Giáo án ngữ văn lớp 10 cả năm

306 802 0
Giáo án ngữ văn lớp 10   cả năm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT Giao Thủy, ngày tháng năm 2010 Tổ trưởng kí duyệt Tuần 1 Ngày soạn: 12 tháng 8 năm 2010 Ngày dạy: 24 tháng 8 năm 2010 Lớp dạy: 10A3 Tiết 1,2: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1. Về kiến thức - Hiểu được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam cùng quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam; - Nắm vững hệ thống hai vấn đề về thể loại của văn học Việt Nam và con người trong văn học Việt Nam; 2. Về kĩ năng - Rèn kĩ năng đọc hiểu một bài văn học sự - Tích hợp kiến thức của nhiều ngành khi học kiến thức văn học sử. 3. Về thái độ - Có niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học dan tộc. Từ đó có lòng say mê với văn học Việt Nam. B. Thiết kế bài học I. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên - SGk, SGV. - Tài liệu tham khảo, giáo án, các phương tiện liên quan. 2, Học sinh - Bài soạn, tài liệu tham khảo. II. Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hµ Cao 1 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Hoạt động 1:Ổn định lớp và dẫn dắt vào bài mới Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam GV: Theo kiến thức em đã học ở THCS, văn học viết Việt Nam gồm những bộ phận nào? HS: Suy nghĩ và trả lời Phần VHDG sẽ có một bài khái quát riêng nên nội dung này HS tự đọc SGK. Giáo viên đi sâu vào nội dung về văn học viết Việt Nam GV: Cho học sinh tự đọc và tóm tắt vào vở. Sau đó tổng kết lại dưới hình thức phát vấn nhanh với các vấn đề : - Tác giả - Phương thức sáng tác và lưu truyền - Thể loại HS: Làm theo yêu cầu của giáo viên Trêng THPT I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam 1. Văn học dân gian (SGK) 2. Văn học viết - Tác giả: Cá nhân tri thức - Đặc trưng: + Tính cá nhân + Mang đậm dấu ấn sáng tạo của tác giả - Phương thức sáng tác và lưu truyền: + Cá nhân + Văn bản viết Chữ Hán Chữ Nôm Chữ quốc ngữ - Thể loại: + Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: Chữ Hán: Văn xuôi (truyện, kí…) Thơ (đường luật, từ khúc…) Văn biền ngẫu (phú, cáo…) Chữ Nôm: Thơ (ngâm khúc, hát nói…) Văn biền ngẫu + Từ thế kỉ XX đến nay: Tự sự (Tiểu thuyết, truyện ngắn, kí….) Trữ tình (Thơ, trường ca….) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu quá trình phát triển của văn II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam học viết Việt Nam 1. Văn học trung đại a. Văn học chữ Hán GV: Dựa vào SGK và phần chuẩn - Văn tự: bị bài ở nhà, em hãy phát biểu + Thời gian du nhập: đầu công nguyên cách phân kì văn học viết Việt Nam + Vai trò: theo thời gian và quan hệ ? . Là cầu nối để nhân dân ta tiếp nhận các học thuyết HS: Suy nghĩ và trả lời Nho, Phật, Lão để nhân dân ta hình thành nên các quan niệm về chính trị, tư tưởng và đạo đức GV: Chia lớp làm bốn nhóm, yêu . Tiếp nhận hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ cầu thảo luận về văn học chữ Hán Trung Quốc, sáng tạo nên các thể loại văn học của và văn học chữ Nôm (Văn tự và mình thành tựu)? - Thành tựu: Hµ Cao 2 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B HS: Thảo luận nhóm GV: Tổng kết vấn đề GV: Em hãy trình bày nội dung chủ đạo và những thành tựu tiêu biểu của từng thờì kì văn học viết hiện đại Việt Nam? HS suy nghĩ và trả lời GV chốt lại vấn đề và dẫn sang phần sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại Trêng THPT + Thơ: Thơ Lí Trần, Thơ Nguyễn Trãi… + Văn xuôi: Văn xuôi truyền kì (Nguyễn Dữ…) Kí sự (Lê Hữu Trác…) Tiểu thuyết chương hồi (Ngô Gia văn phái…) b. Văn học chữ nôm - Văn tự: sáng tạo trên cơ sở chữ Hán (XII) - Văn học Nôm: + Bắt đầu phát triển vào thế kỉ XV + Đạt đến đỉnh cao vào cuối XVIII, đầu XIX - Ý nghĩa: + Bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn học độc lập của dân tộc ta + Có vai trò quan trọng trong việc phát triển các thể loại thơ dân tộc + Phát huy các ưu thế của văn học dân gian, gắn liền với sự trưởng thành của truyền thống yêu nước và truyền thống nhân đạo trong văn học + Phản ánh quá trình dân tộc hoá và dân chủ hoá của văn học trung đại - Thành tựu: + Thơ (Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan…) + Truyện Nôm: Nguyễn Du 2. Văn học hiện đại: a. Văn học từ đầu thế kỉ đến 1930 ( văn học giao thời) - Văn học Việt Nam tiếp xúc với văn hoá phương Tây (Pháp) - Chữ quốc ngữ phát triển mạnh → Văn học Việt Nam kế thừa truyền thống đồng thời tiếp thu tinh hoa cái mới để bắt đầ quá trình hiện đại hoá nền văn học nước nhà. - Thành tựu: Tản Đà, Hồ Biểu Chánh… b. Văn học 1930 - 1945 - Tiếp tục hiện đại hoá nền văn học nước nhà : - Thành tựu: + Văn học lãng mạn: khám phá, đề cao cái tôi, đấu tranh cho hạnh phúc và quyền sống của con người Hµ Cao 3 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT (Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Thế Lữ…) + Văn học hiện thực: ghi lại hiện thực đen tối của xã hội đương thời (Nam Cao, Ngô Tất Tố…) Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần III: Con người Việt Nam trong văn học GV: Trong quan hệ với thế giới tự nhiên, chúng ta thấy điều gì ở con nguời Việt Nam? HS suy nghĩ và trả lời c. Văn học 1945 - 1975 (văn học cách mạng) - Đi sâu phản ánh sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng cuộc sống mới - Thành tựu: Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Nguyễn Trung Thành… d. Văn học từ 1975 đến nay (Văn học đổi mới) - Phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp CNH - HĐH của đất nước cùng tâm tư, tình cảm của con người hiện đại - Thành tựu: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo… * Những khác biệt căn bản của văn học hiện đại so với văn học trung đại: + Tác giả: đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp + Đời sống văn học sôi nổỉ, mạnh mẽ + Thể loại: xuất hiện nhiều thể loại văn học mới (tuỳ bút) + Thi pháp: đề cao cá tính sáng tạo III. Con người Việt Nam qua văn học Văn học là nhân học. Đối tượng trung tâm của văn học là con người. Nhưng đó không phải là con người trừu tượng mà là con người trong những mối quan hệ cơ bản. Các mối quan hệ này chi phối nội dung chính của văn học, ảnh hưởng đến việc xây dựng các hình tượng văn học. 1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên - Qua văn học, con người Việt Nam thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc → xây dựng các hình tượng nghệ thuật liên quan đến thiên nhiên (Mận, đào trong ca dao, tùng, cúc trong văn học trung đại) → Thiên nhiên là đối tượng cải tạo chinh phục và Hµ Cao 4 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B GV: Lịch sử văn học Việt Nam có điều gì đặc biệt? Điều này có ảnh hưởng như thế nào đến văn học? HS: Suy nghĩ và trả lời GV: Lí tưởng xã hội của con người Việt Nam là gì? Lí tưởng này ảnh hưởng như thế nào đến việc xây dựng những hình tượng văn học? HS: Suy nghĩ và trả lời Đây là phần kiến thức khó. Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết giảng để diễn giải kiến thức. Trêng THPT đồng thời cũng là người bạn tri âm tri kỉ, gắn liền với những quan niệm đạo đức của con người (nhà nho) 2. Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc - Lịch sử dân tộc ta là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước → yêu nước là phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam → Hình thành một dòng văn học riềng mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa yêu nước - Biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học: + Tình yêu quê hương + Tự hào về truyền thống dâm tộc + Ý chí trước quân thù - Thành tựu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu… 3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội - Lí tưởng xã hội của nhân dân ta: xây dựng một xã hội công bằng tốt đẹp → Hình tượng các nhân vật có khả năng đem đến một xã hội như vậy (tiên, bụt, bậc thành quân, người đại diện cho lí tưởng xã hôi chủ nghĩa…) - Cảm hứng xã hội (phê phán và cải tạo) là tiền đề cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học dân tộc 4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân - Ý thức về bản thân của con người Việt Nam đã hình thành nên mô hình ứng xử và mẫu người lí tưởng liên quan đến con người cộng đồng và con người xã hội - Trong văn học: + Hình tượng con người cộng đồng với lí tưởng hi sinh, cống hiến (nhân vật trữ tình trong thơ văn yêu nước Lí Trần, hình tượng các chiến sĩ cách mạng trong văn học 1945 - 1975…) + Hình tượng con người cá nhân với ý thức về quyền sống, về hạnh phúc và tình yêu (nhân vật trong các khúc ngâm, trong thơ Hồ Xuân Hương, trong thơ lãng mạn và văn học đổi mới…) Hµ Cao 5 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT → Mỗi hình tượng văn học trên thay đổi theo từng thời kì nhưng đều nằm trong một xu hướng chung là xây dựng một đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp. III. Hướng dẫn luyện tập, củng cố, đánh giá - Các bộ phận của văn học Việt Nam. - Nội dung cơ bản của văn học Việt Nam qua từng giai đoạn. - Con người Việt Nam qua văn học. IV. Hướng dẫn tự học - Học và soạn bài: “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”. V. Tài liệu tham khảo - Thiết kế giáo án. - Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam. VI. Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... Tiết 3,5: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Về kiến thức - Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp (nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp), về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp. 2. Về kĩ năng - Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp. 3. Về thái độ - Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. B.Thiết kế bài học I. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên Hµ Cao 6 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B - Sgk, sgv. - Giáo án, tài liệu tham khảo. Trêng THPT 2. Học sinh - Bài soạn, tài liệu tham khảo. II. Tổ chức hoạt động dạy – học Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1:Ổn định lớp, kiểm tra bài, dẫn dắt bài mới 1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ Nội dung cần đạt a. Ổn định tổ chức lớp. b. Kiểm tra bài cũ. ? Nêu những kiến thức liên quan đến nội dung Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ mà em đã được học ở bậc THCS. 2.Bài mới Trong cuộc sống, con người muốn tồn tại phải giao tiếp. Để giao tiếp chúng ta có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau: điệu bộ, cử chỉ, kí hiệu…Trong đó ngôn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Nó là một trong những hoạt động cơ bản của con người, nó thể hiện đặc trưng bản chất của con người. Vậy thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Chúng ta cùng đi tìm hiều. Hoạt động 2: Tìm hiểu ngữ liệu GV yêu cầu HS đọc văn bản 1. sgk và trả lời: ? Hoạt động giao tiếp được ghi lại trong văn bản trên giữa các nhân vật nào? Hai bên có cương vị ntn. ? Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau ra sao. ? Hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh nào. ? Hoạt động giao tiếp hướng vào nội dung gì? Mục đích của giao tiếp là gì. HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, bổ sung cho nhau. Gv nhận xét, đánh giá. I. Phân tích ngữ liệu 1. Ngữ liệu 1 - HĐGT diễn ra giữa vua Trần với các bô lão.Vua là người lãnh đạo tối cao của đất nước. Các bô lão đại diện cho tầng lớp nhân dân. - Các bên giao tiếp có vị thế khác nhau thể hiện qua: Từ ngữ xưng hô, từ ngữ chỉ thái độ (xin , thưa), các câu tỉnh lược. - Trong HĐGT, các nhân vật giao tiếp có sựđổi vai, uôn phiên lượt lời với nhau. - HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh: • Địa điểm: điện Diên Hồng • Hoàn cảnh rộng: xã hội Việt Nam với những lễ giáo phong kiến (phân biệt vua tôi, tôn kính vua, trọng người già). Hµ Cao 7 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Gv yêu cầu Hs vận dụng kết quả đã học ở phần phân tích ngữ liệu 1 và nhớ lại kiến thức văn học để phân tích ngữ liệu 2. Đối với văn bản này HS có thể trả lời lần lượt các câu hỏi và bổ sung cho nhau. ? Trong bài Tổng quan văn học VN HĐGT diễn ra giữa các nhân vật nào. ? Hoàn cảnh giao tiếp ở đây có tổ chức, có kế hoạch của GD, nhà trường hay tự phát, ngẫu nhiên. ?Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực gì? Về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào. Trêng THPT • Hoàn cảnh giao tiếp hẹp: đất nước có giặc ngoại xâm hung hãn, quân dân nhà Trần cùng tìm ra sách lược để đối phó. Cụ thể quân Nguyên xâm lược nước ta lần 2: 1285. - Nội dung: thảo luận tình hình đất nước đang bị ngoại xâm đe doạ và bàn kế sách đối phó. Nhà vua nêu tình hình đất nước và hỏi ý kiến các bô lão về cách đối phó. Các bô lão thể hiện quyết tâm đánh giặc, đồng thanh nhất trí rằng “đánh” là sách lược duy nhất. - Mục đích: Vua và các bô lão bàn bạc thống nhất sách lược chống ngoại xâm: thống nhất ý chí và hành động. Mục đích đó đã thành công vì “muôn miệng một lời” đều hô vang “đánh”. 2. Ngữ liệu 2 - Nhân vật giao tiếp:  Tác giả sgk (người viết) và HS lớp 10 (người đọc).  người viết ở lứa tuổi cao hơn, có nghề nghiệp là nghiên cứu và giảng dạy văn học, có trình độ hiểu biết cũng như vốn sống sâu rộng.  Người đọc là Hs sinh lớp 10 thuộc lứa tuổi thấp hơn, vốn sống và trình độ văn hóa thấp hơn. Người viết ở vị thế truyền đạt và hình thành ở người đọc những kiến thức và kĩ năng về VHVN. Điều này đã cho phối cách lựa chọn văn bản và cách trình bày kiến thức. - Hoàn cảnh giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh của nền giáo dục Việt Nam. Đó là hoàn cảnh giao tiếp có tính quy phạm, có kế hoạch, tổ chức, theo nội dung chương trình đào tạo trong nhà trường. - Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học về đề tài Tổng quan văn học Việt Nam. Nội dung giao tiếp gồm các vấn đề cơ bản sau:  Các bộ phận hợp thành của văn học VN.  Quá trình phát triển của văn học viết.  Con người Việt Nam qua văn học. Hµ Cao 8 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT ? Hoạt động giao tiếp thông qua văn - Mục đích giao tiếp: bản đó nhằm mục đích gì.  Người viết trình bày một cách tổng quan một số vấn đề cơ bản về văn học cho HS lớp 10.  Người đọc thông qua việc đọc và học văn bản lĩnh hội những kiến thức cơ bản về văn học Vn trong tiến trình lịch sử đồng thời có thể rèn luyện và nâng cao các kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học, kĩ năng xây dựng và tạo lập văn bản văn học. - Phương tiện ngôn ngữ và cách thức tổ chức văn ? Phương tiện ngôn ngữ và cách thức bản có một số đặc điểm: tổ chức văn bản có đặc điểm gì nổi  Dùng một số thuật ngữ văn học. bật.  Câu văn mang đặc điểm của văn bản khoa học: cấu tạo phức tạp, nhiều thành phần, nhiều vế nhưng logic, mạch lạc.  Kết cấu văn bản rõ ràng, mạch lạc; hệ thống luận điểm, luận cứ tương ứng với các đề mục lớn nhỏ chặt chẽ, khoa học… II. Hệ thống kiến thức Hoạt động 2: Hệ thống hoá kiến thức 1. HĐGT là hoạt động trao đổi thông tin của con ? Qua 2 ngữ liệu vừa phân tích, hãy người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng cho biết HĐGT là gì. phương tiện ngôn ngữ (dạng nói và dạng viết) HS trả lời cá nhân. nhằm thực hiện những mục đích về tình cảm, Gv: HĐGT bằng ngôn ngữ là hoạt nhận thức, hoạt động. động liên hành vi nhằm trao đổi thông tin; trao đổi tư tưởng, tình cảm; tạo lập quan hệ xã hội. 2. HĐGT diễn ra hai quá trình: ? HĐGT diễn ra theo mấy quá trình. - Tạo lập văn bản: quá trình này do người nói, GV chốt: Quá trình tạo lập văn bản là người viết thực hiện. quá trình “mã hoá nội dung giao - Lĩnh hội văn bản: quá trình này do người đọc, tiếp”. Người nói (người viết) chuyển người nghe thực hiện. tư tưởng tình cảm vốn trừu tượng thành hệ thống tín hiệu vật chất có thể tri giác được (nghe bằng thính giác và đọc bằng thị giác) Quá trình lĩnh hội văn bản là quá trình “giải mã nội dung giao tiếp”. Hµ Cao 9 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Người đọc (người nghe) dùng vốn sống, hiểu biết của mình để hiểu thông tin người nói, người viết đưcợ truyền qua hệ thống tín hiệu ngôn ngữ. ? Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có sự chi phối của các nhân tố nào. Hoạt động 3: Luyện tập GV phân cho mỗi tổ làm 1 bài tập. Đại diện trình bày kết quả . Các tổ khác nhận xét, bổ sung. Gv đánh giá kết quả. Gv yêu cầu Hs đọc nội dung bài tập 1. Sgk.20. HS đọc và trả lời. ? Nhân vật giao tiếp? Hoàn cảnh giao tiếp diễn ra trong thời điểm nào, nó thích hợp cho những câu chuyện ntn. ? Nhân vật anh nói điều gì và nhằm mục đích gì. ? Cách nói của chàng trai có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không. HS đọc yêu cầu sgk. Đại diện nhóm đứng lên trình bày kết quả. ? Các nhân vật giao tiếp đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì. ? Cả ba câu nói của ông đều có hình thức câu hỏi, nhưng có phải dùng để Trêng THPT 3. HĐGT bằng ngôn ngữ có sự chi phối của các nhân tố: - Nhân vật giao tiếp. - Hoàn cảnh giao tiếp. - Nội dung giao tiếp. - Mục đích giao tiếp. - Phương tiện và cách thức giao tiếp. III. Luyện tập 1. Bài tập 1 - Nhân vật giao tiếp: chàng trai, cô gái đều ở độ tuổi thanh xuân, tuổi đẹp nhất của cuộc đời. - Hoàn cảnh giao tiếp: Đêm trăng thanh: không gian và thời gian thơ mộng. Thời gian đó thích hợp cho những câu chuyện tâm tình lứa đôi của thanh niên, thanh nữ bộc lộ tình yêu. - Nhân vật anh nói về việc “tre non đủ lá” và đặt vấn đề “nên chăng” “đan sang”. Câu chuyện được nói trong một đêm trăng đẹp giữa đôi trai thanh gái tú nên mục đích chính ở đây hàm ý: học đều đến tuổi trưởng thành, kết duyên. - Chàng trai mượn hình ảnh của “tre non đủ lá” và mượn chuyện “đan sang” phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp. Đây là cách nói tế nhị, giàu màu sắc văn chương, vừa giàu hình ảnh vừa đậm sắc thái tình cảm dễ đi vào lòng người. Trong ca dao có nhiều câu nói: “Đến đây Mận..” 2. Bài tập 2 Đây là cuộc giao tiếp mang tính chất đời thường, diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. - Trong cuộc giao tiếp các nhân vật giao tiếp thực hiện các hành động cụ thể: A Cổ thực hiện hành động chào, đáp lời. Người ông thực hiện hành động chào đáp, khen, hỏi. - Cả ba câu của ông là câu hỏi nhưng mỗi câu thực hiện một mục đích khác nhau: câu 1 là câu chào đáp A Cổ, câu 2 là câu khen A Cổ, câu 3 là Hµ Cao 10 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B hỏi không hay với mục đích gì. ? Lời nói của nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ, quan hệ trong giao tiếp ntn. HS đọc yêu cầu bài tập 3 và một đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. Gv nhận xét. ? Qua bài thơ HXH muốn giao tiếp với người đọc vấn đề gì. HS đọc yêu cầu bài tập 4, trình bày kết quả. Gv lưu ý HS một số vấn đề: - dạng văn bản: thông báo ngắn nên phải viết đúng thể thức. - Đối tượng giao tiếp: HS toàn trường. - ND giao tiếp: Hoạt động làm sạch môi trường nhân ngày môi trường thế giới. Trêng THPT câu nhằm mục đích hỏi A Cổ thực sự. - Các từ ngữ trong lời nói đã bộc lộ rõ tình cảm, quan hệ, thái độ của nhân vật giao tiếp:  Cách xưng hô: ông – cháu, thể hiện quan hệ ông cháu, khác vai, vai trên – vai dưới.  Các từ tình thái: thưa, ạ của A Cổ thể hiện thái độ kính trọng của A Cổ đối với ông; các từ hả, nhỉ trong lời của ông thể hiện thái độ yêu quý của ông với A Cổ. 3. Bài tập 3 - Bài thơ “Bánh trôi nước” thực hiện hành động giao tiếp giữa HXH với người đọc. - Qua hình tượng bánh trôi nước, tác giả giao tiếp với người đọc về vấn đề:  Vẻ đẹp của người phụ nữ.  Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Các phương tiện ngôn từ:  Từ “trằng, tròn” thể hiện vẻ đẹp bên ngoài.  Thành ngữ “ba chìm bảy nổi” chỉ số phận của người phụ nữ trong XHPK.  Tấm lòng son thể hiện vẻ đẹp nội tâm.  Liên hệ cuộc đời tác giả. 4. Bài tập 4 Nhân ngày Môi trường thế giới Nhà trường tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường để làm cho trường ta xanh, sạch, đẹp hơn nữa. - Thời gian làm việc:… - Nội dung công việc:… - Lực lượng tham gia:… - Dụng cụ:… - Kế hoạch cụ thể: các lớp nhận tại văn phòng của trường. Nhà trường kêu gọi toàn thể HS nhiệt liệt hưởng ứng và tích cực tham gia buổi tổng vệ sinh này. Ngày …tháng …năm… Ban giám hiệu trường… Hµ Cao 11 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B HS đọc yêu cầu bài tập 5 và trình bày kết quả. ? Phân tích các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp trong bức thư HCM gửi cho các cháu thiếu nhi nhân ngày khai giảng. Trêng THPT 5. bài tập 5 - Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ với tư cách chủ tịch nước, viết thư cho HS toàn quốc- thế hệ tương lai của đất nước. - Hoàn cảnh giao tiếp: đất nước vừa giành độc lập, Hs bắt đầu được đến trường, được nhận một nền giáo dục hoàn toàn VN. Trong thư khẳng định cả quyền lời và nghĩa vụ của HS. - Nội dung: nói tới niềm vui sướng của HS vì được hưởng nền độc lập của đất nước, tới nhiệm vụ và trách nhiệm của HS đối với đất nước. Cuối thư là lời chúc của Bác. - Thư được viết với lời lẽ chân thành, gần gũi, nghiêm túc. III. Hướng dẫn củng cố, đánh giá, luyện tập - Đặc trưng và các nhân tố giao tiếp. - Khi phân tích hội thoại phải dựa vào các nhân tố giao tiếp. IV. Hướng dẫn tự học - GV ra bài tập để HS về nhà tự làm. - Soạn bài : “Văn bản”. V. Tài liệu tham khảo - Thiết kế giáo án - Dẫn luận ngôn ngữ học. VI. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Giao Thủy, ngày ….tháng …năm 2010 Tổ trưởng kí duyệt Hµ Cao 12 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT Tuần 2 Ngày soạn: 18 tháng 8 năm 2010 Ngày dạy: 31 tháng 8 năm 2010 Lớp dạy: 10A3 Tiết 4: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1. Về kiến thức - Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. (Đây là mục tiêu quan trọng của bài học). - Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian. 2. Về kĩ năng - Nắm được các khái niệm về các thể loại của văn học dân gian Việt Nam. Mục tiêu đặt ra là học sinh có thể nhớ được và kể tên các thể loại, biết sơ bộ phân biệt thể loại này với thể loại khác trong hệ thống. 3. Về thái độ - Có thái độ trân trọng đối với di sản văn hoá tinh thần của dân tộc, từ đó học tập tốt hơn phần văn học dân gian trong nhà trường. B. Thiết kế bài học I. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên - Sgk, Sgv. - Tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Bài soạn, tài liệu tham khảo. II. Tổ chức hoạt động dạy- học Hµ Cao 13 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra, Nội dung cần đạt dẫn dắt bài mới 1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ a. Ổn định tổ chức lớp b. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (chứng minh qua văn bản "Khái quát văn học dân gian")? 2.Bài mới I. Giới thiệu chung Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm 1. Tính truyền miệng hiểu những đặc trưng cơ bản của - Truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và truyện cười. phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người GV: Truyền miệng là gì? Có mấy khác nghe, xem cách truyền miệng tác phẩm văn học - Truyền miệng tác phẩm văn học dân gian: dân gian? Quá trình truyền miệng tác + Truyền miệng theo không gian: Sự di chuyển tác phẩm VHDG được thực hiện thtông phẩm từ nơi này đến nơi khác qua hoạt động nào? + Truyền miệng theo thời gian: Sự di chuyển tác HS: Suy nghĩ và trả lời phẩm từ đời này sang đời khác GV chốt lại vấn đề - Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua diễn xướng dân gian: + Diễn xướng dân gian là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp + Các hình thức của diễn xướng: kể, hát, diễn tác phẩm văn học dân gian → Truyền miệng là phương thức lưu truyền tác GV: Vì sao nói tác phẩm VHDG lại phẩm duy nhất và tất yếu khi chưa có chữ viết. Đây có tính tập thể? Cơ chế của sáng tác là đặc tính cơ bản hàng đầu của VHDG. Vì vậy dân tập thể đó là gì? gian có câu:Trăm năm bia đá thì mòn HS: Suy nghĩ và trả lời Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ 2. Tính tập thể - Tác phẩm VHDG là sáng tác của nhiều người, không biết ai là tác giả và tác giả đầu tiên là ai/ - Cơ chế của sáng tác tập thể: Hµ Cao 14 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT Trong quá trình sinh hoạt, lao động cộng đồng, ai đó có cảm hứng bật ra một câu ca hoặc kể một câu chuyện. Mọi người khen hay và thêm bớt, sửa chữa. Trong quá trình truyền miệng, tác phẩm văn học dân gian được gia công hoàn chỉnh và trở thành tài sản chung của cộng đồng. * Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm VHDG, thể hện sự gắn bó mật thiết Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm của văn học dân gian với đời sống cộng đồng. hiểu hệ thống thể loại của VHDG II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam Phần này SGk đã trình bày rất rõ * Tự sự dân gian ràng. GV chủ yếu giới thiệu khái 1. Thần thoại quát và yêu cầu HS tự học ở nhà 2. Sử thi 3. Truyền thuyết 4. Cổ tích 5. Truyện ngụ ngôn 6.Truyện cười 7. Vè 8. Truyện thơ * Nghị luận dân gian 9. Tục ngữ 10. Câu đố * Trữ tình dân gian 11. Ca dao * Sân khấu dân gian Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm 12. Chèo hiểu những giá trị cơ bản của III. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian VHDG 1. Giá trị nhận thức GV: Tri thức trong VHDG bao gồm - Tri thức trong văn học dân gian thuộc đủ mọi lĩnh những lĩnh vực nào? Đặc điểm của vực của đời sống: tự nhiên, xã hội và con người tri thức dân gian? - Đặc điểm của tri thức dân gian: HS: Suy nghĩ và trả lời + Là kinh nghiêm lâu đời được đúc kết từ thực tiễn + Được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật giàu sức Hµ Cao 15 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT hấp dẫn, có sức sống lâu bền với thời gian + Thể hiện quan điểm và trình độ nhận thức của nhân dân nên có phần khác biệt với quan diểm và nhận thức của giai cấp thống trị cùng thời VD: Con vua thì lại làm vua Con vua thất thế lại ra quét chùa GV: Giá trị giáo dục của VHDG thể 2. Giá trị giáo dục hiện ở những khía cạnh cụ thể nào? - Giáo dục tinh thần nhân đạo và lạc quan HS: Suy nghĩ và trả lời + Yêu thương đồng loại + Đấu tranh để bảo vệ và giải phóng con người. + Niềm tin vào chính nghĩa, vào cái thiện - Góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho Phần này là kiến thức khó, GV sử con người dụng phương pháp thuyết giảng diễn 3. Giá trị thẩm mĩ giải kiến thức. Có thể cho HS lấy - Khi chưa có văn học viết, VHDG đóng vai trò chủ một số ví dụ minh đạo. Khi có văn học viết, VHDG là nguồn nuôi dưỡng văn học viết, phát triển song song với văn học viết. - Tác phẩm VHDG trở thành mẫu mực nghệ thuật cho người đời sau truyền tụng và học tập (các nhà văn học tập nhiều ở VHDG) III. Hướng dẫn củng cố, đánh giá, luyện tập - Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam. - Nét cơ bản của từng thể loại. - So sánh đối chiếu với văn học dân gian các nước lân cận. - Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam. - Nét cơ bản của từng thể loại. - So sánh đối chiếu với văn học dân gian các nước lân cận. IV. Hướng dẫn tự học - Học bài và soạn bài: “Chiến thắng Mtao Mxây”. V. Tài liệu tham khảo - Thiết kế giáo án - Văn học dân gian Việt Nam… VI. Rút kinh nghiệm Hµ Cao 16 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Tiết 6,10: VĂN BẢN A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Về kiến thức - Có được những kiến thức cơ bản về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ. 2. Về kĩ năng - Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp. 3. Về thái độ - Trong học tập cũng như trong giao tiếp luôn có ý thức tạo lập văn bản hoàn chỉnh góp phần làm trong sáng ngôn ngữ tiếng Việt. B. Thiết kế bài học I. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên - Sgk, Sgv. - Tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Bài soạn, tài liệu tham khảo. II. Tổ chức hoạt động dạy- học Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra Nội dung cần đạt bài cũ, dẫn dắt bài mới 1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ a. Ổn định tổ chức lớp. b. Kiểm tra bài cũ. ? Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Những nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 2. Bài mới Hµ Cao 17 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT Ở những tiểt trước chúng ta đã học về hoạt động giao tiếp bằn ngôn ngữ. Đó là hoạt dộng gồm hai quá trình tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản. Như vậy văn bản chính là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Để hiểu rõ hơn khái niệm, đặc trưng văn bản, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài văn bản. Hoạt động 2: Hình thành khái niệm Gv yêu cầu Hs đọc 3 văn bản sgk. Tìm hiểu và trả lời câu hỏi. Gv: Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng của mỗi văn bản. Hs dựa vào văn bản phân tích, trả lời cá nhân, nhận xét, bổ sung. ? Mỗi văn bản đề cập tới vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào. HS phân tích nội dung các câu để thấy được sự nhất quán trong văn bản. ? Ở những văn bản nhiều câu (văn bản 2, 3) nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc ntn. Văn bản 3 được tổ chức theo kết cấu 3 phần ntn. HS phân tích văn bản và trả lời cá nhân. Gv đưa ra nhận xét. I. Khái niệm, đặc điểm 1. Phân tích ngữ liệu a). - Mỗi văn bản tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa mọi người trong cuộc sống và xã hội. - Đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh nghiệm (văn bản 1); biểu lộ tình cảm, thái độ (văn bản 2); hướng tới hành động (văn bản 3). - Dung lượng tuỳ ý: 1 câu, hơn 1 câu, số lượng lớn. b).- Văn bản 1: Mối quan hệ giữa cá nhân với mối trường xung quanh. Môi trường có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới cá nhân. - Văn bản 2 là tiếng nói than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: không được quyền quyết định số phận của mình mà phụ thuộc vào sự may rủi, vào thế lực bên ngoài. - Văn bản 3 là lời kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp. Mỗi vấn đề đều được triển khai nhất quán trong toàn văn bản. c). – Văn bản 2, 3 nội dung được triển khai chặt chẽ và mạch lạc. - Văn bản 2, hai cặp ca dao có sự lặp lại ý tuy có thay đổi nhưng đều nhất quán nói lên sự ngẫu nhiên, sự may rủi chứ không chủ thể quyết định. Văn bản thể hiện thân phận người phj nữ xưa. Hµ Cao 18 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT - Văn bản 3 có kết cấu 3 phần:  Mở đầu: “Nhất định…nô lệ” nêu lí do lời kêu gọi.  Thân bài: tiếp đến “ai cũng phải…cứu nước”, ? Về hình thức văn bản 3 có dấu hiệu nêu nhiệm vụ cụ thể của mỗi công dân yêu nước. mở đầu và kết thúc ntn.  Kết: Phần còn lại khẳng định quyết tâm chiến HS bám sát vào văn bản để trả lời đấu và sự thắng lợi tất yếu của cuộc chiến đấu chính câu hỏi. nghĩa. ? Mỗi văn bản trên tạo ra nhằm mục d). Về hình thức ở văn bản 3: đích gì. - Mở đầu : Tiêu đề “Lời kêu gọi toàn quốc kháng Hs suy luận và trả lời. chiến’. - Kết thúc: dấu ngắt câu “!”. e). - Văn bản 1 nhằm truyền đạt một kinh nghiệm, một nhận định. - Văn bản 2: Biểu lộ cảm xúc về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. - Kêu gọi thống nhất ý chí và hành động của nhân dân chống thực dân Pháp. Gv yêu cầu HS rút ra những hiểu biết 2.Khái niệm, đặc điểm về văn bản qua việc phân tích các *) Ghi nhớ (sgk) ngữ liệu trên. II. Các loại văn bản Hoạt động 3:Tìm hiểu các loại văn 1. bản Gv yêu cầu Hs sử dụng kết quả vừa thu được ở Hoạt động 1 để trả lời câu hỏi. ?So sánh văn bản 2, 3 về các phương diện: vấn đề được đề cập tới, từ ngữ, cách thức thể hiện nội dung. Văn bản 1,2 Văn bản 3 - Vấn đề được đề cập - Vấn đề được đề cập thuộc lĩnh vực nhận thuọc lĩnh vực chính trị, thức kinh nghiệm sống, xã hội. về tình cảm, về thân - Dùng nhiều từ ngữ phận con người. thuộc lĩnh vực chính trị: - Dùng từ ngữ thông lời kêu gọi, toàn quốc, thường trong giao tiếp kháng chiến, hoà bình, sinh hoạt hàng ngày. Hµ Cao 19 thực dân… Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT - Thể hiện nội dung - Thể hiện nội dung thông qua những hình thông qua lí lẽ, lập luận: ảnh, hiện tượng cụ thể Muốn hoà bình đã nhân (mực, đen, đèn, sáng, nhượng, nhân nhượng hạt mưa sa, giếng…) 2. Gv yêu cầu Hs đọc nội dung bài tập 2.25. Hs dựa vào kiến thức đã học để trả lời. ?Phạm vi sử dụng của mỗi văn bản trong hoạt động giao tiếp xã hội, mục đích giao tiếp cơ bản, lớp từ riêng, kết cấu trình bày. Hs làm việc theo nhóm, mỗi bàn một nhóm. càng lấn tới… - Văn bản 2, 4 thuộc lĩnh vực chính trị. Văn bản sgk thuộc lĩnh vự khoa học. Chúng khác nhau về các phương diện: Phạm vi sử dụng trong hoạt động giao tiếp xã hội: văn học,chính trị, khoa học, hành chính. Mục đích giao tiếp cơ bản: Văn bản 2 bộc lộc cảm xúc, văn bản 3 tuyên truyền thuyết phục vấn đề chính trị; văn bản sgk hoặc đơn xin nghỉ học truyền đạt những nhận thức về một vấn đề khoa học nhất định, trình bày vấn đề thuộc về hành chính. Lớp từ ngữ riêng: Văn bản 2 mọi từ ngữ thường dùng, văn bản chính trị lớp từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị; vb sgk là các thuật ngữ khoa học, GKS, ĐXNH là lớp từ hành chính. Kết cấu trình bày: Văn bản văn học kết cấu phụ thuộc vào thể loại, văn bản chính luận kết cấu 3 phần logíc; văn bản khoa học kết cấu chặt chẽ, logíc, văn bản hành chính kết câu theo khuôn mẫu có sẵn. 3. Hệ thống kiến thức Gv yêu cầu HS khái quát lại các loại văn bản và đặc trưng sử dụng. Hoạt động 4: Luyện tập Gv yêu cầu Hs đọc văn bản 1.sgk. 37. và trả lời câu hỏi. * Ghi nhớ (sgk.25) III. Luyện tập 1.Văn bản 1.sgk. - Tính thống nhất chủ đề của đoạn văn thể hiện khá rõ: ?Phân tích tính thống nhất về chủ đề • Câu 1: nêu chủ đề của cả đoạn Hµ Cao 20 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B của đoạn văn. Trêng THPT • Câu 2: vai trò của môi trường đối với cơ thể. Hs phân tích nội dung từng câu để từ • Câu 3: lập luận so sánh. đó rút ra câu trả lời cần thiết. • Câu 4, 5: dẫn chứng thực tế. ? Nhan đề của đoạn văn. Các câu tử 2 đến 5 là các câu triển khai chủ đề được thể hiện ở câu 1. - Nhan đề của đoạn văn: Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường; môi trường và sự sống. Gv yêu cầu học sinh đọc mục 2. 2. Văn bản 2,sgk. sgk.và trả lời câu hỏi. - Đoạn văn cần được sắp xếp theop thứ tự: 1, 3, 5, 2, ? Sắp xếp những câu sau đây thành 4. Hoặc : 1, 3, 4, 5, 2. một văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc - Nhan đề : Sự ra đời của “Việt Bắc”; Tố Hữu với sau đó đặt nhan đề cho phù hợp. Việt Bắc. HS trả lời cá nhân. 3.Bài tập 3 GV hướng dẫn cho hs làm bài tập 3, - Có thể viết theo thứ tự: cho 1 hs đứng lên đọc báo cáo kết Hiện trạng của môi trường. quả. Tiếng kêu cảnh tỉnh loài người. HS đọc yêu câu bài tập 4. - Gv gợi ý cho Hs làm bài tập Nhan đề: Tiếng kêu cứu từ môi trường. 4.Bài tập 4 HS tự viết bài theo sự gợi ý của Gv. III. Hướng dẫn củng cố, đánh giá, luyện tập Gv củng cố lại kiến thức trọng tâm của bài cho Hs. - Khái niệm văn bản. - Đặc trưng văn bản. - Phân biệt các loại văn bản. IV. Hướng dẫn tự học - Gv hướng dẫn để HS tự làm bài tập ở nhà, tìm thêm bài tập để củng cố kiến thức. - Học bài và chuẩn bị bài Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết V. Tài liệu tham khảo - Thiết kế giáo án. - Văn bản và liên kết trong tiếng Việt. VI. Rút kinh nghiệm Hµ Cao 21 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Tuần 3 Ngày soạn: 25 tháng 8 năm 2010 Ngày dạy: 7 tháng 9 năm 2010 Tiết 7: Lớp dạy: 10A3 BÀI VIẾT SỐ 1 CẢM NGHĨ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỒNG (HOẶC MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC) A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Về kiến thức - Củng cố lại kiến thức và kĩ năng làm văn, đặc biệt là văn biểu cảm và văn nghị luận. 2. Về kĩ năng - Vận dụng những hiểu biết đó để viết một bài văn nhằm bộc lộ cảm nghĩ của bản thân về một tác phẩm văn học đã đọc. 3. Về thái độ - Thấy rõ hơn khả năng làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn. B. Thiết kế bài học I. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên - Sgk, Sgv. - Tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Bài soạn, tài liệu tham khảo. II. Tổ chức hoạt động dạy- học Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1:Ổn định lớp và vào Nội dung cần đạt bài mới 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Bài mới Hoạt động 2: Giáo viên giúp học I. Gợi ý chung Hµ Cao 22 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT sinh củng cố lại kiến thức có 1.Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng liên quan đến bài viết - Ôn tập và củng cố những kiến thức và kĩ năng tập ? Bài viết này đề cập đến dạng làm văn ở bậc THCS. văn nào mà em đã được học ở - Hai dạng văn chính đã học có liên quan: bậc THCS.  Hs nhớ lại kiến thức và trả lời  câu hỏi. Văn biểu cảm Văn nghị luận ( ngữ văn 7, tập 2) 2. Yêu cầu về đề tài Gv phân tích, Gợi ý cho hS - Viết bài văn để bộc lộ cảm xúc chân thực của bản những đề tài mà Hs có thể làm thân về một đề tài gần gũi, quen thuộc trong đời đối với bài viết này. sống hoặc văn chương. Có thể là: +. Đời sống:  Cảm nghĩ về ngày đầu bước chân vào trường cấp 3.  Cảm nghĩ về người thân, người có ảnh hưởng sâu sắc đối với bản thân.  Cảm nghĩ về sự đổi mới của quê hương.  Cảm nghĩ về môi trường sống hiện nay.  Cảm nghĩ về lối sống của thanh niên.  Cảm nghĩ về thiên nhiên. +. Văn chương:  Cảm nghĩ về tác phẩm đã từng được đọc qua hoặc đã được học.  Cảm nghĩ về một đoạn trích, một chi tiết.  Cảm nghĩ về nhân vật các vấn đề trong tác phẩm. Gv lưu ý cho Hs những yêu cầu 3.Yêu cầu về phương pháp về mặt phương pháp đối với đề - Đây là kiểu bài trung gian giữa “văn bản nghệ này. thuật” và “văn bản nghị luận”, trong đó: +. Văn bản nghệ thuật coi yếu tố cảm xúc là hàng đầu, mang tính quyết định, bởi:  Người viết có xúc động trước thiên nhiên và cuộc sống thì mới có cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.  Người đọc phải xúc động mới có thể rút ra bài học nhân sinh nào đó. +. Văn bản nghị luận coi lập luận là yếu tố hàng Hµ Cao 23 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT đầu, mang tính quyết định bởi:  Người viết phải trình bày tư tưởng của mình thông qua một hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ và có sức thuyết phục .  Người đọc phải thông qua những lập luận của người viết để bày tỏ thái độ đồng thuận hoặc không đồng thuận của mình.  Để viết tốt bài này, học sinh cần phải: ? Cần có yếu tố gì để viết tốt bài  Có cảm xúc chân thành, sâu sắc trước một này. hiện tượng đời sống hoặc một tác phẩm văn chương. Hs trả lời cá nhân.  Có khả năng dùng lí lẽ và dẫn chứng để diễn đạt những ý nghĩ và tình cảm của mình một cách thuyết phục. 4.Yêu cầu về bố cục - Bài viết phải có đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. ? Bài viết có bố cục mấy phần. 5. Yêu cầu về liên kết a)Liên kết hình thức ? Một bài viết hoàn chỉnh cần - Biết cách sử dụng các phép liên kết đã học ở đảm bảo những yêu cầu gì về mặt chương trình THCS. liên kết. b)Liên kết nội dung Hs phân tích, suy luận trả lời câu - Bài viết phải có sự liền mạch về nội dung giữa các hỏi. câu, đoạn, trong toàn văn bản. Hoạt động 3: Viết bài II. Viết bài III Củng cố, đánh giá Gv củng cố lại những vấn đề trọng tâm để HS khắc sâu vấn đề. - Xác định chính xác thể loại. - Nắm vững những đặc trưng về thể loại. - Khi viết phải chú ý đến các yêu cầu về phương pháp, bố cục,về chính tả và diễn đạt. IV. Hướng dẫn tự học - Ôn tập các kĩ năng cần thiết để chuẩn bị tốt cho các bài viết sau. V. Tài liệu tham khảo - Thiết kế giáo án. - Một số đề tham khảo trong các sách bộ đề. VI. Rút kinh nghiệm Hµ Cao 24 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Tiết 8,9: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY (TRÍCH ĐĂM SĂN - SỬ THI TÂY NGUYÊN) A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Về kiến thức - Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu “nhân vật anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ. 2. Về kĩ năng - Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về một cuộc sống hoà hợp và hạnh phúc. 3. Về thái độ - Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng. I. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên - Sgk, Sgv. - Tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Bài soạn, tài liệu tham khảo. II. Tổ chức hoạt động dạy - học Hoạt động của GV và HS Hoạt dộng 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài, Nội dung cần đạt dẫn dắt bài mới 1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ a. Ổn định tổ chức lớp. b. Kiểm tra bài cũ. ? Nêu những hiểu biết chung nhất về thể loại sử thi. Cho ví dụ minh hoạ. 2.Bài mới Hµ Cao 25 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT Địa danh Tây Nguyên khá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Chúng ta biết đến Tây Nguyên với di sản Cồng Chiêng đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới. Nhưng Tây Nguyên không chỉ có thế.Tây Nguyên còn được biết đến với tư cách là cái nôi của những trường ca - sử thi anh hùng của dân tộc Việt Nam. Và trong đó “sử thi Đăm Săn” của dân tộc Êđê là tiêu biểu hơn cả. Chúng ta cùng tìm hiểu một đoạn trích để thấy được giá trị của tác phẩm đồng thời cũng thấy được đặc trưng tiêu biểu của sử thi. Hoạt động 2: Giới thiệu chung về sử I. Giới thiệu chung thi và sử thi Đăm Săn 1. Sử thi GV gọi 1 Hs đọc phần Tiểu dẫn. - Là tác phẩm tự sự dài xuất hiện rất sớm trong HS đọc tiểu dẫn và tóm tắt những vấn đề lịch sử văn học các dân tộc nhằm ca ngợi sự chính được đề cập trong đoạn 1. nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử. - Sử thi ra đời vào thời điểm nối tiếp sau thần thoại, tức là từ thế giới thần linh chuyển sang thế giới con người. - Sử thi dân gian Việt Nam được chia làm hai loại:  Sử thi thần thoại: Đẻ đất đẻ nước HS dựa vào Tiểu dẫn tóm tắt nội dung (Mường). tác phẩm.  Sử thi anh hùng: Đăm Săn, Đăm Di kể về GV hướng dẫn hs ghi những ý, chi tiết cuộc đời của các tù trưởng cũng như sự nghiệp nổi bật. anh hùng của họ. Gv: Xã hội Tây Nguyên thời Đăm Săn là xã 2. Sử thi Đăm Săn hội có hai đặc điểm lớn: - Là xã hội tiền giai cấp, chưa có Nhà nước,mọi người không tách rời thị tộc của mình, cư trú a. Tóm tắt tác phẩm (sgk) trong đơn vị buôn đứng đầu là tù trưởng (Mtao b.Xuất xứ đoạn trích Mxây). - Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm kể về - Giữa các buôn, thị tộc thường xảy ra chiến việc Đăm Săn đánh thắng từ trưởng Sắt (Mtao tranh đẩy Tây Nguyên vào tình trạng mất ổn Mxây) cứu vợ. Hµ Cao 26 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT định thường xuyên. Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây là biểu thượng cho xu hướng lịch sử của thời đại: sự ổn định và phát triển của tộc người. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc II. Đọc văn bản Gv cho hs đọc phân vai nhằm giúp Hs nhận thấy tính kịch trong sử thi và phân biệt lời trực tiếp của tác phẩm và lời gián tiếp của nhân vật được thể hiện qua lời nghệ nhân. Hoạt động 4: Đọc hiểu chi tiết văn bản III. Đọc hiểu văn bản Gv định hướng cho Hs phân tích văn bản 1. Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây theo bố cục từng phần.Trong từng phần - Cuộc chiến được chia làm ba chặng: làm nổi bật hình tượng nhân vật Đăm  Chặng 1: Đăm Săn khiêu chiến, Mtao Săn. Mxây buộc phải chấp nhận. Hs tóm tắt lại cuộc chiến giữa ĐS và M.  Chặng 2: Cuộc chiến đấu diễn ra. Gv lưu ý HS đặt trong thế đối sánh giữa  Chặng 3: Đăm Săn thu gom của cải, chiến hai nhân vật để làm nổi bật phẩm chất lợi phẩm cùng dân làng ra về. của người anh hùng ĐS. - Chặng1: ? Trong chặng 1, ĐS và M. có hành  Đăm Săn đến tận nhà Mtao Mxây để thách động gì đáng chú ý, thể hiện điều gì. thức “Ơ diêng…đấy!” HS trả lời cá nhân, bổ sung, nhận xét.  Gv đánh giá, rút ra kết luận. mà”. Mtao Mxây ngạo nghễ : “ta không… cơ  Trước thái độ của Mtao Mxây, Đăm Săn thể hiện một cách quyết liệt: “Ngươi không xuống…mà xem.”  Mtao Mxây có hai hành động đáng chú ý: đó là hai câu nói của hắn : “Khoan, đừng, khoan! Để ta …nhe!”. Và “ta sự ngươi đam khi ta đang đi lắm”.  Đăm Săn cũng có hai câu nói (cũng là hai hành động) đang chú ý: “sao ta lại đam ngươi..”  Đăm Săn thể hiện rõ tính cách đường hoàng thẳng thắn của vị anh hùng. Đối lập với hình ảnh Hµ Cao 27 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT của Đăm Săn là hình ảnh Mtao Mxây hèn nhát và đê tiện. Chỉ có kẻ quen đánh lén người khác mới sợ người khác đánh lén mình. - Chặng2: Miêu tả cuộc chiến ? Chi tiết miêu tả hình dáng của Mtao  Mtao Mxây được miêu tả với ngoại hình Mxây thể hiện điều gì. dữ tợn và hung hãn như một vị thần. Nhưng dáng HS phân tích trả lời cá nhân. của hắn đồng thời cũng do dự, tần ngần. Như vậy ? Nhân vật Đăm săn được miêu tả ntn ngay từ đầu Mtao Mxây đã không được sự ủng trong cuộc chiến. hộ của mọi người. Hắn chỉ đại diện cho một thế HS suy luận, phân tích và trả lời. lực xấu. Cách miêu tả Mtao Mxây cũng nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của Đăm Săn.  Đăm Săm hiện lên với đầy đủ phẩm chất,vẻ đẹp của vị anh hùng trong chiến trận. +. Chàng nhường cho kẻ thù ra đòn trước. Khi đối thủ múa khiên, chàng thản nhiên đứng nhìn không chút sợ hãi, với một thái độ đầy tự tin và bản lĩnh. +. Cách chàng múa khiên không chỉ đẹp mà còn rất hùng mạnh khiến cho kẻ thù càng lâm vào thế yếu ớt không thể chống cự, hoàn toàn bị động. ? Chi tiết miếng trầu do Hơnhị ném ra  Chi tiết miếng trầu của Hơnhi có ý nghĩa giúp ĐS có thêm sức mạnh thể hiện điều sâu sắc. Hnhị là biểu tượng cho sức mạnh cộng gì? đồng thị tộc. Miếng trầu của nàng ném ra mang ý Dựa vào thời đại của sử thi, HS suy luận nghĩa biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng thị tộc trả lời. tiếp sức cho người anh hùng. Nó cũng chứng tỏ ở thời đại sử thi, mỗi cá nhân không thể tách rời GV: Mặc dù có sự giúp đỡ của cộng cộng động. đồng nhưng ĐS vẫn không thể chiến  Thời đại sử thi là thời đại chuyển từ xã thắng được kẻ thù chỉ khi có sự giúp sức hội thần linh sang xã hội con người. Nên các dân của ông trời chàng mới hoàn toàn chiến tộc luôn có những vị thần bảo trợ. Ông trời là vị thắng kẻ thù. Chi tiết đó thể hiện điều gì. thần giúp đỡ và chỉ giúp đỡ cho những con người Hs trả lời cá nhân, nhận xét. chiến đấu vì lưọi ích cộng đồng. Con người Hµ Cao 28 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B GV nhận xét, đánh giá. Trêng THPT không thể chiến thắng nếu không có sự giúp sức của thần linh. Bản thân Đăm Săn và Hơ Nhị cũng có nguồn gốc xuất thân thần linh. - Chặng 3: Tập trung thể hiện thái độ của dân làng đối với Đăm săn. +. Trong thời gian 2 tù trưởng giao chiến, dân ?Phân tích câu nói và hành động của làng của 2 tù trưởng không tham dự. Nhưng khi đông đảo nô lệ đối với việc thắng thua Mtao mxây chết, dân làng của hắn đã hồ hởi đi cảu ha tù trưởng từ đó thấy được thái độ theo Đăm săn. của dân làng đối với mục đích của cuộc +. Trong lời gọi “ơ nghìn chim sẻ…” những tôi chiến nói chung và người anh hùng sử tớ trước đây của Mtao Mxây và những tôi tớ thi nói riêng. trước đây chỉ thuộc Đăm Săn giờ đây đều có địa Hs phân tích, suy luận và trả lời câu hỏi. vị bình đẳng với nhau và tôi tớ của Đăm Săn : “đoàn người… cõng nước”. Dân làng không quan tâm tới cái chết của Mao Mxây mà họchỉ mong muốn một cuộc sống ổn định trong một cộng đồng thịnh vượng. Mọi ngườiđi thoe Đăm Săn, tôn vinh Đăm Săn vì chàng đã giúp cho khát vọng của họ thành hiện thực. Thể hiện đầy đủ ý nghĩa xã hội - lịch sử lớn lao của chiến công mà Đăm Săn đạt được. Đồng thời cũng nói lên bản chất thẩm mĩ của kiểu nhân vật anh hùng sử thi. 2. Cảnh ăn mừng chiến thắng ?Lễ ăn mừng chiến thắng có gì đặc biệt - Trong khi văn bản chỉ dùng một câu để nói về và nó được mô tả ntn. cái chết Mtao Mxây “nói rồi…đường” thì trái lại Hs trả lời cá nhân, nhận xét, bổ sung cho cả đoạn dài văn bản chỉ dành để mô tả cảnh ăn nhau. mừng chiến thắng. GV đánh giá và rút ra kết luận. - Trong lễ ăn mừng chiến thắng, ĐS thể hiện niềm tự hào, tự tin vào sức mạh và sự giàu có của mình qua lời nói với các tôi tớ : “Ơ các con…” Hµ Cao 29 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT  Niềm vui của chàng còn được thể hiện qua cách chàng đổi nhiều loại cồng, chiêng lớn, mở tiệc. Cồng chiêng đã trở thành biểu tượng của người Tây Nguyên . Nó gắn liền với sự giàu có sung túc và sang trọng. - Sức mạnh và vẻ đẹp của ĐS trong ngày ăn ?Hình tượng ĐS có gì nổi bật trong mừng chiến thắng được miêu tả bằng cái nhìn cảnh ăn mừng chiến thắng. đầy ngưỡng mộ của nhân dân. Đó là cái nhìn từ HS suy nghĩ, phân tích trả lời. bên dưới nhìn lên thể hiện sự sùng kính, tự hào. Đó là vẻ đẹp của cộng đồng, sức mạnh của cộng đồng.  Giữa đám đông, ĐS nổi bật với mái tóc dài, uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán.  Vẻ đẹp của anh hùng còn được mô tả trong sự ngợi ca, khâm phục của cả buôn: Ngực quấn chéo tấm mền chiến, đôi mắt long lanh tràn đầy sức trai, tiếng tăm lẫy lừng.  Hình dáng: Bắp chân to bằng cây xà ngang… ?Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi mô  Tác giả sử dụng nghệ thuật phóng đại để mô tả vẻ đẹp hình thể của ĐS. tả vẻ đẹp của ĐS. Đó chính là vẻ đẹp thô sơ, HS suy luận, phân tích, trả lời cá nhân. hoang dã là sức mạh của người Ê Đê. Gv có thể so sánh với một số tác phẩm Giọng văn trang trọng, hào hùng đã làm nổi bật sử thi khác để thấy được giá trị nhân văn vẻ đẹp của ĐS, vị anh hùng đại diện cho cộng của sử thi ĐS: ca ngợi hoà bình. đồng thị tộc. Hoạt động 5:Tổng kết IV. Tổng kết ?Khái quát những giá trị về mặt nghệ - Nội dung: Ca ngợi chiến công của người anh thuật và nội dung của đoạn trích. hùng, tiêu diệt kể thù tước đoạt vợ, phá vỡ cuộc HS khái quát, tổng hợp trả lời câu hỏi. sống bình yên của dân lành.Sử thi đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh hùng đã có công bảo vệ cộng đồng, khẳng định một Hµ Cao 30 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT cách đầy tự hào sự tồn tại và phát triển của xã hội cộng đồng. - Nghệ thuật: • Biện pháp khoa trương cường điệu được sử dụng triệt để trong việc miêu tả người anh hùng lí tưởng của bộ tộc, làm cho người anh hùng đẹp toàn diện, từ lí tưởng, thể chất, hành động. • Sử dụng ngôn ngữ : Ngôn ngữ đối thoại linh hoạt, giàu kịch tính, ngôn ngữ người kể chuyện hấp dẫn, sinh động. Hình ảnh ví von so sánh, giàu nhạc điệu, gắn với lời ăn tiếng nói của người Tây Nguyên. • III. Hướng dẫn luyện tập, củng cố, đánh giá Kết cấu đối xứng. Gv củng cố lại cho HS những vấn đề quan trọng liên quan đến bài học và chính tác phẩm - Thời đại ra đời của sử thi. - Đặc trưng của sử thi trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng. - Ý nghĩa và giá trị của các bộ sử thi. - Nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong sử thi. IV. Hướng dẫn tự học - Gv hướng dẫn để HS tự làm ở nhà. - Học bài và soạn bài mới: “An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thủy”. V. Tài liệu tham khảo - Thiết kế giáo án. - Văn học dân gian Việt Nam. VI. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………........................................ Tuần 4 Ngày soạn: 2 tháng 9 năm 2010 Hµ Cao 31 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Ngày dạy: 14 tháng 9 năm 2010 Tiết 11,12: Trêng THPT Lớp dạy: 10A3 AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THUỶ A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Về kiến thức - Qua phân tích một truyền thuyết cụ thể, nắm được đặc trưng chủ yếu của truyền thuyết: Kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tưởng tượng, phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử. - Nắm được giá trị, ý nghĩa của truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ: Từ bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu - Trọng Thuỷ, nhân dân muốn rút ra và trao quyền lại cho các thế hệ sau, bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước. Điều đáng lưu ý là bài học lịch sử đó cần đặt trong bối cảnh hiện tại vừa hội nhập với thế giới vừa phải giữ an ninh, chủ quyền đất nước. 2. Về kĩ năng - Rèn thêm kĩ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết. 3. Về thái độ - Nêu cao tinh thần yêu nước, đề cao tinh thần cảnh giác với cái xấu và cái ác. I. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên - Sgk, Sgv. - Tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Bài soạn, tài liệu tham khảo. II. Tổ chức hoạt động dạy - học Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1:Ổn định lớp, kiểm tra Nội dung cần đạt bài, dẫn dắt bài mới 1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ a. Ổn định tổ chức lớp. b. Kiểm tra bài cũ. Hµ Cao 32 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT ? Phân tích cuộc chiến giữa Đăm săn và Mtao Mxây để làm nổi bật vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm săn. ? Nêu định nghĩa về truyền thuyết đã học ở bậc THCS. Kể một số ví dụ. 2. Bài mới “ Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm lỡ đặt trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”. Từ trong truyền thuyết câu chuyện Mị Châu -Trọng Thuỷ đã đi vào trong thơ ca, có lẽ bởi chính sự đặc sắc và nét hấp dẫn mà nó đem lại. Để hiểu sâu sắc hơn chúng ta cùng tìm hiểu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ. Hoạt động 2: Đọc - hiểu khái quát Gv yêu cầu HS đọc Tiểu dẫn. sgk.39. HS đọc tiểu dẫn và trả lời câu hỏi. ? Đặc trưng của truyền thuyết là gì? Giá trị và ý nghĩa của truyền thuyết. Gv hướng dẫn cho HS trả lời câu hỏi, nhấn mạnh những nét chính. GV: TT ra đời khi con người bước vào thời đại phát triển mới: thời đại anh hùng diễn ra các cuộc chiến tranh liên miên giữa các bộ tộc, khi con người phát minh ra công cụ sản xuất , đặc biệt công cụ bằng sắt đã dẫn đến sự phân chia giai cấp “thời đại cây kiếm sắt, chiếc rìu sắt”. Về tư duy: con người đã làm chủ được một số hiện tượng tự nhiên. Có 3 cách phân chia truyền thuyết: - Dựa vào thời đại có: TT thời Văn Lang- Âu Lạc. - Dựa vào sự kiện và nhân vật có TT về thời kì Hùng Vương và TT sau thời I. Giới thiệu chung 1. Truyền thuyết - Đặc trưng:  Truyền thuyết phản ánh lịch sử một cách độc đáo. Sự phản ánh lịch sử của truyền thuyết không phải là sao chép mà lựa chọn và sáng tạo.  Những nhân vật và sự kiện lịch sử đều có thực ngoài đời nhưng không phải nhân vật sự kiện nào cũng trở thành trung tâm của truyền thuyết.  Nếu lịch sử cố gắng phản ánh chính xác các sự kiện và nhân vật thì truyền thuyết lịch sử lại quan tâm đến ý nghĩa lay động tình cảm và nhận thức của người nghe sau những sự kiện đó.  Những nhân vật hay sự kiện của truyền thuyết lịch sử là có thực nhưng không hoàn toàn giống thực, nó được hình tượng hoá, mỹ hoá, có sự tham gia hư cấu kì ảo khiến cho truyền thuyết sinh động, hấp dẫn và được giải quyết theo mong ước của nhân dân. - Ý nghĩa:  Truyền thuyết thời đại anh hùng giải thích sự hình thành của nòi giống dân tộc (Lạc Long Hµ Cao 33 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B kì Hùng Vương. Trêng THPT Quân và Âu Cơ) và ca ngợi chiến công chinh phục - Dựa vào thi pháp đặc điểm, có: TT thiên nhiên, xây dựng nền văn hiến buổi đầu của phổ hệ, TT anh hùng lịch sử, TT anh dân tộc. (Sơn tinh, Thuỷ Tinh). hùng văn hoá, TT địa danh.  Truyền thuyết đề cao cuộc chiến tranh chống xâm lấn của cộng đồng Văn Lang _ Âu Lạc: An Dương Vương, Cao Lỗ, Hùng Vương, Gióng…  Truyền thuyết thời kì Bắc thuộc với chủ đề cứu nước khá phong phú: Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Triệu Việt Vương… Qua truyền thuyết, nhân dân đã thành kính dựng tượng đài bất tử cho những người anh hùng cứu nước.  Truyền thuyết thời kì độc lập với chủ đề chống ngoại xâm giữ nước: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lê Lợi… Chứng minh một điều thiêng liêng là truyền thống yêu nước lâu đời và bền vững của nhân dân .  Ngoài ra còn có truyền thuyết về danh nhân văn hoá, anh hùng dân tộc. ? Đặc điểm nghệ thuật của Truyền - Một số vấn đề nghệ thuật: truyết, a. Nhân vật: HS suy luân, dựa vào kiến thức và các • Truyền thuyết là sự nhào nặn lịch sử bằng tác phẩm TT đã học để trả lời. cách hình tượng hoá và kì ảo hoá các nhân vật lịch Gv đưa ra nhận xét, kết luận thích hợp. sử theo quan điểm nhân dân. Cảm quan lịch sử chi phối nghệ thuật xây dựng hình tượng truyền thuyết. • Các nhân vật truyền thuyết do hư cấu hay đích thực đều có tên tuổi, gốc gác…có một lí lịch rõ ràng gắn với địa phương, thời đại. b. Kết cấu: - Truyền thuyết có kết cấu theo xu hướng chung của các thể loại tự sự dân gian tức là thường theo hướng cấu tạo chng cho nhiều tác phẩm, tạo thành một kiểu truyện hay một môtíp. Cốt truyện chia làm ba phần: • Hoàn cảnh, đặc điểm nhân vật. Hµ Cao 34 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT • Hành trạng và chiến công của nhân vật. • Kết thúc sự nghiệp của nhân vật và đánh giá của nhân dân. 2. Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ - Di tích Cổ Loa. - Truyện trích từ “truyện Rùa vàng” trong Lĩnh GV có thể nói qua di tích Cổ Loa. nam chích quái, tác phẩm xuất hiện vào cuối đời Trần. Từ trước đến nay người ta vẫn coi Trần Thế Pháp là tác giả. Nhưng những bản còn lại đến nay đều của Kiều Phú và Vũ Quỳnh biên soạn lại vào thế kỉ XV. II. Đọc - hiểu chi tiết văn bản Hoạt động 3: Đọc - hiểu chi tiết văn 1. Nhân vật An Dương Vương bản a. An Dương Vương xây thành, làm nỏ đánh thắng Gv yêu cầu HS liệt kê các chi tiết liên Triệu Đà quan đến nhân vật ADV. - An Dương Vương xây thành: Qua các chi tiết đã liệt kê được Gv • giúp học sinh khái quát về nhân vật • Đắp đến đâu lở tới đó. Lập đàn cầu đảo bách thần, trai giới. ADV theo bố cục ba phần :Chiến • Được rùa vàng giúp xây thành xong trong công, thất baị, hóa thân. nửa tháng. ? Trong phần 1, ADV đã làm công việc gì, kết quả. ? Vì sao nhà vua được thần linh giúp đỡ. HS suy luận, khái quát trả lời cá nhân, nhận xét, bổ sung cho nhau. ?Dựa vào chi tiết thần kì, nhân dân muốn thể hiện thái độ gì với ADV. HS liên hệ, phân tích, khái quát trả lời câu hỏi. • Làm nỏ thần và chiến thắng quân Triệu Đà.  An Dương Vương được thần Kim Quy giúp đỡ vì nhà vua đã kiên trì xây thành, không sợ khó khăn, có ý thức đề cao cảnh giác, chuẩn bị tốt vũ khí trước khi giặc đến. - Tác giả dân gian đã thể hiện lòng ngưỡng mộ và ngợi ca công lao to lớn của An Dương Vươn.Chi tiết thần linh giúp đỡ nhằm mụcđích: • Lí tưởng hoá việc xây thành . • Tổ tiên ông cha đời trước luôn luôn ngầm giúp đỡ cho con cháu đời sau.Con cháu đời sau nhờ sau nhờ cha ông mà thêm hiển hách. Cha ông nhờ con cháu càng rạng danh. Đây chính là nét đẹp Hµ Cao 35 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT ? Câu nói của thần kim quy với ADV truyền thống của dân tộc Việt Nam. thể hiện điều gì. - Câu nói của thần Kim Quy : “Vận nước…” một Hs phân tích, khái quát lại trả lời câu mặt thể hiện thuyết thiên mệnh của nhà nho, mặt hỏi. khác cũng đề cao vai trò của con người (mưu sự tại thiên, hành sự tại nhân). Đây cũng là lời răn dạy đối với các bậc đế vương muôn đời. b. An Dương Vương thất bại - Sau thành công An Dương Vương đã chủ quan lơ ?Tại sao ADV nhanh chóng thất bại. là mất cảnh giá: Bài học chúng ta rút ra từ điều đó. • Quyết định nhận lời cầu hoà. HS thảo luận nhóm theo bàn. • Nhận lời cầu hôn và cho Trọng Thuỷ ở Gv nhấn mạnh, rút ra kết luận. trong Loa Thành ba năm. • Không phòng thủ đất nước, ham chơi. • Chủ quan khinh địch (giặc đến chân thành…). Bài học trong xây dựng đất nước: Phải luôn đề cao cảnh giác đối với kẻ thù. c. An Dương Vương hoá - Được thần kim quy mách, ADV đã chém chết con ? Sau khi thần Kim Quy báo cho biết gái, rồi cùng rùa Vàng xuống biển. con gái chính là giặc, ADV thẳng tay An Dương Vương đã đứng trên quyền lợi của trừng trị con gái. Chi tiết đó nói lên dân tộc, thẳng tay trừng trị kẻ có tội dù là con gái điều gì về con người ADV. yêu của mình. Đây là sự lựa chọn giữa tình nhà và ?Mặc dù ADV là người có tội nhưng nghĩa nước. nhân dân lại để cho Rùa Vàng đưa ra - ADV mặc dù có công lớn xây dựng đất nước nhưng biển. Thái độ của nhân dân với ADV. lại để đất nước rơi vào tay giặc. Nhưng với nhân dân Gv chia HS thành bốn nhóm theo tổ, ADV vẫn là một vị vua anh minh, sáng suốt, có công thảo luận và trả lời . lớn với dân tộc. Chính vì vậy nhân dân đã xây dựng lên chi tiết hoá thân kì ảo của ADV. 2. Nhân vật Mị Châu - Mị Châu là một cô công chúa ngây thơ,cả tin, vô ? Tìm những chi tiết liên quan đến tình trao bí mật quốc gia vào tay giặc mà không nhân vật Mị Châu. biết. ? Thái độ của nhân dân đối với MC. - Là một công chúa Mị Châu đã sơ ý để cho mọi bí Hµ Cao 36 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT Chúng ta nên đánh giá MC ntn. mật quốc gia rơi vào tay kẻ thù. Nàng bị kết tội là HS phân tích, suy luận trả lời câu hỏi. giặc là một bản án đanh thép và xứng đáng. - Thái độ của nhân dân: Vừa nghiêm khắc nhưng cũng thấu tình đạt lí: • Nàng đã mắc tội trực tiếp dẫn đến việc nước mất nên nàng phải trả giá một cách bi đát: bị chính cha mình giết. • Nhưng đồng thời nhân dân cũng thể hiện thái độ cảm thông với nàng: Chi tiết Mị Châu đã cầu khẩn trước lúc chết. • Nhưng đồng thời nhân dân cũng thể hiện thái đọ cảm thông với nàng: Chi tiết MC cầu khẩn trước lúc chết. Mị Châu là một cô gái vừa đàng thương vừa đáng trách. ?Chi tiết Ngọc Trai thể hiện điều gì. - Chi tiết Ngọc trai - Giếng nước chính là một chút HS phân tích, luận trả lời cá nhân. đền bù của tác giả dân gian đối với Mị Châu. Oan tình của MC đã được hoá giải. Đây không phải là chi tiết ca ngợi tình yêu chung thuỷ.Nó chỉ hoá giải hận thù, nói lên truyền thống ứng xử bao dung của dân tộc ta. 3. Nhân vật Trọng Thuỷ - Các chi tiết: ?Tìm những chi tiết liên quan đến • Cầu hôn với Mị Châu. nhân vật TT.Em có nhận xét gì về nhân • Lấy cắp nỏ thần. vật TT. Thái độ của nhân dân đối với • Giúp cha đánh nước Âu Lạc. nhân vật này. HS thảo luận trả lời, nhận xét, đánh giá. • Thương tiếc MC rồi chết dưới giếng.  Đây là một nhân vật khá phức tạp, mâu thuẫn được xây dựng thành công. - Lúc đầu TT đơn thuần chỉ là một tên gián điệp theo lệnh cha, sang làm rể cho Âu Lạc, thực hiện âm mưu lấy cắp bí mật quốc gia. - Nhưng trong thời gian ở rể có thể y đã có cảm tình thật sự với MC.Câu nói trước lúc chia tay Hµ Cao 37 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT của Trọng Thuỷ thể hiện được điều đó. - TT vẫn hoàn thành nhiệm vụ với vua cha. - Nhưng sau đó y đã ôm xác MC khóc và tự tử ở giếng.  Cái chết của TT cho ta thấy sự bế tắc, sự ân ?Cái chết của TT thể hiện điều gì. hận muộn màng của y. TT chẳng qua cũng chỉ là HS trả lời cá nhân. một nạn nhân của chính cha đẻ.Bi kịch của TT là bi kịch của nạn nhân của âm mưu chính trị mâu thuẫn và bế tắc trong và sau cuộc chiến tranh xâm lược. Và cũng giống như MC y có phần đáng thương.  Chi tiết ngọc trai –Giếng nước chỉ là sự chiêu tuyết, bao dung của nhân dân dành cho MC, chứng thực tấm lòng trong sáng của nàng. III.Tổng kết Hoạt động 4: Hoạt động tồng kết 1.Yếu tố lịch sử và kì ảo Gv yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ - Yếu tố lịch sử: ADV xây thành, chế nỏ, chiến SGK,98. thắng Triệu Đà sau lại thua trận và đã tự sát. GV nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý. - Yếu tố kì ảo: Sứ Thanh giang giúp vua xây thành, ? Phân tích yêu tố lịch sử và yếu tố móng rùa chế nỏ thần, cái chết của ADV, sự hoá thần kì. thân của MC. HS duy luận trả lời cá nhân. 2. Bài học lịch sử: ?Bài học lịch sử rút ra khi lãnh đạo - Tinh thần cảnh giác thường trực trước âm mưu nhân dân, đen tối của kẻ thù. - Trách nhiệm lãnh đạo của người đứng đầu quốc gia: ý thức cảnh giác, tầm nhìn xa trông rộng, quyết sách đúng đắn, nhất là với vận mệnh của đất nước. - Bài học về mối quan hệ riêng – chung. 3. Đặc sắc nghệ thuật - Cốt truyện lịch sử được truyền thuyết hoá nên li kì, hấp dẫn. Hoạt động 4:Củng cố, dặn dò - Kết hợp hài hoà giữa các yếu tố hùng và bi, xây dựng hình ảnh giàu chất tư tưởng. Hµ Cao 38 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT IV. Củng cố, dặn dò III. Hướng dẫn củng cố, đánh giá, luyện tập GV củng cố lại cho HS bằng cách hướng dẫn cho HS làm phần luỵên tập trong sgk.tr.43. Gv đọc một số bài thơ về Mị Châu - Trọng Thuỷ. - Đặc trưng của truyền thuyết, phân biệt với các thể loại khác. - Phân biệt giữa lịch sr trong truyền thuyết với lịch sử ngoài hiện thực. - Ý nghĩa của truyền thuyết. IV. Hướng dẫn tự học - GV hướng dẫn HS tìm thêm những văn bản có liên quan đến truyền thuyết này từ đó tự phân tích đánh giá. - Học bài và soạn bài: “Uylít xơ trở về”. V. Tài liệu tham khảo - Thiết kế giáo án. - Bình giảng văn học dân gian. VI. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Tuần 5 Ngày soạn: 09 tháng 09 năm 2010 Ngày dạy: 21 tháng 09 năm 2010 Tiết 13 : Lớp dạy: 10A3 Lập dàn ý bài văn tự sự A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Về kiến thức - Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự. - Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý cho một bài văn tự sự. 2. Về kĩ năng - Xây dựng được dàn ý cho bài văn tự sự theo các phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Vận dụng được các kiến thức đã học về văn tự sự và vốn sống của bản thân để xây dựng dàn ý. 3. Về thái độ Hµ Cao 39 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B - Trêng THPT Nâng cao nhận thức về ý nghĩ, tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng, các bài văn khác nói chung. B. Thiết kế bài học I. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên - Sgk, Sgv. - Tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Bài soạn, tài liệu tham khảo. II. Tổ chức hoạt động dạy - học Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1:Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, dẫn dắt bài mới Nội dung cần đạt 1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ a. Ổn định tổ chức lớp. b. Kiểm tra bài cũ. ? Văn bản là gì? Nêu một số đặc trưng của văn bản? ? Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân biệt văn bản ntn? 2. Bài mới Hoạt động 2: Hoạt động hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện. GV yêu cầu học sinh đọc văn bản sgk tr.44. GV nhấn mạnh: Đây là đoạn văn nhà văn Nguyên Ngọc tâm sự về việc sáng tác truyện ngắn “Rừng xà nu” của mình. Tác giả nói về việc gì? Học sinh dựa vào đoạn trích suy luận trả lời câu hỏi. GV gợi ý: về suy nghĩ, dự định, việc làm..? I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện 1. Nhà văn Nguyên Ngọc và quá trình thai nghén tác phẩm - Bắt đầu hình thành ý tưởng từ một sự kiện lịch sử có thật: cuộc khởi nghĩa của anh Đề. - Đặt tên cho nhân vật có “không khí” của núi rừng Tây Nguyên: Tnú. - Chưa hình dung cốt truyện cụ thể ra sao mới chỉ có ý tưởng ban đầu: +. Mở đầu và kết thúc tác phẩm đều bằng hình ảnh của rừng xà nu. +. Một phần cốt truyện hiện ra với các nhân vật, sự kiện: • Dít - một mối tình thứ hai cảu Tnú (xuất hiện cuối tác phẩm). • Mai mối tình đầu của Tnú và là chị của Dít. Hµ Cao 40 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT • Nguyên nhân dẫn đến hành động quyết liệt diệt cả tiểu đội giặc bằng tay không: Đứa con bị đanh chết một cách tàn bạo, Mai gục xuống ngay trước mắt Tnú. GV: Ở trên là quá trình hình thành ý tưởng, cốt truyện về một tác phẩm nổi tiếng của Nguyên Ngọc. Chúng ta học tập được gì từ ông trong việc hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự? Học sinh thảo luận,, trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung cho nhau. GV đánh giá, rút ra những điểm cần lưu ý cho học sinh. Hoạt động 3: Lập dàn ý GV yêu cầu học sinh đọc mục II.sgk. GV chia lớp thành 4 nhóm theo tổ.Hai nhóm làm đề 1 và hai nhóm làm đề 2. GV yêu cầu HS: +. Đặt nhan đề cho truyện +. Lập dàn ý ba phần +. Trình bày kết quả trước lớp . +. Nhận xét kết quả của các nhóm khác. • Sự xuất hiện của ông cụ Mết như một tất yếu. • Thằng bé Heng – “nó sẽ còn đi tới đâu?”... +. Tất cả các chi tiết đến một cách tự nhiên mà tất yếu. +. Cách sắp xếp thời gian trong truyện cũngđến một cách tự nhiên. 2. Bài học - Trước khi viết một bài văn tự sự, cần phải hình thành ý tưởng (viết, kể về chuyện gì, nhân vật nào, trong hoàn cảnh thời gian như thế nào... nhằm mục đích gì, thể hiện chủ đề gì?) - Dùng trí tưởng tượng để hư cấu một số nhân vật và chi tiết sự kiện. - Xây dựng hoàn cảnh điển hình và chi tiết, nhân vật điển hình để câu chuyện phát triển giàu kịch tính. - Lập dàn ý ba phần cho tác phẩm. II. Lập dàn ý 1. Dàn ý đề 1: - Nhan đề : Hậu “Tắt đèn”, Phía sau đêm đen, người phá kho thóc của Nhật... - Mở bài: Chạy khỏi nhà cụ cố, chị Dậu cứu một người thanh niên qua sông. Người thanh niên đó chính là cán bộ cách mạng. Và chính trong đêm đen ấy cuộc đời chị Dậu lại mở sang một trang mới. - Thân bài: +. Tổng khởi nghĩa 1945. +. Chị Dậu trở về làng cũ. +. Chị vẫn động dân làng mình đứng lên chống giặc. +. Chị dẫn đầu đoàn nông dân kéo lên huyện cướp chính quyền và phá kho thóc của Nhật. Kết bài: Trong một lần đi thực tế trong chiến trường, Nguyễn Tuân đã gặp chị Dậu và được chị kể cho nghe câu chuyện của mình, về gia đình chị, các Hµ Cao 41 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B GV đánh giá nhận xét những kết quả thu được của học sinh. GV:Qua việc phân tích dàn ý cho các đề văn trên, hãy cho biết quá trình tạo lập dàn ý một bài văn tự sự gồm mấy phần?Dàn ý cụ thể nêu ra sao? Học sinh suy luận, khái quát lại kiến thức trả lời câu hỏi. Trêng THPT con chị đều là những em bé liên lạc, anh Dậu cũng hoạt động cách mạng. 2. Dàn ý đề 2 - Nhan đề: Người đậy nắp hầm bem, hậu “Tắt đèn”, Người nữ chiến sĩ trong vùng địch tạm chiến, sau đêm đen trời lại hửng nắng... - Mở bài: Thoát khỏi nhà cụ cố, cuộc đời chị Dậu tưởng như sẽ vĩnh viễn chìm trong màn đêm. Nhưng thật may, kháng chiến bùng nổ và những người cách mạng đã về làng Đông Xá. Họ đem đến cho cuộc đời chị Dậu một tia sáng ấm áp. - Thân bài: +. Quân Pháp càn quét, truy bắt cán bộ. +. Không khí trong làng trở nên căng thẳng, không ít người vì quá sợ mà đi theo giặc. +. Chị Dậu vẫn âm thầm giúp cán bộ ẩn nấp dưới những căn hầm bí mật trong nhà. - Kết bài: Trong một lần giấu cán bộ dưới hầm, chị Dậu đã phát hiện ra đó chính là cái Tí. Hai mẹ con đã tâm sự với nhau về những chim nổi của cuộc đời. Việc lập dàn ý gồm 2 quá trình: - Trước khi lập dàn ý cần lựa chọn: +. Chủ đề +. Nhan đề +. Những đường nét chính của cốt truyện. +. Sáng tạo, hình dung những chi tiết liên quan đến câu chuyện. - Lập dàn ý: +. Mở bài: phong phú, đa dạng theo nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp. +. Thân bài: Trình bày sự phát triển của cốt truyện có thể theo:  Cuộc đời nhân vật chính.  Trật tự không gian.  Trình tự thời gian.  Đảo lộn trật tự. +. Kết bài: Hµ Cao 42 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT  Kết cục của câu chuyện, số phận nhân vật.  Kết truyện mở... Hoạt động 4: Tổng kết III. Tổng kết GV cho học sinh đọc phần ghi nhớ Ghi nhớ (sgk) SGK. III. Hướng dẫn củng cố, đánh giá, luyện tập 1. Luyện tập Hướng dẫn cho học sinh làm phần luyện tập. HS đọc yêu cầu bt1.sgk, làm bài tập dưới sự hướng dân của giáo viên. 1. 1 bài tập1. - Câu nói của Lênin có vai trò dẫn nhập cho ý tứ của đề bài. - Đề tài: chuyện về cuộc sống học đường. - Chủ đề: khẳng định sự vươn lên khắc phục sai lầm, chiến thắng bản thân của học sinh. - Cốt truyện : • Một học sinh tốt • Một lầm mắc khuyết điểm • Dằn vặt đấu tranh vươn lên trở thành người tốt. Nhan đề: Vượt qua chính mình, chiến thắng bản thân, ngày về... Nhân vật và cách kể: chọn ngôi thứ nhất hoặc ba. Dàn ý: ba phần +. Mở bài: giới thiệu nhân vật chính +. Thân bài: • Diễn biến, kết quả, nguyên nhân mắc sai lầm. • Tâm trạng nhân vật. • Quá trình ăn năn, sửa chữa, khắc phục.. +. Kết bài: Nói về nhân vật trong thời điểm hiện tại khi đã trở lại là chính mình. 2. Củng cố, đánh giá - Khi lập dàn ý cần phải hình thành ý tưởng. - Các bước của quá trình lập dàn ý. IV. Hướng dẫn tự hoc - GV hướng dẫn HS tự làm bài tập 2 ở nhà. - Học bài và soạn bài: “Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự”, V. Tài liệu tham khảo - Thiết kế giáo án. VI. Rút kinh nghiệm Hµ Cao 43 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... Tiết 14,15: UY-LÍT-XƠ trở về (Trích Ô-đi-xê - Sử thi Hi Lạp) A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Về kiến thức - Thấy được vẻ đẹp trí tuệ và khát vọng hạnh phúc của người Hi Lạp qua cảnh nhận mặt của hai vợ chồng. - Phân tích được các đoạn đối thoại và diễn biến tâm lí nhân vật. - Nêu được các đặc điểm của nghệ thuật sử thi Hô-me-rơ qua đoạn trích. 2. Về kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích nhân vật qua đối thoại. 3. Về thái độ - Có thái độ đúng mức với những giá trị văn hóa cổ xưa của nhân loại. - Trân trọng tình cảm gia đình. B. Thiết kế bài học I. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên - Sgk, Sgv. - Tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Bài soạn, tài liệu tham khảo. II. Tổ chức hoạt động dạy - học Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, dẫn dắt bài mới Nội dung cần đạt 1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ a. Ổn định tổ chức lớp b. Kiểm tra bài cũ ? Nêu một vài đặc điểm nghệ thuật sử thi qua sử Hµ Cao 44 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B thi Đăm Săn. ? Đánh giá về nhân vật Mị Châu và chi tiết Ngọc trai - giếng nước. 2. Bài mới: Ở những tiết trước chúng ta đã đến với mảnh đất Tây Nguyên để tìm hiểu về những giá trị tinh thần của con người nơi đây qua bộ sử thi Đăm Săn. Vượt khoảng cách về thời gian và không gian, hôm nay chúng ta lại cùng nhau tìm hiểu nền văn minh Hi Lạp – cái nôi của văn hoá thế giới để tìm hiểu về thể loại sử thi qua “Uy-lítxơ trở về”. Hoạt động 2: Tìm hiểu chung GV yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn. sgk. HS đọc phần tiểu dẫn sgk. GV nhấn mạnh những ý trọng tâm. Trêng THPT I. Giới thiệu chung 1. Tác giả Hô-me-rơ - Sống vào khoảng thế kỉ IX, VIII TCN. Tương truyền ông là một nghệ nhân hát rong tài năng chưa rõ nguồn gốc xuất thân. Các nhà khoa học dựa vào tên gọi của ông (Hô-me-rơ nghĩa là mù loà) và các truyền thuyết để phỏng đoán thời điểm ông sống, sáng tác và gia thế của ông. - Hô-me-rơ tên thật là Mê-lê-xi-gien, lấy từ dòng sông Mê-lê vùng đất thuộc Ki-ốt, gần Xmi-nơ nơi ông chào đời. - Ông là con ngoài giá thú của một gia đình giàu có nhưng bị bố chối bỏ trách nhiệm. Ông được một người thầy giáo nhận nuôi. Nhờ nhanh nhen, tháo vát và có năng khiếu thơ ca nên ông được dân trong vùng yêu mến. - Hô-me-rơ không chỉ kết giao với các nghệ nhân mà còn đi du ngoạn nhiều nơi. Không may ông bị bệnh đau mắt và ngày một trầm trọng, cuối cùng mù loà. - Với hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê, Hô-me-rơ đã trở thành thi nhân bất tử, tầm vóc sánh tựa thần linh. 2. Tác phẩm Ô-đi-xê và đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” - Ô-đi-xê: bài ca về Ô-đi-xê-uýt = Uy-lít-xơ. - Tác phẩm gồm 24 khúc ca với 12110 câu thơ, ra đời vào khoảng thế kỉ IX TCN. Sự tích lấy từ thần thoại Hi Lạp kể về câu chuyện trở về quê hương Itác của Ô-đi-xê. - Tóm tác tác phẩm. - Đoạn trích trong SGK nằm ở khúc ca XXIII của Hµ Cao 45 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Hoạt động 3: Đọc – hiểu văn bản. ?Ngay sau khi nghe tin nhũ mẫu báo tin mừng Uy-lít-xo trở về, Pe-nê-lốp đã có những cử chỉ và thái độ ntn? Nó đã chứng tỏ điều gì? HS trả lời cá nhân, nhận xét, bổ sung cho nhau. ? Trước lí lẽ của Pê-nê-lốp nhũ mẫu đã có hành động gì? Hành động đó có tác động đến Pê-nê-lốp như thế nào? Trêng THPT thiên sử thi Ô-đi-xê. +. Nhan đề của văn bản này chưa chuyển tải hết được nội dung mà văn bản chuyển tải. Tuy nhiên nó cũng phần nào phù hợp nếu hiểu rộng hơn ý nghĩa của từ “trở về”. - Ngôi kể: người kể chuyện ở ngôi thứ ba, bao quát hết mọi việc, mọi biến cố của cuộc đời nhân vật cùng những diễn biến tâm lí phức tạp của họ. Tuy nhiên tác giả có ý thức khách quan hoá tự sự bằng cách luôn để cho nhân vật đối thoại với nhau. - Cảm hứng sáng tạo chung của sử thi là cảm hứng hào hùng, lãng mạn. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Nàng Pê-nê-lốp thận trọng và thuỷ chung - Nàng Pê-nê-lốp thận trọng: +. Khi được nhũ mẫu báo tin mừng cho biết, nàng đã không tin. Bởi lẽ:  Không một người trần nào có thể giết chết 108 kẻ cầu hôn ngang ngược và hung tợn. Trong khi đó người giết chúng lại là kẻ hành khất. Đó chỉ có thể là một vị thần bất bình trước “sự bất kham và những hành động nhuốc nhơ của chúng” nên đã bắt chúng đền tội.  Về phía Uy-lít-xơ, sau 20 năm bặt vô âm tín, nàng đã mất hết hi vọng. Chính vì vậy nàng đã trả lời lại nhũ mẫu: “Già ơi, già...bao”.Lời lẽ của nàng rất hợp lí và thấu tình đạt lí. Câu trả lời của nàng vừa cho thấy sự tỉnh táo khôn ngoan, vừa thấy được độ chín của lối tư duy từ con người phải tuyệt vọng chờ đợi mòn mỏi. Vì tin chắc đó chính là Uy-lit-xơ nên Nhũ mẫu đã trách cứ: “Chồng con đang ở đây...nữa!”, rồi nhũ mẫu lại đưa ra các chứng cứ: vết sẹo, rồi lại lấy tính mạng của mình ra mà cược.  Những lời lẽ đầy sức thuyết phục của nhũ mẫu dẫu không làm Pê-nê-lốp thực sự tin nhưng cũng phần nào khiến nàng phải lung lay. Bởi vậy nàng chỉ Hµ Cao 46 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT ? tại sao dù phân vân nhưng Pê-nê-lốp đưa ra lời chống đối yếu ớt: “Già ơi! Dù già sáng vẫn xuống? suốt...giết chúng” và quyết định xuống lầu. - Hành động của nàng chứng tỏ, Pê-nê-lốp thực sự ? Tâm trạng của Pê-nê-lốp còn được muốn biết “vị thần” kia thực sự là ai. Nhưng trong thể hiện qua những chi tiết nào? thâm tâm nàng cũng không khỏi nuôi hi vọng đó chính là chồng mình. Chỗ này chính là cái tài của Hô-me trong việc miêu tả tâm lí nhân vật: thông qua ? Mặc dù Pê-nê-lốp chưa chắc chắn đối thoại mà dựng lên được bức chân dung tâm lí người hành khất kia có là chồng mình độc đáo. không nhưng từ “chồng” vẫn xuất - Tâm trạng của nàng lúc này còn được bộclộ qua cử hiện ở đoạn này? Điều này thể hiện chỉ và cả qua lời mách nước của người kể: đặc trưng gì của sử thi? +. “Lòng rất đỗi phân vân...mà hôn”. +. “Nàng vẫn ngồi im trên ghế...mướp”. GV: Thấy mẹ vẫn không chịu nhận Mặc dù người hành khất kia chưa biết có phải cha, Tê-lê-mác đã trách mẹ, điều đó là chống của Pê-nê-lốp không những ở đây tác giả chứng tỏ Tê-lê-mác là một người con vẫn sử dụng đến 3 lần từ chồng. Đây chính là một như thế nào? đặc trưng của tự sự: vừa tái hiện hiện thực, vừa định Sau lời trách của con Pê-nê-lốp đã hướng tiếp nhận hiện thực. nói gì và câu nói đó nhằm mục đích (hết tiết13, sang tiết 14) gì? Tê-lê-mác hiện lên là một đứa con ngoan, một chàng trai dũng cảm, nóng nảy, bộc trực nhưng cũng hết sức kính trọng cha mẹ. Trước lời trách móc của con trai, nàng đã đáp ? Tại sao sau khi từ phòng tắm bước lại con: “mẹ thì... đá”, “nếu quả thực...hết”. Lời nói ra, Uy-lít-xơ đẹp như một vị thần của nàng vừa để trả lời con trai nhưng đồng thời nhưng vẫn không làm Pê-nê-lốp lay cũng ngầm đối thoại với chính Uy-lít-xơ. Nàng đã chuyển và nàng đã dùng đến chiếc ngầm giao ước với người hành khất sẽ đưa ra “dấu giường để thử. hiệu riêng” để kiểm tra anh ta. Chi tiết này vừa thể hiên sự thận trọng nhưng đồng thời cũng phản ánh tâm trạng phân vân của Pê-nê-lốp. Ngoài ra nó còn thể hiện tính đa đề tài của sử thi. ? Khi nghe những lời Uy-lít-xơ nói, - Pê-nê-lốp không tin vào dáng vẻ bề ngoài. Nàng Pê-nê-lốp có thái độ như thế nào? dùng phép thử để kiểm nghiệm về phẩm chất. Vì vậy nàng đã dùng đến chiếc giường. Chiếc giường bí mật chính là biểu tượng cho tình cảm thuỷ chung. Nếu Uy-lít-xơ còn nhớ bí mật chiếc giường tức là còn yêu nàng. Ngược lại nàng không để lộ bí mật chiếc Hµ Cao 47 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B ?Trước hết Uy-lít-xơ xuất hiện trong đoạn trích là một người như thế nào? Việc vợ chồng nghĩ chàng là một vị thần thể hiện điều gì? HS trả lời, GV đánh giá, nhận xét. Trong con mắt của các nhân vật, Uylít-xơ là người thế nào? HS suy luận trả lời, nhận xét, bổ sung cho nhau. ?Không chỉ thông minh, trí tuệ, chàng còn nổi bật với phẩm chất nào? HS suy nghĩ trả lời cá nhân. GV nhận xét, rút ra kết luận. Trêng THPT giường tức là nàng vẫn chung thuỷ với chồng mình. - Khi nghe người hành khất nói ra được điều bí mật riêng tư, bấy giờ nàng mới tin đó là chồng mình. Sự thay đổi thái độ là điều tất nhiên: Bủn rủn chân tay, chạy lại...Câu nói cảu Pê-nê-lốp là một kiểu lập luận thường xuất hiện trong sử thi. Nàng đã sử dụng đến 7 lập luận và lặp lại lời cầu xin hai lần vừa xoa dịu cơn giận của Uy-lít-xơ vừa kể lại nỗi khổ mà hai người và bản thân riêng nàng trải qua. Điều đó càng chứng tỏ nàng là một người khôn ngoan. 2. Nhân vật Uy-lít-xơ: Nhẫn nại và trí tuệ - Chàng xuất hiện trước tiên với tư cách là một dũng sĩ bằng sức mạnh, ý chí và sự không ngoan của mình đã chiến thắng 108 tên cầu hôn láo xược. - Tuy con trai và nhũ mẫu đã khẳng định người hành khất trừng trị bọn cầu hôn chính là Uy-lít-xơ nhưng Pê-nê-lốp vẫn nghĩ đó là một vị thần. Điều này đã ca ngợi tài năng sánh tựa các vị thần của chàng. - Uy-lít-xơ mang sức mạnh của trí tuệ. Tất cả các nhân vật trong đoạn trích đều có cùng thái độ khâm phục phẩm chất trí tuệ của chàng. Nhũ mẫu thì khẳng định: “người đang có trong đầu một ý nghĩ rất khôn ngoan”, con trai: “xưa nay cha vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan...”.Pê-nê-lôp cũng không giấu được niềm tự hào: “xưa nay chàng vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan” - Uy-lít-xơ còn nổi bật với phẩm chất nhẫn nại: +. Khi trở về quê hương, phải đương đầu với thử thách trước 108 kẻ cầu hôn có ý định chiếm đoạt vợ và gia tài của mình, chàng đã nén lòng mình trong bộ dạng hành khất. Đây là sự nhẫn nại do tác nhân xã hội. +. Sau khi chiến thắng kẻ thù, trở về vị trí chủ nhân lại bị chính vợ mình chưa thừa nhận. Sự nhẫn nại này có tác nhân từ gia đình. - Uy-lít-xơ còn là một người cha lí tưởng. Chàng yêu thương con và luôn muốn con độc lập suy nghĩ để Hµ Cao 48 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT nên người. Trước lời trách của con trai với vợ, chàng đã bình tĩnh khuyên con phải “bàn xem nên xử trí thế nào cho ổn thoả nhất”. - Chàng đã bình tĩnh chấp nhận sự thử thách của vợ mình. Trong khi vợ chàng thì lo không biết chàng có thực là chống mình không thì có lẽ mối bận tâm duy nhất của chàng là Pe-nê-lốp có còn chung thuỷ không? Uy-lít-xơ chính là biểu tượng của đạo đức thời đại. III. Tổng kết Ghi nhớ. Sgk Hoạt động 4: Tổng kết HS đọc phần Ghi nhớ Sgk. III. Hướng dẫn củng cố, đánh giá, luyện tập -Đặc trưng của Sử thi Hi lạp. - Nghệ thuật xây dựng hình tượng người anh hùng sử thi Hi Lạp. - Phân biệt với tác phẩm sử thi Tây Nguyên. IV. Hướng dẫn tự học - GV hướng dẫn HS tự làm phần luyện tập ở nhà. - Học bài và soạn bài: “Ra ma buộc tội”. V. Tài liệu tham khảo - Thiết kế bài giảng. - Văn học Phương Tây… VI. Rút kinh nghiệm ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... Tuần 6 Ngày soạn: 16 tháng 9 năm 2010 Ngày dạy: 28 tháng 9 năm 2010 Tiết 16: Lớp dạy: 10A3 Trả bài làm văn số 1 A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Củng cố, ôn tập về kiến thức, kĩ năng, và quy trình viết một bài văn nói chung, văn nghị luận và biểu cảm nói riêng. Hµ Cao 49 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT 2. Về kĩ năng - Sửa chữa, rút kinh nghiệm các lỗi về dùng từ, đặt câu, xây dựng bố cục, tạo liên kết... 3. Về thái độ - Có ý thức khắc phục nhược điểm trong những bài văn tiếp theo và cả trong cuộc sống hàng ngày về cách dùng từ, diễn đạt… B. Thiết kế bài học I. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên - Sgk, Sgv. - Tài liệu tham khảo, bài viết của HS. 2. Học sinh - Bài soạn. II. Tổ chức hoạt động dạy - học Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1:Ổn định tổ chức lớp, bài mới 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Bài mới Hoạt động 2: Nhắc lại yêu cầu của bài viết số 1 GV yêu cầu học sinh: - Nhắc lại những yêu cầu của bài viết số 1. - Trong quá trình viết bài em đã vận dụng những yêu cầu đó như thế nào? HS trả lời cá nhân Hoạt động2: Nhận xét, đánh giá bài làm GV dựa vào bài viết của HS để đưa ra nhận xét đánh giá. GV cho HS đọc một số bài, trong đó có bài tốt, bài kém và trung bình. Với mỗi nhược điểm, GV đưa ra dẫn chứng cụ thể và giúp các em sửa chữa. I. Củng cố lại kiến thức 1. Một số yêu cầu khi làm bài - Về kĩ năng - Về đề tài - Về phương pháp - Về bố cục - Về liên kết 2. Định hướng cách vận dụng các yêu cầu II. Nhận xét, đánh giá bài làm 1. Ưu điểm - Biết xây dựng bố cục bài văn hợp lí - Một số em đã biết cách làm bài văn cảm nghĩ. 2. Nhược điểm - Mắc quá nhiều lỗi chính tả, lỗi đặt câu, lỗi dùng từ và lỗi diễn đạt. - Nhiều em chữ viết xấu. - Đại bộ phận chưa biết cách viết một bài văn cảm nghĩ, thường thiên sang văn nghị luận hoặc rơi vào tình trạng kể lể. Hµ Cao 50 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT - Văn viết khô khan, thiếu cảm xúc. III. Trả bài và dặn dò Hoạt động 3: Trả bài và dặn dò GV yêu cầu học sinh xem lại bài, đọc lời phê, tự sửa các lỗi về từ, đặt câu, diễn đạt. Trao đổi bài cho nhau để học hỏi và rút kinh nghiệm. GV dặn HS những công việc chuẩn bị cho bài 2. III. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Tiết 17,18: RA-MA BUỘC TỘI (Trích Ra-ma-ya-na - Sử thi Ấn Độ) A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Về kiến thức - Qua đoạn trích Ra-ma buộc tội, hiểu quan niệm của người Ấn Độ cổ về người anh hùng, đấng quân vương mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng; hiểu được nghệ thuật xây dựng sử thi Ra-ma-ya-na. 2. Về kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật, sự phát triển của xung đột nhân vật. 3. Về thái độ - Bồi dưỡng ý thức danh dự và tình yêu thương. . Thiết kế bài học I. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên - Sgk, Sgv. - Tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Bài soạn, tài liệu tham khảo. II. Tổ chức hoạt động dạy - học Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1:Ổn định tổ chức lớp, kiểm Nội dung cần đạt Hµ Cao 51 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT tra bài, dẫn dắt vào bài 1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ a. Ổn định tổ chức lớp. b. Kiểm tra bài cũ. ?Nhân vật Pê-nê-lốp hiện lên qua đoạn trích Uy-lít-xơ trở về là người như thế nào? ? Đánh giá về nhân vật Uy-lít-xơ. 2. Bài mới Dẫn: Nếu người Hi Lạp tự hào vói thế giới về hai bộ sử thi Iliat và Ôđiê thì nhân dân Ấn Độ cũng có thể nói với thế giới rằng : Ramayana và Mahabrahata chính là văn hóa, là con người, là tấm hồn và cuộc sống Ấn Độ. Ramayana đã có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều nước châu Á. Bởi: “Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì Ramayana còn làm say mê lòng người và cứu giúp họ ra khỏi tội lỗi”. I. Giới thiệu chung Hoạt động 2: Đọc - hiểu khái quát 1. Tác giả Van-Mi-Ki Học sinh đọc phẩn Tiểu dẫn sgk.55. - Sống khoảng thế kỉ V-IV TCN, là nhà văn Ấn Độ GV nhấn mạnh cho học sinh một số ý khái xuất thân trong một gia đình thuộc đẳng cấp quát về tác giả cũng như tác phẩm. Bàlamôn. - Thuở nhỏ, ông chơi bời, lêu lổng nên bị gia đình ruồng bỏ, sa vào con đường hư hỏng, bỏ vào rừng làm cướp. - Ông gặp được bậc chí thánh Na-ra-đa đang tu trong rừng và theo lời khuyên của ngài, ông đã dốc chí tu luyện. - Tên của ông do người đương thời chứng kiến sự tu GV có thể đề cấp tới chế độ đẳng cấp luyện của ông mà đặt. (Va-mi-ki nghĩa là con của tổ trong xã hội Ấn Độ đặc biệt trong thời cổ mối, ông ngồi tu luyện tập trung tới mức mối đùn đại. xung quanh mà không biết). - Chế độ đẳng cấp có 4 bậc rõ ràng: - Khi đã tu luyện thành đạo sĩ, ông được Na-ra-đa 1. Bàlamôn: tu sĩ, tăng lữ, chăm lo kể cho nghe câu chuyện về hoàng tử Ra-ma. Nhờ tư chăm lo đời sống tinh thần của con người. chất thông minh và tài văn chương ông đã chuyển Đây là đẳng cấp cao quý nhất. câu chuyện thành thơ, hư cấu thêm nhiều nhân vật, 2. Ksatrya: vương công, quý tộc, võ sự kiện, ngôn ngữ nhân vật. Và tự hư cấu mình sĩ. Họ làm nhiệm vụ cai trị và chiến đấu. thành một nhân vật trong cốt truyện. 3. Vaisya: thương nhân, nông dân, 2. Tác phẩm Ra-ma-ya-na và đoạn trích Ra-ma thợ thủ công. Họ phục vụ đời sống vật buộc tội. chất. - Người Ấn Độ đánh giá: “Chừng nào sông chưa 4. Suđra: nô lê, tôi tớ, người làm cạn, núi chưa mòn thì Ramayana còn làm say mê Hµ Cao 52 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT thuê. Họ phục vụ ba tầng lớp trên. Ngoài ra còn có ngoài Paria, những người bị khai trừ ra khỏi đẳng cấp. Chế độ đẳng cấp rất khắt khe. Người khác đẳng cấp không được kết hôn, không được cùng ăn cơm lòng người và cứu giúp họ ra khỏi tội lỗi”. - Ramayana cùng với Mahabharata là hai bộ sử thi nổi tiếng của người Ấn Độ. Tuy ra đời sau nhưng thời đại phản ánh trong Ramayana lại xa hơn rất nhiều so với trong Mahabharata. Đó là thời kì mà người Aria sau khi đã định cư ở Bắc Ấn bắt đầu tràn xuống phương Nam. Cuộc hành trình của hoàng tử Rama đi cứu vợ chính là cuộc hành trình xuống phương Nam. Mâu thuẫn trong Ramayana chính là mâu thuẫn giữa người Arya và người bản địa Oravidia. - Tác phẩm trong nguyên bản tiếng Xăngcơrít gồm 7 quyển, cuốn sau là phụ bản do người đời sau thêm vào, sau đó được chia thành 12 quyển, chia thành 500 đoạn, gồm 24.000 sôlôka (câu thơ đôi, hai câu một vần). - Tóm tắt (sgk) - Nội dung: tác phẩm ca ngợi chiến công và đề cao đạo đức cảu hoàng tử Rama, ca ngợi mối tình chung thuỷ của nàng Xita, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội người Arian. - Đoạn trích nằm ở khúc ca thứ sáu, chương 79. II. Đọc hiểu văn bản Hoạt động 3: Đọc - hiểu chi tiết 1. Hoàn cảnh tái ngộ GV tổ chức cho HS đọc phân vai. - Hoàn cảnh mang tính cộng đồng, trước mặt toàn Hoàn cảnh Rama và Xita gặp nhau có gì thể những người anh hùng, bạn bè cùng vào sinh ra đặc biệt? Hoàn cảnh đó được thể hiện tử với Rama, giúp chàng tiêu diệt quỷ vương độc ác, qua những cụm từ nào? xấu xa Ra-va-na: +. “Trước mặt những người khác” +. “Trước mặt mọi người” Trong hoàn cảnh đó Rama đã buộc tội Xi ta, và Xita đã lên tiếng bảo vệ nàng. Cả hai đều được đặt trong tình huống thử thách về đức hạnh. Đó là tiêu chí cộng đồng đặt ra cho họ. Nếu không vượt qua được họ sẽ không được sự chấp nhận của cộng đồng, ngược lại nếu chiến thắng họ sẽ trở thành những anh hùng thự sự, những con ngườu kết tinh lí Hµ Cao 53 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trong không gian cộng đồng, Rama xuất hiện với tư cách g? Chàng đã làm gì để khẳng định tư cách của mình? HS suy luận, trả lời cá nhân. GV nhấn mạnh:Rama xuất hiện với hai tư cách: con người cộng đồng, xã hội và con người cá nhân, gia đình. Trong thời đại sử thi lúc bấy giò, gia đình chỉ là một thành viên phụ trong mối quan hệ với cộng đồng. Con người không thể sống tách rời cộng đồng. Đó là lí do vì sao Rama lại có hành động như thế sau khi gặp lại vợ. Khi kết tội vợ, Rama đã có tâm trạng như thế nào? HS trả lời cá nhân, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá và đưa ra kết luận cần thiết. Trêng THPT tưởng của cộng đồng. (hết tiết 17, chuyển sang tiết 18) 2. Ra-ma buộc tội - Trong hoàn cảnh mang tính cộng đồng, Rama xuất hiện với hai tư cách: +. Một ông vua chiến thắng, có quyền lực đang đứng trước những thần dân của mình. +. Một người chồng có vợ bị quỷ vương chiếm đoạt và đã chiến đấu để giành lại vợ. - Với tư cách là một ông vua, Rama đã khẳng định tài năng, chiến tích của bản thân chàng và của đồng minh của chàng: +. “Ta đã làm tất cả bằng khả năng của mình...” “ai nấy đều được chứng kiến tài nghệ của ta..” +. “việc chàng Ha-nu-man hảo hán vượt biển đã kết thúc thành công”, “tài nghệ và những lời khuyên sáng suốt của Vi-phi-sa-na đã được chứng tỏ”. - Chàng cũng nhấn mạnh tới mục đích của hành động của mình: +. “kẻ nào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ của mình ra trả thù là kẻ tầm thường” +. “Chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh kẻ thù với sự giúp sức của bạn bè”, “làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xoá bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta” Rama đã đứng trên nguyên tắc của cộng đồng để kết tội vợ mình. - Nhưng với tư cách là một người chồng, tâm trạng và cử chỉ của Rama dường như hoàn toàn trái ngược với những gì chàng nói ra: +. “Thấy người đẹp ...lòng Ra-ma đau như dao cắt. +. “Nhưng sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng trước mặt những người khác” +. “nàng bị gã Rắc-sa-xa bắt cóc đó là do số phận của nàng xui nên”. Ra-ma vô cùng đau xót khi phải nói những lời buộc tội tàn nhẫn đối với vợ mình. Ở đây có sự mâu Hµ Cao 54 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B GV nhấn mạnh:Tính tập thể là một nguyên tắc ứng xử chung trong sử thi. Đây cũng là vai trò giáo dục của sử thi: giáo dục tình cảm cộng đồng, tính tập thể. Trong việc kết tội vợ, Rama có chút gì là ghen tuông không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó. HS thảo luận và trả lời câu hỏi. Hành động của Rama sau khi buôc tội Xita như thế nào? Phải chăng đó là một hành động nhẫn tâm? HS trả lời cá nhân, bổ sung. GV nhấn mạnh: Cấu trúc văn bản khá đặc biệt, chỉ có lời thoại của Rama và Xita. Cả hai nói về nhau nhưng thực chất là đang hướng tới cộng đồng. Lối nói ấy nhằm hướng tới việc giải quyết vấn đề mang tính cộng đồng. Vì vậy, lời lẽ của Xita có gì đó rất giống với Rama. Sau khi Rama buộc tội, Xita đã có thái độ như thế nào? Thái độ đó đã dẫn đến hành động gì ở nàng? HS dựa vào văn bản, suy luận trả lời câu Trêng THPT thuẫn giữa quyền lợi và bổn phận. - Với bổn phận của một đức vua, Rama phải chứng minh với thần dân của mình là vợ mình vẫn còn trong trắng. Bởi theo nguyên tắc của cộng đồng một vị vua muốn cai trị tốt thì bản thân gia đình ông ta phải mẫu mực. Và sự mẫu mực của gia đình chàng đang bị nghi ngờ. Rama đứng trên danh dự của cộng đồng để ứng xử với vợ mình. - Trong lời thoại của Rama có một số câu: “Nàng đã bị quấy nhiễu trong vạt áo...nàng”, bề ngoài có vẻ như Rama đang ghen tuông. Nhưng nếu đó là sự thật thì tầm vóc của người anh hùng sử thi sẽ trở nên nhỏ bé vô cùng. Đây chính là sự nghi ngờ của thần dân đang đứng trước mắt Rama, hành động chàng giết chết quỷ vương mới chỉ cứu vãn một nửa danh dự, còn một nửa còn lại gắn liền với những nghi kị về cuộc sống của Xita khi ở nhà quỷ vương. Để xoá bỏ sự nghi kị và bảo toàn được danh dự Rama chỉ có cách cắt đứt mọi ràng buộc với Xita. Đây chính là đỉnh điểm của kịch tính của xung đột. - Chính vì thế, sau khi buộc tội Xita, Rama đã chối bỏ vợ mình: “ta không cần nàng nữa”, “nàng muốn đi đâu thì đi”...Hành động của chàng có vẻ tàn nhẫn. Nhưng hành động của người anh hùng bao giờ cũng phải bảo vệ danh dự, bảo vệ lí tưởng của cộng đồng. Việc thanh toán mối thù cũng vì danh dự chứ không vì sắc đẹp hay tình yêu đối với vợ. Đây là đặc điểm cho thấy tính chất nguyên phiến, giản đơn một chiều của anh hùng sử thi. Đây cũng là vẻ đẹp sử thi. 3. Xita minh oan - Trước lời lẽ buộc tội của Rama, Xita trước hết rất bất ngờ và đau đớn: “Gia-na-ki mở tròn đôi mắt đẫm lệ”, “đau đớn đến nghẹt thở”, cảm thấy bị xúc phạm tới muốn “tự chôn vùi cả hình hài và thân xác chàng”. - Ngay sau đó nàng đã đưa ra lời trách móc: “cớ sao chàng lại dùng...thiếp...thấp hèn”. Rồi nàng lại tự Hµ Cao 55 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT hỏi, khẳng định phẩm giá của mình: “ thiếp đâu phải là ? Tiếp đó nàng đã có hành động gì?Nó người như chàng tưởng”, mang danh dự ra bảo đảm nhằm mục đích gì? “thiếp có thể...danh dự của thiếp”.  Những lí lẽ nàng đưa ra thật sắc sảo. Nếu Rama ?Chưa dừng lại ở đó, Xita lại đưa ra lấy danh dự ra để ruồng bỏ nàng thì bây giờ nàng những lí lẽ như thế nào để bào chữa cho cũng lấy chính danh dự ra để đảm bảo. Nàng đã mình? phân tích cho chàng và mọi người hiểu rằng lối buộc tội đó là vô căn cứ, là tự hạ thấp danh dự xuống hàng thấp hèn. - Sau đó Xita đã buộc tội ngược lai Rama là đã không hiểu mình: “Nếu chàng có hiểu biết thiếp... đó đi”. Cách diễn đạt theo lối giả thiết của nàng Đang lập luận về sự trái phải, nàng lại nhằm đánh thức lòng cảm thông từ phía Rama. đưa ra lời trách cứ “Thiếp còn gì..chàng - Nàng lại dùng lối nói “gậy ông đập lưng ông”. Ở Va-na-ra đó rồi”. Lời nói của nàng thể trên, Rama viện tới “số mệnh” đã khiến chàng mất hiện điều gì? cảnh giác khiến cho Ra-va-na bắt cóc Xita, thì Xita HS trả lời cá nhân. cũng dùng “số mệnh” để biện minh cho việc bị RaGV: Không chỉ có Rama mà bản thân va-na đụng chạm: “đã đụng chạm thiếp ...chê trách” Xita cũng đã ý thức được sự thử thách và khẳng định tấm lòng son sắt của mình : “những trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng gì nằm trong...chàng”... đồng. Và với nàng tội lớn nhất của Rama - Xita quay ra trách cứ Rama “thiếp còn ... đó rồi”. chính là mất niềm tin vào vợ mình. Những câu hỏi nàng đưa ra không nhằm mục đích tìm câu trả lời mà để khẳng định, với nàng, nàng sống vì bản thân trong sạch và tin tưởng chàng hiểu điều đó, nhưng khi chàng đã ngờ thì nàng cũng không thiết sống nữa. Và chính trong lời trách móc của nàng, nàng cũng chỉ ra sự mâu thuẫn trong bản thân Rama: “Mà sự thể...bản thân mình”. - Xita sau khi đã xác định “tình yêu và lòng trung thành ...vô ích!” đã quyết định hiến mình cho lửa. Nàng có hành động gì sau khi buộc tội Nhưng sau đó nàng lại cầu xin thần Anhi “nếu trở lại Rama? Giữa hành động và lời nói con..con”. Giữa hành động và lời nói của nàng đã có có gì đặc biệt? sự mâu thuẫn: nàng vừa muốn sống lại vừa muốn HS trả lòi cá nhân. chết. Đây là nét đặc sắc trong lối kế của Van-mi-ki. GV nhấn mạnh: Tại sao Xita lại cầu đến Sử thi không chú ý đến tâm trạng cá nhân, nhưng ở sự giúp đỡ của thần lửa. Bởi trong văn đây ít nhiều dấu ấn cá nhân đều được thể hiện ở hoá Ấn Độ, thần lửa đóng một vai trò chiều sâu nội tâm của hai nhân vật. Hµ Cao 56 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT quan trọng giống như một vị thần công lí. Lửa thiêu đốt tội lỗi, trừng trị cái ác và xấu xa nhưng lửa cũng bảo vệ cái thiện, mĩ. - Trong lời khẩn cầu thần Anhi, lời nói của nàng đã đề cập tới hai vấn đề. Trước hết xuất phát từ tình cảm cá nhân của nàng dành cho chồng, câu sau lại nhân danh phụ nữ nói chung. Đây là cách nói chuyển từ vấn đề cá nhân sang vấn đề cộng đồng. Xita nhảy vào lửa không chỉ chứng minh cho Rama thấy sự trong trắng của nàng mà còn bảo danh dự của nàng trước cộng đồng. - Trước hành động dũng cảm bước vào thử thách của nàng, mọi người “ ai nấy...vang trời”, thể hiện Cái khóc của mọi người trước hành sự đồng cảm, xót thương, khẳng định phẩm giá của dộng của Xita thể hiện điều gì? Xita. Xita là mẫu phụ nữ lí tưởng của thời đại. III. Tổng kết *Một số vấn đề về nghệ thuật Hoạt động 4: Tổng kết - Người kể chuyện có vai trò quan trọng trong tác phẩm này. Qua lời người kể chuyện, bức tranh đối thoại sinh động đã được dựng lên. Người kể chuyện đã dẫn dắt minh oan cho Xita, đồng thời cũng qua người kể chuyện mà thấy được sự mâu thuẫn giữa con người cá nhân và con người cộng đồng trong Rama. Từ đó không nhìn nhận sai về chàng, cho chàng là một người ghen tuông. - Nghệ thuật so sánh được sử dụng dày đặc trong văn bản khiến cho hình tượng nhân vật hiện lên sống động, gợi cảm, lôi cuốn người đọc. *Ghi nhớ (sgk). III. Hướng dẫn củng cố, đánh giá, luyện tập - Đặc trưng riêng biệt của sử thi Ấn Độ. - Vẻ đẹp đức hạnh của nàng Xita. - Vẻ đẹp hình tượng người anh hùng cộng đồng Rama. IV. Hướng dẫn tự học - Hoạt động nhóm, phân vai, thể hiện đoạn trích dưới dạng mộ hồi kịch. - Học và soạn bài “Tấm Cám”. V. Tài liệu tham khảo - Thiết kế giáo án. - Văn học châu Á, Dạy – học tác phẩm văn học nước ngoài. Hµ Cao 57 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT VI. Rút kinh nghiệm ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... Tiết 19: CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: Nhận biết thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự. Bước đầu chọn được sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự đơn giản. Có ý thức và thái độ tích cực phát hiện, ghi nhận những sự việc chi tiết xảy ra trong cuộc sống và trong tác phẩm để viết một bài văn tự sự. B. Phương tiện thực hiện Sgk, sgv. Giáo án, bài soạn, tài liệu tham khảo. C. Cách thức tiến hành Gv có thể sử dụng một số phương pháp như: Đọc sáng tạo phát vấn, trả lời câu hỏi, thảo luận… để tổ chức giờ dạy - học hiệu quả. D. Cách thức tiến hành 1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ a. Ổn định tổ chức lớp b. Kiểm tra bài cũ ? Việc lập dàn ý cho bài văn tự sự gồm mấy quá trình? Mỗi quá trình gồm những công việc gì? 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hình thành khái I.Khái niệm niệm sự việc, chi tiết tiêu biểu Ôn kiến thức: Gv hệ thống hoá lại kiến thức đã - Ý nghĩa và đặc điểm: học ở bậc THCS về văn tự sự cho • Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày HS. một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc Lớp 6: Tìm hiểu chung về văn tự kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý sự; sự việc và nhân vật trong văn nghĩa. tự sự; chủ đề và dàn bài của bài • Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm văn tự sự; tìm hiểu đề và cách làm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen bài văn tư sự; lời văn, đoạn văn tự chê. sự; ngôi kể trong văn tự sự; thứ tự - Sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự. kể trong văn tự sự. • Sự việc trong văn bản tự sự được trình bày Hµ Cao 58 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả…Sự việc trong văn bản tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà mà người kể muốn biểu đạt. • Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm… - Ngôi kể và vai trò của ngôi kể: • Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể. • Khi gọi các nhân vật bằng tên của chúng, người kể tự giấu tên mình đi, tức kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể tự do kể những gì diễn ra với nhân vật. • Khi tự xưng “tôi” kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng và ý nghĩ của mình. • Để kể chuyện cho linh hoạt, người kể chuyện có thể lựa chọn ngôi kể cho thích hợp. • Người kể xưng “tôi” trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả. - Thứ tự kể trong văn tự sự. • Khi kể chuyện có thể kể các sự việc liên tiếp theo thứ tự tự nhiên. • Để gây bất ngờ, chú ý, hoặc thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại và kể tiếp các sự việc trước đó. Gv yêu cầu HS đọc phần 1.sgk.61. 1. Tự sự và văn bản tự sự Gv yêu cầu HS nhắc lại khái niệm: - Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự tự sự là gì? Văn bản tự sự? việc, từ sự việc này đến sự việc kia, cuối cùng dẫn HS dựa vào kiến thức đã học để trả Hµ Cao 59 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B lời câu hỏi. ? Sự việc, chi tiết là gì? Vai trò của sự việc, chi tiết tiêu biểu. HS dựa vào sgk trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung cho nhau. Gv nhấn mạnh: Sự việc thường là cái xảy ra có liên quan tới con người (trong đời sống hàng này) hoặc liên quan đến nhân vật (trong tác phẩm). ? Sự khác nhau giữa sự việc và chi tiết là gì? HS suy luận,trả lời cá nhân. Gv rút ra nhận xét hợp lí. Hoạt động 2: Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu Gv yêu cầu HS đọc mục II.1.sgk và trả lời câu hỏi. Dưới sự hướng dẫn, gợi ý của GV, HS lần lượt trả lời các câu hỏi. ? Tác giả dân gian kể về chuyện gì trong An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ. HS trả lời cá nhân. Gv: Sựviệc Mị Châu và Trọng Thuỷ chia tay nhau gồm các chi tiết: Trọng Thuỷ hỏi Mị Châu và Mị Châu đạp về chiếc áo lông ngỗng. ? Có thể xem sự việc với các chi tiết trên là tiêu biểu không? Trêng THPT đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. - Văn bản tự sự là bài văn tự sự, câu chuyện được trình bày dưới hình thức văn bản viết. 2. Sự việc, chi tiết a). Sự việc - Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có đặc điểm và ranh giới rõ ràng. - Trong văn bản tự sự, sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ,hành động của nhân vật trong quan hệ với các nhân vật khác. - Sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện và sáng tỏ chủ đề chính là sự việc tiêu biểu. b). Chi tiết - Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm, có sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng… - Chi tiết có thể là một lời nói, cử chỉ, hành động của một nhân vât hoặc một sự vật, hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung.. - Chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện sự việc tiêu biểu.  Sự việc và chi tiết là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chi tiết nhỏ hơn và là một bộ phận của sự việc. Nhưng đôi khi chi tiết lại chính là sự việc, trùng với sự việc. Sự việc và chi tiết đóng vai trò quan trọng trong quá trình (viết) kể lại câu chuyện. II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu 1. TruyệnAn Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thuỷ - Truyện kể về công cuộc xây sựng và bào vệ đất nước của ông cha. Trong đó bao hàm số phận của mỗi con người, số phận của tình yêu tức là có đề cập tới tình cha con, nghĩa vợ chồng…Những vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau, luôn chi phối và tác động lẫn nhau. - Sự việc Trọng Thuỷ và Mị Châu chia tay nhau tác giả vừa nhằm mục đích dẫn dắt câu chuyện, vừa diễn tả được mối quan hệ vợ chồng đầy éo le giữa hai nhân vật; vừa thể hiện một khía cạnh của chủ đề. Bởi vậy đó là sự việc tiêu biểu. Các chi tiết tiếp theo: theo dấu lông ngỗng, Trọng Thuỷ đuổi theo cha con vua Thục. Cùng đường An Dương Vương Hµ Cao 60 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT HS thảo luận nhóm theo bàn và trả chém con gái rồi đi xuống biển. lời câu hỏi. -Câu hỏi của Trọng Thuỷ (chi tiết 1), đặc biệt câu Gv nhận xét đánh giá. đáp của Mị Châu ( chi tiết 2) là rất quan trọng đối với việc phát triển cốt truyện. nó chính là nguyên nhân dẫn đến chuỗi sự việc tiếp theo, tạo sự hợp lí và lí thú của câu chuyện, làm rõ hơn tính cách, tâm trạng của hai nhân vật. Nếu chi tiết bỏ đi có thể sẽ vẫn phát triển nhưng sẽ theo hướng khác và sẽ kém hứng thú. Gv yêu cầu Hs đọc mục II.2.sgk. 2. Câu chuỵên về con trai lão Hạc. ? Nên chọn sự việc nào trong đoạn - Có thể kể một trong các sự việc sau: tưởng tưởng nối tiếp truyện con +. Nhớ lại những kỉ niệm xưa: trai lão Hạc. • Kỉ niệm về buổi chia tay giữa hai cha con. HS lựa chọn, phát biểu, giả thích lí • Kỉ niệm về con chó vàng. do. • Kỉ niệm về người mẹ. Gv gợi ý cho hs lựa chọn. +. Câu chuyện với ông giáo. +. Câu chuyện ngoài nghĩa trang. ? Qua việc phân tích ngữ liệu, rút +. Những ngày ở làng. ra cách lựa chọn sự việc và chi tiết 3. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu cho bài văn tiêu biểu trong bài văn tự sự. tự sự HS suy luận, phân tích, tổng hợp lại - Khi chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu phải lưu ý: và trả lời câu hỏi. • Sự việc, chi tiết phải có vai trò dẫn dắt. Gv nhận xét, đưa ra kết luận. • Sự việc, chi tiết phải có khả năng khắc hoạ tính cách nhân vật. • Sự việc, chi tiết phải phản ánh được chủ đề của văn bản. • Sự việc, chi tiết phải hấp dẫn, độc đáo. Hoạt động 3: Luyện tập *Ghi nhớ (sgk). Hs đọc yêu cầu bài tập 1. sgk. III. Luyện tập HS thảo luận, trả lời câ hỏi dưới sự 1. Bài tập 1. hướng dẫn của giáo viên. - Không thể bỏ sự việc này . Đây là sự việc, đồng thời cũng là chi tiết tiêu biểu nhất của truyện. Chính vì hòn đá xấu xí nên lạ, và rơi từ vũ trụ Bài học: Cần thận trọng, nhằm xuống càng lạ hơn.Từ đó mới dẫn đến kết luận về mục đích khắc hoạ tô đậm, tính hòn đá vĩ đại ngàn năm sống âm thầm mà không cách nhân vật. sợ hiểu lầm. - Chi tiết này vừa: • Chuẩn bị cho sự kết thúc. • Vừa mô tả diễn biến tâm trạng nhân vật Hs đọc mục III.2.sgk. Hµ Cao 61 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT Hs làm bài tập dưới sự hướng dẫn “tôi”. của Gv. • Góp phần thể hiện chủ đề truyện. 2. Bài tập 2 - Tác giả Home kể về cuộc gặp gỡ kì lạ giữa hai vợ chồng sau hai mươi năm xa cách. - Sự việc tiêu biểu: Pênêlốp thử thách chồng mình. - Chi tiết: • Nàng sai nhũ mẫu dời chiếc giường. • Uy-lít-xơ kể về bí mật chiếc giường. - Vai trò: làm nổi bật tính cách của Pênêlốp khôn ngoan và thận trọng: Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò • Hai vợ chồng nhận ra nhau. GV củng cố lại cho HS kiến thức • Thể hiện chủ đề: ca ngợi trí thông minh và trọng tâm. lòng chung thuỷ. Gv dặn dò HS những công việc cụ IV. Củng cố, dặn dò thể. - Phân biệt sự việc và chi tiết trong văn bản tự sự. - Vai trò của sự việc và chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. - Về nhà học bài và soạn bài tiếp: “Miêu tả và biểu cảm trong văn b ản tự sự. E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Tiết 20, 21: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2: VĂN TỰ SỰ A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Hiểu sâu hơn về văn tự sự, nhất là những kiến thức về đề tài, cốt truyện, nhân vật, sự việc, chi tiết, ngôi kể, giọng kể,… - Viết được bài văn tự sự với những sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống. B. Phương tiện thực hiện - Sgk,sgv. - Giáo án, bài soạn, tài liệu tham khảo. Hµ Cao 62 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT C. Phương pháp tiến hành - Gv sử dụng một số phương pháp như:gợi mở, phát vấn, trả lời câu hỏi… để tổ chức giờ dạy - học. D. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức và I. Ôn lại kiến thức và kĩ năng về văn tự sự kĩ năng về văn tự sự 1.Tự sự Gv yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi. - Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự ? Tự sự là gì. việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng ? Muốn viết một bài văn tự sự phải dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. làm gì. -Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu HS thảo luận, trao đổi, đại diện trả con người, bày tỏ thái độ khen chê. lời. 2. Yêu cầu để làm bài văn tự sự Gv nhận xét. - Tìm hiểu để: tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài. - Lập ý: xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện. - Lập dàn ý: sắp xếp việc gì kể trước, việc gì sau, để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết. - Hiện thực hóa văn bản: viết thành văn hoàn chỉnh theo ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Hoạt động 2: Xây dựng đề II. Xây dựng đề Gv gợi ý cho HS một số đề. 1. Kể lại một truyện ngắn hoặc một truyện cổ tích Gv lưu ý với HS: mà em thích. - Về cách kể có thể theo 2. Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em về gia dình, phương pháp tưởng tượng, hoặc tình bạn, tình thầy trò trung thành với văn bản. - 3. Kể lại một giấc mơ của em. Về ngôi kể: Theo ngôi thứ nhất hoặc thứ ba; cũng có thế chọn Hµ Cao 63 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT một nhân vật tác phẩm kể ở ngôi thứ nhất. Hoạt động 3: Viết bài tại lớp III. Viết bài Hoạt dộng 4:Củng cố, dặn dò IV.Củng cố, dặn dò Gv củng cố phần trọng tâm của bài. - Các đặc trưng về thể loại của văn bản tự sự. Gv dặn dò HS về nhà học bài và - Vấn đề ngôi kể và sự sáng tạo khi kể chuẩn bị bài mới. chuyện. - Chuẩn bị bài “Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự” E.Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Tuần 9: Ngày soạn: 10 tháng 10 năm 2009 Tiết 22: TẤM CÁM A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Tìm hiểu truyện cổ tích thần kì Tấm Cám để nắm được nội dung của truyện và biện pháp nghệ thuật chính của truyện. - Biết cách đọc và hiểu một truyện cổ tích thần kì; nhận biết được một số truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại. - Có được tình yêu với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống. B. Phương tiện thực hiện - Sgk, sgv. - Giáo án, bài soạn, tài liệu tham khảo. C. Cách thức tiến hành Hµ Cao 64 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Trêng THPT Giao Thuû B - Gv có thể sử dụng một số phương pháp như: đọc sáng tạo, gợi mở, phát vấn... để tổ chức giờ dạy học... D. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ a). Ổn định tổ chức lớp b). Kiểm tra bài cũ ? Hình tượng người anh hùng, hình tượng người phụ nữ lí tưởng trong quan niệm của người Ấn Độ qua “Rama buộc tội”. 2. Bài mới Dẫn: “Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió/ Sẽ được thấy các bà tiên/ thấy chú bé đi hài bảy dặm/ quả thị thơm cô Tấm rất hiền”. Cô Tấm từ lâu đã đi vào thơ ca, đi vào đời sống của nhân dân Việt Nam và trở thành một biểu tượng có sức sống lâu bền. Tại sao hình tượng cô Tấm lại được nhiều thế hệ ngừơi Việt Nam nhắc đến. Để tìm lời đáp cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm “Tấm Cám”. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc - I. Đọc hiểu khái quát hiểu khái quát 1. Truyện cổ tích thần kì Gv yêu cầu HS đọc phần Tiểu - TCT là những sáng tác dân gian thuộc loại dẫn. sgk. hình tự sự chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì GV giúp HS hệ thống hoá lại kiến ảo để thể hiện cái nhìn của nó về hiện thực đời thức về truyện cổ tích nói chung sống, bộc lộ quan điểm về đạo đức, công lí và và cổ tích thần kì nói riêng. mơ ước về cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân ? Nhắc lại khái niệm về truyện lao động. cổ tích. - TCT chia làm 3 loại: TCT sinh hoạt, TCT loài HS nhớ lại khái niệm đã được học vật, TCT thần kì. ở phần khái quát văn học dân gian - TCT thần kì là những TCT mà yếu tố thần kì để phát biểu. tham gia vào với tư cách là một bộ phận cấu thành cốt truyện thúc đẩy cốt truyện phát triển cũng như kết thúc cốt truyện. - TCT thần kì gồm một số kiểu truyện nhỏ: • Kiểu truyện người mồ côi. • Kiểu truyện người đội lốt. • Kiểu truyện người em út. Hµ Cao 65 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT • Kiểu truyện người dũng sĩ. Một số đặc điểm về thi pháp - Về nhân vật: ? Một số đặc trưng cơ bản của • Nhân vật của TCt thần kì phong phú, đa TCT thần kì. dạng có thể phân chia thành các nhóm khác HS suy luận trả lời, nhận xét, bổ nhau: nhân vật chính, đối thủ của nhân vật sung. chính, nhân vật trợ thủ, nhân vật vua chúa; tạo GV khái quát cho HS những nét thành hai tuyến nhân vật trái ngược nhau, mâu khái quát nhất. thuẫn, xung đột với nhau. • Lực lượng thần kì chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích thần kì. - Thế giới nghệ thuật: • Không gian: trần thế, nhỏ hẹp, đơn giản. Nhân vật Tấm từ nông thôn ra kinh thành nhưng vẫn giặt quần áo cho vua. Trong khi đó nhân vật trong TCT ở Phương Tây thường là kiểu nhân vật phiêu lưu. Điều này xuất phát từ nền kinh tế của mỗi khu vự dẫn đến sự khác biệt về văn hóa. • Không gian kì ảo: trên trời, địa phủ. Mang tính chất biểu trưng thể hiện ước mơ về sự thay đổi cuộc đời. - Thời gian phi hiện thực thường bắt đầu bằng cụm từ “ngày xửa ngày xưa”. - Kết cấu: 3 phần • Phần đầu: sự ra đời, nguồn gốc xuất thân của nhân vật. • Giữa: nhân vật ra đi hoặc gặp tai ương; nhân vật gặp thử thách và vượt qua thử thách. • Kết: nhân vật được thưởng công. - Nội dung: phản ánh mâu thuẫn của cuộc sống. - Phản ánh ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn. - Thể hiện triết lí sống, quan niệm thẩm mĩ đạo Hµ Cao 66 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT đức của nhân dân. 2. Tấm Cám - Đây là kiểu truyện phổ biến trên thế giới. Năm 1958 người ta tìm được hơn 600 truyện thuộc kiểu truyện Tấm Cám. Đây không phải là con số cuối cùng. ? Kể tóm tắt lại truyện Tấm - Ở Việt Nam, kiểu truyện Tấm Cám tồn tại ở Cám. nhiều dân tộc. Người Tày có Tua Gia- Tua nhi, HS trả lời cá nhân. người Thái có Ý ưởi – Ý Noọng, người Mông - Dựa vào những sự kiện chính Việt Bắc có Gầu Nà. Truyện Tấm Cám của nhất để tóm tắt. người Kinh có một số dị bản, phổ biến là bản kể của Chu Xuân Diên và Vũ Ngọc Phan. Bản kể trong sgk của Chu Xuân Diên. Hoạt động 2: hướng dẫn đọc - II. Đọc - hiểu văn bản hiểu văn bản 1. Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con cám a). Diễn biến mâu thuẫn ? Mâu thuẫn nổi lên trong tác - Mâu thuẫn giữa một bên là Tấm, mồ côi, hiền phẩm này là mâu thuẫn giữa ai lành, xinh đẹp với một bên là dì ghẻ và Cám độc với ai? ác, tàn nhẫn. HS trả lời cá nhân. - Mẫu thuẫn được chia làm hai giai đoạn và phát ? Mâu thuẫn có thể chia làm triển từ thấp đến cao. mấy giai đoạn? Trong từng giai +. Giai đoạn 1: từ chuyện chiếc yếm đỏ đến việc đoạn, mâu thuẫn được thể hiện Tấm đi xem hội, mẫu thuẫn lúc này xoay quanh ntn. về vấn đề vật chất, tinh thần, sự ganh ghét của HS trả lời cá nhân, bổ sung cho mẹ con Cám và Tấm. nhau. • Cướp công lao động của Tấm. Gv nhận xét, rút ra kết luận cần • Giết cá bống, giết ngừơi bạn thân duy thiết. nhất của Tấm. • Không cho Tấm đi xem hội. Mẹ con Cám mới chỉ dừng lại ở hành động ngược đãi, hành hạ Tấm. Phản ứng của Tấm lúc đầu là cam chịu, chỉ biết khóc. Hµ Cao 67 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT +. Giai đoạn 2: Từ cái chết của Tấm, mâu thuẫn đã biến thành xung đột một mất một còn. • Tấm làm vợ vua bị sát hại biến thành chim, cây xoan đào, khung cửi, quả thị, trở lại ?Trong mâu thuấn này, sự phản làm vợ vua, giết Cám khiến cho dì ghẻ phải ứng của từng tuyến nhân vật ra chết. sao? - Tuyến nhân vật đại diện cho cái ác: Cám, dì HS nhận xét, trả lời, bổ sung cho ghẻ, là những kẻ độc ác, tàn nhẫn, muốn chiếm nhau. đoạt mọi thứ của Tấm. GV định hướng, khái quát lại vấn - Tuyến nhân vật đại diện cho cái thiện: Tấm từ đề. phản ứng yếu ớt đã trở nên mạnh mẽ hơn và cuối cùng có hành động quyết liệt để bảo vệ bản thân, diệt trừ cái ác. Kết thúc tiết học Tiểu kết: GV khái quát lại kiến thức. Truyện Tấm Cám thuộc tiểu truyện cổ tích thần kì về những người mồ côi. Truyện đã tái hiện lại mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám. Tấm là một cô gái hiền lành. Mẹ con Cám là những kẻ độc ác chỉ muốn hãm hại Tấm, tranh giành quyền lợi cả về vật chất lẫn tình thần. Có lúc mâu thuẫn đã phát triển lên đến đỉnh điểm trở thành xung đột một mất một còn. E. Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... .................................................................................................................................. Tiết 23: TẤM CÁM D. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ Hµ Cao 68 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B a). Ổn định tổ chức lớp Trêng THPT b). Kiểm tra bài cũ ? Phân tích diễn biến mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám. 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu II. Đọc hiểu văn bản văn bản 1. Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám ? Bản chất của mâu thuẫn giữa b. Bản chất và ý nghĩa xã hội của mâu thuẫn Tấm và mẹ con Cám. - Mẫu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời kì cổ. Mâu thuẫn giữa dì ghẻ và con chồng. Nhưng mâu thuẫn nổi bật hơn cả là mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. ? Xung đột trong truyện cổ tích - Xung đột giữa thiện và ác được nhân dân gian thần kì được tác giả giải quyết giải quyết theo hướng: thiện thắng ác. Trải qua theo hướng nào. bao khó khăn, gian nan, cuối cùng nhân vật cũng ? Ý nghĩa của cách giải quyết đó. chiến thắng và được đền đáp. HS suy luận và trả lời câu hỏi. Thể hiện ước mơ công lí của nhân dân:người Gv nhận xét, đánh giá. tốt sẽ được hạnh phúc, kẻ ác bị trừng trị. 2. Những hình thức hoá thân của Tấm và ý nghĩa của quá trình hoá thân - Tấm trải qua 3 lần hoá thân và 4 kiếp tồn tại: ? Tấm đã trải qua mấy lần hoá • Tấm hoá thành chim vàng anh hót cho thân. vua nghe và bắt Cám phải phơi áo cho vua cẩn HS dựa vào văn bản để trả lời câu thận “phơi áo chồng tao...” hỏi. • Tấm hoá thành cây xoan đào, cành lá sum suê, xà xuống che bóng mát cho vua. • Tấm hiện thân qua tiếng kêu của con ác trên khung cửi nguyền rủa Cám “lấy tranh chồng chị ...” • Tấm ẩn mình trong quả thị, từ quả thị bước ra, trở lại làm người, giúp bà lão bán hàng Hµ Cao 69 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT nước và gặp lại vua trở về cung. Tấm tuy chết nhưng trong những kiếp hoá thân của mình vẫn gần gũi, chăm lo cho vua, không để cho Cám được sống hạnh phúc. - Tấm tuy hiền lành nhẫn nhịn, nhưng cũng có lúc sức sống của nàng mãnh liệt và nó đã trỗi dậy phi thường khi bị đẩy vào bước đường cùng. ? Đằng sau sự hoá thân của Tấm - Qua hình ảnh của Tấm, tác giả dân gian muốn chúng ta hiểu thêm điều gì về khẳng định sức sống mãnh liệt của con người, nhân vật Tấm. của cái thiện, con người không chịu khuất phục HS thảo luận nhóm 2 người, trả lời đầu hàng trước cái ác, cái xấu. Họ đã chiến đấu câu hỏi. đến cùng để bảo vệ công lí. - Chiến thắng trong truyện cổ tích là chiến thắng của niềm mơ ước, không phải chiến thắng trong ?Lực lượng siêu nhiên hay chính đời thực. Vì vậy nhân vật chính luôn nhận đưcợ sức sống của Tấm đã giúp Tấm có sự phù trợ từ phía các lực lượng siêu nhiên. chiến thắng cuối cùng. +. Bụt chỉ xuất hiện giúp Tấm khi Tấm là một cô ? Sự hoá thân trong truyện do gái yếu đuối. Vai trò của Bụt biến mất khi Tấm ảnh hưởng từ đâu. bước vào cuộc chiến tranh giàng sự sống thật sự. HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. Sự hoá thân của Tấm là do sự ảnh hưởng của Gv nhận xét, đánh giá, đưa ra kết thuyết luận hồi của đạo phật. Nhưng sự ảnh luận cuối cùng. hưởng này chỉ ở mặt hình thức. Vì đạo phật tìm hạnh phúc ở cõi trời còn TCT tìm hạnh phúc ngay ở chính cõi trần. Chính sức sống của con người, của cái thiện mới là nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên chiến thắng cuối cùng của nhân vật. - Mỗi lần Tấm biến hoá là một lần Tấm sống lại với vẻ đẹp tươi mới. - Cô Tấm biến thành quả thị và từ quả thị bước ra là một hình ảnh mang tấm thẩm mĩ cao: ? Vẻ đẹp của lần hoá thân cuối • Vẻ đẹp bình dị của cô Tấm: không cao cùng. sang cũng không lam lũ. HS thảo luận trả lời câu hỏi. • Vẻ đẹp nhân văn: ở hiền gặp lành. Hµ Cao 70 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Gv nhận xét. Trêng THPT • Vẻ đẹp đậm đà bản sắc dân tộc: miếng rầu là đầu câu chuyện. • Vẻ đẹp kì ảo với trí tưởng tượng bay bổng của dân gian. Sự xuất hiện của yếu tố kì ảo. 3. Hành động trả thù của Tấm và quan niệm thái độ của nhân dân. ? Đánh giá về hành động của trả - Tấm là nhân vật văn học do dân gian sáng tạo thù của Tấm. ra để thể hiện quan niệm, thái độ của mình về HS thảo luận, đưa ra những đánh cuộc sống. Tư tưởng cốt lõi mà dân gian muốn giá. gửi đến: thiện thắng ác, ở hiền gặplành. Vì vậy GV định hướng cho HS cách hiểu hành động của Tấm không phải là hành động hợp lí nhất về hành động trả thù độc ác. của Tấm. - Hiền trong quan niệm của dân gian là “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Hiền không có nghĩa là nhịn nhục, khuất phục. - Tấm là kiểu nhân vật chức năng, không nên đánh giá hành động của Tấm là không phù hợp với tính cách. III. Tổng kết Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết 1. Giá trị nội dung ? Khái quát lại những giá trị về - Mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám nội dung và nghệ thuật của là mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền thời cổ, truyện. đặc biệt là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác HS tổng hợp kiến thức, trả lời câu trong xã hội. hỏi. - Ý nghĩa xã hội của mâu thuẫn: Cái thiện thắng cái ác, ác giả ác báo. - Hạnh phúc không tồn tại ở nơi xa xôi, mà ở ngay cõi trần. - Kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, công lí được thực hiện. 2. Nghệ thuật - Xây dựng nhiều yếu tố thần kì. Hµ Cao 71 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B Trêng THPT - Lối kết cấu đã thành mô típ trong truyện cổ tích thần kì. IV. Luyện tập Hoạt dộng 4: Hướng dẫn luyện - Đặc trưng cơ bản của TCT thần kì là sự xuất tập hiện của các yếu tố thần kì. Gv hướng dẫn cho HS làm bài tập - Các yếu tố thần kì trong Tấm Cám: trong mục luyện tập.Sgk. • Sự xuất hiện của Bụt: giúp Tấm khi bị lấy hết tôm tép, giúp Tấm có quần áo đẹp để trẩy hội, nhặt thóc để kịp đi hội. Hoạt động 5: củng cố, dặn dò • Gà giúp Tấm tìm xương của cá Bống. • Sự hoá thân kì lạ của Tấm. V. Củng cố, dặn dò. Gv củng cố kiến thức trọng tâm và - Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì. dặn dò việc học bài của HS. - Khi đánh giá nhân vật văn học dân gian phải dựa vào đặc trưng thi pháp, thể loại để có cái nhìn đúng đắn về nhân vật. - Yêu cầu HS về nhà học và soạn bài “Miểu tả và biểu cảm trong văn tự sự”. E. Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Tiết 24: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ A.Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Củng cố vững chắc hơn những kiến thức và kĩ năng đã học về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. - Thấy rõ được người làm văn tự sự sẽ khó có thể miêu tả hay biểu cảm thành công nếu không chú trọng đến việc quan sát, liên tưởng và tưởng tượng; từ đó có ý thức rèn luyện để nâng cao năng lực miêu tả biểu cảm và miêu tả nói chung, quan sát, liên tưởng và tưởng tượng nói riêng khi viết bài văn tự sự. B. Phương tiện thực hiện Hµ Cao 72 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Trêng THPT Giao Thuû B - SGK.SGV - Giáo án, bài soạn, tài liệu tham khảo C. Phương pháp tiến hành GV sử dụng một số phương pháp như: phát vấn, thảo luận, thuyết trình... D. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ a. Ổn định tổ chức lớp b. Kiểm tra bài cũ ? Sự việc, chi tiết tiêu biểu là gì? Vai trò của việc chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. 2. Bài mới Dẫn: Ở những tiết trước chúng ta đã có làm quen với văn bản tự sự qua việc lập dàn ý và chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu cho bài văn tự sự. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về văn tự sự qua vấn đề Miêu tả và Biểu cảm trong bài văn tự sự. Đây là vấn đề không xa lạ với các em vì các em đã được tìm hiểu trong chương trình ngữ văn bậc THCS. Vậy sự khác biệt khi tìm hiểu cùng một vấn đề giữa hai bậc học là gì? Để tìm lời đáp chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài “ Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự”. Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự GV giúp HS hệ thống hoá lại kiến thức đã học ở bậc THCS qua hệ thống câu hỏi gợi ý ở SGK HS nhớ lại kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. ? Thế nào là miêu tả? Thế nào là biểu cảm? Nội dung cần đạt I. Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự - Miêu tả là sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật( hình tượng) vẽ lại sự vật, thiên nhiên một cách cụ thể, sống động. - Biểu cảm là sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện cảm xúc, tâm trạng tình cảm của nhân vật hoặc của chính người viết. - So sánh: + Miêu tả trong văn bản tự sự: • Về mục đích: Góp phần làm cho câu chuyện cụ thể hơn, sống động hơn nhờ những đoạn văn miêu tả cảnh vật, con người. • Về mức độ và cách sử dụng: là một bộ ? Miêu tả trong văn tự sự có hoàn phận nhỏ trong bài văn tự sự, sử dụng xen kẽ, toàn giống với miêu tả trong văn phối hợp với biểu cảm và tự sự. bản miêu tả khác không? Giữa + Biểu cảm trong văn tự sự: biểu cảm trong văn bản tự sự với • Về mục đích: góp phần làm cho câu biểu cảm trong văn bản biểu cảm chuyện gợi cảm, truyền cảm hơn nhờ những Hµ Cao 73 Gi¸o ¸n ng÷ v¨n 10 Giao Thuû B có gì giống và khác nhau? Trêng THPT đoạn văn biểu cảm thể hiện tình cảm, tâm trạng của nhân vật hay chính của tác giả. • Về mức độ và cách sử dụng: Là một bộ phận nhỏ trong bài văn tự sự, sử dụng xen kẽ, phối hợp với miêu tả, tự sự...Là phương tiện của tự sự. - Căn cứ để đáng giá hiệu quả của miêu tả và ? Căn cứ vào dâu để đánh giá biểu cảm trong văn tự sự: Cơ sở để đánh giá sự hiệu quả của miêu tả và biểu cảm thành công của miêu tả, biểu cảm trong văn trong văn bản tự sự. bản tự sự chính là hiệu quả tác động của văn bản tự sự tới sự nhận thức và tình cảm, cảm xúc của người đọc. - Phân tích ngữ liệu: +. Các yếu tố miêu tả: GV yêu cầu HS đọc mục I.4.sgk • “ Cả một thế giới huyền bí bừng dậy Gv chia lớp thành 3 nhóm và phân trong cô quạnh và u tịch ... lửa nhỏ [...]... Son bi : Vn bn V Tai liờu tham khao - Thiờt kờ giao an - Dõn luõn ngụn ng hoc VI Rut kinh nghim Giao Thuy, ngay .thang nm 2 010 Tụ trng ki duyờt Hà Cao 12 Giáo án ngữ văn 10 Giao Thuỷ B Trờng THPT Tuõn 2 Ngay soan: 18 thang 8 nm 2 010 Ngay day: 31 thang 8 nm 2 010 Lp day: 10A3 Tit 4: KHI QUT VN HC DN GIAN VIT NAM A Mc tiờu bi hc: Giỳp hc sinh: 1 Vờ kiờn thc - Hiu v nh c nhng c trng c bn ca vn hc dõn... iờm ngụn ng noi va ngụn ng viờt V Tai liờu tham khao - Thiờt kờ giao an - Vn ban va liờn kờt trong tiờng Viờt VI Rỳt kinh nghim Hà Cao 21 Giáo án ngữ văn 10 Giao Thuỷ B Trờng THPT Tuõn 3 Ngay soan: 25 thang 8 nm 2 010 Ngay day: 7 thang 9 nm 2 010 Tit 7: Lp day: 10A3 BI VIT S 1 CM NGH V MT HIN TNG I SNG (HOC MT TC PHM VN HC) A Mc tiờu bi hc Giỳp hc sinh: 1 Vờ kiờn thc - Cng c li kin thc v k nng lm... Vng v M Chõu -Trng Thy V Tai liờu tham khao - Thiờt kờ giao an - Vn hoc dõn gian Viờt Nam VI Rỳt kinh nghim Tuõn 4 Ngay soan: 2 thang 9 nm 2 010 Hà Cao 31 Giáo án ngữ văn 10 Giao Thuỷ B Ngay day: 14 thang 9 nm 2 010 Tit 11,12: Trờng THPT Lp day: 10A3 AN DNG VNG V M CHU - TRNG THU A Mc tiờu bi hc Giỳp hc sinh: 1 Vờ kiờn thc - Qua phõn tớch mt truyn thuyt c th, nm c c trng ch yu ca truyn thuyt:... hc dõn gian cỏc nc lõn cn IV Hng dõn t hoc - Hc bi v son bi: Chin thng Mtao Mxõy V Tai liờu tham khao - Thiờt kờ giao an - Vn hoc dõn gian Viờt Nam VI Rỳt kinh nghim Hà Cao 16 Giáo án ngữ văn 10 Giao Thuỷ B Trờng THPT Tit 6 ,10: VN BN A Mc tiờu bi hc Giỳp hc sinh: 1 Vờ kiờn thc - Cú c nhng kin thc c bn v vn bn, c im ca vn bn v kin thc khỏi quỏt v cỏc loi vn bn xột theo phong cỏch chc nng ngụn ng 2... ỏ thỡ mũn HS: Suy ngh v tr li Nghỡn nm bia ming vn cũn tr tr 2 Tớnh tp th - Tỏc phm VHDG l sỏng tỏc ca nhiu ngi, khụng bit ai l tỏc gi v tỏc gi u tiờn l ai/ - C ch ca sỏng tỏc tp th: Hà Cao 14 Giáo án ngữ văn 10 Giao Thuỷ B Trờng THPT Trong quỏ trỡnh sinh hot, lao ng cng ng, ai ú cú cm hng bt ra mt cõu ca hoc k mt cõu chuyn Mi ngi khen hay v thờm bt, sa cha Trong quỏ trỡnh truyn ming, tỏc phm vn hc... ca i sng: t nhiờn, xó hi v con ngi tri thc dõn gian? - c im ca tri thc dõn gian: HS: Suy ngh v tr li + L kinh nghiờm lõu i c ỳc kt t thc tin + c trỡnh by bng ngụn ng ngh thut giu sc Hà Cao 15 Giáo án ngữ văn 10 Giao Thuỷ B Trờng THPT hp dn, cú sc sng lõu bn vi thi gian + Th hin quan im v trỡnh nhn thc ca nhõn dõn nờn cú phn khỏc bit vi quan dim v nhn thc ca giai cp thng tr cựng thi VD: Con vua thỡ... - Lc lng tham gia: - Dng c: - K hoch c th: cỏc lp nhn ti vn phũng ca trng Nh trng kờu gi ton th HS nhit lit hng ng v tớch cc tham gia bui tng v sinh ny Ngy thỏng nm Ban giỏm hiu trng Hà Cao 11 Giáo án ngữ văn 10 Giao Thuỷ B HS c yờu cu bi tp 5 v trỡnh by kt qu ? Phõn tớch cỏc nhõn t chi phi hot ng giao tip trong bc th HCM gi cho cỏc chỏu thiu nhi nhõn ngy khai ging Trờng THPT 5 bi tp 5 - Nhõn vt giao... cn t bai cu, dõn dt bai mi 1 n nh t chc lp v kim tra bi c a n nh t chc lp b Kim tra bi c ? Th no l hot ng giao tip bng ngụn ng Nhng nhõn t chi phi hot ng giao tip bng ngụn ng 2 Bi mi Hà Cao 17 Giáo án ngữ văn 10 Giao Thuỷ B Trờng THPT nhng tit trc chỳng ta ó hc v hot ng giao tip bn ngụn ng ú l hot dng gm hai quỏ trỡnh to lp vn bn v lnh hi vn bn Nh vy vn bn chớnh l sn phm ca hot ng giao tip bng ngụn... trin khai cht ch v mch lc - Vn bn 2, hai cp ca dao cú s lp li ý tuy cú thay i nhng u nht quỏn núi lờn s ngu nhiờn, s may ri ch khụng ch th quyt nh Vn bn th hin thõn phn ngi phj n xa Hà Cao 18 Giáo án ngữ văn 10 Giao Thuỷ B Trờng THPT - Vn bn 3 cú kt cu 3 phn: M u: Nht nhnụ l nờu lớ do li kờu gi Thõn bi: tip n ai cng phicu nc, ? V hỡnh thc vn bn 3 cú du hiu nờu nhim v c th ca mi cụng dõn yờu nc m... sng, xó hi v tỡnh cm, v thõn - Dựng nhiu t ng phn con ngi thuc lnh vc chớnh tr: - Dựng t ng thụng li kờu gi, ton quc, thng trong giao tip khỏng chin, ho bỡnh, sinh hot hng ngy Hà Cao 19 thc dõn Giáo án ngữ văn 10 Giao Thuỷ B Trờng THPT - Th hin ni dung - Th hin ni dung thụng qua nhng hỡnh thụng qua lớ l, lp lun: nh, hin tng c th Mun ho bỡnh ó nhõn (mc, en, ốn, sỏng, nhng, nhõn nhng ht ma sa, ging) 2 ... thi nhõn bt t, tm vúc sỏnh ta thn linh Tỏc phm ễ-i-xờ v on trớch Uy-lớt-x tr v - ễ-i-xờ: bi ca v ễ-i-xờ-uýt = Uy-lớt-x - Tỏc phm gm 24 khỳc ca vi 12 110 cõu th, i vo khong th k IX TCN S tớch ly t... Itỏc ca ễ-i-xờ - Túm tỏc tỏc phm - on trớch SGK nm khỳc ca XXIII ca Hà Cao 45 Giáo án ngữ văn 10 Giao Thuỷ B Hot ng 3: c hiu bn ?Ngay sau nghe tin nh mu bỏo tin mng Uy-lớt-xo tr v, Pe-nờ-lp ó... (Hụ-me-r ngha l mự lo) v cỏc truyn thuyt phng oỏn thi im ụng sng, sỏng tỏc v gia th ca ụng - Hụ-me-r tờn tht l Mờ-lờ-xi-gien, ly t dũng sụng Mờ-lờ vựng t thuc Ki-t, gn Xmi-n ni ụng cho i - ễng

Ngày đăng: 04/10/2015, 20:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan