tiểu luận nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

23 5K 51
tiểu luận nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN THỨ NHẤT LÝ DO LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN I. Lý do khách quan Phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng. Trong lịch sử nước ta "tôn sư trọng đạo" là truyền thống quý báu của dân tộc, nhà giáo bao giờ cũng được nhân dân yêu mến, kính trọng. Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo vào cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành TW khoá VIII của Đảng đã khẳng định "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài". Ông cha ta cũng đã nói "Không thầy đố mày làm nên". Như vậy người thầy giáo có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, chưa đồng bộ. Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng miền. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu và truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến 1 lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. II. Lý do chủ quan: Trường THCS Số 1 Hùng Mỹ là một trường nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của của nhà trường đối với Đảng. Họ là những người thực hiện các kế hoạch của đơn vị, và thực thi những nhiệm vụ do cấp trên giao phó, họ quyết định chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Bàn về vị trí vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục. Lao động sư phạm của giáo viên THCS mang tính đặc thù về đối tượng, phương tiện, thời gian và sản phẩm lao động. Lao động sư phạm của người giáo viên hết sức phức tạp, kinh tế khó khăn và có một sứ mạng hết sức nặng nề là đào tạo những thế hệ tương lai cho đất nước; vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên trong trường THCS số 1 Hùng Mỹ cần phải nhận thức rõ vai trò của mình, có trình độ chuẩn và trên chuẩn; không ngừng học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão đưa thế giới chuyển từ kỉ nguyên công nghiệp sang kỉ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, khoa học công nghệ trở thành động lực cơ bản phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục là chìa khoá của sự phát triển công nghệ là nền móng của phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục và khẳng 2 định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Để đổi mới giáo dục thì người thầy giáo có vai trò vô cùng quan trọng "Là người tổ chức, hướng dẫn điều khiển quá trình dạy học và quyết định chất lượng giáo dục". Đổi mới công tác quản lý trong trường THCS số 1 Hùng Mỹ nhằm nâng cao chất lượng giáo viên là đáp ứng một phần nào đó yêu cầu phát triển của ngành giáo dục nói chung và nhu cầu phát triển giáo dục THCS nói riêng. Vì giáo dục "THCS là cấp học nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục bậc học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. (Mục 3, điều 27 luật giáo dục năm 2005). Đội ngũ giáo viên trong trường THCS số 1 Hùng Mỹ là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục đảm bảo thành công của chủ trương đổi mới giáo dục trong nhà trường nói riêng và toàn ngành giáo dục nói chung . Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV đáp ứng nhu cầu phát triển của từng trường, vì đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực hiện mục tiêu kế hoạch giảng dạy giáo dục, là người tạo niềm tin, chất lượng và hiệu quả của nhà trường. Đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân giáo viên và đáp ứng nhu cầu học của học sinh. Với vị trí và tầm quan trọng như vậy người thầy giáo phải có những tiêu chuẩn, phẩm chất và chuyên môn nghiệp vụ mới có thể đáp ứng được sự nghiệp cách mạng của Đảng, nhà nước và nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết lần thứ 2 BCH TW Đảng khoá VIII đã ghi rõ "Đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu, nhìn chung chất lượng giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới" Thực trạng công tác giáo dục ở trường THCS Số 1 Hùng Mỹ: Về đội ngũ đủ về số lượng nhưng còn bộc lộ những hạn chế: Tay nghề không đồng đều, chất lượng dạy chưa cao, đội ngũ cốt cán tâm huyết với nghề còn ít. Vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì mấu chốt của vấn đề là chỉ đạo xây dưng đội ngũ: Thầy giỏi thì trò mới giỏi. 3 Xuất phát từ những lý do trên, em chọn chủ đề “ Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường THCS số 1 Hùng Mỹ” làm tiểu luận cuối khóa học. PHẦN THỨ HAI : TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THCS SỐ I HÙNG MỸ – CHIÊM HÓA – TUYÊN QUANG. I. khái quát về địa phương và nhà trường . 1. khái quát về tình hình kinh tế - xã hội địa phương: Hùng Mỹ là xã vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, tổng diện tích đất tự nhiên là 6.541,39 ha nằm ở phía bắc của huyện Chiêm Hóa. Phía bắc giáp huyện Na Hang; phía nam giáp xã Xuân Quang; phía tây giáp xã Tân An, xã Tân Mỹ và xã Phúc Sơn; phía đông giáp xã Yên Lập. Là xã có diện tích tự nhiên rộng, xong chủ yếu là đồi, núi chiếm khoảng 83% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Với đặc điểm của địa hình chủ yếu đồi núi, phân bố đất sản xuất theo lưu vực các con suối và đồi núi thấp, toàn xã gồm 14 thôn: Dỗm, Nặm Kép, Đóng, Mũ, Thắm, Đình, Bảu, Ngầu 1, Ngầu 2, Rõm, Nghe, Nà Mý, Khun Thắng, Cao Bình; Dân số toàn xã là 1.227 hộ với 5.424 khẩu chủ yếu làm nông nghiệp, trong đó dân tộc Tày 3.918 người, dân tộc Kinh 579 người, dận tộc Dao 863 người, còn lại là các dân tộc khác. Như vậy, tình hình kinh tế, xã hội của xã còn gặp rất nhiều khó khăn. 2. Khái quát về tình hình nhà trường: Trường THCS Số 1 Hùng Mỹ luôn được sự quan tâm sát sao của các cấp, các ngành đặc biệt là UBND huyện Chiêm Hóa và chính quyền địa phương. Phụ huynh nhà trường tích cực ủng hộ nhà trường trong việc vận động học sinh đến lớp, công tác xã hội hóa giáo dục từng bước được đẩy mạnh. Đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ, nhiệt tình trong công tác và có ý thức học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 4 Học sinh phần đa ngoan, lễ phép với các thầy cô giáo. Tốt Hạnh kiểm Chia ra Khá T.bình Tổng số Tổng số Năm học 2014-2015 số HS được đánh giá XL là 139 kết quả: Yếu HS % HS % HS % HS % 139 82 59,0 42 30,2 15 10,8 0 139 Giỏi Học lực Chia ra Khá T.bình Yếu Kém HS % HS % HS % HS % HS % 6 4,3 40 28,8 88 63,3 5 3,6 0 - Số HS lớp 9 tốt nghiệp đạt 100 % Năm học 2015-2016 tổng số HS 138 em, nhà trường có đủ 4 lớp học. * Các tổ chức trong nhà trường: + Tổ khoa học Xã hội: 01 (7 người ) + Tổ khoa học Tự nhiên: 01 (5 người ) + Tổ Ban chung : 01 (5 người ) Cơ sở vật chất và thiết bị: Khuôn viên nhà trường được bố trí riêng, có đủ bờ rào bao quanh, cổng trường, biển trường, luôn sạch sẽ thoáng mát, đủ diện tích sử dụng đảm bảo cho tổ chức hoạt động giáo dục, dạy và học. Có 4 phòng học và 5 phòng bộ môn; thiết bị đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ thuận tiện cho việc dạy học. Thư viện trường học: Có đủ đầu sách, đủ các loại báo, tạp chí,…, thư viện hoạt động thường xuyên phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. II. Thực trạng hoạt động đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường THCS Số 1 Hùng Mỹ. 1. Về chất lượng đội ngũ Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên: 17 (trong đó CBQL : 2; giáo viên trực tiếp giảng dạy: 14, kế toán 1, thư viện kiêm nhiệm 1) Trình độ lý luận chính trị : 03 trung cấp. Trình độ chuyên môn : 100% đạt chuẩn (trong đó 10 giáo viên đạt trên chuẩn). Thống kê tình hình đội ngũ giáo viên năm học 2015-2016 như sau: 5 STT Môn học Tổng số Trình độ Đại học C Đẳng 1 1 Toán 2 1 2 Vật lý 1 1 3 Sinh học 1 1 4 Hoá 1 1 5 Tiếng Anh 1 1 6 Ngữ văn 2 7 Lịch sử 1 1 8 Địa lý 1 1 9 GDCD 1 1 10 Thể dục 1 1 11 Mĩ thuật 1 1 12 Âm nhạc 1 0 13 Công nghệ 0 T. Cấp Ghi chú 2 1 0 - Đội ngũ giáo viên tương đối đầy đủ được đào tạo chuẩn về trình độ nghiệp vụ, về cơ cấu bộ môn còn thiếu. - Đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, yêu nghề, sôi nổi năng động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên của nhà trường vẫn còn những hạn chế: Giáo viên có tuổi nghề dưới 5 năm còn nhiều nên kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục học sinh còn có nhiều hạn chế. Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá của một số giáo viên trong nhà trường còn chậm, chưa thật đáp ứng được mục tiêu đề ra. 2. Về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống Hầu hết cán bộ, giáo viên trong trường có phẩm chất chính trị vững vàng và tuyệt đối trung thành vào đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Đạo đức trong sáng, lành mạnh. Luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức của người giáo viên nhân dân. 6 Lối sống giản dị, gương mẫu, gần gũi với nhân dân, Luôn được học sinh và nhân dân tin yêu. III. Những điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị để đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV của trường THCS Số 1 Hùng Mỹ. 1. Điểm mạnh. - Nhà trường được sự quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo kịp thời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương và các bậc phụ huynh học sinh - Trong những năm vừa qua nhà trường tích cực trong việc quản lí nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng trường phát triển. - Nhà trường đã hình thành được đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi. Năm học 2014-2015 có 02 đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 13 đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ và 02 đồng chí hoàn thành nhiệm vụ. - Trường có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị - đồ dùng dạy học và hệ thống máy tính phục vụ cho công tác giảng dạy và tra cứu cập nhật thông tin. - Nhiều năm gần đây, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện cũng luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường khắc phục những hạn chế, yếu khuyết về cơ sở vật chất giúp đỡ thầy và trò nhà trường tiến kịp tiến độ trường chuẩn cấp độ I lộ trình 2015-2020. Trên đây là những ưu điểm, là tiềm năng, là động lực thúc đẩy cho nhà trường phát triển trong thời gian tới. 2. Điểm yếu: - Về cơ cấu đội ngũ: Một số giáo viên có năng lực nhưng chưa tâm huyết với nghề, chưa cống hiến, đầu tư đúng mức về chuyên môn; còn ỷ lại, né tránh công việc, nhiều giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Đội ngũ cán bộ giáo viên chưa thật an tâm công tác do điều động, kinh nghiệm giảng dạy và giáo 7 dục chưa có nhiều. Mặt khác, các điều kiện sinh hoạt còn quá thiếu thốn cũng ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị, nghiên cứu bài dạy nên chất lượng chưa được cao. - Công tác bồi dưỡng đội ngũ: Công tác tự học và tự bồi dưỡng chưa thường xuyên, chưa toàn diện, hình thức chưa phong phú, một số giáo viên chưa thực sự đầu tư trong chuyên môn, chưa say mê trong việc tự bồi dưỡng đổi mới phương pháp; Việc sử dụng thiết bị dạy học còn nhiều lúng túng, còn giáo viên sử dụng máy tính chưa thành thạo, ứng dụng khoa học công nghệ chưa thường xuyên. - Một số cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chưa kích thích, thiếu chuyên tâm vào công việc được giao (Phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HSG).Quyền tự chủ, trong nhà trường chưa được mở rộng toàn diện đặc biệt là khâu tuyển chọn giáo viên. 3. Thuận lợi. - Trường THCS Số 1 Hùng Mỹ nằm trên địa bàn Xã Hùng Mỹ là một trong 10 xã có điểm di tích lịch sử của huyện được tôn tạo và nhân rộng, vì thế các cấp chính quyền tạo điều kiện, quan tâm nhiều hơn, thường xuyên hơn về công tác giáo dục. - Trên địa bàn xã đang được các doanh nghiệp, các tổ chức đầu tư xây dựng; đây là thời cơ và cũng là cơ hội cho thầy và trò phát huy, khẳng định thương hiệu của nhà trường. 4. Khó khăn. - Học sinh phần lớn là người dân tộc, mặt bằng dân trí chưa đều, nhân thức chưa được nhanh. - Đa số giáo viên nhà xa, đi lại khó khăn cũng ảnh hưởng nhiều đến chuyên môn. IV. Kinh nghiệm thực tế, những những tình huống đã gặp trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường THCS Số 1 Hùng Mỹ. 1. Các tình huống tiêu biểu 8 Giáo dục tiêu biểu trong nhà trường: Trong đội ngũ giáo viên của nhà trường có một cô Hà Thị Mấy học cao đẳng giai đoạn chuyên ngành Toán lý, trình độ năng lực còn hạn chế, phương pháp dạy học còn kém …thiếu kỹ năng, kỹ thuật dạy học. Làm thế nào để nâng cao năng lực, phương pháp cho cô giáo đó ? 2. Kinh nghiệm giải quyết các tình huống: - Lập kế hoạch thăm lớp dự giờ thường xuyên. - Phân công chuyên môn cho phù hợp với trình độ đào tạo, năng lực được đào tạo (bố trí dạy đuổi từ khối lớp 6 lên tới khối lớp 9). - Bồi dưỡng phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học theo hướng đổi mới. - Thường xuyên kiểm tra đánh giá và rút kinh nghịêm trực tiếp cho giáo viên trên tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp, xây dựng cho đồng nghiệp phương pháp dạy của môn học. - Kiểm tra, duyệt giáo án, góp ý về phương pháp dạy học, cách trình bày, cách hướng dẫn học sinh. - Thường xuyên xây dựng giờ dự đổi mới phương pháp, lên kế hoạch tạo điều kiện cho cô Hà Thị Mấy đi dự giờ học hỏi đồng nghiệp. - Yêu cầu cô Mấy phải có sổ tự bồi dưỡng chuyên môn và được Ban giám hiệu kiểm tra thúc đẩy. 3. Nguyên nhân thành công, nguyên nhân chưa thành công. - Trong quá trình phân công chuyên môn nhà trường đã phân công cô giáo Mẩy giảng dạy đủ số lượng môn học theo đúng chương trình, đủ số tiết theo định mức của ngành, nên cô giáo Mấy thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, hiệu quả công việc cao và tạo điều kiện thuận lợi cho trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Việc sử dụng thiết bị đã trở thành thói quen và cô giáo Mấy đã biết sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phù hợp từng giờ học đạt hiệu quả. - Tuy nhiên cô giáo Mẩy do nhận thức, năng lực còn hạn chế nên việc đổi mới còn chậm, hiệu quả, chất lượng giảng dạy chưa cao. 4. Bài học kinh nghiệm. 9 - Cần phải phân công chuyên môn cho hợp lí với trình đội đào tạo và năng lực công tác của đội ngũ giáo viên. - Tăng cường bồi dưỡng thúc đẩy việc kiểm tra đánh giá để giúp đỡ đồng chí đồng nghiệp, có những biện pháp lãnh đạo - quản lý hiệu quả nhằm đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. - Khi phân công nhiệm vụ cho giáo viên người quản lý cũng cần nắm bắt đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh và những vấn đề ngoại cảnh tác động đến giáo viên, để khi phân công nhiệm vụ giáo viên nhận và thực hiện nhiệm vụ một cách thoải mái về tâm lý tạo sự đồng thuận trong nội bộ nhà trường. PHẦN THỨ BA: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS SỐ I HÙNG MỸ-CHIÊM HÓA-TUYÊN QUANG I. Các căn cứ xây dựng kế hoạch Căn cứ vào kết quả đạt được của 3 năm học trước (năm học 2012-2013; năm học 2013-2014; năm học 2014-2015) Căn cứ vào điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn của nhà trường THCS Số 1 Hùng Mỹ II. Nội dung kế hoạch 1. Kế hoạch hoạt động dự kiến thực hiện trong vòng 2 tuần a. Mục tiêu: - Lập các kế hoạch năm học - Triển khai các kế hoạch để đội ngũ giáo viên nắm được kế hoạch năm học của nhà trường. - Xây dựng, cho giáo viên đăng ký nội dung bồi dưỡng thường xuyên trong năm học 2015-2016. - Hoàn thiện kế hoạch xây dựng bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên toàn trường theo hướng chỉ đạo của phòng GD&ĐT. 10 - Tiếp tục xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. b. Những khó khăn - Giáo viên ở xa trường, thiếu về cơ cấu bộ môn và không ổn định. - Kinh phí hỗ trợ và động viên không có . - Một số giáo viên chưa có ý thức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Một số giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. - Việc phối kết hợp giữa các đoàn thể chưa nhịp nhàng. c. Dự kiến cách khắc phục - Ban giám hiệu phối hợp cùng tổ chuyên môn làm công tác tư tưởng cho giáo viên, giúp đỡ giáo viên trong công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ như: Tự nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, thường xuyên thăm lớp dự giờ nhằm thúc đẩy và tích luỹ phương pháp học tập. - Ban giám hiệu phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể tạo mọi điều thuận lợi về thời gian, kinh phí để giáo viên hoàn thành kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn theo đúng kế hoạch xây dựng. d. Kế hoạch chi tiết: Thời gian Nội dung công việc Dự kiến kết quả Người thực hiện Điều kiện Tuần 1: - Hướng dẫn giáo đạt được (Phối hợp) - 100% cán bộ, - BGH nhà 6/10/2015- viên xây dựng kế giáo 11/10/2015 hoạch bồi dưỡng dựng được kế hợp với các đoàn chi khác viên xây trường phối kết thường xuyên duyệt hoạch bồi dưỡng thể trong nhà qua tổ chuyên môn thường xuyên cụ trường. và nhà trường thể, khoa học - Tổ trưởng qua đó thúc đẩy chuyên môn và việc tự 11 bồi các giáo viên cốt thực hiện - Kinh phí trích từ nguồn . dưỡng một cách hiệu quả. - Hướng dẫn cho cán - Giúp cán bộ -Phòng GD&ĐT. Quỹ ngân bộ giáo viên nhân giáo viên nhân - Ban giám hiệu. sách viên Tuần 2: 11/10/20117/10/2015 cán. phương pháp, viên nắm rõ quy quy trình đánh giá trình, phương HT, PHT,GV theo pháp đánh HT, chuẩn nghề nghiệp. - Phân công chuyên PHT,GV theo chuẩn. môn - Lập kế hoạch làm việc, họp giáo viên để thống nhất kế hoạch 2. Kế hoạch hoạt động dự kiến thực hiện trong vòng 3 tháng a. Mục tiêu: - Kiểm tra, đánh giá hiệu quả bước đầu của việc phân công chuyên môn. - Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. b. Nội dung công vịêc: - Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc phân công chuyên môn - Kiểm tra, đánh giá điều chỉnh phân công chuyên môn cho hợp lý. - Tích cực thăm lớp dự giờ trong đợi thao giảng 20-11 đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên. - Tiếp tục tập huấn cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, thiết kế Bản đồ tư duy trong soạn giảng và sử dụng CNTT vào dạy học có hiệu quả. 12 - Tập huấn cho giáo viên sử dụng phần mềm “Trường học kết nối” tiếp tục áp dụng vào năm học 2015 - 2016. c. Dự kiến kết quả: - Giáo viên bước đầu thực hiện tốt việc phân công chuyên môn - Giáo viên được bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học. - Phân công hợp lý đúng chuyên môn, chuyên ngành đào tạo góp phần tạo cho người dạy thoải mái về tinh thần, góp phần hiệu quả trong công việc. - Thường xuyên thăm lớp dự giờ đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, nhằm trao đổi kiến thức kỹ năng, đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả hơn. d. Điều kiện thực hiện - Kinh phí trích từ nguồn chi khác - Vận động nhân dân ủng hộ và thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục. - Cơ sở vật chất của nhà trường. - Đề nghị công ty Viettel giúp đỡ thêm phần tập huấn cho giáo viên sử dụng phần mềm SMAS 2.0. e. Người thực hiện và phối hợp thực hiện: - Ban giám hiệu nhà trường - Phối kết hợp với các đoàn thể trong trường. - Tổ trưởng chuyên môn và đội ngũ giáo viên của nhà trường. - Công ty Viettel và cán bộ phụ trách CNTT nhà trường. g. Khó khăn, rủi ro - Một số giáo viên thường xuyên ốm đau. - Một số giáo viên hạn chế trong việc sử dụng máy vi tính. h. Dự kiến cách khắc phục - Chỉ đạo các tổ và cá nhân xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng coi đó là mục tiêu phấn đấu và là chỉ tỉêu thi đua. - Chỉ đạo tổ chuyên môn phân công giáo viên thực hiện giúp những đồng chí ốm đau, thai sản để công việc đảm bảo tiến độ. 13 - Tập huấn trước cho giáo viên trong việc sử dụng máy vi tính. 3. Kế hoạch hoạt động dự kiến trong một năm học. a. Mục tiêu - Xây dựng được một đội ngũ giáo viên chuẩn về trình độ, vững về tay nghề và nhiệt huyết với nghề - Xây dựng được đội ngũ giáo viên có phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả, có tinh thần hợp tác và trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương. b. Nội dung công việc Để có được đội ngũ giáo viên như mục tiêu đã định người hiệu trưởng cần thực hiện và đổi mới trong các nội dung sau: - Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị. + Hàng năm nhà trường tổ chức cho giáo viên nghiên cứu học tập các nghị quyết của Đảng, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các văn bản có liên quan đến công tác giảng dạy của giáo viên. Nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan của người thầy nhằm tạo ra sự nhạy bén, sự nhạy cảm và khả năng thích ứng về mọi mặt xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Từ đó tạo ra sức mạnh, niềm tin và lý tưởng của từng giáo viên từ đó nhận thức rõ vai trò vị trí trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. + Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ là một trong những công tác quan trọng vì tình yêu thương con người là cái gốc của đạo lý làm người với giáo viên thì tình yêu thương ấy lại là cốt lõi là cội nguồn sâu xa vì lí tưởng nhân văn là đặc trưng cơ bản của giáo dục. Đối với giáo viên THCS lòng yêu nghề, sự say mê nghề, sự kiên trì bền bỉ và ý trí khắc phục khó khăn trong học tập, rèn luyện, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục. Biến khẩu hiệu "Tất cả vì học sinh thân yêu" bằng những hoạt động thiết thực. - Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: 14 + Bồi dưỡng kiến thức: Bồi dưỡng giáo viên nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản liên quan đến các môn học trong chương trình THCS để dạy được tất cả các khối lớp, của bậc học đáp ứng yêu cầu của đối tượng học sinh, bồi dưỡng các kiến thức tâm lí sư phạm, lứa tuổi và phương pháp dạy học ở THCS bồi dưỡng kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văm hoá, xã hội, quản lý hành chính Nhà nước, môi trường, dân số, anh ninh quốc phòng, an toàn giao thông, y tế học đường. + Bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm: Đây là một trong những nội dung rất cơ bản quan trọng trong việc bồi dưỡng giáo viên. Năng lực sư phạm bao gồm: Năng lực tổ chức quá trình dạy học. Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh ở tất cả các mặt đức - trí - thể - mĩ và các kỹ năng khác như: Kỹ năng lập kế hoạch dạy học kỹ năng dạy trên lớp, kỹ năng tổ chức quản lý giáo dục cho học sinh, kỹ năng giáo dục hướng nghiệp, kỹ năng lập hồ sơ, kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học, kỹ năng sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học, kỹ năng ra đề kiểm tra, kỹ năng đánh giá học sinh ... - Đẩy mạnh bồi dưỡng năng lực chuyên môn: Trong tình hình phân công chuyên môn việc nâng cao trình độ chuyên môn là hết sức quan trọng là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của chất lượng giáo dục, năng lực chuyên môn được biểu hiện là hiểu rộng, hiểu sâu kiến thức chuyên môn nắm vững các kiến thức hỗ trợ cho bộ môn của mình giảng dạy. Đặc biệt đó là việc bồi dưỡng những kiến thức hiểu biết về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá quá trình nhận thức học sinh, bồi dưỡng cần tập trung vào những nội dung sau: + Những kiến thức chung về phương pháp dạy học tích cực + Xây dựng giáo án theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. + Kỹ năng lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung của từng kiểu bài trên lớp. + Kỹ năng tổ chức các hoạt động chủ yếu trong giờ lên lớp 15 + Kỹ năng tự học tự nghiên cứu tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập bộ môn của học sinh. Đẩy mạnh bồi dưỡng kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học và nâng cao trình độ Ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ. Do trình độ đào tạo không đồng đều, nhận thức vấn đề có khác nhau cho nên việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ co đội ngũ tay nghề đồng đều là hết sức quan trọng và cần thiết. Tôi xây dựng những qui định trong nội bộ một cách cụ thể, chặt chẽ về chuyên môn, như: + Qui định về soạn: Giáo án phải được soạn trước 3 ngày, trước khi lên lớp phải nghiên cứu lại giáo án, giáo án phải được trình bày khoa học. Phải thể hiện lao động sáng tạo của mỗi người nhằm mục đích nâng cao chất lượng. + Về giảng dạy: Dạy đúng đủ thời gian quy định, đúng phương pháp bộ môn khắc sâu kiến thức cơ bản của tiết dạy, chú ý phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS trong lĩnh hội tri thức, tránh gò ép kiến thức. đặc biệt chú ý đến sự chuẩn bị đồ dùng trong mỗi tiết dạy. đồ dùng phải đảm bảo tính khoa học và mang tính GD cao, sử dụng phải đúng lúc đúng chỗ có tác dụng GD tốt, đây là tiêu chuẩn không thể thiếu được trong đánh giá một tiết dạy. Mỗi năm chúng tôi phát động GV làm đồ dùng 2 lần, sau đó kiểm nghiệm tích lũy vào nhà trường, góp phần nâng cao chát lượng dạy và học. + Về hồ sơ: mỗi GV phải có đủ đầu hồ sơ theo quy định. Các hồ sơ này được tổ chuyên môn và nhà trường kiểm tra thường xuyên. Việc triển khai các chuyên đề trong buổi họp chuyên môn cũng theo quy trình nhất định: bắt đầu từ nhận thức ( cơ sở lý luận, tiến hành thực hiện…) rồi đến thực hành, qua thực hành chọn cử người dạy từ 1-2 giờ (thành công tốt) tổ chức rút kinh nghiệm thống nhát từ cách soạn giáo án, đến tiến trình lên lớp sau đó triển khai đại trà ai cũng phải được dạy thực hành chuyên đề đó, bắt buộc từ đạt yêu cầu trở lên ai cưa đạt dạy lại Cuối cùng chúng tôi có bài kiểm tra nhân thứcvề chuyên đề đó, có đánh giá bằng con điểm.Tôi nhận thấy những quy định 16 này càng cụ thể, càng tốt và được thống nhất ngay từ đầu năm học. Nhờ những quy định này tôi thấy quản lý đội ngũ có hiệu quả hơn. + Tăng cường công tác thanh kiểm tra: Kiểm tra của tổ chuyên môn, của BGH, các đoàn thể dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Bản thân tôi cũng phải rèn luyện, tu dưỡng, nỗ lực phấn đâu gương mẫu trong mọi lĩnh vực công tác. Xong tôi cũng nhận thấy mình còn nhiều hạn chế, chưa có bề dày trong công tác quản lý, phải học thầy, học bạn không ngừng nâng cao trình độ để làm tốt công tác được giao. c. Dự kiến kết quả: - Xây dựng đội ngũ cốt cán cho tất cả các môn. - Tham mưu với hiệu trưởng đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị. - 100% giáo viên tham gia chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên và các lớp tập huấn đổi mới phương pháp và sử dụng đồ dùng dạy học. - Trên 60% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi từ cấp trường trở lên và trên 20% đạt CSTĐ cấp cơ sở. d. Điều kiện thực hiện: - Cở sở vật chất đảm cho thực hiện dạy học - Thiết bị đủ đảm bảo theo quy định của bộ giáo dục. - Sử dụng kinh phí trích từ nguồn chi khác của nhà trường. - Phối kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường. - Tổ trưởng chuyên môn và đội ngũ giáo viên của nhà trường - Các lực lượng hỗ trợ khác. g. Khó khăn, rủi ro: - Sự liên kết rời rạc của tập thể dẫn đến tập thể yếu, mục tiêu của cá nhân và tập thể không thống nhất các cá nhân không chấp thuận nhau, không tôn trọng và phục tùng nhau. 17 - Một số thành viên thiếu tinh thần trách nhiệm thậm chí vi phạm các chuẩn mực đạo đức. Tính đa dạng phức tạp của các thành viên về nhu cầu lợi ích, tính cách năng lực và hoàn cảnh gia đình. h. Dự kiến hướng khắc phục: - Trong quá trình đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV, là người quản lý trước hết phải đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu, làm cho đội ngũ giáo viên hiểu rõ mục tiêu của người lãnh đạo đang làm gì và mục đích cuối cùng là gì để từ đó tạo được sự nhất trí và đồng thuận trong tập thể giáo viên. Tuy vậy trong quá trình thực hiện, người cán bộ quản lý không tránh khỏi những trường hợp có thái độ và hành động chống đối của một số ít giáo viên. Như vậy, đối với những trường hợp đó cần phải kiên quyết xử lý phù hợp với mức độ vi phạm. Tóm lại, là người cán bộ quản lý cần biết phát huy các phương pháp lãnh đạo và quản lý cho phù hợp với từng đối tượng và môi trường công tác. Vì vậy, việc đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GVcũng phải thực hiện phù hợp với môi trường điều kiện công tác và chủ trương cấp trên, không nhất thiết thực hiện như một "cuộc cải cách" vì như thế không những không thành công mà còn dẫn đến thất bại. PHẦN THỨ TƯ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận - Đội ngũ giáo viên THCS là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, bảo đảm mọi thành công chủ trương đổi mới giáo dục đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục THCS, đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu kế hoạch giảng dạy giáo dục trong nhà trường, là người tạo nên uy tín chất lượng và hiệu quả của nhà trường. Vì vậy, 18 việc đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV là nhiệm vụ cần thiết được Đảng, Nhà nước và các cấp các ngành quan tâm. - Mỗi trường THCS muốn phát triển trước hết phải có một đội ngũ giáo viên giỏi, đây là nguồn lực quý báu. "Đổi mới công tác xây dựng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phải theo hướng chuẩn hoá nâng cao chất lượng, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước". - Từ thực tiễn công tác trong những năm qua ở trường THCS Số 1 Hùng Mỹ. Từ cơ sở lí luận được tiếp thu về công tác quản lí nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ ở trường THCS. Trên cơ sở nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của các cấp chính quyền, văn bản hướng dẫn của ngành và phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên của nhà trường tôi đi đến kết luận: Việc đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao đội ngũ GV là rất cần thiết trong sự phát triển của đất nước ta hiện nay. Đây là việc làm cần thường xuyên, lâu dài và có tính chiến lược, là điều kiện quyết định để nhà trường đứng vững, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục . - Là một cán bộ quản lý tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV, nhưng đây mới chỉ là kinh nghiệm của một trường, hơn nữa về thời gian, kinh nghiệm và điều kiện nghiên cứu có hạn nên nhiều vấn đề chưa đề cập tới. Bản thân rất mong được sự thông cảm của thầy cô hướng dẫn, sự chia sẻ của độc giả để bản thân tôi tiếp thu và nghiên cứu hoàn thiện hơn để chủ đề được thực hiện trong quá trình đổi mới công tác quản lý nhằm nâng chât lượng đội ngũ của đơn vị, đáp ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. II. Kiến nghị: 19 1. Với Sở Giáo dục và đào tạo - Cần có chính sách ưu đãi hơn nữa để thu hút học sinh giỏi thi vào các trường Sư phạm để chúng ta có lực lượng giáo viên giỏi. - Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả hơn đặc biệt là đỏi mới phương pháp dạy học. - Có cơ chế chính sách cho giáo viên kiêm nghiệm các công tác trong nhà trường hợp lý. 2. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo - Điều động bổ xung giáo viên cho đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có kế hoạch ổn định giáo viên để nhà trường có điều kiện xây dựng đội ngũ. - Đề xuất với UBND huyện tăng cường kinh phí đầu tư trang thiết bị dạy học cho nhà trường. - Có chính sách ưu đãi đối với giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 3. Với lãnh đạo địa phương Quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất để đảm bảo quá trình dạy học. Có chính sách khuyến khích giáo viên ở lại địa phương công tác lâu dài. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD&ĐT: Thông tư ban hành Điều lệ trường THCS ,THPT và trường phổ thông có nhiều cấp hoc (Ban hành Thông tư số: 12/2011/TTBGDĐT). Nhà xuất bản giáo dục năm 2011 . 2. Bộ GD&ĐT: Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 “Về quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT”. 3. Chính Phủ Nước Cộng Hòa XHCNVN: Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020. NXB chính trị Quốc gia 2011 4. Đảng cộng sản Việt Nam: Nghị quyết TW 2 khoá 8. Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 1997 5. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IV, X, XI. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (năm 1996, năm 2001, năm 2006,năm 2011) 6. Đỗ Lan Hương: Bài giảng Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong trường THCS – Trường BDNG&CBQL Phú Thọ. 7. Lê Lan Phương: Bài giảng về quản lý nhân sự của lớp quản lý giáo dục năm 2012 – Trường BDNG&CBQL Phú Thọ. 21 8. Quốc hội Nước Cộng Hòa XHCNVN: Luật giáo dục. NXB chính trị Quốc gia ,2010 9. CV Số: 456/SGDĐT-GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2014 của sở giáo dục và đào tạo Tuyên Quang “V/v thực hiện nền nếp trường trung học” MỤC LỤC STT 1 2 Mục Trang Phần thứ nhất: LÝ DO LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN I. Lý do khách quan 1 II. Lý do chủ quan 2 Phần thứ hai: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THCS SỐ I HÙNG MỸ – CHIÊM HÓA – TUYÊN QUANG. I. Khái quát về địa phương và nhà trường: 4 II. Thực trạng hoạt động đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV của trường THCS số 1 Hùng Mỹ. 5 III. Những điểm mạnh, yếu của đơn vị để đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV của trường THCS số 1 Hùng Mỹ. 22 7 IV. Kinh nghiệm thực tế. 3 Phần thứ ba: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 9 I. Căn cứ xây dựng kế hoạch II. Nội dung kế hoạch 10 1. Kế hoạch 2 tuần sau khoá học: 11 2. Kế hoạch 3 tháng sau khoá học 3. Kế hoạch một năm sau khoá học: 4 Phần thứ tư: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận II. Một số kiến nghị: 19 20 DANH MỤC VIẾT TẮT STT Nội dung Chữ cái viết tắt 1 Trung học cơ sở THCS 2 Giáo viên GV 3 Ủy ban nhân dân UBND 4 Cán bộ quản lý CBQL 5 Học sinh HS 6 Giáo dục công dân GDCD 7 Giáo dục và đào tạo GD&ĐT 23 [...]... lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV là nhiệm vụ cần thiết được Đảng, Nhà nước và các cấp các ngành quan tâm - Mỗi trường THCS muốn phát triển trước hết phải có một đội ngũ giáo viên giỏi, đây là nguồn lực quý báu "Đổi mới công tác xây dựng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phải theo hướng chuẩn hoá nâng cao chất lượng, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt chú trọng nâng cao bản... bại PHẦN THỨ TƯ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Kết luận - Đội ngũ giáo viên THCS là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, bảo đảm mọi thành công chủ trương đổi mới giáo dục đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục THCS, đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu kế hoạch giảng dạy giáo dục trong nhà trường, là người tạo nên uy tín chất lượng và hiệu quả của... ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THCS SỐ I HÙNG MỸ – CHIÊM HÓA – TUYÊN QUANG I Khái quát về địa phương và nhà trường: 4 II Thực trạng hoạt động đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV của trường THCS số 1 Hùng Mỹ 5 III Những điểm mạnh, yếu của đơn vị để đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV của trường THCS số 1 Hùng... giáo viên trong việc sử dụng máy vi tính 3 Kế hoạch hoạt động dự kiến trong một năm học a Mục tiêu - Xây dựng được một đội ngũ giáo viên chuẩn về trình độ, vững về tay nghề và nhiệt huyết với nghề - Xây dựng được đội ngũ giáo viên có phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả, có tinh thần hợp tác và trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương b Nội dung công việc Để có được đội ngũ giáo. .. trạng đội ngũ giáo viên của nhà trường tôi đi đến kết luận: Việc đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao đội ngũ GV là rất cần thiết trong sự phát triển của đất nước ta hiện nay Đây là việc làm cần thường xuyên, lâu dài và có tính chiến lược, là điều kiện quyết định để nhà trường đứng vững, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo. .. công tác trong nhà trường hợp lý 2 Với Phòng Giáo dục và Đào tạo - Điều động bổ xung giáo viên cho đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có kế hoạch ổn định giáo viên để nhà trường có điều kiện xây dựng đội ngũ - Đề xuất với UBND huyện tăng cường kinh phí đầu tư trang thiết bị dạy học cho nhà trường - Có chính sách ưu đãi đối với giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 3 Với lãnh... kiến hướng khắc phục: - Trong quá trình đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV, là người quản lý trước hết phải đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu, làm cho đội ngũ giáo viên hiểu rõ mục tiêu của người lãnh đạo đang làm gì và mục đích cuối cùng là gì để từ đó tạo được sự nhất trí và đồng thuận trong tập thể giáo viên Tuy vậy trong quá trình thực hiện, người cán bộ quản lý không tránh... lượng đội ngũ của đơn vị, đáp ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay II Kiến nghị: 19 1 Với Sở Giáo dục và đào tạo - Cần có chính sách ưu đãi hơn nữa để thu hút học sinh giỏi thi vào các trường Sư phạm để chúng ta có lực lượng giáo viên giỏi - Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả hơn đặc biệt là đỏi mới phương pháp dạy học - Có cơ chế chính sách cho giáo viên. .. bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước" - Từ thực tiễn công tác trong những năm qua ở trường THCS Số 1 Hùng Mỹ Từ cơ sở lí luận được tiếp thu về công tác quản lí nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ ở trường THCS Trên...- Tiếp tục xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá b Những khó khăn - Giáo viên ở xa trường, thiếu về cơ cấu bộ môn và không ổn định - Kinh phí hỗ trợ và động viên không có - Một số giáo viên chưa có ý thức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Một số giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp ... “ Đổi công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường THCS số Hùng Mỹ” làm tiểu luận cuối khóa học PHẦN THỨ HAI : TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO... không thiết thực "cuộc cải cách" không thành công mà dẫn đến thất bại PHẦN THỨ TƯ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Kết luận - Đội ngũ giáo viên THCS lực lượng định chất lượng hiệu giáo dục, bảo đảm thành... Quang “V/v thực nếp trường trung học” MỤC LỤC STT Mục Trang Phần thứ nhất: LÝ DO LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN I Lý khách quan II Lý chủ quan Phần thứ hai: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN

Ngày đăng: 04/10/2015, 18:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan