TÌM HIỂU về TINH THẦN HAM học, tự học của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH

21 2.7K 7
TÌM HIỂU về TINH THẦN HAM học, tự học của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cùng với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn,từ ngàn đời nay hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.Hiếu Học là một khả năng có thể coi như làm thành một bộ phận ,một chi tiết,một biểu hiện của khát khao tri thức rất tự nhiên của con người.Hiếu học xem sự học là trách nhiệm ,là thiêng liêng ,là tự nguyện,đó là đạo lý làm người nhân bất học ,bất tri lý cũng như người không học,như ngọc

MỤC LỤC A) PHẦN MỞ ĐẦU B) NỘI DUNG I)- Hoàn Cảnh Góp Phần Hình Thành Đức Tính Ham Học,Tự Học Của Bác II)Phần chính(làm rõ nội dung của đề tài) 1-tinh thần ham học của bác trong những năm từ tháng ấu thơ đến khi Bác ra đi tìm dường cứu nước 2)tinh thần ham học của Bác trong suất nhưng năm tháng ra đi tìm đường cứu nước 3)Tinh thần học tập của Bác trong nhưng năm tháng kể từ khi Bác trở về nước trực tiếp lãnh đạo kháng chiến III)Ý Nghĩa C)KẾT LUẬN D)TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU VỀ TINH THẦN HAM HỌC, TỰ HỌC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH A) PHẦN MỞ ĐẦU Cùng với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn,từ ngàn đời nay hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam."Hiếu Học" là một khả năng có thể coi như làm thành một bộ phận ,một chi tiết,một biểu hiện của khát khao tri thức rất tự nhiên của con người.Hiếu học xem sự học là trách nhiệm ,là thiêng liêng ,là tự nguyện,đó là đạo lý làm người "nhân bất học ,bất tri lý" cũng như "người không học,như ngọc không mài". Từ xưa đến nay, dù cuộc sống có nghèo khổ đến nhường nào, nhưng vẫn có rất nhiều những tấm gương về tinh thần hiếu học, không ngại khó khăn để thu nạp kiến thức cho bản thân, trở thành những con người có ích cho xã hội. Xưa có Mạc Đĩnh Chi, tuy hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn nhưng lại rất ham học. Nhà nghèo,cậu bé không thể đến lớp cùng bạn bè mà chỉ đứng ngoài lớp nghe thầy giảng bài.Đêm đến,không có đèn thắp sáng,cậu bé phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để có ánh sáng học bài.Chính lòng ham mê đó mà sau này cậu đã đỗ Trạng nguyên. Và cho đến ngày nay, khi nói đến tinh thần ham hiểu biết, ham học hỏi, người dân Việt Nam luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc- Hồ Chí Minh. Bác là một tấm gương sáng ngời của một con người luôn luôn tự học và học hỏi không ngừng.Bác học ngoại ngữ ,học viết báo,nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại ,đặc biệt là văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây.Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường lớp đào tạo chính quy nào.Người học ở sách báo,đồng nghiệp,bạn bè,nhân dân,… Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc ,nước thuộc địa,ở phong trào cách mạng thế giới. 2 Hồ Chí Minh là một tấm gương sang về tinh thần tự học mà mỗi người chúng ta cần phải học hỏi,noi theo.Bác ra đi bằng hai bàn tay trắng,làm rất nhiều nghề để kiếm sống ,tự học tiếng nước ngoài để giao tiếp.Bác không có tiền nhưng Bác có long ham học hỏi ,ham hiểu biết nên sự thành công của người là một điều dễ hiểu.Bác luôn luôn là một tấm gương sống để mọi người dân Việt Nam học tập và noi theo. 3 B) NỘI DUNG I)- Hoàn Cảnh Góp Phần Hình Thành Đức Tính Ham Học,Tự Học Của Bác -Bác sinh thành trong gia đình nhà Nho,vốn có truyền thống hiếu học,nhân nghĩa • Cha của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc (người dân thường gọi là cụ Phó bảng).Cụ lớn lên trong một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của nhà Nho.Cụ đỗ cử nhân năm 1894 và phó bảng năm 1901 • Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan,bà là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường.Bà là một hình mẫu cho hình ảnh người phụ nữ Việt hiền hậu và hết lòng vì chồng con • Chị là Nguyễn Thị Thanh; anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm đều là những người thông minh ,tài giỏi,yêu nước thương dân -Quê hương của Người nổi tiếng là vùng đất giàu truyền thống hiếu học;truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm;nơi đã sản sinh ra những danh nho,nhân tài cho đất nước. => Quê hương,gia đình và đặc biệt là ảnh hưởng từ người cha và từ những trải nhiệm đầu đời cùng cha đi học từ làng này sang làng khác,được hầu trà,bê tráp và thường xuyên tiếp xúc với những bậc cha chú ,những nhà nho hiếu học,yêu nước đã góp phần hình thành lên trong Người tình yêu dân tộc cũng như tinh thần hiếu học -Ngoài ra đức tính hiếu học, ham học hỏi của Người còn được hình thành chính từ hoàn cảnh đất nước .Đất nước ta lúc bấy giờ chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp,nhân dân vô cùng lầm than,khổ cực.Chứng kiến cảnh đó rất nhiều những thanh niên,những sĩ phu yêu nước đã tham gia phòng trào cứu nước,ra sức học tập để tìm đường cứu nước như phong trào đưa thanh niên sang Nhật để học hỏi kinh nghiệm,...Là một thanh niên yêu nước Người sớm đã có chí học hỏi ,nuôi dưỡng những mục tiêu để đánh đuổi 4 thực dân,giành độc lập cho đất nước.Và ngày 5-6-1911 Bác lên tàu Đô đốc Latouche-Tréville của hãng vận tải Hợp nhất (Compagnie des Chargeurs réunis), đi tìm đường cứu nước. II) Phần chính( làm rõ nội dung của đề tài) 1) Tinh thần học tập của Bác từ những năm tháng ấu thơ đến khi Bác ra đi tìm đường cứu nước Do được thừa hưởng những đức tính tột đẹp của người cha-cụ Nguyễn Sinh Sắc và sống trong gia đình nho giáo,được tiếp xúc nhiều với những nhà nho nên ngay từ thời niên thiếu Bác Hồ đã rất chăm chỉ và hiếu học.Chính vì thế Bác luôn được cha mẹ tạo điều kiện cho học tập và cụ Nguyễn sinh Sắc rất kì vọng vào Bác. Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ, lớn lên trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học, cần cù trong lao động, tình nghĩa trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù. Nguyễn Sinh Cung ham hiểu biết, thích nghe chuyện và hay hỏi những điều mới lạ, từ các hiện tượng thiên nhiên đến những chuyện cổ tích mà bà ngoại và mẹ thường kể. Bác học chính thức trên ghế nhà trường chỉ hết lớp Nhì của bậc Tiểu học. Bác học lớp Tư ở trường Tiểu học Pháp bản xứ Vinh, do chưa học hết 5 năm học phải đi theo cha vào Huế nên đến Huế Người học lớp Tư và lớp Ba tại trường Tiểu học Pháp – Việt Huế (tức trường Tiểu học Đông Ba); Năm học 1908 – 1909 Người học lớp Nhì trường Quốc học Huế. Lớp Nhất Người học với thầy giáo Phạm Ngọc Thọ ở Quy Nhơn. Sau đó Người đi vào Phan Thiết dạy học một thời gian ngắn ở trường Dục Thanh. Sau Tết âm lịch năm Tân Hợi (1911) Người vào Sài Gòn và đầu tháng 6 năm 1911 Người đi sang Pháp. Mặc dù sinh ra trong một gia đình nghèo, hoàn cảnh lận đận nhưng từ nhỏ Nguyễn Sinh Cung (tên Bác lúc nhỏ) thông minh lạ thường, rất chịu khó học và tiến bộ nhanh, tuy học chữ Hán có mấy năm mà đã đạt đến trình độ thành thạo thể hiện trong hơn 100 bài thơ chữ Hán (trong tập Nhật ký trong tù của Người),cũng như vốn tiếng Pháp tuy còn ít ỏi, nhưng bước đầu đã giúp Người hình dung ra những nét chấm phá của xã hội phương Tây Ngay từ khi còn nhỏ Bác đã rất ham học hỏi,biết lắng nghe và đã biết tìm hiểu về cuộc sống chính vì thế dù tuổi còn nhỏ nhưng Bác đã hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất, nhà tan; thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất nước. Đó là nạn thuế khoá nặng nề cùng với việc nhân dân bị bắt làm phu xây dựng đường trong tỉnh, làm đường từ Cửa Rào, đi Xiêng Khoảng (Lào) nơi rừng thiêng nước độc. Những cuộc ra đi không có ngày về, nhân dân lầm than, ai oán. Một lần Bác kể lại:”khi tôi độ mười ba tuổi,lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do,Bình đẳng,Bác ái …Và từ thủa đấy tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp,muốn tìm xem những gì ẩn sau những chữ ấy”.Từ câu chuyện Bác kể ta thấy được dù còn it tuổi nhưng Bác đã có tinh học hỏi rất lớn,Bác luôn muốn tình hiểu về những điều mới mẻ trong cuộc sống .Đây cũng chính là con đường giúp Bác thực được nhưng tiêu của mình Dù thời gian học tập chính thức trên ghế nhà trường của Bác không được nhiều nhưng Bác luôn tự trau dồi những kiến thức cho bản thân từ 6 những bài học từ người cha,từ những người thầy và từ cuộc sống thực tiễn.Thời niên thiếu của Bác đã trải qua nhiều vất vả và đã phải đi nhiều nơi nhưng nhờ bản tính ham học hỏi đã giúp bác mở mang thêm nhiều kiến thức từ những vùng đất Bác đi qua.Và cũng chính nhờ sự ham học hỏi đã giúp Bác thêm động lực để ra đi tìm đường cứu nước. Trong suất nhưng năm tháng niên thiếu của mình người thanh niên Nguyễn Tất Thành luôn suy nghĩ,tìm tòi học hỏi để tìm ra con đường cứu nước. Người luôn luôn suy nghĩ nung nấu, tìm tòi một hướng đi và cách đi phù hợp. Người quyết định sang phương Tây, một quyết định lịch sử thể hiện thiên tài của một trí tuệ, một hướng đi khác hoàn toàn, thậm trí còn đối lập với các nhà yêu nước đương thời, bởi mọi người đều tìm hướng sang phương Đông còn Bác, người Việt Nam duy nhất đi sang phương Tây để tìm đường cứu nước Chính nhờ đức tính ham học hỏi,ham tìm tòi đã hình thành lên Nguyễn Tất Thành – một thanh niên dũng cảm,thông minh;một nhà cách mạng tài ba 2) Tinh thần ham học của Bác trong suất những năm tháng ra đi tìm đường cứu nước Những năm tháng của cuộc hành trình 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước là những tháng năm Nguyễn Tất Thành phải đối mặt và vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách. Những ngày khó khăn, cực nhọc đầu tiên đó là những ngày Anh làm phụ bếp trên tàu Latuso Torevin. Anh làm việc trong môi trường lao động khổ cực, trong bếp thì nóng, dưới hầm thì lạnh, Anh phải lao động từ lúc bốn giờ sáng quét dọn, đốt lò, lấy than, xuống hầm khiêng thực phẩm vào bếp, lao động quần quật từ sáng đến tối, ít có thời gian rảnh rỗi. Khó nhất là thời gian đầu chưa quen lao động chân tay nặng nhọc và môi trường lênh đênh trên sóng biển. Nhiều lúc tưởng chừng như Anh không vượt qua nổi thử thách đầu tiên. Nhưng người thanh niên Nguyễn Tất Thành-anh Ba dù phải làm việc rất mệt mỏi nhưng anh vẫn rất 7 chăm chỉ,nghị lực và say mê học hỏi. Một thuỷ thủ cùng đi trong chuyến tàu đó kể lại: "Mỗi ngày, chín giờ tối, công việc mới xong. Anh Ba mệt lử. Nhưng trong khi chúng tôi nghỉ hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến mười một giờ hoặc nửa đêm".Bác tranh thủ mọi thời gian để học, tranh thủ học được nhiều người. Vẫn lời kể của anh bạn thuỷ thủ: "Vài ngày sau tàu rời bến, có hai hành khách - hai người lính trẻ tuổi giải ngũ trở về Pháp. Tôi không hiểu tại sao hai anh này đã trở nên bạn thân của anh Ba. Họ giúp anh nhặt rau và buổi tối họ cho anh mượn những quyển sách nhỏ, dạy cho anh đọc và viết. Và anh Ba lại dạy họ học quốc ngữ". Và một người quen anh Ba khi anh đang nghỉ chờ việc ở nhà viên chủ tàu, cho biết: "anh học tiếng Pháp với cô sen" (cô sen là từ chỉ người phụ nữ giúp việc gia đình). …Cuộc sống lênh đênh trên đại dương mênh mông tựa hồ như là một bể khó khăn đối với Người. Thế nhưng, tất cả những khó khăn ấy hình như bị lu mờ trước nghị lực phi thường và lòng dũng cảm không cùng của Người, bị tiêu tan trước sự say mê tìm tòi của Người Thời gian ở nước Anh, lúc đầu anh Ba nhận việc cào tuyết trong một trường học, mình mẩy đẫm mồ hôi mà tay chân thì rét cóng nên lại thay bằng việc đốt lò. Từ năm giờ sáng cùng một người nữa, chui xuống hầm để nhóm lửa, suốt ngày đổ than, thay than trong lò. Trong hầm rất nóng, ngoài trời rất rét, và không có đủ quần áo, anh Ba bị cảm, phải nghỉ việc. Tuy vậy, anh Ba vẫn không ngừng việc học. Với số tiền để dành, anh Ba trả tiền phòng, tiền bơ và bánh mỳ, và sáu bài học chữ Anh.Ta biết Bác chỉ sang Anh một thời gian rất ngắn, không có điều kiện ở lâu nhưng từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng Bác đã bắt đầu học mỗi ngày một bài và học thuộc mười từ. Sau này trong quá trình ở Pháp hay ở những nơi khác để hoạt động cách mạng, Bác vẫn tự học và sử dụng được tiếng Anh để đọc sách, giao thiệp (như giao thiệp với luật sư Loseby và toà án của chính quyền Hồng Kông, khi Bác bị chúng bắt giam ở Hồng Kông; giao thiệp với chính quyền Singapore khi Bác bí mật vượt Hồng Kông nhưng bị chính quyền 8 Singapore bắt lại; giao thiệp với ông bạn thân của luật sư Loseby khi luật sư tạo điều kiện cho Bác trốn khỏi Hồng Kông; giao thiệp với trung uý phi công Shaw của Mỹ khi anh này buộc phải nhảy dù xuống một hòn núi gần tỉnh lị Cao Bằng; hay làm việc với tướng Chennault, tổng tư lệnh không quân Mỹ ở Trung Quốc năm 1944..v.v.) và dịch thuật. Thời gian hoạt động ở Trung Quốc, Bác đã dịch những tờ báo TQ sang tiếng Anh. Không chỉ đối với tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng quốc tế, ở nước nào Bác cũng chú ý học ngôn ngữ nước đó để có điều kiện hoạt động được tốt. Đối với tiếng Nga, Bác cũng tự học như vậy. Khi Bác bí mật đến nước Nga, là bắt đầu học tiếng Nga ngay. Chỉ sau hai ngày đã có thể nói được một số từ Nga với người bạn Pháp là Pôn do đồng chí Ca-sanh, lãnh tụ Đảng Cộng sản Pháp đang ở Liên Xô, cử đến gặp. Sau này ta biết Bác cũng chỉ ở Nga thời gian không nhiều nhưng đã làm được việc phiên dịch. Thời gian ở Trung Quốc, Trần Dân Tiên kể: "Nhân đọc được quảng cáo trên tờ "Quảng Châu nhật báo", ông đã tìm đến làm phiên dịch cho ông Bô-rô-đin, cố vấn chính trị của bác sĩ Tôn Dật Tiên và của chính phủ Quảng Châu". Bác đã học tiếng Trung Quốc khi hoạt động ở Quảng Châu và sau khi bọn Quốc dân đảng phản động ở TQ định thủ tiêu Bác, Bác phải lánh sang hoạt động ở Thái Lan, và ở đây Bác lại tự học tiếng Thái rất thành thạo. Bác cho biết: Để học được ngoại ngữ Bác phải kiên trì mỗi ngày học thuộc mười từ, học ở mọi nơi mọi lúc cho kỳ thuộc, có khi viết các từ đó lên cánh tay để vừa làm vừa nhìn vào đó cho nhớ. Hôm sau lại học mười từ khác, cứ thế mà tích luỹ dần như ta bỏ tiền tiết kiệm hàng ngày vào ống. Bằng cách đó dần dần Bác đã học được rất nhiều ngoại ngữ. Trong quá trình tự học, Bác rất kiên trì và luôn tìm tòi những phương pháp đạt kết quả cao: “Sau khi hỏi được nghĩa những từ mới, Người viết vào một mảnh giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất, có khi viết vào cánh tay để trong lúc làm việc vẫn học được. Lại cả khi đi đường, Người cũng nhẩm bài học. Ban đêm khi chưa ngủ, Người lấy tay viết mò những chữ khó xuống chăn cho kì nhớ mới thôi, và 9 thế là đã học thêm được vài từ mới nữa” . Ngay từ năm 1935, ngoài tiếng Hán, Pháp, Anh, Nga được xem là những ngôn ngữ quốc tế thông dụng ra, Bác Hồ còn biết cả tiếng Đức, Italia và một ngôn ngữ của một số nước nữa…Nhờ biết nhiều ngoại ngữ, Người đã sớm tiếp thu lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, và Người đã sử dụng ngoại ngữ như như một công cụ để hoạt động cách mạng. Ngoại ngữ đã giúp Bác tìm hiểu và biết sâu sắc nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới. Người thích đọc các tác phẩm văn học nước ngoài bằng chính ngôn ngữ của nước đó: “Bác thích đọc Sếch-pia và Đich-ken bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Hán, Huy-gô và Dô-la bằng tiếng Pháp” [4 : 33]. Trong thời gian bị giam giữ ở nhà tù của bọn phản động Tưởng Giới Thạch, Người đã viết tập thơ Nhật kí trong tù bằng chữ Hán đã gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước. Không chỉ học về ngôn ngữ mà Bác còn học nhiều kiến thức khác. Trần Dân Tiên kể lại: Bác tham gia Hội "Nghệ thuật và khoa học" và Hội "Những người bạn của nghệ thuật". Các hội này mỗi tuần tổ chức những cuộc đi thăm viện bảo tàng, nhà máy, phòng thí nghiệm, xưởng nghệ thuật, nhà hát...Có những nhà chuyên môn giải thích các vấn đề ấy. Bác vào cả hội "Du lịch", hội đưa người ta đi thăm nước Pháp, và những nước lân cận với giá tiền rất rẻ. Nhờ vậy Bác đi thăm nhiều nơi ở Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ, Đức và cả Toà thánh Vatican. Bác từng nói với bạn: "Trong những ngày nghỉ, không nên tiêu phí tiền bạc, mất thì giờ ở bãi bể để nhìn những người đàn bà đi tắm, mà nên đi du lịch, học hỏi được nhiều". Không chỉ thích đi du lịch mà Bác muốn biết những nước ấy tổ chức và cai trị như thế nào. Bác bắt đầu tổ chức, hoặc đúng hơn là bắt đầu học tổ chức. Trong những buổi mít tinh, những buổi đi thăm hoặc du lịch, Bác đã gặp những người cách mạng Algérie, Tunidi, Ma-rốc, Man-Gát... Cùng với họ, Bác tổ chức "Hội Liên hiệp thuộc địa ở Paris". Bác học viết báo. Tuy Bác có biết tiếng Pháp vì đã được học trong thời gian theo học ở trường Quốc học Huế nhưng chưa có đủ vốn để viết 10 sách báo. Trần Dân Tiên kể lại: Chủ nhiệm báo Dân chúng-cơ quan của đảng Xã hội Pháp-ông Jean Longuet,cháu ngoại Các-Mác và là nghị viên của Quốc hội Pháp, đã khuyến khích Bác viết bài và ông sẽ đăng lên báo Dân chúng để làm cho nhân dân Pháp hiểu rõ những sự bất công xảy ra ở Việt Nam. Bác không đủ tiếng Pháp để viết, phải khẩn khoản yêu cầu ông Phan Văn Trường viết thay. Ông Trường viết giỏi, nhưng không muốn ký tên. Nhất là ông Trường không viết tất cả những điều Bác muốn nói. Vì vậy Bác bắt tay vào việc học làm báo. Thường lui tới toà báo Dân chúng, Bác đã làm quen với chủ bút tờ báo Đời sống thợ thuyền. Cũng như ông Longuet, người chủ bút này rất đáng mến. Ông ta bảo Bác viết tin tức cho tờ báo của ông. Bác nói thật là mình còn kém tiếng Pháp. Người chủ bút nói: "Điều đó không ngại, có thế nào anh viết thế ấy.Tôi sẽ chữa bài của anh trước khi đưa in. Anh không cần viết dài, năm sáu dòng cũng được". Bắt đầu viết rất khó khăn, tin tức về Việt Nam Bác không thiếu, thiếu nhất là văn Pháp. Bác viết làm hai bản, gửi cho toà báo một bản, giữ lại một bản. (Thời đó chưa có photocopy như bây giờ) để đem so với bài báo đã in, và sửa những chỗ viết sai, kiên nhẫn làm theo cách ấy. Khi thấy viết đã bớt sai, ông chủ bút bảo Bác: "Bây giờ anh viết dài hơn một tí, viết độ bảy, tám dòng". Bác viết bảy, tám dòng, dần dần có thể viết cả một cột báo và có khi dài hơn. Lúc bấy giờ, người chủ bút bạn thân của Bác khẽ bảo: "Bây giờ anh viết ngắn lại. Viết từng này hoặc từng này dòng không dài hơn". Bác thấy rằng phải rút ngắn cũng khổ như trước kia phải kéo dài. Nhưng cũng hết sức cố gắng. Và Bác thành công, bắt đầu vào làng báo từ đó. Ngoài học viết báo, Bác còn tích luỹ vốn ngôn ngữ và văn học nữa, nên đã tranh thủ đọc các sách của những nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng: Shakespeare, Dickens bằng tiếng Anh; Lỗ Tấn bằng tiếng Trung; Hugo, Zola, Anatole France, Léon Tolstoi bằng tiếng Pháp. Bác đã viết cuốn sách "Bản án chế độ thực dân Pháp" gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, trích trong sách của người Pháp viết có ở thư viện quốc gia và 11 hăng hái viết vở kịch "Rồng tre" bằng tiếng Pháp nhân dịp Khải Định sang Pháp dự triển lãm thuộc địa. Vở kịch bị chính phủ Pháp cấm, nhưng Câu lạc bộ ngoại ô Paris đã đem diễn, được các nhà phê bình văn nghệ khen hay. Đến đâu, Người cũng học, tìm mọi cách để học. Người tìm hiểu phong tục tập quán ở những nơi mình đi qua để nâng cao tri thức; học nghề để kiếm sống, kiếm sống để hoạt động cách mạng. Bác đã học và làm rất nhiều nghề khác nhau, bắt đầu từ việc làm thợ đốt lò trên tàu viễn dương, làm đầu bếp ở Mỹ, quét tuyết ở Anh, bốc thuốc ở Thái Lan, viết báo, viết truyện, viết kịch, làm thợ chụp ảnh, thợ sửa đồng hồ… Làm rất nhiều việc, nhưng nhờ tự học mà Bác làm việc gì cũng giỏi. Khi tới thăm Việt Nam, danh họa người Pháp Picaso đã trao cho chúng ta những bản ký họa của Nguyễn Ái Quốc hồi còn ở Pa-ri và nhận xét: “Chỉ mấy nét vẽ này thôi, ta đã thấy một tư tưởng lớn, một tâm hồn lớn tiềm ẩn bên trong. Nếu tác giả tiếp tục con đường hội họa thì ắt sẽ trở thành một đại danh họa!”. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp văn chương phong phú và vô giá, tiêu biểu là tập thơ Nhật ký trong tù. Nhà Việt Nam học người Nga N.Phêđôrencô nhận xét: “Học chữ Hán cực khó, nắm vững nó, làm được thơ là một hiện tượng lạ, hiếm thấy… Nhật ký trong tù – một thi phẩm bằng chữ Hán có nội dung sâu sắc, ngôn từ, nhịp điệu phong cách rất riêng…”.Chắc chắn, nếu Bác không có quá trình nỗ lực tự học thì sẽ không làm được điều đó. Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, Người có học ở Trường Đại học Phương Đông (năm 1923), Đại học Quốc tế Lênin (năm 1934), nghiên cứu sinh Viện Nghiên cứu các vấn đề thuộc địa (năm 1937) với luận án về cách mạng ruộng đất ở Đông nam Châu Á. Nhưng Bác chỉ nhận mình tự học và trên thực tế cả cuộc đời Bác vẫn tự học là chính. Năm 1935, dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Người ghi vào phiếu lý lịch của mình như sau: Trình độ học vấn: Tự học. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, 12 nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới.Có thể nói dù ở bất cứ nơi đâu,dù trong hoàn cảnh nào thì Bác vẫn luôn học hỏi tìm tòi ,nghiên cứu.Bác học từ sách vở,từ thực tiễn cuộc sống và học ngay từ những khó khăn trông gai trên con đường tìm đường cứu nước Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ lúc thanh niên cho đến khi trở thành lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, thành người chiến sĩ xuất sắc của phong trào cộng sản quốc tế là một tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học, lấy tự học làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ về mọi mặt của bản thân. Sự thành công của Người trong việc tiếp thu chân lý vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin và trong việc sáng tạo sách lược đấu tranh cách mạng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến cũng chính là kết quả của một quá trình tự học kiên trì, gian khổ trong cuộc đấu tranh cách mạng liên tục, kiên cường. Người đã tổng kết những kinh nghiệm quý báu về quá trình học tập - tự học suốt cả đời mình và đã để lại cho chúng ta những bài học vô giá. Tuy nhiên, tự học ở Hồ Chí Minh không phải là một sự ngẫu hứng, tuỳ ý, vô nguyên tắc… Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học,ham học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Song tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là một sự ngẫu hứng, tùy ý vô nguyên tắc… mà tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. 13 3) Tinh thần học tập của Bác trong những năm tháng kể từ khi Bác trở về Việt Nam trực tiếp lãnh đạo cách mạng Trong suốt chặng đường cách mạng, Bác luôn là một tấm gương về tự học, tự nghiên cứu bền bỉ. Là người lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bác rất chú ý đọc và học kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Lúc Bác đã là vị lãnh tụ CM Bác vẫn chăm chỉ học và Bác không giấu dốt, khi viết xong một văn bản Bác thường chuyển cho thư kí để xem và sửa dùm Bác. Với phương châm nói cho dân nghe, viết để dân đọc nên các bài viết bản dịch và nói chuyện của Bác bao giờ cũng giản dị và dễ hiểu. 14 Thấu hiểu được rằng một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, và mù chữ thì đứng ngoài chính trị, ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, trong phiên họp của Hội đồng Chính phủ, thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã nêu một trong sáu nhiệm vụ cấp bách phải làm ngay, đó là xoá nạn mù chữ. Xoá nạn mù chữ là bước khởi đầu của sự nghiệp nâng cao dân trí, để giúp mỗi người dân không chỉ biết đọc, biết viết, tiến đến “phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”. Động viên toàn dân tích cực hưởng ứng chiến dịch xoá mù, Người nói “các bạn cố gắng diệt cho hết giặc dốt trong một thời gian mau chóng” và càng ngày càng cố gắng thi đua diệt giặc dốt để tiến lên một bước nữa. Đứng đầu một nước ,lãnh đạo cả một dân tộc và dù bận chăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luân học hỏi, tìm tòi,nghiên cứu;Bác tìm hiểu chủ nghĩa Mác –Lênin,tìm con đường để giúp dân thoát khỏi sự lầm than đói khổ. Bác hiểu được rằng muốn giải phóng được dân tộc,muốn đưa nhân dân thoát nghèo đói,lầm than thì người dân phải hiểu biết chính vì thế Người luôn đề cao tinh thần ham học,tự học coi đây là nguyên tắc cơ bản để mỗi đảng viên,cán bộ và nhân dân phấn đấu.Người luôn nhắc nhở nhân dân phải biết học hỏi không chỉ là học trên ghế nhà trường mà con phải học tập ở ngoài thực tế cuộc sống Hồi ở Việt Bắc, tuy tuổi đã cao, nhưng Bác vẫn học tập và làm việc không biết mỏi. Bác làm việc suốt ngày, ngày thường cũng như chủ nhật. Sau mỗi bữa ăn, Bác nghỉ một lát rồi làm việc ngay. Buổi sáng, Bác giải quyết công việc giấy tờ hôm trước. Tiếp đó, Bác tranh thủ đọc sách báo. Bác xem công văn, xem xong ngồi viết, đánh máy, suy nghĩ để trả lời các nơi. Phòng làm việc của Bác có khi chỉ là chiếc chiếu trải xuống sàn nhà, những gì phải viết Bác để lên đùi. Bài viết nào dài Bác đánh máy. Những lúc mỏi, Bác kéo võng nằm suy nghĩ rồi lại dậy đánh máy tiếp. Vì vậy, không mấy khi Bác có thời gian rảnh. Bác Hồ cho rằng, “một dân tộc dốt là một dân tộc 15 yếu” và với quyết tâm làm cho dân tộc ta trở thành một dân tộc “thông thái”, ngay từ khi nước nhà vừa giành được độc lập, Bác đã kêu gọi: “Mọi người phải ham học, trước hết là học chữ, học làm tính. Biết chữ, biết tính làm việc gì cũng dễ dàng hơn. Một người không biết chữ, không biết tính thì như nửa mù, nửa quáng. Biết rồi, ta học thêm. Ngoài ra, còn biết bao nhiêu điều cần học. Việc thế giới rất nhiều, học không bao giờ hết. Người có học mới tiến bộ. Càng học càng tiến bộ”(10). Chính Bác đã mở nhiều lớp học văn hóa và chính trị cho cán bộ, đảng viên, thanh niên trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, những năm đấu tranh giành độc lập dân tộc và những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ. Quan điểm của Bác là: “siêng học tập thì mau biết. Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến”, “kế hoạch một phần, biện pháp phải hai phần và quyết tâm phải ba phần”, “học mãi để tiến bộ mãi, càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”... Bác đòi hỏi mọi người học tập phải có quyết tâm cao, vì học tập là công việc phải tiếp tục suốt đời, suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi, nên phải thường xuyên học và hành để tiến bộ không ngừng. Trong quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, Bác rất quan tâm đến việc học tập của mọi tầng lớp nhân dân. (1) Đối với đảng viên, Bác yêu cầu: Tất cả các đảng viên phải cố gắng học tập, coi việc học tập lý luận chính trị là nhiệm vụ quan trọng của mình. (2) Với đảng viên, cán bộ hoạt động lâu năm, Bác nói: “Công việc càng ngày, càng nhiều, càng mới. Một mặt, Đảng phải đào tạo, dìu dắt đồng chí trẻ. Một mặt, đảng viên già phải cố gắng mà học. Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Việc lớn, việc nhỏ, tôi phải tham gia. Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”(11). Bác nói với lớp huấn luyện đảng viên mới: “Bác thường nghe nói có đồng chí mới 40 tuổi mà đã cho mình là già cho nên ít chịu học tập. Nghĩ như vậy là không đúng, 40 tuổi chưa phải là già. Bác đã 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta phải học và hoạt động cách 16 mạng suốt đời. Ý thức được tầm quan trọng của việc học tập nên Bác luôn quan tâm đến những mầm non của đất nước. Đối với các em Thiếu niên nhi đồng, dù bận trăm công nghìn việc, song lúc nào Bác cùng dành một tình yêu thương và quan tâm đặc biệt . Bác có thơ rằng “ Trẻ em như búp trên cành / Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan. Và trong các bài nói chuyện hoặc thư gữi cho các cháu Thiếu niên nhi đồng nhân ngày khai trường hay tết trung thu, lúc nào Bác cũng nhắc nhở các cháu về tinh thần học tập. Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác đã căn dặn : “ Non sông Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ ở một phần lớn ở công học tập của các em…”( trích Thư gửi các cháu học sinh) .Lời dặn ấy đã gởi gắm bao niềm tin, khát vọng lớn lao của Bác vào tinh thần, ý thức học tập của các em ; Bác nhấn mạnh tiền đồ tương lai của đất nước Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào sự nghiệp giáo dục của chúng ta hôm nay và ngày mai. Hàng năm Bác thường đến thăm trường học, quan tâm đến từng việc học tập các cháu thiếu niên nhi đồng mồ côi hoặc gặp khó khăn đặc biệt. (câu chuyện “Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở trại Kim Đồng”) Ngay đối với người già, Bác cũng nhắc nhở phải học tập. Bác nói : “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Việc lớn việc nhỏ tôi phải tham gia. Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau..." Trong năm tháng cuối đời Bác dù tuổi đã cao,sức đã yếu bệnh đã nặng nhưng Bác vẫn luôn học tập và nghiên cứu. Đại tướng Hoàng Văn Thái kể rằng, năm 1969, mỗi lần đến làm việc, ông thường thấy trên chiếc bàn con bên giường của Bác để đầy sách báo đang xem. Ông lo lắng đến sức khỏe của Bác, nên đề nghị: “Thưa Bác, Bác mệt, Bác nên đọc ít, để nhiều thời gian nghỉ ngơi thư thả cho lại sức”. Bác trả lời, giọng như tâm sự 17 mà rành rẽ, dứt khoát từng lời: “Chú bảo Bác không đọc sách báo ư? Dù già yếu cũng phải học, phải đọc sách báo nâng cao hiểu biết và nhất là vấn đề nắm vững tình hình chứ!”. Những cuốn sách Người đọc ở thời gian cuối đời là các cuốn: Chuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, The Truth about VietNam (sự thật về vấn đề Việt Nam NXB. Green Leaf Classic, 1966). Chắc chắn mọi người đều đồng ý rằng tài trí cao rộng, trí tuệ minh mẫn, tầm hiểu biết uyên thâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phần lớn là do Người suốt đời say mê học tập, luôn luôn nghiên cứu để làm giàu cho trí tuệ của mình. Như vậy, Bác đã tự học từ lúc nhỏ, lớn lên trên con đường hoạt động cách mạng đầy khó khăn gian khổ, Bác đã không ngừng tự học để đáp ứng được vai trò của người lãnh tụ đối với dân với nước. Đến lúc về già, Bác vẫn thường xuyên nêu cao tinh thần tự học, tự rèn của một người cánh mạng. Tấm gương Bác Hồ tự học mãi mãi và thường xuyên là bài học lớn cho mọi người chúng ta noi theo. III) Ý Nghĩa Có thể nói chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tinh thần ham học,tự học ,lấy tự học làm cốt,làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân.Song ham học ,tự học ở chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học ,một nghệ thuật ,một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể,chặt chẽ,khoa học,với một ý chí và quyết tâm bền bỉ,dẻo dai,tinh thần sáng tạo,tranh thủ mọi lúc ,mọi nơi để học tập.Đặc biệt Người tự học với mọi động cơ trong sáng,với ý nguyện cao cả tìm đường cứu nước,cứu dân,làm cho đất nước độc lập ,nhân dân được tự do ấm no hạnh phúc. Cuộc đời Bác là một quá trình vừa học tập vừa hoạt động cách mạng;học tập để hoạt động cách mạng ,để đạt múc đích lý tưởng của mình,qua hoat động cách mạng,không ngừng học tập hoàn thiện tri thức và 18 nhân cách của bản thân.Người là nơi hội tụ với tầm cao tinh hoa văn hóa nhân loại,xứng đáng với sự tôn vinh của tổ chức UNESCO:”Hồ Chí Minhmột thầy giáo mẫu mực,một nhà giáo dục vĩ đại”. Người đã để lại một tấm gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời để chúng ta nói theo Như vậy tinh thần ham học,tự học cực kì quan trọng,cần rèn luyện và vận dụng thường xuyên .Khi chúng ta xây dựng cho mình một thói quen ham học,tự học sẽ hình thành được một cách tư duy theo hướng mới,không phụ thuộc vào bất cứ ai bất cứ tài liệu nào.Nếu không rèn luyện cho mình một đức tính hiếu học ,tự học thì ta rất khó có thể thành công và rất dễ trở thành người lạc hậu khi mà thời đại ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa C)KẾT LUẬN Hồ Chí Minh –vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam,Người là ánh đuốc sáng soi đường trong đêm tối ,là niềm tin vững trãi chốn lao tù,là khát vọng ,là lương tri của loài người tiến bộ;là tấm gương tự học và học tập suất đời và là tấm gương để mọi người dân Việt Nam học tập Học tập là suất đời chứ không phải chỉ là lớp học,khóa học ngắn mang tính’’thời vụ”.Cán bộ,đảng viên phải ham học tập để nâng cao trình độ của mình và coi đây là một tiêu chuẩn ,một giá trị đạo đức của người cán bộ,đảng viên.Phải rèn luyện như thế nào để học tập phải trở thành nhu cầu ,thói quen ,hành vi hang ngày của cán bộ,đảng viên. Trong giai đoạn hiện nay với xu thế xã hội hóa,giáo dục buộc mỗi người chúng ta cần phải không ngừng nâng cao trình đọ chuyên môn,nghiệp vụ của mình.Chúng ta cần phải tận dụng thời gian,dành công sức tranh thủ học tập,học ở trường ,lớp,sách vở và học ở thực tiễn.Nêu cao tinh thần tự học theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,góp phần tự nâng cao mình hơn,tạo thói quenham học hỏi ,học tập,tìm tòi cái mới trong cuộc sống cũng như trong công việc.Chính vì vậy tấm gương của Bác rất đáng để mọi người noi theo,đặc biệt trong điều kiện hiện nay chúng ta đang ra 19 sức xây dựng xã hội học tập dựa trên tư tưởng xuyên suốt”Học tập xuất đời” Tấm gương tự học và những tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục mãi mãi tỏa sáng soi rọi để mỗi chúng ta phấn đấu rèn luyện ,tự vươn lên trong tu dưỡng và hoàn thiện bản thân để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng,Nhà Nước và nhân dân giao phó 20 D)TÀI LIỆU THAM KHẢO 1). Hồ Chí Minh. Phát huy tinh thần cầu học cầu tiến bộ.- H.: Sự thật, 1960.- Tr 14 2). Chúng ta có Bác Hồ .- H.: Lao động, 1990. -Tr 46 3). Hồ Chí Minh. Về vấn đề học tập. H.- Sự thật, 1971.- Tr 53 4) Hồ Chí Minh toàn tập- tập 5, tr.273, NXB CTQG, H.2000. 5)Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8. tr.215, NXB CTQG, H.2000. 6) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8. tr.215, NXB CTQG, H.2000. 7) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4. tr.36, NXB CTQG, H.2000. 8) Hồ Chí Minh toàn tập,tập 6. tr.50, NXB CTQG, H.2000. 9) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11. tr.331, NXB CTQG, H.2000. 10) (3,4) Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, H.1984, tr.17, 28. 11) (2,5) Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, H.1990, tr.80, 113. 12) (7,10,11,14) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.235, 99; t.12, tr.92; t.6, tr.257. 21 [...]... báu về quá trình học tập - tự học suốt cả đời mình và đã để lại cho chúng ta những bài học vô giá Tuy nhiên, tự học ở Hồ Chí Minh không phải là một sự ngẫu hứng, tuỳ ý, vô nguyên tắc… Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học ,ham học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân Song tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải... trò của người lãnh tụ đối với dân với nước Đến lúc về già, Bác vẫn thường xuyên nêu cao tinh thần tự học, tự rèn của một người cánh mạng Tấm gương Bác Hồ tự học mãi mãi và thường xuyên là bài học lớn cho mọi người chúng ta noi theo III) Ý Nghĩa Có thể nói chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tinh thần ham học ,tự học ,lấy tự học làm cốt,làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của. .. Chúng ta có Bác Hồ - H.: Lao động, 1990 -Tr 46 3) Hồ Chí Minh Về vấn đề học tập H.- Sự thật, 1971.- Tr 53 4) Hồ Chí Minh toàn tập- tập 5, tr.273, NXB CTQG, H.2000 5 )Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8 tr.215, NXB CTQG, H.2000 6) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8 tr.215, NXB CTQG, H.2000 7) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 tr.36, NXB CTQG, H.2000 8) Hồ Chí Minh toàn tập,tập 6 tr.50, NXB CTQG, H.2000 9) Hồ Chí Minh toàn tập,... vẫn luôn học hỏi tìm tòi ,nghiên cứu.Bác học từ sách vở,từ thực tiễn cuộc sống và học ngay từ những khó khăn trông gai trên con đường tìm đường cứu nước Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ lúc thanh niên cho đến khi trở thành lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, thành người chiến sĩ xuất sắc của phong trào cộng sản quốc tế là một tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học, lấy tự học làm... thân.Song ham học ,tự học ở chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học ,một nghệ thuật ,một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể,chặt chẽ,khoa học, với một ý chí và quyết tâm bền bỉ,dẻo dai ,tinh thần sáng tạo,tranh thủ mọi lúc ,mọi nơi để học tập.Đặc biệt Người tự học với mọi động cơ trong sáng,với ý nguyện cao cả tìm đường cứu nước,cứu dân,làm cho đất nước độc lập ,nhân dân được tự do... một sự ngẫu hứng, tùy ý vô nguyên tắc… mà tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học 13 3) Tinh thần học tập của Bác trong những năm tháng kể từ khi Bác trở về Việt Nam trực tiếp lãnh đạo cách mạng Trong... công sức tranh thủ học tập ,học ở trường ,lớp,sách vở và học ở thực tiễn.Nêu cao tinh thần tự học theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần tự nâng cao mình hơn,tạo thói quenham học hỏi ,học tập ,tìm tòi cái mới trong cuộc sống cũng như trong công việc.Chính vì vậy tấm gương của Bác rất đáng để mọi người noi theo,đặc biệt trong điều kiện hiện nay chúng ta đang ra 19 sức xây dựng xã hội học tập dựa trên... dựa trên tư tưởng xuyên suốt Học tập xuất đời” Tấm gương tự học và những tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục mãi mãi tỏa sáng soi rọi để mỗi chúng ta phấn đấu rèn luyện ,tự vươn lên trong tu dưỡng và hoàn thiện bản thân để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng,Nhà Nước và nhân dân giao phó 20 D)TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Hồ Chí Minh Phát huy tinh thần cầu học cầu tiến bộ.- H.: Sự thật,... gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời để chúng ta nói theo Như vậy tinh thần ham học ,tự học cực kì quan trọng,cần rèn luyện và vận dụng thường xuyên Khi chúng ta xây dựng cho mình một thói quen ham học ,tự học sẽ hình thành được một cách tư duy theo hướng mới,không phụ thuộc vào bất cứ ai bất cứ tài liệu nào.Nếu không rèn luyện cho mình một đức tính hiếu học ,tự học thì ta rất khó có thể... dân tộc và dù bận chăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luân học hỏi, tìm tòi,nghiên cứu;Bác tìm hiểu chủ nghĩa Mác –Lênin ,tìm con đường để giúp dân thoát khỏi sự lầm than đói khổ Bác hiểu được rằng muốn giải phóng được dân tộc,muốn đưa nhân dân thoát nghèo đói,lầm than thì người dân phải hiểu biết chính vì thế Người luôn đề cao tinh thần ham học ,tự học coi đây là nguyên tắc cơ bản để mỗi đảng viên,cán bộ ... Có thể nói chủ tịch Hồ Chí Minh gương mẫu mực tinh thần ham học ,tự học ,lấy tự học làm cốt,làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mặt thân.Song ham học ,tự học chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành... tắc… Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh gương mẫu mực tinh thần tự học ,ham học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mặt thân Song tự học Chủ tịch Hồ Chí Minh ngẫu hứng,...ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU VỀ TINH THẦN HAM HỌC, TỰ HỌC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH A) PHẦN MỞ ĐẦU Cùng với chủ nghĩa yêu nước chủ nghĩa nhân văn,từ ngàn đời hiếu học trở thành truyền thống

Ngày đăng: 04/10/2015, 17:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan