thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật việt nam

58 591 0
thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 37 (2011-2015) Đề tài: THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mỹ Linh Bộ môn: Luật Tƣ pháp Sinh Viên thực hiện: Nguyễn Thị Kiều My MSSV: 5115997 Lớp: Luật Tƣ pháp 2 – K37 Cần Thơ, 11/2014 , 03/2012 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN LUẬN VĂN ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............... GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN LUẬN VĂN ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ .................................................................................................................... GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................1 2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................................2 5. Bố cục đề tài ....................................................................................................................3 CHƢƠNG 1 ........................................................................................................................4 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ ........................................................................................................................................4 1.1. Một số khái niệm có liên quan đến thời điểm có hiệu lực của hợp đồng ....................4 1.1.1. Khái niệm hợp đồng ..............................................................................................4 1.1.2. Khái niệm hiệu lực của hợp đồng ..........................................................................5 1.1.3. Khái niệm thời điểm có hiệu lực của hợp đồng ......................................................6 1.2. Lƣợc sử phát triển những quy định của pháp luật về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng ..................................................................................................................................7 1.2.1. Trong thời kì phong kiến.......................................................................................7 1.2.1.1. Bộ luật Quốc Triều Hình Luật thời nhà Lê ........................................................7 1.2.1.2. Bộ Luật Hoàng Việt Luật Lệ thời nhà Nguyễn ...................................................8 1.2.2. Trong luật cận đại Việt Nam .................................................................................9 1.2.3. Trong luật Việt nam hiện đại ..............................................................................10 1.2.3.1. Giai đoạn 1945 đến năm 1954 .......................................................................10 1.2.3.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 ............................................................11 1.2.3.3.Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1980 .............................................................11 1.2.3.4. Giai đoạn sau năm 1980 đến năm 1992 ..........................................................12 1.2.3.5. Thời kì sau khi ban hành hiếp pháp 1992 đến nay ...........................................14 1.3. Ý nghĩa của việc quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng ................................15 1.3.1. Phân loại hợp đồng .............................................................................................15 1.3.2. Xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên ..............................15 1.3.3. Căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba .............................16 1.3.4. Căn cứ để tòa án xác định thời điểm vi phạm hợp đồng nếu có phát sinh tranh chấp .............................................................................................................................18 CHƢƠNG 2 ......................................................................................................................19 CĂN CỨ XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ ...19 2.1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo luật định ......................................19 GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam 2.1.1. Hợp đồng không cần phải lập thành văn bản hoặc phải xác lập bằng văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, đăng ký hay xin phép với cơ quan có thẩm quyền ..............................................................................................................21 2.1.2. Hợp đồng được xác lập bằng văn bản bắt buộc phải công chứng, chứng thực với cơ quan có thẩm quyền ................................................................................................24 2.1.3. Hợp đồng được xác lập bằng văn bản bắt buộc các bên phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền ......................................................................................28 2.1.4. Hợp đồng được xác lập bằng văn bản bắt buộc các bên phải thực hiện thủ tục xin phép với cơ quan có thẩm quyền ..................................................................................30 2.2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo sự thỏa thuận – Trƣờng hợp phổ biến hợp đồng có điều kiện .............................................................................................31 2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng dân sự có điều kiện ...................................36 2.2.2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự có điều kiện .....................................38 CHƢƠNG 3 ......................................................................................................................41 THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ÁP DỤNG THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG ............................................................................................................41 3.1. Thực tiễn áp dụng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong một số trƣờng hợp cụ thể ...................................................................................................................................41 3.1.1. Nhận xét chung ..................................................................................................41 3.1.2. Một số trường hợp bất cập của việc áp dụng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vào thực tế ...................................................................................................................41 3.2. Một số kiến nghị nhằm hạn chế các bất cập phát sinh về cách xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng .....................................................................................................45 3.2.1. Sửa đổi, bổ sung diều 404 Bộ Luật Dân Sự 2005 .................................................45 3.2.1.1. Cần quy định theo trình tự từ nguyên tắt chung đến từng trường hợp cụ thể .....45 3.2.1.2. Sửa đổi bổ sung quy định về thời điểm giao kết hợp đồng khi các bên giao kết hợp đồng bằng văn bản, hoặc trả lời giao kết hợp đồng bằng văn bản .........................46 3.2.1.3. Bổ sung quy định thời điểm giao kết hợp đồng khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết bằng cách thực hiện thực hiện một hành vi cụ thể ..................................47 3.2.2. Sửa đổi bổ sung quy dịnh tại điều 405 Bộ Luật Dân Sự 2005 về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng .........................................................................................................48 KẾT LUẬN .......................................................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, với sự phát triển của xã hội thì việc thực hiện các hợp đồng dân sự là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của người dân. Hiện nay, số lượng các hợp đồng dân sự không ngừng gia tăng, phong phú về hình thức, đa dạng về nội dung, tính chất…Nhưng không phải lúc nào giữa các bên trong hợp đồng cũng thực hiện hợp đồng một cách hài hòa, đúng lúc, theo đúng với những gì các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định mà đôi khi giữa họ sẽ phát sinh những tranh chấp. Khi có tranh chấp xảy ra thì có nhiều trường hợp các bên trong hợp đồng tự họ có thể tự thỏa thuận với nhau hoặc nếu có thỏa thuận trọng tài giải quyết thì lúc này trọng tài sẽ giải quyết. Song cũng có những trường hợp mà các bên không thể thương lượng được cũng như trọng tài cũng không thể giải quyết được thì lúc này Tòa án sẽ giải quyết theo đúng với các quy định của pháp luật. Một số trường hợp các bên vi phạm hợp đồng do không xác định được thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng nên họ không thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ các nghĩa vụ của mình. Do đó, câu hỏi đặt ra là để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và để thực hiện có hiệu quả các giao dịch dân sự nói chung và các hợp đồng dân sự nói riêng thì đòi hỏi các bên trong hợp đồng cần phải biết các kiến thức cơ bản về hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia vào các hợp đồng dân sự. Bên cạnh, những hiểu biết về nội dung, hình thức… thì hiểu biết về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cũng là một nội dung rất quan trọng để đảm bảo lợi ích của các bên trong khi thực hiện các giao dịch dân sự. Trong hợp đồng dân sự, thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là yếu tố pháp lý rất quan trọng để xác định thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, bởi vì từ khi hợp đồng có hiệu lực thì các quyền và nghĩa vụ của các bên mới phát sinh và hợp đồng mới có hiệu lực ràng buộc từ đây. Cũng từ khi hợp đồng có hiệu lực thì nó mới được pháp luật tôn trọng và bảo vệ trong trường hợp có tranh chấp phát sinh. Tuy nhiên, việc quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong Bộ Luật Dân Sự 2005 và trong các văn bản quy phạm pháp luật khác cùng có quy định điều chỉnh lại chưa thật sự rõ ràng, đồng nhất với nhau. Vì thế đã dẫn đến nhiều cách áp dụng khác nhau, từ đó nảy sinh nhiều bất cập trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự nhất là khi có các tranh chấp phát sinh. Lúc này, sẽ gây ra nhiều lúng túng cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong cách áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 1 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Với những kiến thức cơ sở lí luận là nền tảng mà người viết đã được trang bị trong quá trình học tập, kết hợp với những vướng mắc, bất cập trong thực tế và nhằm đạt được sự thống nhất trong các quy định của pháp luật về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Tránh trường hợp có nhiều cách áp dụng khác nhau dẫn đến xảy ra nhiều tranh chấp và để các hợp đồng dân sự, thực sự phát huy hiệu quả tích cực của nó trong đời sống xã hội. Tạo điều kiện cho các mối quan hệ trong các hợp đồng dân sự giữa các bên được ổn định, phát triển cũng như nâng cao những hiểu biết cho bản thân về vấn đề này, người viết đã quyết định chọn đề tài: “Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam”. 2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn này chỉ nghiên cứu những quy định của pháp luật về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dựa trên những quy định trong Bộ Luật Dân Sự 2005 và các các văn bản quy phạm pháp luật khác cùng có quy định điều chỉnh vấn đề có liên quan đến thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xem có mâu thuẫn, chồng chéo lên nhau không. Để qua đó rút ra những điểm còn hạn chế, những bất cập còn tồn động trên thực tế và đưa ra một số quan điểm cá nhân của người viết. Nhằm tìm ra các giải pháp khắc phục, hạn chế những bất cập từ các quy định của pháp luật về vấn đề thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài “Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam” nhằm mục đích tìm hiểu xem những quy định của pháp luật hiện nay có quy định như thế nào về vấn đề này. Từ đó, tìm ra những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng những quy định của pháp luật vào thực tiễn và đánh giá thực trạng các tranh chấp về hợp đồng dân sự có liên quan đến thời điểm có hiệu lực của hợp đồng hiện nay. Để qua đó, tìm ra các giải pháp khắc phục và hạn chế vấn đề này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình làm luận văn, để hoàn thành luận văn với hình thức, nội dung phù hợp với đề tài nghiên cứu thì việc sử dụng đúng phương pháp nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng. Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở khoa học pháp lý và những nội dung lý luận về luật học nên người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu: - Phân tích luật viết nhằm tìm hiểu các quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành. Bởi vì muốn hiểu pháp luật quy định như thế nào về vấn đề nào đó thì ta cần phải phân tích từng câu từng chữ, cũng như tổng hợp các quy định liên quan cùng điều chỉnh lĩnh vực mà chúng ta nghiên cứu thì mới hiểu được tinh thần của luật. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 2 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam - Phương pháp so sánh đối chiếu, tổng hợp thống kê, vận dụng các tài liệu của các nhà nghiên cứu luật học của các tạp chí chuyên ngành có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm bổ sung những kiến thức về mặt lý luận, thực tiễn áp dụng pháp luật. Từ đó tìm ra những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật ở lĩnh vực mình nghiên cứu. Ngoài ra, người viết còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu luật viết khác để hoàn thành luận văn. 5. Bố cục đề tài Đề tài nghiên cứu “ Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam” bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung của đề tài được chia thành ba chương như sau: Chƣơng 1: Khái quát chung về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự Trong chương này người viết phân tích khái quát về các khái niệm có liên quan đến thời điểm có hiệu lực của hợp đồng như: khái niệm hợp đồng dân sự, hiệu lực của hợp đồng dân sự và khái niệm thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Nêu sơ lượt về lịch sử hình thành các quy định của pháp luật về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và cuối cùng là ý nghĩa của việc quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Chƣơng 2: Căn cứ xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự Đây là chương phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, phân tích các căn cứ để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Nếu căn cứ vào luật định thì hợp đồng sẽ có hiệu lực vào những thời điểm nào? Còn nếu căn cứ vào sự thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định ra sao? Trong trường hợp phổ biến là hợp đồng có điều kiện thì hợp đồng sẽ có hiệu lực vào thời điểm nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được người viết trình bày trong chương 2. Chƣơng 3: Thực tiễn áp dụng và hƣớng hoàn thiện về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự Từ những quy định của pháp luật hiện hành, người viết đưa ra một số ví dụ còn bất cập về việc áp dụng quy định của pháp luật để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Qua đó, phân tích những thuận lợi và bất cập của việc quy định thời điểm có hiệu lựa của hợp đồng. Cũng như đưa ra các phương hướng nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong giai đoạn hiện nay. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 3 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ Trong chương này, nội dung chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận khái quát nhất, cũng như đưa ra các khái niệm có liên quan đến thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Nghiên cứu sơ lược về lịch sử hình thành các quy định của pháp luật về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và cuối cùng là nêu lên ý nghĩa của việc quy định thời điểm đó. 1.1. Một số khái niệm có liên quan đến thời điểm có hiệu lực của hợp đồng 1.1.1. Khái niệm hợp đồng Xã hội ngày càng phát triển, sự phân công lao động ngày càng thể hiện rõ rệt, theo đó mỗi người chỉ có thể đảm nhận một mảng nhỏ các công việc trong xã hội, trong khi nhu cầu của mỗi người về vật chất, tinh thần ngày càng tăng. Do đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của mình thì việc các bên thiết lập các giao dịch trao đổi các lợi ích vật chất, tinh thần cho nhau là một tất yếu đối với đời sống xã hội. Trong các giao dịch đó thì không thể thiếu các hợp đồng dân sự, nếu xét ở góc độ cơ sở hình thành thì hợp đồng dân sự được hình thành từ hai cơ sở sau đây: - Cơ sở khách quan: Với sự phát triển của xã hội hiện nay, để thỏa mãn nhu cầu của mình đòi hỏi các chủ thể phải có sự trao đổi với nhau hay còn gọi là có các hợp đồng để thỏa mãn các nhu cầu của bản thân. Và các giao dịch nói chung, hợp đồng dân sự nói riêng là phương tiện hữu hiệu để thỏa mãn các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. - Cơ sở chủ quan: Tham gia các hợp đồng dân sự là nhằm mục đích thỏa mãn các nhu cầu của mình cho nên việc các chủ thể tham gia vào các hợp đồng dân sự đều xuất phát từ ý chí đích thực của chủ thể đó. C.Mác nói rằng: “Tự chúng, hàng hóa không thể đi đến thị trường và trao đổi với nhau được. Muốn cho những vật đó trao đổi với nhau, thì những người giữ chúng phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong các vật đó.” 1 Nếu theo định nghĩa cụ thể hơn thì: “hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng, cho tài sản, làm một việc hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dung.” 2 Còn ở Điều 388 Bộ Luật Dân sự 2005 thì nó định nghĩa về hợp đồng dân sự một cách khái quát hơn: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, trong lưu thông dân sự việc chuyển giao các quyền tài sản giữa người này với người khác không phải tự nhiên được hình thành mà phải thông qua những thỏa thuận nào đó của các bên. 1 2 Các Mác, Tư Bản, Quyển 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, năm 1973, tr.163 Điều 1, Pháp lệnh hợp đồng dân sự , năm 1991 GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 4 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Khi tham gia vào các hợp đồng dân sự, nếu chỉ có một bên thể hiện ý chí của mình mà không được bên kia chấp nhận thì việc chuyển giao tài sản hoặc làm hay không làm một việc nào đó sẽ không được thực hiện. Khi các bên phải chuyển giao tài sản hoặc làm hay không làm một việc nào đó thì giữa họ phải có sự thống nhất ý chí vì sự thống nhất ý chí của các chủ thể khi tham giao vào các giao dịch dân sự cũng được xem như là sự tự nguyện của các chủ thể. Tuy nhiên, ý chí của các chủ thể cũng cần phải phù hợp với ý chí chung của nhà nước và pháp luật. Tóm lại, theo quy định của pháp luật hiện hành thì khái niệm hợp đồng dân sự không chỉ là sự thoả thuận để một bên chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc cho bên kia, hoặc không được làm một việc nào đó mà có thể còn là sự thoả thuận để thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. 1.1.2. Khái niệm hiệu lực của hợp đồng Hiệu lực của hợp đồng đối với sự tồn tại của hợp đồng có thể được ví giống như là “hơi thở” đối với sự sống của con người. Nếu một hợp đồng không có hiệu lực cũng đồng nghĩa là giữa các bên không tồn tại quan hệ hợp đồng. Nhưng việc đưa ra một định nghĩa chính xác về hiệu lực của hợp đồng là như thế nào là một điều không hề dễ dàng. Trong từ điển giải thích thuật ngữ Luật học có giải thích khái niệm hiệu lực của hợp đồng dân sự như sau: “Hiệu lực của hợp đồng là giá trị bắt buộc thi hành đối với các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng.” 3 Tuy ngắn gọn, nhưng định nghĩa này cũng phản ánh được phần nào bản chất của khái niệm hiệu lực của hợp đồng. Trên phương diện giải thích thuật ngữ cũng đã đưa ra khái niệm hiệu lực của hợp đồng với dấu hiệu đặc trưng cơ bản của nó là giá trị ràng buộc các bên, buộc các bên phải thi hành nghiêm túc hợp đồng một khi hợp đồng phát sinh hiệu lực. Trong Bộ Luật Dân Sự Pháp cũng có quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có giá trị là luật đối với các bên, chỉ có thể bị hủy bỏ trên cơ sở có thỏa thuận chung, hoặc theo những căn cứ do pháp luật quy định và phải được thực hiện một cách thiện chí.” 4 Theo quy định này, một khi hợp đồng có hiệu lực thì nó có giá trị là luật đối với các bên, được pháp luật tôn trọng bảo vệ và các bên buộc phải tuân thủ thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc, có thiện chí. Các bên không được hủy hợp đồng nếu không có sự thỏa thuận của tất cả các bên khác trong hợp đồng hoặc có các căn cứ được phép hủy do pháp luật quy định. Trong Bộ Luật Dân Sự 2005 của Việt Nam ở Điều 405 không có quy định cụ thể về hiệu lực của hợp đồng, mà chỉ quy định khái quát là: “hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có 3 Đinh Văn Thanh & Phạm Công Lạc, Thuật ngữ Luật Dân sự, trong bộ Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb. Công An Nhân Dân, năm 1999. tr 65. 4 Điều 1134, Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp, Nxb. Tư pháp, năm 2006. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 5 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam quy định khác”. Có thể nói, quy định này chưa thể hiện được bản chất của khái niệm hiệu lực của hợp đồng là giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên, mà chủ yếu nó chỉ xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, tại Điều 4 Bộ Luật Dân Sự 2005 có quy định chung về hiệu lực của các cam kết dân sự như sau: “cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng”. Vậy ta thấy ở Điều 4 Bộ Luật Dân Sự 2005 này luật có vẻ như có tính ràng buộc hơn so với quy định ở Điều 405, nghĩa là khi các cam kết, thỏa thuận có hiệu lực thì buộc các bên, các cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác phải tôn trọng các thỏa thuận, cam kết này. Tóm lại, qua tìm hiểu các quy định của pháp luật và từ điển về khái niệm hiệu lực của hợp đồng, ta thấy có hai dấu hiệu thể hiện bản chất của nó đó là: - Một khi hợp đồng có hiệu luật thì nó có giá trị pháp lý như pháp luật. - Khi nó có hiệu lực thì nó ràng buộc và mang tính cưỡng chế nhằm buộc các bên phải tôn trọng và thực thi đầy đủ các cam kết các thỏa thuận trong hợp đồng. Trên cơ sở nhận thức bản chất hiệu lực của hợp đồng, ta có thể hình dung hiệu lực của hợp đồng là giá trị pháp lý của hợp đồng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào hợp đồng. Và giá trị pháp lý của hợp đồng khi nó có hiệu lực sẽ ràng buộc các bên tham gia hợp đồng phải tôn trọng, phải thi hành nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng. 1.1.3. Khái niệm thời điểm có hiệu lực của hợp đồng Trong từ điển tiếng Việt thì thời điểm là khoảng thời gian rất ngắn, được coi là một điểm trên đường thẳng cụ thể hóa thời gian. Còn hiệu lực thì hiệu là có công dụng, lực là sức, vậy thời điểm có hiệu lực là thời gian có công dụng áp dụng của một cái gì đó. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xét về mặt thời gian là thời hạn mà hợp đồng có hiệu lực. Trong Bộ Luật Dân Sự 2005 thì không có một quy định nào nêu lên khái niệm về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mà chỉ có quy định nêu lên thời điểm mà hợp đồng có hiệu lực như ở Điều 405 Bộ Luật Dân Sự như đã tìm hiểu ở phần trên. Có ý kiến cho rằng: “thường thì khi nói tới hiệu lực của hợp đồng, chủ yếu người ta thường nói tới thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.” 5 Nghĩa là khi nhắc tới hiệu lực của hợp đồng thì người ta thường nói đến thời điểm có hiệu lực của hợp đồng (thời điểm mà hợp đồng bắt đầu phát sinh hiệu lực), ý kiến này có phần hợp lý bởi vì hiệu lực của hợp đồng chỉ bắt đầu được tình từ thời điểm mà hợp đồng có hiệu lực. Mặc dù, luật hiện hành vẫn chưa có định nghĩa nào cụ thể về thời điểm hiệu lực của hợp đồng là gì, nhưng ta cũng có thể hiểu thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời 5 Ngô Huy Cương, Khái niệm hiệu lực của nghĩa vụ và vấn đề thực hiện nghĩa vụ, Nxb Nhà nước và Pháp luật, năm 2008, tr. 37 GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 6 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam điểm mà hợp đồng phát sinh hiệu lực và kể từ thời điểm đó thì các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mới phát sinh. Và trong khoảng thời gian hợp đồng có hiệu lực thì thời điểm phát sinh hiệu lực là một yếu tố pháp lý rất quan trọng để xác định hiệu lực của hợp đồng. Nó là móc bắt đầu, đầu tiên nhất để tính khoảng thời gian có hiệu lực của hợp đồng và bắt đầu từ thời điểm có hiệu lực thì hợp đồng mới thực sự phát sinh ý nghĩa của nó đối với các bên giao kết. Nói tóm lại, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bắt đầu có sự ràng buộc pháp lý giữa các bên trong hợp đồng, là thời điểm làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên. Kể từ thời điểm đó các bên không được đơn phương thay đổi hoặc rút lại các cam kết trong hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp đồng. 1.2. Lƣợc sử phát triển những quy định của pháp luật về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng 1.2.1. Trong thời kì phong kiến 1.2.1.1. Bộ luật Quốc Triều Hình Luật thời nhà Lê Là một bộ luật nổi tiếng của Việt Nam thời kì phong kiến, Quốc Triều Hình Luật hay còn được gọi Luật Hồng Đức ra đời vào thời Hậu Lê, thời kỳ đất nước ta đạt đến đỉnh cao của chế độ phong kiến tập quyền. Do nhu cầu phát triển của chế độ Trung ương tập quyền, các hoạt động lập pháp của nhà Lê được đẩy mạnh nhằm xác lập sự thống trị của nhà Lê. Bộ Luật Hồng Đức đã trãi qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, bắt đầu từ thời Lê Thái Tổ đến thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành. Chính vì thế nó có một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Luật Việt Nam giai đoạn phong kiến. Có ý kiến cho rằng “Nói đến Luật Hồng Đức, người ta nghĩ ngay đến một bộ luật có kĩ thuật lập pháp cao, nội dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật. Quốc triều hình luật là sự kế thừa và sáng tạo độc đáo các thành tựu luật pháp trước đó để đạt đến đỉnh cao nhất của thành tựu luật pháp phong kiến Việt Nam.” 6 Ngoài ra, Luật Hồng Đức còn mang nhiều tư tưởng dân tộc, nhân đạo tiến bộ với các quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới chống lại sự ức hiếp, sách nhiễu của cường hào, quan lại… Trong Luật Hồng Đức thì không có khái niệm thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, tuy nhiên nó vẫn có các khái niệm như: mua, bán, cho, cầm … Ví dụ: không được bán ruộng đất công (điều 342), cấm ức hiếp để mua ruộng đất của người khác (điều 355). Người đã cầm ruộng đất cho người khác chưa đem tiền chuộc trả cho chủ cầm mà lại đem bán đứt ruộng đất cho người khác thì phải chịu phạt 50 roi và chịu biếm một tư (điều 383)… 6 Lê Thị Khánh Ly, Tạp chí nghiên cứu văn hóa: Quốc Triều Hình Luật đỉnh cao của thành tựu luật pháp Việt Nam thời phong kiến, http://huc.edu.vn/vi/spct/id75/QUOC-TRIEU-HINH-LUAT-DINH-CAO-CUA-THANH-TUULUAT-PHAP-VIIET-NAM-THOI-PHONG-KIEN/ , [truy cập ngày 20/8/2014] GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 7 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Mặc dù, vẫn chưa có các khái niệm cụ thể về hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng… Nhưng ở Luật Hồng Đức thời kì này cũng đã hình thành những tư tưởng về “hợp đồng” rõ rệt như khi mua bán thì cần phải có sự “thỏa thuận” điều kiện để một hợp đồng mua bán ruộng đất có hiệu lực là khi hợp đồng đó được kí kết trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện giữa các bên. Luật cấm các trường hợp ức hiếp để mua bán ruộng đất, cấm ức hiếp để mua ruộng đất của người khác (điều 355) hoặc tùy tiện đem bán ruộng đất đã đem cầm mà chưa chuộc lại (điều 383) … Tuy nhiên, tự do thỏa thuận, tự nguyện, bình đẳng ở đây cũng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật, luật cấm các trường hợp, bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị tội chém (điều 72), không được bán ruộng đất công (điều 342)... Đây cũng là một trong những tư tưởng tiến bộ của luật Hồng Đức, mặc dù tự do thỏa thuận giao kết hợp đồng nhưng sự “tự do” ở đây cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật cũng phải chịu sự tiết chế của pháp luật. Về hình thức của hợp đồng thì Quốc Triều Hình Luật cũng có các quy định về hình thức, đối với các hợp đồng có giá trị lớn, tương đối lớn không phân biệt là động sản hay bất động sản. Ví dụ như, mua bán đất ruộng, vườn, mua bán trâu, bò… thường phải lập thành văn tự giữa các bên tham gia hợp đồng với sự chứng thực của quan viên có thẩm quyền. Hợp đồng mua bán tài sản ruộng đất phải được kí kết bằng văn bản (văn khế) và có xã trưởng chứng kiến (điều 366). Trong trường hợp giao kết hợp đồng mà một bên trong giao kết không biết chữ thì có thể nhờ người đại thư hay đại tả viết thay nhưng phải có sự chứng kiến của người thứ ba để đảm bảo tính khách quan. Vì văn tự là bằng chứng chứng minh khi xảy ra tranh chấp (điều 366) nên nếu giữa các bên có xảy ra tranh chấp thì văn tự này sẽ đóng vai trò như chứng cứ để giải quyết tranh chấp đó. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng mà hợp đồng đã thỏa các điều kiện về nội dung và hình thức thì lúc đó cũng là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, kể từ thời điểm có hiệu lực thì quyền và nghĩa vụ của các bên cũng phát sinh. Bên cạnh đó, luật cũng quy định các chế tài trong trường hợp có vi phạm như trường hợp ở điều 579 quy định "Những người nhận giữ của ai gửi súc vật của cải mà đem dùng hay tiêu đi thì xử phạt 80 trượng và đền tiền theo tổn thất, nói dối là chết hay mất thì phải biếm một tư và đền tiền gấp đôi, nếu mà đánh mất thì bị xử phạt 40 trượng và đền tiền theo giá trị súc vật bị mất". 1.2.1.2. Bộ Luật Hoàng Việt Luật Lệ thời nhà Nguyễn Năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long. Vua Gia Long sau khi lên ngôi để có cơ sở về luật pháp đã cho soạn thảo bộ luật mới có tên gọi là Hoàng Việt luật lệ (còn được gọi là luật Gia Long), do Tổng trấn Bắc Thành, Nguyễn Văn Thành chủ biên bao gồm 22 quyển và 398 điều, Bộ Luật Hoàng Việt GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 8 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Luật Lệ được vua Gia Long cho ban hành chính thức vào năm 1815. Bộ luật Gia Long không có quy định riêng về hợp đồng dân sự mặc dù trong thực tế hình thành rất nhiều quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể với nhau, Hoàng Việt Luật Lệ cũng giống như Quốc Triều Hình Luật đều không có sử dụng các khái niệm hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng…Tuy nhiên, nó cũng có các khái niệm như: mua, bán, thuê… Về hình thức thì Hoàng Việt Luật Lệ không có các quy định về hình thức như ở Quốc Triều Hình Luật đối với các tài sản có giá trị lớn, tương đối lớn. Vì thế căn cứ để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đối với các tài sản như bất động sản, các tài sản có giá trị lớn… ở thời kì này thì không cần phải dựa vào khế ước như ở Quốc Triều Hình Luật. Điều này cũng là một trong những hạn chế của Luật Gia Long so với Luật Hồng Đức, vì nếu có tranh chấp phát sinh thì sẽ khó khăn trong cách giải quyết hơn là có văn tự chứng minh. Nhưng về nguyên tắc thì các bên vẫn có thể lập khế ước để chính minh, luật chỉ không buộc phải lập thành văn tự như ở Luật Hồng Đức. Do không có quy định buộc phải lập thành văn tự như ở Luật Hồng Đức nên nếu hợp đồng thỏa các điều kiện về nội dung thì lúc đó cũng là thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng và phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên nếu như các bên không có các thỏa thuận khác. 1.2.2. Trong luật cận đại Việt Nam Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhà Nguyễn đã thỏa hiệp và lùi dần với thực dân Pháp đến ngày 6/6/1884 với việc kí kết hòa ước Pa-Tơ-Nốt, Nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng và làm tay sai cho Thực dân Pháp. Để thi hành chính sách “chia để trị” Thực dân Pháp chia Việt Nam làm ba kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, riêng Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng là đất nhượng địa. Tương ứng với từng kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Thực dân Pháp ban hành các hệ thống pháp luật cai trị khác nhau. - Ở Nam Kỳ, Pháp ban hành bộ Dân luật giản yếu (26/3/1883), Về nội dung, dựa hoàn toàn vào Bộ Dân luật Pháp (1804) gồm 11 thiên, quyển 1. - Ở Bắc Kỳ, Pháp ban hành bộ Dân luật Bắc, có hiệu lực từ 1/7/1931. Bộ luật được soạn thảo từ 1917 đến 1930 mới xong, bộ Dân luật Bắc Kỳ gồm 1455 điều, chia làm 4 quyển (Quyển thứ nhất: về người; Quyển thứ hai: về tài sản; Quyển thứ ba: về nghĩa vụ và khế ước; Quyển thứ tư: về cách viện chứng). - Ở Trung Kỳ, Pháp ban hành Bộ Dân Luật Trung Kỳ còn có tên là Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật, gồm 109 điều, 5 quyển, được ban hành rãi rác từ năm 1936 đến 1938. Nội dung dựa theo Dân Luật Bắc và Dân Luật Pháp. Nhìn chung, pháp luật dân sự thời Pháp thuộc có các quy định về hợp đồng cụ thể hơn so với các quy định thời phong kiến, nó có đưa ra được một số khái niệm pháp luật về kế ước cụ thể ở điều 664 Bộ Dân Luật Bắc Kỳ và điều 680 của bộ luật Bộ Dân Luật Trung Kỳ. Trong một số loại hợp đồng, pháp luật thời Pháp thuộc có quy định bắt buộc GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 9 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam phải lập thành văn bản, như việc mua bán, tặng giữ tài sản là bất động sản thì phải lập thành văn bản và phải có chứng nhận của viên chức thị thực trước khi giao kết khế ước. Ngoài ra, đối với những nơi có sổ bảo tồn điền trạch thì việc mua bán, tặng dữ, cho thuê… còn phải được đăng ký và thông báo cho người ngoài. Khế ước là bằng chứng nếu có tranh chấp phát sinh, các bằng chứng khác không có giá trị. Cụ thể một khế ước được hình thành khi có đủ các điều kiện sau đây: - Phải có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên về hình thức, nội dung khế ước và mọi điểm mà các bên đưa ra thỏa thuận, hay nói cách khác phải có hai bên hay người thay mặt của hai bên đồng ý. - Phải xác định rõ đối tượng của khế ước. Đối tượng này thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của các bên. - Phải có một việc đích thực và chính đáng. Sau khi khế ước được hình thành, phải có đủ hai điều kiện dưới đây, khế ước mới được coi là hợp pháp; - Các bên giao kết khế ước hoàn toàn tự nguyện, không có sự hiểu lầm hoặc cưỡng bách làm cho trái với lòng tự thuận của các bên; - Người lập ước phải có đủ tư cách mà pháp luật đã quy định hoặc có người đại diện hợp pháp. Ví dụ: phải là người thành niên, nếu là người chưa thành niên thì phải có người đại diện theo pháp luật là cha mẹ ... Khi khế ước hợp pháp thì quyền lợi của các bên sẽ được pháp luật bảo vệ, các bên sẽ bị ràng buộc đối với khế ước này và phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ của mình. Lúc hợp đồng có hiệu lực, chính là lúc phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đổng đối với các hợp đồng liên quan đến bất động sản như mua bán, tặng giữ...là lúc việc lập kế ước được hoàn thành và hợp pháp. Tuy nhiên, đối với các hợp đồng về động sản các bên vẫn có thể lập thành văn bản vì cơ bản các bên được phép làm những việc luật không cấm. Như vậy, ở thời kỳ Pháp thuộc các quy định về hợp đồng đã dần được hoàn chỉnh và có sự tiến bộ rõ rệt hơn so với thời phong kiến trước đó. 1.2.3. Trong luật Việt nam hiện đại 1.2.3.1. Giai đoạn 1945 đến năm 1954 Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 nước ta đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ thực dân - phong kiến, lập ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời với nhiệm vụ vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ban hành pháp luật, ngày 3/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị sớm tổ chức tuyển cử và xây dựng Hiến pháp. Sau đó, hàng loạt các sắc lệnh đã ra đời (Sắc lệnh ngày 5/9/1945 để sự buôn bán và chuyên chở thóc gạo được tự GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 10 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam do trong toàn hạt Bắc Bộ, Sắc lệnh ngày 10/10/1945 về giữ lại tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam Bộ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn quốc, Sắc lệnh ngày 16/11/1945 về sửa đổi Điều 11 Sắc lệnh ngày 10/10/45 nói trên)… Ngày 19/11/1946 Quốc hội khoá I thông qua Hiến pháp năm 1946, bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được xây dựng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do Nhà nước mới ra đời còn non trẻ nên bản hiếp pháp đầu tiên 1946 chưa đi sâu vào đời sống người dân, đi sâu vào các quan hệ về hợp đồng như các bản hiếp pháp sau này, mà chỉ tập trung đưa ra các nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt là củng cố nền độc lập vừa giành được. 1.2.3.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 Năm 1954 với việc kí kết và thực hiện Hiệp định Giơnevơ đã đưa nước ta bị chia cắt thành hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau. Từ đó, cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới, củng cố, bảo vệ miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục đấu tranh để thống nhất nước nhà. Trong giai đoạn mới của cách mạng, Nhà nước ta cần sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho thích hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Ngày 31/12/1959 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới Hiếp Pháp năm 1959. Bản Hiếp pháp 1959 có 112 điều chia thành 10 chương, so với hiếp pháp năm 1946 thì nó có chú trọng hơn về chế độ kinh tế và xã hội. Cụ thể nó quy định việc Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và tư liệu sản xuất khác của nông dân (Điều 14). Bảo hộ quyền tư hữu về tư liệu sản xuất của người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác (Điều 15), bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của nhà tư sản dân tộc (Điều 16), bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác (Điều 18)… Như vậy, trong những năm 1954 đến năm 1975 do đất nước còn nhiều khó khăn, bị chia cắt… Nên việc thống nhất đất nước luôn được đặt lên hàng đầu và chính vì thế Nhà nước luôn quan tâm đến lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước (thuộc lĩnh vực luật hiến pháp), nghĩa vụ quân sự (để huy động thanh niên nhập ngũ tham gia chống Mỹ cứu nước) và pháp luật hình sự (như là công cụ không thể thiếu để bảo vệ chế độ). Các lĩnh vực khác của đời sống xã hội ít được quan tâm điều chỉnh hoặc được điều chỉnh chủ yếu bởi các văn bản dưới luật như nghị định, quyết định, nghị quyết, chỉ thị... do tình hình đất nước còn nhiều khó khăn mà vì thế mà các quan hệ hợp đồng trong thời kỳ này cũng ít được quan tâm hơn. Các khái niệm hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tuy cũng được nhà nước quan tâm ở chương 2 chế độ kinh tế xã hội, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu mà chủ yếu là hướng đến mục tiêu to lớn trước mắt là thống nhất đất nước. 1.2.3.3.Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1980 GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 11 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Ngày 30/4/1975 cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi hoàn toàn đất nước được thống nhất, đến tháng 7/1976 nước ta thực hiện sự thống nhất về mặt Nhà nước. Sau khi giành thắng lợi tình hình nước ta có sự chuyển biến thay đổi rõ rệt không còn chiến tranh nửa vì thế cần phải thay thế Hiếp Pháp năm 1959 bằng một bản Hiếp pháp khác phù hợp với tình hình chuyển biến của đất nước hơn. Ngày 18/12/1980, Quốc Hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, gồm 147 điều chia làm 12 chương. Nhìn chung, thì bản hiếp pháp 1980 có dành sự quan tâm về các hoạt động kinh tế xã hội nhiều hơn hiếp pháp 1959. Theo Điều 18 của Hiến pháp 1980 thì Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: Thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. 1.2.3.4. Giai đoạn sau năm 1980 đến năm 1992 Sau khi Hiến pháp năm 1980 được thông qua cứ nghĩ hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ bước sang một giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động xây dựng pháp luật trong giai đoạn 1980 – 1986 lại không được như mong đợi. Hoạt động lập pháp trong giai đoạn 1980 - 1986 cũng chỉ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước (các luật về bầu cử, các luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước như Quốc hội, Hội đồng Bộ trưởng, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Hội đồng nhân và Uỷ ban nhân dân…). Mà chưa có sự quan tâm chú ý đến các đạo luật về dân sự, thương mại, kinh doanh, môi trường… Mãi đến năm 1986, tại Đại hội lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam chính thức tuyên bố về việc đề ra và thực hiện đường lối đổi mới ở Việt Nam. Từ thời điểm này, pháp luật Việt Nam mới có sự lột xác và có sự đổi mới, các văn bản quan trọng đầu tiên về hợp đồng cũng được ra đời trong thời kì này. Đầu tiên phải kể đến là Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 28/9/1989, đây là văn bản đầu tiên ở Việt Nam có các quy định cụ thể về hợp đồng, lần đầu tiên trong một văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam có khái niệm về hợp đồng: “Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hành hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.” 7 7 Điều 1, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 12 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Ngoài ra, với Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 lần đầu tiên trong một văn bản luật của nước ta, tuy không có quy định cụ thể khái niệm về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nhưng có nói đến thời điểm có hiệu lực: “Hợp đồng kinh tế được coi là đã hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm các bên đã ký vào văn bản hoặc từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thoả thuận về tất cả những điều khoản chủ yếu của hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với từng loại hợp đồng kinh tế.” 8 Những năm 90 của thế kỉ trước, trong điều kiện đất nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, để đảm bảo an toàn pháp lý cho các quan hệ hợp đồng dân sự và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cũng như đề cao trách nhiệm của các bên khi tham gia hợp đồng. Sau khi ban hành Pháp lệnh kinh tế 1989, Nhà nước ta tiếp tục ban hành Pháp lệnh về hợp đồng dân sự có hiệu lực vào ngày 1/7/1991. Tiếp theo sau Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, Pháp lệnh về hợp đồng dân sự 1991 gồm 59 điều khoản, đã có nhiều quy định cụ thể hơn về hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, như ở Điều 1 “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài sản; làm hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng”. Với Pháp lệnh về hợp đồng dân sự 1991, lần đầu tiên khái niệm thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xuất hiện trong một văn bản pháp luật của nước ta, cụ thể ở Điều 14 của Pháp lệnh quy định: “Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng 1- Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác. 2- Thời điểm giao kết hợp đồng miệng là thời điểm các bên thoả thuận về nội dung chủ yếu của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm các bên ký vào văn bản. Nếu hợp đồng phải có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cơ quan công chứng Nhà nước chứng thực”. Cũng để đáp ứng nhu cầu của đất nước, từ sau Đại Hội Đảng Toàn Quốc lần thứ VI kinh tế nước ta chuyển từ nến kinh tế khép kín sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Hiếp pháp 1980 cũng được thay thế bằng Hiếp pháp 1992, Hiếp Pháp 1992 ra đời khẳng định “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa…” 9 Như vậy, từ sau Hiếp pháp 1992 thì các quan hệ về giao dịch dân sự, quan hệ hợp đồng, kinh tế ngày càng được quan tâm,chú trọng nhiều hơn so với các thời kì trước. 8 9 Điều 11, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Điều 15, Hiến Pháp năm 1992. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 13 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam 1.2.3.5. Thời kì sau khi ban hành hiếp pháp 1992 đến nay Ngày 28/10/1995 Bộ Luật Dân Sự đầu tiên của nước ta được Quốc Hội thông qua, đến ngày 1/6/1996 Bộ Luật Dân sự năm 1995 chính thức có hiệu lực. Kể từ ngày Bộ Luật Dân sự 1995 ra đời và có hiệu lực thì các văn bản liên quan đến hợp đồng trước đó chính thức hết hiệu lực. Mọi quan hệ liên quan đến hợp đồng dân sự được điều chỉnh bởi bộ luật này. Sự ra đời của bộ luât dân sự năm 1995 là một bước cụ thể những quy định về chế độ kinh tế xã hội của Hiếp pháp 1992 về các quyền nghĩa vụ của các bên trong giao kết hợp đồng dân sự. Qua 10 năm thi hành bộ luật dân sự năm 1995 đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống dân sự, nó tạo hành lang pháp lý cho việc giao kết và thực hiện các hợp đồng dân sự, bảo vệ quyền lợi ích của các chủ thể khi tham gia giao kết. Nó cũng nêu các khái niệm về hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng như: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” 10 Ngoài ra, nó cũng có nêu lên các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực, nếu hợp đồng thỏa tất cả các điều kiện về đối tượng, chủ thể, hình thức, nội dung… thì mới có hiệu lực và từ thời điểm hợp đồng thỏa các điều kiện trên thì lúc đó cũng chính là thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, tại giai đoạn này thì ngoài Bộ luật dân sự năm 1995 điều chỉnh các hợp đồng về dân sự, còn có Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, điều chỉnh các hợp đồng về kinh tế… Điều này đã dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng pháp luật do sự chồng chéo từ các quy định của pháp luật cũng như gây khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh. Ngoài ra, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã có nhiều hạn chế, bất cập như: một số quy định không phù hợp với sự chuyển đổi nhanh của nền kinh tế thị trường. Nhiều Bộ luật mới ra đời có các nội dung liên quan đến Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 nhưng bộ luật này lại không điều chỉnh, sửa đổi dẫn đến mâu thuẫn giữa chúng cũng như chưa có sự tương thích với các Điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế. Chính vì thế ngày 14/6/2005 Quốc Hội nước ta thông qua Bộ luât dân sự năm 2005 và gần đây nhất ngày 28/11/2013 Quốc Hội nước ta tiếp tục thông qua bản Hiến Pháp 2013 thay thế cho Hiếp Pháp 1992 trước đó. Với bản Hiếp Pháp 2013 được hình thành trên cơ sở tiếp tục phát huy những điểm tiến bộ, sửa đổi những hạn chế bất cập của Hiếp Pháp 1992 để phù hợp với tình hình mới của đất nước. Bản Hiếp Pháp 2013 tiếp tục khẳng định đường lối chủ trương của nước ta là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề về kinh tế, xã hội thì được quy định cụ thể ở chương ba của Hiếp Pháp. 10 Điều 394 Bộ Luật Dân Sự 1995 GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 14 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Còn nói về nội dung của hợp đồng dân sự thì Bộ Luật Dân Sự năm 2005 ra đời thay thế Bộ Luật Dân Sự năm 1995, cũng tiếp tục có các quy định về khái niệm hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng… Tuy nhiên, Bộ Luật Dân Sự năm 2005 được sửa đổi theo hướng tiếp tục kế thừa những điểm tiến bộ của bộ luật cũ và mở rộng thêm các quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Cũng như quy định đa dạng hơn về các loại hợp đồng để phù hợp với sự thay đổi của tình hình đất nước ở hiện tại và tương lai. 1.3. Ý nghĩa của việc quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng 1.3.1. Phân loại hợp đồng Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là cơ sở quan trọng để phân loại hợp đồng. Dựa vào hiệu lực của hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, thời điểm hợp đồng bắt đầu phát sinh hiệu lực thì hợp đồng được phân thành hai loại đó là hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tại. Hợp đồng ưng thuận là hợp đồng được giao kết chỉ do sự gặp gỡ của ý chí của các bên mà không cần xúc tiến bất kỳ thủ tục nào, bởi vì hợp đồng được giao kết do sự gặp gỡ ý chí của các bên nên thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên là thời điểm sau khi các bên thỏa thuận xong nội dung chủ yếu của hợp đồng. Nghĩa là, trong trường hợp này thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng sẽ là thời điểm các bên thỏa thuận xong các nội dung chủ yếu của hợp đồng. Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua bán 1 tấn cam thì khi A và B thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng như: giá cả, phương thức thanh toán, thời gian, địa điểm giao hàng… thì lúc này xem như hợp đồng đã được giao kết mặc dù hàng vẫn chưa được giao. Hợp đồng thực tại là hợp đồng không chỉ từ sự gặp gỡ ý chí của các bên mà còn từ việc giao vật, đối tượng của hợp đồng... Thời điểm phát sinh hiệu lực của loại hợp đồng này là thời điểm chuyển giao đối tượng của hợp đồng giữa các bên trong hợp đồng với nhau. Nghĩa là thời điểm có hiệu lực của dạng hợp đồng thực tại này là thời điểm chuyển giao vật, từ lúc vật được chuyển giao thì hợp đồng mới phát sinh hiệu lực. Ví dụ: Hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng cầm cố tài sản…các loại hợp đồng này đều là hợp đồng thực tại vì kể từ khi vật được chuyển giao như cầm cố thì tài sản cầm cố phải được giao cho bên nhận cầm cố, gửi giữ tài sản thì tài sản gửi phải được giao cho bên nhận gửi, cho mượn tài sản thì tài sản phải được giao cho bên mượn… kể từ lúc vật được giao thì hợp đồng lúc này mới phát sinh hiệu lực. 1.3.2. Xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên Việc quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có ý nghĩa quan trọng là ngoài việc phân loại hợp đồng như trên thì việc quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng còn có ý nghĩa là xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 15 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam đồng. Khi hợp đồng đã có hiệu lực thì các bên trong hợp đồng không được tự ý thay đổi nội dung, rút lại, hoặc hủy bỏ các cam kết trong hợp đồng. Bởi vì từ khi hợp đồng có hiệu lực thì nó đã được phát luật bảo vệ và kể từ đó nó phát sinh các nghĩa vụ ràng buộc các bên trong hợp đồng. Cụ thể bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cho mình và bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu như các bên không thực hiện đúng các cam kết như đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc tự ý thay đổi nội dung, rút lại hoặc hủy bỏ các cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng… mà không có sự đồng ý của bên kia hoặc pháp luật không cho phép thì sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự trước bên có quyền và có thể phải bồi thường thiệt hại nếu như có thiệt hại phát sinh. Như vậy, ta có thể nói việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Việc xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cũng góp phần quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng của các bên. Khi hợp đồng có hiệu lực thì quyền và nghĩa vụ của các bên bắt đầu phát sinh, các bên sẽ thực hiện hợp đồng bằng việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng mà không có thể tự ý thay đổi nội dung, rút lại hoặc hủy bỏ hợp đồng mà không có căn cứ hợp pháp. Cho nên việc xác định đúng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sẽ giúp các bên trong hợp đồng thực hiện hợp đồng đúng lúc, đúng thời điểm tránh trường hợp chậm trễ thực hiện hợp đồng, gây ra các tranh chấp không cần thiết. 1.3.3. Căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba Đối với các hợp đồng trọng thức luật quy định để có hiệu lực thì các hợp đồng này không chỉ cần phải dựa trên sự gặp gỡ ý chí của các bên mà còn phải bằng cách hoàn thành một vài thủ tục khác do luật quy định thì mới có hiệu lực. Ngoài việc giao kết hợp đồng các bên cần phải lập hợp đồng dưới một hình thức nhất định (lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký hay xin phép…) Hợp đồng trọng thức cũng chia ra nhiều trường hợp, một số hợp đồng trọng thức luật chỉ buộc phải lập thành văn bản không cần công chứng, chứng thực vẫn phát sinh hiệu lực. Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm (Điều 570), hợp đồng thế chấp tài sản(Điều 343)… Còn một số loại hợp đồng trọng thức khác thì luật buộc các bên ngoài việc lập thành văn bản còn phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký hay xin phép thì mới phát sinh hiệu lực. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 16 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Ví dụ: Luật quy định: “Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp” 11 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng buộc phải đăng ký, xin phép, công chứng, chứng thực là thời điểm hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký hay xin phép (nếu như các bên không có thỏa thuận khác). Việc xác định đúng thời điểm có hiệu lực của dạng hợp đồng này không chỉ là căn cứ ràng buộc nghĩa vụ đối với các bên mà còn có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người thứ ba. Tại khoản 1 Điều 11, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm của Chính phủ có quy định: “Giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Thời điểm đăng ký được xác định theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.” Tại Khoản 1 Điều 2 Nghị Định 83/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm có quy định, về đăng ký giao bảo đảm như sau: “Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.” Ví dụ: A có quyền sử dụng một mảnh đất nhưng do mắc nợ B nên A đã thế chấp quyền sử dụng đất của mình cho B. Một thời gian sau A vẫn chưa trả được nợ cho B nhưng lại có ý định bán mảnh đất đã thế chấp đó cho C. Nếu như, không có quy định về thời điểm có hiệu lực đối với người thứ ba của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là thời điểm đăng ký thế chấp, thì lúc này A sẽ có thể bán đất của mình cho C một cách hợp pháp. Từ đó có ta có thể thấy, nếu như không đăng ký việc thế chấp thì quyền lợi của B sẽ không được bảo đảm trong trường hợp nếu A giao kết hợp đồng mua với C. Cho nên, việc quy định thời điểm có hiệu lực của một số hợp đồng trọng thức như thế này sẽ góp một phần lớn để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người thứ ba. Nói chung, hợp đồng cơ bản không đem lại lợi ích cũng như gây thiệt hại cho người thứ ba trừ một số trường hợp là các giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như: thế chấp, cầm cố, hay hợp đồng giao kết vì lợi ích của người thứ ba… Ngoài các trường hợp như ví dụ ở trên, cũng có một số loại hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực của nó cũng có ảnh hưởng đến lợi ích của người thứ ba. Ví dụ: Người thừa kế theo pháp luật, người sẽ tiếp nhận toàn bộ khối di sản của người giao kết hợp đồng (trừ trường hợp hợp đồng gắng với nhân thân người giao kết trước khi người đó chết). Trong trường hợp này việc giao kết hợp đồng của người để lại di sản thừa kế trước khi người này chết sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người nhận thừa kế. Bởi vì nếu người để lại thừa kế giao kết một hợp đồng mà hợp đồng đó 11 Điểm C, Khoản 1, Điều 10, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 Về giao dịch bảo đảm GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 17 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam sinh lãi thì người nhận thừa kế sẽ được hưởng còn nếu hợp đồng đó lỗ thì người nhận thừa kế sẽ phải dùng chính di sản mà mình được thừa kế để thanh toán nghĩa vụ của người để lại di sản. Trường hợp này hợp đồng của người để lại di sản thừa kế sẽ ảnh hưởng đến người thứ ba đó là người nhận thừa kế di sản. 1.3.4. Căn cứ để tòa án xác định thời điểm vi phạm hợp đồng nếu có phát sinh tranh chấp Hợp đồng chỉ được pháp luật công nhận và bảo vệ kể từ khi nó có hiệu lực, vì thế trước khi hợp đồng có hiệu lực nếu có vi phạm phát sinh thì sẽ không được pháp luật bảo vệ, giải quyết. Như thế, kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực trở về sau mà các bên không tuân thủ thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng, thì lúc này nếu có tranh chấp phát sinh thì tòa án đã có thẩm quyền giải quyết. Tùy từng trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định buộc bên vi phạm phải thực hiện đúng hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh. Việc quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Nó sẽ góp phần xác định được hợp đồng có vi phạm từ khi nào, bởi vì nếu như hợp đồng chưa có hiệu lực mà có tranh chấp thì sẽ không được pháp luật công nhận, giải quyết, chỉ khi nào hợp đồng phát sinh hiệu lực thì nó mới là căn cứ hợp pháp để pháp luật giải quyết (nếu các bên hoặc một trong các bên có đơn yêu cầu tòa án giải quyết). Như thế, pháp luật chỉ có thể giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng nếu như nó đã thỏa đầy đủ các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực và thời điểm để Tòa án có căn cứ giải quyết tranh chấp là sau khi hợp đồng phát sinh hiệu lực. Nghĩa là kể từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực thì Tòa án mới có căn cứ giải quyết các tranh chấp của hợp đồng nếu như có tranh chấp phát sinh. Vì thế, ta nói thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là căn cứ để tòa án xác định thời điểm vi phạm hợp đồng. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 18 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam CHƢƠNG 2 CĂN CỨ XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ Chương 2 là chương trọng tâm của luận văn, trong chương này nội dung chủ yếu của chương là tập trung phân tích các quy định của pháp luật có liên quan đến thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đã được quy định trong các văn bản pháp luật như: Bộ Luật Dân Sự năm 2005, Luật công chứng năm 2014 và các văn bản pháp lý chuyên ngành có liên quan. Qua đó, cũng có sự so sánh, bình luận các quan điểm lập pháp xung quanh vấn đề cần phân tích, từ đó nêu lên những vướng mắc, bất cập, những điểm còn hạn chế từ các quy định của pháp luật mà chúng ta cần sửa đổi, khắc phục. 2.1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo luật định Mọi giao dịch dân sự đều có điểm chung đó là: Sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của các chủ thể khi tham gia giao dịch, căn cứ vào Điều 121 Bô Luật Dân Sự 2005 có quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Như vậy, ta có thể hiểu “giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý, bao gồm hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương (hợp đồng) làm phát sinh hậu quả pháp lý.” 12 Trong đó, hành vi pháp lý đơn phương được hiểu là các giao dịch dân sự thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Thông thường thì hành vi pháp lý đơn phương do một chủ thể xác lập (ví dụ: Việc lập di chúc) nhưng cũng có thể do nhiều chủ thể xác lập (ví dụ: Hai chủ thể cùng nhau tổ chức một cuộc thi có giải thưởng). Nhưng cho dù là hợp đồng hay hành vi pháp lí đơn phương thì cũng đều phải nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lí nhất định, đó chính là việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng như thế nào thì hợp đồng mới có hiệu lực việc này ta còn phải căn cứ vào quy định tại Điều 389 Bộ Luật Dân Sự 2005: “Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc, tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.” Nghĩa là, các bên chủ thể giao kết hợp đồng được quyết định mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng mà không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào kể cả Nhà nước được can thiệp làm thay đổi ý chí của các chủ thể. Nhưng sự tự do giao kết này cũng cần phải phù hợp với ý chí của Nhà nước của pháp luật và xã hội. Tức là sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật và những chuẩn mực đạo đức xã hội. Quyền “tự do giao kết hợp đồng” được thể hiện ở các mặt sau: 12 Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, tập I, Nxb Chính Trị Quốc Gia, năm 2008, tr 281. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 19 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam “1. Quyền tự chủ trong việc ký kết hợp đồng; 2. Tự do lựa chọn đối tác ký kết hợp đồng; 3. Tự do lựa chọn nội dung hợp đồng; 4. Tự do lựa chọn hình thức hợp đồng;” 13 Quyền tự do giao kết hợp đồng thể hiện mỗi người đều có thể xác lập, thay đổi thực hiện các hợp đồng dân sự theo ý muốn và mục đích của mình. Và để được tự do giao kết hợp đồng các chủ thể phải đạt được tư cách là chủ thể của hợp đồng như: phải là người có năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 19 Bộ Luật Dân Sự 2005 và phải là chủ sở hữu đối với đối tượng trao đổi, hoặc phải được chủ sở hữu ủy quyền, tổ chức thì phải được thành lập hợp pháp, có tư cách pháp nhân… Như vậy, sau khi các bên đã giao kết hợp đồng hợp pháp theo đúng nguyên tắc để hợp đồng có hiệu lực của Bộ Luật Dân Sự 2005, hợp đồng đã đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật và các bên trong hợp đồng không có các thỏa thuận khác thì nó sẽ có hiệu lực vì nếu hợp đồng vi phạm các quy định của pháp luật thì nhiều trường hợp sẽ bị coi là vô hiệu. Tùy từng trường hợp, căn cứ vào các quy định của pháp luật là gì mà một số hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực khi được công chứng, chứng thực, đăng ký hay xin phép, hay trong một số trường hợp, hợp đồng không cần công chứng, chứng thực, đăng ký hay xin phép vẫn có hiệu lực. Vì vậy khi muốn xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật ta sẽ căn cứ vào từng trường hợp pháp luật quy định như thế nào, tùy từng loại hợp đồng là gì mà ta xác định thời điểm có hiệu lực của chúng. Và nếu trong trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì các bên trong hợp đồng bắt buộc phải tuân thủ các quy định đó. Thời điểm mà các bên tuân thủ các quy định của pháp luật để hợp đồng có hiệu lực, thời điểm đó được gọi là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do luật định. Ví dụ: Tại Khoản 1 Điều 11, Nghị định 163/2006/NĐ-CP của chính phủ quy định: “Giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.” Điều 450 Bộ Luật Dân Sự 2005 cũng có quy định: “hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Như vậy, trong những trường hợp này pháp luật đã quy định rất cụ thể về hình thức có hiệu lực của từng loại hợp đồng. Điều này buộc các bên trong hợp đồng phải tuân theo quy định của pháp luật để hợp đồng có hiệu lực. 13 Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, tập II, Nxb Chính Trị Quốc Gia, năm 2008, tr 200. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 20 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam 2.1.1. Hợp đồng không cần phải lập thành văn bản hoặc phải xác lập bằng văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, đăng ký hay xin phép với cơ quan có thẩm quyền Đối với các hợp đồng thông thường mà pháp luật không có quy định buộc phải lập thành văn bản hoặc lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký hay xin phép với cơ quan có thẩm quyền. Và các bên trong hợp đồng cũng không có thỏa thuận về điều kiện có hiệu lực của chúng, thì thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng được xác định là thời điểm giao kết hợp đồng. Theo Điều 405 Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Giao kết hợp đồng dân sự: “là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau các quyền, nghĩa vụ dân sự.” 14 Như vậy, trong trường hợp pháp luật không quy định hợp đồng cần phải được lập thành văn bản hoặc có lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép với cơ quan có thẩm quyền và các bên cũng không có thỏa thuận khác về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Thì việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lúc này, ta sẽ căn cứ vào thời điểm giao kết hợp đồng của các bên để xác định thời điểm có hiệu lực của chúng, nghĩa là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lúc này chính là thời điểm giao kết hợp đồng. Đây cũng chính là trường hợp xác định thời điểm có hiệu lực của dạng hợp đồng không cần phải lập thành văn bản hoặc được xác lập bằng văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, đăng ký hay xin phép với cơ quan có thẩm quyền. Về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự thì tại Điều 404 Bộ Luật Dân Sự 2005 có quy định bốn thời điểm cơ bản như sau: “1. Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. 2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. 3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. 4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.” 14 Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân Sự Việt Nam, Nxb Công An Nhân Dân, năm 2003, tr 106. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 21 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí của các bên, vì vậy chỉ khi các bên thống nhất được ý chí thì hợp đồng mới được hình thành. Thời điểm các bên thống nhất ý chí với nhau cũng chính là thời điểm giao kết hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng thường là thời điểm các bên thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng hay khi bên đề nghị đã nhận được trả lời chấp nhận “hợp lệ” 15 của bên được đề nghị. Thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo pháp luật Việt Nam nó dựa trên nguyên tắc tuyên bố ý chí và hình thức tuyên bố ý chí sẽ được thể hiện theo sự thỏa thuận. Cụ thể ta có các trường hợp sau: - Đối với hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng lời nói (hợp đồng không thành lập văn bản) thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên thỏa thuận xong nội dung chủ yếu của hợp đồng. - Đối với hợp đồng được giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. (lưu ý: Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được cũng coi là giao dịch bằng văn bản.16) - Nếu hợp đồng được giao kết bằng thư tín, điện tín thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận hợp lệ từ bên được đề nghị. Nếu pháp luật có quy định im lặng cũng là một hình thức chấp nhận đề nghị giao dịch, thì hợp đồng cũng được xem như là đã giao kết nếu như hết hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng. Ví dụ: Ở khoản 1 Điều 460 Bộ Luật Dân Sự 2005 có quy định: “ Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua được dùng thử vật mua trong một thời hạn gọi là thời hạn dùng thử. Trong thời hạn dùng thử, bên mua có thể trả lời mua hoặc không mua; nếu hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời thì coi như đã chấp nhận mua theo các điều kiện đã thoả thuận trước khi nhận vật dùng thử.” Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự trong trường hợp các bên thỏa thuận im lặng là sự đồng ý giao kết hợp đồng sẽ được tính tại thời điểm hết hạn trả lời và thời hạn này có thể được ghi trong đề nghị giao kết hợp đồng hoặc ghi vào bản hợp đồng. Ví dụ: A gửi cho B một lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán khô mực và trong lời đề nghị của mình A có ấn định thời hạn trả lời và hai bên có thỏa thuận là nếu hết thời hạn đó mà B vẫn im lặng thì xem như B đã chấp nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng của A. Như vậy, nếu hết thời hạn quy định trong lời đề nghị của A mà B vẫn im lặng thì trong 15 Theo quy định tại Điều 396, 397 Bộ Luật Dân Sự 2005 thì chấp nhận đề nghị hợp lệ là khi bên được đề nghị trả lời “chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị” và nếu đề nghị đó có nêu thời gian thì việc trả lời chấp nhận đề nghị chỉ có hiệu lực nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị “ trong khoảng thời gian đó” trừ trường hợp thông báo trả lời chấp nhận đề nghị đến chậm vì lí do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực. 16 Khoản 1 Điều 124 Bộ Luật Dân Sự 2005 GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 22 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam trường hợp này ta có thể nói im lặng cũng là một hình thức trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng của B. Pháp luật hiện hành có nhiều quy định theo hướng hợp đồng phải được lập thành văn bản như: Hợp đồng cầm cố tài sản (Điều 327), Hợp đồng mua bán nhà ở (Điều 450), Hợp đồng bảo hiểm (Điều 570), … Về mặt lý luận thì trong trường hợp luật yêu cầu hợp đồng phải được thành lập bằng văn bản là để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng hay việc lập thành văn bản này là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực? Tại Khoản 2 Điều 124 Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định về hình thức của giao dịch dân sự: “Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.” Điều luật này yêu cầu các bên trong giao dịch dân sự là “phải tuân theo” khi pháp luật có quy định về hình thức của hợp đồng, trong đó có hình thức hợp đồng được lập thành văn bản nhưng không cần phải công chứng, chứng thực, đăng ký hay xin phép. Còn quy định tại Khoản 2 Điều 401 Bộ Luật Dân Sự 2005 thì quy định về hình thức của hợp đồng dân sự như sau: “Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.” Ở khoản 2 Điều 401 này thì không có quy định về hình thức hợp đồng được lập thành văn bản nhưng không cần phải công chứng, chứng thực như ở Khoản 2 Điều 124 Bộ Luật Dân Sự 2005. Như vậy, hình thức hợp đồng phải lập thành văn bản mà không phải công chứng, chứng thực, đăng ký hay xin phép có được xem là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực không hay chỉ là mang giá trị chứng minh cho sự tồn tại của hợp đồng? Điều này, pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định rõ ràng nên đã dẫn đến nhiều bất cập như việc một số Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức của hợp đồng. Ví dụ: Vào tháng 10/2008 ông Hải và bà Cúc có thương lượng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá 4.750.000.000 đồng. Hai bên thỏa thuận ông Hải đặt cọc cho bà Cúc 1.000.000.000 đồng, nhưng do khi đó ông Hải ở TP. Hồ Chí Minh còn bà Cúc ở Phú Quốc nên hai bên chưa lập hợp đồng đặt cọc bằng văn bản. Thực tế thì ông Hải đã chuyển tiền đặt cọc 200 triệu đồng vào tài khoản của bà Cúc. Theo bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh số 1023/2011/DS-PT ngày 24/08/2011: “ Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 358 BLDS năm 2005 thì việc đặt cọc phải được lập thành văn bản. Xét việc đặt cọc sang nhượng đất giữa bà Cúc, ông Hải đã không tuân thủ theo quy định của pháp luật, hai bên chưa xác lập quyền sử dụng đất nên quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc chưa phát sinh. Tòa án nhân dân Quận 3 áp dụng điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ Luật tố tụng dân sự để giải quyết theo thẩm quyền là có căn cứ. Do GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 23 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam giao dịch dân sự này là vô hiệu, vì vậy án sơ thẩm đã xử buộc bà Cúc phải hoàn trả cho ông Hải 200.000.000 đồng là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật.” 17 Theo quan điểm của PGS.TS.Đỗ Văn Đại trong bài viết Hình thức bắt buộc của hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam những bất cập và hướng hoàn thiện trên Tạp chí Luật Học, Số 2 năm 2013 thì: Việc pháp luật yêu cầu hợp đồng phải lập thành văn bản (không cần công chứng, chứng thực) thông thường chỉ là yêu cầu về chứng cứ. Vì vậy, nếu hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức phải bằng văn bản nhưng nội dung hợp đồng có thề chứng minh bằng phương thức khác thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý. Quy định tại khoản 2 Điều 401 là phù hợp khi bỏ hình thức bắt buộc của hợp đồng bằng văn bản, tuy nhiên lại chưa xác định rõ vai trò của hình thức bằng văn bản theo hướng đây chỉ là yêu cầu về chứng cứ. Nên ông đề xuất: Cụ thể Bộ Luật Dân Sự nên quy định theo hướng dù hợp đồng không được lập thành văn bản nhưng nội dung của hợp đồng có thể được chứng minh thì hợp đồng vẫn có giá trị. Như vậy, tùy từng trường hợp, tùy từng loại hợp đồng là gì mà ta xác định thời điểm có hiệu lực của chúng. Trong trường hợp pháp luật không có quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng và các bên trong hợp đồng cũng không có thỏa thuận về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sẽ được xác định dựa vào Điều 405 Bộ Luật Dân Sự 2005. Vậy về thời điểm giao kết hợp đồng thì được xác định như thế nào? Thì chúng ta sẽ dựa vào Điều 404 Bộ Luật Dân Sự 2005 như đã phân tích ở trên để xác định thời điểm giao kết hợp đồng. Tóm lại, trong trường hợp, hợp đồng không cần phải lập thành văn bản hoặc được xác lập bằng văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, đăng ký hay xin phép với cơ quan có thẩm quyền thì thời điểm có hiệu lực của nó sẽ được xác định là dựa vào thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của Bộ Luật Dân Sự 2005. Và khi hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức thì tùy trường hợp nó sẽ bị tuyên bố vô hiệu hay tiếp tục có hiệu lực thì điều này chúng ta sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành để giải quyết. 2.1.2. Hợp đồng được xác lập bằng văn bản bắt buộc phải công chứng, chứng thực với cơ quan có thẩm quyền Đối với các hợp đồng trọng thức pháp luật bắt buộc các bên phải thực hiện các thủ tục công chứng, chứng thực với cơ quan có thẩm quyền thì các bên trong hợp đồng phải tuân theo đúng những quy định đó của pháp luật thì hợp đồng mới phát sinh hiệu lực. Các hợp đồng mà pháp luật buộc phải công chứng, chứng thực thường được áp dụng đối với những hợp đồng có đối tượng là tài sản có giá trị lớn hoặc tài sản mà Nhà nước thấy cần 17 Đỗ Văn Đại, Hình thức bắt buộc của hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam những bất cập và hướng hoàn thiện, Tạp chí Luật Học, Số 2, 2013, tr 11 GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 24 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam thiết phải quản lý, kiểm soát quá trình dịch chuyển, những hợp đồng có tính phức tạp, chứa đựng khả năng xảy ra tranh chấp, điển hình như các hợp đồng liên quan đến nhà ở, đất đai… Ví dụ: Ở điều 689 Bộ Luật Dân Sự 2005 có quy định: “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.” Điều 450 Bộ Luật Dân Sự 2005 cũng có quy định hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực: “Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. “Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp mua bán nhà ở được tính từ ngày hợp đồng mua bán nhà ở được công chứng hoặc chứng thực.”18 Công chứng ở đây là: “việc làm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, chứng nhận, chứng thực các bản sao tài liệu, chữ ký, văn bản, văn bằng… và những sự kiện có ý nghĩa pháp lý ghi nhận về mặt pháp lý các quyền dân sự và phòng ngừa khả năng vi phạm các quyền đó.” 19 Như vậy, đối với các hợp đồng mà pháp luật bắt buộc phải công chứng, chứng thực với cơ quan có thẩm quyền mới có hiệu lực thì các bên trong hợp đồng bắt buộc phải tuân theo. Còn đối với các hợp đồng mà pháp luật không buộc phải công chứng, chứng thực nhưng các bên trong hợp đồng muốn công chứng, chứng thực thì có thực hiện được không? Theo nguyên tắc thì chúng ta được quyền làm những gì mà pháp luật không cấm nên trong trường hợp này các bên hoàn toàn có thể thực hiện việc công chứng, chứng thực đối với các hợp đồng mà pháp luật không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Việc công chứng, chứng thực đối với những hợp đồng mà luật không bắt buộc phải công chứng, chứng thực cũng là một hình thức để đảm bảo hơn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Vì nếu có tranh chấp phát sinh thì văn bản đã được công chứng, chứng thực sẽ có giá trị chứng cứ hơn là các bên chỉ nói miệng. Vì thế đối với các hợp đồng có giá trị lớn, như các hợp đồng liên quan đến nhà ở, đất đai… thì việc công chứng, chứng thực là rất cần thiết. Mặc dù, Bộ Luật Dân Sự 2005 có quy định bắt buộc trong một số trường hợp thì hợp đồng cần phải được công chứng, chứng thực thì mới có hiệu lực. Tuy nhiên, Bộ Luật Dân Sự 2005 lại không quy định rõ thời điểm cụ thể có hiệu lực của các hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực là thời điểm nào. Mà việc này lại được quy định ở một luật khác, đó là Luật Công Chứng năm 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2015 thay thế luật Công Chứng năm 2006, cụ thể ở Điều 5: “Giá trị pháp lý của văn bản công chứng 18 Khoản 1 Điều 64 Nghị định 71//2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở ngày 23/6/2010. Nguyễn Thùy Dương, Những vấn đề cơ bản và thuật ngữ của Bộ luật dân sự, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1997, tr 51. 19 GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 25 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam 1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. 2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác. 3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.” Như vậy, các hợp đồng mà Bộ Luật dân Sự 2005 bắt buộc phải công chứng, chứng thực sẽ có hiệu lực từ ngày công chứng viên ký tên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào văn bản đó. Tuy nhiên, nếu như có trường hợp các bên trong hợp đồng có thỏa thuận là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sẽ lùi lại sau cả thời điểm hợp đồng được công chứng, chứng thực. Thì lúc này việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sẽ được xác định như thế nào? Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm hợp đồng được công chứng, chứng thực hay thời điểm mà các bên thỏa thuận lùi lại sau thời điểm công chứng, chứng thực? Điều này người viết có tìm các quy định của pháp luật hiện hành, nhưng vẫn không thấy có quy định nào điều chỉnh. Nhưng theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu luật thì nếu như có trường này xảy ra, thì nó sẽ rơi vào trường hợp “pháp luật có quy định khác” như ở điều 405 Bộ Luật Dân Sự 2005. Luật Công Chứng năm 2014 cũng không có ghi nhận các trường hợp khác có thể làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng mà chỉ quy định: “hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng”. Như vậy, kể từ khi hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực có hiệu lực thì các bên trong hợp đồng phải tự giác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu không tự giác thực hiện hoặc trốn tránh nghĩa vụ thì bên có quyền có thể tự mình yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật nếu các bên không có thỏa thuận khác. Nếu có tranh chấp phát sinh giữa các bên trong hợp đồng thì văn bản được công chứng, chứng thực sẽ có giá trị chứng cứ và không cần phải chứng minh trừ trường hợp, hợp đồng đó bị Tòa án tuyên bố vô hiệu. Đối với các hợp đồng trọng thức thì để nó phát sinh hiệu lực thì các bên phải tuân thủ đúng hình thức mà pháp luật đã quy định. Việc yêu cầu hợp đồng phải công chứng, chứng thực như thế có nhiều ưu điểm như: Có giá trị an toàn pháp lý cao, nội dung của hợp đồng rõ ràng dễ nhận biết… Tuy nhiên, việc yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng như một điều kiện để hợp đồng có hiệu lực một cách cứng nhắc là cần phải xem xét lại vì trong một số trường hợp nó sẽ nảy sinh nhiều bấp cập. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 26 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Ví dụ: Ngày 15/5/2006 bà Nguyên có ký hợp đồng thuê mặt bằng nhà số 131 Đặng Văn Bi của bà Ba để kinh doanh buôn bán thuốc tây; thời hạn thuê là ba năm, giá thuê 2.500.000 đồng/ tháng (năm đầu giá thuê là 2.200.000đồng/tháng, từ năm thứ hai trở đi giá thuê là 2.500.000 đồng/tháng). Bà Nguyên đã nhận mặt bằng kinh doanh và trả tiền thuê đầy đủ đến ngày 15/11/2007 (18 tháng). Khi xảy ra tranh chấp, theo Tòa án, “hợp đồng thuê mặt bằng nhà số 131 Đặng Văn Bi được ký kết giữa bà Nguyên với bà Ba ngày 15/5/2006, với thời hạn thuê là 03 năm nhưng các bên không thực hiện công chứng nhà nước hay chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền và đăng ký theo đúng quy định pháp luật về hình thức hợp đồng thuê nhà ở, do đó hợp đồng này giữa các bên đã bị vô hiệu từ thời điểm ký kết” (Bản án số: 1412/2008/DS-PT ngày 27/11/2008 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh).20 Hiện nay, số lượng hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu do vi phạm hình thức là rất phổ biến vì thế theo quan điểm của PGS.TS.Đỗ Văn Đại trong bài viết: Hình thức bắt buộc của hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam những bất cập và hướng hoàn thiện trên Tạp chí Luật Học, Số 2 năm 2013 thì: Thứ nhất, về nguyên tắc cần chuyển yêu cầu (tức nghĩa vụ) phải công chứng, chứng thực hợp đồng thành quyền công chứng, chứng thực hợp đồng (trừ hợp đồng tặng cho bất động sản vẫn yêu cầu bắt buộc phải công chứng để người tặng cho suy nghĩ chín chắn hơn việc tặng cho). Với đề xuất như thế nhầm để các bên được quyền “hưởng” những ưu điểm của công chứng, chứng thực. Trong trường hợp hợp đồng không được công chứng, chứng thực thì hợp đồng vẫn không bị tuyên bố vô hiệu. Và để hạn chế việc bội ước thông qua các quy định hợp đồng vô hiệu về hình thức, chúng ta có thể theo hướng quy định thủ tục công chứng bắt buộc nhưng quy định rõ là việc không công chứng, chứng thực hợp đồng không ảnh hướng tới hiệu lực của hợp đồng (nên Tòa án sẽ không tuyên bố hợp đồng vô hiệu). Thứ hai, trong trường hợp hợp đồng đã công chứng, chứng thực mà vẫn bị tuyên bố vô hiệu thì cần cho phép các bên yêu cầu xem xét trách nhiệm dân sự đối với cá nhân (hoặc tổ chức) đã công chứng, chứng thực hợp đồng (do không làm hết trách nhiệm). Ví dụ: Khi hợp đồng phải công chứng và công chứng viên đã không tuân thủ thủ tục công chứng dẫn đến hợp đồng vô hiệu thì người yêu cầu công chứng có thể yêu cầu công chứng viện bồi thường hiệt hại nếu có thiệt hại phát sinh. Tóm lại, đối với các hợp đồng trọng thức nếu như các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật yêu cầu phải công chứng, chứng thực với cơ quan có thẩm quyền thì sau 20 Đỗ Văn Đại, Về kiến nghị của Bộ xây dựng liên quan đến giao dịch nhà ở, http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/kinh-te-dan-su/ve-kien-nghi-cua-bo-xay-dung-lien-quan-111en-giaodich-nha-o/?searchterm [Truy cập ngày 31/10/2114] GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 27 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam khi nó đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực đó cũng chính là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. 2.1.3. Hợp đồng được xác lập bằng văn bản bắt buộc các bên phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền Trong một số trường hợp việc đăng ký hợp đồng là điều kiện bắt buộc trong hình thức của hợp đồng. Đối với một số loại hợp đồng thì việc thỏa điều kiện về hình thức là một trong những điều kiện cần và đủ để hợp đồng có thể phát sinh hiệu lực, điều này được thể hiện ở khoản 2 Điều 122 Bộ Luật Dân Sự 2005: “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”. Đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất thì việc đăng ký hợp đồng là nghĩa vụ của bên thế chấp, điều này được quy định ở khoản 2 Điều 717 Bộ Luật Dân Sự 2005, Nghĩa vụ của bên thế chấp quyền sử dụng đất: “Làm thủ tục đăng ký việc thế chấp; xóa việc đăng ký thế chấp khi hợp đồng thế chấp chấm dứt”. Trong nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm, tại khoản 1 Điều 3 quy định về giao dịch bảo đảm phải đăng ký gồm: “Đối tượng đăng ký 1. Các giao dịch bảo đảm sau đây phải đăng ký: a) Thế chấp quyền sử dụng đất; b) Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng; c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; d) Thế chấp tàu biển; đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.” Tại khoản 1 Điều 148 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 cũng có quy định về hiệu lực của hợp đồng bắt buộc phải đăng ký như sau: “Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.” Như vậy, đối với dạng hợp đồng phải đăng ký theo điểm a khoản 3 Điều 6 21 như đã quy định ở khoản 1 Điều 148 của Luật sở hữu trí tuệ này thì nó chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Nghĩa là thời điểm có hiệu lực của dạng hợp đồng được quy định ở khoản 1 điều này chỉ phát sinh hiệu lực khi nó được đăng ký. 21 Điểm a khoản 3 Điều 6 về căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp của Luật sở hữu trí tuệ: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;” GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 28 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Như đã phân tích ở trên, Bộ Luật Dân Sự 2005 không có quy định nào cụ thể về thời điểm phát sinh hiệu lực của dạng hợp đồng cần phải đăng ký, mà chúng ta cũng dựa vào luật khác đó là Luật Công Chứng năm 2014 để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Việc đăng ký hợp đồng là điều kiện bắt buộc trong hình thức của hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm đăng ký. Điển hình cho dạng hợp đồng cần phải được đăng ký và cùng lúc có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký này là, cụ thể tại Khoản 2 Điều 467 Bộ Luật Dân Sự 2005: “Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.” Nghĩa là, đối với dạng hợp đồng tặng cho bất động sản thì thời điểm có hiệu lực của nó được luật quy định rất cụ thể đó là vào thời điểm hợp đồng được đăng ký. Nói cách khác, nếu chiếu theo quy định này thì hợp đồng dù đã được công chứng nhưng chưa được đăng ký thì vẫn không phát sinh hiệu lực. Nhưng điều này lại mâu thuẫn với khoản 1 Điều 5 Luật Công Chứng năm 2014: “Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng”. Vậy trong trường hợp này theo người viết sẽ xử lý như sau: Ta sẽ dựa vào một Luật khác để giải quyết mâu thuẫn của hai Luật này, đó là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, tại khoản 3 Điều 83 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 có quy định: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.” Như vậy, nếu trường hợp có mâu thuẫn giữa hai quy định của pháp luật như trên, thì ta sẽ áp dụng quy định của văn bản pháp luật ra đời sau, nghĩa là ta sẽ áp dụng quy định của Luật Công chứng năm 2014, hợp đồng sẽ có hiệu lực vào thời điểm công chứng chứ không phải là thời điểm đăng ký như quy định ở Bộ Luật dân Sự 2005. Vậy trong trường hợp pháp luật quy định hợp đồng cần phải được đăng ký mới có hiệu lực thì chúng ta sẽ dựa vào quy định của luật Công Chứng năm 2014 để xác định thời điểm có hiệu lực của dạng hợp đồng này. Nghĩa là khi hợp đồng được công chứng cũng sẽ có hiệu lực chứ không cần đợi đến khi phải đăng ký như quy định ở Bộ Luật Dân Sự 2005. Mục đích của việc đăng ký hợp đồng là để công khai hợp đồng với người thứ ba chứ không phải như công chứng là để công chứng viên kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do không được đăng ký theo quy định của pháp luật, điều này tỏa ra không hợp lý cho lắm vì việc đăng ký chỉ là để công khai với người thứ ba ngoài hợp đồng chứ không ảnh hưởng đến nội dung của hợp đồng. Do đó, để khắc phục vấn đề này thiết nghĩ pháp luật nên quy định hợp đồng được đăng ký thì chỉ có hiệu lực ràng buộc buộc đối với người thứ ba và việc không đăng ký theo luật định thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý đối với các bên nếu các điều kiện có hiệu lực khác của hợp đồng đã thỏa mãn. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 29 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam 2.1.4. Hợp đồng được xác lập bằng văn bản bắt buộc các bên phải thực hiện thủ tục xin phép với cơ quan có thẩm quyền Theo quy định tại Điều 124 và Điều 401 Bộ Luật Dân Sự 2005 thì xin phép cũng là một trong các hình thức của hợp đồng dân sự. Pháp luật hiện hành cũng có nhiều quy định buộc các bên khi tham gia giao kết hợp đồng phải thực hiện thủ tục xin phép thì hợp đồng mới có hiệu lực. Ví dụ: Tại khoản 2 Điều 19 Luật chuyển giao công nghệ năm 2006 có quy định: “Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao chỉ có hiệu lực sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.” Hay tại khoản 1 Điều 169 Bộ Luật Lao Động năm 2013 cũng có quy định về: Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam: “Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc; c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài; d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.” Vậy ngoài các điều kiện khác thì điều kiện để người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam là bắt buộc phải có giấy phép lao động như ở điểm d khoản 1 Điều 169 ở trên. Và giấy phép này phải do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (phải xin phép). Trên thực tế có những trường hợp Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do chưa xin phép như: Hợp đồng xây dựng, hợp đồng lao động với người nước ngoài làm việc ở Việt Nam, trong trường hợp hợp đồng lao động với người nước ngoài này không thuộc trường hợp “Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động” (Theo Điều 172 Bộ Luật Lao Động 2013). Ví dụ: Theo bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh số 23/KTPT ngày 29/03/2005: “Hợp đồng ngày 17/08/2002 giữa công ty CNM và công ty Mailka là hợp đồng vô hiệu ngay từ khi kí kết. Với lý do xây dựng nhà xưởng, nhà kho, nhà ăn, nhà ở nhưng chưa có giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền.” 22 Ở đây, Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhưng lại không nói rõ là hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm về hình thức hay nội dung, chính vì thế trong một số trường hợp việc 22 Đỗ Văn Đại, Hình thức bắt buộc của hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam những bất cập và hướng hoàn thiện, Tạp chí Luật Học, Số 2, 2013, tr 12. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 30 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam quy định này sẽ gây ra nhiều bất cập trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh. Vì nếu xem việc xin phép khi giao kết hợp đồng như một hình thức để hợp đồng có hiệu lực thì tại khoản 1 Điều 136 Bộ Luật Dân Sự quy định: “Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.” Do pháp luật quy định về quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do vi phạm về hình thức là hai năm. Nhưng khi một bên yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do không xin phép, thì Tòa án phải cho bên vi phạm có thời gian khắc phục và nếu hết thời gian cho phép mà bên vi phạm vẫn không khắc phục thì mới có quyền tuyên hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, nếu các bên vi phạm vẫn không tiến hành thủ tục xin phép mà thời hiệu hai năm đã hết thì lúc này bên có quyền đã mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự. Vậy lúc này Tòa án còn có thể tuyên hợp đồng vô hiệu nửa hay không? Điều này cho thấy nếu xem quy định việc xin phép như một hình thức có hiệu lực của hợp đồng thì nó tỏa ra bất hợp lý. Để khắc phục mâu thuẫn này thì theo quan điểm của PGS.TS.Đỗ Văn Đại trong bài viết Hình thức bắt buộc của hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam những bất cập và hướng hoàn thiện trên Tạp chí Luật Học, Số 2 năm 2013 ông có đưa ra quan điểm như sau: Để không mâu thuẫn với các quy định về thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, đồng thời để phù hợp với xu hướng chung của thế giới, nên bỏ “xin phép” ra khỏi danh sách các hình thức của giao dịch, hợp đồng và quy định theo hướng đây là điều kiện về nội dung để hợp đồng có hiệu lực. Điều này cũng có nghĩa là nên bỏ cụm từ “xin phép” ra khỏi các quy định về hình thức của hợp đồng trong các Điều 124, 401 và các quy định khác về hình thức của hợp đồng trong Bộ Luật Dân Sự hiện hành. Tóm lại, theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mà pháp luật quy định bắt buộc phải xin phép thì nó chỉ có hiệu lực khi hợp đồng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung để hợp đồng hợp pháp và còn phải hoàn thành thủ tục xin phép với cơ quan có thẩm quyền. Nói cách khác, thời điểm có hiệu lực của dạng hợp đồng phải xin phép này là thời điểm các bên trong hợp đồng đã hoàn thành đầy đủ các yêu cầu để hợp đồng có hiệu lực và hợp đồng phải được xin phép với cơ quan có thẩm quyền. Nghĩa là ngoài các điều kiện khác để hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng còn phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép xác lập. 2.2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo sự thỏa thuận – Trƣờng hợp phổ biến hợp đồng có điều kiện Thông thường, chúng ta có các trường hợp xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng của hợp đồng như: Đối với các hợp đồng trọng thức thì nó đã được pháp luật quy định cụ thể thời điểm có hiệu lực là thời điểm hợp đồng được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, xin phép. Hay thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là từ GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 31 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam thời điểm giao kết hợp đồng nếu pháp luật không có quy định về hình thức của hợp đồng và các bên không có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của nó… Ngoài ra, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng còn được xác định theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mà một trong những thỏa thuận phổ biến đó là thỏa thuận về điều kiện để xác lập hợp đồng hay còn gọi là hợp đồng có điều kiện. Thỏa thuận là: “Sự thống nhất ý chí của các bên về một vấn đề, vụ việc nào đó. Thông thường thỏa thuận là kết quả của quá trình trao đổi, thảo luận, thương lượng, hiệp thương của các bên trên cơ sở tự do ý chí của các chủ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Theo pháp luật dân sự, thỏa thuận là sự thống nhất ý chí của các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. Thỏa thuận trong các quan hệ dân sự có thể thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.” 23 Như vậy, giao kết hợp đồng theo sự thỏa thuận là việc các bên trong hợp đồng thỏa thuận với nhau về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng dân sự. Mọi hợp đồng là sự thỏa thuận, tuy nhiên không phải bất kỳ thỏa thuận nào cũng là hợp đồng. Chỉ những thỏa thuận được xác lập, thực hiện trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên, phù hợp với ý chí của các bên mới gọi là hợp đồng. Hợp đồng dân sự là một giao dịch mà các bên trong giao dịch đó tự trao đổi ý chí với nhau rồi cùng đi đến một mục đích là hình thành một hợp đồng. Đối với những hợp đồng mà pháp luật quy định bắt buộc phải giao kết theo một hình thức nhất định, thì các bên trong hợp đồng phải tuân thủ theo quy định đó. Những điều khoản mà các bên đã cam kết và đã thỏa thuận được với nhau cũng cần được biểu hiện ra bên ngoài bằng một hình thức nhất định. Hình thức của hợp đồng cũng chính là phương tiện để ghi nhận nội dung của hợp đồng. Tùy thuộc vào nội dung, tính chất, của từng loại hợp đồng cũng như tùy vào mức độ tin cậy lẫn nhau của các chủ thể trong hợp đồng, mà sự biểu hiện các cam kết của các bên đã thỏa thuận được là khác nhau. Hình thức của hợp đồng được thể hiện tại Điều 401 Bộ Luật Dân sự 2005 như sau: “1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. 2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” 23 Nguyễn Thùy Dương, Những vấn đề cơ bản và thuật ngữ của Bộ luật dân sự, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1997, tr 156. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 32 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Đối với một số loại hợp đồng mà pháp luật không có quy định về hình thức thì các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận và biểu hiện ra bên ngoài bằng các hình thức như: bằng lời nói (miệng), văn bản hay hành vi cụ thể… và nếu trong trường hợp pháp luật có quy định về hình thức nhưng các bên trong hợp đồng không tuân theo hình thức đó thì hợp đồng cũng sẽ không bị vô hiệu ngay mà theo Điều 143 Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.” Nghĩa là, mặc dù các bên trong giao dịch dân sự không tuân thủ về hình thức của hợp đồng thì hợp đồng cũng không đương nhiên vô hiệu ngay mà cần phài có yêu cầu của một trong các bên, của Tòa án hay cơ quan có thẩm quyền khác buộc các bên phải thực hiện theo đúng hình thức của hợp đồng trong một khoảng thời gian. Khi hết thời gian đó mà bên vi phạm hình thức của hợp đồng vẫn không thực hiện đúng hình thức thì lúc này hợp đồng mới bị tuyên bố vô hiệu. Ví dụ: A và B ký kết một hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất của A cho B, nhưng hai bên chỉ lập thành văn bản và ký tên vào chứ không đi công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Như vậy, đã có sự vi phạm về hình thức ở đây, tuy nhiên hợp đồng này sẽ không đương nhiên vô hiệu mà nó chỉ vô hiệu khi có yêu cầu của A hoặc B hay yêu cầu của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác buộc bên vi phạm hình thức thực hiện đúng hình thức của hợp đồng và cho thời gian để bên vi phạm thực hiện. Nhưng bên vi phạm vẫn không làm theo đúng hình thức, thì hết thời hạn đó hợp đồng mới bị tuyên bố vô hiệu vì vi phạm hình thức. Về nguyên tắc thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là từ thời điểm giao kết, tuy nhiên hợp đồng cũng có thể có hiệu lực theo sự thỏa thuận giữa các bên, nếu như pháp luật không có quy định cụ thể về thời điểm có hiệu lực của loại hợp đồng đó. Khi các bên thỏa thuận về nội dung của hợp đồng thì các bên có thể thỏa thuận những nội dung như quy định tại Điều 402 Bộ Luật Dân Sự 2005: “Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây: 1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm; 2. Số lượng, chất lượng; 3. Giá, phương thức thanh toán; 4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; 5. Quyền, nghĩa vụ của các bên; 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 33 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam 7. Phạt vi phạm hợp đồng; 8. Các nội dung khác.” Ngoài những nội dung như đã nêu ở trên các bên còn có thể thỏa thuận những nội dung khác nếu như những nội dung đó là phù hợp với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội. Ta có thể phân chia các điều khoản trong nội dung thỏa thuận thành ba loại như sau: * Điều khoản cơ bản Các điều khoản cơ bản sẽ là những điều khoản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng mà nếu không thoả thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được. Điều khoản cơ bản có thể do tính chất của từng hợp đồng quyết định hoặc do pháp luật quy định. Tùy theo từng loại hợp đồng là loại hợp đồng gì mà điều khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá cả, địa điểm... Ví dụ: Đối với hợp đồng vận chuyển hàng khách Điều 527 Bộ Luật Dân Sự 2005 thì điều khoản cơ bản là địa điểm vận chuyển. Hợp đồng sẽ không được giao kết nếu như thiếu điều khoản này. Hay đối với hợp đồng thuê tài sản, Điều 480 Bộ Luật Dân Sự 2005 thì điều khoản cơ bản là đối tượng của hợp đồng thuê là tài sản gì? Vì nếu không thỏa thuận được đối tượng thuê ở đây là gì thì sẽ không thể hình thành nên hợp đồng thuê tài sản được. Như vậy, điều khoản cơ bản là các điều khoản cơ bản nhất mà các bên có thể thỏa thuận để xác định những nội dung chính yếu của hợp đồng. Một hợp đồng được xác lập theo sự thỏa thuận thì không thể thiếu điều khoản này. * Điều khoản thông thƣờng: “Là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thoả thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và được thực hiện như pháp luật đã quy định.” 24 Khác với điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường là những điều khoản đã được pháp luật quy định trước khi giao kết hợp đồng nên trong khi giao kết hợp đồng nếu các bên không có thỏa thuận thì nó vẫn được coi là các bên đã mặc nhiên thỏa thuận và thực hiện nó đúng như pháp luật đã quy định. Ví dụ: Quy định khoản 3 Điều 430 Bộ Luật Dân Sự 2005 có quy định: “Khi các bên không có thoả thuận và pháp luật không có quy định về chất lượng thì chất lượng của vật mua bán được xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng trung bình của vật cùng loại.” Đây là một điều khoản thông thường, nghĩa là nếu các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận thì chất lượng của vật mua bán cũng phải phù hợp với mục đích sử dụng của bên mua và chất lượng của chúng cũng không phải là chất lượng kém mà phải là chất lượng từ trung bình trở lên. 24 Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân Sự Việt Nam, Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội, năm 2003, tr 336. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 34 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam * Điều khoản tùy nghi Ngoài các điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường, thì để cho nội dung của hợp đồng được cụ thể hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên thực hiện hợp đồng thì các bên trong hợp đồng sẽ thỏa thuận thêm các điều khoản tùy nghi.“Điều khoản tùy nghi là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên.” 25 Như vậy, với điều khoản tùy nghi này, các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận với nhau các điều khoản như: Đối với hợp đồng thuê các bên có thể thỏa thuận: điểm giao tài sản thuê, thời hạn cho thuê. Đối với hợp đồng vay thì có thể thỏa thuận: số tiền vay, thời hạn vay, mức lãi xuất...Đây là những điều khoản tùy nghi mà các bên có thể thỏa thuận để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng. Tóm lại, sau khi các bên trong hợp đồng đã có những thỏa thuận hợp pháp phù hợp với những quy định của pháp luật, đạo đức xã hội và trong trường hợp pháp luật không có quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Thì lúc này sự thỏa thuận của các bên về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực, ta gọi đó là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo sự thỏa thuận. Như đã phân tích ở trên, sự thỏa thuận của các bên có thể là những thỏa thuận như quy định ở Điều 402 Bộ Luật Dân Sự 2005 hoặc các thỏa thuận khác như các điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường hay điều khoản tùy nghi… miễn sao thỏa thuận đó là hợp pháp và không trái với đạo đức xã hội thì đều được pháp luật công nhận và bảo vệ. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp này cũng được xác định theo đúng với những gì các bên đã thỏa thuận với nhau. Nếu như trong hợp đồng mà pháp luật không có quy định về thời điểm có hiệu lực nhưng các bên có thỏa thuận về điều kiện để hợp đồng có hiệu lực thì lúc này thỏa thuận về điều kiện đó cũng được xem như là căn cứ để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và ta gọi trường hợp đó là hợp đồng dân sự có điều kiện. Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng thuê xe ô tô và có thỏa thuận là B muốn thuê xe của A thì phải đặt cọc cho A 20 triệu, hợp đồng thuê xe ở đây của A và B là hợp đồng ưng thuận, thông thường đối với hợp đồng ưng thuận thì khi A và B đã thỏa thuận xong nội dung chủ yếu của hợp đồng thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên, ở đây do A còn có điều kiện là B phải đặt cọc cho A 20 triệu thì A mới cho B thuê xe, cho nên điều kiện ở đây là B phải giao cho A 20 triệu trước khi thuê xe thì hợp đồng mới được xác lập. Vậy theo sự thỏa thuận của A và B khi B giao cho A 20 triệu thì hợp đồng mới được giao kết. Đây là trường hợp, hợp đồng được xác lập có điều kiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thuê này được xác định theo điều kiện mà A đưa ra có xảy ra hay không. 25 Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân Sự Việt Nam, Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội, năm 2003, tr 337. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 35 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam 2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng dân sự có điều kiện * Khái niệm hợp đồng dân sự có điều kiện Ngày nay, việc giao kết các hợp đồng dân sự có điều kiện tương đối phổ biến nó được các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng dân sự áp dụng ngày càng nhiều để thỏa mãn các nhu cầu giao kết hợp đồng của mình. Tại khoản 1 Điều 125 Bô Luật Dân Sự 2005 có quy định như sau: “Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ”. Như vậy, hợp đồng có điều kiện là những hợp đồng mà muốn giao kết hoặc hủy bỏ nó thì ta cần phải xác định về một sự kiện mà khi sự kiện đó xảy ra thì hợp đồng được giao kết hoặc bị hủy bỏ. Nói cách khác khi thực hiện hợp đồng dân sự đôi khi các bên xác định là hợp đồng đó chỉ phát sinh hoặc chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một sự kiện nhất định. Các hợp đồng đó được gọi là hợp đồng dân sự có điều kiện và các sự kiện đó gọi là điều kiện. Các điều kiện này có thể xảy ra hoặc không xảy ra nếu sự kiện xảy ra thì hợp đồng được giao kết hoặc hủy bỏ và lúc này hợp đồng sẽ được gọi là hợp đồng có điều kiện. Còn nếu sự kiện làm điều kiện giao kết hợp đồng không xảy ra thì hợp đồng sẽ không được giao kết, lúc đấy sẽ không hình thành hợp đồng giữa các bên. Ví dụ: A đang thiếu tiền B nên B đến đòi A lúc này A không có tiền trả cho B nên A đã đem bán chiếc vòng mà mẹ A để lại cho A cho C. Khi bán A có điều kiện là trong vòng 1 năm C không được bán chiếc vòng của A cho người khác và trong vòng 1 năm nếu có tiền A sẽ chuộc lại chiếc vòng với giá gấp đôi C đồng ý với A. Như vậy ở đây hợp đồng mua bán của A và C là hợp đồng có điều kiện với điều kiện là trong vòng 1 năm thì C không được đem vòng của A giao dịch với người khác. Nếu hết 1 năm mà A vẫn không đến chuộc lại chiếc vòng thì C mới có quyền bán cho người khác. Ngoài ra ta cũng có thể hiểu hợp đồng dân sự có điều kiện là những hợp đồng mà khi giao kết, các bên còn có các thỏa thuận khác để xác định về một sự kiện mà khi sự kiện đó xảy ra thì hợp đồng được thực hiện hoặc chấm dứt. Chấm dứt ở đây là nếu các bên có thỏa thuận về điều kiện để chấm dứt hợp đồng thì khi điều kiện ấy xảy ra hợp đồng sẽ chấm dứt. Ví dụ: A cam kết với B nếu B vẫn tiếp tục đạt được thành tích xuất sắc trong học kỳ II thì A sẽ tiếp tục cấp học bổng cho B nếu B không được thì A sẽ ngừng cấp học bổng cho B. Kết quả là sau học kỳ II, B không đạt được thành tích xuất sắc nên sẽ dẫn đến việc ngừng cung cấp học bổng của A. Điều kiện trong hợp đồng dân sự có thể do một bên đưa ra (hành vi pháp lí đơn phương) hoặc do các bên thỏa thuận (hợp đồng). Căn cứ vào quy định của pháp luật tại Khoản 6 Điều 406 Bộ Luật Dân Sự 2005 về các loại hợp đồng dân sự có quy định về hợp GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 36 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam đồng có điều kiện như sau: “Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.” Như vậy, ta có thể nói hợp đồng dân sự có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên phụ thuộc vào một sự kiện khách quan nhất định do các bên thỏa thuận. Mà sự thỏa thuận đó phải là những thỏa thuận không trái với pháp luật, đạo đức xã hội, phải là những sự kiện phổ biến, không mang tính chất hoang đường (có thể thực hiện được), sự kiện đó phải được xác định trong một khoảng thời gian, một không gian nhất định và trong một phạm vi cụ thể. * Đặc diểm của hợp đồng dân sự có điều kiện Trong các giao dịch dân sự thì hợp đồng dân sự có điều kiện là một dạng hợp đồng phổ biến mang tính chất đặc thù và nó có những đặc điểm riêng biệt so với các loại hợp đồng dân sự thông thường khác. Đầu tiên, hợp đồng có điều kiện là khi giao kết hợp đồng các bên trong hợp đồng sẽ thỏa thuận với nhau các điều kiện cụ thể nhưng các điều kiện này phải không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Khi điều kiện đó xảy ra thì hợp đồng mới được giao kết và phát sinh hiệu lực, sự kiện làm phát sinh hợp đồng lúc này được các bên thỏa thuận làm điều kiện giao kết của hợp đồng. Theo đó, việc hợp đồng có được giao kết hay không sẽ phụ thuộc vào điều kiện do các bên thỏa thuận có xảy ra hay không. Thứ hai, Hợp đồng có điều kiện đã được các bên giao kết hợp pháp nhưng hiệu lực của nó lại phụ thuộc vào sự kiện làm điều kiện để hợp đồng có hiệu lực đã được các bên thỏa thuận. Như vậy, trong trường hợp này tuy hợp đồng đã được giao kết nhưng nó vẫn chưa phát sinh hiệu lực mà cần phải có một sự kiện làm phát sinh thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đã được các bên trong hợp đồng thỏa thuận, xảy ra thì nó mới phát sinh hiệu lực. Thứ ba, khi điều kiện của hợp đồng có đối tượng là tài sản, hay công việc phải làm hoặc công việc không được làm vì lợi ích của người thứ ba hoặc vì lợi ích của một bên hay của các bên trong khi tham gia hợp đồng có điều kiện. Thì lúc này, hợp đồng có điều kiện cũng sẽ có các đặc điểm giống như các hợp đồng dân sự thông thường khác. Có nghĩa là, nó cũng là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù hoặc vì lợi ích của người thứ ba. Thứ tư, điều kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện phải là những điều kiện thuộc về tương lai vì nếu như trong quá khứ thì điều kiện đó sẽ không thể xảy ra lại được vì nó đã xảy ra trước khi có giao dịch rồi, vì thế lúc này sẽ không gọi là giao dịch dân sự có điều kiện nửa. Và điều kiện xảy ra trong tương lai phải là những điều kiện có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 37 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Thứ năm, điều kiện trong giao kết hợp đồng có điều kiện phải là những sự kiện khách quan không mang tính chất hoang đường không có thật, hoặc vượt quá khả năng của con người (con người không có khả năng thực hiện). Thứ sáu, thời điểm làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng là thời điểm sự kiện làm điều kiện đó xảy ra hoặc không xảy ra. 2.2.2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự có điều kiện Hợp đồng dân sự có điều kiện, đầu tiên muốn có hiệu lực thì cần phải đạt được các điều kiện sau: Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự tại Điều 122 như sau: “ 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. 2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.” Như vậy, qua quy định tại Điều 122, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là những điều kiện do pháp luật quy định mà một giao dịch dân sự muốn phát sinh hiệu lực pháp lý phải thỏa mãn các điều kiện đó.” 26 Tuy nhiên, các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 122, chỉ là những quy định mang tính chất khái quát nhất. Trên thực tế, các hợp đồng dân sự có điều kiện có phát sinh hiệu lực pháp lí hay không thì ngoài việc căn cứ vào các quy định của pháp luật trong Bộ Luật Dân Sự 2005 ta còn phải căn cứ vào các quy định khác của pháp luật để xác định. * Điều kiện về nội dung Khi tham gia vào các hợp đồng dân sự có điều kiện, các chủ thể đều nhằm đạt đến những mục đích khác nhau và để đạt được những mục đích đó thì nội dung của hợp đồng (các quyền và nghĩa vụ) phải được xác lập. Động cơ, mục đích cũng như nội dung của các hợp đồng dân sự có điều kiện có thể do các chủ thể thỏa thuận. Tuy nhiên, nội dung phải không làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của nhà nước và ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. Nội dung của hợp đồng dân sự có điều kiện gồm hai phần chính đó là: Thứ nhất, phần hợp đồng đó là nội dung của hợp đồng thông thường do các bên xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự (hợp đồng mua, bán, tặng, cho…). Phần nội dung của hợp 26 Lê Đình Nghị: Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2009, tr 115. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 38 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam đồng cũng tuân theo quy định của hợp đồng dân sự nói chung Điều 402 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về nội dung của hợp đồng dân sự như đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán, thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, quyền, nghĩa vụ các bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng… Thứ hai, phần điều kiện nhằm làm phát sinh, thay đổi hay hủy bỏ hợp đồng. Trong một hợp đồng dân sự có điều kiện thì phần điều kiện và phần nội dung có mối liên hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau. Nhưng chúng không quyết định nội dung của nhau mà phần điều kiện chỉ nhằm làm cho hợp đồng được phát sinh hay hủy bỏ và phần nội dung của hợp đồng được thực hiện hay hủy bỏ là do điều kiện mà các bên thỏa thuận có xảy ra hay không. * Điều kiện về mục đích Mục đích của hợp đồng dân sự có điều kiện là những lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các chủ thể tham gia mong muốn đạt được. Cũng giống như nội dung của hợp đồng, mục đích này cũng phải là mục đích hợp pháp (phù hợp với quy định của pháp luật) không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Theo Điều 123 Bộ luật dân sự 2005: “Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.” Như vậy, nếu mục đích của hợp đồng có điều kiện mà xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng và lợi ích của người khác… thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Ví dụ: Vì có thù với E nên B hứa sẽ trả tiền cho D nếu D đánh E bị thương, hợp đồng này sẽ ngay lập tức bị vô hiệu vì nói xâm phạm đến lợi ích của người khác là E. Mục đích của hợp đồng là yếu tố không thể thiếu trong hợp đồng, là cơ sở để xác định việc xác lập, thực hiện hợp đồng. Mục đích của hợp đồng khác với động cơ xác lập hợp đồng, động cơ của hợp đồng là nguyên nhân thúc đẩy các bên tham gia hợp đồng không được coi là yếu tố đương nhiên phải có trong hợp đồng như mục đích của hợp đồng. Nếu động cơ không đạt được thì nó cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. Nhưng hợp đồng không có mục đích hoặc mục đích không đạt được sẽ làm hợp đồng vô hiệu. Mục đích luôn luôn được xác định cụ thể còn động cơ có thể được xác định hoặc không. Tóm lại, mục đích và nội dung hợp đồng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, các bên khi giao kết hợp đồng luôn nhằm một mục đích nhất định. Mà muốn đạt được mục đích đó họ phải cam kết, thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng hay chính là nội dung của hợp đồng. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 39 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Thời điểm hợp đồng có điều kiện phát sinh hiệu lực là thời điểm hợp đồng đó đã được xác lập và điều kiện mà các bên thỏa thuận để hợp đồng có hiệu lực đã xảy ra, nếu thiếu một trong hai yếu tố trên thì sẽ không hình thành quan hệ hợp đồng giữa các bên. Ví dụ: Theo quy định tại Điều 470 Bộ Luật Dân Sự 2005 thì hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện có hiệu lực tại thời điểm tài sản đã được giao và công việc (điều kiện của hợp đồng) đã được thực hiện xong. Nếu công việc đã được thực hiện xong mà tài sản chưa giao thì hợp đồng tặng cho chưa có hiệu lực, và bên đã làm công việc có thể yêu cầu bên tặng cho thanh toán nghĩa vụ cho mình chứ không được đòi bên tặng cho giao tài sản27. Ngược lại, nếu tài sản đã giao mà công việc không được thực hiện thì hợp đồng cũng chưa có hiệu lực, lúc này bên tặng cho có quyền lấy lại tài sản tặng cho và yêu cầu bên nhận tặng cho bồi thường thiệt hại 28. Để có giá trị làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng thì điều kiện của hợp đồng phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây: - Phải là những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai. Vì các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ thì không thể là sự kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hiệu lực của hợp đồng có điều kiện. - Nếu điều kiện là hành vi, hoặc công việc cụ thể thì hành vi hoặc công việc đó không vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. - Nếu điều kiện là công việc phải làm thì công việc đó phải khả thi… Suy cho cùng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự có điều kiện là thời điểm mà khi điều kiện do các bên thỏa thuận là sự kiện để xác lập hợp đồng đã xảy ra thì cũng là lúc hợp đồng được xác lập và phát sinh hiệu lực (nếu như các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là một thời điểm khác với thời điểm xác lập hợp đồng). Khi thời điểm phát sinh sự kiện để xác lập hợp đồng cũng là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm đó cũng đồng thời là thời điểm bắt đầu tính thời gian có hiệu lực của hợp đồng dân sự có điều kiện. 27 Khoản 2 Điều 470 Bộ Luật Dân Sự 2005: “Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.” 28 Khoản 3 Điều 470 Bộ Luật Dân Sự 2005: “Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.” GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 40 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam CHƢƠNG 3 THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ÁP DỤNG THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG Trong chương này, qua những tìm hiểu từ các quy định của pháp luật hiện hành, người viết nêu lên một số trường hợp của việc áp dụng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng gây ra các bất cập trên thực tế. Đồng thời, cũng đưa ra các phương hướng nhằm khắc phục, hạn chế các điểm bất cập từ các quy định của pháp luật về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. 3.1. Thực tiễn áp dụng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong một số trƣờng hợp cụ thể 3.1.1. Nhận xét chung Qua nghiên cứu cho thấy một số quy định của pháp luật về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng còn thiếu linh hoạt chưa dự liệu hết khả năng của thực tế. Đường lối giải quyết các tranh chấp liên quan đến thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chưa được khả thi. Thực tiễn xét xử của các cấp Tòa án về các tranh chấp có liên quan đến thời điểm có hiệu lực của hợp đồng còn nhiều bất cập, thiếu nhất quán… Mà nguyên nhân cơ bản của các vấn đề này là do các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng còn chưa đồng nhất giữa các văn bản pháp luật. Dẫn đến n[[phiều cách hiểu và vận dụng pháp luật khác nhau từ đó nảy sinh nhiều tranh chấp liên quan đến việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Việc thiếu ý thức chấp hành pháp luật về việc xác định thời điểm của hợp đồng của các bên trong hợp đồng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. 3.1.2. Một số trường hợp bất cập của việc áp dụng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vào thực tế * Trƣờng hợp thứ nhất Tóm tắt bản án số 42 (Quyết định số 37/2007/DS-GĐT ngày 13/12/2007 của HĐTP TANDTC): Ngày 12/07/2001, cụ Lê làm hợp đồng tặng cho cho ông Long (con trai cụ Lê) căn nhà một trệt, một lầu. Hợp đồng này được công chứng ngày 23/07/2001. Nhưng đến ngày 16/10/2002 ông Long mới có đơn đề nghị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gửi UBND thị trấn Gò Dầu và UBND đã xác nhận “Đủ điều kiện”. Tuy nhiên, cụ Lê đã có đơn khởi kiện vào ngày 04/09/2002 xin hủy hợp đồng tặng cho nhà đất. Theo HĐTP, việc ông Long có đơn đề nghị cấp chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên được tiến hành sau khi cụ Lê đã có đơn khởi kiện ngày 04/09/2002 xin hủy hợp đồng tặng cho nhà đất và đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Long mới được UBND thị trấn xác nhận (chưa phải là UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật). Như vậy, hợp đồng tặng cho nhà đất giữa cụ Lê và ông Long chưa có hiệu GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 41 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam lực (ông Long chưa đăng ký quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất) thì cụ Lê đã thay đổi ý chí không cho ông Long nữa, nên việc Tòa án cấp phúc thẩm quyết định công nhận hợp đồng tặng cho nhà đất giữa cụ Lê với ông Long là không đúng pháp luật. Bình luận của tác giả: HĐTP đã căn cứ vào điều 463 BLDS 1995 (tương đương điều 467 BLDS 2005: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc có chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền và phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký, nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm nhận tài sản”) để giải quyết vụ việc. Quy định trên đây của BLDS mâu thuẫn với Luật Nhà ở. Theo Khoản 5 Điều 93 Luật nhà ở 2005: “Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận đổi nhà kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng đối với giao dịch về nhà ở giữa cá nhân với cá nhân”. Theo Khoản 2 Điều 64 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở: “Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp tặng cho nhà ở được tính từ ngày hợp đồng tặng cho nhà ở được công chứng hoặc chứng thực”. Nếu căn cứ vào Luật Nhà ở 2005 thì hợp đồng tặng cho nhà đất giữa cụ Lê và ông Long đã có hiệu lực pháp luật sau khi được công chứng và kể từ đó trở đi cụ Lê không có quyền hủy hợp đồng tặng cho này.29 * Trƣờng hợp thứ hai Năm 1999, để tiện việc vay vốn ngân hàng, phục vụ cho việc kinh doanh, chị T đã hỏi mượn đất của mẹ là bà K. Sau đó, chị T và bà K đã lập một giấy viết tay về việc cho mượn đất. Cả hai mẹ con đã cùng đến UBND xã ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất để người con gái đứng tên. Đầu năm 2012, do có ý muốn lấy đất lại để sau này chia đều cho các người con khác nên bà K đã yêu cầu chị T chuyển trả lại phần đất mà chị T đã mượn, chị T đồng ý. Hai mẹ con cùng đến UBND xã chứng thực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Và toàn bộ hồ sơ đã được nộp tại UBND xã để chuyển đến huyện, hẹn ngày nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ba ngày sau, người con gái thay đổi ý kiến nên đã đến UBND xã xin rút toàn bộ hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất thì được UBND xã giải quyết giao lại toàn bộ hồ sơ cho người con gái. Đến ngày hẹn theo giấy hẹn, người mẹ đến UBND xã để nhận kết quả giải quyết thì được biết người con gái đã rút toàn bộ hồ sơ nên bà mẹ bức xúc và đã khiếu nại đối với UBND xã. Vậy việc làm của UBND xã có đúng pháp luật hay không? 29 Đỗ Văn Đại: Luật hợp đồng Việt Nam bản án và bình luật án, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, năm 2010, tr 24 . GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 42 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Quan điểm thứ nhất cho rằng: Việc làm của UBND xã là sai pháp luật vì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa người mẹ và người con hoàn toàn tự nguyện và đã được UBND xã chứng thực theo qui định của pháp luật. Nên khi đã ký thì người con gái không được quyền thay đổi ý kiến, không được quyền hủy việc tặng cho mà mình đã tự nguyện xác lập. Mặt khác, khoản 1 Điều 168 Bộ luật dân sự hiện hành cũng quy định: “Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Do đó, khi hai mẹ con bà K và chị T ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và nộp tại UBND xã, nghĩa là họ đã đăng ký quyền sở hữu rồi. Vì theo trình thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người đăng ký phải nộp hồ sơ tại UBND xã nơi có đất. Như vậy, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất nêu trên đã xác lập quyền sở hữu, chuyển giao quyền cho người mẹ. Vì thế, việc làm của UBND xã cho người con gái rút hồ sơ là không đúng pháp luật, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người mẹ nên người mẹ khiếu nại là điều dễ hiểu. Quan điểm thứ hai cho rằng: Không đồng tình với quan điểm thứ nhất và cho rằng cách làm của UBND xã là đúng với pháp luật vì: Theo quy định tại khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự 2005 có quy định: “Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Điều 46 Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực ngày 01/07/2004 và khoản 4 Điều 146 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai năm 2003 có quy định: “ Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất được xác định theo thứ tự đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.” Như vậy, trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng và tặng cho quyền sử dụng đất không có tài sản gắn liền với đất, thì quyền sử dụng đất được xác lập cho người nhận chuyển đổi, chuyển nhượng và nhận tặng cho quyền sử dụng đất kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, nghĩa là tại thời điểm Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiếp nhận hồ sơ. Tuy nhiên, trong trường hợp nêu trên, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất chưa được chuyển đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nên người con rút hồ sơ và được UBND xã giao trả hồ sơ là đúng pháp luật. Mặt khác, việc người con gái thay đổi ý kiến GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 43 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bà K thì bà K có quyền khởi kiện tranh chấp trên để Toà án xét xử theo qui định pháp luật.30 Qua hai ví dụ trên ta có thể thấy việc Bộ Luật Dân Sự 2005 và các văn bản pháp luật khác cùng có các quy định điều chỉnh về cách xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, nhưng cách xác định thì mỗi văn bản có những quy định khác nhau đã dẫn đến không ít các bất cập, khó khăn trong việc áp dụng quy định của pháp luật để thực thi hợp đồng. Cũng như việc áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp của các bên khi các bên trong hợp đồng khi có phát sinh tranh chấp. Ở trường hợp thứ nhất ta thấy việc cụ Lê làm hợp đồng tặng cho nhà đất cho ông Long hợp đồng được công chứng ngày 23/01/2001 nhưng đến ngày 16/10/2002 ông Long mới có đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên ông Long lại gửi cho Ủy Ban Nhân Dân thị trấn Gò Dầu nơi không có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mà trước đó ngày 04/09/2002 cụ Lê đã có đơn khởi kiện xin hủy hợp đồng tặng cho nhà đất cho ông Long. Như vậy, việc ông Long gửi đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là sau ngày cụ Lê có đơn xin hủy hợp đồng tặng cho vậy việc này có được chấp nhận hay không? Theo cách giải quyết của Hội Đồng Thẩm Phám thì hợp đồng tặng cho nhà đất của cụ Lê với ông Long sẽ bị hủy bỏ vì ông Long gửi đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau ngày cụ Lê có yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho nên hợp đồng tặng cho của cụ Lê và ông Long chưa có hiệu lực vì thế cụ Lê có quyền yêu cầu hủy hợp đồng. Tuy nhiên, việc căn cứ vào quy định của Bộ Luật Dân Sự để giải quyết như thế của Hội Đồng Thẩm Phán lại mâu thuẫn với Luật Nhà ở năm 2005. Theo Khoản 5 Điều 93 Luật Nhà ở 2005: “Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận đổi nhà kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng đối với giao dịch về nhà ở giữa cá nhân với cá nhân”. Như vậy, theo quy định của luật Nhà ở 2005 thì chỉ cần hợp đồng được công chứng thì sẽ có hiệu lực chứ không cần phải đăng ký như quy định của Bộ Luật Dân Sự. Nên nếu chiếu theo quy định của Luật Nhà ở 2005 này thì việc Hội Đồng Thẩm Phán tuyên hủy hợp đồng tặng cho của cụ Lê với ông Long là không đúng pháp luật. Tương tự, ở trường hợp thứ hai cũng là tranh chấp về việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa chị T và bà K mẹ của T về việc rút yêu cầu tặng cho quyền sử dụng đất của chị T khi hợp đồng tặng cho giữa chị T và bà 30 Huỳnh Minh Khánh - Tòa án nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, Trang Thông tin pháp luật Dân sự: Đã ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, có quyền rút hồ sơ không? http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=17519 09&item_id=24843759&article_details=1 [Truy cập ngày 22/10/2014] . GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 44 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam K chỉ mới được chứng thực ở xã mà chưa được chuyển đến huyện để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì lúc này chị T đổi ý và rút toàn bộ hồ sơ tặng cho lại, như vậy có phù hợp với quy định của pháp luật không? Trong vụ việc này thì có nhiều quan điểm khác nhau nên gây ra bất cập trong quá trình giải quyết tranh chấp. Vì thế việc mà chúng ta cần phải giải quyết ở đây là đối với hợp đồng tặng cho bất động sản thì thời điểm có hiệu lực của nó được xác định như thế nào? Bởi vì nếu có quy định nhất quán về vấn đề này thì chắc hẳn các cơ quan có thẩm quyền sẽ dễ dàng giải quyết mà không sợ vướng phải các bất cập từ các quy định của các luật khác cùng điều chỉnh. Từ quy định về cách xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng của các văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ Luật dân Sự 2005, Luật Nhà Ở 2005, cùng các nghị định khác của chính phủ có quy định về vấn đề xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đã cho chúng ta thấy phần nào những bất cập trong hướng xử lý các tranh chấp liên có quan đến việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khi có tranh chấp phát sinh. Do đó, việc chúng ta cần làm là phải tìm ra cách thống nhất các quy định của pháp luật về việc quy định cách xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng hiện nay. Để hạn chế những bất cập, vướng mắc phát sinh sau này khi giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. 3.2. Một số kiến nghị nhằm hạn chế các bất cập phát sinh về cách xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng 3.2.1. Sửa đổi, bổ sung diều 404 Bộ Luật Dân Sự 2005 Do quy định ở Điều 404 Bộ Luật Dân Sự 2005 là chưa chặt chẽ, quy định này chỉ dựa trên hình thức giao kết mà không dựa trên phương thức giao kết và hình thức trả lời chấp nhận. Quy định như thế thì chưa theo trình tự từ nguyên tắc chung đến từng trường hợp cụ thể, các tình huống dự liệu thì chưa đầy đủ và có vẽ như chưa phù hợp với thực tế đời sống. Từ đó, theo người viết chúng ta cần phải bổ sung, sửa đổi quy định tại Điều 404 Bộ Luật Dân Sự 2005 cho phù hợp với thực tế đời sống và cần sửa đổi để hợp đồng dân sự thực sự phát huy hết hiệu quả của nó trong đời sống hiện nay. 3.2.1.1. Cần quy định theo trình tự từ nguyên tắt chung đến từng trường hợp cụ thể Khoản 1 Điều 404 Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.” Đây là trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt, để đảm bảo tính lôgic chúng ta cần sửa đổi kết cấu điều luật theo hướng: Nguyên tắc nào là nguyên tắc chung mang tính phổ biến thì được quy định trước, các trường hợp nào cụ thể, ngoại lệ thì quy định sau. Vậy trường hợp phổ biến là những trường hợp nào? Theo người viết thì trường hợp phổ biến là các trường hợp giao kết hợp đồng trực tiếp bằng lời nói là các trường hợp phổ biến nhất nên cần được xem là GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 45 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam nguyên tắc chung và quy định trước. Còn các trường hợp giao kết hợp đồng gián tiếp, trả lời giao kết bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể… là những trường hợp ít phổ biến hơn nên ta có thể quy định sau. Vậy Khoản 1 Điều 404 Bộ Luật Dân Sự 2005 nên được sửa đổi như sau: “Hợp đồng được giao kết tại thời điểm các bên đã thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng, trừ các trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phải được giao kết theo hình thức, thủ tục xác định thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm hoàn tất hình thức, thủ tục đó” . Với việc sửa đổi như thế thì khoản 1 này đã định ra nguyên tắc chung của thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên thỏa thuận xong nội dung chủ yếu của hợp đồng . Bên cạnh đó, với việc quy định như thế này thì điều luật sẽ được quy định theo hướng mở làm cơ sở để thiết kế các điều khoản tiếp theo là trừ các trường hợp các bên trong hợp đồng có các thỏa thuận khác như các thỏa thuận về hình thức, thủ tục... thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm hoàn thành các hình thức, thủ tục đã thỏa thuận. Ví dụ: Khi các bên giao kết hợp đồng đã thỏa thuận xong nội dung chủ yếu của hợp đồng và còn có thỏa thuận khác như hợp đồng cần phải lập thành văn bản có công chứng mới có hiệu lực. Thì lúc này hợp đồng chỉ được xem là đã giao kết và phát sinh hiệu lực khi nó được được lập thành văn bản và có công chứng. 3.2.1.2. Sửa đổi bổ sung quy định về thời điểm giao kết hợp đồng khi các bên giao kết hợp đồng bằng văn bản, hoặc trả lời giao kết hợp đồng bằng văn bản Trong thực tế giao kết hợp đồng việc các bên trong hợp đồng lựa chọn hình thức giao kết bằng văn bản là rất phong phú. Vậy văn bản là gì? Văn bản không chỉ là văn bản thông thường là một tờ giấy mà trên đó thể hiện nội dung các thỏa thuận của các bên khi giao kết hợp đồng, mà giao kết hợp đồng bằng văn bản trong luật Việt Nam còn có thể được thực hiện qua các phương tiện điện tử dưới hình thức các thông điệp dữ liệu: “Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được cũng coi là giao dịch bằng văn bản” 31. Ngoài ra, văn bản trong luật Việt Nam còn có thể là: “Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.” 32 Bởi vậy, Khoản 4 Điều 404 Bộ Luật Dân Sự hiện hành quy định thời điểm giao kết hợp đồng đối với hợp đồng giao kết bằng văn bản là thời điểm “bên sau cùng ký vào văn bản” theo người viết điều khoản này cần phân hóa cụ thể hơn bởi vì việc bên sau cùng ký vào văn bản tỏ ra không phù hợp lắm đối với các trường hợp mà các bên giao kết hợp đồng thông qua các phương tiện điện tử dưới hình thức các thông điệp dữ liệu, telex, fax… Nên theo người viết đối với các trường hợp giao kết hợp đồng bằng văn bản khác nhau thì thời điểm giao kết hợp đồng có thể không giống nhau, chứ không nên chỉ quy định thời điểm giao kết hợp đồng 31 32 Khoản 1 Điều 124 Bộ Luật Dân Sự 2005 Khoản 15 Điều 3 Luật Thương Mại 2005 GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 46 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam là thời điểm “bên sau cùng ký vào văn bản”, như khoản 4 Điều 404 Bộ Luật Dân sự hiện hành. Ngoài ra cũng cần phải quy định rõ như thế nào là chữ ký hợp lệ bởi vì trong nhiều trường hợp thì ngoài chữ ký, hợp đồng còn cần phải đóng dấu, hoặc hoàn thành một thủ tục nào đó nửa thì mới có hiệu lực. Theo người viết thì khoản 4 Điều 404 nên sửa đổi như sau: “việc giao kết hợp đồng được các bên xác lập trực tiếp, trên cùng một văn bản, thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản; nếu hợp đồng được lập thành nhiều văn bản có nội dung giống nhau, thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm mỗi bên đã ký vào văn bản của bên kia. Văn bản được lập chỉ cần các bên hoặc người đại diện hợp pháp của các bên ký tên và ghi rõ họ tên là đủ mà không cần phải có thêm thủ tục nào khác, kể cả việc phải đóng dấu của các bên, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định điều này.” Nếu quy định của pháp luật luôn rõ ràng, cụ thể thì sẽ tránh được các tranh cãi không cần thiết trong quá trình giao kết hợp đồng của các bên. 3.2.1.3. Bổ sung quy định thời điểm giao kết hợp đồng khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết bằng cách thực hiện thực hiện một hành vi cụ thể Mặc dù việc trả lời chấp nhận giao kết bằng một hành vi cụ thể được sử dụng khá phổ trong thực tế nhưng nó lại chưa được quy định trong luật cho nên theo người viết chúng ta cần bổ sung thêm quy định này. Bởi vì, trong thực tế thì việc bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng họ không thể hiện sự chấp nhận của mình bằng lời nói, bằng văn bản mà họ thể hiện sự chấp nhận giao kết bằng hành vi cụ thể nào đó thì chúng ta cũng cần phải ghi nhận trường hợp này. Ví dụ: Một khách hàng vào cửa hàng bán quần áo may sẵn mua một cái áo, tuy không trả lời nhưng người chủ cửa hàng vẫn lấy áo và tính tiền cho vị khách đó. Hay trường hợp người đi taxi họ đón taxi, taxi ghé lại và họ bảo người tài xế láy taxi đưa họ đến địa điểm mà họ yêu cầu. Tuy người tài xế không trả lời nhưng hành động cho chiếc xe vận hành đến nơi mà khách yêu cầu cũng là trường hợp chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng bằng hành vi. Hành vi ở đây là hành vi chở người khách đến nơi mà họ yêu cầu và lấy tiền. Như vậy, mặc dù không trả lời với đề nghị giao kết nhưng các bên trong hợp đồng cũng đã giao kết với nhau bằng cách họ thực hiện một hành vi cụ thể, thể hiện ý muốn giao kết hợp đồng của mình. Việc trả lời chấp nhận giao kết bằng hành vi cụ thể được xác định là lúc bắt đầu thực hiện hành vi trừ trường hợp pháp luật có quy định khác như đối với các lời đề nghị giao kết hợp đồng về nhà ở, đất đai…Thì ngoài việc thể hiện ý chí giao kết bằng việc thực hiện hành vi các bên còn phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực… thì hợp đồng mới phát sinh hiệu lực. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 47 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Tóm lại, theo người viết trong trường hợp trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì ngoài việc trả lời chấp nhận bằng các hình thức bằng lời nói, bằng văn bản, thì việc trả lời bằng hành vi thể hiện ý muốn giao kết hợp đồng cũng là trường hợp cần được pháp luật ghi nhận. Nên khoản 5 Điều 404 Bộ Luật Dân Sự theo người viết nên bổ sung như sau: “Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Trong trường hợp bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng bằng một hành vi cụ thể, thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm bên được đề nghị bắt đầu thực hiện hành vi đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” 3.2.2. Sửa đổi bổ sung quy dịnh tại điều 405 Bộ Luật Dân Sự 2005 về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng Điều 405 Bộ Luật Dân Sự hiện hành quy định : “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” Theo người viết cần phải bổ sung quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận bởi vì nguyên tắc khi giao kết hợp đồng thì các bên có quyền thỏa thuận nội dung của hợp đồng miễn sao đó là thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội. Tại điều 405 cũng thế, luật quy định các bên được thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên sự thỏa thuận này cụ thể như thế nào mới có hiệu lực thì không được pháp luậy quy định. Do đó, có nhiều ý kiến tranh cãi khi áp dụng quy định này và thực tiễn khi xét xử thì cũng chưa nhất quán. Để tránh tranh cãi và có sự nhất quán trong quá trình xét xử nếu có tranh chấp về vấn đề này, người viết cho rằng chúng ta nên xây dựng một quy định cụ thể hoàn chỉnh về vấn đề này. Cần làm rõ các vấn đề: Khi pháp luật có quy định về thời điểm có hiệu lực của một số loại hợp đồng trọng thức nhất định thì việc các bên thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là trước thời điểm mà pháp luật quy định hay sau thời điểm mà pháp luật quy định có được hay không? Hay việc thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là trước thời điểm giao kết hợp đồng hay sau thời điểm giao kết hợp đồng đối với các loại hợp đồng thông thường khác thì trường hợp nào là hợp pháp được pháp luật công nhận trường hợp nào không? Nếu hợp pháp là trong trường hợp nào và nếu không là trong trường hợp nào? Nếu quy định của pháp luật luôn luôn rõ ràng cụ thể như thế sẽ tránh được nhiều trường hợp tranh cãi không đáng có do nhiều cách hiểu và vận dụng pháp luật khác nhau vì điều luật quy định chung chung chưa rõ ràng. Theo người viết việc thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cần phân biệt các trương hợp cụ thể như sau: * Thứ nhất, các bên thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lùi lại sau thời điểm giao kết hợp đồng GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 48 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Trong trường hợp này, theo người viết là được vì nguyên tắc các bên có thể làm những gì mà pháp luật không cấm mà ở đây luật không cấm các bên thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lùi lại sau thời điểm giao kết hợp đồng hay lùi sau thời điểm pháp luật có quy định. Cho nên các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp này. Thời điểm có hiệu lực mà các bên thỏa thuận có thể là thời điểm được xác định bằng một mốc thời gian hoặc một sự kiện nhất định, móc thời gian là thời gian xảy ra trong tương lai, hay thời điểm phát sinh điều kiện đối với hợp đồng có điều kiện… Nói chung, các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lùi lại sau thời điểm giao kết hợp đồng hay lùi lại sau thời điểm có hiệu lực mà pháp luật quy định, miễn sao đó là các thỏa thuận hợp pháp, không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì đều được luật chấp nhận. * Thứ hai, các bên thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sớm hơn thời điểm giao kết hợp đồng Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng thuê xe ô tô hợp đồng được giao kết vào ngày 10/10/2014, nhưng các bên thỏa thuận ngày 01/10/2014 là ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng. Trường hợp trong ví dụ trên thì có được chấp nhận không? Theo người viết trường hợp này sẽ không được luật cho phép bởi vì khi hợp đồng chưa được giao kết các quyền và nghĩa vụ của các bên chưa được xác lập thì hợp đồng sẽ không thể phát sinh hiệu lực được. Và nếu cho phép các bên thỏa thuận hiệu lực của hợp đồng xảy ra trước khi xác lâp hợp đồng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như tạo kẻ hở để các bên có thể trốn tránh nghĩa vụ như: trốn thuế, rút ngắn thời hiệu khởi kiện, hợp thức hóa tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp… * Thứ ba, các bên thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm luật định - Thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sớm hơn thời điểm pháp luật quy định: Trong thực tế có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này, vì nguyên tắc của hợp đồng là các bên có quyền tự do thỏa thuận, pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận nội dung của hợp đồng, thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trừ trường hợp thỏa thuận đó là thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. Nên việc thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lùi lại sau thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do luật định thì có được chấp nhận không? Theo người viết, tuy thỏa thuận lùi thời gian có hiệu lực của hợp đồng sau thời gian pháp luật định thì pháp luật không nói là cấm. Nhưng theo người viết, thì ta không nên cho phép thỏa thuận lùi thời điểm có hiệu GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 49 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam lực của hợp đồng về sớm hơn thời điểm mà pháp luật đã ấn định cho loại hợp đồng đó. Vì nếu cho phép thì sẽ gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực hợp đồng, việc kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng có thỏa thuận lùi ngày phát sinh hiệu lực trở về trước thời điểm công chứng, chứng thực là vượt quá khả năng nghiệp vụ, cũng như làm tăng nặng trách nhiệm nghề nghiệp của các cơ quan, tổ chức này và gây ra các hậu quả pháp lý phức tạp. Vì thế chúng ta không nên cho phép thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về sớm hơn thời điểm mà pháp luật đã ấn định. - Thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trễ hơn thời điểm pháp luật quy định Trường hợp này về nguyên tắc là được, vì pháp luật không cấm. Thực tiễn pháp lý cũng cho thấy, các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trễ hơn thời điểm có hiệu do pháp luật quy định đối với loại hợp đồng mà pháp luật có ấn định thời điểm có hiệu lực của nó. Thời điểm này có thể được cách xác định bằng một mốc thời gian, hoặc bằng một sự kiện pháp lý có thể xảy ra trong tương lai, hoặc bằng một điều kiện nhất định, trừ trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. Từ các phân tích trên người viết kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định tại Điều 405 Bộ Luật Dân Sự hiện hành như sau:“Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là một thời điểm xác định, nhưng không được sớm hơn thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định tại Điều 404 của Bộ luật này. Nếu pháp luật có quy định hợp đồng có hiệu lực tại một thời điểm xác định, thì các bên không được thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sớm hơn thời điểm đó. ” GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 50 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam KẾT LUẬN Từ Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991, Bộ Luật Dân Sự năm 1995, Bộ Luật Dân Sự năm 2005, đã từng bước hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự nói chung và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay những quy định về cách xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong bộ luật dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác vẫn chưa thực sự đồng nhất. Do đó, đã gây ra nhiều bất cập trong quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khi có các tranh chấp phát sinh. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là vấn đề pháp lý quan trọng để xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng. Điều 405 Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định theo nguyên tắc: “hợp đồng được giao kết hợp pháp thì có hiệu lực đối với các bên từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, hoặc pháp luật có quy định khác.” Ngoài ra, để xác lập căn cứ pháp lý cho việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, Bộ Luật Dân Sự 2005 cũng quy định chi tiết về trình tự giao kết hợp đồng, và đặc biệt là xác định rõ thời điểm giao kết hợp đồng, dựa trên các hình thức khác nhau của hợp đồng. Nhưng qua quá trình nghiên cứu người viết cũng thấy rằng, thực trạng các quy định này vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập như: việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng dựa trên yếu tố hình thức của hợp đồng là chưa khoa học, chưa chặt chẽ, nội dung điều luật chưa dự liệu hết các tình huống của thực tiễn đời sống và bố cục của điều luật cũng chưa hợp lý. Quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo thỏa thuận của các bên vẫn chưa cụ thể nên còn gây ra nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến nhiều tranh cãi… Thực tiễn xét xử liên quan đến việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong một số trường hợp xảy ra tranh chấp vẫn còn đó nhiều bất cập và chưa có sự nhất quán giữa cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xử lý. Từ đó, đòi hỏi là cần phải xem xét lại nội dung của một số quy định của pháp luật tại các Điều 404 và Điều 405 Bộ Luật Dân Sự 2005 về việc xác định thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Từ nhận thức đó, luận văn cũng xin trình bày một số ý kiến đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 404 và Điều 405 Bộ Luật Dân Sự 2005, với mong muốn rằng từ những đóng góp nhỏ bé của mình hy vọng luận văn sẽ mang tới một giá trị nào đó trong việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về thời điểm có hiệu của hợp đồng trong Bộ Luật Dân Sự 2005. Để bộ luật ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, làm cho hệ thống pháp luật ngày càng đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý của Nhà nước và để hợp đồng thực sự phát huy hiệu quả của nó trong đời sống xã hội. GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 51 SVTH Nguyễn Thị Kiều My TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực 1. Hiến pháp năm 1946 2. Hiến pháp năm 1959 3. Hiến pháp năm 1980 4. Hiến pháp năm 1992 5. Bộ luật Dân sự năm 1995 6. Luật đất đai năm 2003 7. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 8. Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 10 . Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực * Danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong nước 1. Hiến pháp năm 2013 2. Bộ luật Dân sự năm 2005 3. Bộ Luật Lao Động năm 2013 4. Luật nhả ở năm 2005 5. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 6. Luật chuyển giao công nghệ năm 2006 7. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 8. Luật đất đai năm 2013 9. Luật Công chứng năm 2014 10. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm 11. Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010 hướng dẫn thi hành luật nhà ở năm 2005 12. Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm. * Danh mục sách, báo, tạp chí 1. Các Mác: Tư bản, quyển 1, Nxb Sự Thật, Hà Nội, năm 1973 2. Đinh Văn Thanh & Phạm Công Lạc: Thuật ngữ Luật Dân sự, trong bộ Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb. CAND, năm 1999 3. Đỗ Văn Đại: Luật hợp đồng Việt Nam bản án và bình luật án, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, năm 2010 4. Đỗ Văn Đại: Hình thức bắt buộc của hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam những bất cập và hướng hoàn thiện, Tạp chí Luật Học, Số 2, năm 2013 5. Hoàng Thế Liên: Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, tập I, Nxb Chính trị Quốc Gia, năm 2008 6. Lê Đình Nghị: Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, tập 1, năm 2009 7. Ngô Huy Cương: Khái niệm hiệu lực của nghĩa vụ và vấn đề thực hiện nghĩa vụ, Nxb Nhà nước và Pháp luật, năm 2008 8. Nguyễn Thùy Dương: Những vấn đề cơ bản và thuật ngữ của Bộ luật dân sự, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1997 9. Trường Đại Học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật Dân Sự Việt Nam, Nxb Công An Nhân Dân, năm 2003 * Danh mục trang thông tin điện tử 1. Lê Thị Khánh Ly, Tạp chí nghiên cứu văn hóa: Quốc Triều Hình Luật đỉnh cao của thành tựu luật pháp Việt Nam thời phong kiến, http://huc.edu.vn/vi/spct/id75/QUOC-TRIEU-HINH-LUAT-DINH-CAOCUA-THANH-TUU-LUAT-PHAP-VIIET-NAM-THOI-PHONG-KIEN/ [truy cập ngày 20/8/2014] , 2. Huỳnh Minh Khánh, Trang Thông tin pháp luật Dân sự: Đã ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, có quyền rút hồ sơ không? http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_c ateid=1751909&item_id=24843759&article_details=1 [Truy cập ngày 22/10/2014] . 3. Đỗ Văn Đại, Về kiến nghị của Bộ xây dựng liên quan đến giao dịch nhà ở, http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/kinh-te-dan-su/ve-kien-nghi-cua-bo-xaygiao-dich-nha-o/? [Truy cập ngày 31/10/2114] * Danh mục văn bản quy phạm pháp luật nước ngoài 1. Bộ Luật Dân Sự Pháp năm 1804 dung-lien-quan-111en- [...]... chương ba của Hiếp Pháp 10 Điều 394 Bộ Luật Dân Sự 1995 GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 14 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Còn nói về nội dung của hợp đồng dân sự thì Bộ Luật Dân Sự năm 2005 ra đời thay thế Bộ Luật Dân Sự năm 1995, cũng tiếp tục có các quy định về khái niệm hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng Tuy... Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam điểm mà hợp đồng phát sinh hiệu lực và kể từ thời điểm đó thì các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mới phát sinh Và trong khoảng thời gian hợp đồng có hiệu lực thì thời điểm phát sinh hiệu lực là một yếu tố pháp lý rất quan trọng để xác định hiệu lực của hợp đồng Nó là móc bắt đầu, đầu tiên nhất để tính khoảng thời. .. SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Ngoài ra, với Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 lần đầu tiên trong một văn bản luật của nước ta, tuy không có quy định cụ thể khái niệm về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nhưng có nói đến thời điểm có hiệu lực: Hợp đồng kinh tế được coi là đã hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm các bên đã ký vào văn... lực của hợp đồng mà chỉ có quy định nêu lên thời điểm mà hợp đồng có hiệu lực như ở Điều 405 Bộ Luật Dân Sự như đã tìm hiểu ở phần trên Có ý kiến cho rằng: “thường thì khi nói tới hiệu lực của hợp đồng, chủ yếu người ta thường nói tới thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. ” 5 Nghĩa là khi nhắc tới hiệu lực của hợp đồng thì người ta thường nói đến thời điểm có hiệu lực của hợp đồng (thời điểm mà hợp đồng. .. quan có thẩm quyền và các bên cũng không có thỏa thuận khác về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Thì việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lúc này, ta sẽ căn cứ vào thời điểm giao kết hợp đồng của các bên để xác định thời điểm có hiệu lực của chúng, nghĩa là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lúc này chính là thời điểm giao kết hợp đồng Đây cũng chính là trường hợp xác định thời điểm có hiệu. .. My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam Như đã phân tích ở trên, Bộ Luật Dân Sự 2005 không có quy định nào cụ thể về thời điểm phát sinh hiệu lực của dạng hợp đồng cần phải đăng ký, mà chúng ta cũng dựa vào luật khác đó là Luật Công Chứng năm 2014 để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng Việc đăng ký hợp đồng là điều kiện bắt buộc trong hình thức của hợp đồng và thời. .. khoảng thời gian rất ngắn, được coi là một điểm trên đường thẳng cụ thể hóa thời gian Còn hiệu lực thì hiệu là có công dụng, lực là sức, vậy thời điểm có hiệu lực là thời gian có công dụng áp dụng của một cái gì đó Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xét về mặt thời gian là thời hạn mà hợp đồng có hiệu lực Trong Bộ Luật Dân Sự 2005 thì không có một quy định nào nêu lên khái niệm về thời điểm có hiệu lực của. .. quyền cho phép xác lập 2.2 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo sự thỏa thuận – Trƣờng hợp phổ biến hợp đồng có điều kiện Thông thường, chúng ta có các trường hợp xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng của hợp đồng như: Đối với các hợp đồng trọng thức thì nó đã được pháp luật quy định cụ thể thời điểm có hiệu lực là thời điểm hợp đồng được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc... vẫn có giá trị Như vậy, tùy từng trường hợp, tùy từng loại hợp đồng là gì mà ta xác định thời điểm có hiệu lực của chúng Trong trường hợp pháp luật không có quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng và các bên trong hợp đồng cũng không có thỏa thuận về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sẽ được xác định dựa vào Điều 405 Bộ Luật Dân Sự 2005 Vậy về thời điểm. .. khi hợp đồng phát sinh hiệu lực Nghĩa là kể từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực thì Tòa án mới có căn cứ giải quyết các tranh chấp của hợp đồng nếu như có tranh chấp phát sinh Vì thế, ta nói thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là căn cứ để tòa án xác định thời điểm vi phạm hợp đồng GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 18 SVTH Nguyễn Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt ... Thị Kiều My Thời điểm có hiệu lực hợp đồng dân pháp luật Việt Nam đáp ứng đầy đủ yêu cầu để hợp đồng có hiệu lực hợp đồng phát sinh hiệu lực thời điểm có hiệu lực hợp đồng 2.1.3 Hợp đồng xác lập... Thời điểm có hiệu lực hợp đồng dân pháp luật Việt Nam điểm mà hợp đồng phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm quyền nghĩa vụ bên hợp đồng phát sinh Và khoảng thời gian hợp đồng có hiệu lực thời điểm. .. hiệu lực hợp đồng 1.3.1 Phân loại hợp đồng Việc xác định thời điểm có hiệu lực hợp đồng sở quan trọng để phân loại hợp đồng Dựa vào hiệu lực hợp đồng thời điểm có hiệu lực hợp đồng, thời điểm hợp

Ngày đăng: 03/10/2015, 14:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan