ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om5451 vụ đông xuân năm 2012 2013 tại xã tân hưng, huyện bình tân, tỉnh vĩnh long

55 411 0
ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om5451 vụ đông xuân năm 2012 2013 tại xã tân hưng, huyện bình tân, tỉnh vĩnh long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN KIM PHÚ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA OM5451 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 20122013 TẠI XÃ TÂN HƯNG, HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: NÔNG HỌC Tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA OM5451 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 20122013 TẠI XÃ TÂN HƯNG, HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG Giáo viên hướng dẫn: Gs.Ts Nguyễn Bảo Vệ Ths. Trần Thị Bích Vân Sinh viên thực hiện: Nguyễn Kim Phú MSSV: 3108400 Lớp: NH K36 Cần Thơ, 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG ------  O  -----Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học ĐỀ TÀI: ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA OM5451 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2012 – 2013 TẠI XÃ TÂN HƢNG, HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG Do sinh viên Nguyễn Kim Phú thực hiện. Kính trình lên Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét. Cần Thơ, ngày ...….tháng…….năm 2013 Cán bộ hướng dẫn Gs.Ts. Nguyễn Bảo Vệ Ths. Trần Thị Bích Vân i TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn với đề tài: ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA OM5451 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2012 2013 TẠI XÃ TÂN HƢNG, HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG Do sinh viên Nguyễn Kim Phú thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng. Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp ..................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Luận văn tốt nghiệp được đánh giá ...................................................................... Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Hội đồng ............................................ ............................................... DUYỆT KHOA Trƣởng Khoa Nông Nghiệp & SHƢD ii ........................................ LỜI CẢM TẠ Kính dâng Cha mẹ lòng biết ơn sâu sắc đã lo lắng, chăm sóc, hy sinh và luôn dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Gs.Ts. Nguyễn Bảo Vệ, Ths. Trần Thị Bích Vân đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận văn này. Quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong những năm học vừa qua. Xin chân thành cảm ơn Các cô, chú nông dân đã nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm ngoài đồng. Các bạn của tập thể lớp Nông Học K36 đã giúp đỡ và chia sẻ cùng em trong quá trình làm luận văn và trong suốt 4 năm học. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn (ký tên) Nguyễn Kim Phú iv LƢỢC SỬ CÁ NHÂN I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC Họ và tên: Nguyễn Kim Phú Giớ tính: Nữ Sinh Ngày: 26/08/1992 Dân tộc: kinh Nơi thường trú : Ấp Tân Vĩnh, xã Tân Lược, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP Từ năm 1998 - 2002: Học tại Trường Tiểu học Tân Lược A, xã Tân Lược, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Năm 2003 - 2006: Học tại Trường THCS Tân Lược, xã Tân Lược, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Năm 2007 - 2009: Học tại Trường THPT Tân Lược, xã Tân Lược, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Năm 2010 - 2013: Học tại khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường ĐH Cần Thơ. v NGUYỄN KIM PHÚ, 2013. “Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Gs.Ts. Nguyễn Bảo Vệ và Ths. Trần Thị Bích Vân TÓM LƢỢC Đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm mục tiêu xác định mật độ sạ thích hợp cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản suất lúa ở vùng nghiên cứu. Thí nghiệm được thực hiện ngoài đồng từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 03 năm 2013, trong vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba nghiệm thức, ba lần lặp lai: Nghiệm thức 1: đối chứng (sạ với mật độ 200 kg giống/ha sạ theo nông dân), nghiệm thức 2: sạ với mật độ 150 kg giống/ha, nghiệm thức 3: sạ với mật độ 100 kg giống/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy cả hai nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg giống/ha và 150 kg giống/ha ít bị sâu bệnh hai tấn công. Nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg giống/ha có số chồi và chiều cao cây cao nhất nhưng giảm dần qua các giai đoạn, đến lúc cây lúa được 80 NSS (ngày sau sạ) thì không khác biệt với các nghiệm thức. Tỷ lệ hạt chắc và trọng lương 1000 hạt cao hơn nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha. Tuy nhiên, nghiệm thức sạ với mật độ 150 kg giống/ha mang lại lợi nhuận cao nhất cho người nông dân. vi MỤC LỤC Trang Duyệt của Hội Đồng ............................................................................................. ii Lời cảm tạ ............................................................................................................ iii Lời cam đoan ........................................................................................................ iv Lược sử cá nhân ..................................................................................................... v Tóm lược ............................................................................................................... vi Danh sách hình ..................................................................................................... ix Danh sách bảng ..................................................................................................... x MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1......................................................................................................... 2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................ 2 1.1 Đặc điểm thực vật .......................................................................................... 2 1.1.1 Rễ ....................................................................................................... 2 1.1.2 Thân ................................................................................................... 2 1.1.3 Lá ....................................................................................................... 3 1.1.4 Bông lúa ............................................................................................. 3 1.1.5 Hoa lúa ............................................................................................... 3 1.2 Đặc điểm sinh trƣởng của cây lúa ................................................................ 4 1.2.1 Giai đoạn tăng trưởng ........................................................................ 4 1.2.2 Giai đoạn sinh sản .............................................................................. 5 1.2.3 Giai đoạn chín .................................................................................... 5 1.3 Đặc điểm sinh thái cây lúa ............................................................................ 6 1.3.1 Yêu cầu về đất đai.............................................................................. 6 1.3.1.1 Nhiệt độ ..................................................................................... 7 1.3.1.2 Ánh sáng .................................................................................... 8 1.3.1.3 Lượng mưa ................................................................................ 8 1.3.1.4 Gió ............................................................................................. 8 1.3.1.5 Thủy văn .................................................................................... 9 1.4 Các thành phần năng suất ............................................................................ 9 1.4.1 Số bông/m2 ....................................................................................... 10 1.4.2 Số hạt/bông ...................................................................................... 10 1.4.3 Tỉ lệ hạt chắc (%) ............................................................................. 11 1.4.4 Trọng lượng 1000 hạt ...................................................................... 12 1.5 Những nghiên cứu về mật độ gieo sạ ......................................................... 13 1.5.1 Mật độ sạ cho lúa cao sản ................................................................ 13 1.5.2 Phương pháp gieo sạ ........................................................................ 14 1.6 Một số sâu bệnh hại chính của lúa.............................................................. 15 1.6.1 Bệnh hại ........................................................................................... 15 1.6.2 Sâu rầy ............................................................................................. 16 1.7 Đánh giá khả năng phản ứng của cây lúa với một số sâu bệnh hại chính 1.7.1 Bệnh đạo ôn ..................................................................................... 16 1.7.2 Rầy nâu ............................................................................................ 17 vii 1.7.3 Sâu cuốn lá ....................................................................................... 17 CHƢƠNG 2 ....................................................................................................... 18 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ...................................................... 18 2.1 Phƣơng tiện thí nghiệm ............................................................................... 18 2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................... 18 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm .......................................................................... 18 2.2 Phƣơng pháp thí nghiệm ............................................................................. 19 2.2.1 Bố trí thí nghiệm .............................................................................. 19 2.2.2 Kỹ thuật canh tác ............................................................................. 20 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 20 2.2.3.1 Các chỉ tiêu nông học .............................................................. 20 2.2.3.2 Năng suất và các thành phần năng suất .................................. 21 2.4 Phân tích số liệu ........................................................................................... 21 CHƢƠNG 3 ....................................................................................................... 22 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 22 3.1 Ghi nhận tổng quát ..................................................................................... 22 3.2 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến sự sinh trƣởng và phát triển của cây lúa 3.2.1. Chiều cao cây .................................................................................. 23 3.2.2 Số chồi/m2 ........................................................................................ 24 3.2.3 Chiều dài bông ................................................................................. 25 3.3 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến thành phần năng suất và năng suất cây lúa ........................................................................................................................ 26 3.3.1 Các thành phần năng suất ................................................................ 26 3.3.1.1 Số bông/m2 .............................................................................. 26 3.3.1.2 Số hạt/bông .............................................................................. 27 3.3.1.3 Số hạt chắc/bông ..................................................................... 28 3.3.3.4 Tỷ lệ hạt chắc (%) ................................................................... 28 3.3.1.5 Trọng lượng 1000 hạt) ............................................................ 28 3.3.2 Năng suất ......................................................................................... 29 3.3.2.1 Năng suất lý thuyết ................................................................. 29 3.3.2.2 Năng suất thực tế ..................................................................... 30 3.4 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến hiệu qua kinh tế ....................................... 30 CHƢƠNG 4 ....................................................................................................... 32 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 32 4.1 Kết luận ......................................................................................................... 32 4.2 Đề nghị .......................................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 33 viii DANH SÁCH HÌNH Tựa hình Hình Trang 2.1 Bản đồ địa điểm thí nghiệm 19 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 20 ix DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.2 3.1 3.2 3.3 3.4 Tựa bảng Đáp ứng của cây lúa đối với nhiệt độ ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Ghi nhận tổng quan thí nghiệm giống lúa OM5451 sạ với các mật độ khác nhau vụ Đông Xuân 2012-2013 tại Bình Tân Vĩnh Long. Ảnh hưởng của mật độ sạ đến chiều cao cây (cm) qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012-2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh hưởng của mật độ sạ đến số chồi/m2 qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012-2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh hưởng của mật độ sạ đến chiều dài bông (cm) của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012-2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Trang 7 23 24 26 27 3.5 Thành phần năng suất của giống lúa OM5451 ở các mật độ sạ khác nhau trong vụ Đông Xuân năm 2012-2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. 28 3.6 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất (tấn/ha) giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012-2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. 30 3.7 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến hiệu quả kinh tế của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012-2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. 32 x MỞ ĐẦU Cây lúa là một trong những cây lương thưc quan trọng của nước ta và một số nước trên thế giới. Nó cung cấp lương thực cho khoảng một nửa dân số trên trái đất, vì lẻ đó mà cây lúa đã có một vị trí kinh tế không thể thiếu trong cơ cấu cây trồng hiện nay và nghề trồng lúa đã trở thành ngành nghề chính của người nông dân. Ở Việt Nam, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm, chiếm khoảng 48% diện tích sản xuất lúa, 50% sản lượng lúa cả nước và chiếm khoảng 90% lượng gạo xuất khẩu hằng năm (Nguyễn Thành Hối, 2011). Dự kiến đến năm 2020 dân số Việt Nam sẽ vào khoảng 100 triệu, dân số thế giới sẽ tăng lên gấp rưỡi, trong khi đó thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải tăng sản lượng lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như an ninh lương thực của thế giới. Trước đây người dân đã áp dụng nhiều biện pháp giúp tăng năng suất lúa như: sử dụng giống xác nhận, làm đất và quản lý tốt nguồn nước, bón phân cân đối… . Tuy nhiên, một trong những biện pháp quan trọng giúp gia tăng năng suất lúa là giảm mật độ sạ vẫn chưa được chú trọng, do chưa hiểu hết về đặc tính sinh trưởng của cây lúa nên người dân sạ với mật độ cao khoảng 200 kg giống/ha, nhưng trong thực tế lúa là loại cây có khả năng tự điều chỉnh trong quần thể, với lượng giống gieo sạ cao trước tiên sẽ làm tăng chi phí tiền giống, thứ hai sẽ làm tăng số chồi trên ruộng, việc tăng mật độ này kéo theo hậu quả là dễ phát sinh dịch bệnh, làm tăng chi phí sử dụng thuốc BVTV. Đồng thời do số chồi/m2 tăng dẫn đến sự thiếu dinh dưỡng, nên phải bón thêm nhiều phân hơn. Nhưng nếu bà con bón quá nhiều lượng phân đạm so với nhu cầu của cây lúa thì không những không làm tăng năng suất mà còn làm cho cây lúa mất cân đối về dinh dưỡng dễ bị sâu bệnh tấn công, dẫn đến giảm năng suất. Do đó, đề tài: “Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012-2013 tại Xã Tân Hƣng, Huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm tìm ra mật độ sạ thích hợp mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản suất lúa ở vùng nghiên cứu. 1 CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Đ C ĐIỂM TH C V T C L 1.1.1 Rễ Rễ lúa thuộc loại rễ chùm, có chức năng giữ vững cây trong đất, hút nước và dinh dưỡng để nuôi cây. Rễ lúa có hai loại: rễ mầm và rễ phụ. Khi hạt nảy mầm, rễ xuất hiện đầu tiên là rễ mầm thường mỗi hạt lúa chỉ có một rễ mầm. Rễ mầm không ăn sâu, ít phân nhánh, thường dài khoảng 10 - 15 cm. Rễ mầm giữ nhiệm vụ chủ yếu là hút nước cung cấp cho phôi phát triển và chết sau 10 - 15 ngày, lúc cây mạ được 3 - 4 lá. Các rễ khác mọc ra từ các đốt thân (rễ phụ) với 2 vòng rễ, vòng trên khoẻ mạnh và vòng dưới kém phát triển hơn, mỗi đốt có từ 5 - 25 rễ mọc thành chùm với nhiều rễ nhánh và lông hút (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Thời kỳ mạ nếu gieo thưa rễ mạ có thể dài từ 5 - 6 cm. Thời kỳ sau cấy bộ rễ tăng dần về số lượng, chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Bộ rễ lúa thường có khoảng 500 - 800 rễ với tổng chiều dài 168 m. Số rễ đạt tối đa ở giai đoạn trổ bông và giảm khi vào thời kỳ chín (Đinh Thế Lộc, 2006). 1.1.2 Thân Thân lúa gồm nhiều đốt và lóng nối tiếp nhau, thân lóng rỗng và được ôm chặt vào bẹ lá. Các lóng bên dưới ngắn nên rất sát nhau, khoảng 5 – 6 lóng trên cùng vươn dài nhanh chóng khi lúa có đòng (tượng bông, tượng khối sơ khởi), trên các giống lúa nổi địa phương có khả năng vươn lóng rất nhanh để kịp vươn khỏi mặt nước (có khi 10 cm/ngày) và các lóng thì dày 30 – 40 cm nên thân lúa đo được khi rút cạn có khi đến 5 m (biến động từ 2 – 5 m). Tại mỗi đốt trên thân có một mầm chồi, khi cung cấp đầy đủ các điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển các mầm chồi này sẽ phát triển thành chồi hoàn thiện cấp 1 (chồi sơ cấp), và có thể từ đây sẽ hình thành ra chồi cấp 2 (chồi thứ cấp) rồi chồi cấp 3 (chồi tam 2 cấp), nếu chăm sóc tốt các chồi này sẽ mang bông với rất nhiều hạt (chồi hữu hiệu) (Nguyễn Thành Hối, 2011). Tuy nhiên, trong điều kiện không thuận lợi như gieo sạ quá dày, cấy sâu, nước nhiều, thiếu dinh dưỡng thì mầm chồi sẽ thoái hóa đi mà không phát triển thành chồi được, lúa nở bụi kém. Các chồi mọc sớm sẽ cho bông to và ngược lại. 1.1.3 Lá Lúa là cây một lá mần (đơn tử diệp) nên lá lúa có dạng hình thon dài với nhiều gân lá chạy dọc trên phiến lá, các lá mọc liên tiếp đối diện nhau trên thân lúa. Cấu tạo một lá lúa bao gồm phiến lá, cổ lá và bẹ lá. Phiến lá là phần hướng ra ngoài ánh sáng, có một gân chính ở giữa và nhiều gân phụ chạy song song từ cổ đến chót lá, phiến lá càng đứng và chứa nhiều diệp lục thì quang hợp càng mạnh để tạo chất khô nuôi cây và bông lúa về sau. Bẹ lá là phần tiếp theo phiến lá ôm sát thân cây lúa giúp cây càng đứng vững và ít bị đổ ngã, bẹ lá có nhiều khoảng trống nối liền tới các khí khổng ở phiến lá thông với thân, rễ, dẫn khí từ trên lá xuống rễ giúp rễ có thể hô hấp trong điều kiện ngập nước là nơi trung gian tích trữ, vận chuyển không khí, dinh dưỡng và sản phẩm quang hợp cho các bộ phận khác của cây lúa. Cổ lá là nơi tiếp giáp giữa phiến lá và bẹ lá, có hai bộ phận đặc biệt cần chú ý ở đây là tai lá và thìa lá, đủ hai bộ phận này là đặc điểm để phân biệt cây lúa và các cây cỏ khác cùng họ tương tự cây lúa (Đinh Thế Lộc, 2006). 1.1.4 Bông lúa Phát hoa hay còn gọi là bông lúa bao gồm rất nhiều gié mang hoa. Từ lúc tượng cổ bông cho đến khi bông trổ hoàn toàn (hạt phấn chín) mất khoảng 25 30 ngày. Do tác động vươn dài của các lóng thân trên cùng đã đẩy bông lúa thoát khỏi bẹ của lá cờ. Bông lúa có nhiều dạng: bông túm hay xòe, đóng hạt thưa hay dày, cổ hở hay cổ kín là tùy giống và điều kiện môi trường. 1.1.5 Hoa lúa Hoa lúa là hoa lưỡng tính tự thụ (hầu hết), cấu tạo gồm vỏ với vỏ trấu lớn (dưới) và vỏ trấu nhỏ (trên), một vòi nhụy cái chẻ đôi thành 2 nướm và 6 nhị đực 3 mang bao phấn, khi trổ khỏi thân, các hoa lúa sẽ phơi màu trong nắng (đa số trong buổi sáng từ 8 – 13 giờ) để qua giai đoạn thụ phấn, thụ tinh để tạo nên hạt gạo. Hạt phấn chỉ sống trong 5 phút sau khi tung phấn (hạt phấn mất sức nảy mầm ở 430C trong 7 phút) nhưng nướm nhụy cái có thể sống đến một tuần lễ và ít ảnh hưởng do nhiệt độ cao (Nguyễn Thành Hối, 2011). 1.2 Đ C ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦ C L Đời sống của cây lúa bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi lúa chín. Các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau chủ yếu do sự dài, ngắn khác nhau ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, giống và điều kiện ngoại cảnh. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), sự phát triển của cây lúa chia làm ba giai đoạn chính: giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng), giai đoạn sinh sản (sinh dục) và giai đoạn chín. 1.2.1 Giai đoạn tăng trƣởng Giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ khi nảy mầm đến khi bắt đầu phân hóa đòng. Thời gian dành cho giai đoạn này dài hay ngắn tùy theo thời gian sinh trưởng từng giống lúa. Đối với những giống có thời gian sinh trưởng 120 ngày thì giai đoạn này chiếm 60 ngày (Yosida, 1981), còn đối với giống có thời gian sinh trưởng 90 ngày thì giai đoạn này chiếm 30 ngày. Ở giai đoạn này lúa bắt đầu phát triển về thân lá, sự gia tăng chiều cao và ra nhiều chồi mới. Cây lúa bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5 - 6 nếu trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng và thời tiết thuận lợi. Trong điều kiện ruộng lúa cấy với mật độ cao, dinh dưỡng hạn chế các nhánh được sinh sản ra ở nhánh thứ tư và sau khi cấy 20 – 25 ngày là nhánh vô hiệu (Võ Tòng Xuân, 1984). Trong giai đoạn này những nhánh được hình thành chỉ có hai khả năng, một là hình thành nhánh hữu hiệu (nhánh sẽ hình thành bông) và hai là hình thành nhánh vô hiệu (nhánh không hình thành bông). Thường các nhánh đẻ sớm thì cho bông, còn các nhánh đẻ muộn thì có thể cho bông hoặc không (Yosida, 1981). 4 1.2.2 Giai đoạn sinh sản Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông. Giai đoạn này kéo dài khoảng 27 – 35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài ngày hay ngắn ngày thường không khác nhau nhiều (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Biểu hiện với sự giảm nhanh số chồi vô hiệu, chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng, xuất hiện lá đòng (lá cờ), ngậm đòng trổ gié và trổ bông. Trong giai đoạn này, điều quan tâm nhất chính là sự hình thành và phát triển của đòng lúa, sự phân hóa đòng thường diễn ra sau khi cây lúa đạt được số chồi tối đa. Đòng lúa hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá cờ và lúa trổ bông. Hoa lúa sẻ bắt đầu nở trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 13 giờ chiều và thụ phấn cũng kết thúc trong 5 - 6 giờ sau khi nở hoa. Trong thời gian này nếu đầy đủ chất dinh dưỡng, mực nước thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì bông lúa sẽ hình thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt kích thước lớn nhất của giống, tạo điều kiện gia tăng trọng lượng hạt, góp phần gia tăng năng suất sau này. Như vậy, trong giai đoạn này đặc trưng bởi sự phân hóa và hình thành đòng của cây lúa, quá trình này sẽ quyết định đến số hoa được phân hóa trên bông lúa nên ảnh hưởng đến sự hình thành số hạt/bông, số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc của cây lúa (Nguyễn Trường Giang, 2010). 1.2.3 Giai đoạn chín Giai đoạn này bắt đầu từ lúc lúa trổ bông đến lúc thu hoạch, trung bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, nếu đất ruộng có nhiều nước, thừa đạm, thiếu lân, trời u ám, ít nắng thì thời gian chính sẻ kéo dài ra và ngược lại (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Ở giai đoạn này cây ổn định về chiều cao quá trình tích lũy chất khô bắt đầu xảy ra ngày càng mạnh. Hạt lúa chuyển màu từ màu xanh sang màu vàng đặc trưng của giống. Trọng lượng hạt tăng dần và ổn định đến khi chín hoàn toàn. Giai đoạn này cây lúa trải qua các thời kỳ sau: + Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa): các chất dự trữ trong thân lá và các sản phẩm quang hợp được chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khô tích lũy trong 5 hạt là do quang hợp ở giai đoạn sau khi trổ. Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây lúa và thời tiết từ giai đoạn lúa trổ trở đi hết sức quan trọng đối với quá trình hình thành năng suất lúa. Ở thời kỳ này kích thước và trọng lượng hạt gạo tăng dần làm đầy vỏ trấu. Hạt gạo chứa một dịch lỏng màu trắng đục như sữa nên gọi là thời kỳ ngậm sữa. Bông lúa nặng cong xuống nên gọi là lúa “cong trái me”. Từ giai đoạn trổ trở đi điều kiện sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của thời tiết là hết sức quan trọng đối với năng suất sau này. + Thời kỳ chín sáp: Hạt lúa mất nước, từ từ cô đặc lại, nhưng vỏ trấu vẫn còn xanh. + Thời kỳ chín vàng: hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, vỏ trấu bắt đầu chuyển sang màu vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ đuôi lúa cho đến cổ bông nên gọi là "lúa đỏ đuôi", lá già tiếp tục rụi dần. + Thời kỳ chín hoàn toàn: hạt gạo khô cứng lại. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi 80% hạt lúa ngã sang màu vỏ trấu đặc trưng của giống. 1.3 Đ C ĐIỂM SINH THÁI CÂY LÚA 1.3.1 êu cầu về đất đai Lúa có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất phù sa, đất phèn, đất mặn cho đến đất bạc màu. Tuy nhiên, năng suất lúa trên các loại đất là tương đối khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố hạn chế của từng loại đất (Nguyễn Minh Huy, 2011). Nói chung, đất trồng lúa cần nhiều dinh dưỡng, chất hữu cơ, tơi xốp, thoáng khí, khả năng giữ nước, giữ phân tốt, tầng canh tác dày để bộ rễ ăn sâu, bám chặt vào đất và huy động nhiều dinh dưỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay đất pha sét, ít chua hoặc trung tính là thích hợp đối với cây lúa. Trong thực tế, có những giống lúa có thể thích nghi được với những điều kiện đất đai khắc nghiệt (phèn, mặn, khô hạn hay ngập úng) rất tốt. Đồng Bằng Sông Cửu Long với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến đổi trong năm, lượng bức xạ dồi dào là điều kiện thuận lợi cho việc trồng lúa. Tuy nhiên, do lượng mưa nhiều nhưng phân bố không đều, đất đai, địa hình phức tạp đã giới hạn năng suất lúa rất nhiều và hình thành những vùng trồng lúa khác 6 nhau với chế độ nước, cơ cấu giống, mùa vụ và tập quán canh tác rất đa dạng. 1.3.2 Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố có tác động quyết định lên tốc độ sinh trưởng của cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20 – 300C), nhiệt độ càng tăng cây lúa phát triển càng mạnh. Ở 400C hoặc dưới 170C cây lúa tăng trưởng chậm lại. Dưới 130C cây lúa ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài khoảng một tuần thì cây lúa sẽ chết. Phạm vi nhiệt độ mà cây lúa có thể chịu đựng được và nhiệt độ tối hảo thay đổi tùy theo giống lúa, giai đọan sinh trưởng, thời gian bị ảnh hưởng là tình trạng sinh lý của cây lúa (Bảng 1.1). Bảng 1.1 Đáp ứng của cây lúa đối với nhiệt độ ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Giai đoạn sinh trƣởng Nhiệt độ (0C) Tối thấp 10 Tối cao 45 Tối hảo 20-35 12-13 45 25-30 16 35 25-28 Vươn lá 7-12 45 31 Nở buội (đẻ nhánh) 9-16 33 25-31 Tượng khối sơ khởi 15 - - 15-20 38 - 22 35 30-35 12-18 30 20-25 Nảy mầm Hình thành mạ Ra rễ Phát triển đòng Thụ phấn Chín Cây lúa ôn đới chịu đựng nhiệt độ thấp giỏi hơn các giống lúa nhiệt đới. Khi mà thời gian ảnh hưởng của nhiệt độ càng dài, cây lúa sẽ càng suy yếu và khả năng chịu đựng càng kém. Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng nếu nhiệt độ quá thấp không chỉ làm giảm hoặc ngưng sự nảy mầm của hạt mà còn làm mạ chậm phát triển, cây ốm yếu, lùn lại, lá bị mất màu, sự thụ phấn bị đình trệ, khả năng bất thụ cao hạt lép nhiều và chín kéo dài bất thường. Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm cho chót lá bị khô trắng, trên lá có những dãy và đốm bị mất màu, nở bụi kém, giảm chiều cao, số hạt trên bông giảm, số hạt chắc giảm. 7 1.3.3 Ánh sáng Yếu tố ánh sáng ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trên hai phương diện chủ yếu là cường độ ánh sáng và độ dài chiếu sáng (quang kỳ). Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự quang hợp của cây lúa. Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng trong giai đoạn non, khi thiếu ánh sáng cây lúa sẽ ốm yếu màu lá từ xanh nhạt chuyển sang vàng, lúa không nở bụi. Trong thời kỳ phân hóa đòng nếu thiếu ánh sáng bông lúa sẽ ngắn, dễ bị sâu bệnh phá hoại, ít hạt, hạt nhỏ và hạt thoái hóa nhiều. Trong thời kỳ thụ phấn nếu thiếu ánh sáng sự thụ phấn bị trở ngại làm tăng số hạt lép, giảm hạt chắc, tăng hạt lửng, cây vươn lóng dài dễ đỗ ngã. Quang kỳ là khoảng thời gian chiếu sáng trong ngày tính từ lúc bình minh đến lúc hoàng hôn, nó ảnh hưởng đến sự phát dục của cây lúa, cây lúa chỉ làm đòng và trổ bông khi gặp quang kỳ thích hợp. Trong giai đoạn chín nếu ruộng khô, nhiệt độ không khí cao, ánh sáng yếu thì lúa chín chậm lại và không tập trung. Theo Nguyễn Thành Hối (2011) cường độ ánh sáng thích hợp cho cây lúa là 250 – 300 cal/cm2/ngày và quang kỳ thích hợp là 7 – 8 giờ/ngày (mùa nắng), 5 – 6 giờ/ngày (mùa mưa). 1.3.4 Lƣợng mƣa Lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình là 6 – 7 mm/ngày vào mùa mưa và 8 – 9 mm/ngày vào mùa khô. Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng khi công tác thủy lợi thực hiện tốt, ruộng lúa chủ động được nước thì mưa không có ảnh hưởng lên sự gia tăng năng suất lúa. Ngược lại, nếu mưa nhiều, gió to, trời âm u, ít nắng, cây lúa phát triển không thuận lợi. Đồng thời, nó còn tạo điều kiện thích hợp để sâu bệnh phát triển. 1.3.5 Gió Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có 2 loại gió chính trong năm là gió mùa Đông – Bắc và Tây – Nam. Ở giai đoạn làm đòng gió mạnh ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của đòng lúa, sự trổ bông, thụ phấn, thụ tinh, tích lũy chất khô trong hạt bị trở ngại làm tăng tỉ lệ hạt lép, hạt lững từ đó làm giảm 8 năng suất lúa. Tuy nhiên, gió nhẹ giúp cho quá trình trao đổi không khí trong ruộng lúa tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp và hô hấp của cây lúa. 1.3.6 Thủy văn Ở ĐBSCL điều kiện thủy văn quyết định chế độ nước, mùa vụ, tập quán canh tác và góp phần hình thành các vùng trồng lúa khác nhau. Tùy theo địa hình cao hay thấp, gần hay xa sông, thời gian ngập nước và độ nông sâu khác nhau. Từ đó hình thành nên các vùng trồng lúa, kiểu canh tác và mùa vụ khác nhau. Bên cạnh đó, tùy vào điều kiện canh tác và đặc biệt là chế độ lũ mà nông dân ĐBSCL đã chọn lọc và sử dụng các giống lúa khác nhau. Vùng lúa nổi: nước lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông tràn về ngập ruộng sớm (tháng 7 dương lịch) và tiếp tục dâng lên cao thêm 1 m, có nơi lên từ 2 – 3 m (tháng 9 – 10 dương lịch). Do đó, nông dân sử dụng các giống lúa có đặc tính vươn lóng nhanh để có thể ngoi theo mực nước và sạ vào đầu mùa mưa hàng năm. Vùng lúa cấy 2 lần: đây là vùng trũng, nước rút chậm, nằm ở khu vực trung tâm của đồng bằng. Các giống lúa được trồng thường là những giống lúa mùa muộn, cao cây, dài ngày, gieo mạ, cấy lần 1, một thời gian lúa nở bụi rồi nhổ lên cấy lần 2 trên diện tích rộng. Vùng lúa cấy 1 lần: vùng cao và trung bình, nước rút nhanh hoặc bị nhiễm phèn, nhiễm mặn ven biển. Các giống lúa thường được sử dụng là các giống lúa mùa lỡ và chỉ làm một vụ lúa trong năm. 1.4 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì năng suất được hình thành và chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố gọi là bốn thành phần năng suất: số bông/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt. Năng suất lúa được tính theo công thức: Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = số bông/m2 x số hạt/bông x tỉ lệ hạt chắc (%) x trọng lượng 1000 hạt (g) x 10-5 (Yoshida, 1981 và Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp của tất cả các yếu tố cấu thành năng suất. Trên thực tế, mỗi thành phần năng suất được quyết định ở một giai đoạn nhất 9 định và có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Muốn tăng năng suất lúa không chỉ tác động riêng rẽ từng yếu tố mà phải tác động tổng hợp (Nguyễn Thị Nga, 2011). 1.4.1 Số bông/m2 Số bông/m2 là yếu tố có tính quyết định nhất và có ảnh hưởng sớm nhất trong bốn yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa. Nó đóng góp 74% năng suất, trong khi số hạt và trọng lượng hạt đóng góp 26% năng suất còn lại. Số bông có quan hệ nghịch với số hạt/bông và trọng lượng hạt. Cho nên, khi tăng mật độ thì số bông/m2 sẽ tăng nhưng số hạt/bông và trọng lượng 1000 sẽ giảm (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Với mật độ gieo sạ khác nhau thì số bông/m2 là khác nhau (Nguyễn Thị Nga, 2011). Số bông/m2 tương quan thuận với lượng đạm được cây hấp thu lúc trổ bông, lượng đạm được hấp thu nhiều thì số bông cũng tăng. Trong điều kiện mật độ sạ cao làm tăng số bông/m2 ở mức vừa phải, nếu tăng mật độ sạ lên quá cao sẽ gây hiện tượng lốp đổ, sâu bệnh sẽ bộc phát và số hạt/bông sẽ ít đi rõ rệt (Yoshida, 1981). Số bông/m2 được quyết định bởi mật độ sạ, số chồi hữu hiệu của cây lúa, các điều kiện ngoại cảnh và điều kiện canh tác. Thời gian quyết định số bông là thời kỳ đẻ nhánh. Trong đó là thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu, kết thúc trước đẻ nhánh tối đa 10 – 20 ngày (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), số bông trên đơn vị diện tích có ảnh hưởng thuận với năng suất. Các giống lúa thấp cứng cây có số bông/m2 trung bình phải đạt 500 - 600 bông/m2 đối với lúa sạ hoặc 350 - 450 bông/m2 đối với lúa cấy mới có thể cho năng suất cao. 1.4.2 Số hạt/bông Số hạt/bông là yếu tố quan trọng thứ hai trong các yếu tố cấu thành năng suất lúa. Số hạt/bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kì phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng, số hạt/bông tùy thuộc vào số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái hóa. Hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống lúa, kĩ thuật canh tác và điều kiện thời tiết. Đối với những giống lúa bông to, kĩ thuật canh tác tốt, bón phân đầy đủ, chăm sóc đúng mức, thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa càng nhiều, số hoa thoái hóa càng ít, nên số hạt cuối cùng trên bông cao. Ở các 10 giống lúa cải thiện, số hạt/bông từ 80 - 100 hạt đối với lúa sạ hoặc 100 - 120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long. Người ta thấy rằng, bón phân đón đòng cho lúa vào giai đoạn phân hóa đòng đến giai đoạn phân hóa hoa có tác dụng làm tăng số lượng hoa phân hóa và giảm hoa thoái hóa một cách rõ rệt. Bón thúc vào giai đoạn bắt đầu phân hóa đòng còn có tác dụng làm tăng quá trình phân hóa gié. Số gié cấp 1, đặc biệt là số gié cấp 2 nhiều thì số hoa/bông cũng nhiều. Số hoa trên bông nhiều là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho số hạt/bông cao (Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999). 1.4.3. Tỷ lệ hạt chắc (%) Tỉ lệ hạt chắc là yếu tố quan trọng thứ ba trong các yếu tố hình thành năng suất lúa. Theo Yoshida (1981) thì tỷ lệ hạt chắc được quyết định ở thời kỳ trước và sau trổ bông, nhưng thời kỳ quyết định trực tiếp là giảm nhiễm, trổ bông và chín sữa. Ngoài ra, tỷ lệ hạt chắc cao hay thấp còn phụ thuộc vào số hoa/bông, đặc tính sinh lý của cây lúa. Các giống lúa có khả năng quang hợp, tính lũy và chuyển vị các chất mạnh, cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ và tạo hạt trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì tỷ lệ hạt chắc sẽ cao và ngược lại. Vì vậy, muốn đạt năng suất cao thì tỷ lệ hạt chắc phải trên 80% (Nguyễn Xuân Trường, 2004). Tỷ lệ hạt chắc bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như: + Phân bón: Mỗi giống lúa yêu cầu một lượng phân bón nhất định để sinh trưởng và hình thành năng suất. Vượt quá giới hạn yêu cầu một số giống có tỷ lệ hạt chắc thấp (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). + Lúa bị đổ ngã: Theo Hoshikawa (1990) lúa bị đổ ngã thì sự hấp thu dưỡng chất và quang hợp không bình thường, sự vận chuyển carbohydrate về hạt bị trở ngại, hô hấp mạnh làm tiêu hao chất dự trữ dẫn đến hạt lép nhiều, năng suất giảm. Khi lúa bị đổ ngã thì một lượng lớn tinh bột tích lũy trong thân và bẹ lá không được vận chuyển lên hạt. Sự đổ ngã càng sớm thì năng suất lúa giảm càng nhiều. Thiệt hại do đổ ngã phụ thuộc vào mức độ và thời điểm xảy ra đổ ngã. Sự đổ ngã làm giảm mạnh năng suất hạt, đặc biệt nghiêm trọng khi đổ ngã xảy ra sau khi trổ gié và khi bông chạm mặt nước (Setter và ctv., 1994). Sự đổ 11 ngã làm giảm diện tích cắt ngang của bó mạch, làm rối loạn sự vận chuyển các chất đồng hóa và dưỡng chất hấp thu qua rễ. Hiện tượng này làm rối loạn sự sắp xếp và làm tăng bóng rợp dẫn đến giảm hiệu suất quang hợp (Yoshinaga, 2005). + Cường độ ánh sáng: Khi bức xạ mặt trời thấp hoặc trong điều kiện cây đổ ngã nhiều, không nhận đủ lượng ánh sáng mặt trời cung cấp cho quang hợp để tạo lượng carbohydrate giúp cho quá trình sinh trưởng của tất cả các hạt lúa dẫn đến số hạt lép gia tăng. + Nhiệt độ: Vào lúc trổ bông nếu gặp nhiệt độ xuống dưới 250C hoặc cao hơn 350C đều không có lợi. Ngoài ra, nhiệt độ cao rút ngắn thời gian chín cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Gió, mưa, bão và hạn hán cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc. Lúa lúc nở gặp điều kiện bất lợi như mưa to, gió mạnh sẽ ảnh hưởng tới sự thụ phấn của lúa làm giảm tỷ lệ hạt chắc. 1.4.4. Trọng lƣợng 1000 hạt. Trọng lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo nên năng suất lúa. So với các yếu tố khác thỉ đây là yếu tố tương đối ít biến động và phụ thuộc chủ yếu vào giống. Ở phần lớn các giống lúa, trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên tập trung trong khoảng 20 - 30 g. Yếu tố này do hai bộ phận cấu thành là trọng lượng vỏ trấu và trọng lượng hạt gạo. Trọng lượng vỏ trấu thường chiếm 20% và trọng lượng hạt gạo chiếm 80% trọng lượng toàn hạt. Muốn có trọng lượng hạt gạo cao phải tác động vào cả hai yếu tố này (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) trọng lượng hạt được quyết định ngay từ kì phân hóa hoa đến khi lúa chín, nhưng quan trọng nhất là thời kì giảm nhiễm tính cực và vào chắc rộ. Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan (1999) cho rằng, vào giai đoạn phân bào giảm nhiễm nếu điều kiện ngoại cảnh và điều kiện dinh dưỡng thuận lợi thì hạt được hình thành với kích thước lớn. Sau khi trổ bông nếu dinh dưỡng kém, thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp, quá trình vận chuyển các chất về hạt bị cản trở sẽ làm giảm khối lượng của hạt. Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) ngoài ánh sáng, yếu tố nhiệt độ nhất là biên độ chênh lệch ngày - đêm, có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình quang 12 hợp, tích lũy, vận chuyển vật chất về hạt. Vì vậy giữ cho lá lúa xanh lâu, quang hợp vận chuyển tốt là yếu tố quan trọng tác động lên trọng lượng hạt. 1.5 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ M T ĐỘ GIEO SẠ Mật độ gieo sạ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa và chi phối chặt chẽ quá trình phát triển của cả quần thể lúa. Mật độ sạ thích hợp là tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt, tận dụng có hiệu quả các chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng. Mật độ sạ thích hợp còn tạo nên sự tương tác hài hòa giữa các cá thể cây lúa và quần thể ruộng lúa để đạt mục đích cuối cùng là cho năng suất cao (Hiraoka, 1996). Cây lúa có khả năng tự điều chỉnh mật độ, khả năng này nằm trong phạm vi nhất định phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống, khả năng đẻ nhánh, chiều cao và góc độ lá, độ màu mỡ của đất, điều kiện nước trong ruộng lúa và những điều kiện sinh thái khí hậu khác, nhất là nhiệt độ và phân bón (Trịnh Quang Khương, 2010). Theo Đinh Văn Lữ (1967; Trích dẫn bởi Nguyễn Thị Chuộng, 1987) tăng mật độ sẽ kéo theo sự gia tăng số chồi/m2, hiệu suất sử dụng ánh sáng mặt trời, chất dinh dưỡng trong đất cũng tăng. Không những thế, khi mật độ cao thì sự cạnh tranh quần thể cũng cao hơn, sự sắp xếp các cây trong quần thể cũng sẽ khác nhau. Trong điều kiện mật độ càng thưa, đất tốt, nhiều phân, đủ nước thì tỷ lệ đẻ nhánh trong quần thể tăng càng lớn, đến thời kì đẻ rộ số chồi đạt cao nhất. Trong một phạm vi nhất định thì mật độ không ảnh hưởng nhiều. Nhưng nếu trong điều kiện mật độ quá thưa, lúa chưa kín hàng thì việc tăng mật độ là thích hợp. 1.5.1 Mật độ sạ cho lúa cao sản Cây lúa được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, thế nhưng mỗi nước có một mật độ sạ riêng. Ở Nhật Bản đã kết luận mật độ sạ thích hợp cho năng suất cao nhất là 500 hạt/m2, tương đương với 120 kg giống/ha (Wasano, 1987). Đối với vùng khí hậu ôn đới như: Ý, Bắc Mỹ thì mật độ sạ từ 120-840 hạt/m2 đều cho năng suất 9,8-10,6 tấn/ha (Hill và ctv., 1990). Ở Philippines khuyến cáo sạ 100 kg giống/ha. Tuy nhiên, hầu hết nông dân vẫn sạ ở mật độ cao hơn để trừ hao do chim, chuột, ốc và tăng khả năng cạnh tranh giữa lúa và cỏ dại 13 (Singh, 1990). Ở ĐBSCL, những nghiên cứu về mật độ sạ và phương pháp gieo sạ, đã khuyến cáo sạ ở mật độ 100 kg giống/ha cho năng suất tương đương hoặc có thể cao hơn sạ ở mật độ 200kg giống/ha, sạ thưa có số bông ít hơn sạ dày, nhưng bông dài và số hạt chắc trên bông nhiều. Nếu sạ hàng thì mật độ sạ 100, 125, 200, 250 kg giống/ha cho năng suất lúa không khác biệt nhau (Trịnh Quang Khương, 2010). 1.5.2 Phƣơng pháp gieo sạ Trong sản xuất hiện nay, tùy thuộc vào điều kiện đất đai và nước tưới của từng vùng, vụ khác nhau mà người nông dân có sự chọn lựa phương pháp sạ thích hợp. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay chủ yếu sản suất lúa cao sản, có hai hinh thức gieo sạ được sử dụng phổ biến là : sạ lan và sạ hàng (Nguyễn Thành Hối, 2010). + Phương pháp sạ hàng Có thể nhận thấy rằng, sạ hàng là một bước cải tiến về kỹ thuật gieo hạt giống của phương pháp sạ lan. Hiện nay, sạ hàng ở ĐBSCL đã thể hiện nhiều ưu điểm so với sạ lan truyền thống như: tiết kiệm vật tư mà chủ yếu là giống và phân bón, tạo điều kiện thuận lợi để thâm canh, giảm thiệt hại do sâu bệnh, tăng năng suất (Nguyễn Văn Luật, 2001). Tuy nhiên, do tập quán sạ ở mật độ cao của nông dân đã áp dụng từ lâu đời nên khi chuyển sang kỹ thuật sạ hàng cần có một thời gian để thay đổi nhận thức, vì thế mà sạ hàng dẫn chưa được áp dụng phổ biến (Lê Trường Giang, 2005; Trịnh Quang khương, 2010). Dưới điều kiện quản lý đồng ruộng tốt, mật độ sạ 100 kg giống/ha được khuyến cáo để nhận năng suất lúa có chất lượng tốt, cũng như đáp ứng đủ số bông/m2 cho việc chín đồng bộ trong hệ thống canh tác lúa sạ ướt (Trần Thị Ngọc Huân và ctv.,1999). Trong kỹ thuật này, cây lúa có sự phân bổ quần thể thích hợp nên đã tận dụng được năng lượng mặt trời cho quá trình quang hợp tạo năng suất, áp dụng phương pháp này năng suất lúa có thể tăng so với phương pháp sạ lan từ 0,5 - 1,5 tấn/ha (Nguyễn Văn Luật, 2001). Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ (2005) cho rằng về mật độ sạ thì phương pháp sạ hàng có ưu thế hơn sạ lan vì 14 gieo hàng ít hao giống, ít sâu bệnh và cho năng suất tương đương với sạ lan ở mật độ 200 kg giống/ha. Ngoài ra còn có một số phương pháp sạ khác như: Sạ chay, sạ khô, sạ ngầm. + Phương pháp sạ lan Phương pháp sạ lan đã được nông dân áp dụng từ khi bắt đầu canh tác lúa cao sản ngắn ngày thay thế dần cho cây lúa mùa năng suất thấp. Phương pháp này có những ưu điểm nổi trội đảm bảo số bông/m2, tính đồng đều về chiều cao và khả năng nhận ánh sáng (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là cây lúa đẻ nhánh sớm, số bông nhiều, năng suất quan hệ chặt chẽ với số bông. Tuy nhiên, phương pháp này lại có nhược điểm là mật độ thường không đều, bộ rễ ăn nông, dễ bị chim chuột phá hại và lúa thường bị đổ ngã vào mùa có mưa gió nhiều (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Hiện nay, lượng giống lúa cao sản ngắn ngày sạ lan được khuyến cáo là 150 kg giống/ha (Nguyễn Thành Hối, 2010). Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất người trồng lúa thường theo tập quán sạ với mật độ cao, lượng giống gieo sạ từ 200 - 300 kg giống/ha (Nguyễn Văn Luật, 2001). Với lượng giống gieo sạ nhiều như thế thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tiếp nhận ánh sáng của từng cây lúa trong quần thể ruộng lúa, nhu cầu dinh dưỡng từ đất trồng và tạo điều kiện vi khí hậu dưới tán lá thích hợp cho sâu bệnh phát triển. Các nhà khoa học đã chứng minh được những yếu tố gây dịch bệnh tích cực nhất là khi cây trồng phải sống trong quần thể chật hẹp thiếu ánh sáng cho các lá dưới, làm cho cây lúa trở nên yếu ớt sâu bệnh dễ tấn công (Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ, 2005). 1.6 MỘT SỐ S U BỆNH HẠI CHÍNH CỦ C L 1.6.1 Bệnh hại + Bệnh đạo ôn (cháy lá) Do nấm Pyricularia oryzae Cavara gây nên. Đây là bệnh gây hại phổ biến nhất trên cây lúa, gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa. Bệnh hại trên lá, đốt thân, cổ bông, gié và hạt. Thời tiết âm u, ẩm ướt, có sương, trồng giống nhiễm, bón đạm nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển. 15 + Bệnh cháy bìa lá Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. oryzae. Bệnh thường xuất hiện khi lúa nhẩy chồi tối đa hay có đòng, nên làm tăng số hạt lép, hạt lững và làm giảm phẩm chất, trọng lượng hạt, đồng thời làm tăng tỉ lệ tấm khi xay xát (Phạm Văn Kim, 2000). Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây hại ở giai đoạn mạ. 1.6.2 Sâu rầy + Rầy nâu Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ và gieo sạ với mật độ cao. Thời điểm rầy phát sinh mật độ cao và gây hại năng vào giai đoạn lúa trổ xong, ngậm sữa và bắt đầu chín. Rầy nâu còn là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa. + Sâu cuốn lá nhỏ Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng. 1.7 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG CỦ C L VỚI MỘT SỐ S U BỆNH HẠI CHÍNH 1.7.1 Bệnh đạo ôn Thang điểm đánh giá bệnh Đạo ôn hại bông (IRRI, 1998) Cấp 0: không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cổ bông. Cấp 1: vết bệnh có trên vài cổ bông hoặc trên gié cấp 2. Cấp 3: vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông. Cấp 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía dưới trục bông. Cấp 7: vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc phần gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc. 16 Cấp 9: vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%. 1.7.2 Rầy nâu Thang đánh giá khả năng phản ứng với Rầy nâu (IRRI, 1998) Cấp 0: không bị hại. Cấp 1: hơi biến vàng trên một số cây. Cấp 3: lá biến vàng nhưng chưa bị cháy rầy. Cấp 5: lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, còn lại bị lùn nặng. Cấp 7: hơn một nữa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng. Cấp 9: tất cả cây bị chết. 1.7.3 Sâu cuốn lá. Thang đánh giá khả năng phản ứng với sâu cuốn lá (IRRI,1998) Cấp 0: Không có cậy bị hại. Cấp 1:1-10% cây bị hại. Cấp 3: 11-20% cây bị hại Cấp 5: 21-35% cây bị hại Cấp 7: 36-60% cây bị hại Cấp 9: 61-100% cây bị hại. 17 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1 PHƢƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 03 năm 2013 tại ấp Hưng An, xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Tân Hưng Địa điểm thí nghiệm Hình 2.1: Bản đồ địa điểm thí nghiệm 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm Giống: Giống lúa sử dụng trong thí nghiệm là OM5451 được viện lúa ĐBSCL chọn từ tổ hợp lai (Jasmine 85/OM/2490), là giống lúa được bà con nông dân ưa thích trong vài năm gần đây và được canh tác khá nhiều tại các vùng trồng lúa. Giống lúa OM5451 có thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày trong vụ Hè Thu và 88 - 93 ngày trong vụ Đông Xuân, trổ tập trung, chiều cao cây từ 95 - 100 cm. Đây là giống lúa có dạng hình đẹp, tương đối cứng cây, khả năng đẻ nhánh 18 khá, bông đóng hạt dầy, tỷ lệ lép thấp, hạt gạo dài, trong và ít bạc bụng, cơm mềm. Giống lúa OM5451 chống chịu rầy nâu và bệnh đạo ôn, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá khá, năng suất khá cao và ổn định trong cả hai vụ, đạt trung bình 5 - 8 tấn/ha. Phân bón: Urea (46%), Super Lân (15-18%), Kali (60%). Các loại nông dược: Sofit 300 EC, Cantanil 550EC, Bim-Annong 75WP, Filia 525SE, Flash 75WP, Vitako 40WG, Amistartop 325SC,… Dụng cụ: thước đo, máy đo: ẩm độ, pH, cân điện tử, cân đồng hồ... 2.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ba nghiệm thức, ba lần lặp lại, diện tích mỗi lô 20 m2 (4 x 5 m). Các nghiệm thức được kí hiệu như sau: Nghiệm thức 1: Đối chứng sạ 200 kg giống/ha (sạ theo nông dân). Nghiệm thức 2: Sạ 150 kg giống/ha (giảm 25% lượng giống). Nghiệm thức 3: Sạ 100 kg giống/ha (giảm 50% lượng giống). Rep 1 NT1 NT2 NT3 Rep 2 NT2 NT3 NT1 Rep 3 NT3 NT1 NT2 Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 19 2.2.2 Kỹ thuật canh tác Sau một thời gian để cho đất nghỉ ngơi, tiến hành xới vùi rạ, cho nước vào dọn đất sau đó rút cạn, làm phẳng một lần và tiến hành gieo sạ. Bón phân theo công thức: 100 - 60 - 30 + Bón thúc lần 1 sau sạ 7-10 ngày: 1/5 N + 1/2 K + Bón thúc lần 2 sau sạ 18-22 ngày: 2/5 N +P + Bón nuôi đòng sau sạ 38-40 ngày: 2/5 N + 1/2 K. Lúa được 12 ngày tiến hành dặm. Phun thuốc khi thấy sâu bệnh xuất hiện và gây hại. Giữ nước trong ruộng 5 - 10 cm cho đến khi cây lúa được 35 - 40 ngày sau sạ thì rút cạn nước khoảng 4 ngày, sau đó cho nước vào và giữ đến trước khi thu hoạch khoảng một tuần thì rút cạn nước. Khi lúa chín được 85 - 90% số hạt chắc/bông thì tiến hành thu mẫu và thu hoạch toàn bộ thí nghiệm. 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi 2.2.3.1 Các chỉ tiêu nông học Các chỉ tiêu chiều cao cây, số chồi được ghi nhận 20 ngày một lần. Lần đầu tiên lúc 20 ngày sau sạ (NSS) và kết thúc lúc thu hoạch lúa. Mỗi lô thí nghiệm chọn 3 điểm cố định, mỗi điểm một khung cố định kích thước 50 x 50 cm, mỗi khung chọn 10 cây ngẫu nhiên cố định để thu thập chỉ tiêu. - Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến chóp lá (hoặc bông) cao nhất của cây lúa đo từ mặt đất đến chóp lá (hoặc bông) cao nhất của cây lúa và tính trung bình ba lần lặp lại. - Số chồi/m2: đếm số chồi (chồi có 3 lá trở lên) ở tất cả các khung chỉ tiêu và qui ra số chồi/m2 và tính trung bình ba lần lặp lại. - Chiều dài bông (cm): được ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi khung chỉ tiêu của từng lô để đo, đo từ cổ bông đến cuối bông và tính trung bình ba lần lặp lại. 20 2.2.3.2 Năng suất và các thành phần của năng suất Năng suất được lấy vào cuối vụ và tất cả đều được tính trung bình ba lần lặp lại. - Số bông/m2: được ghi nhận bằng cách đếm số bông có trong 3 khung chỉ tiêu của mỗi lô từ đó qui ra số bông/m2. - Tổng số hạt trên bông: được ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi khung chỉ tiêu của từng lô đếm số hạt. Từ đó qui ra số hạt trên bông. - Số hạt chắc trên bông: được ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi khung chỉ tiêu của từng lô đếm số hạt chắc. Từ đó qui ra số hạt chắc trên bông. - Tỉ lệ hạt chắc (%) = số hạt chắc trên bông/tổng số hạt trên bông x 100. - Trọng lượng 1000 hạt (g): được đếm ngẫu nhiên từ các hạt chắc trong mỗi khung chỉ tiêu, được cân và tính trên cơ sở ẩm độ 14%.  Năng suất thực tế: thu hoạch 5 m2 ở mỗi lô, phơi khô, tách lép, cân trọng lượng và tính năng suất (tấn/ha) ở ẩm độ 14%.  Năng suất lý thuyết: thu ở các khung lấy chỉ tiêu nông học. NSLT = Số bông trên đơn vị diện tích x số hạt/bông x tỉ lệ hạt chắc (%) x trọng lượng 1000 hạt x 10-5 (tấn/ha). 2.2.4 Phân tích số liệu Sử dụng phần mềm EXCEL để tính toán số liệu và vẽ biểu đồ. Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để tính toán thống kê các kết quả thí nghiệm, phân tích phương sai ANOVA để tìm sự khác biệt giữa các nghiệm thức, so sánh các cặp trung bình bằng phương pháp kiểm định LSD. 21 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LU N 3.1 GHI NH N TỔNG QUÁT Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện ruộng sản xuất của nông dân nên sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảch và chế độ chăm sóc là như nhau. Cây lúa sinh trưởng và phát triển khá tốt từ đầu đến cuối vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013. Sự tăng trưởng về chiều cao và số chồi của cây lúa mạnh nhất vào giai đoạn 15 - 40 ngày sau sạ. Sau giai đoạn này cây lúa sinh trưởng chậm dần và chuyển từ giai đoạn sinh trưởng qua giai đoạn sinh sản và hình thành năng suất. Bảng 3.1 Ghi nhận tổng quan thí nghiệm giống lúa OM5451 sạ với các mật độ khác nhau vụ Đông Xuân 2012 - 2013 tại Bình Tân - Vĩnh Long. Mật độ sạ Đạo ôn Rầy nâu Sâu cuốn lá Đỗ ngã (kg/ha) (cấp) (cấp) (cấp) (%) 200 1 1 3 5,00 150 1 1 3 0,00 100 1 1 3 0,00 Sâu bệnh hại xuất hiện không đáng kể trong suốt quá trình làm thí nghiệm. Qua Bảng 3.1 cho thấy mức độ gây hại của một số sâu bệnh hại chính, bệnh đạo ôn xuất hiện từ lúc 30 ngày sau sạ đến lúc lúa chín với mức độ gây hại ở cấp 1. Rầy nâu bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn 30 ngày sau sạ nhưng với mật số rất thấp, vào giai đoạn 60 ngày sau sạ thì rầy nâu xuất hiện với mật số tương đối cao, đặc biệt là ở nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha trung bình khoảng 2 - 4 con trên tép lúa nhưng gây hại không đáng kể chỉ ở cấp 1. Sâu cuốn lá xuất hiện vào giai đoạn 20-30 ngày sau sạ và gây hại ở cấp 3 nhưng không ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa. Cây lúa bị đỗ ngã khi đang bước sang giai đoạn hạt vào chắc từ 15 - 25 ngày sau khi trổ và chỉ xuất hiện ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha với mức độ khoảng 5%. Không có hiện tượng đổ ngã ở các nghiệm thức còn lại. Từ đầu cho đến cuối vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 ngoài những sâu bệnh hại vừa kể trên còn có sự xuất hiện và gây hại của nhiều loại dịch hại như: 22 Sâu đục thân, nhện gié, bệnh đốm vằn, cháy bìa lá, lem lép hạt. Do mức độ gây hại nhẹ và được phòng trị kịp thời nên ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển, cũng như năng suất lúa vào cuối vụ. 3.2 ẢNH HƢỞNG CỦ TRIỂN CỦ C M T ĐỘ SẠ ĐẾN S SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT L 3.2.1 Chiều cao cây Kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy, giai đoạn 20 NSS chiều cao cây lúa biến động từ 35,65 cm đến 38,15 cm, giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Chiều cao cây tiếp tục tăng theo thời gian sinh trưởng, ở thời điểm 40 NSS chiều cao cây biến động từ 60,15 cm đến 65,95 cm, khi cây lúa được 60 NSS thì chiều cao tăng nhanh dao động từ 69,55 cm đến 74,45 cm, cả hai giai đoạn đều có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên, ở thời điểm 80 NSS chiều cao cây biến động từ 91,20 cm đến 92,00 cm và không khác biệt qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.2). Bảng 3.2 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến chiều cao cây (cm) qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hƣng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Chiều cao cây (cm) Mật độ sạ Ngày sau sạ (ngày) (kg/ha) 20 40 60 80 200 38,15 65,95 a 74,45 a 92,00 150 36,70 61,95 b 70,50 b 92,05 100 35,65 60,15 b 69,55 b 91,20 F ns * * ns CV (%) 4,20 3,99 3,61 2,17 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% 23 Chiều cao cây do đặc tính di truyền quyết định nhưng cũng chịu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng cũng như tác động của điều kiện môi trường. Theo Đinh Văn Lữ (1975) cho rằng sạ với mật độ cao cây phát triển nhanh hơn trong một giai đoạn nhất định, nhưng về sau giữa các mật độ khác nhau không còn khác nhau nhiều nữa. Có thể trong giai đoạn đầu sinh trưởng của cây lúa chủ yếu sử dụng chất dinh dưỡng trong đất và dinh dưỡng do hạt cung cấp (Lê Hữu Toàn, 2009). Ở giai đoạn 40 NSS do được bón nhiều phân đạm nên cây lúa gia tăng nhanh về chiều cao và dần dần hoàn thiện thân lá để chuẩn bị cho giai đoạn làm đòng và trổ bông. Giai đoạn này cây lúa đã đạt số chồi tối đa và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn làm đòng. Do chiều cao ở giai đoạn 40 NSS tăng nhanh so với giai đoạn 20 NSS nên giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 5% qua phân tích thống kê. Sau giai đoạn tăng mạnh về chiều cao cây lúa phát triển chậm dần cho đến thu hoạch (92 ngày sau sạ). Trong giai đoạn này cây chỉ tập trung chất dinh dưỡng để nuôi hạt, lá chuyển dần từ xanh sang vàng và khô dần từ chóp lá vào, cây lúa dần dần hình thành năng suất. 3.2.2 Số chồi/m2 Kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy, giai đoạn 20 NSS số chồi/m2 ở nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha có số chồi cao nhất (681 chồi/m2) và có sự khác biệt so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê. Giai đoạn 40 NSS, ở nghiệm thức sạ 100 kg giống/ha có số chồi tăng nhiều nhất từ 365 chồi/m2 ở giai đoạn 20 NSS lên 548 chồi/m2 (tăng 183 chồi/m2). Nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha số chồi tăng ít nhất từ 681 chồi/m2 ở giai đoạn 20 NSS lên 803 chồi/m2 ở giai đoạn 40 NSS (tăng 122 chồi/m2). Giai đoạn 60 - 80 NSS số chồi/m2 giảm do chồi vô hiệu chết đi và chỉ còn lại chồi hữu hiệu. Nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha có số chồi/m2 cao nhất và thấp nhất là nghiệm thức sạ 100 kg giống/ha. 24 Bảng 3.3 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến số chồi/m2 qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hƣng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Số chồi/m2 Mật độ sạ Ngày sau sạ (ngày) (kg/ha) 20 40 60 80 200 681 a 803 a 623 a 602 a 150 500 b 669 b 607 a 590 a 100 365 c 548 c 501 b 497 b F ** ** * * CV (%) 4,82 5,35 9,63 3,65 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%; **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%. Sạ lúa ở các mật độ khác nhau cho số chồi cũng khác nhau. Tuy nhiên, khi sạ ở mật độ thưa cây lúa đẻ nhánh nhiều, nó sẽ tự điều chỉnh quần thể để đảm bảo số chồi thích hợp trong ruộng lúa, khi sạ dày cây lúa sẽ đẻ nhánh ít và một số tự chết ở giai đoạn đầu do không cạnh tranh được ánh sáng và dinh dưỡng (Nguyễn Trường Giang và ctv., 2010). Số chồi ở các giai đoạn sinh trưởng ban đầu sẽ ảnh hưởng đến số bông ở giai đoạn thu hoạch. Số chồi thể hiện cho số bông cần thiết tạo năng suất hạt sau này, nhưng không phải chồi nào hình thành cũng được tạo thành bông mà nó còn phụ thuộc vào số chồi hữu hiệu. 3.2.3 Chiều dài bông Qua kết quả thí nghiệm Bảng 3.4 cho thấy chiều dài bông ở nghiệm thức sạ 100 kg giống/ha có chiều dài bông là 22,05 cm, tiếp theo là nghiệm thức sạ 150 kg giống/ha có chiều dài bông là 21,75 cm và nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha có chiều dài bông là 19,81 cm. Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức. 25 Bảng 3.4 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến chiều dài bông (cm) của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hƣng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Mật độ sạ (kg giống/ha) Chiều dài bông (cm) 200 19,81 150 21,75 100 22,05 F ns CV (%) 6,41 Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê Chiều dài bông là một yếu tố ít biến động, tuy nhiên thay đổi tùy theo giống, vùng canh tác và kỹ thuật canh tác. Trong thời kỳ phân hóa đòng và hình thành bông nếu thiếu ánh sáng thì bông lúa sẽ ngắn lại. Trong điều kiện sạ thưa thì cây lúa có khuynh hướng nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp, các sản phẩm quang hợp được tích lũy, bông lúa trổ thoát khỏi đòng dẫn đến bông lúa sẽ dài hơn trong điều kiện sạ dày (Nguyễn Ngoc Đệ, 2008). 3.3 ẢNH HƢỞNG CỦ VÀ NĂNG SUẤT C M T ĐỘ SẠ ĐẾN THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT L 3.3.1 Các thành phần năng suất 3.3.1.1 Số bông/m2 Qua kết quả thí nghiệm Bảng 3.5 cho thấy, số bông/m2 biến động từ 497 602 bông/m2 và có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg giống/ha có số bông thấp nhất với 497 bông/m2 và nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg giống/ha có số bông cao nhất với 602 bông/m2. 26 Bảng 3.5 Thành phần năng suất của giống lúa OM5451 ở các mật độ sạ khác nhau trong vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hƣng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Nghiệm thức Số bông/m2 Số hạt/bông Số hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc Trọng lƣợng (%) 1000 hạt (g) 200 602 a 104 83 b 80,14 b 26,48 150 590 a 108 88 a 84,67 a 26,88 100 497 b 110 90 a 83,29 a 26,76 F * ns * * ns CV (%) 3,65 5,98 3,17 2,16 0,67 Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% Đối với nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha và 150 kg/ha thì số bông/m2 được hình thành trên cả thân chính và những chồi được hình thành trong giai đoạn nhảy chồi hữu hiệu, còn ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha do có sự chết đi của chồi vô hiệu, nguyên nhân là do các chồi này không nhận đủ dinh dưỡng và ánh sáng. Do đó số bông thu được ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha chủ yếu là từ những thân chính. Vì vậy khi sạ với mật độ quá dày, thì số bông/m2 có gia tăng nhưng số hạt chắc trên bông bị hạn chế do thiếu dinh dưỡng. 3.3.1.2 Số hạt/bông Dựa vào kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy, số hạt/bông dao động rất ít từ 104 đến 110 hạt/bông và không khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức. Đây cũng là một yếu tố cấu thành năng suất và ít biến động, giữa các nghiệm thức chỉ chênh lệch khoảng 2 - 6 hạt. Nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha có 110 hạt/bông và nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg/ha có số hạt/bông chỉ đạt 104 hạt/bông. Theo Võ Tòng Xuân (1984), muốn bông lúa hình thành nhiều hoa thì phải tạo điều kiện cho cây lúa có đủ chất dinh dưỡng, mực nước trong ruộng thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh tấn công và thời tiết thuận lợi. Nguyễn Ngọc Đệ (2008), cũng cho rằng số hạt/bông được quyết định từ lúc tượng cổ 27 bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực, ngoài ra số hạt trên bông còn tùy thuộc vào số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái hóa, hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết. 3.3.1.3 Số hạt chắc/bông Dựa vào kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy, số hạt chắc/bông dao động trong khoảng 83 đến 90 hạt và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Số hạt chắc/bông nhiều nhất ở nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg giống/ha đạt 90 hạt và thấp nhất là nghiệm thức sạ ở mật độ 200 kg giống/ha đạt 83 hạt. Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng, số hạt chắc/bông càng cao thì năng suất lúa càng cao. Số hạt chắc/bông phụ thuộc vào số hoa/bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Sạ với mật độ càng thưa thì số hạt chắc/bông sẽ càng cao và ngược lại. Như vậy, ở một phạm vi nhất định số hạt chắc/bông tỷ lệ nghịch với mật độ sạ, sạ với mật độ càng thấp thì số hạt chắc/bông càng cao. 3.3.1.4 Tỷ lệ hạt chắc (%) Kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy tỉ lệ hạt chắc cao nhất ở nghiệm thức sạ với mật độ 150 kg giống/ha đạt 84,67% và thấp nhất ở nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg giống/ha đạt 80,14% giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả này cho thấy mật độ sạ có ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc và kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường Giang và ctv., (2010), sạ hàng với mật độ 100 kg giống/ha cũng có tỉ lệ hạt chắc cao nhất so với nghiệm thức sạ mật độ 50 kg giống/ha và với mật độ 200 kg giống/ha có tỉ lệ hạt chắc thấp nhất. Trần Thị Sửu (1986) cho rằng giữa các mật độ sạ khác nhau thì tỉ lệ hạt chắc/bông không có sự khác biệt. 3.3.1.5 Trọng lượng 1000 hạt Kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy, trọng lượng 1000 hạt ở nghiệm thức sạ 150 kg giống/ha đạt 26,88 g, nghiệm thức sạ 100 kg/ha là 26,76g và nghiệm thức sạ 28 200 kg giống/ha đạt 26,48 g, cả ba nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Theo Võ Tòng Xuân (1984), để tăng trọng lượng 1000 hạt, trước khi trổ bông cần bón thúc nuôi đòng để tăng kích thước vỏ trấu, muốn vỏ trấu đạt kích thước lớn nhất thì phải tạo điều kiện cho cây lúa có đủ chất dinh dưỡng, mực nước trong ruộng thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh tấn công và thời tiết thuận lợi. Sau khi trổ cần tạo điều kiện cho cây quang hợp tốt, tích lũy được nhiều tinh bột thì khối lượng hạt sẽ cao. Như vậy, trọng lượng 1000 hạt không chỉ do ảnh hưởng của mật độ gieo sạ mà còn chịu ảnh hưởng bởi đặc tính giống. 3.3.2 Năng suất 3.3.2.1 Năng suất lý thuyết Kết quả thí nghiệm trình bày ở Bảng 3.6 cho thấy năng suất lý thuyết của giống lúa OM5451 biến thiên trong khoảng 11,67 đến 12,79 tấn/ha và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Bảng 3.6 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến năng suất (tấn/ha) giống lúa OM5451 trong vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hƣng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Năng suất (tấn/ha) Mật độ sạ (kg giống/ha) Lý thuyết Thực tế 200 12,79 7,11 150 12,68 7,71 100 11,67 7,33 F ns ns CV (%) 4,03 1,48 Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê Năng suất lý thuyết được hình thành và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cấu thành năng suất như: số bông/m2, số hạt/bông, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt. Các thành phần năng suất này có quan hệ mật thiết với nhau, khi các thành phần năng suất này đạt tối hảo thì lúa sẽ đạt năng suất tối đa. Nếu một 29 trong các yếu tố này bị ảnh hưởng thì năng suất lúa cũng sẽ bị ảnh hưởng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Khả năng cho năng suất của lúa phụ thuộc rất nhiều vào các thành phần năng suất. Như vậy, để nâng cao năng suất lúa thì phải tạo điều kiện cho các thành phần năng suất đạt đến mức độ cân bằng về khả năng cho năng suất của các thành phần này (Đào Thế Tuấn, 1984). Do đó, cần phải gieo sạ với mật độ thích hợp để đảm bảo số bông/m2, tỉ lệ hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt. 3.3.2.2 Năng suất thực tế Năng suất thực tế được trình bày ở Bảng 3.6 cho thấy, năng suất biến động từ 7,11 tấn/ha đến 7,71 tấn/ha. Trong đó, nghiệm thức sạ với mật độ 150 kg giống/ha (7,71 tấn/ha), kế đến là nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg giống/ha (7,33 tấn/ha) và thấp nhất là nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg giống/ha (7,11 tấn/ha). Tuy nhiên, giữa 3 mật độ sạ năng suất thực tế không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Theo Trần Thị Sửu (1986) sạ với mật độ khác nhau thì cho năng suất khác nhau. Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức vẫn không có sự khác biệt nhau qua phân tích thống kê. Kết quả của Nguyễn Trường Giang và ctv. (2010) cũng cho rằng sạ với mật độ 200 kg giống/ha cho năng suất thấp nhất. Ở ĐBSCL, những nghiên cứu về mật độ sạ đã khuyến cáo sạ ở mật độ 100 kg giống/ha cho năng suất tương đương hoặc cao hơn sạ ở mật độ 200 kg giống/ha (Trịnh Quang Khương, 2010). 3.4 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến hiệu quả kinh tế Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.7 cho thấy, giảm mật độ sạ thì năng suất lúa có tăng lên nhưng không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức. Do đó, nghiệm thức sạ 100 kg giống/ha và nghiệm thức sạ 150 kg giống/ha sẽ giảm được một lượng giống lần lượt là 100 kg giống/ha và 50 kg giống/ha, giảm được chi phí dùng thuốc ngâm ủ giống và chi phí công sạ so với nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha. Kết quả thí nghiệm trình bày ở Bảng 3.7 cho thấy, mật độ sạ 150 kg giống/ha mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 30 Bảng 3.7 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến hiệu quả kinh tế của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hƣng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Mật độ sạ (kg giống/ha) Chỉ tiêu 200 (Đối chứng) 150 100 Chi phí giống giảm (đồng/ha) - 600.000 1.200.000 Chi phí công sạ giảm (đồng/ha) - 40.000 80.000 Thuốc ngâm giống giảm - 95.000 190.000 7,11 7,71 7,33 - 0,60 0,22 5.400 5.400 5.400 Tổng chi giảm (đồng/ha) - 735.000 1.470.000 Tổng thu tăng (đồng/ha) - 3.240.000 1.188.000 Lợi nhuận tăng thêm (đồng/ha) - 3.975.000 2.658.000 (đồng/ha) Năng suất (tấn/ha) Năng suất tăng (tấn/ha) Giá lúa (đồng/kg) Năng suất tăng = Năng suất từng nghiệm thức - Năng suất đối chứng Lợi nhuận tăng thêm = Tổng chi giảm + Tổng thu tăng 31 CHƢƠNG 4 KẾT LU N VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LU N Nghiệm thức sạ ở mật độ 150 kg giống/ha và 100 kg giống/ha có số hạt/bông, tỉ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt cao hơn nghiệm thức sạ ở mật độ 200 kg giống/ha. Năng suất thực tế ở nghiệm thức sạ với mật độ 150 kg/ha là cao nhất (7,71 tấn/ha). Sạ ở mật độ sạ 150 kg/ha sẽ giảm được chi phí mua giống, thuốc BVTV, công gieo sạ khoảng 735.000 đồng/ha và mang lại lợi nhuận tăng thêm cao nhất đạt 3.975.000 đồng/ha. 4.2 ĐỀ NGHỊ Có thể khuyến cáo nông dân tại Bình Tân – Vĩnh Long áp dụng sạ thưa với mật độ 150 kg giống/ha nhằm đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất lúa. 32 TÀI LIỆU TH M KHẢO Akita, 1989. Improving yield potencial in tropical rice. Progress in irrigated Rice Research. IRRI. Philippines. P 13-41. Đào Thế Tuấn, 1984. Sinh thái đồng ruộng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Đinh Thế Lộc, 2006. Giáo trình kỹ thuật trồng lúa. NXB Hà Nội. Hill J. C., Bayer D. E., Bocchi S., and Champeet W. S. 1990. Direct seeded rice in the temperate climates of Australia, Italia and North America. Enfield N. H. (USA) and Los Banos (Philippines): Science Publishers, Inc., and IRRI. pp. 155-161. Hiraoka H, 1996. On the progress and features in the wet seeded rice cultivation in the Mekong Delta in Vietnam. In Rice Research and Development of in Vietnam for the 21st Century. Jennings, P.R., W.R. Coffman and H.E.Kaufman, 1979. Cải tiến giống lúa. Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế. Trường Đại học Cần Thơ. Trang 87-116. Lê Hữu Toàn, 2009. Ảnh hưởng của mật độ sạ, liều lượng phân đạm và quản lý chất lượng nước trên đất trồng lúa ba vụ và hai vụ lúa luân canh màu đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh. Luận văn cao học-Trường Đại học Cần Thơ. Lê Trường Giang, 2005. Năng suất và lợi nhuận của phương pháp sạ hàng trong sản xuất lúa vụ Đông xuân 2002 – 2003 tại Cần Thơ. Tạp chí khoa học. Trường Đại Học Cần Thơ, tr. 23- 35. Nguyễn Bảo Vệ, 2003. Một số yếu tố hạn chế và biện pháp nâng cao năng suất lúa Hè Thu ở ĐBSCL. Kỹ yếu hội thảo ”Biện pháp nâng cao năng suất lúa Hè Thu ở Đồng bằng Sông Cửu Long” ngày 10/01/2003 tại Khoa Nông Nghiệp-Trường Đại Học Cần Thơ, trang 1-8. Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề và Hà Công Vượng, 1997. Giáo trình cây lương thực, tập 1 – Cây lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 33 Nguyễn Hữu Huân, 2011. Bài viết khái niệm về Ruộng lúa khỏe và mối quan hệ với dịch hại lúa. Tạp chí khoa học Nông nghiệp. Nguyễn Ngọc Đệ, 2009. Giáo trình cây lúa. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thành Hối, 2003. Năng suất lúa Hè Thu và vấn đề ngộ độc chất hữu cơ. Kỹ yếu hội thảo ”Biện pháp nâng cao năng suất lúa Hè Thu ở Đồng bằng Sông Cửu Long” ngày 10/01/2003 tại Khoa Nông Nghiệp-Trường Đại Học Cần Thơ, trang 26-35. Nguyễn Thành Hối, 2010. Đề cương bài giảng Cây lúa. Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Trường Giang, 2010. Ảnh hưởng mật độ gieo sạ đến năng suất lúa MTL645 trong vụ Hè Thu năm 2010 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học – Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Hoan, 1995. Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Văn Hoan, 2003. Cẩm nang cây lúa. Thâm canh cây lúa cao sản. Tập 1 Nhà xuất bản nông thôn. Nguyễn Văn Luật, 2001. Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Nguyễn Xuân Trường, 2004. Ảnh hưởng của ba mức độ vùi rơm rạ vào đất đến sinh trưởng và năng suất lúa hè thu 2003 trên đất phèn nặng xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Giang. Luận văn tốt nghiếp đại học, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD ,Đại Học Cần Thơ .Trang 15-35. Setter. T.L, M.J. Kroff, K.G. Casman and G.S Khush, 1994. Yield potential of rice: past, present and future perspectives. IRRI. Los Banos, Philippines. 1994. P 21. SETTER. T.L, M.J. KROFF, K.G. CASSMAN and G.S KHUSH, 1994. Yield potential of rice: past, present and future perspectives. IRRI. Los Banos, Philippines. 1994. P 21. 34 Shuichi Yoshida, 1981. Cơ sở khoa học cây lúa. IRRI, Los Banos, Laguna, Philippines (Bản dịch của Trần Minh Thành – Trường Đại Học Cần Thơ). Trần Thị Ngọc Huân, Trịnh Quang Khương, Phạm Sỹ Tân và Hiraoka, 1999. Phân tích tương quan hệ số Path năng suất và thành phần năng suất lúa sạ thẳng dưới ảnh hưởng của mật độ sạ. Tạp chí Omonrice số 7/1999, tr. 85-90. Trịnh Quang Khương (2010), Cải thiện canh tác bằng biện pháp luân canh, điều chỉnh mật độ sạ, lượng phân đạm và quản lý nước ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Đại Học Cần Thơ, tr 5 – 18. Võ Tòng Xuân (1984), Đất và cây trồng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999. Trồng trọt-Kỹ thuật trồng lúa-Tập 3. Nhà xuất bản Giáo dục. WASANO K. 1987. Rice culture under the different irrigation systems in Nong wai pioneer agriculture project area of Khou Kean, Thailan, Journal of the Faculty of Agriculture Kyushu University. pp. 187-189. Yoshidas. 1981. Fundamental of rice crop science. International rice research instirute. Los Banos, Laguna, Philippines. 35 36 37 PHỤ CHƯƠNG Phụ bảng 1: Bảng ANOVA chiều cao lúc 20 ngày sau khi sạ của giống lúa OM 5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Tổng bình Trung bình Nguồn biến động Độ tự do F Xác suất phương bình phương 2,044 1,022 0,658 0,566 Lặp lại 2 9,574 4,787 3,082ns 0,155 Nghiệm thức 2 6,213 1,553 Sai số 4 12224,398 Tổng 9 CV (%) =4,2 (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê Phụ bảng 2: Bảng ANOVA chiều cao lúc 40 ngày sau khi sạ của giống lúa OM 5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Nguồn biến động Lặp lại Nghiệm thức Sai số Tổng CV (%) = 3,99 Độ tự do Tổng bình phương 5,061 54,044 10,011 35312,920 2 2 4 9 Trung bình bình phương 2,530 27,022 2,503 F Xác suất 1,011 10,797* 0,441 0,024 (*) khác biệt mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 3: Bảng ANOVA chiều cao lúc 60 ngày sau khi sạ của giống lúa OM 5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Xác suất Lặp lại 2 2,477 1,239 0,480 0,650 Nghiệm thức 2 40,221 20,110 7,794* 0,042 Sai số 4 10,321 2,580 Tổng 9 46077,570 (*) khác biệt mức ý nghĩa 5% CV (%) = 3,61 Phụ bảng 4: Bảng ANOVA chiều cao lúc 80 ngày sau khi sạ của giống lúa OM 5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Xác suất Lặp lại 2 0,254 0,127 0,064 0,939 Nghiệm thức 2 1,421 0,710 0,357ns 0,720 Sai số 4 7,949 1,987 Tổng CV (%) = 2,17 9 75790,538 Nguồn biến động (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê Phụ bảng 5: Bảng ANOVA số chồi lúc 20 ngày sau khi của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Xác suất Lặp lại 2 384,889 192,444 0,763 0,524 Nghiệm thức 2 152154,889 76077,444 301,768** 0,000 Sai số 4 1008,444 252,111 Tổng 9 2545726,000 Nguồn biến động (**) khác biệt mức ý nghĩa 1% CV (%) = 4,82 Phụ bảng 6: Bảng ANOVA số chồi lúc 40 ngày sau khi sạ của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Xác suất Lặp lại 2 8,222 4,111 0,011 0,989 Nghiệm thức 2 97881,556 48940,778 134,964** 0,000 Sai số 4 1450,444 362,611 Tổng CV (%) = 5,35 9 4181087,000 (**) khác biệt mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 7: Bảng ANOVA số chồi lúc 60 ngày sau khi sạ của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Xác suất Lặp lại 2 29,556 14,778 0,266 0,779 Nghiệm thức 2 26224,222 13112,111 235,783* 0,035 Sai số 4 222,444 55,611 Tổng CV (%) = 9,63 9 3027455,000 Nguồn biến động (*) khác biệt mức ý nghĩa 5% Bảng 8: Bảng ANOVA số chồi lúc 80 ngày sau khi sạ của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Xác suất Lặp lại 2 104,000 52,000 0,253 0,788 Nghiệm thức 2 19794,667 9897,333 48,20* 0,022 Sai số 4 821,333 205,333 Tổng 9 2876820,000 (*) khác biệt mức ý nghĩa 5% CV (%) = 3,65 Phụ bảng 9: Bảng ANOVA chiều dài bông của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Xác suất Lặp lại 2 0,469 0,234 0,172 0,848 Nghiệm thức 2 8,816 4,408 3,230ns 0,146 Nguồn biến động Sai số 4 5,458 Tổng CV (%) = 6,41 9 4061,822 1,364 (ns) khác biệt không ý nghĩa thống kê Phụ bảng 13: Bảng ANOVA số bông/m2 của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương Lặp lại 2 14,889 7,444 Nghiệm thức 2 3017,556 1508,778 Sai số 4 114,444 28,611 Tổng 9 2687283,000 F Xác suất 0,260 0,783 52,734 ns 0,052 (ns) khác biệt không ý nghĩa thống kê CV (%) = 3,65 Bảng 10: Bảng ANOVA số hạt/bông của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Xác suất Lặp lại 2 49,556 24,778 3,845 0,117 Nghiệm thức 2 46,222 23,111 3,586ns 0,128 Sai số 4 25,778 6,444 Tổng 9 104666,000 Nguồn biến động (ns) khác biệt không ý nghĩa thống kê CV (%) = 5,98 Phụ bảng 11: Bảng ANOVA số hạt chắc/bông của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Nguồn biến động Độ tự do Lặp lại 2 Tổng bình phương Trung bình bình phương F Xác suất 17,556 8,778 3,160 0,150 Nghiệm thức 2 84,222 42,111 Sai số 4 11,111 2,778 Tổng CV (%) = 3,17 9 68408,000 15,160* 0,014 (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 14: Bảng ANOVA tỉ lệ hạt chắc của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Xác suất Lặp lại 2 1,270 0,635 0,356 0,721 Nghiệm thức 2 42,026 21,013 11,775* 0,021 Sai số 4 7,138 1,785 Tổng CV (%) = 2,16 9 61115,434 Nguồn biến động (*) khác biệt mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 12: Bảng ANOVA trọng lượng 1000 hạt của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Xác suất Lặp lại 2 1,196 0,598 3,242 0,146 Nghiệm thức 2 0,244 0,122 0,661ns 0,565 Sai số 4 0,738 0,185 Tổng 9 6423,529 Nguồn biến động CV (%) = 0,67 (ns) khác biệt không ý nghĩa thống kê Phụ bảng 16: Bảng ANOVA năng suất lý thuyết của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Xác suất Lặp lại 2 0,070 0,035 0,070 0,934 Nghiệm thức 2 2,278 1,139 2,283ns 0,218 Sai số 4 1,996 0,499 Tổng CV (%) = 4,03 9 1384,219 Nguồn biến động (ns) khác biệt không ý nghĩa thống kê Phụ bảng 15: Bảng ANOVA năng suất thực tế của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Xác suất Lặp lại 2 0,601 0,150 0,025 0,975 Nghiệm thức 2 2,387 1,094 26,425ns 0,055 Sai số 4 1,044 0,411 Tổng CV (%) = 1,25 9 492,732 (ns) khác biệt không ý nghĩa thống kê [...]... trong vụ Đông Xuân năm 2012- 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long 28 3.6 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất (tấn/ha) giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012- 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long 30 3.7 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến hiệu quả kinh tế của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012- 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long 32 x MỞ ĐẦU Cây lúa là một trong... mật độ sạ đến số chồi/m2 qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012- 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long Ảnh hưởng của mật độ sạ đến chiều dài bông (cm) của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012- 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long Trang 7 23 24 26 27 3.5 Thành phần năng suất của giống lúa OM5451 ở các mật độ sạ khác nhau trong vụ Đông Xuân. .. ứng của cây lúa đối với nhiệt độ ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Ghi nhận tổng quan thí nghiệm giống lúa OM5451 sạ với các mật độ khác nhau vụ Đông Xuân 2012- 2013 tại Bình Tân Vĩnh Long Ảnh hưởng của mật độ sạ đến chiều cao cây (cm) qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012- 2013 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long Ảnh hưởng của mật. .. những không làm tăng năng suất mà còn làm cho cây lúa mất cân đối về dinh dưỡng dễ bị sâu bệnh tấn công, dẫn đến giảm năng suất Do đó, đề tài: Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012- 2013 tại Xã Tân Hƣng, Huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long được thực hiện nhằm tìm ra mật độ sạ thích hợp mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản suất lúa ở vùng nghiên cứu... các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa OM5451 vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 tại xã Tân Hƣng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long Chiều cao cây (cm) Mật độ sạ Ngày sau sạ (ngày) (kg/ha) 20 40 60 80 200 38,15 65,95 a 74,45 a 92,00 150 36,70 61,95 b 70,50 b 92,05 100 35,65 60,15 b 69,55 b 91,20 F ns * * ns CV (%) 4,20 3,99 3,61 2,17 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không... phạm vi nhất định thì mật độ không ảnh hưởng nhiều Nhưng nếu trong điều kiện mật độ quá thưa, lúa chưa kín hàng thì việc tăng mật độ là thích hợp 1.5.1 Mật độ sạ cho lúa cao sản Cây lúa được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, thế nhưng mỗi nước có một mật độ sạ riêng Ở Nhật Bản đã kết luận mật độ sạ thích hợp cho năng suất cao nhất là 500 hạt/m2, tương đương với 120 kg giống/ ha (Wasano, 1987)... và số chồi của cây lúa mạnh nhất vào giai đoạn 15 - 40 ngày sau sạ Sau giai đoạn này cây lúa sinh trưởng chậm dần và chuyển từ giai đoạn sinh trưởng qua giai đoạn sinh sản và hình thành năng suất Bảng 3.1 Ghi nhận tổng quan thí nghiệm giống lúa OM5451 sạ với các mật độ khác nhau vụ Đông Xuân 2012 - 2013 tại Bình Tân - Vĩnh Long Mật độ sạ Đạo ôn Rầy nâu Sâu cuốn lá Đỗ ngã (kg/ha) (cấp) (cấp) (cấp) (%)... T ĐỘ GIEO SẠ Mật độ gieo sạ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa và chi phối chặt chẽ quá trình phát triển của cả quần thể lúa Mật độ sạ thích hợp là tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt, tận dụng có hiệu quả các chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng Mật độ sạ thích hợp còn tạo nên sự tương tác hài hòa giữa các cá thể cây lúa và quần thể ruộng lúa để đạt mục đích cuối cùng là cho năng. .. Mỹ thì mật độ sạ từ 120-840 hạt/m2 đều cho năng suất 9,8-10,6 tấn/ha (Hill và ctv., 1990) Ở Philippines khuyến cáo sạ 100 kg giống/ ha Tuy nhiên, hầu hết nông dân vẫn sạ ở mật độ cao hơn để trừ hao do chim, chuột, ốc và tăng khả năng cạnh tranh giữa lúa và cỏ dại 13 (Singh, 1990) Ở ĐBSCL, những nghiên cứu về mật độ sạ và phương pháp gieo sạ, đã khuyến cáo sạ ở mật độ 100 kg giống/ ha cho năng suất tương... phèn, nhiễm mặn ven biển Các giống lúa thường được sử dụng là các giống lúa mùa lỡ và chỉ làm một vụ lúa trong năm 1.4 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì năng suất được hình thành và chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố gọi là bốn thành phần năng suất: số bông/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt Năng suất lúa được tính theo công thức: Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = số

Ngày đăng: 04/10/2015, 22:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan