MỸ THUẬT VIỆT NAM THỜI kỳ DỰNG nước

19 1.4K 0
MỸ THUẬT VIỆT NAM THỜI kỳ DỰNG nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỸ THUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ DỰNG NƯỚC Giai đoạn Phụng Nguyên (Phú Thọ) cách ngày nay 4000 năm. - Chưa tìm thấy những tác phẩm mỹ thuật - Đã có nghệ thuật làm đồ đá - Xuất hiện những đồ gốm có hoa văn trang trí tương đối đặc sắc làm cơ sở cho nền văn hoá Đông Sơn sau này. Kỹ thuật làm gốm bằng bàn xoay. Hoa văn chữ S, đường tròn đồng tâm. - Đã có một số tượng gà, bò bằng đất nung xinh xắn. Giai đoạn Đồng Đậu (Vĩnh Phú) từ 3070 đến nửa sau của thiên niên kỷ II TCN - Có thêm nhiều đồ đồng thau - Đồ đá có cải tạo về hình dáng, hình dáng của những hoa tai, vòng đeo tay… cân đối hơn, hài hoà hơn. - Đồ gốm có độ nung cao hơn, kích thước lớn hơn. Giai đoạn Gò Mun (Phú Thọ, Hà Nội, Hà Tây) nửa đầu thiên niên kỷ I TCN. - Đồ đồng nhiều hơn : rìu lưỡi xéo, lưỡi hái… - Gốm được nung ở nhiệt độ cao hơn, nên chắc hơn Hoa văn đơn giản hoá thành các hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật… và sẽ ảnh hưởng đến các hoa văn của đồ đồng thời kỳ Đông Sơn. Thời kỳ Đông Sơn (Thanh Hoá) 500 năm TCN đến thế kỷ I SCN. Giai đoạn phất triển cực thịnh của nền văn hoá thời kỳ dựng nước. Đặc biệt là đồ đồng. - Những di vật được phát hiện ở bờ sông Mã (Thanh hoá) và một số trống đồng loại nhỏ có hoa văn trang trí giống như trống đồng lớn ở chùa Ngọc Lũ, Hà Nam. - Những khám phá trong khảo cổ từ sau năm 1954 đã chứng minh cho sự phát triển lôgíc của nền văn hoá Đông Sơn nói chung và trống đồng nói riêng. - Thời kỳ này vai trò của đồ đá và đồ gốm đã không còn như xưa nữa. Vị trí quan trọng nhất thuộc về đồ đồng. - Giai đoạn đầu mang tính chất bản địa như : trống Ngọc Lũ, càng về sau càng xuất hiện những đường nét khác, ngoạ lai trong hoa văn trang trí, hoa văn càng cách điệu hơn. TRỐNG ĐỒNG Ở Việt Nam hiện nay có hơn 500 cái (theo thống kê của Cục Bảo tồn bảo tàng Việt Nam), tất cả đã được đánh số kiểm kê của Cục BTBT. - Sử dụng trong các dịp lễ hội, phát hiệu lệnh trong chiến tranh, làm đồ tuỳ táng… - Phân bố ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia. Niên đại sớm nhất là thế kỷ V TCN. - Xuất xứ của trống đồng : còn nhiều quan điểm : từ Việt Nam hay Trung Quốc? Trống đồng thường chia thành hai phần : thân và chân trống. Chân thường làm loe để tạo tiếng vang xa, có 4 quai gắn chỗ nối thân trống và phần phình ra. Trang trí là phần quan trọng nhất và giá trị nhất của mỗi trống đồng (Giá trị mỹ thuật, Giá trị văn hoá, Giá trị về dân tộc học) Trống đồng được chia làm 4 loại : Loại I (A) : là loại cổ nhất và có trang trí hoa văn đẹp nhất. Hiện nay có 4 cái loại này : - Trống Ngọc Lũ (Việt Nam) - Trống Hoàng Hạ (Vệt Nam) - Trống Sông Đà (Việt Nam) - Trống Khai hoá (Trung Quốc) Loại II (B) - Thân vẫn chia làm 3 phần, nhưng không cân đối như nhóm I (A), lưng thẳn đứng, thu nhỏ và kéo dài, chiều cao của lưng trống lớn hơn chiều cao của tang trống, trống có dáng thon cao. - Hoa văn trang trí đơn giản hơn : Hoa văn hình học ở mặt, tang và lưng trống ; Ngôi sao ở giữa ; Vành chim bay có 4 -5 con. - Loại này tìm thấy nhiều ở trong khu vực Đông Nam Á. Loại III (C) Dáng vẫn cân đối, được chia làm 3 phần rõ rệt giống như nhóm I (A) : tang trống nở, lưng thẳng hình trụ, chân cao… Hoa văn vẫn phong phú nhưng : + Phong cách đã hoàn toàn cách điệu, biến hình bằng hoa văn cờ, + Trên mặt thường có hoa văn hình gấp khúc thành hình quả trám, hoạ tiết hình nêm và 4 chú cóc. Loại IV (D) Thân chia làm 3 phần không rõ rệt, không cân đối giữa chân và thân - Mặt chồm khỏi tang trống. - Hoa văn truyền thống (trống làng Vạc, Na dương, Hà giang…) * Nét độc đáo của trống đồng : + Mỹ thuật trang trí đồ hoạ, sử dụng đường nét Do kỹ thuật đúc đồng đã đạt đến trình độ cao, tạo những nét nổi, chìm ở 4 phần trống : mặt, tang, lưng và chân trống. Trên mặt trống : + Hình mặt trời, người : múa đánh trống, gão gạo, thổi kèn + Cảnh các con vật như chim đang bay, chim đăng đứng, con hươu, con nai, cầy, cáo… + Cảnh nhà sàn có mái cong : nhà cầu mùa… Trên tang trống. Thường có hình người đang múa, hình con bò có u nổi cao. Con người luôn chiếm vị trí trung tam của sự miêu tả thế giới khách quan và được diễn tả ở thế động và hài hoà với mọi vật. Tất cả các hoạt động được mô tả xung quanh mặt trời, kể cả ngôi nhà mái cong giữa những hình chuyển động cũng bị cuốn hút, bố cục xoay tròn. Tất cả các hoạt động được mô tả xung quanh như trời, kể cả ngôi nhà mái cong giữa những hình chuyển động cũng bị cuốn hút vào bố cục xoay tròn. + Lối diễn tả hình độc đáo : Giống như trong nghệ thuật Ai Cập cổ đại : ngực thì mô tả trực diện, chân và đầu – trắc diện. Chim bay : thân, cánh và đuôi thì như nhìn từ trên xuống, đầu nhìn nghiêng. + Tính khái quát cao : Sự quan sát sắc sảo được thể hiện ở cách mô tả những nét nổi bật của đối tượng, tạo những hình ảnh chính xác đến mức tinh tế chỉ bằng những đường nét đơn giản (con hươu chỉ nhấn mạnh mô tả 2 cái sừng). Những hình ảnh không phải là sao chép nguyên bản với những chi tiết bên ngoài, mà là những yếu tố xác định cơ bản để phân biệt nó với những cái khác, tạo ra hiệu quả cảm thụ cao hơn. Nhấn mạnh những đường nét cơ bản tạo nên đặc điểm, cấu trúc, chức năng của sự vật. + Tính chất biểu tượng, biểu trưng : Dùng các bộ phận thay thế cho toàn thể sự vật - Hình lông chim trên đầu biểu trưng cho chiếc mũ hình chim - Hoa văn có vòng tròn ở giữa tượng trưng cho mắt động vật Những hoa văn trên trống chứng tỏ một trình độ nghệ thuật đồ hoạ rất cao : Kết cấu hình tượng người và động vật : * Theo từng băng trên mặt trống * Theo dải trên tang trống * Theo khung chữ nhật trên lưng trống - Giữa những hoa văn chính xen vào là những hoa văn hình học để tránh những mảng nghỉ trống trải. - Sự sắp xếp khéo léo nên hoa văn không gây cảm giác rườm rà, rậm rạp, mà rất thoáng, vui, đẹp mắt, phong phú. - Trống đồng Ngọc Lũ một trong những trống rất đặc trưng, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội. * Đường kính mặt trống : 86 * Cao : 63 cm - Hoa văn trên mặt trống Ngọc Lũ được khắc chìm : ở giữa là hình mặt trời có 14 tia xung quanh có 12 vành tròn đồng tâm hoa văn trang trí - Vành số 8 kể từ ngoài vào có hoa văn là những con chim đang ăn cá, con đứng, con nằm, con đang bay rất phong phú. - Vành số 6 : là hình hươu và chim lạc xen kẽ nhau. Bằng những nét đơn giản nhưng rất sống đôinh và rất thực. - Vành số 4 : là vành hoa văn quan trọng nhất : mô tả lễ hội giống như lễ chiêu hồn kéo dài 7 ngày, mà ngày nay ở một số bản Mường còn duy trì sinh hoạt này. Trên vành hoa văn này mô tả cảnh nhà sàn có mái vòm 1 người đang đánh vào một vật giống như cái chiêng đang xua đuổi một con chim bay ra, 2 người giã gạo bằng tay, nhà mái cong (như ở Tây Nguyên). NGHỆ THUẬT CHAMPA Theo các thư tịch cổ Trung quốc. Một số bia tìm thấy ở Võ Cạnh, Nha Trang thì nhà nước Champa được thành lập vào thế kỷ 2 SCN. Dân tộc Champa cũng lật đổ Hán lập nên vương quốc Champa. Thế kỷ thứ 13 hai dân tộc Việt, Champa cũng liên minh phá tan âm mưu của Nguyên Mông mượn đất Champa để đánh Việt. Thế kỷ 18 người Champa cùng người Việt đánh đuổi quân Thanh (Quang Trung, Xiêm). Ngày nay dân tộc Champa có khoảng 80.000 người sống tập trung ở Phan Rang, Phan Thiết, An Giang. Ngoài ra còn có ở Đồng Nai, Tây Ninh, Tp. HCM. Vẫn có những nét đặc trưng riêng trên 2 vùng cư trú chính : + Ở miền Trung thì nghề nông là chủ yếu, + Ở An giang thì nghề đánh các là chủ yếu. Làm gốm truyền thống, dệt vải, ¾ dân số theo đạo Balamon, ¼ theo đạo Hồi. 1. Đặc điểm chung của nghệ thuật điêu khắc Champa. Do nét đặc trưng của kiến trúc, dùng loại gách giống nhu đất sét, không cần các loại chất kết dính đã tạo điều kiện cho nghệ thuật chạm khắc đạt những thành tựu đáng kể, là những tác phẩm đầy sức sống. Nghệ thuật Champa tiếp nhận những ảnh hưởng của nghệ thuật Ân độ (cũng giống như một số nền văn hóa trong khu vực Nam Á, Đông Nam Á). Nhưng đã được bản địa hoá ngày càng rõ nét, tạo nên những nét độc đáo hấp dẫn. Là một dân tộc yêu ca múa nhạc, nhất là dịp tết của người Champa theo đạo Balamon Bon Catê. Nghệ thuật thể hiện tinh thần yêu đời, yêu cuộc sống thật gia diết. Tinh thần ấy được các nghệ sĩ Champ khắc chạm một cách sống động qua những hình tượng vũ nữ, những nhũ hoa căng phồng ôm lấy thân bệ tượng, những con thú cũng như đang thở, đang sống thực sự… Các tác phẩm đã thể hiện được những tâm tư tình cảm của mỗi nhân vật. Trong nghệ thuật điêu khắc Champa cũng có những nét chung của nghệ thuật trong khu vực (Khme, Việt, Malai…) Những giai đoạn phát triển và phong cách. GIAI ĐOẠN MỸ SƠN Nửa đầu thế kỷ thứ 8 : vẻ tự nhiên sống động của nghệ thuật sân si Ấn Độ, sự cân đối hài hoà của Gupta. Những đặc điểm riêng của thời kỳ này : + Thắt lưng cao ngang ngực, cứng, nhọn đầu lên ở giữa. + Dải thắt lưng dài buông thành nhiều nếp rũ xuống bắp chân. + Gấu thắt lưng xoăn, có khi có khoá ngay trước bụng. + Một mảnh vải hình bán nguyệt lửng lơ dưới thắt lưng… - Trang trí kiến trúc : trụ con hình đàn (giống Khme TK 8) trang trí loáng thoáng những vòng hoa đơn, kép. Mi cửa hình cung bẹt, có những đoá hoa đơn chiếc trên mặt. Thấy những ảnh hưởng của nghệ thuật Thái Lan (Dvaravati 1 đoá hoa to ở giữa, 4 guột lá xơ đầu dàn ra hai bên, mỗi môtip cách nhau 1 hình thoi. Càng về cuối giai đoạn ănh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ càng mờ dần. GIAI ĐOẠN HOÀ LAI – NỬA THẾ KỶ 9 Những đặc điểm : khuôn mặt hơi vuông, cánh mũi nở, miệng rộng, môi dầy, ria mép dậm, dải lụa thắt lưng xoè rộng ở dưới đầu mút cuộn thành nhiều nếp sóng dày, hoa tai to và tròn, một chiếc kiềng đơn dính tua, hoặc kéo để trơn, tóc búi 3 tầng hình chóp, cánh tay, cổ chân đeo vòng. “Siva múa” trang trí trên lá chắn ở Mỹ Sơn. “Điệu múa vũ trụ” ở Bích La có 5 đôi tay biểu hiện cho 5 hoạt động của vũ trụ : sáng tạo, bảo toàn, phá huỷ, hoá thân, giải thoát. Đây là giai đoạn ra đời kiểu tháp Chàm khoẻ khoắn, đường bệ với những trụ ốp cao đỡ lấy các vòm cửa hình quả bầu rậm rịt hoa lá với những gờ lược mạnh mẽ, táo bạo. Thời kỳ của vương triều Parduragan. Thánh thất Pônagar, Nha trang cũng được xây dựng trong thời kỳ này (cuối Tk 8). Đầu Tk 9 xuất hiện bia ký viết bằng chữ Chàm cổ. GIAI ĐOẠN ĐỒNG DƯƠNG – CUỐI THẾ KỶ 9 Là thời kỳ để nhận thấy điêu khắc Champa một phong cách độc đáo, là một trong các giai đoạn đỉnh cao của điêu khắc Chàm. Đặc điểm : + Tính thống nhất, thể hiện mạnh mẽ về tính cách, nội tâm con người, tràn trề sức lực. Nghệ thuật thời này cũng – Nhân chủng học có tính dân tộc rõ nét : môi dày có viền quanh, ria mép dày, rậm có khi che lấp cả môi trên, lông mày dày, nổi cao, nối liền nhau, mũi tẹt, cánh mũi to. + Dải thắt lưng dài có khi đến cổ chân, gấp nếp dọc như bậc cấp trên đầu, vạt chéo như lưỡi đao. Đồ trang sức nặng nề : đặc biệt là hoa tai hình tròn có đoá hoa lớn hoặc hai đầu rắn ở giữa. Trang trí lá sâu đo kết hợp với lá móc câu cuộ tròn sang phải, những bông hoa lá để ở những bức chạm và tượng tròn. GIAI ĐOẠN TRÀ KIỆU – CUỐI TK 9 ĐẦU TK 10 Tác phẩm chủ yếu thu thập được ở Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên. So với thời kỳ Đồng Dương thì Trà Kiệu – nghệ thuật tinh tế hơn, trang nhã, thoáng đãng, mềm mại hơn, duyên dáng hơn và nét hài hoà càng thể hiện rõ hơn. Đặc điểm : + Cung mày vẫn chạm nổi nhưng thanh hơn và tách rời nhau – Mắt dài hình hạnh nhân nằm ngang mày, không viền quanh. + Nụ cười nhẹ như thoáng qua. + Điệu bộ duyên dáng, hiền hoà, dịu dàng. Trang phục : mũ có 5 hoa nhỏ ở vành (Đồng Dương 3 hoa lớn), có nhiều tầng, chóp cao. Dải thắt kưng buông dài phía trước, thon ở dưới, phủ lên một mảnh hình túi lấp ló chéo ở đằng sau. Trang sức : vòng ngọc trai, hạt cườm mềm mại, thanh nhã quanh cổ, buông trước ngực, thắt cánh tay, tai, những hoa nhỏ xíu đệm vào thắt lưng (trong nền văn hóa Sa huỳnh đã gặp loại hạt cườm). Vũ nữ Trà Kiệu : Một kiệt tác của điêu khắc Champa, là những bức chạm nổi cao gần như nổi hẳn ra thành tượng tròn. Các vũ nữ như lõa thể, ngực căng tròn, trẻ trung, cánh tay thon chắc, bắp chân thon và dài. Cái nổi bật ở đây là vẻ đẹp hoàn hảo và thấy được rõ nhịp điệu, sự mềm mại, môi như phảng phất nụ cười, vừa duyên dáng, vừa hấp dẫn, múa khăn uyển chuyển mà mạnh mẽ. Đây cũng là nét đặc trưng của thời kỳ Trà Kiệu : nét điều hòa hơn, dịu dàng hơn. Tượng động vật Cũng là một trong những hình tượng độc đáo, mặc dù có từ giai đoạn đầu, nhưng ở thời kỳ này những con thú được mô tả ngộ nghĩnh hơn, hóm hỉnh hơn : - Những chú sư tử thì đứng thẳng trên hai chân sau, thân lượn bên này, lượn bên kia, hàm dượ không có răng, hai chân trước như đưa ra dọa nạt ai một cách tinh nghịch. - Voi : cuốn vòi, dậm chân, tung chân, đầu quay ngang, quay ngửa, mồm như há ra cười… vừa điệu đà, vừa khỏe khoắn. - Con thủy quái Makara – đầu rồng, mình sư tử, là vật cưỡi của vợ thần Siva : miệng vẫn há rộng nhưng lúc thì như chiến binh, lúc lại như chú dê nhỏ. - Bò Nandin : là vật cưỡi của Siva. - Đầu Kala - ở giữa, hai đầu Makara hai bên – thần thời gian – mặt quái vật, nhả ra hai con dê con. THỜI KỲ THÁP MẪM – THẾ KỶ XII – XIII HAY PHONG CÁCH BÌNH ĐỊNH Những tác phẩm nổi bật là hình tượng động vật. Trang trí hoa lá và núm vú. Các chi tiết được tỉ tót li ti, cầu kỳ, tạo vẻ đẹp trưởng thành, chững chạc, hơi gân guốc. Những động vật vẫn phát huy tính chất hóm hỉnh, kích thước lớn hơn, chúng như đang làm việc, nhạy cảm, sống động vô cùng. Tượng Dravapala, chân dung hiện thực được lý tưởng hóa : mắt mở viền to, tròng mắt lồi ra, cánh mũi phập phồng, ria mép vểnh lên, râu quai nón tỉa tót, cổ nồi gân – nét tài ba của nhà điêu khắc. Mô típ núm vú : 23 hoặc 40 núm vú căng tròn, mịm màng ôm lấy tượng – rất thật và táo bạo, gợi lên sự sống chứ không phải sắc dục, cũng như những cột linga. Đài thờ nữ thần Uroja. Theo truyền thuyết là gốc rễ của vương triều. Uroja – tiếng Champa lag nhũ hoa, là bệ thờ 23 nhũ hoa tròn trịa đầy đặn, rắn chắc. Nhũ hoa là tượng trưng của thần Uroja – mẹ đất, cầu mong cho đất đai phì nhiêu và được mùa. Những người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong gia đình, xã hội. Đây cũng là tín ngưỡng phổ biến của cư dân nông nghiệp vùng Đông Nam Á. Biểu tượng nhũ hoa và hoa sen là tinh thần tín ngưỡng kết hợp giữa Nữ thần Laksmi và Uroja. Linga chia làm 3 phần : - Chân vuông – tượng trưng cho thần Brama - Thân – 8 cạnh tượng trưng cho Visnu - Đầu – tròn, có gân – tượng trưng cho thần Siva - Yoni – âm vật nao giờ cũng đi với linga - Âm vật – khay đá hình vuông, chữ nhật, hoặc tròn, có vòi và rãnh cho nước chảy, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Trang trí hoa lá sinh động : những đường xoắn mãnh liệt, dồn dập kết thúc bằng những xoáy tròn ốc nổi như sóng cồn Po Klaung Garai (Gia Lai – Kom tum, thế kỷ XIII – XIV) Vẫn có tính khoẻ khoắn, nhưng thể hiện sự bứt rứt, cam chịu với những đặc điểm : + Mắt dướn lên với mi nằm ngang + Miệng mím chặt bạnh ra + Hàng ria mép cụp xuống + Đôi chân nhoà đi, hoà nhập vào thân dưới thành hình tam giác. + Dải thắt lưng buông dài căng phồng, đầu nút cuộn móc lên Càng về cuối thế kỷ XIV xu hướng nhoà hình người càng rõ nét ở điêu khắc Pô Rônê (Thuận Hỉ), hình người chìm dần phía sau bia, nhập vào bia, chỉ còn chiếc mũ đội và mô típ trang trí tháp Mầm nổi bên trên hình dáng đôi vai. Tháp cũng thành khối nhoà, không sắc nét như xưa. THỜI LÝ Sau khi thắng quân Tống, nhà nước Đại Việt ra đời – nhà nước phong kiến. Đạo Phật thịnh hành tại Viêt Nam và trở thành quốc giáo. Cùng với việc xây dựng kinh đô mới – Thăng Long – nền nghệ thuật Phật giáo phát triển mạnh. - Lập phái Trúc Lâm của Pháp loa và Huyền Quang với ý thức độc lập dân tộc trong tôn giáo. Đạo Phật vào Việt Nam du nhập có ảnh hưởng về tôn giáo của Trung quốc : Ngọc Hoàng, Thái thượng lão quan… có một số thay đổi : + Ấn giáo có 16 vị La Hán + Trung quốc - 18 + Việt Nam – 18 + Phật Bà quan âm ở Việt Nam là nữ, Ấn độ là nam. Năm 1010 Lý Công Uẩn thay thế triều Tiền Lê ra chiếu dời đô về Thăng Long : có vị trí thông thương, kể sông Thăng Long đã có quần thể kiến trúc lớn với 2 lớp bên trong Hoàng thành và Tử cấm thành, vòng ngoài dựa vào thành đất cũ Đại La (đã thành tro bụi). Đạo Phật đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và trở thành đề tài chính cho nghệ thuật. Cùng với sự truyền bá rộng rãi các tư tưởng Phật giáo là quá trình xây dựng các chùa ở vùng Kinh Bắc, hàng loạt các chùa lớn được xây dựng. Chùa Phật Tích (Vạn Phúc tự - Hà Bắc) xây năm 1057 – năm Long Thuỵ Thái Bình thứ tư. Chùa Giạm (Lâm Sơn tự - Hà Bắc) xây năm Quảng Hựu thứ hai – 1086. Chùa Chương Sơn, Hà Nam xây năm Long Phù nguyên hóa thú năm – 1105. Chùa Bà Tấm (Sùng Phúc tự - Gia Lâm, Hà nội) xây năm Hội tường Đại Khánh thứ sáu (1115), Chùa Hương Lâm (Thạch Quang Tự, Văn Lâm, Hải Hưng… Các di tích Vĩnh Phúc, Cống Vị, Kim Mã, vùng Quần ngựa, Ngọc Hà, Bách Thảo, Khu Ba Đình – Hà Nội. Kiến trúc cung đình và kiến trúc Phật giáo phát triển tạo điều kiện cho nghệ thuật điêu khắc phát triển và hội họa lúc ấy. Chỉ tiếc rằng vì những lý do khác nhau cho đến nay chẳng còn lư giữ được một tác phẩm nào của hội họa, ngoài những gì ghi chép, kể lại trong sách. Hình thành các trung tâm Phật giáo theo phái Đại thừa. + Chùa Phật Tích : xây năm 1057 gồm lớp nền sâu theo triền núi các cấp có độ cao 4-5m. Nền thứ nhất là nền rộng 60m, sâu 32m, nền thứ 2, 3 rộng 60m x 100m. Chúng được nối với nhau bởi các bậc thang đá có 5 đối tượng thú : ngựa, sư tử, rồng cao khoảng 1.2m, 1.5m. HOA VĂN TRANG TRÍ THỜI LÝ 1. Hình ảnh con người được thể hiện ở một số dạng nhất định - Nhạc sỹ thiên thần (Ganharvas) trong điệu múa vũ trụ. - Vũ trụ thiên thần – vũ nữ múa, được sinh ra từ biển cả. - Kinari – đầu người mình chim - Các thần kim cương đứng cạnh cửa tháp - Người bé nhỏ gắn với dây leo. CON RỒNG Thời xưa (thời An Dương Vương) chưa thấy nói tới con rồng. Bắt đầu xuất hiện từ thời Đinh và Lê Con rồng tượng trưng cho vua (Lê Đại Hành). Sang thời nhà Lý rồng đã có mối quan hệ chặt chẽ, là đồng nhất với vua, đem lại hạnh phúc cho dân. Hình ảnh con rồng còn lại hầu như liên quan đến (cung điện và hanh cung). Con rồng thời Lý còn lại đến nay chỉ có một loại. Chúng chỉ khác nhau ở tư thế và bố cục. Rồng chia làm 2 phần : đầu và thân. Thân rồng thời Lý giống thân rắn, không có sừng, không có vảy, thân dài, uốn lượn nhiều khúc theo môtip thắt túi từ to đến nhỏ dần về phía sau. Rồng luôn được thể hiện trong dáng dấp hiền hoà, mềm mại, luôn có hình chữ “S” – biểu tượng cầu mưa của cư dân nông nghiệp, (Rồng Trung quốc có sừng, 4 chân cao mang tính hung dữ). Chưa có đồ án Rồng chầu mặt trời. Xung quanh chỉ có những biểu tượng tinh tú, chớp là bộ phận cấu thành của rồng, đã gắn với đất, nước, lửa chớp, bầu trời… là thần linh lý tưởng đương thời. Rồng thường được mô tả trong những bố cục tròn, thân rồng uốn lượn nhiều khúc rất mềm mại, uyển chuyển, hoặc là những đồ án trang trí cho các bệ tượng (tượng phật chùa Phật Tích). PHƯỢNG Gắn với các phù điêu, phiến đá Phượng đứng, quay đầu lại, mỏ vẹt dài ngậm cuống lá đề. Tóc chải, nhỏ dần, bay lượn sóng lân góc trên. Thân có vảy rồng kép. Cánh ngắn, mập, mở rộng sang hai bên. Một chân đứng thẳng, 4 ngón dẫm lên đài sen, 1 chân co trong tư thế nghỉ, các khuỷu chân có lông đuôi rất dài, uốn nhỏ dần về góc nhọn dưới nền của phượng là hoa dây điểm các hoa mãn khai (nở xoè) nổi thành u tròn. Hình ảnh phượng cũng chỉ liên quan đến vợ vua, gắn với Phật giáo : lá đề, đài sen. HOA LÁ VÀ BIỂU TƯỢNG Trang trí thể hiện rất kỹ, từng chi tiết nhưng vẫn mang tính biểu tượng rõ nét. - Cây lan (tóc tiên) – hoa cỏ có nhiều nét thực - Hoa sen – sự thoát tục, thanh tịnh, trường tồn, thường làm bệ tượng Phật, nhang án, tảng đá kê cột, hoa sen đội lá đề tượng trưng cho sự giác ngộ Phật pháp. - Lá đề - tượng trưng cho Phật giáo, có khi trong lòng chạm một cặp rồng, cây tháp, cụm hoa lá cách điệu, vài vân dấu hỏi (?) nối nhau. - Hoa dây – kết hợp nhiều biểu tượng : hoa cúc nhỏ, chi tiết được trau chuốt kỹ (bệ tượng chùa Phật Tích). - Dấu hỏi, chữ S, số 3 ngửa – nghệ thuật hoá của chớp, nguồn nước. Tượng Phật Adiđà ở chùa Phật tích, Hà Bắc. Cao 1,85m, Phật ngồi toà sen trên bệ bát giác – là loại tượng phổ biến của nghệ thuật thời Lý, áo quần mỏng, bó sát người cổ cao và thon, mắt nhìn thẳng. Là tác phẩm điêu khắc duy nhất toàn vẹn thời Lý còn lại cho đến nay. Tượng để đặt ở tầng dưới cùng của 4 ngôi tháp bằng đá và gạch vào năm 1057. Tháp bị đổ tượng bị vùi trong đống gạch vụn, cây cỏ mọc che khuất cho đến cuối thế kỷ XVII khi dựng lại chùa trên núi Tiên Du người ta mới thấy và đặt tên cho chùa Phật Tích. GỐM THỜI LÝ Là thời kỳ tạo ra được nhiều hiện vật gốm có giá trị : gốm men ngọc, men da lươn, men lục, men trắng ngà là những báu vật đặc biệt và có nhiều dạng khác nhau. Đặc điểm : + Xương gốm mỏng, nhẹ, độ lửa cao + Nét khắc chìm phủ lên men đều, bóng, mịn có độ trong sâu. + Đề tài trang trí thường sử dụng những hoa văn hoa sen, bông sen, đài sen. THỜI TRẦN (thế kỷ 13 -14) Nhà Trần được lập ra từ khi Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Đây là thời kỳ lịch sử vẻ vang của dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, ba lần đánh tan quân Nguyên – Mông. Kinh tế ổn định Các chùa được xây dựng với qui mô nhỏ hơn Điêu khắc Phật giáo phát triển khiêm tốn hơn thời Lý. Sử sách có ghi chép về những tác phẩm điêu khắc nhưng lại không mô tả kỹ, mà chỉ ghi sơ sài : năm tạc tượng, để thờ… Nguồn sử liệu để chúng ta có thể nghiên cứu thì lại còn rất ít, vì bị phá huỷ nhiều trong các cuộc chiến tranh chống quân Nguyên, do thời gian huỷ hoại. Những tác phẩm này còn lại rất ít, chúng gắn với những công trình kiến trúc đương thời. Những pho tượng đá, phù điêu hình chạm khắc trong lăng, mộ vua chúa, thành quách quân sự, chùa, tháp… + Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình) xây năm 1264 bằng đá có kích thước gần như thực : hổ dài 1,4m với tính cách dũng mãnh; nằm xoải dài, chân thu về phía trước, đầu nẩng cao, ngực nở, chân tròn chắc. Hình khối được tạc chắc, bờm tóc chải mượt, đường vằn đều đặn trên ức. + Tượng sư tử ở chùa Thông (Thanh hoá) xây năm 1270 nay chỉ còn lại một ít di vật nằm rải rác trên một bãi bằng. Sư tử dài 1,25m : cũng trong tư thế nàm xoải dài,, chân thu về phía trước, đầu ngẩng cao. Tượng sư tử mang tính chất trang trí hơn tượng hổ ở Thái Bình, bằng những hình khối căng tròn mập mạp, sự trau chuốt và mềm mại, đặc biệt những hoa văn xoắn ốc trên mình sư tử. Áo dài rủ gần sát đất, phần dưới loe phủ kín chân, ống tay áo rộng, dải lưng thắt nơ số 8, thả tua so le phía trước. Tượng có vẻ đơn giản, chân thật nhưng trau chuốt, độc đáo. + Tượng Rồng : Có sự thay đổi trong hình tượng con rồng thời Trần so với thời Lý. Rồng thời Trần mập mạp, chắc khoẻ thay cho con rồng mảnh mai, trau chuốt, tinh tế của thời Lý. Cặp sừng thay thế cho đầu rắn của thời Lý, đôi tai xuất hiện, đầu có vẻ dữ tợn, uy nghi, đường bệ. Hình tượng con rồng cũng được thể hiện đa dạng hơn : có con đuôi thẳng, nhọn, có con đuôi xoắn như văn xoắn ốc, khi có vẩy hình hoa, khi là những nét cong hoặc chữ S (khu lăng mộ An Sinh, Đông Triều, Quảng ninh) đối tượng rồng lớn lăng Trần Anh Tôn, dài 1,7m. + Đôi tượng rồng ở thành nhà Hồ, Thanh hoá. Xây năm 1397, tượng dài 3,62m, Rồng có 4 chân to, mập mạp, móng khoẻ, xung quanh cổ có bờm trông càng uy nghi dữ tợn. Đôi rồng ở thành hà Hồ có nét gần với rồng ở thời Lý hơn : thân dài, mềm, uốn khúc. + Phù điêu chùa Thái Lạc (Hưng Yên). Mảng phù điêu thì có vẻ thẩm mỹ hơn phần tượng. Phù điêu chủ yếu được tạc bằng gỗ trang trí các đề tài. Dây hoa, Tấn nhạc Với các nhân vật trung tâm là vũ nữ, vũ công, kinari lối bố cục và bút pháp giống nhau. Tiên nữ giáng hương các cô được tạc một tư thế giống nhau : đầu hơi nghiêng ra sau, tay kính cẩn dâng liên hoa đẩy về phía trước cánh chim dang rộng xung quanh có những hoa văn xoắn ốc (… và mây), khuôn mật đẹp, trầm tư, sự êm đềm, tĩnh lặng vẻ dịu dàng của tác phẩm, tạo một vẻ đẹp khỏa khoắn. Chắc chắn mà vẫn mềm mại. Điêu khắc ở chùa Phổ Minh, chùa Dâu. * Đặc điểm của điêu khắc thời Trần : Hình khối và đường nét mập, khỏe, những khối tròn, những đường thanh và mạnh, tinh lọc và giản dị, vững chãi mà không nặng nề. Vẫn còn đọng lại đường nét tinh tế, trau chuốt của điêu khắc thời Lý. Thể hiện tinh thần thượng võ của một thời. NGHỆ THUẬT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527) Bối cảnh lịch sử Sau khi chiến thắng quân Minh, đất nước hoang tàn - Nhiều di sản mỹ thuật cũng bị tàn phá - Nho giáo được đề cao, Phật giáo bị chèn ép. - Sự đề kháng và phát triển văn hóa dân tộc vẫn tồn tại trong thời kỳ đô hộ của quân Minh, mặc dù trên thực tế vẫn có một số ảnh hưởng. Nhìn chung nghệ thuật dân gian – cái gốc của nền mỹ thuật Việt Nam, vẫn được bảo lưu vững vàng. Tấm bia ghi công Lê Lợi ở Lam Sơn, Thanh hóa là sản phẩm mẫu mực, kế thừa và tiếp thu những nét đẹp tinh hoa của nghệ thuật Lý, Trần trước đó. Hình ảnh những con giống trang trí ở lăng Lê Lợi – hổ, lân, tê giác càng làm sáng tỏ những thí dụ trên. Sau khi đất nước được phục hưng, văn hóa được quan tâm nhưng từ thời Lê Thánh Tông (1460 – 1497) trở đi các vua vì quá sùng bái kinh sử Trung Quốc, cộng với chính sách áp đặt về văn hóa của nhà Minh nên ảnh hưởng ngoại lai rõ nét : sự chuyển biến của con rồng. Tuy nhiên qua bàn tay khéo léo của người thợ Việt Nam nó đã trở thành thích hợp với truyền thống của nhân dân ta và nhu cầu sử dụng của xã hội. Đây là giai đoạn có tính chất bước ngoặt trong điêu khắc Việt Nam. Nghệ thuật điêu khắc không tập trung ở những công trình Phật giáo, mà chủ yếu phục vụ cho giai cấp thống trị, trong các lăng mộ vua chúa (Lam Kinh, Thanh hóa). - Có 6 lăng vua, 2 lăng bà hoàng với số tượng trang trí là : 80 tượng (nay chỉ còn 27) ; 8 bia đá (còn) Các tượng người hầu, động vật đều được thu nhỏ về kích thước ; chiều cao chỉ khoảng 50 – 70cm. Tượng không mang tính chất mô tả, nhưng lại phối cảnh với không gian kiến trúc xung quanh đẹp. Hình tượng rồng giống như thời Trần : đường bệ, trang nghiêm dữ tợn. Tính chất dân gian được thể hiện ở những tượng người, ngựa, dê… (Vĩnh lăng, năm 1433). Tính chất dân gian được thể hiện ở những tượng người, ngựa, dê… (Vĩnh lăng, năm 1433). MỸ THUẬT THỜI MẠC (1528 – 1597) Mạc Đặng Dung là một quan võ lên nắm quyền lật đổ nhà Lê đã hoang dâm, vô độ. - Kiến trúc đình làng và những ngôi chùa có kích thước nhỏ, xây dựng các công trình kiến trúc và điêu khắc gỗ, nhưng còn nhiều bí ẩn đối với chúng ta. Một số đình làng nổi tiếng như đình Lỗ Hạnh xây Sùng Khang thứ mười (1576, Hà Bắc), đình Tây Đằng, chùa Cói (Vĩnh Phú), chùa Thầy, chùa Bà Tấm (Hà Nội)… với những bức chạm rồng phượng, hoa lá. - Hình ảnh con rồng cũng có những nét đặc trưng : Râu dài, mảnh, thưa, lăn tăn như sống gợn, khúc uốn của rồng có lúc nhịp điệu làn sóng nhẹ, có lúc vòng lưng yên ngựa, mình nhỏ thanh, nhưng hiền hòa, không phức tạp, dữ tợn như rồng Trung Hoa. - Phượng có mỏ nhọn, ngắn, cánh xòe ra hơi cất lên đối xứng như cánh diều, những lông ở đầu cánh có đường cong xoắn lại. - Phù điêu trang trí với đề tài mô tả cuộc sống của con người dân thường. - Điêu khắc Phật giáo – đẩy cao hình tượng quan thế Âm Bồ tát – người nghe tiếng kêu thống khổ của chúng sinh, người có khả ăng cứu độ chúng sinh. Sự xuất hiện hàng loạt các tượng Phật 1000 mắt, 1000 tay, Quan Âm nam hải ; là chuyệ tất yếu. Những tượng này biểu tượng cho sự thiêng liêng, niềm by vọng của dân đen. - Gốm Mạc là một giai đoạn mới so với thời Lý, Trần. Các đề tài trang trí thì không thay đổi, nhưng cách biểu hiện rất đa dạng. Chúng được đắo nổi, chạm bong, chạm lộng, áp khuôn, in hình nổi, kết hợp với nét vẽ hoa lam, hoặc phủ men lục, da lươn, trắng ngà, trắng vàng, đặc biệt là lò gốm Bát Tràng. MỸ THUẬT THẾ KỶ XVII - Năm 1592 Trịnh Kiểm vào Thăng Long Vương. - Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 17 – khoảng 30 năm đầu thế kỷ 18 dưới thời Lê Trung Hưng ( Lê Trịnh) chuyển sang một hình mẫu mới và thực tế chúng còn có những phong cách và đặc điểm khác nhau của từng giai đoạn. - Giai đoạn xác lập bản đồ Việt Nam hiện đại, cơ cấu tinh thần văn hoá. - Kinh tế có những bước phát triển lớn : nông nghiệp, nhất là việc khẩn hoang ở đàng trong (1698), năng xuất lúa cao, thủ công phát triển mạnh; các làng nghề, phường thợ, thị trường trong nước mở rộng, mở mang giao lưu với nước ngoài. Đời sống tư tưởng, tinh thần cũng trở nên phức tạp hơn, sâu sắc hơn. Nho giáo thống trị xã hội (cai trị, ứng xử) văn hoá. - Phật giáo, đạo giáo thịnh hành lại từ cuối thế kỷ 16 cùng phát huy tác động sâu sắc đến mọi tầng lớp nhân dân các làng. Phật ở làng chứ không phải ở trên núi và cung đình. - Kitô giáo cũng bắt đầu vào Việt Nam, chữ quốc ngữ ra đời. - Các ngành văn nghệ phát triển, trước hết là mỹ thuật đạt đến trình độ cổ điển; văn hoá, sân khấu cũng phát triển. Đây là thời kỳ bùng nổ và hoàn thiện của điêu khắc cổ Việt Nam. Những nguyên lý căn bản về thẩm mỹ, các chủ đề và đề tài đã định hình có thể nói đến 2 mảng chính : + Điêu khắc đình làng. + Điêu khắc Phật giáo. Đã đạt đến trình độ cao hơn, kiến trúc với qui mô chưa từng thấy. Đây là giai đoạn phát triển cuối cùng của nghệ thuật Phật giáo thế giới. - Nghệ thuật đồ hoạ - tranh dân gian đã thực sự phát triển ở thế… với một số dòng tranh đẹp nổi tiếng. KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO Hàng loạt các chùa được trùng tu, xây mới, mở rộng. Kiến trúc được sự hỗ trợ của thế lực phong kiến nên phát triển rộng khắp nơi. - Chùa Thầy (Thiên phúc sự - Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây) trung tâm Phật giáo phái Mật Tông, được xây lại gồn 2 cụm chùa : chùa Cao Sơn – trên núi chùa Hạ - Chùa Thầy, xây từ năm 1652 – 1684 với nhiều công trình tuỳ theo chức năng : toà đường, Phật điện, điện Thánh, nhà hậu, nhà bia, gác chuông. - Chùa Mía (làng mía, Đông Sùng, Đường Lâm, Ba Vì, Hà Nội) do bà Nguyễn Thị Ngọc Dệu – vợ của Trịnh Tráng bỏ tiền xây chùa có cổng, 2 toà thượng hậu, điện nối toà 7 gian, cổng hoàn thiện vào thế kỷ 18, 19. - Chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Tây) có từ thời Lý, nay xây dựng lại rộng hơn cũng hoàn thiện vào thế kỷ 18, 19… cấu trúc điện nội công ngoại quốc. - Chùa Keo (Vư Thư, Thái Bình) có từ thời Lý, nay sửa lại nhiều lần và được bà Ngọc Thọ - vợ của Tuấn Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng, thêm Đông cung vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ làm hội chủ danh dự xây (1630 – 1632). - Chùa Mật (Đông Sơn, Thanh Hoá) với nhóm Tượng chân dung Lê Thần Tông, hoàng hậu… - Chùa Bút tháp. Giữa thế kỷ 17 kiến trúc chùa đã đạt đến trình độ cổ điển. Tiêu biểu là chùa này (Ninh Phúc Tư, Hà Bắc), người bảo trợ là hoàng hậu Nguyễn Thị Ngọc Trúc, vợ vua Lê Thần Tông cùng con gái là Lê Thị Ngọc Duyên. Bà Ngọc Trúc trùng tu 2 năm trước khi vua tái triều (Lê Thần Tông nhường ngôi cho Lê Chân Tông, nhưng Lê Chân Tông chết năm 1649). Cấu trúc nội công ngoại quốc với nhiều công trình : tam quan – Gác chuông – Tiền đường – Thiên hương – Thượng điện – Cầu đá – Toà thích thiện am – Sân – Nhá chung – Phủ thờ - Hậu đường. Hai hành lang gắn cụm kiến trúc trong một tổng thể. Bên trái có nhà thổ và tháp Bảo nghiêm, sau chùa có tháp đá Tôn Đức cùng 2 tháp nhỏ Tâm hoa và Ni chân. Không gian nủa đóng nửa mở, nửa kín, nửa hở, thiên nhiên xen kẽ trong công trình nhân tạo, nhìn ngoài thì nhỏ, vào trong thấy rộng, giới hạn giữa chùa với làng không quá tách biệt. Ở các góc chùa có nhiều cây cao kết hợp các cây ăn quả thấo, lá rậm, tán dày, tròn, nên nhìn xa chùa như chìm trong rừng cây, các công trình dàn cách xa phải thoáng đãng tạo cảm giác thanh tịnh. ĐIÊU KHẮC PHẬT GIÁO Hệ thống tượng trong các chùa đã hình thành có qui mô rõ ràng tương ứng với kiến trúc. Tượng căn bản được chia các loại theo hệ thống bàn thờ (như chùa Thầy). + Bộ tượng Di đà tam tôn bằng gỗ phủ sơn là có niên đại sớm nhất trong Điện thờ Từ Đạo Hạnh, nhóm tượng cân đối có tính thần bí. Di đà – ngồi giữa cao 1,75cm Đại thế chí Bồ tát – bên phải, cao 1,51cm Quan thế Âm bồ tát – bên trái, cao 1,17cm + Bộ tượng chân dung, phù điêu gần như tượng tròn, nổi cao cá tính rõ nét : Cao Thi Công chúa Minh Châu Diệu Tuệ Vương thân Trịnh Thị Ngọc Chả - Nhóm tượng chan dung ở chùa Mía : Trịnh Thị Ngọc Trúc, Ngọc Diệu… nhóm phù điêu chân dung : Từ Đạo Hạnh, Đức thánh Mẫu, Đức Thánh phụ, Sư Giác Hải – là những tượng ít kiểu cách, gần với thực tế, đặc biệt chân dung nhà sư Nguyễn Minh Không. - Nhóm tượng chân dung ở chùa Lý Quốc Sư : 4 tượng công chúa, 4 tượng quan. - Nhóm tượng chân dung ở chùa Mật sau chuyển về chùa Mía. 3. Thượng điện : tam thế - chính giữa thể hiện cõi Niết bàn tuyệt đối, bất sinh, bất diệt,tượng Bồ tát, sau lưng tam thế là mật động; hàng nghìn tượng nhỏ ghép thành 1 thế giới tượng phật đông đảo, hai bên tam thế là Quan Âm ngàn mắt, ngàn tay, Tuyết sơn, Văn thù Bồ tát, Phổ hiền Bồ tát, sát tường là 18 vị La hán. Tượng Phật bà 1000 mắt, 1000 tay chùa Bút tháp. Là đỉnh cao của điêu khắc Phật giáo TK 17. Trên bệ ghi năm 1656 Trương Tiên Sinh phụng mệnh khắc. Cao 3,7m: tượng cao 2,2m (tượng ở chùa Phẩm, chùa Hạ 42 tay, Bôi Khê : 14 tay, Mía :24 tay). - Tượng ở chùa Bút tháp đã đúc rút được sự tìm tòi bố cục có tính chất siêu hình tượng nhân hậu nhiều quyền uy (Phật Quan Âm vì lo nghĩ quá nhiều về đời sống nên đầu nổ tung thành nhiều mảnh, Đức Adiđà bèn làm phéo chắp lại) – tượng trưng cho 4 tầng lớp ghép từ 11 mặt người, mặt trên cùng là mặt Adiđà : 42 tay vươn ra như hoa sen nở ; 952 tay tạo thành 7 vòng tay nở rộng từ 6 đến 14 lớp ; trong mỗi lòng bàn tay là một con mắt, trên đỉnh vòng tay có chim hai đầu người đậu. - Bệ tượng là một Trang ba long vương hung tợn đội toà sen, dời Phật về biển Nam Tác giả đã phải nghĩ trong 10 năm trời để sáng tạo ra tác phẩm này. 4. Toà Tích thiện Am : 2 tượng Di đà tiếp dẫn : soi đường và dẫn nhập chúng sinh khi lên cõi của ngài. 5. Phủ thờ : Chân dung gia đình Trịnh Thị Ngọc Trúc. 6. Hậu đường : thờ thánh Tam toà, Tứ phủ, chân dung sư tổ (sau thế kỷ 17) 7. Nhà Tổ : tượng chân dung sư tổ khai sáng ngôi chùa mỗi nhóm tượng có chức năng riêng nên hình thức thể hiện khác nhau : khuyến thiện, răn ác, thế giới cực lạc [...]... điểm của điêu khắc thời Trần : Hình khối và đường nét mập, khỏe, những khối tròn, những đường thanh và mạnh, tinh lọc và giản dị, vững chãi mà không nặng nề Vẫn còn đọng lại đường nét tinh tế, trau chuốt của điêu khắc thời Lý Thể hiện tinh thần thượng võ của một thời NGHỆ THUẬT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527) Bối cảnh lịch sử Sau khi chiến thắng quân Minh, đất nước hoang tàn - Nhiều di sản mỹ thuật cũng bị tàn... đề kháng và phát triển văn hóa dân tộc vẫn tồn tại trong thời kỳ đô hộ của quân Minh, mặc dù trên thực tế vẫn có một số ảnh hưởng Nhìn chung nghệ thuật dân gian – cái gốc của nền mỹ thuật Việt Nam, vẫn được bảo lưu vững vàng Tấm bia ghi công Lê Lợi ở Lam Sơn, Thanh hóa là sản phẩm mẫu mực, kế thừa và tiếp thu những nét đẹp tinh hoa của nghệ thuật Lý, Trần trước đó Hình ảnh những con giống trang trí... trắng ngà, trắng vàng, đặc biệt là lò gốm Bát Tràng MỸ THUẬT THẾ KỶ XVII - Năm 1592 Trịnh Kiểm vào Thăng Long Vương - Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 17 – khoảng 30 năm đầu thế kỷ 18 dưới thời Lê Trung Hưng ( Lê Trịnh) chuyển sang một hình mẫu mới và thực tế chúng còn có những phong cách và đặc điểm khác nhau của từng giai đoạn - Giai đoạn xác lập bản đồ Việt Nam hiện đại, cơ cấu tinh thần văn hoá - Kinh tế có... hết là mỹ thuật đạt đến trình độ cổ điển; văn hoá, sân khấu cũng phát triển Đây là thời kỳ bùng nổ và hoàn thiện của điêu khắc cổ Việt Nam Những nguyên lý căn bản về thẩm mỹ, các chủ đề và đề tài đã định hình có thể nói đến 2 mảng chính : + Điêu khắc đình làng + Điêu khắc Phật giáo Đã đạt đến trình độ cao hơn, kiến trúc với qui mô chưa từng thấy Đây là giai đoạn phát triển cuối cùng của nghệ thuật Phật... tháp - Người bé nhỏ gắn với dây leo CON RỒNG Thời xưa (thời An Dương Vương) chưa thấy nói tới con rồng Bắt đầu xuất hiện từ thời Đinh và Lê Con rồng tượng trưng cho vua (Lê Đại Hành) Sang thời nhà Lý rồng đã có mối quan hệ chặt chẽ, là đồng nhất với vua, đem lại hạnh phúc cho dân Hình ảnh con rồng còn lại hầu như liên quan đến (cung điện và hanh cung) Con rồng thời Lý còn lại đến nay chỉ có một loại Chúng... chuốt kỹ (bệ tượng chùa Phật Tích) - Dấu hỏi, chữ S, số 3 ngửa – nghệ thuật hoá của chớp, nguồn nước Tượng Phật Adiđà ở chùa Phật tích, Hà Bắc Cao 1,85m, Phật ngồi toà sen trên bệ bát giác – là loại tượng phổ biến của nghệ thuật thời Lý, áo quần mỏng, bó sát người cổ cao và thon, mắt nhìn thẳng Là tác phẩm điêu khắc duy nhất toàn vẹn thời Lý còn lại cho đến nay Tượng để đặt ở tầng dưới cùng của 4 ngôi... giống như thời Trần : đường bệ, trang nghiêm dữ tợn Tính chất dân gian được thể hiện ở những tượng người, ngựa, dê… (Vĩnh lăng, năm 1433) Tính chất dân gian được thể hiện ở những tượng người, ngựa, dê… (Vĩnh lăng, năm 1433) MỸ THUẬT THỜI MẠC (1528 – 1597) Mạc Đặng Dung là một quan võ lên nắm quyền lật đổ nhà Lê đã hoang dâm, vô độ - Kiến trúc đình làng và những ngôi chùa có kích thước nhỏ, xây dựng các... những hoa văn hoa sen, bông sen, đài sen THỜI TRẦN (thế kỷ 13 -14) Nhà Trần được lập ra từ khi Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh Đây là thời kỳ lịch sử vẻ vang của dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, ba lần đánh tan quân Nguyên – Mông Kinh tế ổn định Các chùa được xây dựng với qui mô nhỏ hơn Điêu khắc Phật giáo phát triển khiêm tốn hơn thời Lý Sử sách có ghi chép về những... phía trước Tượng có vẻ đơn giản, chân thật nhưng trau chuốt, độc đáo + Tượng Rồng : Có sự thay đổi trong hình tượng con rồng thời Trần so với thời Lý Rồng thời Trần mập mạp, chắc khoẻ thay cho con rồng mảnh mai, trau chuốt, tinh tế của thời Lý Cặp sừng thay thế cho đầu rắn của thời Lý, đôi tai xuất hiện, đầu có vẻ dữ tợn, uy nghi, đường bệ Hình tượng con rồng cũng được thể hiện đa dạng hơn : có con... giác càng làm sáng tỏ những thí dụ trên Sau khi đất nước được phục hưng, văn hóa được quan tâm nhưng từ thời Lê Thánh Tông (1460 – 1497) trở đi các vua vì quá sùng bái kinh sử Trung Quốc, cộng với chính sách áp đặt về văn hóa của nhà Minh nên ảnh hưởng ngoại lai rõ nét : sự chuyển biến của con rồng Tuy nhiên qua bàn tay khéo léo của người thợ Việt Nam nó đã trở thành thích hợp với truyền thống của nhân ... nhật… ảnh hưởng đến hoa văn đồ đồng thời kỳ Đông Sơn Thời kỳ Đông Sơn (Thanh Hoá) 500 năm TCN đến kỷ I SCN Giai đoạn phất triển cực thịnh văn hoá thời kỳ dựng nước Đặc biệt đồ đồng - Những di vật... vào Việt Nam, chữ quốc ngữ đời - Các ngành văn nghệ phát triển, trước hết mỹ thuật đạt đến trình độ cổ điển; văn hoá, sân khấu phát triển Đây thời kỳ bùng nổ hoàn thiện điêu khắc cổ Việt Nam. .. nét xưa THỜI LÝ Sau thắng quân Tống, nhà nước Đại Việt đời – nhà nước phong kiến Đạo Phật thịnh hành Viêt Nam trở thành quốc giáo Cùng với việc xây dựng kinh đô – Thăng Long – nghệ thuật Phật

Ngày đăng: 06/10/2015, 20:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan