tình hình hoạt động và cơ cấu tổ chức của NHCT chi nhánh nhị chiểu

43 405 1
tình hình hoạt động và cơ cấu tổ chức của NHCT chi nhánh nhị chiểu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NHỊ CHIỂU TỈNH HẢI DƯƠNG. 1. Địa chỉ. 2. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập. 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Công thương Việt Nam. 2.2. Chi nhánh Ngân hàng công thương Nhị Chiểu 3. Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh. 4. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban. 4.1.Phòng khách hàng. 4.1.1. Phòng khách hàng số 1 4.1.2. Phòng khách hàng số 2 4.1.3. Phòng khách hàng cá nhân 4.2.Phòng kế toán giao dịch 4.3Phòng kế toán tài chính hành chính 4.3.1.Phòng kế toán tài chính. 4.3.2.Phòng hành chính 4.4.Phòng tiền tệ kho quỹ. 5. Cơ cấu nhân sự của chi nhánh. 6.Các hoạt động chính. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NHỊ CHIỂU 1. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn Từ năm 2005 đến 2007 1.1. Hoạt động huy động vốn. 1.2. Hoạt động sử dụng vốn. 1.3. Kết quả kinh doanh 2.Mét số hoạt động khác của ngân hàng 2.1. Công tác kế toán. 2.2.Kinh doanh ngoại tệ 2.3. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế. 2.3.Các hoạt động dịch vụ chi trả kiều hối, séc du lịch. 2.4 Công tác kiểm tra, kiểm soát 2.4.1. Nghiệp vụ tín dụng 2.4.2. Nghiệp vụ tài chính kế toán 2.4.3. Nghiệp vụ nguồn vốn 2.4.4. Nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ 2.4.5. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế 2.4.6. Các công tác khác 3.Đánh giá chung về hoạt động của chi nhánh. CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HµNG CÔNG THƯƠNG 1. Định hướng phát triển. 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh ngân hàng Công thương Nhị Chiểu. 2.1. Các giải pháp mà Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu đã thực hiện nhằm hạn chế rủi ro 2.2. Các giải pháp trong thời gian sắp tới. 2.2.1. Giải pháp về mặt chính sách. 2.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý. 2.23. Giải pháp về nguồn nhân lực. 2.2.4. Giải pháp về thông tin khách hàng. LỜI KẾT LỜI MỞ ĐẦU Một nền kinh tế phát triển là mục tiêu trước mắt còng nh lâu dài của đất nước. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang hôị nhập một cách nhanh chóng trên mọi phương diện, nền kinh tế nước ta còn nhiều yếu kém chúng ta cần thiết phải xây dựng những ngành mang tính chất chiến lược như thông tin, năng lượng, ngân hàng. Ngân hàng là ngành đòi hỏi phải có sự phát triển nhanh hơn một bước so với các ngành kinh tế khác. Hoạt động ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng câú thành sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Bởi vì, ngân hàng là một ngành kinh doanh tiền tệ mà tiền tệ là một “ hàng hoá “ đặc biệt cho nên một sự biến động nhỏ trên thị trường còng tác động đến nền kinh tế. Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước, hệ thống ngân hàng cũng có những bước chuyển mình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế mới. Trải qua hơn mười năm đổi mới ngân hàng công thương Nhị Chiểu đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần tích cực trong việc đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế với mức độ cao liên tiếp trên địa bàn tỉnh HảI Dương. Sau một thời gian thực tế tại NHCT Chi nhánh Nhị Chiểu cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ hướng dẫn thực tập, em đã từng bước hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Đây là bản báo cáo tổng quan về tình hình hoạt động và cơ cấu tổ chức của NHCT Chi nhánh Nhị Chiểu. Bản báo cáo thực tập gồm ba phần: Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NHỊ CHIỂU TỈNH HẢI DƯƠNG Chương 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HµNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NHỊ CHIỂU TỈNH HẢI DƯƠNG 1.Địa chỉ. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu – Hải Dương Địa chỉ : Lỗ Sơn – Phú Thứ – Kinh Môn – Hải Dương 2. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngân hàng Công thương Việt Nam ( Incombank ) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Là mét trong bốn Ngân hàng thương mai Nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, Incombank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của Incombank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/năm, dặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước. Có mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc với 2 Sở giao dịch, 130 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch. Có 3 công ty hạch toán độc lập là công ty cho thuê tài chính, công ty TNHH Chứng khoán, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản và 2 đơn vị sự nghiệp là trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Đào tạo. Là thành viên sáng lập của các tổ chức Tài chính Tín dụng: - Sài Gòn Công thương ngân hàng - Indovinabank ( Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam ) - Cong ty cho thuê tài chính quốc tế – VILC ( Công ty cho thuê Tài chính quốc tế đầu tiên tại Việt Nam ) - Công ty Liên doanh bảo hiểm Châu á - NHCT. Là thành viên chính thức của : - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ( VNBA ) - Hiệp hội các ngân hàng Châu á ( AABA ) - Hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng ( SWIFT) tế. Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc Đã kí 8 hiệp định Tín dụng khung với các quốc gia Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và có quan hệ đại lý ví 735 ngân hàng lớn của 60 quốc gia trên khắp các châu lục. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Các mốc lịch sử : Ngày 26/03/1988: thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh ( theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ). Ngày 27/03/1993: thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công thương Việt Nam ( theo quyết định số 67/QĐNH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam ). Ngày 21/09/1996: thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam ( theo quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam). Về tình hình kinh doanh, cùng với tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam đã có những bước phát triển khả quan, đã thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro. 15 năm xây dựng và trưởng thành, NHCT Việt Nam đã vượt nhiều khó khăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị trí là một trong những NHTM hàng đầu ở Việt Nam, có bước phát triển và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh – dịch vụ ngân hàng; phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và đối ngoại, công nghệ ngân hàng tiên tiến, có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước đến năm 2010, chủ trương tiếp tục dổi mới hoàn thiện hệ thống tài chính – ngân hàng và đề án cơ cấu lại NHCT Việt Nam giai đoạn 2001 và 2010. Mục tiêu phát triển của NHCT Việt Nam đến năm 2010 là: “ Xây dựng NHCT Việt Nam thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”. 2.2. Chi nhánh Ngân hàng công thương Nhị Chiểu tỉnh Hải Dương. Tiền thân của chi nhánh ngân hàng công thương Nhị Chiểu được thành lập vào năm 1988 do sự sát nhập giữa Ngân hàng Đầu tư và phát triển với ngân hàng Nhà nước khu vực Nhị Chiểu trực thuộc ngân hàng Công thương tỉnh Hải Dương. Năm 2006 được ngân hàng công thương Việt Nam quyết định nâng cấp từ chi nhánh cấp 2 trực thuộc ngân hàng công thương Hải Dương lên chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam Nhiệm vụ chính là thực hiện công tác chuyên môn kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Khi mới được thành lập, cơ sở vật chất của ngân hàng còn nhiều thiếu thốn. Trụ sở chi nhánh chỉ diện tích chưa đầy 50m2. Biên chế cán bộ làm việc có 14 người, trong đó có 2 đồng chí lãnh đạo chi điếm, còn lại là cán bộ nghiệp vụ hành chính. Bộ máy hoạt động gồm có ban lãnh đạo, phòng tín dụng, phòng kế toán giao dịch(bao gồm cả bộ phận quỹ nghiệp vụ) phòng hành chính . Giai đoạn 5 năm đầu chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động (19881993): Khi chuyển đổi mô hình hoạt động, với chức năng của một Ngân hàng chuyên doanh, tổ chức chi nhánh NHCT Nhị Chiểu trực thuộc chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Hải Dương. Hoạt động của chi nhánh Ngân hàng công thương Nhị Chiểu lúc này chưa thoát khỏi cơ chế cũ bởi hoạt động thu chi ngân sách vẫn còn tồn tại và hoạt động song song với chức năng kinh doanh trong nội bộ ngân hàng. Bên cạnh đó hoạt động của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn: tổ chức bộ máy cồng kềnh, biên chế lao động quá đông, trình độ cán bộ còn nhiều yếu kém không đủ sức đáp ứng nhu cầu đổi mới của nền kinh tế và đổi mới hoạt động Ngân hàng. Quy mô nguồn vốn thấp chỉ có 8.874 triệu đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế mới chỉ đạt con sè 4980 triệu đồng. Thời kỳ này hoạt động kinh doanh của Ngân hàng còn gặp nhiêu khó khăn do chưa tách bạch giữa chức năng kinh doanh với nhiệm vụ thu chi hộ ngân sách Nhà nước. Hoạt động tín dụng cũng vấp phải những sai lầm nghiệm trọng trong bước đầu trải nghiệm cơ chế thị trường, do nôn nóng đổi mới, do hệ thống luật pháp chưa đầu đủ, chưa thích ứng được với yêu cầu đổi mới, do trình độ cán bộ còn non kém, không có kiến thức về lĩnh vực kinh tế thị trường. Một sai lầm nghiêm trọng mà chi nhán Ngân hàng công thương Nhị Chiểu nói riêng và một số chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng công thương nói chung là đã vấp phải trong dòng xoáy của quá trình đổi mới đó là sự đổ bể của hoạt động tín dụng công đoàn, với hình thức huy đông vốn của đoàn viên và cho đoàn viên vay vốn để để phát triển kinh tế gia đình. Giai đoạn 1993-2003: Chấn chỉnh tổ chức bộ máy, phát triển hoạt động kinh doanh, kinh doanh an toàn, hiệu quả đúng pháp luật. Với bài học kinh nghiệm và những mất mát của 5 năm đầu khảo nghiệm trong sự nghiệp đổi mới hoạt động. Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu đã ý thức được vị trí vai trò của mình trong hoạt động Ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh đã chủ động sắp xếp lại bộ máy, mạnh dạn bổ nhiệm đề bạt cán bộ trẻ có năng lực có trình độ, nhanh nhạy với thực tế để thay thế cho líp cán bộ lớn tuổi, lâu năm, trình độ và khả năng không phù hợp với cơ chế điều hành mới. Với quyết tâm đổi mới, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Nhị Chiểu trong 10 năm qua (1994-2003) đã thành đạt, trở thành một trong những chi nhánh có nhiều đóng góp cho hệ thống NHCT tỉnh Hải Dương và cả hệ thống NHCT . 3. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu là đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Công thương Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện một số nội dung thuộc chức năng quản lý về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng trên địa bàn huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương, và trực tiếp thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng theo sự ủy quyền của Ngân hàng cấp trên. Tổ chức huy động vốn của mọi tổ chức và tâng líp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. Phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng. Được nhận các nguồn đóng góp tự nguyện không có lãi và các tổ chức chính trị – xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước, cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán, thực hiện các dịch vụ thu hé, chi hộ bằng tiền mặt và không tiền mặt. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống… Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Chi nhánh: • Làm đầu mối tổ chức phổ biến, hướng dẫn triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của ngành tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng tren địa bàn được phân công. • Yêu cầu tổ chức tín dụng và tổ chức có hoạt động ngân hàng trên địa bàn báo cáo, cung cấp tài liệu, số liệu theo quy định của Thống đốc và các yêu cầu đột xuất của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để thực thi nhiệm vụ của mình. • Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, phân tích và dự báo kinh tế có liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ của chi nhánh; có ý kiến tham gia với cấp ủy, chính quyền thành phố trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương khi được yêu cầu. • Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ cà các dịch vụ ngân hàng khác cho các tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước trên địa bàn. • Thực hiện các nghiệp vụ cà biện pháp quản lý Nhà nước về ngoại hối trên địa bàn. • Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn. • Trực tiếp giải quyết hoặc yêu cầu các tổ chức tín dụng giảI quyết các khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân; trả lời chất vấn, kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo quy định của pháp luật. • Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của chi nhánh lên cấp trên • Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật 4. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban. Gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc Phßng kh¸ch hµng Phã gi¸m ®èc Phßng tµi chÝnh hµnh chÝnh Phßng kh¸ch hµng sè 1 Phßng kÕ to¸n giao dÞch Phßng tiÒn tÖ kho quü §iÓm giao dÞch Hoµng Th¹ch Phßng kh¸ch hµng sè 2 §iÓm giao dÞch Minh T©n Phßng kh¸ch hµng c¸ nh©n §iÓm giao dÞch Kinh M«n Đứng đầu điều hành là Giám đốc của chi nhánh, điều hành bao quát các công việc của chí nhánh và cũng trực tiếp chỉ đạo các phòng ban. Giám đốc xem xét, quyết định và phê duyệt các khoản cấp tín dụng ngắn hạn, trung hạn, bảo lãnh… Phụ trách công tác xử lý nợ xấu và nợ có dấu hiệu xấu, công tác kiểm soát nội bộ tại chi nhánh, phụ trách giao dịch vốn liên ngân hàng, công tác thanh toán quốc tế, chịu trách nhiệm về quản lý, giảI quyết các công việc phát sinh hàng ngày liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Bên cạnh đó là có hai Phó giám đốc, nhiệm vụ chính là trợ giúp công việc cho giám đốc. Hai vị Phó giám đốc này hoạt động đôi khi độc lập với các phòng ban, đôi khi lại phụ trách một phòng cụ thể tùy theo từng lúc công việc yêu cầu. 4.1. Phòng khách hàng 4.1.1 Phòng khách hàng số 1 *Chức năng: Phòng khách hàng là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp, hoặc khách hàng. Phòng có chức năng khai thác mọi nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ trong các doanh nghiệp có giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cấp tín dụng, quản lý các sản phẩm cấp tín dụng phù hợp với chế độ cấp tín dụng hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả. *Nhiệm vô: - Khai thác mọi nguồn tiền gửi từ khách hàng bao gồmVNĐ và ngoại tệ gửi tại chi nhánh - Tiếp thị, hướng dẫn khách hàng gửi tiền và có nhu cầu được cấp tín dụng theo đúng quy chế của NHNN và hướng dẫn của NHCT Việt Nam tại chi nhánh. Phối hợp với phòng tổng hợp tiếp thị làm công tác khách hàng. - Tiếp nhận hồ sơ tín dụng của các doanh nghiệp (bao gồm cho vay, tài trợ thương mại, thấu chi). Thẩm định và xác định mức tín dụng cho một khách hàng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo trình tự phân cấp của NHCT Việt Nam. Sau khi đã được cấp thẩm quyền phê duyệt có nhiệm vụ thực hiện: 1. Quản lý các hạn mức đã được phê duyệt. 2. Quản lý các tài sản nhận làm đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành. 3. Phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc cấp tín dụng, thu nợ, thu lãi, thu phí, quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo theo quy chế hướng dẫn hiện hành. Cán bộ tín dụng theo dõi lãi phải thu theo định kỳ, thông báo cho phòng kế toán giao dịch thu nợ, thu lãi kịp thời. 4. Kiểm tra giám sát các khoản cho vay theo từng phương án vay vốn, bảo lãnh. 5. Thường xuyên nắm bắt thông tin về khách hàng vay vốn và bảo lãnh theo quy định. 6. Xử lý hoặc đề suất những biện pháp xử lý thích hợp trong các trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn vốn. 7. Theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ cho vay bắt buộc. 8. Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay khi doanh nghiệp không trả được nợ đã thoả thuận với Ngân hàng. - Định kỳ phân tích tình hình sản xúât kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp để có những chính sách tín dụng phù hợp với từng doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể. - Báo cáo phân tích tổng hợp...theo khách hàng, nhóm khách hàng và theo sản phẩm dịch vụ. - Theo dõi việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định. - Phán ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề suất biện pháp giải quyết trình giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết. - Lưu trữ tài liệu, hồ sơ theo quy định. - Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vô cho cán bộ của phòng. - Làm công tác khác khi được giám đốc giao. - Thực hiện tốt nội quy của cơ quan và tham gia tích cực các phong trào thi đua. - Đoàn kết nội bộ, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và đời sống nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 4.1.2. Phòng khách hàng số 2 *Chức năng: 1.Phòng khách hàng số 2 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp hoặc khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nươc được Nhà nước cấp vốn và vốn doanh nghiệp tự bổ xung có vốn chủ sở hữu . 2. Phòng có chức năng khai thác mọi nguồn vốn bằng NVĐ và ngoại tệ trong các doanh nghiệp có giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cấp tín dụng, quản lý các sản phẩm cấp tín dụng phù hợp với chế độ tín dụng hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả. *Nhiệm vô: 1. Khai thác mọi nguồn tiền gửi từ khách hàng bao gồm VNĐ và ngoại tệ gửi tại chi nhánh 2. Tiếp thị, hướng dẫn khách hàng gửi tiền và có nhu cầu được cấp tín dụng theo đúng quy chế của NHNN và hướng dẫn của NHCT Việt Nam tại chi nhánh. Phối hợp với phòng tổng hợp tiếp thị làm công tác khách hàng. 3. Tiếp nhận hồ sơ tín dụng của các doanh nghiệp (bao gồm cho vay, tài trợ thương mại, thấu chi). Thẩm định và xác định mức tín dụng cho một khách hàng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo trình tự phân cấp của NHCT Việt Nam. Sau khi đã được cấp thẩm quyền phê duyệt có nhiệm vụ thực hiện: - Quản lý các hạn mức đã được phê duyệt - Quản lý các tài sản nhận làm đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành - Phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc cấp tín dụng, thu nợ, thu lãi, thu phí, quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo theo quy chế hướng dẫn hiện hành. Cán bộ tín dụng theo dõi lãi phải thu theo định kỳ, thông báo cho phòng kế toán giao dịch thu nợ, thu lãi kịp thời. - Kiểm tra giám sát các khoản cho vay theo từng phương án vay vốn, bảo lãnh - Thường xuyên nắm bắt thông tin về khách hàng vay vốn và bảo lãnh theo quy định - Xử lý hoặc đề suất những biện pháp xử lý thích hợp trong các trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn vốn - Theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ cho vay bắt buộc - Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay khi doanh nghiệp không trả được nợ đã thoả thuận với Ngân hàng 4. Định kỳ phân tích tình hình sản xúât kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp để có những chính sách tín dụng phù hợp với từng doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể 5. Báo cáo phân tích tổng hợp...theo khách hàng, nhóm khách hàng và theo sản phẩm dịch vụ 6. Theo dõi việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định 7. Phán ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề suất biện pháp giải quyết trình giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết 8. Lưu trữ tài liệu, hồ sơ theo quy định 9. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vô cho cán bộ của phòng 10. Làm công tác khác khi được giám đốc giao 11. Thực hiện tốt nội quy của cơ quan và tham gia tích cực các phong trào thi đua 12. Đoàn kết nội bộ, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và đời sống nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao 4.1.3. Phòng khách hàng cá nhân *Chức năng: Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân, cá nhân để huy động vốn, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay bằng VNĐ và ngoại tệ. Quản lý hoạt động của các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ và thể lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và quy định hướng dẫn của NHCT. *Nhiệm vô 1. Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân. 2. Tiếp thị hỗ trợ khách hàng xây dựng dự án, phương án vay vốn, phương án bảo lãnh. 3. Thẩm định để cho vay, bảo lãnch khách hàng là doanh nghiệp tư nhân, cá nhân trong phạm vi được uỷ quyền - Thẩm định khách hàng. - Thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh. - Thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn, bảo lãnh. - Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay. - Tính toán mức cho vay. - Đưa ra các quyết định chấp thuận, hoặc từ chối đề nghị vay vốn bảo lãnh trên cơ sở các hồ sơ và việc thẩm định. 4. Thực hiện cho vay bảo lãnh. 5. Quản lý khoản vay - Thường xuyên kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay, nắm bắt tình hình sản xuất của khách hàng, tài sản đảm bảo phối hợp với bộ phận có liên quan thực hiện thu nợ, thu lãi, thu phí. - Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buôc. Tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này. - Theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề, tiến hành xử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ có vấn đề. 6. Nắm cập nhật và phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo đúng quy định. 7. Phân tích hoạt động kinh tế khả năng vay vốn của khách hàng vay vốn, xin bảo lãnh để thực hiện công tác cho vay bảo lãnh có hiệu quả. 8. Quản lý các khoản vay, bảo lãnh, quản lý tài sản đảm bảo. 9. Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch. 10. Kiểm tra giám sát cac hoạt động của quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch thuộc chi nhánh theo đúng quy chế hiện hành của NH Nhà nước và hướng dẫn của NHCT. 11. Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo hướng dẫn của NHCT. 12. Phản ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề suất biện pháp giải quyết trình giám đốc chi nhánh xem xét phê duyệt. - Làm báo cáo theo chức năng nghiệp vụ của phòng. Thực hiện lưu trữ hồ sơ số liệu theo quy định. - Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. - Làm công tác khác khi được giám đốc giao. 4.2. Phòng kế toán giao dịch *Chức năng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng tại trụ sở chi nhánh, tổ chức hạch toán kế toán thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của NHCT Việt Nam. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tác nghiệp các nghiệp vụ liên quan đến khách hàng và nội bộ ngân hàng *Nhiệm vô: 1. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: - Thực hiện các giao dịch: Mở tài khoản tiền gửi, đóng các tài khoản(ngoại tệ và VNĐ) theo yêu cầu của khách hàng. Bán séc, Ên chỉ thương... cho khách hàng theo quy định. - Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền(VNĐ và ngoại tệ) trong nước, chi trả kiều hối. Tiếp nhận các giao dịch chuyển tiền đi nước ngoài. - Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch với séc du lịch, séc bảo chi và thu phí liên quan. - Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng đối với các loại sản phẩm về tiền gửi, giải ngấn, thu nợ và thu lãi. - Thực hiện công tác thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng và chuyển tiền khác - Thực hiện chức năng giao dịch và kiểm soát các giao dịch theo thẩm quyền, lập báo cáo cuối ngày, đóng nhật ký chứng từ, kiểm soát lưu trữ theo quy định 2. Phối hợp với các phòng có liên quan trong việc thu nợ, thu lãi, xây dựng và lưu trữ hồ sơ khách hàng. 3. Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định của Ngân hàng. 4. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ. 5. Làm công tác khác khi giám đốc giao. 4.3. Phòng kế toán tài chính, hành chính. 4.3.1 Phòng tài chính. *Chức năng: 1. Phòng kế toán tài chính là phòng nghiệpvụ thực hiện công tác tài chính kế toán của hoạt động Ngân hàng và chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT. 2. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tác nghiệp các nghiệp vụ liên quan đến khách hàng và nội bộ ngân hàng. *Nhiệm vô: 1. Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương, chi các quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nươc và NHCT phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện việc chi trả lương và các chế độ khách đối với người lao động tại chi nhánh. 2. Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định, công cu lao động, kho Ên chỉ giấy tờ có giá...quản lý tại chi nhánh. 3. Tính và trích nép thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định. Là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế. Quản lý các khoản chi phí và thu nhập tại chi nhánh. 4. Thực hiện quản lý các giao dịch nội bé , phối hợp với phòng ngân quỹ kiểm soát đối chiếu tiền mặt hàng ngày, lưu trữ chứng từ và lập, in báo cáo theo quy định của NHNN và NHCT. 5. Xây dựng kế hoạch tài chính của chi nhánh theo định kỳ và theo dõi thực hiện kế hoạch được tổng giám đốc NHCT Việt Nam phê duyệt. Tham mưu cho giám đốc về điều hành tài chính phục vụ kinh doanh từng thời kỳ. Báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. 6. Phối hợp với phòng tổ chức hành chính xây dựng và theo dõi thực hiện nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh. Lập và thực hiện kế hoạch bảo trì bảo dưỡng tài sản cố định. 7. Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng. 8. Làm các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 4.3.2 Phòng hành chính. *Chức năng: Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn chin nhánh. *Nhiêm vô: 1. Thực hiện quy định của nhà nươc và NHCT có liên quan đến chính sách cán bộ về tìên lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiển y tế… 2. Thực hiện quản lý lao động, điều đông sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh. 3. Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh. 4. Xây dựngkế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên chi nhánh. 5. Thực hiện việc mua sắm TSCĐ và CCLĐ, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ kinh doanh tại chi nhánh. Thực hiên theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công cụ theo uỷ quyền. 6. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc QTK, điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt đông kinh doanh và quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước và NHCT VN. 7. Quản lý và sử dụng xe ôtô, sử dụng điện, điện thoại và các trang thiết bị khác của chi nhánh. Định kỳ bảo dưỡng là đầu mối xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh. 8. Tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của nhà nước và NHCTVN. Cung cấp tài liệu lưu trữ cho ban giám đốc và các phòng khi cần thiêt theo đúng quy định về bảo mật quản lý an toàn hồ sơ cán bộ. 9. Tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh. 10. Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết, và ban giám đốc tiếp khách. 11. Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khản chi tiêu nội bộ cơ quan 12. Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan. Phối hợp với các phòng kế toán giao dịch, tiền tệ kho quỹ bảo vệ an toàn công tác hàng đặc biệt, phòng cháy, chống bão lũ lụt theo đúng quy định của ngành và cơ quan chức năng. 13. Lập bảo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của phòng. 14. Tổ chưc học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của phòng. 15. Thực hiện tốt một số công việc khác do giám đốc giao. 4.4. Phòng tiền tệ kho quỹ *Chức năng: Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT ứng và thu tiền cho cac quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt trong các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn *Nhiệm vô: - Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VNĐ và ngoại tệ, thẻ trắng, thẻ tiết kiệm , giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp…)theo đúng quy định của NHNN và NHCT. - Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho cac quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định. - Thu, chi tiền mặt có giá trị lớn. - Phối hợp với phòng kế toán giao dịch (trong quầy), phòng tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển giữa quỹ nhiệm vụ của chi nhánh với NHNN, các NHCT trên địa bàn, các QTK, điểm giao dịch, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động(ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời tại chi nhánh. - Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định về an toàn kho quỹ. Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượn hoặc sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo giám đốc kịp thời xử lý. - Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của phòng. - Làm các báo cáo theo quy định của NHNN và NHCT. - Thực hiện một số công việc khác do giám đốc giao. 5. Cơ cấu nhân sự của chi nhánh. Tổng số người lao động tại chi nhánh tính đến 31/12/2007 là 52 trong đó hợp đồng vụ việc là 5, và 4 lao động mới tuyển dụng, hiện đoàn viên Công đoàn là 43/52 tổng số lao động trong đó đoàn viên là nữ 25, nam là 18. Trình độ của cán bộ công nhân viên: Tiến sĩ không Thạc sĩ : 2 Đại học cao đẳng : 37 Trung, sơ cấp : 3 Số còn lại là 10 người là bảo vệ, lái xe tạp vụ của Chi nhánh. Số cán bộ (nam, nữ ) từ trưởng phó phòng trở lên là 10 người. 6. Các hoạt động chính. * Huy động vốn. Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: tiết kiệm không có kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm quỹ … Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… * Cho vay, đầu tư Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Tài trợ xuất nhập khẩu; chiếu khấu chứng từ hàng xuất. Đồng tài trợ và cho vay hơp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài. Cho vay tài trợ và cho vay, ủy thác theo chương trình: Đài Loan ( SMEDF); Việt Đức ( DEG,KFW) và các hiệp định tín dụng khung Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. * Bảo lãnh: Bảo lãnh, tái bảo lãnh ( trong nước và quốc tế), bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thự hiện hợp đồng; bảo lãnh thanh toán. * Thanh toán và tài trợ thương mại: Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. Nhờ thu xuất, nhập khẩu ( Collection); nhờ thu hối phiếu trả ngay và nhờ thu chấp nhận hối phiếu. Chuyển tiền trong nước và quốc tế Chuyển tiền nhanh Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc. Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM Chi trả kiều hối… * Ngân quỹ Mua, bán ngoại tệ Mua, bán các chứng từ có giá( trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…) Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tê… Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế * Thẻ và ngân hàng điện tử Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế ( Visa, Master Card … ) Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt ( Cash card ) Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking * Hoạt động khác Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. Tuy nhiên hoạt động này chưa thực sự được đầu tư đúng mức, chưa được chú ý. Tư vấn đầu tư và tài chính Môi giới, tụ doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu kí chứng khoán. Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NHỊ CHIỂU 1. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn Từ năm 2005 đến 2007 1.1. Hoạt động huy động vốn. Bảng tình hình huy động vốn của chi nhánh Đơn vị : tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng nguồn vốn huy động 167,3 202,3 311,7 70,9 141,4 131,4 170,3 Trong đó: Tiền gửi doanh nghiệp 52,7 Tiền gửi TK dân cư 114,6 Nguồn vốn huy động tiền gửi doanh nghiệp biến động tăng qua từng thời kỳ. Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư có tăng không đáng kể, Nguồn thu nhập của người lao động tuy có cao hơn so với mức bình quân chung của toàn Tỉnh. Song mức độ tăng chưa cao. Cụ thể về huy động nguồn vốn tại chi nhánh nh sau: Tính đến thời điểm 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh là: 311,7 tỷ đồng đạt 183,2% so KH NHCT Việt Nam giao Trong đó: Tiền gửi doanh nghiệp nhà nước 141,7 tỷ đồng Tiền gửi dân cư 170,3 tỷ đồng *Tình hình biến động tiền gửi doanh nghiệp: Về tiền gửi doanh nghiệp qua các năm đều tăng, năm 2006 so với năm 2005 là 18.2 tỷ đồng tốc độ tăng 34.5%. Nguyên nhân tăng chủ yếu do một số doanh nghiệp lớn như Công ty Xi măng Hoàng thạch, Công ty khai thác chế biến đá và khoáng sản Hải Dương về cuối năm tốc độ bán hàng và thu hồi tiền nhanh cho nên làm tăng nhanh số dư tiền gửi tại ngân hàng. Đây là nguồn vốn tuy nó chỉ mang tính chất thời điểm song cũng rất có lợi cho NHCT. Vì chi phí lãi suất mà NHCT phải trả cho khách hàng là rất thấp. Tính đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn huy động huy động tại chi nhánh NHCT Nhị Chiểu đạt 167,3 tỉ đồng, tăng 2,5 tỉ đồng và bằng 101,5% so với cuối năm 2004, đạt 92,7% so kế hoạch được giao. Trong tổng nguồn vốn huy động tính đến 31/12/2005 thì: Tiền gửi các tổ chức kinh tế là 52,7 tỉ đồng tăng 9,6 tỉ đồng và bằng 122% so với năm 2004. Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, đạt 202,3 tỷ đồng kể cả ngoại tệ quy đổi. Tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2005. * Tình hình biến động tiền gửi trong dân cư: Tiền gửi cửa dân cư năm 2004 là: 191,9 tỷ đồng năm 2005: 114,6 tỉ đồng, giảm 77,3 tỉ đồng. Nguồn tiền gửi dân cư giảm là do giá cả thị trường có nhiều biến động nên người dân đã rút vốn ra để đầu tư kinh doanh tiêu dùng, mặt khác do ảnh hưởng của lãi suất tiền gửi của NHCT không hấp dẫn bằng các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, dẫn đến việc huy động nguồn vốn bị giảm không đạt kế hoạch Ngân hàng cấp trên giao. Năm 2006 nguồn vốn đạt 131.4 tỷ đồng tăng so với năm 2005 là 16,8 tỷ đồng tốc độ tăng 14,6%. Nguyên nhân tăng do NHCT đã tiến hành một số biện pháp như: : Điều chỉnh lãi suất huy động vốn tương đương với lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn để thu hót nguồn, mặt khác phát huy những điểm mạnh sẵn có của NHCT như: Đổi mới tác phong giao dịch, đa dạng hoá các hình thức gửi tiền tiết kiệm như phát hành CCTG, kỳ phiếu, TK dự thưởng … Chính những điểm này đã làm hấp dẫn người gửi tiền và đã thu hót nguồn vốn làm cho số dư tiền gửi tăng lên. 1.2. Hoạt động sử dụng vốn Bảng so sánh hoạt động sử dụng vốn Đơn vị : tỷ VNĐ Chỉ tiêu Tổng sử dụng vốn Trong đó: Dư nợ KT Qdoanh Dư nợ cho vay KT ngoài QD Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn + uỷ thác Phân theo thành phần kinh tế Cho vay kinh tế quốc doanh Cho vay kinh tế ngoài Q D Nợ quá hạn Nợ quá hạn tính đến 31/12 Nợ quá hạn đến 6 tháng Nợ quá hạn 6 đến 12 tháng Nợ quá hạn trên 12 tháng Thu nhập, chi phí Tổng thu nhập Tổng chi phí Chêch lệch(thu-chi) đã TDPRR Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 243,2 5,2 238 112,1 127,8 3,3 367,6 2.1 365,5 189,0 157,9 20,7 756,3 23,4 733,9 325 431,3 5,2 238 2,1 365,5 0,1 0,151 0,132 0,008 0,011 0,041 0,036 0,004 0,001 0,017 21,1 9,7 + 11,9 33,5 20,9 + 12,6 84,8 68,5 16,3 Tổng dư nợ đến 31/12/2004 của chi nhánh là: 184 tỉ đồng, tăng 77,3 tỉ so với đầu năm, tốc độ tăng 72,4% đạt 107% so kế hoạch. Trong đó: dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh là 177 tỉ đồng tăng 74,5 tỉ đồng so với đầu năm 2004. Thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên và để phòng ngõa được rủi ro chi nhánh NHCT Nhị Chiểu đã tích cực tăng trưởng cơ cấu nguồn vốn cho vay ngắn hạn, trong tổng dư nợ cho vay. Để phù hợp với sự phát triển kinh tế của địa phương và bảo toàn được vốn của chi nhánh. Cụ thể đầu năm 2003 dư nợ cho vay ngắn hạn là 21,4 tỉ đồng, chiếm 20%/tổng dư nợ, đến cuối năm 2003 dư nợ cho vay ngắn hạn 66,1 tỷ đồng chiếm 36% trên tổng dư nợ. Trong tổng cho vay 184 tỉ đồng thì có 72 tỉ đồng dư nợ là do mở rộng địa bàn vùng lân cận ngoài khu vực Nhị Chiểu, đã thu hót được 42 doanh nghiệp về với chi nhánh chiếm 63% doanh nghiệp có dư nợ tại chi nhánh. Bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu đã luôn luôn quan tâm, đến chất lượng tín dụng. Tính đến 31/12/2004 dư nợ quá hạn của chi nhánh là 1.980 triệu đồng thì 1.786 triệu là nợ quá hạn của Xí nghiệp cơ khí thuỷ Hải Dương tồn đọng từ năm 1993 đã hết thời gian giãn nợ chuyển sang nợ quá hạn. Nợ quá hạn của cơ khí thuỷ đã được Ngân hàng nhà nước trình Chính Phủ xin xoá nợ. Nợ quá hạn không tính Xí nghiệp cơ khí thuỷ Hải Dương thì nợ quá hạn của chi nhánh chỉ còn 194 triệu đồng bằng 0,1% trên tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, trong đó chỉ có 16 triệu đồng là nợ quá hạn trên 12 tháng. Xuất phát điểm dư nợ cho vay đầu năm của chi nhánh thấp. Do vậy chi nhánh NHCT Nhị Chiểu xác định mục tiêu phải mở rộng cho vay. Tính đến 31/12/2005 dư nợ cho vay của chi nhánh là: 243,2 tỉ đồng, tăng 59,2 tỉ đồng so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng 32.1% đạt 103% so kế hoạch. Trong đó dư nợ cho vay kinh tế quốc doanh là 238 tỉ đồng tăng 61,1 tỉ so với năm 2004. Để phòng tránh được rủi ro chi nhánh đã điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho vay để phù hợp với thực tế tại khu vực, cụ thể tích cực tăng trưởng cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ. Tại thời điểm cuối năm 2004 dư nợ cho vay ngắn hạn là 66,1 tỉ đồng chiếm 35,8% trên tổng dư nợ thì đến 31/12/2005 dư nợ cho vay ngắn hạn là 112,1 tỉ đồng chiếm 46% trên tổng dư nợ. Trong tổng số cho vay 243,2 tỉ đồng thì có 70 tỉ đồng dư nợ cho vay mở rộng địa bàn, trong đó thu hót được 72 doanh nghiệp thuộc địa bàn ngoài khu vực chiếm 52% doanh nghiệp có dư nợ vay tại chi nhánh. Cùng với việc mở rộng cho vay chi nhánh Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu luôn trú trọng đến chất lượng tín dông . Cụ thể đến 31/12/2005 nợ quá hạn của chi nhánh chỉ còn 151 triệu đồng chiếm 0,06% trên tổng dư nợ cho vay, giảm 1.749 triệu đồng so với năm 2004, trong đó chỉ có 11 triệu đồng là nợ quá hạn trên 12 tháng. Tính đến 31/12/2006 tổng dư nợ đầu tư của chi nhánh đạt 367,6 tỷ đồng tăng 124,4 tỷ đồng, tăng 51,2% so với năm 2004. Nợ quá hạn chỉ có 41 triệu đồng trong đó nợ quá hạn dưới 12 tháng có khả năng thu hồi là 36 triệu đồng, nợ trên 12 tháng có vấn đề là 5 triệu đồng. Việc mở rộng đầu tư cho vay kinh tế ngoài quốc doanh với doanh sè cho vay trong năm là 280 tỉ đồng và doanh sè thu nợ là 221 tỉ đồng. Bình quân vòng quay vốn vay 1 vòng trên năm. Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu đã đáp ứng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, giải quyết kịp thời cho 1.680 doanh nghiệp và cá nhân có đủ vốn để sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho hàng nghìn người lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đã tạo được sự ổn định về chính trị cũng như tăng được nguồn thu ngân sách cho nhà nước tại địa phương. Nhìn vào cơ cấu dư nợ qua các năm ta thấy: Năm 2004 tổng dư nợ 184 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn 66,1 tỷ đồng. Dư nợ trung hạn 117.8 tỷ đồng, dư nợ dài hạn 0,1 tỷ đồng. Năm 2005 tổng dư nợ 243,2 tỷ đồng trong đó dư nợ ngắn hạn 112,1 tỷ đồng, dư nợ trung hạn127,8 tỷ đồng , dư nợ dài hạn 3,3 tỷ đồng. Năm 2006 tổng dư nợ 367,6 tỷ đồng trong đó dư nợ ngắn hạn 189 tỷ đồng, dư nợ trung hạn 157,9 tỷ đồng, dư nợ dài hạn và uỷ thác 20,7 tỷ đồng. Năm 2007 tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2007 là: 756,3 tỷ đồng đạt 109% so kế hoạch NHCT Việt Nam giao. Trong đó: Cho vay ngắn hạn là: 325 tỷ đồng Cho vay trung hạn : 431,3 tỷ đồng Nợ quá hạn tại thời điểm này là: 934 triệu đồng chiếm 0,001% trên tổng dư nợ. Như vậy với NHCT Nhị Chiểu đã chủ động điều chỉnh cơ cấu dư nợ cho phù hợp với tình hình chỉ đạo thực tế với xu hướng là tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn, giảm tỷ lệ cho vay trung hạn và kết quả là dư nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn dư nợ trung hạn cụ thể: Năm 2004 dư nợ ngắn hạn chiếm 35,9% trên tổng dư nợ. Năm 2005 dư nợ ngắn hạn chiếm 46,09% trên tổng dư nợ. N¨m 2005 d nî ng¾n h¹n chiÕm 46,09% trªn tæng d nî. Năm 2006 dư nợ ngắn hạn chiếm 51,41% trên tổng dư nợ. Năm 2007 dư nợ ngắn hạn chiếm 42,98% trên tổng dư nợ Nếu tính dư nợ phân theo thành phần kinh tế thì dư nợ ngoài quốc doanh với xu thế chiếm đại đa số: Năm 2004: 176,9 tỷ chiếm 96,1% trên tổng dư nợ Năm 2005 : 238 tỷ chiếm 97,9% trên tổng dư nợ Năm 2006: 365 tỷ chiếm 99,4% trên tổng dư nợ Năm 2007: 732,9 tỷ chiếm 96,9% trên tổng dư nợ Ngân hàng công thương Nhị Chiểu đẫ rất nhanh nhạy với sự chỉ đạo vì các doanh nghiệp quốc doanh đa phần làm ăn kém hiệu quả trong cơ chế thị trường vì tính cồng kềnh, tính thủ tục còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì nhạy bén với thực tế hơn, dễ quyết đoán trong mọi trường hợp, dễ chớp được thời cơ hơn và thực tế cho thấy vấn đề thời cơ trong kinh doanh quyết định phần lớn lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh và từ đó có cơ hội để trả nợ Ngân hàng đúng hạn. 1. 3. Kết quả kinh doanh Kết quả tài chính năm: 2004 có tổng thu nhập trừ chi phí là: 4,5 tỷ đ Kết quả tài chính năm: 2005 có tổng thu nhập trừ chi phí là: 11,9 tỷđ. Kết quả tài chính năm: 2006 có tổng thu nhập trừ chi phí là: 12,6 tỷđ. Kết quả tài chính năm: 2007 có tổng thu nhập trừ chi phí là: 16,3 tỷ đ Kết quả trên cho ta thấy rằng dư nợ tăng lên qua các năm tương ứng với mức tăng lên của lợi nhuận hàng năm.tuy nhiên phần lợi nhuận trên không hoàn toàn do tăng trưởng dư nợ mang lại. Bên cạnh đầu tư tín dụng chi nhánh NHCT Nhị Chiểu còn thực hiện mở rộng thanh toán và tăng cường các loại dịch vụ của Ngân hàng tạo nguồn thu nhập cho chi nhánh cụ thể là: Chi nhánh đã tiến hành đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình để tăng thu như: thu dịch vụ thanh toán, thu dịch vụ từ hoạt động ngân quỹ,thu về kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ về sản phẩm thẻ ATM. Biểu hiện rõ nét nhất là năm 2006 chi nhánh thực hiện chuyển đổi hiện đại hoá Ngân hàng với phương châm đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh, bằng mọi biện pháp làm tốt công tác tiếp thị, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, chi nhánh đã thu hót được nhiều khách hàng về mở tài khoản và thanh toán tại chi nhánh. Chi nhánh đã lắp đặt và vận hành thành công máy ATM chuyển lương cho hàng ngàn công nhân của Công ty xi măng Phóc sơn qua máy ATM, tạo nên sự văn minh cho khu công nghiệp Nhị chiểu. Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu chất lượng nó đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 2.Mét số hoạt động khác của ngân hàng 2.1. Công tác kế toán. Chi nhánh đã trang bị đầy đủ các loại máy móc thiết bị để thực hiện việc thanh toán cho khách hàng cụ thể: - Tổng khối lượng thanh toán năm 2003 là 5.190 tỉ đồng tăng so với năm 2002 là 61 tỉ đồng và bằng 102%. Trong đó : Thanh toán điện tử đi là 3.027 món số tiền là 2.292 tỉ đồng. Thanh toán điện tử đến là 2.446 món số tiền là 1.061 tỉ đồng. - Năm 2004 tổng khối lượng thanh toán là: 6.590 tỷ đồng. Tăng so với năm 2003 là 1.400 tỷ đồng bằng 121.2% - Năm 2005 tổng khối lượng thanh toán:7.430 tỷ đồng. Tăng so với năm 2004 là 840 Tỷ đồng. - Năm 2006 tổng khối lượng thanh toán là: 7.560 tỷ đồng Nhìn chung tổng khối lượng thanh toán tăng nhanh qua các năm, mặc dù số cán bộ biên chế cho công tác kế toán không những không tăng mà còn giảm đi do thuyên chuyển công tác, do đi học… trong thời gian 3 năm vừa qua do chuẩn bị cho hiện đại hoá Ngân hàng cho nên công tác Kế toán có nhiều thay đổi như chuyển đổi tài khoản hạch toán, quản lý tín dụng trên máy tính và gần đây nhất là thực hiện công tác hiện đại hoá Ngân hàng.Tuy vậy công tác Kế toán luôn được quan tâm đúng mực thực hiện theo đúng quy trình hạch toán , cập nhật nhanh chóng chính xác, kịp thời các món chuyển tiền đi , chuyển tiền đến đảm bảo tính an toàn tuyệt đối tài sản cho khách hàng và tài sản của Ngân hàng. Cũng chính vì vậy mà lượng khách hàng đến mở tài khoản và thanh toán ngày càng tăng thêm. Đặc biệt trong năm 2003, chi nhánh đã thực hiện mở rộng dịch vụ chi trả kiều hối và thanh toán chuyển tiền ra nước ngoài, với số chi trả quy ra VND đạt trên 2 tỉ đồng, và chuyển tiền ra nước ngoài là 1 tỉ đồng. Thu dịch vụ là 370 triệu đồng, thu lãi cho vay cả năm 12.900 triệu đồng. Trong năm 2005 và năm tháng đầu năm 2006 NHCT Nhị chiểu còn mở rộng thêm dịch vụ chuyển tiền nhanh (chuyển tiền ÊDEN) cho khách hàng từ nước ngoài chuyển về, do vậy đã thu hót được một lượng khách hàng thường xuyên đến với NHCT Nhị chiểu. Như vậy tính đa dạng hoá về sản phẩm dịch vụ đã được sự quan tâm chú ý của khách hàng đây là điểm tích cực ngoài việc đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng còn tăng thêm sự văn minh và thể hiện tính hiện đại hoá của ngành Ngân hàng. Công tác thu nợ luôn được theo dõi thường xuyên, giữa kế toán và tín dụng luôn có sự phối kết hợp , đôn đốc nhắc nhở khách hàng đảm bảo thu nợ , thu lãi kịp thời hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân nâng cao chất lượng tín dụng. Cô thể kết quả kinh doanh của chi nhánh, tính đến 31/12/2004 thu nhập trừ chi phí đạt 11.373 triệu đồng tăng 6.850 triệu đồng gấp 2,5 lần so với năm 2003. Tổng thu nhập tính đến 31/12/2006 của chi nhánh đạt 33,5 tỷ đồng Tổng chi phí tính đến ngày 31/12/2006 là 20,9 tỷ đồng Chênh lệch thu nhập từ chi phí đã trích dự phòng rửi ro là: +12,6 tỷ đồng Xuất phát từ tăng trưởng tín dụng thì công tác tiền tệ kho quỹ trong những năm qua chi nhánh thực hiện nh sau: Bảng thực hiện thu chi tiền mặt từ năm 2004 đến 2006 Đơn vị tính: tỉ đồng Năm Thu Chi Bội thu (+)bội chi (-) 2004 2005 2006 390 477 644,4 674 746,8 972,2 - 284 - 269,8 - 327,8 Bên cạnh công tác tín dụng và thanh toán công tác tiền tệ luôn được chi nhánh coi trọng đây là nghiệp vụ truyền thống của ngành, việc luân chuyển tiền tệ qua quỹ của chi nhánh năm sau cao hơn năm trước. Nhìn trên bảng tổng hợp ta thấy từ năm 2004, đến năm 2006 chi nhánh liên tục bội chi chi tiền mặt, vì việc tăng trưởng tín dụng tăng. Thu nhập của các doanh nghiệp và tiền lương công nhân tăng, giá cả thị trường cũng tăng. Việc thu tiền mặt của chi nhánh tuy có tăng năm sau cao hơn năm trước, nhưng thực tế không đáp ứng được nhu cầu chi của chi nhánh trong những năm qua, mà phải xin tiếp quỹ từ Ngân hàng cấp trên. 2.2. Kinh doanh ngoại tệ - Doanh sè mua đến ngày 31/12/2007 đạt 2389 nghìn USD (kể cả ngoại tệ khác quy đổi ra USD) tăng so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng 37,1 %. - Doanh số bán đến ngày 31/12/2007 đạt 2318 nghìn USD tăng so với cùng kỳ năm trước tốc độ tăng 37,8%. - Năm 2004 tổng thu tiền mặt ngoại tệ của chi nhánh là: 1.325.000 USD tăng 12% so với 2003. Tổng chi đạt 1.010.000 USD tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. - Năm 2005 tổng thu tiền mặt ngoại tệ đạt 1.794.000 USD tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi ngoại tệ là: 1.776.000 USD tăng 75% so với 2003. - Năm 2006 Tổng thu tiền mặt ngoại tệ là: 2.064.000 USD tăng 15% so với năm 2005. Tổng chi tiền mặt ngoại tệ là : 1.258.000 USD giảm so vơí cùng kỳ năm 2005 là 536.000 USD. Đặc biệt trong ba năm từ 2004 đến 2006 cán bộ làm công tác tiền tệ kho quỹ đã trả lại tiền thừa cho khách hàng là 667 món tiền thừa các loại với tổng số tiền là: 266,336 ngàn đồng. Đồng thời lập biên bản thu giữ 741 món tiền giả các loại với tổng số tiền thu giữ là: 141,195 ngàn đồng kịp thời nép về Ngân hàng nhà nước để xử lý. Góp phần làm trong sạch đồng tiền Việt Nam và làm ổn định tiền tệ trên địa bàn khu vực. Lượng ngoại tệ lưu thông so với các chi nhánh khách nói chung là không cao, tuy nhiên vẫn đạt được sự tăng trưởng nhất định so với các năm trước đó thể hiện sự tăng lên một các đồng bộ của hệ thống của chi nhánh 2.3. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh hiện nay đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của một ngân hàng hiện đại, với chất lượng dịch vụ, tiện Ých cao đáp ứng được yêu cầu vận động của nền kinh tế. Tính đến ngày 31/12/2007 tổng giá trị thanh toán 83 món trị giá 4821nghìn USD so với cùng kỳ năm trước tăng 16 món trị giá 202 nghìn USD Trong đó: thanh toán hàng nhập khẩu 56 món trị giá 4514 nghìn USD; thanh toán hàng xuất khẩu 27 món trị giá 307 nghìn USD So với các năm trước , năm 2004 – 2005 nghiệp vụ thanh toán quốc tế tuy được lãnh đạo chi nhánh khá quan tâm nhưng tổng giá trị thanh toán chưa được cao so với yêu cầu, năm 2004 có tới 68 món giá trị nhưng trị giá là 1840 nghìn USD, năm 2005 tăng lên 73 món giá trị với trị giá là 2704 USD. Nhận xét: khối lượng nghiệp vụ phát sinh trong thanh toán quốc tế của chi nhánh là không quá lớn. Tuy nhiên ngân hàng vẫn cố gắng đảm bảo không xảy ra sai xót làm ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng còng nh uy tín của chi nhánh nói riêng và NHCT nói chung. Bên cạnh đó chi nhánh vẫn có sự tư vấn giúp khách hàng lùa chọn phương thức thanh toán, điều tra thông tin khách hàng nước ngoài để tránh rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. 2.4. Các hoạt động dịch vụ chi trả kiều hối, séc du lịch. Tính đến hết ngày 31/12/2007: * Doanh sè chi trả kiều hối đạt 188 nghìn USD tăng tương ứng 111,2 % so với năm 2006 * Thu chi tiền mặt đạt doanh số khá cao Tổng thu đạt 1210 tỷ VNĐ, tăng 4,9% so với cùng kì năm 2006 Tổng chi đạt 1470 tỷ VNĐ, tăng 27,3% so với cùng kì năm 2006 * Dịch vụ phát hành thẻ : sè thẻ phát hành là 1786 thẻ, tăng 53, 9% so với năm trước, số máy ATM được lắp đặt trên địa bàn là 1 máy, không tăng so với năm trước. Việc số lượng thẻ ATM mà chi nhánh phát hành ra tăng cao là do xu hướng thanh toán của khách hàng bằng ATM, khách hàng đã nhận thấy sự tiện lợi và an toàn của phương thức thanh toán này. Dự báo trong năm tiếp theo số lượng thẻ phát hành sẽ còn tăng do một số công ty hoạt động trên địa bàn của tỉnh đang có kế hoạch trả lương cho nhân viên thông qua tài khoản ATM. *Nghiệp vụ bảo lãnh: Do có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa phòng kinh doanh đối ngoại và phòng kinh doanh đối nội để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, nên nghiệp vụ này phát huy được hiệu quả rõ rệt, tổng số dư bảo lãnh phí bảo lãnh thu đươc gần 1 tỷ đồng. 2.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát Để ngăn ngõa, phát hịên và chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai phạm trong quá trình thực hiện các mặt nghiệp vụ nhằm đảm bảo an toàn vốn, bàng các hình thức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm soát từ xa, kiểm tra tại chỗ. 2.5.1. Nghiệp vụ tín dụng Qua kiểm tra cho thấy chi nhánh đã cơ bản thực hiện tốt qui chế tín dụng, nhưng vẫn còn một số sai sót trong hồ sơ DN như thiếu quyết định thành lập, báo cáo tài chính một số doanh nghiệp nép còn muộn, kiểm soát sau một số món còn sơ sài, chưa kịp thời do vậy những sai sót này đã được chấn chỉnh ngay. 2.5.2. Nghiệp vụ tài chính kế toán Qua kiểm tra nhìn chung nghiệp vụ nay đã chấp hành tốt nhưng cũng đã phát hiện những sai sót về hồ sơ mở tài khoản thiếu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, chứng từ chưa đầy đủ các yếu tố quy định, hạch toán nhầm tài khoản, tính và thu lãi sót… 2.5.3. Nghiệp vụ nguồn vốn Qua kiểm tra các quỹ tiết kiệm cho thấy các quỹ đã chấp hành tương đối tốt chế độ thể lệ và qui trình nghiệpvụ thu chi tiết kiệm, tính trả lãi tiền gửi chính xác, bảo quản tốt thẻ đang lưu hành và thẻ trắng. Trong các năm hầu nh không có sai sót lớn. 2.5.4. Nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ Đã kiểm tra định kỳ mỗi cuối tháng và kiểm tra đột xuất 5 lần. Qua kiểm tra nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ đã chấp hành tốt chế độ quản lý kho quỹ, qui trình thu chi tiền mặt, vì vậy kho quỹ đã được an toàn tuyệt đối. 2.5.5. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế Qua kiểm tra được đánh giá là không có sai sót lớn trong các năm vừa qua. Về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tiêp dân và phát hiện tham nhòng: Chi nhánh đã có tiểu ban chống tham nhòng và phổ biến quán triệt các văn bản chống tham nhòng của Nhà nước, của ngành đến 100% cán bộ nhân viên Các sai sót của các măt nghiệp vụ được các đoàn kiểm tra phát hiện đã đươc chi nhánh khắc phục kịp thời, báo cáo đúng quy định theo yêu cầu về NHCT VN. 2.5.6. Các công tác khác Thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ bảo hiểm phóc lợi và khen thưởng, chế độ bảo hộ lao động, trang thiết bị làm việc cho CBCNV, động viên và phát phần thưởng cho con em là học sinh giỏi vào dịp tết thiếu nhi 1/6. tổ chức phong trào văn hoá thể thao va tham gia hội diễn văn nghệ, thể thao do ngành và địa phương tổ chức. Giữ vững là đơn vị thực hiện công tác xã hội, phụng dưỡng bà mẹ liệt sĩ tích cực tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa. 3. Đánh giá chung về hoạt động của chi nhánh. Với phương châm của Ngân hàng Công thương Việt Nam là : *Phát triển an toàn và hiệu quả*. Trong các năm qua việc đầu tư cho vay của chi nhánh NHCT Nhị Chiểu luôn được đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ luôn đi đôi với chất lượng tín dụng. Xuất phát từ chủ trương biện pháp kinh doanh đúng đắn, phù hợp với tình hình địa phương. Công tác đầu tư kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả cao, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động trên địa bàn có thu nhập. Đời sống vật chất tinh thần được cải thiện, góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội tại địa phương trong những năm qua. Qua sự phân tích về tình hình hoạt động của chi nhánh trong một số năm gần đây ta có thể bước đầu nhận thấy Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu qua từng năm có sự phát triển tương đối vững chắc, nhất là trong năm 2007, từ nguồn vốn huy động, dư nợ và thu nhập đều tăng và với số lượng khá lớn. Điều này có thể hiểu khi nền kinh tế nói chung của cả nước đang có sự tăng trưởng nhanh chóng, nhu cầu về vốn là lớn của các nhà đầu tư ( tác động của việc gia nhập WTO ), mét yếu tố nữa là việc trên địa bàn hoạt động của chi nhánh xuất hiện thêm một số nhà máy xi măng lớn sử dụng vay vốn Ngân hàng để đầu tư Qua sù ph©n tÝch vÒ t×nh h×nh ho¹t ®éng cña chi nh¸nh trong mét sè n¨m gÇn ®©y ta cã thÓ bíc ®Çu nhËn thÊy Chi nh¸nh Ng©n hµng C«ng th¬ng NhÞ ChiÓu qua tõng n¨m cã sù ph¸t triÓn t¬ng ®èi v÷ng ch¾c, nhÊt lµ trong n¨m 2007, tõ nguån vèn huy ®éng, d nî vµ thu nhËp ®Òu t¨ng vµ víi sè lîng kh¸ lín. §iÒu nµy cã thÓ hiÓu khi nÒn kinh tÕ nãi chung cña c¶ níc ®ang cã sù t¨ng trëng nhanh chãng, nhu cÇu vÒ vèn lµ lín cña c¸c nhµ ®Çu t ( t¸c ®éng cña viÖc gia nhËp WTO ), mét yÕu tè n÷a lµ viÖc trªn ®Þa bµn ho¹t ®éng cña chi nh¸nh xuÊt hiÖn thªm mét sè nhµ m¸y xi m¨ng lín sö dông vay vèn Ng©n hµng ®Ó ®Çu t Trong các năm trở lại đây Ngân hàng công thương chi nhánh Nhị Chiểu đã có những bước phát triển rất đáng khích lệ và vững chắc, đạt mức tăng trưởng 37,5 %/ năm ( tính từ năm 2004 đến năm 2007 ). Đây là mức tăng trưởng cao so với mức tăng chung của các chi nhánh trong hệ thống NHCT Việt Nam, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Để tăng trưởng và đảm bảo nguồn vốn kinh doanh , Chi nhánh đã thực hiện kết hợp đồng thời nhiều biện pháp nh đa dạng hóa các sản phảm huy động vốn, áp dụng mức lãi suất linh hoạt, cung cấp những sản phẩm trọn gói,… Bên cạnh đó, việc xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp cũng giúp Chi nhánh thành công trong công tác huy động vốn. Trên cơ sở xác định đối tượng khách hàng, Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu đã xây dựng các giải pháp và lùa chọn hình thức tiếp cận, giới thiệu sản phẩm sao cho phù hợp nhất. Đối với những khách hàng thường xuyên duy trì số dư tiền gửi lớn, Chi nhánh sẵn sàng áp dụng các hình thức chăm sóc đặc biệt như áp dụng một số hình thức khuyến khích, giảm và tiến đến thu phí chuyển tiền. Trong cho vay đầu tư, với phương châm tăng trưởng gắn liền với an toàn và hiệu quả, Chi nhánh đã thực hiện “ đa dạng hóa đối tượng vay vốn, phương thức và thể loại cho vay” nhằm phục vụ tối đa mọi nhu cầu của từng khách hàng, đồng thời cũng hạn chế được nhiều rủi ro. Với chức năng trung gian tài chính, đi vay để cho vay, vốn tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nhị Chiểu đã góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiêp. Hiện có nhiều doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay từ chi nhánh đã không ngừng phát triển như nhà máy xi măng Duyên Linh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Dương, Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty xi măng Phóc Sơn,… Kết thúc năm 2007, với nỗ lực phấn đấu, cố gắng tích cực của hệ thống, ngân hàng công thương Nhị Chiểu đạt được kết quả kinh doanh khả quan: các chỉ tiêu về quy mô, tốc độ tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả để tăng cao hơn năm trước, tình hình tài chính được cải thiện lành mạnh, các hoạt động kinh doanh nghiệp vụ, dịch vụ đang được đổi mới, phát triển đúng định hướng chiến lược của NHCT Việt Nam Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng không thể tránh khỏi những rủi ro, tuy không lớn, nhưng luôn là vấn đề hàng đầu được ban lãnh đạo chi nhánh NHCT Nhị Chiểu quan tâm. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn gặp phải một số khó khăn nhất định. Trên địa bàn không lớn nhưng có khá nhiều ngân hàng cũng hoạt động. Điều này vừa là động lực thúc đầy ngân hàng Nhị Chiểu không ngừng nâng cao chất lượng nhưng nó cũng chính là khó khăn khi phải cạnh tranh. Hệ thống nhân sự của ngân hàng đã có sự bổ sung về số lượng, chất lượng nhưng vẫn thiếu, trong năm tiếp theo dự kiến cần bổ sung thêm 15 cán bộ có trình độ đại học. CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 1. Định hướng phát triển. Định hướng mục tiêu hoạt động kinh doanh trong năm các năm tiếp theo của chi nhánh ngân hàng công thương Nhị Chiểu là : Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện hoạt động, hiện đại hóa, chuẩn hóa các nghiệp vụ, quản trị ngân hàng, nhân sự cán bộ, công khai minh bạch hóa, lành mạnh hóa tài chính. Tăng trưởng mạnh về vốn, cố gắng giữ mức tăng trưởng ổn định và vững chắc, về đầu tư cho vay, tổng tài sản nợ, tổng tài sản có, thị phần trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả, bền vững. Đảm bào an ninh tài chính, an toàn tuyệt đối trong mọi hoạt động của chi nhánh. Thế định hướng của cấp trên là NHCT Việt Nam, chi nhánh ngân hàng Nhị Chiểu tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, phong cách giao dịch, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo ra một môi trường kinh doanh tố đem đến lợi Ých cho khách hàng của ngân hàng và cả khách hàng của ngân hàng. Cô thể, mục tiêu của ngân hàng Nhị Chiểu giai đoạn 2005 – 2010 sẽ đạt mức tăng trưởng bình quân như sau : - Huy động vốn tăng 20% - Mức dư nợ tăng 25% - Tỷ trọng nợ quá hạn dưới 1% - Lợi nhuận hạch toán tăng 30% 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. 2.1. Các giải pháp mà Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu đã thực hiện nhằm hạn chế rủi ro. Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của việc bảo toàn vốn trong kinh doanh của chi nhánh. * Hàng năm chi nhánh đã tổ chức Đại hội CBCNVC trong toàn chi nhánh để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của năm cũ và đề ra những chỉ tiêu biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của năm mới. Đại hội đã xác định được tầm quan trọng của việc bảo toàn vốn vay và lấy những trí tuệ của cả Đại hội nhằm thực hiện được mục tiêu mà Đại hội đã đề ra. * Đồng thời xây dựng các biện pháp để ngăn ngõa rủi ro xẩy ra, nh tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, quản lý chặt chẽ các món vay. Thường xuyên tổ chức kiểm tra chéo đối với các cán bộ tín dụng phụ trách từng địa bàn, để từ đó rót ra những tồn tại để khắc phục. * Cô thể chi nhánh đã thành lập tổ thẩm định đầu tư các món vay lớn. Đầu tư bất kể món vay nào cũng phải có tài sản làm đảm bảo tiền vay, đồng thời phải thực hiện đúng quy trình cho vay. Theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Chi nhánh thường xuyên quan tâm đến việc kiểm tra sử dụng vốn vay, tiến độ thực hiện phương án vay vốn, bảo quản tài sản bảo đảm tiền vay.. Phân tích báo cáo tài chính : Phân tích hệ số tài chính, xác định kết quả kinh doanh khả năng trả nợ. Phân tích thông tin tài chính các báo cáo tổng kết sơ kết của doanh nghiệp, các thông tin trên báo chí. Để đánh giá khó khăn thuận lợi của doanh nghiệp, ngành, tính ổn định về phát triển trong tương lai và các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, kết quả của kinh doanh để xác định độ rủi ro của phương án. * Ngoài ra hàng năm các cán bộ tín dụng được thường xuyên bổ túc tập huấn để nâng cao nhận thức, am hiểu pháp luật, nắm bắt kịp thời những biến động thị trường, xu thế phát triển của nền kinh tế để chủ động trong quản lý mãn vay. Mặt khác tăng cường công tác tiếp thị, đổi mới tác phong giao dịch phục vụ khách hàng tận tình chu đáo, văn minh lịch sự. Luôn coi trọng chủ động tìm kiếm khách hàng, giữ gìn khách hàng truyền thống trong quan hệ tín dụng trên cơ sở tranh thủ sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên và sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, Huyện, xã, và các ban ngành. Đồng thời quan tâm mở rộng địa bàn cho vay có sự chọn lọc khách hàng. Tập trung huy động nguồn vốn có lãi suất thấp thông qua việc tiếp cận các đối tượng để thu hót mở tài khoản tiền gửi thanh toán kể cả doanh nghiệp và cá nhân. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh và thường xuyên kiểm tra ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trái với quy định. Cụ thể chi nhánh đã thường xuyên tổ chức cho các cán bé học tập Nghiệp vụ chuyên môn và các bộ luật, như luật Ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật khiếu lại tố cáo, Bộ luật dân sự, và các văn bản của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng công thương Việt Nam quy định, về việc cho vay cầm cố thể chấp làm đảm bảo tiền vay Ngân hàng. Để từng bước nâng cao về trình độ mọi mặt cho cán bộ công nhân viên nói chung và cán bộ tín dung nói riêng. Để thích ứng với nền kinh tế thị trường nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới, hướng tới hội nhập khu vực và thế giới, tránh được nguy cơ tụt hậu. * Nhằm hạn chế được rủi ro trong kinh doanh của chi nhánh, trước cơ chế thị trường hiện nay. Tại chi nhánh luôn phải hạn chế và phân tán rủi ro bằng cách tăng cường mở rộng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, như tăng cường tổ chức thanh toán chuyển tiền,hạn chế cho vay bằng tiền mặt tiền vay được trả thẳng cho người cung cấp hàng hoá, Đây cũng là một trong những biện pháp kiểm soát tiền vay đảm bảo tiền vay được sử dụng đúng mục đích. Tăng cường cho vay có đảm bảo. Các món vay đều được thực hiện đúng quy trình tín dụng hiện hành, các tài sản làm đảm bảo tiền vay theo đúng quy định, tạo thuận lợi cho việc chi nhánh thu hồi vốn dễ ràng khi các món vay đến hạn. 2.2. Các giải pháp trong thời gian sắp tới. Trong hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm Èn nhiều rủi ro lớn cho các ngân hàng thương mại. Tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh ngân hàng và đang đặt ra nhưng yêu cầu mới để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Sau đây là một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng: 2.2.1. Giải pháp về mặt chính sách. Điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả, các khách hàng chiến lược, truyền thống phải được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí và chính sách chăm sóc cần thiết của Ngân hàng, áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với các khoản cho vay khác nhau tùy thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và khách hàng vay vốn cụ thể. Hoạt động quản lý tín dụng phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn, cơ cấu tín dụng phải phù hợp với chiến lược khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. 2.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý. Cải cách bộ máy tín dụng hoạt động theo thông lệ quốc tế về quản lý rủi ro tín dụng. Tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro đọc lập, quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo tính độc lạp khách quan. Thực hiện giám sát và kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên của cán bộ các cấp liên quan tới cấp tín dụng và bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập. 2.23. Giải pháp về nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch và hình ảnh của mọi ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả của tín dụng của Ngân hàng. Bởi vậy, cần dành một quỹ thời gian để hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vô, chú trọng tới nghiệp vụ Marketting, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hóa kinh doanh. Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư các đạo đưc, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. 2.2.4. Giải pháp về thông tin khách hàng. Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dông . Trong công tác tín dông , thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho Ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không. Các thông tin từ phía khác hàng cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy cán bộ tín dụng không thể chỉ dùa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đền liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tôt chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay đầu tư. LỜI KẾT Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu đã đạt được thành tựu đáng kể trên một phần lớn là do kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế đất nước do Đảng ta khởi xướng và tổ chưc thực hiện. Trước hết do sự chỉ đạo sát sao có hiệu quả của ngân hàng trung ương, ngân hàng Nhà nước thành phè , trực tiếp là ban lãnh đạo và các phòng ban ngân hàng Công thương Việt Nam, sù tham gia chỉ các cơ quan hữu quan. Đặc biệt đó là sự nỗ lực phấn đấu của CBCNV toàn chi nhánh, nội bộ chi nhánh phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí trong cơ quan, sự phối hợp lãnh đạo giữa Đảng uỷ, chính quyền và các đoàn thể, sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng từ các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm, các tổ chức thu phát đến toàn chi nhánh. Đây là sức mạnh tổng hợp để vượt qua mọi khó khăn hoàn thành kế hoạch Trung ương giao. Hơn thế nữa để phát huy và làm phong phú những thành tích đạt được ngân hàng luôn cố gắng tự hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, các hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình. [...]... tích về tình hình hoạt động của chi nhánh trong một số năm gần đây ta có thể bớc đầu nhận thấy Chi nhánh Ngân hàng Công thơng Nhị Chi u qua từng năm có sự phát triển tơng đối vững chắc, nhất là trong năm 2007, từ nguồn vốn huy động, d nợ và thu nhập đều tăng và với số lợng khá lớn Điều này có thể hiểu khi nền kinh tế nói chung của cả nớc đang có sự tăng trởng nhanh chóng, nhu cầu về vốn là lớn của các... tác động của việc gia nhập WTO ), một yếu tố nữa là việc trên địa bàn hoạt động của chi nhánh xuất hiện thêm một số nhà máy xi măng lớn sử dụng vay vốn Ngân hàng để đầu t Trong cỏc nm tr li õy Ngõn hng cụng thng chi nhỏnh Nh Chiu ó cú nhng bc phỏt trin rt ỏng khớch l v vng chc, t mc tng trng 37,5 %/ nm ( tớnh t nm 2004 n nm 2007 ) õy l mc tng trng cao so vi mc tng chung ca cỏc chi nhỏnh trong h thng NHCT. .. n ngn hn chim 46,09% trờn tng d n Năm 2005 d nợ ngắn hạn chi m 46,09% trên tổng d nợ Nm 2006 d n ngn hn chim 51,41% trờn tng d n Nm 2007 d n ngn hn chim 42,98% trờn tng d n Nu tớnh d n phõn theo thnh phn kinh t thỡ d n ngoi quc doanh vi xu th chim i a s: Nm 2004: 176,9 t chim 96,1% trờn tng d n Nm 2005 : 238 t chim 97,9% trờn tng d n Nm 2006: 365 t chim 99,4% trờn tng d n Nm 2007: 732,9 t chim 96,9%... cho vay 184 t ng thỡ cú 72 t ng d n l do m rng a bn vựng lõn cn ngoi khu vc Nh Chiu, ó thu hút c 42 doanh nghip v vi chi nhỏnh chim 63% doanh nghip cú d n ti chi nhỏnh Bờn cnh vic tng trng d n Chi nhỏnh NHCT Nh Chiu ó luụn luụn quan tõm, n cht lng tớn dng Tớnh n 31/12/2004 d n quỏ hn ca chi nhỏnh l 1.980 triu ng thỡ 1.786 triu l n quỏ hn ca Xớ nghip c khớ thu Hi Dng tn ng t nm 1993 ó ht thi gian gión... xoỏ n N quỏ hn khụng tớnh Xớ nghip c khớ thu Hi Dng thỡ n quỏ hn ca chi nhỏnh ch cũn 194 triu ng bng 0,1% trờn tng d n cho vay ca chi nhỏnh, trong ú ch cú 16 triu ng l n quỏ hn trờn 12 thỏng Xut phỏt im d n cho vay u nm ca chi nhỏnh thp Do vy chi nhỏnh NHCT Nh Chiu xỏc nh mc tiờu phi m rng cho vay Tớnh n 31/12/2005 d n cho vay ca chi nhỏnh l: 243,2 t ng, tng 59,2 t ng so vi nm 2004, tc tng trng 32.1%... toỏn ca hot ng Ngõn hng v chi tiờu ni b ti chi nhỏnh theo ỳng quy nh ca Nh nc v ca NHCT 2 Phi hp vi cỏc phũng nghip v tỏc nghip cỏc nghip v liờn quan n khỏch hng v ni b ngõn hng *Nhim vụ: 1 Phi hp vi cỏc phũng liờn quan tham mu cho giỏm c v k hoch v thc hin qu tin lng, chi cỏc qu theo quy nh ca Ngõn hng Nh nc v NHCT phự hp vi mc tiờu phỏt trin kinh doanh ca chi nhỏnh Thc hin vic chi tr lng v cỏc ch khỏch... nhp tr chi phớ l: 4,5 t Kt qu ti chớnh nm: 2005 cú tng thu nhp tr chi phớ l: 11,9 t Kt qu ti chớnh nm: 2006 cú tng thu nhp tr chi phớ l: 12,6 t Kt qu ti chớnh nm: 2007 cú tng thu nhp tr chi phớ l: 16,3 t Kt qu trờn cho ta thy rng d n tng lờn qua cỏc nm tng ng vi mc tng lờn ca li nhun hng nm.tuy nhiờn phn li nhun trờn khụng hon ton do tng trng d n mang li Bờn cnh u t tớn dng chi nhỏnh NHCT Nh Chiu cũn... doanh ca chi nhỏnh, tớnh n 31/12/2004 thu nhp tr chi phớ t 11.373 triu ng tng 6.850 triu ng gp 2,5 ln so vi nm 2003 Tng thu nhp tớnh n 31/12/2006 ca chi nhỏnh t 33,5 t ng Tng chi phớ tớnh n ngy 31/12/2006 l 20,9 t ng Chờnh lch thu nhp t chi phớ ó trớch d phũng ri ro l: +12,6 t ng Xut phỏt t tng trng tớn dng thỡ cụng tỏc tin t kho qu trong nhng nm qua chi nhỏnh thc hin nh sau: Bng thc hin thu chi tin... 2004 n 2006 n v tớnh: t ng Nm Thu Chi Bi thu (+)bi chi (-) 2004 2005 2006 390 477 644,4 674 746,8 972,2 - 284 - 269,8 - 327,8 Bờn cnh cụng tỏc tớn dng v thanh toỏn cụng tỏc tin t luụn c chi nhỏnh coi trng õy l nghip v truyn thng ca ngnh, vic luõn chuyn tin t qua qu ca chi nhỏnh nm sau cao hn nm trc Nhỡn trờn bng tng hp ta thy t nm 2004, n nm 2006 chi nhỏnh liờn tc bi chi chi tin mt, vỡ vic tng trng tớn... cho NHCT Vỡ chi phớ lói sut m NHCT phi tr cho khỏch hng l rt thp Tớnh n 31/12/2005 tng ngun vn huy ng huy ng ti chi nhỏnh NHCT Nh Chiu t 167,3 t ng, tng 2,5 t ng v bng 101,5% so vi cui nm 2004, t 92,7% so k hoch c giao Trong tng ngun vn huy ng tớnh n 31/12/2005 thỡ: Tin gi cỏc t chc kinh t l 52,7 t ng tng 9,6 t ng v bng 122% so vi nm 2004 Tớnh n thi im 31 thỏng 12 nm 2006 tng ngun vn huy ng ca chi ... ng ca chi nhỏnh xut hin thờm mt s nh mỏy xi mng ln s dng vay Ngõn hng u t Qua phân tích tình hình hoạt động chi nhánh số năm gần ta bớc đầu nhận thấy Chi nhánh Ngân hàng Công thơng Nhị Chi u... kinh doanh ca chi nhỏnh NHCT Nh Chiu 10 nm qua (1994-2003) ó thnh t, tr thnh mt nhng chi nhỏnh cú nhiu úng gúp cho h thng NHCT tnh Hi Dng v c h thng NHCT Chc nng, nhim v ca chi nhỏnh Chi nhỏnh Ngõn... nghip v vi chi nhỏnh chim 63% doanh nghip cú d n ti chi nhỏnh Bờn cnh vic tng trng d n Chi nhỏnh NHCT Nh Chiu ó luụn luụn quan tõm, n cht lng tớn dng Tớnh n 31/12/2004 d n quỏ hn ca chi nhỏnh

Ngày đăng: 02/10/2015, 10:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NHỊ CHIỂU TỈNH HẢI DƯƠNG.

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NHỊ CHIỂU TỈNH HẢI DƯƠNG

    • 4.1.3. Phòng khách hàng cá nhân

    • 4.2. Phòng kế toán giao dịch

    • 4.3. Phòng kế toán tài chính, hành chính.

    • 4.4. Phòng tiền tệ kho quỹ

    • Nợ quá hạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan