Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( khảo sát tại huyện sóc sơn thành phố hà nội)

137 983 4
Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( khảo sát tại huyện sóc sơn   thành phố hà nội)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ NGUYỄN THỊ MINH THÚY BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÙNG VEN ĐÔ (KHẢO SÁT TẠI HUYỆN SÓC SƠN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ NGUYỄN THỊ MINH THÚY BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÙNG VEN ĐÔ (KHẢO SÁT TẠI HUYỆN SÓC SƠN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60.31.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Văn Tùng Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, sự nghiêm túc khoa học và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác! Tác giả luận văn NguyÔn ThÞ Minh Thóy Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng chấm Luận văn PGS.TS. Trịnh Văn Tùng PGS.TS. NguyÔn ThÞ Thu Hµ Formatted: Centered LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn thạc sĩ này, tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Trịnh Văn Tùng đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này trong suốt thời gian qua. Làm việc với Thầy, tôi không chỉ được hướng dẫn về mặt khoa học, mà còn hiểu thêm nhiều điều về đạo đức nghề nghiệp của nhà nghiên cứu. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới: - Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân vănĐHQG Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Khoa Xã hội học, các Thầy/Cô giáo trong Khoa đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và đảm bảo giáo viên hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. - Xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cung cấp các thông tin để tôi có thể hoàn thành tốt được bài nghiên cứu của mình. - Bộ phận đào tạo của Khoa, Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thiện hồ sơ bảo vệ và hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn. - Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình - những người thân yêu của tôi, bạn bè đã động viên, khích lệ và nhiều khi ủng hộ rất thầm lặng của họ có giá trị rất lớn để tôi say mê hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Học viên Nguyễn Thị Minh Thúy Formatted: Line spacing: 1.5 lines MỤC LỤC PHẦN A: MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu về vấn đề............................................................... 2 3. Ý nghĩa nghiên cứu................................................................................. 11 3.1. Ý nghĩa lý luận ..................................................................................... 11 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 11 4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................... 12 4.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 12 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................ 12 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ........................................... 12 5.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 12 5.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................... 12 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................................... 13 6.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 13 6.2. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 14 7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 14 7.1. Phương pháp luận ................................................................................ 14 7.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin .............................................. 15 8. Mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 16 8.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ...................................................... 16 8.2. Giới thiệu mẫu nghiên cứu ................................................................... 16 9. Khung phân tích ..................................................................................... 17 10. Kết cấu luận văn ................................................................................... 18 PHẦN B: NỘI DUNG CHÍNH .................................................................. 19 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 19 1.1. Các khái niệm công cụ......................................................................... 19 1.1.1. Biến đổi xã hội ................................................................................... 19 1.1.2. Đô thị hóa .......................................................................................... 21 1.1.3. Lối sống.............................................................................................. 23 1.1.4. Cơ cấu xã hội ..................................................................................... 23 1.1.5. Vùng ven đô ........................................................................................ 25 1.2. Lý thuyết áp dụng ................................................................................ 25 1.2.1. Lý thuyết về biến đổi xã hội ................................................................ 25 1.2.2. Lý thuyết cấu trúc – chức năng của Talcott Parsons .......................... 28 1.3. Lý luận của Đảng và chính sách của Nhà nước về quản lý biến đổi xã hội do đô thị hóa ......................................................................................... 31 1.4. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ....................................................... 33 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI VÀ LỐI SỐNG CỦA XÃ MAI ĐÌNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA....... 37 2.1. Thực trạng về biến đổi cơ cấu xã hội .................................................. 37 2.1.1. Thực trạng biến đổi về cơ cấu dân số ................................................. 37 2.1.2. Thực trạng biến đổi về cơ sở hạ tầng .................................................. 40 2.1.3. Thực trạng biến đổi về cơ cấu nghề nghiệp – việc làm ....................... 48 2.2. Thực trạng biến đổi về lối sống ........................................................... 54 2.2.1. Thực trạng biến đổi về hành vi tiêu dùng ............................................ 54 2.2.2. Thực trạng biến đổi về sử dụng thời gian rỗi ...................................... 66 *Tiểu kết chương 2....................................................................................... 79 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TẠI XÃ MAI ĐÌNH, HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..........80 3.1. Tác động của chính sách đô thị hóa nông thôn vùng ven đô Hà Nội 80 3.2. Tác động của chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 81 3.3. Tác động của một số yếu tố nhân khẩu - xã hội ................................. 88 * Tiểu kết chương 3.................................................................................... 107 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 113 PHỤ LỤC.................................................................................................. 113 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Sự biến đổi dân số trong xã từ năm 2008 đến nay ........................ 37 Bảng 2.2. Sự biến đổi loại hình nhà ở trước và sau năm 2008 ...................... 41 Bảng 2.3. Sự biến đổi loại nhà tắm trước và sau năm 2008 .......................... 42 Bảng 2.4. Biến đổi loại nhà vệ sinh trước và sau năm 2008 .......................... 42 Bảng 2.5. Biến đổi loại đường dân sinh tại địa phương trước và sau năm 2008. . 43 Bảng 2.6. Biến đổi về tỉ lệ hài lòng của người dân về chất lượng cơ sở hạ tầng tại địa phương trước và sau năm 2008 .......................................................... 44 Bảng 2.7. Tỉ lệ người dân thay đổi nghề nghiệp trước và sau năm 2008 ....... 49 Bảng 2.8. Định hướng nghề nghiệp cho con cái của người dân địa phương .. 51 Bảng 2.9. Biến đổi nguồn thu chính trong gia đình....................................... 55 Bảng 2.10. Biến đổi về mua sắm của người dân ........................................... 57 Bảng 2.11. Biến đổi về đồ dùng sinh hoạt trong gia đình của người dân tại địa phương trước và sau năm 2008..................................................................... 60 Bảng 2.12. Biến đổi về bữa cơm chung trong gia đình của người dân trước và sau năm 2008 ............................................................................................... 67 Bảng 2.13. Biến đổi về hình thức hoạt động của người dân sau khi ăn bữa cơm chung .................................................................................................... 69 Bảng 2.14. Biến đổi về việc sử dụng thời gian rỗi ........................................ 73 Bảng 2.15. Biến đổi về hình thức tham gia giúp đỡ hàng xóm khi có việc.... 76 Bảng 3.1. Bảng tương quan giữa Nhóm tuổi và Biến đổi hoạt động của người dân sau khi dùng bữa cơm chung ................................................................. 98 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa Trình độ học vấn và biến đổi nghề nghiệp của người dân trước và sau năm 2008 (%) .......................................................... 89 Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa trình độ học vấn và biến đổi sử dụng thời gian rảnh rỗi của người dân trước và sau năm 2008 ( %): .................................... 91 Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa trình độ học vấn và biến đổi chi phí (%) ....... 94 Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa Nghề nghiệp và hoạt động thường làm sau khi ăn bữa cơm chung của người dân trước và sau năm 2008 (%) ...................... 96 Biểu đồ 3.5: Tương quan giữa Nhóm tuổi và biến đổi về sử dụng thời gian rỗi của người dân (%) ...................................................................................... 100 Biểu đồ 3.6: Tương quan giữa giới tính và sự biến đổi hoạt động của người dân sau bữa cơm chung (%) ....................................................................... 102 Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa giới tính và biến đổi sử dụng thời gian rỗi của người dân trước và sau năm 2008 (%) ........................................................ 104 PHẦN A: MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Sự biến đổi của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt sau năm 1986, mở cửa nền kinh tế thị trường – định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã có những bước biến đổi rõ nét. Những khu kinh tế, khu đô thị như vươn mình phát triển. Thủ đô Hà Nội là nơi đi đầu trong cả nước về quá trình đô thị hóa. Kéo theo đó, những vùng ven đô ngoại thành cũng ảnh hưởng rất mạnh. Đặc biệt là vào năm 2008, với Nghị quyết của Quốc hội nước ta đã quyết định sát nhập tỉnh Hà Tây (cũ) vào Thành phố Hà Nội (NQ số 15/2008/QH12 ngày 29 tháng 5 năm 2008) thì diện tích của thủ đô Hà Nội đã có sự thay đổi mạnh. Cùng với nó là những chính sách về mở rộng và phát triển kinh tế khu vực ven đô ngoại thành khiến cho các vùng kinh tế ở khu vực ngoại thành cũng phát triển mạnh mẽ. Trong hàng loạt những biến đổi ở khu vực ven đô thì đáng quan tâm là sự biến đổi và phát triển của khu vực nông thôn. Đó là những biến đổi về khía cạnh kinh tế - xã hội, người dân ngày càng năng động hơn, tích cực hơn trong việc tham gia vào quá trình biến đổi xã hội nói chung và góp phần vào sự phát triển đô thị hóa nói riêng. Đó vừa là động lực vừa là mục tiêu của quá trình đổi mới và phát triển ở khu vực nông thôn ven đô Hà Nội. Sóc Sơn là một huyện ngoại thành Hà Nội, cũng là vùng kinh tế chiến lược của thủ đô, không nằm ngoài quy luật đó. Kinh tế được đầu tư phát triển, nhiều dự án về xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế được triển khai. Từ đó quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, kéo theo đó là hàng loạt sự biến đổi trong đời sống xã hội của người dân như biến đổi về kinh tế, văn hóa, lối sống, cơ cấu nhân khẩu, ... và những hệ lụy của nó là những xung đột, tệ nạn xã hội xung quanh vấn đề biến đổi đó. Chúng tôi nhận thấy một vấn đề khá lý thú và cần được quan tâm sáng 1 tỏ: công cuộc đổi mới của đất nước, đặc biệt là quá trình đô thị hóa đã và đang làm cho xã hội nông thôn – đặc biệt là nông thôn các vùng ven đô biến đổi nhanh chóng cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô” (Khảo sát tại xã Mai Đình - Huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội) làm đề tài luận văn thạc sĩ. Tác giả mong muốn qua nghiên cứu của mình làm rõ hơn những biến đổi xã hội vùng ven đô, qua đó có thể chỉ ra được yếu tố nào tác động mạnh đến sự biến đổi xã hội tại vùng ven đô, liệu những biến đổi đó có phải vừa là nhân tố, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của quá trình đổi mới và phát triển ở khu vực nông thôn ven đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Đề tài nghiên cứu sẽ đi vào phân tích một số khía cạnh của biến đổi xã hội và gợi mở khuyến nghị nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế những khía cạnh tiêu cực của biến đổi xã hội do quá trình đô thị hóa tác động ở vùng ven đô, đặc biệt là tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn – ngoại thành Hà Nội. 2. Tình hình nghiên cứu về vấn đề Biến đổi xã hội là một trong những thuộc tính vốn có của mọi xã hội và điều này làm cho chúng ta nhận thấy sự biến đổi đó không còn là điều mới mẻ nữa mà dường như nó là chuyện đương nhiên xảy ra. Như chúng ta thấy, mọi chiều cạnh của cuộc sống liên tục biến đổi, từ cấu trúc xã hội đến các giá trị văn hóa, kinh tế - xã hội. Nghiên cứu về biến đổi xã hội luôn là một trong những chủ đề quan trọng không chỉ trong khoa học xã hội mà còn trong cuộc sống thực tế của mọi người. Vấn đề biến đổi xã hội luôn được các nhà khoa học quan tâm, đặc biệt là các nhà khoa học xã hội. Có rất nhiều tác giả ở trong nước và nước ngoài đã và đang nghiên cứu về vấn đề biến đổi xã hội. Những nghiên cứu về biến đổi sớm nhất phải kể đến là của tác giả David Poppenoe. Trong tác phẩm “Xã hội học” của tác giả đã được xuất bản nhiều lần từ những năm 1980 đã nêu ra vấn đề biến đổi xã 2 hội là một trong năm phần của cuốn sách. Trong phần nghiên cứu về biến đổi xã hội, tác giả đặt tên là: Các môi trường xã hội và biến đổi xã hội (Poppenoe, 1986) [22]. Trong tác phẩm “Xã hội học” của tác giả Anthony Gidden, xuất bản năm 2009 đã đưa ra quan điểm về biến đổi xã hội trong chủ để: Toàn cầu hóa và thế giới đang chuyển đổi (Giddens, 2009) [22]. Khi đề cập đến biến đổi xã hội, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau. Theo John J. Macionis – nhà xã hội học người Mỹ thì cho rằng biến đổi xã hội là đề cập đến sự chuyển đổi của văn hóa và các thiết chế xã hội qua thời gian. Tác giả John Macionis cho rằng biến đổi xã hội có những đặc điểm như biến đổi xã hội diễn ra liên tục. Nói cách khác, các khía cạnh khác nhau của thiết chế xã hội và cấu trúc xã hội không ngừng thay đổi theo thời gian; biến đổi xã hội có thể được đặt kế hoạch trước, cũng có thể không có dự tính trước như những chương trình phát triển kinh tế xã hội được đặt ra, và được thực thi tạo nên những biến đổi của các khía cạnh cấu trúc xã hội và thiết chế xã hội có thể được dự tính trước. Tuy nhiên, những biến đổi không dự tính được cũng xuất hiện vô vàn trong cuộc sống của chúng ta; biến đổi xã hội thường hay gâyra sự tranh cãi. Những ý kiến trái ngược nhau cũng thường xuất hiện quanh những vấn đề được đưa ra. Từ sự thay đổi cấu trúc xã hội đến thay đổi lối sống luôn có những ý kiến trái ngược nhau….[22]. Còn theo nhà xã hội học Jarry thì cho rằng biến đổi xã hội là sự thay đổi của tình trạng hiện thời so với tình trạng trước đó của những khía cạnh cấu trúc xã hội hay thiết chế xã hội được xem xét (Jarry, 1991,tr.446) [22]. Tác giả Brinkerhoff và cộng sự cũng cho rằng: Biến đổi xã hội là bất kỳ sự chuyển đổi, hay thay đổi đáng kể nào đó của các cấu trúc xã hội hay thiết chế xã hội. Có thể nói rằng, khi nói đến biến đổi xã hội, người nghiên cứu cần làm rõ hai vấn đề sau: khía cạnh xã hội cụ thể được xem xét và các mốc thời gian đặt ra để xem xét.Từ đó, người nghiên cứu tiến hành so sánh và xem xét tình trạng của khía cạnh xã hội được 3 xem xét đó thay đổi như thế nào qua các mốc thời gian [22]. Đó là những nghiên cứu về biến đổi xã hội ở cấp độ vĩ mô của các tác giả nổi tiếng ở nước ngoài. Còn ở Việt Nam cũng có rất nhiều nhà nghiên cứu xã hội quan tâm đến vấn đề biến đổi xã hội. Ở cấp độ tổng quát, đề cập đến vấn đề này sớm nhất là tác phẩm “Xã hội học” do hai tác giả Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng đồng chủ biên, nhà Xuất bản Đại học Quốc gia đã xuất bản nhiều lần chỉ ra: Mọi xã hội, cũng giống như tự nhiên, không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Do đó bất cứ xã hội nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn luôn biến đổi. Và sự biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này làm cho ta nhận thấy sự biến đổi đó không còn là mới mẻ, nó đã dường như là chuyện thường ngày [6, 275 – 280]. Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả cũng đề cập đến vấn đề biến đổi xã hội từ góc độ vi mô và vĩ mô. Ở cấp độ vĩ mô, công trình nghiên cứu “Góp phần tìm hiểu biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Bùi Thế Cường (2010) đã bàn về vấn đề Biến đổi xã hội ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa. Tác giả tập trung phân tích biến đổi xã hội xoay quanh những vấn đề như động lực dân số, văn hóa, kết cấu xã hội, phúc lợi xã hội. Tác giả cho rằng đây là những “trụ cột” chính của quá trình hiện đại hóa xã hội [4, 188-190]. Trong lĩnh vực dân số, tác giả cho rằng Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên dân số vàng và đây là cơ hội lịch sử có một không hai cho phát triển nhanh. Tuy nhiên cần nhận thức rõ và làm chủ được các động lực của động thái dân số. Trong lĩnh vực văn hóa, tác giả nhấn mạnh thái độ văn hóa đối với hiện đại hóa và cho rằng luật pháp là bộ phận quan trọng nhất của văn hóa. Tiêu điểm của quan niệm này cho rằng tính hiện đại của văn hóa và thượng tôn của luật pháp là hai mặt không thể tách rời. Tác giả cũng nêu lên 4 một bức tranh tóm lược về kết cấu xã hội: sự bất bình đẳng tăng dần giữa các nhóm phân chia theo đô thị - nông thôn, tộc người, khu vực, nghề nghiệp trong việc sở hữu và kiểm soát các tài nguyên kinh tế, tri thức và quyền lực. Trụ cột cuối cùng của bất kỳ một xã hội hiện đại nào là hệ thống phúc lợi xã hội. Tác giả cho rằng hệ thống này hoạt động và duy trì khá tốt trong nhiều năm vừa qua nên đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và ổn định chính trị - xã hội, phát triển con người. Tác giả cho rằng người ta mong đợi hơn nữa trong việc tạo nên một hệ thống phúc lợi toàn dân trong thời gian tới [4,188-190]. Trong tác phẩm “Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam” của tác giả Tạ Ngọc Tấn bàn về những vấn đề cơ bản như: Thực trạng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2010; Nghiên cứu đã phát hiện những nguyên nhân bên trong và bên ngoài, khách quan và chủ quan đã tác động và làm biến đổi cơ cấu xã hội ở từng giai đoạn cụ thể; Công trình này đánh giá những tác động của biến đổi cơ cấu xã hội trong 25 năm đổi mới (1986 – 2010) cả về mặt tích cực và tiêu cực; Tác phẩm cũng đưa ra những dự báo xu hướng, xác định mục tiêu quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm tạo ra sự biến đổi cơ cấu xã hội một cách tích cực để phát triển đất nước bền vững [20]. Bài viết “Biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới” của tác giả Nguyễn Đình Tấn đã cung cấp cho độc giả một cách nhìn khái quát hóa thực tiễn, những nét chính về biến đổi cơ cấu xã hội nước ta trong thời kỳ đổi mới. Thứ nhất, đó là biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp, giai tầng xã hội. Trong phần này, tác giả phân tích và chỉ ra cơ cấu lao động nông nghiệp giảm dần theo từng năm và cùng với đó là cơ cấu lao động công nghiệp tăng lên đáng kể. Tỷ trọng lao động làm trong các doanh nghiệp Nhà nước giảm và trái ngược với nó là tỷ trọng lao động làm trong các doanh nghiệp tư nhân tăng lên, tầng lớp doanh nhân cũng tăng mạnh theo yêu cầu của sự phát triển 5 kinh tế của đất nước. Tầng lớp doanh nhân này lớn mạnh dần và trở thành lực lượng chủ công, đội quân xung kích trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Ngược lại là sự hình thành tầng lớp “yếu thế” và đó là cũng dần trở thành hiện tượng nhức nhối, là nỗi lo lắng, băn khoăn cho các nhà quản lý và các nhà tổ chức xã hội nước ta. Thứ hai, tác giả nghiên cứu biến đổi về cơ cấu dân số ở nước ta. Đó là sự biến đổi về cơ cấu tuổi, giới tính, mức sinh, mức tử. Nghiên cứu cho thấy nước ta đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, có rất nhiều mặt mạnh nhưng cũng có rất nhiều những vấn đề cần quan tâm nếu như không biết phát huy và giải quyết việc làm cho người lao động thì nguy cơ khủng hoảng, rối loạn xã hội sẽ là điều tất yếu. Thứ ba, tác giả nghiên cứu biến đổi xã hội lãnh thổ và các hệ cơ cấu xã hội cơ bản khác. Tác giả chỉ ra biến đổi cơ cấu lãnh thổ là một trong những chỉ báo để có thể xem xét và dự báo sự phát triển kinh tế của Việt Nam, biết được trình độ văn minh của nước ta đạt ở mức nào sau nhiều năm tìm tòi phát triển. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu biến đổi về cơ cấu tôn giáo và biến đổi cơ cấu dân tộc. Sự kết hợp giữa các tôn giáo và đoàn kết dân tộc tốt sẽ là điều kiện tiên quyết để đưa đất nước phát triển mạnh theo đúng con đường mà Đảng và Nhà nước đã chọn [21]. Bài viết của tác giả Nguyễn Duy Thắng“Tác động của đô thị hóa đến các mặt kinh tế - xã hội của vùng ven đô và những vấn đề cần quan tâm” đã đưa ra một số vấn đề cần quan tâm như: Vai trò của vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển nông thôn và đô thị, các tác động của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ven đô và những vấn đề đặt ra, những khía cạnh quản lý cần được lưu ý trong quá trình phát triển vùng ven đô để nó có thể trở thành một yếu tố tích cực trong sự phát triển đô thị - nông thôn. Theo tác giả Nguyễn Duy Thắng, cần chú trọng giải quyết các vấn đề về phân công lao động đô thị và bình đẳng giới trong việc 6 tiếp cận và sử dụng các nguồn lực đô thị, bảo vệ môi trường và chăm lo sức khỏe cho cộng đồng [23]. Có nhiều tác giả nghiên về biến đổi xã hội ở cấp độ vi mô, đó là những nghiên cứu về biến đổi xã hội ở cấp độ cá nhân, cấp độ nhóm hoặc thiết chế cụ thể như thiết chế gia đình hoặc nghiên cứu về một vùng miền cụ thể nào đó. Trong tác phẩm “Biến đổi xã hội nông thôn trong quá trình dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất” của tác giả Vũ Hào Quang (chủ biên) nghiên cứu về quá trình biến đổi xã hội nông thôn tại tỉnh Hải Dương dưới tác động của chính sách dồn diền, đổi thửa. Từ chính sách này đã làm biến đổi cơ cấu dân số - lao động; biến đổi cơ cấu kinh tế; biến đổi cơ cấu nghề nghiệp, … của tỉnh Hải Dương. Tác phẩm cũng đã chỉ ra các nhân tố tác động đến biến đổi cơ cấu xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương. Đó chính là quá trình đô thị hóa và quá trình tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa của người nông dân. Từ việc tích tụ ruộng đất đã dẫn đến sự thay đổi trong cách thức tổ chức sản xuất của người nông dân. Sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội cũng dần xuất hiện và trở thành một hiện tượng đáng quan tâm trong xã hội nông thôn Hải Dương [18]. Nghiên cứu về vùng ven đô Hà Nội, tác giả Ngô Văn Giá có bài viết: “Giá trị đạo đức cá nhân qua khảo sát ở các làng ven đô Hà Nội hiện nay”, bài viết nghiên cứu về sự biến đổi của các giá trị văn hóa truyền thống do tác động của cơn bão kinh tế thị trường, đô thị hóa và công nghiệp hóa ở các làng giáp ranh với thủ đô Hà Nội – nơi có nhiều khu công nghiệp, khu đô thị đang mọc lên như nấm sau mưa (ở giai đoạn tác giả khảo sát). Trong bài viết, tác giả nghiên cứu đạo đức của cá nhân trong quan hệ với gia đình, gia tộc, tác giả gọi đó là tư cách họ tộc. Tác giả cũng tìm hiểu và cá nhân trong mối quan hệ với họ hàng qua cách cá nhân có trách nhiệm và tham gia hoạt động thờ cúng tổ tiên, thờ họ, giỗ tổ như thế nào.Qua đó đánh giá được giá trị đạo đức 7 của cá nhân với cộng đồng.Từ đó các nhà quản lý xã hội trên lĩnh vực văn hóa sẽ có sự chủ động trong xây dựng văn hóa làng ven đô lành mạnh [8]. Cũng nghiên cứu về một khía cạnh vùng ven đô Hà Nội, tác giả Lã Thu Thủy đã có bài viết: “Những biến đổi nhận thức của cư dân ven đô trong quá trình đô thị hóa”, đã phân tích những biến đổi nhận thức của người dân ven đô về nghề nghiệp và cơ hội tìm kiếm việc làm. Đó là sự đa dạng về nghề nghiệp của người dân ven đô, cùng với nó là vị thế của các loại nghề nghiệp cũng có sự thay đổi theo. Vùng nào có tốc độ đô thị hóa mạnh thì cơ hội tìm kiếm việc làm cũng được tăng nhiều hơn so với các vùng khác. Thứ hai, đó là những biến đổi trong nhận thức của người dân ven đô về mộ số vấn đề trong đời sống xã hội. Đó là sự khác biệt trong việc đánh giá về mức sống, về quan hệ họ hàng, quan hệ làng xóm, về cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường và các dịch vụ xã hội, vui chơi giải trí của người dân ven đô. Thứ ba, đó là những biến đổi trong quan niệm về những người có vị thế xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có nghề nghiệp ổn định, biết làm ăn, có quan hệ tốt với mọi người xung quanh, người có việc làm ở các cơ quan Nhà nước được cho là có uy tín tại địa phương. Đặc biệt, những người có vị thế cao về kinh tế - xã hội vẫn được đánh giá cao trong xã hội. Đây được coi là sự biến đổi rõ nhất trong nhận thức của người dân ven đô [24]. Tác giả Lê Ngọc Hùng đã có công trình nghiên cứu cả ở cấp độ vi mô và vĩ mô. Đó là công trình nghiên cứu“Các cấp độ và xu hướng biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay: nhìn từ góc độ xã hội học” đã khái quát hóa và chỉ ra những xu hướng của sự biến đổi xã hội trên các cấp độ xã hội từ vi mô đến vĩ mô. Theo nghiên cứu, tác giả chỉ ra ở cấp độ vi mô thì biến đổi xã hội thể hiện rõ nhất là ở nhận thức, thái độ, hành vi của các cá nhân và các nhóm nhỏ; sự biến đổi của gia đình về quy mô, thành phần và mối quan hệ giữa các thế hệ. Biến đổi ở cấp độ trung mô, đó là sự biến đổi của tổ chức và cấu trúc của tổ 8 chức. Còn ở cấp độ vĩ mô, đó là sự biến đổi của các hệ thống cấu trúc xã hội như từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, biến đổi cấu trúc phân công lao động dựa vào quan hệ gia đình, dòng họ sang dựa vào chức năng, nhiệm vụ. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số xu hướng biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay. Đó là biến đổi xã hội ở cấp vi mô: thái độ đối với công việc và thu nhập; biến đổi hệ giá trị cá nhân; biến đổi sự phân công lao động trong xã hội và biến đổi mức sống và cấu trúc phân tầng xã hội [10]. Ngoài ra còn có rất nhiều bài báo, tạp chí chuyên ngành viết về vấn đề biến đổi xã hội ở Việt Nam như “Những biến đổi xã hội ở vùng ven đô Hà Nội dưới áp lực đô thị hóa” của tác giả Trần Đan Tâm và Nguyễn Vi Nhuận, tạp chí Xã hội học số 1/2000 [22];“Biến đổi xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, qua nghiên cứu nhóm doanh nhân” của tác giả Trịnh Duy Luân; hay bài viết trên tạp chí Xã hội học số 2/2003:“Nghiên cứu những vấn đề Biến đổi xã hội ở nước ta trong các giai đoạn hiện nay”; bài viết của tác giả Nguyễn Hữu Minh đăng trên tạp chí Xã hội học số 1/2005:“Những biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa”,... Khi nói đến nguyên nhân dẫn đến những biến đổi xã hội, chúng ta thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, có thể nói rằng biến đổi tự nhiên là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên biến đổi xã hội. Đó có thể là những biến đổi do khí hậu, những thảm họa của tự nhiên như động đất, sóng thần, núi lửa,… Thứ hai, sự biến đổi dân số cũng tạo nên sự biến đổi xã hội. Đó có thể là sự tăng hay giảm dân số của một đất nước hay toàn cầu. Nguyên nhân thứ ba, đó có thể là do những phát minh, phát hiện, sáng chế làm cho con người gần với nhau hơn. Thông qua những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã đặt ra và giải 9 quyết hàng loạt vấn đề về biến đổi xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới nói chung và của khu vực vùng ven đô nói riêng. Như vai trò của sự phát triển vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển nông thôn và sự phát triển đô thị, những khía cạnh quản lý cần lưu ý trong quá trình phát triển vùng ven đô để nó trở thành một yếu tố tích cực của sự phát triển chung toàn xã hội, những vấn đề của đô thị hóa – công nghiệp hóa đang tác động đến sự biến đổi và phát triển vùng nông thôn ven đô như nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần, phân hóa giàu - nghèo, nông dân bị thu hồi đất sản xuất, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, … Có thể nói rằng, nghiên cứu về biến đổi xã hội ở Việt Nam không phải là một đề tài mới. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu thường đưa ra những biến đổi xã hội ở cấp độ vĩ mô hay trên một số địa bàn cụ thể như ở Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm cũ), một số phường của huyện của Gia Lâm (cũ) – sát với trung tâm Hà Nội mà chưa có một nghiên cứu nào nói về biến đổi xã hội trên địa bàn xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn– vùng ven đô của Hà Nội, nơi được coi là thành phố vệ tinh của Thủ đô, nơi đã và đang chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Đây là một khoảng trống cần được bổ sung bởi một nghiên cứu cụ thể. Qua các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra, khi nghiên cứu về biến đổi xã hội cần làm rõ hai vấn đề là khía cạnh xã hội cần xem xét và các mốc thời gian đặt ra để xem xét. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu về biến đổi cơ cấu xã hội và biến đổi về lối sống với những biến số cụ thể như biến đổi về cơ cấu dân số, cơ cấu nghề nghiệp việc làm, biến đổi về cơ sở hạ tầng và hành vi tiêu dùng, việc sử dụng thời gian rỗi của người dân; chúng tôi thực hiện nghiên cứu qua mốc thời gian trước năm 2008 và từ năm 2008 đến nay để thấy rõ sự biến đổi đó. 10 3. Ý nghĩa nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa lý luận Vận dụng một vài lý thuyết xã hội học để tìm hiểu về biến đổi cơ cấu xã hội hiện nay trong một vùng ven đô của Thành phố Hà Nội như lý thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết cơ cấu chức năng, và một số khái niệm có liên quan như biến đổi xã hội, cơ cấu xã hội, lối sống, lối sống đô thị, đô thị, đô thị hóa, ven đô, ... tác giả đi sẽ đi sâu vào tìm hiểu, phân tích sự biến đổi về cơ cấu xã hội và lối sống của người dân tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội; bổ sung một vài lý luận về đô thị tính, những lát cắt trong khu vực đệm của thành phố Hà Nội nó đan xen như thế nào. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc khẳng định và phát triển hệ thống các lý luận, phương pháp, khung lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học về các vấn đề liên quan đến biến đổi xã hội, đô thị hóa, lao động, việc làm, lối sống…của dân cư vùng ven đô Hà Nội. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu cho chúng ta thấy được thực trạng bức tranh về biến đổi xã hội của xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội dưới sự tác động của đô thị hóa. Ngoài ra còn cho chúng ta thấy được một số yếu tố tác động mạnh đến sự biến đổi đó. Kết quả nghiên cứu đồng thời cũng làm cơ sở giúp cho các nhà quản lý xã hội hiểu rõ hơn về biến đổi xã hội vùng ven đô dưới tác động của đô thị hóa, từ đó có thể suy ra sự biến đổi xã hội ở một xã khác trong huyện hay một vùng ven đô khác có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự và cũng đang chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa. Nhà quản lý xã hội có thể tham khảo kết quả nghiên cứu để áp dụng đối với từng nhóm đối tượng xã hội trong quá trình biến đổi xã hội. 11 4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng biến xã hội của người dân vùng ven đô dưới tác động của quá trình đô thị hóa. - Giải thích một số yếu tố tác động mạnh đến những biến đổi xã hội dưới tác động của đô thị hóa. - Có sự giống và khác nhau như thế nào giữa các nhóm trong sự biến đổi. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Xây dựng hệ khái niệm công cụ và lý luận để tìm hiểu, phân tích, đánh giá những thực tế biến đổi cơ cấu xã hội và lối sống ở khu vực ven đô Hà Nội. - Đánh giá những thực tế biến đổi cơ cấu xã hội và lối sống của người dân ven đô Hà Nội. - Phân tích những yếu tố tác động mạnh đến quá trình biến đổi xã hội ở khu vực ven đô. 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Biến đổi xã hội vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa. - Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về sự biến đổi xã hội tại huyện Sóc Sơn. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và quan sát có hệ thống, chúng tôi đã chọn xã Mai Đình – xã có tốc độ đô thị hóa mạnh nhất huyện Sóc Sơn và từ đó có thể suy ra những xã khác tại vùng ven đô có tốc độ đô thị hóa tương tự. 5.2. Khách thể nghiên cứu Luận văn nghiên cứu “Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô” – Khảo sát tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn,thành phố Hà Nội, khách thể nghiên cứu là những người dân sống trong xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, 12 thành phố Hà Nội. Ngoài ra, để phục vụ cho công việc thu thập thông tin về luận văn, tác giả còn tiến hành nghiên cứu một số khách thể như cán bộ chính quyền xã, cán bộ của Huyện ủy 5.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài được chúng tôi nghiên cứu tại địa bàn xã Mai Đình - huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội. Xã Mai Đình có khu công nghiệp Nội Bài và đang xây dựng khu đô thị mới. Vì vậy nên tác giả chọn xã Mai Đình để nghiên cứu, từ đó có thể suy ra những xã có điều kiện đô thị hóa tương tự ở các huyện khác thuộc vùng ven đô Hà Nội cũng như huyện Sóc Sơn. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu về sự biến đổi cơ cấu xã hội và biến đổi lối sống của người dân tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa trong thời gian từ 2008 đến nay. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu thực địa trong thời gian từ tháng 01/2014 đến tháng 11/2014. - Phạm vi nội dung: Biến đổi xã hội là một phạm trù nghiên cứu rất rộng và đã được nghiên cứu từ rất lâu. Có nhiều tác giả đã bàn đến vấn đề biến đổi xã hội nông thôn trong nhiều thời điểm khác nhau. Ở đây, chúng tôi chọn nghiên cứu về biến đổi xã hội tại một vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa. Cụ thể là nghiên cứu về biến đổi cơ cấu xã hội và lối sống của dân cư tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. Khi nghiên cứu về biến đổi cơ cấu xã hội, chúng tôi chỉ chọn một số biến số cụ thể như biến đổi về cơ cấu dân số, biến đổi về cơ cấu nghề nghiệp – việc làm, biến đổi về cơ sở hạ tầng; nghiên cứu về biến đổi lối sống thì tôi chọn biến số cụ thể như biến đổi về hành vi tiêu dùng và việc sử dụng thời gian rảnh rỗi của người dân trong xã. 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu - Hiện nay biến đổi xã hội ở xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đang diễn ra như thế nào? 13 - Những yếu tố nào tác động đến biến đổi xã hội ở xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội? - Có sự khác biệt hay không khác biệt trong sự tác động của biến đổi xã hội ở xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giữa các nhóm xã hội? 6.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Quá trình đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ đến biến đổi về cơ cấu xã hội và lối sống của người dân tại xã Mai Đình trong những năm vừa qua. Trong đó, sự biến đổi về cơ sở hạ tầng, cơ cấu nghề nghiệp việc làm và hành vi tiêu dùng là sự biến đổi rõ nét hơn cả. Giả thuyết 2: Những yếu tố về chính sách quản lý đô thị và chính sách phát triển kinh tế - xã hội tác động mạnh đến sự biến đổi về cơ cấu xã hội (dân số, nghề nghiệp việc làm, cơ sở hạ tầng và mức sống) trong khi những yếu tố về nhân khẩu xã hội (tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn) tác động làm biến đổi lối sống (hành vi mua sắm, việc sử dụng thời gian rảnh rỗi) của người dân tại xã. Giả thuyết 3: Mỗi nhóm xã hội (nghề nghiệp, tuổi và trình độ học vấn) lại có sự khác biệt trong sự biến đổi xã hội đó. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận chính để định hướng cho các nghiên cứu cụ thể. Trong đó các luận điểm, các biến độc lập, các biến can thiệp và biến phụ thuộc sẽ được xem xét theo phương pháp luận biện chứng, cụ thể là sự tác động qua lại giữa các biến số về biến đổi xã hội như sự biến đổi về nghề nghiệp, việc làm, cơ sở hạ tầng, về cơ cấu dân số, sự biến đổi về hành vi tiêu dùng và việc sử dụng thời gian rỗi của người dân....Đề tài nghiên cứu về biến đổi xã hội của người dân tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, vì vậy cần đặt sự biến đổi đó trong điều kiện kinh tế - xã hội của xã trước và sau giai đoạn đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Chính vì vậy chúng tôi chọn nghiên cứu biến đổi xã hội trong 14 khoảng thời gian trước năm 2008 và từ năm 2008 đến nay. Phương pháp phân tích lịch đại cho phép người nghiên cứu hiểu được quá trình biến đổi xã hội và trên cơ sở đó xác định được xu hướng biến đổi trong tương lai. 7.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin 7.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Chúng tôi tiến hành thu thập và phân tích các tài liệu thống kê, báo cáo và nghiên cứu của xã Mai Đình liên quan đến quản lý và quy hoạch cơ sở hạ tầng và đời sống trong xã như về dân số, về xây dựng cơ bản, về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chính sách dồn điền đổi thửa,….Chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu những tài liệu đi trước về đô thị hóa, biến đổi xã hội vùng ven đô, vùng nông thôn,… 7.2.2. Phương pháp quan sát Chúng tôi đã tiến hành quan sát về cơ sở hạ tầng của địa phương cùng với tài liệu ảnh do cán bộ xã cung cấp để thấy được sự biến đổi về cơ sở hạ tầng của xã trước năm 2008 và từ sau năm 2008 đến nay. Chúng tôi cũng dùng phương pháp quan sát kết hợp với phỏng vấn sâu người dân trong xã để thấy được biến đổi lối sống của người dân trong xã trước năm 2008 và từ sau năm 2008 đến nay dưới tác động của đô thị hóa. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Tiến hành phỏng vấn sâu 08 người dân ở xã Mai Đình, 01cán bộ của huyện Sóc Sơn và 01 cán bộ xã Mai Đình. 7.2.4. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Ngoài việc thu thập và xử lý các số liệu thống kê có sẵn ở các báo cáo của Ủy ban nhân dân xã, tác giả sẽ tiến hành điều tra khảo sát xã hội học ở 01 xã có tốc độ đô thị hóa – công nghiệp hóa diễn ra mạnh. Trước hết, tác giả sẽ tiến hành điều tra thử 10 phiếu, sau đó sẽ chỉnh sửa, bổ sung và tiến hành khảo sát tại địa điểm nói trên. Tổng số mẫu khảo sát định lượng là 200 người. 15 Trong đó, chúng tôi tiến hành chọn theo tỉ lệ 01 nam và 01 nữ ở độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi; 01 nam và 01 nữ ở độ tuổi từ 41 đến 60 tuổi; 01 nam và 01 nữ ở độ tuổi trên 60 tuổi. 8. Mẫu nghiên cứu 8.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Chúng tôi dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để tiến hành thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu của mình. Trước tiên, chúng tôi căn cứ vào danh sách hộ gia đình ở từng thôn của xã. Dựa trên danh sách hộ gia đình mỗi thôn, chúng tôi tiến hành đánh số thứ tự và đưa vào rút thăm để lấy 20 hộ ở mỗi thôn. Sau đó chúng tôi tiến hành đi khảo sát ở những hộ gia đình đã chọn. 8.2. Giới thiệu mẫu nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu nhằm phát hiện ra những biến đổi xã hội trên địa bàn xã Mai Đình trong những năm vừa qua, vì vậy chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng 200 bảng hỏi với những người sống trong xã có độ tuổi từ 25 tuổi trở lên - những người đã và đang chịu tác động mạnh của quá trình biến đổi do sự tác động của đô thị hóa từ trước năm 2008 đến nay. Họ sẽ có những cảm nhận chính xác về sự biến đổi xã hội trong giai đoạn đó. Với những hộ gia đình chúng tôi đã rút thăm, chúng tôi chọn những thành viên có độ tuổi và giới tính tương ứng như sau: Số lượng TT Độ tuổi 1 25 - 40 Nam 25 Nữ 25 2 41 - 60 50 50 3 Trên 61 25 25 4 Tổng 100 100 16 9. Khung phân tích Điều kiện kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa của xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội Đặc điểm nhân khẩu học: - Tuổi - Giới tính - Trình độ học vấn - Nghề nghiệp Chính sách quản lý quá trình đô thị hóa của huyện Sóc Sơn: - Phát triển khu công nghiệp - Xây dựng nông thôn mới Biến đổi xã hội tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội Biến đổi cơ cấu xã hội Cơ cấu dân số Cơ cấu nghề nghiệp – việc làm Biến đổi lối sống Cơ cấu về cơ sở hạ tầng 17 Hành vi tiêu dùng Sử dụng thời gian rỗi 10. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương. Cụ thể như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương này có mục đích làm rõ cơ sở lý luận (các khái niệm công cụ, các lý thuyết áp dụng) và quan điểm của Nhà nước về biến đổi xã hội và làm rõ đặc điểm của địa bàn nghiên cứu. Chương 2. Biến đổi cơ cấu xã hội và lối sống tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Chương này tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng biến đổi cơ cấu xã hội (cơ cấu dân số, biến đổi cơ sở hạ tầng và cơ cấu nghề nghiệp - việc làm) của xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Đồng thời chương này cũng tìm hiểu những biến đổi về lối sống (hành vi tiêu dùng và việc sử dụng thời gian rỗi) của người dân dưới tác động của đô thị hóa. Chương 3. Một số yếu tố tác động đến biến đổi xã hội của người dân tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Chương này tác giả tập trung vào nghiên cứu và phân tích một số yếu tố như về chính sách quản lý đô thị hóa và một số yếu tố nhân khẩu xã hội tác động đến biến đổi xã hội của người dân tại xã. Trên cơ sở phân tích của các chương 1,2,3 của đề tài, tác giả sẽ tóm lược lại những phát hiện chính trong quá trình nghiên cứu; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp đối với sự biến đổi xã hội của xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội theo hướng tích cực. 18 PHẦN B: NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm công cụ 1.1.1. Biến đổi xã hội Khi nói đến biến đổi xã hội là nói đến sự vận động xã hội từ một trạng thái xã hội này sang một trạng thái xã hội khác. Trạng thái xã hội cũ tĩnh tại chỉ mang tính chất tương đối với nghĩa là chỉ xem xét trong một khoảng thời gian cụ thể, còn thực chất sự biến đổi xã hội là phổ biến và nó diễn ra không ngừng trong bất cứ xã hội nào. Để hiểu rõ bản chất và nội dung của sự biến đổi xã hội, chúng ta cần trả lời được một số những câu hỏi như: đối tượng của biến đổi xã hội là gì? Tức là ai, cái gì bị biến đổi? Sự biến đổi đó diễn ra như thế nào? Biến đổi như thế nào? Đồng thời cần tìm hiểu xem tác động của sự biến đổi xã hội đối với đời sống của người dân (cá nhân, các nhóm và cộng đồng xã hội) trong giai đoạn đó. Trong Từ điển xã hội học Nguyễn Khắc Viện dùng khái niệm “thay đổi xã hội”. Theo đó, thay đổi xã hội là “chỉ trạng thái vận động xã hội khác nhau: tiến bộ hoặc thoái bộ, tiến hóa hoặc cách mạng, bộ phận hoặc toàn bộ, v.v...” [30,284]. Với cách tiếp cận này thay đổi xã hội ở tầm xã hội vĩ mô, khi xã hội có sự vận động trong tồn tại xã hội, ý thức xã hội hoặc kết hợp cả hai. Như vậy, “thay đổi xã hội” là một khái niệm mang tính chất là một phạm trù triết học nhằm để chỉ sự vận động từ một giai đoạn xã hội (hình thái kinh tế xã hội) này sang một giai đoạn khác như từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa. Từ điển xã hội học Oxford lại xem biến đổi xã hội dưới góc nhìn xã hội học bao gồm rất nhiều nhiều phương diện. Từ biến đổi ngắn hạn đến những 19 biến đổi dài hạn, những biến đổi quy mô lớn đến quy mô nhỏ, từ cấp độ toàn cầu tới cấp độ gia đình. Biến đổi xã hội không chỉ thể hiện trên phương diện cấu trúc chính trị và cơ cấu xã hội rộng lớn mà còn thể hiện trong chuẩn mực, giá trị, khuôn mẫu hành vi, các mối quan hệ [5]. Theo Từ điển xã hội học (dịch từ nguyên bản tiếng Đức) của hai tác giả G.Endruweit và G.Trommsdorff cho rằng: “Biến đổi xã hội là một quá trình xã hội về những thay đổi trong cơ cấu của một hệ thống xã hội. Những thay đổi này liên quan đến đặc trưng của nó” [7]. Định nghĩa này phát biểu chủ yếu về “sự thay đổi trong cơ cấu thể chế của một xã hội…sao cho ta có thể nói tới một sự biến đổi về loại thể chế xã hội” (Lockwood) và hơi khác với “tính luôn luôn chuyển động của mối liên hệ tác dụng xã hội liên quan tới những giả bất biến tác dụng” (Casetti). Qua định nghĩa này cho ta thấy, tác giả coi biến đổi xã hội là biến đổi cơ cấu ở trong một hệ thống xã hội cụ thể. Đó là những cơ cấu xã hội mang đặc trưng của xã hội đó. Theo từ điển xã hội học nguyên bản tiếng Pháp do tác giả Trịnh Văn Tùng tóm tắt: Biến đổi xã hội là một sự chuyển dạng có ý nghĩa một phần hoặc tổng thể hệ thống xã hội trong các thành tố và phương thức hành động của hệ thống xã hội đó [1, 68-69]. Trong tác phẩm Xã hội học của hai tác giả Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng định nghĩa: “Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi, các quan hệ, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng được thay đổi qua thời gian” [6, 280]. Như vậy, biến đổi xã hội là một khái niệm “trung tính” để chỉ sự thay đổi đa dạng của xã hội như từ bên trong và bên ngoài, vi mô và vĩ mô, bộ phận và tổng thể, tích cực hoặc tiêu cực, đi lên hoặc đi xuống…. Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, tôi không nghiên cứu biến đổi tổng thể hệ thống xã hội mà chỉ nghiên cứu một phần của biến đổi, đó là biến đổi 20 về cơ cấu xã hội và biến đổi về lối sống ở xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Trong sự biến đổi về cơ cấu xã hội, tôi nghiên cứu, tìm hiểu sự biến đổi về cơ cấu dân số, cơ cấu nghề nghiệp – việc làm, cơ sở hạ tầng biến đổi như thế nào dưới sự tác động của đô thị hóa hiện nay? Các cá nhân trong gia đình có lối sống như thế nào? Quan hệ của cá nhân trong gia đình và cá nhân với cộng đồng biến đổi ra sao trước sự tác động của đô thị hóa. Từ đó, tôi đi tìm hiểu một số yếu tố tác động đến biến đổi xã hội của người dân tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn và xem yếu tố nào tác động mạnh đến biến đổi về cơ cấu xã hội, yếu tố nào tác động mạnh đến biến đổi lối sống của người dân trong quá trình đô thị hóa. 1.1.2. Đô thị hóa Theo Từ điển xã hội học tiếng Pháp của hai tác giả ANKOUN André và ANSART Pierre do tác giả Trịnh Văn Tùng tóm tắt: “Đô thị hóa là quá trình tạo dựng thành phố hoặc mở rộng không gian đô thị. Đây là một quá trình mà ở đó các thành phố tăng số lượng cư dân của mình, đồng thời tăng không gian của thành phố, tăng số lượng người được hưởng các lợi ích, lợi thế của đô thị và từ đó đồng thời cũng tăng số lượng người tham gia vào lối sống đô thị” [1, 555-556]. Theo Từ điển xã hội học (dịch từ nguyên bản tiếng Đức), của tác giả G.Endruweit và G. Trommsdorff, thì khái niệm đô thị hóa được dùng theo ba nghĩa: (1) cho sự tăng trưởng vượt quá mức trung bình số những người dân sống ở đô thị so với toàn bộ dân cư ở một nước hay một lục địa; (2) cho sự tăng trưởng về dân cư và/hoặc diện tích của từng thành phố riêng; và (3) cho sự mở rộng văn hóa và lối sống thành thị [7]. Một cách hiểu thông thường và phổ biến về đô thị hóa chính là quá trình phát triển dân số đô thị, kinh tế phát triển theo hướng tăng tỷ trọng đóng góp GDP và tỷ trọng lao động của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ và 21 giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng hệ thống cơ sở hạ tầng (tỷ lệ nhà cao tầng, hệ thống giao thông, cơ sở dịch vụ xã hội, thông tin liên lạc). Đô thị hóa là quá trình trong đó một số lượng lớn người tập hợp và định cư trong một khu vực cụ thể, hệ quả của quá trình đó dẫn đến sự phát triển của các thiết chế xã hội dưới dạng các tổ chức thương mại dịch vụ, các cơ quan quản lý điều hành đảm bảo cho cuộc sống của người dân. Như vậy, đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc, là các trung tâm thương mại công nghiệp ở thành phố hoặc ở thị trấn và có dân số phi nông nghiệp từ 50% đến 60%. Đô thị hóa là quá trình trong đó số người dân sống ở khu vực đô thị tăng lên so với số người sống ở khu vực nông thôn. Một khu vực nông thôn được gọi là đô thị khi khu vực nông thôn đó có trên 50% số dân sống ở khu vực đô thị và làm nghề phi nông nghiệp, đồng thời chuyển dần từ lối sống nông thôn sang lối sống đô thị. Qua các khái niệm về đô thị hóa, chúng ta thấy một số những đặc trưng cơ bản của đô thị như dân số đô thị, không gian đô thị, lối sống đô thị, lợi ích/ lợi thế của đô thị. Về đặc trưng dân số đô thị phải tăng từ 50% đến 60% so với dân số khu vực nông thôn. Như chúng ta đã biết ở Châu Âu, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Dân số ở Anh lên đến 75% vào đầu thế kỷ XX và đến những năm 1970 thì chững lại và không tăng nữa. Trong khi đó ở các nước đang phát triển thì tỷ lệ tăng dân số đô thị vào giữa thế kỷ XX chỉ là 15% và cuối những năm 2000 thì lên tới 50%. Dân số tăng dẫn đến không gian hay diện tích đô thị cũng được mở rộng [1]. Trong luận văn, tôi nghiên cứu tìm hiểu xem cơ cấu dân số của xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội có sự biến đổi như thế nào? Thành phần cơ cấu dân số thay đổi như thế nào dưới sự tác động của đô thị hóa? 22 Lợi thế đô thị mang lại chính là việc người dân được hưởng/ tiếp cận những dịch vụ xã hội được dễ dàng hơn như người dân được dùng nước sạch, được hưởng dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị, những dịch vụ về việc làm hay tìm kiếm việc làm cũng dễ dàng hơn, …Lợi thế đô thị cũng là việc người dân chuyển từ lao động trọng nông sang lao động dịch vụ. Như vậy, luận văn nhằm mục đích tìm hiểu xem người dân tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội có được hưởng những dịch vụ xã hội hay những lợi thế, lợi ích do quá trình đô thị hóa mang lại hay không? Và tác động của đô thị hóa có làm cho nông thôn tính chuyển dần sang đô thị tính hay không? Chúng tôi nghiên cứu những biến số cụ thể như biến đổi về cơ cấu nghề nghiệp – việc làm, cơ cấu dân số, cơ cấu kinh tế và sự biến đổi về hành vi sử dụng thời gian rỗi, hành vi tiêu dùng để đo về việc người dân chuyển dần từ nông thôn tính sang đô thị tính ở mức độ nào. 1.1.3. Lối sống Theo Từ điển xã hội học nguyên bản tiếng Pháp do tác giả Trịnh Văn Tùng tóm tắt: “lối sống là tập hợp những hành vi đặc trưng của một cá nhân, của một nhóm xã hội hoặc của một xã hội” [1, 348]. Vậy lối sống đô thị là những khuôn mẫu hành vi ứng xử của các cá nhân, các nhóm xã hội trong những điều kiện sống cụ thể. Những hành vi, ứng xử được lặp lại theo thời gian thành thói quen và khuôn mẫu, “tập tính” [14]. Trong luận văn này tôi nghiên cứu những hành vi ứng xử đặc trưng của cá nhân trong gia đình, xem biểu hiện của hành vi tiêu dùng, sinh hoạt, cách sử dụng thời gian rỗi và một số thói quen trong cuộc sống của cá nhân; gia đình này quan hệ với gia đình khác biến đổi như thế nào khi chịu tác động của đô thị hóa. 1.1.4. Cơ cấu xã hội Có nhiều định nghĩa khác nhau về cơ cấu xã hội (còn gọi là cấu trúc xã hội). Cơ cấu xã hội (Social structure) là mối liên hệ vững chắc của các thành 23 tố trong hệ thống xã hội. Các cộng đồng xã hội (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội,...) là những thành tố cơ bản. Về phần mình, mỗi cộng đồng xã hội lại có cơ cấu phức tạp với những tầng lớp bên trong và những mối liên hệ giữa chúng. Một số các nhà xã hội học ở Việt Nam hiện nay cho rằng: "Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định – biểu hiện như là một sự thống nhất tương đối bền vững của các thành tố, các mối liên hệ, các thành phần cơ bản nhất của hệ thống xã hội đó. Những thành tố này tạo ra bộ khung cho tất cả các xã hội loài người. Những thành tố cơ bản nhất của cơ cấu xã hội là nhóm với vai trò, vị thế của nó và các thiết chế” [22, 20-21]. Định nghĩa trên chỉ ra các đặc trưng cơ bản của cơ cấu xã hội như: Cơ cấu xã hội không những được xem như là một tổng thể, một tập hợp các bộ phận (các cộng đồng, các tầng lớp, các giai cấp,...) cấu thành xã hội mà còn được xem xét về mặt kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội. Đặc trưng này rất quan trọng, bởi cũng giống như mọi khách thể vật chất khác, xã hội cũng cần được xem xét về mặt kết cấu và hình thức tổ chức. Có nghĩa là cần trả lời được hai câu hỏi: Một là, xã hội được cấu thành hay bao gồm từ những thành tố nào? Hai là, nó được cấu thành như thế nào, hay kiểu gì, cách thức sắp xếp và liên kết giữa các bộ phận, các thành tố với nhau ra sao? Cơ cấu xã hội được coi là sự thống nhất của hai mặt: các thành phần xã hội và các mối liên hệ xã hội – phản ánh được đúng đắn và toàn vẹn các nhân tố hiện thực đã cấu thành nên cơ cấu xã hội [22, 20-21]. Xã hội là một tổ chức phức tạp, đa dạng của các mối liên hệ cá nhân, tổ chức xã hội và xã hội. Cơ cấu xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với các quan hệ xã hội. Cơ cấu xã hội là nội dung có tính chất bản thể luận của các quan hệ xã hội, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội. 24 Trong khuôn khổ luận văn, tôi nghiên cứu một phần của biến đổi cơ cấu xã hội. Đó là sự biến đổi của về cơ cấu dân số, cơ cấu nghề nghiệp việc làm, cơ sở hạ tầng của xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Từ sự biến đổi của cơ cấu xã hội dẫn đến sự biến đổi về vai trò, chức năng của những nhóm xã hội khác nhau. 1.1.5. Vùng ven đô Các nhà nghiên cứu phát triển đô thị đã đưa ra một số định nghĩa khác nhau về vùng ven đô, song có thể tóm tắt các điểm chung nhất như sau: Về mặt địa lý, vùng ven đô được hiểu là khu vực cận kề với thành phố. Vùng ven đô là nơi vừa có các hoạt động đặc trưng cho nông thôn vừa có các hoạt động mang tính chất đô thị. Vùng ven đô không tồn tại độc lập mà nằm trong một miền liên thông nông thôn – ven đô – đô thị. Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của các bộ phận hợp thành hệ thống nông thôn – ven đô – đô thị được thể hiện ở chỗ nông thôn và ven đô là nơi cung cấp thường xuyên, lâu dài lương thực, thực phẩm, nguồn nguyên liệu và nguồn lao động cho đô thị, ngược lại đô thị tạo ra thị trường để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, tạo cơ hội việc làm và nơi ở cho các dòng di dân từ nông thôn đến đô thị [7]. Nhiều trường hợp trong quá trình đô thị hóa, các chính sách quy hoạch và phát triển đô thị sẽ biến vùng ven đô thành đô thị và và đô thị hóa một phần nông thôn thành vùng ven đô mới. Vì vậy, khó có thể xác định được ranh giới của vùng nông thôn ven đô thông qua các tiêu chuẩn cụ thể. Thông thường người ta xác định ranh giới của vùng ven đô dựa vào các chính sách quy hoạt đô thị và các biện pháp quản lý hành chính. Trong nghiên cứu này, Sóc Sơn được xác định là một huyện thuộc vùng ven đô thị, và đây là một huyện thuộc ngoại thành Hà Nội. 1.2. Lý thuyết áp dụng 1.2.1. Lý thuyết về biến đổi xã hội Như chúng ta thấy, mọi xã hội cũng giống như tự nhiên luôn không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là tạm thời, ổn định bề ngoài còn 25 thực tế bên trong nó không ngừng biến đổi. Do đó, bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn luôn có sự biến đổi. Trong xã hội hiện đại, do có nhiều yếu tố tác động nên sự biến đổi càng biểu hiện nhanh hơn, rõ nét hơn. Có nhiều quan điểm khác nhau về sự biến đổi. Theo quan điểm của xã hội học Mác xít chỉ ra rằng phát triển là một quá trình mà trong đó sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ và đây là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Có một cách hiểu rộng nhất, cho đó là “một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước” [6, 279]. Trong một phạm vi hẹp hơn, người ta cho rằng sự biến đổi xã hội được đề cập đến sự biến đổi về cấu trúc xã hội mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội. Chính sự vận động và tương tác này tạo ra sự phong phú và đa dạng của xã hội. Còn những biến đổi chỉ tác động đến số ít cá nhân thì ít được các nhà xã hội học quan tâm, chú ý. Vậy biến đổi xã hội là gì? Theo các nhà xã hội học ở Việt Nam thì “biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian”[6, 279-280]. A.Comte (1798 – 1857) là nhà xã hội học đầu tiên đưa vấn đề biến đổi xã hội vào nghiên cứu. Ông cho rằng, biến đổi xã hội là chắc chắn sẽ xảy ra, nó theo một con đường phát triển và những tiến bộ tất nhiên hướng tới một xã hội tốt hơn [6, 280]. Quan điểm của A.Comte cũng chỉ ra biến đổi xã hội là một tất yếu và mọi sự biến đổi đều mang tính phát triển, tiến bộ. Các nhà xã hội học hiện đại ngày nay không quan tâm nhiều đến việc giải thích sự thay đổi trong những thuật ngữ của một yếu tố đơn lẻ, hầu hết cho rằng sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố - cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài tạo nên sự biến đổi. Mặc dù trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, những yếu tố cụ thể có khi ảnh hưởng ít hơn hay nhiều hơn những yếu 26 tố khác. Khi nhắc đến biến đổi xã hội, các nhà lý thuyết hiện đại nhắc đến những yếu tố cụ thể như: Thứ nhất là môi trường vật chất: bao gồm những biến động lớn về điều kiện tự nhiên, khí hậu,...Thứ hai là công nghệ: Sự áp dụng những kiến thức thực tiễn, tri thức ứng dụng vào thực tiễn. Thứ ba là sức ép dân số hay sự biến đổi dân số: Sự thay đổi trong quy mô và mật độ dân số, di dân cũng là nguyên nhân của sự biến đổi xã hội. Thứ tư là giao lưu văn hóa: Đây là một nguyên nhân quan trọng của sự biến đổi xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu toàn cầu hóa thì sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, giữa các dân tộc là yếu tố tác động mạnh đến sự biến đổi xã hội. Thứ năm là yếu tố xung đột xã hội: sự xung đột giữa các nhóm xã hội, địa vị và những tầng lớp xã hội. Nhân tố này ảnh hưởng cả ở nhịp độ và sự trực tiếp của sự biến đổi xã hội. Khoa học xã hội thế kỷ XIX thường có xu hướng phân tích vĩ mô và dài hạn, nhìn biến đổi xã hội như một quá trình tổng thể thuần nhất, các lĩnh vực của đời sống xã hội sớm hay muộn sẽ theo nhau thay đổi. Khoa học xã hội nửa sau thế kỷ XX thường chú trọng hơn đến tình trạng không đồng bộ trong sự biến đổi của cấu trúc xã hội, nó quan niệm rằng biến đổi thường là cục bộ và không đồng đều. Chẳng hạn, Daniel Bell trong cuốn Cultural Contradictions of Capitalism (Những tương phản văn hóa của chủ nghĩa Tư bản) viết năm 1976 cho rằng biến đổi xã hội trong thế giới hiện đại nảy sinh từ sự căng thẳng giữa ba “lĩnh vực” của thực tiễn xã hội, mỗi lĩnh vực vận hành theo những nguyên lý khác nhau và hướng tới những mục tiêu khác nhau. Đó là cấu trúc: công nghệ - kinh tế (khoa học, công nghiệp và kinh tế), hệ thống chính trị và văn hóa [4, 30]. Vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nghiên cứu về sự biến đổi của dân số dưới sức ép của đô thị hóa, sự biến đổi của cơ cấu nghề nghiệp việc làm và sự biến đổi về hệ thống cơ sở hạ tầng đang diễn 27 ra tại xã Mai Đình. Dưới tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa, người dân ở tại xã cũng có sự biến đổi mạnh do sự di dân từ những nơi khác đến sinh sống và sự biến đổi của chính những người dân sống trong xã. Sự biến đổi dân số tại xã trong những năm vừa qua cũng kéo theo nhiều sự biến đổi khác. Đó là sự biến đổi về lối sống do những người nơi khác mang đến. Ngoài ra, yếu tố tác động mạnh đến sự biến đổi về lối sống cũng do sự giao lưu hội nhập văn hóa toàn cầu hiện nay. Từ việc giao lưu văn hóa dẫn đến việc những hành vi của con người cũng biến đổi như cách ăn mặc, cách giao tiếp, cách tiêu dùng hàng ngày,... Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng và nghiên cứu về biến đổi lối sống để nói về sự biến đổi hành vi tiêu dùng, cách sử dụng thời gian rỗi và cách những người dân giúp đỡ nhau trong các công việc liên qua như hiếu/hỉ trong những năm vừa qua. 1.2.2. Lý thuyết cấu trúc – chức năng của Talcott Parsons Luận văn nghiên cứu về Biến đổi xã hội đã đặt ra giả thuyết là từ cấu trúc (cơ cấu) xã hội biến đổi dẫn đến sự thay đổi một số chức năng xã hội. Vì vậy chúng tôi đã chọn Thuyết cấu trúc – chức năng về biến đổi xã hội của Talcott Parsons để làm công cụ nghiên cứu của mình. Các tác giả khác nhau của thuyết chức năng có quan niệm không giống nhau về cấu trúc, hệ thống và quan hệ giữa chúng. Tuy nhiên có thể nêu ra một cách khái quát về khái niệm cấu trúc và chức năng như sau: Cấu trúc là kiểu quan hệ giữa con người và xã hội được định hình một cách ổn định, bền vững. Chức năng là nhu cầu, lợi ích, sự cần thiết, sự đòi hỏi, hệ quả, tác dụng mà một thành phần, bộ phận tạo ra hay thực hiện để đảm bảo sự tồn tại, vận động của cả hệ thống [11, 225]. Thuyết chức năng giải thích sự biến đổi xã hội theo chức năng. Người đứng đầu trường phái chức năng luận là nhà xã hội học E.Durkheim. Những nhà xã hội học theo trường phái chức năng mới cần phải kể đến là T.Parsons, 28 R.Merton, P.Blau,…. Theo E. Durkheim, xã hội tồn tại như một hệ thống, trong đó các bộ phận có mối liên hệ hữu cơ với nhau về mặt chức năng. Tuy nhiên, mức độ liên hệ về mặt chức năng phụ thuộc các nhân tố cơ bản như quy mô dân số, mật độ dân cư và cách thức tổ chức xã hội. Một xã hội được tổ chức theo kiểu đoàn kết hữu cơ sẽ rất khác so với xã hội được tổ chức theo kiểu đoàn kết vô cơ. Mật độ dân số và quy mô dân số không đồng đều giữa các vùng miền trong quốc gia sẽ dẫn tới tần số tương tác khác nhau và cường độ tương tác cũng khác nhau, do đó hệ quả xã hội sẽ khác nhau. Xã hội có trước cá nhân và có tính quyết định so với cá nhân. Nói cách khác, cá nhân hầu như có sự lệ thuộc rất nhiều vào những biến đổi của xã hội. Sức mạnh của xã hội được biểu hiện qua ý thức tập thể và cá nhân phải hòa mình vào trong đó trong một loại hình tổ chức xã hội nhất định. Xã hội theo kiểu đoàn kết cơ giới thì chức năng của cá nhân là phục tùng xã hội. Loại tổ chức xã hội này thường được thấy trong các xã hội phong kiến, đẳng cấp khép kín. Việc phân phối và điều tiết xã hội theo chức năng “trên – dưới” hay một tôn ti trật tự cao thấp với đặc trưng là quản lý bằng pháp luật, luật lệ quy tắc cứng nhắc và mang tính cưỡng chế. Các quan hệ xã hội phụ thuộc lẫn nhau theo nguyên tắc áp đặt mà không phải tự nguyện. Do đó, đồng thuận xã hội phản ánh tính tập thể, tính cộng đồng. Trong khi đó, các xã hội đoàn kết theo kiểu hữu cơ là loại xã hội phụ thuộc lẫn nhau bởi chức năng hợp tác, cộng tác với nhau theo kiểu vai trò và đề cao giá trị cá nhân. Trong loại xã hội này, các tổ chức thiết chế xã hội được hình thành mà không phải sự áp đặt bởi ý chí tập thể. Trong xã hội đoàn kết hữu cơ, các đơn vị xã hội liên hệ với nhau bởi vì họ cần nhau mà không phải ép buộc phải có quan hệ với nhau theo sự phân công của tập thể hay ý chí tập thể. Nhà xã hội học T. Parsons có thiên hướng giải thích biến đổi xã hội dưới tác động của các nhân tố cấu trúc chức năng (theo sơ đồ hệ thống chức năng 29 AGIL). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng quan điểm của T.Parsons về cấu trúc – chức năng. Trong nhiều nghiên cứu của Parsons, ông dùng khái niệm “cấu trúc của hành động xã hội” được hiểu là “hệ thống của hành động xã hội”. Và ông đưa ra sơ đồ lý thuyết hệ thống AGIL: Hệ thống bốn chức năng theo bốn chữ cái của bốn tiểu hệ thống. Theo Parsons, hệ thống xã hội được cấu thành từ bốn tiểu hệ thống (hệ thống nhỏ hơn), tương ứng với bốn loại nhu cầu hay bốn loại chức năng cơ bản của hệ thống xã hội. Bốn loại yêu cầu chức năng của xã hội là: Thích ứng (Adaptaion) với môi trường tự nhiên – vật lý xung quanh; Hướng đích (Goal Attainment) – huy động các nguồn lực nhằm vào mục đích đã xác định; Liên kết (Integration) – phối hợp các hoạt động, điều hòa và giải quyết những khác biệt mâu thuẫn; Duy trì khuôn mẫu lặn (Latent-Pattern Maintenance) – tạo ra sự ổn định, trật tự [11, 227-238]. Parsons cũng coi chức năng là nhu cầu, là những yêu cầu, những đòi hỏi của hệ thống đối với từng bộ phận cấu thành của nó. Chức năng còn được hiểu là quá trình hoạt động đáp ứng nhu cầu, tạo ra lợi ích, thỏa mãn yêu cầu của một chỉnh thể xã hội. Theo Parsons, điều quan trọng ở đây, chức năng xuất phát một cách tự nhiên từ chính sự tồn tại và phát triển của cả hệ thống gồm các bộ phận tạo thành một cấu trúc nhất định. Lý thuyết cấu trúc – chức năng cho rằng, một xã hội, một hệ thống tồn tại được, phát triển được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc. Bất kỳ một sự thay đổi trật tự và thứ tự của các thành phần hay sự thay đổi ở các kiểu quan hệ giữa các thành phần hoặc một sự phát triển quá nhanh hay quá chậm, sự bành trướng hay sự thu hẹp quá mức, sự thay đổi quá sớm hay quá muộn của bất kỳ thành phần nào cũng đưa đến sự lệch pha, sự thay đổi ở các thành phần khác và ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng của toàn bộ hệ thống. Trạng thái mất cân bằng, mất ổn định của hệ thống về thực chất đều đưa đến sự suy yếu 30 và đổ vỡ của toàn hệ thống, nhưng một bên hứa hẹn sự thay thế bằng một hệ thống tốt hơn, một bên thì làm cho hệ thống ngày càng trở nên tồi tệ. Khi áp dụng lý thuyết cấu trúc – chức năng của T.Parsons, đề tài này nghiên cứu về biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô xem xét cộng đồng dân cư trong xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội như một hệ thống xã hội. Trong đó các thành phần cấu tạo nên hệ thống này bao gồm các yếu tố như thu nhập, chi tiêu, nghề nghiệp, việc làm, điều kiện về cơ sở hạ tầng, dân số, môi trường, văn hóa, lối sống hay về giáo dục, ytế, sự tham gia của các hoạt động xã hội cộng đồng. Những yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau, sự thay đổi của yếu tố này kéo theo sự thay đổi của các yếu tố khác và của toàn hệ thống. Những yếu tố trên tạo thành một tổng thể cộng đồng dân cư trong sự tác động của quá trình đô thị hóa. Chính sách về phát triển đô thị đóng vai trò rất quan trọng trong sự ổn định và phát triển của toàn bộ hệ thống xã hội trong huyện. Nếu chính sách phù hợp sẽ đưa hệ thống kinh tế - xã hội của huyện phát triển mạnh mẽ, ngược lại sẽ dẫn đến việc không đáp ứng được quy luật phát triển thì dẫn đến trạng thái mất cân bằng trong toàn bộ hệ thống. 1.3. Lý luận của Đảng và chính sách của Nhà nước về quản lý biến đổi xã hội do đô thị hóa Năm 2006, Việt Nam chính thức tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính sách mở cửa hội nhập với thị trường thế giới của Đảng và Nhà nước chính là một nhân tố rất quan trọng tạo ra sự biến đổi về xã hội nói chung và ở nông thôn vùng ven đô Hà Nội nói riêng. Nhờ chính sách này đã giúp cho người nông dân mở mang tầm nhìn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sản xuất nông nghiệp. Đây là cơ hội cho người nông dân được mở mang, học hỏi kinh nghiệm làm ăn và tiếp thu kiến thức khoa học mới áp dụng vào trong cuộc sống. Trước kia, người nông dân chỉ trông đợi 31 vào các quyết định, chính sách hay sự hướng dẫn của Nhà nước thì nay họ đã chủ động, năng động hơn trong việc tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập và tự làm giàu chính đáng. Chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế còn là động lực thúc đẩy người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp – việc làm. Đó chính là sự đa dạng hóa nghề nông và phi nông nghiệp. Nhờ có chính sách mở cửa hội nhập mà những năm gần đây, các khu công nghiệp không ngừng được xây dựng ở các huyện ngoại thành. Chính những khu công nghiệp này là nhân tố trực tiếp dẫn đến việc chuyển đổi nghề nghiệp từ nông dân sang công nhân hoặc buôn bán dịch vụ, từ thuần nông sang đa dạng hóa về nghề nghiệp của một bộ phận dân cư nông thôn ven đô. Cũng do chính sách mở cửa hội nhập kinh tế mà vùng nông thôn ven đô, trong đó có huyện Sóc Sơn đã có một bộ phận lao động tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động sang nước ngoài; điều này đã giải quyết một phần lao động dôi dư, góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn. Huyện Sóc Sơn phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, tranh thủ mọi thời cơ, nguồn lực, xây dựng Sóc Sơn trở thành vùng phát triển của Thủ đô với cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ - nông lâm nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững, có hệ thống hạ tầng và quy hoạch đồng bộ - hiện đại, văn hóa xã hội phát triển, nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng, an sinh xã hội được đảm bảo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội đảm bảo ổn định, hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện. Đảng bộ, chính quyền huyện Sóc Sơn đã đưa ra một số quan điểm chỉ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội như sau: Lấy phát huy nội lực là nhân tố chính – quyết định, tranh thủ huy động các nguồn lực bên ngoài là quan trọng; phát triển kinh tế - xã hội của huyện phải đặt trong định hướng phát triển chung của Thủ đô, đảm bảo phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, gắn phát triển công nghiệp, dịch vụ với phát triển 32 nông nghiệp, nông thôn và chuyển dịch lao động trong nông nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội và giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc. Từ những quan điểm chỉ đạo như trên, huyện đã đưa ra một số khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội là đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, trọng tâm là thực hiện tốt giải phóng mặt bằng, mở ra một giai đoạn mới phát triển của huyện với mục tiêu đưa Sóc Sơn trở thành vùng phát triển của Thủ đô, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của Thủ đô Hà Nội là cơ bản công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào năm 2015. Như vậy, dựa trên những chính sách về phát triển kinh tế - xã hội chung của Thủ đô, huyện Sóc Sơn đã đưa ra một số chính sách chi tiết, cụ thể và phù hợp với đặc điểm của địa phương để đưa kinh tế phát triển, xã hội ổn định bền vững. Xã Mai Đình thực hiện chính sách chung của huyện và triển khai cụ thể tại địa phương nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế của xã theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. 1.4. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu Sóc Sơn là một trong 5 huyện ngoại thành Hà nội, với diện tích 306,5 Km2, chiếm 1/3 diện tích thành phố và dân số chỉ chiếm khoảng 1/10 tổng dân số toàn thành phố. Bằng sự phát huy nội lực của chính mình, biết vận dụng xu thế tất yếu khách quan của sự phát triển, Sóc Sơn đã dần phát huy vai trò là ngoại thành của trung tâm phát triển kinh tế thứ hai của đất nước. Với cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, cùng sự xuất hiện của các trung tâm công nghiệp (Trung tâm công nghiệp Nội Bài), các cụm công nghiệp, các làng nghề được đầu tư phát triển, đã biến Sóc Sơn từ một huyện thuần nông, với nông nghiệp là chủ yếu thì giờ đây, cơ cấu kinh tế Sóc Sơn đã được chuyển dịch theo hướng tiến bộ: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương ứng là 41.4% - 33.5% - 24.1%. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10.43%/năm trong giai đoạn 2001-2005, cao hơn mức bình quân của 33 cả nước (7.5%/năm) [12]. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, các lĩnh vực văn hóa xã hội cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, các chương trình xóa đói giảm nghèo đạt nhiều thành quả đáng phấn khởi. Tất cả những thành tựu đó là do sự chỉ đạo hợp lý, có chiến lược cụ thể của Hội đồng nhân dân Huyện cùng với sự nhất trí đồng lòng của toàn thể người dân Sóc Sơn trong thời gian qua. Nhưng bên cạnh những thành tựu là những khó khăn mà Huyện Sóc Sơn vẫn đang nỗ lực để giải quyết, đó là sự nghèo nàn. Sóc Sơn được coi là huyện nghèo nhất trong số 14 quận huyện của Thành phố Hà Nội. Thu nhập của người dân Sóc Sơn còn thấp, lực lượng lao động có tay nghề ở Sóc Sơn còn yếu và thiếu. Đây vẫn là bài toán khó đặt ra với các cấp chính quyền và người dân Sóc Sơn. Với diện tích 306,5km2, rộng nhất trong số 14 quận huyện của thành phố, chiếm 1/3 tổng diện tích toàn thành phố và dân số chiếm khoảng 1/10 tổng dân số toàn thành phố. Sóc Sơn là một trong năm huyện ngoại thành Hà Nội, có vị trí nằm ở phía bắc và cách trung tâm thủ đô khoảng 35 km. Đặc điểm nổi bật của Sóc Sơn so với các huyện khác thể hiện ở vị trí địa lý, địa hình đất đai và những tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai. Vị trí của huyện là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du nên địa hình phức tạp, đất đai khá đa dạng và phần lớn là đất bạc màu.Ranh giới tiếp giáp của Huyện gồm: - Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên. - Phía Nam giáp huyện Đông Anh - Hà Nội. - Phía Đông giáp huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) và Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang). - Phía Tây giáp huyện Mê Linh – Hà Nội. Sóc Sơn nằm ở phía Tây cực Nam của dãy núi Tam Đảo, thấp dần từ tây bắc xuống đông Nam. Huyện thuộc vùng bán sơn địa có những đặc trưng của vùng gò đồi và phù sa cổ kết hợp, cho nên có cả vùng đồng bằng và vùng 34 trũng. Từ đặc điểm cơ bản trên đã tạo cho Huyện những điều kiện phát triển kinh tế đa dạng, phong phú trên tất cả các ngành kinh tế và các lĩnh vực khác nhau.Sóc Sơn hiện chiếm tới 30% quỹ đất nông nghiệp của thành phố. Đặc biệt, trên địa bàn của huyện có cảng hàng không quốc tế Nội Bài và nhiều khu công nghiệp đã và sẽ là những trung tâm quan tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của Sóc Sơn và của Hà Nội trong tương lai, Sóc Sơn cũng là hướng quan trọng để phát triển và mở rộng thủ đô Hà Nội lên phía Bắc. Địa hình Sóc Sơn chia làm 3 vùng kinh tế tự nhiên là: Vùng gò đồi, vùng giữa, vùng trũng, mỗi vùng có những lợi thế riêng tạo nên sự đa dạng và phong phú cho phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội kinh tế xã hội chung của toàn huyện. Sóc Sơn là địa phương duy nhất của Thủ đô có tới 6.630 ha rừng. Vì vậy sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, phát triển các loại hình kinh tế trang trại. Sóc Sơn cũng có nhiều hồ đập vừa có khả năng trữ nước tưới cho cây trồng vừa có khả năng phát triển du lịch, sét cao lãnh có trữ lượng lớn tại các xã Quang Tiến, Tiên Dược, Minh Phú, Phù Linh. Ngoài ra còn có cát vàng, sỏi tạo điều kiện thuận lợi phát triển nghề gốm sứ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Sóc Sơn là vùng có thị trường rộng lớn tiêu thụ các loại nông sản, thực phẩm sạch, vì vậy có khả năng phát triển mạnh các loại ngành sản xuất vật chất và sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn của huyện còn có các di tích lịch sử văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng như: Đền Thánh Gióng, Chùa Non Nước, chùa Thanh Nhàn, Núi Đôi, di tích lịch sử Hội Nghị Trung Giã. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong 3 năm trở lại đây (từ năm 2011 – 2014) bị ảnh hưởng chung của sự suy thoái kinh tế, lạm phát, giá cả tăng cao, dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp 35 nhiều khó khăn. Đảng bộ, chính quyền huyện Sóc Sơn nỗ lực triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ ổn định trật tự xã hội, tạo điều kiện để nhân dân trong huyện ổn định và phát triển kinh tế. Về đặc điểm của xã Mai Đình: Mai Đình là một xã nằm ở phía Tây Nam huyện Sóc Sơn, với điện tích đất tự nhiên là 1.375 ha, trong đó có 495,9 ha đất nông nghiệp, còn lại là đất phi nông nghiệp với dân số trên 19.000 nhân khẩu. Xã Mai Đình tiếp giáp với xã Quang Tiến ở phía bắc, phí đông giáp với xã Tiên Dược, xã Đông Xuân, phía nam giáp với xã Phù Lỗ, xã Phú Minh, phía tây giáp với Nội Bài và là xã nằm sát sân bay Quốc tế Nội Bài. Hiện nay, xã Mai Đình có 14 thôn và các thôn của xã nằm gần nhưn tách biệt nhau, gồm có Đạc Tài, Ấp Cút, Đông Bài, Lạc Nông, Hương Đình Đoài, Hương Đình Đông, Hoàng Dương, Thế Trạch, Song Mai Đoài, Song Mai Đông, Mai Nội, Nội Phật, Thái Phù và Đường 2. Thu nhập bình quần đầu người từ mức 17,8 triệu đồng/người/năm (năm 2009) tăng lên 26 triệu đồng/người/ năm (năm 2013). Số hộ nghèo trong xã đã giảm đáng kể, chỉ còn 110/4300 hộ. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên của xã đạt 93,7% [29,8]. 36 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI VÀ LỐI SỐNG CỦA XÃ MAI ĐÌNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (Từ năm 2008 đến nay) 2.1. Thực trạng về biến đổi cơ cấu xã hội 2.1.1. Thực trạng biến đổi về cơ cấu dân số Dân số và phát triển kinh tế luôn là hai yếu tố song hành trong bất cứ sự phát triển của một vùng, một địa phương. Với xã Mai Đình, biến đổi cơ cấu dân số rõ nhất là những biến đổi trong cơ cấu tuổi, mức sinh, mức tử và biến đổi về số lượng dân cư tại địa bàn xã. Do công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình trong xã luôn luôn được quan tâm nên tỉ lệ sinh không có biến động nhiều. Ở thời điểm trước năm 2008, tỉ lệ sinh chỉ tăng rất ít; nhưng những năm gần đây, tỉ lệ sinh lại tăng nhẹ, đặc biệt là hiện tượng sinh con thứ 3 lại có chiều hướng gia tăng. Bảng 2.1. Sự biến đổi dân số trong xã từ năm 2008 đến nay (đơn vị tính: người) Các chỉ tiêu Dân số trung bình Số trẻ em sinh ra Tỷ suất sinh Số trẻ em là con thứ 3+ Tỷ lệ sinh con thứ 3+ 2008 2009 9,264 9,742 186 2010 2012 2013 2014 9,653 9,707 10,215 10,431 10,391 198 20,30 20,33 2011 185 207 19,50 20,01 232 226 217 22,71 21,67 20.88 19 16 11 12 19 24 26 10,22 8,08 5,98 5,79 8,19 10,6 11,98 (Nguồn: Báo cáo dân số của xã) Khi tìm hiểu về vấn đề sinh con thứ 3, chúng tôi nhận được khá nhiều ý kiến khác nhau. Cũng có người muốn sinh con trai cho có người “nối dõi tông đường”, có người lại muốn sinh con trai cho hài lòng bố mẹ chồng nhưng 37 cũng có người có con trai rồi lại muốn sinh thêm con gái cho “đủ nếp đủ tẻ”. Một người phụ nữ chia sẻ với chúng tôi khi được hỏi về lý do sinh thêm con thứ ba: “Khoảng mười năm trở lại đây, kinh tế bắt đầu khá hơn chút, vừa rồi gia đình lại được trả một khoản tiền đền bù đất kha khá nên gia đình có chút để gửi tiết kiệm. Tôi lại sinh cố thêm một lần nữa xem có được cô con gái không chứ nhà có hai thằng con trai lớn rồi, chúng nó chẳng gần gũi mẹ nữa nên nhiều khi thấy tủi thân. May mắn là sinh lần ba lại được như ý muốn chứ không lại thêm một thằng cu nữa thì tôi buồn lắm. Tôi cũng cứ liều sinh thêm chứ nhỡ mà lại được thằng cu nữa thì không biết làm thế nào, người ta bảo tam nam bất phú mà. Lúc biết tôi sinh thêm con, hai thằng lớn không thích, chúng nó suốt ngày nói và có lúc còn tỏ ra bướng bỉnh khi thấy mẹ có bầu to, nhưng giờ thì chúng nó lại yêu chiều em lắm” (Phỏng vấn sâu, nữ, 37 tuổi, tốt nghiệp phổ thông trung học, làm nghề buôn bán). Đây cũng là tâm lý chung của người dân Việt Nam khi muốn có đông con để vui lúc tuổi già. Họ cũng nghĩ đất đai rộng nên không phải lo lắng nhiều về vấn đề nhà ở cho con cái. Không chỉ những gia đình làm kinh doanh, nông nghiệp hay làm tự do muốn sinh con thứ ba mà hiện tượng này cũng xuất hiện ở những gia đình làm công chức viên chức Nhà nước và lý do họ đưa ra cũng vô cùng phong phú. Một giáo viên dạy tại một trường phổ thông trung học chia sẻ với chúng tôi: “Trước kia nhà tôi có hai cô con gái nên thấy cũng thiệt thòi lắm. Dù mình là giáo viên nhưng vẫn ở nông thôn nên tâm lý vẫn nặng nề lắm. Nhà mình lại con trưởng, bố mẹ chồng có mỗi ông xã nhà mình là con trai, giờ mình không có con trai nên các cụ buồn lắm, cứ nói bóng gió này nọ. Nhưng cả hai vợ chồng đều là công nhân viên chức Nhà nước mà sinh thêm thì không được nên các cụ đành chịu. Nhưng từ khi có chính sách được phép sinh thêm con thứ ba thì vợ chồng tôi tính toán, kế hoạch để sinh thêm lấy thằng cu. Tôi cũng vừa mới sinh được hơn một năm, 38 cũng uống thuốc rồi nhờ đến bác sĩ mãi mới sinh được thằng con trai đấy. Mặc dù chính sách được sinh thêm nhưng mình và ông xã cũng bị cắt thi đua đấy. Cắt thi đua cũng vẫn vui vì mình thì thêm được thằng cu, ông bà nội vui lắm, rồi mình cũng đỡ lo chuyện nhỡ ông xã lại ra ngoài kiếm thằng con trai, đàn ông mà, sĩ diện ghê lắm” (Phỏng vấn sâu, nữ, 34 tuổi, Giáo viên). Ngoài vấn đề sinh con thứ ba làm dân số của xã trong những năm gần đây biến động thì có một hiện tượng di dân từ các vùng khác đến mua đất làm nhà ở tại xã cũng làm dân số tăng lên. Do địa bàn xã có khu công nghiệp Nội Bài với diện tích khoảng 100ha nên việc dân cư các vùng khác đến làm ăn, sinh sống tại xã cũng rất nhiều. Theo thống kê của xã, tính đến hiện nay có 831 hộ gia đình trong xã là người nơi khác đến mua đất ở tại xã. Tăng 62% so với thời điểm trước năm 2008. Ngoài ra, một số lượng lớn công nhân đến thuê nhà sinh sống và làm việc tại xã, con cái họ cũng học hành ở trường của xã và chỉ đến những ngày nghỉ lễ tết cổ truyền mới về quê của họ. Đây vừa là một cơ hội của xã để mở rộng diện tích dân cư, tăng diện tích khu đô thị của xã nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với sự quản lý của xã khi dân cư vùng khác đến mang theo nhiều đặc điểm khác với dân cư tại địa phương. Theo số liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy số hộ gia đình có từ ba đến bốn người tăng lên so với trước năm 2008. Ở thời điểm trước năm 2008, tỉ lệ hộ gia đình có ba thế hệ với số lượng năm người trở lên chiếm 66,7% nhưng từ sau năm 2008 đến nay, hộ gia đình có ba thế hệ với số lượng từ năm người trở lên giảm xuống chỉ còn 24,7%. Thay vào đó là tỉ lệ hộ gia đình có hai thế hệ với số lượng từ ba đến bốn người tăng từ 32,2% vào thời điểm trước năm 2008 lên đến 72,2% vào thời điểm hiện nay. Đây là hiện tượng chung của cả nước vì hiện nay gia đình hạt nhân đang có xu hướng tăng mạnh, gia đình truyền thống đa thế hệ đang có xu hướng giảm dần. Đặc biệt, ở vùng nông thôn ven đô như xã Mai Đình thì hiện tượng này tăng mạnh hơn bởi trong các 39 gia đình thì khi con cái lớn thường ra Thủ đô Hà Nội làm ăn rồi mua nhà (thuê nhà) ở thủ đô, chỉ về nhà vào những dịp lễ tết hoặc những đợt nghỉ dài ngày, ở lại chỉ còn những người già. Một hiện tượng khác khiến gia đình hạt nhân trong xã tăng là do dân cư ở các vùng lân cận đến mua đất làm nhà (hoặc thuê nhà dài hạn) ở tại xã và làm việc tại khu công nghiệp, họ thường về quê của họ vào dịp lễ tết hàng năm. Hai luồng dân cư đến và đi khiến cho dân số trong xã cũng luôn có sự biến động. Đây là hiện tượng di dân con lắc khiến cho việc quản lý dân số của xã cũng gặp khó khăn. Và với chính quyền cấp xã luôn phải có những chính sách phù hợp để vừa kéo những người con của xã về quê lập nghiệp và vừa thu hút lượng lao động của vùng khác đến để làm giàu cho kinh tế cho xã. 2.1.2. Thực trạng biến đổi về cơ sở hạ tầng Trước tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, đời sống của người dân trong xã cũng chịu ảnh hưởng mạnh. Đặc biệt là sự biến đổi về cơ sở hạ tầng của người dân. Nhà ở chỉ báo quan trọng để đo về sự biến đổi về cơ sở hạ tầng của người dân trong xã. Là một xã thuộc vùng ven đô nhưng vẫn còn mang đậm tính chất nông thôn, người dân vẫn coi nhà là nơi an cư lạc nghiệp của mỗi người. Xét về tính năng sử dụng, nhà ở không chỉ là nơi trú ngụ, sum họp của mỗi thành viên trong gia đình mà còn là nhà xưởng, nơi giao dịch kinh doanh buôn bán và dịch vụ. Sự biến đổi về loại hình nhà ở được coi là chỉ báo rõ nét nhất phản ánh cơ sở hạ tầng của người dân trong xã biến đổi như thế nào dưới tác động của đô thị hóa. 40 Bảng 2.2. Sự biến đổi loại hình nhà ở trước và sau năm 2008 Loại nhà Trước năm 2008 Từ năm 2008 – nay Số lượng 0 Tỉ lệ % 0,0 Số lượng 0 Tỉ lệ % 0,0 2. Nhà mái tôn tạm bợ 18 9,8 0 0,0 3. Nhà mái ngói cấp 4 89 48,6 20 10,9 4. Nhà mái bằng kiên cố 5. Nhà tầng kiên cố từ 2 tầng trở lên 6. Nhà khác (xin ghi rõ) Tổng 42 23,0 35 19,1 34 18,6 128 69,9 0 0,0 0 0,0 183 100 183 100 1. Nhà sàn (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài) Theo số liệu khảo sát cho thấy, trước năm 2008, phần lớn các hộ gia đình sống trong loại nhà cấp 4 truyền thống (chiếm 48,6%), và loại nhà tầng kiên cố từ 2 tầng trở lên chỉ chiếm 18,6%, loại nhà mái tôn tạm bợ chiếm 9,8%. Nhưng từ năm 2008 đến nay, người dân chủ yếu đã xây được cho gia đình mình những ngôi nhà khang trang, hiện đại, có những ngôi nhà có thể gọi là “biệt thự” trong làng. Loại nhà tầng kiên cố từ 2 tầng trở lên đã chiếm tới 69,9%, loại nhà cấp 4 giảm còn 10,9% và đặc biệt là loại nhà mái tôn tạm bợ đã không còn tồn tại. Theo khảo sát cho thấy, mức độ đô thị hóa càng cao thì biểu hiện về biến đổi loại hình nhà ở càng mạnh. Và kéo theo nó là những biến đổi về cách người dân trong xã xây dựng cho gia đình mình những loại nhà tắm và nhà vệ sinh khác nhau. Sự thay đổi về nhà tắm và nhà vệ sinh có lẽ là thước đo quan trọng nhất về thay đổi mức sống, cơ sở hạ tầng của người dân theo định hướng đô thị hóa. 41 Bảng 2.3. Sự biến đổi loại nhà tắm trước và sau năm 2008 Loại nhà tắm 1.Nhà tắm tạm 2.Phòng tắm ngoài phòng ở kiên cố 3.Nhà tắm khép kín 4.Khác Tổng Trước năm 2008 Số lượng Tỉ lệ % 70 38,3 73 39,9 37 4 183 20,2 2,0 100 Từ năm 2008 – nay Số lượng Tỉ lệ % 0 0,0 35 19,1 148 0 183 80,9 0,0 100 (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài) Trước năm 2008, phần lớn các hộ gia đình vẫn còn dùng nhà tắm tạm (nhà tắm lợp mái tôn, xây gạch xung quanh) và nhà tắm ngoài phòng ở kiên cố (nhà tắm không có bình nóng lạnh). Loại nhà tắm tạm chiếm 38,3%, nhà tắm ngoài phòng ở kiên cố chiếm 39,9%. Nhà tắm khép kín (nhà tắm nằm trong hệ thống nhà ở, có vòi hoa sen và bình nóng lạnh) chỉ chiếm 20,2%. Từ năm 2008 đến nay thì nhà tắm tạm đã không còn nữa, nhà tắm ngoài phòng ở chỉ chiếm 19,1%, thay vào đó là loại nhà tắm khép kín chiếm 80,9%. Loại nhà tắm khép kín của người dân đã tăng đột biến sau năm 2008. Bên cạnh đó, tác động của đô thị hóa biểu hiện rõ nét ở cách người dân sử dụng loại nhà vệ sinh. Bảng 2.4. Biến đổi loại nhà vệ sinh trước và sau năm 2008 Loại nhà vệ sinh 1.Không có nhà vệ sinh 2.Hố xí 2 ngăn 3. Nhà vệ sinh thấm dội nước 4. Nhà vệ sinh tự hoại khép kín 5.Nhà vệ sinh khác Tổng Trước năm 2008 Số lượng Tỉ lệ % 12 6 ,6 Từ năm 2008 – nay Số lượng Tỉ lệ % 0 0,0 95 30 51,9 16,4 1 11 0,5 6,1 39 21,3 164 89,6 7 183 3 ,8 100 7 183 3,8 100 (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài) Trước năm 2008, có gia đình vẫn không có nhà vệ sinh và phải dùng chung với gia đình khác (chiếm tỉ lệ 6,6%), người dân sử dụng loại nhà vệ 42 sinh 2 ngăn (hố xí 2 ngăn) chiếm đa số với tỉ lệ là 51,9%, hô gia đình sử dụng nhà vệ sinh tự hoại khép kín chiếm 21,3%. Từ năm 2008 đến nay tỉ lệ này đã thay đổi hoàn toàn. Loại nhà vệ sinh 2 ngăn chỉ còn chiếm 0,5%; nhà vệ sinh khép kín chiếm tới 89,6% và tỉ lệ hộ gia đình không có nhà vệ sinh không còn. Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng loại nhà vệ sinh thấm dội nước chi còn 6,1% và chủ yếu là các hộ gia đình xây nhà cho công nhân thuê ở. Căn cứ vào sự biến đổi về loại hình nhà ở, nhà tắm và nhà vệ sinh cho ta thấy có sự biến đổi lớn trong điều kiện sống của người dân dưới tác động của quá trình đô thị hóa. Dưới tác động của đô thị hóa – công nghiệp hóa, điều kiện về cơ sở hạ tầng của huyện Sóc Sơn nói chung và xã Mai Đình nói riêng được nâng lên rõ rệt. Nhìn vào hệ thống cơ sở hạ tầng công cộng như hệ thống đường dân sinh, hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, hệ thống thu gom và xử lý rác thải, hệ thống cung cấp nước sạch của địa phương, chúng ta có thể đánh giá đô thị hóa ảnh hưởng mạnh mẽ như thế nào tới địa phương đó. Khi tìm hiểu và khảo sát về đường dân sinh tại địa phương, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: Bảng 2.5. Biến đổi loại đường dân sinh tại địa phương trước và sau năm 2008 Loại đường dân sinh Trước năm 2008 Từ năm 2008 – nay Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1. Đường đất 87 47,5 6 2,5 2. Đường lát gạch 8 4,5 0 0,0 3. Đường bê tông 88 48,0 125 68,5 4. Đường nhựa 0 0,0 53 29,0 Tổng 183 0,0 183 0,0 (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài) Theo bảng số liệu khảo sát về loại đường dân sinh tại địa phương cho chúng ta thấy: Trước năm 2008, đường đất chiếm tới 47,5%; đường bê tông chiếm 48%; nhưng sau năm 2008 đến nay thì cơ sở hạ tầng của địa phương đã 43 có những chuyển biến rõ nét. Loại đường đất chỉ còn 2,5%; đường bê tông chiếm tới 68,5%; loại đường nhựa từ chỗ chưa có thì nay đã chiếm tới 29%. Nhìn vào sự biến đổi về hệ thống đường dân sinh của xã Mai Đình, chúng ta thấy sự biến đổi đó phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của Hà Nội nói riêng. Ngoài hệ thống đường dân sinh, chúng ta thấy hệ thống đèn chiếu sáng công cộng của xã cũng có những thay đổi. Trước năm 2008, đèn chiếu sáng công cộng chỉ được dùng vào dịp lễ tết trong năm nhưng đến nay đèn công cộng đã được dùng trong tất cả các ngày trong tuần. Khi đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng một số tiêu chí cơ sở hạ tầng của địa phương, chúng tôi nhận thấy cũng có những biến đổi khác nhau. Tiêu chí này có thể biến đổi mạnh nhưng cũng có tiêu chí gần như không thay đổi nhiều. Bảng 2.6. Biến đổi về sự hài lòng của người dân về chất lượng cơ sở hạ tầng tại địa phương trước và sau năm 2008 (tỉ lệ %) Trước năm 2008 Từ 2008 đến nay Có Không Không biết/KTL Có Không Không biết/KTL 1.Điện lưới 63,4 26,8 9,8 85,8 8,7 5,5 2.Đường giao thông 46,4 43,7 9,8 82,5 13,1 4,4 3.Trạm y tế 41,0 47,0 12,0 52,0 37,5 5,5 4.Chợ 54,1 37,2 8,7 77,6 20,2 2,2 5.Trường học 77,6 15,8 6,6 89,1 5,5 5,5 6.Nhà văn hóa 46,4 44,8 8,7 98,7 7,9 4,4 2,8 80,8 16,4 83,1 12,6 4,4 0,0 0,0 100 36,6 20,8 35,5 Cơ sở hạ tầng 7.Hệ thống thu gom rác và vệ sinh môi trường 8.Hệ thống cung cấp nước sạch (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài) 44 Theo bảng phân tích trên đây chúng ta có thể đánh giá một số tiêu chí sau đây: Thứ nhất, về hệ thống điện lưới: cùng với việc tăng dân số cơ học thì việc dùng điện cũng tăng mạnh. Mặc dù hệ thống khu công nghiệp trong xã được mở rộng, công nhân đến thuê ở và sinh sống ở các thôn trong xã tăng nhanh nhưng hệ thống điện vẫn đáp ứng được cho người dân trong xã. Cho tới thời điểm hiện nay thì có tới 85,8% người dân hài lòng về hệ thống điện so với 63,4% vào trước năm 2008. Chỉ một số ít người dân cho rằng không hài lòng với việc cung cấp điện cho người dân. Họ cho rằng, vào mùa hè, nhất là những ngày oi nóng lại thường bị mất điện khiến cho sinh hoạt và sản xuất bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đây cũng là hiện tượng chung cho cả nước. Tại các khu đô thị lớn như ở Hà Nội vẫn xảy ra hiện tượng cắt điện luân phiên trong những ngày hè do người dân dùng quá tải. Về hệ thống đường giao thông nông thôn: có 82,5% người dân được hỏi cho rằng hài lòng với hệ thống đường giao thông so với 46,4% vào trước năm 2008. Tỉ lệ không hài lòng về đường giao thông đã giảm từ 43,7% vào trước năm 2008 xuống còn 13,1% ở thời điểm hiện nay. Số người không hài lòng cho rằng chất lượng đường nhựa hiện nay chưa được tốt, mới làm nhưng đã nhanh bị xuống cấp. Và hệ thống đường giao thông mở ra chưa theo kịp sự phát triển của hệ thống xe cơ giới, đặc biệt là xe ô tô của người dân trong xã và lượng xe lưu thông qua xã. Về hệ thống trạm y tế của xã: Tỉ lệ người hài lòng với chất lượng của trạm y tế có tăng, tuy nhiên không nhiều (chỉ tăng từ 41% trước năm 2008 lên 52% ở thời điểm hiện nay). Khi được hỏi về lý do chưa hài lòng với chất lượng trạm y tế thì nhiều người cho rằng trang thiết bị y tế chưa được quan tâm; phòng khám bệnh có khang trang hơn nhưng một số trang thiết bị y tế cũ kỹ, tay nghề của đội ngũ y bác sĩ không được nâng cao nhiều. Đây cũng chính 45 là lý do khiến người dân trong xã thường phải đi khám bệnh ở những bệnh viện ở nội thành, kể cả những bệnh đơn giản họ cũng ít khi khám ở xã. Về nhà văn hóa: Tỉ lệ người dân hài lòng với chất lượng nhà văn hóa tăng mạnh từ 46,4% trước năm 2008 lên 89,7% ở thời điểm hiện nay. Trước kia, người dân không quan tâm nhiều đến các hoạt động vui chơi, giải trí nhưng hiện nay đời sống nâng cao, ngoài việc quan tâm đến vật chất thì người dân đã quan tâm đến yếu tố tinh thần. Nhà văn hóa là nơi người dân thường tụ họp và tổ chức các hoạt động thể thao như bóng chuyền, cầu lông, bóng hơi, bóng cửa,… vào những buổi sáng sớm hoặc chiều, đặc biệt là những lúc nông nhàn người dân thường đến nhà văn hóa để tập thể thao và vui chơi. Mỗi thôn đều có nhà văn hóa và phòng đọc sách báo riêng. Đây là địa điểm có vai trò nhất định trong việc tạo điều kiện cho một số người già và trẻ em đến thư giãn, học tập và trao đổi những câu chuyện xoay quanh nhiều vấn đề của cuộc sống. Cũng có hiện tượng một số nhà văn hóa bị chiếm làm chỗ phơi thóc vào những mùa gặt khiến trẻ em không còn chỗ vui chơi. Về hệ thống thu gom và xử lý rác thải: Môi trường cũng là một vấn đề của quá trình đô thị hóa. Một mặt đô thị hóa làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của khu vực nông thôn thuần túy, mặt khác nó cũng làm suy thoái môi trường sống của người dân tại xã do sức ép về tăng dân số, sự pha trộn lối sống của nhiều thành phần dân cư, việc thiếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng,...Do môi trường sinh thái của xã có tính lưỡng cư, tức là vừa mang đặc điểm nông nghiệp – nông thôn, vừa bắt đầu mang đặc điểm của đô thị nên dưới tác động của đô thị thì hệ sinh thái nông thôn đang dần bị phá vỡ, chẳng hạn do các chất thải công nghiệp và sinh hoạt từ khu công nghiệp Nội Bài dẫn đến làm ô nhiễm không khí và nguồn nước tự nhiên của khu vực. Nhận thức được điều đó nên vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng ngày của mọi người và đang trở thành đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khoẻ 46 và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân trong xã. Những năm trước năm 2008 thì ý thức bảo vệ môi trường nông thôn chưa tốt, việc xả rác thải sinh hoạt hàng ngày xuống các ao hồ tự nhiên và xả ra đường dân sinh vẫn còn diễn ra khá phổ biến, gây ô nhiễm, đe doạ đến chất lượng nguồn nước ngầm do lượng nước thải không qua xử lý thấm xuống các tầng nước ngầm và mất mỹ quan môi trường sống. Hiện nay, người dân trong xã đã ý thức được việc giữ gìn vệ sinh môi trường nên mỗi thôn đã tự cử ra từ 3 đến 4 người làm nhiệm vụ thu gom rác thải, đến một địa điểm chờ xe của công ty môi trường đô thị đến chở đi. Công ty môi trường đô thị của huyện hỗ trợ cho mỗi thôn từ 5 đến 6 xe thu gom rác. Người dân trong xã đã tự ý thức được vấn đề làm sạch môi trường nên cũng đã tự nguyện đóng góp kinh phí để phục vụ cho nhóm thu gom rác của thôn. Nếu xe rác có bị hỏng hóc thì xã sẽ hỗ trợ tu sửa hoặc mua mới cho thôn. Đến nay, tổng số xe rác của xã là hơn 80 xe. Theo số liệu khảo sát của chúng tôi cho thấy, ở thời điểm trước năm 2008, người dân vẫn còn chưa quan tâm đến vấn đề rác thải sinh hoạt nên họ vứt rác bừa bãi, vì vậy có đến 80,8% người dân cho rằng không hài lòng hoặc 16,4% người dân không biết đến vấn đề thu gom rác và vệ sinh môi trường. Nhưng từ sau năm 2008 đến nay thì tình hình hoàn toàn ngược lại, có đến 83,1% người dân hài lòng với hẹ thống thu gom rác và vệ sinh môi trường, một số rất nhỏ người được hỏi cho rằng vẫn chưa hài lòng (chiếm 12,6%). Đặc biệt, trong những năm gần đây, vào những ngày nghỉ lễ tết thì mỗi thôn đều cử ra một nhóm (thanh niên, phụ nữ) làm công tác vệ sinh đường làng ngõ xóm. Theo đánh giá của lãnh đạo xã thì người dân cũng khá hài lòng với tình hình vệ sinh môi trường của địa phương, lãnh đạo xã cũng đã và đang làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ và có ý thức hơn trong việc thu gom và xử lý rác, tránh làm ảnh hưởng đến môi trường dân sinh trong xã. Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo các thôn làng làm tốt công tác vệ sinh môi trường thực hiện 47 xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường, phát động nhiều phong trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh sạch nhà, sạch ngõ. Chính vì điều đó mà tổ thu gom rác của xã đã nhiều lần được nhận giấy khen của huyện Sóc Sơn. 2.1.3. Thực trạng biến đổi về cơ cấu nghề nghiệp – việc làm Cơ cấu nghề nghiệp – việc làm ở nông thôn ven đô nói chung và vùng nông thôn xã Mai Đình nói riêng đều chịu sự chi phối của những điều kiện khách quan và chủ quan của cả nước. Đó là sự nghiệp đổi mới một cách toàn diện, đồng thời cũng là sự lựa chọn của mỗi địa phương cho phù hợp với đặc thù riêng của địa phương đó, là sự lựa chọn của mỗi nhóm xã hội, gia đình và cá nhân ở khu vực đó. Trong hơn ba mươi năm qua, cùng với sự đổi mới của cả nước, huyện Sóc Sơn nói chung và xã Mai Đình nói riêng đã có những sự chuyển biến rất rõ nét, đặc biệt là vào khoảng năm năm trở lại đây. Biểu hiện rõ nét nhất là về cơ cấu nghề nghiệp – việc làm. Trước khi có chính sách mở cửa, tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài đầu tư thì Mai Đình là một xã thuần nông, kinh tế kém phát triển do điều kiện đất đai khô cằn nên việc canh tác cây nông nghiệp rất khó khăn. Tác động dễ nhận thấy nhất của đô thị hóa đến cơ cấu kinh tế của vùng ven đô là việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp như xây dựng các khu công nghiệp, khu dịch vụ, khu đô thị mới, khu vui chơi giải trí, …Cơ cấu kinh tế của vùng ven đô thường biến đổi theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp sinh thái. Sự thay đổi quy mô và nội dung hoạt động sản xuất nông nghiệp dẫn tới việc đòi hỏi phải có một cơ cấu nghề nghiệp – việc làm thích hợp ở vùng ven đô. Việc xây dựng khu công nghiệp Nội Bài nằm trên địa bàn của xã Mai Đình đã lấy đi một diện tích đất nông nghiệp lớn của người dân khiến cho cơ cấu nghề nghiêp – việc làm của người dân trong xã có những biến đổi mạnh. Theo bảng khảo sát của chúng tôi về sự biến đổi nghề nghiệp – việc làm của người dân trong xã: 48 Bảng 2.7. Tỉ lệ người dân thay đổi nghề nghiệp trước và sau năm 2008 (%) Trước Loại nghề nghiệp năm 2008 Từ năm 2008 đến nay Thu hẹp hoạt Giữ nguyên Mở rộng động của nghề hoạt động đó của nghề đó 1.Nông dân 66,7 80,3 18,0 1,6 2.Công nhân 10,2 13,3 68,9 17,8 3.Công nhân viên chức 2,8 10,2 85,7 4,1 4.Buôn bán dịch vụ 8,3 3,6 32,1 64,3 5.Lao động tự do 12,0 6,3 34,9 58,7 (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài) Theo kết quả khảo sát cho ta thấy, trước năm 2008 có tới 66,7% số người được hỏi làm nghề nông nghiệp nhưng từ năm 2008 đến nay, số người làm nghề nông nghiệp giảm mạnh, chỉ còn 18% số người vẫn giữ nguyên nghề nông, phần lớn họ thu hẹp hoạt động của nghề nông để chuyển sang các loại nghề nghiệp khác nhau như công nhân, lao động tự do, buôn bán dịch vụ,… Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế của địa phương. Người dân bị thu hồi đất nên việc giảm nghề nông là điều dễ nhân thấy. Họ chuyển dần sang làm các nghề phi nông nghiệp để tăng thu nhập và giảm thời gian nhàn rỗi. Số người thu hẹp nghề nông cho rằng họ vẫn làm nông nghiệp để lấy gạo ăn, để duy trì một nghề mà họ cho rằng đó là nghề chắc chắn nhất, đề phòng trường hợp mất việc làm thì vẫn có gạo để ăn. Những lúc nông nhàn họ chuyển sang làm lao động tự do, hoặc buôn bán dịch vụ nhỏ lẻ. Cũng có nhiều người chuyển sang làm công nhân theo ca nhưng vẫn làm nông nghiệp để không bỏ phí ruộng đất. Nhìn vào bảng phân tích trên đây, ta thấy có hai loại hình nghề nghiệp được mở rông nhiều nhất là buôn bán dịch vụ và lao động tự do. Có tới 64,3% người được hỏi cho rằng đã mở rộng loại ngành nghề 49 buôn bán dịch vụ và có 58,7% mở rộng loại nghề lao động tự do. Có một số người đã chuyển từ làm công nhân ở các nhà máy để chuyển sang làm lao động tự do. Vì là địa bàn ven đô nên buổi sáng họ có thể vào nội thành làm việc và buổi chiều tối họ lại về gia đình, công việc của họ cũng vô cùng phong phú. Một phụ nữ tại thôn Lạc Tài chia sẻ: “Trước kia tôi cũng xin làm công nhân trong khu công nghiệp nhưng thấy lương không cao, vì mình không có trình độ. Sau đó, tôi xin nghỉ và nhận làm giúp việc theo giờ ở Cầu Giấy. Sáng tôi đi xe buýt ra, tối lại bắt xe về. Làm giúp việc được nhiều tiền hơn mà không vất vả lắm”,(nữ, 42 tuổi, trình độ 9/12). Với những người là viên chức Nhà nước và công nhân thì tỉ lệ giữ nguyên nghề cũ là rất cao. Đặc biệt, khi được hỏi về loại nghề nghiệp công nhân viên chức Nhà nước thì gần như không có ai muốn thu hẹp hoặc bỏ nghề đó cả, chỉ đến tuổi về hưu thì phải về hưu hoặc do bệnh tật nên phải xin về hưu sớm. Họ cho rằng, công nhân viên chức là một ngành nghề có thu nhập không cao (lương ba cọc ba đồng) nhưng có ưu điểm là ổn định và có nhiều thời gian chăm sóc cho gia đình (với phụ nữ) và có thời gian rảnh rỗi nhiều để có thể làm thêm một số ngành nghề khác. Đây cũng là tâm lý chung của người dân trong xã hội Việt Nam ta từ xưa tới nay. Phần lớn người dân luôn coi công nhân viên chức Nhà nước là loại nghề nghiệp được đánh giá cao trong xã hội (được gọi là làm “cán bộ”). Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, kinh tế hội nhập thì một số người dân cũng đã cho rằng không nhất thiết phải làm công nhân viên chức Nhà nước mà hiện nay có nhiều ngành nghề khác nhau để tự do lựa chọn. Liên quan đến những thay đổi về nghề nghiệp là những mong muốn của cha mẹ về nghề nghiệp đối với con cái. Khi được hỏi về việc người dân có định hướng nghề nghiệp cho con cái hay không thì có tới 84,7% người được hỏi cho rằng có/nên/phải định hướng nghề nghiệp cho con của họ. 50 Nhưng có sự biến đổi mạnh trong quan niệm của người dân trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái của họ ở thời điểm trước và sau năm 2008. Bảng 2.8. Biến đổi về định hướng nghề nghiệp cho con cái của người dân địa phương trước và sau năm 2008 Loại nghề nghiệp mong Trước năm 2008 Sau năm 2008 muốn cho con cái Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1. Công chức/ viên chức Nhà nước 2.Bộ đội/công an 56 31,3 54 29,5 25 13,5 28 15,5 3.Kỹ sư/Bác sĩ 23 12,6 32 17,3 4.Công nhân tự do 16 8,6 37 20,3 5.Nông nghiệp 54 29,5 7 4,0 6.Buôn bán dịch vụ 5 2,5 18 9,5 7.Xuất khẩu lao động 4 2,0 7 3,9 8.Khác 0 0,0 0 0,0 183 100 183 100 Tổng (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài) Tỉ lệ định hướng nghề nghiệp cho con làm công nhân viên chức Nhà nước chỉ chiếm 29,5% ở thời điểm sau năm 2008 so với 31,3% ở thời điểm trước năm 2008. Họ cho rằng có nhiều ngành nghề để làm chứ không nhất thiết phải làm ở bộ phận Nhà nước. Vào thời điểm sau năm 2008, có tới 20,3% người được hỏi cho rằng họ định hướng cho con của họ làm công nhân tự do hay buôn bán dịch vụ (9,5%) mới giàu được. Ở thời điểm trước năm 2008, định hướng nghề nghiệp cho con làm công nhân tự do chỉ chiếm 8,6% và buôn bán dịch vụ chỉ chiếm 2,5%. Một người dân làm nghề buôn bán dịch vụ tại thôn Đạc Tài chia sẻ: “Bây giờ không phải cứ làm ở cán bộ Nhà nước mà làm buôn bán tự do hay có điều kiện thì mở công ty tư nhân còn kiến được tiền nhiều hơn. Nhà tôi có ông anh làm văn phòng ở xã, vợ cũng làm ở bộ 51 phận 1 cửa ở xã đấy, nhưng chỉ đủ tiêu dùng thôi chứ không giàu, gọi là oai hơn mọi người và ăn mặc lúc nào cũng chỉnh tề hơn thôi chứ không có nhiều tiền đâu. Các cụ vẫn nói phi thương bất phú mà. Cười”, (nam, 49 tuổi). Có 15,5% người được hỏi cho rằng họ muốn con cái của họ làm công an/ bộ đội, tăng không nhiều so với thời điểm trước năm 2008. Họ chia sẻ rằng ngành nghề đó thì lương cao và ổn định. Một số người mong con họ làm bộ đội để đỡ phải nuôi ăn học và sau này không phải lo xin việc. Đó cũng là suy nghĩ chung của nhiều người nông dân, nhất là những hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Có 17,3% người được hỏi cho rằng họ mong con cái của họ được làm bác sĩ hoặc kỹ sư. Hai loại hình nghề nghiệp mà cha mẹ mong muốn cho con cái là công an/bộ đội hoặc làm kỹ sư/bác sĩ chỉ tăng nhẹ so với thời điểm trước năm 2008. Người nông dân cho rằng nếu có con cháu làm bác sĩ thì có đau ốm gì không phải lo lắng nhiều. Một người bố ở thôn Thái Phù chia sẻ: “Tôi mong con tôi làm bác sĩ vì sau này già yếu thì lo được cho bố mẹ chứ bây giờ không quen biết thì chạy chữa khó khăn lắm. Vào bệnh viện mà không có người quen thì tốn kém vô cùng”,(nam, 58 tuổi). Theo khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy ở thời điểm sau năm 2008 thì tỉ lệ rất nhỏ (4,0%) người được hỏi cho rằng họ định hướng con cái của họ làm nông nghiệp, trước năm 2008 thì tỉ lệ này chiếm 29,5%. Đây cũng là điều dễ hiểu khi đất nông nghiệp của người dân không còn nhiều thì họ hướng cho con sang các loại hình nghề nghiệp khác thay vì làm nông nghiệp như trước. Phần lớn người dân cũng cho rằng nếu học lực của con cái họ không tốt lắm thì không thể thi đỗ cao đẳng hay đại học nên nuôi con học xong phổ thông thì ở nhà làm ruộng. Một người dân tâm sự rằng: “con tôi học kém, nhà lại không khá giả nên tôi không mong con tôi đỗ cao đẳng, đại học, không có tiền nuôi ăn học và sau này không xin được việc thì lại đi làm công nhân. Thôi cứ ở nhà làm ruộng. Mà bây giờ làm ruộng cũng không vất vả lắm đâu, toàn thuê máy móc hết mà. Cô thấy đấy, 52 mình có phải làm gì nặng nhọc lắm đâu, mà lại thoải mái tư tưởng”, (nam, 54 tuổi). Điểm đặc biệt là người nông dân tại xã đang có xu hướng làm nông nghiệp theo hướng chuyên canh để cung cấp lượng lương thực thực phẩm cho người dân nội thành như rau sạch, hoa quả sạch,…Và cũng nhờ phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa và đô thị hóa nên sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình trong xã hướng vào các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao trên thị trường, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương. Đã hình thành nên mô hình sản xuất nông nghiệp riêng cho từng làng hay từng vùng đất. Chính vì có những lợi thế phát triển kinh tế dựa trên nông nghiệp nên sau khi bị thu hồi chỉ còn lại một phần đất sản xuất nông nghiệp thì người dân trong xã vẫn không muốn chuyển đổi hẳn sang các nghề phi nông và thậm chí là có một số trường hợp người dân chuyển từ phi nông quay lại với nghề nông nghiệp theo hướng hiện đại. Một điểm khác biệt trong những năm gần đây là có một số gia đình mong muốn con cái họ học xong có thể học một nghề gì đó hoặc học tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng rồi xin đi xuất khẩu lao động. Tỉ lệ bố mẹ định hướng cho con cái theo hướng xuất khẩu lao động chiếm 3,9% (tăng 1,9% so với trước năm 2008). Họ cho rằng đi xuất khẩu lao động trong khoảng hai đến ba năm có thể kiếm được nhiều tiền hơn làm việc ở nhà trong khoảng mười năm, khi đã có vốn thì về nhà có thể làm ăn buôn bán còn tốt hơn là đi học rồi không xin được việc làm. Đây cũng là một vấn đề chung của cả nước vì hiện nay chúng ta đang đào tạo sinh viên cao đẳng/đại học rất ồ ạt mà chưa tính đến đầu ra cho họ khiến cho tỉ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm ngày càng tăng. 53 2.2. Thực trạng biến đổi về lối sống 2.2.1. Thực trạng biến đổi về hành vi tiêu dùng Thước đo của sự biến đổi về lối sống của người dân nông thôn ven đô thể hiện qua hành vi tiêu dùng của cá nhân và các hộ gia đình. Thu nhập và chỉ tiêu của cá nhân và hộ gia đình là một chỉ báo rất cụ thể cung cấp cho chúng ta để hiểu rõ về sự biến đổi đang diễn ra như thế nào? Thu nhập của cá nhân và hộ gia đình đó tăng lên hay giảm đi? Thu nhập từ nguồn nào là chủ yếu? Chi tiêu của hộ gia đình được xác định là các khoản chi cho tiêu dùng các mặt hàng lương thực, thực phẩm và các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm như chi cho giáo dục, dịch vụ y tế, đồ dùng lâu bền có giá trị, điện nước,…Nhìn vào cơ cấu thu nhập – chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình ta sẽ thấy được mức sống, lối sống của người dân tại địa phương biến đổi theo hướng nào. Theo số liệu khảo sát của chúng tôi, khi hỏi về mức thu nhập hiện nay tăng lên hay giảm đi so với trước năm 2008 thì có đến 87,2% người được hỏi cho rằng thu nhập tăng lên, cũng có 11,5% người lại cho rằng bị giảm đi và chỉ có 1,3% trả lời rằng không biết. (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài). Qua đó chúng ta có thể đánh giá mức sống của người dân trong xã đã được cải thiện rõ rệt từ sau năm 2008 đến nay. Khi tìm hiểu về nguồn thu nhập chính trong gia đình người nông dân, chúng tôi nhận thấy có sự biến đổi rõ nét ở thời điểm trước năm 2008 và từ năm 2008 đến nay. Cụ thể sự biến đổi ở một số nguồn thu chính của các gia đình như sau: 54 Bảng 2.9. Biến đổi nguồn thu chính trong gia đình (%) Nguồn thu nhập Trước năm 2008 Từ năm 2008 đến nay 1.Nông nghiệp 67,8 20,8 2.Thủ công nghiệp 1,1 2,2 3.Buôn bán dịch vụ 12,0 40,8 4.Lương – thưởng 31,1 29,0 5.Lao động tự do 27,6 52,1 6.Trợ cấp xã hội 4,4 6,6 7.Lương hưu 17,5 23,0 8.Người thân 3,7 9,8 9.Nguồn thu khác (xin 0,0 0,0 ghi rõ) (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài) Khi nhìn vào bảng khảo sát chúng ta thấy có ba nguồn thu có sự biến động mạnh nhất, đó là nguồn thu từ nông nghiệp, buôn bán dịch vụ và lao động tự do. Theo số liệu khảo sát, trước năm 2008 thì có đến 67,8% người dân sống bằng nguồn thu từ nông nghiệp là chủ yếu nhưng từ sau 2008 đến nay thì nguồn thu từ nông nghiệp đã giảm xuống chỉ còn 20,8%. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương. Do sự tác động của đô thị hóa – công nghiệp hóa, người dân bị thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu mở các khu công nghiệp, xây dựng khu đô thị mới nên nguồn thu từ đất nông nghiệp hay nghề nông giảm đi rất nhiều. Thay vào đó là sự tăng lên của hai loại nguồn thu nhập khác là buôn bán dịch vụ và lao động tự do. Trước năm 2008, thu nhập từ lao động tự do chỉ chiếm 12% nhưng từ sau năm 2008 đến nay tỉ lệ này đã tăng tới 40,8%. Tương tự là thu nhập từ loại ngành nghề lao động tự do. Trước năm 2008, thu nhập từ lao động tự do chỉ chiếm 27,6% nhưng từ sau năm 2008 đến nay thì tỉ lệ này tăng 55 lên đến 52,1%. Điều này cũng rất phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương. Người dân mất đất nông nghiệp nên phần lớn họ chuyển sang làm các loại ngành nghề khác nhau nhưng có hai loại nghề được lựa chọn nhiều hơn cả là buôn bán dịch vụ và công nhân lao động tự do. Có một loại nguồn thu nhập cũng tăng lên và có sự khác biệt rõ rệt, đó là nguồn thu nhập từ người thân. Những người thân trong gia đình không ở nhà làm nông nghiệp, buôn bán dịch vụ hay công nhân tự do mà lựa chọn cách là xuất khẩu lao động. Tuy rằng tỉ lệ người đi xuất khẩu lao động trong xã không nhiều nhưng nguồn thu do họ gửi về cũng tăng lên đáng kể. Những gia đình nào có người thân đi xuất khẩu lao động thì kinh tế gia đình đó thường tăng lên đáng kể. Đặc biệt có những gia đình có người thân đi xuất khẩu lao động về rồi lại đi thêm vài năm nữa thì kinh tế của gia đình đó tăng lên rất cao. Một phụ nữ có con đã từng đi xuất khẩu lao động ở Nhật chia sẻ: “Con trai tôi đi Nhật 3 năm, lương mỗi tháng của cháu bình quân cũng hơn 30 triệu đồng cả làm thêm ngoài giờ. Chị thấy đấy, làm một tháng ở bên đó bằng làm cả năm ở nhà thì tội gì mà không cố gắng đi. Tiết kiệm được một khoản tiền lớn rồi gửi về cho gia đình xây nhà hoặc đầu tư kinh doanh. Con tôi về được 1 năm rồi và giờ đang muốn xin đi tiếp” (nữ, 58 tuổi, thôn Đống Bài). Khi kinh tế gia đình khá giả, người dân thường nghĩ đến việc xây nhà, sửa chữa nhà cửa hay mua sắm đồ dùng gia đình. Qua khảo sát về việc đầu tư cho chi tiêu khoản nào nhiều nhất của gia đình ở hai thời điểm trước năm 2008 và từ năm 2008 đến nay (chỉ chọn 3 phương án chi nhiều nhất), chúng tôi thu được số liệu sau: 56 Bảng 2.10. Biến đổi về chi phí, chi tiêu cho các hoạt động khác nhau của người dân (tỉ lệ %) Loại chi tiêu Trước năm 2008 89,2 Từ năm 2008 – nay 73,8 2. Quần áo, giầy dép 7,7 26,4 3. Khám chữa bệnh 25,7 25,1 4. Học hành 69,9 48,6 5. Sửa chữa nhà cửa 27,2 45,1 6. Sản xuất kinh doanh 14,2 47,3 7. Sắm đồ dùng cho gia đình 29,2 49,2 8. Điện nước, phí vệ sinh, chất đốt 10,4 15,8 9. Giải trí, du lịch 1,1 18,2 10. Tiết kiệm 6,6 20,8 1 1,1 1. Ăn uống 11. Chi tiêu khác (Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài) Qua bảng số liệu khảo sát chúng ta thấy rất rõ sự khác biệt về các khoản chi tiêu nhiều nhất ở hai thời điểm trước năm 2008 và từ 2008 đến nay. Ở thời điểm trước năm 2008, chúng ta thấy có một số mức chi chiếm nhiều như chi cho ăn uống (chiếm 89,2%), chi cho học hành (chiếm 69,9%), hay sắm đồ dùng cho gia đình (chiếm 29,2%) hoặc sửa chữa nhà cửa (chiếm 27,2%), còn một số mức chi khác chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ như chi cho khám chữa bệnh (chiếm 25,7%), chi cho sản xuất kinh doanh (chiếm 14,2%). Cũng qua số liệu khảo sát ở thời điểm trước năm 2008 người dân chưa quan tâm nhiều đến vấn đề mua sắm quần áo, giầy dép (chỉ chiếm 7,7%), vấn đề chi cho giải trí du lịch chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (chỉ chiếm 1,1%) và thường là rơi vào những gia đình làm trong công nhân viên chức nhà nước hoặc những gia đình có kinh tế 57 khá giả. Cũng có một số gia đình khá giả hơn đã quan tâm đến vấn đề tiết kiệm cho cuộc sống gia đình (chiếm tỉ lệ 6,6%). Số này cũng chiếm ít và chủ yếu là nằm ở những gia đình làm nghề kinh doanh. Nhưng từ sau năm 2008 đến nay, tỉ lệ chi cho các khoản trong gia đình đã có sự thay đổi mạnh. Người dân không còn quan tâm nhiều quá đến việc chi cho ăn uống như trước đây, mặc dù tỉ lệ chi cho ăn uống vấn cao nhưng không còn chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối như trước đây mà đã giảm đáng kể (chỉ chiếm 73,8%). Một số khoản chi vẫn được giữ nguyên như chi cho khám chữa bệnh, chi học hành cho các thành viên trong gia đình, chi cho phí vệ sinh, điện nước, chất đốt và nếu có tăng thì chỉ tăng do các loại phí này tăng giá. Một số khoản chi tiêu tăng mạnh như chi cho sửa chữa nhà cửa (chiếm 45,1%), chi cho sản xuất kinh doanh (chiếm 47,3%), chi cho sắm đồ dùng cho gia đình (chiếm 49,2%). Cũng nhìn vào bảng khảo sát, chúng ta thấy có những khoản chi của người dân tăng đột biến như chi cho mua sắm quần áo giầy dép (chiếm 26,4% - tăng gấp hơn 3 lần so với thời điểm trước năm 2008), và người dân đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề chi cho giải trí, du lịch (chiếm 10,2% - tăng hơn 9 lần so với thời điểm trước năm 2008). Đây chính là sự biến đổi về lối sống của người dân trong xã trong những năm gần đây. Trước năm 2008, mối quan tâm của các gia đình chủ yếu vẫn là xoay quanh vấn đề cơm ăn, áo mặc và học hành cho các thành viên trong gia đình nhưng từ sau năm 2008 đến nay, quan điểm đó đã có sự khác biệt rõ nét. Người dân đã đầu tư cho việc mua sắm quần áo, giầy dép nhiều hơn. Một phần nó phản ánh kinh tế của người dân khá giả hơn trước, một phần cũng phản ánh lối sống có sự biến đổi. Quan điểm ăn chắc mặc bền của người dân trong xã đã dần thay đổi, khi mua sắm quần áo hay giầy dép, họ không chỉ quan tâm nhiều đến vấn đề chất vải này hay chất da (nhựa) này có bền hay không mà họ còn quan tâm nhiều đến yếu tố nó có đẹp hay không, có hợp thời trang hay không. Đối với một số người dân, quần áo hay giầy dép 58 cũng không nhất thiết là phải hỏng, phải rách mới thay mà họ thấy không còn phù hợp hay không thích nữa thì họ cũng bỏ đi để mua sắm đồ khác. Khi phỏng vấn một nữ giáo viên tại xã, chúng tôi đã nhận được quan điểm của chị: “Kinh tế khá giả hơn một chút nên mình cũng bắt đầu dần quan tâm đến vấn đề chăm sóc bản thân và chiều chuộng bản thân mình hơn. Có khi mình mới mua đôi giầy nhưng thấy đi không thích hoặc không hợp là mình cho người khác và tìm mua một đôi khác phù hợp hơn”(nữ, 41 tuổi, giáo viên). Cùng với nhà ở và điều kiện kinh tế khá lên, mức thu nhập tăng lên thì các trang thiết bị, tiện nghi, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình cũng phản ánh đến sự biến đổi về hành vi tiêu dùng của người dân trong xã. Việc mua sắm và sử dụng những đồ dùng đắt tiền như xe máy các loại, các loại tivi với nhiều kiểu dáng màn hình khác nhau, máy giặt, máy điều hòa, lò vi sóng, ô tô, …hay có gia đình mua sắm cho mình những bộ bàn ghế gỗ có giá trị cao đang có xu hướng tăng nhanh. 59 Bảng 2.11. Biến đổi về đồ dùng sinh hoạt trong gia đình của người dân tại địa phương trước và sau năm 2008 (tỉ lệ %) Trước năm 2008 Từ năm 2008 – nay Số lượng (cái) Loại tài sản 1.Ti vi 0 1 2 3 4 0 0,0 89,6 9,4 1,0 0,0 0,0 2.Tủ lạnh 57,4 42,6 0,0 0,0 0,0 3.Máy giặt 84,2 15,8 0,0 0,0 4.Điều hòa 98,6 10,4 0,0 5.Xe máy 0,0 83,7 6.Ô tô 97,8 7.Lò vi sóng 1 3 4 63,9 28,4 6,6 1,0 7,7 89,1 3,3 0,0 0,0 0,0 31,5 65, 3,0 0,0 0,0 0,0 0,0 69,7 23,8 4,5 1,0 0,0 15,3 1,0 0,0 0,0 49,2 39,9 6,5 4,4 2,2 0,0 0,0 0,0 89,8 10,2 0,0 0,0 0,0 98,8 1,2 0,0 0,0 0,0 70,8 29,2 0,0 0,0 0,0 8.Bếp ga/ bếp từ 49,2 46,4 4,4 0,0 0,0 5,6 77,6 14,8 2,0 0,0 9. Đầu video/ dàn máy nghe nhạc 10. Bình nóng lạnh (tắm) 11. Truyền hình cáp/vệ tinh 12. Máy vi tính 68,5 31,5 0,0 0,0 0,0 39 54,4 5,6 1,0 0,0 82,4 15,8 0,0 0,0 0,0 22,3 66,5 11,2 0,0 0,0 94,5 5,5 0,0 0,0 0,0 60,8 39,2 0,0 0,0 0,0 86,3 13,7 0,0 0,0 0,0 40,5 54,1 4,4 1,0 0,0 13. Khác (xin ghi rõ) 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2 (Nguồn: Số liệu khảo sát đề tài) Qua bảng số liệu khảo sát của đề tài, chúng ta nhận thấy có một sự thay đổi rõ nét trong việc mua sắm các trang thiết bị sinh hoạt trong gia đình của người dân. Và đặc biệt, khi kinh tế phát triển, đời sống người dân tăng lên thì một số quan niệm của họ cũng thay đổi theo. Trước kia, người dân cho rằng trong mỗi gia đình chỉ cần có một chiếc tivi là đủ và có tivi màu để xem là tốt rồi thì đến nay quan điểm này đã thay đổi. Họ cho rằng nếu kinh tế khá giả thì cần phải có cái tivi màn hình phẳng, màn hình to,… và nhà to thì phải có cái 60 tivi to đẹp mới phù hợp với nhau. Một người đàn ông trong xã chia sẻ: “Nhà tôi vừa mới được đền bù đất nông nghiệp do Nhà nước thu hồi để xây khu đô thị mới, có tiền làm được cái nhà ba tầng rồi. Khi làm nhà xong lại nghĩ là phải thay một số thứ cho phù hợp với ngôi nhà như tivi, điều hòa, máy giặt, phải mua thêm bộ dàn âm ly nghe cho sướng”, (nam, 48 tuổi, buôn bán). Cũng qua khảo sát cho ta thấy, trước năm 2008, có đến 89,6% hộ gia đình chỉ có một tivi và 10,4% hộ gia đình có 2 tivi, chưa có hộ gia đình nào có ba chiếc tivi; nhưng từ sau năm 2008 đến nay, tỉ lệ này thay đổi một cách rõ rệt; hộ gia đình có một tivi đã giảm còn 63,9% và thay vào đó là hộ gia đình có hai tivi đã tăng lên 28,4%, đặc biệt là đã có những hộ gia đình có ba tivi (chiếm 6,6%) và đã có một số hộ gia đình có đến bốn chiếc tivi. Những hộ gia đình có ba đến bốn chiếc tivi thường là những hộ gia đình rất khá giả, phòng khách thường để một tivi to và mỗi phòng thường có một chiếc tivi để các thành viên trong gia đình khi về phòng riêng có thể vừa nằm nghỉ ngơi vừa xem những chương trình mình yêu thích. Đây cũng là một sự biến đổi lớn trong lối sống của người dân tại xã. Không còn quan niệm mỗi gia đình chỉ cần một chiếc tivi là đủ mà dùng theo nhu cầu của từng thành viên trong gia đình. Gia đình có nhiều thế hệ khác nhau sẽ không có cùng sở thích, vì vậy việc mua thêm tivi để phục vụ cho nhu cầu của thành viên trong gia đình, đáp ứng nhu cầu nghe nhìn thông tin xã hội một cách đầy đủ hơn. Ngoài tivi, một số phương tiện sinh hoạt trong gia đình người dân cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Trước năm 2008, có đến 57,4% hộ gia đình chưa có tủ lạnh nhưng từ sau năm 2008 đến này thì con số này thay đổi hoàn toàn. Số hộ gia đình chưa có tủ lạnh chỉ chiếm 7,7% và có đến 89,1% hộ gia đình đã có một chiếc tủ lạnh để dùng, có 3,3% hộ gia đình đã có hai chiếc tủ lạnh. Trước kia người nông dân làm ruộng là chủ yếu, họ trồng được rau để ăn thường xuyên và điều kiện kinh tế khó khăn nên việc mua thực phẩm chỉ đủ 61 để ăn trong ngày nhưng đến nay thì đã có sự khác biệt. Người dân vẫn trồng rau để ăn, cũng có những hộ gia đình thì luôn mua rau ở chợ và việc mua thực phẩm để ăn trong vài ngày cũng trở thành một thói quen của người dân trong xã. Họ cho rằng đi làm công ty hoặc đi làm xa cả ngày nên việc đi chợ mua thức ăn cho vài ngày, thức ăn về chế biến sẵn để vào tủ lạnh để ăn trong hai đến ba ngày là chuyện dễ thấy. Việc mua sắm chiếc tủ lạnh trong gia đình cũng đã thay đổi một số hành vi của cá nhân trong cuộc sống của họ. Khi khảo sát về việc trong hộ gia đình có lò vi sóng hay không thì chúng tôi nhận được kết quả cũng khá bất ngờ. Trước năm 2008, hầu như người dân chưa biết hoặc chưa sử dụng lò vi sóng bao giờ (chiếm đến 98,9%), chỉ có 1,1% người dân có lò vi sóng; nhưng hiện nay đã có đến 29,2% hộ gia đình có dùng lò vi sóng và 70,8% hộ gia đình chưa có lò vi sóng dùng nhưng họ cũng đã biết đến tác dụng của lò vi sóng, tuy nhiên họ cho rằng gia đình họ chưa cần thiết phải dùng đến lò vi sóng. Khi tìm hiểu về việc người dân có sử dụng máy giặt trong gia đình, chúng tôi cũng nhận được những con số phản ánh sự khác biệt ở hai thời điểm trước năm 2008 và từ sau năm 2008 đến nay. Ở thời điểm trước năm 2008, có đến 84,2% hộ gia đình chưa có máy giặt và có 15,8% hộ gia đình có một chiếc máy giặt để dùng. Nhưng từ sau năm 2008 đến nay thì chỉ còn 31,5% hộ gia đình chưa có máy giặt hoặc không muốn mua máy giặt, có đến 65,5% hộ gia đình đã có một chiếc máy giặt và có 3,0% hộ gia đình có tới hai chiếc máy giặt. Khi khảo sát về việc người dân sử dụng máy giặt, chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến khác nhau phản ánh quan điểm sống khác nhau của các thế hệ và theo giới. Một người phụ nữ chia sẻ: “Tôi quyết tâm mua một chiếc máy giặt để dùng mặc dù ông xã chưa muốn mua. Tôi cho rằng mua máy giặt là giải phóng được sức lao động của phụ nữ rất nhiều. Đi làm về mệt mỏi lại 62 phải ngồi giặt đống quần áo của cả nhà thì đến kiệt sức mất”, (nữ công nhân 32 tuổi). Một nam giới cũng đồng tình với quan điểm trong gia đình nên có một chiếc máy giặt: “Trước kia tôi nghĩ quần áo cho vào máy giặt sẽ không sạch, quần áo nhàu nát và bị phai màu lẫn nhau nhưng giờ tôi thấy nên giặt quần áo bằng máy giặt, vừa giải phóng sức lao động cho vợ để vợ lại có thời gian để làm những việc khác”, (nam, 39 tuổi, công nhân). Nhưng cũng có một số người cho rằng ở nông thôn chưa cần thiết phải dùng máy giặt vì tốn tiền điện và “sinh lười” cho người phụ nữ. Một nam giới cho rằng: “Ở nông thôn không cần phải dùng máy giặt, nhà có mỗi vài ba người, tắm xong thì giặt luôn chứ có ít quần áo mà giặt bằng máy giặt phí lắm, và lại sinh lười cho vợ”,(nam, 63tuổi, nông dân). Qua việc khảo sát về sử dụng máy giặt trong mỗi gia đình ở nông thôn, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều quan điểm rất “hiện đại” cho rằng nên có máy giặt để giải phóng sức lao động cho người phụ nữ nhưng bên cạnh đó vẫn còn có nhiều quan điểm “truyền thống” cho rằng việc giặt giũ quần áo là của phụ nữ, quan điểm này thường là ở những người đàn ông tuổi trung niên. Cùng tỉ lệ với sự phát triển của hệ thống nhà tầng là tỉ lệ tăng lên của các trang thiết bị của nhà vệ sinh khép kín cũng được người dân mua sắm như bình nóng lạnh, phòng tắm có vòi hoa sen, có hố xí tự hoại,... Khi khảo sát về tỉ lệ bình nóng lạnh có trong các hộ gia đình, chúng tôi nhận thấy vào thời điểm trước năm 2008 chỉ có 15,8% hộ gia đình có một bình nóng lạnh nhưng từ sau năm 2008 đến nay thì tỉ lệ này đã hoàn toàn thay đổi. Chỉ còn 25,3% hộ gia đình chưa sử dụng bình nóng lạnh và có tới 66,5% hộ gia đình đã có ít nhất 01 bình nóng lạnh, và đã có những hộ gia đình có hai bình nóng lạnh (chiếm tỉ lệ 8,2%). 63 Khi chúng tôi khảo sát về việc những hộ gia đình dùng bếp ga/ bếp từ trong những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy đã có sự khác biệt giữa hai thời điểm trước năm 2008 và từ sau năm 2008 đến nay. Ở thời điểm trước năm 2008, có đến 49,2% hộ gia đình chưa có bếp ga/ bếp từ; có 46,4% hộ gia đình có một chiếc bếp ga hoặc bếp từ, chỉ có 4,4% hộ gia đình có hai bếp ga hoặc bếp từ. Nhưng từ sau năm 2008 đến nay, chỉ còn 2,5% hộ gia đình không có bếp ga/ bếp từ và thường rơi vào những gia đình chỉ có hai vợ chồng già ở với nhau, họ cho rằng không cần thiết phải dùng bếp ga vì nấu củi hoặc than vẫn được; có đến 77,6% hộ gia đình có một bếp ga/ bếp từ và đã có đến 17,8% hộ gia đình có cả bếp ga và bếp từ, cũng có 2,1% hộ gia đình đã có bếp ga và bếp từ. Qua sự biến đổi về việc người dân trong xã dùng bếp ga/ bếp từ, tủ lạnh, máy giặt hay lò vi sóng, chúng ta nhận thấy lối sống đô thị đã và đang dần ảnh hưởng và đi vào cuộc sống của người nông dân truyền thống trước kia. Khi đo sự biến đổi về lối sống của người dân vùng ven đô, chúng ta không thể bỏ qua việc đo xem người dân sử mua sắm và sử dụng phương tiện đi lại như thế nào. Cũng qua số liệu khảo sát của đề tài, khi tìm hiểu về số lượng xe máy, ô tô có trong mỗi gia đình ở hai thời điểm, chúng tôi cũng nhận thấy có những sự thay đổi khác nhau. Ở thời điểm trước năm 2008, có 83,6% hộ gia đình có một chiếc xe máy trong nhà, có 15,4% hộ gia đình có hai chiếc xe máy và chỉ có 1% hộ gia đình có ba chiếc xe máy. Họ cho rằng làm ruộng ở nhà thì không cần phải đi xe máy, chỉ nên có một chiếc để có việc ở xa thì đi còn dùng xe đạp để đi làm đồng là được; những hộ có từ hai chiếc xe máy trở lên thường rơi vào những hộ gia đình làm công nhân viên chức Nhà nước hoặc làm đi làm ở xã khác. Nhưng từ sau năm 2008 đến nay thì có 49,2% hộ gia đình có một chiếc xe máy, có 39,9% hộ gia đình có hai chiếc xe máy và đã có 6,5% hộ gia đình có ba chiếc xe máy, đã có những hộ gia đình có bốn 64 chiếc xe máy (chiếm 4,4%). Quan điểm hiện nay của người dân cũng thay đổi rõ rệt. Họ cho rằng khi kinh tế khá giả, đường xá lại đẹp thì việc mua một chiếc xe máy đi làm cho “đỡ khổ”. Một nữ công nhân chia sẻ: “Tôi làm công nhân ở khu công nghiệp gần nhà, có thể đi xe đạp cũng được nhưng tội gì phải khổ. Đi xe máy vừa tiết kiệm được thời gian lại đỡ mệt người. Trong nhà tôi có 4 người thì có đến 2 chiếc xe máy”,(nữ, 28 tuổi). Hiện nay cũng nhiều người cho rằng nếu gia đình có điều kiện thì nên mua sắm xe ga, còn đi làm đồng hay đi làm ở công ty thì đi xe số cũng được. Một điểm đặc biệt là khi khảo sát, chúng tôi nhận thấy vào thời điểm hiện nay đã có 10,2% hộ gia đình đã có ô tô, tăng lên rất nhiều so với tỉ lệ 2,2% vào trước năm 2008. Điều này cũng phản ánh một thực tế là cơ sở hạ tầng phát triển, đường xá giao thông thuận tiện cũng là một trong những lý do khiến cho tỉ lệ phương tiện giao thông trong xã tăng lên một cách đáng kể trong những năm vừa qua. Ngoài việc mua sắm các trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho đời sống gia đình, người dân đã bắt đầu quan tâm hơn đến vấn đề giải trí hay mua sắm những trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu tinh thần của mình như mua đầu đĩa, đầu video, máy vi tính hay truyền hình cáp/ vệ tinh để bắt sóng được nhiều chương trình mà họ yêu thích. Khi chúng tôi khảo sát về tỉ lệ hộ gia đình mua sắm và sử dụng đầu video/dàn máy nghe nhạc, chúng tôi đã nhận thấy có sự khác biệt rất rõ. Vào thời điểm trước năm 2008, chỉ có 31,5% hộ gia đình có sử dụng đầu video/dàn máy nghe nhạc, nhưng sau năm 2008 đến nay thì đã có tới 70% hộ gia đình có đầu video/dàn máy nghe nhạc, trong đó có tới 6,6% là có từ hai chiếc trở lên. Tương tự với truyền hình cáp/vệ tinh cũng vậy. Vào thời điểm trước năm 2008, chỉ có 5,5% hộ gia đình khảo sát có lắp truyền hình cáp/vệ tinh nhưng sau năm 2008 đến nay thì đã có tới 39,2% hộ gia đình có lắp truyền hình cáp/vệ tinh để sử dụng. Việc các hộ gia đình có lắp truyền 65 hình cáp/ vệ tinh để có thể thu được nhiều kênh truyền hình khác nhau phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu xã hội ngày càng cao của người dân trong xã. Trước năm 2008, chủ yếu các hộ gia đình trong xã vẫn làm nông nghiệp nhưng từ sau năm 2008, do việc thu hồi đất phục vụ cho những mục đích khác nhau như xây dựng khu công nghiệp, xây dựng khu đô thị mới,… đã khiến cho nghề nghiệp của người dân thay đổi mạnh mẽ. Từ việc thay đổi nghề nghiệp lại dẫn đến việc những người dân tại xã phải mua sắm cho mình những thiết bị phục vụ cho nhu cầu công việc của mình như chiếc máy tính. Qua việc khảo sát chúng tôi thu được những số liệu đáng quan tâm. Vào thời điểm trước năm 2008, chỉ có 13,7% hộ gia đình có máy tính nhưng từ sau năm 2008 đến nay thì đã có tới 59,5% hộ gia đình có máy tính, trong đó có những hộ có đến hai ba chiếc. Khi được hỏi ý kiến về việc mục đích sử dụng máy tính, cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Một phụ nữ là kế toán làm việc tại xã, chia sẻ với chúng tôi: “Nhà tôi có hai chiếc máy tính, một chiếc máy tính bàn và một chiếc máy tính xách tay. Các cháu học tập bây giờ cũng cần phải có máy tính để học, rồi công việc của tôi ở cơ quan có khi làm không xong phải về nhà làm tiếp nên phải mua máy tính để dùng”,(nữ, 41 tuổi). Qua việc khảo sát về hành vi mua sắm của người dân cho thấy, trong những năm vừa qua, do tình hình kinh tế khá giả nên người dân có điều kiện mua sắm cho gia đình những đồ dùng sinh hoạt đắt tiền và trang bị cho gia đình nhiều tiện nghi sinh hoạt hiện đại. Nhìn vào hành vi mua sắm của người dân cho thấy là một tín hiệu đáng mừng cho thấy đời sống của các hộ gia đình đang khá dần lên. 2.2.2. Thực trạng biến đổi về sử dụng thời gian rỗi Quá trình đô thị hóa diễn ra tại xã Mai Đình trong thời gian vừa qua đã cho chúng ta thấy một bức tranh khá hoàn chỉnh về một xã hội đô thị đan xen với một xã hội nông thôn truyền thống ở vùng ven đô. Sự đan xen này xảy ra 66 ở nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ là ở khía cạnh cơ sở hạ tầng, khía cạnh nghề nghiệp, khía cạnh thu nhập – chi tiêu mà còn ở cách người dân sử dụng thời gian rảnh rỗi, cách hưởng thụ văn hóa hay nói cách khác là ở khía cạnh đời sống tinh thần của người dân. Dân cư trong xã không chỉ đơn thuần là những người nông dân thuần túy, những người thợ thủ công, những hộ gia đình buôn bán nhỏ lẻ như trước đây mà là một tập hợp khá đa dạng ở nhiều nhóm người khác nhau, có nguồn gốc xuất thân và địa vị xã hội khác nhau. Sự nhập cư ồ ạt từ nội thành và từ các tỉnh khác về đã khiến cho cộng đồng dân cư trong xã phức tạp hơn, không còn thuần nhất là dân cư nông thôn truyền thống. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về cách người dân sử dụng thời gian rỗi, cách người dân hưởng thụ đời sống văn hóa là một yêu cầu cần thiết để đánh giá toàn diện hơn mức độ tác động của đô thị hóa đến xã hội nông thôn trong thời gian vừa qua. Liệu rằng kinh tế tăng trưởng, liệu rằng cơ sở hạ tầng tốt hơn có làm cho đời sống tinh thần của người dân trong xã phong phú hơn không? Và cuộc sống của người dân có gì thay đổi khi nghề nghiệp, thu nhập, chi tiêu của họ thay đổi. Khi khảo sát về vấn đề các thành viên trong gia đình thường ăn bữa cơm nào ở nhà vào hai thời điểm trước năm 2008 và từ sau 2008 đến nay, chúng tôi thu được bảng số liệu sau: Bảng 2.12. Biến đổi về bữa cơm chung trong gia đình của người dân trước và sau năm 2008 (tỉ lệ %) Thành viên trong gia đình Trước năm 2008 1 bữa 2 bữa 3 bữa Từ 2008 đến nay 1 bữa 2 bữa 3 bữa Chồng 10,4 20,8 68,9 22,2 54,3 23,5 Vợ 8,5 21,8 69,7 18,8 30,8 50,4 Con cái 15,3 24,0 60,7 15,5 25,0 59,5 Cháu 37,8 18,9 43,3 60,7 18,5 20,8 Ông/bà 7,1 22,6 70,2 3,9 15,2 80,9 (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài) 67 Qua bảng khảo sát chúng ta thấy mỗi thành viên trong gia đình đều có sự thay đổi về tần suất ăn bữa cơm chung với gia đình của từng thành viên. Với người chồng trong những gia đình khảo sát, chúng tôi nhận thấy có sự biến đổi nhẹ. Ở giai đoạn trước năm 2008 thì người chồng thường ăn ba bữa cơm tại gia đình (chiếm 68,9%), tỉ lệ người chồng ăn một bữa cơm với gia đình chỉ chiếm 10,4%; nhưng đến thời điểm từ sau năm 2008 đến nay thì tỉ lệ người chồng ăn một bữa và hai bữa ở nhà lại tăng lên, tỉ lệ người chồng ăn một bữa ở nhà chiếm 22,2% và hai bữa ở nhà chiếm 50,3%. Với người vợ lại có một sự thay đổi mạnh hơn. Ở thời điểm trước năm 2008, tỉ lệ người vợ ăn một bữa cơm với gia đình chỉ chiếm 8,5% và rơi vào những người làm công nhân viên chức nhà nước hoặc làm xa nhà, có đến 69,7% người vợ ăn ba bữa cơm với gia đình; nhưng từ sau năm 2008 đến nay, tỉ lệ người vợ ăn ba bữa cơm với gia đình đã giảm xuống còn 50,4%, người vợ ăn một bữa cơm với gia đình tăng lên 18,8%. Khi khảo sát về vấn đề này, chúng tôi tìm hiểu và đã được biết, do trước năm 2008, người dân tại xã vẫn làm nông nghiệp là chủ yếu và người chồng hay người vợ ăn ba bữa cơm ở nhà là chuyện bình thường. Nhưng từ sau có sự đô thị hóa – công nghiệp hóa, người dân mất đất nông nghiệp phải chuyển nghề sang làm các loại ngành nghề khác nhau như công nhân, kinh doanh nhỏ lẻ hoặc lao động tự do thì việc ăn ba bữa cơm chung với gia đình đã giảm đi đáng kể. Với những gia đình có cả vợ và chồng làm công nhân, với đặc điểm là làm việc theo ca nên có thể bị lệch ca nhau và vì vậy, việc ăn cơm chung với nhau cũng giảm đi; hay vì làm ca nên họ đã ăn một bữa tại công ty, một bữa có thể ăn ngoài quán. Người đàn ông (người chồng) có sự biến đổi nhẹ hơn đối với người phụ nữ (người vợ) là do ở thời điểm trước kia, người phụ nữa vẫn là người đảm nhận các công việc đồng áng và công việc nội trợ là chính nhưng hiện nay, khi tất cả đều là những người công nhân và đi làm ca giống nhau thì việc nội trợ người đàn ông thường phải 68 san sẻ với vợ của mình. Với thành viên là con cái hay ông bà thì tỉ lệ ăn bữa cơm chung với gia đình thường không biến động nhiều. Nhưng với thành viên là cháu thì lại có sự biến động đáng kể. Ở thời điểm trước năm 2008, có 37,8% tỉ lệ người cháu ăn một bữa cơm hay ăn chung một bữa cơm với gia đình nhưng từ sau năm 2008 đến nay, tỉ lệ này đã tăng lên. Khi tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi được biết, người cháu trong những gia đình thường chỉ ăn 1 bữa cơm tối tại nhà, bữa sáng thường ăn tại những quán ăn gần nhà hoặc gần trường, bữa trưa ăn tại trường học của các cháu. Đây là lý do chính khiến cho tỉ lệ người cháu ăn một bữa cơm tại gia đình đã tăng lên đến 60,7% vào thời điểm hiện nay. Mỗi gia đình lại có một hoàn cảnh, mỗi người lại có một công việc khác nhau nên việc ăn cơm chung của các gia đình cũng không giống nhau. Có gia đình thì thường ăn vào bữa sáng, có gia đình lại thường ăn cùng nhau vào bữa tối. Tuy vậy, bữa cơm tối vẫn được các thành viên trong gia đình lựa chọn nhiều hơn cả. Nếu có làm ca không ăn được bữa cơm tối với gia đình thì họ thường cố gắng để cả nhà ngồi ăn cùng nhau bữa sáng. Không chỉ có sự biến đổi về tần suất bữa ăn trong gia đình của mỗi thành viên mà còn có sự thay đổi về các thói quen sau bữa cơm chung của mỗi gia đình. Khi tìm hiểu về việc các thành viên trong gia đình thường làm gì sau khi ăn bữa cơm chung, chúng tôi cũng thấy được sự thay đổi. Bảng 2.13. Biến đổi về hình thức hoạt động của người dân sau khi ăn bữa cơm chung (%) Trước năm Từ năm 2008 – Hình thức 2008 nay 1.Ngồi uống nước/ nói chuyện cùng nhau 79.8 27,5 2.Trao đổi về công việc gia đình 24.6 32,2 3. Mỗi người làm việc riêng của mình 38,3 68,9 4.Đi chơi nhà hàng xóm/bạn bè 29 32,2 5.Đi uống café 4,2 21.3 6.Hình thức khác (xin ghi rõ) 0 0 (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài) 69 Với người dân nông thôn, bữa cơm chung sum vầy đầy đủ các thành viên trong gia đình thường được coi là khuôn mẫu để đánh giá gia đình đó có đầm ấm hay không và sau khi ăn xong bữa cơm chung, các thành viên có ngồi quây quần bên nhau cùng nói chuyện và trao đổi công việc hay không. Khi chúng tôi nghiên cứu về vấn đề này đã nhận được những quan điểm khác nhau. Ở thời điểm trước năm 2008, sau khi ăn bữa cơm chung, các thành viên thường ngồi uống nước/ nói chuyện cùng nhau (chiếm đến 79,8%), trao đổi về công việc gia đình (chiếm 24,6%). Cũng có những gia đình mà sau khi ăn cơm xong, ngoài việc trao đổi về công việc gia đình thì các thành viên làm việc của riêng mình (chiếm 38,3%) hoặc đi chơi nhà hàng xóm/ bạn bè (chiếm 29%). Nhưng từ sau năm 2008 đến nay, có một số quan điểm đã thay đổi. Khi ngồi ăn bữa cơm chung, trong khi ăn thì các thành viên thường nói chuyện cùng nhau và trao đổi về công việc gia đình, sau khi ăn cơm xong thì mỗi thành viên làm việc riêng của mình (chiếm đến 68,9%). Một người phụ nữ chia sẻ: “Gia đình em thường ăn bữa cơm chung vào buổi tối, các thành viên trong gia đình thường vừa ăn vừa nói chuyện với nhau về những vấn đề chung và ăn cơm xong thì thường mỗi người làm việc của người ấy. Nhiều khi công việc ở cơ quan chưa xong về nhà lại phải làm tiếp nên phải tranh thủ làm vào buổi tối, còn mấy đứa em thì phải học bài; cũng có khi ăn cơm xong em đi chơi hoặc đi uống cà phê với bạn bè”, (nữ, 26 tuổi). Qua khảo sát chúng ta thấy, ở thời điểm trước năm 2008, tỉ lệ thành viên trong gia đình đi uống cà phê sau khi ăn bữa cơm chung chỉ chiếm 4,2% nhưng từ sau năm 2008 đến nay, tỉ lệ này đã lên tới 21,3%. Tất cả những đặc điểm mà chúng ta thấy ở trên đã bắt đầu mang tính chất lối sống đô thị. Gia đình thường gặp mặt và ăn cơm chung với nhau vào buổi tối, sau khi ăn cơm thì mỗi người đều có việc riêng để làm hoặc đi chơi/ uống cà phê với bạn bè. Đây là những biểu hiện của lối sống đô thị mà chúng ta thường thấy hiện nay. 70 Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của dân để phục vụ cho việc mở rộng khu công nghiệp, xây dựng khu đô thị mới hay mở rộng đường quốc lộ đã khiến cho cơ cấu nghề nghiệp – việc làm tại xã có sự biến động lớn. Kéo theo đó là hàng loạt vấn đề mới xuất hiện. Người dân chuyển từ làm nông nghiệp sang các nghề khác trong đó có nghề kinh doanh và buôn bán dịch vụ. Những nhà hàng phục vụ cho người dân tại địa phương và khách các nơi đến đang mọc lên ngày càng nhiều. Nhà hàng mở ra đồng nghĩa với việc lối sống của người dân cũng thay đổi theo. Trước kia, người dân thường chỉ ăn cơm hoặc gặp mặt bạn bè tại nhà nhưng hiện nay quan điểm đó đã thay đổi. Khi gặp gỡ bạn bè hay khi tổ chức một sự kiện nào đó, người dân đã có xu hướng đến các nhà hàng để ăn uống. Khi khảo sát về vấn đề người dân có tổ chức đi ăn ở nhà hàng thì có 45,6% người đã trả lời gia đình họ có tổ chức đi ăn uống ở nhà hàng và thường là vào những dịp như sinh nhật thành viên trong gia đình, sinh nhật bạn bè hoặc vào ngày kỉ niệm của các thành viên như kỉ niệm ngày cưới, kỉ niệm ngày đính hôn,…Các thành viên cũng thường đi ăn nhà hàng với bạn bè nhân dịp sinh nhật bạn, nhân dịp được tăng lương,…Và đặc biệt là vào những dịp nghỉ lễ tết thì họ thường gặp gỡ bạn bè ở nhà hàng. Đây là một điểm rất mới của người dân nông thôn, lối sống đô thị đang dần ảnh hưởng mạnh đến đời sống của những người dân trong xã. Tuy nhiên, không phải nhóm xã hội nào cũng tham gia đầy đủ hoặc thường xuyên tham gia vào những hoạt động đi ăn uống ở nhà hàng. Sự quan tâm hay việc thường xuyên đi ăn uống ở nhà hàng phụ thuộc nhiều vào yếu tố như mức sống hay thu nhập, nghề nghiệp, thói quen,… Những người làm nghề phi nông nghiệp như công chức viên chức, buôn bán dịch vụ, kinh doanh thì tham gia vào hoạt động này thường xuyên hơn những người làm nghề nông nghiệp hoặc lao động tự do. Hoặc tỉ lệ nam giới cũng thường xuyên đi ăn uống ở nhà hàng hơn là nữ giới. Đây là đặc điểm mang tính chất truyền thống của văn hóa Việt 71 Nam. Bởi từ xưa đến nay thì người đàn ông trong gia đình vẫn đóng vai trò chính trong việc giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp hoặc đối tác làm ăn, người phụ nữ vẫn đóng vai trò nội trợ và chăm sóc con cái nhiều hơn. Nhưng nhìn chung, cư dân ven đô đang hòa nhập khá nhanh vào xã hội đô thị. Những chuẩn mực giá trị đã có những biến đổi nhất định. Bên cạnh việc lưu giữ những nét truyền thống tốt đẹp là sự du nhập những yếu tố của văn minh đô thị. Cho dù sự thay đổi chưa nhiều nhưng người dân đã bắt đầu có lối sống năng động hơn, sôi động hơn và thoải mái hơn. Con người không còn bị bó hẹp trong phạm vi làng xã mà quan hệ rộng mở hơn, có điều kiện giao lưu tiếp xúc với nhiều tầng lớp, nhiều nhóm xã hội khác nhau, tham gia nhiều hoạt động để mở mang tầm mắt và nâng cao hiểu biết. Với sự đan xen giữa lối sống đô thị và lối sống nông thôn, việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của người dân tại xã trở nên đa dạng và phong phú hơn. Cuộc sống chân lấm tay bùn dần bớt đi, việc đồng áng, chăn lợn gà không còn quá vất vả mà đã có những phương tiện hiện đại giúp sức. Người dân có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn. Họ không chỉ sang nhà hàng xóm chơi, uống nước, đánh cờ hay chơi với con cháu… mà họ còn có thể tham gia nhiều hoạt động văn hóa tinh thần trong và ngoài gia đình để đáp ứng nhu cầu hiểu biết của mình, hòa nhập với sự phát triển của xã hội. Khi khảo sát về vấn đề sử dụng thời gian nhàn rỗi của người dân, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến và việc sử dụng thời gian nhàn rỗi cũng khác nhau ở hai thời điểm. Vào những năm trước năm 2008, người dân chủ yếu vẫn là xem tivi/nghe đài hay uống nước ở nhà, hoặc sang nhà hàng xóm uống nước/ nói chuyện. Nhưng từ sau năm 2008 đến nay, một số hoạt động đã được quan tâm hơn khi họ có thời gian rảnh rỗi. Đối với những người dân trong xã, xem tivi vào thời gian rảnh rỗi là một trong hai hoạt động thường làm nhất. Có thể nói rằng, việc xem tivi đã trở thành một thói quen hàng ngày của người dân ven đô hiên nay. Đặc biệt, 72 các chương trình tivi hiện nay ngày càng phong phú, chất lượng và luôn có sự đổi mới, nâng cao thì ngày càng thu hút được đông đảo người xem. Mặc dù tỉ lệ xem tivi/ nghe đài vẫn chiếm rất cao (98,9%) nhưng họ đã quan tâm đến những vấn đề khác như thể dục thể thao, đọc báo, đi chơi hay đi uống cà phê với bạn bè. Bảng 2.14. Biến đổi về việc sử dụng thời gian rỗi (%) Trước năm Từ năm 2008 – 2008 nay 1. Xem tivi/ nghe đài 88,0 89,9 2. Uống nước ở nhà 48,6 35,0 63,0 25,1 21,9 40,6 5. Nghe nhạc 14,2 25,0 6. Thể dục thể thao 23,5 75,4 7. Tham gia các hoạt động tập thể 15,3 27,7 8. Đi thăm hỏi bà con/bạn bè 24,0 31,1 9. Đi chơi 26,2 62,8 10. Đi uống café/ hát Karaoke 4,8 25,3 Cách sử dụng thời gian rảnh rỗi 3. Sang nhà hàng nước/nói chuyện 4. Đọc báo xóm uống (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài) Qua khảo sát về việc người dân sử dụng thời gian nhàn rỗi chúng ta thấy được đời sống của họ ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Trước năm 2008, tỉ lệ người được hỏi sử dụng thời gian nhàn rỗi vào mục đích là thể dục thể thao hoặc đi chơi, đi uống cà phê rất ít. Họ vẫn còn bận công việc đồng áng, chăn nuôi nên có thời gian rỗi là họ chỉ ở nhà nằm nghỉ ngơi, xem tivi hoặc sang nhà hàng xóm chơi trao đổi những câu chuyện xoay quanh vấn đề đồng áng hay kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi với nhau. Và cách thưởng thức 73 những chương trình tivi cũng khác nhau. Một người phụ nữ chia sẻ: “Trước kia làm ruộng, cứ cơm nước và chăn lợn gà xong thì chỉ muốn nằm nghỉ ngơi, có xem tivi thì chỉ thích xem phim thôi. Nhưng bây giờ nhàn hơn, đi làm công ty về không phải lo cám bã lợn gà nữa nên ở nhà thì có thời gian xem nhiều chương trình truyền hình hơn hoặc thì thoảng đi uống cà phê với bạn bè. Bây giờ mà chỉ đi làm rồi ngủ thì không biết xã hội như thế nào cả, có xem và nghe các chương trình truyền hình thì mới hiểu được xã hội phát triển như thế nào”,(nữ, 37 tuổi). Nhìn vào bảng khảo sát chúng ta thấy, người dân đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề thể dục thể thao. Họ cho rằng tập thể dục thể thao là cách đẩy lùi bệnh tật một cách lành mạnh nhất. Ở các làng quê ven đô hiện nay, chúng ta có thể gặp cảnh nhiều người từ những ông bà già đến những người thanh niên đi bộ/ chạy bộ vào buổi sáng sớm. Trước năm 2008, tỉ lệ người đi tập thể dục thể thao chỉ chiếm 33,5% người được hỏi nhưng từ sau năm 2008 đến nay thì tỉ lệ người dân dành thời gian rảnh rỗi của mình cho hoạt động thể dục thể thao đã chiếm tới 75,4%. Những người dành thời gian tập thể dục thể thao nhiều nhất là những người cao tuổi. Họ có thường chơi thể thao vào buổi sáng tại sân đình/ chùa hoặc ở nhà văn hóa với nhiều loại hình khác nhau như chơi bóng chày, bóng cửa, múa quạt, đi bộ,…Cũng qua khảo sát chúng ta thấy người dân đã bắt đầu quan tâm đến loại hình giải trí khi có thời gian rảnh rỗi. Vào thời điểm trước năm 2008, số người sử dụng thời gian rảnh rỗi để đi uống cà phê/hát karaoke chỉ chiếm 4,8% nhưng từ sau năm 2008 đến nay thì tỉ lệ này đã lên tới 25,3%. Qua việc khảo sát về việc người dân sử dụng thời gian nhàn rỗi, chúng ta thấy được đời sống tinh thần của người dân đã khá hơn. Họ quan tâm đến nhiều loại hình vui chơi, giải trí khác nhau và biết quan tâm đến những vấn đề xảy ra bên ngoài lũy tre làng. Đây là những hoạt động hữu ích trong việc tiếp 74 nhận thông tin, nâng cao kiến thức, đồng thời cũng có chức năng giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc vất vả. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy một số hình thức sử dụng thời gian nhàn rỗi của người dân khác hơn trước rất nhiều. Nhìn vào bảng khảo sát chúng ta thấy việc sang chơi nhà hàng xóm chơi/ uống nước nói chuyện đã không còn được nhiều người lựa chọn. Vào thời điểm trước năm 2008, khi đô thị hóa – công nghiệp hóa chưa thực sự diễn ra mạnh mẽ, người dân vẫn thường sang nhà hàng xóm chơi, uống nước nói chuyện (chiếm 63% người được hỏi) nhưng từ sau năm 2008 đến nay đã chỉ còn 25,1%. Qua đó chúng ta thấy tính chất cộng đồng làng xã vẫn được duy trì trong xã hội đã và đang diễn ra quá trình đô thị hóa nhưng tính cộng đồng đó đã giảm đi rất nhiều và thay vào đó là tính đô thị tăng lên.Việc sang nhà hàng xóm chơi không còn thường xuyên như trước đây mà thay vào đó, người dân bắt đầu ưu tiên cho những hoạt động khác mang tính cá nhân hơn. Một mặt, cuộc sống sung túc, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ, máy móc hiện đại khiến con người không tốn nhiều thời gian cho công việc nội trợ và đồng áng; mặt khác, cuộc sống mới theo hướng cơ chế thị trường cũng đã lôi cuốn người ta vào guồng máy lao động miệt mài, sôi động. Hơn nữa, lối sống đô thị cũng dần xâm nhập vào xã hội nông thôn khiến cho sự giao tiếp gần gũi với phong cách ứng xử xuề xòa, thân mật đã dần ít đi; thay vào đó là lối giao tiếp theo kiểu khép kín, tôn trọng cuộc sống cá nhân. Mặc dù không còn thường xuyên sang nhà hàng xóm chơi, uống nước nói chuyện nhưng khi nhà hàng xóm có việc như việc hiếu/hỉ thì họ vẫn tham gia giúp đỡ nhiệt tình. Có đến 92,3% người được hỏi vẫn tham gia giúp đỡ khi nhà hàng xóm có việc và hình thức giúp đỡ cũng rất phong phú như nấu nướng/ dọn dẹp giúp, hoặc giúp đỡ thóc gạo/ tiền vàng, với những người có tuổi thì tiếp khách giúp. Những hình thức giúp đỡ hàng xóm cũng có sự biến 75 động ở hai thời điểm trước và sau năm 2008. Ở thời điểm trước năm 2008, người dân trong xóm thường giúp đỡ nhau bằng nhiều hình thức khác nhau như vừa gửi phong bì mừng (với đám hỉ)/ viếng (với đám hiếu) và nấu nướng, dọn dẹp, tiếp khách giúp đỡ nhau. Hình thức giúp đỡ nhau bằng vật chất cụ thể như thóc gạo hay tiền vàng vẫn còn tồn tại. Nhưng từ sau năm 2008 đến nay, hình thức nấu nướng, dọn dẹp giúp nhau vẫn còn nhưng đã giảm đi nhiều, chủ yếu họ gửi phong bì và hỏi thăm nhau, hình thức giúp đỡ bằng tiền vàng gần như không còn tồn tại. Lối sống đô thị hóa đã khiến những người dân trong cùng một xóm cũng trở lên không còn thân mật, gần gũi như trước kia nữa. Mặt khác, cũng do ảnh hưởng của những chính sách của Nhà nước và địa phương về chống lãng phí trong việc tổ chức ma chay, cưới hỏi nên công việc không còn nhiều, gia chủ và anh em họ hàng có thể giúp đỡ nhau là đủ. Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, việc nấu cỗ không còn phức tạp mà họ đặt cỗ hoặc thuê người đến nấu nướng, rửa bát giúp nên những người trong xóm làng chỉ đến gửi phong bì mà không cần giúp đỡ bằng những hình thức khác. Bảng 2.15. Biến đổi về hình thức tham gia giúp đỡ hàng xóm khi có việc (%) Hình thức tham gia giúp đỡ Trước năm 2008 Từ năm 2008 – nay 70.3 62.7 1. Nấu nướng/ dọn dẹp 2. Tiếp khách 38.1 50.2 3. Giúp đỡ thóc/gạo 11.4 0 4. Giúp đỡ tiền/vàng 5,4 2,1 5. Gửi phong bì mừng (hỉ)/ viếng 73,3 83,0 0 0 (hiếu) 6. Hình thức khác (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài) 76 Đời sống kinh tế khá giả nên người dân đã bắt đầu quan tâm đến việc đi du lịch, đi chơi. Trước năm 2008, dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp, việc dành thời gian và tiền bạc để đi du lịch gần như không có. Nhưng từ sau năm 2008 đến nay, nghề nghiệp thay đổi, kinh tế khá giả hơn và đặc biệt là ảnh hưởng của lối sống đô thị nên họ đã quan tâm hơn đến việc đi du lịch, tham quan hàng năm. Theo số liệu khảo sát của chúng tôi, có đến 58,2% người được hỏi cho rằng họ có đi du lịch, đi nghỉ mát vào những dịp ngày nghỉ trong năm. Với những người làm công nhân viên chức hoặc công nhân ở những công ty, xí nghiệp thì họ thường đi nghỉ cùng công ty trong những dịp nghỉ lễ trong năm; còn với những người làm nông nghiệp hoặc buôn bán dịch vụ thì họ thường đi vào dịp đầu năm hoặc theo đợt nào đó mà các hội trong thôn tổ chức đi. Thói quen này đã dần dần xuất hiện ở các cư dân ven đô, tuy rằng mức độ chưa cao. Bởi thực tế cho thấy hoạt động này đòi hỏi phải có nhiều thời gian và tiền bạc. Trong khi đó, dù mức sống đã được nâng cao, song không phải gia đình nào cũng sẵn sàng chi trả cho khoản tiêu pha này. Một điều dễ nhận thấy là ở những gia đình công chức viên chức nhà nước hay những người làm công nhân “cổ trắng” trong các công ty liên doanh thì đi du lịch nhiều và thường xuyên hơn so với những gia đình làm nông nghiệp hoặc buôn bán dịch vụ nhỏ lẻ. Như vậy, ngoài việc phụ thuộc vào thu nhập, hoạt động du lịch, nghỉ mát còn liên quan đến thói quen, lối sống của các nhóm xã hội. Người nông dân thường hạn chế hoạt động của mình trong phạm vi làng xã, thích sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để giao lưu, trò chuyện với xóm giềng hơn là tham gia vào những hoạt động tốn nhiều tiền của và thời gian. Những người làm nghề phi nông nghiệp thường có nhiều mối quan hệ, có điều kiện kinh tế để đi xa khỏi làng xã và dần trở thành một thói quen, nhu cầu của họ. Chính vì thế, người nông dân thường khó hòa nhập với lối sống đô thị hơn. 77 Như vậy, từ những phân tích ở trên cho chúng ta thấy trong những năm gần đây, người dân trong xã đã có những sự biến đổi nhất định trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi. Họ không còn bó hẹp ở những hoạt động chỉ làng xã mà còn mở rộng thêm nhiều hoạt động mới mẻ. Điều đó giúp họ hòa nhập tốt hơn với cuộc sống đô thị đang ngày càng có ảnh hưởng nhiều đến họ. 78 *Tiểu kết chương 2 Như vậy, qua sự phân tích trên cho thấy sự biến đổi về cơ cấu xã hội mà biểu hiệu cụ thể là biến đổi về cơ sở hạ tầng, biến đổi về nghề nghiệp – việc làm, biến đổi về dân số, biến đổi về mức sống và sự biến đổi về lối sống thể hiện ở hành vi tiêu dùng và việc sử dụng thời gian rỗi của người dân tại xã. Sự biến đổi này tỉ lệ thuận với tốc độ đô thị hóa của địa phương. Dân số tại xã tăng lên với nhiều thành phần dân cư khác nhau, không thuần nhất. Nghề nghiệp biến đổi theo hướng tăng mạnh các nghề phi nông nghiệp. Đây là hệ quả của quá trình thu hồi ruộng đất nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp tại địa phương và việc mở rộng diện tích đất dãn dân của xã. Kinh tế phát triển là điều kiện để người dân có thể xây dựng hệ thống nhà ở và đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương ngày càng khang trang hơn. Và khi người dân có điều kiện kinh tế khá giả thì việc mua sắm, ăn uống, hay vui chơi của họ cũng thay đổi theo. Đây là sự biến đổi mang tính đồng thuận. Người dân tiếp thu lối sống đô thị nhưng không đánh mất đi nét đẹp vốn có của người nông dân. Điều này cho chúng ta thấy lối sống đô thị đang dần lan tỏa trong cuộc sống của người dân trong xã nhưng họ vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống của người nông dân Việt Nam. . 79 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TẠI XÃ MAI ĐÌNH, HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Tác động của chính sách đô thị hóa nông thôn vùng ven đô Hà Nội Có thể nói, chính sách mở cửa hộ nhập với thị trường thế giới (cuối năm 2006 – đầu năm 2007, Việt Nam chính thức tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO) của Đảng và Nhà nước là một yếu tố rất quan trọng tạ ra sự biến đổi về xã hội diễn ra mạnh mẽ ở nông thôn vùng ven đô, trong đó có xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn trong những năm vừa qua. Chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế đã giúp cho người nông dân trong xã được mở mang tầm nhìn trong mọi hoạt động. Đây là cơ hội cho người dân mở mang sự học hỏi, kinh nghiệm làm ăn, tìm kiếm bạn hàng mới, tiếp thu kiến thức khoa học công nghệ mới. Thay vì thụ động chờ đợi cơ hội nghề nghiệp hoặc không có kênh thông tin nào thì giờ đây người dân đã năng động hơn, chủ động trong việc tìm kiếm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và làm giàu chính đáng. Chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế còn là động lực thúc đẩy mạnh mẽ người dân trong xã trong việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, đa dạng hóa các loại hình nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Một nông dân tại xã chia sẻ: “Nhờ có chính sách hội nhập quốc tế và đô thị hóa của Nhà nước mà những người nông dân chúng tôi có nhiều cơ hội để mở rộng và đầu tư chăn nuôi. Tôi được chính quyền xã tạo điều kiện cho vay vốn tại Ngân hàng chính sách để đầu tư nuôi heo, giờ thu nhập của gia đình tôi tăng lên rất nhiều...”, (Nam, 56 tuổi, thôn Ấp Cút). Hình ảnh dễ thấy là nhờ có chính sách hội nhập mở cửa mà diện tích khu công nghiệp trong xã không ngừng được mở rộng, đồng nghĩa với việc có thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp hoạt động tại địa phương. Chính những nhà máy tại khu công nghiệp này là yếu tố trực tiếp dẫn đến việc chuyển đổi nghề 80 nghiệp từ nông dân sang công nhân, từ thuần nông sang đa dạng hóa về nghề nghiệp của một bộ phận lớn người dân trong xã. Khi chúng tôi phỏng vấn một nữ công nhân, chị chia sẻ: “Nhờ có chính sách đúng đắn của Nhà nước mà giờ đây chúng tôi không phải làm ruộng nữa. Mặc dù làm công nhân cũng rất vất vả nhưng không phải chịu cảnh bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà cũng không đủ ăn. Cuộc sống của người dân trong xã đã khá lên rất nhiều...” (nữ, 42 tuổi, thôn Hương Đình Đông). Một cán bộ hưu trí cũng chia sẻ với chúng tôi: “Nhờ có chính sách phát triển kinh tế vùng ven đô của Nhà nước mà bộ mặt thôn làng trong xã chúng tôi đã thay đổi rõ rệt. Những con đường giao thông liên thôn và đường quốc lộ qua xã được mở rộng. Điều đó tạo điều kiện để con em trong xã chúng tôi có cơ hội tiếp cận với những nghề nghiệp mới và có thể đi làm trong nội thành mà không phải thuê nhà ở trọ nữa”. (nam,73 tuổi, cán bộ hưu trí thôn Mai Nội). Chính sách mở cửa hội nhập quốc tế cũng đã và đang tạo ra thị trường xuất khẩu lao động cho người dân trong xã. Trong những năm vừa qua, đã có một lượng lớn người dân mà chủ yếu là thanh niên tham gia vào thị trường lao động nước ngoài, điều này đã phần nào giải quyết một phần lao động dôi dư do bị thu hồi đất nông nghiệp, góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trong xã trong thời gian vừa qua. 3.2. Tác động của chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Từ Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ IX nhiệm kỳ 2005 – 2010 với tinh thần: Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, lợi thế; tập trung phát triển mạnh kinh tế theo cơ cấu công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, từng bước đưa Sóc Sơn trở thành vùng kinh tế phát triển của Thủ đô, 81 thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội [27]; Đại hội đã đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế trong nhiệm kỳ 2005 – 2010 như sau: Tập trung phát triển mạnh công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở quy hoạch vùng hợp lý, đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh, gắn với giải quyết tốt các vấn đề về môi trường, việc làm. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào hoạt động cụm công nghiệp Sóc Sơn, cụm công nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình, lấp đầy khu công nghiệp Nội Bài hiện có và mở rộng thêm 50ha. Về phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp dịch vụ, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái phục vụ cho nội thành, các khu đô thị, các khu công nghiệp và du lịch. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh chăn nuôi – thủy sản; khuyến khích dồn điền đổi thửa, chuyển đổi sản xuất, hình thành những vùng chuyên canh có quy mô lớn. Trong một cuộc phỏng vấn sâu, ông phó Chánh văn phòng Huyện ủy huyện Sóc Sơn cho biết: “Giai đoạn 2010 đến 2015, toàn dân huyện Sóc Sơn đang cố gắng phấn đấu trở thành thành phố vệ tinh của Thủ đô. Để đạt được kết quả đó, lãnh đạo huyện Sóc Sơn cũng đã đưa ra một số quan điểm chỉ đạo cụ thể như: trong phát triển kinh tế xã hội thì phải lấy phát huy nội lực là nhân tố chính, quyết định; tranh thủ huy động các nguồn lực bên ngoài là quan trọng. Phát triển kinh tế - xã hội của huyện phải đặt trong định hướng phát triển chung của Thủ đô, đảm bảo phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, gắn phát triển công nghiệp – dịch vụ với phát triển nông nghiệp nông thôn và chuyển dịch lao động trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp – dịch vụ; đảm bảo an sinh xã hội và giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc. Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo đó, Đảng bộ huyện cũng đưa ra một số phương hướng trọng tâm như đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp sinh thái, từng bước hoàn thành xây dựng 82 nông thôn mới; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch và quản lý quy hoạch,…” (Nam, 39 tuổi, cán bộ huyện ủy huyện Sóc Sơn). Với tinh thần đó, đến hết năm 2010, kinh tế của huyện tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch tích cực. Cụ thể là: Cơ cấu lao động trên địa bàn huyện chuyển dịch tích cực, lao động công nghiệp – dịch vụ chiếm 40,6%. Trong đó cơ cấu công nghiệp là 74,8%; dịch vụ là 19%; nông nghiệp là 6,2%. Với sự phát triển mạnh của kinh tế trong huyện, lãnh đạo huyện đã đề ra mục tiêu là phải phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, tranh thủ mọi thời cơ, nguồn lực để xây dựng Sóc Sơn trở thành vùng phát triển của Thủ đô với cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ - nông lâm nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững, có hệ thống hạ tầng và quy hoạch đồng bộ - hiện đại, văn hóa – xã hội phát triển, nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao, an sinh xã hội được đảm bảo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Một yếu tố tác động đến biến đổi xã hội là chính sách dồn điền đổi thửa của huyện Sóc Sơn. Chính sách dồn điền đổi thửa đã được lãnh đạo và nhân dân trong huyện cùng quyết tâm hoàn thành khiến cho kinh tế - xã hội của huyện có nhiều khởi sắc. Như chúng ta đã thấy có một thực trạng chung ở các tất cả các vùng nông thôn của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, vấn đề quan trọng hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới hiện nay là phải tổ chức lại sản xuất với bước đi đầu tiên là tiến hành dồn điền, đổi thửa để qui hoạch lại đồng ruộng, từng bước nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, từng bước đẩy mạnh phát triển nền sản xuất kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa bền vững. Xã Mai Đình là địa phương được chọn làm điểm của thành phố và huyện về triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới. Hưởng ứng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, dù biết mỗi mét vuông đất ở đây có giá trị cao hơn nhiều so với đa số các địa phương khác trong huyện, nhân dân trong xã đã tự nguyện tháo dỡ công trình, lùi tường rào về phần đất của mình, dành tổng số trên 4.000 m2 để xây dựng đường giao thông. Việc làm này không chỉ mang lại 83 những con đường đẹp, đủ tiêu chuẩn nông thôn mới mà còn thể hiện nét văn hóa cộng đồng trong dân cư. Trong một cuộc phỏng vấn sâu, một lãnh đạo tại xã Mai Đình cho biết: “Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn để tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa là công cuộc “dồn điền đổi thửa”. Dồn điền đổi thửa chính là giảm sự manh mún, nhỏ hẹp của đất đai canh tác để quy hoạch thủy lợi, giao thông phục vụ sản xuất, đa dạng hóa sản xuất hàng hóa và quy hoạch quản lý diện tích đất đai của địa phương. Việc dồn điền đổi thửa, xây dựng nông thôn mới ở xã Mai Đình đã diễn ra khá toàn diện và suôn sẻ, về cơ bản nhận được sự đồng tình của nhân dân. Do được Thành phố hỗ trợ ngân sách là hơn 41 tỉ đồng, huyện hỗ trợ hơn 76 tỉ đồng, ngân sách của xã vào khoảng 84 tỉ đồng, vốn lồng ghép gần 40 tỉ đồng, vốn doanh nghiệp đóng góp là hơn 27 tỉ đồng, huy động nguồn đóng góp của nhân dân là gần 34 tỉ đồng, vốn xã hội hóa là hơn 10 tỉ đồng nên một số những vấn đề khó khăn đều cơ bản được giải quyết. Kết quả đánh giá hiện trạng nông thôn trước khi thực hiện đề án nông thôn mới vào trước năm 2008, xã Mai Đình chỉ có 1/19 tiêu chí đạt tiêu chí và 7/19 tiêu chí đạt thấp. Nhưng đến nay, xã đã đạt 18/19 tiêu chí như thủy lợi, điện, cơ sở vật chất văn hóa, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập bình quân đầu người, giáo dục, y tế, môi trường, giao thông, cơ cấu lao động và văn hóa, … Lãnh đạo xã và toàn dân đã cố gắng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giải quyết những vấn đề tồn đọng nên vào đầu năm 2014, xã đã đạt mục tiêu là xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới sớm nhất trong huyện Sóc Sơn” (Nam, 58 tuổi, cán bộ xã). Và đây là hình ảnh người dân trong xã đang xây dựng kênh mương nội đồng để hoàn thành sớm chương trình dồn điền đổi thửa, xây dựng nông thôn mới. 84 Ảnh: Xây dựng kênh mương nội đồng phục vụ dồn điền đổi thửa xây dựng nông thôn mới. (Nguồn: Tư liệu ảnh của xã - 2013 ) Chúng ta thấy, trước năm 2008, hình ảnh đường làng ngõ xóm còn là đường đất đỏ với hai bên là lũy tre làng nhưng sau năm 2008, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chính sách phát triển khu đô thị mới dọc đường tỉnh lộ 131, chính sách xây dựng nông thôn mới đã khiến cho bộ mặt nông thôn của xã đã có nhiều biến đổi. Ảnh: Đường giao thông trong xã trước năm 2008 (Nguồn: Tư liệu ảnh của xã) 85 Ảnh: Người dân trong xã đang làm đường liên thôn – trong chương trình xây dựng nông thôn mới (Nguồn: Tư liệu ảnh của xã - năm 2011) Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Mai Đình, 14 nội dung trong kế hoạch năm 2010 đã và đang triển khai, trong đó một số hạng mục công trình đã hoàn thành như nhà văn hóa thôn Mai Nội, 7 nhà cho các hộ nghèo, mua 80 xe thu gom rác… nhiều công trình đang triển khai, như xây dựng trung tâm văn hóa xã, trạm bơm thôn Ấp Cút và hoàn thành việc khảo sát, lập báo cáo kỹ thuật mở rộng các tuyến đường trục xã và đường trục các thôn... Đối với các dự án phát triển sản xuất, xã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai xây dựng vùng 100ha đưa cơ giới hóa vào làm đất, gặt đập liên hoàn; xây dựng đề án phát triển vùng rau an toàn 35ha và củng cố 40ha nuôi trồng thủy sản hiện có. 86 Ảnh: Khu vực trồng rau an toàn của xã (Nguồn: Tư liệu ảnh của xã) Để giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, xã đã tận dụng lợi thế có khu công nghiệp Nội Bài rộng hơn 70ha, phối hợp với các doanh nghiệp đưa lao động vào làm và vận động nhân dân phát triển các ngành nghề dịch vụ bám ven các trục đường lớn. Với lợi thế gần sân bay Nội Bài, xã đã thành lập Hợp tác xã taxi vận tải gồm 100 xe phục vụ chở khách… đã thu hút được khoảng 20% số lao động trong xã tham gia. Hiện mức thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt khoảng 26 triệu đồng/người/năm. Ảnh: Hợp tác xã taxi Nội Bài (Nguồn: Tư liệu ảnh của UBND xã) 87 Một người dân tại thôn Đống Bài chia sẻ: “Khi Nhà nước lấy đất để xây dựng khu công nghiệp Nội Bài thì chúng tôi cũng tạo điều kiện để giải phóng mặt bằng nhanh, đồng thời cũng có yêu cầu chính quyền thôn và xã làm việc với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp để họ tạo điều kiện cho con em chúng tôi vào làm việc ở đó, tránh việc thất nghiệp kéo dài sẽ khiến kinh tế khó khăn mà lại nảy sinh nhiều tệ nạn. Các cụ nói nhàn cư vi bất thiện mà” (nam, 65 tuổi, cán bộ nghỉ hưu). Khi tìm hiểu về sự tác động của những chính sách đến cuộc sống của người dân trong xã, chúng tôi đã nhận được khá nhiều ý kiến khác nhau và phần lớn những ý kiến đó đều cho rằng với chính sách phát triển khu công nghiệp, xây dựng khu đô thị và chính sách xây dựng nông thôn mới khiến cho bộ mặt của xã đã hoàn toàn thay đổi. 3.3. Tác động của một số yếu tố nhân khẩu - xã hội Trong nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học rất quan tâm đến việc làm rõ các yếu tố thuộc về đặc trưng nhân khẩu – xã hội của cá nhân và gia đình. Trong quá trình nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận thấy rằng có sự biến đổi về cơ cấu dân số, biến đổi về cơ cấu nghề nghiệp – việc làm có mối liên hệ chặt chẽ với đặc điểm nhân khẩu – xã hội của cá nhân, tức là các đặc trưng về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn … Thực tế, sự biến đổi cơ cấu nghề nghiệp – việc làm ở các làng, xã vùng ven đô Hà Nội và xã Mai Đình là một ví dụ, đang chứng tỏ vai trò to lớn của nhân tố trình độ học vấn của người dân. Chẳng hạn, qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nhóm đối tượng là thanh niên, nhóm gia đình có kinh tế khá giả, nhóm người có trình độ học vấn cao, … thì việc đón nhận tốc độ đô thị hóa nhanh hơn, hay nói cách khác họ chấp nhận sự chuyển đổi từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp một cách đơn giản, dễ dàng hơn. Trong khi đó, nhóm người cao tuổi, nhóm cá nhân có trình độ học vấn và chuyên môn thấp, 88 nhóm những gia đình có kinh tế khó khăn,… thì khó chấp nhận việc thay đổi và có xu hướng không muốn thay đổi việc làm của mình. Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa Trình độ học vấn và biến đổi nghề nghiệp của người dân trước và sau năm 2008 (%) Trước năm 2008: 70 60 50 Nông dân 40 Công nhân 30 Công nhân viên chức 20 Buôn bán dịch vụ 10 Lao động tự do 0 Tiểu học Trung Phổ học cơ sở thông trung học Trung Cao Trên đại cấp đẳng/đại học học Sau năm 2008 (tỉ lệ %) 70 60 Nông dân 50 Công nhân 40 30 Công nhân viên chức 20 Buôn bán dịch vụ 10 Lao động tự do 0 Tiểu học Trung học phổ thông Cao đẳng/đại học 89 Nhìn vào bảng tương quan ở trên ta thấy, trình độ học vấn làm nhân tố quan trọng tác động đến sự biến đổi về nghề nghiệp – việc làm của người dân trong xã. Trong xã hội hiện đại, học vấn là chìa khóa của sự phát triển, là một trong những yếu tố quan trọng quy định vị thế và sự thăng tiến xã hội của mỗi cá nhân. Khi một cá nhân đạt trình độ học vấn cao trong xã hội sẽ tạo ra nhiều cơ hội để lựa chọn việc làm, nghề nghiệp và mức thu nhập cho bản thân và cho gia đình. Học vấn cao sẽ tạo ra cho cá nhân có cơ hội nâng cao thu nhập hơn từ các hoạt động phi nông nghiệp, tức là các hoạt động từ tiền công và tiền lương. Ngược lại, những cá nhân có trình độ học vấn thấp thường nằm trong nhóm làm nghề nông nghiệp hoặc công nhân sản xuất và ít có sự biến đổi về nghề nghiệp; họ thường không dám mạo hiểm chuyển việc khi không đảm bảo được rằng mình sẽ thích ứng được hoặc khó xin được việc mới. Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận thấy trình độ học vấn của người dân trong xã không những có ý nghĩa lớn trong biến đổi về cơ cấu nghề nghiệp – việc làm mà còn là yếu tố quan trọng tạo nên sự năng động và khả năng thích ứng trước những biến đổi trước những biến đổi tại xã Mai Đình trong thời gian vừa qua. Những người có trình độ học vấn thường có xu hướng sử dụng thời gian rỗi của mình vào những việc tích cực như thể dục thể thao, đọc báo hoặc thưởng thức những cách giải trí khác nhau. Còn nhóm người có trình độ học vấn thấp hơn thì việc sử dụng thời gian rỗi của họ thường hướng vào những hoạt động như sang nhà hàng xóm uống nước/ nói chuyện, ở nhà hoặc xem tivi,... 90 Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa trình độ học vấn và biến đổi sử dụng thời gian rảnh rỗi của người dân trước và sau năm 2008 ( %): Trước năm 2008: Xem tivi 100 90 Uống nước ở nhà 80 Sang nhà hàng xóm uống nước/ nói chuyện 70 60 Đọc báo 50 Nghe nhạc 40 Thể dục thể thao 30 20 Tham gia hoạt động tập thể 10 Đi thăm hỏi bà con/bạn bè 0 Đi chơi 91 Sau năm 2008: Xem tivi 100 90 Uống nước ở nhà 80 Sang nhà hàng xóm uống nước/nói chuyện 70 Đọc báo 60 Nghe nhạc 50 40 Thể dục thể thao 30 Tham gia các hoạt động tập thể 20 Đi thăm hỏi bà con/bạn bè 10 Đi chơi 0 Đi uống café/hát Karaoke Nhìn vào bảng tương quan ở trên cho thấy yếu tố trình độ học vấn tác động đến biến đổi sử dụng thời gian rỗi của người dân. Nhóm có trình độ học vấn thấp thường có những hoạt động mang tính hướng nội như thường xem tivi ở nhà, uống nước ở nhà hay sang nhà hàng xóm chơi và có sự biến đổi nhẹ ở thời điểm trước và sau năm 2008. Với nhóm có trình độ học vấn cao như cao đẳng/ đại học hay trên đại học thì các họ dành thời gian rảnh rỗi cho 92 các hoạt động hướng ngoại nhiều hơn như đi chơi, đi uống cà phê, thể dục thể thao hay hay hoạt động mang tính chất giải trí như đọc báo mạng và nghe nhạc. Với hoạt động đọc báo và nghe nhạc thì có sự khác biệt lớn giữa nhóm người có trình độ học vấn thấp và nhóm có học vấn cao. Với nhóm có trình độ tiểu học thì ở cả hai thời điểm trước và sau năm 2008 đều không đọc báo hay nghe nhạc vào thời gian rảnh; nhóm có trình độ trung học cơ sở thì hoạt động đọc báo chiếm 2,9% ở thời điểm trước năm 2008 và tăng lên 8,6% ở thời điểm sau năm 2008, hoạt động nghe nhạc là 0% ở thời điểm trước nam 2008 tăng lên 11,4% ở thời điểm sau năm 2008. Nhưng với nhóm có trình độ cao đẳng/ đại học thì hoạt động đọc báo và nghe nhạc chiếm tỉ lệ cao và không có sự biến động nhiều ở cả hai thời điểm trước và sau năm 2008. Khi tìm hiểu về sự tác động của trình độ học vấn đến biến đổi hoạt động mua sắm, chi tiêu của người dân, chúng tôi nhận thấy ở thời điểm trước năm 2008, yếu tố học vấn không tác động nhiều đến việc người dân chi phí cho ăn uống trong gia đình. Và ở tất cả các nhóm có trình độ học vấn từ thấp đến cao đều cho rằng đầu tư, chi phí cho học hành cũng là một khoản chi nhiều trong gia đình họ. Với điều kiện kinh tế chưa phát triển nên hầu như tất cả mọi người dân ở mọi trình độ học vấn đều cho rằng việc đầu tư cho giải trí, du lịch là xa xỉ. 93 Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa trình độ học vấn và biến đổi chi phí (%) Trước năm 2008 Ăn uống 100 Quần áo, giày dép 90 Khám chữa bệnh 80 Học hành 70 Sửa chữa nhà cửa 60 Sản xuất kinh doanh 50 Sắm đồ dùng cho gia đình Điện nước, phí vệ sinh, chất đốt Giải trí, du lịch 40 30 20 Tiết kiệm 10 Chi phí khác 0 Từ sau năm 2008 Ăn uống 90 Quần áo giày dép 80 Khám chữa bệnh 70 Học hành 60 Sửa chữa nhà cửa Sản xuất kinh doanh 50 Sắm đồ dùng cho gia đình Điện nước phí vệ sinh chất đốt Giải trí du lịch 40 30 20 Tiết kiệm 10 Chi phí khác 0 Nhưng từ sau năm 2008 đến nay, chúng ta thấy ở mỗi nhóm trình độ học vấn khác nhau lại có sự biến đổi khác nhau. Việc mua sắm quần áo giầy dép 94 đều được mọi người quan tâm nhưng với càng có trình độ học vấn cao thì việc đầu tư cho mua sắm quần áo giầy dép lại càng tăng. Nhóm người có trình độ học vấn cao thường làm việc trong các cơ quan Nhà nước hay làm hành chính trong các doanh nghiệp với mức lương cũng khá hơn nhóm học vấn thấp làm nghề lao động tự do hoặc công nhân thì việc đầu tư cho mua sắm quần áo, giầy dép với họ cũng hoàn toàn dễ hiểu. Bên cạnh đó, nhóm có trình độ học vấn cao cũng quan tâm đến việc du lịch giải trí hơn nhóm có trình độ học vấn thấp. Một khía cạnh nữa là nhóm có trình độ học vấn trung bình như trung học cơ sở, trung học phổ thông hay trung cấp thì đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhiều hơn nhóm có trình độ học vấn thấp (tiểu học) và nhóm có trình độ học vấn cao (cao đẳng/ đại học, trên đại học). Điều này cũng được lý giải là nhóm có trình độ học vấn thấp như tiểu học thì thường làm nghề nông nghiệp, nhóm có trình độ học vấn cao thì thường làm trong các doanh nghiệp, công ty tư nhân hay làm trong cơ quan Nhà nước và họ không quan tâm nhiều đến việc đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Ngoài sự tác động của trình độ học vấn đến lối sống của người dân, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn nhận thấy yếu tố về nghề nghiệp cũng có những tác động không nhỏ đến lối sống của người dân tại địa phương. Mỗi nhóm nghề khác nhau thường có những hoạt động khác nhau sau bữa cơm chung và có sự biến đổi ở hai thời điểm trước và sau năm 2008. 95 Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa nghề nghiệp và hoạt động thường làm sau khi ăn bữa cơm chung của người dân trước và sau năm 2008 (tỉ lệ %) Ngồi uống nước nói chuyện cùng nhau 120 100 Trao đổi về công việc gia đình 80 60 Mỗi người làm việc riêng của mình 40 Đi chơi nhà hàng xóm/bạn bè 20 c K há n bá bu ôn nh Đi uống café K in h do a N Cô n g ôn g nh â dâ n n 0 Khác Sau năm 2008: Ngồi uống nước nói chuyện cùng nhau 100 90 80 Trao đổi về công việc gia đình 70 60 Mỗi người làm việc riêng của mình 50 40 30 Đi chơi nhà hàng xóm/bạn bè 20 10 0 N Đi uống café g ôn n dâ ng Cô ân nh K h in h an do ôn bu 96 n bá c há K Khác Nhìn vào bảng tương quan ở trên, chúng ta thấy ở thời điểm trước năm 2008, hầu như những người dân ở xã dù làm nghề gì thì sau bữa ăn cơm chung họ thường ngồi uống nước nói chuyện cùng nhau hoặc họ đi chơi nhà hàng xóm, bạn bè. Hoạt động đi uống cà phê sau bữa cơm hoàn toàn không xảy ra. Đây là một nét đặc trưng cho lối sống của người dân nông thôn, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình và biểu hiện của tình làng nghĩa xóm rất rõ nét. Nhưng ở thời điểm sau năm 2008 thì tỉ lệ mỗi người làm việc riêng của mình sau khi ăn bữa cơm chung tăng lên rất mạnh ở tất cả các loại hình nghề nghiệp của người dân, hành động ngồi uống nước nói chuyện cùng nhau sau bữa cơm chung cũng giảm đáng kể; hình thức mỗi người làm việc riêng của mình sau khi ăn bữa cơm chung cũng tăng lên ở tất cả các loại hình nghề nghiệp; đặc biệt là hình thức đi uống cà phê sau khi dùng bữa cơm chung cũng tăng lên đáng kể và xuất hiện ở hầu hết với các loại nghề nghiệp khác nhau. Qua biểu hiện của sự biến đổi này chúng ta nhận thấy lối sống đô thị đã bắt đầu len lỏi rất mạnh mẽ vào cuộc sống của người dân trong xã. Qua sự phân tích ở trên cho chúng ta thấy yếu tố trình độ học vấn, nghề nghiệp hay nhóm tuổi đều có những ảnh hưởng với những mức độ khác nhau đến lối sống của người dân trong xã. Và đặc biệt là nhóm những yếu tố đó có biểu hiện tác động khác nhau ở hai thời điểm trước và sau năm 2008. Đô thị hóa không chỉ là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân bố dân cư và biến đổi những yếu tố vật chất mà còn làm chuyển hóa những khuôn mẫu của đời sống xã hội. Chính quá trình đô thị hóa đã phổ biến các giá trị văn hóa và lối sống đô thị vào cuộc sống nông thôn. Nhịp sống, cơ cấu xã hội và các mối quan hệ xã hội ở các làng xã trong vùng ven đô thay đổi một cách cơ bản. Cùng với sự thay đổi các giá trị chuẩn mực văn hóa là sự thay đổi thái độ, hành vi và cách ứng xử của mỗi cư dân khu vực nông thôn ven đô trong đời sống mỗi gia đình. Những thay đổi này làm cho đô thị và nông thôn xích 97 lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, chính những thay đổi này có thể tạo ra những cú sốc do sự phá vỡ cơ cấu xã hội nông thôn truyền thống vốn coi trọng sự hài hòa trong lối sống của người dân vùng ven đô. Không những vậy, sự gia tăng mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa đã tác động đến đời sống của người dân trong xã. Nhiều yếu tố của xã hội hiện đại đã xuất hiện cuốn cuộc sống vốn êm ả nơi làng quê vào nhịp vận động nhanh, sôi động của cuộc sống đô thị. Khi tìm hiểu về hoạt động của người dân thường làm sau khi ăn bữa cơm chung trong gia đình, chúng tôi nhận thấy có sự tương quan giữa những nhóm tuổi khác nhau và ở hai thời điểm trước năm 2008 và từ sau năm 2008 đến nay. Bảng 3.1. Bảng tương quan giữa nhóm tuổi và biến đổi hoạt động của người dân sau khi dùng bữa cơm chung (%) Nhóm tuổi Hình thức Trước năm 2008 25 – 39 40 - 60 Trên 60 Từ sau 2008 đến nay 25 - 39 40 – 60 Trên 60 1.Ngồi uống nước nói 67,9 87,9 75,0 39,3 44,4 75,0 21,4 12,1 75,0 18,4 26,3 75,0 32,1 45,5 25,0 67,9 81,8 25,0 21,4 20,2 75,5 25,0 24,2 75,0 5.Đi uống cafe 0,0 0,0 0,0 31,1 14,1 25,0 6.Hình thức khác 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 chuyện cùng nhau 2.Trao đổi về công việc gia đình 3.Mỗi người làm việc riêng của mình 4.Đi chơi nhà hàng xóm/bạn bè (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài) 98 Mặt khác, trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã làm biến đổi sâu sắc sự thuần nhất của cộng đồng làng – xã vốn gắn bó với nhau từ bao đời nay của tình làng nghĩa xóm. Nhìn qua diện mạo của xã chúng ta thấy tính chất pha tạp của cộng đồng dân cư không còn thuần túy là những người của làng nữa. Trong làng đã xuất hiện nhiều hộ gia đình mới từ nội thành hoặc một số tỉnh khác về mua đất xây nhà ở để phù hợp với công việc của họ. Những hộ gia đình này mặc dù sống ở trong làng nhưng quyền lợi và đời sống kinh tế, các mối quan hệ xã hội không gắn liền với làng xã nên họ rất ít tham gia công việc chung của làng. Điểm đặc biệt trong đời sống của người dân trong xã là do có khu công nghiệp nằm trên địa bàn xã nên phần lớn dân cư của các làng trở thành những công nhân trong các xí nghiệp, công ty có vốn đầu tư của nước ngoài nên đời sống kinh tế của chính họ và gia đình họ gắn liền với quyền lợi của xí nghiệp; vì vậy, tính cộng đồng với xí nghiệp hay tính trách nhiệm với công ty thì ngày càng tăng mà tính cộng đồng làng xã có chiều hướng ngày càng giảm đi. Đô thị hóa cũng làm biến đổi các mối quan hệ xã hội của khu vực nông thôn vùng ven đô. Sự biến đổi này không chỉ diễn ra ở trong các mối quan hệ dòng tộc, làng – xã mà còn diễn ra ở các quan hệ xã hội đa chiều, phức tạp do sự pha trộn nhiều tầng lớp và thành phần dân cư, sự chuyển đổi các mô hình cư trú. Điều đó làm tăng sự phân hóa xã hội ở trong đời sống người dân. Sự phân hóa này vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển, vừa là nguy cơ đưa tới những bất ổn thiếu tính bền vững cho người dân trong xã. Khi tìm hiểu về việc sử dụng thời gian rảnh rỗi của những nhóm tuổi khác nhau, chúng tôi nhận thấy những nhóm tuổi khác nhau lại có những cách sử dụng thời gian rảnh rỗi khác nhau và có sự biến đổi ở hai thời điểm trước và sau năm 2008. 99 Biểu đồ 3.5: Tương quan giữa nhóm tuổi và biến đổi về sử dụng thời gian rỗi của người dân (%) Trước năm 2008: Xem tivi/nghe đài 100 Uống nước ở nhà 90 80 Sang nhà hàng xóm uống nước/nói chuyện 70 Đọc báo 60 Nghe nhạc 50 Thể dục thể thao 40 Tham gia các hoạt động tập thể 30 Đi thăm hỏi bà con bạn bè 20 Đi chơi 10 Đi uống café/hát Karaoke 0 25 - 39 40 - 60 Trên 60 Khác Sau năm 2008: Xem tivi/Nghe đài 100 Uống nước ở nhà 90 80 Sang nhà hàng xóm uống nước/nói chuyện 70 Đọc báo 60 Nghe nhạc 50 Thể dục thể thao 40 Tham gia các hoạt động xã hội 30 Đi thăm hỏi bà con/bạn bè 20 Đi chơi 10 Đi uống café/hát Karaoke 0 25 - 39 40 - 60 Trên 60 100 Khác Với nhóm tuổi từ 25 - 39, họ sử dụng thời gian rỗi thường mang sắc màu “đô thị” hơn, họ hướng vào những hoạt động như tham gia thể thao, đi chơi hay đi uống cà phê. Còn với nhóm tuổi từ 40 -60 thường không có sự biến động nhiều, sau năm 2008 họ cũng đã có hoạt động đi uống cà phê và tỉ lệ đi chơi cũng tăng lên. Đặc biệt, ở nhóm tuổi trên 60, họ thường hướng vào các hoạt động như xem tivi, thăm bà con/ bạn bè hay thể dục thể thao. Đối với nhóm tuổi trên 60, những hoạt động mang tính chất của người nông dân vẫn in đậm trong họ, họ sử dụng thời gian rỗi của mình vào những hoạt động mang tính chất tình làng nghĩa xóm hơn so với lớp tuổi khác. Quá trình biến đổi nhanh về kinh tế - xã hội sẽ dần hình thành lối sống đô thị với những giá trị, chuẩn mực, quan niệm đặc trưng của đô thị. Trong bối cảnh quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa của thành phố diễn ra nhanh chóng sẽ lại có tác động to lớn với người dân trong xã không chỉ về mặt phát triển cơ cấu nghề nghiệp, về cơ sở hạ tầng,...mà còn là vấn đề lối sống. Mạng lưới quan hệ xã hội được hình thành và mở rộng thông qua học tập, công việc, sở thích hơn là quan hệ trong làng xã. Lối sống hay lối làm việc sáng đi tối về, đi làm theo ca kíp của các thành viên trong gia đình đã dần dần đưa tới sự xa cách, không còn quan hệ gần gũi với nhau và ngày càng có nhiều gia ðình mà các thành viên đề cao giá trị của đồng tiền hơn là giữ mối quan hệ thân thiết với nhau. Nhìn chung, những người dân trong xã đã và đang dần hòa nhập khá nhanh vào lối sống đô thị. Những chuẩn mực giá trị đã có những biến đổi nhất định, bên cạnh những nét đẹp truyền thống của người dân nông thôn là sự du nhập những yếu tố của văn minh đô thị. Sự hưởng thụ văn hóa một cách tích cực, lành mạnh có xu hướng ngày càng tăng, điều đó thể hiện một lối sống năng động hơn, sôi nổi hơn. Mỗi cá nhân không còn bị bó hẹp ở mối quan hệ trong phạm vi lũy tre làng nữa mà đã mở rộng mối quan hệ, giao lưu tiếp xúc với nhiều tầng lớp và nhiều nhóm người trong xã hội, tham gia vào các hoạt động phong phú để mở rộng tầm hiểu biết của mình hơn. Ngoài sự tác động của yếu tố trình độ học vấn thì yếu tố giới tính cũng có sự ảnh hưởng đến lối sống của người dân tại xã Mai Đình. Theo kết quả 101 nghiên cứu về sự tác động của yếu tố giới tính đến sự biến đổi hoạt động của người dân sau bữa cơm chung, chúng tôi nhận thấy ở thời điểm trước năm 2008, tỉ lệ nam giới thường ngồi uống nước nói chuyện cùng nhau cao hơn so với nữ giới. Ngược lại, sau khi ăn bữa cơm chung xong thì nữ giới lại có xu hướng đi chơi nhà hàng xóm/bạn bè hoặc trao đổi về công việc gia đình nhiều hơn nam giới. Biểu đồ 3.6: Tương quan giữa giới tính và sự biến đổi hoạt động của người dân sau bữa cơm chung (%) Trước năm 2008 90 80 Ngồi uống nước/nói chuyện cùng nhau 70 Trao đổi về công việc gia đình 60 50 Mỗi người làm việc riêng của mình 40 Đi chơi nhà hàng xóm/bạn bè 30 20 Đi uống café 10 Khác 0 Nam Nữ Sau năm 2008 80 70 20 Ngồi uống nước/nói chuyện cùng nhau Trao đổi về công việc gia đình Mỗi người làm việc riêng của mình Đi chơi nhà hàng xóm/bạn bè Đi uống café 10 Khác 60 50 40 30 0 Nam Nữ 102 Sau năm 2008, sự tác động của mỗi giới đối với từng hoạt động lại có sự biến đổi nhẹ. Nếu trước năm 2008, tỉ lệ nam giới làm việc riêng sau bữa cơm chung cao hơn nữ giới thì sau năm 2008, tỉ lệ này lại ngược lại. Nhưng đối với hoạt động đi chơi nhà hàng xóm/ bạn bè sau bữa cơm chung thì sau năm 2008, tỉ lệ nam giới lại tăng nhẹ trong khi đó tỉ lệ của nữ giới lại giữ nguyên. Với hoạt động ngồi uống nước nói chuyện cùng nhau sau bữa cơm ở thời điểm sau năm 2008 thì đều có sự giảm nhẹ ở cả hai giới. Với hoạt động đi uống cà phê sau bữa cơm chung ở thời điểm sau năm 2008 thì nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn nữ giới. Đây cũng là một điểm phản ánh được lối sống của người dân Việt Nam nói chung và lối sống của người dân nông thôn nói riêng, sau khi ăn cơm người phụ nữ vẫn đảm nhận những vai trò như rửa bát, dọn dẹp nhà cửa và quản lý con cái nhiều hơn nam nên nam giới có thời gian đi uống cà phê giải trí nhiều hơn so với nữ giới. Khi nghiên cứu về sự tác động của yếu tố giới với sự biến đổi về việc sử dụng thời gian rỗi, chúng tôi nhận thấy có sự tác động khác nhau ở mỗi hoạt động. 103 Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa giới tính và biến đổi sử dụng thời gian rỗi của người dân trước và sau năm 2008 (%) Trước năm 2008 Xem tivi/nghe đài 100 90 Uống nước ở nhà 80 Sang nhà hàng xóm uống nước/nói chuyện Đọc báo 70 60 Nghe nhạc 50 Thể dục thể thao 40 30 Tham gia các hoạt động tập thể Đi thăm hỏi bà con/bạn bè 20 10 Đi chơi 0 Nam Nữ Đi uống café Sau năm 2008 Xem tivi/nghe đài 100 90 Uống nước ở nhà 80 Sang nhà hàng xóm uống nước/nói chuyện Đọc báo 70 60 50 Nghe nhạc 40 Thể dục thể thao 30 20 10 0 Nam Nữ Tham gia các hoạt động tập thể Đi thăm hỏi bà con/bạn bè Đi chơi 104 Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy một số hoạt động sử dụng thời gian rỗi ở thời điểm sau năm 2008 đều giảm như uống nước ở nhà, sang nhà hàng xóm uống nước/ nói chuyện nhưng tỉ lệ nữ giảm nhiều hơn nam. Một số hoạt động như tham gia các hoạt động tập thể, đi uống cà phê đều tăng so với trước năm 2008 nhưng tỉ lệ nam giới lại tăng nhiều hơn so với nữ giới. Đây cũng là điểm đặc biệt cho chúng ta thấy khi có thời gian rảnh rỗi thì nam giới thường hướng vào các hoạt động mang tính hướng ngoại nhiều hơn. Đối với nữ họ vẫn thường chọn cách ở nhà xem tivi/ nghe đài hoặc tập thể dục thể thao nhiều hơn so với nam giới. Sự biến đổi về lối sống ở khu vực nông thôn ven đô, cụ thể là tại địa bàn xã Mai Đình trong những năm vừa qua không thể không tính đến sự tác động của yếu tố cơ sở hạ tầng do quá trình đô thị hóa mang đến. Yếu tố cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường giao thông, hệ thống điện, trường, trạm y tế, nhà văn hóa và hệ thống nhà ở của người dân. Hệ thống này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia, một vùng hay một địa phương. Đây vừa là điều kiện, vừa là tiền đề và vừa là mục tiêu của sự biến đổi ở mọi xã hội nói chung và ở vùng nông thôn ven đô nói riêng. Qua sự phân tích ở phần trên cho chúng ta thấy, hệ thống đường giao thông nông thôn tại xã Mai Đình đã có sự biến đổi mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong xã và địa phương. Hệ thống đường giao thông tốt giúp cho người dân đi lại dễ dàng và việc giao lưu văn hóa giữa vùng này với vùng kia, giữa những người dân trong xã với nhau và với người ở làng xã khác cũng trở lên thuận tiện hơn. Đây là điều kiện để người dân trong xã có thể hòa nhập dễ dàng hơn với lối sống đô thị. Một người dân tại thôn Đống Bài chia sẻ: “Trước kia đường xá đi lại khó khăn, nhất là vào những ngày mưa thì không ai muốn đi ra đường nhưng mấy năm trở lại đây, đường xá tốt hơn nhiều lại có hệ thống đèn chiếu sáng công cộng nữa. Buổi tối chúng tôi có thể dễ dàng 105 đi chơi, đi uống cà phê hay đi hát karaoke mà có uống ít bia rượu thì khi về cũng không sợ bị ngã do ổ gà như trước” (nam, 29 tuổi, công nhân). Cũng nhận xét về hệ thống đường giao thông, đặc biệt là hệ thống xe buýt chạy qua xã nên một người dân chia sẻ: “Trước kia đa số là đường đất đỏ và đường rải sỏi, đi lại khó khăn nên chúng tôi cũng ít khi sang xã khác hay ra thị trấn chơi nhưng giờ đường nhựa và đường bê tông tốt nên chúng tôi thường xuyên đi chơi, gặp gỡ bạn bè. Đặc biệt là giờ có xe buýt đi qua nên thi thoảng cuối tuần chúng tôi rủ nhau ra Hà Nội chơi” (nữ, 26 tuổi, công nhân). Một yếu tố không kém phần quan trọng, đó là hệ thống cơ sở hạ tầng của mỗi gia đình người dân trong xã hay nói cách khác đó chính là hệ thống nhà ở của người dân. Cũng qua khảo sát chúng ta thấy hệ thống nhà ở của người dân có sự biến đổi mạnh theo chiều hướng tốt lên rất nhiều. Với mỗi người dân nông thôn, ngôi nhà luôn là sự quan tâm hàng đầu của họ. Họ làm ăn vất vả chỉ mong nuôi con cái ăn học và xây dựng được một ngôi nhà khang trang, sạch sẽ. Khi vấn đề nhà ở được cải thiện, họ sẽ có điều kiện hưởng thụ những hoạt đông văn hóa tinh thần khác như tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, có thời gian xem những chương trình mình yêu thích để mở mang sự hiểu biết với xã hội, hay họ có thể mạnh dạn bỏ ra một khoản tiền để đi du lịch, đi chơi vào một dịp nào đó trong năm. Từ đó, họ cũng dần đi gần đến với lối sống đô thị mà chúng ta đang thấy hiện nay. 106 * Tiểu kết chương 3 Qua sự phân tích về nhóm yếu tố tác động mạnh đến biến đổi xã hội của người dân xã Mai Đình, chúng tôi nhận thấy nhóm yếu tố về chính sách quản lý của huyện Sóc Sơn, được lãnh đạo xã Mai Đình triển khai cụ thể đã có những tác động mạnh đến sự biến đổi về cơ cấu xã hội. Cụ thể là chính sách về xây dựng nông thôn mới, chính sách dồn điền đổi thửa và chính sách xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp đã tác động mạnh, làm thay đổi cơ cấu dân số của xã, cơ sở hạ tầng của xã trở lên khang trang hơn, nghề nghiệp – việc làm của người dân trong xã có nhiều biến động và theo chiều hướng phi nông nhiều hơn. Từ sự biến đổi về cơ cấu xã hội đã làm biến đổi lối sống của người dân. Khi cơ sở hạ tầng khang trang hơn, tốt đẹp hơn và khi đời sống vật chất khá giả hơn thì người dân thường quan tâm đến đời sống tinh thần hơn. Qua đó cho chúng ta thấy tính hội nhập lối sống đô thị của người dân địa phương. Mặc dù có sự biến đổi mạnh nhưng giữa các nhóm xã hội không có sự mâu thuẫn nhau. Nhóm thanh niên chấp nhận lối sống đô thị dễ dàng hơn so với nhóm người cao tuổi. Mặc dù có sự bảo thủ nhưng nhóm người cao tuổi đã có tư tưởng điều chỉnh hành vi của mình sao cho thức hợp với xu thế của xã hội. Đây là biểu hiện của sự phát triển kinh tế đi kèm với sự đồng thuận về văn hóa, tạo điều kiện cho xã có thể phát triển bền vững trong tương lai. 107 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ *Kết luận: Những phân tích về sự biến đổi kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa cho thấy sự thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô, sự xuất hiện của khu công nghiệp và khu đô thị mới, sự chuyển hóa quyền sử dụng đất,…đã dần dần biến xã Mai Đình từ vùng quê yên ả thành khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư mang dáng dấp của khu đô thị mới. Những biến đổi diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sự biến đổi về dân số, sự biến đổi về nghề nghiệp việc làm, biến đổi về cơ sở hạ tầng đến những biến đổi về lối sống như hành vi tiêu dùng và cách sử dụng thời gian rỗi của người dân,… Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có mối quan hệ biện chứng giữa sự tác động của đô thị hóa và sự biến đổi xã hội tại địa bàn xã Mai Đình trong những năm vừa qua và sự tác động đó được chúng tôi đo từ góc độ thời gian (so sánh thời điểm trước năm 2008 và thời điểm sau năm 2008 đến nay). Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi còn nhận thấy ngoài sự tác động của đô thị hóa thì yếu tố học vấn, nghề nghiệp cũng có sự tác động mạnh đến biến đổi xã hội trong những năm vừa qua. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cơ cấu nghề nghiệp của người dân tại xã Mai Đình đã có nhiều biến đổi trong quá trình đô thị hóa. Các ngành nghề phi nông nghiệp phát triển mạnh, cùng với nó là tỉ trọng thu nhập từ các ngành nghề phi nông cũng tăng lên. Mặc dù vậy, người dân vẫn không muốn bỏ ruộng hoàn toàn bởi tuy thu nhập từ nghề nông không cao nhưng đây vẫn là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm chính cho người dân trong xã. Một vấn đề đặt ra là trong những năm tới là một mặt người dân trong xã vẫn phải đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm cho dân cư trong địa phương trong điều kiện dân số ngày càng tăng, đất nông nghiệp sẽ ngày càng giảm; mặt khác, các hộ gia đình làm nghề nông nghiệp có thể tận dụng kinh nghiệm và điều 108 kiện của mình để có thể phát triển vùng đất của mình thành nơi cung cấp lương thực thực phẩm sạch cho dân cư tại Thủ đô. Những phân tích về cơ sở hạ tầng tại địa bàn cho thấy mức độ đô thị hóa ở vùng ven đô chưa cao. Vì vậy có sự pha trộn giữa những đặc trưng đô thị và đặc trưng nông thôn về khuôn mẫu nhà ở và cơ sở hạ tầng. Qua cuộc khảo sát chỉ ra rằng có mối quan hệ nhất định giữa mức độ đô thị hóa và đặc điểm cơ sở hạ tầng tại địa phương. Mức độ đô thị hóa càng cao thì các kiểu kiến trúc nhà ở càng phong phú, đa dạng; nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh hơn, chất lượng nhà tắm, nhà vệ sinh luôn được nâng cao. Dưới tác động của đô thị hóa, công nghiệp hóa, đất nông nghiệp ngày càng giảm đi đã làm biến đổi cơ cấu nghề nghiệp – việc làm, từ đó một số hành vi của người dân như hành vi tiêu dùng, hành vi sử dụng thời gian rỗi cũng thay đổi theo. Sự biến đổi về xã hội ở nông thôn vùng ven đô, cụ thể là tại địa bàn xã Mai Đình trong những năm vừa qua và thời gian tới sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, trong đó cần phải kể đến các khía cạnh như xu hướng phi nông nghiệp ngày càng nhanh và mạnh, sự đa dạng hóa cơ cấu nghề nghiệp – việc làm là yếu tố tất yếu nhưng điều cơ bản là nghề nông nghiệp vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển trong một bộ phận dân cư; xu hướng nâng cao mức sống, tăng giàu giảm nghèo vẫn tiếp tục được quan tâm; sự đô thị hóa về lối sống ở nông thôn đã và đang diễn ra mạnh mẽ theo nhiều chiều hướng khác nhau, tác động đến từng nhóm xã hội khác nhau dẫn đến mỗi nhóm xã hội lại lựa chọn cho mình cách sống, cách giao tiếp khác nhau. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đô thị đang dần lan tỏa trong người dân và họ tiếp thu lối sống đô thị ở mỗi nhóm lại theo một cách khác nhau. Nhóm thanh niên tiếp thu lối sống đô thị nhanh và chủ động hơn so với nhóm cao tuổi; không có sự mâu thuẫn văn hóa giữa các nhóm với nhau. Điều đó cho chúng ta thấy mặc dù mức sống tăng lên nhanh, nghề nghiệp biến đổi 109 mạnh theo hướng phí nông, lối sống đô thị đang dần lan tỏa trong đời sống của người dân nhưng không có sự mâu thuẫn văn hóa giữa các nhóm xã hội. *Khuyến nghị Từ những sự biến đổi đó, cần có những giải pháp để góp phần phát triển bền vững xã hội nông thôn vùng ven đô nói chung và tại xã Mai Đình nói riêng. Đô thị hóa, công nghiệp hóa khiến cho diện tích đất nông nghiệp bị giảm đi đáng kể trong những năm vừa qua, một số hộ gia đình gần như không còn đất nông nghiệp, một số hộ vẫn còn giữ được nhưng bị giảm đi rất nhiều. Vì vậy vấn đề việc làm cho người dân cần được quan tâm hơn cả, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trong xã. Với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh, nhiều hộ gia đình nông dân đột nhiên có một khoản tiền lớn mà chưa biết tiêu dùng vào việc gì, chính vì vậy cần có sự hướng dẫn, quan tâm đến từng hộ gia đình để họ dùng tiền đền bù đất nông nghiệp vào những mục đích thiết thực, tránh lãng phí hoặc sử dụng vào những mục đích mang tính chất tiêu cực. Sự biến đổi xã hội diễn ra ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau và đều có sự tác động đến các nhóm xã hội. Vì vậy, cần có sự quan tâm đến từng nhóm xã hội, đặc biệt là nhóm lao động ở tuổi trung niên (trên 40 tuổi) và nhóm lao động nữ trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp. Thực tế cho thấy, khi người dân bước vào tuổi trung niên và nhóm lao động nữ thì cơ hội tìm kiếm việc làm đối với họ là khá khó khăn, họ đã quen với việc “cày sâu quốc bẫm” trong nhiều năm qua, khi không còn ruộng đất để làm họ sẽ dễ rơi vào tình trạng hụt hẫng, bế tắc về việc làm và thu nhập, họ có thể gặp những cú sốc do quá trình đô thị hóa mà họ chưa kịp thích ứng. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường vai trò, năng lực lãnh đạo quản lý phát triển kinh tế - xã hội cho đội ngũ cán bộ xã. Trong bối cảnh biến đổi mau lẹ và phức tạp của xã hội nông thôn vùng ven đô như hiện nay, chúng ta dễ nhận thấy là trình độ, năng lực lãnh đạo quản lý của đội ngũ cán bộ cấp xã dường 110 như chưa theo kịp với yêu cầu của thực tiễn. Các địa phương cần phải tạo ra những điều kiện, tiền đề cần thiết và thuận lợi để thúc đẩy người dân chuyển đổi nghề thành công và theo hướng phi nông nghiệp, đa dạng hóa ngành nghề để nâng cao mức sống và giảm tỉ lệ thất nghiệp cho người dân khi họ bị mất đất nông nghiệp. Địa phương cần quan tâm hơn nữa và có cái nhìn xa hơn đến việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ bao gồm điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa,… Thực tế cho thấy, mặc dù trong những năm vừa qua, hệ thống cơ sở hạ tầng của xã phát triển mạnh, người dân khá hài lòng với chất lượng cơ sở hạ tầng của địa phương nhưng với tốc độ đô thị hóa mạnh, dân số tăng nhanh dẫn đến việc cơ sở hạ tầng của địa phương sẽ bị quá tải, nhanh xuống cấp. Do vậy, đẩy nhanh việc phát triển hạ tầng cơ sở để đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân trong bối cảnh đô thị hóa và công nghiệp hóa là hết sức có ý nghĩa. Bên cạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao thu nhập cho người dân, lãnh đạo địa phương cũng cần quan tâm hơn nữa đến lối sống của người dân. Do chịu sự tác động mạnh của quá trình đô thị hóa nên lối sống của người dân nông thôn là sự pha trộn giữa lối sống nông thôn và lối sống đô thị, là sự đa dạng hóa về thành phần dân cư. Tuy vẫn là vùng nông thôn nhưng những sinh hoạt, thói quen của người dân đã mang dáng dấp của đô thị, chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa, văn minh và lối sống đô thị. Thái độ, hành vi ứng xử giữa các cá nhân với nhau không còn suồng sã mà mang tính chất tôn trọng cuộc sống cá nhân. Cần có sự quan tâm để địa phương vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống của vùng nông thôn, vẫn gìn giữ và phát huy được những nét đẹp của tình làng nghĩa xóm mà không mang tính lạc hậu, cổ hủ để phù hợp với sự phát triển của xã hội. 111 Cùng với việc phát triển kinh tế, địa phương nên quan tâm đầu tư, xây dựng những điểm vui chơi giải trí lành mạnh để người dân không còn phải đổ vào thành phố vào những dịp nghỉ lễ tết. Những điểm vui chơi này vừa là nơi thu hút người dân trong và ngoài xã đến giải trí, có thể tạo thêm việc làm và thu nhập cho chính những người dân trong xã, vừa giảm áp lực cho thành phố khi người dân đổ xô vào thành phố để vui chơi vào những ngày lễ tết. Khi kinh tế phát triển mạnh theo hướng tích cực sẽ làm cho lối sống của người dân trở nên năng động hơn, tạo một bước bổ trợ cho sự phát triển của nội thành. Chính quyền địa phương cũng cần quan tâm để phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những tiêu cực do đô thị hóa, công nghiệp hóa mang đến để biến đổi xã hội của xã trở thành điểm mạnh hòa nhập chung với sự biến đổi của Thủ đô và của cả nước. 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ANKOUN André và ANSART Pierre, “Từ điển xã hội học”, (“Dictionnaire de Sociologie”), 1999, Pari, Nxb Le Robert/Seuil. (Tác giả Trịnh Văn Tùng tóm tắt). 2. Nguyễn Tuấn Anh, (bản thảo), “Biến đổi xã hội” trong giáo trình xã hội học đại cương, (sắp xuất bản). 3. Chung Á – Nguyễn Đình Tấn (chủ biên): “Nghiên cứu xã hội học”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội 1996. 4. Bùi Thế Cường (2010), “Góp phần tìm hiểu biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 5. Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Duy Hóa (2010), “Từ điển xã hội học Oxford”, Nxb Đại học Quốc gia. 6. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (2001), “Xã hội học”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. G.Endruweit và G.Trommsdorff (2002), “Từ điển Xã hội học” (dịch từ nguyên bản tiếng Đức), Nhà Xuất bản Thế giới. 8. Ngô Văn Giá, “Giá trị đạo đức cá nhân qua khảo sát ở các làng ven đô Hà Nội hiện nay”, tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 10/2008. 9. Vũ Quang Hà (2001), “Các lý thuyết Xã hội học”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. (Tập 1). 10. Lê Ngọc Hùng, “Các cấp độ và xu hướng biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ xã hội học”, tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 4/2010. 11. Lê Ngọc Hùng (2011), “Lịch sử và lý thuyết xã hội học”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Huyện ủy huyện Sóc Sơn: “Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ X nhiệm kỳ 2010 – 2015”. 113 13. Ngô Thắng Lợi (Bài tham luận), “Đô thị hóa ở Hà Nội nhìn từ góc độ phát triển bền vững” đăng trên báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 14. Trịnh Duy Luân, “Xã hội học đô thị”, NXB Khoa học Xã hội, 2004. 15. Trịnh Duy Luân, “Biến đổi xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa qua nghiên cứu nhóm doanh nhân”, tạp chí Xã hội học số 1/2000. 16. Trịnh Duy Luân (2003), “Nghiên cứu những vấn đề biến đổi xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Xã hội học. 17. Nguyễn Hữu Minh (2003), “Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa”, Viện Xã hội học. 18. Vũ Hào Quang (chủ biên) (2013), “Biến đổi xã hội nông thôn trong quá trình dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. Tập thể cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), “Những vấn đề xã hội học trong sự biến đổi xã hội”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 20. Tạ Ngọc Tấn (2013), “Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 21. Nguyễn Đình Tấn (2010), “Biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới”, tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 3/2010. 22. Trần Đan Tâm, Nguyễn Vi Nhuận: “Những biến đổi xã hội ở vùng ven đô Hà Nội dưới áp lực đô thị hóa”, tạp chí Xã hội học, số 1/2000. 23. Nguyễn Duy Thắng, “Tác động của đô thị hóa đến các mặt kinh tế - xã hội của vùng ven đô và những vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí xã hội học số 1/2009. 114 24. Lã Thu Thủy, “Những biến đổi nhận thức của cư dân ven đô trong quá trình đô thị hóa”, tạp chí Tâm lý học, số 8/2008. 25. Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn: Các báo cáo kinh tế xã hội từ năm 2008 đến năm 2014. 26. UBND huyện Sóc Sơn. “Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015”. 27. Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn: “Tập văn bản chỉ đạo triển khai xây dựng chương trình nông thôn mới huyện Sóc Sơn” (2008). 28. Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn: “Báo cáo sơ kết 2 năm (2010 – 2012)”. thực hiện chương trình 06 – Ctr/HU của Huyện ủy về tiếp thực thực hiện các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thủy sản. 29. Ủy ban nhân dân xã Mai Đình: Các báo cáo kinh tế - xã hội từ năm 2007 đến năm 2014. 30. Nguyễn Khắc Viện (1994), “Từ điển Xã hội học”, Nxb Thế giới. 115 PHỤ LỤC 116 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC ******* PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Kính thưa Ông/ Bà! Để tìm hiểu về Biến đổi xã hội của huyện Sóc Sơn trong quá trình đô thị hóa trong những năm gần đây, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến của ông/bà về những vấn đề trong cuộc sống bằng cách đánh dấu vào  hoặc khoanh tròn vào các phương án trả lời ông bà cho là đúng. Các ý kiến của ông/bà sẽ được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. I. THÔNG TIN CHUNG Xin ông/bà cho biết một số thông tin sau: 1. Ông bà sinh năm bao nhiêu? Năm sinh……………. 2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 3. Tình trạng hôn nhân: 1. Có vợ/chồng 2. Chưa có vợ/chồng 3. Ly hôn/ly thân 4. Góa 5. Khác 4. Dân tộc: 1. Kinh 2. Dân tộc khác (xin ghi rõ)……………. 5. Trình độ học vấn: 1. Không biết chữ 5. Trung cấp 2. Tiểu học 6. Cao đẳng/Đại học 3. Trung học cơ sở 7. Trên đại học 4. Trung học phổ thông 117 6. Nghề nghiệp: 1. Nông dân 5.Cán bộ chính quyền/ đoàn thể 2. Công nhân 6.Kinh doanh buôn bán 3. Kỹ sư/ Bác sĩ 7.Cán bộ hưu trí 4. Công an/Bộ đội 8.Khác (xin ghi rõ) II. THÔNG TIN VỀ BIẾN ĐỔI ĐIỀU KIỆN SỐNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH Câu 1. Xin ông/bà cho biết, số người đang sống chung trong hộ gia đình mình trước năm 2008 và hiện nay? (chỉ tính số người thường trú) 1. Trước năm 2008: …...người. 2. Từ năm 2008 – nay: …….người. Câu 2. Nhà ông/bà đang ở hiện nay thuộc diện nào dưới đây: Loại nhà Trước năm 2008 Từ năm 2008 - nay 7. Nhà sàn 8. Nhà mái tôn tạm bợ 9. Nhà mái ngói cấp 4 10. Nhà mái bằng kiên cố 11. Nhà tầng kiên cố từ 2 tầng trở lên 12. Nhà khác (xin ghi rõ) Câu 3. Trong gia đình ông/bà có các phương tiện/đồ dùng sinh hoạt nào dưới đây và có bao nhiêu chiếc?(Đánh dấu X vào cột tương ứng nếu có) Loại tài sản Trước năm 2008 Có 1.Ti vi 2.Tủ lạnh 3.Máy giặt 4.Điều hòa 5.Xe máy 118 Số lượng Từ 2008 – nay Có Số lượng 6.Ô tô 7.Lò vi song 8.Bếp ga/ bếp từ 9. Đầu video/ dàn máy nghe nhạc 10. Bình nóng lạnh (tắm) 11. Truyền hình cáp/vệ tinh 12. Máy vi tính 13. Khác (xin ghi rõ) Câu 4. Hiện nay ông/bà đang dùng nước sinh hoạt ở đâu? Nguồn nước sinh hoạt Trước năm 2008 Từ năm 2008 - nay 1.Nước mưa 2.Nước ao/hồ/sông/suối 3.Nước giếng khơi/ giếng đào 4.Nước giếng khoan 5.Nước do công ty tư nhân cung cấp 6.Nước do công ty nước sạch của Nhà nước 7.Nguồn nước khác Câu 5. Gia đình ông/bà sử dụng dạng nhà vệ sinh nào? Loại nhà vệ sinh Trước năm 2008 1.Không có nhà vệ sinh 2.Hố xí 2 ngăn 3. Nhà vệ sinh thấm dội nước 4. Nhà vệ sinh tự hoại khép kín 5.Nhà vệ sinh khác 119 Từ năm 2008 - nay Câu 6. Nhà tắm của gia đình ông/ bà thuộc loại nào? Loại nhà tắm Trước năm 2008 Từ năm 2008 - nay 1.Nhà tắm tạm 2.Phòng tắm ngoài phòng ở kiên cố 3.Nhà tắm khép kín 4.Khác Câu 7. Hiện nay gia đình ông bà có mấy thế hệ? 1. Một thế hệ 3. Ba thế hệ 2. Hai thế hệ 4. Bốn thế hệ 5. Khác ……………………….. II. MỘT SỐ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI Câu 8. Hiện nay thu nhập của gia đình ông/ bà tăng lên hay giảm đi so với trước năm 2008? 1. Tăng lên 2. Giảm đi 3. Không biêt/Không trả lời Câu 9. Trước năm 2008 và từ năm 2008 đến nay, nguồn thu nhập chính của gia đình ông/bà là gì? (Hãy chọn 3 nguồn thu nhập chính) Nguồn thu nhập Trước năm 2008 Từ năm 2008 đến nay 1.Nông nghiệp 2.Thủ công nghiệp 3.Buôn bán dịch vụ 4.Lương – thưởng 5.Lao động tự do 6.Trợ cấp xã hội 7.Lương hưu 8.Người thân 9.Nguồn khác (xin ghi rõ) ………………………………………………….. 120 Câu 10. Xin ông/bà cho biết, trong những năm vừa qua, trong các khoản chi tiêu dưới đây, ông bà chi tiêu cho khoản nào nhiều nhất (đánh dấu 3 phương án chi nhiều nhất) Loại chi tiêu Trước năm 2008 Từ năm 2008 - nay 12. Ăn uống 13. Quần áo, giầy dép 14. Khám chữa bệnh 15. Học hành 16. Sửa chữa nhà cửa 17. Sản xuất kinh doanh 18. Sắm đồ dùng cho gia đình 19. Điện nước, phí vệ sinh, chất đốt 20. Giải trí, du lịch 21. Tiết kiệm 22. Chi tiêu khác…………………. Câu 11. So với trước năm 2008, mức độ chi tiêu của gia đình mình như thế nào so với thu nhập? Loại hình Trước năm 2008 Từ năm 2008 - nay 1.Thu không đủ chi 2.Phải chi tiêu rất tằn tiện/ kham khổ 3.Vừa đủ trang trải cho cuộc sống 4.Có dư dật/ có tích lũy 5. Ý kiến khác Câu 12. Ông/ bà cho biết loại đường dân sinh nào có tại địa phương? Loại đường dân sinh Trước năm 2008 1.Đường đất 2.Đường lát gạch 3.Đường bê tông 121 Từ năm 2008 - nay 4.Đường nhựa 5.Đường khác (xin ghi rõ) Câu 13. Gia đình ông/bà thải nước sinh hoạt như thế nào? Hệ thống thoát nước Trước năm 2008 Từ năm 2008 - nay 1. Thải tự do ra môi trường 2. Thải vào hệ thống thoát nước riêng của gia đình 3. Thải vào hệ thống chung của thôn xóm 4. Sử dụng lại để chăm bón cho cây cối 5. Cách khác (xin ghi rõ) Câu 14. So với trước năm 2008 thì hệ thống đèn chiếu sáng công cộng của thôn hiện nay như thế nào? Trước năm 2008 Có Không Không biết/ Không trả lời 1.Chỉ dùng vào dịp lễ tết 2.Chỉ dùng vào các ngày cuối tuần 3.Dùng trong tất cả các ngày 122 Từ 2008 đến nay Có Không Không biết/ Không trả lời Câu 15. Ông/Bà có hài lòng với chất lượng các cơ sở hạ tầng sau của địa phương không? Trước năm 2008 Cơ sở hạ tầng Có Không Không Từ 2008 đến nay Có Không biết/KTL Không biết/KTL 1.Điện lưới 2.Đường giao thông 3.Trạm y tế 4.Chợ 5.Trường học 6.Nhà văn hóa 7.Hệ thống thu gom rác và vệ sinh môi trường 8.Hệ thống cung cấp nước sạch Câu 16. Gia đình ông/bà có bị thu hồi đất nông nghiệp không? 1. Có (chuyển câu 17- 21) 2. Không (chuyển câu 22) Câu 17. Diện tích đất nông nghiệp của gia đình bị thu hồi bao nhiêu phần? 1. Thu hồi toàn bộ 2. Thu hồi 1/2 3. Thu hồi 1/3 4. Thu hồi ít hơn 1/3 5. Khác (xin ghi rõ)………………………………… 123 Câu 18. Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của gia đình để phục vụ mục đích gì? 1. Xây dựng khu công nghiệp 2. Xây dựng khu đô thị mới 3. Mở đường cao tốc 4. Xây dựng hệ thống trường học/ bệnh viện 5. Khác (xin ghi rõ)………………………….. Câu 19. Khi thu hồi đất, gia đình được đền bù/ hỗ trợ gì? 1. Đề bù bằng tiền mặt 2. Hỗ trợ đào tạo nghề mới 3. Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi 4. Đền bù cho đất ở một nơi khác 5. Hình thức khác (xin ghi rõ) ……………………… Câu 20. Ông/bà sử dụng tiền đền bù đất nông nghiệp của gia đình vào mục đích gì? 1. Đầu tư chuyển dịch sản xuất nông nghiệp 2. Đầu tư sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 3. Học nghề 4. Mua đồ dùng sinh hoạt 5. Xây mới hoặc sửa chữa nhà cửa 6. Đi du lịch/ nghỉ dưỡng 7. Gửi tiết kiệm 8. Cho vay lãi 9. Mục đích khác (xin ghi rõ)……………….. 124 Câu 21. Mức sống của gia đình ông/bà sau khi bị thu hồi đất có thay đổi như thế nào so với thời điểm trước khi bị thu hồi đất? 1. Giảm đi 2. Vẫn như cũ 3. Tốt hơn 4. Không biết/ Không trả lời Câu 22. Từ năm 2008 - nay, ông/bà có sự thay đổi gì về nghề nghiệp? Trước Loại nghề nghiệp năm 2008 Từ năm 2008 đến nay Thu hẹp hoạt động của nghề đó Giữ Mở rộng hoạt nguyên động của nghề đó 1.Nông dân 2.Công nhân 3.Công nhân viên chức 4.Buôn bán dịch vụ 5.Lao động tự do 6.Nghề mới hoàn toàn Câu 23. Lý do thay đổi nghề nghiệp của ông/bà là gì? 1. Mất đất/ Giảm diện tích đất 2. Thiếu vốn 3. Sức khỏe không đảm bảo 4. Nghề mới thu nhập cao hơn 5. Lý do khác (xin ghi rõ)..................................................................................... Câu 24. Khi có sự chuyển đổi nghề mới, ông/bà có gặp khó khăn gì? 31. Thiếu vốn để đầu tư 32. Thiếu nguồn lao động 33. Trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu 34. Nghề mới có thu nhập bấp bênh (thấp hơn nghề cũ) 35. Lý do khác: …………………………………………………………….. 125 Câu 25. Ông/bà có định hướng nghề nghiệp cho con cái không? 1. Có (chuyển câu 26) 2. Không (chuyển câu 27) Câu 26. Ông/bà định hướng cho con theo loại nghề nghiệp nào? Loại nghề nghiệp Trước năm 2008 Sau năm 2008 1. Công chức/ viên chức Nhà nước 2.Bộ đội/công an 3.Kỹ sư/Bác sĩ 4.Công nhân tự do 5.Nông nghiệp 6.Buôn bán dịch vụ 7.Xuất khẩu lao động 8.Khác III. BIẾN ĐỔI VỀ LỐI SỐNG Câu 27: Các thành viên trong gia đình ông/bà thường ăn bữa cơm nào ở nhà? Thành viên trong gia đình Trước năm 2008 Bữa Bữa sáng trưa Bữa tối Chồng Vợ Con cái Cháu Ông/bà 126 Từ 2008 đến nay Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối Câu 28: Các thành viên trong gia đình ông/bà thường làm gì sau khi ăn xong bữa cơm chung? Hình thức Trước năm 2008 Từ năm 2008 – nay 1.Ngồi uống nước/ nói chuyện cùng nhau 2.Trao đổi về công việc gia đình 3. Mỗi người làm việc riêng của mình 4.Đi chơi nhà hàng xóm/bạn bè 5.Đi uống café 6.Hình thức khác (xin ghi rõ) Câu 29. Gia đình ông/bà có tổ chức đi ăn uống ở nhà hàng không? 1. Có (chuyển cầu 29a và 29b) 2. Không (chuyển câu 30) 127 Câu 29a. Xin ông/bà đánh giá mức độ thường xuyên đi ăn nhà hàng? Tần suất đi ăn nhà hàng Trước năm 2008 Từ năm 2008 – nay 1. Khoảng 1 - 2lần/1 tháng 2. Khoảng 3 - 4 lần/ tháng 3. Khoảng trên 4 lần/ tháng Câu 29b. Gia đình đi ăn ở nhà hàng nhân dịp gì? Lý do đi ăn nhà hàng Trước năm 2008 Từ năm 2008 – nay 1. Sinh nhật thành viên trong gia đình 2. Ăn cùng bạn bè/ đồng nghiệp 3. Ăn cùng đối tác 4. Người khác (xin ghi rõ) Câu 30. Khi có thời gian rảnh rỗi ông/bà thường làm gì? Cách sử dụng thời gian rảnh rỗi Trước năm 2008 Từ năm 2008 - nay 1. Xem tivi/ nghe đài 2. Uống nước ở nhà 3. Sang nhà hàng xóm uống nước/nói chuyện 4. Đọc báo 5. Nghe nhạc 6. Thể dục thể thao 7. Tham gia các hoạt động tập thể 8. Đi thăm hỏi bà con/bạn bè 9. Đi chơi 10. Đi uống café/ hát Karaoke Ý kiến khác ……………………………………………………………………….. 128 Câu 31. Ông/ bà có đi du lịch không? 1. Có (chuyển câu 32) 2. Không (chuyển câu 33) Câu 32. Ông/bà đi du lịch vào dịp nào? Dịp đi du lịch Trước năm 2008 Từ năm 2008 – nay 1. Ngày nông nhàn 2. Ngày nghỉ lễ trong năm 3. Ngày kỷ niệm của mình 4. Đi cùng cơ quan/công ty 5. Lúc nào muốn thì tổ chức đi 6. Dịp khác (xin ghi rõ) Câu 33. Khi hàng xóm có việc hiếu / hỉ, ông/bà có tham gia giúp đỡ không? 1. Có (chuyển câu 32a) 2. Không (chuyển câu 32b) Câu 33a. Ông/ bà tham gia giúp đỡ bằng hình thức nào? Hình thức tham gia giúp đỡ Trước năm 2008 Từ năm 2008 - nay 1. Nấu nướng/ dọn dẹp 2 .Tiếp khách 3. Giúp đỡ thóc/gạo 4. Giúp đỡ tiền/vàng 5. Gửi phong bì mừng (hỉ)/ viếng (hiếu) 6. Hình thức khác Câu 33b. Nếu ông/bà không tham gia giúp hàng xóm, xin nêu lý do? Lý do Trước năm 2008 Từ năm 2008 - nay 1. Gia đình họ tự làm 2. Họ nhờ anh em trong của họ 3. Họ thuê người khác làm 4. Lý do khác (xin ghi rõ) Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà! 129 [...]... xã hội tại huyện Sóc Sơn Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và quan sát có hệ thống, chúng tôi đã chọn xã Mai Đình – xã có tốc độ đô thị hóa mạnh nhất huyện Sóc Sơn và từ đó có thể suy ra những xã khác tại vùng ven đô có tốc độ đô thị hóa tương tự 5.2 Khách thể nghiên cứu Luận văn nghiên cứu Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô – Khảo sát tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố. .. quản lý xã hội hiểu rõ hơn về biến đổi xã hội vùng ven đô dưới tác động của đô thị hóa, từ đó có thể suy ra sự biến đổi xã hội ở một xã khác trong huyện hay một vùng ven đô khác có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự và cũng đang chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa Nhà quản lý xã hội có thể tham khảo kết quả nghiên cứu để áp dụng đối với từng nhóm đối tượng xã hội trong quá trình biến đổi xã hội 11... - xã hội và quá trình đô thị hóa của xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội Đặc điểm nhân khẩu học: - Tuổi - Giới tính - Trình độ học vấn - Nghề nghiệp Chính sách quản lý quá trình đô thị hóa của huyện Sóc Sơn: - Phát triển khu công nghiệp - Xây dựng nông thôn mới Biến đổi xã hội tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội Biến đổi cơ cấu xã hội Cơ cấu dân số Cơ cấu nghề nghiệp – việc làm Biến đổi. .. về biến đổi xã hội tại một vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa Cụ thể là nghiên cứu về biến đổi cơ cấu xã hội và lối sống của dân cư tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội Khi nghiên cứu về biến đổi cơ cấu xã hội, chúng tôi chỉ chọn một số biến số cụ thể như biến đổi về cơ cấu dân số, biến đổi về cơ cấu nghề nghiệp – việc làm, biến đổi về cơ sở hạ tầng; nghiên cứu về biến đổi lối sống... đến nay để thấy rõ sự biến đổi đó 10 3 Ý nghĩa nghiên cứu 3.1 Ý nghĩa lý luận Vận dụng một vài lý thuyết xã hội học để tìm hiểu về biến đổi cơ cấu xã hội hiện nay trong một vùng ven đô của Thành phố Hà Nội như lý thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết cơ cấu chức năng, và một số khái niệm có liên quan như biến đổi xã hội, cơ cấu xã hội, lối sống, lối sống đô thị, đô thị, đô thị hóa, ven đô, tác giả đi sẽ... ven đô Hà Nội - Đánh giá những thực tế biến đổi cơ cấu xã hội và lối sống của người dân ven đô Hà Nội - Phân tích những yếu tố tác động mạnh đến quá trình biến đổi xã hội ở khu vực ven đô 5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Biến đổi xã hội vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa - Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về sự biến đổi xã. .. của xã hội Còn những biến đổi chỉ tác động đến số ít cá nhân thì ít được các nhà xã hội học quan tâm, chú ý Vậy biến đổi xã hội là gì? Theo các nhà xã hội học ở Việt Nam thì biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian”[6, 279-280] A.Comte (1 798 – 1857) là nhà xã hội. .. xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Từ sự biến đổi của cơ cấu xã hội dẫn đến sự biến đổi về vai trò, chức năng của những nhóm xã hội khác nhau 1.1.5 Vùng ven đô Các nhà nghiên cứu phát triển đô thị đã đưa ra một số định nghĩa khác nhau về vùng ven đô, song có thể tóm tắt các điểm chung nhất như sau: Về mặt địa lý, vùng ven đô được hiểu là khu vực cận kề với thành phố Vùng ven đô là nơi vừa... khác biệt trong sự tác động của biến đổi xã hội ở xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giữa các nhóm xã hội? 6.2 Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Quá trình đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ đến biến đổi về cơ cấu xã hội và lối sống của người dân tại xã Mai Đình trong những năm vừa qua Trong đó, sự biến đổi về cơ sở hạ tầng, cơ cấu nghề nghiệp việc làm và hành vi tiêu dùng là sự biến đổi rõ nét... phố Hà Nội Xã Mai Đình có khu công nghiệp Nội Bài và đang xây dựng khu đô thị mới Vì vậy nên tác giả chọn xã Mai Đình để nghiên cứu, từ đó có thể suy ra những xã có điều kiện đô thị hóa tương tự ở các huyện khác thuộc vùng ven đô Hà Nội cũng như huyện Sóc Sơn - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu về sự biến đổi cơ cấu xã hội và biến đổi lối sống của người dân tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố ... GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ MINH THÚY BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÙNG VEN ĐÔ (KHẢO SÁT TẠI HUYỆN SÓC SƠN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI)... nghiên cứu Biến đổi xã hội trình đô thị hóa vùng ven đô – Khảo sát xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, khách thể nghiên cứu người dân sống xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, 12 thành phố Hà Nội... biến đổi xã hội vùng ven đô tác động đô thị hóa, từ suy biến đổi xã hội xã khác huyện hay vùng ven đô khác có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự chịu ảnh hưởng trình đô thị hóa Nhà quản lý xã hội

Ngày đăng: 06/10/2015, 00:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan