Nghiên cứu chính sách thuế quan và phi thuế quan trong tiến trình tự do hóa thương mại nông sản với các nước nhật bản, trung quốc, hàn quốc, ấn độ

95 632 1
Nghiên cứu chính sách thuế quan và phi thuế quan trong tiến trình tự do hóa thương mại nông sản với các nước nhật bản, trung quốc, hàn quốc, ấn độ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu chính sách thuế quan và phi thuế quan trong tiến trình tự do hóa thương mại nông sản với các nước nhật bản, trung quốc, hàn quốc, ấn độ

PHẦN MỞ ĐẦU I.Lí DO NGHIÊN CỨU Lý do nghiên cứu Với ý tưởng xây dựng khu vực mậu dịch tự do và hợp tác kinh tế trong khu vực Châu Á, 4 nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ên Độ mong muốn trở thành đối tác toàn diện của ASEAN thông qua ký kết các Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện với ASEAN. Nước ta đã thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên theo AFTA, đang trong quá trình thực hiện giảm thuế, áp dụng các biện pháp phi thuế theo lộ trỡnh đó cam kết đối với các nước trong khối ASEAN. Chóng ta đã ký kết Hiệp định thương mại Việt -Mỹ và kết thúc các cuộc đàm phán song phương và đa phương chuẩn bị gia nhập WTO. Thương lượng và ký kết Hiệp định khung với 4 đối tác nói trên là mở rộng hợp tác trong khu vực và cũng là cơ sở cho nước ta hội nhập sâu hơn khi trở thành thành viên của WTO. Ký kết Hiệp định khung ASEAN với 4 đối tác, trong đó đặc biệt Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN -Trung Quốc, Việt Nam đã thoả thuận thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc vào năm 2015. Tuy nhiên Trung Quốc đó cú chương trình “Thu hoạch sớm”, rút ngắn thời gian thực hiện lộ trỡnh cam kết xuống vào năm 2008. Để thực hiện các Hiệp định với 4 đối tác đặc biệt là với Trung Quốc, đặt ra cho chóng ta phải thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại, rà soát và hoàn thiện các văn bản pháp lý, khai thác những cơ hội do việc thực hiện các Hiệp định khung, thúc đẩy tự do hoá thương mại và mang lại hiệu quả cao hơn cho ngành nông nghiệp. Trong các Hiệp định ký kết hợp tác giữa ASEAN và 4 đối tác lớn nói trên, vấn đề thương mại nông sản là vấn đề nhạy cảm, đang chịu ảnh hưởng của chính sách thuế quan và phi thuế quan của từng nước. Liệu chính sách của Việt Nam đã phù hợp với các Hiệp định khung và cần bổ sung thêm những chính sách gì để thúc đẩy tự do hóa thương mại nông sản và phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Đây là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, cũng là vấn đề bức xúc hiện nay. Cho đến nay, đó cú một số nghiên cứu về hội nhập nông nghiệp vào khu vực và quốc tế. Nhưng chưa có nghiên cứu phõn tích chính sách thuế quan và phi thuế quan của nước ta tương thích với các Hiệp định cụ thể. Từ thực tiễn đó, đặt ra yêu cầu bức thiết nghiên cứu các chính sách về thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, các công cụ bảo hộ như thế nào để vừa phù hợp với các cam kết và thúc đẩy tự do hóa thương mại vừa đảm bảo lợi Ých cho nông nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế. Chính vì vậy, chúng tôi lùa chọn đề tài: "Nghiên cứu chính sách thuế quan và phi thuế quan trong tiến trình tự do hóa thương mại nông sản với các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ên Độ". 1 II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU cứu 2.1.Mục tiêu Mục tiêu và phương pháp nghiên Mục tiêu 2.1.1Mục tiêu chung: Mục tiêu chung: Phân tích những bất cập về chính sách thuế quan và phi thuế quan của Việt Nam với Hiệp định khung giữa ASEAN với 4 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ên Độ; đề xuất bổ sung chính sách phù hợp với Hiệp định khung và phát huy lợi thế nông nghiệp của Việt Nam trong tiến trình tự do hóa thương mại nông sản với 4 nước. 2.1.2.Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu cụ thể: 1) Tập hợp thông tin và phân tích vai trò nông nghiệp các nước; 2) Tổng quan kết hợp khảo sát để đánh giá thực trạng chính sách thuế quan và phi thuế quan của Việt Nam; 3) Phân tích Hiệp định khung giữa ASEAN với 4 nước; 4) Phân tích, chỉ ra những bất cập của chính sách Việt Nam so với các HĐK; 5) Đề xuất bổ sung chính sách thích ứng với HĐK và phát huy lợi thế nông nghiệp của Việt Nam trong tiến trình tự do hóa thương mại nông sản với 4 nước. 2.2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.2.1.Phạm vi nội dung và đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu: Phạm vi nội dung và Làm rõ khái niệm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, những qui định về thuế quan và phi thuế quan trong khuụn khổ WTO và AFTA; • Tóm lược các Hiệp định khung ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN -ấn Độ, trong đó tập trung quan tâm các nội dung thuế quan và phi thuế quan liên quan đến thương mại hàng hóa nông sản; • Đánh giá tình hình nông nghiệp 4 nước và quan hệ thương mại nông sản với Việt Nam; • Phân tích chính sách thuế quan và phi thuế quan của Việt Nam, các chính sách này được nghiên cứu tổng quát ở tầm vĩ mô và vi mô. • Phân tích và đánh giá sự bất cập của chính sách Việt Nam với Hiệp định khung: 2 Đề tài phân tích và đánh giá tính bất cập thể hiện: (1) Sự chưa phù hợp hay chưa tương thích giữa chính sách Việt Nam với Hiệp định khung; (2) Tình hình thực trạng và các điều kiện thể hiện khả năng thực thi Hiệp định của Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu, chỉ tập trung vào: Trong tiến trình đàm phán và ký kết Hiệp định của ASEAN với 4 nước lùa chọn, tốc độ nhanh chậm và chi tiết diễn ra khác nhau. Cho đến nay, Hiệp định hợp tác ASEAN - Trung Quốc đã thảo luận và ký kết khá cụ thể, cũn cỏc Hiệp định khác tiến độ đạt được chậm hơn. Mặt khác các Hiệp định khác cũng dự định dùa theo Hiệp định khung ASEAN - Trung Quốc. Hơn nữa nội dung Hiệp định ASEAN - Trung Quốc bao quát toàn diện cả về biện pháp thuế quan và phi thuế quan lấy nền tảng các qui định của GATT và WTO. Do vậy, đề tài tập trung thời lượng nhiều hơn vào việc phân tích sự bất cập giữa chính sách của Việt Nam theo Hiệp định khung ASEAN Trung Quốc và nền tảng của các Hiệp định khung đó là các thể chế thương mại hàng hóa nông sản của WTO. • Trong phân tích các Hiệp định khung với 4 nước nói chung và với Trung Quốc nói riêng, đề tài cũng chỉ tập trung vào thương mại hàng hoá và các nội dung liên quan đến thương mại hàng hoỏ. Cỏc nội dung khác về đầu tư, dịch vụ v.v. đề tài chưa có điều kiện nghiên cứu. • 2.2.2Phương pháp tiếp cận và khung phân tích Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 1) Tiếp cận tài liệu thứ cấp trong nước; thông tin nông nghiệp và thương mại quốc tế qua các tài liệu, báo cáo và truy cập trên Internet các trang Website của FAO, UNDP, WB, AMAD, UNCTAD ... 2) So sánh thuế quan giữa các nước (mức thuế quan trung bình giản đơn, thuế quan trong và ngoài hạn ngạch); 3) Sử dụng phương pháp thống kê và phân tích tỷ lệ sử dụng các công cụ phi thuế quan của các nước đối với hàng nông sản; 4) Sử dụng phương pháp phân tích khiếm khuyết (GAP approach) để phân tích sự bất cập của chính sách Việt Nam với HĐK; III.TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Cho đến nay ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trong đó có ngành nông nghiệp. Phần lớn trong các công trình nghiên cứu đó ở mức độ khác nhau đều có đề cập đến các chính sách thuế quan và phi thuế quan. Một số công trình nghiên cứu hội nhập riêng về ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có thể nêu lên ở đây là: 3 Dự án: Tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (SCARDSII) do chương trình hợp tác phát triển Việt Nam - Ôxtrõylia thông qua Quỹ CEG tài trợ. Các công trình đã xuất bản một bộ sách (4 quyển) với các tiêu đề: WTO và ngành nông nghiệp Việt Nam; Đánh giá sự phù hợp của chính sách nông nghiệp Việt Nam với các quy định trong Hiệp định khu vực và song phương; Tác động của tự do hóa thương mại đến ngành chăn nuôi Việt Nam; Nghiên cứu điều kiện hình thành sàn giao dịch nông sản tại Việt Nam. Bộ sách này đã giới thiệu một số vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu: (1) các qui định và luật lệ quốc tế đối với ngành nông nghiệp, tập trung trong Hiệp định nông nghiệp, Hiệp định SPS và Hiệp định TBT, doanh nghiệp thương mại nhà nước, sở hữu trí tuệ trong thương mại nông nghiệp; (2) chính sách nông nghiệp của Việt Nam, trong đó cú cỏc chính sách thuế quan và biện pháp phi thuế quan, so sánh với các quy định trong Hiệp định khu vực và đa phương; (3) WTO, thương mại nông sản và phát triển. Dự án nghiên cứu nói trên đã đề cập tới các vấn đề thuộc đề tài nghiên cứu, dự ỏn giới thiệu các Hiệp định và qui định của WTO, đối chiếu với chính sách nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên sự so sánh đú cũn rất khái quát, chưa đề cập cụ thể. Bộ Thương mại cũng đã chủ trì thực hiện: Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn 2 từ năm 2005 đến 2008, viết tắt MUTRAP II, do cộng đồng Châu Âu tài trợ, trong đú cú 3 hợp phần về lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên dự án này bắt đầu triển khai từ quớ IV năm 2005, muộn hơn so với thời gian thực hiện đề tài. Trong nước cũng có một số nghiên cứu của Viện quản lý kinh tế Trung ương, Viện nghiên cứu của Bộ Thương mại về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Các nghiên cứu này có nội dung rộng lớn hơn bao quát tất cả các ngành kinh tế. Chính sách thuế quan và phi thuế quan trong nông nghiệp chỉ là một phần rất nhỏ và chưa được đề cập chi tiết. Trên thế giới đó cú rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Trước hết là phải kể đến các công trình nghiên cứu về khái niệm, phân loại và lượng húa cỏc biện pháp phi thuế quan của các tác giả Bijit Bora, Aki Kuwahara và Samlaird được Liên hiệp quốc ở NewYork và Geneva xuất bản năm 2002. Nhóm nội dung nghiên cứu khác tập trung vào quá trình gia nhập và thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO của Trung Quốc. WTO đã tập hợp các kết quả đó và đăng tải trên trang web của WTO (tài liệu dày trên 350 trang điện tử), trong đó có một số chương liên quan vấn đề nghiên cứu. Tất nhiên là những nội dung đó thuộc nền kinh tế Trung Quốc. Các kết quả nghiên cứu trờn đó hỗ trợ thêm về ý tưởng và phương pháp nghiên cứu của đề tài, giúp nhóm nghiên cứu có cách nhìn rõ hơn từ các công trình trên. 4 PHẦN I. CÁC BIỆN PHÁP THUẾ QUAN VÀ PHI THUẾ QUAN TRONG WTO VÀ AFTA I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ QUAN VÀ PHI THUẾ QUAN Cơ sở Lý luận về thuế quan và phi thuế quan 1.1. Thuế quan Thuế quan 1.1.1. Khái niệm thuế quan và mục đớchđỏnh thuế quan Khái niệm thuế quan và mục đíchđánh thuế quan Thuế quan là thuế xuất nhập khẩu, đó là số tiền nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải nép vào ngân sách nhà nước của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu. Mọi hàng hoá được phép xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới của một nước nói chung đều phải chịu thuế xuất nhập khẩu theo qui định của nước xuất hoặc nhập khẩu. Thông thường, thuế quan được áp dụng trước tiên nhằm mục đích tăng nguồn thu ngân sách cho chính phủ. Tuy nhiên, thuế quan cũng có thể được áp dụng vì những mục đích khác như ngăn chặn hàng nhập khẩu và bảo vệ hàng trong nước, trả đũa một quốc gia khác, bảo vệ một ngành công nghiệp quan trọng hay non trẻ, v.v. Thuế quan được WTO coi là hợp lệ và cho phép các nước thành viên duy trì, nhờ sự minh bạch và tính dễ dự đoán trong việc áp dụng biện pháp này. 1.1.2. Mức thuế quan và các loại thuế suất Mức thuế quan và các loại thuế suất Mức thuế quan được qui định theo tỷ lệ % trị giá xuất, nhập khẩu hoặc trị giá tuyệt đối trên một đơn vị sản phẩm xuất, nhập khẩu. Mức thuế quan bao gồm các loại: Thuế suất ưu đãi; thuế suất ưu đãi đặc biệt; thuế suất thông thường và thuế nhập khẩu bổ sung. a)Thuế suất Thuế suất ưu đãi: Là thuế suất chỉ áp dụng cho hàng nhập có xuất xứ từ nước, hoặc khối nước có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại. Mỗi một nước có quy định cụ thể cho từng mặt hàng trong biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi. b)Thuế suất ư Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Là thuế suất được áp dụng cho hàng nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước đó cú thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh quan thuế, hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác. Mỗi một nước, thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng cụ thể cho từng mặt hàng theo qui định trong thoả thuận. c)Thuế suất thông th Thuế suất thông thường: 5 Là thuế suất được áp dụng cho hàng nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước không có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại. Đây là thuế suất thương mại tự do không có thỏa thuận hoặc cam kết ưu đãi. d) Thuế nhập khẩu bổ sung Thuế nhập khẩu bổ sung Ngoài thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, hàng nhập khẩu có thể còn bị đánh thuế theo thuế suất bổ sung. Tùy theo qui định của từng nước và từng trường hợp để nước đó áp dụng các biện pháp thuế nhập khẩu bổ sung. 1.1.3. Các bảng danh mục thuế để thực hiện lộ trỡnh cam kết cắt giảm thuế trong AFTA Ngoài các loại thuế nêu ở trên, trong lộ trỡnh cắt giảm thuế để thực hiện AFTA, tất cả cỏc dũng thuế còn được phân thành cỏc nhúm sau đây: Nhúm các mặt hàng cắt giảm thuế quan ngay (Inclusion List - IL), đây là nhúm cỏc mặt hàng phải đưa vào cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn mức thuế quan kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Theo AFTA, nhúm cỏc mặt hàng này của Việt Nam phải cắt giảm xuống 0-5% vào năm 2006, mức giảm Ýt nhất là 3 năm 1 lần, mỗi lần cắt giảm tối thiểu là 5%; • Nhúm các mặt hàng loại trừ tạm thời (Temporary Exclusion List -TEL), đõy là các mặt hàng tạm thời chưa cắt giảm ngay trong một số năm đầu, nhưng thời gian sau đó phải được đưa vào cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn. Theo AFTA, đối với Việt Nam, nhóm mặt hàng này được loại trừ tạm thời từ 1995 -1999, sẽ phải đưa vào cắt giảm theo 5 bước trong giai đoạn 5 năm từ 1999 -2003; • Nhúm các mặt hàng loại trừ hoàn toàn (General Exception List -GEL), có tài liệu nêu là nhóm mặt hàng nhạy cảm là nhúm cỏc mặt hàng có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc gia, đạo đức, sức khỏe, sự tồn tại của động thực vật, bảo tồn giá trị văn hóa v.v. được loại trừ khỏi việc cam kết cắt giảm thuế quan. • Trong các Hiệp định khung ASEAN với 4 nước, cũn cú khái niệm "thu hoạch sớm" có nghĩa là các mặt hàng thuộc diện hoàn thành việc cắt giảm nhanh trước thời hạn thông thường. • 1.1.4.Phương phỏp tớnh thuế quan Phương pháp tính thuế quan Thuế quan theo tỷ lệ % trị giá xuất, nhập khẩu được tớnh dựa trờn: Số lượng từng mặt hàng xuất nhập khẩu, trị giá tính thuế và thuế suất. Thuế xuất nhập khẩu được tính theo công thức: 6 Thuế xuất/nhập = Sè lượng (từng mặt hàng) * Trị giá tính thuế * Thuế suất Trong đó: Sè lượng từng mặt hàng: là số lượng hàng (tấn, bao, kiện ...) ghi trong tê khai hải quan Trị giá tính thuế: Là giá tiền của một đơn vị hàng hóa. Trị giá tính thuế được xác định theo trị giá giao dịch. Tuy nhiên trong thực tế các loại hàng hóa rất đa dạng và không phải hàng hóa nào cũng có trị giá giao dịch cho nên ở Việt Nam trị giá tính thuế được xác định theo 5 phương pháp khác nhau. Ngoài phương pháp theo giá trị giao dịch cũn cú 4 phương pháp khác là: Tính theo trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt; tính theo trị giá khấu trừ; tính theo trị giá tính toán và theo phương pháp suy luận. Thuế suất (nh đó nêu ở trên) 1.2.Các biện pháp phi thuế quan Các biện pháp phi thuế quan 1.2.1.Khái niệm và mục đích áp dụng các biện pháp phi thuế quan Khái niệm và mục đích áp dụng các biện pháp phi thuế quan Cú mét số khái niệm và cách hiểu về biện pháp phi thuế quan, sau đây đề tài sử dụng các khái niệm được một số tác giả đưa ra và được tóm lược nêu lên trong tài liệu của WTO về chính sách thương mại và hàng hóa thế giới, chuỗi nghiên cứu số 18 với tiêu đề "Định lượng các biện pháp Phi thuế quan" của Bijit Bora, Aki Kuwahara and Sam Laird (2002): - Thuật ngữ “cỏc biện pháp phi thuế quan” (Non-Tariff Measures, sau đây viết tắt là NTM) bao hàm tất cả các biện pháp hạn chế định lượng xuất nhập khẩu, trợ giá sản xuất, trợ giá xuất khẩu, hoặc các biện pháp khác có tác dụng tương tự, không chỉ riêng hạn chế xuất khẩu (GATT và UNCTAD). - Theo Baldwin (1970s), cho rằng “biện pháp phi thuế quan” là bất kì biện pháp nào tác động đến việc phân bổ hàng hoá dịch vụ thông thương quốc tế, hoặc các nguồn lực cho hàng hoá và dịch vụ đó sao cho giảm được thu nhập thực tế. Từ các khái niệm và nhận dạng ở trên ta có thể khái quát: Biện pháp phi thuế quan là các biện pháp (không bao gồm công cụ thuế quan) can thiệp vào hàng xuất nhập khẩu, từ đó làm tăng hoặc giảm giá trị thương mại thực của hàng hóa làm giảm hoặc tăng năng lực cạnh tranh. Đối với nước nhập khẩu, mục tiêu hay động lực áp dụng các biện pháp phi thuế quan xuất phát từ mong muốn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội lâu dài, hoặc xuất phát từ mong muốn trước mắt cân bằng cán cân thanh toán, cũng có thể là 7 giúp một ngành sản xuất tránh được tình trạng nhập khẩu quá nhiều, gây tổn hại và ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành đó. Biện pháp nước nhập khẩu áp dụng là hạn chế hoặc làm tăng chi phí dẫn đến tăng giá làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Đối với nước xuất khẩu với mục tiêu xuất khẩu được nhiều, xuất khẩu với giá cạnh trạnh nờn tỡm biện pháp hỗ trợ để giảm chi phí dẫn đến giảm giá hàng xuất khẩu. Tuy nhiên khi lạm dụng quá mức hoặc sử dụng trá hình các biện pháp phi thuế quan sẽ bóp méo giá trị thương mại và trở thành các rào cản thương mại, có tác động tiêu cực đến việc tiếp cận thị trường và cản trở tự do hóa thương mại. 1.2.2.Phân loại Phân loại a)Phõn loại theo biện pháp Phi thuế quan truyền thống và mới áp dụng loại theo biện pháp Phi thuế quan truyền thống và mới áp dụng Phân Các hàng rào phi thuế quan truyền thống bao gồm hạn ngạch, cấp phép, định giá hải quan, quy định về xuất xứ, kiểm tra hàng hóa trước khi xuống tàu..., trong đó, ba biện pháp đầu tiên được sử dụng rộng rãi hơn cả là: (a) Hạn chế định lượng; (b) Cấp phép nhập khẩu; (c) Các quy định về định giá hải quan để tính thuế. Nhìn chung, các biện pháp hạn chế định lượng được coi là có tác dụng bảo hộ mạnh hơn các biện pháp thuế quan và trực tiếp bóp méo thương mại. Do vậy, điều XI của Hiệp định GATT không cho phép các nước thành viên áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa. Không áp dụng hạn chế định lượng là một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO. Tuy nhiên, Hiệp định GATT đưa ra một số ngoại lệ với nguyên tắc này, cho phép các nước thành viên được áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng theo những điều kiện nghiêm ngặt. Thớ dụ nh để đối phó tình trạng thiếu lương thực trầm trọng (Điều XI:2), bảo vệ cán cân thanh toán (Điều XVII:B), bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật (Điều XXV) và bảo vệ an ninh quốc gia (Điều XXIV). Trước đây, cấp phép nhập khẩu là một biện pháp được sử dụng rất rộng rãi nhằm hạn chế nhập khẩu. Hiện nay, các quy định về cấp phép nhập khẩu của một nước thành viên phải tuân thủ Hiệp định về thủ tục cấp phép Nhập khẩu của WTO, tức là đáp ứng các tiêu chí như đơn giản, minh bạch và dễ dự đoán. Trình tự, thủ tục xin cấp phép cũng như lý do áp dụng giấy phép phải được thông báo rõ ràng, đặc biệt là với các loại giấy phép không tự động. Các quy định về định giá hải quan để tính thuế có thể trở thành một rào cản lớn với hoạt động thương mại. Thớ dụ nh quy định việc áp giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu. Chính vì vậy, Hiệp định về định giá Hải quan ACV của WTO đã quy định cỏc nguyờn tắc cụ thể trong việc xác định giá trị tính thuế của hàng hóa. 8 Các biện pháp phi thuế quan khác mới áp dụng đó là (a) Các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, dán nhãn. Đồng thời với những nỗ lực giảm thuế và điều chỉnh các biện pháp phi thuế truyền thống trong WTO, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản thương mại mang tính kỹ thuật như các quy định về vệ sinh, kỹ thuật, môi trường, tiêu chuẩn sản phẩm... . Hiện nay, trong WTO, Hiệp định SPS điều chỉnh việc áp dụng các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động, thực vật và Hiệp định TBT điều chỉnh việc áp dụng các quy định liên quan tiêu chuẩn sản phẩm, dán nhãn, chứng nhận và công nhận hợp chuẩn. Mục tiêu của hai hiệp định này là cho phép các nước thành viên một mặt duy trì các biện pháp vệ sinh và kỹ thuật vỡ cỏc lý do chính đáng, mặt khác hạn chế khả năng lạm dụng các biện pháp này để bóp méo hoạt động thương mại. (b) Trợ cấp, đây là một công cụ chính sách được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở hầu hết các nước nhằm đạt các mục tiêu của chính phủ về kinh tế, xã hội, chính trị... Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trợ cấp, tuy nhiên, theo WTO, trợ cấp là một khoản đóng góp về tài chính do chính phủ hoặc một tổ chức nhà nước cung cấp, hoặc là một khoản hỗ trợ thu nhập hoặc hỗ trợ giá và mang lại lợi Ých cho đối tượng nhận trợ cấp. Trong WTO, trợ cấp nông nghiệp được điều chỉnh bởi Hiệp định Nông nghiệp. (c) Các quy định chống bán phá giá. Nhìn chung, "bán phá giá" được hiểu là hành vi bán hàng hóa tại thị trường nước nhập khẩu thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu. Bán phá giá thường được thực hiện khi bên bán muốn chiếm lĩnh thị trường hay cạnh tranh giành thị phần. Bán phá giá bị coi là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vỡ khụng dựa trờn những tiêu chí thương mại và có xu hướng bóp méo thương mại, gây ảnh hưởng ngành công nghiệp nước nhập khẩu. (d) Mua sắm chính phủ. Các chính phủ thường chi một khoản rất lớn để mua sắm hàng hóa, thiết bị và dịch vụ phục vụ hoạt động của mình. Tuy nhiên, việc mua sắm đó thường không căn cứ vào các tiêu chí thương mại thông thường. Dưới áp lực chính trị, các chính phủ thường mua hàng hóa và dịch vụ từ các công ty trong nước, do vậy, tạo ra sự phân biệt đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Hiện nay, WTO có Hiệp định Mua sắm Chính phủ để điều tiết hoạt động này. Tuy nhiên, hiệp định này mới chỉ dừng ở khuôn khổ của một hiệp định nhiều bên và việc tham gia hiệp định là trên cơ sở tự nguyện. (e) Các biện pháp đầu tư liên quan thương mại, thí dụ như các quy định yêu cầu các nhà đầu tư phải sử dụng nguyên liệu trong nước, quy định tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm hay hạn chế nguồn ngoại tệ dùng để thanh toán hàng nhập khẩu của công ty... Các biện pháp này thường được các nước đang phát triển sử dụng rộng rãi để hạn chế nhập khẩu và phát triển ngành công nghiệp trong nước. Để khắc phục tình trạng này, Hiệp định TRIMS đã đưa ra mét danh mục các biện pháp đầu tư bị coi là không phù hợp các quy định về tự do hóa thương mại của WTO và yêu cầu các nước thành viên không duy trì những biện pháp này. (f) Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Việc thực thi không đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ cũng được coi là một rào cản lớn với hoạt động thương mại quốc tế, vì hàng nhái, hàng giả, hàng vi phạm bản quyền với giá rẻ sẽ hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm đích thực. Vấn đề này thật sự trở nên nghiêm trọng với những quốc gia mà việc 9 thực thi quyền sở hữu trí tuệ không được nghiêm ngặt (Nguyễn Văn Long, UBQG HNKTQT). b)Phõn loại theo tính chất tác động của các biện pháp Phi thuế quan Phân theo tính chất tác động của các biện pháp Phi thuế quan loại Trong tài liệu "Chính sách thương mại và hàng hóa thế giới, chuỗi nghiên cứu 18 về Định lượng các biện pháp Phi thuế quan", theo Laird và Vossenaar (1991), NTM có thể được phân loại theo mức độ tác động trực tiếp của các biện pháp, các tác giả đã chia các biện pháp đó bao gồm năm phõn lớp sau đây: (i)Cỏc biện pháp kiểm soát khối lượng hàng nhập khẩu Các biện pháp kiểm soát khối lượng hàng nhập khẩu Có hàng loạt các biện pháp được sử dụng để kiểm soát khối lượng hàng nhập khẩu, nó bao gồm các lệnh cấm, các hạn ngạch hay hạn chế số lượng hàng nhập khẩu (Quota Rate-QR), việc cấp giấy phép có điều kiện, giấy phép nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, Hiệp ước bình ổn thị trường và độc quyền nhập khẩu hay kinh doanh của nhà nước. Các biện pháp trong phõn lớp này áp dụng ngay tại biên giới hoặc trước đó, do nước nhập khẩu thực hiện để ngăn chặn không cho vào biên giới nước nhập khẩu. (ii) Các biện pháp kiểm soát giá hàng nhập khẩu Những biện pháp này bao gồm: phần trả thêm, thuế theo mùa, hạn ngạch thuế quan, chi phí phát sinh và chi phí quốc nội đánh thuế lên mặt hàng nhập khẩu, các khoản thuế biến thiên, thuế chống phá giá và thuế nhập khẩu phụ thu. Các biện pháp khác trong nhóm này như giá tối thiểu, thủ tục mua bán của chính phủ, hạn chế giá xuất khẩu do quốc gia xuất khẩu đảm nhận, các biện pháp khác làm tăng chi phí hàng nhập khẩu như qui định khoản đặt cọc, sử dụng tín dụng khi nhập khẩu, vận chuyển trờn cỏc đội tàu quốc gia hoặc qui định cảng nhập khẩu. Các biện pháp này tập trung vào xem xét và tác động lên giá hàng nhập khẩu. Nói là kiểm soát giá nhưng thực chất là các biện pháp kích hoạt làm cho giá hàng nhập khẩu tăng thêm. (iii)Cỏc biện pháp giám sát như điều tra giá cả và trọng lượng pháp giám sát như điều tra giá cả và trọng lượng Các biện Các biện pháp này là việc cấp giấy phép tự động, giám sát nhập khẩu, điều tra giá và điều tra chống phá giá - bù đắp. Các biện pháp này xem xét mức độ chênh lệch giữa giá bán ở thị trường nhập khẩu với chi phí sản xuất và lưu thông 10 hàng hóa. Các biện pháp này có tác động quấy rối, gây cản trở đối với các hoạt động khác, làm nón lòng người xuất khẩu, và như vậy thì sẽ hạn chế xuất khẩu. Ở nhiều nước như Mỹ và Liên minh Châu Âu thường xuyên cú cỏc cuộc điều tra chống bán phá giá. Ban đầu họ điều tra xem liệu có bán phá giá hay trợ giá diễn ra không. Nếu như có hiện tượng này, họ tiếp tục điều tra xem liệu có gây hại đến sản xuất trong nước hay không. Từ đó họ áp đặt thuế bù đắp hay thuế bán phá giá. (iv)Cỏc biện pháp trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ sản xuất Các biện pháp trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ sản xuất Các biện pháp này có thể áp dụng trợ cấp cho sản xuất hoặc gián tiếp cho đầu vào sản xuất, cũng có thể áp dụng cho dịch vụ tài chính hay vận chuyển trong sản xuất và tiếp thị, đôi khi áp dụng cho các vùng nhằm hỗ trợ phát triển khu vực đú. Nú được thực hiện dưới dạng hỗ trợ tài chính hay hoàn thuế hay lệ phí. Các biện pháp trong phõn lớp này do các nước xuất khẩu thực hiện có tác dụng hỗ trợ làm giảm giá thành sản phẩm khi đưa đến thị trừờng nhập khẩu và do đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu. (v)Biện pháp kĩ thuật Biện pháp kĩ thuật Biện pháp kỹ thuật bao gồm những qui định và tiêu chuẩn kỹ thuật mà các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng khi đưa vào thị trường nước nhập khẩu. Đó là các qui định, tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, kiểm dịch động thực vật, ATTP, tiêu chuẩn môi trường và kết hợp của các tiêu chuẩn đó. Mục đích chính đáng của các biện pháp kỹ thuật là vì lý do an toàn sức khoẻ của con người, bảo vệ cây trồng và vật nuụi tránh nguy cơ bị xâm nhập lây lan các bệnh tõt. Để đáp ứng được các qui định và tiêu chuẩn kỹ thuật nước nhập khẩu yêu cầu nhà sản xuất và xuất khẩu phải tăng đầu tư, tăng chi phí làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, một số mặt hàng xuất khẩu không tuân thủ quy định có thể sẽ bị cấm hoặc bắt buộc phải đầu tư nhiều cho việc nâng cấp quy trình sản xuất. Nhúm các biện pháp kỹ thuật do nước nhập khẩu áp dụng nhằm mục tiêu rất chính đáng là bảo vệ sức khỏe con người, ngăn chặn bệnh xâm nhập lây lan, nhưng nấp dưới mục tiêu chính đáng đó là hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu. Với nhóm biện pháp này các nước đang phát triển chịu nhiều thua thiệt hơn. Biện pháp phi thuế quan có rất nhiều loại, theo OECD năm 1994, đã thống kê chỉ riêng nông nghiệp, có khoảng 150 biện pháp NTM. Xu hướng của các biện pháp Phi thuế quan đi từ các biện pháp can thiệp hành chính (ngăn cấm) chuyển sang các biện pháp tác động lên giá thành và giá bán, đến ngày nay chuyển sang hình thức tinh vi hơn thông qua hàng rào kỹ thuật. Cho dù ở mức độ nào thì các nước đang phát triển cũng phải đối đầu với nhiều thách thức hơn là cơ hội thuận lợi. 11 1.3. Tính chất hai mặt của thuế quan và biện pháp phi thuế quan Tính hai mặt của thuế quan và biện pháp phi thuế quan trong thể chế thương mại quốc tế chất 1.3.1.Mặt tích cực Mặt tích cực Với mục đích và các nguyên tắc hoạt động của WTO là tạo điều kiện hình thành thể chế thương mại chung bao hàm trong các qui định về thuế quan, biện pháp phi thuế quan và các lĩnh vực khác, nhờ vậy thể chế thương mại quốc tế cú cỏc mặt tích cực thể hiện: • • • • • • Về nguyên tắc, các biện pháp thuế quan và phi thuế quan theo WTO là tạo nên thể chế thương mại minh bạch, bình đẳng, thông thoáng dựa trờn cơ sở đàm phán thương lượng và loại bỏ rào cản. Thể chế thương mại đó kích thích sản xuất nông sản theo qui trình kỹ thuật tiến bộ đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng hàng hóa. Cũng tạo điều kiện để cho các loại nông sản đủ tiêu chuẩn có thể được mở rộng thị trường, tự do cạnh tranh trên bất kỳ thị trường nào. Tạo cơ hội cho các nước tiếp cận kỹ thuật, công nghệ, quản lý tiên tiến đổi mới nền sản xuất và cơ chế quản lý kinh tế của chính nước mình. Vì mục đích và những đòi hỏi ở trên, khuyến khích các nước hợp tác song phương và đa phương, kích thớch các nước gia nhập các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch, BVTV, v.v. để từng bước hài hòa hóa tiêu chuẩn quốc gia tương thích với tiêu chuẩn quốc tế. Cho phép các nước sử dụng công cụ thuế quan để điều khiển việc xuất, nhập nông sản, cũng như tạo cho các nước đang phát triển những điều khoản linh hoạt trong tiếp cận thương mại quốc tế và có một khoảng thời gian dài hơn để cải cách và hoàn thiện các chính sách của mình hài hòa với thông lệ và thể chế thương mại quốc tế. Với những mặt tích cực của thể chế thương mại quốc tế như trên, thể chế thương mại quốc tế đóng góp quan trọng vào việc tạo sức Ðp sự đổi mới, cải cách, thóc đẩy sự phát triển nông nghiệp các nước cũng như đẩy nhanh quá trình hội nhập nông nghiệp khu vực và quốc tế. 1.3.2.Mặt hạn chế Mặt hạn chế Trái ngược với mục đích và mong muốn cao cả của thể chế thương mại quốc tế, trong thực tế do cơ chế thị trường thể chế thương mại quốc tế không được trong sáng như ý tưởng mong muốn mà nó bị bóp méo thể hiện trên một số điểm hạn chế hoặc tiêu cực dưới đây: • Việc thương lượng và đàm phán là cơ sở hàng đầu của sự thống nhất. Tuy nhiên với vai trò và vị thế kinh tế, chính trị của mỡnh, cỏc nước lớn thường 12 • • • • có sức áp đảo và quyết định. Tiếng nói của các nước nhỏ, kinh tế yếu có trọng lượng thấp. Chính vì vậy, trong thực tiễn nguyên tắc "thương lượng và đàm phán" đã chứa đựng sự bất bình đẳng. Các nước đang phát triển hoặc kém phát triển tổ chức sản xuất trong điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ sở vật chất kỹ thuật và qui trình sản xuất lạc hậu nên chất lượng sản phẩm thấp, chứa đựng nhiều yếu tố và công đoạn bất an toàn thực phẩm. Các sản phẩm với chất lượng nh vậy làm thế nào để xâm nhập vào được các thị trường các nước phát triển với yều cầu tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng cao, tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ. Chính vì vậy, đã tạo nên dòng chảy sản phẩm một chiều từ các nước phát triển sang các nước đang và kém phát triển, dòng chảy ngược lại (từ các nước đang và kém phát triển sang các nước phát triển) rất khó khăn. Các sản phẩm chưa an toàn thực phẩm, chất lượng thấp do các nước đang và kém phát triển sản xuất ra chỉ có thể tiêu dùng nội bộ và luân chuyển trong khu vực các nước đang và kém phát triển. Khai thác điểm yếu này của các nước đang và kém phát triển, các nước phát triển dựng cỏc biện pháp kỹ thuật thực chất là hàng rào kỹ thuật về qui trình sản xuất, về tiêu chuẩn sản phẩm, về môi trường để ngăn chặn các sản phẩm các nước đang phát triển nhập khẩu vào nước họ, nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Trong khi đó, các nước mạnh như EU, Mỹ thực hiện hỗ trợ sản xuất trong nước rất lớn dưới nhiều hình thức làm cho giá thành nông sản của họ giảm, giá bán có sức cạnh tranh cao so với sản phẩm tương tự từ các nước đang phát triển (ví dụ: Đường của châu Âu, ngô của Mỹ). Về phương diện cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của nông sản về chất lượng như đã nói ở trên, về phương diện giá bán có thể do giá công lao động rẻ hơn nên giá thành sản phẩm các nước đang phát triển có giá bán thấp hơn. Cho dù giá bán có thấp hơn chăng nữa, nó chỉ phù hợp với bộ phận thu nhập thấp trong các nước phát triển mà thôi. Để hạn chế nhập khẩu các nông sản có giá rẻ, các nước phát triển dùng chính sách chống bán phá giá để ngăn chặn, làm cho giá hàng nhập khẩu tăng lên khó cạnh tranh với hàng nội địa. Các nước đang phát triển rất khó có điều kiện về tài chính và quan hệ quốc tế để theo đuổi các vụ kiện loại này. Việt Nam đã bị kiện bán phá giá cá Ba sa, tôm, giày mà rất Ýt cơ hội để thắng kiện. Điều cần quan tâm nhiều hơn là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, các ông chủ kinh doanh thương mại nông sản. Thương nhân của các nước đang và kém phát triển phần lớn vốn liếng Ýt ỏi, năng lực tiếp cận thị trường hạn chế, hệ thống giao dịch và phân phối hạn hẹp. Tất cả đó thể hiện năng lực cạnh tranh của các thương nhân trong các nước đang phát triển không đủ sức để đương đầu với các Tổng công ty xuyên quốc gia, các công ty lớn của các nước phát triển dày dạn kinh nghiệm quản lý, thương trường và năng lực tài chính khổng lồ. Điều đó phản ỏnh tớnh bất bình đẳng trong thương mại 13 cạnh tranh, cái được gọi là " công bằng" dựa trờn một thực tế "không ngang sức". • Về hưởng lợi của công nghệ và quản lý tiến bộ, các nước đang phát triển rất tốn kém để tiếp thu công nghệ và quản lý do các nước phát triển chuyển giao. Nhưng thông thường họ nhận được những loại công nghệ thuộc các thế hệ trước, trong đó có loại đã lỗi thời. Thêm vào đó là sự chuyển giao không đầy đủ về đặc tính công nghệ, kỹ năng sử dụng, vận hành. Chính vì vậy, khi đưa vào ứng dụng gặp không Ýt trục trặc, hiệu quả thấp. Điều này làm chậm sự phát triển của nước tiếp nhận và của xã hội. Các nước đang và kém phát triển phải trả giá và tốn kém không Ýt nguồn lực. Có thể là chưa đầy đủ khi phân tích những mặt hạn chế, tiêu cực. Nhưng với nhưng điểm nêu trên cho thấy thể chế thương mại quốc tế mà các quốc gia đang mong muốn xây dựng chứa đựng trong mình nó một số khuyết tật. Thực chất của các điểm tiêu cực này đã hạn chế tự do hóa thương mại của các nước đang và kém phát triển, một lực lượng đông đảo trên hành tinh này. Khi nghiên cứu chính sách thuế quan và phi thuế quan phân tích các điểm tiêu cực của thể chế thương mại quốc tế, không vì thế mà lung lay ý chí hội nhập nông nghiệp quốc tế. Hội nhập kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riờng đã là xu thế tất yếu khách quan và cũng là sức Ðp mạnh mẽ để nhanh chóng đổi mới nền nông nghiệp nước ta. Phân tích những hạn chế này hàm ý rằng trên con đường hội nhập có nhiều thách thức và nhiều đá ngầm mà chúng ta phải lường trước để lùa chọn một cách linh hoạt, khôn ngoan. 1.4.Phương pháp xác định tác động của các biện pháp thuế quan Phương pháp xác định tác động của các biện pháp thuế quan và phi thuế quan 1.4.1.Phương pháp xác định tác động của thuế quan tác động của thuÕ quan Phương pháp xác định Dùa vào mức độ cắt giảm thuế suất để đánh giá mức độ tiếp cận thị trường của nước nhập khẩu. Thuế suất thuế nhập khẩu cam kết càng thấp điều đó đồng nghĩa với tiếp cận thị trường cao hơn. Ngược lại mức thuế suất cao thì mức độ tiếp cận thị trường giảm. Các nhà phân tích định lượng cũng đã xây dựng mô hình để phân tích các phương án cắt giảm thuế quan tác động đến lượng xuất nhập khẩu, giá cả nội địa, phóc lợi đối với người sản xuất, người tiêu dùng, quốc gia nhập khẩu. Mô hình mô phỏng chính sách thương mại nông sản (Agricultural Trade Policy Simulation Model, viết tắt ATPSM) của Vazetti được sử dụng để phân tích tác động thay đổi thuế quan của một số nước. 14 1.4.2.Xác định tác động của các biện pháp phi thuế quan của các biện pháp phi thuế quan Xác định tác động Phương pháp tính toán xác định tác động của các biện pháp phi thuế quan hết sức phức tạp. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cố gắng tìm tòi các phương pháp đánh giá tác động của nó. Hiện có nhiều phương pháp luận để xác định tầm quan trọng của các biện pháp mậu dịch và dự đoán tác động của các biện pháp phi thuế quan. Trong đó có 2 phương pháp chủ yếu: (1) phương pháp thống kê và (2) phương pháp mô hình. Phương pháp thống kê để tóm tắt thông tin về các biện pháp NTM được sử dụng và phạm vi các mặt hàng chịu ảnh hưởng. Theo phương pháp này trước hết xác định các biện pháp phi thuế quan mà một nước áp dụng. Tiếp đến là xác định phạm vị sử dụng các biện pháp đó cho những sản phẩm nào, tỷ trọng khối lượng sản phẩm được áp dụng biện pháp phi thuế quan. Cuối cùng phân tích tỷ trọng phần nông sản áp dụng biện pháp phi thuế quan so với tổng khối lượng nông sản. Chỉ số phân tích này chỉ cho chóng ta thấy phạm vi tác động của các biện pháp phi thuế quan. Phương pháp mô hình dùng để phân tích mô phỏng tác động định lượng của các biện pháp NTM, tác động lên giá, lên lượng xuất nhập khẩu và do đó lờn phúc lợi thu được. Các phương pháp này quan trọng ở chỗ nó tạo ra một khuôn khổ vững chắc trên cơ sở đó phân tích tác động của phóc lợi, giá cả, sản xuất, và mậu dịch. II. NHỮNG VẤN ĐỀ THUẾ QUAN VÀ PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI NÔNG SẢN Những vấn đề thuế quan và phi thuế quan đối với nông sản ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG KHUÔN KHỔ WTO VÀ AFTA 2.1.Qui định thuế quan và phi thuế quan trong WTO Qui định thuế quan và phi thuế quan trong WTO 2.1.1Nguyên tắc chung Nguyên tắc chung WTO là tổ chức thương mại quốc tế, tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). WTO xây dựng một hệ thống các qui định vô cùng phức tạp và cụ thể trên 4 lĩnh vực: thương mại hàng hóa; dịch vụ; đầu tư và sở hữu trí tuệ. Tất cả những qui định đú dựa trờn 5 nguyên tắc cơ bản, đó là: (1) thương mại không phân biệt đối xử; (2) thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán; (3) dễ dự đoán, dự báo; (4) tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng; (5) dành cho các nước đang phát triển một số ưu đãi. 15 Nguyên tắc không phân biệt đối xử yêu cầu các nước thành viên phải dành cho nhau ưu đãi tối huệ quốc (Most Favored Nation -MFN), không có sự phân biệt đối xử về hàng hóa và dịch vụ giữa các nước thành viên với nhau, và đối xử quốc gia (National Treatment -NT), tức là không phân biệt đối xử giữa hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước và nhập khẩu. Để thúc đẩy tự do hóa thương mại, WTO yêu cầu các nước phải mở cửa thị trường, loại bỏ dần dần các rào cản thương mại. Mức độ cắt giảm các rào cản thương mại được thỏa thuận thông qua đàm phán song phương và đa phương. Thuế quan được WTO coi là hợp lệ và cho phép các nước thành viên duy trì, nhờ sự minh bạch và tính dễ dự đoán trong việc áp dụng biện pháp này. Yêu cầu bắt buộc các quốc gia giảm thuế nhập khẩu, và có thể áp dụng hạn ngạch để mở cửa thị trường. Trong tương lai không được nâng mức thuế quan cao hơn mức đã cam kết. Nếu muốn nâng cao mức cao hơn phải đàm phán lại với các quốc gia quan tâm. Từ mức thuế cam kết làm cơ sở, các nước đang phát triển phải giảm thuế 24 % bình quân và giảm tối thiểu 10% của mỗi dòng thuế trong vòng 10 năm. Chuyển tất cả các rào cản phi thuế quan đối với thương mại thành các mức thuế quan tương ứng (gọi là thuế húa). Khụng khuyến khích áp dụng lại các biện pháp phi thuế quan. Ngoài ra, vòng đàm phán Uruguay còng khuyến khích nhập khẩu các sản phẩm mà trước đây được bảo hộ bằng biện pháp phi thuế quan, thông qua sử dụng hạn ngạch - thuế quan. Nguyên tắc dễ dự báo dự đoán đòi hỏi chính sách thuế quan và phi thuế quan của các nước thành viên phải không bị thay đổi một cách tùy tiện, thuế quan và các biện pháp phi thuế phải rõ ràng, có thể tính toán và dự báo được. Khi thay đổi chính sách, các nước thành viên phải thông báo với Ban thư ký WTO và các đối tác thương mại liên quan, tham vấn ý kiến của họ trước khi đưa ra chính sách mới. Nguyên tắc bình đẳng yêu cầu hạn chế các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành đặc quyền nào đó cho một số doanh nghiệp. Dành ưu đãi cho các nước đang phát triển thông qua việc cho phép các nước đang phát triển cú thờm một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ hay có thời gian dài hơn để điều chỉnh chính sách trong nước phù hợp với qui định của WTO. Đối xử ưu đãi đặc biệt và riêng biệt dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển gọi là điều khoản linh hoạt. 2.1.2.Qui định đối với nông nghiệp và hàng nông sản Qui định đối với nông nghiệp và hàng nông sản Đối với nông nghiệp, có một số Hiệp định của WTO liên quan đến nông nghiệp như: Hiệp định nông nghiệp (Agreement on Agriculture - AoA); Hiệp định áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phitosanitary 16 Agreement - SPS); Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Technical Barries to Trade - TBT). Ngoài ra cú cỏc hợp phần khác của thương mại nông sản trong các Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Hiệp định nông nghiệp trong vòng đàm phán Uruguay tập trung vào 3 nội dung chủ yếu: (1) Giảm trợ cấp xuất khẩu nông sản (2) Mở cửa thị trường nhập khẩu; (3) Cắt giảm hỗ trợ sản xuất trong nước cho nông nghiệp. Mục tiêu chính của Hiệp định nông nghiệp là cải cách các nguyên tắc, luật lệ, chính sách trong nông nghiệp cũng như giảm bớt những bóp méo thương mại nông sản do việc bảo hộ nông nghiệp và hỗ trợ sản xuất trong nước tạo nên. Các điều khoản và cam kết về mở cửa thị trường bao gồm các nội dung: Đối với nông nghiệp điều khoản mở cửa thị trường cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc chung. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các nước thành viên WTO là những nước có nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã không khuyến khích những nước đang xin gia nhập đưa ra bất kỳ một cam kết nào về hạn ngạch - thuế quan. Đoàn công tác đã áp dụng điều này với Việt Nam. Về điều khoản tự vệ đặc biệt: Theo GATT năm 1994 (điều khoản XIX), các nước thành viên có quyền áp dụng các biện pháp tự vệ để hạn chế trào lưu nhập khẩu ồ ạt làm thiệt hại đến sản xuất trong nước. Hiệp định nông nghiệp cũng cho phép các nước thành viờn của WTO áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt (SSG) mà không yêu cầu chỉ ra sự tổn hại đối với sản xuất trong nước (tuy nhiên, rào cản phi thuế quan đối với nông sản đú đó được thuế hóa và đánh dấu SSG). Đối với nông sản, biện pháp tự vệ đặc biệt được áp dụng khi giá cả một mặt hàng nông sản nhập khẩu nào đó giảm xuống dưới mức có thể gây ra nguy hại hoặc khối lượng mặt hàng nhập khẩu đó tăng đến mức gây ra nguy hại đến kinh tế của nước nhập khẩu. Hỗ trợ sản xuất trong nước: Hiệp định nông nghiệp chia hỗ trợ sản xuất trong nước thành 3 nhóm (3 loại hộp khác nhau: Hộp xanh lá cây; hộp xanh lam; và hộp hổ phách (hay hộp đỏ). Các chính sách thuộc hộp xanh lá cây được hoàn toàn loại trừ khỏi cam kết cắt giảm. Đó là các biện pháp hỗ trợ, nhưng không làm bóp méo giá trị thương mại. Bao gồm các khoản hỗ trợ nh sau: • Các chương trình trợ cấp lương hưu cho người sản xuất nông nghiệp; • Chương trình chuyển đổi sản xuất, tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp; • Các chương trình bảo vệ môi trường; • Các chương trình hỗ trợ vùng; • Dự trữ quốc gia vì mục tiêu an ninh lương thực; • Chương trình trợ cấp lương thực trong nước; • Các dịch vụ công của nhà nước như: Nghiên cứu khoa học, đào tạo, khuyến nông, đầu tư cơ sở hạ tầng và thông tin thị trường. 17 Các chính sách thuộc hộp xanh lam, là những biện pháp có thể bóp méo giá trị thương mại nhưng ở mức tối thiểu và vì vậy không yêu cầu phải cam kết cắt giảm, bao gồm các khoản: - Chi trả trực tiếp trong các chương trình hạn chế sản xuất, nếu chi trả này tớnh trờn diện tích và sản lượng cố định hoặc số đầu con gia sóc, gia cầm cố định; - Các chính sách thuộc "chương trình phát triển". Bao gồm: Trợ cấp đầu tư như cho vay ưu đãi, hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ lãi suất v.v.; Trợ cấp các loại vật tư đầu vào, cho người nghèo, có thu nhập thấp hoặc nụng dân ở cỏc vựng khó khăn; Hỗ rợ để chuyển đổi cây thuốc phiện sang trồng cỏc cõy khỏc Các chính sách thuộc hộp hổ phách (hay hộp đỏ), là loại hỗ trợ làm bóp méo thương mại, buộc phải cam kết cắt giảm khi vượt mức tối thiểu về tổng mức hỗ trợ gộp. Tổng mức hỗ trợ gộp bao gồm cả những chính sách hỗ trợ trong nước được qui cho là có tác động đến sản lượng, ở cấp độ sản phẩm còng nh cấp độ ngành nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ gộp được xác định từ nguồn chi ngân sách của chính phủ. WTO còng qui định loại trừ mức tối thiểu đối với tổng mức hỗ trợ gộp: không lớn hơn 5% tổng giá trị sản xuất của sản phẩm (đối với nước đã phát triển) và tương ứng không lớn hơn 10% (đối với nước đang phát triển). Nếu vượt quá mức trên phải cắt giảm. Theo qui định của WTO, các nước phát triển được yêu cầu cắt giảm 20% tổng mức hỗ trợ gộp trong thời kỳ 1995- 2000, các nước đang phát triển phải cắt giảm 13,3 % trong giai đoạn 1995 -2004. Tuy nhiên các nước đang phát triển sử dụng các biện pháp thuộc hộp hỗ phách thường trở thành đối tượng cho các đối tác thương mại khác xem xét và áp dụng các biện pháp thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá. Trợ cấp xuất khẩu: Đây là các chính sách được qui cho là có tác động bóp méo thương mại trên thị trường thế giới cả về giá và bất ổn định thị trường. Trợ cấp xuất khẩu có tác động trực tiếp và ngay lập tức đến thị trường nông sản. Tuy nhiên, trợ cấp xuất khẩu nông sản được cho phép áp dụng với một số biện pháp giới hạn cụ thể. (Có 6 hình thức trợ cấp xuất khẩu:(1) Trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất hàng xuất khẩu; (2) Bán thanh lý hàng nông sản dự trữ xuất khẩu với giá rẻ hơn; (3)Tài trợ các khoản chi trả cho xuất khẩu, kể cả phần được tài trợ từ nguồn thu thuế, các khỏan được để lại; (4)Trợ cấp cho nông sản dựa trờn tỷ lệ xuất khẩu; (5)Trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị, kể cả chi phí xử lý, nâng cấp, tái chế sản phẩm, chi phí vận tải quốc tế, cước phí vận chuyển; (6)Ưu đãi cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu hơn hàng tiêu thụ nội địa. Các nước đang phát triển được phép áp dụng 2 hình thức 5, 6). Hiệp định nông nghiệp hạn chế những chính sách trợ cấp xuất khẩu mà trước đây chưa có; khống chế cả khối lượng xuất khẩu được trợ cấp và chi tiêu ngân sách cho trợ cấp trên cơ sở mức cam kết; các nước phát triển phải giảm 21% 18 khối lượng hàng hóa được hưởng trợ cấp và giảm 36% chi tiêu chính phủ cho trợ cấp trong thời kỳ 1995- 2002, đối với các nước đang phát triển chỉ tiêu tương ứng là 14% và 24% trong vòng 10 năm kể từ 1995. Bất kỳ một hình thức trợ cấp mới nào, một loại mặt hàng nào không có trong biểu cam kết đều không được trợ cấp. Hiệp định về vệ sinh kiểm dịch động, thực vật (Sanitory and Phytosanitory measures - SPS) Hiệp định này được áp dụng cho cả nông sản xuất và nhập khẩu, nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe của con người, cây trồng và gia súc, tránh nguy cơ bị xâm nhập, lây lan các bệnh dịch. Nội dung Hiệp định đòi hỏi các quốc gia thành viên phải: Hài hòa các biện pháp SPS của quốc gia với quốc tế thông qua việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia dựa trờn cơ sở tiêu chuẩn của CODEX, OIE, IPPC, FAO; • Phân tích đánh giá nguy cơ dịch bệnh và ATTP dựa trờn chứng lý khoa học, minh bạch và công khai; • Chấp nhận các biện pháp SPS tương đương và thừa nhận lẫn nhau, thông qua các Hiệp định hoặc các thỏa thuận giữa các nước; • Minh bạch các thủ tục kiểm tra, giám sát và chấp thuận • Hiệp định này có tác dụng tích cực thúc đẩy các quốc gia tiêu chuẩn hóa qui trình sản xuất và tiêu chuẩn hóa sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế với nỗ lực cao nhất (không bắt buộc), khuyến khích các nước tham gia Hiệp ước quốc tế về kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các nước phải thiết lập một Điểm hỏi đáp, đây là cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về thông tin liên quan đến chính sách SPS trong nước (các chính sách và qui định hiện hành, những chính sách mới ban hành). Các nước phải thông báo với Ban Thư ký của WTO về những thay đổi (ban hành mới hoặc sửa đổi) và dự kiến thực hiện những qui định mới về SPS trong nước trước thời gian thực hiện, những thay đổi đú cú thể ảnh hưởng đến thương mại quốc tế. Đồng thời cũng phải thông báo đến các đối tác thương mại liên quan để tham vấn, tiếp nhận ý kiến đóng góp của họ. Hiệp định này cũng có một số đối xử đặc biệt giành cho các nước đang phát triển và kém phát triển (nới rộng khoảng thời gian, có một số ngoại lệ về nghĩa vụ có thời hạn, tạo điều kiện tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, được các nước phát triển trợ giúp kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực thực thi hiệp định SPS). Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Agreement on Technical Barries to Trade - TBT) Hiệp định này áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên của WTO kể từ vòng đàm phán Tokyo. Hiệp định này bao gồm tất cả những qui định kỹ thuật và 19 tiêu chuẩn tự nguyện, thủ tục tiến hành để thực thi các qui định này. Hiệp định TBT yêu cầu tất cả các nước thành viên phải cam kết: Tôn trọng nguyên tắc MFN trong việc áp dụng hàng rào kỹ thuật trong thương mại; Giám sát quá trình xây dựng các qui định kỹ thuật; ban hành các qui định kỹ thuật; thiết lập điểm hỏi đáp; thông báo cho WTO và tạo điều kiện cho các nước thành viên góp ý kiến cho những qui định kỹ thuật nếu các qui định kỹ thuật đó tác động đến thương mại quốc tế; yêu cầu các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia thông qua qui tắc thực hành; áp dụng qui tắc đối xử NT và MFN khi đánh giá tính phù hợp. Về doanh nghiệp thương mại nhà nước (STEs) GATT thừa nhận tính pháp lý của STEs cũng như các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, WTO cũng nhận thấy các khả năng có thể xảy ra bóp méo thương mại do chính sách đối xử của các nước đối với các STE, thông thường các chính sách đó là: Các ưu tiên dành riêng cho STE tạo ra cạnh tranh không bình đẳng có thể dẫn đến độc quyền của các STE; sự thiếu minh bạch trong việc định giá cũng như hoạt động của các STE. Các nước thành viên lo lắng rằng các chính sách này có thể sử dụng STE để trốn trỏnh thực hiện các cam kết về trợ cấp xuất khẩu, tiếp cận thị trường và hỗ trợ trong nước. Về sở hữu trí tuệ trong thương mại nông sản (TRIPs) WTO đã ban hành TRIPs nhằm thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu về quyền sở hữu trí tuệ. Đối với nông nghiệp, những qui định về giống cây trồng và vật nuôi đòi hỏi các nước thành viên phải: • Bảo hộ văn bằng sáng chế cho các chủng vi sinh, các qui trình vi sinh và phi sinh học phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp; • Bảo hộ văn bằng sáng chế hoặc một hệ thống riêng hoặc kết hợp cả hai hệ thống này để bảo hộ các giống cây trồng, vật nuôi; • Loại trừ các giống cây trồng, vật nuôi hoặc các qui trình cơ bản cho sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Hiệp định TRIPs đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ từ các bên tham gia ký kết, thể hiện: Các thủ tục rõ ràng và công bằng; được cơ quan có thẩm quyền xem xét, nhưng không có nghĩa vụ phải thiết lập một hệ thống phán quyết riêng để giải quyết các vấn đề về quyền SHTT; luôn có những giải pháp tình thế và biện pháp xử lý ngay tại biên giới; có điều khoản phạt trong trường hợp vi phạm quyền SHTT. 2.1.3.Cơ chế linh hoạt áp dụng cho các nước đang phát trỉển Cơ chế linh hoạt áp dụng cho các nước đang phát trỉển Cơ chế linh hoạt bao hàm phạm vi rộng rãi của các yếu tố khác nhau về đối xử đặc biệt và ưu đãi cho các nước đang phát triển trong khuôn khổ GATT và WTO. Đối xử đặc biệt và ưu đãi thiết lập một bộ các quyền và đặc ân được phép áp dụng trong các nước đang phát triển, những điều mà các nước đã phát triển không 20 được phép. Nó tồn tại dưới dạng các điều khoản cam kết về pháp lý, các thỏa thuận về chính sách và thông qua sự hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực. Cả GATT và hầu hết các hiệp định của WTO hiện tại đã cho phộp cỏc nước đang phát triển với điều khoản linh hoạt rộng rãi để theo đuổi tự do hóa thương mại theo định hứơng yêu cầu phát triển của họ. Một số điều khoản linh hoạt áp dụng tạm thời theo hướng tiếp tục tăng cường phát triển kinh tế. Cả GATT và hầu hết các hiệp định của WTO hiện tại đã cho phép các nước đang phát triển với điều khoản linh hoạt rộng rãi để theo đuổi tự do hóa thương mại theo định hứơng yêu cầu phát triển của họ. Một số điều khoản linh hoạt áp dụng tạm thời theo hướng tiếp tục tăng cường phát triển kinh tế. Các điều khoản linh hoạt chủ yếu được chấp thuận được mô tả theo ngành. Nó được nêu lên một cách toàn diện thông qua tất cả các Hiệp định của WTO và được tóm tắt tại bảng 1. Bảng 1: Cơ chế linh hoạt của WTO áp dụng cho các nước đang phát triển Các hình thức của điều khoản linh hoạt 1. Không nhân nhượng/ có đi có lại • • • • • 2. Biện pháp hạn chế thương mại được sử dụng và Nguồn văn bản pháp lý Dạng • Thỏa thuận về giảm thuế quan thấp hơn; Thỏa thuận thuế quan cam kết thấp hơn; Cam kết thấp hơn về tự do hóa lĩnh vực dịch vụ; Giảm Ýt hơn về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong nước; Không cam kết về giảm thuế quan và giảm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong nước Loại trừ khỏi một số qui tắc chuyển sang thuế quan (thuế hóa) trong nông nghiệp; 21 GATT; Hiệp định về nông nghiệp; • Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) • • • • GATT; Hiệp định về nông nghiệp; áp dụng trong các nước ĐPT i. Biện pháp thuế quan và Phi thuế quan • • • • • • • • Các biện pháp bảo vệ các ngành non trẻ; Các biện pháp tự vệ đặc biệt đảm bảo cân đối tài chính; Các biện pháp tăng cường các ngành nội địa; Qui định về tiếp cận thị trường dịch vụ, hạn chế các nhà cung cấp nước ngoài; Qui định về tiếp cận thị trường dịch vụ đối với một số ngành nhất định; Miễn trừ/thay đổi của các qui tắc áp đặt trách nhiệm bù đắp thiệt hại, tự vệ đặc biệt; Miễn trừ đặc biệt một số nghĩa vụ; Sử dụng hạn chế xuất khẩu hàng dệt may • • • • • • • • ii. Trợ cấp • • • • • Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS); Hiệp định về trợ cấp và biện pháp bù đắp thiệt hại; Hiệp định Phòng vệ đặc biệt; Hiệp định về VS ATTP (SPS); Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT); Hiệp định về dệt may (ATC); Hiệp định về biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs); Hiệp định về định giá hải quan Sử dụng trợ cấp trong nông AoA; nghiệp và PTNT; ASCM Sử dông một số hỗ trợ xuất khẩu trong NN; Miễn trừ một số qui định đối với cấm và hạn chế xuất khẩu nông sản; Hỗ trợ xuất khẩu đối với sản phẩm công nghiệp; Miễn trừ hoặc điều biến của qui tắc về khuyến khích các trợ cấp 3. Khoảng thời gian thực hiện Cho phép thời gian chuyển đổi dài hơn để thực hiện các cam kết và loại bỏ các biện pháp chưa tương thích 4. Ưu đãi thương Miễn nghĩa vụ (có đi có lại) trong mại không có đi tiếp cận thị trường theo cơ chế ưu có lại đãi đơn phương 5. Ưu đãi thương Không tuân theo yêu cầu bao quát 22 AoA; SPS; TRIMs; Định giá HQ; Quyền SHTT liên quan TM GATT, GATS mại có đi có lại tất cả thương mại chính yếu; Linh hoạt trong việc bao quát các ngành chủ yếu về Hiệp định dịch vụ 2.2.Những qui định về thuế quan và phi thuế quan trong AFTA định về thuế quan và phi thuế quan trong AFTA Những qui Sáng kiến thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) do Thủ tướng Thái Lan đưa ra năm 1991, được Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 23 (tháng 10/1991) nhất trí và Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV (tháng 1/1992) quyết định thành lập trong vòng 15 năm. Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) được bắt đầu từ 1/1/1993. Để thúc đẩy tiến trình thực hiện AFTA, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế lần thứ 26 ở Chiang Mai (Thái Lan) tháng 9/1994 quyết định rút ngắn thời gian thực hiện AFTA xuống còn 10 năm, hoàn thành vào năm 2003. Việt Nam gia nhập muộn hơn, nên phải hoàn thành vào năm 2006. Những thỏa thuận chủ yếu trong AFTA: 2.2.1.Các bảng danh mục hàng hóa theo mức độ cắt giảm thuế quan bảng danh mục hàng hóa theo mức độ cắt giảm thuế quan Các Theo CEPT, các nước ASEAN thỏa thuận về việc đưa các mặt hàng vào 3 danh mục cắt giảm: (1) danh mục hàng hóa cắt giảm thuế quan ngay; (2) danh mục tạm thời chưa đưa vào cắt giảm;(3) danh mục các mặt hàng không giảm thuế. Mục tiêu chung là giảm mức thuế quan xuống 0 -5% trong thương mại giữa các nước vào năm 2003, đối với Việt Nam vào năm 2006. Theo AFTA, nhúm cỏc mặt hàng cắt giảm ngay của Việt Nam phải cắt giảm xuống 0-5% vào năm 2006, mức giảm Ýt nhất là 3 năm 1 lần, mỗi lần cắt giảm tối thiểu là 5%. Nhúm cỏc mặt hàng loại trừ tạm thời, sau 5 năm loại trừ sẽ phải xóa bỏ, mỗi năm đưa 20% số mặt hàng vào diện cắt giảm. Nhúm các mặt hàng nhạy cảm do các nước đề nghị và sẽ phải đưa vào đàm phán vào năm 2015 đối với các nước ASEAN mới, trong đó có Việt Nam. 2.2.2Điều kiện để thực hiện ưu đãi thuế quan thuế quan Điều kiện để thực hiện ưu đãi Các hàng hóa muốn đựơc hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ CEPT cần có các điều kiện: • Phải là các sản phẩm đưa vào danh mục giảm thuế và đã được Hội đồng AFTA xác nhận; • Chỉ có những sản phẩm đã ở mức thuế từ 29% trở xuống và nằm trong danh sách giảm thuế giữa 2 nước thành viên; 23 • Các sản phẩm phải có Ýt nhất 40% thành phẩm được sản xuất, chế tạo, có xuất xứ từ ASEAN 2.2.3.Lộ trình thực hiện cắt giảm thuế quan thuế quan Lộ trình thực hiện cắt giảm Việc thực hiện Hiệp định CEPT được tiến hành theo 2 quá trình: Chương trình cắt giảm thuế nhanh (Fast Track) và chương trình giảm thuế bình thường (Normal Track). 15 nhóm mặt hàng được đưa vào diện cắt giảm nhanh, trong đó các sản phõm nông nghiệp nh dầu thực vật, các sản phẩm cao su, các sản phẩm da, bột giấy, đồ dùng bằng gỗ, mây song. Theo chương trình cắt giảm thuế quan nhanh, các mặt hàng có mức thuế quan trên 20% sẽ phải giảm xuống còn 0-5% trong vòng 7 năm. Đối với các mặt hàng có mức thuế quan dưới 20%, thì trong 5 năm phải giảm xuống 0-5%. Theo chương trình giảm thuế quan bình thường thỡ cỏc mặt hàng có mức thuế suất trên 20% sẽ giảm xuống còn 20% trong vòng 5 năm và còn 0 -5% trong 5 năm tiếp theo. Đối với các mặt hàng có mức thuế suất từ 20% trở xuống sẽ giảm xuống 0 -5% trong vòng 7 năm. Đưa dần các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến vào chương trình CEPT. 2.2.4 Giảm các hàng rào phi thuế quan Giảm các hàng rào phi thuế quan Thành lập nhóm thương lượng về ưu đãi buôn bán, thảo luận, thực hiện thương lượng song phương đi đến thỏa thuận về việc giảm các biện pháp phi thuế quan. Các nước ASEAN đều cam kết thực hiện giảm các hàng rào phi thuế quan. Hiệp định CEPT còng qui định các nước ASEAN phải cam kết xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan liên quan 5 năm sau khi AFTA hoàn thành. PHẦN II. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN VÀ TRIỂN VỌNG THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN CỦA 4 NƯỚC VỚI VIỆT Nam I.THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP 4 NƯỚC, THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN nông nghiệp 4 nước, thương mại nông sản VỚI VIỆT NAM 1.1.Nhật Bản Thực trạng Nhật Bản 1.1.1.Nông nghiệp và thương mại nông sản Nhật Bản Nông nghiệp và thương mại nông sản Nhật Bản Nhật Bản có diện tích tự nhiên 377 864 km2. Trong tổng diện tích tự nhiên, 73% là nỳi, cỏc vựng đất bằng nhỏ và một số vùng đồi là nơi canh tác nông nghiệp, 24 chỉ khoảng 15% diện tích đất phù hợp cho canh tác. Tiềm năng tự nhiên đáng kể là nguồn khoáng sản và sản phẩm biển. Với dân số năm 2004 là 127,7 triệu người, trong đó khoảng 80 triệu người sống ở đô thị. Trong tổng sè 67 triệu lao động, chỉ có 5% lực lượng lao động hoạt động nông lâm nghiệp và thủy sản; 43% hoạt động dịch vụ; 46% họat động trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, xây dựng và khai khoáng. Tỷ lệ thất nghiệp khoảng 5%. Nhật Bản đã đạt tốc độ tăng trưởng phi thường trong 100 năm qua là kết quả của sự thay đổi về khoa học, công nghiệp và xã hội học. Nhật Bản là nước công nghiệp, nền kinh tế thị trường tự do, kinh tế xếp hàng thứ 2 trên thế giới. Kinh tế Nhật Bản có hiệu quả và có tính cạnh tranh cao trong các lĩnh vực liên quan thương mại quốc tế. Tuy nhiên năng suất thấp trong một số lĩnh vực nh nông nghiệp, phân phối và dịch vụ. Sau những năm đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới từ những năm 60 đến những năm 80, nền kinh tế nước này giảm đột ngột vào những năm đầu 90. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997- 1998 cũng có tác động đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân những năm đầu 90 giảm xuống còn khoảng 1% so với 4% những năm 60-80. Đến năm 2004, GDP đạt 4900 triệu tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 2,7%, GDP bình quân đầu người là 38 201 USD. Sản xuất nông nghiệp tập trung vào lúa gạo, rau, quả, tơ tằm, thịt và sữa. Nguồn thu nhập của rất nhiều nông dân được bổ sung từ hoạt động không thường xuyên từ các đô thị quanh vùng. Kinh tế nông nghiệp Nhật Bản được trợ giá và bảo hộ cao. Với diện tích canh tác khoảng 5,6 triệu ha, nhưng nhờ năng suất cây trồng trên mỗi ha cao nhất thế giới, Nhật Bản duy trì tỷ lệ tự cung tự cấp nông nghiệp khoảng 50%. Thông thường sản xuất dư thừa một Ýt lúa gạo, nhưng phải nhập khẩu số lượng lớn lỳa mỳ, lúa miến, đậu tương chủ yếu từ Mỹ. Nhật Bản là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu nông sản của Mỹ. Sự hỗ trợ kinh tế của Nhật Bản cho Trung Quốc hiện nay đang giảm xuống, Nhật Bản hiện đang đàm phán thỏa thuận quan hệ đối tác kinh tế với Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Philipine1. Đây có thể là một cơ hội cho Việt Nam khi Nhật Bản chuyển hướng ưu tiên đầu tư từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. 1.1.2.Thương mại hàng nông sản Việt Nam với Nhật Bản Thương mại hàng nông sản Việt a) Xuất khẩu Thương mại hàng hoá nông lâm sản giữa 2 nước tăng lên. Ta xuất siêu nông sản sang Nhật. Nếu chỉ tính riêng 9 nhúm nụng, lâm sản chính (gạo, cà phê, cao su chè, hạt điều, hạt tiêu, lạc nhân và sản phẩm gỗ), tốc độ tăng trưởng kim ngạch 1 Nguån: Bureau of East Asian and Pacific Affairs, April 2005 - cia.doe.gov 25 xuất khẩu sang Nhật tăng lên khá nhanh, từ 150 triệu USD năm 2001 lên 261 triệu USD năm 2004. §å thÞ 1: XuÊt khÈu cña cµ phª ViÖt Nam sang NhËt B¶n 1996 - 2004 50.000 40.000 TÊn/ ngh×n ®« 30.000 Luîng Gi¸ trÞ 20.000 10.000 0 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Năm Cà phê: Bình quân mỗi năm, Nhật nhập khẩu của nước ta khoảng trên dưới 30 ngàn tấn cà phê (năm cao nhất 2001 tới 40,7 ngàn tấn), kim ngạch khoảng 20 triệu USD (năm cao nhất 1998 tới 38 triệu USD). Nhật là nước châu Á nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt nam. Cao su: Mặc dù khối lượng xuất khẩu sang Nhật còn nhỏ, nhưng có tốc độ tăng nhanh. Từ bình quân 5-6 ngàn tấn/ năm trong các năm 1996-99 lên gần 9 ngàn tấn/ năm các năm 2000-2001 và lên 14 - 15 ngàn tấn/ năm từ 2002 - 2004. Giá cao su xuất khẩu sang Nhật năm 2004 đạt bình quân 1.137 USD/ tấn, tăng gấp 2 lần so với năm 1999. §å thÞ 2: XuÊt khÈu cao su sang NhËt B¶n 1996 - 2004 16.000 14.000 TÊn/ngh×n ®« 12.000 10.000 8.000 6.000 L îng Gi¸ trÞ 4.000 2.000 0 1996 1998 2000 2002 2004 Năm Nguồn: Tổng cục Hải quan Rau quả: Xuất khẩu rau quả sang Nhật tăng nhanh trong giai đoạn 2001 đến nay. Năm 2001 đạt kim ngạch xuất khẩu là 11,7 triệu USD, năm 2004 đạt tới 22,1 triệu USD (gấp gần 2 lần). Nhìn chung, rau quả chế biến và đông lạnh chiếm tỷ lệ 26 lớn. Rau quả tươi rất hạn chế, một mặt là do không đáp ứng yêu cầu ngặt nghèo của thị trường nh cung cấp hàng thường xuyên, đúng thời gian, độ đồng đều v.v. b) Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu nông sản từ Nhật cũng tăng lên qua các năm, nhưng với tốc độ tăng chậm hơn. Theo số liệu của Global Trade Atlas Navigator (Mỹ), kim ngạch xuất khẩu nông sản của Nhật sang Việt Nam đã tăng từ 16,7 triệu USD năm 1999 lên 28,5 triệu USD năm 2004. Những sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là lỳa mỳ và bột mỳ, luụn chiếm từ 40 - 50% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Việt Nam. Chế phẩm thực phẩm dùng cho người, nhất là các loại bột dinh dưỡng, luôn chiếm trên 10%. Rượu, nguyên liệu thuốc lá, nguyên liệu TACN (khô dầu), gỗ và các mặt hàng từ gỗ cũng là những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu khá đều đặn từ vài trăm ngàn đến trên dưới mét triệu USD/ năm. 1.2.Ấ Ên Độ 1.2.1Nông nghiệp và thương mại nông sản Nông nghiệp và thương mại nông sản Đất nước Ên Độ rộng 3,29 triệu km2, dân số đến năm 2003 lên đến 1,05 tỷ người, trong đó 70% dân số sống ở nông thôn, trong khoảng 550 ngàn làng bản. Đời sống của gần 2/3 dân số phụ thuộc vào nông nghiệp. Năm 2003, GDP đạt 576 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP là 8,2%, GDP bình quân đầu người ở mức 543 USD. Năm 2004, GDP dự đoán đạt 648 tỷ USD, GDP bình quân đầu người lên 602 USD. Trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm tỷ lệ 22,7%, công nghiệp chiếm 26,6%, dịch vụ và vận tải chiếm 50,7%. Về thương mại, xuất khẩu 62 tỷ, trong đó cú cỏc nông sản, máy móc, đỏ quớ, hàng thêu và may mặc, ngọc và đồ trang sức, kim hoàn, hàng thủ công, chè. Xuất khẩu phần mềm đạt 12,5 tỷ USD. Nhập khẩu 76 tỷ USD, trong đó có dầu ăn, sợi, phân bón. Đối tác thương mại chính là Mỹ, EU, Nga, Irắc. Ên Độ đang tiếp tục chuyển hướng cải cách kinh tế theo định hướng thị trường từ năm 2001. Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Ên Độ, thương mại song phương năm 2003 là 18,1 tỷ USD và hy vọng đạt 20 tỷ USD năm 2004. Xuất khẩu chủ yếu của Mỹ vào Ên Độ là các chất thử phản ứng và phòng thí nghiệm, máy móc tiên tiến, bông, phân bón, sắt phế thải và phần cứng máy tính. Nhập khẩu chủ yếu của Mỹ từ Ên Độ bao gồm sợi dệt, quần áo may sẵn, nông sản và các sản phẩm liên quan .2 1.2.2. Thương mại hàng nông sản Việt Nam với Ên Độ 2 Thương mại hàng nông sản Việt Nguån: Bureau of South Asian Affairs, August 2004 - cia.doe. gov 27 Thương mại nông sản giữa hai nước có xu thế tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nước ta luôn nhập siêu hàng nông sản từ Ên Độ. a) Xuất khẩu sang Ên Độ: Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Ên Độ tăng từ 23,7 triệu USD năm 2000 lên 45,2 triệu USD năm 2004. Các mặt hàng xuất khẩu chính là chè, hạt tiêu, quế, hồi, cao su, lúa gạo, cánh kiến. Trong đó, chè và hạt tiêu luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ên Độ là đất nước rộng lớn có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu nông sản. Cơ cấu xuất khẩu nông sản giữa 2 nước tương đối giống nhau. Những mặt hàng Ên Độ nhập khẩu từ nước ta chủ yếu là để bổ xung vào nguồn xuất khẩu sang nước khác như chè, hồ tiêu. Lượng nhập khẩu phục vụ tiêu dùng trong nước hầu như rất Ýt (quế, hồi, cao su). b) Nhập khẩu từ Ên Độ: Kim ngạch nhập khẩu nông sản từ Ên Độ tăng từ 27,5 triệu USD năm 1999 lên 83 triệu USD năm 2004. Những mặt hàng nhập khẩu chính là khô dầu các loại làm thức ăn chăn nuôi, lúa mì, tinh bột, dầu mỡ động thực vật, hạt điều thô, bánh kẹo, bột dinh dưỡng vv.... Trong đó, khô dầu và lúa mì luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hàng năm, nước ta nhập khẩu từ Ên Độ từ 200 - 300 ngàn tấn khô dầu (chiếm 40 - 50% tổng lượng nhập khẩu cả nước), từ 100 - 200 ngàn tấn lúa mì (chiếm 20 40% tổng lượng nhập khẩu cả nước). Thuế nhập khẩu các mặt hàng này đều rất thấp từ 0 - 3% (khô dầu 0%, lỳa mỳ 3%). Các sản phẩm khỏc cú thuế suất cao hơn nhưng khối lượng không lớn. 1.3.Hàn Quốc Hàn Quốc 1.3.1. Nông nghiệp và thương mại nông sản Hàn Quốc, với diện tích tự nhiên 99 915 km2. Dân số năm 2003 là 47,925 triệu người, tốc độ tăng dân số là 0,6%, trong đó dân số nông nghiệp là 3,53 triệu người. Tổng số lao động là 22, 976 triệu người, trong đó 96,4 % lực lượng lao động đang làm việc. Trong tổng số lao động đang làm việc chỉ có 1,95 triệu người làm việc trong ngành nông lâm nghiệp, thủy sản (chiếm 8,81%). Trong tổng số gần 15,3 triệu hộ, chỉ có 1,26 triệu hộ nông nghiệp, chiếm 8,3%. Đến năm 2004 kinh tế Hàn Quốc đã đứng thứ 11 trên thế giới, với tổng GDP đạt 680 tỷ USD, tăng 189 lần so với năm 1954. Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 254 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ đạt 199,66 tỷ USD. Tỷ trọng GDP nông nghiệp trong tổng GDP giảm từ 23,7% năm 1970 xuống 3,5% năm 2002. Đến năm 2004 cơ cấu GDP Hàn Quốc là: Nông lâm thủy: 3,17%, công nghiệp và xây dựng là: 34,6%, dịch vụ 62,23%, (Quang Thiều, 2005).Thu nhập bình quân đầu người từ 286 USD năm 1971 lên hơn 14 000 USD năm 2004. Tổng diện tích canh tác năm 2003 gần 1, 846 triệu ha, chiếm 18,5%. Đất lâm nghiệp có 6 406 ngàn ha, chiếm 64,1%. Là quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên. Bình quân diện tích đất canh tác trên một hộ nông nghiệp là 1,46 ha. 28 Hàn Quốc gia nhập WTO từ năm 1995, sau 10 năm chuẩn bị để thực hiện các cam kết theo vòng đàm phán Uruguay vào năm 2004. Hàn Quốc phải giảm mức thuế quan trung bình xuống còn 24% với mức giảm tối thiểu 10% cho mỗi lộ trỡnh thuế. Hàn Quốc đã thiết lập được hạn ngạch tiếp cận tối thiểu, nhưng chưa chuyển (thuế húa) cỏc hàng rào hạn chế nhập khẩu thành mức thuế quan tương ứng. Theo qui định tổng mức hỗ trợ gộp của Hàn Quốc phải giảm 13,3% trong 10 năm và chỉ còn mức hỗ trợ gộp 1,5 nghìn tỷ won vào năm 2004. Tuy nhiên do mức hỗ trợ trong giai đoạn 1989 -1991 rất cao nên Hàn Quốc phải giảm hơn 13,3%. Trong hỗ trợ gộp ở Hàn Quốc, mặt hàng gạo chiếm 90%, mặt hàng lúa mạch chiếm 3%, còn lại là hỗ trợ cho đậu, ngô, và hạt cải dầu. Trong tổng diện tích canh tác 1 846 ngàn ha, có 1127 ngàn ha (61,0%) dành cho trồng lúa, đất trồng cạn chiếm 39%. Nông dân Hàn Quốc trồng nhiều loại cây trồng, chăn nuôi nhiều loại gia súc khác nhau. Sản lượng lúa gạo năm 2003 đạt 6,15 triệu tấn thóc, tương đương 4,45 triệu tấn gạo, sản lượng lúa gạo chiếm 35% giá trị sản xuất nông nghiệp. Hàn Quốc đã tự túc đủ lượng nhu cầu lúa gạo. Năng suất lúa nước đạt 6,09 tấn /ha, lúa cạn đạt 3, 4 tấn/ha. Hàn Quốc phát triển mạnh các nông sản rau, quả, sản phẩm làm vườn. Sản phẩm từ nghề làm vườn bao gồm rau và quả chiếm 30%. Chăn nuôi gia sóc gia cầm chiếm 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tổng sản lượng quả đã tăng từ 833 ngàn tấn năm 1980 lên 2,5 triệu tấn năm 2002. Sản lượng rau tăng từ 7,676 triệu tấn năm 1980 lên 9,796 triệu tấn năm 2002. Điều đáng quan tâm là Hàn Quốc đã tổ chức sản xuất các loại rau quả từ nhà kính, công nghệ cao, sạch chiếm tỷ trọng cao. Hàn Quốc đã sử dụng nhiều máy móc vào công việc đồng áng, hàng năm số giê lao động trên 1 ha đã giảm từ 600 giê năm 1990 xuống còn 300 giê năm 2002. 1.3.2. Thương mại hàng nông sản Việt Nam với Hàn Quốc Thương mại hàng nông sản Việt a) Xuất khẩu: Thương mại hàng hóa giữa Viờt Nam và Hàn quốc tăng nhanh chóng tăng gấp 3 lần trong vòng 10 năm. Đến cuối năm 2005, Hàn Quốc đã trở thành đúi tỏc thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam sau Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan và Mỹ. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam Hàn quốc chiếm 6,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2002 -2005.Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc là đạt 694, 04 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc lờn đến 3431,65 triệu USD. Thương mại và hợp tác kinh tế giữa hai nước mang tính bổ sung cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh. Hàn quốc tăng đầu tư và xuất khẩu hàng công nghiệp cho Việt Nam, ngược lại Việt Nam tăng cường xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc (Uỷ ban quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế). 29 Thương mại hàng nông sản giữa 2 nước có xu hướng tăng theo thời gian, nhưng dung lượng tương đối nhỏ so với các thị trường khác. Nếu tớnh riờng 8 nhóm hàng nông sản chính cho thấy, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Hàn quốc luôn dao động trong mức từ 40 - 50 triệu USD/ năm, nhưng cơ cấu mặt hàng có sự thay đổi đáng kể. Nếu như những năm cuối 90, Hàn Quốc nhập khá nhiều gạo của ta, thì từ năm 2000 trở lại đây, nhập khẩu gạo giảm dần xuống mức hầu như không đáng kể, trong khi đú nhúm sản phẩm cao su, cà phê, rau quả lại có sự tăng trưởng cao và ổn định. Xuất khẩu lâm sản sang Hàn Quốc có sự tăng khá, từ gần 18 triệu USD năm 2001 lên 32 triệu USD năm 2004. b) Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc cũng có xu hướng tăng, nhưng dung lượng thị trường ở mức nhỏ, từ 11-12 triệu USD trong các năm 2000-2001 lên 16 triệu USD năm 2003. Các mặt hàng nhập khẩu chính là: Bụng, lụng thú và các loại lông để nhồi (gối, đệm) luôn chiếm tỷ trọng cao từ 30 40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Lỳa mỳ: trờn 1 triệu USD/ năm. Chế phẩm từ ngò cốc, nhất là bột dinh dưỡng, chế phẩm ăn được khác (chế phẩm từ sâm) đạt 2 - 3 triệu USD/ năm. Nguyên liệu TACN (khô dầu các loại) đạt 3-4 triệu USD/ năm. Một số sản phẩm khác cũng thường xuyên có mặt nhưng khối lượng và kim ngạch nhỏ hơn như rong tảo biển, rượu, đồ gỗ vv... Đồ thị 3: 30 §å thÞ 4: XuÊt khÈu lóa g¹o sang Hµn Quèc TÊn/ ngh×n ®« 180.000 160.000 140.000 120.000 L îng 100.000 Gi¸ trÞ 80.000 60.000 40.000 20.000 0 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Năm §å thÞ 5: XuÊt khÈu cµ phª sang Hµn Quèc 40.000 TÊn/ ngh×n ®« 35.000 30.000 25.000 L îng 20.000 15.000 Giá tr? 10.000 5.000 0 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Năm 31 2003 2004 §å thÞ 7: XuÊt khÈu rau qu¶ sang Hµn Quèc TÊn/ ngh×n USD 25.000 20.000 15.000 Gi¸ trÞ 10.000 5.000 0 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Năm Nguồn: Số liệu vẽ đồ thị 3,4,5,6,7 từ Tổng cục Hải quan 1.4.Trung Quốc Trung Quốc 1.4.1. Nông nghiệp và thương mại nông sản Tổng diện tích tự nhiên của Trung Quốc gần 9 596 ngàn km2. Dân số năm 2003 đã lên đến 1,3 tỷ người với tốc độ tăng dõn số 0,6%. Tổng số lao động năm 2001 khoảng 711 triệu, trong đó nông lâm nghiệp chiếm 50%, công nghiệp và thương mại chiếm 23%, các ngành khác chiếm 27%. GDP năm 2003 tớnh trờn cơ sở tỷ giá trao đổi đạt 1,4 tỷ tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 9,1%. GDP bình quân đầu người năm 2003 đạt 1 090 USD. Trung Quốc giữ vị trí hàng đầu thế giới về một số sản phẩm nông nghiệp, đó là lúa gạo, lúa miến, khoai tây, lạc, kê, lúa mạch. Các nông sản thương mại chủ yếu bao gồm bụng, cỏc loại sợi khỏc, cõy có dầu, giống gia sóc. 32 Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 10%/năm trong giai đoạn 1990 -2001, cao nhất thế giới. GDP của Trung Quốc tăng 8% năm 2002, 9,1% năm 2003, 9,5% năm 2004. Tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc năm 2004 vượt qua mức 1,1 tỷ tỷ USD, đưa quốc gia này trở thành quốc gia thương mại lớn thứ 3 sau Mỹ và Đức. Về nông nghiệp, khoảng một nửa lực lượng lao động Trung Quốc gắn liền với nông nghiệp, cho dù chỉ có khoảng 10% diện tích đất tự nhiên phù hợp cho canh tác nông nghiệp. Trung Quốc là một trong những nước sản xuất lớn nhất về lúa gạo, lúa miến, lúa mạch, lạc, chè, và thịt lợn. Một số cây trồng phi lương thực nh bụng, các loại sợi khác, và cây có dầu. Năng suất cây trồng cao do thâm canh, nhưng Trung Quốc hy vọng sản lượng nông sản tăng thông qua việc cải tiến lai ghép thực vật, phân bón và công nghệ. Thu nhập của nông dân đình trệ, dẫn đến làm tăng mức chênh lệch của cải giữa thành phố và nông thôn. Chính sách của nhà nước về tiếp tục nhấn mạnh tự cung tự cấp lương thực, cùng với một thực tế là nông dân không làm chủ, không mua bán đất đai đã góp phần làm tăng mức chênh lệch thu nhập giữa nông dân với cư dân thành thị. Hơn nữa, điều kiện hải cảng chưa phù hợp, thiếu các kho tàng, kho lạnh bảo quản nông sản làm hạn chế cả thương mại nông sản trong nước và xuất khẩu. Ngoại thương: Xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc đạt tổng kim ngạch 438,4 tỷ USD và nhập khẩu với kim ngạch 412,8 tỷ USD. Xuất khẩu chủ yếu là máy móc và thiết bị điện, thiết bị tạo điện năng, hàng may mặc, đồ chơi, giày dép. Các đối tác thương mại chính của Trung Quốc là Mỹ, Hồng Kụng, Nhật Bản, EU, Hàn Quèc, Singapore. Nhập khẩu chủ yếu là thiết bị điện, thiết bị tạo năng lượng, sản phẩm hóa dầu, hóa chất, thép. Đối tác xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc là Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ và Hồng Kụng. Theo Thống kê của Mỹ, Trung Quốc xuất siêu sang Mỹ năm 2003 là 124 tỷ USD. Trung Quốc đã thực hiện một bước quan trọng mở cửa hệ thống ngoại thương và hội nhập nó vào hệ thống thương mại quốc tế. Trung Quốc chính thức gia nhập WTO tháng 12/2001, đã thỏa thuận giảm mức thuế quan và loại bỏ các rào cản thương mại. Các thương gia Trung Quốc và nước ngoài, được quyền xuất khẩu, nhập khẩu và bán sản phẩm của họ không phải qua người trung gian của chính phủ. Đến năm 2005, mức thuế quan bình quân của những nông sản chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ giảm từ 31% xuống còn 14%, và sản phẩm công nghiệp từ 25% xuống 9%. Hiệp định cũng mở cửa và tạo cơ hội mới cho các nhà cung cấp dịch vụ của Mỹ trong các ngành ngân hàng, bảo hiểm, truyền hình. Trung Quốc đã đạt được tiến bộ trong việc thực hiện các cam kết với WTO, nhưng một số mối quan tâm khác vẫn còn, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Mỹ là đối tác hàng đầu của Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu của Mỹ tiếp tục quan tâm về tiếp cận thị trường một cách công bằng do kiểm nghiệm 33 chặt chẽ và yêu cầu tiêu chuẩn cao đối với một số sản phẩm nhập khẩu. Thêm vào đó, thiếu tính minh bạch trong quá trình đưa ra các qui định, luật lệ làm cho các thương gia rất khó dự đoán và có kế hoạch thay đổi phù hợp. 1.4.2.Thương mại nông sản Việt Quốc Thương mại nông sản Việt Nam với Trung Kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm sản của Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ 282,3 triệu USD năm 2000 lên 543,1 triệu USD năm 2004. Các mặt hàng nông lâm sản Việt Nam được tiêu thụ nhiều nhất tại Trung Quốc là cao su, hạt tiêu, điều, rau quả, sản phẩm chăn nuôi. Ngoài ra, nhiều nông sản khác cũng được xuất sang Trung Quốc với đủ các chủng loại như gạo, sắn lát, tinh bột sắn, vừng, đậu xanh, dừa, cau, lâm đặc sản (quế, trầm hương vv...). Thị trường Trung Quốc thường tiêu thụ từ 40 - 60% lượng cao su, 25 - 30% lượng điều xuất khẩu của ta. Trước đây, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta sang Trung Quốc thường chiếm từ 40 - 60% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đang giảm dần, nhất là 2 năm vừa qua. Một mặt, là do trước đây Trung Quốc áp dụng chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu và thuế VAT cho rau quả Việt Nam buôn bán theo đường tiểu ngạch tại các cửa khẩu thuộc các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, nhưng từ tháng 1/2004 chỉ còn thực hiện chính sách ưu đãi này tại Vân Nam. Mặt khác, là do bắt đầu từ 1/1/2004, Trung Quốc và Thái Lan đã thoả thuận giảm thuế xuống 0% đối với rau quả nên rau quả Thái Lan có lợi thế hơn so với rau quả của ta. Kim ngạch nhập khẩu nông sản và vật tư nông nghiệp từ Trung Quốc cũng tăng nhanh, từ 200 triệu USD năm 2000 lên 536 triệu USD năm 2004. Nước ta nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng vật tư phục vụ cho nông nghiệp như giống ngụ, lỳa lai, giống cây ăn quả, thuốc BVTV, phân bón, thức ăn gia súc, máy nông nghiệp loại nhỏ và một số thiết bị chế biến nông sản. Gần 100% giống lúa lai, ngô lai nhập khẩu từ Trung Quốc. Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu từ 10 - 15 ngàn tấn giống lúa lai, kim ngạch 17 triệu USD, trên dưới 1000 tấn giống ngô lai, rất nhiều giống cây ăn quả (tỏo, lờ...), giống mía... Thuốc thó y, thuốc BVTV tương đối phù hợp với điều kiện sử dụng và giá rất rẻ so với các nguồn nhập khẩu khác. Năm 2004, lượng nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc đạt 1.747 ngàn tấn, kim ngạch đạt 391,9 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu đạt 62,4 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu gỗ đạt 24,9 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu thuốc lá đạt 20,7 triệu USD. Nước ta cũng nhập khẩu khá nhiều rau quả từ Trung Quốc, chủ yếu là vào những thời gian trái vụ, khan hiếm rau quả (khoai tây, cà chua, cà rốt, rau đậu tươi hoặc ướp lạnh, rau khô, sắn, hành tỏi, chà là) hoặc những loại rau quả ôn đới nước 34 ta không sản xuất được (cam quýt, nho, tỏo, lờ, dưa, đào). Kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc tăng dần qua các năm. Năm 2004, kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng gấp đôi so với năm 2000. Một mặt, do nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng, giá rau quả của Trung Quốc tương đối rẻ, hợp với tói tiền của dân. Mặt khác, rau quả tươi là mặt hàng thực hiện chương trình “Thu hoạch sớm” trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, ta phải giảm thuế rau quả từ 30 - 40% hiện nay xuống còn 15% trong năm 2005. Biểu 2: Xuất nhập khẩu nông lâm sản của Việt Nam với 4 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ên Độ Nước Xuất khẩu của Việt Nam Kim ngạch Mặt hàng năm 2004 chủ yếu (triệu USD) Trung Quốc 543 Cao su, hạt tiêu, điều, rau quả, SP chăn nuôi Nhật Bản 261 769 (T.sản) Hàn Quốc 80 Cà phê, cao su, rau quả, lâm sản, thủy sản Cao su, cà phê, rau quả, lâm sản Ên Độ 45,2 Chè, hạt quế, hồi,... Nguồn: Tổng cục Hải quan 35 tiêu, Nhập khẩu của Việt Nam Kim ngạch Mặt hàng năm 2004 chủ yếu (triệu USD) 536 Giống (ngô, lúa, CAQ); thuốc BVTV, Phân bón, TAGS, Rau quả 28,5 Lúa mú, bột mú, các loại bột dinh dưỡng ... 16 Bông, Lông thó, lúa mú, bột dinh dưỡng ... 83 Khô dầu, lúa mú, dầu mỡ động vật... §å thÞ 8 : XuÊt khÈu n«ng l©m s¶n cña ViÖt Nam sang c¸c n íc 600 500 400 Kim ng¹ch (triÖu 300 USD) 200 100 0 Trung Quèc NHËt B¶n N¨m 2000 Hµn Quèc Ên §é N¨m 2004 S¬ ®å 9: NHËp khÈu n«ng, l©m s¶n cña ViÖt Nam tõ c¸c n íc 600 500 400 Kim ng¹ch (triÖu 300 USD) 200 100 0 Trung Quèc NHËt B¶n N¨m 2000 Hµn Quèc N¨m 2004 Nguồn: Số liệu vẽ đồ thị 8,9 từ Tổng cục Hải quan 36 Ên §é II.TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC KHI TÙ DO HểA THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN TRiển vọng và thách thức khi tù do hóa thương mại nông sản VỚI 4 NƯỚC 2.1.Với Nhật Bản Với Nhật Bản 2.1.1.Triển vọng Triển vọng Quan hệ thương mại xuất, nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản tăng nhanh. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Nhật Bản giử vị trí quan trọng cả về kim ngạch, giá bán đó là cà phê, cao su, rau quả , đặc biệt là rau quả chế biến và đông lạnh, lâm sản. Nếu tính cả thủy sản thì thị trường nông lâm thủy sản thì Nhật Bản là một thị trường lớn cho xuất khẩu của nước ta. Có một điểm tiến bộ đáng ghi nhận là cuối năm 2005 và đầu năm 2006, lúa gạo Việt Nam đã vượt qua hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật ngăt nghèo và được chấp nhận tại thị trường Nhật Bản, với giá xuất khẩu cao hơn các thị trường khác. Nhật Bản là nước có vốn FDI vào Việt Nam lớn và ngày càng tăng, trong đó có một số dự án đầu tư vào nông nghiệp, sản xuất nông sản tại Việt Nam và nhập khẩu về nước. Khi chóng ta cải thiện được chất lượng nông sản, nó sẽ mở ra triển vọng xuất khẩu nông sản của nước ta sang Nhật. 2.1.2.Những thách thức khi mở rộng tự do hóa thương mại nông sản Những thách thức khi mở rộng tự do hóa thương mại nông sản với Nhật Bản với Nhật Bản • Nhật Bản đã ký nhiều Hiệp định song phương với các nước Châu Á nh Singapore, Thái Lan, Malaysia, Phillipine. Trong đó Hiệp định giữa Nhật Bản và Thái Lan đã xúc tiến sâu. Thái Lan đề xuất một chương trình cắt giảm hoặc miễn thuế của Nhật Bản cho các mặt hàng thịt gia cầm, bột sắn, đường, thủy sản, rau quả, lương thực qua chế biến. Đổi lại Nhật Bản yêu cầu Thái Lan cắt giảm thuế nhập khẩu hàng tự động hóa và thép. Đến năm 2004, kim ngạch thương mại song phương Thái Lan - Nhật Bản đạt gần 35 tỷ USD. Khi Hiệp định có hiệu lực, thì Thái Lan là đối thủ mạnh của Việt Nam khi mở rộng thương mại nông sản với Nhật Bản. • Nhật Bản là nước bảo hộ nông nghiệp nội địa rất lớn, nhiều mặt hàng nông sản áp dụng cụng cụ hạn ngạch - thuế quan. Mức thuế suất đối với hàng hóa nông sản rất cao, ví dụ gạo 358,8%, đậu đỗ 150,4%, đường thô 292,8%, cà phê chế biến 164,1% (Xem biểu 3). Nhật Bản cũng là nước áp dụng chính sách bảo hộ cao đối với ngành nông nghiệp và hàng nông sản sản xuất nội địa. Tỷ lệ áp dụng các biện pháp Phi thuế quan của Nhật Bản theo đánh giá của UNCTAD là 7,7% gấp gần 13 lần nước ta (Xem biểu 4). Để bảo hộ nền nông nghiệp truyền thống của mình, Nhật Bản đã xây dựng khung lý thuyết về nông nghiệp đa chức năng với quan điểm là ngành nông nghiệp có nhiều chức năng. Ngoài chức năng kinh tế tạo ra giá trị được thể hiện qua khối lượng sản phẩm với giá trị được đánh giá qua giá cả thị trường, nông nghiệp còn tạo ra các giá trị khác 37 chưa được định giá bằng thương mại. Chính vì vậy, cần đầu tư hỗ trợ để bảo vệ các giá trị đó và thực tế Nhật Bản đã hỗ trợ cho nông nghiệp trong nước rất cao. • Yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa cao, vệ sinh ATTP yêu cầu ngặt nghèo. Đây là những thách thức mà nông nghiệp Việt Nam phải đối đầu khi muốn mở rộng hơn nữa xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Biểu 3: Mức thuế quan nhập khẩu hàng nông sản của các nước Mặt hàng GS sống T.Quốc 5 Thịt bò, bê 15,09 Thịt cừu Thịt lợn 17,9 18,58 Gia cầm 18,7 Sữa Bơ Pho mat Mú Gạo Lúa miến 13,26 15 12,6 68 64 5,67 Ngô 52 Lúa miến 5,5 Đậu đỗ 4,5 Cà chua 21,15 Cây có củ 13,17 Táo 16,88 Đơn vị: % Mức thuế suất thuế nhập khẩu Nhật Bản Hàn Quốc Ên Độ 0 30,11 30 29,68 39,1 25,69 30 31,27 0 22,94 30 146,75 24,67 30 4,27 73,51 22,55 58 8,36 149,17 147,28 42 25,23 446,31 63,33 40 35 32,02 36,95 32 30,75 146,85 77 65 12,6 5 5 68 358,86 129,39 441,02 20 14,19 98,24 236,29 47,5 17,9 14,52 451,93 46,67 113,4 150,41 130,59 32 5,46 12,99 22,63 30 14,95 10,57 229,49 30,45 9,73 21,28 46,72 36,25 18,69 38 Quả có mói Chuối 16,85 10 Quả nhiệt đới 17,85 Đường thô 18,13 wờng tinh Cà phê nhân Cà phê CB 57,5 8 22,46 Hạt ca cao Ca cao CB 8 11,44 Chè 16,52 Lá thuốc lá Thuốc lá CB 10 41 Da Dầu TV, ôn đới Dầu TV, nhiệt đới 11,21 8,64 9,5 Cao su Bông Dầu TV (rau) 20 21,4 21,34 B. quân giản đơn Nguồn: UNCTAD 19,9 19,72 19,77 16 16 15,59 10,12 6,5 292,83 253 0 164,08 164,08 13,41 0 38,17 14,44 14,21 46,23 0 6,28 10,33 0 0 1,78 121,14 0 0 6,5 6,5 2,64 48,1 66,02 31,5 30 30 48,9 30 5 30 26,5 2 8 100 100 58 5 7,36 30 30 161,05 81,25 20 39,68 30 30 2,98 124,03 62,06 0 34 43,33 1 1,33 38,01 36,25 19,17 91,25 76,1 42,1 2.2.Với Với Ên Độ 2.2.1Triển vọng Triển vọng Ên Độ là đất nước rộng lớn có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu nông sản. Cơ cấu xuất khẩu nông sản giữa 2 nước tương đối giống nhau.Thương mại nông sản giữa Việt Nam và Ên Độ có dung lượng nhỏ, chỉ dưới 100 triệu USD/năm. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường cho một số nông sản như chè, hạt tiêu, quế, hồi, cao su, lúa gạo, cánh kiến. Những mặt hàng Ên Độ nhập khẩu từ nước ta chủ yếu là để bổ xung vào nguồn xuất khẩu sang nước khác nh chè, hồ tiêu. Có thể thông qua đó dần dần các nước biết thêm về nông sản nước ta. 39 Các mặt hàng nhập khẩu chính là khô dầu các loại làm thức ăn chăn nuôi, lúa mì, tinh bột, dầu mỡ động thực vật, hạt điều thô, bánh kẹo, bột dinh dưỡng v.v. Trong đó, khô dầu và lúa mì luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hàng năm, nước ta nhập khẩu từ Ên Độ từ 200 - 300 ngàn tấn khô dầu (chiếm 40 - 50% tổng lượng nhập khẩu cả nước), từ 100 - 200 ngàn tấn lúa mì (chiếm 20 - 40% tổng lượng nhập khẩu cả nước). Trong những năm gần đây Ên Độ đổi mới cơ chế để thu hót mạnh mẽ vốn đầu tư của nước ngoài và khuyến khích các thương nhân Ên Độ đầu tư ra nước ngoài. Việt Nam là một trong các nước được hưởng đầu tư FDI của Ên Độ, theo Bộ Tài chính Ên Độ, Việt Nam là quốc gia xếp hàng thứ 11 trong danh sách các nước tiếp nhận FDI của Ên Độ. Chế biến lương thực, thực phẩm là lĩnh vực Ên Độ có thế mạnh, nước ta có thể thu hót đầu tư FDI của bạn. 2.2.2Những thách thức khi tù do hóa thương mại với Những thách thức khi tù do hóa thương mại với Ên Độ Ên Độ là một nước bảo hộ nông nghiệp rất cao, nhìn vào tỷ lệ áp dụng các công cụ phi thuế quan ở Ên Độ chiếm tới 42,24% điều đó có nghĩa là gần một nửa nông sản được bảo hộ bằng các công cụ phi thuế. Điều này, thực sự đã bóp méo giá trị thương mại của hàng hóa nông sản sản xuất từ trong nước. Trong những năm tới trong chương trình phát triển nông nghiệp của mình, Ên Độ tiếp tục hỗ trợ trực tiếp cho các hộ sản xuất nhỏ, càng làm gia tăng mức độ chênh lệch giữa giá trị thực với giá nông sản lưu thông trên thị trường. Về thuế nhập khẩu, Ên Độ thực hiện mức thuế quan cao đối với nhiều mặt hàng nông sản nh gia cầm 58%, gạo 68%, đường tinh 100%, cà phê nhân 100%, cà phê chế biến 58%, chè 81,25 %, dầu thực vật 91,25%. Trong đó, có một số mặt hàng nước ta có thế mạnh, sẽ bất lợi cho mở rộng xuất khẩu sang Ên Độ. Qua kinh nghiệm về Hiệp định giữa Ên Độ với Thái lan, hai nước đã thống nhất ký kết Chương trình thu hoạch sớm, lộ trỡnh đưa ra cắt giảm 50% thuế nhập khẩu và năm sau đó tiếp tục cắt giảm 25%, tiến tới hạ thuế xuống 0% vào năm 2006 cho 82 mặt hàng nông sản. Thái Lan và Ân Độ chưa nhất trí về danh mục hàng hóa nhạy cảm. Ên Độ đưa ra danh mục 1000 mặt hàng nhạy cảm trên tổng số 5000 mặt hàng hai nước có quan hệ thương mại. Trong khi đó Thái Lan chỉ đưa ra danh mục 100 mặt hàng. Điều đó càng khẳng định thêm Ên Độ vẫn tiếp tục thực hiện bảo hộ rất cao hàng hóa của mỡnh. Đõy là vấn đề khó khăn cho các nước mong muốn mở rộng tự do hóa thương mại với Ên Độ nh nước ta. Ên Độ có hạn chế là thãi quen can thiệp và kiểm soát sâu của chính phủ vào kinh tế. Trong nông nghiệp, những năm tới chính phủ đưa ra chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nông dân sản xuất nhỏ. Điều đó đồng nghĩa với việc bảo hộ nông nghiệp trong nước. Nh vậy Ên Độ mở cửa vừa phải, hạn chế nông sản các nước thâm nhập 40 thị trường trong nước đồng thời bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình. Biểu 4: Tỷ lệ áp dụng các biện pháp phi thuế quan của các nước Đơn vị tính: % Cho tất cả các SP Riêng N.sản 5 nước đang nghiên cứu T.Quốc N.Bản H.Quốc A.Độ 7,62 5,61 2,37 34,66 V.Nam T.Lan 1,03 1,82 Các nước khác Malay. Phili. 2,54 1,68 Mỹ 5,08 7,3 0,61 3,53 4,56 7,69 10,76 42,24 3,35 0,76 Nguồn: UNCTAD Hép 1: Ph¬ng ph¸p ®¸nh gi¸ cña UNCTAD vÒ tû lÖ ¸p dông c¸c biÖn ph¸p phi thuÕ quan cña c¸c níc UNCTAD ®· sö dông c¸ch thèng kª c¸c mÆt hµng theo ph©n lo¹i 6 ch÷ sè HS, thèng kª c¸c biÖn ph¸p phi thuÕ quan ®· ¸p dông cho tõng mÆt hµng, tû lÖ % ¸p dông biÖn ph¸p phi thuÕ quan cho tõng mÆt hµng. Sau ®ã tÝnh b×nh qu©n tû lÖ ¸p dông c¸c biÖn ph¸p phi thuÕ quan chung cho c¸c mÆt hµng n«ng s¶n vµ tÊt c¶ c¸c hµng hãa. B»ng c¸ch tÝnh nh vËy, UNCTAD chØ ra cho thÊy trong 5 níc nghiªn cøu, Ên §é lµ níc ¸p dông nhiÒu biÖn ph¸p phi thuÕ quan nhÊt víi tû lÖ ¸p dông rÊt cao, 42,24% cho hµng n«ng s¶n. TiÕp ®Õn lµ Hµn Quèc còng cã møc ¸p dông t¬ng ®èi phæ biÕn gÇn 11%. Trung Quèc vµ NhËt B¶n t¬ng ®¬ng nhau trªn 7%. Trong khi ®ã, ViÖt Nam cã tû lÖ ¸p dông 0,4%. §iÒu nµy cho thÊy r»ng, mÆc dï n«ng s¶n ViÖt Nam cã n¨ng lùc c¹nh tranh yÕu, nhng ta cha cã nhiÒu c«ng cô phi thuÕ quan ¸p dông ®Ó b¶o vÖ n«ng s¶n níc ta. 2.3. Với Hàn Quốc Đến năm 2010, khu vực mậu dịch tự do ASEAN -Hàn Quốc sẽ cơ bản trở thành một thị trường khu vực mậu dịch rộng mở, tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong khu vực. Hàn Quốc sẽ hoàn thành việc cắt giảm thuế quan trong danh mục hàng hóa thông thường, nhanh hơn 2 năm so với ASEAN 6 và loại bỏ ngay 70% số dòng thuế trong năm 2006. Việt Nam được ưu đãi cắt giảm thuế quan chậm hơn (đối với danh mục thông thường là 6 năm và danh mục nhạy cảm là 5 năm) so với ASEAN 6. Số mặt hàng nhạy cảm cũng được giới hạn với 2 tiêu chí là 10% số dòng thuế và 25% giá trị nhập khẩu theo số liệu năm 2004. Nh vậy, ta sẽ hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm thuế quan thông thường theo AKFTA vào năm 2016, với một số dòng thuế linh hoạt đến năm 2018 (UBQG về HNKTQT). AKFTA có những tác động lâu dài đến cơ cấu các ngành kinh tế nước ta. Cùng với lợi Ých xuất khẩu, đặc biệt là nông lâm thủy sản, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn nguyên liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ cơ giới hóa và hiện đại hóa có hiệu quả, nâng cao năng lực canh tranh trên thị trường. 41 Trong triển vọng dài hạn cỏc nhúm hàng chế biến sâu về thực phẩm chế biến, lâm sản có tiềm năng xuất khẩu lớn vào thị trường Hàn Quốc. Những thách thức nước ta phải đương đầu khi xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc: Hàn Quốc là nước thực hiện đánh thuế nhập khẩu cao, nhiều mặt hàng có mức thuế rất cao, đặc biệt là thuế quan ngoài hạn ngạch. Theo UNCTAD bình quân thuế nhập khẩu 32 mặt hàng nông sản là 76,1%, cao hơn nhiều so với Nhật Bản và Ên Độ. Theo kết quả các cuộc đàm phán năm 2006, Hàn Quốc cũng sẽ giành ưu đãi cho Việt Nam quota xuất khẩu nông sản vào Hàn Quốc, như vậy mức thuế quan sẽ thấp hơn. Là nước áp dụng mạnh các biện pháp phi thuế quan, tỷ lệ áp dụng cho các mặt hàng nông sản là 10,76%, như vậy đồng nghĩa với việc hơn 10% giá trị hàng nông sản nhập khẩu được áp dụng các công cụ bảo hộ không qua thuế. Bảo hộ nông nghiệp là vấn đề nhạy cảm chính trị, các nước ASEAN đã đồng thuận cho Hàn Quốc được loại trừ 40 mặt hàng. Đổi lại ta yêu cầu Hàn Quốc mở cửa thị trường ở mức hợp lý cho nông sản và hải sản Việt Nam. 2.4. Với Trung Quốc 2.4.1.Triển vọng Triển vọng Sau khi gia nhập WTO, chỉ từ năm 2002 đến 2004, kim ngạch nhập khẩu nông sản của Trung Quốc tăng gấp đôi, từ gần 11 tỷ USD năm 2002 lên gần 26 tỷ USD năm 2004. Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản tăng chậm. Biểu 5 : Cơ cấu mặt hàng nông sản Việt Nam gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc Loại nông sản NK 2002 2004Tăng Đậu tương Dầu thực vật Lúa mú Nguyên liệu thô + Bông + Da thuộc, cao su t.nhiên NS còn lại* Tổng kim ngạch NK nông sản 2500 7000 100 1600 308 3400 11000 25900 % trong tăng tổng KN 4500 2600 1500 30,20 17,45 10,07 3092 1300 2000 14900 20,75 8,50 13,42 100 Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Trung quốc Ghi chó: * nông sản còn lại nh len sợi, sữa, pho mát, thịt lợn, cam, nho, chuối, hoa quả nhiệt đới, khoai tây đông lạnh, rượu, vừng, sắn 42 Thương mại nông sản với Trung Quốc, Việt Nam có lợi thế nhiều lợi thế: (1) có thế mạnh về sản xuất lúa gạo cao su tự nhiên và rau quả nhiệt đới; (2) chóng ta giáp giới với Trung Quốc và có nhiều cửa khẩu, rất thuận tiện cho việc vận chuyền hàng hóa bằng đường bộ, tiết kiệm đuợc chi phí vận chuyển; (3) yêu cầu chất lượng không khác nhau nhiều lắm, cũng là một thị trường dễ tính. Trung Quốc sẽ là một thị trường nông sản lớn cho nước ta. 2.4.2.Thách thức khi mở rộng tự do hóa thương mại nông sản với Trung Quốc Thách thức khi mở rộng tự do hóa thương mại nông sản với Trung Quốc Trong quan hệ thương mại nông sản với Trung Quốc, hai nước có một số điểm tương đồng, nhưng cũng có rất nhiều điểm khác biệt: 1) Nông nghiệp Trung Quốc tương đồng với Việt Nam cùng sản xuất lúa gạo, chè, cao su, đường, bông, đậu tương, rau quả, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia sóc. Trong các loại nông sản tương đồng về sản xuất đó, Trung Quốc có thế mạnh hơn về đường, bông, đậu tương, nguyên liệu sản xuất TAGS, trong khi đó Việt Nam có thế mạnh về lúa gạo, rau quả đặc biệt là quả nhiệt đới; 2) Qui mô sản xuất của Trung Quốc lớn hơn Việt Nam, mặc dù sản xuất cả 2 nước đều do hộ nông dân thực hiện, nhưng Trung Quốc, nông dân sản xuất dưới các hợp đồng và quản lý cấp thôn, nhiều nông sản được sản xuất tại các doanh nghiệp quốc doanh, nên qui mô sản xuất tập trung và độ đồng đều sản phẩm cao hơn; 3) Nông sản Trung Quốc chuyển mạnh hơn sang thị trường nông sản thực phẩm, cỏc khõu của giai đoạn sau sản xuất nông nghiệp như phân loại, đóng gói, bảo quản, chế biến được quan tâm hơn. Thực hiện đổi mới trong cả sản xuất và lưu thông phân phối làm cho nông sản của Trung Quốc trở nên đa dạng về phẩm cấp chất lượng, đa dạng thị trường từ cao cấp đến thấp cấp. Trong khi đó nông sản Việt Nam bán sang Trung Quốc phần lớn là nguyên liệu thô, bao bì mẫu mã kém. Nếu nhìn vào các loại quả nhập khẩu từ Trung Quốc như tỏo, lờ v.v. ta có thể nhận thấy sự khác biệt đó. 4) Công nghệ sản xuất của Trung Quốc, hiện tại đã đi trước công nghệ của Việt Nam tuy chưa khác xa nhau nhiều. Nhưng trong những năm tới triển vọng công nghệ Trung Quốc có thể sẽ bỏ xa nước ta. 5) Về hiểu biết thông tin thị trường của nhau: Cộng đồng người Hoa ở Việt Nam khỏ đụng, họ tham gia nhiều vào thương mại, những thông tin về thị trường, chi phí sản xuất, qui trình sản xuất các loại nông sản của Việt Nam cộng đồng người Hoa ở Việt Nam đều biết. Nhờ đó, Trung Quốc biết rõ tình hình thị trường và đặc tính cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta biết rất Ýt về thị trường và doanh nghiệp Trung Quốc, nhiều nông sản của ta xuất sang Trung Quốc, nhưng qua khỏi biên giới, ta không biết rõ nông sản của ta đi đâu, ai là người tiêu thụ cuối cùng, nhu cầu và thị 43 hiếu của họ ra sao. Tất cả những thông tin đú, cỏc cơ quan nhà nước, thương nhân Việt Nam đều biết rất Ýt. Trong cơ cấu các mặt hàng nông sản nhập khẩu của Trung Quốc cho thấy một số mặt hàng nông sản Trung quốc tăng nhập khẩu lớn không thuộc lợi thế của nước ta, nh đậu tương, dầu thực vật, lỳa mỳ, bụng. Ngay cả những nông sản ta có lợi thế nh cao su tự nhiên, rau quả nhiệt đới, Trung Quốc đã và đang có một số chương trình ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất trong nước. Về cao su tự nhiên, theo kết luận của các nhà kỹ thuật Việt Nam và Pháp, cao su chỉ thích hợp và cho hiệu quả từ vĩ tuyến 19 trở vào phía Nam. Nhưng các nhà khoa học kỹ thuật Trung Quốc đã nghiên cứu thành công việc sản xuất cao su tự nhiên ở tỉnh Vân Nam với diện tích lớn và năng suất không kém Việt Nam. Đối với các cây ăn quả nhiệt đới Trung Quốc đang có chương trình phát triển mạnh cây ăn quả nhiệt đới và đã thành công ở một số nơi. Sau khi gia nhập WTO (tháng 12/2001), Trung Quốc đã thực hiện một số điều chỉnh về chính sách nông nghiệp nh cắt giảm thuế quan, nới lỏng hạn ngạch và giảm thuế xuất nhập khẩu đối với mặt hàng gạo, dầu thực vật, bông, len. Đồng thời giảm độc quyền thương mại Nhà nước trong hoạt động nhập khẩu nông sản, nhà nước chỉ duy trì độc quyền trong nhập khẩu lỳa mỳ và xuất khẩu ngô. Bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu và bước đầu áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh thực vật, vệ sinh dịch tễ trong nhập khẩu nông sản. Về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc bắt đầu giai đoạn chấm dứt nông nghiệp là nơi hỗ trợ và cung cấp nguồn lực cho công nghiệp chuyển sang là nơi tiếp nhận sự trợ giúp của các ngành, khu vực khác của nền kinh tế, chấm dứt đánh thuế nông nghiệp và chuyển sang hỗ trợ nông nghiệp bằng một loạt chính sách hỗ trợ nông nghiệp với mức hỗ trợ khá lớn. Những thay đổi về chiến lược xuất nhập khẩu nông sản, chính sách thuế quan và phi thuế quan, đầu tư sản xuất nông nghiệp trong nước, thay đổi chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp của Trung Quốc tạo ra Ýt cơ hội nhưng lại gia tăng thách thức cho nông sản nước ta nhập khẩu vào Trung Quốc. Một thách thức gay gắt là chúng ta phải cạnh tranh với nông sản tương đồng của các nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan trên thị trường Trung Quốc. Trong cuộc chạy đua này, Thái lan đã có nhiều biện pháp thích ứng và tiến bộ hơn Việt Nam như tỏ chức vận chuyển nông sản bằng đường không và đường thủy, kiểm soát chất lượng nông sản từ nguyên liệu đến công nghệ chế biến , ký kết các Hiệp định chung về kiểm dịch động thực vật và thừa nhận lẫn nhau. 44 Biểu 6: Thay đổi một số chính sách nông nghiệp của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO Loại chính sách Nội dung hỗ trợ Trợ cấp sản xuất lúa gạo -Trợ cấp trực tiếp cho nông dân; - Xây dựng quỹ rủi ro lúa gạo - Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; - Thuế đánh vào các nông sản đặc biệt; - Thuế chăn thả gia sóc - Thuế của các địa phương; - Phí khác - Trợ cấp giá giống chất lượng cao (đậu tương, ngô, lúa mú, lúa); - Trợ cấp mua máy móc, nông nghiệp Duy trì giá bảo hộ mua lúa gạo Tư nhân hóa hệ thống phân phối lúa gạo trong nước. Thương mại nhà nước vẫn giữ độc quyền xuất, nhập khẩu -Nâng cấp hệ thống thủy lợi; -Xây dựng đường nông thôn; - Xây dựng thiết bị sản xuất khí mêtan; - Xây dựng nhà máy thủy điện nông thôn, trang trại chăn nuôi, công viên CNC Giảm thuế nông nghiệp Trợ cấp vật tư, máy móc Xóa bỏ bảo hộ giá Tù do hóa thị trường lúa gạo nội địa Tăng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Tăng cường tín dụng cho - Khuyến khích 3500 HTX tín nông dân dụng nông thôn cho nông dân khoản vay nhá Cung cấp tín dụng cho - Để đáp ứng các yêu cầu tiêu các doanh nghiệp chế chuẩn về qui mô sản xuất,thay biến nông sản đổi công nghệ, nâng cao quản lý 45 Tổng mức hỗ trợ (triệu USD) 1400 (năm 2004) 5000 (năm 2005) 198 (năm 2004) 18000 (2 năm 2003 -2004) Tăng 23,4 tỷ (trong 9 tháng 2004) 4800 (năm 2003) Ghi chú: Hỗ trợ trực tiếp dựa trờn diện tích trồng lúa, xấp xỉ khoảng hơn 7 USD/ mẫu tương đương 18USD/ha gieo trồng. Quỹ rủi ro lúa gạo được thành lập nhằm ổn định thị trường, trang trải chi phí trợ giá, tài trợ lương thực. PHẦN III HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN GIỮA ASEAN VỚI 4 NƯỚC I.MỤC TIấU VÀ NỘI DUNG CÁC HIỆP ĐỊNH KHUNG Hiệp định khung Mục tiêu và nội dung các Từ năm 2001 đến nay, các cam kết hợp tác toàn diện giữa ASEAN với 4 đối tác Trung Quốc, Ên Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc từng bước được thảo luận và cam kết ở các mức độ khác nhau, thể hiện nh sau: 1.1.Hiệp định khung giữa ASEAN và Trung Quốc ASEAN và Trung Quốc Hiệp định khung giữa Quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc ngày 6/11/2001 tại Bru-nõy đó thông qua đề xuất về một Khuôn khổ Hợp tác Kinh tế và thành lập Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (“KVMDTD ASEAN-Trung Quốc”) trong vòng mười năm với những đối xử đặc biệt và khác biệt và linh hoạt cho các nước thành viên mới của ASEAN, và với chương trình thu hoạch sớm, trong đó danh mục hàng hoá và dịch vụ sẽ được quyết định thông qua tham vấn đôi bên. Ngày4/11/2002 tại Phnụm Pờnh Căm Pu Chia, Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã được ký kết. Mục tiêu của HĐK: • Củng cố và tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa cỏc Bờn; • Tù do hoá từng bước và thúc đẩy thương mại hàng hoá và dịch vụ cũng như thiết lập một chế độ đầu tư thuận lợi, minh bạch và tự do; • Tìm kiếm các lĩnh vực mới và xây dựng các biện pháp phù hợp vì hợp tác kinh tế gần gũi hơn giữa cỏc Bờn; và • Tạo thuận lợi cho các nước thành viên mới của ASEAN hội nhập kinh tế hiệu quả hơn và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa cỏc Bờn. Các biện pháp hợp tác kinh tế toàn diện: Củng cố và tăng cường hợp tác kinh tế thông qua các biện pháp hợp tác dưới đây: 1) Loại bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi quan thuế đối với cơ bản toàn bộ thương mại hàng hoá; 2) Tù do hoá từng bước thương mại dịch vụ trong hầu hết các lĩnh vực; 46 3) Thiết lập một chế độ đầu tư thông thoáng và có tính cạnh tranh nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy đầu tư trong KVMDTD ASEAN-Trung Quốc; 4) Dành đối xử đặc biệt và khác biệt và linh hoạt cho các nước thành viên mới của ASEAN; 5) Dành linh hoạt cho các Bên trong đàm phán KVMDTD ASEAN-Trung Quốc nhằm giải quyết những vấn đề nhạy cảm của mình trong lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ và đầu tư dùa trên nguyên tắc có đi có lại và cùng có lợi; 6) Xây dựng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại và đầu tư có hiệu quả, bao gồm nhưng không chỉ hạn chế trong các biện pháp đơn giản hoỏ cỏc thủ tục hải quan và các thoả thuận công nhận lẫn nhau; 7) Hình thành các kế hoạch và chương trình hành động nhằm thực hiện các ngành/lĩnh vực hợp tác đã thoả thuận; 8) Thiết lập những cơ chế thích hợp nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả Hiệp định này. Về thương mại hàng hoá, Hiệp định đề cập 3 nhóm hàng: 1) Nhóm hàng tham gia Chương trình Thu hoạch sớm (EHP) theo Điều 6 của Hiệp định; 2) Tiến hành đàm phán để loại bỏ thuế quan và các quy định hạn chế thương mại đối với cơ bản toàn bộ thương mại hàng hóa giữa cỏc Bờn (ngoài EHP); 3) Trong trường hợp cần thiết, những biện pháp được cho phép theo Điều XXIV (8)(b) của GATT. Nhóm 1: Với Việt Nam, nhóm hàng tham gia Chương trình Thu hoạch sớm (EHP), bao gồm nông sản thuộc 8 chương, thuế quan đến năm 2008 giảm xuống bằng 0%, năm 2005 phải giảm xuống 5%. Phạm vi sản phẩm bao gồm tất cả các mặt hàng ở cấp độ 8/9 số (Mã HS) thuộc 8 chương (01: động vật sống; 02: Thịt và nội tạng động vật; 03: Cá; 04: Sữa và các sản phẩm từ sữa; 05: Các sản phẩm khác từ động vật; 06: Cây sống; 07: Rau ăn được; 08: Quả và hạt ăn được) Nhóm 2: Ngoài EHP, tiến hành đàm phán để loại bỏ thuế quan và các quy định hạn chế thương mại đối với cơ bản toàn bộ thương mại hàng hóa giữa cỏc Bờn (ngoài EHP). Mức thuế quan MFN trong hạn ngạch, bằng mức thuế của Trung Quốc áp dụng từ ngày 01/ 7/2003. Nhóm mặt hàng này được chia làm 2 Danh mục như sau: Danh mục thông thường: Các mặt hàng nằm trong Danh mục thông thường của một Bên, được chớnh Bờn đú liệt kê, sẽ: (i) có mức thuế suất MFN áp dụng tương ứng giảm dần hoặc xóa bỏ theo những lịch trình và thuế suất cụ thể (sẽ được cỏc Bờn cựng thỏa thuận) đối với các 47 nước thành viên mới của ASEAN, khoảng thời gian này là từ ngày 01/01/2005 tới 2015 với mức thuế khởi điểm cao hơn và lịch trình cắt giảm khác biệt; và (ii) đối với các thuế suất đã được cắt giảm nhưng chưa được xóa bỏ theo đoạn nói trên, sẽ được xóa bỏ dần theo những khung thời gian được thỏa thuận giữa cỏc Bờn. Danh mục nhạy cảm: Các mặt hàng nằm trong Danh mục nhạy cảm của một Bên, được chớnh bờn đú liệt kê, sẽ: có mức thuế suất MFN áp dụng tương ứng cắt giảm xuống mức thuế suất cuối cùng và thời điểm thực hiện cuối cùng do cỏc bờn cựng thống nhất; và cũng có thể có mức thuế suất MFN áp dụng tương ứng được xóa bỏ dần theo những khung thời gian do cỏc Bờn cựng thống nhất. Nhóm 3: Các mặt hàng nhạy cảm, loại trừ không tham gia EHP, tuỳ theo từng nước. Đối với Việt Nam loại trừ cỏc nhúm mặt hàng: Gia cầm giống (gồm các loại gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, gà Nhật Bản); Thịt và các bộ phận nội tạng của gia cầm thuộc nhóm 0105, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông; Trứng chim và trứng gia cầm trong vỏ, tươi, được bảo quản hoặc hấp chín, luộc chín; quả cú múi (họ chanh), tươi hoặc khô. Những quy tắc chi tiết khác điều chỉnh chương trình cắt giảm hoặc xoá bỏ thuế đối với Danh mục thông thường và Danh mục nhạy cảm, nguyên tắc điều chỉnh các cam kết có đi có lại. Số lượng các mặt hàng thuộc Danh mục nhạy cảm được giới hạn bởi mức trần tối đa do cỏc Bờn cựng thống nhất. Các mức thuế cụ thể được cỏc Bờn thống nhất và thực hiện, không ngăn cản bất cứ Bên nào đẩy nhanh việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan nếu Bờn đú muốn. Về các biện pháp Phi thuế quan: Hiệp định đề cập một số vấn đề liên quan nh sau: Các cuộc đàm phán giữa cỏc Bờn về thương mại hàng hóa cũng sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn ở những nội dung sau: • Quy tắc xuất xứ; • Các biện pháp phi quan thuế, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở các hạn chế định lượng hoặc cấm nhập khẩu, cũng như những biện pháp vệ sinh dịch tễ không biện minh được về mặt khoa học và những hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; • Các biện pháp tự vệ trên cơ sở các nguyên tắc của GATT, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những yếu tố sau: tính minh bạch, phạm vi, các tiêu chí khách quan để dẫn đến hành động. 48 Các biện pháp nhằm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho thương mại hàng hoá và dịch vụ, đầu tư như: (i) Tiêu chuẩn và đánh giá hợp chuẩn; (ii) Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại/cỏc biện pháp phi thuế quan; và (iii) Hợp tác hải quan Hiệp định AC-FTA có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2003. 1.2. Hiệp định khung giữa ASEAN với Hàn Quốc Hiệp định khung giữa ASEAN với Hàn Quốc Tại Hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Viên Chăn, Lào ngày 30 tháng 12 năm 2004, các nhà lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc đã quyết định Xây dựng đối tác toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc, thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Hàn Quốc ngay tại giai đoạn đầu với sự đối xử đặc biệt, khác biệt và linh hoạt cho các thành viên ASEAN mới là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Uỷ ban đàm phán thương mại ASEAN-Hàn Quốc đã được thành lập (AKTNC). Từ đó đến nay, AKTNC đã tổ chức 5 phiên họp để trao đổi những nội dung dự kiến đàm phán (AKTNC 5 được tổ chức vào đầu tháng 9/2005). Về nội dung Hiệp định khung, hai bên đã nhất trí xây dựng một Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện với các nội dung thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư; Trước mắt, tập trung đàm phán thương mại hàng hoỏ, cỏc lĩnh vực dịch vụ và đầu tư sẽ thảo luận giai đoạn sau. Trong năm 2005, sẽ hoàn thành đàm phán Hiệp định Khung và Hiệp định về thương mại hàng hoá để có thể ký kết trong dịp Hội nghị Thượng đỉnh tháng 12/ 2005 tại Malaysia. Hiệp định về thương mại dịch vụ và đầu tư sẽ đàm phán trong năm 2006. ASEAN-Hàn Quốc đã thảo luận sơ bộ dự thảo Hiệp định Khung và thống nhất sẽ lấy cơ sở của Hiệp định Khung ASEAN đã ký với Trung Quốc, Ên Độ và Nhật Bản. Một số lĩnh vực hợp tác chớnh đó được đề cập gồm: thủ tục hải quan, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, xúc tiến thương mại và đầu tư (thành lập trung tâm ASEAN tại Hàn Quốc), phát triển nguồn nhân lực, hợp tác khoa học công nghệ, giao thông vận tải, công nghệ thông tin v.v. Phía ASEAN nhấn mạnh cần có sự ưu tiên đối với một số lĩnh vực như tạo thuận lợi, xúc tiến thương mại và đầu tư để tập trung nguồn lực thực hiện. Về Hiệp định thương mại hàng hoỏ: Phớa Hàn Quốc đưa ra đề xuất các phương thức cắt giảm thuế quan áp dụng cho ASEAN 6 và Hàn Quốc (tương tự như mô hình của ASEAN-Trung Quốc), với 3 danh mục sản phẩm: danh mục thông thường, danh mục nhạy cảm và nhạy cảm cao. Đối với danh mục cắt giảm thông thường sẽ giảm thuế xuống 0% vào năm 2009. Đối với danh mục nhạy cảm cao dự kiến sẽ giảm xuống 50% vào thời điểm nhất định, đối với một số mặt hàng do tính nhạy cảm có thể cho phép loại trừ hoàn toàn vv... Các nước Căm pu chia, 49 Lào, Mianma, Việt Nam sẽ được linh hoạt có lịch trình cắt giảm thuế dài hơn. Các nước ASEAN cũng đưa ra các đề xuất của mình. 1.3. Hiệp định khung giữa ASEAN với Nhật Bản: ASEAN với Nhật Bản: Hiệp định khung giữa Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản tổ chức ngày 5/11/2002 tại Phnompenh, Campuchia, các nhà lãnh đạo cao cấp ra tuyên bố chung về tạo lập Đối tác kinh tế Toàn diện (Comprehensive Economic Partners - CEP), bao gồm cả yếu tố thành lập Khu vực mậu dịch tự do (AJ-FTA) trong vòng 10 năm; Thiết lập một ủy ban soạn thảo Hiệp định Khung thực thi CEP. Tháng 10/ 2003, thoả thuận Khung về CEP đã được ký kết tại Bali, Indonesia, với các nội dung chính nh sau: Mục tiêu: (i) Tăng cường hội nhập kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản; (i) Tăng cường hội nhập kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản; (ii) Nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường thế giới; (ii) Nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường thế giới; (iii) Nhanh chóng tự do hoá và tạo thuận lợi cho hàng hoá và đầu tư; (iv) Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước. Các nội dung chính: • Tiến hành các biện pháp thực hiện ngay (Hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực cho các nước ASEAN, nhất là các thành viên mới, các biện pháp tạo thuận lợi và xúc tiến thương mại và đầu tư, đối thoại chính sách, tạo thuận lợi cho việc di chuyển của thương nhõn, trao đổi và tổng hợp số liệu liên quan đến thương mại); • Thực thi các chương trình tạo thuận lợi và hợp tác (Thủ tục liên quan đến thương mại, môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực của các nước ASEAN trong việc thực thi sở hữu trí tuệ); • Thực thi các biện pháp tự do hoá trong thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư (trước tiên, tập trung vào tự do hoá thương mại hàng hoá để hoàn thành vào năm 2012, có tính đến ưu đãi cho các nước thành viên ASEAN mới thêm 5 năm để thực thi nghĩa vụ của mình. Quá trình tham vấn cho các lĩnh vực tự do hoá thương mại, dịch vụ và đầu tư bắt đầu từ năm 2004 và đàm phán từ năm 2005. • Trong lĩnh vực tự do hoá thương mại, bên cạnh việc đàm phán mở cửa thị trường, phải song song đàm phán các lĩnh vực khác nh quy tắc xuất xứ. • Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước thành viên mới trong ASEAN thể hiện các lĩnh vực nh chương trình hỗ trợ kỹ thuật, có sự linh hoạt đối với các lĩnh vực nhạy cảm. 1.4. Hiệp định khung về hợp tác toàn diện giữa ASEAN và về hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Ên Độ 50 Hiệp định khung Với mục tiêu thiết lập quan hệ đối tác kinh tế trong thế kỷ 21, Hiệp định Khung về hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Ên Độ đã được ký kết tháng 10 năm 2003 tại Bali, Indonesia, với các nội dung như sau: Mục tiêu: (i) Tăng cường và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các đối tác; (ii) Tù do hoá đáng kể nhằm thúc đẩy thương mại hàng hoá và dịch vụ cũng như tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tự do và minh bạch; (iii) Phát hiện các lĩnh vực mới và phát triển biện pháp phù hợp để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các đối tác; (iv) Tạo điều kiện cho các nước ASEAN mới hội nhập kinh tế hiệu quả và thu hẹp khoảng cách giữa các đối tác. Lĩnh vực hợp tác kinh tế: Cỏc bên nhất trí đàm phán để hình thành Khu vực Thương mại và Đầu tư ASEAN - Ên Độ (RTIA), bao gồm Khu vực mậu dịch tự do cho thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư với các nội dung như sau: • Loại bỏ đáng kể các biện pháp thuế và phi thuế trong thương mại hàng hoá; • Tù do hoá đáng kể trong thương mại dịch vụ; • Xây dựng thể chế đầu tư cạnh tranh, tù do để thúc đẩy đầu tư trong nội khối ASEAN- Ên Độ; • Dành sự đãi ngộ đặc biệt và khác biệt cho các thành viên ASEAN mới; • Dành sù linh hoạt cho các bên trong quá trình đàm phán ASEAN- Ên Độ đối với các lĩnh vực nhạy cảm của mỗi nước trên cơ sở thống nhất cỏc bờn cựng có lợi và nhượng bộ lẫn nhau; • Thiết lập các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư nh đơn giản hoá thủ tục hải quan, công nhận lẫn nhau; • Mở rộng các lĩnh vực hợp tác mà hai bên cùng có lợi và có khả năng làm cho sự hợp tác ngày càng sâu rộng hơn; • Thiết lập cơ chế giám sát nhằm thực thi Hiệp định có hiệu quả. Trong thương mại hàng hoá, chương trình cắt giảm thuế quan thực hiện theo 2 phần: Chương trình thu hoạch sớm (EHP) và chương trình cắt giảm thông thường. Chương trình thu hoạch sớm: Các nước đã thống nhất chọn ra được một danh mục thực hiện EHP (khoảng 105 nhóm hàng HS 6 số) chủ yếu là hàng phi nông nghiệp. Liên quan đến nông sản trong danh mục này chỉ có các sản phẩm cá thu, cá ngừ chế biến, dứa chế biến và nước dứa, bột ca cao. Riêng đối với 4 nước ASEAN mới, Ên Độ sẽ dành thêm một danh mục với khoảng 111 nhóm hàng HS 6 số để nhân nhượng giảm thuế thêm. Danh mục này cũng chủ yếu là hàng phi nông nghiệp. 51 Liên quan đến nụng, lõm nghiệp chỉ có một số nhóm nh quả hạnh đào, nhựa cánh kiến, các loại nhựa cây khác, vật liệu dùng để bện tết nh song, mây, tre, các loại kẹo có đường (trừ socola), sản phẩm gỗ (gỗ tấm, gỗ ván, đồ gỗ). Chương trình cắt giảm thông thường: Các mặt hàng được liệt kê trong danh mục này sẽ được cắt giảm thuế quan theo 2 kênh với khung thời gian như sau: a) Kênh 1 đối với hàng hoá thông thường: • ASEAN 5 ( Bruney, Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan) và Ên Độ: Từ 1/1/2006 đến 31/ 12/ 2011; • Philipin và Ên Độ: Từ 1/1/2006 đến 31/ 12/ 2016; • Căm pu chia, Lào, Mianma, Việt Nam từ 1/1/2006 đến 31/ 12/ 2016 và Ên Độ từ 1/1/2006 đến 31/ 12/ 2011. b) Kênh 2 - đối với hàng hoá nhạy cảm: Số lượng hàng hoá trong danh mục nhạy cảm, phương thức cắt giảm sẽ do cỏc bờn đàm phán thoả thuận. II.TIẾN ĐỘ ĐÀM PHÁN VÀ THỎA THUẬN VỀ LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH KHUNG ĐẾN CUỐI NĂM 2005 Tiến độ đàm phán và thỏa thuận về lĩnh vực thương mại nông sản trong các Hiệp định khung đến cuối năm 2005 2.1.Về cắt giảm thuế quan trong thương mại hàng hóa nông sản giảm thuế quan trong thương mại hàng hóa nông sản Về cắt Hiệp định ASEAN với Trung Quốc (ACFTA) đã thống nhất nhóm hàng hóa thuộc chương trình EHP, mức thuế suất tương ứng, các hàng hóa loại trừ không tham gia chương trình EHP, nhóm hàng hóa thông thường và mức thuế suất tương ứng. Nhìn chung về phương diện thuế quan Trung Quốc và các nước ASEAN đã thảo luận và đi đến thống nhất lộ trỡnh cụ thể và bắt tay thực hiện. Việt Nam cũng đã thống nhất và hành động theo khuôn khổ 2 bờn đó đó thống nhất. Hiệp định ASEAN với Hàn Quốc (AKFTA) đã thảo luận và lấy khung cắt giảm thuế quan theo phương thức tương tù nh Hiệp định ASEAN -Trung Quốc. Ngoài ra còn thảo luận thờm cỏc vấn đề về thủ tục hải quan, xúc tiến thương mại. Tốc độ đàm phán có triển vọng nhanh. Đến đầu năm 2006, đang tiếp tục thảo luận chi tiết về tỷ lệ mặt hàng và giá trị mặt hàng trong danh mục nhạy cảm, phương thức cắt giảm thuế quan cho các danh mục hàng hoá, Quy tắc xuất xứ và thủ tục Hải quan vv... Đối với Ên Độ, cỏc bờn đó thảo luận khá cụ thể về cắt giảm thuế quan theo 2 phần (cắt giảm sớm và cắt giảm thông thường). Các mặt hàng nông sản thuộc phần cắt giảm sớm không nhiều. Cắt giảm thuế quan thông thường lại chia ra 2 kênh cho hàng hóa thông thường và hàng hóa nhạy cảm. Kênh 1 cắt giảm đối với hàng hóa thông thường chia theo từng nhóm nước, Việt Nam sẽ thực hiện lộ trỡnh cắt giảm 52 từ 1/1/2006 đến 31/12/2011. Kênh 2, đối với hàng hóa nhạy cảm, Ên Độ đưa ra quá nhiều danh mục mặt hàng nhạy cảm và thực hiện chính sách bảo hộ rất mạnh. Hiệp định ASEAN với Nhật Bản, cho đến cuối năm 2005 chưa có một dự thảo nào về công thức cắt giảm thuế quan. Do vậy, chưa có định hướng cụ thể về phương thức và lộ trỡnh cắt giảm thuế quan nhập khẩu nông sản. Các cuộc đàm phán khởi động về AJ-FTA đang được bắt đầu, thì song song với đàm phán AJFTA, Nhật đã triển khai đàm phán tự do hoá thương mại song phương với từng nước trong khối ASEAN. Nhật đã ký Hiệp định thương mại tự do với Singapore (1/2002 và có hiệu lực từ 11/2002); đã kết thúc đàm phán với Thái Lan, Malaysia; đang đàm phán với Philipin là những đối tác thương mại lớn trong sè 15 nước dẫn đầu về kim ngạch xuất nhập khẩu với Nhật. Đối với những đối tác lớn này, sẽ dễ dàng hơn cho Nhật Bản trong việc đánh đổi những nhượng bộ về nông sản lấy những lĩnh vực khác. Trước tình hình đó nước ta có khả năng sẽ rơi vào thế bất lợi hơn so với các nước khác, nhất là nhóm ASEAN 6 trong tiến trình đàm phán AJFTA. 2.2.Về biện pháp phi thuế quan trong thương mại hàng hóa nông sản biện pháp phi thuế quan trong thương mại hàng hóa nông sản Về Mặc dù Hiệp định khung ASEAN -Trung Quốc đã quan tâm đến các biện pháp phi thuế quan. Nhưng tiến trình thảo luận về các biện pháp phi thuế quan trong các Hiệp định khung chưa được thúc đẩy. Trong quá trình đàm phán FTA chủ yếu mới nhấn mạnh vấn đề thuận lợi hóa, hài hòa hóa, tiến tới công nhận lẫn nhau, hải quan một cửa. Trong quá trình thảo luận cũng do có sự khác nhau quá lớn về thủ tục, cơ quan quản lý, điều kiện cơ sở hạ tầng để thực hiện, chính vì vậy mà chưa đạt được sự thống nhất. 53 PHẦN IV CHÍNH SÁCH THUẾ QUAN VÀ PHI THUẾ QUAN CỦA VIỆT Nam VÀ NHỮNG BẤT CẬP SO VỚI CÁC HIỆP ĐỊNH KHUNG I.CHÍNH SÁCH THUẾ QUAN VÀ PHI THUẾ QUAN CỦA VIỆT quan và phi thuế quan của Việt Nam Chính sách thuế Trong quá trình nỗ lực cải cách, thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các chính sách cải cách, tự do hoá thương mại của Việt Nam được thực hiện trên cả 3 lĩnh vực (1) Từng bước cắt giảm thuế quan và loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan; (2) Mở rộng quyền tham gia hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp; và (3) Thực hiện các cam kết quốc tế và đổi mới chính sách của Việt Nam để rút ngắn khoảng cách giữa chính sách trong nước, phù hợp dần với qui định quốc tế. 1.1. Chính sách về thuế quan Trong quá trình thực hiện cải cách kinh tế, tự do hóa thương mại và chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung thuế quan cũng như các chớnh sách liên quan, có thể tóm tắt những nội dung chính liên quan đến thuế quan như sau: 1.1.1. Ưu đãi tối huệ quốc (MFN) Quốc hội của nước ta cũng đã ban hành Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế. Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia được áp dụng đối với: • Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và xuất khẩu từ Việt Nam; • Dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài; • Đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài; • Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trong thương mại hàng hóa, đối xử tối huệ quốc được áp dụng đối với: 54 1) Thuế, các loại phí và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hay liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu; 2) Phương thức thanh toán và việc chuyển tiền thanh toán cho hàng hóa xuất, nhập khẩu; 3) Những qui định về thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu; 4) Thuế và các loại phí thu trực tiếp hoặc gián tiếp trong nước đối với hàng hóa nhập khẩu; 5) Hạn chế định lượng và cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; 6) Các qui định khác về việc bán, chào bán, mua, vận tải, lưu kho và sử dụng tại thị trường trong nước. Hiện nay, Việt Nam đó cú thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc với 71 nước và vùng lãnh thổ. 1.1.2.Chớnh sách thuế nhập khẩu Chính sách thuế nhập khẩu Qua nhiều lần bổ sung sửa đổi Luật thuế Xuất khẩu - Nhập khẩu của Việt Nam đã được ban hành. Dưới luật, Bộ Tài chính đã ban hành một số quyết định và Thông tư để qui định cụ thể thuế quan trong quan hệ thương mại với các đối tác mà Việt Nam đã tham gia các Hiệp định hợp tác kinh tế hoặc Hiệp định thương mại Cho đến nay các văn bản chính sách qui định thuế nhập khẩu nông lâm đó là: • • • • • • Thuế nhập khẩu ưu đãi, ban hành theo Quyết định 110/2003/QĐ/BTC ngày 25/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Xem các cột thuế suất ưu đãi trong phần Phụ lục 5, Tài liệu thu thập và phân tích của đề tài); Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng từ ngày 01/01/2005, thuế nhập khẩu của Việt Nam áp dụng để thực hiện Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lưc chung trong AFTA (Xem các cột thuế NK ưu đãi đặc biệt trong phần Phụ lục 5, Tài liệu thu thập và phân tích của đề tài); Thuế nhập khẩu ưu đãi để thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ, ban hành theo Quyết định số 90/2004/QĐ-BTC ngày 25/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thuế nhập khẩu của Việt Nam để thực hiện chương trình thu hoạch sớm theo HĐK về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (EHP), ban hành theo Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 của Chính phủ và Thông tư số 16/2004/TT của Bộ Tài chính. (Xem phần Phụ lục 4, Tài liệu thu thập và phân tích của đề tài); Thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu, ban hành theo Thông tư 62/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính; Thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Lào, ban hành theo Thông tư số 28/2004/TT-BTC ngày 31/3/2004 của Bộ Tài chính; 55 • Một số chính sách qui định về miễn giảm thuế nhập khẩu, hoàn thuế GTGT, qui định về trị giá tính thuế nhập khẩu, thủ tục hải quan v.v. Các văn bản chính sách thuế quan của Việt Nam đã thể hiện: a)Nội dung biểu thuế mới hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phân loại của Danh mục thuế quan hài hòa hóa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan quốc tế. Biểu thuế đã áp dụng cho thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi đặc biệt thực hiện CEPT của AFTA. Đồng thời với qui định mức thuế suất, Việt Nam đã sắp xếp lại mã số, sửa đổi tên của khá nhiều mặt hàng để phù hợp với Danh mục biểu thuế hài hòa ASEAN và quốc tế. Nội dung biểu thuế mới hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phân loại của Danh mục thuế quan hài hòa hóa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan quốc tÕ. Biểu thuế đã áp dụng cho thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi đặc biệt thực hiện CEPT của AFTA. Đồng thời với qui định mức thuế suất, Việt Nam đã sắp xếp lại mã số, sửa đổi tên của khá nhiều mặt hàng để phù hợp với Danh mục biểu thuế hài hòa ASEAN và quốc tế. Biểu 7: Lịch trình cắt giảm thuế quan trung bình (theo CEPT), 1996 - 2006 1996 1997 1998 2000 Thực hiện CEPT (%) Loại trừ ngay 1,496 1,996 3,590 4,230 L.trừ tạm thời 1,483 983 2,440 1,800 Nhạy cảm 26 26 51 51 Miễn trừ 213 213 202 202 Tổng sè 3,218 3,218 6,283 6,283 Thuế quan trung bình giản đơn (%) Loại trừ ngay 6.8 5.8 5.6 4.7 L.trừ tạm thời 19.9 19.9 19.9 19.8 Trung bình 12.6 12.1 11.9 11.4 Nguồn: Theo Auffret (2002) 2001 2002 2003 2004 2005 4,830 1,200 51 202 6,283 5,430 600 51 202 6,283 6,030 0 51 202 6,283 6,030 0 51 202 6,283 6,030 0 51 202 6,283 3.9 19.6 10.9 3.8 19.4 10.7 2.8 17.5 9.3 2.6 13.4 7.4 2.5 8.9 5.3 b)Chớnh phủ cũng đã qui định danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam tham gia chương trình thu hoạch sớm, lộ trỡnh cắt giảm thuế cụ thể cho từng năm từ năm 2003 đến 2008 đối với từng dòng thuế, thảo luận đưa ra danh mục hàng hóa loại trừ không tham gia chương trình thu hoạch sớm. Danh mục thuế EHP bao quát 8 chương là những mặt hàng động vật sống, cá, thịt, sữa, rau quả tươi và sơ chế, cây sống, hạt. Mức thuế suất theo chương trình EHP được chia làm 3 nhóm thuế suất và lộ trỡnh cụ thể thể hiện trên biểu 8. Chính phủ cũng đã qui định danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam tham gia chương trình thu hoạch sớm, lộ trình cắt giảm thuế cụ thể cho từng năm từ năm 2003 đến 2008 đối với từng dòng thuế, thảo luận đưa ra danh mục hàng hóa loại trừ không tham gia chương trình thu hoạch sớm. Danh mục thuế EHP 56 2006 6,030 0 51 202 6,283 2.3 3.9 3.0 bao quát 8 chương là những mặt hàng động vật sống, cá, thịt, sữa, rau quả tươi và sơ chế, cây sống, hạt. Mức thuế suất theo chương trình EHP được chia làm 3 nhóm thuế suất và lộ trình cụ thể thể hiện trên biểu 8. Biểu 8: Lộ trỡnh cắt giảm thuế quan tham gia EHP của Việt Nam Nhóm thuế suất Nhóm 1 (> 30%) Nhóm 2 (15-30%) Nhóm 3 ( kh«ng thuyÕt phôc v× ®ang SX; - Cha lµm râ ®iÒu kiÖn cÊp giÊy phÐp, ®iÒu kiÖn nh thÕ nµo th× TTCP can thiÖp; - Cha nghiªn cøu ®Çy ®ñ cung cÇu cña thÞ trêng ®Ó ®a ra khèi lîng trong h¹n ng¹ch, møc chªnh lÖch thuÕ quan trong vµ ngoµi h¹n ng¹ch cha ®¸ng kÓ 2.3.2. C¸c biÖn ph¸p kiÓm so¸t gi¸, lîng hµng n.khÈu Khu«n khæ HiÖp ®Þnh: - Cho phÐp sö dông biÖn ph¸p h¹n chÕ ®Æc biÖt ®Ó h¹n chÕ lµn sãng nhËp khÈu; Khi: - Gi¸ gi¶m xuèng qu¸ møc; - Khèi lîng hµng nhËp khÈu v ît qu¸ ngìng ChÝnh s¸ch vµ thùc tr¹ng ViÖt Nam: - Ban hµnh ph¸p lÖnh chèng b¸n ph¸ gi¸; -§ang th¶o luËn ®Ó bæ sung ph¸p lÖnh vÒ biÖn ph¸p ®èi kh¸ng; - KiÓm so¸t gi¸ vµ lîng hµng t¹i biªn giíi; - ChuyÓn tõ Qui ®Þnh trÞ gi¸ tÝnh thuÕ theo gi¸ tèi thiÓu BiÓu hiÖn: (Q§ 918/TC...) sang tÝnh - Gi¶m ®¸ng kÓ c¸n c©n TM; theo gi¸ giao dÞch thùc tÕ - Gi¸ xuÊt khÈu NS sang níc (Q§87/2004...) nhËp khÈu thÊp h¬n gi¸ b¸n 2.3.4. tiªu chuÈn vµ biÖn ph¸p kü thuËt th¬ng m¹i trong nícVÒ x. khÈu Yªu cÇu: - Dùa trªn gi¸ trÞ thùc cña NS - HoÆc trÞ thùccña NS 2.3.3.gi¸ VÒkhæ tiªu chuÈn vÖtsinh, an toµn thùc phÈm ChÝnh s¸ch ViÖt Nam: Khu«n HiÖp ®Þnh: ¬ng tù -§îc phÐp sö dông ®Ó b¶o - Ban hµnh P. lÖnh sè vÖ søc kháe con ngêi, ®éng 18/1999... vÒ viÖc ban vËt, m«ikhæ trêng; ngêi sö dông hµnh, ¸p dông tiªu chuÈn Khu«n HiÖp ®Þnh: ChÝnh s¸ch ViÖt Nam: kh«ng bÞ nhÇm lÉn chñng chÊt lîng h. hãa; - §îc phÐp ¸p dông SPS - Cã LuËt lo¹i vµ vÖ chÊt lîngsèng s¶n vµ phÈm QuyÕtthñy ®Þnhs¶n sè vµ 140 ®Ó b¶o cuéc v¨n b¶n d íi luËt (Ph¸p 346/Q§-BKHCN ®ang søc kháe con ngêi, ®éng, lÖnh,hiÖn NghÞc¸c ®Þnh, t) thùc bícth«ng ®Ó tu©n thùc vËt; vÒ VS ATTP vµ CL; thñ TCQT; Khi nguy c¬: - Tæng C¸c QuyÕt ®Þnh vÒ Danh côc TC§LCL chÞu - Th©m nhËp vµ lan môc thuèc BVTV, thuèc tr¸ch nhiÖm QLNN vµ t truyÒn cña c«n trïng, thó y, gièng c©y trång ®îc vÊn cho chÝnh phñ; bÖnh tËt; ngêi xuÊt khÈu: Yªu cÇu nhËp khÈu®Þnh vµ sö - Cã quy vÒdông qu¶n t¹i lý --M« Ho¹t ®éng cña c¸c chÊt t¶ ®Æc tÝnh, chøc n¨ng, VN; chÊt lîng hµng hãa qua ph©n hñy ®éc h¹i TP; p. ph¸ptruyÒn vµ quinhiÔm tr×nh SX; -NghÞgiíi; ®Þnh 175 vÒ qu¶n biªn -BÖnh qua râ -®éng BiÓuvËt, tîngc©y vµtrång thuËt ng÷ chÊt quathuËn biªn giíi; -lý§· kýth¶i 5 tháa víi rµng; -Nga, Thµnh lËp UûvÒban Ukraina TC, - Nãi râ c¸ch thøc ®ãng gãi Codex quèc vµ giathõa thuéc Bé chøng nhËn nhËn vµ d¸n nh·n. KHCN lÉn nhau. Cã NghÞ ®Þnh th Yªu cÇu níc nhËp khÈu: -§· ký 17 tháa thuËn 9 víi ASEAN vÒ hµi hßavµhãa - Kh«ng g©y trë ng¹i cho T. b¶n ghi chí víi c¸c n íc lÜnh vùc thuû s¶n; Yªu cÇu: m¹i TQuèc, Hµn Quèc,cã 1 -(Cã Trong Bé NN-PTNT -- T. gia vµo tæ chøc quèc §ßi hái hµi hßa hãa; T.Lan).§· tu©n thñ nhiÖm ®îc bé phËn chÞu tr¸ch tÕ; Sö dôngkhÝch TC, HD q. tÕ - KhuyÕn ¸p dông c¸c tiªu chuÈn cña SPS vµ vÒ lÜnh vùc TC§LCL; - ChÊp ®ang nhËn tån biÖnt¹i; ph¸p t TCQT c«ng íc quèc tÕ; 60% tiªu - T.lËp V¨n phßng TBT vµ ®¬ng vµ thõa -¬ng Minh b¹ch, thiÕtnhËn lËp ®iÓm chuÈnhái LT,TP theo ®iÓm ®¸p tu©n t¹i Côc lÉn nhau hái ®¸p; tiªu chuÈn CODEX TC§LCL, Bé KHCN --C¸c Nguyªn t¾c t¾c: minhKh«ng b¹ch nguyªn (c.s¸ch, ph©n biÖtthñ ®èitôc xö,k.tra t¬ng...)®¬ng, -c«ng Ph©nnhËn tÝch lÉn ®¸nh gi¸ nguy nhau; c¬ dÞch bÖnh vµ ATTP 78 BÊt cËp: - HiÖu lùc cña ph¸p lÖnh chèng b¸n ph¸ gi¸ cha ®îc ph¸t huy; - Cha cã c«ng cô kÝch ho¹t lµm t¨ng gi¸ hµng nhËp khÈu; -NhËp khÈu tiÓu ng¹ch vµ bu«n lËu trµn lan, nªn thùc tÕ rÊt khã kiÓm so¸t; - Cha cã th«ng tin tin cËy vÒ thÞ trêng, chi phÝ s¶n xuÊt, gi¸ b¸n NS trong thÞ tr êng cña T. Quèc BÊt cËp: - HiÖn t¹i cã 799 TCNSTP ¸p dông TCQT vµ khu vùc, trong ®ã cã BÊt TCVN cËp: ¸p dông 390 -Qu¶n vÒ thó TCQT;lý Bénhµ NN,níc Y tÕ, y, BVTV, VS ATTP cßn Thñy s¶n c«ng bè 800 h¹n chÕ (chchuÈn a ph©nthÊp, tÝch TCN; Tiªu ®¸nh gi¸ nguy c¬, x©y cò, kh«ng cßn phï hîp, dùng ®îc vïng kh«ng cha hµi hßa TCQT; d.bÖnh, -Cã qu¸... Ýt ); HiÖp ®Þnh - Qu¶n nhµ níc bÞ ph©n TBT cËplýnhËt; ®o¹n do nhiÒu Bé qu¶n -HÖ thèng QLNN cña lý; ngµnh cha cô thÓ; C¬ së tÇng yÕuch kÐm; - T¹i c¸ch¹cöa khÈu a - N¨ng lùc®Çy thùc yÕu; quan t©m ®ñthi ®Õn -giÊy ChaphÐp cã tækh¶o, chøc kiÓm kü thuËt ®ñ n¨ng lùc vµ uy tÝn nghiÖm chÊt lîng hµng quècch tÕa®Ó hãa, xökh¶o, lý kÞpkiÓm thêi nghiÖm, ph©n tÝch, ®a ra c¸c vi ph¹m; tiªu kü thuËt... ®îc - ChachuÈn ®ñ n¨ng lùc qu¶n quèc tÕ c«ng lý, kiÓm so¸t nhËn hµng hãa - ChakhÈu tuyªntiÓu truyÒn, gi¶i nhËp ng¹ch, thÝch trong x· héi ®Ó nhËp lËu; n©ng thøc, - Míicao tiÕpnhËn cËn ®Ó gi¶ihiÓu biÕt cña ngêiTBT d©n;cña thÝch c.s¸ch VN; - Cha cã tæ chøc ®ñ n¨ng lùc ®a ra c¸c tiªu chuÈn kü thuËt ®Æc thï, ®îc quèc tÕ thõa nhËn, thiÕt lËp hµng rµo kü thuËt b¶o hé NS níc ta 2.3.5Bất cập về chính sách phân biệt đối xử biệt đối xử Bất cập về chính sách phân Với Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg đã đảm bảo ổn định về chính sách thương mại xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn áp dụng qui chế cấm nhập khẩu một số mặt hàng, mà cơ sở giải thích cho việc cấm đó chưa được thuyết phục. Ví dụ cấm nhập khẩu thuốc lá vì mục tiêu sức khỏe nhưng lại duy trì sản xuất thuốc lá ở trong nước. Nh vậy là bảo hộ sản xuất trong nước chứ không phải là vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe. Điều này vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia. Sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu: Nhập khẩu có giấy phép của Bộ Thương mại, Bé Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Những điều kiện để đảm bảo cấp giấy phép lại hay thay đổi nờn khụng dự báo được trước. Sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu: Nhập khẩu có giấy phép của Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Những điều kiện để đảm bảo cấp giấy phép lại hay thay đổi nên không dự báo được trước. 79 Việc điều hành xuất khẩu gạo, do yêu cầu an ninh lương thực và lợi thế của ngành hàng, một mặt, theo qui định của Quyết định 46 "Thủ tướng sẽ xem xét các biện pháp cần thiết can thiệp có hiệu quả vào thị trường lúa gạo" để bảo đảm an ninh lương thực. Mặt khác giao nhiệm vụ cho 2 Tổng công ty đại diện cho Chính phủ ký kết các Hợp đồng bán gạo hoặc đấu thầu. Sau đó phân bổ cho các doanh nghiệp và các tỉnh. Điều này tạo lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp lớn của nhà nước, các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bất lợi thế trong xuất khẩu gạo. Một số chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước, chính sách hỗ trợ xuất khẩu cũng chưa bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn thường có nhiều cơ hội hưởng ưu đãi nhiều hơn các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý và các doanh nghiệp tư nhân. 2.3.6Bất cập về chính sách trợ cấp xuất khẩu xuất khẩu Bất cập về chính sách trợ cấp Tuy Việt Nam trợ cấp cho nông sản xuất khẩu không nhiều, nhưng lại tập trung vào một số ngành hàng và chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh Trung ương được hưởng lợi, các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất khó tiếp cận các chính sách này (ý kiến của các doanh nghiệp khảo sát tại Hải Phòng, Cần thơ, Lạng Sơn). Điều đó tạo ra một sự bất công bằng trong hoạt động thương mại giữa các doanh nghiệp, ngay cả giữa các doanh nghiệp trong nước. Trợ cấp xuất khẩu là giải pháp ứng phó trước mắt nhưng xem ra không hiệu quả về lâu dài. Kết quả trợ cấp xuất khẩu không thực sự là động lực, nếu khuyến khích xuất khẩu không đi liền với hợp tác trong cộng đồng doanh nghiệp cùng ngành hàng. Cần xem lại cơ chế thưởng xuất khẩu trực tiếp theo đầu tấn, vì điều này vi phạm qui định của WTO. Chi ngân sách hỗ trợ xúc tiến thương thương mại cần xem xét và phù hợp với từng loại doanh nghiệp để phát huy tính hiệu quả của nó. Đối với các doanh nghiệp nhỏ chưa quen tổ chức xúc tiến thương mại độc lập, nên tổ chức thành đoàn bao gồm một số doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn đã có kinh nghiệm trong xúc tiến thương mại, nên phát huy tính chủ động của họ về xây dựng đề án xúc tiến thương mại, trên cơ sở đề án đó nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ một phần. Trong quan hệ thương mại nông sản với Trung Quốc, các nông sản của Việt Nam chủ yếu bán qua các thương nhân môi giới trung gian tại biên giới theo con đường tiểu ngạch. Các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam thiếu sự hợp tác và chưa có đầu mối điều hành chung. Trong khi đó bên kia biên giới, tại từng cửa khẩu nh cửa khẩu Tân Thanh, Trung Quốc đã chuẩn bị hai kho hàng, một kho chuẩn bị hàng xuất sang Việt Nam, mét kho nhập hàng Việt Nam vào nội địa Trung Quốc. Cộng đồng thương nhân Trung Quốc hợp tác với nhau rất chặt chẽ để Ðp giá và làm chậm tiến độ nhập hàng vào Trung Quốc. Trợ cấp xuất khẩu nên đầu tư để các 80 doanh nghiệp Việt Nam khảo sát và thiết lập quan hệ thương mại với các công ty sâu trong nội địa của Trung Quốc để xuất khẩu một cách ổn định hơn. 2.3.7.Bất cập về chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước sách hỗ trợ sản xuất trong nước Bất cập về chính Đối với chính sách hỗ trợ trong nước, mức chi còn thấp hơn so với phạm vi cho phép và mất cân đối. Mặc dù phần hỗ trợ hộp hổ phách chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng lại tập trung vào một số ngành hàng, một số chương trình. Chuyển từ Quỹ bình ổn giá trước đây thành Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, nhà nước đã thực hiện trợ cấp thông qua giá, cấp tín dụng ưu đãi. Một phần khác là chi từ ngân sách theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg (giải pháp khắc phục khó khăn cho ngành đường) dưới hình thức xoá nợ đối với nghĩa vụ nép ngân sách nhà nước, cơ cấu lại các khoản nợ chưa trả, bù đắp khoản chi phí gia tăng do chênh lệch tỷ giá hối đoái. Tuy chưa vượt mức qui định tối thiểu (10% giá trị sản xuất) như đã nói ở trên, nhưng lại làm cho ngành đường có một ưu đãi đặc biệt. Biện pháp can thiệp theo các hình thức như trên không phải là giải pháp thị trường, mà mang dáng dấp của bao cấp, không tốt cho sự phát triển của ngành đường và tác động xấu đến các ngành khác. Xu hướng chuyển trợ cấp xuất khẩu thụ động nh các hình thức trên sang phát triển thị trường xuất khẩu có chiến lược theo Nghị định 266/2003/QĐ -TTg là phù hợp hơn. Theo bảng ACC4 Việt Nam khai báo gia nhập WTO, trong giai đoạn 19992001, Việt Nam hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong nước trong khuôn khổ hộp xanh lá cây khoảng hơn 12 ngỡn tỷ. ®å ThÞ 10: C¬ cÊu chi ng©n s¸ch hç trî NN trong khu«n khæ hép xanh l¸ c©y 0% 2% 13% 2% 2% 1. Nghiªn cøu 9% 2. DÞch vô ®µo t¹o 0% 3. KhuyÕn n«ng vµ dÞch vô t vÊn 4. DÞch vô CSHT 0% 5. Phßng trõ dÞch bÖnh, dÞch vô thanh tra ®ång ruéng 6.Dù tr÷ quèc gia v× môc tiªu ANLT 12% 7.Trî cÊp l ¬ng thùc trong n íc 8. Hç trî thu nhËp thÊp 9. Ch ¬ng tr×nh b¶o hiÓm thu nhËp 0% 10. Chi cho hç trî do th¶m häa thiªn tai 0% 11. Hç trî ®iÒu chØnh c¬ cÊu 12. Hç trî chuyÓn ®æi s¶n xuÊt 1% 10% 81 2% 47% 13. Hç trî ®iÒu chØnh c¬ cÊu th«ng qua hç trî ®Çu t 14. Ch ¬ng tr×nh m«i tr êng 15.Ch ¬ng tr×nh hç trî vïng Nguồn: Tính từ bảng ACC4, của đoàn đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam Trong 15 nhóm hoạt động được hỗ trợ sản xuất thuộc hộp xanh lá cây, thì 5 nhóm hoạt động được chi nhiều hơn theo thứ tự từ cao trở xuống, gồm có: (1) chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi (47%), (2) chương trình hỗ trợ vùng (13%), (3) chi hỗ trợ thiên tai (12%), (4) chi cho dù trữ quốc gia (10%), (5) chi cho công tác khuyến nông và dịch vụ tư vấn (9%). Chỉ riêng 5 nhóm này đã chiếm trên 90% tổng chi trong khuôn khổ hộp xanh. Thực chất chi cho CSHT thủy lợi, không chỉ phục vụ nông nghiệp mà là đa mục tiêu, ngoài tưới tiêu cho nông nghiệp các mục tiêu hết sức quan trọng khác là bảo vệ con người, kinh tế, tài sản, CSHT cho cộng đồng trong vùng. Trong khi đó chi cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp chiếm một tỷ lệ rất thấp, chưa đến 2,5%, dịch vụ đào tạo cũng chỉ chiếm trên 2%. Nh vậy ở đây có sự mất cân đối và bất hợp lý về chính sách chi tiêu trong khuôn khổ hộp xanh lá cây cho nông nghiệp. Một số chương trình rất cần thiết chưa được quan tâm hỗ trợ như hỗ trợ người sản xuất có thu nhập thấp; chương trình bảo hiểm thu nhập; chương trình nông nghiệp đô thị và tạo cảnh quan môi trường; chi phí thực hiện các biện pháp BVTV, bảo vệ thó ý, phòng trừ dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng đòi hỏi cấp bách lại chưa được chú ý. Hỗ trợ trong nước trong khuôn khổ của hộp xanh lam cũng rất giới hạn, phần chủ yếu được thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển. Một số hình thức ưu đãi tín dụng được thực hiện nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp và tổ chức tài chính hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. §å thÞ 11:C¬ cÊu chi ng©n s¸ch hç trî cho s¶n xuÊt trong n«ng nghiÖp giai ®o¹n 1999 -2001 n íc ngµnh 23% 11% 66% 82 Xanh l¸ c©y Xanh lam Hç ph¸ch Nguồn: Tính từ bảng ACC4, của đoàn đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam Trong những năm gần đây, nhà nước hỗ trợ cho ngành nông nghiệp thuộc hộp hổ phách bao gồm hỗ trợ trực tiếp cho một số nông sản cụ thể nhằm thúc đẩy xuất khẩu (lúa gạo, thịt lợn), thay thế hàng nhập khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước (cho đường, bông) khoảng từ 2 - 3,5 ngàn tỷ VND tùy theo năm. Ngoài ra còn hỗ trợ trong khuôn khổ hộp hổ phỏch không trực tiếp vào sản phẩm từ 1,1-1,3 ngàn tỷ VND. Tuy nhiên tổng mức hỗ trợ gộp chưa vượt quá mức tối thiểu (de minimis) theo qui định của WTO (10 % giá trị sản xuất). 10% giá trị sản xuất của 4 loại nông sản của nước ta (lúa gạo, thịt lợn, đường, bông) vào khoảng 15 -16 ngàn tỷ VND. Trong giai đoạn 1999 - 2001, trong tổng số khoảng 18,5 ngàn tỷ đồng hỗ trợ sản xuất trong nước đối với nông sản kể cả 3 nhóm hộp xanh lá cây, xanh lam và hộp hổ phách, thì chi theo hộp xanh lá cây chiếm hơn 66%, hộp xanh lam chiếm 11%, còn lại khoảng 23% thuộc hộp hổ phách. Tuy nhiên, những số liệu trên đây chưa tính đầy đủ một số chương trình mục tiêu khác, phần hỗ trợ thêm cho nông nghiệp của các địa phương. Để phát triển mạnh ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh đòi hỏi phải tăng cường đầu tư thêm cho ngành nông nghiệp, đồng thời phải thay đổi cơ cấu chi tiêu theo cho ngành nông nghiệp. 2.3.8. Về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại vựng biờn Về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại vùng biên và chính sách đối với cư dân vùng biên giới Mấy năm gần đây chúng ta đã tổ chức nhiều cuộc hội chợ, triển lãm hàng hoá, thiết lập mối quan hệ kinh tế vựng biờn. Nhà nước cũng đã đầu tư xây dựng nâng cấp CSHT thương mại, đặc biệt là vựng biờn giới Việt -Trung. Nhưng qui hoạch CSHT và mức đầu tư chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu trao đổi thương mại giữa nước ta với Trung Quốc. Phía Trung Quốc vừa có chính sách ưu đãi cho các vùng biên giới vừa xây dựng CSHT rất mạnh, đảm bảo sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thương mại hai bên biên giới. Trong khi đó, phía Việt Nam thì cả chính sách ưu đãi và CSHT đều còn yếu và thiếu. Về chính sách đối với cư dân vùng biên giới, qua khảo sát một số điểm của khẩu biên giới, trao đổi với cán bộ cơ sở, chúng tôi nhận thấy rằng chúng ta còn thiếu mảng chính sách quản lý cư dân vùng biên giới, chính sách sử dụng chính quyền cấp xã và cộng đồng dân cư tham gia quản lý thương mại tiểu ngạch, chính sách đảm bảo thu nhập cho cư dân biên giới để họ không tham gia vào hoạt động buôn lậu, góp phần cùng với các cơ quan nhà nước kiểm soát buôn lậu qua địa bàn địa phương của họ. Hạn chế buôn lậu qua cửa khẩu nhằm mục đích kiểm soát và 83 quản lý đựợc hàng hóa nói chung và nông sản gia nhập vào nước ta, từng bước đưa xuất nhập khẩu hoàn toàn theo con đường chính ngạch. PHẦN V ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP I.NHỮNG CĂN CỨ ĐỀ XUẤT BỔ SUNG CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP đề xuất bổ sung chính sách và giải pháp ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI CÁC HIỆP ĐỊNH KHUNG Những căn cứ Từ kết quả nghiên cứu, đề tài có thể khái quát lại những căn cứ sau đây làm cơ sở cho việc đề xuất bổ sung chính sách thuế quan và phi thuế quan phù hợp với các Hiệp định khung và thúc đẩy tự do hóa thương mại với 4 đối tác: Trước hết, dựa trờn kết quả nghiên cứu thực trạng nông nghiệp và thương mại nông sản của Việt Nam với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ên Độ, triển vọng cũng như thách thức khi mở rộng tự do hóa thương mại với với 4 đối tác nói trên. Trong các đối tác đang thảo luận, triển vọng thương mại nông sản với Trung Quốc được đánh giá cao nhất cả về qui mô, tính đa dạng về chủng loại và tính tương đồng về trình độ. Trung Quốc với hơn 1,2 tỷ dân sẽ là một thị trường đầy tiềm năng và rộng mở cho các nông sản Việt Nam. Tiếp đến nhu cầu nông lâm thủy sản Nhật Bản cũng là thị trường lớn, hơn nữa khi có sự hợp tác hai bên trong đầu tư sản xuất cải thiện thêm một bước chất lượng nông sản của Việt Nam. Quan hệ thương mại của nước ta với Hàn Quốc có triển vọng hỗ trợ bổ sung cho nhau. Mặc dù thương mại nông sản Việt Nam với Ân Độ, Hàn Quốc qui mô còn nhỏ và có nhiều thách thức khi thâm nhập vào hai thị trường này. Tuy nhiên, thương mại với hai nước này ta xuất khẩu được những mặt hàng có lợi thế cũng như các mặt hàng có triển vọng như cao su, cà phê, chè, hạt tiêu, rau quả, lâm sản. Nhập khẩu 84 các nông sản như TAGS, khô dầu của hai nước này cũng là những nguyên liệu cần thiết để phát triển chăn nuôi ở nước ta. Căn cứ vào sự phân tích các Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN với 4 nước, tiến độ đạt được các thỏa thuận cho đến cuối năm 2005. Kết quả đó là Hịệp định khung AC-FTA đã đẩy nhanh tiến trình, cỏc bờn đó thỏa thuận được nhiều nội dung cả về cắt giảm thuế quan và nguyên tắc áp dụng các biện pháp phi thuế quan. Theo AC - FTA thuế quan dược cắt giảm theo 3 nhóm hàng nông sản: Nhóm tham gia chương trình EHP, nhóm nhạy cảm loại trừ cam kết và nhúm cỏc mặt hàng thông thường. Đối với các biện pháp phi thuế quan, AC - FTA các thỏa thuận cũng sẽ bao gồm nhưng không giới hạn trong phạm vi các nội dung về qui tắc xuất xứ, về biện pháp SPS và TBT theo qui định của WTO và các biện pháp tự vệ theo nguyên tắc của GATT. Các HĐK khung khác tiến độ thỏa thuận chậm hơn, và dự kiến lấy cơ sở của AC - FTA làm nền tảng tuân theo. Nh vậy,Việt Nam thực hiện các Hiệp định khung, tuy không hoàn toàn nhưng cũng phải tuân theo nguyên tắc và qui định của WTO. Đây là bước chuẩn bị để thực hiện nghĩa vụ thành viên của WTO sau khi gia nhập. Chính vì vậy, Việt Nam cần phân tích đầy đủ và toàn diện, thận trọng đưa ra các cam kết và cương quyết thực hiện nghiêm túc các cam kết đó. Xuất phát từ năng lực cạnh tranh của nông nghiệp nước ta, thực trạng công tác quản lý nhà nước, công tác chuẩn bị hội nhập của ngành, của nhà nước còng nh của các doanh nghiệp và người sản xuất. Thực trạng hội nhập kinh tế khu vực và chuẩn bị hội nhập kinh tế thế giới đó giỳp chúng ta nhìn nhận lại các chính sách và năng lực của mình. Tuy trong thời gian qua, nhà nước đã đổi mới rất nhiều, nhưng chính sách của nước ta vẫn ở trong tình trạng giải quyết tình thế, chưa dự báo trước để chủ động xây dựng chính sách dài hạn. Chưa xây dựng được các tiêu chí tạo ra sù bình đẳng giữa các đối tượng, đối tượng hưởng lợi vẫn tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước. Chúng ta mới làm quen với các thông lệ quốc tế, chưa am hiểu sâu sắc để khai thác các điều khoản cho phép làm lợi cho kinh tế đất nước trong tiến trình hội nhập. Đội ngò cán bộ còn yếu và cơ sở vật chất còn thiếu cũng là những hạn chế về thực lực của ta. Từ nhận thức về quá trình tham gia các khu vực tự do hóa thương mại, xây dựng các Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện tiến tới hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế, chúng tôi nêu lên các quan điểm: • Thực hiện cắt giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan đến mức cố gắng có thể. Tuân thủ các nguyên tắc về hài hũa húa, minh bạch hóa chính sách và tạo điều kiện cho việc dự đoán để tăng hiểu biết và tiếp cận thúc đẩy tự do hóa thương mại hàng hóa nông sản; • Đồng thời tận dụng các cơ hội về "điều khoản linh hoạt", "ưu đãi", "hỗ trợ kỹ thuật" dành cho các nước phát triển. Thương lượng với 4 đối tác để khai thác sự trợ giúp của họ trên cơ sở hợp tác, có đi có lại; 85 Sử dụng các công cụ phi thuế quan và biện pháp kỹ thuật, tăng hỗ trợ sản xuất một cách hợp pháp để bảo vệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản nước ta; • Tăng cường năng lực cho đội ngò cán bộ làm công tác đàm phán hội nhập, thương mại quốc tế, xây dựng và tiêu chuẩn hóa các tổ chức thông báo hỏi đáp chính sách, các tổ chức đánh giá và công nhận TCCL, QTSX, các tổ chức khảo kiểm nghiệm, công nhận lẫn nhau. • Dựa trờn cỏc căn cứ đó, chúng tôi đề xuất bổ sung chính sách nh sau: II.ĐỀ XUẤT CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP pháp Đề xuất các chính sách và giải 2.1. Chính sách và giải pháp về thuế quan Chính sách và giải pháp về thuế quan Trong các Hiệp định thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài thì Hiệp định ACFTA đã được thảo luận và cam kết rất cụ thể về thuế quan, còn lại các Hiệp định khác đang trong quá trình thảo luận. Cho đến cuối năm 2005, Việt Nam đã đàm phán và thống nhất thực hiện chương trình thu hoạch sớm (có loại trừ một số mặt hàng) đối với các mặt hàng từ chương 1 đến chương 8 với mức thuế suất từ 0 15% như đã phân tích ở phần trước. Đối với các mặt hàng loại trừ không tham gia chương trình thu hoạch sớm, trong đó có một số mặt hàng nhạy cảm, do cả hai bên nêu ra và đề xuất mức thuế quan, đã được cỏc bờn chấp nhận thực hiện. Đối với nhóm mặt thông thường, hai nước cũng đã đàm phán và thống nhất một cách cụ thể. Theo thỏa thuận, nhóm hàng nông sản thông thường của Việt Nam đựợc chia làm 11 phân nhóm và sẽ giảm thuế suất MFN tương ứng với từng phân nhóm. Theo lộ trỡnh cam kết, thuế suất bình quân giản đơn của nhóm hàng thông thường của Việt Nam với 761 dòng thuế sẽ giảm từ 33,4% năm 2003 xuống còn hơn 10,6% vào năm 2011, và giảm xuống 0% vào năm 2015. Mức thuế quan hàng nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc theo Hiệp định CA-FTA đã định hình thống nhất, ngày càng được cắt giảm tạo cơ hội cho hai bên tiếp cận thị trường của nhau. Điều quan trọng là làm thế nào để hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu ngày càng nhiều sang Trung Quốc. Mặt khác là kiểm soát chất lượng, số lượng và giá hàng nông sản Trung Quốc nhập vào Việt Nam. Công tác sắp tới phải làm là điều tra khảo sát hàng nhập khẩu Trung Quốc và tác động của nó, xây dựng các chỉ tiờu và căn cứ dẫn đến hành động tự vệ khi có tác động xấu xảy ra đối với nông nghiệp nước ta. Chóng ta đã sử dụng hạn ngạch - thuế quan với lá thuốc lá, đường, muối, trứng gia cầm, nên sử dụng hạn ngạch - thuế quan thêm cho một số mặt hàng rau, quả, sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, cần tổ chức nghiên cứu sâu và dự báo cầu cung trong nước để đưa ra số lượng trong hạn ngạch phù hợp. Đối với mức thuế 86 quan trong hạn ngạch nên hạ thấp xuống và cần gia tăng mức thuế suất ngoài hạn ngạch. Có thể sử dụng chính sách thuế thời vụ đối với một số mặt hàng nh cà chua, cà rốt, rau đậu tươi, ướp lạnh, rau khô, hành tỏi. Đồng thời thông báo một cách minh bạch và kịp thời những thay đổi về chính sách trong việc kiểm tra, giám sát, khảo kiểm nghiệm hàng nhập khẩu. 2.2.Chính sách và giải pháp kiểm soát, giám sát hàng nhập khẩu Chính sách và giải pháp kiểm soát, giám sát hàng nhập khẩu Để tăng cường kiểm soát hàng nhập khẩu tiểu ngạch, hàng nhập lậu từ Trung Quốc, biện pháp kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước (Hải quan, thuế vụ, công an) tại các cửa khẩu là cần thiết. Công việc kiểm tra đánh giá nhanh các tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng nông sản nhập khẩu khi thông quan cần có máy móc thiết bị và cán bộ có kỹ năng thành thạo. Thực trạng về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật, năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm của cán bộ cỏc cũn rất hạn chế. Nhà nước cần trang bị phương tiện kỹ thuật, bồi dưỡng năng lực cho các cơ quan chuyên môn làm nhiệm vụ tại các cửa khẩu. Bên cạnh đú, nờn cú chính sách thu hót chính quyền xã biên giới phối hợp với cơ quan chức năng kiểm soát hàng hóa nhập lậu đi qua địa bàn cỏc xó. Cán bộ xã biên giới được hưởng thêm phụ cấp để thực hiện nhiệm vụ này, có chế độ khen thưởng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhân dân cỏc xó biên giới được huy động vào việc quản lý buôn lậu biên giới và được hưởng phụ cấp trong những ngày làm việc. Nhanh chóng bổ sung, điều chỉnh các Pháp lệnh về biện pháp tự vệ; pháp lệnh chống bán phá giá và pháp lệnh mới về biện pháp đối kháng. Các biện pháp tự vệ hiện đang được điều chỉnh bởi Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH 10 ngày 25/5/2002 về tự vệ đối với nhập khẩu hàng nước ngoài vào Việt Nam và Nghị định 150/2003/NĐ-CP ban hành những hướng dẫn chi tiết thực hiện Pháp lệnh 42. Pháp lệnh mới về biện pháp đối kháng đang được đệ trình lên Quốc hội. Những văn bản này chuẩn bị soạn thảo từ năm 2000 -2001, có một số điều khoản chưa phù hợp tình hình mới cần bổ sung và thông báo với các đối tác thương mại. Đầu tư kinh phí và phối hợp với tổ chức quốc tế có kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu, điều tra để biết thêm thông tin về thị trường, chi phí sản xuất, qui trình kỹ thuật và tiêu chuẩn hóa hàng nông sản của Trung Quốc để chủ động chuẩn bị biện minh cho việc dẫn đến hành động tự vệ một cách có căn cứ khoa học. Đối với thị trường trong nước cần nghiên cứu đánh giá tác động của hàng nhập khẩu Trung Quốc tới sản xuất và thương mại nội địa để có chính sách ứng xử kịp thời. 2.3.Chớnh sách và biện pháp về SPS và TBT pháp về SPS và TBT 87 Chính sách và biện SPS và TBT là một trong những lĩnh vực mới mẻ và yếu của Việt Nam, nhưng đây lại là vấn đề sống còn của một nền nông nghiệp hiện đại, một thị trường nông sản chất lượng cao và an toàn. Chính vì vậy chúng ta phải tập trung nguồn lực đổi mới lĩnh vực này. Chóng ta cần chú ý bổ sung và xây dựng chính sách mới liên quan đến các nội dung: (1) Hệ thống văn bản pháp qui, qui chuẩn kỹ thuật đồng bộ và thông báo làm minh bạch chính sách và tiêu chuẩn, thủ tục kiểm tra, đánh giá; (2) Nâng cấp tiêu chuẩn, nâng mức độ hài hòa hóa TCVN với TCQT, tham gia vào các tổ chức quốc tế liên quan, ký kết các Hiệp định thừa nhận lẫn nhau với các nước, trước mắt phải ký với các đối tác khu vực Châu á; (3) Nâng cao năng lực của các tổ chức liên quan (Văn phòng thông báo và hỏi đáp chính sách, các Trung tâm khảo, kiểm nghiệm TCCL, vệ sinh ATTP, bộ phận nghiệp vụ của hải quan, các cơ quan chuyên môn của các địa phương v.v.); (4) Đẩy mạnh các hoạt động thực tiễn (phân tích đánh giá nguy cơ dịch bệnh và xây dựng vùng không có dịch bệnh; xác định chùm đối tượng ảnh hưởng đến ATTP và biện pháp ngăn ngõa v.v.; (5) Tuyờn truỳờn, phổ biến nâng cao nhận thức và hành động thực hiện SPS, TBT trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và trong nhân dân. Trong xuất nhập khẩu nông sản việc ký kết các thỏa thuận tương đương hoặc thừa nhận lẫn nhau là một công cụ tạo thuận lợi cho thương mại giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến thương mại do thực hiện quy trình kiểm tra sản phẩm và cấp giấy chứng nhận bắt buộc để vào thị trường nhập khẩu. Rất khó khăn và hiếm hoi để đạt được thỏa thuận và công nhận lẫn nhau hoặc tương đương của cả một hệ thống. Vì thế, thay vì đàm phán để thỏa thuận công nhận của cả một hệ thống, cũng như các nước ta nên tiếp cận có chọn lọc để thỏa thuận cho một sản phẩm hoặc một biện pháp. Sau đó, mở rộng phạm vi công nhận tương đương hoặc hợp chuẩn để tiến tới tạo dựng một hệ thống tương đương. Để lùa chọn sản phẩm hoặc lĩnh vực ưu tiên đàm phán thỏa thuận và để công nhận tương đương căn cứ các tiêu chí nhất định. Tiêu chí để lùa chọn sản phẩm hoặc lĩnh vực ưu tiên đó là: quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu; sự tồn tại và mức độ của các rào cản SPS hoặc TBT đối với thương mại; cơ sở kỹ thuật sẳn sàng đáp ứng các thủ tục; lợi Ých đem lại cho người hưởng lợi cuối cùng và quốc gia. Tiêu chí chung để quyết định công nhận tương đương bao gồm: thuận lợi hóa thương mại; bảo vệ người tiêu dùng; loại bỏ sự trùng lắp kiểm soát; bảo đảm chi phí thực hiện không vượt quá lợi nhuận; sự minh bạch; bảo đảm chất lượng và sự tin cậy của sản phẩm đưa ra đàm phán; đạt được mức độ bảo hộ thích hợp với mức chi phí tối thiểu; tránh đưa chi phí vào giá thành sản phẩm và đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường ở mức độ hợp lý. Nhà nước đã thành lập Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Theo Qui chế tổ chức và hoạt động, nội dung tư vấn của Ban liên ngành cho nhà nước thi hành Hiệp định TBT của WTO là nhiệm vụ hàng đầu. Nhưng không dừng lại ở đó, mà thông qua hoạt động tư vấn của Ban liên ngành để đưa hoạt động quản lý kỹ thuật và tiêu chuẩn hóa ở Việt Nam đi vào nền nếp. Một nhiệm vụ nữa cũng không kém phần quan trọng là chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, khảo kiểm 88 nghiệm, phối hợp tư vấn xây dựng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ các ngành sản xuất, bảo vệ người tiêu dùng của nước ta. Thành phần của Ban liên ngành bao gồm các các Bộ, Ngành là phù hợp, nhưng để có điều kiện đi vào chuyờn sõu, nờn chia Ban thành một số Tiểu ban chuyờn sõu theo lĩnh vực hay một số lĩnh vực có quan hệ gần gũi với nhau. Hoạt động tư vấn, tham mưu chủ yếu từ các Tiểu ban chuyờn sõu. Phân cấp và nâng cao vai trò quản lý nhà nước của chính quyền các cấp trong hoạt động quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trước mắt chú ý một số khâu trọng điểm: Khảo sát phân vùng nguy cơ dich bệnh trên địa bàn, kiểm dịch thó y, kiểm soát bệnh gia sóc, gia cầm; quản lý thuốc và sử dụng thuốc BVTV; xác định chùm tác nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm và thanh tra vệ sinh ATTP. Đưa các điểm hỏi đáp đi vào hoạt động, nhiệm vụ của các điểm hỏi đáp không chỉ giải thích làm sáng tỏ chính sách SPS và TBT của Việt Nam cho các nước, các đối tác thương mại hiểu, mà còn tham vấn ý kiến và kinh nghiệm của họ giúp cho ta nhằm hoàn thiện chính sách. Đồng thời thu thập các chính sách thương mại của các đối tác liên quan và công bố cho các doanh nghiệp thương mại trong nước biết để ứng xử cho phù hợp. 2.4. Đề xuất chính sách về trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ sản xuất trong nước Đề xuất chính sách về trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ sản xuất trong nước Chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông sản nên hướng tới chiến lược một cách toàn diện từ khâu sản xuất, đến chế biến, bảo quản và xuất khẩu; đầu tư từ kỹ thuật sản xuất, công nghệ chế biến bảo quản, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và xúc tiến thương mại. Một số ý kiến của các địa phương phê phán về chính sách xúc tiến thương mại của ta chỉ làm ở khâu cuối cùng, khi đó cú nông sản. Làm nh vậy chỉ khuyến khích các doanh nghiệp đi thu gom nguyên liệu và xuất khẩu. Để thu mua được nguyên liệu, biện pháp dễ dàng và nhanh nhất các doanh nghiệp thường sử dụng là nâng giá mua. Điều đó tạo nên sự cạnh tranh, tranh mua tranh bán. Nhưng khâu đầu tư tạo vùng nguyên liệu thỡ khụng doanh nghiệp nào chăm lo. Phải chuyển chính sách sang hướng xác định tiềm năng cạnh tranh để lùa chọn và qui hoạch nông sản xuất khẩu. Sau đó là sử dụng chính sách tài chính, tín dụng để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đồng bộ nhằm tạo ra nông sản có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường do chính họ lùa chọn. Ba động lực chủ yếu để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trong giai đoạn tới là: (1) Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở vật chất cho sản xuất, chế biến, bảo quản và thương mại; (2) Khoa học và công nghệ; (3) Doanh nghiệp và doanh nhân. Cơ cấu đầu tư của ngân sách nhà nước cho nông nghiệp phải tập trung cao cho 3 mòi nhọn này. Ngoài chi ngân sách nhà nước, cần huy động thêm nguồn hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, vay vốn của các tổ chức tài chính, ngân hàng quốc tế để bổ sung thêm cho 3 lĩnh vực 89 này. Trong khoa học công nghệ tăng cường đầu tư nghiên cứu chính sách, đánh giá tác động của hội nhập, kinh nghiệm của các nước sử dụng các công cụ phi thuế quan trong quá trình hội nhập. Đồng thời đầu tư đúng mức cho hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, qui trình kỹ thuật, đầu tư cho các trung tâm khảo kiểm nghiệm chất lượng nông sản, ATTP. Hạn chế và đi đến xóa bỏ những can thiệp của chính phủ mang nặng tính hành chính như: tạo ra cơ chế “xin cho”; đối xử có sự phân biệt và ưu đãi các doanh nghiệp nhà nước so với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; ưu đãi và bảo hộ cho một số ngành với hy vọng là cứu cánh để nâng dần năng lực của các ngành non trẻ; điều tiết và khống chế giá cả thị trường. Sau một thời gian hỗ trợ cho một số ngành hàng, chúng ta đã nhận thức được tác động của sự ưu đãi thực sự là chưa hiệu quả. Chính vì vậy, nên bỏ các chính sách ưu đãi cho một số ngành hàng. Trong tương lai, nếu thấy rất cần thiết phải bảo hộ một ngành hàng nào đó, cũng nên xác định thời hạn bảo hộ trong một số năm nhất định (ví dụ 3 -5 năm). 2.5. Bổ sung chính sách tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp Bổ sung chính sách tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp Đẩy mạnh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ những ưu tiên ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhà nước. Các hợp đồng có được từ các Hiệp định thương mại giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước nên thông báo công khai và thực hiện đấu thầu xuất khẩu cho mọi loại hình doanh nghiệp có chức năng thương mại tham gia. Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp (đánh giá năng lực cạnh tranh, đánh giá hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng nguồn lực). Dựa trờn cỏc tiêu chí đó để lùa chọn cho vay vốn, lùa chọn đầu tư, lùa chọn đấu thầu v.v một cách bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. Nghiên cứu thay đổi mô hình Công ty mẹ - Công ty con hiện nay, trong đó công ty con không có vai trò hạch toán độc lập. Thay đổi chính sách theo hướng các công ty phải chịu trách nhiệm tài chính và thụ hưởng thành quả sản xuất - kinh doanh của chính mình. Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp hình thành các Hiệp hội theo ngành hàng hoặc các lĩnh vực có liên quan trên cơ sở nhu cầu hợp tác, liên kết khách quan, tự nguyện. Không áp đặt bằng các biện pháp hành chính. Các hình thức liên kết kinh tế có thể là liên kết được quản lý, liên kết theo hợp đồng, liên kết theo hình thức nhượng quyền kinh doanh. Trong đó phải có doanh nghiệp làm nòng cốt, đủ mạnh, đủ uy tín chuyên môn kỹ thuật và nắm thông tin thị trường. Lấy doanh nghiệp nòng cốt và cơ chế liên kết hợp lý để điều phối thị trường ngành hàng, gắn với cơ quan quản lý nhà nước để hoạch định, tư vấn và đề xuất chiến lược phát triển ngành hàng. 90 Hỗ trợ đầu tư phát triển cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu, cụm công nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, đăng ký sản phẩm xuất xứ địa lý; hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp hệ thống khuyến nông quốc gia thực hiện các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân; hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động tại cỏc vựng sõu vựng xa, vựng cú thu nhập thấp và đã có tác động vào phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. 2.6.Giải pháp sử dụng nhiều hơn các biện pháp phi thuế quan sử dụng nhiều hơn các biện pháp phi thuế quan Giải pháp Như đã phân tích ở trên (biểu 4, trang 39 của báo cáo đề tài), các nước sử dụng nhiều công cụ phi thuế quan thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ áp dụng các biện pháp phi thuế quan. Trong khi đó, chúng ta là một nước nông nghiệp yếu kém thì chưa có kinh nghiệm để vận dụng các công cụ này. Có thể học tập kinh nghiệm của 2 nước gần ta là Trung Quốc và Thái Lan để áp dụng cho nước ta. Trung Quốc trước khi gia nhập WTO đã sử dụng nhiều biện pháp phi thuế quan. Sau khi gia nhập WTO, họ loại bỏ một số nhưng cũng giữ lại khá nhiều biện pháp phi thuế quan: - Áp dụng hạn ngạch -thuế quan đối với một số nông sản nh lỳa mỳ, ngụ, gạo, đậu nành, dầu cọ, dầu hạt cải, đường, len, bông, phân bón hóa học. - Quản lý giá một số nông sản nh lỳa mỳ, ngụ, gạo, các loại dầu thực vật, đường, thuốc lá, bông, phân bón hóa học. - Thương mại nhà nước độc quyền đối với nhập khẩu một số nông sản nh lỳa mỳ, ngụ, gạo, các loại dầu thực vật, đường, thuốc lá, bông, phân bón hóa học. - Thương mại nhà nước độc quyền đối với xuất khẩu một số nông sản nh chố, ngô, gạo, đậu nành, tơ lụa, bông. - Hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản; - Giảm Ýt nhất 5% thuế VAT cho các doanh nghiệp xuất khẩu. - Các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu thô, phụ tùng, các dây chuyền sản xuất và nguyên liệu đóng gói được nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế quan hoặc hoàn thuế. - Hỗ trợ sản xuất cho nông dân cỏc vựng cú thu nhập thấp -Trong thương mại nông sản với Mỹ, Trung Quốc đưa ra chỉ tiêu chất lượng khá cao; - Qui định đấu thầu đối với hàng hóa trong hạn ngạch và ngoài hạn ngạch - Áp dụng các biện pháp trả đũa (tự vệ) đối với các nước đánh thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu của Trung Quốc v.v Thái Lan là nước gia nhập WTO sớm hơn cho nên họ giành được nhiều cơ hội sử dụng các biện pháp phi thuế quan: 91 - Chính phủ Hoàng gia duy trì kiểm soát nhập khẩu bằng cấp giấy phép tự động (TAGS, bao cói, đay và gai). - Kiểm soát chặt chẽ thực phẩm và TAGS nhập khẩu thông qua tiêu chuẩn ATTP và vệ sinh dịch tễ. - Duy trì cấp giấy phép có thu phí đối với thịt đỏ chưa chế biến, gia cầm và phủ tạng. - Áp dụng hạn ngạch -thuế quan đối với 23 mặt hàng nông sản. - Đưa ra tiêu chuẩn hàng nông sản nhập khẩu như: Xác định tiêu chuẩn cho 14 nhóm hàng nông sản nhập khẩu (gạo thơm, nhãn, hoa phong lan, vải quả, cam và một số nông sản khác); ban hành tiêu chuẩn ATTP năm 2004; ban hành chỉ dẫn về chương trình khung đối với kiểm dịch và kiểm tra chất lượng nông sản thực phẩm. - Thỏi Lan còn áp dụng nhiều rào cản nhập khẩu nh: + Đòi hỏi nhiều chứng từ cho mỗi chuyến hàng, bao gồm cả giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận sức khỏe, giấy chứng nhận phân tích hàng hóa, thông tin về sản phẩm và sử dụng, sơ đồ qui trình sản xuất, thành phần sản phẩm, hóa đơn, vận đơn, phiếu đóng gói và các chứng từ khác. + Bé Nông nghiệp và HTX Thái Lan xem xét các giấy tờ đó trong vòng 15 ngày và xác định xem có thể cho phép nhập khẩu hay không. + Chỉ cú các công ty nước ngoài đó cú cỏc cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ nước ngoài hay Chính phủ Thái Lan kiểm tra và phê duyệt mới được phép xuất khẩu sang Thái Lan. + Bé Nông nghiệp và HTX hoặc Cục Phát triển chăn nuôi (DLD) có quyền từ chối bất kỳ chuyến hàng nào nếu thấy các qui định trên không được đáp ứng. Các chuyến hàng bị từ chối sẽ được đưa ra khỏi Thái lan và chi phí do người xuất khẩu phải chịu. - Thái Lan qui định về thanh tra các cơ sở chế biến thịt tại nước xuất khẩu: Từ năm 2000, Cục Phát triển chăn nuôi Thái Lan đã ban hành qui định về nhập khẩu thịt (kể cả phế phẩm nghiền), bao gồm: + Bất cứ nhà nhập khẩu nào cũng phải có kho lạnh được DLD phê duyệt theo các tiêu chuẩn xác định; + Tất cả thịt và các sản phẩm thịt nhập khẩu vào Thái Lan đều phải có xuất xứ từ các đàn gia súc đã được DLD kiểm tra theo lịch trình kiểm tra hàng năm của DLD. - Thái Lan thực hiện hỗ trợ sản xuất trong nước và xúc tiến thương mại theo nhiều chương trình khác nhau. Từ kinh nghiệm các nước, chúng ta có thể tiếp tục đàm phán với các nước và chủ động sử dụng một số biện pháp phi thuế quan như tăng số lượng mặt hàng áp dụng hạn ngạch - thuế quan; sử dụng công cụ thuế thời vụ; xây dựng tiêu chuẩn hàng nông sản nhập khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động sản xuất -kinh doanh ở vựng cú thu nhập thấp đó cú đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; 92 hỗ trợ các doanh nghiệp có vai trò chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Hình thức hỗ trợ thông qua miễn, giảm, hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp. Hàng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc đang bị dư luận nghi ngờ là sử dụng quá nhiều thuốc hoá học trong bảo quản, hàng phẩm chất kém. Ta có thể cần sử dụng cỏc cụng cụ nh kiểm tra hồ sơ hàng hoá nhập khẩu, kiểm tra nơi sản xuất, đóng gói, bảo quản hàng để yên tâm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng v.v. Hiệp định khung với 4 đối tác nói trên chưa thảo luận nhiều về biện pháp phi thuế quan. Đây là cơ hội để chúng ta nghiên cứu kỹ kinh nghiệm các nước khác và nhu cầu thực tiễn nước ta để có biện pháp ứng xử phù hợp. Chúng ta cũng cần đàm phán cho phép nước ta có một khoảng thời gian để xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, từng bước hài hóa hóa với các nước. 2.7.Chớnh sách tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của các nước Chính sách tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của các nước Các Hiệp định khung đều có điều khoản hỗ trợ giúp đỡ các nước ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển hoặc hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Đặc biệt trong Hiệp định khung với Nhật Bản có đề cập tới chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho các nước ASEAN mới. Trong Hiệp định với Hàn Quốc cú nờu vấn đề phát triển nguồn nhân lực, hợp tác phát triển khoa học công nghệ. Dựa trờn cỏc tư tưởng đó, nước ta nên khai thác tiềm năng hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc hợp tác nghiên cứu, hỗ trợ xây dựng các trung tâm khảo kiểm nghiệm chất lượng nông sản, cung cấp máy móc thiết bị kiểm tra nhanh, cải tiến thủ tục hải quan và đào tạo cán bộ các ngành liên quan. HÀ NỘI THÁNG 09 -2006 Tài liệu tham khảo: Tiếng Việt: 1. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP II), Hướng dẫn đàm phán các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau đối với hàng nông sản, các quy định của WTO về tương đương và công nhận tiêu chuẩn lẫn nhau, Uỷ ban Châu Âu - Bé Thương mại Việt Nam, 2006 93 2. Dự thảo kế hoạch hành động về an toàn thực phẩm và vệ sịnh động- thực vật của Việt Nam, doàn cong tác của Nân hàng Thế giới tháng 10/2005. 3. Dự thảo quyết định ban hành "Qui chế tổ chức và hoat động của Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại", Bộ Khoa học và cong nghệ, năm 2005; 4. Hiệp định khung ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN -Hàn Quốc, ASEAN -Âns độ 5. Kinh nghiệm sử dụng các biện pháp phi thuế quan đẻ bảo hộ hàng nông sản của một số nước, Tài liệu dịch từ ... 6. Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 13/10/2000 về bí mật thương mại, chỉ dẫn địa lý, rượu và rượu vang. 7. Nghị định của Chính phủ số 16/1999 NĐ/CP ngày 27/3/1999 qui định về thủ tuc hải quan, giám sát hải quan, lệ phí hải quan. 8. Nghị định số 58/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 3/06/2002 hướng dẫn thi hành pháp lệnh sè36. 9. Nghị định số 78/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003, Nghị định số 151/2004/NĐ-CP ngày 5/8/2004, Nghị định số 213/2004/NĐ-CP ngày 24/12/2004 ... về Danh muc hàng hóa và thuế suất thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA; 10. Nghị định số 93/CP ngày 27/9/1993 Qui định về Kiểm dịch động võt ở Việt Nam; 11. Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 của Chính phủ về Danh mục hàng hóa và thuế suất nhập khẩu của Việt Nam tham gia chương trình thu hoạch sớm của Hiệp định khung về hợp tác toàn diện ASEAN -Trung Quốc; 12. Pháp lệnh bảo vệ thực vật sửa đổi sú 36/2001/PL-UBTVQH10 về hoạt động kiểm dịch thực võt cũng nh bảo vệ thực vật; 13. Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/03/2004 về giống thực vật; 14. Phát triển nông nghiệp Trung Quốc và tái điều chỉnh chính sách sau khi gia nhập WTO, CHen Xiwen, Phó Chủ tịch- Trung tâm nghiên cứu phát triển của Hội đồng nhà nước Trung Hoa, 12-2002. 15. Quyết định 46/2001/QĐ-TTG ngày 4/04/2001 về Quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 -2005; 16. Quyết định số 02/2002/ QĐ-BTM ngày 02/01/2002 về cơ chế thương mại xuất khẩu; 17. Quyết định số 266/2003/QĐ-TTg ngày 17/11/2003 về chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu, thay đổi một số chính sách tài chính, tín dụng, đầu tư, phí, lệ phí ... 18. Quyết định số 389/NN-TY/QĐ ngày 15/4/1994 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thi hành QĐ 93/CP Tiếng Anh: 1. Bibek Debroy, 2005 Indean Agriculture and Rural Development, Paper prepared for FAO seminar on China and India case study, Bangkok Thailand 7-9/June 2005. 2. FICCI (2005), FICCI Survey on India -Thailand FTA Emerging issues, Federation House, Tansen Marg. New Delhi 1 0001. 3. Fred Gale, Bryan Lohmar and Francis Tuan, 2005 China's new farm subsidies,USDA 4. Pisa Manawapat (2004) Evaluation of JTEPA Negotiation and EPA/FTA strategies of Japan and Thailand; 5. Policy Issues in international trade and commodities study series 18: Quantification of non- tariff measures by Bijit Bora, Aki Kuwahara and Sam Laird,U nited Nation, New York and Geneva, 2002 94 6. Policy Issues in international trade and commodities study series 18: Shifting sanda: Searching for a compromise in the WTO negotiations on Agriculture by Ralf Peters and David Vanzetti, United Nation, New York and Geneva, 2004; 7. Quantification of non-tariff measures, Bijit, Aki Kuwahara and Sam Laird, United nations, Newyork and Geneva, 2002 8. World Trade Organization, Doha Work Program, Draft General Coucil Decision of 31 July, 2004 95 [...]... giỏ, lờn lng xut nhp khu v do ú ln phỳc li thu c Cỏc phng phỏp ny quan trng ch nú to ra mt khuụn kh vng chc trờn c s ú phõn tớch tỏc ng ca phúc li, giỏ c, sn xut, v mu dch II NHNG VN THU QUAN V PHI THU QUAN I VI NễNG SN Nhng vn thu quan v phi thu quan i vi nụng sn C CP TRONG KHUễN KH WTO V AFTA 2.1.Qui nh thu quan v phi thu quan trong WTO Qui nh thu quan v phi thu quan trong WTO 2.1.1Nguyờn tc chung... du m ng vt Đồ thị 8 : Xuất khẩu nông lâm sản của Việt Nam sang các n ớc 600 500 400 Kim ngạch (triệu 300 USD) 200 100 0 Trung Quốc NHật Bản Năm 2000 Hàn Quốc ấn Độ Năm 2004 Sơ đồ 9: NHập khẩu nông, lâm sản của Việt Nam từ các n ớc 600 500 400 Kim ngạch (triệu 300 USD) 200 100 0 Trung Quốc NHật Bản Năm 2000 Hàn Quốc Năm 2004 Ngun: S liu v th 8,9 t Tng cc Hi quan 36 ấn Độ ... thu quan v bin phỏp phi thu quan Tớnh hai mt ca thu quan v bin phỏp phi thu quan trong th ch thng mi quc t cht 1.3.1.Mt tớch cc Mt tớch cc Vi mc ớch v cỏc nguyờn tc hot ng ca WTO l to iu kin hỡnh thnh th ch thng mi chung bao hm trong cỏc qui nh v thu quan, bin phỏp phi thu quan v cỏc lnh vc khỏc, nh vy th ch thng mi quc t cỳ cc mt tớch cc th hin: V nguyờn tc, cỏc bin phỏp thu quan v phi thu quan. .. dũng thu trong vũng 10 nm Chuyn tt c cỏc ro cn phi thu quan i vi thng mi thnh cỏc mc thu quan tng ng (gi l thu hỳa) Khng khuyn khớch ỏp dng li cỏc bin phỏp phi thu quan Ngoi ra, vũng m phỏn Uruguay cũng khuyn khớch nhp khu cỏc sn phm m trc õy c bo h bng bin phỏp phi thu quan, thụng qua s dng hn ngch - thu quan Nguyờn tc d d bỏo d oỏn ũi hi chớnh sỏch thu quan v phi thu quan ca cỏc nc thnh viờn phi khụng... thng Min ngha v (cú i cú li) trong mi khụng cú i tip cn th trng theo c ch u cú li ói n phng 5 u ói thng Khụng tuõn theo yờu cu bao quỏt 22 AoA; SPS; TRIMs; nh giỏ HQ; Quyn SHTT liờn quan TM GATT, GATS mi cú i cú li tt c thng mi chớnh yu; Linh hot trong vic bao quỏt cỏc ngnh ch yu v Hip nh dch v 2.2.Nhng qui nh v thu quan v phi thu quan trong AFTA nh v thu quan v phi thu quan trong AFTA Nhng qui Sỏng kin... -5% trong 5 nm tip theo i vi cỏc mt hng cú mc thu sut t 20% tr xung s gim xung 0 -5% trong vũng 7 nm a dn cỏc sn phm nụng nghip cha ch bin vo chng trỡnh CEPT 2.2.4 Gim cỏc hng ro phi thu quan Gim cỏc hng ro phi thu quan Thnh lp nhúm thng lng v u ói buụn bỏn, tho lun, thc hin thng lng song phng i n tha thun v vic gim cỏc bin phỏp phi thu quan Cỏc nc ASEAN u cam kt thc hin gim cỏc hng ro phi thu quan. .. Hn Quc phi gim mc thu quan trung bỡnh xung cũn 24% vi mc gim ti thiu 10% cho mi l trnh thu Hn Quc ó thit lp c hn ngch tip cn ti thiu, nhng cha chuyn (thu hỳa) cc hng ro hn ch nhp khu thnh mc thu quan tng ng Theo qui nh tng mc h tr gp ca Hn Quc phi gim 13,3% trong 10 nm v ch cũn mc h tr gp 1,5 nghỡn t won vo nm 2004 Tuy nhiờn do mc h tr trong giai on 1989 -1991 rt cao nờn Hn Quc phi gim hn 13,3% Trong. .. nhanh, trong ú cỏc sn phừm nụng nghip nh du thc vt, cỏc sn phm cao su, cỏc sn phm da, bt giy, dựng bng g, mõy song Theo chng trỡnh ct gim thu quan nhanh, cỏc mt hng cú mc thu quan trờn 20% s phi gim xung cũn 0-5% trong vũng 7 nm i vi cỏc mt hng cú mc thu quan di 20%, thỡ trong 5 nm phi gim xung 0-5% Theo chng trỡnh gim thu quan bỡnh thng th cc mt hng cú mc thu sut trờn 20% s gim xung cũn 20% trong. .. thun v gim thu quan thp hn; Tha thun thu quan cam kt thp hn; Cam kt thp hn v t do húa lnh vc dch v; Gim ít hn v h tr sn xut nụng nghip trong nc; Khụng cam kt v gim thu quan v gim h tr sn xut nụng nghip trong nc Loi tr khi mt s qui tc chuyn sang thu quan (thu húa) trong nụng nghip; 21 GATT; Hip nh v nụng nghip; Hip nh chung v thng mi dch v (GATS) GATT; Hip nh v nụng nghip; ỏp dng trong cỏc nc PT... Thng kờ ca M, Trung Quc xut siờu sang M nm 2003 l 124 t USD Trung Quc ó thc hin mt bc quan trng m ca h thng ngoi thng v hi nhp nú vo h thng thng mi quc t Trung Quc chớnh thc gia nhp WTO thỏng 12/2001, ó tha thun gim mc thu quan v loi b cỏc ro cn thng mi Cỏc thng gia Trung Quc v nc ngoi, c quyn xut khu, nhp khu v bỏn sn phm ca h khụng phi qua ngi trung gian ca chớnh ph n nm 2005, mc thu quan bỡnh quõn ... thuế quan chung cho mặt hàng nông sản tất hàng hóa Bằng cách tính nh vậy, UNCTAD cho thấy nớc nghiên cứu, ấn Độ nớc áp dụng nhiều biện pháp phi thuế quan với tỷ lệ áp dụng cao, 42,24% cho hàng nông. .. BIN PHP THU QUAN V PHI THU QUAN TRONG WTO V AFTA I C S Lí LUN V THU QUAN V PHI THU QUAN C s Lý lun v thu quan v phi thu quan 1.1 Thu quan Thu quan 1.1.1 Khỏi nim thu quan v mc chnh thu quan Khỏi... mặt hàng theo phân loại chữ số HS, thống kê biện pháp phi thuế quan áp dụng cho mặt hàng, tỷ lệ % áp dụng biện pháp phi thuế quan cho mặt hàng Sau tính bình quân tỷ lệ áp dụng biện pháp phi thuế

Ngày đăng: 04/10/2015, 21:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan