đặc điểm nội dung và hình thức của chương trình chúng tôi là chiến sĩ

78 1.3K 3
đặc điểm nội dung và hình thức của chương trình chúng tôi là chiến sĩ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ƯỜ NG ĐẠ Ơ TR TRƯỜ ƯỜNG ĐẠII HỌC CẦN TH THƠ ÂN VĂN KHOA KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NH NH Ữ VĂN BỘ MÔN NG NGỮ -------���------- NG TH ỌC HUY ỀN ĐẶ ĐẶNG THỊỊ NG NGỌ HUYỀ MSSV: 6106318 C ĐIỂM NỘI DUNG VÀ HÌNH TH ỨC CỦA ĐẶ ĐẶC THỨ ƯƠ NG TR ÚNG TÔI LÀ CHI ẾN SĨ CH CHƯƠ ƯƠNG TRÌÌNH CH CHÚ CHIẾ Lu Luậận văn tốt nghi nghiệệp đạ đạii học ữ Văn Ng Ngàành Ng Ngữ ng dẫn: ThS. BÙI THANH TH ẢO Cán bộ hướ ướng THẢ ơ - 2013 Cần Th Thơ 1 NG ĐỀ CƯƠ ƯƠNG ẦN MỞ ĐẦ U PH PHẦ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PH ẦN NỘI DUNG PHẦ ƯƠ NG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CH CHƯƠ ƯƠNG 1.1. 1.1.Vài nét về gameshow truyền hình 1.1.1. Gameshow truyền hình là gì? 1.1.2. Thực trạng của gameshow truyền hình ở Việt Nam những năm gần đây 1.1.2.1 1.1.2.1.Tình hình chung về gameshow truyền hình ở Việt Nam 1.1.2.2 1.1.2.2. Gameshow Việt và đổi mới 1.1.2.3 1.1.2.3. Gameshow ngoại ở Việt Nam 1.2. 1.2.Vài nét về gameshow Chúng tôi là chiến sĩ ƯƠ NG 2. ĐẶ C ĐIỂM NỘI DUNG CỦA CH ƯƠ NG TR CH CHƯƠ ƯƠNG ĐẶC CHƯƠ ƯƠNG TRÌÌNH ÚNG TÔI LÀ CHI Ế N SĨ CH CHÚ CHIẾ 2.1. Truyền thống dân tộc trong Chúng tôi là chiến sĩ 2.2 2.2. Phẩm chất, tính cách bộ đội Cụ Hồ trong Chúng tôi là chiến sĩ 2.3. Tài năng chiến sĩ trong Chúng tôi là chiến sĩ 2.4 2.4. Tình yêu chiến sĩ trong Chúng tôi là chiến sĩ 2 2.5 2.5. Tâm sự chiến sĩ trong Chúng tôi là chiến sĩ 2.6 2.6. Một số hạn chế về nội dung trong Chúng tôi là chiến sĩ 2.7 2.7. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nội dung chương trình Chúng tôi là chiến sĩ ƯƠ NG 3. ĐẶ C ĐIỂM HÌNH TH ỨC CỦA CH ƯƠ NG TR CH CHƯƠ ƯƠNG ĐẶC THỨ CHƯƠ ƯƠNG TRÌÌNH ÚNG TÔI LÀ CHI Ế N SĨ CH CHÚ CHIẾ 3.1 3.1. Kết cấu chương trình Chúng tôi là chiến sĩ 3.2. Người dẫn chương trình trong Chúng tôi là chiến sĩ 3.3. Các hình thức bổ trợ khác được sử dụng trong Chúng tôi là chiến sĩ 3.3.1 3.3.1. Âm thanh 3.3.2. Phóng sự ngắn 3.4 3.4. Thời điểm phát sóng, thời lượng phát sóng Chúng tôi là chiến sĩ 3.4.1. Thời điểm phát sóng 3.4.2 3.4.2. Thời lượng phát sóng 3.5 3.5. Một số hạn chế về hình thức trong Chúng tôi là chiến sĩ 3.6. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hình thức chương trình.Chúng tôi là chiến sĩ ẦN KẾT LU ẬN PH PHẦ LUẬ 3 ẦN MỞ ĐẦ U PH PHẦ ĐẦU ọn đề tài 1. Lí do ch chọ Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về cuộc sống và nhất là nhu cầu giải trí của con người cũng ngày càng cao. Đặc biệt, trong cuộc sống công nghiệp hiện nay, con người dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Sự căng thẳng này cần được giải tỏa thông qua các hoạt động giải trí và để giải tỏa tâm lí căng thẳng này cho công chúng xem truyền hình thì việc ra đời các chương trình trò chơi mang tính giải trí là tất yếu. Trong các chương trình trò chơi truyền hình đó không thể không nhắc đến chương trình Chúng tôi là chiến sĩ. Trên cơ sở xác định được vai trò của thể loại Trò chơi truyền hình, vai trò của chính chương trình Chúng tôi là chiến sĩ cùng với mong muốn trang bị cho mình một vốn kiến thức về báo chí truyền hình, người viết đã quyết định chọn làm luận văn bên mảng báo chí truyền hình và đã chọn đề tài “Đặc điểm nội dung và hình thức của chương trình Chúng tôi là chiến sĩ”. Lên sóng từ năm 2006, chương trình Chúng tôi là chiến sĩ hôm nay vẫn luôn thu hút và nhận được sự quan tâm đông đảo từ khán giả truyền hình. Đây là một trong số những gameshow thú vị dành cho chiến sĩ trên kênh VTV3 bởi sức nóng mà chương trình mang lại trong từng số của chương trình. Tuy nhiên, khách quan mà xét thì giữa Chúng tôi là chiến sĩ và khán giả của chương trình vẫn có một khoảng cách nhất định. Khán giả tại địa điểm ghi hình vẫn là những chiến sĩ của đơn vị tham gia. Cho nên với Chúng tôi là chiến sĩ thì quá trình giao lưu giữa công chúng truyền hình và người tham gia chương trình có phần bị hạn chế. Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm của chương trình lại càng cần thiết hơn để góp phần tìm hiểu toàn diện và sâu sắc hơn về con người và tâm sự của những người chơi trong chương trình cũng như những đóng góp của chương trình cho báo chí truyền hình. Từ đó, người đọc càng trân trọng hơn nữa về tấm lòng thiết tha của “đội quân áo vải” dành cho dân, cho quê hương, đất nước, cho những người thân yêu của họ. Thiết nghĩ, góp một phần thành công không nhỏ trong công việc của mỗi chúng ta đó là niềm đam mê, yêu thích những gì mình thực hiện. Vì thế, với sự yêu thích chương trình Chúng tôi là chiến sĩ, yêu màu xanh áo lính, người viết sẽ cố gắng tận dụng để bài viết có kết quả tốt nhất có thể trong khả năng bản thân. Với đề tài “Đặc 4 điểm nội dung và hình thức chương trình Chúng tôi là chiến sĩ”, người viết hy vọng những ai đọc được quyển luận văn này sẽ có một cách nhìn về người lính “hôm qua” và “hôm nay”, về chương trình Chúng tôi là chiến sĩ một cách sâu sắc và trọn vẹn hơn. 2. Lịch sử vấn đề Chúng tôi là chiến sĩ ngày càng trở nên quen thuộc và đã để lại nhiều ấn tượng đặc biệt trong lòng khán giả màn ảnh nhỏ. Đứng ở vị trí là người xem chương trình truyền hình, hầu như ta chỉ tiếp cận Chúng tôi là chiến sĩ ở khía cạnh sơ nét về chương trình, về những người tham gia trong chương trình, nhìn nhận Chúng tôi là chiến sĩ chỉ đơn giản là một chương trình giải trí. Còn khi đứng ở một vị trí khác, người nghiên cứu chẳng hạn, do nhiều lí do khác nhau mà nó được giới thiệu đầy đủ hơn Vấn đề nghiên cứu về chương trình truyền hình Chúng tôi là chiến sĩ trên kênh VTV3 là một vấn đề khá mới mẻ và hấp dẫn. Hiện tại, vẫn chưa có một công trình nào thật sự đi sâu nghiên cứu, khai thác chương trình Chúng tôi là chiến sĩ. Khi chương trình được phát sóng, đa số là các báo đưa tin hoặc đưa ra những ý kiến. Ngoài ra còn có các cuộc phỏng vấn với các MC hay Biên tập viên để trao đổi một số vấn đề về chương trình hoặc là tình cảm của họ trong một thời gian dài gắn bó với chương trình. Điểm qua các phần thông tin đó từ các báo với chủ đề: Nhịp cầu nối những bờ vui, Chuyện chưa kể về trang phục MC Chúng tôi là chiến sĩ, Chúng tôi là chiến sĩ quảng bá về bộ đội cụ Hồ, Trò chuyện cùng nữ MC Chúng tôi là chiến sĩ, Chúng tôi là chiến sĩ và nỗi khắc khoải Trường Sa,… Cụ thể, trong Nhịp cầu nối những bờ vui, người viết chỉ dừng lại khảo sát một phần của chương trình Chúng tôi là chiến sĩ, Tình yêu chiến sĩ, tác giả chỉ ghi nhận lại cuộc trò chuyện với những người làm chương trình, họ kể lại những kĩ niệm trong lúc tác nghiệp. Còn trong Chuyện chưa kể về trang phục MC Chúng tôi là chiến sĩ hay Chúng tôi là chiến sĩ quảng bá về bộ đội cụ Hồ, tác giả vẫn chỉ nhìn nhận chương trình ở khả năng quảng bá hình ảnh bộ đội và chỉ đi sâu vào những thành tích mà chương trình đạt được chứ chưa nhìn nhận một số hạn chế của chương trình. Cùng với những bài báo trên, Trò chuyện cùng nữ MC Chúng tôi là chiến sĩ là một bài báo với những thông tin cũng như những tình cảm, kĩ niệm của MC Nguyễn Hoàng Linh đối với chương trình, đối với những con người đang ngày đêm chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc. Với Chúng tôi là chiến sĩ và nỗi khắc khoải Trường Sa có nội dung bàn về những đổi mới cũng như những dự kiến sắp tới của chương trình. Đây là một điểm đáng mừng vì 5 những người làm chương trình đã có hướng giải quyết trước những hạn chế trong chương trình của mình. Nói chung tất cả những bài báo mà người viết tiếp cận được, bên cạnh những thông tin mà người viết cung cấp, mỗi bài chỉ đơn thuần tìm hiểu về một khía cạnh khi đứng ở một góc độ nào đó mà nhìn nhận. Tuy nhiên, đó là những đóng góp quan trọng, những tài liệu quí giá vì từ đó giúp người viết có cách nhìn khái quát, đã tạo điều kiện, tiền đề vững chắc, cung cấp cho người viết những tư liệu, kiến thức để có thể hoàn thành luận văn. ch yêu cầu 3. Mục đí đích Khi thực hiện đề tài Đặc điểm nội dung và hình thức của chương trình Chúng tôi là chiến sĩ, người viết có cơ hội tiếp cận, nhìn nhận toàn diện hơn về chương trình mà mình yêu thích. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, người viết có thể nhìn ra được những điểm mạnh cũng như một số điểm yếu cần khắc phục của chương trình. Từ đó, người viết đưa ra một số giải pháp đối với việc xây dựng chương trình Chúng tôi là chiến sĩ để chương trình có một kết cấu hợp lí, hiệu quả, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của công chúng. Trên tinh thần khai thác, phân tích nội dung và hình thức chương trình Chúng tôi là chiến sĩ người viết cũng mong muốn người đọc có cái nhìn toàn diện về chương trình, về người lính hôm nay. Bên cạnh đó, nó cũng khẳng định những đóng góp của chương trình Chúng tôi là chiến sĩ trong tiến trình phát triển của trò chơi truyền hình nói riêng và của báo chí truyền hình nói chung. 4. Ph Phạạm vi nghi nghiêên cứu Chương trình Chúng tôi là chiến sĩ được công chúng truyền hình biết đến cách đây hơn 6 năm, chương trình khởi động năm 2006. Vì vậy việc tiếp cận tất cả các số của chương trình những năm về trước cũng gặp không ít khó khăn vì việc lưu giữ của Đài truyền hình Việt Nam cũng có hạn. Hơn nữa việc tiếp cận trực tiếp với những người làm chương trình Chúng tôi là chiến sĩ càng khó hơn vì họ làm việc ở Đài trung ương, người viết chỉ có thể trao đổi với họ thông qua điện thoại hoặc email nhưng cũng không có nhiều thời gian. Vì thế trong luận văn này người viết chỉ khảo sát các số những năm 2008 cho đến năm 2013. Tổng cộng là 235 số, trong đó năm 2008, 3 số; 6 năm 2009, 8 số; năm 2010, 8 số; năm 2011, 62 số; năm 2012, 134 số và năm 2013, 20 số. Về phạm vi tư liệu, trên cơ sở có liên quan đến đề tài, người viết tham khảo các sách: giáo trình Báo chí truyền hình, Cơ sở lí luận báo chí, Thuật ngữ báo chí truyền thông, Công tác biên tập, luận văn tốt nghiệp….và cả tài liệu internet. 5. Ph ươ ng ph áp nghi Phươ ương phá nghiêên cứu Nghiên cứu nội dung và hình thức chương trình Chúng tôi là chiến sĩ cũng có những đặc trưng riêng, chứa đựng những vấn đề đòi hỏi người viết phải tập hợp nhiều ý kiến, khảo sát nhiều tư liệu có liên quan đến chương trình. Trước tiên, người viết tìm xem lại các số của chương trình, tìm đọc những tài liệu, những bài viết có liên quan đến đề tài (trên sách báo, giáo trình Đại học, luận văn tốt nghiệp và cả trên Internet). Tiếp theo, bằng phương pháp điều tra xã hội học người viết lập bảng câu hỏi khảo sát các đối tượng có liên quan và tiến hành khảo sát thông qua cả hình thức trực tiếp (trả lời trực tiếp trên bảng câu hỏi) và gián tiếp (qua email). Bên cạnh đó, người viết cũng tiến hành phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các chiến sĩ, người thân, đơn vị đã từng tham gia chương trình Chúng tôi là chiến sĩ. Ở phần triển khai cụ thể, người viết sử dụng thao tác phân tích để có thể tìm hiểu kỹ nội dung và hình thức chương trình. Bên cạnh đó, người viết còn phối hợp với thao tác chứng minh để làm rõ vấn đề và tạo sự khách quan; thao tác đối chiếu, so sánh, để đánh giá tổng thể với các chương trình khác trong cùng một thể loại là trò chơi truyền hình góp phần làm nổi bật các vấn đề có liên quan để có cách nhìn vừa khái quát vừa cụ thể về chương trình Chúng tôi là chiến sĩ. Ngoài ra, người viết cũng vận dụng phương pháp phân tích kinh nghiệm, phương pháp tình huống nghiên cứu trường hợp và quan sát thực nghiệm với tư cách là người trong cuộc để có cách nhìn cận cảnh từ bên trong của quá trình sản xuất chương trình. Với tất cả những phương pháp này, người viết sẽ vận dụng nó để cố gắng khai thác một cách hiệu quả nhất các vấn đề đã đặt ra 7 ẦN NỘI DUNG PH PHẦ ƯƠ NG 1 CH CHƯƠ ƯƠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Vài nét về gameshow truy truyềền hình 1.1.1. Gameshow truy truyềền hình là gì? “Gameshow truyền hình hay trò chơi truyền hình là một dạng hoạt động văn hóa, giải trí được hình thành sau khi truyền hình trở thành một phương tiện thông tin đại chúng” .[25]. Trò chơi truyền hình có rất nhiều loại hình như: trò chơi trí tuệ (Ai là triệu phú, Đấu trường 100,..), trò chơi vận động (Cuộc đua kì thú,..), trò chơi mạo hiểm (Cuộc đua kì thú, Viet Nam Next Top Model…), ... Người viết nhận thấy các Trò chơi truyền hình thường kết hợp giữa giải trí với trí tuệ, vận động, giáo dục,… Nhưng cho dù nó thực hiện chức năng nào đi nữa thì tất cả có một đặc điểm chung là hình thành, tồn tại và phát triển nhờ vào sức mạnh thu hút của truyền hình. Bên cạnh sự thẩm định của nhà đài, của các cơ quan có liên quan thì những chương trình đó còn nhận được sự quan sát, xem xét của công chúng truyền hình. Như thế thì mới đánh giá đúng được thực chất, năng lực của người làm chương trình cũng như sức sống của “đứa con tinh thần” này. Phần lớn các trò chơi truyền hình là ghi hình và phát lại. Đây vừa được xem là một thế mạnh cũng như vừa là một hạn chế của Trò chơi truyền hình. Là thế mạnh bởi trong quá trình ghi hình khi gặp một số sai sót gì thì có thể làm lại được. Khi nó được “trình làng” thì sẽ là một tác phẩm hoàn hảo hơn, ít sai sót hơn là ghi hình trực tiếp. Mặt khác, việc ghi hình cũng không bị hạn chế về không gian, thời gian. Người làm chương trình có thể chủ động trong công việc, kiểm soát được thời gian làm việc của cả đoàn. Không gian ghi hình cũng tương đối rộng rãi, áp lực trong công việc cũng phần nào được giải tỏa do không bị kiểm soát bởi người xem quá nhiều. Điểm hạn chế là nó mất đi tính thực tế, những gì khán giả xem được chỉ qua hình ảnh trên màn hình, nghe được âm thanh do máy phát ra. Trong cuộc sống chúng ta vẫn thường nghe câu “mắt thấy tai nghe”, nó nói lên độ tin cậy của mỗi chúng ta khi gặp phải các trường 8 hợp trong đời sống hàng ngày. Có tận mắt nhìn thấy, tận tai nghe thấy thì mới tin rằng đó là sự thật. Cũng vì lẽ đó mà khi trò chơi truyền hình được phát lại thì độ tin cậy của khán giả cả về thông tin, hình ảnh, âm thanh cũng bị giảm xuống. Điều này cũng dễ hiểu vì người xem nghĩ đơn giản là ít nhiều gì thì những gì họ nghe được, xem được cũng trải qua quá trình xử lí kĩ thuật. Nói tóm lại, dù có những hạn chế nhất định nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những thành công của trò chơi truyền hình. Với sự nỗ lực phát huy những điểm mạnh, loại bỏ những sai sót, khắc phục những hạn chế, trò chơi truyền hình ngày càng khẳng định được vị trí của mình . ực tr ạng của gameshow truy ững năm gần 1.1.2 Th Thự trạ truyềền hình ở Vi Việệt Nam nh nhữ đâ đâyy Truyền hình Việt Nam đã liên tục phát triển các chương trình giải trí cho mọi nhóm công chúng đối tượng, lôi kéo hàng triệu người vào sân chơi bổ ích và lí thú, nhất là giới trẻ. Xuất phát từ hiệu quả kinh tế và ý nghĩa xã hội của trò chơi truyền hình, trong những năm gần đây xuất hiện hàng loạt chương trình trò chơi mới ra đời góp phần làm phong phú thêm cho thể loại của chương trình truyền hình. Có những trò chơi ra đời bởi sự sáng tạo của Đài Truyền hình Việt Nam, có những chương trình trò chơi ra đời kết hợp sự sáng tạo và kế thừa của mô hình trò chơi truyền hình thế giới và có những trò chơi mua bản quyền nước ngoài. Sự ra đời của những trò chơi này dần dần tạo thói quen giải trí trên truyền hình và được công chúng xem truyền hình đón nhận nồng nhiệt. 1.1.2.1. Tình hình chung về gameshow truy truyềền hình ở Vi Việệt Nam So với các loại hình mang tính giải trí khác như phim truyện, hoạt hình, sân khấu hài, …thì trò chơi truyền hình có đặc điểm riêng, có ưu thế riêng. Nó được cấu tạo theo dạng “đố vui có thưởng”, chú trọng yếu tố tranh đua, tạo kịch tính; kết hợp giữa giải trí và giáo dục. Nó phát huy thế mạnh của hình ảnh, âm thanh, đặc biệt là sự tương tác giữa người xem tại chỗ và chương trình đang diễn ra, giữa người xem truyền hình và chương trình phát lại, biến người xem ở thế “thụ động” thành người chơi trở thành nhân vật chính của chương trình, kiểu như “Ai là triệu phú”, “Rồng vàng”,… 9 Hiện nay, theo ghi nhận có hơn 25 chương trình trò chơi truyền hình dành cho nhiều đối tượng khán giả, với nội dung và cách thức thể hiện khác nhau đang được phát trên VTV3 và HTV. Bảng th thốống kê: Ng Ngàày ươ ng tr Tên ch chươ ương trìình ờ Gi Giờ Kênh Câu chuyện ước mơ 20h HTV7 Đấu trường 100 20h VTV3 Quyền năng số 10 20h30 HTV7 Cuộc đua kì thú 21h30 HTV7 Ai là triệu phú 20h VTV3 Chung sức 20h HTV7 Nốt nhạc vui 21h20 HTV7 Hành trình kết nối những trái tim 22h30 HTV7 Chắp cánh thương hiệu 22h VTV3 Hãy chọn giá đúng 20h VTV3 Hội ngộ bất ngờ 20h HTV7 Những người bạn nhỏ 19h HTV7 Hát với ngôi sao 20h HTV7 Hành khách cuối cùng 20h VTV3 Trò chơi âm nhạc 20h VTV3 Khắc xuất, khắc nhập 10h VTV3 ứ2 Th Thứ ứ3 Th Thứ ứ4 Th Thứ ứ5 Th Thứ ứ6 Th Thứ 10 Tam sao thất bản 11h VTV3 Chiếc nón kì diệu 12h VTV3 Siêu quậy tí hon 19h HTV7 Chúng tôi là chiến sĩ 20h VTV3 Nhà đầu tư tài ba 21h10 VTV3 Đường lên đỉnh Olympya 10h VTV3 Đi tìm ẩn số 9h30 HTV7 Ô cửa bí mật 12h VTV3 Siêu thị may mắn 20h HTV7 Tình yêu của mẹ 19h HTV7 Đối mặt 11h VTV3 ứ7 Th Thứ Th ứ7 Thứ ủ nh Ch Chủ nhậật Thông qua bảng thống kê, chúng ta có thể thấy được, ngày càng xuất hiện nhiều chương trình trò chơi truyền hình đáp ứng nhu cầu khán giả. Hơn ai hết, các công ty quảng cáo, truyền thông là những người nhanh chóng nhìn ra sức hấp dẫn của loại hình này đối với công chúng và khai thác nó vào hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Hiện đã có khoảng 10 công ty hợp tác với các đài truyền hình thực hiện các chương trình trò chơi truyền hình; và số công ty sở hữu từ 3 đến 7 chương trình trò chơi truyền hình có thể kể là: Việt Ba, BHD, Đông Tây Promotion, Lasta, E Media, Cát Tiên Sa,….. Theo ông Phạm Lê Hiếu, giám đốc công ty Đông Tây Promotion- đơn vị đã phối hợp với HTV thực hiện các chương trình như “Chung sức”, “Vui để học”, cách hợp tác thông thường là công ty quảng cáo mua bản quyền chương trình trò chơi, làm dự án, chào đài truyền hình với thỏa thuận về quyền lợi giữa hai bên, sau đó chào mời các nhà tài trợ, các doanh nghiệp tham gia quảng cáo. 11 Sự xuất hiện ngày càng nhiều của gameshow truyền hình ở Việt Nam kết hợp với sự hỗ trợ, hợp tác của các nhà tài trợ, các công ty quảng cáo sẽ làm cho truyền hình Việt Nam nói chung và gameshow truyền hình nói riêng có những bước chuyển mới. Nó làm phong phú các “món ăn” trong “thực đơn truyền hình” của người xem với nhiều sự lựa chọn, đáp ứng nhu cầu của người xem. 1.1.2.2 Gamshow Vi Việệt và đổ đổii mới Dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện ồ ạt của thể loại gameshow trên các kênh sóng truyền hình hiện nay. Mỗi lần bật tivi trên kênh sóng nào khán giả cũng có thể bắt gặp sự xuất hiện của gameshow truyền hình. Đặc biệt là vào khoảng thời gian từ 19h-21h hàng ngày, thể loại gameshow đã lấn lướt hơn bất cứ thể loại truyền hình nào khác. Chỉ tính riêng đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và đài Truyền hình Tp Hồ Chí Minh (HTV), hiện nay có hơn 50 gameshow truyền hình các loại phát sóng mỗi tuần. Trong đó có khoảng 20 gameshow Việt. Đấy là chưa kể, không ít gameshow hiện nay có format chương trình gần như giống nhau như gameshow Ai là triệu phú-VTV3 và Rồng vàng-HTV….hoặc làm về chủ đề có nội dung tương tự nhau như Chúng tôi là chiến sĩ và Tập làm chiến sĩ,…. Đã vậy phương thức sản xuất của nhiều gameshow truyền hình cũng na ná nhau. Vẫn là những bục, những người chơi trong trường quay với những cảnh quay được ghi hình từ trước và ít nhiều vương dấu dàn dựng. Mỗi gameshow lại có đôi ba người chơi đối chọi với nhau mang tính giải trí hoặc vui vẻ…..kéo dài chừng 45-60 phút/gameshow. Chính những điều đó đã làm cho thể loại gameshow mất dần tính hấp dẫn như lúc mới xuất hiện và đang đứng trước tình trạng bão hòa trong làng truyền hình Việt Nam. Hơn bao giờ hết, thể loại gameshow truyền hình cần có những cú hích nhất định để tìm lại sức hấp dẫn với khán giả màn ảnh nhỏ. Đứng trước những thách thức không nhỏ ấy, hành trình làm mới của gameshow như một bản năng sinh tồn nhưng mang nhiều màu sắc khác nhau. Để tránh sự nhàm chán và thu hút thêm sự quan tâm của khán giả màn ảnh nhỏ, một trong những phương thức làm mới quen thuộc của thể loại gameshow truyền hình là thay đổi thiết kế trường quay. Qua 4 năm phát sóng nhưng gameshow “Trò chơi âm nhạc”-VTV3 đã 4 lần thay đổi thiết kế trường quay và 5 lần đổi nhà tài trợ. 12 Gameshow “Đường lên đỉnh Olympia” suốt chặng đường 10 năm lên sóng VTV3 cũng phải luôn thêm bớt những tiểu tiết trong kết cấu gameshow ….. Phổ biến hơn cả là chiêu thức tăng giá trị giải thưởng để làm mới chính mình của các gameshow. “Ai là triệu phú”-VTV3 tăng giá trị giải thưởng cao nhất cho người chơi lên tới 120 triệu đồng, trở thành trò chơi truyền hình có giải thưởng cao nhất hiện nay. “Vượt lên chính mình”- HTV sau những chương trình thành công được dư luận hoan nghênh liên tục nâng giá trị giải thưởng dành cho người nghèo tham gia chương trình. Sự xuất hiện ngày càng nhiều gameshow trên các kênh sóng truyền hình đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng bão hòa gameshow. Đã qua thời kì gameshow xuất hiện như một món ăn mới lạ làm bỡ ngỡ ngay cả những người làm chương trình truyền hình cũng như với khán giả màn ảnh nhỏ nên sự đòi hỏi chất lượng gameshow ngày một cao với nhiều sáng tạo, mới lạ,…thực sự đặt ra cho thể loại gameshow truyền hình những thách thức mới. ại ở Vi 1.1.2.3. Gameshow ngo ngoạ Việệt Nam Vào khung giờ vàng: 19h-21h các ngày trong tuần (trừ thứ bảy), chỉ cần bật kênh VTV3 (Đài Truyền hình Việt Nam), HTV là đập ngay vào mắt người xem các chương trình gameshow. Các chương trình truyền hình gameshow mua bản quyền nước ngoài lại ồ ạt “càn quét” các kênh truyền hình từ quốc gia đến địa phương với tần số cao. Bảng lịch phát sóng các chương trình gameshow truyền hình mua bảng quyền nước ngoài trên kênh VTV3 và HTV: ời gian Th Thờ ươ ng tr Ch Chươ ương trìình ứ2 Th Thứ Đấu trường 100 ứ3 Th Thứ Ai là triệu phú ứ4 Th Thứ Trò chơi âm nhạc Th ứ5 Thứ Ai thông minh hơn học sinh lớp 5 13 Ai là ai ứ6 Th Thứ Vua đầu bếp Siêu đầu bếp Cuộc đua kì thú ứ7 Th Thứ Gương mặt thân quen Tôi là người chiến thắng Thử thách cùng bước nhảy Bước nhảy hoàn vũ Hợp ca tranh tài Giọng hát Việt nhí ủ nh Ch Chủ nhậật Giọng hát Việt Người mẫu Việt Nam Nhà thiết kế thời trang Tìm kiếm tài năng Vì bạn xứng đáng Cặp đôi hoàn hảo Một đợt sóng gameshow nước ngoài đã đỗ bộ vào truyền hình Việt Nam như: Bước nhảy hoàn vũ. Cặp đôi hoàn hảo, giọng hát Việt,…và không ít chương trình đã được Việt hóa: Thần tượng âm nhạc Mỹ, Vua đầu bếp, Cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc,…như đã trình bày ở bảng trên. Theo thông tin từ phía đài Truyền hình Việt Nam, 3 trong số 5 gameshow phát sóng đầu tiên vào tháng 5 năm 2012 là: Thần tượng âm nhạc Mỹ, Người xuyên tường, Vua đầu bếp. Giờ phát sóng sẽ phủ kín từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần, cũng trong 14 khung giờ vàng từ 19h. Gameshow nối tiếp gameshow. Khán giả giờ đây không lo thiếu gameshow để xem. Các chương trình trò chơi truyền hiện nay đa số đều mua từ nước ngoài. Thiết nghĩ, các nước với nền công nghệ phát triển hiện đại nhất là ở lĩnh vực công nghệ trò chơi truyền hình thì việc Việt Nam mua bảng quyền các chương trình truyền hình nước ngoài cũng là một phương thức học hỏi mới về quy trình sản xuất và kinh nghiệm của nước bạn. Vừa học vừa tiết kiệm được thời gian, công sức. Nhưng việc học thế nào là vấn đề cũng cần cân nhắc thật kĩ lưỡng. Tất nhiên, đã học thì nên chọn công nghệ tốt với sự chọn lọc tốt nhất, điều chỉnh sao cho phù hợp với văn hóa cũng như tình hình kinh tế đất nước. Hầu hết các chương trình gameshow của nước ngoài đưa về Việt Nam đều rất nổi tiếng, luôn cuốn hút đông đảo khán giả tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, ngay từ cái tên của chương trình cũng đủ tạo thành lực hấp dẫn vô cùng lớn với khán giả. Các nhà đài cũng không bỏ lỡ cơ hội, thường tập trung phát sóng vào khung giờ vàng, khung giờ có tỉ lệ người xem cao nhất. Chưa nói đến chất lượng Việt hóa như thế nào, nhưng các chiêu trò được tung ra đang rất ăn khách. Chương trình càng đông người xem, càng có nhiều quảng cáo, nhà đài càng thu lợi nhuận lớn, đó là thực tế hiển nhiên. Tuy nhiên, đáng nói là hiện nay hầu hết các công ty tư nhân, chứ không phải các nhà đài, là những đơn vị chủ động đàm phán, mua bản quyền gameshow, chương trình tại nước ngoài. Quá trình này không phải lúc nào cũng dễ dàng, số tiền mua bản quyền cũng không nhỏ nhưng hiếm khi được tiết lộ. Chẳng hạn như một công ty truyền thông, đã phải mất thời gian thương thảo tới 3 năm để mua bản quyền gameshow The kids are all right (ở Việt Nam có tên là Trẻ em luôn đúng) của nhà sản xuất trò chơi truyền hình nổi tiếng Endemol. Người xem vẫn còn hào hứng, vì thế các gameshow ăn khách trên thế giới đang có xu hướng phủ sóng nhiều hơn. Với tình hình như thế này, thì Việt Nam sắp có cả nền “công nghiệp” gameshow, nhưng đáng tiếc nền công nghiệp này lại đa số là “hàng ngoại nhập”. Nhìn vào số lượng phát sóng trên các kênh truyền hình có thể nhận thấy, gameshow ngoại đang chiếm gần như tuyệt đối. Theo điều tra của người viết trong 10 chương trình giải trí có lượng người xem cao nhất thì có tới 7 chương trình trò chơi truyền hình mua bản quyền từ nước ngoài. Cụ thể ở bảng dưới đây: 15 Bảng th thốống kê: 10 chương trình có lượng người xem cao nhất trên địa bàn Thành phố Cần Thơ (phường Xuân Khánh) và tỉnh Vĩnh Long (huyện Tam Bình), (tháng 9 năm 2013) ươ ng tr Ch Chươ ương trìình ng Số lượ ượng Đấu trường 100 (*) 11 Ai là triệu phú (*) 13 Tìm kiếm tài năng (*) 20 Đối mặt 7 Đường lên đỉnh Olympia 11 Giọng hát Việt (*) 29 Cuộc đua kì thú (*) 21 Gương mặt thân quen (*) 15 Chúng tôi là chiến sĩ 15 Vì bạn xứng đáng (*) 8 Tổng cộng 150 Chú thích: Chương trình có dấu sao (*) phía sau tên chương trình là những chương trình mua bản quyền nước ngoài Như vậy, trò chơi truyền hình có bản quyền từ nước ngoài đang chiếm ưu thế, trong khi đó trò chơi truyền hình có bản quyền trong nước chỉ chiếm 30%. Tuy nhiên, trò chơi truyền hình có bản quyền từ nước ngoài khi triển khai sản xuất tại Việt Nam đều gặp những khó khăn vì sự khác biệt của công chúng nơi bán bản quyền và nơi tiêu thụ. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ giải quyết những khó khăn đó như thế nào để có thể đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá trình biến đổi các chương trình trò chơi truyền hình để phù hợp với văn hóa Việt Nam liệu đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của công chúng xem truyền hình hay chưa, việc biến đổi tác động như thế nào đến công chúng 16 truyền hình. Đó là vấn đề vừa cơ bản vừa cấp thiết không chỉ cho hôm nay mà còn cho những năm sau, khi đất nước ta hội nhập ngày càng sâu vào thế giới. Thế nhưng vấn đề quan trọng ngay hôm nay là việc gameshow truyền hình cần những chương trình thuần Việt. Người xem truyền hình đang mong mỏi những “món thuần Việt cho người Việt”. Sự xuất hiện ngày càng nhiều như vậy, đương nhiên sẽ dẫn tới sự đòi hỏi chất lượng gameshow ngày một cao hơn với nhiều sáng tạo, mới lạ, thực sự tạo ra cho gameshow truyền hình những thách thức mới. úng tôi là chi 1.2. Vài nét về Gameshow Ch Chú chiếến sĩ Năm 2006 Tổng cục Chính trị Bộ quốc phòng kết hợp với đài Truyền hình Việt Nam, quyết định sản xuất chương trình Chúng tôi là chiến sĩ. Chương trình được làm thường niên, lâu dài với sự tài trợ chính của Viettel –tập đoàn viễn thông quân đội, đơn vị phối hợp là Công ty TN&K. Thiết nghĩ, việc Bộ Quốc phòng sáng lập nên chương trình Chúng tôi là chiến sĩ xuất phát từ nhiều lí do. Một trong những lí do hàng đầu là do nhu cầu bức thiết về một sân chơi dành cho chiến sĩ. Hầu hết các đối tượng khán giả của đài Truyền hình Việt Nam nói chung, của VTV3 nói riêng, đều có một sân chơi dành riêng cho từng đối tượng. Mặc dù, mỗi đơn vị luôn tạo điều kiện cho chiến sĩ mình tham gia vào các chương trình văn hóa văn nghệ của địa phương hay đơn vị. Thế nhưng, nó vẫn chưa đủ sức để truyền tải hết những gì mà những người chiến sĩ muốn gửi gắm đến khán giả truyền hình cả nước. Với những chương trình nhỏ lẻ, mang tính chất tự phát như thế vẫn chưa phản ánh được hình ảnh chiến sĩ ta trên mọi miền Tổ quốc. Chương trình được phát trên kênh VTV3 các ngày thứ 7 hàng tuần từ 20h đến 21h. Phát lại vào sáng Chủ nhật và phát trên kênh VTV4. Mỗi năm chương trình có 52 số, tương ứng với một số/ tuần/đơn vị. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia có một số đơn vị đã tham gia sân chơi này 2, 3 lần. Chương trình đầu tiên được ghi hình vào ngaỳ 28 tháng 8 năm 2006 và lên sóng số đầu tiên ngày 7 tháng 9 năm 2006. Ngày 7 tháng 9 năm 2006 đã được lãnh đạo đài cùng Ban Thể thao giải trí và Thông tin Kinh tế chọn làm ngày ra mắt chương trình mới, một chương trình dành riêng cho các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Đây cũng là ngày kĩ niệm Ngày phát sóng đầu tiên của Truyền hình Việt Nam 17 nên thực sự là một ngày ý nghĩa đối với nghững người làm chương trình Chúng tôi là chiến sĩ. Chương trình ngày càng khẳng định sự chuyển biến của mình theo hướng tích cực hơn. Trong suốt thời gian thực hiện chương trình, những người làm chương trình đã có những chuyến đi đầy ý nghĩa và đã mang lại thành công trong chương trình. Chương trình chịu khó di chuyển ghi hình ở nhiều địa điểm khác nhau, tạo điều kiện cho nhiều Quân-binh chủng khắp cả nước tham gia và khai thác được tính chất vùng miền riêng của từng khu vực. Thay vào những chuyến đi ở đất liền, những nơi có điều kiện tương đối thuận lợi trong những chuyến đi đầu tiên là cuộc hành trình tiến ra biển đảo quê hương, những vùng sâu, vùng xa. Đó là những chuyến đi đến với các chiến sĩ Hải quân ở các vùng biển Đà Nẵng (2008), Trường Sa (2009), Nha Trang, Côn Đảo (2010), Phú Quốc (2011). Chương trình cũng đã lần nữa ra thăm Trường Sa năm 2012 (đảo Song Tử Tây), mới đây tháng 7 năm 2013, Ban chỉ huy Quân sự huyện Côn Đảo cũng một lần nữa trải mình cùng Chúng tôi là chiến sĩ. Cũng trong năm 2013, chương trình có sự tham gia của các chiến sĩ ở Đảo Lí Sơn (tháng 4 năm 2013), cảnh sát biển vùng 3 (tháng 8 năm 2013),… Năm 2013 là sang năm thứ 7, VTV3 đã ghi hình hơn 350 chương trình Chúng tôi là chiến sĩ. Chương trình đã trở thành cây cầu nối của khán giả trong mọi miền đất nước với các chiến sĩ trong quân đội. Sau nhiều năm phát sóng, gameshow mang đậm chất lính này vẫn thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo khán giả qua màn ảnh nhỏ, đặc biệt là bộ độ, cựu chiến binh, học sinh, sinh viên,….Không chỉ tạo một sân chơi mang tính giải trí vui vẻ cho chiến sĩ mà Chúng tôi là chiên sĩ đang dần trở thành một điểm sáng của gameshow thuần Việt trên kênh VTV3. Mỗi lần chương trình phát sóng là mỗi lần khán giả truyền hình “nhập ngũ” thật sự. Trong những năm phát sóng gần đây, Chúng tôi là chiến sĩ luôn là một trong những gameshow có lượng người xem lớn trong các gameshow phát sóng trên kênh VTV3. 18 Bảng khảo sát khán giả xem đài: STT ươ ng tr Ch Chươ ương trìình ng (Ng ườ i) Tỉ lệ (%) Số lượ ượng (Ngườ ười) 1 Chúng tôi là chiến sĩ 33 28,7 2 Đấu trường 100 21 18,3 3 Đường lên đỉnh Olympya 38 33 4 Trò chơi âm nhạc 11 9,6 5 Ai là triệu phú 12 10,4 Tổng số 5 115 100 Qua bảng khảo sát ta thấy được, mặc dù không ở vị trí đứng đầu nhưng gameshow Chúng tôi là chiến sĩ cũng chiếm tỉ lệ khá cao (28,7%). Bên cạnh đó nhìn lại làng gameshow thuần Việt, gameshow có tuổi thọ lớn nhất là Đường lên đỉnh Olympia, đã hơn 10 năm phát sóng, còn Ở nhà chủ nhật cũng chỉ có 9 năm phát sóng thì Chúng tôi là chiến sĩ đã bước sang tuổi thứ 7 trong hoàn cảnh “đài đài chiếu gameshow, nhà nhà sản xuất gameshow”, đây cũng là một thành công của chương trình này. Chúng tôi là chiến sĩ là một gameshow của VTV3 nhằm phục vụ nâng cao đời sống tinh thần lực lượng an ninh công an, quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng tôi là chiến sĩ thật sự là một chương trình thuần Việt đậm chất lính, không chỉ phản ánh hoạt động, sinh hoạt thường ngày đa dạng của người chiến sĩ mà còn lột tả đời sống tinh thần vô cùng phong phú của tuổi trẻ trong môi trường quân đội. Tạo không khí thư giản cho cán bộ, chiến sĩ trong những ngày nghỉ, giờ nghỉ cuối tuần. Góp phần cho công tác quản lí bộ đội ở đơn vị, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội và quân nhân. Chương trình được tổ chức ở mọi miền của đất nước, để qua chương trình, khán giả cả nước sẽ được gặp gỡ những người lính nơi biển đảo, nơi địa đầu Tổ quốc và phần nào hiểu để cùng chia sẽ những tâm tư, tình cảm, những vất vả hàng ngày trong công việc của những người chiến sĩ trong cả nước. 19 Không chỉ thế, Chúng tôi là chiến sĩ còn là dịp để những người chiến sĩ trẻ có thể thể hiện những tài lẻ của mình, cùng với những chia sẽ trong cuộc sống. Và cũng qua đó để người thân yêu của họ được thấy họ mạnh khỏe, vui tươi và yên tâm hơn,… Bên cạnh đó, chương trình còn quảng bá hình ảnh tốt đẹp của bộ đội cụ Hồ. Đồng thời ngăn chặn, khắc phục sự thẳm sâu của văn hóa độc hại vào quân đội và cổ vũ chiến sĩ vượt qua những khó khăn gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ. Người dẫn chương trình: Từ năm 2006 đến năm 2009 người dẫn là nhà báo Lại Văn Sâm cùng với MC Nguyễn Hoàng Linh. Còn từ năm 2009 cho đến nay, chương trình được dẫn dắt bởi MC Nguyễn Hoàng Linh và MC Trần Quang Minh. Ngoài ra trong các video clip phóng sự còn có sự hỗ trợ của danh hài Quang Thắng, MC Thu Trang. Ở các chương trình Chúng tôi là chiến sĩ những năm gần đây, khán giả truyền hình cũng như các chiến sĩ của chúng ta đều thắc mắc rằng lâu lắm không thấy “binh nhì” Lại Văn Sâm đứng trên sân khấu của chương trình. Có chăng chỉ là sự xuất hiện hiếm hoi của anh “binh nhì” này trong những lần tổ chức Gala thường thấy mỗi năm. Sự vắng mặt thường xuyên của “binh nhì” Lại Văn Sâm ở các chương trình Chúng tôi là chiến sĩ khiến nhiều người cho rằng anh đã “đào ngũ”. Nhưng thắc mắc của các chiến sĩ cũng như khán giả truyền hình đã nhanh chóng được giải đáp khi “binh nhì” Lại Văn Sâm trở lại sân khấu trong Gala Chúng tôi là chiến sĩ tuổi lên năm (2011). Bên cạnh một MC kì cựu Lại Văn Sâm là một bóng hồng Nguyễn Hoàng Linh, cô MC đã tròn 7 tuổi quân. Biên tập viên, MC Hoàng Linh là người dẫn chương trình duy nhất có 7 tuổi quân. Với Hoàng Linh, được sát cánh cùng các chiến sĩ trong các quân chủng, binh chủng không chỉ là niềm vinh dự, mà còn là những trải nghiệm thực sự quí báuc trong công việc cũng như cuộc sống của cô. MC Hoàng Linh chia sẽ: “Còn nhớ, mới ngày nào bỡ ngỡ bước chân vào truyền hình tôi đã có được vinh dự dẫn chương trình Chúng tôi là chiến sĩ cùng với người dẫn chương trình gạo cội – nhà báo Lại Văn Sâm. Bây giờ tuổi quân của tôi cũng đã bước sang năm thứ 7 cùng với chương trình. Đây thực sự là niềm hạnh phúc của cá nhân tôi cũng như nhóm sản xuất chương trình. Tôi đã có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm quí báu trong suốt những năm được khoác lên mình màu xanh áo lính thân thương mà cao cả.” [19]. 20 Góp phần vào thành công của người dẫn chương trình trên sân khấu, không thể không kể đến những người ở phía hậu trường. Biên tập viên của chương trình là Biên tập viên Thanh Hường, chịu trách nhiệm xuất bản nội dung chương trình. Không chỉ là người “đứng mũi chịu sào” ở Chúng tôi là chiến sĩ , Biên tập viên Thanh Hường cũng như những người làm chương trình đã có rất nhiều những chuyến đi tới các đơn vị, các quân chủng, binh chủng trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Tuy nhiên, với các nhân viên Biên tập viên Thanh Hường cũng như những người làm chưng trình vẫn còn rất nhiều những trăn trở để làm sao có được một Chúng tôi là chiến sĩ càng ngày càng sôi nổi, sống động và gần gũi hơn nữa với cuộc sống của những người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam từ biên giới đến hải đảo xa xôi. Nhạc hiệu của chương trình: Bài hát của chương trình được đặt cùng tên do nhạc sĩ Lưu Hà An sáng tác, trình bày Khắc Hiếu- Tình bạn và được phát lên lúc chương trình kết thúc. Ngoài ra trong chương trình còn sử dụng bài hát Câu chuyện bình minh trong phần chơi Tình yêu chiến sĩ, sáng tác Nguyễn Thanh Thủy. Khi kết thúc phần chơi, khúc hát vang lên trong niềm hạnh phúc của lứa đôi. Họ được gặp nhau trong sự ca chúc của mọi người. Bài hát tiếp thêm ngọn lửa trong tình yêu của lính và tình như nhen nhóm, đã bao lần làm xuyến xao tâm hồn những “cặp đôi hoàn cảnh” khi họ là những người hỗ trợ cho phần chơi này. Đối tượng tham gia là những người hoạt động trong lĩnh vực quân sự, quân y, công an, các trường, học viện, trung tâm đào tạo các lĩnh vực có liên quan, tham gia theo đơn vị. Ngoài ra chương trình còn có sự tham gia của những sinh viên, học viên thuộc các trường gần với địa điểm ghi hình. 21 ƯƠ NG 2 CH CHƯƠ ƯƠNG C ĐIỂM NỘI DUNG CỦA CH ƯƠ NG TR ĐẶ ĐẶC CHƯƠ ƯƠNG TRÌÌNH ÚNG TÔI LÀ CHI Ế N SĨ CH CHÚ CHIẾ ống dân tộc trong Ch úng tôi là chi 2.1. Truy Truyềền th thố Chú chiếến sĩ Như đã tìm hiểu thì sự tồn tại và phát triển của các loại hình trò chơi truyền hình nói riêng và của các chương trình truyền hình nói chung đều nhờ vào sức mạnh thu hút của truyền hình. Chính vì thế khi sản xuất bất kì một chương trình truyền hình nào thì nhà sản xuất lúc nào cũng cân nhắc đến việc làm thế nào để chương trình sắp “ trình làng” luôn mới mẻ và sinh động trước tình hình “ nhà nhà sản xuất gameshow, đài đài chiếu gameshow”. Nắm bắt được tình hình này, chương trình Chúng tôi là chiến sĩ ra đời với những mục tiêu mới, đặc điểm mới, mang lại một sắc màu mới cho thể loại trò chơi truyền hình. Bởi vì truyền thống dân tộc đã được thể hiện sâu sắc trong sân chơi này. Mặc dù là một chương trình trò chơi truyền hình, thế nhưng Chúng tôi là chiến sĩ đã vẽ nên những nét vẽ, phác họa nên một bức tranh về truyền thống thông qua các phần chơi của các đơn vị tham gia chương trình hay những clip giới thiệu được ghi hình ngay tại đơn vị. Chúng ta thấy chỉ có những gì có thể đảm bảo sự tồn tại của con người, chỉ có những gì có thể thỏa mãn nhu cầu nhân sinh mới có thể thừa nhận là có giá trị. Cũng tương tự như thế, chỉ có những lí tưởng (văn hóa, tôn giáo, đạo đức) và những phương tiện ( kĩ thuật, kĩ năng, khoa học) có thể giúp ích bảo tồn những giá trị đó, mới có thể được gọi là truyền thống. Truyền thống không bao giờ có thể có nếu chỉ là một sự kiện, một hiện tượng tự nhiên hoặc một sự áp đặt từ bên ngoài bắt chúng ta theo. Tận dụng ưu thế của truyền hình, Chúng tôi là chiến sĩ đã phát huy một cách có hiệu quả nhất có thể ngay trong chương trình đậm chất lính này. Truyền thống đó không còn là kiến thức sách vở, không còn là lời nói suông, mà truyền thống đó đã được thể hiện thông qua hình thức sân khấu hóa, bằng hình ảnh, âm thanh. Chẳng hạn số của chương trình ngày 25 tháng 2 năm 2012, chương trình lần này đến với đơn vị Quân chủng phòng không không quân tại đảo Bạch Long. Chương trình đã ghi lại hình ảnh của đơn vị, đó là những hình ảnh về buổi tập luyện ở thao trường, buổi duyệt binh hay canh gác. Dù độc lập- tự do ta đã dành lại được cho Tổ quốc, thế nhưng không vì lí do 22 đó mà các chiến sĩ ta lơ là với nhiệm vụ của mình. Và một tình hình gần đây nhất, làm xôn xao dư luận, đó là việc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Quốc. Thực tế và lịch sử cho thấy hai quần đảo đó là của Việt Nam ta. Nhưng Trung Quốc vẫn cố tìm ra những lí do để dành lấy chúng. Nó không đồng nghĩa với việc chiến sĩ ta ngày đêm canh gác là vì tình hình đó, hay hăng say tập luyện như những phóng sự ngắn trong số của chương trình giới thiệu mà do chiến sĩ ta, dân tộc ta luôn tồn tại thường trực trong tâm hồn, trong từng hành động một lòng nồng nàn yêu nước. “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [14, tr171]. Đó là lời khẳng định của chủ tịch Hồ Chí Minh, với một quốc gia, lòng yêu nước là sức mạnh. Mỗi khi đất nước lâm nguy, lòng yêu nước như được nhân lên, kết thành khối vững chắc tạo nên sức mạnh vô song. Do vậy, lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng gắn với niềm tự hào dân tộc, là phẩm giá Việt Nam cần được bảo vệ, phát huy và cũng tránh bị ngộ nhận, lợi dụng. Ngày nay, toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, đất nước ta đã và đang đối mặt với những thách thức mới, những hiểm họa mới. Chưa kể đến hội nhập sâu cùng thế giới, Việt Nam sẽ phải chấp nhận những “luật chơi” khắc nghiệt trong bối cảnh tiềm lực chưa đủ mạnh để khống chế, gạt bỏ hệ lụy khi cánh cửa trong nước ngày càng mở rộng. Nguy cơ đang hiện hữu, lòng yêu nước càng được đặt ra những nội hàm và cách thức thể hiện mới. Lòng yêu nước Việt Nam cần được thể hiện bằng sức sáng tạo, bằng mỗi việc làm trên tinh thần vì dân tộc, vì cộng đồng. Thử thách phía trước đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo trong từng bước đi, trong từng hành động để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc Việt Nam, tránh được những hệ lụy xã hội, đủ sức vượt qua được những rủi ro và hệ lụy từ phía ngoài. Thông qua số của chương trình ngày 25 tháng 2 năm 2012 nói riêng và các số của chương trình Chúng tôi là chiến sĩ nói chung, chương trình đã phản ánh lòng yêu nước- truyền thống quý báu một cách sâu sắc và toàn vẹn hơn so với các chương trình mang tính giải trí nói riêng và các chương trình truyền hình nói chung. Qua đó, chương trình đã góp phần giáo dục lòng yêu nước đối với thế hệ khán giả xem đài. Dù là ở độ tuổi nào, giới tính nào, giai tầng nào,...thì yêu nước mỗi người cần sống có trách nhiệm hơn, trong suy nghĩ và hành động. Mỗi người Việt Nam dù ở vị trí nào, ở 23 bất cứ đâu hãy cố gắng phát huy lòng yêu nước, luôn cân nhắc giữa đúng và sai, giữa lợi và hại, giữ nhiệt huyết nhưng phải tỉnh táo để không suy nghĩ ích kỉ và tự mãn. Lòng yêu nước chân chính luôn khác xa sự mù quáng. Trước những vấn đề nhạy cảm và phức tạp liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, thời gian gần đây lòng yêu nước và ý thức dân tộc đã trỗi dậy mạnh mẽ trong mỗi người dân nước Việt. Và đây cũng là nguồn đề tài, làm cho những người sản xuất chương trình Chúng tôi là chiến sĩ phải trăn trở, cố gắng đưa ra từng số phát sóng như là một lời vận động mang hình thức sân khấu hóa một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, truyền thống đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao cũng được thể hiện khá rõ trong chương trình. Phần chơi thể hiện tập trung nhất là phần chơi “tinh thần đồng đội”. Ngay chính tên gọi của nó cũng đã toát lên ý nghĩa mà chúng ta cảm nhận được. Các phẩm chất như tình thương yêu đồng chí, đồng đội; quan hệ dân chủ, thân ái giữa cán bộ và chiến sĩ, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa lãnh đạo và quần chúng; sự chia ngọt sẻ bùi và cùng chung gian nan hoạn nạn đã làm cho cán bộ, chiến sĩ toàn dân trong các giai đoạn lịch sử khác nhau đoàn kết như keo sơn, đồng lòng chung sức xây dựng quân đội vững mạnh, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Truyền thống đó là sự hội tụ, kết tinh của bản lĩnh chính trị và tính nhân văn cao đẹp của từng quân nhân, từng tập thể quân nhân và của Quân đội nói chung, của Chúng tôi là chiến sĩ nói riêng. Đó cũng chính là sức mạnh nội tại để Quân đội ta tạo ra các giá trị tinh thần khác trong mọi hoạt động của mình. Mặc dù luôn được Đảng, Bác Hồ, Nhà nước và nhân dân chăm lo về mọi mặt, song không vì thế mà Quân đội ta giảm đi tinh thần tự lực, tự cường. Trong mọi thời kì, cán bộ, chiến sĩ Quân đội luôn thể hiện rõ tinh thần đó. Và trong thời kì hiện nay, trong Chúng tôi là chiến sĩ, tinh thần đó lại tiếp tục được “Bộ đội cụ Hồ” phát huy cao độ. Nó được thể hiện giữa những người chiến sĩ trong đơn vị với nhau, giữa đơn vị với đơn vị, … Các chiến sĩ trong một đội chơi khi tham gia phần chơi “Tinh thần đồng đội” sẽ phối hợp với nhau để thể hiện phần chơi của đơn vị hay cùng nhau vựơt qua thử thách mà chương trình đưa ra. Chẳng hạn trong chương trình xuất bản ngày 16 tháng 7 năm 2012, đội Cửa Hội thuộc Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Nghệ An đã đồng diễn tiết mục “Biên phòng Nghệ An làm theo lời Bác”. Trong tiết mục đó các chiến sĩ đã tự nổ lực, rèn luyện cho mình, xem đó là “nhiệm vụ” phải hoàn thành rồi phối hợp ăn ý với nhau, thể hiện tinh 24 thần đoàn kết để mang đến cho người xem một màn đồng diễn về các động tác trong quân đội thật đẹp mắt. Thiết nghĩ, nếu các chiến sĩ trong đội chơi không đoàn kết với nhau, mỗi người một hành động riêng thì khó mà thể hiện được một tiết mục đặc sắc như thế. Khi tình đoàn kết được nhân rộng và phát triển cao hơn sẽ trở thành truyền thống đoàn kết. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đoàn kết là một truyền thống cực kì quý báu của Đảng và của dân tộc. Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là điểm mấu chốt, điểm này mà thực hiện tốt thì mọi việc đều thành công. Di chúc Bác Hồ cũng đã ghi “phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau”. Một câu thôi nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh đã cân nhắc rất kĩ khi viết, bởi điều đó rất quan trọng. Chúng tôi là chiến sĩ thấm nhuần sâu sắc lời căn dặn của Bác về đoàn kết, chương trình đã góp phần thêm vào việc thực hiện kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết. Truyền thống dân tộc trong chương trình Chúng tôi là chiến sĩ không chỉ dừng lại ở truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết, mà hơn thế nữa, chương trình còn thể hiện được truyền thống hăng say trong lao động. Số ngày 2 tháng 6 năm 2013, chương trình đã mang đến cho khán giả một không khí mới. Đến với số này, khán giả sẽ có cơ hội trải lòng mình hòa nhịp cùng không khí của những vụ mùa. Ngoài việc tập luyện ở thao trường hay những giờ lên lớp chính trị, chiến sĩ ta còn có một khoảng thời gian để chăm sóc những luống rau, bờ cải,...của đơn vị. Và còn rất nhiều số khác của chương trình sẽ cho khán giả truyền hình được một lần trải nghiệm, được một lần đứng trong hàng ngũ quân đội để cảm nhận được họ sống, rèn luyện và học tập như thế nào, họ lao động như thế nào. Ngoài ra, truyền thống hăng say trong lao động còn được thể hiện thông qua các tiết mục trong phần chơi “Nụ cười chiến sĩ” và phần các chiến sĩ tham gia giao lưu văn nghệ với ca sĩ khách mời. Chẳng hạn trong phần chơi “Nụ cười chiến sĩ” của Tổng công ty Đông Bắc, bộ Quốc phòng ngày 14 tháng 4 năm 2012. Trong chương trình, đơn vị đã đồng diễn bài hát “Yêu nghề thợ mỏ” thật ấn tượng thể hiện lòng yêu nghề, yêu lao động như câu nói của Bác “Lao động là vinh quang”. Nhìn tổng quan lại, các số của chương trình phát sóng ngay từ những ngày đầu lên sóng, ta dễ nhận thấy rằng, mỗi đơn vị là mỗi cách thể hiện mặt dù không ít sự trùng lặp hay sai sót. Từ đó góp phần làm sống dậy truyền thống văn hóa văn nghệ của dân tộc. Ngay tự ngàn xưa, văn hóa nghệ thuật đã làm phong phú đời sống tinh thần của dân tộc thì ngày nay chính những thứ đó cũng đã nuôi nấng tâm hồn chiến sĩ 25 ta thêm lạc quan, yêu đời hơn. Điều quan trọng người viết muốn đề cập ở đây không phải là việc truyền thống văn hóa nghệ thuật như thế nào, mà người viết muốn khẳng định: chương trình Chúng tôi là chiến sĩ là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kết nối hành trình gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa nghệ thuật với khán giả truyền hình. Đến với từng số của chương trình, đến với từng đơn vị ta sẽ cảm nhận được “vị ngọt” của truyền thống đó từ khi chương trình được hình thành cho đến ngày hôm nay.. Đến số ngày 12 tháng 6 năm 2012, khán giả sẽ cùng chiến sĩ ở đơn vị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp hòa mình vào những làng điệu dân ca, đặc biệt là ca cổ. Hay là tiết mục kịch câm trong chương trình ngày 11 tháng 7 năm 2009. Rõ ràng, truyền thống văn hóa nghệ thuật luôn đi song hành cùng quá trình phát triển của chương trình. Truyền thống văn hóa nghệ thuật làm nền cho Chúng tôi là chiến sĩ ngày càng thêm đa sắc màu, đặc biệt là sắc màu của nghệ thuật. Ngược lại, Chúng tôi là chiến sĩ đã góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống đó, sắc màu nghệ thuật đó. Dù ít hay nhiều, dù hay hay dỡ, dù đạt ở trình độ cao hay thấp, văn hóa nghệ thuật luôn hiện diện trong từng số của chương trình, làm cho chương trình ngày càng sinh động, gần gũi với khán giả truyền hình hơn. Mỗi đơn vị là mỗi sắc màu cầu vồng, mỗi tình cảm. Nhưng tất cả có một điểm chung là cùng thấp sáng ngọn lửa của dân tộc, để ngọn lửa truyền thống ấy sáng mãi và sáng hơn nữa. Nói tóm lại, Chúng tôi là chiến sĩ không chỉ thể hiện truyền thống dân tộc như thế nào, mà thông qua chương trình, những người thực hiện chương trình mong muốn truyền thống dân tộc ta sẽ được kế thừa, gìn giữ và phát huy. Đó là con đường tự nhiên và tất yếu nhất để đạt đến sự phát triển bền vững. Cho nên vấn đề đặt ra là phải giữ được nền độc lập dân tộc, giữ được cơ cấu sinh thành nội tại của các giá trị truyền thống mà ta đã có được. Thực tế Chúng tôi là chiến sĩ đã tạo ra một làn sóng tuy có thể không có hiệu quả ngay lập tức nhưng nó có giá trị lâu dài cho khán giả xem đài. ất, tính cách bộ độ cụ Hồ trong Ch úng tôi là chi 2.2. Ph Phẩẩm ch chấ Chú chiếến sĩ Đến ngày 7 tháng 9 năm 2013, Chúng tôi là chiến sĩ đã tròn 7 tuổi. Trong thời gian đó, dưới sự lãnh đạo của Đài truyền hình Việt Nam, sự nổ lực của các thế hệ người làm chương trình, Chúng tôi là chiến sĩ đã không ngừng trưởng thành, phát triển, tạo nên và thể hiện khá chân thật về hình ảnh bộ đội Cụ Hồ. Trong phần này, người viết xin đề cập đến những giá trị cơ bản về phẩm chất, tính cách của họ, yếu tố 26 làm nên chân dung bộ đội cụ Hồ trong suốt mấy mươi năm qua và trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Chúng tôi là chiến sĩ. Trước hết là tính kỉ luật rất cao. Trong các chương trình truyền hình, người xem trực tiếp ở trường quay có thể vỗ tay khích lệ, cổ vũ người chơi (nhân vật) bằng mọi cách mà mình muốn và linh hoạt trong việc chọn chỗ ngồi (trừ các chương trình có mua vé, có chỗ ngồi cố định). Nhưng là một khán giả trung thành của Chúng tôi là chiến sĩ thì chúng ta dễ dàng bắt gặp được hình ảnh của những cánh tay với cách vỗ tay đều tăm tắm khi tham gia cổ vũ chương trình. Khác với các chương trình truyền hình hiện nay, chiến sĩ khi ở vị trí là khán giả của chương trình sẽ được bố trí chỗ ngồi một cách ngay hàng thẳng lối khi nhìn từ mọi góc độ, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Ngoài ra tính kỉ luật còn được thể hiện qua cách biểu diễn trên sân khấu như trang phục, đi đứng, cách nói chuyện,... rất quân đội. Chẳng hạn trong chương trình ngày 20 tháng 6 năm 2009, ở phần Tình yêu chiến sĩ, có một chiến sĩ gọi người yêu mình ra khi cô ấy đứng sau ô cửa như thế này “Người yêu đâu rồi”, với giọng điệu như là một khẩu lệnh xung phong. Hay câu nói vẫn thường được chiến sĩ ta sử dụng trong chương trình như “Báo cáo đồng chí… ”, đây là câu nói cũng được sử dụng khá nhiều trong một sân chơi giải trí như Chúng tôi là chiến sĩ khi các chiến sĩ giao lưu với người dẫn chương trình hay với đồng đội, những người cùng tham gia. Với phong thái và tư cách rất quân đội như vậy có vẻ chất “kỉ luật” đã ăn sâu vào anh nói riêng và các chiến sĩ ta nói chung. Không chỉ trên sân khấu mà ngoài đời họ cũng vậy. Được tiếp xúc trực tiếp với Bộ chỉ huy quân sự thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, đơn vị từng tham gia chương trình Chúng tôi là chiến sĩ thì tính kỉ luật ấy được bộc lộ một cách thực tế nhất. Vừa bước vào cổng doanh trại, sau động tác chào hỏi đúng điều lệ, đồng chí chiến sĩ vệ binh ân cần chỉ dẫn tôi vào phòng tham mưu để được hướng dẫn. Tiếp đón tôi là một trung úy, tác phong chỉnh tề, nói năng điềm đạm, cởi mở. Hai người, một chiến sĩ, một sĩ quan, tuổi đời con rất trẻ, nhưng đã tạo ấn tượng ngay từ ban đầu về phong cách tiếp đón khách, vừa đúng điều lệ quân đội, vừa nhã nhặn, lịch sự, thể hiện đúng tư cách quân nhân vừa có văn hóa, vừa đảm bảo tính kỉ luật. Ấn tượng đó như được nhân lên khi tôi được gặp và trò chuyện với chiến sĩ Nguyễn Đăng Viễn Thông. Chiến sĩ tâm sự: “ Từ ngày về đơn vị đến nay, mặt dù phải huấn luyện rất vất vả, nhưng hơn nữa năm qua, chúng tôi cảm thấy cuộc sống quân ngũ có phần gò bó, nghiêm khắc, nhưng tất 27 cả đều được thực hiện trên tinh thần kỉ luật. Chẳng hạn như việc gấp chăn phải vuông thành sắc cạnh, phơi quần áo phải vừa đúng chỗ, đúng quy cách, phải vừa phẳng phiu, gọn gàng,...Thế nhưng đến hôm nay chúng tôi đã quen với những việc làm như thế là nhờ vào tính kỉ luật, làm gương để chiến sĩ học tập và noi theo.” Tính cách ấy, phẩm chất ấy đã được hình thành trong những ngày học tập ở đơn vị chứ không phải là chỉ để thể hiện trên sân khấu. Kế đến là tính giản dị. Bộ đội vốn vĩ họ rất giản dị, mộc mạc từ cách ăn mặc cho đến lời ăn tiếng nói. Khi lên sân khấu, họ khoác trên mình bộ quân phục vừa thể hiện nét đẹp quân đội, nét đẹp của sự kỉ luật, nét đẹp giản dị mà rất đỗi oai phong của người chiến sĩ, vừa thể hiện được niềm tự hào dân tộc. Tự hào mình là chiến sĩ Việt Nam, được khoác lên mình bộ sắc phục đầy kiêu hãnh. Chúng tôi là chiến sĩ ngày 11 tháng 7 năm 2009, nét giản dị được in hằng trên bộ quân phục quân y của đơn vị Bệnh viện 87, tổng cục hậu cần, còn đến với chương trình ngày 20 tháng 6 năm 2009, nét đẹp ấy tiếp tục được thể hiện trong trang phục của bộ đội biên phòng. Khi tiếp cận Chúng tôi là chiến sĩ, chúng ta thường bắt gặp những chiến sĩ áo xanh, màu của hòa bình, của hy vọng, của sự tươi mát, nhẹ nhàng nhưng không kém phần máu lửa, màu xanh ấy dù rất giản dị nhưng mỗi khi lên sóng màu xanh ấy đã đem đến cho trường quay một màu sắc thiêng liêng và một bầu không khí của sự nhiệt huyết, quyết tâm cao độ. Khi tham gia bất kỳ một chương trình truyền hình nào thì nhân vật của chương trình ấy rất chú ý đến trang phục của mình. Có thể mất hàng giờ để có một bộ trang phục vừa ý, phù hợp với chương trình. Thế nhưng các chiến sĩ đến với Chúng tôi là chiến sĩ từ đầu những số đầu tiên cho đến giờ vẫn vẹn nguyên vẻ giản dị trong sắc phục quân đội. Có thể là do yêu cầu, tính chất của chương trình, nhưng dù sao đó cũng là nét đẹp cần được giữ gìn và phát huy. Sự giản dị ấy vẫn không thể làm lu mờ đi vẻ đẹp về hình ảnh bộ đội cụ Hồ xưa nay nói chung và vẻ đẹp về những chiến sĩ tham gia Chúng tôi là chiến sĩ nói riêng. Hơn thế nữa, chính sự giản dị ấy làm cho sân chơi đậm chất lính này ngày càng gần gũi với khán giả truyền hình hơn. Song song đó, khi tiếp cận với Chúng tôi là chiến sĩ người viết còn nhận thấy được sự sáng tạo trong họ. Sống trong môi trường quân đội, luôn nêu cao tinh thần kỉ luật, thế nhưng chiến sĩ không ngừng sáng tạo để cuộc sống của mình bớt đi sự đơn 28 điệu, tẻ nhạt. Và đây, Chúng tôi là chiến sĩ-một chương trình dành cho họ. Họ đã thể hiện sự sáng tạo của mình bằng tất cả những gì có thể. Ngày nay, với sự phát triển của truyền hình làm cho các chương trình truyền hình xuất hiện ngày càng nhiều. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự trùng lặp, lặp lại ý tưởng làm cho khán giả trở nên nhàm chán với những chương trình như thế. Và chính sự sáng tạo của những người chiến sĩ, người tham gia Chúng tôi là chiến sĩ đã phá vỡ đi sự nhàm chán ấy mỗi khi khán giả truyền hình đến với Chúng tôi là chiến sĩ và cũng đã góp phần làm nên thành công của chương trình. Họ có thể tự biên đạo, dàn dựng các tiết mục mà đơn vị tham gia. Chẳng hạn, đến với đơn vị Bộ chỉ huy quân sự Thành phố Cần Thơ trong năm thứ 2 chương trình lên sóng, năm 2007, đơn vị đã tự nghĩ ra ý tưởng để thực hiện các tiết mục mà đơn vị biểu diễn. Trong chương trình đơn vị đã tham gia ba tiết mục và đó cũng chính là những tiết mục thể hiện sự say mê sáng tạo nghệ thuật của đơn vị nói chung và của người chiến sĩ nói riêng. Mặc dù các tiết mục ấy không xuất sắc như những đạo diễn hay những người trong nghề, thế nhưng nó xuất sắc đủ để đơn vị tỏa sáng trong chương trình, đủ để khẳng định tài năng của lực lượng thế hệ trẻ thanh niên Việt Nam. Họ không chỉ giỏi về chuyên môn mà họ còn “trẻ, khỏe, năng động, sáng tạo”. Bất luận xuất thân từ thành phần nào, dân tộc nào, hễ tham gia Quân đội thì người chiến sĩ trong đội quân đó đều được giáo dục những phẩm chất của nhân cách Việt Nam và nhân cách Hồ Chí Minh, những nhân cách mà người viết đã đề cập đến ở trên. Bộ đội cụ Hồ, dù là cá nhân với cá tính và nhân cách riêng, nhưng đều mang trong mình những đặc điểm phổ biến nhất, đẹp đẽ nhất của dân tộc và của chủ tịch Hồ Chí Minh, được thể hiện một cách cụ thể và sinh động trong ý thức và hành vi của mỗi chiến sĩ khi tham gia Chúng tôi là chiến sĩ. Những phẩm chất đó đều được anh Bộ đội cụ Hồ, dù ở cấp nào, tiếp thu một cách tự giác và biến thành bản lĩnh, thành tính cách của chính mình trong suốt quá trình rèn luyện và chiến đấu. Bộ đội cụ Hồ, một nét văn hóa độc đáo Việt Nam đang được cán bộ, chiến sĩ ta phát huy trong thời kì lịch sử mới, trong Chúng tôi là chiến sĩ, mãi mãi xứng đáng là con em của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ. 29 úng tôi là chi 2.3. Tài năng chi chiếến sĩ trong Ch Chú chiếến sĩ Qua khảo sát 104 số của chương trình năm 2009, 2012, 2013, người viết nhận thấy phần chơi của chiến sĩ được chia thành 2 mảng: mảng các chiến sĩ thi thố liên quan đến hoạt thể chất và mảng liên quan đến trí tuệ. Bảng thống kê: Tỉ lệ các nhóm hoạt động được thể hiện trong Chúng tôi là chiến sĩ Hoạt động Số lượng (%) Về thể chất 68 (65%) Về trí tuệ 36 (35%) Dựa vào bảng thống kê cho thấy, tài năng được thể hiện qua các hoạt động thể chất chiếm tỉ lệ lớn hơn (gần gấp đôi) hoạt động trí tuệ. Trong đó, các hoạt động thể chất chiếm 65 % còn về trí tuệ chiếm 35%. Khi tham gia bất kì chương trình thực tế, hoạt động hay trò chơi gì thì người tham gia luôn muốn thể hiện bản thân bằng thế mạnh của mình vì như thế mới đạt hiệu quả cao. Qua tìm hiểu người viết được biết các hoạt động rèn luyện về thể chất, hoạt động đòi hỏi cao về sức khỏe được luyện tập hằng ngày. Chiến sĩ Đinh Văn Thọ (857, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) cho biết: “Có lúc, nữa đêm đang ngủ, chỉ huy ra lệnh cho cả đội thức dậy và ra ngoài chạy mấy vòng sân, rồi hích đất”. Còn việc học chính trị, nâng cao trình độ ở đơn vị vẫn được tổ chức nhưng thời gian hẹp hơn so với các hoạt động khác. Với những gì mà bản thân người lính đã được học tập, rèn luyện trong môi trường quân đội, nó như là một lợi thế, một điểm mạnh cần phát huy. Vì thế hoạt động thiên về thể chất đã được các chiến sĩ thể hiện khá đậm nét trong sân chơi này. Ngoài thao trường, bãi tập có thể xem chương trình Chúng tôi là chiến sĩ là một sân chơi đầy thú vị để người chơi có thế thỏa sức thể hiện tài năng của mình. Nhìn chung, mỗi phần chơi trong Chúng tôi là chiến sĩ luôn khám phá và phát hiện tài năng chiến sĩ. Thế nhưng phần chơi “Tài năng chiến sĩ” là phần chơi thể hiện rõ nhất những góc cạnh về phương diện này. Nó được thể hiện thông qua các phóng sự ngắn, các tiết mục trên sân khấu và cụ thể hơn là thông qua những hành động của chiến sĩ khán giả có thể nhận ra được. Chẳng hạn như phần tài năng chiến sĩ của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi tại đảo Lý Sơn 30 tham gia ngày 27 tháng 4 năm 2013. Người xem sẽ hòa cùng không khí với các chiến sĩ đoàn 275, bộ tư lệnh bảo vệ lăng chủ tịch Hồ Chí Minh trong phần chơi Nụ cười chiến sĩ. Trong phần này, đơn vị biểu diễn tiết mục đàn ghi ta bài hát Khát vọng tuổi trẻ. Đặc biệt là chiến sĩ dùng miệng để tạo những tiếng động khác nhau như tiếng chim kêu, tiếng trống, giả giọng và hát. Quả đây là một tiết mục thật ấn tượng. Nó vừa tạo cho người xem một cảm giác thoải mái và không mấy ồn ào, vừa có một cảm giác hãnh diện và tự hào vì các chiến sĩ ta ngày nay không thua kém gì so với ông cha ta ngày trước. Ngày xưa họ giỏi về chiến đấu, ngày nay cũng vậy. Thế nhưng, ngày nay họ không chỉ thể hiện tài năng của mình bằng sức mạnh mà họ còn biết thể hiện ngay chính trên sân chơi của họ- Chúng tôi là chiến sĩ. Từ những động tác hiphop trong tiết mục đồng diễn “Sức trẻ của vùng Tây Bắc”, tưởng chừng như không bao giờ dành cho những chiến sĩ với môi trường kỉ luật, đến màn “Nhảy qua vòng lửa” của trung đoàn 43-sư đoàn 395, quân khu II ngày 21 tháng 4 năm 2012 hay với Trường trung cấp kĩ thuật tăng thiết giáp, tỉnh Hòa Bình, đội Tam Đảo đã làm cho khán giả phải thót tim trong phần tham gia của mình. Trong phần “Tài năng chiến sỉ”, đơn vị đã biểu diễn khí công với những động tác thật kinh hoàng như đập ngói trên đầu, trên chân hay từ trên cao nhảy xuống miễng chai, hay tiết mục ảo thuật, tiết mục giả người khác phái trong chương trình ngày 2 tháng 6 năm 2012 cũng được đơn vị Trung đoàn E405 quân khu 3, tỉnh Quảng Ninh biểu diễn khá thuần thục như những diễn viên chuyên nghiệp. Ngoài ra, tài năng ấy trong Chúng tôi là chiến sĩ còn được thể hiện qua cách chơi các loại nhạc cụ như thổi sáo bằng lỗ mũi, tạo những cung bậc trầm bổng như khúc nhạc bằng những chiếc lá, bằng những vật dụng quen thuộc hằng ngày như chén, dĩa, ly, lon sữa,… để đàn ghi ta phía sau lưng và đánh, ..trong chương trình ngày 26 tháng 12 năm 2009, ngày 3 tháng 7 năm 2010 chẳng hạn. Sự say mê sáng tạo nghệ thuật ấy rất đặc sắc và làm cho người xem phải bất ngờ. Nó cần được phát huy hơn nữa không những trong sân chơi này mà tất cả những sân chơi khác, chương trình truyền hình khác cũng rất cần yếu tố này. Các hoạt động thiên về trí tuệ ít được thể hiện trên sân khấu nhưng nó cũng đã để lại không ít ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả xem đài. Thông qua sự thảo luận của người chơi hoặc xử lí tình huống về một vấn đề chương trình đưa ra. Với câu trả lời thông minh, khéo léo thể hiện được tài trí của quân nhân Việt Nam cũng như tình 31 cảm, sự quan tâm của chiến sĩ với đồng bào cả nước. Tiêu biểu là số ngày 21 tháng 3 năm 2009. Trong số này, cả 2 đội chơi của đơn vị tham gia đều rất tích cực thảo luận và nói lên những suy nghĩ của bản thân thể hiện được trí tuệ cũng như tâm tư, tình cảm của thế hệ thanh niên Việt Nam. Nói cho cùng, tất cả các hoạt động thể chất và trí tuệ của những người tham gia chương trình đều toát lên trong đó sự tài trí, thông minh và khéo léo. Họ thật sự xứng đáng với danh hiệu “Bộ đội cụ Hồ”, xứng đáng với những gì mà ông cha ta đã hy sinh cho thế hệ hôm nay và mai sau. úng tôi là chi 2.4. Tình yêu chi chiếến sĩ trong Ch Chú chiếến sĩ “Tình yêu như những giọt sương Nhẹ rơi trên đóa hoa hồng Tình em như những con sông Tình anh như những cánh buồm Chở bao la ước mơ hồng Mình yêu nhau suốt cuộc đời Cầm tay anh mãi không rời Để nghe hạnh phúc tuyệt vời Để nghe anh nói ngàn lời” Rằng anh yêu mãi em thôi” (Câu chuyện bình minh-Nguyễn Thanh Thủy) Tình yêu luôn là đề tài hấp dẫn và không bao giờ không là đề tài mà các nhà văn, nhà thơ, … không tìm đến. Bởi vì tình yêu luôn tồn tại trong mỗi con người, là tình cảm mà ai cũng muốn có được. Các nhà sáng tác nghệ thuật luôn muốn khai thác tình cảm đặc biệt này trong tác phẩm của mình. Và những người làm chương trình truyền hình cũng không ngoại lệ. Trong đó có Chúng tôi là chiến sĩ, chương trình dành riêng cho những người khoác trên mình màu áo lính. 32 Bảng th thốống kê: Tỉ lệ người xem các phần chơi trong chương trình Chúng tôi là chiến sĩ ơi Ph Phầần ch chơ Số ườ ng ngườ ườii (%) Bảng thống kê Chi ững ng ườ Chiếến sĩ và nh nhữ ngườ ườii 17 (15%) bạn trên cho thấy, phần chơi “Tình Tình yêu chi chiếến sĩ 55 (48%) yêu chiến sĩ” luôn được Nh Nhậật kí chi chiếến sĩ 23 (20%) Nụ cườ ườii chi chiếến sĩ 20 (17%) khán giả nồng nhiệt, háo hức, mong chờ nhất với tỉ lệ 48%. Tổng số 115 (100%) Thông qua đó ta lại thấy được, tình yêu luôn là đề tài được mọi người quan tâm và với những người luôn đồng hành cùng chương trình như Phóng viên Vũ Thanh Hường, chị cảm nhận được nhiều điều đặc biệt trong tình yêu người lính. Chị tâm sự: “Trong nhiều năm đi thực hiện chương trình khắp các đơn vị trong toàn quân chúng tôi thấy phần Tình yêu chiến sĩ là một nội dung chơi có vai trò quan trọng, vì đây chính là phần làm nổi bật và toát lên một khía cạnh khác của người chiến sĩ”.[18]. Tình yêu chiến sĩ cũng giống như bao tình yêu của nhân loại, nhưng có điều là tình yêu của họ luôn gắn với tình yêu đất nước. Và để hiểu rõ hơn về tình yêu ấy, “Tình yêu chiến sĩ” trong Chúng tôi là chiến sĩ chính là cầu nối đôi bờ yêu thương, chương trình đã bao lần vang lên khúc hát làm xao lòng khán giả. Đó là khúc hát về chuyện tình yêu giữa chiến sĩ Trần Văn Tuấn với cô bé hàng xóm Trần Vân Thảo trong số ngày 10 tháng 11 năm 2008. Anh chàng viết thư tán tỉnh cô bé rồi vẽ tranh ngộ nghĩnh tặng nàng, rồi tình yêu của họ cũng bắt đầu. Lần này được thăm người yêu của mình trong chương trình, cô nàng và chiến sĩ đã trình bày tiết mục văn nghệ với bài hát Con lật đật, nàng hát, chàng nhảy. Trông họ thật là hồn nhiên và đáng yêu. 33 Phần chơi “Tình yêu chiến sĩ” luôn thay đổi hình thức theo các năm. Một mặt phù hợp với nhu cầu của khán giả, một mặt đáp ứng theo điều kiện của từng đơn vị. Với những hình thức chơi khác nhau nhưng theo sự khảo sát của người viết, tình yêu chiến sĩ vẫn có những nét chung tiêu biểu. Trước tiên, tình yêu của họ luôn giản dị. Yêu và được yêu là một điều mà bất kì ai khi sinh ra đều mong muốn. Có thể sẽ mất nhiều thời gian và công sức để kiếm tìm cho mình một nửa đích thực. Nhưng Ở phần trên như đã tìm hiểu về phẩm chất, tính cách của chiến sĩ, người viết thấy được sự giản dị trong con người họ, trong từng lời ăn tiếng nói. Tình yêu của họ cũng giản dị như chính trong con người họ vậy. Nó xuất phát từ những điều đơn giản và nhỏ nhoi nhất trong cuộc sống, thậm chí ngay cả trong những lúc khó khăn. Trong chương trình ngày 20 tháng 8 năm 2011, khán giả sẽ được lắng nghe câu chuyện tình yêu của chiến sĩ Bùi Xuân Tuấn và bạn gái là Phạm Thị Thanh. Với nhiệm vụ trên vai, anh như bị nó cuốn trôi đi, anh nhiều khi không có thời gian để thử quay đầu lại nhìn xem cái bóng của mình thì làm sao nhận ra có một người con gái đang dõi theo anh nơi “hậu phương” cần gì. Nhưng cô cũng biết rằng, với anh công việc hiện tại là quan trọng vô cùng nên đối với cô, tình yêu của họ đơn giản chỉ là sự hiện hữu của anh trong một ngày họ yêu nhau hoặc chí ít là anh lắng nghe. Được gặp nhau trong chương trình là một món quà vô cùng to lớn đối với họ. Khi bắt tay vào khảo sát chương trình, bên cạnh sự giản dị trong tình yêu của người lính, người viết nhận thấy tình yêu trong họ luôn sâu sắc, nồng ấm. Không được gặp nhau thường xuyên, song tình cảm của người lính và vợ, người yêu khi gặp mặt dường như nồng nàn hơn, sâu đậm hơn. Từng phút giây bên nhau, họ đều trân trọng. Đến với chương trình, cả chiến sĩ tham gia và cả những người vợ, người bạn gái của chiến sĩ luôn mang đến cho khán giả xem đài không thể rời mắt với sân khấu, với màn ảnh tivi, ngọn lủa tình yêu luôn bùng cháy và mang hơi ấm đến cho mọi người. Qua những lời kể về những câu chuyện tình yêu, những khó khăn, trở ngại mà họ phải vượt qua, những cơn sóng như đã dần lắng xuống nhường chỗ cho thuyền tình cập bến thì những người chiến sĩ phải vác trên vai nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả là bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ này như tiếp thêm nhiệt cho ngọn lửa tình. Họ ý thức được, đây không chỉ là nhiệm vụ mà nó còn là trách nhiệm, trách nhiệm của những người con mang trong mình dòng máu Lạc Hồng. Tình yêu quê hương, đất nước kết chặt làm cho tình yêu đôi lứa càng thêm sâu sắc và mạnh mẽ hơn. Tình yêu của chiến sĩ 34 Nguyễn Văn Sơn với vợ là Trần Thị Thanh Hà trong chương trình ngày 11 tháng 7 năm 2009 là một điển hình như thế. Họ kể với chương trình về những ngày đầu họ quen nhau, yêu nhau, những lúc giận nhau, rồi những khi bị bệnh họ chăm sóc nhau như thế nào , … lúc đó cả sân khấu như ngừng thở, tạo thành một khoảng lặng để suy nghĩ rồi ngưỡng mộ họ. Họ lấy nhau thế rồi phải mỗi người một nơi “anh tiền tuyến, em hậu phương”. Nhưng không vì lẽ đó mà tình cảm của họ phải vơi đi. Có chia sớt đi chăng nữa là chia sớt cho kết tinh tình yêu của họ, một cô bé đáng yêu đã chào đời minh chứng cho hạnh phúc lứa đôi. Chương trình cũng đã tạo điều kiện cho gia đình họ gặp nhau, cùng nhau trò chuyện, cùng nhau ăn chung một mâm cơm gia đình thật ấm cúng. Trong chương trình ghi hình ở tỉnh Nghệ An, chương trình ghi lại cuộc gặp của hai vợ chồng người dân tộc thiểu số. Chiến sĩ dân tộc của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh đã bày tỏ tình yêu với người vợ của mình rất chân thành khiến cả trường quay xúc động. Dù lúc đó không có hoa hồng nhưng tâm sự tự đáy lòng của chiến sĩ ấy khiến người xem cảm nhận rõ niềm hạnh phúc của cô gái. Hay chương trình ở Nha Trang, người xem không khỏi nghẹn ngào khi người vợ công tác ở bệnh viện 87 kể lại câu chuyện tình yêu. Chị nói rằng: “Trong cuộc sống vợ chồng không tránh khỏi những va chạm, nhưng nghĩ đến bát cháo cá mà anh nấu cho tôi từ ngày còn là sinh viên, tôi lại thấy ấm lòng. Và sau này, dù gặp bất cứ khó khăn gì, tôi tự động viên, tình yêu anh dành cho tôi là điều đáng trân trọng nhất, giúp tôi vượt qua khó khăn”. [18]. Hay trong chương trình ngày 11 tháng 7 năm 2009, người xem sẽ có thêm một câu chuyện tình của lính trong sổ tay của mình. Đó là câu chuyện của chiến sĩ Hoàng Minh Lợi với vợ là Lê Cẩm Nhung. Từ những gì mà họ chia sẽ, người viết thấy được tình yêu của họ cũng giống như bao tình yêu của lính, xa cách nhiều và mong đợi nhiều. Nhưng những điều ấy lại chính là động lực, là ngọn nguồn sức mạnh tiếp sức cho bản thân mỗi người phấn đấu sống tốt để xứng đáng với nhau, với những niềm hy vọng lẫn nhau, phấn đấu cho một tương lai có thể cùng nhau đi trên một con đường. Tiếp theo, lãng mạn là một chất không thể thiếu trong tình yêu của lính nói riêng và của tình yêu nhân loại nói chung. Tình yêu của lính rất lãng mạn. Mỗi người có một cách thể hiện tình yêu riêng, nhưng bằng cách nào thì chúng ta vẫn luôn thấy được sự chân thành từ tấm lòng của người lính. Lãng mạn như một chất xúc tác làm 35 cho tình yêu thêm bền chặt. Họ lãng mạn qua cách bày tỏ tình cảm. Đơn giản đó chỉ là những câu hát như chiến sĩ Thịnh hát tặng người yêu của mình bài Thuyền và biển chẳng hạn, hay là những bức thư tay viết vội trong số ngày 10 tháng 11 năm 2008 hay là những cành hồng “mượn” của nhà hàng xóm trong số ngày 25 tháng 2 năm 2012,…Khi yêu có rất nhiều cách để làm cho đối phương hiểu được tình cảm của mình. Nhưng cách nào đi nữa tất cả vẫn dựa vào phương châm “lãng mạn”, yếu tố cưa đổ trái tim đối phương. Họ lãng mạn trong những món quà trao tặng nhau. Trong chương trình ngày 3 tháng 3 năm 2012, Nguyễn Thị Thắm đã mang đến cho người yêu là chiến sĩ Hoàng Minh Tân một chiếc khăn do cô đan. Hay trong các số khác của chương trình, chiến sĩ làm trái tim bằng những vỏ viên đạn tặng người yêu (ngày 2 tháng 6 năm 2012), người yêu xếp hạc, xếp sao tặng chiến sĩ (ngày 3 tháng 5 năm 2009). Đến đây khán giả sẽ được chiêm ngưỡng những món quà do chính tay họ làm để dành tặng nửa kia của mình. Món quà ấy được làm nên trong sự yêu thương, chờ mong, chờ mong ngày được đứng trên sân khấu của chương trình trao tận tay người mình thương yêu. Hay Chúng tôi là chiến sĩ ngày 21 tháng 2 năm 2009, em trao quyển nhật ký của em để anh có thể viết tiếp hộ em những ngày sắp tới vì “trong em có anh và trong anh có em”. Tình yêu của lính là vậy: giản dị nhưng lãng mạn, bất ngờ nhưng sâu sắc rồi lại vội vã và những lo âu. Cuối cùng chỉ mong cho trời yên, biển lặng để người con đất Việt hôm nay và mai sau vững chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cho tình yêu mãi xanh. úng tôi là chi 2.5. Tâm sự chi chiếến sĩ trong Ch Chú chiếến sĩ Để tạo sự khách quan cho việc nghiên cứu, cũng giống như các phần trước người viết cũng khảo sát các số của chương trình trong các năm là năm 2009, năm 2012 và năm 2013 để thuận tiện cho việc theo dõi. Trong quá trình nghiên cứu các số năm 2009, 2012, 2013 người viết chia ra làm 2 nhóm đối tượng là dân, đồng đội và nhóm đối tượng là người thân, gia đình. Trong bản thân của mỗi chúng ta luôn tồn tại hai phương diện của tình cảm là tình cảm đối với xã hội và tình cảm đối với những người thân yêu trong gia đình. Dù là tốt hay xấu, thân hay sơ, chúng ta luôn có những suy nghĩ, nhận xét về những người mà ta tiếp xúc. Ai cũng có tình cảm với gia đình của mình, đó là một thực tế hiển nhiên vì chúng ta sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong vòng tay của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, gia đình là tế bào của xã hội, 36 gia đình không thể nào tách rời xã hội cũng như chúng ta không thể nào tách rời cuộc sống cộng đồng. Những người tham gia Chúng tôi là chiến sĩ cũng thế, cũng sống trong xã hội của chúng ta. Họ cùng nhau học tập, rèn luyện, cũng cùng người dân tham gia các hoạt động khi họ có đợt công tác hay hành quân dã ngoại. Chúng ta vẫn hay nghe “Ở nhà nhờ cha mẹ, ra đường nhờ bạn bè”, do vậy tình cảm mà chiến sĩ họ dành cho nhau và cho đồng bào cũng không kém gì so với tình cảm mà họ dành cho người thân trong gia đình mình. Cụ thể các nhóm đối tượng như sau: Bảng thống kê: Tỉ lệ các nhóm đối tượng được thể hiện trong Chúng tôi là chiến sĩ ng Đố Đốii tượ ượng ng (%) Số lượ ượng Dân, đồng đội 50 (45%) Người thân, gia đình 61 (55%) Đối tượng (nhân vật) được nhắc đến trong các câu chuyện từ những lá thư mà chương trình nhận được của các chiến sĩ, người dân thường là những câu chuyện về tình đồng chí, đồng đội, về những người thân trong gia đình. Nhân vật ở đây thường là những người có ấn tượng đặc biệt hoặc có tình cảm sâu nặng đối với chiến sĩ. Trong phần này, những người làm chương trình đầu tư khá chu đáo hơn các phần khác. Bởi vì chương trình đã có sự chọn lọc các câu chuyện kỹ lưỡng để tạo nên sự khá đồng đều giữa 2 nhóm đối tượng mà chương trình đề cập đến trong phần này. Đối với nhóm đối tượng dân, đồng đội, có thể kể đến câu chuyện của Thiếu tá, chiến sĩ Nguyễn Văn Lương, Trường sĩ quan không quân Nha Trang. Câu chuyện ấy được giới thiệu trong chương trình ngày 15 tháng 8 năm 2009, đó là câu chuyện về tình quân dân. Trong lần công tác, chiến sĩ Nguyễn Văn Lương đã bị gặp sự cố nhưng may mắn là chiến sĩ đã gặp được thuyền đánh cá của ông Phạm Văn Bèn và chiến sĩ đã được thoát nạn trong lần sinh tử ấy. Nguyễn Văn Lương nghẹn ngào khi nhớ về sự cứu giúp của 13 năm về trước. Lần này gặp được ân nhân cứu mạng anh cho biết rằng anh rất xúc động và hạnh phúc. Nhưng gặp mặt rồi lại phải chia tay, anh phải trở về đơn vị để tiếp tục công việc của mình trong sự luyến tiếc. Hay câu chuyện của ông Lê Văn Luyện, một chiến sĩ đã dũng cảm cứu 2 cha con ông khỏi dòng thác lũ ở Tây 37 Nguyên năm 2005, điều đặc biệt là con ông, chị Lê Thị Hồng lúc đó đang mang bầu 2 tháng. Câu chuyện đó được giới thiệu trong chương trình ngày 21 tháng 3 năm 2009, đây cũng là cơ hội để 2 cha con ông Lê Văn Luyện gặp lại và cảm ơn ân nhân của mình là chiến sĩ Dương Văn Bình, hiện đang công tác tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình. Đó là 2 trong số những câu chuyện tiêu biểu mà chương trình muốn gửi đến cho khán giả xem đài. Cả 2 câu chuyện và tất cả những câu chuyện mà chương trình mang lại từ khi hình thành cho đến nay đều nhận được sự ủng hộ và tuyên dương của mọi người. Bởi lẽ nó thể hiện được tình quân dân thắm thiết, gắn bó với nhau của con người trong cộng đồng. Đối với nhóm đối tượng người thân, gia đình, cụ thể là chương trình ngày 2 tháng 4 năm 2013. Trong chương trình, học viên Nguyễn Văn Tình, Trường trung cấp kỹ thuật tăng thiết giáp, đã tâm sự về nguời thân nhất của mình là bà. Chiến sĩ là người dân tộc Mường, sinh ra được 5 tháng thì bố hy sinh, được 2 tuổi mẹ lại lấy chồng khác. Bà nội vừa là cha, vừa là mẹ, chăm sóc anh những lúc ốm đau, dỗ dành anh những lúc anh bị trêu chọc là không có cha mẹ. Bà nuôi nấng anh ăn học đến lúc trưởng thành. Lớn lên trong sự yêu thương của bà, ý thức được trách nhiệm của mình, anh đã chọn Trường trung cấp kỹ thuật tăng thiết giáp, tỉnh Hòa Bình làm nơi anh rèn luyện, học tập để tiếp nối con đường của cha. Do bận việc học tập ở trường nên anh ít về với bà, không liên lạc trong 3 năm nay và cũng không viết thư tay vì phần là do bà không đọc được, phần vì nhà bà nội ở trên một quả đồi nên việc liên lạc bị hạn chế. Và chương trình lần này đã mang lại cho chiến sĩ Nguyễn Văn Tình một niềm hạnh phúc lớn lao đó là đã tạo điều kiện cho bà và anh được gặp nhau. Sân khấu Chúng tôi là chiến sĩ đã bao lần chứng kiến những cuộc gặp gỡ như thế. Giọt nước mắt hạnh phúc đã bao lần rơi từ những nhân vật của chương trình. Thấy cháu khỏe mạnh bà rất vui, cháu cũng vậy, cháu hứa sẽ cố gắng học tập, cống hiến hết mình cho sự nghiệp phụng sự Tổ quốc. Mỗi tuần, mỗi số, chương trình lại mang đến cho khán giả xem đài một câu chuyện, đơn giản thôi nhưng chất chứa biết bao nhiêu tình cảm mà chiến sĩ, đồng đội, người thân dành cho nhau. Những vòng tay ôm lấy nhau, những cuộc gặp gỡ thật bất ngờ,…làm cho người xem như hòa chung nhịp đập hạnh phúc, yêu thương cùng Chúng tôi là chiến sĩ. Chúng tôi là chiến sĩ tiếp tục là chiếc cầu nối yêu thương. Dù chỉ được gặp người thân, đồng đội trên sân khấu nhưng chính chương trình đã tiếp 38 thêm động lực, sức mạnh cho người lính hôm nay thêm vững bước, đã làm cho họ thân với nhau lại càng thân hơn nữa, tình cảm đã sâu nay lại càng sâu hơn nữa. úng tôi là chi 2.6. Một số hạn ch chếế về nội dung trong Ch Chú chiếến sĩ Trải qua 7 năm phát sóng với nhiều tiết mục lý thú và hấp dẫn, thu hút đông đảo khán giả truyền hình, gameshow Chúng tôi là chiến sĩ thực sự thành công với vai trò là một chương trình thuần Việt, đậm chất lính. Song, trong quá trình công diễn, chương trình đã bộc lộ một vài hạn chế về nội dung, tuy không lớn nhưng cũng cần lưu tâm để luôn có sức sống lâu bền. Các tiết mục dù đã bám sát đặc thù nhiệm vụ đơn vị tham gia nhưng chất trí tuệ chưa nhiều, có phần thiên về sức khỏe và các hoạt động cơ bắp. Khảo sát số của chương trình ngày 2 tháng 4 năm 2013 của đơn vị Trường trung cấp kỹ thuật tăng thiết giáp, tỉnh Hòa Bình. Các chiến sĩ và khách mời trong phần chơi Chiến sĩ và những người bạn chỉ thực hiện những hành động, kiểm tra xe tăng và hoạt động của nó. Và một hoạt động chuyển đạn vào xe tăng. Hay chương trình ngày 28 tháng 8 năm 2012, đến với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên, quân khu II, các chiến sĩ lại tiếp tục thực hiện những thử thách như vượt vật cản. Qua khảo sát cho thấy các phần chơi chỉ chú ý đến sự nhanh nhẹn, sức khỏe hơn là hoạt động trí óc. Bên cạnh đó, một số chương trình phát sóng đội chơi tỏ ra kém hào hứng, chuẩn bị chưa kỹ nên kịch bản đơn diệu, tẻ nhạt. Chẳng hạn, trong chương trình ngày 25 tháng 12 năm 2010, kĩ thuật quân khu 3 hay đơn vị Viện y học quân chủng phòng không không quân số ngày 7 tháng 4 năm 2012. ải ph áp nâng cao ch ng nội dung ch ươ ng tr úng tôi 2.7. Một số gi giả phá chấất lượ ượng chươ ương trìình Ch Chú là chi chiếến sĩ Đổi mới nội dung đang trở thành một vấn đề cấp thiết với báo chí nói chung và các chương trình truyền hình nói riêng. Việc đổi mới là yêu cầu bắt buộc nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Đời sống nhân dân ngày càng cao kéo theo nhu cầu giải trí, thông tin càng cao, đòi hỏi báo chí nói chung và các chương trình truyền hình nói riêng, phải luôn làm mới chương trình nhưng phải có chất lượng. Trước tình hình này và thông qua sự khảo sát của người viết đối với khán giả thông qua bảng câu hỏi (kèm theo ở phần phụ lục) của chương trình vì vậy trong bài viết này, người viết xin đề xuất một số giải pháp như sau: 39 ứ nh Th Thứ nhấất: Với một chương trình đậm chất lính như chương trình Chúng tôi là chiến sĩ, ca sĩ khách mời nên chọn những bài hát có nội dung phù hợp hơn như những ca khúc viết về cách mạng, về quê hương đất nước, về người lính,….Hạn chế tối đa những bài hát nhạc trẻ vì nó có những ca từ, giai điệu chưa thật sự phù hợp với không khí của một sân chơi dành cho lính như thế này. Qua 115 phiếu câu hỏi khảo sát khán giả chương trình, trong đó vẫn có một số khán giả (13 phiếu) chiếm 11% cho rằng chương trình sử dụng những bài hát có nội dung chưa phù hợp. Điều đó đồng nghĩa với việc khán giả mong muốn những tiết mục mà ca sĩ, khách mời mang đến chương trình sẽ phù hợp với tính chất của chương trình hơn. Đây là vấn đề cần được những người làm chương trình suy xét và có hướng giải quyết trong thời gian sớm nhất có thể. ứ hai Th Thứ hai: Mặc dù người lính hôm nay không còn khô khan hay cứng nhắc nhưng với một chương trình như Chúng tôi là chiến sĩ, nên cần có thêm sự góp mặt của những nữ chiến sĩ. Trong quá trình nghiên cứu, người viết có sử dụng bảng câu hỏi để thăm dò ý kiến của khán giả đối với chưong trình. Khi được hỏi “Chương trình nên có sự tham gia của nữ chiến sĩ không?” và các ý kiến được tổng hợp cụ thể như sau: Bảng kh khảảo sát: . Ý ki kiếến Số lượ ng (%) ượng ng ý Rất đồ đồng 25 người (22%) ng ý Đồ Đồng 81 người (70%) ng ý Kh Khôông đồ đồng 9 người (8%) Tổng cộng ườ 115 ng ngườ ườii (100%) Bảng khảo sát trên cho thấy số người ủng hộ việc tham gia chương trình của “đội quân tóc dài” rất cao, số lượng đồng tình lên đến 106/115 người (chiếm 92%). Điều đó đồng nghĩa với việc “đội quân tóc dài” tham gia Chúng tôi là chiến sĩ là việc nên làm. Thông qua việc thăm dò ý kiến của 100 nữ chiến sĩ (các chiến sĩ thuộc Trường quân sự quân khu 7, Thành phố Hồ Chí Minh; Bộ chỉ huy quân sự thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long; Bộ chỉ huy quân sự huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long; Bộ chỉ huy quân sự 40 thành phố Cần Thơ) thì có đến hơn 50% muốn trở thành người chơi của chương trình và chương trình chắc chắn sẽ mang một không khí mới. Đồng thời, khẳng định vai trò, vị trí của nữ chiến sĩ nói riêng và của phụ nữ Việt Nam nói chung. ứ ba Th Thứ ba: Đưa văn hóa dân gian vào chương trình. Hiện nay chúng ta sử dụng khá nhiều các chương trình trò chơi truyền hình mà bản quyền do nước ngoài cung cấp (đã dẫn ở chương 1). Việt Nam là đất nước có nền văn hóa lâu đời, là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển với trên 80% dân số sống bằng nghề nông. Do đó, trong lao động sản xuất, con người Việt Nam đã sáng tạo ra nhiều trò chơi dân gian và những trò chơi đó trở thành bản sắc độc đáo của dân tộc, gần gũi với mọi người dân. Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hóa dân gian do người dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất, được lưu truyền dưới nhiều hình thức trong dân gian. Đặc điểm của trò chơi dân gian là đơn giản, dễ chơi, phù hợp với nhiều đối tượng. Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với nhiều sở thích, cá tính của nhiều đối tượng. Mỗi trò chơi đều có luật chơi riêng, mang sắc thái khác nhau. Hơn nữa các trò chơi dân gian Việt Nam thường không cầu kì, không tốn kém, nên có thể chơi ở nhiều nơi, nhiều thời điểm. Đây chính là chất liệu quí giá để các nhà đạo diễn truyền hình khai thác và dàn dựng trong các chương trình truyền hình. Hiện nay, trò chơi dân gian đang được thực hiện nhiều trong các chương trình truyền hình, ví dụ như chương trình Hội ngộ bất ngờ, Đuổi hình bắt chữ, chương trình Festival biển 2013, chương trình Chuyến xe nhân ái, Vượt lên chính mình,…. Rõ ràng, trò chơi dân gian hiện đang được sử dụng nhiều không chỉ trong các chương trình trò chơi truyền hình mà kể cả các chương trình truyền hình thực tế và các chương trình khác của các đài truyền hình. Điều đó cũng chứng minh việc đưa văn hóa dân gian vào các chương trình trò chơi truyền hình nói riêng và các chương trình truyền hình khác nói chung là xu hướng phát triển trong tương lai hết sức khả thi và như vậy chúng ta sẽ không phải mua bản quyền của nước ngoài. Nếu làm được điều này thiết nghĩ sẽ tăng tính hấp dẫn và làm phong phú thêm cả nội dung và hình thức của chương trình. Đến lúc đó, “Người Việt Nam sẽ được dùng hàng Việt Nam” theo đúng nghĩa. 41 42 ƯƠ NG 3 CH CHƯƠ ƯƠNG C ĐIỂM HÌNH TH ỨC CỦA CH ƯƠ NG TR ĐẶ ĐẶC THỨ CHƯƠ ƯƠNG TRÌÌNH ÚNG TÔI LÀ CHI Ế N SĨ CH CHÚ CHIẾ Nội dung chương trình phải được biên tập, thể hiện và giới thiệu bằng một hình thức thích hợp và hấp dẫn. Điều đó cũng cần được thực hiện đối với các chương trình truyền hình, trong đó có chương trình Chúng tôi là chiến sĩ. Qua nghiên cứu, người viết nhận thấy hình thức chương trình có những đặc điểm nổi bật sau: ươ ng tr úng tôi là chi 3.1. Kết cấu ch chươ ương trìình Ch Chú chiếến sĩ Kết cấu chương trình Chúng tôi là chiến sĩ được xây dựng trên nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu để người xem tiếp nhận nhanh và hiệu quả. Sau đây là khung chương trình: Khung chương trình: Nhạc chào đầu Lời chào Các phần chơi Tổng kết và trao giải Lời kết Nhạc chào đầu: là nhạc phát khoảng 2 đến 3 phút, thông qua đó khán giả có thể biết đây là chương trình Chúng tôi là chiến sĩ. Đây được xem là “điều kiện cần” mà cả chương trình thời sự hay chương trình giải trí trên truyền hình hay phát thanh đều phải có. Nó là dấu hiệu để khán giả biết được chương trình nào sắp được phát. Với Chúng tôi là chiến sĩ, nhạc chào đầu khi vang lên làm cho khán giả rất háo hức, nó mang một bầu không khí vừa trang nghiêm vừa tươi trẻ làm khán giả không thể bỏ qua chương trình này được Lời chào: được thực hiện bởi hai người dẫn chương trình, một giọng nam, một giọng nữ hoặc cả hai, được thực hiện khi bài nhạc chào đầu kết thúc hoặc sắp kết thúc: 43 “Chào mừng quý vị và các bạn đến với chương trình Chúng tôi là chiến sĩ” hay “Tôi, Hoàng Linh, tôi Quang Minh, rất vui được gặp lại quý vị khán giả trong chương trình Chúng tôi là chiến sĩ”,… Đây là phần không thể thiếu trong tất cả các chương trình truyền hình, phát thanh hay thực tế. Lời chào ngắn gọn nhưng thể hiện được sự tôn trọng cũng như tình cảm của người dẫn chương trình qua ánh mắt, giọng nói, nét mặt. Đặc biệt, khi đến với Chúng tôi là chiến sĩ sự tôn trọng đó còn được biểu hiện qua một cử chỉ, động tác được xem là rất nhỏ là động tác chào trong quân đội kèm theo lời chào của MC. Các phần chơi: đây là phần chính của chương trình. Đến với các phần chơi, các đơn vị tham gia cùng thực hiện những thử thách chương trình đưa ra hoặc cùng nhau thảo luận một đề tài nào đó. Cũng giống như các chương trình giải trí khác, Chúng tôi là chiến sĩ cũng có phần chơi dành cho các chiến sĩ tham gia cổ vũ chương trình. Trong quá trình khảo sát, nhìn tổng quan người viết thấy được chương trình xoay quanh các phần chơi trong các phần chơi lớn như sau: Phần chơi Chiến sĩ và những người bạn: đơn vị cử đại diện tham gia giải quyết những thử thách mà chương trình đưa ra. Trong những năm gần đây, khách mời cũng cùng tham gia với đơn vị với vị trí là “những người bạn”. Ngoài ra “những người bạn” còn là MC truyền hình, diễn viên, sinh viên, …Tạo sự gần gũi, hòa đồng giữa chiến sĩ và nhân dân, đồng thời tạo sự mới mẻ, sinh động cho chương trình. Phần chơi góp phần vào việc giao lưu giữa người tham gia với những đối tượng mà đối với họ ít có điều kiện để tiếp xúc. Đây là một trong những điểm mới mà Chúng tôi là chiến sĩ và những chương trình truyền hình đang khai thác với phản hồi khá tốt từ những gì mà chương trình đã đạt được. Phần chơi Nụ cười chiến sĩ: đây là phần chơi giành chơi dành cho khán giả. Các chiến sĩ này cũng phải hoàn thành một thử thách, một yêu cầu của chương trình. Hầu hết các chương trình truyền hình đều có phần chơi giành cho người xem tại chỗ và người xem truyền hình. Ở phần chơi này, các chương trình khác thường sử dụng hình thức rút thăm may mắn, trả lời tại chỗ đối với người xem tại chỗ (Cùng vượt lên chính mình), trả lời qua tin nhắn và biết kết quả ở chương trình số sau đối với người xem truyền hình ( Vợ tôi là số 1). Còn đến với Chúng tôi là chiến sĩ, người xem tại chỗ sẽ cùng trải qua thử thách của chương trình ngay trên sân khấu này. Tuy nhiên, với sự 44 chuẩn bị trước đó thì người tham gia phần chơi này cũng dễ dàng vượt qua và mang đến cho khán giả những phút giây thư giản thật thoải mái với nhiều niềm vui bên cạnh những thông tin, kiến thức mà người chơi muốn truyền tải. Phần chơi Tình yêu chiến sĩ: có nhiều cách thức để thực hiện phần chơi này. Có thể chương trình mời người yêu hay vợ của chiến sĩ đến cùng tham gia, và có thể đó là những sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng,…..gần với nơi tổ chức chương trình. Điều thú vị mà phần chơi này mang đến trong chương trình là nó không có sự chỉ đạo của “đạo diễn” hay gợi ý để chiến sĩ bày tỏ tình cảm trên sân khấu. Chương trình cùng với đơn vị động viên toàn thể các chiến sĩ đăng kí được gặp người yêu hoặc vợ và ưu tiên những đôi ở xa nhau, lâu ngày không được gặp. Phần chơi Nhật kí chiến sĩ: Hiện nay có cũng không nhiều những chương trình có phần viết thư gửi về chương trình. Có chăng chỉ là những tình cảm hay góp ý với chương trình. Còn gửi về chương trình để thể hiện tấm lòng, tình cảm hay kĩ niệm với những người bạn, người thân của mình thì không nhiều. Có thể điểm qua những chương trình ca nhạc, ca cổ theo yêu cầu, hay Vì bạn xứng đáng và cũng không thể không kể đến Chúng tôi là chiến sĩ. Tham gia phần này, chiến sĩ phải viết thư về chương trình. Mỗi số chương trình sẽ chọn ra một câu chuyện để kể lại với khán giả thông qua clip phóng sự hổ trợ kết hợp phát sóng trực tiếp. Trao giải: trao giải cho các đơn vị, các tiết mục xuất sắc trong chương trình. Thủ tục “trao” là phần không thể thiếu trong các chương trình trò chơi truyền hình. Còn “giải” là phần thưởng và cũng là phần hổ trợ của chương trình dành cho người chơi. Không phần thưởng cao ngất trời như các chương trình như Ai là triệu phú, Đấu trường 100,…Chúng tôi là chiến sĩ với những phần quà hay kĩ niệm chương ý nghĩa, số tiền thưởng hỗ trợ kinh phí cho đơn vị tham gia không quá cao nhưng chương trình vẫn thật sự thu hút sự tham gia của các đơn vị và lượng khán giả xem đài đáng kể. Lời kết: là lời kết thúc chương trình, lời chào ngắn gọn: “Đến đây thì chương trình Chúng tôi là chiến sĩ cũng đã kết thúc. Hẹn gặp lại quý khán giả vào lúc 20h30 thứ Bảy tuần sau trên kênh truyền hình VTV3, xin chào và hẹn găp lại.” hay “Quý vị khán giả truyền hình thân mến, như vậy là chương trình đến với (tên đơn vị tham gia) đã phải kết thúc. Trước khi kết thúc chương trình này, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến (tên đơn vị tham gia) đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành xuất sắc 45 chương trình ngày hôm nay. Còn bây giờ. Xin chào và hẹn gặp lại”. Đây cũng là một thủ tục không thể thiếu trong bất kì chương trình truyền hình nào. Nó đánh dấu cho một chương trình kết thúc kết hợp với việc nhắc lại giờ phát sóng chương trình. Bên cạnh đó kèm theo lời cảm ơn các đơn vị tham gia, các nhà tài trợ, các đơn vị hỗ trợ thực hiện chương trình. Bên cạnh hình thức đơn giản, chương trình cũng có những cách thức thể hiện tương đối phong phú. Sau đây là một số chương trình và trật tự nội dung thường gặp ở chương trình: Cấu trúc thứ nhất: bài hát-lời chào-phần chơi Cấu trúc thứ hai: lời chào-bài hát-phần chơi Cấu trúc thứ ba: phóng sự ngắn-lời chào-phần chơi Qua khảo sát chương trình trình những năm gần đây 2011, 2012, người viết thấy số lượng các số của chương trình được thực hiện theo những cấu trúc trên tương đối đồng đều, tạo sự phong phú trong cách thể hiện các số của chương trình. Sau đây là một số thống kê về hình thức thể hiện: úc Cấu tr trú ng (t Số lượ ượng (tỉỉ lệ %) 1 47 (45) 2 31 (30) 3 26 (25) Thông thường trong một chương trình, đội ngũ biên tập chương trình thường đưa 3 hoặc 4 phần chơi, 2 hoặc 3 bài hát. Tùy vào số của chương trình, trong một số số của chương trình có thêm mục thông tin quảng cáo. Trong số của chương trình ngày 16 tháng 7 năm 2012, hình thức thể hiện chương trình theo trật tự sau: Mở đầu chương trình là bài hát Lúc mới yêu (Biểu diễn Nhóm MG và vũ đoàn) Tiếp đến là video clip về các hoạt động của đơn vị Bộ đội Biên phòng Nghệ An như trồng rau, văn nghệ,.. 46 Tiếp theo là các phần chơi Cuối chương trình là bài hát Lời kết Cấu trúc chương trình đơn giản nhưng không làm mất đi sự phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của công chúng là rất cao. Qua khảo sát, các yếu tố trong chương trình thường hoán đổi vị trí cho nhau để làm mất đi sự nhàm chán của người xem, cũng tạo nên sự phong phú trong cách thể hiện của chương trình. Dưới đây là một số loại cấu trúc của sự kết hợp giữa các yếu tố: Cấu trúc thứ nhất: phần chơi-âm nhạc-phần chơi-phóng sự ngắn Cấu trúc thứ hai: phóng sự ngắn-phần chơi-âm nhạc-phần chơi Cấu trúc thứ ba: âm nhạc-phần chơi-âm nhạc-phóng sự ngắn Bảng th thốống kê: (N (Năăm 2012) úc Cấu tr trú ng (t Số lượ ượng (tỉỉ lệ %) 1 14 (27%) 2 15 (29%) 3 23 (44%) Tổng số 52 (100%) Dựa vào bảng thống kê cho thấy, các cấu trúc được chương trình áp dụng cho từng số của chương trình tương đối đồng đều. Đồng thời cũng cho thấy những người làm chương trình đầu tư rất kĩ vào từng số khi chương trình sắp phát sóng, nhất là sự kết hợp hài hòa giữa các phần chơi-âm nhạc-phóng sự ngắn đan xen. Mặc dù để thực hiện một phóng sự mất khá nhiều thời gian, huy động một lực lượng rất lớn, tốn nhiều chi phí,…Nếu không quay phóng sự ngắn, có thể chương trình vẫn đi tiếp nhưng nó sẽ đi ngày càng xa với khán giả hơn. Đổi lại nếu có phóng sự ngắn hỗ trợ trong chương trình Chúng tôi là chiến sĩ nói riêng, các chương trình truyền hình nói chung sẽ hấp dẫn, ngày một thu hút khán giả bởi sự sinh động nhiều hơn. Một mặt đáp ứng 47 được nhu cầu thông tin cho khán giả, một mặt khi quay phóng sự cũng có yếu tố âm nhạc, giúp người xem dễ nhớ, có ấn tượng với thông tin và với đối tượng được thông tin. Mặt khác, phóng sự ngắn sẽ làm rút ngắn khoảng cách của khán giả với chương trình hơn và tiết kiệm được một khoảng chi phí so với ghi hình trực tiếp trên sân khấu. Chẳng hạn trong số ngày 2 tháng 6 năm 2012, những người làm chương trình đã thực hiện phóng sự ngắn giới thiệu đơn vị Trung đoàn E405, quân khu III, tỉnh Quảng Ninh. Phóng sự ngắn đã giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của đơn vị, những hoạt động thể thao như: đá banh, bóng chuyền,…Nó giúp người xem như được sống cùng không khí đó. Khán giả như cùng hoạt động, cùng ăn, cùng ngủ rồi cùng họ tập luyện chuyên môn, hòa cùng không khí ở những buổi thao trường nắng cháy mà đầy hăng say. Để có thể đưa yếu tố âm nhạc hay phóng sự ngắn vào Chúng tôi là chiến sĩ là một công việc cũng khá khó khăn. Thứ nhất, phải chọn lựa những bài hát nào thật phù hợp. Thứ hai, việc thực hiện tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Và việc kết hợp các yếu tố đó lại với nhau như thế nào cũng là một khâu làm cho những người làm chương trình mất khá nhiều công sức. Thế nhưng với sự tồn tại và phát triển cho đến ngày hôm nay, năm 2013. Với tuổi thứ Bảy, một quãng thời gian không quá ngắn cũng không quá dài nhưng đó là khoảng thời gian đủ để Chúng tôi là chiến sĩ chinh phục khán giả, đủ để tối thứ Bảy hàng tuần lúc 20h, khán giả không thể không bật Tivi kênh VTV3 để theo dõi Chúng tôi là chiến sĩ. Và với tuổi đời ấy, đủ để chương trình luôn là sự kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa các phần chơi-âm nhạc-phóng sự ngắn. Tóm lại, khi xây dựng kịch bản cho chương trình, đội ngũ Biên tập viên chú ý kết hợp các yếu tố thông tin, âm nhạc, phóng sự ngắn để từ đó tạo nên sự mềm mại, hấp dẫn cho chương trình và lôi cuốn khán giả. 3.2. Ng ườ ươ ng tr úng tôi là chi Ngườ ườii dẫn ch chươ ương trìình trong Ch Chú chiếến sĩ “Người dẫn chương trình, hay còn gọi là em-xi (MC) do gọi tắt từ tiếng Anh: Master of Ceremonies, theo nghĩa thông thường được hiểu là người hướng dẫn quần chúng trong một sự kiện. Còn hiểu theo đúng nghĩa của từ MC thì nó phải là: "Bậc thầy của nghệ thuật giao tiếp" Ngày nay, dẫn chương trình được xem là một nghiệp vụ thuộc về lĩnh vực nghệ thuật, vì thế người làm nghiệp vụ này cũng được xem là một nghệ sĩ.” [23]. 48 Khái niệm người dẫn chương trình có nghĩa là người trung gian, người hướng dẫn hoặc người giới thiệu chương trình với khán giả. Người dẫn chương trình là gương mặt của chương trình. Thông qua người dẫn chương trình, các phần trong chương trình không lẫn lộn được. Hơn thế nữa, người dẫn chương trình còn là một dấu mốc định hướng cho công chúng biết rằng một chương trình truyền hình tái xuất hiện. Nhiệm vụ và chức năng chính của người dẫn chương trình là liên kết chương trình với khán giả, gắn kết từng phần của chương trình lại với nhau. Khác với phát thanh, khán giả truyền hình chứng kiến người dẫn chương trình cũng như những người tham gia hoàn toàn đầy đủ: từ đầu mày cuối mặt và những động tác thay lời, những phản ứng đối với những biểu hiện của người tham gia. Chính vì lẽ đó mà hình ảnh người dẫn chương trình thông thường nhanh chóng in sâu vào tậm tưởng của khán giả truyền hình. Với những người dẫn chương trình Chúng tôi là chiến sĩ , vẫn đó một Lại Văn Sâm đa tài; một Quang Minh sôi nổi, thân thiện, hoạt bát; một Thu Trang, một Hoàng Linh xinh tươi, dí dỏm và đầy chất lính; một Quang Thắng hài hước. Tất cả họ đã, đang và sẽ hoàn thành rất tốt “nhiệm vụ” của mình để đóng góp cho sự thành công của chương trình. Thông qua cuộc phỏng vấn Trung úy Đỗ Đức Trung, đại đội thiết giáp BTR152, phòng tham mưu, Bộ chỉ huy quân sự Thành phố Cần Thơ và sự tìm hiểu, người viết nhận thấy người dẫn chương trình làm việc nhiều hơn là giới thiệu chương trình. Đồng chí cho biết: “Trong suốt thời gian đơn vị cộng tác thực hiện chương trình Chúng tôi là chiến sĩ với ekip của chương trình, tôi cảm thấy người dẫn chương trình làm việc nghiêm túc, tích cực. Hoàng Linh nhỏ nhắn vậy mà phải đảm nhận nào là quay phóng sự, làm biên tập hậu kì, nào là liên hệ với đơn vị để làm kịch bản, thấy vất vả lắm….” Công tác biên tập ở hậu trường và sự chuẩn bị cho một chương trình cũng không kém phần quan trọng so với việc giới thiệu chương trình. Một lợi thế của Chúng tôi là chiến sĩ là người dẫn chương trình cũng là một Biên tập viên. Điều này giúp cho cả việc biên tập và dẫn chương trình cũng diễn ra thuận lợi hơn. Việc tập trung của một người dẫn chương trình vào việc giới thiệu chương trình tất nhiên không thể làm họ quên đi việc thu thập thông tin toàn diện. Họ phải biết rõ mọi thông 49 tin thời sự, thông tin về đơn vị tham gia, địa bàn đóng quân của đơn vị,… để không lệ thuộc vào lời dẫn chương trình đã biên tập trước. Vì thế việc phân công trách nhiệm giữa người biên tập viên và người dẫn chương trình thì người dẫn chương trình có nhiệm vụ cao hơn, toàn diện hơn. Trong xu thế phát triển của truyền hình như ngày hôm nay, trò chơi truyền hình đã trở thành thế mạnh của các đài phát thanh và truyền hình từ trung ương đến địa phương. Vì vậy việc đòi hỏi người dẫn chương trình nói chung, người dẫn chương trình trò chơi truyền hình nói riêng phải có trình độ kiến thức, hiểu biết rộng, tự tin trước công chúng, linh hoạt,…. Và cũng không cần bàn cãi gì nhiều về khả năng và tính chuyên nghiệp của các MC trong Chúng tôi là chiến sĩ. Như chúng ta đã biết các thế hệ MC của Chúng tôi là chiến sĩ là những người có trình độ, đa tài. Điểm danh như Lại Văn Sâm, một nhà báo, một người dẫn chương trình, một biên tập viên của Đài truyền hình Việt Nam (VTV), từng du học ở Liên Xô; một Quang Minh từng làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Tây Ban Nha; Hoàng Linh từng tốt nghiệp trường Đại học sân khấu Hà Nội, 3 năm làm cộng tác viên cho Ở nhà chủ nhật, … Bằng những hiểu biết qua học tập, những kinh nghiệm thực tiễn và những tố chất, năng khiếu bẩm sinh, MC Chúng tôi là chiến sĩ đã dẫn thành công chương trình của mình, giới thiệu vấn đề và đưa ra một tổng quan cho khán giả làm cho thông tin đáng tin cậy hơn. Bên cạnh đó, người dẫn chương trình còn là “hình hiệu” của chương trình. Mặc dù lên sóng được 7 năm nhưng chương trình Chúng tôi là chiến sĩ vẫn giữ nguyên được sức hút nhờ sự dí dỏm, hài hước và đậm chất lính. Ngần ấy thời gian hình ảnh người dẫn chương trình Chúng tôi là chiến sĩ trong những trang phục người lính đã trở nên quen thuộc với khán giả truyền hình. Trang nghiêm nhưng vẫn khỏe khoắn, năng động chính là những điều mà người dẫn chương trình đã tạo được khi khoác lên mình màu áo lính. Trên trang điện tử của Công ty TNHH-TM-SX-XNK Figatex, Thiếu tướng Phạm Tiến Luật, cục trưởng Cục Quân nhu, tổng Cục Hậu Cần chia sẽ: “Khi chương trình yêu cầu về số lượng, chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp đầy đủ ví dụ như chiến sĩ mỗi quân binh một bộ quân hàm, nhưng có thể một lúc phát cho Hoàng Linh hoặc Quang Minh một lúc nhiều bộ quân hàm theo quân binh chủng mà các đồng chí yêu cầu. Cho đến nay thì hầu hết các quân binh chủng đã thể hiện hết trang 50 phục của mình trong Chúng tôi là chiến sĩ. Khi lên hình các đồng chí đã thể hiện thành công trang phục của quân binh chủng đó.” [20]. Lời khen của vị Thiếu tướng cũng chính là bằng chứng cho sự thành công của Chúng tôi là chiến sĩ, chương trình đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của chiến sĩ ta trong điều kiện xây dựng huấn luyện chính quy của quân đội. Qua cuộc điều tra của người viết trong quá trình khảo sát Chúng tôi là chiến sĩ, khi được hỏi thì có đến 92 % cho rằng trang phục của MC trong chương trình phù hợp. Cụ thể như sau: Bảng th thốống kê: Tỉ lệ các ý kiến về trang phục của MC chương trình Chúng tôi là chiến sĩ Ý ki kiếến ng Số lượ ượng (%) ù hợp Rất ph phù 15 (13) ù hợp Ph Phù 92 (80) ù hợp Kh Khôông ph phù 7 (6.1) ác Ý ki kiếến kh khá 1 (0.9) Điều đó cũng đồng nghĩa với việc lựa chọn trang phục trong chương trình là phù hợp và việc lựa chọn như vậy cũng nhận được sự đồng tình của đông đảo công chúng truyền hình. Với những trang phục đó làm cho cả Hoàng Linh, Quang Minh vừa trở nên trang nghiêm nhưng cũng không kém phần thanh lịch, duyên dáng, đẹp mắt hơn trong lòng khán giả xem đài, như thể họ là những chiến sĩ thực thụ. Có thể nói, các chương trình trò chơi là một phần không thể thiếu của truyền hình hiện đại. Với chủ đề đa dạng, nội dung phong phú, với hình thức biểu đạt sinh động, hấp dẫn, chúng vừa gây cho người xem có những phút giây thư giản đầy sảng khoái, vừa mang đến cho họ nhiều tri thức bổ ích về mọi lĩnh vực của cuộc sống. Và có lẽ thật khó để tìm ra một ai lại không hề hứng thú với bất cứ chương trình trò chơi nào trên truyền hình. Sự thành công của một chương trình trò chơi trên truyền hình phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Song trong đó, yếu tố có ý nghĩa quan trọng hàng đầu 51 chính là ngôn ngữ của người dẫn chương trình. Khi dẫn chương trình, bên cạnh việc cần có trình độ kiến thức, có lòng tự tin, có khả năng xử lí linh hoạt các tình huống thì việc sử dụng ngôn ngữ của MC cũng sẽ đóng góp vào sự thành công và đặc biệt làm tăng tính hấp dẫn của chương trình. Ngôn ngữ đó tạo nên sinh khí cho chương trình, kích thích ý chí quyết tâm của người trong cuộc, khơi dậy niềm hào hứng, say mê của hàng triệu công chúng đang ngồi trước màn hình và khán giả trong trường quay. Trong chương trình Chúng tôi là chiến sĩ, ngôn ngữ của người dẫn chương trình có những đặc điểm sau: Thứ nhất là ngôn ngữ nói: Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ nói tồn tại dưới dạng thức âm thanh và ngữ điệu. Nó hướng tới thính giác của người nghe. Với chất giọng tốt; phát âm rõ ràng, chuẩn xác; sử dụng ngữ điệu tinh tế, hợp lý, người dẫn chương trình của chương trình đậm chất lính này đã làm cho lời dẫn, lời đối thoại rõ ràng, dễ hiểu và đạt hiệu quả giao tiếp cao. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của MC luôn đi kèm theo dáng vẻ, cử chỉ, nét mặt. Điều này giúp cho lời nói của MC vừa giàu tính biểu cảm vừa truyền được lượng thông tin lớn hơn so với những gì nằm trong ý nghĩa của những gì mà họ nói ra. Dáng vẻ, cử chỉ đi kèm theo lời nói của MC luôn tự nhiên và có liều lượng phù hợp, nó không gây phản cảm cho khán giả hoặc khiến họ bị phân tán tư tưởng, chỉ tập trung sự chú ý vào người dẫn. Thứ hai, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ kịch bản và ngôn ngữ ứng khẩu trên sân khấu Ngôn ngữ kịch bản thường được chuẩn bị trước. Loại ngôn ngữ này của MC trong Chúng tôi là chiến sĩ thường rõ ràng, dễ hiểu, chặt chẽ, mạnh lạc để đảm bảo tính chuẩn xác và thuyết phục. Tuy nhiên, tất cả mọi tình huống đối thoại, trong đó người dẫn chương trình tiếp xúc với người bạn dẫn cùng, với khách mời, khán giả, đều thực sự khó lòng dự đoán nên đôi khi cần sự trợ giúp của người bạn dẫn. Chúng ta có thể điểm qua chương trình ngày 25 tháng 12 năm 2010, tham gia chương trình là đơn vị K22 Quân khu III. Trong lúc giới thiệu phần chơi Tình yêu chiến sĩ, MC Hoàng Linh đã rơi vào tình huống đó. Hoàng Linh nói: “Trong chương trình lần này, các cặp đôi sẽ trải qua thử thách là giữ thăng bằng trên chiếc cầu bập bênh. Cặp đôi nào giữ thăng bằng lâu nhất sẽ chiến thắng và nhận được phần quà của chương trình. Chiếc 52 cầu thử thách sức bền cũng như….” Tới đoạn này Hoàng Linh phải ấp úng và ngay lập tức Quang Minh đã kịp thời tiếp lời cho Hoàng Linh: “Chiếc cầu thử thách sức bền cũng như sự khéo léo của họ”. Thứ ba, là ngôn ngữ thiên về hình thức đối thoại Người dẫn chương trình thường xuyên phải khởi xướng và tham gia vào các cuộc đối thoại (đối thoại với bạn dẫn, với người chơi, đối thoại với khán giả). Những cuộc đối thoại này, một mặt, làm cho ngôn ngữ của chương trình trở nên đa tầng, đa thanh; mặt khác, kích thích tính chủ động, tính cực của những người có liên quan. Và hơn thế, chương trình sẽ sinh động và hấp dẫn hơn. Thông qua việc nghiên cứu, khi tồn tại dưới dạng hình thức đối thoại, ngôn ngữ của người dẫn chương trình Chúng tôi là chiến sĩ có những đặc trưng sau: Sử dụng nhiều tình thái từ với nhiều chức năng khác nhau: Để thực hiện mục đích phát ngôn: À, chứ, chăng, không, nhỉ,…(trong câu hỏi). Ví dụ: “Thế còn bác Lập thì sao? Bác còn nhớ tình hình hôm đó như thế nào không? (Nhật kí chiến sĩ, chương trình ngày 25 tháng 12 năm 2010) Đi, với, nhé, nào, thôi,…(trong câu cầu khiến). Ví dụ: “Đội Đăk Quýt đã vượt qua thử thách thứ nhất một cách xuất sắc. Chúng ta hãy dõi theo và tiếp tục cổ vũ cho họ nhé!” (Chương trình ngày 5 tháng 1 năm 2013) Để biểu thị cảm xúc: a, ôi, ồ,…ví dụ: Để biểu thị sự ngạc nhiên, bất ngờ của mình trước màn trình diễn khí công của đội Tam đảo, thuộc trường kỹ thuật tăng thiết giáp, tỉnh Hòa Bình (sản xuất ngày 2 tháng 4 năm 2013). MC Hoàng Linh đã biểu thị bằng một từ duy nhất: “Ôi” hay “Ồ” Để gọi đáp: ơi, ạ, này, vâng, dạ, ừ,…Ví dụ : Trong phần chơi tình yêu chiến sĩ ngày 25 tháng 8 năm 2012, khi người chơi nói: “Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc ạ” sau đó MC Hoàng Linh đáp: “Vâng” hay “Này, xin mời bạn đứng ở đây ạ !.” Có nhiều yếu tố dư hoặc tỉnh lược Những lời đối thoại trên sân khấu Chúng tôi là chiến sĩ là những lời đối thoại trong một bối cảnh giao tiếp đặc biệt. Ở đó người dẫn luôn chịu sức ép từ nhiều phía: 53 bầu không khí trường quay, thái độ và phản ứng của người đối thoại,…Do vậy, dù chúng có được chuẩn bị trước, cũng không tránh khỏi những thành tố dư. Còn nếu như lời đối thoại của người dẫn có tính ngẫu phát (vừa nói vừa nghĩ) thì có hiện tượng lặp yếu tố thừa. Ngoài ra, trong ngôn ngữ đối thoại của MC, xuất phát từ nguyên tắc kiệm lời, người ta cũng hay sử dụng thủ pháp lược bớt một số yếu tố được xem là đã xác định và việc nhắc chúng lại là không cần thiết. Thiết nghĩ, việc lược bớt như vậy không hề làm cản trở sự tiếp nhận của người nghe, mà ngược lại còn làm nổi rõ trọng tâm, đồng thời giúp cuộc đối thoại có tiết tấu nhanh hơn, sôi nổi hơn. Thứ 4, ngôn ngữ có tính chất hài hước: Hiện nay, trên truyền hình có không ít người dẫn các chương trình trò chơi; tuy nhiên, số người dẫn thực sự thành công, có khả năng để lại dấu ấn trong lòng khán giả, vẫn còn quá ít và trong số ít đó có các MC của Chúng tôi là chiến sĩ. Bằng kinh nghiệm bản thân, năng khiếu cá nhân, họ đã làm cho không khí sân chơi này trở nên sôi nổi dưới tư cách là một “người thầy thuốc” với toa thuốc là “tiếng cười” Chúng ta vẫn thường nghe: “Một nụ cười bằng mười than thuốc bổ”. Câu nói dân gian ngắn gọn, súc tích và đúng với mọi thời đại. Đối với các chương trình trò chơi truyền hình hiện nay, Chúng tôi là chiến sĩ cũng vậy, tiếng cười có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho người chơi cũng như khán giả giải tỏa tâm lí hồi hộp, căng thẳng và trở nên gần gũi, thân thiện với nhau hơn. Trong những thời điểm thích hợp, người dẫn chương trình Chúng tôi là chiến sĩ đã tạo nên các tình huống bằng những câu nói dí dỏm, hài hước của mình. Ví dụ: Trong phần chơi Tình yêu chiến sĩ chương trình ngày 25 tháng 8 năm 2012. Khi bạn gái của chiến sĩ nói: “Qua ánh sáng em thấy bạn của em nằm ở ô cửa số 3”, khi đó MC Quang Minh đính chính là: “Bạn ấy đứng chứ không phải nằm ạ”. Hay cũng trong số đó: “Bạn thấy không, ở dưới kia có 1, 2, 3 cô đến từ Học viện quân y và ngay sau đây bạn có thể hô đau bụng, các cô ấy sẽ giúp đỡ bạn”. Sau những lời nói bông đùa không vượt quá ngưỡng mà chuẩn mực về giao tiếp xã hội cho phép đó, Quang Minh hay Hoàng Linh thật sự thành công khi mang lại những tràn cười của cả người xem, người chơi và chính họ. Làm cho sân chơi này trở nên sôi nổi, sự căng 54 thẳng, kịch tính trong các phần chơi cũng giảm đi phần nào và đem đến cho người chơi, khán giả cảm giác thoải mái, dễ chịu. Người dẫn chương trình Chúng tôi là chiến sĩ đã thực sự thành công khi dẫn chương trình này. Bằng sự dẫn dắt khéo léo, linh hoạt, cả người dẫn trên sân khấu và dẫn trong các phóng sự đều làm cho chương trình có sức lan tỏa rộng hơn so với những gì trong mong đợi. ức bổ tr ợ kh ác đượ úng tôi là chi 3.3. Các hình th thứ trợ khá đượcc sử dụng trong Ch Chú chiếến sĩ 3.3.1. Âm thanh Âm thanh trong một chương trình truyền hình bao gồm: âm thanh gốc, lời bình, lời phỏng vấn, âm nhạc,…Trong tất cả các loại âm thanh đó người ta chú ý nhiều đến âm thanh gốc và âm nhạc. Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên trong bài viết này người viết chỉ xin đề cập đến 2 loại âm thanh đó là âm thanh gốc và âm nhạc. Âm thanh gốc là những tiếng động do con người, đồ vật, cây cối, trực tiếp phát ra và được ghi âm, phát lại gián tiếp thông qua các thiết bị hỗ trợ và nó không phải trải qua sự can thiệp của quá trình xử lý kĩ thuật làm thay đổi âm thanh. Âm thanh gốc làm cho thông tin sinh động hơn và đáng tin hơn. Âm thanh gốc của những người tham gia hoặc có liên quan là yếu tố quan trọng. Sự chọn lựa âm thanh bao giờ cũng nên lấy sức diễn cảm làm chính. Âm thanh gốc còn có chức năng kịch tính trong sự kiện. Nó làm nổi bật lời phát ngôn của người dẫn chương trình cũng như của người tham gia vào sân chơi Chúng tôi là chiến sĩ. Âm thanh gốc còn có tính trung thực, nên đặc biệt đáng tin cậy. Sự trung thực đó được biểu hiện qua những tiếng động nền hay âm thanh ngoại hình ở khu vực ghi hình (ghi âm) trong các phóng sự ngắn. Điển hình như tiếng sóng biển, được phát trong phóng sự của chương trình ngày 28 tháng 4 năm 2012. Chương trình đó được thực hiện tại đảo Song Tử Tây (Trường Sa). Những tiếng sóng đó có quan hệ tới cuộc ghi hình (ghi âm) làm cho âm thanh gốc sinh động và trung thực hơn. Hơn nữa nó làm cho thông tin về đơn vị tham gia, về đảo Song Tử Tây làm người xem dễ dàng tiếp nhận hơn. Nó được sử dụng cũng không quá lớn, vừa đủ để phối hợp với các âm thanh khác. Tiếng động nền là những âm thanh đích thực mà người nghe (người xem) có thể xác định được sinh ra từ một nguồn âm nhất định nào đó. Ví dụ như tiếng ồn của máy chạy, tiếng kêu của một con vật, tiếng reo của 55 chuông điện thoại,…Và thực sự, Chúng tôi là chiến sĩ đã thành công khi sử dụng âm thanh gốc đưa vào chương trình. “Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc nhạc…” [24]. Âm nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên Trái đất này. Không có âm nhạc thế giới thực sự sẽ rất buồn tẻ. Có âm nhạc trong chuyển động của gió, biển, cũng như cây cối, có âm nhạc trong tiếng hót của các loài chim muông,…và âm nhạc trong các chương trình truyền hình, trong Chúng tôi là chiến sĩ. Âm nhạc trong Chúng tôi là chiến sĩ có thể không làm lay động tất cả mọi người sống trên Trái đất này nhưng nó có thể đánh thức hàng triệu trái tim của chiến sĩ, của khán giả đã, đang và sẽ yêu mến chương trình. Âm nhạc là một yếu tố dường như không thể thiếu trong bất kỳ chương trình truyền hình hay phát thanh. Bởi thông tin chỉ thiên về nội dung thì cho dù có nhiều thể loại phong phú, đa dạng và thể hiện một cách sinh động thế nào đi nữa mà không chú ý đến phần nhạc thì chương trình sẽ trở nên khô khan, căng thẳng. Qua khảo sát các số của chương trình, hầu hết đều có sử dụng hai đến ba bài hát, do đơn vị tham gia hoặc ca sĩ, nhóm nhạc, khách mời thể hiện. Các phần chơi của đơn vị cũng có sử dụng yếu tố âm nhạc cũng khá nhiều. Chẳng hạn như số ngày 9 tháng 6 năm 2012, tiểu phẩm vui của đội Cánh sếu thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp thể hiện thật đặc sắc. Đội Cánh Sếu với những câu hát đối đáp vui nhộn nhưng cũng cung cấp rất nhiều thông tin về đặc sản ở Đồng Tháp. Trong tiết mục ca cổ tự đệm đàn của đội Hương sen, đơn vị cũng của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp vang vọng, tiếng hát giọng hò từng hòa chung nhịp thở của khán giả trong chương trình ngày 9 tháng 6 năm 2009. Người xem có thể đo được cuộc sống của mình bằng những khoảnh khắc khi âm nhạc giúp chuyển biến họ. Và không chỉ có thế, họ có thể tìm thấy niềm vui và hạnh phúc cũng như sự khâm phục trong khoảnh khác rất đời thường của anh chiến sĩ Trung đoàn E405, Quân khu III, tỉnh Quảng Ninh khi trồng rau hay chơi thể thao trong số được phát ngày 2 tháng 6 năm 2012. Âm nhạc là tiếng vọng của cảm xúc, là tiếng nói của triệu triệu trái tim thế hệ thanh niên trong mỗi số của Chúng tôi là chiến sĩ. Chúng ta không nhìn thấy cảm xúc, không thể nghe, không thể ngửi, không thể nếm hay chạm đến cảm xúc mà chỉ 56 có thể cảm nhận thôi. Đôi khi chúng ta yêu thích một bài hát trong Chúng tôi là chiến sĩ không đơn thuần vì giai điệu đẹp hay ca từ ý nghĩa mà còn bởi những cảm giác trong trẻo, êm đềm chúng mang lại, vì chúng kể cho ta nghe về những câu chuyện cuộc đời mà ta tưởng như đã quên lãng đâu đó. Đó là câu chuyện về anh nuôi trong đơn vị Bộ chỉ huy quân sự Thành phố Cần Thơ. Hòa cùng không khí của câu chuyện, âm nhạc đã gớp thêm một màu sắc mới cho tiểu phẩm, sẽ chia cuộc sống quân đội. Đặc biệt trong tiểu phẩm là việc chăm lo bữa ăn, trồng trọt, chăn nuôi,…của anh nuôi. Đó là những điều bình dị nhưng cũng chính từ những gì bình dị như vậy đã được tạo bởi âm nhạc vẫn luôn tỏa sáng trong tâm hồn, hướng người thưởng thức tới suy nghĩ tích cực Âm nhạc luôn là một người bạn thủy chung, biết chia sẽ, khơi dậy niềm xúc cảm,…Khi buồn nó là liều thuốc xoa dịu nỗi sầu, làm tâm hồn nhẹ nhàng thanh thản. Khi vui nó lại là chất xúc tác màu hồng tô vẽ cảm xúc, giúp khán giả cảm nhận sâu sắc hơn cuộc sống quân đội cũng như cuộc sống xung quanh chúng ta. óng sự ng ắn 3.3.2. Ph Phó ngắ Phóng sự ngắn truyền hình cũng nằm trong số các thể loại báo chí. Quá trình hình thành và phát triển của thể loại Phóng sự truyền hình qua thời gian đã có sự chuyển biến để cho ra đời một dạng mới đó là phóng sự ngắn, là hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan. Phóng sự ngắn không chỉ được sử dụng trong các Bản tinchương trình thời sự mà nó còn đóng vai trò “linh kiện” trong nhiều chương trình khác, trong đó có chương trình Chúng tôi là chiến sĩ. Trái với quan niệm lâu nay về sức hấp dẫn của các chương trình truyền hình, vượt qua tất cả, phóng sự ngắn trong Chúng tôi là chiến sĩ đã thực sự thu hút người xem với những con người thật, việc thật trong cuộc sống quân đội. Chúng tôi là chiến sĩ đã thành công với phóng sự ngắn với những lợi thế của mình, những đoạn phóng sự ngắn đó truyền tải thông tin bằng ngôn ngữ đặc biệt, là sự kết hợp của hình ảnh, lời bình và những thông tin trình bày trên màn hình. Thứ nhất, lợi thế hiển nhiên về hình ảnh: Hình ảnh đã khiến những phóng sự trong chương trình có một sức mạnh ghê gớm trong việc tác động vào nhận thức và tình cảm của người xem. Yếu tố thời lượng không thể dùng để đặt tên cho thể loại, song yếu tố “ngắn” là đặc trưng quan trọng 57 nhất và đầu tiên chi phối các yếu tố khác cũng như kết cấu của phóng sự. Chúng tôi là chiến sĩ sử dụng những phóng sự với thời lượng không quá 5 phút/video clip. Với thời lượng như vậy mỗi số mà chương trình mang lại với nguyên tắc “kể chuyện bằng hình ảnh”, những người làm chương trình đã thực hiện bằng tính chuyên nghiệp đã không làm phụ lòng mong mỏi của những người hâm mộ chương trình. Nó mang lại những góc ảnh đẹp nhất, tinh tế nhất, nhường vị trí hàng đầu cho hình ảnh và để chúng kể hầu hết câu chuyện. Rồi sau đó bổ sung và trau chuốt nó bằng một vài lời cho câu chuyện. Tất nhiên, những hình ảnh trong các phóng sự ngắn của Chúng tôi là chiến sĩ phải là những hình ảnh “biết nói”: những hình ảnh trung tâm của câu chuyện và biết kể chuyện. Đó là hình ảnh của chiến sĩ ta trong buổi chào cờ thật trang nghiêm của đoàn 275 Bộ tư lệnh bảo vệ lăng chủ tịch Hồ Chí Minh (số ngày 25 tháng 8 năm 2012), trong buổi hành quân dã ngoại thật khỏe khoắn và cũng không kém phần vất vả của các chiến sĩ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Nam (số ngày 3 tháng 3 năm 2012). Đó còn là những hình ảnh của chiến sĩ ngày đêm bên vọng gác của bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An (số ngày 16 tháng 7 năm 2012). Những hình ảnh chân thật đã chạm đến trái tim người xem thật sự khiến họ không khỏi xúc động trước “tình cảm không lời”, trước những gì mà “áo xanh” đã ưu ái dành cho quê hương, đất nước. Thứ hai, lợi thế về lời bình. Cùng với hình ảnh, lời bình đã tiếp thêm sức mạnh góp phần vào thành công của phóng sự ngắn nói riêng và của Chúng tôi là chiến sĩ nói chung. Với thực tế luôn biến động và phát triển của đời sống hiện nay và tính thẩm định của công chúng đòi hỏi khắt khe hơn, muốn nhận được thông tin từ phóng sự ngắn đa chiều và hấp dẫn hơn. Và người sáng tạo mới thấy rõ hơn vai trò của lời bình. Chúng tôi là chiến sĩ cũng khai thác rất thành công yếu tố này trong các video clip phóng sự. Lời bình ở đây đã cho người xem xem cái mà họ không thấy được ở hình ảnh chứ không phải những gì họ đang nhìn thấy. Lời bình đã truyền đạt được nội dung tư tưởng của phóng sự, giúp người xem tổng hợp, khái quát được ý nghĩa của sự việc, sự kiện phản ánh trong tác phẩm. Trong công thức đưa tin cho công chúng 5W+1H, lời bình đã làm sáng tỏ yếu tố Why (tại sao?) và How (như thế nào?). Nó được thể hiện ngắn gọn, giàu sức gợi cảm. Nếu như không có lời bình thì hình ảnh khó mà có thể chuyển tải được hết nội dung theo ý đồ của tác giả. Trong những trường hợp hình ảnh không đủ sức chuyển tải thì lời bình chứa sức nặng thông tin rất lớn. Mặc dù hiện nay để hiện 58 đại hóa ngôn ngữ truyền hình nhằm mang tới sự sinh động và hấp dẫn cho người xem, hệ thống kỹ xảo, đồ họa, âm thanh phụ trợ được khai thác tối đa nhưng cho dù là ấn tượng đến mấy thì tất cả sẽ chỉ dừng lại ở bề ngoài nếu không có phân tích, nhận định của phóng viên. Trong chương trình ngày 16 tháng 7 năm 2012, trước hình ảnh của bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An đang tác nghiệp cùng đội quân cảnh Việt nếu không có lời bình thì khán giả khó có thể nắm bắt được thông tin cũng như hành động của họ. Thật khó để nhận ra nếu không phải là người trong nghề. Hay hình ảnh những lớp học trong chương trình ngày 5 tháng 1 năm 2013. “Song song với việc bảo vệ vững chắc tuyến biên giới, các chiến sĩ mang quân hàm xanh còn là những người thầy mang con chữ tới các đồng bào dân tộc thông qua các lớp học xóa mù chữ.” Trên đây là một đoạn lời bình được sử dụng trong phóng sự ngắn về đơn vị tham gia trong chương trình. Cùng với hình ảnh, những gì người phóng viên bình luận, người xem càng thấy rõ thêm nỗi khốn khổ của đồng bào dân tộc cũng như niềm vui khi họ được học, được biết chữ. Người xem lại nhờ đó biết thêm “công việc tay trái” của các chiến sĩ là “công việc gõ đầu trẻ”. Đồng thời cho thấy nỗi niềm trăn trở của chính quyền địa phương, của cán bộ chiến sĩ khi trở thành “người thầy” chăm lo việc học hành của “học trò”. Trong Chúng tôi là chiến sĩ, lời bình không thể là không phải bỏ qua trong phóng sự, nhưng nó quý giá: đó là một thành phần của sản phẩm nghe nhìn, và trong thông điệp mà những người làm chương trình gửi đến khán giả truyền hình, lời bình đem lại những thông tin mà hình ảnh không thể diễn đạt hết được. Lời bình đã làm sáng tỏ ý nghĩa của sự việc, sự kiện, làm rõ nguyên nhân của sự việc, sự kiện ấy, mối liên hệ giữa nó và các sự kiện khác. ời điểm, th ời lượ ng ph úng tôi là chi 3.4. Th Thờ thờ ượng pháát sóng Ch Chú chiếến sĩ ời điểm ph át sóng 3.4.1. Th Thờ phá Hiện nay tivi đã trở thành một thiết bị gia đình phổ biến trong cuộc sống của mọi hộ gia đình. Cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu của khán giả xem đài thì mức độ xem truyền hình của các gia đình cũng khá cao. Qua cuộc điều tra tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ và huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long năm 2013 cho 59 biết đại đa số người được hỏi có mở xem tivi hằng ngày là 171/200 chiếm 85.5 %, đa số là xem vào buổi tối là 163/200, chiếm 81.5%. Cụ thể như sau: Bảng th thốống kê: Mức độ xem truy truyềền ườ Số ng ngườ ườii hình (%) ời điểm xem Th Thờ ng Số lượ ượng Gần nh ư hàng ng như ngàày 171 (85.5) truy truyềền hình (%) Mỗi tu tuầần vài lần 22 (11) ổi sáng Bu Buổ 8 (4) Mỗi th thááng vài lần 4 (2) ổi tr ưa và Bu Buổ trư 13 (6.5) ư kh Hầu nh như khôông 1 (0.5) Kh Khôông tr trảả lời 2 (1) Tổng cộng 200 (100) chi chiềều ổi tối Bu Buổ 163 (81.5) ày Cả ng ngà 16 (8) Bảng thống kê trên đây cho thấy thời điểm xem truyền hình của đại đa số là vào buổi tối vì thế việc Đài truyền hình Việt Nam quyết định cho chương trình Chúng tôi là chiến sĩ phát sóng vào mỗi tối thứ 7 vào lúc 20h là một quyết định đúng đắn. 20h, thời gian này thuộc vào khung giờ vàng (19h-21h) vì thế tỉ lệ người xem khá cao. Và vì đây cũng là quy định của nhà đài về thời điểm phát sóng. Để các chương trình giải trí truyền hình Việt Nam có đất sống nên đã có các quy định “giờ vàng” cho các chương trình giải trí như Chúng tôi là chiến sĩ đang áp dụng trong lĩnh vực phim truyền hình. Bởi cứ giao phó cho thị trường và nhân danh thị hiếu khán giả để phát sóng tràn lan các chương trình nước ngoài được Việt hóa như hiện nay, rõ ràng là vô cảm và thiếu trách nhiệm với sản xuất truyền hình trong nước. Mặt khác, vào thứ Bảy là ngày cuối tuần, đây cũng là khoảng thời gian mà khán giả truyền hình, chiến sĩ thư giản sau một tuần làm việc, học tập căng thăng. Chúng tôi là chiến sĩ không chỉ là sân chơi giải trí mà nó còn là cơ hội để các đơn vị thể hiện mình, cơ hội để giao lưu học hỏi mà không cần phải tạo áp lực cho bản thân. Qua tìm hiểu, người viết được biết trong quân đội các chiến sĩ phải học tập chính trị, rèn luyện sức khỏe cũng như kỹ năng quân đội, các hoạt động tăng gia sản xuất của đơn 60 vị,…trong tuần chỉ được nghỉ vào thứ 7, chủ nhật. Đôi khi những ngày nghỉ đó cũng phải đi hành quân dã ngoại hay phải thực hiện các hoạt động cấp thiết của đơn vị. Vì thế, thiết nghĩ chương trình phát sóng vào thời gian trên là phù hợp với yêu cầu của đơn vị cũng như nhu cầu giải trí của mọi người. Ngoài ra, chương trình còn phát sóng nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm, các ngày kĩ niệm thành lập đơn vị, dịp để ôn lại những chiến công hiển hách, nhìn lại những hy sinh, mất mát của quân và dân ta. Nhằm khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và phải sống sao cho xứng đáng với máu xương của ông cha ta đã đổ xuống.. Những ngày tết cổ truyền của dân tộc cũng được khắc họa rõ nét trong chương trình vào những ngày giáp tết. Chiến sĩ ta đón tết xa nhà trên sân khấu Chúng tôi là chiến sĩ nhưng ấm lòng thay những tình cảm mà đồng bào cả nước dành cho họ. Cũng không tránh khỏi những phút xao xuyến, chạnh lòng khi “Xuân này con không về”, ai sẽ lọp lại mái chái sau nhà cho má. Khi bắt gặp hình ảnh của dáng ai gầy gầy ngồi trông con về trong phóng sự của chương trình ngày 17 tháng 3 năm 2013. Những số được phát vào ngày kĩ niệm thành lập chương trình, đánh dấu sự phát triển của chương trình, tuổi mới với những điều mới mẻ và thành công. Tất cả đều được phát theo “nguyên tắc 3 đúng” là: đúng lượng, đúng lúc, đúng cách” và đã thực sự có hiệu quả. Với nguyên tắc đúng lúc, chương trình đã mang lại một làn gió mới trong hành sự phát triển của chương trình. Đúng lúc, tạo điều kiện cho mọi người đều có thể xem chương trình. Đúng lúc, khơi dậy cảm xúc con người. Đúng lúc, cho một gameshow truyền hình tái xuất. ời lượ ng ph át sóng 3.4.2. Th Thờ ượng phá Qua khảo sát các số của chương trình Chúng tôi là chiến sĩ, thời lượng dành cho chương trình mỗi số dao động từ 45-60 phút và đều đặn mỗi tuần phát sóng một số. Trong khoảng thời gian đó, những người làm chương trình đã phân chia thời gian cho các phần một cách hơp lí. Phần lời chào ngắn gọn nhưng đầy đủ, vừa có tên chương trình, vừa giới thiệu đơn vị tham gia, các vị khách mời. Các phần chơi cũng được phân bố thời gian tương đối đồng đều. Phần lời kết cũng khá ngắn gọn kèm theo lời cảm ơn cũng như nhắc lại giờ phát sóng của chương trình. Đó cũng là một biện pháp để khán giả có ấn tương sâu hơn với chương trình. 61 Trong các số của chương trình, thời lượng dành cho các phần có thể bị dao động, có thể dài hơn hoặc ngắn hơn. Bài hát xen giữa các phần chơi thường cố định trong khoảng 4 đến 5 phút, cũng có thể được bỏ qua trong một số số do các phần khác quá dài. Khoảng thời gian phần Tình yêu chiến sĩ, Chiến sĩ và những người bạn và Nhật kí chiến sĩ của các đơn vị tham gia thường được thay đổi và chiếm một khoảng khá dài. Do trong Tình yêu chiến sĩ vừa có sự thể hiện của chiến sĩ vừa có sự thể hiện của người cùng chơi, vợ hoặc người yêu hoặc các sinh viên, chiến sĩ hỗ trợ kết hợp với phần giao lưu tạo không khí thoải mái cho người tham gia và phần nào hiểu thêm tình cảm của những cặp đôi đến tham gia chương trình dành cho nhau. Còn trong Chiến sĩ và những người bạn, Nhật kí chiến sĩ có sử dụng phóng sự ngắn rồi sau đó trong Nhật kí chiến sĩ có thêm một khoảng thời gian người dẫn chương trình giao lưu với nhân vật được đề cập đến trong phóng sự ngắn trên sân khấu. Như chúng ta đã biết, giao tiếp là một hoạt động diễn ra hàng ngày nhưng để cuộc giao tiếp được thành công thì không phải ai cũng thực hiện tốt được và nhất là trên sân khấu. Vì vậy, thời lượng các cuộc giao lưu thực hiện trên sân khấu Chúng tôi là chiến sĩ để hỗ trợ cho giao tiếp thường khá linh hoạt và tùy thuộc vào cả người dẫn chương trình và người tham gia giao tiếp. Với kinh nghiệm đứng trên sân khấu, đứng trước dám đông thì một Lại Văn Sâm, một Nguyễn Hoàng Linh, một Quang Minh với việc giao lưu là một việc không khó. Vì thế, họ không cần quá nhiều thời gian để thực hiện công việc này. Tuy nhiên, có số thì họ dành thời gian nhiều hơn một chút để đi sâu khai thác vấn đề. Do vậy mà thời lượng các phần chơi thường không cố định, dài hay ngắn tùy thuộc vào khoảng thời gian giao lưu và sự thể hiện của các đơn vị tham gia. Sau đây, người viết xin chọn và điểm qua thời gian cho các phần trong chương trình được xem là khung cơ bản nhất cho Chúng tôi là chiến sĩ, ngày 24 tháng 11 năm 2012, cụ thể ở bảng sau: Bảng th thốống kê: ần Các ph phầ ời gian (ph út) Th Thờ (phú Nhạc 4 Lời chào, giới thiệu 2 62 Video clip 4 Chiến sĩ và những người bạn 8 Nụ cười chiến sĩ 5 Bài hát 4 Tình yêu chiến sĩ 12 Nhật kí chiến sĩ 7 Phần chơi Tổng kết, trao giải 2 Lời kết 2 Tổng cộng 50 Trong vòng 50 phút nhưng chương trình cũng đã chuyển tải khá đầy đủ thông tin về sự hình thành và phát triển của đơn vị cục kỹ thuật Quân khu 7, những đóng góp cũng như những thành tích đáng khích lệ mà đơn vị đạt được. Những tiết mục đặc sắc mà đơn vị biểu diễn là những thông điệp ngắn gọn nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa. Bên cạnh đó, Chúng tôi là chiến sĩ cũng phải nhường chỗ cho các chương trình truyền hình khác theo qui định. Vì vậy chương trình chỉ phải dừng lại trong khoảng đó. ức trong Ch úng tôi là chi 3.5. Một số hạn ch chếế về hình th thứ Chú chiếến sĩ Trong quá trình hình thành và phát triển, những người thực hiện chương trình Chúng tôi là chiến sĩ mặc dù đã làm việc hết mình, luôn sáng tạo để chương trình ngày càng phong phú và hấp dẫn tạo cho chương trình những thành công nhất định. Thế nhưng trong quá trình làm việc và thiết kế chương trình vẫn còn vướng phải một số hạn chế sau: Do số lượng thông tin chưa đáp ứng đủ, đội ngũ biên tập chương trình đã cho quá nhiều bài hát. Trường hợp này có thể kể đến chương trình ngày 18 tháng 2 năm 2012, đã xen tới 4 bài hát trong chương trình, trong khi đó một bài có thể lên đến 4 63 đến 5 phút. Như vậy vừa mất thời gian vừa tốn chi phi thuê các ca sĩ, vũ đoàn tham gia. Mặt khác lại kéo thêm chi phí cho nhà đài với thời lượng phát sóng như vậy mà lại cho quá nhiều bài hát trong khi đó thì lượng thông tin cung cấp cho khán giả xem đài lại rất ít. Gameshow Chúng tôi là chiến sĩ là một chương trình của VTV3 nhưng các đội chơi là những chiến sĩ, nội dung phản ánh cũng sát trong môi trường quân đội nên không thể đơn thuần là giải trí của các gameshow khác của VTV3 hay của đài Truyền hình Việt Nam. Vì thế việc VTV3 mời các nghệ sĩ, vũ đoàn chuyên nghiệp hoặc các nhóm nghệ sĩ hoạt động tự do tham gia chương trình nhưng trang phục nhiều khi không phù hợp, gây phản cảm về thẩm mỹ như mặc váy quá ngắn, tóc nhuộm xanh nhuộm đỏ, …. Cũng gây ức chế cho nhiều khách mời là cán bộ chiến sĩ và cả khán giả xem truyền hình. Theo khảo sát khán giả của chương trình, cho thấy có 6.1% khán giả cho rằng trang phục của ca sĩ khách mời chưa phù hợp với tính chất của chương trình. 6.1% là một con số không lớn nhưng đủ để những người làm chương trình phải suy xét khi mời ca sĩ, nhóm nhạc tham gia chương trình. Khảo sát chương trình ngày 3 tháng 3 năm 2012, ta sẽ nhìn thấy rõ điều đó. Chương trình lần này đến với đơn vị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam. Trong phần mở đầu, ca sĩ Thu Minh đã trình bày bài hát Taxi. Cô đã khiến khán giả truyền hình phải choáng váng với cái quần ngắn, áo “khoe” nội y và ngực. Thu Minh ăn mặc vô cùng sexy, áo vét trắng nhưng để lộ nội y màu đen bên trong và ngực. Mỗi khi thực hiện các động tác vũ đạo, là những lần khán giả đổ mồ hôi, chiếc quần không thể ngắn hơn nữa của “Nữ hoàng khiêu vũ”. Hay chương trình ngày 14 tháng 4 năm 2012, trang phục của vũ đoàn Carman và nhóm MG cũng cần phải chú ý. 3.6. Một số gi ải ph áp nâng cao ch ng hình th ức ch ươ ng tr úng giả phá chấất lượ ượng thứ chươ ương trìình Ch Chú tôi là chi chiếến sĩ Với những hạn chế mà người viết nêu ra ở phần trên, sau đây người viết cũng xin dựa vào đó để đề ra một số biện pháp khắc phục như sau: Th ứ nh Thứ nhấất, cần điều chỉnh kết cấu chương trình hợp lí nhưng vẫn duy trì nguyên tắc đơn giản. Linh hoạt thay đổi khung chương trình cố định khi có sự kiện đặc biệt 64 hay bất ngờ như sinh nhật chương trình, kĩ niệm thành lập đơn vị tham gia,…bằng cách làm tọa đàm, khách mời bàn tròn, … ứ hai Th Thứ hai, linh hoạt trong việc ghi hình. Trong số các đơn vị quân đội từng tham gia chương trình, có không ít đơn vị tỏ ra không mặn mà tham gia gameshow những năm sau đó. Một phần vì nhân tố năng khiếu của các đơn vị ngày càng cạn vốn vì đã có nhiều đơn vị cũng đã tham gia sân chơi 2 lần rồi. Việc huy động lực lượng cổ động viên tại các điểm ghi hình chương trình cũng tạo nên những bất cập nhất định. Chiến sĩ tham gia làm cổ động viên có khi phải ngồi tại trường quay 3-4 ngày liền, chỉ riêng xem thôi đã mệt, căng thẳng, “bội thực” thông tin. Vì thế, ekip sản xuất chương trình nên chiu khó di chuyển nhiều hơn, quay tại nhiều điểm khác nhau để thuận bề cho việc đi lại, bố trí cổ động viên cho các đội chơi. ứ ba Th Thứ ba, cử đại diện đơn vị tham gia dẫn chương trình cùng với MC của chương trình. Bảng thống kê: Tỉ lệ các ý kiến về sự có mặt của một đại diện đơn vị dẫn chương trình Ý ki kiếến ng (%) Số lượ ượng Rất đồ ng ý đồng 25 người (22) ng ý Đồ Đồng 61 người (53) ng ý Kh Khôông đồ đồng 29 người (25) Tổng cộng ườ 115 ng ngườ ườii (100) Thông qua bảng thống kê ta cũng thấy rõ có đến 61/115 người (chiếm 53%) đồng ý với việc nên có sự góp mặt của đơn vị để dẫn chương trình. Với sự hài hước, linh hoạt và cũng không kém phần trang nghiêm, MC chiến sĩ tham gia vào lĩnh vực này sẽ mang một không khí mới cho chương trình. Thiết nghĩ, bộ đội ta ngày nay có điều kiện để học tập, rèn luyện hơn trước. Trình độ ngày càng được nâng cao cộng với tài năng bản thân thì khả năng dẫn chương trình là có thể. Hơn nữa, đây là điều kiện khá thuận lợi để thể hiện bản thân cũng như cơ hội học tập, giao lưu để sau khi rời sân khấu Chúng tôi là chiến sĩ, họ có thể áp dụng những gì học hỏi được từ chương trình, 65 từ những MC kì cựu cho những hoạt động của đơn vị trong công tác lãnh đạo, hướng dẫn, điều khiển chương trình. ứ tư, ngoài việc chọn lựa bài hát phù hợp với lứa tuổi và đối tượng phục vụ Th Thứ các ca sĩ khách mời cần chú ý tới trang phục sao cho nhã nhặn, vừa mắt, không nên mặc áo mỏng dính, bó sát thân, váy ngắn cũn cỡn, ngoáy, lắc quá nhiều. ứ năm, kinh phí đầu tư hợp lí. Tất cả các trò chơi truyền hình đều cần đến Th Thứ nguồn kinh phí để thực hiện các công đoạn. Kinh phí cao tương đương với giải thưởng chương trình sẽ nhiều điều đó làm tăng tính hấp dẫn của chương trình. Để có được nguồn kinh phí này các đài truyền hình có thể huy động sự tài trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức. Để có thể khắc phục được vấn đề này và nâng cao chất lượng chương trình thì vấn đề kinh phí cũng phải được coi trong. Được tiếp xúc trực tiếp với đơn vị Bộ chỉ huy quân sự Thành phố Cần Thơ, đồng chí Đỗ Đức Trung cũng cho biết, kinh phí cho chương trình còn hạn chế. Lần đơn vị tham gia, những trang phục, đạo cụ là tự đơn vị trang bị, khoảng ăn uống cho chiến sĩ trong đơn vị và người thân còn chưa chu đáo và đầy đủ,…nên tinh thần tham gia của chiến sĩ cũng ít hăng hái, tích cực hơn. Vì thế, nếu được đầu tư kinh phí xứng đáng, có kinh phí để làm đạo cụ, để chăm sóc sức khỏe người tham gia, giải thưởng phù hợp thì chắc chắn chất lượng của chương trình sẽ được cải thiện hơn. 66 ẦN KẾT LU ẬN PH PHẦ LUẬ Với những đặc điểm riêng, truyền hình Việt Nam từ lâu đã trở thành một loại hình báo chí hàng đầu trong việc thông tin, giải trí, định hướng dư luận góp phần ổn định chính trị và nâng cao dân trí ở nước ta. Cơ chế thị trường hiện nay của nước ta đã làm thay đổi tâm lý và nhu cầu của người xem truyền hình. Các chương trình hiện đại phải mang đậm hơi thở cuộc sống, gần gũi với đối tượng xem đài, được truyền dẫn phát sóng trên nền tảng một công nghệ phát triển hiện đại, đảm bảo chất lượng và âm thanh, độ nét cao. Qua việc khảo sát chương trình trò chơi truyền hình cụ thể là chương trình Chúng tôi là chiến sĩ, chương trình do VTV3-Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng cục Chính trị thực hiện, người viết nhận thấy chương trình đã đáp ứng khá tốt những yêu cầu trên. Trong các gameshow hiện nay, Chúng tôi là chiến sĩ mang đến một không khí rất lạ, rất khác biệt. Không nặng thi thố về kiến thức, cũng không có giải thưởng cao ngất trời. Vậy đâu là điều khiến khán giả bị cuốn hút vào sân chơi của người lính vào mỗi tối thứ bảy hàng tuần lúc 20h? Trước hết đây là một gameshow dễ chịu, dễ xem với kết cấu đơn giản, cách thức thể hiện phong phú. Kết hợp thi kiến thức với thể lực có lẽ là điều chỉ riêng Chúng tôi là chiến sĩ mới có. Đi tìm người thân thì mỗi lần mang tới những điều bất ngờ, những câu chuyện cảm động. Trong khi đó, trong các phóng sự không phải lúc nào cũng tạo nên cao trào cảm xúc nhưng làm nổi bật những phẩm chất đẹp đẽ của chiến sĩ. Những lần được gặp gỡ của người thân và chiến sĩ hay những đồng đội cũ gặp nhau,.. đó đều là những món quà ấm tình người, chan chứa niềm hạnh phúc. Chúng tôi là chiến sĩ không chỉ là một sân chơi giải trí mà còn là một nội dung quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho bộ đội; không chỉ phản ánh hoạt động, sinh hoạt thường ngày đa dạng của người chiến sĩ mà còn lột tả đời sống tinh thần vô cùng phong phú của tuổi trẻ trong môi trường quân đội. Các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã tích cực tham gia chương trình, khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh của chiến sĩ. Trong 7 năm qua chương trình đã thực sự trở thành một sân chơi văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng. Về nội dung, chương trình đã góp phần khắc họa và quảng bá hình ảnh tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ với đồng bào ta và kiều bào ở nước ngoài, giáo dục truyền thống vẻ vang, bản chất tốt đẹp của quân đội ta, góp phần tình đoàn kết, gắn bó quân dân. Vẫn là những tính cách đặc trưng rất lính như kỉ luật, chặt chẽ từ cách vỗ tay đều tăm tắp, từ sự chân thành, giản dị, 67 mộc mạc khi chia sẽ những câu chuyện riêng, khi họ khóc một cách tự nhiên lúc được gặp người thân. Nhưng các chiến sĩ còn mang tới chương trình những tài năng mà cứ nghĩ đơn giản thì trong môi trường rèn luyện nghiêm ngặt với tinh thần kỉ luật cao thì họ khó có điều kiện rèn luyện. Nhảy hiphop, làm ảo thuật, chơi nhạc bằng các loại nhạc cụ như lá, xoong, chảo hay múa Chăm,…Thông qua các tiết mục, khán giả có cái nhìn toàn diện, gần gũi và sâu sắc hơn về người lính giữa thời bình hôm nay. Ngoài vẻ bề ngoài với tính kỉ luật chặt chẽ họ cũng thật dí dõm, yêu đời, lãng mạn và đầy tài lẻ, không hề cứng nhắc, khô khan. Về hình thức, đa dạng về cách thể hiện, thực hiện trên “nguyên tắc 3 đúng”: đúng lượng, đúng lúc, đúng cách. Kết hợp với nguyên tắc 3 đúng là đội ngũ người dẫn chương trình làm việc với tác phong chuyên nghiệp, hiệu quả. Là một sân chơi mang đậm chất lính nhưng Chúng tôi là chiến sĩ không khó để chiếm tình cảm của khán giả truyền hình. Nhưng không chính vì lẽ đó mà những người làm chương trình không khỏi ngày càng chăm chút cho đứa con tinh thần của mình. Bởi lẽ, báo chí ngày càng phát triển thì việc phát sinh và hình thành nên các chương trình trò chơi truyền hình là có thể và nhất là “cơn bão gameshow ngoại” đã và đang tràn vào nước ta với sức ảnh hưởng rất lớn. Vì thế, thiết nghĩ những người làm chương trình cần phát huy những gì đạt được và khắc phục những hạn chế để chương trình luôn là món ăn tinh thần thuần Việt bổ ích, một “sân chơi” đậm chất lính được đông đảo khán giả chờ mong. 68 ỆU THAM KH ẢO TÀI LI LIỆ KHẢ TÀI LI ỆU SÁCH LIỆ 1. Hoàng Anh (2008), Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 2. Brigitte Besse-Didier Desormeaux (2003), Phóng sự truyền hình, NXB Thông tấn, Hà Nội. 3. A.A.Chertuchonnui (Người dịch: Phạm Thảo và Huyền Nhung) (2004), Báo chí điều tra, NXB Thông tấn, Hà Nội. 4. Nguyễn Ngọc Giàu (2013), Chương trình văn hóa nghệ thuật trên kênh VTV2, Đài truyền hình Việt Nam, Cần Thơ. 5. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ báo chí-truyền thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 6. Đinh Văn Hường (2007), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 7. Vũ Quang Hà (2007), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội. 8. Claudia Mast (người dịch Trần Hậu Thái) (2003), Công tác biên tập, NXB Thông tấn, Hà Nội. 9. X.A.Muratop (2004), Giao tiếp trên truyền hình Trước ống kính và sau ống kính camera, NXB Thông tấn, Hà Nội. 10. E.P.Prokhorop (Người dịch: Đào Tấn Anh và Đới Thị Kim Thoa) (2004), Cơ sở lí luận báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội. 11. Trần Hữu Quang (2001), Chân dung công chúng truyền thông, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 12. Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình báo chí truyền hình, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 13. Dương Xuân Sơn-Đinh Văn Hường-Trần Quang (2007), Cơ sở lí luận báo chí, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 14. Lê Doãn Tá (chủ biên) (1995), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 69 ÀI LI ỆU INTERNET TÀ LIỆ 15. Đỗ Đức (2010), Chúng tôi là chiến sĩ và nỗi khắc khoải Trường Sa. http://www.vja.org.vn/vi/detail.php?pid=1&catid=36&id=26018&dhname=Chu ng-toi-la-chien-sy-va-noi-khac-khoai-Truong-Sa 16. Ngọc Mai (2012), Chúng tôi là chiến sĩ trên đảo Song Tử Tây. http://www.baomoi.com/Chung-toi-la-chien-sy-tren-dao-Song-TuTay/52/8231592.epi 17. Ngọc Mai (2011), Chúng tôi là chiến sĩ: có thể bạn chưa biết. http://old.vtv.vn/Article/Print/Chung-toi-la-chien-sy-Co-the-ban-chua-biet31b4b108bd.html 18. Nguyễn Thành Trung (2009), Nhịp cầu nối những bờ vui. http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/10/52/52/88835/Default.aspx 19. Nguyễn Thành Trung, MC Nguyễn Hoàng Linh: Đến với người lính tôi học được nhiều điều mới mẻ. http://huc.edu.vn/chi-tiet/219/.html 20. Theo VTV (2013), Trang phục MC “Chúng tôi là chiến sĩ” chuyện chưa kể http://www.baomoi.com/Trang-phuc-MC-Chung-toi-la-chien-sy-Chuyen-chuake/72/11190064.epi 21. TTXVN (2012), Chúng tôi là chiến sĩ quảng bá về bộ đội cụ Hồ. http://baogialai.com.vn/channel/742/201201/Chung-toi-la-chien-sy-quang-bave-Bo-doi-Cu-Ho-2123708/ 22. Chúng tôi là chiến sĩ. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%BAng_t%C3%B4i_l%C3%A0_chi%E1% BA%BFn_s%C4%A9 23. Người dẫn chương trình. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_d%E1%BA%ABn_c h%C6%B0%C6%A1ng_tr%C3%ACnh 70 24. Theo VTV (2007), Chúng tôi là chiến sĩ mang đến một không khí lạ. http://60s.com.vn/index/206896/09082007.aspx 25. Trò chơi truyền hình. http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%B2_ch%C6%A1i_truy%E1%BB%81n_h %C3%ACnh 26. Hạt giống tâm hồn, Tuổi thơ-Chẳng ngôn ngữ nào dịu êm và trầm lắng. https://www.o.facebook.com/tuoitho.nho/posts/45039329838179017. 27. Việt báo (2007), Chuyện trò cùng nữ MC Chúng tôi là chiến sĩ. http://vietbao.vn/vi/Giai-tri/Chuyen-tro-cung-nu-MC-Chung-toi-la-chiensi/30171640/49/ 71 Ụ LỤC PH PHỤ ƯỜ NG ĐẠ Ơ TR TRƯỜ ƯỜNG ĐẠII HỌC CẦN TH THƠ KHOA KHXH & NV ỎNG VẤN KH ÁN GI Ả CH ƯƠ NG TR BẢNG CÂU HỎI PH PHỎ KHÁ GIẢ CHƯƠ ƯƠNG TRÌÌNH CH ÚNG TÔI LÀ CHI Ế N SĨ CHÚ CHIẾ Xin chào Anh (chị), tôi tên Đặng Thị Ngọc Huyền là sinh viên lớp Ngữ văn 01 K36, khoa KHXH & NV, trường Đại học Cần Thơ. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài “Đặc điểm nội dung và hình thức của chương trình Chúng tôi là chiến sĩ”. Bảng câu hỏi này có thể giúp tôi đánh giá được mức độ hứng thú cũng như những ý kiến của khán giả đối với chương trình. Mặt khác, nó còn giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Rất mong Anh (chị) và các bạn vui lòng dành chút thời gian để giúp tôi hoàn thành các câu hỏi có liên quan dưới đây. Tôi xin cam đoan, những thông tin quý vị cung cấp chỉ sử dụng để phục vụ đề tài luận văn tốt nghiệp, ngoài ra hoàn toàn sẽ được giữ bí mật. Xin chân thành cảm ơn! ẦN TH ÔNG TIN NG ƯỜ Ả LỜI A. PH PHẦ THÔ NGƯỜ ƯỜII TR TRẢ 1. Họ và tên (có thể không ghi): 2. Năm sinh (hoặc tuổi): 3. Địa chỉ (đơn vị công tác)| 4. Số điện thoại (có thể không ghi): 5. Nghề nghiệp òn câu tr (Vui lòng khoanh tr trò trảả lời) ườ ng xuy 1. Bạn có th thườ ường xuyêên xem kênh truy truyềền hình VTV3 kh khôông? a. Rất thường xuyên b.Thường xuyên 72 c.Trung bình d.Không thường xuyên e.Rất không thường xuyên ú với ch ươ ng tr 2. Trong các gameshow tr trêên kênh VTV3, bạn có hứng th thú chươ ương trìình nào nh nhấất. a. Chúng tôi là chiến sĩ b. Đấu trường 100 c. Đường lên đỉnh Olympya d. Trò chơi âm nhạc e. Ai là triệu phú f. Hành khách cuối cùng 3. Ch ươ ng tr úng tôi là chi ữa phi Chươ ương trìình Ch Chú chiếến sĩ, gi giữ phiêên bản cũ và phi phiêên bản mới bạn th thíích phi phiêên bản nào hơn? a. Phiên bản cũ b. Phiên bản mới c.Cả 2 đều thích d. Cả 2 đều không. úng tôi là chi 4. Trong gameshow Ch Chú chiếến sĩ tr trêên kênh VTV3, bạn th thíích ph phầần ch ơi nào nh ất? chơ nhấ a. Chiến sĩ và những người bạn b. Tình yêu chiến sĩ c. Nhật ký chiến sĩ d. Nụ cười chiến sĩ e. Tinh thần đồng đội 5. Ch ươ ng tr Chươ ương trìình nên có sự tham gia của nữ chi chiếến sĩ a. Rất đồng ý 73 b. Đồng ý c. Không đồng ý d. Ý kiến khác (ghi rõ)………………………………. ươ ng tr úng tôi là chi 6. Ch Chươ ương trìình Ch Chú chiếến sĩ tr trêên kênh VTV3 thu hút bạn ở ươ ng di ph phươ ương diệện nào? a. Người dẫn chương trình b. Các phần chơi c. Âm nhạc d. Khách mời. ục của MC trong ch ươ ng tr ư th 7. Theo bạn, trang ph phụ chươ ương trìình nh như thếế nào? a. Lịch sự, gọn gàng b. Phù hợp với tính chất chương trình c. Cả a và b đều đúng d. Cả a và b đều sai (ghi rõ ý kiến)…………………… ươ ng tr ù hợp kh 8. Theo bạn, cách MC dẫn dắt ch chươ ương trìình có hấp dẫn, ph phù khôông? a.Có b.Không c. Ý kiến khác (ghi rõ)………………………………………. n vị cùng dẫn ch ươ ng tr ươ ng tr 9. Cử đạ đạii di diệện đơ đơn chươ ương trìình với một MC của ch chươ ương trìình a. Rất đồng ý b. Đồng ý c. Không đồng ý d. Ý kiến khác (ghi rõ)……………………………………. ục của ca sĩ kh ù hợp với tính ch ươ ng tr 10. Trang ph phụ kháách mời ph phù chấất của ch chươ ương trìình a. Rất phù hợp 74 b. Phù hợp c. Không phù hợp d. Ý kiến khác (ghi rõ)…………………………………… ách mời 11. Ti Tiếết mục của ca sỹ kh khá a. Rất phù hợp b. Phù hợp c. Không phù hợp d. Ý kiến khác (ghi rõ): …………………………………….. ông gian tạo cảm gi 12. Âm thanh, ánh sáng, kh khô giáác tho thoảải mái, gần gũi a. Rất đồng ý b. Đồng ý c. Không đồng ý d. Ý kiến khác (ghi rõ)………………………………….. ời lượ ng dành cho các ph ơi cân đố i, ph ù hợp 13. Th Thờ ượng phầần ch chơ đối, phù a. Rất đồng ý b. Đồng ý c. Không đồng ý d. Ý kiến khác (ghi rõ)…………………………………………… ươ ng tr ú, ph ực tế 14. Nội dung ch chươ ương trìình phong ph phú phảản ánh sát với th thự a. Rất đồng ý b. Đồng ý c. Không đồng ý d. Rất không đồng ý. ức th ng, hấp dẫn 15. Hình th thứ thểể hi hiệện đa dạng, sinh độ động, a. Rất đồng ý 75 b. Đồng ý c. Không đồng ý d. Ý kiến khác (ghi rõ)……………………………………. án gi ươ ng tr 16. Mức độ hài lòng của kh khá giảả đố đốii với ch chươ ương trìình a. Rất hài lòng b. Hài lòng c. Không hài lòng d. Ý kiến khác (ghi rõ)…………………………………………… úp tôi ho Xin ch châân th thàành cảm ơn Anh (ch (chịị) và các bạn đã gi giú hoààn th thàành cu cuộộc ph phỏỏng úc Anh (ch úc, học tập và công tác vấn này. Kính ch chú (chịị) và các bạn sức kh khỏỏe, hạnh ph phú tốt! 76 MỤC LỤC ẦN MỞ ĐẦ U................................................................................... 1 PH PHẦ ĐẦU ...................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................................2 3. Mục đích yêu cầu.........................................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 4 ẦN NỘI DUNG ............................................................................... 5 PH PHẦ DUNG............................................................................... ...............................................................................5 ƯƠ NG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ CH CHƯƠ ƯƠNG CHUNG........................................................ ........................................................55 1.1. Vài nét về gameshow truyền hình............................................................................ 5 1.1.1. Gameshow truyền hình là gì?................................................................................ 5 1.1.2 Thực trạng của gameshow truyền hình ở Việt Nam những năm gần đây.............. 6 1.1.2.1. Tình hình chung về gameshow truyền hình ở Việt Nam....................................6 1.1.2.2 Gamshow Việt và đổi mới...................................................................................9 1.1.2.3. Gameshow ngoại ở Việt Nam.......................................................................... 10 1.2. Vài nét về Gameshow Chúng tôi là chiến sĩ.......................................................... 14 ƯƠ NG 2. ĐẶ C ĐIỂM NỘI DUNG CỦA CH ƯƠ NG TR ÚNG CH CHƯƠ ƯƠNG ĐẶC CHƯƠ ƯƠNG TRÌÌNH CH CHÚ ẾN SĨ.............................................................................................. 19 TÔI LÀ CHI CHIẾ ..............................................................................................19 2.1. Truyền thống dân tộc trong Chúng tôi là chiến sĩ.................................................. 19 2.2. Phẩm chất, tính cách bộ độ cụ Hồ trong Chúng tôi là chiến sĩ.............................. 23 2.3. Tài năng chiến sĩ trong Chúng tôi là chiến sĩ.........................................................27 2.4. Tình yêu chiến sĩ trong Chúng tôi là chiến sĩ.........................................................29 2.5. Tâm sự chiến sĩ trong Chúng tôi là chiến sĩ........................................................... 33 2.6. Một số hạn chế về nội dung trong Chúng tôi là chiến sĩ........................................36 2.7. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nội dung chương trình Chúng tôi là chiến sĩ ....................................................................................................................................... 36 ƯƠ NG 3. ĐẶ C ĐIỂM HÌNH TH ỨC CỦA CH ƯƠ NG TR ÚNG CH CHƯƠ ƯƠNG ĐẶC THỨ CHƯƠ ƯƠNG TRÌÌNH CH CHÚ ẾN SĨ.............................................................................................. 40 TÔI LÀ CHI CHIẾ ..............................................................................................40 3.1. Kết cấu chương trình Chúng tôi là chiến sĩ............................................................40 3.2. Người dẫn chương trình trong Chúng tôi là chiến sĩ..............................................45 77 3.3. Các hình thức bổ trợ khác được sử dụng trong Chúng tôi là chiến sĩ.................... 52 3.3.1. Âm thanh............................................................................................................. 52 3.3.2. Phóng sự ngắn......................................................................................................54 3.4. Thời điểm, thời lượng phát sóng Chúng tôi là chiến sĩ..........................................56 3.4.1. Thời điểm phát sóng............................................................................................ 56 3.4.2. Thời lượng phát sóng...........................................................................................58 3.5. Một số hạn chế về hình thức trong Chúng tôi là chiến sĩ.......................................60 3.6. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hình thức chương trình Chúng tôi là chiến sĩ ....................................................................................................................................... 61 ẦN KẾT LU ẬN............................................................................ 63 PH PHẦ LUẬ ỆU THAM KH ẢO................................................................. 66 TÀI LI LIỆ KHẢ .................................................................66 Ụ LỤC…………………………………………………… ..69 PH PHỤ ……………………………………………………..…… ……..69 78 [...]... Nam 17 nên thực sự là một ngày ý nghĩa đối với nghững người làm chương trình Chúng tôi là chiến sĩ Chương trình ngày càng khẳng định sự chuyển biến của mình theo hướng tích cực hơn Trong suốt thời gian thực hiện chương trình, những người làm chương trình đã có những chuyến đi đầy ý nghĩa và đã mang lại thành công trong chương trình Chương trình chịu khó di chuyển ghi hình ở nhiều địa điểm khác nhau, tạo... cũng một lần nữa trải mình cùng Chúng tôi là chiến sĩ Cũng trong năm 2013, chương trình có sự tham gia của các chiến sĩ ở Đảo Lí Sơn (tháng 4 năm 2013), cảnh sát biển vùng 3 (tháng 8 năm 2013),… Năm 2013 là sang năm thứ 7, VTV3 đã ghi hình hơn 350 chương trình Chúng tôi là chiến sĩ Chương trình đã trở thành cây cầu nối của khán giả trong mọi miền đất nước với các chiến sĩ trong quân đội Sau nhiều năm... chương trình Chúng tôi là chiến sĩ những năm gần đây, khán giả truyền hình cũng như các chiến sĩ của chúng ta đều thắc mắc rằng lâu lắm không thấy “binh nhì” Lại Văn Sâm đứng trên sân khấu của chương trình Có chăng chỉ là sự xuất hiện hiếm hoi của anh “binh nhì” này trong những lần tổ chức Gala thường thấy mỗi năm Sự vắng mặt thường xuyên của “binh nhì” Lại Văn Sâm ở các chương trình Chúng tôi là chiến. .. qua số của chương trình ngày 25 tháng 2 năm 2012 nói riêng và các số của chương trình Chúng tôi là chiến sĩ nói chung, chương trình đã phản ánh lòng yêu nước- truyền thống quý báu một cách sâu sắc và toàn vẹn hơn so với các chương trình mang tính giải trí nói riêng và các chương trình truyền hình nói chung Qua đó, chương trình đã góp phần giáo dục lòng yêu nước đối với thế hệ khán giả xem đài Dù là ở... những chương trình như thế Và chính sự sáng tạo của những người chiến sĩ, người tham gia Chúng tôi là chiến sĩ đã phá vỡ đi sự nhàm chán ấy mỗi khi khán giả truyền hình đến với Chúng tôi là chiến sĩ và cũng đã góp phần làm nên thành công của chương trình Họ có thể tự biên đạo, dàn dựng các tiết mục mà đơn vị tham gia Chẳng hạn, đến với đơn vị Bộ chỉ huy quân sự Thành phố Cần Thơ trong năm thứ 2 chương trình. .. ra chương trình còn có sự tham gia của những sinh viên, học viên thuộc các trường gần với địa điểm ghi hình 21 ƯƠ NG 2 CH CHƯƠ ƯƠNG C ĐIỂM NỘI DUNG CỦA CH ƯƠ NG TR ĐẶ ĐẶC CHƯƠ ƯƠNG TRÌÌNH ÚNG TÔI LÀ CHI Ế N SĨ CH CHÚ CHIẾ ống dân tộc trong Ch úng tôi là chi 2.1 Truy Truyềền th thố Chú chiếến sĩ Như đã tìm hiểu thì sự tồn tại và phát triển của các loại hình trò chơi truyền hình nói riêng và của các chương. .. làm nền cho Chúng tôi là chiến sĩ ngày càng thêm đa sắc màu, đặc biệt là sắc màu của nghệ thuật Ngược lại, Chúng tôi là chiến sĩ đã góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống đó, sắc màu nghệ thuật đó Dù ít hay nhiều, dù hay hay dỡ, dù đạt ở trình độ cao hay thấp, văn hóa nghệ thuật luôn hiện diện trong từng số của chương trình, làm cho chương trình ngày càng sinh động, gần gũi với khán giả truyền hình. .. chương trình truyền hình nói chung đều nhờ vào sức mạnh thu hút của truyền hình Chính vì thế khi sản xuất bất kì một chương trình truyền hình nào thì nhà sản xuất lúc nào cũng cân nhắc đến việc làm thế nào để chương trình sắp “ trình làng” luôn mới mẻ và sinh động trước tình hình “ nhà nhà sản xuất gameshow, đài đài chiếu gameshow” Nắm bắt được tình hình này, chương trình Chúng tôi là chiến sĩ ra đời... khía cạnh khác của người chiến sĩ .[18] Tình yêu chiến sĩ cũng giống như bao tình yêu của nhân loại, nhưng có điều là tình yêu của họ luôn gắn với tình yêu đất nước Và để hiểu rõ hơn về tình yêu ấy, “Tình yêu chiến sĩ trong Chúng tôi là chiến sĩ chính là cầu nối đôi bờ yêu thương, chương trình đã bao lần vang lên khúc hát làm xao lòng khán giả Đó là khúc hát về chuyện tình yêu giữa chiến sĩ Trần Văn... gameshow hiện nay có format chương trình gần như giống nhau như gameshow Ai là triệu phú-VTV3 và Rồng vàng-HTV….hoặc làm về chủ đề có nội dung tương tự nhau như Chúng tôi là chiến sĩ và Tập làm chiến sĩ, … Đã vậy phương thức sản xuất của nhiều gameshow truyền hình cũng na ná nhau Vẫn là những bục, những người chơi trong trường quay với những cảnh quay được ghi hình từ trước và ít nhiều vương dấu dàn dựng ... yêu chiến sĩ Chúng chiến sĩ 2.5 2.5 Tâm chiến sĩ Chúng chiến sĩ 2.6 2.6 Một số hạn chế nội dung Chúng chiến sĩ 2.7 2.7 Một số giải pháp nâng cao chất lượng nội dung chương trình Chúng chiến sĩ. .. C ĐIỂM HÌNH TH ỨC CỦA CH ƯƠ NG TR CH CHƯƠ ƯƠNG ĐẶC THỨ CHƯƠ ƯƠNG TRÌÌNH ÚNG TÔI LÀ CHI Ế N SĨ CH CHÚ CHIẾ 3.1 3.1 Kết cấu chương trình Chúng chiến sĩ 3.2 Người dẫn chương trình Chúng chiến sĩ. .. yêu thích chương trình Chúng chiến sĩ, yêu màu xanh áo lính, người viết cố gắng tận dụng để viết có kết tốt khả thân Với đề tài Đặc điểm nội dung hình thức chương trình Chúng chiến sĩ , người

Ngày đăng: 05/10/2015, 14:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦNMỞĐẦU

    • 1.Lídochọnđềtài

    • 2.Lịchsửvấnđề

    • 3.Mụcđíchyêucầu

    • 4.Phạmvinghiêncứu

    • 5.Phươngphápnghiêncứu

    • PHẦNNỘIDUNG

      • CHƯƠNG1

      • MỘTSỐVẤNĐỀCHUNG

        • 1.1.Vàinétvềgameshowtruyềnhình

          • 1.1.1.Gameshowtruyềnhìnhlàgì?

          • 1.1.2ThựctrạngcủagameshowtruyềnhìnhởViệtN

            • 1.1.2.1.Tìnhhìnhchungvềgameshowtruyềnhìnhở

            • 1.1.2.2GamshowViệtvàđổimới

            • 1.1.2.3.GameshowngoạiởViệtNam

            • 1.2.VàinétvềGameshowChúngtôilàchiếnsĩ

            • CHƯƠNG2

            • ĐẶCĐIỂMNỘIDUNGCỦACHƯƠNGTRÌNH

            • CHÚNGTÔILÀCHIẾNSĨ

              • 2.1.TruyềnthốngdântộctrongChúngtôilàchiến

              • 2.2.Phẩmchất,tínhcáchbộđộcụHồtrongChúng

              • 2.3.TàinăngchiếnsĩtrongChúngtôilàchiếnsĩ

              • 2.4.TìnhyêuchiếnsĩtrongChúngtôilàchiếnsĩ

              • 2.5.TâmsựchiếnsĩtrongChúngtôilàchiếnsĩ

              • 2.6.MộtsốhạnchếvềnộidungtrongChúngtôilà

              • 2.7.Mộtsốgiảiphápnângcaochấtlượngnộidung

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan