Tiếng cười trong tiểu thuyết gia đình gôlôpliôp của m e xantưcôp sêđrin (KL07188)

55 807 1
Tiếng cười trong tiểu thuyết gia đình gôlôpliôp của m e  xantưcôp   sêđrin (KL07188)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ƣ Ọ Ƣ ********** TRẦN THỊ HOA TIẾ Ƣ I TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH GÔLÔPLIÔP CỦA .E. X Ƣ Ô - Ê Ọ ă ọc ƣớc ngoài - 2015 Ƣ Ọ Ƣ ********** TRẦN THỊ HOA TIẾ Ƣ I TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH GÔLÔPLIÔP CỦA .E. X Ƣ Ô - Ê Ọ ă ọc ƣớc ngoài ƣời ƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ THU HIỀN - 2015 L I CẢ Ơ Hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ văn học nước ngoài - khoa Ngữ văn - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi. Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Tiến sĩ Lê Thị Thu Hiền đã hướng dẫn tận tình và quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và ban bè đã tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi trong thời gian thực hiện khóa luận. Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Trần Thị Hoa  L Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của quá trình nghiên cứu mà bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo - TS. Lê Thị Thu Hiền cũng như các thầy cô trong tổ văn học nước ngoài trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Những nghiên cứu này không hề trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô cùng các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Trần Thị Hoa MỤC LỤC MỞ ẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 4. Đối tượng, phạm vinghiên cứu ..................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4 Chương 1. ĐẶC TRƯNG TIẾNG CƯỜI CỦA M.E. XANTƯCÔP - SÊĐRIN TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH GÔLÔPLIÔP .................................... 5 1.1. Khái niệm ................................................................................................... 5 1.1.1. Cái hài ..................................................................................................... 5 1.1.2. Hài hước .................................................................................................. 6 1.1.3. Châm biếm............................................................................................... 7 1.2. Cung bậc của tiếng cười ............................................................................. 8 1.2.1.Tiếng cười hài hước ................................................................................. 8 1.2.2. Tiếng cười châm biếm ........................................................................... 10 1.3. Hiệu quả nghệ thuật của tiếng cười.......................................................... 11 ƣơ . NGH THU T XÂY DỰNG TIẾ Ƣ I TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH GÔLÔPLIÔP ............................................................ 22 2.1. Những chân dung và tính cách gây cười .................................................. 22 2.2. Tạo dựng tiếng cười qua lời kể, đối thoại và lời nửa trực tiếp ................ 29 2.3. Một số thủ pháp nghệ thuật khác ............................................................. 41 KẾT LU N .................................................................................................... 48 TÀI LI U THAM KHẢO MỞ ẦU 1. Lí do chọ đề tài Văn học hiện thực Nga nửa sau thế kỉ XIX đã “Kế thừa và phát huy những thành tựu xuất sắc của văn học Nga nửa đầu thế kỉ, nền văn học Nga nửa sau thế kỉ XIX đã đạt tới đỉnh cao, góp phần cống hiến lớn vào kho tàng văn hóa nghệ thuật của toàn nhân loại. Trong một lá thư gửi cho Erixtơ viết ngày 5 tháng 6 năm 1890, F. Ăngghen nhận định rằng:“Trong 20 năm lại đây, văn học nước Na Uy phát triển vô cùng phong phú, không một nước nào sánh kịp trừ nước Nga”, dẫn theo [2, 242]. Khi nghiên cứu văn học Nga thế kỉ XIX, V.I. Lênin đã đánh giá cao các tác phẩm của Sêđrin, ông “đã dùng nhiều nhân vật trong tác phẩm của Sêđrin để vạch mặt bọn cơ hội hữu khuynh và bọn men-sê-vich cùng những đảng phái thù địch với nhân dân” [2, 294] và “trong những trước tác của mình, đã sử dụng đến 340 lần những hình tượng, lời văn trong sáng tác của Sêđrin” [2, 327]. Năm 1857, bút danh N.Sêđrin đã đi vào lịch sử văn học Nga là một nhà văn châm biếm vĩ đại với tác phẩm Kí sự tỉnh lị. Trong số những tác phẩm của Sêđrin, ta không thể không kể đến tiểu thuyết Gia đình Gôlôpliôp, đây là một trong những tác phẩm hay và đặc sắc nhất của ông, chính tác phẩm này đã khẳng định một lần nữa tên tuổi của ông trong số những nhà văn châm biếm. Vị trí của Sêđrin trong nền văn học Nga đương thời đã sớm được khẳng định và sánh vai cùng với những tác giả đã có tên tuổi như PH.M.Đôxtôiepxki và L.Tônxtôi, Nguyễn Kim Đính đã khẳng định: “Chân dung và tên tuổi Sêđrin nổi bật lên như một nhà văn hiện thực châm biếm vĩ đại, người kế tục và phát triển cao độ tiếng cười nghệ thuật sắc sảo của Gôgôn trước đây. Kém Đôxtôiepxki năm tuổi và hơn L. Tônxtôi hai tuổi, Sêđrin đã sánh bước, sánh vai cùng hai thiên tài nghệ thuật lỗi lạc đó, tạo nên dung mạo sinh động độc đáo của văn học Nga những năm 70, 80 của thế kỉ trước” [2, 328]. 1 Sêđrin đã đóng góp một phần to lớn của mình vào nền văn học Nga với nhiều tác phẩm có giá trị cao, được coi là những điển hình mẫu mực của văn học châm biếm Nga. Tác phẩm Gia đình Gôlôpliôp là một trong những tác phẩm như vậy, Sêđrin đã tạo ra được tiếng cười ở nhiều sắc thái, mức độ khác nhau nhằm phơi bày tất cả những bản chất xấu xa của tầng lớp địa chủ đương thời, xây dựng được hình tượng nhân vật điển hình, tạo ra sắc thái riêng không thể nhầm lẫn với nhân vật nào khác. 2. Lịch sử vấn đề Ngay từ những tác phẩm đầu tiên, Sêđin đã được nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học nhận xét, đánh giá cao. Nói về vị trí quan trọng, phong cách độc đáo của Sêđrin trong tiến trình văn học hiện thực Nga, trong cuộc đấu tranh giải phóng xã hội trên đất nước Nga, trong một bài viết trước Cách mạng tháng Mười, Gorki nhấn mạnh: “Sêđrin luôn đi cùng nhịp bước với cuộc sống, không bao giờ rớt sau cuộc sống dù chỉ một bước, ông chăm chú nhìn thẳng vào dung mạo cuộc sống... Ý nghĩa sáng tác châm biếm của ông rất to lớn, không những vì tính chân thực mà còn vì cảm quan gần như tiên tri dự báo những con đường mà xã hội Nga cần phải trải qua và đã trải qua trong suốt thời kì từ những năm 60 cho đến tận những ngày hôm nay..., ông sáng suốt, trung thực, nghiêm khắc và không bao giờ che giấu sự thật dù cho sự thật đó đau xót đến chừng nào” dẫn theo [2, 354]. Các tác phẩm của Sêđrin đúng như Gorki đã nhận xét, ông không chỉ phơi bày mọi hiện tượng của xã hội đương thời mà còn dự báo được con đường cách mạng của dân tộc Nga, điều này đã khắc phục được hạn chế của Gôgôn trước đây, Sêđrin không chỉ kế thừa mà còn phát triển tiếp con đường nghệ thuật của Gôgôn một cách xuất sắc. Cũng cùng ý kiến trên, Hà Thị Hòa trong cuốn Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường đã nhận xét: “Sêđrin là nhà văn hiện thực 2 châm biếm vĩ đại. Kế tục xuất sắc truyền thống tiếng cười của Gôgôn, Sêđrin đã mài sắc vũ khí trào phúng giáng những đòn chí mạng vào chế độ nông nô chuyên chế trong giai đoạn mạt vận của nó… Phong cách nghệ thuật của Sêđrin được đánh giá là tiêu biểu cho một trong những loại hình phong cách lớn nhất của văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX và đã có ảnh hưởng tốt đẹp, sâu sắc đối với nhiều thế hệ nhà văn Nga sau này như M. Gorki, Đ. Betnưi, Maiakôpxki…” [11, 530]. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học có viết: “Về loại thơ văn trào phúng chính trị, Sêđrin được coi là nhà văn có tài bậc nhất và có cống hiến nhiều nhấttrong lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX” [4, 1536]. Tiểu thuyết Gia đình Gôlôpliôp là một trong những tác phẩm đặc sắc của Sêđrin, đây là tác phẩm được giới nghiên cứu và phê bình văn học đánh giá cao, tác phẩm của ông sánh ngang hàng với những tác phẩm nổi tiếng của Đôxtôiepxki: “Sêđrin đã đóng góp vào kho tàng tiểu thuyết Nga một trong những thành tựu xuất sắc nhất, sánh vai cùng với những Anna Karênina,Tội ác và trừngphạt... Iuđuska, nhân vật nổi bật trong tác phẩm, được công nhận là một trong những hình tượng nghệ thuật đặc sắc nhất của văn học châm biếm thế giới” [2, 342]. Nhận xét về giá trị hiện thực của tác phẩm, GS Nguyễn Kim Đính trong cuốn Lịch sử văn học Nga đã viết: “Thông qua những tính cách đa dạng, những số phận khác nhau trong một gia đình địa chủ, bằng ngôn từ nghệ thuật sinh động, cuốn tiểu thuyết của Sêđrin là bản án tử hình độc đáo với chế độ nông nô Nga. Với cặp mắt nhận thức sắc bén, Sêđrin thấu hiểu rằng “mặc dầu pháp quyền của chế độ nông nô đã được coi là hủy bỏ, nhưng thực ra nó vẫn còn tồn tại. Do đó, rất cầnthiết phải vạch rõ cái chết của chế độ tàn bạo đó là tất yếu lịch sử” [2, 342]. Trên đây là những nhận định, đánh giá về Sêđrin mà chúng tôi thống kê được. Tuy nhiên, trong phạm vi hạn hẹp, có thể còn nhiều nghiên cứu khác 3 mà chúng tôi chưa khảo sát hết được. Những nhận định trên càng khẳng định hơn nữa tài năng nghệ thuật và những đóng góp lớn của Sêđrin cho văn học Nga. Tuy những ý kiến đánh giá chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét khái quát chứ chưa phân tích kĩ về đặc trưng tiếng cười của Sêđrin, nhưng đó là những gợi ý quan trọng để giúp chúng tôi triển khai đề tài này. 3. Mục đíc i cứu Trên cơ sở lí luận về cái hài, châm biếm và hài hước, khóa luận tìm hiểu đặc trưng tiếng cười và nghệ thuật xây dựng tiếng cười trong tiểu thuyết Gia đình Gôlôpliôp của Sêđrin để phát hiện ra những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. 4. ối tƣợng, phạm vinghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài này là tiếng cười và phạm vi giới hạn trong tiểu thuyết Gia đình Gôlôpliôp của Sêđrin. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng văn bản dịch của NXB Văn học 1979. 5. ƣơ p áp i cứu Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp hệ thống. Phương pháp phân tích, khảo sát văn bản. Phương pháp so sánh. 6. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận chia làm hai chương: Chương 1: Đặc trưng tiếng cười của M.E. Xantưcôp Sêđrin trong tiểu thuyết Gia đình Gôlôpliôp Chương 2: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười trong tiểu thuyết Gia đình Gôlôpliôp 4 C ƣơ Ặ Ƣ Ế 1 Ƣ I CỦA M.E. X Ƣ ÔP - Ê TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH GÔLÔPLIÔP 1.1. Khái niệm 1.1.1. Cái hài Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về cái hài, khái niệm cái được nghiên cứu từ rất sớm ở phạm vi triết học và mỹ học, trong văn học, cái hài được nhìn nhận như một phạm trù thẩm mỹ: “Cái hài là một trong những phạm trù mỹ học căn bản, xác định giá trị thẩm mỹ thông qua việc phát triển tính mâu thuẫn có ý nghĩa xã hội của thực tại và thông qua thái độ phê phán đối với tính mâu thuẫn ấy, xuất phát từ lý tưởng thẩm mỹ. Trong lịch sử tư tưởng mỹ học, cái hài được nhận định như là kết quả sự tương phản, sự “bất đồng”, sự mâu thuẫn: giữa cái xấu và cái đẹp (theo Arixtot), giữa cái quan trọng giả và cái quan trọng thật (theo Heghen), giữa cái nhỏ nhặt và cái cao cả (Kant),... Cái hài là sự mâu thuẫn giữa các hiện tượng không hoàn thiện và kinh nghiệm tích cực của nhân loại, được ghi khắc ở các lí tưởng thẩm mỹ, là sự không tương ứng mang ý nghĩa xã hội giữa mục đích và phương tiện, giữa hình thức và nội dung, giữa hành động và hoàn cảnh, giữa bản chất và biểu hiện của nó, giữa tham vọng của cá nhân và các khả năng chủ quan của nó” [5, 198]. Theo Secnưsepxki, nhà văn, nhà tư tưởng Nga, cái hài là sự mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, ông định nghĩa: “Cái hài là sự trống rỗng và sự vô nghĩa bên trong được che đậy bằng một cái vỏ huênh hoang tự cho rằng có nội dung vàý nghĩa thực sự” [4, 42]. Dùng cái hài như một phương tiện để đấu tranh lại những hiện tượng không phù hợp với lí tưởng thẩm mỹ, Phượng Lựu cho rằng: “Cái hài là một 5 phạm trù mỹ học cơ bản để hình thành và đánh giá hiện tượng xã hội, những tính cách tập tục, những hành động và tác phong của con người hoàn toàn hoặc có phần không phù hợp hoặc mâu thuẫn với những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và lí tưởng thẩm mỹ của các lực lượng tiến bộ, từ đó gây phê phán bằng sự chế giễu...” [9, 103]. Tiếng cười trong cái hài mang ý nghĩa xã hội, nó thể hiện sự nhận thức và thái độ của chủ thể. Theo Secnưsepxki: “Cười là hình thức chế ngự cái xấu. Dám cười cái xấu là dám tin, dám khẳng định sự tốt đẹp của mình, hoặc ít ra thì cũng thừa nhận ngầm rằng, cái xấu là cái xấu, là đáng ghét, đáng cười. Cái hài là một nhận thức đánh giá, thể hiện trình độ của con người dám làm chủ đối tượng, dám làm chủ bản thân mình” [9,162]. Như vậy, tiếng cười có nhiệm vụ, ý nghĩa và vị trí vô cùng quan trọng. Nhà văn Gôgôn cho rằng: Tiếng cười có ý nghĩa sâu sắc hơn người ta lầm tưởng. Cái hài có nhiều loại với nhiều sắc thái khác nhau của tiếng cười. Trong giáo trình Lí luận văn học, Phương Lựu chia cái hài thành bốn loại:1. Hài hước, 2. Dí dỏm, 3. Châm biếm, 4. Đả kích. Tuy nhiên, do mục đích của khóa luận là tìm hiểu đặc trưng tiếng cười trong tác phẩm Gia đình Gôlôpliôp nên chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu tiếng cười hài hước và châm biếmlà hai loại tiếng cười thường gặp trong tác phẩm của Sêđrin. Qua đó, nhà văn thể hiện thái độ phê phán của mình nhằm đả kích trực tiếp vào hiện thực xã hội đương thời một cách sâu sắc. 1.1.2. Hài hước Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Hài hước là một dạng của cái hài, có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười, mua vui. Trên cơ sở vạch ra sự mất hài hòa, cân đối giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, đặc biệt là lí tưởng và thực tế” [4, 136]. Tiếng cười hài hước vang lên ở mức độ phê phán nhẹ nhàng đối tượng mà tác giả nêu ra, tiếng cười này mang ý nghĩa tích cực của nhà văn. 6 Tiếng cười của hài hước khác với tiếng cười của nghịch dị và châm biếm, nó nhẹ nhàng và kín đáo hơn “Hài hước khác cái nghịch dị ở tính chất kín đáo, thâm trầm, không lộ liễu, khác cái châm biếm ở mức độ nhẹ nhàng, đùa vui, thiện ý”. Chính nhờ đó mà “Hài hước khéo léo, nhẹ nhàng vạch ra các mâu thuẫn, tạo ra cái cười bất ngờ, giúp người ta nhận ra sự trớ trêu của tình huống, mỉm cười mà phân biệt đúng sai” [4, 136]. Mức độ phê phán của hài hước chưa sâu sắc và gay gắt như châm biếm. 1.1.3. Châm biếm Trong phạm trù của cái hài, châm biếm là một dạng thức qua trọng, theo Từ điển văn học bộ mới: “Châm biếm là một dạng thức của cái hài, một phương thức miêu tả thực tại trong đó đối tượng miêu tả - đồng thời là đối tượng phê phán - được thể hiện như một cái gì lệch lạch, vô lý, không đáng có, được trình bày một cách tàn nhẫn, có tính chất tiêu diệt, được thanh toán bằng tiếng cười” [5, 237]. Mục đích của châm biếm không chỉ tạo ra tiếng cười mà nó còn là một phương tiện đấu tranh đắc lực cho cách nhà văn - nhà cách mạng chống lại những cái xấu xa của xã hội, “Châm biếm là một phương tiện đấu tranh xã hội, các nhân tố xã hội, dân tộc, lịch sử ảnh hưởng mạnh đến tính chất của châm biếm. Người sáng tạo ra tiếng cười phủ định càng mang lí tưởng phổ quát, toàn dân, thì châm biếm càng khỏe khoắn, năng lực phục sinh càng mạnh. “nhiệm vụ” thẩm mỹ tối cao của châm biếm là kích thích và làm sống dậy cái trí nhớ về những giá trị cao (chân, thiện, mỹ), sỉ nhục sự ngu dốt, thấp hèn. Bằng cách tống tiễn mọi cái lỗi thời “vào vương quốc bóng tối” (Sêđrin), châm biếm bảo vệ cái tích cực, bảo vệ sự sống chân chính” [5, 238]. Cái cuối cùng của châm biếm cũng là tiếng cười giống như hài hước nhưng “Châm biếm khác với umua, hài hước ở mức độ gay gắt của sự phê phán và ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật” [4, 54]. Theo cuốn Từ 7 điển văn học bộ mới: “Về phương diện xã hội, phần lớn những tác phẩm châm biếm thường chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của nhân dân, của tư tưởng tiến bộ trong lịch sử. Các nhà văn, nhà thơ trào phúng thường có tài châm biếm và đã viết những tác phẩm có giá trị đả kích bọn thống trị tàn bạo, hà khắc, bọn xâm lược và bè lũ phản bội, bán nước cầu vinh,...” [4, 54]. 1.2. Cung bậc của tiế cƣời Như ở phần trên đã nói, tiếng cười có nhiều cung bậc khác nhau tùy vào cách sử dụng của mỗi nhà văn, trong Gia đình Gôlôpliôp, cung bậc của tiếng cười hiện lên chủ yếu là tiếng cười hài hước và tiếng cười châm biếm, qua đó tác giả đả kích, tố cáo những hiện tượng xấu xa của bọn địa chủ cũng như tầng lớp thống trị trong xã hội Nga đương thời. 1.2.1.Tiếng cười hài hước Trong Gia đình Gôlôpliôp, tiếng cười hài hước được thể hiện khi tác giả miêu tả những hành động, lời nói... có tính mâu thuẫn, đối lập nhau của mỗi nhân vật, từ đó phần nào bộc lộ được bản chất, tính cách của mỗi nhân vật. Trong tác phẩm, tiếng cười hài hước chủ yếu được vang lên qua lời nói của nhân vật. Khi nói chuyện về ước muốn của mình, Xtêpan đã có ước muốn rất đơn giản như “Người anh em ạ: mình đã phục vụ Tổ quốc, bây giờ mọi người phải giúp mình! Mình chỉ lo có mỗi một điều là không có thuốc lá hút thôi! ồ, cực quá”hay “Người anh em ạ, hôm nay tớ kí vào đủ thứ giấy tờ. Toàn một thứ giấy xin từ bỏ quyền thừa kế! Thế là bây giờ tớ sạch trơn. Một đồng một chữ không dính túi! Không còn hòng một li một tý gì nữa! Như vậy bà cụ mới yên tâm” [12, 56]. Qua câu nói này ta có thể được phần nào tính cách ngốc nghếch của Xtêpan đúng như cái biệt hiệu của hắn. Hay lời nói của ông cụ Vlađimia khi nhìn thấy con trai Xtêpan trở về “a ha! Con cừu non của ta đấy à! Thế là mày lại rơi vào nanh vuốt của mụ phủ thủy rồi !... rồi ông bắt trước tiếng gà gáy, lại phá ra cười và nhắc mãi một câu: mụ sẽ ăn thịt mày! 8 Mụ sẽ ăn thịt mày” [12, 37], câu nói vừa thể hiện được tính cách con người ông với cái đầu óc lúc nào cũng như mơ màng của một kẻ vô công rồi nghề đồng thời còn cho thấy bản chất độc địa của Arina. Tiếng cười hài hước còn vang lên khi nhà văn thêm vào câu chuyện những hành động nhỏ của nhân vật, tuy nhiên nó cũng thể hiện được phần nào bản chất của nhân vật. Ông bố đuổi Phoocphia và Paven đi khi bọn chúng đến xử tội Xtêpan, hành động của hai người đó là: “mặc dầu thế Phoocphia vẫn xúc động đến ứ nước mắt khi bước ra khỏi phòng ông bố, còn Paven thì lạnh như tiền, thò tay ngoáy mũi” [12, 42]. Hay khi nghe Arina kể đi kể lại một câu chuyện cổ tích về cuộc bán đấu giá đất mà bà trở thành người chiến thắng “Phoocphia xuýt nữa thì xé chiếc áo khoác ra, nhưng dằn lại được vì sợ ở đây là nông thôn chắc không tìm được người sửa lại. Còn Paven mới nghe kể xong câu chuyện cổ tích đã ngồi thừ ra đó, nét mặt lại lạnh lùng như cũ”[12, 47]. Phoocphia cũng có những tật xấu như nghe trộm chuyện và lẩm cẩm, hai con trai đã vạch tội hắn với bà nội: “Bố cháu lại còn nghe trộm chuyện chúng cháu ở cửa nữa đấy, bà ạ. Mấy hôm trước anh Pêtenca bắt được quả tang, cháu phải nói để bố cháu hiểu, bố ơi nghe chuyện lén lút ở cửa là không tốt. Thế nào cũng có ngày bị cánh cửa đập cho vỡ mũi… bố cháu nhặt được một quả táo ở trong vườn đem bỏ vào cái tủ con.Cháu vớ được chén luôn. Bà có biết bố cháu làm gì không! Bố cháu đi tìm khắp nơi, tra hỏi cả nhà” [12, 101]. Hành động của Phoocphia vừa làm bật lên tiếng cười hài hước vừa thể hiện tính cách bủn xỉn, keo kiệt của hắn. Như vậy, sử dụng tiếng cười hài hước khi miêu tả về những lời nói và hành động của tầng lớp địa chủ, Sêđrin đã vạch rõ bản chất rỗng tuếch của những nhân vật đại diện cho tầng lớp địa chủ.Vì thế tiếng cười hài hước của Sêđrin thể hiện những lời nói, hành động vô nghĩa của bọn địa chủ. 9 1.2.2. Tiếng cười châm biếm Theo Từ điển văn học bộ mới: “Trong cái cười nguyên hợp chứa đựng dưới dạng phôi thai nhiều thể loại này cái hài, về sau sẽ tách riêng trong tiến trình phát triển văn học. Trước hết là mỉa mai và hài hước (umua), được phân lập theo “luật chơi”, theo tính chất của mặt lạ. Ở mỉa mai, cái cười được che giấu dưới mặt nạ nghiêm trang, nghiêng về thái độ tích cực“đùa cợt”.Trong khi đó, châm biếm là tiếng cười lật tẩy, tố cáo; đối tượng của nó là thói hư tật xấu. Tiếng cười còn mang nhiều sắc thái, cung bậc phong phú đa dạng: cười khinh bỉ, cười thiện cảm, cười nghiêm khắc, cười chua chát...” [5, 199]. Tạo ra tiếng cười châm biếm với mục đích phê phán, chĩa mũi nhọn vào các hiện tượng xấu xa của tầng lớp địa chủ đương thời là mục đích chính của tác phẩm bởi chính Sêđrin cũng đã từng thể hiện quan điểm của mình rằng phải “tống tiễn mọi cái lỗi thời vào vương quốc của bóng tối”[5, 237]. Bằng tiếng cười châm biếm, nhà văn tập trung xây dựng một cuốn biên niên sử của gia đình Gôlôpliôp trải qua ba thế hệ nối tiếp nhau nhằm phê phán kịch liệt chế độ nông nô Nga, đó là một chế độ bất nhân bất nghĩa đã đẩy quần chúng lao động vào kiếp sống đói rách thê thảm. Chính vì thế mà Secnưsepxki đặc biệt tôn trọng Sêđrin vì ý thức quyết liệt không khoan nhượng dưới ngòi bút trào phúng luôn luôn bóc trần “những ung nhọt của xã hội” và hơn nữa còn“thấu hiểu được tận nguồn gốc gây ra thảm trạng đó” [2, 271]. Tiếng cười châm biếm là tiếng cười chủ yếu của tác phẩm, được xuất hiện khi nhà văn hướng ngòi bút của mình vào miêu tả cách xin việc của Xtêpan, sau khi cậu lấy được bằng đại học, cậu lên Pêtecbua chạy ngược, chạy xuôi hết viện này đến bộ khác, cậu chẳng có ai làm quan thày và tuyệt nhiên không nghĩ gì đến việc lập lấy thân, ngay cả những công việc bàn giấy thuộc loại công văn, báo cáo hoặc mục lục sự vụ thông thường, đối với cậu 10 cũng là quá gay go. Qua đó Sêđrin công khai châm biếm, mỉa mai bộ máy làm việc chính quyền đương thời. Đó là bộ máy cồng kềnh, quan liêu, xin việc bằng cách chạy vạy và quan hệ, đến khi vào làm việc thì không biết những công việc đơn giản nhất. Còn Paven thì làm việc trong quân đội, nghiện rượu, thuốc lá cuối cùng cũng chết một cách thảm hại trong lãnh địa của mình. Hai đứa con của Phoocphia cũng là sĩ quan nhưng cũng vì thói nghiện rượu và thua cờ bạc làm hao hụt công quỹ người anh phải tự sát người em cũng chết trên đường lưu đày. Hầu hết các nhân vật đều làm trong bộ máy của Nhà nước và đều sa vào các tệ nạn xã hội, gây ra kết cục thảm hại. Qua đó tiếng cười châm biếm vang lên và bản chất xấu xa của nhân vật được hiện lên rõ nét. Tiếng cười châm biếm còn được hiện lên khi nhà văn miêu tả cuộc sống dở diễn viên, dở gái điếm của hai cô cháu gái Arina, các cô tuy cũng có những khát vọng làm giàu chính đáng nhưng cuộc đời đã xô đẩy các cô đến vũng bùn của xã hội. Thông qua việc tái hiện lại công việc hàng ngày của các cô, Sêđrin đã cho chúng ta thấy được phần nào bức tranh cuộc sống sinh động ở Petecbua thời bấy giờ. Sau mỗi buổi tối diễn kịch thì các cô lại chìm đắm trong những thú vui cùng bọn địa chủ, quý tộc, bọn sĩ quan lính tráng, đó là những lần uống rượu say cả đêm, là những ván bạc rồi bọn chúng coi các cô như một món đồ chơi rẻ tiền. Thông qua đó, tiếng cười châm biếm vang lên vach trần mọi sự xấu xa của bọn địa chủ. 1.3. Hiệu quả nghệ thuật của tiế cƣời Ở nửa sau thế kỉ XIX, xã hội Nga hình thành hai phái tự do chủ nghĩa và dân chủ cách mạng cùng đánh vào bộ máy chính quyền Nga hoàng, chính vì thế mà văn học cũng có sự phân hóa theo. Sêđrin là một trong những đại biểu lớn bảo vệ cho phái dân chủ cách mạng, chính vì thế mà ông dùng ngòi bút của mình để đấu tranh bảo vệ cho phái này. Ông đã dùng ngòi bút châm biếm sắc sảo của mình để vạch trần những bản chất xấu xa của tầng lớp địa 11 chủ đương thời bằng cách xây dựng những nhân vật điển hình cho tầng lớp ấy, nhằm phê phán, đả kích một cách mãnh liệt. Sử dụng tiếng cười như một thứ vũ khí chống lại kẻ thù, hơn ai hết, Sêđrin hiểu rõ sức mạnh và tầm quan trọng của tiếng cười đó. Chính vì thế mà Sêđrin đã tạo được cho thứ vũ khí của mình với mà sắc riêng độc đáo. Nhà văn Gôgôn đã từng nói: “Cái cười sâu sắc và hệ trọng hơn nguời ta tưởng rất nhiều. Nó không phải là cái cười sinh ra do nỗi bực dọc trong chốc lát do những tính khí cáu kỉnh, bực dọc, cũng không phải là cái cười dễ dãi tiêu khiển vu vơ giải trí của người ta; mà là cái cười đào sâu vào đối tượng buộc nó phải bộc lộ rõ ra những gì nếu thiếu xót một sức mạnh xuyên thấm qua nó thì nó sẽ trôi tuột đi và những điều nhỏ nhặt và trống rỗng sẽ không làm cho người ta kinh sợ” [10, 175]. Tiếng cười của Sêđrin đã tiếp tục phát triển tiếng cười của Gôgôn và khắc phục được hạn chế tiếng cười của Gôgôn, với sự nhạy cảm của một nhà văn và một cái nhìn sâu sắc, Sêđrin đã thấy được “cái chết” tất yếu của chế độ nông nô Nga thông qua số phận của mỗi nhân vật trong tác phẩm, “là người kế tục và phát triển cao độ tiếng cười nghệ thuật sắc sảo của Gôgôn trước đây” [2, 328]. Trong tiểu thuyết Gia đình Gôlôpliôp, các nhân vật của ông được vẽ lên bằng những chi tiết sắc nét, các nhân vật là sự nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ sau với những đặc tính xấu xa như nhau. Chính Sêđrin đã nói: “Trong vòng vài thế hệ, ba đặc điểm nổi bật đã xuyên suốt lịch sử của gia đình này: ăn không ngồi rồi, không có khả năng thích hợp với bất cứ công việc gì và nát rượu. Hai đặc điểm đầu dẫn đến thói nói suông rỗng tuếch, suy nghĩ cũng rỗng tuếch, đặc điểm sau cùng là kết cục tất yếu của tình trạng hỗn loạn chung của cuộc sống” [2, 342]. Với các nhân vật trong gia đình Gôlôpliôp, thông qua việc miêu tả tỉ mỉ về cuộc sống của mỗi nhân vật trong gia đình Sêđrin đã vẽ lên bộ mặt của bọn 12 địa chủ đang thống trị nước Nga đương thời. Sêđrin đã miêu tả rất tỉ mỉtừ chân dung bên ngoài đến tính cách bên trong của họ. Từ nét mặt đến điệu bộ, cử chỉ, lời nói, hành động đến đời sống tâm lí của họ. Vì thế mà các nhân vật hiện lên một cách chính xác, chân thực. Nhân trung tâm trong tác phẩm là Phoocphia, xuất hiên từ đầu cho đến cuối tác phẩm, tính cách nhân vật dần dần được bộc lộ qua từng trang văn của nhà văn, bản chất của hắn được hiện dần lên thông qua mối quan hệ với từng thành viên trong gia đình. Ở Phoocphia, “mọi giai cấp tư hữu bóc lột, mọi vị quan liêu thống trị, mọi kẻ thù địch với tiến bộ, dân chủ, mọi tên tâm địa phản phúc đen tối, đạo đức đểu giả đều có thể tìm thấy dáng nết của mình qua hình tượng nhân vật này” [2, 349]. Bản chất đạo đức giả đểu của Phoocphia được thể hiện từ đầu cho đến cuối câu chuyện, trong mối quan hệ với tất cả mọi người trong gia đình Gôlôpliôp: với mẹ là Arina, anh trai Xtêpan, em trai Paven. Phooc phia được tác giả giới thiệu là làm việc ở một cơ quan dân sự, từ nhỏ đã “được cả nhà đặt cho ba biệt hiệu: Giu đa - Con, Đỉa và Thật thà như đếm. Mấy cái tên nhạo báng này là của Xteepan Ngốc nghếch tặng em hồi còn nhỏ”. Ngay từ nhỏ anh em trong nhà đã đặt tên lóng là Iuđuska tức là thằng Iuđa nhóc (Giu đa - theo sách Phúc âm là kẻ đã phản bội Chúa), cái tên này đã nói lên được phần nào bản chất đạo đức đểu giả của nhân vật. Tính cách đỉa của hắn được thể hiện “Ngay từ lúc còn bé, Phoocphia đã ưa nũng nịu “Má yêu”, hôn trộm vào vai mẹ và nếu cần thì mách nẻo một vài chuyện” [12, 17]. Phoocphia lúc nào cũng tỏ ra quấn lấy mẹ và nhìn chòng chọc vào mẹ, như quàng vào cổ một cái dây thòng lọng, để mê hoặc và phun ra nọc độc vào mẹ - chính Arina đã có cảm giác này. Chỉ nhìn thấy cậu là bà cảm thấy một mối lo ngại mơ hồ, như khi đứng trước một điều gì đó bí ẩn, gian tà. Phooc phia thường viết thư cho mẹ hàng tuần, nhưng lời lẽ của Phooc 13 phia khác hẳn so với Paven, lời lẽ của hắn vô cung giả dối và nịnh nọt. Chính Arina phải kêu lên “chẳng có gì thực bụng cả, toàn một giọng giả dối, chỗ nào cũng Má yêu! Lại những nỗi vất vả của ta!... nó chỉ được cái lỗ miệng thế thôi” [4, 21]. Bộ mặt đạo đức giả dối còn được thể hiện rõ khi Phoocphia đến thăm mẹ ốm, hắn đến thăm hỏi với “vẻ mặt đau thương, Giu đa- Con phác một cử chỉ phiền muộn như một đứa con hiếu thảo, hắn đứng sưởi một lát bên cạnh lò trong phòng của đám đầy tớ để tránh đem lại cái lạnh vào buồng người ốm” [12, 172]. Với giọng điệu châm biếm, tác giả đã khắc họa từng hành động của Phoocphia làm hiện rõ thái độ giả dối đối với mẹ của hắn. Khi mẹ chết, Phoocphia không có lấy một giọt nước mắt xót thương, đến đây ta bất giác nhớ đếnđám con cháu đại bất hiếu trong gia đình cụ cố Hồng (Hạnh phúccủa một tang gia - Vũ Trọng Phụng) vô cùng sung sướng, hạnh phúc vì bản di chúc kia đã đi vào thực thi, hắn cũng vậy “lao vào cái mớ những chi tiết của tang lễ... làm như vậy hắn thú vị ngạc nhiên, thấy không phải bỏ ra một đồng nào cho dịp này”, “và hắn tìm bản di chúc Arina đã phác thảo, và hắn vui mừng xác lập hắn là người duy nhất thừa kế các tài sản của mẹ hắn còn lại” [12, 173]. Phoocphia hiện lên là một đứa con không tình nghĩa, giả dối, chỉ quan tâm tranh giành tài sản nhằm thỏa mãn khát vọng chiếm hữu của hắn. Khát vọng chiếm hữu tài sản của hắn không dừng lại ở đó, hắn còn tham vọng chiếm tất cả “cái xương” của mẹ đã cho hai anh, mặc dù hắn đã được phần béo bở nhất. Đối với anh Xtêpan, chính Phoocphia đã bày mưu tính kế cho mẹ, bắt Xtêpan phải về ở Gôlôpliôp để ăn bám mẹ chứ không được thêm một “cái xương” nào nữa như ý định của Arina “cứ để anh ấy như bây giờ và bắt kígiấy từ bỏ phần gia tài của anh ấy đi” [12, 52], buộc Xtêpan kí vào giấy xin từ bỏ quyền thừa kế gia tài nhằm mục đích tài sản cuối cùng 14 sẽ lần lượt rơi vào tay hắn. Chính điều này đã đẩy Xtêpan vào con đường cùng quẫn dân đến cái chết thảm hại. Còn với em trai Paven, Phoocphia luôn có âm mưu chiếm đoạt lãnh địa Đubrôvin từ lâu, hắn hỏi hai con của hắn: “Hai con nghĩ sao? Cái vốn của chú Paven có nhiều không?”... “bố cháu đã tính đi tính lại từ lâu rồi: nào là hoa hồng tiền chuộc, nào là ngày đem cầm điền trang này, nào là phần nợ đã trả xong” [12, 103]. Đến khi Paven nằm trên giường bệnh hắn còn buông những lời nói độc địa, giả bộ quan tâm đến sức khỏe của em, những lời nói rỗng tuếch, giả dối làm cho Paven “rúm người lại, run lên cầm cập... con bệnh thừa hiểu cặp mắt đó che giấu một sợi dây thòng lọng. Chưa biết lúc nào sợi dây ấy sẽ quàng vào cổ hắn mà thắt lại” [12, 96]. Hắn lại bộc lộ tính chất Đỉa của mình, buông giọng bề trên, mỗi lời nói của hắn chỉ nhằm vào việc kế thừa tài sản, chiếm đoạt điền trang và số vốn còn lại của Paven vì chỉ có hắn là người thừa kế tài sản hợp pháp, “chú hiểu không: không phải người dưng nước lã được thừa hưởng mà là người thân thích kia” [12, 99], trước khi chết Paven phải thét lên rằng “Tên hút máu”. Đối với hai người con trai cũng vậy, thà để cho chúng chết chứ hắn cũng không chịu mất tiền cho chúng. Cái chết của con trai cả Vôlôđia được hiện lên thông qua cuộc cãi cọ giữa hắn và người con trai út Pêtenca, Vôlôđia đã phải van xin, biện bạch, thậm chí tới chỗ hăm dọa nữa. Nhưng bao giờ cũng chỉ được câu trả lời sáo ngữ, khác nào một viên gạch vứt cho kẻ chết đói. Cuối cùng Vôlôđia đã phải rút súng tự kết liễu, Phoocphia có chút hối hận nhưng hắn đã nhanh chóng đổ lỗi cho con trai hắn. Còn Pêtenca sau khi thua bạc làm hao hụt công quỹ của Nhà nước về xin tiền bố nhưng cũng giống như anh trai của mình, ông bố keo kiệt ấy “không đời nào” bố thí cho một đồng cô pếch, Pêtenca đã phải thốt lên rằng “Đồ giết người”, mặc cho con bị đi đày rồi dẫn đến cái chết chứ Phoocphia không chịu để gia sản của mình hao 15 hụt đi. Tiếng cười ở đây bao chua chát, đắng cay tác giả đã dựng lên một hình tượng người cha vì đồng tiền mà không quan tâm đến sự sống chết của con cái, một tên keo kiệt, bủn xỉn, vô lương tâm. Chính Poocphia đã vô tình đẩy hai người con trai của mình vào cái chết đáng thương, cuối cùng chỉ còn lại một mình hắn sống cô độc cùng cô cháu gái mà thôi. “Hắn như cây thuốc độc tỏa hơi độc ra giết chết mọi sức sống xung quanh. Anh trai, em trai và cả mẹ lần và cả mẹ lần lượt chết, cuối cùng chỉ còn trơ lại một mình hắn, tài sản lần lượt rơi vào tay hắn và hắn trở thành một vị địa chủ lớn nhất trong vùng, không ai giàu mạnh hơn” [2, 348]. Càng giàu có, hắn càng lộ rõ bản chất của một tên địa chủ, chuyên bóc lột và bảo thủ đi ngược lại với mọi sự tiến bộ. Hắn ngự trị tại lãnh địa Gôlôpliôp và “mọi quan hệ với thế giới bên ngoài hoàn toàn bị cắt đứt. Hắn không hề nhận được một cuốn sách, tờ báo nào, thậm chí thư từ cũng không... một bầu khí quyển dày đặc sự dốt nát, những định kiến; và cái công việc cần mẫn “đánh bùn sang ao” vô nghĩa, bao trùm xung quanh hắn, hắn chẳng mảy may có chút ý định nào thoát khỏi bầu không khí đó” [2, 348]. Chính vì thế mà “hắn hoàn toàn không biết không hay biết gì hết về vụ án mà con trai hắn dính líu vào”, thậm chí hắn không muốn nghe, không muốn biết. Hắn luôn tranh giành, rình rập nhằm chiếm đoạt tài sản của mọi người trong gia đình nhưng hắn lại không biết cách quản lí tài sản của mình, “cả ngày hắn gục đầu xuống bàn, tiến hành việc tính toán tiền nong, tài sản: mỗi xu, mỗi đồ vật hắn ghi vào hai mươi quyển sổ! Ngồi tính đi tính lại, lúc thì thấy mất nửa xu, lúc lại sung sướng phát hiện ra dư thừa một xu!” [12, 108]. Hắn như con đỉa đói, ưa gây ra đủ mọi thứ chuyện không đâu để làm phiền người khác. Đến nỗi ít ai dám thuê mướn đất của hắn: “là vì lĩnh canh của Giu đa - Con thì lúc nào cũng nơm nớp lo bị hắn lôi ra tòa vì bất cứ chuyện nhỏ nhặt nào: nào là bờ ruộng nhà hắn bị cắt cỏ hoặc xới lấn vào mất mấy 16 phân, nào là nộp tô chậm mất mấy phút đồng hồ. Có người khuyh gia bại sản vì nỗi bị hắn thưa kiện mất cả làm ăn. Mà nào Giu đa - Con có thu được lợi hơn cho cam: người ta thừa biết cái thói sính kiện cáo của hắn, cho nên đơn của hắn thường bị bác mà chẳng hề được thẩm xét” [12, 108]. Paven đã từng quát thẳng vào mặt hắn rằng “người nông dân ấy đã bị anh lột của chứ gì?”, “tôi, tôi tuân theo luật pháp. Tôi bắt con ngựa cửa hắn ở ruộng tôi: thế là xin mời anh đến gặp quan tòa,... xin anh cứ việc nộp phạt” [12, 97]. Đến khi sức khỏe của hắn yếu đi, tâm trí hắn mụ mẫm hắn mới có chút thức tỉnh lương tâm “Những ngày cuối đời hắn có thức tỉnh lương tâm chút ít, hắn tự vấn bản thân rằng: hắn cô độc thế này để làm gì? Hắn gây nên bao cái chết thê thảm để làm gì? Tại sao cái tổ Gôlôpliôp này giờ đây tan tác, hoang vắng, giá lạnh? Và một đêm, hắn lầm lũi đi trong gió tuyết, đến viếng ngôi mộ của mẹ. Hắn gục chết, phơi xác bên đường” [12, 349]. Qua đó ta thấy hiện lên đầy đủ những bản chất xấu xa của bọn địa chủ “được Sêđrin sáng tạo, xây dựng như là sản phẩm điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ, bóc lột tệ lậu nhất, hơn nữa là thành quả tiêu biểu của bộ máy quan liêu thối nát của chính quyền Nga hoàng, nhưng Phoocphia có sức khái quát rất rộng lớn. Mọi giai cấp tư hữu bóc lột, mọi vị quan liêu thống trị, mọi kẻ thù địch với tiến bộ, dân chủ, mọi tên tâm địa phản phúc đen tối, đạo đức giả đểu có thể tìm thấy dáng nết của mình ở hình tượng nhân vật này. Không phải ngẫu nhiên, Lênin đã nhiều lần sử dụng hình tượng Iuđuska (Phoocphia) trong nhiều bài viết của mình, khi vạch trần những đặc điểm của chế độ Nga hoàng vào khoảng nửa cuối thế kỉ XIX, khi nêu rõ bộ mặt thật của những tên trí thức xảo quyệt, đã bán linh hồn cho túi tiền của giai cấp tư sản” [2, 349]. Bằng những sự kiện, hành động, thái độ của nhân vật, Sêđrin đã xây dựng được tiếng cười châm biếm mạnh mẽ qua chân dung nhân vật Phoocphia. Hắn đã mất hết tính người, đã bán linh hồn cho đồng tiền mà sống không còn chút tình nghĩa. Sêđrin đã khắc họa nhân vật bằng những chi tiết, hành động, lời 17 nói gây cười rất đặc sắc. Cái cười này không còn ở mức độ nhẹ nhàng giống như cái cười hài hước nữa mà nó là cái cười xót xa, cười với thái độ châm biếm, đả kích. Sêđrin đã dốc nhiều tâm trí vào việc sáng tạo hình tượng nhân vật này. Trong một lá thư gửi Nhêcraxôp khi đang viết Gia đình Gôlôpliôp ông trao đổi với bạn nỗi trăn trở băn khoăn của mình: “Tôi đang lo sợ một điều: khéo mà làm hỏng nhân vật Iuđuska. Tôi đã miêu tả được một nửa, nhưng trong hình hài còn chuệch choạc, cần phải xây dựng lại, viết lại” [2, 347]. Chính vì thế mà nhân vật Phoocphia được hiện lên đầy đủ với tất cả những phẩm chất xấu xa, giả dối nhất của bọn địa chủ đương thời. Trong Gia đình Gôlôpliôp, bằng tài năng nghệ thuật của mình Sêđrin đã cho người đọc thấy được xã hội Nga đương thời thông qua đời sống sinh hoạt của những tên địa chủ, và tiêu biểu là nhân vật Phoocphia - một kẻ sẵn sàng làm mọi thứ vì tiền. Bản chất tham lam nhưng nhu nhược, hèn kém và trống rỗng của hắn; những tính cách không còn chút hành động và lí tưởng nào cả, những thói hư tật xấu đó là nghiện rượu, thuốc lá... tất cả những điều này được thanh toán bằng tiếng cười. Sêđrin không chỉ là một nhà văn mà còn là một nhà cách mạng của nhân dân, chính vì thế tác phẩm của ông đều mang tính chiến đấu, tiếng cười của ông đều đả kích vào tầng lớp thống trị mục ruỗng đương thời đồng thời luôn xót xa, đồng cảm với số phận đau khổ của tầng lớp nông nô. Tầng lớp thống trị, đại diện cho những người cầm quyền, những người có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhân dân nhưng họ lại hiện lên với tất cả những gì xấu xa nhất, tham lam, độc đoán, không có lí tưởng và hành động, suy nghĩ rỗng tuếch, còn những người nông nô thì không hề có chút quyền lợi nào. Họ xuất hiện trong tác phẩm không nhiều nhưng qua một số chi tiết ta có thể biết được điều này: họ phải nộp tô cho Arina, làm việc dưới thời tiết khắc nghiệt trong khi đó bọn địa chủ chỉ việc ngồi không hưởng những sảm phẩm lao động của họ, còn họ vẫn không đủ ăn đủ mặc, đến cô 18 nông nô Ơpraxi sinh con cho Phoocphia nhưng cô cũng không quyết định được số phận đứa con của mình, họ không những bị áp bức về thể xác và tinh thần mà con cái sinh ra cũng thuộc quyền sở hữu địa chủ. Trong Gia đình Gôlôpliôp, có rất nhiều những chi tiết mà tiếng cười được bật ra nhưng sau đó là giọt nước mắt chua cay. Có thể thấy, tiêu biểu là cách đối xử của Phoocphia đối với những người thân trong gia đình, mọi việc làm của hắn đều nhằm mục đích chiếm đoạt, vơ vét tài sản. Với mẹ, hắn không có chút nào là thật lòng, những lời nói toàn là giả dối hòng chiếm địa vị độc tôn trong gia đình, tham vọng đoạt hết tài sản của cha mẹ. Với anh trai Xtêpan, chính hắn đã đẩy anh vào con đường chết, sau đó chiếm đoạt tất cả lãnh địa và vốn còn lại. Với em trai Paven, hắn đã tính đi tính lại nhiều lần cái vốn của em còn lại bao nhiêu, đến mức chi tiết và tỉ mỉ nhất có thể. Thông qua việc xây dựng nhân vật Phoocphia bằng tiếng cười ở nhiều cung bậc khác nhau, Sêđrin không những khắc họa được bộ mặt của tầng lớp địa chủ mà còn cảnh báo rằng tầng lớp địa chủ sẽ bị tiêu vong cùng với cái chết của từng nhân vật, cái chết cuối cùng mang ý nghĩa quyết định đó là cái chết của nhân vật Phoocphia, nhân vật này mang đầy đủ bản chất xấu xa của tầng lớp địa chủ. Trong toàn bộ tác phẩm, chỉ có chương đầu là tác giả tái hiện lại thời gian mà chế độ nông nô chưa diễn ra, các chương còn lại tác là thời kì chế độ nông nô đang suy tàn, thối nát, tất cả những gì xấu xa nhất đều được bộc lộ. Nhân vật Phoocphiacũng càng dần càng bộc lộ bản chất giả đểu của mình theo cấp độ tăng dần theo các chương. Ở mỗi chương cái chết của từng nhân vật lần lượt diễn ra, và cuối cùng cái lãnh địa Gôlôpliôp không còn lại một ai, cái chết nối tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng giống như cái chết tất yếu của chế độ nông nô chuyên chế đương thời. Tiếng cười của Sêđrin đã khắc phục được hạn chế tiếng cười của Gôgôn trước đây là vì vậy. Gôgôn mới chỉ ra được bản chất xấu xa của bọn địa chủ, quý tộc đồng 19 thời đồng cảm với số phận của người nông nô thông qua một số tác phẩm của mình, tiêu biểu là Những linh hồn chết, chưa tìm ra được lối thoát cho người nông nô. Nhưng ở đây, Sêđrin đã chỉ ra được con đường đấu tranh cho họ thông qua hình tượng nhân vật Ơpraxi, bằng những lời nói phản kháng lại Phoocphia, cô đã làm cho Phoocphia phải sợ hãi và nhượng bộ. Ơpraxi đưa ra những yêu cầu đòi về thăm nhà cha mẹ đẻ, đòi tiền công, đòi được đi thăm con của mình đã làm cho Phoocphia “giận điên người”, “đó là cơn vùng lên cuối cùng của nghị lực hắn. Sau đấy hắn suy sụy trông thấy, ý chí của hắn nhụt đi, hắn sợ run lên, còn Ơpraxi thì không ngừng dày vò hắn” [12, 272]. Qua những yêu cầu của Ơpraxi ta thấy người nông nô đã biết được sự thống khổ của mình và bước đầu đưa ra những yêu sách đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình, còn bọn địa chủ đến đây đã không còn đủ sức để cầm cự, duy trì những chính sách bất công vô lí nữa. Hơn nữa Sêđrin đã khẳng định rằng tầng lớp nông nô đủ sức đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình, “cô có cái sức mạnh phi thường của những con người thiển khiến là sự ương bướng; và sức mạnh ấy cứ nhè vào một chỗ mà đánh như một mũi dùi, và cuối đời của Phoocphia vì thế mà lao đao; đôi lúc việc đó lên tới những quy mô kinh khủng” [12, 272]. Sêđrin đã dựng lên nhân vật Ơpraxi, đại diện cho tầng lớp nông nô Nga, họ đã chịu nhiều chính sách bất công vô nghĩa lí của tầng lớp thống trị, họ không có bất cứ một quyền lợi nào, chịu áp bức về cả thể xác lẫn tinh thần, họ thuộc quyền sở hữu của bọn địa chủ, quý tộc. Thông qua đó, tiếng cười châm biếm vang lên nhằm đả kích vào tường thành chế độ nông nô mục ruỗng, đồng thời còn vang lên tiếng cười xót xa cho thân phận người nông nô phải chịu nhiều áp bức, bóc lột. Tiểu kết: Thông qua những đặc trưng của tiếng cười như các cung bậc của tiếng cười, hiệu quả nghệ thuật của tiếng cười, Sêđrin đã dựng lên những hình tượng nhân vật điển hình cho tầng lớp địa chủ Nga đương thời. Mỗi nhân vật 20 hiện lên ở một tính cách khác nhau nhưng có một điểm chung là lời nói và hành động rỗng tuếch, không có lí tưởng và cũng không có khả năng hành động, đều nghiện rượu, cờ bạc, đều vô công dồi nghề, không biết làm việc gì ngoài việc ăn bám ở cái lãnh địa Gôlôpliôp. Đặc biệt, đó là hình tượng nhân vật Iuđuska (Phoocphia), đó là hình tượng nhân vật xuất hiện từ đầu cho đến cuối tác phẩm, được tác giả kì công xây dựng như là một đứa con tinh thần của mình, nhân vật được quan sát ở mọi góc độ khác nhau, hiện lên với đầy đủ bản chất xấu xa của một tên địa chủ từ đó bật lên tiếng cười châm biếm, đả kích mạnh mẽ vào tầng lớp thống trị lúc bấy giờ. 21 ƣơ 2 NGH THU T XÂY DỰNG TIẾ Ƣ I TRONG TIỂU THUYẾTGIA ĐÌNH GÔLÔPLIÔP 2.1. Những chân dung v tí các â cƣời Gia đình Gôlôpliôp là tác phẩm mang tính châm biếm, đả kích đặc sắc. Để đạt được hiệu quả nghệ thuật đó, ngoài nội dung ý nghĩa của tiểu thuyết, Sêđrin đồng thời sử dụng các biện pháp nghệ thuật khác nhau để gây cười. Xây dựng những chân dung và tính cách gây cười là một trong những biện pháp nghệ thuật đó. Để tạo nên được những chân dung và tích cách gây cười, Sêđrin đã phải miêu tả, quan sát tỉ mỉ để tạo được ra những nhân vật sinh động như cuộc sống thực đồng thời xây dựng được những nhân vật phải có cá tính riêng, khác biệt, không người nào trùng lặp với người nhằm tạo ra một bức tranh sinh động về cuộc sống của bọn địa chủ. Trong Gia đình Gôlôpliôp, thông qua hành động chiếm đoạt tài sản của nhân vật trung tâm là Phoocphia, Sêđrin đã dựng lên những chân dung, tính cách địa chủ rất sống động và chân thực, ngoài ra còn có nhân vật chính là Arina. Tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật để tạo tiếng cười, theo Từ điển văn học bộ mới: “Có hàng loạt biện pháp nghệ thuật gắn với cái hài: tính cách hài, tình huống hài, chi tiết hài, cường điệu, nhấn mạnh, nhại, biếm họa, biến dạng nghịch dị, tự tố cáo và tố cáo nhau (giữa các nhân vật), các phương tiện ngôn ngữ (chơi chữ), ngụ ý, tương phản... Mọi biện pháp này tựu trung đều bao hàm yếu tố bất ngờ” [5, 199]. Hình thức bề ngoài (chân dung) của nhân vật là những biểu hiện mà ta có thể nhìn thấy dễ dàng như: dáng vẻ, tư thế, trang phục, hành động... Sêđrin đã lựa chọn những nét tiêu biểu nhất của hình thức bên ngoài của nhân vật để khắc họa tính cách nhân vật, tạo nên những chân dung gây cười sống động. 22 Tác giả chỉ miêu tả qua vẻ bề ngoài của mụ “Arina Gôlôpliôp là một bà cụ trạc sáu mươi, nhưng vẫn khỏe mạnh và quen sống hoàn toàn theo sở thích của mình. Bà ta cung cách hùng hổ và tự tay cai quản cái lãnh địa Gôlôpliôp rộng lớn, không hề bị một ai kiểm soát” [12, 10]. Arina hiện lên là một người cô độc, tính toán, nghiệt ngã và là hiện thân của cuồng vọng chiếm hữu sôi sục. Còn Xtêpan được tác giả miểu tả ngoại hình khá kĩ khi hắn trở về trên đường đi lính “tuổi Xtêpan chưa đến bốn mươi nhưng trông hắn không ai bảo dưới năm mươi... hắn cao lêu ngêu, đầu bù tóc rối, mặt mũi lem luốc, gầy nhom vì nỗi thiếu ăn, bộ ngực lép kẹp, đôi tay dài thõng khiến người ta liên tưởng đến chiếc nĩa” [12, 20]. Thông qua việc miêu tả ngoại hình, phần nào tác giả đã cho ta thấy được tính cách của mỗi nhân vật. Không chỉ tạo dựng tiếng cười bằng việc miêu tả chân dung nhân vật mà tác giả còn đặc biệt chú ý xây dựng tính cách của từng nhân vật trong gia đình địa chủ này nhằm khắc họa bức tranh sinh động về tầng lớp thống trị trong xã hội đương thời. Cùng với nhân vật trung tâm Phoocphia, xuyên suốt tiến trình của tác phẩm là nhân vật chính Arina, lúc mới lấy chồng, nhà chồng chỉ có một trăm linh một nhân khẩu còn bà thì trắng tay, nhưng với bốn mươi năm chung sống với ông chồng nát rượu và vô công dồi nghề bà đã làm nên cơ đồ với bốn ngàn nhân khẩu, nâng gia sản nhà chồng lên gấp mười lần. “Với một sự kiên nhẫn và tinh ý lạ lùng, bà rình rập các điền trang lân cận hoặc ở xa, ngấm ngầm điều tra tình hình các trạch chủ đối với Hội đồng giám hộ và bao giờ cũng xuất hiện vào lúc bán đấu giá” [12, 11]. Và bà luôn là người mua được đất trong những cuộc bán đấu giá đó vì thế lãnh địa và nông nô bà cai quản ngày càng tăng lên gấp nhiều lần. “Đối với bà cái lãnh địa Gôlôpliôp nhất thiết ngày tiếp ngày phải bành trướng hơn nữa, phải nhai nuốt hết những trang trại, những thôn xóm xung quanh. Làm giàu, giàu có hơn nữa, hơn nữa - đó là nỗi đam mê cháy bỏng thường trực ở người đàn bà này” [2, 346]. 23 Tuy là người giàu có nhưng luôn tính toán chi li đến những thứ nhỏ nhặt nhất: từ mẩu thức ăn thừa, con búp bê rẻ tiền đã bẹp nát đến mảnh giẻ rách, chiếc giày đã mòn vẹt. Bà cai quản chi li đến từng đồng xu, đến từng số phận của từng người trong lãnh địa. Đối với bà, con cái là cái gì khác hơn một gánh nặng vô dụng, bà hà tiện với con đến mức chẳng cho các con ăn đủ no, đến khi đi học thì tiền bà gửi cho chỉ vừa đủ khỏi chết đói. “Bà chỉ cảm thấy thoải mái khi chỉ có một mình với những khoản thu chi, những công việc gia đình, không bị ai đến quấy rầy lúc bà bàn tính công việc làm ăn với bọn xã trưởng, thôn trưởng, vũ bõ”... [12, 8]. Phải nói rằng tình mẫu tử ở người đàn bà này đã bị đồng tiền đè bẹp, chôn vùi. Khi nghe Antôn báo cáo về việc nghôi nhà ở Matxcơva bị bán với giá rẻ mà “trong mấy phút đầu đã làm bà ngơ ngẩn cả người, giá có ai nói rằng cậu con trai bà là Xtê pan giết người, rằng nông dân Gôlôpliôp nổi loạn và không chịu đi tạp dịch, rằng chế độ nông nô đã bị bãi bỏ thì tất cả các chuyện đó dễ cũng chẳng làm bà sững sờ đến thế” [12, 8]. Đối với bà tiền là mạng sống, là tất cả, thà cậu con trai bà phạm tội giết người có thể dẫn đến cái chết cũng còn hơn là mất miếng đất mà bà đã mua mười hai ngàn rúp. Với mỗi cậu con trai, bà vứt cho một “cái xương”, đó là cách gọi của bà, là một ít tài sản của bà cho con khi trưởng thành, “dù có làm thế thì bà cũng chẳng thiệt chút nào. Hơn nữa, việc đó gián tiếp giúp bà vun tròn cái lãnh địa Gôlôpliôp bằng cách rút bớt số người có quyền thừa hưởng đi. Bởi vì Arina vốn là một người xử sự chặt chẽ và một khi đã “vứt cho một cái xương” rồi thì bà liền tự cho là hết bổn phận với bọn bị “từ bỏ” [12, 16]. Đối với con bà cũng tính toán chi li để bà không bị thiệt một chút nào. Quyết đoán, năng nổ, hăm hở tích lũy, thâu tóm trong tay mọi quyền lực, nhưng Sêđrin viết: “Arina chỉ là ngôi sao băng ngẫu nhiên lóe sáng lên trong bước suy tàn tất yếu của lịch sử gia đình Gôlôpliôp” [2, 347]. Trên cái 24 lãnh địa tư hữu bóc lột tàn tệ đó nơi mà mọi tình nghĩa bình thường đều đã nguội lạnh, khô cứng, có thể sản sinh được cái gì ngoài thói kí sinh đến mức vô liêm sỉ, bệnh lười nhác trong suy nghĩ, trong hành động, tâm địa hằn học, thù địch lẫn nhau, xảo trá, gian giảo lừa bịp lẫn nhau. Một mảnh đất tràn ngập “tro tàn của quá khứ” tất nhiên không thể làm nảy sinh được những sinh lực của ngày nay và ngày mai. Quá trình tan rã, suy vong, chết chóc của lũ con, lũ cháu diễn ra ngay trước mắt của Arina. Bà ta chết, đôi mắt mờ đục trừng trừng nhìn vào khoảng không, dường như cố hiểu một điều gì đó nhưng không sao hiểu được. Bà ta tắt thở, “vây quanh mọi phía là thói ăn không ngồi rồi, những lời nói suông hão, những đầu óc rỗng tuếch” [2, 347]. Vlađimia tuy là “chủ nhân ông của gia đình nhưng từ thời thiếu thời đã nổitiếng lộn xộn và thô tục” [4, 10], sống một cuộc đời vô cùng dồi nghề và nhàn hạ: thường thường ông ở tịt trong phòng, bắt trước tiếng chim sẻ đá hót, tiếng gà gáy hoặc các giống chim khác, ông làm những bài thơ tự mênh danh là thơ phóng túng, học đòi làm thơ theo kiểu Baccôp, bê tha rượu chè và chuyên đi rình mò bọn đầy tớ gái. Và đến khi già bị “mắc bệnh thống phong hầu như chẳng bao giờ bước chân rời khỏi giường, thỉnh thoảng một đôi khi bước chân ra khỏi buồng cũng chỉ là để thò cổ qua cánh cửa buồng hé mở mà hét lên “Ma vương”, rồi lại thụt vào mất. Đối với vợ, ông vừa thù ghét vừa e sợ” [12, 11]. Vlađimia chỉ xuất hiện ở đầu câu chuyện rồi chết, qua nhân vật này tiếng cười hài hước xuất hiện qua những hành động lố bịch của ông, qua đó tô đậm thêm bản chất xấu xa, học đòi làm sang của bọn địa chủ, ông cũng được vợ nhận xét giống như một chiếc đàn Balalaika không dây không có khả năng cất lên được một bản nhạc nào. Cậu con trai cả là Xtêpan mà bà mẹ nghiệt ngã gọi là thằng hư hỏng, là đứa con có khả năng hơn cả. Hắn thi đỗ và đại học, thậm chí còn tốt nghiệp đại học, khi hắn mang bằng về Arina còn ngạc nhiên lẩm bẩm “lạ thật”. Rồi 25 cậu mang tấm bằng lên Pêtecbua chạy vạy được cái chức ký quèn công sở, sau bốn năm nhờ mẹ mà cậu được làm ở Toà án tối cao, rồi ba năm cậu không làm ở đấy nữa. Về nhà được mẹ vứt cho một “cái xương”, cậu đã nướng sạch đến đồng côpếch cuối cùng và chỉ còn nước về ăn bám mẹ. Bởi Xtêpan “được nuôi dưỡng trong môi trường Gôlôpliôp, ngay từ nhỏ hắn đã sớm bộc lộ là một đứa chẳng có trí lực, bản lĩnh gì đặc sắc ngoài việc lếu láo, bông phèn, lăng nhăng. Arina ghét bỏ, ngày nào cũng đánh đập, nhiếc rủa hắn.“Việc đó không đẩy hắn đến căn phẫn, chống đối, mà hình thành ở hắn tính khí nô lệ”. Hắn lông bông, chẳng có định hướng gì rõ rệt, thuộc loại nhân cách rất dễ rơi vào bất cứ ảnh hưởng nào và có thể trở thành bất cứ loại người gì: nghiện rượu, xin xỏ, làm trò hề và nếu cần cả phạm tội nữa...” [12, 13]. Cứ thế hắn lớn lên và quen thói ăn bám tài sản tư hữu ở Gôlôpliôp. Paven không được miêu tả ngoại hình như những nhân vật khác nhưng thông qua hành động của hắn ta thấy được hắn cũng không khác gì anh trai Xtêpan, hắn không có tham vọng, hành động, lí tưởng nào cả, Paven trái ngược hẳn với Phoocphia, cậu chính là điển hình của hạng người mất hết ý chí hành động, bất lực hoàn toàn về mặt hành động. Ngay từ lúc còn nhỏ cậu đã chẳng thiết gì đến học tập, vui chơi, ưa sống biệt tích, xa lánh tất cả mà chỉ thích ngồi rúc vào một chỗ, ngồi đơn độc và viển vông hão huyền. “Có lẽ cậu cũng tốt bụng nhưng chẳng giúp được ai, song lại chẳng giúp đỡ gì ai. Dễ cậu cũng không đến nỗi ngu ngốc nhưng suốt đời không ai thấy cậu làm nổi một công việc gì đó nghĩa lí, cậu sẵn lòng chi tiền nhưng tiền đó không mang lại lợi ích nào hay làm vui lòng một người nào hết”. Sống dưới sự cai quản khắc nghiệt của Arina, cậu sợ mẹ như sợ bệnh dịch hạch. Các bức thư viết cho mẹ rất hiếm, đều cộc lốc, khó hiểu. Paven căn ghét thăng anh giảo quyệt Phoocphia vì hắn đã rắp tâm chiếm địa vị độc tôn trong gia đình nhưng Paven không dám có chút phản ứng, hành động nào. 26 “Hắn nhớ một vụ chia gia tài, nhẩm tính từng đồng cô pếch một, so đo từng tấc đất một và tất cảnhững điều đó càng làm cho hắn căn hờn thêm” [12, 83]. Paven luôn than thở với mẹ về “cái xương” mà mình được hưởng so với “cái xương” béo bở mà Phoocphia được hưởng. Paven dường như hoàn toàn mất hết khả năng hành động, sự căm ghét Phoocphia chỉ được hắn trả thù trong trí tưởng tượng mà thôi “chẳng hạn như hắn bỗng vớ được hai mươi vạn rúp khiến Phoocphia méo mặt vì ghen tức, hoặc giả ông hắn mất để lại cho hắn một triệu còn Phoocphia chẳng được một xu sứt nào” [12, 83].Có lẽ cả đời hắn, trước khi tắt thở mới dám quát vào mặt Phoocphia “tên hút máu”. Pêtenca (con trai út của Phoocphia), cậu lầm lì và ít nói. Mối quan hệ giữa Pêtenca và bố không có gì là căng thẳng cũng chẳng gọi gì là thân mật. Hai người tự đề ta những nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau mà thôi. Nếu không có việc gì thì Pêtenca chẳng muốn về nhà mà cậu chỉ theo bản năng về nơi chôn rau cắt rốn như một đứa sinh ra trên đời không biết để làm gì. Và bản tính Gôlôpliôp cũng tồn tại trong con người cậu giống như bác Xtêpan, cậu lại rơi vào con đường cờ bạc thua hụt tiền công quỹ. Cậu cũng giống như anh trai Vôlôđia của mình chết một cách đáng thương vì ông bố keo kiệt, bủn xỉn, hách dịch. Phooc phia là nhân vật được khắc họa rõ nét cuối cùng và cũng là kẻ ở mức độ xấu xa nhất. Bằng tiếng cười châm biếm mãnh liệt, Sêđrin đã xây dựng một chân dung tích cách gây cười độc đáo đó là Phoocphia. Qua những hành động của nhân vật này, Sêđrin đã phanh phui bản chất một loại người điển hình trong xã hội: Phoocphia chính là con đẻ của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang tồn tại và phát triển mạng mẽ ở Nga đương thời. Tiếng cười của Sêđrin vang lên đầy cay đắng và đậm màu sắc phê phán, lên án. “Với tài năng sắc sảo và lao động nghệ thuật công phu, Sêđrin đã vượt qua được những khó khăn đó, và hình tượng Iuđuska đã góp phần quan trọng vào việc làm rạng rỡ tên tuổi của nhà văn châm biếm trên văn đàn Nga và thế giới” [2, 342]. 27 Ngoài ra, tác giả còn sử dụng biện pháp đặt biệt hiệu cho nhân vật nhằm tạo ra tiếng cười hài hước, biệt hiệu này là do người khác đặt cho nhằm kể ra tật xấu của người khác, hầu như nhân vật nào trong tác phẩm cũng đều có biệt riêng, gắn với tính cách và hành động của mỗi người và tạo tiếng cười hài hước. Biệt hiệu của Phoocphia là: Giu đa - Con, Đỉa và Thật thà như đếm. Đỉa để chỉ bản chất dai như đỉa của hắn, khi trình bày một vấn đề nào đó hắn không đi thẳng vào vấn đề mà lòng vòng đến mức làm người khác bực tức và hắn nói dai như con đỉa bám vào người khác. Phoocphia hay còn gọi là Iuđuska - Iuđa nhóc (Giu đa - Con, theo sách Phúc âm là kẻ đã phản bội Chúa). Chính cái tên này đã nói lên sự đối lập với lẽ phải, với những điều tốt lành. Và cái tên này gây cười bởi đối lập với hành động của Phoocphia bởi không ngày nào là hắn không cầu nguyện Chúa và mỗi khi gặp chuyện chẳng lành hay chuyện tốt thì hắn đều làm dấu thánh như một cái máy. Xtêpan được nhà đặt cho cái tên “ Xtepca Ngốc nghếch” hoặc “Xtepca hề”. Biệt danh này phần nào thể hiện được tính cách của Xtêpan bởi chẳng bao lâu cậu bị liệt vào nhóm “bị từ bỏ” và ngay từ bé, cậu đã ở vào địa vị trung gian giữa kẻ “cùng đinh” và anh hề. Lúc còn nhỏ Ngốc Nghếch luôn làm trò tai quái sau lưng mẹ, bị mắng thì như nước đổ lá khoai, đến lúc đi học thì tính tình dễ dãi muốn chế giễu thế nào cũng mặc và đến năm thứ tư đại hoạc thì cậu trở thành một thằng hề kiểu mẫu. Và chính vì Ngốc Nghếch cậu đã nhanh chóng nướng hết “cái xương” mà mẹ vứt cho rồi cuối cùng phải chết thê thảm ở Gôlôpliôp. Còn Arina được chồng đặt cho những biệt hiệu như “mụ phù thủy”, “ma vương”, những cái tên này phần nào biểu hiện rõ tính cách độc đoán, chuyên quyền của bà trong lãnh địa Gôlôpliôp. Vlađimia chủ nhân ông của gia đình được vợ đặt cho những biệt hiệu như “cối xay gió”, “đàn Balalaica không dây”. Cuộc đời ông cũng giống như 28 một nhạc cụ đã buột đứt hết dây, hoàn toàn không có khả năng rung lên được một âm thanh nào đóng góp vào bản nhạc của cuộc đời. Ngoài còn có bác Antôn Catxiliep được bà chủ đặt cho biệt hiệu “tải rách”, biệt hiệu này cũng gắn với tính cách của bác, biệt hiệu này “không có nghĩa là người ta đã nhận ra ở bác có điều gì phản trắc, mà chỉ là vì bác chẳng bết giữ mồm giữ miệng”. Mỗi nhân vật trong Gôlôpliôp đều có những biệt hiệu riêng gắn với tính cách của từng nhân vật, thông qua đó đã tạo ra tiếng cười hài hước. Qua giọng điệu mỉa mai, châm biếm, tác giả đã dựng lên những chân dung và tính cách gây cười, mỗi nhân vật hiện lên thật sống động, tiêu biểu cho mỗi đặc tính xấu xa của bọn địa chủ, chúng đại diện cho tầng lớp thống trị đương thời với những đầu óc rỗng tuếch, không có một lí tưởng và hành động nào ngoài việc bóc lột, vơ vét tài sản của người nông nô. 2.2. Tạo dựng tiế cƣời qua lời kể, đối thoại và lời nửa trực tiếp Một trong số những biện pháp quan trọng để tạo ra tiếng cười là biện pháp kể. Đây là biện pháp quan trọng, được tác giả sử dụng tương đối nhiều trong tác phẩm và mang lại hiệu quả nghệ thuật cao. Kể có tác dụng gắn kết những chi tiết, sự kiện, biến cố, hành động khác nhau theo một trình tự nhất định, làm cho tác phẩm trở thành một dòng chảy thống nhất. Khi kể, nhà văn hình thành một sợi dây xuyên suốt và xâu chuỗi tất cả các sự kiện trong tác phẩm để nó thành một chỉnh thể thông nhất về mặt nội dung và cả hình thức nghệ thuật. Khi kể tác giả chú ý đến điểm nhìn của người trần thuật, có hai trường hợp xảy ra: tác giả là người kể chuyện và nhân vật kể chuyện. Tiểu thuyết Gia đình Gôlôpliôp thuộc trường hợp thứ nhất. Theo sự xuất hiện của nhân vật trung tâm Phoocphia, nhà văn Sêđrin lần lượt kể lại diễn biến các sự kiện, hành động đã xảy ra. Với hình thức kể này, nhà văn có thể tự do sáng tạo nghệ thuật tuân theo logic thời gian của hiện thực hoặc không tuân theo. 29 Qua khảo sát, chúng tôi thấy khi kể Sêđrin thường kết hợp nhiều cách kể khác nhau để gây cười. Một số biện pháp kể thường được Sêđrin sử dụng trong Gia đình Gôlôpliôp như: Kể những câu chuyện nhỏ gây cười và kể kết hợp với bình luận, bộc lộ thái độ của tác giả . Để tạo nên tiếng cười hài hước, bên cạnh cách kể chuyện hài hước, trong mạch truyện Sêđrin thường chú ý đến những câu chuyện nhỏ vặt vãnh để gây cười. Những câu chuyện nhỏ này cũng góp phần làm nổi bật lên tính cách nhân vật và mang lại tiếng cười hài hước cho độc giả. Tác giả không giới thiệu tính cách giai như đỉa của Phoocphia ngay từ đầu câu chuyện mà kể thêm một câu chuyện về ông thầy bói tiên tri trước khi Phoocphia sinh ra, ông cụ kêu lên ba tiếng như gà gáy sau đó lẩm bẩm “con gà mái ấp kêu: cục ta cục tác nhưng quá muộn mất rồi” [12, 17], Arina không hiểu những lời tiên tri đó nhưng liếc nhìn dưới khuỷu tay về phía Phoocphia đang dương cặp mắt bí ẩn nhìn bà. Qua câu chuyện này tác giả ngầm nói lên tính đỉa của Phoocphia ngay từ trong bụng mẹ, và sau này ánh nhìn của hắn như tung ra một sợi dây thòng lọng xiết chặt vào cổ người khác lúc nào mà không hay. Thay vì kể vào tâm trạng chính của nhân vật Xtêpan khi trở về nhà chịu bản phán quyết của gia đìnhthì tác giả kể thêm một câu chuyện nhỏ có trường hợp tương tự như Xtêpan lúc này. “hắn nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn về con người phóng đãng trở về nhà bố mẹ, nhưng hắn hiểu rằng chuyện ngụ ngôn đó trong Kinh Phúc Âm áp dụng vào hoàn cảnh hắn chỉ có thể mang lại cho hắn một mơ tưởng hão huyền và tác hại” [12, 35]. Tác giả đã lồng thêm câu chuyện này vào cũng có tác dụng gây cười và cho thấy tính ăn chơi trác táng của Xtêpan. Hay câu chuyện giữa Xtêpan và Iacôp bàn tính với nhau cách lấy lòng Arina, khi kể tác giả đã thêm vào câu chuyện hài hước, đó là cách đọc “thần chú” và “cứ bắt lấy một con nhái sống, đợi nửa đêm thì bắt nó vào một tổ kiến; đến sáng kiến sẽ ăn hết thịt, còn trơ lại mỗi cái xương thôi. Cứ việc 30 nhặt cái xương ấy và đút vào túi, nếu gặp gái thì muốn gì được nấy, họ sẽ chẳng từ chối gì hết” [12, 38]. Kể câu chuyện này tác giả càng làm rõ tính ngốc nghếch của Xtêpan. Những câu chuyện nhỏ này tuy có liên quan đến tính cách nhân vật nhưng chỉ gây tiếng cười hài hước, mua vui, nhẹ nhàng. Sêđrin còn là người hay sử dụng các cách kể kết hợp với bình luận, đây chính là biện pháp quan trọng làm nên phong cách riêng của Sêđrin so với các nhà văn khác. Với cách kể này, ngoài nội dung gây cười của các câu chữ, các từ ngữ hài hước còn được sử dụng rất nhiều. Nó góp phần thể hiện thái độ mỉa mai, chế giễu, phê phán của Sêđrin. Trong mạch truyện thì đây là cách kể mà tác giả sử dụng khá nhiều mà mang lại hiệu quả cao. Khi kể về Xtêpan tác giả đã thể hện thái độ nhận xét của mình nhằm phê phán chung lối sống của hắn khi phải sống dưới sự cai quản khắc nghiệt của Arina trong lãnh địa Gôlôpliôp, “kết quả không phải là thói độc ác hoặc sự phản kháng, mà là một tính khí nô lệ đồi trụy đến mức khôi hài, chẳng còn chút ý thức nào về mức độ và mất hết cả lo xa. Những con người như vậy sẵn sàng tiếp thu mọi thứ ảnh hưởng và có thể trở nên bất cứ loại người gì: nghiện rượu, xin xỏ, làm trò hề và nếu cần cả phạm tội nữa” [12, 13]. Không những kể về lối sống của Xtêpan mà tác giả còn đưa ra những lời nhận xét, bình luận thật xác đáng về tính cách của hắn, thông của đó tiếng cười mỉa mai, châm biếm được vang lên. Còn đối với Paven “lúc hắn sống, chẳng ai thèm bận tâm, đến khi hắn chết thì ai cũng thương tiếc. Mọi người sực nhớ rằng hắn chẳng bao giờ hại ai, chẳng bao giờ to tiếng với ai, chẳng bao giờ lườm nguýt ai. Trước kia thì tất cả những nết ấy hình như có vẻ tiêu cực, song bây giờ trở thành tích cực và qua tất cả những câu chuyện nhạt nẽo mơ hồ thường được trao đổi trong một đám tang, đã nổi lên tính cách của một ông chủ tốt” [12, 107]. Khi nhận xét về Arina, tác giả cũng thể hiện thái độ phê phán của mình “do cách dạy dỗ và lối sống của họ, phụ nữ Nga rất dễ có xu hướng yên phận đóng vai ăn 31 bám: bởi thế Arina cũng chẳng thoát khỏi cái vai ấy. Tuy nhiên người ta có thể nghĩ rằng dĩ vãng của bà ta khiến bà ta phải dè chừng và tránh cho bà ta cái bước nô lệ ấy. Giá đương thời oanh liệt của bà ta, bà ta chẳng mắc sai lầm là đem chia gia tài cho mấy cậu quý tử, giá bà đừng cả tin Giu đa - Con, thì chắc giờ ba ta đã đường đường là một vị mệnh phụ ăn to nói lơn, khó tính khó nết, đủ sức bắt các con phải lè cổ ra mà đợi bà ban ơn...”. [12, 324]. Hay khi nhận xét về lối sống của gia đình Gôlôpliôp tác giả viết: “có những gia đình phải chịu đựng một số mệnh không sao tránh khỏi. Đó là một nhận xét mà ta có thể áp dụng được nhất là với đám qúy tộc địa phương; thiếu hoạt động thật sự, không có quan hệ với cuộc sống xung quanh, không hề có một mục tiêu dẫn đường, loại quý tộc này bắt đầu ẩn náu vào trong việc bảo vệ quyền sở hữu nông nô, rồi chúng sống rải rác khắp nơi trên đất Nga, và từ nay bất lực, kết thúc cuộc đời trong những trại ấp cứ mỗi ngày một tàn lụi đi” [12, 324]. Hay như khi tác giả bàn luận về sự giả dối của Phoocphia: “Đừng lầm tưởng rằng Giu đa- con là một tên giả dối như kiểu Tactuyphơ chẳng hạn, hoặc như bất kỳ người nào trong giới tư sản Pháp ngày nay nói ra rả về các kiểu nguyên lý xã hội. Không phải thế! Quả thật, hắn là một tên giả dối, nhưng lại giả dối theo kiểu đặc Nga, nghĩa là một người ngoại cỡ về mặt đạo đức và chẳng hiểu tí gì về sự thật, ngoài cái sự thật sơ đẳng ra. Hắn ngu dốt quá đỗi: lắm điều, ăn gian nói dối, lẩm cẩm, lại còn thêm cái tật sợ ma quỷ nữa. Tất cả những nết tiêu cực đó chẳng bao giờ có thể tạo ra cơ sở vững chắc cho một tính giả dối tích cực được” [12, 127]. Ta thấy lời kể kết hợp với bình luận của tác giả mang giọng điệu mỉa mai, châm biếm bản chất giả dối của Phoocphia rõ nét. Cuộc sống của cô cháu Aninca cũng được tác giả bình luận: “tình thế hiện tại của cô là một nữ nghệ sĩ tỉnh lẻ, có cả một vực thẳm thực sự! Đó không phải là một cuộc sống yên tĩnh dành cho lao động, mà là một cuộc sống sóng gió, với những cuộc truy hoan liên miên, thói thô tục, những trò hỗn 32 láo và hối hả, rối rít lung tung để chẳng đi đến đâu hết” [12, 195]. Thông qua đó, tác giả còn cho ta thấy cuộc sống trụy lạc của tầng lớp địa chủ ở Pêtecbua. Thông qua những lời kể kết hợp với bình luận, tác giả đã gián tiếp phê phán những thói hư tật xấu của bọn địa chủ, đồng thời còn đưa ra quan điểm của mình về những vấn đề đó. Qua đó, mức độ tiếng cười càng gay gắt hơn, tính cách, số phận của mỗi nhân vật càng được hiện lên chân thực, rõ ràng. Bên cạnh lời kể, Sêđrin còn tạo dựng tiếng cười qua biện pháp đối thoại giữa các nhân vật. Theo Từ điển văn học bộ mới: “đối thoại là sự giao tiếp qua lại, trong đó sự chủ động và thụ động được di chuyển luân phiên từ phía này sang phía kia, mỗi phát ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là sự phản xạ của phát ngôn ấy” [5, 448]. Đối thoại là một trong những biện pháp quan trọng thể hiện nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Đối thoại là đối đáp giữa các nhân vật, là cách để tác giả cho nhân vật này nói, nhân vật kia đáp lại. Qua đối thoại bạn đọc không chỉ biết được nội dung đối đáp mà còn biết được các đặc điểm về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, tính cách nhân vật. Trong Gia đình Gôlôpliôp, những nhân vật của Sêđrin đối thoại xuất hiện chủ yếu qua các cuộc đối thoại, qua đó, bản chất của nhân vật bộc lộ rõ. Tùy thuộc vào nội dung và đối thoại khác nhau mà các sắc thái của tiếng cười cũng khác nhau. Sêđrin đã tạo dựng tiếng cười qua cuộc đối thoại giữa các nhân vật. Trong tiểu thuyết Gia đình Gôlôpliôp, chúng tôi thống kê được những đối thoại gây cười sau: 33 Bảng khảo sát một số kiể đối thoại trong tiểu thuyết Gia đình Gôlôpliôp Chương I II III Nhân vật đối thoại Phoocphia- Arina Phoocphia - Paven Phoocphia - Pêtenca Phoocphia - Arina IV Tiếng Kiể đối cƣời thoại Bàn về việc xử phạt Châm Thuyết Xtêpan. biếm phục Những lời động viên Châm giả dối, rỗng tuếch. biếm Pêtenca xin tiền bố Châm nhưng không được. biếm Những lời động viên Châm giả dối, rỗng tuếch. biếm Nội d đối thoại Những thắc mắc của Phoocphia - Aninca Mỉa mai Phoocphia Cha Alêcxanđrơ Phoocphia - Ơpraxi PhoocphiaAninca phục Cãi cọ Hài Tranh trí thông minh. hước luận đối xử của Phoocphia với cô. VII Thuyết Bàn luận về đức tin và Ơpraxi oán trách cách VI Cãi cọ Aninca về cái chết của bà và Pêtenca V Cãi cọ Mỉa mai Những lời hỏi han sáo Mỉa rỗng mai 34 Cãi cọ Trao đổi Sêđrin đã xây dựng nhiều kiểu đối thoại phong phú, có thể là những cuộc đối thoại ngắn chỉ mang tính chất hỏi han vu vơ, trao đổi một số thông tin cần thiết giữa các nhân vật, cũng có thể là những cuộc đối thoại dài dòng giữa Phoocphia với các nhân vật khác, dù là cuộc đối thoại nào thì đều thể hiện bản chất đỉa của hắn, giống như một cái bẫy, một sợi dây thong vào cổ người khác. Chẳng hạn như cuộc đối thoại giữa Phoocphia với cha Alêcxanđrơ, đó là một cuộc đối thoại nhàm chán bàn luận về lí thuyết của đức tin và trí thông minh và việc quan hệ thân mật với một đứa đầy tớ gái của Phoocphia. Họ tranh nhau bàn luận, Phoocphia liên tục đưa ra những lời nói dài dòng, rỗng tuếch. Phoocphia nói với cha: - “Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Kinh Thánh đã đưa ra với chúng ta những con chim trời. - Vâng, trong một số trường hợp thôi - rất đúng! Trong những trường hợp đức tin cứu vớt chúng ta mà không cần phải kêu gọi đén trí thông minh, thì đúng là như vậy: chúng ta phải noi gương loài chim. Chẳng hạn chúng ta cầu cứu Chúa chúng ta làm thơ... - Chim chóc không cần trí thông minh vì chúng không bị cám dỗ. Hay nói cho đúng hơn, chúng có bị cám dỗ nhưng không phải chịu tội với ai. ở chúng, cái gì cũng là tự nhiên: chẳng có dinh cơ gì phải trông nom, chẳng có hôn phối chính thức, hợp pháp và do đó chẳng có cảnh góa bụa. Chúng chẳng phải chịu trach nhiệm gì với Chúa Trời hay trước các nhà cầm quyền. Đối với chúng chỉ có mỗi một kẻ cầm đầu thôi là con gà trống” [12, 250]. Qua đó, ta thấy được bản chất “đỉa” và tẻ nhạt, đầu óc rỗng tuếch những lời nói dài dòng của Phoocphia. Đối thoại giữa Phoocphia và Arina là một trong những đối thoại đặc sắc nhất trong tiểu thuyết. Đặc biệt là trong cuộc đối thoại ở chương đầu tiên 35 nói về việc xử phạt Xtêpan, qua cuôc đối thoại này người đọc sẽ biết ngay được bản chất giả dối, nịnh nọt của hắn đối với Má yêu, chính hắn đã hiến kế sách độc đáo cho mẹ để xử phạt Xtêpan, kế sách ấy không những đẩy Xtêpan đến cái chết thê thảm mà còn khiến tất cả tài sản của Xtêpan rơi vào tay hắn. “Phoocphia cảm thấy tình thế có lợi cho mình liền thuyết lí một mạch, song cái bản chất đỉa của hắn khiến hắn không dại gì mà đi thẳng vào vấn đề, cho nên mới đầu chỉ nói loanh quanh”. - …Mẹ bảo hai anh em chúng con xét xử mẹ!Thật là độ lượng, thưa Má yêu, thật là đáng ca ngợi! Nhưng chúng con có thể làm sao hình dung được một chuyện như vậy mà không khỏi rùng mình khi mà chúng con đã được mẹ bù đắp cho từ đầu chí chân từ tấm bé? Cho nên mẹ muốn sao thì sẽ nên vậy, còn điều mẹ đề nghị với chúng con thì không phải là chuyện xét xử, mà là một điều bất kính. Bất kính đến nỗi… - Hãy khoan! Con bảo rằng con không muốn xét xử mẹ. Vậy con hãy tha cho mẹ và kết tội nó đi - Arina chăm chú lắng nghe nhưng không sao đoán nổi những ý đồ xảo quyệt đang nẩy nở trong đầu óc Đỉa. - Không, thưa Má yêu, cả điều ấy nữa con cũng không làm được! Hay nói cho đúng hơn, con không dám làm, con không có quyền làm. Tha bổng hoặc kết án, nói chung con đều không thể phán quyết được. Mẹ là mẹ của chúng con, cho nên mẹ ắt hiểu cần đối xử với chúng con là con cái mẹ ra sao. Mẹ sẽ khen thưởng chúng con nếu chúng con xứng đáng. Nếu chúng con có lỗi thì mẹ trừng phạt. Chúng con có nhiệm vụ vâng lời. Chứ không phải là phê phán. Dù cho có khi mẹ quá giận mà chẳng giữ được công minh đi nữa, thì chúng con cũng không được phàn nàn, bởi vì chúng con hiểu làm sao nổi Thiên Mệnh. Ai mà biết được? Có lẽ cơ sự phải thế chăng? Trong câu chuyện này, rõ ràng là anh Xtêpan chúng con đã xử sự một cách tồi tệ - có thể nói là đê tiện - còn như xem hành vi anh đấy đáng trừng phạt như thế nào thì chỉ có mẹ mới định đoạt được thôi. 36 - Như vậy có nghĩa là con từ chối chứ gì: “thưa Má yêu, Má yêu tự xoay sở một mình?” ... - Cả điều ấy con cũng hiểu, mẹ thân yêu ạ. Nhưng vì tốt bụng nên mẹ đã hớ to! Khi mua cho anh ấy cái nhà, lẽ ra mẹ phải bắt anh ấy làm giấy nhận thực là xin đã từ bỏ phần gia tài của cha con mới phải” [12, 48]. Tóm lại, trong Gia đình Gôlôpliôp , Sê đrin thường sử dụng các kiểu đối thoại khác nhau như: 1. Tranh luận, 2. Cãi cọ, 3.Thuyết phục, 4.Trao đổi. Thông qua hình thức đối thoại giữa các nhân vật, ngòi bút sắc sảo của Sêđrin đã vạch trần bản chất xấu xa của Phoocphia hay chính là tầng lớp địa chủ trong xã hội đương thời. Đặc biệt, qua đối thoại, tiếng cười được bật ra, cuộc chạm trán giữa các tính cách nhân vật được thể hiện rõ. Sêđrin không chỉ thành công trong việc tạo dựng tiếng cười qua lời kể mà đối thoại giữa các nhân vật cũng tạo được tiếng cười rất đặc sắc. Không chỉ biện pháp đối thoại mới tạo được tiếng cười châm biếm mà lời nửa trực tiếp cũng gây được tiếng cười châm biếm, chua cay. Lời nửa trực tiếp là “biện pháp diễn đạt lời văn của nhân vật có bề ngoài thuộc về tác giả (về mặt chấm câu, ngữ pháp) nhưng về nội dung và phong cách lại thuộc về nhân vật. Phương thức tu từ này được sử dụng phổ biến trong văn xuôi nghệ thuật, gây ấn tượng về sự “hiện diện” của ý thức nhân vật cho người đọc và cho phép người đọc thâm nhập vào ý nghĩ thầm kín của nhân vật” [4, 160]. Đây là một biện pháp quan trọng để tác giả đi sâu vào việc miêu tả tâm lí nhân vật, biện pháp này không những làm cho tâm lí của nhân vật được hiện lên đầy đủ, chân thực mà nó còn hiện lên một cách khách quan. Trong Gia đình Gôlôpliôp lời nửa trực tiếp được tác giả sử dụng tương đối nhiều nhằm xây dựng một nhân vật Iuduska hoàn chỉnh, trong cuốn Lịch 37 sử văn học Nga, Nguyễn Kim Đính đã nhận xét: “Tài năng của Sêđrin trong nghệ thuật khắc họa những tính cách điển hình từng được thể hiện đâm nét trong những tác phẩm trước như Lịch sử một đô thị, Những ngài Tasken... Nhưng mỗi tính cách điển hình trong những tác phẩm này chủ yếu phản ánh một đặc điểm nào đó trong phẩm chất chính trị của một điển hình xã hội nhất định. Trong Gia đình Gôlôpliôp, mỗi tính cách nhân vật ở đây trước hết là một biểu hiện sinh động với sắc thái cá tính riêng biệt của cái lề thói Gôlôpliôp, lề thói chủ nô, hết sức tệ lậu. Biệt tài của nhà văn châm biếm vĩ đại thâm nhập vào thần cốt tâm lí nhân vật phanh phui những gì ẩn kín trong tâm lí đó, được thể hiện ở đây sáng rõ hơn ở bất cứ tác phẩm nào khác của ông” [2, 345]. Tác phẩm Gia đình Gôlôpliôp thuộc “loại châm biếm chế giễu những cá nhân gây hại - nghiên cứu bản chất cái ác ở bình diện tâm lí loại này thường dùng lối miêu tả giống như thực” [5, 238]. Trong tạp chí Kí sự tổ quốc, Sêđrin đã sát cánh cùng người bạn chiến đấu Nhêcraxcôp với những tác phẩm đặc sắc và “tiếng cười châm biếm nghệ thuật của ông tiếp tục vang lên mạnh mẽ, nhằm vào nhiều đối tượng khác nhau, phơi bày trước tòa án công luận những nét tâm lí đen tối, gớm guốc của đám chúa đất đã lỗi thời cũng như của đá tư sản đang hãnh tiến” [2, 340]. Trong Gia đình Gôlôpliôp tác gỉa đã sử dụng lời nửa trực tiếp để khắc họa đời sống tâm lí của mỗi nhân vật, mỗi nhân vật hiện lên với một đời sống tâm lí vô cùng phong phú thể hiện rõ nét tính cách của họ. Thông qua lời nửa trực tiếp, tác giả đã miêu tả chân thực tâm trạng của Arina trước khi Xtêpan trở về “tại sao trước kia bà lại vứt cho nó một cái xương? Vì bà tưởng rằng nhận được phần của nó rồi thì nó sẽ đi biệt tích. Vậy mà nó lại xuất hiện! Nó sẽ về, mang theo không biết những yêu sách gì đây, nó sẽ vác cái thân tàn ma dại đi bêu dếu khắp nơi” [12, 24]. Hay tâm trạng của bà khi Xtêpan bỏ trốn đi “nhưng cái thằng Giu đa - Con chết tiệt ấy 38 lại dỗ ngon dỗ ngọt bà: Má yêu cứ để anh đấy ở Gôlôpliôp. Để mặc thân mình xoay sở với nó! ở Vôlôgôtxcơ nó sẽ sống khuất mắt bà và cầu chúa phù hộ cho nó! Lẽ ra phải làm như thế mới đúng” [12, 63]. Điều này cho thấy tích cách keo kiệt, bủn xỉn của Arina đối với con trai của mình, bà suy tính như thế nào để có lợi nhất cho bà còn mặc cho sự sống chết của con trai.Arina hiện lên ở chương đầu tiên là một người đàn bà quyền lực, độc đoán; nhưng ở các chương sau khi chế độ nông nô đang dần được bãi bỏ, quyền lực, tài sản của bà không còn nữa thì tính cách ấy dần mất đi, thay thế vào đó là những suy tư, tâm trạng của bà về những việc đã xảy ra. Khi tài sản đã dần dần rơi hết vào tay Phoocphia, còn Paven thường hay trợ cấp thức ăn cho đã chết, bà dần trở nên thiếu thốn, bà thường hay suy nghĩ về hoàn cảnh của mình “xưa nay, Arina chưa bao giờ nghĩ rằng có ngày mình lại bị liệt vào hạng những cái miệng thừa, thế mà bất chợt ngày ấy đã đến. vào đúng lúc ấy, lần đầu tiên trong đời, bà ta thấy rõ ràng là mình thế cùng lực kiệt,…do chỗ suốt đời sống ở nông thôn, hàng ngày tiếp xúc với nông dân, bà ta đã rõ nếp suy tính của họ: khi nào gia đình sống đã chật vật rồi thì cái miệng thừa kia là một gánh nặng không sao kham nổi” [12, 117]. Đến cuối cùng bà cũng mơ hồ nhận ra, trong gia đình thứ quý giá nhất đó là tình cảm chứ không phải là tiền bạc hay quyền lực: “Suốt đời, miệng bà luôn lẩm bẩm hai tiếng gia đình: nhân danh gia đình bà đã thưởng kẻ nọ, phạt người kia, vì gia đình bà đã cam chịu thiếu nhịn, đã tự dứt xương dứt thịt ra, tự cắt xén cuộc đời mình, thế mà đùng một cái bà hiểu rằng cái bà thiếu lại là một gia đình” [12, 85]. Biện pháp lời nửa trực tiếpđược tác giả tập trung sử dụng để làm nổi bật tâm lí nhân vật Phoocphia, chính Sêđrin cũng nói khi xây dựng nhân vật Iuđuska (Phoocphia): “tôi đã miêu tả được một nửa, nhưng trong hình hài còn chuệch choạch, cần phải xây dựng lại, viết lại. Nửa phần việc này quả khó khăn vì nội dung hầu hết là nội dung tâm lí” [2, 347]. Điều này cho ta thấy 39 nhân vật được tác giả xây dựng rất công phu, tỉ mỉ, nhân vật này gây cười không chỉ ở ngoại hình, tính cách mà còn thể hiện ở đời sống nội tâm và được bộc lộ thông qua những lời độc thoại, những suy nghĩ, tính toán của nhân vật. Qua những ý nghĩ ấy, ta càng hiểu thêm bản chất của nhân vật, nhân vật được nhìn ở đa chiều, được xem xét từ ý nghĩ cho đến hành động. Phoocphia bộc lộ sự giả dối, nịnh nọt của mình khi vạch tội Xtêpan, “Phoocphia ngước mắt lên trần nhà và lắc đầu một cách rầu rĩ, như thể muốn nói: Trời ơi! Câu chuyện sao mà khổ sở thế này! Sao người ta lại nỡ làm phiền lòng Má yêu như vậy? Giá mà mọi người đều biết sống chí thú, hòa thuận, thì đâu có cơ sự ấy và Má yêu đã chẳng phải bực mình…À! Câu chuyện sao mà khổ sở thế này” [12, 45]. Hay khi nói chuyện với Paven “Giu đa - Con cố tự trấn tĩnh nhưng những lời sỉ vả của kẻ hấp hối vẫn làm hắn cảm thấy nhục: cặp môi hắn nhợt đi và mím chặt lại. Nhưng bản chất giả dối của hắn rất mạnh: một khi đã trót bày ra cái trò hề ấy ra rồi thì không thể bỏ dở được nữa” [12, 98]. Đối với con trai, hắn nhất định không chịu bố thí một đồng xu, những lời nói của Pêtenca về nguyên nhân gây ra cái chết của con trai cả Vôlôđia không hề làm hắn xúc động: “Giu đa - con thao thức, mọi ý nghĩ lẩn thẩn lũ lượt kéo tới đầu giường hắn làm hắn nghẹt thở. Chẳng phải hắn xúc động vì thấy Pêtenca bất chợt mò về. Không, dù cho có chuyện gì chăng nữa thì Giu đa - con cũng đã sẵn sàng đương đầu với tất cả mọi sự. Hắn biết rằng chẳng có cái gì làm hắn bất ngờ, chẳng có cái gì lôi được hắn ra khỏi cái mớ rỗng tuếch, vô vị, trong đó hắn đã chui ngọn vào hẳn. Hắn không cảm thấy gì hết, vui buồn không, yêu ghét cũng không” [12, 150]. Khi nghĩ lại cái chết của con trai Vôlôđia, hắn có chút ân hận nhưng hắn lại nhanh chóng đổ lỗi cho con: “Tuy nhiên thỉnh thoảng một tiếng nói rụt rè cũng vẳng tới lương tâm hắn: một chuyện bất hòa trong gia đình mà kết thúc bằng một vụ tự tử há chẳng phải là một lời nghi vấn chăng? Những lúc ấy lại xuất hiện một loạt các câu ngạn ngữ sẵn có, thí dụ như: Chúa luôn trừng phạt những đứa con ngang 40 bướng, Chúa trừng trị những kẻ kiêu ngạo, vân vân, vân vân… và thế là đủ làm cho lương tâm hắn yên ổn” [12, 150]. Khát vọng chiếm hữu tài sản của hắn dường như lúc nào cũng thường trực trong đầu, trong cả suy nghĩ đến hành động rồi cả trong tưởng tượng xa vời, hắn tưởng tượng rằng lão Ilya vẫn còn sống và giúp hắn thống kê lượng gỗ trong rừng có thể thu nhập được mang lại một số tiền khổng lồ “ta nghĩ chắc chắn là phải có từ sáu đến bảy trăm gốc một mẫu... nếu có sáu trăm cây, cho là sáu trăm năm mươi cây, thì một trăm linh năm mẫu được bao nhiêu cây nhỉ?”, hắn còn tưởng tượng có một người nông dân ăn cắp gỗ và hắn đưa ra tòa kiện “có phép nào cho lấy trộm cây của người khác... không phải ta mà là luật pháp kết án anh” [12, 295]. Sự tưởng tượng này càng cho thấy khát vọng làm giàu hơn nữa, muốn chiếm đoạt tài sản hơn nữa và cái thói sính kiện của hắn. Qua đó tiếng cười châm biếm lại được vang lên khắc họa rõ tính cách nhân vật. Hay khi chứng kiến cảnh Paven sắp chết trước mắt Arina hiện lên cảnh tượng: “hai hàng nước mắt vô sỉ ròng ròng trên má... rồi chiếc linh cữu hạ huyệt: chú ơi, xin vĩnh biệt, Giu đa - Con kêu lên, đôi môi bậm lại, đảo hai con mắt trắng dã và lấy giọng thương cảm. Sau đó hắn điềm nhiên ngoái cổ lại dặn Ulitusca: nhớ mang cái món cu-chi-a về nhà!... hắn bảo mẹ; má yêu còn nhớ đôi khuy tay áo bằng vàng của chú ngày trước chứ... tuyệt đẹp. Chú ấy chỉ mang ra đeo vào những ngày lễ thôi. Chẳng rõ biến đi đâu mất? Thật khó hiểu!” [12, 90]. Tuy là nói về cảnh chết chóc nhưng tác giả khéo léo lồng vào đó những đoạn tưởng tượng của nhân vật không những làm bật lên ở người đọc tiếng cười châm biếm, xót xa mà còn làm cho hình tượng nhân vật hiện lên đầy đủ ở mọi góc độ. 2.3. Một số thủ pháp nghệ thuật khác Để tạo được tiếng cười Sêđrin không chỉ sử dụng những biện pháp nghệ thuật trên mà ông còn sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật khác để làm rõ hơn tính cách của từng nhân vật như tương phản và mô-tip chết chóc, từ đó 41 tiếng cười châm biếm, đả kích lại càng hiện hiện rõ nét, thể hiện cái nhìn tiến bộ của tác giả đối với sự sụp đổ của chế độ nông nô. Tương phản tức là chỉ những điều có tính chất trái ngược, đối chọi nhau rõ rệt. Trong Gia đình Gôlôpliôp đây cũng là một thủ pháp nhệ thuật mà Sêđrin sử dụng khá nhiều để tạo dựng tiếng cười. Ông thường sử dụng thủ pháp này để tạo nên sự đối lập giữa các hình ảnh và các sự vật. Qua đó, hình tượng nhân vật hiện lên rõ nét hơn, tạo nên sự sinh động cho tác phẩm. Khi miêu tả tính cách của Paven, tác giả một loạt các từ ngữ đối lập nhau hay chính là sự tương phản vừa tạo tiếng cười mỉa mai, châm biếm lại càng tô đậm thêm cái bản chất Gôlôpliôp trong con người hắn: “Có lẽ cậu cũng tốt bụng, song lại chẳng giúp đỡ ai. Dễ cậu cũng không đến nỗi ngu ngốc, nhưng suốt đời không ai thấy cậu làm nổi một công việc gì nghĩa lý,... chưa bao giờ cậu làm mếch lòng ai, song lại chẳng có ai biết đến điều đó cho cậu, cậu thật thà song chẳng ai khen cậu bao giờ: thử xem vừa qua Paven ăn ở mới liêm khiết làm sao” [12, 19]. Hay khi kể về tâm trạng của nhân vật Arina “suốt đời, miệng bà luôn luôn lẩm bẩm hai tiếng gia đình: nhân danh gia đình bà đã thưởng kẻ nọ phạt kẻ kia; vì gia đình bà đã cam chịu thiếu nhịn, đã tự dứt sương dứt thịt ra, tự cắt xén cuộc đời mình, thế mà đùng một cái bà hiểu rằng cái bà thiếu lại chính làmột gia đình” [12, 85], nhờ lối nói tương phản mà sự cô độc của Arina hiện lên rõ nét. Tác giả còn sử dụng biện pháp tương phản để miêu tả ngoại hình của nhân vật Ơpraxi (một người hầu trong nhà, sau này đã sinh con cho Phoocphia), “Ơpraxi là con gái một viên phó trợ tế, thật đáng giá ngàn vàng về tất cả mọi mặt. Cô ta chẳng lấy gì làm lanh lợi sắc sảo, thậm chí đến nhanh nhẩu cũng không, nhưng ngược lại, ham việc, chịu khó và có thể nói rằng chẳng đòi hỏi gì cả... Dung nhan Ơpraxi cũng không lấy gì làm ưa nhìn cho lắm, nhưng thật vừa mắt đối với một người đàn ông chẳng đến nỗi khó tính, lại biết chọn đúng món hợp với khẩu vị của 42 mình... Tóm lại chẳng có gì nổi bật trừ cái lưng ra: một cái lưng rộng bản và khỏe mạnh đến nỗi mỗi người đàn ông nào ít chú ý tới phụ nữ nhất nom thấy cái lưng ấy cũng chẳng tài nào giữ nổi bàn tay không giơ lên phát một cái vào lưng cô ả” [12, 132]. Nhờ biện pháp tương phản mà chân dung và tính cách nhân vật Ơpraxi hiện lên rõ nét, thể hiện được tính cách khờ khạo của nhân vật đồng thời còn tạo ra tiếng cười hài hước cho bạn đọc. Khi Pêtenca trở về nhà, tác giả đã miêu tả tâm trạng của nhân vật “cậu cũng thích về Gôlôpliôp, nhất là từ khi đeo lon sĩ quan: chẳng phải tại ưa được trò chuyện với bố, mà chỉ do bị thu hút theo bản năng về nơi trôn rau cắt rốn như bất cứ kẻ nào không rõ sinh ra ở trên đời làm gì” [12, 146]. Qua đó, ta thấy hiện lên tiếng cười mỉa mai về thái độ thờ ơ, không quan tâm của Pêtenca đối với ông bố của mình. Biện pháp tương phản còn được thể hiện ở những chi tiết các nhân vật tự tố cáo nhau, hay chính là các nhân vật tự bộc lộ phẩm chất của mình, kể cả phẩm chất tốt và xấu. Có thể là nhân vật tự bộc lộ cũng có thể là nhân vật khác phát ngôn, thông qua đó tính cách của nhân vật hiện lên rõ nét. Vlađimia và Xtêpan kể xấu về Arina “Những khi vắng mặt Arina, hai bố con, hồi đó cậu còn là niên thiếu: thường cùng vào căn buồng có treo chân dung Baccôp, đọc các bài thơ phóng đãng và đặc biệt kể xấu Mụ phù thủy tức là Arina” [12, 13]. Hay như Phoocphia kể tội với mẹ về anh Xtêpan “Trong câu chuyện này, rõ ràng là anh Xtêpan chúng con đã xử sự một cách tồi tệ - có thể nói là đê tiện - còn như xem hành vi của anh ấy đáng trừng phạt như thế nào thì chỉ có mẹ mới định đoạt được mà thôi… nếu anh Xtêpan chúng con, do bản chất xấu xa, lại xử sự với cái phúc lành của mẹ lần thứ hai này cũng như lần đầu thì sao?” [12, 49]. Những điều tương phản còn thể hiện cả trong suy nghĩ của Paven về người anh khốn nạn Phoocphia: “Lời lẽ rỗng tuếch che giấu một tính tình độc ác lạnh lùng hầu như chĩa vào tất cả những 43 ai không chịu tuân theokhuôn sáo cố hữu của sự giả dối” [12, 82], hay “Người nông dân ấy đã bị anh lột củachứ gì?” [12, 97]. Hay hai đứa con của Phoocphia cũng kể xấu về bố với bà Arina, như nghe trộm chuyện, tìm khắp nhà và tra hỏi tất cả mọi người về một quả táo nhặt được ngoài vườn, tính đi tính lại từ lâu tài sản của Paven khi hắn sắp chết. Biện pháp tương phản có tác dụng lớn trong việc thể hiện tính cách nhân vật và tạo tiếng cười mỉa mai, châm biếm. Cùng với biện pháp tương phản là sử dụng mô-tip, đây cũng là một biện pháp quan trọng thể hiện tư tưởng tiến bộ của Sêđrin. Theo Từ điển văn học bộ mới: “Mô-tip là thuật ngữ chỉ thành tố bền vững, vừa mang tính hình thức vừa mang tính nội dung của văn bản văn học, được phân suất ra từ trong một hoặc một số tác phẩm văn học, của một nhà văn, hoặc trong văn cảnh toàn bộ sáng tác của nhà văn ấy, hoặc một khuynh hướng văn học, một thời đại nào đó… Mô-tip gắn với thế giới tư tưởng và cảm xúc của tác giả một cách trực tiếp hơn” [5, 1012]. Thông qua mô-tip đã sử dụng mà tác giả dễ dàng thể hiện tư tưởng và thái độ của mình trước những hiện tượng của xã hội một cách trực tiếp. Có rất nhiều mô-tip quen thuộc mà chúng ta đã biết như: mô-tip “con đường” của Gôgôn, mô-tip “sa mạc” của Lecmôntôp, mô-tip “ra đi” của các nhân vật trong tác phẩm Đời tôi và Thày giáo dạy văn của Sêkhôp,... các mô-tip này thường lặp đi lặp lại trong một hoặc nhiều tác phẩm của nhà văn. Trong tiểu thuyết Gia đình Gôlôpliôp, mô-típ mà tác giả sử dụng trong tác phẩm là mô-tip “chết chóc”. Mô-tip chết chóc quán xuyến từ đầu đến cuối tác phẩm. Cái chết của người này nối liền cái chết của người kia, hầu như chương nào cũng có cái chết xuất hiện. Cái chết bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chug đó là họ đều chết ở trong cái lãnh địa Gôlôpliôp - một lãnh địa tràn ngập “tro tàn của quá khứ” (Sêđrin) [2, 344]. Đó 44 là một lãnh địa tràn ngập những hủ lậu của chế độ nông nô, từ đó sinh ra mầm mống của cái chết. Cái chết tồn tại trong bản chất của mỗi tên địa chủ trong gia đình này, đó là những bản chất xấu xa, đểu giả, độc đoán mà trong hoàn cảnh xã hội mới không thể dung chứa. Bọn chúng sống sung sướng trên mồ hôi, nước mắt của người nông nô, sống một cách vô công dồi nghề, không lí tưởng và bất lực trong hành động. Từ đầu đến cuối tác phẩm cái chết luôn bám theo mỗi nhân vật, đây không chỉ là cái chết của mỗi thành viên trong gia đình Gôlôpliôp mà là cái chết tất yếu của cả một tầng lớp thống trị đang tồn tại trong đất nước Nga đương thời. Ngay ở chương đầu tiên là cái chết của Xtêpan, vị trưởng nam của gia đình Gôlôpliôp chết do “bản án tử hình” của chính những người ruột thịt, đặc biệt là do tên phản phúc Phoocphia gây ra hòng chiếm đoạt tất cả tài sản vào tay hắn. Và tiếp theo là Anna, được hiện lên thông qua bức thư của Arina viết cho con trai Paven và Phoocphia, cô chết sau vài tháng khi thằng chồng sĩ quan sa đọa, trác táng vứt bỏ bơ vơ với hai đứa con gái nhỏ. Đến chương thứ hai, Paven-con trai út của Arina chết sau khi oán trách mẹ vì “cái xương” của mẹ cho mình không béo bở bằng anh Phoocphia, chết sau khi cãi cọ với anh trai Phoocphia về quyền thừa kế tài sản, và cuối cùng hắn cố lấy hết sức để thét vào mặt ông anh đểu giả Iuđuska “Tên hút máu”.Cái chết của Vôlôđia xuất hiện qua lời cãi cọ của Phoocphia với con trai út Pêtenca, Vôlôđia đã tự rút súng tự sát chết sau khi bị ông bố ruồng bỏ, không thí cho một đồng xu nhỏ. Đến chương thứ tư, lại xuất hiện thêm một cái chết của Arina - người đàn bà từng là chủ nhân hiển hách của cơ nghiệp nhà Gôlôpliôp chết khi “hai mắt mở trừng trừng nhìn vào khoảng không như thể bà cụ cố tìm hiểu một cái gì đó không biết, mà không hiểu nổi” [12, 174] cho đến tận cuối cùng bà cũng chưa tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi mà bà đã đặt ra, bà không hiểu bà phải làm việc cật lực vì ai và để làm gì; tiếp đó, Phoocphia 45 nhận được tin Pêtenca gục chết trên đường lưu đày cũng chỉ vì sự keo kiệt của ông bố. Chương cuối là cái chết của hai cô cháu ngoại Arina, hai cô muốn thoát khỏi Gôlôpliôp buồn chán muốn tự kiếm sống bằng chính sức lao động của mình nhưng cuộc đời không như hai cô nghĩ, vì tài năng của hai cô thì chỉ có thể làm được diễn viên tỉnh lẻ với một vai diễn nhất định, cái chết của Lubenca “bề ngoài thì nàng đã chết ở một cái thành phố Cresêtôp nào đó vì những mối đắng cay, nhưng xét cho cùng, nàng cũng vậy, nàng đã bị một vết thương chí mạng chính cũng ở Gôlôpliôp” [12, 321]. Và cuối cùng là cái chết của Phoocphia có tính chất “quyết toán” cho số phận của những số phận trong gia đình này, “Bên ngoài, gió gào thét: một cơn bão ẩm ướt tháng ba đang lồng lộn, ào ạt tạt vào mặt Phoocphia một làn tuyết tan. Nhưng Phoocphia cứ bước đi bì bõm trong các vũng nước, mặc cho tuyết rơi gió thổi, chỉ bất giác khép chặt tà áo ngủ” [12, 337]. Đó là cái chết cuối cùng của những sinh mạng yểu mệnh trong gia đình Gôlôpliôp. Nguyễn Kim Đính cũng đã nhận xét: “Chết, chết và chết, thần chết nghiệt ngã như luôn rình rập trên số phận của mọi người ở lãnh địa Gôlôpliôp này. Kẻ từng hăm hở bằng mọi mánh khóe gian trá để độc quyền thống trị cái lãnh địa này, nằm lì ở đây, cũng chết thê thảm; kẻ muốn vùng thoát khỏi nơi đây nhưng rồi bất lực, quay lại vùi xác nơi này ra đi để rồi tự hủy sinh mệnh bản thân ở một nào đó” [2, 344]. Thông qua việc sử dụng mô-tip chết chóc, tác giả càng làm rõ hơn cái chết tất yếu của tầng lớp thống trị của xã hội Nga đương thời, cái chết luôn rình rập trong cái lãnh địa không còn chút sức sống nào “Gôlôpliôp chính là cái chết, cái chết đau khổ, cái chết giết người theo lối hú họa và luôn rình đợi một nạn nhân mới” [12, 321]. Sử dụng mô-tip chết chóc là dụng công nghệ thuật đặc sắc của tác giả so với những nhà văn khác, chính nhờ đó mà tiếng cười châm biếm hiện lên trực tiếp nhằm đả kích vào chế độ nông nô chuyên chế tồn tại bao đời nay. Qua mô-tip chết chóc, tư tưởng của nhà văn hiện lên 46 trực tiếp, đó là chế độ nông nô sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn cùng với những chính sách tàn bạo của nó, và trên mảnh đất đầy “tro tàn của quá khứ” ấy, số phận của những người nông nô sẽ được nảy sinh và phát triển bằng chính sự đấu tranh không khoan nhượng của mình, thông qua đó thể hiện thái độ cảm thông, thương xót đối với người nông nô của tác giả. Chính vì thế mà tác phẩm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đã vượt qua được những hạn chế của Gôgôn trước đây. Vì thế tác phẩm của Sêđrin có tính chiến đấu cao, công kích trực tiếp vào bộ máy chính quyền đương thời. Năm 1880, tác phẩm Gia đình Gôlôpliôp được đăng trên tờ Quốc gia biên niên thì đến năm 1884, tờ báo này bị cấm hoạt động là vì vậy. Hai biện pháp có tác dụng riêng khác nhau nhưng đều làm cho nhân vật hiện lên đầy đủ nhất, chính xác và sinh động nhất, đó là tiếng cười chua chát về những cái xấu xa nhất của mỗi nhân vật, là tiếng cười đả kích vào tầng lớp thống trị đương thời. Tiểu kết: Sêđrin đã vẽ lên bức tranh sinh động về đời sống của tầng lớp địa chủ đương thời. Nhờ vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt nhà văn đã tạo nên một chân dung nhân vật điển hình Iuđuska của văn học châm biếm Nga nửa sau thế kỉ XIX. Thông qua các biện pháp nghệ thuật này mà chân dung nhân vật hiện lên ở mọi góc độ xấu xa nhất, tiêu biểu cho tầng lớp thống trị đương thời. Bọn chúng hiện lên đầy đủ từ ngoại hình đến tính cách, từ lời nói bên ngoài đến ý nghĩ, tâm lí bên trong, đằng sau tất cả là tiếng cười châm biếm với những gì xấu xa nhất. Tiếng cười châm biếm của Sêđrin không chỉ là cười ra nước mắt như tiếng cười của Gôgôn nữa mà tiếng cười ở đây nhằm đả kích vào cả một chế độ chính trị mục ruỗng đương thời, đây chính là tài năng vượt bậc của Sêđrin. 47 KẾT LU N Sêđrin đã chiến đấu không mệt mỏi vì số phận nhân dân Nga bởi ông luôn giữ vững niềm gắn bó sắt son, chung thủy với họ, với truyền thống dân chủ tiến bộ của văn học hiện thực Nga. Bằng tài năng nghệ thuật thiên tài, Sêđrin đã hoàn thành xuất sắc phương châm mà Puskin từng nêu ra từ đầu thế kỉ: số phận nhân dân - sốphận con người. Sêđrin đã dựng lại những sự việc xảy ra trong gia đình Gôlôpliôp trong thời gian trước và sau cuộc cải cách nông nô, nhằm phơi bày tất cả những gì xấu xa nhất của tầng lớp địa chủ đương thời thông qua tiếng cười châm biếm. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Phoocphia, hắn càng chiếm được nhiều tài sản thì càng cảm thấy cô độc, đến lúc cuối đời hắn mới nhận ra được điều này nhưng cũng không còn ý nghĩa gì nữa, tất cả người thân của hắn trong lãnh địa Gôlôpliôp đều lần lượt chết dần, chết mòn, cuối cùng hắn cũng phải chết một cách thảm hại trên cách đồng. Đó chính là cái chết tất yếu của tầng lớp địa chủ đương thời hay là cả một hệ thống chính trị đã mục ruỗng, thối nát đã đến lúc phải nhường ngôi cho những gì mới mẻ, tiến bộ. Đó chính là điểm mới và tiến bộ của Sêđrin so với Gôgôn, ông đã tìm ra được con đường mà nông nô Nga phải đi và dự báo sự sụy đổ của chế độ cũ. Không chỉ thành công về mặt nội dung mà Sêđrin đã xây dựng được nhân vật điển hình, đại diện cho tầng lớp địa chủ đương thời, soi chiếu vào nhân vật Phoocphia, người đọc có thể thấy được toàn bộ những gì xấu xa nhất của bọn địa chủ đó là thói tham lam, keo kiệt, đạo đức giả đểu, với những lời nói sáo rỗng, vô nghĩa luôn ở trong mồm tuôn ra như một cái máy. Qua nhân vật này, mọi cung bậc của tiếng cười đều được cất lên đầy chua cay, gay gắt. Trong tác phẩm, để tạo ra tiếng cười tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, tạo ra những tiếng cười mang phong cách riêng của mình. 48 Nhờ đó, tiếng cười của Sêđrin có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó làm cho thành trì của chế độ nông nô bất công vô nhân đạo sụp đổ. Gia đình Gôlôpliôp thực sự là một tác phẩm có giá trị về cả mặt nội dung và hình thức nghệ thuật, nó góp phần làm cho tên tuổi của nhà văn châm biếm càng được khẳng định và sáng rực trên bầu trời văn học châm biếm Nga đương thời. Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. 49 TÀI LI U THAM KHẢO 1. Lê Nguyên Cẩn (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính (2010), Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục Việt Nam. 3. Gorki M. (1965), Bàn về văn học tập I, Nxb Văn học, Hà Nội. 4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển thuậtngữ văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam. 5. Đỗ Đức Hiểu (2009), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế Giới. 6. Nguyễn Huy Hoàng (2001), Tìm hiểu thi pháp truyện ngắn Gôgôn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Đỗ Văn Khang (1997), Mĩ học đại cương, Nxb Giao dục. 8. Khrapchenkô M.B. (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội. 9. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục. 10. Pôxpêlôp G.N. (chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục. 11. Lưu Đức Trung (2003), Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, Nxb Giáo dục. 12. Xantưcôp -Sêđrin M.E.(1979), Gia đình Gôlôpliôp, Nxb Văn học. [...]... các m u thuẫn, tạo ra cái cười bất ngờ, giúp người ta nhận ra sự trớ trêu của tình huống, m m cười m phân biệt đúng sai” [4, 136] M c độ phê phán của hài hước chưa sâu sắc và gay gắt như ch m bi m 1.1.3 Ch m bi m Trong ph m trù của cái hài, ch m bi m là m t dạng thức qua trọng, theo Từ điển văn học bộ m i: “Ch m bi m là m t dạng thức của cái hài, m t phương thức miêu tả thực tại trong đó đối tượng miêu... lập theo “luật chơi”, theo tính chất của m t lạ Ở m a mai, cái cười được che giấu dưới m t nạ nghi m trang, nghiêng về thái độ tích cực“đùa cợt” .Trong khi đó, ch m bi m là tiếng cười lật tẩy, tố cáo; đối tượng của nó là thói hư tật xấu Tiếng cười còn mang nhiều sắc thái, cung bậc phong phú đa dạng: cười khinh bỉ, cười thiện c m, cười nghi m khắc, cười chua chát ” [5, 199] Tạo ra tiếng cười ch m bi m với... nhận thức và thái độ của chủ thể Theo Secnưsepxki: Cười là hình thức chế ngự cái xấu D m cười cái xấu là d m tin, d m khẳng định sự tốt đẹp của m nh, hoặc ít ra thì cũng thừa nhận ng m rằng, cái xấu là cái xấu, là đáng ghét, đáng cười Cái hài là m t nhận thức đánh giá, thể hiện trình độ của con người d m l m chủ đối tượng, d m l m chủ bản thân m nh” [9,162] Như vậy, tiếng cười có nhi m vụ, ý nghĩa và... tính cách của m i nhân vật Trong tác ph m, tiếng cười hài hước chủ yếu được vang lên qua lời nói của nhân vật Khi nói chuyện về ước muốn của m nh, Xtêpan đã có ước muốn rất đơn giản như “Người anh em ạ: m nh đã phục vụ Tổ quốc, bây giờ m i người phải giúp m nh! M nh chỉ lo có m i m t điều là không có thuốc lá hút thôi! ồ, cực quá”hay “Người anh em ạ, h m nay tớ kí vào đủ thứ giấy tờ Toàn m t thứ giấy... cho rằng: Tiếng cười có ý nghĩa sâu sắc hơn người ta l m tưởng Cái hài có nhiều loại với nhiều sắc thái khác nhau của tiếng cười Trong giáo trình Lí luận văn học, Phương Lựu chia cái hài thành bốn loại:1 Hài hước, 2 Dí d m, 3 Ch m bi m, 4 Đả kích Tuy nhiên, do m c đích của khóa luận là t m hiểu đặc trưng tiếng cười trong tác ph m Gia đình Gôlôpliôp nên chúng tôi chỉ đi vào t m hiểu tiếng cười hài hước... đến cuối câu chuyện, trong m i quan hệ với tất cả m i người trong gia đình Gôlôpliôp: với m là Arina, anh trai Xtêpan, em trai Paven Phooc phia được tác giả giới thiệu là l m việc ở m t cơ quan dân sự, từ nhỏ đã “được cả nhà đặt cho ba biệt hiệu: Giu đa - Con, Đỉa và Thật thà như đ m Mấy cái tên nhạo báng này là của Xteepan Ngốc nghếch tặng em hồi còn nhỏ” Ngay từ nhỏ anh em trong nhà đã đặt tên lóng... hưởng m nh đến tính chất của ch m bi m Người sáng tạo ra tiếng cười phủ định càng mang lí tưởng phổ quát, toàn dân, thì ch m bi m càng kh e khoắn, năng lực phục sinh càng m nh “nhi m vụ” th m mỹ tối cao của ch m bi m là kích thích và l m sống dậy cái trí nhớ về những giá trị cao (chân, thiện, m ), sỉ nhục sự ngu dốt, thấp hèn Bằng cách tống tiễn m i cái lỗi thời “vào vương quốc bóng tối” (Sêđrin) , ch m. .. bi m với m c đích phê phán, chĩa m i nhọn vào các hiện tượng xấu xa của tầng lớp địa chủ đương thời là m c đích chính của tác ph m bởi chính Sêđrin cũng đã từng thể hiện quan đi m của m nh rằng phải “tống tiễn m i cái lỗi thời vào vương quốc của bóng tối”[5, 237] Bằng tiếng cười ch m bi m, nhà văn tập trung xây dựng m t cuốn biên niên sử của gia đình Gôlôpliôp trải qua ba thế hệ nối tiếp nhau nh m phê... thiếu xót m t sức m nh xuyên th m qua nó thì nó sẽ trôi tuột đi và những điều nhỏ nhặt và trống rỗng sẽ không l m cho người ta kinh sợ” [10, 175] Tiếng cười của Sêđrin đã tiếp tục phát triển tiếng cười của Gôgôn và khắc phục được hạn chế tiếng cười của Gôgôn, với sự nhạy c m của m t nhà văn và m t cái nhìn sâu sắc, Sêđrin đã thấy được “cái chết” tất yếu của chế độ nông nô Nga thông qua số phận của m i nhân... [4, 136] Tiếng cười hài hước vang lên ở m c độ phê phán nhẹ nhàng đối tượng m tác giả nêu ra, tiếng cười này mang ý nghĩa tích cực của nhà văn 6 Tiếng cười của hài hước khác với tiếng cười của nghịch dị và ch m bi m, nó nhẹ nhàng và kín đáo hơn “Hài hước khác cái nghịch dị ở tính chất kín đáo, th m tr m, không lộ liễu, khác cái ch m bi m ở m c độ nhẹ nhàng, đùa vui, thiện ý” Chính nhờ đó m “Hài hước ... hước, Dí d m, Ch m bi m, Đả kích Tuy nhiên, m c đích khóa luận t m hiểu đặc trưng tiếng cười tác ph m Gia đình Gôlôpliôp nên vào t m hiểu tiếng cười hài hước ch m biếmlà hai loại tiếng cười thường... phần m đầu kết luận, nội dung khóa luận chia l m hai chương: Chương 1: Đặc trưng tiếng cười M. E Xantưcôp Sêđrin tiểu thuyết Gia đình Gôlôpliôp Chương 2: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười tiểu thuyết. .. trưng tiếng cười nghệ thuật xây dựng tiếng cười tiểu thuyết Gia đình Gôlôpliôp Sêđrin để phát giá trị th m mỹ tác ph m ối tƣợng, ph m vinghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài tiếng cười ph m vi

Ngày đăng: 06/10/2015, 09:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan