ảnh hưởng của tảo chlorella lắng đến tốc độ lọc, chỉ số độ béo và tỷ lệ sống của sõ huyết (anadara granosa)

51 221 0
ảnh hưởng của tảo chlorella lắng đến tốc độ lọc, chỉ số độ béo và tỷ lệ sống của sõ huyết (anadara granosa)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ THÙY TRANG ẢNH HƢỞNG CỦA TẢO Chlorella LẮNG ĐẾN TỐC ĐỘ LỌC, CHỈ SỐ ĐỘ BÉO VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA SÕ HUYẾT (Anadara granosa) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ THÙY TRANG ẢNH HƢỞNG CỦA TẢO Chlorella LẮNG ĐẾN TỐC ĐỘ LỌC, CHỈ SỐ ĐỘ BÉO VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA SÕ HUYẾT (Anadara granosa) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGs.Ts. NGÔ THỊ THU THẢO 2013 LỜI CẢM TẠ Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô Ngô Thị Thu Thảo. Không chỉ là ngƣời hƣớng dẫn, cô đã dành nhiều thời gian quan tâm, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học Cần Thơ, quý thầy cô đang công tác tại khoa Thủy Sản đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho và tập thể lớp trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Cố vấn học tập Nguyễn Thị Kim Liên, tập thể lớp Sinh học biển khóa 36 đã khích lệ, động viên tôi, cùng các anh chị và các bạn tại trại thực nghiệm Động vật thân mềm đã giúp đỡ, cho tôi những lời khuyên, những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện thí nghiệm và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những ngƣời thân đã luôn động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. MỤC LỤC Trang MỤC LỤC CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ... ............................................................................................ 2 1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................... 2 1.3. Nội dung của đề tài .................................................................................. 2 1.4. Thời gian và địa điểm thực hiện .............................................................. 2 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG.................................................................................... 3 2.1. Đặc điểm của tảo Chlorella ..................................................................... 3 2.1.1. Đặc điểm phân loại ........................................................................ 3 2.1.2. Đặc điểm phân bố và môi trƣờng sống .......................................... 4 2.1.3. Đặc điểm dinh dƣỡng và sinh trƣởng ............................................ 4 2.1.4. Đặc điểm sinh sản .......................................................................... 5 2.1.5. Thành phần sinh hóa và dinh dƣỡng .............................................. 6 2.2. Đặc điểm của sò huyết Anadara granosa ................................................ 7 2.2.1. Đặc điểm phân loại và hình thái .................................................... 7 2.2.2. Đặc điểm phân bố và môi trƣờng sống .......................................... 8 2.2.3. Đặc điểm dinh dƣỡng ..................................................................... 8 2.2.4. Đặc điểm sinh trƣởng ..................................................................... 9 2.2.5. Đặc điểm sinh sản .......................................................................... 9 2.3. Một số nghiên cứu về thức ăn đối với động vật thân mềm ...................... 10 CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................ 12 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 12 3.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 12 3.3. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm, phƣơng pháp thu và xử lý số liệu.......... 13 i 3.3.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của các hóa chất khác nhau đến hiệu suất lắng và tỷ lệ sống của tảo Chlorella..................................................................... 13 3.3.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của tảo Chlorella lắng đến tốc độ sinh trƣởng, tỷ lệ sống và chỉ số độ béo của sò huyết Anadara granosa ................... 14 3.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................. 16 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 17 4.1. Kết quả thí nghiệm 1 ............................................................................... 17 4.1.1. Hiệu suất lắng của tế bào tảo Chlorella ............................................ 17 4.1.2. Tỷ lệ sống của tế bào tảo Chlorella .................................................. 17 4.2. Kết quả thí nghiệm 2 ................................................................................ 18 4.2.1. Kết quả thí nghiệm chính của thí nghiệm 2 ...................................... 18 4.2.1.1. Các yếu tố môi trƣờng .............................................................. 18 4.2.1.2. Khối lƣợng và tỷ lệ sống của sò sau 30 ngày TN ..................... 21 4.2.2. Kết quả thí nghiệm phụ của thí nghiệm 2 .......................................... 25 4.2.2.1. Các yếu tố môi trƣờng .............................................................. 25 4.2.2.2. Khối lƣợng và tỷ lệ sống của sò sau 12 ngày TN ..................... 27 4.2.3. Kết quả đánh giá cho điểm ................................................................ 29 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 31 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 34 ii DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1. Hiệu suất lắng (%) của tế bào tảo Chlorella ....................... ............... 17 Bảng 4.2. Tỷ lệ sống (%) của tế bào tảo Chlorella .............................................. 18 Bảng 4.3. Tăng trƣởng khối lƣợng (g) sau 30 ngày TN ...................................... 22 Bảng 4.4. Tốc độ lọc (%) của sò huyết sau 30 ngày TN ..................................... 23 Bảng 4.5. Chỉ số độ béo β và thể trạng CI của sò huyết sau 30 ngày TN .......... 24 Bảng 4.6. Tăng trƣởng khối lƣợng (g) sau 12 ngày TN ..................................... 28 Bảng 4.7. Chỉ số độ béo β và thể trạng CI của sò huyết sau 12gày TN .............. 28 Bảng 4.8. Kết quả đánh giá ảnh hƣởng của thức ăn lắng bằng các hóa chất khác nhau đến sò huyết ........................................................................... 29 iii DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1. Tảo Chlorella sp. ................................................................................. 3 Hình 2.2. Sơ đồ vòng đời của Chlorella .............................................................. 5 Hình 2.3. Sò huyết Anadara granosa (Linneus, 1758) ........................................ 7 Hình 4.1. Biến động nhiệt độ (oC) trong 30 ngày ................................................ 19 Hình 4.2. Biến động NH4+/NH3 (mg/L) trong 30 ngày........................................ 20 Hình 4.3. Biến động NO2 (mg/L) trong 30 ngày ................................................. 21 Hình 4.4. Tỷ lệ sống (%) của sò huyết sau 30 ngày TN ...................................... 22 Hình 4.5. Biến động nhiệt độ (oC) trong 12 ngày ................................................ 25 Hình 4.6. Biến động NH4+/NH3 (mg/L) trong 12 ngày........................................ 26 Hình 4.7. Biến động NO2 (mg/L) trong 12 ngày ................................................. 26 Hình 4.8. Tỷ lệ sống (%) của sò huyết sau 12 ngày TN ...................................... 27 iv TÓM TẮT Đề tài này gồm 2 thí nghiệm đƣợc thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các loại hóa chất lắng tảo và sử dụng tảo lắng làm thức ăn trong quá trình nuôi sò huyết. Thí nghiệm 1: Các loại hóa chất là NaOH, NaOH+PAC và PAC đƣợc sử dụng để lắng tảo Chlorella sp. với mật độ tảo ban đầu là 2-3 triệu tb/mL. Kết quả cho thấy khi lắng tảo Chlorella bằng PAC (10mg/L) đạt hiệu suất lắng và tỷ lệ sống của tế bào tảo cao hơn so với NaOH hoặc NaOH kết hợp với PAC. Thí nghiệm 2 : Sò huyết với chiều dài trung bình 25,38±1,23 mm đƣợc bố trí vào keo thủy tinh 10L với mật độ 12con/keo, ở độ mặn 20‰. Sò đƣợc cho ăn 1 ngày/lần theo các nghiệm thức thức ăn khác nhau là: tảo Chlorella ly tâm; tảo Chlorella lắng bằng các loại hóa chất là NaOH; NaOH kết hợp PAC và PAC, với mật độ 10.000-30.000 tb/mL. Kết quả sau 30 ngày nuôi cho thấy tỷ lệ sống của sò đạt cao nhất (94,44 %) ở nghiệm thức sử dụng tảo lắng bằng NaOH + PAC nhƣng khác biệt không ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác (P>0,05). Tốc độ lọc và tăng trƣởng của sò ở các nghiệm thức cũng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P >0,05). Sau đó, sò đƣợc chuyển qua nuôi trong 12 ngày và không cung cấp thức ăn nhằm đánh giá khả năng sống sót. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống của sò huyết đạt cao nhất ở nghiệm thức tảo ly tâm (89,17%). Kết quả đánh giá ảnh hƣởng của việc sử dụng tảo đƣợc lắng bằng các loại hóa chất khác nhau đến sinh trƣởng, tỷ lệ sống và một số chỉ số sinh học của sò huyết cho thấy tảo lắng bằng NaOH cho kết quả ổn định và cao hơn các nghiệm thức khác là NaOH+PAC hoặc PAC. v CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Tảo đƣợc xem là nguồn thức ăn không thể thiếu trong nuôi trồng nhiều loài hải sản nhƣ động vật thân mềm 2 mảnh vỏ, một số loài tôm, cá ở giai đoạn ấu trùng cũng nhƣ đang trong giai đoạn phát triển. Hiện nay, kỹ thuật nƣớc xanh trong nuôi trồng thủy hải sản khá là phổ biến, ngoài việc cung cấp thức ăn tự nhiên cho đối tƣợng nuôi trồng mà còn giúp ổn định môi trƣờng trong nuôi ấu trùng tôm cá trong bể và ổn định mật độ vi khuẩn (Coutteau, 1996). Theo Coutteau (1996) có hơn 40 loài tảo khác nhau trên thế giới đã đƣợc phân lập và nuôi thuần trong hệ thống nuôi thâm canh, trong đó một số giống loài đƣợc sử dụng rất phổ biến trong sản xuất giống các đối tƣợng hải sản bao gồm tảo khuê Skeletonema costatum, Thalassiosira pseudonana, Chaetoceros gracilis, C. calcitrans, tảo có roi Isochrysis galbana, Tetraselmis suecica, Monochrysis lutheri và tảo lục Chlorella spp. Trong nuôi luân trùng có một số loài tảo đƣợc sử dụng nhƣ Chlorella, Nannochloropsis, Tetraselmis, Isochrysis,…trong đó Chlorella là thức ăn rất tốt cho luân trùng do có giá trị dinh dƣỡng cao. Chlorella có thể phát triển tốt trong bể nuôi cá rô phi nên có thể áp dụng để sản xuất sinh khối tảo rẻ tiền (Trần Sƣơng Ngọc và Nguyễn Hữu Lộc, 2006). Hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản thì sự đóng góp của nhóm động vật thân mềm 2 mảnh vỏ là rất đáng kể. Cùng với nghêu thì hiện nay sò huyết cũng rất đƣợc chú trọng phát triển do mang lại giá trị cao trong thƣơng mại lẫn giá trị thực phẩm cao. Cùng đi đôi với việc nuôi và sản xuất giống 2 mảnh vỏ là vấn đề thức ăn mà trong đó tảo là nguồn thức ăn chính. Tuy nhiên, hiện nay trong sản xuất giống và ƣơng ấu trùng thì thƣờng sử dụng nguồn tảo tƣơi làm cho chi phí gia tăng và không chủ động đƣợc nguồn thức ăn. Trƣớc tình hình đó, việc nghiên cứu về các biện pháp sử dụng tảo là cần thiết, là mục tiêu lâu dài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của nghề nuôi và sản xuất giống thân mềm 2 mảnh vỏ. 1 1.2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu các biện pháp lắng tảo Chlorella làm thức ăn cho sò huyết (Anadara granosa), nhằm góp phần chủ động đƣợc nguồn thức ăn và giảm đƣợc chi phí trong quá trình nuôi và sản xuất giống. 1.3. Nội dung của đề tài Theo dõi khả năng lắng tảo Chlorella bằng các loại hóa chất khác nhau: NaOH, NaOH + PAC, PAC (Poly Alumium Chloride) để kiểm tra hiệu quả lắng và chất lƣợng (tỷ lệ tế bào nguyên vẹn) của tảo sau khi lắng. Sử dụng các loại tảo lắng bằng hóa chất khác nhau làm thức ăn cho sò huyết giai đoạn giống. 1.4. Thời gian và địa điểm thực hiện Địa điểm tiến hành: Trại thực nghiệm Động vật thân mềm- Khoa Thủy SảnĐại học Cần Thơ. Thời gian tiến hành: 12/2012 – 2/2013. 2 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm của tảo Chlorella 2.1.1. Đặc điểm phân loại Ngành: Chlorophyta Lớp: Trebouxiophyceae Bộ: Chlorellales Họ: Chlorellaceae Chi: Chlorella (Beijerinck, 1890) Loài: Chlorella sp. Hình 1. Tảo Chlorella sp. Tảo Chlorella là thực vật có nhân thực đã xuất hiện cách đây 2,5 tỷ năm, thuộc ngành Chlorophyta và là dạng sống đầu tiên có nhân thật. Các hóa thạch kỷ tiền Cambri đã chỉ ra sự tồn tại của Chlorella thời kỳ bấy giờ. Vì Chlorella là một vi tảo nên nó không đƣợc biết đến cho đến cuối thế kỷ 19 và tên của nó cũng bắt nguồn từ một từ gốc Hy lạp, chloros có nghĩa là màu xanh và ella có nghĩa là nhỏ bé. Chlorella nằm trong nhóm sinh vật nhân thật của giới sống ở nƣớc ngọt dƣới dạng một tế bào riêng lẻ. Theo Dƣơng Đức Tiến (1997), Chlorella là tiểu cầu tảo (có dạng hình cầu, bán cầu hoặc hình elip), không phân nhánh. Không có tiêm mao, không có khả năng di chuyển chủ động. Kích thƣớc tế bào chỉ bằng tế bào hồng cầu ngƣời từ 2-10 µm tùy loài, tùy vào điều kiện và giai đoạn phát triển. Màng tế bào có vách cellulose bao bọc. 3 2.1.2. Đặc điểm phân bố và môi trường sống Chlorella có khả năng phân bố trong độ mặn từ 0- 35‰, nhƣng độ mặn thích hợp cho sự phát triển là 10- 20‰. Nhiệt độ có ảnh hƣởng khác nhau đến quá trình quang hợp của các loài tảo khác nhau và vì thế sản lƣợng tảo cũng khác nhau. Nhiệt độ tối ƣu cho sự phát triển của Chlorella từ 25- 35oC, nhiệt độ tối đa là 37 oC. Nhiệt độ dƣới 10oC hoặc trên 35 oC thì tảo sẽ kém phát triển. Cƣờng độ chiếu sáng cho Chlorella theo từng giai đoạn phát triển có thể từ 500- 10000 lux (Shigetoh Miyachi et al., 1983). Tảo Chlorella sống rất tốt trong điều kiện môi trƣờng có pH acid yếu và trung tính, tƣơng đƣơng pH biến thiên từ 6,7- 7,5 (Daeyeon Cho et al., 1994). 2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng Chlorella có màu xanh lá cây nhờ sắc tố quang hợp chlorophyll -a và b trong lục lạp. Dƣới những điều kiện sống tối ƣu: nhiều ánh sáng, nƣớc trong và không khí sạch Chlorella sinh sản với tốc độ vô cùng lớn. Thông qua quang hợp chúng phát triển nhanh chóng chỉ cần lƣợng khí carbon dioxide, nƣớc, ánh sáng mặt trời, và một lƣợng nhỏ các khoáng chất để tái sản xuất. Nguồn dinh dƣỡng cung cấp cho tảo là nguồn dinh dƣỡng carbon (vô cơ và hữu cơ), nguồn dinh dƣỡng nitro và nguồn dinh dƣỡng phosphate. Theo Ephraim Cohen et al., (1984) nồng độ khí CO2 cung cấp cho hệ thống nuôi tảo Chlorella tốt nhất là 3%. Nguồn cung cấp carbon có thể là sục khí CO2, HCO3-, hoặc NaHCO3. Các hợp chất nitrogen mà tảo có thể sử dụng là NO3-, NO2-, NH4+, acid amin, ure, acid uric, glutamine, asparagin, xanthin, hypoxanthin… Dinh dƣỡng nitro là thành phần quan trọng của các hợp chất hữu cơ trong cơ thể quang tự dƣỡng nói chung và trong qúa trình quang hợp nói riêng. Các amino acid, nucleotide là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử DNA, RNA, protein, chlorophyll, các enzyme của pha sáng và pha tối. Theo Phạm Hữu Giục (1987; 1990) một trong những biểu hiện của tảo lục sống trong điều kiện thiếu dinh dƣỡng là sự thay đổi màu sắc của chúng từ màu xanh chuyển sang màu đỏ, da cam, bạch tạng. Những tế bào thiếu nitro xuất hiện các cetocarotenoid mới (không tồn tại hệ sắc tố bình thƣờng của tảo là carotenoid thứ cấp). Dinh dƣỡng phosphate là yếu tố chính cần cho sự sinh trƣởng của tảo, dạng phosphate chính mà tảo có thể hấp thu là phosphate vô cơ (H2PO4-, HPO42-). Tƣơng tự nhƣ triệu chứng thiếu nitro, tảo sẽ thay đổi màu sắc, thành phần protein, chlorophyll-a, RNA, DNA, ATP giảm đi, kích thƣớc hình thái bị thay đổi (Phạm Hữu Giục, 1991). 4 Quá trình sinh sản nói chung đƣợc chia thành nhiều bƣớc: Sinh trƣởng trƣởng thành - thành thục - phân chia. Đối với Chlorella thời gian chiếu sáng càng lâu thì tốc độ sinh trƣởng càng nhanh. Theo Bartsh (1961), tốc độ quang hợp của tảo tỷ lệ với sự tăng cƣờng độ ánh sáng bão hòa nằm trong 400- 600 ft-candl (tƣơng dƣơng 1300- 1900 lux). Nếu tăng cƣờng độ ánh sáng ở cƣờng độ tốt nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân chia tế bào của Chlorella, nhƣng khi tăng cƣờng độ ánh sáng cao hơn mức cho phép thì ngƣợc lại sẽ ức chế quá trình phân chia. Theo kết quả nghiên cứu của Mayo and Noike (1994) thì pH từ 5,5- 7 thu đƣợc lƣợng sinh khối Chlorella vulgaris cao nhất. Tại pH bằng 11,5 sự phát triển của tảo gần sát với 0, nhƣng tại pH bằng 3 tảo vẫn có thể tồn tại. 2.1.4. Đặc điểm sinh sản Tảo Chlorella sinh sản bằng tự bào tử. Khi gặp điều kiện thuận lợi tảo Chlorella lớn dần và đạt đến một kích thƣớc nhất định nào đó thì phân đôi. Nguyên sinh chất thu nhỏ lại và bắt đầu phân chia 1, 2, hoặc 3 lần liên tiếp thành 2, 4, hay 8 khối tế bào riêng rẽ có cả nhân và lục lạp. Mỗi tế bào tự tạo cho mình một vỏ mới, vỏ cũ vỡ ra và phóng thích các tế bào con. Sự phân bào có thể xảy ra một ngày một lần làm xuất hiện vô số tảo lục đơn bào nhanh chóng nên nƣớc dần có màu xanh. Hình 2. Sơ đồ vòng đời của Chlorella 5 Ngoài ra tảo Chlorella còn gặp hiện tƣợng ức chế, khi nuôi trồng với các loài tảo khác, tảo Chlorella tiết ra một chất kìm hãm sự sinh trƣởng và sinh sản mà theo Pratt (1942) chất này là kháng sinh đƣợc gọi là Chlorelin, còn theo Blaw Jansen (1954) nó là hợp chất của chlorophyll, xanthophyll và carotenoid. Sau một nồng độ nào đó thì ức chế sinh trƣởng và sinh sản của tảo. 2.1.5. Thành phần sinh hóa và dinh dưỡng Thành phần hóa học của tế bào tảo Chlorella tùy thuộc theo chế độ sử dụng môi trƣờng dinh dƣỡng trong quá trình phát triển. Chlorella rất giàu protein, vitamin và các khoáng chất. Các protein của loài tảo này có chứa tất cả các amino acid cần thiết cho nhu cầu dinh dƣỡng của ngƣời và động vật. Rất nhiều vitamin có trong thành của Chlorella pyrenoidosa nhƣ: Vitamin C, tiền vitamin A (β- caroten), riboflavin (B2), pyridoxine (B6), niacin (vitamin PP), axit panthothenic (vitamin B3), axit folic (vitamin B9), vitamin B12, biotin (vitamin H), choline, vitamin K, axit lipoic và inositol. Các sắc tố nhƣ: sterin, carotenoid, β-caroten, xanthophyll, chlorophyll-a, chlorophyll-b. Các nguyên tố khoáng ở Chlorella pyrenoidosa gồm có: Photpho, canxi, Kẽm, iod, Magie, sắt, đồng và tro. Ngoài hàm lƣợng cao các vitamin, amino axit, peptit, protein, đƣờng và axit nucleic, pyrenoidosa có chứa một chất tan trong nƣớc đƣợc gọi là yếu tố sinh trƣởng Chlorella (CFG). CFG chiếm khoảng 5% trọng lƣợng khô của Chlorella pyrenoidosa, là một hợp chất gồm các amino axit, protein và axit nucleic (Dilove, 1985). Qua các nghiên cứu cho thấy tảo Chlorella có 23 loại amino acid, trong đó có các amino acid không thể thay thế nhƣ: Lysine, Methyonine, Trypthophan, Arginine, Leucine… Ngoài ra, qua thành phần hóa học của tảo còn cho thấy tảo chứa nhiều chất hữu cơ có giá trị cao, đặc biệt là protein và vitamin nhóm B. 6 2.2. Đặc điểm của sò huyết Anadara granosa 2.2.1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái Ngành: Molusca Lớp: Bivalvia Lớp phụ: Pteriomorphia Bộ: Arcoida Họ: Arcidae Chi: Anadara Loài: Anadara granosa (Linneus, 1758) Hình 3. Sò huyết Anadara granosa (Linneus, 1758) Sò huyết có vỏ dày chắc, có dạng hình trứng, cá thể lớn có vỏ dài 60 mm, cao 50 mm, rộng 49 mm. Mặt ngoài của vỏ gờ phóng xạ rất phát triển, có khoảng 18-21 gờ. Trên mỗi gờ phóng xạ có nhiều hạt hình chữ nhật, đối với những cá thể già ở xung quanh mép vỏ những hạt này không rõ lắm. Bản lề hình thoi, rộng, màu nâu đen, có nhiều đƣờng đồng tâm hình thoi. Mặt trong của vỏ có màu trắng sứ, mép vọ có nhiều mƣơng sâu tƣơng ứng với đƣờng phóng xạ của mặt ngoài. Mặt khớp thẳng, có nhiều răng nhỏ, vết cơ khép vỏ sau lớn hình tứ giác, vết cơ khép vỏ trƣớc nhỏ hơn hình tam giác (Nguyễn Chính, 1996). Trong máu loài này có huyết sắc tố (màu đỏ), vì vậy gọi là Sò Huyết. Đây là đặc trƣng mà không loài nhuyễn thể nào có, tế bào hồng cầu có hình bầu dục, nhân tế bào máu nhìn rất rõ. 7 2.2.2. Đặc điểm phân bố và môi trường sống Sò huyết phân bố ở nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Úc, Myanma... Ở Việt Nam, sò huyết phân bố nhiều ở vùng triều Quảng Ninh, Hải Phòng, đầm Thị Nại (Bình Định), Đầm Nại (Ninh Thuận), Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau... Trong đó, Kiên Giang là nơi có sản lƣợng sò lớn nhất cả nƣớc (Hoàng Thị Bích Đào, 2003). Giống sò huyết (Anadara) phân bố ở các bãi bùn mềm, ít sóng gió và nƣớc lƣu thông. Các bãi sò thƣờng gần các cửa sông có dòng nƣớc ngọt đổ vào và nồng độ muối tƣơng đối thấp từ 15-25‰ (Ngô Trọng Lƣ, 2004). Sò nhỏ sống trên mặt bùn, sò lớn vùi sâu trong bùn khoảng 1-3cm. Sò không vùi sâu nên yêu cầu về chất đáy chỉ cần khoảng 15cm bùn mềm nhƣng tốt nhất là nền đáy là bùn pha một ít cát mịn. Sò có thể sống ở vùng triều (littoral) và vùng dƣới triều (sublittoral) đến độ sâu vài mét. Nơi thích hợp nhất cho sò là tuyến triều thấp có thời gian phơi bãi từ 6- 10 giờ mỡi ngày, chất đáy thƣờng là bùn dày giàu chất hữu cơ, tốt nhất là nền đáy bùn mịn (Trƣơng Vũ Kỳ và ctv., 1996). Sò có khả năng thích nghi với phạm vị biến đổi nồng độ muối rộng từ 10 35‰ (tỉ trọng 1.007 - 1.017), khoảng thích hợp là từ 15 - 30‰. Khi nồng độ muối giảm thấp dƣới 10‰, nhất là trong mùa mƣa lũ, sò sẽ vùi sâu xuống bùn. Nếu trong một thời gian ngắn nồng độ muối trở lại thích hợp thì sò chui lên và tiếp tục sống bình thƣờng, nếu tình trạng nồng độ muối thấp kéo dài có thể làm sò chết. Phạm vi thích ứng nhiệt độ của sò cũng rất rộng từ 20-30oC. 2.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng Sò huyết bắt mồi thụ động bằng cách tạo ra dòng nƣớc nhờ hoạt động của mang để lấy thức ăn. Thức ăn đi qua xoang mang, các tia mang và đƣợc lọc ở đó. Sau 1 – 2 phút sò lại khép kín vỏ một lần để đƣa thức ăn không thích hợp cùng với nƣớc trong xoang áo ra ngoài (Ngô Trọng Lƣ, 2004). Nghiên cứu dinh dƣỡng của sò huyết cho thấy thức ăn của sò là mùn bã hữu cơ (93%) và tảo (7%), trong đó tảo Silic chiếm 92% so với các ngành tảo khác (Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Nhƣ Hải, 1998) (trích dẫn bởi Lê Thị Thu Anh, 2012). Ngoài ra, nguyên sinh động vật nhƣ Tintinnopsis và Cocliella cũng đƣợc tìm thấy trong ruột sò (trích dẫn bởi Trƣơng Quốc Phú, 1999). Nghiên cứu của Lê Trùng Kỳ và ctv. (2005) cho thấy thức ăn thích hợp cho sinh trƣởng và tỷ lệ sống của sò huyết ở giai đoạn sống trôi nổi là tảo 8 Nanochloropsis sp., Chaetoceros sp. và Isochrysis sp. ở mật độ 10.000 tb/ml. Sò trƣởng thành lọc thức ăn từ 10- 100 µm. Nguồn thức ăn của sò huyết hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện môi trƣờng. Sinh trƣởng của sò gắn liền với nền đáy, nguồn thức ăn chính là mùn bã hữu cơ và tảo đơn bào sống đáy. Nhiệt độ cũng có ảnh hƣởng đến tốc độ lọc thức ăn của sò huyết, nhiệt độ càng cao hiệu quả lọc thức ăn càng lớn, tốc độ sinh trƣởng càng nhanh. 2.2.4. Đặc điểm sinh trưởng Sò ở vùng hạ triều sinh trƣởng nhanh hơn vùng trung triều, do vùng hạ triều sò vùi mình trong đáy lâu hơn, thời gian ăn dài hơn. Nhiệt độ càng cao thì lƣợng bắt mồi càng lớn, tốc độ tăng trƣởng càng nhanh thể hiện qua các đƣờng gân của vỏ sò. Sò huyết sinh trƣởng tƣơng đối chậm, sò nhỏ tăng trƣởng nhanh hơn sò lớn. Trong tự nhiên sò đạt kích thƣớc ~30 mm sau hơn 1 năm. Chúng tăng trƣởng nhanh vào hai năm đầu, chậm dần khi qua năm thứ ba và tỷ lệ hao hụt cao (Ngô Trọng Lƣ, 2004). Sò 1, 2, 3 tuổi bình quân chiều dài lần lƣợt là 2 cm, 2,8 cm và 3,2 cm. Sò 3 tuổi là đạt kích thƣớc thƣơng phẩm. Trong tự nhiên sò huyết có thể sống 7- 8 năm. Độ mặn thấp có thể làm giảm tốc độ lọc thức ăn dẫn đến giảm sinh trƣởng. Theo Ngô Thị Thu Thảo và ctv. (2009), tỷ lệ sống của sò huyết chịu ảnh hƣởng của nồng độ muối. Sò huyết nuôi vỗ ở độ mặn 20‰ có tỷ lệ sống cao hơn so với 10‰ và 30‰. Khi nuôi ở 30‰ chỉ số thành thục và chỉ số tuyến tiêu hóa của sò có xu hƣớng thấp hơn đối với các cá thể đƣợc nuôi ở các độ mặn còn lại. Tuy nhiên, chỉ số thể trạng của sò không có sự khác biệt khi nuôi ở những độ mặn khác nhau. 2.2.5. Đặc điểm sinh sản Sò huyết thuộc loại đẻ trứng, nhìn bên ngoài khó phân biệt đực cái. Khi tuyến sinh dục thành thục nó chiếm đầy thể tích nội tạng. Tuyến sinh dục con đực màu trắng sữa còn con cái màu đỏ cam. Đối với sò thành thục, khi nhiệt độ và tỷ trọng giảm đột ngột sẽ kích thích sò sinh sản (Ngô Trọng Lƣ, 2004). Theo Ngô Thị Thu Thảo và Trƣơng Quốc Phú (2009), sò 1 – 2 năm tuổi có thể thành thục sinh dục và tham gia sinh sản lần đầu tiên. Sò thành thục sinh dục lần đầu có chiều dài từ 15 – 25 mm (trung bình 20 mm). Chúng có khả năng thành thục quanh năm, tuy nhiên, tỷ lệ thành thục cao nhất vào tháng 4 (100%) và tháng 9 9 (93%). Sò huyết có thể sinh sản 4 – 5 lần/năm. Ở sò huyết, tỷ lệ cá thể cái thƣờng lớn hơn cá thể đực (trung bình qua các tháng trong năm là 1:2,1). Tỷ lệ giới tính của sò hyết thay đổi theo thời gian và nhóm kích thƣớc, sò có kích thƣớc càng lớn thì tỷ lệ cá thể cái càng tăng. Khi thành thục sò đẻ trứng và tinh trùng vào nƣớc, trứng thụ tinh sẽ phát triển qua các giai đoạn ấu trùng bánh xe và diện bàn. Sức sinh sản của sò huyết khác nhau giữa các nhóm tuổi. Cá thể có kích thƣớc lớn có sức sinh sản tuyệt đối cao hơn cá thể có kích thƣớc nhỏ. Sức sinh sản tƣơng đối của sò cao nhất khi kích thƣớc nằm trong khoảng 31- 40 mm. Trung bình sức sinh sản tuyệt đối của sò huyết là 806.000 trứng/ cá thể; sức sinh sản tƣơng đối là 35.900 trứng/gram (cả vỏ) và 164.000 trứng/gram (không vỏ). Theo Hoàng Thị Bích Đào (2003) sò có thể sinh sản quanh năm nhƣng màu vụ tập trung chủ yếu từ tháng 2 – 9, cao điểm nhất là tháng 3 – 5 và tháng 8 – 9. Sò càng lớn sức sinh sản càng cao. Sức sinh sản của sò huyết A. nodifera tại Đầm Nại (Ninh Thuận) là 350.300 – 3.788.00 trứng/ cá thể. Sò huyết thành thục sinh sản trong môi trƣờng nƣớc. 2.3. Kết quả sử dụng tảo lắng làm thức ăn cho động vật thân mềm Ngô Thị Thu Thảo và Trƣơng Quốc Phú (2012), thức ăn của các loại hàu và vẹm là các loài tảo đơn bào có kích thƣớc ≤ 10 µm nhƣ Chlorella , Cryptomonas, Protocetrum, Platymonas, Nannochloropsis. Ở giai đoạn trƣởng thành, theo kết quả nghiên cứu thức ăn của hàu ngƣời ta thấy rằng thức ăn của hàu gồm có thực vật phù du và mùn bã hữu cơ. Thực vật phù du thƣờng là các loài tảo khuê nhƣ Coscinodiscus, Cyclotella, Skeletonema, Navicula, Nitzschia... Knuckey et al. (2006) cho rằng khi cho hàu Thái Bình Dƣơng (Crassostrea gigas) ăn bổ sung tảo Chaetoceros mulleri lắng bằng NaOH kết hợp với chất trợ lắng Magnafloc LT25 đạt tốc độ tăng trƣởng gần 600% sau 25 ngày nuôi thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với bổ sung tảo Chaetoceros mulleri tƣơi nhƣng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với thức ăn không bổ sung tảo. Nhƣng ngƣợc lại, khi thí nghiệm trên điệp Pecten fumatus thì tốc độ tăng trƣởng tăng lên 300% sau 14 ngày nuôi khác biệt không có ý nghĩa thống kê so vói bổ sung tảo tƣơi Chaetoceros mulleri tƣơi và cao hơn có ý nghĩa thống kê so vói thức ăn không bổ sung tảo. Ngoài ra, trong nghiên cứu của mình Knuckey et al. (2006) đã cho thấy rằng khi sử dụng tảo Thalassiosira cô đặc bằng phƣơng pháp giảm pH (sử dụng NaOH kết hợp với Magnafloc LT25) thì hàu Thái Bình Dƣơng cho kết quả tăng trƣởng tốt hơn đối với phƣơng pháp lắng tảo bằng sắt hay phƣơng pháp ly tâm. 10 Thí nghiệm của Lý Bích Thủy (2012) cho thấy tốc độ tăng trƣởng của nghêu ăn tảo Chaetoceros lắng bằng Al2(SO4)3 và Nannochloropsis lắng bằng FeCl3 cao hơn tốc độ tăng trƣởng của nghêu ăn hỗn hợp tảo tƣơi Chaetoceros và Chlorella. Thí nghiệm sử dụng các loại tảo lắng làm thức ăn thử nghiệm cho nghêu giống của Lý Bích Thủy (2012), kết quả sau 90 ngày nuôi cho thấy nghêu đạt tỷ lệ sống cao nhất (15,63%) khi cho ăn tảo Chaetoceros lắng bằng Al2(SO4)3, tỷ lệ sống thấp nhất khi cho ăn bằng Nannochloropsis lắng bằng FeCl3 (3,33%). Khi cho ăn bằng Nannochloropsis lắng bằng NaOH và Al2(SO4)3 thì tỷ lệ sống của nghêu sau 90 ngày nuôi là bằng 0. Vấn đề nghiên cứu sử dụng thức ăn nhân tạo phù hợp nhằm thay thế tảo tƣơi đơn bào giúp giảm giá thành sản xuất tảo đồng thời chủ động và hạn chế sự phụ thuộc vào nuôi tảo, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm những loại thức ăn thay thế tảo tƣơi nhƣ sử dụng tảo khô (Liang và Millican, 1992), tảo cô đặc bảo quản lạnh (Donalson, 1991; O’Connor và Nell, 1992), thức ăn nhân tạo có đủ thành phần dinh dƣỡng nhƣ protein, lipid,…(Jones et al., 1984; Kreeger và Langdon, 1994), nhƣng cho đến nay vấn đề nghiên cứu hoàn thiện qui trình nuôi tảo và nghiên cứu tìm thức ăn thay thế tảo tƣơi đang đƣợc tiến hành, xong tảo tƣơi vẫn là thức ăn không thể thiếu trong ƣơng nuôi ấu trùng nhuyễn thể (Nguyễn Thị Xuân Thu, 2006). 11 CHƢƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Nguồn tảo Chlorella thuần ở độ mặn 25% đƣợc mua từ Phòng thí nghiệm Khoa Thủy sản, Trƣờng Đại học Cần Thơ. Sò huyết giống có chiều dài từ 15- 20mm đƣợc mua từ An Minh, Kiên Giang và chuyển về khoa Thủy sản, Trƣờng Đại học Cần Thơ. Sau đó, sò đƣợc thuần ở độ mặn 20‰ trong một tuần rồi tiến hành thí nghiệm. 3.2. Vật liệu nghiên cứu 3.2.1. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm - Bể xử lý nƣớc: sử dụng bể composit có thể tích 1m3/ bể (2 bể). - Bể nuôi tảo: bể composit có thể tích 1m3/bể (1 bể). - Keo thủy tinh 10L/keo (9 keo). - Hệ thống sục khí: ống dẫn khí, van điều chỉnh, đá bọt, máy thổi khí. - Dụng cụ kiểm tra môi trƣờng: nhiệt kế, bộ test (NH4+/NH3, NO2-, pH). - Các dụng cụ khác: cân điện tử, thƣớc kẹp, kính hiển vi, buồng đếm tảo Improved Neubauer, máy bơm nƣớc, rổ nhựa. - Hóa chất: NaOH, PAC, chlorine, formol thƣơng mại (40%),... 3.2.2. Nguồn nước sử dụng thí nghiệm Nƣớc ngọt đƣợc lấy từ nguồn nƣớc máy và nƣớc mặn đƣợc cung cấp từ ruộng muối Vĩnh Châu, có độ mặn 80 – 100‰. Nƣớc dùng thí nghiệm đƣợc pha từ hai nguồn nƣớc trên. Nƣớc sau khi pha đƣợc xử lý bằng Chlorine nồng độ 20ppm trong vòng 48 giờ, trung hòa bằng Natri thiosulphate. 3.2.3. Nuôi sinh khối tảo kết hợp với cá rô phi Nƣớc nuôi sinh khối đƣợc xử lý chlorine với nồng độ 20ppm, trong 48 giờ. Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) với kích cỡ 15g/con, mật độ thả nuôi 20 con/bể. Cá đƣợc tắm formol 200ppm trong 30 phút, sau đó thuần hóa ở độ mặn 20‰ và thả vào bể để gây nuôi tảo, mỗi ngày cho cá ăn bằng thức ăn viên có hàm 12 lƣợng đạm 30%, cho ăn 2 lần/ngày (lúc 7h và 17h) với lƣợng thức ăn bằng 3% trọng lƣợng thân (Trần Công Bình, 2004). Sau 5 – 7 ngày, tảo Chlorella bắt đầu xuất hiện và phát triển trong bể nuôi cá. Khi tảo trong bể nuôi sinh khối đạt đến mật độ 105 – 106 tb/ml có thể tiến hành lắng cho sò ăn. 3.3. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm, phƣơng pháp thu và xử lý số liệu 3.3.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của các hóa chất khác nhau đến hiệu suất lắng và tỷ lệ sống của tảo Chlorella 3.3.1.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm một nhân tố đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức đƣợc bố trí trong 3 keo thủy tinh 10L, và lặp lại 3 lần. Với mật độ tảo ban đầu là 2-3 triệu tế bào/mL. Tảo lắng bằng các hóa chất khác nhau là NaOH (96%), PAC với liều lƣợng lần lƣợt là 60mg/L và 10mg/L (Trƣơng Quốc Phú, 2008). Thí nghiệm đƣợc bố trí nhƣ sau: - Nghiệm thức 1: lắng bằng NaOH (60mg/L) - Nghiệm thức 2: lắng bằng NaOH (30mg/L) + PAC (5mg/L) - Nghiệm thức 3: lắng bằng PAC (10mg/L) Thí nghiệm đƣợc tiến hành trong vòng 24h. 3.3.1.2. Thu và xử lý số liệu * Các yếu tố theo dõi: - Xác định giá trị pH trƣớc và sau khi sử dụng hóa chất bằng dung dịch pH Test. - Mật độ lắng đƣợc xác định bằng cách sử dụng micropipette thu phần nƣớc phía trên mặt với 3 lần lặp lại sau mỗi 1 giờ. Mẫu đƣợc cố định trong dung dịch formol 5% và đếm dƣới kính hiển vi bằng buồng đếm Improved Neubauer. Trong quá trình đếm mẫu, chỉ xác định số tế bào còn nguyên vẹn hình dạng. - Hiệu suất lắng đƣợc xác định theo công thức: Hiệu suất lắng (%) = Ci - Cf Ci 13 x 100 Trong đó: Ci là mật độ tảo trƣớc khi xử lý hóa chất và Cf là mật độ tảo sau khi xử lý hóa chất Quá trình thu mẫu kết thúc khi tốc độ lắng đạt trên 80%. - Tỷ lệ sống của tế bào tảo đƣợc xác định mỗi 2 ngày bằng công thức: Tỷ lệ sống (%) = m n x 100 Trong đó: m là số tế bào còn nguyên và n là tổng số tế bào - Công thức tính mật độ tảo nhƣ sau: Mật độ tảo (tb/mL) = a x 104 xH 64 Trong đó: a là số tế bào đếm đƣợc trong tất cả các ô nhỏ và H là hệ số pha loãng 3.3.2. Ảnh hƣởng của tảo Chlorella lắng đến tốc độ sinh trƣởng, tỷ lệ sống và chỉ số độ béo của sò huyết Anadara granosa 3.3.2.1. Bố trí thí nghiệm Sò huyết giống với chiều dài từ 15- 20 mm đƣợc bố trí 12 con/keo thủy tinh 10L (3 con/L), đƣợc cho ăn tảo Chlorella lắng bằng 3 loại hóa chất khác nhau, thí nghiệm đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại nhƣ sau: - Nghiệm thức 1: sò huyết đƣợc cho ăn tảo Chlorella tƣơi đem ly tâm - Nghiệm thức 2: sò huyết đƣợc cho ăn tảo Chlorella lắng bằng NaOH - Nghiệm thức 3: sò huyết đƣợc cho ăn tảo Chlorella lắng bằng NaOH và PAC - Nghiệm thức 4: sò huyết đƣợc cho ăn tảo Chlorella lắng bằng PAC Tảo đƣợc cho ăn với mật độ 10.000- 30.000 tb/mL (đƣợc kiểm tra mật độ trƣớc khi cho ăn). 14 Quá trình thí nghiệm đƣợc kéo dài trong 4 tuần. Nƣớc trong mỗi keo nuôi sò đƣợc thay mới sau mỗi 7 ngày. 3.3.2.2. Thu và xử lý số liệu * Các yếu tố môi trường Nhiệt độ đƣợc kiểm tra hằng ngày vào buổi sáng lúc 7h và vào buổi chiều lúc 14h bằng nhiệt kế. Các chỉ tiêu pH, NH4+/NH3 (mg/L), NO2- (mg/L) đƣợc thu mẫu mỗi 5 ngày vào lúc 8h sáng để kiểm tra bằng các bộ Test SERA (Sản xuất tại Đức). * Tốc độ lọc của sò huyết Tốc độ lọc thức ăn của sò đƣợc kiểm tra trong vòng 24h bằng cách kiểm tra mật độ tảo trƣớc và sau khi cho ăn. Tốc độ lọc tảo đƣợc kiểm tra mỗi 3 ngày/lần (2 lần/tuần). Tốc độ lọc đƣợc tính theo công thức sau: To – T24 ACR (%/ngày) = × 100 To Trong đó: To là mật độ tảo ban đầu lúc cho ăn (tb/mL) và T24 là mật độ tảo sau 24h cho ăn (tb/mL) * Tỷ lệ sống của sò huyết Tỷ lệ sống của sò huyết đƣợc kiểm tra hằng ngày. Tỷ lệ sống đƣợc tính theo công thức sau: Tổng số cá thể cuối TLS (%) = Tổng số cá thể ban đầu × 100 * Chỉ số độ béo và chỉ số thể trạng của sò huyết Trƣớc lúc bố trí thí nghiệm thu 5 con sò và sau khi kết thúc thí nghiệm thu 9 con/ nghiệm thức để kiểm tra chỉ số độ béo và chỉ số thể trạng. Chỉ số độ béo đƣợc xác định bằng công thức Quayle và Newkirt (1989): Khối lƣợng thịt x 1000 15 Độ béo (%) = (Chiều dài) 3 × 100 Chỉ số thể trạng đƣợc tính theo công thức của Broom (1981): Khối lƣợng thịt sấy khô CI (mg/g) = Khối lƣợng vỏ sấy khô × 1000 3.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu Số liệu đƣơc thu thập và xử lý gia trị trung bình, phƣơng sai và độ lệch chuẩn bằng phần mềm Excel. So sánh thống kê đƣợc thực hiện qua phân tính oneway ANOVA và so sánh các giá trị trung bình với phép thử Duncan bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0 ở mức tin cậy P< 0,05. 16 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của các loại hóa chất khác nhau đến hiệu suất lắng và tỷ lệ tế bào nguyên vẹn 4.1.1. Hiệu suất lắng của tế bào tảo Chlorella Mật độ ban đầu của tảo Chlorella là 2.000.000 - 3.000.000 tb/mL. Kết quả cho thấy tảo lắng bằng PAC có hiệu suất lắng tốt nhất đạt kết quả 88,15% sau 7 giờ lắng, kế đến là NaOH + PAC đạt 85,74% và cuối cùng là NaOH đạt 85,54% (Bảng 4.1). Trong 5 giờ từ lúc bắt đầu lắng, hiệu suất lắng có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P0,05) 4.1.2. Tỷ lệ nguyên vẹn của tế bào tảo Chlorella Tảo sau khi lắng đƣợc bảo quản trong tủ mát ở nhiệt độ 10oC, sau hơn 10 ngày thí nghiệm, tỷ lệ sống của tế bào tảo ở tất cả các nghiệm thức đều giảm tới mức dƣới 50%. Tuy nhiên, nhìn chung thì tỷ lệ sống của tảo lắng bằng PAC (48,22%) cao hơn so với 2 nghiệm thứ còn lại, nhƣng khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 4.2). Theo Knuckey (2006), tảo lắng khi 17 quan sát dƣới kính hiển vi khó phân biệt với tảo tƣơi và chlorophyll của chúng ít bị phân hủy sau 2 tuần dự trữ. Harith et al. (2009) cho rằng pH cũng làm ảnh hƣởng đến tỷ lệ sống của tảo, khi pH càng cao thì tỷ lệ sống càng giảm, khi pH ổn định bằng 8 thì tỷ lệ sống của tảo có thể đạt 98%. Sử dụng NaOH lắng tảo làm tăng pH lên 10 và 10,2 tỷ lệ sống của tảo lần lƣợt là 78% và 68%. Bảng 4.2. Tỷ lệ sống (%)của tế bào tảo Chlorella theo thời gian Thời gian (giờ) 24 72 120 168 216 264 NaOH a 91±1,87 80,33±1,94a 67,33±2,45a 59,56±2,6a 53,11±3,14a 46,56±2,3a Hóa chất lắng tảo NaOH + PAC a 90,44±2,19 78,33±1,66b 66,78±2,17a 60,11±3,22a 51,78±1,86a 46,67±3,2a PAC 90,44±1,51a 78,89±1,27b 62,44±1,42b 61,78±1,72a 50,78±2,11a 48,22±1,92a Các số liệu có chữ cái giống nhau trong cùng một hàng chứng tỏ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) 4.2. Kết quả thí nghiệm 2 : Ảnh hƣởng của tảo lắng đến tỷ lệ sống, tốc độ lọc và chỉ số độ béo của sò huyết 4.2.1. Kết quả thí nghiệm tốc độ lọc và tỷ lệ sống của sò huyết trong 30 ngày 4.2.1.1. Các yếu tố môi trường a) Nhiệt độ (oC) Trong 30 ngày nuôi nhiệt độ có sự biến động lớn, buổi sáng dao động từ 26-31 C, buổi chiều từ 26-33,5 oC do thí nghiệm đƣợc thực hiện vào mùa mƣa. Nhiệt độ trung bình khoảng 29oC (Hình 4.1), nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của sò huyết. Biên độ nhiệt thích hợp cho sò từ 20-30oC (Trƣơng Quốc Phú và Ngô Thị Thu Thảo, 2012). o 18 34 32 Nhiệt độ (oC) 30 28 26 24 Chiều Sáng 22 20 1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 Ngày Hình 4.1. Biến động nhiệt độ (oC) trong thời gian thí nghiệm b) pH Trong quá trình thí nghiệm pH dao động từ 8-8,7 và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. pH có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố thủy hóa trong nƣớc nên cần duy trì hệ pH ổn định giúp sò huyết sinh trƣởng và phát triển tốt hơn. pH là yếu tố ảnh hƣởng đến đời sống thủy sinh vật, pH từ 6,5-8,5 thích hợp cho nuôi trồng thủy sản (Trƣơng Quốc Phú, 2006). c) NH4+/NH3 (mg/L) Hàm lƣợng NH4+/NH3 có xu hƣớng tăng dần ở ngày 21 trở về sau và không có sự biến động lớn giữa các nghiệm thức (Hình 4.2). Tuy nhiên, vào ngày thứ 5 hàm lƣợng NH4+/NH3 ở NT2 và NT3 tăng cao đến 1,5 mg/L có thể là hàm lƣợng thức ăn dƣ thừa nhiều. Tính độc của NH4+/NH3 đối với thủy sinh vật chủ yếu ở dạng tự do. Hàm lƣợng NH4+/NH3 có liên quan chặt chẽ đến pH và nhiệt độ ao nuôi, khi pH và nhiệt độ tăng hàm lƣợng NH4+/NH3 trong nƣớc cũng sẽ tăng (Trƣơng Quốc Phú, 2006). Boyd (1998) hàm lƣợng NH4+/NH3 mà các loài thủy sản có thể sinh trƣởng là 0,2-2mg/L. 19 1.6 Ly tâm NaOH+PAC NH4 + /NH3 (mg/L) 1.4 NaOH PAC 1.2 1 0.8 0.6 0.4 0.2 0 1 5 10 15 20 25 30 Ngày Hình 4.2. Biến động hàm lƣợng NH4+/NH3 (mg/L) trong 30 ngày thí nghiệm d) NO2- (mg/L) Hàm lƣợng NO2 tăng dần trong quá trình nuôi và giảm sau khi thay nƣớc. Hàm lƣợng NO2 có thể tăng cao đến 40mg/L, ở nghiệm thức NaOH có hàm lƣờng NO2 thấp hơn nghiệm thức tảo ly tâm, nghiệm thức tảo lắng bằng NaOH+PAC và nghiệm thức tảo lắng PAC, tuy nhiên sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Mặc dù trong quá trình thí nghiệm có thay nƣớc định kì, tuy nhiên hàm lƣợng NO2 rất cao do thức ăn là tảo đƣợc lắng bằng các hóa chất làm các tế bào tảo kết cụm lại với nhau và lắng xuống đáy bể, làm giảm chất lƣợng nƣớc, làm gia tăng NO2 và ảnh hƣởng đến sức khỏe của sò. Theo Boyd (1998) hàm lƣợng NO2 nên thấp hơn 0,1 mg/L. Kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Thu Thảo và Trƣơng Trọng Nghĩa (2001) khi khảo sát khả năng chịu đựng stress của sò huyết (Anadara granosa), sò có xu hƣớng khép chặt vỏ khi điều kiện môi trƣờng bất lợi và do tập tính sống vùi nên sò huyết có khả năng chịu đựng hàm lƣợng này khá cao. Chính khả năng khép chặt vỏ đã giúp sò trong thí nghiệm có khả năng chịu đựng đƣợc sự tăng cao của NO2. 20 60 Ly tâm NaOH NaOH+PAC PAC NO 2- (mg/L) 50 40 30 20 10 0 1 5 10 15 20 25 30 Ngày Hình 4.3. Biến động hàm lƣợngNO2 (mg/L) trong 30 ngày thí nghiệm 4.2.1.2. Khối lượng và tỷ lệ sống của sò sau 30 ngày thí nghiệm a) Tỷ lệ sống của sò huyết Sau 30 ngảy thí nghiệm, kết quả tỷ lệ sống đạt cao nhất khi cho sò ăn tảo lắng bằng NaOH + PAC (94,44%), tiếp theo là nghiệm thức cho ăn tảo ly tâm và nghiệm thức tảo lắng bằng NaOH (88,89%) và thấp nhất là nghiệm thức tảo lắng bằng PAC 80,56%, tuy nhiên sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P >0,05). Tỷ lệ sống của sò huyết giảm dần theo thời gian thí nghiệm và chết nhiều ở những ngày đầu thí nghiệm (Hình 4.4). Tỷ lệ sống của sò huyết có thể bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố nhƣ nền đáy (thiếu đáy bùn, cát bùn), thức ăn là tảo lắng (hóa chất còn tồn lắng, dễ bị kết cụm, tảo bị chết, thành phần dinh dƣỡng có thể bị thất thoát trong quá trình lắng), ngoài ra thức ăn dƣ thừa sẽ làm giảm chất lƣợng nƣớc và làm tăng hàm lƣợng NH3/NH4+, NO2- có thể gây độc cho sò. 21 Ly tâm NaOH NaOH+PAC PAC 100 Tỷ lệ sống (%) 80 60 40 20 0 1 10 20 30 Ngày Hình 4.4. Tỷ lệ sống (%)của sò huyết trong thời gian thí nghiệm b) Khối lượng (g) của sò huyết Khối lƣợng sò giữa các nghiệm thức lúc mới bố trí thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa, trung bình 5,64±0,75g. Khối lƣợng sò có sự tăng trƣởng dƣơng ở các nghiệm thức vào 10 ngày đầu, tuy nhiên sự tăng trƣởng khối lƣợng của sò bắt đầu chậm lại và có xu hƣớng âm từ ngày 20 đến khi kết thúc thí nghiệm (Bảng 4.3). Nhìn chung ở nghiệm thức cho ăn tảo ly tâm, sò giảm khối lƣợng ít hơn các nghiệm thức còn lại, chỉ giảm 0,04g sau 30 ngày thí nghiệm và khối lƣợng sò giảm nhiều nhất 0,28g ở nghiệm thức sử dụng thức ăn là tảo lắng bằng NaOH, nhƣng sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Bảng 4.3. Khối lƣợng (g) sau 30 ngày thí nghiệm Ngày thí nghiệm Tăng khối lƣợng Nghiệm thức 1 Tảo ly tâm NaOH NaOH+ PAC PAC 10 a 5,59±0,81 5,7±0,9 a 5,72±0,66 a 5,56±0,63 a 20 a 5,62±0,81 5,67±0,88 a 5,72±0,69 a 5,59±0,62 a 30 a 5,6±0,84 5,6±0,93 a 5,65±0,69 a 5,55±0,59 a a 5,52±0,83 5,42±0,94 a 5,6±0,7 a 5,41±0,71 a (g) -0,04±0,08a -0,28±0,1a -0,12±0,08a -0,14±0,23a Các số liệu có chữ cái giống nhau trong cùng một cột chứng tỏ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) 22 c) Tốc độ lọc của sò huyết Nhìn chung, tốc độ lọc của sò huyết tăng dần theo thời gian thí nghiệm. Tốc độ lọc của sò huyết đạt cao nhất ở nghiêm thức cho sò ăn tảo ly tâm 72,13±17,86% (Bảng 4.4), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (P > 0,05). Bảng 4.4. Tốc độ lọc (%) của sò huyết trong thời gian thí nghiệm Nghiệm thức Ngày thí nghiệm Ly tâm NaOH NaOH + PAC PAC 1 43,71±4,71a 75,83±0,95b 69,52±6,3 b 73,06±2,07 b 3 49,28±3,15 a 60,49±27,99 a 53,61±12,51 a 41,87±13,96 a 6 56,15±3,68 a 60,49±28,57 a 58,19±4,4 a 56,5±3,29 a 9 66,58±4,33 a 80,48±4,07 b 81,84±2,31 b 81,09±4,75 b 12 82,76±3,36 a 55,4±8,67 b 36,34±14,62 b 38,62±11,99 b 15 93,86±1,98 a 93,02±0,96 a 68,77±3,54 b 66,18±16,71 b 18 87,9±1,62 a 92,23±2,4 a 62,93±5,9 b 74,45±11,71 b 21 72,62±11,23 a 71,94±21,16 a 67,82±3,12 a 68,29±7,14 a 24 84,4±3,27 a 73,47±8,4 b 71,45±5,69 b 56,43±7,58 c 27 86,34±5,98 a 69,86±2,45 b 85,08±0,83 a 71,04±5,96 b Trung bình 72,13±17,86a 70,98±20,47a 65,63±14,77a 62,75±15,76a Các số liệu có chữ cái giống nhau trong cùng một hàng chứng tỏ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Các yếu tố khác nhau nhƣ nhiệt độ, mật độ tảo, tình trạng sức khỏe của sò, kích cỡ thức ăn,…đều có ảnh hƣởng tới khả năng lọc thức ăn của sò. Khi nhiệt độ tăng, mật độ tảo tăng sẽ làm tăng khả năng lọc của sò huyết Anadara granosa (Dƣơng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Thị Kim Liên và Huỳnh Trƣờng Giang, 2013). Kết quả nghiên cứu của Khalil (1996) cũng cho rằng tốc độ lọc của sò Tapes decussates tăng khi mật độ tảo cho ăn đƣợc tăng lên. Nhƣng một số kết quả nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nếu lƣợng thức ăn quá nhiều cũng làm giảm tốc độ lọc của nhóm hai mảnh vỏ và điều này cũng phụ thuộc vào khả năng lọc của từng giống loài hai mảnh vỏ khác nhau. Theo Schulte (1975) loài hàu Ostrea virginica sẽ giảm tốc độ bơm khi mật độ tảo Nitzchia closterium vƣợt quá 7 – 8×104 tb/ml, còn Loosanoff và Engle (1947) cho rằng với các loài tảo có kích thƣớc nhỏ nhƣ 23 tảo Chlorella khi cho ăn ở mật độ rất cao (5,4×106 tb/ml) mới gây ảnh hƣởng đến tốc độ lọc của hàu. Tƣơng tự, khi nghiên cứu trên vẹm tím Mytilus edulis thì Davids (1964) cũng cho rằng đối với tảo rất nhỏ nhƣ Chlorella khi mật độ vƣợt quá 4×104 tb/ml thì vẹm giảm tốc độ lọc. Thí nghiệm cho sò ăn với mật độ tảo từ 10.000- 30.000 tb/mL, mật độ này không cao do đó tốc độ lọc của sò không bị ảnh hƣởng bởi việc cho ăn với mật độ cao. Tuy nhiên, trong thí nghiệm đã sử dụng tảo lắng làm thức ăn cho sò, các loại thức ăn này dễ bị kết cụm và lắng ở đáy bể làm tăng kích cỡ hạt thức ăn do đó sò có thể giảm ăn. Khả năng lọc thức ăn của sò huyết từ 10 - 100 µm (Lê Trung Kỳ, 2005). d) Chỉ số độ béo và chỉ số thể trạng của sò huyết Sò huyết có chỉ số độ béo ban đầu là 4,49±0,78% và chỉ số này đều giảm ở tất cả các nghiệm thức. Độ béo của sò huyết giữa các nghiệm thức không có sự biến động lớn (3,65 - 4,03%), giá trị cao nhất ghi nhận đƣợc ở nghiệm thức sò huyết cho ăn tảo ly tâm (4,03±0,98%) và khác biệt không có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (Bảng 4.5). Theo Nguyễn Chính và ctv. (2001) chỉ số độ béo phụ thuộc vào điều kiện môi trƣờng (điều kiện dinh dƣỡng) và mùa vụ sinh sản. Ngô Anh Tuấn và ctv. (2007) cho rằng ở hàu độ béo và sự thành thục sinh dục có liên quan mật thiết với nhau. Zhuang và Wang (2004) cho rằng nghêu dầu (Meretrix meretrix) có kích thƣớc khác nhau có thể điều chỉnh tỷ lệ tiêu hóa khác nhau để đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng và năng lƣợng, nhƣng kích thƣớc cơ thể không ảnh hƣởng đến khả năng hấp thu của nghêu. Hệ số độ béo cao khả năng tích lũy về chất cao và cung cấp đủ chất dinh dƣỡng cho quá trình phát triển của tuyến sinh dục. Kết quả này cũng đƣợc ghi nhận ở sò huyết (Hoàng Thị Bích Đào, 2004). Bảng 4.5. Chỉ số độ béo và chỉ số thể trạng của sò huyết sau 30 ngày thí nghiệm Nghiệm thức Chỉ số độ béo (%) CI (mg/g) Ban đầu 4,49±0,78a 40,93±7,58 b Tảo ly tâm 4,03±0,98 ab 32,63±4,13 a NaOH 4,00±0,63 ab 31,87±5,17 a NaOH + PAC 3,66±0,69 b 32,08±4,98 a PAC 3,65±0,65 b 28,32±2,88 a Các số liệu có chữ cái giống nhau trong cùng một cột chứng tỏ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) 24 Chỉ số thể trạng ban đầu của sò huyết là 40,93±7,58mg/g, sau khi kết thúc thí nghiệm chỉ số này đã giảm so với ban đầu. Chỉ số CI ở nghiệm thức tảo ly tâm đạt cao nhất (32,63±4,13mg/g) và thấp nhất ở nghiệm thức PAC (28,32±2,88mg/g) tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (Bảng 4.5). Kết quả nghiên cứu của Trần Quang Minh (1999) thì vào mùa mƣa nhiệt độ và độ mặn thấp nghêu thƣờng giảm ăn. Điều tƣơng tự cũng xảy ra đối với sò huyết vì trong khoảng thời gian thí nghiệm cũng là mùa mƣa. Ngoài ra, trong quá trình thí nghiệm hàm lƣợng các chất nhƣ NO2-, NH4+/NH3… tăng cao sò phải khép vỏ nên giảm ăn, hơn nữa sò cũng phải tốn năng lƣợng duy trì hoạt động cơ thể. 4.2.2. Kết quả các yếu tố môi trƣờng và các chỉ số sinh học của sò huyết trong điều kiện không cho ăn 4.2.2.1. Các yếu tố môi trường Nhiệt độ trong 12 ngày thí nghiệm dao động từ 27-33oC (Hình 4.5). 34 Nhệt độ (oC) 32 30 28 26 24 22 Chiều Sáng 20 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ngày Hình 4.5. Biến động nhiệt độ (oC) trong 12 ngày Trong suốt thời gian thí nghiệm giá trị pH ổn định ở mức 8,7 và nằm trong mức cho phép. Hàm lƣợng NH4+ /NH3 cũng có sự gia tăng trong 12 ngày kiểm tra, trong 8 ngày đầu tiên hàm lƣợng này không có khác biệt ở các nghiệm thức, trung bình dao động từ 0,25 – 0,5 mg/L, tuy nhiên từ ngày thứ 8 đến khi kết thúc thí nghiệm thì có sự khác biệt ở các nghiệm thức (Hình 4.6), cao nhất ở nghiệm thức NaOH (1,25 mg/L), thấp nhất ở nghiệm thức tảo ly tâm (0,5 mg/L). 25 1.4 NH4 + /NH3 (mg/L) 1.2 Ly tâm NaOH NaOH+PAC PAC 1 0.8 0.6 0.4 0.2 0 1 4 8 12 Ngày Hình 4.6. Biến động hàm lƣợng NH4+/NH3 (mg/L) trong 12 ngày Hàm lƣợng NO2 tăng dần ở tất cả các nghiệm thức, cao nhất là ở nghiệm thức NaOH (10,89 mg/L) và thấp nhất ở nghiệm thức tảo ly tâm (4,67 mg/L), thể hiện qua hình 4.7. Hàm lƣợng NO2 ở các nghiệm thức đều vƣợt mức cho phép nhƣ ở phần thí nghiệm trên, cũng nhờ khả năng khép chặt vỏ nên giúp chúng hạn chế đƣợc các yếu tố bất lợi bên ngoài tuy nhiên hàm lƣợng này tăng quá cao cũng gây ảnh hƣởng không tốt đến quá trình sinh trƣởng của sò. 25 Ly tâm NaOH NaOH+PAC PAC NO 2- (mg/L) 20 15 10 5 0 1 4 8 Ngày Hình 4.7. Biến động hàm lƣợng NO2 (mg/L) trong 12 ngày 26 12 4.2.2.2. Khối lượng và tỷ lệ sống của sò huyết sau 12 ngày thử nghiệm a) Tỷ lệ sống của sò huyết Sau 12 ngày không cho sò ăn, sò ở nghiệm thức tảo ly tâm có khả năng chịu đói khá tốt với tỷ lệ sống cao nhất đạt 89,17%, và thấp nhất (60,95%) ở khi cho sò ăn tảo lắng bằng PAC (Hình 4.8), tuy nhiên khác biệt về tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P >0,05). Tỷ lệ sống của sò huyết ở thí nghiệm này bị ảnh hƣởng bởi khả năng tích lũy thức ăn và năng lƣợng của sò đƣợc nuôi bằng tảo lắng vì nếu sò có tình trạng sức khỏe tốt, tích lũy nhiều năng lƣợng thì duy trì hoạt động cơ thể lâu hơn, sẽ cho kết quả tỷ lệ sống tốt hơn. Ly tâm NaOH NaOH+PAC PAC 100 Tỷ lệ sống (%) 80 60 40 20 0 1 4 8 12 Ngày Hình 4.8. Tỷ lệ sống (%)của sò huyết sau 12 ngày thí nghiệm b) Khối lượng Ở giai đoạn thí nghiệm này thì khối lƣợng sò có xu hƣớng tăng, tăng cao nhất 0,39g ở nghiệm thức tảo lắng bằng NaOH còn sò ở nghiệm thức tảo ly tâm khối lƣợng sò đã giảm đi 0,05g (Bảng 4.6) và khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P >0,05). Theo Willow (1992) thì tốc độ tăng trƣởng của loài hai mảnh vỏ là sự kết hợp giữa thời gian thức ăn lƣu giữ trong ruột, khả năng tiêu hóa, hệ số thức ăn, số lƣợng và chất lƣợng thức ăn. 27 Bảng 4.6. Khối lƣợng (g) sau 12 ngày thử nghiệm khả năng chịu đói của sò Ngày thí nghiệm Nghiệm thức Tảo ly tâm NaOH NaOH+ PAC PAC 1 4 8 12 5,47±0,58a 5,4±0,78a 5,65±0,53a 5,47±0,69a 5,5±0,51a 5,66±0,72a 5,8±0,55a 5,78±0,46a 5,44±0,51a 5,73±0,7 a 5,73±0,5a 5,74±0,4 a 5,43±0,5a 5,7±0,75a 5,66±0,56a 5,8±0,37a Tăng khối lƣợng (g) -0,05±0,19a 0,39±0,34a 0,01±0,09a 0,30±0,39a Các số liệu có chữ cái giống nhau trong cùng một hàng chứng tỏ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). c) Chỉ số độ béo và chỉ số thể trạng của sò huyết Chỉ số độ béo của sò đều giảm ở tất cả các nghiệm thức sau 12 không cho ăn. Độ béo của sò huyết giữa các nghiệm thức không có sự biến động lớn (3,66 4,06%) sau 12 ngày thí nghiệm, giá trị cao nhất ghi nhận đƣợc ở nghiêm thức NaOH (4,06±0,38%) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (Bảng 4.7). Chỉ số thể trạng của sò huyết sau khi kết thúc thí nghiệm đã giảm đáng kể so với ban đầu, do trong thời gian thí nghiệm này sò không đƣợc cho ăn nên phải tốn nhiều năng lƣợng để duy trì hoạt động sống của cơ thể dẫn đến khối lƣợng cơ thể giảm sút. Chỉ số CI ở sò cho ăn bằng tảo ly tâm đạt cao nhất (29,21mg/g) và thấp nhất khi cho ăn tảo lắng bằng PAC hoặc lắng bằng NaOH + PAC (27,47mg/g) tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (Bảng 4.7). Bảng 4.7. Chỉ số độ béo và thể trạng của sò huyết sau 12 ngày thí nghiệm Nghiệm thức Chỉ số độ béo (%) Chỉ số thể trạng (mg/g) Ban đầu Sau 12 ngày Ban đầu Sau 12 ngày Tảo ly tâm 4,03±0,98 a 3,76±0,65a 32,63±4,13 a 29,21±5,45 a NaOH 4,00±0,63 a 4,06±0,38 a 31,87±5,17 a 28,83±4,32 a NaOH + PAC 3,66±0,69 a 3,66±0,39 a 32,08±4,98 a 27,47±4,77 a PAC 3,65±0,65 a 3,91±0,49 a 28,32±2,88 a 27,47±2,41a Số liệu có chữ cái giống nhau trong cùng một cột chứng tỏ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) 28 4.2.3. Kết quả đánh giá cho điểm Kết quả đánh giá ảnh hƣởng của các loại hóa chất lắng tảo tới chất lƣợng của tảo Chlorella và sò huyết cho thấy chất lƣợng của sò đạt tốt nhất khi cho ăn tảo ly tâm và thấp nhất khi cho ăn tảo lắng bằng PAC (Bảng 4.8), khác biệt giữa các nghiệm thức rất có ý nghĩa thống kê (P0,05) 29 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Sử dụng PAC (30mg/L) để lắng tảo Chlorella đạt hiệu suất lắng 80% sau 5 giờ, tỷ lệ hình dạng tế bào nguyên vẹn đạt 48,22% cao hơn so với lắng bằng NaOH hoặc NaOH +PAC. Sò huyết cho ăn tảo lắng bằng NaOH đạt các kết quả cao nhất khi so sánh với tảo lắng bằng NaOH+PAC họăc PAC. 5.2. Đề xuất Tiếp tục nghiên cứu các loại hóa chất khác để tăng khả năng lắng tảo nhằm chủ động nguồn thức ăn nhƣng vẫn duy trì chất lƣợng dinh dƣỡng và không gây độc cho đối tƣợng ƣơng nuôi. Mở rộng nghiên cứu sử dụng tảo lắng làm thức ăn trên các đối tƣợng thủy sản khác. 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO Davids, C., 1964. The influence of suspension of microorganisms of different concentrations on the pumping and retention of food by the mussel (Mytilus edulis). Neth. J. Sea Res. 2:233-249. Dƣơng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Thị Kim Liên và Huỳnh Trƣờng Giang, 2013. Ảnh hƣởng của nhiệt độ, mật độ tảo và loại tảo lên tốc độ lọc của sò huyết (Anadara granosa, Linne. 1758). Tạp chí khoa học, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ 25 (2013): 158-167. Hoàng Thị Bích Đào, 2003. Sinh học và sinh sản của sò huyết (Anadara nodifera von Martens, 1860) tại Đầm Nại – Ninh Thuận. Hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ 3. NXB Nông nghiệp. Trang 167 – 180. Khalil, A.M, 1996. The influence of algal concentration and body size on filtration and ingestion rates of the clam Tapes decussates (L.) (Mollusca :Bivalvia). Aquaculture Research, 1996, 27, pp. 613-621. Lê Quang Nhã, 2011. Thử nghiệm ƣơng giống nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) bằng các loại thức ăn khác nhau. Luận văn tốt nghiệp cao học. Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ. Lê Trung Kỳ, Hứa Ngọc Phúc, Phan Đình Hùng, Nguyễn Thị Xuân Thu, Mai Duy Minh, La Xuân Thảo và Nguyễn Văn Nhâm, 2005. Thức ăn thích hợp cho sò huyết Anadara granosa trong sản xuất giống. Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ 4, Nha Trang ngày 5 – 6/09/2005. NXB Nông nghiệp. Trang 363 – 369. Liang, I and P.F. Millican, 1992. Indoor nersery cultivation of juvenile bivalve mollusks diets of dried algae. Aquaculture, 102 (3): 231- 243. Loosanoff, V.L. and Engle, 1947. Effect of different concentrations of microorganisms on the feeding of oysters. Fishery Bull. Fish Wildl. Serv. U.S. 51, 31-57. Lý Bích Thủy, 2012. Nghiên cứu các biện pháp sử dụng tảo trong ƣơng nghêu giống (Meretrix lyrata). Luận văn tốt nghiệp cao học. Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ. Ngô Thị Thu Thảo và Trƣơng Quốc Phú, 2012. Giáo trình Kỹ thuật nuôi động vật thân mềm. Trang 41- 54. 31 Ngô Thị Thu Thảo, Hứa Thái Nhân, Trần Ngọc Hải và Huỳnh Hàn Châu, 2009. Ảnh hƣởng của độ mặn lên sò huyết (Anadara granosa) nuôi vỗ trong hệ thống nƣớc xanh- cá rô phi. Tạp chí khoa học, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Trang 255- 263. Ngô Thị Thu Thảo, Huỳnh Hàn Châu và Trần Ngọc Hải, 2011. Thử nghiệm nuôi kết hợp ốc len (Cerithidea obtuse) và sò huyết (Anadara granosa) trong rừng ngặp mặn. Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ 2011:17a 30-38. Ngô Thị Thu Thảo, Trƣơng Trọng Nghĩa. 2001. Ảnh hƣởng của các nồng độ muối khác nhau đến tốc độ lộc thức ăn, sự sinh trƣởng, tỷ lệ sống và khả năng chịu đựng stress của sò huyết giống Anadara granosa (Linaeus, 1758). Tuyển tập bao cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ hai – Nha Trang, 3-4/08/2001. Nhà xuất bản Nông nghiệp: 137-142. Ngô Trọng Lƣ, 2004. Kỹ thuật nuôi ngao, nghêu, sò huyết và trai ngọc. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh. 95 trang. Nguyễn Kiều Diễm, 2011. Ảnh hƣởng của thức ăn và giá thể trong quá trình ƣơng hàu Crassostrea iredalei giai đoạn ấu trùng và giai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp cao học. Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thị Xuân Thu, 2006. Đặc điểm sinh học kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ốc hƣơng Babylonia areolata (Link, 1807). Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. 77 trang. O’Conner, W.A., J.A. Nell, 1992. The potential of alga concentrates for the production of Australian bivalves. In: Allan, G.L., Dall,W., (eds.), Proc. Aquaculture Nutrition Workshop, Salamander Bay, April 1991. Brachkishwater Fish Culture Station. Pp 200- 201. Richard M. Knuckey, Malcolm R. Brown, René Robert and Dion M.F. Frampton, 2006. Production of microalgal concentrates by flocculation and their assessment as aquaculture feeds. Aquacultural Engineering Vol 3, Issue 3, pp. 300-313. Santaella, E.G and Aranda, D.A, 1994. Effect of algal food and feeding schedule on larval growth and survival rates of the queen conch, Strombus gigas (Mollusca, Gastropoda), in Mexico. Aquaculture Vol 128, Issues 3-4, pp. 261- 268. Schulte, E.H., 1975. Influence of algal concentration and temperature on the filtration rate of Mytilus edulis. Marine biology 30. 331-341. 32 Tạ Văn Phƣơng và Trƣơng Quốc Phú, 2006. Thử nghiệm nuôi sò huyết (Anadara granosa) trong ao nƣớc tĩnh. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, Trƣờng Đại học Cần Thơ 2006:192-200. Trần Sƣơng Ngọc và Nguyễn Hữu Lộc, 2006. Nghiên cứu thiết lập hệ thống nuôi kết hợp luân trùng (Branchionus plicatilis) với bể nƣớc xanh. Tạp chí khoa học. Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ. Trang 82- 91. Trƣơng Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2006. Giáo trình quản lý chất lƣợng nƣớc ao nuôi thủy sản. Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ. 62 trang. Trƣơng Quốc Phú, 2008. Sử dụng phèn nhôm và phèn sắt trong xử lý nƣớc thải từ ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh. Tạp chí khoa học. Trƣờng Đại học Cần Thơ 2008 (1): 95- 106. Willows R. I. 1992. Optimal digestive investment: A model for filter feeders experiencing variable diets. Limnol Occanogr. 37(4), 829-847 Zuharlida Tuan Harith, Fatimah Mohd Yusoff, Mohd Shamzi Mohamed, Mohamed Shariff Mohamed Din and Arbakariya B.Ariff, 2009. Effect of different flocculants on the flocculation performance of microalgae, Chaetoceros calcitrans, cells. African Journal of Biotechnology Vol.8 (21), pp. 5971- 5978. Trang web: http://lohha.com.vn/chi-tiet/tao-chlorella.htm (Ngày 24/1/2013) http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/algae-culture-manual-nuoi-tao-phuc-vu-cho-nuoitrong-thuy-san-.287945.htm (Ngày 9/2/2013) http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/dac-diem-sinh-hoc-so-huyet.1123002.html 2/2/2013) (Ngày http://vi.wikipedia.org/wiki/Chlorella (Ngày 24/1/2013) http://www.ctu.edu.vn/colleges/aquaculture/thuysanweb/modules/news/index.php? storytopic=29&start=50 (Ngày 3/2/2013) http://www.fao.org/fishery/species/3503/en (Ngày 24/1/2013) http://www.tailieudoc.net/d8113-nghien-cuu-san-xuat-giong-so-huyet-o-bac-lieu43-trang.html (Ngày 2/2/2013) http://www.vienthuysan2.org.vn/?do=news&act=detail&id=234 (Ngày 12/2/2013) 33 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Biến động nhiệt độ (o C) vào buổi sang ở các nghiệm thức trong 30 ngày thí nghiệm Ngày NT1 NT2 NT3 NT4 4 8 12 16 20 24 28 1 28,63 27,13 28,13 27,88 26,88 27,25 28,15 2 28,63 27,13 28,13 27,88 26,88 27,25 28,15 3 28,63 27,13 28,13 27,88 27,13 27,25 28,28 1 28,63 27,13 28,13 28 27 27,38 28,63 2 28,63 27,13 28,13 28 27 27,5 28,5 3 28,63 27,13 28,13 28 27,25 27,38 28,63 1 28,63 27,13 28,13 28 27 27,5 28,5 2 28,63 27,13 28,13 28 27,38 27,5 28,63 3 28,63 27,13 28,13 28 27,13 27,38 28,5 1 28,63 27,13 28,13 28 27,38 27,5 28,63 2 28,63 27,13 28,13 28 27,38 27,5 28,5 3 28,63 27,13 28,13 28 27,38 27,5 28,63 34 Phụ lục 2: Biến động nhiệt độ (o C) vào buổi chiều của các nghiệm thức trong 30 ngày thí nghiệm Ngày NT1 NT2 NT3 NT4 4 8 12 16 20 24 28 1 32,38 31,63 30 27,13 29,13 29,25 29,75 2 32,5 31,63 30,25 27,38 29,25 29,25 30 3 32,38 31,63 30,13 27,13 29 29,25 29,88 1 32,5 31,63 30,38 27,5 29,63 29,75 30,38 2 32,25 31,63 30,38 27,5 29,63 29,63 30,38 3 32,25 31,63 30,38 27,5 29,75 29,75 30,5 1 32,25 31,63 30,38 27,38 29,5 29,5 30,5 2 32,25 31,63 30,38 28 29,88 29,75 30,63 3 32,25 31,63 30,38 27,75 29,75 29,63 30,5 1 32,38 31,63 30,38 28 29,75 29,75 30,75 2 32,25 31,63 30,38 28 29,75 29,75 30,75 3 32,38 31,63 30,38 28 29,88 29,63 30,75 35 Phụ lục 3: Biến động nhiệt độ (o C) của các nghiệm thức trong 12 ngày Chiều Sáng Ngày NT1 NT2 NT3 NT4 4 8 12 4 8 12 1 28,25 27,25 27,25 30 30,88 30,83 2 28,25 27,25 27,25 30 30,88 30,83 3 28,25 27,25 27,25 30 31 30,83 1 28,25 27,38 27,25 30,38 31,25 31 2 28,25 27,38 27,25 30,38 31,25 30,83 3 28,25 27,38 27,38 30,38 31,38 31 1 28,25 27,38 27,25 30,38 31,25 30,83 2 28,25 27,38 27,38 30,38 31,38 31 3 28,25 27,38 27,25 30,38 31,38 30,83 1 28,25 27,38 27,38 30,38 31,38 31 2 28,25 27,38 27,25 30,38 31,38 30,83 3 28,25 27,38 27,38 30,38 31,63 31 36 Phụ lục 4: Biến động pH trong 30 ngày thí nghiệm Ngày NT1 NT2 NT3 NT4 1 5 10 15 20 25 30 1 8,2 8,2 8,7 8 8,7 8,5 8,7 2 8,2 8,2 8,7 8 8,7 8,5 8,7 3 8,2 8,2 8,7 8 8,7 8,5 8,7 1 8,2 8,2 8,7 8 8,7 8,5 8,7 2 8,2 8,2 8,7 8 8,7 8,5 8,7 3 8,2 8,2 8,7 8 8,7 8,5 8,7 1 8,2 8,2 8,7 8 8,7 8,5 8,7 2 8,2 8,2 8,7 8 8,7 8,5 8,7 3 8,2 8,2 8,7 8 8,7 8,5 8,7 1 8,2 8,2 8,7 8 8,7 8,5 8,7 2 8,2 8,2 8,7 8 8,7 8,5 8,7 3 8,2 8,2 8,7 8 8,7 8,5 8,7 37 Phụ lục 5: Biến động pH trong 12 ngày thí nghiệm Ngày NT1 NT2 NT3 NT4 1 4 8 12 1 8,7 8,7 8,7 8,7 2 8,7 8,7 8,7 8,7 3 8,7 8,7 8,7 8,7 1 8,7 8,7 8,7 8,7 2 8,7 8,7 8,7 8,7 3 8,7 8,7 8,7 8,7 1 8,7 8,7 8,7 8,7 2 8,7 8,7 8,7 8,7 3 8,7 8,7 8,7 8,7 1 8,7 8,7 8,7 8,7 2 8,7 8,7 8,7 8,7 3 8,7 8,7 8,7 8,7 38 Phụ lục 6: Biến động hàm lƣợng NH4+/NH3 (mg/L) trong 30 ngày thí nghiệm Ngày NT1 NT2 NT3 NT4 1 5 10 15 20 25 30 1 0 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 2 0 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 3 0 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 1 0 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 2 0 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 3 0 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 1 0 1,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 2 0 1,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 3 0 1,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 1 0 1,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 2 0 1,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 3 0 1,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 39 Phụ lục 7: Biến động hàm lƣợng NH4+/NH3 (mg/L) trong 12 ngày thí nghiệm Ngày NT1 NT2 NT3 NT4 1 4 8 12 1 0 0,25 0,5 0,5 2 0 0,25 0,5 0,5 3 0 0,25 0,5 0,5 1 0 0,25 0,5 1 2 0 0,25 0,5 1 3 0 0,25 0,5 1,5 1 0 0,25 0,5 1,5 2 0 0,25 0,5 1,5 3 0 0,25 0,5 0,5 1 0 0,25 0,5 1 2 0 0,25 0,5 1 3 0 0,25 0,5 1 40 Phụ lục 8: Biến động hàm lƣợng NO2- (mg/L) trong 30 ngày thí nghiệm Ngày NT1 NT2 NT3 NT4 1 5 10 15 20 25 30 1 0 40 40 15 10 30 20 2 0 40 40 20 10 40 15 3 0 40 40 15 10 30 15 1 0 40 40 15 5 40 15 2 0 40 40 15 5 40 15 3 0 40 40 15 5 40 15 1 0 40 40 15 10 40 15 2 0 40 15 15 10 40 15 3 0 40 60 15 10 30 15 1 0 40 40 15 15 40 15 2 0 40 40 15 10 40 20 3 0 40 40 15 15 30 15 41 Phụ lục 9: Biến động hàm lƣợng NO2- (mg/L) trong 12 ngày thí nghiệm Ngày NT1 NT2 NT3 NT4 1 4 8 12 1 0 4 5 5 2 0 4 5 5 3 0 4 5 5 1 0 4 5 25 2 0 5 5 20 3 0 4 10 20 1 0 4 2,5 15 2 0 4 2.5 20 3 0 4 2,5 5 1 0 2 5 10 2 0 1 5 15 3 0 2 5 25 42 Phụ lục 10: Khối lƣợng sò huyết trong quá trình thí nghiệm TN 30 ngày TN 12 ngày Ngày NT1 NT2 NT3 NT4 1 10 20 30 1 4 8 12 1 5,65 5,59 5,54 5,52 5,54 5,62 5,62 5,64 2 5,23 5,31 5,30 5,26 5,12 5,17 5,12 5,14 3 5,89 5,94 5,95 5,85 5,83 5,80 5,63 5,58 1 5,80 5,87 5,75 5,51 5,54 5,94 5,86 6,24 2 5,69 5,51 5,51 5,32 5,46 5,64 5,67 5,50 3 5,60 5,63 5,55 5,43 5,23 5,48 5,66 5,65 1 5,75 5,71 5,72 5,56 5,66 5,77 5,80 5,57 2 5,75 5,75 5,63 5,63 5,61 5,91 5,67 5,67 3 5,66 5,71 5,61 5,62 5,66 5,73 5,74 5,72 1 5,51 5.54 5,58 5,34 5,43 5,66 5,79 6,08 2 5,65 5,71 5,68 5,76 5,96 5,93 5,83 5,84 3 5,53 5,51 5,41 5,17 5,16 5,68 5,59 5,53 43 [...]... mật độ tảo sau 24h cho ăn (tb/mL) * Tỷ lệ sống của sò huyết Tỷ lệ sống của sò huyết đƣợc kiểm tra hằng ngày Tỷ lệ sống đƣợc tính theo công thức sau: Tổng số cá thể cuối TLS (%) = Tổng số cá thể ban đầu × 100 * Chỉ số độ béo và chỉ số thể trạng của sò huyết Trƣớc lúc bố trí thí nghiệm thu 5 con sò và sau khi kết thúc thí nghiệm thu 9 con/ nghiệm thức để kiểm tra chỉ số độ béo và chỉ số thể trạng Chỉ số. .. thức: Tỷ lệ sống (%) = m n x 100 Trong đó: m là số tế bào còn nguyên và n là tổng số tế bào - Công thức tính mật độ tảo nhƣ sau: Mật độ tảo (tb/mL) = a x 104 xH 64 Trong đó: a là số tế bào đếm đƣợc trong tất cả các ô nhỏ và H là hệ số pha loãng 3.3.2 Ảnh hƣởng của tảo Chlorella lắng đến tốc độ sinh trƣởng, tỷ lệ sống và chỉ số độ béo của sò huyết Anadara granosa 3.3.2.1 Bố trí thí nghiệm Sò huyết giống... (2006), tảo lắng khi 17 quan sát dƣới kính hiển vi khó phân biệt với tảo tƣơi và chlorophyll của chúng ít bị phân hủy sau 2 tuần dự trữ Harith et al (2009) cho rằng pH cũng làm ảnh hƣởng đến tỷ lệ sống của tảo, khi pH càng cao thì tỷ lệ sống càng giảm, khi pH ổn định bằng 8 thì tỷ lệ sống của tảo có thể đạt 98% Sử dụng NaOH lắng tảo làm tăng pH lên 10 và 10,2 tỷ lệ sống của tảo lần lƣợt là 78% và 68%... Kết quả thí nghiệm 2 : Ảnh hƣởng của tảo lắng đến tỷ lệ sống, tốc độ lọc và chỉ số độ béo của sò huyết 4.2.1 Kết quả thí nghiệm tốc độ lọc và tỷ lệ sống của sò huyết trong 30 ngày 4.2.1.1 Các yếu tố môi trường a) Nhiệt độ (oC) Trong 30 ngày nuôi nhiệt độ có sự biến động lớn, buổi sáng dao động từ 26-31 C, buổi chiều từ 26-33,5 oC do thí nghiệm đƣợc thực hiện vào mùa mƣa Nhiệt độ trung bình khoảng 29oC... 8 Ngày Hình 4.7 Biến động hàm lƣợng NO2 (mg/L) trong 12 ngày 26 12 4.2.2.2 Khối lượng và tỷ lệ sống của sò huyết sau 12 ngày thử nghiệm a) Tỷ lệ sống của sò huyết Sau 12 ngày không cho sò ăn, sò ở nghiệm thức tảo ly tâm có khả năng chịu đói khá tốt với tỷ lệ sống cao nhất đạt 89,17%, và thấp nhất (60,95%) ở khi cho sò ăn tảo lắng bằng PAC (Hình 4.8), tuy nhiên khác biệt về tỷ lệ sống giữa các nghiệm... thống kê (P >0,05) Tỷ lệ sống của sò huyết ở thí nghiệm này bị ảnh hƣởng bởi khả năng tích lũy thức ăn và năng lƣợng của sò đƣợc nuôi bằng tảo lắng vì nếu sò có tình trạng sức khỏe tốt, tích lũy nhiều năng lƣợng thì duy trì hoạt động cơ thể lâu hơn, sẽ cho kết quả tỷ lệ sống tốt hơn Ly tâm NaOH NaOH+PAC PAC 100 Tỷ lệ sống (%) 80 60 40 20 0 1 4 8 12 Ngày Hình 4.8 Tỷ lệ sống (% )của sò huyết sau 12 ngày... duy trì hoạt động sống của cơ thể dẫn đến khối lƣợng cơ thể giảm sút Chỉ số CI ở sò cho ăn bằng tảo ly tâm đạt cao nhất (29,21mg/g) và thấp nhất khi cho ăn tảo lắng bằng PAC hoặc lắng bằng NaOH + PAC (27,47mg/g) tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (Bảng 4.7) Bảng 4.7 Chỉ số độ béo và thể trạng của sò huyết sau 12 ngày thí nghiệm Nghiệm thức Chỉ số độ béo (%) Chỉ số thể trạng... mật độ này không cao do đó tốc độ lọc của sò không bị ảnh hƣởng bởi việc cho ăn với mật độ cao Tuy nhiên, trong thí nghiệm đã sử dụng tảo lắng làm thức ăn cho sò, các loại thức ăn này dễ bị kết cụm và lắng ở đáy bể làm tăng kích cỡ hạt thức ăn do đó sò có thể giảm ăn Khả năng lọc thức ăn của sò huyết từ 10 - 100 µm (Lê Trung Kỳ, 2005) d) Chỉ số độ béo và chỉ số thể trạng của sò huyết Sò huyết có chỉ số. .. c) Chỉ số độ béo và chỉ số thể trạng của sò huyết Chỉ số độ béo của sò đều giảm ở tất cả các nghiệm thức sau 12 không cho ăn Độ béo của sò huyết giữa các nghiệm thức không có sự biến động lớn (3,66 4,06%) sau 12 ngày thí nghiệm, giá trị cao nhất ghi nhận đƣợc ở nghiêm thức NaOH (4,06±0,38%) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (Bảng 4.7) Chỉ số thể trạng của sò huyết. .. ngày thí nghiệm a) Tỷ lệ sống của sò huyết Sau 30 ngảy thí nghiệm, kết quả tỷ lệ sống đạt cao nhất khi cho sò ăn tảo lắng bằng NaOH + PAC (94,44%), tiếp theo là nghiệm thức cho ăn tảo ly tâm và nghiệm thức tảo lắng bằng NaOH (88,89%) và thấp nhất là nghiệm thức tảo lắng bằng PAC 80,56%, tuy nhiên sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P >0,05) Tỷ lệ sống của sò huyết giảm dần theo

Ngày đăng: 04/10/2015, 12:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan