Thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ

6 453 7
Thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trong chiến lược kinh doanh quốc tế,các doanh nghiệp cần phải xác định dược những yếu tố quan trọng mang lại thành công cho chiến lược của mình,một trong những yếu tố đó là cách thức xâm nhập thị trường

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 4 1.1. Tầm quan trọng xuất khẩu đồ gỗViệt Nam .4 1.1.1 Khái niệm và các hình thức xuất khẩu hàng hóa .4 1.1.1.1 Khái niệm 4 1.1.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng hóa 4 1.1.2 Sự cần thiết xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam .6 1.1.3. Vai trò của xuất khẩu đồ gỗViệt Nam .7 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đễn xuất khẩu đồ gỗViệt Nam .8 1.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường trong nước .8 1.2.1.1 Nguồn nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào nhập khẩu 8 1.2.1.2 Vấn đề tài chính .10 1.2.1.3 Lực lượng lao động của ngành công nghiệp đồ gỗ 11 1.2.1.4 Công nghệ chế biến gỗ còn lạc hậu .12 1.2.2. Các nhân tố ngoài nước .13 1.3. Thị trường đồ gỗ Mỹ 15 1.3.1 Tổng quan về thị trường Mỹ 15 1.3.1.1 Mỹthị trường lớn nhất toàn cầu 15 1.3.1.2 Tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ .17 1.3.2. Thị trường đồ gỗ Mỹ .18 1.3.2.1 Đặc điểm thị trường đồ gỗ Mỹ .18 1.3.2.2 Nhu cầu và thị hiếu sản phẩm đồ gỗ Mỹ .19 1.3.2.3. Những nhà cung cấp của thị trường đồ gỗ Mỹ .20 1.3.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào thị trường Mỹ 20 1.4. Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ của một số nước vào thị trường Mỹ 23 1.4.1 Trung quốc .23 1.4.2. Malaysia 23 Chương II : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ .25 Đề án môn Kinh tế thương mại 1 2.1. Tổng quan về xuất khẩu đồ gỗ trong giai đoạn hiện nay 25 2.1.1 Ngành công nghiệp đồ gỗ trong giai đoạn hiện nay .25 2.1.1.1 Quy mô của ngành đồ gỗ .25 2.1.1.2 Chất lượng, mẫu mã, giá cả 26 2.1.1.3 Các lỗ lực thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm .27 2.1.2 Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam 29 2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ 33 2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu .33 2.2.2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 36 2.3 Chính sách hỗ trợ xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam .37 2.4 Đánh giá về thực trạng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường .40 2.4.1 Những kết quả .40 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân .41 Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ .44 3.1 Dự báo về thị trường đồ gỗ Mỹ 44 3.1.1 Số lượng .44 3.1.2 Xu hướng, thị hiếu và kiểu cách mẫu mã 45 3.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển xuất khẩu đồ gỗ trong giai đoạn 2005-2010 và 2010-2020 .46 3.2.1 Mục tiêu chung .46 3.2.2 Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2005- 2010 và 2010- 2020 .47 3.3. Biện pháp thức đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ .48 3.3.1. Từ phía nhà nước 48 3.3.2. Từ phía doanh nghiệp 51 KẾT LUẬN .57 TÀI LIỆU THAM KHẢO: .58 Đề án môn Kinh tế thương mại 2 LỜI NÓI ĐẦU Sản phẩm đồ gỗ là mặt hàng xuất khẩu phát triển tương đối mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây.Tuy mới phát triển xong đồ gỗ Việt Nam đã thể hiện là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn và đóng góp góp quan trọng vào sự tăng trưởng xuất khẩu của cả nước.Liên tục trong các năm từ 2000 đến nay,kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đã chiếm vị trí trong top 5 các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam,trong đó thị trường chủ lực của mặt hàng này hiện nay là Hoa Kỳ.Tuy nhiên sự tăng trưởng này chưa phải là bền vững,giá trị gia tăng của mặt hàng này còn thấp.Thị trường đồ gỗ Việt Nam ở Hoa Kỳ còn được coi là rất trẻ, và xuất khẩu có xu hướng chậm lại do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này trong nước gặp nhiều khó khăn.Trước những phân tích như trên em thấy cần thiết lựa chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ” để nghiên cứu. ài viết gồm có ba chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ Chương II: Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ Chương III: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của GS.TS Hoàng Đức Thân đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành đề án này. Đề án môn Kinh tế thương mại 3 Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 1.1. Tầm quan trọng xuất khẩu đồ gỗViệt Nam 1.1.1 Khái niệm và các hình thức xuất khẩu hàng hóa 1.1.1.1 Khái niệm Trong chiến lược kinh doanh quốc tế,các doanh nghiệp cần phải xác định dược những yếu tố quan trọng mang lại thành công cho chiến lược của mình,một trong những yếu tố đó là cách thức xâm nhập thị trường. Xuất khẩu được coi là một hình thức xâm nhập thị trường ít rủi ro và chi phí thấp so với các hình thức khác. Có thể hiểu xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia,là hoạt động kinh doanh mang tính quốc tế.Đó chính là việc bán hàng hóa , dịch vụ trong nước ra nước ngoài. (Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005) xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. 1.1.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng hóa. Xuất khẩu trực tiếp: là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài. Để thâm nhập thị trường quốc tế thông qua xuất khẩu trực tiếp các Công ty thường sử dụng hai hình thức. Đại diện bán hàng: Là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người ủy thác nhằm nhận lương và một phần hoa hồng trên cơ sở giá trị hàng hóa bán được. Trên thực tế, đại diện bán hàng Đề án môn Kinh tế thương mại 4 họat động như là nhân viên bán hàng của Công ty ở thị trường nước ngoài. Công ty sẽ ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng ở thị trường nước đó. Đại lý phân phối: Là người mua hàng hóa của Công ty để bán theo kênh tIêu thụ ở khu vực mà công ty phân định. Công ty khống chế phạm vi phân phối, kênh phân phối ở thị trường nước ngoài. Đại lý phân phối chấp nhận toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng hóa ở thị trường nước đã phân định và thu lợi nhuận thông qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Xuất khẩu gián tiếp: Là hình thức bán hàng hóa, dịch vụ của Công ty ra nước ngoài thông qua trung gian ( thông qua người thứ ba ).Các trung gian mua bán hàng hóa này không chiếm hữu hàng hóa của công ty nhưng trợ giúp Công ty xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài. Đại lí ( Agent ): Là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện một hay một số hoạt động nào đóthị trường nước ngoài. Đại lí chỉ thực hiện một công việc nào đó để nhận thù lao. Đại lí không chiếm hữu và sở hữu hàng hóa. Đại lí là người thiết lập quan hệ hợp đồng giữa công ty và khách hàng ở thị trường nước ngoài. Công ty quản lý xuất khẩu ( Export Management Company ): Là các công ty nhận ủy thác và quản lí công tác xuất khẩu hàng hóa. Công ty quản lí xuất nhập khẩu hàng hóa là họat động trên danh nghĩa của công ty xuất khẩu nên là nhà xuất khẩu gián tiếp. Công ty quản lí xuất khẩu đơn thuần làm các thủ tục xuất khẩu và thu phí xuất khẩu. Bản chất của công ty xuất khẩu là làm các dịch vụ quản lí và thu được một khoản thù lao nhất định từ các họat động đó. Công ty kinh doanh xuất khẩu ( Export Tranding Company ): Là Công ty hoạt động như nhà phân phối độc lập có chức năng kết nối các khách hàng ngoài nước với các công ty trong nước để đưa hàng hóa ra nước ngoài tIêu thụ. Ngoài việc thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến xuất khẩu. Các công ty này còn cung ứng các dịch vụ xuất nhập khẩu và thương mại đối Đề án môn Kinh tế thương mại 5 lưu. Thiết lập và mở rộng các kênh phân phối, tài trợ cho các dự án thương mại và đầu tư, thậm chí trực tiếp thực hiện sản xuất để bổ trợ một công đoạn nào đó cho các sản phẩm ( ví dụ: bao gói, in ấn… ). Đại lí vận tải: Là các Công ty thực hiện dịch vụ thuê vận chuyển và những hoạt động có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như khai báo hải quan, áp biểu thuế quan, thực hiện giao nhận và chuyên trở bảo hiểm. 1.1.2 Sự cần thiết xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam Việt Nam là một nước có thế mạnh về xuất khẩu những mặt hàng nông sản,trong đó ngành công nghiệp đồ gỗ có những lợi thể lớn có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế,góp phần không nhỏ vào tăng trưởng của đất nước.Sản phẩm đồ gỗ cũng là mặt hàng đang có xu hướng gia tăng cao với những đặc điểm sau đay. Có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu đạt mức khá cao lên tới 54% trong giai đoạn 1994 – 1999, 7- 8%/năm trong những năm tới. Năm 2004, theo WTO, mức tiêu thụ toàn cầu về sản phẩm gỗ đạt con số kỷ lục là 180 tỷ USD với tăng trưởng 8%. Nhưng theo Liên Hợp Quốc ngay từ năm 2002, mức tiêu thụ đó thông qua nhập khẩu đã đạt được 200 tỷ USD. Đây được gọi là cơ hội lớn đối với nhà xuất khẩu. Đồ gỗ nội thất là mặt hàng tăng trưởng nóng trong những năm gần đây. Năm 2003 tăng 18% so với 2002, tức là gấp 2,2 lần so với kim ngạch của đồ gỗ thế giới, đạt giá trị kim ngạch 35 tỷ USD; năm 2004 lên đến 33%; dự báo 2005 có thể đạt 35%. Mua bán với quy mô lớn, mẫu mã, chủng loại sản phẩm rất đa dạng với khoảng 12.000 dạng khác nhau, ngày càng độc đáo và hấp dẫn, từ sản phẩm gỗ nguyên thô tới tinh chế. Các thị trường giao dịch chính là Mỹ, EU, Nhật Bản (chiếm tới 70% kim ngạch buôn bán gỗ toàn cầu). Mỹ, EU, Nhật Bản chuyển dịch nhanh từ những Đề án môn Kinh tế thương mại 6

Ngày đăng: 18/04/2013, 11:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan