đặc điểm thơ quang dũng

100 6.7K 9
đặc điểm thơ quang dũng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN  PHAN THỊ KIM THOA MSSV: 6116155 ĐẶC ĐIỂM THƠ QUANG DŨNG Cán bộ hướng dẫn: LÊ THỊ NHIÊN Cần Thơ, năm 2014 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT LUẬN VĂN A. MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Thể loại thơ 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Đặc điểm thơ 1.2. Đặc điểm thơ Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 1.3. Đôi nét về nhà thơ Quang Dũng 1.3.1. Cuộc đời 1.3.2. Sự nghiệp văn học CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ QUANG DŨNG 2.1. Tình yêu quê hương đất nước trong thơ Quang Dũng 2.1.1 Ngợi ca cảnh sắc quê hương 2.1.2. Thể hiện tình cảm gắn bó sâu đậm đối với quê hương 2.2. Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thơ Quang Dũng 2.2.1. Vẻ đẹp của người lính 2.2.2. Vẻ đẹp của người phụ nữ 2 2.3. Tình yêu lứa đôi trong thơ Quang Dũng 2.4. “Mộng giang hồ” trong thơ Quang Dũng CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ QUANG DŨNG 3.1.Không gian và thời gian nghệ thuật 3.1.1. Không gian nghệ thuật 3.1.1.1. Không gian bối cảnh thiên nhiên 3.1.1.2. Không gian bối cảnh xã hội 3.1.2. Thời gian nghệ thuật 3.2. Các thể thơ quen thuộc trong thơ Quang Dũng 3.2.1. Thơ tự do 3.2.2. Thơ bảy chữ 3.3. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ 3.3.1. Giọng trữ tình sâu lắng 3.3.2. Giọng hào hùng KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 A. MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Văn học Việt Nam mỗi thời kì, mỗi giai đoạn đều có những đặc điểm nổi bật và những thành tựu đáng kể. Đối với tôi, văn học Cách mạng là nền văn học để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất vì nó ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt - hoàn cảnh đất nước đang chìm trong khói lửa của chiến tranh, con người phải chiến đấu hàng ngày, hàng giờ với kẻ thù để giành sự sống nhưng tâm hồn họ vẫn dạt dào tình cảm, dạt dào cảm hứng văn chương. Quang Dũng, một nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945-1954), cùng với một số các tác giả khác như Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Nông Quốc Chấn… đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thơ ca dân tộc. Có thể nói, Quang Dũng là người nghệ sĩ đặc biệt, có sở trường viết về người lính, sáng tác về chân dung anh bộ đội, bởi vì ông cũng là một nhà thơ mặc áo lính, sống trong cuộc chiến tranh, đi cùng những chặng đường hành quân. Bằng tài năng, nhiệt huyết, trái tim giàu yêu thương, nhà thơ Quang Dũng đã để lại cho nền văn học Viêt Nam nói chung và giai đoạn văn học chống Pháp nói riêng những tác phẩm giàu giá trị. Ông là một nghệ sĩ đa tài, ông am hiểu và sáng tác nhiều lĩnh vực nghệ thuật như: làm thơ, viết văn, viết báo, soạn nhạc, vẽ tranh... Ở lĩnh vực nào ông cũng có những thành tựu đáng kể, thế nhưng thành công nhất vẫn là thơ. Thơ ca có vị trí đặc biệt quan trọng trong hành trình nghệ thuật của Quang Dũng. Mặc dù ông để lại không nhiều tác phẩm, chỉ khoảng trên dưới năm mươi bài thơ, nhưng đến với thơ Quang Dũng ta bắt gặp cái đẹp kì diệu của tình yêu, của những khát khao và thương nhớ qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo. Tên tuổi Quang Dũng gắn liền với một số bài thơ tiêu biểu như: Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây và tập thơ Mây đầu ô (1970)... Mỗi tác phẩm là một cung bậc góp vào bản hòa âm thơ phong phú của Quang Dũng. Hiện nay, thơ Quang Dũng đã được đưa vào học chính thức trong chương trình trung học phổ thông (Ngữ văn 12). Điều đó chứng tỏ Quang Dũng có một vị trí quan trọng trong nền thơ ca cách mạng, đặc biệt thơ kháng chiến chống Pháp 1945-1954. Chính vì những điều trên mà thơ của Quang Dũng ngày càng chiếm được rất nhiều 4 tình cảm của đông đảo độc giả cũng như sự đánh giá nhận xét cao của các nhà nghiên cứu văn học. Với sự tài hoa của một nhà thơ hiền lành chân chính, luôn nhìn đời bằng đôi mắt trẻ trung, sôi nổi, thơ Quang Dũng như rót vào lòng người những cung bậc trầm bổng, du dương, ngọt ngào, tươi trẻ. Ngòi bút của ông như có ma lực thần kì, thu hút, khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc. Sự bình dị, gần gũi, quen thuộc đã làm cho những thi phẩm của Quang Dũng không những mang đặc sắc về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật. Để có một cái nhìn bao quát hơn về thơ của Quang Dũng, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Đặc điểm thơ Quang Dũng” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình. Chúng tôi nhận thấy đây là việc làm giúp chúng tôi tiếp cận với thơ Quang Dũng sâu sắc hơn. Từ đó có thể phát hiện ra những giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật trong thơ ông. Chúng tôi cũng mong muốn rằng đây là dịp giúp chúng tôi có thể hiểu rõ hơn con người và sự nghiệp thơ văn Quang Dũng, đồng thời có cái nhìn hệ thống, sâu sắc và toàn vẹn hơn. Bên cạnh đó, việc thực hiện đề tài còn là dịp cho chúng tôi bước đầu làm quen, tập nghiên cứu độc lập một vấn đề văn học, từ đó giúp chúng tôi nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm cho việc học tập và nghiên cứu sau này. 2. Lịch sử vấn đề Khi đề cập đến thơ ca Cách mạng với đề tài người chiến sĩ, thì chúng ta sẽ không quên nhắc đến Quang Dũng. Đến với thơ Quang Dũng chúng ta bắt gặp một giọng điệu riêng, không trộn lẫn với bất cứ nhà thơ nào, đó là giọng trữ tình lai láng, hào hùng sôi nổi với những hình ảnh đặc tả, sắc nét, âm thanh nhịp nhàng, đường nét uyển chuyển mang dáng dấp cụ thể sinh động của làng cảnh Việt Nam. Điều đó đã làm nên phong cách thơ Quang Dũng, tạo cho thơ ông có những đặc điểm rất riêng, giúp ông luôn đứng vững trên thi đàn Việt Nam qua mấy chục năm và hẳn sẽ không ngừng gây hứng thú đối với người đọc mãi về sau. Có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời và tác phẩm của Quang Dũng. Mỗi bài viết đề cập một khía cạnh trong cuộc đời cũng như trong thơ ca, văn xuôi của ông, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu: 5 Trong bài Nghĩ về thơ bạn đăng trong Đến với thơ Quang Dũng, tác giả Trần Lê Văn - người bạn thân của Quang Dũng đã viết: “Quang Dũng vào "làng" thơ cách mạng với bài Tây Tiến. Như có mối duyên gì ràng buộc, bài thơ ấy gắn bó với người làm ra nó đến mức cứ nói đến Quang Dũng là người ta nhớ đến Tây Tiến và ngược lại… [2, tr. 89]. "Quang Dũng là người tài hoa “pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm”" [2, tr. 95] , "Quang Dũng yêu thiên nhiên, và trước hết là yêu sức người, tình người ở khắp nơi vun xới, chăm sóc thiên nhiên" [2, tr. 101]. Bên cạnh đó, ông còn rất cảm phục khi nói về người bạn chí thân của mình - nhà thơ Quang Dũng: “Ở Quang Dũng, ngoài cái tính tài tử hào hoa của người Hà Nội có pha tạp địa phương tính của “nhiều quê hương”.[…] Đó là cái tài gây cười. Những ai quen Quang Dũng đều biết anh là người vui tính, giỏi hài hước, một thứ hài hước thông minh và đôn hậu. Anh đến đâu là vui đấy, chuyện cười rôm rã, tiếng cười trong trẻo, ấm áp nổi lên, người lớn trẻ con đều khoái” [2, tr. 101]. Tác giả Trần Lê Văn đã đưa ra những lời nhận xét chân thành nhưng khá sâu sắc khi nhắc đến người bạn của mình bằng những từ ngữ mộc mạc, giản đơn nhưng rất đượm nghĩa tình. Qua bài viết này, Trần Lê Văn đã cho người đọc càng thấy rõ hơn những tài hoa cũng như đức tính hài hước, tốt bụng của nhà thơ Quang Dũng. Bài viết Quang Dũng, con người hồn hậu, ngòi bút tài hoa cũng đăng trong Tuyển tập Quang Dũng của tác giả Ngô Quân Miện là một cái nhìn đầy sâu sắc về Quang Dũng. Theo ông, Quang Dũng luôn “là một tâm hồn nghệ sĩ thuần hậu, đầy tính dân dã. Đi bộ đội, đi công tác, đi sơ tán, đi viết văn, đến đâu Quang Dũng cũng hòa hợp ngay với những chòm xóm, với người quê, cảnh quê, say sưa hít thở cái không khí thôn dã, sống cái tính đồng ruộng chân mộc" [13, tr. 369], "Quang Dũng sống hồn hậu, và rất giản dị. Với bạn bè, anh rất thật và cởi mở, mong được trao đổi tâm sự vui buồn. Tình bạn với anh cần như khí trời" [13, tr. 373]. Bài viết còn nhận xét rằng: “Bên cạnh cái đẹp dân dã, thơ văn Quang Dũng còn có cái đẹp tài hoa. Cái tài hoa trong thơ thể hiện rất rõ ở những bài Đôi mắt người Sơn Tây, Những làng đi qua, Tây Tiến, trong đó cảm xúc tinh tế, lời thơ thanh thú mà không bóng bẩy, không để lại dấu vết gia công: nhạc điệu đẹp” [13, tr. 370]. Ở đây, tác giả không chỉ nghiên cứu về con người nhà thơ Quang Dũng mà ông còn đi sâu vào khai thác những điểm đặc sắc trong thơ Quang Dũng. Bài viết của ông còn cho chúng ta biết thêm một Quang Dũng có "máu giang hồ" bên cạnh cái tài hoa, lãng tử. 6 Trong bài Người thơ Quang Dũng đăng trong Tuyển tập Quang Dũng, tác giả Thanh Châu đã giúp chúng ta nhận biết nhà thơ Quang Dũng vốn là người có thú ngao du, có máu giang hồ nghệ sĩ. Quang Dũng là “người suốt đời ưa ngao du sơn thủy, luôn bực tức phố nhà chật hẹp, hễ có dịp rỗi rãi, công tác là rủ bạn đi bất cứ nơi đâu [...]... 1984) Quang Dũng đã để lại cho nền thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị Trong tất cả các sáng tác của mình, thơ Quang Dũng đã định hình cho ông một phong cách rất riêng, một nét riêng độc đáo hấp dẫn Chính vì điều đó đã giúp cho thơ Quang Dũng có một chỗ đứng vững chắc trong lòng người đọc cũng như trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ QUANG DŨNG 28... tác giả Quang Dũng để hỗ trợ cho việc nghiên cứu và nhìn nhận vấn đề Phương pháp so sánh: So sánh nét đặc sắc thơ Quang Dũng với đặc điểm thơ của một số nhà thơ khác để nhận ra nét riêng và độc đáo của ông Phương pháp phân tích - tổng hợp: Dựa trên những tư liệu được cung cấp từ phương pháp lịch sử, chúng tôi tiến hành thao tác phân tích Việc phân tích từng câu thơ, từng đoạn thơ, từng... của nhà thơ, góp phần làm nên âm vang cho bài thơ 1.2 Đặc điểm thơ Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một chân trời mới cho sự sáng tạo thơ ca Thời kì này, thơ ca phát triển thành cao trào, mạnh hơn cả với nhiều thành tựu nổi bật Truyền thống yêu thơ của dân tộc và đặc điểm lịch sử cụ thể của chín năm 19 kháng chiến đã quyết định thực tế ấy Thơ ca... "Tây Tiến" mà thôi" [2, tr 263] Tây Tiến là bài thơ tạo những bước ngoặc lớn trong sự nghiệp thơ ca của Quang Dũng Bài thơ này sau khi sáng tác được chính Quang Dũng đọc lần đầu tiên trong một buổi liên hoan và được đa phần anh em chiến sĩ chép tay lưu truyền Sau này trong bài nói chuyện Nhớ về Tây Tiến do chính Quang Dũng kể, Vũ Văn Sỹ ghi, Quang Dũng đã nói rất thật về nỗi sợ hãi của người... để rút ra đặc điểm của thơ Quang Dũng 11 B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Thể loại thơ 1.1.1 Khái niệm Thơ là thể loại có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong văn chương nghệ thuật Vì thế có rất nhiều định nghĩa về thơ và việc định nghĩa thơ rất phức tạp và chưa có kết luận sau cùng Một số nhà thơ phương Đông cũng như phương Tây đã có những quan niệm rất riêng về thơ Hà Minh... vị trí vô cùng đặc biệt trong tâm hồn, trong thơ ca của ông Đó là tấm lòng của một người con luôn nặng tình với mọi miền xứ sở của quê hương đất nước 2.2 Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thơ Quang Dũng Bên cạnh những trang thơ miêu tả, ca ngợi vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương Việt Nam, vẻ đẹp của con người Việt Nam cũng được nhà thơ Quang Dũng miêu tả rất ấn tượng Trong thơ ông, con người... thứ trưởng thì Quang Dũng vẫn bằng lòng với đồng lương cán sự không một lời ca thán Những năm 1983, 1984 Quang Dũng bị bệnh tai biến mạch máu não Năm 1986, bệnh đến thời kì nặng, bạn bè thân thiết có ý định xuất bản một tập thơ dành tặng nhưng cũng không đơn giản vì vốn Quang Dũng ít khi lưu lại những tác phẩm của 25 mình, cứ để vương vãi tận đâu Tập thơ Mây đầu ô là tập thơ đầu tiên của... mảng thơ ca, mặc dù ông sáng tác thơ không nhiều Tổng số bài thơ được đưa vào tuyển tập không quá bốn mươi bài, nhưng bấy nhiêu đó cũng đủ nói lên được bản lĩnh nghệ thuật của thi sĩ Người ta đã tìm thấy ở nhà thơ một phong cách nghệ thuật hết sức tài hoa, độc đáo Nhà thơ Quang Dũng có quá trình sáng tác trải dài từ trước và sau Cách mạng tháng Tám Trước Cách mạng tháng Tám, Quang Dũng. .. cho cuộc kháng chiến chống Pháp, đặc biệt tác phẩm Tây Tiến được xem là “một tượng đài người lính bằng thơ , đánh dấu tên tuổi của Quang Dũng trong nền thơ ca Cách mạng "Tây Tiến được in trong tập Thơ do nhà xuất bản Vệ quốc quân liên khu III ấn hành năm 1949 với nhan đề là Nhớ Tây Tiến Năm 1957 khi đưa bài thơ này vào tập Rừng biển quê hương tác giả Quang Dũng đã bỏ từ "Nhớ" và chỉ giữ hai... những hoa cùng người (Việt Bắc) Về thể thơ, thơ Việt Nam gồm có thơ luật và thơ tự do Thơ luật bao gồm một số thể: Thể thất ngôn bát cú, thể tứ tuyệt, thể lục bát, thể song thất lục bát Thể thất ngôn bát cú là thể thơ Đường luật du nhập từ Trung Hoa Về hình thức, một bài thơ Đường luật phải theo đúng các quy định về vần, đối, luật, niêm, bố cục Trong bài thơ tám dòng, có năm vần gieo ở cuối các ... thơ 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Đặc điểm thơ 1.2 Đặc điểm thơ Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 1.3 Đôi nét nhà thơ Quang Dũng 1.3.1 Cuộc đời 1.3.2 Sự nghiệp văn học CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ QUANG. .. người nhà thơ Quang Dũng mà ông sâu vào khai thác điểm đặc sắc thơ Quang Dũng Bài viết ông cho biết thêm Quang Dũng có "máu giang hồ" bên cạnh cái tài hoa, lãng tử Trong Người thơ Quang Dũng. .. thế, đề tài Đặc điểm thơ Quang Dũng đóng góp, bổ sung thêm cái nhìn mẻ, riêng biệt đặc điểm nội dung nghệ thuật thơ Quang Dũng Mục đích nghiên cứu Như đã biết Quang Dũng nhà thơ tiêu biểu

Ngày đăng: 03/10/2015, 23:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan