địa vị pháp lý của hội thẩm nhân dân rong tố tụng hình sự việt nam

83 763 1
địa vị pháp lý của hội thẩm nhân dân rong tố tụng hình sự việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TR ƯỜ NG ĐẠ Ơ TRƯỜ ƯỜNG ĐẠII HỌC CẦN TH THƠ ẬT KHOA LU LUẬ ��� LU ẬN VĂN TỐT NGHI ỆP LUẬ NGHIỆ ÊN KH ÓA: 2011 - 2015 NI NIÊ KHÓ Đề Tài A VỊ PH ÁP LÝ CỦA HỘI TH ẨM NH ÂN ĐỊ ĐỊA PHÁ THẨ NH ỆT NAM DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VI VIỆ ng dẫn: Gi Giảảng vi viêên hướ ướng Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu Bô môn: Lu Luậật Tư ph phááp ơ, 12 /201 4 Cần Th Thơ 12/201 /2014 ực hi Sinh vi viêên th thự hiệện: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí MSSV: 5115836 Lớp: Lu Luậật Tư ph phááp 1 - k37 Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam LỜI CẢM ƠN Gần bốn năm học trôi qua, cánh cửa trường Đại học Cần Thơ dần khép lại đối với trang vở đời tôi. Nhìn lại quãng thời gian theo học tại trường tuy thật gian nan, vất vả nhưng đã trang bị cho tôi những vốn kiến thức, những kinh nghiệm sống quý báu làm hành trang bước vào đời. Người ta vẫn thường nói không có thành công nào mà không có sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít dù nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp từ người khác. Thật vậy, để đạt được kết quả như hôm nay - hoàn thành luận văn này, ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình, bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến cô hướng dẫn luận văn của tôi, Thạc sĩ Mạc Giáng Châu, người đã chỉ dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu để đạt kết quả như ngày hôm nay. Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, gia đình đã luôn bên tôi, cổ vũ và động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn này nhưng chắc chắn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn sinh viên để luận văn được hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Người viết Lê Thị Ngọc Quí GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam ẬN XÉT CỦA GI ẢNG VI ÊN HƯỚ NG DẪN NH NHẬ GIẢ VIÊ ƯỚNG �..................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Giảng viên hướng dẫn Mạc Giáng Châu GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam ẬN XÉT CỦA GI ẢNG VI ÊN PH ẢN BI ỆN NH NHẬ GIẢ VIÊ PHẢ BIỆ �..................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Giảng viên phản biện GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam ẬN XÉT CỦA GI ẢNG VI ÊN PH ẢN BI ỆN NH NHẬ GIẢ VIÊ PHẢ BIỆ �..................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Giảng viên phản biện GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam MỤC LỤC U........................................................................................................... 1 LỜI NÓI ĐẦ ĐẦU ƯƠ NG 1. CƠ SỞ LÝ LU ẬN VỀ ĐỊ A VỊ PH ÁP LÝ CỦA HỘI TH ẨM CH CHƯƠ ƯƠNG LUẬ ĐỊA PHÁ THẨ ÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VI ỆT NAM ..................................... 4 NH NH VIỆ NAM..................................... 1.1. Nh ững vấn đề cơ bản về đị a vị ph áp lý của Hội th ẩm nh ân dân trong tố Nhữ địa phá thẩ nhâ .......................................................................................... 4 tụng hình sự Vi Việệt Nam Nam.......................................................................................... 1.1.1. Khái niệm địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự.. 4 1.1.1.1. Khái niệm về Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự.................... 4 1.1.1.2. Khái niệm địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự Việt Nam......................................................................................................7 1.1.2. Đặc điểm tố tụng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự..................................................................................................... 9 1.1.2.1. Đặc điểm tố tụng của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự....... 9 1.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân................................. 10 áp lý của Hội th ẩm nh ân dân trong tố tụng 1.2. Cơ sở lý lu luậận về đị địaa vị ph phá thẩ nhâ ................................................................................................. 13 hình sự Vi Việệt Nam Nam................................................................................................. 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân............................................ 13 1.2.2. Vị trí, vai trò của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự................... 15 1.2.3. Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử và sự tác động đến địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân......................................................................... 18 1.2.3.1. Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia.............. 18 1.2.3.2. Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật........................................................................................................ 20 1.2.3.3. Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số............. 22 ữa Hội th ẩm nh ân dân với các ch ức danh tư ph áp kh ác 1.3. Mối quan hệ gi giữ thẩ nhâ chứ phá khá trong ho ng tố tụng hình sự......................................................................... 24 hoạạt độ động .........................................................................24 1.3.1. Mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân với Thẩm phán, Thư ký Tòa án.. 25 1.3.1.1. Mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân với Thẩm phán.................... 25 1.3.1.2. Mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân và Thư ký phiên tòa.............25 1.3.2. Mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân với các chức danh tư pháp khác trong hoạt động tố tụng..................................................................................... 26 1.3.2.1. Mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân và Điều tra viên.................. 26 1.3.2.2. Mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên.................. 27 GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam ƯƠ NG 2. ĐỊ A VỊ PH ÁP LÝ CỦA HỘI TH ẨM NH ÂN DÂN TRONG TỐ CH CHƯƠ ƯƠNG ĐỊA PHÁ THẨ NH ỆT NAM ................................................................................ 29 TỤNG HÌNH SỰ VI VIỆ NAM................................................................................ nh đị áp lý của Hội th ẩm nh ân dân trong tố tụng 2.1. Căn cứ xác đị định địaa vị ph phá thẩ nhâ ................................................................................................. 29 hình sự Vi Việệt Nam Nam................................................................................................. 2.1.1. Hội thẩm nhân dân là người nhân danh Nhà nước thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật............................................ 29 2.1.2. Hội thẩm nhân dân giữ vai trò trung tâm trong việc phát huy dân chủ, góp phần nâng cao uy tín, sức mạnh của Tòa án nhân dân............................... 30 2.1.3. Hoạt động của Hội thẩm nhân dân góp phần quyết định trong việc bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa..............................30 ẩm nh ân dân trong các mối quan hệ tố tụng 2.2. Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩ nhâ hình sự.................................................................................................................. 31 2.2.1. Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong mối quan hệ với người tiến hành tố tụng....................................................................................................... 31 2.2.1.1. Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong mối quan hệ với Thẩm phán............................................................................................................... 31 2.2.1.2. Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong mối quan hệ với Kiểm sát viên........................................................................................................... 33 2.2.1.3. Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong mối quan hệ với Thư ký phiên tòa........................................................................................................ 35 2.2.2. Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong mối quan hệ với người tham gia tố tụng.......................................................................................................... 36 2.2.2.1. Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong mối quan hệ với bị cáo, bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án................................. 37 2.2.2.2. Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong mối quan hệ với người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án............ 42 ƯƠ NG 3. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GI ẢI PH ÁP NÂNG CAO ĐỊ A VỊ PH ÁP CH CHƯƠ ƯƠNG GIẢ PHÁ ĐỊA PHÁ ẨM NH ÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VI ỆT NAM LÝ CỦA HỘI TH THẨ NH VIỆ NAM.. ................................................................................................................................... 46 áp lý về đị a vị ph áp lý của Hội th ẩm nh ân dân 3.1. Một số tồn tại về mặt ph phá địa phá thẩ nhâ ải ph áp ho àn thi ật......................... 46 trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam và gi giả phá hoà thiệện lu luậ .........................46 3.1.1. Một số tồn tại về mặt pháp lý và giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về sự độc lập của Hội thẩm nhân dân................................46 3.1.1.1. Tồn tại...............................................................................................46 3.1.1.2. Giải pháp.......................................................................................... 49 GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam 3.1.2. Một số tồn tại và giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân trong việc khởi tố vụ án hình sự.... 50 3.1.2.1. Tồn tại...............................................................................................50 3.1.2.2. Giải pháp.......................................................................................... 51 3.1.3. Một số tồn tại và giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân trong trường hợp Viện kiểm sát rút quyết định truy tố.............................................................................................. 52 3.1.3.1. Tồn tại...........................................................................................52 3.1.3.2. Giải pháp...................................................................................... 53 3.1.4. Một số tồn tại khác về mặt pháp lý liên quan đến địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong Bộ luật tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện luật.......55 3.1.4.1. Tồn tại...............................................................................................55 3.1.4.2. Giải pháp.......................................................................................... 56 ực ti ải ph áp nâng cao đị a vị 3.2. Một số tồn tại về mặt th thự tiễễn áp dụng và gi giả phá địa áp lý của Hội th 58 ph phá thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự.................................... ....................................58 3.2.1. Tồn tại......................................................................................................58 3.2.1.1. Đảm bảo sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trong các phiên tòa xét xử hình sự.................................................................................................58 3.2.1.2. Đảm bảo sự độc lập của Hội thẩm nhân dân tại các phiên tòa xét xử vụ án hình sự................................................................................................. 61 3.2.2. Giải pháp thực tiễn.................................................................................. 64 3.2.2.1. Nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân 64 3.2.2.2. Tăng cường chế độ đãi ngộ đối với Hội thẩm nhân dân.................. 66 3.2.2.3. Tăng cường giám sát đối với Hội thẩm nhân dân............................ 66 ẬN.............................................................................................................. 68 KẾT LU LUẬ ỆU THAM KH ẢO DANH MỤC TÀI LI LIỆ KHẢ GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam U LỜI NÓI ĐẦ ĐẦU 1. Lý do ch chọọn đề tài Hội thẩm nhân dân là một trong hai chức danh được Nhà nước giao cho thẩm quyền xét xử. Chức danh này có địa vị pháp lý quan trọng trong tố tụng hình sự, góp phần xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đặc biệt, vị trí, vai trò của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự là một nội dung, là một mắt xích không thể thiếu trong việc đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Nhận thấy được địa vị pháp lý quan trọng của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự, vì thế trong suốt quá trình đấu tranh và xây dựng đất nước, nền lập pháp nước ta trong quá trình ban hành các văn bản pháp luật đều không quên xây dựng chế định Hội thẩm nhân dân. Ở mỗi thời kỳ, địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân ngày càng được hoàn thiện nhằm phát huy dân chủ trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ở giai đoạn đầu khi mới giành được độc lập, mọi mặt đất nước đều gặp rất nhiều khó khăn. Để củng cố, xây dựng phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chính sách phù hợp với từng lĩnh vực nhằm cải thiện đời sống người dân và giữ vững nền độc lập còn non yếu. Đặc biệt, Nhà nước ta rất quan tâm tới xây dựng cơ quan xét xử của nhân dân. Ngày 13 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 33 thiết lập các Tòa án quân sự, đánh dấu sự ra đời của Tòa án nhân dân ở nước ta. Tiếp theo đó, Người đã ký một loạt các Sắc lệnh về tổ chức và hoạt động của Tòa án mà điển hình là Sắc lệnh số 13 - Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về tổ chức và hoạt động của Tòa án. Trong Sắc lệnh số 13 ngày 24 tháng 01 năm 1946 đã ghi nhận rõ việc xét xử của Tòa án có Phụ thẩm nhân dân tham gia. Tuy nhiên, mức độ tham gia của Phụ thẩm nhân dân ở các phiên tòa tiểu hình và đại hình có khác nhau nhưng đều thể hiện tính nhân dân. Đến khi Hiến pháp năm 1946 ra đời thì việc Phụ thẩm nhân dân tham gia xét xử đã trở thành một nguyên tắc hiến định. Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 ra đời, Phụ thẩm nhân dân được đổi thành Hội thẩm nhân dân, quyền hạn và nghĩa vụ được quy định rõ hơn. Đặc biệt, Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử cả án hình sự và dân sự, được tham gia quyết định mọi vấn đề trong xét xử vụ án. Các Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 ra đời đã cụ thể hóa địa vị pháp lý của Hội GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 1 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Đến nay là Hiến pháp năm 2013, cùng với Hiến pháp còn có Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 đều có ghi nhận sự tham gia của Hội thẩm nhân dân. Đặc biệt, để đề cao địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có quy định về quyền và nghĩa vụ của Hội thẩm nhân dân trong quá giải quyết vụ án hình sự. Cùng với chiều dài xây dựng đất nước, sự phát triển của Tòa án nhân dân cũng như địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân ngày càng hoàn thiện và đã đạt được những thành quả thiết thực, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, bất cập. Việc xác định đúng đắn địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, nhằm giúp ta hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về vị trí, chức năng của Tòa án nhân dân trong bộ máy Nhà nước mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Xác định rõ vấn đề này là điều kiện tiên quyết đảm bảo dân chủ trong hoạt động tố tụng hình sự, nâng cao hiệu quả tố tụng hình sự, khắc phục tình trạng “chạy án” đang xảy ra hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là phải “nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, trọng tâm là xây dựng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử” thì vấn đề này đang mang tính thời sự. Trong khi địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân chưa được xác định rõ thì việc nâng cao chất lượng hoạt động của Tòa án nhân dân rất khó có thể thực hiện được. Mặt khác, xác định rõ vấn đề này sẽ góp phần vào thành công của công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta. Bên cạnh đó, vấn đề địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi từ các cơ quan, ban ngành có liên quan. Điều này chắc chắn sẽ đóng góp tích cực vào việc đưa ra nhận thức đúng đắn về địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự trong thời gian tới. a vị Đúc kết từ những vấn đề nêu trên cho thấy, việc nghiên cứu đề tài “Đị “Địa áp lý của Hội th ” là cấp thiết và ph phá thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam Nam” mang tính thời sự. Đó cũng chính là lí do thúc đẩy người viết lựa chọn và nghiên cứu đề tài luận văn này. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 2 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam 2. Ph Phạạm vi nghi nghiêên cứu Theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, tố tụng hình sự được phân chia thành năm giai đoạn: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Trong đó, Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia vào giai đoạn xét xử mà không tham gia vào bốn giai đoạn còn lại. Vì vậy, người viết chỉ nghiên cứu địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong giai đoạn nói trên tại phiên tòa. Đề tài luận văn này tập trung nghiên cứu về vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân trong giai đoạn xét xử tại phiên tòa hình sự. 3. Mục ti tiêêu nghi nghiêên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự; vị trí, vai trò của Hội thẩm nhân dân trong các mối quan hệ tố tụng hình sự để làm bật lên địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Thông qua việc phân tích, làm rõ những hạn chế, bất cập về mặt pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật về địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự. 4. ươ ng ph Ph Phươ ương phááp nghi nghiêên cứu Trong quá trình nghiên cứu, người viết sử dụng một số phương pháp như: phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở; phương nghiên cứu và phân tích luật viết; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp liệt kê, ví dụ, số liệu, đồng thời tham khảo những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học pháp lý Việt Nam để làm rõ nội dung nghiên cứu. 5. úc đề tài Cấu tr trú Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương với nội dung: ươ ng 1. Cơ sở lý luận về địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố Ch Chươ ương tụng hình sự Việt Nam. ươ ng 2. Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự Việt Ch Chươ ương Nam. ươ ng 3. Một số tồn tại và giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của Hội thẩm Ch Chươ ương nhân dân trong tố tụng hình sự Việt Nam. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 3 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam ƯƠ NG 1 CH CHƯƠ ƯƠNG CƠ SỞ LÝ LU ẬN VỀ ĐỊ A VỊ PH ÁP LÝ CỦA HỘI TH ẨM NH ÂN D ÂN LUẬ ĐỊA PHÁ THẨ NH ỆT NAM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VI VIỆ Hội thẩm nhân dân là một trong những người tiến hành tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, có địa vị pháp lý quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác, khách quan, đặc biệt là quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Việc tìm hiểu rõ và nắm vững những lý luận cơ bản về địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong luật tố tụng hình sự ở nước ta có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhân dân trong giai đoạn hiện nay. ững vấn đề cơ bản về đị a vị ph áp lý của Hội th ẩm nh ân dân trong tố 1.1. Nh Nhữ địa phá thẩ nhâ tụng hình sự Vi Việệt Nam 1.1.1. Khái niệm địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự 1.1.1.1. Khái niệm về Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự Hội thẩm nhân dân là một chế định quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Chế định này lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 với tên "Phụ thẩm nhân dân"1 (Nay là Hội thẩm nhân dân). Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân tiếp tục được ghi nhận trong các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 và Hiến Pháp năm 2013 là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Tòa án. Hội thẩm nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở giai đoạn xét xử sơ thẩm (bắt buộc) và giai đoạn xét xử phúc thẩm (trong trường hợp cần thiết) vụ án hình sự, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Điều này đã được ghi nhận tại khoản 1, Điều 103 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành với nội dung: "Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn". Hiện nay, trong khoa học luật tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS năm 2003) không đưa ra khái niệm Hội thẩm nhân dân nhưng đã có 1 Điều 65 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946 quy định: "Trong khi xét xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân hoặc để tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với thẩm phán nếu là việc đại hình". GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 4 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam những quy định về chủ thể, nhiệm vụ, quyền hạn, việc từ chối hoặc thay đổi Hội thẩm nhân dân cũng như các quy định về việc tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự. Như chúng ta đã biết, Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử trong lĩnh vực dân sự lẫn lĩnh vực hình sự nên chức danh này không chỉ có trong tố tụng hình sự mà còn có trong tố tụng dân sự. Tùy vào lĩnh vực xét xử, mà có chức danh Hội thẩm nhân dân tương ứng với từng lĩnh vực đó. Cũng chính vì lý do đó, mà BLTTHS năm 2003 không đưa khái niệm về Hội thẩm nhân dân. Căn cứ theo Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 (PLTP&HTND năm 2002), thì Hội thẩm nhân dân là một chức danh nằm trong Hội thẩm Tòa án nhân dân (Hội thẩm), gồm Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân cấp huyện2 và Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Hội thẩm nhân dân tham gia vào hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật. Về khái niệm Hội thẩm, khoản 2 Điều 1 PLTP&HTND năm 2002 quy định: "Hội thẩm là người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án". Hội thẩm đại diện cho Tòa án thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhằm giải quyết vụ án hình sự, bao gồm Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân. Theo khái niệm này thì Hội thẩm được tuyển chọn thông qua hai hình thức là "bầu" và "cử". Điều 38 PLTP&HTND năm 2002 quy định, Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự cấp quân khu do Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương; Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực do Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương. Theo quy định này, hình thức "bầu" được áp dụng đối với Hội thẩm nhân dân và "cử" được áp dụng đối với Hội thẩm quân nhân. Từ đó cho thấy, quan điểm về Hội thẩm được nêu ra trong Pháp lệnh có nội dung bao quát và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, trên thực tế không có sự tách bạch Hội thẩm, Hội thẩm nhân dân hay Hội thẩm quân nhân, mà gọi chung chung là Hội thẩm. 2 Theo Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) năm 2013 thì "Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân cấp huyện" đổi thành "Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực". GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 5 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam Như vậy, có thể đưa ra khái niệm Hội thẩm nhân dân là người được bầu theo quy định của pháp luật làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án3. Khái niệm này thể hiện hai nội dung: Thứ nhất, Hội thẩm nhân dân là người được bầu theo quy định của pháp luật. Khi tham gia xét xử vụ án hình sự, Hội thẩm nhân dân giữ vị trí là thành viên Hội đồng xét xử, trực tiếp đưa ra ý kiến phán quyết về vụ án có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của công dân. Do đó, pháp luật nước ta đặt ra những tiêu chuẩn nhất định cho chức danh này đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Những tiêu chuẩn đó được quy định tại khoản 2 Điều 5 PLTP&HTND năm 2002, cụ thể là: - Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực; - Có kiến thức pháp lý; - Có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao; Theo Quy chế về Tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân4 thì :"Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân" là:5 - Không có bất kỳ hành vi nào gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nền quốc phòng toàn dân, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt cộng đồng; 3 Khoản 1 Điều 6 Quy chế về Tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2005. 4 Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2005/NQLT/TANDTC-BNV-UBTWMTTQVN ngày 05/12/2005 của Tòa án nhân dân tối cao - Bộ nội vụ - Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 5 Khoản 1 Điều 7 Quy chế về Tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2005. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 6 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam - Kiên quyết đấu tranh với những hành vi có hại đến Đảng, đến Tổ quốc và nhân dân; - Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền; - Có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, bảo vệ công lý; - Chưa bao giờ bị kết án (kể cả trường hợp đã được xóa án tích); Người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định nêu trên có thể được bầu làm Hội thẩm nhân dân. Hội thẩm nhân dân cấp nào do Hội đồng nhân dân cấp đó bầu theo sự giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ví dụ, Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân cấp huyện do Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu, Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bầu theo sự giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thứ hai, Hội thẩm nhân dân làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân. Khi được tuyển chọn, Hội thẩm nhân dân làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân nhằm giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện, kịp thời vụ án hình sự, trừng trị đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Trong tố tụng hình sự, những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân được quy định tại Chương XVI của BLTTHS năm 2003 về Thẩm quyền của Tòa án các cấp. Đúc kết từ những phân tích trên thì Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự là người được bầu theo quy định của pháp luật làm nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự. 1.1.1.2. Khái niệm địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự Việt Nam Để đảm bảo cho Hội thẩm nhân dân thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo đạt được mục tiêu chung của tố tụng hình sự là phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, BLTTHS năm 2003 có quy định địa vị tố tụng của Hội thẩm nhân dân. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 7 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam Theo Từ điển luật học, "Địa vị pháp lý là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với các chủ thể pháp luật khác trên cơ sở các quy định pháp luật. Địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật thể hiện thành tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của các chủ thể trong các hoạt động của mình".6 Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự như sau: Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự là tổng thể các quy định về quyền và nghĩa vụ pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự. Từ khái niệm trên, chúng ta có thể nhận thấy, nội hàm địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự được phản ánh và thể hiện ở hai phương diện: Một là, các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự. Nhiệm vụ là những yêu cầu cụ thể do Nhà nước đặt ra đối với chức danh Hội thẩm nhân dân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 BLTTHS năm 2003, Hội thẩm nhân dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Nghiên cứu hồ sơ trước khi mở phiên tòa; - Tham gia xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm; - Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Hai là, các quy định của pháp luật về trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự. Nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân còn được hiểu là trách nhiệm, là nghĩa vụ pháp lý mà Hội thẩm nhân dân phải thực hiện trong hoạt quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đó là chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình7. Về nguyên tắc, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân phải được xác định đầy đủ trên cơ sở vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự. Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân còn thể hiện vị trí của Hội thẩm nhân dân trong mối quan hệ với những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Thông qua địa vị pháp lý, 6 Bộ tư pháp, Viện khoa học pháp lý, Từ điển luật học, Nxb. Từ điển bách khoa, Nxb. Tư pháp, 2006, tr. 244. 7 Khoản 2 Điều 40 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 8 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam có thể phân biệt Hội thẩm nhân dân với các chức danh khác, đồng thời, cũng có thể xem xét vị trí, tầm quan trọng của Hội thẩm nhân dân trong các mối quan hệ tố tụng hình sự. Tóm lại, Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự là tổng thể các quy định về quyền và nghĩa vụ pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự. 1.1.2. Đặc điểm tố tụng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự 1.1.2.1. Đặc điểm tố tụng của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự Quá trình giải quyết vụ án hình sự là một quá trình liên tục, trải qua nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau như: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Mỗi giai đoạn tố tụng đều có những đặc điểm đặc trưng và thể hiện nhiệm vụ nhất định của hoạt động tố tụng. Hoạt động tố tụng ở mỗi giai đoạn lại do một cơ quan nhất định thực hiện chính. Các cơ quan này được gọi là cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án). Khi tiến hành những hoạt động cụ thể trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự và thi hành các bản án, quyết định của Toà án, cơ quan tiến hành tố tụng phải thông qua những con người cụ thể, những người đó gọi là người tiến hành tố tụng. Tương ứng với từng cơ quan tiến hành tố tụng thì có người tiến hành tố tụng tương ứng. Theo quy định tại Điều 33 BLTTHS năm 2003 thì người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra gồm có Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên; người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát gồm có Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên; người tiến hành tố tụng trong Toà án gồm có Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm (Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân) và Thư ký Toà án. Như vậy có thể hiểu, người tiến hành tố tụng là những người đại diện cho cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện những nhiệm vụ được pháp luật quy định nhằm giải quyết vụ án hình sự8. Trong đó, Hội thẩm nhân dân đại diện cho Tòa án nhân dân xét xử các vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự. Với vai trò là người tiến hành tố tụng, Hội thẩm nhân dân mang những đặc điểm tố tụng sau: - Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử sơ thẩm tất cả các vụ án hình sự theo 8 Mạc Giáng Châu - Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam - Những vấn đề chung của luật tố tụng hình sự, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 32 GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 9 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam quy định; - Khi tiến hành tố tụng, Hội thẩm nhân dân phải thực hiện theo thủ tục tố tụng hình sự chặt chẽ; - Hoạt động tố tụng của Hội thẩm nhân dân là hoạt động áp dụng pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hình sự, được xem là tội phạm; - Phán quyết của Tòa án nhân dân, cụ thể là của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích cơ bản của công dân; - Hội thẩm nhân dân tiến hành tố tụng để xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp của công dân; - Trong quá trình giải quyết vụ án vụ, Hội thẩm nhân dân phải đảm bảo tính độc lập, khách quan, chính xác. - Hội thẩm nhân dân phải chịu trách nhiệm cá nhân và chỉ tuân theo pháp luật trong quá trình tham gia giải quyết vụ án hình sự. 1.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân Việc xét xử được tiến hành liên tục, trực tiếp, công khai (trừ trường hợp cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án xét xử kín, nhưng khi tuyên án phải công khai). Để quá trình này diễn ra đúng pháp luật, bản án xử phạt đúng người, đúng tội đòi hỏi Hội thẩm nhân dân cũng như những người tiến hành tố tụng khác phải thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật. Hội thẩm nhân dân là một trong hai chức danh giữ vai trò then chốt trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Do đó, để nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của họ trong việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, BLTTHS năm 2003 đã quy định về nhiệm vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân nhằm đề cao địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự. Hội thẩm nhân dân làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Tòa án nơi mình được bầu làm Hội thẩm nhân dân. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Tòa án nhân dân, Hội thẩm nhân dân có các quyền và nghĩa vụ sau: Trước khi mở phiên tòa xét xử, Hội thẩm nhân dân có quyền nghiên cứu hồ sơ. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 10 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam Hội thẩm nhân dân phải nghiên cứu hồ sơ để nắm đầy đủ các tình tiết về từng sự việc, về từng tội của vụ án theo thứ tự hợp lý, nắm được toàn diện nội dung các tài liệu có trong hồ sơ vụ án về những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự quy định tại Điều 63 BLTTHS năm 2003. Hơn thế nữa, thông qua nghiên cứu hồ sơ, Hội thẩm nhân dân có thể phát hiện ra những thiếu sót trong hồ sơ, từ đó có cơ sở để đề nghị Thẩm phán trả hồ sơ để Cơ quan điều tra điều tra bổ sung. Mặc dù, Hội thẩm nhân dân là những Thẩm phán không chuyên nhưng pháp luật nước ta quy định họ ngang quyền với Thẩm phán khi xét xử. Nên, nghiên cứu hồ sơ được xem là một quyền đảm bảo sự ngang quyền đó. Nghiên cứu hồ sơ là sự chuẩn bị tạo cơ sở để Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét hỏi, tranh luận, nghị án đưa ra kết luận chính xác, đúng đắn, đầy đủ và toàn diện về vụ án. Tại phiên tòa, Hội thẩm nhân dân có quyền tham gia xét hỏi theo trình tự sau: chủ tọa phiên tòa hỏi trước, sau đó đến Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Trong quá trình xét hỏi, Hội thẩm nhân dân có quyền đặt ra những câu hỏi có liên quan để làm rõ vụ án. Trong quá trình tham gia tranh luận tại phiên tòa, các Hội thẩm nhân dân cùng với chủ tọa phiên tòa phân tích, đánh giá chứng cứ của vụ án, tính chất, mức độ vi phạm của tội phạm bị đưa ra xét xử và căn cứ vào các quy định của pháp luật để đưa ra kết luận về vụ án. Hội thẩm nhân dân còn có quyền tham gia nghị án và được quyền phán quyết tất cả những vấn đề liên quan đến vụ án hình sự. Khi đưa ra quyết định, Hội thẩm nhân dân chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Để đảm bảo tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Hội thẩm nhân dân, pháp luật tố tụng hình sự quy định Thẩm phán là người biểu quyết sau cùng. Như vậy, Hội thẩm nhân dân có quyền hạn ngang với Thẩm phán trong việc đưa ra ý kiến, quyết định về từng vấn đề của vụ án trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự. Để tạo điều kiện cho Hội thẩm nhân dân làm nhiệm vụ, Hội thẩm nhân dân được cấp trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử, được hưởng phụ cấp theo quy định (Điều 34 PLTP&HTND năm 2002). Hội thẩm nhân dân được bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án (Điều 34 PLTP&HTND năm 2002). Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội thẩm nhân dân có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 11 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam dân và công dân. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm tạo điều kiện để Hội thẩm nhân dân làm nhiệm vụ. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ.9 Bên cạnh đó, Hội thẩm nhân dân vẫn phải chịu trách nhiệm nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Khi được Chánh án Tòa án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì Hội thẩm nhân dân có nghĩa vụ tham gia không được từ chối nếu không có lý do chính đáng. Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân độc lập nên phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hội thẩm nhân dân có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Nếu trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của pháp luật10. Là thành viên Hội đồng xét xử, quyết định của Hội thẩm nhân dân có ảnh hưởng rất lớn tới quyền lợi, nghĩa vụ của công dân nên họ có nghĩa vụ từ chối tham gia xét xử nếu nhận thấy sự tham gia của mình có thể dẫn đến sự không vô tư, khách quan trong giải quyết vụ án11. Bên cạnh đó, trong quá trình tham gia tố tụng, nếu Hội thẩm nhân dân có hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi vi phạm pháp luật của họ đủ yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự12. Những quy định về trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử nhằm nhắc nhở Hội thẩm nhân dân phải có tinh thần trách nhiệm, phải thận trọng và cân nhắc khi đưa phán quyết về vụ án. Trong quá trình làm nhiệm vụ, Hội thẩm nhân dân còn phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp; giữ bí mật Nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn cũng như nghĩa vụ của Hội thẩm nhân dân trong pháp luật nước ta chính là các căn cứ quan trọng để Hội thẩm nhân dân tham gia tố tụng thể hiện đúng vị trí, vai trò của mình, thông qua đó khẳng định vị trí quan trọng của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự. 9 Khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2011. 10 Điều 8 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2011. 11 Điều 42, Điều 46 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. 12 Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 1999. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 12 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam áp lý của Hội th ẩm nh ân dân trong tố tụng 1.2. Cơ sở lý lu luậận về đị địaa vị ph phá thẩ nhâ hình sự Vi Việệt Nam 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp13. Trong đó, Tòa án là trung tâm thực hiện quyền tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Điều này đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013, khoản 1 Điều 102 quy định "Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp". So với Hiến pháp năm 1992 thì ngoài chức năng xét xử thì Tòa án nhân dân còn thực hiện quyền tư pháp, quy định này nhằm phân định quyền lực nhà nước theo hướng Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập Hiến và lập pháp. Như vậy, ngoài Tòa án không một cơ quan Nhà nước nào được thực hiện chức năng xét xử, tuyên một người là có tội hay không. Chính vì thế, Tòa án là nơi biểu hiện rõ nét nhất bản chất của pháp luật nói chung và hoạt động tố tụng hình sự nói riêng, là nơi biểu hiện công bằng trong xã hội. Theo điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 thì hệ thống Tòa án nhân dân bao gồm: Tòa án nhân dân Tối cao; Tòa án nhân dân địa phương (các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, các Tòa án nhân dân cấp huyện). Các Tòa án này có chức năng xét xử các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân trong tố tụng hình sự có những đặc điểm sau: Thứ nhất, Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền nhân danh Nhà nước ra tuyên bố một người phạm tội và áp dụng hình phạt đối với người bị tuyên bố có tội, mà điển hình là Tòa án nhân dân. Một người chỉ được coi là có tội và bị áp dụng hình phạt khi bị Tòa án tuyên bằng bản án kết tội và bản án kết tội đó đã có hiệu lực pháp luật. Chừng nào chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị cáo vẫn được coi là không có tội. Ngoài Tòa án, không có cơ quan nào có quyền tuyên bố bị cáo có tội, không có cơ quan nào có quyền áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Thứ hai, quá trình giải quyết vụ án hình sự phải tuân theo một trình tự thủ tục nghiêm ngặt. Khi giải quyết vụ án hình sự, Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán bắt 13 Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 13 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam buộc phải tuân thủ đúng các quy định của BLTTHS năm 2003 về trình tự, thủ tục. Thủ tục tố tụng tại phiên tòa được tiến hành theo trình tự từ thủ tục bắt đầu phiên tòa đến thủ tục xét hỏi tại phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa và cuối cùng là nghị án và tuyên án14. Nếu thấy có tình tiết của vụ án chưa được xét hỏi hoặc xét hỏi chưa đầy đủ thì Hội đồng xét xử có thể quay lại phần xét hỏi và tranh luận, sau đó đến phần nghị án và tuyên án như trình tự trên. Tất cả các vụ án hình sự khi giải quyết đều được tiến hành theo đúng thủ tục như vậy, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục đặc biệt15. Nếu vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục thì bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có thể bị kháng cáo, kháng nghị và người có hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Thứ ba, quyết định của Tòa án nhân dân là quyết định cuối cùng. Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân là nhằm đưa ra phán quyết cuối cùng dứt khoát đối với những vấn đề liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực quan trọng nhất như tính mạng, tự do, danh dự, tài sản của công dân. Cụ thể hóa nguyên tắc Hiến định nêu trên, Điều 1 Luật Tổ chức Tòa án nhân nhân năm 2002 quy định: "Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật". Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất trong số các nhiệm vụ của Tòa án nhân dân, thể hiện chức năng đặc thù của Tòa án là xét xử. Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật các vụ án hình sự nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân. Cụ thể là16: - Xét xử những vụ án hình sự theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm; - Xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án hình sự. - Ra quyết định đưa bản án, quyết định về hình sự đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành và các quyết định khác trong giai đoạn thi hành án. 14 Xem Chương XVIII: Quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. 15 Xem phần thứ bảy: Thủ tục đặc biệt của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. 16 Trần Văn Độ, Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 57-58; Mạc Giáng Châu Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam - Những vấn đề chung về luật tố tụng hình sự, Trường Đại học Cần Thơ, 2010. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 14 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam - Khi tiến hành xét xử, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ làm rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan và tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp ngăn ngừa; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự,... Ngoài ra, bằng chính hoạt động của mình, Tòa án nhân dân góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Tòa án nhân dân là cơ quan có chức năng đặc biệt trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan quy nhất có quyền xét xử và chỉ Tòa án mới có quyền phán quyết một người có tội hay không có tội. Gắn liền với hoạt động của Tòa án nhân dân, Hội thẩm nhân dân tham gia vào quá trình giải quyết vụ án nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân đảm bảo việc xét xử dân chủ, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. 1.2.2. Vị trí, vai trò của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự Xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân nên việc tham gia của quần chúng vào công việc quản lý nhà nước cũng như công tác xét xử của Tòa án nhân dân là nhu cầu tất yếu khách quan. Việc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử là một trong những biểu hiện rõ nét nhất, cụ thể nhất cho chế độ dân chủ. Đồng thời, đây cũng là một hình thức để "thu hút nhân dân tham gia một cách bình đẳng và ngày càng rộng rãi vào công tác quản lý nhà nước và xã hội"17. Chính vì lẽ đó, mà Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân... đều có quy định cụ thể việc tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân. Trong quá trình xét xử sơ thẩm bất cứ vụ án hình sự đều có Hội thẩm nhân dân tham gia (trừ các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự). Đây là điều kiện bắt buộc để phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự diễn ra đúng pháp luật. So với các thủ tục phi hình sự (dân sự, kinh tế, lao động, hành chính), có thể dễ dàng nhận thấy, tố tụng hình sự có đặc điểm là liên quan trực tiếp đến tính mạng, tài sản, danh dự của con người. Vì vậy, sự tham gia của Hội thẩm nhân dân có ý nghĩa hết sức quan trọng.18 17 Dương Ngọc Ngưu, Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động tố tụng - thực trạng và phương hướng đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, đặc san số 4 (tháng 3) năm 2003, tr. 58. 18 Hoàng Văn Hạnh, Nâng cao vai trò của Hội thẩm nhân dân trong xét xử các vụ án hình sự, Tạp chí Dân chủ và pháp GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 15 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam Trước hết, Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử các vụ án hình sự là sự giám sát trực tiếp của nhân dân đối với hoạt động tư pháp hình sự thông qua việc xét xử công khai, dân chủ tại phiên tòa. Ở nhà nước ta, nhân dân là cội nguồn của quyền lực nhà nước, hay quyền lực nhà nước có cội nguồn từ nhân dân. Tòa án nhân dân thực hiện chức năng xét xử là thực hiện một bộ phận quyền lực của nhân dân, do đó, nhân dân có quyền giám sát việc thực hiện quyền lực đó. Quá trình tham gia xét xử cũng là quá trình Hội thẩm nhân dân đại diện nhân dân giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân. Thứ hai, đảm bảo dân chủ trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Chế định Hội thẩm nhân dân thể hiện tư tưởng "lấy dân làm gốc" bảo đảm nguyên tắc thực thi quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án. Vì Tòa án nhân dân là cơ quan tư pháp nhân danh quyền lực Nhà nước, nhà nước thông qua Tòa án để thực hiện quyền lực tư pháp. Bằng sự tham gia của mình vào Hội đồng xét xử, Hội thẩm nhân dân đại diện Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp và thông qua đó đại diện nhân dân tham gia một cách có hiệu quả vào công tác quản lý Nhà nước nói chung, hoạt động của Tòa án nói riêng. Nguyên tắc dân chủ cao nhất trong hoạt động xét xử là xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Có như vậy mới giữ gìn được kỷ cương, trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm. Thứ ba, Hội thẩm nhân dân góp phần đảm bảo cho phán quyết của Tòa án nhân dân được chính xác, khách quan, phù hợp nguyện vọng của quần chúng. Hội thẩm nhân dân là những người am hiểu thực tế cuộc sống, nắm được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, từ đó giúp họ dễ dàng trong việc tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội, tâm lý của người bị buộc tội để cùng với Thẩm phán ra phán quyết công bằng, chính xác, nghiêm minh. Bên cạnh đó, Hội thẩm nhân dân đại diện cho sự hiểu biết pháp luật và đánh giá các hiện tượng ở mức trung bình của nhân dân. Họ tiếp cận vụ án theo cách của những người không chuyên xét xử, mang lại cho phiên tòa hình sự những ý niệm đạo đức xã hội về các hành vi phạm tội thông qua những phạm trù đạo đức như công bằng, thiện, ác, nghiêm minh, tốt, xấu mà Thẩm phán chuyên nghiệp cần quan tâm, tham khảo19. Hội thẩm nhân dân là những người có thể bổ sung cho Thẩm phán chuyên nghiệp những vốn sống, kinh nghiệm xã hội, dư luận quần chúng để góp phần giải quyết vụ án hình sự chính xác hơn, toàn diện và luật số 3 (144) năm 2004. 19 Hoàng Văn Hạnh, Nâng cao vai trò của Hội thẩm nhân dân trong xét xử các vụ án hình sự, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 3 (144) năm 2004, tr. 19. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 16 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam khách quan hơn. Như vậy, khi tham gia xét xử, Hội thẩm vừa thực hiện quyền lực Nhà nước, đồng thời cũng thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bảo đảm cho hoạt động xét xử thực sự mang tính dân chủ20. Thực tế, những người được bầu làm Hội thẩm nhân dân thường là những người có uy tín trong xã hội, được quần chúng tín nhiệm và có ảnh hưởng nhất định trong xã hội. Họ thường là những người có lối sống gương mẫu, có phẩm chất đạo đức tốt, là tấm gương trong lao động, công tác. Nhân dân tin cậy vào sự công minh và vô tư của họ. Qua việc tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân, uy tín của cơ quan xét xử ngày càng được nâng cao và giữ vững lòng tin của nhân dân vào sự công minh của pháp luật. Thứ tư, Hội thẩm nhân dân là cầu nối giữa Tòa án nhân dân và quần chúng nhân dân. Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân góp phần tăng cường quan hệ giữa Tòa án và nhân dân bảo đảm công tác xét xử được chính xác để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Kinh nghiệm cuộc sống của Hội thẩm nhân dân cùng với kiến thức chuyên môn của Thẩm phán kết hợp và bổ sung cho nhau để xác định sự thật vụ án bảo đảm công tác xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Thông qua hoạt động của Hội thẩm nhân dân, nhân dân tin vào sự công minh của Tòa án, từ đó nâng cao tinh thần tự giác tôn trọng, chấp hành và bảo vệ pháp luật. Vai trò của Hội thẩm nhân dân không chỉ dừng lại ở tham gia hoạt động xét xử và đưa ra phán quyết đúng pháp luật mà còn có ý nghĩa to lớn trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Sau quá trình giải quyết vụ án, Hội thẩm nhân dân có điều kiện phổ biến kết quả của phiên tòa, góp phần tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật của quần chúng nhân dân. Bằng vai trò cá nhân, Hội thẩm nhân dân đóng góp nhất định trong việc giữ gìn tình làng nghĩa xóm, ổn định xã hội, phòng chống tội phạm. Tóm lại, Hội thẩm nhân dân giữ vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đặc biệt là ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. Bằng việc xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật chẳng những có tác dụng trừng trị, giáo dục, cải tạo người phạm tội mà còn góp phần phòng ngừa tội phạm. Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử là rất cần thiết để đảm bảo phán quyết của Tòa án nhân dân được chính xác, khách quan, toàn diện, hợp lý, hợp tình. 20 Xem: Hoàng Hùng Hải, Tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong phiên tòa xét xử hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7 (tháng 4) năm 2012, tr. 18. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 17 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam 1.2.3. Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử và sự tác động đến địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân Hoạt động xét xử của Tòa án nói chung, Tòa án nhân dân nói riêng là hoạt động nhân danh quyền lực của Nhà nước để tuyên một bản án kết tội hay không kết tội bị cáo. Phán quyết của Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, yêu cầu tối cao và cũng là cái mốc để đánh giá hiệu quả của công tác xét xử là phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không xử oan người vô tội. Do tính chất quan trọng của hoạt động xét xử nên pháp luật quy định việc xét xử phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. "Nguyên tắc" theo Từ điển tiếng Việt là "Điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo theo một loạt việc làm"21. Đây được xem là thứ không thể thiếu trong hoạt động và thực tiễn của con người, đảm bảo cho những hoạt động đó đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lê Cảm cho rằng những nguyên tắc được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự là nguyên tắc của luật tố tụng hình sự và được định nghĩa như sau: "Nguyên tắc của luật tố tụng hình sự là tư tưởng chủ đạo và định hướng cơ bản được thể hiện trong pháp luật tố tụng hình sự, cũng như trong việc giải thích và trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự thông qua một hay nhiều qui phạm (chế định) của nó - của nguyên tắc tương ứng mà ta nghiên cứu"22. Trong các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự, những nguyên tắc được xem là kim chỉ nam, có ý nghĩa định hướng trong hoạt động của Hội thẩm nhân dân là nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia, nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số. 1.2.3.1. Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia23 Để đảm bảo tính khách quan, toàn diện trong hoạt động xét xử của Tòa án đòi hỏi việc xét xử không chỉ có Thẩm phán mà còn có đại diện từ phía nhân dân. Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia phản ánh tư tưởng kết hợp tính chuyên nghiệp của Thẩm phán và tính dân chủ, đảm bảo sự tham gia của công dân vào giải quyết vụ án. Nguyên tắc này có nội dung: "Việc xét xử của Tòa án 21 Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng, 1996. 22 Nguyễn Ngọc Chí, Đại học Quốc gia Hà Nội, Các nguyên tắc cơ bản trong Luật Tố tụng Hình sự - những đề xuất sửa đổi, bổ sung, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật 24 (2008). 23 Xem: Trần Văn Độ, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 113-115. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 18 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Tòa án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán"24. Theo quy định này, việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia. Cụ thể là: Hội đồng xét xử sơ thẩm có hai Hội thẩm tham gia; đối với vụ án nghiêm trọng, phức tạp có thể có ba Hội thẩm nhân dân tham gia; đối với vụ án về tội có mức hình phạt cao nhất là tử hình thì Hội đồng xét xử có ba Hội thẩm nhân dân tham gia. Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể có hai Hội thẩm nhân dân tham gia. Giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là cấp xét xử nên không có Hội thẩm nhân dân tham gia. Nguyên tắc này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xét xử, bởi việc tham gia của Hội thẩm nhân dân giúp cho Tòa án nhân dân xét xử không chỉ đúng pháp luật mà còn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Hội thẩm nhân dân là người được bầu hoặc cử tham gia vào hoạt động xét xử. Hội thẩm nhân dân là người trực tiếp làm việc và tham gia sinh hoạt xã hội cùng quần chúng nhân dân, họ mang đến phiên tòa những suy nghĩ và ý kiến quần chúng đối với vụ án góp phần giúp Tòa án xử lý vụ án chính xác, khách quan. Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán được hiểu là thẩm quyền pháp lý của các thành viên trong Hội đồng xét xử ngang nhau, ý kiến của mọi thành viên trong Hội đồng xét xử đều được tôn trọng và có tính quyết định như nhau. Khi xét xử vụ án hình sự, mọi vấn đề đều do Tòa quyết định (trừ việc điều hành do Chủ tọa điều khiển theo quy định của pháp luật) đều phải được thảo luận và thông qua tại phòng xét xử hoặc phòng nghị án. Việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xét xử cũng như khi quyết định bản án, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán. Bản chất của nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ thu hút sự tham gia của nhân dân vào hoạt động xét xử, tạo điều kiện để hoạt động xét xử được tiến hành một cách khách quan, công bằng, chính xác, là một trong những biểu hiện dân chủ trong hoạt động tư pháp. Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân giữ trọng trách quan trọng trong Hội đồng xét xử, trong tố tụng hình sự, ngang quyền với Thẩm phán. 24 Điều 15 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 19 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam 1.2.3.2. Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Nguyên tắc "Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" không những là một nguyên tắc Hiến định chủ đạo, mà còn là một nguyên tắc cơ bản bảo đảm tính chính xác, khách quan của hoạt động tư pháp và tập trung nhất là hoạt động xét xử của Tòa án. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã khẳng định nguyên tắc: "Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm" (Khoản 2 Điều 103). Trong BLTTHS năm 2003, nguyên tắc Hiến định này cũng được khẳng định lại tại Điều 16 với nội dung tương ứng và thể hiện đúng tinh thần trong câu nói của C. Mác: "Cấp trên của quan tòa là luật pháp". Khi xét xử các vụ án hình sự, Hồi đồng xét xử căn cứ vào tình tiết của vụ án, căn cứ vào các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào các quy định của pháp luật để phán quyết về vụ án. Nguyên tắc này thể hiện ở hai nội dung là Hội thẩm và Thẩm phán độc lập khi xét xử và việc xét xử của họ chỉ tuân theo pháp luật. Sự độc lập của Hội thẩm nhân dân được thể chế hóa trong BLTTHS. Có thể nói xét xử độc lập là một trong những điều kiện đảm bảo cho phán quyết của Tòa án nói chung, của Tòa án nhân dân nói riêng được chính xác, khách quan. Theo Từ điển tiếng Việt:"Độc lập là đứng một mình, không dựa vào ai, không nhờ cậy ai, không bị ai kiềm chế"25. Sự độc lập của Tòa án nhân dân thể hiện ở sự độc lập giữa Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi tiến hành tố tụng nói riêng được thể hiện dưới hai khía cạnh là độc lập với các yếu bên ngoài và độc lập với các yếu tố bên trong. Một là, độc lập với các yếu tố bên ngoài được hiểu là, khi xét xử bất kỳ một vụ án nào, ở bất kỳ cấp xét xử nào, nếu được phân công làm chủ tọa hay tham gia Hội đồng xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không bị phụ thuộc vào bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào trong việc đưa ra ý kiến và phán quyết về vụ án, kể cả ý kiến cảu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Tuy nhiên, trong hoạt động xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có thể tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, của bất kỳ ai và phải nắm bắt dư luận xã hội, nhưng khi quyết định, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp của mình, xem xét mọi vấn đề một cách độc lập, không để cho ý kiến bên ngoài làm ảnh hưởng tới tính khách quan của vụ án. Đặc biệt là những áp lực, tác động phức tạp từ phía cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong hệ thống các cơ 25 Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr. 316. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 20 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam quan Đảng, Nhà nước. Đồng thời, không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán. Cá nhân Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong quyết định của mình trên cơ sở xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Nguyên tắc độc lập khi xét xử còn thể hiện trong mối quan hệ giữa các cấp Tòa án với nhau. Tòa án cấp trên hướng dẫn Tòa án cấp dưới về áp dụng thống nhất pháp luật, đường lối xét xử, nhưng không được quyết định hoặc gợi ý cho Tòa án cấp dưới trước khi xét xử một vụ án cụ thể.26 Hai là, độc lập với các yếu tố bên trong nghĩa là, khi xét xử, các thành viên của Hội đồng xét xử độc lập với nhau trong việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét, đánh giá chứng cứ và không bị chi phối, phụ thuộc vào quan điểm của các thành viên khác trong Hội đồng xét xử. Việc đánh giá chứng cứ, kết luận được thực hiện một cách độc lập, Thẩm phán không được phép chỉ đạo Hội thẩm nhân dân trong việc định tội danh, quyết định hình phạt. Hội thẩm cũng không được có thái độ ỷ lại Thẩm phán mà phải tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong hoạt động chứng minh tội phạm. Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán tạo mọi điều kiện để Hội thẩm nhân dân nghiên cứu hồ sơ nhanh mà vẫn đầy đủ. Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán phải cung cấp và hướng dẫn Hội thẩm xem những văn bản tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ án. Trong khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán không được đưa ra ý kiến, nhận định chủ quan của mình để có thể ảnh hưởng đến sự đánh giá chứng cứ của Hội thẩm nhân dân. Tại phiên tòa, Thẩm phán điều khiển phiên tòa theo đúng trình tự, thủ tục luật định (bắt đầu phiên tòa, xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án), đảm bảo hoạt động xét xử đi đúng trọng tâm, xác định những việc cần làm để chứng minh tội phạm và không được hạn chế việc xét hỏi của Hội thẩm nếu những câu hỏi đó nhằm làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án. Tuy nhiên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập, không có nghĩa là tùy tiện, tách ra khỏi đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Độc lập xét xử không có nghĩa là không có sự kiểm sát và giám sát. Hoạt động xét xử của Tòa án luôn chịu sự giám sát của Viện kiểm sát và sự giám sát của Tòa án cấp trên. Tòa án cấp trên có quyền kiểm tra những bản án và quyết định của Tòa án cấp dưới và hủy bỏ chúng trong trường hợp thiếu căn cứ hoặc trái pháp luật. Nội dung không kém phần quan trọng của nguyên tắc là khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật. Khi xét xử, Tòa án không có cấp trên, cấp trên 26 Xem thêm: Trần Duy Bình, Thực tiễn và một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc "Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật", Tạp chí Tòa án nhân dân số 11 (tháng 6) năm 2012. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 21 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam của Hội đồng xét xử chính là luật pháp. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập không có nghĩa là họ có thể ra bản án, quyết định trên cơ sở ý thích hay thiên vị của mình mà phải tuân theo pháp luật. Các phán quyết này chỉ và phải dựa trên cơ sở sự thật khách quan của vụ án và các quy định của pháp luật hiện hành. Trên cơ sở xác định đầy đủ, chính xác, khách quan các tình tiết vụ án, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân căn cứ vào các quy định của pháp luật ra phán quyết về vụ án. Nói một cách khác, "pháp luật" là tối thượng, là căn cứ "duy nhất" để Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân dựa vào đó mà quyết định. Khi thực hành nhiệm vụ của mình, Thẩm phán và Hội thẩm "chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp luật cũng như các quy phạm đạo đức được thừa nhận chung và quy tắc hành xử để góp phần khẳng định trong xã hội lòng tin vào công lý, sự không thiên vị và độc lập của Tòa án"27. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải tuân đúng pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến vụ án cần giải quyết. Đặc biệt, nguyên tắc này đòi hỏi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân “không một bước xa rời khỏi pháp luật, không có bất kỳ một sự lẩn tránh nào đối với pháp luật, không tha thứ cho bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật dù lý do như thế nào đều không thể chấp nhận, đó là một đòi hỏi đối với tất cả mọi người”28. Đó là đòi hỏi có tính chất bắt buộc đối với Hội thẩm nhân dânvà Thẩm phán để đảm bảo tính vô tư, khách quan nhằm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Như vậy, "độc lập" và "chỉ tuân theo pháp luật" có quan hệ chặt chẽ với nhau. Độc lập là điều kiện cần thiết để Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật. Tuân theo pháp luật là cơ sở không thể thiếu để Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập khi xét xử. Độc lập không có nghĩa là thoát ra khỏi những quy định của pháp luật mà độc lập trong sự thống nhất với việc tuân thủ pháp luật. Độc lập mà không tuân theo pháp luật thì độc lập trong xét xử không còn ý nghĩa vì sự xét xử tùy tiện, độc đoán, không tránh khỏi sự chủ quan, cảm tính khi đánh giá vấn đề. Độc lập thống nhất với việc tuân thủ pháp luật. 1.2.3.3. Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số Xét xử tập thể và quyết định theo đa số cũng là một trong những nguyên tắc bảo đảm tính chính xác, khách quan trong hoạt động tố tụng hình sự được Hiến 27 Bùi Ngọc Sơn, Sự độc lập của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 4 năm 2003, tr. 43. 28 X.X.A-lếch-xây-ép, Pháp luật trong cuộc sống của chúng ta (người dịch: Đồng Ánh Quang, người hiệu đính: Nguyễn Đình Lộc), Nxb. Pháp lý, Hà Nội, 1986, tr.168. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 22 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự cũng như Luật tổ chức Tòa án nhân dân quy định29. Theo nguyên tắc này, việc xét xử ở các cấp Tòa án đều do một Hội đồng xét xử gồm từ ba người trở lên thực hiện. Khi giải quyết các vấn đề phát sinh tại phiên tòa và khi quyết định bản án, các thành viên của Hội đồng xét xử ngang quyền nhau và quyết định theo đa số. Tính tập thể trong xét xử của nguyên tắc này được hiểu là việc xét xử bất cứ các vụ án hình sự nào, theo trình tự nào cũng do một Hội đồng tiến hành, đó là Hội đồng xét xử, chứ không phải một cá nhân tiến hành nhằm đảm bảo việc xét xử vụ án được khách quan, chính xác, tránh độc đoán. Hội đồng xét xử gồm các Thẩm phán hoặc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cùng tham gia. Theo quy định của pháp luật, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bắt buộc phải có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể có Hội thẩm nhân dân tham gia. Tùy theo tính chất của vụ án mà thành phần của Hội đồng xét xử được quy định khác nhau. Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Đó là trường hợp đối với những vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân (Điều 185 BLTTHS năm 2003). Trong trường hợp này thì thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia (Điều 307 BLTTHS năm 2003). Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm nhân dân (Điều 244 BLTTHS năm 2003). Việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật, thành phần Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Tòa hình sự Tòa án nhân dân Tối cao hoặc Tòa án quân sự trung ương gồm có ba Thẩm phán. Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì thành viên tham gia xét xử phải chiếm ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán (khoản 1 Điều 281 BLTTHS năm 2003). Như vậy, khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bắt buộc có Hội 29 Xem khoản 4 Điều 103 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; Điều 17 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; Điều 6 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 23 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam thẩm nhân dân tham gia vào Hội đồng xét xử, còn ở cấp xét xử phúc thẩm sự tham gia này mang tính chất tùy nghi. Đối với thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm không có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân. Để đảm bảo việc xét xử được khách quan, tất cả các quyết định của Tòa án phải được tập thể thảo luận và quyết định theo đa số, không phụ thuộc vào ý kiến của cá nhân nào. Mọi vấn đề của vụ án phải được đưa ra thảo luận và biểu quyết về từng vấn đề một. Thẩm phán không được tự mình quyết định. Để đảm bảo nguyên tắc độc lập xét xử, pháp luật quy định Thẩm phán là người biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số được quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ vụ án. Tóm lại, những nguyên tắc cơ của hoạt động xét trong tố tụng hình sự là những phương châm, những định hướng chi phối toàn bộ hoạt động của các Hội thẩm nhân dân trong việc thực hiện chức năng xét xử của Tòa án nhân dân. Sự tuân thủ đúng các nguyên tắc xét xử cũng là nhằm mục đích bảo vệ quyền con người của công dân, tránh mọi sự lợi dụng quyền lực của chính các Hội thẩm nhân dân, cũng như để cho Hội thẩm nhân dân tránh được mọi áp lực từ phía cơ quan Nhà nước, đồng thời đề cao trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân. Do đó, trong quá trình tham gia tố tụng, Hội thẩm nhân dân phải chấp hành nghiêm chỉnh những nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử cũng như những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự. Đó là nền móng để từ đó hình thành nên địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân, góp phần giải quyết đúng đắn, khách quan, truy cứu đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm. 1.3. Mối quan hệ gi ữa Hội th ẩm nh ân dân với các ch ức danh tư ph áp kh ác giữ thẩ nhâ chứ phá khá trong ho ng tố tụng hình sự hoạạt độ động Những người tiến hành tố tụng có mối liên hệ mật thiết, thống nhất với nhau nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong quá trình xét xử, Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán cần phải sử dụng toàn bộ kết quả của các giai đoạn tố tụng trước (khởi tố, điều tra, truy tố). Do đó, mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân với những người tiến hành tố tụng khác không chỉ tồn tại trong cùng một giai đoạn mà còn tồn tại trong các giai đoạn khác nhau của quá trình giải quyết vụ án hình sự. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 24 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam 1.3.1. Mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân với Thẩm phán, Thư ký Tòa án 1.3.1.1. Mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân với Thẩm phán Mối quan hệ là sự gắn bó liền mặt nào đó giữa hai hoặc nhiều sự vật khác nhau, khiến sự vật này có biến đổi, thay đổi thì có thể tác động đến sự vật kia. Như vậy, mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều sự vật, hiện tượng trong xã hội thể hiện ở sự tác động lẫn nhau, có sự ảnh hưởng lẫn nhau trong sự tồn tại và phát triển. Mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán trong tố tụng hình sự cũng không nằm ngoài quy luật đó. Mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán chỉ xuất hiện khi cùng giải quyết một vụ án hình sự cụ thể. Họ tiến hành tố tụng với vai trò là thành viên Hội đồng xét xử, giữ vai trò trung tâm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đứng trước yêu cầu giải quyết vụ án hình sự nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà Hội thẩm nhân dân cùng Thẩm phán thực hiện những nhiệm vụ mà luật tố tụng hình sự đặt ra. Chính vì thế, có thể gọi đây là mối quan hệ tố tụng hình sự. Mặc dù cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong cùng giai đoạn xét xử nhưng mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán không phải quan hệ chấp hành, điều hành, mà là quan hệ phối hợp nhằm chứng minh và xử lý tội phạm. Cơ sở của mối quan hệ giữa hai chủ thể này xuất phát từ nguyên tắc việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập khi xét xử đòi hỏi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải tuyệt đối tuân thủ. Theo đó, Hội thẩm nhân dân có sự ngang quyền và tự chủ khi đưa ra quan điểm, kết luận luận của mình, không bị phụ thuộc vào ý chí của Thẩm phán khi xét xử nên giữ họ không tồn tại mối quan hệ chấp hành, điều hành. Không chỉ như vậy, Hội thẩm nhân dân còn thể hiện vai trò giám sát của mình đối với hoạt động tố tụng Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Như vậy, mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán phát sinh khi họ cùng tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đây là mối quan hệ phối hợp, có sự giám sát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được quy định trong luật tố tụng hình sự và chịu sự điều chỉnh của luật tố tụng hình sự. 1.3.1.2. Mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân và Thư ký phiên tòa Thư ký phiên tòa là một trong những người tiến hành tố tụng và là một chức danh tư pháp để chỉ người có nhiệm vụ giúp đỡ Hội đồng xét xử trong phiên tòa (trong đó có Hội thẩm nhân dân). Trước khi mở phiên toà, Thư ký mời Hội thẩm GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 25 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam nhân dân tham gia phiên toà theo yêu cầu của Thẩm phán và triệu tập những người tham dự phiên Toà trong sổ triệu tập phiên toà của Thẩm phán. Bên cạnh đó, Thư ký phải liên hệ với các Hội thẩm nhân dân có tên trong quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp Hội thẩm nhân dân được phân công không thể tham gia xét xử được thì Thư ký Toà án phải báo cáo với Thẩm phán để thay đổi Hội thẩm nhân dân khác. Tại phiên toà, Hội thẩm nhân dân và Thư ký phiên tòa đều là những người tiến hành tố tụng nhưng có vị trí, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Hội thẩm nhân dân có quyền xét hỏi, tranh luận, nghị án để đưa phán quyết về vụ án, Thư ký phiên tòa không có các quyền này. Sau phiên toà, Thư ký Toà án phải rà soát bản án để xin chữ ký của Hội thẩm nhân dân, làm các thủ tục để thanh toán tiền bồi dưỡng phiên toà cho Hội đồng xét xử. Mặc dù chức năng, nhiệm vụ của Thư ký phiên tòa và Hội thẩm nhân dân khác nhau nhưng cùng chung mục đích là hoàn thành nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, do đó phải có sự phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện tốt nhất để Hội thẩm nhân dân hoàn thành nhiệm vụ. 1.3.2. Mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân với các chức danh tư pháp khác trong hoạt động tố tụng Mỗi cơ quan tiến hành tố tụng tham gia vào quan hệ tố tụng cụ thể cần phải thông qua những con người cụ thể. Cốt lõi mối quan hệ giữa các cơ quan này chính là mối quan hệ giữa những đại diện cho cơ quan đó. Điều tra viên đại diện cho Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên đại diện cho Viện kiểm sát, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đại diện cho Tòa án nhân dân. Như vậy, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân với Điều tra viên và Kiểm sát viên được đặt trong mối quan hệ với các cơ quan mà họ đại diện. 1.3.2.1. Mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân và Điều tra viên Điều tra viên và Hội thẩm nhân dân ở hai vị trí khác nhau, thực hiện những nhiệm vụ riêng theo quy định của pháp luật. Nhưng điều đó không có nghĩa là Hội thẩm nhân dân và Điều tra viên không có mối quan hệ với nhau. Dễ nhận thấy nhất, phiên tòa chính là nơi kiểm tra công khai kết quả hoạt động điều tra của các Điều tra viên trong Cơ quan điều tra. Phải thừa nhận rằng, kết quả hoạt động của Cơ quan điều tra trong thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội (kết luận điều tra) không chỉ phục vụ trực tiếp cho Viện kiểm sát ra quyết định truy tố bị can, mà còn giúp cho Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa quyết định đưa vụ án ra xét xử. Từ đó, Hội thẩm nhân dân chính thức tham gia vào quá trình giải quyết vụ án. Mối quan hệ giữa Điều tra viên và Hội thẩm nhân dân xuất phát từ nhiệm vụ GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 26 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hội thẩm nhân dân và Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ khác nhau trong hai giai đoạn tố tụng khác nhau, nhưng hoạt động của hai chủ thể này nằm trong một quá trình giải quyết vụ án hình sự cụ thể. Mặc dù cùng thực hiện chức năng tư pháp, nhưng mối quan hệ giữa hai chủ thể này ở hai giai đoạn tố tụng khác nhau. Điều này cho thấy, giữa Hội thẩm nhân dân và Điều tra viên không phản ánh mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, không có tính chế ước lẫn nhau trong hoạt động tố tụng hình sự. Tòa án, cụ thể là Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán, không buộc Điều tra viên phải làm hay không làm một việc trong hoạt động tố tụng. Tất cả sự tác động qua lại giữa những người tiến hành tố tụng thuộc Cơ quan điều tra và Tòa án đều phải thông qua Viện kiểm sát. Tất nhiên trong giai đoạn xét xử, có những việc Tòa án yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện thì Cơ quan điều tra phải thực hiện. Ví dụ, tại phiên tòa, nếu bị cáo bỏ trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo30; Hội đồng xét xử ra quyết định bắt bị cáo để tạm giam nhằm đảm bảo thi hành án31. Nhưng việc thực hiện của Cơ quan điều tra không mang tính chấp hành, điều hành, mà là thực hiện các hành vi tố tụng theo quy định của BLtố tụng hình sự. Từ tất cả những đặc điểm nêu trên, có thể thấy giữa Hội thẩm nhân dân và Điều tra viên có mối quan hệ phối hợp cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ tố tụng đặt ra. 1.3.2.2. Mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên Kiểm sát viên và Hội thẩm nhân dân là hai chức danh tư pháp mà BLTTHS quy định bắt buộc có sự tham gia của họ ở giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Kiểm sát viên đại diện cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp khác, trong đó có Tòa án nhân dân. Trong khi đó, Hội thẩm nhân dân đại diện cho Tòa án nhân dân thực hiện việc xét xử. Mặc dù, Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên đại diện cho hai Cơ quan khác nhau, thực hiện hai chức năng khác nhau nhưng họ cùng tham gia vào một phiên tòa xét xử để giải quyết vụ án hình sự. Như vậy, giữa họ có sự phối hợp cùng nhau thực hiện các hoạt động tố tụng để giải quyết vụ án hình sự theo chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm hướng đến mục tiêu chung là truy cứu đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm. Bên cạnh đó, giữa Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên còn tồn tại quan hệ chế ước lẫn nhau. Quan hệ chế ước là sự tác động khống chế, kiềm chế lẫn nhau trong nhũng điều kiện nhất định, đảm bảo cho 30 Đoạn 3 khoản 1 Điều 187 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. 31 Điều 228 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 27 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam hoạt động tố tụng được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật. Trong hoạt động tố tụng hình sự là sự tác động qua lại giữa hai chủ thể này được thể hiện qua việc kiểm tra, giám sát, phát hiện các sai sót, thiếu sót để bổ sung, khắc phục. Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, kiểm sát các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án nhân dân. Ngược lại, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa sơ thẩm mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra. Đồng thời, tham gia vào hoạt động xét xử, Hội thẩm nhân dân đại diện nhân dân giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên. Hoạt động kiểm tra, giám sát lẫn nhau nhằm đảm bảo cho các hoạt động tố tụng diễn ra đúng pháp luật, loại trừ các vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Như vậy, đây là mối quan hệ phối hợp - chế ước trong tố tụng hình sự. Mối quan hệ giữa Hội thẩm nhân dân với các chức danh tư pháp khác đều là mối quan hệ phối hợp cùng nhau thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và cùng có trách nhiệm là mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, mối quan này còn tồn tại sự chế ước lẫn nhau đảm bảo cho hoạt động tố tụng được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật, do đó nếu thực hiện không tốt tất yếu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân. Nhìn chung, pháp luật tố tụng hình sự quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân nhằm mục đích nâng cao địa vị pháp lý của họ trong hoạt động tố tụng hình sự đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đặc biệt, Hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao tính dân chủ tại các phiên tòa hình sự, đặc biệt là phiên tòa hình sự sơ thẩm. Từ những phân tích trên cũng như tìm hiểu về vị trí, vai trò của Hội thẩm nhân dân trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân cùng những nguyên tắc có ý nghĩa định hướng cho Hội thẩm nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 28 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam ƯƠ NG 2 CH CHƯƠ ƯƠNG A VỊ PH ÁP LÝ CỦA HỘI TH ẨM NH ÂN DÂN TRONG ĐỊ ĐỊA PHÁ THẨ NH ỆT NAM TỐ TỤNG HÌNH SỰ VI VIỆ Trong chương này, tác giả tập trung phân tích về địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân như căn cứ nào xác định địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân, quyền và nghĩa vụ của Hội thẩm nhân dân thể hiện trong các mối quan hệ tố tụng hình sự tại phiên tòa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. nh đị áp lý của Hội th ẩm nh ân dân trong tố tụng 2.1. Căn cứ xác đị định địaa vị ph phá thẩ nhâ hình sự Vi Việệt Nam 2.1.1. Hội thẩm nhân dân là người nhân danh Nhà nước thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật Hội thẩm nhân dân được Nhà nước giao thẩm quyền thực hiện các hành vi tố tụng trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của Tòa án nhân dân. Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp Việt Nam quy định: "Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hành quyền tư pháp". Quy định này khẳng định rằng, Tòa án nhân dân là chủ thể có quyền nhân danh Nhà nước tiến hành việc xét xử, đưa ra bản án, quyết định giải quyết vụ án. Sự phán quyết ấy có ý chí của Hội thẩm nhân dân và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của Nhà nước, của cá nhân, tổ chức, ảnh hưởng đến uy tính của quốc gia, dân tộc. Đặc biệt, trong tố tụng hình sự, bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của những người tham gia tố tụng. Do tính chất quan trọng như vậy, trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội thẩm nhân dân phải vô tư, không thiên vị để cùng với Thẩm phán giải quyết vụ án một cách đúng đắn, bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân được Nhà nước quy định trong BLTTHS và Nhà nước chỉ trao cho người mang chức danh này mà không trao cho bất cứ chức danh nào khác trong bộ máy Nhà nước. Trong tố tụng hình sự, khi được Chánh án Tòa án nhân dân phân công tham gia giải quyết vụ án hình sự cụ thể, Hội thẩm nhân dân tham gia vào Hội đồng xét xử mang chức danh Hội thẩm nhân dân thì mới có những quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của BLTTHS. Cụ thể, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân được quy định tại Điều 40 BLTTHS năm 2003. Suy cho cùng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 29 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam 2.1.2. Hội thẩm nhân dân giữ vai trò trung tâm trong việc phát huy dân chủ, góp phần nâng cao uy tín, sức mạnh của Tòa án nhân dân Chế định Hội thẩm nhân dân là chế định tập trung sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý xã hội nói chung, động xét xử xử của Tòa án nhân dân nói riêng. Hội thẩm nhân dân tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự đảm bảo nguyên tắc thực thi quyền lực Nhà nước của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, phát huy dân chủ. Hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán chính là hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân. Trong Tòa án nhân dân có rất nhiều cán bộ, nhân viên, nhưng chỉ có Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân được phân công tham gia xét xử mới có thẩm quyền tố tụng để đưa ra phán quyết về vụ án, những người còn lại chỉ thực hiện những công việc nhằm mục đích bổ trợ, phục vụ cho các hoạt động tố tụng đó. Tòa án nhân dân mạnh hay yếu, hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân vì hầu hết các hoạt động của họ đều trực tiếp tác động đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, hoạt động của họ có hiệu quả sẽ tạo nên dư luận xã hội tốt, tạo dựng được uy tín của Tòa án nhân dân, cao hơn nữa là sự tin tưởng vào tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật ở nhân dân. Ngược lại, nếu hiệu quả hoạt động của người tiến hành tố tụng kém, không bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân sẽ gây nên dư luận bất bình của xã hội và mất lòng tin của nhân dân đối với Tòa án nhân dân nói riêng và đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung. Hội thẩm nhân dân góp phần nâng cao uy tín, sức mạnh của bộ máy Nhà nước mà đại diện là cơ quan bảo vệ pháp luật - Tòa án nhân dân. 2.1.3. Hoạt động của Hội thẩm nhân dân góp phần quyết định trong việc bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Việc áp dụng đúng các quy định về trình tự, thủ tục trong hoạt động xét xử là yêu cầu quan trọng nhất đối với những người tiến hành tố tụng, trong đó có Hội thẩm nhân dân. Vì khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng đúng pháp luật thì việc phát hiện, xác định tội phạm và người phạm tội được chính xác, xử lý nghiêm minh, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử, trực tiếp đưa ra ý kiến trong bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 30 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Do đó, Hội thẩm nhân dân phải chấp hành nghiêm chỉnh những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự nói chung, những nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử nói riêng nhằm xét xử đúng người, đúng tội góp phần củng cố hiệu lực của pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung, các căn cứ xác định địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân dựa trên hai yếu tố là vai trò và nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự. Các căn cứ trên chính là cơ sở để xác định địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân, thông qua đó để có nhìn nhận đúng về địa vị của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự 2.2. Đị ẩm nh ân dân trong các mối quan hệ tố tụng Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩ nhâ hình sự Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự thể hiện vị trí của Hội thẩm nhân dân trong mối quan hệ với những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. 2.2.1. Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong mối quan hệ với người tiến hành tố tụng 2.2.1.1. Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong mối quan hệ với Thẩm phán Quá trình giải quyết bất kỳ vụ án hình sự nào đều do một Hội đồng tiến hành. Đặc biệt, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân bắt buộc có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân. Do vậy, khi tham gia xét xử, Hội thẩm nhân dân luôn song hành với Thẩm phán để thực hiện nhiệm vụ cao cả là để bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Sự hiện diện của Hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử khẳng định rằng, nhân dân luôn phải có tiếng nói của mình trong hoạt động tư pháp, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân. Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán tham gia tố tụng nhằm thực hiện mục đích cơ bản của tố tụng hình sự là tìm ra sự thật khách quan về vụ án, trừng trị đúng người, đúng tội, không làm oan, sai. Vì vậy, hai chủ thể này có trách nhiệm xem xét và giải quyết toàn diện vụ án theo quy định của pháp luật nhằm xác định hành vi phạm tội, người thực hiện tội phạm và những tình tiết có liên quan đến vụ án, trên cơ sở đó đưa ra bản án, quyết định phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án. Thông qua quá trình xem xét, đánh giá chứng cứ, chứng minh tội phạm nhằm khẳng định bị cáo là có tội hay không có tội, nếu có tội thì Hội thẩm nhân dân cùng với GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 31 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam Thẩm phán phải xác định đó là tội phạm gì, theo quy định tại điều nào, khoản nào của Bộ luật hình sự. Hội thẩm nhân dân có thể bổ sung cho Thẩm phán những kiến thức xã hội cần thiết để Thẩm phán đưa ra phán quyết vừa đúng pháp luật vừa hợp lòng dân. Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Để đưa ra phán quyết giải quyết vụ án đúng pháp luật, hợp lẽ công bằng, xử phạt đúng người, đúng tội đòi hỏi Thẩm phán phải có kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, lập trường và nghiệp vụ vững chắc. Cũng chính vì lẽ đó, pháp luật nước ta quy định, việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia để Hội thẩm nhân dân đại diện quần chúng nhân dân, đem tiếng nói, tâm tư nguyên vọng của nhân dân và những hiểu biết thực tế của mình đến phiên tòa. Bởi họ là những người am hiểu thực tế cuộc sống, nắm được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, từ đó giúp họ dễ dàng trong việc tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội, tâm lý của người bị buộc tội. Thông qua đó, Thẩm phán đưa ra phán quyết thấu tình, đạt lý. Hội thẩm nhân dân dân có quyền hạn ngang với Thẩm phán trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án. Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán trong việc hỏi, Thẩm phán không được ngắt lời Hội thẩm nhân dân đang hỏi. Sau khi Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa hỏi, Hội thẩm nhân dân có quyền hỏi thêm những người được triệu tập tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến vụ án, góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, nhưng Thẩm phán chưa hỏi. Bên cạnh đó, khi qua mỗi thủ tục tại phiên tòa, Thẩm phán phải hỏi ý kiến của Hội thẩm nhân dân xem có bổ sung gì không mới được chuyển sang phần khác. Hội thẩm nhân dân độc lập xét hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Hội thẩm nhân dân tự mình quyết định phải hỏi ai, hỏi như thế nào, theo thứ tự như thế nào mà không phụ thuộc vào ý chí của Thẩm phán. Sự độc lập giữ vai trò quan trọng hơn nữa khi Hội thẩm nhân dân đưa ra ý kiến phán quyết về vụ án. Tại phiên tòa, tuy Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán cùng chung Hội đồng xét xử nhưng Hội thẩm nhân dân tự đưa ra quyết định trên cơ sở các quy định của pháp luật, các chứng cứ được thẩm tra tại phiên tòa, kết quả tranh luận bình đẳng, dân chủ. Các cơ sở đó là kết quả của việc điều tra chính thức công khai toàn bộ các tình tiết của vụ án, thẩm tra các chứng cứ đã thu thập được trong gia đoạn điều tra, xem xét các chứng cứ mới, nghe tranh luận của các bên tham gia tranh tụng,...của Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 32 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam Đồng thời, Hội thẩm nhân dân tham gia giám sát hoạt động của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Khi tham gia xét xử, Hội thẩm nhân dân có điều kiện thuận lợi nhất giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân và Thẩm phán cũng không nằm ngoài sự giám sát đó. "Nếu coi nguyên tắc xét xử công khai là kiểm tra có tính tổng thể, chung nhất của xã hội đối với hoạt động xét xử của Tòa án, thì nguyên tắc Hội thẩm tham gia xét xử là sự kiểm tra trực tiếp, cụ thể và từ bên trong của hoạt động này"32. Như vậy, Hội thẩm nhân dân độc lập và có quyền hạn ngang với Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Từ việc tham gia phiên tòa, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, chứng minh tội phạm,...đến đưa ra ý kiến phán quyết về vụ án, xác định bị cáo có tội hay không có tội. 2.2.1.2. Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong mối quan hệ với Kiểm sát viên Hội thẩm nhân dân tham gia vào quá trình giải quyết vụ án trên cơ sở quyết định đưa vụ án ra xét xử của Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa. Quyết định truy tố của Viện kiểm sát được xem là căn cứ để Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nếu Viện kiểm sát không truy tố thì Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa không có cơ sở pháp lý để đưa vụ án ra xét xử. Nếu vụ án không được đưa ra xét xử đồng nghĩa với việc phiên tòa sẽ không được mở và Hội thẩm nhân dân không thể nào tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự. Có thể nói, Tòa án nhân dân chỉ có thể thực hiện chức năng xét xử khi có quyết định truy tố của Viện kiểm sát. Truy tố là tiền đề của giai đoạn xét xử. Thông qua truy tố, Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Hội thẩm nhân dân tham gia vào quá trình giải quyết vụ án. Hội thẩm nhân dân xét xử căn cứ vào nội dụng quyết định truy tố của Viện kiểm sát, tuy nhiên quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Hội đồng xét xử, thuộc về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Điều này được thể hiện trong quy định tại Điều 196 BLTTHS năm 2003 về giới hạn xét xử: "Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà 32 Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người và Hội luật sư quốc tế, Quyền con người trong quản lý tư pháp, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009, tr. 344. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 33 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam Viện kiểm sát đã truy tố". Như vậy, khi tham gia giải quyết vụ án, Hội thẩm nhân dân không được xét xử về : - Những người và những hành vi mà Viện kiểm sát không truy tố; - Về tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố. Tuy nhiên, theo quy định của điều luật, Hội thẩm nhân dân có quyền đưa ra ý kiến xét xử bị cáo về khung hình phạt nặng hơn khung hình phạt của cùng một điều luật hoặc một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố. Trong tố tụng hình sự hiện nay, tội nặng hơn được hiểu là tội có khung hình phạt nặng hơn (loại hình phạt nặng hơn, mức cao nhất của khung hình phạt cao hơn, nếu mức cao nhất của khung hình phạt bằng nhau thì tội nặng hơn là tội có mức tối thiểu của khung hình phạt cao hơn, nếu chế tài tương đương nhau thì tội nặng hơn là tội có khách thể quan trọng hơn,...)33. Như vậy, Hội thẩm nhân dân có thể đưa ý kiến xác định tội danh trùng với tội danh nêu trong bản cáo trạng, quyết định đưa vụ án ra xét xử, nhưng cũng có thể khác theo hướng bằng hoặc nhẹ hơn. Điều này cho thấy, quy định này đã giới hạn phạm vi xem xét mức hình phạt, khung hình phạt của Hội thẩm nhân dân, của Hội đồng xét xử. Với vai trò là thành viên Hội đồng xét xử, Hội thẩm nhân dân cùng với Thẩm phán xem xét việc rút quyết định truy tố của Kiểm sát viên có đủ căn cứ hay không. "Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án" (Điều 195 BLTTHS năm 2003). Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì trong khi nghị án nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội, thì Hội đồng xét xử tuyên bố vô tội; nếu thấy việc rút truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên. Nếu Viện kiểm sát cấp trên thấy việc rút truy tố là đúng đắn thì quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án; nếu thấy việc rút truy tố không có căn cứ thì ra quyết định hủy quyết định rút truy tố của Viện kiểm sát cấp dưới và chuyển hồ sơ cho Tòa án xét xử theo thủ tục chung. Bên cạnh đó, Hội thẩm nhân dân có quyền tham gia xem xét, đánh giá Kiểm sát viên có đủ lập luận và lập luận có đủ căn cứ để bảo vệ quan điểm của Viện kiểm 33 Xem phần II, mục 2.2, điểm B của Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 5/11/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 34 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam sát nêu trong cáo trạng hay không34. Luận tội của Kiểm sát viên có căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa không. Lời luận tội của Kiểm sát viên có sử dụng tổng hợp các kiến thức mà hành vi phạm tội có liên quan đến lĩnh vực đó để bảo vệ quan điểm buộc tội của Viện kiểm sát trong quá trình lập luận không. Các căn cứ đó có phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành hay chưa. Trên cơ sở đó, Hội thẩm nhân dân đánh giá hoạt động tranh luận tại phiên tòa, đưa ra ý kiến phán quyết về vụ án. Nhằm thực hiện mục tiêu không để lọt tội phạm của tố tụng hình sự, Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm cùng với Thẩm phán ra quyết định khởi tố vụ án hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện tội phạm mới hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.35 Ngoài ra, Hội thẩm nhân dân đại diện nhân dân giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Kiểm sát viên tại phiên tòa. Thông qua đó, nâng cao tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Mặc dù, Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên có vị trí, chức năng khác nhau nhưng có cùng vai trò là người tiến hành tố tụng, thực hiện các hành vi tố tụng nhằm đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Trong mối quan hệ với Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân có vị trí là thành viên của Hội đồng xét xử, trực tiếp đưa ra ý kiến phán quyết về vụ án. Việc truy tố của Viện kiểm sát (bản chất là hành vi tố tụng của Kiểm sát viên) kịp thời, chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xét xử, đảm bảo cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng và chống tội phạm. 2.2.1.3. Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong mối quan hệ với Thư ký phiên tòa36 Sự tham gia của Thư ký phiên tòa vào quá trình giải quyết vụ án hình sự là một trong các điều kiện không thể thiếu được trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Khi được phân công tham gia xét xử, Thư ký phiên tòa có nhiệm vụ ghi chép thành biên bản diễn biến của phiên tòa; kiểm tra sự có mặt của những người tham 34 Nguyễn Tiến Đạm, Đôi điều trao đổi về chất lượng của bản cáo trạng, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10 năm 2002, tr. 33- 39; Nguyễn Hữu Chính, Một số vần đề về tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, Tạp chí Tòa án nhân dân số 13 (tháng 7) năm 2012, tr. 2-3. 35 Đoạn 3 khoản 1 Điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. 36 Sổ tay Thư ký Tòa án, 2011. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 35 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam gia tố tụng được triệu tập đến phiên tòa, làm rõ lý do của những người vắng mặt và báo cáo danh sách đó cho Hội đồng xét xử; ghi lại một cách đầy đủ trong biển bản phiên tòa các diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc và cùng với chủ tọa phiên tòa ký vào biên bản đó. Trong các nhiệm vụ đó, ghi biên bản phiên tòa là hoạt động tố tụng thường xuyên, quan trọng góp phần đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch trong các tình tiết, diễn biến của vụ án. Thư ký tham gia phiên tòa tạo điều kiện thuận lợi để Hội thẩm nhân dân làm tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Hội thẩm nhân dân là chức danh không thể thiếu trong việc đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Đồng thời, Hội thẩm nhân dân giữ vị trí, vai trò quan trọng góp phần xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là quyền làm chủ của nhân dân trong tố tụng hình sự. 2.2.2. Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong mối quan hệ với người tham gia tố tụng Vị trí, vai trò của Hội thẩm nhân dân còn được thể hiện trong mối quan hệ với những người tham gia tố tụng. Người tham gia tố tụng là các cơ quan, tổ chức và cá nhân có năng lực pháp lý để tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, có quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự37. Họ tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình. Do đó, để xác định sự thật của vụ án được chính xác, khách quan, pháp luật được áp dụng đúng đắn, đòi hỏi Hội thẩm nhân dân phải thật sự vô tư, khách quan, không thiên vị trong khi làm nhiệm vụ. Để làm được điều đó, Hội thẩm nhân dân phải tôn trọng và bảo vệ quyền dân chủ cũng như không có thái độ thiên vị đối với bất kỳ đối người nào trong số những người tham gia tố tụng tại phiên tòa. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền cũng đã nêu rõ: Mọi người đều có quyền được bảo vệ bằng các Tòa án quốc gia có thẩm quyền với phương tiện pháp lý có hiệu quả chống lại những hành vi vi phạm các quyền căn bản đã được Hiến pháp và pháp luật công nhận38. 37 Trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Hồng Đức - Hội luạt gia Việt Nam, 2013, tr. 161. 38 Học viện Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu quyền con người, Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb. Thành Phố Hồ Chí Minh. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 36 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam 2.2.2.1. Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong mối quan hệ với bị cáo, bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án Bị cáo, bị đơn dân sự và người có nghĩa vụ liên quan là những người có nghĩa vụ, có trách nhiệm bồi thường theo bản án, quyết định của Tòa án nhân dân. Là công dân, họ có quyền bình đẳng như những người tham gia tố tụng khác khi được Tòa án nhân dân triệu tập đến tham gia phiên tòa. Vì quyền bình đẳng của công dân là quyền thiêng liêng cao quý được thừa nhận rộng rãi, không phải do Nhà nước ban phát mà là thuộc tính tự nhiên của con người, được tôn trọng, kể cả khi họ bị cáo buộc phạm tội, bị đưa ra xét xử. Trong khi đó, Hội thẩm chiếm tới 2/3 hoặc 3/5 thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Do đó, quyết định của Hội thẩm nhân dân có ảnh hưởng rất lớn tới trách nhiệm mà bị cáo, bị đơn dân sự và người có nghĩa vụ liên quan phải chấp hành. Vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ án, Hội thẩm nhân dân phải duy trì sự bình đẳng của bị cáo, bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án để quá trình giải quyết vụ án được khách quan, công bằng. Đảm bảo cho bị cáo, bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án có mặt tại phiên tòa là bảo đảm quan trọng cho họ bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra các yêu cầu thực hiện việc tranh luận. Hội thẩm nhân dân phải thực hiện việc chứng minh một cách độc lập, không chịu sự tác động của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Trong giai đoạn xét xử, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về Tòa án nhân dân. Tại phiên tòa, chủ thể có trách nhiệm chứng minh thuộc về Hội đồng xét xử. Hội thẩm nhân dân là thành viên của Hội đồng xét xử nên Hội thẩm nhân dân cũng có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Bị cáo, bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án là những người có thể chịu hậu quả bất lợi từ kết quả chứng minh của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa, họ có quyền đưa ra chứng cứ để chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. Đảm bảo cho bị cáo, bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án bình đẳng trong việc phát biểu ý kiến, tranh luận tại phiên tòa. Để giải quyết vụ án, Hội thẩm nhân dân phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của những người này. Kết luận tại hội thảo "Tranh tụng tại phiên tòa hình sự ngày 5/11/2002, Tòa án nhân dân tối cao cũng đã đưa ra yêu cầu: "Hội đồng xét xử phải lắng nghe, tôn trọng các ý kiến của Kiểm sát viên, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác"39. Đồng thời, những người buộc tội và gỡ tội đều có 39 Tòa án nhân dân tối cao, Kết luận tại hội thảo tranh tụng tại phiên tòa hình sự, 2002, http://toaan.gov.vn/portal/. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 37 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam quyền tham gia thẩm vấn để kiểm tra tính xác thực, đứng đắn và có căn cứ về những vấn đề, lập luận mà người khác đưa ra. Hội thẩm nhân dân không được hạn chế một cách bất hợp lý về thời gian phát biểu ý kiến của những người tham gia tố tụng. Đặc biệt là trong tranh luận, "hoạt động tranh luận không bị hạn chế bởi bất cứ mốc thời gian nào và đến chừng nào mà các chủ thể tranh luận vẫn còn tiếp tục nêu ra những ý kiến liên quan đến vụ án"40. Tranh luận tại phiên tòa là một phần quan trọng của phiên tòa hình sự, nơi tập trung cao nhất của hoạt động tranh tụng. Tại phiên tòa, các quan điểm đối lập nhau về vụ án được các bên đưa ra tranh luận. Việc tranh luận giữa Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, bảo vệ bản cáo trạng với bên bào chữa theo hướng giảm nhẹ tội hoặc chứng minh sự vô tội của bị cáo là điều kiện để các quan điểm khác nhau có điều kiện cọ sát với nhau, từ đó nổi bật bản chất khách quan của vụ án. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" là nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Tranh luận là biểu hiện bản chất dân chủ, bình đẳng của tố tụng hình sự, việc hạn chế thời gian phát biểu của bất cứ người nào là biểu hiện không tôn trọng quyền bình đẳng của những người tham gia tố tụng trong phiên tòa xét xử hình sự. Bên cạnh đó, quyền của bị cáo, bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan tại phiên tòa được pháp luật bảo hộ, và Hội thẩm nhân dân tôn trọng. "Khi giải quyết các vụ án hình sự, các chủ thể tiến hành tố tụng phải có thái độ trân trọng đối với các quyền cơ bản của công dân và có trách nhiệm bảo đảm, không để xảy ra hành vi có tính chất xâm hại các quyền đó"41. Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập "là một trong những đảm bảo quan trọng trong việc bảo đảm quyền bình đẳng, quyền tự nhiên của con người"42. Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân chỉ được căn cứ vào các chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa và căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra quyết định về vụ án mà không lệ thuộc, ràng buộc bởi ý kiến của bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Hội thẩm nhân dân xét 40 Hồ Đức Anh, Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về phạm vi tranh luận và chủ thể tranh luận tại phiên tòa sơ thâm hình sự, Tạp chí Kiểm sát, số 20 (tháng 10), 2007, tr. 32. 41 Bộ tư pháp - Trường Đại học Luật Hà Nội, Pháp luật tố tụng hình sự với việc bảo đảm quyền con người và quyền công dân, Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2010, tr. 56; Hoàng Hùng Hải, Tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong phiên tòa xét xử hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân số 7 (tháng 4) năm 2012, tr.14-15. 42 Bộ tư pháp - Trường Đại học Luật Hà Nội, Pháp luật tố tụng hình sự với việc bảo đảm quyền con người và quyền công dân, Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2010, tr. 56. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 38 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam xử độc lập là điều kiện bảo đảm việc xét xử khách quan, đúng pháp luật, bảo đảm quyền của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa. "Sự độc lập về tư pháp là điều kiện tiên quyết của quy tắc pháp quyền và là sự bảo đảm cơ bản của việc xét xử vô tư, khách quan, bình đẳng, đúng pháp luật... Độc lập trong hoạt động của Tòa án bảo đảm thực tế cho sự bình đẳng giữa cá nhân, tổ chức, pháp nhân và nhà nước với tính chât chủ thể của quan hệ pháp luật"43. Như vậy, độc lập xét xử một mặt đảm bảo cho Hội thẩm nhân dân thực hiện quyền phán quyết của mình, mặt khác, đảm bảo quyền bình đẳng của những người tham gia tố tụng. Tôn trọng quyền bình đẳng của bị cáo, bị đơn dân sự và người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án thể hiện trong xác định và triệu tập đúng tư cách tham gia tố tụng đảm bảo cho họ thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ theo quy định. Khi tham gia tố tụng, bị cáo, nguyên đơn dân sự và người có nghĩa vụ liên đến vụ án có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật mà không người nào được tạo điều kiện nhiều hơn hay ít hơn người nào. Mọi người đều có địa vị pháp lý như nhau khi tham gia TTHS với tư cách tố tụng nhất định. Bất cứ người nào nếu tham gia TTHS với tư cách là bị cáo thì họ đều có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 50 BLTTHS năm 2003; nếu tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì họ có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 53, Điều 54 BLTTHS năm 2003. Đối với bị cáo: Việc tôn trọng quyền bình đẳng của bị cáo trong xét xử được thể hiện qua việc Hội thẩm nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc "không ai có thể bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật". Nguyên tắc này chỉ ra rằng, "bị cáo được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh có tội theo pháp luật", "Giả định vô tội và được đối xử như là người vô tội cho tới khi ông ta hoặc bà ta được chứng minh là có tội trong một phiên tòa được xét xử công bằng"44. Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử bám sát phương châm mọi hoài nghi về tội của bị cáo phải được giải thích theo có lợi cho bị cáo. Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị cáo tham gia xét xử từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Tuy đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử trước phiên tòa sơ thẩm nhưng bị cáo chưa thể bị coi là có tội đến khi có bản án 43 Bộ tư pháp - Trường Đại học Luật Hà Nội, Pháp luật tố tụng hình sự với việc bảo đảm quyền con người và quyền công dân, Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2010, tr. 56. 44 Nguyễn Thái Phúc, Nguyên tắc suy đoán vô tội, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11 năm 2006, tr. 74. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 39 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Do đó, bị cáo có quyền bình đẳng như những người tham gia tố tụng khác. Theo quy định tại Điều 10 BLTTHS năm 2003, Tòa án nhân dân "phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ xác định vô tội và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo. Bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội". Tuy nhiên, để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, luật tố tụng hình sự quy định họ có quyền đưa ra các chứng cứ và yêu cầu chứng minh mình không phạm tội. Theo đó, Hội thẩm nhân dân phải tạo điều kiện để bị can, bị cáo đưa ra các chứng cứ và giải quyết các yêu cầu mà họ đưa ra, phải xem xét một cách khách quan các chứng cứ và yêu cầu đó không được có thái độ thiên vị hoặc bỏ qua. Đặc biệt, bị cáo được bảo đảm quyền bào chữa. Bào chữa là quyền của bị cáo chứ không phải nghĩa vụ của họ, nên "bị cáo không có trách nhiệm giúp các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong việc buộc tội chính mình hoặc làm sáng tỏ các tình tiết khác có lợi cho họ"45. Bị cáo có quyền tự bào chữa, sử dụng các quyền và biện pháp luật định để chống lại việc buộc tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. Hoặc bị cáo có thể nhờ người khác bào chữa. Trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần, bị cáo bị đưa ra xét xử về tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình và nếu bị cáo không mời người bào chữa, thì Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của họ với những người tham gia tố tụng khác. Thực tiễn xét xử tại phiên tòa, vị thế của bị cáo thường yếu thế hơn so với bên buộc tội để tôn trọng quyền bình đẳng, pháp luật tạo cơ sở cho bị cáo được trợ giúp pháp lý. Bảo đảm việc thực hiện quyền bào chữa của bị cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc tranh tụng, xác định sự thật khách quan của vụ án, góp phần vào việc giúp giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Đối với bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Việc thực hiện quyền của bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án được pháp luật bảo vệ, Hội thẩm nhân dân tôn trọng. 45 Phạm Hồng Hải, Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1999, tr. 41. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 40 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam Khoản 1 Điều 53 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải có trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra". Bị đơn dân sự có quyền đưa ra chứng cứ chứng minh sự không gây thiệt hại vật chất cho bản thân bị đơn. bị đơn dân sự tham gia tố tụng khi nguyên đơn dân sự có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Do đó, bị đơn dân sự có quyền khiếu nại việc đòi bồi thường của nguyên đơn dân sự. Trong trường hợp Tòa án chấp nhận yêu cầu đó thì bị đơn dân sự phải có nghĩa vụ bồi thường. Các quyết định trong bản án về các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại (vật chất) cho nguyên đơn dân sự thuộc về bị đơn dân sự. BLTTHS năm 2003 không đưa ra định nghĩa như thế nào là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Thực tế, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án không phải lúc nào cũng có cả quyền lẫn nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Tùy theo từng vụ án mà người tham gia tố tụng này có thể mang một trong ba tư cách sau: người có quyền lợi, người có nghĩa vụ, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Người quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người không liên quan đến tội phạm, những Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác phải xử lý theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ của họ46. Ví dụ, người đã được kẻ phạm tội cho một số tài sản do phạm tội mà có. Tuy nhiên, việc tôn trọng quyền bình đẳng của những người này không chỉ dừng lại ở việc không can thiệp, hạn chế, làm ảnh hưởng quyền mà còn đòi hỏi các bên liên quan thực hiện những nghĩa vụ tố tụng mà pháp luật quy định. Hội thẩm nhân dân và những người tiến hành tố tụng khác phải đảm bảo các cơ quan, tổ chức, cá nhân và những người tham gia tố tụng khác có nghĩa vụ tôn trọng, "không được phép có những hành động phân biệt đối xử mà có hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên việc từ chối quyền bình đẳng"47 của bị cáo, bị đơn dân sự và người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Đồng thời, không chỉ tôn trọng, Hội thẩm nhân dân phải có trách nhiệm bảo vệ các quyền đó. Mọi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhóm người trên khi phát hiện sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ví dụ, trong trường hợp Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán ra bản án mà họ biết rõ là trái pháp luật thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 295 Bộ luật hình sự. 46 Trần Văn Độ, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 76. 47 Viện nghiên cứu quyền con người, Bình luận và khuyến nghị chung của Ủy ban Công ước thuộc Liên hợp quốc về quyền con người, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, tr. 203 GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 41 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam 2.2.2.2. Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong mối quan hệ với người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án Người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án là những người bị thiệt hại, phán quyết của Tòa án có ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của họ. Là công dân, họ có quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm và các quyền khác theo quy định của pháp luật, đó cũng là một trong những quyền con người trong tố tụng hình sự. Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của những người tham gia tố tụng là điều rất quan trọng, đặc biệt là những người bị người khác xâm hại. Điều này còn được ghi nhận trong nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân trong luật tố tụng hình sự.48 Xét xử công khai là biểu hiện tôn trọng quyền bình đẳng của công dân. Phiên tòa là nơi có các điều kiện cần thiết để các bên đối chất, xác định tính có căn cứ, đúng đắn, chính xác của các tình tiết, các vấn đề được các bên đưa ra, nên hơn ở đâu hết, phiên tòa là nơi thể hiện nét công lý. Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm tiến hành xét hỏi, điều tra, thu thập và đánh giá chứng cứ mộc cách dân chủ, công khai nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người bị xâm hại. Do đó, việc xét xử công khai của Tòa án nhân dân thể hiện sự tôn trọng dư luận, tôn trọng công dân, trong đó có người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án. Xét xử công công khai tăng cường sự giám sát, nâng cao tính minh bạch trong xét xử. Cũng như bị cáo, bị đơn dân sự và người có nghĩa vụ liên quan thì người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án. Cung cấp lời khai hoặc các thông tin khác góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Tham gia phiên tòa, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm tạo mọi điều kiện mà pháp luật cho phép để người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án có thể phát huy hết tính chủ động và tích cực khi tham gia giải quyết vụ án hình sự, Hội thẩm nhân dân được xem là chủ thể chính trong việc đưa ra phán quyết cuối cùng dựa trên các chứng cứ của các chủ thể khác xuất trình tại phiên toà, ở một mức độ cần thiết Hội thẩm nhân dân tham gia vào quá trình tranh tụng như trọng tài để góp phần 48 Điều 7 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 42 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam làm rõ các chứng cứ và tình tiết của vụ án. Kết quả tranh luận tại phiên tòa là cơ sở để Hội thẩm nhân dân ra phán quyết có hiệu lực thi hành, nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án. Thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự, người phạm tội không từ một thủ đoạn nào như đe dọa khống chế, xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, hủy hoại tài sản của những người bị hại để họ không dám nói ra sự thật nhằm trốn tránh tội lỗi. Chính vì lẽ đó, cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo an toàn, tạo điều kiện cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan tham gia tố tụng nhằm thu thập được đầy đủ, chính xác các thông tin từ họ. Việc tôn trọng quyền bình đẳng của người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án còn thể hiện ở chỗ họ biết mình tham gia với tư cách gì, có quyền và nghĩa vụ gì. Điều đó được thể hiện thông qua việc xác định đúng tư cách tố tụng và triệu tập họ tham gia phiên tòa xét xử để họ tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách bình đẳng, dân chủ giúp cho quá trình chứng minh, xử lý tội phạm diễn ra dân chủ, công khai. Đối với người bị hại49: Sự tôn trọng quyền bình đẳng của người bị hại được thể hiện qua việc Hội thẩm nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc "Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân"50. Người bị hại là một trong những người tham gia tố tụng theo quy định của BLTTHS năm 2003. Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 BLTTHS này thì "người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra". Việc tham gia tố tụng của người bị hại không chỉ bảo vệ, khôi phục những quyền và lợi ích hợp pháp của họ đã bị hành vi phạm tội xâm hại mà còn góp phần quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Người bị hại là người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại nặng nề nhất, là người chịu thiệt thòi nhiều nhất trong số những người tham gia tố tụng. Do đó, họ không những có quyền đề nghị mức bồi thường cho thỏa đáng mà còn có quyền đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm bảo bồi thường như kê biên tài sản và các biện pháp khác theo quy định. Bên cạnh đó, người bị hại có quyền kháng cáo phần hình phạt đối với bị cáo. 49 Lê Tiến Châu, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Người bị hại trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 1 năm 2007. 50 Điều 7 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 43 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam Theo BLTTHS Việt Nam thì người bị hại chỉ có thể là cá nhân. Pháp nhân, tổ chức không phải người bị hại, mặc dù có thể bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Xét về mặt hình thức, người bị thiệt hại chỉ trở thành người bị hại trong tố tụng hình sự sau khi họ được Tòa án triệu tập họ đến phiên tòa với tư cách người bị hại. Trong trường hợp hành vi phạm tội không bị phát hiện và xử lý hoặc trường hợp không xác định được người bị thiệt hại mặc dù trên thực tế có người thiệt hại về vật chất, tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội gây ra thì người đó cũng không trở thành người bị hại trong tố tụng hình sự.51 Đặc biệt, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo định tại Điều 105 BLTTHS năm 2003. Trong trường hợp này, theo quy định tại khoản 3 Điều 51 của Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa. Tuy nhiên, BLTTHS không quy định cụ thể người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa vào lúc nào. Theo hướng dẫn tại mục 7, phần I của Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa theo trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa tại Điều 217 của BLTTHS. Người bị hại có nghĩa vụ khai báo trung thực trong tố tụng hình sự với lý do biết được những thông tin về tội phạm, người phạm tội. Vai trò đó giống như người làm chứng. Tuy nhiên, người bị hại không thể đồng thời là người làm chứng vì người bị hại tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích pháp lý của bản thân liên quan đến vụ án. Nếu họ đồng thời là người làm chứng sẽ không đảm bảo được tính khách quan của vụ án. Theo quy định tại khoản 4 Điều 51 BLTTHS năm 2003 thì chỉ trong trường hợp từ cối khai báo mà không có lý do chính đáng thì người bị hại mới có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 Bộ luật hình sự về tội "Từ chối khai báo". Như vậy, nếu có lý do chính đáng thì người bị hại được từ chối khai báo. Vấn đề đặt ra là , lý do nào được xem là lý do chính đáng. Đối với nguyên đơn dân sự52: Cũng như người bị hại, nguyên đơn dân sự có quyền đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường (điểm d khoản 2 Điều 51, điểm d khoản 2 Điều 52 BLTTHS năm 2003). Tuy nhiên, khác với người bị hại, nguyên đơn dân sự không phải là nạn nhân trực tiếp của tội phạm, mặc dù bị 51 Trần Văn Độ, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 72. 52 Điều 52 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 44 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam thiệt hại nhưng thể chất, tinh thần, tài sản của họ không phải là đối tượng của tội phạm. Họ tham gia tố tụng trong vụ án hình sự là để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình. Vì vậy, nguyên đơn dân sự chỉ có quyền kháng cáo phần bồi thường, mà không có quyền kháng cáo về phần hình phạt. Để đảm khách quan, công bằng trong phiên tòa xét xử, Hội thẩm nhân dân có nghĩa vụ từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi theo quy định tại Điều 46 BLTTHS năm 200353, nếu thấy sự tham gia của mình có thể dẫn đến sự không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Bên cạnh đó, việc tuân thủ đúng các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự, đặc biệt là những nguyên tắc có ý nghĩa định hướng trong hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân là cơ sở quan trọng nhất bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Ngoài những người tham gia tố tụng trên, người giám định, người phiên dịch là những người không có các quyền và lợi ích liên quan đến vụ án, nhưng công vệc của họ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tính đúng đắn, khách quan của vụ án. Vì vậy, BLTTHS cũng đòi hỏi ở họ sự vô tư. Bên cạnh đó, người làm chứng, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự cũng góp phần làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án góp phần vào việc giải quyết vụ án nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật. Hiện nay, cải cách tư pháp ở Việt Nam đề ra những phương hướng, nhiệm vụ quan trọng, đó là "hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, đảm bảo tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người", "nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử". Đây là tiền đề tư tưởng để Hội thẩm nhân dân tiến hành các hoạt động tố tụng nhằm khẳng định vị trí, vai trò của mình trong tố tụng hình sự. Có như vậy, một mặt sẽ bảo vệ được quyền của những người tham gia tố tụng, mặt khác đảm bảo tranh tụng công khai, dân chủ khi có sự thực hiện đầy đủ quyền của các bên trong quá trình giải quyết vụ án. Trong mối quan hệ với những người tham gia tố tụng, Hội thẩm nhân dân có vị trí là người nhân danh quyền lực Nhà nước để thực hiện chức năng xét xử của Tòa án nhân dân. Đồng thời, Hội thẩm nhân dân là người đại diện cho nhân dân tham gia xét xử. Vì vậy, Hội thẩm nhân dân phải công minh, bình đẳng trong quá trình giải quyến vụ án nhằm bảo đảm quyền dân chủ của những người tham gia tố tụng. 53 Xem thêm mục 6 phần I của Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 45 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam ƯƠ NG 3 CH CHƯƠ ƯƠNG ẢI PH ÁP NÂNG CAO ĐỊ A VỊ PH ÁP L Ý MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GI GIẢ PHÁ ĐỊA PHÁ ẨM NH ÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VI ỆT NAM CỦA HỘI TH THẨ NH VIỆ Trong chương này tác giả trình bày những hạn chế, bất cập về mặt pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật thực định, nâng cao địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự hiện nay. 3.1. Một số tồn tại về mặt ph áp lý về đị a vị ph áp lý của Hội th ẩm nh ân dân phá địa phá thẩ nhâ ải ph áp ho àn thi ật trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam và gi giả phá hoà thiệện lu luậ 3.1.1. Một số tồn tại về mặt pháp lý và giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về sự độc lập của Hội thẩm nhân dân 3.1.1.1. Tồn tại Để đạt được mục tiêu chung của tố tụng hình sự là xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đòi hỏi Hội thẩm nhân dân phải độc lập xét xử, không bị chi phối, chỉ đạo của bất kỳ cơ quan, tổ chức hay các nhân nào và tuyệt đối tuân thủ pháp luật. Vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự đã quy định "Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật"54. Quy định này đề cao tính độc lập của Hội thẩm nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án, không bị chi phối, chỉ đạo bởi bất kỳ cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân nào. Tuy nhiên, quy định này cho thấy sự độc lập của Hội thẩm nhân dân chỉ được quy định thực hiện ở giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng - khi xét xử. Việc xác định phạm vi độc lập của Hội thẩm nhân dân như vậy là quá hẹp, chưa phù hợp với chức năng xét xử của Tòa án nhân dân55. Bởi vì, Hội thẩm nhân dân độc lập và phải tuân theo pháp luật ngay khi nhận hồ sơ vụ án không phải đợi đến khi xét xử mới có sự độc lập và tuân theo pháp luật như quy định. Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 cũng đã quy định: "Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm"56. Vì vậy, trong quá trình 54 Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. 55 Xem: Lê Tiến Châu, Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2009, tr. 240. 56 Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 46 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam nghiên cứu hồ sơ cũng như trong quá trình xét xử, nghiêm cấm sự can thiệp vào công việc xét xử của Hội thẩm nhân dân, mọi biểu hiện có thể làm cho tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật bị ảnh hưởng nên quy định này cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Hiến pháp. Như vậy, quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành chỉ cho phép Hội thẩm nhân dân độc lập khi xét xử là quá hẹp. Mặc khác, chỉ đến khi xử Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán mới phải tuân thủ pháp luật cũng là điều chưa hợp lý. Liên quan đến sự độc lập của Hội thẩm nhân dân là vấn đề Hội thẩm nhân dân chỉ xét xử căn cứ trên nội dung truy tố của Viện kiểm sát. Điều 196 BLTTHS năm 2003 quy định: "Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo các khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố". Nội dung này đã được hướng dẫn tại phần II, mục 2 của Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 5/11/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của BLTTHS năm 2003. Trong tố tụng hình sự, Hội thẩm nhân dân là một trong những người đại diện cho Tòa án nhân dân thực hiện chức năng xét xử, không thực hiện chức năng buộc tội nên Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Tòa án nhân dân đã quyết định đưa vụ án ra xét xử. Theo quy định tại Điều 196 BLTTHS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 5/11/2004 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử cùng với Thẩm phán không được xét xử bị cáo theo một tội danh khác nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Quy định này làm mất đi tính độc lập, hạn chế quyền của Hội thẩm nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, xét về mặt nào đó, Viện kiểm sát đã quyết định thay cho quyết định của Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán đã có cơ sở cho rằng hành vi của bị cáo phải được xét xử về tội nặng hơn so với tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và đã trả sồ sơ để điều tra bổ sung, song Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quyết định truy tố, thì như quy định tại Điều 196 BLTTHS thì Hội thẩm nhân dân vẫn tham gia xét xử và đưa ra ý kiến vào việc phán quyết bị cáo theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố mặc dù biết quyết định trên là không đúng. Trong trường hợp này nhiệm vụ chung của tố tụng hình sự là xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đã không được đảm bảo. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 47 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam Mặc khác, quy định này chưa phù hợp với với nguyên tắc "Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật", không đảm bảo được sự độc lập của Hội thẩm nhân dân khi đưa ra ý kiến vào trong bản án, quyết định của Tòa án nhân dân. Nguyên tắc độc lập cho phép Hội thẩm nhân dân độc lập, không bị phụ thuộc, chi phối. Để đưa ra ý kiến quyết định hình phạt, Hội thẩm nhân dân không chỉ đơn thuần căn cứ vào tội danh nêu trong bản cáo trạng mà qua việc xét xử, Hội thẩm nhân dân phải trực tiếp xem xét đánh giá toàn bộ các chứng cứ của vụ án để xác định cho đúng tội danh mà bị cáo đã thực hiện. Trên cơ sở đó mới đưa ra ý kiến quyết định áp dụng hình phạt tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Nhưng theo quy định tại Điều 196 BLTTHS, tất cả ý kiến của Hội thẩm nhân dân về tội danh áp dụng đối với bị cáo đều phải dựa trên cơ sở tội danh mà Viện kiểm sát truy tố. Hội thẩm nhân dân có thể đưa ra ý kiến quyết định hình phạt bằng, nhẹ hoặc nặng hơn nếu như cùng tội danh. Nhưng, nếu là tội danh khác thì Hội thẩm nhân dân chỉ đưa ra ý kiến quyết định hình phạt nhẹ hơn hoặc bằng với tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và không thể đưa ra ý kiến quyết định tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành. Ngoài ra, quy định về giới hạn của việc xét xử không đảm bảo sự thống nhất với các chế định khác của BLTTHS, cụ thể là khoản 3 Điều 249 BLTTHS năm 2003 "Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn;...". Giữa Điều 196 BLTTHS và Điều 249 BLTTHS không có sự nhất quán với nhau. Theo quy định tại Điều 196, thì Tòa án nhân dân không được quyền xét xử bị cáo về tội dạnh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố nhưng trong quy định tại Điều 249 lại cho phép sửa án theo hướng áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn. Bên cạnh đó, tên gọi của Điều luật chưa rõ ràng "Giới hạn của việc xét xử", dẫn đến mập mờ trong cách hiểu. Như vậy, quy định này chưa thật hợp lý, khoa học, mâu thuẫn với nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án và yêu cầu của cải cách tư pháp như Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra là "việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa"57. 57 Trần Văn Độ, Một số vấn đề về hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục xét xử sơ thẩm, Tạp chí Kiểm sát số 8 năm 2012, số chuyên đề, ra ngày 20/4/2012. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 48 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam 3.1.1.2. Giải pháp58 Độc lập là điều kiện quan trọng nhất để Hội thẩm nhân dân đưa ra phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Hoàn thiện các quy định về sự độc lập của Hội thẩm nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự là cơ sở pháp lý quan trọng để Hội thẩm nhân dân không bị phụ thuộc, tác động từ bên ngoài. Chính vì lẽ đó, BLTTHS năm 2003 cần hoàn thiện quy định tại Điều 16, Điều 196 nhằm tạo ra sự thống nhất chung trong quy các định. Thứ nhất, Điều 16 BLTTHS năm 2003 cần được sửa đổi theo hướng khi thực hiện chức năng xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không chịu bất cứ sự can thiệp từ cơ quan, tố chức, cá nhân nào. Thay cụm từ "khi xét xử" bằng cụm từ "khi thực hiện chức năng xét xử". Bổ sung "Nghiêm cấm việc can thiệp, tác động gây ảnh hưởng vào quá trình thực hiện chức năng xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào" vào điều luật cho phù hợp với quy định của Hiến pháp nước. Như vậy, Điều 16 cần được sửa đổi, bổ sung như sau: "Khi thực hiện chức năng xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nghiêm cấm việc can thiệp, tác động gây ảnh hưởng vào quá trình thực hiện chức năng xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào". Thứ hai, Điều 196 BLTHS cần được sửa đổi theo hướng Hội thẩm nhân dân khi tham gia giải quyết vụ án chỉ xét xử bị cáo và những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố để đảm bảo sự độc lập của họ trong quá trình thực hiện chức năng xét xử, quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, không phụ thuộc vào nội dung quyết định truy tố của Viện kiểm sát. Viện kiểm sát chỉ truy tố những bị can, những bị cáo và những hành vi mà theo đánh giá của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát là bị can, bị cáo đã thực hiện. Việc xét xử bị cáo theo tội danh, khung hình phạt, mức hình phạt thế nào do Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán độc lập quyết định. Trong trường hợp không đồng ý với bản án và quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị yêu cầu của Tòa án cấp trên xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm. Với định hướng trên, cần sửa lại Điều 196 BLTTHS năm 2003 như sau: "Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử". 58 Xem: Lê Tiến Châu, Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2009, tr. 302-305. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 49 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam 3.1.2. Một số tồn tại và giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân trong việc khởi tố vụ án hình sự 3.1.2.1. Tồn tại Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm59 thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp theo quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội60. Như vậy, Tòa án nhân dân mà đại diện là Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán, trong cùng một Hội đồng xét xử có trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự. Đoạn 3 khoản 1 Điều 104 BLTTHS năm 2003 quy định: "Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra". Với quy định trên, nếu phát hiện được tội phạm mới thì Hội thẩm nhân dân cùng với Thẩm phán có trách nhiệm ra quyết định khởi tố vụ án, nhưng nếu phát hiện người phạm tội mới thì theo lô gíc Hội thẩm nhân dân cùng với Thẩm phán chỉ có thể khởi tố bị can (người phạm tội mới) vì tội này trước đó đã được cơ quan có thẩm quyền khởi tố. Theo Điều 126 BLTTHS năm 2003, thì Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền khởi tố bị can. Do đó, BLTTHS năm 2003 quy định Hội đồng xét xử, trong đó có Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm khởi tố vụ án khi phát hiện người phạm tội mới là chưa phù hợp và thiếu tính khả thi. Bên cạnh đó, hiểu thế nào về "tội mới", "người phạm tội mới" để Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán ra quyết định khởi tố vụ án cũng chưa được quy định rõ ràng. Chẳng hạn tội phạm và người phạm tội đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phát hiện và đã tiến hành khởi tố và điều tra nhưng sau đó đình chỉ vì cho rằng không có căn cứ để buộc tội. Khi tham gia giải quyết vụ án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phát hiện thì tội phạm và người phạm tội đó có được xem là mới không? Đồng thời, trong BLTTHS năm 2003 không có sự quy định rõ ràng về trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự của Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán diễn ra ở giai đoạn nào của quá trình xét xử và hình thức khởi tố bằng một quyết định độc lập hay sẽ thể hiện trong bản án. Mặt khác, khoản 1 Điều 103 Hiến pháp nước ta quy định: "Tòa án nhân dân là 59 Xem: Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 60 Xem: Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 50 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội Việt Nam, thực hành quyền tư pháp". Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật61. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 13 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, thì khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn: "Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can". Như vậy, đã có sự tách bạch rõ ràng giữa chức năng xét xử và chức năng công tố (buộc tội). Tuy nhiên, đối chiếu với quy định tại đoạn 3 khoản 1 Điều 104 BLTTHS năm 2003 thì khi tham gia xét xử Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm cùng với Thẩm phán khởi tố vụ án hình sự dẫn đến chồng lấn chức năng. Bởi vì, khởi tố vụ án hình sự là công việc thuộc nội dung của chức năng buộc tội, trong khi đó Hội thẩm nhân dân là một trong những chủ thể tiến hành tố tụng thay mặt cho Tòa án nhân dân thực hiện chức năng xét xử nên phải độc lập với chức năng buộc tội và chức năng bào chữa. Pháp luật tố tụng hình sự nước ta lại quy định Hội thẩm nhân dân cùng với Thẩm phán có trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự - thuộc chức năng buộc tội của Viện kiểm sát. Mặc dù, chưa thực hiện chức năng buộc tội nhưng khi ra quyết định khởi tố vụ án tức là Hội thẩm nhân dân đã có quan điểm về buộc tội đối với một con người cụ thể. Do đó, quy định tại Điều 104 cho phép Tòa án lấn sang công việc của bên buộc tội là chưa phù hợp. 3.1.2.2. Giải pháp Để khắc phục bất cập trên, người viết đề xuất hướng giải quyết là bỏ quy định cho phép "Hội đồng xét xử khởi tố vụ án nếu phát hiện tội phạm hoặc người phạm tội mới" vì đây là nhiệm vụ thuộc chức năng buộc tội. Nếu giao cho Hội thẩm nhân dân cùng với Thẩm phán trách nhiệm khởi tố vụ án vô hình chung cho phép Tòa án lấn sân của chức năng buộc tội, mất đi tính độc lập và khách quan trong khi thực hiện chức năng xét xử. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng bỏ lọt người, lọt tội, thông qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện ra tội phạm mới hoặc người phạm tội mới, Hội thẩm nhân dân cùng với Thẩm phán bằng văn bản yêu cầu Viện kiểm sát hoặc Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Bên cạnh đó, cần có văn bản hướng dẫn như thế nào là "tội phạm mới" để quy định khả thi hơn. Với định hướng trên, đoạn 3 khoản 1 Điều 104 BLTTHS năm 2003 sau khi sửa đổi có nội dung như sau: "Hội đồng xét xử có trách nhiệm yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc 61 Xem: Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 51 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam người phạm tội mới cần phải điều tra". 3.1.3. Một số tồn tại và giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân trong trường hợp Viện kiểm sát rút quyết định truy tố 3.1.3.1. Tồn tại Trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát có chức năng thực hiện quyền công tố và thực hiện chức năng đó bằng cách ra bản cáo trạng truy tố bị can ra trước Tòa án và tham gia phiên tòa để bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa. Là cơ quan thay mặt Nhà nước buộc tội bị cáo, do đó Viện kiểm sát buộc tội phải chính xác, khách quan, không làm oan người vô tội. Vì vậy, BLTTHS quy định cho Viện kiểm sát có quyền rút quyết một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn. BLTTHS năm 2003 có một số quy định về việc rút quyết định truy tố tại phiên tòa, cụ thể là: Điều 195 BLTTHS năm 2003 quy định: "Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án". Điều 221 BLTTHS năm 2003 quy định: "1. Khi kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án". 2. Trong trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi nghị án, Hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia tố tụng tại phiên tòa trình bày ý kiến về việc rút quyết định đó". Khoản 2, Điều 222 BLTTHS năm 2003 quy định: "Trong trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội; nếu thấy việc rút truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp". Tuy nhiên, trong những trường hợp này, quy định về trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân chưa hợp lý, cụ thể như sau: - Trong trường hợp Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố thì Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm tham gia "xét xử toàn bộ vụ án" (Điều 195), "tiếp tục GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 52 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam xét xử vụ án" (Điều 221), tuy nhiên lại không quy định quy định trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử phải làm gì đối phần quyết định mà Kiểm sát viên đã rút. Như vậy, luật quy định không rõ ràng dẫn đến không xác định rõ phạm vi trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân nói riêng, của Hội đồng xét xử nói chung khi giải quyết vụ án. - Trong trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố. Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm tham gia "xét xử toàn bộ vụ án" (Điều 195). Trước khi nghị án, thì Hội đồng xét xử, trong đó có Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm yêu cầu những người tham gia tố tụng tại phiên tòa trình bày ý kiến về việc rút truy tố đó (khoản 2 Điều 221), sau khi nghe ý kiến trình bày của những người tham gia tố tụng thì khi nghị án thì thành viên Hội đồng xét xử xem xét việc rút truy tố đó: nếu có căn cứ xác định bị cáo vô tội thì tuyên bố bị cáo vô tội; nếu không có căn cứ thì tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp (khoản 2 Điều 222). Quy định về trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân nói riêng, của Hội đồng xét xử nói chung trong trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố chưa phù hợp. Bởi vì, Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố, đồng nghĩa với việc buộc tội bị cáo không còn cơ sở và căn cứ. Họ đã từ chối buộc tội, chức năng buộc tội chấm dứt; chức năng bào chữa cũng không còn tồn tại và tất nhiên chức năng xét xử cũng không còn bất cứ lý do gì để tiếp tục. Mặc khác, Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử khi có sự tồn tại của chức năng buộc tội. Vì vậy, khi Kiểm sát viên rút quyết định truy tố dù là trước hay tại phiên đều trong phạm vi của chức năng xét xử, thì cách giải quyết là như nhau. BLTTHS năm 2003 quy định trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân nói riêng, của Hội đồng xét xử nói chung trong trường hợp Kiểm sát viên rút quyết định truy tố ở những thời điểm khác nhau là chưa hợp lý. Tất cả những phân tích trên cho thấy, quy định về trách nhiệm của Hội đồng xét xử nói cung, của Hội thẩm nhân dân nói riêng trong trường hợp Viện kiểm sát rút quyết định truy tố còn nhiều điểm chưa hợp lý cần được hoàn thiện. 3.1.3.2. Giải pháp Để khắc phục những điểm chưa hợp lý về trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân nói riêng, của Hội đồng xét xử nói chung trong trường hợp Viện kiểm sát rút quyết định truy tố, BLTTHS năm 2003 cần sửa đổi, bổ sung nhằm xác định rõ trách nhiệm của Hội đồng xét xử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Hội thẩm nhân dân thực hiện GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 53 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam tốt chức năng xét xử của Tòa án nhân dân. Để đảm bảo thống nhất với phạm vi xét xử được sửa đổi đã trình bày ở phần trên, BLTTHS năm 2003 cần sửa đổi, bổ sung nội dung ở các Điều 195, Điều 221, Điều 222 như sau62: Điều 195, Điều 221 BLTTHS năm 2003 cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng theo hướng: Khi xem sát viên rút một phần quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử chỉ xét xử phần quyết định truy tố không bị rút; Khi Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử đình chỉ vụ án. Điều 195 BLTTHS năm 2003 cần được sửa đổi, bổ sung như sau: "Kiểm sát viên có thể rút một phần, toàn bộ hoặc kết luận về tội nhẹ hơn. Hội đồng xét xử vẫn xét xử vụ án, nhưng không được xét xử phần quyết định truy tố mà Kiểm sát viên đã rút". Bên cạnh đó, Điều 221 BLTTHS năm 2003 cũng cần được hoàn thiện để đảm bảo thống nhất giữa các Điều luật điều chỉnh cùng một vấn đề. "1. Trường hợp Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử chỉ xét xử phần quyết định truy tố không bị rút. 2. Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ vụ án. 3. Trường hợp Kiểm sát viên kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử xem xét chấp nhận hoặc không chấp nhận". Bổ sung khoản 4 vào Điều 221 với nội dung: "4. Trong trường hợp vụ án án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại (Điều 105 BLTTHS) nếu người bị hại, hoặc người đại diện hợp pháp của họ không đồng ý với việc rút quyết định truy tố của Kiểm sát viên, Tòa án vẫn tiếp tực xét xử". Khoản 2, Điều 222 BLTTHS năm 2003 là quy định nối tiếp các quy định tại Điều 195, Điều 221 BLTTHS. Để phù hợp với nội dung sửa đổi của những quy định này, khoản 2 Điều 222 cần quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân khi Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố. Vì vậy, khoản 2, Điều 222 sẽ có nội dung: "Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội". 62 Xem: Đỗ Văn Chỉnh, Cần sửa đổi, bổ sung quy định về rút quyết định truy tố, Tạp chí Tòa án nhân dân số 5 năm 2012, tr. 15-20; Lê Tiến Châu, Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2009, tr. 305-306. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 54 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam 3.1.4. Một số tồn tại khác về mặt pháp lý liên quan đến địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong Bộ luật tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện luật 3.1.4.1. Tồn tại Chất lượng bản án, quyết định của Tòa án nhân dân phải dựa vào các chứng được kiểm tra công khai tại phiên tòa và kết quả tranh luận thông qua hoạt động xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Trong đó, Hội thẩm nhân dân giữ vai trò trung tâm đảm bảo cho hoạt động này diễn ra dân chủ, bình đẳng bằng việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong suốt giải quyết vụ án. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003 chưa có phân định rõ giữa chức năng xét xử, chức năng buộc tội, bào chữa trong một số quy định dẫn đến sự lẫn lộn chức năng giữa Hội thẩm nhân dân với chủ thể khác. Về trình tự xét hỏi: Điều 207 BLTTHS năm 2003 quy định trình tự xét hỏi: khi xét xử chủ tọa hỏi trước rối đến Hội thẩm nhân dân; khi những người này hỏi xong mới đến KSV, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự,... Quy định này đã xác định trách nhiệm hỏi chính tại phiên tòa là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân chưa phân định rõ giữa các chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử. Quy định như vậy chưa "chấm dứt tình trạng Kiểm sát viên lẽ ra phải là người bảo vệ cáo trạng tại phiên tòa thì lại là người chứng kiến việc chủ tọa phiên tòa và Hội đồng xét xử ra sức bảo vệ cáo trạng cho Viện kiểm sát, còn Viện kiểm sát thì ngồi chứng kiến việc đó..."63. Như vậy, quy định này chưa có sự rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét hỏi Về tranh luận: Quy định của pháp luật hiện hành chưa thể hiện được vị trí trung tâm của Hội thẩm nhân dân, bên cạnh Thẩm phán, trong hoạt động tranh luận. Là thành viên Hội đồng xét xử, Hội thẩm nhân dân giữ vai trò "trọng tài" trong hoạt động tranh luận tại phiên tòa, lắng nghe phần trình bày của bên buộc tội và bên bào chữa cùng với Thẩm phán đưa ra phán quyết về vụ án. Hội thẩm nhân dân khi đưa ra ý kiến giải quyết vụ án phải dựa trên các chứng cứ, tài liệu được thẩm tra tại phiên tòa, kết quả tranh tụng dân chủ và bình đẳng của các bên tại phiên tòa. Tuy nhiên, quy định của pháp luật hiện hành chưa đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên buộc tội và bào chữa nên chất lượng tranh tụng chưa cao. Do đó, kết quả tranh luận chưa thật sự hiệu quả. Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm 63 Đinh Văn Quế, Về hình thức tổ chức và thủ tục xét xử của phiên tòa hình sự, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2 năm 1999, tr. 50. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 55 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới đã khẳng định: "Muốn nâng cao chất lượng xét xử thì phải nâng cao chất lượng tranh tụng dân chủ tại phiên tòa". Nội dung chủ yếu của nguyên tắc tranh tụng chính là hình thức tổ chức và tiến hành các phiên tòa xét xử, là điều kiện để làm sáng tỏ tất cả các chứng cứ, các tình tiết về vụ án làm cơ sở để Tòa án có quyết định đúng đắn, chính xác64. Có thể nhận thấy tranh tụng chi phối mạnh mẽ quá trình thực hiện chức năng xét xử của các chủ thể tiến hành tố tụng, trong đó có Hội thẩm nhân dân. Thông qua việc tranh tụng bình đẳng trong qua việc cọ sát các quan điểm giữa bên buộc tội và bên bào chữa, từ đó giúp cho Hội thẩm nhân dân có điều kiện xem xét, nhận xét, đánh giá đầy đủ giá trị của các chứng cứ do các bên đưa ra để ra phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và trên cơ sở đó, mục đích tố tụng mới có thể đạt được. Không chỉ vậy, khoản 5 Điều 105 Hiến pháp Việt Nam hiện hành cũng đã quy định "Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo", do đó cần bổ sung nguyên tắc này vào những nguyên tắc trong BLTTHS năm 2003. 3.1.4.2. Giải pháp Để đảm bảo chất lượng của bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cần sửa đổi các quy định về xét hỏi và tranh luận để đảm bảo dân chủ, bình đẳng giữa các bên nhằm nâng cao vai trò trung tâm của Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa, BLTTHS năm 2003 cần có những sửa đổi, bổ sung như sau theo rõ chức năng chức năng xét xử, chức năng buộc tội, bào chữa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay Về trình tự xét hỏi: sửa đổi quy định tại khỏa 2 Điều 207 BLTTHS hiện hành theo hướng: Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Trong khi Kiểm sát viên hỏi nếu không đồng ý, người bào chữa có quyền phản đối, có thể tham gia xét hỏi (nếu Hội đồng xét xử cho phép) mà không nhất thiết phải chờ đến khi Kiểm sát viên hỏi xong đối với tất cả các bị cáo, đối với tất cả các tội. Có như vậy mới thể hiện tinh thần dân chủ, bình đẳng giữa các bên tranh tụng. Sau khi những người này hỏi xong các thành viên Hội đồng xét xử mới tham gia xét hỏi. Các thành viên Hội đồng xét xử chỉ tham gia xét hỏi những vấn đề chưa rõ ràng còn nhiều mâu thuẫn để làm cơ sở cho việc ban hành bản án, quyết định của mình. Bên cạnh Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân giữ vai trò trung tâm và quyết định trong quá trình tranh tụng. 64 Lê Tiến Châu, Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2009, tr. 115. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 56 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam "Khi xét từng người, Kiểm sát viên hỏi trước rồi đến người bào chữa, nguòi bảo vệ quyền lợi cho đương sự, sau đó đến các thành viên Hội đồng xét xử. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Điều tra viên, người giám định được hỏi những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra và việc giám định" Bổ sung quy định về trình tự được xét hỏi theo hướng khi xét hỏi từng người, bị cáo được hỏi trước rồi sau đó là những người tham gia tố tụng khác; người xét hỏi có thể đồng thời xét hỏi nhiều người khác nhau và kết hợp xem xét tài liệu, vật chứng với trình tự hợp lý. Về tranh luận: Cần thể chế hóa Hiến pháp trong BLTTHS năm 2003, bổ sung thêm "nguyên tắc tranh tụng" vào trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử. Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung Điều 217 về trình tự phát biểu khi tranh luận như sau: "Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên trình bày luận tội; bị cáo, người bào chữa trình bày lời bào chữa; bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nếu có người bảo vệ quyền lợi cho họ thì người này có quyền trình bày, bổ sung ý kiến. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại quy định tại Điều 105 của Bộ luật này thì bị hại, người đại diện hợp pháp của họ trình bày, bổ sung ý kiến của mình sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội". Hoàn thiện về các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Hội thẩm nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ một cách có hiệu quả, nâng cao tính độc lập và chủ động của mình đáp ứng những yêu cầu và mục tiêu của tố tụng hình sự. Điều đó góp phần quan trọng khẳng định vị trí của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 57 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam ực ti ải ph áp nâng cao đị a vị 3.2. Một số tồn tại về mặt th thự tiễễn áp dụng và gi giả phá địa áp lý của Hội th ph phá thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự 3.2.1. Tồn tại 3.2.1.1. Đảm bảo sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trong các phiên tòa xét xử hình sự Pháp luật tố tụng hình sự nước ta quy định "việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia". Do đó, đảm bảo sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trong các phiên tòa xét xử vụ án hình sự tạo điều kiện cho các Hội thẩm nhân dân thể hiện vị trí, vai trò của mình trong việc đưa ra bản án, quyết định đúng đắn, hợp lý, hợp tình. Việc Hội thẩm nhân dân tham gia vào quá trình giải quyết vụ án được đảm bảo. Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trong công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân, toàn ngành Tòa án nhân dân đã giải quyết 332.868 vụ án, trong đó số vụ án đưa ra xét xử sơ thẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân là 67.369 vụ với 122.960 bị cáo65. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, ở giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bắt buộc có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân. Do đó, trên 67.000 vụ án đều có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân. Tuy nhiên, sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trên thực tế chưa đạt hiệu quả cao. Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán nhưng đa số Hội thẩm nhân dân có trình độ pháp lý, chuyên môn nghiệp vụ thấp hơn Thẩm phán. Tuy nhiên, Hội thẩm nhân dân chiếm đa số trong Hội đồng xét xử, do đó sự hạn chế về trình độ, năng lực của họ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân trong trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm bị sửa, bị hủy bởi các Tòa án cấp trên. Cũng theo Báo cáo trên, số vụ án đưa ra xét xử phúc thẩm là 14.119 vụ, và xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là 155 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy 0,5% (do nguyên nhân chủ quan là 0,3%, do nguyên nhân khách quan là 0,2%), bị sửa 4,9% (do nguyên nhân chủ quan là 0,3%, do nguyên nhân khách quan: 4,6%)66. Bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân nhân chủ quan chiếm tỉ lệ cao hơn so với trường hợp bị hủy do nguyên nhân khách quan. Thực tế này cho thấy năng lực, trình độ của Hội thẩm nhân dân có thể là nguyên nhân bản án, quyết định sơ thẩm bị hủy, bị sửa. Mới đây, báo chí đã đưa tin về vụ án 65 Báo cáo số 05/BC-TA Tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trong công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân. 66 Báo cáo số 05/BC-TA Tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trong công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 58 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam Danh Cường bị khởi tố về tội giết người, cướp tài sản xảy ra ở Lộc Ninh, Bình Phước. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước tuyên Danh Cường mức án tử hình. Nhưng sau đó, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định hủy án, giao Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại vụ án này67. Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân vào quá trình giải quyết vụ án xét ở góc độ mục tiêu của tố tụng hình sự là cùng với những Thẩm phán chuyên nghiệp đưa ra những phán quyết "thấu tình, đạt lý", hạn chế tính chuyên môn pháp lý thuần túy của những Thẩm phán chuyên nghiệp. Thực tế cho thấy sự tham gia của Hội thẩm nhân dân là khá hình thức nhưng không thể phủ nhận được vai trò, bản chất về sự tham gia của nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Biểu hiện của vấn đề này là không ít Hội thẩm nhân dân mang tâm lý “hữu danh vô thực”, "ngồi cho có", "tham gia phiên tòa cho đủ lệ, không bỏ công nghiên cứu kỹ hồ sơ, xem xét các tình tiết vụ án68, ngồi vào ghế cho có người chứ không lắng nghe để hiểu, để đồng cảm được với những bức xúc, oan trái, lẽ phải để quyết định có trách nhiệm với con người, với pháp luật và lương tâm của mình. Theo Việt Báo đưa tin về vụ án người điều khiển xe máy vượt quá tốc độ cho phép gây tai nạn dẫn đến hậu quả chết người tưởng chừng đơn giản nhưng lại phát sinh quá nhiều tình tiết phức tạp. "Người bị hại khiếu nại về công tác điều tra, đưa ra nhiều bằng chứng, lý lẽ chứng tỏ có dầu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án. Người ta thấy một mình Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa xét hỏi, trích bút lục, đối chứng lời khai của các bên tại tòa và tại Cơ quan điều tra. Hai vị Hội thẩm nhân dân thờ ơ, một người ngã lưng vào phần sau chiếc ghế uy nghi, đen bóng. Một vị chống tay, nhoài người trên bàn xét xử, gương mặt mệt mỏi, thỉnh thoảng đưa hai tay vuốt ngược mái tóc bạc trên vầng trán cao rộng, uyên bác để chống lại cơn buồn ngủ.... Khi được chủ tọa hỏi ý kiến: các vị trong Hội đồng xét xử có hỏi gì thêm...thì lập tức nhận được hai cái lắc đầu thoáng choàng tỉnh khi chưa kịp nghe hết câu hỏi. Kịch bản cũ đã bao lần lặp lại như thế"69. Sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm, tâm lý "tham gia cho có" của hai 67 Ngọc Thân, Hủy án tử hình vì sựo làm sai, http://plo.vn/phap-luat/toa-an/huy-an-tu-hinh-vi-so-lam-oan-509310.html, [truy cập ngày 17/11/2014]. 68 Báo người lao động, Hội thẩm nhân dân: "Không thể ngồi không cho có", H. Duyên, http://nld.com.vn/phap-luat/hoi-tham-nhan-dan-khong-the-ngoi-cho-co-20140409205436884.htm, [truy cập ngày 16/11/2014]. 69 Việt Báo, Hội thẩm nhân dân: chuyện không thể cười, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Hoi-tham-nhan-dan-chuyen-khong-the-cuoi/30074339/218/, [truy cập ngày 17/11/2014]. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 59 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam vị Hội thẩm nhân dân trên đây là thực trạng chung tại một số phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự hiện nay. Việc xét xử không phải là hoạt động chuyên nghiệp của Hội thẩm nhân dân nên Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử với vait rò là đại diện quần chúng nhân dân, đem tiếng nói, nguyên vọng của nhân dân đến phiên tòa, đảm bảo được daan chủ tong hoạt động xét xử. Nhưng tế cho thấy vẫn còn những hợp Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử chưa làm tốt vai trò đại biểu của dân, chưa thể hiện được tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Nhiều vụ án hình sự có người chưa thành niên tham gia, theo quy định của BLTTHS, thành phần xét xử phải có một Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để hiểu rõ tâm lý người chưa thành niên; đồng thời thông qua hoạt động xét xử, giáo dục người chưa thành niên tốt hơn, làm cho mục đích của pháp luật hình sự đạt hiệu quả. Thế nhưng, không ít Hội thẩm nhân dân đã mạt sát bị cáo là người chưa thành niên, lên lớp với các bậc phụ huynh70. Thực tế còn nhiều trường hợp Hội thẩm nhân dân đặt ra những câu hỏi không đi sâu vào trọng tâm của vụ án, câu hỏi thiếu sắc bén, thái độ xét hỏi "qua loa, đại khái" không làm rõ được sự thật khách quan của vụ án. Tại một phiên tòa xét xử vụ án ăn trộm, một vị Hội thẩm nhân dân hỏi bị cáo: "Trước khi đi ăn trộm, bị cáo có ghé nhà ai không?". Bị cáo khai: "Dạ có, bị cáo ghé nhà ông nội của bị cáo chơi". Vị Hội thẩm nhân dân hỏi tiếp: "Sao không ghé nhà ông ngoại?". Bị cáo nhìn quanh rồi thưa: "Bị cáo không biết ạ"71. Tại một phiên tòa khác: bị cáo nữ bị truy tố về tội "lừa đảo" do sau khi ngã giá, nhận tiền bán dâm xong, bị cáo lợi dụng sơ hở "chùn". Không may lần đó gặp một khách hàng không vừa, anh này bỏ thời gian tìm bị cáo ở nhiều điểm thường tụ tập gái bán dâm và "tóm" được bị cáo nộp công an. Trong phần xét hỏi, vị Hội thẩm nhân dân nói: "Bị cáo là người vô nhân đạo. Đã nhận tiền của người ta thì phải đi bán dâm chứ ai nhận tiền rồi lại chạy. Làm ăn như thế là mất uy tín..."72. Thực trạng này nói lên năng lực xét xử, kỹ năng xét hỏi của Hội thẩm nhân dân còn rất hạn chế đưa đến không đạt được được mục đích của việc xét 70 Báo người lao động, H. Duyên, Hội thẩm nhân dân: "Không thể ngồi không cho có", http://nld.com.vn/phap-luat/hoi-tham-nhan-dan-khong-the-ngoi-cho-co-20140409205436884.htm, [truy cập ngày 16/11/2014]. 71 Báo người lao động, H. Duyên, Hội thẩm nhân dân: "Không thể ngồi không cho có", http://nld.co.vn/phap-luat/hoi-tham-nhan-dan-khong-the-ngoi-cho-co-20140409205436884.htm, [truy cập ngày 16/11/2014]. 72 Báo mới, Chuyện cười ra nước mắt ở chốn pháp đình, Htthp://www.nguoiduatin.vn/chuyen-cuoi-ra-nuoc-mat-o-chon-phap-dinh-a24083, [truy cập ngày 9/11/2014]. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 60 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam hỏi là làm sáng tỏ tất cả các tình tiết của vụ án, trên cơ sở đó xác định có tội phạm hay không, bị cáo có thực hiện hành vi phạm tội hay không, động cơ, mục đích, nguyên nhân và điều kiện phạm tội,... Không chỉ tham gia xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, pháp luật tố tụng hình sự nước ta còn quy định thành phần xét xử phúc thẩm vụ án hình sự có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử phúc thẩm còn cho thấy hầu như chưa có vụ án nào mà việc xét xử phúc thẩm lại có Hội thẩm nhân dân tham gia73. Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trên thực tế mang nhiều tính hình là do tổ chức và thực hiện chế định này chưa tốt, chưa phúc đáp nội dung và yêu cầu quan trọng của chế định này. Do đó, Hội thẩm nhân dân chưa phát huy được vai trò, vị trí quan trọng của mình trong các phiên tòa hình sự. Vì vậy, điều quan trọng là phải có những giải pháp để khắc phục những hạn chế, tăng cường và phát huy đầy đủ yêu cầu của chế định nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. 3.2.1.2. Đảm bảo sự độc lập của Hội thẩm nhân dân tại các phiên tòa xét xử vụ án hình sự Hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân là hoạt động nhân dân quyền lực Nhà nước để đưa ra ý kiến phán quyết bị cáo có tội hay không có tội. Phán quyết này có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích Nhà nước, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, cái mốc để đánh giá hiệu quả của công tác xét xử là phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm. Muốn vậy, Hội thẩm nhân dân phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế, vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử xảy ra thường xuyên. Trước hết, Hội thẩm nhân dân không phải là những luật gia chuyên nghiệp, trình độ hiểu biết pháp luật và kinh nghiệm xét xử hạn chế nên khó có sự độc lập, dễ bị phụ thuộc vào Thẩm phán trong khi làm nhiệm vụ. Trong những năm gần đây, đội ngũ Hội thẩm nhân dân của các cấp Tòa án không ngừng tăng lên, tuy nhiên chất lượng vẫn còn hạn chế. Theo thống kê của cơ quan chức năng hiện nay cả nước có 13.600 Hội thẩm. Trong đó, trên 80% chưa được đào tạo kiến thức pháp luật cơ bản74. Điều đó đã gây không ít khó khăn cho Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử, 73 Tòa án nhân dân tối cao, Về một số lý luận và thực tiễn cho việc sủa đổi, bổ sung một số điều khoản của Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Đề tài khoa học cấp bộ số 2001 - 38 - 03, Hà Nội, tr. 18. 74 Lê Tiến Châu, Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2009, tr. 250. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 61 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam đặc biệt là việc đánh giá về mặt pháp lý các chứng cứ và các tình tiết của vụ án phức tạp, có nhiều điểm mâu thuẫn với nhau. Sự độc lập của Hội thẩm nhân dân không chỉ dừng lại ở mức độ độc lập với Thẩm phán, độc lập khi xét xử mà phải độc lập với sự tác tác động từ bên ngoài, độc lập với lãnh đạo Tòa án, Tòa án cấp trên, độc lập với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành về vấn đề trên chưa đầy đủ, tình trạng can thiệp vào công việc xét xử của Hội đồng xét xử, trong đó có Hội thẩm nhân dân từ những cơ quan, cán bộ có chức quyền vẫn còn. Theo Tiến sĩ Dương Thanh Biểu, "Hiện nay đang diễn ra tình trạng, cấp dưới thỉnh thị cấp trên. Trên cơ sở hồ sơ vụ án, cấp trên nghiên cứu rồi hướng dẫn. Tại một số phiên tòa, do có ý kiến chỉ đạo của cấp trên nên việc xét hỏi, tranh luận, đối đáp tại phiên tòa còn nặng hình thức, không tiến hành quyết liệt và không đảm bảo dân chủ, công khai để phán quyết chính xác. Đây là tình trạng mà dư luận cho rằng, sở dĩ có một số vụ án oan sai cũng do nguyên nhân các cơ quan đang thực hiện cơ chế "án tại hồ sơ" hoặc "án bỏ túi". Cho nên cần tập trung thực hiện tốt việc tranh luận, đối đáp tại phiên tòa để làm rõ bản chất sự việc, góp phần phán quyết của tòa án là khách quan, công bằng và dân chủ"75. Thỉnh thị án dẫn đến sự mất độc lập của các thành viên Hội đồng xét xử, trong đó có Hội thẩm nhân dân khi đưa ra ý kiến quyết định để giải quyết vụ án, đồng thời đó cũng là nguyên nhân của tình trạng oan, sai. Báo chí đã đưa tin về nhiều vụ án cho thấy chất lượng xét xử của các Tòa án nhân dân chưa cao, còn có nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội, vi phạm pháp luật tố tụng. Điển hình là vụ án 5 công an dùng nhục hình làm chết nghi can ở Phú Yên với các bị cáo: Nguyễn Minh Quyền, Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Tấn Quang, Đỗ Như Huy và Nguyễn Thân Thảo Thành. Tòa sơ thẩm Tòa án nhân dân Thành phố Tuy Hòa tuyên phạt 5 bị cáo với mức án "nhẹ hều". Ông Lương Quang - Chánh án Tòa án nhân dân Tuy Hòa đã thừa nhận "Tòa đã phải chịu rất nhiều áp lực", khó thẳng tay trừng trị 5 người nguyên là công an Tuy Hòa. Theo Luật sư Lương Phú Thắng, "đây chỉ là một tình huống cụ thể trong hàng ngàn, thậm chí nhiều hơn nữa trong những vụ án có oan sai, lọt người, lọt tội"76. Có ý kiến cho rằng, Tòa án nhân dân Thành phố Tuy 75 Báo Việt Nam, Thu Hà, Phải thoát khỏi tư duy cấp trên "che chở" cấp dưới, http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/203782/phai-thoat-tu-duy-cap-tren--che-cho--cap-duoi.html, [truy cập ngày 16/11/2014]. 76 Báo Giáo dục, Viết Cường, Vụ 5 công an dùng nhục hình chết nghi can "Án bỏ túi" bẻ cong pháp luật, http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Vu-5-cong-an-nhuc-hinh-chet-nghi-can-An-bo-tui-be-cong-phap-luat-post142933.gd, [truy cặp ngày 17/11/2014]. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 62 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam Hòa đã xử "thiên vị" đối với 5 bị cáo nguyên là công an. Cũng có ý kiến cho rằng, đây là trường hợp "án bỏ túi", "bẻ công pháp luật". Thực trạng này cho thấy tình trạng tác động, can thiệp từ bên ngoài có thể dẫn đến mất sự độc lập của Hội đồng xét xử, trong đó có Hội thẩm nhân dân đưa đến ra phán quyết sai, xử phạt không đúng tội. Thực tiễn xét xử cho thấy, không ít trường hợp lãnh đạo Tòa án nhân dân do không tin tưởng vào cán bộ cấp dưới nên đã can thiệp vào công tác xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, yêu cầu báo cáo, thỉnh thị hoặc thậm chí chỉ đạo những người này xét xử theo ý kiến chủ quan của mình. Cũng không ít trường hợp, do những động cơ cá nhân hay vụ lợi mà lãnh đạo của Tòa án nhân dân chỉ thị Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải xét xử như thế này hoặc thế khác nhằm mang lại lợi ích cho mình hoặc lợi ích cho những người khác. Điển hình là trường hợp ông Nguyễn Đức Bình, Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội ký Quyết định ban hành Quy định báo cáo nghiệp vụ xét xử giải quyết các vụ án hình sự, vụ việc dân sự và các khiếu kiện hành chính với Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ban hành ngày 23/1/2013 (Quyết định 13) tại phiên họp thứ 14 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội mới đây. Theo Quyết định này, các phó Chánh án, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Thẩm phán, Thẩm tra viên phải có trách nhiệm báo cáo với Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội nhiều loại án, trong đó có: "Các vụ án hình sự sơ thẩm dự kiến xử phạt bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, chuyển sang loại hình phạt nhẹ hơn hoặc cho bị cáo hưởng án treo;...; các vụ án mà Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội thấy cần thiết"77. Theo Quyết định 13, Tòa án nhân dân cấp trên cho ý kiến về đường lối xét xử như hình thức "duyệt án" đối với Tòa án nhân dân cấp dưới. Như vậy, việc làm này đã vi phạm nguyên tắc độc lập khi xét xử, làm mất sự độc lập của các thành viên Hội đồng, trong đó có Hội thẩm nhân dân khi giải quyết vụ án. Vấn đề thỉnh thị án và duyệt án là biểu hiện "sinh động" của tình trạng vi phạm nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi thực hiện chức năng xét xử của Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán. Thỉnh thị án, duyệt án gây ra thói bao biện của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới, có khi cấp trên thấy bản án sai nhưng không sửa vì chính mình đã "cho ý kiến thỉnh thị", căn bệnh "án tại hồ sơ" đã dẫn đến không ít trường hợp oan sai, "Suy nghĩ và hành động như vậy sẽ là một biểu 77 Báo điện tử đảng cộng sản, Thu Hằng, Giữa thu đô có một quyết định lạ lùng, http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30257&cn_id=676071, [truy cập ngày 16/11/2014]. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 63 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam hiện của một loại bao cấp - bao cấp trong tư duy và sáng tạo"78. Do vậy, cần phải loại bỏ triệt để tình trạng thỉnh thị án và duyệt án, có như vậy mới có thể tạo ra sự độc lập, khách quan và công bằng khi Hội thẩm nhân dân đưa ra kết luận về vụ án. Hội thẩm nhân dân chiếm 2/3 hoặc 3/5 thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm, trong khi đó Hội đồng xét xử quyết định theo đa số nên quyết định của Hội thẩm nhân dân đưa ra có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến quyền và lợi hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự không quy định rõ ràng về trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân đối với hành vi và quyết định của mình. Cũng là thành viên Hội đồng xét xử, cùng đưa ra ý kiến phán quyết về vụ án nhưng Thẩm phán phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp oan, sai. Ngược lại, Hội thẩm nhân dân hầu như không phải chịu trách nhiệm gì, kể cả trách nhiệm hành chính. Do đó, nhiều Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử chưa độc lập, chưa làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Theo quyết định số 41/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/01/2013, thì chế độ bồi dưỡng cho Hội thẩm nhân dân được tăng từ 50.000 đồng/ngày lên 90.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, mức bồi dưỡng như hiện nay là rất thấp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến Hội thẩm nhân dân dễ bị tác động, chi phối từ bên ngoài. Như vậy, mặc dù pháp luật đưa ra nguyên tắc "Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" để đảm bảo sự độc lập của Hội thẩm nhân dân, nhưng trên thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến sự độc lập của Hội thẩm nhân dân dẫn đến việc vi phạm nguyên tắc này. Do đó, cần có biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất mức độ ảnh hưởng của chúng góp phần nâng cao sự độc lập, nâng cao vị trí của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự. 3.2.2. Giải pháp thực tiễn 3.2.2.1. Nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân Độc lập là điều kiện quan trọng nhất để Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử đưa ra phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập chỉ có trên thực tế khi xây dựng được các biện pháp thích hợp có thể đảm bảo được sự độc lập, vô tư, khách quan của Hội thẩm nhân dân trong quá trình đưa ra kết luận. Nếu không dù luật có quy định thì trên thực tế cũng khó có sự độc lập 78 Nguyễn Như Phát, Một số ý kiến về cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3 năm 2004, tr. 28. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 64 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam được và khi đã không độc lập thì khó lòng vô tư, khách quan khi giải quyết vụ án. Đảm bảo sự độc lập của Hội thẩm nhân dân, trước hết là phải nâng cao năng lực, trình độ Khi trình độ chuyên môn của Hội thẩm nhân dân được nâng cao có nghĩa là Hội thẩm nhân dân sẽ tư duy pháp lý sắc bén hơn, có phong cách làm việc khoa học, có niềm tin nội tâm vững vàng thì Hội thẩm nhân dân mới có thể độc lập. Để làm được điều đó, phải tiến hành tuyển chọn Hội thẩm nhân dân theo hướng công khai, dân chủ trên cơ sở các tiêu chuẩn của pháp luật, đồng thời xây dựng một đội ngũ Hội thẩm nhân dân giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, trong sáng về phẩm chất đạo đức, đáp ứng sự mong mỏi của nhân dân. Đồng thời, tiến hành rà sót lại đội ngũ Hội thẩm nhân dân, đối chiếu lại các tiêu chuẩn theo quy định, xác định những mặt mạnh, mặt hạn chế để xây dựng đội ngũ Hội thẩm nhân dân trong sạch, vững mạnh trong giai đoạn hiện nay. Đối với các Hội thẩm nhân dân không đạt tiêu chuẩn, cần có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại. Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đòi hỏi bản thân mỗi Hội thẩm nhân dân phải không ngừng nâng cao trình độ chính trị, đạo đức, tinh thần tự tôn nghề nghiệp, phụng sự pháp luật của mình. Bên cạnh đó, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho các các Hội thẩm nhân dân. Hội thẩm nhân dân phải được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng xét xử để đảm bảo Hội thẩm nhân dân có đủ năng lực khi tham giải quyết vụ án hình sự. Ngoài ra, từng cá nhân Hội thẩm nhân dân phải tự học tập và tích lũy kinh nghiệm thông qua thực tiễn xét xử. Để đảm bảo cho Hội thẩm nhân dân độc lập khi tham gia xét xử, cần phân công nhiệm vụ hợp lý, phù hợp với trình độ và vốn hiểu biết biết thực tế của từng Hội thẩm nhân dân. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ Hội thẩm nhân dân để đảm bảo sự độc lập của Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử. Khi trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân được nâng cao, họ phải chịu trách nhiệm về phán quyết của mình thì sự độc lập khi đưa ra phán quyết của Hội thẩm nhân dân sẽ được đảm bảo hơn. Hội thẩm nhân dân phải chịu trách nhiệm về những phán quyết oan sai, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ảnh hưởng uy tín của Tòa án nhân dân, rộng hơn nữa là uy tín của nền tư pháp. Trách nhiệm này cần được tập trung vào nâng cao nhận thức của Hội thẩm nhân dân về trọng trách của mình khi tham gia tố tụng là cùng với Thẩm phán đưa ra phán quyết có liên quan trực tiếp đến quyền tự do, lợi ích hợp pháp, tài sản và thậm chí cả tính mạng con người để họ thấy được tầm quan trọng của mình. Xây dựng bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp hợp lý và các biện pháp kỷ luật phù hợp đối với Hội thẩm nhân dân hơn là việc quy định trách nhiệm bồi thường cá nhân khi xét xử oan người vô tội. Hàng GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 65 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam năm tiến hành công tác tập huấn nghiệp vụ hay phát tài liệu để Hội thẩm nhân dân nghiên cứu. 3.2.2.2. Tăng cường chế độ đãi ngộ đối với Hội thẩm nhân dân Bên cạnh việc nâng cao trình độ của Hội thẩm nhân dân, thì nâng cao mức bồi dưỡng cho Hội thẩm nhân dân cũng rất cần thiết để Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử tích cực và có hiệu hơn. Hiện nay, ngoài chế độ về trang phục, Hội thẩm nhân dân chỉ có chế độ bồi dưỡng phiên tòa với mức 90.000 đồng/ngày là rất thấp so với yêu cầu công việc của Hội thẩm nhân dân. Trong khi đó, khi tham gia xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán, nhưng một số chế độ của Thẩm phán như: phụ cấp công vụ, phụ cấp trách nhiệm nghề thì Hội thẩm nhân dân lại không được hưởng. Vì vậy, để bảo đảm công bằng và khuyến khích Hội thẩm nhân dân tích cực tham gia công tác xét xử, cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu để cấp chế độ phụ cấp hàng tháng cho Hội thẩm nhân dân và tăng tiền bồi dưỡng khi tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân. 3.2.2.3. Tăng cường giám sát đối với Hội thẩm nhân dân Giám sát là hoạt động rất quan trọng đối cứ bất cứ lĩnh vực nào, đặc biệt là trong tố tụng hình sự. Nhiệm vụ chung của tố tụng hình sự là xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Tuy nhiên, trên thực tế chất lượng của một số bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm chưa cao, vẫn còn tình trạng oan, sai. Do đó, hoạt động tố tụng hình sự không thể thiếu sự kiểm tra, giám sát đảm bảo pháp luật được áp dụng đúng đắn vào thực tiễn. Và Hội thẩm nhân dân tham gia giải quyết vụ án cũng không nằm ngoài sự giám sát đó. Giám sát là đảm bảo quan trọng để Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử một cách có hiệu quả. Thông qua hoạt động giám sát mà phát hiện và khắc phục những sai lầm, thiếu sót, lệch lạc trong bản án, quyết định của Tòa án nhân dân xảy ra trên thực tế. Nhờ có hoạt động kiểm tra, giám sát mà nâng cao tính độc lập và tuân theo pháp luật của Hội thẩm nhân dân khi cùng với Thẩm phán đưa ra bản án, quyết định của Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự quy định Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, do đó trong quá trình kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động xét xử, Tòa án nhân dân cấp trên, Hội đồng nhân dân, Viện kiểm sát,... không được can thiệp trực tiếp vào công việc xét xử của Hội thẩm nhân dân. Như vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhân dân cần phải tăng cường sự giám sát đối với họ. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 66 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam Tóm lại, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân phải được tiến hành đồng bộ cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và từng ngành luật của nước ta nói riêng trên các căn cứ khoa học và thực tiễn áp dụng. "Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiêm chân lý..."79. Do đó, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nói chung và pháp luật về địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân một mặt phải trên các nguyên tắc tố tụng hình sự, mặt khác phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn áp dụng pháp luật hoạt động xét xử các vụ án hình sự của Hội thẩm nhân dân. Khắc phục được những hạn chế, bất cập từ trong quy định cũng như thực tiễn áp dụng các quy định về địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự tạo điều kiện thuận lợi để Hội thẩm nhân dân thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. 79 Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, số ra ngày 21/3/2007; 16/9/2007; 8/10/2007; 13/10/2007; 29/10/2007; 30/10/2007; 4/11/2007. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 67 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam ẬN KẾT LU LUẬ a vị ph áp lý của Hội th ẩm nh ân dân trong tố Việc nghiên cứu đề tài “Đị Địa phá thẩ nhâ tụng hình sự Vi Việệt Nam Nam”” là một việc làm cần thiết góp phần xây dựng “Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, thực hiện thành công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này trên nhiều phương diện như lý luận, pháp lý và thực tiễn, người viết đúc kết được những nội dung cơ bản sau: - Việc thiết lập một hệ thống Tòa án nhân dân nhằm đảm bảo sự tham gia của Hội thẩm nhân dân là quan trọng và cần thiết. Bởi vậy mà ngay từ khi mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến việc xây dựng cơ quan xét xử của nhân dân. Và trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay đã mở ra một thời kỳ mới cho tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, xác định Tòa án nhân dân giữ vai trò trung tâm trong hệ thống tư pháp, hoạt động của Tòa án nhân dân là trọng tâm của hoạt động tư pháp. Đảm bảo sự tham gia của Hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân là một trong biểu hiện quan trọng nhất tính công khai, dân chủ trong hoạt động tư pháp. - Hội thẩm nhân dân tham gia vào quá trình giải quyết vụ án không chỉ thể hiện quyền lực Nhà nước mà còn thể hiện tính nhân dân sâu sắc. Vì vậy, khi tham gia xét xử, Hội thẩm nhân dân phải dựa trên cơ sở pháp luật, chấp hành nghiêm chình pháp luật nhằm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Điều đó cho thấy, Hội thẩm nhân dân có địa vị pháp lý quan trọng trong tố tụng hình sự nước ta. - Xét xử là chức năng đặc thù của Tòa án nhân dân, là hoạt động trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự thể hiện bản chất của nền tư pháp quốc gia. Việc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử tại phiên tòa là đưa ra bản án kết tội hoặc không kết tội bị cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Điều này không những thể hiện quyền uy Nhà nước mà còn thể hiện rõ vị trí, vai trò quan trọng của HTND trong hoạt động tố tụng hình sự. - Các quy định về địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ngày càng được hoàn thiện theo hướng chặt chẽ, bảo đảm tính độc lập khi xét xử, dân chủ trong tố tụng, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Giải pháp đề ra là GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 68 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam phải hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân nhằm xác định đúng vị trí của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự. Đồng thời, trên cơ sở nhận diện các yếu tố đe dọa, tác động tiêu đến sự độc lập của Hội thẩm nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các giải pháp được đưa ra tập trung vào việc đảm bảo sự độc lập của Hội thẩm nhân dân. Giải pháp quan trọng trước mắt là phải nâng cao năng lực, trình độ của Hội thẩm nhân dân. Tóm lại, Hội thẩm nhân dân là một chức danh quan trọng của Tòa án nhân dân trong tố tụng hình sự. Trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi cần phải nâng cao địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự tại các phiên tòa xét xử. Điều này phản ánh sự cần thiết để xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Đặc biệt, đảm bảo dân chủ trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Để làm được điều đó đòi hỏi Tòa án nhân dân các cấp, các nhà làm luật và các nhà nghiên cứu luật cần đề ra phương hướng giải quyết về mặt lý luận lẫn thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự. Điều đó nhằm “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”80. Đây là vấn đề hiện đang gặp nhiều khó khăn và cũng là vấn đề đang cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của các nhà nghiên cứu khoa học tố tụng hình sự cũng như các ban, ngành có liên quan./. 80 Trích Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 69 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam ỆU THAM KH ẢO DANH MỤC TÀI LI LIỆ KHẢ ẠM PH ÁP LU ẬT � VĂN BẢN QUY PH PHẠ PHÁ LUẬ 1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 2. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. 3. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. 4. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. 5. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003. 6. Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). 7. Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. 8. Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02-10-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 9. Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 5-11-2004 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. 10. Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08-12-2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự. 11. Nghị quyết liên tịch số 05/2005/NQLT/TANDTC-BNV-UBTWMTTQVN ngày 5-12-2005 về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân. 12. Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN 01-4-2003 hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân. Văn bản kh kháác: 1. Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) năm 2013. 2. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam 3. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị xác định rõ nhiệm vụ cải cách tư pháp đến năm 2020. 4. Quyết định số 253/2008/QĐ-TCCB ngày 18-9-2008 về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Toà án nhân dân. 5. Báo cáo số 05/BC-TA Tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trong công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân. � ÁO TR SÁCH, TẠP CH CHÍÍ, GI GIÁ TRÌÌNH 1. Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995, tr. 150. 2. Phạm Hồng Hải, Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1999, tr. 41. 3. Trường đào tạo các chức danh tư pháp, Sổ tay Hội thẩm, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội, 2000. 4. Bộ tư pháp, Viện khoa học pháp lý, Từ điển luật học, Nxb. Từ điển bách khoa, Nxb. Tư pháp, 2006, tr. 244. 5. Đinh Văn Quế, Về hình thức tổ chức và thủ tục xét xử của phiên tòa hình sự, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2 năm 1999, tr. 50. 6. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, 2001. 7. Trịnh Tiến Việt, Tìm hiểu về tranh tụng tại phiên tòa, Tạp chí Kiểm sát (số chuyên đề về xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi) số 6 năm 2003. 8. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, 2004. 9. Viện nghiên cứu quyền con người, Bình luận và khuyến nghị chung của Ủy ban Công ước thuộc Liên hợp quốc về quyền con người, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, tr. 203. 10. Lê Tiến Châu, Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự, Nxb. Tư pháp, 2009. 11. Mạc Giáng Châu - Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam - Những vấn đề chung của luật tố tụng hình sự, Trường Đại học Cần Thơ, 2010. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam 12. Mạc Giáng Châu - Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam - Các giai đoạn tố tụng hình sự, Trường Đại học Cần Thơ, 2010. 13. Bộ tư pháp - Trường Đại học Luật Hà Nội, Pháp luật tố tụng hình sự với việc bảo đảm quyền con người và quyền công dân, Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2010, tr. 56. 14. Trần Văn Độ, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 76. 15. Bùi Ngọc Sơn, Sự độc lập của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 4 năm 2003, tr. 43. 16. Nguyễn Như Phát, Một số ý kiến về cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3 năm 2004, tr. 28. 17. Dương Ngọc Ngưu, Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động tố tụng thực trạng và phương hướng đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, đặc san số 4 (tháng 3) năm 2003, tr. 58. 18. Lê Văn Cảm, Những vấn đề lý luận cơ bản về chế định các nguyên tắc của Luật Tố tụng hình sự, Tạp chí Kiểm sát số 5, 6, 7 (2004) 12, 12, 144. 19. Hoàng Văn Hạnh, Nâng cao vai trò của Hội thẩm nhân dân trong xét xử các vụ án hình sự, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 3 (44) năm 2004. 20. Nguyễn Quang Sơn, Tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm trong hoạt động xét xử, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 1 (tháng 1) năm 2004, tr. 14-15. 21. Nguyễn Thái Phúc, Nguyên tắc suy đoán vô tội, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11 năm 2006, tr. 74. 22. Hồ Đức Anh, Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về phạm vi tranh luận và chủ thể tranh luận tại phiên tòa sơ thâm hình sự, Tạp chí Kiểm sát, số 20 (tháng 10), 2007, tr. 32. 23. Lê Tiến Châu, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Người bị hại trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 1 năm 2007. 24. Nguyễn Ngọc Chí, Đại học Quốc gia Hà Nội, Các nguyên tắc cơ bản trong Luật Tố tụng Hình sự - những đề xuất sửa đổi, bổ sung, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật 24 (2008). GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam 25. Lê Văn Cảm, Tòa án là trung tâm - xét xử là trọng tâm trong tố tụng hình sự theo tình thần cải cách tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ 1, số 9 năm 2011, tr. 5. 26. Đổ Văn Chỉnh, Cần sửa đổi, bổ sung quy định về rủ quyết định truy tố, Tạp chí Tòa án nhân dân số 5 năm 2012. 27. Trần Duy Bình, Thực tiễn và một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc "Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật", Tạp chí Tòa án nhân dân số 11 (tháng 6) năm 2012. 28. Hoàng Hùng Hải, Tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong phiên tòa xét xử hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7 (tháng 4) năm 2012, tr. 18. 29. Trần Văn Độ, Một số vấn đề về hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về thủ tục xét xử sơ thẩm, Tạp chí Kiểm sát số 8 năm 2012, số chuyên đề, ra ngày 20/4/2012. 30. Nguyễn Ngọc Kiện, Một số giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trong điều kiện cải cách tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân số 10 (tháng 5) năm 2012, tr. 35 - 39. 31. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, số ra ngày 21/3/2007; 16/9/2007; 8/10/2007; 13/10/2007; 29/10/2007; 30/10/2007; 4/11/2007. � ÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRANG TH THÔ 1. Báo điện tử đảng cộng sản, Thu Hằng, Giữa thu đô có một quyết định lạ lùng, http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30257&cn _id=676071, [truy cập ngày 16/11/2014]. 2. Báo Giáo dục, Viết Cường, Vụ 5 công an dùng nhục hình chết nghi can "Án bỏ túi" bẻ cong pháp luật, http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Vu-5-cong-an-nhuc-hinh-chet-nghi-can-An-bo-tui -be-cong-phap-luat-post142933.gd, [truy cập ngày 17/11/2014]. 3. Báo mới, Chuyện cười ra nước mắt ở chốn pháp đình, Htthp://www.nguoiduatin.vn/chuyen-cuoi-ra-nuoc-mat-o-chon-phap-dinh-a240 83, [truy cập ngày 9/11/2014]. 4. Báo nhân dân, Ngân Anh, Nhiều góp ý cho Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/24675802-nhieu-gop GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam -y-cho-du-thao-luat-to-chuc-toa-an-nhan-dan-sua-doi.html, [truy cập ngày 28/10/2014]. 5. Báo nhân dân, Hương Nguyên, Để chế định Hội thẩm nhân không mờ nhạt tại tòa, http://www.nhandan.com.vn/phapluat/cai-cach-tu-phap/item/21190702-%C4% 91%E1%BB%83-ch%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BB%8Bnh-h%E1%BB% 99i-th%E1%BA%A9m-nh%C3%A2n-d%C3%A2n-kh%C3%B4ng-%E2%80 %9Cm%E1%BB%9D-nh%E1%BA%A1t%E2%80%9D-t%E1%BA%A1i-t%C 3%B2a.html, [truy cập ngày 12/10/2014]. 6. Báo người đại biểu nhân dân, Phạm Dân, Những bất cập trong hoạt động của Hội thẩm nhân dân, http://nguoidaibieu.com.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/7/ContentID/81826/ Default.aspx, [truy cập ngày 15/10/2014]. 7. Báo người đại biểu nhân dân, Cao Xuân Thu Vân, Hội thẩm nhân dân phải thương tầm với trọng trách được giao, http://www.nguoidaibieu.com.vn/, [truy cập ngày 22/10/2014]. 8. Báo người lao động, H. Duyên, Hội thẩm nhân dân: "Không thể ngồi không cho có", http://nld.com.vn/phap-luat/hoi-tham-nhan-dan-khong-the-ngoi-cho-co-201404 09205436884.htm, [truy cập ngày 16/11/2014]. 9. Báo VietNam.net, Thu Hà, Phải thoát khỏi tư duy cấp trên "che chở" cấp dưới, http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/203782/phai-thoat-tu-duy-cap-tren--che-c ho--cap-duoi.html, [truy cập ngày 16/11/2014]. 10. Chính Phủ, Một số vần đề về chế định Hội thẩm nhân dân, http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Mot-so-van-de-ve-che-dinh-Hoi-tham-nha n-dan/201211/155172.vgp, [truy cập ngày 18/11/2014]. 11. Tạp chí kiểm sát, Nguyễn Thị Thu Trà, Những bất cập trong thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Tòa án, http://www.tapchikiemsat.org.vn/ArtDetails.aspx?id=3821#.VGa0DmGT4_Y, [truy cập ngày 11/11/2014]. 12. Tạp chí Kiểm sát, Trần Duy Hòa - Phạm Việt Cường, Người tiến hành tố tụng hình sự và vị trí, vai trò của người tiến hành tố tụng, http://www.tapchikiemsat.org.vn/ArtDetails.aspx?id=3693, [truy cập ngày GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam 23/10/2014]. 13. Tòa án nhân dân tối cao, Kết luận tại hội thảo tranh tụng tại phiên tòa hình sự, 2002, http://toaan.gov.vn/portal/, [truy cập ngày 11/11/2014]. 14. Tòa án nhân dân tối cao, Nguyễn Văn Vinh, Bàn về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử, http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/CaiCachTuPhap/View_detail.aspx?It emID=376, [truy cập ngày 22/9/2014]. 15. Tòa án nhân dân tối cao, Trần Kỳ, Nguyên tắc việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội Thẩm nhân dân tham gia, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán: Thực tiễn và những bất cập, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_c ateid=1751909&item_id=6480638&article_details=1 [truy cập ngày 01/11/2014]. 16. Tòa án nhân dân tối cao, Phan Thanh Tùng, Một số vấn đề về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1&p_cateid=1 751909&article_details=1&item_id=67187074, [truy cập ngày 7/11/2014]. 17. Việt Báo, Hội thẩm nhân dân: chuyện không thể cười, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Hoi-tham-nhan-dan-chuyen-khong-the-cu oi/30074339/218/, [truy cập ngày 17/11/2014]. 18. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, Lâm Ngọc Lý, Góp ý Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), http://vienkiemsat.nghean.gov.vn/wps/portal/vienkiemsat/!ut/p/c4/04_SB8K8x LLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3ED8XX8tgYxM_X19jA0-PMEcDdycP32BvQ _2CbEdFAJyAIm4!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/vien+ kiem+sat/vks/lvcm/nghiencuu/82ab638045f28aeca3a8f3445991e3e5, [truy cập ngày 22/9/2014]. GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí [...]... pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự như sau: Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự là tổng thể các quy định về quyền và nghĩa vụ pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự Từ khái niệm trên, chúng ta có thể nhận thấy, nội hàm địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự được... của Hội thẩm nhân dân trong các mối quan hệ tố tụng hình sự Tóm lại, Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự là tổng thể các quy định về quyền và nghĩa vụ pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự 1.1.2 Đặc điểm tố tụng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự 1.1.2.1 Đặc điểm tố tụng. .. vai trò của Hội thẩm nhân dân trong các mối quan hệ tố tụng hình sự để làm bật lên địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thông qua việc phân tích, làm rõ những hạn chế, bất cập về mặt pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật về địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự 4 ươ... hoạt động của Hội thẩm nhân dân trong giai đoạn hiện nay ững vấn đề cơ bản về đị a vị ph áp lý của Hội th ẩm nh ân dân trong tố 1.1 Nh Nhữ địa phá thẩ nhâ tụng hình sự Vi Việệt Nam 1.1.1 Khái niệm địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự 1.1.1.1 Khái niệm về Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự Hội thẩm nhân dân là một chế định quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự, thể hiện... quyền hạn của Hội thẩm nhân dân phải được xác định đầy đủ trên cơ sở vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân còn thể hiện vị trí của Hội thẩm nhân dân trong mối quan hệ với những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng hình sự Thông qua địa vị pháp lý, 6 Bộ tư pháp, Viện... nâng cao địa vị pháp lý của Hội thẩm Ch Chươ ương nhân dân trong tố tụng hình sự Việt Nam GVHD: Th.S Mạc Gi Giááng Ch Chââu 3 SVTH: Lê Th Thịị Ng Ngọọc Qu Quíí Đị Địaa vị ph phááp lý của Hội th thẩẩm nh nhâân dân trong tố tụng hình sự Vi Việệt Nam ƯƠ NG 1 CH CHƯƠ ƯƠNG CƠ SỞ LÝ LU ẬN VỀ ĐỊ A VỊ PH ÁP LÝ CỦA HỘI TH ẨM NH ÂN D ÂN LUẬ ĐỊA PHÁ THẨ NH ỆT NAM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VI VIỆ Hội thẩm nhân dân là... trong tố tụng hình sự là người được bầu theo quy định của pháp luật làm nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 1.1.1.2 Khái niệm địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự Việt Nam Để đảm bảo cho Hội thẩm nhân dân thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo đạt được mục tiêu chung của tố tụng hình sự là phát... hạn cũng như trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân nhằm đề cao địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự Hội thẩm nhân dân làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Tòa án nơi mình được bầu làm Hội thẩm nhân dân Trong khi thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Tòa án nhân dân, Hội thẩm nhân dân có các quyền và nghĩa vụ sau: Trước khi mở phiên tòa xét xử, Hội thẩm nhân dân có quyền nghiên cứu... án nhân dân năm 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 (PLTP&HTND năm 2002), thì Hội thẩm nhân dân là một chức danh nằm trong Hội thẩm Tòa án nhân dân (Hội thẩm) , gồm Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân cấp huyện2 và Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân cấp tỉnh Hội thẩm nhân dân tham gia vào hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật Về khái niệm Hội thẩm, ... ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ví dụ, Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân cấp huyện do Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu, Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bầu theo sự giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thứ hai, Hội thẩm nhân dân làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Khi được tuyển chọn, Hội thẩm nhân dân làm nhiệm vụ xét ... 1.1.1 Khái niệm địa vị pháp lý Hội thẩm nhân dân tố tụng hình 1.1.1.1 Khái niệm Hội thẩm nhân dân tố tụng hình 1.1.1.2 Khái niệm địa vị pháp lý Hội thẩm nhân dân tố tụng hình Việt Nam ... địa vị pháp lý Hội thẩm nhân dân tố Ch Chươ ương tụng hình Việt Nam ươ ng Địa vị pháp lý Hội thẩm nhân dân tố tụng hình Việt Ch Chươ ương Nam ươ ng Một số tồn giải pháp nâng cao địa vị pháp lý Hội. .. vị pháp lý Hội thẩm nhân dân tố tụng hình sự; vị trí, vai trò Hội thẩm nhân dân mối quan hệ tố tụng hình để làm bật lên địa vị pháp lý Hội thẩm nhân dân pháp luật tố tụng hình Việt Nam Thông qua

Ngày đăng: 03/10/2015, 05:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜICẢMƠN

  • NHẬNXÉTCỦAGIẢNGVIÊNHƯỚNGDẪN

  • NHẬNXÉTCỦAGIẢNGVIÊNPHẢNBIỆN

  • NHẬNXÉTCỦAGIẢNGVIÊNPHẢNBIỆN

  • MỤCLỤC

  • LỜINÓIĐẦU

    • Lýdochọnđềtài

    • Phạmvinghiêncứu

    • Mụctiêunghiêncứu

    • Phươngphápnghiêncứu

    • Cấutrúcđềtài

    • CHƯƠNG1

    • CƠSỞLÝLUẬNVỀĐỊAVỊPHÁPLÝCỦAHỘITHẨMNHÂN

      • 1.1.NhữngvấnđềcơbảnvềđịavịpháplýcủaHội

        • 1.1.1.KháiniệmđịavịpháplýcủaHộithẩmnhân

          • 1.1.1.1.KháiniệmvềHộithẩmnhândântrongtốt

          • 1.1.1.2.KháiniệmđịavịpháplýcủaHộithẩmnhâ

          • 1.1.2.Đặcđiểmtốtụng,nhiệmvụvàquyềnhạncủa

            • 1.1.2.1.ĐặcđiểmtốtụngcủaHộithẩmnhândântr

            • 1.1.2.2.Nhiệmvụ,quyềnhạncủaHộithẩmnhândân

            • 1.2.CơsởlýluậnvềđịavịpháplýcủaHộithẩm

              • 1.2.1.Chứcnăng,nhiệmvụcủaTòaánnhândân

              • 1.2.2.Vịtrí,vaitròcủaHộithẩmnhândântrong

              • 1.2.3.Nhữngnguyêntắccơbảncủahoạtđộngxétx

                • 1.2.3.1.NguyêntắcthựchiệnchếđộxétxửcóHội

                • 1.2.3.2.NguyêntắcThẩmphánvàHộithẩmxétxửđ

                • 1.2.3.3.NguyêntắcTòaánxétxửtậpthểvàquyết

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan