Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa

97 456 0
Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐẶNG THỊ PHÚC TRƯỜNG MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH TẾ NGHỀ LƯỚI KÉO VEN BỜ TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ Khánh Hòa - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐẶNG THỊ PHÚC TRƯỜNG MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH TẾ NGHỀ LƯỚI KÉO VEN BỜ TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. Phạm Xuân Thủy 2. TS. Phạm Thị Thanh Thủy CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC ………………………………… ………………………………….. Khánh Hòa – 2015 I LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Luận văn được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, điều tra và khảo sát tại địa phương. Số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, phản ảnh đúng thực tế, thực trạng ở khu vực và đối tượng nghiên cứu. Tất cả số liệu đã được xử lý theo phương pháp khoa học. Vì vậy kết quả của luận văn đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy. - Các thông tin, dữ liệu được trích dẫn trong luận văn hoàn toàn trung thực, khách quan. Học viên Đặng Thị Phúc Trường II LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy TS. Phạm Xuân Thủy và cô TS. Phạm Thị Thanh Thủy. Nếu thiếu những lời nhận xét, giải thích quý giá của thầy, cô để xây dựng cấu trúc luận văn và sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của thầy, cô trong suốt quá trình nghiên cứu thì luận văn này khó thể hoàn thành. Tôi cũng học được rất nhiều từ thầy cô về kiến thức chuyên môn, tác phong làm việc và những điều bổ ích khác. Cảm ơn các anh chị Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tỉnh Khánh Hòa vì đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu và những lời khuyên bổ ích trong suốt thời gian viết luận văn. Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn đến các anh tại trạm biên phòng Cửa Bé, Hòn Rớ đã tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc và thu thập số liệu từ chủ tàu, thuyền trưởng. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn tới tất cả các Thầy, Cô giảng viên đã dạy tôi trong suốt khóa học này. Quý Thầy, Cô đã đem đến cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm hết sức quý báu cho chuyên môn và cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn quý thầy viện Khoa học và công nghệ Khai thác thủy sản đã có những chỉ dẫn, hướng dẫn tận tình giúp tôi tháo gỡ những vướng mắc trong lúc làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn tới các đồng nghiệp của tôi đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học và luận văn. Và cuối cùng, lời cảm ơn đặc biệt nhất dành cho chồng, bố mẹ, anh chị đã động viên, chia sẻ với tôi những lúc khó khăn để tôi hoàn thành tốt khóa học và luận văn tốt nghiệp này. Khánh Hòa - 2015 III MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................I LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................II MỤC LỤC ................................................................................................................ III DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. VIII DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. X DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................................. XIII TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................ XIV MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của luận văn ................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2 2.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2 4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 3 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 3 5.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 3 6. Đóng góp của luận văn........................................................................................ 3 6.1. Về mặt lý luận ....................................................................................... 3 6.2. Về mặt thực tiễn .................................................................................... 3 7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 3 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................5 IV CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN VÀ TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM ..5 1.1. Kết quả kinh tế hoạt động khai thác thủy sản .................................................. 5 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động khai thác thủy sản ............................ 7 1.2.1. Doanh thu hoạt động khai thác .......................................................... 7 1.2.2. Chi phí hoạt động khai thác ............................................................... 7 1.2.3. Lợi nhuận khai thác và tỷ suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư ................. 9 1.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến luận văn .......................................... 9 1.3.1. Các nghiên cứu trong nước ................................................................ 9 1.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài.............................................................. 11 1.4. Tổng quan hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam.................................... 14 1.4.1. Tàu thuyền và cơ cấu tàu thuyền ...................................................... 14 1.4.2. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản ........................................................ 15 1.4.3. Một số tồn tại của ngành thủy sản....... Error! Bookmark not defined. 1.5. Tăng trưởng của ngành thủy sản Việt Nam, giai đoạn 2005÷2014 ............... 16 1.6. Tổng quan hoạt động khai thác thủy sản ở Nha Trang và Khánh Hòa .......... 18 1.6.1. Nguồn lợi thủy sản ........................................................................... 18 1.6.2. Nguồn nhân lực ngành thủy sản ....................................................... 18 1.6.3. Tăng trưởng của ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa ............................ 18 1.6.4. Hiện trạng ngành khai thác thủy sản tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ................................................................................................................... 19 CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................22 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................22 2.1. Lý thuyết về xây dựng mô hình kinh tế lượng ............................................... 22 2.2. Mẫu và phương pháp thu mẫu........................................................................ 25 V 2.3. Đo lường các khái niệm trong mô hình đề xuất và giả thiết kỳ vọng ............ 26 2.4. Xây dựng mô hình hồi quy............................................................................. 28 2.5. Phương pháp xác định và thu thập số liệu của các nhân tố trong mô hình hồi quy ............................................................................................................................... 28 2.5.1. Sản lượng khai thác.......................................................................... 28 2.5.2.Chiều dài và công suất tàu ................................................................ 28 2.5.3. Tuổi tàu ............................................................................................ 28 2.5.4. Kinh nghiệm thuyền trưởng .............................................................. 28 2.5.5. Độ sâu đánh bắt ............................................................................... 29 2.5.6. Diện tích miệng lưới......................................................................... 29 2.5.7. Tốc độ dắt lưới ................................................................................. 29 CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................30 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................................30 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu.............................................................................. 30 3.1.1. Cỡ mẫu và phân bố mẫu điều tra ..................................................... 30 3.1.2. Tàu thuyền........................................................................................ 30 3.1.3. Ngư cụ.............................................................................................. 34 3.1.4. Trang bị hàng hải và khai thác......................................................... 36 3.1.5. Lao động .......................................................................................... 37 3.1.6. Độ sâu khai thác .............................................................................. 40 3.2. Kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang .................... 40 3.2.1. Chi phí cố định ................................................................................. 40 3.2.2. Chi phí biến đổi................................................................................ 42 3.2.3. Chi phí đầu tư .................................................................................. 50 3.2.4. Chi phí bảo hiểm trong năm ............................................................. 53 VI 3.2.5. Doanh thu trong năm ....................................................................... 53 3.2.6. Giá trị gia tăng (GTGT) trong năm .................................................. 54 3.2.7. Dòng tiền thu được (DTTĐ) trong năm ............................................ 54 3.2.8. Lợi nhuận khai thác (LNKT) trong năm ........................................... 54 3.2.9. Tỷ suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư (ROI) ......................................... 55 3.3. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang............................................................................................. 56 3.3.1. Xác định nhân tố và hàm hồi quy ..................................................... 56 3.3.2. Kiểm tra giả thuyết mô hình ............................................................. 56 3.3.3. Hồi quy mô hình ............................................................................... 59 3.3.4. Đánh giá sự phù hợp của mô hình [1, 4 và 18] ................................ 59 3.3.5. Đánh giá nhân tố quan trọng trong mô hình .................................... 59 3.4. Nhận thức của ngư dân hoạt động nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang về hoạt động khai thác thủy sản của họ ...................................................... 60 3.4.1. Sản lượng đánh bắt thời điểm hiện tại so với 5 năm trước ............... 60 3.4.2. Nguyên nhân làm cho hiệu quả đánh bắt thời gian gần đây giảm .... 60 3.4.3. Tiêu thụ sản phẩm hải sản................................................................ 61 3.4.4. Địa điểm tiêu thụ sản phẩm.............................................................. 61 3.4.5. Giải pháp của ngư dân nhằm tăng hiệu quả khai thác ..................... 62 3.4.6. Hình thức tổ chức sản xuất............................................................... 62 3.4.7. Nghề khai thác đảm bảo cho cuộc sống tương lai ............................ 63 3.4.8. Chuyển nghề khai thác sang loại hình, nghề khác ............................ 63 3.4.9. Cách quản lý nghề cá hiện nay......................................................... 64 3.4.10. Qui định Nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ....... 64 3.4.11. Yếu tố cần quan tâm, chú trọng nhằm khai thác hiệu quả .............. 65 VII KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .....................................................................................66 1. Kết luận ............................................................................................................ 66 1.1. Tàu thuyền và trang thiết bị ................................................................ 66 1.2. Ngư cụ................................................................................................. 66 1.3. Thuyền viên ......................................................................................... 66 1.4. Ngư trường.......................................................................................... 66 1.5. Chi phí, doanh thu và hiệu quả sản xuất ............................................. 66 1.6. Kinh nghiệm thuyền trưởng ................................................................. 67 2. Đề xuất .............................................................................................................. 67 2.1. Tăng kích thước, công suất, tuổi thọ tàu và tăng cường trang thiết bị khai thác, trang thiết bị an toàn cho tàu ........................................................................ 67 2.2. Tàu phải hoạt động đúng ngư trường, không vi phạm quy định về kích thước mắt lưới ................................................................................................................. 67 2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn thuyền viên................................................... 67 2.4. Giảm chi phí, tăng doanh thu và hiệu quả hoạt động khai thác ..................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................69 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 72 VIII DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 Tên viết tắt ALMRV Tên đầy đủ và nghĩa Assessment of the Living Marine Resources in Vietnam – Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển tại Việt Nam Catch Per Unit Effort – Đơn vị cường lực khai thác 2 CPUE 3 CSHT Cơ sở hạ tầng 4 Cs Công suất tàu 5 CV 6 DEA 7 Ds 8 ĐLC Độ lệch chuẩn 9 ĐVT Đơn vị tính 10 FAO Food and Agriculture Organization – Tổ chức nông lương 11 HP Horse Power – Sức ngựa 12 Kn Kinh nghiệm thuyền trưởng 13 L 14 OLS 15 PASW 16 PTTH 17 ROA 18 ROE 19 ROI 20 S 21 SPF (tấn/cv/ngày, kg/tàu/ngày) Cavalli Vapore (tiếng Ý) và Chevaux Vapeur (tiếng Pháp) – Sức ngựa Data Envelopement Analysis – Phân tích bao số liệu Độ sâu Chiều dài tàu Ordinary Least Squares – Bình phương nhỏ nhất thông thường Predictive Analytics SoftWare – Phần mềm phân tích tiên đoán Phổ thông trung học Return On total Assets (Tỷ suất thu nhập trên tài sản /suất sinh lời của tài sản / tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản) Return On Equity (Tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu (còn gọi là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu) Return On Investment /hay còn gọi là ROIC và ROTC (Lãi suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư) Diện tích miệng lưới Stochastic Production Frontier IX Statistical Package for the Social Sciences – Gói thống kê 22 SPSS 23 SL Sản lượng khai thác 24 TB Trung bình 25 Tt Tuổi tàu 26 V Tốc độ dắt lưới khoa học xã hội X DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản Việt Nam phân theo nhóm công suất, năm 2001÷2014 .............................................................................................. 14 Bảng 1.2: Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản Việt Nam theo vùng biển, năm 2014..... 15 Bảng 1.3: Hiện trạng cơ cấu nghề khai thác thủy sản ở Việt Nam, năm 2014 .... 15 Bảng 1.4: Sản lượng thuỷ sản Việt Nam, giai đoạn 2005÷2014 .............................. 16 Bảng 1.5: Sản lượng thuỷ sản khai thác ở Việt Nam, giai đoạn 2005÷2014.................... 17 Bảng 1.6: Giá trị sản xuất thuỷ sản Việt Nam theo giá so sánh 2010, giai đoạn 2005÷2014 ................................................................................................................ 17 Bảng 1. 7: Lao động ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2007÷2014.......... 18 Bảng 1.8: Sản lượng khai thác thủy sản tại các tỉnh Nam Trung Bộ, năm 2007÷2014..... 18 Bảng 1.9: Giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh Khánh Hòa, năm 2007÷2014 ............. 19 Bảng 1.10: Phân bố tàu thuyền nghề lưới kéo theo địa phương và nhóm công suất tại tỉnh Khánh Hòa năm 2014................................................................................... 20 Bảng 1.11: Số lượng tàu cá làm nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang năm 2014 .................................................................................................................................. 20 Bảng 3.1: Số tàu thuyền làm nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, năm 2014 30 Bảng 3.2: Phân bố mẫu điều tra theo địa phương..................................................... 30 Bảng 3.3: Phân nhóm chiều dài tàu .......................................................................... 31 Bảng 3.4: Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác và chiều dài tàu........................... 31 Bảng 3.5: Phân nhóm công suất tàu ......................................................................... 31 Bảng 3.6: Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác với công suất tàu......................... 32 Bảng 3.7: Phân nhóm tốc độ dắt lưới ....................................................................... 32 Bảng 3.8: Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác với tốc độ dắt lưới....................... 33 Bảng 3.9: Phân nhóm tuổi của tàu ............................................................................ 33 Bảng 3.10: Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác với tuổi của tàu ......................... 34 XI Bảng 3.11: Mối quan hệ giữa chiều dài giềng phao với công suất tàu..................... 34 Bảng 3.12: Mối quan hệ giữa chiều dài giềng chì với công suất tàu........................ 34 Bảng 3.13: Mối quan hệ giữa kích thước mắt lưới với công suất tàu ...................... 35 Bảng 3.14: Diện tích miệng lưới .............................................................................. 35 Bảng 3.15: Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác trong năm với diện tích miệng lưới ............................................................................................................................ 36 Bảng 3.16: Mối quan hệ giữa trang thiết bị hàng hải và khai thác với công suất tàu .................................................................................................................................. 36 Bảng 3. 17: : Mối quan hệ giữa lao động với công suất tàu ..................................... 37 Bảng 3.18: Mối quan hệ giữa kinh nghiệm thuyền trưởng với công suất tàu .......... 37 Bảng 3.19: Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác với kinh nghiệm thuyền trưởng........ 38 Bảng 3.20: Trình độ chuyên môn của người lao động trên tàu cá............................ 38 Bảng 3.21: Trình độ học vấn của người lao động trên tàu cá................................... 39 Bảng 3.22: Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác với độ sâu khai thác.................. 40 Bảng 3. 23: Mối quan hệ giữa chi phí cố định với công suất của tàu ...................... 40 Bảng 3. 24: Mối quan hệ giữa chi phí khấu hao tài sản cố định với công suất của tàu .................................................................................................................................. 41 Bảng 3.25: Mối quan hệ giữa chi phí sửa chữa lớn với công suất cuả tàu ............... 41 Bảng 3.26: Mối quan hệ giữa chi phí biến đổi với công suất của tàu ...................... 42 Bảng 3.27: Mối quan hệ giữa chi phí chuyến biển với công suất của tàu ................ 49 Bảng 3.28: Mối quan hệ giữa chi phí đầu tư với công suất của tàu ......................... 50 Bảng 3.29: Mối quan hệ giữa đầu tư vỏ tàu với công suất của tàu .......................... 51 Bảng 3.30: Mối quan hệ giữa đầu tư máy tàu với công suất của tàu........................ 51 Bảng 3.31: Mối quan hệ giữa đầu tư thiết bị cơ khí với công suất của tàu .............. 52 Bảng 3.32: Mối quan hệ giữa đầu tư thiết bị hàng hải với công suất của tàu .......... 52 XII Bảng 3.33: Mối quan hệ giữa đầu tư ngư cụ với công suất của tàu ......................... 52 Bảng 3.34: Mối quan hệ giữa chi phí bảo hiểm với công suất của tàu..................... 53 Bảng 3.35: Mối quan hệ giữa doanh thu với công suất của tàu................................ 53 Bảng 3.36: Mối quan hệ giữa giá trị gia tăng với công suất của tàu ........................ 54 Bảng 3.37: Mối quan hệ giữa doanh thu thuần (DTT) với công suất của tàu .......... 54 Bảng 3.38: Mối quan hệ giữa lợi nhuận khai thác với công suất của tàu................. 55 Bảng 3.39: Mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư (ROI) với công suất của tàu ....................................................................................................................... 55 Bảng 3. 40: Ma trận tương quan các nhân tố............................................................ 57 Bảng 3.41: So sánh sản lượng khai thác thời điểm hiện tại với 5 năm trước đây .... 60 Bảng 3.42: Một số nguyên nhân có thể làm giảm sản lượng khai thác hiện tại so với 5 năm trước đây (theo nhận định của ngư dân) ........................................................ 60 Bảng 3.43: Hình thức tiêu thụ sản phẩm khai thác của ngư dân .............................. 61 Bảng 3.44: Phương thức tiêu thụ sản phẩm khai thác của tàu cá ............................. 61 Bảng 3.45: Một số giải pháp nhằm để tăng hiệu quả nghề lưới kéo ven bờ ............ 62 Bảng 3.46: Các hình thức tổ thức sản xuất của nghề lưới kéo ven bờ ..................... 63 Bảng 3.47: Nhận định của người dân về nghề lưới kéo ven bờ ............................... 63 Bảng 3.48: Phương hướng sản xuất của ngư dân đang tham gia nghề lưới kéo ven bờ .............................................................................................................................. 63 Bảng 3.49: Đánh giá chung của ngư dân về công tác quản lý nghề cá của các cơ quan Nhà nước.......................................................................................................... 64 Bảng 3.50: Mức độ tìm hiểu của ngư dân về các quy định của Nhà nước trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ............................................................................ 64 Bảng 3.51: Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của nghề lưới kéo ven bờ ............. 65 XIII DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình các nhóm nhân tố tác động đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa................................................... 23 Sơ đồ 2.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ............................................... 24 XIV TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế (sản lượng khai thác) của tàu khai thác nghề lưới kéo ven bờ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Mô hình đề xuất bao gồm 7 biến độc lập giải thích cho sự biến động của sản lượng khai thác. Phân tích hồi quy chỉ ra rằng sản lượng khai thác của tàu được giải thích bởi các tác động từ kinh nghiệm thuyền trưởng, công suất tàu, vận tốc dắt lưới và diện tích miệng lưới. Các biến khác không có ảnh hưởng đến sản lượng khai thác của các tàu. Dựa trên kết quả này, nghiên cứu đề xuất rằng, để cải thiện sản lượng khai thác của tàu, cần chú ý đặc biệt đến trình độ thuyền trưởng, công suất tàu, vận tốc dắt lưới và diện tích miệng lưới. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng 100% tàu đều vi phạm quy định về kích thước mắt lưới (qui định là 28mm, thực tế từ 12,34 đến 17,94mm). Trình độ học vấn của người lao động còn thấp, số lượng lao động có học vấn ở mức cấp I chỉ 57,1%, cấp II là 35,8, cấp III trở lên chỉ 7%. Các chứng chỉ chuyên môn còn thiếu, hầu hết là thiếu chứng chỉ máy trưởng chiếm 49,5%, tiếp đến là thiếu chứng chỉ thuyền viên chiếm 35,9%. Lợi nhuận khai thác thác trong năm của tàu thấp, tầm 2,3 triệu đồng đối với nhóm tàu có công suất nhỏ hơn 30CV đến 8,4 triệu đồng đối với nhóm tàu từ 60CV đến dưới 90CV. Lãi suất sinh lời từ vốn đầu tư của chủ tàu rất thấp, chỉ từ 2% đến 6,5%. So với nhiều ngành kinh tế khác thì đây là con số quá khiêm tốn để quyết định đầu tư. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Khánh Hòa là tỉnh thuộc Nam Trung Bộ có tiềm năng để phát triển nghề khai thác thủy sản, là một trong những ngư trường trọng điểm của cả nước, với bờ biển dài khoảng 385km, hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ [16]. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết ở đây nóng ấm quanh năm, bão và gió mùa ít ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của bà con ngư dân. Đó là những điều kiện tốt mà thiên nhiên ưu đãi cho các nghề khai thác thủy sản nói chung, trong đó có nghề lưới kéo ven bờ nói riêng. Tổng sản lượng khai thác thủy sản những năm gần đây của tỉnh Khánh Hòa khá ổn định, dao động trong khoảng trên 80 nghìn tấn (năm 2014 do điều kiện thuận lợi sản lượng khai thác đạt trên 90 nghìn tấn [27]). Toàn tỉnh có 9.836 tàu cá, trong đó có 9.810 chiếc có gắn máy còn lại 20 chiếc không gắn máy (6/2014) [26]. Trong đó, số lượng tàu cá đánh bắt xa bờ (≥ 90CV) chỉ khoảng 11,2%, còn lại khoảng 88,8% tổng số tàu cá đánh bắt vừa và nhỏ hoạt động trong khu vực ven bờ, đã gây nên áp lực rất lớn cho nguồn lợi thủy sản nơi đây, nhất là đội tàu lưới kéo có công suất nhỏ hoạt động trong vùng nước ven bờ. Nghề lưới kéo ở tỉnh Khánh Hòa được phát triển từ năm 1975, đó là thời điểm có sự du nhập nghề từ Thái Lan do một số ngư dân ở Khánh Hòa đã học hỏi được từ ngư dân nước bạn. Nghề lưới kéo đã phát triển khá nhanh chóng trong những năm đầu thống nhất đất nước. Nghề lưới kéo đã là một trong những nghề khai thác thủy sản quan trọng của tỉnh. Tuy nhiên, do sự phát triển tự phát, không được kiểm soát chặt chẽ và khả năng quản lý kém hiệu quả nên đã dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực khai thác, nhất là ở vùng biển ven bờ, làm cho tình trạng nguồn lợi thủy sản nơi đây bị đánh bắt quá mức. Với số lượng tàu lưới kéo khá lớn, 1.001 chiếc, chiếm khoảng 10,2% tổng số tàu cá khai thác thủy sản toàn tỉnh [26]. Trong đó, có trên 70% là tàu cá nhỏ hoạt động ở vùng biển ven bờ, là một trong những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản từ đó dẫn đến sản lượng đánh bắt không như mong muốn. Công tác quản lý tàu cá, quản lý vùng hoạt động của tàu trên biển chưa thực sự hiệu quả đã gây ra hiện tượng tranh chấp ngư trường gay gắt giữa các nghề, tàu công suất lớn vẫn ngang nhiên hoạt động vùng ven bờ. Các tàu thiếu đoàn kết, hỗ trợ nhau trong hoạt động khai thác thủy sản nhằm giảm chi phí chuyến biển. Hơn nữa, thời gian qua, giá cả nhiên liệu, vật tư và các chi phí phục vụ cho mỗi chuyến biển liên tục tăng dẫn đến tàu hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả, có khi phải nằm bờ. Có những thời điểm toàn tỉnh Khánh Hòa có hàng nghìn tàu đánh cá nằm bờ, hầu hết tàu cá làm ăn kém hiệu quả (Giá nhiên liệu chỉ mới giảm trong những tháng đầu năm 2015 này). 2 Kết quả kinh tế (chỉ tiêu sản lượng hay doanh thu) luôn có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và ngành khai thác thủy sản nói riêng. Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu càng quan trọng hơn đối với ngành khai thác thủy sản vốn chứa đựng rất nhiều yếu tố tự nhiên không thể kiểm soát. Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có nhiều tàu cá khai thác ven bờ. Từ những lý do trên cho thấy, để duy trì hoạt động khai thác thủy sản của nghề lưới kéo ven bờ theo đúng chủ trương của tỉnh Khánh Hòa “Khai thác bền vững”, đảm bảo sinh kế cho những hộ ngư dân hoạt động nghề lưới kéo ven bờ, việc nghiên cứu “Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” là cần thiết nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế, từ đó đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp nhằm duy trì và bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. M c tiêu chung Tìm hiểu và xác định mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 2.2. M c tiêu c th" - Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. - Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết một số nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sản lượng khai thác góp phần nâng cao kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Những cơ sở lý luận, thực tiễn nào đã và đang sử dụng để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa? - Thực trạng các khoản đầu tư, chi phí và hiệu quả nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa? - Doanh thu của nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào? - Làm thế nào để tăng doanh thu cho nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa? 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. &'i t)*ng nghiên c,u Nghiên cứu về sản lượng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các hộ gia đình đang sở hữu tàu cá hoạt động nghề lưới kéo ven bờ (tàu lưới kéo có công suất nhỏ hơn 90CV). 3 4.2. Ph.m vi nghiên c,u - Các hộ gia đình đang sở hữu tàu cá hoạt động nghề lưới kéo ven bờ trong khu vực thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. - Tìm ra các nhân tố kỹ thuật ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại khu vực thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: Phương pháp điều tra thống kê, thống kê mô tả, thống kê phân tích, thống kê tổng hợp…Tiến hành phỏng vấn trực tiếp tại các hộ ngư dân. 5.1. Ph)+ng pháp thu th0p d1 li3u S' li3u th, c4p: thu thập và cập nhật tại các cơ quan ban ngành liên quan như Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa; Cục Thống kê Khánh Hòa; Các websites của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, tổng cục thống kê; Các tài liệu, giáo trình, bài báo liên quan được công bố trong và ngoài nước. S' li3u s+ c4p: được thu thập qua mẫu điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp hộ ngư dân có tàu cá hoạt động nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 5.2. Ph)+ng pháp phân tích s' li3u Xử lý số liệu: Nghiên cứu sử dụng phần mềm chuyên dụng PASW Statistics 18, Eview6 và Microsoft excel. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. V5 m6t lý lu0n Kết quả nghiên cứu của luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ nói chung và tại thành phố Nha Trang nói riêng. Đây là tiền đề giúp cho những nghiên cứu về các nghề khai thác thủy sản khác trên phạm vi trong tỉnh cũng như cả nước. 6.2. V5 m6t th8c ti9n Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp cho ngư dân những thông tin khoa học về nghề lưới kéo ven bờ. Qua đó ngư dân có thể vận dụng nhằm nâng cao kết quả kinh tế cho nghề lưới kéo ven bờ. Giúp các cơ quan quản lý nhà nước thấy được điểm yếu, điểm mạnh của nghề lưới kéo ven bờ, từ đó có những cơ chế, chính sách quản lý, thúc đẩy nghề lưới kéo ven bờ phát triển một cách bền vững. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn bao gồm 3 chương: 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN VÀ TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM 1.1. Kết quả kinh tế hoạt động khai thác thủy sản Kết quả kinh tế đầu tiên phải nói đến là lợi nhuận và là chỉ tiêu đánh giá chung đối với ngành khai thác thủy sản cũng như mọi ngành sản xuất khác trong nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, các chỉ số về doanh thu, chi phí cũng thường được xem xét để đánh giá quy mô sản xuất. Chỉ số về vốn bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay cũng cần được xem xét nhằm đánh giá khả năng đầu tư mở rộng của ngành sản xuất này. Chỉ số về tỷ suất lợi nhuận trước lãi trên vốn đầu tư được xem xét nhằm đánh giá tính kết quả của đầu tư và qua đó cho thấy tầm quan trọng của vốn vay. Ngành khai thác thủy sản ở Việt Nam với đặc thù là nghề cá nhân dân, quy mô nhỏ, cách thức tổ chức sản xuất rất không đồng đều, cách thức phân bổ thu nhập, chi phí cũng hết sức khác nhau giữa các vùng miền, các nghề làm cho việc xác định kết quả kinh tế gặp nhiều khó khăn. Với thực tế như vậy, việc xác định kết quả kinh tế của nghề khai thác thủy sản nói chung và nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang nói riêng cần thực hiện dựa trên số liệu điều tra theo các địa phương cụ thể cũng như theo từng nhóm công suất cụ thể. Mục đích của sản xuất là tạo ra sản phẩm làm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người và xã hội. Mục đích đó được thực hiện khi nền sản xuất xã hội tạo ra những kết quả hữu ích ngày càng cao, sản xuất đạt mục tiêu và kết quả kinh tế khi một khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra khối lượng hữu ích ngày càng lớn. Kết quả kinh tế là một chỉ tiêu đánh giá xem kết quả hữu ích được tạo ra như thế nào, từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong các điều kiện cụ thể nào. Như vậy kết quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và việc sử dụng nó tạo ra các yếu tố đầu ra trong quá trình sản xuất. Bản chất của kết quả kinh tế là xác định các chi phí bỏ ra để tạo ra các kết quả đạt được trong điều kiện nguồn tài nguyên hữu hạn nhằm đạt được lợi nhuận cao trong quá trình sản xuất. Điều đó chính là kết quả của lao động sản xuất, được xác định thông qua các đại lượng được đo lường bằng hiện vật hay giá trị. Trong lĩnh vực khai thác thủy sản, xác định kết quả kinh tế là việc xác định những yếu tố đầu vào nào cần cho quá trình khai thác và những kết quả đạt được trong quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào đó. Vận dụng những tương quan so sánh giữa các kết quả đạt được và những yếu tố đầu vào để phân tích toàn bộ quá trình hoạt động 6 khai thác. Các yếu tố đầu vào cụ thể của hoạt động khai thác thủy sản bao gồm: vốn đầu tư cho tàu (vỏ tàu và máy tàu); vốn đầu tư cho ngư cụ và trang thiết bị; nhiên liệu (dầu, xăng, nhớt); lương thực thực phẩm; lương thủy thủ; chất bảo quản sản phẩm sau khai thác (đá cây, đá xoay); vốn bằng tiền khác như lãy vay, phí sửa chữa tàu, phí bảo hiểm, đóng thuế Nhà nước… Kết quả đạt được chủ yếu là các sản phẩm thu được trong hoạt động khai thác như cá, tôm, ghẹ, mực… Tóm lại, xác định kết quả kinh tế của hoạt động khai thác thủy sản là xác định những chi phí bỏ ra cho những yếu tố đầu vào gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí nhiên liệu; chi phí tiền lương thủy thủ; chi phí bảo quản sản phẩm sau khai thác; chi phí lương thực, thực phẩm; chi phí sửa chữa nhỏ; chi phí sửa chữa lớn; chi phí bảo hiểm; chi phí thuế; chi phí lãi vay, đồng thời xác định kết quả thu được mà chủ yếu là sản lượng khai thác hay doanh thu từ sản phẩm khai thác được. Cuối cùng việc xác định lợi nhuận khai thác bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí cũng như sử dụng những chỉ tiêu này để xác định tỷ suất sinh lời của hoạt động khai thác thủy sản mang lại cao hay thấp. Kết quả kinh tế hoạt động khai thác thủy sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan bên ngoài như thời tiết, sự biến động trữ lượng cá, quá trình di cư của cá… do vậy để xác định đúng và đủ cần phải tiến hành trong thời gian dài và nghiên cứu nhiều nhiều tố cùng thời điểm. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến kết quả kinh tế hoạt động khai thác thủy sản chính là việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động khai thác thủy sản. Tuy nhiên tùy ngành nghề, phạm vị hoạt động mà yếu tố đầu ra hay kết quả của hoạt động khai thác thủy sản có sự thay đổi. Chẳng hạn đối với nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa thì việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế của nó chính là việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng khai thác được vì sản lượng khai thác tăng dẫn đến doanh thu tăng mà doanh thu tăng thì lợi nhuận cũng tăng theo. Trong nghiên cứu này tác giả không sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận hoặc doanh thu hoạt động khai thác nghề lưới kéo ven bờ mà chỉ đề cập đến sản lượng khai thác của nghề lưới kéo ven bờ là vì: - Thời gian nghiên cứu ngắn nên hầu như không có sự biến động về giá của sản phẩm khai thác được từ nghề lưới kéo ven bờ cũng như giá các chi phí nhiên liệu, lương thực thực phẩm,… - Nguồn nhân lực hoạt động nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang chủ yếu tại địa phương nên cũng không có sự biến động về chi phí tiền lương thủy thủ. 7 - Tàu khai thác ngư trường ven bờ, sản phẩm khai thác được chỉ bán tại địa phương, tiêu thụ tại địa phương nên hầu như không có sự biến động về giá sản phẩm. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động khai thác thủy sản Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào xác định kết quả kinh tế hoạt động khai thác nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, nên tác giả tập trung xây dựng các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế dựa trên sự so sánh giữa mức độ biến động của doanh thu và mức độ biến động của chi phí. Từ cơ sở trên các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ được trình bày trong luận văn này bao gồm: - Doanh thu hoạt động khai thác (có thể là tiền hoặc sản lượng hải sản) - Chi phí hoạt động khai thác. - Lợi nhuận khai thác và tỷ suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư. 1.2.1. Doanh thu ho.t :;ng khai thác Doanh thu từ khai thác là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà các thủy thủ tham gia hoạt động đánh bắt trên tàu thu được từ việc khai thác và tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Trong một năm, doanh thu bao gồm tổng doanh thu khai thác trong mùa chính và trong mùa phụ. Doanh thu khai thác các nghề nói chung và nghề lưới kéo nói riêng không bao gồm phần thu nhập do cá nhân thủy thủ làm thêm trong quá trình tham gia đánh bắt và cũng như không bao gồm phần sản phẩm khai thác được chia cho các thủy thủ để làm thức ăn cho gia đình. Doanh thu khai thác cũng được hiểu là doanh thu thuần và nó cũng đã được trừ đi phần phí trả cho các nậu vựa giúp chủ tàu bán sản phẩm khai thác, trừ phí bến cảng khi tàu cập cảng tiêu thụ sản phẩm và các khoản giảm trừ doanh thu khác. Doanh thu khai thác có được chính từ sản lượng khai thác sau đó đem bán trên thị trường. 1.2.2. Chi phí ho.t :;ng khai thác Chi phí hoạt động khai thác là tổng các khoản tiền chi ra phục vụ cho hoạt động khai thác thủy sản của tàu và các khoản khấu trừ tài sản thông qua khấu hao. Trong lĩnh vực khai thác thủy sản, chi phí có thể được phân loại gồm: chi phí cố định, chi phí biến đổi (chi phí cho chuyến biển và chi phí tiền lương). Để làm rõ các khoản mục chi phí trong khai thác thủy sản, ta tiến hành phân loại chi phí khai thác như sau: - Chi phí cố định: Là những khoản chi phí thường không biến đổi hoặc biến đổi rất ít khi mức độ hoạt động thay đổi. Các khoản chi phí này thường do chủ tàu gánh chịu và được bù đắp bằng phần thu nhập sau khi đã trừ chi phí biến đổi. Chi phí cố định trong lĩnh vực khai thác thủy sản bao gồm: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa lớn, chi phí lãi vay, thuế phải nộp nhà nước. 8 + Chi phí khấu hao: Là khoản chi phí bù đắp sự giảm dần giá trị của tài sản cố định do quá trình sử dụng, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ của kỹ thuật … Chi phí khấu hao là giá trị phân bổ của nguyên giá tài sản cố định qua thời gian sử dụng. Đối với nghề khai thác thủy sản nói chung và nghề lưới kéo nói riêng, chi phí khấu hao bao gồm các khoản khấu hao: vỏ tàu, máy tàu, thiết bị cơ khí, thiết bị điện tử, ngư cụ, thiết bị bảo quản, thiết bị khác. + Chi phí sửa chữa lớn: Là những khoản chi phí sửa chữa phục hồi, thay thế những bộ phận bị hao mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng tài sản cố định. Những khoản chi phí này chủ yếu phát sinh trong khi tàu ngưng hoạt động và bao gồm: chi phí sửa chữa vỏ tàu, sửa chữa ngư cụ, sửa chữa lớn máy tàu và trang thiết bị trên tàu. + Chi phí lãi vay (chi phí cơ hội): Là khoản chi trả cho chi phí sử dụng vốn vay dài hạn. Ngư dân thường được vay vốn đầu tư cho tài sản cố định, nên các khoản vốn vay này thường là vay dài hạn, do vậy các khoản chi phí lãi vay được xem là chi phí cố định. + Thuế phải nộp nhà nước: Là những khoản đóng góp ngân sách nhà nước, bao gồm: thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp. Các khoản thuế trên đối với hoạt động khai thác thủy sản chủ yếu là thuế khoán, ngư dân thường đóng một khoản nhất định cho dù hoạt động khai thác có thay đổi. - Chi phí biến đổi: Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động. Khoản chi phí này phát sinh trong quá trình hoạt động và bằng 0 khi tàu không tham gia khai thác. Trong khai thác thủy sản nghề lưới kéo ven bờ, chi phí biến đổi bao gồm chi phí chuyến biển và chi phí tiền lương. + Chi phí chuyến biển: Trong khai thác thủy sản chi phí chuyến biển thường được tính bằng khoản chi phí bỏ ra để mua nhiên liệu, bảo quản, lương thực, các chi phí sửa chữa nhỏ tàu…chi phí này được bù đắp bằng doanh thu trước khi chia lương cho thủy thủ. Chi phí chuyến biển bao gồm: Chi phí nhiên liệu như chi phí dầu diesel, nhớt phục vụ cho hoạt động của máy tàu; Chi phí bảo quản: chủ yếu chi phí mua đá, muối dùng để bảo quản sản phẩm khai thác; Chi phí lương thực, thực phẩm gồm những chi phí phục vụ ăn uống trong quá trình khai thác; Các loại phí phải trả và chi phí khác bao gồm phí neo đậu tàu thuyền, phí cập cảng thực hiện một số dịch vụ hậu cần trước khi ra khơi và một số khoản phí khác; Chi phí sửa chữa nhỏ gồm những khoản chi phí sửa chữa tàu, ngư cụ, trang thiết bị trên tàu phát sinh trong khi tàu đang hoạt động khai thác thủy sản. Chi phí này thường nhỏ và xảy ra thường xuyên và được tính vào chi phí của chuyến biển. + Chi phí tiền lương: Là số tiền mà chủ tàu trả công làm việc cho thuỷ thủ tham gia khai thác. Trong hoạt động khai thác thủy sản tại Việt Nam, chi phí tiền lương được chi trả bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng đối với nghề lưới kéo ven bờ thì 9 chi phí này chủ yếu được chi trả bằng tỷ lệ phần trăm của doanh thu trừ chi phí biến đổi chưa có lương (chi phí nhiên liệu, chi phí bảo quản, chi phí lương thực, chi phí sửa chữa nhỏ và chi phí khác) hoặc doanh thu trừ tổng chi phí hoạt động (chi phí biến đổi chưa có lương và chi phí sửa chữa lớn tàu). Do chủ tàu thuê lao động thường không có hợp đồng lao động, không đăng ký lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND xã phường, đồn biên phòng), nên không đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngư dân, do vậy, chi phí tiền lương không bao gồm các khoản trích trên. 1.2.3. L*i nhu0n khai thác và t< su4t sinh l>i t@ tAng v'n :Bu t) Lợi nhuận khai thác được tính như sau: Giá trị gia tăng = Doanh thu - Biến phí (1.1) (Biến phí bao gồm chi phí nhiên liệu, chi phí bảo quản, chi phí lương thực và thực phẩm, chi phí sửa chữa nhỏ, các chi phí khác và chi phí tiền lương ). Dòng tiền thu được = Lợi nhuận khai thác = Giá trị gia tăng – chi phí sữa chữa lớn – chi phí bảo hiểm, thuế (1.2) Dòng tiền thu được - Chi phí KHTSCĐ - Chi phí lãi vay (1.3) (Chi phí lãi vay hay còn gọi là chi phí cơ hội) T< su4t sinh l>i t@ tAng v'n :Bu t) (ROI) Để xem xét đồng vốn bỏ ra đầu tư nghề lưới kéo ven bờ tại Nha Trang có thu về lợi nhuận không, lợi nhuận như thế nào ta có thể xem xét vài tỷ số như ROE, ROA hay ROI… ROE-Return On Equity (Tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu (còn gọi là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu). ROE = Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu. ROA- Return on total assets (Tỷ suất thu nhập trên tài sản /suất sinh lời của tài sản / tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản) = Lãi ròng / Tổng tài sản. Khi tính toán ROE và ROA mà cao thì càng tốt. Tuy nhiên chỉ số ROE, ROA càng cao thì mức độ nguy hiểm sẽ càng tăng. Do vậy để biết chính xác, đầu tư an toàn ta nên tính toán, xem xét thông qua ROI. ROI- Return On Investment /hay còn gọi là ROIC và ROTC (Tỷ suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư) = (Lãi ròng + Lãi vay sau thuế) / Tổng tài sản hoặc ROI = (Lãi ròng + Lãi vay x ( 1- Thuế suất)) / Tổng tài sản hoặc ROI = [(Lãi trước thuế + Lãi vay) x (1 – Thuế suất)] / Tổng tài sản. ROI được định nghĩa đơn giản, nó là một công cụ tài chính để tính hiệu quả đầu tư. ROI sử dụng để so sánh hiệu quả đầu tư khi lựa chọn đầu tư. 1.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến luận văn 1.3.1. Các nghiên c,u trong n)Cc Tại Việt nam, các cuộc điều tra chủ yếu xoay quanh vấn đề xác định nguồn lợi và đa dạng sinh học biển. Pha 1 của dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật biển (ALMRV) được thực hiện từ năm 1996, đã xây dựng được một cơ sở dữ liệu có giá trị về sinh học 10 cá, hoạt động và kết quả khai thác thủy sản, số liệu kinh tế đội tàu. Tuy nhiên, về số liệu kinh tế, mới chỉ thu thập được các dữ liệu về chi phí biến đổi (chi phí chuyến biển và chi phí tiền lương) cho đội tàu chứ chưa thu thập dữ liệu về chi phí cố định. Do vậy, kết thúc pha 1 dự án chưa thể đánh giá kết quả kinh tế cuối cùng cho một đội tàu khai thác thuỷ sản [19]. Pha 2 của dự án ALMRV bắt đầu từ năm 2001, yêu cầu phải đưa ra được các tư vấn cho các nhà quản lý của địa phương cũng như Bộ Thuỷ sản về hoạt động của ngành khai thác thủy sản, đồng thời tiến hành xây dựng hồ sơ dữ liệu nghề khai thác thủy sản cho các tỉnh ven biển. Vì vậy, cuối năm 2001, Dự án đã phối hợp với Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản thực hiện xây dựng bộ chỉ số cho việc đánh giá kết quả kinh tế đội tàu và chương trình thu mẫu chi phí cố định để bổ sung cho cơ sở dữ liệu. Cho đến hôm nay, các số liệu về kết quả kinh tế đội tàu khai thác tại các địa phương (28 tỉnh/thành phố) mang tính vay mượn từ các nguồn dữ liệu của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản và Viện Nghiên cứu Thủy sản Hải Phòng. Dữ liệu về kết quả kinh tế của các đội tàu được thực hiện bằng cách: lấy dữ liệu về doanh thu và chi phí hoạt động (gồm biến phí, chi phí sửa chữa, thuế bảo hiểm và lãi vay) từ kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thủy sản Hải Phòng, lấy dữ liệu về đầu tư và chi phí khấu hao từ các đội tàu tương đương về công suất và nghề hoạt động do Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản thu thập, do vậy chưa đảm bảo được tính thống nhất giữa các đội tàu. Nhìn chung, các nghiên cứu còn mang tính chất tổng quát, chưa đi sâu vào phân tích doanh thu, chi phí và đánh giá kết quả kinh tế của từng đội tàu ở một địa phương cụ thể như Nha Trang [19]. “Tổng quan nghề cá Khánh Hòa” do Viện Nghiên cứu Thủy sản Hải Phòng và Viện Kinh tế & Quy hoạch thủy sản thực hiện đã khái quát sơ lược những nét cơ bản về đặc điểm kinh tế xã hội cũng như thực trạng nghề cá Khánh Hòa. Tuy nhiên, nghiên cứu này không đề cập một cách chi tiết đến từng nghề cá trên từng địa bàn cụ thể. Bên cạnh đó, số lượng lấy mẫu quá ít (bình quân 5÷10 mẫu cho 1 nghề) nên chưa thể mang tính đại diện cho nghề cá Khánh Hòa. Chiến lược phát triển khai thác thủy sản tỉnh Khánh Hoà đến năm 2010 và định hướng phát triển đến 2020 đã khái quát được hiện trạng khai thác thủy sản Khánh Hòa, thực hiện các công cụ thống kê xác định số lượng tàu thuyền, công suất và năng lực khai thác thủy sản tại Khánh Hòa, đánh giá chất lượng tàu thuyền và trang thiết bị sử dụng trên tàu, xác định cơ cấu nghề nghiệp và ngư trường khai thác chủ yếu của các đội tàu trong tỉnh, đánh giá về lực lượng lao động tham gia khai thác thủy sản, xác định thị trường tiêu thụ và công tác hậu cần nghề cá. Thông qua công tác đánh giá thực trạng đã xác định những thành tựu và những tồn tại, từ đó đề ra những chiến lược phát 11 triển cho ngành. Các chiến lược được đưa ra chủ yếu mang tính tổng quát, chưa đi vào cụ thể cho từng nghề. Quy hoạch tổng thể ngành thuỷ sản, đây là một công trình nghiên cứu do Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản thực hiện. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khá công phu để đánh giá hiện trạng và xác định tiềm năng phát triển của ngành thuỷ sản ở Việt Nam. Dựa vào kết quả đánh giá về hiện trạng ngành thuỷ sản các lĩnh vực khai thác gần bờ, khai thác xa bờ, nuôi trồng, chế biến thủy sản..., nhóm nghiên cứu đã xây dựng các mục tiêu và định hướng phát triển ngành thuỷ sản nước ta đến năm 2020. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chưa đánh giá kết quả kinh tế trong khai thác thủy sản và đề cập các giải pháp nâng cao kết quả kinh tế của các nghề khai thác ở nước ta. Khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh cho ngành khai thác thủy sản, hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ đề cập đến một vài nhân tố như: đặc điểm tàu, đặc điểm ngư cụ, hoạt động của tàu, lao động và quản lý,…như: Duy (2010) đưa ra mô hình có 3 nhân tố (công suất tàu, số lượng tấm lưới, số ngày hoạt động), Tuấn (2007) đưa ra mô hình có 5 nhân tố (công suất, số lượng tấm lưới, vốn đầu tư trang thiết bị, tuổi tàu, vốn đầu tư ngư cụ) … 1.3.2. Các nghiên c,u n)Cc ngoài Một trong những nghiên cứu kinh tế đầu tiên trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản là của tác giả Huvanandana được thực hiện vào năm 1973. Ông đã nghiên cứu và so sánh doanh thu chi phí của 2 đội tàu lưới vây rút chì (purse seine) và lưới vây nổi (encirling) của Thái Lan và Trung Quốc khai thác cá thu ở vùng biển Ấn Độ Dương. Kết quả cho thấy nghề lưới vây nổi mang lại lợi nhuận cao hơn nghề vây rút chì [36] Domingo và Baun [36] đã nghiên cứu doanh thu chi phí của tàu lưới kéo và lưới vây ở ven biển phía bắc Java, Indonesia. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận của hai tác giả khác nhau. Domingo thu thập dữ liệu trong tháng 5 năm 1978 và xem như tháng 5 là tháng có hoạt động và sản lượng khai thác trung bình trong năm, từ đó nội suy doanh thu và chi phí của năm. Trong khi đó, Baun lại chủ yếu sử dụng nguồn thông tin thứ cấp để làm cơ sở tính doanh thu chi phí cho hai đội tàu này. Bên cạnh đó cách tính khấu hao, tính chi phí cơ hội khác nhau dẫn đến kết quả phân tích khác nhau. Theo Baun, lợi nhuận ở cả hai đội tàu lưới vây và lưới kéo thấp hơn nhiều so với kết quả của Domingo. Nhưng cả hai tác giả đều kết luận rằng lợi nhuận mà nghề lưới vây mang lại cao hơn so với nghề lưới kéo. Đồng thời nghiên cứu này đã chỉ ra những khác biệt trong việc xác định lợi nhuận khai thác giữa các nghề khác nhau. Sự khác biệt này do nguyên nhân của việc tính toán khác nhau về chi phí cố định cũng như phương pháp ăn chia giữa chủ tàu và thủy thủ [37]. 12 Kumpa đã phân tích cấu trúc chi phí và khả năng sinh lợi của các đội tàu khai thác quy mô nhỏ ở thành phố Chumphon. Tác giả nhận thấy rằng các loại ngư cụ tầng nổi như lưới vây, lưới rê thường đem lại kết quả cao hơn so với các loại ngư cụ tầng đáy như lưới kéo [37]. Ola Flaaten, Knut Heen, và Kjell G. Salvanes [37] đã so sánh sự khác biệt lợi nhuận của đội tàu khai thác lưới vây sử dụng giấy phép miễn phí và đội tàu khai thác lưới vây mua giấy phép theo giá thị trường tại Nauy. Các tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy OLS để phân tích những nhân tố tác động đến doanh thu và chi phí của 2 đội tàu khai thác lưới vây nhằm chỉ ra những khác biệt về doanh thu và chi phí của 2 đội tàu, từ đó xác định sự khác biệt về lợi nhuận, làm cơ sở tìm ra giá trị thật của giấy phép trên thị trường chuyển nhượng [37]. Nauy cũng như một số nước Châu Âu (Đan Mạch, Pháp, Hà Lan, Anh) đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về doanh thu, chi phí của các đội tàu khai thác thủy sản. Các công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào nghề cá đơn loài, kỹ thuật khai thác mang tính công nghiệp hóa rất cao và hoạt động khai thác được quản lý giám sát rất chặt chẽ. Báo cáo của FAO [19] về thành tựu kinh tế kỹ thuật nghề cá đã tóm tắt những kết quả kinh tế tài chính trong hoạt động khai thác thủy sản của 15 nước thực hiện trong năm 1999 và 2000. Nghiên cứu này dựa trên kết quả điều tra đã được thực hiện từ năm 1995 đến năm 1997 và được xuất bản trên tạp chí FAO Fisheries Technical Paper số 377. Nghiên cứu cho thấy, trong 108 nghề được nghiên cứu tại 15 nước (Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Phi và Châu Á) có 105 nghề đạt dòng tiền dương (positive gross cash flow) (dòng tiền = doanh thu thuần - chi phí hoạt động) chiếm 97%. Chỉ có 3 nghề gồm: stow-netters ở Trung Quốc, nghề semi- industrial và industrial shrimp và nghề bottom fish trawlers ở Trinidad và Tobago cho thấy dòng tiền âm. Nghiên cứu cũng cho thấy khi xem xét chi phí sử dụng vốn như: chi phí khấu hao và chi phí lãi vay thì có 92 nghề đạt lợi nhuận khai thác dương, chiếm 85% tổng số nghề nghiên cứu. Trong số 10 quốc gia tham gia vào các nghiên cứu từ trước đến nay, chỉ hai trường hợp của Pháp và Tây Ban Nha đạt được sự cải thiện đáng kể trong tỉ suất lợi nhuận của hoạt động đánh bắt, còn nghề cá Trung Quốc và Đức lại chứng kiến sự giảm sút của chỉ số trên. Trong khi đó, tỉ suất lợi nhuận của nghề cá 6 quốc gia còn lại bao gồm Hàn quốc, Indonesia, Ấn Độ, Senegal, Argentina và Peru lại giữ nguyên so với giai đoạn nghiên cứu 1995÷1997. Nhìn chung, những kết quả khả quan trên có được là do giá sản phẩm tăng cao. Cũng có một vài dấu hiệu cho thấy mức cường lực khai thác giảm sút và trữ lượng được phục hồi. Một số đội tàu đã tự thay đổi cách thức hoạt động để thích nghi với điều kiện mới như nguồn lợi đang có chiều hướng cạn kiệt và biến động 13 khó lường cũng như phương thức xâm nhập thị trường thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trường hợp một số tàu đã qua nhiều năm sử dụng tuy trước đây hoạt động hiệu quả nhưng giờ đây chịu thua lỗ chủ yếu là vì vẫn tiếp tục đánh bắt trên nguồn lợi vốn đã bị khai thác quá mức. Theo báo cáo của Bộ Thủy Sản Eritrea cho thấy sản lượng khai thác bền vững trong năm 2000 là 70.000 tấn, nhưng thực tế khai thác chỉ đạt 13.000 tấn, Michael Habteyonas Z. và Frank Scrimgeour [19] đã nghiên cứu những nhóm nhân tố tác động đến sản lượng khai thác, từ đó đưa ra những khuyến nghị quản lý đối với Bộ Thủy sản Eritrea trong việc phát triển nghề khai thác thủy sản, nâng cao sản lượng khai thác, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thủy sản đảm bảo phát triển bến vững. Những nhóm nhân tố được tác giả dùng phân tích gồm: cường lực khai thác (fishing effort), vốn lao động (human capital), tình hình kinh tế xã hội (socio-economic situation), đồng thời tác giả sử dụng mô hình phân tích hồi quy theo phương pháp OLS để nghiên cứu tác động các nhóm nhân tố trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giới hạn trong cường lực khai thác như sử dụng tàu có công suất nhỏ, sử dụng ngư cụ không hiệu quả, thiếu hụt yếu tố đầu vào, thiếu kinh nghiệm khai thác của ngư dân là những nhân tố làm cho sản lượng khai thác không đạt kết quả như mong muốn. Hơn nữa, kết quả chỉ rõ đặc điểm tình hình kinh tế xã hội như sử dụng vốn không hợp lý, thiếu thị trường đầu ra và lao động có trình độ đào tạo thấp cũng ảnh hưởng đến sản lượng khai thác. Từ đó tác giả đã đưa ra những khuyến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu để nâng cao sản lượng khai thác đạt mức sản lượng bền vững, các khuyến nghị gồm: đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị nghề cá, cho vay vốn đầu tư tàu và ngư cụ, đào tạo nghề cho lao động nghề cá, phổ biến luật khai thác và quản lý thủy sản để giúp ngư dân sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững. Sbrana Mario, Sartor Paolo và Belcari Paola đã nghiên cứu xác định những nhân tố chính ảnh hưởng đến sản lượng khai thác trên một đơn vị cường lực (CPUE) (kg/ngày/tàu) của nghề lưới kéo tại vùng biển Bắc Tyrrhenian Sea (phía Tây Mediterranean). Dữ liệu sản lượng khai thác trên một đơn vị cường lực của một số loài tôm và cá (deep water rose shrimp, Parapenaeus longirostris, Norway lobster, Nephrops norvegicus, and red shrimps, Aristaemorpha foliacea and Aristeus antennatus) được thu thập hàng tháng từ năm 1991 đến 1999 tại trung tâm đấu giá Porto Santo Stefano, nơi mà hầu hết sản lượng đánh bắt được quyết định bởi hoạt động khai thác của đội tàu lưới kéo truyền thống. Tác giả sử dụng mô hình tuyến tính tổng quát để xác định những nhân tố ảnh hưởng sản lượng khai thác của các loài tôm và cá được nghiên cứu trên một đơn vị cường lực bao gồm: tháng hoạt động, năm hoạt động và số tàu hoạt động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tháng hoạt động ảnh hưởng đáng kể 14 đến sự khác biệt sản lượng khai thác trên một đơn vị cường lực của loài tôm (deep water rose shrimp), năm hoạt động ảnh hưởng đáng kể đến hầu hết các loài nghiên cứu, đặc biệt là loài cá Parapenaeus longirostris. Số tàu hoạt động ảnh hưởng đến CPUE của loài Parapenaeus longirostris và đặc biệt loài Nephrops norvegicus. Đồng thời kết quả nghiên cứu cho thấy không có 1 nhân tố đơn lẻ nào về đặc điểm của tàu như chiều dài, trọng tải, công suất tàu có thể giải thích tốt hơn sự khác biệt của CPUE như số tàu hoạt động nói chung. Tại Úc, một số công trình nghiên cứu về các chỉ số kinh tế cho một số nghề phục vụ cho mục đích nghiên cứu tối đa hóa lợi ích do tài nguyên mang lại (resource rent) là nhân tố làm cơ sở xác định thuế tài nguyên mà các đội tàu phải trả khi hưởng lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia [43]. Các công trình nghiên cứu của Pascoe, Đại học Portsmouth - Anh, chủ yếu liên quan đến kết quả kinh tế nghề khai thác thủy sản, đồng thời phân tích các nhân tố tác động đến kết quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật các đội tàu khai thác tại một số quốc gia châu Âu. Các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện bằng kỹ thuật phân tích hồi quy, kỹ thuật phân tích DEA (Data Envelopement Analysis) và kỹ thuật SPF (Stochastic Production Frontier) [41]. 1.4. Tổng quan hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam 1.4.1. Tàu thuy5n và c+ c4u tàu thuy5n Bảng 1.1: Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản Việt Nam phân theo nhóm công suất, năm 2001÷2014 TT 1 2 3 4 Loại tàu ĐVT Năm 2001 2010 2011 2013 2012 2014 Tổng số tàu cá Chiếc 74.495 128.449 126.458 123.808 118.060 114.273 Dưới 20CV Tỷ lệ Từ 20 ÷ 90CV Tỷ lệ Trên 90CV Tỷ lệ Chiếc 29.586 64.802 62.031 60.248 39,7 50,4 49,1 48,7 46,9 46,2 Chiếc 38.904 45.584 39.457 36.847 34.200 32357 29 28,3 % % 52,2 35,5 31,2 29,8 Chiếc 6.005 18.063 24.970 26.713 8,1 14,1 19,7 21,6 % 55.325 52.835 28.535 29.081 24,2 25,4 Nguồn [28] và [33] Theo Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đến năm 2014 cả nước có 114.273 tàu cá các loại, trong khi đó năm 2001 cả nước có chỉ 74.495 tàu, tăng đến 39.778 tàu . Nhóm tàu có công suất nhỏ hơn 20CV năm 2014 tăng 16.702 chiếc so với 15 năm 2001. Tuy nhiên so sánh qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 thì tổng số tàu cả nước giảm rõ rệt. Nhóm tàu công suất lớn (trên 90CV) tăng nhanh, còn nhóm tàu dưới 20CV giảm mạnh. Đây là tín hiệu khả quan cho ngành thủy sản trong xu thế đầu tư và đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ. Nhóm tàu có công suất dưới 20CV với 64.802 chiếc năm 2010 giảm xuống còn 52.835 chiếc năm 2014. Trong khi đó nhóm tàu lớn hơn 90CV chỉ 18.063 chiếc năm 2010 tăng lên 29.081 chiếc năm 2014. Bảng 1.2: Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản Việt Nam theo vùng biển, năm 2014 Công suất tàu Vùng biển Tổng số tàu < 20CV Chiếc 20 ÷ 90CV Tỷ lệ (%) Chiếc Tỷ lệ (%) > 90CV Chiếc Tỷ lệ (%) 1. Vịnh Bắc Bộ 37.597 25.983 69,1 7.454 19,8 4.160 11,1 2. Trung Bộ 45.555 22.500 49,4 15.112 33,2 7.943 17,4 3. Đông Nam Bộ 12.400 3.645 29,4 720 5,8 8.035 64,8 4. Tây Nam Bộ 18.721 707 3,8 9.071 48,5 8.943 47,8 46,2 32.357 28,3 29.081 25,4 Cả nước 114.273 52.835 Nguồn [28] và [33] Từ bảng 1.2 cho thấy, tàu có công suất nhỏ chủ yếu tập trung các tỉnh khu vực phía Bắc và Trung Bộ nên hầu hết các tàu này khai thác ngư trường quanh tỉnh mình. Số lượng tàu trên 90CV khai thác tương đối đồng đều trên các ngư trường trong nước. 1.4.2. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản Bảng 1.3: Hiện trạng cơ cấu nghề khai thác thủy sản ở Việt Nam, năm 2014 Ngư cụ dùng trong khai thác Số tàu Tỷ lệ (%) 1. Họ lưới kéo 2. Họ lưới rê 3. Họ lưới vây 18.337 46.214 5.320 16 40,4 4,7 4. Họ nghề câu 18.796 16,4 5. Họ lưới vó, mành 9.772 8,6 6. Họ nghề cố định 3.634 3,2 7. Họ nghề khác 12.200 10,7 114.273 100 Tổng cộng Nguồn [28] và [33] 16 Cơ cấu nghề nghiệp khai thác thủy sản 2014 được chia làm 7 nhóm nghề. Tuy nhiên số lượng tàu cá hoạt động chủ yếu tập trung 3 nhóm nghề chính đó là họ nghề lưới rê chiếm 40,4%, tiếp đến họ nghề câu chiếm 16,4%, kế đến họ ghề lưới kéo chiếm 16%. Số còn lại phân bố cho các họ nghề như họ nghề vây, họ nghề vó mành, họ nghề cố định và họ nghề khác. Nhìn vào phân bố cơ cấu nghề cho thấy, lượng tàu cá hoạt động những nghề mang tính hủy duyệt dần giảm đi như họ nghề lưới kéo. 1.5. Tăng trưởng của ngành thủy sản Việt Nam, giai đoạn 2005÷2014 Tăng tưởng của ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn 2005 đến 2015 được thể hiện chi tiết tại bảng 1.4. Bảng 1.4: Sản lượng thuỷ sản Việt Nam, giai đoạn 2005÷2014 ĐVT: Nghìn tấn Năm Sản lượng khai thác Sản lượng nuôi trồng Tổng Sản lượng 2005 1.987,9 1.478,9 3.466,8 2006 2.026,6 1.695 3.721,6 2007 2.074,5 2.124,6 4.199,1 2008 2.136,4 2.465,6 4.602 2009 2.280,5 2.589,8 4.870,3 2010 2.414,4 2.728,3 5.142,7 2011 2.514,3 2.933,1 5.447,4 2012 2.622,2 3.110,7 5.732,9 2013 2.710 3.340 6.050 2014 2.919,2 3.413,3 6.332,5 Nguồn [28] và [33] Năm 2014 đánh dấu thành tựu vượt bậc của ngành thủy sản Việt Nam. Tổng sản lượng thủy sản đã đạt con số kỷ lục từ trước tới nay với 6.332,5 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 2.919,2 nghìn tấn, nuôi trồng đạt 3.413,3 nghìn tấn. Năm 2005, tổng sản lượng thủy sản chỉ là 3.466,8 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng khai thác là 1.987,9 nghìn tấn, nuôi trồng là 1.478,9 nghìn tấn, cụ thể bảng 1.4. Có thể nói rằng sản lượng khai khác tăng chưa hẳn tín hiệu mừng bởi khai thác ngày càng nhiều trong khi nguồn lợi có hạn, tái sinh không kịp sẽ dẫn đến cạn kiệt và hủy duyệt nguồn lợi. Cũng trong năm 2014 sản lượng khai thác biển và nội địa cũng tăng vượt bậc so với năm 2005. Tổng sản lượng khai thác thủy sản đã đạt con số kỷ lục từ trước tới nay với 2.919,2 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng khai thác biển đạt 2.711,1 nghìn tấn, sản lượng khai thác nội địa đạt 208,1 nghìn tấn. Trong khi năm 2005, tổng sản lượng thủy 17 sản chỉ là 1.987,9 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng khai thác biển là 1.791,1 nghìn tấn, sản lượng khai thác nội địa là 196,8 nghìn tấn, cụ thể bảng 1.5. Bảng 1.5: Sản lượng thuỷ sản khai thác ở Việt Nam, giai đoạn 2005÷2014 ĐVT: Nghìn tấn Năm Sản lượng khai thác biển Sản lượng khai thác nội địa Tổng sản lượng 2005 1.791,1 196,8 1.987,9 2006 1.823,7 202,9 2.026,6 2007 1.876,3 198,2 2.074,5 2008 1.946,7 189,7 2.136,4 2009 2.091,7 188,8 2.280,5 2010 2.220 194,4 2.414,4 2011 2.308,3 206,1 2.514,3 2012 2.418,7 203,5 2.622,2 2013 2.530 180 2.710 2014 2.711,1 208,1 2.919,2 Nguồn [28] và [33] Giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 đạt con số 188.600 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010). Trong đó, giá trị khai thác đạt 74.755 tỷ đồng, nuôi trồng đạt 113.845 tỷ đồng. Năm 2005, tổng giá trị chỉ là 104.875,7 tỷ đồng. Trong đó, giá trị khai thác là 47.652,4 tỷ đồng, giá trị nuôi trồng là 57.223,3 tỷ đồng. Chi tiết bảng 1.6. Bảng 1.6: Giá trị sản xuất thuỷ sản Việt Nam theo giá so sánh 2010, giai đoạn 2005÷2014 ĐVT: Tỷ đồng Giá trị SX của ngành Giá trị SX của ngành Năm Tổng cộng khai thác nuôi trồng 2005 47.652,4 57.223,3 104.875,7 2006 2007 48.603,2 49.651,6 64.710,3 76.079,2 113.313,5 125.730,8 2008 50.985,2 82.620,9 133.606,2 2009 55.212,9 89.216,9 144.429,8 2010 58.863 94.306,9 153.169,9 2011 61.429,8 100.197,1 161.626,9 2012 68.652,2 100.742,7 169.394,9 2013 69.977,9 106.570,1 176.548 2014 74.755 113.845 188.600 Nguồn [31] và [33] 18 1.6. Tổng quan hoạt động khai thác thủy sản ở Nha Trang và Khánh Hòa 1.6.1. NguDn l*i thEy sFn Với khoảng 385km đường bờ biển và 135km đường bờ ven đảo, hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ, 1.658km2 đất ngập nước, hơn 10.000km2 thềm lục địa…. [16]. Biển Khánh Hòa có hơn 2.030 loài cá, trong đó 130 loài có giá trị kinh tế, 1.600 loài giáp xát, 2.500 loài sò, trai,… và rất nhiều rong, chim biển. Đây là điều kiện thuận lợi góp phần làm cho sản lượng khai thác thủy sản tỉnh Khánh Hòa tăng từ 67.054 tấn (2007) lên khoảng 90.394 tấn năm 2014 [27]. 1.6.2. NguDn nhân l8c ngành thEy sFn Nguồn nhân lực ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2007 đến 2014 được thể hiện chi tiết bảng 1.8. Bảng 1. 7: Lao động ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2007÷2014 ĐVT: Người Lĩnh vực sản xuất Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1. Khai thác 31.500 32.210 34.684 34.520 36.532 37.169 37.000 37.050 2. Nuôi trồng 16.400 17.000 17.200 17.500 16.700 16.500 16.000 16.700 3. Dịch vụ Tổng cộng 8.400 8.450 8.500 8.500 8.650 8.700 8.770 8.900 56.300 57.660 60.384 60.520 61.882 62.369 61.770 62.650 Nguồn [32] Lao động thủy sản luôn có sự gia tăng về nhu cầu lao động, tuy nhiên trong những năm gần đây sự gia tăng không đáng kể. Nếu so sánh số lượng lao động trong các ngành khai thác, nuôi trồng hay dịch vụ thủy sản qua các năm 2007, 2010, 2014 thì nhận thấy có sự gia tăng mạnh số lượng lao động tham gia nghề. Chẳng hạn, số lao động ngành khai thác tăng từ 31.500 người (2007) lên 37.050 người (2014), hay số lao động trong lĩnh vực dịch vụ thủy sản tăng 8.400 người (2007) lên 8.900 người (2014). 1.6.3. TGng tr)Hng cEa ngành thEy sFn tInh Khánh Hòa Bảng 1.8: Sản lượng khai thác thủy sản tại các tỉnh Nam Trung Bộ, năm 2007÷2014 ĐVT: Tấn Địa phương Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 CF n)Cc 2.074.526 2.136.408 2.280.527 2.414.408 2.514.335 2.705.439 2.803.814 2.949.612 1. Đà Nẵng 2. Quảng Nam 3. Quảng Ngãi 4. Bình Định 5. Phú Yên 6. Khánh Hoà 7. Ninh Thuận 8. Bình Thuận 39.447 36.514 34.943 50.556 51.643 54.836 88.650 89.930 92.299 112.778 118.848 129.608 36.423 37.141 38.520 67.054 68.637 74.356 48.000 49.500 50.725 155.270 158.451 169.422 35.978 58.279 104.191 141.655 42.215 75.242 54.550 172.864 33.776 62.638 113.311 152.109 45.281 75.178 56.076 175.576 32.848 62.797 125.839 166.974 50.891 80.160 63.685 180.263 32.287 66.322 140.043 179.065 49.904 82.300 64.153 187.019 34.224 68.975 149.846 230.099 52.399 90.394 66.719 202.168 Nguồn [32] 19 Bảng 1.8 cho thấy, sản lượng khai thác thủy sản tỉnh Khánh Hòa tăng đều qua các năm từ 2007 đến 2014. Sản lượng khai thác nhìn chung có tăng, tuy nhiên nếu tính sản lượng theo công suất (kg/CV) có xu hướng giảm hàng năm. Bảng 1.9: Giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh Khánh Hòa, năm 2007÷2014 (giá so sánh 1994) ĐVT: Triệu đồng Ngành sản xuất 1. Khai thác Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 642.326 663.199 717.541 738.369 755.612 768.237 770.542 775.624 2. Nuôi trồng 631.872 658.308 575.530 595.317 604.323 621.391 620.255 625.748 3. Dịch vụ TAng c;ng 34.025 32.821 42.894 37.055 40.324 47.980 48.124 48.516 1.308.223 1.354.328 1.335.965 1.370.741 1.400.259 1.437.608 1.438.921 1.449.889 Nguồn [29] Bảng 1.9 cho thấy, giá trị sản xuất ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa luôn duy trì được mức tăng trưởng cao và khá ổn định. Tỷ trọng của ngành nuôi trồng và khai thác không có sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên, xu thế biến động của hai ngành này lại ngược nhau. Khai thác thủy sản có xu thế tăng, trong khi ngành nuôi trồng lại có xu thế giảm. Tốc độ tăng trưởng bình quân của khai thác trong giai đoạn 2007÷2010 là 8,25%/năm, nuôi trồng có tốc độ tăng trưởng âm 2,57%/năm. Dịch vụ thủy sản có tỷ trọng không đáng kể và xu thế tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ trên là 4,13%/năm. 1.6.4. Hi3n tr.ng ngành khai thác thEy sFn t.i thành ph' Nha Trang, tInh Khánh Hòa Theo số liệu thống kê của Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, tính đến 6/2014 toàn tỉnh có 9.810 tàu cá gắn máy các loại, tập trung chủ yếu ở các địa phương ven biển là Vạn Ninh (chiếm 29,1%), Ninh Hòa (chiếm 12,8%), Cam Ranh (chiếm 20,4%), nhiều nhất là thành phố Nha Trang (chiếm 31,9%), còn lại các địa phương khác. Trong đó, nghề lưới kéo có 1.001 tàu (chiếm 10,2%), nghề mành với 1.516 tàu (chiếm 15,5%), nghề câu với 1.235 tàu (chiếm 12,6%), nghề lưới rê với 645 tàu (chiếm 6,6%), dịch vụ thủy sản với 325 tàu (chiếm 3,3%), lưới cước với 2.142 tàu (chiếm 21,8%), nghề lưới trủ với 383 tàu (chiếm 3,9%), nghề lưới vây với 254 tàu (chiếm 2,6%), nghề pha xúc với 204 tàu (chiếm 2,1%), nghề lưới quét với 93 tàu (chiếm 0,9%), nghề khác với 2.012 tàu (chiếm 20,5%). Thống kê sơ bộ từ các địa phương, số tàu cá dưới 20CV có 5.521 chiếc (chiếm 56,3%), số tàu dưới 90CV chiếm khoảng 88,8%. Đây là số tàu hoạt động gần bờ gây suy giảm nguồn lợi thủy sản trầm trọng. Nghề lưới kéo đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nghề cá Khánh Hòa, có 1.001 chiếc, trong đó có 750 tàu khai thác ở vùng biển ven bờ (ng, giá cá :)*c bQ qua H nghiên c,u này vì nghiên c,u th8c hi3n trong th>i gian ngMn, sFn phRm ngh5 l)Ci kéo ven b> chI tiêu th thN tr)>ng trong tInh), các nhân tố còn lại là nhân tố độc lập của mô hình. Một trong những kỹ thuật xác định dạng hàm nghiên cứu chủ yếu dựa vào mối quan hệ giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc. Qua khảo sát mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập ta thấy sản lượng khai thác có quan hệ với một số biến độc lập. Trong luận văn này, mô hình nghiên cứu được viết tổng quát như sau: SL = β0 + β1L+ β2Cs + β3Tt + β4Kn + β5Ds + β6S + β7V +Є Chú giải: βi: (i=0÷7) và Є là các hằng số. 3.3.2. Ki"m tra giF thuyLt mô hình a. L0p ma tr0n t)+ng quan Dùng phần mềm PASW Statistics 18 tính toán hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc SL và 7 biến độc lập L, Cs, Tt, Kn, Ds, S, V cho kết quả như bảng 3.40. Từ bảng 3.40 ta thấy Kn và SL có mối tương quan rất cao r=0,847, tiếp theo là L, Cs, S, V có mối tương quan thuộc dạng cao với SL lần lượt đạt chỉ số r là 0,647; 0,797; 0,639 và 0,739. Trong khi đó nhân tố Ds và SL chỉ đạt mức tương quan trung 57 bình với r=0,52. Còn Tt và SL đạt mức tương quan trung bình nhưng là tương quan nghịch với r=-0,504. [20] Bên cạnh đó ta thấy nhân tố Cs và Kn đạt mức tương quan cao với r=0,754. Các nhân tố độc lập còn lại cũng có mối tương quan |r| dao động từ 0,39 đến 0,681. Điều này cho ta nghi ngờ khả năng xảy ra đa cộng tuyến. Chính vì vậy bước tiếp theo tôi tiến hành kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Bảng 3. 40: Ma trận tương quan các nhân tố Ma trận tương quan giữa nhân tố Cs Kn Ds S L L Cs Kn Ds S V Tt SL Tương quan Pearson Tương quan Pearson Tương quan Pearson Tương quan Pearson Tương quan Pearson Tương quan Pearson Tương quan Pearson Tương quan Pearson Tổng số mẫu V Tt SL 1 .653** .639** .414** .681** .512** -.443** .647** .653** 1 .754** .605** .586** .624** -.500** .797** .639** .754** 1 .497** .573** .693** -.476** .847** .414** .605** .497** 1 .452** .502** -.418** .520** .681** .586** .573** .452** 1 .464** -.390** .639** .512** .624** .693** .502** .464** 1 -.489** .739** - - ** ** -476** -418** -390** -489** 1 -504** .647** .797** .847** .520** .639** .739** -.504** 1 200 200 200 200 200 200 200 .443 .500 200 * * Sự tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (kiểm định 2 phía) Nguồn số liệu điều tra năm 2014 của tác giả b. Ki"m tra hi3n t)*ng :a c;ng tuyLn Đầu tiên tiến hành hồi quy OLS giữa nhân tố phụ thuộc SL với 7 nhân tố độc lập là L, Cs, Kn, Ds, S, V và Tt. Ở lần hồi quy này tôi sử dụng phương pháp Enter để đưa tất các các nhân tố nêu trên vào nhằm đánh giá có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không. Kết quả tại bảng 4, phụ lục 1 cho thấy chỉ số VIF =1,484÷3,149 < 10 [13, 18] nên cho ta kết luận là không có hi3n t)*ng :a c;ng tuyLn. c. Ki"m tra hi3n t)*ng t8 t)+ng quan Tôi sử dụng phương pháp Durbin – Watson và dùng công cụ PASW Statistics 18, Eview6 để kiểm tra cùng lúc. Từ bảng 3, phụ lục 1 và bảng 1 phụ lục 2 cho thấy hệ số Durbin – Watson=2,014 nên theo [1, 6 và 13] không xảy ra hiện tượng tự tương quan. d. Ki"m tra ph)+ng sai thay :Ai Tôi sử dụng phương pháp White và phần mềm hỗ trợ Eview6 để tiến hành kiểm tra 7 nhân tố độc lập với 1 nhân tố phụ thuộc nêu trên. Kết quả như bảng 2, phụ lục 2. 58 2 Từ bảng 2, phụ lục 2, ta có nR = 200* 0,223939= 44,7878 < c20,05(35)= 49,7657 (giá trị c20,05 tra bảng [6]). Cũng từ bảng 2, phụ lục 2 ta có giá trị Prob. ChiSquare(35) =0,1243 > a =0,05. Theo [6, 13] cho thấy không có xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi. e. ChPn nhân t' :)a vào mô hình Từ bảng 4, phụ lục 1 cho thấy hệ số SigL=0,884; SigDs=0,344 và SigTt=0,567 đều lớn hơn 0,05 nên cần xem xét những nhân tố này có phù hợp để đưa vào mô hình hay không. - Sử dụng phần mềm PASW Statistics 18 như sau: Hồi quy OLS giữa nhân tố độc lập SL với 7 nhân tố phụ thuộc L, Cs, Kn, Ds, S, V, Tt theo phương pháp loại dần ra (backward). Với phương pháp này, bước đầu ta cho tất cả các nhân tố vào để chạy mô hình hồi quy OLS và sau đó loại trừ dần các nhân tố không đạt bằng tiêu chuẩn loại trừ dần (removal criteria). Có hai tiêu chuẩn để loại trừ nhân tố ra khỏi mô hình là tiêu chuẩn giá trị F tối thiểu, ký hiệu FOUT và có giá trị mặc định là 2,71. Các nhân tố độc lập có giá trị F nhỏ hơn 2,71 sẽ bị loại khỏi mô hình hồi quy. Tiêu chuẩn thứ hai là xác suất tối đa tương ứng với F tối thiểu, ký hiệu là POUT và có giá trị mặc định là 0,1. Một nhân tố được ở lại phương trình hồi quy phải có giá trị P nhỏ hơn 0,1. [18] Từ bảng 1, phục lục 2 cho thấy hệ số P của các nhân tố L, Ds và Tt đều lớn hơn 0,1 nên bị loại khỏi mô hình hồi quy OLS. Và từ bảng 8, phụ lục 1 phương trình hồi quy chỉ còn lại 4 nhân tố độc lập đó là Cs, Kn, V và S. Lúc này hệ số VIF đạt từ 1,627 đến 2,982 và cũng không có hiện tượng đa cộng tuyến [13, 18]. Ở đây hệ số Durbin – Watson=2,015 (theo bảng 6, phụ lục 1) nên cũng không có hiện tượng tự tương quan [1, 6 và 13]. Sử dụng công cụ Eview6 tiến hành hồi quy nhân tố phụ thuộc SL với 7 nhân tốn độc lập L, Cs, Kn, Ds, S, V và Tt. Kết quả (bảng 1, phụ lục 2) cho thấy trị tuyệt đối hệ số t-Statistic của nhân tố L, Ds và Tt nhỏ hơn 1,96 hay hệ số Prob của các nhân tố này đều lớn hơn 0,05. Nên các nhân tố này thuộc dạng nghi ngờ có nên đưa vào hàm hồi quy hay không [13]. Vậy tôi tiến hành kiểm tra sự có mặt của nhân tố không cần thiết (L, DS và Tt) từ phần mềm Eview6, theo kiểm định Wald. Kết quả kiểm định tại bảng 3, phụ lục 2. Giá trN Prob (F-statistic)=0,7746 > a =0,05 nên lo.i bQ nhân t' L, Ds, Tt. Cũng theo [13] ta ki"m tra s8 có m6t cEa nhân t' không cBn thiLt và thực hiện lần lượt 7 nhân tố cho kết quả tương tự. Theo bảng 4 đến bảng 10, phụ lục 2 ta thấy Giá trị Prob (F-statistic)=0,8995 > a =0,05 nên loại nhân tố L Giá trN Prob (F-statistic)=0,0000 < a =0,05 nên gi1 l.i nhân t' Cs 59 Giá trN Prob (F-statistic)=0,0000 < a =0,05 nên gi1 l.i nhân t' Kn Giá trị Prob (F-statistic)=0,3446 > a =0,05 nên cần loại nhân tố Ds Giá trN Prob (F-statistic)=0,0008 < a =0,05 nên gi1 l.i nhân t' S Giá trN Prob (F-statistic)=0,0000 < a =0,05 nên gi1 l.i nhân t' V Giá trị Prob (F-statistic)=0,5686 > a =0,05 nên cần loại nhân tố Tt 3.3.3. HDi quy mô hình Với cách hồi quy OLS 1 nhân tố phụ thuộc SL theo 7 nhân tố độc lập L, Cs, Kn, Ds, S, V và Tt theo phương pháp loại dần ra (backward). Ta đã loại được 3 nhân tố độc lập L, Ds và Tt không cần thiết cho mô hình. Do vậy từ bảng 8, phụ lục 1 ta có phương trình hồi quy đa nhân tố như sau: SL = -2048,818 + 34,567Cs + 235,960Kn + 189,370S + 2210,607V Tương tự ở phần mềm Eview6 tôi cũng hồi quy 1 nhân tố phụ thuộc SL theo 4 nhân tố độc lập Cs, Kn, S, và V cho ra kết quả như ở bảng 12, phụ lục 2. Vậy cho thấy hai công cụ đều tương đồng nhau nên phương trình hồi quy đạt được như trên. 3.3.4. &ánh giá s8 phù h*p cEa mô hình [1, 4 và 18] Từ bảng 6, phụ lục 1 và bảng 12, phụ lục 2 ta có R2điều chỉnh =0,81 cho biết mức độ % sự biến thiên của nhân tố phụ thuộc (SL) được giải thích bởi các nhân tố độc lập Cs, Kn, S và V. Ở đây R2hiệu chỉnh =0,81 có thể nói 81% sự biến thiên sản lượng khai thác hàng năm có thể được giải thích bằng sự biến đổi của công suất, kinh nghiệm thuyền trưởng, diện tích miệng lưới và vận tốc dắt lưới. Từ bảng 7, phụ lục 1 (bảng ANOVA) ta thấy các hệ số Sig =0,000 = .100). 3 . Tt Backward (criterion: Probability of F-to-remove >= .100). 4 . Ds Backward (criterion: Probability of F-to-remove >= .100). a. All requested variables entered. b. Dependent Variable: SL Bảng 6: Model Summarye e Model Summary Model Adjusted Std. Error R Change Statistics R R of the R Square F Square Square Estimate Change Change df1 df2 Sig. F Durbin- Change Watson 1 .903 a .816 .809 824.653 .816 121.567 7 192 .000 2 .903 b .816 .810 822.559 .000 .021 1 192 .884 c .816 .811 821.110 .000 .317 1 193 .574 d .815 .811 820.658 -.001 .785 1 194 .377 3 .903 4 .903 a. Predictors: (Constant), Tt, S, Ds, V, L, Kn, Cs b. Predictors: (Constant), Tt, S, Ds, V, Kn, Cs c. Predictors: (Constant), S, Ds, V, Kn, Cs d. Predictors: (Constant), S, V, Kn, Cs e. Dependent Variable: SL 2.015 Phụ lục 1 4 Bảng 7: ANOVAe e ANOVA Model 1 2 3 4 Sum of Squares df Mean Square F Regression 5.787E8 7 8.267E7 Residual 1.306E8 192 680051.852 Total 7.093E8 199 Regression 5.787E8 6 9.645E7 Residual 1.306E8 193 676602.888 Total 7.093E8 199 Regression 5.785E8 5 1.157E8 Residual 1.308E8 194 674221.282 Total 7.093E8 199 Regression 5.779E8 4 1.445E8 Residual 1.313E8 195 673479.283 Total 7.093E8 199 Sig. 121.567 .000 a 142.547 .000 b 171.597 .000 214.536 .000 c d a. Predictors: (Constant), Tt, S, Ds, V, L, Kn, Cs b. Predictors: (Constant), Tt, S, Ds, V, Kn, Cs c. Predictors: (Constant), S, Ds, V, Kn, Cs d. Predictors: (Constant), S, V, Kn, Cs e. Dependent Variable: SL Bảng 8: Coefficientsa Coefficients Model a Standar dized Unstandardized Coeffici Coefficients ents Collinearity Statistics Correlations Zero- B 1 (Const Std. Error Beta t Sig. -1.917 .057 Toler order Partial Part ance VIF -1735.917 905.442 L -6.620 45.492 -.007 -.146 .884 .647 -.011 -.005 .412 2.425 Cs 36.349 7.217 .277 5.036 .000 .797 .342 .156 .318 3.149 Kn 234.760 31.353 .407 7.488 .000 .847 .475 .232 .324 3.083 Ds -6.148 6.483 -.038 -.948 .344 .520 -.068 -.029 .587 1.703 S 196.786 57.856 .152 3.401 .001 .639 .238 .105 .483 2.072 V 2235.951 449.900 .226 4.970 .000 .739 .338 .154 .462 2.165 Tt -14.273 24.876 -.022 -.574 .567 -.504 -.041 -.018 .674 1.484 ant) Phụ lục 1 2 (Const 5 -1778.515 854.645 -2.081 .039 Cs 36.117 7.020 .275 5.145 .000 .797 .347 .159 .334 2.994 Kn 233.992 30.826 .406 7.591 .000 .847 .479 .234 .334 2.995 Ds -6.075 6.447 -.038 -.942 .347 .520 -.068 -.029 .591 1.692 S 193.049 51.715 .149 3.733 .000 .639 .260 .115 .601 1.664 V 2234.175 448.592 .226 4.980 .000 .739 .337 .154 .462 2.164 Tt -13.898 24.679 -.021 -.563 .574 -.504 -.041 -.017 .681 1.468 -2068.886 680.377 -3.041 .003 Cs 36.616 6.952 .279 5.267 .000 .797 .354 .162 .339 2.947 Kn 234.951 30.725 .407 7.647 .000 .847 .481 .236 .335 2.986 Ds -5.667 6.395 -.035 -.886 .377 .520 -.063 -.027 .598 1.671 S 195.261 51.474 .150 3.793 .000 .639 .263 .117 .604 1.655 V 2280.698 440.143 .231 5.182 .000 .739 .349 .160 .478 2.091 -2048.818 679.626 -3.015 .003 Cs 34.567 6.553 .263 5.275 .000 .797 .353 .163 .382 2.621 Kn 235.960 30.687 .409 7.689 .000 .847 .482 .237 .335 2.982 S 189.370 51.015 .146 3.712 .000 .639 .257 .114 .615 1.627 V 2210.607 432.741 .224 5.108 .000 .739 .344 .157 .494 2.023 ant) 3 (Const ant) 4 (Const ant) a. Dependent Variable: SL Phụ lục 2 1 PHỤ LỤC 2 (SỬ DỤNG EVIEW6) HỒI QUY TUYẾN TÍNH BỘI Bảng 1: Kết quả hồi quy tuyến tính biến phụ thuộc SL và 7 biến độc lập L, Cs, Kn, Ds, S, V, Tt Dependent Variable: SL Method: Least Squares Included observations: 200 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C L CS KN DS S V TT -1743.015 -5.752784 36.32571 234.6334 -6.141796 196.4358 2235.670 -14.20876 905.5654 45.48900 7.216352 31.35459 6.482503 57.87436 449.8849 24.87704 -1.924781 -0.126465 5.033805 7.483224 -0.947442 3.394176 4.969426 -0.571160 0.0557 0.8995 0.0000 0.0000 0.3446 0.0008 0.0000 0.5686 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.815917 0.809206 824.6364 1.31E+08 -1622.694 121.5726 0.000000 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 7965.500 1887.904 16.30694 16.43887 16.36033 2.014158 KIỂM TRA PHƯƠNG SAI TỰ THAY ĐỔI Bảng 2: Heteroskedasticity Test: White Heteroskedasticity Test: White F-statistic Obs*R-squared Scaled explained SS 1.352107 44.78790 40.38974 Prob. F(35,164) Prob. Chi-Square(35) Prob. Chi-Square(35) 0.1083 0.1243 0.2443 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Included observations: 200 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C L L^2 L*CS L*KN -8183944. 725561.2 34267.53 1164.021 37150.04 13356783 999954.1 32639.02 7337.509 32696.19 -0.612718 0.725594 1.049895 0.158640 1.136219 0.5409 0.4691 0.2953 0.8741 0.2575 Phụ lục 2 2 L*DS L*S L*V L*TT CS CS^2 CS*KN CS*DS CS*S CS*V CS*TT KN KN^2 KN*DS KN*S KN*V KN*TT DS DS^2 DS*S DS*V DS*TT S S^2 S*V S*TT V V^2 V*TT TT TT^2 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) -279.4415 -79349.22 -783177.8 -963.7499 -138021.5 -465.9727 4815.112 -1329.069 -2968.380 92544.19 2294.195 -308212.5 -9988.012 210.4680 -68921.55 282727.3 -21168.13 -36013.51 269.4222 925.5322 48173.90 -2773.163 -549599.4 83657.53 501463.4 25704.16 11835275 -3852708. 59613.32 -12842.17 -3374.200 0.223939 0.058317 888456.3 1.29E+14 -3003.391 1.352107 0.108258 6616.402 58753.33 413320.7 24639.26 136707.4 755.2105 4526.754 1014.310 8213.761 63685.15 3656.043 677409.7 15477.54 4077.959 38036.96 328951.1 15890.19 125152.7 833.8064 7849.987 62724.84 3308.551 1210359. 49762.28 590347.0 32697.51 12386818 3631832. 212183.7 612281.0 12703.79 -0.042235 -1.350549 -1.894843 -0.039114 -1.009613 -0.617010 1.063701 -1.310319 -0.361391 1.453152 0.627508 -0.454987 -0.645323 0.051611 -1.811963 0.859481 -1.332150 -0.287757 0.323123 0.117902 0.768020 -0.838180 -0.454080 1.681143 0.849438 0.786120 0.955473 -1.060817 0.280951 -0.020974 -0.265606 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 0.9664 0.1787 0.0599 0.9688 0.3142 0.5381 0.2890 0.1919 0.7183 0.1481 0.5312 0.6497 0.5196 0.9589 0.0718 0.3913 0.1847 0.7739 0.7470 0.9063 0.4436 0.4031 0.6504 0.0946 0.3969 0.4329 0.3407 0.2903 0.7791 0.9833 0.7909 652824.2 915553.4 30.39391 30.98760 30.63417 1.928827 KIỂM TRA BIẾN CẦN THIẾT ĐƯA VÀO MÔ HÌNH Bảng 3: Wald Test Wald Test: Equation: Untitled Test Statistic F-statistic Chi-square Value 0.370202 1.110606 df Probability (3, 192) 3 0.7746 0.7745 Value Std. Err. Null Hypothesis Summary: Normalized Restriction (= 0) Phụ lục 2 3 C(2) C(5) C(8) -5.752784 -6.141796 -14.20876 45.48900 6.482503 24.87704 Restrictions are linear in coefficients. Ghi chú: Khai báo C(2)=C(5)=C(8)=0, ba giá trị này lần lượt đại diện cho hệ số ước lượng của biến L, DS và Tt. KIỂM TRA SỰ CÓ MẶT CỦA NHÂN TỐ KHÔNG CẦN THIẾT Bảng 4: Redundant Variables: L Redundant Variables: L F-statistic Log likelihood ratio 0.015993 0.016659 Prob. F(1,192) Prob. Chi-Square(1) 0.8995 0.8973 Test Equation: Dependent Variable: SL Method: Least Squares Included observations: 200 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C CS KN DS S V TT -1780.055 36.12382 233.9644 -6.078598 193.1865 2234.155 -13.88146 854.7056 7.019603 30.82620 6.446715 51.72602 448.5774 24.67889 -2.082653 5.146134 7.589790 -0.942898 3.734803 4.980533 -0.562483 0.0386 0.0000 0.0000 0.3469 0.0002 0.0000 0.5744 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.815902 0.810178 822.5315 1.31E+08 -1622.702 142.5589 0.000000 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 7965.500 1887.904 16.29702 16.41246 16.34374 2.015116 Bảng 5: Redundant Variables: CS Redundant Variables: CS F-statistic Log likelihood ratio Test Equation: Dependent Variable: SL Method: Least Squares Included observations: 200 25.33919 24.79277 Prob. F(1,192) Prob. Chi-Square(1) 0.0000 0.0000 Phụ lục 2 4 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C L KN DS S V TT -2402.855 44.90167 298.2080 4.367578 217.9566 2420.726 -26.66187 950.8500 47.07622 30.45440 6.512597 61.24750 475.8137 26.26823 -2.527060 0.953808 9.791949 0.670635 3.558621 5.087549 -1.014985 0.0123 0.3414 0.0000 0.5033 0.0005 0.0000 0.3114 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.791623 0.785145 875.0903 1.48E+08 -1635.090 122.2008 0.000000 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 7965.500 1887.904 16.42090 16.53635 16.46762 1.888594 Bảng 6: Redundant Variables: KN Redundant Variables: KN F-statistic Log likelihood ratio 55.99863 51.18557 Prob. F(1,192) Prob. Chi-Square(1) 0.0000 0.0000 Test Equation: Dependent Variable: SL Method: Least Squares Included observations: 200 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C L CS DS S V TT -3423.389 51.68058 58.07735 -7.560768 240.3615 3533.006 -21.02220 994.4561 50.82545 7.487248 7.345186 65.26598 470.5870 28.18082 -3.442474 1.016825 7.756835 -1.029350 3.682800 7.507658 -0.745975 0.0007 0.3105 0.0000 0.3046 0.0003 0.0000 0.4566 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.762228 0.754836 934.7781 1.69E+08 -1648.287 103.1167 0.000000 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 7965.500 1887.904 16.55287 16.66831 16.59959 2.086738 Bảng 7: Redundant Variables: DS Redundant Variables: DS F-statistic Log likelihood ratio 0.897646 0.932869 Prob. F(1,192) Prob. Chi-Square(1) 0.3446 0.3341 Phụ lục 2 5 Test Equation: Dependent Variable: SL Method: Least Squares Included observations: 200 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C L CS KN S V TT -1797.839 -2.430428 34.12376 235.5024 188.7041 2169.027 -11.39569 903.4751 45.34161 6.830046 31.33287 57.28093 444.2341 24.69267 -1.989916 -0.053603 4.996124 7.516146 3.294361 4.882620 -0.461501 0.0480 0.9573 0.0000 0.0000 0.0012 0.0000 0.6450 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.815056 0.809307 824.4177 1.31E+08 -1623.160 141.7603 0.000000 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 7965.500 1887.904 16.30160 16.41705 16.34832 2.010363 Bảng 8: Redundant Variables: S Redundant Variables: S F-statistic Log likelihood ratio 11.52043 11.65421 Prob. F(1,192) Prob. Chi-Square(1) 0.0008 0.0006 Test Equation: Dependent Variable: SL Method: Least Squares Included observations: 200 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C L CS KN DS V TT -1393.203 62.79223 38.13508 245.4274 -3.039273 2239.006 -16.03500 923.8771 41.85665 7.390177 32.03179 6.590329 461.9828 25.54009 -1.507996 1.500173 5.160240 7.661994 -0.461172 4.846514 -0.627836 0.1332 0.1352 0.0000 0.0000 0.6452 0.0000 0.5309 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.804872 0.798806 846.8137 1.38E+08 -1628.521 132.6821 0.000000 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 7965.500 1887.904 16.35521 16.47065 16.40193 2.051076 Phụ lục 2 6 Bảng 9: Redundant Variables: V Redundant Variables: V F-statistic Log likelihood ratio 24.69520 24.19927 Prob. F(1,192) Prob. Chi-Square(1) 0.0000 0.0000 Test Equation: Dependent Variable: SL Method: Least Squares Included observations: 200 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C L CS KN DS S TT 1569.298 0.267506 39.25612 294.6775 -1.105020 197.0641 -36.50083 649.5464 48.18350 7.620945 30.65770 6.784445 61.32410 25.92786 2.415990 0.005552 5.151083 9.611857 -0.162876 3.213486 -1.407784 0.0166 0.9956 0.0000 0.0000 0.8708 0.0015 0.1608 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.792240 0.785781 873.7929 1.47E+08 -1634.794 122.6596 0.000000 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 7965.500 1887.904 16.41794 16.53338 16.46465 1.888269 Bảng 10: Redundant Variables: TT Redundant Variables: TT F-statistic Log likelihood ratio 0.326223 0.339528 Prob. F(1,192) Prob. Chi-Square(1) 0.5686 0.5601 Test Equation: Dependent Variable: SL Method: Least Squares Included observations: 200 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C L CS KN DS S V -2054.095 -3.049818 36.73559 235.2889 -5.699891 197.1507 2282.005 722.2055 45.16312 7.168036 31.27884 6.424922 57.75974 441.7373 -2.844198 -0.067529 5.124917 7.522301 -0.887153 3.413290 5.165977 0.0049 0.9462 0.0000 0.0000 0.3761 0.0008 0.0000 R-squared Adjusted R-squared 0.815604 0.809872 Mean dependent var S.D. dependent var 7965.500 1887.904 Phụ lục 2 7 S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 823.1957 1.31E+08 -1622.864 142.2770 0.000000 Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 16.29864 16.41408 16.34536 2.019861 HỒI QUY TUYẾN TÍNH BỘI Bảng 12: Kết quả hồi quy tuyến tính biến phụ thuộc SL và 4 biến độc lập Cs, Kn, S và V. Dependent Variable: SL Method: Least Squares Included observations: 200 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C CS KN S V -2049.977 34.57176 235.9329 189.4981 2210.482 679.6730 6.551790 30.68691 51.02523 432.7280 -3.016123 5.276689 7.688388 3.713812 5.108248 0.0029 0.0000 0.0000 0.0003 0.0000 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.814852 0.811054 820.6317 1.31E+08 -1623.271 214.5533 0.000000 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 7965.500 1887.904 16.28271 16.36517 16.31608 2.015255 Phụ lục 3 1 PHỤ LỤC 3 MẪU ĐIỀU TRA KINH TẾ NGHỀ LƯỚI KÉO ĐƠN CÔNG SUẤT MÁY CHÍNH NHỎ HƠN 90CV TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG- KHÁNH HÒA Mã phiếu……….. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Người phỏng vấn: ……………………….., Người được phỏng vấn: ………….…………; Chức vụ người được phỏng vấn: ……………………………………..………………………. 2. Họ tên chủ tàu:…………………………….., Địa chỉ:…………….………………………. 3. Số đăng ký tàu: ……………………..……, Kích thước tàu: ………………………………. 4. Công suất (CV)…………………………….Số thuyền viên ……………………………….. II. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Danh mục 1. Vỏ tàu 2. Máy chính 3. Máy phụ 4. Thiết bị khai thác - Hệ thống máy tời - Hệ thống cẩu - Hệ thống tang ma sát - Thiết bị khai thác khác 5. Thiết bị hàng hải - Định vị GPS - Dò cá - Radar - T.Bị thông tin l.lạc - Bộ đàm tầm xa - La bàn 6. Ngư cụ - Ngư cụ chính - Ngự cụ phụ 7. Thiết bị bảo quản (thùng, kết…) 8. Thiết bị khác - Neo - Dụng cụ cứu sinh - Dụng cụ hửu hỏa - Dụng cụ cứu thủng Năm mua S. lượng Chất lượng (%) Giá lúc mua (tr.đ) Giá hiện tại (tr.đ) Phụ lục 3 2 III. CHI PHÍ SỬA CHỮA Danh mục Năm 2014 (tr.đ) Ghi chú Vỏ tàu Máy tàu Ngư cụ Thiết bị khác IV. PHÍ BẢO HIỂM Danh mục Năm 2014 (tr.đ) Ghi chú Bảo hiểm thuyền viên Bảo hiểm tàu, trang thiết bị V. NGUỒN VỐN VAY Năm 2014 Nguồn vay Số tiền (tr.đ) Lãi vay (%/tháng) Số tháng vay trong năm Ngân hàng Tư nhân VI. CHI PHÍ BIỂN ĐỔI TRUNG BÌNH CHO MỘT CHUYẾN BIỂN (1.000Đ) Danh mục Năm 2014 Ghi chú Nhiên liệu Bảo quản sản phẩm Lương thực, thực phẩm Sửa chữa nhỏ Các loại phí dịch vụ Chi khác VII. LƯƠNG CHO THUYỀN VIÊN (1.000Đ) Lương, tỷ lệ ăn chia Năm 2014 Lương trung bình/1 chuyến biển tính cho toàn bộ thuyền viên Hình thức ăn chia giữa chủ tàu và thuyền viên VIII. THÔNG TIN VỀ CHUYẾN BIỂN Danh mục Ngư trường đánh bắt Độ sâu (m) Số tháng đánh bắt trong năm (tháng) Số ngày đánh bắt trong tháng (ngày) Số mẻ trong ngày (mẻ) Sản lượng TB trong một mẻ (kg) - Cá kinh tế (%) Năm 2014 Ghi chú Phụ lục 3 3 - Cá phân (%) - Mực (%) - Tôm (%) - Ghẹ (%) - Khác (%) IX. DOANH THU TRUNG BÌNH MỘT CHUYẾN BIỂN (1.000đ) Năm 2014 Danh mục Số tiền (tr.đồng) Ghi chú Doanh thu TB/ chuyến biển Doanh thu TB/ tháng Doanh thu TB/ năm X. THÔNG TIN VỀ LAO ĐÔNG Độ tuổi Học vấn 60 tuổi Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 T.Cấp, Nghề CĐ-ĐH Trình độ Chứng chỉ thuyền trưởng chuyên môn Chứng chỉ máy trưởng Chứng chỉ thuyền viên Số năm làm việc chức danh tương ứng Người nhà XI. THÔNG TIN KHÁC 1- Sản lượng đánh bắt so với 5 năm trước như thế nào (tăng, giảm bao nhiêu %, nguyên nhân)? 1. Nhỏ hơn. ..........% 2. Bằng £ 3. Lớn hơn ........... % Nguyên nhân?………………………...……………………………………………………… 2- Hiệu quả đánh bắt thời gian dây của anh chị là: 1. Giảm £ hay 2. Tăng £ ? Nếu giảm thì nguyên nhân chủ yếu là: 11. Giá dầu tăng £; 12. Hải sản ít đi £; 13. Công suất tàu nhỏ £; 14. Kích thước tàu nhỏ £; 15. Thời tiết xấu tàu ít hoạt động £; 16. khác £. 3. Sản phẩm khai thác được chủ yếu bán cho: 1. Cho các nhà máy £; 2. Cho các vựa cá £; 3. Cho người tiêu dùng trực tiếp £; 4. Cho các ghe rỗi £; 5. Khác £. 4. Địa điểm bán sản phẩm hải sản: 1. Tại ngư trường cho các tàu khác £; 2. Các cảng trong và ngoài tỉnh £; 3. Bán tại cảng trong tỉnh £. 4. Ý kiến khác .................................... 5. Anh (chị) có kế hoạch gì để tăng hiệu quả khai thác không? 0 .Không £ 1. Có £ Nếu có thì cách nào: 11. Giảm chi phí sx £; 12. Tăng sản lượng khai thác £; 13. Tăng chất lượng sản phẩm £; 14. Khác............................................................................................. 6. Anh (chị) có tham gia vào một tổ chức nghề cá nào không? 0. Không £ 1. Có £. Phụ lục 3 4 Nếu có tổ chức đó là: 11. HTX £; 12. Tập đoàn £; 13. Hiệp hội £; 14. Khác ........................). Đó là tổ chức nào?…………............……………………………………....... Tổ chức đó giúp ích gì cho hoạt động khai thác của anh (chị)?……………………….. ……….........…………………………………………………………………………………… 7. Anh (chị) có nghĩ nghề khai thác đảm bảo cuộc sống tương lai cho anh (chị) không? 0. Không £ 1. Tạm được £ 2. Tốt £ 3. Rất tốt £ 8. Anh (chị) có ý định chuyển nghề khai thác khác hoặc làm nghề nào đó trên bờ không? 0. Không £, 1. Đổi £. Đó là nghề gì? .....................................…………………….....……… 9. Anh (chị) có hài lòng với cách quản lý nghề cá hiện nay không? 0. Không £ 1. Tạm chấp nhận £ 2. Hài lòng £ 3. Rất hài lòng £ Tại sao?………………………………………………………………………………… 10. Anh (chị) có biết các qui định của Nhà nước về quản lý và khai thác hải sản nguồn lợi hải sản không ? 0. Không quan tâm £ 1. Không biết £ 2. Biết sơ sơ £ 3. Biết rất rõ £ 11. Theo anh (chị) để khai thác hiệu quả thì yếu tố nào cần quan tâm (đánh số vào các mục tương ứng, quan tâm nhất thì đánh số 1, các yếu tố sau sẽ là 2, 3...) C11.1. Vốn £ C11.2. Kinh nghiệm và trình độ thuyền trưởng £ C11.3. Kinh nghiệm của thuyền viên £ C11.4. Công suất £ C11.5. Chiều dài tàu £ C11.6. Ngư cụ £ C11.7. Kinh nghiệm máy trưởng £ C11.8. Liên kết hợp tác giữa các tàu £ C11.9. Được hỗ trợ chính phủ và dự án £ Những ý kiến khác của anh (chị) .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của anh (chị) [...]... Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của nghề lưới kéo ven bờ 65 XIII DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình các nhóm nhân tố tác động đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 23 Sơ đồ 2.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 24 XIV TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu phân tích các nhân tố. .. thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 2.2 M c tiêu c th" - Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết một số nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sản lượng khai thác góp phần nâng cao kết quả kinh tế nghề. .. nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 3 Câu hỏi nghiên cứu - Những cơ sở lý luận, thực tiễn nào đã và đang sử dụng để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa? - Thực trạng các khoản đầu tư, chi phí và hiệu quả nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa? - Doanh thu của nghề lưới kéo ven bờ tại. .. kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa là cần thiết nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế, từ đó đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp nhằm duy trì và bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 M c tiêu chung Tìm hiểu và xác định mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành. .. yếu tố tự nhiên không thể kiểm soát Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có nhiều tàu cá khai thác ven bờ Từ những lý do trên cho thấy, để duy trì hoạt động khai thác thủy sản của nghề lưới kéo ven bờ theo đúng chủ trương của tỉnh Khánh Hòa “Khai thác bền vững”, đảm bảo sinh kế cho những hộ ngư dân hoạt động nghề lưới kéo ven bờ, việc nghiên cứu Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo. .. hoạt động nghề lưới kéo ven bờ trong khu vực thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - Tìm ra các nhân tố kỹ thuật ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại khu vực thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: Phương pháp điều tra thống kê, thống kê mô tả, thống kê phân tích, thống kê tổng hợp…Tiến hành phỏng vấn trực tiếp tại các hộ... định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động khai thác thủy sản Tuy nhiên tùy ngành nghề, phạm vị hoạt động mà yếu tố đầu ra hay kết quả của hoạt động khai thác thủy sản có sự thay đổi Chẳng hạn đối với nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa thì việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế của nó chính là việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng khai... động nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 5.2 Ph)+ng pháp phân tích s' li3u Xử lý số liệu: Nghiên cứu sử dụng phần mềm chuyên dụng PASW Statistics 18, Eview6 và Microsoft excel 6 Đóng góp của luận văn 6.1 V5 m6t lý lu0n Kết quả nghiên cứu của luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ nói chung và tại thành phố Nha Trang... lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào? - Làm thế nào để tăng doanh thu cho nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa? 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 &'i t)*ng nghiên c,u Nghiên cứu về sản lượng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các hộ gia đình đang sở hữu tàu cá hoạt động nghề lưới kéo ven bờ (tàu lưới kéo có công suất nhỏ... luận văn chủ yếu tập trung vào xác định kết quả kinh tế hoạt động khai thác nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, nên tác giả tập trung xây dựng các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế dựa trên sự so sánh giữa mức độ biến động của doanh thu và mức độ biến động của chi phí Từ cơ sở trên các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ được trình bày trong luận văn này bao ... độ ảnh hưởng số nhân tố đến kết kinh tế nghề lưới kéo ven bờ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 2.2 M c tiêu c th" - Tìm hiểu số nhân tố ảnh hưởng đến kết kinh tế nghề lưới kéo ven bờ thành phố. .. định nhân tố tác động mạnh vào kết kinh tế nghề lưới kéo ven bờ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Q1) Các nhân tố tác động mạnh vào kết kinh tế nghề lưới kéo ven bờ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh. .. Khánh Hòa (Q1) 25 Tác động giải pháp nhân tố nhằm tăng kết kinh tế nghề lưới kéo ven bờ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Kết kinh tế nghề lưới kéo ven bờ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Ngày đăng: 02/10/2015, 18:20

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan