pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng thương mại

58 375 1
pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA 2011 – 2015 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh Bộ môn: Luật Thƣơng mại Trần Thị Ngọc Tuyền MSSV: 5115863 Lớp: Luật Thƣơng mại 1 - K37 Cần Thơ, tháng 12/2014 Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại LỜI CẢM ƠN  Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình những ngƣời luôn là chỗ dựa vững chắc và tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành tốt việc học của mình. Đồng thời, cũng xin cảm ơn đến tất cả bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Trải qua gần bốn năm trên giảng đƣờng đại học, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến quý Thầy Cô Khoa Luật – trƣờng Đại học Cần Thơ đã hết lòng dìu dắt, truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập tại trƣờng. Để đánh dấu sự trƣởng thành về mặt tri thức trong nghiên cứu, đánh giá vấn đề mang tính khoa học tôi chọn đề tài “Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Để hoàn thành luận văn tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Cô Lê Huỳnh Phƣơng Chinh – Giảng viên bộ môn Luật thƣơng mại – Khoa Luật trƣờng Đại học Cần Thơ đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt bài nghiên cứu. Trong thời gian nghiên cứu đề tài, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhƣng do lƣợng kiến thức và kinh nghiệm diễn đạt còn hạn chế nên đề tài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu của quý Thầy Cô cùng tất cả các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Cuối lời, tôi xin chúc quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. Trân trọng kính chào! SVTH Trần Thị Ngọc Tuyền GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN  ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. Cần Thơ, ngày … tháng … năm … GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN  ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. Cần Thơ, ngày … tháng … năm … GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN  ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. Cần Thơ, ngày … tháng … năm … GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 1 3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2 5. Kết cấu đề tài.............................................................................................................. 2 CHƢƠNG 1 .................................................................................................................... 4 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .............................................................................................................. 4 1.1 KHÁI NIỆM NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .......................................................... 4 1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH SỞ HỮU CHÉO ............................................................. 6 1.3 KHÁI NIỆM SỞ HỮU CHÉO .................................................................................. 9 1.4 GIỚI THIỆU VỀ CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU CHÉO ......................................... 10 1.5 NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH SỞ HỮU CHÉO .............................................. 12 CHƢƠNG 2 .................................................................................................................. 15 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................... 15 2.1 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN VỐN VÀ TỶ LỆ SỞ HỮU CỔ PHẦN CỦA NGÂN HÀNG ĐỂ ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO GIỮA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................... 15 2.1.1 Quy định pháp luật về an toàn vốn của ngân hàng để điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo giữa các Ngân hàng thƣơng mại ................................................................ 15 2.1.1.1 Về vốn pháp định ............................................................................................... 15 2.1.1.2 Về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ............................................................................. 17 2.1.2 Quy định pháp luật về tỷ lệ sở hữu cổ phần của ngân hàng để điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại ........................................................... 19 GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại 2.2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN ĐỂ ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI............ 20 2.3 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN TÍN DỤNG ĐỂ ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................... 22 2.3.1 Về tỷ lệ cấp tín dụng ........................................................................................... 22 2.3.2 Trƣờng hợp không đƣợc cấp tín dụng ............................................................. 23 2.3.3 Trƣờng hợp hạn chế cấp tín dụng..................................................................... 25 2.4 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP QUỸ DỰ PHÒNG ĐỂ ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................................. 26 CHƢƠNG 3 .................................................................................................................. 29 THỰC TRẠNG, TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ..................... 29 3.1 THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................... 29 3.1.1 Thực trạng của vấn đề sở hữu chéo giữa các Ngân hàng thƣơng mại .......... 29 3.1.2 Tác động của vấn đề sở hữu chéo đối với hệ thống các tổ chức tín dụng ..... 34 3.1.2.1 Một số tác động tích cực ................................................................................... 34 3.1.2.2 Những tác động tiêu cực .................................................................................... 34 3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ................................................................... 37 3.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng ............................................................................................................................... 37 3.2.2 Kiến nghị hoàn thiện .......................................................................................... 38 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa đổi năm 2013. 2. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. 3. Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. 4. Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. 5. Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP. 6. Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (có hiệu lực vào ngày 12/12/2014). 7. Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. 8. Thông tƣ số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán. 9. Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. 10. Nghị quyết số 15/2014/NQ-CP ngày 06/03/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp. 11. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về việc ban hành Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. 12. Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại  Danh mục sách, báo, tạp chí 1. Ai đang nắm giữ ngân hàng Đại Á, Báo điện tử Vnexpress, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/chung-khoan/ai-dang-nam-giu-nganhang-dai-a-2728671.html, [truy cập ngày 10-10-2014]. 2. Nguyễn Hiền, Báo điện tử Tiền Phong, Thống đốc ngân hàng thừa nhận có “nhóm lợi ích”, http://www.tienphong.vn/xa-hoi/thong-doc-ngan-hang-thuanhan-co-nhom-loi-ich-599898.tpo, [truy cập ngày 14-8-2014]. 3. Nguyễn Đức Trung – Phạm Mạnh Hùng, Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị, Tạp chí Ngân hàng, số 12, 2013. 4. Nguyễn Thị Lan Hƣơng, Nhật Bản: Hạn chế tình trạng sở hữu chéo, Tạp chí Tài chính và Đầu tư, số 5, 2013. 5. Thanh Huyền, Thời báo Ngân hàng, Sở hữu chéo tự nó không có lỗi, http://thoibaonganhang.vn/tin-tuc/22-so-huu-cheo-tu-no-khong-co-loi18276.html, [truy cập ngày 12-8-2014]. 6. KIM, Thời báo Ngân hàng, Cổ đông lớn tìm đường thoái vốn, http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilinks/videtail/vicm196/vict196?dDocN ame=CNTHWEBAP0116211761693&_afrLoop=7948423801036500&_afrWin dowMode=0&_afrWindowId=eir4j6seg_1#%40%3F_afrWindowId%3Deir4j6s eg_1%26_afrLoop%3D7948423801036500%26dDocName%3DCNTHWEBA P0116211761693%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrlstate%3Deir4j6seg_125, [truy cập ngày 31-10-2014]. 7. Ngô Quốc Kỳ, Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội, 2005. 8. Linh Lan, Cơ chế tạo sở hữu chéo, Báo điện tử Pháp luật Việt Nam, http://baophapluat.vn/ngan-hang/co-che-tao-so-huu-cheo-198237.html, [truy cập ngày 15-10-2014]. 9. Thanh Thanh Lan, Đề xuất lập công ty xử lý sở hữu chéo ngân hàng, Báo điện tử Vnexpress, 2013, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/de- GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại xuat-lap-cong-ty-xu-ly-so-huu-cheo-ngan-hang-2901760.html, [truy cập ngày 30-10-2014]. 10. Sở hữu chéo ngân hàng và doanh nghiệp: Mối tình dở dang, Báo điện tử Vnexpress, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/so-huu-cheo- ngan-hang-va-doanh-nghiep-moi-tinh-do-dang-2731222.html, [truy cập ngày 88-2014]. 11. Đào Duy Tiên, Sở hữu chéo ngân hàng thương mại tại Việt Nam và những tác động đến hoạt động ngân hàng, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 130, 2013. 12. Nguyễn Đức Trung, An toàn vốn của các NHTM - Thực trạng Việt Nam và giải pháp cho việc áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel 2 và 3, Tạp chí Ngân hàng, số 6, 2012. 13. Trƣờng Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật ngân hàng, Nxb Công an nhân dân, 2005. 14. Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu, Nxb Tri Thức, Hà Nội, 2012. 15. Thùy Vinh, M&A ngân hàng: Sẽ giảm sở hữu chéo, Báo Đầu tư, ngày 21-72014.  Danh mục trang thông tin điện tử 1. BIDV, http://www.bidv.com.vn/Nha-dau-tu/Tong-quan-ve-BIDV/Co-cau-co- dong/Co-cau-co-d--244;ng-(1).aspx, [truy cập ngày 10-10-2014]. 2. Công ty cổ phần và phát triển Bình Minh, Ba ngân hàng cho vay tối đa với Dự án thuỷ điện Huội Quảng, http://binhminh.vn/index.php/mod,news/task,detail/id,98/3-ngan-hang-cho-vaytoi-da-voi-Du-an-thuy-dien-Huoi-Quang/, [truy cập ngày 14-10-2014]. 3. Đại học kinh tế quốc dân, Ngân hàng Thương mại, http://voer.edu.vn/m/nganhang-thuong-mai/c9862af2 , [truy cập ngày 11-7-2014]. 4. IVB, https://www.indovinabank.com.vn/vi, [truy cập ngày 6-8-2014]. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại 5. MHB, http://www.mhb.com.vn/vi/?p=news/news_detail.asp&nid=3013, [truy cập ngày 10-10-2014]. 6. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilg/vilgpages_hethongtctd/Page5af2af9 b_1455fb67e24__7ffe?_afrLoop=760594325415100&_afrWindowMode=0&_a frWindowId=hwvj60far_1#%40%3F_afrWindowId%3Dhwvj60far_1%26_afrL oop%3D760594325415100%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrlstate%3Dhwvj60far_129, [truy cập ngày 01/12/2014]. 7. VID Public Bank, http://vidpublicbank.com.vn/Info.aspx?id=1, [truy cập ngày 6-8-2014]. 8. Vietcombank, https://www.vietcombank.com.vn/Investors/CCCD.aspx, [truy cập ngày 10-10-2014]. 9. VietinBank, http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/events/13/VietinBank-tochuc-dai-hoi-dong-co-dong-thuong-nien-2013.html, [truy cập ngày 10-102014]. 10. VNPAY, http://vnpay.vn/doi-tac-12/Vinasiam-Bank-Ngan-hang-Lien-doanh- Viet-Thai-374, [truy cập ngày 6-8-2014]. 11. VRB, http://www.vrbank.com.vn/GioithieuVrb.aspx?lang=vn, [truy cập ngày 6-8-2014].  Danh mục các tài liệu khác 1. Báo cáo tài chính Ngân hàng An Bình năm 2010. 2. Báo cáo tài chính Ngân hàng Đại Á năm 2010. 3. Dự thảo lần 3 Thông tƣ Hƣớng dẫn việc xử lý việc sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng vƣợt giới hạn quy định tại Luật các tổ chức tín dụng. 4. Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ). 5. Kỷ yếu Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2014. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hệ thống ngân hàng ở nƣớc ta hiện nay có 38 Ngân hàng thƣơng mại với 37 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần và 1 Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc.1 Với số lƣợng nhiều và ngày càng hoàn thiện hơn về chất lƣợng hoạt động, Ngân hàng thƣơng mại đã góp phần to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế nƣớc ta. Các Ngân hàng thƣơng mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là cầu nối giữa nơi thừa vốn và thiếu vốn, thúc đẩy quá trình lƣu thông tiền tệ. Và một đặc trƣng lớn nhất của hoạt động ngân hàng so với các loại hình doanh nghiệp khác là mang tính hệ thống rất cao. Cho nên, khi xảy ra rủi ro, đổ vỡ của một ngân hàng có thể dẫn đến sự đổ vỡ dây chuyền cho cả hệ thống. Vì vậy, pháp luật nƣớc ta đã ban hành các quy định pháp luật nhằm đảm bảo cho hoạt động an toàn, lành mạnh của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, những năm gần đây cùng với tác động của suy thoái kinh tế thì những lỗ hổng về quản trị của hệ thống ngân hàng đã gây ra những hậu quả to lớn. Lỗ hổng đó chính là vấn đề sở hữu chéo xảy ra trong hệ thống các Ngân hàng thƣơng mại. Nhờ vào cơ chế sở hữu chéo mà các ngân hàng đã làm trái tinh thần của các văn bản dẫn đến vô hiệu hoá các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, đe dọa sự ổn định của cả hệ thống tín dụng. Do vậy, với mong muốn tìm hiểu, làm rõ ƣu điểm cùng những bất cập, hạn chế của hệ thống pháp luật điều chỉnh về vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại. Qua đó, tác giả trình bày một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp luật điều chỉnh về sở hữu chéo. Đây là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong thời điểm hiện nay. Với những lẽ trên ngƣời viết chọn nghiên cứu đề tài: “PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI” làm luận văn tốt nghiệp chƣơng trình học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này trƣớc hết giúp cho ngƣời viết hiểu thêm những quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng 1 Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đến 31/12/2013. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 1 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại nhằm hạn chế sở hữu chéo xảy ra trong hệ thống tín dụng nói chung, Ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Bên cạnh đó, ngƣời viết sẽ trình bày, phân tích và đánh giá mặt tích cực, hạn chế của các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên tác động của vấn đề sở hữu chéo. Từ đó, ngƣời viết đóng góp một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, hoàn thiện những quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề sở hữu chéo, giảm tác động tiêu cực của nó. 3. Phạm vi nghiên cứu Có sáu hình thức sở hữu chéo trong hệ thống các Ngân hàng thƣơng mại hiện nay. Bao gồm: Sở hữu của các Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và các Ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài tại các Ngân hàng liên doanh; Cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài tại các Ngân hàng thƣơng mại, cả nhà nƣớc lẫn cổ phần; Cổ đông tại các Ngân hàng thƣơng mại là các công ty quản lý quỹ; Sở hữu của các Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc tại các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần; Sở hữu lẫn nhau giữa các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần; Sở hữu Ngân hàng thƣơng mại cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc và tƣ nhân. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, ngƣời viết tập trung nghiên cứu những quy phạm pháp luật điều chỉnh ba hình thức sở hữu chéo có tác động tiêu cực đó là: Sở hữu của các Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc tại các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần; Sở hữu lẫn nhau giữa các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần; Sở hữu Ngân hàng thƣơng mại cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc và tƣ nhân. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại ngƣời viết đã chọn lựa một số phƣơng pháp, thao tác để tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề trong luận văn nhƣ: phƣơng pháp phân tích luật viết, so sánh, chứng minh, tổng hợp để làm rõ các quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh về vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại. 5. Kết cấu đề tài Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của luận văn đƣợc kết cấu gồm ba chƣơng nhƣ sau: GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 2 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Chƣơng 1: Khái quát chung về vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại Chƣơng này, ngƣời viết sẽ trình bày khái quát về vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại bao gồm khái niệm Ngân hàng thƣơng mại, lịch sử hình thành sở hữu chéo, khái niệm sở hữu chéo, giới thiệu các hình thức sở hữu chéo và nguyên nhân hình thành sở hữu chéo. Chƣơng 2: Pháp luật điều chỉnh về vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại Trong Chƣơng 2, ngƣời viết sẽ giới thiệu cụ thể và phân tích làm rõ nội dung quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại. Đó là các quy định nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng bao gồm các yếu tố: về an toàn vốn, tỷ lệ sở hữu cổ phần; về giới hạn góp vốn, mua cổ phần; về giới hạn tín dụng; về phân loại và trích lập quỹ dự phòng. Chƣơng 3: Thực trạng, tác động của vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại và một số kiến nghị hoàn thiện Từ việc nghiên cứu các nội dung ở Chƣơng 1 và Chƣơng 2, trong Chƣơng này ngƣời viết sẽ trình bày một số ví dụ làm rõ thực trạng của hiện tƣợng sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại hiện nay. Sau đó, ngƣời viết sẽ đƣa ra đánh giá về tác động của sở hữu chéo đối với hệ thống tín dụng. Từ thực trạng và tác động ở trên tác giả sẽ đóng góp một số kiến nghị nhằm hạn chế sở hữu chéo và ngăn chặn tác động tiêu cực của nó. Mặc dù bản thân đã nỗ lực hết mình để nghiên cứu thực hiện đề tài nhƣng do giới hạn về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, nội dung luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp từ quý Thầy Cô và các bạn Sinh viên để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 3 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Lịch sử phát triển nền kinh tế nƣớc nào cũng có sở hữu chéo và nó là một xu thế tất yếu trong giai đoạn đầu mới phát triển của một nền kinh tế.2 Để có cái nhìn bao quát về hiện tƣợng sở hữu chéo trong hệ thống Ngân hàng thƣơng mại ta cần tìm hiểu các vấn đề sau đây: 1.1 KHÁI NIỆM NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Cho đến hiện nay, có rất nhiều khái niệm về Ngân hàng thƣơng mại. Ở mỗi quốc gia, tuỳ vào điều kiện và sự phát triển của hệ thống tài chính mà có khái niệm riêng và khác nhau về Ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, ngƣời ta thƣờng dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của ngân hàng để đƣa ra định nghĩa về Ngân hàng thƣơng mại. Chẳng hạn, ở Pháp theo luật ngân hàng năm 1941, Ngân hàng thƣơng mại đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào đó thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác, hay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”.3 Còn theo pháp luật ngân hàng của Ấn Độ năm 1950 và đƣợc bổ sung năm 1959 thì “Ngân hàng thương mại là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ và đầu tư”.4 Theo pháp luật Thổ Nhĩ Kỳ cũng có một quan niệm tƣơng tự khi xác định “Ngân hàng thương mại là hội trách nhiệm hữu hạn được thiết lập nhằm mục đích nhận tiền 2 Thanh Huyền, Thời báo Ngân hàng, Sở hữu chéo tự nó không có lỗi, http://thoibaonganhang.vn/tintuc/22-so-huu-cheo-tu-no-khong-co-loi-18276.html, [truy cập ngày 12-8-2014]. 3 Đại học kinh tế quốc dân, Ngân hàng Thương mại, http://voer.edu.vn/m/ngan-hang-thuongmai/c9862af2 , [truy cập ngày 11-7-2014]. 4 Đại học kinh tế quốc dân, Ngân hàng Thương mại, http://voer.edu.vn/m/ngan-hang-thuongmai/c9862af2, [truy cập ngày 11-7-2014]. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 4 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại ký thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ hối phiếu, chiết khấu và những hình thức vay mượn hay tín dụng khác”.5 Qua các cách hiểu trên ta có thể rút ra khái niệm về Ngân hàng thƣơng mại đó là: Ngân hàng thƣơng mại là nơi nhận tiền gửi của công chúng để thực hiện các nghiệp vụ, tín dụng hay cho vay lại nhằm mục đích sinh lời. Tại Việt Nam, với sự ra đời của Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính năm 1990 thì các loại hình Ngân hàng thƣơng mại mới đƣợc thừa nhận về mặt pháp lý.6 Qua các giai đoạn phát triển thì khái niệm về Ngân hàng thƣơng mại đƣợc quy định cũng có sự thay đổi, bổ sung ngày càng phù hợp. Hiện nay, theo Khoản 3, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Từ khái niệm trên ta có thể rút ra một số điểm đặc trƣng của Ngân hàng thƣơng mại nhƣ sau:  Thứ nhất, Ngân hàng thƣơng mại là loại hình ngân hàng đƣợc thực hiện các hoạt động ngân hàng. Theo quy định tại Khoản 12, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:  Nhận tiền gửi;  Cấp tín dụng;  Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”. Nhận tiền gửi: bao gồm nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.7 5 Ngô Quốc Kỳ, Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội, 2005, tr. 20. 6 Trƣờng Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật ngân hàng, Nxb Công an nhân dân, 2005, tr. 58. 7 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, điều 98, khoản 1. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 5 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Cấp tín dụng: Ngân hàng thƣơng mại cấp tín dụng dƣới các hình thức sau đây: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh toán trong nƣớc, bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng đƣợc phép thực hiện thanh toán quốc tế; Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận.8 Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: Ngân hàng thƣơng mại cung ứng các dịch vụ thanh toán trong nƣớc bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thƣ tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận.9 Ngoài ra, Ngân hàng thƣơng mại còn đƣợc tiến hành các hoạt động khác nhƣ: Vay vốn của Ngân hàng Nhà nƣớc; Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; Góp vốn mua cổ phần; Tham gia thị trƣờng tiền tệ,...  Thứ hai, ngoài thực hiện các hoạt động ngân hàng thì Ngân hàng thƣơng mại còn thực hiện các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận, bao gồm các hoạt động nhƣ: dịch vụ quản lý tiền mặt, tƣ vấn ngân hàng, tài chính; Các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; Tƣ vấn tài chính doanh nghiệp, tƣ vấn mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp và tƣ vấn đầu tƣ; Mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; Dịch vụ môi giới tiền tệ; Lƣu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận bằng văn bản.10  Thứ ba, Ngân hàng thƣơng mại là loại hình ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh chủ yếu nhằm mục đích sinh lời mà pháp luật không cấm. 1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH SỞ HỮU CHÉO Trƣớc tiên, chúng ta cần nhìn nhận rằng hiện tƣợng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng là hiện tƣợng khách quan và đã tồn tại từ lâu ở nhiều nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia mà hệ thống tài chính phát triển dựa vào hoạt động 8 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, điều 98, khoản 3. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, điều 98, khoản 6. 10 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, điều 107. 9 GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 6 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại ngân hàng (bank - based), điển hình ở phƣơng Tây là Đức và ở phƣơng Đông là Nhật Bản. Trong khi đó, sở hữu chéo lại ít tồn tại ở các quốc gia nhƣ Anh, Mỹ bởi vì các quốc gia này có nền tài chính phát triển định hƣớng theo thị trƣờng từ lâu đời (market based). Tại Đức, sở hữu chéo giữa doanh nghiệp và các ngân hàng có đóng góp đáng kể trong quá trình công nghiệp hoá. Hệ thống tài chính của Đức lúc bấy giờ đi theo định hƣớng dựa vào ngân hàng. Đồng thời, lĩnh vực ngân hàng cũng có mức tập trung rất cao. Có bốn ngân hàng lớn chiếm 20% quy mô doanh thu toàn ngành: Deutsche Bank, Dresdner Bank và Commerzbank (thành lập từ đầu thế kỷ XVIII vào thời kỳ công nghiệp hoá đầu tiên của ngƣời Đức) và Ngân hàng Bayerische Hypo-und Vereinsbank. Các ngân hàng này có thể đóng nhiều vai trò trong quá trình phát triển: nhà cho vay, cổ đông, đại diện ủy quyền hoặc là nhà tƣ vấn. Đồng thời, đại diện của ngân hàng có thể có mặt trong hội đồng giám sát công ty, cho dù không phải là cổ đông. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của lĩnh vực tài chính lên sự quản trị của các ngành công nghiệp khác. Đặc biệt, sức mạnh của sự giám sát này thể hiện qua hai con đƣờng: tỷ lệ sở hữu cổ phần và mối quan hệ của ngƣời đại diện nằm trong ban quản trị công ty và ngƣợc lại. Chính các mối quan hệ lâu dài, tập trung này đã dẫn đến sự ổn định, gần gũi, phụ thuộc lẫn nhau và hỗ trợ đáng kể trong chiến lƣợc phát triển vì lợi ích chung của các bên liên quan.11 Tại Nhật Bản, sở hữu chéo bùng nổ vào những năm 1960 trong thời kỳ phục hồi kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trong bối cảnh thị trƣờng chứng khoán suy giảm sở hữu chéo giúp cho các Công ty cổ phần có khả năng vay vốn dễ dàng từ các ngân hàng và giúp ngân hàng tăng trƣởng từ lợi nhuận cho vay. Sở hữu chéo là công cụ hạn chế việc thâu tóm các Công ty cổ phần của nƣớc ngoài trong bối cảnh Nhật Bản buộc phải thực hiện cam kết tự do hoá thƣơng mại khi trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD). Điển hình là sở hữu chéo giữa ngân hàng trung 11 Sở hữu chéo ngân hàng và doanh nghiệp: Mối tình dở dang, Báo điện tử Vnexpress, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/so-huu-cheo-ngan-hang-va-doanh-nghiep-moi-tinhdo-dang-2731222.html, [truy cập ngày 8-8-2014]. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 7 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại tâm với các công ty sản xuất công nghiệp, công ty thƣơng mại nhƣ trong sáu tập đoàn quy mô lớn của Nhật là Mitsubishi, Sumitomo, Mitsui, Sanwa, Fuyo, Ichikan.12 Qua hai ví dụ điển hình về sở hữu chéo ta thấy rằng sở hữu chéo xuất hiện từ lâu và có mức độ cao ở các quốc gia có hệ thống tài chính dựa vào hoạt động ngân hàng và ở một chừng mực nhất định nó có những tác động tích cực đến hoạt động ngân hàng của các quốc gia này. Tại Việt Nam, cũng giống nhƣ các quốc gia có nền kinh tế mới phát triển khác, sở hữu chéo cũng xuất hiện trong hệ thống ngân hàng nhƣ một quy luật tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển. Sở hữu chéo tồn tại trong hệ thống ngân hàng của nƣớc ta không phải là vấn đề mới mẻ mà đã hình thành từ khá lâu và ngày càng phức tạp, chằng chịt, khó quản lý. Vấn đề sở hữu chéo ở Việt Nam mang tính lịch sử. Lịch sử thể hiện ở chỗ, những năm 90 đến năm 1993, thời kỳ các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP) ra đời. Thời điểm đó vốn của chúng ta rất ít, nếu không có hình thức các ngân hàng liên kết với nhau, thì không có nguồn vốn mở mang kinh doanh và Chính phủ có chính sách khuyến khích các Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, Doanh nghiệp nhà nƣớc lớn tham gia để hỗ trợ quản lý và tạo ra mức độ an toàn tối thiểu cho các NHTMCP. Qua đó, cũng để tạo lòng tin đối với ngƣời gửi tiền vào các ngân hàng này. Vì vậy, hình thức sở hữu chéo xuất hiện từ thời điểm đó. Một yếu tố lịch sử nữa là trong giai đoạn 2005 - 2007, chúng ta đã cho phép các Ngân hàng thƣơng mại nông thôn “nâng cấp” lên ngân hàng đô thị. Việc dịch chuyển này đòi hỏi các ngân hàng phải đáp ứng đƣợc yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu (khoảng 1000 tỷ VNĐ), đồng thời cũng phải tăng cƣờng năng lực quản lý. Để có đủ vốn thì các ngân hàng phải liên kết lẫn nhau. Do đó, các NHTMCP đã kêu gọi sự góp vốn của các ngân hàng lớn. Thời kỳ này, nhiều doanh nghiệp mà phần lớn là Doanh nghiệp nhà nƣớc và tập đoàn tƣ nhân cũng tham gia góp vốn vào ngân hàng này. Thứ ba là khi hệ thống ngân hàng tiến hành tái cấu trúc (giai đoạn 2011 – 2015). Thông thƣờng, phải có một ông chủ mới tham gia tái cấu trúc Ngân hàng thƣơng mại. 12 Nguyễn Thị Lan Hƣơng, Nhật Bản: Hạn chế tình trạng sở hữu chéo, Tạp chí Tài chính và Đầu tư, số 5, 2013. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 8 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Ông chủ đó có thể là một Ngân hàng thƣơng mại lớn hơn hoặc tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh mẽ hơn, từ đó tạo ra một liên kết: sở hữu chéo từ tập đoàn tài chính vào hệ thống ngân hàng, hoặc từ ngân hàng lớn vào ngân hàng bé.13 1.3 KHÁI NIỆM SỞ HỮU CHÉO Hiện tƣợng sở hữu chéo xuất hiện từ lâu trong một số nền kinh tế trên thế giới. Điển hình là Đức và Nhật Bản. Theo Alberto Onetti và Alessia Pisoni (2009) định nghĩa: “Sở hữu chéo ở Đức là việc các công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp và tài chính nắm giữ lâu dài cổ phần của nhau”.14 Còn theo Scher (2001) định nghĩa: “Sở hữu chéo ở Nhật Bản thường được hiểu là hai hoặc nhiều công ty nắm giữ cổ phần của nhau”.15 Theo pháp luật ngân hàng nƣớc ta, vẫn chƣa có khái niệm pháp lý nào trực tiếp điều chỉnh về sở hữu chéo. Tƣơng tự nhƣ các cách định nghĩa trên, sở hữu chéo ở nƣớc ta cũng có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: Sở hữu chéo (cross ownership) đƣợc hiểu là việc hai tổ chức sở hữu cổ phần lẫn nhau. Ví dụ nhƣ công ty A đầu tƣ vào công ty B, sau đó công ty B lại đầu tƣ vào A. Thông thƣờng, sở hữu chéo có tính trực tiếp. Chẳng hạn, doanh nghiệp X sở hữu cổ phần của doanh nghiệp Y và ngƣợc lại doanh nghiệp Y sở hữu cổ phần doanh nghiệp X. Tuy nhiên, sở hữu chéo còn có thể tồn tại ở dạng gián tiếp. Ví dụ nhƣ, khi một nhà đầu tƣ hoặc một nhóm nhà đầu tƣ hay một doanh nghiệp sở hữu cổ phần cả ngân hàng A và ngân hàng B. Thực chất giữa hai ngân hàng này có mối quan hệ sở 13 Thanh Huyền, Thời báo Ngân hàng, Sở hữu chéo tự nó không có lỗi, http://thoibaonganhang.vn/tintuc/22-so-huu-cheo-tu-no-khong-co-loi-18276.html, [truy cập ngày 12-8-2014]. 14 Đào Duy Tiên, Sở hữu chéo ngân hàng thương mại tại Việt Nam và những tác động đến hoạt động ngân hàng, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 130, 2013, tr. 17-23, tr. 17. Trong bài viết tác giả Đào Duy Tiên có tham khảo khái niệm sở hữu chéo từ tác phẩm: Onetti , Alberto và Pisoni, Alessia (2009), “Ownership and Control in German: Do Cross-Shareholdings Reflect Bank Control on Large Companies?”, Corporate Ownership & Control, Vol. 6, Issue 4, Summer 2009. 15 Đào Duy Tiên, Sở hữu chéo ngân hàng thương mại tại Việt Nam và những tác động đến hoạt động ngân hàng, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 130, 2013, tr. 17-23, tr. 17. Trong bài viết tác giả Đào Duy Tiên có tham khảo khái niệm sở hữu chéo từ tác phẩm: Scher, Mark (2001), Bank: Firm CrossShareholding in Japan: What Is It, Why Does It Matter, Is It Winding Down?”. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 9 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại hữu chéo lẫn nhau. Đây là hình thức sở hữu đáng lo ngại bởi nó thiếu minh bạch và khó kiểm soát. 1.4 GIỚI THIỆU VỀ CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU CHÉO Các hình thức sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng ở nƣớc ta hiện nay khá đa dạng. Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012 của Ủy ban kinh tế của Quốc hội thì sở hữu chéo đƣợc chia thành sáu nhóm. Cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, nhóm sở hữu của các Ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) và các Ngân hàng thương mại nước ngoài tại các ngân hàng liên doanh (NHLD). Hiện tại có bốn NHLD trong hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam. Thông thƣờng một NHLD đƣợc sở hữu bởi một ngân hàng trong nƣớc và một ngân hàng nƣớc ngoài.  Ngân hàng Việt - Thái (Vinasiam Bank) là NHLD giữa ba đối tác lớn là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT), Ngân hàng Thƣơng mại Siam của Thái Lan và Tập đoàn Charoen Pokphand (CP) với tỷ lệ góp vốn tƣơng ứng là 34%, 33% và 33%.16  Ngân hàng Việt – Nga (Vietnam – Russia Joint Venture Bank, viết tắt là VRB) là liên doanh giữa NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng VTB (trƣớc là Ngân hàng Ngoại thƣơng Nga Vneshtorgbank) với mức vốn điều lệ ngang nhau.17  Ngân hàng Indovina (IVB) là NHLD giữa NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Cathay United (Cathay Unitedbank – CUB). Tỷ lệ góp vốn của hai ngân hàng là ngang nhau.18  Ngân hàng VID Public Bank là ngân hàng liên doanh với tỷ lệ vốn góp là 50:50 giữa NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Public Bank Berhad (Malaysia).19 16 VNPAY, http://vnpay.vn/doi-tac-12/Vinasiam-Bank-Ngan-hang-Lien-doanh-Viet-Thai-374, [truy cập ngày 6-8-2014]. 17 VRB, http://www.vrbank.com.vn/GioithieuVrb.aspx?lang=vn, [truy cập ngày 6-8-2014]. 18 IVB, https://www.indovinabank.com.vn/vi, [truy cập ngày 6-8-2014]. 19 VID Public Bank, http://vidpublicbank.com.vn/Info.aspx?id=1, [truy cập ngày 6-8-2014]. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 10 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Thứ hai, nhóm sở hữu của cổ đông chiến lược nước ngoài tại các Ngân hàng thương mại, cả nhà nước lẫn cổ phần. Đứng trƣớc nhu cầu về vốn và kỹ năng quản trị từ các định chế tài chính có kinh nghiệm nƣớc ngoài, Ngân hàng nhà nƣớc đã khuyến khích các Ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc tìm kiếm đối tác nƣớc ngoài làm cổ đông chiến lƣợc. Đến nay có khoảng mƣời Ngân hàng thƣơng mại có đối tác chiến lƣợc là các tập đoàn tài chính nƣớc ngoài. Thứ ba, nhóm sở hữu của cổ đông tại các Ngân hàng thương mại là các công ty quản lý quỹ. Từ năm 2005 trở lại đây, các quỹ quản lý vốn bắt đầu xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Các quỹ này thƣờng đầu tƣ vốn vào NHTMCP có tiềm năng phát triển tốt. Chẳng hạn, Vinacapital đầu tƣ vốn vào Sacombank, VOF đầu tƣ vào Eximbank, quỹ Dragon đầu tƣ vào ACB,…20 Thứ tư, nhóm sở hữu của các NHTMNN tại các NHTMCP. Quan hệ sở hữu này hình thành chủ yếu từ việc yếu kém nghiệp vụ ngân hàng của các NHTMCP trong giai đoạn khủng hoảng 1997 – 1998. Hiện tại, có gần tám Ngân hàng thƣơng mại có quan hệ cổ phần với bốn NHTMNN. Tiêu biểu là Vietcombank, hiện đang sở hữu 11% tại Ngân hàng Quân đội, 8,2% tại NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, 4,7% tại Ngân hàng Phƣơng Đông, 5,3% tại Ngân hàng Sài Gòn. Thứ năm, nhóm sở hữu lẫn nhau của các NHTMCP. Hiện tƣợng sở hữu lẫn nhau giữa các NHTMCP cũng khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Từ những thông tin công bố của các ngân hàng, hiện có ít nhất sáu NHTMCP có cổ đông là một NHTMCP khác. Chẳng hạn, Eximbank hiện sở hữu 10,6% cổ phần tại Sacombank, 8,5% tại Ngân hàng Việt Á. Thứ sáu, nhóm sở hữu NHTMCP bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân. Trong giai đoạn bùng nổ các NHTMCP và quỹ đầu tƣ tài chính, rất nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nƣớc đã tham gia góp vốn hình thành các tổ chức tín dụng này. Hiện tại, có gần khoảng bốn mƣơi các Doanh nghiệp nhà nƣớc và tƣ nhân có sở 20 Vinacapital là tập đoàn quản lý tài sản, quản lý đầu tƣ và phát triển bất động sản tại Việt Nam.  VOF (Vietnam Opportunity Fund) là một quỹ đầu tƣ tài chính niêm yết trên Thị trƣờng chứng khoán Luân Đôn.  Công ty quản lý quỹ Dragon Capital là công ty cung cấp các dịch vụ tài chính, chủ yếu tập trung vào thị trƣờng vốn tại Việt Nam. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 11 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại hữu trên 5% tại các NHTMCP.21 Hơn nữa, hầu hết các tập đoàn nhà nƣớc đều có các công ty tài chính. Mối quan hệ giữa các NHTMCP với các tập đoàn tƣ nhân ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều ngân hàng có thể đƣợc sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia đình góp vốn đồng thời lãnh đạo ở các doanh nghiệp khác. Trong các hình thức sở hữu chéo đã trình bày ở trên thì ba nhóm đầu có tác động tích cực vì các mối quan hệ này chủ yếu hƣớng đến việc tăng cƣờng thúc đẩy hoạt động thƣơng mại giữa Việt Nam và quốc tế, nâng cao năng lực quản trị và thúc đẩy việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Còn ba nhóm sau có tác động tiêu cực, tạo rủi ro cho hệ thống tín dụng ngân hàng, cần có quy định pháp luật điều chỉnh, kiểm soát. Khi NHTMNN là cổ đông lớn của các NHTMCP thì các NHTMNN có thể ảnh hƣởng đến các ngân hàng thuộc nhóm sở hữu trong việc cung cấp vốn cho các Doanh nghiệp nhà nƣớc. Với trƣờng hợp các Ngân hàng thƣơng mại có cổ đông lớn là các doanh nghiệp, thì rất có thể các Ngân hàng thƣơng mại trở thành sân sau, chuyên huy động vốn từ dân để tài trợ cho các dự án của mình. Mặc dù theo quy định thì các ngân hàng không đƣợc cho các cổ đông của mình vay vốn, nhƣng các ngân hàng có thể lách quy định này bằng cách cho các công ty con của doanh nghiệp vay vốn. Tƣơng tự, việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng cũng tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp sở hữu ngân hàng này có thể dễ dàng vay đƣợc vốn từ ngân hàng kia. Nhƣ vậy, ba trƣờng hợp sở hữu chéo này đều có nguy cơ dẫn đến việc các Ngân hàng thƣơng mại sẽ tiến hành thẩm định vốn vay thiếu cẩn trọng. Nếu điều này xảy ra, đây có thể coi là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam tăng cao, tạo rủi ro, lũng đoạn hệ thống ngân hàng. 1.5 NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH SỞ HỮU CHÉO Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng ở nƣớc ta. Thứ nhất, do kẽ hở của hệ thống pháp luật và sự lỏng lẻo trong quản lý. Việc đƣa ra các quy định pháp luật và tổ chức thực hiện vẫn chƣa phát huy tối đa tác dụng của nó. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra trong hệ thống ngân hàng ở nƣớc ta vẫn 21 Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu, Nxb Tri Thức, Hà Nội, 2012, tr. 158. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 12 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại chƣa sát sao dẫn đến việc các ngân hàng không khó để “tránh” luật, dẫn đến hiện tƣợng sở hữu chéo ngày càng phức tạp. Thứ hai, do tính công khai minh bạch chưa được đảm bảo. Hoạt động ngân hàng là hoạt động có tính nhạy cảm và độ rủi ro cao hơn nhiều so với các hoạt động doanh nghiệp khác. Vì vậy, cần phải có một hệ thống thông tin đáng tin cậy, cập nhật một cách thƣờng xuyên, minh bạch. Tuy nhiên, về vấn đề minh bạch hoá thông tin trong hệ thống tín dụng ở nƣớc ta vẫn còn mù mờ, khó tiếp cận. Việc này dẫn đến khó phát hiện hiện tƣợng sở hữu chéo và gây khó khăn trong công tác quản lý hiện tƣợng này. Thứ ba, do sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam. Với sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán trong những năm gần đây, các nhà đầu tƣ (đặc biệt là các nhà đầu tƣ lớn) có thể dễ dàng thâu gom cổ phiếu của các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Điển hình là trƣờng hợp của các ngân hàng Eximbank, Southernbank thu gom cổ phiếu của STB (NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín). Thứ tư, quá trình tăng vốn nhanh chóng của hệ thống ngân hàng làm gia tăng hiện tượng sở hữu chéo ngân hàng. Dƣới áp lực tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN) theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP Về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng (vốn điều lệ thực góp của các ngân hàng phải đạt 1000 tỷ đồng vào năm 2008 và 3000 tỷ đồng vào năm 2010) và các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng của Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (Thông tƣ 19/2010/TT-NHNN và Thông tƣ 22/2011/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN). Các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam buộc phải thực hiện tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng theo đúng lộ trình. Tuy nhiên, hầu hết sự gia tăng vốn điều lệ của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam chỉ là sự gia tăng vốn ảo vì thông qua việc sở hữu chéo của ngân hàng, cổ đông có thể vay vốn của ngân hàng này để góp vốn vào ngân hàng kia một cách dễ dàng. Điều này đã tạo hiện tƣợng sở hữu chéo của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ngày càng phức tạp và tạo khó khăn trong công tác quản lý. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 13 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Thứ năm, do các cá nhân hướng đến lợi ích nhóm. Lợi ích nhóm trong ngân hàng có thể đƣợc hiểu là một vài cá nhân thông đồng với nhau, làm những điều trái pháp luật để cấu kết kiếm lợi ích từ lợi ích chung của ngân hàng cho riêng lợi ích của nhóm mình, nắm giữ có quyền thôn tính ngân hàng, lấy lợi ích ngân hàng phục vụ cho lợi ích của các cá nhân này. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, qua thanh tra 27 tổ chức tín dụng trên toàn quốc, thanh tra ngân hàng thấy nổi lên vấn đề có nhiều tổ chức tín dụng bị chi phối bởi một nhóm cổ đông, giữ chức danh lãnh đạo trong tổ chức tín dụng.22 Qua Chƣơng này, ngƣời viết đã trình bày khái quát về vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại gồm khái niệm Ngân hàng thƣơng mại, lịch sử hình thành sở hữu chéo, khái niệm sở hữu chéo, giới thiệu các hình thức sở hữu chéo và nguyên nhân dẫn đến hình thành sở hữu chéo. Đây sẽ là nền tảng cho việc đi sâu nghiên cứu các quy định pháp luật về sở hữu chéo ở Chƣơng tiếp theo. 22 Nguyễn Hiền, Báo điện tử Tiền Phong, Thống đốc ngân hàng thừa nhận có “nhóm lợi ích”, http://www.tienphong.vn/xa-hoi/thong-doc-ngan-hang-thua-nhan-co-nhom-loi-ich-599898.tpo, [truy cập ngày 14-8-2014]. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 14 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại CHƢƠNG 2 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Cho đến hiện nay, hệ thống pháp luật nƣớc ta vẫn chƣa có văn bản nào ghi nhận điều chỉnh trực tiếp vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, để tránh xảy ra tình trạng này thì pháp luật có các quy định nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng đƣợc minh bạch, lành mạnh. Đây cũng là các yếu tố giúp các cơ quan xác định sở hữu chéo có tồn tại hay không. Vì vậy, trong Chƣơng này ngƣời viết sẽ trình bày và phân tích quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng tránh trƣờng hợp sở hữu chéo giữa các Ngân hàng thƣơng mại với nhau bao gồm các yếu tố sau: về an toàn vốn và tỷ lệ sở hữu cổ phần của ngân hàng; về giới hạn góp vốn, mua cổ phần; về giới hạn tín dụng và quy định về phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng trong xác định sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại. Sau đó, ngƣời viết sẽ đi vào phân tích các quy định vào từng nhóm sở hữu chéo cụ thể và minh chứng bằng một vài ví dụ cụ thể. 2.1 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN VỐN VÀ TỶ LỆ SỞ HỮU CỔ PHẦN CỦA NGÂN HÀNG ĐỂ ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO GIỮA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 2.1.1 Quy định pháp luật về an toàn vốn của ngân hàng để điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo giữa các Ngân hàng thƣơng mại 2.1.1.1 Về vốn pháp định: Nhƣ đã trình bày ở Chƣơng 1, Ngân hàng thƣơng mại là loại hình doanh nghiệp đặc thù với hoạt động có tính rủi ro cao, vì thế để đảm bảo cho ngân hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ khi xảy ra rủi ro thì ngân hàng cần có nguồn vốn dự trữ để tránh sự sụp đổ của ngân hàng và của cả hệ thống tín dụng. Theo quy định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Nghị định 141/2006/NĐ-CP) thì đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 các Ngân hàng thƣơng mại phải đạt mức vốn pháp định là 3000 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc tăng vốn này gây khó khăn cho các ngân hàng, đặc biệt là các GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 15 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại NHTMCP có quy mô nhỏ. Minh chứng là cho đến hết tháng 6 năm 2011, vẫn còn 15 NHTMCP (chiếm 36,59%) có vốn điều lệ dƣới 3000 tỷ đồng.23 Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 141/2006/NĐ-CP đã giãn thời hạn thêm 1 năm, theo đó đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 thì các ngân hàng phải đạt vốn là 3000 tỷ đồng. Nếu đến hạn mà tổ chức tín dụng không đáp ứng đƣợc mức vốn pháp định thì có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động. Bởi vì gặp khó khăn trong việc đáp ứng mức vốn pháp định nhƣng đứng trƣớc nguy cơ sống còn của ngân hàng cho nên các ngân hàng đã thông qua việc sở hữu chéo để có thể đáp ứng đƣợc mức vốn pháp định để duy trì sự tồn tại và hoạt động của ngân hàng mình. Bằng sở hữu chéo, các ngân hàng có thể vay vốn lẫn nhau, hay cổ đông của ngân hàng A có thể vay vốn của ngân hàng B để đầu tƣ vào chính ngân hàng B và ngƣợc lại. Nhƣ vậy, mặc dù trên sổ sách các ngân hàng đáp ứng đƣợc quy định về vốn pháp định là 3000 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức vốn này mang tính chất ảo vì chỉ có một khoản tiền mà thông qua hoạt động đi vay để đầu tƣ hay góp vốn lẫn nhau mà dòng vốn chảy qua chảy lại giữa các ngân hàng cho nên mức vốn của từng ngân hàng tăng nhƣng tổng thể nguồn vốn toàn hệ thống lại không hề thay đổi. Cho nên, dù pháp luật có quy định cụ thể về mức vốn pháp định nhƣng dựa vào sở hữu chéo các ngân hàng đã vô hiệu hoá quy định này. Không những vậy, việc này còn làm ảnh hƣởng đến kết quả đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng, bởi đánh giá hoạt động của một ngân hàng có rất nhiều chỉ số nhƣ tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất, tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ,… xác định dựa trên số vốn tự có mà vốn điều lệ là một yếu tố cấu thành nên vốn tự có của ngân hàng nhƣng lại có một phần là vốn ảo, do vậy, dẫn đến kết quả tính toán các chỉ số này trong toàn hệ thống cũng mang giá trị ảo. Chính kết quả này kéo theo hệ lụy làm sai lệch về quản trị ngân hàng cũng nhƣ việc đánh giá rủi ro, trích lập quỹ dự phòng hay giám sát đối với hoạt động tài chính nói chung, những vấn đề này sẽ đƣợc trình bày ở những nội dung tiếp sau của luận văn. 23 Nguyễn Đức Trung, An toàn vốn của các NHTM - Thực trạng Việt Nam và giải pháp cho việc áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel 2 và 3, Tạp chí Ngân hàng, số 6, 2012, tr. 18-25, tr. 20. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 16 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại 2.1.1.2 Về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Bên cạnh việc các ngân hàng phải đạt mức vốn pháp định theo quy định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR) cũng là một yếu tố mà các ngân hàng phải tuân thủ để đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. NHNN đã ban hành Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2013 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN). Theo quy định tại Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN thì từ tháng 10 năm 2010 các tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9%. Tại Điều 4 của thông tƣ này quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất.  Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ: Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng. Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ = Vốn tự có Tổng tài sản “Có” rủi ro  Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất: Tổ chức tín dụng phải thực hiện Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ quy định tại Khoản 1 Điều này, phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc. Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất = Vốn tự có hợp nhất Tổng tài sản “Có” rủi ro hợp nhất Trong đó, vốn tự có là tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 (trừ đi một số khoản phải trừ theo quy định). Vốn cấp 1 bao gồm:  Vốn điều lệ (vốn đã đƣợc cấp, vốn đã góp);  Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;  Quỹ đầu tƣ phát triển nghiệp vụ; GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 17 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại  Lợi nhuận không chia;  Thặng dƣ cổ phần đƣợc tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có). Nhƣ vậy, trong các yếu tố cấu thành vốn cấp 1 thì vốn điều lệ là phần quan trọng, khi vốn điều lệ ảo sẽ dẫn đến kết quả sai lệch khi tính toán tỷ lệ an toàn vốn nhƣ đã trình bày ở quy định về vốn pháp định. Vốn cấp 2 bao gồm nhiều nguồn nhƣ:  50% số dƣ có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật;  40% số dƣ có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật;  Quỹ dự phòng tài chính;… Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN cũng quy định cụ thể phân chia rõ tài sản đƣợc chia với các mức rủi ro khác nhau từ 0% đến 250%. Các tài sản đầu tƣ an toàn có hệ số rủi ro là 0% trong khi các tài sản đầu tƣ rủi ro nhất có hệ số rủi ro là 250% gồm các khoản cho vay để đầu tƣ chứng khoán hoặc kinh doanh bất động sản. Nhƣ vậy, trong quy định của Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN, NHNN đã tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên thêm 1% so với quy định trƣớc đây ghi nhận trong Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” là 8%. Việc nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9% của NHNN là phù hợp nhằm đảm bảo “sức khoẻ” cho các ngân hàng và an toàn cho hoạt động của cả hệ thống tổ chức tín dụng. Với quy định này thì khung giám sát của NHNN cũng gần hơn với các chuẩn mực về giám sát ngân hàng của quốc tế do tổ chức Basel khuyến nghị. Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Điều 130, khoản 5 thì khi một Ngân hàng thƣơng mại không đảm bảo tỷ lệ an toàn tối thiểu thì NHNN sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết về kiểm soát đặc biệt theo Điều 149 của Luật này, kể cả việc hạn chế hoạt động, xử lý tài sản của tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 18 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại 2.1.2 Quy định pháp luật về tỷ lệ sở hữu cổ phần của ngân hàng để điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại Theo quy định tại Điều 55, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: Một cổ đông là cá nhân không đƣợc sở hữu vƣợt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng; Một cổ đông là tổ chức không đƣợc sở hữu vƣợt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng; Cổ đông và ngƣời có liên quan của cổ đông đó không đƣợc sở hữu vƣợt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Quy định này nhằm hạn chế việc một cá nhân hay tổ chức nắm giữ quá nhiều cổ phần của một tổ chức tín dụng dẫn đến lạm quyền, chi phối hoạt động của ngân hàng nhằm phục vụ cho lợi ích của cổ đông lớn,24 hay chi phối ngân hàng cung cấp vốn cho các dự án “sân sau” của mình, cũng nhƣ dễ xảy ra việc thâu tóm ngân hàng. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã có hiệu lực hơn ba năm (có hiệu lực từ ngày 01/01/2011) nhƣng cho đến nay vẫn còn nhiều cá nhân, tổ chức sở hữu vƣợt tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định của tổ chức tín dụng. Quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần này có một số ngoại lệ trong đó có việc không áp dụng đối với sở hữu cổ phần của nhà nƣớc tại tổ chức tín dụng cổ phần hoá.25 Trong năm NHTMNN thì chỉ còn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chƣa cổ phần hoá còn bốn ngân hàng còn lại đã cổ phần hoá với tỷ lệ sở hữu của nhà nƣớc lần lƣợt là 77,1% tại NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (Vietcombank, VCB),26 95,76% tại NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV),27 68,1% tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB),28 64,46% tại NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank).29 Các NHTMNN lại có sở hữu cổ phần tại các NHTMCP khác. Cụ thể là VCB sở hữu 5,3% cổ phần của NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng (SaiGonBank), 8,2% cổ phần của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank), 11% cổ phần của NHTMCP Quân Đội (MB), 5,1% 24 Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, điều 4, khoản 26: Cổ đông lớn của tổ chức tín dụng cổ phần là ngƣời sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng cổ phần đó. 25 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, điều 55, khoản 2, điểm b. 26 Vietcombank, https://www.vietcombank.com.vn/Investors/CCCD.aspx, [truy cập ngày 10-10-2014]. 27 BIDV, http://www.bidv.com.vn/Nha-dau-tu/Tong-quan-ve-BIDV/Co-cau-co-dong/Co-cau-co-d-244;ng-(1).aspx, [truy cập ngày 10-10-2014]. 28 MHB, http://www.mhb.com.vn/vi/?p=news/news_detail.asp&nid=3013, [truy cập ngày 10-10-2014]. 29 VietinBank, http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/events/13/VietinBank-to-chuc-dai-hoi-dong-codong-thuong-nien-2013.html, [truy cập ngày 10-10-2014]. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 19 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại cổ phần của NHTMCP Phƣơng Đông. Vietinbank sở hữu 11% Saigon Bank, Agribank sở hữu 15% cổ phần của NHTMCP Hàng Hải (MSB) thông qua công ty chứng khoán Agribank (Agriseco). Việc nhà nƣớc giữ tỷ lệ sở hữu cao tại các NHTMNN dẫn đến tình trạng các NHTMNN này có thể phải cho vay theo chỉ định đối với các Doanh nghiệp nhà nƣớc và có tâm lý ỷ lại, không tuân thủ các quy định về khung giám sát. Tại khoản 3, Điều 55, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có nhắc đến khái niệm về ngƣời có liên quan trong sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng. Khái niệm này đƣợc quy định cụ thể tại Điều 4, khoản 28 của Luật này, tuy nhiên, quy định này chƣa bao trùm hết các quan hệ, dẫn đến các cá nhân và tổ chức lợi dụng để lách quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng tác giả sẽ trình bày rõ hơn vấn đề này ở Chƣơng 3. 2.2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN ĐỂ ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Theo quy định của Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN thì tổ chức tín dụng chỉ đƣợc dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau:30  Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tƣ, dự án đầu tƣ, tổ chức tín dụng khác không đƣợc vƣợt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tƣ, dự án đầu tƣ, tổ chức tín dụng khác đó, trừ trƣờng hợp góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng và các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng trong cùng một doanh nghiệp, quỹ đầu tƣ, dự án đầu tƣ, tổ chức tín dụng khác không đƣợc vƣợt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tƣ, dự án đầu tƣ, tổ chức tín dụng khác đó.  Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng: Trong tất cả công ty trực thuộc tối đa không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng. 30 Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN, điều 16. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 20 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Trong tất cả các doanh nghiệp, quỹ đầu tƣ, dự án đầu tƣ, tổ chức tín dụng khác và góp vốn, mua cổ phần của công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng không đƣợc vƣợt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng, trong đó tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng vào các công ty trực thuộc không đƣợc vƣợt quá tỷ lệ 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng trong tất cả công ty trực thuộc. Tổ chức tín dụng góp vốn, mua cổ phần vƣợt quá tỷ lệ quy định phải đƣợc NHNN chấp thuận trƣớc bằng văn bản và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:  Tổ chức tín dụng chấp hành đầy đủ các quy định khác về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, có tỷ lệ nợ xấu (NPL) từ 3% trở xuống và hoạt động kinh doanh có lãi liên tục trong ba (03) năm liền kề trƣớc đó.  Là khoản góp vốn, mua cổ phần vào các tổ chức tín dụng khác nhằm hỗ trợ tài chính cho tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ mất khả năng thanh toán, ảnh hƣởng đến an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng.  Tổ chức tín dụng không đƣợc góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó.31 Giữa quy định này và quy định về an toàn vốn có mối liên hệ với nhau đó là đều có liên quan đến vấn đề vốn của ngân hàng. Pháp luật quy định chỉ đƣợc sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần với tỷ lệ nhất định. Nhƣ vậy, có nghĩa là ngân hàng phải dùng số vốn thực có của ngân hàng mình tham gia vào góp vốn mua cổ phần. Quy định này, một mặt, nhằm đảm bảo cho các tổ chức tín dụng tham gia mua cổ phần bằng chính năng lực tài chính của mình, thứ hai, việc khống chế tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần nhằm đảm bảo hạn chế trƣờng hợp thâu tóm ngân hàng đồng thời đảm bảo số vốn để các ngân hàng đảm bảo quy định về an toàn vốn, chống chọi đƣợc khi gặp rủi ro. Nhƣ vậy, đều là vốn điều lệ, song vốn điều lệ trong hai trƣờng hợp khác nhau về tính chất đó là: vốn điều lệ trong quy định về an toàn vốn là nhằm đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ của ngân hàng còn trong giới hạn góp vốn, mua cổ phần thì vốn mang tính chất kinh doanh, vốn đƣợc đƣa vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi nhuận. 31 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, điều 129, khoản 5. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 21 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần và quy định về an toàn vốn có mối liên hệ hỗ trợ lẫn nhau góp phần đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại đƣợc lành mạnh, góp phần hạn chế tình trạng sở hữu chéo. 2.3 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN TÍN DỤNG ĐỂ ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 2.3.1 Về tỷ lệ cấp tín dụng Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN, Điều 8 quy định tỷ lệ cấp tín dụng đối với khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan nhƣ sau: 1. Tổng dƣ nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.32 2. Tổng dƣ nợ cho vay và số dƣ bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dƣ nợ cho vay đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 Điều này. 3. Tổng dƣ nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không đƣợc vƣợt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dƣ nợ cho vay đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 Điều này. 4. Tổng dƣ nợ cho vay và số dƣ bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không đƣợc vƣợt quá 60% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dƣ nợ cho vay và số dƣ bảo lãnh đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 2 Điều này. Quy định giới hạn về tỷ lệ cấp tín dụng này nhằm đảm bảo rằng nguồn vốn tự có của ngân hàng sau khi cho khách hàng vay đủ để đảm bảo hoạt động và hạn chế rủi ro đổ vỡ khi ngân hàng gặp rủi ro. Hoạt động ngân hàng mang tính rủi ro cao không chỉ từ khả năng của ngân hàng, rủi ro khách quan mà ngân hàng còn chịu rủi ro từ các khách hàng khi khách hàng không trả đƣợc nợ. Cho nên, nếu ngân hàng cho cá nhân, 32 Dƣ nợ cho vay của tổ chức tín dụng bao gồm dƣ nợ cho vay theo hợp đồng tín dụng; số dƣ nợ tổ chức tín dụng ủy thác cho tổ chức tín dụng khác cho vay; số dƣ các khoản tổ chức tín dụng đã trả thay do thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với khách hàng. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 22 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại tổ chức vay càng nhiều thì rủi ro càng cao hơn, khi khách hàng không trả đƣợc nợ thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn, có thể dẫn đến đổ vỡ. Đồng thời, quy định này nhằm hạn chế việc thông qua sở hữu chéo mà các ngân hàng cấp tín dụng theo quan hệ, lỏng lẻo trong thẩm định cho vay. Trên thực tế, thông qua sở hữu chéo một số ngân hàng có thể lách qua quy định này mà cấp tín dụng vƣợt tỷ lệ quy định. Ví dụ, trƣờng hợp cấp tín dụng cho các dự án Chính phủ chỉ dành cho các NHTMNN là ví dụ điển hình. Do Chính phủ vừa là chủ sở hữu các Doanh nghiệp nhà nƣớc đồng thời lại là cổ đông chi phối các NHTMNN, nên khi cấp tín dụng cho các khách hàng vƣợt mức 15% vốn tự có của mình, các NHTMNN sẽ xin phê duyệt của Chính phủ và NHNN. Trƣờng hợp các NHTMNN cấp tín dụng vƣợt mức 15% cho Dự án Thuỷ điện Huội Quảng (Sơn La) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Vì EVN và ba NHTMNN (VCB, BIDV và Agribank) đều thuộc sở hữu Nhà nƣớc. Chính phủ đã chỉ đạo cho ba ngân hàng là VCB, BIDV và Agribank cho vay vƣợt mức 15% vốn tự có. Theo đó, Thống đốc NHNN cho phép VCB đƣợc xem xét cho EVN vay vƣợt 15% vốn tự có của ngân hàng để thực hiện dự án Thuỷ điện Huội Quảng với mức vay tối đa là 12.486,39 tỷ đồng và 26,34 triệu USD. BIDV đƣợc xem xét cho EVN vay với mức tối đa là 13.314,4 tỷ đồng và Agribank đƣợc xem xét cho EVN vay tối đa mức 10.530,9 tỷ đồng và 39,5 triệu USD.33 2.3.2 Trƣờng hợp không đƣợc cấp tín dụng Theo quy định tại Điều 126, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì tổ chức tín dụng không đƣợc cấp tín dụng đối với những tổ chức và cá nhân sau đây: 1. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tƣơng đƣơng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, pháp nhân là cổ đông có ngƣời đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành 33 Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Bình Minh, Ba ngân hàng cho vay tối đa với Dự án thủy điện Huội Quảng, http://binhminh.vn/index.php/mod,news/task,detail/id,98/3-ngan-hang-cho-vay-toi-da-voiDu-an-thuy-dien-Huoi-Quang/, [truy cập ngày 14-10-2014]. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 23 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn; Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tƣơng đƣơng. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. 3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài không đƣợc cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đối tƣợng quy định tại khoản 1 Điều này. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài không đƣợc bảo đảm dƣới bất kỳ hình thức nào để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho đối tƣợng quy định tại khoản 1 Điều này. 4. Tổ chức tín dụng không đƣợc cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát. 5. Tổ chức tín dụng không đƣợc cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng. 6. Tổ chức tín dụng không đƣợc cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp. Việc pháp luật quy định cụ thể các trƣờng hợp không đƣợc cấp tín dụng cho cổ đông theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 nhằm hạn chế việc các tổ chức tín dụng cho vay theo quan hệ đảm bảo cho việc cấp tín dụng đúng luật, không vì sự ảnh hƣởng của những ngƣời này mà lỏng lẻo trong khâu thẩm định cho vay. Còn theo các quy định tại khoản 4, 5 và 6 không cho phép tổ chức tín dụng cho vay với khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát hay không đƣợc cấp tín dụng góp vốn dựa trên cơ sở bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp nhƣ trên để đảm bảo khả năng thu hồi của các khoản nợ, hạn chế hình thành nợ xấu. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 24 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Tuân thủ đúng các quy định này sẽ tạo nên sự minh bạch trong hoạt động của các ngân hàng, góp phần hạn chế hình thành sở hữu chéo trong hệ thống các Ngân hàng thƣơng mại. 2.3.3 Trƣờng hợp hạn chế cấp tín dụng Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Điều 127 quy định cụ thể các trƣờng hợp hạn chế cấp tín dụng nhƣ sau: 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài không đƣợc cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ƣu đãi cho những đối tƣợng sau đây:  Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài;  Kế toán trƣởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài;  Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;  Doanh nghiệp có một trong những đối tƣợng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;  Ngƣời thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;  Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát. 2. Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với các đối tƣợng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này không đƣợc vƣợt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. 3. Việc cấp tín dụng đối với những đối tƣợng quy định tại khoản 1 Điều này phải đƣợc Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng thông qua và công khai trong tổ chức tín dụng. 4. Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một đối tƣợng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không đƣợc vƣợt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng; đối với tất cả các đối tƣợng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không đƣợc vƣợt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 25 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Luật quy định các đối tƣợng hạn chế cấp tín dụng nhƣ tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên, thanh tra viên đang tiến hành kiểm toán, thanh tra tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo tín công bằng và minh bạch, tránh xảy ra hiện tƣợng tham nhũng, tác động đến quyết định của các thanh tra viên, ngƣời thẩm định. Còn việc hạn chế cấp tín dụng đối với kế toán trƣởng, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập nhằm tránh việc các cá nhân này vì lợi ích riêng mà đƣa ra các quyết định ảnh hƣởng đến lợi ích của tổ chức tín dụng cũng nhƣ đảm bảo lợi ích của cổ đông nhỏ. 2.4 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP QUỸ DỰ PHÒNG ĐỂ ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Đây là quy định điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo một cách gián tiếp. Việc dùng yếu tố này để xác định có hiện tƣợng sở hữu chéo tồn tại trong Ngân hàng thƣơng mại hay không không rõ ràng nhƣ đối với các quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần hay giới hạn tín dụng đã phân tích ở trên. Vì vậy, cũng rất khó nhận biết khi có vụ việc vi phạm quy định này. Tuy nhiên, vấn đề phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng có vai trò rất quan trọng. Khi hoạt động kinh doanh gặp rủi ro, bên cạnh vốn tự có thì quỹ dự phòng là lá chắn tài chính của Ngân hàng thƣơng mại. Với vai trò quan trọng nhƣ vậy cho nên NHNN đã ban hành hẳn một thông tƣ quy định cụ thể vấn đề này, đó là Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài (sau đây gọi là Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN) và đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014. Theo quy định của Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN, trích lập quỹ dự phòng rủi ro đƣợc hiểu là số tiền đƣợc trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung: GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 26 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Dự phòng cụ thể là số tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phòng chung là số tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhƣng chƣa xác định đƣợc khi trích lập dự phòng cụ thể. Về phân loại nợ, theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN thì nợ đƣợc phân thành 5 nhóm, bao gồm:  Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ trong hạn và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dƣới 10 ngày và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.  Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.  Nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;…  Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;…  Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;… Trong đó, nhóm 3, 4 và 5 là nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại với tỷ lệ trích lập lần lƣợt là 20%, 50% và 100%. NHNN quy định, ít nhất mỗi quý một lần, các Ngân hàng thƣơng mại thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập quỹ dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trƣớc. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 27 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Với quy định về phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng của NHNN nhằm đảm bảo cho các Ngân hàng thƣơng mại không bị mất vốn và cùng với vốn tự có sẽ giúp các Ngân hàng thƣơng mại giải quyết đƣợc rủi ro, đảm bảo khả năng hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, việc trích lập cho các khoản nợ xấu làm tăng chi phí, từ đó làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng thƣơng mại. Đây là nguyên nhân dẫn đến trên thực tế vẫn có một số Ngân hàng thƣơng mại tìm cách lách quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng mà sở hữu chéo là cơ chế hữu hiệu giúp các Ngân hàng thƣơng mại thực hiện điều này. Nói tóm lại, Chƣơng này ngƣời viết đã trình bày, phân tích các yếu tố nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng bao gồm các quy định về an toàn vốn, tỷ lệ sở hữu cổ phần; giới hạn góp vốn, mua cổ phần; giới hạn tín dụng và phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng để xác định vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại. Các quy định này không điều chỉnh trực tiếp vấn đề sở hữu chéo mà thông qua việc làm cho hệ thống tín dụng đƣợc lành mạnh, minh bạch, qua đó gián tiếp điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo. Nếu tuân thủ đúng các quy định này sẽ hạn chế đƣợc việc hình thành sở hữu chéo và các tác động tiêu cực của nó. Tiếp theo ở Chƣơng 3, tác giả sẽ trình bày thực trạng và tác động của vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại hiện nay cũng nhƣ đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 28 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG, TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN Qua Chƣơng 2, luận văn đã trình bày, phân tích các quy định pháp luật về vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại. Trong Chƣơng này, luận văn sẽ nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định này và trình bày tác động của sở hữu chéo đối với hệ thống các tổ chức tín dụng. Từ đó, tác giả sẽ đƣa ra một số kiến nghị nhằm hạn chế hiện tƣợng sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại và ngăn chặn tác động tiêu cực của nó. 3.1 THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 3.1.1 Thực trạng của vấn đề sở hữu chéo giữa các Ngân hàng thƣơng mại Để đảm bảo cho các Ngân hàng thƣơng mại nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung hoạt động lành mạnh, có khả năng chống chọi với rủi ro thì các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng đã đƣợc ban hành và cập nhật liên tục. Các tỷ lệ này điều chỉnh gián tiếp vấn đề sở hữu chéo, mà nếu đƣợc các ngân hàng tuân thủ đúng sẽ hạn chế đƣợc hiện tƣợng sở hữu chéo hình thành trong Ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, trên thực tế các quy định này vẫn chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc dẫn đến các sai phạm tác động tiêu cực đến hệ thống tín dụng. Thứ nhất, mặc dù Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã có quy định cụ thể tỷ lệ sở hữu cổ phần của cá nhân, tổ chức tại tổ chức tín dụng.34 Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều trƣờng hợp vi phạm quy định này. Theo thống kê của NHNN thì hiện có 5/33 NHTMCP có cá nhân sở hữu vƣợt 5% vốn điều lệ; 5/33 NHTMCP có tổ chức sở hữu vƣợt 15% vốn điều lệ, 8/33 NHTMCP có nhóm cổ đông và ngƣời có liên quan sở hữu vƣợt 20% vốn điều lệ.35 34 35 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, điều 55. Thuỳ Vinh, M&A ngân hàng: Sẽ giảm sở hữu chéo, Báo Đầu tư, ngày 21-7-2014. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 29 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Thứ hai, quy định về ngƣời có liên quan trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Điều 4, Khoản 28 chƣa bao quát cho nên dựa vào kẽ hở này một số cá nhân, tổ chức vi phạm quy định. Chẳng hạn, một cổ đông có thể thông qua những ngƣời không có quan hệ họ hàng, thân thích đứng ra trên danh nghĩa sở hữu cổ phần tại một ngân hàng, nhƣng thực tế sau lƣng họ lại là ngƣời sở hữu, chi phối hay thông qua các doanh nghiệp, công ty cổ đông này có cổ phần sở hữu để gián tiếp sở hữu ngân hàng. Đây là tình trạng rất khó phát hiện và kiểm soát dẫn đến nhiều ngân hàng có thể đƣợc sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc thành viên gia đình góp vốn đồng thời lãnh đạo ở các doanh nghiệp khác. Ví dụ tiêu biểu cho trƣờng hợp này là trƣờng hợp ông Đặng Thành Tâm với NHTMCP Nam Việt (Navibank) và NHTMCP Phƣơng Tây.36 Tuy ông Đặng Thành Tâm chỉ sở hữu 2,97% tại Ngân hàng Navibank và không có cổ phần tại Ngân hàng Phƣơng Tây, nhƣng ông lại sở hữu gián tiếp cả hai ngân hàng này thông qua Công ty cổ phần Viễn thông Sài Gòn, nơi ông nắm 23,69% và Tổng công ty phát triển nhà Kinh Bắc (KBC), nơi ông nắm 34,94% cổ phần. Công ty cổ phần Viễn thông Sài Gòn trực tiếp sở hữu 9,41% Ngân hàng Phƣơng Tây. Còn KBC đầu tƣ 483 tỷ đồng tại Công ty cổ phần năng lƣợng Sài Gòn – Bình Định, vốn chiếm 9,85% vốn sở hữu tại Ngân hàng Phƣơng Tây và 11,93% tại Ngân hàng Navibank.37 Thứ ba, về các trƣờng hợp hạn chế cấp tín dụng, không đƣợc cấp tín dụng nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 2 nhằm tránh hoạt động cho vay theo quan hệ phục vụ cho lợi ích riêng của một nhóm cổ đông và để đảm bảo khả năng thu hồi của các khoản cho vay, hạn chế hình thành nợ xấu. Trên thực tế quy định này bị mất tác dụng khi các ngân hàng nhờ vào sở hữu chéo mà không tuân thủ các quy định này.38 Ví dụ cụ thể nhƣ trƣờng hợp sở hữu chéo giữa một NHTMCP và một Doanh nghiệp nhà nƣớc. Đó là trƣờng hợp NHTMCP An Bình (AnBinh Bank, ABB) với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco). EVN sở hữu 24% cổ phần ABB, Geleximco sở hữu 7,54% cổ phần của ABB. Hai cổ đông 36 Ngày 22/1/2014, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 86 về việc đổi tên Ngân hàng Navibank thành Ngân hàng Quốc dân. 37 Ủy ban kinh tế của Quốc hội, Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 “ Từ bất ổn vĩ mô tới con đường tái cơ cấu”, Nxb Tri Thức, tr. 159. 38 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, điều 126, 127. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 30 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại trên đều cử đại diện tham gia Hội đồng quản trị của ABB. Cụ thể, Geleximco cử Ông Vũ Văn Tiền làm chủ tịch Hội đồng quản trị, EVN cử hai thành viên là Ông Nguyễn Văn Hội và Đào Duy Hƣng là thành viên Hội đồng quản trị của ABB. Theo quy định tại khoản 1, Điều 126, Luật các tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng không đƣợc cấp tín dụng cho: “Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn”. Tuy nhiên, thông qua việc đầu tƣ trái phiếu ABB đã tài trợ cho hai pháp nhân là cổ đông của ngân hàng. Cụ thể, năm 2010 ABB đã tài trợ 1000 tỷ đồng cho EVN và 500 tỷ đồng cho Geleximco.39 Về bản chất, các khoản đầu tƣ trái phiếu này là các khoản tín dụng. Tuy nhiên, thông qua sự thiếu vắng quy định về các khoản đầu tƣ trái phiếu doanh nghiệp của Ngân hàng thƣơng mại mà ABB đã vô hiệu hoá quy định về giới hạn tín dụng. Ví dụ thứ hai về trƣờng hợp sở hữu chéo giữa hai NHTMCP với nhau. Đó là NHTMCP Á Châu (Asia Commercial Bank, ACB) và NHTMCP Đại Á (DaiA Bank). Theo quy định tại khoản 7, Điều 8, Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN thì: “Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán”. Quy định này rõ ràng và chặt chẽ, tuy nhiên, nhờ vào sở hữu chéo mà các NHTMCP có thể lách quy định này. Tại NHTMCP Đại Á, ACB nắm giữ 10,82% cổ phần. Tuy nhiên, ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng giám đốc ACB lại sở hữu 4,32% của Đại Á và ông Nguyễn Văn Hoà, kế 39 Báo cáo tài chính của Ngân hàng An Bình năm 2010. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 31 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại toán trƣởng ACB giữ 4,38% cổ phần của Đại Á.40 Thực chất, ACB giữ 19,52% cổ phần của Đại Á. Đến năm 2010, ông Toàn vẫn là thành viên Hội đồng quản trị và ông Hoà vẫn là thành viên Ban kiểm soát của Đại Á. Nhƣ vậy, ACB thật sự có ảnh hƣởng lớn đến Đại Á bởi nắm giữ 19,52% cổ phần và có hai thành viên ban điều hành của ACB tham gia Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Năm 2010, ACB đã đầu tƣ 1000 tỷ đồng trái phiếu của NH Đại Á rồi Đại Á mua 700 tỷ đồng trái phiếu của công ty chứng khoán ACB (ACBS).41 Nếu ACB không có sở hữu chéo tại ngân hàng Đại Á thì giao dịch cho vay ACBS không thể thực hiện đƣợc. Bằng sở hữu chéo, ACB đã vô hiệu quy định về giới hạn cấp tín dụng của Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN đó là không cho phép tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho công ty con hoạt động kinh doanh chứng khoán. Một điểm khác biệt giữa Hội đồng quản trị của ACB với các Hội đồng quản trị của các NHTMCP khác đó là các cổ đông lớn nhƣ ông Trần Mộng Hùng và Nguyễn Đức Kiên không tham gia Hội đồng quản trị, dù cả hai đều là cổ đông sáng lập và đang nắm giữ một lƣợng cổ phiếu lớn của ACB. Thay vào đó các cổ đông này làm thành viên Hội đồng sáng lập ACB. Nhƣ vậy, nếu muốn ACB có thể cho cả hai cổ đông lớn này vay vốn, vì pháp luật hiện hành chỉ quy định không đƣợc cấp tín dụng cho thành viên Hội đồng quản trị.42 Nhƣ vậy, thông qua sở hữu chéo mà các ngân hàng đã làm sai tinh thần của khung giám sát của Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN về giới hạn tín dụng. Thứ tư, thực tế vẫn còn nhiều trƣờng hợp vi phạm về giới hạn góp vốn, mua cổ phần. Tại Điều 103 quy định về góp vốn, mua cổ phần và Điều 107 quy định về các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng thƣơng mại trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, có thể thấy những quy định này đã xóa đi ranh giới giữa chức năng Ngân hàng đầu tƣ và Ngân hàng thƣơng mại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây là một trong những “lỗ hổng” tạo điều kiện cho sở hữu chéo gây ra những sai phạm về đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng. Nhƣ vậy, việc Luật các tổ chức tín 40 Ai đang nắm giữ ngân hàng Đại Á, Báo điện tử Vnexpress, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tintuc/chung-khoan/ai-dang-nam-giu-ngan-hang-dai-a-2728671.html, [truy cập ngày 10-10-2014]. 41 Báo cáo tài chính năm 2010 Ngân hàng Đại Á. 42 Luật các tổ chức tín dụng, điều 126, khoản 1. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 32 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại dụng cho phép các Ngân hàng thƣơng mại vẫn có thể tham gia đầu tƣ chứng khoán từ đó vô hiệu hoá quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần nhằm tách bạch hoạt động Ngân hàng đầu tƣ ra khỏi hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại.43 Đồng thời, sở hữu chéo cũng tạo điều kiện cho các ngân hàng và công ty con sở hữu cổ phần lẫn nhau, vi phạm quy định về góp vốn, mua cổ phần giữa các công ty con, công ty liên kết, công ty kiểm soát tại Điều 135, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. Chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp giữa Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) và NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB): đến ngày 17/5/2012, SHS sở hữu 3,74% vốn tại SHB, đồng thời, SHB sở hữu 8,22% vốn tại SHS.44 Thứ năm, vi phạm về phân loại và trích lập quỹ dự phòng rủi ro, nhƣ đã trình bày ở Chƣơng 2, đây là quy định điều chỉnh gián tiếp vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại. Cụ thể, theo quy định thì khi khách hàng không trả đƣợc nợ thì ngân hàng phải xếp khoản vay đó thành nợ xấu và trích lập quỹ dự phòng tƣơng ứng nhƣng thông qua việc sở hữu chéo cho phép ngân hàng này không phải khai báo nợ xấu và không phải trích lập quỹ dự phòng. Các Ngân hàng thƣơng mại lách quy định này bằng nhiều cách. Một là, Ngân hàng A có khách hàng không trả đƣợc nợ thì trên quy định phải khai báo và trích lập dự phòng cho khản nợ này, tuy nhiên, ngân hàng A có thể đi vay ngân hàng B (ngân hàng mà A có sở hữu) để giải quyết khoản nợ này. Qua đó, giảm đƣợc mức nợ xấu phải khai báo và không phải trích lập dự phòng rủi ro tƣơng ứng. Hai là, ngân hàng có thể cho khách hàng vay khoản vay mới để khách hàng trả cả gốc lẫn lãi khoản nợ đến hạn (vay đảo nợ). Vấn đề không tuân thủ quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của các Ngân hàng thƣơng mại gây khó khăn cho NHNN không thể nắm bắt chính xác tình hình nợ xấu của toàn hệ thống và cũng là nguyên nhân khiến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng cao. 43 Linh Lan, Cơ chế tạo sở hữu chéo, Báo điện tử Pháp luật Việt Nam, http://baophapluat.vn/nganhang/co-che-tao-so-huu-cheo-198237.html, [truy cập ngày 15-10-2014]. 44 Nguyễn Đức Trung – Phạm Mạnh Hùng, Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị, Tạp chí Ngân hàng, số 12, 2013, tr. 13-16, tr. 14. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 33 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại 3.1.2 Tác động của vấn đề sở hữu chéo đối với hệ thống các tổ chức tín dụng Sở hữu chéo luôn có tác động hai chiều đối với nền kinh tế và với bản thân mỗi chủ thể tập đoàn, ngân hàng và doanh nghiệp tham gia các sở hữu loại này. 3.1.2.1 Một số tác động tích cực Sở hữu chéo sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm, nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ giữa các đối tác. Sở hữu chéo hình thành nên một cơ cấu sở hữu và quản trị ổn định trong các doanh nghiệp, ngân hàng sẽ giúp các chủ thể tận dụng đƣợc nguồn vốn của các đối tác, mở rộng quy mô sản xuất; tận dụng cơ hội kinh doanh trên thị trƣờng, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các bên tham gia, nhất là đối với các doanh nghiệp và ngân hàng nhỏ, giúp tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro trong hoạt động. Giúp các ngân hàng tăng vốn đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ. Theo nghị định 141/2006/NĐ-CP Về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng (đƣợc Nghị định số 10/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung) thì các Ngân hàng thƣơng mại hoạt động trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, phải đáp ứng yêu cầu tăng vốn đạt 1000 tỷ đồng năm 2008 và 3000 tỷ đồng vào năm 2010. Trong một thời gian ngắn việc phải huy động số vốn lớn là không dễ dàng đối với các Ngân hàng thƣơng mại. Sở hữu chéo giúp các ngân hàng giải quyết nhu cầu tăng vốn, đối phó với quy định của Chính phủ một cách nhanh chóng và đơn giản. Sở hữu chéo giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng. Một lợi ích nữa phải kể tới đó là việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng và tập đoàn, tổng công ty sẽ tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp, công ty con của những tập đoàn sở hữu các ngân hàng này có thể dễ dàng vay đƣợc vốn từ ngân hàng kia khi mà cả hai ngân hàng cùng thuộc sở hữu của một chủ thể. 3.1.2.2 Những tác động tiêu cực Bên cạnh các tác động tích cực thì sở hữu chéo cũng bộc lộ những mặt tiêu cực tạo rủi ro cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Sở hữu chéo tiềm ẩn rủi ro tăng vốn ảo, thâu tóm ngân hàng và rủi ro hệ thống. Đặc biệt, sở hữu chéo đã gây ra tình trạng căng thẳng nợ xấu trong thời gian qua. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 34 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Trước nhất là rủi ro tăng vốn ảo. Sở hữu chéo hình thành những khoản khổng lồ nhƣng chỉ có trên giấy tờ, sổ sách mà không đƣợc đƣa ra thị trƣờng, cho nền kinh tế. Nhƣ đã nói ở trên, các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam phải có số vốn điều lệ thực góp là 1000 tỷ đồng vào năm 2008 và tăng lên 3000 tỷ đồng vào năm 2010. Trong một thời gian ngắn để tăng đƣợc lƣợng vốn hàng nghìn tỷ đồng không phải là điều đơn giản. Để lách quy định này, thông qua sở hữu chéo cổ đông của ngân hàng X có thể đi vay vốn của ngân hàng Y để đầu tƣ vào ngân hàng X và ngƣợc lại; Hoặc tổng công ty A sở hữu doanh nghiệp B, đồng thời sở hữu doanh nghiệp C, khi doanh nghiệp B và C cùng đầu tƣ vào ngân hàng X, thì A là đƣơng nhiên là chủ sở hữu của ngân hàng X (trong đó B và C là sở hữu trực tiếp, A là sở hữu gián tiếp). Nhiều ngân hàng có số vốn tăng nhanh đáng ngạc nhiên, trong đó một phần là nhờ sở hữu chéo. Tuy nhiên, nguồn vốn của từng ngân hàng tăng, nhƣng tổng thể nguồn vốn toàn hệ thống thì không hề thay đổi, bởi thông qua hoạt động đi vay để đầu tƣ hay góp vốn lẫn nhau thì dòng vốn chỉ chảy qua chảy lại giữa các ngân hàng với nhau, tăng lên trên giấy tờ sổ sách mà thôi. Nguy hiểm là ở chỗ, sở hữu chéo làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng, bởi đánh giá hoạt động của một ngân hàng có rất nhiều chỉ số nhƣ tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất, tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ,… xác định dựa trên số vốn tự có mà vốn điều lệ là một yếu tố cấu thành nên vốn tự có của ngân hàng lại có một phần là vốn ảo, do vậy, kết quả tính toán các chỉ số này trong toàn hệ thống còn mang giá trị ảo. Chính kết quả này kéo theo hệ lụy làm sai lệch về quản trị ngân hàng cũng nhƣ việc đánh giá rủi ro, trích lập dự phòng hay giám sát đối với hoạt động tài chính nói chung. Rủi ro thâu tóm đối với hoạt động ngân hàng. Theo quy định hiện nay, một cổ đông là cá nhân không đƣợc sở hữu quá 5%, một tổ chức không đƣợc sở hữu quá 15%, cổ đông và những ngƣời liên quan của cổ đông đó không đƣợc sở hữu vƣợt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng (trừ những trƣờng hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ) nhằm hạn chế việc thâu tóm ngân hàng trái pháp luật.45 45 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, điều 55, khoản 1, 2, 3. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 35 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Tuy nhiên, để lách các quy định trên, các cổ đông sở hữu số vốn nhỏ hơn 5% vốn điều lệ lại ủy quyền cho những cá nhân tổ chức không có họ hàng với mình để đầu tƣ vào một ngân hàng, nhƣ ở trên chúng ta có thể thấy trƣờng hợp của ông Đặng Thành Tâm với Navibank và ngân hàng Phƣơng Tây là một ví dụ. Nhƣ vậy, khi sở hữu chéo diễn ra thì quy định này dƣờng nhƣ bị vô hiệu hoá. Sở hữu chéo khiến cho một số ngƣời sở hữu đồng thời nhiều ngân hàng và doanh nghiệp khác nhau, từ đó chi phối hoạt động kinh doanh ngân hàng. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ thông qua hoạt động cấp tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại, mặc dù có quy định các ngân hàng không đƣợc phép cho cổ đông của mình vay vốn, nhƣng trên thực tế họ lại có thể cho vay đối với các công ty, doanh nghiệp con của những cổ đông này. Một khi giám sát không chặt chẽ, các chủ sở hữu có thể chi phối để dòng tiền chuyển sang cho vay các dự án “sân sau” của mình. Cơ chế quản lý giám sát lỏng lẻo còn có thể dẫn tới tình trạng qua loa ở khâu thẩm định, việc này có thể khiến kết quả đánh giá khả năng tài chính, khả năng trả nợ và sự đảm bảo an toàn cho khoản vay không chính xác. Nhƣ vậy, sở hữu chéo không những dẫn tới thâu tóm ngân hàng mà còn gây ra rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động ngân hàng. Tiềm ẩn rủi ro hệ thống. Do mạng lƣới chằng chịt phức tạp trong mối quan hệ sở hữu giữa các ngân hàng, khi xuất hiện rủi ro rất dễ xảy ra hiệu ứng dây chuyền không chỉ trong hoạt động ngân hàng. Ban đầu rủi ro xảy ra với một hoặc một vài tổ chức riêng lẻ, sau đó sẽ nhanh chóng lan ra các tổ chức khác bởi những mối liên quan về nguồn vốn kinh doanh. Tiếp đó rủi ro sẽ lan ra hoạt động của các doanh nghiệp bởi quan hệ giữa dòng vốn đầu tƣ, cho vay, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, bởi mâu thuẫn giữa dòng vốn ảo chỉ có trên sổ sách và hoạt động sản xuất kinh doanh thực. Đặc biệt, khi nó bị lạm dụng để phục vụ lợi ích nhóm hay để che giấu tình trạng ọp ẹp về tài chính của các doanh nghiệp và ngân hàng có liên quan. Nợ xấu là một trong những hệ lụy nghiêm trọng. Nguyên nhân đến từ việc cấp tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại, khi mà hoạt động này không dựa vào quy định tín dụng chặt chẽ mà chủ yếu từ quan hệ thân thiết “sân sau”. Các chủ sở hữu có thể tác động gây áp lực để thực hiện cấp tín dụng cho các hoạt động kinh doanh theo mục đích riêng của mình; hoạt động này đƣợc thực hiện với sự qua loa trong khâu GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 36 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại thẩm định và lỏng lẻo trong thanh tra giám sát, giải ngân và thực hiện khoản vay. Việc nguồn lực phân bổ không đƣợc đánh giá, giám sát đầy đủ sẽ dễ gây ra nợ xấu. Khi đã xuất hiện nợ xấu, việc xử lý sẽ khó khăn hơn nhiều, do mối quan hệ lằng nhằng của sở hữu chéo. Khi đó ngân hàng A che giấu nợ xấu của mình bằng cách không khai báo nợ xấu mà nhờ ngân hàng B (A có sở hữu) cho vay, qua đó giảm đƣợc mức nợ xấu phải khai báo và không phải trích dự phòng rủi ro tƣơng ứng. Đó cũng là một trong những lý do khiến NHNN khó nắm bắt đƣợc chính xác số nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng. 3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 3.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Nhƣ đã trình bày ở Chƣơng 1, sở hữu chéo xuất hiện rất sớm tại các quốc gia nhƣ Nhật Bản, Đức. Bên cạnh một số tác động tích cực thì sở hữu chéo cũng gây ra không ít tác động tiêu cực cho hệ thống ngân hàng của các nƣớc này. Điển hình cho việc kiểm soát và hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo thành công đó là Nhật Bản. Thứ nhất, Nhật Bản đã ban hành các quy định pháp luật hạn chế sở hữu chéo. Năm 1981, Luật Thƣơng mại Nhật Bản đã quy định cấm công ty con sở hữu cổ phần của công ty mẹ, trừ một số trƣờng hợp đặc biệt. Sau đó, Luật Công ty cũng cấm thực hiện quyền biểu quyết của cổ đông là công ty sở hữu chéo ngƣợc chiều trong trƣờng hợp sở hữu chéo có dấu hiệu chi phối thực chất. Bên cạnh đó, Luật cấm độc quyền gián tiếp tác động quan hệ sở hữu chéo cổ phần thông qua quy định về giới hạn sở hữu và nghĩa vụ báo cáo nhằm kiểm soát tình trạng độc quyền.46 Thứ hai, từ 01/4/2000, Nhật Bản áp dụng chế độ hạch toán kế toán theo giá thị trƣờng đối với hàng hóa tài chính thay thế chế độ hạch toán theo nguyên giá. Kết quả là các Ngân hàng thƣơng mại và công ty sở hữu chéo cổ phần bị rơi vào tình trạng thua lỗ do định giá cổ phần sở hữu chéo theo giá thị trƣờng. Các chủ thể này đã nhận thức đƣợc sở hữu chéo là tác nhân gây ra tăng trƣởng lợi nhuận âm và từng bƣớc điều chỉnh 46 Nguyễn Thị Lan Hƣơng, Nhật Bản: Hạn chế tình trạng sở hữu chéo, Tạp chí Tài chính và Đầu tư, số 5, 2013. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 37 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại tỷ lệ sở hữu cổ phần chéo. Từ năm 2000, nhiều Ngân hàng thƣơng mại và các công ty đã bán tháo số lƣợng lớn cổ phần khiến hàng loạt cổ phiếu sụt giá. Tình trạng này đã tạo ra áp lực đối với thị trƣờng chứng khoán và xã hội nói chung. Trong bối cảnh đó, năm 2001, Nhật Bản ban hành Luật Hạn chế Ngân hàng sở hữu cổ phần. Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức mua cổ phần sở hữu của Ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng tín dụng dài hạn, quỹ nông lâm trung ƣơng, liên minh quỹ tín dụng.47 Thứ ba, Nhật Bản đã thành công với mô hình công ty chuyên mua bán cổ phần ngân hàng (Bank’s Shareholding Purchase Corparation – BSPC). Theo đó, các doanh nghiệp vi phạm quy định hạn chế sở hữu chéo phải thoái vốn bằng cách bán cổ phần cho BSPC, sau đó BSPC sẽ bán lại cho các nhà đầu tƣ bên ngoài theo một quy trình nhất định.48 Nhƣ vậy, với các giải pháp trên sở hữu chéo cổ phần vẫn đƣợc duy trì ở Nhật Bản nhƣng pháp luật nƣớc này đã đặt ra khá nhiều quy định chặt chẽ để hạn chế những bất cập của chúng. 3.2.2 Kiến nghị hoàn thiện Đối với Việt Nam, vấn đề sở hữu chéo tồn tại trong Ngân hàng thƣơng mại nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung ở nƣớc ta có xu hƣớng ngày càng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhận thức đƣợc tác động tiêu cực của sở hữu chéo đối với an toàn hoạt động của hệ thống tín dụng, NHNN đã đƣa ra nhiều giải pháp nhằm xử lý sở hữu chéo để đảm bảo cho an toàn của từng Ngân hàng thƣơng mại và của cả hệ thống. Nhìn về mặt tổng thể của quá trình xử lý sở hữu chéo đƣợc triển khai từ năm 2011 cho tới nay, các biện pháp đƣợc NHNN Việt Nam triển khai theo một hệ thống gồm ba nhóm đan xen, hỗ trợ lẫn nhau: Nhóm 1: Đánh giá tình trạng sở hữu chéo tại hệ thống tổ chức tín dụng; Nhóm 2: Xây dựng khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách và triển khai các biện pháp giám sát, ngăn ngừa sở hữu chéo gia tăng; Nhóm 3: Triển khai các biện pháp xử lý toàn diện và dứt điểm tình trạng sở hữu chéo. 47 Nguyễn Thị Lan Hƣơng, Nhật Bản: Hạn chế tình trạng sở hữu chéo, Tạp chí Tài chính và Đầu tư, số 5, 2013. 48 Thanh Thanh Lan, Đề xuất lập công ty xử lý sở hữu chéo ngân hàng, Báo điện tử Vnexpress, 2013, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/de-xuat-lap-cong-ty-xu-ly-so-huu-cheo-nganhang-2901760.html, [truy cập ngày 30-10-2014]. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 38 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Trong số 45 giải pháp thực hiện tái cơ cấu trong Đề án 254, 49 có đến 24 giải pháp có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến xử lý sở hữu chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, việc xử lý sở hữu chéo vẫn chƣa đạt hiệu quả. Với những sai phạm và tác động tiêu cực của vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại nhƣ đã trình bày ở trên đặt ra yêu cầu cấp thiết là cần có những giải pháp để xử lý. Sau đây, luận văn sẽ trình bày một số kiến nghị nhằm giảm sở hữu chéo và tác động tiêu cực của nó. Thứ nhất, cần thoái vốn của NHTMNN và Doanh nghiệp nhà nước tại các NHTMCP. Nghị quyết số 15/2014/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp quy định bốn cách thức thoái vốn Nhà nƣớc tại các Ngân hàng thƣơng mại.50 Song, việc thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoái vốn NHTMNN cũng nhƣ các Doanh nghiệp nhà nƣớc tại các NHTMCP có ý kiến đƣa ra cần thành lập Công ty mua bán cổ phần ngân hàng (Bank’s shareholding purchase corparation – BSPC) để xử lý sở hữu chéo ngân hàng tham khảo từ kinh nghiệm của Nhật Bản. Đây là đề xuất mới và có tính khả thi.51 Nếu đƣợc đƣa vào thực tiễn giải pháp này sẽ góp phần giúp NHTMNN và các Doanh nghiệp nhà nƣớc thoái vốn nhanh chóng hơn, góp phần xử lý sở hữu chéo. Việc thoái vốn của NHTMNN và Doanh nghiệp nhà nƣớc tại NHTMCP đồng thời cũng giúp tách bạch vai trò sở hữu và giám sát của Nhà nƣớc đảm bảo đƣợc tính khách quan, không còn tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” cũng nhƣ sẽ hạn chế đƣợc việc gây sức ép cho vay theo chỉ định. 49 Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ). 50 4 giải pháp là: (1) Chào bán ra công chúng số cổ phần mà doanh nghiệp nhà nƣớc đã đầu tƣ tại các công ty đại chúng; (2), (3) Thoái vốn tại các công ty đầu tƣ tài chính, các NHTM của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nƣớc, có thể giao các NHTM NN mua lại hoặc chuyển NHNN Việt Nam làm đại diện chủ sở hữu; (4) Giao Tổng công ty Đầu tƣ và Kinh doanh vốn Nhà nƣớc (SCIC) xem xét, mua lại các khoản đầu tƣ ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc, công ty 100% vốn nhà nƣớc vào lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng sau khi đã thực hiện các biện pháp nêu tại Nghị quyết này mà thoái vốn không thành công và các lĩnh vực khác theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. 51 Thanh Thanh Lan, Đề xuất lập công ty xử lý sở hữu chéo ngân hàng, Báo điện tử Vnexpress, 2013, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/de-xuat-lap-cong-ty-xu-ly-so-huu-cheo-nganhang-2901760.html, [truy cập ngày 30-10-2014]. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 39 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Thứ hai, cần mở rộng đối tượng là cổ đông, người có liên quan phải công bố thông tin và giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông, người có liên quan phải công bố thông tin. Hiện nay, theo Điều 26, Thông tƣ số 52/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán: cá nhân, tổ chức và nhóm ngƣời có liên quan nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng (trong trƣờng hợp này là ngân hàng) mới phải báo cáo về tỷ lệ sở hữu cho các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, theo Khoản 1, Điều 55, Luật các tổ chức tín dụng, một cổ đông là cá nhân không đƣợc sở hữu vƣợt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Do vậy, kết hợp hai quy định này với nhau, sẽ có rất ít cổ đông cá nhân của ngân hàng phải công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu. Vì vậy, để phát hiện đƣợc các mối quan hệ sở hữu chéo, cần mở rộng đối tƣợng công bố thông tin, đặc biệt là nhóm đối tƣợng là ngƣời có liên quan, đồng thời cần hạ tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu ngân hàng mà ở đó chủ sở hữu phải công bố thông tin. Cụ thể, các đối tƣợng phải công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu ngân hàng là:  Các cổ đông có tỷ lệ sở hữu NHTMCP từ 1% trở lên;  Ngƣời có liên quan của các cổ đông phải công bố thông tin có tỷ lệ sở hữu NHTMCP từ 1%. Việc quy định này sẽ giúp cho việc xác định quan hệ sở hữu chéo dễ dàng hơn.52 Song, hạ tỷ lệ sở hữu cổ phần phải công bố thông tin sẽ làm tăng chi phí cho xã hội. Tuy nhiên, khi việc công bố thông tin đƣợc đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý dễ dàng xác định sở hữu chéo, hạn chế đƣợc tác động tiêu cực của sở hữu chéo trong ngân hàng nhƣ hiện nay. Cho nên, chi phí cho công bố thông tin này là cần thiết và sẽ nhỏ hơn rất nhiều với các thiệt hại do sở hữu chéo gây ra. 52 Tham luận của GS Trần Thọ Đạt và các cộng sự, Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế, Kỷ yếu Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2014. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 40 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Thứ ba, cần bổ sung phạm vi quy định người có liên quan, người sở hữu cuối cùng. Theo Điều 55, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: cổ đông và những ngƣời có liên quan của cổ đông đó không đƣợc sở hữu vƣợt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng; Cổ đông cá nhân không đƣợc sở hữu quá 5%, tổ chức không quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; Các tỷ lệ sở hữu trên bao gồm cả phần vốn ủy thác cho các tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần. Tuy nhiên, quy định hiện hành về ngƣời có liên quan của cổ đông không bao trùm hết, dù có mở rộng đối tƣợng phải công bố thông tin sở hữu thì sự nhập nhằng trong các mối quan hệ liên quan vẫn tạo cơ hội cho sở hữu chéo, không xác định đƣợc ai là ngƣời sở hữu cuối cùng. Thông qua những pháp nhân và thể nhân khác nhau, một cá nhân có thể sở hữu vƣợt những quy định trên. Do vậy, để khắc phục khó khăn trong quản lý, giám sát sở hữu chéo, cần hoàn thiện quy định hiện hành về xác định rõ “ngƣời liên quan”, bổ sung quy định về “ngƣời sở hữu cuối cùng” và trao cho Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng quyền xác định “ngƣời sở hữu cuối cùng”, dựa trên nguyên tắc theo luật định. Cụ thể, đối với quy định về ngƣời có liên quan, trƣớc mắt, đối với trƣờng hợp cổ đông cá nhân tuy chỉ sở hữu một lƣợng cổ phần tuân thủ Điều 55, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 nhƣng nếu tính cả các bên liên quan của họ nhƣ vợ/chồng, gia đình của vợ/chồng có thể sẽ làm cho tỷ lệ sở hữu cao hơn mức quy định. Trong Luật hiện nay chỉ quy định cổ đông và các bên liên quan bao gồm gia quyến của chính cổ đông đó mà chƣa bao gồm gia quyến của gia đình vợ/chồng của cổ đông đó. Do đó, NHNN cần mở rộng đối tƣợng về các bên liên quan trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. Thứ tư, cần có quy định pháp luật cụ thể giải quyết vấn đề sở hữu tỷ lệ cổ phần vượt giới hạn quy định. Vừa qua, NHNN đã đƣa ra lấy ý kiến lần 3, Dự thảo Thông tƣ Hƣớng dẫn việc xử lý việc sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng vƣợt giới hạn quy định tại Luật các tổ chức tín dụng. Theo Dự thảo này, NHNN chia ra hai trƣờng hợp để xử lý đó là việc sở GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 41 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại hữu quá tỷ lệ quy định hình thành trƣớc khi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực và sau khi Luật này có hiệu lực (có hiệu lực từ ngày 01/01/2011). Cụ thể, đối với trƣờng hợp hình thành trƣớc ngày 01/01/2011 thì phải có kế hoạch xử lý chậm nhất là trƣớc ngày 31/3/2015 (trừ những trƣờng hợp đang thực hiện theo phƣơng án tái cơ cấu tổ chức tín dụng đƣợc NHNN hoặc Thủ tƣớng phê duyệt). Nếu quá thời hạn 31/12/2014 hoặc quá thời hạn cam kết trong phƣơng án tái cơ cấu đƣợc NHNN hoặc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tổ chức tín dụng vẫn chƣa đảm bảo việc sở hữu cổ phần trong giới hạn theo quy định, NHNN sẽ có biện pháp xử lý mạnh tay. Dự kiến NHNN sẽ yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện biện pháp mang tính bắt buộc nhƣ: cổ đông, cổ đông và ngƣời có liên quan của cổ đông đó phải chuyển nhƣợng cổ phần cho NHNN hoặc tổ chức tín dụng do NHNN chỉ định. Các đối tƣợng này không đƣợc quyền biểu quyết đối với số cổ phần sở hữu vƣợt tỷ lệ quy định và không đƣợc đề cử, ứng cử làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng bầu bổ sung hoặc bầu nhiệm kỳ mới Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát trong thời gian còn sở hữu cổ phần vƣợt tỷ lệ. Đối với trƣờng hợp thứ hai, sở hữu cổ phần vƣợt tỷ lệ sau ngày 01/01/2011. Tổ chức tín dụng có cổ đông, cổ đông và ngƣời có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần vƣợt giới hạn quy định phát sinh sau ngày Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực, NHNN sẽ có biện pháp xử lý mạnh tay hơn. Dự thảo Thông tƣ cũng nêu rõ các biện pháp sẽ đƣợc áp dụng nhƣ: cổ đông và ngƣời có liên quan của cổ đông đó không đƣợc mua cổ phần do tổ chức tín dụng đó phát hành thêm. Đồng thời phải xử lý số cổ phần sở hữu vƣợt giới hạn quy định của pháp luật thông qua hình thức chuyển nhƣợng cổ phần cho các nhà đầu tƣ khác hoặc phải chuyển nhƣợng cổ phần theo chỉ đạo của NHNN. Trong trƣờng hợp cần thiết NHNN sẵn sàng phƣơng án sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng khác hoặc thực hiện tái cơ cấu theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Bên cạnh đó, Dự thảo cũng đƣa ra các quy tắc trong chuyển nhƣợng, tặng cho. Nhƣ vậy, nếu Dự thảo Thông tƣ này đƣợc thông qua sẽ xử lý tình trạng sở hữu tỷ lệ cổ phần vƣợt mức, góp phần giải quyết vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 42 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Thứ năm, cần tách bạch chức năng Ngân hàng đầu tư và Ngân hàng thương mại. Từ Điều 103 về góp vốn, mua cổ phần và Điều 107 quy định về các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng thƣơng mại trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, có thể thấy những quy định này đã xóa đi ranh giới giữa chức năng Ngân hàng đầu tƣ và Ngân hàng thƣơng mại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây là một trong những “lỗ hổng” tạo điều kiện cho sở hữu chéo gây ra những sai phạm về đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, từ đó làm gia tăng nguy cơ rủi ro chéo giữa các khu vực thị trƣờng (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) trên thị trƣờng tài chính quốc gia. Cụ thể, mặc dù Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN đã quy định hoạt động của ngân hàng đầu tƣ phải đƣợc tách khỏi hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại, theo đó, ngân hàng không đƣợc cấp tín dụng cho công ty trực thuộc hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, bằng việc sở hữu chéo, ngân hàng A có thể dễ dàng lách quy định này bằng cách tác động bằng những phƣơng pháp khác nhau để ngân hàng B (mà ngân hàng A đang đồng sở hữu) mua trái phiếu của Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ của ngân hàng A. Những hoạt động này vô hình chung đã gắn rủi ro trong hoạt động đầu tƣ vào huy động và cho vay thƣơng mại của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, dẫn đến khả năng lan truyền rủi ro giữa các khu vực của thị trƣờng tài chính. Trong khi tình trạng nhập nhằng giữa hai chức năng đang diễn ra nhƣ vậy, nhiều ngân hàng Việt Nam lại thông báo sẽ trở thành tập đoàn tài chính. Bản chất của tập đoàn tài chính là vừa có chức năng đầu tƣ, vừa có chức năng thƣơng mại, điều này khiến cho vấn đề quản lý càng trở nên khó khăn. Do vậy, trong thời gian tới, luật cần bổ sung thêm các quy định liên quan đến tập đoàn tài chính đồng thời cơ quan quản lý cần có những biện pháp chế tài hạn chế các Ngân hàng thƣơng mại thực hiện những nghiệp vụ nhƣ ủy thác đầu tƣ chứng khoán. Thứ sáu, cần tách biệt rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát. Theo đó không cho phép thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của ngân hàng kiêm nhiệm chức vụ trong ban điều hành. Trên thực tế, tại Việt Nam, theo khoản 1, Điều 48, Luật các tổ chức tín dụng cho phép Hội đồng quản trị, Hội đồng thành GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 43 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại viên của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đƣợc quyền bổ nhiệm một trong số các thành viên của mình làm Tổng giám đốc/Giám đốc. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm này có thể dẫn đến việc xung đột về lợi ích khi Tổng giám đốc (là một trong những chủ sở hữu) đƣa ra những quyết định phục vụ cho một nhóm lợi ích mà không quan tâm đến quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ. Đồng thời, trong nội bộ ngân hàng cần có sự độc lập giữa Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát phải có quyền phủ quyết các quyết định có ảnh hƣởng tiêu cực đến lợi ích của các cổ đông nhỏ lẻ; can thiệp và báo cáo với cơ quan quản lý khi Hội đồng quản trị có quyết định trái pháp luật. Thứ bảy, cần tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng (M&A). Đây là giải pháp có hiệu quả trong giải quyết vấn đề sở hữu chéo vì các ngân hàng của cùng một chủ sẽ đƣợc gom về một mối. Tuy nhiên, giai đoạn 2011 - 2013 mới chỉ có 2 trƣờng hợp sáp nhập và hợp nhất do quan hệ sở hữu chéo đó là trƣờng hợp NHTMCP Sài Gòn đƣợc hợp nhất từ 03 ngân hàng gồm NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa và trƣờng hợp thứ hai là giữa Sacombank và Eximbank. M&A còn góp phần xử lý tình trạng các cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng vƣợt tỷ lệ quy định. Hiện nay, nhiều cổ đông lớn của các ngân hàng khác cũng đang tìm cách giảm tỷ lệ sở hữu thông qua M&A nhƣ Southern Bank vào Sacombank đang có phƣơng án sáp nhập, Maritime Bank sáp nhập Mekong Bank,…53 Cần hoàn thiện pháp luật về M&A để hoạt động này ngày càng có hiệu quả góp phần xử lý sở hữu chéo. Thứ tám, cần hoàn thiện luật thuế thu nhập cá nhân. Cần đặc biệt chú ý vấn đề kê khai thuế cũng nhƣ tăng mạnh chế tài phạt vi phạm khi trốn thuế thu nhập cá nhân. Điều này sẽ góp phần giảm trƣờng hợp cá nhân sử dụng tên ngƣời khác, tổ chức khác để sở hữu và chi phối nhiều ngân hàng. Bởi vì, xét đến cùng các cá nhân đầu tƣ tìm mọi cách để đƣa lợi ích về cho mình cao nhất. Vì vậy, 53 KIM, Thời báo Ngân hàng, Cổ đông lớn tìm đường thoái vốn, http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilinks/videtail/vicm196/vict196?dDocName=CNTHWEBAP0116 211761693&_afrLoop=7948423801036500&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=eir4j6seg_1#%40%3 F_afrWindowId%3Deir4j6seg_1%26_afrLoop%3D7948423801036500%26dDocName%3DCNTHWEB AP0116211761693%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Deir4j6seg_125, [truy cập ngày 31-10-2014]. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 44 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại với một mức đánh thuế chính xác vào những thu nhập “thực” của họ, các cá nhân này sẽ tự điều chỉnh hành vi phù hợp với lợi ích của mình. Từ đó sẽ hạn chế đƣợc ảnh hƣởng tiêu cực của sở hữu chéo. Cuối cùng, cần nghiêm cấm các hành vi lợi dụng sở hữu chéo để vượt qua các quy định về tỷ lệ sở hữu, giới hạn góp vốn, mua cổ phần; các quy định về hạn chế cho vay, giới hạn tín dụng cũng như phân loại, trích lập dự phòng rủi ro. Với những sai phạm bị phát hiện, cần có cơ chế xử phạt thật nghiêm bao gồm nâng các mức phạt hành chính nhằm gia tăng kỷ luật đối với các Ngân hàng thƣơng mại khác. Hiện hành, Nghị định 202/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng (Nghị định này sẽ hết hiệu lực vào ngày 12/12/2014) quy định về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức là nhƣ nhau. Cụ thể mức phạt tiền nhƣ sau:  Từ 5 đến 12 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng;  Từ 15 đến 30 triệu đồng với hành vi vi phạm giới hạn góp vốn, mua cổ phần;  Từ 2 đến 12 triệu đồng với hành vi vi phạm về dự phòng rủi ro; … Mức phạt vi phạm này còn thấp, chƣa tạo đƣợc tính răn đe vì vậy khi so sánh lợi ích thì các cá nhân, tổ chức có thể sẵn sàng vi phạm. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (có hiệu lực vào ngày 12/12/2014) thay thế Nghị định 202/2004/NĐ-CP và Nghị định 95/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 202/2004/NĐ-CP. Theo Nghị định, ngoài các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền, cá nhân, tổ chức trong nƣớc và nƣớc ngoài có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng sẽ bị xử phạt theo các hình thức bổ sung nhƣ: Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp về một hoặc một số hoạt động, dịch vụ ngân hàng và một số hoạt động kinh doanh khác thuộc lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng hoặc đình chỉ có thời hạn đối với một hoặc một số hoạt động ngân hàng và một số hoạt động kinh doanh khác đƣợc GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 45 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp phép có vi phạm quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. Tịch thu tang vật, phƣơng tiện đƣợc sử dung để vi phạm hành chính. Nghị định quy định mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2 tỷ đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1 tỷ đồng. Nghị định cũng quy định mức phạt tiền cụ thể ở từng hành vi vi phạm của cá nhân nhƣ:  Từ 200 đến 450 triệu đồng đối với hành vi vi phạm tỷ lệ đảm bảo an toàn;  Từ 100 đến 150 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về sở hữu cổ phần vƣợt tỷ lệ quy định;  Từ 100 đến 300 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định góp vốn, mua cổ phần;  250 đến 300 triệu đồng đối với hành vi vi phạm các trƣờng hợp không đƣợc cấp tín dụng quy định tại Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010;  Từ 200 đến 250 triệu đồng, vi phạm về phân loại tài sản có và dự phòng rủi ro;… Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 2 lần mức phạt tiền của cá nhân. Mặc dù, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật lĩnh vực ngân hàng trong Nghị định mới này cao hơn nhiều lần so với Nghị định 202/2004/NĐ-CP nhƣng hoạt động ngân hàng mang tính rủi ro cao và nếu có sai phạm có thể sẽ gây thiệt hại lớn và rủi ro cho cả hệ thống tín dụng cho nên cần phải nâng cao hơn nữa mức phạt vi phạm, đồng thời cần hình sự hoá nhằm tăng tính răn đe, hạn chế các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng. Tóm lại, Chƣơng này tác giả đã trình bày thực trạng và tác động của hiện tƣợng sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại. Đồng thời, luận văn cũng đã đƣa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng và các quy định khác có liên quan góp phần giải quyết vấn đề này theo hƣớng hạn chế sở hữu chéo và tác động tiêu cực của nó đối với hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo cho các Ngân hàng thƣơng mại nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động một cách minh bạch, an toàn. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 46 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại KẾT LUẬN Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu đề tài, ngƣời viết đã trình bày khái quát về vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại bao gồm khái niệm Ngân hàng thƣơng mại, lịch sử hình thành sở hữu chéo, khái niệm sở hữu chéo, các hình thức của sở hữu chéo, nguyên nhân dẫn đến hình thành sở hữu chéo. Nội dung khái quát trên làm nền tảng để tác giả đi sâu tìm hiểu quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại. Cùng với những phân tích trên, luận văn đã đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo hiện nay. Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo chƣa đạt hiệu quả. Nguyên nhân một phần là do sự thiếu đồng bộ, chƣa hoàn chỉnh của các quy phạm pháp luật, một phần là do hoạt động giám sát chƣa sát sao và các Ngân hàng chƣa tuân thủ đúng các quy định. Qua việc phân tích các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, tác giả đã đƣa ra đánh giá về tác động của sở hữu chéo đối với hệ thống tín dụng. Từ việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý sở hữu chéo. Từ đó, tác giả đã đóng góp một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo và giảm tác động tiêu cực của nó nhƣ: cần thoái vốn của Ngân hàng nhà nƣớc và Doanh nghiệp nhà nƣớc tại các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần; cần giải quyết vấn đề sở hữu tỷ lệ cổ phần vƣợt quy định; nên tăng cƣờng hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng,… Với những kiến nghị trên hy vọng trong tƣơng lai quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại sẽ đƣợc hoàn thiện hơn, điều chỉnh có hiệu quả hơn, giảm hiện thƣợng sở hữu chéo và tác động tiêu cực của nó, đảm bảo cho Ngân hàng thƣơng mại hoạt động lành mạnh, thật sự là kênh huy động vốn, cung cấp vốn hiệu quả. GVHD: ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh 47 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền [...]... đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại Chƣơng này, ngƣời viết sẽ trình bày khái quát về vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại bao gồm khái niệm Ngân hàng thƣơng mại, lịch sử hình thành sở hữu chéo, khái niệm sở hữu chéo, giới thiệu các hình thức sở hữu chéo và nguyên nhân hình thành sở hữu chéo Chƣơng 2: Pháp luật điều chỉnh về vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại Trong Chƣơng 2,... SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại CHƢƠNG 2 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Cho đến hiện nay, hệ thống pháp luật nƣớc ta vẫn chƣa có văn bản nào ghi nhận điều chỉnh trực tiếp vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng Tuy nhiên, để tránh xảy ra tình trạng này thì pháp luật có các quy định nhằm... chế của hệ thống pháp luật điều chỉnh về vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại Qua đó, tác giả trình bày một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp luật điều chỉnh về sở hữu chéo Đây là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong thời điểm hiện nay Với những lẽ trên ngƣời viết chọn nghiên cứu đề tài: “PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI” làm luận... trong xác định sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại Sau đó, ngƣời viết sẽ đi vào phân tích các quy định vào từng nhóm sở hữu chéo cụ thể và minh chứng bằng một vài ví dụ cụ thể 2.1 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN VỐN VÀ TỶ LỆ SỞ HỮU CỔ PHẦN CỦA NGÂN HÀNG ĐỂ ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO GIỮA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 2.1.1 Quy định pháp luật về an toàn vốn của ngân hàng để điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo. .. Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại 2.1.2 Quy định pháp luật về tỷ lệ sở hữu cổ phần của ngân hàng để điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại Theo quy định tại Điều 55, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: Một cổ đông là cá nhân không đƣợc sở hữu vƣợt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng; Một cổ đông là tổ chức không đƣợc sở hữu vƣợt... định pháp luật hiện hành điều chỉnh về vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại 5 Kết cấu đề tài Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của luận văn đƣợc kết cấu gồm ba chƣơng nhƣ sau: GVHD: ThS Lê Huỳnh Phương Chinh 2 SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại Chƣơng 1: Khái quát chung về vấn đề sở hữu chéo. .. khái quát về vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thƣơng mại gồm khái niệm Ngân hàng thƣơng mại, lịch sử hình thành sở hữu chéo, khái niệm sở hữu chéo, giới thiệu các hình thức sở hữu chéo và nguyên nhân dẫn đến hình thành sở hữu chéo Đây sẽ là nền tảng cho việc đi sâu nghiên cứu các quy định pháp luật về sở hữu chéo ở Chƣơng tiếp theo 22 Nguyễn Hiền, Báo điện tử Tiền Phong, Thống đốc ngân hàng thừa nhận... Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Hệ thống ngân hàng ở nƣớc ta hiện nay có 38 Ngân hàng thƣơng mại với 37 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần và 1 Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc.1 Với số lƣợng nhiều và ngày càng hoàn thiện hơn về chất lƣợng hoạt động, Ngân hàng thƣơng mại đã góp phần to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế nƣớc ta Các Ngân hàng. .. thƣơng mại cổ phần; Sở hữu lẫn nhau giữa các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần; Sở hữu Ngân hàng thƣơng mại cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc và tƣ nhân Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, ngƣời viết tập trung nghiên cứu những quy phạm pháp luật điều chỉnh ba hình thức sở hữu chéo có tác động tiêu cực đó là: Sở hữu của các Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc tại các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần; Sở hữu. .. Trần Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo trong Ngân hàng thương mại hữu chéo lẫn nhau Đây là hình thức sở hữu đáng lo ngại bởi nó thiếu minh bạch và khó kiểm soát 1.4 GIỚI THIỆU VỀ CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU CHÉO Các hình thức sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng ở nƣớc ta hiện nay khá đa dạng Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012 của Ủy ban kinh tế của Quốc hội thì sở hữu chéo đƣợc chia thành ... Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo Ngân hàng thương mại 2.1.2 Quy định pháp luật tỷ lệ sở hữu cổ phần ngân hàng để điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo Ngân hàng thƣơng mại Theo quy định Điều. .. Thị Ngọc Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo Ngân hàng thương mại CHƢƠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Cho đến nay, hệ thống pháp luật nƣớc ta... Tuyền Pháp luật điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo Ngân hàng thương mại Chƣơng 1: Khái quát chung vấn đề sở hữu chéo Ngân hàng thƣơng mại Chƣơng này, ngƣời viết trình bày khái quát vấn đề sở hữu chéo Ngân

Ngày đăng: 03/10/2015, 05:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan