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn của huyện. Trong nhiều năm qua hoạt động của Ngân hàng tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội địa phương. Nhưng để đáp ứng nhu cầu về vốn vay càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đặt ra cho công tác huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Phong Điền một vấn đề hết sức cấp thiết. Do nằm trong hệ thống nên việc điều tiết cân đối vốn huy động và cho vay được dễ dàng hơn, nếu Ngân hàng chi nhánh huy động được vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ được chuyển về Ngân hàng cấp trên theo quy định, ngược lại nếu Ngân hàng chi nhánh huy động vốn không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay thì Ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho Ngân hàng chi nhánh, do đó nguồn vốn để Ngân hàng kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển của cấp trên. Để hiểu rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Phong Điền được hình thành chủ yếu từ những nguồn nào, ta xem bảng số liệu sau: Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2010-2012) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Vốn huy động 132.102 135.675 202.068 Vốn điều chuyển 209.046 245.339 Tổng nguồn vốn 341.148 381.014 Số tiền Chênh lệch 2012/2011 % Số tiền 3.573 2,70 66.393 48,94 248.632 36.293 17,36 3.293 1,34 450.700 39.866 11,69 69.686 18,29 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền) 25 % Qua bảng 4.1 ta thấy tổng nguồn vốn Ngân hàng tăng qua các năm. Nếu xét riêng từng nguồn vốn thì nguồn vốn huy động tăng về số lượng và tỷ trọng. Vốn điều chuyển cũng tăng nhưng có xu hướng giảm về tỷ trọng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Để hiểu rõ hơn ta đi sâu vào phân tích từng nguồn vốn cụ thể. Tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng năm 2010 là 341.148 triệu đồng. Nhìn chung tổng nguồn vốn hoạt động có tăng nhưng vẫn ở mức độ thấp so với các Ngân hàng thương mại khác. Ngân hàng chưa phát huy hết lợi thế mạng lưới của các chi nhánh cấp 3 và phòng giao dịch để huy động vốn. Sang năm 2011 con số này là 381.014 triệu đồng tăng 11,69% so với năm 2010, và năm 2012 đạt được 450.700 triệu đồng so với năm 2011. Sự tăng trưởng này giúp cho Ngân hàng vừa đảm bảo hoạt động được liên tục, vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của khách hàng ngày càng tăng để bổ sung vốn kinh doanh, hay nhu cầu phục vụ tiêu dùng. Sự gia tăng nguồn vốn hoạt động chủ yếu là do sự gia tăng của nguồn vốn huy động trên địa bàn. Ta thấy năm 2010 vốn huy động là 132.102 triệu đồng chiếm 38,72% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy việc huy động vốn gặp khó khăn bởi lượng tiền nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư không lớn lắm cộng với ý thức đầu tư tiết kiệm của người dân chưa cao nên mặc dù Ban Giám Đốc ra sức huy động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Đến năm 2011 vốn huy động tăng lên 135.675 triệu đồng, với mức tăng tương đương là 2,7%, tỷ trọng đạt 35,61% tổng nguồn vốn. So với chỉ tiêu kế hoạch vốn huy động có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Vốn huy động tăng thì bao gồm huy động cả nội tệ và ngoại tệ đều tăng. Tuy nhiên, vốn huy động ngoại tệ chỉ đạt khoảng 80% kế hoạch. Mặc dù nằm bao quanh thị trấn nhưng là địa bàn nông thôn cho nên việc thực hiện nghiệp vụ huy động vốn ngoại tệ gặp rất nhiều khó khăn so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn thành phố, chi nhánh chỉ có nghiệp vụ thu ngoại tệ không có nghiệp vụ bán hay đổi ngoại tệ từ VND sang USD cho nên đôi khi khách hàng cần chuyển đổi tiền gửi từ VND sang USD chi nhánh không thực hiện được. Còn vốn huy động nội tệ tăng là do Ngân hàng mở rộng được nhiều khách hàng mới. Thêm vào đó là sự quyết tâm cao của từng cán bộ công nhân viên trong việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch được giao. Đồng thời, công tác tuyên truyền, tiếp thị đã góp phần quảng bá thương hiệu AGRIBANK của NHNo&PTNT Việt Nam, tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể, ban ngành trong công tác huy động các khoản tiền nhàn rỗi của dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, các hộ mua bán kinh doanh… triển khai huy động theo các sản phẩm hiện có như tiết kiệm, chứng 26 chỉ tiền gửi dài hạn, Agribank cup và các loại hình tiết kiệm dự thưởng của Thành phố, Trung Ương… Từ đó, đã tạo được sự tin cậy và tín nhiệm của khách hàng gửi tiền đối với NHNo&PTNT huyện Phong Điền trong thời gian qua. Đến năm 2012 nguồn vốn huy động tăng 66.393 triệu đồng, tương ứng tăng 48,94% so với năm 2011, chiếm 44,84% tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động đều tăng qua các năm. Để được kết quả như vậy thì Ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, có nhiều hình thức huy động, bên cạnh đó tình hình kinh tế phát triển, người dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nguồn vốn tăng đã góp phần làm cho việc sử dụng vốn chủ động hơn, tiết kiệm chi phí từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên Ngân hàng cần phải nổ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn điều này đòi hỏi Ngân hàng có nhiều biện pháp tích cực hơn vì lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư vẫn còn nhiều. Nguồn vốn huy động tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng vì vậy phải nhận vốn từ cấp trên để bổ sung kịp thời nguồn vốn thiếu hụt. Nguồn vốn điều chuyển vẫn chiếm một tỷ trọng lớn vì thế nó cũng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của Ngân hàng. Nguồn vốn điều chuyển năm 2011 tăng về số lượng lẫn tỷ trọng, tăng 36.293 triệu đồng, tương ứng tăng 17,36% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng do nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng trong khi đó nguồn vốn huy động tăng nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Từ đó cho thấy Ngân hàng cần tích cực hơn trong công tác huy động vốn để hạn chế tối đa sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên xuống, góp phần làm giảm chi phí cho Ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Sang năm 2012 nguồn vốn điều chuyển tăng về số lượng và giảm về tỷ trọng, đạt 248.632 triệu đồng, tăng 3.293 triệu đồng, chỉ chiếm 55,16% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân nguồn vốn điều chuyển giảm về tỷ trọng là do Ngân hàng đã làm ngày một tốt hơn công tác huy động vốn, bên cạnh đó cũng có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương đã hướng dẫn mô hình kinh tế tổng hợp đem lại thu nhập cho người dân ngày càng cao. Tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển giảm đã chứng tỏ Ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động 27 Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013: ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 30/06/2012 30/06/2013 30/06/2013 so với 30/06/2012 Số tiền % Vốn huy động 143.193 224.077 80.884 56,49 Vốn điều chuyển 185.483 149.926 (35.557) (19,17) Tổng nguồn vốn 328.676 374.003 45.327 13,79 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền) Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn ngân hàng tăng trong 6 tháng đầu năm 2013. Nếu xét riêng từng nguồn vốn thì nguồn vốn huy động tăng về số lượng và tỷ trọng. Vốn điều chuyển có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 80.884 triệu đồng tương ứng 56,49% so với 6 tháng đầu năm 2012, để được kết quả như vậy thì Ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, có nhiều hình thức huy động, bên cạnh đó tình hình kinh tế phát triển, người dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nguồn vốn tăng đã góp phần làm cho việc sử dụng vốn chủ động hơn, tiết kiệm chi phí từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên Ngân hàng cần phải nổ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn điều này đòi hỏi Ngân hàng có nhiều biện pháp tích cực hơn vì lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư còn rất lớn. Vốn điều chuyển: Nguồn vốn huy động tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng vì vậy phải nhận vốn từ cấp trên để bổ sung kịp thời nguồn vốn thiếu hụt. Nguồn vốn điều chuyển vẫn chiếm một tỷ trọng lớn vì thế nó cũng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên lượng vốn điều chuyển đang có xu hướng giảm, cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm 35.557 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguồn vốn điều chuyển giảm đã chứng tỏ Ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động. Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng được biểu hiện rõ qua biểu đồ sau: 28 Triệu đồng Vốn huy động Vốn điều chuyển 500.000 Tổng nguồn vốn 400.000 300.000 200.000 100.000 0 2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013 Năm Hình 4.1: Biểu đồ tình hình nguồn vốn của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013 4.1.2 Khái quát tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 20113 4.1.2.1 Doanh số cho vay a. Doanh số cho vay theo cơ cấu thời gian Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác cho vay đến các thành phần kinh tế trong huyện. Ngân hàng đã đưa ra nhiều cơ chế tín dụng phù hợp, tạo bước chuyển mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng, chủ động tìm kiếm khách hàng, cho vay các dự án mang tính khả thi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tín dụng ngắn hạn là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng lớn trong DSCV vì tín dụng ngắn hạn là khoản vay có thời gian thu hồi nhanh và ít rủi ro so với tín dụng trung - dài hạn. Dựa vào bảng 4.3 bên dưới ta thấy doanh số cho vay qua các năm đều tăng chứng tỏ lượng khách hàng có nhu cầu vốn sản xuất, tiêu dùng đến vay Ngân hàng ngày càng tăng. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn. Thực tế cho thấy tín dụng ngắn hạn đã và đang được mở rộng và đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của chi nhánh. 29 Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng trong 3 năm (20102012) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng Chênh lệch 2011/2010 Năm Số tiền % Số tiền % 256.047 290.145 324.240 34.098 13,32 34.095 11,75 90.097 107.718 6.070 7,22 17.621 19,56 340.074 380.242 431.958 40.168 11,81 51.716 13,60 84.027 2011 2012 Chênh lệch 2012/2011 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO và PTNT chi nhánh huyện Phong Điền) Năm 2010 cho vay ngắn hạn là 256.047 triệu đồng, cho vay trung và dài hạn là 84.027 triệu đồng. Sang năm 2011 cho vay ngắn hạn là 290.145 triệu đồng tăng 34.098 triệu đồng tức tăng 13,32% so với năm 2010. Cho vay trung và dài hạn là 90.097 triệu đồng có phần tăng chậm hơn so với sự gia tăng của cho vay ngắn hạn, chỉ tăng 7,22% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã tiếp cận được ngày càng nhiều khách hàng chủ yếu là do công tác tiếp thị tốt, điều kiện kinh tế cả nước nói chung và huyện Phong Điền nói riêng có nhiều thuận lợi, nhiều lĩnh vực mới có tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó Cần Thơ là đô thị loại I nên những năm qua Huyện Phong Điền đã được quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà Nước, đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ cho các Ngân hàng trong địa bàn nhằm thực hiện tốt mục tiêu phục vụ tốt cho nhu cầu của khách hàng vay vốn. Nhìn chung, sự gia tăng DSCV trong năm từ 340.074 triệu đồng lên 380.242 triệu đồng một phần là do nhu cầu vốn của khách hàng chủ yếu tại Ngân hàng ngày càng nhiều. Năm 2012 tổng DSCV là 431.958 triệu đồng tăng 51.716 triệu đồng tức tăng khoảng 13,60% so với năm 2011 trong đó khoản cho vay chủ yếu tăng là do doanh số cho vay ngắn hạn cụ thể là tăng 34.095 triệu đồng tức 11,75%. Nguyên nhân là Ngân hàng muốn hoàn thành mục tiêu gia tăng dư nợ do Hội sở đề ra nên công tác quảng bá các sản phẩm tín dụng được triển khai triệt để, kết quả là thu hút được nhiều khách hàng, đáp ứng được nhu cầu vốn trên địa bàn. Tín dụng trung - dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay. Năm 2010 DSCV trung - dài hạn là 84.027 triệu đồng. Năm 2011 là 90.097 triệu đồng tăng 6.007 triệu đồng, tương ứng 7,22% so với năm 2010. Khách hàng có nhu cầu vay số tiền ít và trong thời gian ngắn đồng thời Ngân hàng cũng thích cho vay ngắn hạn để đảm bảo thu hồi vốn làm giảm rủi ro tín dụng, thiên 30 về tính an toàn hơn lợi nhuận. Từ đó cho vay ngắn hạn lại tăng lên nhanh hơn cho vay trung và dài hạn. Sở dĩ DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu DSCV cụ thể năm 2010 chiếm 75,29%, năm 2011 chiếm tỷ trọng 76,31%, đến năm 2012 khoản mục này chiếm 75,06%, thứ nhất, là do Ngân hàng cần thu hồi nhanh vốn để đảm bảo doanh thu, thăm dò khả năng của khách hàng nhằm hạn chế việc cho vay nhầm vào các đối tượng không an toàn. Thứ hai, cũng dễ hiểu vì đối tượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng là ngành nông nghiệp như cho vay chi phí làm vườn, chăn nuôi, kinh tế tổng hợp… và đây cũng là ngành kinh tế chủ yếu của huyện. Bên cạnh đó đóng góp vào sự gia tăng của cho vay ngắn hạn còn có cho vay đối với ngành thủy sản. Do trước đây các ngành này vẫn chưa phát triển nhưng những năm gần đây đã được xuất khẩu ra nước ngoài, từ đó huyện ta đã xác định thế mạnh về thủy sản. Do đó, DSCV ngắn hạn của Ngân hàng càng được tăng cao. Đạt được kết quả như vậy là do chi nhánh đã sớm nắm bắt được nhu cầu vốn trên địa bàn để có thể mở rộng sang nhiều lĩnh vực cho vay khác. Đối với cho vay trung và dài hạn, năm 2012 là 107.718 triệu đồng, tăng 17.621 triệu đồng tương ứng tăng 19,56% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do tỉnh có chính sách hỗ trợ cho vay trung dài hạn để phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, có sự chuyển dịch cơ cấu như chuyển dịch sang cây ăn trái lâu năm, mở rộng diện tích chuồng trại… Nhìn chung tổng DSCV của Ngân hàng đều tăng qua các năm đã cho thấy sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác phát vay, cải thiện bớt các thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ khách hàng nên DSCV của Ngân hàng đã tăng lên liên tục. Trong đó hình thức cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn hết vì nguồn vốn vay phần lớn được dùng để bổ sung vốn lưu động, nguồn vốn thiếu hụt tạm thời hoặc dùng để mua sắm vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất lúa đối với nông dân vay vốn. Trong tiến trình cho vay của Ngân hàng, điểm thuận lợi cho Ngân hàng đó là nền kinh tế tương đối ổn định và có xu hướng phát triển có nhiều điểm du lịch, nông nghiệp cũng khá phát triển tạo nên thị trường có nhiều triển vọng cho Ngân hàng. b. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Nếu xét cho vay theo thành phần kinh tế thì NHNo&PTNT huyện Phong Điền thực hiện cho vay theo 2 nhóm: Cho vay đối với hộ sản xuất – cá nhân và cho vay đối với các doanh nghiệp. - Cho vay đối với hộ sản xuất – cá nhân: chủ yếu cho vay kinh tế tổng hợp, chăn nuôi cho vay cán bộ công nhân viên làm kinh tế phụ… 31 - Cho vay đối với các doanh nghiệp: chủ yếu trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ. Để hiểu rõ hơn về tình hình cho vay, ta có thể tham khảo số liệu trong bảng sau: Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế trong 3 năm (2010-2012) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Hộ sản xuất Doanh nghiệp Tổng Chênh lệch 2011/2010 Năm % Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền % 329.204 367.462 417.472 38.258 11,62 50.010 13,61 10.870 12.780 14.486 1.910 17,57 1.706 13,35 340.074 380.242 431.958 40.168 11,81 57.716 13,6 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO và PTNT chi nhánh huyện Phong Điền) Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được Ngân hàng tập trung nhất nguồn vốn là đầu tư cho hộ sản xuất. Cho vay đối với các doanh nghiệp là rất ít. Bởi vì Phong Điền là một huyện có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trên diện tích đất tự nhiên. Chỉ 6 xã của huyện thì sản lượng từ các vườn cây ăn trái như nhãn, dâu Hạ Châu … đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao giá trị hàng nông sản của Huyện nhà. Khí hậu nhiệt đới ôn hòa, hai mùa mưa nắng trong năm rõ rệt, sông rạch chằng chịt thích hợp cho nuôi trồng và tưới tiêu. Thêm vào đó, các xã có nhiều mặt nước ao hồ thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản. Chính vì thế, thời gian qua NHNo&PTNT huyện Phong Điền thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước cũng như trong hoạt động kinh doanh đã đáp ứng rất tốt nhu cầu về vốn cho người dân. Cụ thể trong năm 2011 số tiền cho vay đối với lĩnh vực này là 367.462 triệu đồng tăng 11,62% so với năm 2010. Đến năm 2012 là 417.472 triệu đồng tăng 13,61% so với năm 2011. Nhìn chung, DSCV ở lĩnh vực này tăng qua các năm đặc biệt là năm 2011. Thực tế này đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của người dân thiếu vốn sản xuất, mở rộng đầu tư, nâng cao năng suất, cải tiến phương thức lao động, cũng như đáp ứng tốt cho nhu cầu tạo các dịch vụ phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp như: mua máy cày, máy xới, máy suốt, xây sân phơi… tiết kiệm được sức người góp phần nâng cao năng suất lao động. Và đặc biệt NHNo&PTNT huyện Phong Điền đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp ngồn vốn cho các hộ sản xuất trong địa bàn cụ thể cho các hộ chăn 32 nuôi gia cầm được vay đến 50 triệu đồng không phải thế chấp nhằm khôi phục lại ngành này sau dịch cúm gia cầm vừa qua. Tóm lại, việc cung cấp vốn của Ngân hàng cho lĩnh vực Nông nghiệp với tỷ trọng 96,80% năm 2010, 96,65% năm 2011 và đến năm 2012 là 96,64% trong tổng doanh số cho vay đã đóng góp không nhỏ vào mục tiêu Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển dần sản xuất nông nghiệp sang cơ giới hóa đảm bảo tính thời vụ cao, giúp nông dân thu hoạch và bảo quản tốt sau thu hoạch. Tỷ trọng này qua 3 năm có xu hướng giảm cho thấy Ngân hàng đã có sự dàn trãi trong đầu tư, chú ý nhiều hơn vào việc cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Xét về lĩnh vực đầu tư đối với các doanh nghiêp sản xuất kinh doanh. Đây không phải là nhóm ngành mà Ngân hàng tập trung cho vay vốn. Tuy nhiên số liệu trong bảng 4.3 cho thấy có sự gia tăng qua các năm. Năm 2010 DSCV ngành công nghiệp là 10.870 triệu đồng. Năm 2011 DSCV ngành công nghiệp là 12.780 triệu đồng, tăng 1.910 triệu đồng, tương ứng tăng 17,57% so với năm 2010. Năm 2012 DSCV ngành công nghiệp là 14.486 triệu đồng, tăng 1.706 triệu đồng, tương ứng tăng 13,35% so với năm 2011. DSCV đối với doanh nghiệp nhìn chung có tăng tương đối. Nguyên nhân là do Việt Nam đã là thành viên của WTO nên các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Phong Điền nói riêng luôn có nhu cầu vốn rất cao để đổi mới trang thiết bị, nhà máy để tránh khỏi sự lạc hậu và bị đào thải khỏi thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhìn chung DSCV theo thành phần kinh tế đều tăng qua các năm, trong đó cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSCV. Đạt được kết quả như trên đó là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Ban Lãnh Đạo trong việc đề ra các mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện và có sự giúp đỡ tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương từ xã đến ấp. Cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên của Ngân hàng có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ cao, gắn bó nhiều với công việc, thái độ làm việc nhiệt tình, vui vẻ trong giao tiếp với khách hàng nên DSCV cũng không ngừng tăng lên. Một yếu tố quan trọng nữa có tác động không nhỏ đến sự gia tăng này là do Ngân hàng luôn giải quyết nhanh các hồ sơ thủ tục vay cho khách hàng, thể hiện là ở mỗi xã đều có cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của khách hàng. Điều này làm khách hàng hài lòng. Đây cũng chính là điểm mạnh của Ngân hàng chiếm ưu thế hơn so với các Ngân hàng khác, tạo được khả năng cạnh tranh cao. 33 Bảng 4.5: Doanh số cho vay của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 30/6/2012 Tỷ trọng 30/6/2013 (%) Tỷ trọng (%) 30/06/2013 so với 30/06/2012 Số tiền % I. Theo thời hạn cho vay 215.979 100 216.926 100 947 0,44 1. Ngắn hạn 162.120 75,06 158.481 73,06 (3.639) (2,24) 2. Trung và dài hạn 53.859 24,94 58.445 26,94 4.586 8,51 II.Theo thành phần kinh tế 215.979 100 216.926 100 947 0,44 1.Hộ sản xuất 208.736 96,65 210.719 97,14 1.983 0,95 7.243 3,35 6.389 2,95 (1.665) (27,1) 2.Doanh nghiệp (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền) Nhìn vào bảng số liệu tổng doanh số cho vay phân theo thời hạn thì cho vay ngắn hạn chiếm đa số và có xu hướng giảm trong 6 tháng đầu năm 2013. Ngược lại, cho vay HSX theo thời hạn trung và hạn chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong tổng doanh số cho vay và chỉ tiêu này lại tăng trong 6 tháng đầu năm 2013. Về ngắn hạn: Doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao, hơn 70% trong cơ cấu tổng doanh số cho vay. Như chúng ta đã biết, nước ta là một nước nông nghiệp có điểm xuất phát thấp, mà sản xuất trong lĩnh vực này thường có chu kỳ ngắn và mang tính thời vụ rất cao. Do đó, nhu cầu vốn lưu động cần phải được thỏa mãn kịp thời cho mùa vụ là rất cần thiết. Nhưng đơn vị sản xuất chủ yếu ở nước ta là hộ gia đình năng suất thấp nên tình trạng thiếu vốn là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, họ thường vay vốn ngắn hạn tại Ngân hàng để phục vụ kịp thời cho sản xuất. Do đó, doanh số cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh chiếm phần lớn. Cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2012 của Ngân hàng là 162.120 triệu đồng, chiếm 75,06 % tổng doanh số cho vay, sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay là 158.481 triệu đồng chiếm 73,06% tổng doanh số cho vay, giảm 947 triệu đồng. Nguồn vốn cho vay ngắn hạn lớn cho thấy cho vay ngắn hạn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả toàn bộ doanh số cho vay. Vì hộ nông dân vay vốn chủ yếu để sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp, mà bản chất của nghề nông là phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, nên bà con nông dân sản xuất theo mùa vụ là chủ yếu. Mặt khác, cho vay ngắn hạn có mức độ rủi ro thấp hơn so với cho vay trung hạn và tạo điều kiện 34 cho Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ được nhanh chóng, đảm bảo tính thanh khoản cao cho Ngân hàng và thời gian quay vòng vốn nhanh. Thêm vào đó, khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là những hộ sản xuất cần vốn để mở rộng sản xuất với kế hoạch kinh doanh ngắn hạn. Vì vây Ngân hàng cần định hướng đầu tư vốn ngắn hạn nhiều hơn để giảm thiểu rủi ro của việc cho vay vốn trung hạn. Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn thì người dân cũng có nhu cầu vay vốn trung hạn nhưng chiếm tỷ lệ thấp so với nhu cầu vay ngắn hạn và có sự gia tăng. Cụ thể doanh số cho vay 6 tháng năm 2013 tăng 8,51% so với 6 tháng năm 2012, có thể giải thích là do Chính phủ ban hành quyết định 443 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn Ngân hàng để thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn trung hạn tăng cao. Tuy nhiên lượng tăng chưa nhiều chỉ tăng 8,51%. Nguyên nhân là do cho vay trung hạn có nhu cầu không thường xuyên, thời gian vay dài, lãi suất tương đối cao hơn so với ngắn hạn. Mặt khác, độ rủi ro cao nên Ngân hàng rất thận trọng trong việc xét duyệt thẩm định và cho vay nhưng nếu làm tốt công tác thu hồi nợ thì cho vay trung hạn sẽ mang lại cho Ngân hàng lợi nhuận khá cao. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng vốn vay mà nguồn vốn cho vay theo thành phần kinh tế tại NHNO&PTNT Phong Điền gồm có: Hộ sản xuất, doanh nghiệp. Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp giảm trong 6 tháng đầu năm 2013, nguyên nhân là do hiện nay phần lớn các doanh nghiệp nhà nước có giao dịch với Ngân hàng kinh doanh chưa hiệu quả, nợ phải thu và hàng tồn kho không tiêu thụ được của doanh nghiệp cao. Đồng thời, có một số doanh nghiệp cổ phần hóa cho nên chi nhánh đã đầu tư tín dụng cho thành phần kinh tế này giảm. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay thành phần kinh tế quốc doanh đạt 7.243 triệu đồng giảm 1.665 triệu đồng tức giảm 27,1% so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút này là do Ngân hàng đã hạn chế cho vay đối tượng này và tập trung thu nợ để bảo tồn nguồn vốn cho Ngân hàng vì đầu tư cho đối tượng này không hiệu quả. Ngược lại, doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế là hộ sản xuất 6 tháng năm 2013 đạt 208.736 triệu đồng tăng 1.983 triệu đồng tức tăng 0,95% so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là do Ngân hàng đã mở rộng thị phần tiến hành giải ngân đến các hộ gia đình ở vùng nông thôn để giúp cho họ nâng cao đời sống và tạo điều kiện để phát triển kinh tế gia đình như: Sửa chữa, xây dựng nhà, mua đất, mua máy kéo… Bên cạnh đó là do thời gian vừa qua nông dân đều làm ăn có lãi như: Trúng mùa, trúng giá, từ đó họ đã chủ động và mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và các ngành khác nên 35 nhu cầu vốn sẽ tăng lên. Tình hình doanh số cho vay của Ngân hàng được thể hiện qua biểu đồ sau: Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng Triệu đồng 500.000 400.000 300.000 200.000 100.000 0 2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013 Năm Hình 4.2 : Biểu đồ doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013 Hộ sản xuất Doanh nghiệp Tổng Triệu đồng 500.000 400.000 300.000 200.000 100.000 0 2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013 Năm Hình 4.3 : Biểu đồ doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013 4.1.2.2 Doanh số thu nợ Tương ứng với DSCV thì tình hình thu nợ cũng được phân theo thời gian và theo thành phần kinh tế. a. Doanh số thu nợ theo thời gian Công tác thu hồi nợ của NHNo&PTNT huyện Phong Điền trong 3 năm được thể hiện qua bảng số liệu sau: 36 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng trong 3 năm (20102012) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng Chênh lệch 2011/2010 Năm % Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền % 227.108 285.132 303.161 58.024 25,55 18.029 6,32 39.963 80.108 69.841 40.145 100,46 (10.267) (12,8) 267.071 365.240 373.002 98.169 36,76 7.762 2,13 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền) Qua bảng số liệu ta thấy DSTN ngắn hạn tăng tương ứng với tình hình cho vay. Như đã phân tích trên, DSCV ngắn hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng khá cao cho nên DSTN ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSTN của Ngân hàng. Đây là khoản mục chủ yếu tạo nên sự gia tăng của DSTN của Ngân hàng trong những năm qua. Cụ thể là năm 2010 DSTN ngắn hạn là 227.108 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 85,04% tổng DSTN. Sang năm 2011 thu nợ ngắn hạn lại tiến triển rất tốt tăng 58.024 triệu đồng tức 25,55% so với năm 2010. Việc làm tốt trong công tác thu nợ ngắn hạn đã làm cho tổng DSTN tăng 36,76%. Sang năm 2012 DSTN ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng đến 303.161 triệu đồng. Điều này chứng tỏ các ngành nông nghiệp làm ăn có hiệu quả cụ thể là do huyện ta có chính sách chuyển cơ cấu trồng trọt vật nuôi, đặc biệt là nuôi cá bè trên sông thuộc địa bàn xã Mỹ Khánh, Giai Xuân. Và điều này cũng chỉ ra rằng người dân làm nghề này ngày càng có hiệu quả và đang mở rộng hoạt động. Đối với khoản thu trung và dài hạn ta thấy qua ba năm DSTN thực hiện tương đối tốt. Cụ thể, năm 2010 có DSTN trung - dài hạn là 39.963 triệu đồng, năm 2011 là 80.108 triệu đồng tăng 40.145 triệu đồng tương ứng tăng 100,46% so với năm 2010. Năm 2012 là 69.841 triệu đồng giảm 10.267 triệu đồng, tương ứng giảm 12,82% so với năm 2011. Sỡ dĩ có sự tăng giảm là do có cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chưa có hiệu quả và cũng có một số ngành gặp khó khăn, do đó cán bộ tín dụng đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi nợ. 37 Như vậy có thể thấy trong 3 năm, DSTN ngắn hạn tăng là vì thời hạn cho vay ngắn hạn dưới 12 tháng nên việc thu hồi vốn rất nhanh. Khi đồng vốn được xoay vòng nhanh Ngân hàng có thể tiếp tục cho vay làm DSCV tăng, từ đó DSTN ngắn hạn cũng tăng theo. Bên cạnh đó, do cán bộ tín dụng nhiệt tình, năng nổ trong thời gian qua, không chỉ mở rộng tín dụng, tìm kiếm thị trường để gia tăng DSCV mà còn chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn cộng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cấp lãnh đạo nên công tác thu hồi được thực hiện triệt để. Trong khi đó, DSTN trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm trong tổng DSTN là do thời hạn cho vay dài, thường là từ 1 đến 5 năm đối với cho vay trung hạn và trên 5 năm đối với cho vay dài hạn, nên vốn thu hồi chậm. Ngoài ra, do vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc, giá cả hàng tiêu dùng, giá vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng luôn tăng vọt, giá cả hàng nông sản không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh gây khó khăn cho nhà sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên nhìn chung DSTN qua 3 năm đều tăng đó là dấu hiệu đáng mừng. b. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Đó chỉ mới là tình hình thu nợ theo thời gian, ngoài ra công tác thu nợ còn được phân chia theo thành phần kinh tế. Để thấy rõ hơn ta xét qua bảng số liệu sau: Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm (2010-2012) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Hộ sản xuất Doanh nghiệp Tổng Chênh lệch 2011/2010 Năm Chênh lệch 2012/211 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % 253.963 351.372 360.690 97.409 38,36 9.318 2,65 13.108 13.868 12.309 760 5,80 (1.559) (12,67) 267.071 365.240 373.002 98.169 36,76 7.762 2,13 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền) Nổi bật trong các khoản thu đó là khoản thu từ cho vay hộ sản xuất. Năm 2010 là 253.963 triệu đồng, sang năm 2011 tăng 97.409 triệu đồng đạt doanh số 351.372 triệu đồng, tức tăng 38,36%. Khoản thu nợ tăng là do trong năm sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá, người dân trúng mùa và được giá đối với một số 38 mặt hàng nông sản, thực phẩm lợi thế của huyện như lúa, thủy sản, trái cây… Sang năm 2012, tình hình thu nợ có tăng nhưng tốc độ tăng chậm chỉ 9.318 triệu đồng tương đương 2,65% và thấp hơn tốc độ tăng của DSCV trong lĩnh vực này. Nguyên nhân, mặc dù kinh tế xã hội tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá nhưng giá cả hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng luôn tăng vọt, giá cả hàng nông sản không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh gây khó khăn cho nhà sản xuất. Đối với khoản thu nợ từ các doanh nghiệp có sự biến động qua các năm, cụ thể năm 2011 đạt 13.868 triệu đồng tăng 5,80% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng đến năm 2012 thì khoản thu này giảm còn 12.309 triệu đồng, giảm khoảng 12,67% . Giải thích cho vấn đề này là do trong năm 2011 các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có thu nhập thường xuyên, họ sử dụng đồng vốn quay vòng với chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn mà lợi nhuận thu được đúng kế hoạch. Mặt khác họ ngại phải tốn thêm chi phí mà lại không sinh lợi nhuận như những khoản vay trung và dài hạn hay lãi phạt quá cao… Nên khi có lợi nhuận họ đem vốn trả ngay cho Ngân hàng, khi nào có nhu cầu họ mới tiếp tục đi vay vốn. Còn trong năm 2012 do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ. Cũng như DSCV thì tình hình thu nợ đối với hộ sản xuất cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSTN. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành chăn nuôi bởi vì người dân đã chuyển đổi phương án sản xuất kinh doanh từ làm vườn sang chăn nuôi trọng tâm là nuôi cá và kinh tế tổng hợp nhằm tăng thu nhập và góp phần ổn định cuộc sống. Ngoài những nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, tình hình thị trường thì còn một nguyên nhân nữa dẫn đến sự thành công của công tác thu nợ là do có sự nhiệt tình, năng nỗ của cán bộ tín dụng Ngân hàng trong công tác theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn thanh toán. Bên cạnh đó là sự phối hợp ăn ý giữa cán bộ tín dụng và phòng quản lý tín dụng nhằm đưa ra những biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng, kịp thời và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. 39 Bảng 4.8: Doanh số thu nợ của Ngân hàng ttrong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 30/6/2012 Tỷ trọng 30/6/2013 (%) Tỷ trọng (%) 30/06/2013 so với 30/06/2012 Số tiền % I. Theo thời hạn cho vay 186.501 100 190.716 100 4.215 2,26 1. Ngắn hạn 151.581 81,28 147.628 77,41 (3.953) (2,61) 2. Trung và dài hạn 34.920 18,72 43.088 22,59 8.168 23,39 II.Theo thành phần kinh tế 186.501 100 190.716 100 4.215 2,26 1.Hộ sản xuất 180.345 96,70 186.225 97,65 5.880 3,26 6.156 3,30 4.491 2,35 2.Doanh nghiệp (1.665) (27,05) (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền) Với phương châm “chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững”, thì cùng với doanh số cho vay, thu nợ là một vấn đề mà NHNo&PTNT huyện Phong Điền đặc biệt quan tâm. Dựa vào doanh số thu nợ ta biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng. Do đó công tác thu nợ được xem là hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng. Cùng với sự giảm xuống của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng giảm, trong đó chủ yếu tập trung ở doanh số thu nợ ngắn hạn. Trong 6 tháng đầu năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn là 151.581 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 81,28%, sang 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng giảm chỉ còn 77,41% tương ứng giảm 3.953 triệu đồng. Kết quả này là do chu kỳ sản xuất của nông dân là ngắn hạn nhưng do đầu năm 2013 khách hàng vay tiền trong những năm trước trả dần cho năm 2013 thì nợ cũ của khách hàng đã giảm gần hết và bắt đầu phát sinh những khoản nợ mới nên doanh số thu nợ trong năm này giảm hoặc là do khách hàng làm ăn không có hiệu quả nên việc thu nợ không được thuận lợi làm cho doanh số thu nợ giảm đáng kể. Ngược lại, doanh số thu nợ trung hạn tăng lên. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 8.168 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, tương đương tăng 23,39%. Nguyên nhân là do phần lớn các khoản vay ở các năm trước đã đến hạn thanh toán. Có được tốc độ tăng này là do năm 2013 nền kinh tế toàn cầu đã “ấm” dần góp phần làm cho 40 người dân bước đầu làm ăn có hiệu quả nên đã trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Bên cạnh đó, phải kể đến công tác thẩm định, đánh giá rủi ro được thực hiện khá tốt, công tác quản lý và thu hồi nợ mà cán bộ tín dụng đã cố gắng nổ lực, cán bộ tín dụng phải đi sâu trong dân tìm hiểu các hộ sử dụng vốn vay đầu tư có hiệu quả không, có đúng mục đích không để tránh gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ, tránh thất thoát nguồn vốn của Ngân hàng. Ngoài ra, còn kết hợp với các ban ngành: UBND xã, ấp… chỉ ra nguyên nhân thất bại trong việc làm ăn để có hướng khắc phục. Mặt khác, do Ngân hàng đã tổ chức giám sát, đôn đốc khách hàng trả nợ nên doanh số thu nợ ngắn hạn và trung hạn của Ngân hàng đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh DSTN theo thời hạn thì DSTN theo ngành kinh tế cũng có những biến động nhất định trong 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2013 thu nợ hộ sản xuất là 186.225 triệu đồng tăng 5.880 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 tương đương tăng 3,26%. Sở dĩ doanh số thu nợ lớn 6 tháng đầu năm 2012 là do năm này được mùa và được giá nên việc thu hồi vốn của Ngân hàng rất thuận lợi, bên cạnh đó là ý thức của người dân ngày một nâng cao về nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng nên góp phần làm cho doanh số thu nợ tăng lên. Đồng thời, DSTN theo hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao trên 90% trong tổng DSTN, tỷ số này luôn chiếm tỷ trọng cao là do huyện Phong Điền đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm của huyện là phát triển nông nghiệp chất lượng cao nên huyện đã đẩy mạnh việc áp dụng các mô hình luân canh hiệu quả như 2 lúa – 1 màu, lúa - cá vào trong sản xuất nông nghiệp. Với mô hình này các hộ sản xuất vừa có thể tiết kiệm được chi phí thức ăn cho cá do đã có sẳn thức ăn tự nhiên trong các ruộng lúa, vừa có thể tăng thêm thu nhập. Ngoài nguyên nhân nói trên doanh số thu nợ tăng lên còn do Ngân hàng tổ chức tốt công tác thu nợ, Ngân hàng xây dựng kế hoạch thu nợ cho vay chặt chẽ phù hợp trước mỗi mùa vụ, tổ chức phân công việc sao kê tính lãi, phát giấy báo đến tận tay khách hàng, thành lập đoàn thu nợ, thu lãi lưu động đến các xã xa trung tâm theo lịch đã đề ra, cán bộ tín dụng đều mở sổ theo dõi cho vay – thu nợ, theo dõi nợ quá hạn, nợ xấu nên kết quả thu nợ luôn đạt kế hoạch. DSTN theo thành phần kinh tế là doanh nghiệp có xu hướng giảm trong 6 tháng đầu năm 2013, tuy giảm nhưng tỷ số này chỉ chiếm tỷ trọng thấp chiếm 3,6% trong tổng doanh số cho vay, cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2012 là 6.156 triệu đồng giảm 1.665 triệu đồng. Sở dĩ có sự giảm như vậy là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nguồn vốn của doanh nghiệp chưa thu hồi kịp nên chậm trễ trong việc trả nợ cho Ngân hàng. 41 Nhìn chung, doanh số thu nợ của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 có sự biến động. Điều này là hợp lý bởi doanh số cho vay của Chi nhánh cũng có sự tăng giảm nhất định. Sự gia tăng này chứng tỏ được chất lượng tín dụng của Ngân hàng đó là làm cho Ngân hàng luân chuyển được vốn nhanh hơn. Ngân hàng đã có những chính sách thu nợ thích hợp, cán bộ tín dụng tích cực trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ, gửi giấy báo nợ trước khi đến hạn từ 7 - 15 ngày để khách hàng có thời gian chuẩn bị, thời gian cho vay cũng như thời gian thu hồi nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của người vay. Từ đó, làm tăng hiệu quả kinh tế của người vay, Ngân hàng đã lựa chọn phương thức cho vay phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Mặt khác, đa phần khách hàng vay vốn của Ngân hàng đều là khách hàng truyền thống, có uy tín, làm ăn có hiệu quả. Vì vậy, công tác thu hồi nợ đối với hộ sản xuất của Chi nhánh đạt được tương đối cao. Tuy nhiên DSTN đối với các doanh nghiệp cần được giám sát, đôn đốc nhiều hơn để đạt được hiệu quả tốt hơn nữa. Tình hình thu nợ của Ngân hàng được thể hiện rõ qua biểu đồ sau: Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng Triệu đồng 400.000 350.000 300.000 250.000 200.000 150.000 100.000 50.000 0 2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013 Năm Hình 4.4 : Biểu đồ doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013 42 Hộ sản xuất Triệu đồng 450.000 400.000 350.000 300.000 250.000 200.000 150.000 100.000 50.000 0 Doanh nghiệp Tổng 2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013 Năm Hình 4.5: Biểu đồ doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013 4.1.2.3 Tình hình dư nợ tại Ngân hàng Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ của Ngân hàng diễn biến như thế nào trong ba năm qua sẽ được trình bày qua dưới đây. a. Tình hình dư nợ theo thời gian Bảng 4.9: Tình hình dư nợ theo thời gian của Ngân hàng trong 3 năm (20102012) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 Năm Chỉ tiêu 2010 Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng 2011 2012 Số tiền Chênh lệch 2012/2011 % Số tiền % 179.617 184.630 205.709 5.013 2,79 21.079 11,42 93.118 103.107 140.984 9.989 10,73 37.877 36,74 272.735 287.737 346.693 15.002 5,5 58.956 20,49 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền) Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ qua 3 năm đều tăng, cụ thể năm 2011 tăng 5.013 triệu đồng tức 2,79% so với năm 2010, năm 2012 tăng 58.956 triệu đồng tức 20,49%. Nhìn chung dư nợ có tăng qua các năm đây là một dấu hiệu đáng mừng. Điều này nói lên được hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT 43 huyện Phong Điền đã tìm được hướng đi phù hợp, có phương pháp tiếp cận khách hàng, bám sát các mục tiêu, định hướng, gắn liền với các chương trình phát triển kinh tế của huyện. Tuy phải hoạt động trong điều kiện luôn có sự cạnh tranh ngày càng cao của các Ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn song NHNo&PTNT huyện Phong Điền vẫn giữ được thị phần và thị trường tín dụng ở nông thôn và giữ được khách hàng truyền thống. Đồng thời phát triển được nhiều khách hàng mới đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đó tốc độ tăng trưởng tín dụng có bước phát triển khá trong điều kiện quỹ đất nông nghiệp của huyện bị thu hẹp với một lượng khá lớn do nhà nước sử dụng để xây dựng các khu dân cư vùng lũ, khu tái định cư… Bên cạnh đó, nắm bắt kịp thời các chủ trương của huyện từ đó có chiến lược tiếp cận trong đầu tư, cung cấp vốn kịp thời khi khách hàng có nhu cầu vay. Cụ thể ta thấy dư nợ ngắn hạn tăng qua các năm. Năm 2011 tăng 2,79% và tăng 11,42% năm 2012. Điều này cho thấy trong vài năm gần đây, người dân tập trung đầu tư ngắn hạn để vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh, thu tiền nhanh, lợi nhuận cao vừa hạn chế được rủi ro, đồng thời cũng giảm bớt chi phí trả lãi cho Ngân hàng. Tuy nhiên điểm này làm cho Ngân hàng mất đi khoản chênh lệch lãi suất thu về, nhưng mặt khác lại giúp cho Ngân hàng quay vòng đồng vốn một cách nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro. Còn về dư nợ trung và dài hạn thì dư nợ trung dài hạn tăng qua các năm nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với dư nợ ngắn hạn. Sở dĩ dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ như vậy do Ngân hàng đã tập trung vốn cho vay ngắn hạn. Cho vay trung - dài hạn mang nhiều rủi ro hơn ngắn hạn. Trong năm 2010 có dư nợ trung - dài hạn là 93.118 triệu đồng. Năm 2011 có DN trung - dài hạn là 103.107 triệu đồng tăng 9.989 triệu đồng, mức tăng trưởng là 10,73% so với năm 2010. Năm 2012 có DN trung - dài hạn là 140.984 triệu đồng tăng 37.877 triệu đồng, mức tăng trưởng là 36,74% so với năm 2011. Cho vay trung - dài hạn mang nhiều rủi ro hơn ngắn hạn nhưng tốc độ tăng trưởng cao hơn so với ngắn hạn vì hiện nay trên địa bàn có nhiều dự án tốt, đáng để cho Ngân hàng cho vay. Nhìn chung, từ bảng tình hình dư nợ của Ngân hàng cho ta thấy được hầu như dư nợ qua 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012 đều có xu hướng tăng. Chỉ tiêu dư nợ đã phần nào đánh giá được hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nó cho thấy công tác thu hồi nợ được thực hiện kịp thời, cán bộ nhân viên Ngân hàng luôn làm việc tích cực nên hiệu quả tín dụng ngày càng được nâng cao, khả năng xoay chuyển đồng vốn của Ngân hàng được thuận lợi. Điều đó chẳng những mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn đóng góp một phần cho sự phát triển của kinh tế vùng. 44 b. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế Ngân hàng cho vay theo thành phần kinh tế khác nhau nên các khoản dư nợ cũng được phân chia theo từng thành phần kinh tế khác nhau thông qua số liệu ở bảng sau: Bảng 4.10: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng trong 3 năm (2010-2012) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Hộ sản xuất Doanh nghiệp Tổng Chênh lệch 2011/2010 Năm Số tiền % Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền 270.170 286.260 343.039 16.090 2.565 1.477 3.472 (1.088) 42,42 1.995 135,07 272.735 287.737 346.693 15.002 5,50 58,956 20,49 5,96 56.779 % 19,83 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền) Năm 2011 tổng dư nợ tăng lên so với năm 2010 là điều đáng mừng. DSDN tăng thể hiện rõ ở cho vay hộ sản xuất. Năm 2011 dư nợ đối với hộ sản xuất là 286.260 triệu đồng tăng 5,96% so với năm 2010, tương đương 16.090 triệu đồng. Đến năm 2012 thì dư nợ đối với lĩnh vực này là 343.039 triệu đồng tăng 56.779 triệu đồng tương đương 19,83%. Nguyên nhân là do Ngân hàng thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sớm xác định lấy nông nghiệp nông thôn là thị trường chính để cho vay, tập trung ở kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn. DSCV ngành nông nghiệp ngày càng tăng góp phần cải thiện đời sống người dân vì thế dư nợ của Ngân hàng cao. Tuy nhiên, dư nợ đối với hộ sản xuất có tăng so với đầu năm nhưng không cao do quỹ đất nông nghiệp ở huyện đang bị thu hẹp. Ngoài cho vay hộ sản xuất thì Ngân hàng còn cho vay đối với các doanh nghiệp. Nhìn chung, dư nợ đối với doanh nghiệp có sự biến động tăng giảm qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012 biểu hiện là dư nợ năm 2011 là 1.477 triệu đồng giảm 42,42% nguyên nhân là do năm 2010 công tác thu hồi nợ rất tốt tăng 110% so với năm 2009 nên dư nợ đầu kỳ chuyển sang tương đối ít. Đến năm 2012 tăng lên 3.472 triệu đồng tức tăng 135,07%, năm 2012 dư nợ các doanh nghiệp tăng lên trước tiên là do DSCV đối với đối tượng này tăng, do có nhiều khoản tiền vay chưa đến hạn trả nợ của những kỳ trước chuyển 45 sang, một phần là do có một số khoản nợ được gia hạn nên làm cho dư nợ tăng lên. Nếu xét về cơ cấu thì dư nợ hộ sản xuất vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cụ thể năm 2010 chiếm 99,01%, năm 2011 là 99,49% và năm 2012 là 98,95%. Điều này đã khẳng định rõ là trong những năm qua bên cạnh việc đẩy mạnh tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp theo chủ trương của Ngân hàng Thành phố thì Ngân hàng huyện vẫn không ngừng lấy hộ sản xuất là khách hàng thân thiết của mình và tìm thêm những khách hàng mới để hoạt động của Ngân hàng ngày càng đa dạng hơn. Bảng 4.11: Tình hình dư nợ của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 30/6/2012 Tỷ trọng 30/6/2013 (%) Tỷ trọng (%) 30/06/2013 so với 30/06/2012 Số tiền % I. Theo thời hạn cho vay 317.215 100 372.903 100 55.688 17,56 1. Ngắn hạn 195.169 56,29 216.562 58,07 21.393 10,96 2. Trung và dài hạn 122.046 43,71 156.341 41,93 34.295 28,1 II.Theo thành phần kinh tế 317.215 100 372.903 100 55.688 17,56 1.Hộ sản xuất 314.651 90,76 367.533 98,56 52.882 16,81 2.564 9,24 5.370 1,44 2.806 109,44 2.Doanh nghiệp (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền) Về ngắn hạn: Dư nợ cho vay của Ngân hàng trong ngắn hạn không ngừng tăng lên và luôn chiếm một tỷ trọng cao, hơn 50% trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Điều này cũng là tất yếu vì việc huy động vốn ngắn hạn tăng lên dẫn đến việc Ngân hàng mở rộng tín dụng ngắn hạn và mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn cho vay trung hạn đã làm cho dư nợ ngắn hạn tăng lên. Thêm vào đó, Ngân hàng hoạt động trong địa bàn chủ yếu sống bằng nghề nông, kinh doanh nhỏ và tập trung cho vay đối với hộ sản xuất, mà đối tượng này đa phần là vay trong ngắn hạn nên góp phần làm cho dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng. Cụ thể dư nợ cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2012 đạt 195.169 triệu đồng, chiếm 56,29% so với tổng dư nợ. Sang 6 tháng đầu năm 2013 con số này là 216.562 triệu đồng, chiếm 58,07 % so với tổng dư nợ. Sự tăng lên của những con số này cho thấy trong thời gian qua khả năng thu hồi vốn cho 46 vay trong ngắn hạn đạt hiệu quả, cho nên Ngân hàng ngày càng tập trung và mở rộng đầu tư vào cơ cấu tín dụng này, đây vốn là thế mạnh của Ngân hàng và là thế mạnh trên địa bàn huyện. Tình hình dư nợ trung - dài hạn: Nhìn chung dư nợ trung - dài hạn tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với dư nợ ngắn hạn. Sở dĩ chiếm tỷ trọng nhỏ như vậy do Ngân hàng đã tập trung vốn cho vay ngắn hạn. Cho vay trung - dài hạn mang nhiều rủi ro hơn ngắn hạn. Trong 6 tháng đầu năm 2012 có dư nợ trung - dài hạn là 122.046 triệu đồng. 6 tháng năm 2013 có dư nợ trung - dài hạn là 156.341 triệu đồng tăng 34.295 triệu đồng, mức tăng trưởng là 28,10% so với 6 tháng đầu năm 2012. Cho vay trung - dài hạn mang nhiều rủi ro hơn ngắn hạn nhưng tốc độ tăng trưởng cao hơn so với ngắn hạn vì hiện nay trên địa bàn có nhiều dự án tốt, đáng để cho ngân hàng cho vay. Nhìn chung, nguồn vốn trung hạn của Ngân hàng ngày càng tiếp cận nhiều với người dân, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực trên địa bàn huyện. Dư nợ theo thành phần kinh tế cũng tăng trong 6 tháng đầu năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm 2012 dư nợ của hộ sản xuất là 314.651 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2013 có dư nợ là 367.533 triệu đồng tăng 52.882 triệu đồng, mức tăng trưởng là 16,81% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sở dĩ dư nợ tăng năm là do huyện chú trọng đến ngành trồng trọt, ngoài sản xuất màu là thế mạnh, huyện còn quan tâm đến loại cây trồng là lúa nên huyện luôn chủ trương nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật sản xuất, thực hiện “ba giảm, ba tăng”, từng bước đẩy mạnh cơ giới hóa vào trong sản xuất nông nghiệp nên Ngân hàng luôn ưu tiên cho vay trong lĩnh vực này. Dư nợ của doanh nghiệp cũng tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2012 dư nợ của doanh nghiệp là 2.564 triệu đồng chiếm 9,24% trong tổng dư nợ sang 6 tháng đầu năm 2013 đạt 5.370 triệu đồng chiếm 1,44% trong tổng dư nợ. Dư nợ tăng lên đối với thành phần này có thể nói lên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong lĩnh vực này ngày càng thuận lợi. Đồng thời có thể nói là đồng vốn của Ngân hàng đã và đang đem lại hiệu quả kinh doanh cho người dân. Nhìn chung tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng ở mức cao. Doanh số cho vay hộ sản xuất ngày càng tăng, nguồn vốn thu về cũng tăng lên cho thấy chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng ngày càng hiệu quả, đảm bảo được an toàn của nguồn vốn. Ngoài việc đầu tư mở rộng sản xuất nông nghiệp, thủy sản, đồng thời Ngân hàng còn mở rộng đầu tư vào các doanh 47 nghiệp trên địa bàn, nên nguồn vốn cho vay của Ngân hàng cũng góp phần vào mục tiêu chung phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Sau đây là biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ của Ngân hàng. Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng Triệu đồng 350.000 300.000 250.000 200.000 150.000 100.000 50.000 0 2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013 Năm Hình 4.6: Biểu đồ dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013 Hộ sản xuất Doanh nghiệp Tổng Triệu đồng 350.000 300.000 250.000 200.000 150.000 100.000 50.000 0 2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013 Năm Hình 4.7: Biểu đồ dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng từ năm 20106 tháng đầu năm 2013 4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2010-2012) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.2.1 Tình hình nợ quá hạn theo nhóm Do hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng là hoạt động tín dụng, cho nên ta chỉ nên xem xét rủi ro trong hoạt động tín dụng 48 của Ngân hàng, mà biểu hiện đầu tiên chính là nợ quá hạn. Tuy nhiên, ta khó có thể triệt tiêu được nợ quá hạn bởi vì trong từng lĩnh vực, từng đối tượng đều chứa đựng mức độ rủi ro khác nhau. Do có sự thay đổi trong việc phân loại các nhóm nợ quá hạn nên đề tài này chỉ phân thành 3 nhóm. Để hiểu rõ hơn về thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, ta đi sâu phân tích tình hình nợ quá hạn cụ thể tại Ngân hàng trong thời gian qua : Bảng 4.12 : Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng trong 3 năm (2010-2012) ĐVT : Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 Năm Chỉ tiêu 2010 Nợ đủ tiêu chuẩn 2011 2012 Số tiền 270.729 285.141 343.812 14.412 Số tiền 5,32 58.671 Tổng nợ quá hạn 2.006 2.596 2.882 - Đến 180 ngày 1.559 793 1.220 - Trên 180-360 ngày 270 605 440 335 124,07 - Trên 360 ngày 177 1.198 1.222 1.021 576,84 Tổng dư nợ 590 % Chênh lệch 2012/2011 % 20,58 29,41 286 11,02 (766) (49,13) 427 53,85 272.735 287.737 346.693 15.002 (165) (27,27) 24 2,00 5,50 58.956 20,49 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền) Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các nhóm nợ khác. Tuy nhiên ta không thể căn cứ vào riêng chỉ tiêu này mà khẳng định hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tốt, bởi qua 3 năm ta thấy số nợ trong hạn có tăng cụ thể năm 2011 tăng 14.412 triệu đồng tương ứng 5,32%, đến năm 2012 tăng đến 58.671 triệu đồng tương ứng 20,58%. Ta thấy trong các nhóm nợ thì nợ đến 180 ngày phần lớn chiếm tỷ trọng trên tổng nợ quá hạn cao hơn các nhóm nợ quá hạn khác, trung bình trong 3 năm chiếm hơn 50% trong tổng nợ quá hạn. Điều này cũng dễ hiểu vì việc trễ hạn thanh toán nợ từ 1 đến 10 ngày là chuyện bình thường và thường xuyên xảy ra do khách hàng chưa gom đủ tiền, trong khi theo quy định thì các khoản nợ chậm trả 1 ngày so với cam kết trong hợp đồng tín dụng là đã chuyển sang nợ quá hạn. Bên cạnh đó, Ngân hàng chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay để nhằm phát hiện các khoản vay của khách hàng có những biểu hiện sẽ xảy ra rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, do dư nợ 49 tăng lượng khách hàng lớn nên công tác thu hồi nợ có phần chậm trễ làm nợ quá hạn tăng. Nhìn chung thì tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ có cơ cấu chưa đạt đúng mực tiêu đề ra nên phải chuyển nhóm nợ cao hơn làm tăng tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn. Cụ thể đối với các khoản nợ trên 180 ngày đến 360 ngày thì tỷ trọng trên tổng nợ quá hạn nhỏ hơn hai nhóm nợ còn lại khoảng 13,5% và có sự tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2011 tăng đến 605 triệu đồng nguyên nhân là do việc thu hồi nợ vẫn gặp khó khăn ở nợ nhóm 1 nên phải chuyển sang nhóm nợ cao hơn. Tuy nhiên đến năm 2012 có xu hướng giảm xuống chủ yếu phần lớn nợ đã được thu hồi, một phần thì chuyển sang nhóm nợ khác. Riêng nhóm nợ trên 360 ngày tăng mạnh qua 3 năm, cụ thể trong năm 2010 chiếm tỷ trọng thấp nhất chỉ 8,8% trong tổng nợ quá hạn nhưng có xu hướng tăng trong năm 2011 và năm 2012, năm 2011 tăng lên 1.021 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 576,84% và trong năm 2012 tiếp tục tăng thêm 24 triệu đồng, tương ứng tăng 2%. Đây là tín hiệu không tốt có thể làm cho Ngân hàng có khả năng mất vốn nếu không thu được nợ nhóm này. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản nợ trước vẫn chưa thu hồi được nên dẫn đến việc gia tăng nợ quá hạn ở nhóm này. Mặc dù Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, thâm niên cao và có nhiều kinh nghiệm nhưng trong công tác thu hồi nợ vẫn gặp không ít khó khăn. Việc xử lý nợ đến hạn chưa nhanh chóng làm phát sinh các khoản nợ quá hạn, điều đó đưa đến việc trong các báo cáo luôn tồn tại nợ quá hạn. Điểm này cho thấy công tác tín dụng, thẩm định của cán bộ tín dụng vẫn chưa chặt chẽ. Bên cạnh đó còn có yếu tố môi trường tác động khiến cho khả năng trả nợ của khách hàng bị hạn chế, làm nợ quá hạn phát sinh ngày càng nhiều. Tuy nhiên điều này cũng không thể chứng minh rằng chất lượng tín dụng của Ngân hàng đang bị suy giảm. Xét ở góc độ khác, Ngân hàng có thể tăng thêm lợi nhuận từ những khoản nợ quá hạn. Ta thấy rằng những khoản nợ đến 180 ngày là những khoản nợ vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát, nghĩa là khả năng thu hồi là rất cao. Do đó ngoài việc thu hồi được vốn gốc, Ngân hàng còn được hưởng thêm phần lợi nhuận từ số tiền lãi phạt. Riêng các khoản nợ còn lại tuy Ngân hàng chưa thu hồi được vốn đúng như dự kiến nhưng đây là những khoản nợ đều có tài sản đảm bảo nên hoàn toàn có thể thu hồi được thông qua thanh lý đấu giá tài sản. Nguyên nhân làm cho những khoản nợ này chẳng những không bị giảm mà còn tăng là do việc xử lý tài sản đảm bảo còn chậm bởi nhiều yếu tố như khách hàng gây cản trở cho Ngân hàng trong việc 50 xử lý tài sản để thu nợ, sự phối hợp giữa tòa án, cơ quan thi hành án và Ngân hàng chưa tốt làm việc thực hiện phát mãi thu hồi tài sản bị chậm trễ. Bảng 4.13: Tình hình nợ quá hạn phân theo nhóm nợ của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Nợ đủ tiêu chuẩn Tổng nợ quá hạn 30/6/2012 315.796 Tỷ trọng (%) 30/6/2013 Tỷ trọng (%) x 371.500 x 30/06/2013 so với 30/06/2012 Số tiền % 55.704 17,64 1.419 100 1.403 100 (16) (1,13) - Đến 180 ngày 595 41,93 584 41,63 (11) (1,85) - Trên 180-360 ngày 210 14,80 195 13,90 (15) (7,14) - Trên 360 ngày 614 43,27 624 44,47 10 1,63 317.215 100 372.903 100 199.557 115,12 Tổng dư nợ (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền) Tổng nợ quá hạn có xu hướng giảm trong 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2012 tổng nợ quá hạn là 1.419 triệu đồng sang 6 tháng đầu năm 2013 con số này giảm xuống còn 1.403 triệu đồng tức là giảm 16 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, tuy nhiên mức giảm này còn rất thấp chỉ giảm 1,13%. Trong tổng nợ quá hạn thì nợ trên 360 ngày chiếm tỷ trọng cao nhất là 43,27% và có xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên 1,63% chiếm tỷ trọng là 44,47%, đây là nhóm nợ nguy hiểm nhất nhưng lại chiếm tỷ trọng cao nhất, vì thế nếu Ngân hàng không có giải pháp thích hợp để xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Đứng thứ hai về tỷ trọng cao là nhóm nợ đến 180 ngày với tỷ trọng là 41,93% vào 6 tháng đầu năm 2012 nhưng có xu hướng giảm vào 6 tháng đầu năm 2013 giảm 11 triệu đồng tương đương với 1,85%. Nguyên nhân nhóm nợ này chiếm tỷ trọng cao là do đối tượng đi vay, một phần là do đa số khách hàng vay trung và dài hạn không đảm bảo trả nợ đúng ngày trả nợ, một phần là do cán bộ tín dụng phân kỳ trả nợ cho khách hàng chưa sát với tình hình thực tế đối với từng phương án sản xuất. 51 Nhìn chung tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ < 2%, đây là điều đáng mừng vì Ngân hàng đạt vượt kế hoạch đã đề ra trong quý II năm 2013 là tổng nợ quá hạn [...]... thách và rủi ro Do đó, nhận dạng rủi ro và đề ra những biện pháp phòng chống hữu hiệu để hạn chế thấp nhất rủi ro luôn là vấn đề cấp bách của các Ngân hàng Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó nên em chọn đề tài: Phân tích thực trạng và biện pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Phong Điền để làm đề tài tốt nghiệp 1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực. .. phân tích được tình hình rủi ro tín dụng của một Ngân hàng nào đó thì sử dụng các chỉ tiêu doanh số cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn Bên cạnh đó còn sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng nhằm nêu được tình hình rủi ro của Ngân hàng Và đây cũng là hướng đi cho đề tài Phân tích thực trạng và những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện. .. thức rủi ro và đề ra những biện pháp phòng chống hữu hiệu để hạn chế thấp nhất rủi ro luôn là vấn đề cấp bách trong mỗi Ngân hàng 2.1.3 Rủi ro tín dụng 2.1.3.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng Trong cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung với hệ thống Ngân hàng độc quyền, rủi ro tín dụng ít được đề cập Khi rủi ro tín dụng xảy ra thì Ngân hàng thường sử dụng các biện pháp hành chính để ngăn ngừa như: phát. .. gia sản xuất và lưu thông hàng hóa, nhưng Ngân hàng góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tài chính Tuy nhiên hoạt động của Ngân hàng luôn mang lại nhiều rủi ro từ rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản đến rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái Trong đó đáng quan tâm nhất chính là rủi ro tín dụng vì tín dụng là nghiệp vụ quan... và doanh nghiệp rút tiền mặt Trong mọi trường hợp thì Ngân hàng cũng đối phó với các rủi ro từ mọi nguồn gốc: rủi ro tín dụng, rủi ro thiếu vốn khả dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro mất khả năng thanh toán 5 Rủi ro tín dụng: là sự xuất hiện những biến cố không bình thường trong quan hệ tín dụng, từ đó làm tác động xấu đến quan hệ Ngân hàng và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản Để có những. .. 2010 và năm 2011 + Nội dung: Đề cập đến tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn tại Ngân hàng từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại đơn vị và đề xuất các giải pháp để khắc phục những hạn chế, duy trì và phát triển những ưu thế trong công tác tín dụng tại Ngân hàng Thông qua đề tài này tôi thấy được hướng phân tích và giải quyết các vấn đề nghiên cứu 3 Đề tài: Phân tích tình hình tín dụng. .. NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN 3.1 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN Phong Điền là huyện ven thành phố Cần Thơ, được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02-01-2004 của Chính phủ Là huyện mới, Phong Điền gặp không ít khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Nhưng bằng những bước đi đúng đắn và có tính chiến lược, Phong Điền đã và đang phát. .. chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phong Điền, Cần Thơ năm 2011, Đại học Cần Thơ + Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng phương pháp mô tả, so sánh giữa các năm 2009, 2010, 2011 + Nội dung: Phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu của Ngân hàng từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng và đề xuất những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việc tham khảo những tài liệu trên đã... đến rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phong Điền 1.3.2 Thời gian Đề tài tập trung nghiên cứu và thu thập số liệu trong vòng 3 năm gần đây (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 để phân tích tình hình rủi ro của Ngân hàng, từ đó đưa ra những giải pháp trong hoạt động của Ngân hàng trong những năm tiếp theo 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Các số liệu, những thông tin có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, ... hoạt động tín dụng đối với đối tượng nào là hiệu quả nhất và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các đối tượng này Thông qua đề tài này tôi thấy được hướng phân tích và giải quyết các vấn đề nghiên cứu và chủ yếu là đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn Luận văn Tín dụng và một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng do sinh viên Nguyễn Thị Thu Hồng thực hiện tại chi nhánh

Ngày đăng: 07/10/2015, 12:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ADP627.tmp

    • CHƯƠNG 1

    • GIỚI THIỆU

      • 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

        • 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

        • 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

        • 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

          • 1.2.1 Mục tiêu chung

          • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể

          • 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

            • 1.3.1 Không gian

            • 1.3.2 Thời gian

            • 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

            • 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

            • CHƯƠNG 2

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan