Khoá luận tốt nghiệp xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh trong dạy học sinh học phần v sinh học 12

83 919 1
Khoá luận tốt nghiệp xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh trong dạy học sinh học phần v   sinh học 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 • • • • KHOA SINH - KTNN ===so EQ G8=== TRÀN THỊ LINH XÂY DựNG ĐÈ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG Lực HỌC SINH TRONG DẠY HỌC • • m » SINH HỌC PHẦN V - SINH HỌC 12 KHÓA LUÂN TỐT NGHIÊP ĐAI HOC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Sinh học Người hướng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN THI VIÊT NGA HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Thầy Cô trong khoa Sinh- KTNN trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt bốn năm qua. Xin biết ơn cô giáo ThS. Nguyễn Thị Việt Nga, người trực tiếp hướng dẫn em làm khóa luận. Nếu không có sự hướng dẫn tận tình, truyền đạt kiến thức của cô thì khóa luận này sẽ khó hoàn thành. Cũng chân thành cảm ơn gia đình, các bạn trong lớp, các thày cô giáo và các thầy cô ở trường THPT đã góp phần giúp em hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên TRẦN THỊ LINH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả được nêu trong khóa luận hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của khóa luận chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Người thực hiện TRẦN THỊ LINH DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT Học sinh Giáo viên HS Trung học phổ thông Sách giáo khoa GV Kiểm tra Đánh giá Nhiễm sắc thể Kiểu THPT gen Kiểu hình SGK KT ĐT NST KG KH MỤC LỤC CHƯƠNG 2: XÂY DựNG ĐỀ KIÊM TRAĐÁNH GIÁ NĂNG Lực HỌC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập để sánh kịp với các cường quốc trên thế giới. Vì vậy đảng và nhà nước đã ra các nghị quyết, chính sách để cải cách đồng bộ và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó cải cách giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đàu. Trong nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc...”. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ chỉ rõ: “ tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”. Gắn liền với việc đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ. Có thể nói kiểm tra đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học và giáo dục. Đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá là đổi mới toàn diện mọi mặt: nội dung, mục tiêu, phương thức kiểm tra đánh giá. Bộ giáo dục hiện nay đã đề ra nhiều giải pháp và một trong các giải pháp quan trọng đó là kiểm tra đánh giá theo năng lực của học sinh. Chương trình Sinh học ở trường THPT xuyên suốt từ lớp 10 đến lớp 12, được trình bày một cách khoa học và rất logic với nội dung bao gồm tất cả các lĩnh vực có liên quan đến Sinh học được trình bày một cách tổng quan nhất; từ cấp độ dễ đến khó tương ứng với mức độ nhận thức của học sinh ở từng lớp học. Chương trình sinh học 12 gồm 3 phần: Di truyền học, Tiến hóa và Sinh thái. Di truyền học là lĩnh vực rất hay nhưng cũng là lĩnh vực khó, đòi hỏi học sinh phải nắm vững một lượng kiến thức tương đối dài một cách có hệ thống để có thể vận dụng giải những bài tập di truyền. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người giáo viên cũng phải có phương pháp giảng dạy phù hợp và có cách tiến hành kiểm tra đánh giá xem mức độ nhận thức của học sinh mình như thế nào. Vì những lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh trong dạy học phần V- Sinh học 12” 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn để xây dựng đề kiểm tra nhằm đánh giá năng lực học sinh trong quá trình dạy học. 3. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế được hệ thống đề kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh phù hợp thì giáo viên có thể xác định được năng lực của học sinh từ đó đưa ra phương pháp dạy phù hợp nhất. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực và đánh giá năng lực của học sinh ở trường THPT. Tìm hiểu thực trạng các bài kiểm tra đánh giá ở trường THPT. Xây dựng hệ thống đề kiểm tra để đánh giá năng lực của học sinh. Xây dựng hệ thống đáp án chính xác tương ứng với hệ thống đề kiểm tra đã xây dựng. Đánh giá chất lượng đề kiểm tra đã xây dựng. 5. Đổi tượng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống đề kiểm tra phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh. 5.2. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 12. 6. Phạm vỉ giới hạn đề tài Nội dung kiến thức phần V Sinh học 12-CTC 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu SGK, nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, đặc biệt là vấn đề kiểm tra, đánh giá; năng lực; kiểm tra đánh giá năng lực; đồng thời nghiên cứu nội dung chương trình Sinh học 12- chương V. 7.2. Phương pháp điều tra sư phạm Điều tra thực trạng về việc kiểm tra đánh giá của giáo viên THPT hiện nay bằng các phiếu điều tra. Dự giờ giảng của các giáo viên phổ thông. Trao đổi, tham khảo bài soạn và học hỏi kinh nghiệm của giáo viên phổ thông. 7.3. Phương pháp chuyên gia: Gặp gỡ, trao đổi, xin ý kiến nhận xét, góp ý của các giáo viên phổ thông bằng các phiếu điều điều tra và trao đổi trực tiếp. 8. Những đóng góp của đề tài Góp phàn làm sáng tỏ cơ sở của việc xây dựng và sử dụng đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh. Xây dựng được đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh, đây có thể là tài liệu tham khảo cho GV Sinh học và sinh viên ngành Sư phạm Sinh học. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA ĐÈ TÀI 1.1. Lược sử vấn đề nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá Trong hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh được coi là một phần không thể thiếu của quá trình dạy học. Ngay từ rất sớm, trong lịch sử phát triển của nền giáo dục, đã xuất hiện những công trình nghiên cứu về quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 1.1.1. Trên thế giới Trên cơ sở tiếp cận nguồn tài liệu dịch, chúng tôi thấy có một số công trình đề cập đến vấn đề này như sau: Theo Nguyễn Hữu Chí trong cuốn “Bài học lịch sử và việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử ở trường THPT” thì trên thế giới từ những năm 70 của thế kỉ XX các nhà giáo dục học đã có những quan niệm về kiểm tra, đánh giá khác nhau. Năm 1977, Becbi nhìn nhận vấn đề kiểm tra theo khía cạnh khá chính xác và đầy đủ. Theo ông “đánh giá giáo dục là sự thu thập và xử lý một cách có bằng chứng một phàn của quá trình dẫ tới phán xét về giá trị theo quan niệm hành động” [8; tr.34]. Theo nhà giáo dục học nổi tiếng Hoa Kì RanTaylo, nghiên cứu về vấn đề đánh giá, ông nhấn mạnh tàm quan trọng của việc đánh giá giáo dục và đưa ra định nghĩa như sau: “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện được của các mục tiêu trong chương trình giáo dục” (1984) [8; tr.33]. Theo R.F.Mager nhà nghiên cứu người Pháp thì lại cho rằng “Đánh giá là việc miêu tả tình hình của học sinh và giáo viên để dự đoán công việc phải tiếp tục và giúp học sinh tiến bộ” [5; tr.34] (1993). Trong cuốn giáo dục học - tập I của Savin ở chương X “Kiểm tra đánh giá tri thức kỹ năng, kỹ xảo của học sinh” ông niêu rõ quan niệm về kiểm tra, đánh giá. Theo ông: “Kiểm tra là một phương tiện quan trọng không chỉ để ngăn ngừa việc lãng quên mà còn để nắm được tri thức một cách vững chắc hơn” [4; tr.231]. Đồng thời ông cũng nhận thấy “Đánh giá có thể trở thành một phương tiện quan trọng để điều khiển sự học tập của học sinh, đẩy mạn sự phát triển về công tác giáo dục của các em. Đánh giá thực hiện trên cơ sở kiểm tra và đánh giá theo hệ thống 5 bậc: Xuất sắc (điểm 5), Tốt (điểm 4), Trung bình (điểm 3), Xấu (điểm 2), Rất xấu (điểm 1)” [14; tr.246]. Như vậy, Sanvin đã quan niệm kiểm tra, đánh giá là hai hoạt động khác nhau nhưng có quan hệ biện chứng. Đặc biệt ông nhấn mạnh việc kiểm tra không dừng lại ở việc kiểm tra tri thức mà còn kiểm tra kĩ năng, kĩ xảo của học sinh. Cùng với Sanvin, T.A.Ilina cũng nghiên cứu về hình thức kiểm tra, đánh giá trong cuốn “Giáo dục học, tập 2”. Ilina nhấn mạnh đến vai trò của kiểm tra, đánh giá, bà coi “việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo là rất quan trọng và là thành phàn cấu tạo càn thiết của quá trình dạy học” [12; tr. 117]. Đồng thời bà cũng đưa ra hệ thống các phương pháp kiểm tra đánh giá kiến thức trong nhà trường Xô Viết với những ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương pháp. Còn về vấn đề đánh giá thì Ilina cho rằng “Đánh giá là một phương tiện kích thích mạnh mẽ và có ý nghĩa giáo dục to lớn trong điều kiện nếu như nó được giáo viên sử dụng đúng đắn” [12; tr.147]. Như vậy, vấn đề kiểm tra, đánh giá đã được nhiều học giả nước ngoài nghiên cứu và tìm hiểu. Mặc dù có những quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất trong việc khẳng định vai trò của kiểm tra, đánh giá. 1.1.2. Trong nước Cùng với các học giả nước ngoài, các tác giả, các nhà ngiên cứu giáo dục nước ta cũng tìm hiểu và nghiên cứu khá sâu sắc về vấn đề kiểm tra, đánh giá. Đặc biệt trong những năm gàn đây vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá đang rất được quan tâm. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt trong cuốn “Giáo dục học, tập 1”, NXB Giáo Dục, 1987 đã quan niệm về kiểm tra đánh giá như sau: “Kiểm tra và đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh là một khâu quan trọng của quá trình dạy học. Xét theo các cách thức thực hiện hệ thống các khâu của quá trình dạy học, kiểm tra và đánh giá có thể xem như là một nhóm phương pháp dạy học” [3; tr.258]. Theo PTS Trần Kiều trong bài “Đổi mới đánh giá, đòi hỏi bức thiết của phương pháp dạy học”, tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 11/1995 thì “Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận hợp thành không thể thiếu của quá trình giáo dục. Các yếu tố xác định mục tiêu giáo dục soạn thảo và thực hiện chương trình giáo dục. Kiểm tra, đánh giá là một chỉnh thể của chu trình kín. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố trên được đảm bảo sẽ tạo thành một quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao” [18; tr. 18]. Tác giả coi “đổi mới phương pháp dạy gắn liền với đổi mới việc đánh giá nói chung và thi cử nói riêng”. GS. Tràn Bá Hoành trong cuốn “Đánh giá trong giáo dục” xuất bản năm 1997 thì cho rằng “việc kiểm tra, đánh giá không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích tư duy năng động sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến về xu hướng hành vi của học sinh trước các vấn đề của đời sống gia đình và cộng đồng rèn luyện khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong những tình huống thực tế” [15; tr.12-13]. Trang Thị Lân trong bài “về việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh”, tạp chí nghiên cứu giáo dục số 5/1998 có viết: “trong lý luận dạy học, kiểm tra là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, kiểm tra có 3 chức năng là: đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh, trong đó có chức năng đánh giá nlaf chủ đạo. Đánh giá trong dạy học là một vấn đề hết sức phức tạp, luôn luôn chứa đựng nguy cơ không chính xác, dễ sai làm. Vì thế đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá, sử dụng kĩ thuật ngày càng tiên tiến và có độ tin cậy cao để dễ thao tác hơn” [14; tr.24]. Theo Trần Thị Tuyết Oanh trong cuốn “Đánh giá và đo lường kết quả học tập” thì cho rằng “Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng mà người học thực hiện các mục tiêu đã xác định, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, cho nhà trường và bản thân học sinh để giúp họ học tập tiến bộ hơn” [19; tr.12]. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Kiểm tra, đánh giá 1.2.1.1. Khái niệm • Kiểm tra Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì KT được định nghĩa như sau: "KT là quá trình sử dụng các công cụ để xem xét sự phù hợp giữa sản phẩm và các tiêu chí đã đề ra về chất lượng hoặc số lượng của sản phẩm mà không quan tâm đến quyết định đề ra tiếp theo". Theo Tràn Bá Hoành [16], việc KT nhằm cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá Như vậy, KT là một hoạt động được tiến hành nhằm thu thập thông tin, dữ kiện về một vấn đề nhằm một mục đích nhất định (cho ĐG hoặc giám sát tiến độ).KT là một hoạt động có vai trò ngang hàng với các hoạt động khác trong chu trình học tập và được tiến hành nhằm thu thập thông tin, dữ kiện cần thiết về kết quả hoạt động của các chủ thể tham gia vào quá trình dạy học. • Đánh giá Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm đánh giá: - Theo sách “Giải thích thuật ngữ Tâm lý - Giáo dục học”, sự đánh giá (hành động đánh giá) tức là gắn một giá trị cho một sự kiện, tình huống, sản phẩm cá nhân theo mức độ và tiêu chuẩn nhất định [17]. - Theo “Từ điển giáo dục học”, đánh giá là một hoạt động của con người nhằm phán xét về một hay nhiều đặc điểm của sự vật hiện tượng, con người mà mình quan tâm, theo những quan niệm chuẩn mực mà người đánh giá tuân theo (cũng có thể nói đến sự đánh giá của một nhóm người, một cộng đồng, thậm chí của toàn xã hội) [1]. - Theo Nitko & Brookhart (2007) đánh giá trong giáo dục là một khái niệm rộng, nó được định nghĩa như là một quá trình thu thập thông tin và sử dụng các thông tin này để ra quyết định về học sinh, về chương trình, về nhà trường và đưa ra các chính sách giáo dục [5]. - Theo GS. Tràn Bá Hoành, đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc [16]. Tóm lại, ta có thể quan niệm: đánh giá là quá trình thu thập thông tin để xác định mức độ đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra và đưa ra quyết định tác động vào quá trình giáo dục, đào tạo nhằm đạt được kết quả dạy học tối ưu nhất. Đánh giá trong giáo dục hiểu theo nghĩa rộng bao gồm đánh giá về nhận thức, thái độ, hành vi của tất cả các đối tượng tham gia vào quá trình giáo dục, như: người dạy, người học, cơ quan quản lí, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất... Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ xét về quá trình đánh giá kết quả học tập của người học vì nó là một bộ phận quan trọng của đánh giá trong giáo dục. 1.2.1.2. Vai trò của kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình dạy và học Muốn đổi mới căn bản toàn diện chương trình, SGK phổ thông từ năm 2015 theo yêu càu của Bộ GD&ĐT, thì “mắt xích” càn phải tập trung, nỗ lực nhiều nhất, đàu tư nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc nhất chính là khâu đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá học sinh. Trước hết chúng ta phải hiểu kiểm tra đánh là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học bởi đối với người giáo viên, khi tiến hành quá trình dạy học phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả. Muốn biết có hiệu quả hay không, người giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp học sinh điều chỉnh các phương pháp học. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học [10]. Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý.... Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được”... Điều này vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi học sinh trong tương lai [10]. Tại sao người ta nói kiểm tra đánh giá rất quan trọng và kiểm tra đánh giá thế nào thì việc dạy học sẽ bị lái theo cái đó. Nếu chúng ta chỉ tập trung đánh giá kết quả như một sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy và học, thì học sinh chỉ tập trung vào những gì GV ôn và tập trung vào những trọng tâm GV nhấn mạnh, thậm chí những dạng bài tập GV cho trước... học sinh chỉ việc thay số trong bài toán mẫu, bắt trước câu văn mẫu ... để đạt được điểm số tối đa theo mong muốn của thày/cô giáo. Và như vậy, kiểm tra đánh giá đã biến hình không còn theo đúng nghĩa của nó. Bởi khi xây dựng chương trình, người ta càn làm rõ triết lý kiểm tra đánh giá... tức là xác định rõ mục tiêu của kiểm tra đánh giá là gì? Kiểm tra đánh giá xem học sinh có đạt mục tiêu học tập, giáo dục, có đạt được kết quả mong đợi theo chuẩn? Và sử dụng kết quả kiểm tra đó để làm gì? Làm thế nào để GV cải tiến nâng cao chất lượng quá trình dạy và học nếu không có đánh giá phản hồi từ học sinh? [10]. 1.2.1.3. Yêu cầu của một đề kiểm tra đánh giá Để đảm bảo đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của chương trình môn học, một đề kiểm tra đòi hỏi phải đáp ứng 5 yêu cầu cơ bản và được cụ thể hoá thành 12 tiêu chí dưới đây. (ỉ) Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung chương trình với nội dung giảng dạy, giữa nội dung giảng dạy với nội dung đánh giá: - Phải kiểm tra tất cả các chương, chủ điểm hoặc chủ đề cơ bản được qui định trong chương trình ở giai đoạn định đánh giá. - Trong mỗi chương hoặc mỗi chủ đề, càn kiểm tra được khoảng 70% đơn vị kiến thức trở lên. (2) Thông tin thu được từ đề kiểm tra phải đảm bảo cung cẩp được mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đã quỉ định trong chương trình môn học: - Khoảng 80% trong tổng số câu hỏi của đề phải được biên soạn sao cho đảm bảo cung cấp thông tin chính xác về mức độ đạt một chuẩn KT-KN nào đó đã qui định trong chương trình. - Khoảng 20% câu hỏi còn lại được biên soạn để cung cấp thông tin tổng hợp đo được mục tiêu của giai đoạn giáo dục định đánh giá (3) Nội dung đề phải đảm bảo tính chính xác, khoa học: - Mỗi câu hỏi phải đúng về mặt khoa học; không thừa, không thiếu dữ kiện; - Mỗi câu hỏi phải đáp ứng đày đủ các tiêu chí kĩ thuật đã nêu ở mục 3. (4) Số lượng câu hỏi, mức độ khó của đề phải đảm bảo sao cho HS có lực học trung bình đủ thời gian hoàn thành đề kiểm tra và đạt được từ 4,5 đến 6 điểm: - Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan càn được biên soạn sao cho thời gian dành cho HS có lực học trung bình đọc và lựa chọn được phương án trả lời khoảng từ 1,5 đến 2 phút. Mỗi câu hỏi tự luận (ngoại trừ bài luận dành cho các môn khoa học xã hội) cần được biên soạn sao cho thời gian dành cho HS có lực học trung bình đọc đầu bài, tìm tòi và trình bày lời giải khoảng 10 phút. - Mức độ khó, phức tạp của câu hỏi phải phù hợp với từng loại đối tượng HS: Những câu hỏi đánh giá cấp độ tư duy nhận biết dành cho HS yếu, kém; Những câu hỏi đánh giá cấp độ tư duy thông hiểu và vận dụng trong tình huống quen thuộc dành cho HS trung bình; Những câu hỏi đánh giá cấp độ vận dụng trong tình huống phức tạp, không quen thuộc dành cho HS khá; Những câu hỏi đánh giá các cấp độ tư duy cao hơn dành cho HS giỏi, xuất sắc. - Số lượng câu hỏi và trọng số điểm dành cho mỗi câu phải đảm bảo tương thích: mỗi câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan nhìn chung là nên có trọng số điểm như nhau, không phụ thuộc vào độ khó; mỗi câu hỏi dạng tự luận có trọng số điểm phù hợp với thời gian tìm tòi, diễn giải và mức độ tư duy định đánh giá. (5) Đe kiểm tra phải đảm bảo độ giá trị (đo đúng cái cần đo) và có độ tin cậy (đo đúng sức học của học sinh): - Mọi đối tượng HS đều phải có cơ hội đạt kết quả cao như nhau: mọi đơn vị kiến thức trong chương trình đều được giảng dạy, các nội dung giảng dạy trọng tâm đều được kiểm tra; cấu trúc đề kiểm tra và thang đánh giá phải công khai cho HS;... - Mọi HS đều có kết quả học tập nhất quán đối với hai GV chấm khác nhau; hoặc đối với sự đánh giá lặp lại ở thời điểm khác gần đó. 1.2.2. Năng lực 1.2.2.1. Khái niệm năng lực Có nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm về “năng lực” nhưng tựu chung có hai xu hướng định nghĩa chính: -Nhóm lấy dấu hiệu tố chất tâm lý để định nghĩa của các nhà tâm lý học: + Theo P.A. Rudich [11], năng lực là tính chất tâm sinh lí của con người chi phối các quá trình tiếp thu các kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định. Như vậy theo vấn đề tâm lý học thì “Năng lực là một thuộc tính tích hợp của nhân cách, là tổ hợp các đặc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt đẹp”. -Nhóm lấy dấu hiệu về các yếu tố tạo thành khả năng hành động để định nghĩa của các nhà giáo dục học: De Ketele (1995) [13] cho rằng năng lực là một tập hợp trật tự các kĩ năng (các hoạt động) tác động lên một nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết các vấn đề do tình huống này đặt ra. Xavier Roegiers (1996) [21] quan niệm năng lực là sự tích hợp các kỹ năng tác động một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết những vấn đề do những tình huống này đặt ra . Theo John Erpenbeck [9], năng lực được tri thức làm cơ sở, được sử dụng như khả năng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được hiện thực hóa qua chủ định. Weitnert (2001) [20], năng lực là những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội ... và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt. - Như vậy theo các nhà giáo dục học thì “Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” [2]. Hoặc “Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống”. Hay một quan niệm khác: “Năng lực là một tích hợp các kĩ năng (tập hợp trật tự các kĩ năng/hoạt động) cho phép nhận biết một tình huống và có sự đáp ứng tình huống đó tương đối tự nhiên và thích hợp (sự tác động lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước có ý nghĩa đối với cá nhân để giải quyết vấn đề do tình huống này đặt ra)”; thể hiện một năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa, có năng lực có nghĩa là làm được. Tóm lại, mặc dù có rất nhiều định nghĩa nhưng để phục vụ cho đề tài của mình thì tôi chọn theo khái niệm của nhóm thứ 2 của các nhà giáo dục học: “Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy, năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động, nó là điều kiện của hoạt động, nhưng cũng phát triển trong chính hoạt động đó. Quá trình dạy học, giáo dục nhằm hình thành, rèn luyện, phát triển năng lực ở cá nhân tất yếu phải đưa cá nhân tham gia vào các hoạt động”. Và khi đề cập đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết và làm (know-how), chứ không chỉ biết và hiểu (know-what). 1.2.2.2.Năng lực của học sinh THPT • Năng lực chung và năng lực chuyên biệt Chương trình giáo dục trụng học phổ thông (sau 2015) hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực chung và năng lực chuyên biệt: Các năng lực chung: - Năng lực tự học; - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; - Năng lực thẩm mỹ. - Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp; - Năng lực hợp tác; - Năng lực tính toán; - Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Các năng lực chuyên biệt môn học/lĩnh vực học tập: Tiếng Việt; Tiếng nước ngoài; Toán; Khoa học tự nhiên, công nghệ; Khoa học xã hội và nhân văn; Thể chất; Nghệ thuật... • Năng lực chuyên biệt của môn Sinh học cấp THPT Ở Trường THPT, các năng lực chuyên ngành Sinh học HS cần đạt được đó là: Năng lực kiến thức Sinh học; Năng lực nghiên cứu khoa học (Năng lực quan sát, Năng lực thực nghiệm) và Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm. - Năng lực kiến thức sinh học bao gồm các kiến thức về các cấp độ tổ chức sống từ phân tử - tế bào - cơ thể - quàn thể - quàn xã - hệ sinh thái; kiến thức về cơ sở vật chất của các hiện tượng di truyền và biến dị; kiến thức về tính quy luật của hiện tượng di truyền và ứng dụng di truyền học; các kiến thức về tiến hoá và sinh thái học. - Năng lực nghiên cứu khoa học bao gồm: quan sát các hiện tượng trong thực tiễn hay trong học tập để xác lập vấn đề nghiên cứu; thu thập các thông tin liên quan thông qua nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm; hình thành giả thuyết khoa học; thiết kế thí nghiệm; thực hiện thí nghiệm; thu thập và phân tích dữ liệu; giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận. - Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm bao gồm các kĩ năng chính như: kĩ năng sử dụng kính hiển vi; kĩ năng thực hiện an toàn phòng thí nghiệm; kĩ năng thiết kế một số tiêu bản đơn giản; kĩ năng bảo quản một số mẫu vật thật... 1.2.3. Đánh giá năng lực của học sinh 1.2.3.1. Khái niệm đánh giá năng lực - Có 2 hướng định nghĩa về đánh giá năng lực: + Đánh giá các kỹ năng nhận thức & xã hội, kỹ năng hợp tác và các năng lực sáng tạo, các phong cách tư duy khác nhau...). Điều này có nghĩa là đánh giá theo chiều rộng. + Đánh giá không chỉ là yêu cầu sự nhắc lại (kỹ năng tư duy bậc thấp), mà là các kỹ năng học tập, kỹ năng xây dựng kiến thức và kỹ năng ứng dụng (kỹ năng tư duy bậc cao). Điều này có nghĩa là đánh giá theo chiều sâu. - Đánh giá năng lực thông qua các sản phẩm của hoạt động học và quá trình học. Đánh giá phải bao quát, không chỉ đánh giá kiến thức. Phải chú ý đến tiềm năng của học sinh như: Cách học sinh quan sát, nhận biết sự việc, nhận thức về một vấn đề như thế nào? Khả năng trực giác thế nào? Phong cách tư duy của học sinh là gì? Học sinh nhận xét thế nào? Học sinh có ưu điểm gì trong hoạt động học? Trong việc hợp tác với các học sinh khác? 1.2.3.2. Bản chất của đánh giá năng lực Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kỹ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Đe chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là tổng hóa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,... được hình thành từ nh iều l ĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người. 1.3. Cơ sở thực tiễn- Thực trạng kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh ở trường THPT Đe điều tra thực trạng đánh giá chất lượng học sinh ở trường THPT và cụ thể là thực trạng về đề kiểm tra ở trường phổ thông hiện nay, chúng tôi đã tiến hành quan sát sư phạm, trao đổi, dự giờ, tham khảo các bài soạn của giáo viên, tìm hiểu qua phiếu khảo sát đối với các giáo viên trực tiếp giảng dạy (29 GV) ở bốn trường THPT: 1. Trường THPT Ngô Gia Tự (Bắc Ninh) 2. Trường THPT Lý Nhân Tông (Bắc Ninh) 3. Trường THPT Văn Lâm (Hưng Yên) 4. Trường THPT Cổ Loa (Hà Nội) Qua kết quả thu được chúng tôi thấy rằng việc kiểm tra đánh giá hiện nay ở các trường THPT do giáo viên thực hiện vẫn được sử dụng theo phương thức cũ, cách làm cũ. Đa số giáo viên (84%) đã biết đến đề kiểm tra đánh giá năng lực nhưng chưa có ai có thể áp dụng chúng một cách hoàn toàn đây chính là một mặt hạn chế trong việc kiểm tra đánh giá năng lực học sinh và vận dụng phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học. Bên cạnh các giáo viên đã biết đến đề kiểm tra đánh giá năng lực cũng còn một bộ phận không nhỏ các giáo viên chưa biết đến nó (16%),hoặc biết rồi nhưng chưa hiểu (12%) hay biết mà không sử dụng (32%), chưa phân biệt được chính xác đánh giá năng lực và đánh giá nội dung. Việc kiểm tra đánh giá năng lực học sinh hiện nay được các thầy cô giáo nhận định là gặp rất nhiều khó khăn có thể kể đến như: chưa được tập huấn và bồi dưỡng bài bản về kỹ năng đánh xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực học s inh (47,2 %) hay trình độ học sinh không cho phép xây dựng và sử dụng nhiều dạng câu hỏi trong đề kiểm tra (52,8%). Các thày cô còn rất mơ hồ về việc tại sao lại càn phải đánh giá năng lực hay nói cách khác là chưa nhận biết được tầm quan trọng của nó. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng để thực hiện được việc kiểm tra đánh giá theo năng lực học sinh một cách đồng bộ và hiệu quả là một vấn đề không hề đơn giản cần có sự cố gắng nỗ lực rất lớn. CHƯƠNG 2: XÂY DựNG ĐÈ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG Lực HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN V SINH HỌC 12 • 2.1. 2.1.1. ••• Cấu trúc, nội dung phần V Sinh học 12 Phân tích cấu trúc phần V Sinh học 12 Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị (gồm 7 bài, từ bài 1 đến bài 7) Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền (gồm 8 bài, từ bài 8 đến bài 15) Chương III: Di truyền học quàn thể (gồm 2 bài, từ bài 16 đến bài 17) Chương IV: ứng dụng di truyền học (gồm 3 bài, từ bài 18 đến bài 20) Chương V: Di truyền học người (gồm 3 bài, từ bài 21 đến bài 23) 2.1.2. Phân tích nội dung phần V Sinh học 12 Nội dung chính của phàn Di truyền học ở lớp 12 tập trung vào các vấn đề sau: Chương I. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị : cho thấy bản chất của hiện tượng di truyền và biến dị là sự vận động của các cấu trúc vật chất trong tế bào. Đó là các NST trong nhân, các phân tử ADN trong NST và các gen trên ADN. Các cấu trúc này vận động theo những cơ chế xác định, tác động lẫn nhau và tương tác với các yếu tố môi trường trong những mối liên hệ thống nhất, qua đó biểu hiện chức năng của chúng trong hệ thống di truyền. Vì vận động là thuộc tính của vật chất nên các vật chất sống có sự thống nhất giữa cấu trúc và chức năng. Chương II. Tỉnh quy luật của hiện tượng di truyền: cho thấy sự di truyền các tính trạng qua các thế hệ của loài diễn ra theo những xu thế tất yếu mà con người đã phát hiện được bằng phương pháp thực nghiệm. Nhờ những kiến thức được học ở chương I, HS có sơ sở để hiểu những mối quan hệ nhân quả đã chi phối tính quy luật tất yếu của hiện tượng di truyền và biến dị. Sự nhân đôi của NST trên cơ sở sự nhân đôi của ADN, sự phân li và tổ hợp của các gen trên NST trong quá trình giảm phân và thụ tinh đã khiến cho sự di truyền qua nhân mang tính quy luật chặt chẽ. Chương III. Di truyền học quần thể : giới thiệu khái niệm quần thể về mặt di truyền học, chiều hướng biến đổi các đặc trưng di truyền của các quần thể tự phối và ngẫu phối như tần số, thành phần kiểu gen qua các thế hệ, định luật Hacdi - Vanbec về sự cân bằng của tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể giao phối. Chương IV. ửng dụng Di truyền học: cho thấy việc vận dụng các kiến thức di truyền học trong chọn giống và tạo giống bằng nhiều phương pháp khác nhau trên các đối tượng vi sinh vật, thực vật và động vật để nâng cao năng suất, phục vụ tốt hơn cho đời sống con người. Chương V. Di truyền học người: giới thiệu các đặc điểm và các phương pháp nghiên cứu di truyền người, vạch ra nguyên nhân và cơ chế gây bệnh di truyền ở người, đồng thời chỉ rõ một số vấn đề xã hội của di truyền học, gánh nặng di truyền của loài người và các biện pháp làm giảm bớt các gánh nặng đó. Mạch nội dung trong phần Di truyền học: được thể hiện theo logic từ bản chất đến hiện tượng, từ cấp độ nhỏ đến cấp độ lớn: - Sự vận động của vật chất di truyền —» Quy luật vận động của vật chất di truyền —» ứng dụng di truyền học vào thực tiễn. - Phân tử (ADN, gen) —» Te bào (NST) —> Cơ thể —> Quàn thể. Điều này khác với logic trình bày của phàn Di truyền và biến dị ở lớp 9 từ hiện tượng đến bản chất và theo logic lịch sử phát triển của Di truyền học: Các quy luật di truyền và biến dị —» Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền —» ứng dụng di truyền học vào chọn giống. Sở dĩ có sự khác biệt này là do trình độ nhận thức của HS và logic phát triển của khoa học di truyền. Ở lớp 12, HS đã có đầy đủ kiến thức và khả năng tư duy để nghiên cứu từ sự vận động bên trong cấu trúc vật chất rồi từ đó, giải thích thấu đáo được sự biểu hiện bên ngoài thành những quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị và vận dụng các quy luật này vào sản xuất và y học. Cấu trúc chương trình được xây dựng theo hướng đồng tâm mở rộng. Phần di truyền học lớp 12 phủ lên phần Sinh học lớp 9, đồng thời mở rộng, nâng cao các nội dung của chương trình Sinh học 9. Điển hình là: - Trình bày sâu hơn và cụ thể hơn về các cơ chế di truyền và biến dị ở các cấp độ phân tử và tế bào, giải thích cơ sở tế bào học của các quy luật Mendel... - Đưa vào những nội dung kiến thức mới hoàn toàn như cơ chế hoạt động của gen, cấu trúc siêu hiển vi của NST, đề cập đến hàng loạt những quy luật di truyền mới tác động qua lại giữa các gen, gen đa hiệu, hoán vị gen, di truyền liên kết với giới tính, di truyền học quàn thể. - Lập luận được vì sao mã di truyền là mã bộ ba. - Nêu được một số đặc điểm phiên mã ở tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ. 2.2. Nguyên tắc xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh 2.2.1. Phải kiểm tra đánh giá được các năng lực Mỗi cá nhân để thành công càn sở hữu nhiều loại năng lực khác nhau. Do vậy giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp, công cụ nhằm kiểm tra đánh giá được các loại năng lực khác nhau của người học... để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục. Năng lực thể hiện qua hoạt động và có thể đo lường/đánh giá được. Mỗi kế hoạch kiểm tra đánh giá cụ thể phải thu thập được các chứng cứ cốt lõi về các kiến thức, kĩ năng, thái độ... được tích hợp trong những tình huống, ngữ cảnh thực tế. Năng lực thường tồn tại dưới hai hình thức là năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Năng lực chung là những năng lực càn thiết để cá nhân có thể tham gia hiệu quartrong nhiều hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội. Năng lực chung cần thiết cho mọi người. Năng lực chuyên biệt thường liên quan đến một môn học cụ thể hoặc lính vực hoạt động có tính chuyên biệt. Các năng lực chuyên biệt không thể thay thế các năng lực chung. Năng lực và các thành tố của nó không bất biến mà được hình thành và biến đổi liên tục trong suốt cuộc sống của mỗi cá nhân. Mội kết quả kiểm tra đánh giá chỉ là một lát cắt, do vật mối phán xét, quyết định về học sinh phải sử dụng nhiều nguồn thông tin từ các kết quả kiểm tra đánh giá. 2.2.2. Đảm bảo tính khách quan Nguyên tắc khách quan được thực hiện trong khi kiểm tra và đánh giá nhằm đảm bảo sao cho kết quả thu thập được ít chịu ảnh hưởng từ những yếu tố chủ quan khác. Sau đây là một số yêu càu khi thực hiện nguyên tắc khách quan: - Sử dụng đa dạng các loại hình, phương pháp, kĩ thuật khi đánh giá học sinh. - Phối hợp một cách hợp lý các loại hình, công cụ đánh giá khác nhau nhằn hạn chế tối đa các nhược điểm của mỗi loại hình, công cụ đánh giá. - Kiểm soát các yếu tố khác ngoài khả năng thực hiện bài tập đánh giá của học sinh có thể ảnh hưởng đến kết quả bài làm hay thực hiện hoạt động của các em. Các yếu tố khác đó có thể là trạng thái sức khỏe, tâm lý lúc làm bài hay thực hiện hoạt động; ngôn ngữ diễn đạt trong bài kiểm tra; độ dài của bài kiểm tra; sự quen thuộc với bài kiểm tra 2.2.3. Đảm bảo sự công bằng Nguyên tắc công bằng trong đánh giá kết quả học tập nhằm đảm bảo rằng những học sinh thực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực trong học tập sẽ nhận được những đánh giá kết quả như nhau Sau đây là một số yêu cầu nhằm đảm bảo tính công bằng trong kiểm tra đánh giá: - Mọi học sinh được giao nhiệm vụ hay bài tập vừa sức, có tính thách thức để giúp mỗi em có thể vận dụng, phát triển kiến thức và kĩ năng đã học. - Đề bài kiểm tra phải cho học sinh cơ hội để chứng tỏ khả năng áp dụng những kiến thức, kĩ năng các em đã học vào đời sống hàng ngày và giải quyết Ị Á4 Á \ vân đê. - Đối với những bài kiểm tra nhằm thu thập thông tin đẻ đánh giá xếp loại học sinh, giáo viên cần đảm bảo rằng hình thức bài kiểm tra là quen thuộc với mọi học sinh. Mặt khác, ngôn ngữ và cách trình bày được sử dụng trong bài kiểm tra phải đơn giản, rõ ràng, phù hợp với trình độ của học sinh. Bài kiểm tra cũng không nên chứa hàm ý đánh đố học sinh. - Đối với các bài kiểm tra thực hành hay tự luận, thang đánh giá càn được xây dựng cẩn thận sao cho việc chấm điểm hay xếp loại cũng như khi nhận xét kết quả phản ánh đúng khả năng làm bài của người học. 2.2.4. Đảm bảo tính toàn diện Đảm bảo tính toàn diện càn được thực hiện trong quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm đảm bảo kết quả học sinh đạt được qua bài kiểm tra, phản ánh được mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ trên bình diện lý thuyết cũng như thực hành, ứng dụng với các mức độ nhận thức khác nhau trong hoạt động học tập của học. Sau đây là một số yêu cầu nhằm đảm bảo tính toàn diện trong kiển tra đánh giá - Mục tiêu đánh giá càn bao quát các kết quả học tập với những mức độ nhận thức tờ đơn giản đén phức tạp và các mơcs độ phát triển kĩ năng - Nội dung kiểm tra đánh giá càn bao quát được các trọng tậm của chương trình, phàn học, hay bài học mà ta muốn đánh giá - Công cụ đánh giá càn đa dạng - Các bài tập hoặc hoạt động đánh giá không chỉ đánh giá kiến thức, kĩ năng môn học mà còn đánh giá các phẩm chất trí tuệ, tình cảm cũng như những kĩ năng xã hội 2.2.5. Đảm bảo tính công khai Đánh giá phải là một tiến trình công khai. Do vậy, các tiêu chí và yêu cầu đánh giá các nhiệm vụ hay bài tập, bài thi cần được công bố đén học sinh trước khi họ thực hiện. Các yêu cầu, tiêu chí đánh giá này có thể được thồn báo miệng, hoặc được thông báo chính thức qua nhứng văn bản hướng dẫn làm bài. Học s inh cũng càn biết cách tiến hành các nhiệm vụ để đạt được tốt nhất các tiêu chí và yêu càu đã định. Việc công khai các yêu càu hoặc tiêu chí đánh giá tạo điều kiện chi người học có cơ sở để xem xét tính chính xác, tính thích hợp của các đánh giá của giáo viên, cúng như tham gia đánh giá kết quả học tập của bạn học và của bản thân. Nhờ vậy, việc đảm bảo tính công khai sẽ góp phần làm cho hoạt động kiểm tra đánh giá trong nhà trường khách quan và công bằng hơn. 2.2.6. Đảm bảo tính giáo dục Đánh giá phải góp phần năng cao việc học tập và khả năng tự học, tự giáo dục của học sinh. Học sinh có thể từ những đánh giá của giáo viên, từ những điều học được ấy, học sinh định ra cách tự điều chỉnh hành vi học tập về sau của bản thân. Muốn vậy, giáo viên càn làm cho bài kiểm tra sau khi được chấm trở nên có ích đối với học sinh bằng cách ghi lên bài kiểm tra những ghi chú về: - Những gì mà học sinh đã làm được - Những gì mà học sinh có thể làm được tốt hơn - Những gì học sinh càn được hỗ trợ thêm - Những gì học sinh càn tìm hiểu thêm Nhờ vậy nhìn vào bài làm của mình, học sinh nhận thấy được sự tiến bộ của bản thân, những gì càn cố gắng hơn trong môn học, cũng như nhận thấy sự khẳng định của giáo viên về khả năng của họ. Điều này có tác dụng động viên người học rất lớn, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chức năng giáo dục và phát triển của đánh giá giáo dục. 2.2.7. Đảm bảo tính phát triển Xét về phương diện giáo dục, có thể nói dạy học là phát triển, nói cách khác, giáo dục là quá trình giúp những cá nhân trong xã hội phát triển những tiềm năng của mình để trở thành những người hữu dụng. Trong dạy học, để giúp cho việc đánh giá kết quả học tập có tác dụng phát triển các năng lực của người học một cách bền vững, cần thực hiện các điều sau: Công cụ đánh giá tạo điều kiện cho học sinh khai thác, vận dụng các kiến thức , kĩ năng liên môn và xuyên môn. Phương pháp và công cụ đánh giá góp phàn kích thích lối dạy phát huy thần tự lực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học hành, rèn luyện và phát triển kĩ năng. tinh tập,chú trọng thực Đánh giá hướng đến việc duy trì sự phấn đấu và tiến bộ của người học cũng như góp phàn phát triển động cơ học tập đúng đắn trong người học. Qua những phán đoán, nhận xét về việc học của học sinh, người giáo viên nhất thiết phải giúp cho các em nhận ra chiều hướng phát triển trong tương lai của bản thân, nhận ra những tiềm năng của mình. Nhờ vậy, thúc đẩy các em phát triển lòng tự tin, hướng phấn đấu học tập và hình thành năng lực tự đánh giá cho học sinh. 2.3. Quy trình xây dựng đề kiểm tra đánh giá Đe đề kiểm tra đạt được các yêu càu và tiêu chí nói trên, càn thực hiện theo một quy trình biên soạn tương đối chặt chẽ, nghiêm ngặt. Qui trình này gồm 6 bước cơ bản: Bước 1: Xác định mục tiêu của kiểm tra Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chẩm (đáp án) và thang điểm Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra. - Bước 1. Xác định mục tiêu của đề kiểm tra Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra càn căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. - Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra Đe kiểm tra (viết) có các hình thức sau: + Đe kiểm tra tự luận + Đe kiểm tra trắc nghiệm khách quan + Đe kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên càn kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn. - Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra) Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính càn đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình càn đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra: (minh họa tại phụ lục) Bl. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra. B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy. B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...). B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra. B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %. B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng. B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột. B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột. B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. - Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận càn đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm. Đe các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, càn biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu càu sau: * Các yêu càu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình. 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng. 3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể. 4) Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa. 5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh. 6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức. 7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh. 8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra. 9) Phàn lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dungcủa câu dẫn. 10)Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp 11)Không đưa ra phương án án đúng, chính xác nhất. “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”. *Các yêu càu đối với câu hỏi tự luận 1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình. 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng. 3) Câu hỏi yêu càu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới. 4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo. 5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu càu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu càu đó. 6) Yêu càu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh. 7) Yêu càu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin. 8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh. 9) Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí càn đạt. 10)Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó. - Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu càu: Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra. càn hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá được bài làm của mình. - Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra càn xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy càn thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn càn đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp). 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. 2.4. Xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh Bước 1: Xác định mục tiêu của đề kiểm tra về kiển thức Tính quy luật của hiện tượng di truyền: - - Quy luật phân ly. - Quy luật phân ly độc lập. - Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen. - Liên kết gen và hoán vị gen. - Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen. về kĩ năng/ năng lực hướng tới trong đề kiểm tra - - Quan sát thực tiễn môi trường sống. - Vận dụng kiến thức toán học giải các bài tập di truyền học. Vận dụng kiến thức sinh học giải thích các hiện tượng trong cuộc sống. Đổi tượng học sinh Số điểm của mỗi cấp độ nhận thức: nhận biết từ 4 điểm; thông hiểu từ 2 điểm; cấp độ vận dụng từ 4 điểm (đảm bảo HS trung bình có thể đạt tổng điểm từ 5 đến 6; HS khá, giỏi có thể đạt từ 6 đến 10). Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra Trắc nghiệm khách quan Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra Nhân biêt Chủ đê kiêm tra Thông hiêu Vận dụng ở cấp độ Vận dụng ở cấp độ thấp Tính quy luật của -Trình bày được nội -Phân hiện tượng nghiệm đúng, ý phương Quy nghĩa của quy luật nghiên luật phân ly 2. Quy phân ly độc lập được -Giải thích được ý Dự đoán được xác di dung, các điều kiện điểm độc đáo trong nghĩa của việc lập suất xuất hiện một truyền 1. tích cao pháp bản đồ di truyền cứu tính trạng nào đó di -Xác định được tỷ (màu má, hình dạng Menden. -Trình bày truyền của Menden. lệ phân ly dái tai) qua các thế hệ. luật 3. Tương tác gen và được đặc điểm di -Xác lập được mối KG, KH ở thế hệ lai tác động đa hiệu truyền ngoài NST quan hệ giữa gen, khi chưa biết quy của gen 4. (di truyền ở ti thể tính trạng và môi luật di truyền chi Liên kết và lục lap.) trường. gen và hoán vị gen 5. phối. Giải thích được -Xác định được tần Di tần số hoán vị gen số hoán vị gen. truyền không liên kết với giới vượt quá 50%. tính và di truyền ngoài nhân Sô câu hỏi 10 điêm 3 câu 3 câu 3 câu 1 câu 3 điêm = 30% tổng 3 điêm = 30% tổng 3 điêm = 30% tổng 1 điêm = 10% tổng số điểm bài kiểm số điểm bài kiểm số điểm bài kiểm số điểm bài kiểm tra tra tra tra Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận Căn cứ vào ma trận đã viết ở trên chúng ta có đề kiểm tra như sau: Đe kiểm tra Môn: Sinh học Lớp: 12 (Thời gian kiểm tra: 15’) Câu 1: (Mức: thông hiểu)- Đảnh giá năng lưc: nghiên cứu khoa hoc (thu thâp các thông tin liên quan qua nghiên cứu tài liêu) Điểm độc đáo trong phương pháp nghiên cứu của Menden: A. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai B. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hay vài cặp tính trạng tương phản. c. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho thế hệ sau. D. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của một vài cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ thuần chủng. Câu 2: (Mức: vân dung ở cấp đô thấp)- Đánh giả năng lưc: kiến thức sinh hoc (ứng dung di truyền hoc) Việc lập bản đồ di truyền NST có ý nghĩa gì trong thực tiễn: A. Tránh khỏi sự mày mò trong việc chon cặp lai. B. Giúp cho việc hiểu biết khái quát về các nhóm gen liên kết. c. Giúp cho việc hiểu biết khái quát về các tính trạng của loài. D. Có được hoạch định các tính trạng có lợi. Câu 3: (Mức: thông hiểu)- Đảnh giá năng lưc: kiến thức sinh hoc rửng dung di truyền hoc~) Điều nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa KG, KH và môi trường: A. Trong quá trình biểu hiện KH, KG chịu nhiều tác động khác nhau của môi trường bên ngoài cơ thể. B. KH là kết quả sự tương tác KG và môi trường. c. KG quy định khả năng phản ứng của cơ thể trướcmôi trường. D. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng sẵn mà truyền cho con một KG. Câu 4: (Mức: nhân biátf)- Đảnh giá năng lưc: kián thức sinh hoc (kiến thức về tính quy luât của hiên tương di truyền) Điều nào sau đây không phải là điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly: A. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng. B. Sự phân ly NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh. c. Số lượng các thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác. D. Sự phân ly NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp không ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh. Câu 5: (Mức: vân dung cấp đô thấpV Đảnh giả năng lưc: kián thức sinh hoc (ứng dung di truyền hoc) Điều nào dưới đây giải thích không đúng với tần sẩ hoán vị gen không vượt quá 50%: A. Các gen có xu hướng liên kết là chủ yếu. B. Sự trao đổi chéo diễn ra giữa hai sợi cromatit của cặp tương đồng. c. Các gen có xu hướng không liên kết với nhau. D. Không phải mọi tế bào khi giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo Câu 6: (Mức: nhân biát)- Đảnh giá năng lưc: kián thức sinh hoc (ứng dung di truyền hoc) Điều nào dưới đây không đúng với di truyền ngoài NST: A. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau. B. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. c. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ. D. Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. Câu 7: (Mức: vân dung cấp đô thấpV Đảnh giả năng lưc: kián thức sinh hoc (sử dung những kián thức về toán hoc để giải bài tâp sinh hoc") Cho hai dòng ruồi giấm thuần chủng giao phối với nhau được Fl đều thu được ruồi thân xám,cánh dài. Cho ruồi cái Fl lai phân tích nếu thu được tỉ lệ: 0,4 ruồi thân xám, cánh cụt:0,4 ruồi thân đen, cánh dài 1, 1 ruồi thân xám cánh dài: 0,1 ruồi thân đen cánh cụt. Thì tàn số hoán vị gen là: A. 0,1B.0,2 0,3 D. c. 0,4 Câu 8: (Mức: vân dung ở cấp đô caoV Đánh giả năng lưc: kián thức sinh hoc (sứ dưng những kián thức về toán hoc để giải bài tâp sinh hocì Ở một số người hai đặc điểm má hồng và dái tai treo, phụ thuộc vào các gen trội nằm trên các NST khác nhau. Một người đàn ông má hồng có dái tai b ình thường (cha người này không có má hồng) lấy một người phụ nữ không có má hồng và dái tai treo (cha của người này có dái tai bình thường). Xác suất sinh ra đứa con đàu của họ có má hồng và dái tai bình thường: A. 1/8 B. 1/4 c. 1/2 D. 3/4 Câu 9: (Mức: nhân bief)- Đảnh giá năng lưc: kián thức sinh hoc (kián thức về tính quy luât của hiên tương di truyền) Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập là: A. Số lượng cá thể ở các thế lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác. B. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng. c. Sự phân ly NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tở khi thụ tinh. D. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau.sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng. Câu 10: (Mức: vân dung ở cấp đô thấp)- Đánh giả năng lưc: kiến thức sinh hoc (sứ dưng những kián thức về toán hoc để giải bài tâp sinh hocì Ở một loài thực vật, biết alen quy định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với alen quy định tính trạng thân thấp. Cho giao phấn giữa cây thân cao với cây thân thấp (P)thu được Fi toàn cây thân cao. Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, cây Fi tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là: A. 15 cây thân cao B. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp. : 1 cây thân thấp, 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp. c. D. 5 cây thân cao : 3 cây thân thấp. Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm - Mỗi một câu trả lời đúng của học sinh được 1 điểm. - Đáp án của đề như sau: 2.5. Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 6 B 2 A 7 B 3 A 8 B 4 D 9 B 5 c 10 B Kết quả 2.5.1. Đe kiểm tra 15 phút 1. Đề sổ 1 1.1. Xác định mục tiêu của đề kiểm tra về kiến thức Tính quy luật của hiện tượng di truyền: - Quy luật phân ly. - Quy luật phân ly độc lập. - Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen. - Liên kết gen và hoán vị gen. - Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân. - Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen. về kĩ năng/ năng lực hướng tới trong đề kiểm tra - Quan sát thực tiễn môi trường sống. - Vận dụng kiến thức toán học giải các bài tập di truyền học (bài tập về các quy luật di truyền). - Vận dụng kiến thức sinh học giải thích các hiện tượng trong cuộc sống. Đối tượng học sinh Số điểm của mỗi cấp độ nhận thức: nhận biết từ 4 điểm; thông hiểu từ 2 điểm; cấp độ vận dụng từ 4 điểm (đảm bảo HS trung bình có thể đạt tổng điểm từ 5 đến 6; HS khá, giỏi có thể đạt từ 6 đến 10). 1.2. Xác định hình thức đề kiểm tra - Hình thức đề: Trắc nghiệm khách quan 1.3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra Chủ đề kiểm Nhân biết Thông hiểu tra Vận dụng ở Vận dụng ở cấp độ thấp cấp độ cao Tính quy luật -Trình bày -Phân tích -Giải thích của gen NST (di truyền ở -Giải thích được phân ly KG, KH ở của hiện được nội được điểm được ý nghĩa 4. Liên kết ti thể và lục lap.) tần số hoán vị gen thế hệ lai. tượng di dung, các độc đáo trong của việc lập gen và hoán vị không vượt quá -Xác định được truyền điều kiện phương pháp bản đồ di gen 50%. tần số hoán vị l.Quy luật nghiệm đúng, nghiên cứu di truyền 5. Di truyền gen. phân ly ý nghĩa của truyền của -Giải thích liên kết với giới 2.Quy luật quy luật Menden. được tàn số tính và di truyền phân ly độc Menden. -Xác lập được hoán vị gen ngoài nhân lập -Trình bày mối quan hệ không vượt 3. Tương tác được đặc gen và tác điểm di động đa hiệu n ^ A. 7 ? • SÔ câu hỏi 10 điêm truyền 3 câu ngoài giữa gen, tính quá 50%. trạng và môi -Xác định trường. được tỷ lệ 3 câu 3 câu Dự đoán được xác suất xuất hiện một tính trạng nào đó qua các thế hệ. 1 câu 3 điêm = 30% 3 điêm = 20% 3 điêm = 40% 1 điêm = 10% tổng số điểm bài tổng số điểm bài tổng số điểm bài tổng số điểm bài kiểm tra kiểm tra kiểm tra kiểm tra 1.4. Viết câu hỏi đề kiểm tra Căn cứ vào ma trận đã viết ở trên chúng ta có đề kiểm tra như sau: Đe kiểm tra Môn: Sinh học Lớp: 12 (Thời gian kiểm tra: 15’) Câu 1: (Mức: thông hiểu)- Đảnh giá năng lưc: nghiên cứu khoa hoc (thu thâp các thông tin liên quan qua nghiên cứu tài liêu} Điểm độc đáo trong phương pháp nghiên cứu của Menden: A. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai B. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hay vài cặp tính trạng tương phản. c. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho thế hệ sau. D. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của một vài cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ thuần chủng. Câu 2: (Mức: vân dung ở cấp đô thấp)- Đánh giả năng lưc: kián thức sinh hoc (ứng dung di truyền hoc~) Việc lập bản đồ di truyền NST có ỷ nghĩa gì trong thực tiễn: A. Tránh khỏi sự mày mò trong việc chon cặp lai. B. Giúp cho việc hiểu biết khái quát về các nhóm gen liên kết. c. Giúp cho việc hiểu biết khái quát về các tính trạng của loài. D. Có được hoạch định các tính trạng có lợi. Câu 3: (Mức: thông hiểu)- Đảnh giá năng lưc: kián thức sinh hoc (ứng dung di truyền hoc~) Điều nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa KG, KH và môi trường: A. Trong quá trình biểu hiện KH, KG chịu nhiều tác động khác nhau của môi trường bên ngoài cơ thể. B. KH là kết quả sự tương tác KG và môi trường. c. KG quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. D. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng sẵn mà truyền cho con một KG. Câu 4: (Mức: nhân biáf)- Đảnh giá năng lưc: kián thức sinh hoc (kián thức về tính quy luât của hiên tương di truyền) Điều nào sau đây không phải là điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly: A. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng. B. Sự phân ly NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh. c. Số lượng các thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác. D. Sự phân ly NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp không ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh. Câu 5: (Mức: vân dung cấp đô thấpV Đảnh giả năng lưc: kián thức sinh hoc (ứng dung di truyền hoc) Điều nào dưới đây giải thích không đúng với tần sắ hoán vị gen không vượt quá 50%: A. Các gen có xu hướng liên kết là chủ yếu. B. Sự trao đổi chéo diễn ra giữa hai sợi cromatit của cặp tương đồng. c. Các gen có xu hướng không liên kết với nhau. D. Không phải mọi tế bào khi giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo Câu 6: (Mức: nhân bief)- Đảnh giá năng lưc: kián thức sinh hoc (ứng dung di truyền hoc) Điều nào dưới đây không đúng với di truyền ngoài NST: A. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau. B. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. c. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ. D. Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. Câu 7: (Mức: vân dung cấp đô thấpV Đảnh giả năng lưc: kián thức sinh hoc (sứ dung những kiến thức về toán hoc để giải bài tâp sinh hocì Cho hai dòng ruồi giấm thuần chủng giao phối với nhau được Fl đều thu được ruồi thân xám,cánh dài. Cho ruồi cái Fl lai phân tích nếu thu được tỉ lệ: 1, 4 ruồi thân xám, cánh cụt:0,4 ruồi thân đen, cánh dài 1, 1 ruồi thân xám cánh dài: 0,1 ruồi thân đen cánh cụt. Thì tàn số hoán vị gen là: A. 0,1 B.0,2 c. 0,3D. 0,4 Câu 8: (Mức: vân dung ở cấp đô caoV Đánh giả năng lưc: kián thức sinh hoc (sứ dưng những kián thức về toán hoc để giải bài tâp sinh hocì Ở một số người hai đặc điểm má hồng và dái tai treo, phụ thuộc vào các gen trội nằm trên các NST khác nhau. Một người đàn ông má hồng có dái tai b ình thường (cha người này không có má hồng) lấy một người phụ nữ không có má hồng và dái tai treo (cha của người này có dái tai bình thường). Xác suất sinh A. 1/8 B. 1/4 Câu 9: (Mức: ra đứa con đàu của họcó má hồng và dái tai bình thường: c. nhân bief)- Đảnh giá 1/2D. 3/4 năng lưc: kián thức sinh hoc (kián thức về tính quy luât của hiên tương di truyền) Điều kiện nghiêm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập là: A. Số lượng cá thể ở các thế lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác. B. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng. c. Sự phân ly NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tở khi thụ tinh. D. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau.sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng. Câu 10: (Mức: vân dung ở cấp đô thấp)- Đánh giả năng lưc: kiến thức sinh hoc (sứ dưng những kián thức về toán hoc để giải bài tâp sinh hocì Ở một loài thực vật, biết alen quy định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với alen quy định tính trạng thân thấp. Cho giao phấn giữa cây thân cao với cây thân thấp (P)thu được Fl toàn cây thân cao. Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, cây Fi tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là: A. 15 cây thân cao B. 3 1.5. cây thân cao : 1 cây thân thấp. : 1 cây thân thấp, c. 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp. D. 5 cây thân cao : 3 cây thân thấp. Hướng dẫn chẩm và biểu điểm cho đề kiểm tra - Mỗi một câu trả lời đúng của học sinh được 1 điểm. - Đáp án của đề như sau: Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 6 B 2 A 7 B 3 A 8 B 4 D 9 B 5 c 10 B 2. Đề sổ 2 2.1. Xác định mục tiêu của đề kiểm tra về kiến thức Di truyền học quàn thể: Cấu trúc di truyền của quàn thể về kĩ năng/ năng lực hướng tới trong đề kiểm tra - Quan sát thực tiễn môi trường sống, quàn thể sinh vật. - Vận dụng kiến thức toán học giải các bài tập di truyền học (trạng thái cân bằng di truyền của quàn thể, xác định tàn số alen, thành phần kiểu gen). - Vận dụng kiến thức sinh học giải thích các hiện tượng trong cuộc sống. Đối tượng học sinh số điểm của mỗi cấp độ nhận thức: nhận biết từ 4 điểm; thông hiểu từ 2 điểm; cấp độ vận dụng từ 4 điểm (đảm bảo HS trung bình có thể đạt tổng điểm từ 5 đến 6; HS khá, giỏi có thể đạt từ 6 đến 10). 2.2. Xác định hình thức đề kiểm tra - Hình thức đề: Trắc nghiệm khách quan 2.3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra Chủ đề kiểm tra Nhân biết • Thông hiểu Vận dụng ờ mức Vận dụng ờ mức độ thấp Di truyên quần thể: học -Trình bày được -Trình bày được -Xác định được -Xác định được khái niệm của đặc Cẩu trúc di truyền quàn thể. của quần thể độ cao điểm các tàn số tương đối tàn số tương đối alen, KG trong của các alen và của các alen và -Trình bày được quàn thể ngẫu KG. nội dung, KG của quàn thể ý phối, giao phối. -Xác định được ở thế hệ sau khi nghĩa, điều kiện trạng của bằng di truyền đột định luật Hacdi- Vanbec. thái của quàn thể cân biết quàn thể bị biến nào đó( như một KG nào đó không sinh sản...). nXA7?• SÔ câu hỏi 10 đỉêm 3 câu 3 điêm= 3 câu 30% 3 điêm= 3 câu 30% 3 điêm= 1 câu 30% 1 điêm=10% tổng số điểm bài tổng số điểm bài tổng số điểm bài tổng số điểm bài kiểm tra. 2.4. kiểm tra. kiểm tra. kiểm tra. Viết câu hỏi đề kiểm tra Căn cứ vào ma trận đã viết ở trên chúng ta có đề kiểm tra như sau: Đề kiểm tra Môn: Sinh học Lớp: 12 (Thời gian kiểm tra: 15’) Câu 1: (Mức: nhân biếtv Đánh giá năng lưc: kiến thức sinh hoc (kiến thức về cấp đô tổ chức sống quần thể) Quần thể không cỏ đặc điểm nào sau đây? A. Tồn tại trong một giai đoạn lịch sử xác định. B. Mỗi quàn thể có khu phân bố xác định. c. Cách li sinh sản với quàn thể khác dù cùng loài. D. Luôn luôn xảy ra giao phối tự do. Câu 2: (Mức: nhân biátv Đảnh giá năng lưc:Kián thức sinh hoc (hiểu về các nguyên lỵ di truyền và cơ chá dẫn đán sư đa dang đỏ) Nội dung của định luật Hacdi-Vanbec: A. Trong những điều kiện nhất định thì trong một quần thể tự phối, tàn số tương đối của các alen ở mỗi gen duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. B. Trong những điều kiện nhất định thì trong một quần thể giao phối, tàn số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng không ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác. c. Trong những điều kiện nhất định thì trong một quần thể số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì giao phối, không đổi tàn từ thế hệ này sang thế hệ khác. D. Trong những điều kiện nhất định thì trong một quần thể giao phối, tàn số tương đối của các gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu 3: (Mức: thông hiểuV Đảnh giá năng lưc: nghiên cứu khoa hoc (thu thâp các thông tin lien quan qua nghiên cứu tài liêu) Cho rằng một quần thể nào đó chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền. Điều kiện nào để quần thể đó đạt trạng thái cân bằng di truyền? A. Cho ngẫu phối. B. Cho tự phối. c. Cho ngẫu phối và tự phối. D. Chon lọc một số các thể. Câu 4: (Mức: vân dung cấp đô thấpV Đảnh giả năng lưc: kián thức sinh hoc (sứ dung những kián thức về toán hoc để giải bài tâp sinh hocì " Ở gà, cho biết các kiểu gen AA quy định lông xoăn nhiều, Aa quy định lông xoăn ít, aa quy định lông thẳng.Một quần thể gà cỏ 450 con lông xoăn nhiều, 450 con lông xoăn ừ, 600 con lông thẳng." Phát biểu đúng về quần thể nói trên là: A. Tần số tương đối các alen của quần thể là A : a = 0,45 : 0,55. B. Cấu trúc di truyền của quàn thể là 0,30AA : 0,30Aa : 0,40aa. c. Quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng kiểu gen và lúc đạt cân bằng sẽ có tỉ lệ kiểu gen là: 0.2025AA : 0,495Aa : 0,3025aa. D. + Tần số tương đối các alen của quần thể là A : a = 0,45 : 0,55. + Cấu trúc di truyền của quàn thể là 0,30AA : 0,30Aa : 0,40aa. + Quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng kiểu gen và lúc đạt cân bằng sẽ có tỉ lệ kiểu gen là: 0.2025AA : 0,495Aa : 0,3025aa. Câu 5: (Mức: vân dung cấp đô thấnV Đảnh giả năng lưc: kiến thức sinh hoc (sứ dung những kián thức về toán hoc để giải bài tâp sinh hocì Một quần thể có 200 cá thể mang kiểu gen AA, 200 cá thể mang kiểu gen Aa và 600 cá thể mang kiểu gen aa, Tỉ lệ kiểu gen của quàn thể khi đạt trạng thái cân bằng di truyền là: A. 0,70AA : 0,10Aa : 0,20aa. B. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. c. 0,5625AA : 0,375Aa : 0,0625aa. D. 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa. Câu 6: (Mức: thông hiểu)- Đánh giá năng lưc: Kiến thức sinh hoc (kiến thức về cấp đô tổ chức sống quần thể") Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc, không cỏ đột biển, tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đó có đặc điểm gì? A. Không ổn định, thay đổi theo điều kiện môi trường. B. Có tính ổn định và đặc trưng cho từng quàn thể. c. Có tính ổn định và đặc trưng cho loài. D. Chỉ có tính ổn định tương đối. Câu 7: (Mức: thông hiểuV Đảnh giá năng lưc: kiến thức sinh hoc (kiến thức về cấp đô tổ chức sống quần thể) Điểm nào không đúng đối với các quần thể tự phổi qua các thể hệ: A. Tần số các alen không đổi B. Thành phần kiểu gen không đổi. c. Tỉ lệ đồng hợp tử tăng dàn. D. Tỉ lệ dị hợp tử giảm dàn. Câu 8: ÍMức: nhân biếtV Đảnh giá năng lưc: kiến thức sinh hoc (kiến thức về cấp đô tổ chức sống quần thể) Trong quần thể giao phổi từ tỉ lệ phân bố các kiểu hình có thể suy ra: A. Vốn gen của quần thể. B. Số loại kiểu gen tương ứng. c. Tần số tương đối của các alen và các kiểu gen. D. Tính đa hình của quần thể. Câu 9: (Mức: vân dung cấp đô caoV Đảnh giá năng lưc: kián thức sinh hoc (sứ dung những kián thức về toán hoc để giải bài tâp sinh hocì Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ p là 0,2AA : 1, 5Aa : 0,3aa. Giả sử các cá thể Aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết tần số các alen A và a ở Fl là: A. P(A) = 0,6; q(a) = 0,4. B. p(A) = 0,55; q(a) = 0,45. c. P(A) = 0,4; q(a) = 0,6. D. p(A) = 0,5; q(a) = 0,5. Câu 10: (Mức: vân hoc (sử dưng những kiến dung cấp đô thấpV Đảnh giảnăng thức về toán lưc: kiến thức sinh hoc để giải bài tâpsinh hocì Quàn thể nào trong số các quần thể nêu dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyên: Quần thể Tần sổ KG AA Tần sổ KG Aa Tần sổ KG aa 1 0.42 0,48 0,1 2 0,25 0,5 0,25 3 0,34 0,42 0,24 4 0,01 0,18 0,81 A. Quàn thể 1 và 2. B. Quàn thể 3 và 4. c. Quàn thể 2 và 4. D. Quầnthểlvà3. 2.5. Hướng dẫn chấm và biểu điểm cho đề kiểm tra Mỗi câu trả lời đúng của học sinh được 1 điểm. Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 6 B 2 c 7 B 3 A 8 c 4 D 9 c 5 D 10 c 3. Đề sổ 3 3.1. Xác đinh 0 muc tiêu của đề kiểm tra • về kiến thức • ửng dụng di truyền học: - Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. - Chọn giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào. - T ạ o giống bằng công nghệ gen. • Di truyền học người: - Di truyền y học. - Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học về kĩ năng/ năng lực hướng tới trong đề kiểm tra - Quan sát thực tiễn môi trường sống. - Quan sát các thí nghiệm. - Vận dụng kiến thức toán học giải các bài tập di truyền học (tính chỉ số IQ,). - Vận dụng kiến thức sinh học giải thích các hiện tượng trong cuộc sống. Đổi tượng học sinh Số điểm của mỗi cấp độ nhận thức: nhận biết từ 4 điểm; thông hiểu từ 2 điểm; cấp độ vận dụng từ 4 điểm (đảm bảo HS trung bình có thể đạt tổng điểm từ 5 đến 6; HS khá, giỏi có thể đạt từ 6 đến 10). 3.2. Xác định hình thức đề kiểm tra - Hình thức đề: Trắc nghiệm khách quan 3.3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra Chủ đề kiểm tra Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ở cấp Vận dụng ở cấp độ thấp I. ứng dụng di - Trình bày được - Trình bày được truyền học: quy những độ cao -Chọn giống vật trình tạo giống ứng dụng của kĩ nuôi và cây trồng mới bằng thuật di truyền. dựa trên nguồn phương pháp gây - Trình bày được biến dị tổ hợp. đột biến. vai trò của nhân -Chọn giống bằng - Trình bày được bản vô tính ở phương pháp gây các công đoạn động vật. đột biến và công của nuôi cấy tế nghệ tể bào. -Tạo bào. giống bằng công nghệ gen. II. Di truyên học - Trình bày được người: Xác quy trình kĩ thuật -Di truyền y học. của liệu pháp định Dự đoán được được chỉ số IQ. xác suất xuất - một tính Giải thích hiện -Bảo vệ vốn gen gen. được việc của loài người và phả hệ. một sổ vẩn đề xã - hội của di truyền được cơ sở di học truyền học của Giải lập trạng nào đó (tầm vóc con người) thích qua các thế hệ. luật hôn nhân gia cho họ hàng đình (tại sao lại trong vòng 3 đời cấm không kết hôn với Sô câu hỏi 3 câu 2 câu nhau). 3 câu 10 điêm 3 điêm = 30% 2 điêm = 3 điêm = 30% tổng số điểm bài 20% kiểm tra tổng 2 câu 2 điêm = 20% số tổng số điểm bài tổng số điểm bài điểm bài kiểm tra kiểm tra kiểm tra 3.4. Viết câu hỏi đề kiểm tra Căn cứ vào ma trận đã viết ở trên chúng ta có đề kiểm tra như sau: Đe kiểm tra Môn: Sinh học Lớp: 12 (Thời gian kiểm tra: 15’) Câu 1: ÍMức: nhân biátf) - Đảnh giá năng lưc: nghiên cứu khoa hoc íthu thâp các thông tin liên quan qua nghiên cứu tài liêu) Điều nào dưới đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biển: A. Tạo dòng thuần chủng của thể đột biến. B. Chọn lọc các cá thể đột biến có KH mong muốn, c. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến. D. Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đàu. Câu 2: (Mức: thông hiểu) - Đảnh giả năng lưc: kiến thức sinh hoc rửng dung di truyền hoc) Một trong những ứng dụng của kĩ thuật di truyền là: A. Sản xuất lượng lớn protein trong thời gian ngắn. B. Tạo các giống cây ăn quả không hạt. c. Nhân bản vô tính. D. Tạo ứu thế lai. Câu 3: (Mức: thông hiểu) - Đánh giá năng lưc: kiến thức sinh hoc (ứng dung di truyền hocl Điều nào không đúng với vai trò của nhân bản vô tỉnh ở động vật: A. Mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng. B. Đe cải tạo giống và tạo giống mới. c. Có triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt. D. Tạo các cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người. Câu 4: ÍMức: nhân biátì - Đảnh giá năng lưc: nghiên cứu khoa hoc íthu thâp các thông tin liên quan qua nghiên cứu tài liêu) Ỷ nào không đúng đổi với các công đoạn của nuôi cẩy tế bào: A. Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích tế bào hình thành mô sẹo. B. Nuôi cấy tế bào để tạo mô sẹo. c. Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể. D. Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Câu 5: (Mức: vận dụng cấp độ cao) - Đánh giá năng lực: kiến thức s inh học (sử dung những kiến thức về toán hoc để giải bài tâp sinh hocì Khỉ khảo sát sự di truyền tính trạng tầm vóc thấp ở người, biểu hiện qua ba thể hệ như sau: I I : Nam tầm vóc thấp ш : Nam tầm vdc cao 10 Î Nữ tầm vổc tháp Ш : Nữ tầm vóc cao Xác suất cặp bố mẹ II2 và II3 sinh được một đứa con có tầm vóc thấp là: A. 100%. J B. 50%. c. 25%. I D. 75%. Câu 6: (Mức: nhân biếtì - Đánh giá năng lưc: nghiên cứu khoa hoc (thu thâp các thông tin liên quan qua nghiên cứu tải liêu) Quỵ trình ỉđ thuật của lỉệu phảp gen không cỏ bước nào sau đây: A. Dùng virut sống ưong cơ thể người làm thể truyền sau khi đã loại bỏ đi những gen gây bệnh của virut. B. Dùng enzim cắt bỏ gen đột biến. c. Thể truyền được gắn gen lành cho xâm nhập vào tế bào của bệnh nhân để sản sinh ra những tế bào bình thường thay thế những tế bào bệnh. Câu 7: (Mức: vân dung cấp đô thấpì - Đánh giá năng lưc: kián thức sinh hoc (sử dung những kiến thức về toán hoc để giải bài tâp sinh hoc) Đứa trẻ 7 tuồi trả lời được cảc câu hỏi của 9 tuổi thì IQ bằng bao nhiêu: A. 128 B. 129 c. 126 D. 130 Câu 8: (Mức: vân dung cấp đô thấp! — Đánh giả năng lưc: kiến thức sinh hoc (ứng dung di truvền hoc4) Việc lập phả hệ cho phép: A. Xác định tính trạng bị chi phối bởi quy luật di truyền nào. B. Xác định tác hại của giao phối cận huyết. c. Phân tích được tính trạng hay bệnh có di truyền không. D. Theo dõi tính trạng hoặc một bệnh tật nào đó có lây lan không qua một số thế hệ. Câu 9: (Mức: vân dung cấp đô thấp^ - Đánh giá năng lưc: kiến thức sinh hoc (ứng dung di truyền hoc) Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình: cẩm kết hôn trong họ hàng gần vì: A. Ở thế hệ sau xuất hiện hiện tượng ưu thế lai. B. Gen trội có hại có điều kiện át chế sự biểu hiện của gen lặn bình thường ở trạng thái dị hợp. c. Ở thế hệ sau xuất hiện sự phân ly KH. D. Gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp biểu hiện tính trạng có hại. Câu 10: (Mức: vân dung cấp đô cao ì - Đảnh giả năng lưc: kiến thức sinh hoc (sứ dung những kián thức về toán hoc để giải bài tâp sinh hocì Bệnh máu khó đông do gen lặn trên nhiễm sắc thể X quy định, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Trong gia đình, bố mẹ bình thường s inh con trai đầu lòng bị bệnh. Xác suất bắt gặp đứa con thứ hai bị bệnh là: A. 25%. B. 12%. c. 6,25%. D. 0%. 3.5. Hướng dẫn chẩm và biểu điểm cho đề kiểm tra Mỗi câu trả lời đúng của học sinh được 1 điểm. Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 6 B 2 A 7 B 3 B 8 A 4 A 9 D 5 D 10 A 2.5.2. Đề kiểm tra 1 tiết Đề số 1 1.1. Xác đinh muc tiêu của đề kiểm tra • • về kiến thức I. Cơ chế di truyền và biến dị 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi AND 2. Phiên mã và dịch mã 3. Điều hòa hoạt động của gen 4. Đột biến gen 5.NST và đột biến NST II.Tính quy luật của hiện tượng di truyền 1. Quy luật phân ly 2. Quy luật phân ly độc lập 3. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen 4. Liên kết gen và hoán vị gen 5. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân 6. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen về kĩ năng/ năng lực hướng tới trong đề kiểm tra Quan sát các thí nghiệm, hiện tượng thực tế liên quan đến các quy luật di truyền trong cuộc sống. Vận dụng kiến thức toán học để giải các bài tập di truyền (các bài tập về quy luật di truyền). Vận dụng kiến thức về di truyền học để giải thích các hiện tượng thực tế. Đối tượng học sinh Số điểm của mỗi cấp độ nhận thức: nhận biết từ 4 điểm; thông hiểu từ 2 điểm; cấp độ vận dụng từ 4 điểm (đảm bảo HS trung bình có thể đạt tổng điểm từ 5 đến 6; HS khá, giỏi có thể đạt từ 6 đến 10). 1.2. Xác đinh hình thức đề kiểm tra Tự luận 1.3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra Nhân biết • Chủ đề kiểm tra Thông hiểu Vận dụng ở cấp Vận dụng ờ cấp độ thấp độ cao I. Cơ chê di truyền - Kê tên các đặc Trình bày được điểm của mã di quá và biển dị 1.điểm Gen, truyền mã=3,5 di truyền. quá - và trình điều hòa hoạt động Trình bày của gen ở sinh trình đôi được quá trình vật nhân II. Tínhnhân quy -Xác địnhsơ nhờ -Xác định được tỉ lệ phép lai có thể phân li KH, xác định được KG ở thế hệ KG, KH của lai. p. hệ lai khi -Tính được tần Giải thích 4.2.Quy Đột biến luật gen biết quy luật số alen trội, được đặc điểm 5.phân NSTly và độc đột di truyền chi lặn trong 1 thích nghi của lập NST biển phối tính quần thể. động vật, thực trạng. -Tính được tần vật với môi luật của AND hiện nhân đôi AND. 2.tượng Phiên mã di và - Ke tên được tỉLac. lệ operon Từ kết quả và phân li kiểu trình bày được gen, kiểu truyền dịch mã 3.l.Quy Điều hòa luật hoạt các dạng đột biến hình ở thế phâncủa ly gen động cấu trúc NST. 3. Tương tác gen và tác số hoán vị trường như: động đa hiệu gen. cây rau 2 điêm 35% của tông gen sô 4.Liên kết gen và hoán vị gen 5. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân 6. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện gen của 1,5 điêm mác,hoa cẩm tú càu, gấu bắc cực. 1,5 điểm 65 % tổng sổ điểm 3 điểm 2 điểm =6,5 điểm 10 điêm 2 điêm = 20% 3 điêm = 30% 3 điêm = 30% 2 điêm = 20% tổng số điểm bài tổng số điểm bài tổng số điểm bài tổng số điểm bài kiểm tra 1.4. kiểm tra kiểm tra kiểm tra Viết câu hỏi đề kiểm tra Căn cứ vào ma trận đề đã viết ở trên chúng ta có đề kiểm tra như sau: Đề kiểm tra 1 tiết Môn: Sinh học 12 Thời gian làm bài 45’ Câu I: (Mức: nhận biết)- Đánh giá năng lực: kiến thức sinh học (kiến thức về cơ sở vật chất của các hiện tượng di truyền và biến di) a) Hãy trình bày các đặc điểm của mã di truyền. b) Trình bày các bước của quá trình nhân đôi ADN. Câu II: (Mức: thông hiểuV Đảnh giá năng lưc: kián thức sinh hoc (kiến thức về cơ sở vât chất của các hiên tương di truyền và bián di) Trình bày quá trình điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ và ý nghĩa của nó đối với đời sống của sinh vật. Câu III: (Mức: vân dung cấp đô caoV Đảnh giá năng lưc: Nghiên cứu khoa hoc (thu thâp các thông tin liên quan thông qua nghiên cứu tài liêu) a)Giải thích đặc điểm thích nghi của thực vật với môi trường: sự thay đổi màu sắc của hoa cẩm tú càu? Cây rụng lá về mùa đông? b)Giải thích đặc điểm thích nghi của động vật với môi trường: gấu bắc cực ngủ đông? Sự thay đổi màu sắc của tắc kè hoa? Câu IV: (Mức: thông hiểu)- Đánh giá năng lưc: kiến thức sinh hoc hoc (sử dung những kiến thức về toán hoc để giải bài tâp sinh hoe) Ở một loài thực vật, lá nguyên trội hoàn toàn so với lá chẻ, thân có có tua cuốn trội hoàn toàn so với thân không tua cuốn. Mỗi gen nằm trên NST. Xác định kết quả các phép lai sau: 1. Pi ặ AaBb X s aabb 2. P2: ặAaBb X s Aabb 3. p3: ặ AaBb X s AaBb Câu V: (Mức: vân dung cấp đô thấpv Đánh giá năng lưc: nghiên cứu khoa hoc hoc (sứ dung những kiến thức về toán hoc để giải bài tâp sinh hoc) Khi cho giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thu được F 1 có tỉ lệ phân ly sau: 70% cây cao, quả tròn; 20% cây thấp, quả bầu dục; 5% cây cao, quả bầu dục; 5% cây thấp, quả tròn. Phân tích KG của p. Xác định tần số hoán vị gen và viết sơ đồ lai. 1.5. 1.5.1. Hướng dẫn chẩm và biểu điểm cho đề kiểm tra Hướng dẫn chấm Câu I (2 điểm) a) Hãy trình bày các đặc điểm của mã di truyền. b)Trình bày các bước của quá trình nhân đôi ADN. Mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh Giá trị mong Cao đợi Khải Trung bình Thấp niệm -Trình bày đúng đươc 4 -Trình bày đặc điêm của -Trình bày thiêu, không đăc điểm của • khoa học và sự hiểu biết mã di truyền. mã di truyền còn sơ sót đúng, đủ các đặc điểm nhỏ. của mã di truyền. -Trình bày đúng 3 bước -Trình bày các bước của -Trình bày thiếu, không của quá trình nhân đôi quá trình nhân đôi còn đúng, đủ các AND sơ sót nhỏ. bước của quá trình nhân đôi AND Diên đạt HS sử dụng từ (ngôn Hâu như HS sử dụng từ Đôi khi HS sử dụng từ thông tin ngữ, văn phong) của của mình để trình bày của mình để trình bày. mình để trình bày. HS sử bài làm. Nhìn chung HS HS dùng một vài từ dụng từ khoa học phù dùng từ khoa học phù khoa học khi trình bày hợp và chính xác từ đầu hợp, có thể còn sai sót nhưng còn sai sót. đến cuối. nhỏ. Điêm sô Từ 0,75 đến 1 điểm Từ Từ 0,5 đến 0,75 Từ 0,5 Dưới 0,5 Dưới 0,5 la. 0,75 đến 1 điểm đến 0,75 lb. Câu 2(1,5 điểm) Trình bày quá trình điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ và ý nghĩa của nó đối với đời sống của sinh vật. Giá tri • Mức đô thể hiên trong • • obài • làm của hoc sinh Cao Trung bình Thấp niệm -Trình bày đúng quá -Trình bày quá trình -Trình bày thiêu, không Khái khoa học và trình điều hòa hoạt động điều hòa hòa hoạt động đúng, đủ quá trình điều sự hiểu biết gen ở sinh vật nhân sơ. gen ở sinh vật nhân sơ hòa hoạt động gen của còn sơ sót nhỏ. sinh vật nhân sơ. -Trình bày đúng ý nghĩa -Trình bày ý nghĩa còn -Trình bày không đúng ý của nó đối với đời sống vài sơ sót nhỏ. nghĩa. của sinh vật. Diên đạt thông tin HS sử dụng từ (ngôn Hâu như HS sử dụng Đôi khi HS sử dụng ngữ, văn phong) của từ của mình để trình bày từ của mình để trình bày. mình để trình bày. HS sử bài làm. Nhìn chung HS HS dùng một vài từ dụng từ khoa học phù dùng từ khoa học phù khoa học khi trình bày hợp và chính xác từ đầu hợp, có thể còn sai sót nhưng còn sai sót. Điêm sô đến cuối. nhỏ. Từ 1 đên 0,75 Từ 0,5 đên 0,75 Dưới 0,5 Câu 111(2 điểm): a) Giải thích đặc điểm thích nghi của thực vật với môi trường: sự thay đổi màu sắc của hoa cẩm tú cầu? Cây rụng lá về mùa đông? b) Giải thích đặc điểm thích nghi của động vật với môi trường: gấu bắc cực ngủ đông? Sự thay đổiđômàu tắc bài kè hoa? Mức thể sắc hiêncủa trong làm của hoc sinh 1 * • Giá tri • mong đợi Cao Trung bình 0 Thấp niệm -Giải thích đúng đặc -Giải thích đặc điêm -Giải thích không đúng Khải khoa học và điểm thích nghi của thực thích nghi của thực vật đặc điểm thích nghi của sự hiểu biết vật với môi trường. với môi trường còn vài thực vật với môi trường. -Giải thích đúng đặc sơ sót nhỏ. -Giải thích -Giải thích không đúng điểm thích nghi của đặc điểm thích nghi của đặc điểm thích nghi của động vật vơus trường. môi động vật với môi trường động vật với môi trường. còn vài sơ sót nhỏ. Diên đạt HS sử dụng từ (ngôn Hâu như HS sử dụng từ Đôi khi HS sử dụng từ thông tin ngữ, văn phong) của của mình để trình bày của mình để trình bày. mình để trình bày. HS sử bài làm. Nhìn chung HS HS dùng một vài từ dụng từ khoa dùng từ khoa học khi học phù hợp và chính khoa học phù hợp, có trình bày nhưng còn sai xác từ đầu đến cuối. thể còn sai sót nhỏ. Điêm sô 3a. Từ 1 đến 0,75 Từ 1 đến Từ 0,75 đến 0,5 Từ 3b. 0,75 sót. Dưới 0,5 Dưới 0,5 0,75 đến 0,5 Câu IV (1,5 điểm) Ở một loài thực vật, lá nguyên trội hoàn toàn so với lá chẻ, thân có có tua cuốn trội hoàn toàn so với thân không tua cuốn. Mỗi gen nằm trên NST. Xác định kết quả các phép lai sau: 1. Pi 9 AaBb X $ aabb 2. P2: ặAaBb X s Aabb 3. P3: ặAaBb X s AaBb Mức độ thể hiện của học sinh Giá trị Cao mong đợi Trung bình Thấp niệm Quy ước gen đúng, viết Quy ước gen đúng, viết Không quy ước gen, Khải khoa học và sơ đồ lai và xác định sơ đồ lai và xác định kết khồn viết được sơ đồ kết quả lai chính xác. quả lai còn vài sơ sót lai và không xác định sự hiểu biết nhỏ Diên thông tin Đỉêm sô được kết quả phép lai. đạt HS sử dụng từ (ngôn Hâu như HS sử dụng từ Đôi khi HS sử dụng từ ngữ, văn phong) của của mình để trình bày của mình để trình bày. mình để trình bày. HS bài làm. Nhìn chung HS dùng một vài từ sử dụng từ khoa học HS dùng từ khoa học khoa học khi trình bày phù hợp và chính xác phù hợp, có thể còn sai nhưng còn sai sót. từ đầu đến sót cuối. nhỏ. Từ 1,5 đên 1 điêm Từ 1 đên 0,5 điêm Dưới 0,5 điêm Câu V(3 điểm): Khi cho giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thu được F 1 có tỉ lệ phân ly sau: 70% cây cao, quả tròn; 20% cây thấp, quả bầu dục; 5% cây cao, quả bầu dục; 5% cây thấp, quả tròn. Phân tích KG của p. Xác định tần số hoán vị gen và viết sơ đồ lai. Giá tri • Mức đô thể hiên trong bài làm của •hoc sinh 1 Cao * Trung bình 0 Thấp niệm Biện luận chính xác, xác Biện luận còn vài sơ sót Không biện luận được, Khải khoa học và định đúng KG của p, tần nhỏ, xác định đúng KG xác định sai KG của p, 1.5.2. Viết 4biểu đề kiểm tra: đặcđiểm điểmcho chính 0,25 sựCâu hiểu biết Nội sốdung hoáncầnvịtrả gen. lời Viết của p, tần số hoán vị tần số hoán Điểmvị gen, Lưu ỷ: Mỗi đặc điểm HS nêu được sơ đồ lai chưa không viết (1) đúngbày sơ các đồ lai. được sơ đồ Trình đặc điêm củagen. mã diViết truyên: Trình bày các bước của quá trình nhân đôi AND: (1) chính xác. lai. Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN 0,25 la lb Bước 2: Tổng hợp các mạch AND mới 0,5 Bước 3: Hai phân tử AND được tạo thành 0,25 Diên đạt HS sử dụng từ (ngôn Hâu như HS sử dụng từ Đôi khi HS sử dụng từ thông tin ngữ, văn phong) của của mình để trình bày của mình để trình bày. 2 (2) mình trình bày.điêu HS hòa sử bàihoạt làm.động Nhìngen chung HS HS Trình bàyđểquá trình của sinh vật dùng nhân một vài từ dụng từ khoa sơ và ý nghĩa của nóhọc phù dùng từ khoa học phù khoa học khi trình bày hợp và điều chínhhòa xáchoạt từ đầu hợp, sótsơ: nhưng còn sai sót. -Quá trình động gencó củathể sinhcòn vậtsai nhân +MÔĨ trường có lactozo. 0,5 đến cuối. nhỏ. +MÔĨ trường không có lactozo. 0.5 Đỉêm sô 3a -Ý nghĩa Từ 3 đên 2 điêm Từ 2 đên 0,5 điêm 1 Dưới 0,5 điêm Giải thích đặc điêm thích nghi của thực vật với môi trường 3b Giải thích đặc điêm thích nghi của động vật với môi trường 4 Xác định kêt quả phép lai: 1. TLKH: 1 lá nguyên, có tua ; 1 lá nguyên, không tua ; 1 lá 1 1 (1,5) 0,5 chẻ, có tua ; 1 lá chẻ, không tua. 2. TLKH: 3 Lá nguyên có tua : 3 lá nguyên , không tua : 1 lá 0,5 chẻ, có tua : 1 lá chẻ không tua. 3. TLKH : 9 lá nguyên, có tua : 3 lá nguyên, không tua : 3 lá 0,5 chẻ, có tua : 1 lá chẻ không tua. 5 Phân tích KG của p, xác định tân sô hoán vị gen, viêt sơ đồ lai: (2) -Phân tích KG của P: p (Aa,Bb) X (Aa,Bb) 1 -Tần số hoán vị gen: p= 20% 1 -Viết sơ đồ lai 2.5.3. 1 1.1. Đề kiểm tra hoc kì Đề số Xác đinh muc tiêu của đề kiểm tra • • Kiến thức I.Cơ chế di truyền và biến dị 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi AND 2. Phiên mã và dịch mã 3. Đột biến gen và đột biến NST. 4. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen II. Tính quy luật của hiện tượng di truyền 1. Các quy luật di truyền. 2. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen 3. Liên kết gen và hoán vị gen 4. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân. III.Di truyền học quần thể: Cấu trúc di truyền của quần thể. IV. ứng dụng di truyền học: 1. Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. 2. Chọn giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào. 3. Tạo giống bằng công nghệ gen. V. Di truyền học người: 1. Di truyền y học. 2. Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học. về kĩ năng/ năng lực hướng tới trong đề kiểm tra Quan sát các thí nghiệm, hiện tượng thực tiến liên quan đến quy luật di truyền. Quan sát các quần thể, thí nghiệm về ứng dụng di truyền (trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi). Vận dụng kiến thức về di truyền học để giải thích các hiện tượng thực tiễn. Vận dụng kiến thức toán học để giải các bài tập di truyền (các bài tập về gen, cấu trúc quần thể, quy luật di truyền). Đối tượng học sình Số điểm của mỗi cấp độ nhận thức: nhận biết từ 4 điểm; thông hiểu từ 2 điểm; cấp độ vận dụng từ 4 điểm (đảm bảo HS trung bình có thể đạt tổng điểm từ 5 đến 6; HS khá, giỏi có thể đạt từ 6 đến 10). 1.2. Xác đinh hình thức đề kiểm tra Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận. 1.3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra Chủ đề kiểm tra Nhân biết • Thông hiểu Vận dụng cấp độ Vận dụng cấp độ thấp I. Cơ chê dì truyền - Trình bày được -Xác định được các bước của quá khối lượng, chiều và biển dị 1. Gen, truyền trình di trình phiên mã và mã và nhân quá dịch mã. đôi AND 2. Phiên mã và dịch mã 3. Đột biển gen và đột biển NST. 4. Ảnh hưởng dài của gen. cao của môi trường lên sự biểu hiện của gen điểm 028% tông sô 0,8 điêm 2 điêm điểm = 2,8 điểm III. Di truyên học Xác định được quần thể: Cấu trúc cấu trúc di truyền II. Tính quy luật -Trình bày được -Xác lập môi Xác định được tỉ Từ kêt quả phép di truyền của quần của quần thể của hiện tượng di ý nghĩa của các quan hệ giữa lệ phân li kiểu lai có thể xác thể truyền quy luật di gen, tính trạng và gen, kiểu hình ở định được kiểu 1. Các quy luật truyền. môi trường. 20% tồng sô điểm di truyền. - 2 điểm 2. Tương tác gen IV. ứng dụng di -Trình bày được và tác động đa truyền học: quy trình nuôi hiệu của gen 1. Chọn giống vật cấy hạt phấn. 3. Liên kết gen nuôi và cây trồng - Trình bày và hoán vị gen dựa trên nguồn được khái niệm 4. Di truyền liên biến dị tổ hợp. tế bào trần. kết với giới tính và 2. Chọn giống - Trình bày di truyền ngoài bằng phương pháp được quy trình nhân. gây đột biến và tạo giống mới công nghệ tế bào. bằng 3. Tạo giống pháp 2 điêm thế hệ lai gen, kiểu hình của p. phương gây đột bằng công nghệ biến. gen. 32% tông sô điểm 0,4 điêm = 3,2 12% tông sô điểm = 1,2 điểm 1,2 điêm 0,4 điêm 0,4 điêm 2 điêm V. Di truyền học -Giải thích được người: mục đính của di 1. Di truyền truyền y học tư y vấn. học. - Giải thích được sự xuất hiện của khối u. 0,8 điêm 8% tông sô điểm 0,8 điểm 10 điêm 2,4 điêm = 24% 1,2 điêm = 12% 4,4 điêm = 44% 2 điêm = 20% tổng số điểm bài tổng số điểm của tổng số điểm bài tổng số điểm bài kiểm tra 1.4. bài kiểm tra kiểm tra kiểm tra Viết câu hỏi đề kiểm tra Căn cứ vào ma trận đề đã viết ở trên chúng ta có đề kiểm tra như sau: Đề kiểm tra học kì Môn: Sinh học 12 Thời gian làm bài 45’ Phần I: Trắc nghiệm: Câu 1: (Mức: nhân biếtì - Đảnh giá năng lưc: kián thức sinh hoc (kián thức về tính quy luât của hiên tương di truyền) Quy luật phân ly cỏ ỷ nghĩa chủ yểu đối với thực tiễn là gì? Ả. Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống. B. Cho thấy sự phân ly của tính trạng ở các thế hệ lai. c. Xác định được phương thức di truyền của tính trạng. D. Xác định được các dòng thuần. Câu 2: (Mức: vân dung cấp đô thấp) - Đánh giá năng lưc: kiến thức sinh hoc (sứ dung những kiến thức về toán hoc để giải bài tâp sinh hoc) Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen (P) tự thụ phấn thu được Fi. Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, số cây thân thấp, hoa trắng ở F1 chiếm tỉ lệ: A. 9/16. B. 1/3. c. 1/16. D. 3/16. Câu 3: (Mức: nhận biết) - Đánh giá năng lực: nghiên cứu khoa học (thu thập các thông tin liên quan thông qua nghiên cứu tài liệu) Điều nào dưới đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến: A. Tạo dòng thuần chủng của thể đột biến. B. Chọn lọc các cá thể đột biến có KH mong muốn. c. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến. D. Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu. Câu 4: (Mức: nhân biáf) - Đảnh giá năng lưc: nghiên cứu khoa hoc (thu thập các thông tin liên quan thông qua nghiên cứu tài liệu) Điều nào không đúng với quy trình nuôi cấy hạt phẩn: A. Lưỡng bội hóa dòng tế bào ln thành 2n rồi cho mọc thành cây lưỡng bội là cách duy nhất để tạo thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh. B. Các dòng tế bào có bộ gen đơn bội nên alen lặn được biều hiện thành KH, cho phép chọn lọc invitro (trong ống nghiệm) ở mức tế bào những dòng có các đặc tính mong muốn. c. Các dòng tế bào đơn bội có các KG khác nhau, biểu hiện sự đa dạng của các giao tử do giảm phân tạo thành. D. Các hạt phấn riêng lẻ có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo trong ống nghiệm thành dòng tế bào đơn bội. Câu 5: (Mức: nhân biết) - Đánh giá năng lưc: kiến thức sinh hoc (kiến thức về cấp đô tồ chức sống tế bào) Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là: A. Các tế bào sinh dục tự do được lấy ra khỏi cơ quan sinh dục. B. Các tế bào xoma tự do được tách ra khỏi tổ chức sinh dưỡng. c. Các tế bào đã được sử lý hóa chất làm tan màng tế bào. D. Các tế bào khác loài đã hòa nhập để trở thành tế bào lai. Câu 6: (Mức: thông hiểu) - Đánh giá năng lực: kiến thức sinh học (ứng dung di truyền học) Điều nào dưới đây không với mối quan hệ giữa giống, kĩ thuật sản xuất và năng suất của vật nuôi và cây trồng: A. KG quy định năng suất của một giống vật nuôi hoặc cây trồng. B. Kĩ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể của một giống không phụ thuộc vào mức phản ứng do KG quy định. c. Năng suất (bao gồm các tính trạng số lượng cấu thành năng suất) là kết quả tác động của cả giống và kĩ thuật. D. Có giống tốt là nuôi trồng không đúng kĩ thuật sẽ không phát huy hết tiềm năng của giống. Ngược lại, khi đã đáp ứng yêu cầu kĩ thuật sản xuất mà muốn vượt giới hạn của giống cũ thì phải đổi giống, cải tiến giống cũ hoặc tạo giống mới. Câu 7: (Mức: nhân bief) - đảnh giá năng lưc: kián thức sinh hoc (kián thức về cơ sở vât chất của các hiên tương di truyền và biến di) Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như saura (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met - tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN. (2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh. (3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. (4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aal tARN (aal: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu). (5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ —> 3’. (6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aal. Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là: A. (5) - (2) - (1) - (4) - (6) - (3) B. (2) - (1) - (3) - (4) - (6) - (5) c. (3) - (1) (2) - (4) - (6) - (5) D. (1) - (3) - (2) - (4) - (6) - (5) Câu 8: (Mức: nhân biết) - Đánh giá năng lưc: kiến thức sinh hoc (kiến thức về cơ sở vật chất của các hiện tượng di truyền và biến di) Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sauđây không đủng? A. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin. B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'—>5' trên phân tử mARN. c. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN. D. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'—>3' trên phân tử mARN. Câu 9: (Mức: thông hiểu) - Đảnh giả năng lưc: kián thức sinh hoc (ứng dung di truyền hoc) Mục đích chính của dì truyền y học tư vẩn là: A. Ngăn ngừa tác hại của các nhân tố do con người tạo ra đối với thai nhi. B. Ngăn ngừa hậu quả của các khuyết tật di truyền ở người. C. Ngăn ngừa các bệnh do đột biến gen. D. Ngăn ngừa các bệnh do đột biến nhiễm sắc thể. Câu 10: (Mức: thông hiểu) - Đánh giá năng lưc: kiến thức sinh hoc (ứng dung di truyền hoc) Khối u trong bệnh ung thư xuất hiện do: A. Tế bào phát triển quá lớn. B. Các đoạn của tĩnh mạch bị phình lớn. C. Các D. Tế hạch bạch huyết phát triển lớn. bào tăng tốc độ sinh sản vì không bị kiểm soát. Phần II: Tự luận Câu 1: (Mức: vận dung cấp đô thấp) - Đánh giá năng lực: kiến thức sinh hoc (sứ dung những kiến thức về toán hoc để giải bài tâp sinh hoc) Khi phân tích thành phần hóa học của 10 phân tử protein cùng loại người ta thấy có 3970 liên kết peptit. Biết rằng mỗi phân tử protein chỉ là một chuỗi polypeptit. Xác định: a) Khối lượng phân tử của cả 10 phân tử protein trên, biết rằng mỗi axit amin có khối lượng phân tử là 110 đvC. b) Chiều dài của mỗi phân tử protein tính theo cấu trúc bậc một, cho rằng mỗi axit amin có kích thước là 3A°. c) Các phân tử protein là kết quả giải mã từ 2 bản sao đồng loại. Chiều dài của mỗi bản sao là bao nhiêu A°. Câu 2: (Mức: vân dung cấp đô thấp) - Đánh giả năng lưc: kián thức sinh hoc (sứ dung những kián thức về toán hoc để giải bài tâp sinh hocì Ở gà, cho biết các KG: AA quy định lông đen Aa quy định lông đốm (trắng đen) Aa quy định lông trắng. Một quần thể gà có 410 con lông đen, 580 con lông trắng. Hỏi: a) Cấu trúc di truyền của quần thể gà nói trên có ở trạng thái cân bằng không? b)Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền với điều kiện nào? c) Xác định cấu trúc di truyền của quàn thể khi đạt trạng thái cân bằng di truyền? Câu 3: (Mức: vân dung cấp đô cao) - Đánh giả năng lưc: kián thức sinh hoc (sứ dung những kián thức về toán hoc để giải bài tâp sinh hocì Khi cho giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thu được Fi có tỉ lệ phân ly sau: 70% cây cao, quả tròn; 20% cây thấp, quả bầu dục; 5% cây cao, quả bầu dục; 5% cây thấp, quả tròn. Biện luận và viết sơ đồ lai từ p đến Fi. 1.5. Hướng dẫn chấm và biểu điểm cho đề kiểm tra Phần I: trắc nghiệm: (4 điểm) - Mỗi một câu trả lời đúng của học sinh được 0,4 điểm. - Đáp án của đề như sau: Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 6 D 2 c 7 c 3 D 8 B 4 A 9 B 5 c 10 D Phần II: tự luận: (6 điểm) 2.1. Hướng dẫn chấm Câu 1: (2 điểm) Khi phân tích thành phàn hóa học của 10 phân tử protein cùng loại người ta thấy có 3970 liên kết peptit. Biết rằng mỗi phân tử protein chỉ là một chuỗi polypeptit. Xác định: a) Khối lượng phân tử của cả 10 phân tử protein trên, biết rằng mỗi axit amin có khối lượng phân tử là 110 đvC. b) Chiều dài của mỗi phân tử protein tính theo cấu trúc bậc một, cho rằng mỗi axit amin có kích thước là 3A°. c) Các phân tử protein là kết quả giải mã từ 2 bản sao đồng loại. Chiều dài của mỗi bản sao là bao nhiêu A°. Giá tri • Khải Mức đô thể hiên trong bài làm của hoc sinh 1•o• Cao Trung bình Thấp niệm - Xác định đúng sô axit - Xác định đúng sô axit - Không xác định được khoa học và amin trên mỗi phân tử amin trên mỗi phân tử số axit amin trên mỗi sự hiểu biết protein. protein. - Xác định đúng khối - phân tử protein. Xác định khối lượng - Không xác định được lượng phân tử của cả 10 phân tử của cả 10 khối lượng phân tử của protein, chiều dài của protein, chiều dài của cả 10 protein, chiều dài mỗi phân tử protein, mỗi phân tử protein, của mỗi phân tử protein, chiều dài của mỗi bản chiều dài của mỗi bản chiều dài của mỗi bản sao. sao còn vài sơ sót nhỏ. sao. Diên đạt HS sử dụng từ (ngôn Hâu như HS sử dụng từ Đôi khi HS sử dụng từ thông tin ngữ, văn phong) của của mình để trình bày của mình để trình bày. mình để trình bày. HS sử bài làm. Nhìn chung HS HS dùng một vài từ dụng từ khoa dùng từ khoa học khi học phù hợp và chính khoa học phù hợp, có trình bày nhưng còn sai Điêm sô xác từ đầu đến cuối. thể còn sai sót nhỏ. sót. Từ 2 đên 1,5 điêm Từ 0,5 đên 1,5 điêm Dưới 0,5 điêm Câu 2: (2 điểm) Ở gà, cho biết các KG: AA quy định lông đen Aa quy định lông đốm (trắng đen) Aa quy định lông trắng. Một quần thể gà có 410 con lông đen, 580 con lông trắng. Hỏi: a) Cấu trúc di truyền của quần thể gà nói trên có ở trạng thái cân bằng không? b) Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền với điều kiện nào? c) Xác định cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng di truyền? Giá tri • Mức đô thể hiên trong bài làm của hoc sinh 1•o• mong đợi Cao Trung bình Thâp Khải niệm - Xác định đúng câu - Xác định đúng câu - Không xác định được khoa học và trúc di truyền của quần trúc di truyền của quần cấu trúc di truyền của sự hiểu biết thể. thể. quần thể. - Trả lời đúng quần thể - Trả lời đúng quần thể - Không xác định được không đạt trạng thái cân không đạt trạng thái cân quần thể có đạt trạng bằng di truyền, quần thể bằng di truyền, quần thể thái cân bằng di truyền đạt trạng thái cân bằng đạt trạng thái cân bằng hay không, làm thế nào di truyền khi ngẫu di truyền khi ngẫu để đạt trạng thái cân bằng phối ở thế hệ tiếp theo. phối ở thế hệ tiếp theo. di truyền. - Xác định đúng cấu trúc - Xác định cấu trúc di - Không xác định cấu di truyền của quần thể truyền của quần thể khi trúc di truyền của quần khi đạt trạng thái cân đạt trạng thái cân bằng thể khi đạt trạng thái cân bằng di truyền. di truyền còn vài sơ sót bằng di truyền. nhỏ. Diên đạt HS sử dụng từ (ngôn Hâu như HS sử dụng từ Đôi khi HS sử dụng từ thông tin ngữ, văn phong) của của mình để trình bày của mình để trình bày. mình để trình bày. HS sử bài làm. Nhìn chung HS HS dùng một vài từ dụng từ khoa học phù dùng từ khoa học phù khoa học khi trình bày hợp và chính xác từ đầu hợp, có thể còn sai sót nhưng còn sai sót. Điêm sô đến cuối. nhỏ. Từ 2 đên 1,5 điêm Từ 0,5 đên 1,5 điêm Dưới 0,5 điêm Câu 3: (2 điểm) Khi cho giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thu được Fi có tỉ lệ phân ly sau: 70% cây cao, quả tròn; 20% cây thấp, quả bàu dục; 5% cây cao, quả bàu dục; 5% cây thấp, quả tròn. Biện luận và viết sơ đồ lai từ p đến Fi Mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh Giá trị mong Cao đợi Khải Trung bình Thâp niệm - Biện luận và xác định - Biện luận và xác định - Không biện luận khoa học và đúng quy luật di truyền quy luật di truyền chi được và xác định được sự hiểu biết chi phối. phối còn vài sơ sót nhỏ. quy luật di truyền chi - Xác định đúng KG của - Xác định KG của p phối. p và viết đúng sơ - Không xác định đồ lai kiểm chứng. và viết đúng sơ đồ lai đúng KG của p và không kiểm chứng còn vài sơ viết được sơ đồ lai kiểm sót nhỏ. chứng. Diên đạt HS sử dụng từ (ngôn Hâu như HS sử dụng từ Đôi khi HS sử dụng từ thông tin ngữ, văn phong) của của mình để trình bày của mình để trình bày. mình để trình bày. HS sử bài làm. Nhìn chung HS HS dùng một vài từ dụng từ khoa học phù dùng từ khoa học phù khoa học khi trình bày hợp và chính xác từ đầu hợp, có thể còn sai sót nhưng còn sai sót. đến cuối. nhỏ. Đỉêm sô biểu Từ 2 đên 1,5 điêm Từ 0,5 đên 1,5 điêm Dưới 0,5 điêm 2.2. Viết điểm tháidung cân bằng di lời truyền: 0,49 AA: 0,42 Aa: 0,09 aa Câu Nội cần trả Điểm la 3 lb lc 2a 0,75 Xác định được sô axit amin trên môi phân tử protein: 398 axit 0,75 -Biện luận và xác định đúng quy luật di truyên chi phôi: quy amin luật hoán vị gen. Tính được khối lượng phân tử của 10 phân tử: 437800 đvC 0,75 -Xác định hoán vị xảy ra ở một giới KG của P: AB/ab xảy ra hoán dài vị gen số ftử= protein: 20% 1194 A° Chiều củavới mỗitàn phân -Viết sơ đồ lai kiểm chứng. Chiều dài của mỗi bản sao: 4080 A° Xác định câu trúc di truyên của quân thê 0,41 AA: 0,58 Aa: 0,5 0,5 0,75 0,75 0,01 aa Quàn thể không đạt trạng thái cân bằng di truyền. 2b 2c Quân thê đạt trạng thái cân băng di truyên khi giao phôi ngẫu nhiên diễn ra ở thế hệ sau. Xác định câu trúc di truyên của quân thê khi đạt trạng 0,5 0,75 3.1. Mục đích tham vấn Tham vấn chuyên gia về tính khả thi, hiệu quả của các đề kiểm tra đã được xây dựng trong dạy học Sinh CHƯƠNG học 12 Phàn V 3: THAM VẤN CHUYÊN GIA 3.2. Đổi tượng tham vấn Giáo viên bộ môn Sinh học của trường THPT Mỹ Đức B (Hà Nội). 3.3. Nội dung tham vấn Tiến hành xin ý kiến chuyên gia về tính khả thi, hiệu quả của bộ đề kiểm tra với các nội dung: - Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung chương trình với nội dung giảng dạy, giữa nội dung giảng dạy với nội dung đánh giá - Thông tin thu được từ đề kiểm tra đảm bảo cung cấp được mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đã qui định trong chương trình môn học? - Nội dung đề đảm bảo tính chính xác, khoa học. - Số lượng câu hỏi, mức độ khổ của đề phải đảm bảo sao cho HS có lực học trung bình đủ thời gian hoàn thành đề kiểm tra và đạt được từ 4,5 đến 6 điểm. - Đe kiểm tra đảm bảo độ giá trị (đo đúng cái càn đo) và có độ tin cậy (đo đúng sức học của học sinh). 3.4. Kết quả tham vấn Thông qua trao đổi và các bản nhận xét đánh giá, tôi nhận thấy đều có sự thống nhất cao về ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. về lý luận Trong dạy học, kiểm tra đánh giá là một phàn không thể thiếu của quá trình dạy học. Đa số giáo viên đều nhất trí cho rằng để đánh giá được học sinh đặc biệt là đánh giá năng lực của học sinh là một việc không dễ dàng, đòi hỏi giáo viên có sự đàu tư cả về thời gian và công sức. Đặc biệt là với bộ môn Sinh học, khi mà kiến thức sinh học ngày càng được ứng dụng nhiều trong đời sống cũng như sản xuất, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức, biết vận dụng kiến thức đó trong thực tiễn. Mục tiêu thay đổi phương thức ra đề kiểm tra để đánh giá năng lực học sinh có nhiều điểm mới lạ so với các chương trình đánh giá khác. Khả năng vận dụng của những đề kiểm tra đánh giá năng3:lực là rấtVẤN khả CHUYÊN thi ở Việt Nam. CHƯƠNG THAM GIA về chất lượng đề kiểm tra Đe kiểm tra được xây dựng đã đảm bảo được sự phù hợp giữa nội dung chương trình với nội dung giảng dạy, giữa nội dung giảng dạy và nội dung đánh giá. Thông tin thu được từ đề kiểm tra đã đảm bảo cung cấp được mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng đã quy định trong chương trình môn học. số lượng câu hỏi, mức độ khổ của đề đã đảm bảo cho HS có năng lực trung bình đủ thời gian hoàn thành đề kiểm tra và đạt được từ 4,5 đến 6 điểm. Các đề kiểm tra thiết kế để đánh giá năng lực học sinh đã xác định được đúng mục tiêu, kiến thức trọng tâm, logic kiến thức, liên hệ kiến thức cao. Các đề kiểm tra được thiết kế có tính khả thi phù hợp với xu hướng và nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học HS và đặc biệt là phương pháp đánh giá. Đe kiểm tra có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho GV, đặc biệt là GV mới ra trường, sinh viên sư phạm trong quá trình học tập lý luận dạy học và rèn luyện kĩ năng dạy học. KẾT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ 3.1. Kết luân Xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng của học sinh là một hướng đánh giá mới, hướng tới việc đào tạo con người phát triển toàn diện. Trong suốt quá trình điều tra ở trường phổ thông, chúng tôi thấy việc sử dụng đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh còn rất hạn chế. Qua phân tích nghiên cứu chương trình sinh học 12 phàn V Di truyền học, chúng tôi đã xây dựng được 5 đề kiểm tra bao gồm: đề kiểm tra 15 phút, đề 1 tiết và đề học kì nhằm kiểm tra đánh giá năng lực học sinh. Tiến hành tham vấn chuyên gia về tính khả thi và hiệu quả của đề kiểm tra đánh giá năng lực. Qua nhận xét đánh giá của một số giáo viên Sinh học ở trường THPT đã bước đàu khẳng định được 3: chất lượng củaCHUYÊN đề kiểm tra CHƯƠNG THAM VẤN GIAđánh giá năng lực học sinh đã xây dựng. 3.2. Kiến nghị Cần tiếp tục thăm dò chất lượng, chỉnh sửa, hoàn thiện các đề kiểm tra đã xây dựng để đưa vào sử dụng trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh. Chúng tôi hi vọng có được sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của GV phổ thông nhiều hơn nữa để đề tài được hoàn chỉnh. Chúng tôi mong rằng đề tài tiếp tục được nghiên cứu, phát tiển và hoàn thiện hơn ở những khóa sau mà không chỉ ở riêng bộ môn Sinh học mà còn ở các bộ môn khác nữa. Do điều kiện về thời gian và một số lý do khách quan khác mà những đề kiểm tra xây dựng trong đề tài chưa có cơ hội tiến hành thực nghiệm sư phạm. Đe nghị khi tiếp tục nghiên cứu phát triển đề tài thì càn được tiến hành thực nghiệm sư phạm để tăng tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 1. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 2. GS.TS Đinh Quang Báo. Hội thảo: “Đoi mới chương trình và sách giáo khoa GD TÀI LIỆU THAM KHẢO phổ thông - kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào VN” do Bộ GD-ĐT tổ chức 1012/12/1012 tại Hà Nội 3. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, 1987, Giáo dục học tập 1, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 4. N.V.Savin, 1983, Giáo dục học tập 1, (Nguyễn Đình Chinh dịch), Nxb Giáo dục. 5. Nitko A.J & Brookhart S.M. Educational assessment of students (5* ed.), ưpper Saddlc River, NJ: Pear/Prentice Hall, 2007. 6. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Đặng Hữu Lanh, Mai Sĩ Tuấn, Sinh học 12 cơ bản, Nxb Giáo dục. 7. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Đặng Hữu Lanh, Mai Sĩ Tuấn, sách giáo viên Sinh học 12 cơ bản, Nxb Giáo dục. 8. Nguyễn Thị Côi- Nguyễn Hữu Chí, 1999, Bài học lịch sử và việc kiểm tra đảnh giả kết quả học tập lịch sử ở trường THPT, Nxb Giáo dục. 9. Nguyễn Văn Cường (2006), Đổi mới phương pháp dạy học trung học phổ thông.Dự án Giáo dục Trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo 10. PGS.TS.Nguyễn Công Khanh. Đổi mới kiểm tra đảnh giá học sinh phổ thông theo cách tiếp cận năng lực. 11.Rudich P.A. (1986), Tâm lý học, Nxb Thể dục thể thao. 12.T.A.Ilina, 1973, Giáo dục học tập II (lý luận dạy học) (Hoàng Hạnh dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Tài liệu tập huấn, Kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trung học phổ thông môn: Sinh học, 8/6/2014. 14. Trang Thị Lân, 1998, về việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, 5/1998. 15. Trần Bá Hoành (1997), Đảnh giá trong giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Trần Bá Hoành, 1995. Đánh giá trong giáo dục (Dùng cho các trường ĐHSP và CĐSP). Nxb Giáo dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO 17. Trần Hồng Cẩm, Cao Văn Đán, Lê Hải Yến (2000), Giải thích thuật ngữ Tâm lý Giáo dục học, Bộ Giáo dục và Đào tạo,Dự án Việt Bỉ “Hỗ trợ học từ xa”, HàNội. 18. Trần Kiều, 1995, Đổi mới đánh giá đòi hỏi bức thiết của đổi mới phương pháp dạy học, Tạp chí Khoa học giáo dục, 11/1995. 19. Trần Thị Tuyết Oanh, 2007, Đánh giá và đo lường kết quả học tập, Nxb Đại học sư phạm. 20. Weinert, F. E. (2001). Concept of competence: a conceptual clarification. In D.S.Rychen., & L.H.Salganik. (Eds.), Defining and selecting competencies (pp. 45e66). Gottingen: Hogrefe. Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, Nxb Giáo dục. key PHỤ LỤC Phu luc 1 • • Phiếu điều tra thưc trang kiểm tra đánh giá môn sinh hoc tai trường I •o O • « THPT hiện nay Thầy (cô) chọn đáp án bằng cách khoang tròn trước đáp án đúng: Câu 1. Những phương pháp kiểm tra đánh giá hiện nay: A. Viết B. Vấn đáp c. Kết hợp cả hai. Câu 2. Việc kiểm tra đánh giá hiện nay được diễn ra: A. Thường xuyên B. Tại những thời điểm xác định c. Rất ít D. Thỉnh thoảng Câu 3. Hiện nay kiểm tra đánh giá nhằm: A. Đánh giá khả năng học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống. B. Xác định việc đạt kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục. c. Đánh giá, xếp loại giữa những người học với nhau. Câu 4. Câu hỏi kiểm tra đánh giá yêu cầu học sinh: A. Học thuộc B. Tư duy c. Vận dụng D. Sáng tạo Câu 5. Thầy (cô) đã biết gì về đề kiểm tra đánh giá năng lực: A. Chưa biết đến B. Biết nhưng chưa hiểu c. Hiểu nhưng chưa vận dụng o [...]... 1.2.2.2 .Năng lực của học sinh THPT • Năng lực chung v năng lực chuyên biệt Chương trình giáo dục trụng học phổ thông (sau 2015) hình thành v phát triển cho học sinh các năng lực chung v năng lực chuyên biệt: Các năng lực chung: - Năng lực tự học; - Năng lực giải quyết v n đề v sáng tạo; - Năng lực thẩm mỹ - Năng lực ngôn ngữ v giao tiếp; - Năng lực hợp tác; - Năng lực tính toán; - Năng lực công... thực tế” [15; tr .12- 13] Trang Thị Lân trong bài v việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh , tạp chí nghiên cứu giáo dục số 5/1998 có viết: trong lý luận dạy học, kiểm tra là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, kiểm tra có 3 chức năng là: đánh giá, phát hiện lệch lạc v điều chỉnh, trong đó có chức năng đánh giá nlaf chủ đạo Đánh giá trong dạy học là một v n đề hết sức phức tạp,... đã biết đến đề kiểm tra đánh giá năng lực nhưng chưa có ai có thể áp dụng chúng một cách hoàn toàn đây chính là một mặt hạn chế trong việc kiểm tra đánh giá năng lực học sinh v v n dụng phương pháp dạy học v kiểm tra đánh giá theo phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả dạy v học Bên cạnh các giáo viên đã biết đến đề kiểm tra đánh giá năng lực cũng còn một bộ phận không nhỏ các giáo viên chưa biết... tắc xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh 2.2.1 Phải kiểm tra đánh giá được các năng lực Mỗi cá nhân để thành công càn sở hữu nhiều loại năng lực khác nhau Do v y giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp, công cụ nhằm kiểm tra đánh giá được các loại năng lực khác nhau của người học để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học v giáo dục Năng lực thể hiện qua hoạt động v có thể đo lường /đánh giá. .. hiểu (12% ) hay biết mà không sử dụng (32%), chưa phân biệt được chính xác đánh giá năng lực v đánh giá nội dung Việc kiểm tra đánh giá năng lực học sinh hiện nay được các thầy cô giáo nhận định là gặp rất nhiều khó khăn có thể kể đến như: chưa được tập huấn v bồi dưỡng bài bản v kỹ năng đánh xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực học s inh (47,2 %) hay trình độ học sinh không cho phép xây dựng v sử... học sinh như: Cách học sinh quan sát, nhận biết sự việc, nhận thức v một v n đề như thế nào? Khả năng trực giác thế nào? Phong cách tư duy của học sinh là gì? Học sinh nhận xét thế nào? Học sinh có ưu điểm gì trong hoạt động học? Trong việc hợp tác v i các học sinh khác? 1.2.3.2 Bản chất của đánh giá năng lực Xét v bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực v đánh giá kiến thức kỹ năng, ... phải góp phần năng cao việc học tập v khả năng tự học, tự giáo dục của học sinh Học sinh có thể từ những đánh giá của giáo viên, từ những điều học được ấy, học sinh định ra cách tự điều chỉnh hành vi học tập v sau của bản thân Muốn v y, giáo viên càn làm cho bài kiểm tra sau khi được chấm trở nên có ích đối v i học sinh bằng cách ghi lên bài kiểm tra những ghi chú v : - Những gì mà học sinh đã làm... không, người giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá v qua đó điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình v giúp học sinh điều chỉnh các phương pháp học Như v y, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học v có thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy v học [10] Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc... định mục tiêu của đề kiểm tra Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra càn căn cứ v o mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình v thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp -... hỏi trong đề kiểm tra (52,8%) Các thày cô còn rất mơ hồ v việc tại sao lại càn phải đánh giá năng lực hay nói cách khác là chưa nhận biết được tầm quan trọng của nó Từ đó chúng ta có thể thấy rằng để thực hiện được việc kiểm tra đánh giá theo năng lực học sinh một cách đồng bộ v hiệu quả là một v n đề không hề đơn giản cần có sự cố gắng nỗ lực rất lớn CHƯƠNG 2: XÂY DựNG ĐÈ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG Lực ... kiểm tra đánh giá trường THPT Xây dựng hệ thống đề kiểm tra để đánh giá lực học sinh Xây dựng hệ thống đáp án xác tương ứng v i hệ thống đề kiểm tra xây dựng Đánh giá chất lượng đề kiểm tra xây. .. CHƯƠNG 2: XÂY DựNG ĐÈ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG Lực HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN V SINH HỌC 12 • 2.1 2.1.1 ••• Cấu trúc, nội dung phần V Sinh học 12 Phân tích cấu trúc phần V Sinh học 12 Chương I:... kiểm tra 2.4 kiểm tra kiểm tra kiểm tra Viết câu hỏi đề kiểm tra Căn v o ma trận viết có đề kiểm tra sau: Đề kiểm tra Môn: Sinh học Lớp: 12 (Thời gian kiểm tra: 15’) Câu 1: (Mức: nhân biếtv Đánh

Ngày đăng: 06/10/2015, 10:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • XÂY DựNG ĐÈ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG Lực HỌC SINH TRONG DẠY HỌC

  • SINH HỌC PHẦN V - SINH HỌC 12

    • 6. Phạm vỉ giới hạn đề tài

    • 7. Phương pháp nghiên cứu

    • 8. Những đóng góp của đề tài

    • 1.2. Cơ sở lý luận

    • 1.2.1. Kiểm tra, đánh giá

    • 1.2.2. Năng lực

    • 1.2.3. Đánh giá năng lực của học sinh

    • 1.3. Cơ sở thực tiễn- Thực trạng kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh ở trường THPT

    • 2.2. Nguyên tắc xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh

    • 2.2.1. Phải kiểm tra đánh giá được các năng lực

    • 2.2.2. Đảm bảo tính khách quan

    • 2.2.4. Đảm bảo tính toàn diện

    • 2.2.5. Đảm bảo tính công khai

    • 2.2.7. Đảm bảo tính phát triển

    • 2.3. Quy trình xây dựng đề kiểm tra đánh giá

      • 2. Đề sổ 2

      • A. 100%.

      • c. 25%.

        • A. 128

        • c. 126

          • 3.1. Mục đích tham vấn

          • 3.2. Đổi tượng tham vấn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan