Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật qua đoạn Trao duyên

2 803 6
Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật qua đoạn Trao duyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đoạn trích Trao duyèn có thể được xem là một minh chứng cụ thể cho tài năng ngôn ngữ bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du       Nói tới Nguyễn Du là nói tới một hiện tượng vô song của văn học Việt Nam. Với “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”, Truyện Kiều đến bây giờ vẫn là mẫu mực cho nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Đoạn trích “Trao duyèn” có thể được xem là một minh chứng cụ thể cho tài năng ngôn ngữ bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du.       Vấn đề sử dụng ngôn từ bao giờ cũng được quan tâm hàng đầu của người cầm bút. Nhà văn chỉ có thế gửi gắm những suy nghĩ, những quan điểm của mình qua ngôn ngữ. Không rèn câu, luyện chữ thì không thế tạo ra những tác phẩm có giá trị. Nhưng những từ ngữ cầu kì, gọt rũa một cách không cần thiết lại trở nên vô duyên và sáo rỗng. Chính vì vậy để ngôn ngữ thăng hoa cần đến cả cái “tài” và cái “tâm”.       Ngôn ngữ nghệ thuật hay còn gọi là ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học đòi hỏi phải có tính gợi hình, gợi cảm. Đó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ để đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ cao.       Cũng như các phong cách ngôn ngữ khác, ngôn ngữ nghệ thuật trước hết đảm bảo chức năng thông tin. Gia đình Kiều gặp cơn tai biến. Bao ngày tháng êm đềm. hạnh phúc bỗng chốc trở thành ảo ảnh xa xôi. Kiều buộc phải bán mình chuộc cha, gác lại mối tình đầu vừa mới chớm nở với chàng Kim. Trong hoàn cảnh đó, nàng đã trao duyên cho em là Thúy Vân, mong Thúy Vân giúp nàng làm tròn nghĩa tình với Kim Trọng. Những chi tiết ấy, người đọc chỉ biết được khi tiếp cận với tác phẩm, qua lớp ngôn từ. Nhưng Truyện Kiều hấp dẫn người đọc không phải ở nội dung mà nó thông báo. Hơn bao giờ hết, Nguyễn Du đã để lại cho văn học dàn tộc những trang thơ tuyệt tác. Nếu Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho thơ nôm thì Nguyễn Du là người đưa nó đến đỉnh cao. Ngôn ngữ Truyện Kiều trong sáng, giản dị mà tinh tế. Nỗi đau khổ, dằn vặt của Thúy Kiều, sự xót xa cay đấng cho thân phận, sự nuối tiếc một tình yêu, sự băn khoăn cảm thấy có lỗi với chàng Kim..., tất cả những tâm trạng đó đã được Nguyễn Du miêu tả rất thành công. Bởi lẽ ông hoàn toàn nhập thân vào nhân vật, đồng cảm và thấu hiểu. Chẳng phải thế mà Mộng Liên Đường chủ nhân đã nhận xét: “Nguyễn Tố Như viết Kiều như có máu rỏ trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ giấy”.       Vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích trước hết thể hiện ở tính hình tượng. Đó là khả năng ngôn ngữ gợi lên những hình ảnh làm các nhân vật như chuyển động và hiện hữu như ngoài đời. Chỉ với hai câu thơ: “Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” Tác giả không những khắc họa được cử chỉ, hành động của Kiều mà còn thể hiện được suy nghĩ, ý nguyện của nàng. Thúy Kiều là chị nhưng khi nhờ em lại dùng từ “cậy”. Kiều lại dùng từ “chịu” chứ không dùng từ “nhận” để hỏi ý kiến Thúy Vân. Đó hẳn không phải là cách dùng từ “ngẫu hứng”. Thúy Kiều hiểu rằng việc nàng sắp nói ra là một điều hệ trọng mà Thúy Vân khòng có quyền lựa chọn. Và Nguyễn Du đã để nàng kể lại câu chuyện ấy... Chuyện tình yêu vốn của riêng hai người nên khi phải kể cho người thứ ba, Thúy Kiều đã cố lược di những chi tiết rườm rà. Đó là sự tế nhị của một người con gái sâu sắc, Nguyễn Du đã truyền tải điều đó như thế nào? Chỉ với hai hình ảnh: “quạt ước”, “chén thề”, tác giả đà vẽ nên một không gian tình ái mà chỉ Kiều và Kim mới biết, chỉ “vầng trăng vằng vặc giữa trời” là nhân chứng. Rồi “chiếc vành với bức tờ mây”, hay “phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”... những đồ vật ý nghĩa tưởng chừng rất giản đơn ấy đã gợi dậy trong Kiều những kỉ niệm mãnh liệt của thời yêu thương. Và dường như chúng khiến Kiều không còn đủ sáng suốt. Nàng “Trao duyên” cho Thúy Vân nhưng “tình” thỉ không. “Duyên này thì giữ, vật này của chung”. Kể cả khi Kiều nghĩ đến cái chết, thì tình nghĩa ấy vẫn không thôi rực cháy:                                        “Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu đền nghi trúc mai”...       “Bồ liễu”, “trúc mai” vốn là những hình ảnh tượng trưng quen thuộc trong văn thơ bác học. Nó xuất hiện trong câu thơ mang lại tính hàm súc. Cũng một nghĩa là đền đáp tình cảm của Kim Trọng nhưng câu thơ còn gợi lên cả dáng điệu mảnh mai. yếu ớt của Kiều, cả mối tình hai người vun đắp. Tác giả không nói với chúng ta về sự đau khổ, không nói về tình yêu thiết tha của Thúy Kiều nhưng tiếng kêu: "Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!” đã nói lên tất cả. Kim Trọng với Kiều đã không đơn thuần là người yêu mà là một đức lang quân, một người chồng mà nàng trao thân gửi phận. Vị trí của Kim Trọng trong trái tim nàng thật vô cùng to lớn.       Cứ hiện lên trên từng cầu chữ một bóng dáng tội nghiệp, vật vã của nàng thiếu nữ xinh đẹp mà bạc phận. Cứ hiện lên trong trang thơ những giọt nước mắt đắng cay cho thân phận của nàng Kiều. Điều mà chúng ta cảm nhận được chính là do tính hình tượng của ngôn từ nghệ thuật và tính truyền cảm của nó. Hẳn rằng Nguyễn Du cũng đã khóc rất nhiều cùng nhân vật, hẳn rằng nhà thơ đã xót xa đau khổ rất nhiều. Để bây giờ trở thành “người cho máu" nói như En-xa Tri-Ô-Iê, làm rung động tâm hồn bạn .đọc nhiều thế hệ. Chắc chắn rằng không chỉ có một Nguyễn Du mà còn có muôn triệu con ugười cùng chung nhịp đập với tác giả và nhân vật của ông. Thương cho cuộc tình duyên của Kiều, lại càng thấm thía những điều:                                        “Lạ gì bỉ sắc tư phong                               Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”       Càng căm ghét xã hội mà con người phải chịu tước bỏ những giá trị tinh thần đẹp đẽ, thiêng liêng nhất chỉ về thế lực “cường quyền” và “đồng tiền”.      Vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích còn thể hiện ở tính cá thể hóa. Cả đoạn trích là lời Thúy Kiều cùng những giằng xé nội tâm đau đớn. Kiều tỏ ra là người sâu sắc, có ý chi khi trao duyên cho Thúy Vân. Nhưng rồi nàng lại chìm sâu vào dòng tâm tưởng với những hồi ức, với viễn cảnh tương lai và bi kịch tinh thần, để rồi sau tiếng gọi tưởng chừng đứt ruột “Ôi, Kim lang, hỡi Kim lang!”. Nàng hoàn toàn khủng hoảng, sụp đổ vì nỗi đau đứt ruột:                                     “Cạn lời hồn ngất máu say                                 Một hơi lạnh ngắt, đôi tay giá đồng”         Nguyễn Du rất tài tình khi khắc họa nhân vật của mình. Một Thúy Kiều thông minh, sắc sảo, tinh tế, ý nhị nhưng nàng vẫn là một con người, một người con gái yếu đuối, một người trong lưới tình giăng mắc Trong Thúy Kiều ta thấy mọi phụ nữ, nhưng cũng lại không thể nhầm Kiều với ai khác được. Đó chính là nhờ tính cá thể của ngôn ngữ nghệ thuật. Qua đoạn trích, ta cũng phần nào thấy được phong cách nghệ thuật Nguyễn Du. Một giọng điệu rất riêng: thiết tha, đằm thắm mà chỉ Tố Như bằng ngọn gió yêu thương của tâm hồn mình mới tạo ra được. Còn nhớ Nguyễn Du Trong Truyện Kiều từng mượn lời nhân vật khác để khen Thúy Kiều:                                 “Khen tài nhả ngọc phun châu                                Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này ".       Thiết nghĩ lời ấy dành cho Truyện Kiều cũng hoàn toàn xứng đáng. Truyện Kiều - một hòn ngọc vô giá trong kho tàng văn học dân tộc. Trích: loigiaihay.com

Đoạn trích Trao duyèn có thể được xem là một minh chứng cụ thể cho tài năng ngôn ngữ bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du Nói tới Nguyễn Du là nói tới một hiện tượng vô song của văn học Việt Nam. Với “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”, Truyện Kiều đến bây giờ vẫn là mẫu mực cho nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Đoạn trích “Trao duyèn” có thể được xem là một minh chứng cụ thể cho tài năng ngôn ngữ bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du. Vấn đề sử dụng ngôn từ bao giờ cũng được quan tâm hàng đầu của người cầm bút. Nhà văn chỉ có thế gửi gắm những suy nghĩ, những quan điểm của mình qua ngôn ngữ. Không rèn câu, luyện chữ thì không thế tạo ra những tác phẩm có giá trị. Nhưng những từ ngữ cầu kì, gọt rũa một cách không cần thiết lại trở nên vô duyên và sáo rỗng. Chính vì vậy để ngôn ngữ thăng hoa cần đến cả cái “tài” và cái “tâm”. Ngôn ngữ nghệ thuật hay còn gọi là ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học đòi hỏi phải có tính gợi hình, gợi cảm. Đó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ để đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ cao. Cũng như các phong cách ngôn ngữ khác, ngôn ngữ nghệ thuật trước hết đảm bảo chức năng thông tin. Gia đình Kiều gặp cơn tai biến. Bao ngày tháng êm đềm. hạnh phúc bỗng chốc trở thành ảo ảnh xa xôi. Kiều buộc phải bán mình chuộc cha, gác lại mối tình đầu vừa mới chớm nở với chàng Kim. Trong hoàn cảnh đó, nàng đã trao duyên cho em là Thúy Vân, mong Thúy Vân giúp nàng làm tròn nghĩa tình với Kim Trọng. Những chi tiết ấy, người đọc chỉ biết được khi tiếp cận với tác phẩm, qua lớp ngôn từ. Nhưng Truyện Kiều hấp dẫn người đọc không phải ở nội dung mà nó thông báo. Hơn bao giờ hết, Nguyễn Du đã để lại cho văn học dàn tộc những trang thơ tuyệt tác. Nếu Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho thơ nôm thì Nguyễn Du là người đưa nó đến đỉnh cao. Ngôn ngữ Truyện Kiều trong sáng, giản dị mà tinh tế. Nỗi đau khổ, dằn vặt của Thúy Kiều, sự xót xa cay đấng cho thân phận, sự nuối tiếc một tình yêu, sự băn khoăn cảm thấy có lỗi với chàng Kim..., tất cả những tâm trạng đó đã được Nguyễn Du miêu tả rất thành công. Bởi lẽ ông hoàn toàn nhập thân vào nhân vật, đồng cảm và thấu hiểu. Chẳng phải thế mà Mộng Liên Đường chủ nhân đã nhận xét: “Nguyễn Tố Như viết Kiều như có máu rỏ trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ giấy”. Vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích trước hết thể hiện ở tính hình tượng. Đó là khả năng ngôn ngữ gợi lên những hình ảnh làm các nhân vật như chuyển động và hiện hữu như ngoài đời. Chỉ với hai câu thơ: “Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” Tác giả không những khắc họa được cử chỉ, hành động của Kiều mà còn thể hiện được suy nghĩ, ý nguyện của nàng. Thúy Kiều là chị nhưng khi nhờ em lại dùng từ “cậy”. Kiều lại dùng từ “chịu” chứ không dùng từ “nhận” để hỏi ý kiến Thúy Vân. Đó hẳn không phải là cách dùng từ “ngẫu hứng”. Thúy Kiều hiểu rằng việc nàng sắp nói ra là một điều hệ trọng mà Thúy Vân khòng có quyền lựa chọn. Và Nguyễn Du đã để nàng kể lại câu chuyện ấy... Chuyện tình yêu vốn của riêng hai người nên khi phải kể cho người thứ ba, Thúy Kiều đã cố lược di những chi tiết rườm rà. Đó là sự tế nhị của một người con gái sâu sắc, Nguyễn Du đã truyền tải điều đó như thế nào? Chỉ với hai hình ảnh: “quạt ước”, “chén thề”, tác giả đà vẽ nên một không gian tình ái mà chỉ Kiều và Kim mới biết, chỉ “vầng trăng vằng vặc giữa trời” là nhân chứng. Rồi “chiếc vành với bức tờ mây”, hay “phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”... những đồ vật ý nghĩa tưởng chừng rất giản đơn ấy đã gợi dậy trong Kiều những kỉ niệm mãnh liệt của thời yêu thương. Và dường như chúng khiến Kiều không còn đủ sáng suốt. Nàng “Trao duyên” cho Thúy Vân nhưng “tình” thỉ không. “Duyên này thì giữ, vật này của chung”. Kể cả khi Kiều nghĩ đến cái chết, thì tình nghĩa ấy vẫn không thôi rực cháy: “Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu đền nghi trúc mai”... “Bồ liễu”, “trúc mai” vốn là những hình ảnh tượng trưng quen thuộc trong văn thơ bác học. Nó xuất hiện trong câu thơ mang lại tính hàm súc. Cũng một nghĩa là đền đáp tình cảm của Kim Trọng nhưng câu thơ còn gợi lên cả dáng điệu mảnh mai. yếu ớt của Kiều, cả mối tình hai người vun đắp. Tác giả không nói với chúng ta về sự đau khổ, không nói về tình yêu thiết tha của Thúy Kiều nhưng tiếng kêu: "Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!” đã nói lên tất cả. Kim Trọng với Kiều đã không đơn thuần là người yêu mà là một đức lang quân, một người chồng mà nàng trao thân gửi phận. Vị trí của Kim Trọng trong trái tim nàng thật vô cùng to lớn. Cứ hiện lên trên từng cầu chữ một bóng dáng tội nghiệp, vật vã của nàng thiếu nữ xinh đẹp mà bạc phận. Cứ hiện lên trong trang thơ những giọt nước mắt đắng cay cho thân phận của nàng Kiều. Điều mà chúng ta cảm nhận được chính là do tính hình tượng của ngôn từ nghệ thuật và tính truyền cảm của nó. Hẳn rằng Nguyễn Du cũng đã khóc rất nhiều cùng nhân vật, hẳn rằng nhà thơ đã xót xa đau khổ rất nhiều. Để bây giờ trở thành “người cho máu" nói như En-xa Tri-Ô-Iê, làm rung động tâm hồn bạn .đọc nhiều thế hệ. Chắc chắn rằng không chỉ có một Nguyễn Du mà còn có muôn triệu con ugười cùng chung nhịp đập với tác giả và nhân vật của ông. Thương cho cuộc tình duyên của Kiều, lại càng thấm thía những điều: “Lạ gì bỉ sắc tư phong Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” Càng căm ghét xã hội mà con người phải chịu tước bỏ những giá trị tinh thần đẹp đẽ, thiêng liêng nhất chỉ về thế lực “cường quyền” và “đồng tiền”. Vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích còn thể hiện ở tính cá thể hóa. Cả đoạn trích là lời Thúy Kiều cùng những giằng xé nội tâm đau đớn. Kiều tỏ ra là người sâu sắc, có ý chi khi trao duyên cho Thúy Vân. Nhưng rồi nàng lại chìm sâu vào dòng tâm tưởng với những hồi ức, với viễn cảnh tương lai và bi kịch tinh thần, để rồi sau tiếng gọi tưởng chừng đứt ruột “Ôi, Kim lang, hỡi Kim lang!”. Nàng hoàn toàn khủng hoảng, sụp đổ vì nỗi đau đứt ruột: “Cạn lời hồn ngất máu say Một hơi lạnh ngắt, đôi tay giá đồng” Nguyễn Du rất tài tình khi khắc họa nhân vật của mình. Một Thúy Kiều thông minh, sắc sảo, tinh tế, ý nhị nhưng nàng vẫn là một con người, một người con gái yếu đuối, một người trong lưới tình giăng mắc Trong Thúy Kiều ta thấy mọi phụ nữ, nhưng cũng lại không thể nhầm Kiều với ai khác được. Đó chính là nhờ tính cá thể của ngôn ngữ nghệ thuật. Qua đoạn trích, ta cũng phần nào thấy được phong cách nghệ thuật Nguyễn Du. Một giọng điệu rất riêng: thiết tha, đằm thắm mà chỉ Tố Như bằng ngọn gió yêu thương của tâm hồn mình mới tạo ra được. Còn nhớ Nguyễn Du Trong Truyện Kiều từng mượn lời nhân vật khác để khen Thúy Kiều: “Khen tài nhả ngọc phun châu Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này ". Thiết nghĩ lời ấy dành cho Truyện Kiều cũng hoàn toàn xứng đáng. Truyện Kiều - một hòn ngọc vô giá trong kho tàng văn học dân tộc. Trích: loigiaihay.com ... lực “cường quyền” “đồng tiền” Vẻ đẹp ngôn ngữ đoạn trích thể tính cá thể hóa Cả đoạn trích lời Thúy Kiều giằng xé nội tâm đau đớn Kiều tỏ người sâu sắc, có ý chi trao duyên cho Thúy Vân Nhưng nàng... Kiều ta thấy phụ nữ, lại nhầm Kiều với khác Đó nhờ tính cá thể ngôn ngữ nghệ thuật Qua đoạn trích, ta phần thấy phong cách nghệ thuật Nguyễn Du Một giọng điệu riêng: thiết tha, đằm thắm mà Tố... lên trang thơ giọt nước mắt đắng cay cho thân phận nàng Kiều Điều mà cảm nhận tính hình tượng ngôn từ nghệ thuật tính truyền cảm Hẳn Nguyễn Du khóc nhiều nhân vật, hẳn nhà thơ xót xa đau khổ nhiều

Ngày đăng: 05/10/2015, 19:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đoạn trích Trao duyèn có thể được xem là một minh chứng cụ thể cho tài năng ngôn ngữ bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan