điều tra đặc điểm ngoại hình của gà nòi nuôi tại châu thành và long phú, tỉnh sóc trăng

51 488 0
điều tra đặc điểm ngoại hình của gà nòi nuôi tại châu thành và long phú, tỉnh sóc trăng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN THỊ MỸ LINH ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA GÀ NÒI NUÔI TẠI CHÂU THÀNH VÀ LONG PHÚ, TỈNH SÓC TRĂNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y Tên đề tài: ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA GÀ NÒI NUÔI TẠI CHÂU THÀNH VÀ LONG PHÚ, TỈNH SÓC TRĂNG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện TS. Nguyễn Thị Hồng Nhân Nguyễn Thị Mỹ Linh PGS.TS. Nguyễn Trọng Ngữ MSSV: 3108187 Lớp: CN K36 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA GÀ NÒI NUÔI TẠI CHÂU THÀNH VÀ LONG PHÚ, TỈNH SÓC TRĂNG Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN DUYỆT CỦA BỘ MÔN ……………………………….. …………………………………. Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 DUYỆT CỦA KHOA …………………………….. i LỜI CẢM TẠ Trong những năm học tập tại Đại học Cần Thơ, nhờ sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè; bên cạnh đó, nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập và rèn luyện, giúp cho tôi có được những kiến thức quý báu và những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Cùng với sự nỗ lực của chính bản thân, hôm nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin chân thành gởi lời cảm tạ sâu sắc đến: Ba mẹ kính yêu, người đã sinh ra tôi, đã nuôi dưỡng, dạy dỗ cho tôi nên người, luôn luôn cỗ vũ, động viên, sẵn sàng giúp đỡ tôi những lúc khó khăn để tôi có được kết quả như ngày hôm nay. Dì và Cậu của tôi luôn luôn lo lắng, quan tâm, chăm sóc và luôn sát cánh bên tôi, giúp tôi vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Thầy Nguyễn Trọng Ngữ, người đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, thầy là một tấm gương sáng trong việc nỗ lực trong học tập để tôi noi theo. Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân đã giúp đỡ tôi, cho tôi những lời khuyên quý báu và những câu chuyện thú vị. Thầy Trương Chí Sơn – cố vấn học tập lớp chăn nuôi thú y K36B – đã dạy dỗ, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập trại trường. Chị Lưu Huỳnh Anh, phòng E112 bộ môn chăn nuôi, khoa Nông Nghiệp và SHƯD. Anh Lộc, anh Hiệp, anh Thảo, anh Hùng những cán bộ thú y nhiệt tình đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình điều tra và lấy mẫu tại tỉnh Sóc Trăng. Tập thể các bạn hai lớp chăn nuôi – thú y A1 và A2, luôn bên cạnh giúp đỡ tôi trong những năm qua. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Linh ii TÓM LƯỢC Đề tài: “ Điều tra đặc điểm ngoại hình chăn nuôi của gà Nòi nuôi tại Châu Thành và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện với mục tiêu là đánh giá tình hình nuôi gà Nòi, ghi nhận đặc điểm ngoại hình và bước đầu khuếch đại alen microsatellite trên nhóm gà này. Số lệu điều tra được thu thập tại 40 hộ nuôi gà Nòi thuộc địa bàn xã Đắc Kiện, huyện Châu Thành và xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Bên cạnh đó, kỹ thuật PCR được sử dụng để khuếch đại các alen microsatellite. Kết quả cho thấy các nông hộ nuôi gà Nòi với số lượng lớn , bình quân là 216 con/hộ, người dân có kinh nghiệm nuôi chưa lâu từ 2-4 năm. Giống gà Nòi được các hộ nuôi phổ biến và song song là gà Nòi địa phương và các giống nhập từ địa phương khác. Phương thức nuôi chủ yếu và phổ biến nhất là nuôi thả vườn kết hợp làm chuồng chiếm 55% , với hình thức này bà con có thể kiểm soát và chăm sóc đàn gà dễ dàng hơn; công tác thú y ở đây được thực hiện khá tốt. Về năng suất sinh sản, gà mái bắt đầu đẻ khoảng 206,3 ngày tuổi, lúc đó khối lượng trung bình đạt 1,9 kg, năng suất trứng trung bình 35,3 quả/năm, lứa đẻ trung bình 3,3 lứa/năm, tỷ lệ ấp nở/tổng số trứng ấp là 85,4%. Về đặc điểm ngoại hình, gà trống có màu lông sặc sỡ hơn như đỏ đen, trắng, gạch…, gà mái có lông màu nâu chiếm tỷ lệ cao nhất 34,2%, chân màu vàng chiếm chủ yếu ở cả gà trống (43,8%) và cả gà mái (48,3%), ở gà trống kiểu hình thường thấy: mắt màu vàng cam (38,8%), mỏ màu vàng đen (42,5%), kiểu mào lá chiếm tỷ lệ khá cao (47%), còn ở gà mái mắt màu vàng (34,2%), mỏ màu đen (40,8%) và kiểu mào trích (41%) là chủ yếu. Bước đầu đã khuếch đại được 2 cặp mồi microsatellite trên nhóm gà Nòi nuôi tại Châu Thành và Long Phú (Sóc Trăng), đã phát hiện ra sự khác biệt về tính đa hình của alen microsatellite trên nhiễm sắc thể số 7. Tóm lại quy mô chăn nuôi gà Nòi của các hộ điều tra cũng khá lớn, nguồn con giống phong phú song bị lai tạp khá nhiều, tính đa dạng về mặt ngoại hình của gà trống cao hơn gà mái. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình luận văn nào trước đây. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Linh iv MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ .....................................................................................................ii TÓM LƯỢC ..................................................................................................... iii LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. iv MỤC LỤC ....................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH .........................................................................................viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... x CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................... 1 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................... 2 2.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CHUNG Ở ĐỊA BÀN ĐIỀU TRA ............. 2 2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIA CẦM ................................................. 3 2.2.1 Đặc điểm ngoại hình của gia cầm........................................................ 3 2.3 ĐẶC ĐIỂM CHUNG GIỐNG GÀ NÒI Ở ĐBSCL ................................... 5 2.3.1 Đặc điểm ngoại hình ........................................................................... 5 2.3.2 Khả năng sinh trưởng của giống gà Nòi .............................................. 5 2.3.3 Tập tính thay lông của giống gà Nòi ................................................... 5 2.3.4 Thức ăn............................................................................................... 6 2.4 CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI GÀ ................................................ 6 2.4.1 Phương thức nuôi thả vườn ................................................................. 7 2.4.2 Nuôi thả vườn kết hợp làm chuồng ..................................................... 7 2.4.3 Phương thức nuôi nhốt hoàn toàn ........................................................ 8 2.5 MICROSATELLITE ................................................................................. 9 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .................. 10 3.1 PHƯƠNG TIỆN ...................................................................................... 10 3.1.1 Phương tiện điều tra .......................................................................... 10 3.1.2 Phương tiện phân tích ....................................................................... 10 3.1.3 Địa điểm tiến hành điều tra và phân tích mẫu .................................... 10 v 3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ............................................................... 11 3.2.1 Chọn hộ điều tra................................................................................ 11 3.2.2 Phương pháp điều tra ........................................................................ 11 3.2.3 Phương pháp khuếch đại alen Microsatellite ..................................... 11 3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu................................................................. 12 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 13 4.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TẠI ĐỊA ĐỂM ĐIỀU TRA .......................... 13 4.1.1 Con giống ......................................................................................... 13 4.1.2 Quy mô và cơ cấu đàn gà .................................................................. 14 4.2 PHƯƠNG THỨC VÀ KINH NGHIỆM NUÔI ........................................ 15 4.3 THỨC ĂN VÀ NƯỚC UỐNG ................................................................ 17 4.4 CÔNG TÁC THÚ Y VÀ VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI .................... 18 4.5 NĂNG SUẤT TRỨNG CỦA GÀ NÒI .................................................... 19 4.6 KHẢ NĂNG ẤP NỞ CỦA GÀ NÒI........................................................ 20 4.7 ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH ..................................................................... 21 4.7.1 Màu lông .......................................................................................... 21 4.7.2 Màu mắt............................................................................................ 23 4.7.3 Màu mỏ ............................................................................................ 23 4.7.4 Kiểu mào .......................................................................................... 24 4.7.5 Màu sắc chân .................................................................................... 26 4.7.6 Tổng kết các đặc điểm ngoại hình của gà Nòi ................................... 27 4.8 KẾT QUẢ KHUẾCH ĐẠI ALEN MICROSATELLITE ......................... 27 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 30 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................. 30 5.2 ĐỀ NGHỊ ................................................................................................ 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 31 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 33 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Sơ đồ các cặp mồi và chu trình nhiệt theo đề nghị của FAO ............... 11 Bảng 4.1 Quy mô và cơ cấu đàn gà của 40 hộ được điều tra .............................. 14 Bảng 4.2 Hình thức nuôi và kinh nghiệm nuôi gà Nòi của 40 hộ điều tra........... 15 Bảng 4.3 Năng suất trứng của 40 gà Nòi ........................................................... 19 Bảng 4.4 Khả năng ấp nở của gà Nòi ................................................................. 20 Bảng 4.5 Màu lông của 200 gà nòi được điều tra ............................................... 22 Bảng 4.6 Màu mắt của 200 gà Nòi được điều tra ............................................... 23 Bảng 4.7 Tổng kết đặc điểm ngoại hình của gà Nòi ........................................... 27 vii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Bản đồ huyện Châu Thành và huyện Long Phú ................................... 10 Hình 4.1 Hình thức nuôi gà Nòi thả vườn kết hợp làm chuồng .......................... 16 Hình 4.2 Phương thức nuôi nhốt hoàn toàn và nuôi thả vườn ............................ 17 Hình 4.3 Thức ăn hỗn hợp cho gà ...................................................................... 17 Hình 4.4 Màu lông gà Nòi ................................................................................. 22 Hình 4.5 Màu mắt gà Nòi .................................................................................. 23 Hình 4.6 Màu mỏ gà nòi .................................................................................... 24 Hình 4.7 Các kiểu màu gà Nòi ........................................................................... 26 Hình 4.8 Màu Chân gà nòi................................................................................. 27 Hình 4.9 Khuếch đại ADN gà Nòi nuôi tại Châu Thành và Long Phú ............... 28 Hình 4.10 Khuếch đại ADN gà Nòi bằng cặp mồi MCW0014 ........................... 29 Hình 4.11 Khuếch đại ADN gà Nòi bằng cặp mồi MCW0183 ........................... 29 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1 Kết quả điều tra về màu sắc mỏ gà Nòi........................................... 24 Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ các kiểu mào trên gà trống...................................................... 25 Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ các kiểu mào trên gà mái ........................................................ 25 Biểu đồ 4.4 Kết quả điều tra màu chân gà Nòi ................................................... 26 ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KLCT Khối lượng cơ thể X Trung bình SD Độ lệch chuẩn CV Độ biến động x ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1 Chăn nuôi gia cầm là một trong những ngành có khả năng sản xuất ra thực phẩm nhanh nhất, kinh tế nhất hiện nay. Ngoài ra, chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nòi riêng còn góp phần khai thác triệt để nguồn đất tự nhiên, tận dụng chuồng trại, nhà xưởng... nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương và nguồn lao động nông nhàn nông thôn. Đây cũng là hoạt động cần thiết ở nhiều địa phương đang xây dựng nông thôn mới để hoàn thành tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân. Ngày nay, với nhu cầu tiêu dùng thực phẩm gia cầm tăng cao (chủ yếu là thịt gà) và đa dạng. Ngoài những nhu cầu thiết yếu về gà sạch và an toàn, người tiêu dùng còn quan tâm đến chất lượng cũng như về giá trị dinh dưỡng vấn đề sức khỏe và thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh thị trường chiếm lĩnh phần lớn là thịt gà công nghiệp là chủ yếu, người tiêu dùng có xu hướng thích dùng gà thả vườn hơn. Nắm bắt được nhu cầu và đáp ứng lại điều đó, nhiều địa phương đã tiến hành xây dựng mô hình chăn nuôi gà thả vườn. Gà Nòi là giống gà địa phương của ĐBSCL với nhiều ưu điểm nổi bật như: sức đề kháng cao, thích nghi tốt với điều kiện chăn thả ở nước ta, da vàng, thịt thơm ngon săn chắc, ít mỡ, ít cholesteron, đùi to, thịt ức dày,… nên được người dân lựa chọn nhân giống và sản xuất rộng rãi. Tuy nhiên, giống gà Nòi hiện nay bị lai tạp khá nhiều, tình hình chăn nuôi gà Nòi vẫn chưa phát triển ổn định, năng suất chăn nuôi còn thấp do chăn nuôi vẫn theo phương thức nhỏ lẻ với cơ cấu đàn nhỏ, chủ yếu là quy mô hộ gia đình, gà Nòi bị lai tạp khá nhiều, kiến thức chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đầu tư tài chính và kỹ thuật còn hạn chế, dịch bệnh thường phát sinh gây thiệt hại cho người nuôi. Bên cạnh đó, còn có công tác quản lý giống, chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý,…chưa được quan tâm đúng mức. Xuất phát từ những nguyên nhân trên nên đề tài “Điều tra đặc điểm ngoại hình của gà Nòi nuôi tại Châu Thành và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng” được tiến hành với mục tiêu: - Đánh giá thực tế tình hình nuôi gà Nòi (số lượng, kinh nghiệm nuôi của người dân) tại địa bàn điều tra. Khảo sát các chỉ tiêu về đặc điểm ngoại hình của giống gà Nòi tại địa phương. Bước đầu khuếch đại một số alen microsatellite trên gà Nòi bằng kỹ thuật PCR. 1 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CHUNG Ở ĐỊA BÀN ĐIỀU TRA Châu Thành và Long Phú là 2 huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, chia thành mùa là mùa khô và mùa mưa, trong đó mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Sóc Trăng khoảng 26,80C, ít khi bị bão lũ, lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 8, 9, 10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhìn chung kinh tế - xã hội của huyện Châu Thành trong Quý III và 9 tháng đầu năm 2013 tiếp tục có bước phát triển ổn định. Chăn nuôi phát triển ổn định. Tổng đàn gia súc của huyện đến nay phát triển được 40.060 con; đàn gia cầm 1.595.645 con đạt 93,86% kế hoạch (http://www.ipc.soctrang.gov.vn). Huyện Long Phú tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Kết quả điều tra (thời điểm 01/4/2013), trên địa bàn huyện tổng đàn heo hiện có 34.036 con, tăng 28,08%, đàn bò 2.232 con, giảm 4,28%, đàn trâu 22 con, tăng 22,22%, đàn gia cầm 292.230 con, tăng 108,95% so cùng kỳ. Long Phú là huyện được đầu tư xây dựng Trung Tâm Điện Lực Long Phú tại xã Long Đức. (http://www.ipc.soctrang.gov). Hiện nay mô hình chăn nuôi gà thả vườn có nhiều khởi sắc và chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Song, bên cạnh người chăn nuôi cũng gặp phải không ít khó khăn: con giống bị lai tạp quá nhiều và không rõ nguồn gốc, về kĩ thuật người dân còn chưa nắm vững, thường thì chỉ nuôi theo kinh nghiệm là chính. Cùng với sự biến đổi khí hậu và tình hình dịch bệnh càng lúc càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát, mà người dân không nắm bắt được thông tin và xử lí kịp thời thì thiệt hại và rủi ro sẽ rất cao. Bên cạnh chi phí xản xuất ra sản phẩm khá cao và sức ép từ giá cả thị trường nên nhiều người dân còn tâm lí e ngại và lo sợ. Vì vậy rất cần sự quan tâm và giúp đỡ của Nhà Nước, Chính Quyền địa phương, cán bộ khuyến nông và các phương tiện truyền thông đại chúng để người dân có cái nhìn cụ thể và triệt để hơn. Góp phần giúp người dân chăn nuôi có hiệu quả và cải thiện kinh tế. 2 2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIA CẦM 2.2.1 Đặc điểm ngoại hình của gia cầm 2.2.1.1 Da Da của gia cầm khá mỏng và không có các tuyến tiết, ngoại trừ duy nhất có tuyến dầu, hay gọi là tuyến phao câu (preen) nằm ở phía trên của phần đuôi. Chất dầu này được gia cầm dùng mỏ rỉa để chải lông, làm cho bộ phận lông không bị thấm nước (điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với loài thủy cầm). Màu vàng ở da và cẳng chân của những giống gà có da vàng là do sắc tố của các diệp hoàng tố (xantophyl) có trong thức ăn, sau đó được tiêu hóa và tích lũy trong lớp mỡ dưới da (Bùi Xuân Mến, 2007). 2.2.1.2 Mào (mòng), tích Mào của gia cầm là do nếp gấp của da tạo thành, tại đó tập trung rất nhiều mạch quản và dây thần kinh, mạch quản và các hốc máu làm cho chúng luôn có màu đỏ tươi. Gà thường có 4 loại mào: mào đơn (màu cờ) thường có ở gà Ri, gà Mía; hoa hồng (giống như hoa mào gà) ở gà Hồ, gà Đông Tảo thường có mào quả dâu và gà hình hạt đậu ở gà Nòi. (Nguyễn Thị Mai et al., 2009). Đến tuổi thành thục sinh dục, mào trên đỉnh đầu nhô lên và căng bóng. Tích của gà thường đỏ, thòng, núng nính ở 2 bên gốc mỏ. Mào tai là một mẫu thịt có da trần và có màu thay đổi tùy thuộc vào giống (Bùi Xuân Mến, 2007). 2.2.1.3 Mỏ, móng, cựa vảy và chân Móng và cựa có cấu tạo bằng chất sừng. Thêm vào ở những phần lộ ra của cẳng và chân được bao phủ bởi lớp vảy cứng. Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), chân của gia cầm được bao phủ bằng lớp vảy sừng và có sự khác nhau về màu sắc. Chân vàng là do sự có mặt của lipocrom và thiếu vắng melamin. Màu đen của chân là do sự xuất hiện của melanin. Khi màu đen có mặt ở thể trội và màu vàng có mặt ở thể lặn thì chân sẽ xuất hiện màu lục (xanh lá cây). Khi đồng thời cả hai màu đều không xuất hiện thì chân có màu trắng. Về cường độ (độ đậm nhạt) của màu vàng tùy thuộc vào hàm lượng xantophyl trong khẩu phần. 2.2.1.4 Bộ lông Theo Nguyễn Thị Mai et al., (2009), lông phân bố không đồng đều trên cơ thể của gia cầm non cũng như gia cầm trưởng thành. Bộ lông chiếm tỷ lệ từ 4-9% khối lượng cơ thể của gia cầm. Người ta phân biệt các loại lông theo cấu trúc và chức năng của chúng như sau: 3 Lông phủ: gồm những lông phủ bên ngoài cơ thể. Lông phủ chia thành 4 phần phân biệt: phần ống lông, thân lông, lông tơ dưới và phiến lông. Thân và trục lông nối liền, rỗng và thon nhọn đến phần ngọn của lông. Phiến lông được hình thành bởi các sợi lông móc, các sợi móc nhỏ móc liên kết lại với nhau và hình thành nên một số phiến lông liên tục và đồng nhất. Lớp lông tơ dưới gồm một loạt các sợi không có sợi móc nhỏ, không được móc lại với nhau, nhìn có vẻ thưa thớt và lộ ra các tơ lông. Lông tơ: lớp lông này hình thành lớp lót tơ lông rất mềm mại, trục lông ngắn, các sợi tơ lông tỏa tự do. Lông tơ có tác dụng giữ nhiệt rất tốt, thường mọc nhiều ở hông, nách và bụng của gà. Lông sợi: những lông này có trục lông giống như tóc, mềm mịn và ngắn, thường mọc ở phần gốc mỏ, cổ và lưng. Màu sắc lông của gia cầm gắn chặt với sự có mặt của melanin và lipocrom ở trong lông. Tiền sắc tố của melanin là melanogen. Sự oxy hóa melanogen ở các mức độ khác nhau sẽ cho ra các màu khác nhau như: vàng đất, vàng gỉ sắt, nâu hung, nâu, đen,… Lipocrom thuộc nhóm sắc tố carotenoid. Khi hòa tan trong mỡ có nguồn gốc ngoại sinh sẽ làm lông có màu vàng, đỏ, xanh da trời hoặc xanh lá cây. Nếu không có sắc tố thì lông có màu trắng, đó là gia cầm bạch tạng. Đặc điểm này thường thấy ở các giống gia cầm siêu thịt, do kết quả chọn lọc định hướng của các nhà tạo giống để tạo ra sản phẩm Broiler có da sạch (không xuất hiện chân lông trên da gà đã làm thịt). Màu sắc, độ bóng của lông liên quan chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng sức khỏe và sức sản xuất của gia cầm. Khi gà khỏe mạnh, khẩu phần cân đối thì bộ lông đẹp và ngược lại khi dinh dưỡng kém, nhiễm bệnh thì bộ lông xơ xác, dễ gãy rụng (Nguyễn Đức Hưng, 2006). Gia cầm mới nở được phủ lông tơ, gốc của lông tơ gắn vào thân của lớp lông đầu tiên, phía ngoài xòe ra và phủ đều trên bề mặt của da. Sau 2-3 tuần tuổi, thân lông đầu tiên mọc từ túi lông và thay thế lông tơ. Việc hình thành bộ lông đầu tiên của gia cầm non ở các giống khác nhau và được hoàn thiện ở các tuần tuổi khác nhau. Ở gia cầm non, quá trình thay lớp lông đầu tiên bằng lớp lông cơ bản (lớp thứ hai) kết thúc khi khối lượng cơ thể đã hoàn thiện và bắt đầu thành thục sinh dục. Thời điểm thay lông non của gia cầm thường bắt đầu từ 1,5 tháng tuổi và kết thúc hoàn toàn lúc 5,5-6,0 tháng tuổi, khi bắt đầu đẻ trứng. Việc thay lông ở gà trống xảy ra mạnh mẽ hơn gà mái và thay lông cánh xảy ra cùng lúc với việc thay các lông khác (Nguyễn Thị Mai et al., 2009). 4 2.3 ĐẶC ĐIỂM CHUNG GIỐNG GÀ NÒI Ở ĐBSCL 2.3.1 Đặc điểm ngoại hình Theo Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001), giống gà Nòi được nuôi ở khắp nơi trong cả nước và thường được gọi là gà Chọi. Đây là giống gà được nuôi lâu đời ở các tỉnh Nam Bộ và chiếm khoảng 70% các giống gà thả vườn (Nguyễn Mạnh Dũng và Huỳnh Hồng Hải, 2006). Giống gà Nòi có màu sắc lông rất đa dạng: gà có màu lông đen được gọi là gà ô, lông màu đỏ được gọi là gà điều, lông màu trắng gọi là gà nhạn, lông màu gạch tàu gọi là gà khét, lông màu lem luốc như chim được gọi là gà ó,… Giống gà này được người chăn nuôi ưa chuộng vì chúng có rất nhiều ưu điểm như: thích nghi tốt với điều kiện nuôi chăn thả vì chúng có sức đề kháng cao và ít bệnh hơn so với một số giống gà thả vườn khác, da gà hồng hào, thịt thơm ngon nên đã trở thành món ăn đặc sản của vùng sông nước Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đặc biệt giá bán của gà Nòi thường cao gấp 2-3 lần giá gà công nghiệp nên được người dân đầu tư chăn nuôi. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì giống gà Nòi vẫn còn một số khuyết điểm như chậm lớn, khả năng sinh sản còn thấp và giống bị lai tạp nhiều. 2.3.2 Khả năng sinh trưởng của giống gà Nòi Khả năng tăng trọng của giống gà Nòi nuôi ở các nông hộ ĐBSCL hiện nay nhìn chung còn rất thấp. Do nuôi theo phương thức cổ truyền thức ăn chủ yếu của gà là lúa gạo một ít thức ăn tìm được ngoài thiên nhiên. Khối lượng cơ thể lúc 4,5-5 tháng tuổi trống nặng khoảng 1,2-1,4 kg, con mái nặng khoảng 1,11,2 kg. Khối lượng cơ thể gà Nòi lúc 1 năm tuổi, gà trống nặng 2,8-3,2 kg, gà mái nặng 2-2,2 kg; tương đương với gà Tàu Vàng, ở gà trống nặng 3 kg, gà mái 2,1 kg (Lê Hồng Mận và Hoàng Hoa Cương, 2005). 2.3.3 Tập tính thay lông của giống gà Nòi Giống gà Nòi còn mang nhiều tập tính hoang dã, nên không cần sự chăm sóc tỉ mỉ của con người như nuôi gà công nghiệp, chúng thường đi ăn hoặc nghỉ ngơi từng đàn, trong đàn thường có con trống đầu đàn, có tổ chức phân chia rõ ràng, nếu để gà ngủ trên cây cao thì ít khi bị bắt trộm. Gà Nòi săn bắt mồi ngoài tự nhiên rất giỏi, thức ăn ngoài tự nhiên gồm: trùn, dế, ếch, nhái, cào cào, châu chấu, rau cỏ, lá cây,... Khi kiếm ăn chúng thường hay bay nhảy, bươi xới. Buổi sáng gà thường thức sớm kiếm ăn, chiều 16-17 giờ là chúng lên cây hoặc về chuồng để ngủ. Gà Nòi mọc lông chậm, 3-4 tháng mới mọc lông đầy đủ. Gà thường thay lông vào mùa thu thường khoảng tháng 7 và tháng 8 dương lịch, khi thay lông gà sẽ 5 giảm đẻ hoặc ngừng đẻ hẳn. Gà đẻ tốt thường thay lông muộn và thời gian thay lông thường ngắn khoảng 1-2 tháng, gà đẻ kém thường thay lông sớm và thời gian thay lông kéo dài 2-3 tháng sau đó mới đẻ lại. Nên quan sát trong giai đoạn thay lông của gà để loại những gà mái đẻ kém, chỉ nên giữ lại những gà mái đẻ tốt trong mùa thu, cần loại sớm những gà đẻ kém để đỡ tiêu tốn thức ăn (Nguyễn Văn Quyên, 2010). 2.3.4 Thức ăn Thức ăn của gà Nòi rất đơn giản so với các giống gà khác, về nhu cầu dinh dưỡng không đòi hỏi cao. Hiện nay tại các địa phương ở ĐBSCL đa số người dân nuôi theo phương thức cổ truyền, lúc còn nhỏ cho theo mẹ ăn tấm nhuyễn, khi lớn tách bầy trọng lượng 300-400 g (1,5-2 tháng) thì cho ăn gạo, lúa. Do còn nhiều tập quán hoang dã nên gà có khả năng săn mồi ngoài thiên nhiên rất giỏi, đây là nguồn thức ăn cung cấp đạm quan trọng cho gà, tuy nhiên năng suất nuôi trong người dân chưa cao. Nếu nuôi theo phương thức thả vườn kết hợp làm chuồng có bổ sung thức ăn hỗn hợp thì năng suất sẽ cao hơn nhiều. Lúa là loại thức ăn phổ biến nhất của gia cầm thường được sử dụng nguyên dạng trong chăn nuôi vịt chạy đồng và gà thả vườn ở nông hộ. Lúa khi xay xát cho ra nhiều phụ phẩm là thức ăn của nhiều vật nuôi. Theo số liệu của công nghiệp xay xát lúa gạo, bình quân từ 100 kg lúa ta có được: 19 kg trấu; 7,2 kg cám to và mịn; 0,8 kg phôi; 6,2 kg tấm; 0,8 kg bột vụn và 66 kg gạo. Tấm được tách ra sau quá trình đánh bóng và có giá trị tương đương với gạo lau. Gạo chứa càng nhiều tấm thì giá trị càng hạ nên tùy theo nhu cầu tiêu thụ của con người mà tỷ lệ tấm xuất dùng trong chăn nuôi thay đổi. Tấm là một thực liệu ngon miệng, giàu năng lượng nên được ưa dùng cho mọi vật nuôi, đặc biệt nhờ giàu năng lượng và ít xơ nên rất có giá trị trong khẩu phần nuôi gà đang lớn. Cám gạo cũng là sản phẩm phụ phẩm của công nghiệp chế biến gạo. Cám gạo được hình thành từ lớp vỏ nội nhũ, mầm phôi của hạt, cũng như một phần từ tấm. Chất béo của cám có ảnh hưởng làm nhão mỡ vật nuôi và mềm bơ sữa. Cám có thể đưa vào khẩu phần của gia cầm đến 25%. Cám có nguồn B phong phú, ngoài ra còn có cả vitamin B6 và Biotin, đây là nguồn cung cấp vitamin nhóm B cho gia cầm. Trong 1 kg cám có khoảng 22 mg vitamin B1, 13 mg B6 và 0,43 mg Biotin. Cám gạo chứa lượng xơ và dầu cao, đồng thời chất béo trong cám rất dễ bị oxy hóa (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2001). 2.4 CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI GÀ Nhân dân ta đã nuôi gà từ rất lâu, và ngày nay, tại các vùng nông thôn, nếu không nuôi gà để kinh doanh, người dân vẫn giữ nguyên cách nuôi thả cổ truyền. Trong các cách nuôi gà mới, tức nuôi gà theo lối bán công nghiệp hoặc nuôi 6 công nghiệp, người dân đã biết cách kết hợp những kinh nghiệm cổ truyền với những phương thức khoa học mới, tiếp thu từ các tài liệu, sách báo,... Vấn đề là phải biết kết hợp một cách khoa học những kinh nghiệm từ cái ưu thế sẵn có về mặt tự nhiên và sự can thiệp tích cực của sức người, nhất là kiến thức khoa học kỹ thuật chăn nuôi thú y là cách làm hiệu quả nhất (Trần Trung Vĩnh và Nguyễn Mộng Giao, 2002). 2.4.1 Phương thức nuôi thả vườn Đây là phương thức chăn nuôi có từ lâu đời và vẫn tồn tại, phát triển ở hầu khắp vùng thôn quê Việt nam. Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là đầu tư vốn ban đầu ít. Theo tập quán của các gia đình nông dân nuôi gà thả vườn, đàn gà được thả rong, ban ngày gà tự đi tìm thức ăn trong vườn, gà tự ấp và nuôi con, chiều đến chỉ cho ăn thêm ít ngũ cốc, thóc, ngô, tấm,... để gà nhớ về, chuồng trại đơn giản, vườn nhà không có hàng rào bao che. Tối đến gà đến đậu chuồng trâu, chuồng lợn hoặc cành cây để ngủ. Cách nuôi này ở trung du, miền núi, có vườn đồi rộng có thể nuôi đàn gà qui mô lớn hơn ở đồng bằng có vườn nhỏ. Do chăn thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh dịch tể, khiến đàn gà dễ mắc bệnh, dễ chết nóng, chết rét, tỉ lệ nuôi sống thấp, gà không thể tìm đủ thức ăn và tầm vóc nhỏ, chậm lớn nên năng suất thịt, trứng đều còn thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Tuy vậy phương thức chăn nuôi này có những ưu điểm nhất định như gà tận dụng được thức ăn tự nhiên, tự kiếm sâu bọ, phù hợp với các giống gà địa phương, chất lượng thịt gà thơm ngon, vốn đầu tư không đòi hỏi lớn (chủ yếu là tiền mua con giống ban đầu). Mặc dù chưa đạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế thu được chưa lớn, Song hầu hết số hộ lao động nông nghiệp thường áp dụng phương thức chăn nuôi này nên hàng năm đã sản xuất ra khoảng 65% số lượng đầu con gà thịt ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 1999, có khoảng 70 triệu con gà được sản xuất theo phương thức này (Lê Hồng Mận và Nguyễn Thanh Sơn, 2001). Ưu điểm lớn nhất của phương thức này là giảm chi phí đến mức thấp nhất. Nếu gặp năm có thời tiết thuận lợi, không bị dịch bệnh thì đàn gà phát triển tốt mà đầu tư lại thấp nên hiệu quả kinh tế rất cao (Trần Trung Vĩnh và Nguyễn Thị Mộng Giao, 2002). Đây là phương thức chăn nuôi tận dụng, tuy có hiệu quả nhưng chưa phải là chăn nuôi kinh doanh và thường gặp nhiều rủi ro do thời tiết, bệnh tật (Ngô Quốc Trịnh, 2006). 2.4.2 Nuôi thả vườn kết hợp làm chuồng Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn những kinh nghiệm nuôi gà truyền thống và kĩ thuật nuôi dưỡng tiên tiến. Điều đó có nghĩa là chế độ dinh dưỡng và quá trình phòng bệnh cho đàn gà được coi trọng hơn. Phương thức này, khu nuôi gà có chuồng, có vườn rộng được rào quanh để chăn 7 nuôi vừa nhốt vừa thả. Cho gà ăn uống đủ số lượng thức ăn tốt trừ phần gà tìm kiếm được. Vườn có thể trồng cỏ cây thích hợp, tạo hố giun, hố mối cho gà ăn thêm. Có thể tính toán mùa vụ thu hoạch xong dùng lồng đưa gà thả ra ruộng lúa tận dụng thóc rơi rụng. Mục tiêu của chăn nuôi mang đậm tính sản xuất hàng hóa, chứ không thuần túy là sản xuất tự cung tự cấp. So với phương thức chăn nuôi gà truyền thống (chăn nuôi quảng canh) thì phương thức bán thâm canh cho đàn gà tăng trọng nhanh hơn, tỉ lệ nuôi sống cao hơn, khống chế được bệnh tật tốt hơn, thời gian nuôi mỗi lứa ngắn hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn (Lê Hồng Mận và Nguyễn Thanh Sơn, 2002). Những năm gần đây phương thức chăn nuôi này đã và đang được áp dụng rộng rãi ở các vùng đồng bằng, trung du, ven đô thị và các nông hộ có điều kiện về vốn và diện tích vườn tương đối lớn. Hiện nay đang phổ biến nuôi các giống gà kiêm dụng thả vườn vừa nhốt vừa thả của nước ngoài nhập vào nước ta như các giống gà Sasso, gà Tam Hoàng, Kabir, Lương Phượng,... cho năng suất cao hơn, sản lượng trứng đạt 160-180 quả/mái/năm. Gà nuôi thịt đến 70 ngày tuổi đạt 1,8-2,5 kg, thịt thơm ngon (Ngô Quốc Trịnh, 2006). Theo ước tính có khoảng 10–15% số lượng gà trong cả nước được nuôi theo phương thức này là 14 triệu con (năm 1999), (Lê Hồng Mận và Nguyễn Thanh Sơn, 2001). 2.4.3 Phương thức nuôi nhốt hoàn toàn Những năm gần đây, không những đối với những giống gà lông màu nhập nội (Kabir, Tam Hoàng, lương Phượng, JA47,…) mà ngay cả các giống gà địa phương (gà Ri, gà Mía) cũng được áp dụng phương thức nuôi nhốt hoàn toàn và gà được ăn thức ăn công nghiệp. Phương thức nuôi này thường được áp dụng tại một số địa phương ven đô thị, nơi đất chật, không có vườn, đồi thả gà (Lê Hồng Mận và Nguyễn Thanh Sơn, 2001). Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), nuôi thâm canh là phương thức chăn nuôi tiên tiến được ứng dụng phổ biến ở các nước có nền kinh tế và chăn nuôi công nghiệp phát triển. Gia cầm được nuôi quy mô lớn và chất lượng sản phẩm theo chuẩn mực chung. Giống gà thường được nuôi là các giống cao sản và thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp. Quy trình thú y và sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt. Đi theo phương thức nuôi này là các cơ sở chế biến thức ăn, chế biến sản phẩm, sản xuất các thiết bị phục vụ chăn nuôi có liên quan đều phát triển để hỗ trợ cho sản xuất và trứng. Tùy vào mức độ đầu tư và trình độ kỹ thuật mà quy mô có thể khác nhau. Gà được nuôi nhốt hoàn toàn tuy mau lớn hơn, thịt mềm hơn, song chất lượng thịt không chắc đậm, mùi vị thơm ngon không bằng gà thả vườn, giá bán thấp hơn so với gà được nuôi tự do. 8 Nuôi nhốt tất nhiên sẽ tốn kém hơn về chi phí, về công sức so với nuôi thả nhưng lại là cách nuôi an toàn, đảm bảo chắc chắn về thu hoạch, phù hợp với tư duy kinh tế thời nay (Trần Trung Vĩnh và Nguyễn Thị Mộng Giao, 2002). 2.5 MICROSATELLITE Microsatellites ngày nay đã trở thành thuật ngữ chung nhất để miêu tả các loại trình tự lặp lại ngẫu nhiên (không dài quá 6 nuccleotide), thay vì sử dụng các thuật ngữ STR (Short tDNAem reprats, Edward, 1991), VNTR (Variable number of tDNAem repeats) và đã được hầu hết mọi người chấp nhận. Microsatellite có tính đa hình rất cao, loại có tính đa hình cao nhất là loại không bị ngắt quãng thì được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Nhưng trong thực tế thì các Microsatellite thường bị ngắt quãng, hoặc kết hợp giữa các loại trình tự lặp lại. Microsatellites được tìm thấy trong tất cả cơ thể sống đặc biệt là ở những cơ thể sống có bộ gen lớn. Những đoạn lặp lại của polyA/polyT là kiểu phổ biến nhất trong tất cả các bộ gen nhưng tần số phân bố giữa các loài rất khác nhau ngoài ra còn có một số kiểu lặp lại phổ biến khác như kiểu lặp lại 2 nucleotit như CA/GT và AG/TC. Di truyền học và các nghiên cứu khác cho rằng cơ chế xuất hiện và hình thành Microsatellite là do quá trình trượt, lỗi của enzym polymerase trong quá trình sao chép DNA. Vì thế Microsatellite được sử dụng làm một tín hiệu rất hữu ích trong việc lập bản đồ gen, sự phân bố Microsatellite được biết rõ nhiều ở người và chuột (www.vcn.vnn.vn). 9 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1 PHƯƠNG TIỆN 3.1.1 Phương tiện điều tra Phiếu điều tra được xây dựng sẵn để phỏng vấn trực tiếp các nông hộ nhằm thu thập các thông tin chung về: chủ hộ, dòng gà điều tra, các đặc điểm về ngoại hình, khả năng sinh sản của gà Nòi, thức ăn và nước uống công tác thú y và các chi phí sản xuất. Máy ảnh dùng để chụp lại ảnh của số gà khảo sát, chuồng trại, thức ăn, địa điểm điển hình tại nơi điều tra và quang cảnh chung quanh tại địa điểm điều tra cụ thể. Túi nylon, thùng trữ lạnh dùng để chứa mẫu lông gà thu thập được. 3.1.2 Phương tiện phân tích Các loại hóa chất, máy PCR, máy điện di, máy li tâm lạnh, máy sấy, máy chụp Gel, máy đo UV,… 3.1.3 Địa điểm tiến hành điều tra và phân tích mẫu Quá trình điều tra được tiến hành tại xã Đắc Kiện, huyện Châu Thành và xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng từ tháng 10/2013 đến 11/2013 và phân tích mẫu ở phòng thí nghiệm E112. Địa điểm điều tra Hình 3.1 Bản đồ huyện Châu Thành và huyện Long Phú (maps.google.com) 10 3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.2.1 Chọn hộ điều tra Phối hợp với cán bộ thú y huyện, xã để lựa chọn các hộ có kinh nghiệm nuôi gà Nòi từ một năm trở lên, đàn gà điều tra phải thấy rõ được đặc điểm kiểu hình cụ thể và số hộ điều tra là 40 hộ. 3.2.2 Phương pháp điều tra Tiếp cận với các nông hộ, tiến hành phỏng vấn trực tiếp, để thu thập thông tin cần thiết bằng bộ câu hỏi trong phiếu điều tra đã xây dựng sẵn. Bên cạnh đó kết hợp quan sát và ghi nhận các đặc điểm ngoại hình của giống gà, chụp ảnh và lấy mẫu lông cánh. 3.2.3 Phương pháp khuếch đại alen Microsatellite Tách chiết ADN: được ly trích từ mẫu cơ, có sử dụng phenol - chloroform, mẫu ADN sau đó được kiểm tra độ tinh sạch và sẽ được pha loãng về nồng độ 50 ng/µl để thực hiện phản ứng khuếch đại PCR. Thực hiện phản ứng PCR: sử dụng các cặp mồi và chu trình nhiệt theo đề nghị của FAO (DAD-IS,http://dad.fao.org) với các thông tin chi tiết được trình bày qua Bảng 3.1. Bảng 3.1 Sơ đồ các cặp mồi và chu trình nhiệt theo đề nghị của FAO Tên MCW0014 MCW0183 Nhiễm sắc thể 6 7 Mồi (5’  3’) Xuôi: TATTGGCTCTAGGAACTGTC Ngược: GAAATGAAGGTAAGACTAGC Xuôi: ATCCCAGTGTCGAGTATCCGA Ngược: TGAGATTTACTGGAGCCTGCC Nhiệt độ Khoảng khuếch đại GeneBank cách (oC) alen 58 58 - 164-182 G31974 296-326 (FAO guideline – Microsatellite chicken, 2011) Điện di: thực hiện điện di kết quả PCR trên gel agarose 4% ở 50V trong 120 phút. 11 3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. 12 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TẠI ĐỊA ĐỂM ĐIỀU TRA Qua thời gian điều tra tình hình chăn nuôi thực tế của 2 huyện: Châu Thành và Long Phú tại tỉnh Sóc Trăng, với tổng số hộ điều tra được là 40 hộ (mỗi huyện là 20 hộ). Nhìn chung, tình hình chăn nuôi ở đây có nhiều khởi sắc, thời điểm hiện tại không có dịch cúm gia cầm hoành hành, người dân đang chuẩn bị lượng gia cầm hùng hậu để cung cấp cho dịp lễ, tết sắp đến và với mong muốn giá sản phẩm, chủ yếu là thịt gà sẽ tăng trong thời gian sắp tới. Cùng với tình hình thời tiết đang chuyển mùa, các cán bộ thú y của huyện phối hợp với cán bộ thú y xã đã khuyến cáo và thông báo cho những hộ chăn nuôi đi tập huấn để nắm rõ tình hình và kỹ thật chăm sóc đàn gà tốt hơn. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ dân chủ quan, không tiêm phòng dịch bệnh và chăm sóc đàn gà đúng cách nên đã thất thoát khá nhiều. Tổng số gà Nòi được người dân nuôi khá lớn với tổng đàn là 8655 con. Nhìn chung các hộ dân bắt đầu chăn nuôi gà cách đây không lâu, trong khoảng 2–3 năm trở lại đây, có hộ chỉ mới bắt đầu nuôi được vài tháng, bên cạnh đó vẫn có một số hộ với kinh nghiệm nuôi khá lâu từ 10–20 năm, trong đó số lượng gà Nòi ở 20 hộ của huyện Châu Thành là 5115 con chiếm 59,1% còn lại ở huyện Long Phú là 3540 chiếm 40,9%. Xét về kinh nghiệm nuôi thì người dân ở xã Long Phú huyện Long phú có kinh nghiệm nuôi lâu hơn trung bình từ 3–4 năm, có vài hộ kinh nghiệm nuôi từ 10–25 năm. Còn người dân ở xã Hồ Đắc Kiện huyện Châu Thành kinh nghiệm nuôi thấp hơn, có người mới bắt đầu nuôi được vài tháng, trung bình 2 năm. 4.1.1 Con giống Trong chăn nuôi thì con giống là một trong những yếu tố cơ bản nhất để quyết định đến chất lượng, khả năng sản xuất của vật nuôi. Từng vùng, khu vực, địa phương sẽ có những giống gà Nòi khác nhau với các đặc điểm ngoại hình, khả năng tăng trọng, sản xuất cũng sẽ khác nhau. Qua điều tra 40 hộ chăn nuôi gà thì có 20 hộ nuôi gà Nòi địa phương, chiếm 50%. Số hộ còn lại chọn nuôi giống ở các địa phương khác như: Trà Vinh, Bến Tre…chiếm 50%. Ưu điểm của giống gà tại địa phương này là có khả năng chống chịu với bệnh tật tốt và có chất lượng thịt ngon, do đó nó được các hộ nuôi lựa chọn và mua ở những người đã nuôi nổi tiếng trong vùng, sau đó họ mang về nuôi ở gia đình mình và lựa chọn những con gà tốt để làm giống và gây đàn lên cho chính mình. Với cách chọn giống và gây đàn như vậy thì nó có ưu điểm là rẻ tiền và gây đàn cũng nhanh, còn khuyết điểm là con sinh ra có thể bị cận huyết hay tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh do gà không được tiêm phòng đầy đủ. 13 Số hộ còn lại chọn nuôi giống ở các địa phương khác như: Trà Vinh, Bến Tre…. Hầu hết người dân chọn giống từ địa phương khác vì hiện tại ở địa phương mình giống đã bị bão hòa, hay xảy ra cận huyết làm cho năng suất, chất lượng của đàn gà giảm sút và bệnh tật phức tạp hơn. Mặt khác vì nghe những người chăn nuôi truyền tai nhau là các giống ở địa phương khác tốt hơn, cải thiện được những bất lợi ở giống địa phương mình, nổi tiếng hơn. Tuy nhiên việc nhập giống từ các địa phương khác cũng gây không ít khó khăn: người dân không nắm chắc đàn gà giống mình mua về có nguy cơ nhiễm bệnh hay đang bị bệnh không, trên đường vận chuyển dễ gây thất thoát nếu không biết cách xử lí, tốn chi phí hơn…Tùy vào mục đích nuôi mà người dân lựa chọn giống phù hợp cho mình. 4.1.2 Quy mô và cơ cấu đàn gà Qua quá trình điều tra 40 hộ nuôi gà tại huyện Châu Thành và Long Phú với tổng đàn là 8655 con. Trong đó số lượng gà của 20 hộ tại xã Đắc Kiện, huyện Châu Thành là 5115 con chiếm 59,1%, còn lại ở xã Long Phú, huyện Long Phú là 3540 chiếm 40,9%. Bảng 4.1 trình bày số liệu tổng thể về quy mô cơ cấu đàn gà Nòi tại huyện Châu Thành và huyện Long Phú. Bảng 4.1 Quy mô và cơ cấu đàn gà của 40 hộ được điều tra Địa bàn điều tra Các chỉ tiêu Đơn vị tính Huyện Châu Thành Huyện Long Phú Tổng Tổng số hộ điều tra Hộ 20 20 40 Tổng số gà được nuôi Con 5115 3540 8655 Gà con Con 1600 900 2500 Gà hậu bị Con 2500 2000 4500 Gà trống sinh sản Con 380 210 590 Gà mái sinh sản Con 635 430 1065 Gà con % 31,3 25,4 28,9 Gà hậu bị % 48,9 56,5 52,0 Gà trống sinh sản % 7,4 5,9 6,8 Gà mái sinh sản % 12,4 12,1 12,3 Cơ cấu Tỉ lệ 14 Tỷ lệ gà con, gà hậu bị, gà trống sinh sản, gà mái sinh sản lần lượt của xã Đắc Kiện, huyện Châu Thành là: 31,3%; 48,9%; 7,4% và 12,4%; còn ở xã Long Phú, huyện Long Phú là: 25,4%; 56,5%; 5,9% và 12,1%. Nhìn chung số lượng gà nuôi tại xã Đắc Kiện, huyện Châu Thành nhiều hơn ở xã Long Phú, huyện Long Phú là 1575 con. Tuy nhiên số lượng nuôi gà hậu bị ở cả hai xã đều rất cao, ở xã Long Phú, huyện Long Phú là 56,5%; ở xã Đắc Kiện, huyện Châu Thành có thấp hơn xã Long Phú nhưng cũng là khá cao 48,9%. Tỷ lệ thấp nhất là gà trống sinh sản, dưới 8%, ở xã Đắc Kiện là 7,4%, ở xã Long Phú là 5,9%, đa số các hộ dân nuôi gà trống sinh sản rất ít, chưa chú trọng việc đầu tư gà giống, mỗi gia đình chỉ nuôi một vài gà trống để phục vụ công tác nhân giống và giải trí. Bên cạnh do quá trình người dân lai tạo ra gà con giống gặp không ít khó khăn và rủi ro, nên thường người dân mua con giống có sẵn để nuôi. 4.2 PHƯƠNG THỨC VÀ KINH NGHIỆM NUÔI Phương thức nuôi góp phần quyết định chất lượng thịt của gà Nòi, tùy theo mục đích và từng điều kiện cụ thể của điạ phương mà người chăn nuôi lựa chọn phương thức nuôi phù hợp. Qua điều tra ở 40 hộ phương thức nuôi chủ yếu là thả vườn và thả vườn kết hợp làm chuồng. Có nhiều hộ dân nuôi gà chủ yếu theo kinh nghiệm là chính, họ tích lũy và rút ra được nhiều bài học quý giá, nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh cho gà có hiệu quả thiết thực. Nhưng với thời buổi hiện nay, thị trường luôn đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, cộng thêm tình hình dịch bệnh khó kiểm soát nên đòi hỏi người chăn nuôi phải có kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng để rút ngắn thời gian xuất bán; bên cạnh đó, cần phải nắm bắt kịp thời thông tin thị trường để quyết định phương thức chăn nuôi đúng đắn, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bảng 4.2 Hình thức nuôi và kinh nghiệm nuôi gà Nòi của 40 hộ điều tra Thông tin Số hộ Tỷ lệ (%) Kinh nghiệm nuôi > 5 năm 6 15% Kinh nghiệm nuôi < 5 năm 34 85% Nuôi thả vườn 15 37,5% Nuôi thả vườn kết hợp làm chuồng 22 55% Nuôi nhốt hoàn toàn 3 7,5% Qua Bảng 4.2 nhận thấy đại đa số người dân nuôi gà Nòi chỉ mới vài năm nay, kinh nghiệm nuôi từ 1–5 năm chiếm rất cao 85%, có người mới chỉ bắt đầu nuôi được vài tháng hoặc 1 năm, còn lại người dân đã có kinh nghiệm trên 5 năm chiếm một phần nhỏ 15%, nhưng vẫn có hộ nuôi được tới 18 năm. 15 Qua quá trình điều tra 40 hộ ở xã Đắc Kiện, huyện Châu Thành và xã Long Phú, huyện Long Phú thì người dân chủ yếu nuôi theo phương thức thả vườn kết hợp làm chuồng (Hình 4.1) chiếm ưu thế 55%, nuôi theo phương thức này người dân cho ăn thức ăn viên là chủ yếu, có thể bổ sung thêm lúa, gạo, rau,…phương thức này người dân dễ kiểm soát đàn gà hơn, công tác thú y, phòng bệnh được triệt để hơn. Hình 4.1 Hình thức nuôi gà Nòi thả vườn kết hợp làm chuồng Nuôi theo phương thức thả vườn truyền thống (Hình 4.2) cũng rất phổ biến trong người dân chiếm 37,5%, với phương thức chăn nuôi này thì gà được thả hoàn toàn trong vườn và chỉ cho gà ăn một ít thức ăn còn lại chúng tự đi kiếm ăn trong vườn, còn tối thì gà ngủ ở trên các cây trong vườn hoặc một số ít hộ cũng làm chuồng cho gà nhưng bằng vật liệu thô sơ như tre, nứa,...Ưu điểm của cách chăn nuôi này là tiết kiệm được chi phí làm chuồng, tận dụng được các phế phụ phẩm nông sản và đỡ công chăm sóc tuy nhiên thì chúng ta không kiểm soát được số lượng gà và việc tiêm phòng và trị bệnh cho chúng cũng gặp nhiều khó khăn do chúng ngủ trên cây và thả trong vườn nên việc bắt chúng sẽ rất khó khăn và rất tốn công sức và cũng đòi hỏi cũng phải có khu vườn rộng cho gà vận động. Với nhiều hộ dân đây là cách nuôi tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương và để cung cấp thực phẩm: thịt, trứng cho bữa ăn hàng ngày. Còn lại chiếm 7,5% là phương thức nuôi nhốt hoàn toàn (Hình 4.2), trong phương thức này đàn gà được nuôi trong chuồng hoàn toàn từ lúc mới bắt về đến khi xuất bán, cho ăn hoàn toàn là thức ăn hỗn hợp, thắp sáng bằng bóng đèn sợi đốt để sưởi ấm, để gà nhìn thấy thức ăn và dễ dàng đi lại. Nhìn chung phương pháp này vẫn còn mới mẽ trong đại bộ phận người dân, chỉ những nông hộ có kiến thức và nắm rõ kỹ năng nuôi dưỡng hoặc người nuôi thường là cán bộ thú y xã mới dám thực hiện. 16 Hình 4.2 Phương thức nuôi nhốt hoàn toàn và nuôi thả vườn 4.3 THỨC ĂN VÀ NƯỚC UỐNG Thức ăn của gà Nòi rất đơn giản và đa dạng tùy theo từng địa phương. Gà Nòi không đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao như các giống gà khác, còn mang nhiều tập tính hoang dã nên có khả năng tìm thức ăn trong tự nhiên rất tốt, gà thường bươi xới các bãi cỏ để tìm ăn giun đất, côn trùng, ếch nhái,… Các hộ dân thường cho gà ăn lúa, gạo, tấm, thứ căn hỗn hợp hoặc phụ phẩm còn lại từ bữa ăn gia đình. Qua điều tra 40 hộ nuôi gà nòi ở huyện Châu Thành và huyện Long Phú thì thấy bà con sử dụng thức ăn hỗn hợp ( Hình 4.3) khá nhiều với hình thức nuôi nhốt hoàn toàn và thả vườn kết hợp làm chuồng chiếm 60%, 40% là bà con bổ sung thêm các phụ phẩm nông nghiệp: lúa, tấm, cám, lúa mầm, rau bèo, chuối cây, cây thức ăn, phụ phẩm của bữa ăn gia đình…đối với gà nuôi thả vườn thì đa số bà con cho ăn lúa là chính để tiết kiệm tối đa chi phí thức ăn và tận dụng nguồn phụ phẩm phong phú ở địa phương. Tuy nhiên phần lớn bà con cho ăn theo thói quen nên khẩu phần thức ăn được phối trộn chưa hợp lí. ` Hình 4.3 Thức ăn hỗn hợp cho gà 17 Vấn đề nước uống cho gà người dân cũng có quan tâm nhưng chưa triệt để, đa số gà được cung cấp nước giếng khoan, tương đối sạch, còn nếu gà nuôi thả vườn thì người dân chứa vô bình uống để rải rác khắp vườn, nhưng bà con thường cho uống theo thói quen, không tính toán được lượng nước uống. Nhiều hộ dân còn pha thêm vitamin, thuốc kháng sinh…một cách tự phát, không theo nguyên tắc, chừng mực nên có thể trong thịt gà sẽ tồn đọng một lượng kháng sinh khá lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do người dân chưa nắm bắt đầy đủ và đúng mực về quy trình kỹ thuật nên còn tồn tại nhiều khiếm khuyết. Một số gà tự tìm kiếm nước từ các ao, ruộng hay các rãnh thoát nước nên rất khó kiểm soát. Theo kết quả có đến 20% nước uống cung cấp cho gà được lấy từ ao, hồ, ruộng và 80% còn lại sử dụng nước giếng cho gà uống. Vấn đề đảm bảo vệ sinh nguồn nước cho chăn nuôi là hết sức quan trọng, để gà được khỏe mạnh thì nguồn nước cho gà uống phải qua lắng lọc và tiệt trùng, tuy nhiên do điều kiện kinh tế còn hạn chế và quy mô nuôi nhỏ nên các nông hộ có thể cho gà uống nước máy. 4.4 CÔNG TÁC THÚ Y VÀ VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI Qua quá trình điều tra 40 hộ nuôi gà Nòi công tác thú y và quản lí dịch bệnh còn nhiều bất cập. Qua điều tra nhận thấy đàn gà thường mắc phải các bệnh: CRD, Gumboro, cầu trùng và hay mắc phải nhất là tụ huyết trùng. Một số biểu hiện khi gà mắc bệnh được người dân nhận thấy: Gà bị bệnh CRD thường có biểu hiện: giảm ăn, chảy nước mắt, chảy nước mũi, thở khó, khò khè, rút đầu, xòe cánh, gà kiệt sức dần rồi chết, và một số biểu hiện khác. Bệnh tụ huyết trùng: mình mẩy tím tái, gà run rẩy, ủ rũ, bỏ ăn, tiêu chảy phân màu sáp, thở khó. Biểu hiện thường thấy nhất gà ngủ đến sáng sớm hôm sau ra chuồng thì phát hiện gà đã chết (chết không kịp xuất hiện triệu chứng). Bệnh Gumboro biểu hiện: gà bệnh suy nhược, ủ rũ, xù lông, căng diều, gà tiêu chảy phân màu trắng xám và chết. Bệnh cầu trùng: phân sáp, có khi lẫn máu, gà ủ rũ, bỏ ăn, cánh xệ, tím mòng, da chân tái nhạt. Đây là các triệu chứng điển hình khi gà mắc bệnh, nhưng các biểu hiện bên ngoài chưa rõ ràng khi quan sát thực tế. Nên bà con dễ nhầm lẫn khi phán đoán bệnh, qua điều tra đa phần bà con ít khi mổ khám xem bệnh tích bên trong, chỉ chẩn đoán bệnh qua quan sát biểu hiện ngoài và đến các cửa hàng thú y xã, huyện diễn tả nôm na bệnh rồi mua thuốc. Vì vậy mà hiệu quả điều trị không cao, thường với các bệnh truyền nhiễm ở thể quá cấp thì điều trị không có hiệu 18 quả, nếu điều trị khỏi cũng rất tốn kém, gà không phát triển tốt được, tốt hơn hết là bà con nên sớm cách ly đàn gà, loại hẳn những con nhiễm bệnh, bổ sung thức ăn đầy đủ và cung cấp đủ vitamin, nước uống, tiêm vaccin ngừa bệnh trước khi để bùng phát ổ dịch. Riêng ở xã Đắc Kiện, huyện Châu Thành đa số các hộ dân mới bắt đầu nuôi không lâu, nên kinh nghiệm chưa nhiều, kỹ thuật nuôi còn hạn chế và chưa nắm kỹ các biện pháp phòng và xử lí dịch bệnh nên đàn gà ở đây mắc bệnh rất nhiều, chiếm tới 60%, gây tổn thất rất nhiều cho người dân, khi có gà chết thường người dân bỏ vào bọc nilon rồi mang chôn xung quanh vườn nhà, nhưng vẫn còn tiềm ẩn dịch bệnh trong nguồn nước. Một cố ít người dân chưa ý thức được chuyện lây nhiễm dịch bệnh đã vứt xác gà chết xuống sông, gây ô nhiễm môi trường, cần nên khuyến cáo người dân. Còn công tác thú y và quản lý dịch bệnh ở xã Long Phú, huyện Long Phú được đầu tư và quan tâm đúng mực, nên ở đây đàn gà bị bệnh rất ít, thường bị tụ huyết trùng và vì người dân ở đây đã chủ động phòng và trị bệnh, nên tỉ lệ thất thoát rất ít, chiếm 5%. Vệ sinh, sát trùng là một khâu rất quan trọng trong chăn nuôi gia cầm. Thông qua việc vệ sinh sát trùng chuồng trại và xung quanh nhà để giúp ngăn chặn sự phát sinh của mầm bệnh cũng như giảm số lượng mầm bệnh đang có. Công tác vệ sinh, phòng bệnh được người dân chú trọng. Thường thì 2 tuần phun xịt thuốc sát trùng 1 lần, người dân thường sử dụng thuốc sát trùng Bencicid, Verkon-S, rải vôi bột quanh chuồng và thay lớp độn chuồng 1 tuần hoặc 2 tuần/lần, có vài hộ trộn thêm bột balasa vào lớp độn chuồng có thể sử dụng trong một thời gian dài đến khi xuất bán gà. 4.5 NĂNG SUẤT TRỨNG CỦA GÀ NÒI Kết quả điều tra về một số chỉ tiêu đánh giá về năng suất trứng của 40 gà Nòi mái được điều tra tại huyện Châu Thành và huyện Long Phú được trình bày chi tiết trong Bảng 4.3. Bảng 4.3 Năng suất trứng của 40 gà Nòi Các chỉ tiêu theo dõi Tuổi đẻ trứng đầu tiên (ngày) KLCT gà mái trung bình khi vào đẻ (kg) Số lứa đẻ trung bình/mái/năm (lứa) Số trứng trung bình/mái/lứa (quả) Số trứng trung bình/mái/năm (quả) Thời gian đẻ/lứa (ngày) Thời gian ấp/lứa (ngày) Thời gian đẻ lại sau khi ấp không nuôi con (ngày) 19 ± SD 206,3 ± 20,6 1,9 ± 0,4 3,3 ± 0,6 10,8 ± 1,9 35,3 ± 9,6 12,0 ± 2,7 20,8 ± 2,3 24,5± 4,5 CV (%) 10,0 21,5 18,0 17,4 27,3 23,0 11,2 18,5 Qua Bảng 4.3 nhận thấy, trung bình tuổi đẻ trứng đầu tiên của gà mái tại huyện Châu Thành và huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng là 206,3 ngày, sự biến động tuổi đẻ trứng đầu giữa giữa các cá thể ở mức trung bình 10,0%, so với kết quả nghiên cứu gà Nòi của Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải (2006) là 219,1 ngày điều tra chung của ĐBSCL, thì gà Nòi ở huyện Châu Thành và huyện Long Phú đẻ sớm hơn 12,8 ngày. Khối lượng trung bình khi gà mái bắt đầu đẻ là 1,9 kg cao hơn kết quả điều tra của chỉ tiêu này tại ĐBSCL là 0,2 kg (Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải, 2006). Mỗi lứa trung bình gà mái đẻ khoảng 10,8 quả, kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải (2006) với trung bình mỗi lứa đẻ là 11,05 quả. Về sản lượng trứng, trung bình mỗi năm gà mái ở huyện Châu Thành và huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đẻ là 35,5 trứng/mái/năm (CV=27,3%), thấp hơn rất nhiều so với gà Tàu Vàng với 100 quả/mái/năm và thấp hơn so với kết quả số trứng trung bình/mái/năm (48,35 quả) theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải (2006). 4.6 KHẢ NĂNG ẤP NỞ CỦA GÀ NÒI Tiến hành điều tra 40 hộ nuôi gà Nòi tại huyện Châu Thành và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, và chọn 30 ổ ấp để đánh giá về khả năng ấp nở của giống gà Nòi tại địa phương. Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng ấp nở được trình bày ở Bảng 4.4. Bảng 4.4 Khả năng ấp nở của gà Nòi Các chỉ tiêu theo dõi ± SD Số ổ ấp (ổ) 30 - Số trứng ấp (quả) 323 - Số trứng có phôi (quả) 289 - Số gà con nở (con) 275 - Tỷ lệ trứng có phôi (%) 89,7 ± 5,9 6,6 Tỷ lệ nở/trứng có phôi (%) 95,3 ± 6,2 6,2 Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp (%) 85,4 ± 7,1 8,4 CV (%) Từ Bảng 4.4 cho thấy, khi để gà mẹ ấp trứng tự nhiên với tổng số trứng ấp là 323 quả (gồm 30 ổ ấp), sau 10–12 ngày trong tổng số 323 quả thì có 289 quả có phôi, đạt tỉ lệ 89,7%, có sự biến động (CV=6,6%) so với kết quả nghiên cứu gà Nòi của Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải (2006) là 89,2% thì tỷ lệ này cao hơn. Tuy nhiên nếu so với các giống gả thả vườn khác như: tỷ lệ có phôi của gà Tàu Vàng là 93,3% (Võ Văn Sơn et al., 2002) và gà Ri là 93,4%, (Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Thạch, 2005) thì kết quả này vẫn còn thấp hơn. Tỷ lệ 20 ấp nở/tổng trứng có phôi là 95,3%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp là 85.4% tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ nở/trứng có phôi là 93,8% và tỷ lệ nở/tổng trứng ấp là 81,0% trong kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải (2006). Do bà con để gà ấp nở tự nhiên nên tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp chịu ảnh hưởng từ môi trường rất nhiều như: chuồng trại không đảm bảo vào mùa mưa bão nên trứng gà dễ bị ẩm ướt, phần lớn chịu sự chi phối của của nhiệt độ, ẩm độ của môi trường, khi gà ấp các nông hộ không cung cấp thức ăn và nước uống nên khoảng 2–3 ngày gà bỏ ổ đi tìm thức ăn, sau khi ăn no mới trở lại ấp tiếp, các nguyên nhân trên làm giảm tỷ lệ ấp nở/tổng số trứng ấp. Do đó trong giai đoạn gà mái ấp trứng bà con cần cung cấp đủ thức ăn và nước uống cho gà, nơi gà ấp phải tránh mưa tạt gió lúa, cần có biện pháp khắc phục nếu thời tiết quá nóng về mùa hè và quá lạnh về mùa đông. Nếu có điều kiện nên áp dụng phương pháp ấp trứng công nghiệp tỷ lệ ấp nở/tổng số trứng ấp sẽ tăng, ngoài ra khi áp dụng ấp công nghiệp sẽ giúp tăng số lứa đẻ của gà. 4.7 ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH 4.7.1 Màu lông Gà Nòi có màu sắc lông rất đa dạng: gà có lông màu đen được bà con gọi là gà ô, lông màu đỏ đen gọi là gà điều, lông màu trắng gọi là gà nhạn, lông màu gạch tàu gọi là gà khét, lông màu lem luốc gọi là gà ó và một số màu lông khác. Gà Nòi mọc lông rất chậm sau 3-4 tháng nuôi gà mới mọc lông đầy đủ. Gà thường thay lông vào mùa thu khoảng tháng 7-8 dương lịch, khi thay lông gà sẽ giảm đẻ hoặc ngưng đẻ hẳn, lông được thay theo thứ tự: đầu  cổ  ngực  bụng  cánh  đuôi. Tỷ lệ màu lông của 200 gà khảo sát tại xã Đắc Kiện, huyện Châu Thành và xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng được thể hiện qua Bảng 4.5. Gà Nòi khi trưởng thành có màu lông khá đa dạng về màu sắc, đặc biệt là ở gà trống có lông mượt và màu sắc sặc sỡ hơn so với gà mái. Ở gà trống lông màu đỏ đen chiếm tỷ lệ khá cao 31,3%, so với kết quả điều tra của Nguyễn Tiến Dũng (2013) ở Chợ Lách (Bến Tre) là 18,8% thì kết quả này cao hơn, lông màu gạch chiếm tới 27,5%, nhóm lông màu khác (gồm các màu lông ngoài những màu sắc đã liệt kê trên) chiếm 16,3% , nhóm lông màu khác này thể hiện sự đa hình về màu sắc lông của gà Nòi tại địa phương, còn lại lông màu trắng, màu trắng đen và màu đen chiếm lần lượt là: 8,8%, 7,5%, 6,3% và chiếm thấp nhất là lông màu nâu 2,5%. Ở gà mái màu lông nâu chiếm tỷ lệ cao nhất 34,2% là màu lông điển hình, thường thấy ở gà mái, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với nghiên cứu màu 21 lông trên gà mái của Trần Thị Kim Anh et al., (2008) tại Hà tây và Bắc Ninh thì màu nâu chiếm tỷ lệ là 35,6% tổng số con điều tra, còn so với kết quả khảo sát của Trần Thùy Trinh (2012) ở Cầu Ngang (Trà Vinh) thì màu lông này chiếm 40%. Ở gà mái lông màu gạch cũng chiếm tỷ lệ khá cao 18,3% nhưng vẫn thấp hơn gà trống, màu lông đen chiếm 17,5%, kế đến là lông màu trắng chiếm 7,5%, lông màu trắng đen là 5,8% và tỷ lệ thấp nhất và không thấy xuất hiện ở gà mái là màu lông đỏ đen . Bảng 4.5 Màu lông của 200 gà nòi được điều tra Trống (n=80) Mái (n=120) Màu lông Số lượng con (con) Tỷ lệ (%) Số lượng con (con) Tỷ lệ (%) Màu đỏ đen 25 31,3 0 0,0 Màu đen 5 6,3 21 17,5 Màu nâu 2 2,5 41 34,2 Trắng đen 6 7,5 7 5,8 Trắng 7 8,8 9 7,5 Màu gạch 22 27,5 22 18,3 Màu khác 13 16,3 20 16,7 Tổng 80 100,0 120 100,0 Màu đỏ đen Cú bông Màu nâu Màu đen Màu gạch Màu trắng Hình 4.4 Màu lông gà Nòi 22 4.7.2 Màu mắt Màu sắc mắt của gà Nòi rất đa dạng, có nhiều màu sắc khác nhau như: màu trắng, đen, nâu đen, vàng, vàng điểm đen, đỏ, cam vàng, xanh (mắt ếch), nâu, xám,… Kết quả khảo sát màu mắt của 80 gà trống và 120 gà mái được trình bày trong Bảng 4.6. Bảng 4.6 Màu mắt của 200 gà Nòi được điều tra Trống (n=80) Mái (n=120) Màu mắt Số lượng con (con) Tỷ lệ (%) Số lượng con (con) Tỷ lệ (%) Vàng 25 31,3 41 34,2 Vàng điểm đen 18 22,5 26 21,7 Vàng cam 31 38,8 40 33,3 Nâu đen 6 7,5 10 8,3 Màu khác 0 0,0 3 2,5 Tổng 80 100,0 120 100,0 Qua bảng 4.6, nhận thấy ở gà trống, màu mắt chiếm tỷ lệ cao nhất là màu vàng cam 38,8%; tiếp theo là màu vàng (31,3%), vàng điểm đen (22,5%) và màu nâu đen (7,5%). Khác với gà trống, gà mái có mắt màu vàng và màu vàng cam tương đương nhau, hai màu này chiếm tỷ lệ lần lượt là 34,2% và 33,3%; Chiếm tỷ lệ cao thứ 3 là màu vàng điểm đen (21,7%), thấp nhất là các màu khác (xanh (mắt ếch), nâu, xám…) chiếm tỷ lệ 2,5% trên tổng số. Màu vàng cam Màu vàng Màu đen Hình 4.5 Màu mắt gà Nòi 4.7.3 Màu mỏ Mỏ có vai trò quan trọng đối với gia cầm nói chung và với gà Nòi nói riêng, nó là công cụ giúp chúng kiếm và lấy thứ căn và giúp chúng tự vệ trước kẻ thù. Qua điều tra ở huyện Châu Thành và huyện Long Phú, gà Nòi có màu mỏ khá đa dạng và điều này được thể hiện cụ thể qua Biểu đồ 4.1. 23 Trống % Mái 45 40 42,5 35 40,8 37,5 35,8 30 25 20 15 15 10 11,3 5 7,5 4,2 1,3 4,2 0 Vàng Vàng đen Trắng ngà Đen Màu khác Biểu đồ 4.1 Kết quả điều tra về màu sắc mỏ gà Nòi Kết quả điều tra cho thấy gà trống mỏ màu vàng đen chiếm tỷ lệ cao nhất 42,5%, còn ở gà mái mỏ màu đen chiếm tỷ lệ cao nhất 40,8%, mỏ màu đen ở gà trống khá cao, chiếm 37,5% và màu khác (mỏ màu: vàng cam, xám, xanh cam, nâu…) chiếm thấp nhất 1,3%, ở gà mái chiếm tỷ lệ cao thứ hai là mỏ màu vàng đen 35,8% và chiếm tỷ lệ thấp nhất ngang bằng nhau là mỏ màu trắng ngà và màu khác (4.2%). Ở gà trống có mỏ màu vàng chiếm tỷ lệ 11,3%, còn ở gà mái là 15,0% có phần cao hơn, so với kết quả khảo sát của Trần Thị Kim Anh et al., (2008) tại Hà Tây và Bắc Ninh thì tỷ lệ gà trống và gà mái có màu mỏ này lần lượt là 28,2% và 33,6% cao hơn rất nhiều so với kết quả điều tra được. Màu vàng Màu vàng đen Màu đen Hình 4.6 Màu mỏ gà nòi 4.7.4 Kiểu mào Theo kết quả điều tra của Lê Viết Ly (2001) mào gà của các giống được nuôi phổ biến ở các tỉnh phía Bắc như gà Hồ, gà Đông Tảo là mào nụ, mào xuýt, gà Mía, gà Ri và gà Tàu Vàng có thêm mào cờ. Riêng khu vực ĐBSCL đa số gà nuôi chăn thả có một số kiểu mào như: mào trích, mào dâu, mào lá, màu vương, mào đậu, mào trà. 24 Qua quá trình điều tra và ghi nhận 200 gà Nòi nhận thấy, các kiểu màu thường thấy xuất hiện gồm: mào dâu, mào lá, mào trích, mào trà và không có mào. Kết quả khảo sát 80 gà trống và 120 gà mái ở huyện Châu Thành và huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng được trình bày qua hai Biểu đồ 4.2 và 4.3. Trà 8% Dâu 24% Trích 21% Lá 47% Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ các kiểu mào trên gà trống Biểu đồ 4.2 cho thấy gà trống có mào lá chiếm tỷ lệ cao nhất, 47,5%, mào dâu (23,8%) và màu trích (21,3%) có tỷ lệ gần bằng nhau, kiểu mào trà ít thấy nhất chiếm 7,5%, so với kết quả điều tra tại Hà Tây và Bắc Ninh thì 100% gà trống có kiểu mào dâu (Trần Thị Kim Anh et al., 2008). Dâu 9% Lá 16% Không mào 32% Trà 2% Trích 41% Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ các kiểu mào trên gà mái Qua Biểu đồ 4.3, gà mái kiểu mào trích chiếm tỷ lệ cao nhất, 40,8%; cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng (2013) tại Chợ Lách (Bến Tre) (35,7%), số gà mái không có mào cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 32,5%. Kiểu mào lá chiếm 15,8% và kiểu mào dâu chiếm 9,2%, hai tỷ lệ này so với kết quả nghiên cứu của 25 Trần Thị Tường Vy (2013) ở Thốt Nốt (Cần Thơ) (kiểu mào dâu và mào lá cùng bằng 20%) thì thấp hơn. Chiếm thấp nhất là kiểu mào trà (1,7%). Mào lá Màu trích Mào dâu Hình 4.7 Các kiểu màu gà Nòi 4.7.5 Màu sắc chân Kết quả điều tra về màu sắc chân của gà Nòi tại hai huyện Châu Thành và Long Phú được thể hiện chi tiết qua Biểu đồ 4.4 cho thấy gà trống có chân màu vàng chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,8% khá tương đồng so với kết quả của Trần Thị Tường Vy (2013) tại Thốt Nốt (Cần Thơ) (40,0%). Tỷ lệ gà có chân màu chì, màu xanh và màu trắng lần lượt là: 18,8%, 15,0% và 11,3%, thấp nhất là chân màu vàng cam chiếm 5,0%. Trống % Mái 100 90 80 70 48,3 60 50 40 30 20 10 19,2 17,5 43,8 5,8 18,8 15 5 0 Xanh Vàng Chì 6,7 2,5 Vàng cam 11,3 Trắng 6,3 Màu khác Biểu đồ 4.4 Kết quả điều tra màu chân gà Nòi Ở gà mái chân màu vàng cũng chiếm tỷ lệ rất cao, lên đến 48,3%, tiếp theo là chân màu chì chiếm 19,2%, chân màu xanh chiếm 17,5%, chân màu khác và màu trắng lần lượt là 6,7% và 5,8%, có tỷ lệ thấp nhất là chân màu vàng cam (2,5%). Ở cả hai phái tính, gà Nòi tại 2 huyện Châu Thành và Long Phú có màu chân vàng chiếm đa số và tỷ lệ thấp nhất trong đàn ở màu chân vàng cam. 26 Chân vàng Chân trắng Chân chì Chân xanh Hình 4.8 Màu Chân gà nòi 4.7.6 Tổng kết các đặc điểm ngoại hình của gà Nòi Đặc điểm ngoại hình là một yếu tố quan trọng khi quyết định nuôi gà Nòi, tuy nhiên tùy vào sự phân bố của mỗi địa phương mà kiểu hình gà Nòi khác nhau. Kết quả điều tra của 5 huyện được trình bày cụ thể trong Bảng 4.7. Bảng 4.7 Tổng kết đặc điểm ngoại hình của gà Nòi Ngoại hình Châu Thành Long Phú Thốt Nốt(1) Chợ Lách(2) Cầu Kè(3) Trống Mái Trống Mái Trống Mái Trống Mái Trống Mái Màu lông 6 6 6 6 3 5 5 5 4 3 Màu mỏ 3 5 3 5 3 3 4 5 4 4 Màu mắt 4 4 4 4 3 2 2 4 3 3 Màu chân 5 6 5 6 4 4 4 4 5 5 Kiểu mào 4 3 4 4 4 2 4 3 3 4 (1) Trần Thị Tường Vi (2013), (2)Nguyễn Tiến Dũng (2013), (3)Lương Thị Minh Thanh (2013) Qua Bảng 4.7 cho thấy đặc điểm ngoại hình của gà Nòi ở huyện Châu Thành và huyện Long Phú khá đa dạng và giống nhau về số lượng, tuy nhiên chỉ có về kiểu mào của gà mái ở huyện Châu Thành thấp hơn huyện Long Phú một kiểu, còn lại các chỉ tiêu khác đều ngang bằng nhau. Nhìn chung thì đặc điểm ngoại hình gà Nòi của 2 huyện Châu Thành và Long Phú đều phong phú như các nơi tham khảo khác 4.8 KẾT QUẢ KHUẾCH ĐẠI ALEN MICROSATELLITE Kết quả bước đầu cho thấy việc sử dụng 2 cặp mồi Microsatellite MCW0014 và MCW0183 trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau đã khuếch đại thành công ADN của gà Nòi nuôi tại 2 huyện Châu Thành và huyện Long Phú (Sóc Trăng), được trình bày ở Hình 4.7. 27 Cặp mồi MCW0014 Nhiễm sắc thể 6 164-182 bp Cặp mồi MCW0183 Nhiễm sắc thể 7 296-326 bp Hình 4.9 Khuếch đại ADN gà Nòi nuôi tại Châu Thành và Long Phú bằng 2 cặp mồi microsatellite M: Thang chuẩn 100bp; ĐC: mẫu đối chứng âm; CT1: ADN gà Nòi tại Châu Thành, LP: ADN gà nòi nuôi tại Long Phú Kết quả khi so sánh khả năng khuếch đại của cặp mồi MCW0014 trên nhiễm sắc thể số 6 đối với từng nhóm gà ở mỗi địa phương có thể thấy các băng điện di khá nhạt màu, chứng tỏ khả năng khuếch đại của cặp mồi này chưa tốt (Hình 4.9 và 4.10). Ngoài 1 mẫu tại Châu Thành, Sóc Trăng; hai mẫu tại Thốt Nốt, Cần Thơ và 2 mẫu tại Cầu Kè, Trà Vinh vẫn chưa khuếch đại được thì tất cả các mẫu khác đều cho 1 băng điện di, dao động khoảng cách các alen microsatellite của cặp mồi này là 164-182 cặp bazơ (chênh lệch trong khoảng 18 cặp bazơ), do đó sự khác biệt (nếu có) về số lượng alen trên nhiễm sắc thể số 6 sẽ khó được phát hiện qua băng điện di trên gel agarose. Nói cách khác, kết quả hiện tại chỉ cung cấp bằng chứng về khả năng khuếch đại cặp mồi MCW0014 trên gà Nòi nuôi ở các địa phương khác nhau nhưng chưa thể hiện được sự khác biệt về đặc điểm di truyền alen microsatellite. 28 < 164-182bp Hình 4.10 Khuếch đại ADN gà Nòi bằng cặp mồi MCW0014 Ghi chú: M:Thang chuẩn 100bp; ĐC: mẫu đối chứng âm; CT1: mẫu ADN gà Nòi nuôi tại Châu Thành, Sóc Trăng; LP: Long Phú, Sóc Trăng; CT2: Châu Thành, Kiên Giang; GQ: Gò Quao, Kiên Giang; TN: Thốt Nốt, Cần Thơ; CL: Chợ Lách, Bến Tre; CT3: Châu Thành, Bến Tre; CK: Cầu Kè, Trà Vinh; CN: Cầu Ngang, Trà Vinh Khi sử dụng cặp mồi MCW0183 để khuếch đại ADN, trên các nhóm gà: 1 mẫu tại Châu Thành (Sóc Trăng), 1 mẫu tại Long Phú (Sóc Trăng), 1 mẫu ở Châu Thành (Bến Tre) và 1 mẫu tại Cầu Ngang (Trà Vinh) cho 2 băng điện di. Ngoại trừ 2 mẫu tại Cầu Kè (Trà Vinh) không khuếch đại được thì các mẫu còn lại đều cho 1 băng điện di. Dao động khoảng cách các alen microsatellite của cặp mồi này là 296-326 cặp bazơ (chênh lệch trong khoảng 30 cặp bazơ). < 296-326 bp Hình 4.11 Khuếch đại ADN gà Nòi bằng cặp mồi MCW0183 Ghi chú: M:Thang chuẩn 100bp; ĐC: mẫu đối chứng âm; CT1: mẫu ADN gà Nòi nuôi tại Châu Thành, Sóc Trăng; LP: Long Phú, Sóc Trăng; CT2: Châu Thành, Kiên Giang; GQ: Gò Quao, Kiên Giang; TN: Thốt Nốt, Cần Thơ; CL: Chợ Lách, Bến Tre; CT3: Châu Thành, Bến Tre; CK: Cầu Kè, Trà Vinh; CN: Cầu Ngang, Trà Vinh Đối với cặp mồi MCW0183, số lượng băng điện di là khác nhau ở các nhóm gà (1 hoặc 2) chứng tỏ các mẫu ADN gà dùng trong thí nghiệm có tính đa hình đối với cặp mồi này. Kết quả này có thể được mở rộng cho những nghiên cứu tiếp theo. 29 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Qua quá trình điều tra tình hình thực tế nuôi gà Nòi ở huyện Châu Thành và huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, nhận thấy người dân nuôi với quy mô khá lớn, phương thức chăn nuôi phổ là nuôi gà thả vườn kết hợp làm chuồng, một vài hộ đang ứng dụng và thử nghiệm hình thức nuôi nhốt hoàn toàn với số lượng lớn, hình thức này tương lai gần có thể khái thác tiềm năng và mở rộng trong đại bộ phận người dân. Con giống các nông hộ sử dụng song song giống gà địa phương và giống nhập từ địa phương khác. Công tác thú y nhìn chung khá tốt, chỉ riêng ở huyện Châu Thành tình hình dịch bệnh chưa giải quyết tốt. Về đặcv điểm ngoại hình: Gà trống được nuôi thường có ngoại hình là lông màu đỏ đen, màu mắt thường gặp là màu cam vàng, mỏ màu vàng đen, chân màu vàng và kiểu mào lá. Gà mái có lông màu nâu phổ biến nhất, mắt màu vàng, mỏ màu đen, chân màu vàng và kiểu mào trích. Năng suất sinh sản và khả năng ấp nở của gà Nòi tại đây khá cao nhưng vẫn còn thấp hơn so với các một số kết quả điều tra tương tự tại một số nơi khác trong khu vực ĐBSCL. Bước đầu đã khuếch đại được 2 cặp mồi microsatellite trên nhóm gà Nòi nuôi tại Châu Thành và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng và đã phát hiện sự khác biệt về tính đa hình của alen microsatellite trên nhiễm sắc thể 7 ở nhóm gà Nòi nuôi tại Châu Thành và Long Phú. 5.2 ĐỀ NGHỊ Trạm khuyến nông địa phương cần chủ động cung cấp những giống gà Nòi với năng suất và chất lượng tốt, tập huấn thường xuyên cho người dân nắm vững về kỹ thuật nuôi gà Nòi và nhắc nhỡ lịch tiêm phòng cho người dân đúng quy trình. Nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ hợp lí giúp nghề nuôi gà Nòi ở địa phương phát triển mạnh và bền vững, góp phần nâng cao kinh tế của các hộ dân và xóa đói giảm nghèo. Tiếp tục nghiên cứu sử dụng các cặp mồi microsatellite khác để xác định đặc điểm di truyền của các nhóm gà Nòi. 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2001), Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm, NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Bùi Hữu Đoàn (2011), Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm, NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Bùi Xuân Mến (2007), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Dương Thanh Liêm (2003), Bài giảng chăn nuôi gia cầm, Đại học Nông Lâm, TP Hồ Chí Minh. Dương Thanh Liêm (2003), Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm, NXB Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh. Lã Thị Thu Minh (2000), Bài giảng chăn nuôi gia cầm, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi gà thả vườn ở nông hộ, NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Lê Hồng Mận (2008), Hỏi đáp kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn ở hộ gia đình, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ Hà Nội. Lê Hồng Mận, Hoàng Hoa Cương (1998), Nuôi gà ở gia đình, NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Lương Thị Minh Trang (2012), Điều tra tình hình chăn nuôi gà Nòi tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Đức Hưng (2006), Chăn nuôi gia cầm, thành tựu và xu hướng phát triển, NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001), Bí quyết thành công trong chăn nuôi gà, NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Nguyễn Minh Dũng, Huỳnh Hồng Hải (2006), Điều tra tình hình chăn nuôi giống gà Nòi thả vườn ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Đề tài thực tập tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Cần Thơ. Nguyễn Thị Hồng Nhân (2001), Bài giảng dinh dưỡng gia súc, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2009), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Nguyễn Tiến Dũng (2013), Điều tra tình hình chăn nuôi và đặc điểm của gà Nòi tại huyện chợ Lách tỉnh Bến Tre, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Quyên (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô trên sự sinh trưởng phát dục và tỷ lệ đẻ của gà Nòi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, NXB Đại học Cần Thơ. 31 Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Thạch (2005), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cho thịt và sinh sản của gà Ri nuôi bán thâm canh, NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Nguyễn Văn Thưởng (2004), Cẩm nang chăn nuôi gia súc – gia cầm (tập 2), NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Thị Kim Thanh (2004), Hướng dẫn chăn nuôi gà thả vườn, NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Trần Thanh Sang (2013), Điều tra tình hình chăn nuôi và đặc điểm của gà Nòi tại huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Trần Thị Kim Anh, Nguyễn Phương Uyên, Trần Thị Dung, Lê ThịThúy (2008), Một số đặc điểm và đặc tính sinh học của gà Chọi, Báo cáo khoa học viện chăn nuôi, Viện chăn nuôi. Trần Thùy Trinh (2012), Điều tra tình hình chăn nuôi gà Nòi tại huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Trần Trung Vĩnh và Nguyễn Thị Mộng Giao (2002), Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm Nuôi gà, NXB Đà Nẵng. Việt Chương và Nguyễn Việt Tiến (2007), Kinh nghiệm nuôi gà Nòi, NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh. Võ Văn Sơn, Lã Thị Thu Minh, Triệu Công Tâm, Nguyễn Thị Thủy, Dương Văn Nhất và Võ Thiện Ngân (2002), Biện pháp tăng năng suất gà Tàu Vàng, NXB Đại học Cần Thơ. Website http://www.vcn.vnn.vn http://www.soctrang.gov.vn http://vi.wikipedia.org http://dad.fao.org http://maps.google.com 32 PHỤ LỤC Ngày ……..tháng…… năm 2013 Phiếu số:……… PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ NÒI (Phụ lục 1) 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ HỘ Họ và tên: ...................................................................................................... Địa chỉ: .......................................................................................................... Nghề nghiệp: .................................................................................................. 2. THÔNG TIN CHUNG VỀ DÒNG GÀ ĐIỀU TRA - Tên dòng gà: ................................................................................................ - Nguồn gốc: ................................................................................................. - Phân bố chủ yếu: ......................................................................................... - Số lượng nuôi: ............................................................................................. - Hình thức nuôi: ........................................................................................... - Kinh nghiệm nuôi: ...................................................................................... 33 2. NỘI DUNG ĐIỀU TRA 2.1 Đặc điểm ngoại hình 2.1.1 Màu lông Màu lông Trống Mái Trống Mái Đen Xám tro Trắng Đỏ Nâu Mã mây Ngũ sắc Mã chuối (vàng trắng) Màu khác 2.1.2. Màu mắt Màu sắc mắt Trắng Đen Vàng Đỏ Xanh (mắt ếch) Nâu Xám Vàng điểm đen 34 2.1.3 Màu sắc mỏ Màu sắc mỏ Trống Mái Đen Trắng ngà Vàng Đen trắng Vàng đen Màu khác 2.1.4 Màu sắc chân Màu sắc chân Trống Trắng Đen Vàng Nghệ thối Xanh Đỗ nành Xám đá Chì Vàng đốm Màu khác 35 Mái 2.1.5 Kiểu mào Kiểu mào Trống Trích Trà Đậu Vương Dâu Lá Óc 2.2 Khả năng sinh sản 2.2.1 Năng suất trứng Các chỉ tiêu Tuổi đẻ trứng đầu (ngày) KLCT gà mái trung bình khi vào đẻ (kg) Số lứa đẻ trung bình/mái/năm (lứa) Số trứng trung bình/mái/lứa (quả) Số trứng trung bình/mái/năm (quả) Thời gian đẻ/lứa (ngày) Thời gian ấp/lứa (ngày) Thời gian đẻ lại sau khi ấp không nuôi con (ngày) 2.2.2 Khả năng ấp nở Các chỉ tiêu Số ổ ấp (ổ) Số trứng ấp (quả) Số gà con nở (con) 36 Mái Tỷ lệ trứng có phôi (%) Tỷ lệ nở/trứng có phôi (%) Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp (%) 2.3 Thức ăn và nước uống Chỉ tiêu ĐVT Thức ăn chính g/ngày Thức ăn bổ sung g/ngày Nước uống g/ngày Trống Mái 2.4 Công tác thú y 2.4.1Các bệnh gà thường mắc phải - Các bệnh thường gặp: ..................................................................................... - Biểu hiện: ....................................................................................................... ....... .................................................................................................................. - Biện pháp xử lý: ............................................................................................. .......................................................................................................................... ....... .................................................................................................................. - Vệ sinh phòng bệnh: ...................................................................................... ....... .................................................................................................................. 2.4.2 Thuốc thú y đã sử dụng Tên thuốc Tác dụng 37 Thời gian tiêm Liều lương tiêm DANH SÁCH CÁC NÔNG HỘ ĐÃ ĐIỀU TRA (Phụ lục 2) S T Họ tên chủ nông hộ Số nhà T 1 Nguyễn Thị Nên 165 2 Nguyễn Văn Minh 468 3 Nguyễn Văn Tấn 4 Đỗ Thị Hoa Thắm 317 5 Trần Thu Phương 6 Dương Minh Hùng 181 7 Võ Thị Nuôi 185 8 Nguyễn Văn Uông 187 9 Lâm Văn Dữ 193 10 Dương Hận Mãi 210 11 Nguyễn Trường Hận 12 Lí Phước Lợi 13 Nguyễn Thị Kim Cương 12 14 Lê Thị Nhịn 304 15 Nhăm Minh Tèo 188 16 Nguyễn Thanh Bình 17 Trần Thị Yến 18 Trần Văn Phương 26 19 Nguyễn Thị Đảnh 20 Huỳnh Bé Tư 21 Vương Hữu Lộc A34/KTB 22 Thạch Sương A35/KT 23 Sơn Thương C88/KT 24 Đào Hol X248/KT 25 Sơn Trung 26 Thanh Thị Kim D92/KT 27 Lí Ngọc hai B50/KTB 28 Trịnh Thuận Chất 29 Lương Khải Khoan 30 Thạch Phận 31 Dương Thời 185 Tân lập 32 Cao Văn Nam 33 Thư Trai 221 Tổ 5 34 Huỳnh Thị Liêu 35 Lâm Thị Quyên 36 Kim Vương 37 Thạch Tết 38 Dương Thùy Linh 39 Trà Văn Thương 156 40 Quách Thanh Tùng 79 tổ 1 Địa chỉ Ấp Đắc Lực Đắc Lực Đắc Lực Đắc Lực Đắc Lực Đắc Lực Đắc Lực Đắc Kiện Đắc Lực Đắc Lực Đắc Lực Đắc Lực Đắc Lực Xây Đá A Đắc Thời Đắc Thời Đắc Lực Đắc Thắng Đắc Lực Đắc Thời Khoan Tang Khoan Tang Khoan Tang Khoan Tang Khoan Tang Khoan Tang Khoan Tang Tân Lập Tân Lập Kinh Ngang Long Phú Nước Mặn 2 Nước Mặn 2 Nước Mặn 2 Nước Mặn 2 Nước Mặn 2 Nước Mặn 2 Nước Mặn 2 Sóc Mới Tân Lập 38 Xã Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Hồ Đắc Kiện Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Huyện Châu Thành Châu Thành Châu Thành Châu Thành Châu Thành Châu Thành Châu Thành Châu Thành Châu Thành Châu Thành Châu Thành Châu Thành Châu Thành Châu Thành Châu Thành Châu Thành Châu Thành Châu Thành Châu Thành Châu Thành Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Long Phú Tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng Sóc Trăng 39 [...]... chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý,…chưa được quan tâm đúng mức Xuất phát từ những nguyên nhân trên nên đề tài Điều tra đặc điểm ngoại hình của gà Nòi nuôi tại Châu Thành và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng được tiến hành với mục tiêu: - Đánh giá thực tế tình hình nuôi gà Nòi (số lượng, kinh nghiệm nuôi của người dân) tại địa bàn điều tra Khảo sát các chỉ tiêu về đặc điểm ngoại hình của giống gà Nòi tại địa phương... Kiện, huyện Châu Thành và xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng từ tháng 10/2013 đến 11/2013 và phân tích mẫu ở phòng thí nghiệm E112 Địa điểm điều tra Hình 3.1 Bản đồ huyện Châu Thành và huyện Long Phú (maps.google.com) 10 3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.2.1 Chọn hộ điều tra Phối hợp với cán bộ thú y huyện, xã để lựa chọn các hộ có kinh nghiệm nuôi gà Nòi từ một năm trở lên, đàn gà điều tra phải thấy... Thành là 5115 con chiếm 59,1%, còn lại ở xã Long Phú, huyện Long Phú là 3540 chiếm 40,9% Bảng 4.1 trình bày số liệu tổng thể về quy mô cơ cấu đàn gà Nòi tại huyện Châu Thành và huyện Long Phú Bảng 4.1 Quy mô và cơ cấu đàn gà của 40 hộ được điều tra Địa bàn điều tra Các chỉ tiêu Đơn vị tính Huyện Châu Thành Huyện Long Phú Tổng Tổng số hộ điều tra Hộ 20 20 40 Tổng số gà được nuôi Con 5115 3540 8655 Gà. .. KHẢ NĂNG ẤP NỞ CỦA GÀ NÒI Tiến hành điều tra 40 hộ nuôi gà Nòi tại huyện Châu Thành và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, và chọn 30 ổ ấp để đánh giá về khả năng ấp nở của giống gà Nòi tại địa phương Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng ấp nở được trình bày ở Bảng 4.4 Bảng 4.4 Khả năng ấp nở của gà Nòi Các chỉ tiêu theo dõi ± SD Số ổ ấp (ổ) 30 - Số trứng ấp (quả) 323 - Số trứng có phôi (quả) 289 - Số gà con nở (con)... lý bằng phần mềm Microsoft Excel 12 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TẠI ĐỊA ĐỂM ĐIỀU TRA Qua thời gian điều tra tình hình chăn nuôi thực tế của 2 huyện: Châu Thành và Long Phú tại tỉnh Sóc Trăng, với tổng số hộ điều tra được là 40 hộ (mỗi huyện là 20 hộ) Nhìn chung, tình hình chăn nuôi ở đây có nhiều khởi sắc, thời điểm hiện tại không có dịch cúm gia cầm hoành hành, người dân đang... 10,0%, so với kết quả nghiên cứu gà Nòi của Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải (2006) là 219,1 ngày điều tra chung của ĐBSCL, thì gà Nòi ở huyện Châu Thành và huyện Long Phú đẻ sớm hơn 12,8 ngày Khối lượng trung bình khi gà mái bắt đầu đẻ là 1,9 kg cao hơn kết quả điều tra của chỉ tiêu này tại ĐBSCL là 0,2 kg (Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải, 2006) Mỗi lứa trung bình gà mái đẻ khoảng 10,8 quả, kết... trong một thời gian dài đến khi xuất bán gà 4.5 NĂNG SUẤT TRỨNG CỦA GÀ NÒI Kết quả điều tra về một số chỉ tiêu đánh giá về năng suất trứng của 40 gà Nòi mái được điều tra tại huyện Châu Thành và huyện Long Phú được trình bày chi tiết trong Bảng 4.3 Bảng 4.3 Năng suất trứng của 40 gà Nòi Các chỉ tiêu theo dõi Tuổi đẻ trứng đầu tiên (ngày) KLCT gà mái trung bình khi vào đẻ (kg) Số lứa đẻ trung bình/mái/năm... luốc gọi là gà ó và một số màu lông khác Gà Nòi mọc lông rất chậm sau 3-4 tháng nuôi gà mới mọc lông đầy đủ Gà thường thay lông vào mùa thu khoảng tháng 7-8 dương lịch, khi thay lông gà sẽ giảm đẻ hoặc ngưng đẻ hẳn, lông được thay theo thứ tự: đầu  cổ  ngực  bụng  cánh  đuôi Tỷ lệ màu lông của 200 gà khảo sát tại xã Đắc Kiện, huyện Châu Thành và xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng được... trắng ngà và màu khác (4.2%) Ở gà trống có mỏ màu vàng chiếm tỷ lệ 11,3%, còn ở gà mái là 15,0% có phần cao hơn, so với kết quả khảo sát của Trần Thị Kim Anh et al., (2008) tại Hà Tây và Bắc Ninh thì tỷ lệ gà trống và gà mái có màu mỏ này lần lượt là 28,2% và 33,6% cao hơn rất nhiều so với kết quả điều tra được Màu vàng Màu vàng đen Màu đen Hình 4.6 Màu mỏ gà nòi 4.7.4 Kiểu mào Theo kết quả điều tra của. .. ếch), nâu, xám…) chiếm tỷ lệ 2,5% trên tổng số Màu vàng cam Màu vàng Màu đen Hình 4.5 Màu mắt gà Nòi 4.7.3 Màu mỏ Mỏ có vai trò quan trọng đối với gia cầm nói chung và với gà Nòi nói riêng, nó là công cụ giúp chúng kiếm và lấy thứ căn và giúp chúng tự vệ trước kẻ thù Qua điều tra ở huyện Châu Thành và huyện Long Phú, gà Nòi có màu mỏ khá đa dạng và điều này được thể hiện cụ thể qua Biểu đồ 4.1 23 Trống

Ngày đăng: 04/10/2015, 22:44

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan