tìm hiểu hiệp định đối tác kinh tế việtnam và nhật bản (vjepa)

77 1.5K 7
tìm hiểu hiệp định đối tác kinh tế việtnam và nhật bản (vjepa)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA 2011– 2015 TÌM HIỂU HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆTNAM VÀ NHẬT BẢN (VJEPA) Giảng viên hướng dẫn: Dương Văn Học Sinh viên thực hiện: Ngô Minh Thiện Bộ môn Luật Thương Mại MSSV: 5115844 Lớp: Luật Tư Pháp K37 Cần Thơ, tháng 11 năm 2014 H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) LỜI CÁM ƠN Với tình cảm chân thành nhất, em xin gửi lời cám ơn tới Khoa Luật, Trường Đại Học Cần Thơ cùng toàn thể các thầy cô trong trường đã truyền đạt cho em kiến thức, phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học trong suốt thời gian học tập ở trường. Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới thầy Dương Văn Học, đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện luân văn tốt nghiệp này. Thầy đã cho những lời khuyên ý nghĩa trong việc định hướng, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, giúp em thấy được giá trị của việc nghiên cứu và học tập một cách nghiêm túc và có hệ thống. Cuối cùng, em xin cảm ơn bố me, bạn bè đã luôn bên cạnh, giúp đỡ, ủng hộ em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Sinh viên Ngô Minh Thiện GVHD: Dương Văn Học SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) NHẬN XÉT CỦA GIẢN VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cần Thơ, Ngày ... tháng ... năm 2014 GVHD: Dương Văn Học SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cần Thơ, Ngày ...tháng ... năm 2014 GVHD: Dương Văn Học SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắc Giải nghĩa tiếng Việt 1. AJCEP 2. ASEAN 3. BIT Hiệp định Tự do hóa, Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư Việt Nam-Nhật Bản 4. FDI Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài 5. FTA Hiệp định khu vực thương mại tự do Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 6. GATS/WTO Hiệp định chung về thương mại dịch vụ 7. GATT/WTO Hiệp định chung về thuế quan và thương mại Tổng thu nhập quốc hội 8. GDP 9. IP 10. MAFF Bộ nông nghiệp, Ngư nghiệp và thủy sản 11. METI Bô Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản 12. MFN Đối xử tối huệ quốc 13. NT Đối xử quốc gia 14. ROO Quy tắc xuất xứ 15. SPS Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật 16. TBT Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại 17. TRIPS Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại 18. WTO Tổ chức thương mại thế giới 19. WCO Tổ chức hải quan thế giới 20. VJEPA 21. JICA Nặng lực cạnh tranh 22. JGAP Bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt Nhật Bản 23. C/O 24. GSP Sở hữu trí tuệ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản Giấy chứng nhận xuất xứ Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập GVHD: Dương Văn Học SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 Bảng ký h ệu các dòng huế được cắ g ảm huế quan heo các lộ rình của V ệ Nam Phụ lục 2 Bảng phân bố các nhóm dòng huế heo cam kế huế quan rong lĩnh vực nông ngh ệp của Nhậ Bản Phụ lục 3 Bảng ổ hợp các cam kế huế quan rong lĩnh vực hủy sản của Nhậ Bản Phụ lục 4 Bảng ổng hợp các cam kế huế quan huế quan rong lĩnh vực công ngh ệp của Nhậ Bản DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. G á rị xuấ khẩu V ệ Nam-Nhậ Bản Hình 2. Xuấ khẩu của V ệ Nam qua các háng rong năm 2014 GVHD: Dương Văn Học SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quan hệ kinh tế - ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản với lịch sử hơn ba mươi năm thiết lập quan hệ đã và đang không ngừng phát triển. Trong bối cảnh xu thế hợp tác song phương trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng sôi nổi bên cạnh các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, đặc biệt là những kết quả của sự ký kết hợp tác của Nhật Bản với các nước như Nhật Bản – Singapore hay Nhật Bản – ASEAN trong khuôn khổ của FTA, đã tạo nền tảng cho sự hình thành Hiệp đinh đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA). Hiệp định hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội trong quan hệ hợp tác kinh tế và giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc. VJEPA là một Hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên được Việt Nam ký kết và là FTA thứ mười của Nhật Bản. Hiệp định VJEPA có nội dụng toàn diện bao gồm nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển thể nhân... cùng với các thỏa thuận kinh tế đã ký kết trước đó giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hiệp định VJEPA đã tạo nên một khuôn khổ pháp lý toàn diện, ổn định và thuận lợi cho hoạt động thương mại, đầu tư của doanh nghiệp hai Bên. Đồng thời việc thực thi Hiệp định VJEPA đã góp phần phát huy tiềm năng lợi thế của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai Bên nhằm đáp ứng xu thế về hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới. Trước thực tế đó, việc nghiên cứu quy định cũng như những cơ hội và thách thức của “Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản” là rất cần thiết và quan trọng. Từ đó, người viết đề ra những giải pháp cho suốt thời gian thực thi Hiệp định VJEPA đạt hiểu quả tốt nhất, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác được những ữu đãi mà Hiệp định mạng lại. 2. Mục đích của đề tài Mục đích của đề tài là đi phân tích, tìm hiểu những quy định của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA)về các quy định về thuế quan, thương mại hàng hóa, đầu tư ..., và những tác động của Hiệp định VJEPA tới hoạt động thương mại, đầu tư giữa hai nước. Qua đó đưa ra những giải pháp để việc triển khai hiệp định có hiểu quả nhất. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA), cụ thể người viết đi sâu vào nội dung cam kết cắt giảm thuế quan, lộ trình cắt giảm thuế quan, tự do hóa thương mại, tự do hóa thương mại dịch vụ, quy định GVHD: Dương Văn Học 1 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) về sở hữu trí tuệ, hợp tác và đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh... Người viết còn tìm hiểu những quy định về các biện pháp phi thuế quan như biện pháp vệ sinh kiểm dịch (SPS), các rào cản về thương mại (TBT), thủ tục hải quan và các quy định về xuất xứ hàng hóa. Từ đó đưa ra những đánh giá, định hướng và những giải pháp để tận dụng tối đa những ưu đãi mà Hiệp định VJEPA mạng lại. 4. Phương pháp nguyên cứu Để hoàn thành luận văn người viết đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp luận giải, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp phân tích tổng hợp được người viết sử dụng xuyên suốt trong luận văn, đề phân tích làm rõ các nội dung được quy định trong Hiệp định VJEPA. Phương pháp luận giải và phương pháp so sánh được sử dụng trong quá trình lập luận và đưa ra những đánh giá về tác động ảnh hưởng của Hiệp định VJEPA trong quá trình thực thi. Còn đối với phương pháp so sánh được người viết sử dụng để đánh giá những kết quả đã đạt được trong việc thực thi Hiệp định. 5. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, bài luận văn gồm ba chương: Chương 1. Khái quát về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA). Chương này, người viết tìm hiểu một cách khái quát về Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA). Qua các nội dung như khái niệm về FTA, phân loại FTA và sau đó là các nhân tố thúc đẩy việc ký kết Hiệp định, quá trình đàm phán ký kết và cấu trúc của Hiệp định VJEPA. Chương 2. Nội dung của Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA). Đối với chương 2, người viết sẽ tìm hiểu và phân tích kỹ những quy định về nội dung Hiệp định VJEPA qua các lĩnh vực đã được Việt Nam và Nhật Bản thỏa thuận ký kết. Các lĩnh vực bao gồm: cam kết về thuế quan và các phi thuế quan cho lĩnh vực tự do thương mại và tự do thương mại dịch vụ, các quy định về hợp tác và đầu tư... cuối cùng là cơ chế giải quyết tranh chấp kho xảy ra. Chương 3. Vấn đề triển khai Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA). Về chương 3, người viết sẽ tìm hiểu sự triển khai Hiệp định VJEPA của Việt Nam và Nhật Bản sau đó đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được trong những GVHD: Dương Văn Học 2 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) năm triển khai Hiệp định, từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện và giúp cho việc thực thi Hiệp định này có hiệu quả nhất. GVHD: Dương Văn Học 3 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VÀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - NHẬT BẢN (VJEPA) 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) 1.1.1. Khái niệm, mục tiêu ký kết và lịch sử phát triển FTA 1.1.1.1. Khái niệm về FTA Để hiểu rõ khái niệm Hiệp định Thương mại tự do (FTA) người viết tìm hiểu theo hai quan niệm. Một là quan niệm Hiệp định Thương mại tự do (FTA) truyền thống và hai là quan niệm Hiệp định Thương mại tự do (FTA) hướng mở rộng (hay còn gọi là Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới). Quan niệm FTA truyền thống Quan điểm về một Khu vực Thương mại tự do (Free Trade Area) lần đầu tiên được đưa ra tại GATT 1947 trong Điều XXIV - khoản 8 điểm b như sau: “Một Khu vực Thương mại tự do được hiểu là nhóm gồm hai hoặc nhiều các lãnh thổ thuế quan trong đó thuế và các quy định thương mại khác sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các mặt hàng có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ thuế quan đó”1. Ngoài ra tại Điều XXIV-khoản 5 của Hiệp định này cũng đã nêu rõ: “khu vực mậu dịch tự do được hình thành thông qua một hiệp định quá độ [interim agreement]”. Như vậy có thể thấy GATT 1947 mới chỉ đưa ra một khái niệm về Khu vực Thương mại tự do tuy nhiên khi phân tích khái niệm này ta có thể thấy tư tưởng của GATT về Hiệp định Thương mại tự do. Trong Hiệp định này có những điểm chú ý: Thứ nhất, trong một Khu vực Thương mại tự do thì các nước thành viên cam kết giảm thuế và các quy định thương mại khác. Thứ hai, đối tượng cắt giảm thuế và các quy đinh thương mại khác là với mặt hàng có xuất xứ từ các nước thành viên trong Khu vực Thương mại tự do. Thứ ba, khái niệm này cho thấy GATT mới chủ yếu quan tâm đến thương mại hàng hóa. Đây cũng là điều dễ hiểu vì theo tiến trình lịch sử, quan hệ thương mại giữa các nước thời kỳ này chủ yếu tập trung trao đổi mua bán hàng hóa hữu hình. 2 1 Xem khoản 2 Điều XXIV Hiệp định GATT 1947. Thuật ngữ lãnh thổ thuế quan được hiểu là:bất cứ lãnh thổ nào có áp dụng một biểu thuế quan riêng biệt hoặc có quy chế thương mại riêng biệt được áp dụng với một phần đáng kể trong thương mại với các lãnh thổ khác. 2 Xem thêm Khoản 5 và Khoản 8-b, Điều XXIV, Hiệp định chung về thuế quan thương mại GATT 1947. GVHD: Dương Văn Học 4 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) Qua đó cho thấy quan niệm truyền thống về FTA mới chỉ dừng lại ở phạm vi thương mại hàng hóa hữu hình và mức độ cam kết tự do hóa mới chỉ dừng ở cắt giảm thuế quan và giảm thiểu một số quy định thương mại khác. Quan n ệm FTA mở rộng Từ thập niên 1990 trở lại đây, khái niệm Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn về cam kết tự do hóa. Các FTA ngày nay không chỉ dừng lại ở phạm vi cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, mà hơn thế còn bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn cả cam kết trong khuôn khổ GATT/WTO cũng như một loạt các vấn đề thương mại mà WTO chưa có quy định. Phạm vi cam kết của FTA “thế hệ mới” còn bao gồm những lĩnh vực như thuận lợi hóa thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh (còn gọi là “những vấn đề Singapore”)3, các biện pháp phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, lao động, môi trường, thậm chí còn gắn với các vấn đề như dân chủ, dân quyền hay chống khủng bố... Khái niệm FTA được sử dụng rộng rãi ngày nay không còn được hiểu trong phạm vi hạn hẹp của những thỏa thuận hội nhập khu vực và song phương có cấp độ liên kết kinh tế “nông” của giai đoạn trước, mà đã được dùng để chỉ các thỏa thuận hội nhập kinh tế “sâu” giữa hai hay một nhóm nước với nhau. Ngoài ra trong một số trường hợp Hiệp định Thương mại tự do có thể được gọi với một số tên gọi khác nhau như EPA (Hiệp định Đối tác kinh tế) nhưng về bản chất không thay đổi. 1.1.1.2. Mục tiêu ký kết FTA Ở phần khái niệm đã được nêu ở Mục 1.1.1.1. đã khái quát được mục tiêu ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) là: Thứ nhất, FTA sẽ xây dựng một khu vực thương mại tự do mà các nước thành viên cam kết giảm thuế và các quy định thương mại khác.Nhằm tạo thuận lợi cho các nước thành viên lưu thông hàng hóa xuất, nhập khẩu thuận tiện hơn với một sự ràng buộc chung là phải cắt giảm thuế. Xậy dựng cho các nước thành viên FTA với nhau một hệ thống, quy tắc ứng xử chung về thương mại quốc tế cho. Ngoài việc xây dựng cho các nước thành viên một lộ trình cắt giảm thuế quan ra thì các nước thành viên còn xây dựng cho mình các quy định thương mại khác như thủ tục hải quan, giải quyết tranh chấp... . 3 Vấn đề Singapore được hiểu là:Do Singapore là quốc gia đầu tiên đi đầu trong việc ký kết FTA song phương với những nội dung mà WTO chưa có quy định như thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh... Từ đó, nên các quốc gia tham gia ký kết sau này xem thỏa thuận về nội dung của Simngapore là chuẩn mực cho FTA kiểu mới. GVHD: Dương Văn Học 5 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) Thứ hai, là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo ra một khối thị trường thống nhất, rộng lớn hơn. Ở mục tiêu thứ hai này FTA mong muốn rằng các nước thành viên cần xây dựng và tạo ra một khối thị trường thống nhất và rộng lớn hơn nữa bằng việc thống nhất các nội dung của FTA mà các nước thành viên đã ký kết, hơn nữa các thành viên cần tăng cường vai trò thành viên của mình trong FTA. Chỉ có như vậy thì mục tiêu thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khối thị trường FTA mới có hiệu quả tốt nhất. Sau cùng, bên cạnh mục tiêu xây dựng khu vực thương mại tự do thống nhất về các cam kết trong FTA, thu hút sự đầu tư từ bên ngoài vào thì mục tiêu quan trọng của FTA là: cần xây các biên pháp phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, lao động, môi trường, thậm chí còn gắn với các vấn đề như dân chủ, dân quyền hay chống khủng bố.... Mục tiêu này của FTA nhằm tạo dựng một một khuôn khổ pháp lý vững chắc cho việc thực thi hiệp định và cũng như sự tin cậy của các nước thành viên khi tham gia FTA. FTA chứng tỏa rằng không chỉ đơn thuần là một Hiệp định thương mại tự do về hàng hóa, tự do về dịch vụ, đầu tư... Với mục tiêu ở trên Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được thành lập đã tạo thuận lợi cho các nước thành viên tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và có những chính sách mở cửa, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Ngoài ra FTA lập ra còn nhằm mục tích tăng cương sự hỗ trợ và sự hợp tác kiên kết với nhau giữa các nước thành viên, xây dựng một Khu vực thương mại tự do và cộng đồng quốc tế một môi trường hòa bình và phát triển. 1.1.1.3. Sơ lược về sự hình thành và phát triển FTA Xu hướng hình thành các FTA khu vực và song phương trong nền kinh tế thế giới bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 và bùng nổ sau năm 1995 khi tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập. Cho đến hiện nay, hầu như tất cả các nước thành viên WTO đều tham ít nhất một FTA. Ngay cả các thành viên trung thành nhất với khung khổ tự do hóa đa phương như Hàn Quốc và Nhật Bản cũng chuyển hướng ưu tiên hình thành các FTA song phương và khu vực. Việc đàm phán và ký kết các FTA đã trở thành trào lưu của thế giới, theo thống kể của WTO trước thập niên 90 của thế kỷ XX trên thế giới chỉ có 16 FTA được ký kết nhưng chỉ trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2013 số lượng FTA đã tăng nhanh chóng với 193 FTA có hiệu lực trên toàn thế giới. Tính trung bình mỗi năm trong hệ thống WTO có 11 FTA được hình thành so với con số trung bình dưới 3 FTA trong hơn 4 thập kỷ hiệu lực của GATT (19471994). Hiện nay, giá trị trao đổi thương mại giữa các thành viên Hiệp định Thương GVHD: Dương Văn Học 6 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) mại tự do, khu vực kể trên đã chiếm 40% tổng giá trị thương mại toàn cầu. Ở phần này người viết sẽ tìm hiểu sự phát triển Hiệp định Thương mại tự do (FTA) ở Khu vực Châu Á. Cùng với những kế hoạch hành động của Diễn đàn APEC, một loạt các sáng kiến thỏa thuận khu vực mậu dịch tự do đã được triển khai từ các năm 1990 và phát triển mạnh mẽ thời gian gần đây như các thỏa thuận và sáng kiến FTA sau: Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), thỏa thuận Quan hệ kinh tế gần gũi hơn Asutralia-New Zealand (CER), Khu vực Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA), Hiệp định đói tác kinh tế ASEAN-Nhật (VJEPA), Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA), Khu vực Thương mại tự do Nam Á (SAFTA), Hiệp định Thương mại tự do Đông Á (EAFTE)... Tại Khu vực Đông Á,Cho đến năm 2002 khi Nhật Bản và Singapore ký kết FTA song phương (JSFTA) thì AFTA (1992) vẫn là sự thử nghiệm FTA đầu tiên và duy nhất với mục tiêu thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN. Song kể từ năm 1999, tại Đông Á đã bùng nổ các nổ lực FTA song phương (BFTA), mở đầu là Singapore, sau đó là Nhật Bản, Hàn Quốc tuyên bố diễn đàn đa phương WTO không còn là sự lựa chọn duy nhất. Trung Quốc và Thái Lan cũng đưa ra các sáng kiến FTA song phương của mình. ASEAN với tư cách là một khối thống nhất cũng tăng cường thiết lập các cam kết FTA với một loạt các nước đối thoại chính như Asutralia, New Zealand, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ.4 Tại Khu vực Nam Á,Bảy quốc gia trong khu vực đã thành lập liên Hiệp hội hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC) từ năm 1985 và đã đạt được thỏa thuận về Hiệp định Thương mại tự do Nam Á (SAPTA) năm 1995. Bước tiếp theo, SAARC đã tuyên bố thời hạn chót cuối năm 2002 cho việc hình thành Hiệp hội Thương mại tự do Nam Á ( SAFTA). Nền kinh tế lớn nhất Nam Á là Ấn Độ gần đây cũng đã có nhiều cải cách kinh tế theo hướng mở cửa và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế với một loạt các đề xuất liên kết kinh tế khu vực như tham gia SAPTA, thành lập FTA với Nepan (INFTA) và Butan (IBFTA), đàm phán ký với ASEAN thỏa thuận lập AIFTA (2003) và một số FTA song phương khác. 1.1.2. Phân loại FTA Tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau các tổ chức, các đọc giả dựa vào các tiêu chí khác nhau để phân loại các FTA. Tuy nhiên có hai cách phân loại phổ biến 4 Bùi Trường Giang, Phương thức hình thành các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) trong khu vực Đông Á hướng tới một cộng đồng kinh tế Đông Á tương lai, Báo điện tử Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, http://www.inas.gov.vn/596-phuong-thuc-hinh-thanh-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-fta-trong-khu-vucdong-a-huong-toi-mot-cong-dong-kinh-te-dong-a-tuong-lai.html [Truy cập ngày 06-11-2014]. GVHD: Dương Văn Học 7 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) nhất đó là phân loại dựa vào quy mô, số lượng các thành viên tham gia và phân loại dựa vào mức độ tự do hóa. 1.1.2.1. Căn cứ theo quy mô, số lượng các thành viên tham gia Căn cứ theo số lượng, quy mô các thành viên tham gia thì FTA được chia thành FTA song phương (BFTA), FTA khu vực và FTA hỗn hợp. BFTA là loại FTA chỉ có hai nước tham gia ký kết, và Hiệp định này cũng chỉ có giá trị ràng buộc đối với hai quốc gia tham gia này mà thôi. BFTA do đặc điểm chỉ gồm hai thành viên nên quá trình đàm phán và việc đạt được thỏa thuận cũng nên dễ dàng, nhanh chóng hơn so với FTA khu vực hay FTA hỗn hợp. Trong làn sóng ký kết FTA toàn cầu hiện nay thì BFTA là loại FTA được ký nhiều nhất, phát triển mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng cam kết. Cụ thể như Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA). FTA khu vực là Hiệp định Thương mại tự do có sự tham gia của từ ba nước thành viên trở lên, thông thường các nước này có vị trí địa lý gần nhau. Những nước này tham gia FTA khu vực thường với mục đích tận dụng ưu thế về vị trí địa lý để tăng cường trao đổi thương mại, cũng như thắt chặt mối quan hệ láng giềng cũng như nâng cao vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Một số FTA khu vực điển hình nhất đó là Liên minh châu Âu ( EU), Khu vực Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA). FTA hỗn hợp là FTA được ký kết giữa một Khu vực tự do Thương mại (FTA khu vực) với một nước, một số nước hoặc một khu vực tự do Thương mại khác. Bất chấp sự phức tạp trong việc đàm phán, hiện nay loại FTA này cũng đang phát triển và tăng lên nhanh về mặt số lượng. Một số FTA hỗn hợp điển hình như: FTA ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), FTA ASEAN-Hàn Quốc, FTA EC-Mexico. Có thể coi FTA hỗn hợp là một dạng FTA song phương đặc biệt vì đây là thỏa thuận tự do thương mại giữa một bên là một quốc gia và một bên là khu vực mậu dịch tự do (hoặc một liên minh thuế quan). Tuy nhiên, rõ ràng là để đạt được một FTA hỗn hợp sẽ khó khăn phức tạp hơn nhiều so với một FTA song phương, nhất là về khía cạnh đàm phán và hệ quả. GVHD: Dương Văn Học 8 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) 1.1.2.2. Dựa vào mức độ tự do hóa Đây là cách phân biệt được Ngân hàng Thế giới sử dụng. FTA theo tiêu chí này được chia thành FTA kiểu Mỹ, FTA kiểu châu Âu và FTA kiểu các nước đang phát triển. FAT kiểu Mỹ là loại FTA có mức tự do hóa cao nhất, đòi hỏi các nước thành viên phải mở cửa tất cả các lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực thuộc nghành dịch vụ. Khi đã tham gia các FTA kiểu này thì chỉ có con đường là mở cửa thị trường hơn nữa hoặc giảm nhiều rào cản thương mại hơn nữa, chứ việc thay đổi Hiệp định và việc đảo ngược lại các điều khoản trong Hiệp định là điều rất khó khăn. Trong Hiệp định này áp dụng quy chế MFN, MT và tất cả các ngành điều phải mở cửa, trừ phi các bên có quy định khác và phải ghi rõ trong Hiệp định. Điều này khiến cho người ta cho rằng FTA kiểu Mỹ có xu hường làm giảm sự tham gia của Chính phủ trong việc bảo vệ môi trường sinh thái hoặc các nghành dịch vụ công. Ví dụ về FTA kiểu Mỹ điển hình là Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Xếp thứ hai sau FTA kiểu Mỹ đó là FTAkiểu châu Âu. Đây là dạng FTA có mức độ tự do hóa khá cao, thậm chí gần bằng FTA kiểu Mỹ. Điểm khác biệt của hai loại FTA này là FTA kiểu châu Âu chỉ quy định mở cửa những lĩnh vực mà các nước cam kết hoặc nhất trí riêng với nhau. Ví dụ điển hình của FTA kiểu châu Âu là cam kết về tự do hóa thương mại cảu Liên minh châu Âu (EU). Trong cam kết tự do hóa Thương mại, các nước EU đã không đưa vào lĩnh vực nông nghiêp-lĩnh vực vốn rất nhạy cảm và được hầu hết các nước thành viên EU bảo hộ. Các nước thành viên EU đều có những chính sách nông nghiệp riêng phù hợp điều chỉnh với những đặc thù của ngành nông nghiệp nước mình. Việc đưa nông nghiệp vào FTA sẽ làm ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực của các quốc gia cũng như đời sống của những người làm nông nghiệp của mỗi nước. Xét ở mức độ tự do hóa thì FTA kiểu các nước đang phát triển kém hơn hẳn so với các kiểu FTA nêu trên. FTA kiểu này thường trú trọng nhiều hơn đến tự do hóa Thương mại hàng hóa và ít khi bao gồm các điều khoản quy định mở cửa cho nhau trong các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ. Khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) là những ví dụ điển hình cho kiểu FTA này. Có thể nói trong khi FTA kiểu Mỹ được xem là hội nhập một cách sâu rộng nhất thì FTA kiểu các nước đang phát triển được xem là mang lại ít ảnh hưởng nhất5. 5 Phạm Thị Huyền Trang, Thực trạng và xu thế phát triển của Hiệp định Thương mại tự do (FTA) trong khu vực ASEAN, Trường Đại học Ngoại thương, 2008, tr.7-8. GVHD: Dương Văn Học 9 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) 1.1.3.Các vấn đề nội dung cơ bản trong FTA Trong Hiệp định Thương mại tự do (FTA), tự do hóa thương mại hàng hóa, tự do hàng hóa dịch vụ, tự do hóa đầu tư và tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các thành viên. Đây là một vấn đề quan trọng được đặt ra hàng đầu và không thể thiếu của một FTA. Một, tự do hóa thương mại hàng hóa Đối với rất nhiều Hiệp định FTA, thương mại hàng hóa là lĩnh vực được quan tâm chính của các bên tham gia, tạo nên nền tảng cho Hiệp định. Các cam kết về thương mại hàng hóa sẽ giúp các bên hiện thực hóa mục tiêu chính là mở rộng thị trường, tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu. Các nội dung chính về thương mại hàng hóa thường được thỏa thuận trong FTA gồm: Thuế quan: Mức độ cam kết về thuế nhập khẩu theo Hiệp định FTA thường sâu hơn trong WTO do các bên chỉ tập trung vào những lĩnh vực có quan tâm. Theo Điều XXIV của Hiệp định GATT/ WTO, các bên tham gia Hiệp định FTA phải cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu (đưa thuế suất về 0%) đối với phần lớn thương mại giữa các bên. Theo cách hiểu thông thường thì Hiệp định FTA cần quy định xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với ít nhất 90% giá trị thương mại và số dòng thuế trong vòng 10 năm. Các dòng thuế không cam kết hoặc có cam kết nhưng không đưa về 0% thường là các sản phẩm nhạy cảm và đặc biệt nhạy cảm đối với các Bên. Các nước kém phát triển nhất hoặc đang phát triển có thể được hưởng linh hoạt về lộ trình hoặc diện cam kết. Trong cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của các nước theo Hiệp định FTA thường chia thành các nhóm: (i) đưa thuế suất về 0% ngay khi Hiệp định FTA có hiệu lực; (ii) đưa thuế suất về 0% theo lộ trình (cắt giảm tuyến tính); (iii) cắt giảm thuế quan nhanh trong năm đầu tiên, sau đó cắt giảm từng bước một trong những năm tiếp theo; (iv) không cắt giảm thuế quan trong thời gian đầu, việc cắt giảm được thực hiện vào các năm cuối của lộ trình, và (v) không cam kết. Bên cạnh thuế nhập khẩu, các bên tham gia FTA cũng có thể đưa ra cam kết về hạn ngạch thuế quan, đặc biệt đối với các nông sản nhạy cảm. Thông thường, nhập khẩu trong hạn ngạch từ các đối tác tham gia FTA sẽ được hưởng thuế suất FTA ưu đãi, nhập khẩu ngoài hạn ngạch sẽ phải chịu thuế suất ngoài hạn ngạch (trong nhiều trường hợp là thuế suất tối huệ quốc theo cam kết WTO). Bên cạnh thuế nhập khẩu, trong một số FTA các đối tác có thể thảo luận, cam kết cả thuế xuất khẩu, căn cứ vào mục tiêu chính sách của các bên. Các rào cản thương mại phi thuế quan: Thông thường là các rào cản kỹ thuật (TBT) và các tiêu chuẩn về vệ sinh kiểm dịch (SPS). Về quy định đối với TBT GVHD: Dương Văn Học 10 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) và SPS, các bên tham gia FTA sẽ tái khẳng định cam kết thực hiện các Hiệp định liên quan của WTO (Hiệp định TBT và Hiệp định SPS). Bên cạnh đó, các bên sẽ đề ra các nguyên tắc nhằm định hướng cho hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như áp dụng thực tiễn tốt nhất, đánh giá hợp chuẩn, công nhận tương đương, hài hòa tiêu chuẩn, các thỏa thuận công nhận lẫn nhau, minh bạch hóa, hỗ trợ kỹ thuật, v.v. Một số hiệp định thế hệ còn quy định sâu theo từng ngành cụ thể mà các bên quan tâm, chẳng hạn như việc đặt ra các phụ lục quy định riêng đối với các ngành ô tô, dược phẩm, thực phẩm, đồ uống... Về xuất xứ hàng hóa: Quy tắc xuất xứ là nội dung quan trọng trong các Hiệp định FTA vì chỉ khi đáp ứng các quy tắc xuất xứ này thì hàng hóa mới được hưởng ưu đãi thuế quan quy định trong Hiệp định. Ngoài ra, quy tắc xuất xứ cũng giúp ngăn chặn việc chuyển hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan của thành viên có mức thuế quan thấp để xuất sang các thành viên khác. Bên cạnh quy tắc xuất xứ chung (thường là hàm lượng giá trị khu vực - RVC), các thành viên cũng thường đàm phán các quy tắc về chuyển đổi nhóm (CTH, CTSH, ...),quy tắc xuất xứ theo mặt hàng cụ thể (PSR). Ngoài ra, bên cạnh thỏa thuận thực hiện các quy định của WTO, các bên tham gia FTA có thể thống nhất các quy định về tự vệ đặc biệt, chống bán phá giá, chống trợ cấp trong khuôn khổ Hiệp định FTA. Hai, tự do hóa thương mại dịch vụ Bên cạnh thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ cũng là nội dung quan trọng của các Hiệp định FTA. Hầu hết các Hiệp định FTA đều có Chương quy định riêng về thương mại dịch vụ. Nội dung về dịch vụ trong các FTA thường tập trung chủ yếu tuân thủ và tăng cường các nguyên tắc chính của WTO như nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, minh bạch hóa, quy định trong nước, thanh toán và chuyển khoản, tự vệ, trợ cấp, v.v. và phụ lục về một số ngành dịch vụ cụ thể (tài chính, viễn thông, di chuyển của thể nhân, v.v.); và biểu cam kết mở cửa thị trường dịch vụ. Trong các Hiệp định FTA truyền thống, thương mại dịch vụ được chia thành bốn phương thức cung cấp là (i) cung cấp qua biên giới; (ii) tiêu dùng ngoài lãnh thổ; (iii) hiện diện thương mại; và (iv) hiện diện của thể nhân. Tuy nhiên, trong nhiều Hiệp định FTA “thế hệ mới”, thương mại dịch vụ chỉ bao gồm hai phương thức cung cấp qua biên giới và tiêu dùng ngoài lãnh thổ, phương thức hiện diện thương mại được đưa vào phần đầu tư, hiện diện của thể nhân được đưa vào một chương riêng về di chuyển của thể nhân. Về cách tiếp cận đối với tự do hóa thương mại dịch vụ, thường có hai cách tiếp cận chính là chọn cho, tức là chỉ tự do hóa những ngành/ phân ngành dịch vụ được liệt kê trong biểu cam kết. Và sau cùng là chọn bỏ, tức là những ngành hay GVHD: Dương Văn Học 11 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) phân ngành nào muốn bảo lưu sẽ được liệt kê trong biểu cam kết, những ngành còn lại sẽ được tự do hóa. Ba, tự do hóa đầu tư Các cam kết hàng hóa tới tự do hóa đầu tư ngày càng xuất hiện nhiều trong các FTA, đặc biệt là trong các FTA có sự tham gia của các nước phát triển. Những vấn đề này thường được quy định để tạo điều kiện thuận lợi hóa đầu tư, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tự do hóa đầu tư. Nội dung quy định về đầu tư nhằm để dỡ bỏ các rào cản đối với nhà đầu tư của các nhà đầu tư đối tác, tạo điều kiện thuận lợi cho họ ký kết đầu tư. Ví dụ: Bảo vệ các nhà đầu tư và hoạt động đầu tư, áp dụng các quy chế đối xử quốc gia đối với các nhà đầu tư và hoạt động đầu tư, cấm các biện pháp cản trở các nhà đầu tư, đảm bảo bồi thường thỏa đáng trong trường hợp quốc hữu hóa... Bốn, những nội dung mới và cơ chế giải quyết tranh chấp trong FTA Trong FTA, một vấn đề thường thường được nhắc đến đó là các thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy quan hệ và hợp tác kinh tế giữa các nước đối tác. Có thề kể ra đây một số lĩnh vực thường được cam kết hợp tác như: Phat triển nguồn nhân lực, du lịch, dịch vụ tài chính...Ngoài những vấn đề đã nêu thì FTA mở rộng (hay FTA thế hệ mới) đã có thêm những quy định mới về các vấn đề như mua sắm chính phủ ( mua sắm công), quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, phát triển bền vững (lao động và môi trường) nhằm để tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên trong FTA. Về cơ chế giải quyết tranh chấp thì hầu hết các Hiệp định FTA đều có cơ chế giải quyết tranh chấp, trong đó đề ra quy trình, cơ chế xử lý các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định cũng như phạm vi áp dụng của cơ chế này.6 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (VJEPA) 1.2.1. Các nhân tố thúc đẩy ký kết Hiệp định VJEPA Quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản đã và đang phát triển tốt đẹp kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức cách đây hơn 30 năm. Nhật Bản sớm trở thành một đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư hàng đầu của nước ta, đặc biệt là từ khi nước ta bước vào giai đoạn đổi mới. Đặc biệt là giữa Việt Nam và Nhật Bản có đầy đủ tìm năng để để hai nước tăng cường thiết lập quan hệ ngoại giao hợp tác phát triển kinh tế. Những nhân tố thúc đây hai nước ký kết Hiệp định VJEPA đó là: 6 Bùi Huy Sơn, Hiệp định thương mại tự do một số khái niệm, Hà Nội, 2014, tr.15-17. GVHD: Dương Văn Học 12 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) Về phía Nhật Bản: Nhật Bản là một trong năm nền kinh tế lớn nhất trên thế giới với gần 130 triệu người tiêu dùng và tổng thu nhập quốc nội (GDP) đạt gần 4600 tỷ USD. Tiềm lực và vị thế kinh tế của Nhật Bản ảnh hưởng không nhỏ tới bản đồ kinh tế và chính trị trong khu vực. Ngoài ra Nhật Bản có thế mạnh về công nghệ, vốn và kỹ năng quản lý, những yếu tố đó rất cần cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tăng trưởng kinh tế của các nướ đang phát triển như Việt Nam. Về phía Việt Nam: Môi trường kinh tế, chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, sự gần gũi về địa lý và văn hóa. Với những nhân tố thuận lợi đó Việt Nam luôn được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá là điểm đến đầy hứa hẹn cho các dự án đầu tư trực tiếp của Nhật Bản nhằm mở rộng kết nối cơ sở sản xuất của mình trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu nền kinh tế giữa hai nước đó là sự bổ sung lẫn nhau và ít cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản các loại hải sản, dầu thô, dệt may, dây điện và dây cáp điện, gỗ và các sản phẩm gỗ, máy vi tính và các kinh kiện, than đá, giầy dép các loại... Trong khi đó, ta nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu là những mặt hàng phục vụ cho sản xuất công nghiệp và một số sản phảm tiêu dùng chất lượng cao nhưng chưa sản xuất hoặc phục vụ cho tiêu dùng đặc thù trong nước, như máy móc, linh kiện ô tô, chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, nguyên phụ liệu diệt, may, da, giày, kim loại. Cán cân thương mại song phương là tương đối cân bằng. Trước năm 2004, ta nhập siêu mỗi năm khoảng 50 triệu USD/năm. Năm 2005, ta xuất siêu trên 300 triệu USD/năm. Năm 2007, Việt Nam nhập siêu khoảng 108 triệu USD nhưng năm 2008, Việt Nam lại xuất siêu gần 300 triệu USD. Trên nền tảng quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư ngày càng phát triển giữa Việt Nam và Nhật Bản, Hiệp định VJEPA sẽ góp phần cũng cố một bước môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước. Hơn thế Hiệp định VJEPA không đơn thuần là một thỏa thuận song phương đơn lẻ, nhằm bảo đảm tính cạnh trạnh tương đối của hàng hóa hai nước trong quan hệ với các nước khác mà hơn hết nó góp phần tạo nên cấu trúc sản xuất, kinh doanh mới mang tính khu vực và toàn cầu, trong đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản có cơ hội hợp tác, tham gia chặt chẽ hơn vào vào chuỗi cung ứng giá trị trong khu vực.7 7 Vũ Huy Hoàng, Những điều doanh nghiệp cần biết về Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, 2009, tr.7-8. GVHD: Dương Văn Học 13 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) 1.2.2 Quá trình đàm phán và mục tiêu ký kết Hiệp định VJEPA 1.2.2.1. Quá trình đàm phán và sự ra đời của Hiệp định VJEPA Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) là một hiệp định tự do hóa thương mại, dịch vụ, bảo hộ đầu tư và khuyến khích thương mại điện tử giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đây là hiệp định tự do hóa thương mại đầu tiên của Việt Nam và là Hiệp định đối tác kinh tế thứ mười của Nhật Bản. Việt Nam và Nhật Bản có ý định thành lập Hiệp định VJEPA ngày từ những năm 2005 và bắt đầu tiến hành đàm phán trong những tháng đầu năm 2007, với những phiên đàm phán được xem là tiền đề để chuẩn bị cho sự thành lập Hiệp định VJEPA. Trong năm 2007, Việt Nam và Nhật Bản đã tiến hành các phiên đàm phán chính thức. Mở đầu là phiên họp được hai Bên tiến hành vào ngày 16 và 18 tháng 1. Hai Bên đã tiến hành đàm phán các nguyên tắc và mục tiêu của việc thành lập Hiệp định VJEPA là tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa hai bên. Đồng thời cũng công bố những vấn đề quan trọng và cần thiết trong hiệp định để đưa ra đàm phán. Tiếp theo sau là phiên đàm phán thứ hai được tổ chức tại Hà Nội vào hai ngày 26 và 27 tháng 1 năm 2007, trong phiên đàm phán này Việt Nam bày tỏ mong muốn Nhật Bản giảm thuế quan nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp, còn Nhạt Bản thì đưa ra đề nghị giảm các dòng thuế nhập khẩu sản phẩm công nghiệp của Việt Nam. Kết thúc phiên đàm phán thứ hai, hai Bên cũng tiếp tục tiến tới phiên đàm phán thứ ba vào ngày 6 tháng 6 năm 2007 tại Tokyo. Trong phiên đàm phán này hai Bên đã tiến hành thảo luận chi tiết nội dung của Hiệp định VJEPA về các vấn lĩnh vực như hàng hóa, dịch vụ, tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật... Vào những tháng cuối năm 2007, hai Bên lại đi tới phiên đàm phán thứ tư với các nội dung còn lại thuộc lĩnh vực Việt Nam buôn bán hàng hóa, hợp tác kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trýờng ðầu tý và kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ. Trong những nãm 2008 và 2009 ðýợc coi là hai nãm quan trọng cho sự ký kết và hiệu lực của Hiệp định VJEPA. Thứ nhất, từ tháng 8 và tháng 9 năm 2008 hai Bên đã đi tới vòng đàm phán thứ tám và đã thống nhất nhiều vấn đề quan trọng như dịch vụ, đầu tư, thương mại hàng hóa. Hơn thế nữa ngày 29 tháng 9 năm 2008, trong phiên đàm phán chính thức và không chính thức hai Bên đã thống nhất các nguyên tắc của Hiệp định VJEAP tại Hà Nội. Sau chín phiên đàm phán có cả chính thức và không chính thức, ngày 25 tháng 12 năm 2008 Hiệp dịnh Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản được đại diện cấp cao của hai cơ quan nhà nước Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết tại Tokyo. Sau khi Hiệp định VJEPA được ký kết vào năm 2008, vào những tháng 5 và tháng 6 năm 2009 Hiệp định VJEPA cũng được Hạ GVHD: Dương Văn Học 14 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) Viện Nhật phê chuẩn. Cuối cùng vào ngày 1 tháng 10 năm 2009, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản và chính thức có hiệu lực.8 Hiệp định VJEPA là hiệp định đánh dâu 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, góp phần củng cố đưa mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Nhật Bản lên một tầm cao mới. 1.2.2.2. Mục tiêu ký kết Hiệp định VJEPA Chương I của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam về các quy định chung đã đề cập rõ bảy mục tiêu chính. Các mục tiêu của Hiệp định VJEPA là: Mục tiêu đầu tiên được hai Bên muốn đạt được trong Hiệp định VJEPA là tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các bên9. Tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại là hai Bên muốn thông qua việc ký kết Hiệp định VJEPA thì hàng hóa xuất, nhập khẩu của hai Bên sẽ thuận lợi hơn, không bị ràng buộc bởi các quy định về thuế quan hay các biện pháp phi thuế quan. Với sự quan trọng đó nên mục tiêu tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các bên, được hai Bên đặt làm mục tiêu hàng đầu trong bảy mục tiêu để ký kết Hiệp định VJEPA. Mục tiêu thứ hai được hai Bên thống nhất trong Hiệp định VJEPA là phải đảm bảo bảo vệ sở hữu trí tuệ và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này.10 Mục tiêu này rất được hai Bên xem trọng, nhất là khi trong thời buổi kinh tế hội nhập quốc tế như hiện nay thì bảo vệ bí mật, thông tin, bản quyền... về lĩnh vực sở hữu trí tệ là rất cần thiết. Để đảm bảo bảo vệ sở hữu trí tuệ có hiệu quả nhất thì hai Bên cần nỗ lực thưc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực này bằng các biện pháp, chế tài như chế tài dân sự, chế tài hình sự để ngăn ngừa các hình vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Nhưng các biện pháp ngăn chặn đó phải phù hợp với pháp luật của nước sở tại và các quy định mà hai Bên đã thỏa thuận ký kết trong Hiệp định VJEPA, và cần lưu ý là tuân thủ theo quy định của luật quốc tế quy định về sở hữu trí tuệ. Mục tiêu thứ ba của Hiệp định VJEPA cũng không kém quan trọng đó là thúc đẩy và phối hợp trong việc thực hiện hiểu quả của luật cạnh tranh của mỗi bên.11 Hai Bên mong muốn việc ký kết Hiệp định VJEPA sẽ thúc đẩy sự hợp tác và phối hợp thực hiện hiểu quả của hai Bên thông qua luật cạnh tranh một cách lành mạnh, cạnh tranh trong sự hòa bình hợp tác cùng có lợi cho hai Bên. Song song với thực 8 Nguyễn Thị Thành, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản:Cơ hội và thách thức đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, Trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội, 2012, Tr. 910. 9 Xem thêm điểm a, Điều 1, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. Xem thêm điểm b, Điều 1, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. 11 Xem thêm điểm c, Điều 1, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. 10 GVHD: Dương Văn Học 15 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) hiện mục tiêu thứ ba, hai Bên muốn thông qua Hiệp định sẽ cải thiện môi trường kinh doanh của mỗi bênđó cũng là mục tiêu thứ năm của Hiệp định VJEPA.12 Hai Bên mong muốn trong quá trình hợp tác giữa hai nước thì môi trường kinh doanh của mỗi bên luôn được cải thiện, theo vực lĩnh hợp tác thương mại hóa, dịch vụ, đầu tư... làm cho môi trường kinh doanh của hai Bên luôn có sự mới mẽ và thu hút đối phương vào hợp tác. Cùng với sự hợp tác và cải thiện môi trường kinh doanh thì mục tiêu thứ tư không thể không nhắc tới đó là tạo thuận lợi cho di chuyển thể nhân giữa mỗi bên.13 Việt Nam và Nhật Bản muốn qua sự hợp tác ký kết Hiệp định VJEPA thì việc di chuyển thể nhân giữa hai Bên sẽ được dễ dàng hơn và thủ tục xin cấp giấy phép cũng không còn phức tạp như trước nữa. Và sau cùng là hai mục tiêu góp phần tăng cường sự tin cậy của Hiệp định cũng như sự yên tâm hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản khi ký kết và thực thi Hiệp định VJEPA đó là thiết lập khuôn khổ để tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực nhất trí của hiệp định và xây dựng các thủ tục hiểu quả để thực thi Hiệp định VJEPA và giải quyết tranh chấp.14 Theo đó, có thể thấy mục tiêu chung của việc ký kết Hiệp định VJEPA là tạo ra một khuôn khổ chung thuận lợi cho nhiều hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư... được hai Bên thống nhất, hỗ trợ phát triển những lĩnh vực mà hai Bên có thế mạnh và đối đa hóa các lợi ích của Hiệp định VJEPA mang lại. 1.2.3. Cấu trúc và mối liên quan giữa Hiệp định VJEPA với các Hiệp định kinh tế khác mà Việt Nam đã ký kết 1.2.3.1. Cấu trúc của Hiệp định VJEPA Cấu trúc của Hiệp định VJEPA có “hai phần” gồm Hiệp định chính và Hiệp định thực thi. Cấu trúc đặc biệt này cho phép hai nước có thể linh hoạt điều chỉnh phương pháp tổ chức thực hiện phù hợp với thực tiễn mà không làm ảnh hưởng đến nội dung của các cam kết trong Hiệp định chính. Hiệp định chính gồm 12 Chương, 129 điều và 7 phục lục quy định cơ bản về cam kết của hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại, dịch vụ, di chuyển lao động, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cải thiện môi trương đầu tư, thuận lợi hóa thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật, biện pháp vệ sinh, an toàn thực phẩm, giải quyết tranh chấp và các nội dung khác. Hiệp định thực thi bao gồm 37 điều và là Hiệp định có tính pháp lý phụ thuộc với Hiệp định chính, nhằm thiết lập cơ chế và biện pháp cần thiết để triển khai các 12 Xem thêm điểm d, Điều 1, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. Xem thêm điểm e, Điều 1, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. 14 Xem thêm điểm f và g, Điều 1, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. 13 GVHD: Dương Văn Học 16 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) cam kết, nội dung của Hiệp định chính, đặc biệt là chú trọng xậy dựng cơ chế hợp tác kinh tế giữa hai nước. Hiệp định thực thi gồm 12 Chương quy định các cơ chế, nội dung hợp tác trong các lĩnh vực hải quan, sở hữu trí tuệ, nông lâm thủy sản, xúc tiến thương mại và đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản lý và phát triển nguồn nhân lực, du lịch, thông tin và truyền thông, môi trường, giao thông. Ngoài hai văn kiện trên, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản (METI) cũng đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ thông qua các hoạt động như lựa chọn các ngành và sản phẩm để ưu tiên hợp tác, thực thi các chương trình xây dựng năng lượng và phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất linh kiện, phụ kiện Nhật Bản tại Việt Nam, đẩy mạnh các cơ hội thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực này. Nhiều lĩnh vực và biện pháp hợp tác của hai nước còn được thể hiện trong Tuyên bố chung của hai Chính phủ về Hiệp định VJEPA được ký kết cùng ngày 25 tháng 12 năm 2008. Tuyên bố chung này là sự ghi nhận mang ý nghĩa chính trị giữa hai quốc gia về tương lại hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước. 1.2.3.2. Mối liên quan giữa Hiệp định VJEPA với Hiệp định kinh tế mà Việt Nam đã ký kết Tìm hiểu về mối liên hệ giữa Hiệp định VJEPA, người viết sẽ đi tìm hiểu sự liên hệ giữa Hiệp định VJEPA với HIệp định WTO và sau cùng là giữa Hiệp định VJEPA với HIệp định kinh tế khác mà Việt Nam đã tham gia ký kết với Nhật Bản. Thứ nhất, mối liên hệ giữa Hiệp định VJEPA với Hiệp định WTO. Mối liên hệ giữa hai Hiệp định này được Việt Nam và Nhật Bản thống nhất quy định tại Điều 9 “ Mối liên hệ với các Hiệp định khác” của Hiệp định VJEPA từ khoản 1 đến 3. Hai bên đã khẳng định lại các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Hiệp định WTO. Bên cạnh sự khẳng định lại quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiệp định WTO, hai Bên cũng đã đưa ra “trong trường hợp có bất kỳ sự không nhất quán nào giữa Hiệp định này với Hiệp định WTO, Hiệp định WTO sẽ có giá trị pháp lý cao hơn liên quan tới sự không nhất quán đó”. Nói rõ hơn là sẽ ưu tiên áp dụng cách giải quyết trong Hiệp định WTO cho vấn đề đó. Ngoài ra, hai Bên cũng đưa ra “trong trường hợp có bất kỳ sự không nhất quán nào giữa Hiệp định này và bất kỳ hiệp định nào ngoài Hiệp định WTO mà cả hai Bên là thành viên, các Bên phải ngay lập tức tham vấn với nhau nhằm tìm ra một giải pháp thỏa đáng chung, tính đến các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế”, để giải quyết sự không nhất quán đó. Từ quy định trên người viết thấy ngoài GVHD: Dương Văn Học 17 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) việc ưu tiên áp dụng Hiệp định WTO để giải quyết ra thì còn cách là hai Bên ngồi lại tham vấn, tìm cách để giải quyết cho thỏa đáng và thậm chí là tính đến các nguyên tắc chung của luật quốc tế. Đồng thời qua đó theo quan điểm của người viết thì tuy Hiệp định VJEPA là một hiệp định song phương riêng giữa Việt Nam và Nhật Bản những cũng phải chịu sự chi phối của WTO theo Nguyên tắc tôn trọng pháp luật quốc tế. Nhưng không phải mỗi trường hợp nào cũng phải chịu sự chia phối đó mà chỉ những trường hợp nằm trong quy định của Hiệp định WTO, còn ngược lại thì sẽ áp dụng giải quyết theo sự thỏa thuận của hai Bên trong các hiệp định khác mà hai Bên là thành viên. Thứ hai, mối liên hệ giữa Hiệp định VJEPA với các Hiệp định khác mà Việt Nam đã ký kết mà cụ thể là Hiệp định Tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam-Nhật Bản (viết tắt là BIT) và được quy định tại khoản 4 và khản 5 của Điều 9 Hiệp định VJEPA. Điều khoản luật cũng đã nêu rõ giữa Hiệp định VJEPA và Hiệp định BIT không đơn thuần là mối quan hệ Việt Nam đã ký với Nhật Bản, mà ở đây Người viết thấy hai Bên đã chỉnh sủa lại nội dung quy định về tự do hóa, khuyến khích đầu tư của Hiệp định BIT cho phù hợp rồi đưa vào phần nội dung đầu tư của Hiệp định VJEPA. Từ đó cho thấy giữa Hiệp định VJEPA có mối quan hệ rất mật thiết với Hiệp định BIT. Song Người viết cũng khẳng định lại Hiệp định VJEPA sẽ không ảnh đến hiệu lực, tiến độ và cơ chế thực hiện của các Hiệp định đã ký trước đó như theo khoản 5 của Điều luật này, “không quy định nào trong Hiệp định này được coi là làm giảm bất kỳ nghĩa vụ nào của một bên theo BIT, nếu nghĩa vụ đó cho phép Bên khác được hưởng đối xử thuận lợi hơn đối xứ theo Hiệp định này”.15 Kết luận chương 1 Với làng sóng phát triển mạnh mẽ của các hiệp định thương mại tự do (FTA) trên Thế giới và khu vực về số lượng và thành viên, FTA ngày càng chứng tỏ là một những phương thức hợp tác hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho các nước thành viên ký kết và tham gia. Chính sự tác động mạnh mẽ của FTA mà Việt Nam đã chính thức thỏa thuận, hợp tác ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản vào ngày 25 tháng 12 năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2009. Hiệp định VJEPA là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam ký kết với Nhật Bản, đánh dấu một bước vượt bậc của Việt Nam trong quan hệ hợp tác thương mại thế giới và khu vực. Hiệp định VJEPA với nội dung ký kết toàn diện bao gồm nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, dịch vụ, hợp tác đầu tư.v.v.. Hiệp định VJEPA sẽ tạo dựng một khuôn khổ pháp luật toàn diện, ổn định và thuận lợi cho hoạt động 15 Xem thêm Điều 9, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. GVHD: Dương Văn Học 18 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) thương mại đầu tư, hứa hẹn đây sẽ là một Hiệp định hợp tác kinh tế đầy tiềm năng cho hai nước Việt Nam và Nhật Bản. GVHD: Dương Văn Học 19 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (VJEPA) 2.1. QUY ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH VJEPA Giống như các Hiệp định tự do (FTA) khác, trong Hiệp định VJEPA, nội dung về thương mại hàng hóa là một trong những nội dung được quan tâm chính của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, tạo nền tảng cho Hiệp định VJEPA. Các cam kết về thương mại hàng hóa sẽ giúp hai Bên hiện thực hóa mục tiêu chính là mở của thị trường, tạo nên thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa. Nội dung chính về thương mại hàng hóa trong Hiệp định VJEPA được thỏa thuận gồm có: 2.1.1. Cam kết và lộ trình cắt giảm thuế quan giữa Việt Nam và Nhật Bản Cam kết về thuế quan giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản đưa ra trong Hiệp Định VJEPA theo phương thức yêu cầu bản chào (không theo một mô hình cụ thể như trong một số FTA khác). Hiệp định VJEPA xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).16 2.1.1.1. Cam kết lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định VJEPA Cam kết giảm thuế của Việt Nam trong VJEPA tương đối nhất quán về phạm vi và nguyên tắc cam kết trong các Hiệp định FTA khác mà Việt Nam tham gia. Căn cứ trên Biểu thuế quan hài hòa 2007 (SH007), Biểu cam kết của Việt Nam bao gồm 9.390 dòng thuế, trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.873 dòng (chiếm 94,49%). Số dòng thuế còn lại là các dòng thuế CKD ô tô (57 dòng) và các dòng thuế không đưa vào cắt giảm (428 dòng). Với lộ trình cam kết giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định VJEPA đã bắt đầu từ năm 200917. Các mặt hàng được cắt giảm xuống 0% tập trung vào các năm 2019 và 2025. Về phương diện mặt hàng, các mặt hàng được xóa bỏ thuế quan chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp. Về số dòng thuế cắt giảm, nhìn vào bảng phân tán số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan theo ngành có thể thấy: vào năm 2009 (năm Hiệp định có hiệu lực) có khoảng 2.586 dòng thuế được xóa bỏ thuế quan, trong đó mặt hàng công nghiệp chiếm đến khoảng 94,5%, phần còn lại là các mặt hàng nông nghiệp. Sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2019) có khoảng 6.996 số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan, ttrong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm khoảng 90,1%. Đến năm 2025, 16 17 Xem Điều 15, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. Xem Phụ lục 1. GVHD: Dương Văn Học 20 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) tổng số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan lên đến 8.548 dòng, các mặt hàng công nghiệp chiếm 95,1% số dòng thuế. Số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan tập trung vào các ngành máy móc thiết bị điện, máy móc cơ khí, hóa chất, kim loại, dệt may và các sản phẩm nông nghiệp. Về thuế suất cắt giảm, mức thuế suất áp dụng cho từng giai đoạn trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Nhật Bản hầu hết được cắt giảm theo mô hình cắt giảm dần đều từ thuế suất cơ sở hoặc có mô hình cắt giảm riêng đối với những dòng thuế thuộc danh mục nhảy cảm (áp dụng thuế suất cơ sở trong các lộ trình, giảm từ thuế suất cơ sở xuống 5% (2024/2026) hoặc 50% (2025) ....Chính vì vậy, mức thuế suất bình quân áp dụng cho cả Biểu thuế VJEPA theo từng năm trong lộ trình có chiều hướng giảm dần.18 2.1.1.2. Cam kết lộ trình cắt giảm thuế quan của Nhật Bản trong Hiệp định VJEPA Trong Hiệp định VJEPA, nội dung quan trọng nhất tác động đến hoạt động xuất hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản chính là cam kết giảm thuế mà Nhật Bản dành cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đây cũng chính là nội dung xuyên suốt trong việc thực hiện Hiệp định. Ngay sau khi Hiêp định này có hiệu lực, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 88,05% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong 7.279 dòng thuế, chiếm 80,08% số dòng thuế. Lộ trình cam kết giảm thuế của Nhật Bản được chi theo các nhóm như các mặt hàng nông sản, nhóm các mặt hàng thủy sản và nhóm các mặt hàng công nghiệp. Đối với nông sản Số lượng các dòng thuế được cắt giảm của Nhật Bản là 2350 dòng bao gồm 2020 dòng nông nghiệp và 330 dòng thủy sản. 847 dòng thuế sẽ thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, chiếm 36% tổng số dòng thuế nông sản và 67,6% giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Lộ trình cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng nông sản như sau: Thứ nhất, Cam kết lộ trình giảm thuế nông sản có ưu đãi 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Trong số 2020 dòng thuế nông sản, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi đối với 748 dòng khi Hiệp định có hiệu lực. Tuy vậy, 451 dòng đã có thuế suất MFN 0% (thuế suất cơ sở) và 333 dòng có thuế suât từ 1,2 đến 21% sẽ giảm về 0% ngay. Trong đó, 202 dòng có thuế suất GSP dành cho Việt Nam là 0%. Như vậy, chỉ có 131 sản phẩm thực sự có lộ trình giảm thuế suất xuống 0%. 18 Tô Bình Minh, Tài liệu tập huấn về WTO và hội nhập kinh tế quốc tế cho đối tượng cán bộ công chức 2013, tr.323. GVHD: Dương Văn Học 21 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) Thứ hai, cam kết giảm thuế nông sản có lộ trình trong 3 năm đến 5 năm. Các dòng thuế có lộ trình từ 3 năm đến 5 năm bao gồm 14 sản phẩm có nhiều tiềm năng xuất khẩu như mì chính, đậu tương, gừng, các loại hoa quả như chuối, sầu riêng, chôm chôm, vải chế biến. Việt Nam có truyền thống và lợi thuế xuất khẩu hầu hết các sản phẩm này vào thị trường Nhật Bản và tiếp tục có cơ hội tận dụng các ưu ái thế này. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này chiếm khoảng 14% tồng xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản. Thứ ba, cam kết các mặt hàng nông sản tiềm năng có lộ trình xóa bỏ sau 7 năm đến 10 năm. Nhật Bản cam kết giảm và loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 72 dòng nông sản trong 7 năm và 214 dòng có lộ trình giảm và loại bỏ thuế quan trong 10 năm. Trong số đó, đáng chú ý có các mặt hàng rau, quả chế biến, ngô sắn chế biến, các loại gia vị, nước sốt là những mặt hàng mà trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước trên thế giới. Thứ tư, cam kết nông sản có lộ trình giảm thuế trong 10 năm. Với lộ trình cắt giảm thuế này sẽ có 96 dòng nông sản có lộ trình giảm thuế trong 15 năm. Mặc dù có lộ trình giảm thuế khá chậm nhưng phần lớn các sản phâm này đều có mức thuế suất cao, mức cao nhất là 19,1%. Phần lớn các sản phẩm này ta đều có lợi thuế xuất khẩu, bao gồm các sản phẩm trà xanh, chè, cà phê, khoai lang, hành và hoa quả chế biến. So với mức thuế trung bình về nông sản thì đây là các sản phẩm Nhật Bản bảo hộ mạnh mẽ nhất bằng thuế quan. Thứ năm, cam kết nông sản có lộ trình giảm thuế một phần. Nhóm các dòng thuế được giảm thuế một phần bao gồm 21 dòng thuế thuộc lĩnh vực nông sản. Khác với các dòng thuế khác, những dòng thuế này chỉ được Nhật Bản cảm kết giảm một phần. Mặc dù mức thuế cam kết sẽ không về 0% như phần lớn các sản phẩm khác nhưng các mặt hàng này thuộc nhóm đánh đổi trong đàm phán nên ý nghĩa kinh tế của chúng không hề nhỏ. Phần lớn các mặt hàng này đều có thuế suất nhập khẩu cao (mức cao nhất là 29,8%) và đang được Nhật Bản nhập khẩu với kim ngạch đáng kể như dứa chế biến, sản phẩm thịt, mực ống, đậu lạc, nước sốt cà chua. Điều đó cũng có ý nghĩa là các doanh nghiệp xuất khẩu của ta sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường Nhật Bản một cách thuận lợi hơn19. Đối với thủy sản Thứ nhất, cam kết thủy sản có mức thuế đạt 0% ngay khi Hiệp định này có hiệu lực. Trong số 330 mặt hàng thủy sản, có 64 mặt hàng có cam kết giảm thuế suất về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Tuy vậy, trừ 28 mặt hàng có thuế suất 19 Xem Phụ lục 2. GVHD: Dương Văn Học 22 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) MFN là 0% từ trước và 8 mặt hàng có thuế suất GPS là 0% đang áp dụng cho Việt Nam thì có 28 dòng thuế được giảm xuống 0% về thực chất. Tuy chỉ có 28 sản phẩm nhưng hầu hết các sản phẩm này đều hết sức có ý nghĩa đối với lợi ích xuất khẩu thủy sản cho các doanh nghiệp Việt Nam, chiếm 71% xuất khẩu tủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Trong đó, đáng chú ý nhất là các sản phẩm tôm sú, tôm chế biến, ghẹ, cua. Thứ hai, cam kết thủy sản có lộ trình giảm thuế trong 3 năm. Có 8 dòng thuế thủy sản có lộ trình giảm thuế trong 3 năm. Các dòng thuế phổ biến có mức thuế MFN ban đầu từ 3,5%-7,2%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của 8 mặt hàng này là rất lớn, chiếm 8% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, trong đó đáng chú ý nhất là các mặt hàng như động vật thân mềm, cá đông lạnh là có ưu đãi nhất. Thứ ba, cam kết thủy sản có lộ trình giảm thuế từ 5 đến 10 năm. Theo cam kết giảm thuế của Nhật Bản, có 96 dòng thủy sản có lộ trình giảm thuế khác nhau, từ 5 đến 10 năm. Các mặt hàng này phần lớn có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản chưa cao nhưng xét về dài hạn lại rất tiềm năng. Nhiều sản phẩm loại này đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường như Hoa Kỳ hay EU.20 Đối với công nghiệp Cũng như hầu hết các nước phát triển khác, Nhật Bản không thực thi các chính sách bảo hộ bằng thuế quan đối với phần lớn các sản phẩm công nghiệp. Mức thuế trung bình trong lĩnh vực công nghiệp của Nhật Bản khoảng dưới 5%, tức là mức thuế chỉ mang tính “thu bù chi” cho hoạt động kiểm soát, hành chính của cơ quan hải quan. Theo cách hiểu được thừa nhận chung, mức thuế này được xem là mức thuế không có ý nghĩa bảo hộ hiểu quả. Trên 95% số dòng thuế công nghiệp chiếm đến gần 95% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu là 0%. Nếu tính cả sản phẩm sẽ giảm và loại bỏ thuế quan trong lộ trình 10 năm thì con số này là 97% số dòng thuế và 98% giá trị xuất khẩu của nước ta sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0%21. So với hàng nông nghiệp, các yêu cầu kỹ thuật không phải là những cản trở quá lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của ta. Vì vậy, việc giảm thuế nhập khẩu, cơ bản đạt mức 0% là một cơ hội rất lớn đối với hàng xuất khẩu phi nông nghiệp của nước ta, đặc biệt là trong các lĩnh vực như dệt may, giày dép, linh kiện điện tử. 22 20 Xem Phụ lục 3. Xem Phụ lục 4. 22 Vũ Huy Hoàng, Những điều doanh nghiệp cần biết về Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, 2009, Tr.53-54. 21 GVHD: Dương Văn Học 23 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) 2.1.2. Các quy định về biện pháp phi thuế quan trong Hiệp định VJEPA Ngoài các quy định về và lộ trình cắt giảm thuế quan hai nước Việt Nam và Nhật Bản còn thỏa thuận về các biện pháp phi thuế quan (Điều 19 Hiệp định này), theo đó “các Bên sẽ không được áp dụng hoặc duy trì bất kỳ biện pháp phi thuế quan nào đối với hàng hóa nhập khẩu của Bên kia hoặc đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc bán bán để xuất khẩu dành cho Bên kia. Mỗi Bên sẽ đảm bảo tính minh bạch của các biện pháp phi thuế quan được áp dụng ở đoạn 1, bao gồm hạn chế số lượng; đồng thời đảm bảo việc áp dụng này hoàn toàn phù hợp với nghĩa vụ cam kết trong Hiệp định WTO với mục tiêu giảm đến mức tối thiểu sự bóp méo thương mại; tối đa hóa khả năng”23. Các biện pháp phi thuế quan bao gồm: 2.1.2.1. Quy định về Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS) trong Hiệp định VJEPA Mục tiêu chung của các biện pháp SPS là thúc đẩy thương mại thông qua việc đảm bảo rằng các biện pháp SPS sẽ không hạn chế hơn mức cần thiết, đồng thời góp phần thăng tính minh bạch hóa, tạo điều kiện trao đổi và tham vấn đề SPS. Đồng thời các biện pháp SPS được sử dụng nhằm bảo vệ sức khỏe, đời sống của con người, động thực vật thông qua việc ngăn chặn sự phát triển, lây lan của côn trùng, bệnh dịch và bảo đảm an toàn thực phẩm cho tiêu dụng. Cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm thông tin về các quy định SPS của Nhật Bản để đảm bảo hàng hóa của mình sẽ đáp ứng được các tiêu chí SPS. Hiệp định VJEPA khẳng định lại cam kết giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc tuân thủ các quy định về Vệ sinh và Kiểm dịch của WTO (Hiệp định SPS). Ngăn chặn khả năng sử dụng các biện pháp SPS trên mức cần thiết hoặc như một rào cản “trá hình” đối với hàng nông thủy sản nhập khẩu. Theo Điều 45 “hương này sẽ áp dụng tất cả các biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (sau đây dẫn chiếu trong các điều khoản trong Chương này là “SPS”), của các Bên căn cứ theo quy định tại Hiệp định về áp dụng các biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch trong Phụ lục 1A thuộc Hiệp định WTO (sau đây sẽ được dẫn chiếu trong Hiệp định này là”SPS”), mà các biện pháp này có thể, trực tiếp hoặc gián tiếp, ảnh hưởng tới thương mại hàng hóa giữa các Bên”24. Ngoài ra, Hiệp định VJEPA cũng đề ra một số cơ chế như thành lập tiểu ban về SPS theo Điều 48 Hiệp định VJEPA để thảo luận các vấn đề liên quan, thông qua các tiểu ban này, các cơ quan quản lý của hai Bên có thể thảo luận để xử lý các rào cản thương mại trong lĩnh vực SPS, công nhận hợp chuẩn. Và mỗi Bên sẽ thành lập Điểm hỏi đáp về SPS để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và công chúng hai bên Điều 47 Hiệp định VJEPA “mỗi Bên sẽ chỉ định một điểm hỏi 23 24 Xem Điều 19 Các biện pháp phi thuế quan, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. Xem Điều 45 Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. GVHD: Dương Văn Học 24 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) đáp có khả năng trả lời tất cả các yêu cầu hợp lý từ Bên khác về các Biện pháp SPS va, nếu thích hợp, cung cấp cấc thông tin liên quan”.25 2.1.2.2. Quy định về rào cản kỹ thuật thương mại (TBT) trong Hiệp định VJEPA Hiệp định VJEPA tạo ra một khuôn khổ nhằm tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý của hai nước nhằm tạo thuận lợi thương mại và giảm các chi phí giao dịch liên quan đối với thương mại hàng hóa giữa các Bên. Khuôn khổ này bao gồm các hoạt động trao đổi thông tin, hợp tác, gặp gỡ thường kỳ và thành lập tiểu ban về TBT bao gồm các chuyên gia của các Bên. Thực tế, chi phí mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định và thủ tục đánh giá hợp chuẩn có thê chính là những rào cản đáng kể đối với trao đổi hàng hóa. Hiệp định quy định cơ chế tham vấn và thông tin chính thức giữa các cơ quan quản lý của hai Bên nhằm giải quyết sớm các vướng mắc, tránh được các tác động tiêu cực đối với thương mại do các hàng rào kỹ thuật đó gây ra. Bên cạnh đó, Hiệp định cũng bao gồm các điều khoản nhằm tăng cường minh bạch hóa và chia sẻ thông tin nhằm thúc đây thương mại, giảm chi phí giao dịch và củng cố hệ thống quản lý rủi ro. Ngoài ra, hai Bên nhất trí thành lập điểm hỏi đáp về TBT nhằm thống nhất điều phối việc thục hiện các quy định về TBT.26 2.1.2.3. Thủ tục hải quan trong Hiệp định VJEPA Về phạm vi áp dụng theo Điều 38 Hiệp định này, “ áp dụng đối với các thủ tục hải quan cần thiết cho việc thông quan thương mại của hai Bên nhằm triển khai những phần kiên quan về thủ tục hải quan như sau; (a) sự minh bạch; (b) đơn giản hóa và hài hòa; và (c) hợp tác và trao đổi thông tin”. Ngoài ra việc thực hiện phải được hai Bên thực hiện phù hợp với luật pháp và quy định của mỗi Bên và trong giới hạn các nguồn lực sẵng có của từng cơ quan hải quan hai Bên.27 Các Điều khoản về thủ tục hải quan trong Hiệp định VJEPA quy định nhằm tăng cương minh bạch hóa, tính ổn định trong việc áp dụng luật và các thủ tục hành chính liên quan tới thủ tục hải quan nhằm đảm bảo các thủ tục này được thực hiện hiệu quả hơn. Thông quan nhanh hơn và do đó tạo thuận lợi cho thương mại. Đối với nguyên tắc “minh bạch hóa” Điều 40 Hiệp định VJEPA “Mỗi Bên Hiệp định đảm bảo rằng tất cả các thông tin liên quan đến áp dụng trong luật hải quan của Bên đó được cung cấp sẵng sàng cho bất cứ cá nhân nào quan tâm”. Nguyên tắc này đảm bảo về thủ tục hải quan của hai Bên được cung cấp đầy đủ về 25 Xem Điều 47 và Điều 48, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. Vũ Huy Hoàng, Những điều doanh nghiệp cần biết về Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, 2009, tr.67. 27 Xem Điều 38 Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. 26 GVHD: Dương Văn Học 25 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) thông tin liên quan. Đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ và dễ dàng trong trường hợp có sự thay đổi hải quan giữa các Bên.28 Cùng với các điều khoản hợp tác trong lĩnh vực hải quan như trao đổi thông tin, hỗ trợ lẫn nhau và các biện pháp thuận lợi hóa thương mại liên quan tới thủ tục hải quan là một nội dung quan trọng của Hiệp định VJEPA.Phù hợp với quy định với quy định pháp luật của nước mình, mỗi Bên sẽ hợp tác với các cơ quan của Bên kia trong các hoạt động như; thủ tục hải quan (Điều 41 Hiệp định VJEPA), thuận lợi hóa thủ tục thông quan đối với hàng hóa quá cảnh Điều 42 Hiệp định VJEPA.29 2.1.3. Quy định về quy tắc xuất xứ (ROO) trong Hiệp định VJEPA Quy định về ROO30 là một trong những nội dung quan trọng của Hiệp định VJEPA. Xác định đối tượng hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan (tức là hàng hóa nào được coi là “của Việt Nam”, hàng hóa nào được coi là “của Nhật Bản”), và ngăn chặn hàng hóa của các nước bên thứ ba được hưởng ưu đãi thuế quan. Dựa trên tiêu chí xuất xứ, cũng như được hai nước Việt Nam và Nhật Bản thống nhất quy định về xuất xứ trong Hiệp định VJEPA, hàng hóa xuất xứ gồm có: hàng hóa có xuất xứ thuần túy và hàng hóa có xuất xứ không thuần túy. Thứ nhất, hàng hóa có xuất xứ thuần túy; được quy định theo điểm (a) Điều 24 Hiệp định VJEPA “Một hàng hóa được coi là có xuất xứ của một nước thành viên đó nếu; hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên đó” hay nói cách khác là hàng hóa hoàn toàn được sản xuất ra tại một nước thành viên. Thứ hai, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy: là hàng hóa có xuất xứ trong trường hợp quá trình chuyển đổi xảy ra tại một quốc gia hoặc khu vực. Việc xác định nguồn gốc khá phức tạp và các bộ phận, phụ tùng của sản phẩm sản xuất tại nhiều quốc gia hoặc có nguyên vật liệu đầu vào không rõ xuất xứ. Đồng thời hàng hóa có xuất xứ khi đáp ứng các tiêu chí: tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, tiêu chí 28 Xem Điều 40 Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. 29 Theo đoạn 3, Điều V của Hiệp định GATT 1994 (Điều 42), “Bất cứ Bên ký kết nào có thể yêu cầu hàng hóa vận chuyển quá cảnh qua lãnh thổ của mình và một trại hải quan thích hợp. Tùy nhiên, trừ trường hợp không tuân thủ các luật hay quy tắc hải quan thông thường, vận chuyển quá cảnh đi đến hay xuất phát từ lãnh thổ của các Bên ký kết khai thác sẽ không bị làm chậm trễ hay bị hạn chế không cần thiết và sẽ được miễn mội khoản thuế quan áp đặt với quá cảnh, trừ các chi phí vận chuyển hay các chi phi phát sinh tương ứng về hành chính về chuyển tải hay chi phí dịch vụ đã được cung cấp”. 30 Xem khoản 1, Điều 3, Nghị định số 19/2006/ND-CP, Quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa, Xuấ xứ h ng hóa được h ểu là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. GVHD: Dương Văn Học 26 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí mặt hàng cụ thể.31 Các nhà xuất khẩu hàng hóa được quyền lựa chọn sử dụng một trong các tiêu trí này để xác định xuất xứ hàng hóa củ thể như sau: Hai Bên đã nhất trí công thức tính hàm lượng giá trị nội địa được quy định tại Điều 27 Hiệp định VJEPA.Công thức tính LVC như sau: FOB - LVC = VNM x 100 % FOB Trong đó: “FOB”, là hàng hóa giao qua mạn tàu, bao gồm cả chi phí vận tải hàng hóa từ sản xuất tới cảng hoặc tới địa điểm cuối cùng để chất hàng lên tau; “LVC”, là hàm lượng giá trị nội địa của hàng hóa, được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm; “VNM”, là giá trị nguyên vật liệu đầu vào không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa. Tương tự như các FTA khác mà Việt Nam đã tham gia trước đây, quy tắc xuất xứ trong Hiệp định VJEPA được Việt Nam và Nhật Bản thống nhất các nội dụng được quy định tại các điều khoản như quy tắc tối thiểu ( DC Minimis), quy tắc cộng gộp, quy tắc công đoạn gia công-chế biến giản đơn, quy định về bao bì, về phụ tùng, phụ kiện, dụng cụ, nguyên vật liệu gián tiếp...(Điều 28 đến Điều 35 của Hiệp định VJEPA).32 Về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định VJEPA gồm bốn bước chính: Bước 1 xác định mã HS của hàng hóa.Bước này quan trọng vì mã số HS của hàng hóa sẽ quyết định quy tắc xuất xứ (ROO) áp dụng cho hàng hóa cũng như ưu đãi thuế quan áp dụng đối với hàng hóa này. Bước 2 kiểm tra cam kết thuế đối với hàng hóa đó theo mã HS xác định. Ưu đãi thuế quan chỉ áp dụng đối với các hàng hóa “có xuất xứ”. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản cần kiểm tra Biểu cam kết thuế quan của Nhật Bản. Và Việt Nam khi nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản cũng kiểm tra Biểu cam kết thuế quan của Việt Nam. 31 Tô Bình Minh, Tài liệu tập huấn về WTO và hội nhập kinh tế quốc tế cho đối tượng cán bộ công chức 2013, tr.203. 32 Xem thêm nội dung từ Điều 28 đến Điều 35, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. GVHD: Dương Văn Học 27 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) Bước 3 xác định quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa.Bước này xác định hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế như trong Hiệp định VJEPA thì phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bước 4 xin giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa. Nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất phải xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Mẫu VJ từ “Tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ” tại Việt Nam. Nếu hàng hóa đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ thì cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.33 2.1.4. Biện pháp tự vệ song phương trong Hiệp định VJEPA Theo khoản 1 Điều 20 Hiệp định này, “Mỗi Bên có thể áp dụng một biện pháp tự vệ đối với hàng hóa xuất xứ của Bên kia theo Điều XIX, Hiệp định GATT và Hiệp định về Tự vệ trong Hiệp định WTO”. Hiệp định cũng quy định nếu trường hợp cần thiết nhất, mỗi Bên sẽ được tự do áp dụng một biện pháp tự vệ song phương (Điều 20 Hiệp định VJEPA).34 Biện pháp này nhằm để ngăn chặn hoặc cứu vãn nền công nghiệp nội địa bị tổn thương nghiêm trọng của mình và để tạo thuận lợi cho các điều chỉnh nếu Bên đó phải chịu tác động từ việc việc thực hiện nghĩa vụ cam kết trong Hiệp định này bao gồm việc cắt giảm thuế hoặc nếu Bên đó chịu hậu quả từ những thay đổi không thể dự đoán trước được và những tác động từ việc thực hiện nghĩa vụ cam kết trong Hiệp định này gia tăng số lượng hàng hóa xuất xứ nhập khẩu từ Bên kia ở mức tuyệt đối hoặc có liên quan đến sản xuất nội địa, và những điều kiện gây ra hoặc có nguy cơ gây tổn thương nghiêm trọng đối với nền công nghiệp nội địa của Bên sản xuất các hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp. Song các Bên chỉ áp dụng các biện pháp tự vệ song phương sau khi sau khi các cơ quan chức năng của Bên đó đã tiến hành điều tra theo đúng thủ tục quy định tại Điều 3 và đoạn 2, Điều 4 của Hiệp định về tự vệ.35 33 Vũ Huy Hoàng, Những điều doanh nghiệp cần biết về Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, 2009, Tr. 79-80. 34 Xem Điều 20 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản . Các biện pháp tự vệ song phương được áp dụng; (a) Tạm dừng việc cắt giảm hơn nữa thuế hải quan đối với hàng hóa xuất xứ từ Bên kia theo quy định của Chương này; hoặc (b) Tăng thuế hải quan đối với hàng hóa xuất xứ của Bên kia ở mức không vượt quá mức thấp nhất của: (i) Mức thuế áp dụng nguyên tắc đối huệ quốc áp dụng đối với hàng hóa kể từ ngày biện pháp tự vệ song phương có hiệu lực 35 (ii) Mức thuế MEN đối hàng hóa trước ngày Hiệp định này có hiệu lực thi hành. Xem Điều 3, Điêu tra và đoạn 2, Điều 4, Hiệp định về các biện pháp tự Vệ. GVHD: Dương Văn Học 28 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) Ngoài ra, các biện pháp tự vệ song phương hai Bên còn đề ra biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán Điều 21 Hiệp định này, “ Nếu một Bên đang gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc duy trì cán cân thanh toán và tài chính đối ngoại, Bên đó có thể thông qua việc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu, theo Hiệp định GATT 1994 và các điều khoản về Cán cân thanh toán của Hiệp định GATT 1994 Phụ lục 1A của Hiệp định WTO”.36 2.2. QUY ĐỊNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG HIỆP ĐỊNH VJEPA Hiệp định VJEPA sẽ làm giảm các rào cản đối với thương mại dịch vụ, qua đó hỗ trợ mở rộng thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Thương mại dịch vụ đang có tốc độ phát triển rất nhanh, theo ước tính của WTO thì tới năm 2020 thương mại dịch vụ sẽ chiếm tới 50% giá trị thương mại toàn cầu. Hiệp định VJEPA không áp dụng đối với mua sắm của Chính phủ, các biện pháp liên quan tới quy định về nhập cư hay biện pháp quản lý người nước ngoài tìm kiếm việc làm tại Việt Nam hoặc Nhật Bản. Hiệp định cũng không áp dụng với các dịch vụ do Chính phủ cung cấp. 2.2.1. Các cam kết về phương thức và các lĩnh vực thương mại dịch vụ của Việt Nam 2.2.1.1. Các phương thức cam kết trong Hiệp định VJEPA Về các phương thức cung cấp dịch vụ đươc Việt Nam và Nhật Bản cam kết và ghi nhận tại khoản (u) Điều 58 Hiệp định VJEPA, bao gồm các phương thức sau: Thứ nhất là cung cấp qua biên giới, phương thức này có nghĩa là việc nhà cung cấp dịch vụ đang ở một nước bán hoặc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng đang ở nước khác. Đặc trưng của phương thức cơ bản của phương thức này là bên cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ không cùng một quốc gia, lãnh thổ khi cung cấp dịch vụ.37 Thứ hai là tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ, theo phương thức này thì người tiêu dùng dịch vụ di chuyển sang một nước khác để sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ của nước đó. Đặc trưng của phương thức này là khi cung cấp dịch vụ người tiêu dùng đã di chuyển sang nước của người cung cấp dịch vụ hay người bán đề mua và được cung cấp dịch vụ.38 Thứ ba là hiện diện thương mại, phương thức này thì các nhà cung cấp dịch vụ của một nước thành lập các công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện của mình tại nước khác để cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng tại nước đó. Đặc trưng của hình 36 Xem Điều XII, Biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán, Hiệp định GATT 1994 và Phụ lục 1A Hiệp định WTO. 37 Xem thêm điểm (i), khoản u, Điều 58, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. 38 Xem thêm điểm (ii), khoản u, Điều 58, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. GVHD: Dương Văn Học 29 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) thức này là có sự di chuyển vốn, công nghệ dưới các hình thức đầu tư (thường là trực tiếp) để được cung cấp dịch vụ. Phương thức này được Việt Nam cam kết trong các lĩnh vực dịch vụ, ví dụ như dịch vụ ngân hàng.39 Thứ tư là sự hiện diện của thể nhân cung cấp dịch vụ, phương thức này thì việc cá nhân hay người có kinh nghiệm, chuyên môn đi sang nước khác và tự mình cung cấp dịch vụ chuyên môn hoặc làm việc tại nước đó. Ví dụ: y tá Việt Nam sang làm việc tại Nhât Ban. Và phương thức này được hai Việt Nam và Nhật Bản tách thành một chương riêng biệt (cụ thể ở Chương 8, Hiệp định VJEPA về di chuyển của thể nhân) chứ không gắn với các phương thức cung cấp dịch vụ khác của WTO.40 Về các phương thức cung cấp dịch vụ Việt Nam sử dụng để tiếp cận thị trường (Điều 59, Hiệp định VJEPA), “mỗi Bên dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với quy định theo điều khoản, hạn chế và điều kiện được thống nhất và quy định trong Biểu cam kết”.41 2.2.1.2. Các lĩnh vực cam kết trong thương mại dịch vụ Lĩnh vực cam kết thương mại dịch được Việt Nam cam theo khoản 1, Điều 57 Hiệp định VJEPA, trừ các ngành dịch vụ được quy định tai khoản 2, Điều 57 Hiệp định.42 Về cam kết trong các ngành cụ thể, cam kết của Việt Nam hoàn giống với cam kết của ta đưa ra trong WTO, các ngành dịch vụ mà Việt Nam cam kết gồm khoảng 110 phân ngành dịch vụ với cam kết khá thông thoáng. Dịch vụ kinh doanh: Ngành dịch vụ này bao gồm dịch vụ chuyên môn và các ngành dịch vụ khác. Trong đó có 8 phân ngành dịch vụ chuyên môn gồm dịch vụ pháp lý; dịch vụ kế toán; kiểm toán; dịch vụ tư vấn thuế; dịch kiến trúc; quy hoạch đô thi và kiến trúc cảnh quan đô thị; dịch vụ tư vấn kỹ thuật; dịch vụ thú y; dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan; 39 Xem thêm điểm (iii), khoản u, Điều 58, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. Xem thêm điểm (iv), khoản u, Điều 58, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. 41 Xem thêm Điều 59, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. 42 Nội dung quy định tại khoản 2 Điều 57, Hiệp định VJEPA về các ngành dịch vụ không được áp dụng (a) đối với dịch vụ vận tải hàng không, các biện pháp ảnh hưởng đến thương quyền bay, dù được trao dưới hình thức nào; hoặc tới các biện pháp ảnh hưởng trực tiếp đến thương quyền bay, dịch vụ liên quan tới thực hiện thương quyền bay; ngoại trừ các biện pháp liên quan tới: (i) Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy bay; (ii) Bán và tiếp thị các dịch vụ vận tải hàng không; và (iii) Dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính (b) dịch vụ vận tải biển ven bờ; (c) Các biện pháp liên quan tới các luật và quy định nhập cư (d) Các biện pháp ảnh hưởng tới thể nhân của một bên tìm cách tiếp cận thị trường lao động của một Bên, hoặc các biện pháp liên quan tới quốc tịch, định cư hoặc làm việc lâu dài. 40 (e) Mua sắm Chính phủ. GVHD: Dương Văn Học 30 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) dịch vụ nghiên cứu và phát triển. Các dịch vụ kinh doanh khác bao gồm dịch vụ quản cáo; dịch vụ tư vấn quản lý; dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật; dịch vụ liên quan tới sản xuất; dịch liên quan tới khai mỏ; dịch vụ sửa chữa và bảo trì thiết bị. Nhìn chung, các cam kết trong lĩnh vực dịch vụ kinh doanh rất thông thoáng, thể hiện mong muốn thu hút lao động kỹ thuật cao đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Một số dịch vụ quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế trong thời gian tới cũng được cam kết với mức độ thông thoáng khác nhau. Các phân ngành dịch vụ đáng chú ý gồm dịch vụ thông tin (gồm dịch vụ chuyển phát nhanh; dịch vụ viễn thông; dịch vụ nghe nhìn); dịch vụ xây dựng, giáo dục, môi trường, dịch vụ tài chính (bao gồm dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán); dịch vụ y tế; du lịch và vận tải.43 2.2.2. Cam kết Nhật Bản về thương mại dịch vụ Nhật Bản dành cho ta cam kết rất thông thoáng trong lĩnh vực dịch vụ. Cam kết của Nhật Bản trong VJEPA đi xa hơn rất nhiều cam kết của Nhật Bản trong WTO, trong phần lớn các ngành, phân ngành, các nhà cung cấp dịch vụ của ta đang hưởng cam kết “không hạn chế”. Đây là một lợi thế rất lớn cho dịch vụ, các nhà cung cấp dịch vụ của ta trong tương lai. Nhật Bản cũng cam kết khá thông thoáng đối với các lao động có kỹ năng, tay nghề chuyên môn trong các lĩnh vực dịch vụ pháp lý, tư vấn thuế, kế toán, kiểm toán, kiến trúc, tư vấn kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật đồng bộ, dịch vụ máy tính. Nhật Bản cũng cam kết hầu như không hạn chế đầu tư trong các dịch vụ kinh doanh như dịch vụ quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tư vấn quản lý, phân tích và kiểm định kỹ thuật. Các loại dịch vụ quan trọng như dịch vụ về thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, ý tế, du lịch vẫn tải cũng được cam kết với mức tự do hóa khá cao. Mặc dù mức cam kết của Nhật Bản rất thông thoáng những cơ hội tiếp cận thị trường Nhật Bản của các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam hiện nay rất hạn chế, chủ yếu do trình độ và năng lực chuyên môn, tài chính đều không thể cạnh tranh với doanh nghiệp Nhật Bản. Hiện tại, chỉ có lĩnh vực du lịch và sản xuất phần mềm đang chứng tỏ cơ hội tốt đối với doanh nghiệp Việt Nam.44 43 Vũ Huy Hoàng, Những điều doanh nghiệp cần biết về Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, 2009, tr.69. 44 Vũ Huy Hoàng, Những điều doanh nghiệp cần biết về Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, 2009, tr.69.70. GVHD: Dương Văn Học 31 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) 2.2.3. Cam kết di chuyển thể nhân và tiếp nhận lao động Việt Nam Thứ nhất, Cam kết di chuyển thể nhân cung ứng dịch vụ. Hiệp định VJEPA sẽ tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của các doanh nhân và các nhà đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản đưa lại thuận lợi hơn. Đưa ra các quy trình, thủ tục xuất nhập cảnh và lưu trú minh bạch thuận lợi hơn. Theo quy định, Việt Nam và Nhật Bản sẽ công bố các thông tin về các yêu cầu nhập cảnh áp dụng với các doanh mục doanh nhân, nhà đầu tư, cung cấp dịch vụ được liệt kê trong biểu cam kết của mỗi Bên. Bất kỳ sự thay đổi nào trong quy định này cũng được nhanh chóng công bố công khai. Ngoài ra, Hiệp định cũng yêu cầu các khoản phí liên quan tới các thủ tục hành chính về xuất nhập cảnh phải ở mức hợp lý, không tạo ra các rào cản không cần thiết.45 Việc công bố công khai thông tin rõ ràng, cập nhật về các yêu cầu, điều kiện đối với hoạt động xuất nhập cảnh, lưu trú tạm thời của các nhà đầu tư, doanh nhân cùng với quy trình xử lý các tài liệu xuất nhập cảnh, lưu trú hợp lý sẽ thúc đẩy sự đi lại, lưu trú của các nhà đầu tư, doanh nhân của hai nước, đây cũng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp hai nước tận dụng tối đa các cam kết về thương và đầu tư trong Hiệp định VJEPA.46 Thứ hai, cam kết tiếp nhận lao động Việt Nam của Nhật Bản. Tiếp nhận lao động Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng đạt được trong khuôn khổ của Hiệp địnhVJEPA với Nhật Bản. Một sô nhóm lao động thuộc diện “khuyến khích” tiếp nhận cả hai nước là luật sư, kỹ sư có chuyên môn cao. Trên thực tế, các lao động có chuyên môn hầu như không thuộc đối tượng hạn chế miễn là lao động này có được hợp đồng làm việc với doanh nghiệp Nhật Bản và đáp ứng một số tiêu chí tối thiểu được quy định rõ ràng theo pháp luật Nhật Bản. Vấn đề chỉ là các lao động có tay nghề trung bình. Đây là điểm mới rất quan trọng mà Hiệp định VJEPA thể hiện sự ưu việc và khác biệt đối với các FTA trước đây mà Việt Nam tham gia. Cho nên trong nội dung này, kết quả của Hiệp định là một sự dung hòa cần thiết giữa yêu cầu tiếp nhận lao động trung bình của Nhật Bản và năng lực đáp ứng yêu cầu của nước ta.Theo thỏa thuận, các y tá của Việt Nam đã đáp ứng được các yêu cầu đối với y tá theo quy định của pháp luật Nhật Bản sẽ được làm việc tại Nhật Bản trong thời gian 1-3 năm và được gia hạn tới 7 năm.47 2.3. QUY ĐỊNH VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆTRONG HIỆP ĐỊNH VJEPA Việt Nam và Nhật Bản tái khẳng định quyết tâm tuân thủ các cam kết về sở hữu trí tuệ của mỗi bên theo quy định của WTO, chủ yếu là theo Hiệp định về 45 46 47 Xem thêm Điều 76, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. Xem thêm Điều 77. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. Xem Điều 79, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. GVHD: Dương Văn Học 32 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (Hiệp định TRIPS). Hiệp địnhVJEPA đưa ra các quy định về bảo vệ việc và thực thi bản quyền, yêu cầu chính phủ sử dụng phần mềm hợp pháp, bảo vệ thương hiệu và chỉ dẫn địa lý. Hiệp định thúc đẩy hợp tác trong việc hỗ trợ tham gia các công ước quốc tế liên quan tới sở hữu trí tuệ và đưa ra các biện pháp nhằm khuyến khích đối thoại giữa Việt Nam và Nhật Bản về sở hữu trí tuệ. Hiệp định cũng đưa ra quy định nhằm tăng cường minh bạch hóa trong quy định pháp luật liên quan tới sở hữu trí tuệ của mỗi Bên. Sở hữu trí tuệ (IP) liên quan tới quyền và nghĩa vụ trong các lĩnh vực như bản quyền, thương hiệu và bằng sáng chế, v.v. 2.3.1. Các đối tượng sở hữu trí tuệ được quy định trong Hiệp định VJEPA Thừa nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ trong việc thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư, các Bên sẽ hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ phù hợp với luật và quy định của mỗi Bên và phù hợp với các nguồn lực sẵn có. Tất cả các đối tượng của sở hữu trí tuệ trong Hiệp định VJEPA đều được bảo hộ (theo quy định tại khoản 3 Điều 80 Hiệp định VJEPA)48. Thứ nhất là đối với sáng chế: Quy định tại Điều 86 của Hiệp định VJEPA “Mỗi Bên phải đảm bảo rằng một đơn đăng ký sáng chế không bị từ chối chỉ với lý do đối tượng yêu cầu bảo hộ trong đơn liên quan đến những chương trình máy tính” Ngoài quy định nghĩa vụ của mỗi Bên tại khoản 1 điều luật này. Hiệp định VJEPA còn quy định để bảo đảm quyền của người sáng chế “ Nếu một sáng chế trong đơn đăng ký sáng chế được thực hiện bởi một người không phải là người nộp đơn sáng chế trong hoạt động kinh doanh của người đó sau khi công bố đơn, thì người đó hoặc người nộp đơn sáng chế có thể nộp yêu với cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thẩm định đơn sáng chế trước những đơn khác, phù hợp với quy định pháp luật của Bên đó”, có quyền yêu cầu cơ quan thẩm quyền của Bên đó cung cấp những chứng cứ về sáng chế đang được thực hiện. Quy định này nhằm bảo đảm tính minh bạch hóa được quy định tại Điều 84 của HIệp định này49. 48 Xem khoản 3, Điều 80, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản,Các đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ bao gồm: (i) là đối tượng từ Điều 86 đến Điều 92; và/hoặc (ii) là đối tượng theo Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ tại Phụ lục 1C của Hiệp định WTO ( sau đây được đề cập tại Chương này là “ Hiệp định TRIPS”) và/hoặc các điều ước quốc tế liên quan được đề cập trong Hiệp định TRIPS. 49 Xem Điều 84 và Điều 86, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. GVHD: Dương Văn Học 33 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) Thứ hai là kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý: Mỗi Bên phải bảo đảm sự bảo hộ đầy đủ, có hiệu quả và phù hợp với Hiệp định TRIPS ( đối với kiểu dáng công nghiệp quy định tại Điều 25 và Điều 26. Nhãn hiệu được quy định từ Điều 15-Điều 21 của Hiệp định TRIPS). Về chỉ dẫn địa lý cũng được hai bên bảo đảm sự bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả với chỉ dẫn địa lý phù hợp với quy định pháp luật của mình và phù hợp với Hiệp định TRIPS. Thứ ba là quyền tác giả và giống cây trồng mới Quyền tác giả: Được hai nước Việt Nam và Nhật Bản thống nhất đi tới những thỏa thuận “ Mỗi Bên phải bảo đảm bảo hộ hiệu quả quyền tác giả và quyền liên quan phù hợp với quy định pháp luật của mình và các điều ước quốc tế mà Bên đó là thành viên”. Ngoài ra, mỗi Bên sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp để thúc đẩy việc phát triển các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả và các quyền liên quan tại Bên đó50. Đối với giống cây trồng: Quy định tại Điều 90 Hiệp định VJEPA “ Mỗi Bên cam kết cố gắng trong thời gian sớm nhất bảo hộ tất cả giống và loại cây trồng phù hợp với Văn kiện 1991 của Công ước Quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới”51. Thứ tư là cạnh tranh không lành mạnh: Hai bên đã nhất chí thông qua các thỏa thuận về quy định cạnh tranh không lành mạnh bằng việc “Mỗi Bên phải quy định các biện pháp bảo hộ hiểu quả chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh”, và đưa ra các hành vi đặc biệt về cạnh tranh không lành mạnh52. Ngoài ra hai bên bảo đảm sự bảo hộ của quy định pháp luật nước mình phù hợp với Điều 39 Hiệp định TRIPS về bí mật về thông tin53. Đồng thời, hai bên tăng 50 51 52 53 Xem Điều 89, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. Xem thêm Văn kiện 1991 của Công ước Quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới. Xem khoản 3 Điều 92, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. Điều 39 Hiệp định TRIPs quy định như sau: “ Để bảo đảm chống cạnh tranh không lành mạnh một cách hữu hiệu theo quy định tại Điều 10 bis Công ước Paris (1967), các Thành viên phải bảo hộ thông tin bí mật theo quy định tại khoản 2 sau đây và bảo hộ các dữ liệu được trình nộp cho các Chính phủ hoặc các cơ quan Chính phủ theo quy định tại khoản 3 sau đây. Các thể nhân và pháp nhân phải có được khả năng ngăn chặn để thông tin mà mình kiểm soát một cách hợp pháp không bị tiết lộ cho những người không được mình đồng ý, không bị những người đó chiếm đoạt hoặc sử dụng theo cách thức trái với hoạt động thương mại trung thực [10], nếu thông tin đó: - có tính chất bí mật với nghĩa là những người thường xuyên xử lý loại thông tin đó nói chung không biết đến hoặc không thể dễ dàng tiếp cận thông tin đó dưới dạng thông tin toàn bộ, tức là dưới dạng ghép nối theo trật tự chính xác mọi chi tiết của thông tin đó; - có giá trị thương mại vì có tính chất bí mật; và GVHD: Dương Văn Học 34 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) cường thiết lập các cơ chế hoặc các biện pháp chừng phạt ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 2.3.2. Các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chế tài quy định trong Hiệp định VJEPA Các biện pháp bảo hộ được quy định trong Hiệp định VJEPA Các biện pháp quy định về bảo vệ sở hữu trí tuệ là các biện pháp kiểm soát tại biên giới Điều 93 Hiệp định VJEPA “mỗi Bên bảo đảm việc thi hành đầy đủ và hiệu quả các biện pháp kiểm soát tại biên giới phù hợp với các Điều từ 51 đến Điều 60 của Hiệp định TRIPS”. Gồm các biện pháp như: đình chỉ thông quan tại các cơ quan hải quan, đơn, khoản bảo đảm hoặc bảo chừng tương đương, thông báo về việc đình chỉ, bồi thường cho người nhập khẩu và chủ sở hữu hàng hóa, quyền kiểm tra và thông tin, hành động mặc nhiên và các biện pháp chế tài.54 Các chế tài quy định được quy định trong Hiệp định VJEPA Ở Chương này các biện pháp chế tài được hai bên nhắc đến trong Hiệp định VJEPA như; chế tài dân sự và chế tài hình sự hầu để bảo đảm cho bảo hộ sở hữu trí tuệ của hai bên đạt được như thỏa thuân. Thứ nhất, thực thi chế tài dân sự:Để thực thi chế tài dân sự được quy định ở Chương này. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu người xâm hại phải bồi thường về những thiệt hại mà chủ thể đã có hành vi xâm hại quyền sở hữu trí tuệ của người đó. Đồng thời cũng nhằm bảo đảm sự công bằng , minh bạch hóa và sự tôn trọng pháp luật của mỗi Bên, hai bên đã nhất cho cơ quan tư pháp của mỗi Bên có quyền ấn định một số tiền phải bồi thường mà người đã có hành vi xâm hại đến quyền sở hữu trí tuệ phải chịu. Ngoài những biện pháp dân sự mà hai bên đã thỏa thuận. Hai bên cũng tạo điều kiện chó mỗi Bên cải thiện hệ thống tư pháp của mình bằng các biện pháp dân sự khác nhằm ngăn chặn các hành vi xâm hại đến quyền sở hữu trí tuệ ( sau đây gọi là các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự)55. - được người kiểm soát hợp pháp thông tin đó giữ bí mật bằng những biện pháp phù hợp thực tế. Nếu các Thành viên quy định rằng điều kiện để được phép tiếp thị dược phẩm hoặc sản phẩm hoá nông có chứa các thành phần hoá học mới là phải nộp kết quả thử nghiệm hoặc các dữ liệu bí mật khác thu được nhờ những nỗ lực lớn, thì phải bảo hộ để các dữ liệu đó không bị sử dụng trong thương mại một cách không lành mạnh. Ngoài ra, các Thành viên phải bảo hộ để các dữ liệu đó không bị tiết lộ, trừ trường hợp cần bảo vệ công chúng hoặc trừ khi có thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm để các dữ liệu đó không bị sử dụng trong thương mại một cách không lành mạnh”. 54 Xem thêm nội dung từ Điều 51 đến Điều 60, Hiệp định TRIPS 55 Xem thêm các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005. GVHD: Dương Văn Học 35 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) Thứ hai, thực thi các chế tài hình sự:“ Mỗi Bên phải bảo đảm rằng các thử tục và hình phạt phải được áp dụng phù hợp với Điều 61 của Hiệp định TRIPS” quy định tại Điều 95 Hiệp định VJEPA. Cụ thể áp dụng các thủ tục hình sự và hình phạt để đối với những trường hợp có hành vi cố ý xâm hại đến sở hữu trí tuệ như làm giả mạo nhãn hiệu hoặc vi phạm bản quyền với quy mô thương mại. Các chế tài được áp dụng theo đúng quy định như phạt tiền đủ để ngăn ngừa vi phạm hay cả phạt tù. Ngoài ra còn áp dụng các biện pháp chế tài khác như; bắt giữ, tịch thu và tiêu hủy hàng hóa quy phạm, đồng thời bất cứ vật liệu và phương tiện nào khác sử dụng chủ yếu để thực hiện tội phạm56. 2.4. QUY ĐỊNH VỀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC KINH TẾ TRONG HIỆP ĐỊNH VJEPA 2.4.1. Quy định về hợp tác đầu tư trong Hiệp định VJEPA Thỏa thuận về hợp tác đầu tư là một nội dung mới trong các FTA “thế hệ mới”. Trong Hiệp định VJEPA nội dung cam kết đầu tư hầu như không xuất hiện, do Việt Nam và Nhật Bản đã có Hiệp định về tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư (BIT) từ năm 2003. Trong đó, có quy định rõ các điều khoản về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa hai nước như nghĩa vụ đối với quốc gia, đối xử bình đẳng và công bằng, bảo vệ đầy đủ, v.v.57 Điểm mới trong vấn đề này là hai bên thống nhất đưa Hiệp định BIT sẽ là một phần không thể tách rời của Hiệp định VJEPA. Trong Hiệp định VJEPA hai sẽ không nhắc lại những điều khoản đã có trong HIệp định BIT mà tập trung vào khía cạnh tăng cường minh bạch hóa, cải thiện môi trường kinh doanh. Hiệp định VJEPA quy định hai bên sẽ nổ lực cải thiện môi trường kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật của mình. Tuy nội dung của Hiệp định VJEPA trong lĩnh vực hợp tác đầu tư không được nhắc tới nhưng ta cũng cần biết rõ các hợp tác đầu tư trong Hiệp định VJEPA như thế nào. Theo quy định tại Chương 12 Hiệp định VJEPA, các Bên thừa nhận những nỗ lực của các Bên nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi và công tác giữa các Bên, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai nước. Liên quan tới cải thiện môi trường kinh doanh cho các nhà đầu tư, Hiệp định quy định mỗi bên sẽ thiết lập một Văn phòng liên lạc (quy định Điều 109 Hiệp định VJEPA)58. Văn phòng liên lạc của mỗi Bên sẽ là đầu mối tiếp nhận các thắc mắc, câu hỏi hoặc yêu cầu các nhà đầu tư, doanh nghiệp của Bên kia liên quan tới luật lệ, quy định hoặc các biện pháp ảnh hưởng tới hoạt động của các nhà đầu tư, doanh nhân này. Sau khi nhận được các thắc mắc, câu hỏi hoặc yêu cầu, Văn phòng liên 56 Xem Điều 61 Hiệp định TRIPS Xem thêm nội dung các điều khoản trong BIT. 58 Xem Điều 109, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. 57 GVHD: Dương Văn Học 36 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) lạc sẽ chuyển cho các cơ quan hữu quan trong nước, tiếp nhận câu trả lời từ các cơ quan này và chuyển lại cho các nhà đầu tư, doanh nhân đã đưa ra các vấn đề này. Với Văn phòng liên lạc này, nhà đầu tư của hai bên sẽ có một đầu mối để gửi câu hỏi của mình, thay vì phải gửi tới từng cơ quan liên quan như trước đây. Đối với các các khoản đầu tư trực tiếp trong lĩnh vực dịch vụ, Hiệp định VJEPA quy định nhiều khía cạnh liên quan tới phương thức 3 (hiện diện thương mại)59 trong chương về thương mại dịch vụ. Biểu cam kết về thương mại dịch vụ quy định rất rõ mức độ mở cửa đối với các khoản đầu tư trực tiếp của Nhật Bản trong lĩnh vực dịch vụ. 2.4.2. Quy định về hợp tác kinh tế trong Hiệp định VJEPA Hiệp định VJEPA là tạo ra khuôn khổ cho nhiều hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư được hai bên thống nhất nhằm đối đa hóa lợi ích của Hiệp định, phát triển những lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh. Hiệp định thực thi chi tiết hóa các hoạt động hợp tác. Các hình thức hợp tác chủ yếu là phát triển nguồn nhân lực, trao đổi chuyên gia, thông tin giữa hai bên trong các lĩnh vực như: Thứ nhất, hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến hợp tác thương mại và đầu tư. Dự án này để tăng cường sự hợp tác thương mại, thúc đẩy đầu tư của Nhật Bản và các ngành công nghiệp phụ trợ, tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực nay. Thứ hai, hợp tác trong lĩnh vực nông lâm thủy sản. Dự án trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Thứ ba, hợp tác trong lĩnh vực SPS và TBT. Dự án hợp tác trong lĩnh vực SPS với biện pháp chính là xây dựng trung tâm SPS tại Việt Nam. Trung tâm SPS có nhiệm vụ là hỗ trợ đào tạo, kỹ thuật để nâng cao năng lực kiểm nghiệm của các đơn vị quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Trung tâm cũng trực tiếp theo dõi, tư vấn và xác nhận chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm cho các mặt hàng nông, thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Hoạt động của trung tâm SPS sẽ là hướng tới mục tiêu xác lập các thỏa thuận công nhận tương đương về chất lượng hàng nông sản giữa hai nước, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại nông sản giữa Việt Nam và Nhật Bản. 59 Xem Vũ Huy Hoàng, Những điều doanh nghiệp cần biết về Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản,Phương thức 3 (hiện diện thương mại) là: Nhà cung cấp dịch vụ của một nước thành lập các công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện của nước mình tại nước khác để cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng tại nước đó. Đặc trưng của phương thức này là có sự di chuyển vốn, công nghệ với hình thức đầu tư ( thường là trực tiếp) để được cung cấp dịch vụ. Do đó, phương thức thứ 3 gắn với các phương thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ. Đây là phương thức cung cấp dịch vụ phổ biến nhất, quan trọng nhất. GVHD: Dương Văn Học 37 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) Thứ tư, hợp tác trong lĩnh vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dự án hợp táctrong lĩnh vực này nhằm nâng cao khả năng cạnh trạnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp khai thác tốt hơn thị trường Nhật Bản. Thứ năm, hợp tác trong lĩnh vực quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Dự án hợp tác này nhằm để phát triển nguồn nhân lực tập trung xây dựng hệ thống đánh giá, kiểm định nghề của Việt Nam, đặc biệt đối với y tá, hộ lý, hỗ trợ người cử sang Nhật Bản học nghề y tá, hộ lý. Dự án là một bước nhằm hài hòa hóa hệ thống đào tạo và kiểm định tay nghề của người lao động Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế. Dự án không chỉ tạo cơ hội tốt hơn cho các lao động Việt Nam trong một số ngành nghề, trình độ nhất định có thể lao động tại Nhật Bản mà còn nâng cấp một bước phương thức đào tạo, tuyển dụng lao động trong nước của Việt Nam, qua đó phát triển nguồn nhân lực cho nước ta. Thứ sáu, hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Dự án hợp tác trong lĩnh vực này là về chứng nhận tiêu chuẩn, hợp chuẩn, hỗ trợ Việt Nam năng lực về tieu chuẩn, hợp chuẩn đối với các sản phẩm công nghệ. Ngoài những lĩnh vực hợp tác chung, Nhật Bản còn cam kết hỗ trợ ta nhiều dự án mới trong khuôn khổ VJEPA như dự án đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, xây dựng công nghệ phụ trợ, phát triển nguồn nhân lực, kiểm dịch động thực vật..v.v. Hai bên đã công bố các danh mục dự án này khi chính thức ký kết Hiệp định. 2.5. QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHI XẢY RA TRANH CHẤP TRONG HIỆP ĐỊNH VJEPA Hiệp định VJEPA có quy định cơ chế giải quyết tranh chấp minh bạch giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản liên quan tới việc dẫn giải và thực thi Hiệp định. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong Hiệp định VJEPA phù hợp với thực tiễn và quy định của WTO. 2.5.1. Cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Hiệp định VJEPA Theo khoản 2 Điều 118 của Hiệp định VJEPA, cơ quan giải quyết khi có tranh chấp phát sinh trong quá trình thực thi hiệp định được các Bên chọn và thành lập là Ủy ban trọng tài. Chức năng chính của Ủy Bản trọng tài là tham vấn với các Bên trong tranh chấp để tìm ra một giải pháp phù hợp nhất cho các Bên, đưa ra các phán quyết và chỉ rõ những phán quyết của mình, cơ sở pháp lý.60 Trường hợp thành lập Ủy ban trọng tài :Có hai trường hợp thành lập Ủy bản trọng tài theo quy định khoản 1 Điều 119 Hiệp định VJEPA. 60 Xem Điều 120, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. GVHD: Dương Văn Học 38 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) Thứ nhất là, nếu Bên bị khiếu nại không tiến hành tham vấn trong vòng ba mươi (30) ngày, hoặc trong mười lăm (15) ngày trong trường hợp tham vấn về hàng hóa dễ hỏng kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn đó. Thứ hai là, nếu các Bên không giải quyết được tranh chấp thông qua tham vấn trong vòng sáu mươi (60) ngày, hoặc trong vòng ba mươi (30) ngày trong trường hợp tham vấn liên quan đến hàng hóa dễ hỏng sau ngày nhận được yêu cầu tham vấn đó. Với điều kiện là Bên khiếu nại cho rằng bất kỳ lợi ích nào mà đáng lẽ được hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp theo Hiệp định này đang bị vô hiệu hay vi phạm là kết quả của việc Bên bị khiếu nại không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này, hoặc là kết quả của việc Bên bị khiếu nại áp dụng các biện pháp xung đột với nghĩa vụ của Bên đó theo hiệp định nay”.61 Điểm khác và mới ở đây là khi xảy ra tranh chấp thì tất cả các giai đoạn đều do Ủy ban trọng tài của các Bên thành lập giải quyết, chứ không phải do các cơ quan tư pháp của mỗi Bên. Quy định này thể hiện sự khách quan, minh bạch trong trình tự thủ tục giải quyết vụ việc khi có tranh chấp xảy ra. 2.5.2. Phương pháp và trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp trong Hiệp định VJEPA 2.5.2.1. Phương pháp tiến hành giải quyết tranh chấp trong Hiệp định VJEPA Đầu tiên buộc các Bên phải thực hiện tham vấn khi có tranh chấp xảy ra. Theo Điều 117 Hiệp định VJEPA “Một Bên có thể gửi yêu cầu tham vấn bằng văn bản tới Bên kia về bất cứ vấn đề gì liên quan tới việc diễn giải hoặc thực hiện Hiệp định này”. Quy định như vậy nhằm mục đích tôn trọng sự thỏa thuận, lựa chọn phương thức giải quyết của các Bên và làm hạng chế những tranh chấp đó thành những tranh chấp lớn, không có lợi cho cả hai bên cũng như trên tinh thầntôn trọng hợp tác giữa các Bên khi tham gia thỏa thuận ký kết Hiệp định nay. Ngoài ra, các Bên còn chọn cách thức giải quyết môi giới, trung gian, hòa giải theo Điều 118 của Hiệp định này; “Một Bên trong tranh chấp có thể yêu cầu tiến hành môi giới, trung gian, hòa giải ở bất kỳ thời điểm nào”. Điểm khác biệt ở đây nếu các Bên chọn gải quyết bằng cách chọn môi giới, trung gian, hòa giải thì “các Bên tranh chấp có thể bắt đầu và kết thúc trung gian, hòa giải vào bất kỳ lúc nào theo yêu cầu của bất kỳ Bên nào”. Quy định này cho các Bên ngoài chọn tham vấn (Điều 117 của Hiệp định VJEPA), các Bên còn có quyền chọn một cách thức khác 61 Xem Khoản 1 Điều 119, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. GVHD: Dương Văn Học 39 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) để giải quyết tranh chấp khi có xảy ra. Bảo đảm sự tự do, minh bạch giữa các Bên trong quá trình giải quyết tranh chấp. 2.5.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong Hiệp định VJEPA Đối với thủ tục giải quyết tranh chấp: Thủ tục giải quyết tranh chấp của Ủy ban trọng tài tại Điều 121 Hiệp định VJEPA,“ sau khi tham vấn với Ủy ban trọng tài, các Bên có thể thỏa thuận đưa ra thêm những quy định về trình tự thủ tục với điều kiện là những quy định đó không trái với các quy định của Điều này”. Thứ nhất là,ấn định về thời gian, lịch làm việc cho vụ việc (thường là bảy (7) ngày kể từ ngày từ ngày thành lập ủy ban). Lịch làm việc yêu cầu phải chính xác. Thứ hai là, địa điểm tiến hành tố tụng trọng tài do các Bên thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận được thì địa điểm sẽ luân phiên giữa thủ đô của các Bên. Thứ ba là, quá trình tranh luận của Ủy ban trọng tài và tài liệu được đệ trình phải giữ bí mật. Song song các Bên cũng có quyền công khai quan điểm của họ về vụ việc tranh chấp nhưng vẫn phải giữ bí mật.62 Còn đối với hủy bỏ tố tụng:Trường hợp hủy bỏ tố tụng theo Điều 122 Hiệp định VJEPA “Các Bên có thể hủy bỏ tố tụng trọng tài bất kỳ thời điểm nào bằng việc cùng nhau thông báo cho Chủ tịch Ủy ban trọng tài trước khi phán quyết được công bố”63. Quy định này theo quan điểm của người viết thì khá thoáng cho các Bên trong giai đoạn giải quyết vụ việc khi có tranh chấp. Giúp cho các Bên có thời gian đưa ra suy nghĩ, cân nhắc và đưa ra quyết định của mình về vụ việc một cách đúng đắn khi quyết định đưa ra giải quyết. Về hiệu lực và thi hành phán quyết: Phán quyết của Ủy ban trọng tài có hiệu lực ngay sau khi được ban hành và buộc bên bị khiếu nại phải ngay lập tức tuân thủ. Phán quyết của Ủy ban trọng tài có tính ràng buộc các Bên. Trong quá trình thực thi phán quyết của Ủy ban trọng tài, phán quyết của Ủy ban trọng tài vẫn có thể bị đình chỉ khi bên khiếu nại cho rằng bên bị khiếu nại không tuân thủ theo sự phán quyết của Ủy ban trọng tài (theo khoản 3 và khoản 5 Điều 123 Hiệp định VJEPA). Hậu quả của việc bị đình chỉ là: Thứ nhất, không có hiệu lực nếu, đối với tranh chấp trong đó việc đình chỉ có liên quan, tham vấn hoặc tố tụng trọng tài đang tiến hành; Thứ hai, là tạm thời và không được tiếp tục nếu bị khiếu nại đạt được thỏa thuận làm hài lòng cả hai hoặc nếu việc tuân thủ với phán quyết đã có hiệu lực; 62 63 Xem Điều 121, Hiệp định Đôi tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. Xem Điều 122, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. GVHD: Dương Văn Học 40 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) Thứ ba, bị giới hạn ở mức độ tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại bị cho là do việc không tuân thủ gây ra. Cuối cùng là bị hạn chế trong phạm vi cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực liên quan đến tổn thất hoặc thiệt hại, trừ trường hợp không thể thực hiện được hoặc không hiệu quả để tạm dừng việc áp dụng nhượng bộ hoặc nghĩa vụ trong những lĩnh vực đó.64 Ngoài ra, trong quá trình bị đình chỉ giữa Bên bị khiếu nại có yêu cầu tham vấn với Bên khiếu nại trong vòng mười (10) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nếu hai bên không giải quyết được vấn đề thì trong vòng ba mươi (30) ngày Bên bị khiếu nại đưa lên Ủy ban trọng tài và Ủy ban trọng tài thành lập theo điều nay65. Chi phí cho cho giải quyết tranh chấp được quy định tại Điều 124 Hiệp định VJEPA “Mỗi Bên sẽ chịu chi phí cho trọng tài mình chỉ định và cho phiên giới thiệu của mình trong tố tụng trọng tài. Các chi phí khác cả Ủy ban ban trọng tài sẽ được chia đều cho các Bên, trừ trường hợp các Bên có quy định khác”. Kết luận chương 2 Qua tìm hiểu và phân tích về nội dung Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA), người viết thấy rằng Hiệp định VJEPA được Việt Nam và Nhật Bản ký kết có nội dung toàn diện bao gồm nhiều lĩnh vực như tự do thương mại, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh tế v.v.. Những cam kết, thỏa thuận được Việt Nam và Nhật Bản thống nhất trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do tôn trọng lẫn nhau và phù hợp với quy định của luật quốc tế. Những nội dung cam kết về cắt giảm thuế quan và lộ trình cắt giảm thuế quan đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ được hai Bên cam kết rất rõ ràng và cụ thể qua từng giai đoạn triển khai Hiệp định. Còn quy định về các biện pháp phi thuế quan rất được hai nước quan tâm như cam kết về SPS hay TBT, Việt Nam và Nhật Bản cam kết thực hiện nội dung này trong Hiệp định VJEPA đúng theo quy định của luật quốc tế (Hiệp định SPS), tiêu chuẩn vệ sinh kiểm của hai Bên. Về cam kết về bảo hộ trí tuệ, đầu tư và hợp tác, di chuyển thể nhân... cũng được hai Bên quan tâm và không ngừng triển khai, hợp tác. Từ những cam kết của Việt Nam và Nhật Bản, Hiệp định VJEPA sẽ tạo ra một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và toàn diện hơn cũng như những nội dung được quy định trong Hiệp định VJEPA sẽ ràng buộc hai Bên trong việc thực thi. Nội dung Hiệp định VJEPA là động lực để kích thích các tiềm năng, lợi thế giữa hai Bên, tăng cường sự gắn bó mật thiết của hai Bên trong các mối quan hệ hợp tác. 64 65 Xem khoản 6, Điều 123, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. Xem khoản 7, Điều 123, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. GVHD: Dương Văn Học 41 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) CHƯƠNG 3 TRIỂN KHAI THỰC THI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (VJEPA) 3.1. TIẾN TRÌNH TRIỂN KHAI NHỮNG CAM KẾT TRONG HIỆP ĐỊNH VJEPA 3.1.1. Cam kết cắt giảm thuế và các dự án hộ trợ từ phía Nhật Bản Thứ nhất là các cam kết cắt giảm thuế quan. Đối với chính sách bảo hộ thuế của Nhật Bản đối với các mặt hàng Việt Nam được bảo hộ mạnh và vẫn tiếp tục phải chịu thuế từ khi Hiệp định VJEPA có hiệu lực và sẽ được cắt giảm dần theo lộ trình cam kết. Tuy nhiên lộ trình này kéo dài khá lâu gây ra khó khăn cho các mặt hàng của ta nhất là hàng hóa nông sản Việt Nam như đối với hàng rau quả tươi, lộ trình cắt giảm từ 5 năm đến 7 năm còn cà phê, trà, rau quả chế biến kéo dài tới 15 năm thuế suất mới giảm còn 0%. Đặc biệt, mặt hàng gạo không được đưa vào đàm phán trong Hiệp định VJEPA còn các mặt hàng khác như đường, sản phẩm bánh kéo nhập khẩu vẫn duy trì ở mức thuế khá cao. Ngoài ra, hiện nay một vài dòng thuế theo danh mục ưu đãi trong Hiệp định VJEPA vẫn cao so với thuế MFN. Nguyên nhân là do thuế MFN được xác định theo từng thời điểm nhất định phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quan hệ giữa hai nước, tình hình kinh doanh, tình hình thị trường trong nước nên có thể có những dòng thuế MFN được áp mức rất thấp. Trong khi đó, hầu hết các dòng thuế theo Hiệp định lại được giảm dần theo lộ trình chứ không phải ngay lập tức vì vậy tại những thời điểm nhất định có dòng thuế theo Hiệp định VJEPA cao hơn thuế MFN. Các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu để áp dụng chế độ thuế có lợi hơn trong kinh doanh.66 Thứ hai là các dự án hỗ trợ thừ phía Nhật Bản. Trước tiên là sự hỗ trợ các dự an về SPS, ngoài các cam kết về thuế quan, Nhật Bản sẽ tiến hành một số dự án rất quan trọng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các mặt hàng của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản như: Dự án hỗ trợ Việt Nam trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua việc thành lập một số trung tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm nhiệm. Trung tâm này sẽ tiến hành kiểm định hàng hóa của Việt Nam trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản tránh trường hợp hàng hóa xuất 66 Nguyễn Thị Thành, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản:Cơ hội và thách thức đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, Trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội, 2012, Tr.45-53. GVHD: Dương Văn Học 42 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) khẩu sang Nhật rồi lại không đảm bảo đúng tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, cơ quan quản lý của Nhật Bản cũng cam kết tổ chức cơ chế tham vấn vấn đề chính sách thương mại với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhằm ngăn chặn những biện pháp hạn chế buôn bán, minh bạch hóa về chính sách hải quan về cơ chế quản lý hạn ngạch và cấp phép, tạo thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường của Nhật Bản. Ngày 21 tháng 2 năm 2012 vừa qua, đã có quyết định chính thức phê duyệt dự án “Tăng cường năng lực hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm nông, thủy sản” do Cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) tài trợ và do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Dự án này sẽ góp phần nâng cao năng lực cán bộ trong hệ thống quản lý và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp cải thiện và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng trong nước và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam tại thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ xây dựng, thực hiện và sửa đổi bổ sung các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm nông sản và thủy sản cùng với các sự hỗ trợ của các chuyên gia đào tạo ngắn hạn của Nhật Bản.67 Về các dự án đào tạo nguồn nhân lực và tiếp nhận lao động, Nhật Bản sẽ hỗ trợ phát triển đào tạo đại học và sau đại học về công nghệ thông tin và truyền thông được sự hỗ trợ của tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nhằm đào tạo kỹ sư chất lượng cao về công nghệ thông tin và truyền thông, được triển khai từ năm 2006 và đã tuyển sinh được bốn khóa. Dự kiến JICA sẽ tài trợ tiếp cho dự án tới năm 2014.68 Ngoài ra, dành cho Việt Nam một chương trình hỗ trợ để đào tạo cho các y tá, hộ lý Việt Nam tại Nhật Bản. Cương trình này bao gồm các nội dung như dành khoản vay ODA lãi suất thấp để đào tạo mỗi năm khoảng 200-300 y tá Việt Nam tại Nhật Bản. Còn về tiếp nhận lao động của Nhật Bản thì với dự án dành cho người lao động muốn làm việc ở Nhật Bản sau khi hoàn tất quá trình thực tập 3 năm trong lĩnh vực xây dựng, theo chương trình thực tập sinh của Nhật Bản dành cho người nước ngoài, thì họ sẽ được phép ở lại Nhật Bản thêm 2 năm nữa. Theo quy định trước đó của Nhật Bản về những thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản, sau khi hoàn thành chương trình thực tập và trở về nước, không được phép trở lại Nhật Bản. Những quy định hiện tại của Nhật Bản thì những đối tượng này được cho phép trở 67 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012,Quyết định 316/QĐ-BNN-HTQT năm 2012 phê duyệt dự án “ Tăng cường hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm nông, thủy sản”, cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA). 68 Vietnam+, Nhật bản tiếp tục hỗ trợ đào tạo kỹ sư công nghệ,http://www.vietnamplus.vn/nhat-ban-tiep-tucho-tro-dao-tao-ky-su-cong-nghe/69739.vnp, [Ngày truy cập 15.11.2014]. GVHD: Dương Văn Học 43 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) lại Nhật Bản và lưu lại đến 3 năm. Đây cũng là một trong những chính sách ưu đại cho lao động Việt Nam theo cam kết Hiệp định VJEPA.69 Và sau cùng là các dự án về hợp tác và đầu tư của Nhật Bản, như đã biết quan hệ hợp tác Việt Nam và Nhật Bản là mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược phát triển trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại và đầu tư. Hơn thế, Nhật Bản đang là nhà tài trợ lớn nhất cung cấp ODA để phát triển kết cấu hạ tầng tại Việt Nam, các công trình có sự hỗ trợ của Nhật Bản hiện diện khắp các vùng trên cả nước. Cụ thể một số dự án lớn đang được xây dựng với sự hỗ trợ của Nhật Bản như: Cầu Nhật Tân, Nhà ga T2 Nội Bài, cảng Lạch Huyện, đường cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây… . Với kết quả đã đạt được giữa hai nước, Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt dự án “Tăng cường năng lực quản lý chất lượng và hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng” do JICA tài trợ. Với mục tiêu đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho các dự án đầu tư xây dựng công trình thông qua việc tăng cường cơ chế chính sách và năng lực cán bộ quản lý của Bộ Xây dựng trong các khâu cơ bản của dự án đầu tư xây dựng công trình (quản lý chi phí, hợp đồng, nhà thầu, dự án, điều kiện năng lực, an toàn lao động, bảo hành và bảo trì công trình).70 Sự cam kết và hỗ trợ của Nhật Bản trong tiến trình thực thi Hiệp định VJEPA đã cho thấy ý nghĩa cũng như tầm quan trọng trong sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản. 3.1.2. Tình hình cam kết và triển khai Hiệp định VJEPA của Việt Nam. Thứ nhất, tình hình cam kết thực thi cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định VJEPA. Việt Nam đã cam kết cắt giảm 9.368 dòng thuế. Trong đó từ ngày 1/1/2012 đến năm 2014, Việt Nam tiếp tục cắt giảm thuế với mức thuế suất đã công bố theo Quyết định số 36/2008/QĐ-BTC về ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giai đoạn 2008-2013. Tuy nhiên, theo sửa đổi Thông tư 21/2012/ TT-BTC ngày 15/12/2012, có khoảng 1.600 dòng thuế thuộc ngành đẩy nhanh hội nhập được đưa xuống mức 0% thay v 5% như Quyết định số 36 nói trên. Theo đó, các mặt hàng như thủy sản, cao su và sản phẩm cao su, dệt may, sản phẩm công nghệ thông tin, thiết bị và sản phẩm y tế, gỗ và sản phẩm gỗ, điện tử... sẽ được hưởng thuế suất 0%.Đó là các sản phẩm: cá, kẹo, ca cao, mì, miến, rau quả, nước ép..., theo cam kết 69 Samurai tour, Theo tạp chí nguyên cứu Nhật Bản, http://www.samuraitour.com.vn/?p=6530, [Ngày truy cập 14.11.2014]. 70 Lê Mỹ, Việt Nam - Nhật Bản hợp tác toàn diện trong lĩnh vực quản lý các dự án xây dựng, Báo điện tử Bộ xây dựng,http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/thoi-su/viet-nam-nhat-ban-hop-tac-toan-dien-trong-linhvuc-quan-ly-cac-du-an-xay-dung.html, [Ngày truy cập 14.1.2014]. GVHD: Dương Văn Học 44 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) của Việt Nam trong Hiệp định đối tác Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA).Lộ trình cắt giảm thuế mà Việt Nam cam kết trong VJEPA, đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản có 92% tổng dòng thuế có mức thuế 0% vào năm 2026, trong đó khoảng 85% sẽ có mức thuế 0% vào năm 2020, theo VJEPA.71 Thứ hai, tình hình triển khai Hiệp định VJEPA, vừa qua Bộ Tài chính ban hành Thông tư để tiếp tục thực hiện cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam trong khuôn khổ thực thi Hiệp định VJEPA. Thông tư số 21/2012/ TT-BTC ngày 15/2/2012 và ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối Tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (viết tắc VJEPA) cho giai đoạn 2012-2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2012. Kể từ ngày 31/3/2012 trở về trước, thuế suất VJEPA vẫn được thực thi theo quy định tại Thông tư số 158/2008/TT-BTC ngày 6/8/2009 của Bộ Tài chính (ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VJEPA giai đoạn 2009-2012. Hàng hóa từ khu phí thu thuế quan (kể cả hàng hóa gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước để được áp dụng thuế suất VJEPA phải có tên trong danh mục được hưởng ưu đãi (theo Biểu thuế VJEPA) và có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Việt Nam-Nhật Bản (viết tắc là C/O mẫu VJ) theo quy định của Bộ Công thương. Đây là điểm mới so với quy định cũ. 3.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI TRIỂN KHAI HIỆP ĐỊNH VJEPA 3.2.1. Những kết quả đạt được khi triển khai Hiệp định VJEPA Việt Nam và Nhật Bản đã nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan theo Hiệp định VJEPA để tạo thuận lợi cho hàng hóa của hai bên thâm nhập vào thị trường của nhau. Chính phủ và cơ quan chức năng hai nước đã rất nỗ lực trong việc thực thi các cam kết trong Hiệp định để tạo hành lang pháp lý và tạo thuận lợi nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại song phương phát triển. Nhìn chung, các mặt hàng được hưởng nhiều ưu đãi theo Hiệp định VJEPA có đốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong ba năm sau khi thực hiện Hiệp định cao hơn so với những năm trước khi thực hiện Hiệp định VJEPA. 71 Sở Công thương Hà Tĩnh, Hàng nhập được ưu đãi thuế,http://socongthuonght.gov.vn/xuc-tien-thuong-mai/hang-nhap-111uoc-uu- 111ai-thue, [Ngày truy cập 15.11.2014]. GVHD: Dương Văn Học 45 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) Ngay khi Hiệp định VJEPA có hiệu lực, dự án Hỗ trợ thương mại đa bên giai đoạn 3 (MUTRAP III) phối hợp với Vụ Chính sách Thương mại Đa biên-Bộ Công Thương đã rất tích cực tuyên truyền, phổ biến các nội dụng của Hiệp định tới cộng đồng doanh nghiệp thông qua các hội thảo được tổ chức khắp các vùng, miền trong cả nước. Mức độ tận dụng những ưu đãi trong Hiệp định VJEPA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản ngày càng tăng. Điều này thể hiện ở tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sử dụng C/O VJ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ngày càng tăng lên năm 2009 là 0,74%, năm 2010 là 4,04% năm 2011 tăng lên 5,96%.72 Riêng trong năm 2011Đến cuối tháng 9 năm 2011, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đã tăng 25% lên khoảng 15 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 7,5 tỷ USD. Mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm nuôi trồng thủy sản, đồ gỗ, hàng may mặc và dệt may, dây cáp, dầu, than, vv.73 Table 1: Export and Import values Vietnam - Japan (Unit: USD million) Year Export Value Import Value Balance Total Change over turn-over previous year (%) 2007 6.069 6.177 -108 12.246 23.3 2008 8.538 8.241 297 16.779 37.0 2009 6.292 7.468 -1.176 13.760 -26.2 2010 7.728 9.016 -1.288 16.744 21.7 JanSep/2011 7.481 7.422 59 14.903 25.0 (Source: General Department of Customs) Thống kê của Bộ Công Thương Việt Nam cho thấy trong tháng 5 năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt trên 1,23 tỷ USD, tăng 4,6% so với tháng trước. Nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm tháng đầu năm 2014 đạt trên 6,04 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hàng dệt may đạt giá trị 965,3 triệu USD, tăng 72 Phùng Thị Vân Kiều, Nghiên cứu đề xuất giải pháp tận dụng những ưu đãi trong Hiệp định đối tác kinh tế Viêt-Nhật để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, tạp chí điện tử Nghiên cứu khoa học,http://www.viennghiencuuthuongmai.com.vn/tapchi/NewDetails.aspx?Id=22, [Truy cập ngày 0611-2014]. 73 Vietnam Trade promotion agency, Vietnam exports to Japan,http://www.vietrade.gov.vn/en/index.php?option=com_content&view=article&id=1035:potentials-ofvietnam-exports-to-japan&catid=20:su-kien-xuc-tien-thuong-mai&Itemid=64, [Ngày truy cập 14.11.2014]. GVHD: Dương Văn Học 46 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) 11,3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 15,9% tổng trị giá xuất khẩu; mặt hàng dầu thô với trị giá đạt 960,5 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng xếp thứ ba về kim ngạch với trị giá đạt trên 827 triệu USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ. Và tổng kim ngạch xuất khẩu sáu tháng đầu năm 2014 ước đạt khoảng 70,88 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2013, trong đó hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 11,6%, mặt hàng tôm xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng 6,6%, đạt 293,9 triệu USD, riêng tháng 6 tốc độ tăng trưởng đạt 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. 74Và theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam mới đây, Xuất khẩu của Việt Nam tăng lên đến 13.200 triệu USD vào tháng mười năm 2014 từ 12.634 triệu USD vào tháng chín năm 2014. Xuất khẩu của Việt Nam trung bình 4.168,12 triệu USD từ năm 1990 đến năm 2014, đạt mức cao nhất mọi thời đại của 13.272 triệu USD vào tháng Tám năm 2014 và một mức thấp kỷ lục 537 triệu USD trong tháng Hai của năm 1997.75 Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản gồm các nhóm hàng chính: hàng dệt may, dầu thô, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm, giày dép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện … Trong khi đó thống kê riêng của Sở Công Thương Thành Phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) năm 2009-2010, Nhật Bản mới chỉ là thị trường xuất khẩu đứng thứ 4 của TP.HCM thì đến năm 2011-2012, Nhật Bản đã trở thành thị trường xuất khẩu 74 Nguyễn Thành, Kênh thông tin đối ngoại của phòng thương mại và công nghệ của Việt Nam, Cơ hội từ các Hiệp định thương mại song phương và đa phương,http://vccinews.vn/news/11877/quan-he-thuong-maiviet-nam-%E2%80%93-nhat-ban-chua-khai-thac-het-tiem-nang.html [truy cập ngày 28-10-2014]. 75 Vietnam exports to Japan, http://www.tradingeconomics.com/vietnam/exports, [Ngày truy cập 14.11.2014]. GVHD: Dương Văn Học 47 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) lớn thứ 2 chỉ sau Hoa Kì, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Đặc biệt mặc dù trong năm 2009, do ảnh hưởng bởi tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tổng kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM với Nhật Bản chỉ đạt 3,3 tỉ USD, giảm 19,7% so với năm 2008 nhưng đến năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của TP.HCM với Nhật Bản vẫn đạt 3,98 tỉ USD, tăng 21% so với năm 2009. Đặc biệt, trong hai năm 2009-2010, kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM sang thị trường Nhật Bản luôn thấp hơn kim ngạch xuất khẩu nhưng đến năm 2011-2012 TP.HCM liên tục xuất siêu vào thị trường Nhật. Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2013, tổng kim ngạch XNK của TP.HCM sang thị trường Nhật đạt 2,54 tỉ USD trong đó kim ngạch XK đạt 1,4 tỉ USD76. Những kết quả đã và chưa đạt được trong quá trình triển khai Hiệp định VJEPA, đã chứng tỏ Nhật Bản là một trong những thị trường quan trọng và khó tính của nước ta. Từ những kết quả đã đạt được thì các doanh nghiệp và các cơ quan chuyên ngành cần phải tăng cường nỗ lực hơn nữa trong việc khai thác lợi thế từ Hiệp định VJEPA mang lại. Từ đó đề ra các định hướng cũng như các giải pháp để quá trình triển khai Hiệp định VJEPA đạt hiệu quả tốt nhất trong giai đoạn sắp tới. 3.3. KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP KHI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VJEPA 3.3.1. Những khó khăn khi thực hiện Hiệp định VJEPA 3.3.1.1. Các tiêu chuẩn ngành và rào cản về kỹ thuật đối với nông sản xuất khẩu Việc giảm thuế suất theo lộ trình cam kết của Hiệp định VJEPA không có nghĩa là chúng ta có thể lập tức xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Đó chỉ là cơ hội cho các doanh nghiệp ta tận dụng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Bởi để có thể xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa đặc biệt là nông sản sang Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với la liệt “bẫy” hàng rào kỹ thuật và các tiêu chí ngành như quy định về SPS hay TBT. Hiệp định VJEPA có hiệu lực mặt dù có khá nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng thuế suất bằng 0% nhưng vẫn chưa có mặt tại thị trường Nhật Bản, nhất là một số mặt hàng nông sản như rau quả tươi, do Chính phủ Nhật Bản sử dụng lệnh cấm nhập khẩu. Theo Hiệp định VJEPA trong cam kết về SPS, hai nước có quyền áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ nhưng phải dựa trên căn cứ khoa học. Trong khi đó hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản rất khắt khe 76 Nguyễn Huế, Nhiều cơ hội để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, Baomoi.com, 2013, http://www.baomoi.com/Nhieu-co-hoi-xuat-khau-vao-thi-truong-Nhat-Ban/45/11891338.epi [truy cập ngày 28-10-2014]. GVHD: Dương Văn Học 48 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) thậm chí cao hơn cả những tiêu tiêu chuẩn quốc tế thông thường. Để có thể xuất khẩu các hàng hóa nhất là mặt hàng nông sản sang Nhật Bản, hàng hóa Việt Nam cần phải đảm bảo vệ sinh thực phẩm theo Luật Nhật Bản bao gồm những tiêu chuẩn bắt buộc như tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, về khai báo hải quan, kiểm dịch thực vật... quan trọng nhất là các tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản JAS (Japanese Agricultural Standards) và một số tiêu chuẩn tự nguyện như tiêu chuẩn chung về thực hành nông nghiệp tốt tại Nhật Bản-JGAP. Đối với các quy định về an toàn thực phẩm, Nhật Bản đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các quy định trong luật vê sinh Thực phẩm, Luật tiêu chuẩn Nông nghiệp của Nhật Bản và Luật đo lường do Bộ Y Tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội và Cục môi trường tại Nhật Bản thiết lập và kiểm tra các mức dư lượng. Còn quy định về kiểm dịch thực vật Chính phủ Nhật Bản yêu cầu các nước tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật bao gồm Luật Bảo vệ thực vật, Luật sức khỏa thực vật và Luật vệ sinh Thực phẩm. Những quy định được thực thi bởi Phòng bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF). Theo đó, các nhà sản xuất phải đảm bảo chất lượng cũng như an toàn thực phẩm, tránh các nguy cơ tiềm tàng như ô nhiễm vi sinh vật hay hóa chất, dư lượng tối đa cho phép.77 3.3.1.2. Môi trường cạnh tranh Trên bình diện hợp tác kinh tế khu vực, Nhật Bản đã và đang tích cực dàm phán, thiết lập các Hiệp định kinh tế với các nước trong khu vực. Hiệp định VJEPA là thỏa thuận thứ bảy của Nhật Bản trong khu vực ASEAN, trước đó, Nhật Bản đã ký kết EPAs với Brunây, Indonexia, Malaixia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản, tính tới năm 2010, Nhật Bản đã ký 13 FTAs. Do đó không chỉ riêng Việt Nam mà có rất nhiều nước trước và sau Việt Nam được Nhật Bản dành cho những ưu đãi về hợp tác kinh tế. Các chuyên gia cho rằng muốn cạnh tranh được trên thị trường thì tiêu chí hàng đầu của các hàng hóa sản phẩm nhất là nông sản phải đạt được là chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm về mẫu mã và giá thành. Thế nhưng lâu nay, Việt Nam mới chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh những gì mình đang có với khối lượng lớn mà chất lượng thấp, chất lượng kém mà giá thành cao, vì thế hiêu quả kinh tế thu về chưa tương xúng với tiềm năng. Bên cạnh đó sự đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, tạo dựng và phát triển thương hiệu với nhiều hình thức xâm nhập thị trường cho các mặt hàng nông sản của một số nước trong khu vực như Ấn 77 Nguyễn Thị Thành, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản:Cơ hội và thách thức đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, Trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội, 2012, Tr.4850. GVHD: Dương Văn Học 49 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) Độ, Thái Lan, Indonexia, Philippin, nhằm củng cố và bành trướng thị phàn tại Nhật Bản cũng sẽ thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã ngày càng được chấp nhận tại thị trường Nhật Bản, chiếm khoảng 17% đến 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.78 Tuy nhiên nếu so với các đối thủ cạnh tranh khác thì tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam còn rất khiêm tốn. 3.3.1.3. Chưa am hiểu tốt về thị trường Nhật Bản Cho tới nay doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có sự am hiểu tốt thị trường cũng như chưa nắm bắt đầy đủ thông tin, kinh nghiệp làm ăn, tiếp cận, khảo sát thị trường, phương thức kinh doanh tại Nhật Bản. Mặt khác các doanh nghiệp Việt Nam chưa am hiểu các tiêu chuẩn và sủa đổi trong luật vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2006 của Nhật mà hầu như chỉ chú trọng đến các tiêu chuẩn quốc tế trong khi người tiêu dùng Nhật Bản lại đặc biệt chú trọng luật của mình. Về hệ thống phân phối tại Nhật Bản khá phức tạp, hàng hóa quas nhiều khâu trung gian mới tới tay người tiêu dùng. Sản xuất sang Nhật Bản tốn kếm nhiều chi phí cho các khâu thiết kế, kỹ thuật, bảo quản và vận chuyển. Do đó, các doanh nghiệp khi chưa thực sự nắm rõ và có kế hoạch chi tiết trước khi xuất khẩu sang thị trường này sẽ phải chịu sức ép rất lớn. Bên cạnh đó là khâu trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản lại chưa tốt, với nhiều phản ánh từ phía doanh nghiệp Nhật Bản về các thông tin phản hồi không được hồi âm. Vấn dề đặc ra là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa tới việc thiết lập quan hệ tốt với các doanh nghiệp Nhật Bản, tạo sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau đồng thời quản lý chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản, chú ý xu hướng thị hiếu tiêu dùng của người Nhật cũng như nét văn hóa bản xứ.79 3.3.2. Những giải pháp để giải quyết các khó khăn khi thực hiện Hiệp định VJEPA 3.3.2.1. Giải pháp từ phía Chính phủ và cơ quan chuyên môn Hiệp định VJEPA có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2009 tuy nhiên theo đánh giá khách quan thì Hiệp định này chưa thực sự được phổ biến rộng rãi tới tất cả các doanh nghiệp. Hơn nữa các doanh nghiệp dù biết tới Hiệp định nhưng chưa có một cái nhìn chính xác, toàn diện, nhận thức rõ nét cơ hội, và thách thức mang 78 Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam Nguyễn Thị Thành, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản:Cơ hội và thách thức đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, Trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội, 2012, Tr. 4344. 79 GVHD: Dương Văn Học 50 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) tới. Để khắc phục vấn đề này, Bộ công thương nên phối hợp nhiều hơn với các bộ ngành để phổ biến rộng rãi các nội dung quy định của Hiệp định VJEPA. Thứ nhất, tổ chức các Hội thảo phổ biến về nội dung Hiệp định VJEPA Trong giai đoạn Hiệp định còn khá mới lạ, những hội thảo như thế nay sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được nội dung và cam kết trong Hiệp định, hiểu rõ cơ hội và thách thức Hiệp định mang tới cho doanh nghiệp mình. Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên gặp phải khi xuất khẩu va Nhật Bản đó là: chất lượng hàng hóa xuất khẩu đôi khi không đạt yêu cầu, doanh nghiệp Việt Nam thiếu hiểu biết về thị trường Nhật Bản và chưa nắm bắt được phương thức kinh doanh tại thị trường. Do đó nội dung của hội thảo phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về thời hạn hiệu lực và tính pháp lý, các cam kết cắt giảm thuế quan, những văn bản pháp lý có liên quan tới lộ trình cắt giảm, chỉ ra những cơ hội thâm nhập vào thị trường và tận dụng các ưu đãi đó đối với những mặt hàng chủ lực và hướng dẫn cách thức tiếp cận tương tự với các mặt hàng khác. Bên cạnh đó, hội thảo cần có các bài tham luận về Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định do chính đại diện Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương trình bài để hướng dẫn các doanh nghiệp khai thác các ưu đãi của Hiệp định trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thông qua việc tận dụng quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thế quan, giảm giá thành sản phẩm khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Trong đó phải đề cập tới đến những vấn đề cụ thể mà doanh nghiệp thường gặp phải và cách thức xử lý trong một số khâu như thực hiện khai báo và xin cấp chứng nhận xuất xứ như: chứng từ cộng gộp, khai mã SH... Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp và ban tổ chức bày tỏ suy nghĩ và chia sẻ những kinh nghiệm khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản, nhận định được các nguy cơ tiềm tàn của thị trường này như nguy cơ đẩy giá lên cao khi xuất khẩu, sự phức tạp trong hệ thống phân phối hàng hóa và các yêu cầu khắc khe của thị trường này, sự cạnh tranh mạnh của các doanh nghiệp nước khác. Thứ hai, thành lập trung tâm xúc tiến thương mại và công nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản Hiện nay đã có nhều nước đã thành lập những trung tâm như vậy tại Nhật Bảnmột thương vụ thuộc Đại sứ quán và một văn phòng - trung tâm độc lập, chuyên làm công tác xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp. Đây có thể là một tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương chuyên giải đáp các thắc mắc và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại đối với Nhật Bản-một kênh hữu ích cung cấp thông tin cho doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Việc tham dự hội thảo có thể mang lại cho doanh nghiệp những hiểu biết toàn diện nhưng không phải lúc nào họ cũng tham dự những buổi như thế, hơn nữa, vấn đề thường nảy sinh trong quá trình GVHD: Dương Văn Học 51 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) triển khai. Những tổ chức này cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khai thác nhu cầu thị trường và đưa sản phẩm của Việt Nam tới tay người tiêu dùng Nhật Bản.80 Thứ ba, tăng cường sự khai thác và tận dụng lợi ích từ Hiệp định VJEPA Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: Chính phủ cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể, có chính sách đầu tư thỏa đáng để phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm đảm bảo nội địa hóa cho phần lớn các linh phụ kiện cho ngành cho ngành công nghiệp lắp ráp, đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành diệt may, da giày. Phát triển các ngành công nghiệp này sẽ giúp cho nước ta nâng cao hiệu quả xuất khẩu một số nhóm hàng mà Việt Nam phải nhập khẩu chủ yếu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN. Chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến hàng hóa xuất khẩu và công nghiệp hỗ trợ: Chính phủ cần có chính sách ưu đãi dành riêng cho các nhà đầu tư Nhật Bản ngoài những ưu đãi về quyền lợi mà họ được hưởng theo Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Những ưu đãi này cũng có thể cũng có thể là những ưu đãi về thuế nhập khẩu công nghệ nguồn, thuế suất lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận, ... Thuế ưu đãi đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản theo cam kết trong Hiệp định VJEPA, đặc biệt là thuế dành cho máy móc thiết bị, hàng chế tạo đang giảm rất mạnh (chỉ còn 0,5% vào năm 2024). Thực hiện chính sách này góp phần khai thác tối đa làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản vào các ngành xuất khẩu trọng điểm. Nâng cao năng lực kiểm dịch động thực vật: Nâng cao các trung tâm kiểm định hiện có để đáp ứng tốt việc kiểm định hàng hóa xuất khẩu. Việt Nam cần tranh thủ sự giúp đỡ và sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản theo cam kết trong VJEPA thông qua các dự án liên kết kĩ thuật, xây dựng các trung tâm SPS tại Việt Nam với sự góp mặt của các chuyên gia Nhật Bản. Việt Nam cần phải phối hợp nghiêm túc với Nhật Bản để các dự án này đạt hiệu quả. Ngoài ra Việt Nam cũng nên tranh thủ việc giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp từ Nhật Bản để tăng cường cơ giới hóa ngành Nông nghiệp nhằm cơ cấu lại nền nông nghiệp hiện đang lâm vào tình trạng thiếu bền vững. Một khi những điểm yếu đã được khắc phục, chất lượng nâng cao 80 Thái Hằng,2009, Xuất nhập khẩu sau Hiệp định VJEPA chưa như mong đợi, Thờibáo Kinh tế Sài Gòn sonline, http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/sotay/25394/, [ngày truy cập 28-10-2014]. GVHD: Dương Văn Học 52 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) thì cầu lớn về hàng nông sản tại Nhật Bản sẽ mở ra một thị trường đầy triển vọng cho Việt Nam.81 3.3.2.2. Vai trò từ phía các nhà doanh nghiệp Thứ nhất là các doanh nghiệp chủ động tìm hiểu các quy định trong Hiệp định VJEPA Trước hết muốn tận dụng tốt những cơ hội của Hiệp định VJEPA đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ tất cả các quy tắc, quy định của Hiệp định có liên quan tới các mặt hàng hóa xuất khẩu bao gồm các nội dung có liên quan tới những cam kết về cắt giảm thuế quan, thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, tính hiệu lực, pháp lý... chẳng hạn, những quy định tại thông tư của Bộ Tài chính về biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam, hay Thông tư của Bộ Công Thương về quy tắc xuất xứ... Đây là yếu tố rất quan trọng trước khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản. Đặc biệt, muốn tận dụng các ưu đãi về thuế quan trong Hiệp định VJEPA, các doanh nghiệp cần nắm bắt kỹ thuật đọc và hiểu các cam kết về thuế quan của Nhật Bản. Năm 2008, biểu thuế nhập khẩu của Nhật Bản gồm 9730 dòng và được phân theo cấp độ HS 9 số. Theo Hiệp định VJEPA, Biểu cam kết giảm thuế của Nhật được rút gọn thành 4 hoặc 6 số, để có thể hiểu cặn kẽ mức độ cam kết, các doanh nghiệp cần nắm rõ một số khái niệm cơ bản trong biểu thuế. Sau khi đọc hiểu được cam kết về thuế quan, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tính toán và xác định được quy mô và mặt hàng hướng tới xuất khẩu của mình, tuy nhiên phải đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn của Nhật Bản. Với việc nắm rõ các quy định và hiểu được các quy tắc trong Hiệp định VJEPA, các doanh nghiệp mới có thể bắt đầu tiến hành lập kế hoạch, chiến lược, sản xuất, chế biến, đóng gói và xuất khẩu sản phẩm nông sản vào thị trường Nhật Bản sao cho đảm bảo tận dụng được đối đa những lợi thế mà Hiệp định mang lại. Thứ hai là thiết lập quan hệ với các công ty thương mại Nhật Bản Sau những năm thực hiện Hiệp định VJEPA, giao thương giữa hai nước vẫn tăng lên cho dù tình hình kinh tế toàn cầu khó khăn chứng tỏ nhu cầu của thị trường Nhật vẫn rất lớn. Tuy nhiên Nhật Bản hiện đang là một trong những quốc gia đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có những yêu cầu khắc khe nhất trên thế giới. Do đó, để đẩy mạnh các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam cần kiên trì, tìm hiểu kỹ đối tác và 81 Phùng Thị Vân Kiều, Nghiên cứu đề xuất giải pháp tận dụng những ưu đãi trong Hiệp định đối tác kinh tế Viêt-Nhật để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, tạp chí điện tử Nghiên cứu khoa học,http://www.viennghiencuuthuongmai.com.vn/tapchi/NewDetails.aspx?Id=22, [Truy cập ngày 0611-2014]. GVHD: Dương Văn Học 53 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) tạo điều kiện cho hai bên hiểu biết lẫn nhau. Cách tốt nhất cho doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường Nhật Bản có hiệu quả cao là tăng cường liên kết với các công ty thương mại Nhật Bản đã đầu tư và phát triển tại thị trường Việt Nam, để tạo cầu nối đưa hàng hóa sang thị trường Nhật Bản; tham gia vào các kênh thương mại điện tử, mua bán qua mạng để tận dụng cơ hội giới thiệu sản phẩm, tiết kiệm chi phí giao dịch. Các đơn hàng thực hiện với các nhà nhập khẩu Nhật Bản lúc đầu thường là nhỏ, nhưng sẽ lớn dần lên trong quá trình tiếp tục cộng tác và uy tín của doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy chiến lược cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam đó là phải kiên trì tiếp cận dài hạn trong giao dịch, và luôn sẵng sàng cung cấp đầy đủ các thông tin mà khách hàng quan tâm cũng như chủ động giữ cầu trong quan hệ. Biện pháp hiệu quả nhất là đặt mối quan hệ mật thiết tại chỗ với đối tác Nhật Bản để tiện cho việc thu thập thông tin, khảo sát thị trường và tìm hiểu văn hóa kinh doanh. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp mới, quy mô nhỏ, thiếu kinh nghiệm, phương pháp tiếp cận thông minh là liên hệ và tìm sự hỗ trợ từ những doanh nghiệp lớn trong nước và đã có uy tín xuất khẩu sang thị trường của Nhật Bản. Thứ ba là các nhà doanh nghiệp tìm giải pháp để vượt qua các rào cản phi thuế quan Để vượt qua các rào cản thương mại, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường... theo đúng quy định của quốc tế. Ngoài ra, cần chú trọng mở rộng thị trường, đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm... . Từ sự quan đó mà các doanh nghiệp cần có những giải pháp đồng bộ để vượt qua những rào cản thương mại, đó là: Một, đầu tư và đổi mới công nghệ, phát triển dây chuyền sản xuất hiện đai nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật. Chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường và quan tâm đến lợi ích của người lao động. Hai, phát triển các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô lớn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và khả năng đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu; mở rộng, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức đa quốc gia, các thành phần kinh tế. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các doanh nghiệp và tăng cường năng lực pháp lý của doanh nghiệp. GVHD: Dương Văn Học 54 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) Ba, tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả của hệ thống đại diện thương mại. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động đối phó và vượt qua các rào cản trong thương mại quốc tế. Việc nghiên cứu thị trường tốt sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam những thông tin có hệ thống về thị trường xuất khẩu bao gồm các thông tin về: các rào cản đang được áp dụng, dung lượng thị trường, các đối thủ cạnh tranh… Qua đó, doanh nghiệp có thể chủ động ứng phó với những rào cản kỹ thuât, tạo ra thế chủ động khi thâm nhập thị trường, xây dựng và quảng bá được hình ảnh, thương hiệu của hàng hóa Việt Nam. Tư, chú trọng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu và mẫu mã, đặt phương châm nâng cao chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Một doanh nghiệp có thương hiệu tốt là một doanh nghiệp uy tín trong lòng người tiêu dùng, do vậy việc xây dựng thương hiệu cần được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng xây dựng và phát triển. Cùng với việc xây dựng và phát triển thương hiệu cần đặc biệt quan tâm tới việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ. Năm, chủ động tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, để giảm bớt và dần loại bỏ việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài: Coi trọng việc quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (như dệt may, thủy sản). Điều này sẽ có ý nghĩa quyết định tới năng lực cạnh tranh trong dài hạn của doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế. Sáu, gắn chặt quyền lợi với các công ty nhập khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam phải đẩy mạnh kết hợp với các doanh nghiệp nhập khẩu trong hoạt động sản xuất, phân phối, chính điều này đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam tránh được một số những rào cản mà nước nhập khẩu giành cho các sản phẩm xuất khẩu. Bảy, nâng cao năng lực nhận thức đẩy mạnh các kênh thông tin và phổ biến thông tin đến các doanh nghiệp về các rào cản kỹ thuật thương mại của các nước, đặc biệt của những khối, nước chiếm thị phần và có kim ngạch xuất khẩu lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… để các doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng đối phó; Tổ chức tốt công tác thu thập và xử lý thông tin về thị trường và chính sách thương mại của các nước nhập khẩu. Tám, hỗ trợ kiểm tra giám sát và xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn quốc tế. Qua cơ chế kiểm tra, giám sát này, hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các yếu tố: chi phí sản xuất, thị trường xuất khẩu, khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, kênh phân phối... sẽ được kiểm soát, từ đó có các tác động kịp thời nhằm tránh các trường hợp sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vi phạm các quy định trong hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn quốc tế. Hỗ trợ GVHD: Dương Văn Học 55 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) doanh nghiệp trong việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và các tiêu chuẩn xã hội. Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thái để đối phó và vượt qua các rào cản môi trường tạo cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam.82 Ngoài các giải pháp trên, còn có các giải pháp khác giúp doanh nghiệp có thể áp dụng để có thể tận dụng khai thác hiệu quả lợi ích từ Hiệp định VJEPA mang lại như: Chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe, môi trường. Trở ngại lớn nhất hiện nay là hàng Việt Nam chưa đáp ứng các yêu cầu kiểm nghiệm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ của Nhật Bản. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp cần chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe và môi trường. Các doanh nghiệp cần thực hiện quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn do Nhật Bản đưa ra. Doanh nghiệp nên xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9000, HACCP, ISO 14000 và SA 8000 để làm nền tảng cho việc vượt qua hàng rào kỹ thuật thương mại của Nhật Bản. Đưa ra một số kiến nghị với Bộ Công Thương. Tiếp tục đàm phán với Nhật Bản về một số vấn đề liên quan đến việc thực thi Hiệp định VJEPA để cụ thể hóa hơn nữa (Nhật Bản hỗ trợ hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ, hợp tác tăng cường năng lực kiểm định, hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa,...); Chủ động và tích cực trong việc phối hợp với phía Nhật Bản để xử lý cơ bản vấn đề kiểm định động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm tạo điều kiện cho một số mặt hàng nông sản Việt Nam có thể được nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản trong thời gian tới. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Hiệp định đến cộng đồng doanh nghiệp để họ nắm được những ưu đãi và cách thức được hưởng ưu đãi từ Hiệp định đối với hàng xuất khẩu sang Nhật Bản và hàng nhập khẩu từ thị trường này.83 Kết luận chương 3 Ở chương này, Người viết đi tìm hiểu Thực tiễn triển khai Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) cũng như đưa ra những định hướng và giải 82 Nguyễn Thị Thương Huyền, Doanh nghiệp Việt Nam đối phó với rào cản phi thuế quan, Báo điện tử Tài chính, http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Doanh-nghiep-Viet-Nam-doi-phovoi-rao-can-phi-thue-quan/50868.tctc, [Truy cập ngày 28-10-2014]. 83 Phùng Thị Vân Kiều, Nghiên cứu đề xuất giải pháp tận dụng những ưu đãi trong Hiệp định đối tác kinh tế Viêt-Nhật để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, tạp chí điện tử Nghiên cứu khoa học,http://www.viennghiencuuthuongmai.com.vn/tapchi/NewDetails.aspx?Id=22, [Truy cập ngày 0611-2014]. GVHD: Dương Văn Học 56 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) pháp cho việc thực thi Hiệp định trong giai đoạn sắp tới. Theo quan điểm của người viết cho rằng tiến trình cam kết thuế và triển khai thực thi Hiệp định VJEPA của Nhật Bản và Việt Nam có sự tiến triển rõ nét trong các lĩnh vực như về thuế quan, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực hợp tác khác của Nhật Bản, cùng với đó là sự cam kết thực thi của Việt Nam trong Hiệp định bằng việc ban hành các văn bản để thực thi Hiệp định VJEPA. Cả Việt Nam và Nhật Bản đã thực hiện nghiêm túc các cam kết của mình trong Hiệp định vì thế mà kết quả ghi nhận được qua những giai đoạn là rất khả quan và thậm chí là rất cao về số lượng lẫn chất lượng trong kim ngạch xuất khẩu của ta qua thị trường của Nhật Bản. song song với những kết quả đã đạt được thì cũng bộc lộ cho thấy các doanh nghiệp của Việt Nam chưa tiếp cận cũng như tận dụng những ưu đãi mà Hiệp định VJEPA đã mạng lại và đồng thời cũng chưa hiểu rõ về nội dung đã được hai bên cam kết. Người viết hy vọng những định hướng và những giải pháp đã liệt kê sẽ phần nào giúp Hiệp định VJEPA được các doanh nghiệp khai thác hiệu quả nhất. GVHD: Dương Văn Học 57 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) KẾT LUẬN Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) được ký, kết đánh dấu một bước phát triển mới bền vững trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản. Những thỏa thuận về ưu đãi trong Hiệp định VJEPA có ý nghĩa rất to lớn, đặc biệt là đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh đó là vô vàn những khó khăn trong việc vận dụng các ưu đãi của Hiệp định VJEPA vào trong thực tiễn, mà các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp ta phải đối mặt. Vấn đề mấu chốt chủ yếu ở đây là những quy định về nội dung trong Hiệp định VJEPA. VJEPA là một Hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên của Việt Nam, được ký kết với Nhật Bản vào ngày 25 tháng 12 năm 2008 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 10 năm 2009. Hiệp định VJEPA có nội dung toàn diện bao gồm nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hợp tác và đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh... Để nội dung của Hiệp định VJEPA được hiểu và áp dụng rộng rãi trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản thì vấn đề quan trọng ở đây là: Thứ nhất, đối với các cơ quan nhà nước chuyên môn thì phải tăng cường triển khai phổ biến các quy định về nội dung của Hiệp định cho các nhà doanh nghiệp bằng các buổi Hội thảo hay là thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại. Thứ hai, từ phía doanh nghiệp là phải tìm hiểu các quy định trong Hiệp định VJEPA đặc biệt là những quy định về thuế quan và các rào cản phi thuế quan. Trong đó các quy định về rào cản phi thuế quan là quan trọng nhất như quy định về vệ sinh kiểm dịch (SPS) và các rào cản về thương mại (TBT) cho các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Thứ ba, là cần có sự liên kết giữa các cơ quan chuyên môn với các doanh nghiệp trong các khẩu như về xuất xứ hàng hóa, thủ tục hải quan... nhằm để tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa diễn ra dễ dàng hơn, đúng với các quy định trong Hiệp định VIEPA. Song kể từ khi khi Hiệp định VJEPA có hiệu lực đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản luôn tăng và Nhật Bản đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ. Quan hệ ngoại giao giữa hai Bên luôn được cải thiện trên tinh thần hòa bình - hợp tác - hữu nghị. Người viết hy vọng qua sự nghiên cứu của mình về những quy định trong Hiệp định VJEPA cũng như những đánh giá, định hướng và các giải pháp sẽ giúp cho Hiệp định VJEPA được hiểu vận dụng và thực thi ngày càng rộng rãi hơn, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu. Sau cùng là người viết hy vọng qua việc ký kết cũng GVHD: Dương Văn Học 58 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) như thực thi Hiệp định VJEPA sẽ làm cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng bền vững hơn trong hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và củng cố an ninh, quốc phòng giữa các Bên. GVHD: Dương Văn Học 59 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục điều ước quốc tế 1. Hiệp định chung về thuế suất thương mại GAAT 1947. 2. Hiệp định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). 3. Văn kiện 1991 Công ước Quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới. 4. Hiệp định chung về thuế suất thương mại GAAT 1994. 5. Hiệp định tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam và Nhật Bản (BIT). 6. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA).  Danh mục văn bản vi phạm pháp luật 1. Bộ luật Dân sự 2005 2. Nghị định số 19/2006/ND-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 quy định chi tiết luật thương mại về xuất xứ hàng hóa. 3. Thông tư số 20/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2012 về ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2012-2015. 4. Quyết định số 316/QĐ-BNN-HTQT ngày 21 tháng 02 năm 2012 về phê duyệt dự án tăng cường năng lực hệ thống Kiểm soát an toàn thực phẩm nông, thủy sản do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ.  Danh mục sách, báo, tạp chí 1. Bùi Huy Sơn, Hiệp định thương mại tự do một số khái niệm, Hà Nội, 2014, tr.15-17. 2. Nguyễn Thị Thành, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản:Cơ hội và thách thức đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, Trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội, 2012, Tr.45-53. 3. Phạm Thị Huyền Trang, Thực trạng và xu thế phát triển của Hiệp định Thương mại tự do (FTA) trong khu vực ASEAN, Trường Đại học Ngoại thương, 2008, tr.7-8. 4. Tô Bình Minh, Tài liệu tập huấn về WTO và hội nhập kinh tế quốc tế cho đối tượng cán bộ công chức 2013, tr.323. 5. Vũ Huy Hoàng, Những điều doanh nghiệp cần biết về Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, Bộ Công Thương, 2009, tr.7-8. GVHD: Dương Văn Học 60 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)  Danh mục các trang thông tin điện tử 1. Bùi Trường Giang, Phương thức hình thành các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) trong khu vực Đông Á hướng tới một cộng đồng kinh tế Đông Á tương lai, Báo điện tử Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, http://www.inas.gov.vn/596-phuong-thuc-hinh-thanh-cac-hiep-dinh-thuongmai-tu-do-fta-trong-khu-vuc-dong-a-huong-toi-mot-cong-dong-kinh-te-donga-tuong-lai.html [Truy cập ngày 06-11-2014]. 2. Lê Mỹ, Việt Nam - Nhật Bản hợp tác toàn diện trong lĩnh vực quản lý các dự án xây dựng, Báo điện tử Bộ xây dựng,http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/thoi-su/viet-nam-nhat-banhop-tac-toan-dien-trong-linh-vuc-quan-ly-cac-du-an-xay-dung.html, [Ngày truy cập 14.1.2014]. 3. Nguyễn Huế, Nhiều cơ hội để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, Baomoi.com, 2013, http://www.baomoi.com/Nhieu-co-hoi-xuat-khau-vaothi-truong-Nhat-Ban/45/11891338.epi [truy cập ngày 28-10-2014]. 4. Nguyễn Thành, Kênh thông tin đối ngoại của phòng thương mại và công nghệ của Việt Nam, Cơ hội từ các Hiệp định thương mại song phương và đa phương,http://vccinews.vn/news/11877/quan-he-thuong-mai-viet-nam%E2%80%93-nhat-ban-chua-khai-thac-het-tiem-nang.html [truy cập ngày 28-10-2014]. 5. Nguyễn Thị Thương Huyền, Doanh nghiệp Việt Nam đối phó với rào cản phi thuế quan, Báo điện tử Tài chính, http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doiBinh-luan/Doanh-nghiep-Viet-Nam-doi-pho-voi-rao-can-phi-thuequan/50868.tctc, [Truy cập ngày 28-10-2014]. 6. Phùng Thị Vân Kiều, Nghiên cứu đề xuất giải pháp tận dụng những ưu đãi trong Hiệp định đối tác kinh tế Viêt-Nhật để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, tạp chí điện tử Nghiên cứu khoa học,http://www.viennghiencuuthuongmai.com.vn/tapchi/NewDetails.as px?Id=22, [Truy cập ngày 06-11-2014]. 7. Samurai tour, Theo tạp chí nguyên cứu Nhật Bản, http://www.samuraitour.com.vn/?p=6530, [Ngày truy cập 14.11.2014]. 8. Sở Công thương Hà Tĩnh, Hàng nhập được ưu đãi thuế,http://socongthuonght.gov.vn/xuc-tien-thuong-mai/hang-nhap-111uocuu-111ai-thue, [Ngày truy cập 15.11.2014]. GVHD: Dương Văn Học 61 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) 9. Thái Hằng,2009, Xuất nhập khẩu sau Hiệp định VJEPA chưa như mong đợi, Thờibáo Kinh tế Sài Gòn online,http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/sotay/25394/, [ngày truy cập 28-10-2014].  Trang thông tin điện tử nước ngoài 1. Vietnam Trade promotion agency, Vietnam exports to Japan,http://www.vietrade.gov.vn/en/index.php?option=com_content&view =article&id=1035:potentials-of-vietnam-exports-to-japan&catid=20:su-kienxuc-tien-thuong-mai&Itemid=64, [Ngày truy cập 14.11.2014]. 2. Vietnam exports to Japan,http://www.tradingeconomics.com/vietnam/exports, [Ngày truy cập 14.11.2014]. GVHD: Dương Văn Học 62 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) PHỤ LỤC 1 Ký hiệu A B2 cam kết Diễn giải Xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định này có hiệu lực Số dòng thuế Tỷ trọng 2586 27,5% 50 0,5% Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2011, theo 3 đợt cắt giảm bằng nhau B3 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2012, theo 4 đợt cắt giảm bằng nhau 25 0,3% B4 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2013, theo 5 đợt cắt giảm bằng nhau 0.7% 63 B5 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2014, theo 6 đợt cắt giảm bằng nhau 98 1,0% B6 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2015, theo 7 đợt cắt giảm bằng nhau 17 0,2% 294 3,1% B7 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2016, theo 8 đợt cắt giảm bằng nhau B8 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2017, theo 9 đợt cắt giảm bằng nhau 146 1,6% B10 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2019, theo 11 đợt cắt giảm bằng nhau 3716 39,6% B10* Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2019, lộ trình theo quy định trong cột Ghi chú (Note) 62 0,7% B12 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2021, theo 13 đợt cắt giảm bằng nhau 3 0,0% B12* Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2021,lộ trình theo quy định tại trong cột Ghi chú (Note) 6 0,1% B15 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2024, theo 16 đợt cắt giảm bằng nhau 1383 14,7% B15* Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2024, lộ trình theo quy định tại trong cột Ghi chú (Note) 21 0,2% GVHD: Dương Văn Học SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2025, theo 17 đợt cắt giảm B16 bằng nhau Được phép duy trì mức thuế suất cơ sở C Duy trì mức thuế suất cơ sở, chỉ giảm xuống 5% vào P1 1/4/2023 78 0.2% 189 2.0% 2 0.0% P2 Duy trì mức thuế suất cơ sở, chỉ giảm xuống 50% vào 1/4/2026 57 0.6% P3 Duy trì mức thuế suất cơ sở, chỉ giảm xuống 50% vào 1/4/2024 75 0.8% R1 Duy trì mức thuế suất cơ sở, sẽ đàm phán lại sau 5 năm thực hiện Hiệp định 2 0.0% R Không cam kết cắt giảm thuế quan, sẽ đàm phán lại sau 5 năm thực hiện Hiệp định 32 0.3% X Không cam kết 428 4.6% Các dòng CKD o tô 57 0.6 * (Nguồn: Vũ Huy Hoàng, 2009, Những điều doanh nghiệp cần biết về hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản, Bộ Công Thương, Tr.57-58) PHỤ LỤC 2 Nông nghiệp và thủy sản Kim ngạch thương mại Số dòng thuế A 739,049 B10 Tỷ trọng Kim ngạch Số dòng thuế 847 67.7% 36% 9,800 254 0.9% 11% B7 10,817 84 1.0% 4% B5 80,677 67 7.4% 3% B3 63,317 9 5.8% 0% C1 1,595 96 0.2% 4% C2 29,045 157 2.7% 7% GVHD: Dương Văn Học SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) C3 11,582 22 1.1% 1% C4 (GSP) 5,889 17 0.5% 1% C4’ (MFN) 3,881 61 0.4% 3% X 137,041 735 12.5% 31% TRQ 147 1 0% Tổng 1,093,204 2350.0 Gh chú phụ luc 2 Ký hiệu Diễn giải cam kết A Xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực B3 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2012, theo 4 đợt cắt giảm đều B5 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2014, theo 6 đợt cắt giảm đều B7 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2016, theo 8 đợt cắt giảm đều B10 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2019, theo 11 đợt cắt giảm đều C1 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2024, theo 16 đợt cắt giảm đều C2 Không cam kết cắt giảm thuế quan, sẽ đàm phán lại sau 5 năm thực hiện Hiệp định C3 Giảm thuế đến 1 mức nhất định theo quy định cụ thể tại cột ghi chú (Note) C4 Thuế nhập khẩu áp dụng ở mức theo Chương trình ưu đãi phổ cập (GSP) C4’ Thuế nhập khẩu áp dụng ở mức thuế MFN tại thời điểm 1/4/2008 TRQ Áp dụng hạn ngạch thuế quan quy định cụ thể tại cột ghi chú X Không cam kết (Nguồn: Vũ Huy Hoàng, 2009, Những điều doanh nghiệp cần biết về hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản, Bộ Công Thương, Tr.30-31.) GVHD: Dương Văn Học SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) PHỤ LỤC 3 Thủy sản Kim ngạch (1000USD) Số dòng thuế Tỷ trọng kim ngạch Tỷ trọng dòng thuế A 561477 64 71% 19% B10 59 40 0% 12% B7 1196 12 0% 4% B5 37579 44 5% 13% B3 63316 8 8% 2% C2 24526 49 3% 15% C3 11557 1 1% 0% X 85577 112 11% 34% Tổng 785292 330 Gh chú phụ lục 3 Ký Diễn giải cam kết hiệu A Xóa bỏ thuế quan ngay B3 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2012, theo 4 đợt cắt giảm đều B5 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2014, theo 6 đợt cắt giảm đều B7 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2016, theo 8 đợt cắt giảm đều B10 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2019, theo 11 đợt cắt giảm đều C2 C3 TRQ X Không cam kết cắt giảm thuế quan, sẽ đàm phán lại sau 5 năm thực hiện Hiệp định Giảm thuế đến một mức nhất định theo quy định cụ thể tại cột Ghi chú (Note) Áp dụng hạn ngạch thuế quan quy định cụ thể tại cột Ghi chú Không cam kết (Nguồn: Vũ Huy Hoàng, 2009, Những điều doanh nghiệp cần biết về hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản, Bộ Công Thương, Tr.44.) GVHD: Dương Văn Học SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) PHỤ LỤC 4 Công nghiệp Kim ngạch xuất khẩu Tỷ trọng Số dòng thuế (1000USD) Số dòng thuế Thương mại A 3,243,661 6450 95.39% 94.56% B5 284 27 0.40% 0.01% 15 0.22% 0.00% B7 B10 108,993 93 1.38% 3.18% B10** 14,689 37 0.55% 0.43% B10*** 934 37 0.55% 0.03% C10 4,403 4 0.06% 0.13% C10** 13 20 0.30% 0.00% 20 0.30% 0.00% C10*** D 16 1 0.01% 0.00% X 57,166 58 0.86% 1.67% Tổng 3,430,159 6,762 100% 100.00% Gh chú phụ lục 4 Ký hiệu Diễn giải cam kết A Xóa bỏ thuế quan ngay B3 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2012, theo 4 đợt cắt giảm đều B5 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2014, theo 6 đợt cắt giảm đều B7 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2016, theo 8 đợt cắt giảm đều B10 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2019, theo 11 đợt cắt giảm đều B15 Xóa bỏ thuế quan vào 1/4/2024, theo 16 đợt cắt giảm đều B10** Lộ trình giảm và xóa bỏ thuế ngoài hạn ngạch trong 10 năm B10*** Thuế trong hạn ngạch (không giảm thuế) GVHD: Dương Văn Học SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) C10** Lộ trình giảm thuế ngoài hạn ngạch xuống 5% trong 10 năm C10*** Thuế trong hạn ngạch (không giảm thuế) C2 Không cam kết cắt giảm thuế quan, sẽ đàm phán lại sau 5 năm thực hiện Hiệp định C3 Giảm thuế đến một mức nhức định theo quy định cụ thể tại cột Ghi chú (Note) C4 Thuế nhập khẩu áp dụng ở mức thuế theo Chương trình ưu đãi phổ cập (GSP) C4’ Thuế nhập khẩu áp dụng ở mức thuế MFN tại thời điểm 1/4/2008 Áp dụng hạn ngạch thuế quan quy định cụ thể tại cột Ghi chú X Không cam kết (Nguồn: Vũ Huy Hoàng, 2009, Những điều doanh nghiệp cần biết về hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản, Bộ Công Thương, Tr. 53-54.) GVHD: Dương Văn Học SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN NHẬN XÉT CỦA GIẢN VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1 2. Mục đích của đề tài..............................................................................................1 3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................1 4. Phương pháp nguyên cứu ....................................................................................2 5. Cấu trúc của đề tài ...............................................................................................2 CHƯƠNG 1KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VÀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - NHẬT BẢN (VJEPA) .............4 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) ...............4 1.1.1. Khái niệm, mục tiêu ký kết và lịch sử phát triển FTA .........................4 1.1.1.1. Khái niệm về FTA ...............................................................................4 1.1.1.2. Mục tiêu ký kết FTA ............................................................................5 1.1.1.3. Sơ lược về sự hình thành và phát triển FTA .......................................6 1.1.2. Phân loại FTA ..........................................................................................7 1.1.2.1. Căn cứ theo quy mô, số lượng các thành viên tham gia .....................8 1.1.2.2. Dựa vào mức độ tự do hóa ..................................................................9 1.1.3.Các vấn đề nội dung cơ bản trong FTA................................................10 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (VJEPA) .............................................................12 1.2.1. Các nhân tố thúc đẩy ký kết Hiệp định VJEPA .................................12 1.2.2 Quá trình đàm phán và mục tiêu ký kết Hiệp định VJEPA ...............14 1.2.2.1. Quá trình đàm phán và sự ra đời của Hiệp định VJEPA .................14 1.2.2.2. Mục tiêu ký kết Hiệp định VJEPA .....................................................15 1.2.3. Cấu trúc và mối liên quan giữa Hiệp định VJEPA với các Hiệp định kinh tế khác mà Việt Nam đã ký kết ..............................................................16 GVHD: Dương Văn Học SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) 1.2.3.1. Cấu trúc của Hiệp định VJEPA ........................................................16 1.2.3.2. Mối liên quan giữa Hiệp định VJEPA với Hiệp định kinh tế mà Việt Nam đã ký kết .................................................................................................17 CHƯƠNG 2NỘI DUNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (VJEPA) ......................................................................................20 2.1. QUY ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH VJEPA ..................................................................................................................20 2.1.1. Cam kết và lộ trình cắt giảm thuế quan giữa Việt Nam và Nhật Bản ...........................................................................................................................20 2.1.1.1. Cam kết lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định VJEPA ............................................................................................................20 2.1.1.2. Cam kết lộ trình cắt giảm thuế quan của Nhật Bản trong Hiệp định VJEPA ............................................................................................................21 2.1.2. Các quy định về biện pháp phi thuế quan trong Hiệp định VJEPA 24 2.1.2.1. Quy định về Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS) trong Hiệp định VJEPA ...24 2.1.2.2. Quy định về rào cản kỹ thuật thương mại (TBT) trong Hiệp định VJEPA ............................................................................................................25 2.1.2.3. Thủ tục hải quan trong Hiệp định VJEPA ........................................25 2.1.3. Quy định về quy tắc xuất xứ (ROO) trong Hiệp định VJEPA ..........26 2.1.4. Biện pháp tự vệ song phương trong Hiệp định VJEPA .....................28 2.2. QUY ĐỊNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG HIỆP ĐỊNH VJEPA .29 2.2.1. Các cam kết về phương thức và các lĩnh vực thương mại dịch vụ của Việt Nam ...........................................................................................................29 2.2.1.1. Các phương thức cam kết trong Hiệp định VJEPA ..........................29 2.2.1.2. Các lĩnh vực cam kết trong thương mại dịch vụ ...............................30 2.2.2. Cam kết Nhật Bản về thương mại dịch vụ ..........................................31 2.2.3. Cam kết di chuyển thể nhân và tiếp nhận lao động Việt Nam ..........32 2.3. QUY ĐỊNH VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH VJEPA .......32 2.3.1. Các đối tượng sở hữu trí tuệ được quy định trong Hiệp định VJEPA .....33 2.3.2. Các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chế tài quy định trong Hiệp định VJEPA ............................................................................................35 2.4. QUY ĐỊNH VỀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC KINH TẾ TRONG HIỆP ĐỊNH VJEPA ............................................................................................36 GVHD: Dương Văn Học SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) 2.4.1. Quy định về hợp tác đầu tư trong Hiệp định VJEPA ........................36 2.4.2. Quy định về hợp tác kinh tế trong Hiệp định VJEPA .......................37 2.5. QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHI XẢY RA TRANH CHẤP TRONG HIỆP ĐỊNH VJEPA ................................................................38 2.5.1. Cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Hiệp định VJEPA ...38 2.5.2. Phương pháp và trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp trong Hiệp định VJEPA ......................................................................................................39 2.5.2.1. Phương pháp tiến hành giải quyết tranh chấp trong Hiệp định VJEPA ............................................................................................................39 2.5.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong Hiệp định VJEPA ......40 CHƯƠNG 3TRIỂN KHAI THỰC THI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (VJEPA) .....................................................42 3.1. TIẾN TRÌNH TRIỂN KHAI NHỮNG CAM KẾT TRONG HIỆP ĐỊNH VJEPA ..................................................................................................................42 3.1.1. Cam kết cắt giảm thuế và các dự án hộ trợ từ phía Nhật Bản ..........42 3.1.2. Tình hình cam kết và triển khai Hiệp định VJEPA của Việt Nam. ..44 3.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI TRIỂN KHAI HIỆP ĐỊNH VJEPA ..................................................................................................................45 3.2.1. Những kết quả đạt được khi triển khai Hiệp định VJEPA ...............45 3.3. KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP KHI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VJEPA .......................................................................................................48 3.3.1. Những khó khăn khi thực hiện Hiệp định VJEPA .............................48 3.3.1.1. Các tiêu chuẩn ngành và rào cản về kỹ thuật đối với nông sản xuất khẩu ................................................................................................................48 3.3.1.2. Môi trường cạnh tranh ......................................................................49 3.3.1.3. Chưa am hiểu tốt về thị trường Nhật Bản .........................................50 3.3.2. Những giải pháp để giải quyết các khó khăn khi thực hiện Hiệp định VJEPA...............................................................................................................50 3.3.2.1. Giải pháp từ phía Chính phủ và cơ quan chuyên môn .....................50 3.3.2.2. Vai trò từ phía các nhà doanh nghiệp ..............................................53 KẾT LUẬN ..............................................................................................................58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Dương Văn Học SVTH: Ngô Minh Thiện [...]... định Đối tác kinh tế Việt Nam -Nhật Bản: Cơ hội và thách thức đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, Trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội, 2012, Tr 910 9 Xem thêm điểm a, Điều 1, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản Xem thêm điểm b, Điều 1, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản 11 Xem thêm điểm c, Điều 1, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản 10... phán và mục tiêu ký kết Hiệp định VJEPA 1.2.2.1 Quá trình đàm phán và sự ra đời của Hiệp định VJEPA Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) là một hiệp định tự do hóa thương mại, dịch vụ, bảo hộ đầu tư và khuyến khích thương mại điện tử giữa Việt Nam và Nhật Bản Đây là hiệp định tự do hóa thương mại đầu tiên của Việt Nam và là Hiệp định đối tác kinh tế thứ mười của Nhật Bản Việt Nam và Nhật. .. dung khác Hiệp định thực thi bao gồm 37 điều và là Hiệp định có tính pháp lý phụ thuộc với Hiệp định chính, nhằm thiết lập cơ chế và biện pháp cần thiết để triển khai các 12 Xem thêm điểm d, Điều 1, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản Xem thêm điểm e, Điều 1, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản 14 Xem thêm điểm f và g, Điều 1, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản 13 GVHD:... thi và kiến trúc cảnh quan đô thị; dịch vụ tư vấn kỹ thuật; dịch vụ thú y; dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan; 39 Xem thêm điểm (iii), khoản u, Điều 58, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản Xem thêm điểm (iv), khoản u, Điều 58, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản 41 Xem thêm Điều 59, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản 42 Nội dung quy định tại khoản 2 Điều 57, Hiệp. .. lại hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước 1.2.3.2 Mối liên quan giữa Hiệp định VJEPA với Hiệp định kinh tế mà Việt Nam đã ký kết Tìm hiểu về mối liên hệ giữa Hiệp định VJEPA, người viết sẽ đi tìm hiểu sự liên hệ giữa Hiệp định VJEPA với HIệp định WTO và sau cùng là giữa Hiệp định VJEPA với HIệp định kinh tế khác mà Việt Nam đã tham gia ký kết với Nhật Bản Thứ nhất, mối liên hệ giữa Hiệp định VJEPA... tư, hứa hẹn đây sẽ là một Hiệp định hợp tác kinh tế đầy tiềm năng cho hai nước Việt Nam và Nhật Bản GVHD: Dương Văn Học 19 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (VJEPA) 2.1 QUY ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH VJEPA Giống như các Hiệp định tự do (FTA) khác, trong Hiệp định VJEPA, nội dung về... hiện Hiệp định cũng như phạm vi áp dụng của cơ chế này.6 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (VJEPA) 1.2.1 Các nhân tố thúc đẩy ký kết Hiệp định VJEPA Quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản đã và đang phát triển tốt đẹp kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức cách đây hơn 30 năm Nhật Bản sớm trở thành một đối tác kinh. .. nước Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết tại Tokyo Sau khi Hiệp định VJEPA được ký kết vào năm 2008, vào những tháng 5 và tháng 6 năm 2009 Hiệp định VJEPA cũng được Hạ GVHD: Dương Văn Học 14 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) Viện Nhật phê chuẩn Cuối cùng vào ngày 1 tháng 10 năm 2009, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản và chính thức... Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản Vũ Huy Hoàng, Những điều doanh nghiệp cần biết về Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam -Nhật Bản, 2009, tr.67 27 Xem Điều 38 Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản 26 GVHD: Dương Văn Học 25 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) thông tin liên quan Đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ và dễ dàng trong trường hợp có sự... thông tin cho doanh nghiệp và công chúng hai bên Điều 47 Hiệp định VJEPA “mỗi Bên sẽ chỉ định một điểm hỏi 23 24 Xem Điều 19 Các biện pháp phi thuế quan, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản Xem Điều 45 Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản GVHD: Dương Văn Học 24 SVTH: Ngô Minh Thiện H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA) đáp có khả năng trả lời tất cả các yêu cầu hợp lý từ

Ngày đăng: 03/10/2015, 04:36

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan