“PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG DẠY HỌC TIẾNG ANH”

27 1.7K 31
“PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG DẠY HỌC TIẾNG ANH”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong một thời gian dài, thầy cô chúng ta được trang bị phương pháp để truyền thụ kiến thức cho học sinh chủ yếu tập trung vào kỹ năng tư duy phân tích, có nghĩa là dạy cho người học cách hiểu các khái niệm, thảo luận theo phương pháp định sẵn, loại bỏ những hướng đi không đúng, tìm ra câu trả lời đúng nhất. Phương pháp giảng dạy này đã làm mất đi một hình thái khác của tư duy đó là tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo tập trung vào khám phá các ý tưởng, phát triển thành nhiều giải pháp, tìm ra nhiều phương án trả lời đúng thay vì chỉ có một. Hậu quả của phương pháp giảng dạy cũ dẫn đến sự thụ động của học sinh trong việc tiếp cận tri thức. Sự thụ động này là nguyên nhân tạo cho học sinh sự trì trệ, ngại đọc tài liệu, ngại tranh luận, thiếu khả năng thuyết trình, lười tư duy và thiếu tính sáng tạo trong tư duy.

1 1. Tên đề tài “PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG DẠY HỌC TIẾNG ANH” 2. Đặt vấn đề Trong một thời gian dài, thầy cô chúng ta được trang bị phương pháp để truyền thụ kiến thức cho học sinh chủ yếu tập trung vào kỹ năng tư duy phân tích, có nghĩa là dạy cho người học cách hiểu các khái niệm, thảo luận theo phương pháp định sẵn, loại bỏ những hướng đi không đúng, tìm ra câu trả lời đúng nhất. Phương pháp giảng dạy này đã làm mất đi một hình thái khác của tư duy đó là tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo tập trung vào khám phá các ý tưởng, phát triển thành nhiều giải pháp, tìm ra nhiều phương án trả lời đúng thay vì chỉ có một. Hậu quả của phương pháp giảng dạy cũ dẫn đến sự thụ động của học sinh trong việc tiếp cận tri thức. Sự thụ động này là nguyên nhân tạo cho học sinh sự trì trệ, ngại đọc tài liệu, ngại tranh luận, thiếu khả năng thuyết trình, lười tư duy và thiếu tính sáng tạo trong tư duy. Chính vì vậy trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Ngày 06/4/2012, Bộ GD-ĐT quy định về tiêu chuẩn “Hướng dẫn HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản biện” để đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học tại điểm c mục 2 điều 7 chương II theo Thông tư số: 13/2012/TTBGDĐT. Thủ tướng chính phủ ra Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 phê duyệt Đề án “ Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” với mục tiêu chung đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trước nhu cầu đổi mới của xã hội, Bộ GD&ĐT đặt ra yêu cầu phải đào tạo được thế hệ người Việt Nam toàn diện, năng động, sáng tạo trong công việc. Đồng thời có ý thức chủ động, tích cực bày tỏ quan điểm, lập trường trước những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, hướng tới chân lí của mọi vấn đề. Trong dạy học, tất cả các bộ môn cần rèn luyện cho học sinh biết tranh luận, phản biện vấn đề, tạo thói quen tốt trong nhìn nhận, đánh giá các vấn đề trong cuộc sống. Yêu cầu mang tính cấp thiết ấy cũng góp phần thực hiện mục tiêu kết 2 hợp dạy “người” với dạy “chữ”, lí thuyết phải gắn với thực hành. Khả năng phản biện của học sinh trong quá trình học tập sẽ giúp học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện được khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm. Tuy nhiên khả năng phản biện vấn đề ở học sinh THCS đặt biệt là học sinh miền núi chưa được thể hiện rõ, chưa được khai thác. Nhiều học sinh muốn phản biện, hoặc đã từng phản biện nhưng chưa được giáo viên tạo điều kiện, chưa được các bạn trong lớp hưởng ứng chân thành. Có nhiều lí do khác nhau khiến cho khả năng này chưa trở thành thói quen, thành kỹ năng được. Việc dạy học môn tiếng Anh ở trường THCS vì thế mà cũng trở nên nhàm chán hơn, mang hình thức truyền thụ một chiều. Học sinh nghe, hiểu và làm theo. Không phản hồi. Albert Einstein đã từng nói : “Điều quan trọng là đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi”. Khi đặt thật nhiều câu hỏi về bất kỳ vấn đề nào mà học sinh đang tìm cách giải quyết thì các em sẽ hiểu nhiều về vấn đề đó bấy nhiêu. Vậy, việc phát huy được khả năng phản biện vấn đề của học sinh, chắc chắn chất lượng dạy và học sẽ được nâng lên một mức đáng kể. Phát huy khả năng phản biện của học sinh trong dạy học nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng là một trong những cách góp phần xây dựng những giờ học mang tính dân chủ và nền giáo dục dân chủ, tiến bộ, đồng thời cũng góp phần quan trọng vào việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục đáp ứng được công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Đây chính là vấn đề tôi muốn chia sẽ và cũng chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài “Phát triển khả năng phản biện cho học sinh THCS trong dạy học tiếng Anh”. 3. Cơ sở lý luận 3.1. “Phản biện” là dùng lý lẽ và dẫn chứng để lập luận chống lại một ý kiến, quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá, hành động và việc làm nào đó nhằm thuyết phục người nghe nhìn nhận, đánh giá vấn đề theo cách khác có sức thuyết phục hơn, đúng hơn. Phản biện được xây dựng trên tinh thần đối thoại, và do đó, có tính tích cực và xây dựng. Mục tiêu chính của phản biện là thúc đẩy mọi người cân nhắc lựa chọn cái tối ưu. Mục tiêu thứ hai của phản biện là buộc đối tượng bị phản biện phải tăng cường sự thuyết phục cho các quan điểm của họ. Họ phải chứng minh là họ đúng hơn. Về phương diện chính trị và xã hội, với hai mục tiêu ấy (tìm cái tối ưu và thuyết phục), phản biện rõ ràng là một điều cần thiết không những để tránh những chính sách sai lầm mà còn để thúc đẩy quá trình dân chủ hóa, quá trình hiện đại hóa của đất nước. 3.2. Theo định nghĩa của giáo sư Michael Scriven (Đại học Claremont Graduate, Mỹ): “Tư duy phản biện là khả năng, hành động để thấu hiểu và đánh giá những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông, và 3 tranh luận”. Có thể hiểu đơn giản rằng, tư duy phản biện bao gồm các kỹ năng tìm kiếm, phân tích thông tin một cách khoa học để có thể đưa ra các phán đoán và trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đúng đắn mang tính xây dựng. Theo sơ đồ tư duy phản biện dưới đây. Sơ đồ tư duy phản biện 3.3. Phản biện trong dạy học tiếng Anh là phản biện bằng tiếng Anh diễn ra trong quá trình dạy học, giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên và ngược lại. Phản biện trong dạy học tiếng Anh thể hiện tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của người học trong việc sử dụng ngôn ngữ để thuyết phục người nghe và tính dân chủ của giờ học. Học sinh dùng kỹ năng tư duy phản biện với những kiến thức đang học. Có nghĩa là không dừng lại ở việc bị động đọc và học thuộc kiến thức, học sinh phải chủ động tự đặt ra những câu hỏi xoay quanh và đi sâu vào chủ đề đó như về nguyên nhân, hệ quả, các mối liên hệ, quan điểm, so sánh, thuận lợi và hạn chế. Những phản biện của học sinh có thể đúng, thuyết phục, có thể sai, không thuyết phục, điều đó không quan trọng. Quan trọng là qua phản biện, người học thể hiện tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo 4 của mình. Khoảng cách thầy - trò được rút ngắn. Cấu trúc một phản biện khá gần gũi, bám sát với cấu trúc quá trình dạy học. Điều này sẽ giúp cho quá trình dạy học đạt được mục tiêu ở mức độ cao nhất. Đây là điều mà bất kể người giáo viên chân chính nào cũng muốn và phải hướng tới. 3.4. Lập luận phản biện là quá trình lập luận để đưa ra phản biện. Nó là sự phối kết hợp các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận …. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm. Phản biện có sức thuyết phục hay không là nhờ lập luận. 3.5. Tại sao cần tư duy phản biện? Tư duy phản biện rất cần cho xã hội vì nếu không có tư duy phản biện thì khó giải quyết các vấn đề xảy ra trong xã hội từ đó dẫn đến xã hội trì trệ, kém phát triển. Nếu không có tư duy phản biện người ta dễ bị dẫn dụ, bị lợi dụng vào những mục đích nào đó, vào chủ ý của một thế lực nào đó hoặc của một con người nào đó. Mỗi con người cần phải có tư duy phản biện trong đời sống, trong nhận thức, trong từng quyết định của mình. Nếu có tư duy phản biện sẽ làm xã hội phát triển. Chính vì lẽ đó để cải thiện chất lượng dạy và học tập bộ môn tiếng Anh hiện nay, giáo viên cần tích cực, chủ động trong việc phát huy khả năng phản biện cho học sinh. 4. Cơ sở thực tiễn Trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự hội nhập quốc tế đang là xu thế của thời đại và trong bối cảnh đổi mới, mở cửa hướng ra thế giới, là bạn với các nước trên thế giới, chúng ta đã nhận thấy tiếng Anh là cầu nối quan trọng trên con đường hội nhập của Việt Nam. Nhưng để có được những con người toàn diện, năng động, sáng tạo trong công việc thì việc phát huy khả năng phản biện cho học sinh trong dạy học tiếng Anh lại cần hơn bao giờ hết. Tuy nhiên rào cản lớn nhất cho việc phát huy khả năng phản biện của học sinh trong dạy học nói chung và dạy học tiếng Anh nói riêng có lẽ là tư duy phản biện ở cả thầy và trò. Dường như những quan điểm dạy học truyền thống với những bức tường thành tích khổng lồ vẫn chưa sẵn sàng đón tiếp tư duy phản biện. Một số giáo viên hiện nay, khi đứng trên bục giảng đều không muốn học sinh phản biện lại những gì mình nêu ra. Với nhiều lí do khác nhau như danh dự, uy tính, hạn chế về chuyên môn (ở một bộ phận giáo viên). Thậm chí, có người gay gắt hơn thì coi phản biện của học sinh là hành vi vô lễ (cãi thầy). Giáo viên không có thói quen nhận lỗi trước học trò (khi có lỗi) mà chỉ quen “luôn đúng”, duy nhất đúng trước chúng. Vì lẽ đó mà học sinh cũng ít biểu hiện (ít dám) phản biện, chưa kể phản biện gay gắt. Nói đúng ra thì học sinh Việt Nam đặc biệt là học sinh miền núi chưa có thói quen nghi ngờ kiến thức. 5 Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ đóng tại thôn 1 xã Trà Giang, xã thuộc một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Trà My với nhiều thành phần dân tộc khác nhau đa số sinh sống bằng nghề nông nghiệp, nương rẫy; đời sống nhân dân tuy có phát triển nhưng chưa được đồng bộ, vẫn còn một số bộ phận nhân dân đời sống vẫn còn khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo chiếm khá cao, trình độ dân trí có sự chênh lệch giữa các dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Với cuộc sống khó khăn, thiếu môi trường giao tiếp, thời gian tiết học, bài học cũng còn nhiều bất cập, chương trình vẫn ôm đồm, nhiều đơn vị kiến thức không cần thiết nhưng vẫn phải học, gây nhàm chán, kiến thức nặng, quá tải nên nhu cầu học tập đặc biệt là học bộ môn tiếng Anh của đại đa số học sinh là rất thấp. Học sinh chỉ lo “tải” cho hết nội dung bài học, còn đâu mà nghĩ để nghi ngờ hay phản biện gì. Vậy nên đa số các tiết học tiếng Anh thường thiếu đi những câu hỏi chất vấn giáo viên về nội dung bài học cũng như một số chủ đề liên quan đến bài học. Đây chính là phần tồn tại chung của nhiều trường trên địa bàn huyện chứ không riêng gì trường THCS Nguyễn Huệ. Qua nhiều năm làm công tác quản lý chuyên môn trường, để tìm nguyên nhân của hạn chế này tôi cho rằng do nhiều yếu tố tạo thành nhưng điều cần quan tâm là do cách dạy và cách đánh giá năng lực học sinh và môi trường giao tiếp. Việc đổi mới phương pháp của một số giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay. Vẫn còn dạy học theo kiểu học sinh học thụ động trong lĩnh hội kiến thức và rèn kĩ năng, nặng nề cách dạy truyền thống không phù hợp với dạy học tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Để khắc phục những hạn chế trên thì phát huy khả năng phản biện của học sinh là công việc chúng ta nên làm. 5. Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp 5.1. Biện pháp tiến hành Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các biện pháp sau: - Nghiên cứu tài liệu: + Kabilan, K M ‘Creative and Critical Thinking in Language Classrooms’. The Internet TESL Journal. VI, 2000. + Dân chủ và giáo dục của nhà xuất bản Tri thức, H. 2008. - Dự giờ đồng nghiệp, phối hợp cùng đồng nghiệp thực nghiệm đề tài, tham khảo ý kiến đồng nghiệp về tính hiệu quả của phương pháp phát huy khả năng phản biện của học sinh trong dạy học tiếng Anh. 5.2. Thời gian tạo ra giải pháp 6 Tôi thấy tâm đắc với phương pháp dạy học này nên sau tháng 8/2014, tôi đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả của nó trong dạy học tiếng Anh và tôi đã lập kế hoạch như sau: - Tháng 8/ 2014: Chọn đề tài và khảo sát học sinh - Tháng 9/2014: Dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường về việc áp dụng áp dụng phương pháp phát huy tư duy phản biện của học sinh trong dạy học tiếng Anh, phối hợp với đồng nghiệp trong việc thực nghiệm đề tài. Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài. - Tháng 10/2014: Đăng ký tên đề tài với Phòng giáo dục - Tháng 11/2014 đến tháng 2/2015: thu thập thông tin và lập dàn ý cho đề tài - Tháng 3/2015 : Viết và chuẩn bị hoàn tất đề tài 6. Nội dung nghiên cứu 6.1 Tính mới trong việc vận dụng đề tài Căn cứ vào cơ sở lí luận, thực tiễn về chất lượng học tiếng Anh của học sinh; căn cứ vào mục tiêu và chiến lược phát triển giáo dục 2011 –2020, Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”, tôi nhận thấy mặc dù kỹ năng nói tiếng Anh đã đưa vào chương trình dạy học ở bật THCS nhưng việc kỹ năng nói của học sinh đang phát triển theo những gì có sẵn trong giáo trình thiếu tính tư duy và phản biện. Căn cứ vào những cơ sở nêu trên, tôi đề xuất một số giải pháp cùng một số biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế mà tôi đã nghiên cứu. 6.2. Một số biện pháp phát triển khả năng phản biện cho học sinh THCS trong dạy học tiếng Anh 6.2.1. Giáo viên thay đổi quan điểm về phía học sinh Bản thân tôi và một số đồng nghiệp thường xem học sinh như những chiếc bình rỗng và cứ thế nhồi nhét đầy những thông tin vào đấy. Thực sự mà nói chúng tôi đã không xem xét đến khả năng và ý kiến của học sinh. Thêm vào đấy, chúng tôi chưa thật sự tin tưởng và để học sinh tự diễn đạt ý tưởng của mình. Những lúc như thế học sinh tôi trở nên những người bị động học và chúng tôi chỉ là người duy nhất nói. Quan điểm dạy học mà chỉ mong đợi học sinh làm những gì mình nói và học sinh không được phép hỏi “tại sao”, “như thế nào” sẽ làm cho học sinh đánh mất cơ hội học và tư duy phản biện. Vậy nên, giải pháp cho vấn đề này là giáo viên chúng ta nên là những người lắng nghe một cách kiên nhẫn những ý kiến và câu hỏi của học sinh. Giáo viên phải có cái nhìn thoáng, cởi mở về khả năng của học sinh, coi tư duy phản biện là tư duy của con người hiện đại, việc phản biện của học sinh là việc bình thường 7 trong dạy và học; giáo viên không nên tự cho mình luôn đúng; cũng không nên thấy xấu hổ, ngại ngùng khi một học sinh đưa ra cách giải quyết vấn đề thuyết phục hơn thầy. Trong trường hợp này, quan hệ thầy – trò phải thực sự thân thiện, chân lí của vấn đề phải được đặt lên hàng đầu. Giáo viên tạo môi trường thuận lợi cho những phản biện của học sinh, bằng các biện pháp động viên, khích lệ làm cho học sinh thấy tự tin, hào hứng. Phản biện của học sinh có thể chưa đạt đến chân lí thì giáo viên cũng nên kết thúc bằng những lời động viên, tránh chỉ trích gây căng thẳng. 6.2.2. Thúc đẩy học sinh suy nghĩ theo lối phản biện Giáo viên khuyến khích học sinh suy nghĩ độc lập và đặt các loại câu hỏi khác nhau trước một vấn đề đặt ra cần giải quyết. Buộc học sinh phải tự đặt câu hỏi trước một vấn đề đặt ra; hướng dẫn học sinh hỏi đúng trọng tâm, biết cách đặt câu hỏi đúng chỗ, đúng lúc; khêu gợi trong học sinh sự mong muốn tìm hiểu sự thật; yêu cầu học sinh đưa ra nhận xét cá nhân, xét đoán hoặc đánh giá vấn đề ngay tại lớp; yêu cầu học sinh giải thích lý do, lập luận, chứng minh cho quan điểm của mình; khuyến khích học sinh xem xét cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, mặt phải, mặt trái của một vấn đề; giúp học sinh tìm ví dụ để hỗ trợ cho đánh giá của họ về một vấn đề; đưa thông tin phản hồi cho học sinh. 6.2.3. Làm mẫu tư duy phản biện cho học sinh Học sinh THCS hiện nay chưa được hình thành như thế nào là tư duy một cách phản biện bởi vì chúng không được sinh ra với khả năng tư duy phản biện và các lớp học ở cấp tiểu học cũng không yêu cầu chúng về tư duy này. Do vậy giáo viên muốn bồi dưỡng tư duy phản biện cho học sinh đầu tiên cần phải làm mẫu trong các hoạt động. Học sinh phải học cách tư duy một cách phản biện trước khi chúng có thể áp dụng kỹ năng này vào trong quá trình phản biện. Làm mẫu có thể diễn ra trong hoạt động thảo luận bằng cách đặt câu hỏi nhằm giúp học sinh học và làm quen với quá trình tư duy phản biện. Hơn thế nữa hoạt động tư duy phản biện được dựa trên cấu trúc bao gồm 4 yếu tố: "ill-structured problems, criteria for assessing thinking, student assessment of thinking, and improvement of thinking". "Ill-structured problems” là những câu hỏi, sự nghiên cứu dựa trên đối tượng và hoàn cảnh cụ thể, chuỗi sự kiện tương lai không có đáp án đúng hoặc sai. Chúng bao gồm những vấn đề đang tranh luận cần đến sự sự quyết đoán có sự phán quyết mang tính quyết định. Ví dụ: Tiếng Anh 9, Unit 2: Writing Trong phần Post writing giáo viên yêu cầu học sinh đánh giá việc mặc đồng phục và việc mặc thường phục đến trường (How do you think about wearing uniform and casual cloths to school?), yêu cầu học sinh nghĩ về ưu điểm và nhược điểm của nó (Think about their benefits and drawbacks). Câu trả lời đúng hay sai của học sinh không quan trọng miễn sao học sinh có lý do cho sự chọn lựa của mình một cách logic và thuyết phục. 8 Yếu tố thứ hai: “criteria for assessing thinking” cung cấp cho học sinh sườn về tư duy. Ví dụ: Why do you think casual cloths are easier to wear to school than uniform? Why do you like casual cloths over the other? What is your opinion based upon? Việc cung cấp cho học sinh sự tự phản hồi dựa vào câu trả lời của mình giúp học sinh chú tâm vào những tiêu chí đặc biệt ở trên. Những tiêu chí này có thể đánh giá được khả năng tư duy của học sinh. Đây cũng là yếu tố thứ 3 “student assessment of thinking”. Nếu giáo viên làm mẫu tiêu chí đánh giá tư duy và cung cấp mẫu thì học sinh sẽ tự áp dụng những kỹ thuật này. Yếu tố cuối cùng là “improvement of thinking”. Bằng cách tạo ra văn hóa chất vấn cho học sinh trong những nội dung bài học mà học sinh có thể nghĩ về quá trình tư duy của chúng và luyện tập tư duy một cách logic, chúng sẽ mong muốn xem xét lại việc tư duy của mình hơn. * Kỹ thuật đặt câu hỏi rất quan trọng trong giải pháp làm mẫu tư duy phản biện cho học sinh. Việc đặt những câu hỏi đúng sẽ khích lệ được kỹ năng và sự luyện tập tư duy phản biện của học sinh. 9 Những câu hỏi này yêu cầu học sinh đánh giá lại độ rõ ràng và chính xác về tư duy của chúng. Học sinh đã xem xét lại tất cả sự chọn lựa chưa?. Chúng có biết tại sao chúng tư duy theo cách đã chọn?. * Một số câu hỏi giúp làm rõ vấn đề trong phần phụ lục. 6.2.4. Hướng dẫn học sinh tư duy phản biện Để giúp học sinh có khả năng phản biện thì cần giúp nhận biết được quá trình tư duy phản biện. Tư duy phản biện phải có những bước sau : Trong quá trình vận dụng tư duy phản biện, bất cứ ở tại thời điểm nào, người học cũng phải sẵn sàng động não, suy luận và đánh giá; những hoạt động này sẽ tạo thành một phong cách tư duy, luôn luôn sẵn sàng lắng nghe, nhưng trước khi chấp nhận bất cứ ý kiến nào, người học phải chủ động phân tích và đánh giá. Hoạt động của não bộ theo phong cách này sẽ giúp người học hình thành vững vàng tư duy độc lập và tư duy phản biện. Với tư duy độc lập và tư 10 duy phản biện như nền tảng, và với kiến thức tích lũy thành hệ thống, học sinh sẽ có điều kiện phát triển tư duy sáng tạo của mình. Ta thấy ngay, kết quả của học tập và vận tốc phát triển trí tuệ phụ thuộc mạnh mẽ vào phương pháp học tập của học sinh. Học sinh nắm vững phương pháp tư duy phản biện, thì chất lượng học tập càng cao và trí tuệ càng phát triển vững chắc. Tư duy phản biện không thể có ngay lập tức mà cần có quá trình. Trước hết, công việc này phải làm thường xuyên, liên tục qua tất cả các môn học chứ không chỉ có môn tiếng Anh. Dần dần mới trở thành thói quen tư duy phản biện. Ví dụ: Tiếng Anh 7, Unit 7: The world of work, A4: Reading Giáo viên tổ chức lớp theo hoạt động cặp đôi để khuyến khích học sinh tham gia học tích cực và có cơ hội tư duy phản biện. Trong phần Post reading giáo viên tổ chức thảo luận với chủ đề “ Students’ lives”. Học sinh hoạt động theo cặp thảo luận theo qui trình tư duy phản biện ở trên. Gói câu hỏi dự bị nếu học sinh gặp khó khăn giáo viên có thể tư vấn cho học sinh như sau: • Sample questions: - What do you think about students’lives? - Why do you think it is difficult/easy? - What does it mean? - What explains it? (Give some examples) - How are you viewing your opinion? - Should it be thought differently? Học sinh áp dụng những kiến thức đã đọc trong đoạn văn và kinh nghiệm của bản thân để giải quyết vấn đề. Cho phép học sinh đủ thời gian để nghiên cứu mà không có sự trợ giúp nào cả trước khi chỉ dẫn cho họ. Giáo viên có thể giúp học sinh suy nghĩ độc lập bằng cách không phải lúc nào cũng đưa ra ngay câu trả lời. Thay vào đó, hãy để người học tự mình nghiên cứu và tìm ra phương án giải quyết trước khi đưa ra sự trợ giúp. Giáo viên có thể làm mẫu các kỹ năng và cung cấp các tư liệu cần thiết để học sinh luyện tập cách tổ chức vấn đề cũng như phác thảo trình tự xử lý các công việc. Sau thời gian hoạt động cặp giáo viên yêu cầu một số cặp lên trình bày quan điểm của mình, những cặp còn lại lắng nghe và suy nghĩ liệu rằng bạn mình trình bày quan điểm có liên quan đến vấn đề đặt ra không và liệu có bổ sung thêm quan điểm cho bạn mình. Trong lúc này giáo viên là những người lắng nghe một cách kiên nhẫn những ý kiến và câu hỏi của học sinh, khuyến khích học sinh tư duy một cách sáng tạo mà không sợ trả lời sai, chấp nhận tất cả quan điểm của học sinh miễn sao các em có thể dùng lập luận để minh chứng cho nhận định của mình. 11 Quan trọng hơn cả là kỹ năng lập luận. Bởi vì, học sinh muốn đạt đến tính tối ưu của vấn đề buộc phải thuyết phục được người khác. Một phản biện có sức thuyết phục đến đâu là phụ thuộc vào độ sắc của những lí lẽ, độ mạnh mẽ hùng hồn của lập luận, độ chắc chắn, đáng tin cậy của minh chứng mà người phản biện đưa ra. Giáo viên hãy khuyến khích học sinh sử dụng các kỹ năng lập luận. Học sinh sẽ học cách nghiên cứu bằng cách đưa ra các lý giải hợp lý cho câu trả lời. Có nhiều cách luyện tập kỹ năng này như: những bài tập trình bày một vấn đề; đánh giá và giải thích đánh giá của mình về một vấn đề; tổ chức hệ thống luận điểm theo các trình tự logic khác nhau; tìm kiếm minh chứng cho luận điểm. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm. Ngoài ra, học sinh cũng cần rèn luyện khả năng mở rộng vấn đề. Không chỉ bó hẹp trong nguồn tài liệu mà giáo viên cung cấp, học sinh cần học cách tự tìm những tư liệu mới để phục vụ cho chủ đề. Từ đó, phát huy khả năng tự phân tích và đưa ra cách nhìn nhận riêng đối với mỗi chủ đề được đặt ra. Như vậy, có thể nói lập luận phản biện có vai trò quyết định trong phản biện của học sinh. Và kỹ năng này không phải ngày một ngày hai mà có được mà phải luyện tập trong một thời gian dài, đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực rất cao của giáo viên. Nếu có phương pháp hợp lý, tôi tin rằng học sinh sẽ tiến bộ nhanh chóng và sử dụng phản biện một cách sắc bén và hiệu quả. 6.2.5. Tạo môi trường cho học sinh phát triển khả năng phản biện 6.2.5.1. Môi trường lớp học: Học sinh chia sẽ trách nhiệm trong giờ học bằng kỹ thuật học tập phối hợp trong cặp, nhóm, cả lớp, học tập dựa trên dự án. Lớp học có không khí chất vấn và cởi mở: Học sinh đưa ra dự đoán, thu thập thông tin, tổ chức phản biện và đặt câu hỏi. Giáo viên kịp thời khuyến khích và đư ra lời khuyên hơn là chỉ trích và đánh giá. Học sinh không những được hỗ trợ mà còn được thách thức để tư duy một cách độc lập trong phản biện. Giáo viên chú ý đến việc học sinh tư duy như thế nào. Giáo viên động viên học sinh thảo luận và giao tiếp. Sắp xếp không gian lớp học thuận lợi cho học sinh làm việc cùng với nhau theo hình vòng móng ngựa hoặc theo nhóm. Sự động viên, khuyến khích của giáo viên rất quan trọng để giúp những học sinh nhút nhát, không giám hay e ngại phản biện. Tùy theo tình huống giáo viên có thể đưa ra những lời động viên khác nhau. Ví dụ:  Động viên học sinh phản biện: “What can you add?” or “What is your opinion?” 12  Đưa ra lời nhận xét: “Interesting.” or “I hadn’t thought of that.”  Yêu cầu tóm tắt “Who can make the point in different words?”  Phỏng vấn bạn mình: “Who agrees with ... ? Who disagrees? Why?” Giáo viên linh hoạt xuất - ẩn. Biện pháp này đề cập đến vai trò của người giáo viên trong giờ học. Có lúc đứng ra làm chủ giờ dạy, có lúc phải “lui vào hậu trường” nhường chỗ cho chủ thể chính hoạt động, lúc này người giáo viên giữ vai trò là người dẫn chương trình cho tiết học. Khi học sinh còn lúng túng, chưa định hình thì cần vai trò dẫn dắt của thầy. Khi các em vào cuộc đối thoại, tranh luận, phản biện thì giáo viên cần ẩn mình để tính chủ động, sáng tạo của các em được phát huy tối đa. Việc xuất - ẩn linh hoạt, nhịp nhàng như vậy sẽ tạo những khoảng trống, cơ hội cho học sinh tranh luận, phản biện. Biện pháp này vận dụng với nhiều đối tượng học sinh khác nhau trong tình huống tiết học có tranh luận, phản biện giữa học sinh với học sinh. 6.2.5.2. Hoạt động ngoại khóa: Tổ chức hội thi hùng biện tiếng Anh, câu lạc bộ tiếng Anh, trong đó nội dung được khai thác từ các chủ điểm của chương trình sách giáo khoa THCS từ dễ đến khó. Học sinh sẽ có cơ hội vận dụng và phát triển khả năng phản biện. Cách làm hiệu quả nhất hiện nay theo tôi là tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh giành cho học sinh. Nhiều thì 1 lần/ tháng; ít thì 2 lần trên /học kì. Với giải pháp này trường tôi đã áp dụng được trên hai năm học và đã được sự đánh giá cao từ phía học sinh và phụ huynh. Tổ chức chuyên đề ngoại khóa như hội thi “Hùng biện tiếng Anh”, “Lễ hội tiếng Anh” sẽ giúp học sinh mở rộng, nâng cao kiến thức theo kiểu “chơi mà học”, rất thoải mái. Học sinh sẽ cập nhật kiến thức ngay cả trong quá trình chuẩn bị cho chuyên đề, trao đổi giữa bạn bè các nhóm với nhau. Học tập trong lúc diễn ra chuyên đề: học sinh được nghe, trao đổi, đối thoại về những đơn vị kiến thức trong chuyên đề. Học sinh sẽ hứng thú hơn, phát huy hết thế mạnh của mình. Ngoài bồi dưỡng kiến thức, các chuyên đề ngoại khóa còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày, lập luận một vấn đề theo quan điểm của riêng mình. Đây cũng là cơ hội để giáo viên đánh giá khả năng phản biện của học sinh và chất lượng học tập của bộ môn. 6.2.5.3. Các tiết học chủ đề tự chọn: Đây là cơ hội để giáo viên bồi dưỡng khả năng phản biện và kiến thức chuyên sâu cần cho tất cả các đối tượng học sinh theo mức độ. Làm sao cho hiệu quả mà không gây áp lực, căng thẳng cho học sinh. Độ sâu của kiến thức sẽ là thước đo khả năng phản biện của học sinh. Có nhiều cách bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu cho học sinh như: hướng dẫn trực tiếp qua các chủ đề tự chọn (1 tiết/ tuần); các buổi bồi dưỡng, ôn luyện; làm các dự án dạy học dưới dạng các bài tập nghiên cứu. Biện pháp này có vẻ rất khó vận 13 dụng bởi đa số học sinh không tha thiết với môn tiếng Anh đặt biệt là học sinh miền núi. Nhưng không thể thấy khó mà bỏ. Chúng ta sẽ linh hoạt với từng đối tượng. Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu là cách nâng cao dần chất lượng bộ môn cho học sinh. 6.2.6. Kết hợp những hình thức, phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học khác như: đối thoại; dự án; tổ chức trò chơi; sơ đồ tư duy, kỹ thuật bể cá … Việc phối kết hợp giữa các hình thức, phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau trong một giờ dạy là cần thiết. Điều đó mang lại sự cộng hưởng tác dụng trong dạy học, nhất là khi chúng ta phát huy được thế mạnh, ưu điểm của từng hình thức, phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học. Sự phối hợp này không phải kiểu hỗn độn như chè thập cẩm mà phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của tiết học như: nội dung chủ đề, mục tiêu, đối tượng học sinh, thời gian cho phép, các phương tiện hỗ trợ …. Căn cứ vào đó, người giáo viên phải xác định được sử dụng hình thức, phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học nào, phối hợp như thế nào thì đạt hiệu quả cao nhất. Hình thức đối thoại sẽ tạo không khí thân thiện, dân chủ trong giờ học có phản biện. Hình thức dự án sẽ giúp học sinh mở rộng kiến thức, chủ động chuẩn bị chu đáo cho những phản biện khi học tập. Phương pháp tổ chức trò chơi tạo không khí vui vẻ, nhẹ nhàng, giảm áp lực học tập hay nói cách khác: học thông qua trò chơi. Khi học sinh đã có kiến thức, có sự chuẩn bị chu đáo lại ở trong môi trường học tập thân thiện (đối thoại + dự án trong phản biện), chắc chắn các em sẽ mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình khi cần thiết. Khi một ý kiến phản biện mà được thầy, cô và các bạn trong lớp rất chú ý lắng nghe (kỹ thuật bể cá trong phản biện) thì các em sẽ thấy được ý nghĩa, giá trị của ý kiến của mình. Các em sẽ càng phải cố gắng trình bày cho thuyết phục. Sơ đồ tư duy với phản biện sẽ giúp các em có tư duy logic trong lúc phản biện. 6.2.7. Phép thử Phép thử là cách giáo viên tạo tình huống học tập cho học sinh trong quá trình dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học, qua đó đạt mục tiêu giáo dục. Để vận dụng được biện pháp này đòi hỏi giáo viên phải thật sự chủ động trong quá trình dạy học. Biện pháp này chỉ nên vận dụng đối với những đối tượng học sinh khá, giỏi và có tinh thần học tập nghiên cứu. Nếu không sẽ thất bại, thành ra “gậy ông đập lưng ông”! Cách làm cụ thể như sau : trong quá trình hướng dẫn học sinh học tập, lĩnh hội tri thức của bài học, ở một trường hợp nào đó, giáo viên khéo léo, tinh tế cố ý nói sai vấn đề, hoặc dẫn một ý kiến nào đó chưa thỏa đáng, rồi hỏi “các em thấy thế nào?”. Nếu học sinh chưa định hình được, giáo viên có thể nhắc lại vài lần, cố ý nhấn mạnh chỗ đã hiểu sai, nói sai để học sinh có phản ứng. Khi học sinh có phản biện đúng vấn đề, có sức thuyết phục thì GV công nhận, bổ sung vào bài học coi đó như là công (sự phát hiện, sáng tạo) của học sinh phản biện. Trường 14 hợp này, giáo viên có thể phải chịu thiệt thòi một chút nhưng sẽ tạo được hứng thú học tập rất cao cho học sinh. Trường hợp học sinh không phát hiện ra, không có những phản biện thuyết phục thì giáo viên phải gợi ý nhiều hơn, cụ thể hơn, đi gần hơn đến vấn đề. Biện pháp này sẽ có tác dụng rèn luyện tư duy phản biện, tạo thói quen phản biện cho học sinh. 6.2.8. Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá Tăng cường kiểm tra bằng hỏi-đáp. Học sinh được kiểm tra qua các hoạt động trên lớp như trả lời các câu hỏi ngắn, miêu tả tranh, kể lại truyện, thuyết trình, hùng biện, thảo luận, tranh luận, phát biểu, phỏng vấn, đóng vai, và các hoạt động ngôn ngữ phù hợp khác. Cần chú trọng tới định hướng giao tiếp và khả năng thực hiện các yêu cầu đàm thoại. Khuyến khích kiểm tra bằng hỏi-đáp tích hợp với các hoạt động luyện tập trong giờ học của học sinh. Giáo viên có thể chọn các dạng bài Question and Answer; Picture description; Story-telling/Narrative; Guided Speech; Dialogue; Situation; Interview/Role-play; Presentation; Debate; Dicussion; Simulation Trong mỗi học kỳ giáo viên giao cho học sinh vận dụng kiến thức trong chương trình học để phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn về một trong các chủ đề sau: gia đình; sở thích; chăm sóc sức khỏe; bảo vệ môi trường; an toàn thực phẩm; an toàn giao thông; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; kỹ năng sống;... Sản phẩm thực hành có thể là 01 bài viết hoặc 01 video clip do học sinh thực hiện bằng tiếng Anh; cũng có thể tổ chức trình bày sản phẩm thực hành theo hình thức "Hùng biện tiếng Anh" hoặc sử dụng các hình thức phối hợp giữa kỹ năng viết và nói như “Hồ sơ học tập”; “Nhật kí học tập”; “Dự án”; và “Bài nghiên cứu” đã được tập huấn để đánh giá khả năng phản biện của học sinh. 7. Kết quả nghiên cứu Xuất phát từ quan điểm đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, đổi mới đánh giá với triết lý lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo, tư duy phản biện và khả năng phản biện của người học, đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp để có thể khơi gợi tiềm năng trong mỗi học sinh, tạo điều kiện học tập cho học sinh. Qua thời gian thực nghiệm đề tài trên đã nhiều năm trong giờ học, ngoại khóa, chủ đề tự chọn với học sinh tại trường THCS Nguyễn Huệ, xã Trà Giang huyện Bắc Trà My cùng với giáo viên trong tổ bộ môn, thì đến nay giải pháp phát triển khả năng phản biện trong dạy học tiếng Anh đã và đang đem lại hiệu quả đáng kể cho việc dạy và học của thầy và trò, nhất là đối với trò. Tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập được đẩy lên cao hơn, phát huy tiềm năng học tập, kết quả học tập cao hơn. Khả năng phản biện của học sinh 15 trong dạy học tiếng Anh đang từng bước hình thành rõ qua từng kiểu bài, các em không còn ngại khi phải đưa ra ý kiến phản biện và phản biện một cách tư duy. Kết quả khảo sát học sinh lớp 8: English 9, Unit 2: Clothing, Write: Lớp 9 có vận dụng một số biện pháp phát huy khả năng phản biện của học sinh. Những biện pháp được vận dụng cụ thể là: Biện pháp 6.2.1, 6.2.3, 6.2.4 vận dụng trước tiết học - ở khâu chuẩn bị bài. GV giới thiệu 1 số đoạn văn liên quan đến nội dung bài để học sinh tham khảo. Yêu cầu học sinh đọc, nắm ý chính của đoạn văn, chuẩn bị câu hỏi cho quá trình tư duy phản biện. Biện pháp 6.2.5.1 vận dụng trong khi dạy học tại lớp. GV gợi mở để học sinh đối thoại, tranh luận, phản biện. Bảng thống kê số liệu: Biểu hiện của HS Lớp 8: Tổng số 35 Số lượt phát biểu HS Phát biểu trên 3 lần Lập luận phản biện Tính sáng tạo được chấp nhận 20 5 HS 2 1 Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy số lượt học sinh tham gia phát biểu là 20 lượt/sĩ số 35. Vậy là tích cực. Nhưng tôi quan tâm đến 2 lập luận phản biện của học sinh. Topic: cloths to school : Gv nêu câu hỏi: How do you think about wearing uniform or casual cloths to school? Giáo viên yêu cầu học sinh nghĩ về ưu điểm và nhược điểm của nó. Luồng ý kiến thứ nhất như sau: I think wearing uniform encourage me proud of my school. Chưa có sự sáng tạo. Bởi vì, lâp luận này đã có trong sách giáo khoa. Luồng ý kiến thứ hai phản biện lại luồng ý kiến thứ nhất cho rằng có sự sáng tạo độc đáo. Lập luận phản biện như sau: I’m afraid I can't agree with you. I think that I like wearing casual cloths to school because they make me feel self-confident and make me feel comfortable. For example, I can join in some games at recess when I’m in casual cloths. Một lập luận như thế không thể không công nhận. Khá thuyết phục! Kết quả khảo sát học sinh lớp 7 Tiếng Anh 7, Unit 7: The world of work, Lesson: A4: Reading Những biện pháp được vận dụng với lớp thực nghiệm cụ thể là : Biện pháp 6.2.1, 6.2.3, 6.2.4 vận dụng trước tiết học - ở khâu chuẩn bị bài. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn văn và chuẩn bị một số từ vựng có liên quan đến nội dung “Students’lives”, những thuận lợi và khó khăn. Giáo viên sử dụng một trong số những biện pháp tại mục 6.2.6 (đối thoại) vận dụng trong khi dạy học tại lớp. Bảng số liệu: Biểu hiện của HS Mức độ Lớp 7/1: 20 hs Số lượt phát biểu HS Phát biểu trên 3 lần Lập luận phản biện Tính sáng tạo được chấp nhận 15 5 HS 3 2 16 Lớp 7/2: 19 hs 10 1 0 0 Ba phản biện trong tiết học này gồm có hai phản biện của học sinh với học sinh, một phản biện của học sinh với giáo viên. Do khuôn khổ của sáng kiến bị hạn chế, chúng tôi chỉ xin đi sâu phân tích một phản biện tiêu biểu và hay của học sinh trong đợt khảo sát này. Giáo viên đã vận dụng thành công một trong số những biện pháp tại mục 6.2.6 (đối thoại). Giáo viên tổ chức lớp theo hoạt động cặp đôi để khuyến khích học sinh tham gia học tích cực và có cơ hội tư duy phản biện. Trong phần Post reading giáo viên tổ chức thảo luận với chủ đề “Students’ lives”. Học sinh hoạt động theo cặp thảo luận theo qui trình tư duy phản biện tại mục 6.2.4. Giáo viên gợi mở để học sinh đối thoại, tranh luận, phản biện. GV khéo léo động viên để các em đưa ra lập luận của mình. • Quá trình phản biện: Linh: What do you think about students’lives? Ngọc: I think students have an easy life. Linh: Why do you think it is easy? Ngọc: It is easy because students work only a few hours a day. Linh: I totally don’t agree with you. I think students have a difficult life. Ngọc: What does it mean? Linh: It means they work very hard. Ngọc: What explains it? Linh: They have 5 periods a day, six days a week at school. But that’s not all. They have a lot of homework at home and rewiew their work before the test. How are you viewing? Ngọc: That's quite right, but… Học sinh phản biện khá thuyết phục. Tuy nhiên trong quá trình phản biện có sự hỗ trợ của giáo viên về mặt từ vựng. Kết quả khảo sát học sinh lớp 9 Tiếng Anh 9, Unit 6: The environment, Lesson: Speak Những biện pháp được vận dụng với lớp thực nghiệm cụ thể là: Biện pháp pháp 6.2.1, 6.2.3, 6.2.3, 6.2.4 vận dụng trước tiết học - ở khâu chuẩn bị bài. GV giới thiệu một số trang web để học sinh tham khảo về vấn đề môi trường và yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài học trong sách giáo khoa. Yêu cầu học sinh đọc, chuẩn bị nội dung để tư duy phản biện. Biện pháp 6.2.6, 6.2.7 vận dụng trong khi dạy học tại lớp. GV phân luồng ý kiến học sinh thành hai hướng, gợi mở để học sinh đối thoại, tranh luận, phản biện. GV nêu ý kiến về những vấn đề có tính tranh cãi, có nhiều cách hiểu, khéo léo động viên để các em đưa ra lập 17 luận của mình. GV có thể sử dụng phép thử : cố ý nói sai vấn đề, tạo tình huống để học sinh phản biện. Bảng số liệu thực nghiệm : Biểu hiện của HS Mức độ Lớp 9: 34 hs Số lượt phát biểu HS Phát biểu trên 3 lần Lập luận phản biện Tính sáng tạo được chấp nhận 32 6 HS 5 4 Ở đợt khảo sát này, số lượt học sinh tham gia phát biểu nhiều hơn và số lập luận phản biện của học sinh cũng tăng. Tính sáng tạo được công nhận vẫn được duy trì. Như vậy có thể nói, khi học sinh quen dần với cách học phản biện thì sẽ tích cực, chủ động hơn trong học tập. Sáu phản biện trong tiết học này gồm có 5 phản biện của học sinh với học sinh, một phản biện của học sinh với giáo viên. Giáo viên đã vận dụng thành công biện pháp thứ 6.2.7 (phép thử). Giáo viên đã cố ý nói chệch vấn đề khi định hướng học sinh nói về “How to protect the environment”. Sau khi giới thiệu ví dụ trong sách giáo khoa trong phần pre-speaking, giáo viên đối thoại mẫu với học sinh (cố ý giảng chệch vấn đề): Teacher: I think it would be better if we use plastic bags instead of banana leaves to wrap food. Student: Why do you think so? Teacher: Because plastic bags are easy to buy and use. And we can use it many times. That’s how we save the environment. Student: I’m afraid I don’t share your opinion. I think it would be better if we use banana leaves instead of plastic bags to wrap food because plastic bags are very hard to dissolve, they will cause pollution…. Học sinh đã có phản ứng về khả năng phản biện khi phân tích thông tin sai lệch và khi tiếp nhận vấn đề. Đây là dấu hiệu khả quan về sự phát triển khả năng phản biện của học sinh. 8. Kết luận Mỗi giáo viên bộ môn tiếng Anh chắc chắn sẽ có nhiều phương pháp dạy học giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập bộ môn hoặc đang trăn trở tìm giải pháp hiệu quả cho vấn đề này. Bản thân tôi cùng đồng nghiệp tại trường đang duy trì phương pháp này với các lớp học và chúng tôi nhận thấy học sinh của chúng tôi đã có nhiều chuyển biến trong quá trình tư duy và phát triển khả năng phản biện, phương pháp học tập của các em đã thay đổi, các em tự tin trong việc trình bày ý tưởng và phản biện trước lớp mà không lo sợ mắc lỗi cũng như xúc phạm thầy cô giáo. Việc tổ chức các hoạt động cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn và phong phú hơn trước đối với giáo viên, chất lượng bộ môn nâng lên một cách khả quan. Vậy nên, tôi nghĩ rằng tất cả giáo viên nói chung và giáo viên tiếng Anh nói riêng nên tích cực phát huy khả năng phản biện cho học sinh, đặc biệt tăng 18 cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa liên quan tới bộ môn tiếng Anh để bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm phát huy tối đa ưu điểm của tư duy phản biện và phát huy hết tiềm năng của học sinh. Có như vậy chúng ta mới thay đổi cách học tập bị động, thiếu tính sáng tạo, tư duy, phân tích và phản biện. Đồng thời phát triển đất nước và nâng cao chất lượng tiếng Anh của người Việt ngang tầm với các nước trong khu vực. 9. Đề nghị 9.1. Đối với học sinh - Khuyến khích các em tư duy một cách phản biện để phát triển khả năng phản biện. - Động viên các em nghĩ đến một số chủ điểm liên quan đến bài học, chuản bị cho quá trình phản biện và luyện nói ở nhà hoặc ở lớp để dần dần tự tin nói rành mạch và bảo vệ quan điểm của mình. 9.2. Đối với giáo viên và tổ bộ môn - Tạo cho các em có một tình yêu, đam mê với môn tiếng Anh cũng như nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong cuộc sống. - Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo công văn số 1388/SGDĐT-GDTrH ngày 31/10/2014 của SGD&ĐT Quảng Nam về việc Hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn tiếng Anh cấp trung học từ năm học 2014-2015. - Không ngừng đầu tư, mở rộng kiến thức trở thành nhân tố kích thích trí tò mò của học viên, mài sắc thêm năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức, sử dụng kiến thức và khả năng sáng tạo. Giáo viên cần áp dụng các phương pháp giảng dạy mới, cần phải có những tài liệu dạy học mới. Những tài liệu này phải gắn với các phương pháp kiểm tra mới nhằm khuyến khích không chỉ khả năng nhớ mà cả khả năng hiểu, các kỹ năng thực hành và sáng tạo của học viên. Đổi mới cách nhìn nhận về phía học sinh, dám nhìn nhận khuyết điểm, lắng nghe học sinh phản biện và đổi mới phương pháp dạy học. Tăng cường hướng dẫn cho học sinh cách phản biện với các vấn đề liên quan đến nội dung bài học. - Tiếp tục học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn đạt với chuẩn của giáo viên tiếng Anh hiện nay. - Tổ chuyên môn cần thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi 19 mới phương pháp dạy học (PPDH) và thực hiện đổi mới đổi mới PPDH có hiệu quả. 9.3. Đối với các cấp lãnh đạo - Phòng Giáo dục và lãnh đạo của các trường quan tâm đến việc đổi mới (PPDH), thì chắc chắn giáo viên của huyện và trường ấy sẽ được tạo điều kiện để tiếp cận với các PPDH, với trang thiết bị hiện đại, có cơ hội được tham dự những buổi hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm ... Ngoài việc chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tập huấn giáo viên... theo tôi, điều quan trọng nhất là lãnh đạo nhà trường phải phấn đấu làm người đi tiên phong về đổi mới PPDH, kiên trì tổ chức hướng dẫn, khích lệ giáo viên tích cực đổi mới đổi mới PPDH; tăng cường việc dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, không để tình trạng người làm cũng được, người không làm cũng chẳng sao. - Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam cần tổ chức tập huấn kỹ năng ra đề kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh theo hướng đổi mới. - Tạo điều kiện để tất cả giáo viên tiếng Anh được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn cho phù hợp với giáo viên tiếng Anh theo chuẩn quốc tế. 20 10. Phần phụ lục • * SOCRATIC QUESTIONING STRATEGIES Questions for Clarification  What do you mean by _____?  What is your main point?  How does _____ relate to _____?  Could you put it another way?  What do you think is the main issue here?  Let me see if I understand you: you mean ____ or _____?  Jane, could you summarize in your own words what Richard has said?  Richard, is that what you meant?  Could you give me an example?  Would this be an example: _____?  Could you explain that further? Questions about the Initial Question or Issue  How can we find out?  What does this question assume?  Would ____ put the question differently?  Can we break this question down at all?  Does this question lead to other questions or issues? Questions that Probe Assumptions  What are you assuming?  What could we assume instead?  You seem to be assuming _____. Do I understand you correctly? 21  How would you justify taking this for granted?  Is this always the case? Why do you think the assumption holds here? Questions that Probe Reasons and Evidence  What would be an example?  Could you explain your reasons to us?  Are those reasons adequate?  Do you have any evidence for that?  How could we find out if that is true? Questions that Probe Origin or Source Questions  Where did you get this idea?  Have you been influenced by anyone? The media? Your peers?  What caused you to feel this way? Questions that Probe Implications and Consequences  What are you implying by that?  What effect would that have?  What is an alternative?  If this is the case, then what else must be true? Questions about Viewpoints or Perspectives  How would other groups of people respond? Why?  How could you answer the objection that _____ would make?  Can anyone see this another way?  What would someone who disagrees say? • Hình ảnh hoạt động ngoại khóa hỗ trợ phát triển khả năng phản biện cho học sinh tại trường THCS Nguyễn Huệ 22 Hình ảnh ra mắt Câu lạc bộ tiếng Anh tại trường Hội thi tiếng Anh cấp trường năm học 2013-2014 Hình ảnh học sinh sinh hoạt Câu lạc bộ tiếng Anh Hội thi tiếng Anh cấp trường năm học 2014-2015 Hình ảnh học sinh thảo luận phản biện bằng sơ đồ tư duy 23 11. Tài liệu tham khảo - Công văn số 1388/SGDĐT-GDTrH ngày 31/10/2014 của SGD&ĐT Quảng Nam về việc hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn tiếng Anh cấp trung học từ năm học 2014-2015. - Critical Thinking: Teaching Methods & Strategies from Mark Jon Snyder CEO, MSA Consulting Group Adjunct Professor, Elon University. - Dạy và rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên của Bộ GD&ĐT của tác giả PGS.TSKH. Bùi Loan Thùy. - John Dewey (Phạm Anh Tuấn dịch) Dân chủ và giáo dục của nhà xuất bản Tri thức, H. 2008. - Kabilan, K M ‘Creative and Critical Thinking in Language Classroom. The Internet TESL Journal. VI, 2000. - Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 phê duyệt Đề án “ Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” - Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt ''Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020" - Sách giáo khoa 7,8,9 - Teaching Critical Thinking skill of Karen I. Adsit, Ed from Grayson H. Walker Teaching Resource Center. 24 - Thông tư số: 13/2012/TT-BGDĐT ngày 06/4/2012 của Bộ Giáo dục và Đào về việc ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. 12. Mục lục 1. Tên đề tài Trang 1 2. Đặt vấn đề Trang 1,2 3. Cơ sở lý luận Trang 2-4 4. Cơ sở thực tiễn Trang 4-5 5. Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp Trang 5 6. Nội dung nghiên cứu Trang 5-12 7. Kết quả nghiên cứu Trang 13-16 8. Kết luận Trang 16 9. Đề nghị Trang 16 10. Phần phụ lục Trang 17 11. Tài liệu tham khảo Trang 19 12. Mục lục Trang 20 13. Phiếu đánh giá xếp loại SKKN Trang 21-22 13. Phiếu đánh giá xếp loại SKKN 25 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mẫu SK1 PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 - 2015 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường : THCS Nguyễn Huệ 1. Tên đề tài: “Phát triển khả năng phản biện cho học sinh THCS trong dạy học tiếng Anh”. 2. Họ và tên tác giả: Phan Thị Thùy Trang 3. Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng; Tổ: Khoa học xã hội 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a) Ưu điểm: ........................................................................................................................ ...... ........................................................................................................................... ... ............................................................................................................................. b) Hạn chế: .......................................................................................................................... .... ............................................................................................................................. . ........................................................................................................................... 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường:..................................................................................................................... ........................................... thống nhất xếp loại : ..................... 26 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH ............................................................ ............................................................ ............................................................ II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT ...................................................................................................................... Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT ......................... ...........................thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH ............................................................ ............................................................ ............................................................ III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH Mẫu SK3 PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2014 - 2015 ----------------------------------(Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN) HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Trường (Phòng, Sở) .................................................... - Đề tài: “Phát triển khả năng phản biện cho học sinh THCS trong dạy học tiếng Anh”. - Họ và tên tác giả: Phan Thị Thùy Trang - Đơn vị: THCS Nguyễn Huệ Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng; Tổ: Khoa học xã hội - Điểm cụ thể: Điểm Nhận xét Điểm Phần đạt của người đánh giá xếp loại đề tài tối đa được 1. Tên đề tài 1 2. Đặt vấn đề 3. Cơ sở lý luận 1 4. Cơ sở thực tiễn 2 27 5. Nội dung nghiên cứu 9 6. Kết quả nghiên cứu 3 7. Kết luận 1 8.Đề nghị 9.Phụ lục 10.Tài liệu tham khảo 11.Mục lục 12.Phiếu đánh giá xếp loại 1 1 Thể thức văn bản, chính tả 1 Tổng cộng 20đ Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại : Người đánh giá xếp loại đề tài: [...]... My cùng với giáo viên trong tổ bộ môn, thì đến nay giải pháp phát triển khả năng phản biện trong dạy học tiếng Anh đã và đang đem lại hiệu quả đáng kể cho việc dạy và học của thầy và trò, nhất là đối với trò Tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập được đẩy lên cao hơn, phát huy tiềm năng học tập, kết quả học tập cao hơn Khả năng phản biện của học sinh 15 trong dạy học tiếng Anh đang từng bước... 32 6 HS 5 4 Ở đợt khảo sát này, số lượt học sinh tham gia phát biểu nhiều hơn và số lập luận phản biện của học sinh cũng tăng Tính sáng tạo được công nhận vẫn được duy trì Như vậy có thể nói, khi học sinh quen dần với cách học phản biện thì sẽ tích cực, chủ động hơn trong học tập Sáu phản biện trong tiết học này gồm có 5 phản biện của học sinh với học sinh, một phản biện của học sinh với giáo viên... cũng là cơ hội để giáo viên đánh giá khả năng phản biện của học sinh và chất lượng học tập của bộ môn 6.2.5.3 Các tiết học chủ đề tự chọn: Đây là cơ hội để giáo viên bồi dưỡng khả năng phản biện và kiến thức chuyên sâu cần cho tất cả các đối tượng học sinh theo mức độ Làm sao cho hiệu quả mà không gây áp lực, căng thẳng cho học sinh Độ sâu của kiến thức sẽ là thước đo khả năng phản biện của học sinh Có... rằng học sinh sẽ tiến bộ nhanh chóng và sử dụng phản biện một cách sắc bén và hiệu quả 6.2.5 Tạo môi trường cho học sinh phát triển khả năng phản biện 6.2.5.1 Môi trường lớp học: Học sinh chia sẽ trách nhiệm trong giờ học bằng kỹ thuật học tập phối hợp trong cặp, nhóm, cả lớp, học tập dựa trên dự án Lớp học có không khí chất vấn và cởi mở: Học sinh đưa ra dự đoán, thu thập thông tin, tổ chức phản biện. .. luận phản biện Tính sáng tạo được chấp nhận 15 5 HS 3 2 16 Lớp 7/2: 19 hs 10 1 0 0 Ba phản biện trong tiết học này gồm có hai phản biện của học sinh với học sinh, một phản biện của học sinh với giáo viên Do khuôn khổ của sáng kiến bị hạn chế, chúng tôi chỉ xin đi sâu phân tích một phản biện tiêu biểu và hay của học sinh trong đợt khảo sát này Giáo viên đã vận dụng thành công một trong số những biện. .. trống, cơ hội cho học sinh tranh luận, phản biện Biện pháp này vận dụng với nhiều đối tượng học sinh khác nhau trong tình huống tiết học có tranh luận, phản biện giữa học sinh với học sinh 6.2.5.2 Hoạt động ngoại khóa: Tổ chức hội thi hùng biện tiếng Anh, câu lạc bộ tiếng Anh, trong đó nội dung được khai thác từ các chủ điểm của chương trình sách giáo khoa THCS từ dễ đến khó Học sinh sẽ có cơ hội vận... người học làm trung tâm nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo, tư duy phản biện và khả năng phản biện của người học, đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp để có thể khơi gợi tiềm năng trong mỗi học sinh, tạo điều kiện học tập cho học sinh Qua thời gian thực nghiệm đề tài trên đã nhiều năm trong giờ học, ngoại khóa, chủ đề tự chọn với học sinh. .. kiến phản biện và phản biện một cách tư duy Kết quả khảo sát học sinh lớp 8: English 9, Unit 2: Clothing, Write: Lớp 9 có vận dụng một số biện pháp phát huy khả năng phản biện của học sinh Những biện pháp được vận dụng cụ thể là: Biện pháp 6.2.1, 6.2.3, 6.2.4 vận dụng trước tiết học - ở khâu chuẩn bị bài GV giới thiệu 1 số đoạn văn liên quan đến nội dung bài để học sinh tham khảo Yêu cầu học sinh đọc,... they will cause pollution… Học sinh đã có phản ứng về khả năng phản biện khi phân tích thông tin sai lệch và khi tiếp nhận vấn đề Đây là dấu hiệu khả quan về sự phát triển khả năng phản biện của học sinh 8 Kết luận Mỗi giáo viên bộ môn tiếng Anh chắc chắn sẽ có nhiều phương pháp dạy học giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập bộ môn hoặc đang trăn trở tìm giải pháp hiệu quả cho vấn đề này Bản thân... hoạt động ngoại khóa hỗ trợ phát triển khả năng phản biện cho học sinh tại trường THCS Nguyễn Huệ 22 Hình ảnh ra mắt Câu lạc bộ tiếng Anh tại trường Hội thi tiếng Anh cấp trường năm học 2013-2014 Hình ảnh học sinh sinh hoạt Câu lạc bộ tiếng Anh Hội thi tiếng Anh cấp trường năm học 2014-2015 Hình ảnh học sinh thảo luận phản biện bằng sơ đồ tư duy 23 11 Tài liệu tham khảo - Công văn số 1388/SGDĐT-GDTrH ... Tài liệu tham khảo Trang 19 12 Mục lục Trang 20 13 Phiếu đánh giá xếp loại SKKN Trang 21-22 13 Phiếu đánh giá xếp loại SKKN 25 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự - Hạnh phúc Mẫu SK1... KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2014 - 2015 (Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN) HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Trường (Phòng, Sở) - Đề tài: “Phát triển khả phản biện cho học sinh

Ngày đăng: 03/10/2015, 19:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan