Thơ haiku của yosa buson (KL07191)

55 1.9K 4
Thơ haiku của yosa buson (KL07191)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN --------------- LƯU THỊ ANH THƠ HAIKU CỦA YOSA BUSON KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn Học Nước Ngoài Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Bích Dung HÀ NỘI -2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Bích Dung - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là thầy cô trong tổ Văn học Nước ngoài đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận. Khóa luận được hoàn thành nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục được hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Người thực hiện Lưu Thị Anh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Thơ Haiku của Yosa Buson” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thị Bích Dung. Đề tài này không trùng với công trình nghiên cứu của tác giả khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Người thực hiện Lưu Thị Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 4 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi khảo sát ................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4 6. Đóng góp của đề tài ................................................................................. 4 7. Cấu trúc khóa luận................................................................................... 4 NỘI DUNG .................................................................................................... 5 Chương 1. HAIKU VỚI YOSA BUSON ....................................................... 5 1.1. Vài nét về thơ Haiku............................................................................. 5 1.1.1. Nguồn gốc hình thành của thơ Haiku ........................................... 5 1.1.2. Nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ Haiku .......................... 6 1.1.3. Cảm thức thẩm mĩ của thơ Haiku ................................................. 8 1.1.4. Vai trò của thơ Haiku trong nền Văn hóa – Văn học Nhật Bản và thế giới ....................................................................................... 10 1.2. Haiku với Yosa Buson và “sự trở lại của M.Basho” ........................... 11 1.2.1. Yosa Buson ................................................................................. 11 1.2.2. Yosa Buson người “Dọn dẹp gai cỏ” cho thơ Haiku tỏa sáng .... 12 Chương 2. THƠ HAIKU CỦA YOSA BUSON ........................................... 14 2.1. Yếu tố hội họa trong thơ Haiku của Yosa Buson ................................ 14 2.2. Yosa Buson thi sĩ của mùa xuân ......................................................... 21 2.2.1. Mùa xuân trong thơ Haiku của Yosa Buson đẹp, ẩn chứa quan niệm nhân sinh thấm đẫm tinh thần nhân văn ........................................ 21 2.2.2. Mùa xuân trong thơ Haiku của Yosa Buson thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống sâu sắc................................................... 30 2.2.3. Yosa Buson mang đến cho thơ Haiku màu sắc lãng mạn .............. 36 2.3. Yosa Buson thiền sư giữa đời thường ................................................. 39 2.3.1. “Thiền” và thi ca Thiền trong quan niệm của người Nhật ............ 39 2.3.2. Thiền tính trong thơ Haiku của Yosa Buson ................................. 42 KẾT LUẬN.................................................................................................. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhật Bản là một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử. Bên cạnh đó là nền văn hóa từ truyền thống đến hiện đại dồi dào bản sắc dân tộc và nhất quán. Nhật Bản nổi tiếng với hoa Anh Đào, Thiền tông, trà đạo và trang phục truyền thống Kimono… Cũng như người Việt Nam, người Nhật Bản rất yêu thơ ca, thích làm thơ để trải lòng mình. Người Nhật Bản với văn hóa ưa sự giản dị và xúc tích đượm màu thiền nên thơ Haiku luôn được ưa chuộng và tham gia sáng tác đông đảo qua các thời. Thơ haiku được coi là thể thơ ngắn nhất trên thế giới với 17 âm tiết, là thể thơ thiền độc đáo, giàu tính trí tuệ và tinh thần nhân văn. Thể thơ này được coi là tinh hoa của thơ ca và văn học Nhật Bản – nền văn học tôn thờ thiên nhiên và cái đẹp. Và ngày nay thơ Haiku đã trở thành thể thơ được yêu thích trên thế giới, vươn ra khỏi biên giới Nhật Bản. Trong chương trình Ngữ văn THPT thơ Haiku đã được đưa vào để giảng dạy, tuy nhiên mới chỉ có một tác giả lớn là M.Basho, vậy nên việc tìm hiểu thơ haiku nói chung và “Thơ Haiku của Yosa Buson” nói riêng sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm một tác giả lớn sau M.Basho, để có thêm tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy, đưa ra liên hệ và so sánh, mở rộng thêm cho người học hiểu biết về các nhà thơ sáng tác thơ haiku, làm cho bài giảng phong phú, hấp dẫn hơn, việc giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên trên thực tế, thơ haiku ở Việt Nam còn chưa được phổ biến và sâu rộng, mới chỉ là bước đầu tiếp cận, nên người dạy và người học vẫn còn nhiều lúng túng và khó khăn khi tìm hiểu. 1 Xét trên phương diện cá nhân, lý do tôi chọn đề tài “Thơ Haiku của Yosa Buson” còn do niềm đam mê, yêu thích với nền văn hóa Nhật Bản, và đặc biệt với thơ haiku của Yosa Buson. Tôi hi vọng sẽ giúp cho bản thân cũng như các bạn đọc có thêm những hiểu biết về thơ haiku, giúp chúng ta tích lũy thêm vốn kiến thức cho mình. 2. Lịch sử vấn đề Theo Nhật Chiêu: “Thơ haiku của Nhật Bản là một phần tài sản trong kho tàng văn hóa Á Đông vĩ đại và giàu sang”. Chúng ta là người thừa tự văn hóa ấy nhưng còn chưa khai thác di sản của nó đúng mức như nó xứng đáng. Nhiều thành quả và tinh hoa của nó còn chờ đợi chúng ta. Ở Việt Nam nghiên cứu về thơ haiku dừng lại ở số lượng không nhiều với một số gương mặt các nhà nghiên cứu và dịch giả tiêu biểu như: Phan Nhật Chiêu, Vĩnh Sính, Thái Bá Tân, Thanh Châu, Đoàn Lê Giang, Hữu Ngọc, Lê Từ Hiển, Lưu Đức Trung, Đoàn Thị Thu Vân, … Có tính chuyên sâu về thơ haiku của Nhật Bản phải kể đến hai công trình nghiên cứu là: “Ba nghìn thế giới thơm” của Nhật Chiêu (NXB Văn nghệ, 2007) tập hợp gần như đầy đủ các bài báo, tạp chí mà ông đã từng công bố liên quan đến thơ haiku và thơ Nhật Bản. Tiếp đến là cuốn tài liệu quý báu đối với giáo viên, học sinh cũng như những ai yêu thích thể thơ độc đáo này đó là: Haiku, Hoa thời gian của Lê Từ Hiển và Lưu Đức Trung (NXB Giáo dục, 2007) cuốn sách được chia làm ba phần với ba nội dung chính: Tiếp cận thơ Haiku trong chương trình THPT, Hương sắc Haiku – những nẻo đường góp nhặt và Dạo bước vườn thơ. Ngoài hai công trình nghiên cứu kể trên, nội dung nghiên cứu còn được đề cập đên trong những cuốn giáo trình về văn học Nhật Bản, cuốn sách giới thiệu văn hóa, văn học Nhật Bản như: Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 2 1868, Nhật Chiêu, NXB Giáo dục, 2003, Nhật Bản trong chiếc gương soi, Nhật Chiêu, NXB Giáo dục HCM năm 1997, Câu chuyện văn chương phương Đông, Nhật Chiêu, NXB Giáo dục, 2002. Ngoài ra còn một số nhà nghiên cứu khác như: Lê Từ Hiền – Lưu Đức Trung với tác phẩm: Haiku – Hoa thời gian (NXB Giáo dục, 2007), Lê Thiện Dũng dịch tác phẩm: Hài cú nhập môn (tác giả H.G Henderson, NXB trẻ 2002), Nguyễn Nam Trần, Bản thảo: Tổng Quan Lịch Sử Văn Học Nhật Bản, quyền thượng: Từ thượng cổ đến cận đại. Một số bài báo, tạp chí cũng cung cấp cho người đọc một số hiểu biết cơ bản về haiku cho người đọc. Tiêu biểu như các bài viết: Cảm nhận về thơ Haiku (Ngô Văn Phú, Tác phẩm mới, số 4 năm 1992), Một số đặc điểm của thơ haiku Nhật Bản (Hà Văn Lưỡng – Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4 năm 2001), Thế giới trong thơ haiku (Hà Văn Minh, Báo Xuân Điện Bàn, 2000). Các công trình nghiên cứu của thơ haiku của Yosa Buson ở Việt Nam không nhiều. Về dịch thơ có tác giả Thái Bá Tân có nhiều bài dịch thơ của Buson, tuy còn nhiều chỗ đáng bàn nhưng không thể phủ nhận đó là những công trình hiếm hoi góp một phần quan trọng vào việc tìm hiểu thơ haiku của Yosa Buson. Phổ biến nhất là những bài báo ngắn gọn đăng tải trên các trang internet, niên luận: “Tìm hiểu phong cách thơ haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Koybayashi Issa” của Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, “Đặc sắc thơ haiku Nhật Bản”, Báo Hải Dương điện tử… Tất cả những đóng góp trên đều cho chúng ta những hiểu biết nhất định về “Thơ Haiku của Yosa Buson” ở nhiều góc độ khác nhau. Với đề tài này tôi hi vọng sẽ đem đến một cái nhìn khái quát và đầy đủ hơn về “Thơ Haiku củ Yosa Buson”. 3 3. Mục đích nghiên cứu - Giới thiệu đến bạn đọc những nội dung khái quát, đầy đủ nhất về thơ Haiku của Nhật Bản cũng như những khám phá, phát hiện mới mẻ về thơ Haiku của nhà thơ Yosa Buson, để bạn đọc có cái nhìn hoàn thiện hơn. - Thông qua tìm hiểu, tiếp cận các sáng tác của nhà thơ để khám phá những cái hay, cái đẹp khơi gợi niềm say mê, yêu thích của người đọc với thể thơ này. - Làm tư liệu cho các bạn đọc và người nghiên cứu. 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi khảo sát - Đối tượng nghiên cứu là “Thơ Haiku của Yosa Buson”. - Phạm vi khảo sát: Thơ Haiku của Buson qua bản dịch của các dịch giả: Nhật Chiêu, Vĩnh Sính, Thái Bá Tân… 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp đối chiếu so sánh. - Phương pháp tổng hợp đánh giá. 6. Đóng góp của đề tài - Hiểu sâu sắc và cụ thể về thơ haiku của tác giả Yosa Buson. - Làm tài liệu tham khảo cần thiết, bổ ích, cần thiết cho sự tìm tòi học hỏi văn học Nhật Bản của những người yêu thích bộ môn. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm hai chương: Chương 1: Haiku với Yosa Buson Chương 2: Thơ Haiku của Yosa Buson 4 NỘI DUNG Chương 1 HAIKU VỚI YOSA BUSON 1.1. Vài nét về thơ Haiku 1.1.1. Nguồn gốc hình thành của thơ Haiku Thể thơ haiku được ra đời vào thế kỷ XVII và phát triển mạnh vào thời Edo (1603-1867) khi đã mất dần đi sắc thái trào phúng mà mang âm hưởng sâu thẳm của thiền tông. Haiku là thể thơ nổi tiếng của Nhật Bản, toàn bài có 17 âm tiết, có thể xếp thành 3 câu (5-7-5). Trong tiếng Nhật thơ haiku không có vần và thường không có nhan đề. Các bài thơ haiku chỉ là những nét chấm phá, gợi mở để độc giả vận dụng trí tưởng tượng nhằm liên tưởng đến các sự vật, hiện tượng khác.Vì thế người ta cho rằng thơ haiku như bức tranh thủy mặc của người Nhật.Nó chứa đựng một khoảng chân không nhưng tràn trề sinh động của cuộc sống. Thơ haiku là thể thơ phái sinh từ Tanka. Tanka là thể thơ khởi đầu của dân tộc Nhật Bản, tức Đoàn ca hay Hòa Ca. Bài thơ theo thể tanka có 31 âm tiết, chia thành 5 dòng: dòng một 5 âm tiết, dòng hai 7 âm tiết, dòng ba 5 âm tiết, hai dòng cuối mỗi dòng 7 âm tiết (5-7-5-7-7). Từ thế kỷ XIV-XV khi thơ tanka có dấu hiệu đi xuống trên thi đàn Nhật xuất hiện thể thơ Renga cũng có nhịp 5-7-5-7-7 như tanka nhưng tách ra hai phần 5-7-5 và 7-7 rõ rệt, số lượng câu không hạn chế. Thực chất renga là trò chơi nối thơ của các nhà thơ tanka. Giới quý tộc thời Heian rất thích lối sáng tác như thế. Sau này trong bài renga liên hoàn đoạn thơ khởi xướng phần thượng cú được gọi là hokku (phát cú) và được viết với hình thức 17 âm tiết (5-7-5). Đến thế kỷ XVI, công chúng yêu thơ Nhật Bản rất thích trò chơi nối thơ nên thơ renga trở nên phổ biến và bình dân hơn, thậm chí có nhiều bài 5 renga được làm với mục đích hài hước, thậm chí là châm chọc gọi là haikai no renga, gọi tắt là haikai. Thể haikai do tầng lớp thị dân sáng tác với mục đích đùa cợt, phóng túng nên dễ sa vào sự dung tục, chắp nối, gượng ép. Sau này Basho đã đưa thơ haiku thoát khỏi sự tầm thường bằng sự dung hợp cả cái vô tâm lẫn hữu tâm, sự trào lộng đời thường của haikai hiện đại với sư tao nhã, tâm linh của renga cổ điển vào trong 17 âm tiết của bài hokku. Từ đấy hokku không phụ thuộc vào renga nữa, nó trở thành thể thơ độc lập và có tên là haiku hay hài cú (lúc đầu có tên là haikai đến thế kỷ XIX mới có tên là (haiku). Phần đầu hokku của bài renga là tiền thân của thơ haiku, như vậy thơ haiku có nguồn gốc từ tanka và renga. 1.1.2. Nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ Haiku Thơ haiku không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại những sự việc xảy ra trước mắt. Vì số chữ bị giới hạn trong 17 âm nên thơ haiku thường chỉ diễn tả một sự kiện xảy ra ngay lúc đó, ở thì hiện tại.Sự kiện này có thể liên kết hai ý nghĩ, hay hai ý tưởng khác nhau mà ít khi người ta nghĩ đến cùng một lúc. “Ôi những hạt sương (sự kiện hiện tại) trân châu từng hạt(ý nghĩa thứ 1) hiện hình cố hương”(ý nghĩa thứ 2) (Issa) Một bài haiku luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là mùa và tính tương quan hai hình ảnh. Trong thơ bắt buộc phải có “Kigo” (quí ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa (không dùng xuân, hạ, thu, đông, nhưng dùng các từ như hoa anh đào, cành khô, lá vàng, tuyết trắng… để chỉ các mùa) và diễn tả một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường). “Trên cành khô cánh quạ đậu chiều thu” (M.Basho) 6 Đọc thơ haiku, ta cảm nhận được vị trí đứng ở ngoài sự kiện của tác giả. Tác giả dường như chỉ chia sẻ với người đọcmột sự kiện đã quan sát được: “Cỏ hoang trong đồng ruộng dẫy xong bỏ tại chỗ phân bón!” (M.Basho) Nhưng người đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm của tác giả, một tình cảm nhè nhẹ, bàng bạc trong cả bài thơ, nói lên niềm vui sống hay sự cô đơn, đôi khi cũng nêu ra điểm thắc mắc về cuộc đời của con người: ngắn ngủi, phù du, trước sự vĩnh hằng của thiên nhiên. Thơ có xu hướng gợi ý hay ám chỉ bóng gió nhẹ nhàng. Thông thường trong thơ đưa ra hình ảnh: một hình ảnh trừu tượng sống động và linh hoạt, một hình ảnh cụ thể ghi dấu hời gian và nơi chốn. “Trăng soi(hình ảnh trừu tượng) một bầy ốc nhỏ (hình ảnh cụ thể) khóc than đáy nồi” (nơi chốn cụ thể) (Issa) Nhà thơ không giải thích hay bàn luận về sự liên kết giữa hai hình ảnh này, chỉ diễn tả bản chất tự nhiên của nó. Người làm thơ phải đặt mình như đứa trẻ lúc nào cũng có cảm giác bỡ ngỡ, lạ lùng khi tiếp xúc lần đầu tiên với ngoại giới. Một bài thơ haiku hay là làm sống lại những gì đã chôn sâu trong ký ức và đưa ra những cảm giác sâu sắc, tế nhị, để tự nó khơi lại trí tưởng tượng và mơ ước của người đọc để người đọc tự suy diễn, cảm nhận. Thơ như một bài kệ, sàng lọc từng chữ, không dư mà cũng không thiếu, cốt sao nói đến chính cái đang là “đương hạ tức thị”. Nắm bắt thực tại ngay trong giây phút nảy mầm, cái đang xảy ra lắm khi chuyên chở cả một vũ trụ thu gọn vào trong thời điểm đó, tiểu thế giới và đại thế giới hòa nhập vào 7 nhau. Một diễn tiến trước mắt khiến ta liên tưởng đến một hiện tượng hay biến cố nào đó trong một kinh nghiệm sống của riêng mình.Kỹ xảo của thơ haiku là giản lược tối đa chữ nghĩa trong thơ để vận dụng trí tưởng tượng nơi người đọc. 1.1.3. Cảm thức thẩm mĩ của thơ Haiku Từ một thể thơ được làm với mục đích hài hước, bông lơn, đùa vui, về sau do ảnh hưởng của tư tưởng thiền tông, thơ haiku thể hiện những cảm thức thẩm mỹ khác nhau. Những cảm thức thẩm mỹ này thể hiện cái nhìn của các thi sĩ haiku về thiên nhiên và con người mang đậm màu sắc Thiền tông. Thơ haiku đề cao những cảm thức thẩm mỹ tinh tế như cái vắng lặng (sabi), đơn sơ (wabi), buồn thương (aware), nhẹ nhàng (karumi), u huyền (yugen)… Sabi (tịch) là cảm thức về sư tĩnh mịch sâu xa của sự vật, tự chúng bộc lộ những điều kỳ diệu, như trong một không gian vắng lặng, tiếng ve như thấm sâu vào đá: “Vắng lặng u trầm thấm sâu vào đá tiếng ve ngâm” (M.Basho) Hay trong một bài thơ khác cũng mang cảm thức Sabi: “Nghe tiếng chim đỗ phủ ở kinh đô mà nhớ kinh đô” (M.Basho) Nếu cảm thức sabi là tâm điểm gắn với tư tưởng thiền tông thì wabi (đà) lại gần gũi với các sự vật bình thường hơn. Đó là những cảm nhận về sự lắng đọng nhỏ nhoi, mong manh như con ốc nhỏ nhắn, một chiếc lá rụng rơi, một giọt sương mai long lanh: 8 “Con bướm bay làm cánh đồng thức giấc trời đầy nắng” (M.Basho) Cảm thức aware (bi ai) là niềm bi cảm, xao xuyến trước mọi vẻ đẹp buồn thương của sự vật. Tuy nhiên, đó không phải là cái bi lụy, bi tráng mà aware là một niềm bi cảm thâm trầm, đẹp và buồn như trong bài: “Cái chết cận kề mặc ai hay biết vẫn hoài tiếng ve” (M.Basho) Karumi (khinh) bắt nguồn từ chữ Karushi, nghĩa là nhẹ nhàng, thanh thoát.Karumi thể hiện phong thái ung dung, tự tại của thi sĩ. Thi sĩ haiku thường cảm nhận và biểu đạt vẻ đẹp của con người và sự vật nhỏ bé tưởng chừng như bị lãng quên. Phát hiện từ trong những vật bình thường, cái đẹp bình dị, đơn sơ là một cảm thức mang tính karumi. Karumi thường mang đến cho người đọc những phút giây bình yên trước những cảm nhận về đời thường: “Từ phương trời xa cánh hoa anh đào lả tả gợn sóng hồ Bi – wa” ( Basho) Từ cảm nhận về sự cô tịch (sabi) nhận ra cái đẹp ở sự bình dị, thân thuộc (wabi) và thể hiện sự nhẹ nhàng thanh thoát, ung dung, tự tại (karumi) đến vẻ đẹp buồn (aware), haiku thể hiện những sắc thái thẩm mỹ mang dấu ấn Thiền tông và văn hóa phù Tang. 9 1.1.4. Vai trò của thơ Haiku trong nền Văn hóa – Văn học Nhật Bản và thế giới Thơ Haiku có quá trình ra đời lâu dài và phát triển mạnh mẽ. Thơ haiku ra đời từ thế kỉ XVII, đạt tới đỉnh cao với Basho. Sau Basho còn có rất nhiều nhà thơ đã chọn haiku làm con đường để bước vào trong nghệ thuật. Đó là các nhà thơ Yosa Buson (1716-1784), Kobayashi Issa (1762-1827), Masaoka Shiki (1867-1902), Onitsura (1660-1738)… Đối với họ sáng tác thơ haiku không chỉ là niềm vui mà còn là lối sống. Thơ haiku đến với họ chứa cái đạo trong đó, đó là con đường sâu thẳm giản dị nhất giữa đời. Hiện nay thơ haiku của Nhật Bản đã lan tỏa ra khắp thế giới. Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã nhận định: “Nói một cách không chừng mực hơn, thơ haiku mà Basho đã hoàn thiện bằng thiên tài của mình, trở nên thể thơ quốc tế trong thế kỉ XX”. Bên ngoài Nhật Bản, haiku chẳng những được nghiên cứu rộng rãi mà còn được các nhà thơ ở nhiều xứ khác nhau sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ của mình, trong đó có cả Paul Eluard của Pháp, Octavio Paz của Tây Ban Nha và George Seferis của Hi Lạp”. Vậy thơ haiku bắt đầu hình thành vào thế kỉ XVII, đạt đỉnh cao với Basho. Ngày nay thơ haiku lan tỏa ra thế giới thành một thể thơ được quốc tế đón nhận. Thơ haiku đã vượt ra khỏi biên giới của Nhật Bản đến với các nước trong và ngoài khu vực như Châu Âu, Nam Mỹ, Trung Quốc, rất thịnh ở Mỹ. Ở Việt Nam phong trào sáng tác thơ haiku cũng được nở rộ trong giới yêu thích thơ văn Nhật Bản. Cuộc thi sáng tác thơ haiku Nhật – Việt lần thứ 4 được tổ chức ở Việt Nam, giải nhất thuộc về tác giả Trần Đức Việt: “Trên lá môn non Giọt sương đọng Vầng trăng tý hon” (Trần Đức Việt) 10 Anh Trần Đức Việt cho biết ý tưởng để anh sáng tác bài thơ này đến từ một khuya đi dạo tại quê nhà Quảng Ngãi: “Trong lúc đi dạo, một giọt sáng long lanh bên bờ rào đập vào mắt tôi. Tôi đến gần và thấy ánh sáng đó được phát ra từ một giọt sương đọng trên lá môn. Tôi nhìn lên bầu trời thật trong, trăng sáng vằng vặc, rồi tôi cúi nhìn giọt sương long lanh rực rỡ và lớn dần đầy bí ẩn. Giọt sương đó như thâu góp cả mặt trăng và sự tinh khiết của bầu trời và vụ trụ trong nó”. Thơ haiku không chỉ là thần thái của con người Nhật Bản, đất nước Nhật Bản mà nó còn là nét đẹp văn hóa truyền thống, thơ haiku ngày cần được thế giới nâng niu và trân trọng, phát triển theo đúng vị trí vốn có của nó. 1.2. Haiku với Yosa Buson và “sự trở lại của M.Basho” 1.2.1. Yosa Buson Yosa Buson (1716-1784) tên thật là Taniguchi Buson, sinh năm 1716 ở làng Kema, tỉnh Settsu (Nhiếp Tân) ngoại ô thành Osaka. Mất ngày 25 tháng 12 năm 1784. Ông là thi sĩ và họa sĩ nổi tiếng trong thời Edo, ông sinh sau Basho một thế kỷ và là người có công đầu trong việc đưa haiku ra khỏi sự suy đồi mà nó rơi phải sau khi Basho mất. Buson còn mang đến cho haiku màu sắc lãng mạn mà trong thơ Basho còn thiếu. Người ta biết đến ông như một họa sĩ, và do là họa sĩ thơ ông mang nhiều hình ảnh với những nét chấm phá độc đáo. Có thể ví ông như Vương Duy của Trung Quốc đời Đường. Năm 20 tuổi, Buson đến Edo học làm thơ và hội họa dưới sự chỉ dẫn của nhà thơ Hayano Haijin (1677-1742) hiệu là Yahantei, một nhà thơ có khuynh hướng chống lại những tệ nạn đương thời. Tại đây, Buson còn được tiếp thu tinh hoa thể thơ haiku truyền thống dưới sự chỉ dẫn của nhà thơ Hattori Ransetsu và Takarai Kikaku. Lúc đó Buson lấy hiệu là Saicho, ông đào luyện nhiều môn đệ, trong số đó có các cao đồ Yoshiwake, Taikai Kito… 11 Saukhi thầy Hajin mất, ông đổi hiệu là Buson(1744). Buson chuyển đến sống khá lâu ở Yuki một vùng phía Bắc Edo. Tại đây ông dành ra thời gian cho việc vẽ tranh, luyện thơ haiku và viết tác phẩm: Thương tiếc Hokuji Rosen (Hokuji Rosen wo itamu). Sau đó men theo những địa danh trong quyển nhật ký hành trình nổi tiếng “Lối lên miền Oku” của Basho, Buson đã thực hiện những chuyến đi lên vùng Đông Bắc và vùng Kanto Nhật Bản. Cuối năm 1750, Buson đến Kyoto ông hoạt động văn thơ trong thi đàn của nhà thơ Mochizuki Sooku (1688-1766), đồng thời ông cùng vẽ tranh theo phong cách thủy mặc của Trung Quốc. Năm 45 tuổi, Buson lấy vợ và ông có một người con gái tên là Kuno. Năm 1770, lúc đó Buson 55 tuổi, ông nối nghiệp thầy Haijin lấy hiệu là Yahantei Nhị thể và làm chủ một thi đàn. Buson chịu ảnh hưởng của Hán thi và lý luận Bunjinga nên ông đề xướng thoát tục luận đặt trọng tâm vào những sáng tác lãng mạn có phong vị cổ điển nhưng đem lại cảm giác thanh tân. Với sự giúp đỡ đắc lực từ hai nhà thơ Tan Tagi và Kuroyanagi Shoha, ông đã làm sống dậy tâm hồn thơ nguyên thủy của haiku- tâm hồn Basho, hay còn gọi là “sự trở lại của Basho”. Năm 1772, Buson ra mắt tập thơ đầu tiên. Năm 1776, Buson thành lập một câu lạc bộ thi ca, nơi đây được xem như là “Ba tiêu am” thời Buson. Các nhà thơ tập hợp lại cùng nhau sáng tác và bàn luận nhằm phục hưng tinh hoa trong thơ haiku của Basho, họ luôn tôn trọng và xem M.Basho như là một vị thánh thơ haiku M.Basho là khuôn mẫu, là mẫu mực thước đo cho Buson và các nhà thơ khác trong phong cách sáng tác thơ Haiku. 1.2.2. Yosa Buson người “dọn dẹp gai cỏ” cho thơ Haiku tỏa sáng Sau khi M.Basho mất, thơ Haiku được phổ biến trong quần chúng nhân dân nhưng chất lượng dần trở nên thấp kém. Nó mất dần tính văn chương và người làm thơ thì để cầu danh lợi thì nhiều. Trong hoàn cảnh đó, làng thơ ca 12 Nhật Bản xuất hiện một người tự nhận lấy trọng trách phực hưng thơ haiku, đó là Yosa Buson, và ông là người đã giúp cho thơ haiku trở lại với ánh sáng vốn dĩ của nó. Tuy Yosa Buson không phải là người “phá rừng mở núi” để đưa haiku lên hàng nghệ thuật cao quý nhưng ông có công “dọn dẹp gai cỏ” để haiku được tỏa sáng như thuở ban đầu. Buson đã sáng tác hơn 3000 bài thơ, gần phân nửa là tranh thơ với chủ trương người nghệ sĩ phải có tai nghe thính nhạy, mắt nhìn thông suốt và một tâm cảm sâu đậm để ghi nhận và diễn đạt. Buson đọc rất nhiều kinh thư và nghiên cứu phong cách khác nhau của các tác phẩm thơ ca của Nhật Bản và Trung Quốc. Đồng thời vì Buson vừa là một nhà thơ vừa là họa sĩ nên trong phong cách thơ ông có sự đan xen dung hợp, tác động lẫn nhau giữa thi ca và hội họa. Khác với khuynh hướng chủ quan của Basho, Buson đứng ngoài nhìn với con mắt họa gia, diễn tả sự vật một cách hoa lệ và lãng mạn. Trong thơ của ông luôn giàu hình ảnh nhạy cảm với cảnh sắc, vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt là với mùa xuân, Yosa Buson được còn được gọi là thi sĩ của mùa xuân với những sáng tác rất hay về mùa xuân. Mùa xuân trong thơ ông bình dị, nhẹ nhàng, thanh thản. Buson đã dung nạp, hấp thụ nhiều phong cách từ Trung Quốc, nhưng cuối cùng, ông vẫn tạo ra cho mình một phong cách thật riêng, thật đặc trưng mà không nhầm lẫn ở bất kỳ nhà thơ nào. Cùng với Matsu Basho và Kobayashi Issa, Buson được xem là một trong những nhà thơ vỹ đại nhất của người Nhật Bản. Yosa Buson đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người hậu thế trong vai trò tiếp bước người khai sinh vĩ đại Matsu Basho. Nếu như R.H.Blyth đã khẳng định: “Nước Nhật sinh ra cùng thời với M.Basho vào năm 1644. Ông chính là người sáng tạo ra linh hồn Nhật Bản” thì chúng ta cũng có thể nói rằng: “Linh hồn Nhật Bản đã được thăng hoa cùng những vần thơ của Yosa Buson”. 13 Chương 2 THƠ HAIKU CỦA YOSA BUSON 2.1. Yếu tố hội họa trong thơ Haiku của Yosa Buson Mối quan hệ giữa thi và họa là một trong những lí luận thẩm mĩ cơ bản của văn học nghệ thuật. Đây là hai loại nghệ thuật khác nhau nên có những đặc trưng riêng biệt, nhưng dù là nghệ thuật của không gian hay nghệ thuật của thời gian, dù sử dụng chất liệu là ngôn từ hay đường nét, màu sắc, dù trừu tượng hay cụ thể thì đều chung nhau ở tính chất phản ánh bức tranh thiên nhiên và đời sống, có tác động mĩ cảm sâu sắc đến con người. Từ Đông đến Tây, hàng loạt những công trình lý luận cũng như những lời nhận xét cảm tính, với Lessing, Heghen, Leonardo Da Vinci, Tô Thức… không hẹn mà gặp nhau ở lời nhận xét “thơ là họa vô hình, họa là thơ hữu hình”, “thơ là họa hữu thanh, họa là thơ vô thanh”, “thi họa nhất luật”… Theo đó họa và thi được coi như chị em song sinh của nghệ thuật, mệnh đề quen thuộc với chúng ta là “thi trung hữu họa”.Cheryl A. Crowley cũng có nhận định về văn hóa Nhật Bản: “Trong truyền thống văn hóa Nhật Bản, hội họa, thơ ca và thư pháp được xem là những nghệ thuật liên quan”. Đặc biệt quan niệm thẩm mĩ về “tả ý”, “truyền thần” đã đưa hội họa đến gần với thơ ca, từ tả thực đi đến nắm bắt chiều sâu của thế giới tâm hồn, hài hòa tình – cảnh, cái hữu hình và cái vô tình. Buson là đại diện kiệt xuất cho loại hình thi sĩ – họa gia của văn hóa – văn học phương Đông thâm trầm. Ông khẳng định tài năng của mình ở haiku và haiga, đồng thời giỏi cả nanga (Nam họa). Buson là bậc thầy của tranh haiga kết hợp tranh vẽ và thơ haiku, chọn Văn nhân họa là ông đã lựa chọn sự giản dị tinh tế, đó không phải là sự đơn giản đó là sự giản dị đạt đến cảnh giới cao nhất của nghệ thuật là phương 14 pháp đạt đến “độ” dường như không có phương pháp. Lựa chọn Nam họa cũng là lựa chọn tinh thần Thiền Tông, với tính trực cảm, đốn ngộ trong khoảnh khắc, lưu giữ trong tranh cái vĩnh cửu vĩnh hằng. Vẻ đẹp hội họa trong thơ Buson được thể hiện qua không gian hóa hình tượng thời gian, nghệ thuật sử dụng màu sắc, điểm nhìn nghệ thuật và phép thấu thị hội họa, cấu trúc thơ ca và cấu đồ hội họa, ý cảnh thiền. Lessing đã chỉ ra điểm khác biệt cơ bản giữa hội họa và thơ ca, đó là trong khi hội họa đặt đồng thời các sự vật bên nhau trong cùng một không gian, là nghệ thuật không gian, thì thơ ca miêu tả các hoạt động nối tiếp nhau trong thời gian, là nghệ thuật thời gian. Trong thơ Buson ta gặp hình tượng thời gian đã được không gian hóa.Ở đây không gian đã như ngừng lại, níu giữ cái vĩnh cửu trôi chảy trong khoảnh khắc, và ngay cả ý niệm thời gian cũng được thể hiện qua không gian. Trong bức họa mùa hè của Buson ta thấy một bức tranh tươi tắn đầy sức sống của mùa hè trong những gam màu sáng khi ông đặt Lá non – nước trắng – Những bông lúa vàng bên cạnh nhau. Ở một bức tranh khác: “Con diều giấy đứng ở chỗ bầu trời hôm qua” (Yosa Buson) Ông đồng nhất quá khứ - hiện tại trong hình tượng cánh diều, Buson đã dựng nên trong thơ một không gian mang vẻ đẹp hội họa đầy sinh thú. Đi vào thế giới thơ của Y.Buson người đọc như được bước vào một không gian đầy màu sắc, thanh lệ và đẹp đẽ. Do đặc trưng của thơ haiku, giàu sức ám thị và gợi tả, hầu như không sử dụng tính từ, để sự vật hiện ra như tự nó. Chính vì vậy mà những tính từ chỉ màu sắc được Buson sử dụng lại càng có ý nghĩa đặc biệt, màu sắc được chồng chất lên nhau để càng thêm rực rỡ, 15 ông đã từng vẽ lên bức tranh hoàng hôn với hiệu ứng rực rỡ của ánh sáng và màu sắc: “Nhuộm đỏ hoa mận rồi tấn công sồi và thông mặt trời sắp lặn” (Yosa Buson ) Hiệu ứng rực rỡ của sắc đỏ còn được Buson sử dụng trong một lần khác với mặt trời hoàng hôn và màu lá phong: “Vài ba chiếc lá rụng rồi hoàng hôn cây phong thắm đỏ” (Yosa Buson) Hay: “Hoa mận đỏ như cháy lên từ bãi phân ngựa” (Yosa Buson) Trong thơ ông có sự thiên ái hai màu trắng và xanh, sắc trắng phiêu không của tinh thần Thiền siêu thoát và sắc xanh sâu thẳm thể hiện vẻ đẹp thanh đạm của không gian và đơn sơ của sự vật. Buson ấn tượng với màu trắng của hoa, cái đẹp tao nhã đơn sơ ngay giữa cuộc đời, và có khi mang ánh sáng giác ngộ. Bút pháp đối tỉ hắc – bạch trong tranh thủy mặc được Buson vận dụng tài tình khi ông đặt sắc trắng của hoa trên nền đen thẳm: “Nhánh lan đêm mùi hương giấu kín sắc hoa trắng ngần” (Yosa Buson) 16 Bài thơ từ thế của Y.Buson không mang niềm u ám của chốn u minh mà đặc sắc trắng hoa chiếu sáng, ấy cũng là thứ ánh sáng an lạc chiếu ra từ tâm hồn nhà thơ đạt ngộ, trên thực tế nhà thơ mất trước lúc bình minh nhưng ông đã có một bình minh vĩnh cửu: “Với hoa mận trắng đêm thắp sáng và bình minh lên” (Yosa Buson) Màu xanh trong thơ Y.Buson không phải là màu xanh sâu thẳm của chốn núi non thăm thẳm non cao mà là màu xanh non tươi rờn. Chiếc lá non (wakaba) trở đi trở lại 12 lần trong thơ ông mang thông điệp tươi non của sự sống. Dưới ngòi bút của Buson, chiếc lá bé nhỏ mong manh trong sự đối tỉ với cái cổ kính tuổi tác, lớn lao vĩnh cửu, một ngọn núi Fuji với đỉnh tuyết nhô lên đơn độc trên nền lá mới, hay một ngọn thác kì vĩ đang tái sinh từng giây phút, những tòa lâu đài sừng sững tuổi tác như được lá non làm trẻ hóa lại. Và còn nữa: “Bên dòng sông cạn đằng đông đằng tây lá non tươi đầy” (Yosa Buson) Không dùng tính từ xanh mà những bài thơ của Buson vẫn tươi tắn màu xanh non tơ sự sống, từng giây từng phút sinh thành. Điểm nhìn nghệ thuật là vị trí của tác giả để quan sát, cảm nhận đánh giá bao gồm cả khoảng giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lý, tâm lý và văn hóa. Đặc trưng của nghệ thuật ngoài dùng lý trí quan sát để tìm kiếm hình tự (sự giống nhau về hình) của sự vật, mà tập trung nắm bắt thần thái của sự vật 17 nhằm đạt đến thần sự (sự giồng nhau về thần), đến mức vật – ngã lưỡng vong, tác giả và sự vật như hòa làm một. Khi truyền thống tả ý của Văn nhân họa lên ngôi, thì tính chất trữ tình càng có điểm tương đồng. Khi đó cùng với điểm nhìn không gian – điểm nhìm vật lý thì điểm nhìn bên trong – điểm nhìn vật lý đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong thơ haiku của Y.Buson điểm nhìn của nhà thơ cũng chịu sự chi phối của phép thấu thị, khi đó nhà thơ mở ra một không gian kì vĩ rộng lớn . “Bức tranh Đỉnh Phú Sĩ cô đơn không phủ đầy bởi lá non” (Yosa Buson) Trên nền tiền cảnh lá non xanh tràn ngập nơi nơi thì hậu cảnh là đỉnh núi cao vời vợi mang vẻ đẹp thoát tục đơn côi như bản chất cái đẹp ngàn đời. Nhưng hầu hết các bài haiku, giản dị như những bức haiga với rất ít tình tiết, đường nét, điểm nhìn của nhà thơ đồng nhất vào sự vật, khi đó không còn ba chiều không gian, sự vật hiện lên giản đơn như chính nó: “Dòng nước mùa xuân hoa tím và lau trắng ướt rờn khi trôi” (Yosa Buson) Dòng nước ấy chỉ là khoảng không bạch, hoa và lau được vẽ bằng vài nét điểm màu, không gian mất đi luật viễn cận để thể hiện lên trên mặt phẳng, để mở vào chiều thứ tư – chiều tâm linh – ngay bên trong bản thân sự vật. Hay ở một bức tranh khác của ông: “Một cơn gió mạnh loài chim nước trở nên trắng” (Yosa Buson) 18 Không gian làm nền xóa hẳn khoảng cách cao thấp xa gần, chỉ để hiện lên sắc trắng loài chim nước, vũ trụ đang vận động trong môt nhịp điệu lặng lẽ, êm đềm nhấn mạnh vẻ đẹp đơn sơ mà sâu thẳm của sự vật. Cũng theo Francois Cheng, kinh nghiệm hôi họa có ảnh hưởng đến cách tổ chức ký hiệu trong thơ. Cách tổ chức ký hiệu hay cũng chính là cấu trúc của tác phẩm, tức “tổ chức nội tại mối quan hệ qua lại các yếu tố trong tác phẩm” – “mối quan hệ qua lại của các kí hiệu thẩm mĩ đặc thù”. Thống nhất và đối lập trong thơ haiku của Buson lại thể hiện ở một dạng thức đặc biệt. Cũng giống như điểm nhìn nghệ thuật không lấy con người làm trung tâm để từ đó phủ - ngưỡng, tứ vọng tạo thành một ấn tượng tổng thể, trong haiku của ông không có một cấu trúc phức tạp, có khi chỉ là một góc của bức tranh. Sự vật hiện ra tự nó trong sự giản đơn, sự thống nhất được thể hiện ở chiều sâu: “Bên dãy núi một con thuyền chèo lá non” (Yosa Buson) Và những hình ảnh khác như núi kì vĩ – lá nhỏ bé, núi vĩnh cửu – lá tươi mới, chông chênh bất đối xứng trong cấu trúc, nhưng lại có cái thống nhất thẳm sâu bên trong đó là cuộc sống đang vận hành theo hơi thở tự nhiên của vũ trụ. Vậy thống nhất trong thơ haiku chỉ có thể xem xét ở cấp độ khái quát đó là mối quan hệ giữa thực và hư. Ý cảnh là sự hài hòa giữa không gian và tâm trạng, giữa khách quan và chủ quan, giữa cảnh và tình.Sự thống nhất thi – họa trong thơ Buson từ màu sắc đến điểm nhìn đến cấu trúc là ở chỗ đều tạo ra một ý cảnh thiền.Bước vào thế giới “thi trung hữu họa” cảm nhận được nguyên lý sống trong khoảnh 19 khắc thực tại của thiền.Thời gian như ngừng lại trong bức tranh để thế giới trong khoảnh khắc hiện lên toàn bộ vẻ đẹp của nó. Buson đã nhận ra khoảnh khắc hiện tồn ấy: “Rụng rồi vẫn còn lưu ảnh đóa mẫu đơn” (Yosa Buson) Với khoảnh khắc ấy thi sĩ – họa gia giữ lại trong thế giới của mình một tia nắng chiều hắt lại trên rêu xanh, một chiếc lá trôi trên dòng nước, mà trong bức tranh thơ hình tượng thời gian được không gian hóa, các sự vật tồn tại bên nhau trong sự bình đẳng hồn nhiên. Buson yêu thích không gian mê viễn, trong không gian ấy các sự vật hòa lẫn vào nhau không phân biệt trong cái nhìn tương giao của Thiền. Đó là không gian của những cơn mưa làm cho nước và cát hòa lẫn vào nhau, cho ô và áo tơi thì thầm tình tự. Các sự vật trong thơ ông như động đậy, đầy hơi thở sự sống: “Chú cá hồi nhỏ bơi cùng chiếc lá tre nhỏ trong thung” (Yosa Buson) Thơ ông còn nhiều màu sắc, tạo ấn tượng thị giác đặc biệt: “Trong giông bão áo rơm người chèo chống hóa áo hoa đào đến lạ thường” (Yosa Buson) Trong cơn giông bão, chiếc áo rơm khoác ngoài lại được biến thành áo hoa đào, vậy là từ chiếc áo giản dị, nay đã hóa thành áo hoa đào, một chiếc áo 20 với màu sắc tươi đẹp, như được tô thêm lớp màu sắc, vừa thấy được hình ảnh, lại có cả cảm giác có trận hoa đang tỏa ngát hương trong cơn giông tố, tác giả đã khéo léo tạo ấn tượng cho người đọc, biến hóa hình ảnh trở nên đẹp đẽ đặc biệt hơn từ cái nhìn qua đôi mắt đến cảm giác trong tâm hồn được chuyển hóa nhuần nhuyễn hợp lý. Với sự am hiểu cả về thi ca cùng hội họa, Yosa Buson đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn hai phương diện này để tạo nên những vần thơ mang đậm chất văn học cùng với những đường nét, màu sắc của hội họa, tạo nên những bức họa hết sức tinh tế, đặc sắc, khiến người đọc vừa đọc những câu thơ lại có được cả sự tưởng tượng phong phú và rõ nét hơn trong tâm trí để tất cả được gợi mở phác họa như được hiện ra trước mắt. 2.2. Yosa Buson thi sĩ của mùa xuân 2.2.1. Mùa xuân trong thơ Haiku của Yosa Buson đẹp, ẩn chứa quan niệm nhân sinh thấm đẫm tinh thần nhân văn Yosa Buson là thi sĩ của mùa xuân, với đề tài này ông có một gia tài thơ đồ sộ với hơn 2000 bài thơ haiku. Ông rất mực tài hoa khi viết về mưa xuân, mưa xuân gắn với tình yêu đôi lứa, hạnh phúc, với sắc hoa anh đào của một buổi sáng mùa xuân, với chùa cổ nằm ẩn mình trong mưa xuân rắc hạt, với chú ếch phềnh bụng đón hạt mưa, mùa xuân trong thơ haiku của Buson là không gian đời thường với mùi hương trần thế, âm thanh màu sắc của mùa xuân pha trộn với thứ ánh sáng lung linh, trữ tình của hội họa. Mùa xuân với Y.Buson như là người bạn tình. Trong cuộc đời, ông đã từng đi rất nhiều nói và dành một khoảng thời gian 10 năm để du ngoạn lên phía Bắc Edo và vùng Đông Bắc đất nước. Đến đâu ông cũng say sưa thưởng thức cảnh sắc mùa xuân. Có lần đi trên đường, ông gặp một vườn mận nở hoa, ông trải chiếu, ngồi uống rượu và ngắm hoa mận nở: 21 “Trải chiếu trên cánh đồng ta ngồi ngắm vườn mận nở hoa” (Yosa Buson) Một cách thưởng thức mùa xuân rất thi sĩ và thật giản dị, Buson trải ngay một chiếc chiếu nhỏ trên cánh đồng xuân bất tận, ông ngồi ngắm ngía khung cảnh xuân tuyệt đẹp ấy, trong lòng đầy khoan khoái, nhẹ nhàng, sau những chuyến du ngoạn dài mệt nhọc, trải bao nắng mưa, nhưng trong lòng phơi phới niềm cảm mến đắm chìm cùng thiên nhiên tươi đẹp. Ông thưởng thức khung cảnh hoa mận trắng muốt đang độ nở hoa khắp một vùng như những bông tuyết trắng đang phun tỏa, đó là mùa đơm hoa kết trái, mùa hoa đang độ khoe sắc, đang phô diễn tất cả những gì đẹp đẽ, tinh túy nhất của tự nhiên. Nhiều bài thơ của Y.Buson truyền đến người đọc cảm xúc về sự kì diệu và u huyền trong mọi khoảnh khắc của mùa xuân. Bài thơ: “Gần xa đâu đây nghe tiếng thác chảy lá non tràn đầy” (Yosa Buson) Yosa Buson đã miêu tả sức sống của mùa xuân như dòng thác đang chảy, mùa xuân đang hiển hiện trước mắt ta với lá non tràn đầy.Một mùa xuân sinh sôi nảy nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, một sức sống mới, sức sống đó còn được biểu hiện qua hình tượng dòng thác chảy.Thác như tiếng gọi của mùa xuân, thúc giục ta hòa vào tiếng reo vui của dòng thác đang đổ ào ào, hòa tan vào màu xanh cây cối, hoa lá để cảm nhận một mùa xuân bất tận. Thơ Y.Buson ít có những cảnh vắng lặng, u trầm, hiu hắt, tiêu sơ. Dù miêu tả cảnh nào thì ngòi bút Buson cũng cựa quậy, dâng trào, rạo rực một 22 sức sống của lộc non đang đâm chồi,hoa đang nở, mưa đang rơi, thác đang chảy, họa mi đang hót ca. Khi viết về biển, Y.Buson không như Issa đắm chìm vào hoài niệm một biển quá khứ, biển của Buson mang hơi thở phập phồng đầy sức sống của lồng ngực thanh xuân: “Xuân thì biển mỗi ngày dài hổn hả hổn hển” (Yosa Buson) Biển với nhà thơ cũng là vào mùa xuân, với những ngày dài, và hổn hả hổn hển ở đây gợi cho ta trạng thái của con người đang mệt nhoài khi đang thưởng thức cái mênh mông của biển một cách rất thoải mái, dùng hết sinh lực đang căng tràn để mà du ngoạn biển. Đến thủy chiều cũng như biết nhẹ nhàng tận hưởng mùa xuân: “Nước triều xuân từng đợt lười nhác buông trôi vô hồi” (Yosa Buson) Đó là cách tận hưởng mùa xuân rất nhẹ nhàng và thư thái, từng đợt nước, cứ chầm chầm lững lờ buông trôi đi không có hồi kết, nhưng sự chậm rãi ở đây lại cho ta thấy một sự bình yên, thư thái đến lạ thường. Hay trong bài thơ: “Đồng cải nở hoa vàng Phương Tây mặt trời lặn Phương Đông vầng trăng lên” (Yosa Buson) 23 Những bông hoa cải vàng ươm trải dài như một tấm thảm vàng trên khắp cánh đồng mênh mông kéo dài tận chân trời, báo hiệu một mùa xuân mới đã về. Trên cánh đồng xuân vàng rực ấy những người nông dân vẫn ngày đêm cần mẫn, miệt mài chăm bón, vun xới cho mùa màng bội thu, dưới cái nắng chan hòa của những tia nắng ban mai, cánh đồng như rực lên bởi màu vàng tươi mát, lóng lánh. Ở phương trời bên kia quả đất xa xôi, mùa xuân cũng chảy tràn trề khắp nẻo đường, hai phương trời của hai thiên thể đẹp đẽ, hoa cải lại thêm phần tươi đẹp dưới ánh trăng ngọt ngào, dịu ngọt của khí trời xuân tươi mát, tất cả bắt đầu một mùa mới, vòng quay mới. Mùa xuân trong thơ Y.Buson với những khoảnh khắc bừng sáng của cảm xúc, ẩn chứa trong từng âm tiết thơ đầy rung động: “Trải chiếu trên cánh đồng Ta ngồi ngắm Vườn mận nở hoa” (Yosa Buson) Đó là một bức tranh mùa xuân yên bình và thư thả. Cánh đồng trở thành sân khấu cho cuộc thưởng ngoạn du xuân. Cả con người và cảnh vật đều dung dị, thanh thản trong cái khoảnh khắc mùa sang. Vườn mận nở hoa trở thành tín hiệu chủ điểm của bức tranh, đó không phải là tín hiệu động mà rất tĩnh, tĩnh lặng nhưng khuấy động được cảm xúc của người đọc về sự rung cảm xuyến xao của tâm hồn con người của thời gian. Con người trong khoảnh khắc ấy thật thản nhiên, tự tại, dường như không còn bất cứ thứ gì có ý nghĩa trong cái giờ phút ấy nữa, tâm trí, tâm hồn con người đang hòa vào cùng với vẻ đẹp thiên nhiên để cảm nhận hơi thở cuộc sống. Yosa Buson thường sử dụng những hình ảnh bình dị như thế để miêu tả những bức tranh mùa xuân của mình không màu mè phô trương chỉ cần những điều nhỏ bé, đơn sơ, mộc mạc nhưng thể hiện được tầm vóc của cảm xúc – những rung động tinh tế của tâm hồn được khám phá thông qua cảnh vật: 24 “Trong ngôi chùa cổ hoa đào nở người đàn ông đạp lúa” (Yosa Buson) Nhịp đập của mùa xuân được tác giả bắt mạch thông qua hai hành động của thiên nhiên và con người: hoa nở và người đạp lúa. Ngỡ tưởng sự “chênh nhịp” này sẽ làm bài thơ khập khiễng nhưng chủ ý của tác giả là vậy, mùa xuân chuyển mình từ tất cả những vận động của vũ trụ, con người. Có một sự kết hợp hài hòa giữa ba hình ảnh: ngôi chùa cổ, hoa đào và người đàn ông trong khung cảnh mùa xuân ấy. Nó thể hiện được cả ba chiều không gian: trên cao, lưng chừng và dưới thấp. Mỗi một nấc thang của không gian ấy có một chủ thể của chính mình nhưng tất cả lại được bao bọc trong một chủ thể lớn hơn, đó là mùa xuân. Chúng cùng nhau hòa quyện trong nhịp sống của thời gian. Ngôi chùa cổ kính được bao phủ bởi những đóa hoa đào đang độ nở rộ, những cánh hoa như thêm phần đẹp đẽ cho không gian, cả ngôi chùa như bừng sáng cùng màu tươi thắm của hoa, hình ảnh những đóa hoa đào đã tôn thêm vẻ cổ kính cho ngôi chùa. Cùng với đó là hình ảnh người nông dân, đang cần mẫn với công việc của nhà nông, đang thu hoạch lúa, công việc trở nên nhẹ nhàng hơn trong không khí bình yên đó. Cuộc sống của con người đang được hòa quyện với thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, với những gì thân thuộc nhất, gần gũi và hài hòa. Dẫu bình dị nhưng mùa xuân trong bài thơ cũng đầy uy nghiêm, cổ kính mà cũng rất gợi ý, gợi tình nhưng cũng hết sức mộc mạc, đơn sơ. Cái đẹp bắt nguồn từ sự hòa quyện khéo léo ấy: “Một cành hoa đào đơn sơ của buổi sáng đẹp trời trang điểm một hồ sâu” (Yosa Buson) 25 Chỉ cần một cành hoa anh đào nhỏ nhoi thôi cũng đủ sức mang khí xuân về với mọi người, hoa anh đào nở đã trở thành người đưa tin trung thành với thơ haiku nói riêng và người Á Đông nói chung. Nó trở thành biểu tượng của mùa xuân và được hầu hết các tác giả haiku sử dụng. Toàn bài thơ là một sự phát triển thuần nhất của không gian – thời gian. Tất cả nằm trong một chiều tiến lên theo sự thay đổi của tạo vật. Một cái đẹp hoàn mỹ bắt đầu ngay từ điểm xuất phát đó là cành hoa đào. Cảnh sắc mùa xuân dường như nhận lại được sự ủng hộ của buổi sáng đẹp trời, vậy nên hệ quả tất yếu tạo ra đó là một không gian đẹp. Không gian ấy được bao phủ lên mặt hồ sâu, được trang điểm bởi những cánh hoa anh đào vương khắp nơi. Sở dĩ Yosa Buson thể hiện khung cảnh mùa xuân thông qua mặt hồ sâu là bởi đối tượng này có sức lột tả không gian đến hai lần.Nghĩa là mặt hồ trở thành một chiếc gương khổng lồ phản chiếu toàn bộ cảnh vật, như vậy cái đẹp được nhân đôi, vậy là chúng ta có thể nhìn thấy cả cảnh sắc thật, cũng như hình ảnh phản chiếu qua lăng kính là mặt nước long lanh. Tất cả đều rất đẹp và chân thực không chút tỳ vết trong một sớm mai đẹp trời, tất cả được tác giả ghi lại chuẩn xác khiến ai đọc cũng liên tưởng một bức tranh với gam màu tươi sáng của cành hoa đào, đơn sơ mà lại rất nên thơ. Yosa Buson vẫn thường tạo cho mùa xuân trong thơ mình những cảm xúc lãng mạn như vậy nhưng nó không hề xa rời thực tại mà luôn gắn với chủ thể của cuộc sống - những con người trần thế: "Hoa mơ tưng bừng bên lầu du nữ mua sắm đai lưng” (Yosa Buson) Hoa mơ nở tưng bừng, đó là khi tất cả những cánh hoa đã nở rộ rực rỡ một màu trắng tinh khôi, trong trẻo. Lúc này các thiếu nữ đã chuẩn bị đi du 26 xuân, rồi mua sắm đai lưng, phụ kiện cho bản thân. Mùa xuân ở Nhật Bản cũng là thời điểm tốt để những du nữ ra đường, đi sắm sửa để làm đẹp cho mình, để thêm phần duyên dáng, xinh đẹp trong những bộ trang phục truyền thống. Mùa xuân đến khiến lòng người nôn nao chờ đợi, khoảnh khắc đổi thay của trời đất cũng đồng thời là giây phút đổi thay của lòng người. Con người cũng đang hòa theo sự chuyển động của mùa xuân, hoa mơ nở cũng là lúc các du nữ sắm sửa, trang điểm cho mình. Hai đối tượng thẩm mỹ "hoa" và "du nữ" xét đến cùng nằm trong cùng một trường biểu hiện của cái đẹp, do vậy chúng có mối quan hệ đồng cấp trong cấp độ hình tượng của bài thơ. Đó là một quan hệ hài hòa cùng chung một tính chất của cái đẹp tinh thần kết hợp với cái đẹp thể chất. Chính những mối quan hệ hài hòa hai chiều giữa thiên nhiên và con người như vậy đã tạo cho haiku nói chung và thơ haiku về mùa xuân của Buson nói riêng một sức sống mãnh liệt. Cái thần của mùa xuân được Yosa Buson nắm bắt trong tất cả những biến chuyển của đời sống. Từ cánh hoa đào đơn sơ đến hình ảnh người nông dân đạp lúa, từ ngôi chùa cổ kính đến lầu du nữ, từ cánh đồng đến đỉnh núi... Tất cả đều được Buson khoác cho tấm áo thi ca để đàng hoàng bước vào thơ ông tham dự hội xuân náo nức. "Đỉnh Yoshino Nuốt vào mây trắng Thở ra hoa đào" (Yosa Buson) Bài thơ trên ta có thể hình dung một địa danh là ngọn núi Yoshino cao chót vót nuốt cả những vòm mây trắng đang luẩn quẩn chờn vờn bao quanh. Hai động từ nuốt và thở gợi cảm giác mạnh, hành động mạnh mẽ, nuốt mây, rồi thở ra hoa, những đóa hoa nở rộ muôn màu khoe sắc rực rỡ, trong cả bài là 27 không gian của mây một màu trắng tinh khôi, màu hồng hoa đào, một màu đặc trưng của mùa xuân, những cánh hoa nở bung ra lan tràn khắp mọi nơi một màu sắc tươi sáng, mát mẻ, thiên nhiên trong tầm mắt con người, cao, rộng, mênh mông, núi non kỳ vĩ, hòa quyện vào nhau tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp. “Gió mùa xuân con đê dài nhà còn xa xăm” (Yosa Buson) Mùa xuân là mùa để những con người xa quê hương mang những băn khoăn trằn trọc về những nỗi niềm tưởng nhớ và là thời khắc thích hợp để họ trở về thăm quê hương thân yêu. Những con người khi đi xa quê hương ai cũng đau đáu một nỗi niềm, nhớ thương quê hương không nguôi ngoai, muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn. Đặc biệt là khi nhìn thấy hoa anh đào rơi trong gió, từng cánh hoa rớt rơi nhẹ nhàng báo hiệu mùa xuân đã đến thì nỗi niềm ấy càng cuộn trào khôn nguôi. Dáng dấp của một người phụ nữ đang đi trên con đê Nagara dài thuợt để về quê hương, Buson liền đặt bút viết hộ cho người phụ nữ với đôi dòng tâm sự để ghi lại cái khoảnh khắc ấy, với những cảm xúc chân thực của biết bao con người trong cuộc sống này. “Cánh cửa lớn ngoài cổng trầm tư giữa hoàng hôn mùa xuân” (Yosa Buson) Trong bài thơ tác giả đang nói đến một sự vật tưởng chừng như vô tri vô giác, một cánh cửa lớn ngoài cổng. Cánh cửa ấy cũng mang những cảm xúc, mang dáng vẻ rồi tâm trạng như một con người, nó cũng trầm tư, cũng lặng lẽ, âm thầm ngẩn ngơ. Giữa khung cảnh hoàng hôn mùa xuân, nó im lìm hòa mình đắm chìm trong ánh chiều hoàng hôn, rồi cũng trầm tư giữa vạn vật thiên nhiên cùng những biến chuyển của thời gian đang trôi chảy. Chắc hẳn 28 nó còn là một minh chứng tiêu biểu cho biết bao mùa, biết bao hoàng hôn đã đi qua trong sự xoay chuyển của vũ trụ. Tác giả còn miêu tả đến những cơn mưa xuân rả rích, xen vào đó là bóng tối, một khung cảnh u ám, buồn rầu nhưng với tâm hồn lạc quan, tác giả như cảm nhận thời gian chưa bao giờ tắt hay chấm dứt, cuộc sống vẫn trôi chảy, vẫn luôn tràn ngập niềm tin yêu cuộc sống. Mỗi ngày đều là một ngày dài để ta sống để ta trân trọng những giá trị đích thực, và làm những gì ta yêu thích nhất. “Mưa xuân gần như tối hẳn nhưng ngày chưa tắt” (Yosa Buson) Ngoài những sáng tác nói đến con người, nói đến hoa cỏ, tác giả còn miêu tả một cách tinh tế về ngày mưa xuân với những con sò trên bãi biển tuyệt đẹp, và những hạt mưa xuân lăn tăn đủ để làm ướt chúng, và làm cho những bờ cát trải dài nới những con sò nằm im hòa cùng bầu không khí xuân tươi mát. Tác giả đã dùng con mắt của mình để thu vào những hình ảnh trên biển, một con sò nhỏ bé, và cả những hạt mưa xuân, cũng rất chân thực, trong con mắt của nhà thơ, mọi thứ như được gom nhặt, thu lượm một cách tỉ mỉ và chính xác, từ đó ta có thể thấy với nhà thơ, những sinh vật nhỏ bé ấy cũng là cảm hứng là đề tài đi vào thơ ca của ông, nó bình dị gần gũi và đẹp đẽ hơn khi chúng ta tưởng tượng và cảm nhận: “Con sò nhỏ trên bãi biển Mưa xuân Đủ để làm ướt nó” (Yosa Buson) Và cũng lại nói về mùa xuân, mưa xuân rơi rả rích, quả bóng trên mái nhà nằm im cũng ngấm nước mưa, rồi lại được ví như tấm áo của đứa trẻ, 29 cũng ướt, đó là cảm nhận tinh tế, nhạy cảm của tác giả trước những khung cảnh thiên nhiên và hiện hữu những sự vật đời thường vô tri vô giác, nhưng lại được thổi vào đó sinh khí khiến nó như đang sống đang tồn tại và hoạt động cùng với đời sống của con người: “Mưa xuân rơi quả bóng trên mái nhà ướt như áo đứa trẻ” (Yosa Buson) Thơ haiku về mùa xuân của Buson không chỉ là những khoảnh khắc bừng sáng của thiên nhiên mà ẩn hiện trong đó là sự rung cảm tinh tế và huyền diệu trong tâm hồn nhà thơ. Con người ấy chính là chủ thể trong những bài thơ mùa xuân của Buson. Đó là những đối tượng thẩm mỹ hết sức nhân bản, cái đẹp thể hiện trong sự hòa phối nhịp nhàng giữa con người và thiên nhiên. 2.2.2. Mùa xuân trong thơ Haiku của Yosa Buson thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống sâu sắc Những vần thơ haiku về mùa xuân của Yosa Buson đã thể hiện cho một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Sự rung động huyền diệu trong tâm hồn người nghệ sỹ đã giúp Buson chuyển tải được những bức tranh mùa xuân nhiều màu sắc và cuốn hút. Đó là những bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống đầy thi vị, lãng mạn nhưng cũng rất chân thực, hiện hữu trong cuộc đời. Người ta có thể náo nức chờ đón mùa xuân, vui mừng hạnh phúc trong mùa xuân nhưng rồi cũng ngậm ngùi tiếc mùa xuân đã qua: "Đàn nhạn đi rồi cánh đồng trước cửa dường như xa xôi" (Yosa Buson) 30 Cũng như nhà thơ Xuân Diệu đã từng thốt lên rằng: Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già (Vội Vàng) Ở hai đất nước cách xa nhau vạn dặm, nhưng Buson và Xuân Diệu lại có chung những nỗi niềm, luyến tiếc không muốn xuân trôi qua, nhưng đó vốn dĩ là quy luật của tự nhiên nên đành phải chấp nhận thuận hòa theo lẽ tự nhiên. Cánh nhạn mang mùa xuân về cùng đất trời thì cũng chính những cánh nhạn báo hiệu mùa xuân đi.Sự vắng bóng của chúng trước cánh đồng khiến cảnh vật trở nên lẻ loi và tĩnh lặng lạ thường. Cánh đồng bỗng chốc bị đẩy ra xa xôi trong tầm mắt của người nhìn. Gợi nên sự tiếc nuối của tác giả với mùa xuân, tác giả khát khao muốn níu giữ nó lại, níu giữ mùa xuân xung quanh mình, trên bầu trời, trên những cánh đồng, để luôn được đắm chìm, được tận hưởng mùa xuân lâu dài hơn, nhưng dường như việc đó là không tưởng, đó là qui luật của tự nhiên, tác giả chỉ có thể lưu giữ nó ở trong tim, trong tâm trí và trong các sáng tác của mình. Trong thơ của M.Basho hình ảnh mùa xuân ra đi lại được tác giả miêu tả theo một cách riêng: “Mùa xuân ra đi tiếng chim thổn thức mắt cá lệ đầy” (M.Basho) Nỗi buồn của chim muông, hay đôi mắt đẫm lệ của loài cá khi mùa xuân đang dần qua đi hay cũng chính là nỗi buồn trong lòng nhà thơ trong thời điểm giao mùa, nhưng tất cả đã được tác giả ghi lại trong những vần thơ cô đọng, xúc tích. 31 Yosa Buson không cần tả nhiều mà chỉ bằng hai hình ảnh rất đỗi quen thuộc ông đã tạo được sự ngậm ngùi, nuối tiếc trong lòng độc giả trong khoảnh khắc tàn xuân. Xuân đến, xuân đương và xuân qua, tất cả chúng đều nằm trong cái quy luật vĩnh cửu của thời gian, con người không thể nào làm khác được.Dẫu cho có thể giữ được những cánh nhạn ở lại thì mùa xuân vẫn cứ qua đi, cuộc sống vẫn cứ trôi chảy nhưng thông qua đó người ta có thể nhận ra được những rung động của chính mình. Yosa Buson nhìn mùa xuân ở nhiều góc độ, khía cạnh và dù đứng ở điểm nhìn nào ông cũng có thể chọn cho mình những bố cục, gam màu rất phù hợp cho từng bức tranh xuân. Ở từng khung cảnh, mùa xuân hiện ra bằng nhiều tín hiệu: "Bước qua vũng nông bàn chân cô gái vẩn bùn lên nước xuân trong" (Yosa Buson) Hẳn đã có một sự trách móc nhẹ nhàng của Buson đối với cô gái. Nàng đã cố ý hay không cẩn thận làm vẩn đục làn nước mùa xuân trong lành của tác giả? Đừng trách cô gái làm gì vì chính mưa mùa xuân là tác nhân gây ra điều đó đấy chứ. Yosa Buson đã đặt xuất phát điểm cho bài thơ từ một hình ảnh tầm thường để xây dựng hình tượng về cái đẹp. Bàn chân cô gái là nguyên nhân chính khiến tác giả thất vọng vì bức tranh mùa xuân đã nhòe màu, tựa như nét cọ của người họa sỹ đã bị biến dạng. Hành động nghịch chiều thẩm mỹ của cô gái không hẳn đã phá vỡ đi cái đẹp của bức tranh, nó vẫn còn đó nguyên vẹn giá trị của mình, duy chỉ có điều, nhà thơ đã phát hiện ra nó từ chiều đối lập với cái đẹp mà thôi. Đôi khi, Buson cảm thấy xót xa cho những cái đẹp kiểu như vậy: 32 "Hoàng hôn tiếng bắn chim trĩ vang dội trên triền núi xuân" (Yosa Buson) Âm điệu của bài thơ bàng bạc chất cay nghiệt bởi cái đẹp được nhà thơ xây dựng từ sự hủy diệt. Con người đang tạo lập cái đẹp hay tàn phá nó? Hoàng hôn phủ chìm triền núi mùa xuân đã đủ hoàn kết cho một bức tranh xuân lý tưởng rồi, cớ gì Buson phải tạo thêm âm thanh từ các cuộc săn bắn như vậy? Có lẽ nhà thơ cũng đượm buồn về bản chất của cuộc sống bởi lẽ mỗi một khoảnh khắc trong thực tại đều là một hành trình của sinh hóa hóa sinh.Đó chính là một cái nhìn có tính triết học cũng như đẫm chất nhân văn của Yosa Buson. Y.Buson rất chú ý miêu tả mối quan hệ giữa mùa xuân và con người. Ở Nhật cứ mỗi mừa xuân đến là dịp người ta đi du lịch, tham quan các nơi danh lam thắng cảnh trong và ngoài nước, thưởng ngoạn hoa đào nở, đến thăm viếng đền chùa, dự lễ hội và đi mua sắm, đặc biệt đó là dịp cho các thiếu nữ đi mua đồ trang sức làm đẹp cho mình: “Hoa mơ tưng bừng bên lầu du nữ mua sắm đai lưng” (Yosa Buson) Tác giả rất yêu thiên nhiên và cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả những cảm xúc tinh tế nhất, nhạy cảm nhất: “Trăng mờ khói ai đó đang đứng giữa vườn lê” (Yosa Buson) 33 Đó là hình ảnh ánh trăng mờ ảo như làn khói trong đêm, và có ai đó, một nhân vật trữ tình chỉ được phiếm chỉ mà không được gọi đích danh tên tuổi, người đó chưa rõ nam hay nữ, và họ đang đứng giữa vườn lê, hoa lê trắng muốt tinh khôi, tràn ngập một màu sáng bừng dưới ánh trăng, con người như đang hòa quyện vào thiên nhiên cùng làm một, dưới khung cảnh tuyệt đẹp, trầm lắng, mà hết sức sinh động. “Cây lê nở hoa sang sáng dưới ánh trăng một người đàn bà đọc thư” (Yosa Buson) Ở bài thơ này chúng ta cũng thấy hình ảnh cây lê nở hoa dưới ánh trăng, ánh sáng của màu hoa lê ta có thể thấy nó làm sáng bừng không gian, hòa quyện cùng ánh sáng của vầng trăng đang chiêu tỏ, ánh sắc ấy lan tỏa tràn ngập trong một khoảng không gian rộng lớn, khiến con người cảm nhận rõ sức lan tỏa ánh sáng ấy còn có thể đọc được thư, khung cảnh ở đây thật đẹp, giản dị mà cũng rất thanh tao. Ngoài những bài thơ nói về hoa lê, tác giả còn có bài thơ nói về cuộc sống thường ngày qua những hành động đơn giản, chân thực nhẹ nhàng của con người, đó là việc một người qua cầu, trên tay xách đôi dép, nhưng trong lòng dễ chịu thanh thản đến lạ thường, đó là cái đẹp bình dị trong cuộc sống con người thường ngày, những việc ai cũng đã từng làm, nó nhỏ bé, nhưng vẫn đi vào thơ của Buson một cách nhẹ nhàng và đặc biệt cho thấy tâm hồn thư thái của con người: “Qua cầu tay xách dép thật dễ chịu” (Yosa Buson) 34 Tâm hồn nhà thơ tinh tế, nhạy bén đến mức tác giả còn nghe thấy cả tiếng con cá đớp muỗi dưới một chiếc giếng cổ, trong đêm khuya thanh tịnh, yên tĩnh hết mực, do đó tác gả phải vận dụng cả thính giác, cũng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn, tiếng con cái chuyển động dưới nước làm rung rinh mặt giếng sâu, cái đớp muỗi ấy dù nhỏ và bị cản trở bởi bao nhiêu tiếng tạp than khác cũng không thể ngăn nổi sự cảm nhận của nhà thơ, quả thật đây là một tâm hồn tĩnh lặng tinh tế, sâu sắc phải đạt tới đỉnh cao mới có thể cảm nhận thật chân thực từ một khoảng cách xa: “Giếng cổ vang lên trong đêm tiếng con cá đớp muỗi” (Yosa Buson) Nhà thơ đã sử dụng thính giác nhanh nhạy để nghe tiếng cá đớp muỗi, qua đó ta có thể liên tưởng đến những câu thơ của nhà thơ Nguyễn khuyến trong bài “Câu cá mùa thu”: “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo” (Nguyễn Khuyến) Yosa Buson đã đem đến cho haiku những khúc hoan ca về cuộc sống thông qua những vần thơ về mùa xuân của mình. Ông đã hoàn kết một quá trình tiếp bước người dẫn đườngvĩ đại Matsuo Basho bằng những bài haiku quyến rũ và đầy chất nhân bản. Buson cũng đồng thời đem đến cho haiku nguồn sức mạnh mới để tiếp tục tham gia vào hành trình của lịch sử văn học, đưa haiku phát triển cho đến ngày hôm nay. Thơ haiku của Buson đã đem đến cho chúng ta những cảm nhận mới mẻ về thiên nhiên về cuộc sống con người, thiên nhiên tươi đẹp luôn được hòa quyện đặt bên cạnh hình ảnh và cuộc sống của con người, 35 những hình ảnh tươi đẹp, rộn rã, cho đến vắng lặng thâm trầm, nhưng tất cả đều hiện lên trong tâm trí chúng ta những rung cảm sâu sắc với mùa xuân, mùa của sinh sôi nảy nở, mùa của tình yêu, hạnh phúc, mùa của đời sống chan hòa. Tất cả đã được nhà thơ vẽ lên bằng ngòi bút tinh tế, khiến ta như thêm yêu thiên nhiên, yêu con người và yêu cuộc sống này hơn bao giờ hết. 2.2.3. Yosa Buson mang đến cho thơ Haiku màu sắc lãng mạn Ngoài ra mùa xuân trong thơ haiku của Buson cũng là mùa xuân của tình yêu, hạnh phúc, mùa của những cảm xúc dịu vợi trong trái tim con người. Mỗi khoảnh khắc của mùa xuân là mỗi khoảnh khắc của thời gian thổn thứccủa phút giây trái tim thi nhân loạn nhịp, của những âm vang cuộc sống muôn màu trong khúc hoan ca. Yosa Buson đã mang đến cho thơ Haiku những cảm xúc lãng mạn, mới lạ mà còn thiếu ở các nhà thơ haiku khác: “Mưa xuân lất phất Bên nhau đôi bóng Ô và áo tơi” (Yosa Buson) Nhà thơ Y.Buson khắc họa khung cảnh mùa xuân bằng hình ảnh đầy thi vị của đôi tình nhân dìu nhau dưới cơn mưa xuân lãng mạn. Cơn mưa là chiếc cầu nối, là chứng nhân cho tình yêu của hai tâm hồn đồng điệu, là chất xúc tác để đưa hai người đến với nhau. Đó là cái nhìn có tính nhân bản của nhà thơ. Con người hòa vào thiên nhiên, thiên nhiên ôm lấy con người trong khoảnh khúc ca hòa điệu của tình yêu lãng mạn.Buson miêu tả cảnh mưa lất phất, mưa không nặng hạt, không rét mướt. Dưới mưa xuân có hai người cùng đi, một mặc áo tơi, một che ô. Đôi tình nhân này đang sánh vai bên nhau cùng đi trong mưa xuân. Mưa lất phất rơi cũng là nhịp tim yêu khẽ khàng rung động, rộn vang nhịp 36 điệu yêu thương. Làn mưa bụi trắng dệt tơ long bao bọc cho vườn hoa tình ái đầy hương vị và màu sắc, nhịp chân sóng bước của đôi tình nhân cũng như những nhịp mưa đang giăng mắc khắp không gian, thủ thỉ tâm tình, đó là bức tranh lãng mạn miêu tả con người đang hòa trong mưa xuân, nói lên mùa xuân tình yêu, mùa xuân của tuổi trẻ, không chỉ có thế mùa xuân còn làm cho con tim trăn trở, khao khát hạnh phúc và niềm giao cảm. Nói về sự lãng mạn với những cơn mưa xuân, ta có thể thấy ở Việt Nam cũng có những vần thơ rất lãng mạn và ý vị như vậy của nhà thơ Nguyễn Bính: “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay". Lòng thấy giăng tơ một mối tình Em ngừng thoi lại giữa tay xinh Hình như hai má em bừng đỏ Có lẽ là em nghĩ đến anh” (Nguyễn Bính) Hay trong một bào thơ khác của Buson: “Cho ai vậy chiếc gối trên sàn đêm mùa xuân” (Yosa Buson) Trong bài thơ trên tác giả nói về mùa xuân rất hay, mùa xuân như một chiếc gối, đang chờ đợi ai đó trong đêm xuân. Hình ảnh chiếc gối như muốn ru con người trong giấc mơ xuân, một giấc mơ thật êm đềm. Mùa xuân ở đây 37 đã được tác giả biến hóa thêu dệt thành một chiếc gối, chiếc gối ấy mang đầy đủ màu sắc, hương vị, để rồi nó trở thành một vật dụng để kết hợp cùng với con người, chiếc gối ấy đặt gọn gẽ trên sàn, chỉ đang chờ đợi con người đến khẽ khàng đặt đầu lên để mà cảm nhận. Cũng là hình ảnh chiếc gối nhưng trong sáng tác của M.Basho chúng ta lại thấy có sự khác nhau rõ rệt: “Vườn cỏ chọn hoa nào làm gối” (M.Basho) Tác giả sau những chuyến du hành mệt mỏi nơi màn trời chiếu đất, tác giả sẽ phải lạc quan chọn lựa một chiếc gối là hoa hay cỏ để say giấc ngủ. Đây là hình ảnh thanh cao, thoát tục mà rất đẹp của thi sĩ. “Đêm hè ngắn quá mảnh trăng gầy soi bãi nước nông mênh mông” (Yosa Buson) Đêm hè nhanh chóng qua đi, cùng với ánh trăng gầy soi xuống bãi nước mênh mông, hình ảnh ánh trăng thật lãng mạn, ánh trăng chiếu tỏ những ánh sáng lung linh huyền ảo, những thứ ánh sáng kỳ diệu, như phép màu của thiên nhiên, nó bao trùm xuống mặt nước, bao phủ lấy tất vả cảnh vật đang hiện hữa. Cả bãi nước như tràn ngập ánh trăng, ánh trăng in hình cả xuống cả cái bãi nước, trăng soi sáng đêm hè, dâng tràn trên mặt nước và còn tràn ngập trong lòng người một không gian, cảm xúc lãng mạn. “Được ở một mình Giữa chiều hoàng hôn Cũng là hạnh phúc” (Yosa Buson) 38 Bài thơ là hình ảnh của một người đơn độc, đứng trước cảnh chiều hoàng hôn đẹp, đó cũng là một cách để cảm nhận bầu không khí trong lành, nhẹ nhàng, hoàng hôn xuống mặt trời cũng lặn dần, nhưng tác giả cũng cho rằng ở một mình trong không gian tĩnh mịch ấy, cũng là một điều hạnh phúc vô cùng, để được tận hưởng cảnh tượng đẹp đẽ của thiên nhiên, hoàng hôn lãng mạn, mặt trời dần lặn xuống, hoàng hôn tím chen lẫn muôn ánh sáng vừa mập mờ giữa sáng và tối, vừa dịu vợi thanh thoát vừa gợi sự ấm áp, lại thêm phần thư thái nhẹ nhàng trog tâm hồn. Yosa Buson vẫn thường đưa những cảm xúc lãng mạn vào thơ bằng những nét chấm phá độc đáo, ông như đang vẽ nên những bức tranh bằng thơ và giúp nó hiện rõ trước mắt người đọc. Buson muốn dùng tiếng đời thường để rời xa thực tại mà luôn gắn với chủ thể cuộc sống, gắn với những con người trần thế, những phút lãng mạn làm cho cuộc sống con người thêm tươi đẹp, thêm yêu cuộc sống này hơn. Những hình ảnh lãng mạn ta tưởng chừng như không hề xuất hiện trong thơ Haiku, nhưng trong thơ của Buson chúng ta đã phần nào thấy được sự lãng mạn ấy. Để viết lên được những vần thơ lãng mạn ấy chắc hẳn trong con người nhà thơ cũng là một tâm hồn rất tình cảm, dạt dào yêu thương, niềm cảm mến sâu sắc thiên nhiên, lòng tha thiết yêu cuộc sống, tình cảm chân thành cùng sự thư thái đã giúp nhà thơ có nhũng phút mơ màng rồi lãng mạn rất thi vị, đằm thắm. 2.3. Yosa Buson thiền sư giữa đời thường 2.3.1. “Thiền” và thi ca Thiền trong quan niệm của người Nhật Thiền bắt nguồn từ nền minh triết Ấn Độ và đã có trước khi Phật Thích Ca ra đời. Phật giáo được giới thiệu đến Nhật Bản từ thế kỷ thứ VIII trong thời kỳ Nara và Heian và sau đó trở thành một phần quan trọng trong lịch sử và văn 39 hóa của đất nước này. Thiền là một tông phái của Phật giáo đại thừa để lại ảnh hưởng sâu sắc tới nghệ thuật và văn hóa truyền thống của Nhật. Thiền tông được phát triển ở Trung Hoa trong thế kỷ thứ 6 và được truyền bá tới Nhật Bản vào thế kỷ 13 trong thời kỳ Kamakura (1192-1233) khi một số tăng nhân người Nhật như MinhAm Vinh Tây (1141-1215), Nam Phố Thiệu Minh (1235-1308) hay Đạo Nguyên Hi Huyền (1200-1253) du hành tới Trung Hoa đại lục để tiếp thụ Thiền tông từ các thiền sư Trung Quốc trước khi trở về Nhật Bản và mở ra các thiền viện của các chi Lâm Tế và Tào Động. Xuyên suốt thời kỳ trung đại, tinh thần của Thiền tông trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ nhân Nhật Bản. Ảnh hưởng của Thiền tới văn hóa Nhật sâu rộng tới mức có thể nói “Thiền là một tính cách đặc sắc của văn hóa đất nước này” (trích lời nhà nghiên cứu văn hóa Nhật D.T Suzuki). Thiền không phải là một hệ thống tư tưởng, hay một nhận thức tâm lý. Đừng rơi vào cạm bẫy tìm hiểu thiền qua những giảng giải đầy chữ nghĩa. Trong thiền có câu “Dù nói mãi về đồ ăn cũng không làm ta no bụng”. Khi ta bị đau vì đứt tay. “Đau” là một chứng nghiệm sống, không phải là khái niệm.Ai có thể kinh nghiệm đau qua suy tư giảng giải. Khi bị đứt tay, ta và đau là một. Tuy nhiên, người ta thường không thể chấp nhận một điều gì mà không có tối thiểu một vài khái niệm về nó. Vì vậy người ta đành phải có luận bàn về thiền. Triết gia Descartes nói một câu thâm sâu: “Tôi suy tưởng, vì vậy tôi hiện hữu”. Câu này rất đúng với tri thức, nhưng đối với thiền, nó lại hoàn toàn sai. Trong thiền, càng suy nghĩ bao nhiêu, ta càng xa chân thật (true self) bấy nhiêu. Tại sao tri thức không thể giúp ta chứng nghiệm? Bởi vì để có một ý niệm tri thức, mỗi vật phải có một vị trí riêng trong không gian và thời gian. Chẳng hạn khi ta ngắm bông hoa, ta phải đứng ở vị trí của ta và bông hoa phải đứng ở vị trí của hoa. Ta là ta và hoa là hoa. Nhờ có khoảng cách đối lập ấy 40 mà con người mới có chỗ đứng để quan sát mà suy tưởng. Như vậy luôn luôn phải có hai vị thế: chủ thể và khách thể. Trong thiền để có “ý thức” ta với đối tượng phải hòa làm một.Vì vậy muốn “chứng nghiệm” tâm phải trống rỗng không có một ý nào của tri thức lọt vào. Duy chỉ có kinh nghiệm về thực tại mà thôi. Ví dụ khi chơi đàn Guitar, mắt ta nhìn bản nhạc, tức thì ngón tay ta tự động bấm theo nốt, tai ta tự động điều chỉnh âm thanh. Lòng vô tư rung động theo điệu nhạc, ta và nhạc là một. Ta không suy nghĩ nốt nhạc tên gì, không suy nghĩ ngón tay bấm vào đâu. Thiền là vậy, thiền là cái biết trực tiếp không qua khái niệm, không suy nghĩ và không giảng giải. Quan điểm: Biểu hiện sự thật trong tính chất tự nhiên thoải mái, không phân tích bình luận (yếu tố cảm quan vắng mặt) Nguyên tắc khơi gợi trực cảm: Chủ yếu là gợi, chân là yếu tố quyết định, vô ngôn được dùng thường xuyên tạo khoảng trống để đọc giả cảm nhận. Thi pháp: Luôn là thiên nhiên đích thực được cảm nhận qua những sự vật hiện tượng thường ngày được tác giả bắt gặp, mang vẻ đẹp mộc mạc, bình dị hồn nhiên tươi mát, không hề có sự nghịch thường, hoàn toàn (hình ảnh) hiện thực, cách diễn đạt giản dị. Trạng thái cảm xúc: Có một sự phức hợp cảm hứng có phần mâu thuẫn giữa sự bình yên thanh thản của tâm hồn, tình yêu say cuộc sống và sự bi cảm của thế giới vô thường, có bốn trạng thái cảm xúc: sabi, wabi, aware, yugen. Thơ Thiền Nhật ban đầu cũng chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa, nhưng đến thế kỷ thứ XVII thì thể thơ Haiku ra đời và phát triển mạnh vào thế kỷ thứ XIX. Haiku là một nghệ thuật tổng hợp tinh tế tuyệt vời giữa Phật giáo và Lão Giáo trong thế giới Thiền thi, giữa cụ thể và trừu tượng, giữa ẩn dụ và phân tích, giữa thiên nhiên vũ trụ và nội tâm con người. 41 Vạn vật và vũ trụ đều có nguồn gốc từ Đạo, theo sự sinh hóa vô thường và kiếp người cũng chỉ là phù sinh hư ảo. Điều nói ra được thì hữu hạn, mà ý lại vô hạn. Ðiều mà thơ muốn mọi người lĩnh hội chẳng phải là điều có thể nói được mà là những điều mà thơ chưa nói ra. Cái tiểu vương quốc của những con chữ gò bó chải chuốt bỗng vươn mình ảo hóa trở thành một vũ trụ siêu hình. Cốt lõi của thiền là cái ta có thể cảm nhận bằng tâm thức, tức bằng cảm giác yên tĩnh của tinh thần trong tâm hồn. Nó là sự “giác ngộ”. Để diễn đạt thiền người họa sĩ dung nét vẽ như vòng tròn Enso thường thấy trong các bức thư họa Nhật Bản chẳng hạn. Chỉ một vòng tròn thô nhưng bằng cảm nhận của tâm Thiền người ta có thể hiểu được ý nghĩa sâu sa của nó. Hay một võ sĩ đạo có thể hiểu Thiền bằng một đường kiếm hoặc nhà thơ biểu hiện tinh thần Thiền bằng một bài thơ. Thơ haiku thấm đẫm chất thiền. Khi đọc ta nên dùng thế giới tâm linh để cảm nhận chứ đừng cố tìm lời phân tích lí giải bằng lý trí sẽ sai nguyên tắc và lạc hướng của thiền. Yosa Buson là thiền sư giữa đời thường, những bài thơ của ông đậm chất Thiền, hay ngay trong tâm hồn ông đã có chất Thiền, do đó trong các sáng tác của ông ta có thể thấy được tinh thần Thiền tông ngay giữa đời thường mộc mạc, mà sâu sắc. 2.3.2. Thiền tính trong thơ Haiku của Yosa Buson Trong thơ Haiku có sự dung hợp giữa Thiền và thơ, vì thơ biểu lộ tình cảm và thơ có thể tải đạo. Thơ Haiku đi từ một sự vật cụ thể thật nhỏ nhoi tầm thường để dẫn dắt người đọc đi vào cõi mênh mông bát ngát không hình tượng, như một thiền sư đã nói: "Gom góp tất cả lời nói để hoàn thành một câu, vò cả đại thiên thế giới thành một hạt bụi". Nhà thơ William Blake cũng có nói: “Cả vũ trụ trong một hạt cát (a world in a grain of sand)”. 42 "Từ trong hạt bụi ngu ngơ ấy Mưa nắng vô thường sây sát nhau." Ðể cuối cùng người thơ đốn ngộ được: "Từ trong hạt cát hằng sa đó Vũ trụ Chân Như sáng nhiệm mầu” Và trong bài thơ sau ta có thể thấy ngay được tinh thần Thiền của nhà thơ: “Trên chuông chùa ngủ say sưa một con bướm nhỏ” (Yosa Buson) Vẻ bề ngoài bài thơ có vẻ khó nắm bắt trừ khi chúng ta hiểu tất cả về tiếng chuông chùa và con bướm, bởi chúng làm cho năng lực sáng tạo Nhật Bản phải quan tâm đến. Bài haiku này rõ ràng nói về mùa hè mới chớm, vì những chú bướm thường hay bay lượn vào thời điểm này trong năm và dĩ nhiên, sẽ trở thành đối tượng của sáng tác thơ ca. Con bướm bay rập rờn bên những bông hoa tươi đẹp đang nở rộ trong khuôn viên một ngôi chùa, nơi tiếng chuông từ đó vang lên. Trí tưởng tượng dẫn chúng ta đến một thiền viện trên núi rất xa thành phố, đến những tu sĩ đang chìm đắm trầm tư, những cây cổ thụ già nua, những bông hoa hoang dại, tiếng rì rầm của dòng suối nhỏ, đã được bao trùm bởi một bầu không khí biệt lập thanh tịnh, nơi không hề bị khuấy động bởi dục vọng và xung đột cuộc sống loài người. Tháp chuông không cao lắm so với mặt đất, quả chuông được treo để mọi người nhìn thấy và đến gần nó.Nó được làm bằng đồng, hình trụ, có mầu sẫm.Khi treo nó lên một đoạn xà ngang thì nó là biểu tượng của sự bền bỉ, bất 43 động. Tiếng rền của chuông khiến người ta cảm nhận tâm linh Phật giáo rung động qua tiếng vang từ các tháp chuông, nhất là những khi chú chim mệt mỏi trở về tổ của chúng sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi. Và trong bài thơ là hình ảnh con bướm trắng nhỏ đậu trên quả chuông và chìm sâu vào giấc ngủ. Đầu tiên ta cảm nhận một sự tương phản, một con bướm nhỏ, bé bỏng phù du, cuộc sống của nó không thể kéo dài đến hết mùa hè, nhưng trong sự sống ngắn ngủi ấy, tự nó biết tận hưởng mãnh liệt những chuyến phiêu lưu từ cánh hoa này đến cánh hoa khác, phơi mình trong nắng hay dưới ánh chiều tà, và giờ người ta thấy nó đang nằm trong giấc ngủ mong manh đầy mãn nguyện bên cạnh quả chuông chùa dễ làm kinh động mọi tồn tại, một quả chuông tượng trưng cho những giá trị vĩnh hằng. Trong tầm vóc và niềm kiêu hãnh của mình, con côn trùng đứng trên thế rất khác với quả chuông: màu sắc trắng trong, thanh nhã, hình dáng mỏng manh, dịu dàng của con bướm đã làm nổi bật sự tương phản mạnh mẽ với màu đồng u sẫm của quả chuông. Từ điểm nhìn mô tả thuần túy, bài haiku của Buson đầy ắp niềm thi vị, nhưng nếu không đi xa hơn điều đó thì bài thơ chỉ dừng lại như một chuỗi thi từ xinh xắn. Ai có thể nghĩ ra rằng nhà thơ đã đã tạo ra một trò đùa nghịch, đặt một con bướm đang ngủ trên một quả chuông mà biết đâu quả chuông ấy lại vị tu sĩ vô ý đánh vào bất cứ lúc nào, và sự rung động ầm vang sẽ làm kinh động một sinh vật ngây thơ tội nghiệp.Đó là một suy tư hướng đến sự thức tỉnh tôn giáo. Đây là trực giác về cái vô thức của Y.Buson khi nó được diễn tả thành hình ảnh con bướm và quả chuông. Cái mà Buson có thể nhìn thấy ở đời sống bên trong con bướm chính là Vô thức. Cuộc sống tinh thần cuộc sống – cuộc sống tôn giáo của chúng ta qua hình tượng con bướm của Y.Buson, biết rằng chẳng có quả chuông nào biểu tượng cho sự vĩnh cửu, cũng như chẳng có chuyện gì xảy ra khi tiếng rền đột nhiên vang lên. Khi tiếng động trở thành sự thật, con bướm bay đi, cũng tự 44 nhiên như khi nó bay đến trước đó, không chút phân đoán, con bướm giải thoát khỏi sự mong mỏi lo âu, nghi ngờ, khắc khoải và những tâm trạng gần như thế, nó đã sống cuộc sống của một đức tin tuyệt đối và tinh thần vô ngã. “Hoa mẫu đơn rã rời không rụng ào ạt từng hai ba cánh thôi” (Yosa Buson) Hay trong một bài thơ khác ta cũng thấy hình ảnh hoa mẫu đơn: “Cánh hoa mẫu đơn rụng Chồng lên nhau Hai ba cánh một chỗ” (Yosa Buson) Trong bài thơ tác giả mượn hình ảnh hoa mẫu đơn đang độ rụng, nhưng rụng rã rời, một cách chậm chạp, và rụng hai ba cánh thôi. Ta có thể hiểu đó là tác giả đang cố níu giữ vẻ đẹp của hoa mẫu đơn, nhưng ngoài ý đó ta còn thấy tính chất thiền ở đây, như một hành động nhịp nhàng uyển chuyển, mà hết sức chu đáo, cẩn thận, không vội vã xô bồ, nhưng lại rất ý nghĩa trong cuộc sống. “Chọn lúc yên tĩnh Và vắng người Cây mẫu đơn nở hoa.” (Yosa Buson) Trong bài thơ này mới đọc ta có thể hiểu về nguyên lý của một bông hoa khi nở, nhưng cũng cho ta thấy rằng đó cũng như cách sống của con người. Con người có những lúc chuộng cách sống yên tĩnh, tránh nơi ồn ào, những phiền muộn của thế giới đầy rẫy những cạm bẫy, những bon chen. Giống như cách ẩn mình của các thi sĩ xưa, lui về ở ẩn, để tìm cuộc sống 45 thanh tịnh, an nhàn trong tâm hồn, sống một cuộc sống vui vẻ hòa mình với thú vui thiền vườn, và hưởng thụ cuộc sống vô lo vô nghĩ. Hay trong cuộc sống có nhiều những lo toan bộn bề thì chúng ta cũng phải luôn giành ra cho bản thân mình một góc riêng để mà tĩnh tâm, rồi nghỉ ngơi, để có thể thư giãn cùng với những thú vui tao nhã, hay phút giây đầm ấm bên cạnh gia đình, mà những điều đó lại giúp con người có suy nghĩ, rồi hành động thật tích cực, đem lại hiệu quả cao cho công việc và cuộc sống. “Con bướm trên tay tôi Nhẹ như không khí Như không có gì” (Yosa Buson) Trong bài thơ ta thấy được một hình ảnh rất đẹp, con bướm đậu trên tay, hẳn là con người ấy có sự lôi cuốn, hay có một phong thái nhẹ nhàng, khiến bướm đậu vào tay mà không hề lo sợ rồi bay đi mất. Nhưng tác giả cũng coi đó như một điều đơn giản, như không khí, rất nhẹ, rất thanh. Con bướm nhẹ và thanh như không có gì, có phải vì vậy nên có sự giao lưu hòa hợp giữ con người và sự vật ấy. Cả hai đều nhẹ nhàng, đều thanh thoát, đều vô thường, như không có chuyện gì.Đó cũng nói đến sự tĩnh lặng hoàn toàn trong tâm hồn của tác giả, mọi thứ bên ngoài thân đều như không tồn tại, rất đậm chất của thiền tính. Với con người chúng ta việc giữ được một tâm hồn thanh tịnh là rất quý báu, trong cuộc sống vốn dĩ đầy những xô bồ và phức tạp, chúng ta đã dần mất đi sự tĩnh tâm trong tâm hồn. Bài thơ là một sự chiêm nghiệm quý báu của tác giả, chỉ có những tâm hồn đã đạt tới độ thanh tịnh tuyệt đối mới có được những giây phút đẹp và nhẹ nhàng như thế. Nói về tinh thần Thiền ta còn thấy được qua các bài thơ của M.Basho, cũng với tinh thần Thiền nhưng với mỗi tác giả lại có cách nhìn nhận và thể hiện riêng biệt: 46 “Cái chết gần kề mặc ai hay biết vẫn hoài tiếng ve” (Yosa Buson) Đó là cảm xúc trước cái vẻ đẹp của tiếng ve ngân vang điệp khúc mùa hè. Tiếng ve tượng trưng cho sự sống, còn cái chết sắp đến với ve không phải là bi kịch mà là điều tự nhiên trong cuộc sống, khoảnh khắc sống và chết trong cuộc sống là “vô thường”. Ý nghĩa trong thơ của Yosa Buson hay các nhà thơ haiku là bao la vô tận, điều này phụ thuộc vào cảm nhận của người đọc. Chỉ có một điều là hương Thiền luôn phảng phất trong từng bài thơ, câu từ của tác giả, tất cả được hiện lên mồn một qua âm thanh hình ảnh… ta phải thật sự tĩnh tâm, thanh tịnh, mở rộng tấm lòng mới mong thấu hiểu được phần nào những tác phẩm đó. Ở Việt Nam tinh thần Thiền cũng được thấy nhiều trong các sáng tác của những nhà thơ trung đại, tiêu biểu như Không Lộ thiền sư, Mãn Giác Thiền sư. Tinh thần Thiền được các tác giả đưa vào trong các sáng tác của mình như chính cuộc sống thấm nhuần tinh thần Thiền của các nhà Thiền sư với sự lạc quan, khiêm nhường, thanh tịnh: “Xuân khứ bách hoa lạc (Xuân đi trăm hoa rụng) Xuân đáo bách hoa khai (Xuân đến trăm hoa nở) Sự trục nhãn tiền quá (Việc đời theo nhau ruổi qua trước mắt) Lão tòng đầu thượng lai (Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu) 47 Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận (Đừng cho rằng xuân tàn thì hoa rụng hết) Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” (Đêm qua một cành mai đã nở trước sân) (Cáo tật thị chúng, Mãn Giác thiền sư) Ta có thể thấy điểm chung của các nhà thơ thiền khi nói về những quy luật trong tự nhiên, đó là quy luật “vô thường”, cuộc sống này luôn có quy luật của nó, nên chúng ta hãy đón nhận và tận hưởng nó, và hãy luôn giữ tâm thanh tịnh, yêu đời lạc quan, vui vẻ. Qua những bài thơ mang tính chất thiền tông của nhà thơ Yosa Buson ta phần nào cảm nhận được những giá trị cao đẹp trong đó. Không chỉ cho chúng ta những nhận thức về cuộc sống với những quy luật vốn có, mà còn răn dạy con người có thái độ tích cực trong cuộc sống, lựa chọn những cách sống và làm việc sao cho tâm hồn thanh tịnh, an nhiên, luôn giữ tâm hồn thật nhẹ nhàng, điều hòa cuộc sống một cách phù hợp nhất trong thế giới ngày càng phát triển, con người bị cuốn đi theo những lo toan và vụ lợi. Thơ haiku không chỉ là đại diện cho văn học và văn hóa Nhật Bản mà nó còn là hiện thân của con người, tâm hồn xứ sở hoa Anh Đào. Đúng như nhà nghiên cứu Nhật Chiêu từng nhận xét: “Văn học Ấn Độ ưa tư duy thần bí, Trung Hoa ưa hành động và thực tiễn, Nhật Bản ưa tình cảm và cái đẹp. 48 KẾT LUẬN 1. Haiku là thể thơ độc đáo của Nhật Bản với ba câu và 17 âm tiết nhưng nội dung mà nó mang đến cho người đọc là vô tận, để hiểu được thơ haiku người đọc không cần tuân thủ một qui tắc hạn định nào mà ý nghĩa ở chính cảm nhận của họ. 2. Yosa Buson không phải là người “phá rừng mở núi” để đưa thơ Haiku lên hàng nghệ thuật cao quý nhưng ông có công “dọn dẹp gai cỏ” để haiku được tỏa sáng như thuở ban đầu.Yosa Buson đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người hậu thế trong vai trò tiếp bước người khai sinh vĩ đại Matsu Basho. 3. Buson đọc rất nhiều kinh thư và nghiên cứu phong cách khác nhau của các tác phẩm thơ ca của Nhật Bản và Trung Quốc. Đồng thời vì Buson vừa là một nhà thơ vừa là họa sĩ nên trong phong cách thơ ông có sự đan xen dung hợp, tác động lẫn nhau giữa thi ca và hội họa. Yosa Buson là thi sĩ của mùa xuân, với mùa xuân ông có một gia tài đồ sộ và đặc sắc. Mùa xuân hiện lên trong thơ Haiku của Y. Buson đẹp, ẩn chứa quan niệm nhân sinh thấm đẫm tinh thần nhân văn. Thơ Haiku của Y.Buson còn thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống sâu sắc. Thơ Haiku là sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên cùng con người, trong các sáng tác của nhà thơ còn bộc lộ cả sự lãng mạn trong tâm hồn nhà thơ với cách sử dụng ngôn từ cùng cảm xúc sâu sắc ông đã đem đến cho thơ haiku một sinh khí mới qua sự tiếp thu chọn lọc tiếp bước các nhà thơ đi trước. 4. Yosa Buson là thiền sư giữa đời thường với những gì thanh thoát, đơn giản, nhẹ nhàng, tinh tế, mà đầy thoát tục, thơ haiku của ông mang lại những phút giây tĩnh tâm của tâm hồn thấm nhuần tinh thần Thiền tông. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhật Chiêu, Thơ Ca Nhật Bản, NXB Giáo Dục, 1998. 2. Nhật Chiêu, Nhật Bản Trong Chiếc Gương Soi, NXB Giáo Dục, 2007. 3. Lê Từ Hiển và Lưu Đức Trung với tác phẩm “Hoa thời gian”, NXB Giáo dục, 2007. 4. Mai Liên tuyển chọn và dịch (2010), Hợp Tuyển Văn Học Nhật Bản Từ Khởi Thủy Đến Giữa TK XIX, NXB Lao Động. 5. Hà Văn Lưỡng, Một số đặc điểm của thơ haiku Nhật Bản , Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, 2011. 6. Thái Bá Tân dịch, Thơ haiku Nhật Bản, NXB Lao động 2014. 7. Nguyễn Nam Trần, Bản thảo: Tổng Quan Lịch Sử Văn Học Nhật Bản, quyền thượng: Từ thượng cổ đến cận đại. [...]... Nhật Bản đã được thăng hoa cùng những vần thơ của Yosa Buson 13 Chương 2 THƠ HAIKU CỦA YOSA BUSON 2.1 Yếu tố hội họa trong thơ Haiku của Yosa Buson Mối quan hệ giữa thi và họa là một trong những lí luận thẩm mĩ cơ bản của văn học nghệ thuật Đây là hai loại nghệ thuật khác nhau nên có những đặc trưng riêng biệt, nhưng dù là nghệ thuật của không gian hay nghệ thuật của thời gian, dù sử dụng chất liệu là... trăng và sự tinh khiết của bầu trời và vụ trụ trong nó” Thơ haiku không chỉ là thần thái của con người Nhật Bản, đất nước Nhật Bản mà nó còn là nét đẹp văn hóa truyền thống, thơ haiku ngày cần được thế giới nâng niu và trân trọng, phát triển theo đúng vị trí vốn có của nó 1.2 Haiku với Yosa Buson và “sự trở lại của M.Basho” 1.2.1 Yosa Buson Yosa Buson (1716-1784) tên thật là Taniguchi Buson, sinh năm 1716... thánh thơ haiku M.Basho là khuôn mẫu, là mẫu mực thước đo cho Buson và các nhà thơ khác trong phong cách sáng tác thơ Haiku 1.2.2 Yosa Buson người “dọn dẹp gai cỏ” cho thơ Haiku tỏa sáng Sau khi M.Basho mất, thơ Haiku được phổ biến trong quần chúng nhân dân nhưng chất lượng dần trở nên thấp kém Nó mất dần tính văn chương và người làm thơ thì để cầu danh lợi thì nhiều Trong hoàn cảnh đó, làng thơ ca... người tự nhận lấy trọng trách phực hưng thơ haiku, đó là Yosa Buson, và ông là người đã giúp cho thơ haiku trở lại với ánh sáng vốn dĩ của nó Tuy Yosa Buson không phải là người “phá rừng mở núi” để đưa haiku lên hàng nghệ thuật cao quý nhưng ông có công “dọn dẹp gai cỏ” để haiku được tỏa sáng như thuở ban đầu Buson đã sáng tác hơn 3000 bài thơ, gần phân nửa là tranh thơ với chủ trương người nghệ sĩ phải... nghiệm sống của riêng mình.Kỹ xảo của thơ haiku là giản lược tối đa chữ nghĩa trong thơ để vận dụng trí tưởng tượng nơi người đọc 1.1.3 Cảm thức thẩm mĩ của thơ Haiku Từ một thể thơ được làm với mục đích hài hước, bông lơn, đùa vui, về sau do ảnh hưởng của tư tưởng thiền tông, thơ haiku thể hiện những cảm thức thẩm mỹ khác nhau Những cảm thức thẩm mỹ này thể hiện cái nhìn của các thi sĩ haiku về thiên... rộng rãi mà còn được các nhà thơ ở nhiều xứ khác nhau sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ của mình, trong đó có cả Paul Eluard của Pháp, Octavio Paz của Tây Ban Nha và George Seferis của Hi Lạp” Vậy thơ haiku bắt đầu hình thành vào thế kỉ XVII, đạt đỉnh cao với Basho Ngày nay thơ haiku lan tỏa ra thế giới thành một thể thơ được quốc tế đón nhận Thơ haiku đã vượt ra khỏi biên giới của Nhật Bản đến với các nước... (aware), haiku thể hiện những sắc thái thẩm mỹ mang dấu ấn Thiền tông và văn hóa phù Tang 9 1.1.4 Vai trò của thơ Haiku trong nền Văn hóa – Văn học Nhật Bản và thế giới Thơ Haiku có quá trình ra đời lâu dài và phát triển mạnh mẽ Thơ haiku ra đời từ thế kỉ XVII, đạt tới đỉnh cao với Basho Sau Basho còn có rất nhiều nhà thơ đã chọn haiku làm con đường để bước vào trong nghệ thuật Đó là các nhà thơ Yosa Buson. .. lực từ hai nhà thơ Tan Tagi và Kuroyanagi Shoha, ông đã làm sống dậy tâm hồn thơ nguyên thủy của haiku- tâm hồn Basho, hay còn gọi là “sự trở lại của Basho” Năm 1772, Buson ra mắt tập thơ đầu tiên Năm 1776, Buson thành lập một câu lạc bộ thi ca, nơi đây được xem như là “Ba tiêu am” thời Buson Các nhà thơ tập hợp lại cùng nhau sáng tác và bàn luận nhằm phục hưng tinh hoa trong thơ haiku của Basho, họ... haikai đến thế kỷ XIX mới có tên là (haiku) Phần đầu hokku của bài renga là tiền thân của thơ haiku, như vậy thơ haiku có nguồn gốc từ tanka và renga 1.1.2 Nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ Haiku Thơ haiku không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại những sự việc xảy ra trước mắt Vì số chữ bị giới hạn trong 17 âm nên thơ haiku thường chỉ diễn tả một sự kiện xảy ra ngay lúc đó, ở thì hiện tại.Sự kiện này... tác thơ haiku không chỉ là niềm vui mà còn là lối sống Thơ haiku đến với họ chứa cái đạo trong đó, đó là con đường sâu thẳm giản dị nhất giữa đời Hiện nay thơ haiku của Nhật Bản đã lan tỏa ra khắp thế giới Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã nhận định: “Nói một cách không chừng mực hơn, thơ haiku mà Basho đã hoàn thiện bằng thiên tài của mình, trở nên thể thơ quốc tế trong thế kỉ XX” Bên ngoài Nhật Bản, haiku ... chương: Chương 1: Haiku với Yosa Buson Chương 2: Thơ Haiku Yosa Buson NỘI DUNG Chương HAIKU VỚI YOSA BUSON 1.1 Vài nét thơ Haiku 1.1.1 Nguồn gốc hình thành thơ Haiku Thể thơ haiku đời vào kỷ XVII... tỏa sáng 12 Chương THƠ HAIKU CỦA YOSA BUSON 14 2.1 Yếu tố hội họa thơ Haiku Yosa Buson 14 2.2 Yosa Buson thi sĩ mùa xuân 21 2.2.1 Mùa xuân thơ Haiku Yosa Buson đẹp, ẩn chứa... Nhật Bản” nói rằng: “Linh hồn Nhật Bản thăng hoa vần thơ Yosa Buson 13 Chương THƠ HAIKU CỦA YOSA BUSON 2.1 Yếu tố hội họa thơ Haiku Yosa Buson Mối quan hệ thi họa lí luận thẩm mĩ văn học nghệ

Ngày đăng: 05/10/2015, 16:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan