quê hương và con người tây bắc trong một số tác phẩm của tô hoài

67 3.5K 10
quê hương và con người tây bắc trong một số tác phẩm của tô hoài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN  TRẦN HOÀNG NHIỆM MSSV: 6116140 QUÊ HƯƠNG VÀ CON NGƯỜI TÂY BẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ văn Cán bộ hướng dẫn: LÊ THỊ NHIÊN Cần Thơ, năm 2014 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu Chương 1: Tác giả và tác phẩm 1.1 Nhà văn Tô Hoài 1.1.1 Cuộc đời 1.1.2 Sự nghiệp sáng tác 1.1.3 Phong cách nghệ thuật 1.2 Giới thiệu một số tác phẩm viết về Tây Bắc của Tô Hoài Chương 2: Quê hương Tây Bắc trong một số tác phẩm của Tô Hoài 2.1 Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc trong một số tác phẩm của Tô Hoài 2.1.1 Vẻ đẹp lãng mạn trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc 2.1.2 Vẻ đẹp dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc 2.2 Phong tục tập quán của vùng Tây Bắc trong một số tác phẩm của Tô Hoài 2.2.1 Những lễ hội đặc trưng 2.2.2 Những phong tục tập quán tích cực trong sinh hoạt, lao động 2.2.3 Những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu Chương 3: Con người Tây Bắc trong một số tác phẩm của Tô Hoài 3.1 Vẻ đẹp của con người Tây Bắc 3.1.1 Con người Tây Bắc cần cù, giỏi giang, chăm chỉ 3.1.2 Con người Tây Bắc với niềm tin và khát vọng hạnh phúc 3.1.3 Con người Tây Bắc giàu lòng yêu nước 3.2 Thân phận của con người Tây Bắc dưới sự thống trị của cường quyền và thần quyền 3.2.1 Bị tước đoạt tự do, tình yêu và hạnh phúc 3.2.2 Bị tha hoá, biến chất 2 PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tô hoài là một cây bút văn xuôi xuất sắc, nhà văn có vị trí vô cùng đặc biệt, được ví như một cây đại thụ trong rừng văn chương Việt Nam hiện đại. Ông được biết đến như một tấm gương cần mẫn và miệt mài trong lao động nghệ thuật, cả một cuộc đời gắn liền với cây bút để tạo nên những trang văn hay, đem đến cho đời những tác phẩm có giá trị sâu sắc. Mỗi một nhà văn đều tạo cho mình một dấu ấn và phong cách riêng trong nền văn học Việt Nam. Đối với Tô Hoài, chúng ta có thể nhận ra được tài năng quan sát, nhất là quan sát về đời sống xã hội, phong tục tập quán và đời sống tâm lý con người. Dường như ở mỗi đề tài, Tô hoài đều đặt hết tâm huyết của mình vào đó, lấy những cái mà ông nhìn thấy, chứng kiến và cảm nhận được đem vào trong tác phẩm, thông qua cái nhìn nghệ thuật của mình. Điều đó được thể hiện qua các sáng tác giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám, tạo cho người đọc một cái nhìn đầy thú vị và ấn tượng sâu sắc khó quên. Có thể nói hơn 60 năm sáng tác và cầm bút. Đi bền bỉ, xuyên suốt khắp các vùng miền của Tổ quốc, Tô Hoài đã có được một vốn sống hết sức phong phú, tích luỹ được kinh nghiệm và nhiều bài học quý báu. Tô Hoài có một khoảng thời gian dài viết về đề tài miền núi Tây Bắc, đây là một trong những để tài gây ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sáng tác của ông. Với phong cách sáng tác độc đáo, sự am hiểu sâu rộng về đời sống của người dân đồng bào dân tộc cùng với cái nhìn, mắt quan sát tinh tế, ông đã tái hiện một cách rõ nét, chân thực về thiên nhiên và con người Tây Bắc qua tác phẩm. Bằng tài năng sáng tác của mình cùng với vị trí đặc biệt trong nền văn học Việt Nam, Tô Hoài đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo bạn đọc và giới phê bình văn học khi mang đến một diện mạo mới trong phong cách sáng tác của mình. Tô Hoài tỏ ra thành công từ nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, phong tục tập quán về đời sống con người, đến nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Vì những lẽ trên chúng tôi chọn qua đề tài nghiên cứu Quê hương và con người Tây Bắc 4 trong các tác phẩm của Tô Hoài để nghiên cứu. Chúng tôi sẽ tìm hiểu một cách cặn kẽ, cụ thể khi đi sâu vào khai thác và nghiên cứu về đề tài này. 2. Lịch sử vấn đề Tô Hoài là một trong những nhà văn có vai trò hết sức quan trọng cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông đã cống hiến cả cuộc đời mình với tinh thần hăng say lao động không mệt mỏi, đóng góp vào sự phát triển cho nền văn học nước nhà. Với sự bền bỉ, sáng tạo liên tục, không ngừng trên nhiều đề tài khác nhau, Tô Hoài đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ, có quy mô, chất lượng cao, để lại những tác phẩm có giá trị sâu sắc. Các sáng tác của ông được rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm, nghiên cứu. Từ nhiều góc nhìn, từ mọi khía cạnh,. Trong đó có những công trình nghiên cứu, những bài viết, những nhận định, đánh giá, nhận xét về đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu. Đây là nguồn tài liệu cần thiết để chúng tôi phát triển và khai thác các vấn đề liên quan đến đề tài. Trước hết, tập truyện ngắn Núi cứu quốc ra đời năm 1948, nhận được một số nhận xét: “Núi cứu quốc là kết quả một cuộc chuyển biến chưa xong. Tập truyện chưa dứt khoát trong tư tưởng và tình cảm của tác giả. Tô Hoài ghi vội, chưa kịp hoà tư tưởng và tâm hồn theo đề tài”(Tr.221-Tô Hoài về tác gia tác phẩm). Quả thật, một số tác phẩm trong Núi cứu quốc nói về cuộc đời hay tính cách của các nhân vật chưa được Tô Hoài xây dựng và khai thác rõ. Những vấn đề về cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi chưa được tác giả suy nghĩ và lí giải một cách thấu đáo, tất cả còn rất sơ sài, đơn giản. Mùa thu năm 1952 Tô Hoài đi với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, đến năm 1953 anh đã viết xong tập truyện Tây Bắc, tác phẩm ra đời được giới phê bình đánh giá rất cao. Trong bài viết Tô Hoài và Truyện Tây Bắc, Hoàng Trung Thông đánh giá: “Tô Hoài viết Mường Giơn với con mắt của một nhà thơ”(Tr.228). Tuy nhiên: “tuy vậy lối văn nhẹ nhàng kín đáo của Tô Hoài vẫn còn hạn chế anh nhiều trong khi cần dựng lên những cảnh những việc mạnh mẽ, dào dạt sức sống. Những lúc đó ngòi bút nghệ thuật của Tô Hoài không theo kịp nội dung thực tế mà anh có. Trong tác phẩm có lúc tối tăm (như vài đoạn tả về làng tập trung) hoặc còn nhạt (như những đoạn ở chương cuối cùng của tác phẩm)”(Tr.228-Tô Hoài về tác gia và tác phẩm). Xét về phương diện nghệ thuật, chúng 5 ta nhận thấy cốt truyện diễn ra không được mạch lạc những cảnh, những người trong tác phẩm phần nhiều bị đặt trong mối quan hệ rời rạc, tâm lý nhân vật không được phát triển và đẩy lên cao trào. Thế nên, người đọc phải tinh ý mới có thể nhận thấy được điều đó. Chính vì vậy tác phẩm trở nên kém sinh động và hấp dẫn. Trong Truyện Tây Bắc của Tô Hoài tác giả Huỳnh Lý không chỉ có cái nhìn toàn diện về tác phẩm mà còn đưa ra những nhận xét về bút pháp: “Tô Hoài rất chủ động với ngòi bút của mình, sử dụng nó một cách thành thạo. Do đó bút pháp của ông linh hoạt, thích nghi với từng hoàn cảnh, từng trường hợp. Khi miêu tả một cảnh đẹp, một cuộc vui, một không khí gia đình đầm ấm, ông không ngại nói nhiều, ông đưa rất đúng lúc màu sắc, hình ảnh và nhạc điệu vào khiến cho đoạn văn vừa như một khúc nhạc, một bức tranh, một bài thơ”(Tr.241-Tô Hoài về tác gia và tác phẩm). Bản thân Tô Hoài khi miêu tả về người hay về cảnh sắc thiên nhiên đều không quá cầu kỳ, dài dòng, phức tạp mà hết sức ngắn gọn. Mặc dù vậy ông vẫn đảm bảo nội dung được đề cập cũng như chất lượng vẫn được đánh giá cao. Điều đó làm cho câu văn của ông trở nên mượt mà, dễ hiểu và dễ cảm nhận, thể hiện cái tài trong việc miêu tả của Tô Hoài Đọc Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài tác giả Nguyễn Văn Long cũng đưa ra một vài nhận xét: “thành công của truyện trước hết là ở nghệ thuật xây dựng nhân vật” bên cạnh đó “nghệ thuật truyện của Tô Hoài còn thành công ở chỗ tác giả đã nắm bắt, lựa chọn được nhiều chi tiết chân thực, sinh động mà còn có sức khái quát cao” (Tr.256-Tô Hoài về tác gia và tác phẩm). sở dĩ tác giả có được những thành công trong tác phẩm này đó là nhờ vào việc khắc hoạ, miêu tả tâm lý nhân vật. Những diễn biến, tình cảm bên trong tâm hồn nhân vật được Tô Hoài diễn tả một cách tinh tế, bên cạnh đó tác giả phác hoạ một cách chân thực về đời sống cũng như tính cách của con người miền núi trong các nhân vật của mình. Chính vì điều này làm cho tác phẩm Vợ chồng A Phủ trở nên chân thực và sinh động hơn. Tác giả Đỗ Kim Hồi cũng dành tặng những lời khen về tác giả của Truyện Tây Bắc: “Truyện Tây Bắc là thành quả đẹp trong mùa thu hoạch đầu tiên của Tô Hoài trên quê hương văn học mới của ông”(Tr.258). Truyện Tây Bắc tạo nên sự chuyển biến đáng kể trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài. Những tác phẩm trong Truyện Tây Bắc đã trở nên 6 có sức hút cao đối với người đọc, tác giả đã dần dần khắc phục được những mặt hạn chế của mình trong vấn đề tư tưởng cũng như tình cảm của mình đối với nhân vật, chính những sự thay đổi đó, tác phẩm đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình nhận thức đúng đắn của Tô Hoài về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cách mạng. Về tiểu thuyết Miền Tây xuất bản năm 1967, tác phẩm vừa ra đời đã thu hút nhiều sự chú ý, đánh giá của các nhà phê bình văn học. Trong đó tác giả Phan Cư Đệ có nhận xét: “Tiểu thuyết Miền Tây là một bản trường ca hát lên niềm vui và lòng tự hào của nhân dân Tây Bắc trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội”(Tr.338-Tô Hoài về tác gia và tác phẩm). Thêm vào đó ông nói: “đặc điểm của phong cách Tô Hoài là bao giờ cũng cố gắng gắn liền chất hiện thực với màu sắc lãng mạn, trữ tình thơ mộng trong các tác phẩm của mình”(Tr.341). Tô Hoài với sự am hiểu về miền núi, viết nhiều về miền núi đã viết nên cuốn tiểu thuyết Miền Tây phản ánh một cách chân thực về cuộc sống của những con người miền núi với những cảnh đời trước và sau cách mạng. Tác giả đặt ra những vấn đề của vùng cao trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, dành những trang viết thật đẹp để ca ngợi những con người vươn lên từ cuộc sống, hết lòng phục vụ cho cách mạng. Dù là trong đấu tranh hay trong xây dựng, khó khăn hay vất vả thì những con người miền núi bao giờ cũng hát lên một khúc hát tin yêu với niềm vui lạc quan và yêu đời. Hà Minh Đức trong bài viết Tiểu Thuyết Miền Tây của Tô Hoài có chỉ ra ưu điểm của tác phẩm: “Tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài có một ưu điểm lớn về phần miêu tả thiên nhiên” và “vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong Miền Tây đã làm cho cuốn sách có nhiều chất thơ bay bổng. Ngay trong lao động vất vả nhọc nhằn vẫn có một cái gì thật vui tươi, đầy màu sắc và ngọt ngào phong vị riêng của dân tộc”(Tr.354- Tô Hoài về tác gia và tác phẩm) Bên cạnh đó Hà Minh Đức cũng đưa ra những nhược điểm: “Trong khi xây dựng các nhân vật, Tô Hoài chưa kết hợp được chặt chẽ giữa các tuyến sự kiện và tuyến nhân vật, giữa sự miêu tả những đổi thay bên ngoài của đời sống và sự đổi thay tự bên trong của tư tưởng, tình cảm của nhân vật”(Tr.350-Tô Hoài về tác gia và tác phẩm). Trải dài cuốn tiểu thuyết Miền Tây là vô số những cảnh đẹp của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc mà chúng ta bắt gặp được trong tác phẩm. Người đọc bị hấp dẫn bởi những vẻ đẹp 7 của sự hùng vĩ, những vẻ đẹp của sự thơ mộng, trữ tình với những hình ảnh lạ mắt, độc đáo pha lẫn màu sắc riêng biệt của núi rừng Tây Bắc. Tất cả diễn ra thật sống động và lôi cuốn. Bên cạnh đó, vẻ đẹp của con người miền núi trong đấu tranh hay lao động cũng được tác giả chú ý và khai thác, tuy nhiên các nhân vật không được hoạt động xoay quanh cốt truyện, những sự kiện gắn với nhân vật chưa có sự kết hợp chặt chẽ. Đọc Miền Tây khi miêu tả, người đọc có cảm nhận dường như các nhân vật trở nên mờ nhạt hơn trước thiên nhiên Tây Bắc. Đọc Miền Tây tác giả Khái Vinh kết luận: “Đọc Miền Tây, dường như người ta bị thiên nhiên thu hút hơn con người, và khi tiếp xúc với đời sống nhân vật thì những phong tục, tập quán lại được biểu hiện sinh động hơn là tâm trạng”(Tr.360-Tô Hoài về tác gia và tác phẩm). Có lẽ sở trường của Tô Hoài thiên về miêu tả thiên nhiên hơn là miêu tả con người bởi xuyên xuốt trong tác phẩm người đọc chỉ cảm nhận được nhịp sống của thiên nhiên Tây Bắc với những hình ảnh, khung cảnh tuyệt đẹp. Ngược lại, khi miêu tả con người tác giả chưa bộc lộ hết được khả năng miêu tả của mình, chưa miêu tả được toàn diện, sâu sắc về tính cách cũng như nội tâm nhân vật, chưa dứt khoát được vấn đề đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu chính vì điều đó làm cho nhân vật của ông trở nên chung chung, chưa rõ ràng và dễ quên trong lòng người đọc. Nhìn một cách tổng quan, các ý kiến đánh giá về những tác phẩm của Tô Hoài viết về đề tài miền núi, có sự thống nhất về những ưu và nhược điểm trong sáng tác. Đa phần các bài viết chỉ dừng lại ở việc nhận xét về mặt nội dung còn giá trị nghệ thuật của tác phẩm chỉ dừng lại ở mức đưa ra kết luận một cách ngắn gọn, chưa có sự khai thác sâu sắc, toàn diện trong bút pháp. Nét đặc sắc nhất trong sáng tác về đề tài miền núi của Tô Hoài là nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán đồng thời khắc hoạ nên hình ảnh của những con người miền núi sau cách mạng. Tuy có nhiều nhận xét, phê bình, đánh nhưng đó cũng chỉ là những nhận xét còn đơn giản, chưa đi sâu vào nghiên cứu, làm sáng tỏ vấn đề trong tác phẩm. Dù sao các ý kiến đó cũng là những tài liệu thiết thực và bổ ích trong quá trình tìm hiểu về đề tài Quê hương và con người Tây Bắc trong các tác phẩm của Tô Hoài để từ đó có một cái nhìn chính xác hơn, sâu sắc hơn về đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu. 8 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát lịch sử vấn đề, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn này là Quê hương và con người Tây Bắc trong các tác phẩm của Tô Hoài từ đó khẳng định những nét đặc sắc mới mẻ trong phong cách sáng tác của tác giả và sự đóng góp tích cực cho nền văn học Việt Nam. Mục đích nghiên cứu cuối cùng của bài nghiên cứu luận văn này là khai thác toàn diện những giá trị tác phẩm viết về về quê hương và con người Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài. Có rất nhiều nhà văn Việt Nam viết về đề tài miền núi nhưng không nhiều nhà văn có thể gắn bó, am hiểu và tường tận rõ về quê hương và con người Tây Bắc như là Tô Hoài, bởi hình ảnh đó đã ăn sâu vào tâm trí, trở thành nỗi ám ảnh trong suốt cả chặng đường sáng tác sau này của nhà văn. Sau khi nghiên cứu về đề tài này chúng ta sẽ có điều kiện nhìn nhận và đánh giá lại những tác phẩm viết về miền núi Tây Bắc của Tô Hoài để tìm ra những nét độc đáo, thấy được cái hay, cái mới, tài năng của tác giả trong việc thể hiện cái nhìn sâu sắc về cảnh và con người miền núi. 4. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài Quê hương và con người Tây Bắc trong các tác phẩm của Tô Hoài thì việc tổng hợp tác phẩm viết về đề tài miền núi cũng khá dễ dàng, đa phần là các sáng tác thuộc về giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám như tập truyện ngắn Núi Cứu quốc (1948), tập truyện Tây Bắc (1953), Miền Tây (1967). Nghiên cứu và tìm hiểu các tác phẩm trên chúng tôi sẽ tìm ra được những nét đặc sắc về cảnh sắc thiên nhiên, nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán và cuộc sống con người nơi núi rừng Tây Bắc. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tiểu sử: trong quá trình tìm hiểu về đề tài, chúng tôi kết hợp với việc tìm hiểu hoàn cảnh sống, quan điểm sáng tác của tác giả để góp phần hỗ trợ tích cực trong việc nhìn nhận vấn đề, thông qua đó thể hiện rõ hơn cái nhìn của tác giả trong các tác phẩm viết về đề tài miền núi. Chính những điều đó có ảnh hưởng sâu sắc đến chủ đề và là nguyên nhân trực tiếp tác động vào tác phẩm. 9 Phương pháp thống kê, phân loại : chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tìm ra các đặc điểm đặc sắc về phong cảnh thiên nhiên và những phong tục tập quán của con người núi rừng Tây Bắc được Tô Hoài miêu tả và thể hiện trong tác phẩm. Phương pháp so sánh: lấy những tác phẩm viết về đề tài miền núi trong các sáng tác của Tô Hoài, rồi sau đó đối chiếu so sánh với một số tác giả khác cũng viết về đề tài này đem lồng ghép vào trong quá trình nghiên cứu để làm nổi bật nét độc đáo trong sáng tác của Tô Hoài. Phương pháp phân tích, tổng hợp: tiến hành đi sâu vào phân tích, tìm hiểu về quê hương và cuộc sống của con người Tây Bắc. Sử dụng cơ sở lí luận cùng với những tư liệu sẵn có để khai thác những vấn đề trọng tâm nhất, sau đó khái quát lên thành nghệ thuật miêu tả để thấy được vai trò, ý nghĩa quan trọng của nó trong tác phẩm, làm nổi bật phong cách sáng tác của Tô Hoài. 10 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.1 Nhà văn Tô Hoài 1.1.1. Cuộc đời Tô Hoài tên thật Nguyễn Sen, là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Sinh 27/09/1920 ( tức 16/08 Canh Thân) tại quê nội huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây trong một gia đình làm nghề thợ thủ công. Tuy sinh ra ở quê nội nhưng Tô Hoài lớn lên và gắn bó thân thiết ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Cái tên Tô Hoài cũng được gắn liền với hai địa danh sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Ngoài tên thật khi viết báo, ông còn dùng một số bút danh khác như : Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng Hoa, Phạm Hoà. Bước vào thời thanh thiếu niên, Tô hoài đã sớm phải lao động bương chải vất vả, làm nhiều nghề để kiếm sống. Từ thợ thủ công, dạy trẻ, bán hàng cho đến kế toán hiệu buôn. Cuộc sống khó khăn khiến cho những nghề ông làm không nghề nào được lâu dài và nhiều khi ông còn lâm vào tình trạng thất nghiệp. Ông bắt đầu viết những trang văn đầu tiên trên Hà Nội Tân Văn và Tiểu thuyết Thứ Bảy vào cuối những năm 30. Trong thời kỳ Mặt trận Dân Chủ năm 1938, Tô Hoài hăng hái tham gia phong trào ái hữu thợ dệt làm thư ký ban trị sự Hội ái hữu thợ dệt Hà Đông, rồi tiếp tục tham gia phong trào Thanh niên phản đế. Năm 1943 ông gia nhập hội Văn hoá Cứu Quốc, chủ nhiệm Cứu quốc Việt Bắc. Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng trong lĩnh vực văn học, đáng kể đến là Truyện Tây Bắc. Sau Cách mạng tháng Tám ông tham gia phong trào Nam tiến sau đó lên Việt Bắc làm báo Cứu Quốc, chủ nhiệm Việt Bắc, chủ bút tạp chí Cứu Quốc. Năm 1951 Tô Hoài về công tác ở hội văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1954 trở đi ông có điều kiện tập trung vào công việc sáng tác. Tính đến nay ông đã có hơn 150 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận. 11 Sau ngày hoà bình lập lại, trong đại hội Hội nhà văn lần thứ nhất, năm 1957. Tô Hoài được bầu làm Tổng thư ký của hội và từ 1958 đến 1980 ông tiếp tục tham gia ban chấp hành, làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 1966 đến 1996 ngoài chức vụ Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Tô Hoài còn tham gia nhiều hoạt động công tác xã hội khác như: đại biểu quốc hội khoá 7, Phó chủ tịch đoàn kết uỷ ban Á- Phi, Phó chủ tịch hữu nghị Việt-Ấn, uỷ viên Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt Xô. Ở Tô Hoài hội tụ rất nhiều tính cách khác nhau: vừa hài hước, dí dỏm nhưng có khi lại ít nói, trầm tĩnh lạ kì. Ông không bày tỏ trực tiếp lòng mình ra bên ngoài mà gói kín lại vào bên trong. Đối với bạn bè ông có một thái độ rõ ràng, yêu ghét phân minh, thể hiện là một con người độ lượng. Chính vì những điều đó, Tô Hoài rất được bạn bè tôn trọng và kính nể. 1.1.2. Sự nghiệp văn chương Tính từ lúc bắt đầu viết văn năm 1940 cho đến nay, Tô Hoài đã viết trên 150 tác phẩm và có những đóng góp to lớn, đặc sắc cho nền văn học Việt Nam. Nội dung các tác phẩm của ông xoay quanh 4 mảng đề tài lớn: vùng quê ngoại thành Hà Nội- hiện tại và lịch sử; Miền núi Tây Bắc, Việt Bắc trong cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội; sáng tác cho thiếu nhi; chân dung và hồi ức. Trước cách mạng tháng Tám, có thể nhận thấy trong các sáng tác của Tô Hoài Trong thời gian này nội dung chủ yếu viết về những nỗi niềm tâm sự của nhà văn gửi gắm cho lớp trẻ mai sau trong hoàn cảnh sống bế tắc. Những câu chuyện đời thường với những con người gần gũi có tâm hồn giản dị. Bên cạnh đó mượn hình ảnh của một số con vật nhỏ bé gắn liền với sinh hoạt con người để mô tả đời sống con người. Có thể kể đến một số tác phẩm chính của nhà văn Tô Hoài được in thành sách trong giai đoạn này :Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1942), O chuột (truyện, 1942), Giăng thề (truyện, 1941), Xóm giếng ngày xưa (truyện, 1944, Quê người (tiểu thuyết, 1942)¸ Cỏ dại (hồi ký, 1944). Với các tác phẩm này Tô Hoải đã xây dựng trên cơ sở tự truyện, xoay quanh những câu chuyện về gia đình, bà con, lối xóm của mình. “Những sáng tác của tôi đều miêu tả tâm trạng tôi, gia đình tôi, làng tôi, mọi cái của mình quanh mình. Những 12 nghèo đói, cùng túng, đau đớn. Phần nào nhẹ nhàng hay xót xa, hay nghịch ngợm và đá chút khinh bạc là phần nào con người và tư tưởng tiểu tư sản của tôi”. Đặc sắc nhất trong giai đoạn này phải kể đến tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941). Dế mèn phiêu lưu ký là một thiên đồng thoại xuất sắc với những câu chuyện xung quanh về loài vật. Thông qua đó, tác giả nói lên những khát vọng chính đáng của người lao động gắn với ước mơ một cuộc sống hoà bình yên vui. Nhìn một cách tổng quan, các tác phẩm mà Tô Hoài viết trong giai đoạn này phần lớn chính là sự bế tắc của ông trước cuộc đời, với những cảnh đời đen tối. lẩn quẩn không tìm thấy được lối thoát cho riêng mình. Mặc dù trên từng trang văn của ông chưa có được cái thật sự gọi là lôi kéo người đọc đến những ấn tượng khó quên về những vấn đề, những câu chuyện được nói đến bên trong tác phẩm, nhưng với một niềm tin mãnh liệt, sự nỗ lực không mệt mỏi cùng với tâm hồn mang một cái nhìn sâu sắc Tô Hoài đã vượt qua bao khó khăn để có thể đứng vững và tồn tại tiếp tục cho sự nghiệp sáng tác, đó cũng là một điều đáng trân trọng ở nhà văn này. Nếu trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài dường như bế tắc trước cuộc đời với các sáng tác hầu như mang tâm trạng của chính tác giả, từ gia đình, làng xóm, đến những cảnh đời nghèo túng, khó khăn, đau đớn. Tất cả đều được thể hiện thông qua những tư tưởng mang tính nhân văn sâu sắc của ông. Đó là một tâm hồn yêu văn học với một vẻ đẹp trong sáng, đáng trân trọng. Xét về đề tài và quá trình nhận thức của người cầm bút, những tác phẩm của Tô Hoài viết sau Cách Mạng có phần được mở rộng và phát triển hơn so với các tác phẩm trước Cách mạng, thể hiện một bước chuyển mạnh mẽ về tư tưởng sáng tác. Ông mạnh dạn mở rộng cả về đối tượng lẫn phạm vi sáng tác, hướng ngòi bút của mình đến nhiều nơi, trải nghiệm, gắn bó với cuộc sống của những lớp người ở nhiều vùng đất khác nhau và đặc biệt là vùng núi Tây Bắc. Tô Hoài đã đi sâu vào các vùng căn cứ địa Cách mạng, vừa viết văn,vừa làm công tác tuyên truyền, cùng ăn, cùng ngủ, cùng sinh sống với bà con đồng bào dân tộc nới đây, học tiếng địa phương, sống chan hoà với quần chúng để hiểu thêm về con người họ. Trải nghiệm những năm tháng gắn bó gần gũi với đồng bào các dân tộc giàu lòng yêu nước, dũng cảm, kiên cường đem đến cho Tô Hoài một thứ tình cảm thật 13 nồng nàn, sâu sắc : “Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá”, “hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi. Đó là một ám ảnh mạnh mẽ thúc đẩy tôi sáng tác”.(Tr.70-tô hoai tac gia tac phẩm) Có thể nói sáng tác về đề tài miền núi là một ưu thế đặc biệt của Tô Hoài khiến nhà văn càng có vị trí vững chắc hơn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Tây Bắc trở thành một vùng đất mà Tô Hoài xem là quê hương thứ hai của mình sau vùng quê ngoại thành Hà Nội nơi ông từng gắn bó. Bằng tất cả tài năng nghệ thuật cùng với vốn sống, vốn hiểu biết phong phú của mình, Tô Hoài đã viết về Tây Bắc bằng cả tình yêu thắm thiết, hình ảnh Tây Bắc mang nỗi ám ảnh mạnh mẽ khơi dậy một nguồn cảm hứng sáng tạo và thúc đẩy việc sáng tác.Tô Hoài được xem là nhà văn của miền núi Tây Bắc, là một trong những người đặt nền móng cho nền văn học viết về đề tài miền núi. Các tác phẩm đầu tiên của Tô Hoài khi viết về miền núi là tập truyện Núi Cứu quốc (1948) với bốn truyện ngắn : Đồng chí Hùng Vương, Nà Lộc, Tào Lường và Công tác xa. Tiếp đến là tập Truyện Tây Bắc (1953) gồm ba truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứu mường và Vợ chồng A Phủ. Sau 1955 Tô Hoài cho ra đời tiểu thuyết Miền Tây. Thành công tiếp nối thành công, tài năng của Tô Hoài càng về sau càng được phát huy một cách tích cực với việc sáng tác thêm nhiều tác phẩm khác như: Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971) Họ Giàng ở Phìn Sa (1984), Nhớ Mai Châu (1988),…tiếp tục ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của các dân tộc ở miền núi Tây Bắc trong đời sống kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sống trong đời sống mới, Tô Hoài vẫn miệt mài, say sưa viết văn một cách khoẻ mạnh ở tiểu thuyết Mười Năm (1958). Ông đã phát huy khả năng quan sát và bút pháp thể hiện, hướng cái nhìn của mình lên một tầm nhận thức mới, suy ngẫm sâu sắc hơn về cuộc sống đồng thời phản ánh quá trình giác ngộ cách mạng của quần chúng cũng như sức mạnh của họ trong phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến, đem lại sự đổi thay cho cuộc sống. 14 Viết về ngoại thành Hà Nội, Tô Hoài cho ra đời nhiều tác phẩm hay như: Quê nhà (1980), Những ngõ phố, Người đường phố (1982), Chuyện cũ Hà Nội (1998). Từ những tác phẩm này người đọc có điều kiện hiểu rõ hơn về những nếp sinh hoạt, phong tục, tên gọi phố phường của con người Hà Nội trong cuộc sống đời thường và cả trong chiến tranh. Điều đó cho ta thấy vốn sống và nguồn cảm hứng của ông vô cùng phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, tác phẩm kí xuất hiện trong những sáng tác của Tô Hoài đã cho ta thấy được cái tài của ông ở nhiều thể loại. Điển hình cho tác phẩm thuộc thể loại kí là: Nhật kí vùng cao (1969), Lên Sùng Đô (1969), Tôi thăm Campuchia (1964), Thành phố LêNin (1961), Hoa hồng vàng song cửa (1980),…Không kém gì truyện ngắn và tiểu thuyết, nhiều tác phẩm kí của ông được khai thác theo mạch liên tưởng và đan xen bao nỗi vui buồn cùng ước mơ của tuổi thơ, của kỉ niệm tạo nên sự hấp dẫn đối với người đọc. Cho đến nay, Tô Hoài vẫn dành sự ưu ái của mình cho thiếu nhi. Các tác phẩm như: Con mèo lười, Vừ A Dính, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần,…là những tác phẩm đem đến cho người đọc cái nhìn yêu quý hơn dành cho Tô Hoài - một con người mang vẻ đẹp trong sáng, đem đến cho thế giới trẻ thơ những trang văn với biết bao điều kì thú, bồi đắp thêm về nhân cách và tâm hồn, hướng các em đến một xã hội tốt đẹp hơn. Cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp văn chương với những tác phẩm đặc sắc mang tính lịch sử và thời đại, nhà văn Tô Hoài được nhận nhiều giải thưởng cao quý: Giải nhất Tiểu thuyết của hội Văn nghệ Việt Nam 1956 ( Truyện Tây Bắc), Giải A giải thưởng Hội văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà), Giải thưởng của Hội nhà văn Á-Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật (đợt 15-1996). Tóm lại những sáng tác của Tô Hoài sau Cách mạng tháng tám đã khẳng định được vị trí và tài năng nghệ thuật của ông trước hiện thực của cuộc đời mới. Ông xứng đáng là một tấm gương sáng trong lao động nghệ thuật và đóng góp xây dựng bảo vệ Tổ quốc. 15 1.2 Phong cách nghệ thuật Phong cách nghệ thuật là một trong những phạm trù cơ bản có ý nghĩa đặc biệt trong sáng tác của một tác giả. Nghiên cứu phong cách nghệ thuật của tác giả cũng có nghĩa là nghiên cứu những nét nổi bật, nét riêng biệt, mới lạ trong tác phẩm của họ. Tô Hoài là một trong những nhà văn đã đi qua những thời kỳ quan trọng, trải qua những mốc lịch sử và văn học đặc biệt: trước và sau Cách mạng tháng Tám; trong chiến tranh và trong hoà bình; trước và sau thời kỳ đổi mới văn học. Các sáng tác của Tô Hoài đa dạng về đề tài và thể loại: từ đề tài miền xuôi đến đề tài miền núi, từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện đồng thoại đến kịch bản phim, tiểu luận... Ở đề tài nào và thể loại nào, ông cũng ghi lại những dấu ấn riêng mà không pha lẫn với bất kì nhà văn nào. Qua khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp một số phương diện đặc sắc của văn chương Tô Hoài, có thể khẳng định rằng Tô Hoài là nhà văn có phong cách độc đáo. Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài được thể hiện qua nhiều yếu tố, liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên phong cách nghệ thuật. Thông qua cái nhìn hiện thực về cuộc sống đời thường, nhà văn Tô Hoài cảm nhận và tái hiện hiện thực cuộc sống trên nhiều phương diện: viết về con người, về xã hội, về loài vật và về thiên nhiên. Tất cả tạo nên sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn trong phong cách nghệ thuật của ông. Con người trong sáng tác của Tô Hoài bao giờ cũng gắn liền với gia đình, quê hương, nghề nghiệp, gắn bó với những mối quan hệ, cảm xúc vui, buồn, hạnh phúc và khổ đau. Viết về con người nhà văn thể hiện hình ảnh con người bằng tất cả những gì đơn giản đời thường nhất có thể. Trong sáng tác, Tô Hoài không lý tưởng hoá con người mà tạo lập trường riêng trong điểm nhìn của mình, ông cảm nhận rằng trong mỗi con người, ai cũng có những phẩm chất, những thói tật, những mặt tốt cũng như mặt xấu . Những phẩm chất đó chính là điều kiện cơ bản tạo nên nền tảng đạo đức bền vững. Bên cạnh đó, nhìn từ hiện thực cuộc sống, bức tranh xã hội trong cảm quan của Tô Hoài trở nên thực hơn với những nét đẹp văn hoá truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc pha lẫn những phong tục, tập quán lạc hậu (Truyện Tây Bắc, Miền Tây) là nguyên nhân dẫn đến mọi khổ đau bất hạnh cho con người. Tô Hoài không né tránh hay biến đổi hiện thực mà 16 tái hiện hiện thực một cách chân thật nhất tạo nên sự chính xác và cụ thể trong tác phẩm gây cuốn hút, hấp dẫn người đọc. Chính những điều đó đã làm cho bức tranh xã hội trong điểm nhìn của nhà văn luôn trở nên sống động hơn, tự nhiên hơn. Ngoài ra, bức tranh thiên nhiên trong sáng tác của Tô Hoài cũng được cảm nhận ở dáng vẻ tự nhiên. Thiên nhiên trong nhãn quan của nhà văn không chỉ tồn tại ở dáng vẻ dữ dội khắc nghiệt in đậm dấu ấn từng vùng quê, mà còn mang vẻ đẹp tự thân, vốn có của nó tạo chất thơ cho đời sống. Thế giới loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài chủ yếu là những con vật nhỏ bé, hiền lành rất gần gũi trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Thân hình tuy nhỏ bé nhưng chúng lại có nét tính cách, có tâm trạng, có số phận và hoàn cảnh y như con người (Dế mèn phiêu lưu ký, O chuột, Gã chuột bạch, Tuổi trẻ, Đôi ghi đá, Một cuộc bể dâu, Mụ ngan, Đực,…). Với tài năng quan sát và lối viết tinh tế, hóm hỉnh, thế giới loài vật trong các tác phẩm của Tô Hoài luôn hiện lên vô cùng sinh động, độc đáo. Những câu chuyện về loài vật khiến người đọc liên tưởng đến những vấn đề trong cuộc sống xã hội. Có thể nói các nhân vật là loài vật chính là sự ẩn dụ cho hình ảnh con người. Nhân vật của Tô Hoài được xây dựng theo bút pháp nghệ thuật riêng. Khi xây dựng nhân vật của mình, nhà văn thường đặt nhân vật vào trong môi trường sinh hoạt, lao động nhất định gắn với mối quan hệ bình thường. Từ phẩm chất, tính cách, đến ngôn ngữ, hành động của nhân vật, tất cả được nhà văn mô tả, chú trọng khắc hoạ rõ nét. Khi miêu tả, ông lựa chọn những hình ảnh, chi tiết cụ thể, tiêu biểu có tính sát thực kết hợp sử dụng bút pháp nghệ thuật tạo nên những hình ảnh gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt khiến người đọc cảm nhận được nguyên gốc của đời sống hiện thực. Ngôn ngữ trong sáng tác Tô Hoài cũng mang một vẻ đẹp của giản dị và mộc mạc. Hệ thống ngôn ngữ của Tô Hoài khi viết rất tự nhiên, đậm tính khẩu ngữ làm cho từ ngữ khi nhà văn sử dụng trở nên dung dị hơn, mang lại giá trị thẩm mỹ đặc sắc là từ ngữ thông tục có tính chất nghề nghiệp. Hệ thống ngôn ngữ này vừa góp phần thể hiện môi trường sinh sống, lao động và phẩm chất, tính cách của nhân vật, vừa tạo sắc thái giọng điệu nghệ thuật chủ đạo của Tô Hoài vừa làm nổi bật nhân vật. 17 Nhà văn rất chú trọng ngữ điệu lời nói cho nên lời đối thoại trong văn chương Tô Hoài thường được lược bỏ thành phần câu, câu nói trở nên ngắn gọn và đơn giản mang đậm phong cách khẩu ngữ tự nhiên, giúp người đọc cảm nhận rõ từng hơi thở của cuộc sống. 18 Tô Hoài bày tỏ lòng mình trước cuộc sống sinh hoạt muôn màu muôn vẻ bằng một giọng điệu nghệ thuật đặc sắc. Giọng điệu nghệ thuật chủ đạo của Tô Hoài là giọng điệu dí dỏm và giọng điệu trữ tình. Giọng điệu chủ đạo này góp phần quan trọng nhận diện được văn chương Tô Hoài. Giọng điệu dí dỏm được nhà văn khai thác tối đa khi nó trở thành phương tiện để tác giả bày tỏ thái độ hài hước, xót xa, phê phán trước mọi biểu hiện của con người và cuộc sống sinh hoạt (O chuột, Chóp bể mưa nguồn, Cát bụi chân ai, Vợ chồng trẻ con, Quê nhà, Quê Người,…). làm phương tiện truyền tải mọi vui - buồn lên trang sách, vừa thể hiện bản lĩnh cứng cỏi, bày tỏ thái độ, trách nhiệm với con người và cuộc sống của nhà văn. Giọng điệu chủ đạo của Tô Hoài trở nên trọn vẹn hơn khi có sự tham gia của chất giọng trữ tình. Những vẻ đẹp sinh hoạt phong tục ở mọi miền quê, những cuộc sống nên thơ, mộc mạc và phong cảnh thiên nhiên bao la tươi đẹp của đất nước mang những sắc màu riêng biệt, giọng điệu trữ tình trở thành một trong những giọng điệu hiếm có của Tô Hoài. Giọng điệu trữ tình của Tô Hoài trong tác phẩm bàng bạc chất thơ - chất thơ của đời sống thực. Chỉ có một tấm lòng gắn bó thiết tha với con người và quê hương đất nước, Tô Hoài mới có thể cảm nhận vẻ đẹp của đời sống và bày tỏ lòng mình trên nhiều cung bậc cảm xúc như thế. Tóm lại phong cách nghệ thuật Tô Hoài đã tạo nên một màu sắc mới trong nền văn học hiện đại Việt Nam, đóng góp cho sự phát triển nền văn học hiện đại dân tộc. Với một khối lượng văn chương đồ sộ của ông, có thể nghĩ rằng, những sáng tác của tác giả vẫn luôn thu hút được sự quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu phê bình văn học tiếp tục khai thác. 1.3 Giới thiệu một số tác phẩm viết về Tây Bắc của Tô Hoài Như đã trình bày, tập truyện Núi Cứu quốc là tác phẩm đầu tiên của Tô Hoài khi viết về đề tài miền núi (1948) với bốn truyện ngắn : Đồng chí Hùng Vương, Nà Lộc, Tào Lường và Công tác xa. Đây là những tác phẩm thể hiện cảnh sống khó khăn, vất vả, túng thiếu về mọi mặt “mỗi năm thường thiếu ăn đến ba bốn tháng”.(Tr.216-Tô Hoài về tác gia và tác phẩm) của đồng bào dân tộc miền núi nhưng giàu nghĩa tình, có ý chí và lòng quyết 19 tâm, tin tưởng vào cách mạng. Nhưng khúc dạo đầu của Tô Hoài trên con đường chinh phục miền núi Tây Bắc không được mấy suôn sẻ, các tác phẩm của ông nặng về thể hiện, miêu tả bề mặt vấn đề mà chưa đi sâu và khám phá bề sâu của bản chất, chưa dứt khoát trong tư tưởng và tình cảm, chưa hoà nhịp tư tưởng và tâm hồn theo đề tài. Vì thế, tác phẩm trở nên thiếu linh động, kém sức hấp dẫn với người đọc. Không dừng ở tập truyện Núi Cứu quốc, Tô Hoài đã cho mọi người thấy được việc chọn đề tài miền núi làm nguồn cảm hứng sáng tác của mình là không sai, bằng chứng là ông viết tiếp tập Truyện Tây Bắc. Đây là một tác phẩm thể hiện sinh động và chân thật những nỗi đau đớn, khổ nhục của đồng bào dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến và bè lũ tay sai. Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứu mường và Vợ chồng A Phủ. Cả ba truyện họp lại là hình ảnh của các dân tộc Tây Bắc (chủ yếu là Thái, Mường, HMông) đã chịu nhiều cực khổ trong những năm giặc chiếm với một lòng luôn hướng về kháng chiến, ý chí quật cường, tinh thần bất khuất mong ngày hoàn toàn giải phóng. Tác phẩm đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình nhận thức đúng đắn của Tô Hoài giữa nghệ thuật với cách mạng. Mường Giơn là một truyện viết về tinh thần kháng chiến của các dân tộc trong những năm tháng đấu tranh chống giặc. Truyện mở đầu là cảnh gia đình ông Mờng gồm ông Mờng, ba chị em Mát, Ính, An và người con rễ, Sạ. Cuộc sống đang êm đềm hạnh phúc, thì bất ngờ giặc đem quan đến chiếm đóng, dân làng tản cư, Sạ mất tích. Giặc Tây đóng đồn ở Mường Giơn, buộc mọi người phải trở về làng, bắt trai làng đi phu, đi lính, chúng cướp bóc, hãm hiếp gây ra biết bao đau khổ cho dân làng. Mát bị bang Kỳ cướp về hầu hạ rồi đem đi mất tích, Chị Yên, hàng xóm cũng bị cưỡng bức. Ính luôn phải trốn tránh một cách khôn khéo đồng thời chủ động đấu tranh làm địch vận. Nhân dân làng Mường Giơn không khuất phục trước kẻ thù, người Mường Giơn bắt đầu có những hành động phản kháng, Sạ trước kia bị thương được bộ đội cứu sống giờ trở về làng bí mật giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với các dân tộc anh em cùng nhau đứng lên đấu tranh giải phóng Mường Giơn. Cuộc sống tự do của đồng bào trở lại. 20 Cứu đất cứu mường là một truyện ngắn kể về cuộc đời của bà Ảng. Khi còn trẻ, Ảng là một cô gái người Thái xinh đẹp nổi tiếng nhất đất Mường Cơi, trải qua những tháng ngày đen tối gây nên bởi những quy định tập tục lạc hậu ở miền núi. Tri Châu Né bắt cô về hầu hạ , khi hắn chết cô trở về làng mà không có gì cả, bố mẹ thì đã mất, từ đó như một món hàng cô lần lượt trải qua từ quan này đến quan khác, thay phiên nhau bắt cô hầu hạ trong những cuộc vui chơi của chúng. Kết quả cô Ảng có hai con, không biết là con của ai, càng trớ trêu thay cô bị phạt vạ là chửa hoang, phải bán đứa con trai lớn là Nhấn cho một người Dao trên núi để lấy tiền nộp phạt. Phép làng không chia ruộng những nhà không có đàn ông nên cô Ảng không có đất ruộng để làm, phải ôm con đi xin ăn. Cách mạng đến, khu du kích được thành lập trên núi, Nhấn xin bố nuôi về đón mẹ lên. Bà Ảng về khu du kích trông nương rẫy. Cuộc sống những tưởng đã bình yên thì trong một cuộc đánh cướp nương rẫy, tên Cầm Vàng đã đánh chết bà. Kết thúc tác phẩm là quan cảnh Nhấn cùng du kích Dao chặn đánh địch. Dựa vào một câu chuyện có thật, Tô Hoài viết truyện Vợ Chồng A Phủ. Truyện kể lại cuộc đời của đôi vợ chồng người Hmông là Mỵ và A Phủ. Mỵ là cô gái xinh đẹp, nhà nghèo sống ở Hồng Ngài. Cô bị A Sử bắt cóc về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra. Cuộc sống những tháng ngày như một người nô lệ không hơn không kém. Khi mùa xuân đến, trong lòng Mỵ khát khao muốn đi chơi nhưng bị A Sử bắt trói đứng trong buồng. Đến khi A Sử bị đánh, cô mới được cởi trói để đi lấy lá thuốc, xoa dầu cho chồng. A Phủ là một chàng trai nghèo, mồ côi nhưng khỏe mạnh, gan góc, giỏi lao động. Vì đánh A Sử nên bị bắt, bị đánh đập, bị phạt vạ, phải vay vốn thống lí để nộp phạt, rồi trở thành người ở đợ trừ nợ trong nhà thống lí. Một lần đi giữ bò A Phủ để hổ ăn mất một con bò, A Phủ bị bắt trói đứng, bị bỏ đói suốt mấy ngày đêm. Một đêm, khi trở dậy thổi lửa để sưởi, Mị bắt gặp dòng nước mắt chảy trên gò má đen sạm của A Phủ. Mị nghĩ về thân phận mình, đồng cảm về cảnh ngộ của A Phủ. Cô đã cắt dây trói giải thoát cho A Phủ, hai người cùng bỏ trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra. Hai người chạy đến Phiềng Sa, trở thành vợ chồng, tạo dựng một cuộc sống mới. A Phủ được sự giác ngộ của cán bộ cách mạng A Châu trở thành tiểu đội trưởng du kích. Họ cùng mọi người cầm súng để gìn giữ bản làng. 21 Sau 1955 Tô Hoài vẫn bám vào đề tài miền núi như một sở trường của mình và cho ra đời tiểu thuyết Miền Tây. Nội dung tác phẩm chủ yếu miêu tả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với tất cả những đặc điểm và khó khăn của vùng cao. Mở đầu là cảnh đoàn ngựa thồ của ông khách Sìn lên Phiềng Sa trên những ngọn núi trập trùng với đồi tranh bát ngát. Tiếp đến tác giả đã miêu tả hình ảnh phiên chợ vùng cao, tái hiện và phơi bày một cách rõ rệt nhất bộ mặt của xã hội cũ, xen lẫn vào đó là cuộc đời của gia đình bà Giàng Súa nạn nhân của những hủ tục lạc hậu. Bị nghi là có ma và bị xóm làng hắt hủi, đuổi xua. bà Giàng Súa cùng 3 đứa con là Thào Nhìa, Thào Khay và Thào Mỵ phải trốn vào trong rừng sâu tăm tối sống tách biệt với mọi người, bọn người ông thống lí đến bắt Thào Nhìa đi phu ngựa khiến mẹ con xa nhau. Đến khi Phiềng Sa được giải phóng thì gia đình bà Giàng Súa mới thoát khỏi cảnh đời đắng cay tủi nhục. Cách mạng đến tạo nên sự thay đổi lớn lao về mọi mặt và sự trưởng thành nhanh chóng của người dân Tây Bắc. Tác giả phản ánh cuộc sống mới với những trang văn miêu tả không khí lao động và sinh hoạt của người dân miền núi trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa vùng cao, những nhân vật như y sĩ Thào Khay, chủ tịch Tỏa hay người cán bộ miền xuôi, Nghĩa đóng góp một thành công không nhỏ vào sự thay đổi cái nhìn cũng như tư tưởng lạc hậu của con người miền núi, tất cả tạo nên cuốn tiểu thuyết Miền Tây thật sống động và hấp dẫn. Nếu Truyện Tây Bắc trực tiếp viết về tinh thần đấu tranh của các dân tôc Tây Bắc chống lại những thế lực phá hoại và phản động của bọn thực dân phong kiến thì tiểu thuyết Miền Tây đi vào miêu tả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội còn nhiều khó khăn ở vùng núi cao mà hiểm trở. Ở đây ta thấy được cả một nguồn sống tươi mới, chan hoà trên mọi nẻo đường, một nguồn ánh sáng chiếu vào những cảnh tăm tối của người dân miền núi sau cách mạng. 22 Chương 2: QUÊ HƯƠNG TÂY BẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI 2.1 Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc trong một số tác phẩm của Tô Hoài 2.1.1 Vẻ đẹp lãng mạn trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc Không biết thiên nhiên có từ bao giờ, chỉ biết rằng thiên nhiên là một phần của cuộc sống. Thiên nhiên chính là người bạn, thân thiết, gần gũi với con người. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh thiên nhiên ở bất kì mọi nơi chính vì thiên nhiên luôn có mặt trong từng nhịp sống của chúng ta. Tây Bắc trong kháng chiến gắn liền với thiên nhiên bởi đó là nơi che chắn cho biết bao con người sinh sống và hoạt động trong những năm tháng chiến đấu với rừng núi mênh mang mà chỗ nào cũng có lối đi, lối đi chằng chịt như mạch máu trên thân người. (Tr.14- Tào Lường) Trong sáng tác của Tô Hoài, thiên nhiên luôn đóng một vai trò quan trọng. Đó không phải là những khung cảnh thiên nhiên âm u, rùng rợn, hãi hùng hay bí hiểm như trong văn của các nhà văn lãng mạn mà là cả một vùng trời thiên nhiên bao la, thơ mộng, hùng vĩ của đất trời. Có thể thấy, thiên nhiên trong văn Tô Hoài được mô tả bằng những hình ảnh hết sức quen thuộc của núi rừng với từng con dốc, con suối, rừng cây giăng lối, sương phủ mây mù, tiếng chim hót, tiếng sơn dương, tiếng mưa, tiếng gió… Tất cả tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ. Mặc dù chất liệu miêu tả có giống nhau, song Tô Hoài đã vận dụng óc sáng tạo của mình cùng với nhiều góc độ quan sát khác nhau tạo nên sức hấp dẫn, hứng thú cho người đọc, không gây cảm giác nhàm chán. Khi tiếp xúc với tác phẩm, người đọc sẽ cảm thấy được những điều mới mẻ hoàn toàn. Mỗi lần tác giả miêu tả là mỗi lần tác giả đem đến cho người đọc một khung cảnh miền núi mới lạ mặc dù tác giả vẫn sử dụng những chất liệu cũ. Đó thật sự là một tài năng của Tô Hoài. Đi vào cụ thể, chúng ta càng thấy rõ hơn được tài năng miêu tả thiên nhiên của Tô Hoài bằng những nét khắc hoạ thiên nhiên miền núi một cách rõ nét mang đầy đủ âm thanh, màu sắc sống động của thiên nhiên vừa thơ mộng, trữ tình, vừa dữ dội, uy phong. Trước hết, thiên nhiên được Tô Hoài miêu tả theo những thời khắc khác nhau trong ngày. Dù là buổi sáng, buổi trưa hay đêm, Tô Hoài đều có thể miêu tả một cách tài tình. 23 Buổi sáng mùa đông giá rét trong Tào Lường với một khung cảnh thiên nhiên mờ mờ ảo ảo: “Bây giờ vào khoảng tháng Mười. Buổi sáng, từ trong hóc núi cuối thung, mây trắng trôi cuồn cuộn bập bềnh như sóng trên làng mạc và cánh đồng. Các chỏm núi trên triền núi Cứu Quốc xanh rì nhô lên như những cù lao chơi vơi giữa bể tuyết.”(Tr.16- Tào Lường). Hình ảnh “mây trắng trôi cuồn cuộn bập bềnh” được so sánh như “sóng trên làng mạc và cánh đồng”, cách miêu tả này mang lại cho người đọc khung cảnh của một buổi sáng sớm trên miền núi với sự hối hả, lướt vụt qua nhanh chóng của ngày mới. Hay buổi sáng đầy sương mù ở làng Phàng Chải của người Dao trong Mường Giơn: “buổi sáng rét ngọt, hơi núi ngùn ngụt phả xuống cánh đồng, đọng trên đầu người đi, trên mái nhà, trong các làng người Thái. Có khi ở trong làng mà hàng tháng mịt mù, nhà nọ không trông thấy nhà kia”(trang 101-Mường Giơn). Hình ảnh sương mù phủ khắp miền núi, hơi núi ngùn ngụt toả khắp mọi nơi tạo nên một khung cảnh huyền bí, kì ảo giữa bầu trời Tây Bắc. Buổi sáng trong chốn rừng sâu lại được miêu tả theo một hướng khác, tác giả dùng chất liệu là gam màu xanh rồi biến đổi linh hoạt qua từng câu chữ, từ “xanh thẫm”, “xanh nhợt” cho tới “xanh lơ” tất cả tạo nên một sự nhẹ nhàng, êm ả cho một buổi sáng đầy ánh nắng tuyệt đẹp: “Trời sáng. Nắng sớm cuồn cuộn lồng lên từng tảng sương xanh thẫm, xanh nhợt rồi tan xanh lơ. Mép núi long lánh sáng. Những triền đá, những cánh đồi tranh xám mờ chiều qua đi ngủ bây giờ lại miên man rướn lên một làn sóng chàm biếc vượt xa quá tầm mắt.Trời quang quẻ nắng, những u uất và bí mật khó hiểu cũng rũ xuống đâu mất”.(Tr.796-Miền Tây) Khi miêu tả thiên nhiên vào một buổi sáng mùa đông, bằng cách phóng tầm mắt của mình ra xa, Tô Hoài vận dụng thành công nghệ thuật không gian vào trong tác phẩm để thể hiện cái nhìn, điểm nhìn, hướng quan sát của tác giả đối với khách thể được nhìn. Không gian ấy có thể được hướng ra xa, mở rộng bao la hay thu hẹp khoảng cách lại tuỳ thuộc vào điểm nhìn nghệ thuật của tác giả. Trong Mường Giơn Tô Hoài miêu tả thiên nhiên của một buổi sáng mùa đông ở miền núi với một góc nhìn độc đáo, hướng tầm mắt từ gần đến xa, từ thấp lên cao, bao quát lên toàn bộ cảnh vật xung quanh miền núi Tây Bắc tạo nên một bức tranh miền núi tuyệt đẹp: “một buổi sáng mùa đông khô ráo. Từ mặt đất, 24 mây mù cất cao như cái mành sương dần dần cuộn lên, đầu tiên trông thấy đồng lúa chín, rồi nước suối Nậm Giơn óng ánh sáng, rồi nóc nhà trong làng nhấp nhô, rồi đến ngang lưng quả núi xanh ngắt” (Tr.192) Miêu tả thời gian vào buổi trưa trong Mường Giơn, tác giả đem đến cho người đọc một khung cảnh tĩnh lặng mang màu sắc ấm áp, gắn với thứ âm thanh êm ả cùng với hương thơm dịu nhẹ toả ra từ cây lá: “Giữa trưa, nắng hanh đọng từng vũng trong rừng trám cao vút, im lặng. Một chiếc cuống lá gãy cũng nghe tiếng. Bó hương nhu để trên tảng đá, bốc mùi thơm dìu dịu trong nắng” (Tr.109). Khung cảnh mang đến một cảm giác thật dễ chịu, bình yên, nhẹ nhàng và sâu lắng. Miền núi về đêm khoác lên mình một vẻ đẹp lung linh, huyền ảo đặc biệt là những đêm trăng sáng mùa hè: “những đêm đầu mùa hè, mây dày từng mớ, từng lớp vàng đẫm ánh trăng ủ trên những cánh rừng tít tắt chân mây, những thung lũng làng mạc xa lạ, những cánh đồng rải rác đâu trong hóc núi không ai biết”(trang 804-Miền Tây). Theo nhịp bước thời gian, hình ảnh mây cũng dần thay đổi theo màu sắc. Nếu buổi sáng Tô Hoài miêu tả mây với sắc màu “trắng” thì về đêm màu sắc của mây lại được tác giả miêu tả với “từng lớp vàng đẫm ánh trăng” gợi lên một vẻ đẹp rực rỡ. Chỉ riêng việc tả màu mây thôi chúng ta cũng có thể thấy được tài năng quan sát tinh tường của tác giả. Màn đêm dần buông xuống, khung cảnh dần trở nên tối tăm toả khắp bầu trời: “bóng tối trĩu nặng từng quãng, nhanh và dữ tợn. các mỏm núi đương vàng rực, bỗng xanh rợn. Gió chồm lên rồi chết đứng từng đợt ngay giữa các triền đồi tranh im lặng”. (Tr.732Miền Tây). Người đọc như bị hút vào không gian ấy, cảm nhận được sự thay đổi, chuyển biến đột ngột, chớp nhoáng, bất thình lình ở miền núi Tây Bắc. Nếu như không có sự quan sát tỉ mĩ, đầu óc tinh tường thì không thể nào có thể miêu tả được một bức tranh thiên nhiên với những đặc trưng của từng thời khắc khác nhau trong ngày như vậy. Tô Hoài đã làm cho người đọc cảm thấy được mãn nhãn và khâm phục trước tài năng miêu tả của ông. Chưa dừng lại ở đó, bằng tài năng của mình Tô Hoài còn miêu tả thiên nhiên miền núi Tây Bắc qua từng mùa cụ thể. Mổi mùa mang một vẻ đẹp khác nhau. 25 Tô Hoài miêu tả thiên nhiên mùa hè trong những ngày mưa lũ bằng những nét vẽ điêu luyện, như một người hoạ sĩ thực thụ, vẽ nên một bức tranh kiệt tác với những đường nét sinh động: “bây giờ, cả vùng Phiềng Sa đương bước sâu vào mùa lũ. Ngày đêm, một làn mây nước nặng trĩu, quẩn xám đỉnh núi. Mưa buông không bao giờ dứt hạt. Đất trời ứa nước. Đầu núi, đầu rừng bóng nước mọng sương li ti như mạng nhện chằng chịt quanh thung lũng. Những ngọn suối tràn lên, lao xuống, như một đàn hổ gầm dàn hàng ngang, dựng đứng, chồm ra trắng khắp sườn núi”. (Tr. 881-Miền Tây) Một trận mưa rơi xuống, trận mưa chưa dứt, trận khác lại ùng ùng kéo đến như không bao giờ dứt, ào ào và nặng trĩu. Những con lũ cứ gối lên nhau, ầm ầm dữ dội, gầm thét vang cả một vùng trời đất. Nhưng khi trời đã tạnh mưa, cơn lũ đã qua đi Tô Hoài lại vẽ nên một bức tranh về mùa hè hiền hoà, nhẹ nhàng, mát mẻ làm nao lòng người đọc: “Trời dần dần rạng sáng, rồi tạnh hẳn. Một buổi sáng tạnh ráo hiếm có giữa mùa lũ. Những mỏm núi lổm ngổm quanh nhà cắt lên gọn ghẽ, xẫm xanh. Từ trong khe, sương mù lan xuống trắng đầu thung. Cơn lũ dữ dội ban đêm đã biến mất từ lúc nào. Cũng như những điều u ám canh khuya trong lòng người đến rạng sáng thì tan đi, bây giờ trên mặt suối chỉ còn tiếng nước xô réo xô vào đá, đều đều. Những cơn nghĩ tối tăm cũng như những cơn lũ đã hoảng hốt chạy xa. Từng làn mây bông cất lên, chờn vờn với nắng. Con khướu mun nỉ non giục giã, làm nhẹ lòng người”(Tr.892-Miền Tây). Những từ: “dần dần, lổm ngổm, gọn ghẽ, xẫm xanh, réo xô, đều đều, chờn vờn, nỉ non, giục giã” đã vẽ nên một khung cảnh mùa hè sau lũ, với sự tươi tắn, tràn trề sự sống. Sau cơn mưa, Tô Hoài đã cho người đọc cảm nhận được sự thanh bình, êm dịu, căng tràn sức sống để đón chào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn sau những u tối. Để lại những u buồn, tăm tối vào những con mưa dài tưởng chừng như không bao giờ dứt của tiết trời Tây Bắc trong những ngày mùa hè mưa lũ, Tô Hoài đưa người đọc bước vào một khung cảnh thiên nhiên của bầu trời Phiềng Sa trong những ngày mùa thu mang những nét đẹp nên thơ: “vừa hết mùa mưa. Đã sang tháng chín. Trời Phiềng Sa nhẹ thênh lên. Núi dài một dải biếc màu cỏ tranh già. Con suối kiệt dòng hiền lành trở lại róc rách trong khe đá. Tiếng con suối bây giờ đầm ấm như tiếng mẹ ru con Ứ a..pứ a…mí nhùa a ơi…Ngủ đi…con à con ơi…Đàn bò đủng đỉnh ra nương, chuông cổ bò reo long 26 coong, con đen con vàng chen giữa lũ dê trắng lon ton chạy lên chạy xuống”. (Tr.908Miền Tây). Tô Hoài sử dụng các động từ và tính từ “nhẹ tênh, biếc, hiền lành, đủng đỉnh, vàng, đen, trắng” xen kẽ vào trong câu văn làm cho câu văn trở nên đầm ấm, êm ả đậm chất thơ. Bên cạnh đó, tiếng con suối chảy róc rách, tiếng mẹ ru con, tiếng chuông cổ bò reo…kết hợp lại với nhau tạo nên một bản nhạc du dương, mang những giai điệu ngọt ngào, êm đềm cho một khung cảnh mùa thu mang vẻ đẹp lãng mạn. Ở một đoạn khác cũng cho thấy thiên nhiên chốn núi rừng Tây Bắc mang một màu sắc riêng biệt của khung cảnh mùa thu với những màu “xanh rờn”, “vàng mượt”: “chiều chiều, bóng núi bên này và bóng núi bên kia lại ngả xanh rờn vào nhau trên những nương ngô vàng mượt”(Tr.908-Miền Tây). Chính điều đó đã làm cho bức tranh mùa thu bao giờ cũng mang một vẻ đẹp quyến rũ, ngất ngây, say đắm lòng người. Đó là cái đẹp của sự huyền bí và lãng mạn. Phải chăng bốn mùa trong năm thì mùa thu lúc nào cũng mang một vẻ đẹp trong lành nhất, hiền hoà nhất và êm đềm nhất? Tạm biệt mùa thu thơ mộng, yên bình, đến với mùa đông ở vùng núi, chúng ta càng thấy rõ hơn những gì mà thiên nhiên đã đem đến cho con người. Đó là những cơn gió mang theo cái rét, cái lạnh mà Tô Hoài đã miêu tả thật rõ nét trong Mường Giơn: “Rét, gió dữ. Mây vỡ từng mảnh rơi thấp xuống trôi nhanh ngay trên đầu. Mỗi đám mây tối đen vùn vụt đi, lại thoáng ló ra một khoảng trời le lói sao”(Tr.186-Mường Giơn). Hình ảnh “mây vỡ từng mảnh rơi” độc đáo của tác giả tạo ra một không gian âm u, lạnh lẽo của mùa đông. Cái rét và lạnh giá cũng được miêu tả trong Tào Lường. Khi màng đêm buông xuống, nó mang theo cái lạnh đến rợn người với hình ảnh con sơn dương kêu vào những đêm tối trên vùng núi cao: “trên núi, con sơn dương kêu kít kít. Mổi năm, khi sơn dương về tránh rét trên đầu núi thì trời càng trở lạnh thêm” (Tr.21-Tào Lường), “đêm trên núi cao, gió hun hút hú lên. Con sơn dương kêu kin kít, rét lắm”, “con sơn dương kêu kin kít, khắc khoải ghê lạnh như tiếng gió hú”(Tr.23-Tào Lường). Tiếng sơn dương kêu dường như trở thành một biểu tượng của cái rét, cái lạnh của mùa đông phủ khắp vùng trời Tây Bắc. Cuối cùng là không khí mùa xuân, đây được xem như là một mùa đẹp nhất. Trong Vợ chồng A Phủ, tác giả đã phát hoạ bằng những hình ảnh, dấu hiệu hết sức đặc trưng chỉ có 27 riêng ở vùng núi Tây Bắc: “trong các làng Mèo đỏ, những chiếc vay hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá, xoè như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ hau, đỏ thậm, rồi sang màu tím man mác” (Tr.201-Vợ chồng A Phủ). Chỉ riêng với hình ảnh hoa thuốc phiện thôi cũng đủ làm cho người đọc cảm được cái tài quan sát của Tô Hoài, bởi ông có thể nhìn ra được từng màu sắc mà hoa thuốc phiện thay đổi theo từng thời khắc khác nhau. Ông không dùng những gam màu đậm gắt hoặc gây ấn tượng dữ dội mà chỉ ưa dùng những gam màu sáng, nhẹ nhàng và những gam màu ấm. Sự hoà sắc từ “trắng” đổi thành màu “đỏ hau, đỏ thậm” rồi cuối cùng chuyển sang màu “tím man mác” một màu của sự dịu dàng không gay gắt của mùa xuân. Ở đoạn cuối của tiểu thuyết Miền Tây, chúng ta sẽ bắt gặp được mùa xuân trong tác phẩm này đem lại với nhiều hình ảnh lạ mắt và những sắc màu “xanh, đỏ, trắng” rực rỡ, trẻ trung, tươi tắn: “Rừng xuân sớm cuộn lên một màu xanh ngờ ngợ tràn khắp các núi. Hoa blề đỏ vồng như mâm xôi gấc bày trên lá. Hoa ma mủ trắng từng đốm lấm tấm rắc bóng hương xuống mặt đất”(Tr.989-Miền Tây). Ngoài ra, không thể không kể đến một hình ảnh quen thuộc trong những ngày xuân về tết đến ở vùng núi Tây Bắc. Đó là hình ảnh hoa chuối rừng và quả còn. Những ngày xuân, mọi người, mọi nhà trong làng đều dựng lên trên đầu lán một cành tre buộc cái hoa chuối rừng đỏ chói, một loài hoa dân dã gắn liền với người dân lao động mộc mạc, hiền hòa nơi đây. Kế đến là quả còn với đuôi tím, đuôi đỏ, nhịp nhàng bay lượn trên khắp cánh đồng như bươm bướm. Chính những điều này đã tạo nên một màu sắc dân tộc riêng biệt, đặc trưng cho khung cảnh miền núi Tây Bắc. Mùa xuân ở miền núi trong trang viết của Tô Hoài có rất nhiều màu sắc của cây cỏ, hoa lá lung linh, rực rỡ, toả khắp đất trời Tây Bắc. Mùa xuân với một vẻ đẹp mới, dáng vóc mới luôn mang lại cho con người nơi đây một nguồn sống mới, màu của sức trẻ, màu của sự sống.(Kết luận) 2.1.2 Vẻ đẹp dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc Bên cạnh thiên nhiền miền núi vừa thơ mộng, vừa trữ tình Tô Hoài còn cho thấy những mặt đối lập của thiên nhiên nơi đây, một thiên nhiên đầy rẫy nguy hiểm, dữ tợn và khắt nghiệt đến cùng cực. 28 Những ngày mưa lũ được tác giả miêu tả một cách tường tận và cụ thể đến từng chi tiết. In lên trang văn với từng câu, từng dòng, từng chữ trong tiểu thuyết Miền Tây, là một cảnh tượng hãi hùng mà những gì mưa lũ đã tạo ra: “mưa núi, mưa thung, mưa rừng thúc con suối Nậm Ma chồm lên. Cả một khoảng rừng bờ suối trắng bệch những cây chò vặn mình bỗng ra đứng trơ giữa mặt con suối đỏ ngầu. Chiếc thuyền độc mộc ngoặt đuôi én buộc dưới gốc chò. Cơn nước xoáy rứt phựt, thuyền lật úp, trôi lềnh nghềnh. Những con lũ gối lên nhau, miên man gầm thét đuổi theo nhau. Chân lũ này chưa dứt, đỉnh lũ khác đã ầm ầm tràn lên, mấp mé doạ lôi đi cả xóm, cả những cánh rừng gỗ mục. Từ những hang hốc thẳm cùng nào, đàn rái cá đuôi dài xám đen như đàn chó nước rùng rùng lội ra, toả ngược lên hai bên mép lũ. Chốc chốc, chúng ngoác chiếc mõm hếch. Những cơn gào kít kít nổi lên, xé ngang cả tiếng lũ réo. Rồi cả đàn lại vục xuống, chạy thốc vào mò cá giữa những đỉnh lũ lại đương gầm thét đến, át cả tiếng rái cá kêu. Những ngọn lũ cao vẫn đương dồn nữa xuống, quấn ngang lưng rừng gỗ chò, ngẽn đường khảm qua Nậm Ma”.(Tr.885-Miền Tây). Trong đoạn văn này, tác giả đã vẽ một bức tranh sống động thông qua việc miêu tả một cơn lũ hung tàn đương gào thét dữ dội, khốc liệt trong lòng mưa. Phép liệt kê “mưa núi, mưa thung, mưa rừng”, lực nước xoáy làm lật úp con thuyền kết hợp hình ảnh nhân hoá “con lũ gối đầu lên nhau, gầm thét đuổi nhau” những từ láy tượng thanh với âm thanh “ầm ầm, kít kít” tiếng lũ réo, tiếng rái cá kêu đã cụ thể hoá cái dữ dội mà thiên nhiên Tây Bắc mang lại. Mọi thứ diễn ra rõ nét trong cơn lũ, làm cho người đọc tưởng như mình đang đứng trước cơn lũ, đối diện trước mưa bão, chứng kiến một cảnh tượng ghê sợ đến rợn người với sức tàn phá khủng khiếp ngăn cản bước đi của con người. Tây Bắc trong thời kì kháng chiến có một ngọn núi mang tên Tây Côn Lĩnh, là một trong những nơi có điều kiện thiên nhiên khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Nơi đây đã chứng kiến biết bao chiến sĩ anh dũng hy sinh trên mảnh đất cha ông này mãi mãi vì sự thay đổi bất thường của thời tiết. Dù đang mùa hè, trên đỉnh núi cũng rét cóng, đến cây cỏ cũng không mọc lên được, một cái rét cắt da cắt thịt, gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Vượt Tây Côn Lĩnh là một truyện ngắn miêu tả nổi bật nhất cái rét khủng khiếp ở đây: “Rét ở đá, rét ở bóng tối, rét từ ruột rét ra”. Chỉ vỏn vẹn, cô đúc trong mấy chữ thôi nhưng cũng 29 đủ cho ta thấy được cái rét lan toả ở khắp mọi nơi, khắp mọi ngõ ngách, đang từ từ gặm nhấm, hoành hành đến sức khoẻ, tính mạng của những chiến sĩ trong cuộc hành quân vượt Tây Côn Lĩnh. Khí hậu bất thường đó được Tô Hoài mô tả: “chúng tôi mới hiểu: khi ban ngày nóng, thì cái rét dữ dội đột ngột ban đêm càng hết sức nguy hiểm. Những anh em bị chết, người còn mềm rất lâu, như người nằm ngủ. Cái chết bất thần”. Cái rét rình rập đe doạ tính mạng người lính từng phút, từng giây nhưng không vì thế làm chùn đi bước chân họ, đó như là một thử thách của ý chí và quyết tâm của con người. Không chỉ ẩn chứa những thiên tai ghê gớm, tác giả còn miêu tả, làm rõ sự hoang sơ, cô tịch của núi rừng Tây Bắc. Ở đoạn đoàn ngựa thồ hàng của ông khách Sìn lên Phiềng Sa trong tiểu thuyết Miền Tây, Tô Hoài đã làm nổi bật được sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền núi Tây Bắc: “đàn ngựa kéo dài qua những vùng vàng rượi cỏ tranh cứ xoay tròn lên lưng trời, đi cả ngày trông xuống vẫn thấy độc có một vết dốc vượt hôm trước. Không một tiếng người, chỉ nghe tiếng vó ngựa, và tiếng roi quất dứ qua quãng kẹt núi dựng, tiếng gió gào quẩn trên đầu sóng cỏ tranh, chốc lại xô lên, lấp cả người, cả ngựa”.(Tr.731-Miền Tây) Một khung cảnh lạnh lẽo, hoang vu đến rợn người. Đáng lẽ ra giữa một dòng người men theo một đoàn ngựa thồ hàng phải tạo nên một khung cảnh với những âm thanh ồn ào, náo nhiệt. Nhưng không, ở đó chỉ là sự im lặng, hoang vắng đến vô chừng, chỉ có tiếng vó ngựa, tiếng roi quất, tiếng gió gào tạo nên một không khí lạnh lẽo, ảm đạm làm cho những người trong cuộc hành trình phải ngao ngán, ngại ngùng dấn bước. Thêm vào đó, Tô Hoài còn chú ý đến cái buồn thê lương của thiên nhiên Tây Bắc: “đôi khi, mặt trời rầu rĩ nhô ra, làm cho các mỏm núi và đến cả các khe suối xa bỗng nhiên nhuộm nắng úa xuộm”. Hình ảnh “mặt trời rầu rĩ” và “Nắng úa xuộm” được tác giả thể hiện càng tô đậm thêm sự buồn bã, trống vắng, mệt mỏi hoà theo dòng người phu ngựa. Chưa hết, trong khung cảnh ảm đạm đó bỗng nhiên xuất hiện lên âm thanh của: “một tiếng hát, tiếng hò hay tiếng kể lể than vãn của người phu ngựa Xạ Phang đột ngột cất lên, lê thê lướt qua. Cái dốc núi cáng rét, càng vắng, càng chơ vơ”. Tiếng hát, tiếng hò, tiếng than vãn đơn độc, lẻ loi của người phu ngựa không những không đủ sức xoá tan đi cái không gian tĩnh mịch của núi đồi, đèo dốc mà còn làm tăng thêm sự hoang vắng, 30 rùng rợn, ghê sợ đang từng phút đe doạ con người, làm cho con người thấy lạc lõng, trơ trọi giữa thiên nhiên bao la, rộng lớn. Qua những trang văn miêu tả thiên nhiên, Tô Hoài đã cho ta thấy được toàn bộ bức tranh với những hình ảnh thiên nhiên đặc trưng của miền núi Tây Bắc, đó không chỉ là vẻ đẹp của sự hùng vĩ, trữ tình, thơ mộng mà xen lẫn vào đó là vẻ đẹp của sự dữ dội, khắc nghiệt. Phải có một tình yêu sâu sắc, gắn bó tha thiết với thiên nhiên Tây Bắc, cùng với một khả năng quan sát tinh tế Tô Hoài mới có thể viết nên những trang văn miêu tả thật sự ấn tượng. 2.2 Phong tục tập quán của vùng Tây Bắc trong một số tác phẩm của Tô Hoài Phong tục là toàn bộ những hoạt động của con người đã được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nền nếp được cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên tính tương đối thống nhất của cộng đồng. Phong tục không mang tính cố định và bắt buộc như nghi lễ, nghi thức, tuy nhiên nó cũng không tuỳ tiện, nhất thời như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững. Phong tục của một dân tộc, một địa phương, một tầng lớp xã hội hay thậm chí của một dòng họ và gia tộc thể hiện qua nhiều chu kì khác nhau của đời sống con người. Tập quán xét trong phạm trù dân tộc, văn hoá được hiểu như phương thức và hành động đã định hình quen thuộc và đã thành nếp sống trong lao động ở một cá nhân, một cộng đồng. Tập quán dần trở nên gần gũi hơn bởi tính tĩnh tại, bền lâu khó thay đổi. Trong những tình huống nhất định, một cách tự phát hoặc hình thành và ổn định thông qua sự rèn luyện và là kết quả của quá trình giáo dục có định hướng rõ rệt. 2.2.1 Những lễ hội đặc trưng của mùa xuân ở Tây Bắc Thành công của Truyện Tây Bắc không chỉ ở việc miêu tả độc đáo những hình ảnh thiên nhiên độc đáo mà Tô Hoài còn khai thác được những truyền thống văn hoá đặc trưng mang đậm màu sắc dân tộc riêng biệt ở miền núi. Ông đưa vào những phong tục, tập quán quen thuộc của con người Việt Nam nhằm mục đích nhấn mạnh sự ảnh hưởng sâu sắc của các phong tục tập quán đang tồn tại trong cộng đồng người Việt. 31 Được mệnh danh là nhà văn của phong tục, Tô Hoài có một nhãn quan đặc biệt nhạy bén và sắc sảo. Phong tục bao đời nay của dân tộc ta vốn đã rất phong phú và độc đáo nhưng khi đi vào tác phẩm của Tô Hoài, nó lại được miêu tả một cách sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn bao giờ hết. Đọc văn Tô Hoài người đọc được tiếp xúc với vô số những phong tục, tập quán từ sinh hoạt trong gia đình, trong nhà, đến những sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, ma chay, cưới hỏi,…ở rất nhiều vùng miền, mỗi loại phong tục Tô Hoài đều có một cách nhìn nhận và miêu tả khác nhau. Tất cả những khung cảnh sinh hoạt đó có tác dụng làm nền cho tính cách nhân vật và đem lại cho người đọc một cảm giác tin cậy và chân thật. Mục đích chính của Tô Hoài khi đi sâu vào miêu tả phong tục, tập quán của dân tộc miền núi ở Tây Bắc là để giúp chúng ta có thêm những kiến thức bổ ích và nắm vững được bản sắc văn hoá cùng với những nét độc đáo của dân tộc ở từng vùng miền khác nhau. Thông qua đó làm nổi bật được tính cách dân tộc của con người miền núi trong những phong tục, tập quán mang tính riêng biệt của dân tộc mình. Có thể nói những phong tục, tập quán đặc trưng và độc đáo cho bản sắc đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc chính là những lễ hội, lễ tết vào mùa xuân-mùa của nghỉ ngơi, vui chơi. Với vô vàng những trò chơi độc đáo như ném còn, đánh pao, thổi khèn, thổi sáo, múa xoè… tạo nên một không khí vô cùng sinh động và náo nhiệt. Tất cả điều đó được Tô Hoài miêu tả một cách tường tận và chi tiết trong Vợ chồng A Phủ: “Tết năm ấy, Tết vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi”( Tr.199), “ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày tết. Trai gái, trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy”(Tr.202-Vợ chồng A Phủ). Trò chơi ném pao thường được tổ chức trong các ngày tết, quả pao được miêu tả với hình dạng như là một quả cầu được tết bằng vải. Ngày tết, trai gái thường ném chơi với nhau. Ném pao không chỉ đơn thuần là trò chơi mà ẩn chứa trong đó bao điều lý thú. Ban đầu họ chỉ chơi với nhau theo từng nhóm, sau đó đôi nam nữ nào thích nhau họ sẽ ném quả pao cho nhau và cứ ném qua, ném lại hàng giờ mà không biết chán. Trong cuộc vui, nếu cô gái chịu ưng chàng trai nào thường là họ khéo léo giấu tình cảm qua ánh mắt, 32 nụ cười, còn chàng trai nào ưng cô gái nào thì sẽ giữ luôn quả pao ấy. Phong tục đánh pao ngày tết từ đó đã trở thành một niềm khắc khoải khôn nguôi trong tình yêu. Vẳng vẳng theo nhịp đánh của quả pao là tiếng sáo du dương mang giai điệu thiết tha, nhẹ nhàng mà sâu lắng: “suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách”(Tr.199), “ngoài đầu núi lấp ló, đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi” (Tr201). Tiếng sáo của người thổi sáo chính là sợi dây kết nối tâm hồn với những con người đang yêu theo những lời ca câu hát: “tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi…”(203-Vợ chồng A Phủ) […] “em không yêu, quả pao rơi rồi em yêu người nào, em bắt pao nào…” […] “em không yêu anh Quả pao anh ném đi Quả pao rơi xuống đất” Khi viết về ngày tết Tô Hoài rất chú ý miêu tả tiếng sáo, bởi tiếng sáo là một thứ ngôn ngữ của cảm xúc, thay họ để nói lên những tình cảm trong lòng mình: “tiếng sáo nào kể lể ngoài kia. Nghe tiếng sáo mà thấy cả cái dốc khúc khuỷu lên xuống trong đêm trăng mờ, cái dốc không lúc nào rời bước chân khó nhọc của người Mèo, nhưng trên lưng dốc lúc nào cũng đưa theo tiếng sáo và một tấm lòng tin yêu” .(Tr.856-Miền Tây). Tiếng sáo dường như trở thành một phương tiện, một cách thức tỏ tình đặc biệt, kể ra một nghìn lời yêu đương của những người con trai miền núi dành cho bạn tình và đó là âm thanh đặc trưng, không thể thiếu trong lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc. Bên cạnh trò chơi đánh pao, một nét đẹp trong phong tục độc đáo của đồng bào dân tộc miền núi, chúng ta còn bắt gặp được hình ảnh của những “quả còn bay khắp đồng như bươm bướm” vào những ngày Tết đến. Cũng giống như những quả pao, các trái còn 33 mang những màu sắc sặc sỡ tuyệt đẹp được khâu bằng vải qua bàn tay khéo léo của các cô sơn nữ: “quả còn đuôi tím, đuôi đỏ, nhịp nhàng lượn bên trai sang bên gái, bên gái về bên trai”(Tr.33-Du kích huyện). Trong những ngày lễ hội, ngày xuân, những trái còn lóng lánh màu sắc bay qua bay lại giữa bầu trời Tây Bắc mang bao niềm khát khao với khát vọng và niềm tin về tình yêu cuộc sống. Thông qua sự miêu tả tinh tế của Tô Hoài chúng ta càng nhận ra được những trò chơi như đánh pao, thổi sáo hay chơi còn thật sự không thể thiếu trong đời sống văn hoá của người dân Tây Bắc. Đó không chỉ được ví như một môn thể thao mang tính giải trí lành mạnh, mà còn mang một màu sắc tâm linh và ẩn chưa những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. 2.2.2 Những phong tục tập quán tích cực trong sinh hoạt, lao động (Giới thiệu về tập quán tích cực) Trải qua bao biến động của lịch sử, của thời gian, nhưng những con người miền núi Tây Bắc vẫn giữ gìn được những phong tục tập quán tốt đẹp Phong tục kiêng đi hái củi cũng là một trong những phong tục được áp dụng trong những ngày xuân: “theo tục lệ kiêng đi hái củi ngày Tết, những bó củi to mà mọi người kiếm sẵn cho tháng Tết đã dựng cả đầu lán và rải rác trên các lối rừng”(Tr.32-Du kích huyện). Đối với những người dân đồng bào dân tộc miền núi, trong những ngày Tết họ sẽ không đi lấy củi, chặt cây, phát cỏ trong rừng, cầu mong cho cây cỏ được tươi tốt quanh năm bởi họ quan niệm rằng rừng là nguồn sống, là nơi che chở, bảo vệ cho họ. Khung cảnh náo nhiệt trong những ngày tết được Tô Hoài thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh phản ánh đúng đặc trưng trong văn hoá của từng dân tộc. Cụ thể qua cái cách mà người Thái ăn tết tháng ba như người Lào: “nhà nhà tấp nập. Nhiều nơi đã mổ lợn sấy thịt. Ngày nắng, trên các sân ảng, khói bếp nấu rượu bốc nghi ngút. Hai chum rượu cần đứng đầu cột đã cắm điếu đợi vui tết có người đến hút. Chặp tối, nhiều nhà treo đèn ra cây đèn trước cửa rồi đánh trống, đánh chiêng gọi người đến. Trai gái làng may áo mới, tập xoè. Ngày nào các chị cũng đi lấy lá thơm gội đầu”(Tr.107) Một nét sinh hoạt độc đáo khác cũng được tác giả Tô Hoài miêu tả thông qua sự am hiểu tinh tường của mình về phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Thái trong Mường Giơn vào mùa xuân: “Bấy giờ gặt hái đã xong, thóc tốt chắc chắn đã xếp bờ ruộng, ngày 34 ngày mọi người chỉ sưởi lửa, đợi ấm trời mới đi kiếm ăn. Người Dao ở Phàng Chải thì xuống khe suối cạn hái rau má. Trên lưng núi, nghe vang tiếng chuông ngựa làng Mèo ra nương thồ rau cải. Ngoài đồng vùng thấp các làng Thái, từng đám chị em, trẻ em xách thuổng, đeo giỏ kéo nhau đi đào chuột, đào con rúi, nhặt rau”(Tr.101-Mường Giơn). Đào chuột hay đào con rúi là một tục lệ quen thuộc của người dân đồng bào nơi đây. Với ngòi bút nhạy bén và sắc sảo, Tô Hoài đã cho người đọc hiểu hết được sự lí thú của phong tục này thông qua sự miêu tả cặn kẽ của mình: “người già bảo đàn bà đi đào rúi mà bỏ dở, thế nào con rúi cũng chạy ra, vì nó sợ đàn bà về gọi đàn ông ra đào nốt. Đàn ông đào rúi mà bỏ dở, con rúi vẫn nằm yên trong hang, vì nó cho là đến đàn ông là hết người đào rồi, nó yên trí. Cho nên lúc nào phải im tiếng để lừa nó” (Tr.103). (thể hiện điều gì?vai trò của người đàn ông) Săn bắt nai cũng là một tục lệ vào đầu xuân. Tô Hoài đã giải thích một cách rõ ràng làm thế nào để có thể săn được nai. Đó là lúc: “trời trở ấm nhiều sương mù, thế nào con hiu hiu- một thứ nòng nọc-cũng theo sương lạnh xuống đẻ dưới suối mà hươu nai thì cũng sợ sương lạnh đã tìm xuống dầm chân trong vũng suối nước nóng”(Tr.101-102-Mường Giơn). Đó là một trong những kinh nghiệm nghề nghiệp của người dân miền núi Tây Bắc khi đi săn nai trong rừng. Có được sự miêu tả tỉ mỉ, cặn kẽ đến như vậy đó là nhờ kết quả của chuyến đi vào vùng núi Tây Bắc của tác giả, cùng ăn, cùng ngủ, cùng sinh sống với đồng bào. Chính những trải nghiệm đó đã giúp cho Tô Hoài có thêm được sự hiểu biết sâu rộng hơn về những phong tục, tập quán nơi đây. Đó là những việc mà tác giả được nghe kể hay chính tác giả tham gia vào. Tác giả kể lại rằng: “thanh niên HMông quý bạn thích được ngủ chung với bạn, tôi ngủ chung với anh em. Những lúc trên núi không có muối, phải ăn thịt chó, thịt ngựa nhạt, ăn rêu đá nướng, ăn bọ hung xào, tôi ăn như bà con. Lại những cảnh vác củi, thổi sáo, bắn chuột, đào con rúi, bắt cá suối, đêm sáng trăng theo thanh niên HMông đi “cướp vợ” (một phong tục cưới của người HMông), rồi những cảnh ăn tết với người Thái, tết người HMông, mà tôi tả trong Truyện Tây Bắc đều là những cảnh tôi biết hoặc chính mình có làm qua trong các địa phương” (Tr.588- Tô Hoài về tác gia tác phẩm). 35 Hấp dẫn nhất trong những nét phong tục đậm đà bản sắc văn hoá các dân tộc miền núi Tây Bắc, phải kể đến những phiên chợ vùng cao. Dưới ngòi bút của Tô Hoài, hình ảnh của một buổi họp chợ được miêu tả một cách chân thực trong tiểu thuyết Miền Tây. Phiên chợ là nơi tập hợp tất cả mọi thành phần, mọi tầng lớp với những con người sống trong một tập thể, cộng đồng. Phiên chợ không chỉ là nơi để mọi người trao đổi hàng hoá, mua bán mà còn là nơi để vui chơi, hẹn hò, tìm bạn tình của những chàng trai, cô gái. Đó là nơi để bán rượu: “bà hàng đến ngả chõng, đặt chồng bát, hạ chum rượu cõng trên lưng xuống, rồi tìm đá kê làm ghế cho khách ngồi”.(Tr.742-Miền Tây). Món nước thịt thắng cố (một thứ nước suýt luộc thịt dê, thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa…) được nấu lên thơm phức, béo ngậy với: “vô số người chầu quanh chảo, có người cầm muôi cắm cái múc vào trong chảo. Mới trông người ta húp đã thấy ngon, nếu được ăn thì ngon đến đâu” (Tr.749). Người ta bày bán đủ thứ cần có và lạ mắt. Tô Hoài đã phải quan sát thật kỹ phiên chợ mới có thể miêu tả được như thế: Những chiếc lọ, chiếc hũ, cái chum sành, cái thìa, cái bát của người Hoa, người Lừ. Lưỡi cày, lưỡi cuốc, lưỡi rìu của các bác thợ đúc người Mèo Xanh. Hàng ông Sìn bán với nào muối, dầu hoả, diêm, hạt tiêu, có cả các loại kim và những con chỉ mầu. Người Thái bán tấm vải tốt lành, cụ Hà Nhì đi chợ bán ghế mây, bà già người Dao bên xâu men rượu. Những tên buôn lậu bán súng đổi thuốc phiện. những bộ xương thú nấu thành cao, cây thuốc quý kiếm được từ rừng cũng được người dân đi chợ đem đến để trao đổi với nhau. Tiếng thử súng đòm đòm, tiếng kêu, tiếng quát chửi ầm ầm, nhốn nháo. Tất cả những thứ, những người được mô tả lên làm nổi bật cho một bầu không khí nhộn nhịp, ồn ào của một phiên chợ. Pha lẫn vào cảnh náo nhiệt của buổi chợ là âm thanh vang lên từ những tiếng khèn được thổi lên hoà theo điệu nhảy vòng khéo léo say đắm lòng người được các chàng trai miền núi thi nhau biểu diễn vang cả một góc chợ: “cô gái thắng bộ váy áo mồi, đứng thành dẫy, lưng tựa vách đá. Trước mặt, các cậu mặt rượu đỏ bứ, cầm khèn, thi nhau thổi bài khèn “xuân”. Cậu thì nhảy vòng rộng điệu “đi chơi”, cậu đương lò cò điệu “cuốn chỉ” sang qua sang lại. Tiếng khèn vun vút nâng nhịp bài “múa hát” rộn ràng. Các cô vuốt dải khăn đào, mủm mỉm, nhìn theo người trai tài hoa đã khéo thổi khéo múa gắng vượt qua cả ba điệu khèn “xuân”, mồ hôi vã đầy mặt rồi mà vẫn nhấp nhô đánh gót, tung cả 36 hai chân lên, thật tài, ai cũng mê”.(Tr.746) tất cả hun đúc nên cho vẻ đẹp của phiên chợ vùng cao Thông qua sự miêu tả của Tô Hoài chúng ta phần nào hiểu được một nét văn hoá trong phong tục của người dân đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc. Phiên chợ trở thành một nét sinh hoạt mang đậm bản sắc văn hoá không thể thiếu trong đời sống của người dân vùng cao. Hình ảnh phiên chợ vùng cao đã ăn sâu vào trong tiềm thức, trong nếp nghĩ, nếp sống của người dân địa phương. Tô Hoài bằng ngòi bút sắc sảo của mình đã cho người đọc thấy cảm nhận được cái đẹp ẩn chứa bên trong đó. Phiên chợ không chỉ là nơi để trao đổi hàng hoá, sản phẩm mua bán với nhau, mà còn là nơi chia sẻ, gửi gắm tình cảm của những con người qua tiếng khèn, điệu nhảy. Từ đó trở thành nổi khắc khoải nhớ mong, đợi chờ của những người đến chợ. Không quá phô trương, cũng không quá cầu kỳ mà mộc mạc, phiên chợ vùng cao được xem là một phong tục, một nét đẹp trong truyền thống, đậm đà bản sắc văn hoá của các dân tộc thấm đượm tính nhân văn. 2.2.3 Những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu Nước ta là một nước với 54 dân tộc anh em, trong đó có một bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở miền núi. Với sự đa dạng ấy làm cho mổi dân tộc mang một nét riêng gắn liền với bản sắc dân tộc mình. Trong đó những phong tục xung quanh vấn đề hôn nhân gia đình cũng trở nên đa dạng và khác nhau tạo nên sự khác biệt giữa dân tộc này và dân tộc khác. Phong tục ở rể trong Mường Giơn có thể nói là một phong tục khá độc đáo mà Tô Hoài miêu tả trong tác phẩm của mình: “Sạ ở rể nhà ông Mờng. Sạ lấy Mát, nhưng nhà Sạ nghèo hơn nhà Mát. Theo tục lệ, mổi năm nhà Sạ không có đủ mười gánh lúa nộp cho nhà vợ, Sạ phải đem sức đi ở rể làm không công cho nhà vợ đủ hạn mười năm” (Tr.102Mường Giơn) tục ở rể thực chất là một phong tục cổ hủ và lạc hậu nhằm bóc lột sức người, sức lao động và kìm hãm sự tự do về cuộc sống của người dân miền núi. Nếu đọc và nghiên cứu kỹ tác phẩm chúng ta sẽ phát hiện ra, Tô Hoài nói về phong tục ở rể qua nhiều cách miêu tả khác nhau và không lần nào giống lần nào. Khi tác giả nói về việc ở rể của Sạ khi lấy Mát và phải làm không công mười năm, chúng ta mới thấy được sự khắt khe mà phong tục này đã gây ra. Sạ phải làm việc cật lực cho nhà vợ, mang tiếng là ở rể 37 mặc dù hai người yêu nhau lắm nhưng hai vợ chồng ít được gần gủi bên nhau: “nhưng cái thân đi ở rể, ăn cơm ngồi một mình góc bếp, hút điếu thuốc cũng phải hút vụng, dù vợ chồng thật sự thương nhau cũng cứ phải giả vờ xa cách như mặt trăng mặt trời” (Tr.102). chính cái phong tục lạc hậu ấy khiến cho những đôi trai gái yêu nhau như Sạ và Mát không thể sống trọn vẹn bên nhau và cũng chính phong tục ấy như là một gọng kìm buộc chặt lấy tình cảm cùng với sự tự do yêu đương trong họ. Đây thật sự là một phong tục đáng phải xoá bỏ. Nếu người Thái có tục ở rể thì người Mèo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ cho chúng ta biết được tục “cướp vợ”. Khi một đôi trai gái yêu nhau, bằng lòng bên nhau thì khi đêm đến người con trai sẽ cùng một số bạn trai khác bí mật đến nhà người yêu và “cướp” về nhà, sáng hôm sau đến báo tin cho cha mẹ rằng đã cướp được người yêu về làm vợ, lúc này người cha bắt buộc phải nhận lời. Đây là một phong tục thú vị còn tồn tại cho đến bây giờ và ngay chính tác giả cũng là người đã từng trải nghiệm qua. Tuy nhiên cũng có một số người đã lợi dụng tục “cướp vợ” này để thực hiện hành vi xấu, ra tay cưỡng ép khiến cho phong tục này mất đi vẻ đẹp vốn có của nó. Điển hình là hành động cướp Mỵ về làm vợ của A Sử: “một đêm, khuya Mỵ nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ ván hẹn của người yêu. Mỵ hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón thấy đeo nhẫn. Người yêu của Mỵ thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Biết hiệu, Mỵ nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay dắt Mỵ bước ra. Mỵ vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mỵ rồi bịt mắt, cõng Mỵ đi. Sáng hôm sau, Mỵ mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lý Pá Tra”. Mỵ bị A sử ( con trai thống lý Pá Tra đánh lừa, lợi dụng tục này cướp cô về làm vợ trong khi Mỵ không hề yêu A Sử. Những người dân đồng bào dân tộc miền núi đã mất hết ý thức, trở nên mù quáng khi phải gánh chịu, tin vào một thứ hũ tục lạc hậu của một thứ gọi là “ma”. Đó là một trong những phong tục kỳ quái, man rợ. Tục cúng ma từ lâu đã hình thành và tồn tại trong tâm trí của người dân nơi đây. Bất kể là làm gì, hay bị gì thì người miền núi cũng cúng ma. Từ ốm đau, bệnh tật hay cưới hỏi đều phải qua cúng ma trước nhất. Tục cúng ma dần dần chi phối đến đời sống vật chất và tinh thần họ trở thành một tục lệ xấu do quá mê tín dị 38 đoan tin vào ma quỷ, không chú trọng đến đời sống hiện tại của con người. Đó là sản phẩm của một lối sống cổ hủ, mục nát mà tàn dư của chế độ xưa để lại. Trong tác phẩm Miền Tây, hình ảnh bà Giàng Súa cùng với các con mình quanh năm trong rừng núi sâu tăm tối, sống một cuộc sống hoàn toàn cô độc. Do chồng bà chết không rõ nguyên nhân nên bị mọi người nghi ngờ là nhà bà có “ma”. Làng xóm dần xa lánh, hắt hủi, xua đuổi, ghê sợ họ, khiến cho gia đình bà phải trốn chui trốn nhủi “Thấy bóng ai làm nương phía nào, mẹ con lại lủi đi trú chân rừng khác- như con hươu, con chuột sợ người”( 734). Sự tồn tại bây giờ của bà Giàng chỉ còn biết bám lấy rừng mà sống, Không còn ý thức được thời gian, không gian qua “mấy năm như thế, mấy năm đổi rừng ở mấy lần, bà Giàng Súa cũng không đếm được”. Chính cái gọi là “ma” ấy đã đem đến biết bao nhiêu là bi kịch cho gia đình bà. Hai anh em Thào Nhìa và Mỵ ở rừng từ năm còn nhỏ dại, chưa biết đến chợ là gì, lén trốn mẹ chạy xuống chợ Phiềng Sa chơi. Sự thích thú bởi khung cảnh của buổi chợ đã làm cho hai anh em không con nhớ mình là “ con nhà Giàng Súa có ma” vừa ở rừng xuống nữa để rồi bị những người trong chợ phát hiện ra, họ la hét, quát mắng, xua đuổi. Hai anh em bỏ chạy. “Bỗng có người dáng chừng nhận ra, kêu choáng. Thế là bốn bên đã đầy những tiếng kêu, tiếng quát: - Lũ ma nhà Giàng Súa kìa! - Ma! Ma! Ma! - … - Bắt!Bắt nó! - Ma chài muốn làm chết cả cái chợ này đây. - Chết thôi! - Bắt nó! - Trời ơi!” Đối với họ ma chài như là một thứ đại dịch nguy hiểm đem đến cho họ bệnh tật xui xẻo, rắc rối nên họ thẳng thừng xua đuổi thậm chí là giết chết dù cho đó có là một đứa trẻ con đi chăng nữa. Ngay cả Thào Nhìa con trai bà mặc dù vẫn còn là trẻ con nhưng cũng 39 bị ông thống lý bắt đi tải hàng khiến mẹ con phải chia cách nhau. Chính điều đó càng làm cho số phận của những con người bị cho là ma càng trở nên đen tối đau thương “cái độc ác của xã hội cũ đày đọa bà Giàng Súa, Nghĩa đã biết. Tục lệ dã man trói buộc đầu óc và giết người ở chổ khuất nẻo này có thể vẫn còn những tệ hại ấy”. Bọn chúa đất thống trị đã lợi dụng và gieo giắc vào đầu óc u mê của những người dân đồng bào miền núi nơi đây những điều đen tối để có thể dễ dàng đàn áp về mặt tinh thần làm mất đi ý thức về sự tự do của họ. Không chỉ riêng bà Giàng Súa mà rất nhiều nhân vật trong các tác phẩm của Tô Hoài cũng bị chi phối bởi “ma”, nó trở thành một thế lực bí hiểm vô hình chung đem đến bệnh tật. Ông Mờng trong Mường Giơn lo lắng, sợ hải phải đi gọi thầy cúng về đuổi ma cho con mình là Mát: “thằng Sạ chết khổ hại như thế, cái ma nó còn trở về ám mày, bao nhiêu năm nữa cũng chưa dứt được. Tao phải gọi thầy về cúng cho hồn nó đi được mát mẻ thì mày mới được yên”. Tiếp tục cho những số phận không may mắn bởi những hủ tục mê tín lạc hậu là nhân vật Mỵ trong Vợ chồng A Phủ. Mỵ cũng bị bắt về “trình ma” nhà thống lý: “ngoài vách kia, tiếng nhạc buộc cổ chân cúng ma đương rập rờn nhảy nhót”(Tr.199). Ở tiểu thuyết Miền Tây còn có cảnh gia đình Pàng mời thầy mo về cúng ma để chữa bệnh cho con mình đang bị ốm nặng. Trước sự chứng kiến của Thào Khay và những người xem cúng: “ông thầy cúng ngồi trong vẫn khoanh chân, nghiêm nghị. Con mắt hiu hiu, cái tay rung nhạc. Thật ra thì ông đã hé mắt trông người lạ, rồi ông mới lại lim dim nhắm. Tay ông cố đánh cái nhạc lắc rắc, xủng xoảng to hơn trước”.(Tr.830). Hành động “hé mắt trông người” giả vờ rung nhạc, khoanh chân đã cho thấy được sự dối trá, lừa lọc của ông thầy cúng Trong chế độ thổ ty, lang đạo ở Tây Bắc trước, các nhà chỉao mường (tri châu), phìa (lý trưởng) bắt từng xã, từng thôn hàng năm, hàng mùa phải đi hầu hạ, làm không công cho nhà quan, gọi là làm cuông trong Cứu đất cứu mường. Tô Hoài miêu tả trong tác phẩm với nhân vật Ảng là một cô gái đẹp nức tiếng đất Mường Cơi phải đi làm cuông cho tri Châu Né: “Lệ làng bắt người ta mỗi năm phải đi làm cuông, bắt cả cuông đàn bà. Chao 40 ôi, những như con gái đẹp nhà quan thì càng làm đẹp cửa đẹp nhà nhà quan hơn, con gái nhà dân trắng mà đẹp thì chỉ lo, sinh bệnh cho cha mẹ”(Tr.85). Nỗi đau tột cùng khi cô sinh được hai con nhưng chẳng nhà quan nào chịu đứng ra nhận mặt con. Ảng không biết bố của những đứa con mình đích thị là ai? Nỗi đau này chưa nguôi thì nỗi đau khác lại kéo đến vây quanh cuộc đời Ảng: “lệ làng thì vẫn giữ nghiêm, các quan làng ngả vạ người đàn bà chửa buộm. Lệ làng phạt mỗi trẻ con đẻ hoang thì mẹ nó phải nộp làng mười hai đồng bạc hoa xoè”(Tr.87). Tiền thì chẳng có lại mang tội đẻ hoang: “Những đứa con cô Ảng là trứng của nhà quan, nhưng nhà quan không nhận thì nó cũng chỉ bằng trứng con quạ, con cú trong rừng, cho nên làng mới phạt vạ”. Trước tình cảnh đó buộc lòng cô Ảng phải một con lên núi cho người Dao, đổi lấy mười hai đồng bạc trắng về nộp làng. Sao cái khổ, cái khổ ấy lại cứ dồn dập, dồn dập kéo đến bên cuộc đời Ảng. Vẫn là một tục lệ nữa: “không có chồng, trong nhà lại không có đàn ông, thế thì phép quan châu cũng không chia cho đàn bà được phần ruộng để làm (đây là một tục lệ cũ nhiều nơi ở Tây Bắc: đàn bà và người tàn tật không được làng chia phần ruộng công. Vì thổ tỵ, lang đạo bảo là đàn bà và người tàn tật không đi phu, đi lính (mặc dầu ở nhiều nơi họ cũng bắt cuông đàn bà) nên không được phần ruộng”. Cuộc sống vô cùng khó khăn khiến mẹ đành phải ôm con la liếm đi vét cối giã gạo ngoài suối xin ăn. Cuộc đời Ảng là hiện thân cho những đau khổ, tủi nhục bởi những tập tục tàn ác này gây ra cho người phụ nữ. Những phong tục tàn ác, lạc hậu ấy cứ vây lấy lên cuộc sống của những con người miền núi. Đó là tục bắt đi phu, đi lính cho quan trong truyện Mường Giơn. Đây là một phong tục đã làm khổ không biết bao nhiêu là người, ngay cả những người phụ nữ cũng không ngoại lệ:“từ ngày có vua lấy đất, quan lấy mường thì vua quan xử bắt đàn bà nào chồng chết phải mất phần ruộng, cho nên đàn bà goá sợ đói phải đi lấy chồng hết rồi. Ở goá quan lấy mất ruộng thì chết đói”(Tr.105). Bọn chức việc trong làng cứ chiếu lệ làng rằng người tàn tật, cũng như con gái, đàn bà goá, trẻ con, không đi phu đi lính được thì không được chia phần ruộng của làng. Thủ đoạn của chúng tạo ra với những hành động hết sức nhẫn tâm, độc ác cùng với sự áp đặt, chén ép một cách trắng trợn bởi cái phong tục xấu 41 xa ấy càng làm cho tình cảnh của những con người miền núi bị mất hết ruộng đất, cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả: “Tục lệ mường ta, nhà không còn ai đi phu đi lính được thì quan thu ruộng lại, bao giờ con mày nhớn, đến tuổi đi phu, đi phu được thì tao lại chia trả cho mẹ con mày phần ruộng”(Tr,127-Mường Giơn). Những tục lệ lạc hậu cổ hủ do những tàn tích cũ của chế độ xưa để lại luôn lấn áp người phụ nữ. Những kẻ nắm giữ quyền lực tạo ra một sợi dây xích vô hình, để rồi trói buộc sự tự do vào một khuôn khổ, tự tạo ra một luật pháp dối trá khiến cho những con người miền núi phải gánh chịu rất nhiều tổn thất, đau thương, mất mát về mọi mặt. Trong tác phẩm Mường Giơn tục lệ đàn bà Thái không được đi bừa, họ bị mất tự do khi không được làm những gì mình thích. Đây là một minh chứng cho sự trói buộc ấy: “đàn bà đi bừa, người ta cười cho. Đàn bà Mường Giơn xưa nay chỉ biết cấy, gặt, dệt vải, khâu chăn, áo và đi chợ mua sắm Tết, không biết cày, biết bừa”(Tr.128). Chính cái suy nghĩ lệch lạc ấy làm cho biết bao người phụ nữ miền núi chỉ còn biết sống và chấp nhận cho cái số kiếp đã được an bài, xếp mình vào một góc đã được định sẵn, làm việc như thể đã được lập trình sẵn, không có được sự tự do, công bằng như những người đàn ông. Chính Tô Hoài là người nhận ra được lỗ hỏng trong cách nghĩ của họ và ông đã để cho Ính một nhân vật trong tác phẩm đứng ra là người tiên phong phản đối lại tục lệ ấy thông qua những suy nghĩ mang một tư tưởng tiến bộ: “Ính nghĩ: “Không có trâu thì bò cũng làm được, gì mà không biết, chẳng sợ ai cười. Khi ra Mường Lùng thì ta cũng như chị em ngoài ấy, làm ruộng như đàn ông, chẳng thiếu việc gì”(Tr.128). Cách nhìn nhận trong suy nghĩ của Ính đã phá vỡ đi những nguyên tắc được lập khuôn do tục lệ đặt ra thể hiện sự ý thức trong vai trò của người phụ nữ, với họ không gì là không thể, ngay cả những việc của đàn ông, họ vẫn có thể làm được thậm chí là tốt hơn hẳn. Ẩn sâu trong cách suy nghĩ của Ính là niềm khát khao được sống một cuộc sống tự do, bình đẳng, công bằng. Không còn có sự phân biệt, không còn có những quy định mang tính ép buộc bởi những tục lệ lạc hậu ấy nữa, ở đó người phụ nữ sẽ được sống và làm được những điều mình muốn. Ính đang đứng trước một thử thách to lớn, mang trên mình một trọng trách với nhiệm vụ đổi mới cuộc sống ở địa phương. Giúp những con người miền núi nơi đây thoát khỏi sự thống trị của những tục lệ xấu xa, hướng họ đến thứ ánh sáng tự do của cách mạng, nhận ra được 42 bản chất của cuộc sống là sự tự do, đây cũng chính là điều mà Tô Hoài muốn chỉ ra cho chúng ta thấy. Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, ngoài những trang văn miêu tả về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp ở miền núi Tây Bắc, Tô Hoài còn làm cho người đọc bị hấp dẫn bởi những trang văn miêu tả phong tục mang màu sắc dân tộc với những chi tiết độc đáo được tác giả miêu tả một cách chân thực và sống động. Một phong tục điển hình nhất, là mấu chốt làm nên số phận bất hạnh cho Mỵ chính là tục cho vay nặng lãi, đây là một tục lệ mang đến nỗi lo sợ cho biết bao số phận nghèo khổ của người dân miền núi nói chung và nhân vật Mỵ nói riêng có tính chất bóc lột bởi sự bòn rút hút từng giọt máu cho những người đi vay nợ: “Ngày xưa, bố Mỵ lấy mẹ Mỵ không đủ tiền cưới, phải đến vay nhà ông thống lý, bố của thống lý Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ”(Tr.198). Ngay từ xưa thì hình thức cho vay nặng lãi đã trở nên phổ biến trong xã hội. Theo luật pháp đã quy định, đây là một hình thức có tính chất bóc lột con người, một số những kẻ xấu đã lợi dụng việc cho vay, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn cấp bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao tức lãi nặng nhằm mục đích thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay làm nguồn sống cho bản thân. Lãi mẹ đẻ lãi con, làm tới chết cũng không hết nợ, giờ đây Mỵ chính là phương tiện để xoá nợ cho gia đình: “Chao ôi! Thế là cha mẹ ăn bạc của nhà giàu từ kiếp trước, bây giờ người ta bắt con trừ nợ. Không thể làm thế nào khác được rồi” (Tr.200). Thế là từ đấy, Mỵ phải sống một cuộc đời của một người con dâu gạt nợ cho nhà thống lý. Tục cho vay nặng lãi đã trói buộc Mỵ vào một món nợ truyền kiếp, từ đời cha tới đời con, số kiếp bi thảm của Mỵ bắt đầu từ đây. Bằng nhãn quan phong tục sắc sảo, Tô Hoài đã giúp người đọc hiểu thêm về những tục lệ kì quái, dã man của bọn chúa đất, chúa rừng trước kia. Câu chuyện về A Phủ, người nô lệ gạt nợ đã bổ sung cho câu chuyện về Mỵ - người con dâu gạt nợ để làm hoàn chỉnh bản án về tội ác của bọn thống trị phong kiến đối với những người lao động lương thiện ở miền núi trước Cách mạng. 43 Tóm lại, tất cả những phong tục tập quán được Tô Hoài miêu tả đã làm nền cho nội dung tác phẩm, làm nổi bật lên số phận của mổi nhân vật. Bằng thủ pháp miêu tả cùng với bút pháp hiện thực tái hiện cuộc sống, Tô Hoài đã dựng lên một khối lượng phong tục tập quán đồ sộ với những tục lệ đặc sắc mang tính dân tộc có giá trị trường tồn cho đến ngày nay, đó là những phong tục tốt đẹp mang tính nhân văn sâu sắc. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa vào một số phong tục lạc hậu, cổ hủ, man rợ, tàn ác để làm nổi bật lên sự suy thoái, thối nát của xã hội dưới sự cai trị của chế độ thực dân phong kiến, thông qua đó tố cáo tội ác, phanh trần bản chất bóc lột xấu xa ẩn đằng sau những phong tục tập quán, lợi dụng sự cả tin của những con người miền núi để áp đặt, đe doạ, khống chế làm tiêu hao vật chat, ảnh hưởng đến tinh thần, làm cho họ mất đi ý thức phản kháng để dễ dàng cai trị, bóc lột. Nói chung, dù miêu tả như thế nào, Tô Hoài vẫn luôn tôn trọng tính chân thực, màu sắc của dân tộc của họ, đưa vào trang viết của mình những phong tục có thật gắn liền với đời sống của những con người miền núi. Qua cách miêu tả của ông, chúng ta phần nào hiểu thêm được con người miền núi Tây Bắc, Tô Hoài thật xứng đáng với tên gọi “nhà văn của phong tục”, bậc thầy về miêu tả. 44 Chương 3: CON NGƯỜI TÂY BẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI 3.1 Vẻ đẹp của con người Tây Bắc 3.1.1 Con người Tây Bắc cần cù, giỏi giang, chăm chỉ Cuộc đời như một đường dài với vô vàng những gian nan, vất vả, khúc khuỷu, gập ghềnh. Con người phải gánh vác sứ mệnh của cuộc sinh tồn khiến họ luôn phải hướng lên phía trước, không được phép ngừng nghỉ. Viết về những con người miền núi Tây Bắc, Tô Hoài luôn dành cho họ những trang viết đầy yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong các tác phẩm của ông hơi thở nồng nàn của những người con miền núi gắn với tình yêu quê hương. Tác giả viết về họ bằng tất cả tấm lòng yêu mến dù hiện tại còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Trong cuộc sống, con người Tây Bắc vẫn cần cù, chăm chỉ lao động, vẫn luôn gìn giữ được những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Họ là những người hiền lành, thật thà, lương thiện và mến yêu cuộc sống của dân tộc mình và không bao giờ tuyệt vọng. Tô Hoài không phải là người duy nhất viết về đề tài miền núi, nhưng không ai viết nhiều về mảnh đất này như ông và cũng ít ai viết về họ với tấm lòng thiết tha như vậy. Những sáng tác về con người miền núi qua những trang viết của Tô Hoài hiện lên hết sức chân thực và cảm động. Tây Bắc được xem là một vùng núi có địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, đất đai quanh năm khô cằn, sỏi đá. Song với sự cần cù, chăm chỉ và lòng quyết tâm, những con người miền núi vẫn cần mẫn trong lao động sản xuất, vượt qua mọi khó khăn, vất vả, bám trụ với mảnh đất quê hương. Cuộc sống người nông dân vùng núi Tây Bắc luôn gắn liền với ruộng lúa nương ngô. Đàn ông gắn với ruộng đồng con trâu, cái cày, cái cuốc, phụ nữ đi liền với khung thêu, bếp lửa, cái chảo, cái nồi. Những công cụ gắn liền với những công việc diễn ra hằng ngày đã phần nào phản ánh được cuộc sống của miền núi một thời nghèo khó, thiếu thốn cơ cực. Hơn thế nữa, hoàn cảnh của người nông dân vô cùng vất vả nhưng họ vẫn chăm chỉ, cần cù lao động, chịu thương chịu khó. 45 Sống giữa chập trùng mây và núi, những con người Tây Bắc đã quen với cảnh bắt đầu làm lụng từ sáng sớm tinh sương, tất bật với công việc, từ việc nhà, việc nước đến việc đồng áng. Tất cả mọi thứ họ đều tự mình gánh vác. Hình ảnh cả gia đình Hùng Vương trong Đồng Chí Hùng Vương quay quần bên thửa ruộng, chăm chỉ đi bừa, miệt mài trên cánh đồng hiện lên với tất cả những gì bình dị nhất, đơn giản nhất, thân thương nhất: “Sáng hôm sau từ sớm, Hùng Vương với vợ và thằng bé đã ra ruộng. Ba con trâu, ba cái bừa răng gỗ, ba người bừa đi bừa lại, quần vòng vèo trên mảnh ruộng nước hẹp, như trẻ con chơi rồng rắn đuổi nhau”.(Tr.13) Hình ảnh người phụ nữ trong các tác phẩm của Tô Hoài đóng một vai trò quan trọng trong việc phản ánh cuộc sống lao động của con người Tây Bắc. Vợ đồng chí Hùng Vương mặc dù ít được miêu tả trong tác phẩm nhưng qua hình ảnh “vác mai, tay xách thêm giỏ ốc […] nấu nồi canh ốc cả vỏ” (Tr.12) đi bừa cùng chồng con cũng đã làm nổi bật lên hình ảnh của một người vợ chăm chỉ, giỏi giang, tháo vác mọi chuyện trong gia đình. Không chỉ là những công việc đồng áng, những người phụ nữ qua ngòi bút của Tô Hoài hiện lên trong mắt người đọc mang dáng vóc của một người phụ nữ đảm đang, chăm chỉ việc nhà . Cô Liễu trong Tào Lường là hình ảnh chung cho tuýp người con gái vùng cao với túi kim chỉ “ngồi trước cửa thêu đầu thắt lưng […] lấy cái chổi tre lạch cạch quét nhà […] chít lại khăn, phủi bụi áo […] đặt xiêu nước lên bếp rồi ra cây ổi hái lá ổi vào “làm chè” (Tr.21) say sưa hát những bài ca cách mạng. Vất vả nhất có lẽ là những người đàn bà, tới tận khi già cả, cuộc sống của họ vẫn chỉ có mùa làm, không có mùa ngơi nghỉ. Bà Ảng trong Cứu đất cứu mường cuối tác phẩm khi về già, tuổi tác đã cao, sức khỏe đã không còn tốt nữa nhưng vẫn cho thấy được sự cần cù, chăm chỉ trong công việc trông nương của mình : “Trời đã tang tảng, bà kéo cái dây hạ chuồng gà trên cành xoan xuống. Cho đến lúc có ánh nắng, bà Ảng mới thả gà. Rồi bà dạo xem qua các dàn bí đỏ, thấy quả nào đã già mặt, bà cắt đem đặt lên phơi nắng trên các tảng đá. Sau bà sang nương sắn để xem đêm qua có rím về đào sắn không. Đấy là những công việc đều đặn mỗi sáng của người trông nương. Xong một lượt, bà Ảng trở về gốc xoan, lấy bốn cái bẫy chuột đem vào cài lên những bịch thóc trong lán ven rừng. Bà 46 đã buộc được bốn cái bẫy. “một đời người phải khổ sở, sắp đến ngày chết mới được bẫy ăn thịt chuột làm hại thóc nhà mình” ”(Tr.91) Người nông dân nhiều đời phải chân lấm tay bùn, hai sương một nắng, phải thức khuya dậy sớm, đầu tắt mặt tối mới mong có nhưng vụ mùa lúa chín vàng. Vất vả như vậy nhưng người miền núi vẫn nhẫn nại làm lụng, vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc đơn sơ và quyết liệt, kiên trì với một suy nghĩ mộc mạc đầy tính nhân văn “ rễ cây thì ngắn, rễ người thì dài” cứ thế mà vui sống giữa núi rừng quê hương, cũng cứ thế mà ươm trồng mầm sống. Đất Mường Giơn những ngày được giải phóng, con người được tự do trở về với cuộc sống hằng ngày của họ trong sự vui vẻ, hạnh phúc, bình yên. Tô Hoài bằng ngòi bút miêu tả chân thực đã tái hiện lên một khung cảnh sinh động gắn với không khí tươi vui, nhộn nhịp của những con người chăm chỉ, cần cù trong lao động. “Đi qua cánh đồng vừa gặt xong, mùi rơm còn mới ngây ngất trên những mái lều đựng thóc. Ven ruộng đằng xa, có một đám ngồi vừa đập lúa, vừa hát” (Tr.194) và “cánh đồng Mường Giơn, nắng chiều vừa hẩng lại một chút, người đông vui và đầm ấm hẳn lên. Các chị, các em nhỏ xách thuổng đi trên các tràn ruộng đào chuột, đào con rúi, nhặt rau má. Tiếng trẻ cười inh ỏi. Bóng nước suối chảy lấp lánh bọc quanh ruộng ven rừng. Người xôn xao ra đánh cá”(Tr.194). Sống trong cái khó những con người miền núi càng làm rõ phẩm chất cần cù, chăm chỉ, không chấp nhận với số phận nghiệt ngã, cố gắng vượt lên chính mình. Thào Khay trong tiểu thuyết Miền Tây không chỉ là một chàng trai giỏi giang, chăm làm, biết cày nương, bẫy chuột mà còn biết theo cán bộ học hát, học chữ, vào bộ đội, đi học với Chính phủ rồi trở thành một đồng chí y sĩ chữa bệnh cho người dân. Chủ tịch Sóa Tỏa điển hình cho lớp cán bộ miền núi hăng say, giỏi làm, chăm lao động. Qua những hình ảnh trên, chúng ta có thể thấy được những con người miền núi dù cuộc sống có khó khăn, quê hương mình còn nghèo đói nhưng họ vẫn giữ vững niềm tin, niềm lạc quan về ngày mai tươi sáng. Lúc nào họ cũng giữ trên môi nụ cười vì họ biết rằng chỉ cần cố gắng làm việc thì sẽ có được một tương lai tốt đẹp. Ở họ, hình thành nên những tình cảm hết sức nồng ấm, xua tan cái lạnh lẽo của núi rừng, chỉ còn đọng lại tình yêu thương giữa người với người mà thôi. Có thể khẳng định, đó chính là sự vượt lên trên tất 47 cả những khó khăn của quê hương. Những con người ăn đời ở kiếp với núi, với thung, với rừng, với suối vẫn luôn tự hào về nơi mình sinh ra, luôn rèn cho mình nghị lực sống phi thường hình thành trong hoàn cảnh để trụ vững, đối mặt với những gian nan phía trước. 3.1.2 Con người Tây Bắc với niềm tin và khát vọng hạnh phúc Có thể nói, những ngày tháng không thể nào quên khi cùng ăn ở sinh sống với đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc đã khơi nguồn cảm hứng lớn thúc đẩy Tô Hoài sáng tác. Bằng những tình cảm thiết tha, hơn ai hết Tô Hoài hiểu được nỗi đau khổ cho kiếp sống, thân phận nô lệ của người dân miền núi và cũng thấu hiểu những khát khao của họ. Trước khi ý thức được vai trò quan trọng của cách mạng, những con người miền núi như bà Ảng (Cứu đất cứu mường), gia đình ông Mờng (Mường Giơn), Mỵ (Vợ chồng A Phủ), gia đình bà Giàng Súa (Miền Tây),... đã trải qua một cuộc sống cơ cực, khốn khổ, đắng cay, bất hạnh. Trải qua tháng ngày dài tăm tối bởi sự thống trị của kẻ thù, Những con người ấy không chấp nhận cuộc sống hiện tại, họ đã có một sự phản kháng mạnh mẽ muốn thoát khỏi cái cuộc sống địa ngục này. Ước mơ lớn nhất của họ là thay đổi cuộc sống, giải phóng cuộc đời. Dưới ánh sáng của Cách mạng, bà Ảng trong Cứu đất cứu Mường cả một đời chịu nhiều đắng cay, tủi nhục, chịu sự phục tùng của thần quyền, nay trở về với cuộc sống tự do, làm chủ cuộc đời mình: “một đời tao không biết mặt cái ruộng, tao không biết đi làm nương. Bây giờ già sắp chết mới được ngồi canh nương của mình thế này” (Tr.91). Thế nhưng cuộc sống ấy lại quá ngắn ngủi, tên châu đoàn Cầm Vàng xua quân đến giày xéo, cướp phá buộc bà Ảng phải liều lĩnh vùng lên, chống trả để giành lấy sự sống, giành lấy sự tự do cho chính mình: “bà Ảng vùng xông ra, xô giữa đám, quờ quạng hai tay lên, dường như muốn cấu xé lũ lính. Chúng họ cứ vừa cười chạy quanh, không đứa nào thèm chú ý đến bà già đương đuổi đánh. Mãi sau mới có một người ngứa tay, xấn đến gạt bà Ảng ngã xuống, rồi kéo bà đến trói vào gốc xoan. Bà giãy giụa: “Thóc tao! Thóc của tao! Cầm Né! Cầm Né! Con mày đốt thóc của mẹ con tao!”. Châu Đoàn bước lại, đánh bà Ảng hai báng súng. Mặt bà đâm vào gốc cây. 48 Bà Ảng chết ngay dưới gốc cây xoan”(Tr.94) Mặc dù bà Ảng đã có sự phản kháng quyết liệt, thế nhưng đứng trước một kẻ thù độc ác, man rợ bà Ảng không thể tránh khỏi cái chết, một cái chết thương tâm. Trong đêm tình mùa xuân, khi cảnh vật mang trên mình vẻ đẹp đầy sắc màu khơi gợi cho người dân miền núi biết bao niềm vui tràn đầy sức sống, chính hoàn cảnh ấy đã tác động mạnh mẽ vào tâm hồn Mỵ. Tô Hoài đã viết nên những trang văn đầy nước mắt nhưng cũng là những trang văn đẹp nhất, cảm động nhất trong Vợ chồng A Phủ, kể về cuộc đời làm dâu đầy đắng cay, tủi nhục của Mỵ để rồi sự trổi dậy lên mãnh liệt sự khát khao sống và hạnh phúc trong lòng Mỵ. Lần đầu tiên trong những tháng ngày làm dâu, trải qua cuộc sống nô lệ, Mỵ mới biết thế nào là sức sống của mùa xuân. Tiếng sáo gọi bạn tình, tiếng sáo gọi bạn đi chơi ngoài đầu núi thiết tha, da diết, bồi hồi. Mỵ uống rượu, hơi men nồng cay cay làm lâng lâng con tim thôi thúc, thổn thức trong lòng Mỵ. Với những kỷ niệm đẹp, những ngày hạnh phúc của tuổi trẻ, Mỵ nhớ lại quá khứ của mình ngày trước: “Mỵ uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mỵ uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mỵ hết núi này sang núi khác”(Tr.202). Gạt đi hết những đau khổ, u buồn, vô cảm trong những tháng ngày tăm tối, Mỵ trở lại với những niềm vui sống: “Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mỵ trẻ lắm. Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi”(Tr.203). Sức sống trổi dậy, bùng lên sau bấy lâu nay bị đè nén trong lòng. Lần đầu tiên Mỵ mới cảm thấy rằng cuộc đời của mình vẫn còn chút ý nghĩa, Mỵ ý thức rằng mình vẫn còn trẻ. Hành động: “Mỵ đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng” (Tr.203) như thắp lên cho mình ngọn lửa của sự sống, ngọn lửa của sự thức tỉnh thoát ra từ sâu trong bóng tối. Tô Hoài đã tìm sâu vào tận cùng của ý thức và trong đáy sâu tiềm thức của nhân vật, cho thấy đâu đó vẫn còn le lói chút ánh sáng và hơi ấm của niềm ham muốn được sống, của khát khao hạnh phúc. Mặc dù niềm tin, những khát vọng về sự sống cùng với bao khát khao tự do mãnh liệt bùng lên trong phút chốc bị dập tắc bởi thực tại phũ phàng bởi sự ngăn cản của tên A Sử tàn ác, nhưng cũng từ cái đêm tình mùa xuân đó, Mỵ bắt đầu ý thức được bản thân, ý thức được sự độc ác của kẻ thù, tác giả đã rất thành 49 công trong cách miêu tả diễn biến tâm lý bên trong nhân vật. Trong cái cảnh Mỵ nhìn thấy A Phủ bị bắt trói sắp chết, Mỵ xót xa nhớ đến tình cảnh của mình ngày trước cũng đã từng bị trói như vậy: “trời ơi, nó bắt trói đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, ngày trước ông nó, cụ nó đã trói đến chết nhiều người đàn bà cũng ở cái nhà này, Chúng nó thật độc ác” (Tr.213). Rồi Mỵ nghĩ đến A Sử: “người kia việc gì mà phải chết thế”. Việc Mỵ suy nghĩ rồi đi tới quyết định cắt dây cởi trói cho A Sử là một hành động mang ý nghĩa đánh dấu một cuộc đời mới cho Mỵ, bởi cắt dây trói cho A Sử cũng chính là tự mình cắt đi những trói buộc trong lòng, cắt đi những suy nghĩ trói buộc đau khổ đè nén Mỵ bấy lâu nay. Bắt đầu từ một kết thúc, Mỵ cùng A Sử bỏ trốn đi tới Phiềng Sa, chính nơi đây họ trở thành vợ chồng và tìm đến với cách mạng. Tất cả những điều đó cũng phần nào bộc lộ được tinh thần phản kháng trong tiềm thức của họ, mặc nhiên, sự phản kháng đó chỉ là sự phản kháng mang tính cá nhân, có tính chất tự phác. Tô Hoài đã để cho các nhân vật tự đấu tranh cho chính khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc ấy rồi tìm về với cách mạng. Nhìn khái quát Vợ chồng A Phủ với hai nhân vật chính là Mỵ và A Sử , tác giả Tô Hoài đã làm bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tiềm tàng của những người dân lao động nghèo khổ ở miền núi, từ đó làm tiền đề cho bước đường giác ngộ cách mạng của họ sau này. Âu đó cũng chính là mảng hiện thực mà Tô Hoài đã có được trong những tác phẩm viết về miền núi sau cách mạng. Sống trong hoàn cảnh đen tối của xã hội, những con người nô lệ mang trong người một sức mạnh tiềm ẩn, một tinh thần bất khuất cùng một niềm tin mãnh liệt trong con đường đánh thức khát vọng sống. 3.1.3 Con người Tây Bắc giàu lòng yêu nước Lòng yêu nước là một truyền thống vô cùng quý báu từ lâu đã ăn sâu vào trong tư tưởng, ý thức của dân tộc ta từ xưa đến nay. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã phải đương đầu với biết bao nhiêu âm mưu xâm lược của kẻ thù để bảo vệ đất nước. Đó là tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào về quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết tài năng, trí tuệ của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc. Kế thừa và phát huy những truyền thống quý báo đó, những con người Tây Bắc qua trang viết của Tô Hoài đã thể hiện rõ nét những tình cảm gắn bó và lòng tự hào của 50 những con người miền núi về quê hương thông qua những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng với truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc. Bên cạnh đó, tình thương yêu đối với đồng bào, dân tộc, sự đoàn kết, kiên cường, bất khuất, lòng căm thù chống giặc ngoại xâm cũng được tác giả tái hiện lên thật sinh động và chân thực góp phần khẳng định ý chí, niềm tin và sức mạnh của những con người Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Với Tô Hoài, khi viết về quê hương miền núi, ông không chỉ miêu tả thiên nhiên một cách đơn thuần mà miêu tả thiên nhiên gắn với cuộc sống của những con người nơi đây. Con người trong các tác phẩm của ông có mối quan hệ mật thiết với quê hương, với thiên nhiên. Từng ngọn núi, cánh rừng, từng cánh đồng, con suối,… gắn bó, thủy chung với con người, là nơi sản sinh ra những con người giàu lòng yêu nước. Mặt khác, lòng yêu nước của con người được biểu hiện cụ thể qua tình yêu quê hương đất nước mà trước hết là phải yêu thương, gắn bó với mảnh đất- con người, biết rung động trước những cảnh đẹp. Những hình ảnh thiên nhiên bao giờ cũng gắn kết với tâm trạng của con người. Khung cảnh mùa xuân trong Vợ chồng A Phủ được tác giả miêu tả với một vẻ đẹp mê hồn: “Trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ hau, đỏ thậm, rồi sang màu tím man mát”(Tr.201). Hình ảnh hoa thuốc phiện thay đổi màu sắc từ “trắng” sang “đỏ hau, đỏ thậm” đến “tím man mát”, tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên lung linh rực rỡ sắc màu làm xao xuyến lòng người. Cũng là cảnh mùa xuân, cảnh tết ở Phìn Sa trong Vợ chồng A Phủ đem đến cho con người sự khoan thái, ung dung, tươi vui mà trong sáng: “Mùa xuân lại đến trên những đỉnh núi cao các làng Mèo. Tết của khu du kích kháng chiến không có tiếng chiêng cúng ma rập rờn. Nhưng trong đồi cỏ tranh mênh mông, gió cứ giật từng cơn vàng rực và trong phong cảnh khô héo cũng từa tựa mọi năm, mõi khi gặt hái xong, năm nào cũng như năm nào, trời cao mà như gần, cỏ tranh đã bắt đầu úa, có những con đường đất đỏ ối, dài hun hút, vờn lên từng nét ghê rợn bên sườn núi trọc, có những buổi chiều buốt, lạnh teo, trong khi ấy cái Tết thong thả tới. Nhà nào cũng nghỉ làm nương. Củi gỗ thông 51 trong bếp bốc mùi thơm. Tiếng sáo réo rắt suốt đêm ngoài đầu núi tranh. Nhà nhà giã bánh dày, giết lợn làm tết”(Tr.226) Đến với tiểu thuyết Miền Tây trong không khí của cuộc sống mới, cảnh vật thiên nhiên trong lòng người cũng hiện lên thật tươi sáng: “Mùa mưa hết từ lâu. Con suối Nậm Ma hung hăng đã đổi nét mặt hiền từ, bây giờ bước qua suối chỗ nào cũng được. Trong đêm khô tạnh , tiếng con chim lạ ở đâu kêu, nghe long lánh như tiếng nước chảy canh khuya, khiến có lúc còn giật mình tưởng con lũ vẫn đuổi sau lưng” (Tr.957) Rõ ràng những hình ảnh đẹp của hoa thuốc phiện, đồi cỏ tranh mênh mông, gió giật từng cơn vàng rực, con đường đất đỏ ối, mùi thơm củi gỗ thông, con suối hiền từ, tiếng chim lóng lánh là những cảnh vật thiên nhiên của miền núi Tây Bắc. Không những thế, đó còn là cái vui, cái đẹp cùng với sự tự hào về những cảnh vật quê hương, cái hồn của cảnh sắc được tỏa ra từ trong lòng người. Nhờ đó mà con người càng hiểu rõ hơn về những hình ảnh đẹp của thiên nhiên nói riêng và quê hương nói chung. Đây là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và tâm hồn của những con người miền núi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân khi sáng tác bài thơ “Quê Hương” đã viết: “quê hương mổi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người”. Thật vậy, con người ngay từ khi được sinh ra trong thế gian này, từ xưa đến nay, dù ở bất cứ nơi đâu đều có quê hương và đều mang trong mình một tình yêu quê hương sâu nặng. Dù sống ngay trên mảnh đất quê nhà, dù ở gần hay xa quê thì hai tiếng quê hương vẫn luôn vang lên tha thiết, khắc khoải, trĩu nặng ân tình. Trong tiểu thuyết Miền Tây, hình ảnh Thào Nhìa, một tên biệt kích sau bao nhiêu năm lưu lạc, nay được trở về quê hương, trở về với gia đình, anh vẫn không giấu nỗi những cảm xúc dạt dào, nỗi dằn vặt, suy nghĩ. Tất cả hiện lên trong anh với biết bao nỗi giằng xé, giày vò: “một dòng suối hiền lành man mác những ngọn nguồn gốc rễ cha mẹ anh em và họ hàng từ khi còn bé dại. Không, dù chìm nổi bấy nhiêu năm, trong thẳm cùng tấm lòng, Thào Nhìa vẫn nhớ núi, vẫn nhớ người Mèo kiên nhẫn đeo chảo trên lưng, suốt đời 52 đi tìm đất sống. Không bao giờ quên, Thào Nhìa không bao giờ quên những thiết tha, những âu yếm, những đau đớn mình đã trải qua thuở bé. Từ khi trở về gặp lại mẹ, lại càng nung nấu”(Tr.916). Có thể thấy, dù là một tên biệt kích chống phá cách mạng nhưng trong lòng Thào Nhìa vẫn luôn giữ một tình yêu quê hương, đất nước cháy bỏng, mãnh liệt. Con người không thể yêu đất nước, yêu dân tộc mà không xuất phát từ tình cảm yêu mến gia đình, làng xóm, gắn bó máu thịt với nơi chôn nhau cắt rốn, yêu những con người gần gũi quanh ta. Du kích Nhấn trong Cứu đất cứu mường cũng không khỏi rung động, bồi hồi, xao xuyến khi nhớ lại những hình ảnh quen thuộc về quê hương thân yêu của mình: “Nhấn trông thấy Mường Cơi thấp thoáng dưới bóng sương. Nhấn nhớ đồng ruộng, nhớ làng mạc ven chân rừng, có ao cá, có đồi chè, có chuồng lợn. Bấy giờ là một buổi sáng, tiếng chim kỳ cuốn dài theo gió từ các hốc đá còn mù mịt sương sớm đưa ra. Rồi Nhấn nhớ lại cả cái đời thảm của mẹ và của mình, Nhấn muốn khóc” (Tr.100). Tình yêu quê hương đất nước cũng là thứ tình cảm gắn kết cá nhân với cộng đồng, tình yêu thương giữa dận tộc với nhau, giúp đỡ lẫn nhau như anh em một nhà. Tất cả tạo nên sự đồng cảm, sự lắng đọng sâu sắc và mạnh mẽ trong trái tim con người. chính sự gắn kết ấy làm nên sức mạnh chiến đấu, tinh thần đoàn kết, quyết tâm bảo vệ đất nước, góp sức mình đánh đuổi ngoại xâm. Ở Mường Giơn, tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc (Mường, Dao, Thái, HMông) được thể hiện một cách rõ nét trong tác phẩm. Đó là hình ảnh người Dao đến giúp người Thái làm nhà, dỡ nhà tránh giặc: “chúng ta đến mang dọn đỡ của cải để Tây khỏi cướp mất. Chúng tôi đã biết qua cái khổ này vài lần rồi” (Tr.135) và hình ảnh người Thái Trắng, Thái Đen, người Mường ngồi cạnh bên nhau trong buổi họp bí mật bàn về kế hoạch chống giặc để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc về tinh thần đoàn kết giữa dân tộc. Sống và ý thức được sự độc ác của kẻ thù, những con người miền núi nói chung và những người Mường Giơn nói riêng đã bắt đầu có những hành động chống trả, đấu tranh, phản kháng. Họ âm thầm thả trâu, giấu thóc, không nộp sản vật, trốn đi phu, đi lính, gọi bộ đội. 53 Với sự giúp đỡ của đồng bào các dân tộc, đoàn kết cùng đứng lên đấu tranh, chống giặc ngoại xâm, giải phóng Mường Giơn, giành lại tự do cho quê hương. Cuối tác phẩm Mường Giơn hình ảnh: “cây hoa mai trắng tinh trên sườn núi ở Phàng Chải kia chỉ biết đứng yên. Nó như là cái người mặc quần áo trắng để chở tang bố mẹ. Cánh hoa rơi nước mắt” (Tr.81) (Mường Giơn) được tác giả so sánh ví von như con người. Đó chính là tấm lòng thủy chung, sự khâm phục và biết ơn của Tô Hoài đối với những làng người Dao, người Xá ven suối, đói rách và thiếu ăn quanh năm, giặc Pháp càn đi quét lại nhưng lúc nào cũng miệt mài chở đò, đi giao thông, cất giấu che chở cho cán bộ, bộ đội hoạt động vùng địch hậu Tây Bắc. Tình yêu ấy còn thể hiện qua hành động phản kháng của con người, lòng căm thù giặc sâu sắc. Đó là nỗi đau buồn trước cảnh nước mất nhà tan, nỗi uất hận khi quê hương bị kẻ thù giày xéo, đứng lên đấu tranh cho những hủ tục lạc hậu, thay đổi cuộc sống cũng như tư tưởng của con người, đưa con người thoát khỏi cuộc sống nô lệ. Sống và lớn lên giữa cảnh khốn khổ, hoảng loạn ở bản làng, cô Ính trong Mường Giơn đã có sẵn trong mình ý thức được sự thối nát của chế độ thống trị thối nát ở miền núi. May mắn khi được giác ngộ cách mạng, cô trở thành một thành viên tích cực của Đảng, đúc kết vào trong người những tư tưởng tiến bộ, dâng lên mạnh mẽ, phá bỏ những quy định bạc nhược do những hủ tục lạc hậu của chế độ xưa. Cô đấu tranh một cách khéo léo nhưng cũng rất kiên quyết thông qua việc đi cày như đàn ông, bất chấp thánh kiến cũ, thấy tục lệ ở rể là vô lý, tục lệ đàn bà goá chồng không được chia ruộng làm là bất công…Tất cả những việc làm đó giúp cho Ính ngày càng thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc thay đổi, giải phóng Mường Giơn thoát khỏi những suy nghĩ mê muội trong đầu. Cô cũng là người đem đến cho bản làng một nguồn ánh sáng mới với những tư tưởng tiến bộ mới của cách mạng. Tình yêu quê hương đất nước luôn có sẵn trong trái tim những con người yêu nước. Ngay cả đi sai đường, thì những con người bị tha hóa, biến chất như nhân vật Bân trong Mường Giơn đến phút cuối cũng có những suy nghĩ và hành động giác ngộ: “Đêm qua cai Bân, con ông Tạo On đốt kho thóc, rồi vào giết quan bang. Lính ra đánh chết cai Bân rồi”(Tr.171) 54 Trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, cuộc sống của những con người miền núi vẫn còn nhiều khó khăn và cuộc đấu tranh giai cấp vẫn còn tiếp diễn. Nạn mê tín dị đoan vẫn còn đè nặng lên đời sống tinh thần của người dân miền núi. Đấu tranh với những tư tưởng lạc hậu này Thào Khay trong Miền Tây mạnh dạn tiên phong “đi thăm hỏi từng xóm, nói ý nghĩa trạm xá và công việc vệ sinh phòng bệnh, mở đầu trận đánh vào bệnh tật và mê tín”(Tr.805) Bằng sự nhiệt tình, tận tâm của một đồng chí y sĩ, Thào Khay lần lượt chữa khỏi bệnh cho con trưởng thôn Pàng và cả ông Thầy cúng người Xá. Kết quả tạo được lòng tin, sự tín nhiệm của người dân. Họ bắt đầu không tin vào sự cúng bái, không tin vào ma quỷ. Thào Khay đã bước đầu thành công trong đấu tranh với những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. 3.2 Thân phận của con người Tây Bắc dưới sự thống trị của cường quyền và thần quyền 3.2.1 Bị tước đoạt tự do, tình yêu và hạnh phúc Những người dân miền núi trong sáng tác của Tô Hoài luôn là đối tượng chịu sự kìm hãm, áp bức, bóc lột, của bọn thống trị ở vùng cao. Bằng những thủ đoạn tàn ác, chúng đã tạo nên một bức tường thép trói chân và biến những con người nơi đây trở thành nô lệ để thực hiện công cuộc đàn áp. Bằng sự thấu hiểu với những nỗi đau cùng với một niềm thương cảm sâu sắc, Tô Hoài đã dựng lên bức tranh miêu tả một cách chân thực những tình cảnh hết sức đau thương của những con người nô lệ, bị tướt đoạt quyền sống, mất đi sự tự do, tình yêu và hạnh phúc mà đáng lẽ ra họ phải là người được hưởng. Xây dựng bức tranh về thân phận của những con người miền núi, Tô Hoài đặc biệt quan tâm, chú ý đến hình ảnh của những người phụ nữ. Họ có ý nghĩa vô cùng quan trong tạo nên quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của ông. Đó là những người phụ nữ tài sắc nhưng phải chịu những hậu quả nặng nề do những hủ tục lạc hậu và sự áp bức của các thế lực thống trị vùng cao. Người xưa có câu: “hồng nhan bạc phận”, những người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, có tài lẫn sắc đáng lẽ ra phải được hưởng một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Thế nhưng thời cuộc đẩy đưa cuốn những người con gái ấy rơi vào kiếp sống của một con người nô 55 lệ bởi những uy quyền, thế lực của bọn thổ ty, lang đạo, thống lý đặt dưới sự cai trị của bọn đế quốc. Những gia đình nhà dân nào mà sinh con gái có sắc đẹp thì lại trở thành nỗi lo lắng, bất an cho cha mẹ. Như trường hợp cô Ảng trong Cứu đất cứu mường, một người con gái đẹp nức tiếng đất Mường Cơi là một điển hình minh chứng cho điều đó. Những người con gái đẹp mà của nhà quan thì làm đẹp cửa đẹp nhà cho quan, nhưng với con cái nhà dân trắng mà đẹp thì chỉ sinh lo, sinh bệnh cho cha mẹ: “Bố Ảng đã già yếu mà năm nào cũng phải chăm đi ở cuông thay con gái, vì cụ không muốn nhà quan nhìn được mặt con gái. Mẹ của Ảng thì bắt con mặc váy vá, đừng quấn thắt lưng thêu, đừng đội khăn lụa trắng. Cho đừng ai biết đã nhớn rồi, đừng ai để một đuôi mắt nào tới nó”(Tr.85). Chính sắc đẹp này đã đem đến biết bao nhiêu là nỗi bất hạnh cho cuộc đời Ảng. Viết về nhân vật này, Tô Hoài đã dành những trang văn thật đẹp cũng như thật sự xúc động cho thân phận của một con người nô lệ. Bà Ảng, nhân vật chính của Cứu đất cứu mường được tác giả miêu tả trong sự khác hẳn nhau của hai cuộc đời mới cũ. Người con gái đẹp nức tiếng Mường Cơi, mười bảy tuổi phải lấy ông lão sáu mươi. Lão già chết, cô gái trẻ ấy phải trải qua hết tay quan này đến tay quan khác. Cô rất khiếp sợ cảnh sống ấy nhưng không sao thoát được bởi ở đâu cũng có quang lang quan châu cai trị. Một điều trớ trêu hơn là cô có con, nhưng chẳng tên quan nào thừa nhận, chúng trở thành con hoang. Theo lệ làng thì mổi người chửa hoang phải nộp làng hai mươi đồng bạc xoè và người đàn bà không chồng theo phép quan là không được chia ruộng. Ảng phải bán con mình trong đau xót: “con ơi! Vì mẹ khổ mà hai con của mẹ, đứa thì hoá ra trâu, đứa thì hoá ra bò” (Tr.87).Những người phụ nữ bất hạnh ấy dần dần mất đi vẻ đẹp vốn có của mình, tinh thần và sức khoẻ cạn kiệt, mất đi ý thức phản kháng, mờ nhạt về những ước mơ thậm chí kết cục trong những cái chết đau thương. Ánh sáng của cách mạng đã đến, thắp lên cho bà Ảng một nguồn sống mới. Bà đã được tự do và làm chủ cuộc đời mình, không còn phải sống trong những tháng ngày tăm tối, không còn phải sống trong cái cảnh đôi mắt chẳng “còn lúc nào ngước trông ra sẽ thấy được mùa nào có con chim nào đã về qua dưới cửa sổ”(Tr.86). 56 Thế nhưng cuộc sống ấy lại quá ngắn ngủi, kết thúc một cách nhanh chóng. Con trai Tri Châu Né là châu đoàn Cầm Vàng xua quân lên cướp phá và đã giết chết bà vì bà không chịu cung khai chỗ ở của cán bộ và du kích: “Châu đoàn bước lại, đánh bà Ảng hai báng súng. Mặt bà đâm vào gốc cây. Bà Ảng chết ngay dưới gốc cây xoan”(Tr.94). Cái chết của người phụ nữ bất hạnh ấy là nỗi đau chung cho những người con gái xinh đẹp nhưng phải sống một kiếp sống nô lệ. Một đời thấp cổ bé họng chịu sự áp bức của thế lực thống trị, bà Ảng chính là nạn nhân đầu tiên do chế độ cũ thối nát gây ra. Cũng như biết bao cô gái khác trong tác phẩm của Tô Hoài, cuộc đời của cô Mỵ trong Vợ chồng A Phủ cũng phải gánh trên mình một nỗi đau cho cái thân phận, số kiếp của một người con gái đẹp nhưng bất hạnh bởi những thế lực tàn bạo của bọn cường quyền, thống trị. Mỵ vốn là một cô gái nhà nghèo, trẻ đẹp, giàu lòng yêu đời, ham sống, thổi sáo hay lại rất chăm làm giỏi giang: “Con đã biết cuốc nương làm ngô, con đi làm nương ngô trả nợ thay cho bố”(Tr.199). Một người con gái hiếu thảo, đẹp người đẹp nết đáng lẽ ra phải được hưởng một cuộc sống tự do hạnh phúc chứ. Nhưng không, cũng chỉ vì món nợ truyền kiếp không tài nào trả hết từ bố mẹ ngày trước mà cũng một đêm mùa xuân như thế, Mỵ bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra. Trong thời gian đầu Mỵ có sự phản kháng quyết liệt, Mỵ khóc, Mỵ nghĩ đến việc ăn lá ngón tự tử để kết thúc cuộc đời mình. Nhưng trớ trêu thay, món nợ vẫn còn đó: “Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ, mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô trả được nợ người ta, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được con ơi” (lời bố nói với Mỵ) (Tr.200). Nếu như cuộc đời của Thuý Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chịu biết bao bất hạnh, tuổi nhục, nhiều lần quyên sinh, tự vẫn nhưng vẫn không thoát khỏi kiếp “hồng nhan đa truân” thì cô Mỵ cũng gặp một tình cảnh đắng cay, chua chát bởi món nợ của gia đình. Mỵ có chết thì món nợ vẫn còn, bố già lại khổ sở hơn mà Mỵ thì thương bố nên không đành lòng chết, chấp nhận kiếp làm dâu gạt nợ, cuộc sống chẳng khác nào một người nô lệ không hơn không kém. Những năm tháng trong nhà thống lý Pá Tra là những chuỗi ngày địa ngục bởi sự hành hạ và bóc lột mà Mỵ phải chịu đựng, trong đầu Mỵ bây giờ chỉ còn biết mổi thứ là việc và 57 việc mà thôi: “Mỵ cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi trích nhựa quả thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó lanh trong cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc cả đêm cả ngày”(Tr.201). Sự ràng buộc bởi ý nghĩ: mình đã bị đem đi “trình ma” nhà thống lý rồi. Sự mê muội bởi hủ tục ma quái ấy làm cho Mỵ dần dần mất hết sự phản kháng “Mỗi ngày Mỵ càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong só cửa” (Tr.201) Mỵ không còn nghĩ đến cái chết nữa, mà cuộc đời của Mỵ bây giờ sống mà như chết, mất hết sự tự do, tình yêu và hạnh phúc. Cũng trong tác phẩm nhân vật A Phủ cũng là hình ảnh đại diện cho số phận bi thương, đánh mất đi sự tự do, bởi tục lệ tàn ác gây ra. Mặc dù là một chàng trai giỏi giang, khoẻ mạnh, chăm chỉ được nhiều người ao ước nhưng: “Người ta ao ước đùa thế thôi chứ phép rượu cũng chẳng to hơn phép làng, còn tục lệ cưới xin, mà A Phủ thì không có bố mẹ, không có ruộng, không có bạc trắng, con trai không thể lấy vợ nổi”(Tr.210). Đáng thương hơn là khi A Phủ đánh A Sử vỡ đầu rồi bị bắt trói về nhà quan thống lý. Bằng ngòi bút miêu tả phong tục điêu luyện, Tô Hoài đã tái hiện một cách sống động của một cuộc xử kiện kì quái, một tục lệ man rợ, tàn ác, xấu xa của bọn quan lại. Từ đó, tác giả vạch trần cách áp bức dã man, trắng trợn kiểu trung cổ của bọn thống lí miền núi. Cuộc xử kiện diễn ra trong không gian “xanh như khói bếp” của mùi khói thuốc phiện ngào ngạt. Những kẻ tham gia vào bộ máy xử kiện thì “nằm dài cả bên khay đèn”. Cứ hút xong một đợt thuốc phiện, Pá Tra lại ra lệnh, trai làng lại thay nhau lạy tên thống lí lia lịa rồi xông ra đánh A Phủ. Như vậy, cuộc xử kiện quái đản này thực chất chỉ là một cuộc tra tấn người dã man của bọn chúa đất – những con nghiện: “suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút”(Tr.208). Cuối cùng, người con trai tự do của núi rừng như A Phủ cũng không thoát khỏi nanh vuốt của lũ chúa đất. Từ đây, anh vĩnh viễn trở thành nô lệ cho nhà Pá Tra: “Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng. Mày không có một trăm bạc thì tao cho mày vay để mày ở nợ. 58 Bao giờ có tiền trả thì tao cho mày về, chưa có tiền trả thì tao bắt mày ở làm con trâu, con ngựa cho nhà tao. Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi”(Tr.209). Như vậy, bản chất của phạt vạ ở đây chỉ là để thỏa mãn cho bọn thống quản ăn chơi, hút xách. Tô Hoài bằng ngòi bút miêu tả hiện thực của mình, không chỉ tố cáo tội ác, sự hành hạ, bóc lột của bọn thống trị miền núi mà còn cay đắng nhận ra tình cảnh xót xa của những con người bị áp bức phải chịu đựng một kiếp sống nô lệ. Cuộc sống ấy là một cuộc sống đau khổ, không lối thoát, tinh thần phản kháng tê liệt. Cuộc sống của họ bây giờ chỉ giống như một màn sương mờ đục, vô thức, không cảm xúc, không dĩ vãng, không hiện tại, không tương lai. Đây quả thật là tấm bi kịch cuộc đời của những con người miền núi. 3.2.2 Bị tha hoá, bị biến chất Xuất phát từ hoàn cảnh, thực trạng cuộc sống xã hội miền núi trong những năm tháng đấu tranh với những hủ tục lạc hậu, tàn ác, đấu tranh với những âm mưu đen tối, sự chống phá của kẻ thù đối với nhân dân vùng cao, một bộ phận người miền núi, từ sự nghèo khổ, bị áp bức, chèn ép đến cùng cực. Dần dần, họ trở nên tha hoá, trở thành những nạn nhân đáng thương của xã hội cũ, đi theo con đường lầm lạc, làm tay sai cho kẻ thù. Khi viết về Miền Tây những ngày đầu trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở vùng cao còn lắm bộn bề, Tô Hoài đã chú trọng nhiều đến việc khai thác tâm lý nội tâm nhân vật, làm cho diễn biến của câu chuyện ngày càng trở nên căng thẳng, hấp dẫn hơn thông qua nhiều mối quan hệ phức tạp mà Thào Nhìa là một ví dụ điển hình. Thào Nhìa, sống những tháng ngày tăm tối cùng gia đình trong chốn rừng sâu heo hút, xóm làng nghi là có ma nên đối xử tệ bạc, lạnh nhạt, thờ ơ với gia đình Thào Nhìa. Trong hoàn cảnh ấy, Thào Nhìa, con trai bà Giàng Súa bị bắt đi phu tải ngựa, sống cảnh xa lìa gia đình. Cay nghiệt với hiện thực cuộc sống bày ra trước mắt mình, nhân cách Thào Nhìa đã dần dần biến đổi trong khoảng thời gian mười lăm năm trời lưu lạc. Trải qua nhiều chủ, làm đủ thứ nghề, từ đuổi ngựa, kẻ cướp đến phu đồn điền cao su, phu quay máy kem, vào học trường thần học. Rồi từ đây anh đã không còn giữ vững được tinh thần, nhân cách như các em của mình nữa, anh trở thành một tên biệt kích chống phá cách mạng. 59 Nhân vật Thào Nhìa trong Miền Tây hiện lên trong mắt người đọc mang những dòng suy nghĩ, tâm trạng phức tạp. Anh chưa thực sự là một nhân vật phản diện dù đã trở thành một tên biệt kích thứ thiệt. Bởi vì, tác giả chưa có sự dứt khoát trong việc xác định ranh giới giữa cái thiện và cái ác trong nhân cách Thào Nhìa. Mâu thuẫn được đẩy lên cao giằng co, giày vò trong con người Thào Nhìa và được ví như hai dòng nước chảy ra trước mắt với một bên là dòng suối bình yên, bên còn lại là một con lũ hung hăng: “Một ngọn suối hiền lành man mác những ngọn nguồn gốc rễ cha mẹ anh em và họ hàng từ khi còn bé dại. Không, dù chìm nổi bấy nhiêu năm, trong thẳm cùng tấm lòng, Thào Nhìa vẫn nhớ núi, vẫn nhớ người Mèo kiên nhẫn đeo cái chảo trên lưng, suốt đời đi tìm đất sống. Không bao giờ quên, Thào Nhìa không bao giờ quên những thiết tha, những âu yếm, những đau đớn mình đã trải qua thuở bé. Từ khi trở về gặp lại mẹ, lại càng nung nấu. Nhưng một con lũ khác cuồng lên, cứ mấp mé rình cuốn theo hết mọi niềm yêu thương của mình, cuốn cả Thào Nhìa ngồi đấy, nhợt nhạt lịm như cái xác chết đuối. Mỗi lúc những việc đen tối phải làm đã sắp nhạt thì cơn đói thuốc phiện lại tới. Thế là Thào Nhìa lại lần vào rừng, lấy thuốc cai. Lúc ấy, những ngày qua cứ tự nhiên trở về. Lại mắc hai cái tai điện đài vào, như một thói quen không thể quên. Những cái ấy mỗi lần lại thúc thằng biệt kích chồm dậy. Nhưng đến khi đụng vào sự thực hàng ngày trong làng, trong nhà thì nó lại phân vân, lại loạng choạng”(Tr.916). Bên cạnh đó nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài bị tha hoá là nạn nhân cho một tấm bi kịch của cuộc đời do những hủ tục nơi miền núi và sự áp bức của bọn thống trị vùng cao. Là con trai ông Tạo On, một tạo bản nhỏ trong làng, Bân lấy vợ rồi đi ở rể Mường Trai mười năm: “Bân ở rể vừa được xong bốn cái Tết thì thằng Tây trở lại đóng đồn Mường Trai. Người đồn Tây xuống làng, thấy vợ Bân đẹp, nó quắp ngay lên đồn. Mất vợ, Bân trở về nhà mình tay không”(Tr.118). Rồi đến khi Bân sắp cưới Mát con gái ông Mường Giơn làm vợ thì tên Bang Kỳ đã nhẫn tâm đến bắt cô Mát lên châu, lên đồn làm ban xoè phục vụ quan. Một lần nữa Bân lại mất vợ, ngậm đắng nuốt cay nhìn vợ của mình bị người ta bắt mất, quá bất mãn với cuộc sống Bân quyết định đi lính khố đỏ. Cuộc sống quá khắc nghiệt và đau đớn khiến cho Bân ngày càng trượt một vết dài trong vòng tội lỗi, không còn giữ được bản chất vốn có của mình: “Bân và người bạn lính đi ngất ngưỡng. 60 Cả hai đều đương say rượu. Mỗi lần về làng, anh nào đi nguỵ cũng say khướt. Bỏ ruộng bỏ làm mà đi ăn chơi, đi cướp, làm ác, nhiều người xưa kia hiền lành bây giờ cũng hoá ra dữ. Hình như về mà tỉnh thì có phần xấu hổ, nên người ta có về làng chơi thì chỉ thấy say” (Tr.123). Tô Hoài đặt các nhân vật vào trong những hoàn cảnh nghiệt ngã, trước sự thách thức của số phận trong ranh giới giữa cái thiện và cái ác, bắt buộc họ phải có sự lựa chọn cho con đường đi của mình. Khi có quyết định sai lầm, không giữ vững được tinh thần ý chí con người sẽ trở nên sa ngã, đi vào con đường tội lỗi. Tuy nhiên việc xây dựng hình tượng nhân vật phản diện, tác giả Tô Hoài khai thác chưa thật sự rõ nét, chưa giải quyết dứt điểm trong tâm lý của nhân vật mà chỉ đề cập đến những con người lầm đường lạc lối, trở thành nạn nhân đáng thương của xã hội cũ. Ngòi bút của ông không tỏ ra dứt khoát sự căm ghét nhân vật mà hướng đến những tác nhân của kẻ thù là bọn đế quốc và phong kiến gây nên những hư hỏng trong con người nhân vật. PHẦN KẾT LUẬN Có thể nói, Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn, tiêu biểu cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Dù là trước hay sau Cách mạng Tô Hoài đều có những đóng góp hết sức quan trọng và đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác của mình. Đặc biệt là mảng đề tài về miền 61 núi, đem đến cho nhà văn rất nhiều thành công, ông được xem là một trong những người lót gạch, đi tiên phong trong công cuộc khám phá vùng đất Tây Bắc. Viết về quê hương và con người miền núi Tây Bắc Tô Hoài rất thành công trên nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết. ký. Tất cả tạo nên những tác phẩm vô cùng đặc sắc, có giá trị cao. Những thành quả mà ông đạt được có thể khẳng định ông giữ một vị trí vô cùng đặc biệt, đóng một vai trò rất lớn cho nền văn học Việt Nam. Mặc dù không phải là người duy nhất viết về đề tài miền núi thế nhưng không phải tác giả nào cũng gắn bó và thiết tha với mảnh đất Tây Bắc này nhiều như là Tô Hoài. Đi sâu vào vào các tác phẩm, chúng ta càng thấy rõ được tình cảm của Tô Hoài dành cho quê hương miền núi Tây Bắc với những trang viết hết sức chân thực, cảm động về cảnh và người nơi đây. Viết về quê hương miền núi Tây Bắc, bằng tài năng miêu tả, cùng với óc quan sát tinh tế, Tô Hoài đã dựng nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động với những hình ảnh đầy màu sắc. Bằng ngòi bút miêu tả của Tô Hoài, thiên nhiên miền núi hiện lên mang một nét trữ tình đầy thơ mộng. Những hình ảnh của cánh đồng, rừng cây, con suối, những ngọn núi mây bay, những loài hoa hoang dại,… Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng tuyệt đẹp luân phiên thay đổi theo bốn mùa của Tây Bắc, mùa nào cũng có một nét đẹp riêng khiến cho người đọc cảm thấy thú vị, hấp dẫn đến lạ kỳ. Bên cạnh đó, thiên nhiên trong sáng tác của Tô Hoài cũng Trong các sáng tác của mình, Tô Hoài cũng dành nhiều trang viết để miêu tả những phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc miền núi mang đậm bản sắc văn hoá, dân tộc. Viết về những phong tục tập quán của những con người miền núi Tô Hoài tái hiện cuộc sống, tôn trọng tính chân thực, tôn trọng bản sắc dân tộc của con người nơi đây. Những phong tục tích cực gắn liền với lễ hội ngày tết được tác giả đưa vào trong tác phẩm với những trò chơi độc đáo, cách mà người miền núi ăn tết, hay những buổi chợ Tết đầu xuân. Tất cả đem đến sự đa dạng trong văn hóa sinh hoạt cũng như lao động của những con người miền núi. Đó chính là nét đặc trưng không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Tây Bắc. từ đó những trang viết miêu tả phong tục, tập quán của Tô Hoài trở nên thú vị, mới mẽ và hấp dẫn trong lòng người đọc. Đan xen những phong tục tập quán 62 tích cực là những phong tục cổ hủ, lạc hậu với những tục lệ hết sức tàn ác và man rợ gây biết bao nhiêu là đau khổ, bất hạnh cho những con người miền núi. Thêm vào đó, việc khai thác những giá trị đặc sắc mà những phong tục tập quán ở miền núi Tây Bắc đã đem lại, Tô Hoài còn giúp cho chúng ta có thêm một số kiến thức bổ ích, hiểu và nắm được những bản sắc văn hoá cùng với những nét độc đáo của dân tộc ở từng vùng miền khác nhau. Từ đó làm nổi bật được tính cách dân tộc của con người miền núi trong những phong tục, tập quán mang tính riêng biệt của dân tộc mình. Viết về con người miền núi, Tô Hoài dành cho họ một tình cảm sâu sắc: “Đất nước và con người Miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá”. Xuất phát từ quan điểm nghệ thuật về con người, những con người miền núi trong sáng tác của Tô Hoài mang đầy đủ những nét tính cách của con người thực. Đó là những người nông dân cần cù, giỏi giang, siêng năng, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, hết lòng với công việc. thể hiện một tình yêu quê hương đất nước một cách mãnh liệt. Không những thế, trong các tác phẩm viết về đề tài này, Tô Hoài còn đề cao tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất của những con người miền núi. Với sự trổi dậy mạnh mẽ, những khả năng tiềm tàng cùng sức sống mãnh liệt, nhân dân vùng núi Tây Bắc đã đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược, phá bỏ những hủ tục lạc hậu, thối nát, xây dựng quê hương đất nước, đổi mới cuộc sống con người. Viết về đề tài miền núi, tác giả luôn có cái nhìn trân trọng của mình đối với những con người miền núi, họ là những con người luôn lạc quan, vui tươi, yêu đời, yêu tự do và luôn hướng về cách mạng với một niềm tin về cuộc sống tốt đẹp hơn. Tóm lại, với những cống hiến vĩ đại của mình, Tô Hoài thật sự là tấm gương sáng cho lớp trẻ mai sau học tập và noi theo, ông xứng đáng là một trong những nhà văn xuất sắc nhất trong nền văn học văn xuôi Việt Nam hiện đại. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Cự Đệ (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX - Quyển 2 - Tập VII, Nhà xuất bản văn học, 18-Nguyễn Trường Tộ - Ba Đình - Hà Nội. 2. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nhà xuất bản giáo dục. 3. Hà Minh Đức (1997), Lí luận văn học, Nhà xuất bản giáo dục, 1997. 4. Tô Hoài (2002), Truyện Tây Bắc, Nhà xuất bản trẻ. 5. Tô Hoài (1995), Tuyển tập truyện ngắn (sau năm 1945), Nhà xuất bản văn học. 6. Tô Hoài (2005), Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh (Quyển 1), Nhà xuất bản văn học. 7. Tô Hoài (2005), Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh (Quyển 2), Nhà xuất bản văn học. 8. Tô Hoài (2011), Truyện ngắn chọn lọc (tuyển tập), Nhà xuất bản lao động. 9. Phong Lê (1999), Vẫn chuyện văn và người, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. 10. Phong Lê (2007), Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản giáo dục, 2007. 11. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Nhà văn Việt Nam hiện đại Chân Dung và Phong Cách, Nhà xuất bản văn học. 12. Trần Đình Sử (2006), Giáo trình lí luận văn học (tập 2) - Tác phẩm và thể loại văn học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 13. Vân Thanh (2000), Tô Hoài - Những tác phẩm tiêu biểu (trước 1945), Nhà xuất bản giáo dục. 14. Nguyễn Địch, Không gian nghệ thuật trong Vợ chồng A Phủ, http://kieumai.vnweblogs.com/post/3334/420359 15. Hạnh Ngân, Nhãn quan phong tục trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, http://chuyenlequydondb.edu.vn/vi/news/Blog-Trang-Viet-Hoc-Tro/Nhan-quanphong-tuc-trong-Vo-chong-A-Phu-cua-To-Hoai-321/ 16. Phạm Duy Nghĩa, Miền núi của Tô Hoài, http://vannghequandoi.com.vn/802/newsdetail/1444013/phe-binh-van-nghe/mien-nui-cua-to-hoai.html 17. Chế Diễm Trâm, Kết cấu không gian- thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ 64 http://xunauvn.org/2014/07/13/ket-cau-khong-gian-thoi-gian-nghe-thuat-trong-tac-phamvo-chong-a-phu/ 18. Hoàng Duy Vũ, Vùng cao trong văn Tô Hoài, http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=19552 65 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 4 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................... 4 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................................. 5 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 9 4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 9 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................ 11 CHƯƠNG 1 : TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM .................................................................... 11 1.1 Nhà văn Tô Hoài ................................................................................................... 11 1.1.1. Cuộc đời ........................................................................................................ 11 1.1.2. Sự nghiệp văn chương ................................................................................... 12 1.2 Phong cách nghệ thuật ......................................................................................... 16 1.3 Giới thiệu một số tác phẩm viết về Tây Bắc của Tô Hoài .................................... 19 Chương 2: QUÊ HƯƠNG TÂY BẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI .......................................................................................................................... 23 2.1 Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc trong một số tác phẩm của Tô Hoài ................... 23 2.1.1 Vẻ đẹp lãng mạn trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc ........................................ 23 2.1.2 Vẻ đẹp dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc ......................................................... 28 2.2 Phong tục tập quán của vùng Tây Bắc trong một số tác phẩm của Tô Hoài ........ 31 2.2.1 Những lễ hội đặc trưng của mùa xuân ở Tây Bắc .......................................... 31 2.2.2 Những phong tục tập quán tích cực trong sinh hoạt, lao động....................... 34 2.2.3 Những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu ...................................................... 37 Chương 3: CON NGƯỜI TÂY BẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI ........................................................................................................................................ 45 3.1 Vẻ đẹp của con người Tây Bắc ......................................................................... 45 66 3.1.1 Con người Tây Bắc cần cù, giỏi giang, chăm chỉ .......................................... 45 3.1.2 Con người Tây Bắc với niềm tin và khát vọng hạnh phúc ............................. 48 3.1.3 Con người Tây Bắc giàu lòng yêu nước......................................................... 50 3.2 Thân phận của con người Tây Bắc dưới sự thống trị của cường quyền và thần quyền ........................................................................................................................... 55 3.2.1 Bị tước đoạt tự do, tình yêu và hạnh phúc ..................................................... 55 3.2.2 Bị tha hoá, bị biến chất ................................................................................... 59 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 64 67 [...]... miền núi sau cách mạng 22 Chương 2: QUÊ HƯƠNG TÂY BẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI 2.1 Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc trong một số tác phẩm của Tô Hoài 2.1.1 Vẻ đẹp lãng mạn trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc Không biết thiên nhiên có từ bao giờ, chỉ biết rằng thiên nhiên là một phần của cuộc sống Thiên nhiên chính là người bạn, thân thiết, gần gũi với con người Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh thiên... cuộc sống nên thơ, mộc mạc và phong cảnh thiên nhiên bao la tươi đẹp của đất nước mang những sắc màu riêng biệt, giọng điệu trữ tình trở thành một trong những giọng điệu hiếm có của Tô Hoài Giọng điệu trữ tình của Tô Hoài trong tác phẩm bàng bạc chất thơ - chất thơ của đời sống thực Chỉ có một tấm lòng gắn bó thiết tha với con người và quê hương đất nước, Tô Hoài mới có thể cảm nhận vẻ đẹp của đời sống... thiệu một số tác phẩm viết về Tây Bắc của Tô Hoài Như đã trình bày, tập truyện Núi Cứu quốc là tác phẩm đầu tiên của Tô Hoài khi viết về đề tài miền núi (1948) với bốn truyện ngắn : Đồng chí Hùng Vương, Nà Lộc, Tào Lường và Công tác xa Đây là những tác phẩm thể hiện cảnh sống khó khăn, vất vả, túng thiếu về mọi mặt “mỗi năm thường thiếu ăn đến ba bốn tháng”.(Tr.216 -Tô Hoài về tác gia và tác phẩm) của. .. ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi Đó là một ám ảnh mạnh mẽ thúc đẩy tôi sáng tác .(Tr.70 -tô hoai tac gia tac phẩm) Có thể nói sáng tác về đề tài miền núi là một ưu thế đặc biệt của Tô Hoài khiến nhà văn càng có vị trí vững chắc hơn trong nền văn học Việt Nam hiện đại Tây Bắc trở thành một vùng đất mà Tô Hoài xem là quê hương thứ hai của. .. những tác phẩm này người đọc có điều kiện hiểu rõ hơn về những nếp sinh hoạt, phong tục, tên gọi phố phường của con người Hà Nội trong cuộc sống đời thường và cả trong chiến tranh Điều đó cho ta thấy vốn sống và nguồn cảm hứng của ông vô cùng phong phú và đa dạng Bên cạnh đó, tác phẩm kí xuất hiện trong những sáng tác của Tô Hoài đã cho ta thấy được cái tài của ông ở nhiều thể loại Điển hình cho tác phẩm. .. cưới của người HMông), rồi những cảnh ăn tết với người Thái, tết người HMông, mà tôi tả trong Truyện Tây Bắc đều là những cảnh tôi biết hoặc chính mình có làm qua trong các địa phương” (Tr.588- Tô Hoài về tác gia tác phẩm) 35 Hấp dẫn nhất trong những nét phong tục đậm đà bản sắc văn hoá các dân tộc miền núi Tây Bắc, phải kể đến những phiên chợ vùng cao Dưới ngòi bút của Tô Hoài, hình ảnh của một buổi... NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.1 Nhà văn Tô Hoài 1.1.1 Cuộc đời Tô Hoài tên thật Nguyễn Sen, là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng Sinh 27/09/1920 ( tức 16/08 Canh Thân) tại quê nội huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây trong một gia đình làm nghề thợ thủ công Tuy sinh ra ở quê nội nhưng Tô Hoài lớn lên và gắn bó thân thiết ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông Cái tên Tô Hoài cũng... gắn bó tha thiết với thiên nhiên Tây Bắc, cùng với một khả năng quan sát tinh tế Tô Hoài mới có thể viết nên những trang văn miêu tả thật sự ấn tượng 2.2 Phong tục tập quán của vùng Tây Bắc trong một số tác phẩm của Tô Hoài Phong tục là toàn bộ những hoạt động của con người đã được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nền nếp được cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện, được lưu truyền... mượn hình ảnh của một số con vật nhỏ bé gắn liền với sinh hoạt con người để mô tả đời sống con người Có thể kể đến một số tác phẩm chính của nhà văn Tô Hoài được in thành sách trong giai đoạn này :Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1942), O chuột (truyện, 1942), Giăng thề (truyện, 1941), Xóm giếng ngày xưa (truyện, 1944, Quê người (tiểu thuyết, 1942)¸ Cỏ dại (hồi ký, 1944) Với các tác phẩm này Tô Hoải đã xây... vật và về thiên nhiên Tất cả tạo nên sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn trong phong cách nghệ thuật của ông Con người trong sáng tác của Tô Hoài bao giờ cũng gắn liền với gia đình, quê hương, nghề nghiệp, gắn bó với những mối quan hệ, cảm xúc vui, buồn, hạnh phúc và khổ đau Viết về con người nhà văn thể hiện hình ảnh con người bằng tất cả những gì đơn giản đời thường nhất có thể Trong sáng tác, Tô Hoài ... ánh sáng chiếu vào cảnh tăm tối người dân miền núi sau cách mạng 22 Chương 2: QUÊ HƯƠNG TÂY BẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI 2.1 Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc số tác phẩm Tô Hoài 2.1.1 Vẻ... thầy miêu tả 44 Chương 3: CON NGƯỜI TÂY BẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI 3.1 Vẻ đẹp người Tây Bắc 3.1.1 Con người Tây Bắc cần cù, giỏi giang, chăm Cuộc đời đường dài với vô vàng gian nan,... Chương 2: Quê hương Tây Bắc số tác phẩm Tô Hoài 2.1 Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc số tác phẩm Tô Hoài 2.1.1 Vẻ đẹp lãng mạn trữ tình thiên nhiên Tây Bắc 2.1.2 Vẻ đẹp dội thiên nhiên Tây Bắc 2.2

Ngày đăng: 03/10/2015, 23:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan