đề tài: quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn

84 786 0
đề tài: quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2010 – 2014 QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHIM HOẠT HÌNH, LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI: Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TH.S NGUYỄN PHAN KHÔI NGUYỄN THỊ THANH TÂM MSSV: 5106091 Lớp: LK1064A2 Cần Thơ, 11/2013 Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn LỜI CÁM ƠN  Khóa luận tốt nghiệp là bước cuối cùng đánh dấu sự trưởng thành của sinh viên ở giảng đường Đại học. Để làm tốt bước ngoặc này và tham gia buổi báo cáo ngày hôm nay em đã được sự giúp đỡ, hỗ trợ, hướng dẫn và động viên từ gia đình, quý thầy cô cùng bạn bè. Nay cho em xin phép được gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến: Các thầy cô Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học để từ đó em phát triển thêm vốn hiểu biết của mình vận dụng trong công việc sau này. Tiếp theo em xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Phan Khôi – người thầy đã dành nhiều tâm huyết để trực tiếp hướng dẫn luận văn tốt nghiệp này. Trong quá trình làm luận văn, thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp em giải quyết các vấn đề nảy sinh và giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp đúng định hướng ban đầu. Em cũng gửi lời cám ơn đến ba mẹ là người đã dạy dỗ và nuôi em khôn lớn, cũng như những người bạn luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống và những khó khăn trong học tập. Cuối cùng, em xin cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã dành thời gian để có những đóng góp quý báu để bài viết của em thêm hoàn chỉnh. Bằng tất cả sự nổ lực và cố gắng của bản thân trong suốt quá trình tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp tận tình và quý báu của quý Thầy Cô và các bạn. Trân trọng cảm ơn! Cần Thơ, tháng 11 năm 2013 Người viết Nguyễn Thị Thanh Tâm GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn  NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:  ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn  NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN:  ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn DANH MỤC HÌNH Hình 1: Phim hoạt hình “Chico & Rita” Hình 2: Phim hoạt hình 3D “Cô bé bán diêm” Hình 3: Truyện tranh Đôrêmon Hình 4: 30 phim dài về Đôrêmon Hình 5: Credit phim hoạt hình “Tom and Jerry” Hình 6: Nhân vật hoạt hình chuột Mickey Hình 7: Hãng hàng không Nhật All Nippon Airways có 4 chiếc máy bay được vẽ đầy các nhân vật hoạt hình “ Pokemon” Hình 8: Sản phẩm kem que Monte Rosa với hình ảnh Tom & Jerry Hình 9: Poster phim hoạt hình “Happy feet 2” Hình 10: Hình ảnh trong phim hoạt hình “Thủy thủ mặt trăng” đã “chế bản” Hình 11: Hình ảnh chụp từ trang wed “v1vn.com” với tad phim hoạt hình- một trong ba wedsite bị MPAA tố cáo xâm phạm quyền tác giả. Hình 12: Phim hoạt hình “Toy Story 1” gốc Hình 13: Bản phim sau khi rip phim Hình 14: Đĩa phim hoạt hình gốc Hình 15: Đĩa phim hoạt hình sao in lậu Hình 16: Bao bì dầu gội Eskulin Kid in hình “Vịt Donald” và “chuột Mickey” Hình 17: Chiếc cặp học sinh có hình chuột Mickey GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn MỤC LỤC  Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Giới hạn nghiên cứu.............................................................................................2 3. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................2 4. Cấu trúc bài luận .................................................................................................2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÁC PHẨM PHIM HOẠT HÌNH VÀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI PHIM HOẠT HÌNH ..............................................................4 1.1 Vài nét về tác phẩm điện ảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam ............4 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tác phẩm điện ảnh ...........................................4 1.1.2. Những loại hình tác phẩm điện ảnh ...........................................................6 1.1.3. Phân biệt tác phẩm điện ảnh với bản ghi âm ghi hình ............................... 8 1.2. Vài nét về tác phẩm phim hoạt hình ................................................................ 9 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm phim hoạt hình.......................................................9 1.2.2. Các loại phim hoạt hình ..............................................................................9 1.2.3. Lịch sử hình thành và phát triển phim hoạt hình .......................................12 1.3. Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình ..............................................13 1.3.1. Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình .........................13 1.3.2. Một số điều ước quốc tế lien quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với phim hoạt hình ...................................................................................................................14 1.3.3. Vai trò của việc bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình .....16 CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHIM HOẠT HÌNH ........................................18 2.1. Quyền tác giả của tác phẩm phim hoạt hình ...................................................18 2.2.1 Tác giả của tác phẩm phim hoạt hình..........................................................18 2.2.2 Quyền của tác giả tác phẩm phim hoạt hình là tác phẩm phái sinh ...........20 2.1.2.1 Phim hoạt hình phái sinh ..........................................................................20 2.1.2.2 Tác giả của phim hoạt hình phái sinh .......................................................21 2.1.3 Quyền của chủ thể là tác giả phim hoạt hình ..............................................22 2.1.3.1 Quyền của tác giả và đồng tác giả của phim hoạt hình .............................22 2.1.3.2. Đối với tổ chức cá nhân đầu tư tài chính, cơ sở vật chất – kỹ tthuật để sản xuất tác phẩm phim hoạt hình ....................................................................................25 2.1.4 Những chủ thể có quyền liên quan đối với phim hoạt hình ........................30 2.1.4.1 Quyền của người biểu diễn ......................................................................30 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn 2.1.4.2 Quyền của tổ chức phát sóng phim hoạt hình ..........................................31 2.2 Quyền tác giả đối với những tác phẩm thành phần ........................................32 2.2.1 Quyền tác giả đối với phần hình ảnh phim hoạt hình .................................32 2.2.2. Đối với phần kịch bản .................................................................................35 2.2.3 Đối với phần âm nhạc ..................................................................................36 2.3. Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu quyền tác giả phim hoạt hình ...........................................................................................................................37 2.3.1 Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả..............................................38 2.3.2 Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật, giao nhiệm vụ, giao kết hợp đồng để tác giả sản xuất tác phẩm phim hoạt hình ...................................................................................................................39 2.5 Căn cứ xác lập và vấn đề bảo hộ quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình ......40 2.5.1 Căn cứ phát sinh, xác lập quyền tác giả phim hoạt hình .............................40 2.5.2 Vấn đề bảo hộ quyền tác giả phim hoạt hình ...............................................41 2.5.2.1 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình .............41 2.5.2.2 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình ..............41 2.6. Chuyển giao quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình .........................43 2.6.1 Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan .........................................43 2.6.1.1 Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan ..........43 2.6.1.2 Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan ........................44 2.6.2 Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan ............................... 44 2.6.2.1 Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan 44 2.6.2.2 Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan .............45 2.7 Đăng ký quyền tác giả phim hoạt hình .............................................................46 2.8. Những hành vi xâm phạm và biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình trƣớc những hành vi xâm phạm đó ..............................................47 2.8.1. Những hành vi xâm phạm quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình ...........47 2.8.2 Xử lý xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình ................49 2.8.2.1 Xác định hành vi xâm phạm......................................................................49 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn 2.8.2.2 Các biện pháp xử lý xâm phạm .................................................................50 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG XỬ LÝ CÁC VỤ VIỆC XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ TÁC PHẨM PHIM HOẠT HÌNH, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN .......................................................................54 3.1 Thực trạng xâm phạm quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình ......................54 3.2 Nguyên nhân dẫn đến nạn xâm phạm quyền tác giả phim hoạt hình .............63 3.2.1 Ý thức pháp luật của con người còn hạn chế ..............................................63 3.2.2 Tác động của yếu tố kinh tế khá mạnh mẽ ..................................................64 3.3.3 Sự phát triển không ngừng của mạng internet ............................................65 3.3. Một số giải pháp và phƣơng hƣớng hoàn thiện luật ........................................66 3.3.1 Một số giải pháp ...........................................................................................66 3.3.2 Phương hướng hoàn thiện luật ....................................................................68 KẾT LUẬN ..............................................................................................................71 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, khi nhu cầu giải trí của con người ngày càng cao thì điện ảnh đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong một phần cuộc sống của rất nhiều người. Bởi vì từ lâu điện ảnh được xem là “ bộ môn nghệ thuật thứ 7” quan trọng nhất, quần chúng nhất, nó có khả năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần thẩm mỹ thường nhật. Trong đó, phim hoạt hình được xem là một loại hình điện ảnh đặc biệt, là thú giải trí không thể thiếu đối với đại bộ phận trẻ em trên khắp thế giới, là một loại hình nghệ thuật “ hút hồn” biết bao thế hệ trẻ em cũng như người lớn và đã có tuổi đời tròn một thế kỷ. Có thể nói, trong tuổi thơ của mỗi con người đều có dấu ấn của phim hoạt hình, điều đó càng ngày càng trở nên rõ nét hơn khi loại hình phim này ngày càng trở nên phổ biến thực sự. Trên thế giới, ngành công nghiệp hoạt hình đang phát triển một cách chóng mặt, thì ở Việt Nam gần như rất ít về số lượng mặc dù có một nguồn nhân lực dồi dào và phát triển. Tuy nhiên, khi chúng càng phát triển thì việc bị xâm phạm lại càng nhiều và phức tạp. Chính vì phim hoạt hình là loại hình điện ảnh đặc biệt nên việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm này cũng trở nên phức tạp. Hiện nay những tác phẩm bị xâm phạm rất nghiêm trọng, từ việc bị sao chép và bán trái phép đến việc đưa những tác phẩm điện ảnh lên mạng Internet không xin phép đã gây thiệt hại rất lớn cho tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Chính từ thực tế đó, việc quản lý và bảo vệ những tác phẩm nghệ thuật này được nhà nước rất quan tâm, chỉ cần một chút thiếu sót và buông lỏng trong quản lý có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Việc quản lý và bảo vệ cho những tác phẩm phim hoạt hình không chỉ dừng lại ở hoạt động sản xuất hay khai thác tác phẩm mà nhà nước cũng cần phải đúng trên góc độ sở hữu trí tuệ để quản lý, bởi vì hiện nay việc xâm phạm tác phẩm phim hoạt hình chính là xâm phạm bản quyền của công trình điện ảnh đó. Có thể nói, hệ thống pháp luật Việt Nam đã tạo hành lang pháp lý an toàn khuyến khích các hoạt động sáng tạo và bảo hộ thành quả của lao động đó. Hệ thống này là phương tiện để các chủ thể quyền tác giả sử dụng nhằm bảo vệ quyền lợi của mình đồng thời là công cụ quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, để phát huy tốt nhất các quy định của luật trong việc bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ khi mà tình trạng những quy định luật còn rải rác, thiếu tính hệ thống, thống nhất thì cần GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 1 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn phải có một sự nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc khách quan, từ đó thấy rõ cái cần được phát huy cũng như hạn chế của pháp luật hiện hành, đồng thời góp phần tham gia vào việc tìm hiểu nhằm từng bước hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, chúng ta cần phải hiểu rõ loại hình nghệ thuật này để xây dựng nên những điều luật xử lý các hành vi xâm phạm đó một cách hợp lý nhất, công bằng nhất.Từ những vấn đề đã đặt ra, người viết mong rằng việc chọn đề tài “Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn” có thể góp một phần làm rõ những quy định của luật về việc thiết lập quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình và thực tiễn phát triển của phim hoạt hình hiện nay, từ đó có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ những tác phẩm điện ảnh trước tình trạng bị xâm phạm. 2. Giới hạn nghiên cứu Hiện nay, vấn đề xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình được rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Đặc biệt ở Việt Nam, vấn đề xâm phạm tác quyền phim hoạt hình diễn ra ngày càng phức tạp. Chính vì vậy, trong bài viết của mình, người viết sẽ tìm hiểu nội dung, đối tượng của quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, đi sâu phân tích pháp luật của Việt Nam đối với những hành vi xâm phạm cũng như đưa ra thực trạng đang diễn ra về vấn đề này. Từ đó có những biện pháp xử lý và phương hướng hoàn thiện phù hợp. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở quy định của luật, người viết sẽ phân tích các quy định hiện hành đồng thời so sánh với các quy định có liên quan từ khi có Luật sở hữu trí tuệ cũng như đối chiếu với các Điều ước quốc tế có liên quan, trong khả năng cho phép, từ đó đưa ra những ưu, khuyết điểm của luật hiện hành. Ngoài ra, còn kết hợp với thực tiễn thực thi quyền đối chiếu với luật viết, kết hợp với tìm hiểu thực tế, tham khảo tài liệu chuyên ngành và các tài liệu có liên quan, cũng như tham khảo những luận điểm của các tác giả khác về lĩnh vực này, từ đó đưa ra những nhận định khách quan về thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình ở nước ta. 4. Cấu trúc bài luận Bài viết gồm ba chương: Chương 1, trình bày tổng quan quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình, phần này sẽ trình bày về tác phẩm điện ảnh; điểm lược những điều ước quốc tế điều chỉnh về quyền tác giả lien quan đến tác phẩm phim hoạt hình; người viết đưa ra khái niệm về phim hoạt hình, quyền tác giả đối với phim hoạt hình. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 2 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Chương 2, người viết sẽ dựa vào các quy định của pháp luật hiện hành để đưa ra phân tích các nội dung chính của quyền tác giả như: chủ thể, khách thể, nội dung của quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình. Ngoài ra, còn nêu ra một số vấn đề có liên quan như: vấn đề bảo hộ quyền tác giả, giới hạn quyền tác giả, thừa kế, đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký, và các vấn đề chuyển nhượng, chuyển quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình nhằm giúp người đọc đi sâu hơn, rộng hơn về quyền tác giả đối với lĩnh vực này. Chương 3, đánh giá về thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, nguyên nhân xâm phạm, giải pháp và phương hướng hoàn thiện luật. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 3 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÁC PHẨM PHIM HOẠT HÌNH VÀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHIM HOẠT HÌNH Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật phức hợp nên việc xác định quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh cũng vô cùng phức tạp. Trong đó, phim hoạt hình được xem là một loại hình điện ảnh đặc biệt nên việc bảo hộ quyền tác giả cũng trở nên khó khăn. Để làm rõ hơn vấn đề này, trong chương 1, tác giả sẽ tiến hành tìm hiểu một cách khái quát về tác phẩm phim hoạt hình và quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình. 1.1. Vài nét về tác phẩm điện ảnh 1.1.1. Khái niệm tác phẩm điện ảnh Khái niệm Điện ảnh là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi khung hình chuyển động, kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh, ánh sáng để tạo thành một bộ phim. Khi mới phát minh điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi lại cảnh đời thường, nhưng ít lâu sau các bộ phim đã được tạo ra với các ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh cũng trở thành hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống thường nhật, đôi khi còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặc được sử dụng như các phương tiện tuyên truyền. Xét trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh thường được gọi là nghệ thuật thứ bảy. Sáu nghệ thuật trước đó theo phân loại của Hegel là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa và thi ca. Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim chiếu rạp, khác với những bộ phim truyền hình. Vì lý do đó mà từ “ màn bạc”, “màn ảnh lớn” cũng được dùng để chỉ điện ảnh. Tác phẩm điện ảnh là tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên một chất liệu nhất định và có thể phân phối truyền đạt tới công chúng bằng GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 4 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn các thiết bị kỹ thuật công nghệ, bao gồm các loại hình: phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác.1 Đặc điểm Điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp, một tác phẩm điện ảnh được hình thành thông qua nhiều bộ môn thành phần nghệ thuật: kịch bản, đạo diễn, quay phim, họa sĩ, diễn viên, nhạc sĩ, âm thanh… Nhưng những bộ môn nghệ thuật khác nhau ấy khi đến với điện ảnh đều từ bỏ tính độc diễn của mình để dung hòa trong một ngôn ngữ hình ảnh động và âm thanh, mà người ta gọi là tác phẩm điện ảnh. Là người am hiểu điện ảnh không ai đánh giá thấp vai trò quan trọng của các nghệ sĩ trong các bộ môn nghệ thuật khác nhau trong một bộ phim, thậm chí không có họ thì không thành phim. Song mỗi người đến với bộ phim với phần việc của mình: quay phim ghi hình, họa sĩ dựng bối cảnh, nhạc sĩ phần âm nhạc, người diễn viên dù rất quan trọng cũng chỉ đảm nhận phần vai của mình. Vì thế, cần một chức năng xuyên suốt, tổng hòa từng phần sáng tạo ấy để nhào nặn thành một tác phẩm. Người làm chức năng ấy là đạo diễn. Đó là quy luật nghề nghiệp của điện ảnh, là khoa học tổ chức của loại hình nghệ thuật tổng hợp, vì nó mang tính khách quan, nằm ngoài ý muốn chủ quan của mỗi người. Để làm sáng tỏ và dễ hiểu hơn tôi xin trích dẫn lời giảng trong trường đại học của một đạo diễn điện ảnh bậc thầy thế giới M.Rôm: “Nhà biên kịch viết kịch bản, người diễn viên bằng hình thể và diễn xuất của mình đã làm cho kịch bản trở nên thấy được, nhà quay phim tạo hình bằng ánh sáng, người họa sĩ trang trí cho bộ phim, người nhạc sĩ viết nhạc, nhà âm thanh ghi tiếng… còn đạo diễn là người tổ chức, chỉ đạo nghệ thuật, tổng hòa các yếu tố để tạo ra sự thống nhất cho một tác phẩm điện ảnh, trên cơ sở tư duy sáng tạo toàn diện, mang dấu ấn phong cách của cá nhân nghệ sĩ- đó chính là tác giả của một tác phẩm điện ảnh”.2 Ngoài ra tác phẩm điện ảnh còn là một loại hình đặc biệt, nó là một loại tác phẩm đa phương tiện, có thể truyền đạt đến người xem thông qua hình ảnh và âm thanh, nên việc thực hiện một tác phẩm điện ảnh rất phức tạp, đòi hỏi phải có một tập thể cá nhân lao động sáng tạo nên, tập thể cá nhân này gọi là đồng tác giả. Việc một tác phẩm có quá nhiều đồng tác giả sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc thực hiện quyền 1 Điều 14 Nghị định 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bô luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan (sau này gọi là Nghị định 85/2011/NĐ-CP) 2 2sao, Vấn đề bản quyền và sử dụng khai thác tác phẩm, http://m.2sao.vn/p1002c1023n20090812045000073/van-de-ban-quyen-va-su-dung-khai-thac-tac-pham-dienanh.vnn [ ngày truy cập 18/8/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 5 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn nhân thân của tác giả. Thí dụ như quyền được đặt tên cho tác phẩm, quyền này mỗi một đồng tác giả đều được hưởng tuy nhiên tên thì chỉ có một nên trên thực tế những đồng tác giả không được bảo đảm thực hiện quyền này. 1.1.2 Các loại hình tác phẩm điện ảnh 1.1.2.1 Phim truyện Phim truyện là thể loại phim được chiếu tại các rạp lớn. Thông thường, chúng dài khoảng 90 phút và nói về những câu chuyện hư cấu hoặc dựa trên một số sự kiện có thật nhưng được diễn tả sinh động bởi diễn viên. Danh sách các tác phẩm điện ảnh ở thể loại này rất nhiều và việc liệt kê chúng là bất khả thi. Theo như cách gọi trong điện ảnh hiện nay là khái niệm được ghép bởi hai từ phim và Truyện. Từ Phim: chỉ điện ảnh mang ý nghĩa cụ thể cũng tựa như tên gọi của một vật thể bất kỳ nào đó. Từ Truyện với ý nghĩa trừu tượng, khái quát vốn có nguồn gốc văn học, dùng để nói về những sáng tác (viết hoặc truyền miệng) ít nhiều được hư cấu thành một câu chuyện có đầu có cuối. Hai chữ Phim và Truyện với ý nghĩa hoàn toàn khác nhau được ghép vào nhau nhằm nêu tên loại hình phim có hư cấu, có các diễn viên diễn xuất nhằm phân biệt với loại hình phim tài liệu hoặc hoạt hình.3 Ví dụ: Với bộ phim “Bỗng dưng muốn khóc”, Vũ Ngọc Đãng cho rằng mình đang kể một câu chuyện cổ tích về những người bạn trẻ hiện đại theo mô týp của nhà văn Đan Mạch nổi tiếng chuyên viết truyện cổ tích: Hans Christian Andersen. 4 1.1.2.2 Phim tài liệu Lịch sử điện ảnh đã chỉ ra rằng Phim thời sự – tài liệu là nhóm thể loại ra đời sớm nhất, căn cứ vào cách thức làm phim. Đó là việc, vào buổi bình minh của điện ảnh, khi mọi quan niệm về thể loại và các chức danh nghiệp vụ của bộ môn nghệ thuật này còn chưa ra đời, để làm ra một bộ phim (thường chỉ dài khoảng vài ba phút chiếu) người ta cứ hồn nhiên vác máy đi bất cứ đâu, ghi hình bất kì cái gì họ muốn (toàn là những người thật, việc thật). Nhưng cũng chính từ cách làm này, có ai ngờ lại dẫn đến sự ra đời của nhóm thể loại đầu tiên trong điện ảnh. Còn các nhóm thể loại khác, như phim khoa học, phim hoạt hình và phim truyện, là chuyện về sau. Nhưng có lẽ không phải ngẫu nhiên mà gần như tất cả các đạo diễn phim truyện đều ít nhiều thử sức trong lĩnh vực phim tài liệu, vì nhóm thể loại này bao giờ cũng có một sức hấp dẫn riêng. Phim tài liệu là một thuật ngữ trong điện ảnh để chỉ thể loại phim khai thác mọi khía 3 Văn chương viết, Đặng Minh Liên, Nhận diện khái niệm phim truyện – Tìm hiểu nghệ thuật phim truyện, http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=2849 [ngày truy cập 18/10/2012] 4 Hội du học sinh Việt Nam, Bỗng dưng muốn khóc- Vũ Ngọc Đãng, http://visa2000.org/forum/phimtruong/bong-dung-muon-khoc-vu-ngoc-dang/, [ ngày truy cập 18/8/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 6 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn cạnh trong đời sống ở góc độ chân thực và tự nhiên nhất. Nó ghi chép chân thực, phản ảnh cuộc sống, con người, hiện tượng, sự kiện thật được chắt lọc, phát hiện được bản chất, đồng thời nâng lên tầm khái quát bằng hình tượng nghệ thuật, để lý giải, chứng minh cho một luận điểm nào đó. Ví dụ: Phim tài liệu “Nỗi đau không của riêng ai” do Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á (AIP) chịu trách nhiệm sản xuất vừa giành được giải thưởng cho hạng mục Phim hay nhất tại Liên hoan phim An toàn giao thông đường bộ toàn cầu 2013. Bộ phim vừa được trình chiếu và trao giải tại trụ sở UNESCO tại Paris, Pháp. Bộ phim là câu chuyện đau lòng của ba gia đình người Việt Nam có con em bị thương và thiệt mạng do tai nạn xe máy. Phim được sản xuất trong dịp Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tai nạn giao thông vào tháng 11/2012. Hiện nay phim đang được phát sóng như là một phần của chiến dịch Trẻ em cũng phải đội mũ bảo hiểm.5 1.1.2.3 Phim hoạt hình Phim hoạt hình hay phim hoạt họa là một hình thức sử dụng ảo ảnh quang học về sự chuyển động do nhiều hình ảnh tĩnh được chiếu tiếp diễn liên tục. Trong phim và trong kỹ nghệ dàn dựng, hoạt họa ám chỉ đến kỹ thuật trong đó từng khung hình của phim được chế tác riêng rẽ. Người ta có thể dùng máy tính, hay bằng cách chụp từng hình ảnh đã vẽ, đã được tô màu, hoặc bằng cách chụp những cử động rất nhỏ của các mô hình để tạo nên những hình ảnh này. Khi tất cả các hình ảnh được ghép vào với nhau, tạo nên một đoạn phim và được chiếu lên màn ảnh, chúng gây nên ảo giác là các cử động được chuyển động liên tục. Ảo giác này gây ra do hiện tượng gọi là sự lưu ảnh. Quyền tác giả đối với loại hình phim hoạt hình ngoài việc bảo hộ cho quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, quyền tác giả còn được bảo hộ cho hình ảnh từng nhân vật hoạt hình do tác giả tác phẩm sáng tạo.Ví dụ: phim hoạt hình nổi tiếng “ Đôrêmon” là bộ phim hoạt hình được chuyển thể từ truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko Fujo. Phim kể về chú mèo máy tên là Đôrêmon đến từ thế kỷ 22 để giúp đỡ cậu bé hậu đậu tên là Nôbita.6 1.1.2.4 Phim khoa học Phim khoa học là một dạng phim tài liệu tập trung vào các hiện tượng, công trình mang tính khoa học, là hoạt động dùng kỹ thuật điện ảnh thể hiện lại quá trình nỗ 5 Tin 247, Phim tài liệu Việt Nam giành giải liên hoan phim quốc tế về giao thông, http://www.tin7.com/phim tai lieu viet nam gianh giai lhq quoc te ve giao thong-8-22217080.html, [ ngày truy cập 18/8/2013] 6 Kênh HD, tuyển tập phim hoạt hình Đôrêmon, http://kenhhd.vn/movie-1161/Tuyen-Tap-Phim-Hoat-HinhDoremon-52-Tap.html, [truy cập ngày 19/8/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 7 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn lực thực hiện phát minh nhằm tăng lượng tri thức hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh; những phương pháp quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên; những hoạt động thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng; hoặc là việc thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm. Tạo ra một tác phẩm phim khoa học là để có thể góp phần đưa những tri thức đã được nghiên cứu và tích lũy lại phổ biến với cộng đồng, xã hội.7 Ví dụ: bộ phim khoa học “ Vũ trụ” là một bộ phim nói về thiên văn giúp con người có cái nhìn thấu đáo về vũ trụ rộng lớn và không gian quanh mình từ những kiến thức thiên văn từ thuở sơ khai đến những khám phá khoa học tân kỳ nhất.8 Đối với những loại hình tương tự khác có thể hiểu là những tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên một chất liệu nhất định và có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ. Điện ảnh có thể phân ra thành nhiều loại tùy theo ý đồ nghệ thuật của biên kịch và đạo diễn khi thực hiện phim chứ không gói gọn trong những loại hình mà Luật Điện ảnh đã liệt kê. Những tác phẩm nếu được tạo thành với những kỹ thuật điện ảnh phù hợp với quy định của Nghị định 85/2011/NĐ-CP và Luật Điện ảnh thì được xem là tác phẩm điện ảnh. Có thể kể ra một số loại hình khác không được nhắc đến cụ thể trong luật nhưng vẫn là tác phẩm điện ảnh như: Phim khoa học giả tưởng, phim ca nhạc, phim câm… 1.1.3 Phân biệt tác phẩm điện ảnh với bản ghi âm, ghi hình Là bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác, hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh, hình ảnh không phải dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác. Đây là hoạt động định hình lại những âm thanh , hình ảnh đã được thực hiện trước đó, không phải là việc dùng nhưng kỹ thuật điện ảnh thực hiện nên một tác phẩm. Tác phẩm điện ảnh là một loại hình tác phẩm được Luật Sở hữu Trí tuệ bảo hộ quyền tác giả (Điều 14 Luật Sở hữu Trí tuệ), trong đó tác giả là những người làm nên tác phẩm điện ảnh có toàn quyền với tác phẩm của mình, được bảo hộ cả quyền nhân thân và quyền tài sản. Đối với bản ghi âm, ghi hình đây là một đối tượng được bảo hộ quyền liền quan (Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ), tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh còn gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình chỉ được một số quyền nhất định 7 8 Trang 12, Phạm Như Thảo, Luận văn quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh Youtube, Vũ trụ, http://www.youtube.com/watch?v=IVG2iP_OeeE, [ngày truy cập 19/8/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 8 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn đối với bản ghi âm, ghi hình và không thể có được những quyền như một tác giả, cụ thể như: quyền đặt tên cho bản ghi âm, ghi hình; quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm… 1.2 Vài nét về tác phẩm phim hoạt hình 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của phim hoạt hình Phim hoạt hình (Tiếng anh là Animation), là một hình thức gây ảo ảnh quang học về sự chuyển động do nhiều hình ảnh chiếu tiếp diễn liên tục. Trong phim và trong kỹ thuật dàn dựng, hoạt hình ám chỉ đến kỹ thuật trong đó từng hình ảnh của phim được kiển tạo riêng rẽ. Người ta có thể dùng máy tính, hay bằng cách chụp từng hình ảnh đã vẽ, đã được tô màu, hoặc bằng cách chụp những cử động rất nhỏ của các mô hình để tạo nên những hình ảnh này. Những hình ảnh sau đó được chụp bằng máy quay phim hoạt hình (amination camera) chuyên ngành. Khi tất cả các hình ảnh được nối vào nhau, tạo nên một đoạn phim và được chiếu lên màn ảnh, chúng gây nên ảo tưởng là các cử động hoạt động liên tục. Ảo tưởng này gây ra do một hiện tượng đã từng được biết đến gọi là sự lưu ảnh (persistence of vision). Để làm được những phim như vậy đòi hỏi phải tốn nhiều công sức và sự chịu đựng dai dẳng với những công việc tẻ nhạt. Hiện nay, nhờ sự phát triển trong hoạt hình máy tính (computer animation), tốc độ quá trình sản xuất phim tăng lên rất nhiều. Nói cách khác, hoạt hình thực ra là tập hợp những bức ảnh tĩnh, khi một vật di chuyển từ điểm A đến điểm B trong 1 giây, và nếu mắt người nhận được từ 10 đến 24 hình ảnh của vật đó trong 1 giây khi nó đang dịch chuyển, thì mắt người sẽ trông đó như một chuyển động liên tục. Đó gọi là hiện tượng lưu ảnh võng mạc, nếu không có hiệu ứng sinh học này thì phim hoạt hình không tồn tại. 9 Phim hoạt hình là loại hình điện ảnh đặc biệt bởi đây là loại hình điện ảnh duy nhất sử dụng toàn bộ nhân vật, chuyển động giả. Thay vì quay các hình ảnh có sẵn, các cảnh trong phim hoạt hình được thực hiện bằng hình vẽ, trước đây là do họa sĩ vẽ tay còn hiện nay trong nhiều phim công đoạn này được vẽ bằng máy tính. 1.2.2 Phân loại phim hoạt hình Cùng với sự phát triển của công nghệ, ngành sản xuất phim hoạt hình cũng không ngừng thay đổi theo chiều hướng tiến bộ và hiện đại hơn, dựa vào kỹ thuật làm 9 Truong’s blog, Sự khác nhau giữa hoạt hình 2D và hoạt hình 3D, http://cvbtruong.wordpress.com/2011/07/16/ho%E1%BA%A1t-hinh-la-gi-s%E1%BB%B1-khac-nhaugi%E1%BB%AFa-ho%E1%BA%A1t-hinh-2d-va-3d/, [ ngày truy cập 22/09/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 9 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn phim hoạt hình, phim hoạt hình gồm hai dạng cơ bản là hoạt hình truyền thống và hoạt hình dùng máy tính. Hoạt hình truyền thống là việc bắt đầu với từng hình ảnh đã được vẽ và tô màu rồi sau đó mới chụp chúng vào phim. Trong thập niên kỷ 1910, hai ôngJohn Randolph Bray (1879-1978) và Earl Hurd (1880-1940) đã tạo dựng nên kỹ thuật hoạt hình trên phim xenluloit (celluloid animation) để tăng nhanh tốc độ quá trình làm phim bằng cách vẽ các nhân vật phim trên các miếng nhựa trong, hầu cho nhân vật có thể được chuyển động mà không cần phải vẽ lại cảnh đằng sau cho mỗi hình một. Gần đây, phong cách làm phim hoạt họa dựa trên cơ sở của việc tô màu và vẽ hình đã được tiến bộ hóa. Bộ phim hoạt họa đơn giản Simpsons hay bộ phim phác thảo Người tuyết (The Snowman) là những ví dụ. Làm phim hoạt hoạ là một công việc rất tốn công phu, chỉ một giây lên hình đã cần đến 24 bức hình. Điều này quả là làm cho người ta đau đầu. Việc đầu tiên khi làm phim hoạt hoạ là vẽ các bức hoạ bằng bút chì, nó trải qua mấy bước, mỗi bước đều được các hoạ sỹ sử dụng các phương pháp đặc biệt để hoàn thành.10. Các phim hoạt hình truyền thống điển hình: Vua Sư Tử, Pinocchio, Giai Nhân và Quái Vật. Với phương pháp này thì môi trường, ánh sáng, chất liệu, tóc tai nhân vật, tất cả đều được vẽ ra trên mỗi khung hình. Nghĩa là kết quả sẽ đi thẳng từ cây bút ra hình ảnh, nghệ sĩ càng tài năng thì hình vẽ càng sống động, càng thật. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hoạt hình truyền thống và hoạt hình máy tính. Trong thời đại máy tính, hay nói cách công nghệ đang dần thống trị hình thức nghệ thuật, phim hoạt hình truyền thống vẫn được lên ngôi. Điển hình như phim hoạt hình “ Chico & Rita” với những hình ảnh mộc mạc hiếm gặp trong các bộ phim trong thời đại số. Bộ phim kể về câu chuyện tình lãng mạn được thực hiện bởi đạo diễn Javier Mariscal và Fernando Trueba. Đây là phim hoạt hình vẽ bằng tay được đánh giá cao tại giải Oscar năm 2012. 11 10 Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc- Hỏi đáp khoa học kỹ thuật, kiểu làm phim hoạt hình truyền thống như thế nào?, http://123.25.71.107:82/hoidap/vi/news/Ky-thuat-khac/Kieu-lam-phim-hoat-hoa-truyen-thong-nhu-thenao-12214/, [ ngày truy cập 22/09/2013] 11 Tin mới, Phim hoạt hình 2D thống trị “Oscar” năm 2012, http://www.tinmoi.vn/phim-hoat-hinh-2d-thong-trioscar-2012-01779793.html, [ngày truy cập 23/09/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 10 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Hình 1: Phim hoạt hình “Chico & Rita”12 Phim hoạt hình máy tính (Computer animation) nghĩa là sản phẩm phim hoạt hình được thực hiện trên máy tính, được tiến bộ một cách nhanh chóng và hiện nay, các nhân vật có thể được tạo hình giống như người thật, đến nỗi người xem khó có thể phân biệt chúng với diễn viên. Kỹ thuật hoạt họa này được thực hiện bằng cách chuyển hình vẽ từ chỉ có hai chiều (2D) sang hình ba chiều (3D). Cái khác nhau giữa chúng là trong hoạt họa hình vẽ hai chiều, hiệu ứng về chiều sâu được sáng tạo tùy theo cảm hứng nghệ thuật, song trong hoạt họa ba chiều, các đối tượng ba chiều được mô hình trong một không gian ba chiều do máy tính kiến tạo, và chúng được chiếu sáng và quay từ một góc độ chọn trước, tương tự như trên hiện trường, trước khi chúng được diễn hình (tạo ra hình ảnh từ công thức) ra từng hình đồ họa bitmap hai chiều một. Những dự đoán cho rằng các diễn viên nổi tiếng đã qua đời có thể được “tái sinh” để diễn trong các bộ phim mới, hiện nay gây không ít suy xét đến các vấn đề đạo đức và vấn đề về bản quyền có liên quan. Việc sử dụng hoạt họa máy tính để đạt được những hiệu ứng, hầu như bất khả dĩ trong lối quay phim truyền thống, đã dẫn đến thuật ngữ "tạo hình máy tính" (computer generated imagery), song thuật ngữ này không giúp người ta phân biệt được sự khác nhau giữa hoạt họa dùng máy tính, với việc ám chỉ đến những bộ phim ba chiều hoàn toàn sử dụng kỹ thuật hoạt họa. Có thể nói, một trong những mảng lớn nhất của hoạt hình máy tính là hoạt hình 3D, nên ta có thể đánh đồng hoạt hình máy tính là hoạt hình 3D. Với hoạt hình 3D, bạn phải dựng hình nhân vật, môi trường, chất liệu, ánh sáng, và các yếu tố cần thiết khác trước, và những nhân tố này sẽ được sử dụng suốt (các cảnh trong) bộ phim. Ví dụ: Gần đây, một nhóm làm phim trẻ của Việt Nam đã bắt đầu mở ra cánh cửa cho phim hoạt hình 3D “thương hiệu Việt” khi ra mắt bộ phim Dưới bóng cây. Hiệu ứng của bộ 12 Hình 1, Tin mới, Phim hoạt hình 2D thống trị “Oscar” năm 2012, http://www.tinmoi.vn/phim-hoat-hinh-2dthong-tri-oscar-2012-01779793.html, [ngày truy cập 23/09/2013 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 11 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn phim này có lẽ đã mở đường cho bộ phim ngắn Cô bé bán diêm trình làng và được giới chuyên môn đánh giá là “tiệm cận gần nhất trình độ phim hoạt hình 3D thế giới” 13 Hình 2: Phim hoạt hình 3D “Cô bé bán diêm”14 Như bạn thấy, cả hai phương pháp đều “gian truân” như nhau, một bên thì vẽ thật nhiều nhiều nhiều, một bên thì thật nhiều khâu nhiều khê. Nên tất cả đều tốn nhiều năm để hoàn thành. Nhưng 3D có lợi thế hơn, do người không có khả năng vẽ tay vẫn có thể tham gia trong nhiều công đoạn của việc làm phim (không đòi hỏi vẽ tay), và công nghệ ngày càng tiến bộ nên các khâu đang dần loại bỏ hoặc rút ngắn thời gian. Ngày nay, phim hoạt hình còn có cả sự tham gia của diễn viên thật hoặc kết hợp người đóng, chẳng hạn như phim hoạt hình “The Muppets”, “Alvin And The Chipmunks: Chip-Wrecked”…Đặc biệt hơn, là phim người thật nhưng sử dụng một nhân vật hoạt hình trong đó, như phim “Casper”. 1.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển của phim hoạt hình Phim hoạt hình đầu tiên được sản xuất vào năm 1911, nhưng đến năm 1914 khán giả thế giới mới biết đến thể loại hoạt hình qua bộ phim "Gertie the Dinosaur" của nhà sản xuất John Bray. Thực tế, năm 1913, một studio chuyên sản xuất phim hoạt hình chính thức hình thành, chỉ trong vòng 5 năm, ngành giải trí hoạt hình mới chính thức ra đời. Lúc đó nhiều nghệ sĩ đã tham gia sáng tạo trong lĩnh vực phim hoạt hình và thu được những thành công tương đối, tiêu biểu là nhà sản xuất Otto Messmer (lúc đó làm việc cho studio Pat Sullivan). Năm 1919, một sáng tạo của Messmer đã tạo ra bước ngoặt đối với phim hoạt hình. Đó là hình ảnh chú mèo hoang Felix và lúc đó việc sản xuất phim hoạt hình thực sự mới trở thành quy trình. Nếu như trước đây người ta chỉ có thể xem Gertie the Dinosaur được một lần, thì giờ đây với Mèo hoang Felix, một công 13 Dân trí, 3D- Xu hướng mới của hoạt hình Việt, http://dantri.com.vn/giai-tri/3d-xu-huong-moi-cho-hoat-hinhviet-540873.htm, [ngày truy cập 23/09/2013] 14 Hình 2, Dân trí, 3D- Xu hướng mới của hoạt hình Việt, http://dantri.com.vn/giai-tri/3d-xu-huong-moi-chohoat-hinh-viet-540873.htm, [ngày truy cập 23/09/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 12 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn nghệ mới giúp người ta có thể xem đi xem lại bao nhiêu lần tuỳ thích. Điều này đã đem lại cho studio Pat Sullivan một khoản doanh thu kếch xù hàng triệu USD trong nhiều năm liền. Người ta bắt đầu tính đến chuyện trả lương cho nghệ sĩ sáng tạo ra hình ảnh chú mèo hoang (trước đó, việc tạo ra các hình ảnh hoạt hình chỉ mang tính ngẫu hứng, chủ yếu để phục vụ nhu cầu giải trí của công chúng hơn là mục đích thương mại). Messmer là một người điễm tĩnh và không hề tính toán, anh không bao giờ đòi hỏi gì ở ông chủ, cả lương bổng cũng như vấn đề bản quyền sáng tạo, vì vậy, lúc đó nói đến hình ảnh mèo hoang Felix, người ta chỉ biết đến cái tên Pat Sullivan. 15 1.3 Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình 1.3.1 Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình Cũng như những loại hình điện ảnh khác, phim hoạt hình là kết quả của hoạt động sáng tạo của một nhóm người cụ thể. Họ được gọi là đồng tác giả của tác phẩm. Họ có thể đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả nhưng cũng có thể không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Quyền tác giả hay tác quyền (tiếng Anh: copyright) đối với tác phẩm phim hoạt hình là độc quyền của một tác giả cho phim hoạt hình của người này. Quyền tác giả của phim hoạt hình được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm) không bị vi phạm bản quyền. Đối với hoạt động trí tuệ sáng tạo nghệ thuật làm nên một tác phẩm phim hoạt hình, hoạt động này không giống những hoạt động sáng tạo nghệ thuật khác, bởi đa số tác phẩm điện ảnh là kết quả lao động nghệ thuật của một nhóm người cụ thể. Phim hoạt hình do một tập thể tạo ra là bởi một tác phẩm phim hoạt hình muốn được hình thành phải trải qua nhiều phân đoạn, từ việc lập ra kịch bản của người đạo diễn, phác thảo nhân vật, chuyển động và bối cảnh của ekip vẽ, tiếp đến là tạo tiếng động , lồng tiếng nhân vật và nhạc nền sau đó bộ phận kỹ thuật sẽ ghép những đoạn phim nhỏ thành một khối liền mạch theo sự giám sát của đạo diễn. Mỗi phân đoạn đều đòi hỏi những người thực hiện phân đoạn phải có chuyên môn kỹ thuật đảm nhận, trong đó có thể có trường hợp một cá nhân có thể đảm nhận cùng lúc nhiều phân đoạn (thí dụ như là người lập kịch bản, người đạo diễn và người họa sĩ vẽ, các công việc này phải cùng diễn ra nên không thể do một cá nhân đảm nhận). Và nhóm người này chính là tác giả của tác phẩm điện ảnh hay còn gọi là đồng tác giả của tác phẩm điện ảnh. Đồng tác giả của tác phẩm điện ảnh bao gồm: Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, sáng tạo nhân vật, tạo chuyển động và đường 15 Red.vn, Lịch sử hình thành và phát triển của phim hoạt hình, http://reds.vn/index.php/nghe-thuat/sankhau/1343-lich-su-phim-hoat-hinh, [ngày truy cập 09/10/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 13 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn nét nghệ thuật, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm. Chính vì vậy, mà quyền tác giả đối với phim hoạt hình cũng trở nên vô cùng phức tạp, bao gồm nhiều quyền khác nhau của nhiều chủ thể khác nhau. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. Một phần người ta cũng nói đó là sở hữu trí tuệ (intellectual property) và vì thế là đặt việc bảo vệ sở hữu vật chất và sở hữu trí tuệ song đôi với nhau. 1.3.2. Một số điều ước quốc tế liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với phim hoạt hình Như chúng ta đã biết, phim hoạt hình là một trong những loại hình của ngành điện ảnh, vì vậy mà phim hoạt hình sẽ được bảo hộ quyền tác giả đầy đủ của một tác phẩm điện ảnh nói riêng cũng như tác phẩm nghệ thuật nói chung. Sự ra đời của các hiệp ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với lĩnh vực nghệ thuật đã góp phần to lớn trong việc bảo hộ quyền tác giả trước sự ra đời hàng loạt của tác phẩm phim hoạt hình. Công ƣớc Berne Gắn liền với những nổ lực của văn hào Victor Hugo là sự ra đời của của Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật. Đây là thỏa thuận quốc tế đầu tiên về bảo hộ quyền tác giả, đánh dấu một bước ngoặc lớn trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới với vai trò tiên phong của các nước châu Âu. Công ước Berne thực hiện theo ba nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc đối xử bình đẳng, nguyên tắc bảo hộ đương nhiên và nguyên tắc bảo hộ độc lập. Theo đó, nguyên tắc đối xử bình đẳng là tác phẩm có nguồn gốc từ các nước thành viên sẽ được bảo hộ như nhau. Nguyên tắc bảo hộ đương nhiên là khi tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định thì quyền tác giả cũng lập tức phát sinh mà không phụ thuộc vào bất cứ thủ tục nào. Còn nguyên tắc bảo hộ độc lập là việc thực thi và hưởng tác quyền theo Công ước là độc lập với quyền đang được hưởng tại nước xuất xứ tác phẩm.16 Như vậy, khi một bộ phim hoạt hình của nước là thành viên công ước ra đời, bộ phim này sẽ được bảo hộ quyền tác giả một cách đương nhiên ở tất cả các nước là thành viên của công ước này một cách độc lập và bình đẳng. 16 Wipo, Summary of the Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works (1886), http://www.wipo.int/treaties/en/ip/berne/summary_berne.html, [ ngày truy cập 21/8/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 14 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Trước khi có Công ước Berne, các quốc gia thường từ chối quyền tác giả của tác phẩm ngoại quốc. Ví dụ, một bộ phim hoạt hình ở một quốc gia được bảo vệ quyền tác giả tại đó, nhưng lại có thể bị sao chép và công chiếu tự do không cần xin phép tại các quốc gia khác. Từ khi công ước Berne ra đời, các quốc gia tuân thủ thủ công ước Berne công nhận quyền tác giả của những bộ phim hoạt hình sản xuất tại các quốc gia khác cùng tuân thủ công ước này. Quyền tác giả theo công ước Berne là tự động, nghĩa là không cần phải đăng ký tác quyền, không cân viết trong thông báo tác quyền. Ngoài ra, những quốc gia ký công ước Berne không đặt ra các thủ tục hành chính sách nhiễu các tác giả trong việc thụ hưởng tác quyền. Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên, các quốc gia tuân thủ công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn, như Cộng đồng Châu Âu đã thực hiện năm 1993. Hoa kỳ cũng gia hạn tác quyền, như trong đạo luật Kéo dài bản quyền Sonny Bono năm 1998. Một số nước tuân thủ phiên bản cũ của công ước Berne cho phép tác giả được hưởng suốt đời công 70 năm. Thời hạn này có thể giảm đối với một số loại tác phẩm nghệ thuật ( như điện ảnh) hoặc đối với các tác phẩm là công trình của một cơ quan thì thời hạn tác quyền là 95 năm sau lần xuất bản đầu tiên. Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne, công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004.17 Hiệp ƣớc Bắc Kinh về buổi biễu diễn nghe nhìn Theo quyết định của Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) năm 2011, Hội nghị ngoại giao của WIPO tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 6 năm 2012, để thông qua Hiệp ước về cuộc biểu diễn nghe nhìn. Tại Hội nghị, các đại biểu đã đạt được sự đồng thuận cao đối với các nội dung cơ bản của Dự thảo Hiệp ước, đặc biệt là đối với quy định về vấn đề chuyển giao quyền từ người biểu diễn sang nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (Điều 12 Dự thảo Hiệp ước). Như vậy, vấn đề chuyển giao quyền người biểu diễn đã được Hội nghị ngoại giao WIPO lần 2 này (Lần thứ nhất tổ chức tại Genevar tháng 12 năm 2000) giải quyết thoả đáng mở đường cho việc thông qua Hiệp ước. Với tinh thần làm việc khẩn trương của các Ủy ban chuyên môn, chuyên gia WIPO và các đại biểu tham dự, ngày 24/6/2006, Hội nghị đã thông qua toàn văn “Hiệp ước Bắc Kinh về cuộc biểu diễn nghe nhìn”. Hiệp ước này là sự phát triển của Công 17 Luật học Việt Nam, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật, http://luathoc.vn/phapluat/showthread.php?t=23&s=222cdb1ba717f58e9b429fe9ef619e86, [ ngày truy cập 20/8/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 15 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn ước Rome năm 1961 về bảo hộ quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng mà Việt Nam đã là thành viên từ ngày 1/3/2007 và Hiệp ước của WIPO về cuộc biểu diễn và bản ghi âm năm 1996 (WPPT). Hiệp ước tạo ra cơ sở pháp lý rõ ràng hơn cho việc sử dụng trên phạm vi quốc tế các sản phẩm nghe nhìn, đặc biệt là trong môi trường kỹ thuật số, góp phần bảo vệ quyền của người biểu diễn, chống lại việc sử dụng trái phép các cuộc biểu diễn của họ trong các phương tiện truyền thông, nghe nhìn. 18 Hiệp ước Bắc Kinh về cuộc biểu diễn nghe nhìn bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan đến việc bảo vệ các quyền của tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất và đài truyền hình, và đóng góp vào sự phát triển văn hóa và kinh tế của các quốc gia. Bảo vệ này thực hiện tốt vai trò quyết định trong khớp nối các đóng góp và quyền lợi của các bên liên quan khác nhau và mối quan hệ giữa họ và công chúng.Mục đích của quyền tác giả và liên quan gồm hai phần: khuyến khích một nền văn hóa năng động sáng tạo, trong khi quay trở lại giá trị cho người sáng tạo để họ có thể dẫn đến một sự tồn tại của kinh tế trang nghiêm, và để cung cấp rộng rãi, truy cập giá cả phải chăng cho công chúng.19 1.3.3 Vai trò của việc bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình Trong thời đại hiện nay, khi nhu cầu phim hoạt hình ngày càng cao, các tác phẩm phim hoạt hình ra đời một cách chóng mặt cùng với thời đại bùng nổ thông tin, tiến bộ khoa học công nghệ như hiện nay đã tạo ra nhiều hình thức, phương pháp mới mẻ khai thác phim hoạt hình và truyền bá chúng trong thời gian ngắn, khiến cho việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Nâng cao hiệu quả hệ thống thực thi pháp luật ngày càng trở thành một đòi hỏi cấp bách, đặc biệt khi mà hệ thống này ở Việt Nam hiện nay còn nhiều điểm bất cập. Bởi vậy, trong thời gian tới nhiệm vụ của chúng ta là chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của vấn đề bảo hộ quyền tác giả của phim hoạt hình trên thực tế. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật quyền tác giả nói chung và pháp luật quyền tác giả của phim hoạt hình nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị cho công dân những hiểu biết về các quy định pháp luật về lĩnh vực này. Trong 18 Cục bản quyền tác giả, Thanh Tùng, Hiệp ước về cuộc biểu diễn nghe nhìn đã được thong qua tại Bắc Kinh, http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=1273:hip-c-v-cuc-biu-din-nghenhin-a-c-thong-qua-ti-bc-kinh&catid=49:van-de-va-su-kien&Itemid=102, [ ngày truy cập 21/8/2013] 19 Wipo, Coppyright and Related Rights, http://www.wipo.int/copyright/en/overview.html, [ ngày truy cập 21/8/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 16 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn khuôn khổ pháp luật về quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, công tác tuyên truyền phải nhằm vào ba đối tượng chủ yếu đó là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và người sử dụng tác phẩm, làm cho các đối tượng hiểu rõ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một số trường hợp người có quyền không biết mình có quyền, người có nghĩa vụ không rõ mình phải có nghĩa vụ từ đó dẫn đến việc vô tình vi phạm quyền tác giả. Thực tế cho thấy xâm phạm quyền tác giả phim hoạt hình và vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền tác giả phim hoạt hình ngày càng có dấu hiệu trở thành phổ biến và mức độ phức tạp, nghiêm trọng của tình hình xâm phạm ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Bảo hộ bản quyền tác giả phim hoạt hình trong thời kỳ hội nhập là vấn đề thiết yếu không chỉ thúc đẩy tính sáng tạo, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh mà còn góp phần lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế tri thức, là điều kiện cần để Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới với nhiều cơ hội phát triển hội nhập. Có thể nói, bản thân tác phẩm điện ảnh là một tác phẩm đa phương tiện, việc tìm hiểu quyền tác giả về nó rất phức tạp. Trong đó, phim hoạt hình là một trong những loại hình điện ảnh đặc biệt nên để hiểu một cách thông suốt về bảo hộ quyền tác giả cho loại hình này càng không dễ dàng chút nào. Từ những vấn đề tổng quan chung nhất vừa tìm hiểu, chúng ta sẽ tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề này. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 17 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUYỀN TÁC GIẢ TÁC PHẨM PHIM HOẠT HÌNH Qua những vấn đề vừa tìm hiểu ở chương 1, chúng ta có thể nắm bắt được khái quát về tác phẩm phim hoạt hình, quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình. Với chương 2, chúng ta sẽ tiến hành phân tích những quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về các quyền của tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình cũng như thông qua những quy định của luật đưa ra những hành vi xâm hại quyền tác giả phim hoạt hình, những phương pháp bảo vệ quyền tác giả tác phẩm điện ảnh, việc đăng ký, chuyển giao quyền tác giả đối với phim hoạt hình. 2.1 Quyền tác giả của tác phẩm phim hoạt hình 2.1.1 Tác giả của tác phẩm phim hoạt hình Tác giả Theo quy định tại Điều 736 Bộ Luật Dân sự 2005 thì: 1. Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó. Trong trường hợp có hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là đồng tác giả. 2. Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ các tác phẩm của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó. Với khái niệm trên, chỉ những người trực tiếp làm ra tác phẩm thông qua hoạt động của tư duy sáng tạo mới được coi là tác giả. Những người cung cấp tư liệu, góp ý kiến cho việc sáng tạo, làm phản biện, hướng dẫn khoa học không thể là tác giả của tác phẩm. Kết quả của lao động do tư duy sáng tạo mang lại phải định hình dưới dạng vật chất nhất định (trên giấy, phim nhựa, băng đĩa từ, băng đĩa laze, gỗ, kim loại hoặc bất kì loại hình vật chất nào đã có và sẽ có trong tương lai). Điều đó có nghĩa quyền tác GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 18 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn giả không phát sinh đối với những ý tưởng sáng tạo, pháp luật không bảo hộ ý tưởng. Pháp luật chỉ bảo hộ những ý tưởng về văn học, nghệ thuật và khoa học đã được hình thành bằng tác phẩm và định hình ở bất kì dạng vật chất nào. Như vậy, đối với phim hoạt hình, hoạt động tư duy sáng tạo diễn ra ở nhiều vai trò như biên kịch, đạo diễn, vẽ hình ảnh tĩnh, âm thanh, ánh sáng…nên họ sẽ đương nhiên là tác giả của phim hoạt hình đó, họ sẽ được hưởng các quyền mà tác giả được hưởng. Những người làm các công việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn cũng được coi là tác giả của tác phẩm phái sinh này. Trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp tham gia sáng tạo tác phẩm thì họ là đồng tác giả của tác phẩm. Tác giả được bảo hộ phải là công dân Việt Nam và công dân nước ngoài sáng tạo tác phẩm trên lãnh thổ Việt Nam hoặc của tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam, hoặc theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. Chủ sở hữu quyền tác giả Chủ sở hữu quyền tác giả cũng được xem là có quyền tác giả đối với tác phẩm. Chủ sở hữu quyền tác giả được hiểu là tổ chức , cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản đối với tác phẩm, là người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền tác giả. Luật quyền tác giả một số nước cho phép chuyển giao toàn bộ hoặc một phần quyền tác giả. Người được chuyển giao sẽ trở thành chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần quyền tác giả đã được chuyển giao. Theo Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam thì tác giả và các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính và các điều kiện vật chất khác sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu quyền tác giả; cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo tác phẩm là chủ sở hữu quyền tác giả; người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật là chủ sở hữu quyền tác giả được thừa kế trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm đó; người được chuyển giao quyền tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các quyền được chuyển giao; nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả trong trường hợp tác phẩm còn thời hạn bảo hộ, nhưng không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản, hoặc không được quyền hưởng di sản.20 Tác giả của phim hoạt hình Nhiều người đồng hóa người làm hoạt hình với họa sĩ vẽ hoạt hình, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Ai cũng biết Walt Disney làm phim hoạt hình, nhưng 20 Cục bản quyền tác giả, từ điển thuật ngữ- chủ sở hữu quyền tác giả, http// cov.gov.vn/cbq/index.php/option=com glossary&id=42, [ ngày truy cập 9/09/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 19 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn ông không tham gia vẽ phần lớn các phim mà công ty ông phát hành, nhất là các phim nổi tiếng sau này như “Công chúa ngủ trong rừng” hay “Giai nhân và quái vật”…Walt Disney được người ta biết đến như nhà sản xuất và phân phối hơn, những người được ông thuê làm hoạt hình chính là các họa sĩ mới là người làm nên chuyển động và đường nét nghệ thuật trong các phim của Disney. Bởi lẽ, phim hoạt hình không chỉ đơn giản là thực hiện những cảnh quay có thật mà được tạo nên từ những bức vẽ với những chuyển động, âm thanh, ánh sáng…tạo ra từ những kỹ thuật hiện đại. Chính vì vậy, mà tác giả của một bộ phim hoạt hình chủ yếu là các đồng tác giả. Để tạo ra một bộ phim hoạt hình, người ta phải tuân thủ theo một trình tự nhất định, các phân đoạn tạo nên trình tự đó và thường thì các phân đoạn được đảm nhiệm bởi những người khác nhau, những người này đều được xem là tác giả của phim. Tuy những người làm công việc này không được luật nêu cụ thể là đồng tác giả của tác phẩm phim hoạt hình nhưng với những công việc mà họ đã làm có thể nói họ là những đối tượng làm công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh mà luật đã quy định. 2.1.2 Quyền của tác giả tác phẩm phim hoạt hình là tác phẩm phái sinh 2.1.2.1 Phim hoạt hình phái sinh Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.21 Do cá nhân hoặc nhóm người trực tiếp sáng tạo, được hình thành trên cơ sở một hoặc những tác phẩm đã tồn tại (tác phẩm gốc) trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, được thể hiện bằng bất kỳ phương thức hay hình thức nào khác biệt với phương thức hay hình thức thể hiện của tác phẩm gốc, thông qua một dạng vật chất nhất định. Đối với tác phẩm phim hoạt hình cũng vậy, những đồng tác giả của tác phẩm phim hoạt hình là tác phẩm phái sinh cũng phải đầu tư thời gian suy nghĩ, tìm tòi để đưa một tác phẩm gốc trở thành phim hoạt hình. Đối với loại hình tác phẩm đặc thù như phim hoạt hình thì việc làm phái sinh một tác phẩm thành tác phim hoạt hình chỉ được thực hiện bằng những hình thức như phóng tác, cải biên và chuyển thể. Cải biên là việc sáng tạo ra tác phẩm mới, từ tác phẩm đã có bằng việc tạo thêm những yếu tố ngôn từ sáng tạo mới. Phóng tác có nghĩa là việc thay đổi hình thức thể hiện của tác phẩm, chẳng hạn như chuyển đổi tác phẩm nhiếp ảnh thành tác phẩm hội họa, hoặc tác phẩm điêu khắc. Chuyển thể là việc thay đổi hình thức thể hiện của tác phẩm đã có nhưng vẫn giữ nội dung tác phẩm được sử dụng để thực hiện việc chuyển thể. 21 Khoản 8, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 20 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Ví dụ: Bộ phim hoạt hình “ Đôrêmon” của điện ảnh Nhật Bản đã được chuyển thể từ bộ truyện tranh cùng tên của họa sỹ Fujiko F. Fujio. Khi được chuyển thể thành phim hoạt hình, “Đorêmon” vẫn giữ được sức hấp dẫn như phiên bản truyện tranh gốc, thậm chí còn góp phần phổ biến “Đôrêmon” rộng rãi hơn trong xã hội. Nếu như phiên bản truyện tranh được đánh giá là yếu tố thúc đẩy việc đọc, tìm hiểu văn hóa từ sách truyện của trẻ em cũng như thanh thiếu niên thì phiên bản phim giúp khan giả cảm nhân được tính nhân văn và sự hấp dẫn của “Đôrêmon” bằng cả hình ảnh, âm thanh và chuyển đồng của nhân vật. Kể từ năm 2006 tới nay, các tập phim dài tiếp tục được công chiếu đều đặn, đây cũng là dự định được ấp ủ từ lâu của tác giả Fujimoto.22 Hình 3: Truyện tranh Đôrêmon24 Hình 4: 30 phim dài về Đôrêmon23 2.1.2.2 Tác giả của phim hoạt hình phái sinh Như đã nói ở trên, tác phẩm điện ảnh phái sinh là một tác phẩm mới được tạo ra từ việc, cải biên, phóng tác hay chuyển thể. Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh này thuộc về người cải biên, người phóng tác hay người chuyển thể. Vậy phim hoạt hình phái sinh có thể được hiểu là việc phim hoạt hình được phóng tác, cải biên, chuyển thể từ một tác phẩm khác như từ một bộ truyện tranh, một quyền tiểu thuyết, một truyện ngắn...Có nghĩa là phải dựa vào một tác phẩm khác đã có của tác giả khác. Lúc này người sáng tạo ra phim hoạt hình phái sinh từ tác phẩm khác là tác giả của tác 22 Yume, Tổng hợp hàng loạt phim hoạt hình đình đám nhất lịch sử về Đôrêmon , http://yume.vn/doraemongame/article/tong-hop-hang-loat-phim-hoat-hinh-dinh-dam-nhat-lich-su-ve-doremondang-yeu-ne.35D76821.html, [ ngày truy cập 20/09/2013] 23 Hình 4, Yume, Tổng hợp hàng loạt phim hoạt hình đình đám nhất lịch sử về Đôrêmon , http://yume.vn/doraemongame/article/tong-hop-hang-loat-phim-hoat-hinh-dinh-dam-nhat-lich-su-ve-doremondang-yeu-ne.35D76821.html, [ ngày truy cập 20/09/2013] 24 Hình 3, Kênh HD, Tuyển tập phim hoạt hình Đôrêmon, http://kenhhd.vn/movie-1161/Tuyen-Tap-Phim-HoatHinh-Doremon-52-Tap.html, [ ngày truy cập 20/09/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 21 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn phẩm đó, họ cũng được bảo hộ các quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định của pháp luật về quyền tác giả nhưng phải thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả tác phẩm gốc. Các quyền mà tác giả phim hoạt hình phái sinh được hưởng không làm ảnh hưởng đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Sự sáng tạo này tuy mang tính chất phái sinh nhưng lại góp phần to lớn vào việc làm đa dạng, phong phú thêm những tác phẩm phim hoạt hình, có thể thõa mãn được nhu cầu về đời sống tinh thần ngày càng cao của con người. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều hoạt động như: Lồng tiếng, phụ đề, hoạt động rip phim, làm nhái phim… những hoạt động này có thể tạo ra những có ngôn ngữ khác, có chất lượng âm thanh, hình ảnh khác hơn hay nói chính xác là kém hơn bản gốc hoặc là cũng có thể tạo ra một bộ phim hoạt hình cùng nội dung với tác phẩm gốc tuy nhiên lời thoại và cách diễn hài hước hơn. Những hoạt động này tuy làm phái sinh tác phẩm phim hoạt hình nhưng cũng có những hoạt động làm phương hại đến tác phẩm phim hoạt hình, chúng ta nên đưa những hoạt động kể trên vào những hành vi xâm phạm tác phẩm điện ảnh để nhận sự chế tài của luật nhằm bảo vệ tốt hơn loại hình nghệ thuật này. 2.1.3 Quyền của chủ thể là tác giả phim hoạt hình Tác giả phim hoạt hình bao gồm tác giả và chủ sở hữu tác phẩm, những người này sẽ có đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định pháp luật. 2.1.3.1 Quyền của tác giả và đồng tác giả của phim hoạt hình Theo Khoản 1, Điều 21 Luật Sở Hữu Trí tuệ 2005: “ Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1,2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thoả thuận” Vậy những người là đồng tác giả của tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền thuộc về nhân thân như: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Quyền đặt tên cho tác phẩm Quyền đặt tên tác phẩm là quyền quan trọng của tác giả để “khai sinh” cho tác phẩm của mình. Đối với bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào, tên tác phẩm luôn là một phần không thể thiếu để tạo nên thành công cho tác phẩm đó. Bởi việc chọn ra một cái GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 22 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn tên có ý nghĩa, gói gọn một cách cô đọng và chuẩn xác nội dung, tinh thần cơ bản của tác phẩm mà không kém phần nghệ thuật cũng phần nào thể hiện tài năng của tác giả, cũng có thể quảng bá, giới thiệu tác phẩm nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng. Đối với phim hoạt hình cũng vậy, việc có được một cái tên hay cũng làm tăng thêm sự thú vị, sinh động, tạo nên cái thiện cảm ban đầu cho người xem ngay cả khi chưa xem phim. Từ đó tạo nên thành công bước đầu cho bộ phim bởi sự thu hút và gây chú ý của tên bộ phim mang lại. Chính vì tầm quan trọng đó mà việc đặt tên cho bộ phim hoạt hình luôn được các nhà làm phim cân nhắc rất kỹ lưỡng, việc đặt tên thuộc vào quyền của những đồng tác giả, họ đều có quyền đặt tên cho tác phẩm của mình. Tuy nhiên, trên thực tế để sản xuất ra một bộ phim hoạt hình luôn phải trải qua nhiều phân đoạn, mỗi tác giả thực hiện từng phân đoạn lại có những ý tưởng đặt tên khác nhau. Để tránh tình trạng mâu thuẫn cũng như bao quát được bộ phim để có được cái tên phù hợp, những nhà sản xuất phim – là chủ sở hữu phim dưới sự đồng ý của những đồng tác giả còn lại thường tự mình đặt tên cho tác phẩm hay giao việc đặt tên cho nhà biên kịch đã sáng tác kịch bản phim hay người làm công việc đạo diễn, giám chế của bộ phim. Tuy nhiên, quyền đặt tên cho phim không áp dụng cho phim hoạt hình dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.25 Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, đƣợc nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm đƣợc công bố, sử dụng Để tạo nên một bộ phim hoạt hình hoàn chỉnh, các tác giả phải bỏ ra rất nhiều tâm huyết, công sức, họ coi tác phẩm của mình tạo ra là một đứa con tinh thần nên ngoài việc đặt tên cho nó họ còn có quyền được đứng tên thật hoặc bút danh của mình, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố và sử dụng. Đó là một quyền lợi do pháp luật quy định, đồng thời cũng thể hiện được sự hãnh diện của các tác giả sau quá trình làm việc mệt mỏi của mình. Điều đó thể hiện mối liên hệ cá nhân giữa bản thân tác giả với tác phẩm, để tác giả có thể nhận được sự tôn trọng từ những người sử dụng tác phẩm của tác giả. Điều này được công chúng và xã hội công nhận và thực hiện như một tất yếu. Đối với một bộ phim hoạt hình quyền đứng tên trên tác phẩm được thể hiện ở phần “Credit” của phim, nói một cách dễ hiểu thì credit phim là danh sách những người đã tham gia thực hiện phim. Thông thường credit phim có hai loại là opening credits và ending credits, opening creadits là đoạn credit xuất hiện ở đầu phim, do đặc thù của tác 25 Khoản 1, Điều 22, Nghi định 100/2006 NĐ-CP GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 23 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn phim hoạt hình là có nhiều đồng tác giả nên phần opening creadits thường chỉ liệt kê ra những cái tên đóng góp công sức quan trọng trong bộ phim như đạo diễn, họa sĩ, nhà sản xuất… ending credits xuất hiện khi bộ phim kết thúc, nó là một danh sách dài liệt kê hết tất cả những người đã đóng góp vào quá trình sản xuất bộ phim, và tất cả những cái tên xuất hiện ở dòng credit không có nghĩa đều được xem là các đồng tác giả, mà có những người chỉ đóng vai trò là hỗ trợ để tạo ra bộ phim. Dưới đây là hình ảnh credit của bộ phim hoạt hình nổi tiếng “Tom anh Jerry”, đây là một credit phim ngắn gọn nhưng lại thể hiện được đầy đủ các tác giả tham gia sản xuất phim. Hình 5: credit phim hoạt hình “Tom and Jerry”26 Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho ngƣời khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dƣới bất kỳ hình thức nào gây phƣơng hại đến danh dự và uy tín của tác giả Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là quyền ngăn cấm hoặc cho phép người khác khai thác, sửa chữa tác phẩm của mình. Quyền này còn ngăn chặn người khác xuyên tạc, xâm phạm tới uy tín, danh dự của mình. Người biên tập có thể thực hiện việc sửa chữa tác phẩm, do sự thay đổi các chuẩn mực xã hội, ngôn từ và chính tả, nhưng phải được sự đồng ý của tác giả. Đối với tư cách là người sáng tạo ra bộ phim hoạt hình, dĩ nhiên tác giả phải có quyền bảo vệ chúng được toàn vẹn đúng với những gì họ đã sáng tác ra. Bởi đó là cả một quá trình nghiên cứu, tư duy, sáng tạo hết sức cẩn thận và mệt mỏi, họ đã trau truốt cho bộ phim của mình đạt được sự xuất sắc nhất có thể nên việc để người khác tự do sửa chửa, thêm bớt hoặc xuyên tạc nó là điều hết sức xâm phạm. Việc làm thay đổi nội dung hoặc 26 Hình 5, Dr. Jekyll and Mr. Mouse Part 1, mayerson on animation, http://mayersononanimation.blogspot.com/2009/05/dr-jekyll-and-mr-mouse-part-1.html, [ ngày truy cập 21/9/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 24 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn hình thức của bộ phim hoạt hình đó có thể làm cho bộ phim hoàn thiện hơn, nhưng xét về góc độ nhìn nhận, đánh giá riêng của tác giả thì dù là thay đổi như thế nào vẫn làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tác giả bộ phim. Tuy nhiên, một thực tế vẫn đang diễn ra là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn thường xuyên cắt xén bớt những đoạn phim hoạt hình nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa lối sống nước mình trước khi đem ra công chiếu, liệu đó có phảỉ là vi phạm pháp luật về quyền tác giả? Có thể nói, để đánh giá được thực tế này là đúng hay sai cũng khá phức tạp. Bởi xét về mặt đạo đức, đây là một biện pháp mang tính giáo dục tích cực cho người xem, nhất là đối với phim hoạt hình, đa số khán giả là các em thiếu nhi và hơn nữa là những đoạn phim pháp luật không cho phép chiếu. Điển hình là Việt Nam, khi khi một tác phẩm nước ngoài muốn được phép chiếu ở Việt Nam nhưng sau khi qua công đoạn kiểm duyệt phim bị buộc phải cắt bỏ một vài đoạn phim vì những nội dung đó theo quy định luât là không được chiếu. Nhưng xét về mặt sở hữu trí tuệ, thì hành động này rõ ràng đã xâm phạm đến quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Bởi chỉ có tác giả mới có quyền sửa đổi hoặc bổ sung tác phẩm của mình, nên việc để có thể được chiếu mà buộc phải cắt bỏ một phần tác phẩm không theo ý nguyện của tác giả có thể sẽ xâm phạm đến bản quyền tác phẩm và phương hại trực tiếp đến quyền tác giả của bộ phim hoạt hình đó. Theo quy định của luật thì mỗi một đồng tác giả của phim hoạt hình đều được quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, hoặc không cho phép sữa đổi nội dung tác phẩm. Tuy nhiên mỗi một đồng tác giả trong phim hoạt hình có một phần việc riêng của mình, có những chuyên môn nghiệp vụ riêng nên việc một đồng tác giả phụ trách về âm thanh phim hay họa sỹ không đồng ý cho nhà biên kịch thay đổi một số nội dung của kịch bản phải chăng là không hợp lý, điều này đã gây cản trở những đồng tác giả khác thực hiện hoạt động chỉnh sửa hay phóng tác tác phẩm đối với phần tác phẩm của mình, hạn chế đi quyền làm tác phẩm phái sinh (theo khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ) của những đồng tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả... Vì vậy việc luật đã cho tất cả những đồng tác giả của một bộ phim hoạt hình đều có được quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép sửa đổi nội dung tác phẩm trên toàn bộ tác phẩm là khó thực hiện được trên thực tế. 2.1.3.2. Đối với tổ chức cá nhân đầu tư tài chính, cơ sở vật chất – kỹ tthuật để sản xuất tác phẩm phim hoạt hình Theo khoản 2, Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 25 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn “2. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh (…) là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật này”. Như vậy, không chỉ tác giả- người sáng tạo nên phim hoạt hình mới có quyền tác giả mà những người đầu tư tham gia vào sản xuất bộ phim hoạt hình cũng có các quyền như: Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; làm tác phẩm phái sinh; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đền công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiên kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh. Thay vì được hưởng các quyền nhân thân như những người sáng tạo ra bộ phim hoạt hình, thì những người đầu tư tài chính và cơ sở vật chất- kỹ thuật lại có các quyền đa số là quyền tài sản, đơn giản là vì họ không sáng tạo ra bộ phim mà chỉ hỗ trợ cho nhưng người sáng tạo để cho ra đời bộ phim hoạt hình đến với khán giả. Công bố tác phẩm hoặc cho phép ngƣời khác công bố tác phẩm Quyền công bố tác phẩm được hiểu là quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tự mình hoặc cho phép người khác thực hiện việc công bố tác phẩm. Công bố tác phẩm phim hoạt hình được hiểu là việc phát hành bản sao tác phẩm đến công chúng, với số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng, tuỳ theo bản chất của tác phẩm với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm phim hoạt hình không bao gồm việc trình chiếu phim hoạt hình đó.27 Trên thực tế, việc công bố một bộ phim hoạt hình có liên quan mật thiết tới việc được hưởng sự bảo hộ quyền tác giả tại nơi diễn ra hành vi công bố, cũng như liên quan đến việc hưởng thời hạn bảo hộ quyền tác giả, đặc biệt là đối với các tác phẩm tính thời hạn bảo hộ không theo nguyên tắc đời người, như tác phẩm phim hoạt hình. Một bộ phim hoạt hình được xem là đã công bố là một bộ phim đã được phát hành với sự đồng ý của tác giả, không phân biệt phương pháp cấu tạo các bản sao, miễn là sự ra đời của các bản đó đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng, tuỳ theo bản chất của tác phẩm.28 Một bộ phim hoạt hình được coi là công bố đồng thời ở nhiều nước nếu bộ phim đó được công bố ở hai hay nhiều nước trong vòng 30 ngày kể từ lần công bố đầu tiên.29 27 Khoản 2, Điều 22, Nghị định 85/2011 NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2006 NĐ-CP Khoản 3, Điều 3 Công ước Berne 29 Khoản 4, Điều 3 Công ước Berne 28 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 26 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Không chỉ đối với phim hoạt hình mà đối với bất kỳ một tác phẩm văn học nghệ thuật nào thì thời hạn bảo hộ tác phẩm cũng đặc biệt quan trọng, một tác phẩm được bảo hộ thì không một cá nhân, tổ chức nào được quyền xâm phạm. Việc công bố tác phẩm chính là thời điểm để bắt đầu xác định thời hạn bảo hộ của tác phẩm. Đặc biệt đối với phim hoạt hình thì vần đề thời hạn bảo hộ của tác phẩm rất phức tạp, là một tác phẩm phức hợp nên phim hoạt hình và tác phẩm thành phần có thời hạn bảo hộ khác nhau, có trường hợp tác phẩm hoạt hình vẫn còn thời hạn bảo hộ trong khi tác phẩm thành phần đã chấm dứt thời hạn bảo hộ và ngược lại. Việc công bố tác phẩm sẽ là căn cứ để giải quyết những khó khăn trong vấn đề thời hạn bảo hộ cho phim hoạt hình và những tác phẩm thành phần. Làm tác phẩm phái sinh Làm tác phẩm phái sinh đối với phim hoạt hình là quyền do tác giả tự thực hiện hoặc cho phép người khác sử dụng phim hoạt hình của mình để sáng tạo ra tác phẩm mới. Tác phẩm mới này được gọi là tác phẩm phái sinh, như tác phẩm chuyển thể, cải biên, phóng tác. Người làm tác phẩm phái sinh phim hoạt hình chỉ có quyền tác giả khi không gây phương hại tới quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để sáng tạo ra tác phẩm phái sinh.30 Điều này có nghĩa, phải có sự thỏa thuận trước khi sử dụng để sáng tạo tác phẩm phái sinh. Có thể hiểu với quyền này, tác giả của tác phẩm phim hoạt hình có quyền làm tác phẩm phái sinh đối với tác phẩm của mình hoặc cho phép người khác sử dụng phim của mình để làm một tác phẩm khác. Đặc điểm của hoạt động này là hoạt động sáng tạo phụ thuộc, tác phẩm mới tạo ra là sự thể hiện tác phẩm gốc dưới hình thức khác. Tác phẩm mới này vẫn được bảo hộ như một tác phẩm độc lập, nhưng việc làm phái sinh phải được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. Quyền làm tác phẩm phái sinh đối với phim hoạt hình là một quyền tài sản nghĩa là quyền này thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả, việc cho phép hay không cho phép sẽ phụ thuộc vào chủ sở hữu quyền tác giả đồng ý hay không. Nhưng tác giả với tư cách là người tạo ra phim hoạt hình đó, họ vẫn có quyền yêu cầu khi hoạt động làm tác phẩm phái sinh này gây thiệt hại trực tiếp đến quyền tác giả. 30 Khoản 2, Điều 14, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 27 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Sao chép tác phẩm Quyền sao chép là một trong các quyền quan trọng của tác giả. Quyền sao chép là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử. Việc xuất bản một tác phẩm là một hình thức sao chép tác phẩm, nó là hình thức sao chép cổ điển nhất. Đối với phim hoạt hình, việc ghi âm, ghi hình, việc vẽ lại tranh là hình thức sao chép thuộc quyền sao chép tác phẩm.Việc sao chép một phần hay toàn bộ bộ phim phải được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, không phân biệt hình thức, phương tiện được sử dụng để sao chép, kể cả sao chép điện tử. Trên thực tế, một bộ phim hoạt hình để có thể đến với đông đảo khán giả thì việc sao chép tác phẩm rồi phát hành rộng rãi ra công chúng là một việc không thể thiếu, muốn công chiếu một bộ phim tại các rạp chiếu phim thì cần phải sao chép tác phẩm rồi giao đến những rạp chiếu phim để công chiếu, một bộ phim được những đài truyền hình phát trên đài thì ở mỗi đài lại có những bản sao của tác phẩm để phát và việc đưa tác phẩm điện ảnh lên internet thì một trang web có chứa bộ phim hoạt hình đồng nghĩa với việc bộ phim hoạt hình trên trang web đó chính là một bản sao. Đối với phim hoạt hình, quyền sao chép là quyền tài sản cơ bản và quan trọng nhất. Chính vì vậy mà chủ sở hữu quyền sao chép có quyền cho phép hoặc không cho phép việc sao chép diễn ra, bởi đây là quyền ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín và kinh tế của họ. Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.31 Đối với phim hoạt hình, quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao phim hoạt hình được đặt ra do lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Bản quyền phim hoạt hình có thể bị đe dọa nếu chủ sở hữu bản quyền không thể thực hiện quyền sao chép, nhân bản, phân phối tác phẩm trên một vùng lãnh thổ nhất định. Việc kiểm soát vấn đề nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao được đặt ra để bảo vệ lợi ích của họ không bị xâm phạm 31 Khoản 3, Điều 23, , Nghị định 85/2011 NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2006 NĐ-CP GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 28 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn trước tình trạng bảo hộ quyền tác giả theo lãnh thổ đang dần dần suy giảm do sự phát triển kinh tế và sự tiến bộ khoa học và công nghệ. Quyền này còn tùy thuộc vào việc cho phép hoặc chuyển giao quyền sở hữu một bản gốc hoặc bản sao của một bộ phim hoạt hình, và chỉ khi được cho phép hoặc được chuyển giao quyền tác giả đối với bộ phim đó thì người được cho phép bởi chủ sở hữu bản gốc hoặc bản sao đó mới được quyền phân phối tác phẩm đó theo ý mình mà không cần hỏi ý tác giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc. Rõ ràng, mục tiêu lớn nhất của những người đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất phim hoạt hình không ngoài lợi nhuận, đặc biệt đối với thể loại phim hoạt hình chiếu rạp, việc bán được càng nhiều bản gốc hoặc bản sao thì lợi nhuận càng nhiều. Để phục vụ cho công chúng cũng như tranh thủ thời gian kinh doanh những rạp chiếu phim trong nước sẽ phải nhập khẩu về bản gốc của bộ phim để trình chiếu. Như vậy, những lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bản quyền phim hoạt hình sẽ bị đe dọa nếu chủ sở hữu bản quyền phim hoạt hình không thể thực hiện quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao bộ phim đó. Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phƣơng tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phƣơng tiên kỹ thuật nào khác Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, qua mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ hình thức nào khác là quyền độc quyền thực hiện của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc cho phép người khác thực hiện để đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại thời gian địa điểm chính họ lựa chọn.32 Chủ sở hữu quyền tác giả là những người có quyền truyền đạt tác phẩm của mình tới công chúng, vì việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng liên quan đến việc phát thanh, truyền hình… nên cũng bao gồm việc truyền tín hiệu qua vệ tinh, truyền hình cáp, mạng Internet… Khi sản xuất ra một bộ phim hoạt hình, dĩ nhiên tất cả những nhà làm phim đều mong muốn bộ phim của mình được tới tay khán giả, để họ được thưởng thức thành quả của mình. Và để làm được điều đó, những người sáng tạo ra bộ phim hoạt hình phải đưa bộ phim hoặc bản sao của bộ phim của mình đến khán giả bằng nhiều cách như phát hành đĩa, đưa lên các trang wed phim trên mạng Internet, chiếu qua tivi…và những việc làm này phải do chính chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho người 32 Khoản 4, Điều 23, Nghị định 85/2011 NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2006 NĐ-CP GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 29 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn khác thực hiện. Việc thực hiện những hoạt động này của các tổ chức, cá nhân phải được sự cho phép và mua bản quyền của chủ sở hữu quyền tác giả phim hoạt hình. Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm hoạt hình Cho thuê bản sao hoặc bản gốc tác phẩm điện ảnh nói chung, tác phẩm phim hoạt hình nói riêng là quyền do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho người khác thực hiện việc thuê để sử dụng có thời hạn. Nó là việc cho thuê để sử dụng có thời hạn,33 do chủ sở hữu quyền tác giả và bên sử dụng thỏa thuận theo hợp đồng. Quyền cho thuê này được quy định do những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã khiến cho việc sao chép lại những tác phẩm này rất dễ dàng, và để chống lại những tình trạng trên pháp luật đã quy định quyền cho thuê lại bản gốc hoặc bản sao phim hoạt hình nhằm ngăn chặn lại việc xâm phạm đến các quyền sao chép, nhân bản phim của chủ sở hữu quyền tác giả. Một lợi ích không thể không nhắc đến của quyền này là, chủ sở hữu của những bộ phim hoạt hình sẽ có cơ hội tăng thêm doanh thu của mình thông qua việc cho thuê bản gốc hoặc bản sao của phim, việc cho thuê này sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho họ, tạo thêm động lực để họ cho ra đời nhiều bộ phim hoạt hình giá trị và hấp dẫn hơn nữa. 2.1.4 Những chủ thể có quyền liên quan đối với phim hoạt hình Các chủ thể có quyền liên quan đến tác phẩm điện ảnh gồm người biểu diễn và tổ chức phát sóng. 2.1.4.1 Quyền của người biểu diễn Quyền của người biểu diễn là loại hình quyền được hầu hết luật pháp các quốc gia, trong đó có Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận và bảo hộ. Tuy nhiên, tại Việt Nam do tính chất phức tạp của loại hình quyền này, cũng như do nhận thức của các chủ thể có liên quan còn hạn chế nên công tác bảo hộ quyền của người biểu diễn gặp nhiều khó khăn. Đối với phim hoạt hình, người biểu diễn chính là diễn viên lồng tiếng cho phim, công việc của diễn viên lồng tiếng đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của bộ phim. Có thể nói việc lồng tiếng cho phim hoạt hình khiến người nghệ sỹ cảm thấy mình trẻ trung hơn khi họ được sống trong thế giới của những nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh. Thế nhưng ở cái nghề này, người nghệ sỹ cũng cần trang bị cho mình khá nhiều kỹ năng diễn xuất, đòi hỏi người nghệ sĩ phải diễn xuất đến 90% hành động của 33 Khoản 5, Điều 23, Nghị định 85/2011 NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2006 NĐ-CP GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 30 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn nhân vật, đôi khi ngồi một mình trong phòng thu cũng phải hoa tay múa chân. Đến nay, công nghệ lồng tiếng phim hoạt hình ở Việt Nam đã tiến bộ hơn rất nhiều. Nghệ sĩ có thể phát huy sự sáng tạo của mình trong việc thể hiện tính cách nhân vật. Thế nhưng sự sáng tạo này vẫn còn bị giới hạn ở một mức độ nhất định bởi đối tác Hollywood. Để có những thước phim hoàn hảo cho khán giả Việt Nam, đôi khi người diễn viên phải làm việc trong phòng thu hàng chục giờ đồng hồ, thậm chí còn phải thu lại 3, 4 lần. Chính vì thế, mà những gì mà diễn viên lồng tiếng làm ra phải được bảo hộ quyền liên quan. Quyền liên quan của người diễn viên lồng tiếng đối với tác phẩm phim hoạt hình được quy định cụ thể tại Điều 29 Luật Sở Hữu trí tuệ. Người biểu diễn nếu là chủ đầu tư tác phẩm phim hoạt hình sẽ có các quyền nhân thân và quyền tài sản, nều người biểu diển không đồng thời là chủ đầu tư tác phẩm phim hoạt hình thì có các quyền nhân thân. Quyền nhân thân của người diễn viên đối với tác phẩm phim hoạt hình bao gồm: Quyền được giới thiệu tên khi biểu diễn; quyền bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn. Quyền tài sản của người diễn viên đối với tác phẩm phim hoạt hình gồm có quyền phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Ví dụ: Trong siêu phẩm hoạt hình “ Epic- Trận hùng thư xứ sở lá cây”, Diva Beyoné là người lồng tiếng cho nhân vật nữ hoàng Tara, Beyoné sẽ được hưởng những quyền nhân thân theo quy định cho vai lồng tiếng của mình.34 2.1.4.2 Quyền của tổ chức phát sóng phim hoạt hình Theo Điều 31 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, tổ chức phát sóng khi thỏa thuận được quyền phát sóng một bộ phim hoạt hình sẽ có các quyền như sau: “1. Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây: a) Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình; b) Phân phối đến công chúng trương trình phát sóng của mình; c) Định hình chương trình phát sóng của mình; d)Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình. 2. Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng”. 34 123 phim, Chuyện tuyển diễn viên lồng tiếng cho siêu phẩm hoạt hình “Epic”, http://www.123phim.vn/gocdien-anh/258-chuyen-tuyen-dien-vien-long-tieng-cua-sieu-pham-hoat-hinh-epic.html, [ngày truy cập 29/09/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 31 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Để truyền đạt một bộ phim hoạt hình đến với công chúng, nhà sản xuất phim không thể thiếu được vai trò của các tổ chức phát sóng. Các tổ chức phát song sẽ là cầu nối phổ biến phim đến với khán giả trên khắp thế giới. Hiên nay, nhiều kênh truyền hình cáp lớn như Disney Channel, Cartoon network… là những kênh dành riêng cho hoạt hình. 2.2 Quyền tác giả đối với những tác phẩm thành phần Khác với những tác phẩm nghệ thuật khác, một bộ phim hoạt hình được tạo ra là sự tổng hòa của nhiều yếu tố. Những yếu tố đó chính là những thành phần tạo nên bộ phim và được xem như những tác phẩm thành phần độc lập. tác giả của từng tác phẩm thành phần này sẽ được xác định quyền tác giả ngay chính thành phần của mình chứ không phải trên toàn bộ phim hoạt hình. 2.2.1 Quyền tác giả đối với phần hình ảnh phim hoạt hình Khác với các loại hình điện ảnh khác, toàn bộ hình ảnh trong phim hoạt hình đều là sự sáng tạo của tác giả, vì vậy mà những hình ảnh tạo hình nhân vật do các chuyên gia đồ họa sáng tạo nên sẽ được bảo hộ quyền tác giả một cách độc lập với các hình ảnh đó. Đây là một thể loại đặc biệt của tác phẩm điện ảnh bởi tác phẩm được thực hiện bằng công nghệ, không cần diễn xuất của diễn viên, nên để có thể tạo nên một nhân vật phim hoạt hình mất rất nhiều công sức. Việc một tác phẩm phim hoạt hình thành công kéo theo sau đó là sự nổi tiếng của nhân vật hoạt hình, hình ảnh nhân vật hoạt hình này sẽ được dùng để trang trí cho những sản phẩm ăn theo phim. Hình ảnh nhân vật hoạt hình sẽ được bảo vệ theo kiểu dáng công nghiệp và người tác giả sáng tạo ra nhân vật hoạt hình sẽ được hưởng quyền nhân thân đối với nhân vật hoạt hình của mình. Ví dụ: Hình ảnh chú chuột Mickey đáng yêu (phát âm như Mích-ky) là nhân vật hoạt hình của điện ảnh Hoa Kỳ, là biểu tượng của hãng phim Walt Disney. Chú chuột dễ thương này được họa sĩ Ub Iwerks tạo ra vào năm 1928 Lần đầu chú ra mắt khán giả là vào tháng 11/1928 trong bộ phim hoạt hình Steamboat Willie. Chuột Mickey còn có vinh dự là nhân vật hoạt hình đầu tiên được gắn sao trên Đại lộ danh vọng ở Hollywood. Dáng vẻ đáng yêu, dễ thương, tính cách hòa đồng, vui vẻ, chuột Mickey là người bạn thân thiết với hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới. Cho tới nay, Mickey đã xuất hiện trong 130 bộ phim. Mickey là một trong những biểu tượng được biết đến toàn cầu, nếu muốn sử dụng hình ảnh Mickey phải được sự đồng ý của tác giả. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 32 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Hình 6: Nhân vật hoạt hình chuột Mickey35 Một điểm đặc biệt của phim hoạt hình là các nhân vật trong phim là những nhân vật sáng tạo, được tạo ra bởi tài năng của họa sỹ cũng như đạo diễn, vì vậy mà nhiều nhân vật hoạt hình đã trở thành thương hiệu độc quyền. Việc sử dụng hình ảnh những nhân vật này cho các nhu cầu khác như làm logo, bao bì sản phẩm, hình ảnh đại diện,… cũng được xem là sử dụng hình ảnh nhân vật, và tất nhiên việc làm này phải được xin phép và trả thù lao cho tác giả của nó. Dưới đây là một số hình ảnh các nhân vật hoạt hình được sử dụng trong thực tế: Các nhân vật trong bộ phim hoạt hình “Pokemon” đã được hãng hàng không Nhật All Nippon Airways sử dụng để vẽ lên những chiếc máy bay của mình. Hình 7: Hãng hàng không Nhật All Nippon Airways có 4 chiếc máybay được vẽ đầy các nhân vật hoạt hình“Pokemon”36 35 Hình 6, Zing new, 10 nhân vật hoạt hình vui nhộn nhất mọi thời đại, http://news.zing.vn/10-nhan-vat-hoathinh-vui-nhon-nhat-moi-thoi-dai-post262371.html, [ngày truy cập 24/09/2013] 36 Hình 6, Citi News, Chiêm ngưỡng những máy bay sặc sỡ và vui nhộn nhất thế giới, http://citinews.net/thegioi/chiem-nguong-nhung-may-bay-sac-so-va-vui-nhon-nhat-the-gioi-KXFSO6Q/, [ngày truy cập 23/09/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 33 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Hình ảnh chú mèo Tom và chú chuột Jerry trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Hoa Kỳ đã được Kem Monte Rosa sử dụng để in ấn bao bì sản phẩm bằng việc mua bản quyền thương hiệu với Warner Bros. Hình 8 :Sản phẩm kem que Monte Rosa với hình ảnh Tom & Jerry37 Ngoài những nhân vật hoạt hình trong phim, một tác phẩm hình ảnh khác của tác phẩm phim hoạt hìnhcũng được bảo hộ như một tác phẩm độc lập là áp phích – hay còn gọi là poster. Poster của một bộ phim hoạt hình là một tác phẩm nghệ thuật được dùng để thông qua thị giác giới thiệu đến công chúng về thông tin cơ bản của một bộ phim, những thông tin thường có trên một poster phim bao gồm: tên phim, tên diễn viên tham gia trong phim, tên đạo diễn, tên đơn vị sản xuất, thời gian khởi chiếu, tên đơn vị tài trợ thực hiện tác phẩm… Đôi khi áp phích của một bộ phim không do nhân viên trong đoàn làm phim tạo ra, mà do đơn vị sản xuất phim muốn có những ý tưởng thể hiện áp phích độc đáo sẽ thuê hoặc công khai tuyển chọn áp phích phim từ những cuộc thi thiết kế áp phích. Poster phim là một hình ảnh độc lập tách rời với những hình ảnh trong phim, do công việc thiết kế một poster phim hoàn toàn độc lập với việc làm phim và những hình ảnh trong poster phim cũng không phải được lấy từ hình ảnh tĩnh trong phim nên những poster phim sẽ được bảo hộ như là một tác phẩm riêng biệt và tác giả là những nhà thiết kế đã sáng tạo ra những tấm poster. Poster phim có thể là poster chung cho phim hay poster cho từng nhân vật, những poster này đều được đảm bảo về bản quyền hình ảnh. Những người sáng tạo ra poster sẽ được hưởng quyền nhân thân đối với tác phẩm của mình. 37 Hình 8, Congan, Người làm “tai mắt” cho Warner Bros tại Việt Nam, http://www.congan.com.vn/vie/news/news_printpreview.php?catid=707&id=109135, [ngày truy cập 24/09/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 34 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Hình 9: Poster phim hoạt hình “Happy feet 2”38 Trong thị trường phim hiện nay, ngay trong những bộ phim điện ảnh thông thường với dàn diễn viên là người thật lại xuất hiện một nhân vật là hoạt hình. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là, liệu hình ảnh nhân vật hoạt hình có trong phim đời thực có được bảo hộ quyền liên quan giống như những hình ảnh nhân vật hoạt hình thông thường. Có thể nói, đã là một nhân vật do họa sỹ sáng tạo ra, dù xuất hiện ở trong bất kỳ loại hình điện ảnh nào, nhân vật hoạt hình đó vẫn được xem là một hình ảnh hoạt hình tĩnh, được bảo hộ với đầy đủ các quyền. Ví dụ: Bộ phim “Casper” của đạo diễn Silberling với nhân vật chính là chú ma tốt bụng, dễ thương từng chiếm được tình cảm và trở thành người bạn thân thiết trong thời thơ ấu của nhiều người.39 Xoay quanh câu chuyện về nhân vật hoạt hình Casper là những nhân vật người thật và bối cảnh đời thực. Mặc dù đây là bộ phim đa số là do người đóng, nhưng hình ảnh nhân vật Casper sẽ được bảo hộ độc lập cho người đã sáng tạo ra nó. 2.2.2. Đối với phần kịch bản Cũng như những thể loại điện ảnh khác, phần kịch bản là phần vô cùng quan trọng đối với phim hoạt hình. Khác với các thể loại kịch bản văn học hay kịch bản điện ảnh, thoạt nhìn tưởng kịch bản hoạt hình là thể loại dễ khai thác bởi không cần phải quá chú ý bối cảnh, đạo cụ hay trang phục – những thứ ngốn phần lớn kinh phí trong dự án phim. Nhưng kịch bản hoạt hình lại đòi hỏi đề tài, lối dẫn truyện, tạo hình nhân vật 38 Hình 9, kênh 14.vn, Các poster phim hoạt hình tưng bừng quậy phá, http://kenh14.vn/cine/cac-poster-phimhoat-hinh-tung-bung-quay-pha-20110801105932106.chn, [ngày truy cập 24/09/2013] 39 Yes24.com vietnam, Những con quái vật đáng yêu, http://www.yes24.vn/ZineView/3960/16/nhung-con-quaivat-dang-yeu.html, [ngày truy cập: 09/10/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 35 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn phải chính xác, tỉ mỉ đến từng giây, từng cử động trong mỗi khuôn hình. Giữa vòng vây của những đòi hỏi khắt khe từ phía các họa sỹ và đạo diễn hình, lại phải đảm bảo chính xác thời lượng đến từng giây, đảm bảo nội dung hay, hấp dẫn, lôi cuốn,…vì thế mà người làm kịch bản luôn ở trong trạng thái căng thẳng khi phải đáp ứng cùng lúc nhiều tiêu chí. Vậy nên, phần kịch bản được xem là một tác phẩm độc lập được bảo hộ quyền tác giả đầy đủ để đảm bảo được công sức mà tác giả kịch bản đã bỏ ra. Tuy nhiên, trong một tác phẩm phim hoạt hình, phần kịch bản được xem là linh hồn của bộ phim, toàn bộ hoạt động làm phim đều được định hướng từ kịch bản nên khi chủ sở hữu phim chưa cho phép thì tác giả kịch bản không thể mang kịch bản ra sử dụng với mục đích khác, như vậy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị của phim. Nói thế không có nghĩa là tác giả kịch bản không được hưởng quyền tác giả đối với tác phẩm kịch bản, khi đó quyền tác giả kịch bản được bản hộ như là một tác phẩm văn học, tác giả của kịch bản điện ảnh được hưởng quyền như một tác giả tác phẩm văn học đối với kịch bản phim hoạt hình. Và khi một phần nào trong nội dung kịch bản bị xâm phạm tác giả kịch bản cũng có quyền bảo vệ quyền tác giả của mình như một nhà văn bảo hộ tác phẩm văn học. Ngoài ra trong kịch bản phim còn có phần lời thoại trong phim, phần lời thoại này là một tác phẩm thành phần có thể tách rời để sử dụng độc lập, tuy nằm trong phần kịch bản nhưng lời thoại có giá trị tồn tại của riêng nó, như đã nói ở trên phần kịch bản rất khó có thể tách ra sử dụng độc lập nhưng phần lời thoại thì có thể, trên thực tế có rất nhiều trường hợp phần lời thoại được sử dụng độc lập như chuyển quyền sử dụng lời thoại phim cho người khác để thực hiện việc lồng tiếng phim, phụ đề cho phim. Lúc này phần lời thoại phim sẽ được bảo hộ quyền tác giả cho một tác phẩm độc lập. 2.2.3 Đối với phần âm nhạc của phim Nếu hình ảnh và kịch bản là linh hồn của phim, thì âm nhạc là sự cộng hưởng tuyệt vời tạo nên thành công cho những thước phim hoạt hình. Chẳng hạn, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc và hình ảnh đã tạo nên thành công cho những thước phim hoạt hình kinh điển như Nàng tiên cá (The little Mermaid), Vua sư tử ( The Lion King), Người đẹp và ác thú (Beauty anh the Beast)… Âm nhạc là một phần quan trọng tạo nên âm thanh cho phim, là một tác phẩm thành phần không thể thiếu trong một bộ phim hoạt hình. Âm nhạc có thể làm nên tên tuổi cho phim nhưng nhiều khi chính phim lại làm nên tên tuổi cho tác phẩm âm nhạc đó. Trong cùng một tác phẩm phim, có thể có nhiều tác phẩm âm nhạc khác nhau, những tác phẩm âm nhạc ấy có thể là những bài hát đã từng đến với công chúng hoặc những bài hát được sáng tác độc quyền cho bộ GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 36 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn phim hoạt hình đó. Đối với trường hợp âm nhạc trong phim hoạt hình là một sáng tác mới của một nhạc sĩ, sáng tác âm nhạc này là vì phim hoạt hình đó mà sáng tạo và được sáng tạo để phục vụ cho phim thì ngoài việc tác phẩm âm nhạc này là một phần của phim nó còn là một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả độc lập của người nhạc sĩ. Người nhạc sĩ là tác giả của tác phẩm âm nhạc và được hưởng quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm âm nhạc. Lúc này những người là chủ sở hữu quyền đối với phim hoạt hình muốn tác động lên tác phẩm âm nhạc đêu phải xin phép tác giả của tác phẩm âm nhạc. Ví dụ: Nàng tiên cá (The little Mermaid) là bộ phim hoạt hình sản xuất năm 1989 của hãng Walt Disney đã có được sự thành công vang dội. Phim “làm mưa làm gió” trên khắp thế giới. Ca khúc “Under the sea” được sử dụng trong phim đã đoạt giải Oscar cho ca khúc nhạc phim hay nhất năm 1989. Ca khúc thể hiện trường đoạn xuất sắc nhất trong phim khi phối hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc và hình ảnh trong thể loại hoạt hình. Tác giả sáng tác ca khúc “Under the sea” vẫn có quyền phát hành ca khúc dưới hình thức là một tác phẩm âm nhạc độc lập, chỉ cần điều đó không phương hại đến bộ phim “ Nàng tiên cá”. 2.3. Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu quyền tác giả phim hoạt hình Chủ sở hữu quyền tác giả của phim hoạt hình được hiểu là người nắm giữ quyền tác giả đối với tác phẩm đó, là người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền tác giả. Luật quyền tác giả một số nước cho phép chuyển giao toàn bộ hoặc một phần quyền tác giả. Người được chuyển giao sẽ trở thành chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần quyền tác giả đã được chuyển giao. Theo quy định tại điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì: “Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản đối với quyền tác giả” Cũng theo Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam thì tác giả và các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính và các điều kiện vật chất khác sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu quyền tác giả; cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo tác phẩm là chủ sở hữu quyền tác giả; người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật là chủ sở hữu quyền tác giả được thừa kế trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm đó; người được chuyển giao quyền tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các quyền được chuyển giao; nhà nước là chủ sở hữu quyền GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 37 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn tác giả trong trường hợp tác phẩm còn thời hạn bảo hộ, nhưng không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản, hoặc không được quyền hưởng di sản. 2.3.1 Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả Như chúng ta đã tìm hiểu, phim hoạt hình là một trong những loại hình tác phẩm điện ảnh, vì vậy mà phim hoạt hình là một loại tác phẩm phức hợp, được cấu thành bởi nhiều tác phẩm thành phần nên để sáng tạo ra một tác phẩm điện ảnh cần một tập thể tác giả cùng sử dụng thời gian vật chất, tài chính và các điều kiện vật chất khác của bản thân để sáng tạo nên, tập thể tác giả này chính là đồng tác giả của tác phẩm điện ảnh. Những đồng tác giả sáng tạo nên tác phẩm điện ảnh có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với tác phẩm do mình tạo ra.40 Cũng như chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là đồng tác giả cũng có những quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm phim hoạt hình do mình góp phần sáng tạo nên. Tuy nhiên, đối với loại chủ sở hữu quyền tác giả này có những đặc thù riêng và tùy theo trường hợp mà quyền tác giả có thể phân chia cũng như không phân chia được. Đối với phim hoạt hình, có nhiều đồng tác giả, quyền tác giả của những đồng tác giả có thể phân chia cũng có thể không phân chia được. Quyền tác giả có thể phân chia được trong trường hợp phim hoạt hình có thể chia theo từng phần để sử dụng độc lập và những phần được chia này phải tương ứng với phần đóng góp của mỗi đồng tác giả, cũng như tương ứng với phần quyền mà đồng tác giả được hưởng khi quyền tác giả được phân chia. Và theo luật thì, nếu những phần riêng biệt có thể tách ra để sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với phần riêng biệt đó.41 Ví dụ: Khi làm phim hoạt hình “Tom and Jerry” sẽ do nhiều đồng tác giả sáng tạo, trong đó có nhà biên kịch viết kịch bản, nhạc sĩ viết phần âm nhạc, họa sĩ vẽ... Lúc này nhà biên kịch là chủ sở hữu quyền tác giả đối với phần kịch bản, còn nhạc sĩ là chủ sở hữu quyền tác giả đối với phần âm nhạc trong tác phẩm phim, họa sỹ sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả đối với phần hình vẽ. Đồng thời, mỗi tác phẩm thành phần được tách ra này vẫn được bảo hộ như tác phẩm độc lập. Điều này có nghĩa rằng đồng tác giả của các tác phẩm thành phần cũng có đủ quyền nhân thân và quyền tài sản giống như tác phẩm mà chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả”. 40 41 Khoản 1, Điều 38, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 Khoản 2, Điều 38, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 38 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn 2.3.2 Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật, giao nhiệm vụ, giao kết hợp đồng để tác giả sản xuất tác phẩm phim hoạt hình Theo khoản 2 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ: “Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật này” Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005: “1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có quy định khác. 2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ: “Chủ sở hữu quyên tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này” Từ nội dung các điều luật trên ta thấy được, các tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật, giao nhiệm vụ, giao kết hợp đồng với tác giả để sản xuất phim hoạt hình là chủ sở hữu quyền tác giả đối vớiphim hoạt hình đó. Quyền của chủ sở hữu phát sinh ngay từ khi tác phẩm được tác giả thể hiện dưới hình thức nhất định, tức là thời điểm phát sinh quyền tác giả. Tác giả thực hiện công việc sáng tạo của mình dưới sự tài trợ về tài chính, vật chất, kỹ thuật của những cá nhân, tổ chức đầu tư, được những cá nhân, tổ chức giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng sáng tạo tác phẩm thì quyền tài sản sẽ thuộc về những cá nhân, tổ chức đó. Các chủ sở hữu này có thể là chủ sở hữu toàn bộ hay một phần đối với quyền tài sản của quyền tác giả, tuy theo mức độ đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật. Tuy nhiên đối với một loại hình đặc biệt như một phim hoạt hình thông thường phim được sản xuất là do có tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng thực hiện nên sau khi bộ phim hoàn thành thì toàn bộ quyền tài sản sẽ thuộc về những cá nhân, tổ chức đó. Nhưng cho dù mức độ đầu tư của họ có đến đâu đi nữa, thì quyền đó chỉ giới hạn trong các quyền tài sản và quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, còn quyền nhân thân (trừ quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm) vẫn thuộc về tác giả theo quy định chung của luật. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 39 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Ví dụ: “Dưới bóng cây” là một bộ phim hoạt hình 3D ngắn của Việt Nam, do Colory Animation Studio thực hiện trong thời gian 4 tháng. Phim hoạt hình “Dưới bóng cây” đã trở thành bộ phim hoạt hình Việt đầu tiên mời gọi được các nhà đầu tư. Mới đây, công ty BHD đã quyết định hỗ trợ nhóm tác giả trẻ bằng cách chiếu miễn phí bộ phim trước mỗi suất chiếu trong “Những ngày phim gia đình”; đồng thời tặng mỗi khán giả một đĩa DVD “Dưới bóng cây”. Việc làm của BHD chính là hỗ trợ về mặt tài chính, kỹ thuật cho việc đưa bộ phim đến với công chúng nên BHD có các quyền như truyền đạt phim đến công chúng, sao chép phim và tất nhiên là công bố phim đến khán giả. 2.5 Căn cứ xác lập và vấn đề bảo hộ quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình. 2.5.1 Căn cứ phát sinh, xác lập quyền tác giả phim hoạt hình. Ngày càng có nhiều người công nhận rằng, quyền sở hữu trí tuệ như một tài sản và công cụ của một doanh nghiệp có thể đóng góp đáng kể cho thành công của doanh nghiệp. Sự thật là việc tiềm lực này tồn tại cho các doanh nghiệp thu lợi từ các danh mục quyền sở hữu trí tuệ của họ đã dẫn tới một mối quan tâm nhiều hơn về định giá các quyền sở hữu trí tuệ và phim hoạt hình không là ngoại lệ. Theo điều 6, Luật Sở hữu trí tuệ 2005: “1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. 2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.” Như vậy, một tác phẩm phim hoạt hình sẽ phát sinh và xác lập quyền tác giả khi bộ phim đó được sáng tạo ra, được hoàn thành dưới hình thức là một bộ phim thể loại hoạt hình có thể xem được. Quyền tác giả phát sinh, không có nghĩa bộ phim hoạt hình đó phải được kiểm duyệt về nội dung phim, chất lượng của phim, hình thức thể hiện,ngôn ngữ phim…mà quyền tác giả phát sinh ngay khi bộ phim được định hình mà không cần trải qua giai đoạn đó. Ngoài ra, quyền tác giả của phim hoạt hình được xác lập không phụ thuộc vào việc phim đã công bố với công chúng hay chưa hoặc có đăng ký tác phẩm đó với cơ quan có thẩm quyền hay không. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 40 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Đối với phim hoạt hình, quyền liên quan của tổ chức phát sóng được phát sinh khi chương trình phát sóng phim hoạt hình được định hình và phổ biến đến công chúng tác phẩm phim hoạt hình đó. Từ những quy định trên, có một thực tế là, nếu một tác phẩm phim hoạt hình được ra đời không phải do sự sáng tạo mới mà là do sao chép một tác phẩm đã có hoặc bộ phim hoạt hình đó có nội dung vi phạm thuần phong mỹ tục dân tộc thì liệu có hiển nhiên được xác lập quyền tác giả hay không. 2.5.2 Vấn đề bảo hộ quyền tác giả phim hoạt hình 2.5.2.1 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005, điều kiện bảo hộ quyền tác giả bao gồm: tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Phân tích những điều kiện bảo hộ quyền tác giả, ta thấy được hai điều kiện bảo hộ chung nhất, hay còn gọi là hai điều kiện bắt buộc đối với một tác phẩm phim hoạt hình là: Phải do chính tác giả trực tiếp lao động trí tuệ sáng tạo ra; tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc, tức là không phải sao chép từ tác phẩm đã được bảo hộ. Ngoài ra, còn có các điều kiện khác như: tác phẩm của tác giả là công dân Việt Nam; Quyền tác giả của tác phẩm thuộc sở hữu của công dân, pháp nhân, tổ chức Việt Nam; Tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; Tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam; Tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. 2.5.2.2 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình Quyền tác giả được bảo hộ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân gồm: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả, được bảo hộ vô thời hạn. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 41 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Quyền nhân thân công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; và quyền tài sản có thời hạn bảo hộ như sau: Tác phẩm điện ảnh hay cụ thể là tác phẩm phim hoạt hình có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Thời hạn bảo hộ quy định trên này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.42 Một tác phẩm phim hoạt hình khi được công bố sẽ cùng lúc công bố cả những tác phẩm thành phần có trong tác phẩm phim hoạt hình nên thời điểm công bố được xác định là căn cứ để tính thời hạn bảo hộ cho tác phẩm phim hoạt hình và tác phẩm thành phần. Tuy nhiên, có những tác phẩm thành phần có thời hạn bảo hộ khác với tác phẩm điện ảnh nên việc có sự chênh lệch về thời hạn bảo hộ giữa tác phẩm phim hoạt hình và tác phẩm thành phần là không tránh khỏi, điều này đã dẫn đến việc khi một trong những tác phẩm thành phần hết thời hạn bảo hộ, tác phẩm thành phần có thể bị cắt xén, xuyên tạc và có thể gây ảnh hưởng đến tác phẩm phim hoạt hình. Cụ thể, những tác phẩm thành phần trong phim hoạt hình có thể tách ra sử dụng độc lập có thời hạn bảo hộ khác với tác phẩm, những tác phẩm thành phần khác của phim hoạt hình không thuộc vào điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ thì có thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết, nếu trường hợp tác phẩm thành phần của tác phẩm điện ảnh có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Như vậy sẽ nảy sinh trường hợp thời hạn bảo hộ của tác phẩm phim hoạt hình vẫn còn nhưng thời hạn bảo hộ của tác phẩm thành phần đã hết và ngược lại. Lúc này thời hạn bảo hộ của phim hoạt hình và thời hạn bảo hộ của tác phẩm thành phần cũng không có gì thay đổi. Trong trường hợp thời hạn bảo hộ của phim hoạt hình đã hết mà thời hạn bảo hộ của tác phẩm thành phần vẫn còn thì lúc này tác phẩm phim hoạt hình sẽ thuộc về công 42 Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 42 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn chúng nhưng tác phẩm thành phần vẫn thuộc về người tác giả sáng tạo ra tác phẩm thành phần đó và ngược lại nếu tác phẩm thành phần đã hết thời hạn bảo hộ nhưng tác phẩm phim hoạt hình vẫn còn thời hạn bảo hộ thì tác phẩm thành phần lúc này thuộc về công chúng còn tác phẩm phim hoạt hình vẫn thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm phim hoạt hình. 2.6. Chuyển giao quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình Quyền tác giả của một bộ phim hoạt hình bao gồm quyền nhân thân và quyền tác giả. Trong đó, theo quy định trong Bộ luật dân sự và luật Sở hữu trí tuệ, ngoại trừ quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm những quyền nhân thân còn lại không được chuyển giao, còn quyền tại sản sẽ có quyền chuyển giao toàn bộ hoặc từng phần tùy theo trường hợp. Riêng đối với phim hoạt hình, vì đặc thù là tác phẩm có nhiều tác phẩm thành phần nên phim hoạt hình có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc chỉ chuyển giao những tác phẩm thành phần, quyền chuyển giao quyền tác giả đối với phim hoạt hình sẽ thuộc về chủ sở hữu phim. 2.6.1 Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan 2.6.1.1 Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, Luật Sở hữu trí tuệ, trừ quyền công bố tác phẩm (Khoản 3, Điều 19, Luật Sở hữu trí tuệ). Trong trường hợp tác phẩm có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chuyển nhượng quyền tác giả đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.43 Việc chuyển nhượng quyền tác giả dẫn đến việc bên chuyển nhượng quyền tác giả, không còn được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các quyền được chuyển nhượng; quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các quyền được chuyển nhượng được xác lập cho bên nhận chuyển nhượng. 43 Điều 45, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 43 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn 2.6.1.2 Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan Cũng như những mối quan hệ chuyển nhượng khác, để có hiệu lực pháp luật, khi chuyển nhượng quyền tác giả phim hoạt hình, cần làm hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phim với tổ chức nhận chuyển nhượng. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phim hoạt hình cũng là một dạng của hợp đồng dân sự, do đó có thể định nghĩa, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả là sự thỏa thuận của các bên, theo đó, bên chuyển nhượng có nghĩa vụ chuyển giao các quyền tác giả được phép chuyển nhượng trong một tác phẩm phim hoạt hình cho bên nhận chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ trả một khoản lợi ích vật chất cho bên chuyển nhượng. Theo khoản 1, Điều 46 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phải được lập thành văn bản có nội dung chủ yếu sau: - Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng; - Tên và địa chỉ đầy đủ của bên được chuyển nhượng; - Căn cứ chuyển nhượng; - Giá, phương thức thanh toán; - Quyền và nghĩa vụ của các bên; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả được áp dụng theo quy định của Bộ Luật dân sự.44 2.6.2 Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan 2.6.2.1 Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phim hoạt hình là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan phim hoạt hình cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền được chuyển giao theo quy định của pháp luật. Cũng giống như việc chuyển nhượng, các quyền được chuyển trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng là các quyền tài sản, quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm của quyền tác giả. Vậy, ngoài quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, tác giả tác phẩm điện ảnh không được được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân của mình. 44 Khoản 2, Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 44 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Trong trường hợp tác phẩm, chương trình phát sóng phim hoạt hình có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, chương trình phát sóng phim hoạt hình có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Ví dụ: Chủ sở hữu ca khúc “Beauty and the beast” trong bộ phim hoạt hình “Người đẹp và quái vật” của hãng Disney có quyền chuyển quyền sử dụng bài hát này cho tổ chức, cá nhân khác. Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan của phim hoạt hình có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.45 2.6.2.2 Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan Cũng như hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả là một dạng của hợp đồng dân sự, nhưng hợp đồng chuyển quyền sử dụng là một dạng hợp đồng có thời hạn, nó không làm chủ sở hữu quyền tác giả mất đi quyền của mình mà chỉ hạn chế quyền đó trong một thời gian nhất định. Vậy, hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả là sự thỏa thuận của các bên, theo đó, bên chuyển quyền sử dụng có nghĩa vụ chuyển giao các quyền tác giả được phép chuyển quyền sử dụng cho bên nhận chuyển quyền sử dụng trong một thời gian theo thỏa thuận và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng có nghĩa vụ trả một khoản lợi ích vật chất cho bên chuyển quyền sử dụng. Hợp đồng này phải được lập thành văn bản và có những nội dung chủ yếu do pháp luật quy định, theo khoản 1 Điều 48 Luật Sở hữu trí tuệ, hợp đồng bao gồm: - Họ và tên địa chỉ đầy đủ của bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao; - Căn cứ chuyển giao: bao gồm các quyền như hợp đồng chuyển nhượng; - Giá, phương thức thanh toán; - Quyền và nghĩa vụ của các bên; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; - Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả có thêm nội dung, phạm vi chuyển giao quyền, gồm một, một số hoặc toàn bộ quyền; 45 Điều 47, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 45 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn - Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả có thể chuyển quyền sử dụng này cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng chuyển giao quyền tác giả được áp dụng theo Bộ luật dân sự.46 2.7 Đăng ký quyền tác giả phim hoạt hình Đăng ký bản quyền tác giả hay còn gọi là bảo hộ quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình nghĩa là sẽ đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm của mình. Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi hỏi sự lao động trí óc, thời gian và tài chính. Việc đăng ký quyền tác giả là sự chứng nhận cho sáng tạo của con người, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo. Đăng ký quyền tác giả phim hoạt hình là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả. Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Vậy người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả luôn được suy đoán là tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả mà họ đứng tên.47 Ngƣời nộp đơn đăng ký Theo Điều 37 Nghị định 85/2011 NĐ-CP thì: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện. Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền 46 47 Khoản 2, Điều 48, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 Điều 49. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 46 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả hoặc tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan Khoản 2, Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: Hồ sơ đăng ký quyền tác giả gồm có: tờ khai đăng ký quyền tác giả; hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả; giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền; tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa; văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả; văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung. Trong đó tờ khai đăng ký quyền tác giả phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan; Những giấy tờ khác kèm theo hồ sơ đăng ký phải được làm bằng tiếng Việt, trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt. 2.8. Những hành vi xâm phạm và biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình trƣớc những hành vi xâm phạm đó. 2.8.1. Những hành vi xâm phạm quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình Xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình chính là xâm phạm đến quyền tác giả đối với một tác phẩm, và tác phẩm ấy lại là tác phẩm phim hoạt hình. Việc xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực này thường phổ biến bởi sự đa dạng và phức tạp trong việc cấu thành nên một bộ phim hoạt hình, từ đó tạo nên sự khó khăn trong khâu quản lý bản quyền cho tác phẩm phim hoạt hình của mình. Chính vì vậy, mà vấn đề xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình đã, đang và sẽ diễn ra ngày càng nhiều, quy mô và ngày càng phức tạp. Cùng với sự phát triển của ngành điện ảnh, phim hoạt hình được xem là thể loại nghệ thuật phục vụ giải trí hữu hiệu và phổ biến nhất của đại bộ phận giới trẻ. Đi cùng GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 47 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn với sự phát triển đó là sự đe dọa bởi nạn xâm phạm bản quyền diễn ra ngày càng trở nên phổ biến ngoài vòng kiểm soát. Điển hình cho con đường dẫn đến nạn xâm phạm tác quyền điện ảnh, sự bùng nổ của công nghệ thông tin ngày càng lan rộng như hiện nay. Những hành vi xâm phạm quyền tác giả tác giả tác phẩm phim hoạt hình bao gồm: - Chiếm đoạt quyền tác giả. Như việc lấy tác phẩm phim hoạt hình của người khác đề tên mình là tác giả của tác phẩm phim hoạt hình đó và thực hiện những thao tác chỉ khi là tác giả mới được thực hiện đối với tác phẩm. - Mạo danh tác giả. Như lấy một tác phẩm của người khác hay của mình và sau đó đề tên một tác giả khác. - Công bố, phân phối tác phẩm mà không được sự cho phép của tác giả. - Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tính của tác giả. - Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp pháp luật cho phép. - Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình được dùng để làm phái sinh. - Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Cho thuê tác phẩm phim hoạt hình mà không trả tiền thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. - Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. - Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm. - Làm và bán tác phẩm khi tên tác giả đã bị giả mạo. - Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.48 2.8.2 Xử lý xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình. 2.8.2.1 Xác định hành vi xâm phạm. 48 Điều 28. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 48 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Việc xâm phạm quyền tác giả có thể gây ra những thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại. Các tổn thất về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả phim hoạt hình cũng như người biểu diễn.49 Yếu tố xâm phạm quyền tác giả phim hoạt hình có thể thuộc một trong các dạng sau đây: Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép; Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép; Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả; Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép; Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép. Vậy, một tác phẩm phim hoạt hình có yếu tố xâm phạm trên này bị coi là phim hoạt hình xâm phạm quyền tác giả. Yếu tố xâm phạm quyền liên quan tác phẩm phim hoạt hình có thể thuộc một trong các dạng sau đây: Bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn được tạo ra một cách trái phép; Bản sao bản định hình cuộc biểu diễn, bản sao chương trình phát sóng được tạo ra một cách trái phép; Một phần hoặc toàn bộ cuộc biểu diễn đã được định hình, chương trình phát sóng bị sao chép, trích ghép trái phép; một phần hoặc toàn bộ chương trình phát sóng bị thu, giải mã và phân phối trái phép; Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền liên quan bị vô hiệu hoá trái phép; bản định hình cuộc biểu diễn bị dỡ bỏ hoặc bị thay đổi một cách trái phép thông tin về quản lý quyền liên quan. Vậy, phim hoạt hình có chứa yếu tố xâm phạm trên này bị coi là sản phẩm xâm phạm quyền liên quan. Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả phim hoạt hình là phạm vi bảo hộ quyền tác giả được xác định theo hình thức thể hiện bản gốc tác phẩm; được xác định theo nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm gốc trong trường hợp xác định yếu tố xâm phạm đối với tác phẩm phái sinh. Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền liên quan là phạm vi bảo hộ quyền liên quan đã được xác định theo hình thức thể hiện bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng. Để xác định một bản sao hoặc tác phẩm phim hoạt hình (hoặc bản định hình cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng) có phải là yếu tố xâm phạm quyền tác giả, 49 Điều 204, Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 49 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn quyền liên quan hay không, cần so sánh bản sao hoặc tác phẩm đó với bản gốc tác phẩm (bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng) hoặc tác phẩm phim hoạt hình gốc. Bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng phim hoạt hình bị coi là có yếu tố xâm phạm trong các trường hợp sau đây: Bản sao là bản sao chép một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng đang được bảo hộ của người khác. Tác phẩm (phần tác phẩm) là một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng đang được bảo hộ của người khác. Tác phẩm, phần tác phẩm có nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm đang được bảo hộ của người khác. 2.8.2.2 Các biện pháp xử lý xâm phạm Tuỳ theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định tại Phần thứ năm (Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) của Luật Sở hữu trí tuệ. Biện pháp dân sự Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Các chủ thể có quyền sau đây có quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến quyền tác giả: - Tác giả; - Chủ sở hữu quyền tác giả; - Người thừa kế hợp pháp của tác giả hoặc của chủ sở hữu quyền tác giả; - Cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền của chủ sở hữu quyền tác giả; - Cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm theo hợp đồng; - Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả được ủy thác quyền; - Các chủ thể quyền khác theo quy định của pháp luật; - Cơ quan nhà nước, tổ chức liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực quyền tác giả.50 50 Điều 44, Nghị định 85/2011 NĐ-CP GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 50 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Theo Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ thì Tòa án có thể áp dụng những biện pháp chế tài dân sự sau đối với hành vi vi phạm: 1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; 2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai; 3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; 4. Buộc bồi thường thiệt hại; 5. Buộc thiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hang hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Tùy theo mức độ xâm phạm, mà Tòa án sẽ áp dụng các biện pháp xử lý dân sự khác nhau. Đặc biệt, trong những trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật, điển hình như các biện pháp thu giữ; kê biên; niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển hay cấm dịch chuyển quyền sở hữu…51 Biện pháp hành chính Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chăn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.52 Một hành vi xâm phạm quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình có thể áp dụng việc xử phạt hành chính như xử phạt bằng tiền; buộc chấm dứt ngay hành vi xâm phạm; tịch thu những tác phẩm phim hoạt hình giả mạo về quyền tác giả; tịch thu nguyên, vật liệu, phương tiện được sử dụng để tạo ra tác phẩm phim hoạt hình giả mạo về quyền tác giả và đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm. Ngoài ra, nếu gây hậu quả thì tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tác giả tác phẩm điện ảnh còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như 51 52 Điều 207 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 Khoản 1, Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009). GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 51 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn buộc tiêu hủy tác phẩm điện ảnh giả mạo về quyền tác giả hoặc buộc tái xuất đối với tác phẩm điện ảnh giả mạo về quyền tác giả được nhập khẩu. Biện pháp hình sự Trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định tại Điều 212 nêu lên: “Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự”. Ngoài ra, Bộ Luật hình sự hiện hành tại Điều 271 có quy định về tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo , đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác, quy định cụ thể như sau: “1. Người nào vi phạm các quy định về xuất bản và phát hành sách, báo ,đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăn triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm” Nhìn chung, việc áp dụng chế tài hình sự trực tiếp đối với hành vi vi phạm quyền tác giả và các quyền liên quan đối với phim hoạt hình thường ít, mà hành vi vi phạm cấu thành thêm tội nào trong Bộ luật Hình sự thì xử lý theo tội đó như: nhóm tội xâm phạm quyền tài sản công dân, làm hang giả, chống người thi hành công vụ… Các biện pháp kiểm soát xuất nhập khẩu Ngoài các biện pháp xử lý dân sự, hành chính, hình sự, để xử lý và ngăn chặn tình trạng xâm phạm quyền tác giả nói chung, quyền tác giả phim hoạt hình nói riêng còn có các biện pháp kiểm soát xuất nhập khẩu. Theo quy định của Luật hải quan, cơ quan hải quan được phép áp dụng một số biện pháp pháp lý cần thiết để bảo hộ quyền tác giả nếu có bằng chứng phát hiện ra các hành vi vi phạm, như trong quá trình xuất khẩu hoặc nhập khẩu bản sao tác phẩm phim hoạt hình, có thể kiểm tra hoặc cho tạm dừng tiến hành thủ tục Hải quan, tịch thu đối tượng nếu có vi phạm, xử lý hành chính theo thẩm quyền của cơ quan Hải quan. Nhìn chung, từ những phân tích từ pháp luật Việt Nam về tác giả của tác phẩm phim hoạt hình, quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, đã giúp chúng ta xác định được những chủ thể được pháp luật công nhận tư cách chủ thể quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình. Từ đó, chúng ta cũng tìm hiểu một cách bao quát pháp luật về GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 52 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn các vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với phim hoạt hình như căn cứ xác lập quyền tác giả, các phương thức chuyển giao quyền tác giả, đăng ký bảo hộ, những hành vi xâm phạm quyền tác giả phim hoạt hình, cách xác định hành vi xâm phạm và từ đó tìm hiểu các biện pháp xử lý xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 53 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHIM HOẠT HÌNH, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN Quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình nói riêng là một lĩnh vực mới đối với nước ta nên những quy định luật về quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình vẫn còn rất ít đã dấn đến việc quyền tác giả bị xâm phạm nghiêm trọng. Qua Chương 3 này người viết muốn phản ánh thực tế quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình bị xâm phạm từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương hướng để khắc phục tình trạng xâm phạm quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình. 3.1 Thực trạng xâm phạm quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình Với sự khởi đầu đầy ấn tượng của đội ngũ làm phim hoạt hình trẻ của Việt Nam thời gian qua được khẳng định bằng hàng loạt tác phẩm mang dấu ấn như: Cô bé bán diêm, Đại chiến Bạch Đằng, Dưới bóng cây, Bay…đã tạo thêm sự thúc đẩy cho pháp luật nước nhà về vấn đề bảo hộ quyền tác giả cho những tác phẩm phim hoạt hình này cũng như phim hoạt hình thế giới. Trong 15 năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình Quốc hội, Chính phủ ban hành 3 Luật, 4 Nghị định, 2 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nhiều Thông tư về lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan. Các văn bản pháp luật được cơ quan có thẩm quyền ban hành đang được thực thi trong đời sống, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật, góp phần tăng cường quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan trong tình hình mới; xây dựng cơ chế, chế tài xử phạt đủ mạnh, có tác dụng ngăn chặn và răn đe các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Mười năm trở lại đây, Việt Nam cũng đã tham gia vào 5 Điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan cũng như cam kết thực hiện các điều khoản có nội dung bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong một loạt các Hiệp định kinh tế và thương GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 54 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn mại song phương và đa phương, góp phần vào quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.53 Đặc biệt, Luật Sở hữu trí tuệ đã có hiệu lực thi hành được gần 8 năm, đang từng bước phát huy hiệu lực trong cuộc sống. Các hoạt động thực thi, tự bảo vệ quyền đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan đã được tăng cường, nhiều vụ việc đã được xử lý nghiêm. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực điện ảnh, cụ thể là lĩnh vực phim hoạt hình. Đối với phim hoạt hình, một loại hình giải trí đa phương tiện thì những phương thức để xâm phạm quyền tác giả dường như còn phong phú hơn so với những loại hình nghệ thuật khác. Một tác phẩm phim hoạt hình có thể bị xâm phạm quyền tác giả đối với ngay chính bản thân tác phẩm phim hoạt hình hoặc bị xâm phạm trên từng tác phẩm thành phần. Ngoài những hình thức xâm phạm quyền tác giả như sao chép, phân phối trái phép thì quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình cũng bị xâm phạm khi quyền tác giả của một tác phẩm thành phần của nó như tác phẩm hình ảnh, tác phẩm âm nhạc, kịch bản bị xâm phạm. Mỗi một tác phẩm thành phần của tác phẩm phim hoạt hình được bảo hộ quyền tác giả độc lập nhưng khi quyền tác giả của tác phẩm thành phần bị xâm hại có thể sẽ gây phương hại đến tác phẩm phim hoạt hình. Ví dụ như lời thoại trong một bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi nhưng sau khi bị dịch trái phép lại sử dụng nhiều từ ngữ khó hiểu, thiếu trong sáng như vậy có thể tác động đến nhận thức của người xem về bộ phim đó. Ngày nay khi công nghệ đã phát triển vượt bật thì những phần mềm giúp cho việc chỉnh sửa, cắt xén những đoạn video rất phổ biến. Xâm phạm bằng việc sửa chữa,cắt xén, thay đổi kịch bản phim hoạt hình Hiện nay, khi nhu cầu xem phim ngày càng cao, các bộ phim điện ảnh trong đó có phim hoạt hình được coi là đối tượng để cắt xén, thêm bớt hay thay đổi lời thoại nhằm tạo thành một tác phẩm mới lạ, hài hước nhằm gây chú ý và thu hút người xem. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kịch bản phim, gây mất uy tính tác giả. Ví dụ, trên thị trường băng đĩa lậu ở các ngõ ngách chợ trời và ngay cả trong các cửa hàng băng đĩa ở thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…xuất hiện rất nhiều đĩa phim hoạt hình “chế bản” thành những bộ phim hoạt hình sex từ các bộ phim hoạt hình nổi tiếng như “ Nàng Bạch Tuyết và bảy chú Lùn”, “Nàng công chúa ngủ trong 53 Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tình trạng vi phạm quyền tác giả vẫn chưa được đẩy lùi, http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30257&cn_id=602222, [ngày truy cập 10/10/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 55 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn rừng”, “Tom and Jerry”, “Thủy thủ mặt trăng”… có hai loại, đĩa VCD và DVD. Đĩa VCD giá 30.000 đồng/đĩa, thời lượng khoảng hơn một tiếng. Đĩa DVD, đĩa nén 80.000-100.000 đồng/đĩa, dài 6-7 tiếng.54 Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của các em thiếu nhi, đặc biệt là làm tổn hại nghiêm trọng quyền tác giả của những tác phẩm hoạt hình này. Hình 10: Hình ảnh trong phim hoạt hình “Thủy thủ mặt trăng” đã “chế bản”55 Ngoài ra, để một bộ phim hoạt hình được phép chiếu cho tất cả các trẻ em đều coi được, nhiều bộ phim hoạt hình khi rời khỏi quốc gia sản xuất, khi đến quốc gia khác đã bị cắt xén bớt những lời thoại, phân đoạn mà họ cho là không phù hợp. Điều đó nhìn chung mang tính tích cực, nhưng xét về quyền tác giả, họ đã xâm phạm một cách rất nghiêm trọng. Ví dụ: Bộ phim hoạt hình vui nhộn “ Ice Age 4” vẫn có khả năng bị cắt gọt sau khi bước ra khỏi biên giới nước Mỹ. Tại Anh, để bộ phim có thể xếp loại "U" - để cho tất cả trẻ em đều có thể xem được, phần 4 của loạt phim ăn khách “Kỷ băng hà” đã phải cắt đi một dòng thoại, trong đó một nhân vật gọi nhân vật khác là "Đồ bại não!".56 Xâm phạm thông qua mạng Internet Trong bối cảnh internet đang ngày càng phát triển, vấn đề vi phạm bản quyền tác giả phim hoạt hình lại càng trở nên bức thiết. Vi phạm bản quyền trên internet, môi trường kĩ thuật số, kể cả trong truyền thông là vấn đề cả thế giới đang quan tâm.Việc vi phạm là việc truyền đạt tác phẩm phim hoạt hình trên môi trường kĩ thuật số rất nghiêm trọng, thực sự đáng báo động. Hầu hết các website kinh doanh về phim ảnh, trong đó có phim hoạt hình thường đưa các tác phẩm lên mạng mà chưa thực hiện nghĩa vụ của 54 Ngôi sao.net, Phim hoạt hình sex tràn lan ở chợ trời, http://ngoisao.net/tin-tuc/thoi-cuoc/hinh-su/phim-hoathinh-sex-tra-n-lan-o-cho-troi-2524914.html, [ngày truy cập 11/10/2013] 55 Hình 10, Việt báo.vn, Hoạt hình sex tràn lan, http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Hoat-hinh-sex-tran-lan/50790126/407/ 56 Sao 24h, Những bộ phim Hollywood bị “cắt xén” ở Trung Quốc, http://sao24h.com.vn/dien-anh/sac-mau-dienanh/nhung-bo-phim-hollywood-bi-cat-xen-o-trung-quoc-c28n1704.html, [ngày truy cập 10/10/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 56 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn mình với chủ thể quyền tác giả. Họ đưa lên với nhiều động cơ, có thể để lấy tiền quảng cáo, hay phục vụ việc download của người tiêu dùng nhằm kiếm tiền, sinh lợi, nhưng không thanh toán tiền thù lao cho người nắm giữ bản quyền. Các website cũng xâm phạm quyền của nhau, ví dụ sử dụng các tác phẩm, bản ghi từ một website khác về website của mình nhưng không có sự thỏa thuận, xin phép tác giả.57 Vấn đề phát hiện, xử lí vi phạm cũng là thách thức cho cơ quan thực thi. Bởi vì việc này liên quan đến công nghệ. Chính vì vậy chúng ta đã phải tổ chức các lớp tập huấn, trang bị các kiến thức điều tra mạng, vào mạng để điều tra các hành vi xâm phạm quyền tác giả, nhưng lực lượng này vẫn chưa vươn tới để đáp ứng yêu cầu kiểm tra, xử lí. Với việc công nghệ internet phát triển thì việc một bộ phim như phim hoạt hình Nhật Bản được chiếu trên những đài truyền hình Nhật Bản chỉ trong một khoảng thời gian ngắn đã xuất hiện trên những trang Web chiếu phim của Việt Nam, không nói tới việc có được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả hay không mà ngay cả việc tác phẩm phim hoạt hình bị trình chiếu trái phép ở một quốc gia khác những người chủ sở hữu quyền tác giả của bộ phim đó cũng không hay biết. Trong khi người xem vẫn cứ xem, người đăng, tải vẫn đăng,tải thì những đơn vị sản xuất tác phẩm phim hoạt hình phải những chịu tổn thất nặng nề vì không thu được khoản lợi ích từ việc bán bản quyền mà đáng ra có thể có. Ví dụ: MPAA - đại diện các hãng phim lớn tại Mỹ (Paramount Picture Corporation, Sony Pictures Entertainment Inc, Twentieth Century Fox film Corporation, Universal City Studios LLC, Warner Brothers Entertainment Inc, Walt Disney Studios Motion Picture và các hãng phim liên kết với các hãng này là thành viên của MPAA) - tố cáo 3 website là http://phim47.com, http://v1vn.com và http://pub.vn có hành vi xâm phạm quyền tác giả với tác phẩm điện ảnh, trong đó có phim hoạt hình thuộc sở hữu của các thành viên MPAA. Hình thức vi phạm của 3 website này khá tinh vi, các phim hoạt hình trên http://phim47.com được tìm trên website http://google.com.vn, sau đó các kết quả trả về dẫn tới trang chia sẻ video phim và đưa phim về cơ sở dữ liệu của http://phim47.com. Các phim hoạt hình trên http://v1vn.com phần lớn được tìm từ nhiều nguồn trên Google hoặc các trang mạng nước ngoài. Các thành viên xem phim tại 2 website này miễn phí. Còn Trịnh Anh Tuấn (chủ website http://pub.vn) sử dụng 57 Hải quan online, Báo động tình trạng vi phạm bản quyền tác giả trên mạng internet, http://www.baohaiquan.vn/pages/ban-quyen-tac-gia-van-bi-vi-pham-tran-lan.aspx, [ngày truy cập 12/10/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 57 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn các phần mềm chia sẻ utorrent tải phim từ các trang web: www.thepiratebay.org và www.hdvnbits.org, rồi đưa các phim này lên trang web do mình quản lý. Người sử dụng phải trả 2.000 đồng để xem trọn 1 bộ phim, dưới hình thức thanh toán qua thẻ điện thoại, cổng thanh toán Bảo Kim (baokim.vn), thẻ ATM trong nước, thẻ tín dụng, SMS điện thoại, thẻ Pub.58 Hình 11: Hình ảnh chụp từ trang wed “v1vn.com” với tab phim hoạt hình- một trong ba website bị MPAA tố cáo xâm phạm quyền tác giả.59 Ngoài ra hoạt động rip phim trên mạng cũng là một hoạt động xâm phạm quyền tác giả, một bộ phim gốc sẽ có chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt nhất và để được chất lượng tốt nhất dung lượng của bộ phim sẽ là rất lớn vì vậy có khi bộ nhớ của cả một máy tính cũng không chứa đủ hoặc chứa đủ thì khi đưa lên mạng cũng không chia sẻ được vì đòi hỏi đường truyền mạng mạnh. Vì vậy để có thể đưa lên mạng hoặc tải về máy hoạt động đầu tiên là phải làm giảm dung lượng của bộ phim lại – là hoạt động rip phim – hoạt động này chính xác là nén phim từ các nguồn như DVD, MPEG-4, HDTV và xuất ra kích thước file nhỏ hơn.60 Lúc này một bản sao với dụng lượng, kích thước file nhỏ hơn của bộ phim sẽ ra đời, điều này không chỉ làm giảm chất lượng phim mà còn là một hoạt động sao chép phim trái phép. Một tác phẩm phim hoạt hình chỉ có chủ sở hữu quyền tác giả mới có quyền sao chép hoặc những cá nhân, tổ chức được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả cho phép sao chép. Trong quá trình rip phim, phần âm thanh và hình ảnh của bộ phim sẽ được tách ra để xử lý độc lập, hành động này đã cắt xén tác phẩm phương hại đến quyền tác giả, cụ thể là quyền bảo vệ sự toàn vẹn, 58 Genk, Mỹ yêu cầu Việt Nam xử lý vi phạm bản quyền phim trên mạng, http://genk.vn/net/my-yeu-cau-vietnam-xu-ly-vi-pham-ban-quyen-phim-tren-mang-20130712111336082.chn, [ngày truy cập 11/10/2013] 59 Hình 11, http://v1vn.com/hoat-hinh/trang-1.html, [ngày truy cập 10/10/2013] 60 Hướng dẫn rip phim với MeGui, http://amtech.vn/threads/43731/ [ngày truy cập 10/10/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 58 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn không cho người khác sửa chữa tác phẩm. Có thể nói hoạt động rip phim ngoài việc làm tổn hại đến chất lượng phim còn làm tổn hại đến lợi ích vật chất mà những người chủ sở hữu quyền tác giả muốn có được khi sản xuất một bộ phim. Hình 12: Phim hoạt hình Hình 13: Bản phim sau khi rip phim61 “Toy Story 1” gốc Xâm phạm thông qua đài truyền hình Việc vi phạm quyền tác giả không chỉ diễn ra trên mạng mà ngay trên cả những đài truyền hình địa phương của Việt Nam cũng vi phạm bản quyền phim hoạt hình. Một đài truyền hình muốn phát sóng một bộ phim hoạt hình thì việc mua bản quyền bộ phim hoạt hình đó là tất nhiên, việc mua bản quyền phim hoạt hình không chỉ là tôn trọng tác giả, người sản xuất tác phẩm mà có thể coi đó là sự trả thù lao thích hợp cho những người đã bỏ công sức sáng tạo, thực hiện tác phẩm. Tuy nhiên, việc có quá nhiều đài, quá nhiều kênh truyền hình và đài nào, kênh nào cũng coi việc phát sóng phim hoạt hình là yếu tố thu hút khán giả trẻ tuổi, từ đó thu hút quảng cáo, tăng nguồn thu... nhưng không đủ năng lực tự sản xuất phim; không có kinh phí để mua bản quyền phim phát sóng... Vì thế, nhiều đài đã lục trong các kho phim, đem phim cũ ra phát hoặc tải phim trên internet rồi phát sóng mà không biết các phim đó mới được các đối tác mua bản quyền đưa lên internet, chứ không mua bản quyền phát sóng truyền hình hoặc kinh doanh băng đĩa. Xâm phạm quyền tác giả bằng việc in sao đĩa lậu Ngày nay, nạn in đãi lậu luôn thường trực ở mức báo động, sản phẩm bất hợp pháp này được sản xuất, kinh doanh khi thì lén lút khi thì công khai. Chỉ cần thấy “tín hiệu” một bộ phim hoạt hình nào đó ăn khách thì vài giờ sau đó đã bị in sao nhan nhản trên thị trường. Băng đĩa lậu là một căn bệnh trầm kha để lại nhiều hậu quả xấu. Riêng đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ mà cụ thể là quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt 61 Hình 12, Hình 13, Tinh tế, Kho phim tổng hợp chuẩn HD, http://www.tinhte.vn/threads/kho-phim-tong-hopchuan-hd-v2-0.1974989/page-42, [ngày truy cập 10/10/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 59 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn hình, vấn nạn bán đĩa lậu đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tác giả của những tác phẩm phim hoạt hình bị sao chép bán đĩa lậu, không ít đĩa lậu bán trôi nổi ngoài thị trường đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho những nhà sản xuất băng đĩa có quyền phát hành đĩa phim. Mức giá chung mà hầu hết các cửa hàng đưa ra cho đĩa phim hoạt hình lậu là khoảng 15 nghìn đồng/1 DVD, 7-9 nghìn đồng/ 1 VCD, CD. Trong khi đó giá đĩa thật đắt hơn rất nhiều, dao động từ 3 USD cho tới 30 USD/ 1 DVD, điều này đã chứng tỏ về mặt kinh tế, đĩa lậu dĩ nhiên sẽ có lợi thế. Tuy nhiên, nguy cơ đối với người mua đĩa lậu đó là chất lượng hình ảnh và âm thanh không chuẩn. Đôi khi đầu DVD không thể đọc được, bởi đĩa bị lỗi trong quá trình sản xuất hoặc in ấn. Điều này sẽ làm cho người xem hiểu nhầm về chất lượng thật sự của phim hoạt hình mà họ xem, làm ảnh hưởng đến uy tín của các nhà làm phim. Hình 14: Đĩa phim hoạt hình gốc62 Hình 15: Đĩa phim hoạt hình sao in lậu63 Xâm phạm quyền tác giả lên các tác phẩm thành phần của phim hoạt hình. Những hành vi xâm phạm quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình không chỉ là những hành vi xâm phạm trực tiếp đến tác phẩm phim hoạt hình đó mà những hành vi xâm phạm đến những tác phẩm thành phẩn của phim cũng là hành vi xâm phạm đến tác phẩm phim hoạt hình, bởi lẽ một khi tác phẩm thành phần bị xâm hại thì đối tượng chịu tổn thất chính là tác phẩm phim hoạt hình. Xâm phạm tác phẩm hình ảnh. Khác với các loại hình điện ảnh khác, trên thực tế thay vì thường bị “đạo” poster phim hay các hình ảnh chụp từ thực tế thì phim hoạt hình lại bị xâm phạm những tác phẩm hình ảnh độc lập, cụ thể là các nhân vật hoạt hình nổi tiếng. Việc một hình ảnh nhân vật hoạt hình nổi tiếng được khai thác như một kiểu dáng công nghiệp là điều 62 Hình 14, http://www.hotdeal.vn/ho-chi-minh/sach-bang-dia/combo-3-dia-phim-hoat-hinh-14341.html, [ngày truy cập 12/10/2013] 63 Hình 15, http://daikynguyen.com/artman/publish/printer_589.shtml, [ngày truy cập 12/10/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 60 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn thường gặp. Chúng ta có thể để dàng mua được tất cả mọi thứ từ những cây bút bi, một chiếc cặp sách học sinh hay đền những sản phẩm đắt tiền quần áo thời trang, giày dép, túi xách… Tất cả đều có thể được in hình nhân vật hoạt hình nổi tiếng, tuy nhiên có được mấy sản phẩm trong số đó mà nhà sản xuất đã được sự cho phép của tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả . Ngoài ra, nhiều công ty, cửa hàng còn sử dụng nhân vật hoạt hình như biểu tượng độc quyền cho họ và sử dụng chúng như một phương tiện quảng bá thương hiệu. Nhìn chung trên thị trường Việt Nam hiện nay đa phần những sản phẩm được in hình nhân vật hoạt hình đều là sử dụng tác phẩm trái phép. Hành vi này cũng là hành vi xâm hại đến quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh là thể loại phim hoạt hình. Như hình ảnh của chú vịt Donald và chuột Mickey– những nhân vật hoạt hình nỗi tiếng, nhân vật hoạt hình này thuộc bản quyền của Hãng phim Walt Disney một công ty sản xuất phim ở Hoa Kỳ, Donald bắt đầu nổi tiếng sau lần ra mắt đầu tiên trong phim hoạt hình The Wise Little Hen, tuy nhiên trên thị trường Việt Nam những mẫu hàng hóa in hình nhân vật này không ít nhưng lại không có được mấy đơn vị sản xuất có bản quyền sử dụng hình ảnh các nhân vật này. Hình 16: Bao bì dầu gội Eskulin Kid in hình “vịt Donald” và “chuột Mickey”64 64 Hình 16, memua.vn, http://memua.vn/do-cho-be/cham-soc-tam-rua/dau-goi-sua-tam-xa-phong/dau-goi-va-xaeskulin-kids-vit-donald-200ml.html, [ngày truy cập 13/10/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 61 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Hình 17: Chiếc cặp học sinh có hình chuột Mickey65 Xâm phạm tác phẩm âm nhạc trong phim Hiện nay, việc sử dụng tràn lan những bản nhạc bất hủ trong các bộ phim hoạt hình nổi tiếng không còn là điều mới mẻ. Trong một tác phẩm phim hoạt hình, âm nhạc là một điều không thể thiếu, nếu những tác phẩm âm nhạc vẫn còn thời hạn bảo hộ thì việc sử dụng chúng phải có sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc và mỗi một hành động tác động đến tác phẩm âm nhạc đều phải xin phép tác giả của tác phẩm âm nhạc. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều tác phẩm âm nhạc trong phim hoạt hình bị đem ra làm nhạc cho tác phẩm nghệ thuật khác, làm nhạc nền cho các chương trình quảng cáo hay được chế bản thành nhiều bài nhạc vui nhộn khác. Vừa qua, bộ phim Việt Nam “Sắc đẹp danh vọng”cũng làm cộng đồng anime tức giận khi lấy bản nhạc nền chính trong phim hoạt hình lừng danh “Clannad” của Nhật Bản để minh họa cho một đoạn nhảy múa chẳng liên quan gì đến giai điệu trong sáng của bản nhạc. Ngoài những tác phẩm thành phần trên, việc sản xuất phim hoạt hình còn liên quan đến chương trình máy tính. Đó là những phần mềm chuyên biệt được tạo ra để tạo hình nhân vật trong phim hoạt hình 3D. Vậy, phần mềm đồ họa đó sẽ được bảo hộ như thế nào, bảo hộ với tư cách là một chương trình máy tính hay một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Có thể nói, bản thân phần mềm đồ họa đó được tạo ra để sử dụng chuyên biệt cho việc tạo hình phim hoạt hình, nên chúng ta sẽ xem phần mềm đó như một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chứ không còn là chương trình máy tính thông thường nữa. Việc bảo hộ sẽ giống như những tác phẩm thành phần khác của phim hoạt hình, bảo hộ không theo đời người của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Qua những phân tích trên có thể thấy tình trạng xâm phậm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình là rất trầm trọng, không chỉ ở trong nước mà còn xảy ra ở 65 Hình 17, http://www.cungmua.com/cap-deo-cheo-be-gai-mickey-mouse-lop-1-5_p10811.html, ngày truy cập [ 10/11/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 62 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn nhiều quốc gia khác, điều đó đòi hỏi Nhà nước ta cần nổ lực hơn, quyết tâm hơn nữa để đẩy lùi, xóa bỏ tình trạng trên, để cộng đồng Việt yêu hoạt hình có thể thưởng thức nhiều hơn nữa những tác phẩm phim hoạt hình chất lượng. 3.2 Nguyên nhân dẫn đến nạn xâm phạm quyền tác giả phim hoạt hình Hành lang pháp lí về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam thời gian qua đã liên tục hoàn thiện. Trong thời gian ngắn, Việt Nam cũng đã tham gia nhiều điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả. Hệ thống pháp luật Việt Nam về cơ bản đã đồng bộ, tương thích với điều ước quốc tế và luật pháp các quốc gia, tuy nhiên do vấn đề bảo vệ quyền tác giả còn khá mới mẻ cũng như loại hình phim hoạt hình ít được mọi người chú ý đến bảo hộ quyền tác giả, cho nên tình trạng vi phạm bản quyền tác giả phim hoạt hình vẫn diễn ra phức tạp bởi nhiều nguyên nhân. 3.2.1 Ý thức pháp luật của con người còn hạn chế Đối với tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả Các văn phòng luật sư cho biết, chính sự im lặng của các cá nhân, tổ chức sở hữu bản quyền là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy tình trạng xâm hại bản quyền mỗi lúc một phổ biến, thậm chí là rất trắng trợn. Nhiều tác giả chưa có ý thức trong việc phát hiện và ngăn ngừa việc tác phẩm bị xâm hại, chưa phối hợp với cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát. Còn đối với các chủ sở hữu tác phẩm, phần lớn các chủ sở hữu tác phẩm chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của mình, chưa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Nhận thức về vai trò, vị trí của vấn đề quyền tác giả trong lĩnh vực phim hoạt hình còn mập mờ, chưa được chú trọng đúng mức. Tâm lý bảo vệ quyền tác giả vẫn chưa được các chủ nhân của tác phẩm phim hoạt hình lưu tâm nên vô tình tiếp tay cho việc xâm phạm quyền tác giả phim hoạt hình ngày càng nhiều và công khai. Hiện nay, rất ít nhà sản xuất phim hoạt hình có bộ phận chăm lo về sở hữu trí tuệ, chưa coi sở hữu trí tuệ, quyền tác giả là một bộ phận trong chiến lược đầu tư sản xuất phim. Tác giả bị vi phạm bản quyền đối với tác phẩm phim hoạt hình là chủ thể rất quan trọng, bởi chính tác giả là người trực tiếp bị xâm phạm. Nói đúng hơn, họ phải hành động thiết thực để tác phẩm của mình khỏi bị vi phạm. Tuy nhiên, việc bảo hộ quyền sở hữu lại bị xem nhẹ. Khi phát hiện bản quyền bị xâm phạm, tác giả lại vướng vào thủ tục kiện tụng rườm ra, mất thời gian, chí phí nên bảo vệ quyền tác giả họ chưa quan tâm đúng mức, thậm chí bỏ ngõ quyền lợi chính đáng của mình. Nhiều tác giả chỉ chú trọng quyền tác giả của mình trong giai đoạn đầu, nghĩa là giai đoạn mà bộ phim hoạt hình còn đang rất ăn khách mạng lại lợi nhuận cao. Nhưng GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 63 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn khi bộ phim đã dần dần bị tuột dốc, giảm đáng kể doanh thu, họ lại bỏ mặc tác phẩm đó tạo điều kiện cho người khác xâm phạm dù đang trong thời gian bảo hộ, để chú tâm cho ra đời một tác phẩm mới. Đối với công chúng. Về phía công chúng, họ không hoặc chưa biết nhiều về pháp luật sở hữu trí tuệ cũng như quyền tác giả, hoặc nếu có cũng không mấy người xem việc tố cáo một hành vi xâm phạm quyền tác giả là chuyện của mình, liên quan đến mình, có ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Ý thức tự giác của người sử dụng chưa cao, điều này khá rõ khi ý thức của họ bị chèn ép bởi những lợi nhuận, sự tiện lợi khi họ không phải lặn lội đi đến rạp, mất tiền để mua vé mới xem được phim, hay phải trả giá cao hơn cho một cái đĩa phim thật. Họ chưa ý thức được hậu quả của việc làm đó, chưa đề cao ý nghĩa của quyền tác phẩm trong cơ chế thị trường ở Việt Nam. Ngoài ra, công chúng đối với hành vi xâm phạm bản quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hỉnh cũng thường có thái độ phản ứng, tuy nhiên đối tượng xem phim thường là những người trẻ tuổi thậm chí nhỏ tuổi, nên ý thức và tầm nhìn còn hạn chế. Có thể họ nghĩ là việc đó đã có nhà nước lo, hoặc cũng có thể họ muốn việc đó xảy ra vì họ có thể được lợi với việc làm vi phạm đó như được mua CD, DVD giá rẻ, được coi miễn phí trên internet, hoặc cũng có thể chỉ đơn giản là họ nghĩ việc đó không liên quan đến họ nên đã thờ ơ với những hành vi xâm phạm và vô tình tạo điều kiện cho những hành vi xâm phạm phát triển. Đối với cơ quan quản lý. Đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng mà đặc biệt là quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, việc quan lý của các cơ quan chức năng còn khá hạn chế về năng lực và nghiệp vụ. Còn phía cơ quan quản lý tỏ ra bất lực vì hoạt động vi phạm bản quyền ngày càng tinh vi và khó lường, tổ chức tư vấn đăng ký quyền tác giả còn ở mức khiêm tốn. Lực lượng thanh tra, kiểm tra bản quyền tác giả lĩnh vực này còn mỏng so với thực tế. Mặt khác, những quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ còn dài trải. Cụ thể, trong quá trình quản lý, xử lý vi phạm có đến 6 cơ quan là UBND các cấp, thanh tra khoa học và công nghệ, thanh tra văn hóa, cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường, hải quan được phép xử lý. Điều này gây ra sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ trong quá trình thanh tra, kiểm tra bản quyền tác giả bị xâm phạm. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 64 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn 3.2.2 Tác động của yếu tố kinh tế khá mạnh mẽ. Việt Nam là một nước có nền kinh tế chỉ ở điểm đang phát triển, thu nhập của đa số người dân còn thấp, nhất là đối với thể loại phim hoạt hình, đa số khán giả là học sinh, sinh viên, những người chưa tạo ra thu nhập nên việc bỏ tiền ưu tiên sử dụng hàng đầu cho việc học hành, ăn uống, nhu cầu sinh hoạt hàng ngày là điều tất yếu, việc cần phải bỏ ra một số tiền để mua một mặt hàng có giá trị chỉ để giải trí như CD, DVD có giá vài chục ngàn hay một vé xem phim có giá mấy trăm ngàn là điều xa xỉ. Đối với việc xem một bộ phim phải bỏ ra số tiền xa xỉ thì việc lựa chọn những sản phẩm như đĩa lậu, xem trên internet… là điều dễ hiểu. Với khoản thu khá lớn từ việc không mất phí bản quyền thì đối tượng kinh doanh sản phẩm nào cũng nhắm đến cách thức kể trên. Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc xâm phạm bản quyền phim hoạt hình xuất hiện công khai xuất phát từ yếu tố lợi nhuận. Đối với những đối tượng thực hiện hành vi xâm phạm, thì đây là cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận nhanh nhất mà không tốn công sức tiền của nhiều. Với mong muốn kiếm được thật nhiều tiền thế nên nhiều người đã bất chấp vi phạm pháp luật, khi kiếm tiền bằng hành vi sao chép đĩa lậu sẽ có được điều đó. Bởi vì, hành vi sao chép đĩa lậu luôn tạo ra lợi nhuận rất cao. Ví dụ như một nhà sản xuất phim phát hành DVD một bộ phim với giá 70 nghìn đồng, nhưng trừ đi chi phí cho việc tiền bản quyền trả cho tác giả, tiền thuế và nhiều chi phí khác cuối cùng họ nhà sản xuất phim có được lợi nhuận 10 nghìn đồng, trong khi những người sao chép đĩa lậu họ chỉ chi một khoản nhỏ cho việc sao chép nên việc bán một DVD lúc này họ có thể đạt lợi nhuận 60 nghìn đồng. Chính vì lẽ đó mà không ít cá nhân, doanh nghiệp đã bất chấp pháp luật mà làm việc sao chép đĩa lậu xâm phạm đến quyền tác giả. Trong việc sản xuất làm phim thì số vốn phải bỏ ra để đầu tư là không nhỏ, nên việc “đi tắt” được công đoạn làm phim nào thì có thể tiết kiêm được khoản đó. Trong qua trình kinh doanh phim, thay vì bỏ vốn mới lấy được lời, nay các nhà kinh doanh lại muốn không mất vốn mà vẫn lời đều đều. Chẳng hạn, các nhà đài thay vì bỏ tiền ra mua bản quyền để phát sóng các bộ phim hoạt hình trong khung giờ thiếu nhi, nhiều đài đã lục trong các kho phim, đem phim cũ ra phát hoặc tải phim trên internet rồi phát sóng. Như vậy nhà phát sóng vừa thu hút được khán giả, thu hút quảng cáo…mà không mất đồng phí mua bản quyền nào. 3.3.3 Sự phát triển không ngừng của mạng internet GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 65 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Hiện nay, việc truy cập internet đã trở nên rất thuận tiện và phổ biến với nhiều người. Intenet phục vụ con người trong kinh doanh, trong giao lưu, trong giải trí, trong tìm kiếm thông tin và trong nhiều hoạt động khác nữa. Không thể phủ nhận vai trò tích cực của internet trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên, thông qua internet, con người cũng có thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đối với các đối tượng được bảo hộ, đặc biệt trong lĩnh vực phim ảnh một cách vô tình hay cố ý . Việc Internet không đặt ra bất kỳ một giới hạn lãnh thổ nào cùng với mức độ nặc danh mà Internet tạo ra, đã mở cửa cho các hành vi xâm phạm các quyền tác giả về phim ảnh. Các hành vi này mới mẻ cả về bản chất và phạm vi. Thế giới đang ngập tràn trong các phương tiện truyền thông và giải trí, máy tính cá nhân, sự kết nối Internet và sự truyền tải dữ liệu thông tin rộng rãi. Xung quanh chúng ta, nhất là giới trẻ là ti vi, máy ghi hình cá nhân, máy ghi đĩa CD, Ipad, máy tính xách tay,... Công nghệ đó khiến chúng ta có thể biết đến những phần mềm truyền thông đa phương tiện để truyền tải những bộ phim mà họ thích, theo những cách mà chúng ta không thể có được hơn hai mươi năm về trước. Nhưng đây cũng chính là lúc nó đe dọa quyền sở hữu của các tác giả, những người cần được đền đáp xứng đáng với vốn trí tuệ cũng như mồ hôi công sức họ bỏ ra. Việc đăng hoặc tải một bộ phim hoạt hình lên internet không còn là chuyện khó và với sự phát triển như vậy cũng đã làm cho hoạt động kiểm soát tác phẩm của tác giả cũng như chủ sở hữu quyền gặp nhiều khó khăn. Ngay đến tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả những người có lợi ích liên quan trực tiếp đến tác phẩm phim hoạt hình cũng không thể quản lý được tác phẩm của mình tràn lan trên mạng điều đó đã làm cho một tác phẩm phim hoạt hình một khi đã được đăng lên mạng thì coi như tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả không còn quyền gì với tác phẩm phim hoạt hình đó nữa. 3.3. Một số giải pháp và phƣơng hƣớng hoàn thiện luật 3.3.1 Một số giải pháp Từ những nguyên nhân dẫn đến việc xâm phạm quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình ngày càng gia tăng, chúng ta có thể rút ra được những giải pháp nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng. Nâng cao ý thức pháp luật của con ngƣời Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình cần phải có ý thức hơn trong việc phát hiện và ngăn chặn việc sao chép tác phẩm của mình, cần phải phối hợp chặc chẽ với cơ quan Nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát. Một khi quyền tác giả bị xâm phạm tác giả và chủ sở hữu quyền tác phẩm là người đầu tiên đòi lại quyền GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 66 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn lợi của mình đồng thời tố cáo hành vi vi phạm trước pháp luật, vì như thể không chỉ họ đã bảo vệ quyền lợi của bản thân mà còn hạn chế được sự vi phạm bản quyền đã và đang diễn ra. Nâng cao nhận thức, đạo đức nghề nghiệp cho người làm sáng tạo, không vì lợi nhuận mà đánh mất phẩm chất cao đẹp của một người làm ghệ thuật. Đối với tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả cần phải thực hiện việc đăng kí quyền tác giả sao khi tác phẩm hoàn thành và lưu trữ những tài liệu gốc về tác phẩm để khi có tranh chấp xảy ra có thể chứng minh được bản thân là tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả. Đối với công chúng xem phim, cần phải thay đổi thói quen sử dụng tùy tiện tác phẩm phim hoạt hình, sử dụng không xin phép, không trả thù lao cho tác giả tác phẩm phim hoat hình của công chúng, nâng cao ý thức tôn trọng thành quả sáng tạo của những người tác giả, tôn trọng bản quyền khi sử dụng, khai thác tác phẩm điện ảnh. Để có thể làm được điều đó nhà nước cần có định hướng giáo dục như đưa vào giảng dạy cho thể hệ trẻ ngay từ hôm nay, việc có thể rèn luyện cho các em nhỏ ý thức biết chấp hành pháp luật, biết tôn trọng thành quả của người khác chính là biện pháp có thể giải quyết tận gốc vấn đề xâm phạm bản quyền tác giả trong tương lai. Tại thời điểm hiện tại cần tổ chức những sự kiện có thể tuyên truyền cho Luật Sở hữu trí tuệ cũng như những quy định về quyền tác giả đến với công chúng như: Tổ chức những buổi giao lưu trò chuyện, giải đáp thắc mắc của mọi người với những chuyên gia luật trên những phương tiện thông tin đại chúng; hay lồng ghép vần đề sở hữu trí tuệ, vấn đề bản quyền tác giả vào những buổi sinh hoạt trong các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể… Để cho mỗi cá nhân đều hiểu được những hành vi tiếp tay xâm phạm quyền tác giả của mình sẽ gây tổn thất cho những người là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Đối với các cơ quan quản lý, phải thường xuyên đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, càn quét những người kinh doanh băng đĩa lậu, bán băng đĩa lậu trên vĩa hè ở các đô thị. Đối với những cửa hàng bán băng đĩa trong địa bàn mình quản lý các cơ quan phải thống kê lại và buộc các cửa hàng này phải ký vào bản cam kết “không sản xuất, buôn bán” băng đĩa lậu, vi phạm sẽ bị phạt hành chính với số tiền gấp nhiều lần giá trị số băng đĩa lậu. Ngoài ra, còn phát hành loại đĩa chống sao chép, dám tem đĩa, tăng cường thanh kiểm tra và giảm giá bán đĩa. Sử dụng các biện pháp công nghệ chống lại công nghệ Ngày nay, công nghệ thông tin hay cụ thể là Internet chính là con đường lớn cho xâm phạm diễn ra ngày càng tinh vi. Tuy nhiên, chúng ta không thể ngăn cản sự tiến bộ của thời đại, mà phải dùng chính sự tiến bộ đó để chống lại mặt tiêu cực từ nó. Có hai biện pháp công nghệ chính để bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan để chắc chắn GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 67 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn rằng Internet có thể trở thành một địa điểm an toàn để phổ biến và cấp phép cho tác phẩm phim hoạt hình đó là biện pháp kỹ thuật và biện pháp thông tin quản lý quyền. Các biện pháp kỹ thuật chống xâm phạm bản quyền phim hoạt hình qua Internet như sử dụng các phần mềm chống download và sao chép phim. Với biện pháp thông tin quản lý quyền, hệ thống quản lý quyền vận hành trên cơ sở dữ liệu điện tử được gắn với tác phẩm hoặc những đối tượng của quyền. Dữ liệu có thể xác định được tác giả hoặc người biểu diễn tác phẩm, bản thân tác phẩm hoặc thậm chí hơn nữa là mô tả những điều khoản và điều kiện sử dụng. Điều này sẽ tác động đến sự yên tâm của chủ sở hữu quyền trong việc khai thác tài nguyên trí tuệ của họ trên Internet đồng thời cho phép người tiêu dùng có thể tin tưởng vào độ chính xác của thông tin mà họ nhận được để họ có thể cảm thấy an toàn khi tiến hành các hoạt động trực tuyến. Không ngừng giao lƣu tiếp thu kiến thức về bảo vệ quyền tác giả với các nƣớc trên thế giới Với hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ của nước ta ra đời không lâu, vậy nên trong một khoản thời gian ngắn không thể nào cho chúng ta cập nhật, cũng như lường trước được những hành vi xâm phạm quyền tác giả mới có thể xảy ra. Mặt khác với đặc điểm là những hành vi xâm phạm xảy ra rồi những nhà làm luật mới biết được và cho ra đời những điều luật để điều chỉnh hành vi đó nên cho dù những điều luật luôn được sữa đổi và bổ sung nhưng vẫn khá thụ động trước những hành vi xâm phạm. Để khắc phục điều đó việc chúng ta tham gia Tổ chức Thương mại thế giới, tham gia Liên hợp quốc là cơ hội để Việt Nam có thể học hỏi, giao lưu với nước bạn những kinh nghiệm quý báo về quyền tác giả. 3.3.2 Phương hướng hoàn thiện luật Mặc dù hành lang pháp lí về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam thời gian qua đã liên tục hoàn thiện nhưng việc tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật và xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ cụ thể là quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình cho phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu thực tế hiện nay là rất cần thiết. Hiện nay, các quy định về các tội xâm phạm quyền tác giả vẫn còn các điểm yếu, dẫn đến hiệu quả thực thi còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền tác giả một cách đầy đủ. Đây là một trong những bất lợi của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Cụ thể, đối với những quyền như quyền đặt tên cho tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tác tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được luật trao cho tất cả những đồng tác giả của tác phẩm điện ảnh là không hợp lý và trên GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 68 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn thực tế không thể thực hiện được. Thay vào đó luật có thể bàn hành những quy định riêng cho quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình trong đó quy định cụ thể quyền đặt tên tác phẩm được trao cho những đồng tác giả như người biên kịch, đạo diễn hoặc có sự đồng thuận của hai đồng tác giả trên thì quyền đặt tên cũng có thể do nhà sản xuất tác phẩm phim hoạt hình vì họ có thể là tổ chức đã đầu tư tài chính, giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng để thực hiện tác phẩm phim hoạt hình. Đối với quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tác tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả, thay vì trao quyền này cho tất cả đồng tác giả, luật có thể quy định mỗi đồng tác giả được quyền đó trên từng tác phẩm thành phần hoặc phần công việc mà đồng tác giả thực hiện trong tác phẩm và quy định thêm rằng mỗi một đồng tác giả cũng phải có ý thức bảo vệ tác phẩm đó. Trong quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền tác giả chỉ được hướng dẫn thi hành ở Điều 43 Nghị định 85/NĐ-CP, với những ưu điểm của quyền tự bảo vệ như giúp tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có thể bảo vệ quyền của mình ngay lập tức mà không phải chờ một thủ tục nào cũng có những điểm chưa thỏa đáng của luật. Về việc đưa các thông tin quản lý quyền để xác định quyền xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng nhằm xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu quyền. Luật không giải thích rõ việc “xuất hiện cùng với việc truyền đạt” có phải hai việc đó xuất hiện cùng lúc hay không, và việc đưa các thông tin quản lý quyền này cho ai. Đối với pháp luật dân sự, pháp luật chuyên ngành về quyền tác giả, cần tiếp tục tổng kết thực tiễn thi hành những năm qua để bổ sung các quy định đầy đủ và cụ thể hơn, pháp điển hoá các quy định, các văn bản pháp luật về quyền tác giả, đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện cho các chủ sở hữu tham gia bảo hộ quyền tác giả của mình đối với tác phẩm của mình. Đối với pháp luật hình sự và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mặc dù vừa qua, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nhưng chúng tôi cho rằng, các quy định về mức xử phạt theo Pháp lệnh này và các văn bản hướng dẫn hiện hành vẫn còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe các hành vi vi phạm. Ví dụ, Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hoạt động này tối đa là 30 triệu đồng (đối với hành vi in lậu). Đây là mức phạt quá nhẹ GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 69 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn so với lợi nhuận mà các đối tượng xâm phạm quyền sở hữu thu được. Do đó, cần nghiên cứu điều chỉnh cách tính mức phạt phải cao hơn, nghiêm khắc hơn đối với hành vi vi phạm, sao cho mức phạt tối thiểu cũng phải cao hơn lợi nhuận xác định được do hành vi vi phạm gây ra. Tóm lại, để hoàn thiện một hệ thống pháp luật, chúng ta cần căn cứ vào những tiêu chuẩn, tiêu chí nhất định. Có nhiều tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật trong đó có bốn tiêu chuẩn cơ bản là: Tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý. Không phải chỉ ở những nước kém phát triển và nước đang phát triển như Việt nam, pháp luật mới tồn tại hạn chế, bất cập mà ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển và hệ thống pháp luật được coi là hoàn thiện nhất thế giới, chúng ta vẫn tìm thấy những lỗ hổng, những khiếm khuyết. Điều quan trọng là chúng ta phải nghiêm túc, thận trọng và khách quan khi nhìn nhận những khiếm khuyết đó và có phương hướng, cách thức hoàn thiện nó. Pháp luật sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực pháp luật mới ở nước ta, bởi vậy không tránh khỏi hạn chế. Chúng ta cần phải tích cực hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ với mục tiêu lĩnh vực pháp luật này phải góp phần thúc đẩy việc sáng tạo, chuyển giao và phổ biến, góp phần đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, và tạo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ./. Qua chương 3, chúng ta đã có cái nhìn thực tiễn nhất về xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, qua đó tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự xâm phạm này chủ yếu từ ý thức con người, tác động của nền kinh tế cũng như sự phát triển không ngửng của Internet. Và từ những nguyên nhân này, người viết đã tìm ra những giải pháp cụ thể như nâng cao ý thức con người,sử dụng biện pháp công nghệ chống lại công nghệ và giao lưu tiếp thu kiến thức về quyền tác giả trên thế giới. Từ đó đưa ra các phương huớng hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả trong lĩnh vực này. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 70 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn KẾT LUẬN Với tình hình xã hội hiện nay, khi các tác phẩm phim hoạt hình ra đới ngày càng nhiều, nhất là sự bùng nổ của thời đại công nghệ càng khẳng định vai trò quan trọng của pháp luật về quyền tác giả trong lĩnh vực này. Đáp ứng nhu cầu đó, Nhà nước ta cũng đã có những bước tiến trong việc xây dựng những quy định pháp luật về quyền tác giả, tăng cường bộ máy thực thi quyền tác giả, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền tác giả. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận một thực tế pháp luật về quyền tác giả nước ta vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn đặt ra, do đó cần hoàn thiện, bổ sung thêm sao cho phù hợp để có thể bảo vệ tốt nhất quyền tác giả. Do tập quán và thói quen của người dân còn xa lạ với việc bảo vệ bản quyền nên trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình ở nước ta vẫn còn những tồn tại, vướng mắc. Nhưng bên cạnh đó là những thành tựu đáng ghi nhận đã đạt được, một hệ thống pháp lý tương đối hoàn chỉnh, ý thức của người dân phần nào được nâng cao, người sáng tạo ngày càng nhận được nhiều lợi ích hơn trước kia mà đáng ra họ được nhận khi có quy định của luật… Hiện nay, nước ta đã là thành viên của nhiều tổ chức lớn thế giới, đặc biệt là WTO và WIPO… Cơ hội cũng như thách thức đặt ra cho đất nước và bản thân của mỗi người rằng, cần phải thấy được tầm quan trọng của trí tuệ, mỗi người phải ý thức được trách nhiệm của mình trong việc sử dụng sản phẩm trí tuệ, có như thế mới có thể thức đẩy sáng tạo trong bối cảnh toàn cầu hóa để phát triển kinh tế. Bên cạnh những yếu tố khách quan, bản thân những người có quyền lợi trí tuệ được bảo hộ (tác giả, chủ sở hữu quyền) cần phải nâng cao ý thức tự bảo vệ, cần phải chủ động bảo vệ lợi ích của mình, không nên ỷ lại vào sự bảo vệ của pháp luật và đồng thời bản thân cũng phải biết tôn trọng sản phẩm trí tuệ của người khác. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường phim hoạt hình Việt Nam, lượng phim hoạt hình còn ít nên việc quan tâm đến vấn đề bảo vệ tác quyền còn khá mới mẻ ngay trong bản thân người sáng tạo. Chính vì vậy, mà những chủ thể có quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình của mình cần phải trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luạt sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả đối với phim hoạt hình nói riêng. Tóm lại, trong tình hình xã hội hiện nay, pháp luật về quyền tác giả nói chung và đối với phim hoạt hình là rất quan trọng và không thể thiếu. Thực tế cho thấy, GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 71 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn một đất nước có một hệ thống pháp lý hoàn thiện và một bộ máy thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả luôn có nền kinh tế phát triển mạnh. Chính vì vậy, để phát triển mạnh mẽ hơn Nhà nước ta cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý về sở hữu trí tuệ, về quyền tác giả để có thể bắt kịp với những phát triển của thế giới. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 72 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  I. Văn bản pháp luật  Văn bản pháp luật quốc tế 1. Công ước Berne năm 1886 về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (Văn bản hiện hành là đạo luật Paris của Công ước được thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung vào ngày 24 tháng 7 năm 1971, tại Paris, Cộng hòa Pháp); 2. Hiệp ước Bắc Kinh về cuộc biểu diễn nghe nhìn  Văn bản pháp luật quốc gia 1. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa năm 1946; 2. Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); 3. Bộ luật Dân sự năm 1995; 4. Bộ luật Dân sự năm 2005; 5. Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; 6. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011; 7. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009; 8. Luật Điện ảnh năm 2009; 9. Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; 10. Nghị định số 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, được công bố ngày 20 tháng 9 năm 2011 và có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2011; 11. Nghị định 56/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa- thông tin; 12. Nghị định 47/2009/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan; 13. Nghị định số 109/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn 14. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002, sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008; II. Sách, bài giảng, luận văn 1. Nhóm tác giả Luật gia: Nguyễn Bình, Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Huy Ngát, Nguyễn Bích Ngọc – Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam – nhà xuất bản Tư pháp năm 2005; 2. Nguyễn Phan Khôi – 2011 - Bài giảng Luật sở hữu trí tuệ - Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ; 3. Phạm Như Thảo- 2012 – Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh- Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Luật – Bạc Liêu; III. Trang thông tin điện tử 1. 2sao, Vấn đề bản quyền và sử dụng khai thác tác phẩm, http://m.2sao.vn/p1002c1023n200090812045000073/van-de-ban-quyen-va-sudung-khai-thac-tac-pham-dien-anh.vnn [ ngày truy cập 18/8/2013] 2. Văn chương viết, Đặng Minh Liên, Nhận diện khái niệm phim truyện – Tìm hiểu nghệ thuật phim truyện, http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=284 9 [ngày truy cập 18/10/2012] 3. Hội du học sinh Việt Nam, Bỗng dưng muốn khóc- Vũ Ngọc Đãng, http://visa2000.org/forum/phim-truong/bong-dung-muon-khoc-vu-ngoc-dang/, [ ngày truy cập 18/8/2013] 4. Tin 247, Phim tài liệu Việt Nam giành giải liên hoan phim quốc tế về giao thông, http://www.tin7.com/phim tai lieu viet nam gianh giai lhq quoc te ve giao thong-8-22217080.html, [ ngày truy cập 18/8/2013] 5. Kênh HD, Tuyển tập phim hoạt hình Đôrêmon, http://kenhhd.vn/movie1161/Tuyen-Tap-Phim-Hoat-Hinh-Doremon-52-Tap.html, [truy cập ngày 19/8/2013] 6. Youtube, Vũ trụ, http://www.youtube.com/watch?v=IVG2iP_OeeE, [ngày truy cập 19/8/2013] 7. Truong’s blog, Sự khác nhau giữa hoạt hình 2D và hoạt hình 3D, http://cvbtruong.wordpress.com/2011/07/16/ho%E1%BA%A1t-hinh-la-gis%E1%BB%B1-khac-nhau-gi%E1%BB%AFa-ho%E1%BA%A1t-hinh-2d-va-3d/, [ ngày truy cập 22/09/2013] 8. Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc- Hỏi đáp khoa học kỹ thuật, Kiểu làm phim hoạt hình truyền thống như thế nào?, http://123.25.71.107:82/hoidap/vi/news/Ky-thuat-khac/Kieu-lam-phim-hoat-hoatruyen-thong-nhu-the-nao-12214/, [ ngày truy cập 22/09/2013] 9. Tin mới, Phim hoạt hình 2D thống trị “Oscar” năm 2012, http://www.tinmoi.vn/phim-hoat-hinh-2d-thong-tri-oscar-2012-01779793.html, [ngày truy cập 23/09/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn 10. Dân trí, 3D- Xu hướng mới của hoạt hình Việt, http://dantri.com.vn/giai-tri/3dxu-huong-moi-cho-hoat-hinh-viet-540873.htm, [ngày truy cập 23/09/2013] 11. Red.vn, Lịch sử hình thành và phát triển của phim hoạt hình, http://reds.vn/index.php/nghe-thuat/san-khau/1343-lich-su-phim-hoat-hinh, [ngày truy cập 09/10/2013] 12. Wipo, Summary of the Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works (1886), http://www.wipo.int/treaties/en/ip/berne/summary_berne.html, [ ngày truy cập 21/8/2013] 13. Luật học Việt Nam, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật, http://luathoc.vn/phapluat/showthread.php?t=23&s=222cdb1ba717f58e9b429fe9ef 619e86, [ ngày truy cập 20/8/2013] 14. Cục bản quyền tác giả, Thanh Tùng, Hiệp ước về cuộc biểu diễn nghe nhìn đã được thong qua tại Bắc Kinh, http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=12 73:hip-c-v-cuc-biu-din-nghe-nhin-a-c-thong-qua-ti-bc-kinh&catid=49:van-de-vasu-kien&Itemid=102, [ ngày truy cập 21/8/2013] 15. Wipo, Coppyright and Related Rights, http://www.wipo.int/copyright/en/overview.html, [ ngày truy cập 21/8/2013] 16. Cục bản quyền tác giả, Từ điển thuật ngữ- chủ sở hữu quyền tác giả, http// cov.gov.vn/cbq/index.php/option=com glossary&id=42, [ ngày truy cập 9/09/2013] 17. Yume, Tổng hợp hàng loạt phim hoạt hình đình đám nhất lịch sử về Đôrêmon , http://yume.vn/doraemongame/article/tong-hop-hang-loat-phim-hoat-hinh-dinhdam-nhat-lich-su-ve-doremon-dang-yeu-ne.35D76821.html, [ ngày truy cập 20/09/2013] 18. 123 phim, Chuyện tuyển diễn viên lồng tiếng cho siêu phẩm hoạt hình “Epic”, http://www.123phim.vn/goc-dien-anh/258-chuyen-tuyen-dien-vien-long-tiengcua-sieu-pham-hoat-hinh-epic.html, [ngày truy cập 29/09/2013] 19. Yes24.com vietnam, Những con quái vật đáng yêu, http://www.yes24.vn/ZineView/3960/16/nhung-con-quai-vat-dang-yeu.html, [ngày truy cập: 09/10/2013] 20. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tình trạng vi phạm quyền tác giả vẫn chưa được đẩy lùi, http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30257&cn_id =602222, [ngày truy cập 10/10/2013] 21. Ngôi sao.net, Phim hoạt hình sex tràn lan ở chợ trời, http://ngoisao.net/tintuc/thoi-cuoc/hinh-su/phim-hoat-hinh-sex-tra-n-lan-o-cho-troi-2524914.html, [ngày truy cập 11/10/2013] 22. Sao 24h, Những bộ phim Hollywood bị “cắt xén” ở Trung Quốc, http://sao24h.com.vn/dien-anh/sac-mau-dien-anh/nhung-bo-phim-hollywood-bicat-xen-o-trung-quoc-c28n1704.html, [ngày truy cập 10/10/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn 23. Hải quan online, Báo động tình trạng vi phạm bản quyền tác giả trên mạng internet, http://www.baohaiquan.vn/pages/ban-quyen-tac-gia-van-bi-vi-pham-tranlan.aspx, [ngày truy cập 12/10/2013] 24. Genk, Mỹ yêu cầu Việt Nam xử lý vi phạm bản quyền phim trên mạng, http://genk.vn/net/my-yeu-cau-viet-nam-xu-ly-vi-pham-ban-quyen-phim-trenmang-20130712111336082.chn, [ngày truy cập 11/10/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm [...]... Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÁC PHẨM PHIM HOẠT HÌNH VÀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHIM HOẠT HÌNH Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật phức hợp nên việc xác định quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh cũng vô cùng phức tạp Trong đó, phim hoạt hình được xem là một loại hình điện ảnh đặc biệt nên việc bảo hộ quyền tác giả cũng... Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn khuôn khổ pháp luật về quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, công tác tuyên truyền phải nhằm vào ba đối tượng chủ yếu đó là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và người sử dụng tác phẩm, làm cho các đối tượng hiểu rõ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Một số trường hợp người có quyền không biết mình có quyền, người.. .Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Chương 2, người viết sẽ dựa vào các quy định của pháp luật hiện hành để đưa ra phân tích các nội dung chính của quyền tác giả như: chủ thể, khách thể, nội dung của quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình Ngoài ra, còn nêu ra một số vấn đề có liên quan như: vấn đề bảo hộ quyền tác giả, giới hạn quyền tác giả, thừa... hình, những phương pháp bảo vệ quyền tác giả tác phẩm điện ảnh, việc đăng ký, chuyển giao quyền tác giả đối với phim hoạt hình 2.1 Quyền tác giả của tác phẩm phim hoạt hình 2.1.1 Tác giả của tác phẩm phim hoạt hình Tác giả Theo quy định tại Điều 736 Bộ Luật Dân sự 2005 thì: 1 Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó Trong trường hợp có hai... Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn Sao chép tác phẩm Quyền sao chép là một trong các quyền quan trọng của tác giả Quyền sao chép là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm. .. khác, phim hoạt hình là kết quả của hoạt động sáng tạo của một nhóm người cụ thể Họ được gọi là đồng tác giả của tác phẩm Họ có thể đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả nhưng cũng có thể không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả Quyền tác giả hay tác quyền (tiếng Anh: copyright) đối với tác phẩm phim hoạt hình là độc quyền của một tác giả cho phim hoạt hình của người này Quyền tác giả của phim hoạt. .. Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn nhân thân của tác giả Thí dụ như quyền được đặt tên cho tác phẩm, quyền này mỗi một đồng tác giả đều được hưởng tuy nhiên tên thì chỉ có một nên trên thực tế những đồng tác giả không được bảo đảm thực hiện quyền này 1.1.2 Các loại hình tác phẩm điện ảnh 1.1.2.1 Phim truyện Phim truyện là thể loại phim được chiếu tại... dự và uy tín của tác giả Quyền đặt tên cho tác phẩm Quyền đặt tên tác phẩm là quyền quan trọng của tác giả để “khai sinh” cho tác phẩm của mình Đối với bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào, tên tác phẩm luôn là một phần không thể thiếu để tạo nên thành công cho tác phẩm đó Bởi việc chọn ra một cái GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 22 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt. .. một số quyền nhất định 7 8 Trang 12, Phạm Như Thảo, Luận văn quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh Youtube, Vũ trụ, http://www.youtube.com/watch?v=IVG2iP_OeeE, [ngày truy cập 19/8/2013] GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 8 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn đối với bản ghi âm, ghi hình và không thể có được những quyền như một tác giả, cụ... bảo hộ quyền tác giả cho loại hình này càng không dễ dàng chút nào Từ những vấn đề tổng quan chung nhất vừa tìm hiểu, chúng ta sẽ tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề này GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 17 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUYỀN TÁC GIẢ TÁC PHẨM PHIM HOẠT HÌNH

Ngày đăng: 05/10/2015, 10:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan