các tội phạm về môi trường trong luật hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn

77 631 0
các tội phạm về môi trường trong luật hình sự việt nam hiện hành  lý luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA: 2011 - 2015 Đề tài CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN VĂN TRÒN TRẦN HOÀI ÂN MSSV: 5115869 Lớp: Luật tư pháp 2_ K37 TRƯỜNG ĐẠI GVHD: Nguyễn Văn Tròn - Cần Thơ, 11/2014 1 HỌC CẦN THƠ SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA: 2011 - 2015 Đề tài CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SINH VIÊN THỰC HIỆN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN VĂN TRÒN TRẦN HOÀI ÂN MSSV: 5115869 Lớp: Luật tư pháp 2_ K37 LỜI CẢM ƠN GVHD: Nguyễn Văn Tròn - Cần Thơ, 11/2014 - 2 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn ---------Người viết xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Cần Thơ, đơn vị Khoa Luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho người viết hoàn thành khóa luận văn tốt nghiệp này. Đặc biệt, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn - thầy Nguyễn Văn Tròn đã giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cần Thơ, Ngày….,Tháng…..Năm 2014 Sinh viên thực hiện TRẦN HOÀI ÂN GVHD: Nguyễn Văn Tròn 3 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ---------................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Cần Thơ, Ngày….,Tháng…..Năm 2014 Chữ ký Giảng viên hướng dẫn GVHD: Nguyễn Văn Tròn 4 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN ---------................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Cần Thơ, Ngày….,Tháng…..Năm 2014 Chữ ký Giảng viên phản biện GVHD: Nguyễn Văn Tròn 5 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ---------- Các từ viết tắt Tiếng Việt đầy đủ BLHS Bộ luật Hình sự TNHS Trách nhiệm hình sự BVMT Bảo vệ môi trường TPVMT Tội phạm về môi trường GVHD: Nguyễn Văn Tròn 6 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn MỤC LỤC --------Trang LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………….…………...1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. ………………………………………..….………1 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. …………………………………….…...…………2 4. Phương pháp nghiên cứu. ………… ………………………………...……………2 5. Kết cấu của luận văn. …………………………………. ……………….…………2 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM……………………...……...3 1.1.Khái niệm về môi trường.………………………………… …….…………….….3 1.2. Khái quát về tội phạm môi trường………………………….……………….......4 1.2.1. Khái niệm tội phạm về môi trường…………………….……………….........4 1.2.2. Đặc điểm của tội phạm về môi trường……………………………………….6 1.2.3. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội của tội phạm về môi trường……..…..7 1.2.4. Hậu quả của tội phạm về môi trường gây ra…………….……….…...…….8 1.3. Sự hình thành các quy định về tội phạm môi trường trong luật hình sự Việt Nam……………………………………………………………………………………….8 1.3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam…………………….……………………………….…………8 1.3.2. Quá trình hình thành các quy định về tội phạm môi trường trong luật hình sự Việt Nam …………………………….….…………………………..……….……….10 1.3.2.1. Giai đoạn trước khi có Bộ Luật Hình sự 1985…………………..……...10 1.3.2.2. Các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự 1985…....11 1.3.2.3. Các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự 1999…....12 1.3.2.4. Các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự đã được sửa đổi bổ sung năm 2009…………………...................….…………………………….13 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 7 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 1.4. Những quy định về tội phạm môi trường trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới………………….……………………………………………………….…14 1.4.1. Trung Quốc………………………………….…………………………..…14 1.4.2. Singapore……………………………………………………………………15 CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH….………….....……16 2.1. Các quy định chung về tội phạm môi trường trong Bộ luật hình sự Việt Nam……………………………………………………………………………………...16 2.1.1. Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội phạm về môi trường..….16 2.1.1.1. Mặt Khách thể của tội phạm về môi trường…………..………….……16 2.1.1.2. Mặt Khách quan của tội phạm về môi trường …………….…………..16 2.1.1.3. Mặt Chủ quan của tội phạm về môi trường……….…...………….…...18 2.1.1.4. Mặt Chủ thể của tội phạm về môi trường………………..…….…….…18 2.1.2. Phân loại các tội phạm về môi trường………………...…………..…….…19 2.1.3. Hình phạt đối với các tội phạm về môi trường…………………….………20 2.2. Các quy định cụ thể về tội phạm môi trường theo pháp luật hình sự hiện hành.……………………………………………………………………………..………21 2.2.1. Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182, BLHS hiện hành)……….………21 2.2.1.1. Định nghĩa: …………………………………………………..….………21 2.2.1.2. Dấu hiệu pháp lý…………………………………………..……..………21 2.2.1.3. Hình phạt: …………………………………………………………….....22 2.2.2. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 182a) ……..…24 2.2.2.1. Định nghĩa: ……………………..…...……………………………..……24 2.2.2.2. Dấu hiệu pháp lý…………………………………………………………24 2.2.2.3. Hình phạt: ……………………………………….………………………25 2.2.3. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b) …....26 2.2.3.1. Định nghĩa: ………………………………………………………...…....26 2.2.3.2. Dấu hiệu pháp lý……………...………………………………………….26 2.2.3.3. Hình phạt: ……………………………………………………….………27 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 8 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 2.2.4. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 185) …..…………………27 2.2.4.1. Định nghĩa: ………………………………………………………...……27 2.2.4.2. Dấu hiệu pháp lý…………………………………………………………27 2.2.4.3. Hình phạt: ………………………………………………………...……..29 2.2.5. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186) …………...…30 2.2.5.1. Định nghĩa: …………………………..……………………………….…30 2.2.5.2. Dấu hiệu pháp lý…………………………………………………………30 2.2.5.3. Hình phạt: …………………………………………………………….....31 2.2.6. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187)...32 2.2.6.1. Định nghĩa: ……………………………………………………………...32 2.2.6.2. Dấu hiệu pháp lý………………………………………………...……….32 2.2.6.3. Hình phạt: ……………………………………………………….………34 2.2.7. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 188) ……………………….………34 2.2.7.1. Định nghĩa: ……………………………………………………….……..34 2.2.7.2. Dấu hiệu pháp lý…………………………………………………..……..35 2.2.7.3. Hình phạt: ……………………………………………………….....……35 2.2.8. Tội hủy hoại rừng (Điều 189) …………….…………………………….…..36 2.2.8.1. Định nghĩa: ………………………….....……………………………..…36 2.2.8.2. Dấu hiệu pháp lý…….…..………………………….……………………36 2.2.8.3. Hình phạt: ……………….………………………………………………38 2.2.9. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 190 BLHS) ………………………………..41 2.2.9.1. Định nghĩa: ……………………………………………………………..41 2.2.9.2. Dấu hiệu pháp lý………………………………………………………..41 2.2.9.3. Hình phạt: ………………………………………………………………42 2.2.10. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191) …………………………………………………………………………………………...44 2.2.10.1. Định nghĩa: …………………...……………………………………….44 2.2.10.2. Dấu hiệu pháp lý………….……………………………….…………...44 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 9 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 2.2.10.3. Hình phạt: ……………………………………………… .……………45 2.2.11. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 191a) …….…46 2.2.11.1. Định nghĩa: ……………….………………………………….…..……46 2.2.11.2. Dấu hiệu pháp lý………………………………………………………46 2.2.11.3. Hình phạt……………………………………………………….………47 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG……………………………48 3.1. Thực trạng áp dụng những quy định của Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 đối với các tội phạm về môi trường. ………………………………………48 3.2. Những bất cập trong việc áp dụng những quy định của Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 đối với các tội phạm về môi trường………………...…………51 3.2.1. Trong lĩnh vực hình sự……………………………………………….……..51 3.2.2. Trong lĩnh vực kinh tế……………………...………...………….…..…..…53 3.2.3. Trong công tác giáo dục………………………………………….…………54 3.2.4. Trong công tác điều tra, quản lý, thanh tra, giám sát. ……....……..……54 3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 đối với các tội phạm về môi trường.……….…54 3.3.1. Trong lĩnh vực hình sự………………...………………………..………..…54 3.3.2. Trong lĩnh vực kinh tế………………………………...………..………..…60 3.3.3. Trong công tác giáo dục……………………………………...……….….…60 3.3.4. Trong công tác điều tra, quản lý, thanh tra, giám sát. …………………..61 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………..62 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 10 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã có những thay đổi lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đời sống nhân dân ngày ngày càng được nâng cao, tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển tích cực của nền kinh tế thì tình hình tội phạm cũng đang có chiều hướng gia tăng đặc biệt là các tội phạm về môi trường (TPVMT). Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người vào những thảm họa của thiên nhiên có thể xảy ra như sự nóng nên của trái đất, lỗ hổng tầng ôzôn, tình trạng ngập lụt, sóng thần v.v... Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) đã trở nên vô cùng cấp thiết được các quốc gia và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Một thực tế không thể phủ nhận là môi trường nước ta hiện nay đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề, nếu không có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục thì chúng ta sẽ phải trả giá cho cho những tổn thất mà các thế hệ người Việt Nam sẽ phải gánh chịu bây giờ và trong tương lai. Nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc BVMT, Đảng, Nhà nước và Quốc hội đã đề ra nhiều giải pháp vừa mang tính chiến lược vừa mang tính cấp bách để BVMT. Trong số các biện pháp pháp lý được sử dụng để BVMT thì biện pháp hình sự được xem là khả thi nhất. Bộ luật Hình sự (BLHS) 1999 sửa đổi, bổ sung 2009, dành riêng Chương XVII quy định các TPVMT. Tuy nhiên, các quy định này chưa phát huy hết hiệu quả như mong đợi, vẫn mang tính lý thuyết chưa áp dụng được trên thực tế, một số vấn đề lớn chưa được giải thích cụ thể dẫn đến cách hiểu không thông nhất của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cũng như một số quy định không có tính khả thi khó áp dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn hoạt động điều tra, xử lý các vụ phạm tội về môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các TPVMT là vấn đề cấp thiết trong tình hình hiện nay. Do đó, người viết quyết định chọn đề tài “ Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận, các đặc trưng pháp lý cơ bản của các TPVMT. Đồng thời, đánh giá về tình hình các TPVMT trong thời gian qua để từ GVHD: Nguyễn Văn Tròn 11 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn đó rút ra những phương pháp đúng đắn và đề xuất các giải pháp thiết yếu cho công tác đấu tranh phòng, chống các TPVMT trong thời gian tới được thực thi nhanh chóng, rõ ràng và hiệu quả. Qua đó kêu gọi sự chung tay xây dựng một môi trường trong lành góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật hình sự đối với nhóm tội về môi trường được quy định trong BLHS Việt Nam hiện hành; tình hình về các tội phạm môi trường trong thời gian qua và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các TPVMT của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Số liệu thống kê phục vụ cho việc nghiên cứu, so sánh, đối chiếu trong đề tài được viện dẫn từ các báo cáo tổng kết của Bộ Tài nguyên và Môi trường; báo cáo công tác của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường, Bộ Công an; và một số báo cáo chuyên đề về môi trường. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về cải cách tư pháp, về tội phạm, về đấu tranh phòng, chống các tội phạm nói chung và các TPVMT nói riêng. Đồng thời, dựa trên cơ sở các bài viết, các đề tài khoa học của các nhà nghiên cứu lý luận về các TPVMT; các phương pháp mà luận văn đã vận dụng như: phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh; chuyên gia; thống kê hình sự... 5. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về các tội phạm môi trường theo luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Những quy định về các tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành. Chương 3: Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của Bộ luật Hình sự đối với các tội phạm môi trường GVHD: Nguyễn Văn Tròn 12 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Nhu cầu được sống trong một môi trường sinh thái an toàn trong lành và sạch đẹp là một trong những nhu cầu chính đáng và thiết yếu của nhân loại. Trải qua quá trình phát triển của xã hội thì nhu cầu này của con người ngày càng cao hơn và trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật hiện đại, khai thác tài nguyên, sản xuất hàng hóa v.v…cùng với những mặt trái của nó đã gây ra những hậu quả làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, xã hội và con người, đặc biệt phải kể đến những hậu quả như: nạn sa mạc hóa; ô nhiễm đất, nước và không khí v.v…Mặt khác, công tác đấu tranh với những hành vi tàn phá môi trường của nước ta chưa thu được hiệu quả cao, cùng với tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đặt ra nhiệm vụ phải hoàn thiện cơ chế BVMT hiệu quả hơn. Việc xác định đúng khái niệm tội phạm môi trường là cơ sở quan trọng cho việc quy định các tội phạm cụ thể và cho việc giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS đối với các TPVMT. Trong khi khái niệm tội phạm môi trường đã được quy định trong BLHS của một số quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ… thì BLHS của nước ta chưa đưa ra khái niệm chung về tội phạm môi trường. Trong chương này người viết sẽ tập trung làm rõ khái niệm môi trường, khái niệm về tội phạm môi trường, quá trình hình thành các quy định về tội phạm môi trường trong luật hình sự Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu các quy định về tội phạm môi trường trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới. Từ đó đưa ra cách hiểu thống nhất về tội phạm môi trường và làm cơ sở cho việc định tội danh cũng như xác định hình phạt cho các tội phạm môi trường đó. 1.1.Khái niệm về môi trường Môi trường là một khái niệm có nội hàm rất rộng và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo nghĩa thông thường môi trường là: toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ hay sinh vật ấy.1; là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.2; là toàn bộ hệ thống tự nhiên và các 1 Xem: Trung tâm từ điển học Hà Nội - Đà Nẵng , Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng,1997, Tr 618. 2 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, http://vi.wikipedia.org/wiki/Môi_trường, [ngày truy cập 01/10/2014]. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 13 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn hệ thống do con người sáng tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống bằng lao động của mình đã khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của mình.3 Môi trường sử dụng trong lĩnh vực pháp lý được hiểu như là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường là những yếu tố, hoàn cảnh và tự nhiên bao quanh con người. Khoản 1 Điều 3 Luật BVMT 2005 định nghĩa môi trường “bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Theo định nghĩa của luật BVMT thì bất cứ một sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại trong một môi trường của nó. Tuy nhiên môi trường, cái mà loài người hiện nay phải đối mặt và nghiên cứu bảo vệ đó là môi trường sống bao quanh con người. Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể v.v.. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.4 1.2. Khái quát về tội phạm môi trường 1.2.1. Khái niệm tội phạm về môi trường Việc xác định khái niệm tội phạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc định tội danh cũng như xác định hình phạt. Trong khi khái niệm tội phạm môi trường đã được quy định trong BLHS của một số quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ… thì ở nước ta đến nay khái 3 Xem Tuyên ngôn của UNESCO 1981 Tổng cục môi trường, Môi trường là gì?, http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/hoidapmt/Pages/M%C3%B4itr%C6% B0%E1%BB%9Dngl%C3%A0g%C3%AC.aspx, [ngày truy cập ngày 01/10/2014]. 4 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 14 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn niệm về tội phạm môi trường vẫn chưa được luật hoá mà mới chỉ được định nghĩa trong một số công trình nghiên cứu. Song, các định nghĩa này còn nhiều điểm chưa hoàn toàn rõ ràng hoặc đầy đủ: Một số tác giả cho rằng: "TPVMT là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những người có năng lực TNHS thực hiện, xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và BVMT, gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường sinh thái"5. Trong khái niệm này có hai điểm chưa được rõ ràng: Thứ nhất, khái niệm trên chưa chỉ ra đặc trưng hết sức quan trọng của tội phạm nói chung, TPVMT nói riêng, mà được tất cả các nhà luật học công nhận: "tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật hình sự". Cũng chính vì lý do này nên khái niệm trên chưa hoàn toàn chính xác. Không ai nghi ngờ "Hành vi nguy hiểm cho xã hội" là đặc trưng chung của các hành vi vi phạm pháp luật như: vi phạm hành chính, tội phạm, vi phạm kỷ luật v.v..., vậy khái niệm nêu trên có thể bao gồm cả những hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực môi trường. Thứ hai, khái niệm trên có thể gây sự hiểu nhầm giữa đối tượng và Khách thể của tội phạm. Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội và lợi ích xã hội bị xâm hại và được chỉ ra rất rõ ràng trong Điều 1 và Điều 8 BLHS 1999. Giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng: "Các TPVMT là các hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về BVMT, qua đó gây thiệt hại cho môi trường"6. Khái niệm này có ưu điểm là rất ngắn gọn, tuy nhiên cũng còn có vài điểm cần bàn thêm: Cũng giống như ở khái niệm trước, khái niệm TPVMT trong giáo trình Luật Hình sự của Trường Đại học Luật Hà Nội chưa tạo ra được sự khác biệt giữa TPVMT và hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Việc đưa "thiệt hại cho môi trường" vào trong khái niệm TPVMT có thể dẫn tới sự hiểu lầm. Yếu tố "thiệt hại" trong cấu thành tội phạm chỉ bắt buộc đối với những cấu thành tội phạm vật chất. Những cấu thành hình thức khẳng định việc tội phạm đã được thực hiện ngay khi đã thực hiện hành vi, bất kể hành vi đó đã gây ra thiệt hại hay chưa. Như vậy, sử dụng cấu trúc "gây thiệt hại cho môi trường" trong khái niệm có thể dẫn tới sự hiểu nhầm rằng: "tất cả TPVMT có cấu thành vật chất". Ngoài ra, khái niệm kể trên chưa chỉ rõ Khách thể bị xâm hại. Có thể nói, một trong những đặc trưng cơ bản nhất của tội phạm cụ thể chính là Khách thể giúp phân biệt với các 5 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2001, trang 320. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 2, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2009, trang 153. 6 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 15 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn tội phạm khác. Qua nghiên cứu, chọn lọc những nội dung hợp lý, theo người viết TPVMT có thể được khái quát chung như sau: TPVMT là hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định, xâm hại đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực môi trường liên quan đến việc BVMT tự nhiên, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, và BVMT sống cho con người. Qua đó gây thiệt hại nghiêm trọng trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người. 1.2.2. Đặc điểm của các tội phạm về môi trường Từ khái niệm TPVMT có thể khái quát những đặc điểm của TPVMT như sau: Thứ nhất, hành vi Khách quan của nhóm TPVMT là hành vi xâm phạm các quy định của Nhà nước về BVMT. Ví dụ: như hành vi thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát bức xạ, phóng xạ quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải (Điều 182 BLHS hiện hành); hay những hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và động vật, thực vật như hành đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh (Điều 187 BLHS hiện hành) v.v… Thứ hai, hậu quả do các TPVMT gây ra cũng rất đa dạng, hành vi vi phạm các quy định của BLHS về tội phạm môi trường có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người; qua đó gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Những thiệt hại về tài sản ở đây bao gồm cả thiệt hại thực tế và chi phí khắc phục thiệt hại đã gây ra. Dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội danh và định khung hình phạt của hầu hết các tội danh thuộc nhóm tội này. Thứ ba, Chủ thể của các TPVMT đều có thể là chủ thể bình thường. Chủ thể của tội phạm môi trường thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Động cơ mục đích của người phạm tội tương đối đa dạng nhưng không có ý nghĩa trong việc định tội. Các TPVMT được quy định chi tiết trong BLHS và chưa có văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật. Mỗi điều khoản về tội phạm môi trường trong BLHS hiện hành đều xác định hành vi phạm tội rõ ràng, và những quy định những căn cứ để truy cứu TNHS, căn cứ định khung và định hình phạt. Các quy định về TPVMT của Việt Nam cũng tuân thủ một số công ước và hiệp ước mà Việt Nam tham gia và ký kết như tuân thủ công ước Basel về kiểm soát, vận chuyển xuyên biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 16 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 1.2.3. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội của tội phạm về môi trường Các TPVMT đang diễn ra ngày càng tăng có rất nhiều nguyên nhân và điều kiện tác động đến và nó tập chung chủ yếu ở một số nguyên nhân và điều kiện sau đây: Thứ nhất, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn việc áp dụng các điều luật về tội phạm môi trường trong BLHS hiện hành. Cấu thành cơ bản của các tội quy định trong Chương XVII ( các TPVMT) của BLHS hiện hành cũng có những nét đặc thù, nhiều tình tiết định lượng, định tính chưa được cụ thể hoá đòi hỏi phải được nghiên cứu, hướng dẫn để áp dụng thống nhất trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Thứ hai, công tác phối hợp giữa các lực lượng liên quan đến điều tra các vụ án về môi trường chưa được chặt chẽ và hiệu quả. Đặc biệt là sự phối hợp giữa cơ quan điều tra của lực lượng cảnh sát nhân dân và thanh tra chuyên ngành về điều tra tội phạm môi trường. Thứ ba, công tác tổ chức phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường chưa được tiến hành một cách đồng bộ, chưa xây dựng được kế hoạch hợp lý, cụ thể nhằm phối hợp các hoạt động của các bộ, ngành có liên quan để thực hiện chiến lược về BVMT của Đảng và Nhà nước. Thứ tư, việc nhận diện được một hành vi vi phạm pháp luật môi trường là rất khó, đòi hỏi phải có sự trợ giúp của các phương tiện khoa học kỹ thuật, phải có sự đánh giá của các cơ quan chuyên ngành, phải định tính, định lượng cụ thể mới có thể xác định đó là một hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Trong khi đó việc trang bị các phương tiện khoa học kỹ thuật cho cán bộ thực thi pháp luật trong lĩnh vực môi trường của nước ta còn hạn chế, gây khó khăn cho việc định lượng hậu quả mà các hành vi vi phạm gây ra. Thứ năm, về quan niệm và nhận thức, trong một thời gian dài, vấn đề BVMT còn bị xem nhẹ, chưa coi vấn đề môi trường là cấp thiết cần ưu tiên giải quyết, ý thức pháp luật, ý thức BVMT của một bộ phận nhân dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh và bộ phận dân cư miền núi, vùng sâu vùng xa... nhiều người còn chưa hiểu được thế nào là môi trường trong lành, như thế nào là gây ô nhiễm môi trường, TPVMT... Thứ sáu, công tác giáo dục ý thức BVMT đối với các tầng lớp dân cư trong xã hội còn nhiều hạn chế. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường nói chung còn mang tính hình thức, khuếch trương phong trào mà chưa tiến hành một cách thường xuyên, sâu rộng trong quần chúng nhân dân. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 17 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 1.2.4. Hậu quả của tội phạm về môi trường gây ra Hậu quả do các TPVMT gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người, qua đó gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Ví dụ như: Ô nhiễm không khí làm giảm sức đề kháng của cơ thể và dẫn đến các bệnh như: chóng mặt, đau đầu, các vấn đề tim mạch và thậm chí chết sớm trong trường hợp nặng; Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh cho con người như: thương hàn, viêm gan, viêm dạ dày, tiêu chảy, viêm não, giun đũa v.v..; Tầng ozone bảo vệ tất cả các sinh vật sống trên trái đất khỏi tia cực tím, việc ô nhiễm không khí kéo dài là nguyên nhân làm mỏng tầng ozone, qua đó đe dọa sự sống của nhân loại; Hành vi hủy hoại rừng dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái gây ra các thiên tai như: hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất.v.v..; Các loài sinh vật ngoại lai phát tán sẽ làm giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa màng và tốn hao tiền của cho chi phí khắc phục hậu quả;.v.v… 1.3. Sự hình thành các quy định về tội phạm môi trường trong luật hình sự Việt Nam 1.3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam Từ những năm 60, vấn đề BVMT đã được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm thông qua các chủ trương, chính sách như: Chỉ thị số 7/TTg ngày 16/01/1964 về việc thu tiền bán khoáng lâm sản và chi tiền nuôi rừng; Nghị quyết số 183/CP ngày 25/09/1966 về công tác trồng cây gây rừng; Pháp lệnh quy định bảo vệ rừng ngày 11/09/1972.v.v.. Tuy nhiên, vào thời điểm này chúng ta cũng chưa thấy rõ tầm quan trọng đặc biệt của công tác BVMT đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của đất nước, đây cũng là thái độ chung của cộng đồng quốc tế đối với công tác BVMT. Đến năm 1980, lần đầu tiên vấn đề BVMT mới được chính thức ghi nhận tại điều 36 của Hiến pháp 1980: “Các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống”. Tuy nhiên, từ năm 1980 đến 1992, việc ban hành các văn bản pháp luật để cơ sở cho công tác BVMT vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Công tác quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường trên thực tế gần như bị thả nổi. Đây là nguyên nhân chính làm mất đi một nửa diện tích rừng, làm 40% diện tích lãnh thổ trở thành đất trống, đồi núi trọc, thế giới đông thực vật và nguồn lợi thủy sản bị suy giảm nghiêm trọng.v.v.. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 18 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn Trước thực trạng trên, Đại hội Đảng VII ( 1991) đã chỉ rõ ảnh hưởng và tác dụng to lớn của môi trường đối với con người và sự phát triển lâu dài của đất nước. Trên cơ sở đó, Điều 29 Hiến pháp 1992 xác định rõ: “Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và BVMT. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường”. Với quy định này, Hiến pháp 1992 đã khẳng định tính nghiêm khắc của quy định pháp luật với công tác BVMT, làm cơ sở cho việc quy định các TPVMT trong BLHS sau này. Đồng thời, vấn đề BVMT không chỉ là chính sách của Đảng và Nhà nước, mà nó còn được pháp luật hóa và trở thành một ngành luật độc lập, mang tính nguyên tắc cao trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Sau Hiến pháp, ngày 27/12/1993 Luật BVMT đã được Quốc hội thông qua. Văn bản này đã thể hiện rõ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với công tác BVMT. Đây là sự biểu hiện tập chung nhất việc cụ thể hóa Hiến pháp 1992. Luật BVMT đã hệ thống hóa và khái quát khá đầy đủ tinh thần của nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến công tác BVMT, đặc biệt là quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc phòng, chống suy thoái và ô nhiễm môi trường, cũng như thẩm quyền giải quyết, xử lý các sự cố về ô nhiễm môi trường. Để cụ thể hóa Luật BVMT Chính phủ đã ban hành Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 hướng dẫn Luật BVMT. Trong đó, Chính phủ đã phân công trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các cơ quan có thẩm quyền về BVMT, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với nhiệm vụ BVMT; quy định danh mục tiêu chuẩn môi trường và hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi môi trường của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước gây tổn hại nghiêm trọng đối với môi trường Việt Nam. Cùng với việc ban hành Nghị định 175/CP, một số văn bản quy phạm pháp luật về BVMT trong các lĩnh vực cụ thể như hành chính, dân sự.v.v…, đã được Nhà nước lần lượt ban hành như: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995; Nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996 quy định nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về BVMT; Thông tư số 2433 ngày 3/6/1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về BVMT; Thông tư liên bộ số 1590/1977/TTLB-BKHCNMT-BXD của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng hướng dẫn tổ chức triển khai quản lý chất thải.v.v.. Trong lĩnh vực pháp luật dân sự, Bộ luật Dân sự năm 1995 cũng đã quy định một số GVHD: Nguyễn Văn Tròn 19 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn quyền và nghĩa vụ của tổ chức, công dân có liên quan đến công tác BVMT như: Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong BVMT (Điều 268); Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng (Điều 272); Quy định việc bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra (Điều 286). Trong lĩnh vực hình sự, các tội phạm liên quan đến môi trường được quy định tại một số điều của BLHS 1985 và toàn bộ Chương XVII của BLHS 1999. 1.3.2. Quá trình hình thành các quy định về tội phạm môi trường trong luật hình sự Việt Nam 1.3.2.1. Giai đoạn trước khi có Bộ Luật Hình sự 1985 Từ khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chúng ta tập chung vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế xã hội để thoát khỏi sự khủng hoảng kinh tế. Mặt khác, giai đoạn này công nghiệp chưa phát triển mạnh, các máy móc thiết bị chưa được sử dụng nhiều nên khí thải còn hạn chế, rừng chưa bị tàn phá nghiêm trọng… Do đó, vấn đề BVMT trong giai đoạn này ít được quan tâm. Trước những năm 60, hầu như chúng ta mới chỉ có một số rất ít các văn bản pháp luật quy định về bảo vệ các yếu tố môi trường thiên nhiên như: Sắc lệnh 142/SL ngày 21 -121949 quy định về việc lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng. Kể từ những năm 60, xuất hiện một số văn bản có giá trị pháp lý cao như: Pháp lệnh quy định về quản lý nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy ngày 27-09-1961; Pháp lệnh về bảo vệ rừng ngày 11-09-1972… Đặc biệt trong thời kì này là vấn đề BVMT đã được quy định trong đạo luật cao nhất của Nhà nước ta – Hiến pháp năm 1980. Điều 36 Hiến pháp năm 1980 quy định: “Các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống”. quy định này đã đặt cơ sở pháp lý quan trọng và cơ bản nhất cho sự điều chỉnh của pháp luật đối với việc BVMT thiên nhiên và những yếu tố bao quanh nó. Ngày 06-09-1972, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng. Theo pháp lệnh này thì tất cả các hành vi gây thiệt hại đến rừng đều bị nghiêm cấm và chịu những hình phạt nghiêm khắc. Cụ thể, tại Chương II – Những biện pháp bảo vệ rừng – Pháp lệnh quy định: Cấm phá rừng (Điều 3); Cấm mọi hành động chặt cây rừng trái với các điều quy định của Nhà nước (Điều 4); Chính phủ quy định những khu rừng cấm nhằm bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ di tích lịch sử, bảo vệ sức khoẻ, nghiên cứu khoa học hoặc phục vụ các lợi ích đặc biệt khác. Ở những khu rừng này, cấm chặt cây, trừ trường hợp để GVHD: Nguyễn Văn Tròn 20 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn dọn rừng và tu bổ rừng, cấm săn bắn chim, muông, thú rừng (Điều 5)… Để nghiêm trị các hành vi kể trên Pháp lệnh quy định các hình phạt khá nghiêm khắc như: Kẻ nào vi phạm một trong những điều ghi ở Chương II của Pháp lệnh này hoặc tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản mà không gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng thì bị cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ một đồng đến hai trăm đồng. Cơ quan Kiểm lâm nhân dân huyện có quyền cảnh cáo hoặc phạt tiền đến một trăm đồng; trong trường hợp số tiền phạt quá một trăm đồng thì cơ quan Kiểm lâm nhân dân tỉnh xét và xử lý (Điều 21); Kẻ nào vi phạm một trong những điều ghi ở Chương II của Pháp lệnh này hoặc tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản, gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng hoặc đã bị xử phạt mà còn vi phạm thì sẽ bị truy tố trước Toà án nhân dân và có thể bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm và phạt tiền từ hai trăm đồng đến hai nghìn đồng, hoặc một trong hai hình phạt đó (Điều 22). Như vậy, Pháp lệnh quy định bảo vệ rừng 1972 đã quy định khá cụ thể và chi tiết các hành vi xâm hại đến tài nguyên thiên nhiên rừng. Bên cạnh đó, Chính phủ và các Bộ, Ngành đã ban hành hàng loạt các văn bản có liên quan về quản lý và BVMT như: Chỉ thị số 134-TTg ngày 21-06-1960 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm bắn voi; Nghị quyết số 36/CP ngày 11-03-1961 của Hội đồng Chính phủ về việc quản lý, bảo vệ tài nguyên dưới lòng đất; Chỉ thị số 127/CP ngày 24-05-1971 của Hội đồng Chính phủ về công tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên; Thông tư số 24-TT/75 ngày 20-09-1975 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời về việc bảo vệ và phục hồi rừng…. Đánh giá một cách khái quát, pháp luật hình sự nước ta giai đoạn 1945 đến trước 1985 có thể thấy mặc dù chưa đầy đủ, nhưng ở mức độ nhất định đã có những quy định khá cụ thể và chặt chẽ trong việc BVMT trong một số lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, do những hạn chế Khách quan của điều kiện kinh tế xã hội mà trong lĩnh vực lập pháp, các quy định về BVMT nói chung và pháp luật hình sự trong việc BVMT nói riêng chưa được nhận thức đầy đủ và khái quát thành một khách thể nhóm với tư cách là đối tượng được bảo vệ của pháp luật hình sự. 1.3.2.2. Các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự 1985 Cùng với sự phục hồi và ngày càng phát triển của nền kinh tế xã hội, sức ép của vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên: quá trình đô thị hóa; thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi; nạn phá rừng tràn lan làm mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng; công nghiệp phát triển ngày càng có nhiều chất thải độc hại thải ra môi trường; tầng ozon bị thủng GVHD: Nguyễn Văn Tròn 21 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn đã làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên…. Vấn đề BVMT trở thành thách thức lớn của xã hội. Nhận thức được việc BVMT là một nhiệm vụ chiến lược để đảm bảo cho sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước, trên cơ sở hiến định, Nhà nước ta đã quy định vấn đề BVMT trong BLHS năm 1985. BLHS năm 1985 đã coi một số hành vi xâm hại đến các yếu tố của môi trường gây hậu quả nghiêm trọng là tội phạm và các cá nhân vi phạm sẽ bị truy cứu TNHS. Một số tội phạm cụ thể về môi trường được ghi nhận trong Bộ luật, tại Chương VII "Các tội phạm về kinh tế" và Chương VIII "Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lí hành chính", đó là: Điều 180. Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai; Điều 181. Tội vi phạm và quản lý các quy định về quản lý và bảo vệ rừng; Điều 195. Tội vi phạm các quy định về BVMT gây hậu quả nghiêm trọng; Điều 216. Tội vi phạm về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng. Nhìn chung, Trong giai đoạn 1985 – 1999 các quy định này cùng với các quy định trong lĩnh vực chuyên nghành pháp luật về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, về quản lý và bảo vệ các thành tố khác nhau của môi trường… đã góp phần đáng kể trong việc răn đe và trừng trị các tội phạm xâm hại môi trường, góp phần nâng cao nhận thức về BVMT. 1.3.2.3. Các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự 1999 Bước vào thời kì đổi mới, vấn đề BVMT càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Tuy nhiên các điều luật quy định về tội phạm môi trường trong BLHS 1985 do những hạn chế về mặt lập pháp và do sự thay đổi nhanh chóng của điều kiện kinh tế xã hội đã bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu sót, bỏ loạt những tội phạm mới nảy sinh. Trước đòi hỏi cấp bách của tình hình hiện nay về việc BVMT là cần có một biện pháp mạnh để ngăn chặn sự suy thoái môi trường và ô nhiễm môi trường, phục hồi và phát triển môi trường sinh thái, đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, cần thiết phải xây dựng một khung pháp luật hoàn chỉnh nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi xâm hại tới môi trường góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội phạm môi trường, BLHS năm 1999 đã bổ sung thêm chương XVII – Các TPVMT, quy định 10 tội danh cụ thể: Tội gây ô nhiễm không khí (Điều 182); Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183); Tôi gây ô nhiễm đất (Điều 184); Tội nhập khẩu công nghệ máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn BVMT (Điều 185); Tội lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186); Tội lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187); Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 188); Tội hủy hoại rừng (Điều 189); GVHD: Nguyễn Văn Tròn 22 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190); Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191). Chương XVII – Các TPVMT – của BLHS 1999 đã thay thế cơ bản các quy định về các TPVMT trong BLHS 1985; đồng thời, bổ sung thêm một số tội danh mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Đây là thể hiện sự quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước ta trước thực trạng môi trường tiếp tục bị suy thoái, ô nhiễm với mức độ cao; thể hiện thái độ kiên quyết, xử lý kịp thời, nghiêm khắc đối với các hành vi làm suy thoái, ô nhiễm môi trường, xâm hại đến các yếu tố của môi trường thiên nhiên. 1.3.2.4. Các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 Sau hơn 9 năm áp dụng BLHS năm 1999 vào thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội phạm môi trường, cho thấy những quy định về tội phạm môi trường đã bộc lộ nhiều bất cập như: điều kiện để xử lý hình sự một số hành vi xâm phạm môi trường còn quá phức tạp, trong khi đó những quy định giữa pháp luật hành chính và pháp luật hình sự còn chưa thống nhất; chưa có quy định chi tiết, rõ ràng thế nào là “hậu quả nghiêm trọng”, “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”v.v…Do vậy, khả năng áp dụng BLHS năm 1999 và hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm môi trường chưa cao. Trước tình hình đó, ngày 19/06/2009 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 số 37/2009/QH12 theo hướng quy định đơn giản hơn về dấu hiệu của các TPVMT. Sau khi sửa đổi, bổ sung các TPVMT gồm mười một tội được quy định tại Chương XVII BLHS. Các tội đó là: Điều 182. Tội gây ô nhiễm môi trường; Điều 182a. Tội vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại; Điều 182b. Tội vi phạm các quy định về phòng ngừa sự cố môi trường; Điều 185. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam; Điều 186. Tội lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho con người; Điều 187. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật; Điều 188. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản; Điều 189. Tội hủy hoại rừng; Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Điều 191. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên; Điều 191a. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại. Sự thay đổi trong nhận thức của các nhà làm luật qua việc sửa đổi, bổ sung các TPVMT là công cụ pháp lý quan trọng trong việc đấu tranh, phòng chống các tội phạm môi trường hiện nay, tạo thuận lợi không chỉ trong nhận thức mà còn trong áp dụng quy định của Bộ luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 23 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 1.4. Những quy định về tội phạm môi trường trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới Nhằm có thêm căn cứ lý luận và thực tiễn cho việc tiếp tục hoàn thiện Chương các TPVMT, việc nghiên cứu để học hỏi kinh nghiệm thích hợp của một số nước ngoài trong việc hình sự hóa các hành vi xâm phạm môi trường là hết sức cần thiết và hữu ích. 1.4.1. Trung Quốc Cũng giống như nhiếu nước đang phát triển khác, Trung Quốc đang đứng trước nhiều thách thức to lớn cần phải giải quyết trong đó có vấn đề môi trường. Nền kinh tế phát triển với tốc độ cao cùng với dân số khổng lồ đã và đang là những nhân tố gây sức ép mạnh đối với môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên của quốc gia này.Trước tình hình đó Chính phủ Trung Quốc đã coi BVMT sinh thái là một nhiệm vụ chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của mình. Một trong những biên pháp cứng rắn và hữu hiệu nhất là việc áp dụng những chế tài nghiêm khắc đối với những người vi phạm pháp luật về môi trường. Tại Tiết 6 “ Các tội xâm phạm việc bảo vệ tài nguyên môi trường” trong BLHS 1997 của Trung Quốc có chín điều luật từ Điều 338 đến Điều 346. Khác với cách quy định trong BLHS của Việt Nam và nhiều nước khác, các điều trong BLHS Trung Quốc không có ghi tên điều luật.Ví dụ, Điều 338 nói rằng: “người nào thải, chôn vùi hoặc xử lý các chất phóng xạ, các chất thải chứa các vi trùng gây bệnh và các vật liệu độc hại hoặc các chất nguy hiểm khác vào đất, nước, khí quyển…”. Các tội quy định tại Tiết 6 bao gồm các tội có cấu thành hình thức (các Điều 339, 340, 341) và các tội có cấu thành vật chất ( các Điều 338, 342, 343). Tuy nhiên, trong cả hai loại vừa nêu , đều có chung một điểm là hình phạt nặng hay nhẹ đều được quy định căn cứ vào tính chất của hành vi loại dụng cụ, hậu quả gây ra. Hầu hết các điều luật trong Tiết 6 đều coi yếu tố hậu quả là tình tiết định khung tăng nặng. Ví dụ: Điều 345 quy định ba khung hình phạt khác nhau cho hành vi chặt cây rừng trái phép, cụ thể là: Khung 1: Số lượng lớn có thể bị phạt đến ba năm tù giam Khung 2: Số lượng rất lớn có thể bị phạt đến bảy năm tù giam Khung 3: Số lượng đặc biệt lớn có thể bị phạt đến bảy năm trở lên Như vậy, các TPVMT đã được quy định thành một Tiết riêng trong BLHS Trung Quốc. Với cách thức quy định các tội danh hết sức đa dạng và linh hoạt, BLHS sự đã liệt kê được các hành vi xâm hại môi trường phổ biến nhất hiện nay. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 24 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 1.4.2. Singapore Ở Singapore TNHS đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường không được quy định trong các văn bản pháp luật hình sự mà được quy định ngay tại các luật về môi trường như Luật không khí sạch; Luật về môi trường sức khỏe cộng đồng; Luật về xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm…Các chế tài được áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường gồm: phạt tù, phạt tiền, bắt bồi thường và lao động bắt buộc. Trong đó chế tài phạt tiền được xem là phổ biến nhất với nhiều mức độ phạt tiền khác nhau. Ví dụ, theo Luật về môi trường sức khỏe cộng đồng (mục 108) của Singapore quy định “người nào vi phạm hoặc thực hiện không đúng bất kỳ quy định nào của đạo luật này sẽ bị kết tội về vi phạm đó, nếu ở đó hình phạt tù không được quy định thì sẽ bị phạt tiền đến hai nghìn đôla sing và trong trường hợp tái phạm sẽ bị phạt tiền đến bốn nghìn đôla sing hoặc phạt tù đến ba tháng hoặc cả hai hình phạt trên”. Khác với Luật hình sự Việt Nam TNHS đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường ở Singapore không chỉ áp dụng đối với thể nhân mà còn áp dụng đối với các pháp nhân. Nghiên cứu pháp luật hình sự của Việt Nam và một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Singapore cho thấy TPVMT trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới có những quy định khác nhau. Có nước quy định tại chương (tiết) các TPVMT, có nước lại tách ra thành các điều luật cụ thể; có nước quy định hành vi vi phạm pháp luật về BVMT phải chịu trách nhiệm pháp lý về mặt hình sự ở các ngành luật cụ thể... Tuy nhiên, dù cách thức quy định khác nhau, nhưng có điểm tương đồng là các hành vi xâm hại đến môi trường một cách nghiêm trọng đều bị xem là loại tội phạm cần phải trừng phạt nghiêm khắc. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 25 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH Việc xác định một hành vi nào đó xâm hại đến môi trường có bị truy cứu TNHS hay không là một vấn đề vô cùng quan trọng. Để hiểu các TPVMT một cách rõ ràng và cụ thể nhằm áp dụng chính xác các quy định tương ứng của BLHS trong cuộc sống trong chương này, người viết tập chung phân tích các quy định chung và các quy định cụ thể của các TPVMT trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành. 2.1. Các quy định chung về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 2.1.1. Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội phạm về môi trường Căn cứ theo quy định tại Chương XVII – Các TPVMT của BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009) có thể khái quát các yếu tố cấu thành tội phạm môi trường như sau: 2.1.1.1. Mặt Khách thể của tội phạm về môi trường Khách thể của tội phạm môi trường là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm. Các TPVMT xâm hại đến sự bền vững ổn định của môi trường, xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và BVMT gây ra những hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Đối tượng tác động của các TPVMT là các yếu tố tạo thành môi trường gồm: không khí, đất, âm thanh, ánh sáng, núi rừng, sông hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. 2.1.1.2. Mặt Khách quan của tội phạm về môi trường Hành vi Khách quan của các TPVMT là các hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến sự ổn định bền vững của môi trường, xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và BVMT. Các TPVMT có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và BVMT. Các hành vi TPVMT rất đa dạng như: Hành vi thải vào không khí khói bụi, khí độc, các chất độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép ( Điều 182 BLHS hiện hành); vi phạm quy định về quản lí chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường (Điều 182a BLHS hiện hành); lợi dụng việc nhập GVHD: Nguyễn Văn Tròn 26 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế liệu hoặc hóa chất… hoặc bằng thủ đoạn khác đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải nguy hại hoặc chất thải khác với số lượng lớn ( Điều 185 BLHS hiện hành). Nhưng cũng có những hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người và động vật, thực vật như đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh cho người ( Điều 186 BLHS hiện hành); đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, sản phẩm đông vật, thực vật hoặc vật phẩm khác mang mầm bệnh ( Điều 187 BLHS hiện hành). Bên cạnh đó lại có những hành vi sử dụng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản hoặc hủy hoại nguồn lợi thủy sản ( Điều 188 BLHS hiện hành); Đốt phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng ( Điều 189 BLHS hiện hành) hoặc săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ( Điều 190 BLHS hiện hành); cố ý nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 191a BLHS hiện hành) v.v… Một số cấu thành các TPVMT đều có quy định dấu hiệu đã bị xử phạt vi phạm hành chính có ý nghĩa trong việc xác định tội danh như tại các Điều 187, Điều 188, Điều 189 (BLHS hiện hành). Trong đó hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính phải là hành vi vi phạm pháp luật về môi trường cùng loại mới bị coi là căn cứ để xác định dấu hiệu này. Ví dụ: Theo quy định tại Điều 187. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động thực vật thì “ Người nào có các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm…” Như vậy nếu như sau một năm kể từ ngày bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại tiếp tục vi phạm, thì người đó cũng sẽ không bị xử lý hình sự về hành vi này. Dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng cũng là dấu hiệu bắt buộc có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh của hầu hết các TPVMT. Hậu quả do các TPVMT gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người trong đó thiệt hại về tài sản (bao gồm thiệt hại thực tế và chi phí khắc phục thiệt hại). Hay những thiệt hại về môi trường như diện tích đất, nước, khu vực không khí bị ô nhiễm, sự biến đổi khí hậu… Như vậy, trong mặt Khách quan của tội phạm môi trường dấu hiệu đã bị xử phạt vi phạm hành chính và gây hậu quả nghiêm trọng được coi là dấu hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh của hầu hết các tội trong nhóm này. Hậu quả của tội phạm môi trường này gây ra cũng rất đa dạng như gây thiệt hại cho môi trường như: đất, nước, không khí...; gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người; gây thiệt hại về tài sản bao gồm cả thiệt hại thực tế và chi phí để khắc phục hậu quả. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 27 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 2.1.1.3. Mặt Chủ quan của tội phạm về môi trường Trong mặt Chủ quan của tội phạm thì lỗi là yếu tố quan trọng, nó thể hiện thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. “Trong quy định của BLHS hiện hành tại các điều của TPVMT không có một quy định trực tiếp hoặc một quy định ngụ ý nào để có thể khẳng định người vi phạm phải chịu TNHS trong trường hợp có lỗi do vô ý. Hơn nữa phần lớn các trường hợp chịu TNHS sau khi đã từng bị xử phạt hành chính cho những hành vi vi phạm cùng loại, nên có thể khẳng định mặt chủ quan của TPVMT được đặc trưng chỉ bằng lỗi cố ý. Trong các tài liệu khoa học pháp lý cũng thể hiện quan điểm này”.7 Đối với các TPVMT tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, thường là không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hành vi đó xảy ra. Động cơ và mục đích của người phạm tội tương đối đa dạng nhưng không có ý nghĩa trong việc định tội. 2.1.1.4. Chủ thể của tội phạm về môi trường Chủ thể của các TPVMT là tất cả những người từ đủ mười sáu tuổi trở lên và có năng lực TNHS. Tuy nhiên có thể nhận thấy tồn tại vấn đề chịu TNHS đối với tội phạm cụ thể về môi trường từ đủ mười bốn tuổi. Chẳng hạn như, tại Khoản 3 Điều 189 BLHS hiện hành quy định về tội “huỷ hoại rừng”. Theo Khoản 3 Điều 8 BLHS hiện hành: “tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù”. Trong khi đó, người từ đủ mười bốn tuổi trở lên, nhưng chưa đủ mười sáu tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý.8 Khung hình phạt cao nhất của tội hủy hoại rừng quy định tại Khoản 3 Điều 189 đến mười lăm năm tù, đủ để liệt các tội này vào tội phạm rất nghiêm trọng. Đồng thời, những tội phạm này được thực hiện do cố ý. Dễ dàng nhận thấy việc người trên mười bốn tuổivẫn phải chịu TNHS. Trong một số TPVMT có Chủ thể đặc biệt. Sự đặc biệt này thông thường nhất gắn với việc giữ chức vụ hoặc có quyền hạn của người vi phạm: Đối với tội “đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam” tại Điều 185 BLHS hiện hành người cho phép nhập khẩu hiển nhiên là người giữ chức vụ hoặc có thẩm quyền theo pháp luật trong các cơ quan Nhà nước. Ngoài những người kể trên, chịu TNHS chỉ có thể là những người theo pháp luật có quyền kinh doanh hoạt động xuất, nhập khẩu. 7 Xem: Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, NXB.Công an Nhân dân, Hà Nội, 2000, trang 467 8 Khoản 2, Điều 12, Bộ luật Hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung 2009. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 28 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn Chịu TNHS chỉ có thể là những người giữ chức vụ hoặc có quyền theo quy định của pháp luật còn đối với các hành vi “cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người” tại Điều 186 hoặc “cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch” tại Điều 187 của BLHS hiện hành.. Nhìn chung xác định Chủ thể của các TPVMT theo pháp luật Việt Nam như vậy là hợp lý. Việc gìn giữ và BVMT là trách nhiệm của mọi người. Để có được ý thức đúng đắn về môi trường cần có sự giáo dục và tuyên truyền thường xuyên. Những người chưa thành niên khả năng nhận thức còn có hạn, nhất là đối với một vấn đề phức tạp như môi trường. Biện pháp hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn này chính là các biện pháp xã hội như: đưa vấn đề giáo dục môi trường vào nhà trường, phát triển các hình thức tuyên truyền trong cộng đồng về môi trường v.v. 2.1.2. Phân loại các tội phạm về môi trường Căn cứ theo quy định tại Chương XVII – Các TPVMT của BLHS hiện hành các TPVMT có thể được chia thành bốn nhóm và sắp xếp theo trật tự sau đây:9 Nhóm 1: Các hành vi gây ô nhiễm môi trường như: hành vi gây ô nhiễm môi trường tại Điều 182; hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Điều 182a; hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường tại Điều 182b; hành vi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam tại Điều 185. Nhóm 2: Các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người tại Điều 186 và động vật, thực vật tại Điều 187. Nhóm 3: Các hành vi hủy hoại tài nguyên môi trường như: hành vi huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản tại Điều 188; hành vi huỷ hoại rừng tại Điều 189. Nhóm 4: Các hành vi xâm phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường như: hành vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại Điều 190; hành vi vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên tại Điều 19 và hành vi nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại được quy định tại Điều 191a . Việc phân nhóm các TPVMT như trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, áp 9 Xem: Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 2, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2009, trang 158 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 29 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn dụng pháp luật trên thực tế. Trong đó có việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội của từng nhóm tội, cho việc xác định tội danh cũng như xác định hình phạt đối với các TPVMT. 2.1.3. Hình phạt đối với các tội phạm về môi trường Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm trừng trị người phạm tội, giáo dục ý thức tuân theo pháp luật và ngăn ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm. Đối với các tội phạm môi trường nhà làm luật quy định ba loại hình phạt chính đó là: hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù. Trong đó hình phạt được áp dụng chủ yếu là hình phạt tiền, hình phạt tù chỉ được áp dụng như một biện pháp cuối cùng khi thấy xét thấy cần phải cách ly và cải tạo đối với họ. Hình phạt chính được quy định cho các TPVMT có nhiều loại khác nhau với những mức độ nghiêm khắc khác nhau. Mười trong mười một TPVMT ( trừ tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người quy định tại Điều 186) được quy định trong chương XVII của BLHS hiện hành đều quy định hình phạt tiền là hình phạt chính và tất cả các tội đều quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung. Hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính đa số được quy định với mức tiền phạt từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, có một tội được quy định từ hai trăm triệu đồng đến một tỉ đồng ( Khoản 1 Điều 185 BLHS hiện hành). Số tội còn lại quy định mức tiền phạt từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng. Theo người viết, việc quy định hình phạt tiền là hình phạt chính trong hầu hết các tội và là hình phạt bổ sung có trong tất cả các tội là rất hợp lý. Vì chủ thể của các tội phạm môi trường chủ yếu phạm tội nhằm mục đích lợi nhuận; do vậy việc đánh vào kinh tế bên cạnh tác dụng răn đe phòng ngừa còn tạo nguồn vật chất khắc phục những thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. Các quy định về hình phạt đối với các TPVMT đã thể hiện đầy đủ chính sách xử lý của Nhà nước ta đó là áp dụng biện pháp giáo dục là chủ yếu, chỉ xử lý bằng biện pháp hình sự trong những trường hợp cần thiết (hành vi mang tính nguy hiểm cao hoặc đã gây hậu quả nghiêm trọng). Ngoài ra còn có các hình phạt bổ sung như: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm được áp dụng cho tất cả các tội được quy định trong chương các TPVMT. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 30 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 2.2. Các quy định cụ thể về tội phạm môi trường theo pháp luật hình sự hiện hành. 2.2.1. Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182 BLHS hiện hành) 2.2.1.1. Định nghĩa: Tội gây ô nhiễm môi trường là “hành vi cố ý thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng”10. 2.2.1.2. Dấu hiệu pháp lý Mặt Khách thể của tội phạm gây ô nhiễm môi trường: tội phạm này xâm phạm tình trạng bình thường của môi trường, làm cho môi trường không còn trong sạch, ảnh hưởng trực hoặc gián tiếp đến sức khoẻ nhân loại. Đối tượng tác động của tội phạm này là môi trường như: đất, nguồn nước, không khí. Mặt Khách quan của tội phạm này được thể hiện ở các dấu hiệu sau: Hành vi thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác.Trong đó: Khói, bụi ở đây là khói bụi được thải ra từ bất cứ nguồn nào từ hoạt động của con người như: khói, bụi do hoạt động của các mà máy, lò gạch, công trường thải ra vi phạm các quy định của Nhà nước về BVMT. Chất độc hại thể hiện dưới dạng khí như: SO2, NO2, CO..... Các yếu tố độc hại khác được thể hiện dưới dạng như gây tiếng ồn, mùi hôi thối… Thải vào nguồn nước, đất các chất bị cấm thải quá tiêu chuẩn cho phép như dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh.Trong đó: Chất phóng xạ là chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt độ phóng xạ riêng lớn hơn 7 kilo Beccơren (70Bq/kg).11 Các chất này được phát ra khi sử dụng, vận hành các lò phản ứng hạt nhân hoặc phát ra từ các địa điểm cất giữ vật liệu có nguồn bức xạ có hại. Phát bức xạ, phóng xạ vào không khí, nguồn nước, đất quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho phép. Trong đó: Bức xạ bao gồm bức xạ ion hóa, không ion hóa mà khi tác động lên cơ thể sống với liều lượng vượt quá giới hạn cho phép có thể gây tổn thương và nguy hiểm cho cơ thể. Ví dụ: Tia Rownghen, tia X, bức xạ laze, sóng âm…Vượt quá quy chuẩn kỹ thuật 10 Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 2, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2009, trang 161 11 Trường Đại Học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Phần luật môi trường). Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2000, Tr.143. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 31 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn quốc gia về chất thải là việc thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn quốc gia về chất thải được quy định trong các văn bản của nhà nước như: QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 15:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất v.v…12 Người thực hiện hành vi nói trên bị coi là tội phạm khi người này thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác. Mặt Chủ quan của tội phạm gây ô nhiễm môi trường: Tội gây ô nhiễm môi trường được thực hiện do lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, thường là không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hành vi đó xảy ra. Động cơ và mục đích của người phạm tội tương đối đa dạng nhưng không có ý nghĩa trong việc định tội. Mặt Chủ thể của tội phạm gây ô nhiễm môi trường: bất kỳ ai có năng lực TNHS theo luật định. Riêng Khoản 1 quy định tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng nên Chủ thể của các tội phạm quy định ở các khoản này là người từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Còn Khoản 2 do quy định khung hình phạt cao nhất là mười năm tù thuộc tội rất nghiêm trọng nên Chủ thể của các tội phạm quy định tại khoản này có thể là người từ đủ mười bốn tuổi đến chưa đủ mười sáu tuổi như đã phân tích ở phần trên. 2.2.1.3. Hình phạt: Điều 182 BLHS quy định 2 khung hình phạt: Khung 1: là trường hợp người phạm tội gây ô nhiễm không khí, đất, nước không có tình tiết định khung tặng nặng. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm cho những hành vi làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác. Trong đó: “Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng” được hiểu là: khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ ba lần trở lên 12 Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 32 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ năm lần trở lên.13 Khung 2: Phạm tội có tổ chức; làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Trong đó: “Phạm tội có tổ chức”: là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoặc để thực hiện việc pham tội (tội gây ô nhiễm môi trường), với sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu. “Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng” là: khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ năm lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ mười lần trở lên.14 Hiện tại vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chính thức về “hậu quả nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” hoặc “đặc biệt nghiêm trọng” cho một số điều luật được quy định tại chương XVII của BLHS hiện hành. Trong số mười một tội danh quy định về tội phạm môi trường mới chỉ có hai tội danh có văn bản hướng dẫn của Liên ngành (Điều 189 Tội hủy hoại rừng; Điều 190 Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ). Vì vậy, việc xác định hậu quả để xác định hình phạt cho các TPVMT này có thể tham khảo một số văn bản hướng dẫn đối với từng nhóm tội phạm trong từng lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn, Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS năm 1999; Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-9-2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của BLHS năm 1999; Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS năm 1999; Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN & PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08-3-2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của 13 14 Khoản 2, Điều 92, Luật bảo vệ môi trường 2005 Khoản 3, Điều 92, Luật bảo vệ môi trường 2005 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 33 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn BLHS năm 1999 về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. “Tuy nhiên, không thể lấy “hậu quả” đã được hướng dẫn đối với các tội phạm trong các lĩnh vực khác để áp dụng cho Tội gây ô nhiễm môi trường”15 mà cần phải ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể cho nhóm tội này. Vấn đề này người viết phân tích và làm rõ trong phần sau ( Chương 3). Về hình phạt bổ sung, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm. 2.2.2. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 182a BLHS) 2.2.2.1. Định nghĩa: Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại là hành vi vi phạm quy định về hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lí, tiêu hủy, thải loại chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác16. 2.2.2.2. Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại: Mặt Khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm vào các quy định của Nhà nước về BVMT, cụ thể vi phạm vào các quy định của nhà nước về việc quản lý các chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường sống. “Chất thải nguy hại”:là chất có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp ( dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người17, như18: Chất thải từ quá trình sản xuất hoặc chế biến than cốc hay nhựa đường từ dầu mỏ, Chì, Thuỷ ngân v.v.. Danh mục các chất thải nguy hại do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trung ương quy định; Mặt Khách quan của tội phạm: Mặt Khách quan của tội này được thể hiện bằng hành vi vi phạm quy định trong hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lí, tiêu hủy, thải loại chất thải nguy hại. 15 Một số suy nghĩ về tội gây ô nhiễm môi trường, http://tks.edu.vn/portal/detail/4702_66_0_Mot-so-suy-nghi-ve-toigay-o-nhiem-moi-truong.html?TabId=&pos, [ngày truy cập ngày 20/10/2014]. 16 Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 2, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2009, trang 164 17 Xem: Khoản 2, Điều 3, Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16-01-1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại. 18 Xem: Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16-01-1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 34 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn Mặt Chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, thường là không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hành vi đó xảy ra. Động cơ, mục đích phạm tội rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội này. Mặt Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là bất kì người nào đạt độ tuổi theo luật định và có năng lực TNHS, ngoài ra phải là người có trách nhiệm trong việc quản lý các chất thải nguy hại. Cụ thể Khoản 1 và Khoản 2 quy định tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng nên Chủ thể của các tội phạm quy định ở các khoản này là người từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Còn Khoản 3 do quy định khung hình phạt cao nhất là mười năm tù thuộc tội rất nghiêm trọng nên Chủ thể của các tội phạm quy định tại khoản này có thể bao gồm người từ đủ mười bốn tuổi đến chưa đủ mười sáu tuổi. 2.2.2.3. Hình phạt: Điều 182a BLHS quy định 3 khung hình phạt: Khung 1: Gây ô nhiễm không khí, nước, đất không có tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Khung 2: Gây ô nhiễm không khí nước, đất có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm khi: Phạm tội có tổ chức; Gây hậu quả rất nghiêm trọng; Tái phạm nguy hiểm. Theo Điều 49 của BLHS hiện hành quy định thì : Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý; Còn những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý. Khung 3: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Như thế nào là “phạm tội có tổ chức, phạm tội gây hậu qủa nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” như đã phân tích ở phần 2.2.1.3. Về hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 35 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 2.2.3. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b BLHS) 2.2.3.1. Định nghĩa: Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường là hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường hoặc vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác. 2.2.3.2. Dấu hiệu pháp lý Mặt Khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm tình trạng bình thường của môi trường không khí, nước, đất làm cho không khí, nước, đất không còn trong sạch, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của nhân loại. Đối tượng tác động của tội phạm này là không khí, nước, đất.19 Mặt Khách quan của tội phạm: Tội phạm này thể hiện ở hai dạng hành vi:20 Hành vi thứ nhất: là quy phạm các quy định về phòng ngừa sự cố môi trường: Phòng ngừa là các hoạt động nhằm không để sự cố môi trường xảy ra, hoặc ngăn chặn, hạn chế sự cố môi trường trong lĩnh vực, ngành nghề nhất định. Vi phạm các quy định về phòng ngừa sự cố môi trường là không chuẩn bị hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các công tác phòng ngừa sự cố môi trường như các phương án BVMT, cơ sở vật chất, bảo hộ phòng độc, hệ thống xử lý khí thải, nước thải, rác thải nguy hại.v.v.. Hành vi thứ hai: là vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường: khi có sự cố môi trường xảy ra việc ứng phó kịp thời, hiệu quả có tác dụng ngăn chặn hoặc hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do sự cố gây ra. Tội phạm này thể hiện ở hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về ứng phó với sự cố môi trường nên gây hậu quả làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.v.v.. Mặt Chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, thường là không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hành vi đó xảy ra. Động cơ, mục đích phạm tội rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội này. Mặt Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là bất kì người nào đạt độ tuổi 19 Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Quyễn 2) – Phần các tội phạm, Nxb. CTQG, 2012, Tr. 361 Xem:TS. Cao Thị Oanh, Giáo trình luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2010, Trang 109. 20 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 36 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn theo luật định và có năng lực TNHS, ngoài ra phải là người có trách nhiệm trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường hoặc ứng phó sự cố môi trường… Cụ thể Khoản 1 và Khoản 2 quy định tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng nên Chủ thể của các tội phạm quy định ở các khoản này là người từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Còn Khoản 3 do quy định khung hình phạt cao nhất là mười năm tù thuộc tội rất nghiêm trọng nên Chủ thể của các tội phạm quy định tại khoản này có thể bao gồm người từ đủ mười bốn tuổi đến chưa đủ mười sáu tuổi. 2.2.3.3. Hình phạt: Điều 182b BLHS quy định 3 khung hình phạt: Khung 1: Gây ô nhiễm không khí, nước, đất không có tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Khung 2: Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai đến bảy năm. Khung 3: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Như thế nào là “phạm tội có tổ chức, phạm tội gây hậu qủa nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” như đã phân tích ở phần 2.2.1.3. Về hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm. 2.2.4. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 185 BLHS hiện hành) 2.2.4.1. Định nghĩa: Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam là “hành vi lợi dụng việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế liệu hoặc hóa chất, chế phẩm sinh học hoặc bằng thủ đoạn khác đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải nguy hại hoặc chất thải khác với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng”21. 2.2.4.2. Dấu hiệu pháp lý Mặt Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm này là xâm phạm vào các quy định của Nhà nước về BVMT, cụ thể là xâm phạm vào việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực 21 Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 2, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2009, trang 170 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 37 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn nhập khẩu, đưa vào lãnh thổ Việt Nam các chất thải như công nghệ, máy móc, hóa chất.. gây ô nhiễm môi trường. Mặt Khách quan của tội phạm: tội này được thể hiện bằng hành vi lợi dụng việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế liệu hoặc hóa chất, chế phẩm sinh học hoặc bằng thủ đoạn khác đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải nguy hại hoặc chất thải khác với số lượng lớn. Trong đó: Máy móc, thiết bị công nghệ bao gồm tất cả các loại quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị bất kì mới hay cũ được sản xuất ở đâu. “Các chế phẩm sinh học hoặc hóa học bao gồm các chế phẩm hữu cơ hoặc vô cơ được sản xuất hoặc điều chế tổng hợp từ bất kì nguyên liệu nào, bất kì phương pháp nào và được dùng cho bất kì mục đích nào”.22 Cùng với hành vi lợi dụng việc nhập khẩu để phạm tội, điều luật còn quy định hành vi phạm tội có thể được thực hiện bằng thủ đoạn khác để đưa vào Việt Nam chất thải gây ô nhiễm môi trường. Hành vi khác ở đây là ngoài những hành vi nhập khẩu qua các cửa khẩu đường không, đường biển, đường bộ chính thức, người phạm tôi có thể đưa vào Việt Nam bằng các thủ đoạn khác như nhập lậu, đưa qua các con đường tiểu ngạch để chuyển chất thải vào Việt Nam, quá cảnh các chất nguy hại vào Việt Nam. Mặt Chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, thường là không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hành vi đó xảy ra. Động cơ, mục đích phạm tội rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội này. Mặt Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này vừa là Chủ thể đặc biệt, vừa không phải là Chủ thể đặc biệt. “Là Chủ thể đặc biệt nếu đó là hành vi cho nhập khẩu, vì chỉ những người có chức vụ, quyền hạn trong việc cho nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, các chất độc hại hoặc phế thải mới có thể cho phép nhập khẩu được. Không là Chủ thể đặc biệt nếu đó là hành vi trực tiếp nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, các chất độc hại hoặc phế thải, vì người không có chức vụ, quyền hạn vẫn có thể thực hiện được”23. Tương tự như Điều 182b người từ đủ mười bốn tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười sáu tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 của điều 22 Xem: Tài liệu Hội nghị tập huấn chuyên sâu BLHS 1999, Hà Nội, 6/2000, Tr.207 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học bộ Luật Hình sự Tập 8: Các tội phạm trật tự quản lý hành chính và các TPVMT, NXB. TP.HCM, 2005, Tr.174. 23 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 38 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn luật; người đủ mười sáu tuổi trở lên phải chịu TNHS về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật. Tuy nhiên, Chủ thể của tội phạm này hầu hết là người đã thành niên. 2.2.4.3. Hình phạt: Điều 185 BLHS quy định 3 khung hình phạt: Khung 1: Người phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải nguy hại hoặc chất thải khác với số lượng lớn thì có thể bị phạt tiền từ hai trăm triệu đồng đến một tỉ đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau người pham tội có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: Có tổ chức; Chất thải nguy hại có số lượng lớn hoặc chất thải khác có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn; Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Trong đó: “Chất thải nguy hại”:là chất có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp ( dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người24, như25: Chất thải từ quá trình sản xuất hoặc chế biến than cốc hay nhựa đường từ dầu mỏ, Chì, Thuỷ ngân v.v.. Danh mục các chất thải nguy hại do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trung ương quy định; Chất thải, chất thải nguy hại bao nhiêu mới được xem là có số lượng: “lớn”,“rất lớn”, “đặc biệt lớn” thì hiện tại vẫn chưa có văn bản hướng dẫn. Các quy định chỉ mang tính định tính vì thế gây rất nhiều khó khăn cho việc áp dụng vào thực tiễn. Vấn đề này người viết sẽ đề cập cụ thể hơn vào phần giải pháp hoàn thiện ( chương 3) Khung 3: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Như thế nào là “phạm tội có tổ chức, phạm tội gây hậu qủa nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” như đã phân tích ở phần 2.2.1.3. Về hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm. 24 Xem: Khoản 2, Điều 3, Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16-01-1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại. 25 Xem: Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16-01-1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 39 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 2.2.5. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186) 2.2.5.1. Định nghĩa: Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là hành vi đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh; Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch; Hoặc hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. 2.2.5.2. Dấu hiệu pháp lý Mặt Khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm đến sự trong sạch và bền vững của môi trường sống, gián tiếp gây tổn hại sức khoẻ con người thông qua việc làm lây lan dịch bệnh. Đối tượng tác động của tội phạm này là động vật, thực vật, sản phẩm làm từ động vật, thực vật hoặc các vật phẩm khác có chứa mầm bệnh có thể lây lan sang người. Mặt Khách quan của tội phạm: Người phạm tội có một hoặc một số trong các hành 26 vi sau: Đưa ra khỏi vùng dịch bệnh các động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh cho người; Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người; Bất kỳ hành vi nào làm lây truyền dịch bệnh cho người. Đây là một quy định mang tính mở rộng, nó có thể là những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo như: cố tình không tiêm vắc-xin phòng bệnh cho nhân dân, không tổ chức kịp thời việc khoanh vùng tẩy uế khu vực có dịch bệnh để dịch bệnh có điều kiện lây lan, người bị nhiễm bệnh không chịu áp dụng các biện pháp cách ly…v.v… Để hiểu được các hành vi này cần thống nhất trong nhận thức những khái niệm sau: “Dịch bệnh nguy hiểm” là các dịch bệnh có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng, có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người. Ví dụ: Bệnh dịch tả, bệnh đậu mùa v.v…; “Sản phẩm động vật” là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, như thịt, sữa, xương…; Sản phẩm thực vật là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, như rau, 26 Xem: TS. Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam (Quyển 2) – Phần các tội phạm, Nxb. CTQG, 2012, Tr. 364 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 40 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn quả, dầu thực vật…; “Vật phẩm khác” là bất cứ đồ vật gì mang mầm bệnh hoặc có khả năng gây dịch bệnh cho người. Ví dụ: Bao bì đóng gói, phương tiện, dụng cụ giết mổ v.v.. ; “Vùng có dịch bệnh” là khu vực có dịch mà Ủy ban nhân dân, Bộ trưởng Bộ y tế hoặc Chủ tịch nước đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho toàn thể nhân dân được biết. Vùng có dịch bệnh có thể xảy ra ở một làng, một xã hoặc nhiều xã trong huyện, một hoặc nhiều huyện trong tỉnh, một hoặc nhiều tỉnh trong phạm vi cả nước.27 Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện một trong số các hành vi kể trên đã gây ra “lây lan dịch bệnh nguy hiểm” cho người bất kể có xảy ra hậu quả nghiêm trọng hay chưa. Nếu chỉ có thực hiện hành vi nhưng chưa “lây lan dịch bệnh” thì không cấu thành tội phạm. Mặt Chủ quan của tội phạm: Người thực hiện hành vi phạm tội này là do cố ý, tức là nhận thức được hành vi của mình là làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người nhưng vì những động cơ khác nhau mà vẫn thực hiện hành vi mà pháp luật cấm. Mặt Chủ thể của tội phạm: Là Chủ thể đặc biệt trong trường hợp người có hành vi cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người, vì chỉ những người có chức vụ, quyền hạn mới có thể có quyền “cho phép”. Các trường hợp còn lại không phải là Chủ thể đặc biệt. Cụ thể Khoản 1 quy định khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm tù thuộc tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng nên Chủ thể của các tội phạm quy định ở khoản này là người từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Còn Khoản 2 do quy định khung hình phạt cao nhất là mười năm tù thuộc tội rất nghiêm trọng nên Chủ thể của các tội phạm quy định tại khoản này có thể bao gồm người từ đủ mười bốn tuổi đến chưa đủ mười sáu tuổi. 2.2.5.3. Hình phạt: Điều 186 BLHS quy định 2 khung hình phạt: Khung 1: làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người không có tình tiết định khung thuộc Khoản 2 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt tù từ một năm đến năm năm. Khung 2: làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. 27 Xem: Tài liệu hội nghị tập huấn chuyên sâu BLHS1999, Hà Nội, 6/2000, Tr. 212. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 41 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn Như thế nào là “phạm tội có tổ chức, phạm tội gây hậu qủa nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” như đã phân tích ở phần 2.2.1.3. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 2.2.6. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187, BLHS hiện hành) 2.2.6.1. Định nghĩa: Theo điều 187, BLHS hiện hành: Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật là hành vi đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh; đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch; hoặc có hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật 2.2.6.2. Dấu hiệu pháp lý Mặt Khách thể của tội phạm: Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật là tội xâm phạm đến sự an toàn của môi trường sinh thái mà trực tiếp là sự an toàn cho động vật, thực vật. Đối tượng tác động của tội phạm này là động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm đã bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh thuộc đối tượng kiểm dịch. Trong đó: “Động vật là sinh vật có cảm giác và tự vận động được”28 bao gồm các loại thú, chim, sâu bọ, các loại cá, ong, tầm v.v… “Thực vật là tên gọi chung các cây cỏ và những sinh vật bậc thấp khác có tính chất như cây cỏ, trong các tế bào cơ thể thường có màng bằng Cellulos”.29 Mặt Khách quan của tội phạm: Tội làm lây lan dich bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật được thể hiện bằng các hành vi: Đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh; Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định về kiểm dịch; 28 29 Xem: Trung tâm từ điển học Hà Nội - Đà Nẵng , Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng,1997, Tr. 335. Xem: Trung tâm từ điển học Hà Nội - Đà Nẵng , Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng,1997, Tr. 941. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 42 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn Hành vi khác làm lây dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật. Để hiểu được các hành vi này cần thống nhất trong nhận thức những khái niệm sau: “Dịch bệnh” là những loại bệnh dễ lây nhiễm, dễ lan rộng và nhanh chóng từ động vật, thực vật này sang động vật, thực vật khác tại các khu chăn nuôi, trồng trọt; “Nguy hiểm” được hiểu là những căn bệnh có khả năng làm cho động vật chết hàng loạt. Danh mục những loại dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ thủy sản ban hành. Ví dụ, một số loại dịch bệnh nguy hiểm thường xảy ra ở động vật là lở mồm, lông móng ở trâu, bò, dịch chó dại, mèo dại, dịch bò điên, dịch cúm gà, vịt v.v..; “Khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật và sản phẩm động vật, thực vật hoặc sản phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh “là khu vực Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố là có dịch; “Đối tượng kiểm dịch” bao gồm động vật, thưc vật và sản phẩm động vật, thực vật; các phương tiện, dụng cụ giết mổ và chế biến động vật, thực vật…; “Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật thực vật” được hiểu là bất kỳ hành vi nào ngoài những hành vi nói trên vi phạm các quy định của pháp luật về thú y và kiểm dịch động vật, thực vật. Ví dụ như: cố ý giết, mổ, bán hoặc vứt xác động vật bị dịch bệnh làm lây lan dịch bệnh cho động vật, thực vật. Hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về việc thực hiện hành vi quy định tại điều luật này, chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính, nay lại vi phạm hành vi đó. Mặt Chủ quan của tội phạm: Tội phạm này thực hiện do cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó hoặc thấy trước hậu quả của của hành vi đó có thể xảy ra nhưng vẫn thực hiện hành vi đó. Động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Mặt Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này vừa là Chủ thể đặc biệt lại vừa không phải là Chủ thể đặc biệt. Là Chủ thể đặc biệt trong trường hợp người có hành vi cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch, vì chỉ những người có chức vụ, quyền hạn mới có thể có quyền “cho phép”. Các trường hợp còn lại không phải là Chủ thể đặc biệt. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 43 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn Người từ đủ mười bốn tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười sáu tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 của điều luật; người đủ mười sáu tuổi trở lên phải chịu TNHS về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật. Khác với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, người thực hiện hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật chỉ bị truy cứu TNHS về tội phạm này nếu trước đó họ đã bị xử phạt hành chính về hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật mà còn vi phạm. 2.2.6.3. Hình phạt: Điều 187 BLHS quy định hai khung hình phạt: Khung 1: làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật không có tình tiết định khung thuộc Khoản 2 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm, phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Khung 2: làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Như thế nào là “phạm tội có tổ chức, phạm tội gây hậu qủa nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” như đã phân tích ở phần 2.2.1.3. Theo Khoản 3 đối với người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm. 2.2.7. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 188 BLHS hiện hành) 2.2.7.1. Định nghĩa: Huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản là hành vi sử dụng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thuỷ sản hoặc làm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản; khai thác thuỷ sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm; khai thác các loài thuỷ sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ; phá hoại nơi cư ngụ của các loài thuỷ sản quý hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ và vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 44 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 2.2.7.2. Dấu hiệu pháp lý Mặt Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm này là chế độ bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đối tượng của tội phạm này là nguồn thủy sản bao gồm mọi sinh vật có giá trị kinh tế, khoa học sống ở các vùng nước nội địa, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Mặt Khách quan của tội phạm Người phạm tội có một hoặc một số trong các hành vi mô tả sau đây: Sử dụng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thuỷ sản hoặc làm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản; Khai thác thuỷ sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm; Khai thác các loài thuỷ sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ; Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thuỷ sản quý hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ; Vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Tội phạm được xem là hoàn thành khi có một trong các hành vi đã nêu trên kết hợp với một trong số các điều kiện sau: Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; Đã bị kết án về hành vi phạm tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Mặt Chủ quan của tôi phạm: Người thực hiện hành vi phạm tội này là do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là huỷ hoại nguồn lợi thủy sản, thấy trước được hậu quả nghiêm trọng của hành vi mà mình thực hiện, mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Mặt Chủ thể của tội phạm : Chủ thể của tội phạm này không phải là Chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực chịu TNHS và đến một độ tuổi theo quy định của BLHS thì đều có thể trở thành Chủ thể của tội phạm này. Theo quy định tại Điều 12 BLHS thì chỉ người từ đủ mười sáu tuổi trở lên mới có thể là Chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này khung hình phạt cao nhất là năm năm thuộc tội phạm nghiêm trọng. Người có hành vi huỷ hoại nguồn lợi thủy sản chỉ bị truy cứu TNHS nếu trước đó họ đã bị xử phạt hành chính về hành vi huỷ hoại nguồn lợi thủy sản hoặc đã bị kết án về tội huỷ hoại nguồn lợi thủy sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. 2.2.7.3. Hình phạt: Điều 188 BLHS quy định 2 khung hình phạt: GVHD: Nguyễn Văn Tròn 45 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn Khung 1: Huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm, phạt tù từ sáu tháng đến đến ba năm. Khung 2: Huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, phạt tù từ hai năm đến năm năm. Như thế nào là “phạm tội có tổ chức, phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” như đã phân tích ở phần 2.2.1.3. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 2.2.8. Tội hủy hoại rừng ( Điều 189 BLHS hiện hành) 2.2.8.1. Định nghĩa: Huỷ hoại rừng là “ hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc làm cho rừng giảm giá trị đáng kể. Tội huỷ hoại rừng là tội phạm được tách từ tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng quy định tại Điều 181 BLHS năm 1985. Do tính chất của hành vi và thiệt hại do hành vi huỷ hoại rừng gây ra nên nhà làm luật quy định hành vi huỷ hoại rừng là TPVMT”30. 2.2.8.2. Dấu hiệu pháp lý Mặt Khách thể của tội phạm: Tội huỷ hoại rừng là tội xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của Nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội. Đối tượng tác động của tội phạm này chính là rừng bao gồm: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất: Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần BVMT, bao gồm: Rừng phòng hộ đầu nguồn; Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; Rừng phòng hộ BVMT. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn 30 Đinh Văn Quế, Binh luận khoa học bộ Luật Hình sự Tập 8: Các tội phạm trật tự quản lý hành chính và các TPVMT, NXB. TP.HCM, 2005, Tr.196. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 46 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần BVMT, bao gồm: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần BVMT, bao gồm: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; Rừng sản xuất là rừng trồng; Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận. Mặt Khách quan của tội phạm : Người phạm tội huỷ hoại rừng có thể thực hiện một hoặc một số hành vi Khách quan sau: Đốt rừng là dùng lửa hoặc các hoá chất phát lửa làm cho rừng bị cháy, có thể cháy toàn bộ hoặc chỉ cháy một phần; Hành vi đốt rừng làm rẫy của đồng bào ở vùng cao nếu được chính quyền cho phép thì không coi là huỷ hoại rừng. Tuy nhiên, việc đốt rừng làm rẫy cho đến nay hầu như không được phép. Phá rừng là chặt phá cây trong rừng hoặc khai thác tài nguyên của rừng không được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép như: khai thác gỗ, khai thác các lâm sản trái phép.v.v… Hành vi khác hủy hoại rừng là ngoài hai hành vi đốt rừng và phá rừng trái phép thì bất cứ hành vi nào làm cho rừng bị tàn phá đều là hủy hoại rừng như: dùng hoá chất độc phun hoặc rãi xuống đất làm cho cây rừng bị chết khô, thả gia súc vào rừng mới trồng để gia súc phá hoại cây rừng v.v… Mặt Chủ quan của tội phạm:Người thực hiện hành vi phạm tội này là do cố ý, điều này thể hiện ngay ở tên tội danh “huỷ hoại” và trong điều văn của điều luật. Khái niệm “huỷ hoại” đã chứa đựng ý thức chủ quan của người có hành vi đốt, phá rừng rồi. Cũng tương tự như đối với tội “huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” nhà làm luật chỉ quy định cố ý làm hư hỏng chứ không quy định cố ý huỷ hoại. Do đó đối với các trường hợp vi phạm về phòng cháy, chữa cháy hoặc vô ý gây cháy rừng chỉ có thể bị truy cứu TNHS về tội “vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” quy định tại Điều 175 BLHS hiện hành. Mặt Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực chịu TNHS và đến một độ tuổi theo quy định của BLHS. Cụ thể người từ đủ mười bốn tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười sáu tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 của điều luật; người đủ mười sáu tuổi trở lên phải chịu TNHS về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 47 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 2.2.8.3. Hình phạt: Điều 189 BLHS quy định 3 khung hình phạt: Khung 1: Được quy định tại Khoản 1 Điều 189 BLHS, là cấu thành cơ bản của tội huỷ hoại rừng. Tuy nhiên, dựa vào câu chữ của điều luật có thể thấy hậu quả mà tội phạm gây ra trong Khoản 1 này là hậu quả nghiêm trọng. Đối với tội phạm này, nhà làm luật không quy định thêm các dấu hiệu Khách quan khác là yếu tố định tội vì thế người viết cho rằng khi xác định hành vi phạm tội huỷ hoại rừng cần nghiên cứu các văn bản của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng như: Luật bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định của Chính phủ về bảo vệ và phát triển rừng; Thông tư liên tịch của các Bộ, Ngành có liên quan đến việc bảo vệ và phát triển rừng, các hướng dẫn của các cơ quan tiến hành tố tụng về áp dụng BLHS đối với tội huỷ hoại rừng.v.v… Vì vậy, theo Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08/3/2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, “Gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 1 Điều 189 BLHS khi thuộc một trong các trường hợp sau: Đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.Ví dụ: “Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phá rừng sản xuất là 5000 m2”31. Nguyễn Văn V phá rừng sản xuất với diện tích là 9.000 m2. Hành vi phạm tội của V “không còn thuộc phạm vi xử phạt hành chính nữa mà có thể bị truy cứu TNHS”32 thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng và Nguyễn Văn V có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm, phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Khung 2: huỷ hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: “Có tổ chức”: Phạm tội huỷ hoại rừng có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện việc huỷ hoại rừng, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu. “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn”: Trường hợp phạm tội này là người huỷ hoại rừng đã 31 Xem: Điểm b Khoản 5 Điều 20, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/11/2013 quy đinh xử phạt quy định hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 32 Xem: Điểm a Khoản 2 Điều 7, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/11/20113 quy đinh xử phạt quy định hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 48 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi huỷ hoại rừng. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để huỷ hoại rừng được coi là nguy hiểm hơn vì khó bị phát hiện và làm giảm lòng tin của nhân dân vào chế độ, làm cho một bộ phận cán bộ, công chức bị tha hoá. Ví dụ: Nguyễn Tấn Đ là Phó chủ tịch xã đã cùng với một số đối tượng chặt gỗ trong rừng, nhưng để che giấu tội phạm đã đốt rừng nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng về hành vi khai thác trái phép gỗ của mình; việc Đ khai thác gỗ trái phép cũng như những người dân bình thường khác, nên không coi hành vi của Đ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để huỷ hoại rừng. “Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức”: Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức là người phạm tội thông qua cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để huỷ hoại rừng. Thông thường, người phạm tội trường hợp này là lợi dụng việc Nhà nước cho phép cơ quan, tổ chức khai thác rừng và nhân việc đó mà họ lấy danh nghĩa cơ quan, tổ chức để phá rừng. “Huỷ hoại diện tích rừng rất lớn”: Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNTBTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08 tháng 03 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, “Huỷ hoại diện tích rừng rất lớn” quy định tại Điều 189 BLHS là trường hợp “huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính”. Ví dụ: Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phá rừng sản xuất là 5000 m2. Trần Đình S phá rừng sản xuất với diện tích là 15.000 m2. Hành vi phạm tội của S thuộc trường hợp huỷ hoại diện tích rừng rất lớn theo khoản 2 điều 189 BLHS hiện hành. “Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ”: chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ là chặt phá các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IIA như: Hoàng đàn, Bách Đài Loan, Bách vàng,Vân Sam Phan xi păng v.v… được ban hành kem theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Trường hợp chặt phá các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IIA không xác định thiệt hại bằng diện tích nhưng giá trị thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị chặt phá từ trên ba mươi triệu đồng đến sáu mươi triệu đồng đối với nhóm IA hoặc từ trên năm mươi triệu đến một trăm triệu đồng đối với nhóm IIA thì cũng bị truy cứu TNHS theo Điểm d Khoản 2 Điều 189 BLHS. “Gây hậu quả rất nghiêm trọng”: là gây hậu quả nghiêm trọng và còn thực hiện một trong các hành vi: chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành công GVHD: Nguyễn Văn Tròn 49 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn vụ; đập phá nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện của cơ quan có trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy cứu TNHS về tội độc lập33. Khung 3: huỷ hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: Huỷ hoại diện tích rừng đặc biệt lớn: Cũng theo Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT /BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08 tháng 03 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, “Huỷ hoại diện tích đặc biệt lớn” quy định tại Điều 189 BLHS là huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ “trên bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.”. Ví dụ: Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phá rừng sản xuất là 5000 m2. Trần Đình S phá rừng sản xuất với diện tích là 25.000 m2. Hành vi phạm tội của S thuộc trường hợp huỷ hoại diện tích rừng đặc biệt lớn. Huỷ hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng:” là huỷ hoại các loại rừng này với diện tích trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính”34. Ví dụ: Nguyễn Văn A có hành vi phá rừng sản xuất 6000 m2, phá rừng phòng hộ 15000 m2. Theo Điểm c và điểm d Khoản 5 Điều 20, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/11/2013 quy định xử phạt quy định hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, thì mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phá rừng sản xuất là 5000 m2, đối với rừng phòng hộ là 1000 m2. Vì vậy hành vi của Nguyễn Văn A không còn thuộc phạm vi xử phạt hành chính nữa mà có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: Theo thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTCTANDTC ngày 08 tháng 03 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khi thuộc một trong các trường hợp sau: Giá trị thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị chặt phá từ trên sáu mươi triệu đồng đối với nhóm IA hoặc từ trên một trăm triệu đồng đối với nhóm IIA hoặc gây thiệt hại quy định tại điểm a hoặc điểm b của hậu quả rất nghiêm trọng và còn thực hiện một trong các hành vi: chống người thi hành công vụ; gây 33 Xem: Điểm c tiểu mục 3.5 mục 5, Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTCTANDTC ngày 08 tháng 03 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản 34 Xem: Điểm b mục 3.6, Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08 tháng 03 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 50 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn thương tích cho người thi hành công vụ; đập phá nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện của cơ quan có trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy cứu TNHS về tội độc lập. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 2.2.9. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 190 BLHS hiện hành) 2.2.9.1. Định nghĩa: Theo điều 190 BLHS, tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ là hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó. 2.2.9.2. Dấu hiệu pháp lý Mặt Khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm vào các quy định của Nhà nước về BVMT sinh thái. Đối tượng tác động của tôi phạm này là các loài động vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ Mặt Khách quan của tội phạm: Mặc Khách quan của tội phạm này thể hiện ở những hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ; Vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm như: thịt, xương, sừng, da, lông v.v.. của loại động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB mà không có giấy tờ hợp pháp. Đối tượng của tội này là động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của Chính phủ đã được liệt kê trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Ví dụ: Tê giác một sừng, bò tót, hổ, báo, voi v.v.. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong nhưng hành vi kể trên mà không phụ thuộc vào việc đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hay chưa. Mặt Chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ đã bị Chính phủ cấm là nguy hiểm GVHD: Nguyễn Văn Tròn 51 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn cho xã hội song vẫn mong muốn thực hiện. Mặt Chủ thể của tội phạm : là bất kì người nào có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi do Luật Hình sự quy định. Cụ thể người đủ mười sáu tuổi trở lên phải chịu TNHS về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật. 2.2.9.3. Hình phạt: Điều 190 BLHS quy định 2 khung hình phạt: Khung 1: đây là cấu thành cơ bản của tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng. Khung 2: phạm tội trong các trường hợp sau người phạm tội có thể bị phạt tù từ hai đến bảy năm. Do chưa có văn bản hướng dẫn các TPVMT trong BLHS hiện hành nên dựa vào Mục 4 Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08 tháng 03 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ta có thể hiểu các trường hợp phạm tội như sau: “Có tổ chức”: Phạm tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện việc săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của động đó, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu. “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” :Trường hợp phạm tội này là người vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của động đó. “ Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm”:Công cụ, phương tiện săn bắt bị cấm thường là công cụ phương tiện có thể săn bắt hàng loạt động vật hoang dã quý hiếm, gây nguy hại cho người và môi trường sinh thái như vũ khí quân dụng, chất nổ, chất độc, chất cháy, hơi cay, hơi ngạt lưới điện v.v... “Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm”: Khu vực cấm là khu vực được bảo vệ theo chế độ đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền quy định như: các khu bảo tồn GVHD: Nguyễn Văn Tròn 52 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn thiên nhiên, vườn quốc gia, vùng phục hồi sinh thái, khu di tích lịch sử, khu quân sự.v.v... “Thời gian bị cấm săn bắt” là thời gian mà việc săn bắt có thể gây nguy hiểm cho việc duy trì hay phát triển số lượng của các loài động vật hoang dã quý hiếm tại một khu vực nhất định như mùa sinh sản, làm tổ hoặc di cư đến của loài động vật hoang dã quý hiếm.v.v... “Gây hậu quả rất nghiêm trọng”: là khi thuộc một trong các trường hợp sau: Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng cá thể tại Phụ lục kèm theo Thông tư này; Vận chuyển, buôn bán các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm “IB”35 có giá trị từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm có số lượng cá thể dưới mức “gây hậu quả rất nghiêm trọng” tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và còn vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị đến 50 triệu đồng; “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là khi thuộc một trong các trường hợp sau: Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng cá thể tại Phụ lục kèm theo Thông tư này; Vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên một trăm triệu đồng; Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có số lượng cá thể ở mức “gây hậu quả rất nghiêm trọng” tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và còn vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Trường hợp săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB từ hai loài trở lên thì việc xác định “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” tại Phụ lục kèm theo Thông tư này như sau: Nếu căn cứ vào số lượng cá thể một loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” thì xác định trường hợp đó là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Số lượng các cá thể các loài khác được xem xét khi quyết định hình phạt. 35 Xem: Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm GVHD: Nguyễn Văn Tròn 53 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn Nếu căn cứ vào số lượng cá thể từng loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm chỉ là “gây hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “dưới mức gây hậu quả nghiêm trọng” thì lấy tổng số lượng cá thể của các loài so sánh với loài có số lượng cá thể cao nhất tại Phụ lục kèm theo Thông tư này để xác định trong trường hợp cụ thể đó thuộc Khoản 1 Điều 190 BLHS hay là “gây hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Về hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, làm công việc nhất định từ một đến năm năm. 2.2.10. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191 BLHS hiện hành) 2.2.10.1. Định nghĩa: “Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực, hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học quan trọng đối với quốc gia, quốc tế phải được điều tra, đánh giá, lập quy hoạch bảo vệ dưới hình thức khu bảo tồn biển, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn loài sinh cảnh”36. Vậy, Tội vi phạm quy định về quản lí khu bảo tồn thiên nhiên là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lí các khu vực, hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học quan trọng đối với quốc gia, quốc tế gây hậu quả nghiêm trọng. 2.2.10.2. Dấu hiệu pháp lý Mặt Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến các quy định của nhà nước về BVMT, cụ thể là xâm phạm vào chế độ bảo vệ đặc biệt của nhà nước đối với sự đa dạng sinh học, các nguồn gen quý hiếm phục vụ khoa học và khu vực sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên. Đối tượng tác động của tội phạm này là các khu vực bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên khác trong môi trường sinh thái được nhà nước bảo vệ. Mặt Khách quan của tội phạm: Mặt Khách quan của tội này thể hiện bằng những hành vi sau: Vi phạm chế độ quản lí, sử dụng khu bảo tồn thiên nhiên được hiểu là hành vi không được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích các khu bảo tồn thiên nhiên. Ví dụ: xây chuồng trại chăn nuôi ở những nơi danh lam thắng cảnh… 36 Điều 29 Luật bảo vệ môi trường 2005 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 54 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn Vi phạm chế độ khai thác khu bảo tồn thiên nhiên được hiểu là hành vi bắt, khai thác bừa bãi các loài động vật, thực vật hoặc tiến hành nhiều hoạt động trái phép ở khu vực này gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường sinh thái. Ví dụ: Diễn tập bằng đạn thật với quy mô lớn diễn ra ở khu bảo tồn thiên nhiên… Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội vi phạm các quy định về quản lí khu bảo tồn thiên nhiên gây hậu quả nghiêm trọng. Mặt Chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là vi phạm các quy định về quản lí khu bảo tồn thiên nhiên nhưng vẫn mong muốn thực hiện. Mặt Chủ thể của tội phạm: là bất kì người nào có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi do luật định. Riêng Khoản 1 và Khoản 2 quy định tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng nên Chủ thể của các tội phạm quy định ở các khoản này là người từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Còn Khoản 2 do quy định khung hình phạt cao nhất là mười năm tù thuộc tội rất nghiêm trọng nên Chủ thể của các tội phạm quy định tại khoản này có thể là người từ đủ mười bốn tuổi đến chưa đủ mười sáu tuổi. 2.2.10.3. Hình phạt: Điều 191 BLHS quy định 3 khung hình phạt: Khung 1: Đây là trường hợp phạm tội quy định tại Khoản 1 Điều 191 BLHS, là cấu thành cơ bản của tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng. Khung 2: Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn và quản lý, bảo vệ chặt chẽ nhằm theo dõi diển biến tự nhiên, nghiêm cấm mọi hành vi làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng37. Khung 3: Phạm tội có tổ chức; Sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm; Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Như thế nào là “phạm tội có tổ chức, phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” như đã phân tích ở phần 2.2.1.3. 37 Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Quyễn 2) – Phần các tội phạm, Nxb. CTQG, 2012, Tr. 379 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 55 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn Về hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 2.2.11. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 191a) 2.2.11.1. Định nghĩa: Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã và đang phải đối phó với những sinh vật lạ xâm nhập môi trường như: ốc bươu vàng, chuột hải ly, cá chim trắng, bèo Nhật Bản… với những đặc tính sinh học, khả năng phát tán nhanh, mạnh và xâm nhập vào nước ta bằng nhiều con đường khác nhau, khi gặp những vùng sinh thái kém bền vững như vùng cửa sông, bãi bồi, các khu vực nước nội địa… các sinh vật lạ sinh sản rất nhanh do thích ứng nhanh với thay đổi của môi trường. Hơn nữa, khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi cư trú với những sinh vật bản địa là rất lớn. Do đó chúng sẽ tiêu diệt dần các loài bản địa, làm suy thoái hoặc làm thay đổi tiến tới tiêu diệt luôn cả hệ sinh thái bản địa. Hậu quả của nó là rất lớn và khó khắc phục, không chỉ gây tổn thất cho các giá trị đa dạng sinh học như mất các nguồn gen và hệ sinh thái bản địa, mà còn gây tổn thất không nhỏ cho nên kinh tế của đất nước, ảnh hưởng xấu đến thu nhập và cuộc sống của con người. Theo Điều 191a của BLHS thì: Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại là hành vi nhập khẩu, phát tán một cách trái phép tại Việt Nam các loài sinh vật xâm hại có nguồn gốc từ nước ngoài gây hậu quả nghiêm trọng. 2.2.11.2. Dấu hiệu pháp lý Mặt Khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về BVMT, cụ thể là xâm phạm vào các chế độ bảo vệ của Nhà nước đối với môi trường sinh thái nhằm ngăn chặn, phòng ngừa sự phá hoại của các loài ngoại lai xâm hại. Mặt Khách quan của tội phạm: Mặt Khách quan của tội phạm này được thể hiện bằng những hành vi sau đây: Nhập khẩu các loài ngoại lai xâm hại: là hành vi mang vào Việt Nam một cách trái phép các loài sinh vật lạ xâm hại nói trên bằng nhiều con đường khác nhau như: đường hàng không, đường thủy, đường bộ v.v.. Phát tán các loài ngoại lai xâm hại: là hành vi đưa ra môi trường, rãi rộng ra môi trường các loài sinh vật lạ xâm hại nói trên một cách trái phép. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể làm phá hoại môi trường sinh thái, phá hoại mùa màng, gây tốn kém nhiều tiền của, công sức trong GVHD: Nguyễn Văn Tròn 56 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn việc loại trừ, ngăn chặn các tác hại của loài ngoại lai đó. Mặt Chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là vi phạm các quy định về nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại nhưng vẫn mong muốn thực hiện. Mặt Chủ thể của tội phạm : là bất kì người nào có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi do luật định. Riêng Khoản 1 quy định tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng nên Chủ thể của các tội phạm quy định ở các khoản này là người từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Còn Khoản 2 do quy định khung hình phạt cao nhất là mười năm tù thuộc tội rất nghiêm trọng nên Chủ thể của các tội phạm quy định tại khoản này có thể là người từ đủ mười bốn tuổi đến chưa đủ mười sáu tuổi. 2.2.11.3. Hình phạt: Điều 191a BLHS quy định 2 khung hình phạt: Khung 1: Vi phạm chế độ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên không thuộc không thuộc khoản 2 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng; cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: Phạm tội có tổ chức; Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm. Như thế nào là “phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” như đã phân tích ở phần 2.2.1.3. Về hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề làm công việc nhất định từ một đến năm năm. Qua những phân tích trên, theo người viết các điều luật về các tội phạm môi trường quy định tại chương XVII của BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 liên kết chặc chẽ với nhau tạo thành một rào cản pháp lý BVMT trước những hành vi xâm hại. Tuy nhiên rào cản này vẫn chưa thật sự chắc chắn. Bởi, thực tế cho thấy ngày càng có nhiều hành vi xâm hại đến môi trường tuy nhiên để phát hiện và xử lý hình sự các hành vi đó là hết sức khó khăn. Mặc khác cơ chế quản lý của nước ta còn lỏng lẻo, các văn bản quy phạm pháp luật chưa rõ ràng và bộc lộ nhiều thiếu xót. Vấn đề đặt ra là cần kịp thời khắc phục những thiếu xót trên, học hỏi kinh nghiệm của các nước, mạnh dạng chỉ ra cái yếu kém và đưa ra giải pháp khắc phục, phần này người viết xin trình bày ở chương tiếp theo. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 57 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác đấu tranh, phòng chống các tội phạm môi trường. Song bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung trong những lần sửa đổi, bổ sung sau. Trong chương này người viết sẽ chỉ ra những hạn chế trong việc áp dụng những quy định của BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 đối với các TPVMT trong thời gian qua. Qua đó đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng các quy định đó. 3.1. Thực trạng áp dụng những quy định của Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 đối với các tội phạm về môi trường. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 37/2009/QH12 ngày 19/06/2009 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010 đã được Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc Hội khóa XII, trong đó các tội phạm trong lĩnh vực môi trường đã có sự sửa đổi, bổ sung các tội phạm, phân nhóm tội phạm, cụ thể hóa, tăng nặng và bổ sung các hình phạt… so với những BLHS năm 1999 BLHS sửa đổi, bổ sung lần này đã có rất nhiều những ưu điểm, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác đấu tranh, phòng chống các tội phạm môi trường. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng những quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1999 trong thời gian qua cho thấy, những hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật hình sự về tội phạm môi trường vẫn diễn ra khá phổ biến, với mức độ nghiêm trọng và mức độ tái phạm cao. Nhưng trên thực tế không có nhiều vụ bị truy cứu TNHS. Qua hơn 6 năm (từ đầu 2006 đến cuối năm 2013) hoạt động, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện, xử lý trên 30.000 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, chuyển cơ quan điều tra khởi tố trên 800 vụ, với 1.250 đối tượng. Xử phạt vi phạm hành chính trên 330 tỷ đồng, kiến nghị truy thu phí bảo vệ môi trường trên 150 tỷ đồng. Kết quả phát hiện, xử lý năm sau đều cao hơn năm trước, tăng khoảng 25-45%38. Riêng năm 2013 lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường cả nước đã phát hiện 13.386 vụ vi phạm, tăng 34% so với năm 2012, trong đó công an các cấp đã khởi tố 448 38 Cổng thông tin điện tử Thành phố Cần Thơ, Đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực môi trường, http://cantho.gov.vn/wps/wcm/connect/sotnmt/sub+site/sitemenu/linhvucquanly/moitruong/dau+tranh+phong+chong+t oi+pham+trong+linh+vuc+moi+truong, [ Ngày truy cập 22-10-2014]. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 58 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn vụ, 757 đối tượng, xử phạt vi phạm hành chính trên 116,33 tỷ đồng39 . Một thống kê mới đây, tại hội nghị giao ban, sơ kết công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường 6 tháng đầu năm 2014, theo đó trong 6 tháng đầu năm 2014, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã tập trung triển khai quyết liệt các kế hoạch, biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường, đã phát hiện, xử lý 6095 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xử phạt vi phạm hành chính trên 76 tỷ đồng, chuyển Cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 75 vụ, 81 đối tượng40. Những con số thống kê trên cho thấy tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và tình hình tội phạm môi trường nói riêng vẫn diễn ra khá phổ biến, tuy nhiên số vụ bị xử lý hình sự thì rất ít. Theo thống kê của Cục Cảnh sát Phòng chống TPVMT (C49 Bộ Công an), mỗi năm, lực lượng này phát hiện gần 10.000 vụ vi phạm pháp luật về môi trường. Nhưng việc xử lý hình sự chỉ dừng lại ở con số hơn trăm, thậm chí có năm chỉ là hàng chục”41. Những vụ sai phạm điển hình như Công ty sửa chữa tàu biển HuyndaiVinashin xả chất thải rắn (hạt nic) độc hại không qua xử lý ra môi trường ở Khánh Hòa, nhà máy Miwon (Việt Trì – Phú Thọ) xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Hồng; hành vi xả nước thải độc hại ra sông Đông Điền (huyện Nhà Bè – Thành phố Hồ Chí Minh) của Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương; các công ty nhập chất thải phế liệu về cảng Hải Phòng, Sài Gòn và Đà Nẵng;...đều không bị xử lý hình sự. Việc (phải) áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính đối với các vụ sai phạm này đã bộc lộ những bất cập của chính sách hình sự hóa vi phạm môi trường, cũng như sự yếu kém của bộ máy cơ quan nhà nước về quản lý môi trường ở cấp trung ương và địa phương. Từ đó, đã dẫn đến những nghi ngờ rằng các trường hợp phạm tội đã lọt lưới pháp luật. Mặc khác, trong số 11 tội danh về phạm tội môi trường được quy định trong BLHS Việt Nam, đến nay mới chỉ có 2 tội danh bị khởi tố điều tra và đưa ra xét xử là huỷ hoại rừng (Điều 189) và vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm (Điều 190). Các trường hợp đã bị khởi tố và tuyên án như vụ săn bắn trộm bò rừng ở Vườn quốc gia Ea Sô (Đắk Lắk, năm 2003) với mức án cao nhất dành cho người vi phạm là 3 năm tù giam và 39 Những sự kiện môi trường nổi bật 2013, http://www.culaochammpa.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=392%3Anhng-s-kin-moi-trng-nibt-2013&catid=54%3Atng-hp-bao-chi&Itemid=78&lang=vi, [ Ngày truy cập 22-10-2014]. 40 Cục cảnh sát môi trường, sơ kết công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường 6 tháng đầu năm 2014, http://www.canhsatmoitruong.gov.vn/default.aspx?tabid=439&ID=9693&CateID=499,[ngày truy cập ngày 01/10/2014]. 41 Chưa có “thuốc” đặc trị tội phạm môi trường, http://moitruong.com.vn/Home/Default.aspx?portalid=33&tabid=19&distid=15741, [ngày truy cập ngày 01/11/2014]. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 59 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn không có hình thức phạt tiền kèm theo; hoặc vụ vận chuyển và buôn bán, xẻ thịt nấu cao hổ ở nhà 103b, B5, tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội (năm 2007) với mức án cao nhất là 30 tháng tù giam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những vụ vi phạm như buôn bán trái phép, nuôi nhốt, giết mổ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm hay những vụ vi phạm về quản lý nước thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không những không bị xử lý hình sự, mà còn được hợp thức hóa bằng cách xử lý hành chính, do cơ quan thi hành pháp luật không xác định được nguồn gốc bằng chứng vi phạm, thiếu các tiền lệ khởi tố, những bất cập của can thiệp hành chính, và quan trọng hơn cả là do quy định của BLHS chưa đủ sáng tỏ để áp chế sai phạm. Điển hình là các vụ vi phạm sau: Vụ thứ nhất, Ngày 14/4/2010, Cục cảnh sát phòng chống TPVMT (C36) Bộ Công an phát hiện một vụ xả thải trái phép xảy ra tại Nhà máy sản xuất khung nhôm định hình, Công ty cổ phần công nghiệp Tung Kuang tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Mặc dù, nhà máy có hệ thống xử lý nước thải nhưng không hoạt động, mà thực hiện bơm nước thải chưa qua xử lý theo một hệ thống đường ống ngầm để xả ra sông Ghẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Theo báo cáo của Chi Cục BVMT ( tỉnh Hải Dương), hành vi xả thải chưa qua xử lý của Tung Kuang đã diễn ra trong một thời gian dài, mặc dù đã bị xử phạt hành chính nhưng công ty này vẫn liên tục tái phạm với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng như công ty Vedan “Công ty cổ phần công nghiệp Tung Kuang chỉ bị xử phạt hành chính về BVMT với mức tiền phạt 312,1 triệu đồng”42. Vụ thứ hai, Năm 2011, ông Tăng Đức sống thôn Đồng Dài, xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, bị hạt Kiểm lâm Thanh Sơn xử phạt 10 triệu đồng vì hành vi nuôi nhốt gấu chưa được đăng ký, gắn chip. Và gia đình ông tiếp tục được cho phép nuôi con gấu này. Ngày 10.9.2013, cá thể gấu ngựa này đã cắn đứt 2 cánh tay một cháu nhỏ, khiến ông Đức giết chết gấu và sau đó chuyển giao xác gấu cho một người tên Kiên ở Lâm Thao. Đến tháng 4 năm 2014, ông Đức bị xử phạt 40 triệu đồng cho hành vi giết và bán gấu (động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB). Vụ thứ ba, Một vụ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng khác về môi trường khiến dư luận dậy sóng xảy ra trong năm 2013 là vụ chôn thuốc trừ sâu của Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái (tỉnh Thanh Hóa) gây ô nhiễm môi trường, hàng ngàn người dân đứng trước nguy cơ nhiễm độc, mắc bệnh… Tuy nhiên, “đến thời điểm hiện tại đơn vị vi phạm mới bị 42 Trần Tiến Duẩn, Phạt hành chính Tung Kuang ở mức 312 triệu đồng, Báo điện tử Báo mới, 2011 http://www.baomoi.com/Phat-hanh-chinh-Tung-Kuang-o-muc-312-trieu-dong/58/6019565.epi, [Ngày truy cập ngày 01/11/2014]. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 60 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn xử phạt hành chính. Tổng mức xử phạt mà Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa áp dụng quy định của pháp luật thì Nicotex Thanh Thái phải chịu mức phạt 421.150.000 đồng”43. Thực tế trên cho thấy trước những hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kéo dài và tái phạm nhiều lần như trên; các cơ quan chức năng mới chỉ đưa ra các biện pháp xử lý hành chính như ra quyết định thu hồi giấy phép xả thải, tạm đình chỉ sản xuất đối với bộ phận sản xuất có phát sinh chất thải gây ô nhiễm và phạt tiền đối với những vi phạm đó. Tuy nhiên những biện pháp xử lý hành chính này, trên thực tế vẫn không phát huy được hiệu quả; những Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật môi trường vẫn tiếp tục có hành vi tái phạm với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Do vậy, cần phải có những biện pháp nghiêm khắc hơn nữa nhằm trừng phạt, răn đe cũng như phòng ngừa tội phạm đó là việc xử lý hình sự đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng đó. 3.2. Những bất cập trong việc áp dụng những quy định của Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 đối với các TPVMT 3.2.1. Trong lĩnh vực hình sự Mặc dù, BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 có những ưu điểm nhất định góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh phòng, chống và trừng trị tội phạm này. Tuy nhiên qua tìm hiểu và đánh giá của người viết thì BLHS sửa đổi, bổ sung vẫn có những hạn chế nhất định cần phải tiếp tục nghiên cứu và bổ sung trong thời gian tới. Cụ thể là: Thứ nhất: BLHS hiện hành chưa đưa ra được khái niệm về tội phạm môi trường, do vậy rất khó khăn cho việc xác định tội phạm này cũng như phân biệt ranh giới giữa tội phạm môi trường và hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Thứ hai: Bất cập lớn nhất hiện nay trong quy định các TPVMT là vẫn duy trì cách thức quy định mang tính định tính thông qua sử dụng các thuật ngữ như: “ nghiêm trọng”; “rất nghiêm trọng”; “đặc biệt nghiêm trọng” hay “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn” hoặc “số lượng đặc biệt lớn”. Đây là cơ sở để định khung phạt và định hình phạt tương ứng. Tuy nhiên, việc áp dụng các điều luật về tội phạm môi trường thường có những khó khăn như sau: Bộ Luật Hình sự hiện hành chưa xác định được phạm vi hậu quả của một hành vi xâm hại môi trường thế nào là “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng”, hoặc “đặc biệt nghiêm 43 Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và chính sách phát triển bền vững, Cần sớm công bố kết quả sau khi xử lý giai đoạn 2 tại Nicotex Thanh Thái, http://www.l-psd.org/trong-nuoc/can-som-cong-bo-ket-qua-sau-khi-xu-ly-giai-doan-2-tainicotex-thanh-thai-a261.html, [Ngày truy cập ngày 01/11/2014]. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 61 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn trọng”. Gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất, hủy hoại rừng đều có thể gây ra những hậu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó có thể gây tổn hại sức khỏe cho cộng đồng và người xung quanh, gây tổn thương tâm lý, làm mất việc làm, mất thu thập, đình trệ sản xuất, giảm năng suất và chất lượng canh tác, làm mất khả năng phục hồi sinh thái của môi trường,.. Rõ ràng, khi xác định hậu quả cần phải tổng hợp tất cả những thiệt hại và tổn thương mà hành vi vi phạm môi trường gây ra, và phải định lượng được thiệt hại thì mới khẳng định được phạm vi hậu quả. Tuy nhiên, trong BLHS chưa có quy định về cách định lượng này. Việc định lượng hậu quả của các hành vi tội phạm môi trường là rất khó khăn và thiếu sự chắc chắn. Đến nay, vẫn chưa có các phương pháp tính toán thiệt hại một cách khoa học và được chấp nhận rộng rãi. Một phương pháp đang được sử dụng nhiều để tính toán thiệt hại môi trường là tiến hành lượng hoá những thiệt hại đó với quan điểm coi môi trường là nơi cung cấp cho con người và hệ thống kinh tế các loại giá trị (values) và khi sử dụng chúng, bằng cách này hay cách khác thì con người sẽ thu về những lợi ích nhất định (benefits). Hiện nay, Bộ Tài nguyên – Môi trường cũng đang soạn thảo nghị định quy định về xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường, với mong muốn tạo ra một công cụ pháp lý để định lượng hậu quả vi phạm môi trường. Về mặt kỹ thuật, thiệt hại môi trường khó có thể tính toán cụ thể do hậu quả gây ra có thể liên quan đến nhiều đối tượng ở mức độ khác nhau (con người, môi trường), ở nhiều thời điểm khác nhau (hiện tại, tương lai), ở các khía cạnh khác nhau (sức khỏe, thu nhập, tinh thần,..), cũng như do thiếu các hiểu biết khoa học để tính toán các yếu tố không chắc chắn như khả năng phục hồi của môi trường, thiệt hại của thế hệ tương lai. Việc xác định và định vị đúng Chủ thể phạm tội môi trường là hết sức khó khăn. Ví dụ, các nhà khoa học hình sự và môi trường khó có thể xác định được mức độ gây thiệt hại đối với đời sống kinh tế xã hội của người dân ở dọc sông Thị Vải do Công ty trách nhiệm hữu hạn Vedan xả thải xuống sông khi hai bên dòng sông đó cũng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân cũng tham gia xả thải xuống sông trong cùng thời gian xác định, kể cả các đối tượng ngay khu vực điều tra và vùng thượng nguồn. Việc xác định tỷ lệ gây hại của mỗi doanh nghiệp gây ô nhiễm như tình huống này là bất khả kháng. Bên cạnh đó, việc xác định nguyên nhân tổn hại cho từng đối tượng cụ thể cũng rất thách thức; ví dụ: một cá nhân bị tổn hại sức khỏe có thể do ô nhiễm môi trường, hoặc do di truyền, do nước uống, thức ăn hoặc tập quán sinh sống. Thứ ba: BLHS hiện hành vẫn chưa đặt ra vấn đề truy cứu TNHS đối với pháp nhân. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 62 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn Đây có thể coi là một hạn chế của pháp luật mà hiện tại vẫn không thể khắc phục được. Như đã phân tích ở những phần trên, trong tổng số vụ vi phạm pháp luật hình sự về BVMT, thì Chủ thể vi phạm chiếm một phần lớn là các pháp nhân, bao gồm cả các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất…Việc không quy định TNHS đối với các Chủ thể này là không phù hợp với thực tế tình hình tội phạm môi trường đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay. Thứ tư: Một số hành vi bị nghiêm cấm trong Luật BVMT năm 2005 vẫn chưa được bổ sung trong lần sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2009 như: hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt tiêu chuẩn cho phép; sinh sống ở khu vực được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người; hành vi cản trở hoạt động BVMT v.v… 3.2.2. Trong lĩnh vực kinh tế Bên cạnh những mặt tích cực mang lại thì mặt trái nền kinh tế thị trường là điều bất kỳ một quốc gia nào cũng không tránh khỏi. Ở Việt Nam sự phát triển mạnh mẽ của nên kinh tế thị trường đã mang lại những thành tựu đáng kể, tuy nhiên đã gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường. Sự ra đời hàng loạt của các doanh nghiệp, khu công nghiệp nhưng hệ thống xử lý chất thải lại chiếm con số ít trong tổng số những doanh nghiệp, khu công nghiệp này. Vì việc không xây dựng hệ thống xử lí chất thải hoặc xây dựng mà không vận hành sẽ tiết kiệm được một khoản rất lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điển hình: “Theo thống kê của Cục Cảnh sát Phòng chống TPVMT (C49 Bộ Công an) thì khoảng 60% lượng nước thải hàng ngày từ các khu, cụm công nghiệp được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước. Khoảng 70% các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp không có hệ thống BVMT, xử lý nước thải đạt chuẩn; 30% có hệ thống đạt chuẩn nhưng không chắc chắn có thực hiện hay không... 100% làng nghề vi phạm quy định về BVMT”44. Mặc khác, do ham lợi nhuận mà một số người đã tàn phá môi trường một cách mạnh mẽ như: phá rừng để lấy gỗ, săn bắn voi để lấy ngà, giết gấu lấy mật v.v… Chính vì thế, môi trường ở nước ta đang bị ô nhiễm, những nguy cơ xấu tìm ẩn trong môi trường đang dần lấn chiếm môi trường sống của con người, đe dọa đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 44 Phương Thảo, 60% nước thải công nghiệp xả thẳng ra sông, Báo điện tử Dân trí, 2013, http://dantri.com.vn/xahoi/60-nuoc-thai-cong-nghiep-xa-thang-ra-song-764398.htm, [ ngày truy cập 01-11-2014]. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 63 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 3.2.3. Trong công tác giáo dục Trong tình hình hiện nay, tội phạm nói chung và các TPVMT nói riêng đang diễn ra ngày càng phức tạp. Việc giáo dục ý thúc, đạo đức và chấp hành pháp luật của mỗi con người là vấn đề hết sức quan trọng. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, giáo dục về BVMT cho nhân dân còn hạn chế, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa. Do đó, chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia giữ gìn và BVMT. 3.2.4. Trong công tác điều tra, quản lý, thanh tra, giám sát. Thực tiễn vừa qua cho thấy, TPVMT đang tăng lên. Tuy nhiên, số lượng tội phạm bị điều tra, truy tố và xét xử còn rất ít. Điều này cho thấy công tác điều tra, quản lý, thanh tra, giám sát của ta con nhiều hạn chế như sau: Công tác phối hợp giữa các lực lượng liên quan đến điều tra các vụ án về môi trường chưa được chặc chẽ và hiệu quả. Đặc biệt là sự phối hợp giữa cơ quan điều tra của lực lượng cảnh sát nhân dân và thanh tra chuyên nghành về điều tra tội phạm môi trường. Công tác tổ chức phòng ngừa và đấu tranh phòng chống TPVMT chưa được tiến hành một cách đồng bộ. Vẫn còn trường hợp các cơ quan còn đùng đẩy trách nhiệm cho nhau. Theo quy định hiện hành, trước khi thanh tra, kiểm tra đều phải thông báo trước cho cơ sở bị thanh tra, kiểm tra. Điều này làm hạn chế hiệu quả của hoạt động thanh tra trong lĩnh vực môi trường. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thanh tra môi trường các cấp và cảnh sát môi trường còn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên sâu, lực lượng còn mỏng lại chưa được trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ hỗ trợ, để đấu tranh có hiệu quả với các tội phạm môi trường. 3.3.Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 đối với các TPVMT 3.3.1. Trong lĩnh vực hình sự Như vậy, mặc dù đã có những sửa đổi, bổ sung nhất định nhằm đưa những quy định của BLHS 1999 đối với các TPVMT đơn giản, linh hoạt và phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Nhưng trên thực tế, những sửa đổi đó chưa thật sự tạo ra bước ngoặt lớn, chưa mang lại hiệu quả cần thiết trong việc xử lý hình sự đối với các TPVMT. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực tế trên, là do vẫn còn một số vướng mắc, bất cập còn tồn tại trong quá trình áp dụng những quy định của BLHS 1999 về tội danh này. Dưới đây là một số đề GVHD: Nguyễn Văn Tròn 64 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn xuất nhằm nâng cao hiệu quả xử lý hình sự đối với các TPVMT: Thứ nhất, Cần đưa ra khái niệm cụ thể về tội phạm môi trường. Trên cơ sở xác định cụ thể Khách thể của tội phạm môi trường, căn cứ vào các dấu hiệu cụ thể, đặc trưng của các TPVMT cần đưa ra một khái niệm cụ thể về tội phạm môi trường nhằm tránh nhầm lẫn giữa tội phạm môi trường và các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường khác cũng như giữa các tội phạm môi trường và các tội phạm khác. Do vậy, rất nên quy định thêm điều luật quy định khái niệm về các tội phạm môi trường trong BLHS tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử cũng như giúp nhân dân nhận thức đúng đắn hơn. Theo người viết TPVMT cần được định nghĩa như sau: TPVMT là hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định, xâm hại đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực môi trường liên quan đến việc BVMT tự nhiên, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, và BVMT sống cho con người. Qua đó gây thiệt hại nghiêm trọng trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người. Thứ hai, Nhanh chóng ban hành những văn bản hướng dẫn thi hành BLHS sửa đổi, bổ sung. Để đảm bảo hiệu lực thi hành của các quy định về tội phạm môi trường trong BLHS, vấn đề quan trọng nhất được đặt ra tại thời điểm này là phải có các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. Trong thời gian tới, Chính phủ và các cơ quan chuyên môn cần nhanh chóng ban hành những văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể BLHS sửa đổi, bổ sung nói chung và các tội phạm môi trường nói riêng như về các vấn đề: Về tình tiết định khung hình phạt trong các TPVMT cũng còn chưa rõ ràng và chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc áp dụng trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể như theo quy định tại Khoản 2, Điều 185. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam: b) Chất thải nguy hại có số lượng lớn hoặc chất thải khác có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng; Do vậy cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể định lượng hóa các dấu hiệu bao nhiêu là “số lượng lớn”, “ số lượng rất lớn”, hoặc “đặc biệt lớn”. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các dấu hiệu này nhằm tạo ra sự thống nhất cũng như dễ dàng áp dụng trên thực tế. Về dấu hiệu về hậu quả: Như đã phân tích trên, vấn đề xác định hậu quả cũng như các tiêu chí định lượng cho tính chất, mức độ của hậu quả là hết sức khó khăn và cho đến thời GVHD: Nguyễn Văn Tròn 65 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn điểm hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào là “ gây hậu quả nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng” để có thể áp dụng thống nhất trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án. Do vậy những kiến nghị dưới đây của người viết chỉ mang tính ước lệ trên cơ sở cân nhắc so sánh các mức định lượng để xử phạt hành chính về hành vi tương ứng và các mức định lượng quy định tại các chương khác của BLHS. Cụ thể là: Về mức hậu quả làm căn cứ truy cứu TNHS theo các khoản của Điều 182-Tội gây ô nhiễm môi trường; Điều 182a Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại; Điều 182b-Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường; Điều 185 Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam; Điều 188 – Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản; và Điều 191a Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại: “Gây hậu quả nghiêm trọng”: là một trong những trường hợp sau đây: Gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến dưới 61%; Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ lệ thương tật với mỗi người từ 11% đến dưới 31%; Gây thiệt hại tài sản từ 30 triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng; “Gây hậu quả rất nghiêm trọng”: là một trong những trường hợp sau đây: Gây tổn hại cho sức khỏe từ một đến năm người mà tỷ lệ thương tật đối với mỗi người từ 61% trở lên; Gây tổn hại cho sức khỏe từ hai đến hai mươi người mà tỷ lệ thương tật đối với mỗi người từ 31% đến dưới 61%; Gây thiệt hại tài sản từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”: là một trong những trường hợp sau đây: Gây tổn hại cho sức khỏe từ sáu người trở lên mà tỷ lệ thương tật đối với mỗi người từ 61% trở lên; Gây tổn hại cho sức khỏe từ hai mươi người trở lên mà tỷ lệ thương tật đối với mỗi người từ 31% đến dưới 61%; Gây thiệt hại tài sản từ năm trăm triệuđồng trở lên (kể cả tiền bỏ ra để tiêu hủy hoặc khắc phục sự cố). Về mức hậu quả làm căn cứ truy cứu TNHS theo các khoản của Điều 186 – Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người: “Gây hậu quả rất nghiêm trọng” là một trong những trường hợp sau đây: Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho từ 10 người đến 50 người với mức tổn hại sức khỏe đối với mổi người từ 31% trở lên; Gây thiệt hai tài sản từ ba trăm triệu đến dưới năm trăm triệuđồng (bao gồm chi phí cho việc ngăn chặn dich bênh, khắc phục hậu quả); “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”: là một trong những trường hợp sau đây: làm lây lan dich bệnh nguy hiểm cho từ 50 người trở lên với mức tổn hại sức khỏe đối với mỗi GVHD: Nguyễn Văn Tròn 66 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn người từ 61% trở lên; Gây thiệt hai tài sản từ năm trăm triệuđồng trở lên (bao gồm chi phí cho việc ngăn chặn dịch bệnh, khắc phục hậu quả); Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm trong thời gian có chiến tranh, thiên tai. Về mức hậu quả làm căn cứ truy cứu TNHS theo các khoản của Điều 187 – Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật: “Gây hậu quả nghiêm trọng”: là một trong những trường hợp sau đây: Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho từ 10 người đến 50 người( do ăn phải động thực vật bị nhiễm bệnh) với mức tổn hại sức khỏe đối với mổi người từ 31% trở lên; Gây thiệt hai tài sản từ 30 triệu đến dưới ba trăm triệu đồng; “Gây hậu quả rất nghiêm trọng”: là một trong những trường hợp sau đây: Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho từ 50 người đến 70 người với mức tổn hại sức khỏe đối với mỗi người từ 31% trở lên; Gây thiệt hại tài sản từ ba trăm triệu đến dưới năm trăm triệuđồng (bao gồm chi phí cho việc ngăn chặn dịch bênh, khắc phục hậu quả); “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là một trong những trường hợp sau đây: làm lây lan dich bệnh nguy hiểm cho từ 70 người trở lên với mức tổn hại sức khỏe đối với mỗi người từ 31% trở lên; Gây thiệt hại tài sản từ năm trăm triệuđồng trở lên. Về mức hậu quả làm căn cứ truy cứu TNHS theo các khoản của Điều 191 – Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên: “Gây hậu quả nghiêm trọng”: là một trong những trường hợp sau: Làm giảm từ 10% trở lên số lượng động vật hoang dã hiện có tại khu bảo tồn thiên nhiên, nếu động vật đó sống theo bầy đàn; Khai thác các nguồn lợi sinh vật không đúng thời vụ, địa bàn và sử dụng công cụ, phương tiện khai thác hủy diệt hàng loạt, làm tổn hại tính đa dạng sinh học, gây mất cân bằng sinh thái; Làm giảm từ 5% đến dưới 10% số lượng động vật hoang dã hiện có tại khu bảo tồn thiên nhiên, nếu động vật đó sống theo bầy đàn; Gây nguy cơ tuyệt chủng hoặc gây tuyệt chủng một hoặc một số loài động vật hoang dã Gây thiệt hại tài sản do phải khắc phục hậu quả từ 30 triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng; “Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”: là một trong những trường hợp sau đây: Làm giảm từ 10% trở lên số lượng động vật hoang dã hiện có tại khu bảo tồn thiên nhiên, nếu động vật đó sống theo bầy đàn; Gây nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật, thực vật hoang dã quý hiếm; Gây thiệt hại tài sản do phải chi để khắc phục hậu quả từ ba trăm triệu đồng trở lên. Trong tất cả các TPVMT nếu có hậu quả chết người xảy ra thì tuỳ trường hợp có thể GVHD: Nguyễn Văn Tròn 67 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn truy cứu TNHS theo Điều 99 – Tội vô ý làm chết người hoặc theo Điều 99 – Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Thứ ba, Cần quy định pháp nhân có thể là Chủ thể của tội phạm môi trường. Theo nguyên tắc chung, việc phân biệt tội phạm các hành vi vi phạm pháp luật là căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội. Do vậy, hành vi vi phạm pháp luật môi trường của các tổ chức, pháp nhân có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao cũng phải được coi là vi phạm pháp luật hình sự. Bởi, trên thực tế, hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường không chỉ do cá nhân thực hiện mà phần lớn nó được thực hiện bởi các pháp nhân mà mức độ nghiêm trọng còn lớn hơn rất nhiều so với cá nhân, trong khi đó pháp luật hình sự hiện hành mới chỉ coi cá nhân là Chủ thể của tội phạm nên pháp nhân có hành vi vi phạm lại không thể xử lý bằng hình sự, do đó tính răn đe, cưỡng chế không cao, việc giải quyết các vi phạm không triệt để. Có quan điểm cho rằng cần thiết lập chế định TNHS của pháp nhân trong một số tội phạm liên quan đến các lĩnh vực như thuế, môi trường, chứng khoán và đặc biệt là lĩnh vực môi trường nhằm nâng cao hiệu quả xử lý hình sự đối với các tội này. Đặc biệt là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý về mặt hình sự các hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các pháp nhân trong thời gian gần đây. Tuy nhiên việc xác định có nên coi pháp nhân là Chủ thể của Luật hình sự hay không là một vấn đề lớn, cần phải nghiên cứu kỹ, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của TNHS, khái niệm tội phạm, hệ thống hình phạt, các nguyên tắc áp dụng, quyền và nghĩa vụ của pháp nhân trong tố tụng hình sự. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này phục vụ cho việc sửa đổi cơ bản, toàn diện BLHS trong thời gian tới. Ngoài ra có quan điểm cho rằng nên bổ sung thêm quy định truy cứu TNHS đối với những người đứng đầu pháp nhân, hoặc những người trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động xử lý chất thải trong doanh nghiệp. Theo quan điểm của người viết trong khi vấn đề truy cứu TNHS đối với pháp nhân còn là một vấn đề phức tạp, cần nghiên cứu trong thời gian dài. Thì việc quy định truy cứu TNHS đối với người đứng đầu pháp nhân hoặc những người trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động xử lý chất thải trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Có như vậy mới góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cửa người có thẩm quyền trong việc BVMT nói riêng và ý thức của chính các pháp nhân trong việc BVMT nói chung. Thứ tư: Xem xét bổ sung một số tội danh: GVHD: Nguyễn Văn Tròn 68 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn Sự cần thiết phải hình sự hóa một số hành vi bị nghiêm cấm trong Luật BVMT năm 2005 (Điều 7) như: hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt tiêu chuẩn cho phép; sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người; hành vi cản trở hoạt động BVMT... Theo người viết những hành vi trên cũng cần được BLHS quy định là tội phạm nếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra BLHS cần bổ sung thêm số tội phạm mới về môi trường như: Tội phạm về vũ khí sinh học; Tội vi phạm các quy định về BVMT xung quanh khi tiến hành sản xuất; Tội vi phạm các quy định về an toàn khi tiếp xúc với độc tố vi sinh hay độc tố sinh học khác… Hiện nay tuy khái niệm vũ khí sinh học còn khá mới mẻ với nước ta, tuy nhiên nếu quy định kịp thời đó sẽ là cơ sở cho việc chủ động phòng ngừa và khả năng ứng cứu kịp thời loại tội phạm vũ khí mang tính chất hủy diệt này. Thứ năm, Tham khảo kinh nghiệm xây dựng pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới. Có thể lấy một ví dụ điển hình đó là Singapore – một đất nước “ sạch”, nguyên nhân để Singapore được gọi với tên gọi đó là do hệ thống pháp luật về BVMT của Singepore có tính răn đe và giáo dục rất lớn. Hình phạt đối với hành vi gây ô nhiễm không khí ở Singapore là: Bất kỳ chủ sở hữu hoặc người quản lý các cơ sở thương mại hoặc cơ sở sản xuất công nghiệp thải ra hoặc cho phép thải khí có hại từ ống khói của các cơ sở sẽ bị phạt tiền đến 20.000 đôla sing khi bị kết án lần thứ nhất; Nếu bị kết án và xử phạt tiền mà Chủ thể vi phạm không chấm dứt hành vi vi phạm thì còn bị phạt tiền đến 1000 đola sing cho mỗi ngày vi phạm; Nếu bị kết án lần thứ hai trở đi thì mức phạt tiền sẽ cao gấp 2,5 lần so với hành vi vi phạm lần đầu (Điều 11, Khoản 1 Luật kiểm soát ô nhiễm của Singapore.). Khi gây thiệt hại cho không khí, theo pháp luật của Singapore không phải chịu TNHS như theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhưng với mức phạt tiến rất cao và có sự phân biệt giữa vi phạm lần đầu và tái phạm cũng đủ để ngăn ngừa và khắc phục hậu quả suy thoái môi trường. Bộ luật sửa đổi lần này chúng ta đã gộp ba tội danh (tội gây ô nhiễm tội gây ô nhiễm nguồn đất, tội gây ô nhiễm không khí, tội gây ô nhiễm nguồn nước) thành một tội gây ô nhiễm môi trường, tuy nhiên kinh nghiệm làm luật của Singapore cũng rất đáng để chúng ta học hỏi. Thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm là sự thỏa thuận giữa Việt GVHD: Nguyễn Văn Tròn 69 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn Nam với các đối tác nước ngoài trong phòng chống đấu tranh tội phạm môi trường trên cơ sở các Điều ước quốc tế đa phương, song phương hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết nhiệm vụ được đặt ra và BVMT của cả nhân loại. Việc hợp tác này sẽ tạo cơ sở cho việc đấu tranh, giảm thiểu những hành vi vi phạm pháp luật môi trường. 3.3.2. Trong lĩnh vực kinh tế Để góp phần giảm thiểu và đẩy lùi các hành vi xâm hại đến môi trường, trong lĩnh vực kinh tế xã hội ta cần quan tâm một số vấn đề sau: Phát triển kinh tế bằng cách thu hút đầu tư có chọn lọc, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định cấp giấy phép đầu tư. Thực hiện công khai minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó 3.3.3. Trong công tác giáo dục Trong công tác giáo dục về phòng chống và đẩy lùi các hành vi gây hại cho môi trường cần chú trọng những vấn đề sau: Phát huy vai trò của báo chí, thông tin và các hành vi vi phạm pháp luật BVMT trên các phương tiện thông tin đại chúng, gây sức ép của dư luận đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường công tác giáo dục và giải thích pháp luật về môi trường cho nhân dân để khơi dậy tính tự giác và trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác đấu tranh phòng chống các hành vi gây hại đến môi trường. Sao cho người dân hiểu được bài học xương máu mà các nước phát triển khác đã trải qua đó là “một đồng lấy được từ việc hủy hoại môi trường hôm nay chúng ta phải bỏ ra 5 đồng và thậm chí nhiều hơn để khắc phục nó”. Phát huy và nhân rộng các mô hình có sẵn ở địa phương như BVMT xanh, sạch, đẹp; mô hình đăng ký "Không vứt rác, xác động vật gây ô nhiễm môi trường". Khuyến khích sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, xây dựng hầm bi-ô-ga để kết hợp xử lý chất thải chăn nuôi và nhà vệ sinh v.v… Các hoạt động truyền thống về BVMT trong như: Chiến dịch mùa hè xanh; Tuần lễ Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường; Hành trình xanh; Giờ trái đất v.v… GVHD: Nguyễn Văn Tròn 70 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 3.3.4. Trong công tác điều tra, quản lý, thanh tra, giám sát. Để việc phòng chống các tội phạm nói riêng các tôi phạm về môi trường nói chung đạt được hiệu quả đòi hỏi trong thời gian tới công tác điều tra, quản lý , thanh tra, giám sát phải loại bỏ những hạn chế đồng thời đề ra những chính sách cụ thể và hướng đi thích hợp như sau: Thường xuyên đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn về môi trường cho các cán bộ điều tra, truy tố, xét xử TPVMT. Thành lập và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tuyên truyền viên về BVMT ở từng xã, thôn cho đến huyện, tỉnh, thành phố. Cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và công cụ hỗ trợ trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT cho những cán bộ trực tiếp BVMT. Xử lí mạnh các cán bộ vi phạm trong công tác điều tra, thanh tra, xử lí trong lĩnh vực môi trường như: “bao che”,”bảo kê”, “tay trong”. Đồng thời có những chế độ ưu đãi , khuyến khích những cán bộ làm việc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, khó khăn… Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát cần phối hợp chặt chẽ với trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về các tội phạm về môi trường, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, xét xử đúng người đúng tội và đảm bảo mọi bản án có hiệu lực đều được thi hành kịp thời. Nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức ngày càng tăng trong công cuộc BVMT. Áp lực dân số, phát triển công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi tiêu thụ ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, phát triển công nghiệp hóa đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng nên tội phạm môi trường ngày nay đang có những phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi hơn nhất là trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác tài nguyên, khu công nghiệp, khu đô thị. Mặt khác, các văn bản pháp luật và quy phạm pháp luật vừa thiếu vừa không đồng bộ. Các quy định về tội phạm môi trường của BLHS hiện hành trong quá trình áp dụng còn bộc lộ rất nhiều những hạn chế đòi hỏi phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn cũng như với việc đấu tranh phòng, chống, trừng trị tội phạm này. Nếu chúng ta làm được một trong những vấn đề trên thì đó là một biện pháp hữu hiệu trong công tác đấu tranh phòng và chống các TPVMT. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 71 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn KẾT LUẬN Trong thời gian qua, BVMT luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước. Với nhiều cố gắng nỗ lực, công tác BVMT đã đạt được nhiều kết quả quan trọng mà biểu hiện rõ nét nhất là hệ thống pháp luật đã ngày càng hoàn thiện và ý thức trách nhiệm của người dân cũng như của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền BVMT đã ngày càng được nâng cao. Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng tạo ra nhiều áp lực lên môi trường. Hiện trạng môi trường vẫn đang diễn biến phức tạp.Tuy đã đạt được một số kết quả như trên, nhưng chất lượng môi trường hiện nay vẫn đang bị suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt ở các độ thị, vùng ven biển và các lưu vực sông, làng nghề. Tình hình vi phạm pháp luật về môi trường nói chung và tội phạm môi trường nói riêng cũng ngày càng gia tăng về cả số lượng và với diễn biến phức tạp, tinh vi. Điều này làm cho công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật về môi trường, đặc biệt là tội phạm môi trường ngày càng khó khăn và phức tạp; đòi hỏi phải có sự nỗ lực cao của các cấp, các ngành và của từng người dân. Nhưng dù nỗ lực đến đâu chăng nữa thì hoạt động này cũng sẽ kém hiệu quả, nếu hệ thống các quy định của pháp luật về môi trường, về xử lý các vi phạm và tội phạm môi trường thiếu và không khả thi. Chính vì vậy, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về môi trường nói chung và về pháp luật hình sự nói riêng để phù hợp với diễn biến vi phạm pháp luật về môi trường là một nhiệm vụ phải được coi trọng và thực hiện thường xuyên. Có như vậy, hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm môi trường mới có hiệu lực, hiệu quả, góp phần khống chế và tiến tới giảm dần các vi phạm pháp luật về môi trường. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu lý luận, đánh giá thực tiễn của việc điều tra, truy tố, xét xử các TPVMT để từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh, xử lý các TPVMT là một yêu cầu Khách quan. Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực tiễn đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về môi trường của các cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan tiến hành tố tụng, đề tài tập trung làm rõ những nội dung các quy định của BLHS về các TPVMT; đánh giá thực trạng môi trường và tội phạm môi trường trong thời gian qua, để tìm ra nguyên nhân điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm môi trường; dự báo tình hình môi trường và diễn biến của tội phạm môi trường để đề xuất một số GVHD: Nguyễn Văn Tròn 72 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn giải pháp nhằm đấu tranh, xử lý có hiệu quả tội phạm môi trường, để từng bước duy trì và nâng cao chất lượng môi trường sống của chúng ta ngày càng tốt hơn cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. BVMT và đấu tranh phòng, chống các TPVMT đã và đang đặt ra những yêu cầu vô cùng cấp thiết. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác này cũng còn nhiều bất cập, đây là thực tiễn đang đòi hỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật về lĩnh vực môi trường cần sớm đưa ra chính sách, tổ chức, thể chế và quản lý phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác BVMT nói chung và công tác đấu tranh, xử lý các TPVMT nói riêng góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của đất nước. Những vấn đề được nêu lên trong luận văn mới chỉ là những vấn đề chung và tương đối dễ nhận thấy trên bề mặt. Mặc dù vậy có thể khẳng định việc giải quyết đúng đắn chúng là cơ sở cho việc áp dụng đúng đắn các quy định của Pháp luật Hình sự trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt là những quy định về tội phạm môi trường cụ thể. Là những sinh viên Luật, sẽ là những người trực tiếp làm công tác nghiên cứu và áp dụng các văn bản pháp luật trong tương lai nên việc tìm hiểu, nghiên cứu về tội phạm nói chung và tội phạm môi trường nói riêng để tích lũy kiến thức cho thực tiễn công tác sau này là điều cần thiết. Song đây là một đề tài khá mới mẻ, với khả năng và trình độ còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Vì thế, người viết mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài này hoàn thiện hơn. Em cũng mong rằng, những quan điểm cá nhân của em trong khóa luận có thể góp phần vào quá trình hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm môi trường, qua đó nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. ----------- HẾT ---------- GVHD: Nguyễn Văn Tròn 73 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO --------- Văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001. 2. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985, 1999 và năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009. 3. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. 4. Luật bảo vệ môi trường năm 2005. 5. Luật đa dạng sinh học năm 2008. 6. Nghị định 32/ 2006/ NĐ – CP của Chính Phủ ngày 30/03/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 7. Nghị định số 82/2006/NĐ – CP ngày 10/08/2006 của Chính Phủ quy định về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm. 8. Nghị Định số 59/2007/NĐ – CP Ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính Phủ về quản lý chất thải rắn. 9. Nghị định số 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/11/2013 quy đinh xử phạt quy định hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 10. Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTCTANDTC (08/3/2007) hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 11. Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 74 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 12. Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16-01-1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại.  Sách, báo, tạp chí 1. Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Quyển 2) – Phần các tội phạm, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2012. 2. Trần Tiến Duẩn, Phạt hành chính Tung Kuang ở mức 312 triệu đồng, Báo điện tử Báo mới, 2011, http://www.baomoi.com/Phat-hanh-chinh-TungKuang-o-muc-312-trieu-dong/58/6019565.epi, [Ngày truy cập 11/10/2014]. 3. Phương Thảo, 60% nước thải công nghiệp xả thẳng ra sông, Báo điện tử Dân trí, 2013, http://dantri.com.vn/xa-hoi/60-nuoc-thai-cong-nghiep-xa-thangra-song-764398.htm, [ngày truy cập 01-11-2014]. 4. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2000. 5. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 2, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2009. 6. Cao Thị Oanh, Giáo trình luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010. 7. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2001. 8. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học bộ Luật Hình sự - Tập 8: Các tội phạm trật tự quản lý hành chính và các tội phạm về môi trường, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2005. 9. Trường Đại Học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Phần luật môi trường). Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2000. 10. Trung tâm từ điển học Hà Nội - Đà Nẵng , Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng,1997. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 75 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn  Trang thông tin điện tử 1. Tổng cục môi trường, Môi trường là gì?, http://vea.gov.vn/vn/truytruyenthong/hoidapmt/Pages/M%C3%B4itr%C6 %B0%E1%BB%9Dngl%C3%A0g%C3%AC.aspx,[ngày truy cập 2-112014]. 2. Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và chính sách phát triển bền vững, Cần sớm công bố kết quả sau khi xử lý giai đoạn 2 tại Nicotex Thanh Thái, http://www.l-psd.org/trong-nuoc/can-som-cong-bo-ket-qua-sau-khi-xu-lygiai-doan-2-tai-nicotex-thanh-thai-a261.html, [Ngày truy cập 01/11/2014]. 3. Cục cảnh sát môi trường, sơ kết công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường 6 tháng đầu năm 2014, http://www.canhsatmoitruong.gov.vn/default.aspx?tabid=439&ID=9693& CateID=499, [ngày ngày truy cập 01/10/2014]. 4. Cổng thông tin điện tử Thành phố Cần Thơ, Đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực môi trường, http://cantho.gov.vn/wps/wcm/connect/sotnmt/sub+site/sitemenu/linhvucq uanly/moitruong/dau+tranh+phong+chong+toi+pham+trong+linh+vuc+m oi+truong, [ Ngày truy cập 22-10-2014].  Các tài liệu khác 1. Tài liệu Hội nghị tập huấn chuyên sâu BLHS 1999, Hà Nội, 6/2000 2. Chưa có “thuốc” đặc trị tội phạm môi trường, http://moitruong.com.vn/Home/Default.aspx?portalid=33&tabid=19&disti d=15741, [ngày truy cập 01/11/2014]. 3. Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, Cơ sở lý luận và thực tiển của việc quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường, Phạm Văn Lợi(chủ nhiệm đề tài), Hà Nội – 2003. 4. Một số suy nghĩ về tội gây ô nhiễm môi trường, http://tks.edu.vn/portal/detail/4702_66_0_Mot-so-suy-nghi-ve-toi-gay-onhiem-moi-truong.html?TabId=&pos, [ngày truy cập 20/10/2014]. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 76 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 5. Những sự kiện môi trường nổi bật 2013, http://www.culaochammpa.com.vn/index.php?option=com_content&view =article&id=392%3Anhng-s-kin-moi-trng-ni-bt-2013&catid=54%3Atnghp-bao-chi&Itemid=78&lang=vi, [ Ngày truy cập 22-10-2014]. 6. Nhận thức chung đối với tội phạm môi trường và một số vấn đề liên quan, http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&vi ew=article&id=114:tc2001so4mtvmsvdlq&catid=64:tc2001s4&Itemid=62 , [ Ngày truy cập 22-10-2014]. 7. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, http://vi.wikipedia.org/wiki/Môi_trường, [ngày truy cập 01/10/2014]  Các tư liệu nước ngoài 1. Công ước Liên Hợp Quốc ngày 9/12/1948 về phòng ngừa và chống tội phạm diệt chủng, NXB. Pháp lý, năm 1987. 2. Xem Tuyên ngôn của UNESCO 1981 3. Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga, NXB. Pháp lý, Moskva, 1996 (Tiếng Nga). Xem các điều 242 – 258 của bản dịch Dự thảo Bộ luật Hình sự Nga năm 1995, đăng số chuyên đề “về luật Hình sự của một số nước trên thế giới” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ tư pháp, Hà Nội, 1998, Tr 114 – 119. 4. Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1997 5. Các văn bản về pháp luật bảo vệ môi trường của Singapore. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 77 SVTH: Trần Hoài Ân [...]... trường theo luật hình sự Việt Nam Chương 2: Những quy định về các tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành Chương 3: Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của Bộ luật Hình sự đối với các tội phạm môi trường GVHD: Nguyễn Văn Tròn 12 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn CHƯƠNG... Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 1.4 Những quy định về tội phạm môi trường trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới Nhằm có thêm căn cứ lý luận và thực tiễn cho việc tiếp tục hoàn thiện Chương các TPVMT, việc nghiên cứu để học hỏi kinh nghiệm thích hợp của một số nước ngoài trong việc hình sự hóa các hành vi xâm phạm môi trường là hết... định về tội phạm môi trường trong luật hình sự Việt Nam Đồng thời nghiên cứu các quy định về tội phạm môi trường trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới Từ đó đưa ra cách hiểu thống nhất về tội phạm môi trường và làm cơ sở cho việc định tội danh cũng như xác định hình phạt cho các tội phạm môi trường đó 1.1.Khái niệm về môi trường Môi trường là một khái niệm có nội hàm rất rộng và được... tích các quy định chung và các quy định cụ thể của các TPVMT trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành 2.1 Các quy định chung về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 2.1.1 Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội phạm về môi trường Căn cứ theo quy định tại Chương XVII – Các TPVMT của BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009) có thể khái quát các yếu tố cấu thành tội phạm môi trường. .. 2, Điều 92, Luật bảo vệ môi trường 2005 Khoản 3, Điều 92, Luật bảo vệ môi trường 2005 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 33 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn BLHS năm 1999 về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản “Tuy nhiên, không thể lấy “hậu quả” đã được hướng dẫn đối với các tội phạm trong các lĩnh vực... vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm GVHD: Nguyễn Văn Tròn 35 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 2.2.3 Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b BLHS) 2.2.3.1 Định nghĩa: Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường là hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường. .. môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH Việc xác định một hành vi nào đó xâm hại đến môi trường có bị truy cứu TNHS hay không là một vấn đề vô cùng quan trọng Để hiểu các TPVMT một cách rõ ràng và cụ thể nhằm áp dụng chính xác các quy định tương ứng của BLHS trong cuộc sống trong. .. SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 2.1.1.3 Mặt Chủ quan của tội phạm về môi trường Trong mặt Chủ quan của tội phạm thì lỗi là yếu tố quan trọng, nó thể hiện thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó dưới hình thức cố ý hoặc vô ý Trong quy định của BLHS hiện hành tại các điều của TPVMT... tuân thủ một số công ước và hiệp ước mà Việt Nam tham gia và ký kết như tuân thủ công ước Basel về kiểm soát, vận chuyển xuyên biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng GVHD: Nguyễn Văn Tròn 16 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn 1.2.3 Nguyên nhân và điều kiện phạm tội của tội phạm về môi trường Các TPVMT đang diễn ra... Tròn 29 SVTH: Trần Hoài Ân Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn dụng pháp luật trên thực tế Trong đó có việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội của từng nhóm tội, cho việc xác định tội danh cũng như xác định hình phạt đối với các TPVMT 2.1.3 Hình phạt đối với các tội phạm về môi trường Hình phạt là biện pháp cưỡng

Ngày đăng: 03/10/2015, 11:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan