tình yêu và hôn nhân trong kinh thi

118 4.5K 35
tình yêu và hôn nhân trong kinh thi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN  TRẦN THỊ KIM THO MSSV: 6116154 TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN TRONG KINH THI Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ văn Cán bộ hướng dẫn: TẠ ĐỨC TÚ Cần Thơ, năm 2014 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................. 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 3 3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 6 4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 7 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 8 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ................................................... 9 1.1. Khái quát về Kinh Thi ...................................................................................... 9 1.1.1. Giới thiệu chung và tên gọi Kinh Thi ........................................................ 9 1.1.2. Quá trình hình thành Kinh Thi ................................................................ 10 1.1.3. Vấn đề biên soạn Kinh Thi....................................................................... 10 1.1.4. Kết cấu Kinh Thi ...................................................................................... 11 1.2. Nội dung Kinh Thi.......................................................................................... 13 1.2.1. Cuộc sống bị áp bức, bóc lột và tinh thần phản kháng của nhân dân lao động. .................................................................................................................. 13 1.2.2. Phản đối chiến tranh bành trướng thế lực, thôn tính đất đai, cướp đoạt nô lệ của giai cấp thống trị......................................................................................... 25 1.2.3. Phản ánh tình yêu và hôn nhân trong đời sống....................................... 29 1.3. Khái quát quan niệm tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi ........................... 30 1.3.1. Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong đời sống ................................ 30 1.3.2. Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong văn học ................................. 31 1.3.3. Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi................................ 35 CHƯƠNG II: NỘI DUNG BIỂU HIỆN ĐỀ TÀI TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN TRONG KINH THI.......................................................................... 38 2.1. Hệ thống Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân ....................................... 38 2.2. Tình yêu đôi lứa trong Kinh Thi..................................................................... 40 2.2.1. Tỏ tình trong Kinh Thi ............................................................................. 40 2.2.2. Thề nguyền, ước hẹn trong Kinh Thi ....................................................... 49 2.2.4. Lỡ duyên trong Kinh Thi.......................................................................... 63 2.3. Hôn nhân trong Kinh Thi ............................................................................... 66 2.3.1. Hôn nhân hạnh phúc trong Kinh Thi....................................................... 66 2.3.2. Hôn nhân bị chia cắt, đổ vỡ trong Kinh Thi............................................ 72 Tiểu kết ............................................................................................................ 82 CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT TRONG KINH THI VỚI ĐỀ TÀI TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN................................................................................... 83 3.1. Thể thơ ........................................................................................................... 84 3.2. Ba thủ pháp nghệ thuật nổi bật nhất trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân. ...................................................................................................................... 87 3.2.1. Phú ........................................................................................................... 87 3.2.2. Tỷ ............................................................................................................. 91 3.2.3. Hứng ........................................................................................................ 95 3.3. Kết cấu dân ca nổi bật trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân......... 98 3.4. Ngôn ngữ trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân .......................... 104 Tiểu kết .......................................................................................................... 108 PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................... 109 PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài Là một quốc gia rộng lớn với hơn năm mươi lăm dân tộc anh em và năm nghìn năm lịch sử, Trung Quốc đã tích lũy cho mình một kho tàng văn hóa với hình thức vô cùng đa dạng, nội dung đậm đà, sâu sắc và có sức sống mãnh liệt cùng với thời gian. Vùng đất này đã cho ra đời không ít những tác phẩm cổ điển có sức ảnh hưởng không chỉ trong vùng mà còn lan tỏa ra khắp các nước trong khu vực và thế giới. Vì thế, việc tìm hiểu văn học Trung Quốc là một công việc cần thiết để nhiều người hiểu rõ hơn về nền văn học của quốc gia này. Qua đó, nhiều nhà nghiên cứu có những nhận định lại vị thế của nó trên trường quốc tế. Khi tìm hiểu về văn học Trung Quốc, chúng ta không thể nào bỏ qua Kinh Thi – bộ tổng tập thơ ca cổ nhất của đất nước này. Khổng Tử nói: “bất học Thi, vô dĩ ngôn” (không học Kinh Thi thì không biết lấy gì để nói). Thật vậy, đã từ rất lâu, Kinh Thi được các bậc nho sĩ tôn lên hàng kinh điển, trở thành chuẩn mực để mọi người noi theo và dùng làm cơ sở cho các lập luận trong nhiều tác phẩm văn học về sau. Ảnh hưởng của Kinh Thi hết sức sâu rộng, nhiều từ ngữ trong tác phẩm ngày nay được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam như “yểu điệu”, “thục nữ”, “vu quy”, “cù lao”,… Như nhiều người nghiên cứu đã biết, văn học dân gian là tấm gương phản chiếu mọi mặt của đời sống xã hội cổ đại. Tập hợp nội dung những bài dân ca và ca dao những thể loại tiêu biểu của văn học dân gian – trong Kinh Thi đã được phản ánh từ thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội cho đến tâm hồn, tư tưởng, khát vọng của nhân dân Trung Hoa thời thượng cổ. Trong Kinh Thi, đề tài tình yêu và hôn nhân chiếm số lượng rất lớn trong tổng số. Những bài ca dao, dân ca viết về đề tài này là tiếng nói chân thật xuất phát từ sâu thẳm của những trái tim rạo rực yêu thương có sự khắc khoải chờ mong tình yêu đến, có niềm hạnh phúc khi đôi lứa được bên nhau và có cả nỗi niềm chua xót, ngậm ngùi khi tình yêu lứa đôi tan vỡ. Ngôn ngữ được sử dụng một cách hết sức tự nhiên, gần gũi, xuất phát từ lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt hằng ngày ở đề tài này, người nghiên cứu giúp độc giả hiểu được cái nhìn của con người trong giai đoạn trước, biết thêm về hoàn cảnh lịch sử, xã hội chi phối con người thời bấy giờ như thế nào. Song song bên cạnh đó, người đọc biết được những nét độc đáo và sức 2 ảnh hưởng của Kinh Thi đối với các tác phẩm giai đoạn sau trong nền văn học Trung Quốc và nền văn học các nước đồng văn, trong đó có Việt Nam. Chính sự hấp dẫn và tính thực tế của đề tài cùng với sự yêu thích của bản thân đối với tình yêu trong văn học Trung Quốc nên người viết quyết định chọn đề tài “Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Kinh Thi là một quyển “bách khoa toàn thư” mà khi nghiên cứu bất kỳ một lĩnh vực nào trong đời sống tinh thần và xã hội Trung Quốc cổ đại người nghiên cứu đều không thể bỏ qua. Sở dĩ nói như thế vì Kinh Thi là bức tranh muôn màu, muôn vẻ, vẽ lên toàn cảnh về đời sống tinh thần lẫn vật chất của con người Trung Hoa thời thượng cổ. Trong Kinh Thi, cái quý nhất chính là tình cảm chân thật, trong sáng của nhân dân lao động gửi gắm vào từng ý nhạc, lời thơ. Đến với Kinh Thi là đến với sự phong phú, đa dạng của tâm hồn, đến với một vườn hoa thơ ca ngọt ngào hương sắc. Kinh Thi là tiếng nói tâm tình ngọt ngào của nhân dân Trung Hoa thời cổ đại. Có nhiều học giả nghiên cứu về Kinh Thi như: Trong Bài giảng văn học Trung Quốc của Lương Duy Thứ, ông đã tổng hợp nhiều tác phẩm lớn, tiêu biểu, có ít nhiều liên quan đến văn học Việt Nam ở cả bốn bộ phận: văn học cổ đại: Kinh Thi, Sở từ, Sử ký,…, văn học trung đại: Thơ Đường (chủ yếu học thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị), tiểu thuyết Minh, Thanh (Tam quốc, Tây Du, Hồng Lâu Mộng, Liêu trai chí dị),…,văn học cận đại: thơ văn Lương Khải Siêu, Lỗ Tấn, Tào Ngu,…, văn học hiện đại: Triệu Thụ Lý, Đinh Linh, Quỳnh Giao, Kim Dung,… Trong bài giảng của mình, ông đặc biệt chú ý và giới thiệu nhiều về Kinh Thi ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Trong Văn học Trung Quốc, hai tác giả Nguyễn Khắc Phi và Lương Duy Thứ cũng điểm sơ qua Kinh Thi trong phần tổng kết văn học Trung Quốc cổ trung đại. Kinh Thi được nhắc đến như một nền móng khá vững chắc cho nền văn học hiện thực của Trung Quốc. 3 Trong Tư tưởng văn học Trung Quốc cổ xưa của I.S. Lisevich do Trần Đình Sử dịch, Kinh Thi được đề cập đến thông qua các thủ pháp nghệ thuật như: phú, tỉ và hứng. Trong Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen mà lạ, Nguyễn Khắc Phi đã nhắc đến Kinh Thi với một số bài ca dao về tình yêu và hôn nhân, nhưng những bài ca dao này chỉ được liệt kê ra chứ chưa được phân tích và làm sáng tỏ về nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Trong Lịch sử văn học Trung Quốc (tập một) do Lê Huy Tiêu, Lương Duy Thứ, Nguyễn Trung Hiền, Lê Đức Niệm, Trần Thanh Liêm dịch, Kinh Thi được xem như là mầm mống văn học viết của Trung Quốc sau thể loại tản văn. Kinh Thi được giới thiệu với bạn đọc qua các phần như: quá trình biên tập; ứng dụng và lưu truyền ba trăm bài thơ; thơ thời kỳ đầu Tây Chu; thơ thời kỳ cuối Tây Chu; thơ Đông Chu; đặc điểm và ảnh hưởng của Kinh Thi. Nhìn chung, độc giả phần nào nắm được nội dung trong Kinh Thi, tuy nhiên, nghệ thuật trong Kinh Thi cũng là một phương diện hết sức quan trọng nhưng chưa được đề cập đến trong quyển sách này. Trong Kinh Thi do Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu), Nghiêm Thượng Văn, Đặng Đức Tô dịch, quyển sách đã giới thiệu với bạn đọc tương đối chi tiết về các vấn đề liên quan đến Kinh Thi như: giới thiệu sơ lược về Kinh Thi; vấn đề chú giải, đọc và dịch Kinh Thi,…Quyển sách cũng giới thiệu với bạn đọc một số bài ca dao trong phần Quốc phong, có phiên âm, dịch nghĩa, chú giải và phần nguyên văn chữ Hán, tuy số lượng chỉ có sáu mươi bốn trong tổng số ba trăm lẻ năm bài trong Kinh Thi, nhưng đây cũng là một đóng góp quan trọng cho việc nghiên cứu về Kinh Thi sau này. Trong Những áng văn bất hủ do Trần Kiết Hùng và Thái Văn Nam dịch, Kinh Thi được điểm sơ lược về một số khía cạnh như quá trình hình thành, kết cấu,…nó được đề cập đến như một bộ sách vô cùng quan trọng trong thời cổ đại của Trung Quốc. Tuy nhiên, dung lượng được đề cập đến còn rất ít so với những gì mà Kinh Thi mang lại nên mọi thông tin chỉ mang tính chất khái quát. Mặc dù vậy, nhưng đây cũng là nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho việc nghiên cứu văn học Trung Quốc nói chung và Kinh Thi nói riêng. 4 Trong Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc (tập một) của tập thể bảy mươi bốn tác giả biên soạn do Bùi Hữu Hồng dịch, Kinh Thi được xếp vào thơ ca giai đoạn Tiên Tần, đặc biệt, ngôn ngữ trong Kinh Thi được đánh giá đã đạt đến trình độ cao và sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ như: điệp ngữ, song thanh, điệp vận,...Quyển sách này nói về Kinh Thi như một sự thành công về nghệ thuật, còn nội dung thì chưa được đề cập đến. Trong Giáo trình cổ văn (tập một) của Đặng Đức Siêu biên soạn, Kinh Thi được nhắc đến là một tuyển tập thơ ca ra đời sớm nhất ở Trung Quốc, ông cũng chọn lựa một số tác phẩm tiêu biểu, có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật đưa vào giáo trình với một vài lời nhận xét khái quát cho từng bài thơ. Trên trang web lichsuvn.net có bài viết về Tình yêu trong thời đại Kinh Thi. Bài viết đã giới thiệu hoàn cảnh lịch sử, xã hội của đất nước Trung Hoa thời thượng cổ chi phối tình yêu trong Kinh Thi và cũng dẫn ra một số thiên trong Kinh Thi tiêu biểu cho tình yêu đôi lứa được nhiều người biết đến nhưng chưa đi sâu vào phân tích. Trên trang web thivien.net có bài Giới thiệu Kinh Thi của tác giả Bửu Cầm. Bài viết đã giới thiệu về nguồn gốc, nội dung, địa vực thời đại, tác giả và văn chương trong Kinh Thi, tuy chưa nghiên cứu sâu nhưng cũng đã khái quát được những vấn đề cần nắm bắt trong quyển thi ca cổ này. Trên trang web motsach.info có bài được sưu tầm về Kinh Thi, thi phẩm được nghiên cứu về một số khía cạnh như nguồn gốc, phân loại, hình thức, nội dung, trích dẫn một vài bài tiêu biểu và đặt biệt là có bàn đến sự ảnh hưởng của Kinh Thi với thơ văn Trung Quốc và Việt Nam ở giai đoạn sau nó. Trên trang web Thế giới của tôi có đăng bài tiểu luận viết về đề tài Tình yêu nam nữ trong Kinh Thi của sinh viên Nguyễn Minh Sang. Tiểu luận cơ bản trình bày được các vấn đề cần bàn đến trong đề tài. Tuy nhiên, mức độ phân tích, đánh giá chủ yếu mang tính khái quát, chưa đi sâu vào phân tích và chưa làm rõ vấn đề. Mặc dù số lượng bài viết, bài nghiên cứu đã nghiên cứu về Kinh Thi tương đối nhiều, tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa tìm ra được một công trình nghiên cứu nào chuyên 5 sâu về Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân. Nếu có thì nội dung chỉ nói sơ lược, khái quát, chung chung, chưa cụ thể và chưa đầy đủ. Các tài liệu, bài viết trên là cơ sở quan trọng để người viết tiếp tục thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn với đề tài: “Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi”. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi”, người viết hướng vào các nhiệm vụ cụ thể: Khảo sát, tập hợp, thống kê theo hệ thống những thiên trong Kinh Thi nói về đề tài tình yêu và hôn nhân. Chỉ ra nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật biểu hiện của Kinh Thi về đề tài người viết đang nghiên cứu. Khám phá cái hay, cái đẹp được biểu hiện trong Kinh Thi qua đề tài tình yêu và hôn nhân. Đồng thời, thấy được tính hiện thực trong Kinh Thi có sức ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển văn học Trung Quốc thời kỳ sau, đặc biệt là đối với thơ ca. Thơ văn cổ Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ thơ văn cổ Trung Quốc, đặc biệt là Kinh Thi. Vì thế, khi nghiên cứu, người viết đã liên hệ thực tế thơ văn Việt Nam để nhận ra sự tiếp nhận có sáng tạo của thế hệ cha ông đi trước. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu là “Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi” nên đối tượng, phạm vi nghiên cứu là những bài thơ, ca dao trong Kinh Thi thể hiện hai khía cạnh là tình yêu và hôn nhân. Trong quá trình nghiên cứu, người viết khảo sát cụ thể trên hai tài liệu quy ước sau: 1. Kinh Thi (Quyển thượng) - tác giả: Khổng Tử, người dịch: Tạ Quang Phát Nhà xuất bản Văn học. 2. Kinh Thi (Quyển trung và Quyển hạ) - tác giả: Khổng Tử, người dịch: Tạ Quang Phát - Nhà xuất bản Văn học. 6 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, người viết đã tiến hành tiếp cận tìm đọc tài liệu, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu có liên quan trên sách, trên các phương tiện truyền thông,… chú ý chọn lọc và đánh dấu các bài thơ, ca dao trong Kinh Thi liên quan đến đề tài. Sau đó, người viết dùng các phương pháp: phương pháp thống kê, tổng hợp, phương pháp hệ thống để phân tích, đánh giá, làm rõ vấn đề. Đặc biệt, thơ văn cổ Trung Quốc thường cô đọng, hàm súc, ý tại ngôn ngoại nên người viết chú trọng nghiên cứu về phần dịch nghĩa và phần chú thích, cốt để thấy được nội dung, còn phần dịch thơ chỉ để lấy vần cho dễ nhớ. Nghiên cứu Kinh Thi không chỉ dựa vào văn bản mà còn dựa vào đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Trung Hoa thời thượng cổ. Vì thế, người viết còn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành cộng với sự hiểu biết của bản thân về lịch sử, xã hội Trung Quốc thời cổ đại để đi vào tìm hiểu đề tài: “Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi”. 7 PHẦN NỘI DUNG 8 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái quát về Kinh Thi 1.1.1. Giới thiệu chung và tên gọi Kinh Thi 1.1.1.1. Giới thiệu chung về Kinh Thi Kinh Thi là bộ tuyển tập thơ ca tập hợp những câu ca dao của nhân dân Trung Hoa thời thượng cổ miêu tả đời sống hiện thực của những con người thuộc các giai cấp và tầng lớp khác nhau. Tập thơ được xem như dòng suối đầu nguồn phát khởi nên những dòng cảm hứng mới mẻ, là cơ sở, nền móng khá vững chắc cho việc phát triển nền văn học Trung Quốc giai đoạn sau này. 1.1.1.2. Tên gọi Kinh Thi Trước đời Hán, Kinh Thi được gọi là Thi tam bách 詩三百 (ba trăm bài thơ), hay ngắn hơn là Thi bách 詩百 (trăm bài thơ), hay gọi ngắn gọn hơn nữa là Thi 詩 (thơ). Chữ Kinh có nhiều nghĩa, phụ thuộc vào vị trí của nó trong câu văn hoàn chỉnh. Các nhà Nho đời Hán xem Kinh Thi với chữ Kinh có nghĩa là kinh điển, chuẩn mực. Kinh Thi là chuẩn mực của thơ ca, là đạo lý và phép tắc về những chuẩn mực ứng xử trong các mối quan hệ của xã hội. Về sau, các sách vở nho gia dùng để dạy học trò đều được suy tôn là Kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Xuân thu, Kinh Dịch cùng với Tứ Thư của nho giáo. Như vậy, tên gọi Kinh Thi là do các nhà nho đặt ra, gọi tên như thế là do thói quen chứ không có nghĩa khẳng định đó là tác phẩm kinh điển của nho giáo. Ngoài ra, Kinh Thi từng bị Tần Thủy Hoàng thiêu hủy, đến đời Hán mới được bốn nhà Tề, Lỗ, Hàn, Mao phục nguyên lại thành ra bốn bản Tề thi 齊詩, Lỗ thi 魯詩, Hàn thi 韓詩 và Mao thi 毛詩 . Về sau, các bản đều đã thất truyền, chỉ còn lại bản Kinh Thi của Mao Hanh được lưu truyền đến nay, vì vậy, Kinh Thi còn có một tên gọi khác là Mao thi. 9 1.1.2. Quá trình hình thành Kinh Thi Kinh Thi ra đời cách đây hai nghìn năm trăm năm, vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên. Tác phẩm này được hình thành bởi sáng tác của nhiều người (đa số là của nhân dân lao động) trong khoảng thời gian năm trăm năm từ đầu Tây Chu (thế kỷ XI trước công nguyên) đến giữa Xuân Thu (thế kỷ VI trước công nguyên). Chế độ xã hội trong thời kỳ hình thành Kinh Thi là chế độ nô lệ (thực ra là cuối nô lệ, đầu phong kiến), đây là giai đoạn áp bức bóc lột diễn ra kiểu nô lệ, lễ giáo phong kiến còn chưa ăn sâu vào đời sống xã hội như giai đoạn sau này. 1.1.3. Vấn đề biên soạn Kinh Thi Có ba thuyết về vấn đề biên soạn Kinh Thi: Thuyết thứ nhất cho rằng Kinh Thi do Khổng Tử biên soạn. Sách Sử ký 史記 (thiên Khổng tử thế gia 孔子世家) có viết: ban đầu, Kinh Thi có tới hơn ba nghìn thiên (bài), Khổng Tử soạn lại thành ba trăm bài để dạy học trò của mình. Thuyết này chưa thuyết phục, bởi vì trước Khổng Tử đã có quyển Kinh Thi ba trăm lẻ năm bài, Khổng Tử chỉ làm công việc san định và giải thích chứ không làm công việc biên soạn Kinh Thi. Tuy nhiên, công lao của ông trong việc định hình Kinh Thi từ thơ ca dân gian thành một tác phẩm kinh điển là không hề nhỏ. Trong sách Luận Ngữ 論語 có chép lời của Khổng Tử: “Ta từ Vệ trở về Lỗ, mới chỉnh lí Nhã Chính, Nhã Tụng cho thứ nào ra thứ ấy”. Khổng Tử đã sử dụng Kinh Thi như một chuẩn mực đạo lý để giáo dục học trò của mình. Hàng ngày, ông thường bàn bạc, thảo luận với họ về các vấn đề của Kinh Thi. Thuyết thứ hai thì cho rằng, phần lớn những bài thơ, ca dao trong Kinh Thi là do các quan “thái thi” (chọn thơ) đời Chu tuyển chọn để dâng lên vua. Trong sách Lễ ký có chép: “Thiên tử cứ năm năm đi tuần thú một lần. Tháng hai năm ấy đi tuần thú đến núi Đại Tông ở phía đông, thắp hương nến tế vọng núi sông. Thăm chư hầu, hỏi về các bậc cao tuổi và đến gặp. Truyền mệnh cho quan Thái sư đến trình thơ để xem xét nề nếp của dân chúng. Mệnh cho quan coi chợ trình giá cả để xem xét sự thích, ghét trong dân, ghi chép nết hay, nết xấu phổ biến. Mệnh cho quan Điển lễ khảo sát thời tiết, tháng để định ngày trước sau. Xem xét luật lệ, chế độ, y phục, chỉnh lại cho 10 đồng bộ”. Việc thu thập thơ ca đã được nhà Chu tiến hành một cách nghiêm túc, có quan đặc trách theo quy chế nhà nước: Thái sư. Vị quan này có nhiệm vụ quản lí mạng lưới sưu tầm thơ, ca dao trong dân gian, đó là các quan Thái thi (Hành nhân). Những Hành nhân này là những người tương đối cao tuổi (đàn ông sáu mươi tuổi, đàn bà năm mươi tuổi), và phải mù lòa, am hiểu âm nhạc. Những Hành nhân này thường đi lại trên đường, tay đánh mõ để sưu tầm thơ, ca dao để trình lên cho Thái sư. Sau đó, Thái sư tuyển chọn những làn điệu hay dâng lên cho vua thưởng thức. Theo Thập ngũ Quốc phong trong Kinh Thi, các vùng sưu tầm được Kinh Thi ngày nay tương ứng với các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Hồ Bắc với diện tích hơn 1.020.000 km². Điều này đã cho độc giả thấy sự nghiêm túc của các Hành nhân trong việc tìm kiếm, sưu tầm lại những bài thơ, ca dao với số lượng khổng lồ (khoảng ba nghìn bài) trên diện tích rộng như vậy. Tuy nhiên, thuyết này vẫn chưa thuyết phục một số người trong giới nghiên cứu Kinh Thi vì họ không tin từ đời Chu đã có được mạng lưới sưu tầm thơ, ca dao rộng lớn như vậy. Theo họ, đó chỉ là cách nói phỏng đoán của học giả đời Hán chứ trước Hán không thấy tư liệu nào ghi chép về việc này. Thuyết thứ ba lại cho rằng, sự xuất hiện của tập thơ là do công lao chính của các nhạc quan (quan coi âm nhạc) triều Chu biên tập dựa trên công trình sưu tầm của nhạc công các nước chư hầu. Bên cạnh phần lớn là ca dao thu thập trong dân chúng, tác phẩm còn có những bài thơ có tính chất điển lễ của quý tộc làm trong các dịp tế lễ, yến hội, những bài thơ có ngụ ý khuyên răn của quần thần dâng lên thiên tử hoặc vua các nước chư hầu. Thuyết này được hầu hết các nhà nghiên cứu chấp nhận. Các thuyết về vấn đề biên soạn tập thơ cổ này đều có cơ sở từ những tài liệu văn học, lịch sử được ghi chép và lưu truyền lại. Tuy nhiên, mức độ chính xác của những thuyết này đều mang tính chất tương đối, độc giả cần xem xét kĩ hơn khi nghiên cứu và khảo sát một tác phẩm văn học kinh điển như Kinh Thi. 1.1.4. Kết cấu Kinh Thi Kinh Thi có ba trăm mười một bài thơ. Trong đó, có sáu bài chỉ có đề mục chứ không có lời, gọi là "dật thi" (thơ đã mất). Sáu bài “dật thi” là Nam cai 南陔 11 (thuộc Lộc minh chi thập 鹿鳴之什), Bạch hoa 白華, Hoa thử 華黍, Do canh 由庚, Sùng khâu 崇丘, Do nghi 由儀 (thuộc Bạch hoa chi thập 白華之什). Theo một số nhà nghiên cứu, sáu bài này là nhạc ca, tên bài thì còn, nhưng điệu nhạc đã mất, vì vậy không chép vào Kinh Thi được. Với ba trăm lẻ năm bài còn lại trong Kinh Thi, có nhiều tiêu chí để phân chia kết cấu như sau: Theo thời kì lịch sử: Thơ thời kì đầu Tây Chu (từ Vũ vương đến Hiếu vương, từ năm 1066 đến năm 869 trước công nguyên) bao gồm toàn bộ Chu tụng, một bộ phận nhỏ Đại nhã và một ít bài của Phong. Thơ thời kì cuối Tây Chu (từ Di vương đến lúc Bình vương thiên đô về Đông, từ năm 869 đến năm 770 trước công nguyên) bao gồm đại bộ phận trong Đại nhã và Tiểu nhã (chỉ trừ một số bài cá biệt như “Đô nhân sĩ”) cùng một số ít bài trong Phong. Thơ Đông Chu (từ Bình vương dời đô về Đông đến cuối Xuân thu, từ năm 770 đến năm 475 trước công nguyên) ngoài Thương tụng và Lỗ tụng ra thì còn lại đều là Phong. Theo nhạc điệu: Phong: còn gọi là Quốc phong, có một trăm sáu mươi thiên, chia làm mười lăm quyển, gồm có: Chính Phong: Chu nam và Thiệu nam. Biến phong: Bội phong, Dung phong, Vệ phong, Vương phong, Trịnh phong, Tề phong, Ngụy phong, Đường phong, Tần phong, Cối phong, Tào phong, Bân phong. Đây là những bài thơ, ca dao, dân ca của mười lăm nước chư hầu, là tác phẩm tiêu biểu của miền bắc Trung Quốc (thuộc các tỉnh Sơn Đông, Thiểm Tây, Hà Bắc, Hà Nam hiện nay). Nhã: còn gọi là Nhị Nhã, có một trăm lẻ năm bài, chia ra làm hai phần: 12 Tiểu nhã là những bài dùng trong những trường hợp không quan trọng lắm như các buổi yến tiệc (bảy mươi bốn thiên). Đại nhã là những bài dùng trong những trường hợp quan trọng như khi Thiên tử họp các vua chư hầu hoặc tế ở miếu đường (ba mươi mốt thiên). Đây chủ yếu là thơ ca của giới quý tộc đại phu làm trong những việc triều hội, yến tiệc nói về quan hệ tốt đẹp của vua tôi và những nghi thức tiếp đãi giữa chủ và khách. Nhã có nghĩa đối lập với tục, có nghĩa là tao nhã, cao sang và gương mẫu. Tụng: là nhạc tán tụng ca ngợi - nhạc dùng trong tế lễ thần linh, thái miếu, giống như văn tế sau này. Tụng được sáng tác ở ba nước Chu, Lỗ, Thương bao gồm: Chu tụng có ba mươi mốt thiên. Lỗ tụng có bốn thiên. Thương tụng có năm thiên. Cách phân chia này không hoàn toàn chính xác, vì trong từng thiên, không hoàn toàn là đơn nhất một nhạc điệu: trong nhã đôi lúc cũng có nhạc phong, trong phong lại có bài của quý tộc,…Ngoài ra, cách phân chia này không nói lên được nội dung của tác phẩm. Cũng giống như vấn đề biên soạn, vấn đề phân chia kết cấu trong Kinh Thi cũng chỉ mang tính chất tương đối, chưa có sự thống nhất và còn nhiều bất đồng sâu sắc trong giới nghiên cứu. Do vậy, chúng ta cần thận trọng xem xét, lựa chọn cách phân chia nào là hợp lí nhất cho công việc đang nghiên cứu. 1.2. Nội dung Kinh Thi 1.2.1. Cuộc sống bị áp bức, bóc lột và tinh thần phản kháng của nhân dân lao động. 1.2.1.1. Kinh Thi là bức tranh toàn cảnh của nhân dân lao động dưới chế độ nô lệ. Trong thời đại của Kinh Thi, nhân dân luôn sống trong cảnh cơ cực với thân phận là những nô lệ. Họ phải làm việc cật lực, quanh năm, suốt tháng để nuôi bọn chủ nô ăn sung mặc sướng. Là một bài ca tám chương, mỗi chương miêu tả một mùa làm ăn, “Thất nguyệt” (tháng bảy) trong Bân Phong mang dáng dấp của một bài “nông gia 13 lịch”. Đó không chỉ là một bài ca miêu tả về tập quán làm ăn mà còn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ về cuộc sống thống khổ của nhân dân lao động sống dưới ách bóc lột nặng nề thời bấy giờ. Họ phải làm đủ thứ công việc, từ cày ruộng, dệt vải, săn bắn đến làm nhà, đục băng, nấu rượu cho bọn thống trị. Trong khi đó, họ luôn phải sống trong cảnh đói rét, thê lương. Mở đầu “Thất nguyệt”, tác giả đã lo lắng cho những ngày giá rét, lạnh buốt da khi sắp đến tháng mười một, tháng mười hai: 七月 1 Thất nguyệt 1 一之日觱發, Nhất chi nhật tất phế (phát), 二之日栗烈; Nhị chi nhật lật lệ (liệt). 無衣無褐, Vô y vô hệ (hạt) 何以卒歲? Hà dĩ tốt tuế ? Tháng bảy 1 Tháng mười một gió rét đông, Tháng mười hai khí lạnh lùng cắt da. Nếu chẳng áo thô và áo tốt, Đến cuối năm sống sót được sao? Mặc dù, họ chính là những người tự tay kéo lụa dệt vải để may quần cho công tử: 七月 3 Thất nguyệt 3 八月載績, Bát nguyệt tái tích 載玄載黃, Tái huyền tái hoàng 我朱孔陽, Ngã chu khổng dương 為公子裳。 Vi công tử thường. Tháng bảy 3 Bắt đầu tháng tám thì vừa kéo gai. Huyền và vàng nhuộm ngay tức khắc Nhuộm đỏ thì trông rất tươi xinh, May quần công tử nước mình. 14 Cho dù công việc kéo lụa, dệt vải đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Thế nhưng, họ vẫn phải đi săn bắn, lột da thú cho công tử làm áo để giữ ấm, chống khí lạnh: 七月 4 Thất nguyệt 4 一之日于貉, Nhất chi nhật vu hạc 取彼狐貍, Thủ bỉ hồ ly 為公子裘。 Vi công tử kỳ (cầu). Tháng bảy 4 Tháng mười một săn loài chồn dữ Bắt sạch cho hết thứ cáo này. Áo da công tử vội may. Không chỉ thế, họ còn là những người cắt cỏ, bện tranh để lợp nhà tránh rét: 七月 7 Thất nguyệt 7 晝爾于茅, Trú nhĩ vu mao, 宵爾索绹; Tiêu nhĩ tác đào. Tháng bảy 7 Lấy tranh người phải ra công ban ngày, Đêm đến người se dây cực nhọc. Thế mà, họ phải ở trong những căn nhà dựng nên từ những tấm phênh cũ kĩ, rách nát, gió thổi vào từ tứ phương. Mùa đông, họ phải lấy bùn, đất sét trét vào khe hở để tránh rét; phải bít cửa sổ ở hướng bắc để chống gió bất; những lỗ trống trong nhà thì phải bịt kín lại, xông khói vào hang để chuột không sống được trong ấy. Rồi khi những công việc ấy hoàn tất thì họ mới có thể vào nhà ấy ở để chống lạnh: 七月 5 Thất nguyệt 5 入我床下。 Thập nguyệt tất suất nhập ngã sang hụ (hạ), 穹窒熏鼠, Khung truất huân thử. 塞向墐戶。 Tắc hướng cận hộ. 嗟我婦子, Ta ngã phụ tủ (tử) 曰為改歲, Viết vi cải tuế. 入此室處。 Nhập thử thất xử. 15 Tháng bảy 5 Dế tháng mười chung giữa gầm sàng. Để xông khói chuột, bít hang. Bít song hướng bắc để ngăn gió vào. Dặn vợ con ta mau ghi nhớ Rằng: Tháng mười sẽ trở tân niên, Hãy vào nhà ấy ở liền. Đời sống của con người trong kiếp nô lệ luôn chịu sự quan sát, quản lý của bọn chủ nô. Họ luôn phải làm việc hết sức cốt để những quan giám sát ấy vừa lòng: 七月 1 Thất nguyệt 1 三之日于耜, Tam chi nhật vu dĩ (tự), 四之日舉趾。 Tứ chi nhật cử chỉ, 同我婦子, Đồng ngã phụ tỉ (tử), 馌彼南畝, Diệp bỉ nam mỹ (mẫu), 田畯至喜。 Điền tuấn chí hỉ. Tháng bảy 1 Tháng giêng nông cụ sửa mau, Tháng hai cất bước cày sâu ngoài đồng. Với ta đàn bà cùng con trẻ Đến ruộng nam, cơm tẻ đưa ăn. Khuyến nông bước tới hân hoan. Sống dưới chế độ ấy, những con người mang thân phận nô lệ không có một chút quyền lợi nào, ngay cả thân thể họ cũng chẳng thuộc về họ: 七月 2 Thất nguyệt 2 春日載陽, Xuân nhật tái dương. 有鳴倉庚。 Hữu minh thương cang (canh). 女執懿筐, Nữ chấp ý khuông, 遵彼微行, Tuân bỉ vi hàng (hành). 爰求柔桑。 Viên cầu nhu tang. 16 春日遲遲, Xuân nhật trì trì. 采蘩祁祁。 Thái phiền kỳ kỳ. 女心傷悲: Nữ tâm thương bi 殆及公子同歸? Đãi cập công tử đồng quy. Tháng bảy 4 Ngày xuân ấm áp vui tươi, Thương canh cất tiếng khắp nơi hót chào. Cô gái mang giỏ sâu và đẹp, Lại noi theo lối hẹp tiến chân, Dâu non tìm hái xa gần. Khi xuân ấm áp, ngày xuân trì trì. Mớ rau phiền, bước đi tìm hái, Trong lòng người con gái xót xa: Bước theo công tử lìa nhà. Những cô gái đang độ tuổi xuân thì, đang hạnh phúc đón chào ngày mùa xuân ấm áp. Thế mà niềm vui đó chưa hưởng trọn thì đã phải xót xa khi bị bắt gả cho những công tử (con vua các nước chư hầu), phải rời xa gia đình thân yêu, xa cha, xa mẹ, xa những cuộc vui ngày nào,… Có thể thấy, trong toàn bộ tám chương trong “Thất nguyệt”, những người lao động từ đàn ông đến đàn bà đều phải làm đủ thứ công việc với không khí căng thẳng, mệt mỏi vì luôn có người giám sát: “Tháng giêng nông cụ sửa mau Tháng hai cất bước cày sâu ngoài đồng… Bắt đầu tháng tám thì vừa kéo gai… Tháng chín dựng kho nơi vườn cũ… Tháng chín trai gái mau đi lặt… Tháng mười sang quét tước nông trang… Nếp thì thu gặt tháng mười cho xong… Tháng mười một săn loài chồn dữ… Tháng chạp đục lấy nhiều nước đá… 17 Tháng giêng đem giấu cả hầm sâu…” Những con người này sống dưới chế độ nộ lệ, thân phận họ luôn bị xem thường, rẻ rúng. Họ bị bọn chủ nô xem như những công cụ để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống của giới quý tộc,… Thế nhưng, bên cạnh những lời than thở kia, ta lại thấy ở họ có cái làm ta cảm phục. Đó chính là tinh thần vươn lên trước mọi khổ cực, bất công, ngang trái để hướng đến và chăm lo cho một tương lai tươi sáng hơn, sung túc hơn. Ở “Thất nguyệt”, nếu năm chương đầu là lời than thở thì ba chương cuối mang hơi hướng của sự lạc quan, tin tưởng vào bậc Thiên tử, tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng: 七月 6 Thất nguyệt 6 為此春酒, Vi thử xuân tửu, 以介眉壽。 Dĩ giới mỵ thụ (thọ). 七月食瓜, Thất nguyệt thực cô (qua). Tháng bảy 6 Đem gầy rượu uống trong xuân mới, Để giúp cho số tuổi thêm dài. Ăn dưa tháng bảy ngon thay!... 18 Hay: 七月 7 Thất nguyệt 7 九月筑場圃, Cửu nguyệt trúc trường bố (phố). 十月納禾稼。 Thập nguyệt nạp hoà cổ (giá), 黍稷重穋, Thử tắc trùng lực (lục). 禾麻菽麥。 Hoà ma thúc cức (mạch). 嗟我農夫, Ta ngã nông phu. 我稼既同, Ngã giá ký đồng. 上入執宮功 Thượng nhập chấp cung công. Tháng bảy 7 Tháng chín dựng kho nơi vườn cũ, Tháng mười thì đem trữ lúa vào. Nếp, gạo chín trước chín sau, Lúa gai đậu mạch dồi dào đầy kho. Ôi! Những kể nông phu ta ấy, Lúa đã gom vào đấy vừa xong. Vào thành làm việc trong cung. Có thể nói, tám chương trong “Thất nguyệt” đã phát thảo nên những nét chính trong bức tranh toàn cảnh của nhân dân lao động Trung Hoa thời bấy giờ: có cảnh làm việc vất vả, cực nhọc,… cũng có cảnh được ăn uống, vui chơi,…Bên cạnh đó, bài thơ còn miêu tả về đời sống đủ đầy, sung sướng khi thực hiện công việc bóc lột của bọn thống trị để thấy rõ sự khác biệt giữa hai giai tầng trong xã hội thời bấy giờ. Tuy nhiên, âm hưởng chủ đạo của bài ca này vẫn là tiếng hát than thân xuất phát từ một xã hội mà con người còn chịu nhiều áp bức bóc lột. Bên cạnh “Thất nguyệt”, ta thấy “Tải sam” và “Lương trĩ” trong Chu tụng, “Thiều chi hoa” trong Tiểu nhã, “Thấp hữu trành sở” trong Cối phong, cũng là những bài thơ miêu tả về công việc nhà nông gian nan, về nỗi khổ cực và một số nét tiêu biểu trong đời sống sinh hoạt của nhân dân lao động thời bấy giờ. Đây là những sử liệu quan trọng mà khi nghiên cứu xã hội Trung Quốc thời Tây Chu không thể nào bỏ qua. 19 1.2.1.2. Nỗi cay đắng vì phu phen tạp dịch Ở chế độ cuối nô lệ, đầu phong kiến, bên cạnh chế độ địa tô tàn nhẫn, người lao động còn phải chịu đựng thêm một phương thức bóc lột nữa của bọn lãnh chúa phong kiến, đó là lao dịch. Nỗi niềm xót xa, cay đắng và lòng oán hận khi phải sống trong cảnh cơ cực vì luôn bị chèn ép, bóc lột sức lao động đã được biểu hiện trong Kinh Thi một cách tỉ mỉ: Bài “Bảo vũ” (chim bảo rã cánh) trong Đường phong, thân phận của những người lao động được ví như loài chim bảo (một loài chim to nhưng không có ngón chân sau, đậu không vững). Lời thơ trong “Bảo vũ” chính là lời tố cáo thống thiết cảnh tượng phu dịch của nông dân: 鴇羽 3 Bảo vũ 3 肅肅鴇行, Túc túc bảo hàng. 集于苞桑。 Tập vu bao tang. 王事靡盬, Vương sự mỹ cổ, 不能蓺稻粱。 Bất năng nghệ đạo lương. 父母何嘗? Phụ mẫu hà thường ? 悠悠蒼天, Du du thương thiên, 曷其有常。 Hạt kỳ hữu thường ? Cánh chim bảo 3 Kết thành hàng nghe bay chim bảo, Trên bụi dâu cùng đậu lại đầy. Việc vua hoàn hảo lo ngay. Cấy trồng dé mạch nào ai rảnh gì. Ôi cha mẹ lấy chi ăn hỡi? Trời xanh kia diệu vợi mà cao. Bình thường trở lại chừng nào? Lãnh chúa phong kiến bắt họ phải đi đào sông, đào hồ, đắp đường, xây thành bỏ cả công việc cày bừa, cha mẹ già không ai phụng dưỡng, vợ con không nơi tựa nương. 20 Họ cũng không biết đến khi nào thì mới được yên ổn, mới dứt được nhọc nhằn, mới trở lại được cuộc sống bình thường để chăm sóc gia đình, về đoàn tụ cùng người thân. Nếu ở “Bảo vũ” là lời nói trực tiếp của người đi phu dịch thì “Quân tử vu dịch” là tiếng thở than của một người vợ mong chờ chồng của mình đi phu dịch sớm ngày trở về: 君子于役 1 Quân tử vu dịch 1 君子于役, Quân tử vu dịch, 不知其期, Bất tri kỳ kỳ 曷至哉? Hạt chí tê (tai) ? 雞棲于塒, Kê tê (thê) vu thì, 日之夕矣, Nhật chi tịch hĩ, 羊牛下來。 Dương ngưu hạ ly (lai). 君子于役, Quân tử vu dịch, 如之何勿思? Như chi hà vật ti (tư). Chàng đi làm 1 Bấy lâu chàng tách ra đi, Trở về chẳng rõ hạn kỳ nào hay. Bây giờ chàng tới đâu đây? Gà vừa lên ổ cả bầy yên nơi. Ngày đà bảng lảng tối rồi, Bò dê lần lượt nối đuôi về chuồng. Bấy lâu chàng tách đi luôn. Làm sao em chẳng nhớ buồn vì ai? hay chỉ là biết chàng chẳng đói khát cũng đã an tâm: 君子于役 2 Quân tử vu dịch 2 君子于役, Quân tử vu dịch, 不日不月, Bất nhật bất nguyệt 曷其有佸? Hạt kỳ hữu huyệt (quát) ? 雞棲于桀, Kê tê (thê) vu kiệt, 21 日之夕矣, Nhật chi tịch hĩ, 羊牛下括。 Dương ngưu hạ quyết (quát). 君子于役, Quân tử vu dịch, 茍無饑渴! Cầu vô nguyệt cơ (khát). Chàng đi làm 2 Đi làm chàng đã xa nhà Tháng ngày nào biết tính là được bao. Đoàn viên biết đến lúc nào? Yên nơi gà đã đậu vào khắp cây. Chiều hôm bảng lảng tối ngày. Bò dê lần lượt đã quay về rồi. Chàng làm ở chốn xa xôi, Miễn không đói khát, chàng ôi em nguyền. Nỗi niềm thống khổ của công việc phu phen, tạp dịch trong Kinh Thi không chỉ là lời than thở trực tiếp từ người quân tử, người chinh phu mà còn được bày tỏ qua lời nhớ mong da diết của người chinh phụ. “Việc vua” ấy làm cho người người khổ cực, nhà nhà oán than vì một trụ cột trong gia đình phải ra đi chẳng hẹn ngày trở về, công việc đồng áng bỏ bê, cha mẹ già không ai phụng dưỡng, vợ con không ai chăm sóc. Những bài ca dao trong Kinh Thi mà tiêu biểu là “Bảo vũ” và “Quân tử vu dịch” đã phản ánh sâu sắc mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị (địa chủ phong kiến) và giai cấp bị trị (nô dịch). 1.2.1.3. Lòng oán hờn, sự phẫn nộ và tinh thần phản kháng Nếu như trong “Thất nguyệt”, “Bảo vũ”, “Quân tử vu dịch”, người lao động chỉ dám lên tiếng than thở, chờ mong một ngày được thoát khỏi cảnh nô dịch khổ cực thì “Phạt đàn” và “Thạc thử” đã phát triển lên một bậc cao hơn. Đó là tiếng ca oán hận của con người bị áp bức vào chế độ, vào thời cuộc gây nên cuộc sống tối tăm, ngột ngạt, cơ cực trăm bề của mình. Trong lời hát ấy, có cả lời cảnh cáo bọn lãnh chúa phong kiến chuyên bóc lột nhân dân lao động. 22 “Phạt đàn” (chặt gỗ đàn) là một bức tranh sinh động về cảnh nô lệ lao động khổ sai: 伐檀 3 Phạt đàn 3 坎坎伐輪兮, Khảm khảm phạt luân hề! 寘之河之漘兮, Chí chi hà chi thần hề! 河水清且淪猗。 Hà thuỷ thanh thả luân y! 不稼不穡, Bất giá bất sắc, 胡取禾三百囷兮? Hà thủ hoà tam bách khuân hề ? 不狩不獵, Bất thú bất liệp, 胡瞻爾庭有縣鶉兮? Hồ chiêm nhĩ đình hữu huyền thuần hề ? 彼君子兮, Bỉ quân tử hề! 不素飧兮? Bất tố tuân (tôn) hề! Đốn cây đàn 3 Đốn gỗ làm bánh xe vang dậy, Rồi để yên ở tại bờ sông. Xoáy tròn nước gợn vắt trong, Nếu không cấy gặt để lòng lo âu, Ba trăm bồ lúa đâu mà lấy? Chẳng đuổi săn cứ mãi rảnh rang. Sân sao treo cút sẵn sàng? Người quân tử chẳng hề màng ăn không. Bài thơ với sự phẫn nộ ngày càng tăng tiến qua từng khổ, đó là lời oán hận kẻ “quân tử” không cấy gặt mà thóc lúa lại chất đầy nhà, không săn bắn mà cút, chồn, thú treo đầy sân. Ngược lại, người đẵn gỗ đàn suốt ngày làm việc cực nhọc nơi rừng già âm u, hoang vắng, rùng rợn thì không có được một tí gì. Trước cảnh bất công ấy, họ đã lên tiếng chất vấn một cách mỉa mai, giễu cợt, hay nói đúng hơn đó là tiếng thét lên từ sự phẫn nộ: “Sân sao treo cút sẵn sàng? Người quân tử chẳng hề màng ăn không.” 23 Từ việc miêu tả khung cảnh lao động gian khổ đến việc tìm ra nguyên nhân xảy ra sự bất công, ngang trái rồi đến tiếng thét mãnh liệt từ ngọn lửa căm hờn trong lòng bấy lâu nay của những con người đang sống trong một xã hội đầy bất công ấy là một diễn biến lâm lí hết sức logic, chặt chẽ. Với ba chương của “Phạt đàn” sử dụng lối trùng chương điệp cú trong Kinh Thi thì thủ pháp nghệ thuật này đã góp phần nhấn mạnh lời cảnh cáo bọn lãnh chúa phong kiến chuyên bắt nạt nhân dân lao động, cho người đọc thấy được sự căm thù được nung nấu ngày một sôi sục hơn, hứa hẹn sẽ có những bước tiến mới hơn trong nhận thức để đi đến hành động thoát khỏi tình cảnh ngột ngạt hiện tại. Cũng là lòng oán hờn với xã hội ấy, chế độ ấy nhưng khác với “Phạt đàn” là sử dụng lối nói ẩn dụ, “Thạc thử” đã sử dụng lối nói minh dụ để ví bọn thống trị như những con chuột, cách ví von này rất hay, rất chính xác và sinh động: 碩鼠 3 Thạc thử 3 碩鼠碩鼠, Thạc thử! Thạc thử! 無食我苗! Vô thực ngã mao (miêu). 三歲貫女, Tam tuế quán nhữ, 莫我肯勞。 Mạc ngã khẳng lao. 逝將去女, Thệ tương khứ nhữ, 適彼樂郊。 Thích bỉ lạc giao. 樂郊樂郊, Lạc giao! Lạc giao, 誰之永號。 Thuỳ chi vĩnh hào ? Con chuột to 3 Chuột to hỡi! Chuột to kia hỡi! Mạ ta đừng ăn tới mảy may. Ba năm ta biết thói mầy. Chẳng hề biết nỗi đọa đầy của ta. Nên đành phải lánh xa mầy hẳn. Đến một nơi phẳng lặng yên vui. Nơi an lạc, chốn thảng thơi. Vì ai ta sẽ ngậm ngùi gào than? 24 Con chuột là một loài động vật phá hoại mùa màng, không làm mà ăn, ăn từ cây mạ non đến hạt thóc trong bồ. Con chuột mà tác giả muốn nói đến trong “Thạc thử” là những kẻ bóc lột, cũng mang đặc tính là phá hoại. Nhưng, nó là phá hoại cuộc sống yên bình, hạnh phúc của người lao động, vơ vét, bóc lột trong dân không từ một thứ gì. Cao hơn “Phạt đàn”, người lao động trong “Thạc thử” không còn ngồi oán hận nữa, họ đã lên tiếng đoạn tuyệt với cuộc sống hiện tại (phải sống cùng với lũ chuột đáng ghét) để tìm đến nơi yên bình (không còn lũ chuột). Trong thời bấy giờ, nô lệ bỏ đi là một phương thức phản kháng cao nhất với bọn thống trị. Ngoài “Phạt đàn” và “Thạc thử” là hai bài thơ tiêu biểu nhất thể hiện chủ đề chống áp bức, bóc lột trong tình cảnh nô dịch thì trong Kinh Thi vẫn còn hàng loạt bài thơ châm biếm, đã kích bọn thống trị với chế độ chính trị ngang tàng, bạo ngược kèm theo sự căm ghét, khinh bỉ (“Bắc phong” trong Bội phong), lời đã kích bọn cầm quyền bất lương (“Mộ môn” trong Trần phong, “Thuần chi bôn bôn” và “Tướng thử” trong Dung phong) đều rất mạnh mẽ và quyết liệt. Qua chùm thơ trên, người đọc có thể hình dung ra và hiểu được cuộc sống thống khổ, quanh năm suốt tháng sống trong cảnh bị áp bức, bóc lột đến cùng cực. Tuy họ chưa ý thức được vấn đề bóc lột giai cấp nhưng ít nhiều họ đã nhận ra sự bất công từ trong cuộc sống hằng ngày. Họ nhận ra ai và nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên. Qua đó, người đọc thấy được tinh thần phản kháng mạnh mẽ đang sục sôi trong lòng mỗi con người nô lệ. Đó là động lực thúc đẩy các cuộc nổi dậy trong lịch sử sau này. 1.2.2. Phản đối chiến tranh bành trướng thế lực, thôn tính đất đai, cướp đoạt nô lệ của giai cấp thống trị. Là một chủ đề có ý nghĩa và chiếm dung lượng lớn (khoảng một phần ba) trong Kinh Thi, nỗi khổ đau trong chiến tranh, lòng oán hận, sự phẫn uất cũng như nguyện vọng hòa bình được thể hiện một cách sinh động qua những bài ca dao, dân ca quen thuộc được hát đi hát lại trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người lao động. Đó không phải là tiếng ca mang màu sắc hạnh phúc vì được ra chiến trận đánh đuổi xâm lăng, giữ yên bờ cõi nước nhà mà là tiếng kêu thương của những kẻ ra chiến trận 25 không hẹn ngày về, không biết sự ra đi của mình vì cái gì, còn kẻ ở lại thì không biết mình hi sinh hạnh phúc vì ai. Đó là chiến tranh phi nghĩa. Hình ảnh người lính tham gia cuộc viễn chinh hết hạn trở về trong “Đông sơn” cho ta thấy khát vọng hòa bình của nhân luôn được đề cao. Trên đường trở về làng, người lính ấy vui mừng khôn xiết khi biết mình sắp được về nhà, trở lại cuộc sống bình thường, không còn lo chuyện binh đao nữa, rồi lại tưởng tượng ra vô vàn những thứ, nào là cảnh tượng vườn nhà tan hoang, xơ xác: 東山2 Đông Sơn 2 果臝之實、 Quả lõa chi thực 亦施于宇。 Diệc dị vu vũ 伊威在室、 Y uy tại thất 蠨蛸在戶。 Tiêu tiêu tại hộ 町曈鹿場、 Đình thoản lộc trường 熠燿宵行。 Dực diệu tiêu hàng. Đông sơn 2 Dưa quả lõa kết thòng những trái, Đất bên nhà đã thấy mọc dầy. Khắp nhà bọ đất nhủi đầy. Nhện thì giăng lưới ở ngay cửa vào. Hẻm thì hươu bấy lâu làm lối, Sáng lập lòe trong tối những giời. nào là cảnh người vợ đang mỏi mòn chờ đợi chinh phu ở nhà, nhớ đến cảnh cực nhọc của chàng, nàng chăm chút cho ngôi nhà được sạch sẽ để chờ chồng về mà không ngờ rằng chàng sắp về đến nơi: 東山3 Đông Sơn 3 鸛鳴于垤、 Quán minh vu điệt 婦歎于室。 Phụ thán vu thất 洒掃穹窒、 Sái tảo khung trất 我征聿至。 Ngã chinh duật chí 26 有敦瓜苦、 Hữu đôi qua khổ 烝在栗薪。 Chưng tại lật tân 自我不見、 Tự ngã bất kiến 于今三年。 Vu kim tam niên. Đông sơn 3 Chim sếu kêu đậu nơi gò kiến. Vợ nhớ chồng buông tiếng thở than. Rưới và quét, lấp lỗ hang. Hốt nhiên đã thấy bóng chàng đến nơi. Khóm khổ qua nay thời trông lại, Vẫn trên nhành lật ấy nhẹ buông. Từ khi vắng mặt tha hương, Đến nay thấm thoát đã dường ba năm. Không chỉ có thế, ở chương cuối, người lính chưa lập gia đình còn tưởng tượng ra cảnh sẽ được sánh vai bên giai nhân làm lễ cưới; người lính đã lập gia đình thì mường tượng ra cảnh đoàn viên sẽ vui sướng, hạnh phúc biết dường nào, vợ chồng xa cách bấy lâu nay được gặp lại, cảnh sum họp ấy còn sung sướng hơn cả đêm tân hôn: 東山4 Đông Sơn 4 倉庚于飛、 Thương canh vu phi 熠燿其羽。 Dực diệu kỳ vũ 之子于歸、 Chi tử vu quy 皇駁其馬。 Hoàng bác kỳ mã 親結其縭、 Thân kết kỳ ly 九十其儀。 Cửu thập kỳ nghi 其新孔嘉、 Kỳ tân khổng gia 其舊如之何。 Kỳ cựu như chi hà? Đông sơn 4 Chim thương canh lướt bay thấp thoáng. Đẹp xinh và tươi sáng sắc lông. 27 Có người con gái lấy chồng, Rước dâu hai thứ ngựa bông đỏ vàng. Mẹ thì giắt cho nàng lưng đái. Nghi lễ nhiều đã tới chín mười. Vui thay mới cưới những người! Vợ chồng cũ gặp mừng thời xiết bao? “Đông sơn” cho ta thấy cảnh tình của người lính nô lệ, khi ra đi họ không nhà, không cửa, còn khi may mắn được trở về thì biết bao hờn tủi, lo toan,…nhưng dù trong tình cảnh ấy thì họ vẫn cho mình một hi vọng về sự đoàn viên, hạnh phúc mặc dù nó còn rất xa xôi. Là lời oán than cất lên từ chính người lính viễn chinh, không chỉ có ở “Đông sơn” mà “Thái vi”, “Phá phủ”, “Hà thảo bất hoàng” cũng là những bài ca dao tiêu biểu cho chủ đề này: “Thái vi” tả cảnh người lính trở về trong cảnh đói rét cơ cực, đau khổ ê chề làm người ta buồn đến não lòng; “Phá phủ” tả cảnh binh lính chinh chiến lâu ngày trở về, vũ khí hư nát chẳng còn nhưng họ rất mừng vì còn được sống mà trở về với gia đình, quê hương; “Hà thảo bất hoàng” là lời oán trách của người lính về thân phận bôn tẩu bốn phương không một ngày được nghỉ ngơi, lại phải vợ chồng nhớ nhung vì xa cách… Chiến tranh phi nghĩa đem đến biết bao buồn khổ cho nhân dân. Ngoài người trực tiếp tham gia trận chiến thì còn biết bao người cũng phải chịu phu phen, tạp dịch để phục vụ cho nó. Tiêu biểu là “Quân tử vu dịch”và “Bảo vũ”, hai bài thơ đã khắc họa rõ nét tình cảnh thê lương của những con người lao dịch nặng nề, qua đó, nói lên sự căm phẫn với chế độ, thời cuộc (như phần 1.2.1.3. đã phân tích rõ). Hơn thế, những người ở lại cũng chẳng sung sướng gì khi người cha, người chồng, người con của mình ra nơi chiến trận, liều cả mạng sống chỉ vì lòng tham muốn bành trướng thế lực, thôn tính đất đai của bọn hôn quân. Tiêu biểu là bài thơ “Đễ đỗ”, đó là lời thuật về việc người chinh phu lâu ngày, quá hạn vẫn chưa được trở về để người vợ ở nhà vì nhớ thương chồng mà bấm đốt ngón tay tính ngày tính tháng … Trong Kinh Thi, có lẽ, chỉ có duy nhất bài “Vô y” miêu tả về chiến tranh với sắc thái dương tính, cũng bởi đó là chiến tranh chính nghĩa. Bài thơ thể hiện tâm trạng 28 phấn khởi, khí thế hào hùng của trang tuấn kiệt khi biết mình chiến đấu vì quê hương, đất nước, vì mục đích cao cả: 無衣 1 Vô y 1 豈曰無衣? Khỉ viết vô y ? 與子同袍。 Dữ tử đồng bừu (bào)! 王于興師, Vương vu hưng sư, 修我戈矛, Tu ngã qua mâu. 與子同仇。 Dữ tử đồng cừu. Không có áo 1 Anh không quần áo hay sao? Thì đây chiếc áo chia nhau bận mà! Dấy binh thiên tử truyền ra. Cây mâu cây giáo chúng ta lo cùng. Với anh đánh dẹp thù chung. Chiếm một dung lượng lớn trong Kinh Thi, chủ đề phản đối chiến tranh phi nghĩa từ trực tiếp đến gián tiếp đã nói lên nỗi thống khổ, lòng oán hận và sự phẫn uất của quần chúng nhân dân với chế độ đương thời, qua đó cũng thấy được những ước mơ, những khát khao về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc của họ tưởng chừng như thật giản đơn nhưng khó mà thực hiện được. 1.2.3. Phản ánh tình yêu và hôn nhân trong đời sống. Là một đề tài chiếm dung lượng lớn (bảy mươi sáu thiên trong tổng số ba trăm lẻ năm thiên) của Kinh Thi, tình yêu và hôn nhân được nhân dân Trung Hoa thời thượng cổ bày tỏ rất đỗi chân thành, thuần phát, trong sáng, lành mạnh mà không kém phần sôi nổi, hào hứng. Với một dung lượng lớn, nhưng những bài thơ, ca dao về đề tài này hiếm khi trùng lặp lại về nội dung. Tất cả những cung bậc cảm xúc, từ lo âu, vui mừng, được mất, hợp tan trong đời sống tình yêu và hôn nhân đều được thể hiện một cách tỉ mỉ trong chùm thơ này. Những bài thơ tiêu biểu cho đề tài này có thể kể đến như: “Quan thư”, “Tĩnh nữ” (cô gái hiền dịu), “Hán quảng” (sông Hán rộng), “Bách Chu” (chiếc thuyền gỗ 29 bách), “Manh” (chàng trai), “Tương Trọng tử” (nhớ anh Trọng tử), “Phiếu hữu mai” (quả mai rụng),… Chùm thơ về đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi là tiếng nói phản ánh nhân sinh quan của nhân dân lao động trong thời kỳ bấy giờ: cuối nô lệ đầu phong kiến. Phần này người viết trình bày một cách khái lược để thấy được những nội dung chính được biểu hiện trong đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi, phân tích kỹ và sâu để thấy nét độc đáo về nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật biểu hiện người viết tập trung trình bày ở hai chương sau. 1.3. Khái quát quan niệm tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi 1.3.1. Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong đời sống Tình yêu và hôn nhân là đề tài muôn thuở của con người. Tình yêu được xem như một điều tất yếu, luôn được mọi người quan tâm, chú ý một cách đặc biệt. Với đề tài này, có hơn ba mươi hai nghìn định nghĩa khác nhau - đó là con số không hề nhỏ. Những quan niệm về tình yêu có sự khác nhau tùy vào từng thời kỳ, quốc gia, độ tuổi, giới tính,...Tuy có sự khác nhau nhưng những quan niệm này vẫn có một điểm chung là đã xác định được ý nghĩa quan trọng đặc biệt của tình yêu và hôn nhân đối với xã hội nói chung, mỗi cá nhân nói riêng. Ở phương Đông, tình yêu mang tính chất “truyền thống”, theo triết lý của những nhà nho. Tình yêu của người phương Đông gắn liền với hôn nhân. Cặp đôi muốn đi đến hôn nhân thì tình yêu là điều kiện cần nhưng bên cạnh đó họ còn phải hòa hợp, tôn trọng và cả sự chịu đựng lẫn nhau. Thậm chí, họ còn chịu sự chi phối từ những định kiến từ gia đình, xã hội, đặc biệt là những định kiến đối với người phụ nữ như: môn đăng hộ đối, trọng nam khinh nữ, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, áo mặc sao qua khỏi đầu,… Quan niệm này nghe ra có vẻ thực dụng, bởi vì tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người, không thể đem ra tính toán, đánh đổi với những điều kiện vật chất khác được. Tình yêu là chuyện cá nhân của mỗi người nên việc áp đặt hôn nhân từ gia đình, cha mẹ lên con cái là một điều khó mang lại hạnh phúc mĩ mãn trong hôn nhân. Chính vì quan niệm thực dụng này làm cho tình yêu đích 30 thực dường như không còn ý nghĩa, trở nên một thứ phù phiếm, dẫn đến một số cặp đôi chung sống với nhau nhưng không có tình yêu, ở họ chỉ có trách nhiệm. Thiệt thòi nhất vẫn là người phụ nữ, hôn nhân không hạnh phúc họ không thể ly hôn, đó là cả một vấn đề. Họ phải gắn bó cả đời với người chồng không mang lại hạnh phúc cho mình, thậm chí là chịu đựng cả sự bạo hành. Tuy nhiên, đến nay người phụ nữ đã có sự tự do hơn, họ có thể chủ động li hôn và làm mẹ đơn thân. Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng quan điểm ngày xưa vẫn có những ưu điểm đáng ca ngợi như sự thủy chung, son sắt, hi sinh, chia sẻ với nhau và giúp xã hội có tính ổn định. 1.3.2. Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong văn học Tình yêu và hôn nhân là đề tài quan trọng được đặt lên hàng đầu trong nền văn học phương Đông nói riêng, thế giới nói chung. Đề tài này có mặt ở khắp các tác phẩm văn học, từ phương Đông đến phương Tây, khắp các thể loại, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, kịch,…và đặc biệt là thơ ca. Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong văn học gắn liền với quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong xã hội. Quan niệm này thể hiện rõ nhất ở các tác phẩm văn học cả phương Đông lẫn phương Tây. Đối với nền văn học phương Tây, tình yêu được thể hiện như là một thứ tình cảm bao gồm sự đam mê, cuồng nhiệt và đôi khi là sự mù quáng. Ở từng tác phẩm, tình yêu lại được thể hiện ở một cung bậc, một trạng thái, một màu sắc khác nhau. Điều đó đã tạo nên sự đa dạng trong đề tài này. Qua góc nhìn của một con người từng trải , William Shakespeare đã thể hiện tình yêu trong những đứa con tinh thần của mình. Tình yêu trong thế giới nghệ thuật của ông không mang màu hồng lãng mạn mà đó là một cầu vồng đa sắc của cuộc sống đương thời. Màu chủ đạo vẫn là gam màu tối, thể hiện cho chế độ xã hội với những định kiến khắc khe đã tạo ra biết bao thảm kịch tình yêu. “Romeo và Juliet” là một điển hình. Nhân vật chính trong hầu khắp các tác phẩm của ông là những chàng trai, những cô gái đang bừng bừng sức sống, khao khát yêu và được yêu. Họ khao khát được sống trong hạnh phúc của tình yêu đôi lứa: đó là những chàng trai thông minh, cao thượng, dũng cảm; những cô gái xinh đẹp, dịu dàng nhưng rất bản lĩnh. Qua các tác phẩm với những cuộc tình chia ly thấm đẫm nước mắt, Shakespear đã ca ngợi cái đẹp trong tình 31 yêu và gửi gắm vào đó những ước mơ về một tình yêu đẹp, đề cao quyền tự do yêu đương của con người. Đại thi hào Puskin – Mặt trời thi ca Nga - đã để lại cho chúng ta những bài thơ tình bất hủ. Nhắc đến Puskin, người ta nghĩ ngay đến “Tôi yêu em” – một tuyệt tác thơ tình với giai điệu ngân nga day dứt, diễn tả những cung bậc tình yêu của chính thi sĩ. Đó là một tình yêu chân thành và cao thượng: “Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; Nhưng không để em bận lòng thêm chút nữa, Hay hồn em phải gợn sóng u hoài. Tôi yêu em, chân thành không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.” (Puskin: Tôi yêu em) Tình yêu trong thơ của Puskin nói chung và “Tôi yêu em” nói riêng được thể hiện bằng những lời thơ xuất phát từ những tình cảm rất thật của một trái tim rạo rực lửa yêu đương. Goethe thì thể hiện tình yêu qua những bản tình ca tươi thắm, lúc nào cũng ngân nga với màu sắc trẻ trung, trong sáng. Nổi bật nhất là “Ca khúc tháng năm”, với lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào của nhà thơ: Này em, này em Ta yêu em quá Mắt em rạng rỡ Xin hãy chung tình. Ngọt ngào tiếng chim Hót trong buổi sáng Và hoa hồng thắm 32 Đang tỏa mùi hương. Và ta yêu em Bằng dòng máu nóng Em là cuộc sống Là ngày tháng xanh Lời hát cất lên Và thêm điệu múa Đấy là tất cả Tình yêu chúng mình. (Goethe: Ca khúc tháng năm) Ở phương Đông, tình yêu được thể hiện qua những câu chuyện thấm đẫm nước mắt của những cuộc tình phải chia lìa, ngăn cách bởi lễ giáo phong kiến khắt khe, bởi hai từ môn đăng hộ đối hay thậm chí là vì chữ hiếu. Tình yêu trong thơ Targo được ông chiêm nghiệm với những cung bậc cảm xúc suy tư, triết lý, trữ tình. Những cảm xúc này tan chảy và hòa quyện với nhau tạo thành hình tượng độc đáo riêng của thơ ông. “Bài thơ số 28” là một bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp thơ ca của thi sĩ. Đây là một bài thơ trữ tình mang đậm chất triết lý. Tình yêu được thể hiện trong từng lời thơ là một thứ tình cảm thiêng liêng dựa trên cơ sở tình yêu nhân đức, nó là tổng hòa của sự âu yếm, vị tha, say mê và hòa hợp. Cấu trúc bài thơ theo lối tư duy hướng nội, hướng vào tâm linh của mỗi con người chúng ta. Tư tưởng về tình yêu trong bài thơ tiêu biểu cho quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong văn học phương Đông: Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu, Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu. (Targo: Bài thơ tình số 28) Nhắc đến nền văn học phương Đông thì không thể nào quên được nền văn học Trung Hoa với bề dày lịch sử hơn năm nghìn năm văn hóa. Và nếu nói đến đề tài tình 33 yêu và hôn nhân thì không thể nào không nói đến truyền thuyết “Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài” – một chuyện tình vĩ đại trở thành niềm tự hào của người Trung Quốc. Đây là một chuyện tình đẹp nhưng lại hết sức bi thương. Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài yêu nhau say đắm. Thế nhưng, họ không đến được với nhau vì lời hứa hôn từ gia đình của Chúc Anh Đài khi cô còn nhỏ, vì lễ giáo phong kiến khắt khe ràng buột hạnh phúc lứa đôi, … Câu chuyện tưởng chừng như kết thúc với cái chết đau đớn, xót xa của Lương Sơn Bá, sự ngậm ngùi khi phải lấy người không yêu làm chồng của Chúc Anh Đài, nhưng không, người xưa luôn quan niệm rằng: khi hai người yêu nhau, dẫu cho bão táp phong ba thế nào thì họ vẫn bên nhau:“Trên trời nguyện làm chim liền cánh. Dưới đất nguyện làm cây liền cành”. Khi sống họ đã không được làm vợ chồng thì khi chết họ hóa thành đôi bướm để được quấn quýt bên nhau; đôi bướm – hóa thân của đôi tình nhân ấy đã cùng bay vút tận trời xanh – nơi thiên đường hạnh phúc. Gần gũi hơn cả là ở Việt Nam, tình yêu và hôn nhân không biết tự bao giờ cũng đã trở thành một đề tài lớn trong nền văn học. Với “Kiếp lấy chồng chung” của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, chúng ta có thể thấy rõ hơn tình yêu và hôn nhân bị lễ giáo phong kiến chi phối như thế nào. Ở một chế độ mà nam thì được cưới tam thê tứ thiếp còn nữ thì phải chính chuyên một chồng. Người phụ nữ luôn phải nén nước mắt đau thương, tủi hờn vào tận cõi lòng để sống cho qua ngày. Hạnh phúc với họ có chăng cũng rất mỏng manh. Hồ Xuân Hương là một trong số rất ít người phụ nữ dám lên tiếng trách đời, trách người, trách chế độ phong kiến đương thời đã đẩy số phận mình đến ngõ cùng tối tăm như thế: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung. Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng, Năm thì mười họa chăng hay chớ Một tháng đôi lần có cũng không. Cố đắm ăn xôi, xôi lại hẩm, Cầm bằng làm mướn, mướn không công. Thân này ví biết dường này nhỉ Thà trước thôi đành ở vậy xong.” (Hồ Xuân Hương: Kiếp lấy chồng chung) 34 Hay đến với Nguyễn Bính, tình yêu trong những vần thơ của thi sĩ cũng đậm chất phương Đông. Là một tâm hồn luôn khát khao được yêu thương và hạnh phúc, thơ chính là tiếng nói bày tỏ rõ ràng và sâu sắc nhất những lời từ chính trái tim chân thành đang thổn thức vì yêu của thi sĩ. Những nhân vật trữ tình trong thơ ông: từ những phụ nữ đang yêu cho đến những người phụ nữ đã lập gia đình đều bị tước đoạt quyền được yêu và được hạnh phúc. Căn nguyên không được nhà thơ nói ra nhưng ai cũng hiểu đó là những định kiến nặng nề trong chế độ cũ, sự bất bình đẳng trong quan hệ nam và nữ, môn đăng hộ đối, thói đời tráo trở đổi trắng thay đen với những kẻ bạc tình, … Những người con gái trong thơ của Nguyễn Bính có nhiều nét hiền hậu, duyên dáng của người phụ nữ truyền thống phương Đông. Ví như cô gái quê bên khung cửi đã yêu bằng một tình yêu rất thật, rất đỗi chân thành: “Lòng thấy giăng tơ một mối tình Em ngừng thoi lại giữa tay xinh Hình như hai má em bừng đỏ Có lẽ là em nghĩ đến anh” (Nguyễn Bính: Mưa xuân) Dù là ở phương Đông hay phương Tây, tuy mỗi nơi tồn tại một quan niệm khác nhau, tuỳ vào nền văn hóa cũng như thời kỳ lịch sử, cho dù đó là tình yêu tự do hay ràng buộc thì họ vẫn mơ ước, khát khao về một tình yêu chân chính và hạnh phúc lứa đôi được viên mãn. 1.3.3. Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi Ở giai đoạn đầu, tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi là tình yêu tự do chưa có sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến: hễ bên có tình, bên có ý, không quan trọng là nam hay nữ, nếu họ yêu thì sẽ tỏ tình, thề nguyện rồi đi đến hôn nhân mà không phải chịu bất kỳ lời dèm pha nào từ xã hội. Tình yêu gắn liền với nhận thức của con người lúc bấy giờ, đó là một tình cảm bình dị, trong sáng và thuần khiết, không khoa trương, không hòa lẫn một chút tính toan, vụ lợi. Lệnh của vua ban ra trong thời đại của Kinh Thi rằng: “Vào tháng trọng xuân, nam nữ gặp nhau, lúc đó những người đi với nhau không cấm. Những người vô cớ đi với nhau mà không được phép thì bị phạt, như trai gái gặp nhau mà cha mẹ không biết”. Quả vậy, tình yêu được họ nhìn nhận một cách 35 cởi mở bởi đó là một chuyện thuận theo tự nhiên, thuận theo bản tính của con người, còn hôn nhân là sự nối tiếp của tình yêu và thực hiện nhiệm vụ nối dõi cho gia đình. Trong Kinh Thi, có rất nhiều bài thơ thể hiện tình yêu mạnh dạn và mãnh liệt, tiêu biểu nhất là bài “Quan thư”: 關雎一 Quan thư 1 關關雎鳩、 Quan quan thư cưu 在河之洲。 Tại hà chi châu 窈宨淑女、 Yểu điệu thục nữ 君子好逑。 Quân tử hảo cầu. Quan thư 1 Quan quan kìa tiếng thư cưu, Bên cồn hót họa cùng nhau vang dầy. U nhàn thục nữ thế này, Xứng cùng quân tử sánh vầy lứa duyên. Đây là lời chàng trai tỏ cùng cô gái. Người con gái trong thời đại Kinh Thi cũng không kém phầm lém lĩnh với người mình vừa lòng phải ý, cũng là đợi mong nhưng không phải e dè, thẹn thùng như sau này, cô gái trong “Tử khâm” mạnh dạn: 子衿 3 Tử khâm 3 挑兮達兮, Khiêu hề thuyết (thát) hề. 在城闕兮。 Tại thành khuyết hề. 一日不見, Nhất nhật bất kiến, 如三月兮。 Như tam nguyệt hề. 36 Áo chàng 3 Nhẹ nhàng em nhảy lên nhanh, Đứng trông trên cửa lầu thành vót cao. Một ngày mà chẳng thấy nhau. Lâu như ba tháng, khác nào chàng ôi! Về sau, khi đã thấp thoáng màu sắc của lễ giáo phong kiến thì tình cảm của họ còn mang cả sự trắc trở. Tình yêu và hôn nhân bắt đầu bị chi phối bởi những quy định của lễ giáo phong kiến. Với quan niệm “trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ bị tước đoạt quyền tự do yêu đương, tự do lựa chọn hạnh phúc của cuộc đời và bị đẩy vào cuộc sống tối tăm, mờ mịt. Đó là tình cảnh của đôi lứa yêu nhau nhưng vấp phải rào cản của gia đình bởi hai từ môn đăng hộ đối, là tình cảnh của người vợ bị chồng ruồng bỏ, đuổi về nhà cha mẹ đẻ hay đau khổ hơn là khi phải san sẻ hạnh phúc của mình với người khác, khi chịu cảnh chồng chung, … Tiêu biểu là“Manh”, đây chính là tiếng nói oán than người chồng phụ bạc, quên lời thề hẹn năm xưa mà ruồng bỏ vợ con. Song, đây cũng là lời tố cáo xã hội đương thời với thái độ “trọng nam khinh nữ” dường như đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người: 氓4 Manh 4 桑之落矣, Tang chi lạc hĩ 其黃而隕。 Kỳ hoàng nhi vân (vẫn). 自我徂爾, Tự ngã tổ nhĩ 三歲食貧。 Tam thuế thực bần. 淇水湯湯, Kỳ thuỷ thương thương. 漸車帷裳。 Tiêm xa duy thường. 女也不爽, Nữ dã bất sảng, 士貳其行。 Sĩ nhị kỳ hạng (hạnh) 士也罔極, Sĩ dã vông cực. 二三其德。 Nhị tam kỳ đức. 37 Gã kia 4 Nay đã rụng, cây dâu tàn tạ, Đều úa vàng những lá rời cành. Từ khi về ở cùng anh. Ba năm ăn khổ, nay đành bỏ nhau. Dòng sông Kỳ, thủy trào bát ngát, Tấm màn che song tạt ướt đi, Gái nầy chẳng có tội gì. Hả lòng tráo trở chính vì chàng thôi. Chàng còn biết đến nơi nào nữa. Hai ba lòng ăn ở bạc đen. Có thể thấy rằng, quan niệm về Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi được phân làm hai thời kỳ tương ứng với hai quan niệm khác nhau: tự do và bị ràng buột bởi lễ giáo phong kiến. Với đề tài này, người viết không trình bày theo từng thời kỳ ứng với quan niệm của nó mà trình bày theo các cung bậc, trạng thái cảm xúc trong tình yêu và hôn nhân. Trong đó, người viết sẽ phân tích rõ hơn về sự tự do hay sự ràng buột của lễ giáo ảnh hưởng như thế nào đến tình yêu và hôn nhân của những đôi lứa được thể hiện trong Kinh Thi. CHƯƠNG II: NỘI DUNG BIỂU HIỆN ĐỀ TÀI TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN TRONG KINH THI 2.1. Hệ thống Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân Trong Kinh Thi, đề tài tình yêu và hôn nhân chiếm một dung lượng khá lớn với nội dung vô cùng đa dạng và phong phú. Khảo sát từ tài liệu Kinh Thi – Khổng Tử (quyển thượng, quyển trung và quyển hạ), người viết đã thống kê được bảy mươi sáu thiên viết về đề tài tình yêu và hôn nhân (trong đó, có ba mươi bảy thiên viết về tình yêu, có ba mươi chín thiên viết về hôn nhân) trong tổng số ba trăm lẻ năm thiên có trong Kinh Thi, chiếm tỉ lệ 24,9 %. Căn cứ vào nội dung phản ánh, đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi có các nội dung sau: 38 ĐỀ TÀI NỘI DUNG PHẢN ÁNH SỐ LƯỢNG (THIÊN) TỈ LỆ (%) Tỏ tình 8 10.53 Thề nguyền, ước hẹn 16 21.05 Tương tư 10 13.16 Lỡ duyên 3 3.95 Hạnh phúc 11 14.47 Chia cắt, đổ vỡ 28 36.84 76/76 100 Tình yêu Hôn nhân Tổng: Bảng thống kê trước tiên cho thấy thực tế tồn tại bộ phận thơ ca với tỉ lệ đáng kể và tần số xuất hiện khá cao chứ không phải một vài bài, có đầy đủ số lượng để tạo thành mảng riêng trong Kinh Thi: Tình yêu và hôn nhân. Những thiên viết về hôn nhân có nội dung rất cụ thể, rõ ràng, người đọc có thể nhận thấy một cách dễ dàng nhưng với những thiên viết về tình yêu đôi lứa. Biểu hiện các giai đoạn tình yêu ngoài những thiên một nội dung còn có rất nhiều thiên bao hàm trong nó từ hai hoặc hơn hai nội dung như: thiên gồm nội dung tỏ tình và thề nguyền, ước hẹn, thiên gồm nội dung tương tư và lỡ duyên. Chính vì vậy mà sự thống kê, phân loại Kinh Thi về tình yêu đôi lứa theo nội dung phản ánh chỉ có tính chất tương đối. Nếu những thiên có từ hai nội dung trở lên, người viết sẽ chọn nội dung nào nổi bật hơn trong thiên ấy mà phân loại chúng theo từng cung bậc của tình yêu. Đặc biệt, khi nhìn vào bảng thống kê nội dung phản ánh của Kinh Thi về đề tài tình yêu và hôn nhân cho thấy sự phản ánh một cách đầy đủ, rõ nét các giai đoạn tình yêu cũng như tình cảm vợ chồng trong hôn nhân. Những cung bậc cảm xúc này được thể hiện từ những hình ảnh rất tự nhiên, mộc mạc, giản dị nhưng vẫn đậm chất dân gian, thắm đượm tình người. Điều đó chứng tỏ, đề tài này có ý nghĩa sâu sắc trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về nền văn học cũng như văn hóa, lịch sử của Trung Quốc, quốc gia đã tồn tại với hơn năm nghìn năm văn hóa này. 39 2.2. Tình yêu đôi lứa trong Kinh Thi Như đã giới thiệu một cách khái quát ở chương I thì tình yêu đôi lứa là một đề tài hết sức đa dạng, phong phú trong Kinh Thi. Giữa những đôi trai gái, dù đã quen biết trước hay mới lần đầu gặp gỡ, khi đã có tình cảm với nhau rồi thì đến giai đoạn giãy bày, thổ lộ tâm tư, tình cảm cho đối phương biết. Đây là một điều không hề đơn giản. Nhưng ở Kinh Thi, những lời bày tỏ ấy ít dùng cách nói bóng gió xa xôi mà thường là trực tiếp. Điều này thể hiện sự thẳng thắn, chất phát, thật thà, nghĩ sao nói vậy của tầng lớp nhân dân lao động. Chính vì lẽ đó, nhiều thiên trong Kinh Thi có nội dung thể hiện về tình yêu đôi lứa ở nhiều cung bậc khác nhau. 2.2.1. Tỏ tình trong Kinh Thi Tỏ tình là giai đoạn đầu tiên và khó khăn nhất trong tình yêu. Lời tỏ tình được chàng và nàng suy nghĩ hết sức kĩ lưỡng, sao cho lời tỏ tình vừa có duyên, vừa được lòng đối phương và nếu không thành công thì cũng không gây nên sự hụt hẫng cho người tỏ tình. Ở thời đại của Kinh Thi, một số vùng vẫn chưa có những định kiến khắc khe về việc nam nữ gặp gỡ, hẹn hò nên những chàng trai, cô gái được tự do thổ lộ tâm tư, tình cảm của mình với đối phương. Theo quan niệm của người xưa, việc tỏ tình luôn thuộc về chàng trai. Thế nhưng, những cô gái trong thời đại của Kinh Thi khi yêu, họ trở nên mạnh dạn hơn, vượt qua những quan niệm của người xưa để tỏ bày tình yêu của mình trước chàng trai một cách hồn nhiên, kín đáo, đôi khi mạnh mẽ, táo bạo. Điều này, ta bắt gặp rất nhiều trong Kinh Thi như “Hữu hồ”: 有狐 1 Hữu hồ 1 有狐綏綏, Hữu hồ tuy tuy, 在彼淇梁。 Tại bỉ Kỳ lương 心之憂矣, Tâm chi ưu hĩ, 之子無裳。 Chi tử vô thường. 40 Có con chồn 1 Có con chồn bước lang thang, Ở trên đập đá đắp ngang sông Kỳ. Lòng em luống những sầu bi: Nỗi chàng quần thiếu, ai thì may cho? Cô gái trong bài ca dao trên đã để ý chàng trai từ lâu. Chàng vẫn còn độc thân, hôm sớm vẫn còn một mình, chưa có đôi có bạn, ví như chồn kia phải lang thang một mình nơi sông Kỳ. Từ tình cảnh ấy, cô gái đã hết sức khôn khéo khi dùng lí lẽ để nói lên tình cảm của mình. Cô khơi lại cảnh cô đơn một mình của chàng trai rồi tự vấn có ai chăm sóc, may áo quần để chàng không thiếu thốn. Đây không đơn giản là lời thuật sự bình thường mà chính là lời cô gái đang ngỏ ý chung tay góp sức để chăm sóc chàng trai từ tấm áo đến cả đời sống hàng ngày, để chàng có đôi có bạn, không còn đi sớm về khuya lang thang một mình bên bờ sông Kỳ với băng ghềnh, đá sỏi ngỗn ngang nữa. Hay ở “Thác hề”, cô gái mượn cảnh cây khô sắp rơi rụng, gặp luồng gió thổi ngang sẽ rớt ngay để nói rằng, nàng đây như cái cây kia, gặp chàng như cơn gió, gió thổi cây ngã theo cùng gió: “Hễ chàng khởi xướng, em thời họa theo”, “Hễ chàng khởi xướng, thì tôi tán thành”. Đây là lời người con gái thẳng thắn nói lên mong muốn kết đôi cùng chàng trai. Cô không ngại miệng đời cho mình là cô gái cuồng si hay thậm chí là dâm loạn: 蘀兮 1 Thác hề 1 萚兮萚兮, Thác hề! Thác hề! 風其吹女。 Phong kỳ xuy nhữ. 叔兮伯兮, Thúc hề! Bá hề! 倡予和女。 Xướng dư huệ (hoạ) nhữ. Cây khô 1 Cây khô hỡi! Cây khô kia hỡi! Gió từng luồng sẽ thổi vào ngươi. 41 Nầy chàng Thúc Bá kia ôi! Hễ chàng khởi xướng, em thời họa theo. 蘀兮 2 Thác hề 2 萚兮萚兮, Thác hề! Thác hề! 風其漂女。 Phong kỳ phiêu nhữ. 叔兮伯兮, Thúc hề! Bá hề! 倡予要女。 Xướng dư yêu nhữ. Cây khô 2 Cây khô hỡi! Cây khô sắp rụng Gió từng luồng thổi đúng vào ngươi. Này chàng Thúc Bá kia ôi! Hễ chàng khởi xướng, thì tôi tán thành. Ca dao thuộc vùng của Thiệu Công cai quản, nay thuộc Hà Nam, nổi tiếng với bài “Biểu hữu mai”. Bài thơ thể hiện tâm trạng bồn chồn, rạo rực của người con gái đang độ xuân xanh, đang mong chờ tình yêu nhưng tình yêu mãi vẫn chưa đến: 標有梅 1 Biểu hữu mai 1 標有梅, Biểu hữu mai, 其實七兮。 Kỳ thực thất hề. 求我庶士, Cầu ngã thứ sĩ, 迨其吉兮! Đãi kỳ cát hề. Quả mai rụng 1 Hôm nay mai đã rụng rồi, Giảm đi còn bảy phần mười trên cây. Sĩ phu tìm đến em đây. Kịp trong ngày tốt lo ngay cho mà. 標有梅 2 Biểu hữu mai 2 標有梅, Biểu hữu mai, 其實三兮。 Kỳ thực sâm (tam) hề. 求我庶士, Cầu ngã thứ sĩ, 42 迨其今兮! Đãi kỳ kim hề. Quả mai rụng 2 Hôm nay mai đã rụng thưa. Mười phần còn lại chỉ vừa ba thôi. Cưới em tìm đến những người, Hãy lo cưới gấp cho rồi hôm nay. 標有梅 3 Biểu hữu mai 3 標有梅, Biểu hữu mai, 頃筐塈之。 Khuynh khuông hý chi. 求我庶士, Cầu ngã thứ sĩ. 迨其謂之! Đãi kỳ vị chi. Quả mai rụng 3 Hôm nay mai đã rụng đầy, Chi đành ngiêng giỏ đem mai nhặt vào. Tìm em mà cưới vị nào, Một câu đến nói hẹn nhau được rồi. Lời thơ chính là lời người con gái đang mong chờ một tình yêu thực sự. Một tình yêu chân chính sẽ đi đến hôn nhân hạnh phúc, vẹn tròn. Từ hình ảnh quả mai rụng, cô gái đã khéo léo để gợi lên nỗi niềm của mình. Quả mai từ thời mười còn bảy, rồi đến còn ba và cuối cùng không còn nữa. Cũng giống như người con gái kia với tâm trạng nôn nao, háo hức đợi chờ tình yêu đến ngày một vơi dần, vơi dần. Đây tuyệt nhiên không phải là lời than thở của một cô gái “già kén kẹn hom”, bởi vì theo quan niệm của Khổng giáo cho rằng, người con gái khi mười bốn tuổi phải có người con trai đến xem mặt, mười sáu tuổi vấn tóc cài trâm, mười tám tuổi thì phải lấy chồng. Có lẽ, ngày tháng cứ trôi mà tình yêu thì mãi vẫn chưa đến, hạnh phúc với cô có lẽ không còn vẹn tròn như mong ước nữa nên cô mới lo âu. Có ý kiến cho rằng, bài thơ chính là sự bi quan của cô gái quá lứa lỡ thì. Thế nhưng qua sự phân tích và tìm hiểu quan niệm thời ấy thì người đọc sẽ thấy rõ, đây không phải là sự bi quan, có chăng, đó chỉ là nỗi niềm khắc khoải chờ đợi tình yêu đến. 43 Lời tỏ tình không chỉ đơn phương từ một phía, nếu đôi trai gái có tình ý thì họ sẽ chủ động đến với nhau. Lời tỏ tình giờ đây với họ không còn quá khó khăn nữa. “Dã hữu tử khuân” là bài ca dao viết về câu chuyện của chàng trai đi săn bắn gặp được thiếu nữ đẹp như ngọc nên đã cất lời kết thân để được se duyên cùng nàng. Đọc kỹ lại lời bài thơ, người đọc sẽ nhận ra, cô gái cũng thích và mến chàng trai nhưng lại e dè và sợ chàng nên cô đã có thái độ rất tế nhị. Cô khuyên chàng nên thư thả, đừng rộn ràng hối hả để chó sủa rân, âm thanh vang lên mà làm kinh động xóm làng: 野有死麇 1 Dã hữu tử khuân 1 野有死麇, Dã hữu tử khuân, 白茅包之。 Bạch mao bao chi. 有女懷春, Hữu nữ hoài xuân, 吉士誘之。 Cát sĩ dụ chi. Ngoài nội có con chương chết 1 Ngoài đồng có con chương đã chết, Lá bạch mao gói thịt đem dâng. Đến cùng cô gái hoài xuân, Chàng trai trẻ đẹp kết thân dụ nàng. 野有死麇 2 Dã hữu tử khuân 2 林有樸樕, Lâm hữu bộc tốc, 野有死鹿, Dã hữu tử lộc. 白茅純束。 Bạch mao đồn thúc, 有女如玉。 Hữu nữ như ngọc. Ngoài nội có con chương chết 2 Trong rừng sâu có cây bộc tốc. Hươu chết rồi nằm gục ngoài đồng. Bạch mao gói lại cho xong, Dụ người con gái sắc dung ngọc ngà. 44 野有死麇 3 Dã hữu tử khuân 3 舒而脫脫兮, Thư nhi đoái đoái hề! 無感我帨兮, Vô cảm ngã thuế hề! 無使尨也吠。 Vô sử mang dã phệ. Ngoài nội có con chương chết 3 Anh nên rất dần già thư thả Chớ rộn ràng hối hả đụng khăn. Chớ làm chó sủa vang rân. Hay đó là buổi trẩy hội dưới ánh nắng xuân cùng với người yêu, để rồi bên ngỏ ý, bên trao lời: 溱洧 1 Trăn Vĩ 1 溱與洧, Trăn dữ Vĩ 方渙渙兮。 Phương viên viên (hoán hoán) hề. 士與女, Sĩ dữ nữ, 方秉蕳兮。 Phương bỉnh kiên (gian) hề. 女曰:「觀乎?」 Nữ viết: Quan hồ. 士曰:「既且。」 Sĩ viết: Ký thư, 「且往觀乎 Thả vãng quan hồ, 洧之外 Vĩ chi ngoại, 洵訏且樂。」 Tuân hu thả lạc. 維士與女, Duy sĩ dữ nữ, 伊其相謔, Y kỳ tương hước, 贈之以勺藥。 Tặng chi dĩ thược dược. Trăn Vĩ 1 Dòng sông Vĩ với sông Trăn, Thủy triều vào khoảng mùa xuân dày đầy. Khắp vùng con gái con trai, Hoa lan mới bẻ cầm tay trao lời. 45 Nàng rằng: Sao chẳng xem chơi? Chàng rằng: Vừa mới đến rồi xem qua. Nàng thêm: Hãy đến xem mà. Phía ngoài sông Vĩ đôi ta đến cùng. Chắc là vui thú mênh mông. Rủ nhau sánh bước đi chung hai người. Lại nhân dịp ấy vui cười, Tặng nàng thược dược ghi lời ái ân. Khi yêu, người ta luôn muốn dành tặng cho người mình yêu thương những gì trang trọng nhất, tốt đẹp nhất. Trong bối cảnh này, khi họ đi trẩy hội mùa xuân, thì đây là cơ hội tuyệt vời để chàng trai tỏ tình với cô gái mình mến thương. Với hành động trao hoa thược dược – loài hoa tượng trưng cho sự thủy chung, son sắt - cho người mình yêu, chàng trai đã thể hiện sự trân trọng của mình dành cho cô gái. Mặc dù được tự do yêu đương, tự do tìm kiếm hạnh phúc của cuộc đời mình nhưng không có nghĩa là tình yêu có thể thể hiện một cách tùy tiện. Tình yêu chân chính phải gắn liền với các giá trị đạo đức của xã hội. Với nội dung châm biếm thói dâm loạn và những việc làm trái lẽ thường, đạo đức của xã hội, đồng thời cũng là lời dạy bảo cho đôi trai gái đang yêu phải làm sao cho hợp với lễ nghĩa, “Bào hữu khổ diệp” là bài ca dao bao gồm cả hai nội dung này: 匏有苦葉 1 Bào hữu khổ diệp 1 匏有苦葉, Bào hữu khổ diệp, 濟有深涉。 Tế hữu thâm thiệp. 深則厲, Thâm tắc lệ, 淺則揭。 Thiển tắc khế. Bầu có lá đắng 1 Trái bầu kia lại còn lá đắng, Bến sang sông gặp chặng nước sâu. Lội sâu cứ mặc áo vào, Lội qua nước cạn xăn cao tùy thời. 46 匏有苦葉 2 Bào hữu khổ diệp 2 有瀰濟盈, Hữu mễ tế doanh, 有鷕雉鳴。 Hữu diễu trĩ minh. 濟盈不濡軌, Tế doanh bất nhu cửu (quỷ). 雉鳴求其牡。 Trĩ minh cầu kỳ mẫu. Bầu có lá đắng 2 Bến sang sông thủy triều đày rộng, Trĩ mái kêu trĩ trống sum vầy. Trục không ướt chỗ nước đầy. Trĩ tìm thú đực để gầy ái ân. Đó là hình ảnh trái bầu khi còn lá đắng, nghĩa là vẫn chưa đủ già để có thể phơi khô dùng làm phương tiện qua sông. Thế mà, người đi lại chọn chỗ nước sâu, đáng nhẽ ra phải dò sâu hay cạn rồi sau đó mới có thể vượt qua. Ấy vậy mà họ lội càn qua, không quan tâm đến hiểm nguy đang rình rập. Hay là hình ảnh xe qua chỗ nước đầy, trục ướt là điều hiển nhiên mà ngang nhiên bảo rằng không. “Trĩ mái kêu trĩ trống sum vầy” là một hiện tượng tự nhiên. Thế nhưng ở câu bốn trong chương hai rằng: “Trĩ tìm thú đực để gầy ái ân”, đây là một việc trái với tự nhiên. Hai chương trên là lời mỉa mai, châm biếm thói dâm loạn, không tính đến lễ nghĩa, đã không xứng lứa vừa đôi lại cố tình cố ý tìm đến với nhau mặt cho trái với luân thường đạo lý thế nào. Tiếp theo ở hai chương còn lại của “Bào hữu khổ diệp”, đây là những hình ảnh thể hiện quan điểm của người xưa về hôn nhân, phải chờ đôi lứa hòa hợp với nhau mới chịu kết nghĩa phu thê. Có như vậy thì hạnh phúc mới vẹn tròn, viên mãn: 匏有苦葉 3 Bào hữu khổ diệp 3 雝雝鳴雁, Ung ung minh nhạn 旭日始旦。 Húc nhật thuỷ đán. 士如歸妻, Sĩ như quy thê, 迨冰未泮。 Đãi băng vị phán. 47 Bầu có lá đắng 3 Tiếng êm hòa đã kêu chim nhạn, Nạp thái thì buổi sáng xong ngay. Rước dâu chồng vợ sum vầy Kịp khi băng giá phủ đầy chưa tan. 匏有苦葉 4 Bào hữu khổ diệp 4 招招舟子, Thiều thiều chu tỉ (tử) 人涉卬否。 Nhân thiệp ngang bĩ (phủ) 人涉卬否, Nhân thiệp ngang bĩ (phủ) 卬須我友。 Ngang tu ngã hĩ (hữu). Bào hữu khổ diệp 4 Người lái đò vẫy tay gọi khách, Người đi, ta chẳng tách mà sang. Người đi, ta chẳng vội vàng, Ta còn chờ được bạn vàng gọi kêu. Với bốn chương trong “Bào hữu khổ diệp”, tác giả dân gian sử dụng những hình ảnh gặp gỡ thường nhật của người dân lao động để vừa châm biếm lại vừa khuyên răng trai gái đương thời. Khi đôi lứa yêu nhau, muốn tiến đến hôn nhân thì họ cần phải xem xét kĩ càng, yêu nhau thôi vẫn chưa đủ mà phải hợp với lẽ thường, hợp với đạo đức của xã hội nữa thì mới có thể đi đến hôn nhân và có được một gia đình hạnh phúc. Tóm lại, tình yêu thì có muôn nghìn cách tỏ tình khác nhau, nhưng người tỏ tình mượn những hình ảnh xung quanh cuộc sống để giãy bày, thổ lộ tình cảm mà lại có duyên thể hiện nét độc đáo và tài năng của mình. Điều đặc biệt đáng nói ở đây là không chỉ có những chàng trai mà những cô gái cũng có những lời tỏ tình độc đáo và khéo léo. Tình yêu của những cô gái ở thời đại này được thể hiện một cách thẳng thắn nhưng không mất đi phẩm chất dịu dàng của người phụ nữ Á Đông. 48 2.2.2. Thề nguyền, ước hẹn trong Kinh Thi Liền sau với giai đoạn thổ lộ, giãy bày tình cảm để hiểu được tấm lòng của nhau thì đôi lứa thường trao cho nhau những lời ước hẹn. Đó chính là giai đoạn thứ hai – thề nguyền, ước hẹn. Có thể nói rằng, đây là giai đoạn đẹp và hạnh phúc nhất trong tình yêu. Ở giai đoạn này, trong văn học cũng có rất nhiều cách để thể hiện: Trong “Truyện Kiều” thì Kim Trọng và Thúy Kiều đã trao nhau những tín vật để ước hẹn với nhau như chiếc vành, bức tờ mây, mảnh hương nguyền,… hay những câu ca dao có hình ảnh đôi lứa trao nhau tấm áo, chiếc khăn, chiếc nhẫn,… Còn trong Kinh Thi thì việc thề nguyền, ước hẹn được thể hiện bằng cách đề cập đến những hình ảnh, những tín vật xuất hiện trong đời sống lao động thường ngày gây ấn tượng và tạo nên một sắc thái riêng. Hẹn hò với một cô gái xinh đẹp, lòng chàng trai nôn nao, háo hức chỉ mong sớm gặp được nàng để thỏa lòng nhớ mong. Thế nhưng, sự chờ đợi làm chàng bứt rứt, khó chịu đến nỗi phải “gãi đầu, giặm chân” trong “Tĩnh nữ” cho chúng ta thấy chàng trai dễ thương quá đỗi: 靜女 1 Tĩnh nữ 1 靜女其姝, Tĩnh nữ kỳ xu, 俟我於城隅。 Sĩ ngã ư thành ngu, 愛而不見, Ái nhi bất kiến, 搔首踟躕。 Tao thủ trì trù. Cô gái nhàn nhã 1 Người con gái yêu kiều nhàn nhã, Đợi góc thành, nàng đã hẹn nhau. Yêu nàng chẳng thấy nàng đâu, Bâng khuâng ta cứ gãi đầu giặm chân. Người con gái “yêu kiều nhàn nhã” ấy đã tặng chàng trai tín vật là “bút dáng son”. Theo Đồng quản, Mao Thi và sách Từ Hải đều giải đây là cây bút có cán đỏ (đồng là trang sức màu đỏ, quản là cái ống), là vật của quan nữ sử cầm để chính lịnh ở trong cung và việc của Hậu Phi. Bản thân bút son đã đẹp và quý giá là vậy, nay được 49 tặng bởi một người con gái tài sắc vẹn toàn thì còn quý giá hơn gấp nhiều lần, lòng chàng trai “thích ưa” đến thế kia là điều hiển nhiên: 靜女 2 Tĩnh nữ 2 靜女其孌, Tĩnh nữ kỳ luyến, 貽我彤管。 Dĩ ngã đồng quản. 彤管有煒, Đồng quản hữu vĩ, 說懌女美。 Duyệt địch nữ mỹ. Cô gái nhàn nhã 2 Người con gái yêu kiều trầm lặng. Bút cán son nàng tặng trao tay. Bút son dáng đỏ hay hay. Ta trông nàng đẹp, lòng đầy thích ưa. Lòng chàng trai hạnh phúc, sung sướng không phải bởi vì sự quý giá ở cây bút son mà quý bởi tấm lòng và nhan sắc của nàng. Ngay cả những vật “cô gái nhàn nhã” này tặng là rất bình thường thì đối với chàng trai cũng trở nên một báu vật. Việc này được minh chứng từ việc chàng khen cỏ tranh nàng tặng: cỏ tranh mới mọc cũng lạ và đẹp, nhưng cái đẹp ở đây không do bản thân nó có mà do người đẹp tặng nên cỏ tranh được đẹp lây là vậy. 靜女 3 Tĩnh nữ 3 自牧歸荑, Tự mục quy đề, 洵美且異。 Tuân mỹ thả dị. 匪女之為美, Phỉ nhữ chỉ vi mỹ, 美人之貽。 Mỹ nhân chi dị. Cô gái nhàn nhã 3 Ngoài đồng nội ngó tranh nàng tặng, Thì tin ngay chắc hẳn lạ xinh. Người nào lạ đẹp cho đành. Vì nàng trao tặng mà thành đẹp lây. 50 Ca dao Việt Nam cũng có câu với ý nghĩa tương tự: “Thương nhau trái ấu cũng tròn Ghét nhau trái bồ hòn cũng méo.” Khi yêu, người ta nhìn mọi vật xung quanh mình đều trở nên đẹp, mặc cho trái ấu méo mó thế nào thì họ vẫn nhìn ra nó tròn trĩnh, còn hễ khi ghét ai thì trái bồ hòn có tròn thế nào đi chăng nữa họ vẫn nhìn thấy nó méo mó. Hay ở bài ca dao trong “Kinh Thi” này, dù cô gái tặng chàng bút son hay cỏ tranh thì chàng vẫn thấy chúng đẹp vô cùng. Lời khen của chàng trai trong “Tĩnh nữ” thật thâm thúy, vừa nói lên được tình yêu chân thật của mình vừa thể hiện sự tôn trọng cũng như yêu quý cái tài, cái sắc của nàng. Tương tự như “Tĩnh nữ”,“Mộc qua” là lời trai gái đáp nhau, hễ đối phương tặng mình một vật cho dù có hết sức bình thường như mộc qua, mộc đào hay mộc lý đi chăng nữa thì mình phải báo đáp lại bằng một vật báu quý trọng như quỳnh cư, quỳnh dao, quỳnh cửu, thế vẫn còn cảm thấy chưa đủ để đáp trả: 木瓜 1 Mộc qua 1 投我以木瓜, Đầu ngã dĩ mộc cô (qua). 報之以瓊琚。 Báo chi dĩ quỳnh cư. 匪報也, Phỉ báo dã, 永以為好也。 Vĩnh dĩ vi hảo dã. Cây đậu mộc 1 Mộc qua người tặng ném sang, Quỳnh cư ngọc đẹp ta mang đáp người. Phải đâu báo đáp ai ơi, Để mà giao hảo đời đời cùng nhau. Bài ca dao tuyệt nhiên không phải là lời khách sáo với đối phương mà đây chính là lời tình chân thật, muốn giao hảo tốt đẹp, nên nghĩa vợ chồng với nhau để có được một hạnh phúc lâu dài và mãi mãi. 51 Giai đoạn đầu ở thời đại Kinh Thi, tuy chưa có những định kiến khắc khe đối với người con gái nhưng nó cũng đã nhen nhóm những mầm móng, những thái độ nhìn nhận khác nhau giữa nam và nữ. Theo quan niệm xã hội thời bấy giờ, trong tình yêu, thế chủ động vẫn luôn thuộc về chàng trai, hễ người con gái chủ động trước thì thể nào cũng sẽ bị lên án. Nhưng trong tình yêu, sự chủ động, lời hẹn ước kết giao phải xuất phát từ cả hai phía chứ không chỉ từ phía chàng trai là đủ, thế nên các cô gái đã tìm cách để trao lời thề vàng đá, vừa linh hoạt, gần gũi nhưng cũng rất đỗi chân tình. Khi yêu, từ ngữ được sử dụng kèm sắc thái biểu cảm trái ngược với nghĩa của nó. Đôi khi “mắng” nhưng không do “ghét” mà lại “thương”, điều này thật rất đúng với người con gái trong “Khiên thường”: 褰裳 1 Khiên thường 1 子惠思我, Tử huệ tư ngã, 褰裳涉溱。 Khiên thường thiệp Trăn. 子不我思, Tử bất ngã tư, 豈無他人? Khỉ vô tha nhân ? 狂童之狂也且! Cuồng đồng chi cuồng dã thư! Khiên thường 1 Chàng còn tưởng nhớ đến em đây, Sông Trăn quần vén lội ngay theo cùng. Nếu chàng chẳng nhớ chẳng trông, Em theo kẻ khác, há không còn người ? Chàng điên bé bỏng khùng ơi! Đây là lời nàng đùa nghịch, giễu cợt với người tình thể hiện sự chủ động của cô gái. Hỡi chàng trai bé bỏng điên khùng kia, cô gái đã yêu say đắm cái vẻ “điên khùng” của anh rồi, anh đừng quên nàng vì còn rất rất nhiều chàng trai khác cũng yêu nàng nữa đấy! Nhưng nếu chàng một lòng thủy chung trước sau như một, luôn thương yêu và nhớ đến nàng thì dẫu sông Trăn có rộng thế nào thì nàng vẫn sẵn sàng cùng chàng vượt qua. “Khiên thường” vừa là lời là lời cảnh báo với chàng trai rằng hễ chàng không chung thủy thì “em theo kẻ khác”, vì nàng còn có rất nhiều người theo đuổi nhưng nàng yêu và đã chọn chàng thì chàng hãy trân trọng tình cảm này. Đây đồng 52 thời cũng là lời hứa son sắt của cô gái với chàng trai, khi yêu thì dẫu có khó khăn thế nào nàng sẽ cùng chàng vượt qua. Tương tự như vậy, ca dao Việt Nam cũng có câu: “Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”. Hay là nỗi niềm mong nhớ của cô gái, khi ngoài trời gió rét ào ào hòa vào tiếng gà gáy xôn xao làm nỗi nhớ về chàng lại ùa về. Ngay lúc ấy, chàng đã đến thăm để nàng thỏa lòng nhung nhớ, cũng như sưởi ấm trái tim đang lạnh giá vì gió rét, vì xa cách người yêu kia: 風雨 3 Phong vũ 3 風雨如晦, Phong vũ như hí (hối), 雞鳴不已。 Kê minh bất dĩ. 既見君子, Ký kiến quân tử, 云胡不喜? Vân hồ bất hỉ ? Gió mưa 3 Gió mưa mù mịt tối tăm. Tiếng gà chẳng dứt gáy rầm nghe vang. Khi em đã gặp được chàng, Rằng sao mà chẳng rộn ràng vui tươi? Ở đây, trong những thiên của “Kinh Thi”, tình yêu được thể hiện chủ yếu qua lời của những thiếu nữ đang độ xuân xanh. Trong lòng họ đã và đang ấp ủ những khát khao về một tình yêu chân chính. Vượt qua tất cả những lời dèm pha của xã hội, họ cất tiếng nói yêu đương, hẹn thề kết giao trăm năm cùng với người tình của mình. Trong tình yêu, gặp gỡ và hẹn hò chính là lúc mà chàng và nàng mong mỏi nhất. Đó là lúc lứa đôi gặp nhau để trao lời “thệ ước minh sơn” (thề non hẹn biển) và để thỏa lòng mong nhớ khi xa cách nhau. “Tang trung” (trong vườn dâu) là bài ca dao nói lên niềm hạnh phúc vui tươi trong cuộc sống yêu đương của đôi nam nữ thanh niên : 桑中 3 Tang trung 3 爰采葑矣, Viên thái phong hĩ 53 沬之東矣。 Muội chi đông hĩ 云誰之思, Vân thuỳ chi tư ? 美孟庸矣。 Mỹ Mạnh Dung hĩ 期我乎桑中, Kỳ ngã hồ Tang trung. 要我乎上宮, Yên ngã hồ Thượng cung. 送我乎淇之上矣。 Tống ngã hồ Kỳ chi Thượng hĩ. Tang trung 3 Rau phong kia bèn cùng đi hái, Tới Muội rồi đến tại phía đông. Ai người ta nhớ ta trông? Thướt tha đẹp đẽ Mạnh Dung là nàng, Hẹn cùng ta chốn Tang trung ấy. Đến Thượng cung nàng lại đón ta. Đưa nơi Kỳ Thượng đấy mà. Bài ca dao lúc trầm, lúc bổng, lúc dịu êm, lúc lại ngân vang lên như một khúc nhạc trữ tình của đôi nam thanh nữ tú. Lời thơ chính là lời tình mà chàng trai trao cho cô gái với mong ước được kết duyên cùng nàng. Tình yêu ở đây gắn liền với lao động, đó là sự xuất hiện của những hình ảnh quen thuộc như dây đường, lúa mạch, rau phong,…Hoặc trong “Dã hữu man thảo”, đời sống lao động được hiện lên qua khung cảnh của đồng nội là những đồng cỏ xanh tươi mơn mởn với những giọt sương ban mai đang rơi. Trên nền cảnh ấy, sự xuất hiện của một cô gái dịu dàng xinh tươi mà chàng trai vô tình bắt gặp trong buổi mai ra đồng kia: 野有蔓草 1 Dã hữu man thảo 1 野有蔓草, Dã hữu man thảo, 零露漙兮。 Linh lộ thiễn (đoản) hề 有美一人, Hữu mỹ nhất nhân, 清揚婉兮。 Thanh dương uyển hề. 邂逅相遇, Giải cấu tương ngộ, 適我愿兮。 Thích ngã nguyện hề. 54 Ngoài nội có cỏ mọc lan ra 1 Ngoài đồng cỏ mọc lan ra, Mịt mù sương lộ đậm đà rớt rơi. Đẹp thay bỗng có một người, Mắt trong mày đẹp xinh tươi dịu dàng. Tình cờ ta gặp được nàng, Thật là thích hợp mơ màng bấy lâu. Hình ảnh người con gái xinh tươi xuất hiện trong khung cảnh lao động lãng mạn đầy cỏ sương ấy làm xao xuyến trái tim chàng trai. Tình yêu trong chàng đã nảy nở từ khi đó. Niềm hạnh phúc khi lứa đôi bên nhau trao lời hẹn ước kia cũng xuất hiện rất nhiều trong Kinh thi như trong các thiên “Đông môn chi phần” (cây phần cửa đông), “Đông môn chi trì” (ao ở cửa đông), “Trù mậu” (quấn quýt),… Tác giả dân gian đã mượn những hoạt động rất đỗi thân quen với người lao động như: ngâm gai, lấy sợi, se dây, dệt vải,…để bày tỏ tình yêu của mình. Vì tình yêu của những lứa đôi xuất phát và gắn liền với đời sống lao động thường nhật nên nó mang vẻ đẹp rất đỗi bình dị, chân chất, không mang những màu sắc xa hoa hay phù phiếm như tình yêu được thể hiện trong thời kỳ sau. Trong tình yêu, cũng có lúc ghen hờn bóng gió xa xôi: 丘中有麻 1 Khâu trung hữu ma 1 丘中有麻, Khâu trung hữu ma, 彼留子嗟。 Bỉ lưu Tử Ta 彼留子嗟, Bỉ lưu Tử Ta, 將其來施。 Thương kỳ lai xà xà. Trong gò có lúa ma 1 Trong gò có chỗ lúa ma, Nàng kia lưu lại Tử Ta mất rồi. Nàng đà lưu Tử Ta rồi. Em mong chàng đến vui cười với em. Cô gái đã tỏ ra rất bình tĩnh và thông minh trong trường hợp này. Bài ca dao không chỉ là lời ghen tuông vì chàng lỡ hẹn, cô nghi ngờ rằng nàng đang tư tình với 55 một cô gái khác để cô chờ đợi mà đây cũng là lời tình tha thiết của nàng. Mặc dù là nghi ngờ chàng đang bên cạnh người khác nhưng với tình yêu, lòng vị tha của người con gái, nàng đã cất lời mong mỏi chàng đến bên cạnh để hạnh phúc sẽ lại đến với họ như ngày nào. Là lời chàng trai lo lắng tình yêu gặp nhiều trắc trở, sợ có kẻ chen vào chia lìa đôi lứa nên đã cất lời rằng: 防有鵲巢 1 Phòng hữu thước sào 1 防有鵲巢, Phòng hữu thước sào, 邛有旨苕。 Cùng hữu chỉ đào (điều). 誰侜予美, Thuỳ chu dư mỹ ? 心焉忉忉。 Tâm yên đao đao. Trên đê có chim ô thước 1 Tổ chim thước ở bờ đê, Trên gò đã mọc xum xuê cây điều. Ai lừa người đẹp ta yêu? Lòng ta ủ dột, trăm chiều lo âu. Thiên “Phòng hữu thước sào” không chỉ là sự âu lo của chàng trai về tình yêu của mình mà nó còn thể hiện được tình cảm chân thành, mộc mạc từ chàng trai – người lao động bình dân. Thề nguyền, ước hẹn là một giai đoạn trong tình yêu để lại nhiều kỉ niệm nhất với đôi tình nhân: có vui, có buồn, có ghen tuông, hờn dỗi nhưng họ lại hạnh phúc khi đã yêu, đang yêu và được yêu. Qua việc khảo sát một số thiên trong Kinh Thi về cung bậc thứ hai trong tình yêu này, người đọc thấy được những lời nói hóa thành những câu ca dao kia tuy mộc mạc, đơn sơ nhưng lại chứa đựng sự chân thành, tha thiết tạo nên sự thuyết phục rất lớn về phía đối phương của các chàng trai, cô gái. Đây là giai đoạn xây dựng nền tảng vững chắc từ tình yêu và niềm tin để đôi lứa tiến đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc. 2.2.3. Tương tư trong Kinh Thi 56 Cung bậc tiếp theo trong tình yêu là tương tư – đây là một trạng thái tinh thần hết sức kỳ lạ và có nhiều bí ẩn. Cung bậc, trạng thái hay có thể nói là căn bệnh này chỉ xuất hiện khi tình yêu chưa được đáp lời, bị thiếu thốn hay có thể là: Bị từ chối. Trong văn học, tương tư được biết đến qua nhiều lời văn câu thơ của những thi nhân nổi tiếng, ví như câu thơ của Nguyễn Bính: “Nắng mưa là bệnh của trời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.” Còn trong Kinh Thi, cung bậc tình yêu này cũng được nhắc đến trong khá nhiều thiên với những biểu hiện hết sức đa dạng và phong phú. Với những mối tình đơn phương, xuất phát một phía từ chàng trai hay cô gái thì nỗi tương tư làm cho trái tim họ cứ thôi thúc khôn nguôi. Đó là động lực để chàng và nàng tìm cách gặp người mình thương và nói cho họ biết tình cảm sâu đậm của mình dành cho đối phương. “Quan thư” – bài ca dao áp quyển - xuất hiện từ vùng của Chu Công cai quản, nay thuộc Thiểm Tây. Bài thơ được theo như lời của Khổng Tử là: “Quan thư vui mà không sa đà, buồn mà không thảm thương”, được khen như thế nghĩa là bài thơ này hợp đạo trung dung. Tình yêu được thể hiện ở đây là tình yêu mẫu mực, không sa đà hay vượt ngưỡng mà các nhà nho đương thời cho phép. Khổng Tử còn bảo với con là Khổng Lý: “Mày có đọc Chu Nam, Thiệu Nam không? Người không đọc nó thì như quay mặt vào tường” – ấy là lời khen của đức Khổng Tử. “Quan thư” hay và được mọi người biết đến không chỉ qua lời khen của Khổng Tử mà vì bản thân nó thể hiện một tình yêu trong sáng, ngây thơ và lành mạnh của người bình dân thời ấy. Bài ca dao là sự bày tỏ tình cảm thiết tha của chàng trai với cô gái đẹp. Mở đầu bằng hai câu thơ “Quan quan thư cưu, tại hà chi châu”(Đôi chim thư cưu hót họa nghe vang vang, ở trên cồn bên sông), chàng trai đã mượn cảnh trước mắt mà nói lên tình cảm của mình ở những dòng thơ tiếp sau: “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”(Người thục nữ u nhàn, phải là lứa tốt của bực quân tử). Tiếng gáy hòa vào nhau của đôi chim ví như sự tìm lứa đôi hay ái ân của đôi trai gái: 57 關雎一 Quan thư 1 關關雎鳩、 Quan quan thư cưu 在河之洲。 Tại hà chi châu 窈宨淑女、 Yểu điệu thục nữ 君子好逑。 Quân tử hảo cầu. Quan thư 1 Quan quan kìa tiếng thư cưu, Bên cồn hót họa cùng nhau vang dầy. U nhàn thục nữ thế này, Xứng cùng quân tử sánh vầy lứa duyên. Từng chương trong “Quan thư” là từng lời tình mà chàng trai muốn gửi đến cô gái xinh đẹp. Chàng mong ước được nên duyên cùng nàng như đôi chim thư cưu kia, chẳng bao giờ có thể rời xa. Nỗi niềm mong nhớ về cô nàng xinh đẹp với một mối duyên bền chặt ấy luôn hiển hiện trong tâm trí chàng, khi tỉnh cũng như khi mơ: 關雎二 Quan thư 2 參差荇菜、 Sâm si hạnh thái 左右流之。 Tả hữu lưu chi 窈宨淑女、 Yểu điệu thục nữ 寤寐求之。 Ngộ mị cầu chi 求之不得、 Cầu chi bất đắc 寤寐思服。 Ngộ mỵ tư bặc 悠哉悠哉、 Du tai! Du tai! 輾轉反側。 Triển chuyển phản trắc. Quan thư 2 So le rau hạnh lơ thơ. Hái theo dòng nước ven bờ đôi bên. U nhàn thục nữ chính chuyên. Nhớ khi thức ngủ triền miên chẳng rời. Nếu cầu mà chẳng được người. 58 Khi mơ khi tỉnh bồi hồi nhớ thương. Xa xôi trông nhớ đêm trường, Chiếc thân trằn trọc trên giường nào yên. Đọc bài thơ này làm ta nhớ đến những câu ca dao của Việt Nam: “Đêm nằm lưng chẳng tới giường Chỉ mong trời sáng ra đường gặp nhau.” Hay : “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.” Tất cả những câu thơ trên đều miêu tả trạng thái tương tư, nhớ mong người tình chung đang còn xa cách. Vẻ đẹp của cô gái mà chàng trai trong “Quan thư” đang mong nhớ là vẻ đẹp dịu dàng, uyển chuyển trong lao động. Hay nói cách khác, tình yêu này xuất phát từ lao động nên nó mộc mạc, giản dị, đơn sơ nhưng không kém phần ngọt ngào và sâu sắc. Nó tiêu biểu cho tình yêu trong Kinh Thi. Cái hay của “Quan thư” không bởi lời khen của Khổng Tử mà chính vì lẽ ấy. Cũng là nỗi niềm tương tư, “Hán quảng” là lời yêu tình tứ của chàng trai với cô gái mà mình đem lòng yêu mến. Cô gái bên bờ kia sông Hán nổi tiếng đoan trang, nết na nên được mọi người yêu mến. Lấy hứng khởi từ bụi cây mọc lộn xộn như lòng đang ngỗn ngang mà nói lên tình yêu của mình: Nếu nàng chưa có chồng thì mong nàng hãy để ý đến chút tình này của ta, cầm bằng ván đã đóng thuyền, nàng đã có chồng rồi thì tình yêu của ta với nàng cũng sẽ không đổi, xin được theo cho ngựa nhà nàng ăn để mỗi ngày được ngắm nàng, vậy là đã thỏa lòng mong nhớ của ta: 漢廣 2 Hán Quảng 2 翹翹錯薪、 Kiều kiều thác tân, 言刈其楚。 Ngôn ngải kỳ sở. 之子于歸、 Chi tử vu quy, 言秣其馬。 Ngôn mạt kỳ mã. 漢之廣矣、 Hán chi quảng hĩ! 不可泳思。 Bất khả vuống (vịnh) ti. 59 江之永矣、 Giang chi dượng (vĩnh) hĩ! 不可方思。 Bất khả phỏng (phương) ti. Hán quảng 2 Bụi cây lộn xộn đẹp xinh, Tôi lo cắt loại cây kinh mà dùng. Nếu nàng nay đã theo chồng, Xin nuôi giùm ngựa cho lòng đẹp vui. Rộng thay sông Hán cách vời! Chớ toan lặn lội vượt khơi mà hòng. Trường giang xa tít muôn trùng, Thả bè chẳng thể xuôi dòng mà đi. Bằng cách lấy sông Hán để so sánh sự xa cách, qua đó, chàng trai cũng cất tiếng than thở: mối tình của mình cũng cách trở như sông Hán kia, chẳng thể nào qua bờ bên kia sông được. Chẳng thể nào cùng nàng sánh duyên thì mối tình này “tôi” đành giữ cho riêng mình vậy. Tương tư không chỉ xuất phát từ chàng trai mà còn cả ở những cô gái cũng đang độ tuổi yêu đương như trong “Thấp tang”. Chương IV trong “Thấp tang” là lời bày tỏ tấm lòng yêu quý chàng trai của cô gái. Nàng ước ao và mong chờ được gặp người quân tử ấy để tỏ rõ tấm chân tình cho người biết, nhưng khi gặp được chàng thì nàng lại không dám bày tỏ. Nỗi niềm yêu đương kia nàng ôm ấp, giấu kín trong lòng. Niềm yêu kín ấy đã nẩy chồi lên gốc, ăn sâu ở trong lòng và nếu không tỏ được thì sẽ chẳng thể nào lãng quên: 隰桑4 Thấp tang 4 心乎僾矣, Tâm hồ ái hĩ, 遐不渭矣。 Hà bất vị hĩ? 中心藏之, Trung tâm tàng chi, 何日忘之。 Hà nhật vong chi ? 60 Cây dâu chỗ thấp 4 Lòng đã yêu quý người rồi, Mà sao lại chẳng thốt lời cho hay? Trong lòng cứ giấu thế này. Làm sao mà biết được ngày nào quên? Như người viết đã trình bày ở trên, trạng thái tương tư có thể xuất hiện từ một mối tình đơn phương hay song phương. Trạng thái tương tư trong mối tình song phương có thể hiểu như sau: Sau giai đoạn tỏ tình và cùng nhau thề nguyện hẹn ước thì tình yêu đã đến độ chín muồi, lúc nào, ở đâu và làm gì thì hình ảnh của đối phương luôn trong tâm trí, một ngày không gặp nhau với những người đang yêu dài như cả tháng. “Thái cát” là nỗi niềm tưởng nhớ đậm sâu của người đang yêu, đang mong nhớ người tình của mình. Sử dụng lối trùng chương điệp cú, chương sau là sự tăng cấp tiến nỗi nhớ của chương trước, một ngày không gặp nhau như ba tháng, ba mùa rồi đến cả ba năm. Con số ba ở đây không đơn thuần là số đếm “ba” mà nó nói lên số nhiều: thời gian dài đằng đẵng. Mỗi một giây, một phút trôi qua là nỗi nhớ lại càng tăng, nỗi nhớ lại càng da diết: 采葛 1 Thái cát 1 彼采葛兮, Bỉ thái yết (cát) hề. 一日不見, Nhất nhật bất kiến, 如三月兮! Như tam nguyệt hề. Hái dây sắn 1 Kìa người hái sắn hái đay, Trông nhau không thấy một ngày tương tư Lâu như ba tháng đợi chờ. 采葛 2 Thái cát 2 彼采蕭兮, Bỉ thái sưu (tiêu) hề. 一日不見, Nhất nhật bất kiến, 如三秋兮! Như tam thu hề! 61 Hái dây sắn 2 Cỏ tiêu đi hái kìa ai. Xa nhau chẳng gặp một ngày đợi trông Bằng ba mùa đã chất chồng. 采葛 3 Thái cát 3 彼采艾兮, Bỉ thái ngải hề 一日不見, Nhất nhật bất kiến, 如三歲兮! Như tam toái (tuế) hề. Hái dây sắn 3 Ra đi hái ngải kìa người, Một ngày chẳng gặp nhau thời dài ghê. Như ba năm trọn não nề. Nỗi niềm tương tư, chờ đợi người tình ấy còn được thể hiện ở rất nhiều thiên trong Kinh thi như: “Hữu nữ đồng xa” (có cô gái đi cùng xe), “Tử khâm” (áo chàng), “Trạch bi” (bờ đầm), “Nguyệt xuất” (trăng ló), … Là một cung bậc tình yêu đep nhưng chan chứa nỗi buồn từ sự nhớ mong, khắc khoải chờ đợi, đôi lúc nó như một căn bệnh mà không có liều thuốc tình yêu thì chẳng thể nào trị khỏi. Thiên “Phủ điền” xuất hiện như một lời khuyên cho những ai đang trong cơn say tình ái mà rơi vào trạng thái tương tư hãy tỉnh giấc mộng kia mà quay về với thực tại, đừng mỏi mòn chờ đợi, nếu không may người chẳng đến thì “nhọc lòng khổ tâm” lắm: 甫田 1 Phủ điền 1 無田甫田, Vô điền phủ điền, 維莠驕驕。 Duy dửu cao cao (kiêu kiêu). 無思遠人, Vô tư viễn nhân, 勞心忉忉。 Lao tâm đao đao. Ruộng lớn 1 Ruộng to cầy cấy chớ toan, Sức làm không xuể, cỏ lan khắp đồng. 62 Người xa, xin chớ đợi trông, Người mà chẳng đến, nhọc lòng khổ tâm! Tương tư trong Kinh Thi là những thiên hay phản ánh đúng tâm tư, tình cảm của những thanh niên trai gái đang yêu. Đành rằng đây là một cung bậc mang sắc thái buồn bã nhưng nếu thiếu nó thì thật sự tình yêu không còn là tình yêu theo đúng nghĩa của nó nữa. 2.2.4. Lỡ duyên trong Kinh Thi Trong tình yêu, nếu tương tư làm cho con người nhớ nhung, buồn bã một thì khi cách trở mà lỡ duyên thì người ta sẽ âu sầu, đau khổ hơn gấp trăm nghìn lần. Nỗi lòng đớn đau của lứa đôi khi tình yêu dang dở, không được nên duyên cùng nhau cũng được Kinh Thi phản ánh đậm nét. Tình yêu tan vỡ với rất nhiều lý do, nguyên nhân có thể là chủ quan từ sự nhàm chán, thiếu tôn trọng nhau, sự xuất hiện của người thứ ba hay khách quan là những luân lý, lễ giáo, luật lệ khắc nghiệt vào cuối thời cổ đại. Ở giai đoạn này, khi bắt đầu yêu đương thì người phụ nữ đã bị xã hội gắn cho những chiếc cồng giáo lý. Họ không dám trực tiếp lên tiếng phản đối hay đứng dậy đấu tranh mà chỉ thể hiện niềm ai oán của mình vào những câu ca hằng ngày để vơi đi nỗi buồn thương da diết. Diễn tả cung bậc lỡ duyên này, “Đông môn chi dương” (cây dương liễu ở cửa đông) là lời than trách người tình quên đi lời ước hẹn với nhau, để nơi này một người cô đơn ngồi ngắm sao Minh, sao Khải mà mỏi mòn đợi trông: Hôn dĩ vi kỳ, Minh tinh hoàng hoàng. (Hẹn nhau vào lúc tối trời Sao Minh thấy chiếu sáng ngời từng cao). Ngồi sắm sao một mình nơi đây mà nhớ đến cảnh xưa kia, cũng dưới ánh trăng này đôi lứa cùng nhau thề ước, nay người lại quên đi. Bài thơ còn là lời trách khéo léo cho những người yêu nhau chỉ qua đầu môi chót lưỡi, lời ước hẹn chỉ nói để đó, không tôn trọng bởi họ chẳng phải là người thủy chung. Bài thơ còn là lời khuyên chân thành có giá trị với thanh niên thời đại Kinh Thi và cả ngày nay về lối sống lành mạnh, tích cực trong tình yêu. Qua những bài ca dao này, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ đôi trai 63 gái khi yêu nhau thì hãy trân trọng tình cảm mình đang có được, đừng để một ngày nào đó mất đi rồi thì có nuối tiếc cũng đã muộn màng. Không phải lúc nào tình duyên dang dở cũng bởi lòng người bạc bẽo, không vẹn chữ thủy chung mà còn do tác động từ các yếu tố bên ngoài như xã hội hay cụ thể nhất là rào cản từ phía gia đình: 將仲子 1 Thương Trọng Tử 1 將仲子兮, Thương Trọng Tử hề, 無逾我里, Vô du ngã lý. 無折我樹杞, Vô chiết ngã thụ khỉ. 豈敢愛之? Khỉ cảm ái chi ? 畏我父母。 Uý ngã phụ mỹ (mẫu). 仲可懷也, Trọng khả huỳ (hoài) dã. 父母之言, Phụ mẫu chi ngôn, 亦可畏也。 Diệc khả úy ngã. Xin chàng Trọng tử 1 Xin chàng Trọng tử. Chớ vượt qua làng xóm của em ở. Chớ bẻ gãy cây khỉ liễu của em. Há rằng em dám thương yêu gì cây ấy đâu? Chỉ vì em sợ cha mẹ em. Chàng Trọng tử thì đáng cho em nhớ thương lắm. Nhưng mà lời rầy la của cha mẹ. Cũng đáng sợ lắm. Trọng tử là chàng trai cô gái yêu nhưng cô không dám tự ý gặp mặt cũng như không dám để chàng vượt tường vào gặp mình. Cô cũng mong chờ chàng đến để cùng nhau tâm tình, thế nhưng có biết bao thứ luật lệ, lễ nghĩa làm cô phải lo lắng: cha mẹ la mắng, họ hàng dèm pha, thiên hạ mỉa mai,… Cô gái cất tiếng hát “Thương Trọng tử” chính là tiếng giải thích để chàng trai hiểu, việc cô không để chàng sang nhà không bởi cô không yêu chàng mà nguyên nhân là như vậy. Tình yêu trong “Thương 64 Trọng tử” đã nhuốm màu lễ giáo phong kiến. Thế nên, việc đôi lứa hẹn hò, kết duyên với nhau không còn tự do như trước nữa. Ngoài tình yêu, họ còn phải để ý đến những thứ xung quanh mình chứ không đơn giản “yêu chỉ là yêu”. Tình yêu hay nói đúng hơn là hạnh phúc với người phụ nữ thật quá xa vời. Cái hay, cái đáng khen ở bài thơ này chính là cách nói lúng túng, quẩn quanh của cô gái, nó thể hiện hai trạng thái đối cực đang tồn tại trong cô: sự lôi cuốn mãnh liệt từ tình yêu và sự kìm chế mạnh mẽ từ rào cản gia đình và xã hội. Cuộc tình tuy dang dở nhưng sự thủy chung vẫn còn đó, có mặt trời trên cao tỏ rạng soi xét cho tấm chân tình này: 大車 3 Đại xa 3 穀則異室, Cốc tắc dị thất, 死則同穴。 Tử tắc đồng huật (huyệt). 謂予不信, Vị dư bất tín, 有如皞日。 Hữu như hạo nhật. Xe quan đại phu 3 Lúc sống thì ở khác nhà (không đặng lấy nhau mà ở chung). (Thì mong) lúc chết chôn chung một huyệt. (Nếu anh) nói rằng anh không tin như thế. (Thì em xin thề rằng lòng em) rõ ràng trong trắng với anh như mặt trời vậy. Cũng giống như “Thương Trọng tử”, “Đại xa” là lời phân trần sự lỡ làng nợ duyên kia đâu phải tại lòng người đổi trắng thay đen mà quên đi câu ước hẹn ngày nào. Nguyên nhân chính là do luật lệ và người có quyền thế ngăn cấm không cho phép họ đến với nhau. Thế nên, cô gái hát lên khúc tâm tư “Đại xa” này để chàng trai hiểu cho tấm lòng, tình yêu của cô không bao giờ thay đổi. Lời thơ chính là lời khẳng định một tình yêu chung thủy, sắt son dù rằng khi sống không được se duyên kết tóc cùng nhau thì lúc chết mong rằng sẽ được chôn chung một huyệt để thỏa nỗi mong ước bấy lâu nay của hai người. Bài thơ tiêu biểu cho một trong những quan niệm về hạnh phúc trong tình yêu của người phương Đông cuối cùng phải là: 65 Tại thiên nguyện tác ti dực điểu. Tại địa nguyện vi viên lý chi. (Trên trời nguyện làm chim liền cánh. Dưới đất nguyện làm cây liền cành.) Như vậy, lỡ duyên trong Kinh Thi rất đa dạng, phong phú. Ngoài những thiên nói đến sự đau khổ khi tình yêu tan vỡ còn rất nhiều thiên đi vào tìm hiểu, giải thích lí do tại sao như thế? Tất cả những thiên ấy đều cho ta thấy thái độ, cách ứng xử của người bị phụ tình khi rơi vào hoàn cảnh éo le, ngang trái. Với sự chứng kiến từ những mối tình tan vỡ, nhân dân Trung Hoa thời thượng cổ đã đem những nỗi đau ấy hóa thành những bản tình ca buồn trong Kinh Thi. Lời ca ấy tuy mộc mạc, đơn sơ nhưng là tiếng nói chân thật từ đáy lòng của đôi lứa yêu nhau nhưng chẳng thể nên duyên. Qua đó, họ cũng lên án chế độ xã hội đã xây nên những bức tường vô hình giam cầm hạnh phúc, quyền tự do yêu đương của con người mà đặc biệt là người phụ nữ. 2.3. Hôn nhân trong Kinh Thi Nếu ở tình yêu đôi lứa, Kinh Thi phản ánh tình cảm của các đôi trai gái yêu nhau với tất cả những gì sôi nổi nhất, nhiệt huyết nhất của tuổi thanh xuân thì đến hôn nhân, tình cảm vợ chồng được thể hiện một cách đằm thắm nhất, thiết tha nhất. Bên cạnh những hạnh phúc thì họ cũng trải qua những trắc trở, đổ vỡ, ngăn cách. Tất cả những cung bậc cảm xúc đó trong hôn nhân đều được thể hiện qua Kinh Thi. Tập thơ ca dân gian này đã vẽ nên bức tranh sống động về đời sống hôn nhân. Bên cạnh gam màu sáng là những hạnh phúc thì cũng có không ít gam màu tối là những dang dở, cách ngăn trong đời sống tình cảm vợ chồng do nhiều quan niệm, định kiến ở thời kỳ này chi phối. 2.3.1. Hôn nhân hạnh phúc trong Kinh Thi Những chàng trai, cô gái từ những người “người dưng khác họ”, vì tình yêu, họ đã vượt qua mọi khoảng cách về không gian, thời gian, mọi hoàn cảnh khó khăn, nghiệt ngã để chung tay cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình. Vì thế, khi đã được ông tơ bà nguyệt se duyên rồi thì họ sẽ trân trọng và nâng niu tình cảm thiêng liêng và cao quý này. Hạnh phúc nào bằng khi đôi lứa nên duyên lại được mọi người chân thành 66 chúc phúc. “Đào yêu” là bài ca dao khen ngợi nam nữ lấy nhau chính đáng, khen người con gái hiền thụ sẽ là một cô dâu hiền, vợ thảo: 桃夭 1 Đào yêu 1 桃之夭夭、 Đào chi yêu yêu, 灼灼其華。 Chước chước kỳ hoa. 之子于歸、 Chi tử vu quy, 宜其室家。 Nghi kỳ thất gia. Cây đào tơ 1 Đào tơ mơn mởn xinh tươi. Hoa hồng đơm đặc dưới trời xuân trong. Hôm nay nàng đã theo chồng, Nên bề gia thất ấm nồng thuận vui. “Đào yêu” ra đời từ khởi hứng của nhà thơ nhân tiết trọng xuân (tháng hai), khi cây đào trổ hoa, đây là khoảng thời gian nam nữ gặp gỡ mà lấy nhau thành vợ chồng. Việc dựng vợ gả chồng thuận theo tự nhiên như thế sẽ mang đến một hôn nhân hạnh phúc, gia đình ấm êm. Bài thơ không chỉ là lời mừng cho đôi lứa hạnh phúc mà còn nói lên phong tục tập quán cưới hỏi của nhân dân Trung Hoa thời thượng cổ. Dân gian chọn khí trời ấm áp với sức sống bừng bừng từ cỏ cây hoa lá trong mùa xuân là một tiền đề để đi đến hôn nhân hạnh phúc vẹn tròn. Nền tảng của một gia đình hạnh phúc là tình yêu và lòng chung thủy. Bên cạnh đó thì sự công bằng về quyền lợi, trách nhiệm cũng như sự tôn trọng lẫn nhau cũng không kém phần quan trọng. “Hà bỉ nùng hĩ” là lời khen cho nàng con gái Vương Cơ (vua nhà Chu) sống phải đạo, có nghĩa có nhân, không cậy mình tôn quý để khinh nhà chồng. Việc nàng không khoa trương địa vị bản thân khi về nhà chồng qua chiếc kiệu hoa cho thấy thái độ cung kính và hòa thuận để giữ trọn đạo làm vợ của nàng là đáng khen biết dường nào: 何彼襛矣 1 Hà bỉ nùng hĩ 1 何彼襛矣? Hà bỉ nùng hĩ ? 唐棣之華。 Đường đệ chi hoa. 67 曷不肅雝? Hạ bất túc ung ? 王姬之車。 Vương Cơ chi xa. Sao sum suê 1 Kìa sao đẹp đẽ rườm rà? Ấy cây đường đệ trổ hoa tưng bừng. Sao mà lại chẳng kính nhường? Vương Cơ đã biết khi nàng lên xe. Nói đến hôn nhân hạnh phúc trong Kinh Thi không thể nào không nhắc đến “Nữ viết kê minh” (vợ bảo gà gáy rồi). Bài thơ là lời thuật lại lời của đôi vợ chồng quyến luyến không muốn rời xa nhau nhưng vì công việc mà gạt tình riêng qua một bên. Trời gần sáng, khi gà gáy nàng đã đánh thức chồng dậy để đi ngao du săn bắn lấy chim phù và chim nhạn đem về. Ấy không vì gia cảnh khó khăn nên nàng bắt chàng thức khuya dậy sớm mà bởi ấy là trọng trách của người trai. Nàng khuyên chàng đừng nên say giấc mà sao nhãng công việc. Người vợ quả rất thông minh, không chỉ là lời khuyên suông, nàng còn nhẹ nhàng nói chuyện bằng tình yêu của một người vợ. Từng lời nói như lời mật ngọt chan chứa tình yêu mà cô dành cho đức lang quân của mình: 女曰雞鳴 2 Nữ viết kê minh 2 「弋言加之, Dực ngôn gia (ky) chỉ, 與子宜之。 Dữ tử nga (nghi) chi. 宜言飲酒, Nghi ngôn ẩm tửu, 與子偕老。 Dữ tử giai lỗng (lão) 琴瑟在御, Cầm sắt tại ngự . 莫不靜好。」 Mạc bất tĩnh hẩu (hảo). Nàng nói gà gáy 2 Chàng bắn tên rất trúng (vào chim phù chim nhạn mà đem về), Thì em lo những món ăn ngon, thích nghi với nhau cho chàng dùng. Phải cùng uống rượu, Và hẹn cùng chàng sống với nhau đến già. Đàn cầm, đàn sắt đang hòa điệu để hầu tiệc chúng ta, 68 Thì yên tịnh và hòa hảo lắm. Lời người vợ nhỏ nhẹ, vừa có tình lại có lý thì sao chàng có thể không nghe theo. Săn bắn là việc của chàng. Lo nấu ăn trong nhà là chức vụ của nàng. Người vợ thủ thỉ bên tai chồng rằng: đã bắn được chim phù, chim nhạn đem về thì em phải vì chàng nấu các món ăn vừa ngon, vừa bổ, vừa đúng khẩu vị của chàng để trước là thêm sức sau một ngày vất vả, sau là để vợ chồng cùng uống rượu vui vẻ, cùng được nghe tiếng đàn cầm đàn sắt du dương và tâm sự với nhau để nghĩa tình ngày một mặn nồng, bền chặt hơn. Không chỉ vậy, người vợ còn cho chàng biết rằng, để chàng vui lòng thì nàng có thể sẵn sàng làm tất cả kể cả biếu những vật trang sức của nàng cho người mà chàng yêu mến. “Nữ viết kê minh” hay không chỉ là lời khuyên răn chân tình của người vợ dành cho chồng mà nó còn hay ở chỗ thể hiện được niềm vui hòa hảo mà không dung tục, không vì tình riêng. Với nội dung tương tự như “Nữ viết kê minh”, “Kê minh” là lời khen tặng bà hiền phi vì lo sợ trễ giờ yết triều, nghe tiếng ruồi mà bà tưởng rằng tiếng gà nên đã tâu vua đến ba lần để vua dậy sớm. Hiền phi ấy thật đúng là mẫu nghi thiên hạ, ấy là tấm gương sáng ngời để những người vợ noi theo như trong “Nữ viết kê minh”. Hôn nhân hạnh phúc gắn liền với lòng thủy chung son sắt của hai người đã kết tóc se duyên với nhau. “Xuất kỳ đông môn” (ra khỏi cửa đông) là lời khen cho người chồng một lòng một dạ thủy chung với vợ mình. Được dịp đến chốn đông người, thấy được nhiều thiếu nữ sắc nước hương trời, quần là áo lụa nhưng người chồng vẫn không mơ tưởng đến họ. Anh biết mình còn có người vợ hiền ở nhà chỉ áo trắng, áo hồng quê mùa nghèo khó nhưng tình nghĩa với anh thì trước sau như một. Bài ca dao vừa là lời khen, vừa là lời răn dạy người đời nên biết giữ mình trong sạch, nghĩa tình vợ chồng trước sau như một, đừng để thói tục biến đổi mà có mới nới cũ, phụ nghĩa tào khang: 69 出其東門 2 Xuất kỳ đông môn 2 出其闉闍, Xuất kỳ ản đô, 有女如荼。 Hữu nữ như đồ. 雖則如荼, Tuy tắc như đồ, 匪我思且。 Phỉ ngã tư thư 縞衣茹 , Cảo y như lư, 聊可與娛。 Liêu khả dữ ngu. Ra khỏi cửa đông 2 Cửa đài thành bước ra đi Có cô đẹp đẽ khác gì đồ hoa. Tuy như đồ đẹp nõn nà, Chẳng hề lưu luyến làm ta động lòng. Vợ ta áo trắng, áo hồng Vẫn làm ta mãi mặn nồng yêu đương. Niềm hạnh phúc với đôi vợ chồng trẻ ở thời đại Kinh Thi còn là sự ước mong sum vầy, đoàn tụ với nhau khi chiến tranh kết thúc. Người chồng tòng quân ra chiến trận, không hẹn ngày trở về để người vợ ở nhà nhớ mong, than thở: 東山3 Đông Sơn 3 我徂東山、 Ngã tồ Đông Sơn 慆慆不歸。 Thao thao bất quy 我來自東、 Ngã lai tự đông 零雨其濛。 Linh vũ kỳ mông 鸛鳴于垤、 Quán minh vu điệt 婦歎于室。 Phụ thán vu thất. Đông sơn 3 Ta đi đánh giặc Đông Sơn Lâu rồi mà không trở về. Ta từ phía đông mà đến, Mưa rơi lác đác, 70 Chim sếu kêu trên gò kiến. Người vợ nhớ chồng than thở ở trong nhà. Người chồng ra chiến trận phục vụ cuộc chiến tranh phi nghĩa lòng buồn não nuột. Khi sự hi sinh của mình chẳng biết vì mục đích gì, lại thêm nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình, nhớ người vợ hiền sớm hôm tần tảo khi chàng vắng mặt, thế nên lòng chàng đau như cắt. Ngày được trở về, lòng chàng vui sướng, hân hoan biết bao. Mặc cho gió mưa, chàng chẳng sợ, mong muốn lúc này của chàng là được về nhà thật nhanh để đoàn viên với gia đình. Còn người vợ ở nhà, vì yêu, vì nhớ chồng mà than thở. Nàng san lấp nền nhà lại cho bằng phẳng, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để đợi ngày chàng trở về. Đang lúc làm thì đột nhiên chàng về, sự ngỡ ngàng vì chàng về mà không được báo trước cộng với nỗi niềm nhung nhớ bấy lâu nay làm cho hạnh phúc của họ vỡ òa. Đức lang quân của nàng đã về sau ba năm xa cách, niềm vui đó, hạnh phúc đó là vô bờ bến: 東山3 Đông sơn 3 洒掃穹窒、 Sái tảo khung trất 我征聿至。 Ngã chinh duật chí 有敦瓜苦、 Hữu đôi qua khổ 烝在栗薪。 Chưng tại lật tân 自我不見、 Tự ngã bất kiến 于今三年。 Vu kim tam niên. Đông sơn 3 Nàng rưới nước quét dọn và lấp những hang lỗ trong nhà. Thì chồng nàng đi đánh giặc ở xa hốt nhiên về đến. Vẫn thấy có dây khổ qua Thòng xuống ở trên cây lật, Thì nói rằng: Từ khi anh vắng mặt ở đây Đến nay đã ba năm. 71 東山4 Đông Sơn 4 其新孔嘉、 Kỳ tân khổng gia 其舊如之何。 Kỳ cựu như chi hà? Đông sơn 4 Những quân sĩ trở về mới lập gia đình thì rất vui thích. Còn những quân sĩ trước đã có gia đình rồi, Nay vợ chồng cũ gặp nhau thì vui thích biết là dường nào? Nói về hạnh phúc trong hôn nhân, Kinh Thi còn rất nhiều thiên viết về khía cạnh này như: “Nhữ phần”, “Quân tử dương dương”, “Xa hạt”… Ở mỗi thiên, niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ được thể hiện ở một sắc thái khác nhau: họ hạnh phúc khi hôn nhân được mọi người chúc phúc; khi có một người vợ đảm đang biết bỏ qua tình riêng mà khuyên chàng làm tròn trách nhiệm người trai; khi đức lang quân chung thủy, không đam mê phù phiếm xa hoa mà lúc nào cũng trọng nghĩa tình, một lòng một dạ thủy chung, son sắc; khi vợ chồng được đoàn tụ sau những năm tháng dài biền biệt cách xa,… Tất cả những thiên ấy đã hợp và quyện vào nhau, trở thành một bản tình ca ngọt ngào về hạnh phúc gia đình với vô vàn hương sắc. 2.3.2. Hôn nhân bị chia cắt, đổ vỡ trong Kinh Thi Thơ về hôn nhân trong Kinh Thi phần nhiều thể hiện trạng thái khổ đau khi vợ chồng phải xa cách, ai oán khi nghĩa tình bị phản bội. Đó là tâm trạng nhớ mong vì vợ chồng biệt ly mà nguyên nhân chính là phu phen và chiến tranh phi nghĩa hay đó là sự trách hờn vì bị ruồng rẫy, phụ bạc từ người chồng. Nguyên nhân sâu xa hơn chính là do những quan niệm phong kiến hà khắc thời ấy đã bóp nghẹt quyền tự do yêu đương, quyền mưu cầu hạnh phúc của người phụ nữ. Quan niệm hà khắc ấy biến họ trở thành những con người sống trong cảnh “cá chậu chim lồng”. 2.3.2.1. Hôn nhân bị chia cắt trong Kinh Thi Mạnh Tử rằng: “Xuân thu vô nghĩa chiến” (Xuân thu không có chiến tranh chính nghĩa), những cuộc chiến tranh thời này chủ yếu là để bành trướng quyền lực và thôn tính đất đai giữa các địa chủ. Chiến trận diễn ra liên miên, những chàng trai, những người chồng, những người cha và những đứa con khi đến tuổi đều bị buộc phải 72 cất bước tòng quân ra sa trường. Sự ra đi của họ không có ý nghĩa gì cho bản thân và đất nước, có chăng, nó làm những tên đại địa chủ thống trị kia được thõa mãn sự tham lam thống lĩnh đất đai, bờ cõi. Chính những cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy đã cướp đi hạnh phúc của biết bao gia đình đang êm ấm. “Quyển nhĩ” là bài ca dao thuộc giới quý tộc, đây là lời tự của hậu phi nhớ tưởng đến chồng là Văn Vương đi đánh giặc hoặc lúc bị giam ở Dữu Lý (chưa khảo cứu chính xác là Văn Vương đi đâu nhưng nguyên nhân cũng bởi chiến tranh). Lúc hái rau quyển nhĩ chưa đầy giỏ nghiêng thì lòng lại nhớ đến người, nàng không thể hái tiếp được nữa mà còn bỏ lại giỏ rau bên đường. Rồi nàng lại ngóng trông mà muốn đi theo cùng chàng nhưng lại ngặt nỗi vì ngựa đau mà không lên được, đành ôm nỗi nhớ về nhà mà đem rượu ra uống để quên đi nỗi nhớ nhung não nùng này. Bài ca dao cho chúng ta thấy sự nhớ nhung vì cách trở, muốn đến gặp chồng nhưng hoàn cảnh không cho phép, nàng đành ôm nỗi nhớ nhung về nhà. “Quyển nhĩ” vừa ngầm than trách chiến tranh gây ra cảnh chia ly, vừa là lời khen phẩm chất của bà Hậu phi, là tấm gương sáng ngời về đạo nghĩa vợ chồng để dân chúng noi theo: 卷耳 4 Quyển nhĩ 4 陟彼砠矣、 Trắc bỉ thư hĩ! 我馬瘏矣、 Ngã mã đồ hĩ! 我僕痡矣、 Ngã bộc phô hĩ! 云何吁矣。 Vân hà hu hĩ! Quyển nhĩ 4 Núi cao em muốn lên trên, Ngựa em đã bịnh chẳng lên được nào. Kẻ hầu em cũng lại đau, Thở than than thở làm sao cho vừa? Sự cách trở của những đôi vợ chồng còn được thể hiện qua “Quân tử vu dịch”. Chàng đi phu phen, tạp dịch đã lâu, không thể lấy ngày tháng mà tính được, lại thêm không biết khi nào mới được trở về hội ngộ, đoàn viên với gia đình. Nơi quê nhà, người vợ thấy cảnh gà về tổ, bò dê về chuồng mà sầu lo cho chồng. Vật nuôi trong nhà đi và về có định kỳ sớm tối, còn chàng đi làm để phục vụ những tên địa chủ kia không 73 biết có được nghỉ ngơi không? Mong ước lớn nhất hiện tại của nàng là chồng mình được no lòng, vậy là nàng đã thấy hạnh phúc. Nhưng tin chàng thì biền biệt, nàng đâu thể làm gì hơn ngoài việc chờ đợi với nỗi lòng nhớ mong sâu nặng: 君子于役 2 Quân tử vu dịch 2 君子于役, Quân tử vu dịch, 不日不月, Bất nhật bất nguyệt 曷其有佸? Hạt kỳ hữu huyệt (quát) ? 雞棲于桀, Kê tê (thê) vu kiệt, 日之夕矣, Nhật chi tịch hĩ, 羊牛下括。 Dương ngưu hạ quyết (quát). 君子于役, Quân tử vu dịch, 茍無饑渴! Cầu vô nguyệt cơ (khát). Chàng đi làm 2 Đi làm chàng đã xa nhà Tháng ngày nào biết tính là được bao. Đoàn viên biết đến lúc nào? Yên nơi gà đã đậu vào khắp cây. Chiều hôm bảng lảng tối ngày. Bò dê lần lượt đã quay về rồi. Chàng làm ở chốn xa xôi, Miễn không đói khát, chàng ôi em nguyền. Hay như “Đệ đỗ” (cây đỗ lẻ loi) tả cảnh người chinh phu đi quân dịch hết hạn đã lâu mà vẫn chưa thấy về, khiến người vợ ở nhà u buồn, lo nghĩ. Nàng bói bằng cả hai cách là mai rùa và cỏ thi, hợp lại lời quẻ thì chàng đã về gần lắm rồi. Lấy việc bói mai rùa và cỏ thi kết thúc bài thơ ý nói nỗi niềm nhớ mong tha thiết lắm nên không có việc gì mà không làm để biết được tin chàng, ngay cả những quẻ bói mê tín này. Chiến tranh phi nghĩa gây ra thảm cảnh chia ly buồn não nuột, người phụ nữ ở nhà chờ đợi mỏi mòn mà oán hờn thời cuộc, kẻ trai tráng ra đi lìa xa vợ con thân yêu mong ước đoàn tụ từng giờ. Với đề tài hôn nhân, Kinh Thi không chỉ là lời ai oán của 74 những người chinh phụ nơi quê nhà mà đó còn là lời của người chinh phu trách hờn chế độ đẩy đưa họ vào cảnh ngộ hiện tại. Giờ thất lạc hàng ngũ, có lẽ phải chết nơi rừng sâu nước độc này. Người quân dịch nhớ gia đình, kể lại lúc mới lập gia đình đã hẹn ước với vợ là dù sống hay chết thì cũng sẽ ở bên nhau nhưng nay đã không giữ được lời hẹn ước, phải bỏ mạng nơi đây mà phụ tình nàng: 擊鼓 5 Kích cổ 5 于嗟闊兮, Hu ta khoát hề! 不我活兮。 Bất ngã hoạt hề! 于嗟洵兮, Hu ta tuân hề! 不我信兮。 Bất ngã thân hề! Đánh trống 5 Ôi lời hẹn trước khi xa cách, Đành phụ nàng ta thác từ đây! Đáng tin lời hẹn bấy nay, Không thi hành được mảy may với nàng. Với nội dung tương tự như “Kích cổ”, “Cát sinh” cũng là bài ca oán thán chiến tranh ngăn cách đôi vợ chồng không được ở bên nhau, có lẽ phải đợi đến khi chết mới được bên nhau vậy: 葛生 4 Cát sinh 4 夏之日, Hạ chi nhật, 冬之夜, Đông chi dự (dạ). 百歲之後, Bách tuế chi hậu, 歸于其居。 Quy vu kỳ cự (cư). Cây sắn dây 4 Ngày mùa hè nhớ trông đằng đẵng, Sầu canh dài thêm nặng đêm đông. Trăm năm trọn kiếp má hồng. Nguyện chôn một huyệt cùng chồng mà thôi. 75 Ở một bậc cao hơn, không còn là lời thuật lại cảnh tình thảm sầu hay trách móc bởi chiến tranh mà gây nên nỗi này, “Hà thảo bất hoàng” đã cất lời hỏi thể hiện sự phẫn nộ: Ai ngã chinh phu! Độc vi phỉ dân? (Thương thay cho chúng ta là chinh phu đi đánh giặc! Riêng mình chẳng phải là người hay sao (mà chẳng được trở về hưởng lạc thú gia đình)?) Chinh chiến mãi không dứt, người lính phải đánh đổi hạnh phúc cá nhân của mình phục vụ cho bọn hôn quân thích bành trướng thế lực, thế mà họ lại bị đối xử tệ bạc, lòng phẫn uất của họ ngày càng dâng trào. Đây chính là một trong các tiền đề dẫn đến những cuộc nổi dậy của nông dân sau này. 2.3.2.2. Hôn nhân đổ vỡ trong Kinh Thi Khi lễ giáo phong kiến bắt đầu nhen nhóm và len lỏi vào đời sống của nhân dân Trung Hoa, đó chính là lúc người phụ nữ phải chịu vô vàn những thiệt thòi, bất công, ngang trái. Họ luôn bị đẩy vào những trạng thái lo âu, buồn tủi và thậm chí là chán ngán của cuộc đời, hay chính xác hơn là của cuộc sống hôn nhân. Đến với chùm ca dao với chủ đề hôn nhân đổ vỡ, Kinh Thi sẽ cho người đọc thấy rõ quan niệm “trọng nam khinh nữ”, nam có quyền có tam thê tứ thiếp còn nữ phải chính chuyên một chồng và cả hôn nhân bao biện (hôn nhân do cha mẹ sắp đặt). “Cốc phong” (gió đông) là bài thơ nói lên tâm tình sầu oán của người vợ bị chồng ruồng bỏ để vui thú với người vợ mới. Nàng ước mơ một cuộc sống hòa thuận, hạnh phúc như thuở ban đầu mới về nhà chồng nhưng đành ngậm ngùi trong sự tuyệt vọng vì người chồng đã quên lời thề ước ngày xưa mà thay lòng đổi dạ. Thành ngữ có câu: “Tào khang chi thê, bất khả hạ đường, bần tiện chi giao, bất khả vong” (Người vợ cùng mình trải qua những khó khăn thì không bỏ người ấy, người có mối quan hệ lúc mình còn nghèo khổ thì không thể quên.) Người chồng trong “Cốc phong” đã quên đi lời hứa năm nào, quên đi cái nghĩa tào khang mà phụ rẫy người vợ đồng cam cộng khổ với mình bấy lâu nay. Khi xưa gia cảnh nghèo khó, người vợ lo trước liệu sau, tính toan chèo chống đủ đường. Nay cuộc 76 sống yên ổn thì chàng lại ngược đãi, so sánh nàng như nọc độc, đuổi nàng ra khỏi nhà để kết thân với người vợ mới, xinh đẹp kia. Lấy hình ảnh từ việc hái rau phong, rau phỉ (không nên vì cái dở mà bỏ cả cọng rau ngon) nàng khuyên chồng mình hễ đã là vợ chồng thì không nên vì nhan sắc suy kém mà quên cái đẹp, cái hay từ nết na của vợ mình. Phụ nữ chính chuyên chỉ có một chồng, tuy bị ruồng bỏ nhưng nàng vẫn hết sức khuyên chồng nhớ lại nghĩa tình xưa mà quay đầu lại, đừng lún sâu vào vũng lầy tình ái kia. Người vợ trong bài thơ này là người phụ nữ đoan trang, hiền thục tiêu biểu cho người phụ nữ Trung Hoa thời bấy giờ. Nàng đã cố nhịn, cố làm hòa để gia đạo ấm êm, thế nhưng chàng chẳng hề mảy may để tâm đến nữa, chàng dứt tình đoạn nghĩa mà thẳng tay đuổi nàng đi. Rau đồ đắng là vậy mà nàng bảo là ngọt như rau tể thì nỗi cay đắng mà nàng cam chịu còn nhiều hơn cái đắng của rau đồ nghìn vạn lần. Nhớ lại cảnh trước kia khi mới gặp, nghi lễ tiếp đãi nàng trọng hậu bao nhiêu thì nay bạc bẽo bấy nhiêu, hỏi sao lòng người vợ này không oán hờn cho được: 穀風 5 Cốc phong 5 不我能慉, Bất ngã năng súc, 反以我為讎。 Phản dĩ ngã vi thù. 既阻我德, Ký trở ngã đức, 賈用不售。 Cổ dụng bất thụ. 昔育恐育鞫, Tích dục khủng dục cúc, 及爾顛覆。 Cập nhĩ điên phúc, 既生既育, Ký sinh ký dục, 比予于毒。 Tỷ dư vu độc. Gió đông 5 Chàng không nuôi dưỡng được em, Mà ngược lại coi em như cừu thù. Chàng đã từ khước, cự tuyệt điều hay việc phải của em (cho nên tuy lao nhọc làm việc như thế mà em vẫn không được chàng đoái dùng đến). Cũng như đem vật ra bán mà chẳng được ai mua. 77 Nhớ lại xưa kia, sống chung với nhau, chúng ta lo sợ cho lẽ sống của chúng ta phải cùng phải đứt. Mà em với chàng phải đến cảnh khốn đốn ngửa nghiêng. Nay sinh sống yên rồi, Chàng phụ phàng quên ơn, nỡ đem em ra sánh với nọc độc đáng kinh tởm để đuổi bỏ em. Cũng giống như “Cốc phong”, “Manh” cũng là tâm trạng của một người phụ nữ bị chồng ruồng rẫy, phụ bạc. Với sáu chương, bài ca dao kể lại cả chặng đường của đôi lứa từ khi hẹn hò đến khi kết duyên vợ chồng. Thuở thanh xuân, nàng có sắc dung đẹp đẽ, xán lạn như “lá trên cành trơn mướt mỹ miều” nên được chàng yêu chàng quý. Thời gian trôi qua đã lấy đi vẻ đẹp của nàng, giờ thì nhan sắc nàng tàn phai như lá dâu “úa vàng những lá rời cành” nên chàng phụ bỏ nàng mà vui vầy duyên mới. Nàng nhớ lại cảnh xưa kia mới gặp, chàng vì mến sắc đẹp của nàng nên mua tơ rồi vờ mượn khung cửi dệt để tìm cớ để được nói chuyện. Dần dà. tình cảm trong nàng cũng có và nàng bằng lòng lấy anh làm chồng. Nhưng thói đời bạc bẽo, lấy nhau về chưa được mấy năm mà lòng dạ chàng đã đổi thay, đam mê nhan sắc của người phụ nữ khác mà phụ nàng. Vì quá uất ức và tức giận trước thái độ phản bội ấy của chồng, nàng cất tiếng chỉ trích người chồng: 氓4 Manh 4 女也不爽, Nữ dã bất sảng, 士貳其行。 Sĩ nhị kỳ hạng (hạnh) 士也罔極, Sĩ dã vông cực. 二三其德。 Nhị tam kỳ đức. Gã kia 4 Gái này chẳng có tội gì. Hả lòng tráo trở chính vì chàng thôi. Chàng còn biết đến nơi nào nữa. Hai ba lòng ăn ở bạc đen. Nàng tự trách bản thân, cảm thấy hối hận ăn năn vì buổi đầu quá yêu người mà chấp nhận lấy người quá dễ dàng, không tìm hiểu cặn kẽ để giờ đây khi người phụ bạc thì 78 lại gánh nỗi chua xót ê chề. Từ thực tế tình cảnh hiện tại nàng đã rút ra kết luận nao lòng: 氓3 Manh 3 桑之未落, Tang chi vị lạc, 其葉沃若。 Kỳ diệp ốc nhược. 于嗟鳩兮, Hu ta cưu hề! 無食桑葚。 Vô thực tang trâm (thậm). 于嗟女兮, Hu ta nữ hề! 無與士耽。 Vô dữ sĩ trâm (đam). 士之耽兮, Sĩ chi đam hề! 猶可說也。 Do khả thuế dã. 女之耽兮, Nữ chi đam hề! 不可說也。 Bất khả thuế dã. Gã kia 3 Gái kia hỡi! Nghe đây ta dặn, Chớ mê trai, lòng nặng tình duyên. Trai mà mê gái đảo điên, Cũng còn giải thoát cho yên mọi bề. Gái theo trai lòng mê đắm đuối, Không thể nào còn lối thoát đâu. Đây không chỉ là lời nói trách móc, oán than kèm theo nỗi ân hận của người con gái vì tin lầm và quá yêu người nên chuốt nhiều khổ đau mà còn là lời răn dạy về đạo đức mang nhiều ý nghĩa. Với quan niệm “trai tam thê tứ thiếp, gái chín chuyên một chồng”, dù cho người chồng có mới nới cũ, tham sang phụ khó mà ruồng rẫy, bỏ rơi vợ nhưng với tấm lòng vị tha cao cả của người phụ nữ nên nàng vẫn nuôi hi vọng chàng sẽ suy nghĩ và trở về với mình như ngày nào. Với “Ngã hành kỳ dã” thì nội dung này được phản ánh rõ nét: 我行其野 3 Ngã hành kỳ dã 3 79 我行其野 Ngã hành kỳ dã, 言采其幅 Tế phất kỳ xu. 不思旧姻 Hôn nhân chi cố. 求您新特 Ngôn tựu nhĩ cư. 成不以富 Nhĩ bất ngã súc, 亦祗以异 Phục ngã bang gia. Ngã hành kỳ dã 3 Cánh đồng em bước đi qua, Nói rằng rau phúc gần xa hái về, Duyên xưa tưởng nhớ chẳng hề, Chàng tìm vợ mới dựa kề yêu đương. Chẳng vì vợ mới giàu sang, Cũng vì chuộng lạ nên chàng bỏ em. “Cốc phong”, “Manh” và “Ngã hành kỳ dã” cho chúng ta thấy những biểu hiện ban đầu của lễ giáo phong kiến trong lĩnh vực hôn nhân đó là thái độ “trọng nam khinh nữ”. Một biểu hiện nữa của lễ giáo phong kiến là quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” hay “áo mặc sao qua khỏi đầu”, đó là hôn nhân bao biện, hôn nhân do cha mẹ định đoạt. Hôn nhân với đôi trai gái không bàn đến chuyện tình yêu mà phải là môn đăng hộ đối. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những cuộc hôn nhân đổ vỡ mà người chịu thiệt thòi nhất vẫn là phụ nữ. “Bách chu” (chiếc thuyền gỗ bách) trong Dung phong và “Nhật nguyệt” (mặt trời mặt trăng) là hai bài ca dao phản ánh tình trạng hôn nhân bao biện này. “Bách chu” thực chất là lời oán trách hôn nhân theo kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, không được tự chủ trong hôn nhân. Người vợ thủ tiết thờ chồng khi chồng đã mất nhưng lại bị cha mẹ ép buộc lấy chồng khác giàu sang phú quý. Cô không đồng ý vì lòng thủy chung son sắt của cô với người chồng quá cố vẫn còn thì làm sao cô cất bước sang ngang cho đặng. Cha mẹ nuôi nàng bấy lâu nay lẽ nào chẳng biết lòng dạ nàng ra sao: 柏舟 1 Bách chu 1 80 泛彼柏舟, Phiếm bỉ bách chu, 在彼中河。 Tại bỉ trung hà. 髡彼兩髦, Đãm bỉ lưỡng mao, 實維我儀。 Thực duy ngã nga (nghi) 之死矢靡它, Chi tử thỉ mỹ tha. 母也天只, Mẫu dã thân (thiên) chỉ, 不諒人只! Bất lượng nhân chỉ. Thuyền bách 1 Chiếc thuyền gỗ bách linh đinh, Giữa dòng sông nọ, mặc tình nổi trôi. Trái đào để tóc rủ đôi, Thật thì người ấy với tôi là chồng. Đã thề đến chết một lòng. Mẹ tôi ơn nặng sánh cùng trời cao, Há không tin được lòng sao? Và hậu quả của những cuộc hôn nhân sắp đặt mà không cần đến tình yêu kia là những cuộc hôn nhân đổ vỡ như trong “Nhật nguyệt”. Người vợ không được chồng báo đáp ân tình nên nàng mới gọi mặt trời, mặt trăng rọi chiếu xuống mặt đất để tỏ rằng sao lại có người như thế, sao lại không lấy đạo nghĩa nàng đối với chàng mà đáp lại. Hôn nhân không tình yêu thì làm sao có được hạnh phúc. Nàng than thở rằng mẹ cha nàng đã chọn nhầm chỗ nên giờ nàng phải gánh nỗi ưu sầu này: 日月 4 Nhật nguyệt 4 日居月諸, Nhật cư nguyệt chư, 東方自出。 Đông phương tự xuất. 父兮母兮, Súc ngã bất tốt. 胡能有定? Hồ năng hữu định ? 報我不述。 Báo ngã bất thuật ? Mặt trời mặt trăng 4 Mặt trăng và lại mặt trời, 81 Phương đông đều thấy sáng soi lộ hình. Mẹ cha hai đấng thân sinh, Dưỡng nuôi chẳng trọn, ái tình dở dang. Làm sao định tỉnh được chàng? Đáp bù lại nỗi phụ phàng vô nghi. Với những thiên viết về chủ đề hôn nhân đổ vỡ trong Kinh Thi, một mặt xã hội Trung Hoa đang hiện dần ra với không khí ảm đạm, u uất của những lễ giáo từ chế độ phong kiến đang đè nặng lên đôi vai nhỏ bé, yếu đuối của người phụ nữ thời bấy giờ. Những lễ giáo khắc nghiệt ấy đã và đang hình thành một bức tường vững chắc để ngăn cản, ràng buộc hạnh phúc lứa đôi mà đáng lẽ ra họ được có và đáng có. Tiểu kết Với một dung lượng lớn và nội dung đặc sắc nhất trong Kinh Thi, ca dao dân ca viết về đề tài tình yêu và hôn nhân đã vẽ nên bức tranh sinh động, đa sắc thái về một xã hội Trung Hoa thời thượng cổ. Tình yêu lứa đôi và tình cảm vợ chồng là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng và quý báu đối với con người. Trong Kinh Thi, thơ về đề tài này có bài biểu hiện niềm sung sướng yêu đương, có bài biểu hiện nỗi khổ tâm vì thương nhớ, có bài phản ánh số phận bi thảm của người phụ nữ bị bỏ rơi hoặc có bài miêu tả tinh thần dám đấu tranh giành tự do hôn nhân của những con người sống dưới xã hội thời bấy giờ. Bên cạnh ca ngợi tình yêu đẹp, thủy chung son sắc, vẹn lời thề vàng đá với nhau thì chùm ca dao này cũng lên án chế độ phong kiến đang dần hình thành với những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã chia cắt hạnh phúc yêu đương của biết bao nhiêu đôi lứa đang hạnh phúc bên nhau. Tác giả dân gian lên án những lễ giáo phong kiến khắt khe đã trói buộc hạnh phúc của người phụ nữ - với họ, hạnh phúc là một tấm chăn quá hẹp, kẻ này ấm thì người kia phải lạnh, mà kẻ được ấm kia thì quá ít ỏi. Ở từng cung bậc, trạng thái, chùm ca dao này đều thể hiện được vẻ đẹp của nó qua nhân sinh quan của những người lao động bình dân. Tình cảm của họ mộc mạc, đơn sơ nhưng không kém phần chân thành và sâu sắc. 82 83 CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT TRONG KINH THI VỚI ĐỀ TÀI TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN Với đề tài tình yêu và hôn nhân, Kinh Thi không chỉ thành công về nội dung mà còn được đánh giá cao ở nghệ thuật biểu hiện. Hầu hết hơn ba trăm bài thơ trong Kinh Thi đều là lời ca theo âm nhạc, khi trầm, lúc bổng, khi réo rắt, lúc du dương,… Thi phẩm đã đưa ta về thời đại thượng cổ của nhân dân Trung Hoa qua những ngôn từ thuần phát, mộc mạc nhưng đậm chất trữ tình. Sở dĩ đạt được những thành công như vậy là bởi những tác phẩm trong Kinh Thi đã vận dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật như phú, tỷ, hứng cùng với những kết cấu đặc biệt như trùng chương điệp cú, xướng họa, hòa thanh,… Tất cả những điều đó đã tạo nên một Kinh Thi với sức sống bền bỉ và mãnh liệt như ngày nay ta vẫn thấy. 3.1. Thể thơ Về hình thức, những bài thơ, ca dao trong Kinh Thi được sáng tác chủ yếu theo thể loại tứ ngôn nhất cú – là hình thức ban đầu trong quá trình phát triển thơ ca – cách câu sử dụng vần. Tiêu biểu về thể thơ bốn chữ cho hầu hết các thiên trong Kinh Thi là thiên “Thác hề”: 蘀兮 1 Thác hề 1 萚兮萚兮, Thác hề! Thác hề! 風其吹女。 Phong kỳ xuy nhữ. 叔兮伯兮, Thúc hề! Bá hề! 倡予和女。 Xướng dư huệ (hoạ) nhữ. Cây khô 1 Cây khô hỡi! Cây khô kia hỡi! Gió từng luồng sẽ thổi vào ngươi. Này chàng Thúc bá kia ơi! Hễ chàng khởi xướng, em thời họa theo. Đôi lúc Kinh Thi cũng có những thiên phá vỡ những quy cách của tứ ngôn (bốn chữ), dùng lẫn vào các câu nhị ngôn (hai chữ), tam ngôn (ba chữ), ngũ ngôn (năm 84 chữ), thất ngôn (bảy chữ) hoặc bát ngôn (tám chữ), có lúc cũng có câu nhất ngôn (một chữ) và cửu ngôn (chín chữ). Tiêu biểu cho hình thức thơ tạp ngôn vừa được nhắc đến ở trên là những thiên như: 溱洧 1 Trăn Vĩ 1 溱與洧, Trăn dữ Vĩ 方渙渙兮。 Phương viên viên (hoán hoán) hề. 士與女, Sĩ dữ nữ, 方秉蕳兮。 Phương bỉnh kiên (gian) hề. 女曰:「觀乎?」 Nữ viết: Quan hồ. 士曰:「既且。」 Sĩ viết: Ký thư, 「且往觀乎 Thả vãng quan hồ, 洧之外, Vĩ chi ngoại, 洵訏且樂。」 Tuân hu thả lạc. 維士與女, Duy sĩ dữ nữ, 伊其相謔, Y kỳ tương hước, 贈之以勺藥。 Tặng chi dĩ thược dược. Trăn Vĩ 1 Dòng sông Vĩ với sông Trăn, Thuỷ triều vào khoảng mùa xuân dẫy đầy. Khắp vùng con gái con trai, Hoa lan mới bẻ cầm tay trao lời. Nàng rằng: sao chẳng xem chơi? Chàng rằng: vừa mới đến rồi xem qua. Nàng thêm: hãy đến xem mà, Phía ngoài sông Vĩ đôi ta đến cùng. Chắc là vui thú mênh mông, Rủ nhau sánh bước đi chung hai người. Lại nhân dịp ấy vui cười, Tặng nàng thược dược ghi lời ái ân. 85 Hay: 丘中有麻 1 Khâu trung hữu ma 1 丘中有麻, Khâu trung hữu ma, 彼留子嗟。 Bỉ lưu Tử Ta. 彼留子嗟, Bỉ lưu Tử Ta, 將其來施。 Thương kỳ lai xà xà. Khâu trung hữu ma 1 Trong gò có chỗ lúa ma, Nàng kia lưu lại Tử Ta mất rồi. Nàng đà lưu Tử Ta rồi. Em mong chàng đến vui cười với em. Tuy nhiên, những câu thơ mang tính tạp ngôn này xuất hiện với một tần số rất thấp, không đáng kể. Loại câu chữ không đều, nhiều ít linh hoạt đan xen vào nhau này khi đọc lên tiết tấu rất tự nhiên. Kiểu câu nhiều hình nhiều vẻ này trong Kinh Thi là ngọn nguồn phát khởi cho nhiều thể thơ về sau. Đặc biệt, ở đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi người viết khảo sát được tổng số bảy mươi sáu thiên, trong đó, chỉ có chín thiên (“Thất nguyệt”, “Biểu hữu mai”, “Dã tử hữu khuân”, “Trăn Vĩ”, “Bào hữu khổ diệp”, “Tĩnh nữ”, “Mộc qua”, “Đông sơn”, “Các sinh”, “Cốc phong”) xuất hiện hình thức thơ tạp ngôn này, còn lại sáu mươi bảy thiên đều thuần bốn chữ. Việc lấy thể thơ bốn chữ làm chính trong những bài ca dao dân ca cho thấy giai điệu âm nhạc dùng để diễn xướng ở thời kỳ này đơn giản nhưng không kém phần rộn rã vui tươi. Về sau kể từ đời Hán, thể thơ này không còn được xem trọng nữa, mà thay vào đó là những thể văn vần đặc thù như: từ, phú, tụng, tán, lỗi, châm, minh. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng Kinh Thi đã tạo ra một thời đại huy hoàng cho thể thơ bốn chữ này sản sinh và phát huy hết khả năng của mình để hòa vào sự diễn xướng của âm nhạc, tạo nên những làn điệu dân ca mộc mạc, giản dị mà quá đỗi chân tình. 86 3.2. Ba thủ pháp nghệ thuật nổi bật nhất trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân. Được ghi chép sớm nhất ở sách Chu Lễ, cùng với phong, nhã, tụng thì phú, tỷ và hứng cũng đã hợp lại thành chuỗi “sáu phạm trù” ( nguyên văn viết rằng: “Phong Nhã Tụng giả, Thi thiên chi dị thể; Phủ Tỉ Hứng giả, Thi văn chi dị từ; đại tiểu bất đồng, nhi tịnh vi Lục nghĩa giả. Phú Tỉ Hứng thị Thi chi sở dụng, Phong Nhã Tụng thi Thi chi thành hình; dụng bỉ tam sự, thành thử tam sự, cố đắc tịnh xưng vi Nghĩa” được dịch là “Phong nhã tụng là thể khác nhau của các thiên Kinh Thi, phú tỉ hứng là lời khác nhau về văn của Kinh Thi, lớn nhỏ không như nhau, song gọi chung là Lục nghĩa. Phú tỉ hứng là sở dụng của Kinh Thi, Phong Nhã Tụng là sự thành hình của Kinh Thi, dùng ba cái kia để hình thành nên ba cái này, bởi vậy được gọi chung là nghĩa”). Theo những nghiên cứu của giới học thuật thì phú, tỷ và hứng dùng để chỉ các phương tiện và biện pháp biểu hiện xác định của thơ. Với việc vận dụng ba thủ pháp nghệ thuật chính là phú, tỷ và hứng này, Kinh Thi đã đạt được hiệu quả nghệ thuật nổi bật và có sức ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn học giai đoạn sau. 3.2.1. Phú Phú là trình bày sự việc rồi viết thẳng ra hay nói cách khác thì phú là thể trần thuật. Với đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi, thể phú được thể hiện qua những thiên như “Thất nguyệt”, “Manh”, “Trăn Vĩ”, “Biểu hữu mai”, “Đông môn chi thiện”, “Khâu trung hữu ma”, “Khiên thường”, “Phong vũ”,… Ở đề tài này, phú mang sứ mệnh phô bày, mô tả một cách trực tiếp về những con người, những cảnh vật thiên nhiên hay nói đúng hơn là miêu tả lại cả xã hội Trung Hoa thời thượng cổ. Không chỉ có vậy, phú còn là tự sự, kể chuyện về những việc, những biến cố xảy ra trong cuộc tình duyên hay hôn nhân của những đôi nam nữ. Vì đây là chùm thơ bộc lộ tâm tư, tình cảm của đôi lứa nên được mô tả hay được kể lại cũng chỉ là cái cớ để tình cảm của họ được phát triển, hoặc dựa vào đó mà biểu lộ ra được. Là một bài ca dao được làm theo thể phú loại kể chuyện, “Trăn Vĩ” đã sử dụng thành công nghệ thuật dựng chuyện và nghệ thuật diễn đạt: 溱洧 1 Trăn Vĩ 1 溱與洧, Trăn dữ Vĩ 87 方渙渙兮。 Phương viên viên (hoán hoán) hề. 士與女, Sĩ dữ nữ, 方秉蕳兮。 Phương bỉnh kiên (gian) hề. 女曰:「觀乎?」 Nữ viết: Quan hồ. 士曰:「既且。」 Sĩ viết: Ký thư, 「且往觀乎 Thả vãng quan hồ, 洧之外, Vĩ chi ngoại, 洵訏且樂。」 Tuân hu thả lạc. 維士與女, Duy sĩ dữ nữ, 伊其相謔, Y kỳ tương hước, 贈之以勺藥。 Tặng chi dĩ thược dược. Trăn Vĩ 1 Sông Trăn và sông Vĩ. Nước vừa lai láng (vì vào mùa xuân, nước đá vừa tan). Cậu trai và cô gái, Vừa cầm nhánh hoa lan (mới hái). Cô gái nói: Đi xem. Cậu trai nói: Đã đi xem rồi. Cô gái lại nói: Hãy đi xem. Phía ngoài sông Vĩ, Tin chắc là to rộng và vui vẻ. Rồi cậu trai và cô gái, Nhân đấy mà nô đùa với nhau, Rồi cậu trai tặng cho cô gái cành hoa thược dược để kết ân tình. (Trai gái tự do vui chơi trên bờ sông quyến luyến nhau, tặng nhau những nhánh hoa thơm). Theo phong tục nước Trịnh, vào ngày tỵ trong thượng tuần tháng ba, người ta hái hoa lan ở trên bờ sông để trừ tai ương và cầu phúc. Đây chính là dịp trai gái đến bờ sông để nô đùa cùng nhau và cũng là dịp để trao ân tình. 88 Nghệ thuật dựng chuyện thật hay và khéo léo theo thứ tự lớp lang, đi từ một lễ hội mùa xuân rồi diễn tiến đến việc đôi lứa lấy hoa thược dược mà tặng để kết ân tình nồng hậu. Bốn câu đầu là sự miêu tả một lễ hội cầu an diễn ra trong sắc xuân rộn ràng, tươi vui. Đây là một dự báo cho một tương lai tươi sáng, hạnh phúc vẹn tròn của đôi lứa sắp nên duyên cùng nhau. Năm câu tiếp theo theo lối đối đáp, chàng trai và cô gái dẫn nhau đến chỗ đất rộng – nơi có thể vui chơi thoải mái. Và ở ba câu cuối cùng là cảnh trai gái trao hoa để kết duyên cùng nhau. Vào thời đó, thược dược được xem là hoa đẹp nhất tượng trưng cho sự hạnh phúc viên mãn, việc trao hoa vào lễ hội mùa xuân và chọn đúng ngay hoa thược dược ngụ ý rằng tình duyên kia sẽ được bền chặt và hạnh phúc. Tài dựng chuyện đã hay mà tài diễn đạt còn vô cùng khéo léo, “Trăn Vĩ” đã sử dụng thứ ngôn ngữ, giọng điệu mộc mạc qua lời đối đáp của đôi nam nữ được thuật lại một cách tự nhiên, lời lẽ bình dị, không trau chuốt đã tạo được không khí vừa thân mật lại rất vui vẻ. Trước tiên, bài thơ miêu tả cảnh lễ hội ngày xuân vui tươi, người người, nhà nhà cùng nhau trẩy hội, hái hoa lan ở trên bờ sông để trừ điềm xấu và cầu mong một năm an khang thịnh vượng sẽ đến với gia đình mình: Sông Trăn và sông Vĩ. Nước vừa lai láng (vì vào mùa xuân, nước đá vừa tan). Cậu trai và cô gái, Vừa cầm nhánh hoa lan (mới hái). Bằng lối đối đáp quen thuộc lấy thực từ lời nói trong đời sống hằng ngày, không trau chuốt bóng bẩy, cuộc đối thoại của chàng trai và cô gái diễn ra một cách tự nhiên, không một chút gượng ép: Cô gái nói: Đi xem. Cậu trai nói: Đã đi xem rồi. Cô gái lại nói: Hãy đi xem. Phía ngoài sông Vĩ, Tin chắc là to rộng và vui vẻ. 89 Vào những câu cuối của bài thơ, giọng thơ kể lại nhẹ nhàng, du dương như đưa ta vào thế giới của đôi tình nhân, giữa sự thẹn thùng của đôi lứa khi trao duyên cùng nhau: Rồi cậu trai và cô gái, Nhân đấy mà nô đùa với nhau, Rồi cậu trai tặng cho cô gái cành hoa thược dược để kết ân tình. (Trai gái tự do vui chơi trên bờ sông quyến luyến nhau, tặng nhau những nhánh hoa thơm). Tóm lại, câu chuyện trao duyên trong “Trăn Vĩ” đã dẫn dắt người đọc một cách nhẹ nhàng nhưng vào sâu bên trong câu chuyện tình duyên của đôi trai gái. Nhờ cách dẫn chuyện một cách khéo léo, tác giả còn cho chúng ta thấy quan niệm thời Kinh Thi là bên cạnh cái “nhân hòa” thì còn cần phải có cái “thiên thời, địa lợi”, duyên nợ của đôi lứa kia sẽ được keo sơn bền chặt vì tình yêu mà họ dành cho nhau được xã hội công nhận và chúc phúc, rồi đây, họ sẽ có được một gia đình hạnh phúc, ấm áp và an lành như tiết trời xuân ở lễ hội kia. Bài ca dao bằng những lời thơ hết sức mộc mạc, đơn sơ nhưng đã miêu tả được cảnh đôi lứa trao duyên cùng với những hứa hẹn về một ngày mai tươi sáng đã minh chứng rằng bài ca dao đã rất thành công cả về nghệ thuật dựng truyện cũng như nghệ thuật sử dụng những phương thức diễn đạt. Cũng theo thể phú nhưng thiên “Quân tử vu dịch” thành công ở một phương diện khác, đó là nghệ thuật vừa tả cảnh, vừa tả tình một cách trực tiếp nhưng không kém phần thâm thúy. 君子于役 2 Quân tử vu dịch 2 君子于役, Quân tử vu dịch, 不日不月, Bất nhật bất nguyệt 曷其有佸? Hạt kỳ hữu huyệt (quát) ? 雞棲于桀, Kê tê (thê) vu kiệt, 日之夕矣, Nhật chi tịch hĩ, 羊牛下括。 Dương ngưu hạ quyết (quát). 君子于役, Quân tử vu dịch, 90 茍無饑渴! Cầu vô nguyệt cơ (khát). Chàng đi làm 2 Đi làm chàng đã xa nhà Tháng ngày nào biết tính là được bao Đoàn viên biết đến lúc nào ? Yên nơi gà đã đậu vào khắp cây. Chiều hôm bảng lảng tối ngay Bò dê lần lượt đã quay về rồi. Chàng làm ở chốn xa xôi, Miễn không đói khát, chàng ôi em nguyền. Ba câu đầu là lời nhớ mong khi chồng đi phu phen tạp dịch đã lâu vẫn chưa thấy trở về thăm nhà. Tiếp đến ba câu sau tả cảnh về chiều, một ngày nữa lại trôi qua và sắp kết thúc. Gà thì đã đậu trên ổ, ngày đã tối, bò dê đã về đến rồi, loài vật nuôi trong nhà đi và về có định kỳ sớm tối (sớm đi chiều về), còn chàng đi làm lại không có thì giờ nghỉ ngơi, khiến lòng người vợ ở nhà trông nhớ. Hai câu cuối tiến lên một bậc cao hơn sự mong nhớ, chuyển sang mối sầu lo nặng lòng, chỉ mong cho chàng nơi chốn lao khổ xa xôi kia không đói khát thì phận làm vợ này cũng thấy vui lắm rồi. Điều đáng nói ở thiên “Quân tử vu dịch” này là cảnh gà đã về đậu trên gác, dê và bò đã về chuồng kia có tác dụng kích thích đến tâm trạng người vợ này chứ không hề có ý so sánh. Cũng vì thấy cảnh hợp với nội tâm, trong lòng đang có sẵn tâm sự nên người vợ này mới dễ dàng bộc lộ sự mỏi mòn trông ngóng kia thành lời. Sự thành công ở thể phú còn được thể hiện qua nhiều thiên trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân như “Biểu hữu mai”, “Quyển nhĩ”, “Xuất xa”, “Đệ đỗ”, “Nhật nguyệt”, … Mỗi thiên, thể phú hoặc biểu hiện qua cách kể chuyện hoặc kết hợp vừa tả cảnh, vừa tả tình, … nhằm bộc lộ tâm trạng và thái độ của chủ thể trữ tình một cách trực tiếp, chính xác nhất. 3.2.2. Tỷ Tỷ là tỷ dụ, ví von, là một sự so sánh, đối chiếu một cách hình tượng với người hoặc vật làm nổi bật lên nét đặc trưng của nó hay hiểu một cách đơn giản hơn thì tỷ là 91 lấy vật kia để nói vật này. Vương Dật trong “Sở từ chương cú” viết: “lấy chim lành cỏ thơm ví với người trung trinh, chim ác vật thối ví với bọn xiểm nịnh, người đẹp linh tu ví với quân vương, gái đẹp Bật phi ví với hiền thần, long li loan phượng ví với người quân tử, gió táp rèm mây ví với tiểu nhân”, đó đều là những “ví dụ dẫn loại” thuộc thể tỷ. Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi là một đề tài tình cảm, thuộc về vấn đề trừu tượng nên rất khó diễn tả. Là một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc giúp cho ý tứ được diễn đạt một cách rõ ràng, linh động mà tình cảm biểu hiện được bóng bẩy tế nhị hơn, vì thế thể tỷ được sử dụng trong đề tài này ở tần suất cao. Ở từng thiên, tùy vào nội dung phản ánh mà tác giả chọn thủ pháp tỷ ở một biểu hiện nhất định. Tỷ được dùng một cách trực tiếp là lối so sánh thẳng giữa một ý niệm trừu tượng với một hình ảnh cụ thể. Lối tỷ này được thể hiện rõ qua chương I của “Nhữ phần”: 汝墳 1 Nhữ phần 1 遵彼汝墳、 Tuân bỉ Nhữ phần, 伐其條枚。 Phạt kỳ điều mai. 未見君子、 Vị kiến quân tử, 惄如調飢。 Nịch như chu cơ. Nhữ phần 1 Con cá phòng đã đỏ đuôi vì quá mệt nhọc. Triều đình vua Trụ khốc liệt như lửa thiêu. Tuy khốc liệt như lửa thiêu, Nhưng ơn đức của Văn Vương như cha mẹ trông rất gần, có thể khiến anh quên được lao nhọc mà cố gắng lên. Chương này thể hiện tình cảm của người vợ thương xót chồng, khuyên chồng theo đường phải, tuy xa cách nhau lâu, nhớ nhung nhau thắm thiết mà vẫn nhắc nhở chồng hãy luôn “tôn quân thân thượng”. Bằng hình ảnh lửa thiêu rực nóng âm ĩ, người vợ đã so sánh với sự khốc liệt của cuộc chiến tranh. Cũng vì cuộc chiến tranh tàn khốc, vô nghĩa kia làm cho vợ chồng chia lìa, xa cách nhưng vì mệnh vua là mệnh trời thì sao dám cãi lại, nàng khuyên chồng dù có lao nhọc thế nào thì cũng cố gắng lên để 92 mãn hạn quân dịch được về đoàn tụ với gia đình. Ngọn lửa bằng phép tỷ đã đem so sánh với cuộc chiến phi nghĩa lý kia quả thật chuẩn xác là vậy. Đặc biệt hơn, khi người ta nhìn thấy những bất công của thực trạng xã hội đương thời nhưng không dám cất tiếng nói để lên án mà chỉ dám so sánh với một cái gì tương tự thì lúc ấy, tỷ được sử dụng như một thủ pháp hữu hiệu nhất. Lúc này, tỷ không thể hiện một cách trực tiếp như trên nữa mà gián tiếp, ngầm ẩn để tỏ ý tế nhị. Lối thể hiện ở tỷ vì vậy mà được đánh giá là có nghệ thuật hơn lối phú ở trên. Trong “Bào hữu khổ diệp”, lối tỷ gián tiếp này được vận dụng một cách khéo léo: 匏有苦葉 1 Bào hữu khổ diệp 1 匏有苦葉, Bào hữu khổ diệp, 濟有深涉。 Tế hữu thâm thiệp. 深則厲, Thâm tắc lệ, 淺則揭。 Thiển tắc khế. Bầu có lá đắng 1 Trái bầu kia lại còn lá đắng, Bến sang sông gặp chặng nước sâu. Lội sâu cứ mặc áo vào, Lội qua nước cạn xăn cao tùy thời. Bầu có lá đắng và bến lội nước sâu đều là những biểu hiện truyền đạt các khái niệm trừu tượng của đạo đức con người dưới hình thức bóng gió. Trái bầu mà đắng thì không thể ăn được, đặc biệt chỉ có thể đeo vào mình để lội nước mà thôi. Nhưng nay bầu lại còn lá (còn lá nghĩa là vẫn chưa già, chưa có thể đem phơi lấy vỏ để đeo vào mình mà lội nước), đồng nghĩa với việc chưa thể sử dụng được. Còn khi muốn lội qua sông thì người đi cần phải ước lượng chiều sâu của khúc sông rồi mới lội. Hai hình ảnh trên là để sánh với quan hệ trai gái, phải giữ gìn cẩn thận và thương lượng cho hợp lễ nghĩa để thi hành là vậy. 93 Hay ở “Chung phong” trong Bội phong, qua việc lấy gió lớn để ví với người chồng bạo tàn bài thơ đã nói lên nỗi lòng xót xa của một người vợ trung chính lặng lẽ giữ mình nên không vừa ý chồng mà không được đáp đền ân ái: 終風 1 Chung phong 1 終風且暴, Chung phong thả bạo. 顧我則笑。 Cố ngã tắc táo (tiếu). 謔浪笑敖, Hước lãng tiếu ngạo, 中心是悼。 Trung tâm thị điệu. Suốt ngày gió 1 Gió suốt ngày và lại mạnh tợn (cũng như chàng suốt ngày cuồng si hung bạo). Có lúc chàng ngoảnh lại trong em mà cười. Nhưng cười để đùa giỡn ngạo mạn (chớ không do lòng yêu kính). Cho nên lòng em phải đau đớn xót xa. Bài thơ là lời tố cáo người chồng cuồng si phóng đãng hung bạo: ngoảnh lại trông nàng không phải vì lòng mến yêu mà tỏ ý cười đùa khinh mạn. Khi không có ai bên cạnh thì tìm đến nàng vui vầy còn khi có người vợ mới rồi thì bỏ nàng cô đơn phòng không chiếc bóng. Nhưng người vợ đôn hậu kia không nhẫn tâm tỏ lời chỉ trích hắn, cho nên chỉ lấy gió bão mạnh tợn suốt ngày mà so sánh. Tỷ mang ý thâm thúy là vậy, không nói trực tiếp mà chỉ bóng gió xa xôi nhưng đủ để người khác hiểu điều mình muốn đem ra ví von kia là gì và mức độ biểu hiện cụ thể, rõ ràng ra sao khi liên tưởng đến những tính chất, trạng thái của hình ảnh được thể hiện ở bên ngoài lời thơ. Nếu tỷ thể hiện ở phương thức trực tiếp thành công vì đã so sánh ngay và đúng vào đối tượng cần bàn đến, làm cho người đọc dễ dàng nhận ra thì ở phương thức gián tiếp, thủ pháp nghệ thuật này đã thực sự chứng minh được mình là công cụ hữu hiệu nhất để giãy bày những điều tế nhị không được nói trực tiếp hay những nỗi uất ức, câm phẫn chẳng thể thốt nên lời. Ở đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi, phép tỷ được sử dụng ở tần số cao nhất với rất nhiều hình ảnh được đem ra so sánh, ẩn dụ, tượng trưng,…nên đạt 94 được những thành công đáng để ghi nhận trong thời đại sơ khai này. Ngoài những ví dụ tiêu biểu đã được phân tích ở trên thì còn rất nhiều thiên dùng lối tỷ này với những hình ảnh như “Tướng thử” trong Dung phong, “Thạc thử” trong Ngụy phong sử dụng hình ảnh con chuột đáng ghét để ví với kẻ thống trị tham lam, bủn xỉn, bất lương, vơ vét của cải trong dân, vơ vét sức lao động của thanh niên trai tráng, gây ra biết bao cảnh lầm than như: đói kém, quân dịch, phu dịch,…Hay “Manh” trong Vệ phong, dùng hình ảnh cây dâu tằm từ khi lá còn sum suê tươi tốt đến khi lá héo úa, xác xơ để ví với dung nhan người phụ nữ từ thịnh đến suy. Việc vận dụng thủ pháp nghệ thuật tỷ làm tăng thêm tính sinh động, hấp dẫn và ý vị hơn ở từng thiên trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân. Thủ pháp nghệ thuật đặc sắc này – tỷ - có ảnh hưởng rất lớn đến sáng tác thơ ca thời hậu thế. 3.2.3. Hứng Nếu tỷ là hình tượng do nhà thơ nghĩ ra để bày tỏ tư tưởng, tình cảm của mình đến người đọc, người nghe thì ngược lại, hứng là hình tượng thức tỉnh ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ. Hứng là trước hết nói sự vật khác, rồi lấy đó để bắc cầu cho lời ca vịnh. Nó là “khai đoan” (mở đầu) của một bài thơ hay một đoạn thơ . Hứng có lúc liên qua đến ý chính, có lúc không liên quan, có lúc liên hệ về mặt tình điệu, có lúc chỉ là dùng vấn đề để dẫn đến đoạn sau. Trong Kinh Thi, thể hứng thể hiện qua những thiên ca dao được mở đầu bằng một hay vài câu tả ngoại cảnh để gợi hứng, sau đó tác giả mới tức cảnh sinh tình và cuối cùng thì mới bộc lộ thái độ cũng như tình cảm của mình. Đến với bài thơ áp quyển trong Kinh Thi – “Quan thư” – được xem như một mẫu mực cổ điển của phương thức tu từ thơ là hứng. 關雎一 Quan thư 1 關關雎鳩、 Quan quan thư cưu 在河之洲。 Tại hà chi châu 窈宨淑女、 Yểu điệu thục nữ 君子好逑。 Quân tử hảo cầu. Quan thư 1 95 Quan quan kìa tiếng thư cưu Bên cồn hót họa cùng nhau vang dầy U nhàn thục nữ thế này Xứng cùng quân tử sánh vầy lứa duyên. Hai cặp câu thơ tạo thành khổ thơ ở đây thoạt nghe qua có vẻ rời rạc, không có gì liên quan hay gắn bó với nhau, đó là hai sự vật riêng biệt. Nhưng chính ở đây lại tạo nên sự đặc biệt của một thủ pháp nghệ thuật – đó là hứng. Hai nữa khổ thơ trên liên kết với nhau, hướng vào nhau không qua ngôn từ biểu đạt mà là từ ý thức con người trong thời đại của Kinh Thi theo một cách logic và chặt chẽ nhất. Tiếng hót quen thuộc của chú chim thư cưu được truyền đạt qua sự phỏng thanh, nảy sinh ra các liên tưởng thành những sợi dây vô hình nối tất cả các câu còn lại trong khổ thơ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất và hoàn chỉnh. Thư cưu là loài chim sống có đôi nhất định mà không hề lẫn lộn. Hai con thường lội chung mà không lả lơi, cho nên sách của Mao Công nói rằng: “Đôi chim thư cưu tình ý chí thiết gắn bó đậm đà, nhưng lúc nào cũng giữ gìn cách biệt”. Theo quan niệm của người Trung Quốc cổ xưa thì thư cưu là loài chim tượng trưng cho hành vi lễ độ, có quy củ. “Giữ gìn cách biệt” trước hết vì biết mình là ai, vị trí của mình là gì và phải ứng xử ra sao để hợp lẽ, đó là sự ngoan ngoãn, không đòi hỏi, bao giờ cũng chiều chuộng, hay nói đúng hơn là vâng phục chồng. Nếu ở nửa khổ cuối nói lên sự khiêm nhường, hiền hậu, dịu dàng của người phụ nữ bằng lời lẽ bộc trực thì nửa khổ đầu, tư tưởng đó được truyền đạt một cách bóng gió xa xôi qua hình ảnh đôi chim thư cưu. Cặp câu thơ đầu được xem như nền móng vững chắc để xây dựng nên cặp câu thơ cuối, bởi vì hình tượng đôi chim hiền hậu đã nâng lên thành tư tưởng phổ quát về đạo nghĩa vợ chồng, đó là một quy luật mà các giống vật không biết nói còn biết để tuân theo thì đối với con người há lại chẳng làm được như thế hay sao? Thủ pháp nghệ thuật hứng ở đây được sử dụng khéo léo, thể hiện được mối liên hệ kín đáo giữa các hình ảnh trong khổ thơ mà khi hiểu được các quan niệm của con người thời đại ấy ta mới hiểu nó một cách thấu đáo. 96 Một động cơ liên tưởng, tưởng tượng và sử dụng với nghĩa tượng trưng này trong thủ pháp nghệ thuật dân gian hứng cũng được nhận thấy qua một bài thơ khác của Kinh Thi như “Lục y” (chiếc áo màu xanh): 綠衣 1 Lục y 1 綠兮衣兮, Lục hề y hề, 綠衣黃里。 Lục y hoàng lý. 心之憂矣, Tâm chi ưu hĩ. 曷維其已? Hạt duy kỳ dĩ ? Áo xanh 1 Màu lục thì may làm áo Áo màu lục mà lót màu vàng. Lòng ta sầu đau là vì thế. Lúc nào mối sầu đau ấy mới dứt? Hai câu đầu là lời bàn về văn hóa Trung Hoa thời cổ đại. Chiếc áo được qui định chặt chẽ về màu sắc, vì theo họ, vũ trụ ảnh hưởng tới con người và ngược lại, sự hài hòa hay hoan lạc trong thế giới con người cũng ảnh hưởng với vũ trụ nếu con người không thuận theo thì phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Các màu sắc cơ bản mà người Trung Hoa gán cho ngũ hành, cho triều đại nhất định sẽ được dùng để nhuộm áo trên, còn màu khác thì được dùng làm đồ lót,…Vậy mà màu quan trọng nhất ở đây là màu vàng, màu của đất (thuộc thổ), màu của trung tâm tạo hóa và của quyền lực của các vị vua chúa lại nằm ở phía dưới để lót, không cho ai thấy, còn màu lục, màu pha lộn, là màu hèn lại được đem ra ngoài may làm áo. Ý thơ cho thấy thực tế đã đảo lộn mọi thứ rồi, màu sắc sang hèn không còn biết dùng đúng chỗ nữa. Áo màu lục lót màu vàng là so sánh việc người hầu thiếp hèn hạ mà được cao sang vinh hiển, còn người vợ chính thất này thì bị bỏ quên, phải âm thầm hèn hạ, vì thế, hứng khởi từ màu sắc của chiếc áo kia mà người vợ muốn nói lên nỗi buồn và bực tức vô hạn khi bị người chồng phụ bạc, mất địa vị chính thất vốn có của mình. Thực tế, nếu không qua sự cắt nghĩa, giải thích tường tận như vậy thì chúng ta sẽ chẳng thể cảm nhận được tiếng thét của một người phụ nữ cũng vì chế độ đa thê kia mà phải đến với sự cô đơn, lẻ loi, buồn tủi. Đây là một trong những thành công của thể hứng, khi bày tỏ thái độ 97 nhận định đánh giá về một sự vật sự việc gì đó mà không thể trực tiếp lên tiếng thì lúc này hứng là một biện pháp nghệ thuật hữu hiệu nhất. Như thế, lấy hứng từ cảnh mà nói đến tình, cảnh, tình ở đây hòa hợp như hình với bóng, tạo nên sự hài hòa mà thống nhất cho toàn bài thơ. Phải khẳng định rằng, sự vận dụng thể hứng trong thiên “Lục y” đã đạt tới cao điểm của nghệ thuật. Với đề tài tình yêu và hôn nhân thì hứng còn được thể hiện qua những thiên khác như: “Biểu hữu mai” (biểu hữu mai; kỳ thực thất hề; kỳ thực tam hề - hôm nay mai đã rụng rồi; giảm đi còn bảy phần mười trên cây,;mười phần còn lại chỉ còn ba thôi) lấy hình ảnh quả mai rụng để chỉ việc tuổi xuân của người con gái trôi đi nhanh chóng; “Bách chu” (phiếm bỉ bách chu; tại bỉ trung hà – chiếc thuyền gỗ bách linh đinh; giữa dòng sông nọ, mặc tình nổi trôi) lấy hình ảnh chiếc thuyền trôi nổi giữa dòng sông để dẫn đến mối tình dang dở, “Đào yêu” (đào chi yêu yêu; chước chước kỳ hoa – đào tơ mơn mởn xinh tươi; hoa hồng đơm đặc dưới trời xuân trong) lấy hình ảnh cây đào trổ hoa rực rỡ để liên tưởng đến dung nhan mĩ miều của cô dâu… 3.3. Kết cấu dân ca nổi bật trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân “Dân ca là những bài hát, khúc ca được sáng tác và lưu truyền trong dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào. Đầu tiên bài hát có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc… Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng bền vững cùng với thời gian” [21]. Dân ca chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học của mỗi dân tộc. Điều này được nhận thấy qua cách thể hiện một bài dân ca, nó vừa có thủ tục, quy cách rõ ràng, vừa có tính ngẫu hứng mang đậm bản sắc văn hóa của từng vùng, miền khác nhau thể hiện qua âm vần, giai điệu, tiết tấu, ca từ,… và đặc biệt là kết cấu. Những kiểu kết cấu như điệp cú, xướng họa, hòa thanh,… được sử dụng phổ biến vì nó dễ thuộc, dễ hát, dễ đi vào lòng người hơn. Dân ca trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân có một số đặc điểm về hình thức kết cấu đáng được nhắc đến, trong đó, nổi bật nhất chính là kiểu kết cấu “trùng chương điệp cú” (lặp đoạn lặp câu). Những bài ca dao này thường chia thành nhiều chương, các chương thường lặp đi lặp lại. “Trùng điệp tiện cho ghi nhớ và ca vịnh, là một đặc điểm nổi bật của dân ca, vòng vo lặp đi lặp lại làm cho thơ tăng thêm 98 tính âm nhạc và hiệu quả tiết tấu, càng biểu đạt tâm tình đầy đủ hơn” [4, tr. 59]. Trùng chương có lúc thể hiện trình độ tiến triển của sự vật cũng như trình tự tiến triển của chất trữ tình trong bài ca dao. Như bài “Thái cát” trong Vương phong: 采葛 1 Thái cát 1 彼采葛兮, Bỉ thái yết (cát) hề. 一日不見, Nhất nhật bất kiến, 如三月兮! Như tam nguyệt hề. Hái dây sắn 1 Kìa người hái sắn hái đay, Trông nhau không thấy một ngày thương tư. Lâu như ba tháng đợi chờ. 采葛 2 Thái cát 2 彼采蕭兮, Bỉ thái sưu (tiêu) hề. 一日不見, Nhất nhật bất kiến, 如三秋兮! Như tam thu hề! Hái dây sắn 2 Cỏ tiêu đi hái kìa ai, Xa nhau chẳng gặp một ngày đợi trông. Bằng ba mùa đã chất chồng. 采葛 3 Thái cát 3 彼采艾兮, Bỉ thái ngải hề 一日不見, Nhất nhật bất kiến, 如三歲兮! Như tam toái (tuế) hề. Hái dây sắn 3 Ra đi hái ngải kìa người. Một ngày chẳng gặp nhau thời dài ghê. Như ba năm trọn não nề. Nếu ở chương I “thái yết (cát)” (hái dây sắn) thì ở chương II và chương III đổi thành “thái sưu (tiêu)” (hái cỏ thơm), “thái ngãi” (hái rau ngãi); từ “tam nguyệt” (ba 99 tháng) đổi thành “tam thu” (ba mùa), “tam tuế” (ba năm). Từ chương I đến chương II và chương III mức độ khoa trương lớn dần lên, thể hiện mức độ nhớ nhung càng lâu ngày càng sâu sắc, tuần tự tăng tiến, rất tự nhiên. Sự lặp lại từ “tam” (ba) ở đây không chỉ là một con số ngẫu nhiên mà ngụ chỉ là chỉ số nhiều, với kẻ đang nhớ mong khắc khoải thì thời gian với họ dài đằng đẵng là vậy. Cũng có chỗ lặp lại để mà lặp lại, không hề biểu thị mức độ trình tự nào cả. Tiêu biểu như thiên “Tang trung” trong Dung phong: 桑中 1 Tang trung 1 爰采唐矣, Viên thái đường hĩ 沬之鄉矣。 Muội chi hương hĩ 云誰之思? Vân thuỳ chi tư ? 美孟姜矣。 Mỹ Mạnh Khương hĩ 期我乎桑中, Kỳ ngã hồ Tang chương (trung). 要我乎上宮, Yên ngã hồ Thượng cương (cung). 送我乎淇之上矣。 Tống ngã hồ Kỳ chi thường (thượng) hĩ. Tang trung 1 Dây đường thì đi tìm mà hái, Hái được ngay ở tại Muội hương. Ai người ta nhớ ta thương ? Thướt tha đẹp đẽ Mạnh Khương là nàng. Hẹn cùng ta chốn Tang Trung ấy, Đến Thượng Cung nàng lại đón ta. Đưa nơi Kỳ Thượng ấy mà. 桑中 2 Tang trung 2 爰采麥矣, Viên thái hức (mạch) hĩ 沬之北矣。 Muội chi bắc hĩ 云誰之思? Vân thuỳ chi tư ? 美孟弋矣。 Mỹ Mạnh Dực hĩ 期我乎桑中, Kỳ ngã hồ Tang trung. 100 要我乎上宮, Yên ngã hồ Thượng cung. 送我乎淇之上矣。 Tống ngã hồ Kỳ chi Thượng hĩ. Tang trung 2 Lúa mạch thì tới mà hái gặp, Hái gặp nơi phía bắc Muội hương. Ai người ta nhớ ta thương, Ấy là Mạnh Dực cô nương dịu dàng. Hẹn cùng ta chốn Tang Trung ấy, Đến Thượng Cung nàng lại đón ta. Đưa nơi Kỳ Thượng đấy mà. 桑中 3 Tang trung 3 爰采葑矣, Viên thái phong hĩ 沬之東矣。 Muội chi đông hĩ 云誰之思, Vân thuỳ chi tư ? 美孟庸矣。 Mỹ Mạnh Dung hĩ 期我乎桑中, Kỳ ngã hồ Tang trung. 要我乎上宮, Yên ngã hồ Thượng cung. 送我乎淇之上矣。 Tống ngã hồ Kỳ chi Thượng hĩ. Tang trung 3 Rau phong kia bèn cùng đi hái, Tới Muội rồi đến tại phía đông. Ai người ta nhớ ta trông ? Thướt tha đẹp đẽ Mạnh Dung là nàng. Hẹn cùng ta chốn Tang trung ấy, Đến Thượng cung nàng lại đón ta. Đưa nơi Kỳ Thượng đấy mà. Ở chương I là “đường”(dây đường), sang chương II và III chuyển thành “mạch” (lúa mạch) và “phong” (rau phong); “Khương” đổi thành “Dực” rồi “Dung”, ở đây tên người con gái mà tác giả đang tưởng nhớ đến đã thay đổi, chẳng 101 qua là để thay vần, tiện việc lặp lại lời hát. Lặp lại lời hát còn để tăng thêm hiệu quả trữ tình cho bài thơ, góp phần làm cho bài thơ dễ hòa vào lòng người. Cách lặp này trong Kinh Thi hay nói chính xác hơn là ở đề tài tình yêu và hôn nhân xuất hiện rất nhiều, điều này chứng tỏ được hiệu quả nghệ thuật của nó. Với đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi thì cách thức trùng điệp có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Những dẫn dụ trên chỉ mang tính chất tiêu biểu, tượng trưng cho lối kết cấu này, ở những thiên khác sự thể hiện của nó không phải lúc nào cũng hoàn thiện và chỉnh tề như vậy. Có bài chỉ lặp lại một hoặc hai đoạn trong nhiều đoạn, có bài chỉ điệp vài câu trong một đoạn, có bài vừa lặp đoạn, có bài thì vừa trùng chương và điệp cú như “Phù dĩ”. Ngoài trùng điệp, Kinh Thi còn có kết cấu “hòa thanh” (người ngoài hát hòa theo) như bốn chương trong “Đông sơn”, mỗi chương có bốn câu đầu đều có thể hòa thanh: 東山3 Đông Sơn 3 我徂東山、 Ngã tồ Đông Sơn 慆慆不歸。 Thao thao bất quy. 我來自東、 Ngã lai tự đông 零雨其濛。 Linh vũ kỳ mông. Đông sơn Đến Đông Sơn ta đi dẹp giặc Mà không về rõ thật lâu rồi Từ đông trở lại đến nơi Đường về lác đác mưa rơi nhọc nhằn. Là bài dân ca đạt trình độ nghệ thuật cao về lối kết cấu “hòa thanh”, “Đông sơn” đã phản ánh khát vọng về một cuộc sống hòa bình của nhân dân Trung Hoa thời ấy. Bài thơ tả tình khúc chiết mà chu đáo, uyển chuyển cảm động, là tiếng nói thống thiết của những con người phải sống với những cuộc chiến tranh phi nghĩa kia. Hay ở “Hán quảng”, sự “hòa thanh” cũng được thể hiện ở bốn câu cuối trong mỗi chương: 102 漢廣 1 Hán quảng 1 漢之廣矣、 Hán chi quảng hĩ! 不可泳思。 Bất khả vuống (vịnh) ti. 江之永矣、 Giang chi dượng (vĩnh) hĩ! 不可方思。 Bất khả phỏng (phương) ti. Hán quảng Kìa con sông Hán mênh mông, Chớ toan lặn lội mà hòng vượt qua. Trường giang mờ mịt chảy xa, Kết bè chẳng thể dùng mà lướt đi. Sự hòa thanh ở đây có một nhiệm vụ đặc biệt, đó là làm cho người đọc, người nghe cảm nhận sự cách trở xa xôi, nỗi niềm mong nhớ nhưng chẳng thể thành hiện thực. Ngoài ra, Kinh Thi còn một lối kết cấu đặc biệt nhưng ít khi sử dụng, đó là kếu cấu “xướng họa”. Lối kết cấu này thể hiện qua hai chương trong bài “Thập mẫu chi gian” trong Ngụy phong, một chương xướng, một chương họa như lời đối đáp của các cô gái hái dâu: 十畝之間 1 Thập mẫu chi gian 1 十畝之間兮, Thập mẫu chi kiên (gian) hề! 桑者閑閑兮。 Tang giả hiền hiền (nhàn nhàn) hề! 行,與子還兮。 Hành dữ tử tuyền hề! Nội trong mười mẫu 1 Ruộng vườn mười mẫu một vùng, Kẻ qua người lại thoả lòng hái dâu. Lui về cùng bạn rủ nhau. 十畝之間 2 Thập mẫu chi gian 2 十畝之外兮, Thập mẫu chi ngoại hề! 桑者泄泄兮。 Tang giả dị dị hề! 行,與子逝兮。 Hành dữ tử thệ hề! 103 Nội trong mười mẫu 2 Ruộng vườn mười mẫu ngoài xa, Hái dâu thích chí lại qua mọi người. Lui về nơi đấy bạn ơi! Trên đây là những hình thức kết cấu đặc biệt trong ca dao nói chung và Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân nói riêng. Kết cấu đặc biệt tạo nên những điểm nhấn mạnh mẽ, góp phần tô đậm giá trị biểu đạt tư tưởng, tình cảm của từng thiên cả về âm luật lẫn tu từ, thu hút sự chú ý quan tâm từ độc giả. 3.4. Ngôn ngữ trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân là sự ghi nhận tất cả những trạng thái, những cung bậc cảm xúc của tình yêu và hôn nhân: có vui, có buồn, có lúc tương tư sầu nhớ, có lúc lại khắc khoải chờ mong, có lúc lại oán hờn, trách móc,…Vì vậy mà ngôn ngữ về đề tài này được thể hiện một cách hết sức ngọt ngào, tha thiết, lay động tâm tư, tình cảm của tất cả chúng ta. Như đã biết, hầu hết các tác phẩm trong Kinh Thi đều là lời ca theo âm nhạc, thế nên, sự vần điệu ở ngôn từ là một điều hết sức cần thiết. Những thiên ca dao dân ca này đã được vận dụng từ nhiều từ thuộc các loại như điệp tự, điệp vận, song thanh,… nên đã tạo ra tính tượng hình và tượng thanh rất cao. Ví như bài thơ áp quyển trong Kinh Thi là “Quan thư”: hai chữ “quan quan” là điệp tự, làm gợi lên tiếng chim trống chim mái ứng họa nhau; hai chữ “yểu điệu” là điệp vận, nói đến sự u nhàn, u tịch, yên lặng và nhàn nhã, dùng để miêu tả nét dịu dàng, xinh đẹp của một thục nữ; “sâm si” là song thanh, miêu tả dáng dài ngắn không đều nhau của loài thủy tảo; “triển chuyển” là điệp vận, dùng để khắc họa hình ảnh chàng trai vì tương tư nên trằn trọc không ngủ được. Sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường tạo nên nét độc đáo, vừa hoa mỹ lại vừa mộc mạc ở từng lời thơ: 褰裳 1 Khiên thường 1 子惠思我, Tử huệ tư ngã, 褰裳涉溱。 Khiên thường thiệp Trăn. 104 子不我思, Tử bất ngã tư, 豈無他人? Khỉ vô tha nhân ? 狂童之狂也且! Cuồng đồng chi cuồng dã thư! Vén quần 1 Chàng còn tưởng nhớ đến em đây, Sông Trăn quần vén lội ngay theo cùng. Nếu chàng chẳng nhớ chẳng trông, Em theo kẻ khác, há không còn người ? Chàng điên bé bỏng khùng ơi! Đọc những thiên này ta thấy như lời bộc bạch tâm sự của cô gái ít được trao chuốt, gọt dũa. Sử dụng những cụm từ: “khỉ vô tha nhân” (thì há lại chẳng có người khác để em đi theo hay sao?), “cuồng đồng chi cuồng dã thư” (chàng bé bỏng cuồng ngông này thật là điên khùng vậy!) để đùa nghịch với người tình đã làm cho bài ca dao này trở nên gần gũi, quen thuộc, không cầu kỳ, xa hoa mà hình ảnh vẫn hiện lên một cách khách quan, sinh động, ý nghĩa toát lên vẫn rất sâu sắc. Ngoài ra, ngôn ngữ trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân này mang tính trữ tình sâu sắc: 柏舟 1 Bách chu 1 泛彼柏舟, Phiếm bỉ bách chu, 亦泛其流。 Diệc phiếm kỳ lưu. 耿耿不寐, Cảnh cảnh bất mỵ. 如有隱憂。 Như hữu ẩn ưu. 微我無酒, Vi ngã vô tửu, 以敖以遊。 Dĩ ngao dĩ du. Thuyền bách 1 Chiếc thuyền gỗ bách linh đinh, Giữa dòng sông nọ mặc tình nổi trôi. Trái đào để tóc rủ đôi Thật thì người ấy với tôi là chồng. 105 Đã thề đến chết một lòng. Mẹ tôi ơn nặng sánh cùng trời cao. Há không tin được lòng sao ? Bốn câu đầu tả cảnh chiếc thuyền gỗ bách trôi nổi vô định trên sông và người để tóc hai trái đào cho rũ xuống chính là chồng của nàng. Dù chồng nàng đã mất, thân nàng giờ nổi nênh như chiếc thuyền gỗ bách kia nhưng nàng quyết không thay lòng đổi dạ. Ba câu cuối là tình cảm sâu nặng, lời thề vàng đá của cô gái: “Chi tử thỉ mỹ tha” (Đến chết, ta thề không có lòng dạ khác) đọc lên chúng ta có thể cảm nhận sự ngọt ngào ở một tình yêu thủy chung, son sắt, mặn mà. Lời than vãn, trách móc của cô gái này mới thật là da diết làm sao: 氓4 Manh 4 桑之落矣, Tang chi lạc hĩ 其黃而隕。 Kỳ hoàng nhi vân (vẫn). 自我徂爾, Tự ngã tổ nhĩ 三歲食貧。 Tam thuế thực bần. 淇水湯湯, Kỳ thuỷ thương thương. 漸車帷裳。 Tiêm xa duy thường. 女也不爽, Nữ dã bất sảng, 士貳其行。 Sĩ nhị kỳ hạng (hạnh) 士也罔極, Sĩ dã vông cực. 二三其德。 Nhị tam kỳ đức. Gã kia 4 Đều úa vàng những lá rời cành. Từ khi về ở cùng anh, Ba năm ăn khổ, nay đành bỏ nhau. Dòng sông Kỳ thuỷ trào bát ngát, Tấm màn che sóng tạt ướt đi. Gái này chẳng có lỗi gì. Hai lòng tráo trở chính vì chàng thôi 106 Chàng còn biết đến nơi nào nữa, Hai ba lòng ăn ở bạc đen. Tiếng than trách của cô gái nghe sao não nề, đó là lời than thở cho tình cảnh ngang trái mà mình phải cam chịu. Khi xưa cuộc sống khó nhọc thì vợ chồng đồng cam cộng khổ với nhau, gia đình được nàng vun vén ngày một khấm khá, theo thời gian thì nhan sắc nàng dần phôi pha, ấy thế mà chàng chẳng thương xót, nỡ thay lòng đổi dạ mà ruồng rẫy, phụ bạc nàng, hỏi sao nàng không oán than cho đành. Đọc lên từng chương trong thiên “Manh” ta cảm nhận được nỗi u uất, nghẹn ngào đang trào dâng trong lòng người vợ trẻ. Qua đó, ta thấy xót xa và đồng cảm hơn với cảnh ngộ của những người phụ nữ đang phải sống cam chịu trong cái xã hội mà mọi quyền lợi chính đáng của con người, nhất là người phụ nữ đều bị áp đặt và ràng buộc. Đặc biệt, ngôn ngữ ở đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi mang đậm sắc thái địa phương. Điều đó được thể hiện qua những lời ca tiếng hát mang tên những địa danh quen thuộc gắn bó với cuộc sống hằng ngày của người dân lao động. Đó là con sông Hoàng Hà, nơi cung cấp phù sa cho đồng ruộng: “Hà thủy mễ mễ” (Ở trên sông Hoàng Hà nước triều lai láng) trong “Tân đài”; hay nhắc đến sông Hán, sông Trường Giang rộng và dài – nơi phụ nữ hay đi dạo chơi - để nói về sự cách trở trong tình yêu trong “Hán quảng” : “Hán chi quảng hĩ!” (Sông Hán rộng vậy!), “Giang chi vĩnh hĩ” (Sông Trường giang dài vậy!). Hay đó là sự xuất hiện ở tần số cao những cái tên của những loại cây, rau, quả, hạt được trồng xung quanh nơi sinh hoạt hằng ngày như: cây dâu trong “Thấp tang”, “Tang trung”, cây đỗ trong “Đệ đỗ”, cây đào trong “Đào yêu”, cây lác, cây sen trong “Trạch bi”, rau hạnh trong “Quan thư”, rau phiền trong “Xuất xa”, rau quyển trong “Quyển nhĩ”, dây sắn, cỏ tiêu, cây ngãi trong “Thái cát”, mộc qua, mộc lý, mộc đào trong “Mộc qua”,… Ngôn ngữ trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân vừa chuẩn xác, tinh tế, giàu hình tượng lại vừa mộc mạc, dân dã, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người bình dân. Những câu thơ giàu biến hóa tùy theo cung bậc tình cảm khi đọc lên có tiết tấu rõ ràng, rành mạch, giàu nhạc tính. Việc vận dụng những phép tu từ như song thanh, điệp vận, điệp tự một cách tinh tế, chuẩn xác không chỉ tăng thêm cái hay 107 của âm nhạc mà còn biểu đạt được tư tưởng, tình cảm tế nhị, làm tăng thêm sức hấp dẫn, lôi cuốn về nghệ thuật ngôn từ trong Kinh Thi. Trong Văn tâm điêu long, thiên Vật sắc, Lưu Hiệp nói rằng: “Là dùng thơ để cảm (nhận) vật, mối liên kết không cùng. Lưu luyến giữa muôn hình vạn trạng, trầm ngâm khác biệt giữa nhìn và nghe. Tả khí mà được dạng hình, tức tùy vật mà uyển chuyển. Nắm được sắc mà thêm thanh, cũng với lòng băn khoăn. Cho nên hoa đào tươi rực rỡ, dương liễu rũ thướt tha, mặt trời lên chói lọi, mưa tuyết nghe rì rào, chim vàng anh thánh thót, dế cỏ ru rầm rì. Trời chói sao mờ, một lời cạn lý; thấp cao cùng phát, hai chữ hiện hình. Lại đây ít tóm nhiều tình cảm dạng hình không bỏ sót”. Tất cả đều chứng tỏ rằng, Kinh Thi nói chung và đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi nói riêng đã đạt đến trình độ cao về nghệ thuật ngôn ngữ trong buổi đầu sơ khai như vậy. Tiểu kết Ca dao dân ca với đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi thể hiện năng lực sáng tạo mạnh mẽ, dồi dào của nhân dân Trung Hoa thời thượng cổ. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về những phương diện nghệ thuật nổi bật trong đề tài này đã cho ra những bài học quý báu để những nhà văn, nhà thơ noi theo. Đó là sự thành công về việc khởi nguồn để phát triển thể thơ bốn chữ, thể thơ tự do; đặc sắc nghệ thuật ở ba thể phú, tỷ, hứng đáng để văn học giai đoạn sau noi theo; những nét đặc biệt trong kết cấu thu hút sự quan tâm từ độc giả như trùng chương điệp cú, xướng họa, hòa thanh; nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ mang tính mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần tinh tế và sâu sắc,…. Tóm lại, sự ảnh hưởng về mặt nghệ thuật của Kinh Thi là không hề nhỏ, nó làm cho thơ ca Trung Hoa nói riêng và thơ ca của các nước đồng văn nói chung (trong đó có Việt Nam) được tiếp thêm dòng máu mới, không ngừng phát triển tiến lên. 108 PHẦN KẾT LUẬN 109 Kinh Thi là khởi điểm huy hoàng cho thơ ca nói riêng và cả nền văn học Trung Quốc nói chung. Tập ca dao dân ca này là nét son đánh dấu cho sự phát triển từ rất sớm của nền văn học Trung Quốc. Không những thế, nó còn là tấm gương phản chiếu cả một thời kỳ lịch sử của nhân dân Trung Hoa – thời thượng cổ. Do đó, có thể coi Kinh Thi như “hồn dân tộc” của quốc gia có bề dày lịch sử hơn năm nghìn năm văn hóa này. Các nhà văn, nhà thơ thời hậu thế ít nhiều đều chịu ảnh hưởng từ Kinh Thi, bởi đây vừa là thi liệu, vừa là cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Trải qua hàng nghìn năm tồn tại, tuy có sự nhuận sắc lại nhưng tác phẩm kinh điển này vẫn được đánh giá cao về nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt là sự ảnh hưởng của nó vào đời sống văn hóa, văn nghệ của Trung Quốc và các nước đồng văn (trong đó có Việt Nam). Những làn điệu dân ca ngọt ngào kết hợp với tiết tấu, nhịp điệu vui tươi rộn rã là dòng suối đầu nguồn phát khởi nên cảm hứng cho biết bao thi nhân sáng tác nên những vần thơ, điệu nhạc tuyệt diệu. Tìm hiểu đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi chúng ta sẽ thấy được sự cụ thể hóa khái niệm “tình yêu và hôn nhân” bằng những lời tâm tình mộc mạc, sơn sơ nhưng hết sức ngọt ngào và chứa chan tình cảm. Đến với đề tài này, chúng ta như được trở về với xã hội Trung Hoa thời cổ đại, trở về với những buổi đầu sơ khai, khi mà tình yêu còn tự do, không bị ràng buộc bởi bất cứ luật lệ nào, đến khi thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý này rướm màu chia ly, tang tốc, khi lễ giáo phong kiến bắt đầu len lỏi vào đời sống thường nhật, chiến tranh phi nghĩa đẩy họ vào hoàn cảnh khốn cùng. Từng thiên ca dao, dân ca trong đề tài này là từng đường nét sống động vẽ nên cuộc sống hiện thực phong phú, đa dạng trong đời sống tình yêu và hôn nhân của thời đại bấy giờ. Chùm thơ này khi thì ca hát niềm vui hoan hỉ trước tình yêu đôi lứa, khi thì miêu tả nỗi nhớ mong nhau đến da diết, khi tán dương phong thái và dung mạo của người tình, khi diễn tả cảnh tượng gặp gỡ, hẹn hò vừa dí dỏm, vừa lãng mạn, khi thể hiện tâm lý tế nhị của người con gái hoặc lời than vãn cảnh ngộ ngang trái, éo le vì bị phụ tình, vì những luật lệ hà khắc của chế độ phong kiến đang nhen nhóm trong xã hội,… tất cả đều được thể hiện một cách đầy đủ, chính xác và gợi hình, gợi cảm, gợi âm thanh, gợi cảm xúc. Qua đó, người đọc có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống của những 110 con người trong giai đoạn đó như thế nào. Đồng thời, tiếp nhận được nhiều bài học triết lý nhân sinh về đạo lý làm người nói chung và sự thủy chung, son sắt trong đời sống tình yêu và hôn nhân nói riêng. Bởi nó toát lên từ những nét hết sức cụ thể, chân thực của đời sống, phản ánh tâm tư, khát vọng của chân chính của con người, đặc biệt là người lao động. Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi là đề tài không chỉ thành công về phương diện nội dung mà còn thành công cả về nghệ thuật biểu hiện. Ca dao dân ca trong Kinh Thi ở đề tài này thể hiện năng lực sáng tạo dồi dào của con người thời ấy, thể hiện ở nhiều khía cạnh khác như: các yếu tố nghệ thuật, những nét riêng biệt, đặc sắc trong cách sử dụng ngôn từ biểu đạt. Thể thơ tứ ngôn nhất cú đã được sử dụng như thể thơ chủ đạo trong Kinh Thi nói chung và đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi nói riêng, tác phẩm kinh điển này đã đánh dấu sự sản sinh và phát triển cực thịnh của nó. Ngoài thể thơ tứ ngôn nhất cú thì ở đề tài này cũng có sự xuất hiện những thể thơ mới lạ, độc đáo, đó là việc sử dụng xen kẽ và kết hợp các câu từ một đến chín chữ. Chính sự sáng tạo này tạo ra sự tự do, thoải mái, dễ dàng diễn đạt, tạo nên sự tự nhiên trong diễn xướng, phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Đây cũng là tiền đề cho sự phát triển các thể loại thơ sau này. Việc vận dụng thành công các thủ pháp nghệ thuật như: phú, tỷ, hứng cho thấy Kinh Thi đã đạt được hiệu quả cao về nghệ thuật biểu hiện và sức ảnh hưởng của nó đến văn học thời hậu thế như thế nào. Kết cấu Kinh Thi đặc biệt, nổi bật nhất là các kiểu kết cấu như: trùng chương điệp cú, xướng họa, hòa thanh góp phần nhấn mạnh giá trị tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn thể hiện. Tuy ngôn ngữ còn gồ ghề, chưa được trau chuốt kỹ lưỡng, vẫn còn nguyên màu sắc và âm thanh từ hiện thực nhưng lại giàu sắc thái biểu cảm, và vì nó không được gọt giũa cầu kỳ nên thể hiện được sự bình dị, mộc mạc của những người bình dân. Thơ ca trong Kinh Thi dễ đi vào lòng người là vì vậy. Trải qua hàng nghìn năm thăng trầm của lịch sử, ca dao dân ca về Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi vẫn tồn tại sừng sững và hiên ngang. Điều đó minh chứng rằng, đây là những bài ca dao dân ca hay và đặc sắc, là phần tinh túy trong một tác phẩm kinh điển được nhiều người tìm đọc, học và vận dụng sáng tạo vào những thi phẩm hiện hành. Gấp quyển sách kinh điển nho gia này lại, những hình ảnh sống động 111 về cuộc sống hiện thực thời cổ đại Trung Hoa cùng với những đạo lý làm người vẫn mãi hiện lên và âm vang trong mỗi chúng ta. 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tàiliệusách: 1. Dư Quan Anh, Tiền Chung Thư, Phạm Ninh (đồng chủ biên) (1997), Lịch sử văn họcTrung Quốc- Tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Trương Chính, Trần Xuân Đề (đồng chủ biên) (1963), Văn học Trung Quốc-Tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) – Nghiêm Thượng Văn - Đặng Đức Tô (đồng chủ biên) (1992), Kinh Thi, NXB TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 4. Bùi Hữu Hồng (2000), Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc- Tập một, NXB Thế Giới, Hà Nội. 5. Trần Viết Huy (2003), Những áng văn bấ thủ, NXB TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 6. Tạ Quang Phát (2013), Kinh Thi - Quyển thượng, NXB Văn học, Hà Nội. 7. Tạ Quang Phát (2013), Kinh Thi - Quyển trung và Quyển hạ, NXB Văn học, Hà Nội. 8. Nguyễn Khắc Phi (1998), Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen mà lạ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ (đồng chủ biên) (1988), Văn học Trung Quốc- Tập hai, NXB Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP. HồChí Minh. 10. Nguyễn Đức Phức – Lê Quang Trường - Tuyển dịch (2007), Thi phẩm tập bình, NXB Văn Nghệ, Hà Nội. 11. Đặng Đức Siêu (1968), Giáo trình cổ văn - Tập một, NXB Giáo dục Hà Nội, Hà Nội. 12. Đặng Đức Siêu (1970), Giáo trình cổ văn - Tập hai, NXB Giáo dục Hà Nội, Hà Nội. 13. Trần Đình Sử (1993), Tư tưởng văn học Trung Quốc cổ xưa, NXB Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 14. Lương Duy Thứ (1995), Bài giảng văn học Trung Quốc, NXB Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 15. Lương Duy Thứ (2008), Giáo trình văn học Trung Quốc, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 16. Lê Huy Tiêu, Lương Duy Thứ, Nguyễn Trung Hiền, Lê Đức Niệm, Trần Thanh Liêm (đồng chủ biên) (1997), Lịch sử văn học Trung Quốc -Tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội. 17. Trần Lê Sáng (2004), Ngữ văn Hán Nôm - Tập 2 – Ngũ Kinh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 18. Lê Hải Yến (2002), Tủ sách văn hóa – nghệ thuật Trung Quốc, NXB Thế Giới, Hà Nội. 19. Lê Hải Yến (2002), Văn học Trung Quốc, NXB Thế Giới, Hà Nội. Tài liệu Internet: 20. Trần Dương (2002), Sơ lược về dân ca Việt Nam, xem tại: http://tranquanghai.info/p566-so-luoc-ve-dan-ca-viet-nam.html 21. Nguyễn Minh Sang(2011), Đề tài tình yêu nam nữ trong Kinh Thi, xemtại: http://phongtauhu.wordpress.com/2011/12/05/d%E1%BB%81-taitinh-yeu-nam-n%E1%BB%AF-trong-kinh-thi/ 22. Giang Tử Viễn (2014), Tình yêu trong “thời đại Kinh Thi”, xem tại: http://lichsuvn.net/forum/showthread.php?t=34459 [...]... quát quan niệm tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi 1.3.1 Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong đời sống Tình yêu và hôn nhân là đề tài muôn thuở của con người Tình yêu được xem như một điều tất yếu, luôn được mọi người quan tâm, chú ý một cách đặc biệt Với đề tài này, có hơn ba mươi hai nghìn định nghĩa khác nhau - đó là con số không hề nhỏ Những quan niệm về tình yêu có sự khác nhau tùy vào từng thời... và giúp xã hội có tính ổn định 1.3.2 Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong văn học Tình yêu và hôn nhân là đề tài quan trọng được đặt lên hàng đầu trong nền văn học phương Đông nói riêng, thế giới nói chung Đề tài này có mặt ở khắp các tác phẩm văn học, từ phương Đông đến phương Tây, khắp các thể loại, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, kịch, và đặc biệt là thơ ca Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong. .. chừng như thật giản đơn nhưng khó mà thực hiện được 1.2.3 Phản ánh tình yêu và hôn nhân trong đời sống Là một đề tài chiếm dung lượng lớn (bảy mươi sáu thi n trong tổng số ba trăm lẻ năm thi n) của Kinh Thi, tình yêu và hôn nhân được nhân dân Trung Hoa thời thượng cổ bày tỏ rất đỗi chân thành, thuần phát, trong sáng, lành mạnh mà không kém phần sôi nổi, hào hứng Với một dung lượng lớn, nhưng những... định được ý nghĩa quan trọng đặc biệt của tình yêu và hôn nhân đối với xã hội nói chung, mỗi cá nhân nói riêng Ở phương Đông, tình yêu mang tính chất “truyền thống”, theo triết lý của những nhà nho Tình yêu của người phương Đông gắn liền với hôn nhân Cặp đôi muốn đi đến hôn nhân thì tình yêu là điều kiện cần nhưng bên cạnh đó họ còn phải hòa hợp, tôn trọng và cả sự chịu đựng lẫn nhau Thậm chí, họ còn... này 1.1.1.2 Tên gọi Kinh Thi Trước đời Hán, Kinh Thi được gọi là Thi tam bách 詩三百 (ba trăm bài thơ), hay ngắn hơn là Thi bách 詩百 (trăm bài thơ), hay gọi ngắn gọn hơn nữa là Thi 詩 (thơ) Chữ Kinh có nhiều nghĩa, phụ thuộc vào vị trí của nó trong câu văn hoàn chỉnh Các nhà Nho đời Hán xem Kinh Thi với chữ Kinh có nghĩa là kinh điển, chuẩn mực Kinh Thi là chuẩn mực của thơ ca, là đạo lý và phép tắc về những... khát yêu và được yêu Họ khao khát được sống trong hạnh phúc của tình yêu đôi lứa: đó là những chàng trai thông minh, cao thượng, dũng cảm; những cô gái xinh đẹp, dịu dàng nhưng rất bản lĩnh Qua các tác phẩm với những cuộc tình chia ly thấm đẫm nước mắt, Shakespear đã ca ngợi cái đẹp trong tình 31 yêu và gửi gắm vào đó những ước mơ về một tình yêu đẹp, đề cao quyền tự do yêu đương của con người Đại thi. .. thực dụng, bởi vì tình yêu là một thứ tình cảm thi ng liêng, cao quý của con người, không thể đem ra tính toán, đánh đổi với những điều kiện vật chất khác được Tình yêu là chuyện cá nhân của mỗi người nên việc áp đặt hôn nhân từ gia đình, cha mẹ lên con cái là một điều khó mang lại hạnh phúc mĩ mãn trong hôn nhân Chính vì quan niệm thực dụng này làm cho tình yêu đích 30 thực dường như không còn ý nghĩa,... Tề thi 齊詩, Lỗ thi 魯詩, Hàn thi 韓詩 và Mao thi 毛詩 Về sau, các bản đều đã thất truyền, chỉ còn lại bản Kinh Thi của Mao Hanh được lưu truyền đến nay, vì vậy, Kinh Thi còn có một tên gọi khác là Mao thi 9 1.1.2 Quá trình hình thành Kinh Thi Kinh Thi ra đời cách đây hai nghìn năm trăm năm, vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên Tác phẩm này được hình thành bởi sáng tác của nhiều người (đa số là của nhân. .. xử trong các mối quan hệ của xã hội Về sau, các sách vở nho gia dùng để dạy học trò đều được suy tôn là Kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Xuân thu, Kinh Dịch cùng với Tứ Thư của nho giáo Như vậy, tên gọi Kinh Thi là do các nhà nho đặt ra, gọi tên như thế là do thói quen chứ không có nghĩa khẳng định đó là tác phẩm kinh điển của nho giáo Ngoài ra, Kinh Thi từng bị Tần Thủy Hoàng thi u... hoài Tôi yêu em, chân thành không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.” (Puskin: Tôi yêu em) Tình yêu trong thơ của Puskin nói chung và “Tôi yêu em” nói riêng được thể hiện bằng những lời thơ xuất phát từ những tình cảm rất thật của một trái tim rạo rực lửa yêu đương Goethe thì thể hiện tình yêu qua những bản tình ca

Ngày đăng: 03/10/2015, 23:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Lí do chọn đề tài

    • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    • 3. Mục đích nghiên cứu

    • 4. Phạm vi nghiên cứu

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 

  • PHẦN NỘI DUNG

  • CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

    • 1.1. Khái quát về Kinh Thi

      • 1.1.1. Giới thiệu chung và tên gọi Kinh Thi

        • 1.1.1.1. Giới thiệu chung về Kinh Thi

        • 1.1.1.2. Tên gọi Kinh Thi

      • 1.1.2. Quá trình hình thành Kinh Thi

      • 1.1.3. Vấn đề biên soạn Kinh Thi

      • 1.1.4. Kết cấu Kinh Thi

    • 1.2. Nội dung Kinh Thi

      • 1.2.1. Cuộc sống bị áp bức, bóc lột và tinh thần phản kháng của nhân dân lao động.

        • 1.2.1.1. Kinh Thi là bức tranh toàn cảnh của nhân dân lao động dưới chế độ nô lệ.

        • 1.2.1.2. Nỗi cay đắng vì phu phen tạp dịch

        • 1.2.1.3. Lòng oán hờn, sự phẫn nộ và tinh thần phản kháng

      • 1.2.2. Phản đối chiến tranh bành trướng thế lực, thôn tính đất đai, cướp đoạt nô lệ của giai cấp thống trị.

      • 1.2.3. Phản ánh tình yêu và hôn nhân trong đời sống.

    • 1.3. Khái quát quan niệm tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi

      • 1.3.1. Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong đời sống

      • 1.3.2. Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong văn học

      • 1.3.3. Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi

  • CHƯƠNG II: NỘI DUNG BIỂU HIỆN ĐỀ TÀI TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN TRONG KINH THI

    • 2.1. Hệ thống Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân

    • 2.2. Tình yêu đôi lứa trong Kinh Thi

      • 2.2.1. Tỏ tình trong Kinh Thi

      • 2.2.2. Thề nguyền, ước hẹn trong Kinh Thi

      • 2.2.4. Lỡ duyên trong Kinh Thi

    • 2.3. Hôn nhân trong Kinh Thi

      • 2.3.1. Hôn nhân hạnh phúc trong Kinh Thi

      • 2.3.2. Hôn nhân bị chia cắt, đổ vỡ trong Kinh Thi

        • 2.3.2.1. Hôn nhân bị chia cắt trong Kinh Thi

        • 2.3.2.2. Hôn nhân đổ vỡ trong Kinh Thi

  • Tiểu kết

  • CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT TRONG KINH THI VỚI ĐỀ TÀI TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN

    • 3.1. Thể thơ

    • 3.2. Ba thủ pháp nghệ thuật nổi bật nhất trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân.

      • 3.2.1. Phú

      • 3.2.2. Tỷ

      • 3.2.3. Hứng

    • 3.3. Kết cấu dân ca nổi bật trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân

    • 3.4. Ngôn ngữ trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân

  • Tiểu kết

  • PHẦN KẾT LUẬN

  •  Kinh Thi là khởi điểm huy hoàng cho thơ ca nói riêng và cả nền văn học Trung Quốc nói chung. Tập ca dao dân ca này là nét son đánh dấu cho sự phát triển từ rất sớm của nền văn học Trung Quốc. Không những thế, nó còn là tấm gương phản chiếu cả một thời kỳ lịch sử của nhân dân Trung Hoa – thời thượng cổ. Do đó, có thể coi Kinh Thi như “hồn dân tộc” của quốc gia có bề dày lịch sử hơn năm nghìn năm văn hóa này. Các nhà văn, nhà thơ thời hậu thế ít nhiều đều chịu ảnh hưởng từ Kinh Thi, bởi đây vừa là thi liệu, vừa là cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Trải qua hàng nghìn năm tồn tại, tuy có sự nhuận sắc lại nhưng tác phẩm kinh điển này vẫn được đánh giá cao về nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt là sự ảnh hưởng của nó vào đời sống văn hóa, văn nghệ của Trung Quốc và các nước đồng văn (trong đó có Việt Nam). Những làn điệu dân ca ngọt ngào kết hợp với tiết tấu, nhịp điệu vui tươi rộn rã là dòng suối đầu nguồn phát khởi nên cảm hứng cho biết bao thi nhân sáng tác nên những vần thơ, điệu nhạc tuyệt diệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan