Tư tưởng hồ chí minh về phong cách sống

21 335 0
Tư tưởng hồ chí minh về phong cách sống

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phong cách sống giản dị, khiêm tốn là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của mỗi bản thân chúng ta. Hồ Chí Minh một con người cao cả vĩ đại hội tụ những phẩm chất đáng quý cao đẹp nhất. Vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc,chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản, một con người vĩ đại như vậy mà lại có được những đức tính đạo đức giản dị. Phẩm chất đó được thể hiện rõ nét như thế nào đó là đề tài chúng tôi thảo luận hôm nay.

A. Phần mở đầu. 1. Lý do chọn đề tài. Phong cách sống giản dị, khiêm tốn là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của mỗi bản thân chúng ta. Hồ Chí Minh một con người cao cả vĩ đại hội tụ những phẩm chất đáng quý cao đẹp nhất. Vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc,chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản, một con người vĩ đại như vậy mà lại có được những đức tính đạo đức giản dị. Phẩm chất đó được thể hiện rõ nét như thế nào đó là đề tài chúng tôi thảo luận hôm nay. 2. Nội dung đề tài. Hồ Chí Minh, một con người có phong cách sống khiêm tốn, giản dị, chừng mực, ngăn nắp, vệ sinh,yêu lao động biết quý trọng thời gian, ít lòng ham muốn về vật chất, về chức – quyền – danh – lợi. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì cởi mở, chân tình, ân cần, giàu tình yêu thương. Hồ Chí Minh một con người giản dị, yêu thiên nhiên, luôn gần gũi với thiên nhiên. Bình sinh Hồ Chủ tịch đã rất giản dị lão thực. Vĩ nhân thật vĩ nhân bao giờ cũng giản dị, lão thực. Đã cầu kỳ là thiếu bản lĩnh, cố làm trò để đánh lừa thiên hạ và hậu thế.Trong bất cứ thời điểm nào, đang làm gì, ở đâu thì cuộc sống đời thường của Người cũng luôn thanh đạm, nề nếp, có chừng mực, gọn gàng. Người cũng là một Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nhưng khác nhiều vị lãnh tụ khác. Người luôn chọn cho mình một cuộc sống bình dị như đại đa số người dân bình thường, không phân biệt, không vương giả. Ở con người bác chúng ta luôn luôn thấy hình ảnh một vị cha già đáng kính, đáng trân trọng, một vị lãnh tụ thân thiết gắn bó như chính người thân của mỗi chúng ta vậy. Xây dựng một đất nước muốn tốt đẹp thì việc đầu tiên phải xây dựng con người, và để xây dựng được một con người thì đầu tiên phải xây dựng phong cách sống đặc biệt là phong cách giản dị, học tập và làm theo tấm gương của Bác. Tuy nhiên, thực trạng phong cách sống của học sinh sinh viên hiện nay đang nổi lên một số vấn đề đáng lo ngại. Đó là một số bộ phận sinh viên hiện nay sống thiếu niềm tin, phai nhạt lý tưởng, chạy theo cách sống cá nhân, thực dụng, đua đòi, xa vào các tệ nạn xã hội, tiếp thu thiếu chọn lọc những phong cách sống từ bên ngoài. Cần phải phát huy tích cực và điều chỉnh những lệch lạc trong suy nghĩ của học sinh sinh viên sống theo phong cách Hồ Chí Minh. 3. Phương pháp nghiên cứu - Dựa theo phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Thông tin trên internet, các trang mạng xã hội. - Sự hiểu biết đóng góp của từng thành viên trong nhóm, làm việc nhóm. B. Phần nội dung. Là công dân Việt Nam, là người con của đất nước không ai là không biết đến vị cha già kính yêu Hồ Chí Minh. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân . Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào. Dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa mọi công việc lối sống của Hồ Chủ tịch vẫn luôn rất mực giản dị. Bác là người đem dến tự do cho dân tộc. Ở con người bác cái mà chúng ta cần học và nên học là lối sống giản dị. 1. Hồ Chí Minh một tấm gương bình dị trong đời sống sinh hoạt. Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác bình dị trong đời sống sinh hoạt. Cuộc sống của bác không phải là cái gì cao quý hay hoa mỹ. Bác không đòi hỏi phải thế này, phải thế kia, mọi thứ đều giản dị đều chân thực và đáng quý. Người chọn cho mình một cuộc sống bình dị như đại đa số dân thường, không cách biệt, không vườn giả. Người từ chối dinh thự của toàn quyền Đông Dương cũ, Người chọn nơi ở và làm việc cho mình là một ngôi nhà chặt hẹp vốn có của một người thợ điện phục vụ trong khu vực Phủ toàn quyền Đông Dương.Người ở đó suốt 4 năm trời, đến năm 1958, khi hầu hết cán bộ của ta đã có nhà ở theo tiêu chuẩn cấp bậc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống trong ngôi nhà đơn sơ bé nhỏ ấy. Bộ chính trị quyết định xây nhà cho Người, khi, khi đồng chí Trưởng đoàn của công ty 590 của quân đội được trung ương giao nhiệm vụ xây nhà cho Chủ tịch nước, trình người bản thiết kế. Xem bản thiết kế, Người hỏi: “Các chú xây nhà cho ai ở? Đồng chí Trưởng đoàn thưa: “ Xây nhà cho Bác ở ạ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : “Các chú làm nhà to các chú ở, còn làm cho Bác thì làm nhỏ thôi”. Thế là phương án làm nhà cho Bác bị hủy bỏ. Mặc dù các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước mời Người ra ở tại tòa nhà lớn để cuộc sống đỡ vất vả hơn, nhưng người từ chối bởi Người làm sao có thể ở được trong ngôi nhà đó trong khi con dân của người còn không có chỗ nương thân, không đủ ăn đủ mặc. Cuối cùng Người đã chọn ngôi nhà sàn, ngôi nhà sàn giống kiểu nhà của đồng bào nơi vùng cao của chiến khu Việt Bắc. Khi dọn về ngôi nhà sàn bé nhỏ đơn sơ ấy Người đã dùng tầng dưới để làm nơi họ Bộ Chính trị và làm việc với cán bộ các bộ, các ban, ngành, và tiếp một số đoàn khách, bạn bè đồng chí gần gũi thân thiết với Người. Người chỉ dành cho mình một chút riêng tư tầng trên nhà sàn với duy nhất hai phòng. Hai phòng đấy không phải là to lớn rộng rãi gì. Căn phòng rất nhỏ diện tích chỉ vẻn vẹn 10m2. Ngôi nhà sàn tuy nhỏ, không nổi tiếng, không nguy nga tráng lệ như nhiều dinh thự của các vua chúa hoặc nguyên thủ quốc gia nhưng nó lại đủ lớn để sống mãi trong lòng người dân tới thăm. Không chỉ về cách ở, nét giản dị của người còn được thể hiện trên rất nhiều phương diện nữa. Đặc biệt người ghét thói xa hoa , lãng phí, hưởn thụ, phô trương, hình thức. Trong phòng làm việc cũng như phòng làm việc của Người chỉ có những đồ vật thật sự cần thiết và hết sức đơn giản. Đó, giản dị là như thế đó!. Sự giản dị của Bác được thể hiện ngay trong thơ văn của Người : “ Sáng ra bờ chuối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Bữa ăn của Bác như thế nào chắc hẳn cũng sẽ có nhiều người đặt câu hỏi. Thời kỳ hoạt động ở Pắc Pó ( Cao Bằng), Bác cũng nhue các đồng chí khác phải ăn cháo bẹ rau măng ròng rã, Bữa ăn của bác có phải là sơn hào hải vị không, có phải là những thứ đắt tiền và sang trọng như những vị tổng thống của các nước Mỹ, Anh hay không ?.Thực ra bữa ăn hằng ngày của Bác không có gì là khác biệt cả. Có canh cua, tương cà, dưa muối, cá bống kho với lá gừng,… Đó là những món ăn quen thuộc, dân giã, mang hương vị của mỗi làng quê Việt Nam mà người yêu thích. Người luôn luôn đặt con dân của mình lên trên hết mọi việc. Người quý trọng công sức, tải sản và cả thời gian của nhân dân, trong mỗi bữa ăn chẳng bao Người để thừa hay bỏ đi những đồ thừa, tránh lãng phí Người cố gắng ăn hết cho dù thế nào thì Người cũng không bao giờ để thừa hay bỏ đi. Có những thứ chắc hẳn chúng ta không bao giờ quên về Bác. Ngày mới giành chính quyền sau cách mạng tháng 8/ 1945, Bác làm việc tại Bắc Bộ Phủ trong căn phòng nhỏ trên gác hai, mỗi tháng Người được cấp 200 đồng cho việc ăn uống. Tới giờ ăn, Bác đến ăn tại bếp tập thể cùng mọi người. Bác coi mọi người đều là đồng đội đông chí của mình, mọi người ăn gì Bác ăn đấy, có sướng cùng sướng có khổ cùng chịu, đồng đội ăn cơm canh rau muống Bác cũng ăn như vậy. Bác hòa mình vào cùng con dân của mình như một người cha già kính yêu. Kháng chiến bùng nổ, Bác cùng các cơ quan Trung ương và Chính phủ trở lại Việt Bắc. Những năm đầu, đời sống kháng chiến vô cùng kham khổ, Bác vẫn ăn chung với an hem. Bát ăn cơm chỉ là ống bương cưa ra, thức ăn chủ yếu là măng, cao cấp nhất là thịt chim, sóc săn bắn hoặc đánh bẫy được đem kho mặn với muối để Bác ăn dần. Thỉnh thoảng thấy bác làm việc vất vả có con gà bồi dưỡng riêng cho Bác thì Người nói “lộc bất khả tận hưởng” rồi đem chia đều cho mọi người. Món ăn chủ lực của Bác và anh em vẫn là món được chế biến theo “công thức” : 1kg thịt + 1kg muối + 0,5kg ớt, được xào lên cho vào ống, đi đến đâu dùng cũng tiện. Có quả chuối hơi nẫu nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Bác luôn dùng mọi cách để có thể tiết kiệm và không bị lãng phí. Có lần, đoàn công tác của Bác đi qua huyện Yên Sơn, ghé vào một cơ sở để ăn trưa. Nhưng khi đến nơi, vì nghe có tiếng máy bay địch đang đến thì Bác bảo anh am mang cơm ra bãi cỏ ngoài bìa rừng ngồi ăn. Hai đồng chí bảo vệ vào xóm bưng cơm lại mượn them chiếc chiếu của gia đình đồng bào ra ngồi. Lúc đặt mâm cơm xuống, Bác thấy có con gà luộc, đĩa cá và hai bát canh. Thấy thế Bác không vui, Bác nói : “ Các chú không nên mượn chiếu của bà con làm phiền đến dân”. Ngừng một lát Bác nói tiếp : “ Trong khi nhân dân đang thắt lưng buộc bụng kháng chiến, mình ăn cơm thế này là ăn cơm “quan” đấy. Nói xog Bác chia đôi tất cả món ăn trên mâm, Bác bảo an hem mang một nửa vào biếu các gia đình nghèo trong xóm, phần còn lại chia đôi chỉ ăn một nửa, phần còn lại để cho bữa sau. Ngay cả trong những lần đi công tác, mấy Bác cháu được bố trí ăn cơm ở nhà một cơ sở. Dạo đó thiếu thốn nên cơm phải độn nhiều sắn, khoai. Vì thương Bác nên gia đình đã nấu them nồi cơm gạo trắng và sắp một mâm riêng. Khi vào bữa, Bác bưng bát cơm trắng, gắp thêm mấy miếng thức ăn ngon để mời cụ cố đang ngồi bên bếp lửa gian trong, Bác rành rọt nói : “ Cơm này là để dành cho người già nhất ăn”, rồi Bác lấy bát xới cho mình một bát cơm độn và ngồi cùng ăn với cả nhà. Con người ta luôn luôn muốn điều gì tốt nhất đối với mình nhưng đối với Bác dân no, dân vui là Bác cũng vui rồi. Không những thế có một câu nói đáng nhớ nhất của Bác là: “ lãng phí là có tội với nhân dân”. Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Bác trở về thủ đô Hà Nội và bữa ăn của người vẫn không thay đổi. Mỗi khi xong bữa, Người tự tay xếp bát đĩa gọn ghẽ để bớt phần công việc cho các đồng chí phục vụ. Có lần đồng chí phục vụ đưa lên đĩa cá anh vũ, một loại cá quý thường chỉ có ở ngã ba song Bạch Hạc, Việt Trì. Bác bảo : “ Cá ngon quá thế mà chú Tô ( Thủ tướng Phạm Văn Đồng) lại đi vắng! Thôi, các cú để đến chiều đồng chí Tô về chúng ta cùng thưởng thức”. Thấy Bác khen, anh em gửi tiếp cá đến nhưng không hiểu ý Bác. Khi vẫn thấy món cá hôm trước, Bác không hài lòng : “ Bác có phải là vua đâu mà phải cung với tiến”, rồi kiên quyết bắt các đồng chí mang đi không ăn nữa. Trong sinh hoạt hằng ngày , Người luôn đặt cho mình một kỷ luật hết sức chặt chẽ, giữ nếp trật tự, ngăn nắp, gọn gàng, Người thường xuyên chú ý đến việc rèn luyện sức khỏe đồng thời sắp xếp thời gian thực hiện mọi công việc thật hợp lý và hiệu quả. Rất chú ý cho việc rèn luyện sức khỏe đươc dẻo dai, giữ cho mình sức khỏe tốt nhất. Hằng ngày, vào mỗi buổi sáng người luôn giữ thói quen tập thể dục hoặc quyền thuật và đi bách bộ vào mỗi buổi chiều. Những năm tháng sống ở trong khu Phủ Chủ tịch, Người thường luyện gân tay bằng cách nắm hai hòn cuội,luyện đôi chân bằng cách đi bách bộ, tập võ hay đánh bóng chuyền để nâng cao thể lực và sức khỏe, phòng tránh bệnh tật và đớn đau, tránh làm phiền đến các đồng chí. Cho đén những năm cuối đời, Người vẫn gắng đi bộ, và mỗi ngày đi thêm mấy chục mét với hy vọng, mong muốn vẫn có sức khỏe để vào thăm đồng bào miền Nam. Người luôn giữ thói quen đọc báo chí, bản tin trước giờ làm việc hàng ngày, đánh dấu các bài cần chú ý để tiện việc theo dõi, trao đổi ý kiến và sử dụng khi cần thiết. Người đã đọc, đối chiếu, cắt dán và sưu tầm được 19 quyển báo cắt dán về tấm gương người tốt, việc tốt. Những công việc tự chính tay Người làm nên cái gì cũng giản dị, cũng đáng quý. Với những công việc hàng ngày trong tuần, trong tháng từ việc họp hành, làm việc với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, phụ trách các bộ, ban, ngành, tiếp khác trong nước và quốc tế, đến việc viết báo, đọc và trả lời thư từ,đi thăm cán bộ, nhân dân các địa phương, hay xem phim, xem văn nghệ, v.v.. đều được người sắp xếp hết sức hợp lý. Người luôn cố gắng để làm sao mọi công việc mất ít thời gian nhất, ít làm phiền đến cơ sở mà lại thu được kết quả cao nhất. Người cũng có thói quen tự mình đánh máy lấy những bài báo, bài viết, những thư từ gửi đi các nơi. Những việc cá nhân trong sinh hoạt thường ngày như chuẩn bị chăn màn đi ngủ, sắp xếp gọn gàng sau khi thức dậy Người đều tự mình làm lấy. Thương những đồng chí phục vụ vất vả, những hôm trời mưa to, Người vẫn xắn quần đi tới nhà ăn. Cũng thương đông đảo mọi người phải chờ mình vất vả, dùa trời mưa to Người vẫn tự mình cố gắng đi đến cho kịp buồi họp. Ngoài giờ làm việc, một trong những công việc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu thích đó là tăng gia sản xuất. Hình ảnh một Hồ Chí Minh quốc đất trồng rau, thực hiện khẩu hiệu “ tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa!”.Trong những năm kháng chiến không khác một Hồ Chí Minh cùng anh em cán bộ trong khu Phủ Chủ tịch cuốc đất trồng rau, vừa để cải thiện bữa ăn, vừa để rèn luyện sức khỏe. Những lần về thăm tỉnh Thái Bình, Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân cố nài Bác ở lại ăn cơm, Bác nói một câu khiến ai cũng phải xúc động, Bác nói : “ Đi thăm tỉnh lụt còn ăn uống nỗi gì”. Chỉ khi nào ở đâu, công tác lâu không về Bác mới ở lại ăn cơm ở địa phương và bao giờ cũng dặn chủ nhà: “ Đoàn đi Bác có từng này người, nếu được chỉ ăn từng này, từng này,...” Qủa thực một con người giản dị, đơn sơ rất lớn trong lòng nhân dân nhưng luôn coi mình là nhỏ bé, khép mình trong nơi ở đơn sơ, mọi thứ đều giản dị. Trong những lúc làm việc ở nhà, Bác thường mặc bộ quần áo bà ba nâu lụa Hà Đông, đi đôi guốc gỗ. Còn khi đi tiếp khách hay đi công tác Bác thường mặc bộ quần áo ka ki bốn túi và đôi dép cao su. Chỉ khi đi ra nước ngoài Bác mới khoác lên chiếc áo sơ mi và mới đồng ý may bộ quần áo dạ màu đen. Có lẽ ấn tuownhj hơn cả là đôi dép cao su của Bác. Đôi dép được làn từ chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp được quân và dân ta phục kích tiêu diệt tại vùng căn cứ địa Việt Bắc năm 1947. Nó gắn bó với Bác hơn 20 năm cách mạng phục vụ nhân dân , phục vụ đất nước. Đôi dép của Bác đã được đưa vào thơ ca nhạc họa, là hiện thân của đức tính giản dị của một conh người vĩ đại, trên con đường trường trinh vạn dặm vì non sông đất nước. Như nhà thơ Tạ Hữu Yên đã từng viết : “ Đôi dép đơn sơ Đôi dép Bác Hồ Bác đi từ ở chiến khu Bác về Phố phương, trận địa, nhà máy, đồng quê Đều in dấu dép Bác về Bác ơi…” Những lúc lâm bệnh, trái gió trở trời làm Bác ốm đau, Người luôn tự mình chịu đựng và còn động viên người xung quanh. Không muốn làm phiền đến mọi người, không muốn để mình làm gánh nặng của mọi người, để mọi người lo lắng quá nhiều khi thấy sưc khỏe Bác giảm sút dần, Người bắt đầu viết bản di chúc, cứ mỗi năm vào dịp tháng 5, Người lại đem ra xem lại và lại một lần sửa đổi. Cuối cung người để lại muôn vàn tình thương cho con cháu, cho hậu thế. Những lời dặn dò tâm huyết cho toàn đảng, toàn quân, toàn dân ta và bạn bè quốc tế trong tài liệu tuyệt đối bí mật đó. Là một vị Chủ tịch nước, nhưng Hồ Chí Minh vẫn khôn nguôi nỗi nhớ những đầm sen, những hàng dâm bụt, giếng cốc, núi Hồng Lĩnh, sông Lam… ở quê nhà và những danh lam thắng cảnh của đất nước mà Người tứng thấy trên con đường vào Huế, trên suốt cả chặng đường dài đi về phía nam của Tổ quốc thuở trước. Người mang theo những những hình ảnh thân thương đó trong suốt những năm tháng đi tìm đường cứu nước và khi trở về hoạt động bí mật ở vùng núi phía Bắc, Người sống gần gũi với núi, với suối, với rừng cây, v.v… Khi sống trong ngôi nhà sàn dưới bóng cây râm mát ở khu Phủ Chủ tịch suốt ngày rộn rã tiếng chim, Người thường ra bờ ao ngồi cho cá ăn vào mỗi buổi chiều. Mảnh đất nhỏ trước ngôi nhà sàn, Người dành chồng đủ các loại cây hoa mộc, hoa nhài, hoa sói, hoa dạ hương, hoa bưởi, hoa ngâu, hoa nào cũng có hương thơm dịu mát, Người trồng cả những hàng hoa dâm bụt chạy quanh nhà sàn như ở làng sen quê nhà. Phía sau nhà là cả một vườn cam quê hương, bên kia bờ ao là cả một vườn rau xanh mơn mởn, chim trời hoa lá thi nhau đua nở, bốn mùa có hoa thơm, quả ngọt và rau xanh. Đầu nhà sàn là cây vú sữa, trước nhà là cây dừa, tất cả hầu như đều là những cây của đồng bào miền Nam ruột thịt gửi tặng. Những lúc trời mát, Người vẫn ngồi đọc sách, tiếp khách bên giàn hoa giấy trong một không gian thiên nhiên thoãng đãng phía sau tòa nhà Phủ Chủ tịch. Yêu thiên nhiên,gắn bó với thiên nhiên, nên dù công việc bận rộn nhiều, nhưng Người vẫn sắp xếp thời gian đi thăm các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử của đất nước. Không chỉ biết hưởng thụ những gì thiên nhiên ban tặng dành cho người, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn muốn con người phải trả lại cho thiên nhiên những gì đã mất đi vì con người, vì thiên tai, dịch họa. Người đề sướng phong trào “ Tết trông cây”, Người nói: “ Việc này tốn kém ít mà lợi ích thì lại rất nhiều”, và yêu cầu: “ Trồng cây nào, tốt cây ấy”. Phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc do Người phát động ngày nay đã trở thành một phong tục tập quán tốt đẹp trong nhân dân: “ Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Với người, tình yêu thiên nhiên gắn liền với xuất phát từ tình yêu đất nước, tình yêu con người, vì tương lai của đất nước, gắn liền với nhiệm vụ trồng người. Người thường xuyên chăm lo bồi dưỡng cho thế hệ trẻ, chăm lo đào tạo cách mạng cho muôn đời sau. Mùa xuân cuối cùng của cuộc đời Người đi trồng cây trên đồi Vật lạ, Ba Vì, Hà Tây. Người mời một số cán bộ có trách nhiệm đến bàn tiếp vấn đề trồng người. Người từng suy nghĩ phải bắt đầu từ việc trồng cây, từng conn người mới lớn, nâng niu từng tấm gương tốt ,việc tốt xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày, của hàng triệu của quàn chúng nhân dân lao động trong cả nước.Phải có nhiều cây mới thành rừng, phải có nhiều người tốt mới trở thành một xã hội tốt. Bác Hồ la người khởi xướng, là người cổ vũ, tổ chức và mãi mãi là tấm gương sáng cho mọi thế hệ trong sự nghiệp trồng người của đất nước và dân tộc ta. Người là vậy, là một Hồ Chí Minh bình dị trong cuộc sống đời thường, thật sâu trong thâm tâm Người lúc nào cũng mong muốn toàn dân được hạnh phúc ấm no, dành hết thảy cho nhân dân cho đât nước, cho khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên đát nước ta. Một Hồ Chí Minh- anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam bình dị trở thành một đạo đức cách mạng luôn sống mãi: “ Những gì thuộc về người từ phẩm chất đến hành động, vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam, nhân dân các dân tộc yêu độc lập, tự do, hòa bình, công lý và những người tiến bộ trên thế giới. 2. Nét giản dị của Hồ Chí Minh trong hoạt động cách mạng. Người không chỉ giản dị trong đời sống thường ngày, đời sống sinh hoạt, mà người còn giản dị cả trong quãng thời gian hoạt động cách mạng. Một con người hoàn hảo trên tất cả các phương diện, Người là một tấm gương sáng mà ngàn đời người ngàn con dân Việt Nam phải nhớ đến không bao giờ quên. Qua bao năm tháng hoạt động cách mạng bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chủ tịch tích lũy được vốn kiến thức rất uyên thâm, kết tinh thinh hoa trí tuệ loài người, nhưng khi đến với cán bộ cách mạng, quần chúng nhân dân, Bác đã chuyển hóa những kiến thức đó thành những câu chuyện nhẹ nhàng, dễ hiểu, rất bình dị và gần gũi. Đầu năm 1946, có cuộc họp cán bộ từ Trung ương đến địa phương. Bác đến thăm và nói chuyện, khi giải thích mối quan hệ giữa chính sách của chính phủ với nhân dân thông qua đội ngũ cán bộ địa phương, Bác dùng một tấm bìa hình tam giác cân. Bác quay đáy tam giác lên trên, hướng đỉnh xuống dưới và nói, đây là chủ trương của chính phủ có nhiều vấn đề lớn. Rồi Bác chỉ tay xuống đỉnh của tam giác phía dưới và nói, những chủ trương đó qua nhiều cấp bậc, nhiều cán bộ yếu kém đến khi xuống dân thì bé lại chỉ cồn chừng này. Sau đó Bác lật tấm bìa đấy xuống dưới, đỉnh lên trên và giải thích, chiều đáy là nguyện vọng của nhân dân, có rất nhiều, rất phong phú được phản ánh từ cơ sở nhưng khi qua nhiều cấp, nhiều cán bộ thì chỉ còn bé chừng này, Bác chỉ tay vào đỉnh trên, xong Bác kết luận: “Vậy thì chúng ta phải làm gì để Chính phủ gần dân”. Ai dự họp cũng thấm thía lời dậy của Bác và tự tìm câu trả lời đúng với công việc của mình. Cũng trong năm 1946, Nhà nước cách mạng non trẻ phải đối phó với nhiều kẻ thù trong giặc ngoài, bọn Việt cách, Việt quốc gây cho ta bao khó khăn, gian nan. Nhiều người lên yêu cầu Bác cho quét sạch chúng đi, Bác cười bảo: “các chú giữ sức đánh Tây?”, rồi Bác giải thích “dòng nước đang chảy có cây gỗ chắn ngang, làm rác rưởi, lá cây đọng lại, các chú cứ vứt từng cái rác, từng cái lá thì không xuể mà phải tìm cách gạt cây gỗ đi thì dòng nước sẽ thông thoát”. Trong thời kì kháng chiến nhiều cán bộ đi tuyên truyền về đường lối “trường kì kháng chiến”, khi nhân dân chất vấn “kháng chiến khi nào thành công?” nhiều người không giải thích được bèn về hỏi Bác. Bác bảo: “Các chú biết rằng đồng bào ta phần lớn là nông dân thì phải lấy hình ảnh cụ thể, để đồng bào dễ hiểu, các chú lấy chữ nghĩa, nào là “phụ thuộc”, “khách quan”, “chủ quan” thì dân ít người hiểu, mà phải lấy ví dụ cụ thể như muốn có khoai ăn, lúa ăn cũng phải chờ đến 3 tháng hoặc 6 tháng mới có thu hoạch, người phụ nữ có thai cũng phải 9 tháng mới sinh con. Khi đến với dân, với đồng chí, Bác ở bên họ như người thân, không có sự cách biệt giữa lãnh tụ với dân. Con người Bác, phong cách Bác, tư tưởng Bác toát lên một chân lý dễ hiểu: dân dã mà thanh cao, cụ thể dễ hiểu mà uyên bác, tinh túy. Năm 1948, từ chiến khu Việt Bắc, giữa lúc phong trào thi đưa xây dựng đời sống mới đang lên, Bác Hồ gửi thư chúc thọ cụ Phùng Lục, phụ lão cứu quốc huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông. Thư viết: “…Những vị thượng thọ như cụ là của quý của dân tộc và nước nhà. Trong ngày chúc thọ, cụ lại miễn sự tế lễ linh đình, mà đem số tiền 500 đồng quyên vào quỹ kháng chiến. Như thế là cụ đã nêu cái tấm gương hăng hái kháng chiến và cái gương sửa đổi cổ tục thực hành đời sống mới cho toàn thể đồng bào noi theo. Cháu xin thay mặt Chính phủ cảm ơn cụ và trân trọng Cụ sống lâu và luôn khỏe mạnh…”. Vị Chủ tịch nước 58 tuổi viết thư cho một bậc thượng thọ, tự xưng là cháu, quả là việc xưa nay hiếm, có một không hai. Cũng tại chiến khu Việt Bắc, năm 1950, Bác Hồ đi chiến dịch biên giới. Anh em cảnh vệ kiếm được một con ngựa, mời Bác cưỡi. Bác nói: “chúng ta có bảy người, ngựa chỉ có một con, Bác cưỡi sao tiện”. Anh em khẩn khoản mãi, không nỡ từ chối, Bác trả lời: “thôi được các chú cứ mang nó theo để nó đỡ hộ ba-lô, gạo nước và thức ăn. Trên đường đi, ai mệt thì cưỡi, Bác mệt, Bác cũng sẽ cưỡi”. Cuối năm 1961, Bác về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, một xã có phong trào trồng cây tốt. Tại một ngọn đồi thấp, Bác đứng nói chuyện với nhân dân, Càng gần trưa, nắng càng gắt. Nhìn Bác đứng giữa nắng, ai cũng băn khoăn. Đồng chí chủ tịch huyện cho tìm mượn được chiếc ô, định giương lên cho Bác, Bác quay lại hỏi: “thế chú có đủ ô cho tất cả đồng bào không? Thôi cất đi Bác có phải là vua đâu”. Có lẽ những mẩu chuyện cụ thể như thế này thì nhiều lắm, kể ngày này qua ngày khác cũng không hết được. Về bộ quần áo ka ki, đôi dép cao su và ngôi nhà gỗ của Bác Hồ, sẽ không có gì đáng nói nếu đó chỉ là những vật dụng thông thường, nếu đằng sau những thứ ấy không phải là một nếp sống thanh cao, một nhân cách lớn, một tâm hồn lớn. Bộ quần áo ka ki gắn liền với cuộc đời của Bác ngay từ những ngày đầu nước nhà giành độc lập, trải qua hai cuộc kháng chiến cho đến khi Bác qua đời. Báo Pháp Paris, số ra ngày 18-6-1946, đã viết: “Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi”. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ quần áo ka ki xoàng xĩnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý, nói với ông rằng với địa vị của ông ngày nay, nhiều khi cần phải ăn mặc cho trang trọng, thì ông mỉm cười trả lời: “chúng ta tưởng rằng chúng ta được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào đang trần mình rét run trong thành phố và các vùng quê”. Sự ăn ở giản dị đến cực độ như một ẩn sĩ đó là đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Đôi dép cao su của Bác “ra đời” vào năm 1947, được “chế tạo” từ một chiếc lốp ôtô quân địch bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Trên đường công tác, Bác nói vui với anh em cán bộ đi cùng: đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa… Mười một năm sau, đôi dép cao su ấy vẫn được Bác sử dụng trong chuyến thăm Ấn Độ vào 02-1958. Chuyện kể lại: khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng, an hem cảnh vệ lập mẹo, giấu dép đi, để sẵn một đôi giày mới. Bác phát hiện và ôn tồn bảo: “Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì”. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn. Nhân dân ta còn khó khăn. Bác đi dép cao su nhưng bên trong vẫn có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự. Điều ít ai nghĩ tới là suốt thời gian ở Ấn Độ, các chính khách, nhà báo, quay phim, chụp ảnh lại rất chú ý đến đôi dép của Bác, Nói đúng hơn là họ quan tâm đến đến phong cách giản dị của con người vĩ đại. Bác Hồ đã được các nhà lãnh đạo và đông đảo các tầng lớp nhân dân, nơi Bác đến thăm, dành cho sự yêu mến và kính trọng đặc biệt. Bác Hồ từ chối không ngồi chiếc ghế vàng dành để đón tiếp Người, mà ngồi cùng ghế như những người thường. Bác đến tận nơi bắt tay người lái tàu còn đầy than bụi. Khi cuộc chiến gay go ác liệt, Bác vui vẻ nhận hang đá là nhà của mình. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng nhà riêng không phải là sang trọng gì mà rất đơn giản. Ngôi nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Nhận xét về sự giản dị của Bác, một tờ nước Pháp đã viết : “ Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tĩnh rõ rệt nhất của Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt trước hành động đó của ông…” 3. Phong cách giản dị của Bác đối với sinh viên và con người hiện nay. Kinh tế ngày càng phát triển, điều kiện xã hội ngày càng đi lên nhiều so với thời kỳ đất nước trong chiến tranh bao cấp, mức sống chung của người dân ngày càng được nâng lên rõ rệt. Liệu rằng đức tính dản dị khiêm nhường còn đúng với sinh viên và con người ngày nay hay không ?. Qủa thực đây là một câu hỏi khó cũng có những thành phần đáng trách và cũng có những con người đáng khen. Xét trên phương diện quan chức nhà nước, cùng là những nhà lãnh đạo nhưng không thể hiểu được lại có những con người không hề làm theo mẫu gương của Bác. Hơn 40 năm trôi qua tấm gương giản dị của Bác đang bị phai mờ. Thực tế hiện nay không ít cán bộ, công chức nhà nước có thu nhập chính thức không cao, song vẫn sống trong những ngôi nhà rộng rãi, đầy đủ tiện nghi, xe hơi hiện đại, với chi tiêu hàng tháng cao gấp nhiều lần mức lương. Sinh hoạt cá nhân của không ít cán bộ, quan chức cũng rất hoang phí “ chơi trội”. Trong thời gian vừa qua, dư luận ồn ào về biệt thự hoành tráng của một cựu quan thanh tra Chính phủ, hay biệt thự nhà vườn một quan chức Hải Dương, rồi một chuyện quan chức cấp quận mua một lúc 5 căn biệt thự tại Hà Nội, v.v…Những chuyện đó đã tạo ra những hoài nghi trong người dân về lối sống, nguồn tài sản của không ít cán bộ, quan chức. Trong khi đó tỉ lệ hộ nghèo vẫn cứ tăng cao. Trong hoàn cảnh đó đầy tớ vủa nhân dân lại tiêu xài lãng phí, xa hoa, tích trữ cho bản thân, nhưng lại vung tay với tài sản công thì chính là có tội với dân, với nước, làm xói mòn lòng tin của nhân dân. Qủa thực con người không hề làm theo lời Bác dạy, thậm chí còn phá hủy nó. Dù đã qua hơn bốn mươi thập kỷ Người đã về cõi vĩnh hằng, nhưng câu chuyện về giản dị của Bác luôn mang tính thời sự để nhắc nhở con người phải sống giản dị, khó nghèo. Còn đối với sinh viền cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực lực hơn nữa để xứng đáng với niềm tin của Bác. Là những trụ cột của tương lai đất nước. Sinh viên học tập và làm theo tấm gương của Hồ Chí Minh là cách giúp chúng ta tìm lại chính mình. Trên thực tế tình trạng sinh viên có lối sống buông thả tiếp tục diễn ra và ngày càng gia tăng, tình trạng ăn chơi đua đòi chat chit trên mạng xã hội, tốn thời gian, tiền của vào những công việc không ra gì. Một số xinh viên thể hiện sự tha hóa của xã hội, những đạo đức truyền thống xa dời, coi thường kỷ cương pháp luật. Hầu như họ chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi lãng phí, cá độ, lười biếng học tập,lao vào các thói hư tật xấu. Ảnh hưởng của lối sống thực dụng đã làm xuất hiện tư tưởng chạy theo đồng tiền, coi tiền là tất cả, coi thường luân lý, không phân biệt phải trái. Những biểu hiện đó đã đi ngược lại với đạo đức, đi ngược lại lời dạy cuả Bác. Bác Hồ đã bằng mọi cách giúp mình giúp người tiết kiệm thời gian, dạy chúng ta phải sống khiêm nhường, giản dị giúp ích cho xã hội một cách tốt nhất. Thế nhưng lời dạy của Bác đang bị phai nhòa mờ nhạt. Tình trạng sống thử, ăn ở vô tổ chức và đẫn đến những sai lầm ngày càng nhiều, hiện tượng phá thai bừa bãi xảy ra nhiều nhất lại ở sinh viên. Đó là lối sống vô tổ chức, buông thả. Ngại khó, lười biếng, không chu toàn việc học, ham chơi xa đoạ. Gặp khó khăn thì nản chí, không chịu vận động suy nghĩ, phó mặc cho số phận , cho cuộc sống đưa đẩy.Chính vì thế sinh viên và con người hiện nay càng phải cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực hơn để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chính là cách giúp hoàn thiện nhân cách của mình. Có những cách để học tập và làm theo tấm gương của Bác về thanh niên , rèn luyện những phẩm chất đạo đức mà Bác đòi hỏi ở thế hệ tương lai của nhà nước. Là những người con tương lai của đất nước, phải luôn nâng cao trí khí cách mạng “ trung thành” với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, sẵn sàng nghe theo tiếng gọi của tổ quốc.Đồng thời, sinh viên còn phải luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị, chống kiêu căng tự mãn, chống lãng phí xa hoa, thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ mãi. Đồng thời ra sức nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho tổ quốc và nhân dân. Thanh niên, sinh viên cần đẩy mạnh việc trau dồi đạo đức mà Hồ Chí Minh đòi hỏi ở con người mới,xã hội mới Việt Nam trong thời đại mới. Trung với nước,hiếu với dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lòng yêu thương con người, tinh thần quốc tế trong sáng. v.v.. Bên cạnh những con người xấu cũng có rất nhiều những bạn trẻ thanh niên sống theo gương của Hồ Chủ tịch. Rất nhiều bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong học tập, cố gắng hoàn thiện bản thân, nhân cách con người, sống theo tấm gương của Bác. Có những bạn biết giúp đỡ người, có rất nhiều cách để thể hiện tinh thần hy sinh, đức tính giản dị mà sinh viên đang noi gương Bác. Nhiều bạn sinh viên đã quyên góp, ủng hộ, giúp đỡ những cảnh đời neo đơn, rất nhiều những người xung quanh chúng ta cần chúng ta giúp đỡ, cần được cảm thông, chia sẻ, những em bé mồ côi, người khuyết tật,người già không nơi nương tựa. Sự giúp đỡ của chúng ta không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà nó còn mang ý nghĩa tinh thần to lớn. Sự thăm nom , chăm hỏi của chúng ta tuy không phải là những gì to lớn nhưng cũng đủ để họ có thêm nghị lực vào tình yêu và cuộc sống. Chiến dịch mùa hè xanh, sinh viên tình nguyện là động viên họ về mặt tinh thần, để họ có thêm động lực vươn lên hoàn cảnh, có niềm tin vào cuộc sống, chiến dịch mùa hè xanh đã và đang và sẽ làm tốt hơn nữa bởi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là để giúp chúng ta sống tốt hơn, sống đẹp hơn. Việc học tập ở Bác không phải là đâu xa mà ngay chính trong trong những hành động cụ thể của mình, rất nhiều sinh viên đã và đang làm được việc đó như không vứt rác bừa bãi, giữ về sinh chung, bảo vệ của công, chăm chỉ học tập và nói không với các tệ nạn xã hội. Như thế mỗi đoàn sinh viên xẽ hình dung được mình cần phải làm gì và làm như thế nào, và chắc chắn phong trào sẽ đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn. Có rất nhiều sinh viên đã tich cực xây dựng phong trào học tập, xây dựng cách làm việc khoa học, có hiệu quả, chống nạn ngủ ngày trong kí túc xá. Đây chính là hướng cho các bạn sinh viên học tập ở Bác tính giản dị, tiết kiệm thời gian, chăm chỉ học tập và tham gia những hoạt động có ích cho bản thân và xã hội. Đó là một số những mặt tốt và mặt xấu sinh viên làm đươc và chưa làm được theo tấm gương giản dị của Bác. Những mặt tốt mỗi bạn sinh viên cần phải tiếp tục phát huy và những mặt xấu cần phải khắc phục, hạn chế và sửa đổi. C. Phần kết luận. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống đầy đủ mọi tiện nghi, nhưng đức tính tiết kiệm vẫn luôn cần thiết. Nếu tất cả mọi người đều có tính tiết kiệm thì xã hội sẽ phát triển nhanh chóng, đất nước sẽ giàu lên. Vì vậy mỗi người chúng ta cần phải tự ý thức thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí không cần thiết. Chúng ta hãy sống và làm việc theo tấm gương của Người. Baác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, sự kính trọng mà toàn thể nhân dân dành cho Người không phải chỉ là lòng yêu nước thương dân, mà còn là ở đức tính giản dị. Đức tính đáng quý đó là tấm gương sáng cho thế hệ con cháu noi theo. Như chúng ta đã biết Bác tiết kiệm trong mọi lĩnh vực, mọi nơi, đức tính đó của Bác làm cho bao thế hệ con người phải kính phục. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món thường là các món dân tộc như tương cà, dưa, cá kho.,. Bác bảo ăn món gì là phải hết món đấy, không được lãng phí. Người vĩ đại từ những điều bình dị nhất như có một nhà văn đã từng viết: “ Một con người vĩ đại, nhiều khi vĩ đại ngay trong những công việc bình thường”. Thật vậy, những việc làm của Bác tuy đơn so nhưng lại mang ý nghĩa to lớn dường bao. Tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lại không hề nhỏ. Những cống hiến của Người đối với sự nghiệp cách mạng vô cùng to lớn đối với nhân dân ta là vô bờ bến. Dù năm tháng đã đi qua trên mảnh đất thân yêu, chúng ta không thể nào quên hình ảnh vị cha già kính yêu. Có thể nói, những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam tromg thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là tấm Gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống dân tộc, của nhân loại và thời đại. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác luôn rèn luyện mình để trở thành người có đaọ đức cách mạng. Theo đó Người đã làm giàu đạo đức cách mạng Việt Nam bằng sự kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông. Người đac học tập và hành động bởi các tấm gương ấy với nếp sống giản dị, coi khinh sự xa hoa, yêu lao động, đồng cảm sâu sắc với người cùng khổ. Bác tường căn dặn mọi người phải biết tiết kiệm, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, phải tiết kiệm từ những cái nhỏ đến cái to, không xa xỉ, hoang phí, bừa bãi, phô chương. Cả cuộc đời người thanh bạch từ cách ăn, cách sống và cả phương tiện làm vệc. Nhà của Bác chỉ là ngôi nhà sàn lợp ngói, căn phòng nhỏ lẻ, chật hẹp. Và chính ngôi nhà sang ấy làm lay động trái tim nhân loại bởi trong ấy chỉ có những thứ tối thiểu cần dùng cho một người lãnh đạo: bộ bàn ghế làm việc, chiếc giường con, cái đồng hồ… Để sống giản dị không hề đơn giản, không phải ai cũng làm được. Trong cuộc đời, hoa có còn muôn vàn muôn vẻ, có hoa rực rỡ trên phù xa, có hoa khiêm nhường trên đá núi. Con người cũng có người nghèo, người có cuộc sống đầy đủ, người chưa có cuộc sống ấm no. Vậy nên trong chi tiêu, phải sử dụng hợp lý, phù hợp với đều kiện cá nhân làm sao không rơi vào tình cảnh “ bóc ngắn cắn dai” để mang tiếng đua đòi lố lăng. Mặt khác trong điều kiện, bối cảnh cụ thể cũng chi phối đòi hỏi mỗi người phải có sự điều chỉnh phù hợp. Không phải lúc nào cũng chưng diện lộng lẫy xa hoa, và dễ dãi xuề xòa cũng là giản dị. Với mỗi con người, học tập và làm theo tấm gương vủa Bác là vô cùng quan trong. Đặc biệt đối với sinh viên, luyện tập lối sống giản dị là thực sự cần thiết, bởi từ đó tở thành lối sống muôn đời hình thành nên nhân cách con người. Vì vậy mỗi sinh viên cần phải ý thức việc rèn luyện này. Đa phần sinh viên chưa thực sự làm ra tiền, còn phải xin tiền bố mẹ, nên chúng ta cần phải chi tiêu tiết kiệm, chỉ dùng tiền vào việc cần thiết, trang phục ăn uống phải đúng nơi, đúng lúc. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải triệt tiêu, loại trừ lối sống xa hoa của những kẻ hay phô chương, khoe khoang quá lố, thích trơ trội, viện vào cớ sành điệu, đúng mốt để tổ chức tiệc tùng liên miên, chi tiêu tốn kém. Đứng trước vấn nạn đó, việc thấm nhuần những lời dạy của Bác Hồ là một việc làm hết sức cần thiết. Mỗi cán bộ đảng viên, đoàn viên và nhất là sinh viên, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, ra sức bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức đặc biệt là phong cách giản dị. Hồ Chí Minh, một con người sống hết mình vì nước vì dân, luôn đặt nhân dân lên hàng đầu với mong muốn sau này những thế hệ trẻ tương lai sẽ đưa đất nước lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Từ những thứ rất giản dị đã làm nên một con người Việt Nam vĩ đại. Với mỗi chúng ta cuộc đời Hồ Chủ tịch trong như ánh sáng, là tấm gương sáng tuyệt vời về chí khí cách mạng dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ, long nhân đạo và yêu mến nhân dân thắm thiết, đặc biệt là tác phong khiêm tốn giản dị. Cuộc đời của người thật vĩ đại để lại cho chúng ta bao nhiêu bài học. Có thể khẳng định phong cách khiêm tốn giản dị của Hồ Chí Minh là kết tinh của văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam qua bao thế hệ, thừa hưởng đạo đức, lối sống thanh bạch, giản dị của gia đình, được thể hiện sống động qua từng cử chỉ hành động trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Với bao thế hệ thì Hồ Chủ tịch gần gũi, thân thương, đáng kính “ Người là cha, là Bác, là anh”. Mặc dù là một nguyên thủ quốc gia, mọi thứ của Bác đều giản dị, chân thực, đáng quý. Bác đã đi xa nhưng hình ảnh Bác vẫn không hề phai mờ trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Tầm ảnh hưởng của Bác được lan rộng đến tầm quốc tế. Không ai là không biết đến Bác, biết đến con người giản dị, sống đơn sơ nhưng vẫn đệp nhất trong mắt các nước bạn. Thật vậy, dù năm tháng có qua đi trên mảnh đất thân yêu Việt Nam chúng ta không thể nào quên được hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta. Người đã để lại tài sản vô giá đó là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và của thời đại. Có thể nói, những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Vệt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, nhưng cũng là một tấm gương đạo đức hết sức giản dị, ai cũng có thể học và làm theo để trở nên một con người mới có ích. Bác Hồ còn căn dặn mọi người phải biết tiết kiệm, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiền bạc.. Bác luôn luôn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam . Học tập đức tính của Bác luôn là bài học có giá trị vượt thời gian, mỗi cá nhân hãy luôn cố gắng phấn đấu, nỗ lực học tập Người từ những điều giản dị nhất để rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Góp phần xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn. [...]... niềm tin yêu của Bác Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chính là cách giúp hoàn thiện nhân cách của mình Có những cách để học tập và làm theo tấm gương của Bác về thanh niên , rèn luyện những phẩm chất đạo đức mà Bác đòi hỏi ở thế hệ tư ng lai của nhà nước Là những người con tư ng lai của đất nước, phải luôn nâng cao trí khí cách mạng “ trung thành” với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào... 9 tháng mới sinh con Khi đến với dân, với đồng chí, Bác ở bên họ như người thân, không có sự cách biệt giữa lãnh tụ với dân Con người Bác, phong cách Bác, tư tưởng Bác toát lên một chân lý dễ hiểu: dân dã mà thanh cao, cụ thể dễ hiểu mà uyên bác, tinh túy Năm 1948, từ chiến khu Việt Bắc, giữa lúc phong trào thi đưa xây dựng đời sống mới đang lên, Bác Hồ gửi thư chúc thọ cụ Phùng Lục, phụ lão cứu quốc... đặc biệt là phong cách giản dị Hồ Chí Minh, một con người sống hết mình vì nước vì dân, luôn đặt nhân dân lên hàng đầu với mong muốn sau này những thế hệ trẻ tư ng lai sẽ đưa đất nước lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu Từ những thứ rất giản dị đã làm nên một con người Việt Nam vĩ đại Với mỗi chúng ta cuộc đời Hồ Chủ tịch trong như ánh sáng, là tấm gương sáng tuyệt vời về chí khí cách mạng dân tộc,... yêu của dân tộc ta Người đã để lại tài sản vô giá đó là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và của thời đại Có thể nói, những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Vệt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, nhưng cũng là một tấm gương đạo đức hết... thắm thiết, đặc biệt là tác phong khiêm tốn giản dị Cuộc đời của người thật vĩ đại để lại cho chúng ta bao nhiêu bài học Có thể khẳng định phong cách khiêm tốn giản dị của Hồ Chí Minh là kết tinh của văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam qua bao thế hệ, thừa hưởng đạo đức, lối sống thanh bạch, giản dị của gia đình, được thể hiện sống động qua từng cử chỉ hành động trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt... mươi thập kỷ Người đã về cõi vĩnh hằng, nhưng câu chuyện về giản dị của Bác luôn mang tính thời sự để nhắc nhở con người phải sống giản dị, khó nghèo Còn đối với sinh viền cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực lực hơn nữa để xứng đáng với niềm tin của Bác Là những trụ cột của tư ng lai đất nước Sinh viên học tập và làm theo tấm gương của Hồ Chí Minh là cách giúp chúng ta tìm lại chính mình Trên thực... thói hư tật xấu Ảnh hưởng của lối sống thực dụng đã làm xuất hiện tư tưởng chạy theo đồng tiền, coi tiền là tất cả, coi thường luân lý, không phân biệt phải trái Những biểu hiện đó đã đi ngược lại với đạo đức, đi ngược lại lời dạy cuả Bác Bác Hồ đã bằng mọi cách giúp mình giúp người tiết kiệm thời gian, dạy chúng ta phải sống khiêm nhường, giản dị giúp ích cho xã hội một cách tốt nhất Thế nhưng lời dạy... kiệm liêm chính, chí công vô tư, lòng yêu thương con người, tinh thần quốc tế trong sáng v.v Bên cạnh những con người xấu cũng có rất nhiều những bạn trẻ thanh niên sống theo gương của Hồ Chủ tịch Rất nhiều bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong học tập, cố gắng hoàn thiện bản thân, nhân cách con người, sống theo tấm gương của Bác Có những bạn biết giúp đỡ người, có rất nhiều cách để... loại và thời đại Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác luôn rèn luyện mình để trở thành người có đaọ đức cách mạng Theo đó Người đã làm giàu đạo đức cách mạng Việt Nam bằng sự kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông Người đac học tập và hành động bởi các tấm gương ấy với nếp sống giản dị, coi khinh sự xa hoa, yêu lao động, đồng cảm sâu sắc với người cùng khổ Bác tư ng căn dặn mọi người phải biết tiết kiệm,... hè xanh đã và đang và sẽ làm tốt hơn nữa bởi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là để giúp chúng ta sống tốt hơn, sống đẹp hơn Việc học tập ở Bác không phải là đâu xa mà ngay chính trong trong những hành động cụ thể của mình, rất nhiều sinh viên đã và đang làm được việc đó như không vứt rác bừa bãi, giữ về sinh chung, bảo vệ của công, chăm chỉ học tập và nói không với các tệ nạn xã hội ... xã hội, tiếp thu thiếu chọn lọc phong cách sống từ bên Cần phải phát huy tích cực điều chỉnh lệch lạc suy nghĩ học sinh sinh viên sống theo phong cách Hồ Chí Minh Phương pháp nghiên cứu - Dựa... tịch Hồ Chí Minh yêu thích tăng gia sản xuất Hình ảnh Hồ Chí Minh quốc đất trồng rau, thực hiệu “ tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa!”.Trong năm kháng chiến không khác Hồ Chí Minh. .. người bác mà cần học nên học lối sống giản dị Hồ Chí Minh gương bình dị đời sống sinh hoạt Bác Hồ người giản dị biết Trước hết Bác bình dị đời sống sinh hoạt Cuộc sống bác cao quý hay hoa mỹ Bác

Ngày đăng: 05/10/2015, 13:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan