pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên internet

65 2.3K 19
pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên internet

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA 2011 – 2014 Đề tài: PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI, THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO TRÊN INTERNET Giảng viên hướng dẫn: CN. Phạm Mai Phương Bộ môn: Luật Thương mại Khoa Luật- ĐHCT Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng MSSV: 5117354 Lớp: Luật Thương mại K37 Cần Thơ, 11 /2014 LỜI CÁM ƠN Đầu tiên, người viết xin chân thành gửi lời cám ơn đến quý Thầy Cô Khoa Luật- Đại học Cần Thơ, các Thầy Cô đã dạy những kiến thức pháp lý, kỷ năng sống đồng thời đã đánh thức sự đam mê học hỏi của bản thân người viết. Tiếp theo, người viết cũng xin gửi lời cám ơn đến thầy cố vấn học tập là thầy Cao Hoàng Tiến, thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ người viết trong học tập cũng như các hoạt động phong trào trong suốt bốn năm học vừa qua. Cám ơn các bạn trong lớp Luật thương mại K37 đã động viên, giúp đở người viết trong quá trình học tập cũng như là giai đoạn làm luận văn vừa qua. Cuối cùng, người viết xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn của cô Phạm Mai Phương, Cô đã chỉ dẫn, giúp đở cũng như đưa ra những ý kiến đóng góp rất tích cực để người viết có thể hoàn thành tốt đề tài luật văn tốt nghiệp của mình. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Tiếng NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN   ......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày………tháng…….năm ……….. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN   ......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày…tháng…năm ... MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................1 3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................2 5. Bố cục của đề tài .....................................................................................................2 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI VÀ QUẢNG CÁO TRÊN INTERNET ...............................................................................................3 1.1. Khái quát chung về quảng cáo thương mại........................................................3 1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của quảng cáo ..............................................3 1.1.2. Khái niệm của quảng cáo thương mại..............................................................5 1.1.3. Đặc điểm của quảng cáo thương mại ...............................................................7 1.2. Khái quát chung về quảng cáo trên Internet......................................................9 1.2.1. Khái niệm về quảng cáo trên Internet ..............................................................9 1.2.2. Các loại hình quảng cáo trên Internet ..............................................................9 1.2.2.1. Quảng cáo qua thư điện tử (email) ...........................................................9 1.2.2.2. Quảng cáo thông qua công cụ tìm kiếm ..................................................10 1.2.2.3. Quảng cáo hiển thị .................................................................................11 1.2.2.4. Quảng cáo đa phương tiện......................................................................11 1.2.2.5. Quảng cáo qua mạng xã hội ...................................................................12 1.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của quảng cáo trên Internet .....................................13 1.2.3.1. Ưu điểm..................................................................................................13 1.2.3.2. Nhược điểm ............................................................................................15 CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI VÀ QUẢNG CÁO TRÊN INTERNET ..............................................................16 2.1. Những quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại ...............................16 2.1.1. Các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo thương mại .................................16 2.1.1.1. Người quảng cáo ....................................................................................16 2.1.1.2. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo......................................................18 2.1.1.3 Người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo ...................................19 2.1.1.4. Người phát hành quảng cáo....................................................................19 2.1.1.5. Người tiếp nhận quảng cáo.....................................................................20 2.1.2. Các phương tiện quảng cáo ...........................................................................21 2.1.2.1. Các phương tiện đại chúng.....................................................................21 2.1.2.2. Các phương truyền tin ............................................................................22 2.1.2.3. Các loại xuất bản phẩm ..........................................................................23 2.1.2.4 Các loại bảng, biển, băng rôn, pa nô, áp phích, vật thể cố định, các phương tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác ..................................................... 24 2.1.2.5. Các phương tiện quảng cáo thương mại khác .........................................25 2.1.3. Các hoạt động quảng cáo bị cấm ...................................................................25 2.1.4. Thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo thương mại ..................................28 2.2. Các quy định về quảng cáo trên Internet .........................................................29 2.2.1. Quản lý quảng cáo trên Internet.....................................................................29 2.2.2. Cơ quan quản lý ............................................................................................33 2.2.3. Thủ tục đăng kí quảng cáo trên Internet.........................................................34 2.3. Xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo .......................................................34 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG VÀ QUẢNG CÁO TRÊN INTERNET NÓI RIÊNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN.....44 3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về quảng cáo thương mại nói chung .............44 3.1.1. Chồng chéo thẩm quyền quản lý ...................................................................45 3.1.2. Triển khai thực hiện chưa hiệu quả................................................................47 3.1.3. Không đồng nhất các văn bản pháp luật ........................................................48 3.2. Thực trạng trong hoạt động quảng cáo trên Internet......................................49 3.2.1. Xử phạt đối với các quảng cáo vi phạm trên Internet.....................................49 3.2.2. Kiểm duyệt nội dung quảng cáo ....................................................................50 3.2.3. Chưa kiểm soát hết các hoạt động quảng cáo trên Internet.............................51 3.3 Một số giải pháp hoàn thiện ...............................................................................52 3.3.1. Đối với quảng cáo thương mại ......................................................................52 3.3.2 Đối với quảng cáo trên Internet ......................................................................54 KẾT LUẬN ..................................................................................................................55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế nước ta đang phát triển theo nền kinh tế thị trường. Một nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt và vô cùng khốc liệt. Trước sự bùng nổ cạnh tranh như vậy các doanh nghiệp ra sức đổi mới từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Kéo theo sự thay đổi đó đã giúp cho một số doanh nghiệp thành công không những giữ vững được vị thế của công ty trên thị trường mà còn không ngừng phát triển và lớn mạnh. Bên cạnh đó cũng không ít doanh nghiệp bị phá sản, một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại trên của các doanh nghiệp là hoạt động quảng cáo. Trước sự bùng nổ thông tin như hiện nay khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn, nếu các doanh nghiệp không tự khẳng định mình thì rất dễ bị bỏ rơi phía sau. Vì vậy, quảng cáo là một hoạt động không thể thiếu của bất kì một doanh nghiệp nào nhằm khai thác thị trường. Quảng cáo giúp cho các doanh nghiệp bán hàng nhanh hơn nhiều hơn. Do đó, nó góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Mặc dù mới chỉ hơn một thập kỉ kể từ khi Việt Nam bước vào kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng nghành quảng cáo ở Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là lĩnh vực quảng cáo trên Internet. Năm 2012 Luật quảng cáo được ban hành đây là văn bản pháp luật quy định một cách cụ thể và toàn diện về hoạt động quảng cáo so với các văn bản trước đó. Luật quảng cáo đã khắc phục được một số những khuyết điểm cơ bản của Pháp lệnh có hiệu lực năm 2002. Nhưng bên cạnh đó thì nó lại phát sinh những vấn mới chưa giải quyết được và công tác triển khai áp dụng còn chậm nên Luật quảng cáo thực sự chưa đi vào cuộc sống một cách triệt để. Cụ thể là hoạt động quảng cáo trên Internet còn quá nhiều lổ hổng dẫn đến vi phạm ngày càng gia tăng. Trước sự phát triển của quảng cáo nói chung, quảng cáo trên Internet nói riêng cần xây dựng những quy định mới để phù hợp với thực tế và giúp nhà nước quản lý một cách hiệu quả hơn. Chính vì vậy người viết chọn đề tài: “Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet” để tìm hiểu về những vấn đề chung của hoạt động quảng cáo hiện tại và những vấn đề bất cập trong quá trình áp dụng quy định pháp luật về quảng cáo thương mại nói chung và hoạt động trên Internet nói riêng. 2. Mục tiêu của đề tài Đề tài: “ Pháp luật về quảng cáo thương mại và thực trạng quảng cáo trên Internet” được thực hiện nhằm tổng hợp các quy định pháp luật hiện hành và cung cấp một số thông tin về tình hình hoạt động quảng cáo tại Việt Nam. Đồng thời đề tài giới GVHD: Phạm Mai Phương 1 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet thiệu khái quát về sự hình thành, phát triển và pháp luật điều chỉnh của quảng cáo trên internet. Qua đó làm rõ các vấn đề trong quy định quảng cáo hiện nay để đưa ra những giải pháp phù hợp với sự phát triển xã hội. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong nội dung nghiên cứu của đề tài, người viết chỉ tìm hiểu các hoạt động của quảng cáo trong giới hạn là quảng cáo thương mại, và những quy định của quảng cáo về chủ thể của hoạt động quảng cáo, phương tiện, các hoạt động quảng cáo bị cấm, thẩm quyền quản lý quảng cáo, xử lý vi phạm quảng cáo. Trên cơ sở đó người viết tìm các quy định có liên quan điều chỉnh hoạt động quảng cáo trên Internet và thực trạng của hoạt động này. 4. Phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu nội dung của đề tài, người viết đã sử dụng phương pháp: Tổng hợp, phân tích, so sánh các quy định của pháp luật quảng cáo với các quy định của pháp luật có liên quan. Sử dụng các ví dụ thực tế để phân tích các vấn đề có liên quan đến hoạt động quảng cáo. 5. Bố cục của đề tài Với mục đích và phương pháp nghiên cứu nêu trên, kết cấu của đề tài bao gồm ba phần: lời mở đầu, phần nội dng và phần kết luận. Trong đó phần nội dung của đề tài bao gồm ba chương Chương 1: Lý luận chung về quảng cáo thương mại và quảng cáo trên Internet. Chương 2: Những quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại và quảng cáo trên Internet . Chương 3: Thực trạng quảng cáo thương mại nói chung và quảng cáo trên internet nói riêng và đề xuất hoàn thiện. Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã cố gắng và được sự hướng dẫn tận tình của Cô Phạm Mai Phương. Nhưng do hạn chế về kiến thức và tài liệu tham khảo nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quý thầy cô cùng các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến cho bài viết hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! GVHD: Phạm Mai Phương 2 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI VÀ QUẢNG CÁO TRÊN INTERNET 1.1. Khái quát chung về quảng cáo thương mại 1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của quảng cáo Từ ngàn năm trước con người đã biết làm quảng cáo. Mục đích của quảng cáo là để bán hàng, hoặc để tác động vào đám đông, tạo ra các lợi thế về uy tín cá nhân, các mục đích chính trị hoặc quân sự. Kênh truyền thông chủ yếu dựa vào cơ chế phát tán tin đồn truyền miệng. Theo các tài liệu còn ghi lại thì cha đẻ của hình thức quảng cáo là một người Ai Cập cổ. Ông đã bán dán tờ thông báo đầu tiên trên tường thành Thebes vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên lúc bấy giờ người Ai Cập cổ đại đã dùng giấy papyrus làm các bản chào hàng và thông báo. Trong khi đó, thì người ta lại tìm thấy tại La Mã và khu đô thị cổ Polime ( Italia) các bức tranh tường quảng cáo về nhà cho thuê, các trận giác đấu và thậm chí giờ đóng cửa của các nhà tắm công cộng tại địa phương.Vào thế kỷ sau đó, ở Hy Lạp hình thức thông báo này trở nên rất phổ biến khi các thông tin dành cho công chúng được vẽ lên các tấm bảng gỗ trưng bày ở quảng trường thành phố. Đến thời Trung cổ, quảng cáo truyền miệng được phát triển được phát triển thành một hình thức đặc biệt là rao hàng rong công cộng tại các thị trấn. Song song với việc rao bán hàng hóa của mình thì người này còn nhận được tiền của thương nhân để rao bán hàng hóa, dịch vụ của họ cho công chúng nghe. Đến thế kỷ XV, sau khi Johannes Gutenberg ( 1398- 1468) thợ cơ khí người Đức, phát minh ra máy in và nghề in bắt đầu phát triển, quảng cáo đã xuất hiện hình thức mới là tờ rơi. Đến thế kỷ XVII mẫu quảng cáo báo chí đầu tiên xuất hiện trên một tờ tuần báo tại Anh. Tuy nhiên, trong thời cổ đại và trung đại, với hình thức tự cấp tự túc, quảng cáo chỉ mang tính đơn lẻ, tự phát. Ngành quảng cáo chỉ thực sự phát triển khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ vào thế kỷ 19. Máy móc được chế tạo ra đã giúp sản xuất hàng hóa nhanh và rẻ hơn, dễ dàng hơn. Đó cũng chính là nguyên nhân sự cạnh tranh bắt đầu xuất hiện khi có nhiều nhà sản xuất làm ra cùng một loại hàng hóa khiến cung vượt hẳn mức cầu. Qua đó thấy rõ một hướng giải quyết có hiệu quả và tất yếu là phải quảng cáo. Từ lĩnh vực báo in, quảng cáo truyền chuyển vào hệ thống phát thanh vào cuối những năm 1920 và các nhà quảng cáo còn tự xây dựng những chương trình phát thanh riêng cho họ. Đến thập kỷ 40 cuối thể kỷ XX, vô tuyến truyền hình xuất hiện nhưng chỉ bắt đầu phổ biến từ những năm 1950, khi kinh tế mỹ khởi sắc sau chiến tranh và giá bán sản phẩm ngày càng giảm xuống. Quảng cáo truyền hình có bước nhảy vọt trở thành phương GVHD: Phạm Mai Phương 3 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet tiện quảng cáo phổ biến nhất của nghành quảng cáo. Sau một thời gian tăng trưởng tốc độ của quảng cáo lại bị dừng lại vào những năm 1970, khi tất cả các công ty lớn đều liên tục tăng ngân sách cho quảng cáo tiếp thị và bành trướng ra thị trường quốc tế. Song hiệu quả của quảng cáo không tăng nhưng chi phí thì lại tăng liên tục. Đòi hỏi các công ty phải chuyển hướng sang xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp. Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại các hình thức quảng cáo, tiếp thị hiện đại xuất hiện lục tục và không ngừng phát triển như quan hệ công chúng, tổ chức trương trình khách hàng, tiếp thị qua điện thoại, tham gia tài trợ sự kiện thể thao, chương trình game show, quảng cáo trên Internet… Qua đó chúng ta không thể phủ nhận một điều là không ai có thể tiên đoán trước được sự phát triển như thế nào của nghành quảng cáo trong giai đoạn tiếp theo, tuy nhiên có thể khẳng định vai trò vô cùng to lớn của nó trong xã hội hiện đại.1 Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về quảng cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, của tổ chức cá nhân trong hoạt động quảng cáo, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản để điều chỉnh hoạt động quảng cáo. Ngày 19/8/1990 Bộ Văn Hóa – Thông tin ( hiện nay là Bộ Văn Hóa thể thao và Du lịch ) ban hành chỉ thị số 738/ VP về công tác quảng cáo. Ngày 29/6/1991 Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước và Bộ Văn Hóa- Thông tin ban hành thông tư số 1191/TT/LB quy định về quản lý nhãn và quảng cáo sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên đến ngày 31/12/1994 Chính phủ mới ban hành Nghị định 194/CP về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam, đây được xem là văn bản cấp nhà nước đầu tiên quy định một cách toàn diện về hoạt động quảng cáo.Sau nghị định 194/NĐ-CP còn có một số văn bản như Thông tư 37/1995 Của Bộ Văn hóa- Thông tin hướng dẫn Nghị định 194/NĐ-CP; Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 5/5/1999 về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ triển lãm; Thông tư số 18/2001/TT- BTM ngày 12/7/2001 hướng dẫn thực hiện hoạt động hội trợ triển lãm thương mại quy định tai Nghị định số 32/1999/NĐ-CP về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ triển lãm; Ngày 16/11/2001, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số 39/2001/PL- UBTVQH10 về quảng cáo. Đây được xem như là văn bản quy định quảng cáo một cách toàn diện nhất lúc bấy giờ nó đã định nghĩa một cách bao quát hơn về quảng cáo có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với các văn bản trước đó. Để cụ thể hóa Pháp lệnh này ngày 13/3/2003 Chính phủ ban hành Nghị định 24/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo; Đồng thời Bộ Văn hóa – Thông tin cũng ban hành Thông tư số 43/2003/TT- BVHTT ngày 16/7/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ- CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành 1 Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công thương Quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh, Nxb Lao động- xã hội, 2008, tr. 9. GVHD: Phạm Mai Phương 4 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet Pháp lệnh quảng cáo. Ngoài ra, các Bộ, nghành khác cũng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản không ngừng được sữa đổi, bổ sung, thay thế nhằm tạo dựng cơ sỡ pháp lý cần và đủ cho hoạt động quảng cáo rõ ràng, phù hợp hơn với xã hội nay. Các văn bản hiện hành điều chỉnh về quảng cáo: Sau hơn mười năm được ban hành, Pháp lệnh quảng cáo đã không còn đáp ứng được nhu cầu phát triển của hoạt động quảng cáo trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn về phát triển quảng cáo, khắc phục những bất cập của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành trong lĩnh vực Quảng cáo, ngày 21 tháng 6 năm 2012 tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khía XIII đã thông qua Luật quảng cáo, Luật quảng cáo là văn bản pháp luật dưới hình thức Luật đầu tiên và có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động quảng cáo kể từ ngày 01/01/2013. Sự ra đời của Luật quảng cáo với những điểm mới đã khắc phục được những nội dung không còn phù hợp ở Pháp lệnh, đồng thời thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước đối với các hoạt động quảng cáo, góp phần đưa nghành quảng cáo Việt Nam hòa nhập sâu hơn nữa thế giới. Về cơ bản, các quy định về nội dung quảng cáo chặt chẽ hơn nhưng quy định thực hiện lại khá đơn giản. Đây cũng là chủ trương của nhà nước nhằm tải các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng cáo trong nước. Bên cạnh còn có các văn bản liên quan như: + Luật cạnh tranh năm 2004. + Luật thương mại năm 2005. + Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật quảng cáo. + Thông tư số 10/2013/TT-BVVHTTDL ngày 06/12/2013 của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo. + Nghị định 37/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. + Nghị định 68/2009/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 4 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 01/4/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về xúc tiến thương mại. 1.1.2. Khái niệm của quảng cáo thương mại Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty, hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền GVHD: Phạm Mai Phương 5 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin. Quảng cáo với tư cách là một hoạt động kinh tế xã hội được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, qua đó thể hiện những sắc thái khác nhau: - Ở góc độ ngôn ngữ học, quảng cáo có nghĩa là thông báo thông tin một cách rộng rãi. Việc giới thiệu rộng rãi thông tin không chỉ là nhu cầu của hoạt động kinh doanh mà còn là công việc rất cần thiết để đáp ứng những mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội và do đó, quảng cáo thương mại chỉ là một trong số các loại hình quảng cáo nói chung. - Ở mặt xã hội học, quảng cáo là quá trình truyền thông tin có định hướng tới người mua để kích thích họ làm hành động mua sản phẩm và dịch vụ mà quảng cáo đã giới thiệu. - Còn ở cách tiếp cận về mặt hành vi thì quảng cáo là việc sứ dụng phương tiện thông tin để truyền tin về sản phẩm dịch vụ tới các phần tử trung gian hoặc tới các khách hàng cuối cùng trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.2 - Trong tiếng La tinh, từ “ quảng cáo” ( adverture) có nghĩa là sự thu hút long người, là gây sự chú ý và gợi dẫn. Sau này, thuật ngữ trên được sữ dụng trong tiếng Anh là “Advertise”. Các dịch giả giải thích nghĩa “ Advertise” là sự gây chú ý ở người khác, thông báo cho người khác một sự kiện gì đó. Từ điển “ Quảng cáo” ( Advertising) định nghĩa: “ Quảng cáo là một loại thông tin phải trả tiền, có tính đơn phương, không dành cho riêng ai, có vận dụng mọi biện pháp và phương tiện thông tin đại chúng nhằm hổ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu, một xí nghiệp, một mục đích, một ứng cử viên hoặc một tổ chức nào đó…được nêu danh trong quảng cáo”. Để truyền tải thông tin, người quảng cáo phải trả tiền cho công việc đó. Quảng cáo có tính thông tin một chiều từ phía người ra quảng cáo nhằm mục tiêu đã định là thái độ ứng xử cuối cùng của khách hàng. Trong quảng cáo, không có đối thoại chỉ là độc thoại, thường là tự đề cao mình. Đặc điểm này của quảng cáo có thể gây ra phiền toái cho công chúng trong khi đánh giá tính chính xác, trung thực của thông tin. Nếu luật pháp không có cách thức kiểm soát thỏa đáng, doanh nghiệp sẽ sử dụng quảng cáo để phát ngôn tùy ý, ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng và thương nhân khác. Với tính chất đại chúng, thông tin được nhiều người biết đến, quảng cáo cho phép khẳng định tính chính thức cho sản phẩm và góp phần tạo nên uy tín cho sản phẩm. Chính vì vậy, ở các nước, Chính phủ đều cấm quảng cáo những mặt hàng hạn chế sữ dụng hoặc không có lợi cho kinh tế nước nhà.3 2 3 Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công thương Quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh, Nxb Lao động- xã hội, 2008, tr. 12. Giáo trình luật thương mại tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2006, tr.151. GVHD: Phạm Mai Phương 6 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet Hoạt động quảng cáo ở Việt Nam được điều chỉnh bởi hai loại văn bản pháp luật : Các văn bản pháp luật về quảng cáo nói chung và các văn bản quy định về quảng cáo thương mại. Trước khi có Luật Quảng cáo thì tại điều 4 Pháp lệnh về quảng cáo quy đinh: “ Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời”. Đến nay khi đã có Luật quảng cáo thì khái niệm về quảng cáo được định nghĩa một cách chi tiết và bao quát hơn “ Quảng cáo là sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lời; sản phẩm dịch vụ không có mục đích sinh lời; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin tức thời sự, chính sách xã hội, thông tin cá nhân”.4 Như vậy, ở đây chúng ta có thể hiểu đối tượng của hoạt động quảng cáo có thể là hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân hoặc các dịch vụ, thông tin nhằm thực hiện một mục tiêu chính trị, văn hóa xã hội nào đó. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân và hoạt động quảng cáo có thể thông qua thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Hoạt động quảng cáo về hoạt động kinh doanh, về hàng hóa dịch vụ có sinh lời của thương nhân, hoạt động quảng cáo cho thương nhân khác để thu phí dịch vụ chính là hoạt động quảng cáo thương mại. Còn theo quy định của Luật thương mại thì “ Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”.5 Các hoạt động quảng cáo sẽ có tác dụng nhằm tăng sự nhận thức của người tiêu dung về sản phẩm của doanh nghiệp: giới thiệu về sản phẩm mới với khách hàng, củng cố sức mua đối với sản phẩm đã được ưa chuộng, thúc đẩy hành vi mua hàng, sử dụng dịch vụ thương mại. Đồng thời quảng cáo còn giúp khách hàng hiểu biết rõ hơn về doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ. Trong hoạt động kinh doanh thương mại, quảng cáo được xem là phương tiện quảng bá sản phẩm nhằm xúc tiến bán hàng, đồng thời nó còn là công cụ marketing hiệu quả và phương tiện giúp tích lũy tài sản vô hình cho doanh nghiệp. 6 1.1.3. Đặc điểm của quảng cáo thương mại Đặc điểm của quảng cáo thương mại trong pháp luật hiện hành, thì quảng cáo thương mại chỉ là một bộ phận của hoạt động quảng cáo nói chung. Để phân biệt với các hoạt động xúc tiến thương mại khác thì quảng cáo thương mại có những đặc điểm đặc thù như sau: 4 Luật Quảng cáo năm 2012, điều 2. Luật Thương mại năm 2005, điều 102. 6 Ths. Dương Kim Thế Nguyên, Giáo trình Luật thương mại 1A, Đại học Cần thơ, 2007, tr.88. 5 GVHD: Phạm Mai Phương 7 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet + Chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân. Với tư cách là người kinh doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hoặc để kiếm lợi nhuận. Đây là đặc điểm cho phép quảng cáo thương mại phân biệt với các hoạt động thông tin, cổ động do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội…thực hiện nhằm tuyên truyền về đường lối chủ tương của Đảng và Nhà nước.Với bản chất là một hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện, quảng cáo thương mại khác biệt với quảng cáo nói chung, mặc dù chúng đều có chung đặc điểm là một quá trình thông tin. + Về tổ chức thực hiện: Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua hợp đồng dịch vụ. Do quảng cáo có tác động rất lớn đến hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ nên thương nhân sữ dụng quảng cáo để khuyếch trương hàng hóa dịch vụ của mình, tăng cường cơ hội thương mại và cơ hội lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ quảng cáo được pháp luật thừa nhận là một dịch vụ thương mại thông qua phí dịch vụ, thương nhân thu được lợi nhuận một cách trực tiếp. Trong trường hợp tự mình quảng cáo không đạt được hiệu quả mong muốn, thương nhân có quyền thuê thương nhân khác thực hiện việc quảng cáo cho mình và chi trả phí dịch vụ vì việc đó. + Cách thức xúc tiến thương mại: Trong hoạt động quảng cáo thương mại, thương nhân sử dụng sản phẩm sản phẩm và phương tiện quảng cáo để thông tin về hàng hóa dịch vụ đến khách hàng. Những thông tin bằng hình ảnh, tiếng nói, chữ viết về hàng hóa dịch vụ cần giới thiệu…được truyền đến công chúng thông qua phương tiện truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm..Đặc điểm này cho phép phân biệt phân biệt quảng cáo thương mại với những hình thức khác. + Mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại là giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân. Thông qua các hình thức truyền đạt thông tin, thương nhân giới thiệu về một loại hàng hóa, dịch vụ mới, tính ưu việt về chất lượng, giá cả, khả năng đáp ứng nhu cầu sữ dụng…Như vậy, thương nhân có thể tạo sự nhận biết và kiến thức về hàng hóa dịch vụ, có thể thu hút khách hàng đang sử dụng hàng hóa, dịch vụ của công ti khác thông qua việc nhấn mạnh đặc điểm và những lợi ích của một nhãn hiệu cụ thể ( quảng cáo cạnh tranh) hoặc thông qua việc so sánh tính ưu việt của sản phẩm với các sản phẩm cùng loại (quảng cáo so sánh). Quả thật đây là những lợi thế mà thương nhân có thể khai thác vì nó có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng nhu cầu tiêu dùng xã hội, bao gồm cả tiêu dùng cho cá nhân và tiêu dùng cho sản xuất.7 7 Giáo trình luật thương mại tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2006, tr.154. GVHD: Phạm Mai Phương 8 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet 1.2. Khái quát chung về quảng cáo trên Internet 1.2.1. Khái niệm về quảng cáo trên Internet Cách đây hơn 70 năm , kể từ khi kỹ nghệ quảng cáo hiện đại ra đời, những người hoạt động trong nghành này đều phải công nhận rằng quảng cáo chính là sự phản ánh trực tiếp xã hội đương thời. Một ấn phẩm của công ty quảng cáo N.W.Ayer & Són của Mỹ năm 1926 viết: “ Mỗi ngày trôi qua, bức tranh về thời đại mà chúng ta đang sống đều được ghi lại một cách đầy đủ và sinh động trong các mục quảng cáo trên báo và tạp chí”. Còn giờ đây chỉ với kết nối modem, chúng ta có thể thấy bức tranh ấy ngay trên màn hình máy tính.8 Quảng cáo trên Internet còn gọi là quảng cáo trực tuyến ra đời khi Internet bắt đầu xuất hiện, kinh doanh loại hình này có khả năng ảnh hưởng đến thị trường, doanh nghiệp thu được những lợi nhuận khổng lồ. Quảng cáo trên Internet được hiểu là hoạt động giới thiệu quảng bá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua công cụ là mạng thông tin máy tính. Cũng như các loại hình quảng cáo khác quảng cáo trên Internet nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và người bán. Nhưng quảng cáo trên các Website khác hẳn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, nó giúp các người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm từ các quảng cáo online trên Web. Quảng cáo trên Internet đã tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào khách hàng của mình, và giúp họ tiến hành quảng cáo theo đúng với sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Các phương tiện khác có khả năng nhắm chọn nhưng chỉ có Internet mới có khả năng tuyệt vời đến thế.9 1.2.2. Các loại hình quảng cáo trên Internet 1.2.2.1. Quảng cáo qua thư điện tử (email) E-mail đang dần thay thế cách gửi thư qua bưu điện và doanh nghiệp có thể nhanh chóng gữi thông tin tiếp thị tới hàng loạt địa chỉ e-mail với chi phí rẻ. Một hình thức mà doanh nghiệp có thể áp dụng là khuyến khích đăng ký nhận bản tin điện tử mà (Newsletters) nhằm tạo sự chủ động tiếp nhận thông tin cho khách hàng, từ đó tạo tâm lý thoải mái, thiện cảm với thông tin doanh nghiệp đem đến. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả hình thức e-mail marketing để tiếp cận khách hàng như Vietnamworks với bản tin việc làm, Jetstar với bản tin khuyến mãi giá vé máy bay, Nhommua hay Muachung với các e-mail thông tin về mặt hàng giảm giá. Một điển hình khác là từ địa chỉ e-mail có cái tên rất kêu Vietnam E-marketing, hàng ngày gửi đi khoảng hơn hai triệu email tiếp thị với nội dung hấp dẫn như: “ Quý vị đã biết gì về công nghệ E- marketing chưa?” cũng từ địa chỉ email này, người ta rao bán hơn 2 triệu địa chỉ email Việt Nam cùng một phần mềm có khả năng gửi 20.000 email/giờ. 8 9 Nhóm tác giả Elicon, Quảng cáo trên Internet, NXB Hà Nội, 2000, tr. 11. Nhóm tác giả Elicon, Quảng cáo trên Internet, NXB Hà Nội, 2000, tr. 7. GVHD: Phạm Mai Phương 9 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet Với mức chi phí giá rẻ hình thức quảng cáo qua email hấp dẫn khá nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, tiểu thương, cá nhân có nhu cầu mua bán. Quảng cáo qua email đang đi đến mọi ngóc ngách của cuộc sống bất chấp hiệu quả đo đếm được như thế nào. Một doanh nghiệp tính toán rằng, để đến với hàng triệu khách hàng, nếu quảng cáo trên truyền hình phải tốn trung bình 150- 200 đồng/ lượt người xem, báo giấy 80- 100 đồng/lượt người đọc. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì email bộc lộ khá nhiều bất cập như các loại email gửi với số lượng lớn và không hữu ích với phần lớn thường được gọi là spam10. Hầu hết người dùng đang bội thực vì email quảng cáo này, không những thế email còn đang dần trở thành công cụ để lừa đảo trực tuyến như phát tán virus, khủng bố bom thư, giả mạo lừa đảo người dùng cung cấp mật khẩu, số tài khoản Ngân hàng. Bên cạnh đó là hàng loạt các thiệt hại ngoài khả năng kiểm soát. Nguyên nhân là do máy chủ Việt Nam thiếu hệ thống kiểm soát thư rác, thì các hộp thư miễn phí của nước ngoài như Yahoo, Gmail lại hoạt động khá ổn. 11 1.2.2.2. Quảng cáo thông qua công cụ tìm kiếm Trung tâm Internet Việt Nam ( VNNIC) cho biết theo kết quả nghiên cứu thì đến tháng 4/2011 thì Việt Nam có 28,3 triệu người sữ dụng Internet, trong đó có 91% sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin và các sản phẩm. Tại Mỹ, quảng cáo tìm kiếm là hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến nhất chiếm 46% doanh thu nghành ( 12tỷ USD/năm 2010). Tuy nhiên ở Việt Nam, quảng cáo tìm kiếm mới chỉ chiếm khoảng 20% doanh thu nghành tức 100tỷ/năm 2010. Đặc điểm của quảng cáo tìm kiếm là chi phí được tính theo từng lần nhấp chuột. Chi phí doanh nghiệp phải trả sẽ tính theo số lượt click chuột vào quảng cáo. Để quảng cáo trên công cụ tìm kiếm một cách hiệu quả thì chúng ta không thể không nhắc đến hình thức SEM. SEM là từ viết tắt của Search Engine Marketing liên quan đến nhiều marketing online. SEM chính là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing nhằm mục đích là giúp cho wedsite của bạn đứng đầu ở vị trí như bạn mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên Internet, nhằm giới thiệu tới khách hàng nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tùy chiến lược sản phẩm mà nó có những chiến lược SEM khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất.12 SEM bao gồm SEO và PPC ( pay per click- google adwords). SEO được viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization ( Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). SEO được hiểu là phương pháp hay tập hợp những phương pháp tối ưu hóa 10 “ Spam” được Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13-8-2008 của Chính phủ Về chống thư rác, điều 3, khoản 1 giải thích là thư điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận đó không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp luật. Thư gác trong nghị định này bao gồm thư điện tử rác và tin nhắn rác. 11 Marketing Vietnam, Quảng cáo qua email- đâu là giải pháp?, http://www.marketingvietnam.net/content/view/176/15/, [ ngày truy cập 22-8-2014]. 12 Nguyễn Minh Cúc, Những kiến thúc cơ bản nhất về SEM, http://www.hocmarketing.vn/2013/05/nhung-kienthuc-co-ban-nhat-ve-sem.html, [ Ngày truy cập 23- 8- 2014]. GVHD: Phạm Mai Phương 10 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet wedsite trở lên than thiện với máy chủ tiềm kiếm, nhằm nâng cao thứ hạng wedsite của bạn trên các công cụ tìm kiếm mà điển hình như Google, Yahoo, Bing…khi người dùng tìm kiếm với các keyword ( từ khóa) liên quan.13 PPC là hình thức sữ dụng dịch vụ liên kết được tài trợ của các công cụ tìm kiếm nó xuất hiện bên trên và bên phải của công cụ tìm kiếm. Lợi thế của việc sữ dụng phương thức PPC là hiệu quả ngay lập tức chứ không mất thời gian như SEO ( SEO phải mất thời gian từ 2- 4 tháng mới lọt top 10), độ phủ từ khóa rộng, có thể quảng cáo vài chục từ khóa một lúc, tuy biến quảng cáo nhanh chóng có thể đo được hiệu quả quảng cáo. Theo hình thức này thì các đơn vị đặt quảng cáo phải chi trả cho bộ máy tìm kiếm một khoản phí được quy định trên mỗi cú click vào mẫu quảng cáo. Cả hai hình thức của SEM đều làm tăng lượt truy cập của người dùng vào wedsite bạn với nội dung họ quan tâm. Qua đó nhận thấy nếu lượng truy cập vào wedsite tăng thì tiềm năng khách hàng cũng sẽ cao hơn. Ngày nay SEM là hình thức quảng cáo rất có giá trị trên Internet cùng với mạng xã hội.14 1.2.2.3. Quảng cáo hiển thị Quảng cáo hiển thị là sự truyền tải thông điệp quảng cáo một cách trực quan bằng việc sữ dụng văn bản, logo, hình ảnh động, video, hình ảnh, hoặc các phương tiện đồ họa khác. Quảng cáo hiển thị thường nhắm vào mục tiêu người dùng với những đặc điểm riêng biệt để tăng hiệu quả quảng cáo. Những người quảng cáo trực tuyến thường( thông qua máy chủ của họ) thường sử dụng cookies( kỷ thuật để xác định người dùng duy nhất) để quyết định quảng cáo nào được hiển thị với những khách hàng riêng biệt. Cookies có thể theo dõi khi nào một người dùng rời trang web mà không mua bất cứ gì, vì thế nhà quảng cáo có thể tái định vị người dùng với các hiển thị quảng cáo từ những trang mà người dùng đã từng xem. Quảng cáo hiển thị được xem là hình phát triển sớm nhất trong lĩnh vực quảng cáo trên Internet và với mức chi phí thấp nó cũng đã cung cấp một phạm vi rộng hơn so với các diễn đàn. Qua đó có thể quảng cáo bằng cách mua không gian web hoặc trong một tháng hay một năm tùy thuộc vào nhu cầu quảng cáo của bạn.15 Quảng cáo hiển thị trực tuyến đang là xu hướng nóng nhất trong quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng. Điều này là do thực tế là có một sự gia tăng đáng chú ý của người sữ dụng internet mổi ngày. Ngày nay có nhiều người đang dựa vào Internet cho các nhu cầu cơ bản bao gồm cả mua sắm. 1.2.2.4. Quảng cáo đa phương tiện Quảng cáo đa phương tiện hay thường gọi là Rich Media/Video là hình thức quảng cáo tương tác, cho phép dựa trên công nghệ nhúng Falsh và Java để kết hợp hình 13 SEM là gì? Tại sao phải làm SEM, http://appnet.edu.vn/sem-la-gi-tai-sao-phai-lam-sem, [ Ngày truy cập 22-8-2014]. SEM là gì? Vai trò của SEO và PPC trong SEM, http://dichvuseo.pbs.vn/dich-vu-seo/111-sem-la-gi-vai-tro-cua-seo-vappc-trong-sem.html, [ Ngày truy cập 23-8-2014]. 15 Quảng cáo hiển thị, http://quangcaotunhien.com/quang-cao-hien-thi/, [ Ngày truy cập 29-8-2014]. 14 GVHD: Phạm Mai Phương 11 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet ảnh âm thanh và truyền tải nội dung qua Internet băng thông rộng. Sự kết hợp đa phương tiện đem đến cho Rich media nhiều dạng sản phẩm quảng cáo phong phú như TVC, trò chơi, flash… Để có thể khai thác loại hình, các site phải cần có hạ tầng kỹ thuật thương ứng và do đó cửa sổ xem video là một công cụ không thể thiếu. Các nhà Google, Yahoo, Jupiter Research.. là những nhà cung cấp đi tiên phong trong việc sử dụng Rich Media khi nhận ra hạn chế của các phương tiện và hình thức quảng cáo truyền thống. Chẳng hạn, với truyền hình thì hình ảnh sẽ trôi đi không thể tương tác với TVC mà phải xem đi xem lại nhiều lần mới nhớ tên sản phẩm và doanh nghiệp. Sau đó tìm hiểu khách hàng lại thông qua những kênh khác. Còn Rich Media với sức hội tụ sức mạnh đa phương tiện là giải pháp cho bài toán công nghệ quảng cáo online. Và ngay lập tức nó đã thu hút được sự chú ý của doanh nghiệp và người tiêu dùng bởi những tiềm năng mà quảng cáo đem lại trên phương tiện truyền thông , những địa chỉ tiện lợi và có hiệu quả cho các loại hình này là các trang Web chia sẻ video, hoạt hình, nhạc trực tuyến và đặc biệt là trò chơi trục tuyến. Chúng ta có thể đăng xen sản phẩm, dịch vụ vào các loại hình này đồng thời xây dựng một số thành phần thích hợp liên quan đến thương hiệu của bạn. 1.2.2.5. Quảng cáo qua mạng xã hội Mạng xã hội bao gồm những Website cung cấp các công cụ cho phép mọi người chia sẻ thông tin với nhau như phim ảnh, trang Web tương tác online với nhau theo nhiều cách như: bình luận, kết nối, chia sẽ về một nội dung, blog hay trang web nào đó. Những trang mạng xã hội dần đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với phần lớn các cư dân mạng bởi những tính năng vượt trội của nó, nhắc đến đây chúng ta không thể bỏ qua những trang mạng đang làm mưa làm gió với sự nổi tiếng và thành công như Facebook, Youtube, Myspace, Twitter, Linkedln, Blog Y!360…Các trang mạng này đã thu hút đông đảo người đăng kí và sử dụng ở mọi lứa tuổi, trung bình mỗi ngày có khoảng 100 triệu thành viên hoạt động trên facebook, đối với các mạng xã hội khác như Twitter, my space, Linkedin cũng có con số lên đến vài chục triệu. Đây cũng chính là lý do mà mạng xã hội trở thành công cụ lý tưởng cho các nhà quảng cáo trực tuyến để thỏa sức tận dụng và khai thác quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình. Do hình thức quảng cáo này chỉ bằng những bước cơ bản và hoàn toàn miễn phí thì có thể sở hữu một tài khoản trên mạng xã hội và khi một thông tin về sản phẩm cũng như dịch vụ được đăng lên các trang web mạng xã hội, thì nó sẽ được lan truyền nhanh chóng từ người này sang người khác trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ giúp cho các nhà quảng cáo xây dựng cộng đồng mạng tính tương hỗ giữa các sản phẩm- khách hàng, khách hàng- sản phẩmkhách hàng thông qua những bình luận, nhận xét và chia sẽ bài viết cho các thành viên khác từ người sử dụng. Sự phản hồi trực tiếp của khách hàng sẽ giúp cải thiện sản phẩm, dịch vụ tốt hơn. 16 16 Quảng cáo trên các mạng xã hội, http://www.onboom.com/dich-vu-website/1702-quang-cao-tren-cac-mang-xahoi.html, [ Ngày truy cập 1-9-2014]. GVHD: Phạm Mai Phương 12 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet 1.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của quảng cáo trên Internet 1.2.3.1. Ưu điểm Khả năng nhắm chọn Nhà quảng cáo trực tuyến trên mạng có rất nhiều khả năng nhắm chọn mới. Họ có thể nhắm vào các công ty, các quốc gia hay khu vực địa lý cũng như họ có thể sữ dụng cơ sỡ dữ liệu để làm cơ sở cho tiếp thị trực tiếp. Họ cũng có thể dựa vào sỡ thích cá nhân và hành vi của người tiêu dung để nhắm vào đối tượng thích hợp. Khả năng theo dõi Quảng cáo trên Internet còn giúp cho các nhà tiếp thị nghiên cứu được xu hướng thị trường và có thể theo dõi hành vi của người sữ dụng đối với nhãn hiệu của họ và tìm hiểu sở thích cũng như mối quan tâm của những khách hàng triển vọng . Chúng ta có thể lấy ví dụ như : một hãng bán điện thoại di động có thể theo dõi hành vi của người sữ dụng thông qua cái site của họ và xác định xem có nhiều người quan tâm đến quảng cáo của họ hay không ? Đồng thời qua đó họ cũng có thể xác định được hiệu quả của quảng cáo thông qua số lần quảng cáo được nhấn, số người mua sản phẩm, và số lần tiến hành quảng cáo,... để đưa ra phương pháp kinh doanh thích hợp trong từng thời điểm. Nhưng điều này rất khó thực hiện với các quảng cáo truyền thống như trên tivi, báo chí và bảng thông báo. Tính linh hoạt và khả năng phân phối Một quảng cáo trực tuyến trên mạng luôn luôn hiện diện suốt 24/24 giờ một ngày, cả tuần, cả năm, điều này rất tiện trong việc cập nhật thông tin mới về sản phẩm hay hủy bỏ những sản phẩm đã hết hàng. Vì thế bạn chỉ cần 1 thao tác nhấp chuột là món hàng đã bắt đầu được chuyển tới nhà bạn một cách nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó thì nhà quảng cáo có thể theo dõi tiến độ quảng cáo hàng ngày, xem xét hiệu quả quảng cáo ở tuần đầu tiên và có thể thay thế quảng cáo ở tuần thứ hai nếu cần thiết. Điều này khác hẳn kiểu quảng cáo trên báo chí, chỉ thay đổi quảng cáo khi có đợt xuất bản mới, hay quảng cáo tivi với mức chi phí rất cao cho việc thay đổi quảng cáo thường xuyên. Tính tương tác Mục tiêu của nhà quảng cáo online là gắn khách hàng triển vọng với nhãn hiệu hoặc sản phẩm của họ. Điều này có thể thực hiện hiệu quả trên mạng, vì khách hàng có thể tương tác với sản phẩm, kiểm tra sản phẩm và nếu thỏa mãn thì có thể mua. Ví dụ , một quảng cáo cho phần mền máy tính mới ra lò, thì bạn chỉ cần down về bản dùng thử trong vòng 1 tuần hay hơn ( tùy thuộc vào nhà quảng cáo) sau đó nếu bạn ưng ý thì có thể mua bản quyền thông qua quảng cáo đó và có thể thanh toán oline. Mặc khác bạn cũng có thể được đưa tới nơi trưng bày sản phẩm để lấy thông tin và kiểm tra trực tiếp. Nếu bạn GVHD: Phạm Mai Phương 13 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet thích phần mền đó thì họ có thể mua trực tiếp. Không có loại hình thông tin đại chúng nào lại có thể dẫn khách hàng từ lúc tìm hiểu thông tin đến khi mua sản phẩm mà không gặp trở ngại nào như mạng Internet. Nhìn chung hình thức quảng cáo trên Internet đã đem lại rất nhiều lợi ích cho cả người tiêu dùng lẫn người bán và một điều dễ nhận thấy ở đây là nó rất đa dạng về công cụ sữ dụng bạn có thể dùng audio, video, blog, email, social media hay newsletters .. cho quảng cáo trực tuyến chứ không phải mất nhiều công sức để kí hợp đồng, thỏa thuận với các đói tác truyền thông. Thiết nghĩ trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, thì thế giới đang được thu nhỏ ngay tại nhà của bạn, bạn chỉ cần ngồi tại nhà mà có thể mua hay bán bất cứ thứ gì bằng 1 cái lick chuột.17 Để thấy được những ưu điểm đó chúng ta có thể xem qua bảng so sánh giữa quảng cáo trên Internet với một loại quảng cáo truyền thông khác mà điển hình là quảng cáo trên truyền hình: Đề Mục Quảng cáo Internet Quảng cáo Truyền hình Chi phí quảng cáo Chi phí thấp, khoảng: Chi phí rất cao, có thể là: 2.000.000VND/tuần 150.000.000VND/phút Thời gian quảng cáo dài: Tính theo tuần, tháng, quý, Thời gian quảng cáo ngắn: Thời gian quảng cáo Tính theo phút, giây năm Người xem quảng cáo Tập trung, đúng đối tượng Phân tán, số lượng đông, nhưng phần nhiều không quan tâm đến quảng cáo xem vì mục đích giải trí. Thời điểm xem quảng cáo Bất kì thời điểm nào trong ngày, truy cập vào Wedsite là thấy quảng cáo Cố định theo thời điểm phát sóng, theo chương trình lên lịch trước Tính chủ động khi xem quảng cáo Tự nguyện và chủ động dẫn đến giao dịch thành công cao Xem quảng cáo bị động nhiều khi gây phản cảm, thường xuyên chuyển kênh khi đến quảng cáo Lượng thông tin truyền tải Không giới hạn Bị giới hạn do thời gian và kinh phí 17 Quảng cáo trực tuyến và những điều cần biết, http://quangbathuonghieu.info/internet-marketing/quang-cao-tructuyen-va-nhung-dieu-can-biet.html, [ Ngày truy cập 23-8-2014]. GVHD: Phạm Mai Phương 14 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet Bài viết, hình ảnh, âm Hình thức truyền tải thông tin thanh, Đường link, file đính kèm, Hình ảnh, âm thanh Sau khi quảng cáo Thông tin có thể lưu lại và dễ dàng tìm kiếm trên Thông tin không được lưu lại trừ khi có kí hợp đồng và Google thanh toán chi phí quảng cáo mới. 1.2.3.2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm nổi bậc của quảng cáo trên Internet thì nó cũng bộc lộ những điểm hạn chế bởi vì để tiếp cận được với quảng cáo trên Internet thì người dùng phải có máy tính và máy tính phải được kết nối Internet lien tục hoặc ngắt quãng. Người dùng phải có kỹ năng duyệt Wed. Ở các nước phát triển, việc tin tưởng vào quảng cáo và mua hàng trực tuyến rất phổ biến, còn ở nước ta đây thực sự chỉ là chỉ mới là một xu hướng và chỉ thật sự có hiệu quả với một số ngành nghề phù hợp. Các văn bản và chính sách đang trong quá trình hoàn thiện, còn nhiều khe hở cho lừa đảo trực tuyến cũng đang phát triển làm giảm độ tin cậy của quảng cáo trên Internet. Đây là một phương thức quảng cáo không quá mới mẻ nhưng so với tiềm lực hiện tại phương thức này vẫn chưa được khai thác nhiều, chất lượng dịch vụ chưa được khai thác nhiều, chất lượng dịch vụ còn nhiều điều phải bàn cãi. Một khi chọn đã chọn phương pháp này thì doanh nghiệp phải chấp nhận việc một buổi sáng nào đó, quảng cáo của mình không hiện trên website đã hợp tác do nguyên nhân: trang web ngưng hoạt động để bảo trì.. Thời gian quảng cáo trên Internet khá ngắn, khiến cho doanh nghiệp khó đi sâu vào tâm thức người tiếp nhận, đối với những hình thức quảng cáo doanh nghiệp trên Internet- trong nhiều trường hợp phương pháp này không hiệu quả vì bị bỏ sót hoặc do quá dài, người đọc, người xem chỉ đọc sơ lược. Đặc biệt đối với quảng cáo thương hiệu trên Internet thì nếu có sai sót trong chất lượng hình ảnh so với thực tế, hình ảnh thương hiệu chắc chắn sẽ không được định vị trong người tiêu dùng.18 18 Quảng cáo trực tuyến, http://vsolutions.vn/channel/1701/201201/Quang-cao-truc-tuyen-2127956/, [ Ngày truy cập 24-8-2014]. GVHD: Phạm Mai Phương 15 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI VÀ QUẢNG CÁO TRÊN INTERNET 2.1. Những quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại 2.1.1. Các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo thương mại Có nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại với mục đích cách thức và mức độ khác nhau đó có thể là: người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người cho thuê phương tiện quảng cáo, người phát hành quảng cáo và người tiếp nhận quảng cáo.19 2.1.1.1. Người quảng cáo Theo quy định của Luật Quảng cáo thì người quảng cáo là tổ chức cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc của bản thân tổ chức, cá nhân đó.20 Trong quảng cáo thương mại thì người quảng cáo là thương nhân. Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoại được phép hoạt động tại Việt Nam có quyền quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại cho mình. Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo để thực hiện quảng cáo cho thương nhân mà mình đại diện. Thương nhân nước ngoài muốn quảng cáo thương mại về hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ của mình tại Việt Nam thì phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại Việt Nam thực hiện. 21 Để thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại thì người quảng cáo có những quyền như: Quảng cáo về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa , dịch vụ của mình. Quyết định hình thức và phương thức quảng cáo. Được cơ quan có thẩm quyên về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời được phê duyệt. 19 Giáo trình luật thương mại tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2006, tr.158. Luật Quảng cáo năm 2012, điều 2, khoản 5. 21 Luật Thương mại năm 2005, điều 103. 20 GVHD: Phạm Mai Phương 16 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo. Ngoài các quyền thì người quảng cáo còn có các nghĩa vụ sau: Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó. Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phù hợp với nội dung quảng cáo Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện. Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.22 Điều kiện để thương nhân có thể tiến hành hoạt động hoạt động quảng cáo hàng hóa dịch vụ nhằm xúc tiến thương mại: Phải có giấy phép kinh doanh, có giấy chứng nhận hàng hóa, dịch vụ đăng kí ở Việt Nam, có giấy chứng nhận chất lượng.. do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Ngoài ra khi tham gia hoạt động quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thì thương nhân cần phải thỏa mãn những điều kiện sau đây: Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định cuả pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ y tế phê duyệt. Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về y tế. Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng đăng ký lưu hành do Bộ y tế cấp. Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định của Luật quảng cáo phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nững sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền nước sản xuất và giấy phép lưu hành. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn 22 Luật Quảng cáo năm 2012, điều 12. GVHD: Phạm Mai Phương 17 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với những thực phẩm, phụ gia thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn. Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật. Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thông cấp. Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm. Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ cho trồng trọt , thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.23 2.1.1.2. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo Trong giai đoạn đầu phát triển ban đầu của quảng cáo, những nhà sản xuất kinh doanh trên thị trường thường tự thực hiện quảng cáo cho hàng hóa, dịch vụ của mình. Tuy nhiên, khi cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng chuyên môn hóa, đã dần dần hình thành thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Từ đó xuất hiện nhiều khái niệm như Theo Luật thương mại thì: Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại là hoạt động thương mại của thương nhân để thực hiện việc quảng cáo thương mại cho thương nhân khác.24 Bên cạnh đó Luật Quảng cáo cũng có ghi nhận khái niệm về người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo.25 Quá trình thực hiện quảng cáo càng phức tạp thì càng nảy sinh các loại hình dịch vụ đảm nhận từng khâu một. Trong nghành quảng cáo hiện đại, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo có thể xếp vào những nhóm như: Dịch vụ đặt chỗ quảng cáo, dịch vụ tư vấn quảng cáo, dịch vụ thiết kế quảng cáo, dịch vụ sản xuất sản phẩm quảng cáo ( in ấn, chụp ảnh, làm phim, đặt hàng….), các dịch vụ hỗ trợ khác ( nghiên cứu thị trường, tiếp thị trực tiếp, ….). Một thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo có thể cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ quảng cáo. Khi thực hiện dịch vụ quảng cáo của mình họ nằm ở vị trí trung gian giữa người quảng cáo và người tiếp nhận quảng cáo. Nhưng trên thực tế thì họ được người quảng cáo trả tiền để thực hiện các dịch vụ quảng cáo vì thế họ ở cùng một bên 23 Luật Quảng cáo năm 2012, điều 20. Luật Thương mại năm 2005, điều 104. 25 Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công thương Quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh, Nxb Lao động- xã hội, 2008, tr. 33. 24 GVHD: Phạm Mai Phương 18 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet với người quảng cáo trong quan hệ quảng cáo. Do mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với người quảng cáo, là bên tư vấn ý tưởng quảng cáo hoặc thực hiện quảng cáo cho người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo không thể tránh khỏi trách nhiệm liên đới trong trường hợp quảng cáo sai trái. Theo Luật Quảng cáo thì người kinh doanh dịch vụ quảng cáo được quyết định hình thức và phương thức kinh doanh dịch vụ quảng cáo, được người quảng cáo cung cấp thông tin trung thực. chính xác về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo và các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo, tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch quảng cáo của địa phương và được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời, yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo. Bên cạnh thì người kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải hoạt động theo đúng phạm vi, lĩnh vực đã được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo, kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo và thực hiện thủ tục có liên quan theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo, chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình trực tiếp thực hiện, cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc người cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.26 2.1.1.3 Người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo Người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo là tổ chức, cá nhân sở hữu địa điểm, phương tiện quảng cáo.Người cho thuê địa điểm có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân. Khắc phục những điểm hạn chế của Pháp lệnh Quảng cáo về tranh chấp liên quan đến địa điểm quảng cáo gây ra những ảnh hưỡng không nhỏ đến chất lượng và sự an toàn của phương tiện quảng cáo. Luật Quảng cáo đã quy định bổ sung về quyền và nghĩa vụ của người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo. Theo đó, người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo được lựa chọn người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý cho địa điểm quảng cáo, phương tiện quảng cáo và an toàn của phương tiện quảng cáo; thực hiện đúng ngĩa vụ trong hợp đồng cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo đã cam kết, liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp lắp, dựng công trình quảng cáo không đúng với giấy phép xây dựng hoặc chưa được cấp giấy phép xây dựng. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.27 2.1.1.4. Người phát hành quảng cáo Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm 26 27 Luật Quảng cáo năm 2012, điều 13. Luật Quảng cáo năm 2012, điều 15. GVHD: Phạm Mai Phương 19 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác. 28 Quan hệ quảng cáo có thể hình thành trên cơ sở hợp đồng phát hành quảng cáo giữa người quảng cáo hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo với người phát hành quảng cáo. Thực tế cho thấy tùy thuộc vào cách thức quảng cáo và phương tiện quảng cáo được sử dụng thương nhân thực hiện việc quảng cáo và thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo có thể thực hiện luôn công việc của người phát hành quảng cáo. 29 Người phát hành quảng cáo được quảng cáo trên phương tiện của mình và thu phí theo quy định của pháp luật, kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo, đồng thời người phát hành quảng cáo phải cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu, thực hiện hợp đồng phát hành quảng cáo đã ký kết và chịu trách nhiệm trực tiếp về sản phẩm quảng cáo thực hiện trên phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình, yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 30 2.1.1.5. Người tiếp nhận quảng cáo Người tiếp nhận quảng cáo là khách hàng tiềm năng của người quảng cáo, những người có nhu cầu và có khả năng tài chính để mua hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo. Người tiếp nhận quảng cáo là người tiếp nhận thông tin từ sản phẩm quảng cáo thông qua phương tiện quảng cáo. 31 Đây là một đối tượng mới được quy định trong Luật quảng cáo mà Pháp lệnh về quảng cáo không có quy định. Khái niệm khách hàng ở đây không chỉ bao gồm người mua sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cá nhân, mà còn có những người mua để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên ở đây một lần nữa xét đến tính chất phổ biến thì đối tượng người tiêu dùng có số lượng lớn hơn rất nhiều mang tính chất áp đảo so với số lượng người mua hàng để kinh doanh và hướng tới số đông chính là mục tiêu cơ bản và thước đo thành công của hoạt đông quảng cáo. Qua đó thấy được người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi thông qua sụ lựa chọn của mình họ có thể sự thành công hay thất bại của mọi nổ lực sản xuất kinh doanh, nhưng từ khi thị trường quảng cáo được vận hành cho đến nay thì chưa khi nào người tiêu dùng thể hiện được quyền lực của mình một cách đầy đủ, trái lại trong nhiều trường hợp họ là đối tượng yếu thế, không tự bảo vệ được quyền lợi của mình trước những thủ đoạn kinh doanh biến hóa của doanh nghiệp, thương nhân trên thị trường khi có động cơ lợi nhuận thôi thúc. Trước những người bán là bên có quyền lực và thủ đoạn 28 Luật Quảng cáo năm 2012, điều 2, khoản 7. Giáo trình luật thương mại tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2006, tr. 160. 30 Luật Quảng cáo năm 2012, điều 14. 31 Luật Quảng cáo năm 2012, điều 2, khoản 9. 29 GVHD: Phạm Mai Phương 20 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet thì người người tiếp nhận quảng cáo cần phải tìm kiếm sự hỗ trợ của pháp luật. Vậy theo quy định của Luật quảng cáo thì người tiếp nhận quảng cáo có những quyền và nghĩa vụ như sau: được thông tin trung thực về chất lượng, tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Được từ chối tiếp nhận quảng cáo, được yêu cầu người quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân đã quảng cáo, được tố cáo, khởi kiện dân sự theo quy định của pháp luật. Khi tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại, phải cung cấp đầy đủ tài liệu. chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo với cơ quan quản lý Nhà nước và chứng cứ chứng minh thiệt hại mà quảng cáo gây ra; được quyền yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo hoặc người quảng cáo cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo.32 2.1.2. Các phương tiện quảng cáo Phương tiện quảng cáo thương mại là công cụ được sữ dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại.33 Phương tiện quảng cáo bao gồm tất cả những phương tiện có khả năng truyền tải thông tin đến công chúng , phương tiện quảng cáo là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động quảng cáo thương mại. Như vậy tuỳ theo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thương mại của từng doanh nghiệp mà có các phương tiện quảng cáo khác nhau như: 2.1.2.1. Các phương tiện đại chúng Các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm: báo in, báo nói , báo hình, báo điện tử. Các phương tiện này được quảng cáo để phát tán các thông tin một cách tổng quát về chính trị, kinh tế, văn hóa, phục vụ cho nhu cầu thông tin mọi mặt của mọi tầng lớp xã hội. Quảng cáo trên báo in: tách ấn phẩm báo và ấn phẩm tạp chí. Trước đây tại Pháp lệnh Quảng cáo quy định báo in không được quảng cáo quá 10% tổng diện tích thì nay Luật Quảng cáo quy định diện tích quảng cáo không vượt quá 15% ( tăng 5% so với Pháp lệnh) tổng diện tích một ấn phẩm báo, 20% tổng diện tích một ấn phẩm tạp chí ( trước đây Pháp lệnh không quy định riêng cho tạp chí). Cơ quan báo chí được phép ra phụ trương quảng cáo và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước về báo chí trước ít nhất 30 ngày tính đến ngày phát hành đầu tiên của phụ trương quảng cáo. Phụ trương quảng cáo của báo phải đánh số riêng, có cùng khuôn khổ, phát hành kèm theo số trang báo chính. Trên trang một của phụ trương báo quảng cáo phải ghi rõ : 32 33 Luật Quảng cáo năm 2012, điều 16. Luật Thương mại năm 2005, điều 106. GVHD: Phạm Mai Phương 21 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet - Tên tờ báo - Tên, địa chỉ của cơ quan báo chí - Dòng chữ “ Phụ trương quảng cáo không tính vào giá bán”. - Không được quảng cáo trên một bìa một tạp chí, trang nhất của báo Quảng cáo trên báo nói, báo hình: Trong Pháp lệnh Quảng cáo quy định được quảng cáo không quá 5% thì hiện nay Luật Quảng cáo quy định được quảng cáo không quá 10% ( tăng 5%), và có thêm quy định về truyền hình trả tiền. Thời lượng quảng cáo trên kênh truyền hình trả tiền thì không vượt quá 5% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ kênh, chương trình chyên quảng cáo. Không được phát sóng quảng cáo trong các chương trình như: chương trình thời sự, chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc; Mỗi chương trình phim truyện không được ngắt để quảng cáo hai lần, mỗi lần không quá 05 phút. Mỗi chương trình vui chơi giải trí không được ngắt để quảng cáo quá bốn lần, mỗi lần không quá 05 phút. Khi thể hiện sản phẩm quảng cáo kèm theo nội dung thông tin chính bằng hình thức chạy chữ hoặc một chuỗi hình ảnh chuyển động thì sản phẩm quảng cáo phải được thể hiện phái sát dưới màn hình, không quá 10% chiều cao màn hình và không được làm ảnh hưỡng tới nội dung chính trong chương trình. Quảng cáo bằng hình thức này không tính vào thời lượng quảng cáo của báo hình. Báo điện tử: Không được thiết kế, bố trí phần quảng cáo vào nội dung tin; đối với những quảng cáo không ở vùng cố định, phải thiết kế độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo, thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo tối đa là 1,5 giây.34 2.1.2.2. Các phương truyền tin Các phương tiện truyền tin bao gồm: trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông. Quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật Quảng cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Quảng cáo trên phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông là: quảng cáo bằng hình thức tin nhắn, thư điện tử quảng cáo:Tổ chức, cá nhân chỉ được phép gữi tin nhắn và thư điện tử quảng cáo khi có sự đồng ý trước của người nhận, nhà cung cấp dịch vụ thông tin điện tử, viễn thông chỉ được phép gửi tin nhắn, thư điện tử có nội dung quảng cáo về các dịch vụ của mình; chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo đến điện 34 Luật Quảng cáo năm 2012, điều 23. GVHD: Phạm Mai Phương 22 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet thoại trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ; không được gửi quá ba tin nhắn quảng cáo đến một số điện thoại, quá ba thư điện tử đến một địa chỉ thư điện tử trong vòng 24 giờ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người nhận. Tổ chức, cá nhân quảng cáo phải bảo đảm cho người nhận có khả năng từ chối quảng cáo; phải chấm dứt ngay việc gửi tin nhắn, thư điện tử quảng cáo nếu người nhận thông báo từ chối quảng cáo và không được thu phí dịch vụ đối với thông báo từ chối của người nhận.35 2.1.2.3. Các loại xuất bản phẩm Bao gồm các hình tức tờ rơi, tờ gấp, sách, catalogue, băng đĩa ghi âm, ghi hình, phim ảnh. Loại hình có những điểm đặc biệt khác với quảng cáo bằng báo chí ở chổ xuất bản phẩm đăng tải quảng cáo không có địa vị pháp lý của phương tiện thông tin đại chúng được xã hội công nhân, do đó hiệu quả tác động đến công chúng cũng như biện pháp điều chỉnh của pháp luật đối với hai loại hình là khác nhau.36 Quảng cáo trên các sản phẩm in: đối với các loại sách và tài liệu dưới dạng sách, chỉ được quảng cáo về tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản trên bìa hai, ba và bốn, trừ sách chuyên về quảng cáo. Đối với tài liệu không kinh doanh, chỉ được quảng cáo về tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản hoặc biểu trưng, lô gô, nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của tổ chức cá nhân được phép xuất bản tài liệu đó. Đối với tài liệu không kinh doanh chỉ được quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của cơ quan, tổ chức xuất bản tài liệu đó.37 Đối với tranh, ảnh, áp phích, ca-ta-lô, tờ rơi, tờ gấp có nội dung cổ động, tuyên truyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật, được quảng cáo không quá 20% diện tích từng sản phẩm. Biểu tượng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo phải đặt phái dưới cùng của sản phẩm in. Không được quảng cáo trên các sản phẩm in tiền hoặc giấy tờ có giá, văn băng chứng chỉ và văn bản quản lý nhà nước. Quảng cáo trên tranh, ảnh, áp phích, ca-ta-lô, tờ rơi, tờ gấp và các sản phẩm in không thuộc các trường hợp nêu trên thì phải ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người quảng cáo, số lượng in, nơi in. Quảng cáo trong bản ghi âm, ghi hình: Thời lượng quảng cáo trong bản ghi âm, ghi hình chương trình văn hóa, nghệ thuật, điện ảnh, bản ghi âm, ghi hình có nội dung 35 Luật Quảng cáo năm 2012, điều 24. Giáo trình luật thương mại tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2006, tr.1 37 Luật Xuất bản 2004 ( Sửa đổi, bổ sung năm 2008), điều 29. 36 GVHD: Phạm Mai Phương 23 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet thay sách hoặc minh họa cho sách không được vượt quá 5% tổng thời lượng nội dung chương trình.38 2.1.2.4 Các loại bảng, biển, băng rôn, pa nô, áp phích, vật thể cố định, các phương tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn :Việc đặt bảng quảng cáo, băng-rôn phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng; không được chăng ngang qua đường giao thông và phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo của địa phương và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Các sản phẩm quảng cáo thể hiện trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện. Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội phải tuân theo những quy định sau: Biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo phải đặt ở phía dưới cùng đối với bảng quảng cáo, băng-rôn dọc và phía bên phải đối với băng-rôn ngang;Diện tích thể hiện của biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không quá 20% diện tích bảng quảng cáo, băng-rôn.Thời hạn treo băng-rôn không quá 15 ngày. Quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo: Việc đặt màn hình chuyên quảng cáo phải tuân theo quy định của Luật Quảng cáo, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của địa phương. Khi thực hiện quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không được dùng âm thanh. Quảng cáo trên màn hình không thuộc quy định của pháp luật được sử dụng âm thanh theo quy định của pháp luật về môi trường. Quảng cáo trên phương tiện giao thông: Việc quảng cáo trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về giao thông. Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông. Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông. Việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông. Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự: tại địa điểm cố định phải tuân thủ quy định sau: Quảng cáo không được vượt quá độ ồn cho phép theo quy định của pháp luật về môi trường; Không được quảng cáo tại trụ sở cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, bệnh viện; Không được quảng cáo trên hệ thống truyền 38 Luật Quảng cáo năm 2012, điều 26. GVHD: Phạm Mai Phương 24 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet thanh phục vụ nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn. Không được quảng cáo bằng loa phóng thanh gắn với phương tiện giao thông và các phương tiện di động khác tại nội thành, nội thị của thành phố, thị xã. Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh có các nội dung sau: Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có); Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Địa chỉ, điện thoại. Kích thước biển hiệu được quy định như sau: Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà; Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.39 2.1.2.5. Các phương tiện quảng cáo thương mại khác Các phương tiện quảng cáo khác như: dù che, mái hiên, xe đẩy, thùng hàng, bìa vở, vỏ diêm, cốc giấy và giấy ăn, sổ tay, lịch treo tường, và các vật dụng khác không xin phép nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo và các quy định của pháp luật có liên quan. 2.1.3. Các hoạt động quảng cáo bị cấm Quảng cáo có ý nghĩa rất lớn trong việc mang lại cơ hội thương mại cho thương nhân và diều này có thể dẫn đến nguy cơ làm giảm hoặc mất cơ hội thương mại của thương nhân khác. Nhằm xúc tiến thương mại và đáp ứng nhu cầu cạnh tranh thương nhân có thể sử dụng quảng cáo như một công cụ gièm pha, hạ thấp uy tín của thương nhân khác với mục đích thủ tiêu đối thủ cạnh tranh hoặc cản trở sự gia nhập thị trường của thưong nhân mới. Để đảm bảo trật tự thương mại trong khi hoạt động xúc tiến thương mại, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của người tiêu dùng và các thương nhân khác thì theo điều 109 Luật Thương mại và điều 8 Luật Quảng cáo nghiêm cấm một số hoạt động quảng cáo gồm:  Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.  Quảng cáo là quá trình thông tin và nó có thể tạo ra khả năng tiếp nhận thông tin từ nhiều góc độ khác nhau. Chính vì vậy, khi giới thiệu về hoạt động kinh doanh, về hàng hóa, dịch vụ của mình, thương nhân không được phép làm tổn hại đến lợi ích kinh 39 Luật Quảng cáo năm 2012, điều 33. GVHD: Phạm Mai Phương 25 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet tế, chính trị của Nhà nước như tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến chủ quyền quốc gia, an ninh , quốc phòng.  Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.  Hiện nay có rất nhiều sản phẩm quảng cáo trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, điển hình như đoạn quảng cáo sữa Alene đã trái với đạo đức, văn hóa Việt Nam cụ thể là: vào tháng 8 năm 2013 hãng sữa này đã cho sản xuất và phát sóng một đoạn quảng cáo có nội dung được mở đầu bằng hình về Thúy Hằng đang chăm sóc vườn cây với mẹ với đoạn thông tin về cô “ 35 tuổi, Giám đốc miền Bắc công ty Elite Việt Nam”. Sau đó có cảnh người mẹ bước lên cầu thang rất khó khăn, Thúy Hằng nhìn mẹ lo lắng và nói:“Nghe bác sĩ nói mẹ có nguy cơ loãng xương, mình lo lắm. Nên mình quyết định uống Anlene vì nghe nói Anlene giúp làm giảm nguy cơ loãng xương trong 4 tuần”. Thay vì lo lắng cho người mẹ có nguy cơ loãng xương và mua sữa cho mẹ thì Thúy Hằng lại “quyết định uống” một mình. Vô tình người mẹ đã trở thành một hình ảnh xấu để người con gái nhìn và phòng chống cho bản thân. Thiết nghĩ quảng cáo với tốc độ lan truyền nhanh chóng thì khi những đứa người người con khác xem có học theo như vậy không? Vì vậy quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sữ, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam cần phải nghiêm cấm tuyệt đối.  Quảng cáo làm ảnh hưỡng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.  Quảng cáo gây ảnh xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.  Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.  Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức cá nhân.  Quảng cáo sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.  Theo quy định thì việc đảm bảo tính hợp pháp của việc sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân thể hiện trên sản phẩm quảng cáo thuộc nghĩa vụ của người quảng cáo. Do vậy khi tiếp nhận hồ sơ quảng cáo trên bảng, băng rôn quảng cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ tiếp nhận các loại giấy tờ , người quảng cáo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu xảy ra tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến vấn đề này.  Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, GVHD: Phạm Mai Phương 26 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc được công bố.  Để gây sự chú ý với khách hàng nhiều tổ chức, cá nhân đã liên tiếp tung ra các chiêu thức quảng cáo gây nhầm lẫn, mập mờ các thông tin về chất lượng, công dụng hay xuất xứ sản phẩm. Với hình thức quảng cáo này người thực hiện quảng cáo đã ngẫu nhiên lợi dụng được tên tuổi những sản phẩm của các doanh nghiệp khác xuất hiện trên thị trường, để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Do vậy, những mẫu quảng cáo bị bắt chước thông thường đều là những sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường hoặc đã tạo lập được uy tín, xây dựng được niềm tin nhất định đối với người tiêu dùng. Dẫn chứng cụ thể trường hợp của Sunhouse hãng này đã đưa ra các nội dung quảng cáo như đồ gia dụng hàng đầu đến từ Hàn Quốc, hay Thương hiệu gia dụng cao cấp Hàn Quốc trên các phương tiện quảng cáo. Nhưng thật chất đây chủ yếu là những sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam song lại gắn với mác ngoại khiến người tiêu dùng hiểu lầm sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ từ Hàn Quốc. Trái ngược với các nội dung quảng cáo khiến người tiêu dùng hiểu lầm về nguồn gốc sản phẩm của Sunhouse là hàng ngoại nhập, thì hiện phần lớn các sản phẩm của nhãn hiệu này đều đang được sản xuất tại nhà máy của Sunhouse, đang đặt tại Quốc Oai – Hà Nội. Vì vậy việc quảng cáo gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng là hành vi bị cấm.40  Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác. Có thể lấy ví dụ về trường hợp liên quan là vào ngày 16/6/2014 vừa qua Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao- Du lịch TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Procter & Gamble Việt Nam. Nguyên nhân là Công ty này đã quảng cáo thực nghiệm sản phẩm bột giặt Ariel bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp chất lượng, hiệu quả sử dụng bột giặt Ariel Sạch nhanh với chất lượng, hiệu quả sử dụng bột giặt OMO tại siêu thị Big C Phú Thạnh (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh). Hành vi này vi phạm quy định tại Nghị định số 158 của Chính phủ: “ Quảng cáo có nội dung so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.” Do đó, Công Ty TNHH Procter & Gamble đã phạt tiền 70 triệu đồng, đồng thời, phải chấm dứt hành vi vi phạm, xóa nội dung quảng cáo nêu trên.41 40 Cẩm An, Quảng cáo gây nhầm lẫn: Sunhouse là của nước nào?, http://thoibaokinhdoanh.vn/quang-cao-gaynham-lan-sunhouse-la-cua-nuoc-nao-.html, [ ngày truy cập 20-11-2014]. 41 Dạ Miên, Bị phạt 70 triệu đồng vì quảng cáo so sánh với bột giặc khác, http://www.cand.com.vn/viVN/kinhte/2014/6/234594.cand, [ truy cập ngày 20-11-2014]. GVHD: Phạm Mai Phương 27 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet  Quảng cáo có sữ dụng các từ ngữ “ nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “ số một” có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.  Theo quy định tại thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL thì tài liệu hợp pháp bao gồm: kết quả khảo sát thị trường của các tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp có chức năng nghiên cứu thị trường; Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ tương tự tại các cuộc thi, triển lãm có quy mô khu vực hoặc toàn quốc bình chọn và công nhận các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó là “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự. Thời gian sử dụng tài liệu hợp pháp chứng minh từ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự trên các sản phẩm quảng cáo là 01 (một) năm kể từ ngày tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận hoặc nhận kết quả khảo sát thị trường. Trên sản phẩm quảng cáo phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng, chính xác tên tài liệu hợp pháp quy định.  Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.  Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.  Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy ngĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưỡng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.  Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.  Treo, đạt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng. Trong đó cột điện, trụ điện được quy định tại khoản này là cột điện dùng để treo, mắc dây dẫn điện để đảm bảo an toàn lưới điện quốc gia và người sử dụng. 2.1.4. Thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo thương mại Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế- xã hội, hoạt động quảng cáo ở nước ta đã có bước phát triển mạnh với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, sự mở rộng về hình thức, quy mô và công nghệ. Việc đầu tư kinh phí cho hoạt động quảng cáo hàng hóa, dịch vụ được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quan tâm. Do nhu cầu quảng cáo ngày càng tăng nên nhiều loại hình quảng cáo mới xuất hiện và phát triển nhanh. Nên yêu cầu quản lý Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay cơ cấu Chính phủ đã được tổ chức lại với nhiều thay đổi lớn, trong đó Bộ Thương mại đã được sáp nhập với Bộ Công nghiệp nghiệp thành Bộ Công thương trong khi đó bộ phận quản lý thông tin của Bộ Văn hóa- Thông GVHD: Phạm Mai Phương 28 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet tin nhập vào Bộ Bưu chính- Viễn thông tạo thành Bộ Thông tin và truyền thông, bộ phận còn lại hợp với Ủy ban Thể dục Thể thao và Tổng cục du lịch tạo thành Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo Luật Quảng cáo quy định thì: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo: - Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động quảng cáo - Hướng dẫn, đôn đốc công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương - Thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định sản phẩm quảng cáo - Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý trong hoạt động quảng cáo - Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quảng cáo theo quy định của pháp luật - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền. 2.2. Các quy định về quảng cáo trên Internet 2.2.1. Quản lý quảng cáo trên Internet Quảng cáo trên Internet là một loại hình quảng cáo hiện đại được thực hiện thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin trên Internet. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Nhà nước ưu tiên ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và đồng thời khuyến khích ứng dụng Internet để mở rộng các hoạt động thương mại. Để đáp ứng cho nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin một cách an toàn và bền vững cũng như các hoạt động quảng cáo trên Internet được phát triển và đúng pháp luật thì ngoài việc tuân thủ các quy định về quảng cáo thì bên cạnh đó còn phải thực hiện tốt các quy định có liên quan như Luật GVHD: Phạm Mai Phương 29 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet Công nghệ thông tin, các quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng Internet. Để có thể quảng cáo trên internet người thực hiện quảng cáo có quyền: a) Yêu cầu khôi phục thông tin của mình hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin của mình trong trường hợp nội dung thông tin đó không vi phạm quy định của pháp luật. Quảng cáo trên internet chính là nguồn thông tin trên mạng , một đặc điểm khác biệt của quảng cáo trên internet với các phương tiện truyền thông khác là nó có thể tương tác với người sử dụng, có thể chỉnh sữa, xóa các thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ một cách nhanh chóng . Cũng chính do đặc điểm này mà có nhiều trường hợp nhằm cạnh tranh không lành mạnh mà các đối thủ lợi dụng các kiến thức về mạng máy tính để xóa đi một thông tin hay quảng cáo nào đó dẫn đến hậu quả làm sai lệch các thông tin trên mạng, ảnh hưỡng đến lợi ích của người cung cấp và những người xem . Nên đây là một quy định nhằm đảm bảo quyền lợi ích chính đáng của những người cung cấp dịch vụ và sử dụng thông tin trên mạng máy tính. b) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật trong trường hợp bị từ chối việc khôi phục thông tin hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin đó. Song song với các quyền thì theo khoản 1, 2 Điều 9 Luật Công nghệ thông tin người thực hiện quảng cáo còn có nghĩa vụ: a) Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin số của mình trên môi trường mạng. b) Tổ chức, cá nhân khi hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng phải thông báo công khai trên môi trường mạng những thông tin có liên quan, bao gồm: Tên, địa chỉ địa lý, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử; Thông tin về quyết định thành lập, giấy phép hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có);Tên cơ quan quản lý nhà cung cấp (nếu có); Thông tin về giá, thuế, chi phí vận chuyển (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ. c) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ngừng cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác công cụ tìm kiếm đến các nguồn thông tin số trong trường hợp tự mình phát hiện hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho biết thông tin đó là trái pháp luật.42 Công cụ tìm kiếm thông tin số là chương trình máy tính tiếp nhận yêu cầu tìm kiếm thông tin số, thực hiện việc tìm kiếm thông tin số và gửi lại thông tin số tìm kiếm được. Trên mạng máy tính chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều quảng cáo trên công cụ tìm kiếm, bên cạnh những thông tin mới được cập nhật thì còn có những thông tin chứa đựng nội dung đã không còn 42 Luật Công nghệ thông tin năm 2006, điều 19. GVHD: Phạm Mai Phương 30 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet tồn tại. Việc ngừng cung cấp những công cụ đến những nguồn thông tin cho rằng trái pháp luật là để ngăn chặn mức độ lan truyền và đồng thời chấm dứt nội dung đó.43 Mạng máy tính là một môi trường rộng lớn nó cung cấp rất nhiều tiện ích mà chúng ta thường sử dụng như nghe nhạc, xem phim, tra cứu tài liệu, đọc báo… Công tác quản lý quảng cáo bình thường đã gặp rất nhiều khó khăn, thì quản lý quảng cáo trên Internet còn tạo ra thách thức lớn hơn. Theo quy định tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng, thì không được sử dụng Internet để quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm, truyền bá tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật, xuất xuất phẩm bị cấm. Nhưng thực tế tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn điển hình như quảng cáo rượu trá hình. Để quản lý tốt các nguồn tài nguyên trên mạng, trước hết là quản lý cá nhân tổ chức đưa thông tin và yêu cầu cá nhân đó phải chịu trách nhiệm về nội dung mà họ đăng tải theo đúng quy định của pháp luật. Thiết nghĩ với quy định này thì sẽ buộc những người trực tiếp đưa quảng cáo lên mạng phải xem xét kỹ khi quyết định đăng tải. Do chính sách khuyến khích ứng dụng Internet vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích phát triển kinh tế pháp luật đã cho phép thiết lập các trang thông tin điện tử của các tổ chức, cá nhân. Nhờ đó mà các trang thông tin điện tử được hình thành và phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp trong nước được quảng bá hình ảnh, sản phẩm, thương hiệu của mình hoặc kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Nhưng theo thời buổi kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế thì xuất hiện nhiều các trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài lại kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phát sinh thu nhập tại Viêt Nam. Gây ra vô vàng khó khăn trong thực hiện quản lý. Đáp ứng được nhu cầu cần thiết hiện tại thì Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Quảng cáo quy định tổ chức, cá nhân Việt Nam có hàng hóa, dịch vụ muốn quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải thông qua người kinh doanh dịch vụ quảng cáo đã đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đồng thời hoạt động trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam phải nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Song theo quy định mới nhất tại thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 08 năm 2014 về hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ về thuế đối với tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam có quy định: tổ chức cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ quảng cáo, tiếp thị internet cho tổ chức cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ này được thực hiện ở nước ngoài thì thu nhập này phải đóng thuế theo quy định của thông tư này. Điển hình là một 43 Trần Hồng Cúc Phượng ( 2012),Pháp luật về quảng cáo thương mại- thực tiễn quảng cáo trên Internet. GVHD: Phạm Mai Phương 31 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet trong những nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo khổng lồ hiện nay là Google, Facebook phải đóng thuế Giá trị gia tăng theo tỷ lệ trực tiếp trên doanh thu tính thuế. Cụ thể, sẽ khai thuế theo phương pháp trực tiếp số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng doanh thu tính thuế giá trị gia tăng nhân với tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu. Trong đó, doanh thu tính thuế giá trị gia tăng là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp kể cả các khoản chi phí do bên Việt Nam trả thay nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có). Đồng thời họ còn phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp và tỉ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu tính thuế.  Quản lý quảng cáo qua thư điện tử trên Internet: Theo Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác và Nghị định số 77/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐCP ngày 13 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác quy định cụ thể của hai nghị định này là về thư điện tử là tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo chỉ được phép gửi thư điện tử quảng cáo, đến người nhận khi có sự đồng ý một cách rõ ràng trước đó của người nhận. Phải chấm dứt việc gửi đến người nhận các thư điện tử quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của người nhận. Chỉ được phép gửi thư điện tử quảng cáo từ địa chỉ điện tử và hệ thống theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Khi gửi thư điện tử quảng cáo, thì nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo phải gửi đồng thời một bản sao nội dung tới hệ thống kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông và không được phép gửi quá 01 thư điện tử quảng cáo có nội dung tương tự nhau tới một địa chỉ thư điện tử trong vòng 24 giờ trừ trường hợp đã có thoả thuận khác với người nhận. Nội dung quảng cáo phải phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo. Chủ đề phải phù hợp với nội dung và nội dung quảng cáo phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo. Mọi thư điện tử quảng cáo đều phải gắn nhãn.44Nhãn được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần chủ đề. Nhãn có dạng như sau: - [QC] hoặc [ADV] đối với thư điện tử được gửi từ người quảng cáo - [QC Mã số quản lý] hoặc [ADV Mã số quản lý] đối với thư điện tử được gửi từ nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo. Mã số quản lý là mã số được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet khi chấp thuận hồ sơ đăng ký của đối tượng này. 44 Nghị định số 77/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, điều 1, khoản 4. GVHD: Phạm Mai Phương 32 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet Tiếp theo là đặt ở cuối thư điện tử quảng cáo và được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu bằng tiếng Việt và tiếng Anh phải có phần khẳng định người nhận có quyền từ chối tất cả sản phẩm từ người quảng cáo. Trong trường hợp sử dụng dịch vụ quảng cáo, phải có phần khẳng định người nhận có quyền từ chối tất cả sản phẩm quảng cáo từ nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo. Trường hợp cần thiết, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử có thể cung cấp khả năng từ chối bổ sung như từ chối một sản phẩm hoặc tù chối một nhóm sản phẩm.45 Nếu người sử dụng không muốn nhận thêm quảng cáo thì họ có thể từ chối nhận qua trang thông tin điện tử , thư điện tử, qua điện thoại và Ngay khi nhận được yêu cầu từ chối, người quảng cáo hoặc nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo phải gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối và phải chấm dứt việc gửi loại thư điện tử quảng cáo đã bị từ chối đến người nhận đó. Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo hoặc người quảng cáo không được phép thu cước phát sinh để thực hiện yêu cầu từ chối nhận quảng cáo của người nhận.46 2.2.2. Cơ quan quản lý Như đã nêu ở mục trên47 thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo trong phạm vi cả nước. Nhưng trên hoạt động quảng cáo trên Internet thì do Bộ Thông tin và truyền thông có trách nhiệm quản lý như sau: - Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật. - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin. Mặt khác, hiện nay trên thực tế hoạt động quảng cáo được quy định trong khá nhiều các văn pháp luật khác nhau. Còn quảng cáo trên Internet là dựa vào mạng thông tin máy tính mà thực hiện hoạt động nên quảng cáo trên Internet còn phải tuân thủ các quy định về sử dụng, quản lý, cung cấp mạng Internet, và các văn bản khác như Luật Công nghệ thông tin… vấn đề này đã gây ra không ít khó khăn cho cơ quan quản lý về quảng cáo trên Internet trong công tác kiểm tra, rà sát và áp dụng. Cũng như gây ra sự 45 Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008 về chống thư rác, điều 9, điều 10, điều 11, điều 12. Nghị định số 77/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, điều 1, khoản 5. 47 Xem lại Mục 2.1.4 Thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo thương mại. 46 GVHD: Phạm Mai Phương 33 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet phức tạp trong quá trình tìm hiểu pháp luật về quảng cáo của người dân đẫn đến tình trạng vi phạm cứ tiếp tục diễn ra. 2.2.3. Thủ tục đăng kí quảng cáo trên Internet Trước khi thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính, tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục đăng ký quảng cáo trên mạng Internet dựa vào Luật Quảng cáo và thông tư số 85/2008/TTLT-BVTTT ngày 18/12/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Bộ thông tin và Truyền thông hướng dẫn về cấp phép, đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Hồ sơ đăng ký quảng cáo gởi đến Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tủ (Bộ Thông tin và Truyền thông) Hồ sơ bao gồm 2 loại: - Đăng ký thực hiện quảng cáo - Đĩa hoặc các vật dụng tương tự có chứa sản phẩm quảng cáo Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cục Quản lý phát thanh, truyền tin và thông tin điện tử cấp cho người thực hiện quảng cáo Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo. Sau năm (05) ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo, nếu Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử không có văn bản thông báo yêu cầu sữa đổi, bổ sung nội dung quảng cáo thì tổ chức, cá nhân được thực hiện quảng cáo theo nội dung đăng ký. Trường hợp có yêu cầu sữa đổi, bổ sung thì tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện quảng cáo sau khi đã hoàn tất việc sữa đổi, bổ sung nội dung quảng cáo theo yêu cầu của Cục. Tổ chức, cá nhân muốn bổ sung, thay đổi nội dung quảng cáo đã đăng ký, phải thực hiện việc đăng ký lại theo quy trình, thủ tục và yêu cầu quy định ban đầu. 2.3. Xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo Quảng cáo là một trong các công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển thị trường. Quảng cáo có quan hệ chặt chẽ với đến chất lượng sản phẩm, thương hiệu hàng hóa, dịch vụ. Quảng cáo là nhu cầu của người kinh doanh, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đồng thời cũng là nhu cầu của người tiêu dùng, tạo cơ hội cho người tiêu dùng có điều kiện để lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình. Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và để răn đe những hành vi vi phạm pháp luật quảng cáo . Pháp luật có những hình thức xữ lý vi phạm như:  Hình thức xử phạt hành chính bao gồm: phạt cảnh cáo, phạt tiền; hình thức xử phạt bổ sung bao gồm: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tùy theo tính chất, mức độ và loại vi phạm mà người vi phạm còn GVHD: Phạm Mai Phương 34 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet phải chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả khác như: buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo… Để có thể áp dụng các hình thức xử phạt trên Internet đầu tiên phải áp dụng các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo chung. Trước đây các hoạt động quảng cáo được quy định bởi Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin. Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Nghị định 02/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2011 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Các Nghị định này đã lần lượt bị thay thế bởi Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo và Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về quy định xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi: Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi: - Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “ nhất”, “ duy nhất”, “tốt nhất”, “ số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định. - Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội. - Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc; xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo; định kiến về giới; định kiến về người khuyết tật; - Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: - Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định; - Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: - Quảng cáo có nội dung tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em; GVHD: Phạm Mai Phương 35 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet - Quảng cáo có nội dung trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: - Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, - Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo - Quảng cáo gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo; - Sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam trong quảng cáo mà không thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia - Sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam trong quảng cáo. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi : - Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước - Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ. - Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: - Quảng cáo thuốc lá; - Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên; - Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo; - Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; - Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: - Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định GVHD: Phạm Mai Phương 36 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet - Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục - Quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: - Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài; các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt; sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; - Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà thể hiện khổ chữ nước ngoài vượt quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và không đặt bên dưới chữ tiếng Việt trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài, - Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: - Không có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy theo quy định khi quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. - Không có Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định khi quảng cáo tài sản.48  Các quy định xử lý vi phạm hành chính của quảng cáo trên Internet: Nghị định số 158/2013/NĐ-CP cũng có quy định về hành vi xử phạt hành chính trên Internet nhưng ngoài các nội dung này thì việc xử lý vi phạm trên Internet còn được điều chỉnh bởi các văn bản xử lý về công nghệ thông tin và Internet. Điển hình là Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 tháng 11 năm 2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện đã thay thế cho các nghị định trước đó như Nghị định số 63/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định cử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin và Nghị định số 28/2009/NĐ-CP quy định cử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. 48 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, điều 50, điều 51, điều 53, điều 60. GVHD: Phạm Mai Phương 37 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây: - Không thông báo theo quy định về tên, địa chỉ, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam thực hiện dịch vụ quảng cáo cho chủ sở hữu trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới; - Không báo cáo theo quy định về hoạt động thực hiện dịch vụ quảng cáo của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam thực hiện dịch vụ quảng cáo cho chủ sở hữu trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây: - Không thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định. - Thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây.49 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: - Đăng ký tên miền quốc tế mà không tuân thủ các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; sử dụng tên miền quốc tế mà không thông báo hoặc thông báo thiếu thông tin, thông tin không chính xác hoặc thay đổi thông tin mà không thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông. - Khai báo thông tin không chính xác hoặc không cập nhật khi có thay đổi thông tin liên hệ (địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, người quản lý tên miền) đối với tổ chức; địa chỉ liên hệ, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, số giấy chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu đối với cá nhân đăng ký, sử dụng tên miền “.vn”. - Mạo danh tổ chức, cá nhân khác để thực hiện việc đăng ký tên miền ".vn". Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: - Không cung cấp thông tin về trò chơi được cấp phép, không phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi; không khuyến cáo các tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với người chơi trong các chương trình quảng cáo hoặc trong từng trò chơi. - Quảng cáo các trò chơi điện tử G2, G3, G4 mà không có xác nhận hoàn thành thủ tục thông báo.50 49 Nghị định Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, điều 55, điều 56. GVHD: Phạm Mai Phương 38 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Quảng cáo trò chơi điện tử G1 khi chưa được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản.51 Đối với Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/08/2008 quy định về chống thư rác cũng được nghị định 174/2013/NĐ-CP thay thế một số quy định cụ thể về hoạt động gửi tin nhắn và thư điện tử như: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: - Gắn nhãn thư điện tử, tin nhắn có nội dung cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đúng hoặc không đầy đủ theo quy định. - Không lưu lại thông tin đăng ký nhận, thông tin yêu cầu từ chối, thông tin xác nhận yêu cầu từ chối thư điện tử, tin nhắn. - Gửi thư điện tử, tin nhắn nhằm cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc gửi tin nhắn qua mạng Internet nhưng có mã số quản lý không đúng mã số quản lý được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: - Không cung cấp miễn phí cơ chế tiếp nhận và xử lý thông báo về thư rác; - Không có biện pháp để tránh mất mát và ngăn chặn sai thư điện tử của người sử dụng dịch vụ. - Không phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ Internet, doanh nghiệp thông tin di động để hạn chế, ngăn chặn thư rác. - Không gửi ngay hoặc gửi thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối thư điện tử, tin nhắn không bảo đảm các yêu cầu theo quy định. 50 Theo nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng giải thích: - Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1). - Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2). - Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3). - Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4). 51 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 tháng 11 năm 2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, điều 68, khoản 1, điểm e. GVHD: Phạm Mai Phương 39 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet - Không có biện pháp giới hạn số lượng, tốc độ và tần suất nhắn tin hoặc không ngăn chặn các tin nhắn có nguy cơ gây mất an toàn, an ninh thông tin theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Gửi thư điện tử, tin nhắn nhằm cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ nhưng không gửi bản sao nội dung tới hệ thống kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Che dấu tên, địa chỉ điện tử của mình khi gửi thư điện tử, tin nhắn. - Không chấm dứt việc gửi thư điện tử, tin nhắn hoặc không chấm dứt cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của người nhận. - Không phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn trong và ngoài nước ngăn chặn tin nhắn rác. - Không cung cấp thông tin phục vụ hoạt động phòng chống, ngăn chặn tin nhắn rác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Không ngăn chặn tin nhắn rác giả mạo nguồn gửi trước khi gửi tới người sử dụng dịch vụ. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: - Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các yêu cầu điều phối, ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác. - Không ngăn chặn, thu hồi số thuê bao được dùng để phát tán tin nhắn rác. - Không thực hiện các biện pháp đánh giá tình trạng tin nhắn rác trên mạng di động theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: - Cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ bằng thư điện tử hoặc bằng tin nhắn không có đầy đủ các hình thức tiếp nhận, xử lý yêu cầu từ chối theo quy định. - Gửi hoặc phát tán tin nhắn rác. - Cung cấp thông tin dự đoán trước kết quả xổ số. - Tạo hàng loạt cuộc gọi nhỡ nhằm dụ dỗ người sử dụng gọi điện thoại hoặc nhắn tin đến các số cung cấp dịch vụ nội dung. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi: cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ bằng thư điện tử, hoặc bằng tin nhắn, dịch vụ nhắn tin qua mạng Internet không có hệ thống tiếp nhận, xử lý yêu cầu từ chối của người nhận. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: GVHD: Phạm Mai Phương 40 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet - Không sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” khi cung cấp dịch vụ gửi thư điện tử, tin nhắn nhằm cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ; dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet hoặc dịch vụ nội dung qua tin nhắn; - Không cung cấp đầy đủ và rõ ràng thông tin về các dịch vụ trên trang thông tin điện tử trước khi cung cấp dịch vụ gồm có: tên dịch vụ, mã lệnh tương ứng, mô tả dịch vụ, cách thức sử dụng, giá cước dịch vụ tương ứng, hướng dẫn hủy dịch vụ, số điện thoại hỗ trợ khách hàng, cam kết đồng ý sử dụng dịch vụ. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: - Cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ bằng thư điện tử hoặc bằng tin nhắn khi chưa được cấp mã số quản lý; - Cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet hoặc dịch vụ nội dung qua tin nhắn khi chưa được cấp mã số quản lý; - Sử dụng tên định danh khi chưa được cấp giấy chứng nhận tên định danh; - Cung cấp thông tin về dịch vụ nội dung qua tin nhắn, nhắn tin trúng thưởng, chương trình bình chọn, quyên góp, ủng hộ qua tin nhắn trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, trang thông tin điện tử, Internet, tin nhắn, thư điện tử, nhưng không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về giá, giá cước, cách thức hủy dịch vụ; không có lời thoại thuyết minh về giá, giá cước, cách thức hủy dịch vụ; - Cung cấp thông tin về dịch vụ nội dung qua tin nhắn, nhắn tin trúng thưởng, chương trình bình chọn, quyên góp, ủng hộ qua tin nhắn trên báo in, báo hình, báo điện tử, trang thông tin điện tử, Internet, tin nhắn, thư điện tử, nhưng thông tin giá, giá cước hiển thị không cùng kiểu mã lệnh, không ngay sát mã lệnh hoặc có kích thước nhỏ hơn 2/3 kích thước của mã lệnh; - Không cung cấp thông tin về giá cước trước khi tính cước khi người sử dụng gọi điện tới tổng đài cung cấp dịch vụ nội dung; - Thu cước dịch vụ đối với các tin nhắn lỗi, tin nhắn không được cung cấp dịch vụ, tin nhắn đã được cung cấp dịch vụ nhưng có nội dung khác với mã lệnh mà doanh nghiệp công bố; hoặc tin nhắn trả về không thông báo tin nhắn đã bị sai, lỗi; - Không hướng dẫn thuê bao gửi thông báo tin nhắn rác và phản hồi các thông báo về tin nhắn rác tiếp nhận được; - Không lưu trữ hoặc lưu trữ dữ liệu không đầy đủ theo quy định. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: GVHD: Phạm Mai Phương 41 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet - Cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ bằng thư điện tử mà máy chủ gửi thư điện tử không đặt tại Việt Nam; - Cung cấp dịch vụ nhắn tin qua mạng Internet có máy chủ dịch vụ gửi tin nhắn không đặt tại Việt Nam; - Cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ bằng tin nhắn không sử dụng số gửi tin nhắn được cấp theo quy định; - Không cung cấp công cụ có chức năng tiếp nhận thông báo tin nhắn rác hoặc đăng ký nhận hoặc từ chối tin nhắn theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; - Không triển khai hệ thống ngăn chặn tin nhắn rác có khả năng ngăn chặn tin nhắn rác theo nguồn gửi hoặc từ khóa trong nội dung tin nhắn gửi; - Không cung cấp dịch vụ gửi nhận tin nhắn, dịch vụ gửi nhận tin nhắn sử dụng tên định danh cho các nhà cung cấp dịch vụ đã được cấp mã số quản lý; - Không cho phép doanh nghiệp đã được cấp mã số quản lý kết nối kỹ thuật với hệ thống của mình, để cung cấp dịch vụ; - Cung cấp công cụ, website, phần mềm cho phép gắn đoạn mã chương trình vào đoạn phim, hình ảnh, phần mềm, trò chơi để tự động nhắn tin, thực hiện cuộc gọi đến các đầu số. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp: Nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn hợp tác kinh doanh với các tổ chức, cá nhân nhưng không có biện pháp ngăn chặn để xảy ra một trong các hành vi sau: - Cung cấp thông tin về dịch vụ nội dung trên các trang thông tin điện tử có nội dung dâm ô, đồi trụy, cờ bạc, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong mĩ tục; - Các trang thông tin điện tử có nội dung dâm ô, đồi trụy, cờ bạc, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong mĩ tục cho phép tải các phần mềm, trò chơi có chức năng nhắn tin, thực hiện cuộc gọi đến các đầu số hoặc trừ tiền trong tài khoản điện thoại.52  Xử lý vi phạm hình sự Theo điều 168 của Bộ luật Hình sự 1999( được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về quảng cáo gian dối thì : Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xữ lý phạt hành chính về hành vi thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Đây là một tội danh được đưa vào Bộ luật hình sự năm 1999 52 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 tháng 11 năm 2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, điều 60, điều 61, điều 62. GVHD: Phạm Mai Phương 42 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet cho đến nay chứng tỏ tình trạng nghiêm trọng của các vi phạm trong hoạt động quảng cáo đòi hỏi phải áp dụng hình thức đấu tranh cao nhất là các chế tài hình sự. Tuy nhiên, các biện pháp hình sự chỉ được áp dụng với những điều kiện nhất định và không phải lúc nào cũng thích hợp với yêu cầu quản lý kinh tế. Do đó bên cạnh sức nặng răn đe của quy định hình sự vẫn cần thiết có các biện pháp khác nhằm điều chỉnh hài hòa các quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội. GVHD: Phạm Mai Phương 43 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG VÀ QUẢNG CÁO TRÊN INTERNET NÓI RIÊNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN 3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về quảng cáo thương mại nói chung Quảng cáo là một trong các công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển thị trường. Quảng cáo có quan hệ chặt chẽ với đến chất lượng sản phẩm, thương hiệu hàng hóa, dịch vụ. Quảng cáo là nhu cầu của người kinh doanh, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đồng thời cũng là nhu cầu của người tiêu dùng, tạo cơ hội cho người tiêu dùng có điều kiện để lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình. Phạm vi điều chỉnh của luật quảng cáo rất rộng, bao gồm những hàng hóa, dịch vụ trên mọi lĩnh vực. Thông tin quảng cáo được chuyển tải đến công chúng bằng nhiều phương tiện khác nhau. Vì vậy những văn bản pháp luật về quảng cáo và công tác quản lý nhà nước về quảng cáo cũng cần được quy định rõ ràng, minh bạch và cụ thể đẻ đảm bảo lợi ích chính đáng của người kinh doanh và người tiêu dùng, góp phần tích cực cho cạnh tranh lành mạnh. Đã qua hơn một năm từ khi Luật quảng cáo có hiệu lực nhưng tình trạng áp dụng thực thi pháp luật về quảng cáo vẫn diễn ra khá nhiều vi phạm rộng khắp từ các thành phố lớn đến các vùng nông thôn. Vì mục đích lợi nhuận mà họ có thể bất chấp thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo. Một ví dụ điển hình là theo thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, tính đến đầu tháng 5/2014 thì Sở này đã kiểm tra, tháo dỡ 1.480.000 băng rôn, phướn quảng cáo vi phạm đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt 31 trường hợp với tổng số tiền 239.000.000 đồng về hành vi quảng cáo biển tấm lớn, băng rôn không phép, sai nội dung giấy phép, quảng cáo băng rôn quá hạn so với giấy phép, không thông báo nội dung thực hiện quảng cáo theo quy định. Tình trạng quảng cáo sai phạm tràn lan tại các sân ga, siêu thị, thẩm mỹ viện, các q lại có xu hướng gia tăng số lượng. Tuy nhiên cũng theo nhận định của đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, kết thúc mỗi đợt ra quân xử lí, vi phạm lại có chiều hướng gia tăng từ cuối năm 2012 thì toàn Thành Phố có 36 biển quảng cáo tấm lớn không phép cần tháo dỡ. Trong khi đó thì đến năm 2013 và đầu năm 2014, khi Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đang lập quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030, thì xuất hiện thêm 29 biển quảng cáo tấm lớn vi phạm, nâng tổng số biển quảng cáo tấm lớn không phép lên con số 65. Vấn đề quảng cáo trên truyền hình hiện nay cũng gây ra không ít bức xúc cho người xem về hành vi quảng cáo không trung thực với những mẫu quảng cáo nói phóng đại về công dụng của sản phẩm, làm người tiêu dùng hiểu sai sự thật. Tinh vi hơn là họ lại dùng những hình ảnh của những bác sĩ, hay chuyên gia dinh dưỡng, thậm chí là các tổ chức về sức khỏe để lợi dụng sự hiểu biết hạn chế của người tiêu dùng mà tạo niềm tin, GVHD: Phạm Mai Phương 44 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet nhưng lại không có bất cứ một công trình nghiên cứu nào về công dụng thật của sản phẩm đó. Theo số vụ việc bị điều tra liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh tăng từ 20 vụ (năm 2010) lên tới 33 vụ (năm 2011) và 37 vụ (năm 2012), đứng đầu danh sách trong số các vụ việc điều tra về hành vi cạnh tranh quảng cáo không lành mạnh.53 Mặt khác một hoạt động rầm rộ đang tồn tại hiện nay đó là vẫn còn nhiều cơ quan báo chí đã quảng cáo các loại sản phẩm thực phẩm chức năng chưa đúng quy định. Được biết, ngày 03/9/2014, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn số 688/TTra-BCXB yêu cầu rà soát, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên sóng phát thanh, truyền hình thế nhưng các đài truyền hình dường như chưa bị xử phạt nên vẫn cố thực hiện nốt hợp đồng quảng cáo. Theo số liệu về xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động quảng cáo trên báo chí từ ngày 15/8/2014 đến ngày 30/9/2014, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã phạt cảnh cáo 1 cơ quan báo chí và phạt tiền 9 cơ quan báo chí với tổng số tiền phạt là 210 triệu đồng do các tờ báo quảng cáo thực phẩm chức năng không phù hợp với nội dung đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Các cơ quan báo chí bị xử lý vi phạm hành chính hầu hết là báo chí trung ương thuộc các hội nghề nghiệp, tổ chức của đoàn thanh niên, hội phụ nữ, liên đoàn lao động. Cá biệt có cơ quan báo chí vi phạm do quân đội, công an, y tế quản lý. Điển hình như báo Kinh doanh & Pháp luật bị phạt 25 triệu đồng do đăng quảng cáo không đúng cấp phép với các sản phẩm sau: Định Tràng Đơn,Vương Tâm Thống, Cốt Thoái Vương… Phạt báo Gia đình Việt Nam 20 triệu đồng do đăng sai phép các sản phẩm Bảo Khí Khang, Phụ Lạc Cao…Phạt báo Phụ nữ Việt Nam 20 triệu đồng do đăng sai phép các sản phẩm Dầu tỏi tía Tuệ Linh trên ấn phẩm Hạnh phúc. 54 Việc quảng cáo thực phẩm chức năng sai quy định tạo sự không công bằng trong việc kinh doanh sản xuất sản phẩm thực phẩm giữa các doanh nghiệp; dẫn đến việc mất niềm tin của người tiêu dùng vào thực phẩm chức năng, ảnh hưởng uy tín các loại thực phẩm chức năng thực sự có công dụng tốt cho con người, ảnh hưởng đến chiến lược chăm sóc bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Ngoài ra, việc quảng cáo sai còn ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế quốc dân, khi thực phẩm chức năng bị mất uy tín trong nước và Quốc tế. 3.1.1. Chồng chéo thẩm quyền quản lý So với pháp lệnh quảng cáo có hiệu lực thi hành từ năm 2002, thì những quy định mới nhất của Luật quảng cáo có nhiều điểm mới và tiến bộ. Cụ thể, trong nội dung liên quan đến phụ trương quảng cáo trên báo in, điều 22 của Luật quảng cáo cho phép báo chí tự ra phụ trương quảng cáo và chỉ cần thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà 53 Minh Trí, Hoạt động quảng cáo và những vấn đề đặt ra dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, Báo điện tử Báo mới, 2014, http://www.baomoi.com/Hoat-dong-quang-cao-va-nhung-van-de-dat-ra-duoi-goc-do-phap-luat-canhtranh/45/14482502.epi, [ ngày truy cập 22-10-2014]. 54 Ngô Mạnh Hùng, Bộ Thông ti n và Tuyền thông, Quảng cáo thực phẩm chức năng: vẫn tiếp diễn vi phạm, http://infonet.vn/quang-cao-thuc-pham-chuc-nang-van-tiep-dien-vi-pham-post146399.info, [ ngày truy cập 23-102014]. GVHD: Phạm Mai Phương 45 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet nước trước 30 ngày. Đặc biệt, luật này không hạn chế số trang phụ trương quảng cáo. Đây là một tháo gỡ rất lớn có tính chất bước ngoặt cho báo in cả nước. Lãnh đạo phòng quảng cáo của một tờ báo tại TP.HCM cho biết một trong những bất cập hiện nay là khi cần ra phụ trương quảng cáo, các báo phải xin giấy phép, rồi lại xin phép mỗi khi tăng trang phụ trương. Đặc biệt, số trang phụ trương quảng cáo không được vượt quá số trang nội dung. Các cơ quan thanh tra hằng năm đã đếm số trang quảng cáo vượt trang nội dung để xác định mức vi phạm và mức phạt hành chính. Trong thời gian dài, những quy định này khiến báo in gặp nhiều trở ngại trong hoạt động kinh tế báo chí. Nhưng tồn tại song song đó thì liên quan đến quản lí nhà nước về hoạt động quảng cáo. Theo quy định của Luật quảng cáo thì quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo được giao trực tiếp cho Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch; các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa- Thông tin và Du Lịch thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Trên thực tế, không thể phủ nhận vai trò quản lý của Bộ Thông tin và truyền thông bởi lẽ khoảng 80% thị phần quảng cáo hiện nay được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo in, hệ thống đài phát thanh, đài truyền hình, internet, các phương tiện truyền dẫn phát sóng, xuất bản phẩm. Hoặc như hoạt động quảng cáo thương mại có sự tham gia quản lý của Bộ Công thương. Vậy nên cần quy định rõ nhằm thể hiện đúng vị trí, vai trò của các Bộ này trong quản lý hoạt động quảng cáo cùng với Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch. Nhưng tại Điều 22 Luật Quảng cáo quy định: Cơ quan báo chí được phép ra phụ trương quảng cáo và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trước ít nhất 30 ngày tính đến ngày phát hành đầu tiên của phụ trương quảng cáo. Trong khi đó thì Luật Báo chí lại quy định báo in muốn ra phụ trương phải xin phép của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Vậy quy định này đã đi ngược lại với Luật Báo chí và Luật Quảng cáo không thể làm thay đổi Luật Báo chí hiện hành. Một bất cập nữa là theo quy định của Luật Quảng cáo, việc lắp dựng biển quảng cáo diện tích lớn hơn 20m2 không phải xin phép như trước đây, thay vào đó, người có nhu cầu lắp biển quảng cáo chỉ cần gửi hồ sơ đến Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch xin thỏa thuận. Ngược lại, theo quy định của ngành xây dựng, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu lắp biển quảng cáo chỉ được cấp phép xây dựng khi đã có thông báo thỏa thuận của ngành văn hóa. Sự vênh này của luật là một trong những nguyên nhân khiến hệ thống biển quảng cáo tấm lớn sai phép tồn tại nhiều năm chưa được giải quyết.55 Theo Bà Nguyễn Thị Thu Phương, Giám đốc Công ty Dịch vụ quảng cáo Kim Minh ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thế mạnh của Kim Minh là mảng quảng cáo ngoài trời. Thế 55 Linh Anh, Loay hoay chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, Báo điện tử Kinh tế và Đô thị, 2014, http://ktdt.vn/vanhoa/tin-tuc/2014/05/8102499B/loay-hoay-chan-chinh-hoat-dong-quang-cao/, [ ngày truy cập 22-10-2014]. GVHD: Phạm Mai Phương 46 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet nhưng từ khi Luật Quảng cáo có hiệu lực, công ty của bà vẫn thường xuyên gặp khó. Bà nêu một ví dụ: “Mặc dù những bảng quảng cáo của chúng tôi được dựng lên từ trước khi Luật Quảng cáo ra đời, nhưng Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch Thành phố vẫn yêu cầu phải có giấy phép xây dựng mới được tiếp tục sử dụng những bảng quảng cáo này. Khi chúng tôi đến Sở Xây dựng xin cấp giấy phép thì được trả lời rằng, bảng đã có rồi thì không thể cấp phép nữa. Chúng tôi thật không biết làm thế nào. Không chỉ vướng mắc với Luật Xây dựng, Luật Quảng cáo còn chồng chéo với quy định của Luật Giao thông, Luật Đất đai… Khi đã có giấy phép của Sở Xây dựng thì lại không ra được giấy phép quảng cáo do bên giao thông đường bộ nói chưa đúng quy chuẩn của ngành này đề ra, bà Thu Phương tiếp tục đưa ra dẫn chứng khác. Chính vì những bất cập trong quy định giữa các sở, ngành mà hiện nay Kim Minh có 2 biển quảng cáo trên xa lộ Hà Nội, nhưng không thể đưa vào sử dụng, gây tình trạng lãng phí, tổn thất lớn cho công ty, bởi theo bà Thu Phương, để dựng một bảng quảng cáo tốn ít nhất là 500 triệu đồng.56 3.1.2. Triển khai thực hiện chưa hiệu quả Tại Khoản 4 điều 24 Luật Quảng cáo quy định: Mỗi chương trình phim truyện không được ngắt để quảng cáo quá 2 lần, mỗi lần không quá 5 phút. Mỗi chương trình vui chơi giải trí không được ngắt để quảng cáo 4 lần. Nhưng thực tế có triển khai thực hiện đúng hay không lại là chuyện khác, chưa kể quy định còn chung chung, thế nào thì mới được xem là chương trình vui chơi giải trí - bà Nguyễn Thị Loan đặt vấn đề. Ông Nguyễn Quý Hòa, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh băn khoăn: Chưa kể, có sự không thống nhất về việc xét duyệt các mẩu quảng cáo. Hiện nay, nhiều mẩu quảng cáo có đài cho là vi phạm không phát sóng nhưng cũng có những đài địa phương cho phát.Với quy định về quy hoạch quảng cáo ngoài trời - một lĩnh vực cũng được cho là nóng trên địa bàn TPHCM. Không chỉ vướng mắc ở trách nhiệm của các ban ngành liên quan, ngoài ra Luật Quảng cáo chưa làm rõ được trách nhiệm của đối tượng tham gia hoạt động quảng cáo. Trước nhất là quy định chưa thật cụ thể để các chủ thể của sản phẩm quảng cáo nắm rõ. Đối với yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo và đây là điều không dễ thực hiện, khó có sự đồng nhất từ các bên. Một vấn đề khác liên quan đến Luật Quảng cáo khiến nhiều doanh nghiệp bức xúc, đó là tính bất cập trong việc gia hạn thời gian đăng ký quảng cáo. Ông Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Công ty TNHH TM DV Quảng cáo Sài Gòn Việt cho biết: thật quá khổ cho doanh nghiệp khi đơn Thông báo sản phẩm quảng cáo(tức Giấy phép quảng cáo) chỉ được Sở văn hóa – Thể thao và Du lịch 56 Lê Dung, Thị trường quảng cáo: Phép vua thua lệ làng, Báo điện tử Báo mới , 2014, http://www.baomoi.com/Phep-vua-thua-le-lang/45/15090830.epi, [ ngày truy cập 21-10-2014]. GVHD: Phạm Mai Phương 47 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet TP.HCM cấp phép cho hoạt động trong 6 tháng. Thông thường doanh nghiệp làm dịch vụ quảng cáo hợp đồng với khách hàng từ 1 năm trở lên thì việc cứ 6 tháng phải xin phép gia hạn một lần khiến thêm tốn thời gian và tiền bạc. Đó là chưa kể mỗi tỉnh, mỗi địa phương lại đưa ra một mẫu đơn xin phép quảng cáo khác nhau, triển khai theo một cách khác nhau. Bà Ninh Thị Thu Hương, Trưởng phòng Quảng cáo và Tuyên truyền, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) cho biết, khi làm luật quảng cáo, các nhà quản lý đã xây dựng trên tinh thần thông thoáng nhất. Luật đã tháo bỏ rất nhiều thủ tục hành chính, nhưng thật tiếc là tinh thần đó đã không được các nhà quản lý tại địa phương tiếp nhận một cách chính xác. Theo bà Thu Hương, nguyên nhân của việc áp dụng và triển khai sai với quy định của luật là do Sở Văn hóa các tỉnh rất lười đi học các lớp tập huấn do bộ tổ chức. Ông Trần Hùng, Phó chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam ví von: với cách làm như vậy, rõ ràng Luật Quảng cáo đã được triển khai hoàn toàn trái với tinh thần của luật định, dẫn tới tình trạng trên thì trải thảm, dưới thì rải đinh.57 3.1.3. Không đồng nhất các văn bản pháp luật Ở Việt Nam các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế được ban hành ở những thời điểm khác nhau, có nội dung khác nhau và nhu cầu sửa đổi, bổ sung cũng khác nhau. Mặc dù mỗi văn bản thường có phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng riêng, nhưng xét về mặt hiệu lực áp dụng, giữa nhiều văn bản lại có sự liên quan đáng kể. Chính vì vậy, hoạt động lập pháp luôn đồi hỏi yêu cầu xem xét đến tính tổng thể của hệ thống pháp luật khi sửa đổi, bổ sung, ban hành mới một văn bản pháp luật nào đó. Trước đây việc không đồng nhất các quy định, các từ ngữ giữa Pháp lệnh quảng cáo với các văn bản khác đã tạo nên nhiều khó khăn trong việc thi hành. Trong đó có Luật Thương mại có nhiều điều luật quy định trùng với Pháp lệnh quảng cáo. Nhưng lại có các khoản khác với Pháp lệnh. Vẫn tưởng khi Luật quảng cáo được ban hành sẽ cải thiện được tình trạng này nhưng trên thực tế thì tình trạng này vẫn không được cải thiện cụ thể là tại Điều 17 Luật quảng cáo quy định các phương tiện quảng cáo bao gồm: Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác... trong khi Luật thương mại lại quy định là: các phương tiện thông tin đại chúng; các phương tiện truyền tin. Sự không thống nhất này gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý và cản trở quá trình áp dụng quy định của pháp luật. Tạo ra một hệ thống pháp luật chưa thống nhất và không hoàn chỉnh. 57 Lê Dung, Thị trường quảng cáo: Phép vua thua lệ làng, Báo điện tử Báo mới , 2014, http://www.baomoi.com/Phep-vua-thua-le-lang/45/15090830.epi, [ ngày truy cập 21-10-2014]. GVHD: Phạm Mai Phương 48 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet 3.2. Thực trạng trong hoạt động quảng cáo trên Internet Quảng cáo trên Internet của Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh. Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, năm 2010, tổng doanh thu quảng cáo trực tuyến Việt Nam đạt khoảng 500 tỷ đồng, tăng trưởng gần 80% so với doanh thu năm 2009 (278 tỷ đồng). Nếu so với tốc độ tăng trưởng doanh thu 15% của thị trường quảng cáo trực tuyến Mỹ năm 2010 (26 tỷ USD) thì tốc độ tăng trưởng của thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam khá ấn tượng, ông Nguyễn Minh Quý - Giám đốc điều hành Nova Ads - nhìn nhận.58 Từ năm 2012 trở lại đây, mạng quảng cáo tự động đã phát triển vô cùng mạnh mẽ với số lượng các nhà khai thác tăng lên ngày càng nhiều. Trong đó những tên tuổi lớn cung cấp mạng lưới quảng cáo tự động phải kể đến: Google Ads, Ambient, Admicro, Netlink, Ad360, eClick... Theo một nghiên cứu mới đây của Đại học Massey (New Zealand), thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam đang tăng trưởng rất mạnh mẽ và cạnh tranh với quảng cáo truyền thống. Vào năm 2012, chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến đạt 38 triệu USD ở Việt Nam và tăng trưởng với tốc độ 18% sau mỗi năm. 3.2.1. Xử phạt đối với các quảng cáo vi phạm trên Internet Xử phạt vi phạm là hoạt động quan trọng nhất định trong công tác quản lý các quy định về quảng cáo đặc biệt là quảng cáo trên Internet. Nó giúp hạn chế các vi phạm xảy ra, đồng thời còn giúp giáo dục, bảo đảm được trật tự quản lý trong hành chính. Góp phần tạo môi trường cạnh tranh an toàn. Việc xử lý vi phạm chỉ thật sự hiệu quả khi mức phạt đủ tính chất ảnh hưỡng đến các chủ thể thực hiện hành vi. Trong khi quy định của xử phạt về quảng cáo thương mại nói chung và quảng cáo trên Internet nói riêng hiện nay có thể cho rằng còn quá nhẹ. Ở đây chúng ta có thể nhận thấy qua vụ việc MV “Cám ơn cha” do Hồ Ngọc Hà và những người bạn thực hiện có sự tham gia của rất đông “ngôi sao của làng giải trí gồm siêu mẫu Thanh Hằng, ca sĩ Đoan Trang, Ái Phương, Tiêu Châu Như Quỳnh, nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận, Nguyễn Dân…Mặc dù nội dung MV nói về tình cảm cha con, nhưng trong nhiều cảnh quay, đặc biệt là cảnh quay của ca sĩ nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận có rất nhiều hình ảnh con tặng cha chai rượu, cả nhà cùng nâng lý uống rượu. Đã có rất nhiều nhãn hàng rượu mạnh được quay cận cảnh với những hình ảnh lặp đi lặp lại nhiều lần, vì thế rất nhiều người xem cho rằng, MV “Cám ơn cha” là hình thức quảng cáo rượu ngoại trá hình. Phần quảng cáo này đã được đăng tải trên mạng một cách chóng mặt.59 Nhưng đến khi MV này nhận được vô số lượt xem thì cơ 58 Khôi Linh, Quảng cáo tìm kiếm tại VN: Sơ khai nhưng tiềm năng, Báo điện tử Dân trí, 2011, http://dantri.com.vn/suc-manh-so/quang-cao-tim-kiem-tai-vn-so-khai-nhung-tiem-nang-496952.htm, [ ngày truy cập 22-10-2014]. 59 Thụy Vũ, Xữ lý MV của Hồ Ngọc Hà cơ quan quản lý “ chậm chân”!, Báo điện tử Người lao động, 2013, http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/xu-ly-mv-cua-ho-ngoc-ha--co-quan-quan-ly-cham-chan20130611094113484.htm, [ Ngày truy cập 9-11-2014]. GVHD: Phạm Mai Phương 49 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet quan chức năng mới bắt đầu thực hiện công tác xử lý. Ở đây chúng ta có thể thấy MV này đã vi phạm điều 7 Luật Quảng cáo có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 là cấm sử dụng các loại rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên và Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng về việc là cấm sử dụng Internet để quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm. Vì vậy, đơn vị thực hiện MV này sẽ bị xử phạt hành chính về việc quảng cáo sản phẩm trái phép có độ cồn. Mức phạt cao nhất cho tổng các hành vi trên có thể lên đến 30 triệu đồng. Qua sự việc cho thấy thêm một lần nữa cơ quan quản lý tiếp tục chậm chân. Lâu nay, các vụ vi phạm thuộc phạm vi tác phẩm nghệ thuật được truyền tải trên các trang mạng thường không được các cơ quan quản lý chức năng phối hợp xử lý kịp thời. Về đường truyền, trách nhiệm quản lý thuộc về Bộ Thông tin và Truyền thông. Về nội dung hình ảnh liên quan đến nghệ thuật, trách nhiệm quản lý thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nên không bên nào chủ động phối hợp để xử lý kịp thời. Đồng thời mặc nhiên chỉ có thể lý giải rằng, dường như thù lao thu được từ quảng cáo quá hậu hĩnh đến mức các nghệ sĩ sẵn sàng phớt lờ điều cấm trong Luật quảng cáo. Nhiều người cho rằng, với mức phạt như vậy sẽ không thấm vào đâu so với doanh thu mang lại từ việc quảng cáo của sản phẩm, và công mà họ thực hiện quảng cáo. Vì thế, các công ty sẵn sàng không từ một cách thức nào để quảng cáo cho sản phẩm được nhiều người biết đến. 3.2.2. Kiểm duyệt nội dung quảng cáo Thời gian gần đây, nhiều nhà sản xuất, công ty truyền thông đã coi nhẹ yếu tố văn hóa trong những video clip quảng cáo. Hình ảnh phản cảm, không hợp thuần phong mỹ tục, hay những câu thoại có phần… nhạy cảm đang tràn lan trên mạng . Mới đây nhất, một quảng cáo nhãn sản phẩm sữa tắm như phim khiêu dâm cũng khiến nhiều người không khỏi bức xúc của Ngọc Trinh. Hầu hết khán giả cho rằng, quảng cáo có tính khiêu dâm để bán hàng là vô đạo đức. Hai nhân vật phụ trong MV cũng có không ít hành động phản cảm. Điều đáng nói là những hình ảnh phản cảm này lại gắn vào thông điệp thiêng liêng là hướng về Hoàng Sa - Trường Sa. Theo đó, khi mua một chai sữa tắm, người dùng đã ủng hộ biển đảo quê hương 1.000 đồng.60 Quảng cáo này đã vi phạm Điều 8 Luật Quảng cáo và hoàn toàn bị cấm (Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam) mức xử phạt hành chính đối với việc vi phạm này có thể xử phạt tối đa lên tới 40 triệu. Nhưng nó lại được vô tư đăng tải trang mạng và một khi sản phẩm được tự do tung hoành trên mạng bằng những hình thức gây sốc như thế này để thu hút sự chú ý thì tốc độ lan truyền của nó có khi còn nhanh chóng, sâu rộng hơn cả sản phẩm được cho phép quảng cáo theo quy định. Mặc 60 Nhã Hương, Ngọc trinh và đơn vị quảng cáo sẽ bị xử phạt vì clip phản cảm, Báo điện tử Đời sống và Pháp Luật, 2014, http://www.doisongphapluat.com/giai-tri/ngoi-sao/ngoc-trinh-va-don-vi-quang-cao-se-bi-xu-phat-vi-clipphan-cam-a37568.html, [ ngày truy cập 22-10-2014]. GVHD: Phạm Mai Phương 50 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet nhiên, một thực tế mà nhiều người phải đặt câu hỏi là tại sao hầu hết những quảng cáo trá hình này đều do báo chí hoặc khán giả phát hiện ra. Phải chăng quá trình kiểm duyệt nội dung trước khi đăng tải đã bị buông lỏng. Qua đó cần có những quy định mạnh tay siết chặt quảng cáo ngoài luồng trên các trang thông tin điện tử. Thêm vào đó, những kiểu quảng cáo trá hình còn xuất hiện trên nhiều báo điện tử thông qua hình thức viết bài lăng xê nhân vật, đăng kèm clip quảng cáo không được phát sóng chính thức. Đây không chỉ là vấn đề lách luật về quảng cáo mà còn liên quan đến cả nhận thức và đạo đức của những người thực hiện về nội dung của quảng cáo. 61 3.2.3. Chưa kiểm soát hết các hoạt động quảng cáo trên Internet Mạng Internet là mô hình mạng máy tính định vị toàn cầu được liên kết với hàng triệu máy tính ở mọị quốc gia thông qua cơ sở hạ tầng viển thông. Không một giới hạn nào có thể ngăn chặn được sự lan tỏa của nó. Kéo theo đó là sự hình thành hình thức mạng quảng cáo tự động. Từ năm 2012 trở lại đây, mạng quảng cáo tự động đã phát triển vô cùng mạnh mẽ với số lượng các nhà khai thác tăng lên ngày càng nhiều. Trong đó những tên tuổi lớn cung cấp mạng lưới quảng cáo tự động phải kể đến: Google Ads, Ambient, Admicro, Netlink, Ad360, eClick... Theo một nghiên cứu mới đây của Đại học Massey (New Zealand), thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam đang tăng trưởng rất mạnh mẽ và cạnh tranh với quảng cáo truyền thống. Vào năm 2012, chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến đạt 38 triệu USD ở Việt Nam và tăng trưởng với tốc độ 18% sau mỗi năm. Khi nhà quảng cáo (doanh nghiệp hoặc cá nhân) cần giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng, họ chỉ cần thông qua một trung gian duy nhất là mạng quảng cáo tự động, từ đó sản phẩm của họ sẽ được nhắm đến các đối tượng người tiêu dùng tiềm năng và xuất hiện trên rất nhiều website. Cách thức quảng cáo này phù hợp với mọi nhà quảng cáo, từ các nhãn hàng lớn đến những nhà kinh doanh nhỏ lẻ bởi sự thông minh của nó. Ví dụ, một người đọc báo click vào bài báo liên quan đến chăm sóc em bé, thì quảng cáo sẽ tự động xuất hiện những hình ảnh liên quan đến sản phẩm dành cho em bé như: sữa, bỉm, quần áo. Nếu người đọc xem bài viết về ô tô, xe máy quảng cáo sẽ xuất hiện những hình ảnh giới thiệu về các mẫu xe của các hãng. Chính bởi quảng cáo có thể xuất hiện theo đúng ngữ cảnh mà người đọc quan tâm nên mang lại nhiều lợi ích cho nhà quảng cáo. Nhà quảng cáo thường hay trả tiền chi phí quảng cáo theo số lần click chuột hoặc theo ấn tượng... Bên cạnh việc quảng cáo trên các báo điện tử, trang tin điện tử chính thống. Thì hệ thống mạng quảng cáo này còn xuất hiện tràn ngập trên website đen, trong đó chủ yếu là các trang web chiếu phim vi phạm bản quyền. Hiện ở Việt Nam có tới hơn 600 website chiếu 61 Tiểu Quyên, Xây dựng Luật Quảng cáo còn nhiều bất cập, Báo điện tử Người lao động, 2012, http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/xay-dung-luat-quang-cao-con-nhieu-bat-cap-20120507100255894.htm, [ ngày truy cập 22-10-2014]. GVHD: Phạm Mai Phương 51 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet phim online vi phạm bản quyền trên các trang web này xuất hiện nhiều quảng cáo trên các hệ thống quảng cáo tự động, với hình ảnh quảng cáo bị cấm theo quy định của Việt Nam như: quảng cáo game không phép, quảng cáo cờ bạc, quảng cáo rượu mạnh, quảng cáo có tính cách khiêu dâm các loại. 62 Do quảng cáo bị cấm và quảng cáo được phép cùng xuất hiện trên một hệ thống nên khả năng hệ thống quảng cáo tự động không lọc hết những quảng cáo vi phạm khi xuất hiện trên các trang báo điện tử là rất đáng kể. 3.3 Một số giải pháp hoàn thiện Hiện nay, nhận thức của xã hội về vai trò của quảng cáo chưa đồng đều, chưa thống nhất. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, ở nơi này hay nơi khác, vẫn còn có biểu hiện quá lo ngại về nội dung quảng cáo, từ đó có cách quản lý quá chặt chẽ, hạn chế sự phát triển bình thường của hoạt động quảng cáo. Có nơi lại quá buông lỏng hoạt động quảng cáo do thiếu nhân lực, thiếu kiến thức về quản lý, công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo không được làm kịp thời dẫn đến tình trạng quảng cáo lộn xộn, gây mất mỹ quan đô thị và cảnh quan môi trường. Đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động quảng cáo, hoặc thiếu hiểu biết về luật pháp hoặc biết luật nhưng vì lợi ích kinh tế cục bộ, đã có nhiều hành vi vi phạm các quy định của pháp luật. Để thay đổi nhận thức của xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật là một việc làm lâu dài, được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Công tác phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật quảng cáo do vậy có vai trò rất quan trọng trong việc làm thay đổi nhận thức của cả xã hội về vai trò của quảng cáo, về những yêu cầu đặt ra đối với nội dung quảng cáo, hình thức quảng cáo; tính trung thực, minh bạch của quảng cáo. Các quy định của pháp luật quảng cáo phải được phổ biến, tuyên truyền tới tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động quảng cáo. 3.3.1. Đối với quảng cáo thương mại Thứ nhất, thống nhất quản lý hoạt động quảng cáo, người viết đồng ý với quan điểm là do Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Còn Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền. Bên cạnh đó cần thành lập những thanh tra chuyên nghành để kiểm tra quảng cáo trên từng lĩnh 62 M.Q, Báo điện tử cáo nguy cơ gặp rủi ro từ mạng quảng cáo tự động, Báo điện tử ictnew, 2014, http://m.ictnews.vn/internet/bao-dien-tu-co-nguy-co-gap-rui-ro-tu-mang-quang-cao-tu-dong-120540.ict, [ ngày truy cập 24-10-2014]. GVHD: Phạm Mai Phương 52 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet vực quảng cáo riêng biệt ở địa phương. Bổ sung nguồn nhân lực và đạo tạo hội đồng thẩm định quảng cáo. Thứ hai, khắc phục tháo gở tình trạng chồng chéo giữa các văn bản pháp luật với nhau, đồng bộ với các văn bản của các lĩnh vực có liên quan, từng bước xây dựng xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật thống nhất. Hiện nay hoạt động quảng cáo được điều chỉnh bởi Luật Quảng cáo và các quy định về quảng cáo các luật chuyên nghành như sau Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Xuất bản, Luật An toàn thực phẩm, Luật Dược, Luật Xây dựng, Luật Báo chí, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Sở hữu trí tuệ….Để có thể hạn chế sự chồng chéo của các văn bản trên thì cần phải thống nhất các khái niệm, từ ngữ, cách giải thích của các văn bản. Xây dựng các văn bản sau phải cải cách được hạn chế của những quy định cũ lỗi thời và phải phù hợp với quy định của các văn bản khác. Trong quá trình thực hiện nếu thấy văn bản trước không còn phù hợp có thể quy định việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Để giúp hệ thống pháp luật được hoàn thiện hơn. Thứ ba, ngoài việc xử phạt hành chính, thì yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra rà soát quản lý. Vì việc tuyên truyền, giáo dục chỉ thực sự hiệu quả khi kết hợp với biện pháp chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh . Nếu các cơ sở, đơn vị tiếp tục cố tình vi phạm, thì sẽ áp dụng biện pháp xử phạt khác kiệp thời như thu hồi giấy phép kinh doanh đối với những cơ sở không đáp ứng đủ các điều kiện. Đồng thời cần được tổ chức theo hướng tăng cường nhân lực cho bộ phận quản lý nhà nước về quảng cáo, bố trí cán bộ chuyên trách có đủ năng lực, trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, hoàn thiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ đảm bảo cho việc cấp phép thực hiện quảng cáo một cửa liên thông; chú trọng vai trò quản lý nhà nước của cấp quận, huyện, đặc biệt đối với các thành phố lớn có địa giới hành chính rộng và hoạt động quảng cáo phát triển. Thứ tư, các quy định về quảng cáo phải đáp ứng được nhu cầu thực tế và tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh phát triển đồng thời phải loại bỏ những quy định mang tính chất dư thừa để rút gọn hơn những quy định tạo điều kiện dễ dàng cho người dân tiếp nhận thông tin. Theo quan điểm của người viết thì cách liệt kê các từ ngữ cấm sử dụng như Luật Quảng cáo đang liệt kê là “ tốt nhất”, “ duy nhất”, “ số một” thì sẽ bỏ sót các thuật ngữ khác có ý nghía tương tự như dẫn đầu, trên cả tuyệt vời, tiên phong, ... Vì vậy, thiết nghỉ quy định này cần quy định lại theo hướng khái quát, tránh sự liệt kê. Cần cấm quảng cáo có sử dụng những thuật ngữ có nghĩa thể hiện mức so sánh hơn và khẳng định mà không có căn cứ chứng minh. Bởi vì hội đồng thẩm định có thể đánh giá được sự chính xác của nội dung quảng cáo thì nên cho phép doanh nghiệp sử dụng thuật ngữ này nếu đúng sự thật. GVHD: Phạm Mai Phương 53 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet 3.3.2 Đối với quảng cáo trên Internet Thứ nhất, quản lý chặt chẽ hơn vấn đề nội dung quảng cáo, những quảng cáo có nội dung vi phạm hoặc đã bị xử phạt cần có biện pháp xử lý thẩm định cho phép trên môi trường Internet. Buộc các trang web xóa bỏ các quảng cáo đó và quy định các công cụ tìm kiếm trên Internet phải loại bỏ các quảng cáo đó trong phần hiển thị kết quả để hạn chế tối đa các quảng cáo phản cảm, và các quảng cáo vi phạm. Thứ hai, tăng cường đội ngũ kiểm tra rà soát hồ sơ đăng ký quảng cáo. Công tác thẩm định hồ sơ có thể chuyển sang thực hiện trên môi trường Internet vừa có thể để rút ngắn thời gian thẩm định, vừa tiết kiệm các chi phí như giấy tờ, phí đi lại. Để thực hiện cần hiện đại hóa các trang thiết bị máy móc, thường xuyên tổ chức lớp tập huấn để nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngủ cán bộ tại đơn vị quản lý quảng cáo. Thứ ba, quản lý chặt chẽ các chủ thể hoạt động trên Internet, khuyến khích các trang web sử dụng tên mền “.vn” để có thể dễ dàng trong quá trình quản lý, đồng thời có công tác quản lý phù hợp với các trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam. Nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới hoạt động trên trang thông tin điện tử có phát sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam phải nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Thứ tư, cần ban hành những văn bản riêng biệt về hoạt động quảng cáo trên Internet. Cũng như nâng cao hơn nữa mức xử phạt đối với các loại quảng cáo gây phản cảm trên Internet và các quảng cáo bị cấm để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật về quảng cáo. Đồng thời giúp hạn chế hơn nữa các hành vi vi phạm. GVHD: Phạm Mai Phương 54 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet KẾT LUẬN Trong xã hội ngày nay hoạt động quảng cáo đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giúp thương nhân kinh doanh có hiệu quả hơn. Nhưng đứng trước sức ép thách thức của nền kinh tế thị trường một số doanh nghiệp đã vì mục đích lợi nhuận trước mắt mà lạm dụng hoạt động quảng cáo của mình để thực hiện việc cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hạ thấp danh dự chất lượng của sản phẩm khác và có những hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo. Vì vậy việc quản lý hoạt động quảng cáo là cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động này được phát triển hài hòa. Tuy nhiên công tác quản lý quảng cáo còn nhiều yếu kém, tình hình vi phạm vẫn diển ra ngày một tinh vi hơn, chất lượng quảng cáo không đảm bảo. Có thể nói quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo hiện hành cơ bản đã có bước phát triển nhưng quá trình triển khai thực hiện còn chậm nên chưa xử lý triệt để các vấn đề thực tế. Bên cạnh đó còn tồn động vấn đề chồng chéo thẩm quyền quản lý dẫn đến sự không thống nhất các công việc quản lý hoạt động quảng cáo. Mặc dù được ban hành nhiều văn bản để điều chỉnh hướng dẫn, thay thế những quy định cũ nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Hình thức quảng cáo trên Internet là hình thức phổ biến hiện nay và phát triển nhanh chóng . Quảng cáo trên Internet được điều chỉnh trong khá nhiều văn bản. Cần thống nhất ban hành những quy định thống nhất cho hình thức này bởi mạng Internet là môi trường vô cùng rộng lớn, nên rất dễ xảy ra hành vi vi phạm. Vì vậy, vấn đề xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh sẽ là vấn đề tiền đề cơ sở cho sự phát triển và quản lý của hoạt động quảng cáo thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đáp ứng được nhu cầu trong xã hội ngày nay. GVHD: Phạm Mai Phương 55 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Bộ Luật hình sự năm 1999 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009). 2. Luật Cạnh tranh năm 2004. 3. Luật Xuất bản năm 2004 ( sửa đổi, bổ sung năm 2008). 4. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ( sữa đổi, bổ sung năm 2009). 5. Luật Thương mại năm 2005. 6. Luật Công nghệ thông tin năm 2006. 7. Luật Quảng cáo năm 2012. 8. Nghị định 37/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. 9. Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/08/2008 quy định về chống thư rác. 10. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng. 11. Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. 12. Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về quy định xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. 13. Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 tháng 11 năm 2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. 14. Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Quảng cáo. 15. Thông tư số 10/2013/TT-BVVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo. 16. Thông tư liên tịch số 85/2008/TTLT-BVTTT ngày 18/12/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Bộ thông tin và Truyền thông hướng dẫn về cấp phép, đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.  Danh mục sách, giáo trình, luận văn 1. Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương, Quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh, NXB Lao động – Xã hội, 2008. 2. Giáo trình Luật Thương mại Tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2006. 3. Nhóm tác giả Elicom, Quảng cáo trên Internet, NXB Hà Nội, 2000. 4. PGS.TS. Lê Danh Vĩnh, Giáo trình luật cạnh tranh, NXB Đại học Kinh tếLuật, 2010. 5. Trần Hồng Cúc Phượng ( 2012), Pháp luật về quảng cáo thương mại- thực tiễn quảng cáo trên Internet. 6. Ts. Dương Kim Thế Nguyên, Giáo trình Luật thương mại 1A, Đại học Cần Thơ, 2007. 7. Vũ quỳnh, Quảng cáo và các hình thức quảng cáo hiệu quả nhất, NXB Lao động- Xã hội, 2006.  Danh mục website 1. Cẩm An, Quảng cáo gây nhầm lẫn: Sunhouse là của nước nào?, http://thoibaokinhdoanh.vn/quang-cao-gay-nham-lan-sunhouse-la-cua-nuoc-nao.html, [ ngày truy cập 20-11-2014]. 2. Dạ Miên, Bị phạt 70 triệu đồng vì quảng cáo so sánh với bột giặc khác, http://www.cand.com.vn/vi-VN/kinhte/2014/6/234594.cand, [ truy cập ngày 2011-2014]. 3. Linh Anh, Loay hoay chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, Báo điện tử Kinh tế và Đô thị, 2014, http://ktdt.vn/van-hoa/tin-tuc/2014/05/8102499B/loay-hoay-chanchinh-hoat-dong-quang-cao/, [ngày truy cập 22-10-2014]. 4. Lê Dung, Thị trường quảng cáo: Phép vua thua lệ làng, Báo điện tử Báo mới, 2014, http://www.baomoi.com/Phep-vua-thua-le-lang/45/15090830.epi, [ngày truy cập 21-10-2014]. 5. Khôi Linh, Quảng cáo tìm kiếm tại VN: Sơ khai nhưng tiềm năng, Báo điện tử Dân trí, 2011, http://dantri.com.vn/suc-manh-so/quang-cao-tim-kiem-tai-vn-sokhai-nhung tiem-nang-496952.htm, [ngày truy cập 22-10-2014]. 6. Marketing Vietnam, Quảng cáo qua email- đâu là giải pháp?, http://www.marketingvietnam.net/content/view/176/15/, [ngày truy cập 22-82014]. 7. Minh Trí, Hoạt động quảng cáo và những vấn đề đặt ra dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, Báo điện tử Báo mới, 2014, http://www.baomoi.com/Hoat-dongquang-cao-va-nhung-van-de-dat-ra-duoi-goc-do-phap-luat-canhtranh/45/14482502.epi, [ngày truy cập 22-10-2014]. 8. M.Q, Báo điện tử cáo nguy cơ gặp rủi ro từ mạng quảng cáo tự động, Báo điện tử ictnew, 2014, http://m.ictnews.vn/internet/bao-dien-tu-co-nguy-co-gap-rui-rotu-mang-quang-cao-tu-dong-120540.ict, [ngày truy cập 24-10-2014]. 9. Nguyễn Minh Cúc, Những kiến thúc cơ bản nhất về SEM, http://www.hocmarketing.vn/2013/05/nhung-kien-thuc-co-ban-nhat-ve-sem.html, [ngày truy cập 23- 8- 2014]. 10. Ngô Mạnh Hùng, Bộ Thông ti n và Tuyền thông, Quảng cáo thực phẩm chức năng: vẫn tiếp diễn vi phạm, http://infonet.vn/quang-cao-thuc-pham-chuc-nangvan-tiep-dien-vi-pham-post146399.info, [ngày truy cập 23-10-2014]. 11. Nhã Hương, Ngọc trinh và đơn vị quảng cáo sẽ bị xử phạt vì clip phản cảm, Báo điện tử Đời sống và Pháp Luật, 2014, http://www.doisongphapluat.com/giaitri/ngoi-sao/ngoc-trinh-va-don-vi-quang-cao-se-bi-xu-phat-vi-clip-phan-cama37568.html, [ngày truy cập 22-10-2014]. 12. Quảng cáo trực tuyến,http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_c%C3%A1o_tr%E1%B B%B1c_tuy%E1%BA%BFn, [ngày truy cập 29-8-2014]. 13. Quảng cáo hiển thị, http://quangcaotunhien.com/quang-cao-hien-thi/, [ngày truy cập 29-8-2014]. 14. Quảng cáo trên các mạng xã hội, http://www.onboom.com/dich-vuwebsite/1702-quang-cao-tren-cac-mang-xa-hoi.html, [ngày truy cập 1-9-2014]. 15. Quảng cáo trực tuyến và những điều cần biết, http://quangbathuonghieu.info/internet-marketing/quang-cao-truc-tuyen-vanhung-dieu-can-biet.html, [ngày truy cập 23-8-2014]. 16. Quảng cáo trực tuyến, http://vsolutions.vn/channel/1701/201201/Quang-caotruc-tuyen-2127956/, [ngày truy cập 24-8-2014]. 17. SEM là gì? Tại sao phải làm SEM, http://appnet.edu.vn/sem-la-gi-tai-sao-phailam-sem, [ngày truy cập 22-8-2014] 18. SEM là gì? Vai trò của SEO và PPC trong SEM, http://dichvuseo.pbs.vn/dichvu-seo/111-sem-la-gi-vai-tro-cua-seo-va-ppc-trong-sem.html, [ngày truy cập 238-2014]. 19. Tú Linh, Biển báo sai quy định ở Hà Nội: Lay hoay chấn chỉnh, Báo điện tử Tuổi trẻ Thủ Đô, 2014, http://tuoitrethudo.vn/van-hoa/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/bienquang-cao-sai-quy-%C4%91inh-o-ha-noi-loay-hoay-chan-chinh-7253-315.html, [ngày truy cập 22-10-2014]. 20. Thụy Vũ, Xữ lý MV của Hồ Ngọc Hà cơ quan quản lý “ chậm chân”!, Báo điện tử Người lao động, 2013, http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/xu-ly-mv-cua-hongoc-ha--co-quan-quan-ly-cham-chan-20130611094113484.htm, [ Ngày truy cập 9-11-2014]. 21. Tiểu Quyên, Xây dựng Luật Quảng cáo còn nhiều bất cập, Báo điện tử Người lao động, 2012, http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/xay-dung-luat-quang-cao-connhieu-bat-cap-20120507100255894.htm, [ngày truy cập 22-10-2014]. [...]... Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet với người quảng cáo trong quan hệ quảng cáo Do mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với người quảng cáo, là bên tư vấn ý tưởng quảng cáo hoặc thực hiện quảng cáo cho người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo không thể tránh khỏi trách nhiệm liên đới trong trường hợp quảng cáo sai trái Theo Luật Quảng cáo thì người... trạng quảng cáo trên Internet CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI VÀ QUẢNG CÁO TRÊN INTERNET 2.1 Những quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại 2.1.1 Các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo thương mại Có nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại với mục đích cách thức và mức độ khác nhau đó có thể là: người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, ... sản xuất.7 7 Giáo trình luật thương mại tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2006, tr.154 GVHD: Phạm Mai Phương 8 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet 1.2 Khái quát chung về quảng cáo trên Internet 1.2.1 Khái niệm về quảng cáo trên Internet Cách đây hơn 70 năm , kể từ khi kỹ nghệ quảng cáo hiện đại ra đời, những... tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet thì người người tiếp nhận quảng cáo cần phải tìm kiếm sự hỗ trợ của pháp luật Vậy theo quy định của Luật quảng cáo thì người tiếp nhận quảng cáo có những quyền và nghĩa vụ như sau: được thông tin trung thực về chất lượng, tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Được từ chối tiếp nhận quảng cáo, được yêu cầu người quảng. .. quy định chi tiết Luật thương mại về xúc tiến thương mại 1.1.2 Khái niệm của quảng cáo thương mại Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty, hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền GVHD: Phạm Mai Phương 5 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet thông phi... luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet Hoạt động quảng cáo ở Việt Nam được điều chỉnh bởi hai loại văn bản pháp luật : Các văn bản pháp luật về quảng cáo nói chung và các văn bản quy định về quảng cáo thương mại Trước khi có Luật Quảng cáo thì tại điều 4 Pháp lệnh về quảng cáo quy đinh: “ Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao... luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác 28 Quan hệ quảng cáo có thể hình thành trên cơ sở hợp đồng phát hành quảng cáo giữa người quảng cáo hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo với người phát hành quảng cáo Thực. ..Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet Pháp lệnh quảng cáo Ngoài ra, các Bộ, nghành khác cũng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản không ngừng được sữa đổi, bổ sung, thay thế nhằm tạo dựng cơ sỡ pháp lý cần và đủ cho hoạt động quảng cáo rõ ràng, phù hợp hơn với xã hội nay Các văn bản hiện hành điều chỉnh về quảng cáo: Sau... rõ : 32 33 Luật Quảng cáo năm 2012, điều 16 Luật Thương mại năm 2005, điều 106 GVHD: Phạm Mai Phương 21 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet - Tên tờ báo - Tên, địa chỉ của cơ quan báo chí - Dòng chữ “ Phụ trương quảng cáo không tính vào giá bán” - Không được quảng cáo trên một bìa một tạp chí, trang nhất của báo Quảng cáo trên báo... Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet Công nghệ thông tin, các quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng Internet Để có thể quảng cáo trên internet người thực hiện quảng cáo có quyền: a) Yêu cầu khôi phục thông tin của mình hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin của mình trong trường hợp nội dung thông tin đó không vi phạm quy định của pháp luật Quảng cáo

Ngày đăng: 03/10/2015, 17:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • _Toc402351678

  • _Toc404700468

  • NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

  • (

  • NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

  • (

  • MỤC LỤC

  • LỜI NÓI ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục tiêu của đề tài

    • _Toc402351679

    • _Toc402351680

    • _Toc404700469

    • _Toc404700470

    • _Toc404700471

      • 3. Phạm vi nghiên cứu

      • 4. Phương pháp nghiên cứu

      • 5. Bố cục của đề tài

      • _Toc402351681

      • _Toc402351682

      • _Toc402351683

      • _Toc402351684

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan