Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để nghiên cứu biến động lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009

9 809 4
Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để nghiên cứu biến động lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nông nghiệp – ngành nghề lâu đời ở Việt Nam. Văn minh của người Việt chính là văn minh lúa nước. Là một nước nhiệt đới gió mùa, nhiều sông suối phù hợp với sinh trưởng của cây lúa nước, vì vậy lúa gạo có thể nói là thế mạnh của Việt Nam.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Nông nghiệp – ngành nghề lâu đời ở Việt Nam. Văn minh của người Việt chính là văn minh lúa nước. Là một nước nhiệt đới gió mùa, nhiều sông suối phù hợp với sinh trưởng của cây lúa nước, vì vậy lúa gạo có thể nói là thế mạnh của Việt Nam. Và cho đến nay, tuy nước ta đã và đang chuyển sang hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ nhưng vẫn không thể phủ nhận được vai trò của nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Nhờ sự hỗ trợ của công nghiệp và dịch vụ mà giá trị sản xuất và tiêu thụ của nông nghiệp ngày càng tăng. Hiện tại đang là nước đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo và có mặt trên nhiều thị trường gạo trên thế giới như: châu Á, châu Phi, châu Mỹ, Trung Đông và Châu Âu. Đặc biệt, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều điều kiện để khai thác thế mạnh này của mình.Tuy nhiên, gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao trên thị trường thế giới, đặc biệt là về chất lượng. Vậy thực trạng của xuất khẩu gạo Việt Nam như thế nào? Xu hướng phát triển của ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam ra sao? Để trả lời cho những câu hỏi đó, em chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để nghiên cứu biến động lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009”. Nội dung đề án bao gồm: - Một số vấn đề cơ bản về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam - Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian nghiên cứu biến động xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 20002009 Đề án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS.Trần Thị Nga cùng các thầy cô khoa Thống kê. Mặc dù đã cố gắng nhưng do thiếu kinh nghiệm nên bài làm không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Trịnh Mai Phương – TKKD 49 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2009 1.1. Nông nghiệp Việt Nam những năm gần đây Năm 1988, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị xác định vị trí của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp. Chính sách đúng đã đem lại hiệu quả to lớn, làm cho nông nghiệp phát triển một cách toàn diện. Các năm gần đây, sản lượng nông nghiệp tăng 4,3%/năm, sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh nhờ việc đầu tư phát triển thuỷ lợi. Các tiến bộ kỹ thuật do việc nghiên cứu khoa học mang lại. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt 4 tỷ USD, Việt Nam được đánh giá là nhà xuất khẩu hàng đầu về gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu…Gạo xuất khẩu đạt 3,9 triệu tấn với kim ngạch 900 triệu USD, tăng gần 23% so với năm 2003; Xuất khẩu hạt điều đạt 100.000 tấn, với kim ngạch 400 triệu USD (mở rộng thị trường sang Mỹ, Trung Quốc, Đông và Bắc Âu). Ngành chế biến gỗ xuất khẩu tăng mạnh nhất trong năm, đạt trên 1 tỷ đồng (chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp); Cà phê xuất khẩu đạt 900.000 tấn, tăng gần 40%, với kim ngạch tăng gần 30%; Xuất khẩu chè đạt 900.000 tấn, với kim ngạch gần 90 triệu USD, (mức cao nhất từ trước tới nay); Xuất khẩu hồ tiêu đạt hơn 98.000 tấn, trị giá 133,7 triệu USD… Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế: Các sản phẩm nông nghiệp còn kém về chất lượng làm cho hàng hóa khó đi vào thị trường của các nước phát triển. Việc chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, sự đa dạng hoá nông nghiệp, phát triển chế biến nông sản…tốc độ chậm. Lao động nông nghiệp tăng ở nông thôn dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, cản trở việc tăng năng suất lao động… Có nhiều dự án hỗ trợ khẩn cấp nhằm giúp nông dân Việt Nam khắc phục hậu quả do thiên tai, bệnh dịch như dự án viện trợ khẩn cấp chống dịch cúm gia cầm quốc gia với khoản viện trợ không hoàn lại là 1,3 triệu USD của Cộng đồng châu Âu hay dự án viện trợ khẩn cấp lúa giống và phân bón cho nông dân Tây Nguyên Trịnh Mai Phương – TKKD 49 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 khắc phục thiệt hại do hạn hán với khoản viện trợ không hoàn lại của Tổ chức Nông-Lương LHQ (FAO) trị giá 400.000 USD… Năm 2004, Ngành NN&PTNT đã tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, triển khai thực hiện có kết quả phương án đàm phán Phiên 8 đa phương và phiên nhiều bên về vệ sinh kiểm dịch động thực vật của WTO liên quan đến nông nghiệp, tham gia thúc đẩy thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ… Với những kết quả đạt được trong thời gian qua, các chuyên gia hy vọng Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu gia nhập WTO như dự định, tạo thêm cơ hội để ngành nông lâm nghiệp thực hiện mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu nông, lâm sản khoảng 7tỷ USD vào năm 2010, góp phần thực hiện chiến lược hướng mạnh ra xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong những năm tới. 1.2. Thực trạng về xuất khẩu gạo của Việt Nam Theo Hiệp Hội Lương thực Việt Nam, sau 21 năm (từ năm 1989 đến nay) Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng trên 69,8 triệu tấn gạo, trị giá hơn 18,5 tỷ USD và chiếm được thị phần ở hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa gạo như châu Á, châu Phi, châu Mỹ, Trung Đông và Châu Âu, trở thành nước có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2009 lại là năm xuất khẩu gạo đạt cao nhất từ trước đến nay với sản lượng dự kiến 6 đến 6,2 triệu tấn. Dự báo, năm 2010 là năm đầy biến động và thử thách với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Đây là những thành quả đáng mừng mà Việt Nam đã đạt được. Theo nhận xét của hiệp hội, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam đã từng bước ổn định, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã từng bước trưởng thành, tuy nhiên họat động xuất khẩu vẫn còn những yếu kém, bất cập cần được khắc phục trong thời gian tới: Trước tiên đó là vấn đề chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Gạo của Việt Nam tuy rằng đã và đang được nâng cao về chất lượng so với giai đoạn trước nhưng vẫn chưa đạt chuẩn của một số thị trường cao cấp, đặc biệt là về chế biến, bảo quản, mẫu mã, thương hiệu .Có thể nói, gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ chú trọng đến số lượng mà chưa có sự quan tâm đúng mức đến chất lượng. Vì vậy, vấn đề hiện nay đó là cần xây dựng bản sắc chiến lược sáng tạo thương hiệu gạo Việt, trong đó phải đầu tư lớn từ thiết kế, bao bì, bán hàng, phân phối… thương hiệu Trịnh Mai Phương – TKKD 49 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 không đơn thuần chỉ là gắn logo lên sản phẩm mà còn đòi hỏi tạo cảm giác trân trọng đối với khách hàng, cách thức thể hiện phải nhất quán… Ngoài ra, hiện nay, nước ta có đến trên 200 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo nhưng rất nhiều doanh nghiệp không có kho dự trữ, cơ sở chế biến, không kinh doanh chuyên sâu về ngành lương thực, chỉ tham gia khi thị trừơng xuất khẩu thuận lợi. Điều này dẫn tới tình trạng đến mùa thu hoạch nông dân muốn bán phải chờ doanh nghiệp ký được hợp đồng xuất khẩu mới bán được. 1.2.1. Tình hình cung cấp và khả năng cạnh tranh Việt Nam là nước trồng lúa có sức cạnh tranh và có hiệu quả trên thị trường thế giới. Như đã nói ở trên, Việt Nam là nước có năng suất lúa gạo cao so với thế giới, trong khi chất lượng gạo của Việt Nam thấp hơn hẳn so với Mỹ và Thái Lan. Ðiều này được phản ánh ở giá gạo thấp hơn. Những năm gần đây, khoảng cách với giá gạo Thái Lan được thu hẹp lại cho thấy những tiến bộ về mặt chất lượng của gạo Việt Nam. Trước cuộc khủng hoảng châu Á, Việt Nam được coi là một trong những nước có chi phí sản xuất thấp nhất trên thế giới do giá nhân công rẻ. Chi phí sản xuất ra một tấn gạo chỉ bằng hơn một nửa so với chi phí sản xuất của Thái Lan. Tuy nhiên, lợi thế chi phí này đã giảm đi do sự mất giá đồng tiền của hầu hết các đồng tiền của các nước châu Á. Ðã nhiều lần, Việt Nam vượt qua mức xuất khẩu mà các tổ chức quốc tế dự báo. Chẳng hạn năm 1993, Ngân hàng Thế giới dự báo rằng năm 2000, nhiều nhất Việt Nam cũng chỉ xuất khẩu được 1 triệu tấn gạo. Gần đây hơn, tổ chức IRRI và USDA đều dự đoán rằng sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam tối đa là 2 triệu tấn. Trong khi đó, những dự đoán hiện nay cho thấy khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể đạt 5 triệu tấn. 1.2.2. Nhu cầu thế giới Năm 1999, nhu cầu về gạo của thị trường thế giới là 26 triệu tấn, con số này gấp đôi so với đầu thập niên 90. Tuy nhiên, giao dịch thương mại năm 1999 thấp hơn con số 29 triệu tấn của năm 1998. Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo giảm từ mức cao nhất là 9,5 tỉ USD năm 1998 xuống 7,9 tỉ USD vào năm 1999. Năm 1999, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới sau Thái Lan, chiếm 18% thị trường thế giới về khối lượng và 13% về kim ngạch. Trịnh Mai Phương – TKKD 49 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.2.3. Tiềm năng xuất khẩu Chiến lược xuất khẩu của Việt Nam không đề cập đến sự phát triển của xuất khẩu gạo Việt Nam trong những năm 2000, tuy nhiên đưa ra con số dự tính là xuất khẩu gạo hàng năm của Việt Nam sẽ đạt 4,5 triệu tấn. Trong khi chất lượng gạo Việt Nam đang ngày càng được nâng cao, thì giá gạo trong thập kỷ tới được dự báo là sẽ giảm, điều này có nghĩa là kim ngạch xuất khẩu về cơ bản là ổn định và đạt khoảng 1 tỉ USD/năm. Trước thực tế hiện nay Việt Nam cơ bản đã đạt được mức an toàn thực phẩm thì Chính phủ Việt Nam cũng bớt lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm mà tập trung vào mặt hàng gạo. Việc giảm giá gạo xuất khẩu năm 1998 đã khiến những người trồng lúa chỉ còn được hưởng lợi nhuận cận biên và vì vậy người nông dân cố gắng chuyển sang các cây trồng khác. Hiện nay, chính sách đa dạng hóa đất nông nghiệp gắn liền với tính kinh tế được quan tâm nhiều hơn vấn đề an toàn thực phẩm đã trở thành một nguyên tắc chủ đạo. Theo tài liệu này tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu dựa trên các tiêu chí sau: • Vị trí trên thế giới: Nước xuất khẩu đứng thứ hai thế giới chiếm 17% thị phần. • Tăng trưởng xuất khẩu: Giai đoạn 1995 - 2000, tăng chậm (20%). • Tăng trưởng trên thị trường thế giới: chậm, tăng 2% về số lượng và giá thực tế giảm. • Cung và khả năng cạnh tranh: Hạn chế phát triển do nhu cầu trong nước giảm, sức ép và khả năng thu lợi nhuận. • Ưu tiên quốc gia cho xuất khẩu: An toàn thực phẩm là mục tiêu chính trị chủ yếu, cần đẩy mạnh tính đa dạng hóa: để đạt mục tiêu tăng trưởng 67% giai đoạn 2000 - 2010. • Giá trị kinh tế xã hội: Có giá trị tích cực góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm, vấn đề giới tính và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Từ những kết quả đánh giá trên, nghiên cứu này đã đưa ra kết luânå: Việt Nam có khả năng vững vàng để xuất khẩugạo là mặt hàng quan trọng có đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu góp phần giải quyết vấn đề tiền lương và việc làm ở nông thôn. Khả năng gia tăng xuất khẩu còn hạn chế do những hạn chế về nguồn Trịnh Mai Phương – TKKD 49 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 cung trong nước, điều này cũng được thể hiện trong chiến lược xuất khẩu của Chính phủ. Gạo là mặt hàng chỉ nên ưu tiên hỗ trợ phát triển xuất khẩu ở mức thấp. Cần ưu tiên chính cho việc nâng cao chất lượng thông qua việc phát triển những khâu sau thu hoạch. Trịnh Mai Phương – TKKD 49 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20002009 2.1. Khái niệm chung về phương pháp phân tích dãy số thời gian 21.1. Sự cần thiết của phương pháp phân tích dãy số thời gian Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian, việc nghiên cứu sự biến động này được thực hiện trên cơ sở phân tích dãy số thời gian. 21.2. Khái niệm Dãy số thời giandãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Dãy số thời gian cho phép thống kê học nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự biến động, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai. 21.3. Kết cấu Một dãy số thời gian gồm hai yếu tố: thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu. ♦ Thời gian : Có thể là ngày, tuần, tháng, năm… Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. ♦ Các số liệu của hiện tượng nghiên cứu : Có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là các mức độ của thời gian. Trịnh Mai Phương – TKKD 49 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2.1.4. Các loại dãy số thời gian Dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng qua thời gian, có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kì và dãy số thời điểm. ♦ Dãy số thời kỳ : Là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh quy mô ( khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. Do đó chúng ta có thể cộng các mức độ liền nhau để được một mức độ lớn hơn trong một khoảng thời gian dài hơn. ♦ Dãy số thời điểm : Là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô ( khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. Do đó, mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau có thể bao gồm toàn bộ hay một phần mức độ của hiện tượng ở thời điểm trước. 2.1.5. Điều kiện áp dụng Để phân tích dãy số thời gian được chính xác thì yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Cụ thể: ♦ Nội dungphương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất. ♦ Phạm vi hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí. ♦ Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với dãy số thời kì. Trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, các nhu cầu trên có thể bị vi phạm, khi đó đòi hỏi có sự chỉnh lí phù hợp để tiến hành phân tích. 2.1.6. Ý nghĩa Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, tính quy luật của sự biến động, từ đó tiến hành dự đoán về mức độ của hiện tượng trong thời gian tới. 2.2. Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian 2.2.1. Phương pháp đồ thị thống kê 2.2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và tác dụng của đồ thị thống kê ♦ Khái niệm Trịnh Mai Phương – TKKD 49 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê. ♦ Tác dụng Khác với các bảng thống kê chỉ dùng con số, các đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và mầu sắc để trình bày và phân tích các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Vì vậy, người xem không cần mất nhiều công đọc con sốvẫn nhận thức được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng, nhanh chóng. Mặt khác, các đồ thị thống kê không trình bày chi tiết, tỷ mỉ các đặc trưng số lượng của hiện tượng mà chỉ nêu lên một cách khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Vì vậy, đồ thị thống kê có tính quần chúng, có sức hấp dẫn và sinh động, làm cho người hiểu biết ít về thống kê vẫn lĩnh hội được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng, đồng thời giữ được ấn tượng sau đối với người đọc. ♦ Ý nghĩa Các đồ thị thống kê được sử dụng rộng rãi trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế, nhằm mục đích hình tượng hóa: - Sự phát triển của hiện tượng qua thời gian - Kết cấu và biến động kết cấu của hiện tượng - Trình độ phổ biến của hiện tượng - Sự so sánh giữa các mức độ của hiện tượng - Mối lien hệ giữa các hiện tượng - Tình hình thực hiện kế hoạch Ngoài ra, đồ thị thống kê còn được coi là một phương tiện tuyên truyền rất mạnh mẽ, một công cụ dùng để biểu dương các thành tích sản xuất và hoạt động văn hóa, xã hội. Trịnh Mai Phương – TKKD 49 9

Ngày đăng: 18/04/2013, 13:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan