bài giảng đa dạng sinh học

103 507 0
bài giảng đa dạng sinh học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là bài giảng cho sinh viên chuyên ngành môi trường ở các trường cao đẳng , đại học. Bài giảng mô tả chi tiết từ phần khái niệm cho đến đặc điểm và luật đa dạng sinh học mới nhất. Đây là tài liệu bổ ích cho sinh viên ngành môi trường

Danh sách các chữ viết tắt Kí hiệu viết tắt Ôtc ĐDSH ĐVCXS ĐVKXS BGCS BTTN CGIAR CITES FAO GDP GEF HST ICBP IUCN KBT KHHĐĐDS/BA P MAB NXB PCD SFSP SU UNCED UNDP UNEP UNESCO VQG WB WRI WWF Giải thích Ô tiêu chuẩn Đa dạng sinh học Động vật có xương sống Động vật không xương sống Ban thư kỹ bảo tồn các vườn thực vật/ Botanical Gardens Conservation Secretariat Bảo tồn thiên nhiên Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế/ Consultative Group on International Agricultural Research Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng/ Convention on International Trade in Endangered Srecies Tổ chức nông lương thế giới/Food and Agriculture Organization Tổng thu nhập quốc dân/ Gross Domestic Product Quỹ môi trường toàn cầu/ Global Environment Facility Hệ sinh thái Tổ chức bảo vệ chim quốc tế/ The International Council for Bird Protection Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế/ The World Conservation Union Khu bảo tồn Kế hoạch hành động đa dạng sinh học/ Biodiversity Activity Plan Chương trình con người và sinh quyển (của UNESCO)/ Man and the Biosphere Program Nhà xuất bản Phát triển chương trình có sự tham gia/ Participatory Curriculum Development Chương trình Hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội/ Social Forestry Support Programme Đơn vị hỗ trợ của SFSP tại Hà Nội/ Support Unit Hội nghị Liên hiệp quốc về môi trường và phát triển/ Conference on Environment and Development. Chương trình phát triển Liên hiệp quốc/ United Nations Development Programme Chương trình môi trường Liên hiệp quốc/ United Nations Enviromental Programme Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc/ United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Vườn Quốc gia Ngân hàng thế giới/ World Bank Viện tài nguyên thế giới/ World Resources Institule Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên/ World Wide Fund for Nature NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC 1. Khái niệm đa dạng sinh học. Thuật ngữ ĐDSH (biological diversity/biodiversity) được dùng lần đầu tiên vào năm 1988 (Wilson, 1988) và sau khi Công ước ĐDSH được ký kết (Công ước này đã được 157 Chính phủ ký kết ở Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro vào ngày 05/06/1992, có hiệu lực vào ngày 29/12/1993), đã được dùng phổ biến. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về ĐDSH. - Định nghĩa do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế – WWF (1989) quan niệm: “ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những HST vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. - Theo Công ước ĐDSH thì “ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các HST trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên”. - Theo Từ điển ĐDSH và phát triển bền vững của Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường (NXB Khoa học và kỹ thuật, 2001): “ĐDSH là thuật ngữ dùng để mô tả sự phong phú và đa dạng của giới tự nhiên. “ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống từ mọi nguồn, trong các HST trên đất liền, dưới biển và các HST dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên.” - ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần cơ thể, các quần thể, hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người. - Nói cách khác, ĐDSH là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất, là sự đa dạng của sự sống ở tất cả các dạng, các cấp độ và các tổ hợp giữa chúng. Đó không chỉ là tổng số của các HST, các loài, các vật chất di truyền mà còn bao gồm tất cả các mối quan hệ phức tạp bên trong và giữa chúng với nhau. Ngoài ra, ĐDSH còn bao gồm cả đa dạng văn hóa, sự thể hiện của con người với vai trò là một thành viên của thế giới sinh vật và là một nhân tố quan trọng của HST. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 2 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC 1.1. Đa dạng di truyền * Khái niệm: Đa dạng di truyền (ĐDDT) là phạm trù chỉ mức độ da dạng của biến dị di truyền, sự khác biệt về di truyền giữa các xuất xứ, quần thể và giữa các cá thể trong một loài hay một quần thể. * Bản chất và nguồn gốc của ĐDDT. ĐDDT do các gen tạo nên. Gen là đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền qui định sự di truyền của tính trạng. Một gen kiểm soát sự biểu hiện và phát triển của một tính trạng nhất định của một sinh vật. Sự biểu hiện cụ thể của tính trạng sẽ biến đổi đa dạng (ví dụ màu tóc hay màu mắt người) và mỗi một dạng của gen quy định một dạng biểu hiện cụ thể như vậy được gọi là gen alen. Do vậy, sự thể hiện của một gen trong một sinh vật sẽ ở dạng một alen trong tập hợp nhiều alen của gen đó. Sự tồn tại của một loài có được là nhờ quá trình sản xuất và sự sao chép lại các tính trạng và tính chất của cơ thể từ thế hệ này sang thế hệ khác qua di truyền. Cơ sở vật chất di truyền của các loài sinh vật là các axit nucleic và gồm có hai loại: ADN (axit deoxiribonucleic) và ARN (axit ribonucleic). ADN là nơi tích luỹ và bảo quản các thông tin di truyền. Mỗi loài sinh vật và thậm chí trong một cá thể của loài đều có những phân tử ADN đặc trưng cho loài, tính đặc trưng này được thể hiện qua số lượng và trình tự sắp xếp các nucleic trong ADN, qua hàm lượng ADN trong nhân tế bào và tỷ lệ giữa các cặp bazơ A+T/G+X. Trật tự các nucleotit trong các gen có liên quan đến việc quy định các tính trạng và đặc trưng của cơ thể. Trong quá trình tiến hoá của sinh vật từ thấp lên cao, hàm lượng ADN trong các tế bào cũng được tăng lên. Đó là biểu hiện của đa dạng gen. Vật liệu di truyền của vi sinh vật, của thực vật và động vật chứa đựng nhiều thông tin xác định đặc điểm tính chất của loài và các cá thể. Chính vậy, sự đa dạng các vật liệu di truyền đã tạo nên sự đa dạng của thế giới sinh vật. Ngay cả trong các cá thể của loài, những tính trạng của các cá thể cũng có thể thay đổi do những biến dị di truyền (đột biến gen và nhiễm sắc thể) xảy ra trong quá trình tái tổ hợp. Ví dụ: Chúng ta có hàng ngàn giống lúa khác nhau nhưng chúng đều xuất phát từ một loài Oryza sativa, có rất nhiều thứ vật nuôi khác nhau trong cùng một loài, thậm chí ngay cả trong cùng một giống cũng có sự khác nhau về bản chất di truyền do sự đột biến kiểu gen. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 3 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Những biến đổi trên cũng có thể có lợi hoặc có hại, thường những biến đổi có lợi xảy ra nhiều hơn trong quá trình chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn. Khả năng sống sót khác nhau giữa các cá thể của một quần thể dẫn đến sự thay đổi tần suất xuất hiện các gen trong tập hợp các biến dị di truyền và quá trình này được gọi là quá trình tiến hoá (Falconer, 1981) Hay nói cách khác, ĐDDT đã có ảnh hưởng quyết định đến một cá thể động vật hay thực vật có thể hay không có thể tồn tại trong một môi trường nhất định. Ví dụ: Một số loài thực vật có thể mọc và sinh trưởng tốt trong môi trường nước mặn (rong biển, tảo biển), một số loài động vật (thú, bò sát, cá) sống được trong môi trường biển (Cá voi, rắn đẻn, rùa biển, đồi mồi, cá biển...). Có được những thích nghi này là nhờ kết quả của biến đổi di truyền. Biến đổi di truyền tồn tại trong tất cả các loài sinh vật, trong các quần thể có sự ngăn cách địa lý và ở các cá thể trong một quần thể nhưng có thể ở các mức độ khác nhau. Mặt khác, tính di truyền của một loài có lúc không ổn định mà biến đổi phụ thuộc vào các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Biến đổi vật liệu di truyền trong một loài không những làm cho nó có thể tiến hoá qua chọn lọc tự nhiên mà còn cả quá trình chọn lọc nhân tạo. Sự đa dạng về di truyền trong loài thường bị ảnh hưởng bởi những tập tính sinh sản của các cá thể trong quần thể. Một quần thể là một nhóm cá thể giao phối với nhau để sản sinh ra thế hệ con cháu hữu thụ; loài có thể bao gồm một hay nhiều quần thể. Một quần thể có thể chỉ có vài cá thể đến hàng triệu cá thể. Các cá thể trong một quần thể thường có kiểu gen khác nhau. Sự khác nhau giữa các cá thể (kiểu hình) là do tương tác giữa kiểu gen và môi trường tạo ra. Hình 1.2: Kiểu hình của cá thể được quyết định do kiểu gen và môi trường (Alcock, 1993), (nguồn: Cơ sở sinh học bảo tồn, 1999) (A) - Các cá thể khác nhau về gen có thể có các kiểu hình khác nhau kể cả khi chúng phát triển trong cùng một môi trường. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 4 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC (B) - Các cá thể có cùng kiểu gen có thể có các kiểu hình khác nhau nếu chúng phát triển trong các môi trường khác nhau như ở vùng ôn đới và vùng nhiệt đới; nơi có nhiều thức ăn khác với nơi ít thức ăn. Sự khác biệt về gen (ĐDDT) cho phép các loài thích ứng được với sự thay đổi của môi trường. Thực tế cho thấy, những loài quý hiếm, phân bố hẹp thường đơn điệu về gen so với các loài phổ biến, phân bố rộng; do vậy chúng thường rất nhạy cảm với sự biến đổi của môi trường và hậu quả là dễ bị tuyệt chủng. 1.2. Loài và đa dạng loài: 1.2.1. Khái niệm về loài và phân loại: - Khái niệm về loài: “Loài là tập hợp những sinh vật được cách ly về mặt sinh học trong quá trình tiến hoá, giao phối tự do với nhau để cho thế hệ con cái hoàn toàn hữu thụ, cách ly với các loài khác bởi sự khó kết hợp với nhau về mặt sinh sản hữu tính” - Phân loại: Loài là đơn vị cơ sở của bậc phân loại, có bộ mã di truyền ổn định. + Trong phân loại học hiện đại. ° Các Loài (Species) giống nhau được xếp vào Giống (Genus). ° Các giống có quan hệ họ hàng được xếp vào Họ (Family). ° Các họ gần nhau được xếp vào Bộ (Order). ° Các bộ giống nhau được xếp vào Lớp (Class). ° Các Lớp giống nhau được xếp vào Ngành (Phylum). ° Các ngành giống nhau được xếp vào Giới (Kingdom). + Tên của loài được đặt theo tên hệ thống kép (Binomial nomenclature) gồm 2 từ:  Từ trước chỉ giống (viết hoa)  Từ sau chỉ loài (viết thường)  Trong nghiên cứu, tên một loài đầy đủ, ngoài tên giống, loài, phải ghi kèm theo sau tên tác giả đặt tên cho loài đó và năm định tên. Ví dụ: Loài Khỉ cộc (Khỉ mặt đỏ) được ghi đầy đủ như sau: Macaca arctoides (Geoffroy, 1825) hoặc Lát hoa là Chukrasia tabularis Juss. Ví dụ về thang bậc phân loại cụ thể cho loài Khỉ cộc như sau: BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 5 NGUYỄN THU THUỲ Tên loài Khỉ Cộc Đơn vị phân loại Giới (Kingdom) Ngành (Phylum) Lớp (Class) Bộ (Order) Họ (Family) Giống (Gunus) Loài (Species) BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Macaca arctoides (Geoffrov, 1831) Tên Việt Nam Động vật Động vật có xương sống Thú Linh trưởng Khỉ voọc Khỉ Khỉ cộc Tên khoa học Animalia Chordata Mammalia Primates Cercopithecidae Macaca arctoides  Có một số loài tên gồm 3 từ, ở đây từ thứ 3 chỉ một dạng biến đổi (về địa lý, sinh thái...) của loài và được gọi là phân loài hoặc loài phụ. Ví dụ: loài Hổ Đông Dương viết là Panthera tigris corbetti Mazak, 1968. 1.2.2. Đa dạng loài - Khái niệm: Đa dạng loài là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm thấy tại một khu vực nhất định tại một vùng nào đó. Thế giới sự sống chủ yếu được xem xét ở khía cạnh các loài, nên thuật ngữ "đa dạng sinh học" thường được dùng như một từ đồng nghĩa của "đa dạng loài", đặc biệt là "sự phong phú về loài", thuật ngữ dùng để chỉ số lượng loài trong một vùng hoặc một nơi cư trú. Loài cũng là sự chú ý đầu tiên của cơ chế tiến hoá, nguồn gốc cũng như sự tuyệt chủng. Robert Whittaker đã sử dụng một hệ thống 3 bậc đơn giản mô tả quy mô đa dạng của loài, cụ thể: + Đa dạng alpha: Là tính đa dạng xuất hiện trong một sinh cảnh hoặc một quần xã. Ví dụ: Sự đa dạng của các loài chim, thú, cây gỗ trong một kiểu rừng. + Đa dạng beta: Là sự đa dạng tồn tại trong vùng giáp ranh giữa các sinh cảnh hoặc quần xã. Ví dụ: Sự đa dạng của các loài thú trong 2 khu rừng gần kề nhưng khác kiểu (sinh cảnh chuyển tiếp giữa 2 kiểu rừng). + Đa dạng gamma: Là sự đa dạng trong một quy mô địa lý. Ví dụ: Sự đa dạng của các loài cây gỗ, các loài thú, chim... trong những sinh cảnh khác nhau, cách xa nhau một vùng địa lý. - Quy luật phân bố của tính đa dạng loài: Mức độ đa dạng về loài của sinh vật phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường. Nhìn chung sự đa dạng của loài tuân theo những quy luật sau: BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 6 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Hình 1.3. Đồ thị phân bố đa dạng loài sinh vật ở cạn trên thế giới + Đa dạng loài tỷ lệ nghịch với độ cao. + Đa dạng loài tỷ lệ nghịch với vĩ độ. + Đa dạng loài cao nhất ở những khu vực có điều kiện khí hậu thuận lợi và các mắt xích trong chuỗi thức ăn có quan hệ chặt chẽ. Đa dạng loài sinh vật ở cạn tập trung tại khu vực Trung – Nam Mỹ, Nam - Đông Nam Á và Trung – Nam Phi. Khu vực Bắc cực và Nam cực có sự đa dạng thấp nhất. Các khu vực núi cao như đỉnh Himalaya, khu vực đỉnh An-pơ, khu vực sa mạc Sahara, Hoang mạc Goobi, …là những nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt và chuỗi thức ăn có quan hệ không chặt chẽ nên tính ĐDSH thấp hơn các khu vực nhiệt đới nóng ẩm, nơi có chuổi thức ăn rất đa dạng. Một điểm cần lưu ý nữa là các khu vực cách biệt thường có tính đa dạng cao về loài sinh vật đặc hữu. Ví dụ như: Châu Úc, Madagasca,… BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 7 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Bảng 1.2. Đa dạng loài thú ở một số nước thuộc các vùng địa lý khác nhau Nước nhiệt đới Mexico Kenya Zaire Nigeria Thái Lan Malaysia Việt Nam Trung bình D.tích Km2 Số loài 1.985.200 439 582.600 308 2.345.000 409 923.800 274 514.000 263 333.000 292 330.541 224 3,16 loài/km2 Nước ôn đới Argentina Australia Canada Pháp Nhật Bản Anh Mỹ Trung bình D.tích Km2 Số loài 2.800.000 255 7.700.000 299 10.000.000 163 551.600 113 372.200 186 244.100 77 9.373.000 367 0,47 loài/km2 Bảng 1.3. Đa dạng loài thực vật ở một số vùng địa lý khác nhau STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Vùng Madagasca Rừng Đại Tây Dương, Braxin Tây Ecuado Colombia Amazon (vung đất cao) Đông Himalaya Malaysia Bắc Borneo Philipin New Cledonia Số loài thực vật 6.000 10.000 10.000 10.000 20.000 9.000 8.500 8.500 8.500 1.580 Số loài T.V đặc hữu 4.900 5.000 2.500 2.500 5.000 3.500 2.400 3.700 3.700 1.400 (Theo N.Myers,“Threatened Biotas”) 1.3. Đa dạng hệ sinh thái: 1.3.1. Hệ sinh thái (HST): - Khái niệm: HST là hệ thống hoạt động chức năng của các sinh vật với môi trường vô sinh. HST là một khái niệm mở vì vậy có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp có mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, có sự trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin giữa chúng với nhau ngay cả trong một thời gian ngắn. HST có thể rất lớn như một Đại dương, cũng có thể rất bé như một bể cá cảnh. Tuy nhiên các HST nhỏ đều nằm trong một HST lớn hơn. HST bao giờ cũng có xu hướng tự điều chỉnh để đi đến sự cân bằng, làm cho các thành phần của HST nằm trong sự tương tác hài hoà và ổn định. 1.3.2. Đa dạng HST: Đa dạng HST là phạm trù chỉ sự phong phú của môi trường trên cạn và dưới nước trên quả đất tạo nên một số lượng lớn các HST khác nhau. Sự đa dạng các HST được phản ánh bởi sự đa dạng về sinh cảnh qua mối quan hệ giữa các quần xã sinh vật và các quá trình sinh thái trong sinh quyển (chu trình vật chất, các quan hệ về cách sống, ...). BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 8 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Đánh giá định lượng về tính đa dạng ở mức quần xã, nơi cư trú hoặc HST còn nhiều khó khăn. Trong khi có thể định nghĩa về nguyên tắc thế nào là đa dạng di truyền và đa dạng loài, từ đó xây dựng các phương pháp đánh giá khác nhau, thì không có một định nghĩa và phân loại thống nhất nào về đa dạng HST ở mức toàn cầu, và trên thực tế khó đánh giá được đa dạng HST ở các cấp độ khác ngoài cấp khu vực và vùng, và cũng thường chỉ xem xét đối với thảm thực vật. Một HST khác nhiều so với một loài hay một gen ở chỗ chúng còn bao gồm cả các thành phần vô sinh, chẳng hạn đá mẹ và khí hậu . Đa dạng HST thường được đánh giá qua tính đa dạng các loài thành viên. Nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng như các kiểu dạng của loài. Trong trường hợp thứ nhất, các loài khác nhau càng phong phú, thì nói chung vùng hoặc nơi cư trú càng đa dạng. Trong trường hợp thứ hai, người ta quan tâm tới số lượng loài trong các lớp kích thước khác nhau, tại các dải dinh dưỡng khác nhau, hoặc trong các nhóm phân loại khác nhau. Do đó một HST giả thiết chỉ có một vài loài thực vật sẽ kém đa dạng hơn vùng có cùng số lượng loài nhưng bao gồm cả động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. Do tầm quan trọng của các yếu tố này khác nhau khi đánh giá tính đa dạng của các khu vực khác nhau, nên không có một chỉ số có căn cứ chính xác cho việc đánh giá tính đa dạng. Điều này rõ ràng có ý nghĩa quan trọng đối với việc xếp hạng các khu vực khác nhau. Có 2 nhóm HST: Nhóm HST ở cạn và nhóm HST đất ngập nước. 2. Sự tuyệt chủng: Sự đa dạng về loài tăng dần kể từ khi sự sống bắt đầu hình thành trên trái đất: Sự gia tăng không được đều đặn, nhưng cũng có những giai đoạn mà sự hình thành loài tiếp diễn ở mức rất cao; tiếp sau đó là những giai đoạn có những sự thay đổi tối thiểu và những thời kỳ lại có hiện tượng tuyệt chủng hàng loạt (Sepkoski and Raup, 1986; Wilson, 1989). Sự tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất xảy ra vào cuối kỷ Permi – 250 triệu năm trước Công nguyên, vào thời điểm này có khoảng 77 -99% số loài động vật biển bị tuyệt chủng. Nguyên nhân của sự tuyệt chủng: Do nhiễu động đã xảy ra như hoạt động của núi lửa, vận động tạo sơn, băng hà... đã biến đổi sâu sắc khí hậu trên thế giới làm cho nhiều loài không còn điều kiện để tiếp tục tồn tại. Mặt khác, sự tuyệt chủng của các loài xảy ra ngay cả khi không có những nhiễu động lớn. Thuyết tiến hoá đã chứng minh rằng do cạnh tranh nên loài chiến thắng đã đẩy loài chiến bại đến sự tuyệt chủng bằng việc trấn áp, BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 9 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC xua đuổi và ăn thịt. Loài chiến thắng có thể tiến hoá trở thành loài mới tuỳ thuộc vào những điều kiện biến đổi của môi trường hay do đột biến ngẫu nhiên làm thay đổi bộ gen của loài. Hiện chúng ta cũng chưa có hiểu biết đầy đủ về các yếu tố quyết định sự phồn vinh hay suy thoái của một loài, nhưng ít nhất cũng có thể khẳng định rằng sự tuyệt chủng là một hiện tượng nằm trong chu trình vận động tự nhiên tương tự như là sự hình thành loài mới. 3. Giá trị của đa dạng sinh học: 3.1.Giá trị kinh tế trực tiếp Giá trị kinh tế trực tiếp là những giá trị của các sản phẩm sinh vật được con người trực tiếp khai thác và sử dụng. Các giá trị này thường được tính toán dựa trên số liệu điều tra ở những điểm khai thác và đối chiếu với số liệu thống kê việc xuất nhập khẩu của cả nước. Giá trị kinh tế trực tiếp được chia thành giá trị sử dụng cho tiêu thụ và giá trị sử dụng cho sản xuất. 3.1.1 Giá trị sử dụng cho tiêu thụ - Giá trị sử dụng cho tiêu thụ được đánh giá bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như: Củi đốt và các loại sản phẩm khác cho tiêu dùng của gia đình. Các sản phẩm này không xuất hiện trên thị trường nên hầu như chúng không đóng góp gì vào tổng thu nhập quốc dân (GDP), nhưng nếu không có những nguồn tài nguyên này thì cuộc sống con người sẽ gặp những kho khăn nhất định. Sự tồn tại của con người không thể tách rời các loài sinh vật. Thế giới sinh vật mang lại cho con người nhiều sản phẩm mà con người đã, đang và sẽ sử dụng như: thức ăn, nước uống, gỗ, củi, nguyên liệu, dược liệu... VD: Một chén thuốc bắc chữa bệnh, các loại rau và thực phẩm được dùng trong các bữa ăn hàng ngày. - Một trong những nhu cầu cần thiết của con người đối với tài nguyên sinh vật là nguồn đạm động vật. Ngoài nguồn từ vật nuôi, ở nhiều vùng miền núi hàng năm còn thu được một lượng thịt động vật rừng không nhỏ. - ĐDSH còn là nguồn thuốc chữa bệnh. Khoảng 80% dân số thế giới chủ yếu dựa vào thuốc có nguồn gốc động thực vật (Tamsworth, 1988). Trên 500 loài thực vật được dùng làm thuốc ở Trung Quốc, khoảng 2000 loài cây dược liệu được sử dụng ở vùng rừng Amazôn (WRI/IUCN/UNEP, 1992). Điều tra sơ bộ ở Việt Nam có khoảng 500 loài cây và 64 loài động vật đã được con người sử dụng trong chữa bệnh. Theo Đào Văn Tiến (1976) trong BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 10 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC những năm của thập kỷ 60, hàng năm các địa phương Miền Bắc đã thu mua được khoảng 400.000 tấn xương thú rừng để nấu cao. VD: Thuốc chữa bệnh ung thư từ cây Thông đỏ, từ San hô đỏ; thuốc phòng bệnh sốt rét từ cây Thanh hao hoa vàng. Ngoài ra, con người còn sử dụng hàng ngàn loài cây làm thức ăn, thức ăn gia súc, lấy gỗ, chiết xuất tinh dầu và phục vụ cho nhiều mục đích khác nữa. Giá trị tiêu thụ của từng sản phẩm có thể xác định bằng cách khảo sát xem phải cần bao nhiêu tiền để mua một sản phẩm tương tự trên thị trường khi cộng đồng không còn khai thác tài nguyên thiên nhiên xung quanh. 3.1.2. Giá trị sử dụng cho sản xuất. - Giá trị sử dụng cho sản xuất là giá trị thu được thông qua việc bán các sản phẩm thu hái, khai thác được từ thiên nhiên trên thị trường như củi, gỗ, song mây, cây dược liệu, hoa quả, thịt và da động vật hoang dã... - Giá trị sản xuất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất lớn ngay cả ở những nước công nghiệp. Tại Mỹ hàng năm có khoảng 4,5% giá trị GDP tương đương 87 tỷ đô la thu được bằng cách này hay cách khác từ các loài hoang dã (Perscott 1986). Ở các nước đang phát triển do hoạt động công nghiệp còn ít, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi thì giá trị này còn cao hơn nhiều. Lấy số liệu thực của năm 2004, riêng hàng xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam đã có giá trị 2 tỷ USD. Ngành Nông – Lâm nghiệp hiện đang quản lý nguồn tài nguyên rừng có giá trị vô cùng to lớn. Với giá khoảng 250USD/m3 gỗ, thì hàng năm chỉ tính riêng mặt hàng gỗ làm nguyên liệu giấy, ĐDSH đã có giá trị khoảng 1,5 tỷ – 3,5 tỷ USD. Đó là chưa kể hàng năm rừng đã cung cấp các mặt hàng lâm sản ngoại gỗ đã có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD cho xuất khẩu và cũng khoảng đó cho tiêu dùng trong nước (nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia – chuyên đề ĐDSH) - Giá trị sản xuất lớn nhất của nhiều loài là khả năng cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho công nghiệp, nông nghiệp và là cơ sở để cải tiến giống vật nuôi, cây trồng trong sản xuất nông lâm nghiệp. Đặc biệt quan trọng là nguồn gen lấy từ các loài hoang dã có khả năng kháng bệnh cao và chống chịu được điều kiện ngoại cảnh bất lợi tốt hơn. - Các loài hoang dã còn cung cấp nguồn dược liệu quan trọng. Ở Mỹ có tới 25% các đơn thuốc sử dụng các chế phẩm điều chế từ cây, cỏ, nấm và các BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 11 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC loài vi sinh vật (Fam Sworth 1988, Eisner 1991)... Ở Việt Nam qua điều tra sơ bộ có khoảng 3.200 loài cây và 64 loài động vật đã được con người sử dụng làm dược liệu, chữa bệnh (Võ Văn Chi, 1997). 3.2. Giá trị kinh tế gián tiếp Giá trị kinh tế gián tiếp là lợi ích do ĐDSH mang lại cho cả cộng đồng. Như vậy giá trị kinh tế gián tiếp của ĐDSH bao gồm cả chất lượng nước, bảo vệ đất, dịch vụ nghỉ mát, thẩm mỹ, phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hoà khí hậu và tích lũy cho xã hội tương lai. Giá trị gián tiếp được hiểu theo một khía cạnh khác bao gồm các quá trình xảy ra trong môi trường và các chức năng bảo vệ của HST. Đó là những mối lợi không đo đếm được và nhiều khi là vô giá. Vì những lợi ích này không phải là hàng hoá nên thường không được tính đến trong quá trình tính GDP của quốc gia. Tuy nhiên chúng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì những sản phẩm tự nhiên mà nền kinh tế quốc gia phụ thuộc. Giá trị kinh tế gián tiếp có thể kể đến gồm: 3.2.1. Giá trị sinh thái: - Các HST là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài người. + HST rừng nhiệt đới được xem như là “lá phổi xanh” của thế giới. + ĐDSH là nhân tố quan trọng để duy trì các quá trình sinh thái cơ bản như: Quang hợp của thực vật, mối quan hệ giữa các loài, điều hòa nguồn nước, điều hòa khí hậu, bảo vệ và làm tăng độ phì đất, hạn chế sự xói mòn của đất và bờ biển. Rừng trên các sườn dốc điều tiết dòng chảy, rừng ngập măn và các rạn san hô là những băng cản hữu hiệu trước những trận cuồng phong của thuỷ triều. + Sau cùng, ĐDSH là một nhân tố quan trọng để tạo ra và giữ vững cân bằng sinh thái tự nhiên, tạo môi trường sống ổn định và bền vững cho con người. + Con người không thể sống được nếu thiếu không khí, chính hệ thực vật đã và đang cung cấp miễn phí lượng oxy khổng lồ cho cuộc sống của hàng tỷ người trên trái đất trong suốt cuộc đời của mình. Theo tính toán của Jim Enright và Yodfon Association (2000): Rừng ngập mặn có khả năng tính luỹ CO2 ở mức cao. Rừng ngập mặn 15 tuổi giảm được 90,24 tấn CO2/ha/năm – tác động lớn làm giảm hiệu ứng nhà kính. - ĐDSH còn góp phần tạo ra các dịch vụ nghỉ ngơi và du lịch sinh thái BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 12 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC + Du lịch sinh thái có thể là một trong những biện pháp hiệu quả đối với việc bảo vệ ĐDSH, nhất là khi chúng được tổ chức, phối hợp chặt chẽ với chương trình quản lý và bảo tồn tổng hợp (Munn, 1992). Tuy vậy, cần chú ý đến việc tổ chức cho du khách quan sát những vấn đề cần thiết liên quan đến bảo vệ môi trường, tài nguyên; tránh những hành động tiêu cực hay việc xây dựng những cơ sở hạ tầng quá khang trang, hiện đại có thể sẽ trở thành mối đe dọa đối với ĐDSH . 3.2.2. Giá trị giáo dục và khoa học - Nhiều sách giáo khoa đuợc biên soạn, nhiều chương trình vô tuyến và phim ảnh được xây dựng về chủ đề bảo tồn thiên nhiên với mục đích giáo dục và giải trí. Thêm vào đó những tài liệu về lịch sử tự nhiên cũng được đưa vào giáo trình giảng dạy trong các trường học (Hair và Pomerantz, 1987). - Một số lượng lớn các nhà khoa học chuyên ngành và những người yêu thích sinh thái học đã tìm hiểu HST mà không phải tiêu tốn nhiều tiền và không đòi hỏi nhiều loại dịch vụ cao cấp. Những hoạt động khoa học này mang lại lợi nhuận kinh tế cho những khu vực nơi họ tiến hành quan sát nghiên cứu. Giá trị thực sự còn là khả năng nâng cao kiến thức, tăng cường tính giáo dục và tăng vốn sống cho con người. - Ngược lại, thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và giáo dục con người hiểu rõ hơn về giá trị của ĐDSH. Sự đa dạng của các loài trên thế giới có thể được coi như là cẩm nang để giữ cho quả đất của chúng ta vận hành một cách hữu hiệu. Sự mất mát của các loài có thể ví như sự mất đi những trang sách của cuốn cẩm nang cần thiết. Nếu như một lúc nào đó, chúng ta cần đến những thông tin của cuốn cẩm nang này để bảo vệ chúng ta và những loài khác trên thế giới thì chúng ta không tìm đâu ra được nữa. Ngoài ra, nó còn có giá trị trong quan trắc môi trường: Những loài đặc biệt nhạy cảm với những chất độc có thể trở thành hệ thống chỉ thị báo động rất sớm cho những quan trắc hiện trạng môi trường. Một số loài có thể được dùng như những công cụ thay thế máy móc quan trắc đắt tiền. Một trong những loài có tính chất chỉ thị cao là địa y sống trên đã hấp thụ những hoá chất trong nước mưa và những chất gây ô nhiễm trong không khí. Thành phần của quần xã địa y có thể dùng như chỉ thị sinh học về mức độ ô nhiễm không khí. Các loài động vật thân mềm như trai, sò sống ở các HST thuỷ sinh có thể là những sinh vật chỉ thị hữu hiệu cho quan trắc môi trường nước. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 13 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC 3.2.3. Giá trị văn hóa và dân tộc học - Ngoài những giá trị nêu trên, ĐDSH còn có nhiều giá trị về văn hóa và dân tộc học mà nó dựa trên các nền tảng về đạo đức cũng như kinh tế. Hệ thống giá trị của hầu hết các tôn giáo, triết học và văn hóa cung cấp những nguyên tắc và đạo lý cho việc bảo tồn loài. Những nguyên tắc, triết lý này được con người hiểu và quán triệt một cách dễ dàng, giúp cho loài. - Một trong những quan niệm đạo đức lớn là mỗi loài sinh vật sinh ra đều có quyền để tồn tại. Con người hoàn toàn không có quyền tiêu diệt các loài mà ngược lại phải nỗ lực hành động nhằm hạn chế sự tuyệt chủng của loài. - Loài có quan hệ phức tạp với quần xã sinh vật. Sự biến mất của một loài có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho một số loài khác như suy giảm số lượng hoặc cũng có thể bị tiêu diệt theo. ĐDSH giúp con người sống và hiểu nhau hơn. Các cảnh quan thiên nhiên không ngừng cung cấp và làm giàu tri thức cho các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, các nhà tư tưởng và nhà tôn giáo học. - Sự tôn trọng cuộc sống con người và đa dạng văn hóa phải được đặt ngang hàng với sự tôn trọng ĐDSH. Con người phải chịu trách nhiệm quản lý trái đất, nếu như chúng ta làm tổn hại nguồn tài nguyên thiên nhiên trên trái đất và làm cho nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng, thì những thế hệ tiếp sau sẽ phải trả giá trong cuộc sống bởi sự mất mát này. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 14 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC CHƯƠNG II ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1. Một số yếu tố tạo nên tính ĐDSH ở Việt Nam 1.1.Vị trí địa lý Vùng nhiệt đới, đặc biệt là rừng nhiệt đới và biển nhiệt đới là nơi có tính đa dạng sinh học cao (McNeely- 1990). Trong khi đó Việt Nam lại thuộc vùng nhiệt đới với ¾ diện tích lục địa (diện tích lục địa là 330.541km 2) là đồi núi với nhiều hệ sinh thái rừng khác nhau và vùng biển gấp nhiều lần lục địa. Việt Nam thuộc mỏm chóp Đông Nam của lục địa Âu Á. Kết quả nghiên cứu về khoa học cơ bản trên lãnh thổ Việt Nam, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đều nhận định rằng Việt Nam là một trong 10 quốc gia ở Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên (Natural Resources) rất phong phú, đa dạng. Bên cạnh các loài đặc hữu (Endemic) mang tính bản địa còn có nhiều loài thuộc các trung tâm lân cận di cư sang. Các HST ở Việt Nam được tiếp nhận 3 luồng di cư chính: + Luồng từ Nam Trung Quốc + Luồng từ dãy núi Hymalaya - Mianma. + Luồng từ Indonesia - Malaysia. 1.2. Địa hình đa dạng, hệ thống sông ngòi dày đặc Địa hình Việt Nam khá đa dạng với những đồng bằng châu thổ rộng lớn (đồng bằng sông Mê Công, đồng bằng sông Hồng), nhiều núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn, Tam đảo, Ngọc Linh) và nhiều cao nguyên (cao nguyên Đồng Văn, Sơn La, Mộc Châu, Plâycu, Đắc Lắc, Di Linh...) Hệ thống sông ngòi Việt Nam dày đặc, chỉ tính những con sông dài trên 10km đã có trên 2.500 sông. Hai con sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long. Hầu hết các sông đổ ra biển, một vài con sông ở phía bắc đổ về phía Trung Quốc (sông Nà Rì, Kỳ Cùng) và một số sông ở cao nguyên miền Trung đổ ra phía tây vào lưu vực sông Mê Kông. Phần lớn các con sông đều dốc mạnh, chảy xiết, nhiều ghềnh thác. 1.3. Vĩ độ và đai cao Việt Nam là một trong những quốc gia nằm ở phần đông bán đảo Đông Dương, thuộc trung tâm của khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích phần đất liền là 330.541km2, kéo dài 16 vĩ tuyến (từ 8030' – 23022' độ vĩ Bắc) và trải rộng trên 7 kinh tuyến (từ 102010' – 109021' độ kinh Đông); Bắc giáp Trung BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 15 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Hoa; Tây giáp Lào và Campuchia; Đông và Đông Nam là biển Đông. Bờ biển Việt Nam dài 3.260km. Mặc dù nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, song vì vị trí địa lý kéo dài 16 vĩ tuyến từ Bắc xuống Nam, lại ảnh hưởng của độ cao, địa hình nên khí hậu không đồng nhất trong cả nước. Nhiệt độ trung bình hàng năm tăng dần từ Bắc xuống Nam và càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm. 1.4. Địa mạo và hệ thống hoàn lưu Hệ thống gió mùa (hoàn lưu khí quyển) ở Việt Nam rất phong phú, cùng với đặc điểm địa mạo đã hình thành nên chế độ thời tiết ở Việt Nam. Thứ nhất là gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc đi vào Việt Nam trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có đặc điểm: khô và lạnh. Và vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ loài gió này là vùng Đông Bắc, lý do ngoài việc gần phía Đông Nam Trung Quốc thì vùng này có hệ thống núi hình nan quạt mở rộng ở phần phía Bắc. Đặc điểm địa mạo này đã tạo thuận lợi cho sự xâm nhập của gió mùa Đông Bắc. Chính vì vậy, mùa lạnh ở vùng này kéo dài, vành đai á nhiệt đới hạ xuống thấp (khoảng 600m, trong khi đó toàn miền Bắc là 700m). Thứ hai cũng là gió mùa Đông Bắc, nhưng thổi từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng Bắc Trung Bộ. Đặc điểm loại gió này là lạnh và ẩm do thổi qua Vịnh Bắc Bộ, thời tiết lạnh, kèm theo mưa phùn sẽ biểu hiện khi loại gió này ảnh hưởng trực tiếp đến vùng Bắc Trung Bộ. Thứ ba là gió mùa Đông Nam và Tây Nam thổi từ biển vào trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10. Loại gió này mang theo nhiều hơi nước, gây mưa cục bộ trên nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam. Riêng vùng Bắc Trung Bộ, do có dãy Trường Sơn ở phía Tây đón gió mà vùng này có lượng mưa cao hơn nhiều vùng khác. Lượng mưa bình quân năm ở hầu hết nhiều vùng trong cả nước khoảng 2.000m, một vài địa phương vùng Bắc Trung Bộ nhận được lượng mưa cao hơn, khoảng 3.000mm. Thứ tư là gió Tây khô nóng thổi từ Vịnh Ban Can qua lục địa đến Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Đến Việt Nam đặc biệt vùng Bắc Trung Bộ, do dãy Trường Sơn ngăn lại hơi nước mà thời tiết biểu hiện rõ ở vùng trong giai đoạn này là khô nóng. Các loài sinh vật luôn tồn tại và thích nghi với môi trường sống. Chế độ thời tiết của Việt Nam phong phú là cơ sở tạo nên tính đa dạng sinh học của Việt Nam, đặc biệt đa dạng về các vùng địa lý sinh học. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 16 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC 2. Đa dạng về thành phần loài thực vật và động vật: 2.1. Đa dạng loài thực vật: Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng trong một thời gian do chiến tranh kéo dài nhưng hệ thực vật Việt nam vẫn còn phong phú về thành phần loài. Bảng 2.1. Thành phần loài trong các ngành thực vật ở Việt Nam TT 1 2 3 4 5 6 7 Ngành Tên Việt Nam Tên Khoa học Rêu Bryophyta Khuyết lá thông Psilotophyta Thông đất Lycopodiophyta Cỏ tháp bút Equisetophyta Dương xỉ Polypodiophyta Hạt trần Gymnospermae Hạt kín Angiospermae Tổng Tỉ lệ % đặc hữu (Nguồn: Nguyễn Nghĩa thìn, 1997) Ngành thực vật bậc cao Họ Chi Loài 60 182 793 1 1 2 3 5 57 1 1 2 25 137 669 8 23 63 299 2175 299 378 2524 11.373 0% 3% 20% Mức độ đa dạng loài của hệ thực vật Việt Nam còn thể hiện trong các họ giàu loài nhất (trên 100 loài). Bảng 2.2. Các họ giàu loài nhất của hệ thực vật Việt Nam STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Họ thực vật Tên Việt Nam Tên Khoa học Lan Orchidaceae Đậu Fabaceae Họ phụ Lúa Gramineae Thầu dầu Euphorbiaceae Hoà thảo Poaceae Cà phê Rubiaceae Cói Cyperaceae Cúc Asteraceae Long não Lauraceae Dẻ Fagaceae Ô rô Acanthaceae Na Annonaceae Trúc đào Apocynaceae Hoa môi Lamiaceae Dâu tằm Moraeae Mõm sói Scrophulariaceae Tếch Verbenaceae Dương xỉ Polypodiaceae Đinh Lăng Araliaceae Sim Myrtaceae Cam Rutaceae Hoa hồng Rosaceae Số loài 800 557 467 425 400 400 304 291 246 211 177 173 171 144 140 131 120 113 110 107 100 100 Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 17 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC - Nhiều họ có ít loài, nhưng giàu về số lượng cá thể biểu thị mức độ tập trung của mỗi loài. Đó là những họ giữ vai trò quan trọng trong thành phần loài cây của các thảm thực vật như họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae) ... - Tính ĐDSH của thực vật nhiệt đới Việt Nam còn thể hiện ở sự phong phú về các loài dây leo và thực vật nửa phụ sinh (khoảng 750 loài), thực vật phụ sinh (khoảng 600 loài), thực vật ký sinh (khoảng 50 loài). - Hơn nữa, hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao. Tuy hệ thực vật Việt Nam không có các họ đặc hữu nhưng có khoảng 3% số chi và 27,7% số loài đặc hữu. Các loài và chi đặc hữu phân bố chủ yếu ở các vùng có HST độc đáo như: khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn, Phan Xi Păng ở miền Bắc, Khu vực núi cao Ngọc Linh (Kon Tum) ở miền Trung, Cao nguyên - vùng Chư Yang Sin và dãy Bi Doup (Lâm Đồng) ở phía nam và khu vực rừng ẩm núi thấp ở phần Bắc Trung bộ (Đặng Huy Huỳnh, 1998). - Thực vật rừng nước ta còn nhiều loài có giá trị cao như Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Gụ mật (Sindora cochinchinensis), Hoàng đàn (Cupressus turulosa), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Hoàng liên chân gà (Coptis chinensis), Ba kích (Morinda officinalis). 2.2. Đa dạng loài động vật: Hiện chưa có tài liệu nào thống kê cụ thể loài động vật tại Việt Nam, song dựa vào thông báo của Cục Bảo vệ Môi Trường Việt Nam về thành phần loài trong các nhóm động vật, chúng ta có thể thống kê như sau: Bảng 2.3. Thống kê các nhóm phân loại của hệ động vật Việt nam Nhóm phân loại Số loài ở Việt Nam Họ % loài so với TG 1 Thú 276 39 6,8 2 Chim 800 81 8,8 Bò sát3 180 21 2,9 3 Ếch nhái 80 8 2,0 Cá4 2.470 3,0 5 Côn trùng 1.340 121 3,2 Nguồn:(1).Đặng Huy Huỳnh và nnk, 1994; (2)Võ Quý- Nguyễn Cử, 1995;(3).Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, 1995;(4). Mai Đình Yên , 1995;(5.)Mai Quý và nnk. Những số liệu cho đến gần đây vẫn chưa thể hiện hết sự đa dạng của động vật tại Việt Nam bởi vào năm 1937 chúng ta đã phát hiện ra loài bò xám (Bos sauveli), trong thời gian từ 1992 – 1997, chúng ta đã phát hiện thêm 3 loài mới nữa là Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) và Mang lớn (Megamunticus vuquangensis) tại Nghệ An và Hà Tĩnh, Mang Trường sơn BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 18 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC (Canimuntiacus truongsonensis), Bò sừng xoắn (Pseunovibos spiralis) và Cầy Tây nguyên cùng một số loài các chưa định danh tại khu vực sông Lam chưa kể hàng trăm loài động vật không xương sống mới cũng đã tìm được trong thời gian trên. Các trung tâm phân bố động vật bản địa của Việt Nam tập trung ở khu vực Hoàng Liên Sơn, khu vực Bắc Trung Bộ, Khu vực Tây Nguyên. 3. Đa dạng hệ sinh thái: Với đặc điểm địa lý, tính đa dạng về địa hình, khí hậu phân hóa phức tạp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các HST khác nhau ở Việt Nam 3.1. Các HST rừng trên cạn: Theo Thái Văn Trừng (1978) thì các HST rừng Việt Nam có thể được chia thành 14 kiểu: 1. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; 2. Kiểu rừng rụng lá ẩm nhiệt đới; 3. Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới; 4. Kiểu rừng kín lá cứng hơi khô nhiệt đới; 5. Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới; 6. Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới; 7. Kiểu trảng cây to, cây bụi, cây cỏ cao khô nhiệt đới; 8. Kiểu truông bụi gai hạn nhiệt đới; 9. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp; 10. Kiểu rừng kín cây lá kim ẩm ôn đới ẩm núi vừa; 11. Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp; 12. Kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao; 13. Kiểu quần hệ lạnh vùng cao; 14. Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng,lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp. Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng (1992) đã giới thiệu 9 kiểu rừng trên cạn chính ở Việt Nam như sau: 1. Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới: Kiểu này có diện tích lớn, phân bố rộng trên cả nước ở độ cao dưới 700m (Miền Bắc) và dưới 1.000m (Miền Nam). Thực vật chủ yếu là cây nhiệt đới, tính đa dạng loài cao, rừng có 3 – 5 tầng, hệ động vật rất phong phú. 2. Kiểu rừng lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới: Phân bố cả nước ở độ cao dưới 700m (Miền Bắc) và dưới 1.000m (Miền Nam). Cấu trúc phức tạp, có nhiều cây cao, có từ 25% - 75% cây rụng lá trong tổ thành loài thực vật rừng. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 19 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC 3. Kiểu rừng kín lá rộng rụng lá nhiệt đới: Hình thành ở vùng có lượng mưa thấp, từ 1.200 – 2.500mm, mùa khô kéo dài. Kiểu này gặp ở Hà Bắc, Sơn La, Nghệ - Tĩnh, Đắc Lăk, Đồng Nai. Tổ thành rừng gồm 2 tầng và có trên 75% cây rụng lá. 4. Kiểu rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới (rừng khộp): Phân bố tập trung ở Tây nguyên và một số tỉnh miền Đông Nam bộ, nơi có khí hậu khô nóng, mùa khô kéo dài, cấu trúc tổ thành rừng đơn giản, cây cao to với mật độ thưa. Động vật đặc trưng bởi nhiều loài thú móng guốc. 5. Kiểu rừng kín thường xanh ẩm Á nhiệt đới: Phân bố ở độ cao tren 700 m (Miền Bắc) và trên 1.000m (Miền Nam), nơi có lượng mưa 1.200mm – 2.500mm, nhiệt độ trung bình năm 15 – 20oC. Kiểu rừng này gặp ở Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Kom Tum,… Rừng thường có 2 tầng, cây rừng ưu thế thuộc khu hệ thực vật bản địa Việt Nam , trong HST thường tập trung nhiều loài động vật , thực vật đặc hữu. 6. Kiểu rừng ngập mặn hình thành trên đất mới bồi tụ vùng ven biển, cửa sông: Phân bố tập trung ở Nam Bộ và một ít ở Bắc Bộ. Rừng một tầng, tổ thành đơn giản với các loài cây như: Đước, Bần, Mắm, Sú, Vẹt,… Thành phần động vật đơn giản nhưng rất phong phú về chim và các loài cá. 7. Kiểu rừng trên hệ núi đá vôi: Rừng đá vôi bao gồm các kiểu rừng phụ, thuộc kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá phân bố ở các vành đai nhiệt đới và á nhiệt đới trên đất đa vôi ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Rừng đá vôi rộng nhất là khu Phong Nha – Kẻ Bàng. Rừng có 2 tầng, cây ưu thế thường là Nghiến, Trai lý, Mạy tèo, Ô rô,… Động vật ở đây thường có tính chuyên hoá cao với môi trường núi đá vôi như Soln dương, Hươu xạ, các loài linh trưởng,…. Hầu hết còn lại những khu đá tai mèo không thích hợp cho canh tác nông nghiệp ở nhiều nơi rừng đã bị xuống cấp do cháy rừng, khai thác gỗ và khai khoáng. 8. Kiểu rừng lá kim: Phân bố ở Tây nguyên, các tỉnh Lào Cai, Lai Châu,… những nơi có khí hậu khô lạnh, lượng mưa 600 – 1.200 mm, đất xấu. Rừng có 2- 3 tầng, ưu hợp chủ yếu là thông nhựa, thông ba lá, thông dầu. Hệ sinh thái này có tương đối nhiều loài thực vật có giá trị sử dụng và thương mại cao như Pơ mu, Hoàng Đàn, … 9. Kiểu rừng tre nứa: Kiểu rừng này được hình thành trên đất rừng tự nhiên sau khai thác rừng hoặc sau phát nương làm rẫy và phân bố trên toàn quốc. Rừng Tre nứa tự nhiên có nhiều ở Thanh Hoá, Hoà Bình. Giới động vật BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 20 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC ở đây chủ yếu là các loài chuột, dúi, chồn, cầy, cáo, … có rất ít loài động vật lớn. Ngoài ra, do có nhiều chương trình trồng rừng như Dự án PAM, dự án 327, Dự án 661, Dự án trồng rừng Việt - Đức,… với các mục đích khác nhau mà hiện nay diện tích rừng trồng ở Việt Nam cũng đã có nhiều đóng góp cho sự đa dạng HST rừng tại Việt Nam với những HST có cấu trúc rừng đơn giản nhưng đang có chiều hướng đa dạng hơn theo sự thay đổi về nhận thức của các nhà quản lý và kinh doanh rừng. Bên cạnh đó, sự đa dạng về điều kiện môi trường, loài cây trồng, vật nuôi và tập quán canh tác mà ở Việt Nam còn có rất nhiều HST nông nghiệp, điển hình như: HST chuyên canh lúa nước; HST nông lâm kết hợp gồm rừng phòng hộ, cây nông nghiệp và trâu bò; HST cây công nghiệp và cây tạo tán; HST chuyên canh cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi (cây mía, cây sắn, cao su, cà phê,...); HST chuyên canh cây ăn qủa và nuôi ong; HST hoa cây cảnh, HST chuyên canh rau,... Đây là những HST nhân tạo, có thành phần loài đơn giản, tính bền vững thấp, các loài động vật và thực vật ở đây thường kém về giá trị khoa học, giá trị bảo tồn nhưng đặc biệt cao về giá trị kinh tế đã và đang có nhiều đóng góp cho việc cải thiện đời sống của cộng đồng người dân trong khu vực, đóng góp cho nền kinh tế quốc dân, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến giấy, đường, bột mì, thức ăn gia súc và xuất khẩu. 3.2. Các HST đất ngập nước: Công ước Ramsar định nghĩa: “ Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay nước tụ, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi triều thấp” Đất ngập nước (ĐNN) Việt Nam rất đa dạng về loại hình và HST, thuộc 2 nhóm ĐNN: ĐNN nội địa, ĐNN ven biển. Trong đó có một số kiểu có tính ĐDSH cao. 1. Kiểu rừng tràm: Phát triển trên đất than bùn ở đồng bằng sông Mê Kông (ở U Minh, Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên). Có thể trước đây đã được thấy ở đồng bằng sông Hồng trên đất chua phèn ngập úng thường xuyên hoặc định kỳ. Những khu rừng này đã tự thay thế bằng rừng thứ sinh và những khu rừng trên đầm lầy than bùn đã trở nên phong phú hơn do những chồi non mới mọc lên trên gốc cây của những khu rừng già cỗi . BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 21 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC 2. Rạn san hô: Ở Việt Nam, rạn san hô phân bố rải rác suốt cả khu vực ven biển, với sự gia tăng đa dạng loài về cơ cấu và loại hình từ Bắc xuống Nam. Kết cấu của các rạn san hô cũng rất đa dạng bao gồm các rạn san hô dạng bờ, bãi phẳng và các đường cản (Stoddard, 1978). Các rạn san hô dạng bờ rất phổ biến và đặc trưng bởi chiều rộng nhỏ, san hô rất đa dạng, thảm san hô tương đối thấp, phát triển những đỉnh cao 4,8m và sâu tối đa khoảng 15m (Võ Sĩ Tuấn, 1993 a; Võ Sĩ Tuấn và Đào Tan Ho, 1991). Các rạn san hô dạng đường chắn phân bố ở bờ biển Phú Yên và Khánh Hoà có độ che phủ lớn và tính đa dạng cao. Các rạn san hô dạng bãi phẳng thì hạn chế ở những bờ nửa chìm nửa nổi tại Vịnh Nha Trang và gần bán đảo Cam Ranh (Võ Sĩ Tuấn, 1993). Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà cách bờ biển chính Đông Nam 400km và trải dài 5 vĩ độ. Hai dạng san hô tại quần đảo Trường Sa là đảo san hô vòng và bãi rộng, có độ sâu tối đa 4m với các đỉnh từ 5 -10m. Các đảo san hô vòng có đường kính tới 50m bao quanh hàng trăm mét san hô có độ che phủ và đa dạng cao. HST của các rạn san hô rất phong phú với vô số các loài cá, nhuyễn thể, các tảo, nấm và động vật biển. 3. HST cửa sông, đồng bằng châu thổ sông và cửa các con sông dạng đầm phá: Có 3 dạng cửa sông rải rác khắp vùng bờ biển Việt Nam: Cửa sông, châu thổ và cửa sông dạng đầm phá. 4. Các HST đầm phá ven biển: Các đầm phá ven biển đặc trưng chiếm 5% chiều dài đường bờ biển và chỉ xuất hiện ở vùng miền trung từ Huế đến Phan Rang (Ninh Thuận), nơi cung cấp nhiều cá và mức triều thấp (0,5-2,5m). Những đầm phá này, diện tích từ 280-21.600ha, được khép lại bởi những bức chắn cát từ 2-25m chiều cao hoặc các đụn cát và thông với biển bởi các vịnh nhỏ chiều rộng thay đổi tuỳ theo mùa. 5. Các HST bãi lầy thuỷ triều: Những bãi lầy chủ yếu phân bố dọc biển phía bắc từ Móng Cái phía bắc Quảng Ninh tới Thanh Hoá, và ở phía nam từ Vũng Tàu tới Kiên Giang ở miền Trung, có rất ít bãi lầy thuỷ triều. Tổng diện tích của các bãi lầy thuỷ triều khoảng 300.000ha, 70% diện tích có rừng ngập mặn (gần 100 loài) và cỏ biển. Hầu hết các bãi lầy thuỷ triều ở đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông trải dài ra biển từ những khu rừng ngập mặn. Bảng 2.4. Phân bố trên toàn quốc bãi lầy thuỷ triều và rừng ngập mặn Khu vực Diện tích (ha) BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 22 NGUYỄN THU THUỲ Móng Cái-Thanh Hoá Thanh Hoá-Vũng Tàu Vũng Tàu-Kiên Giang BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Bãi lầy thuỷ triều 74.520 18.000 207.480 Rừng ngập mặn tự nhiên 46.400 14.300 191.800 Rừng ngập mặn trồng lại 4.200 42.450 Sự đa dạng về HST đất ngập nước còn được thể hiện ở các HST ao hồ, sông suối nước ngọt phân bố hầu khắp các vùng trên toàn lãnh thổ nước ta. Những HST này có thành phần loài thực vật tương đối đơn giản với các loài thực vật phù du như: tảo, rong, rêu, lục bình, cỏ lác,… nhưng đem lại nhiều nguồn lợi về thuỷ sản, năng lượng, đặc biệt là kiến tạo nên cảnh quan cho môi trường sống, tạo ra nơi nghỉ dưỡng, du lịch và điều hoà khí hậu. 4. Đa dạng các vùng địa lý sinh học. - Việc phân chia các vùng địa lý sinh học (Đơn vị địa lý sinh học Biounit) ở các quốc gia trên thế giới đều dựa vào các yếu tố sau: 1. Yếu tố địa hình, 2. Yếu tố khí hậu, 3. Yếu tố phân bố địa lý, 4. Tính thích nghi của đơn vị loài, 5. Sự phân bố của các thảm thực vật, 6. Sự phân bố của các nhóm hoặc lớp động vật. 7. Sự khác nhau về tổ hợp loài và các giới hạn phân bố của các loài chỉ thị Trong đó, yếu tố thứ bảy được coi là yếu tố cơ bản nhất đối với việc phân chia các vùng địa lý sinh vật. - Việt Nam cũng được coi là một trong những nước có sự đa dạng cao về vùng địa lý sinh học. Căn cứ vào các yếu tố trên, các nhà sinh vật Việt Nam (Thái Văn Trừng, Đào Văn Tiến, Võ Quí, Đặng Ngọc Thanh, Mai Đình Yên, Cao Văn Sung, Đặng Huy Huỳnh, Trần Kiên, Phan Kế Lộc...) đã chia Việt Nam thành 5 vùng địa lý sinh học như sau: 1. Vùng địa lý sinh học Đông Bắc 2. Vùng địa lý sinh học Tây Bắc 3. Vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ 4. Vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 5. Vùng địa lý sinh học Đông Nam Bộ BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 23 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC - Khi nghiên cứu về các vùng địa lý sinh học Việt Nam năm 1995, Tiến sĩ Jorhn Mackinnon đã chia vùng lãnh thổ đất liền của nước ta thành các đơn vị sinh học nhỏ hơn bao gồm: 1. Vùng địa lý sinh học Đông Bắc, 2. Vùng địa lý sinh học Hoàng Liên Sơn, 3. Vùng địa lý sinh học Bắc Trung tâm Đông Dương, 4. Vùng địa lý sinh học Châu thổ Sông Hồng, 5. Vùng địa lý sinh học Nam Trung tâm Đông Dương, 6. Vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ, 7. Vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ, 8. Vùng địa lý sinh học Tây Nguyên, 9. Vùng địa lý sinh học cao nguyên Đà Lạt, 10. Vùng địa lý sinh học Châu thổ sông Cửu Long. - Theo Mackinnon thì các vật cản tự nhiên đã tạo nên sự hình thành các trung tâm ĐDSH của Việt Nam và Đông Dương. + Thứ nhất, dãy núi chính Trường Sơn như một barie ngăn 2 vùng rừng ẩm hơn ở Miền Đông và khô hơn ở Miền Tây, nơi thuộc vùng địa lý sinh học lưu vực sông Mê Kông. Những núi cao ở đây chứa đựng nhiều loài và phân loài đặc hữu và là nơi có thể được phân chia nhỏ hơn thành 2 đơn vị địa sinh học phụ là Cao nguyên Đà Lạt và Trung tâm Tây Nguyên. Vùng đồng bằng châu thổ sông Mê Kông vẫn còn những nét đặc thù về phương diện sinh học trải từ những vùng đồi núi ra tận phía đông. + Một yếu tố tự nhiên khác được xem xét là đèo Bạch Mã-Hải Vân, đèo này chia khu hệ nhiệt đới Nam Trung Bộ ra khỏi vùng cận nhiệt đới Bắc Trung Bộ. Đèo Hải Vân tạo nên một đơn vị khí hậu và phản ánh qua sự phân bố về các loài thực vật và động vật.. VD: Bò xám (Bos sauveli), Bò rừng (Bos javanicus), Hươu Cà toong (Cervus eldi), Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis)... chỉ phân bố trong các đơn vị địa lý sinh vật phía Nam Bạch Mã-Hải Vân hoặc các phân loài của loài Voọc đen (Trachypithecus francoisi), Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Khỉ mốc (Macaca assamensis) chỉ phân bố ở phía Bắc Bạch MãHải Vân. + Bắc Việt Nam có nhiều đơn vị địa sinh học khác nhau được phân cách bởi các con sông. Sự phân bố của các dạng thú Linh trưởng đặc hữu và BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 24 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC một số loài chim đã nói lên tầm quan trọng của các con sông này như ranh giới cho các loài động vật. + Cuối cùng, vùng núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn ở Tây Bắc Việt Nam, nó được coi là một đơn vị đặc thù nối với dãy Hengduan Trung Quốc đến phía Đông dãy Himalaya. Những dãy núi này cao hơn dãy núi còn lại của Việt Nam và thực sự có sự khác biệt về thực vật và động vật. Sự phân chia này không hoàn toàn giống sự phân chia các vùng địa lý sinh vật Việt Nam mà các nhà khoa học nước ta đã chia mặc dù việc phân chia các vùng địa lý sinh vật đều dựa vào sự phân bố khác nhau của thảm thực vật, các loài thực vật, động vật mang tính chỉ thị. Khó có thể nêu lý do tại sao và cơ sở nào đúng vì các nghiên cứu và số liệu thu được về sinh vật ở nước ta còn quá nghèo. Tuy nhiên những thực tế tự nhiên cũng có thể giúp ta dễ dàng nhận thấy. Ví dụ: Dãy Bạch Mã-Hải Vân là chiếc barie tự nhiên ngăn chia sự phân bố của nhiều loài thực vật và động vật giữa hai miền Bắc và Nam, đặc biệt là các loài thú. (Như VD trên). Tuy nhiên, việc phân chia các vùng địa lý sinh học chỉ mang tính tương đối bởi vì các loài sinh vật luôn có khả năng phát tán và di cư, nhất là trong những năm gần đây, khi môi trường sống bị tác động và có sự thay đổi lớn, tính chất chỉ thị của các loài đôi lúc đã trở nên mờ nhạt. Với việc phân chia các vùng địa lý sinh học như đã nêu trên thể hiện rõ tính phong phú của ĐDSH trong các HST trên cạn và các thủy vực ở Việt Nam. Các nghiên cứu cũng đã xác định ở Việt Nam hiện có 4 trung tâm ĐDSH chính là: Hoàng Liên Sơn, Bắc Trường Sơn, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Chúng ta sẽ tìm hiểu tính chỉ thị của các loài sinh vật ở các vùng địa lý sinh học khác nhau của Việt Nam. 4.1. Vùng địa lý sinh học Đông Bắc. - Vùng Đông Bắc có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp xen nhiều thung lũng và đồng bằng. + Trong thời kỳ vận động tạo sơn sau cùng, vùng này được nâng cao lên thêm song không có ngọn núi nào đạt 2000m (khoảng 1000-1500m) và có cấu trúc tương đối đồng nhất. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 25 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC + Điều đặc biệt ở đây là: Hướng núi vùng Đông Bắc có hình nan quạt mở rộng ở phần phía Bắc, đầu qui tụ vào núi Tam Đảo. Các nan quạt đó là các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều. + Cấu tạo địa hình núi này đã phần nào cản trở sự xâm nhập của gió Đông Nam nhưng lại tạo thuận lợi cho sự xâm nhập của gió mùa Đông Bắc. - Với những đặc điểm địa hình trên nên mùa lạnh ở vùng này kéo dài, vành đai á nhiệt đới hạ xuống thấp (khoảng 500-600m). - Vùng này nổi tiếng với những cảnh quan đẹp: Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà, Động Tam Thanh, Căn cứ địa Bắc Sơn, Tam Đảo, Hồ Ba Bể... - Nguồn tài nguyên: + Các loại thực vật quí như: Lim, Nghiến, Trai lí, Hoàng đàn, Táu mật. + Hệ động vật: Nhiều loài quí chỉ thấy phân bố ở đây như: Hươu xạ, Thỏ rừng Trung Quốc, Voọc đầu trắng, Cá cóc Tam Đảo, Ếch Mẫu Sơn. 4.2. Vùng địa lý sinh học Hoàng Liên Sơn. - Địa hình: Có nhiều điểm khác với vùng Đông Bắc và gồm cả vùng núi cao và vùng núi thấp. + Vùng núi cao gồm phần kéo dài của khối nền Vân Nam – Tứ Xuyên Trung Quốc như dãy Hoàng Liên với đỉnh Fansipan 3142m + Vùng núi thấp là các dãy núi và cao nguyên thuộc tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, phần đất phía Tây Bắc của Hà Tây và Đông Bắc của Hoà Bình. - Vùng này có đặc điểm khí hậu mang tính hỗn hợp giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc. - Nguồn tài nguyên: Đặc trưng vùng là các đặc sản và cây thuốc nhu Nấm hương, Mộc nhĩ, Thảo quả, Quế. Về động vật: gặp một số loài chỉ phân bố ở vùng này như Voọc mũi hếch, Thằn lằn tai Ba vì (Tropidophorus baviensis), Rắn bình mũi Sapa (Pararhadopsis chapaensis), Răn Khiếm (Oligodon lacroixi). 4.3. Vùng địa lý sinh học Tây Bắc. - Theo Mackinon: Thì vùng này nằm trong vùng Bắc Trung tâm Đông Dương. Các nhà sinh học Việt Nam gọi đó là vùng địa lý sinh học Tây Bắc và bao gồm chủ yếu lãnh thỗ các tỉnh: Lai Châu, Sơn La cùng phần phía Tây Nam tỉnh Hoà Bình, phía Tây tỉnh Ninh Bình và phía Tây tỉnh Thanh Hoá BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 26 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC - Địa hình vùng địa lý sinh học này khá phức tạp, nhiều núi cao, cao nguyên và nhiều thung lũng hiểm trở. Các dãy nũi cao chạy vòng quanh tạo nên vùng này như một lòng chảo. - Đặc điểm của địa hình đã có ảnh hưởng nhiều và làm phức tạp thêm tính chất khí hậu của vùng Tây Bắc. - Nguồn tài nguyên: Tài nguyên sinh vật xưa rất nổi tiếng bởi những khu rừng rộng bạt ngàn và ưu thế là những quần thể Thông lông gà, Du sam, Tô hạp Điện Biên; Động vật chỉ thị của vùng này là các loại Voọc xám, Voọc mông trắng, Vượn đen tuyền, Ga lôi beli, Khướu mào... 4.4. Vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ - Việc phân chia vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ rất khác nhau, ngay cả các nhà khoa học Việt Nam (tham khảo giáo trình). Mặc dù các ý kiến còn phân tán ít nhiều nhưng cái chung nhất vẫn coi sông Cả là một ranh giới tự nhiên đáng quan tâm và vùng đất từ Nam sông Cả đến Thừa Thiên Huế có nhiều đặc điểm rất riêng – ta chấp nhận đó là vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ. - Địa hình: Sự vận động của địa máng Trường Sơn đã hình thành nên dãy Trường Sơn chạy song song với biển đã không tạo thuận lợi cho việc hình thành các châu thổ rộng lớn như ở vùng đồng bằng sông Hồng ở vùng Đông Bắc. + Phần lớn diện tích vùng này là núi thấp. + Núi cao có các đỉnh Pu Lai Leng (2711m), Rào Cỏ (2286m) nằm trên đường biên giới Việt – Lào. + Do có sự phân cắt mạnh, do tính không đối xứng của dãy Trường Sơn địa hình vùng này có độ dốc lớn, nhiều đèo cao. - Khí hậu cũng có nhiều nét đặc trưng với lượng mưa hàng năm lớn, nhiệt độ bình quân hàng năm cao và mùa hè có gió Tây (gió Lào) khô nóng. - Nguồn tài nguyên: Tuy có bề ngang hẹp nhưng những đặc điểm địa hình, khí hậu của vùng đã tạo nên tính đa dạng và phong phú của tài nguyên sinh vật ở đây. + Đến nay, vùng này vẫn còn là nơi chứa nhiều bí ẩn, đặc biệt là hệ động vật: Ba loài thú mới phát hiện trong thập kỷ 90 là Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis) và Mang Trường Sơn (Caninmutiacus truongsonensis) đều ở vùng này và nhiều loài đặc hữu khác chỉ phân bố ở đây như Voọc gáy trắng, Gà Lôi lam đuôi trắng, Gà lôi BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 27 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC lam mào trắng, Gà lôi lam mào đen. Vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ là nơi có nhiều yếu tố đặc hữu nhất Việt Nam. Vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ được coi là vùng có tầm quan trọng lớn đối với hoạt động bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam. 4.5.Vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. - Đèo Hải Vân nổi lên như một chiếc barie tự nhiên phân cách đơn vị địa lý sinh học vùng Bắc Trung Bộ – nơi có khí hậu cận nhiệt đới và Nam Trung Bộ – nơi có khí hậu nhiệt đới. Vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên được hình thành do sự vận động của địa khối Kon Tum, một bộ phận của địa khối Indonesia bao gồm cả đất đai của vùng Hạ Lào, Cămpuchia và Thái Lan. - Địa hình: Vùng này năm trên cả 2 sườn Đông và Tây của dãy Trường Sơn. + Vùng phía Đông của dãy Trường Sơn chủ yếu là núi và đồi với vài đỉnh cao nằm ở phía Tây (Ngọc Linh 2598m). Khí hậu: Mang tính nhiệt đới điển hình + Vùng phía Tây dãy Trường Sơn tuỳ thuộc khối cổ Kon Tum nhưng được trẻ hoá trong quá trình tân kiến tạo và tương đối bằng phẳng nhờ sự phun trào của nham thạch núi lửa. Khí hậu được chia thành 2 mùa: Mùa mưa (từ tháng 5 đến cuối tháng 10), mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4). - Nguồn tài nguyên: Hệ thực động vật đặc trưng có quan hệ gần gũi với nhóm thực vật Ấn Độ – Mã Lai mang tính nhiệt đới. + Thực vật đặc trưng là các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae). + Động vật đặc trưng là các loài thú lớn thuộc bọn Guốc chẵn (Trâu rừng, Bò rừng, Bò xám, Hươu cà toong, Hươu vàng, Chó sói nhỏ...) Như vậy, tài nguyên sinh vật của vùng này có giá trị kinh tế cao vì sinh khối của chúng rất lớn. 4.6.Vùng địa lý sinh học Đông Nam Bộ (Nam Trung tâm Đông Dương). - Thực chất, đây là vùng cực Nam của vùng Tây Nguyên và được hình thành trên cơ sở vận động tạo sơn của Khối nền Kon Tum cùng với sự xuất hiện của lớp phù sa cổ. - Địa hình: Ít dốc nhưng được nâng cao ở phần phía Bắc do sự phun trào của các núi lửa và tạo nên các cao nguyên Di Linh, Đà Lạt, Langbian và nghiêng dần về phía Đông Nam hình thành khu đồng bằng điển hình. - Khí hậu nhiệt đới (gồm 2 mùa mưa và khô). BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 28 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC - Tài nguyên sinh vật: Do điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới nên tài nguyên sinh vật tuy không đa dạng về loài nhưng trữ lượng quần thể các loài lại rất cao. + Hệ thực vật có nhiều loài quí như Cẩm lai, Trắc, Thông hai lá. + Hệ động vật đáng chú ý có Tê giác một sừng, ngoài ra còn các loài thú lớn khác như: Voi, Hổ, Bò Tót. Cao nguyên Đà Lạt là nới có nhiều loài thực vật, động vật đặc hữu hiện đang được các nhà khoa học quan tâm. 4.7.Vùng địa lý sinh học Nam Bộ. - Vùng này được hình thành do sự bồi đắp phù sa của sông Mê Kông trong suốt một quá trình địa chất lâu dài. - Mặc dù nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới trên một địa hình bằng phẳng nhưng tính ĐDSH thấp vì con người sinh sống từ lâu đời. + Rừng chủ yếu là rừng ngập mặn với đơn điệu về loài. Điều đáng chú ý đối với vùng này là sự phong phú của các sân chim như sân chim Chà là, Vĩnh Thành, Ngọc Hiển, Tam Nông..., và các đầm rơi. + Hệ động vật ở đây đáng chú ý có loài Sếu cổ trụi (ở sân chim Tam Nông - Đồng Tháp), Cò quắm cánh xanh và một số loài chim nước (ở nhiều sân chim) là loài hiện đang được thế giới quan tâm bảo tồn. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 29 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC CHƯƠNG III SỰ SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 1. Suy thoái đa dạng sinh học. Suy thoái ĐDSH có thể hiểu là sự suy giảm tính đa dạng, bao gồm sự suy giảm loài, nguồn gen và HST, từ đó làm suy giảm giá trị, chức năng của ĐDSH. Sự suy thoái ĐDSH được thể hiện ở các mặt:  Hệ sinh thái bị biến đổi  Mất loài  Mất đa dạng di truyền Mất loài, sự xói mòn di truyền, sự du nhập xâm lấn của các loài sinh vật lạ, sự suy thoái các HST tự nhiên, nhất là rừng nhiệt đới đang diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có mà nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người. Một quần xã sinh vật, HST có thể bị suy thoái trong một vùng, song nếu tất cả các loài nguyên bản vẫn còn sống sót thì quần xã và HST đó vẫn còn tiềm năng phục hồi. Tương tự, đa dạng di truyền sẽ giảm khi kích thước quần thể bị giảm, nhưng loài vẫn có khả năng tái tạo lại sự đa dạng di truyền nhờ đột biến, tái tổ hợp. Loài bị tuyệt chủng thì những thông tin di truyền chứa trong bộ máy di truyền của loài sẽ mất đi, loài đó khó có khả năng để phục hồi và con người sẽ khó còn cơ hội để nhận biết tiềm năng của loài đó. 1.1. Suy thoái đa dạng sinh học trên thế giới. Cùng với những biến cố về lịch sử, về kinh tế xã hội, ĐDSH trên toàn cầu đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng. Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của sự suy thoái ĐDSH là sự tuyệt chủng loài do môi trường sống bị tổn hại. 1.1.1. Sự tuyệt chủng. Khái niệm “tuyệt chủng” có nhiều nghĩa khác nhau. + Một loài bị coi là tuyệt chủng khi không còn một cá thể nào của loài đó còn sống sót ở bất kỳ đâu trên thế giới. Ví dụ: loài chim hót Vermivora bachmanii, cá thể cuối cùng của loài này được nhìn thấy trong những năm của thập kỷ 60. + Loài mà chỉ còn một số cá thể còn sót lại nhờ sự chăm sóc, nuôi trồng của con người thì được coi là đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 30 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Ví dụ: loài Hươu sao (Cervus nippon) đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã ở Việt Nam nhưng vẫn sống bình thường trong điều kiện nuôi nhốt ở Hà Tĩnh, Nghệ An... Cả hai loài vừa nêu cũng được coi là tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu. + Một loài được coi là tuyệt chủng cục bộ nếu như nó không còn sống sót tại những nơi chúng đã từng sống, nhưng người ta vẫn tìm thấy chúng tại những nơi khác trong thiên nhiên. + Một số nhà sinh thái học sử dụng cụm từ “loài bị tuyệt chủng về phương diện sinh thái học”, điều đó có nghĩa là số lượng loài còn lại ít đến mức ảnh hưởng của nó không còn ý nghĩa đến những loài khác trong quần xã. Ví dụ: Loài Hổ (Panthera tigris) hiện nay bị tuyệt chủng về phương diện sinh thái học, điều này có nghĩa là số lượng Hổ hiện còn trong thiên nhiên rất ít và tác động của chúng đến quần thể động vật mồi là không đáng kể. Ngoài ra, trong nghiên cứu ĐDSH còn gọi một hiện tượng khác, đó là "cái chết đang sống". Khi quần thể của loài có số lượng cá thể dưới mức báo động, nhiều khả năng loài sẽ bị tuyệt chủng. Đó là trường hợp của những quần thể hay đàn động vật chỉ cơ bản là còn con cái, còn con đực luôn là đối tượng bị săn bắn (Voi chẳng hạn). Về phương diện chuyên môn các loài chưa bị tuyệt chủng nếu như một vài cá thể của loài vẫn còn sống, nhưng lúc này quần thể không tiếp tục sinh sản một cách bình thường và sự sống sót cũng chỉ giới hạn trong vòng đời của những cá thể đó. Ví dụ Rùa Hồ Gươm. Sự sống xuất hiện cách đây 3 - 4 tỷ năm và tính phức tạp của sự sống bắt đầu tăng dần từ đầu thế kỷ Cambri (cách ngày nay khoảng 600 triệu năm). Cùng với sự tăng tính ĐDSH là sự tuyệt chủng bắt đầu xuất hiện. Trong giai đoạn từ kỷ Cambri đến nay, các nhà cổ sinh học cho rằng có ít nhất 5 lần bị tuyệt chủng hàng loạt: + Tuyệt chủng lần thứ nhất diễn ra vào cuối kỷ Ordovic (cách đây khoảng 450 triệu năm), khoảng 12% các họ động vật biển và 60% số loài động thực vật bị tuyệt chủng. + Tuyệt chủng lần thứ hai diễn ra vào cuối kỷ Devon (cách đây khoảng 365 triệu năm) và kéo dài khoảng 7 triệu năm đã gây lên sự biến mất của 60% tổng số loài còn lại sau lần tuyệt chủng lần thứ nhất. + Tuyệt chủng lần thứ ba là nghiêm trọng nhất kéo dài khoảng 1 triệu năm diễn ra vào kỷ Pecmi (cách đây khoảng 245 triệu năm) đã xoá sổ 54% số BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 31 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC họ và khoảng 77 - 96% số loài động vật biển, 2/3 số loài bò sát, ếch nhái và 30% số bộ côn trùng. + Tuyệt chủng lần thứ tư xẩy ra vào cuối kỷ Triat (cách đây khoảng 210 triệu năm) với khoảng 20% số loài sinh vật trên trái đất bị tiêu diệt. Hai đợt tuyệt chủng ba và bốn quá gần nhau vì vậy quá trình phục hồi lại hoàn toàn phải mất 100 triệu năm (Wilson, 1992). + Tuyệt chủng lần thứ năm diễn ra vào cuối kỷ Cretaceus và đầu kỷ Tertiary (cách đây khoảng 65 triệu năm). Đây được coi là lần tuyệt chủng nổi tiếng nhất. Ngoài các loài thằn lằn khổng lồ, hơn một nửa loài bò sát và một nửa loài sống ở biển đã bị tuyệt chủng. Theo Wilson (1992) thì ngoài nguyên nhân do thiên thạch ở lần tuyệt chủng thứ năm và một phần do núi lửa phun trào ở lần thứ ba, sự tuyệt chủng còn lại là do hiện tượng băng hà toàn cầu. Dựa trên cơ sở các bằng chứng cụ thể, các nhà khoa học đã nêu rằng có 85 loài thú và 113 loài chim đã bị tuyệt chủng từ những năm 1600 (bảng 3.1), tương ứng 2,1% các loài thú và 1,3% các loài chim (Reid & Miller, 1989; Smith et al. 1993). Bảng 3.1. Một số nhóm loài tuyệt chủng ghi nhận từ năm 1600 đến nay Nhóm loài động vật Thú Chim Bò sát Ếch nhái Cá ĐV.k.x.s Thực vật có hoa Sự tuyệt chủng ghi nhận được Lục địa Đảo Đại Dương Tổng số 30 51 4 85 21 92 0 113 1 20 0 21 2 0 0 2 22 1 0 23 49 48 1 98 245 139 0 384 Ước tính số loài 4.000 9.000 6.300 4.200 19.100 1.000.000 250.000 % Số loài bị tuyệt chủng 2,1 1,3 0,3 0,05 0,1 0,01 0,2 Trong khi những con số ban đầu nêu trên có vẻ như chưa ở mức báo động thì xu hướng tuyệt chủng tăng rất nhanh từ khi xuất hiện xã hội loài người, đặc biệt trong vòng 150 năm trở lại đây. Tốc độ tuyệt chủng đối với các loài thú và chim là khoảng 1 loài trong 10 năm tại thời điểm 1600 - 1700 và tăng lên 1 loài/ năm trong khoảng 1850 - 1950. Tốc độ tuyệt chủng tăng đã cho thấy những mối đe dọa với ĐDSH đã trở nên nghiêm trọng. Tốc độ tuyệt chủng đặc biệt lớn ở các đảo vì đảo không những là nơi tập trung các loài đặc hữu mà nó còn bị khống chế về mặt không gian. Hầu hết sự tuyệt chủng của các loài thú, chim, bò sát và ếch nhái được biết đến BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 32 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC trong vòng 350 năm trở lại đây hầu hết là sống trên đảo và hơn 80% các loài thực vật đặc hữu trên các đảo hiện nay đều đang bị đe dọa tuyệt chủng. Do rừng nhiệt đới là nơi sinh sống của phần lớn các loài sinh vật trên thế giới nên sự giảm sút nhanh chóng diện tích rừng và nạn phá rừng còn tiếp tục cho đến khi chỉ còn lại các Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn Quốc Gia thì khoảng 2/3 số loài thực vật và chim sẽ bị tuyệt chủng (Simberloff, 1986). Nhiều nhà khoa học dự đoán rằng sẽ mất 5-10% số loài vào những năm 19902020, bình quân mỗi ngày mất đi 40-140 loài. Có thể sẽ bị mất khoảng 25% số loài vào năm 2050. 1.1.2. Nguy cơ dễ bị tuyệt chủng. Khi môi trường bị suy thoái, quần thể của các loài sẽ bị giảm sút về số lượng, và cuối cùng một số loài sẽ bị tuyệt chủng. Các nhà sinh thái học đã nghiên cứu kiểm chứng và thấy rằng không phải tất cả các loài đều có nguy cơ dễ bị tuyệt chủng giống nhau, ngược lại một số nhóm loài đặc biệt dễ bị tuyệt chủng (Gittleman, 1994). Các loài đặc biệt dễ bị tuyệt chủng nằm trong những nhóm sau đây:  Các loài có vùng phân bố địa lý hẹp.  Các loài chỉ tồn tại với một hay một vài quần thể.  Các loài có kích thước quần thể nhỏ.  Các loài có quần thể đang bị suy giảm về số lượng.  Các loài có mật độ quần thể thấp.  Các loài cần có một vùng cư trú rộng lớn.  Các loài có kích thước cá thể lớn.  Các loài không có khả năng di chuyển tốt.  Các loài di cư theo mùa.  Các loài ít có tính biến dị di truyền (để thích nghi với môi trường sống thay đổi).  Các loài đòi hỏi những yêu cầu sống đặc trưng (ví dụ mực nước, loài đòi hỏi nhu cầu cao về dinh dưỡng)  Các loài chỉ thị cho một môi trường ổn định.  Các loài sống bầy đàn vĩnh cửu hoặc tạm thời.  Các loài là đối tượng khai thác của con người. 1.2. Suy thoái ĐDSH ở Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam cũng đang trong tình trạng chung của toàn cầu là ĐDSH bị đe dọa và có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 33 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC  Suy thoái về HST: Sự suy thoái về HST thể hiện qua sự suy giảm diện tích rừng. Bảng 3.2. Diễn biến về diện tích rừng ở Việt Nam (đơn vị tính: 1.000.000ha) Năm Tổngdiệntích(ha) Rừng trồng (ha) Rừngtự nhiên(ha) Độ che phủ (%) 1945 14,30 0,00 14,30 43,00 1976 11,16 0,01 11,07 33,80 1980 10,60 0,42 10,18 32,10 1985 9,89 0,58 9,30 30,00 1990 9,17 0,74 8,43 27,80 1995 9,30 1,05 8,25 28,20 1999 10,99 1,52 9,47 33,20 2002 11,78 1,91 9,86 35,8 2004 12,30 2,21 10,89 36,7 (nguồn:Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam, Phần Đa dạng sinh học, 2005) Các HST tự nhiên bị thu hẹp làm mất nơi phân bố và cư trú của các loài động thực vật. Đặc biệt các loài quý hiếm có gía trị kinh tế đã giảm sút cả về số lượng lẫn chất lượng. Thậm chí một số loài đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt ngay trên mảnh đất mà chúng đã sinh tồn và phát triển.  Suy thoái về loài: Nếu như trước những năm 1970, các kiểu rừng và diện tích rừng của nước ta còn phong phú và đa dạng với nhiều loài thực vật bản địa và các loài động vật có kích thước lớn ... thì hiện nay, một số loài thực vật đã suy giảm và trở thành nguồn gen quý hiếm không những đối với nước ta mà còn cả đối với thế giới, ví dụ như các loài: Thông lá dẹt (Pinus kremffii), Thông nước (Glyptostropus pensilis), Sam đỏ (Taxus chinensis), Trầm hương (Aquilaria crassna), Sam bông (Ametlotaxus argotaenia), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Cẩm lai (Dalbergia oliveri),... Đó là những loài gỗ quý được ngành Lâm nghiệp phân hạng. Một số loài động vật lớn trên thực tế hầu như đã bị diệt vong như: Tê giác 2 sừng (Dicerorhynus sumatrensis), Heo vòi (Tapia indicus), Hươu sao (Cervus nippon), Trâu rừng (Bubalus bubalis), Bò xám ( Bos sauveli), Vượn tay trắng (Hylobates lar), Cầy nước (Cưynogale bennettii). Các loài chim, bò sát và ếch nhái cũng nằm trong tình trạng tương tự như: Hạc cổ trắng, Cò á châu, Già đẫy lớn, Cò quắm cánh xanh, Ngan cánh trắng, Gà so cổ hung, Gà lôi lam mào trắng, Gà lôi lam mào đen, Gà lôi hông tía, Công, Cá sấu, Cá cóc tam đảo... Thực tế chứng minh, Sách đỏ Việt Nam phần động vật, xuất bản năm 1992 và phần thực vật, xuất bản năm 1996 đã công bố một danh lục gồm 365 loài động vật và 356 loài thực vật đang trong tình trạng đe dọa tuyệt chủng.  Suy thoái về di truyền: BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 34 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Mức độ suy giảm của biến dị di truyền thường đi cùng với nguy cơ đe dọa của loài. Trường hợp cực đoan là khi một loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng thì lượng biến dị di truyền của loài có khả năng bị mất đi hoàn toàn. + Một số loài động thực vật chỉ còn lại với số lượng cá thể rất ít như: Bò xám, Tê giác một sừng,.... (động vật); Trầm hương, Hoàng đàn, Mun, Thủy tùng, Lát hoa, Sam đỏ, Thông pà cò,... (thực vật). Có những loài trước đây đã từng phân bố rộng ở Việt Nam nhưng đến nay đã bị tiêu diệt hoàn toàn như loài Tê giác hai sừng. Suy thoái về di truyền còn thể hiện ở sự mất di truyền của loài phụ, các xuất xứ, các quần thể quan trọng. Chẳng hạn: Thủy tùng là loài đã từng có phân bố khá rộng suốt từ Bắc đến Nam (Vũ Văn Cần, Vũ Văn Dũng, 1985), nhưng hiện nay loài này chỉ còn thấy ở hai vùng hẹp của tỉnh Đăk Lăk, đó là Trấp Ksor (Krông Năng), và dưới chân đập Ea Dra (xã Ea Vy, huyện Ea H'leo) với số lượng cá thể còn lại quá ít. Thông 5 lá Đà lạt: trước đây phân bố nhiều ở Trại Mát, cách thành phố Đà Lạt khoảng 6 -7km, và đây là nơi thu được mẫu vật đầu tiên song hiện tại chỉ còn tìm thấy 2 cá thể cuối cùng tại khu vực, đang trong trạng thái bị đe dọa khó có thể tồn tại lâu dài ( Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1997). Sam đỏ thuộc họ Thanh Tùng (Taxaceae) hiện chỉ còn lại rất ít cá thể phân bố rãi rát ở một số nơi và cũng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.... Nhóm thú Linh trưởng ở Việt Nam đa dạng về thành phần loài và có giá trị cao về tính đặc hữu, song vì nhiều lý do mà nguồn tài nguyên này đã và đang bị suy giảm. Nguyên nhân quan trọng là diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp mà thú Linh trưởng là nhóm thú chuyên hóa với đời sống leo treo ở rừng. Tại Hội nghị Thú Linh trưởng Việt Nam tại Hà Nội (11/1998) đã kết luận rằng các loài Linh trưởng Việt Nam đều đang bị đe dọa ở các mức độ khác nhau: + Nhóm bị đe dọa cao: có 7 loài và phân loài. + Nhóm nguy cấp: có 9 loài và phân loài. + Nhóm sắp nguy cấp: có 7 loài và phân loài. + Nhóm bị đe dọa thấp: có 2 loài. (theo Phạm Nhật, 1998) BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 35 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Một vấn đề khác liên quan đến việc chọn giống là xói mòn di truyền. Các giống cao sản, thuần nhất đạt độ đồng đều cao được gây trồng rộng rãi và thay thế các giống địa phương, các giống cũ làm cho nền tảng di truyền bị thu hẹp, nhiều giống cây trồng (nông lâm nghiệp) địa phương đã bị mất đi hoặc bị thu hẹp. 2. Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học: Có 2 loại nguyên nhân suy giảm ĐDSH: 2. 1. Nguyên nhân gián tiếp: Là những nguyên nhân không tác động ngay đến sự còn hay mất của một loài cụ thể nào cả, song nó đóng vai trò quan trọng nhất trong việc gia tăng sự suy thoái ĐDSH bởi các nguyên nhân này chính là cơ sở của các nguyên nhân trực tiếp và phạm vi ảnh hưởng rất lớn trên nhiều vùng địa lý sinh học khác nhau. 2.1.1. Mất và phá huỷ nơi cư trú: Là nguyên nhân quan trọng bậc nhất và trên thực tế là một nhóm các nguyên nhân cụ thể hơn. Mất và phá hủy nơi cư trú bởi các hoạt động của con người: Đó chính là tác động của việc thay đổi mục đích sử dụng tài nguyên sinh học như: sự phát triển nông nghiệp, đô thị, sự du canh du cư, đốt nương làm rẫy dẫn đến cháy rừng, khai thác rừng bừa bãi, sản xuất công nghiệp thải lượng cacbon dioxit và các khí khác vào khí quyển, đốt các nhiên liệu có nguồn gốc cacbon như than, dầu và gas. … dẫn đến sự hủy hoại hoặc làm thay đổi các điều kiện sinh thái - nơi cư trú của các loài sinh vật và kéo theo sự tuyệt chủng hoặc sự suy giảm về số lượng và chất lượng quần thể sinh vật, kéo theo sự tan rã của cấu trúc quần xã và HST. Việc cải tạo các HST cho các mục đích kinh doanh có tính chuyên hóa cao hay việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, các hoá chất công nghiệp đều góp phần phá hủy môi trường sống dẫn đến sự tiêu diệt của các loài côn trùng và vi sinh vật bản địa. Mất và phá hủy nơi cư trú bởi các vận động của tự nhiên: Việc phát sinh mới hay hoạt động trở lại của các núi lửa, sóng thần, sạt lở đất, động đất, sa mạc hóa, cháy rừng... cũng là những nguyên nhân quan trọng làm mất hoặc hủy hoại nơi cư trú và góp phần vào việc làm giảm sự ĐDSH. 2.1.2. Sự thay đổi trong thành phần HST: Chẳng hạn như mất hoặc suy giảm của một loài có thể dẫn đến sự suy giảm ĐDSH. Ví dụ, nỗ lực loại trừ chó sói châu Mỹ ở miền nam California dẫn đến việc giảm sút các quần thể chim hót trong vùng. Khi quần thể chó sói châu Mỹ giảm sút, quần thể con mồi của chúng, gấu trúc Mỹ, sẽ tăng lên. Do BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 36 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC gấu trúc Mỹ ăn trứng chim, nên khi số lượng chó sói ít hơn thì số lượng gấu trúc ăn trứng chim lại nhiều lên, kết quả là số lượng chim hót sẽ ít đi. 2.1.3. Gia tăng dân số: Đe dọa lớn nhất đối với ĐDSH là số lượng và tốc độ gia tăng dân số của loài người. Việc phá huỷ các quần xã sinh học xảy ra nhiều nhất trong vòng 150 năm trở lại đây, trong thời gian này dân số loài người tăng từ 1 tỷ người vào năm 1850 đến 2 tỷ vào năm 1930, và đến 5,9 tỷ vào năm 1995, dự kiến dân số sẽ tăng 6,5 tỷ vào năm 2010 (nguồn Tổng cục thống kê, 2000). Con người sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như gỗ, củi, các loài thực vật, thịt động vật hoang dã,…Con người cũng khai phá, chuyển đổi rất nhiều diện tích đất đai vốn là những nơi cư trú tự nhiên của sinh vật hoang dã thành đất đai sử dụng cho nông nghiệp và làm nhà ở, xây dựng thành phố, khu công nghiệp cùng cơ sở hạ tầng. 2.1.4. Ô nhiễm môi trường sống. Cho dù nơi sinh sống không bị ảnh hưởng một cách trực tiếp do việc phá huỷ hay chia cắt, nhưng các quần xã và các sinh vật sống trong đó có thể bị ảnh hưởng sâu sắc do các hoạt động khác của con người. Dạng nguy hiểm nhất của phá huỷ môi trường là sự ô nhiễm. Có thể liệt kê một số nguyên nhân sau: - Ô nhiễm do thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu là nhân tố gây ô nhiễm nặng nề và được khuyến cáo từ năm 1962 (Rachel Carson, 1962). Thuốc trừ sâu DDT (Diclorodiphenyltricloro – ethene) và các loại thuốc trừ sâu có chất Clo hữu cơ khác là những chất không phân huỷ hoàn toàn và được tích luỹ tăng lên theo các bậc tháp của chuỗi thức ăn. + Việc sử dụng thuốc trừ sâu để diệt các loại côn trùng gây hại cho cây trồng, diệt ấu trùng cho các loài muỗi trong nước đã gây nhiều tổn hại tới các quần thể sinh vật khác cùng sống trong môi trường. + Việc sử dụng thuốc trừ sâu thường phải tăng nồng độ theo thời gian do các sinh vật gây hại bị nhờn hoá chất. + Việc sử dụng thuốc trừ sâu không những giết hại nhiều loài sinh vật có ích mà còn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm các yếu tố khác trong môi trường sống của con người. - Ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước cũng là nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH thuỷ sinh như các loài cá, ốc, trai, hến... BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 37 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là do các chất thải công nghiệp, chất thải dân dụng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, rò rỉ xăng dầu từ các tàu vận tải, các kim loại nặng(thuỷ ngân, chì, thiếc...). Các chất thải này theo dòng chảy và lan trải trong một cùng rộng lớn. Lượng các chất độc này xâm nhập, tích luỹ tăng dần theo thời gian trong cơ thể sinh vật sản xuất và được đưa vào chuỗi thức ăn. Kết quả là một loạt loài ở các bậc dinh dưỡng tiếp theo trong chuỗi thức ăn cũng bị nhiễm độc theo. Các trầm tích có nguồn gốc do xói mòn từ các vùng đất trống đồi núi trọc cũng có thể gây hại cho HST thuỷ vực. Các chất trầm tích có lẫn mùn lá cây, bùn, các chất rắn lơ lửng và cả các chất độc hại... làm tăng độ đục của nước, làm giảm độ chiếu sáng trong nước nên đã làm giảm khả năng quang hợp của các loài tảo. Sự gia tăng lớp trầm tích đáy đã gây hại cho nhiều loại san hô - những loài đòi hỏi một môi trường sống tuyệt đối trong sạch. - Ô nhiễm không khí và mưa axít: Các hoạt động công nghiệp xả thải vào khí quyển, đốt rừng làm nương rẫy,... làm thay đổi và làm ô nhiễm bầu khí quyển của trái đất. Các nền công nghiệp như luyện thép, các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu là than dầu đã thải ra một lượng lớn nitrat, sulphat vào không khí, các khí này khi gặp hơi nước trong khí quyển sẽ tạo ra axit nitric và sunphuric. Các axit này liên kết với những đám mây và khí tạo thành mưa đã làm giảm độ pH của nước mưa xuống thấp và tăng khả năng hấp thụ các kim loại nặng độc hại. Do độ axít của các hồ, ao tăng lên vì mưa axít, nhiều cá con của nhiều loài cá và cả những con cá trưởng thành cũng bị chết ngay lập tức. Độ axít tăng và nước bị ô nhiễm là hai nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đáng kể các quần thể lưỡng cư trên thế giới. Đối với phần lớn các loài lưỡng cư, ít nhất một phần trong chu kỳ sống của chúng phụ thuộc vào môi trường nước, độ pH của nước giảm làm cho tỷ lệ trứng và ấu trùng bị chết tăng lên cao (BeeBee, 1990; Blaustein and Wake, 1995). - Sư sản sinh ôzôn, các kim loại độc hại và lắng đọng khí nitơ. + Xe ô tô, các nhà máy nhiệt điện và các hoạt động công nghiệp thải ra các khí hyđrocacbon, khi ôxit nitơ. Dưới ánh sáng mặt trời, các hoá chất này tác dụng với khí quyển và tạo ra khí ôzôn cùng các hoá phụ phẩm khác, tất cả các khí này được gọi chung là mù quang hoá. Nồng độ ôzôn cao ở tầng khí quyển gần mặt đất sẽ giết chết các mô thực vật, làm cho cây dễ bị tổn thương, làm hại đến các quần xã sinh học, giảm năng suất nông nghiệp. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 38 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC + Xăng có chì, các hoạt động khai mỏ, luyện kim và các hoạt động công nghiệp khác thải ra một lượng lớn chì, thiếc, và nhiều loại kim loại độc hại khác vào khí quyển. Các hợp chất này trực tiếp gây độc cho cuộc sống của động và thực vật. 2.1.5. Sự biến đổi khí hậu. Khí cacbonic, mêtan và các khí khác trong khí quyển không ngăn cản ánh sáng mặt trời, cho phép năng lượng mặt trời xuyên qua khí quyển và sưởi ấm bề mặt trái đất. Tuy vậy, những khí này và hơi nước (dưới dạng những đám mây) giữ lại năng lượng do trái đất phát ra dưới dạng nhiệt, làm chậm lại tốc độ phát tán nhiệt và bức xạ khỏi trái đất. Các khí này được gọi là khí nhà kính do tác dụng của chúng rất giống với nhà kính – cho ánh sáng mặt trời đi qua nhưng giữ lại năng lượng bên trong nhà kính và chuyển thành năng lượng nhiệt. Nồng độ khí này càng đậm đặc bao nhiêu thì nhiệt lượng bị thu lại gần mặt đất nhiều bấy nhiêu và nhiệt độ trên bề mặt trái đất lại tăng lên bấy nhiêu. Vai trò của khí nhà kính rất quan trọng vì nó giữ ấm bề mặt trái đất. Vấn đề quan trọng hiện nay là nồng độ của khí nhà kính tăng cùng với hoạt động của con người đến mức làm biến đổi khí hậu gây nên hiện tượng trái đất nóng dần lên. Hiện tượng nhiệt độ tăng dần lên còn làm cho các khối băng ở các vùng cực tan ra. Do việc giải phóng một khối lượng nước lớn do băng tan, trong vòng 50 đến 100 năm tới mức nước biển dâng cao từ 0,2 đến 1,5 m. Mức nước biển dâng cao sẽ làm ngập lụt những vùng đất thấp những khu ĐNN ven bờ biển và nhiều thành phố lớn. Ngoài ra, mức nước biển dâng sẽ có khả năng gây hại đến nhiều loại san hô, nhất là những loại chỉ tồn tại ở một độ sâu nhất định nơi có ánh sáng và dòng chảy phù hợp. Sự biến đổi khí hậu và nồng độ khí cacbonic trong khí quyển gia tăng sẽ có khả năng làm thay đổi triệt để cấu trúc của các quần xã sinh học và sẽ chỉ còn một số loài có khả năng phát triển thích ứng với điều kiện sống mới (Bazzaz và Fajer, 1992). 2.1.6. Sự bất lực của chính quyền và những chiến lược phát triển không hợp lý: Nguyên nhân này có vai trò tương đối lớn, nhất là đối với các loài có nguy cơ tuyệt chủng và ở các nước nghèo. Hệ thống các văn bản pháp luật chưa hoàn thiện và không được những người có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc. Do cuộc sống khó khăn nên những người dân bản địa đã tiến hành khai thác bất hợp pháp các loài động thực vật cung cấp cho thị trường, BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 39 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC song các cấp chính quyền dường như không làm được nhiều để hạn chế tình trạng trên, thậm chí do nguồn lợi kinh tế rất lớn nên một số nhà chức trách còn tiếp tay cho các hoạt động phi pháp. Bên cạnh đó chính sách di dân đã làm cho rất nhiều diện tích rừng bị mất đi nhanh chóng. Các chính sách kinh tế sai lầm đã làm giá cả gia tăng nhanh và đẩy một bộ phận người dân thuộc vùng sâu, vùng xa, những vùng có mức độ ĐDSH cao nhất, ngày càng trở nên khốn khó, để tự nuôi sống mình và gia đình họ đã khai thác triệt để nguồn lợi sinh học tại địa phương. 2. 2. Nguyên nhân trực tiếp: 2.2.1. Khai thác quá mức và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh học. Nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống, con người đã thường xuyên săn bắn, hái lượm thực phẩm và khai thác các nguồn tài nguyên khác. + Khi dân số loài người vẫn còn ít và phương pháp thu hái còn thô sơ, con người đã thu hái và săn bắt một cách bền vững mà không làm cho các loài trở nên tuyệt chủng. + Khi dân số loài người tăng lên, nhu cầu sử dụng cũng tăng theo và họ đã sử dụng các phương tiện hữu hiệu hơn: Súng được thay cho giáo mác và cung tên; tàu đánh cá gắn máy thay cho thuyền buồm gỗ đánh bắt cá trên đại dương; cưa xăng thay cho chiếc rìu tay khi chặt gỗ. Phương tiện khai thác hiện đại đã làm cho các loài bị khai thác suy giảm và tuyệt chủng nhanh hơn. Việc khai thác quá mức của con người ước tính đã gây nguy cơ tuyệt chủng cho 1/3 số loài động vật có xương sống. + Trong những năm gần đây, việc khai thác quá mức được tăng lên khi thị trường thương mại được mở rộng, đã gây ra những hiểm họa không nhỏ đối với các loài sinh vật trong tự nhiên. Ví dụ: Thị trường buôn bán áo lông thú phát triển ở nhiều quốc gia. Các món ăn đặc sản (thịt các loài động vật hoang dã), thú chơi cây cảnh, phong lan cũng gây những hiểm họa không nhỏ đối với các loài này trong tự nhiên. 2.2.2. Sự xâm nhập của các loài ngoại lai. Phạm vị sống về địa lý của nhiều loài được giới hạn bởi các vật cản tự nhiên như đại dương, các sa mạc, các dãy núi, các con sông. Ví dụ: Các loài động vật có vú ở Bắc Hoa Kỳ không thể vượt qua biển Thái Bình Dương để đến được Hawai. Do sự cách ly về địa lý nên quá trình tiến hoá được phân ly theo các chiều hướng khác nhau trên những khu vực chính của trái đất. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 40 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Con người đã làm thay đổi cơ bản cấu trúc này bằng việc vận chuyển, phát tán các loài trong toàn cầu. Con người đã mang vật nuôi từ chỗ này sang chỗ khác khi họ tạo lập khu định cư mới. Ngày nay, khi thị trường buôn bán phát triển, nhiều loài động thực vật được vận chuyển qua nhiều nước khác nhau. Về cơ bản, những loài du nhập thường không phát triển được ở những nơi mà chúng được mang đến do điều kiện sống không phù hợp. Tuy nhiên, một tỉ lệ các loài nhất định có biên độ sinh thái rộng, chúng phát triển rất nhanh, vượt lên trên cả các loài bản địa, thậm chí chúng còn thay cả các loài bản địa. Các loài bản địa có thể bị tuyệt chủng do bị các loài du nhập chiếm hết không gian dinh dưỡng hoặc bị ăn thịt. Ví dụ có khoảng 4600 loài thực vật đã được du nhập vào quần đảo Hawai, nhiều gấp 3 lần các loài thực vật bản địa (St.John, 1973). Lý do chính để các loài du nhập phát triển mạnh là chưa có thiên địch (ví dụ Thỏ nhập vào Châu Úc đã ăn hết cả các loài cỏ bản địa) và sau nữa là con người đã tạo những điều kiện thuận lợi cho các loài du nhập phát triển. 2.2.3. Sự lây lan của các dịch bệnh. Sự lây nhiễm các sinh vật gây bệnh là điều thường xảy ra đối với động vật nuôi hay động vật hoang dã. Các tác nhân gây nhiễm có thể là các vật ký sinh nhu virus, vi khuẩn, nấm, các động vật đơn bào hay các ký sinh trùng kích cỡ lớn hơn như giun, sán. Các loại dịch bệnh có thể là nguy cơ đe dọa đối với một số loài quý hiếm. Vào năm 1987, quần thể cuối cùng của loài chồn chân đen (Mustela nigrepes) trong tự nhiên đã bị tiêu diệt bởi virut gây bệnh sốt ho của chó nhà và một số gia súc khác (Thorne and Wiliam, 1988). Có 3 nguyên tắc về dịch bệnh học được ứng dụng rộng rãi trong việc nuôi dưỡng và quản lý các loài thú quý hiếm. Thứ nhất, các loài được con người nuôi và động vật sống trong tự nhiên khi sống trong quần thể với mật độ cao sẽ có nguy cơ dễ mắc bệnh dịch hay bị nhiễm ký sinh trùng. Thứ hai, tác hại gián tiếp do nơi cư trú bị phá huỷ là làm cho loài trở nên dễ mắc các bệnh dịch hơn. Khi các quần thể vật chủ sống tập trung trong một khu vực nhỏ hơn do nơi sinh sống của chúng bị phá huỷ, tại đây chất lượng môi trường nơi cư trú thường bị suy giảm, thức ăn trở nên khan hiếm dẫn đến tình trạng kém dinh dưỡng, các động vật trở nên yếu hơn và dễ mặc bệnh hơn. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 41 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Thứ ba, tại rất nhiều khu bảo tồn và vườn thú, các loài tiếp xúc với rất nhiều loài mà chúng rất ít khi, thậm chí không bao giờ gặp trong thiên nhiên hoang dã cho nên bệnh dịch có thể truyền từ loài này sang loài khác. 2.2.4. Sự chuyên hóa trong sản xuất nông nghiệp: Do sức ép của sự gia tăng dân số trên thế giới, dẫn đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm và các loại nguyên, nhiên, vật liệu sẵn có trong tự nhiên, đồng thời cũng thúc đẩy loài người lựa chọn hoặc lai tạo ra các giống động thực vật có năng suất, chất lượng cao; và sử dụng đại trà các giống này cho sản xuất trên phạm vi toàn cầu trong những khu vực có điều kiện khí hậu tương tự nhau. Do đó, các giống địa phương sẽ bị mai một và cuối cùng là tuyệt chủng. 2.3. Các nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam: 2.3.1. Nguyên nhân trực tiếp gây suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam.  Chiến tranh: Chiến tranh không những là nguyên nhân trực tiếp mà còn là nguyên nhân sâu xa gây suy thoái ĐDSH. Trong giai đoạn 1945 đến 1990 nước ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh và 2 cuộc xung đột biên giới hết sức khốc liệt. Chỉ trong giai đoạn từ 1961 đến 1975, 13 triệu tấn bom và 72 triệu lít chất độc hoá học do Mỹ rải xuống chủ yếu ở miền Nam Việt Nam đã huỷ diệt khoảng 4,5 triệu ha rừng (WB, 1995). Sau khi kết thúc chiến tranh diện tích rừng cả nước chỉ còn lại khoảng 9,5 triệu ha – với 10% rừng nguyên sinh, chiếm khoảng 28% diện tích cả nước. Chiến tranh đã gây biến động lớn về phân bố dân cư giữa các vùng, đồng thời một diện tích lớn đất rừng bị khai phá để trồng cây lương thực bảo đảm hậu cần tại chỗ cho quân và dân. Không những thế các loài động vật hoang dã còn bị đe dọa bởi các loại vũ khí do chiến tranh để lại sau đó.  Khai thác quá mức. - Khai thác gỗ: Các phương thức khai thác gỗ (hợp pháp hay bất hợp pháp) không bền vững từ trước đến nay đều được coi là mối đe dọa lớn đối với ĐDSH. Nó không những làm nghèo kiệt tài nguyên gỗ tự nhiên mà còn làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng rừng và gây ảnh hưởng lớn đối với vùng cư trú của các loài động vật hoang dã. Trong giai đoạn từ năm 1986 – 1991, bình quân lượng gỗ bị khai thác là 3,5 triệu m3/năm và khoảng 1-2 triệu m3 ngoài kế hoạch (khoảng 80.000 ha BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 42 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC bị mất mỗi năm); giai đoạn 1992 -1996 khoảng 1,5 m 3 gỗ/năm; Từ năm 1997 tới nay khoảng 0,35 triệu m3 gỗ/năm được khai thác theo kế hoạch từ rừng tự nhiên ở Việt Nam. Nạn khai thác gỗ trộm xảy ra ở nhiều nơi, kể cả trong các khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng cũng làm cho tài nguyên rừng bị cạn kiệt nhanh chóng. Nguyên nhân chính dẫn tới việc khai thác gỗ trái phép xảy ra nghiêm trọng và khó kiểm soát vì nhu cầu dùng gỗ trong nước và việc xuất khẩu ngày càng tăng trong khi trữ lượng gỗ ngày càng giảm. Việc kinh doanh gỗ có lãi lớn nhưng lực lượng bảo vệ rừng chưa đủ mạnh, hiệu quả kiểm soát thấp, việc xử lý những vụ vi phạm khai thác và vận chuyển gỗ trái phép còn hạn chế. - Khai thác củi làm nhiên liệu: Khai thác củi làm nhiên liệu có quy mô lớn và kho kiểm soát, đây cùng là mối đe dọa rất lớn đối với ĐDSH. Nhu cầu năng lượng từ củi chiếm tới 75% tổng nhu cầu năng lượng của đất nước, ước tính hàng năm có 22-23 triệu tấn nhiên liệu được khai thác từ rừng tự nhiên (RWEDP – Nghiên cứu tổng quan về nhiên liệu gỗ củi) Trước năm 1995, có khoảng 21 triệu tấn củi được khai thác hàng năm, bên cạnh đó còn có nạn đốt than. Khai thác củi và đốt than để bán còn là nghề kiếm sống khó thay thế của nhiều người vùng núi. - Khai thác, buôn bán lâm sản ngoại gỗ (kể cả động vật). Rừng Việt Nam có khoảng 2.300 loài thực vật nhóm lâm sản ngoại gỗ như song, mây, lá nón, tre nứa, và cây thuốc (khoảng 1.000 loài) được khai thác để làm vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ, làm thuốc và xuất khẩu. Đặc biệt khu hệ động vật hoang dã có khoảng 70 loài thuộc các lớp chim, thú, bò sát bị khai thác thường xuyên để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Các hoạt động này đã gây ra nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài như Bò Xám, Hổ, Tê giác, Voọc mũi hếch, Voọc đầu trắng... Việc kinh doanh các loài hoang dã, nhất là rắn, rùa, ba ba, tắc kè, tê tê....để làm các món ăn đặc sản, làm thuốc và xuất khẩu bất hợp pháp ngày càng tăng và diễn ra trên địa bàn cả nước khó kiểm soát. Tuy nhiên, việc kinh doanh các loài hoang dã nói trên phần lớn còn để xuất khẩu sang các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan và Singapo. Khai thác lâm sản vốn là nguồn sống lâu đời của một bộ phận khá lớn những người dân sống ở vùng núi, đây cũng là địa bàn hoạt động của lâm tặc BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 43 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC và những người buôn lậu, đồng thời lâm sản ngoại gỗ còn là nguồn không thể thiếu của một số ngành thủ công xuất khẩu. Do vậy, các hoạt động thường xuyên phải bám sát mục tiêu cụ thể. Các chính sách và quy chế chung còn ít được tiếp cận và sử dụng. - Đánh bắt cá: Tại nhiều nơi vẫn còn tình trạng đánh bắt cá mang tính huỷ diệt như dùng mìn, chất nổ, điện, thậm chí cả chất đôc (Xyanua). Đánh bắt quá mức có thể thấy rõ hậu quả qua sản lượng đánh bắt một số loài cá suy giảm mặc dù cường độ đánh bắt tăng. Ngoài ra, sản lượng đánh bắt các loại hản sản khác như tôm hùm (Panulirus), bào ngư (Haliotes), Sò (Chlamys), mực (Loligo) cũng giảm. Trai ngọc đã biến mất khỏi nhiều vùng biển phía Bắc. Tuy nhiên, việc khai thác các loài trên vẫn tiếp tục mặc dù loài cá trình 5 đốm, bốn loài tôm hùm và hai loại bào ngư đã được liệt kê trong nhóm (hạng) dễ tổn thương. - Khai thác trái phép tài nguyên các rạn san hô. Bảo tồn rạn san hô ít được chú ý trực tiếp. Cho đến mãi gần đây, tỉnh Khánh Hòa mới thành lập Khu bảo tồn biển Hon Mun, cùng với những nỗ lực nhằm bảo vệ các rạn san hô ở cùng biển Côn Đảo và Phú Quốc. Rạn san hô ở Việt Nam nói chung đang trong tình trạng xấu và có nhiều bằng chứng cho thấy đây là những khu vực bị đe dọa cực kỳ nghiêm trọng. Tại một số rạn san hô, cá đã bị đánh bắt cạn kiệt tới mức mà người ta không thể tái tạo lại ngư trường đánh bắt cá lớn nữa. Một số rạn san hô bị phá huỷ, chủ yếu là do sử dụng các phương pháp đánh bắt cá mang tính huỷ hiệt như đã nói ở trên. Tất cả những phương pháp đánh bắt cá không chọn lọc đõ sẽ giết chết hoặc làm tất cả các loài hoảng sợ.  Mở rộng đất làm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Mở rộng đất canh tác nông, nghư nghiệp lấn vào đất rừng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái ĐDSH. Ở vùng núi phía Bắc, khai thác rừng chủ yếu để lấy đất làm nông nghiệp, ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phá rừng để trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều,..., ở ven biển phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản. Việc mở rộng đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản là để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm do dân số ngày càng tăng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế đất nước, tăng thêm nguồn nông sản và hải sản xuất khẩu có giá trị. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 44 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Hiện tượng lấn chiếm đất sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản thường xảy ra đối với người nghèo và các hộ di cư tự do. Các khu rừng ngập mặn tại các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và nhiều tỉnh ven biển khác cũng là đối tượng khai phá làm đầm nuôi tôm của người dân địa phương. Tuy nhiên, có không ít khu vực đầm nuôi tôm đã bị hoang hoá do phương thức nuôi trồng không bền vững.  Xây dựng cơ sở hạ tầng. Cùng với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, việc xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm đường giao thông, cầu phà, bến cảng, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước...là một tất yếu. Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng nói trên một cách thiếu quy hoạch, thiếu cơ sở khoa học có ảnh hưởng mạnh đối với ĐDSH. Chẳng hạn như việc xây dựng các tuyến đường giao thông xuyên qua các vùng rừng rộng lớn như đường Trường Sơn, các tuyến đường bộ đi qua vùng Đồng Tháp Mười, nối Hà Tiên với Cà Mau, đường dây điện 500kv..., ít nhiều đã làm mất đi tính liên tục của vùng phân bố các loài, gây nhiễu loạn và làm suy thoái môi trường tự nhiên, chỉ tính riêng các hồ chứa nước được xây dựng hàng năm đã làm mất đi khoảng hàng ngàn ha rừng (Do nhiều loài sinh vật bị tiêu diệt do đất đá vùi lấp, do ngập sâu dưới nước. Nhiều loài sinh vật mất nơi cư trú, mất môi trường sống, mất nguồn thức ăn, mất nơi sinh đẻ nên một khối lượng lớn cá thể bị chết, các chuỗi dinh dưỡng bị xáo trộn, cân bằng sinh thái bị tổn thương. Việc ngăn sông, xây đắp làm hồ chứa có thể làm mất đường di cư sinh sản của một số loài sinh vật như Cá Chình.  Cháy rừng Hiện nay, Việt Nam có trên 6 triệu ha rừng dễ cháy (Phạm Bình Quyền và các cộng sự, 1997), bao gồm rừng thông, rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp... Cùng với diện tích rừng dễ cháy tăng thêm hàng năm thì tình hình diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và khó lường ở Việt Nam đang làm nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng ngày càng nghiêm trọng hơn. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cục Kiểm lâm về cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra trong 42 năm qua (1963 -04/2005) tổng số vụ cháy rừng là trên 49.600 vụ, diện tích thiệt hại trên 646.900 ha rừng (chủ yếu là rừng non), trong đó có 274.251 ha rừng trồng và 377.606 ha rừng tự nhiên. Thiệt hại tính đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, đó là chưa kể đến những ảnh hưởng xấu về môi trường sống, cũng như những thiệt hại do lũ quét, lũ ống và BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 45 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC lũ lụt ở vùng hạ lưu, làm giảm tính ĐDSH, phá vỡ cảnh quan... Riêng năm 2002 đã xảy ra 1.098 vụ cháy, năm 2003 xảy ra 642 vụ cháy, trong đó vụ cháy rừng Tràm U Minh là nghiêm trọng nhất. Sự kiện cháy rừng vào thàng 3,4 năm 2002 tại Vườn Quốc Gia U Minh – Thượng là một tai họa điển hình về cháy rừng đối với tài nguyên sinh vật và ĐDSH. Tại U Minh Thượng trước khi bị cháy rừng đã thống kê được 32 loài thú. Sau khi bị cháy, ít nhất có 25 loài thú (78,2%) bị ảnh hưởng với các mức độ khác nhau. Một số loài có nguy cơ không gặp lại ở HST độc đáo này: Dơi ngựa lớn Pteropus vampyrus; Sóc lửa Callosciurus finlaysoni; Rái cá lông mũi Lutra sumatrana; Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea; Mèo cá Drionailurus viverrinus; Tê tê Manis javanica; Cầy giông đốm lớn Viverra megaspila; Cầy vòi hương Paradoxurus hermaphroditus; Dơi ngựa Thái Lan Pteropus lylei; Mèo rừng Drionailurus bengalensis (nguồn Cục Kiểm lâm, 2005)  Di nhập và xâm lấn của các loài sinh vật lạ Trong thời gian qua việc trao đổi, di nhập một số giống cây trồng, vật nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế. Trong cơ cấu cây trồng ở nhiều nơi số giống mới đã chiếm tới 70- 80% và cho năng suất cao. Tuy nhiên việc di nhập nhiều giống mới một cách tràn lan, thiếu kiểm soát là nguy cơ tiềm tàng làm các giống bản địa bị mai một. Các giống mới có thể có những điểm bất lợi và thường không bền vững trước tác động của ngoại cảnh và sâu bệnh. Tác hại ngay lập tức và có thể thấy là một số loài di nhập vào Việt Nam đã phát triển thμnh dịch và gây hại nghiêm trọng. Điều này còn liên quan đến sự thiếu hiểu biết và sơ hở trong quản lý. Có thể nêu ra đây một số ví dụ: + Trong công tác trồng rừng ở Việt Nam, chúng ta đã sử dụng thành công khá nhiều loài cây nhập nội như Phi lao trên vùng cát ven biển, các loài Keo và Bạch đàn cho vùng đồi thấp và rừng công nghiệp. Bạch đàn trồng thuần loại ở một số vùng ở nước ta có những thời điểm bị bệnh hại gây chết hàng loạt. + Tình trạng tương tự cũng xảy ra với các loài cây nông nghiệp, các giống mới như lúa, ngô, cà phê, cao su, cây ăn quả... được nhập nôi, gây trồng rộng rãi vì năng suất cao. Điều này đã làm cho một số giống cây trồng địa phương, có chất lượng nhưng năng suất thấp bị mất đi. + Việc nhập và gây nuôi ốc bươu vàng đại trà đã gây hại cho đồng ruộng trong một thời gian dài, một số loài sinh vật lá khác gây tác hại nghiêm trọng như ốc sên, cây trinh nữ đầm lầy (cây Mai Dương), bèo Nhật Bản. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 46 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC  Ô nhiễm môi trường Các hoạt động của con người như phát triển nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng; phát triển các làng nghề, các khu đô thị, các thành phố; hóa chất và chất thải nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt ;… đã gây ra ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) ở nhiều nơi và gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người. Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước gây tác hại rất lớn đối với môi trường nước ngọt và biển: + Nước thải công nghiệp, sử dụng thuốc trừ sâu là những nguyên nhân chính làm ô nhiễm các sông hồ nước ngọt của Việt Nam. Các ngành công nghiệp Việt Nam tuy hiện nay đã áp dụng một số biện pháp sử lý nước thải song chưa triệt để. Nước thải của các nhà máy hoá chất, xà phòng... cùng với nước thải sinh hoạt đã gây ô nhiễm nặng cho các con sông. Trên đồng ruộng, việc lạm dụng các hoá chất diệt côn trùng, chất diệt cỏ đã gây ô nhiễm môi trường đồng ruộng. + Môi trường sống ở các HST nông nghiệp cũng bị ô nhiễm do việc sử dụng tuỳ tiện các chất diệt côn trùng. Các sông hồ bị ô nhiễm do các chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt. Theo thống kê của Cục Bảo vệ môi trường, 2005. Tổng lượng hoá chất bảo vệ thực vật tồn đọng hiện nay là 57.476,9 kg dạng bột; 29.196,3 lít dạng lỏng và khoảng 1.437.183,2 bao bì chứa hoá chất bảo vệ thực vật. Ô nhiễm biển được coi là hiểm hoạ lớn nhất đối với tính ĐDSH biển. Giao thông vận tải biển và thăm dò dầu khí là hai nguyên nhân quan trọng gây nên sự ô nhiễm biển. Nguyên nhân này bắt đầu từ các tầu thuyền đánh cá dùng động cơ, các tàu chở hàng, chở dầu. Các cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh., Cửa Lò, Đà Nẵng, VũngTàu... đều có một lớp váng dầu trên bề mặt nước. Mức dầu trong nước biển ở cảng Hải Phòng, Quảng Ninh là 0,4-1 mg/l nước. Thăm dò và khai thác khí dầu ở Việt Nam mới bắt đầu từ năm 1986, do không được theo dõi nên không có số liệu nhung đây là những hoạt động gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống cuả sinh vật biển. Ngoài hai nguyên nhân nêu trên, vấn đề lắng đọng bùn ở các cửa sông, trong các cảng và hoạt động nạo hút bùn cũng đã gây ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học biển. Việc nạo vét để khai thông cửa sông, hải cảng đã khuấy BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 47 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC dục nước, trong bùn lắng đọng thường có dầu và chất độc lẫn vào nên đã gây nhiều tổn thất cho sinh vật biển. 2.2.2. Nguyên nhân sâu xa gây suy thoái ĐDSH ở Việt Nam.  Gia tăng dân số và di cư. Những thách thức về dân số của nước ta rất nghiêm trọng đối với các vấn đề tài nguyên, môi trường và ĐDSH. Trung bình trong 10 năm (1989 -1999) tỷ lệ tăng trưởng dân số là 1,7% năm; đặc biệt ở vùng núi tỷ lệ này còn cao hơn, khoảng 2,8% -3,6%/năm. Tăng dân số vẫn ở mức cao trong khi tài nguyên đất, tài nguyên nước và các dạng tài nguyên khác đang có xu thế giảm. Tăng dân số nhanh đã là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái ĐDSH của Việt Nam. Sự gia tăng dân số dẫn đến tăng nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu thiết yếu khác trong khi lượng tài nguyên có hạn, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Hệ quả tất yếu dẫn tới là phải mở rộng đất nông nghiệp, xâm lấn vào đất rừng, làm suy thoái ĐDSH. Từ những năm 1960, thực hiện chủ trương của chính phủ xây dựng và phát triển các vùng kinh tế mới, các địa hương đã động viên khoảng 1,2 triệu người từ vùng đồng bằng lên khai hoang và sinh sống ở vùng núi. Cuộc vận động này đã làm thay đổi cơ cấu dân số và tập quán canh tác ở miền núi. Từ những năm 1990, đã có nhiều đợt di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ vào các tỉnh phía Nam. Tác động của di dân tự do đến tài nguyên thiên nhiên, đến ĐDSH ở các vùng này đã trở thành vấn đề bức xúc ở một số tỉnh phía Nam, đặc biệt là Tây Nguyên.  Sự nghèo đói. Việt Nam được xếp loại là một trong những nước nghèo trên thế giới với gần 80% dân số sống ở nông thôn, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông – lâm – ngư nghiệp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Theo thống kê vào năm 2001, tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm 17% tổng số dân, trong đó phần lớn số hộ này sống ở nông thôn, miền núi, vùng sâu và biên giới. Trong khu rừng bảo tồn được nghiên cứu, 90% dân địa phương sống dựa vào nông nghiệp và khai thác rừng. Những người nghèo thường không có ruộng đất, phải sống dựa vào đất bạc màu, đất dốc, đất có độ phì kém, lại thiếu vốn đầu tư lâu dài cho sản xuất, buộc họ phải khai thác nhanh ruộng đất của mình hoặc phá rừng lấy đất canh tác. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 48 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Mối quan hệ giữa xóa đói giảm nghèo với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội là mối quan hệ nhân quả. Vì vậy, xoá đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu của phát triển, là điều kiện để bảo vệ môi trường.  Chính sách kinh tế. Chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô có ảnh hưởng sâu sắc ở quy mô lớn đến ĐDSH, đến biến đổi tài nguyên và chất lượng môi trường. Nền kinh tế nước ta có sự khác biệt rõ rệt giữa giai đoạn trước đổi mới và giai đoạn đổi mới. Cho tới năm 1975 các chính sách kinh tế ở nước ta về cơ bản phù hợp với nền kinh tế thời chiến. Các nhu cầu cấp thiết của chiến tranh nhất thiết phải được đáp ứng, kể cả việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên sinh vật - đặc biệt là tài nguyên rừng. Sau năm 1975, đất nước đã được thống nhất, nhưng nền kinh tế vẫn còn gặp vô vàn khó khăn. Trong giai đoạn này gỗ được khai thác mạnh cho xây dựng và xuất khẩu tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế. Những chính sách trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986) một mặt đã góp phần tạo ra bước tiến mạnh mẽ cho nền kinh tế, mặt khác đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến ĐDSH. Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao là nguyên nhân có ý nghĩa nhất làm suy thoái ĐDSH từ năm 1986. Lợi nhuận kinh tế cao của việc xuất khẩu nông sản đã kích thích các thành phần kinh tế đầu tư phá rừng để mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều và phá rừng ngập mặn để nuôi tôm cá. Chủ trương xuất khẩu gỗ tròn kích thích việc khai thác gỗ và hậu quả là nhiều khu rừng đã bị phá huỷ; đến 1996 giá trị xuất khẩu gỗ đã đạt tới 126,5 triệu USD. Có thể thấy những chính sách phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường đã có những tác động gây suy thoái ĐDSH là khó tránh khỏi trên phạm vi toàn quốc nếu không có biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý, bảo vệ các HST. Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường cần xem xét, kết hợp những vấn đề môi trường trong việc hoạch định chính sách.  Hiệu lực thi hành pháp luật về môi trường. Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường đã được Nhà nước ta quan tâm từ những năm 1960. Nhiều văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sách đã được ban hành, một số chương trình hành động liên quan đến ĐDSH đã được thực hiện. Tuy nhiên, việc thực thi chưa được triệt để và ý thức bảo vệ ĐDSH của nhân dân, nhất là đồng bào miền núi chưa cao. Mặt BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 49 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC khác, về phương diện quản lý Nhà Nước, lực lượng kiểm lâm chưa đủ mạnh, chính sách đãi ngộ còn hạn chế, trang bị kỹ thuật yếu, chế tài, luật pháp chưa cụ thể và có khi còn không động viên, khuyến khích lực lượng kiểm lâm và quần chúng tích cực tham gia bảo vệ rừng.  Chính sách kinh tế cộng đồng. Chính sách sử dụng đất: Có vai trò quyết định đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống của người dân. Sau thời kỳ hợp tác xã tan rã, để duy trì sự sống, người dân đã phải đầu tư vào mảnh ruộng 5% do hợp tác xã để lại và phải lên rừng khai hoang để chống đói. Đây chính là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị huỷ hoại. Chính sách lâm nghiệp: Theo con đường làm ăn tập thể, các nông trường và các lâm trường quốc doanh được thành lập khắp nơi trên cả nước. Một trong những nhiệm vụ của lâm trường là khai thác gỗ theo kế hoạch của nhà nước. Theo số liệu thống kê, hàng năm việc khai thác gỗ đã làm suy thoái 70.000 ha rừng, trong đó có 30.000 ha bị mất trắng. Tập quán du canh du cư: Trong số 54 dân tộc ở Việt Nam thì có tới 50 dân tộc với khoảng 9 triệu dân có tập quán du canh và do sức ép của gia tăng dân số, du canh trở thành một nguyên nhân quan trọng làm mất rừng, thoái hoá đất và kết quả là tạo ra cả một vùng đất trống đồi trọc như hiện nay. 3. Thang phân hạng của IUCN, 1994 (IUCN, Read list Categorles): Thang bậc phân hạng của IUCN, 1994 hiện đang được sử dụng, bao gồm các hạng như sau: • Thang bậc phân hạng mức đe dọa cụ thể: + Các bậc phân hạng chính: - Bị tuyệt chủng - EX (Extinct): BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 50 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Một đơn vị phân loại được coi là tuyệt chủng khi chắc chắn cá thể cuối cùng của đơn vị phân loại đó đã bị tiêu diệt. - Tuyệt chủng trong hoang dã - EW (Extinct in the wild) : Một loài được coi là tuyệt chủng trong hoang dã khi biết được loài đó chỉ tồn tại trong điều kiện nuôi trồng nằm ngoài phạm vi phân bố lịch sử của loài đó. Loài được coi là tuyệt chủng trong hoang dã khi những nỗ lực điều tra tại những vùng sống của loài đã biết hoặc những sinh cảnh có hi vọng gặp được, vào những thời điểm thích hợp (theo ngày, mùa, năm) khắp các vùng phân bố lịch sử của nó, mà vẫn không tìm ra một cá thể nào. Các cuộc điều tra vượt quá khung thời gian của một vòng đời hoặc tuổi thọ của chúng. - Nguy cấp cao/ Rất nguy cấp - CR (Critical Endangered): Một loài được coi là rất nguy cấp khi nó phải đối mặt với những mối đe doạ tuyệt chủng tự nhiên rất lớn trong một tương lai gần, theo định nghĩa từ mục A đến E dưới đây: A. Quần thể đang bị suy giảm theo một trong các hình thức sau: 1. Các ước lượng chỉ ra rằng quần đã bị/ có xu thế hoặc nghi có sự suy giảm ít nhất 80% trong vòng 10 năm hoặc trong 3 thế hệ vừa qua, được xác định bởi: (a) quan sát trực tiếp (b) một chỉ số của độ phong phú sát thựcvới đơnvị phân loại đó (c) sự suy giảm trong vùng chiếm cứ, phạm vi xuất hiện hay chất lượng của sinh cảnh . (d) mức độ khai thác hiện tại hoặc xu hướng khai thác. (e) hậu quả của du nhập loμi mới, tạp lai, bệnh dịch, ô nhiễm hay ký sinh. 2. Sự suy giảm ít nhất 80%, có xu hướng hoặc nghi sẽ có thể gặp phải trong 10 năm tới hoặc trong 3 thế hệ dựa trên cơ sở xác định của bất kỳ điểm (b), (c), (d) hoặc (e) ở trên B. Phạm vi xuất hiện ước lượng nhỏ thua 100 km 2 hoặc vùng chiếm cứ nhỏ thua 10 km2, và được chỉ ra bởi các ước lượng sau : 1. Bị phân cách nghiêm trọng hay được biết chỉ tồn tại trong một diểm duy nhất. 2. Tiếp tục suy giảm qua quan sát hoặc có thể gặp phải trong các trường hợp sau: (a) phạm vi xuất hiện BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 51 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC (b) diện tích chiếm cứ (c) diện tích, phạm vi hay chất lượng sinh cảnh (d) số lượng cá thể trưởng thành 3. Những thay đổi cực kỳ bất thường theo các điểm sau: (a) phạm vi xuất hiện (b) diện tích chiếm cứ (c) số địa điểm phân bố hay số lượng các quần thể phụ (d) số lượng cá thể trưởng thành C. Số lượng quần thể được ước lượng còn ít thua 250 cá thể trưởng thành và : 1. Số lượng đó vẫn tiếp tục suy giảm ít nhất 25% trong 3 năm tới ở 1 thế hệ hoặc nhiều hơn. 2. Quần thể vẫn tiếp tục giảm qua quan sát hoặc có thể gặp phải về số lượng cá thể trưởng thành và cấu trúc quần thể nằm trong các dạng: (a) bị chia cắt nghiêm trọng (b) tất cả các cá thể đều nằm trong một quần thể phụ duy nhất. D. Quần thể có số lượng dưới 50 cá thể trưởng thành. E. Các phân tích khối lượng chỉ ra rằng khả năng tuyệt chủng trong tự nhiên ít nhất là dưới 50% trong vòng 10 năm hoặc là 3 thế hệ hay bất cứ khi nào dài hơn. - Nguy cấp - EN (Endangered): Một loài được coi là nguy cấp khi nó chưa phải là nguy cấp cao nhưng nó đang phải đối mặt với những mối đe doạ tuyệt chủng tự nhiên rất lớn trong một tương lai gần theo định nghĩa từ mục A đến E dưới đây: A. Quần thể đang bị suy giảm theo một trong các hình thức sau: 1. Các ước lượng chỉ ra rằng quần đã bị/ có xu thế hoặc nghi có sự suy giảm ít nhất 50% trong vòng 10 năm hoặc trong 3 thế hệ vừa qua, được xác định bởi: (a) quan sát trực tiếp (b)một chỉ số của độ phong phú sát thực với đơnvị phân loại đó (c) sự suy giảm trong vùng chiếm cứ, phạm vi xuất hiện hay chất lượng của sinh cảnh . (d) mức độ khai thác hiện tại hoặc xu hướng khai thác. (e) hậu quả của du nhập loài mới, tạp lai, bệnh dịch, ô nhiễm hay ký sinh. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 52 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC 2. Sự suy giảm ít nhất 50%, có xu hướng hoặc nghi sẽ có thể gặp phải trong 10 năm tới hoặc trong 3 thế hệ dựa trên cơ sở xác định của bất kỳ điểm (b), (c), (d) hoặc (e) ở trên B. Phạm vi xuất hiện ước lượng nhỏ thua 5000 km 2 hoặc vùng chiếm cứ nhỏ thua 500 km2, và được chỉ ra bởi các ước lượng sau : 1. Bị phân cách nghiêm trọng hay được biết chỉ tồn tại trong một diểm duy nhất. 2. Tiếp tục suy giảm qua quan sát hoặc có thể gặp phải trong các trường hợp sau: (a) phạm vi xuất hiện (b) diện tích chiếm cứ (c) diện tích, phạm vi hay chất lượng sinh cảnh (d) số lượng cá thể trưởng thành 3. Những thay đổi cực kỳ bất thường theo các điểm sau: (a) phạm vi xuất hiện (b) diện tích chiếm cứ (c) số địa điểm phân bố hay số lượng các quần thể phụ (d) số lượng cá thể trưởng thành C. Số lượng quần thể được ước lượng còn ít thua 2500 cá thể trưởng thành và: 1. Số lượng đó vẫn tiếp tục suy giảm ít nhất 20% trong 3 năm tới ở 1 thế hệ hoặc nhiều hơn. 2. Quần thể vẫn tiếp tục giảm qua quan sát hoặc có thể gặp phải về số lượng cá thể trưởng thành và cấu trúc quần thể nằm trong các dạng: (a) bị chia cắt nghiêm trọng (b) tất cả các cá thể đều nằm trong một quần thể phụ duy nhất. D. Quần thể có số lượng dưới 250 cá thể trưởng thành. E. Các phân tích khối lượng chỉ ra rằng khả năng tuyệt chủng trong tự nhiên ít nhất là dưới 20% trong vòng 20 năm hoặc là 5 thế hệ hay bất cứ khi nào dài hơn. - Sắp nguy cấp - VU (Vulnerable): Một loài được coi là sắp nguy cấp khi nó chưa phải nguy cấp cao hay nguy cấp nhưng đang phải đối mặt với những mối đe doạ tuyệt chủng tự nhiên rất lớn trong một tương lai theo định nghĩa từ mục A đến D dưới đây: A. Quần thể đang bị suy giảm theo một trong các hình thức sau : BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 53 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC 1. Các quan sát, ước lượng chỉ ra rằng quần đã bị/ có xu thế hoặc nghi có sự suy giảm ít nhất 20% trong vòng 10 năm hoặc trong 3 thế hệ vừa qua hoặc lâu hơn, được xác định bởi: (a) quan sát trực tiếp (b) một chỉ số của độ phong phú sát thực với đơnvị phân loại đó (c) suy giảm trong vùng chiếm cứ (d) mức độ khai thác hiện tại hoặc có xu hướng khai thác. (e) hậu quả của du nhập loài mới, tạp lai, bệnh dịch, ô nhiễm hay ký sinh. 2. Sự suy giảm ít nhất 20%, có xu hướng hoặc nghi sẽ có thể gặp phải trong 10 năm tới hoặc trong 3 thế hệ tới hoặc lâu hơn dựa trên cơ sở xác định của bất kỳ điểm (b), (c), (d) hoặc (e) ở trên B. Phạm vi xuất hiện ước lượng nhỏ thua 20.000 km 2 hoặc vùng chiếm cứ nhỏ thua 2000 km2, và được chỉ ra bởi các ước lượng sau : 1. Bị phân cách nghiêm trọng hay được biết chỉ tồn tại trong một diểm duy nhất. 2. Tiếp tục suy giảm qua quan sát hoặc có thể gặp phải trong các trường hợp sau: (a) phạm vi xuất hiện (b) diện tích chiếm cứ (c) diện tích, phạm vi hay chất lượng sinh cảnh (d) số lượng cá thể trưởng thành 3. Những thay đổi cực kỳ bất thường theo các điểm sau: (a) phạm vi xuất hiện (b) diện tích chiếm cứ (c) số địa điểm phân bố hay số lượng các quần thể phụ (d) số lượng cá thể trưởng thành C. Số lượng quần thể được ước lượng còn ít thua 10.000 cá thể trưởng thành và: 1. Số lượng đó vẫn tiếp tục suy giảm ít nhất 10% trong 10 năm tới ở 1 thế hệ hoặc nhiều hơn. 2. Quần thể vẫn tiếp tục giảm qua quan sát hoặc có thể gặp phải về số lượng cá thể trưởng thành và cấu trúc quần thể nằm trong các dạng: (a) bị chia cắt nghiêm trọng (b) tất cả các cá thể đều nằm trong một quần thể phụ duy nhất. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 54 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC D. Quần thể có số lượng dưới 1000 cá thể trưởng thành. E. Các phân tích khối lượng chỉ ra rằng khả năng tuyệt chủng trong tự nhiên ít nhất là dưới 10% trong vòng 100 năm. - Đe doạ thấp - LR (Lower Risk): Một loài đe doạ thấp khi nó đã được đánh giá, không thoả mãn các tiêu chuẩn đánh giá của mức nguy cấp cao, nguy cấp hay sắp nguy cấp. Loài được coi là đe doạ thấp có thể chia ra ba mức phụ sau : A. Phụ thuộc bảo tồn - cd (Conservation Dependent): Loài là trọng tâm của chương trình bảo tồn riêng cho loài hoặc chương trình bảo tồn vùng sống, hướng tới loài đang được quan tâm mà nếu chương trình bảo tồn ngừng thì loài sẽ rơi vào một trong những mức độ đe dọa trên trong vòng 5 năm tới. B. Gần bị đe dọa - nt (Near Theatened): Loài không được xác định ở mức độ phụ thuộc bảo tồn, song gần với mức sắp nguy cấp. C. Ít quan tâm - lc (Least Concem): Loài chưa được xếp vào phụ thuộc bảo tồn hoặc gần bị đe doạ. + Các nhóm chưa được xếp hạng: - Thiếu số liệu - DD (Data Deficient): Loài thiếu số liệu là loài không đủ thông tin để đánh giá trực tiếp hay gián tiếp hiểm họa tuyệt chủng dựa vào phân bố hoặc tình trạng quần thể. Loài được xếp vào mức này có thể được nghiên cứu rất nhiều và có những hiểu biết về sinh học của chúng, song lại thiếu những số liệu đáng tin cậy về mức độ phong phú hay phân bố. Vì vậy, thiếu số liệu không phải là thứ hạng bị đe doạ hay đe doạ thấp. Loài được liệt kê vào nhóm này cần có thêm nhiều thông tin để trong tương lai có thể xếp nó vào một mức đe doạ nào đó trong số các mức đe doạ đã đưa ra. - Chưa được đánh giá - NE (Not Evaluated): Loài chưa đánh giá theo bất cứ tiêu chuẩn nào mà IUCN đã đưa ra. • Cần lưu ý: trong Sách Đỏ Việt Nam, phần Động vật (1992) và phần Thực vật (1996) đã sử dụng các cấp đánh giá cũ của IUCN (1978) và có một số điểm khác như sau: + Hiếm - R (Rare): Gồm những taxon có phân bố hẹp, nhất là những chi, giống đơn loài, có số lượng ít, tuy hiện nay chưa phải là dối tượng đang hoặc sẽ bị đe doạ nhưng sự tồn tại lâu dài của chúng là rất mỏng manh. + Bị đe doạ - T (Threatened): Là những taxon thuộc một trong những cấp đe doạ trên nhưng chưa đủ tư liệu để xếp chúng vào cấp cụ thể nào. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 55 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC + Không biết chính xác - K (Insufficiently Known): Là những taxon nghi ngờ và không biết chắc chắn chúng thuộc loại nào trong các cấp trên vì thiếu thông tin. Cần nghiên cứu thêm để xác định cụ thể mức đe doạ của chúng. 4. Bảo tồn đa dạng sinh học: 4. 1. Sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học: * Khái niệm: Bảo tồn ĐDSH (Conservation of biodiversity) là việc quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai (Từ điển Đa dạng sinh học và phát triển bền vững, 2001). Nguyên lý khoa học của bảo tồn ĐDSH chính là sinh học bảo tồn. Theo Soule (1985): Sinh học bảo tồn là một khoa học đa ngành được xây dựng nhằm hạn chế các mối đe dọa đối với ĐDSH với hai mục đích chính: + Một là, tìm hiểu những tác động tiêu cực do hoạt động của con người gây ra đối với các loài, quần xã và các HST. + Hai là để xây dựng các phương pháp tiếp cận nhằm hạn chế sự tuyệt diệt của các loài và nếu có thể được, cứu trợ các loài đang bị đe doạ bằng cách đưa chúng hội nhập trở lại các HST đang còn phù hợp với chúng. * Sự cần thiết phải bảo tồn ĐDSH Thực trạng ĐDSH trên phạm vi toàn cầu đã và đang suy thoái nghiêm trọng. Suy thoái ĐDSH sẽ đưa đến những hậu quả to lớn và không lường trước được đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. ĐDSH có giá trị rất lớn như đã nêu ở phần trước, chính vì thế bảo tồn đa dạng là việc làm cần thiết và khẩn cấp hiện nay vì một số lý do sau: - Lý do kinh tế: Đó là những sản phẩm được con người trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng. - Lý do sinh thái: ĐDSH đã tạo lập nên sự cân bằng sinh thái nhờ những mối liên hệ giữa các loài với nhau. Cân bằng sinh thái là cơ sở để phát triển bền vững các quá trình trao đổi chất vá năng lượng trong hệ sinh thái. - Lý do đạo đức: Nó giúp chúng ta tôn trọng lẫn nhau trong quá trình cùng tồn tại. Các sinh vật phải nương tựa vào nhau để sống. Chúng tạo thành một chuỗi liên hoàn tồn tại trong thiên nhiên và mỗi sinh vật chỉ là một mắt xích trong chuỗi liên hòan đó. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 56 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC - Lý do thẩm mỹ: ĐDSH đã tạo ra những dịch vụ tự nhiên để con người nghỉ ngơi, du lịch sinh thái, thưởng thức và giải trí... Nó góp phần cải thiện đời sống của con người. - Lý do tiềm ẩn: Không phải các loài sinh vật đều có những giá trị kinh tế, sinh thái, đạo đức, thẩm mỹ giống nhau và thực tế hiện nay chúng ta chưa xác định được hết các giá trị của chúng. Một số loài hiện được coi là không có giá trị có thể trở thành loài hữu ích hoặc có một giá trị lớn nào đó trong tương lai, đó chính là giá trị tiềm ẩn của ĐDSH. 4.2. Mục tiêu của việc bảo tồn đa dạng sinh học: Mục tiêu của việc bảo tồn ĐDSH được đặt ra từ nhiều góc độ khác nhau và tuỳ thuộc vào các yếu tố văn hoá và kinh tế. Các mục tiêu bảo tồn khác nhau có các đối tượng và quy mô được bảo tồn khác nhau. Trong số những mục tiêu đó có thể kể đến: - Phục vụ cho mục đích sử dụng trong hiện tại và tương lai các nhân tố của ĐDSH như các nguồn tài nguyên sinh học; - Phục vụ cho việc duy trì sinh quyển trong trạng thái có thể hỗ trợ cho cuộc sống con người. Thảm thực vật tự nhiên là chiếc áo giáp tốt nhất bảo vệ tốt đối với nguồn nước. Điều này đảm bảo rằng sẽ có mưa trở lại và nạn lũ lụt giảm đi, cung cấp một dòng chảy vững chắc nguồn nước sạch sau khi mưa và giảm tần xuất hạn hán. Điều hoà dòng chảy của nước là điều cốt yếu đối với sản xuất nông nghiệp. Ước tính rằng 50% dao động sản lượng lúa của Việt Nam do tác động của nạn mất rừng. Thậm chí có thể lớn hơn nếu Việt Nam không duy trì được rừng tự nhiên trên lưu vực sông, đặc biệt ở miền Bắc và miền Trung. - Phục vụ bảo tồn bản thân ĐDSH mà không vì một mục đích nào khác, đặc biệt tất cả các loài đang sống hiện nay 4.3. Các nguyên tắc cơ bản của bảo tồn đa dạng sinh học: Theo khuyến nghị của các nhà nghiên cứu bảo tồn, khi tiến hành nghiên cứu và triển khai việc phát triển chiến lược ĐDSH, cần phải tuân thủ 10 nguyên tắc chỉ đạo cơ bản sau: 1. Mọi dạng của sự sống là độc nhất và cần thiết và mọi người phải nhận thức được điều đó. 2. Bảo tồn ĐDSH là một dạng đầu tư đem lại lợi ích lớn cho địa phương, cho đất nước và toàn cầu. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 57 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC 3. Chi phí và lợi ích của bảo tồn ĐDSH phải được chia đều cho mọi đất nước và mọi người trong mỗi đất nước. 4. Vì là một phần của các cố gắng phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học đòi hỏi những biến đổi lớn về hình mẫu và thực tiễn của phát triển kinh tế toàn cầu. 5. Tăng kinh phí cho bảo tồn đa dạng sinh học, tự nó không làm giảm mất mát ĐDSH. Cần phải thực hiện cải cách chính sách và tổ chức để tạo ra các điều kiện để nguồn kinh phí được sử dụng một cách có hiệu quả. 6. Mỗi địa phương, đất nước và toàn cầu đều có các ưu tiên khác nhau về bảo tồn ĐDSH và chúng cần được xem xét khi xây dựng chiến lược bảo tồn. Mọi quốc gia và mọi cộng đồng đều quan tâm đến bảo tồn ĐDSH riêng của mình, nhưng không nên tập trung chỉ cho riêng một số hệ sinh thái hay các đất nước giàu có về loài. 7. Bảo tồn ĐDSH chỉ có thể được duy trì khi nhận thức và quan tâm của mọi người dân được đề cao và khi các nhà lập chính sách nhận được thông tin đáng tin cậy làm cơ sở xây dựng chính sách. 8. Hoạt động bảo tồn ĐDSH phải được lên kế hoạch và được thực hiện ở phạm vi đã được các tiêu chuẩn sinh thái và xã hội xác định. Hoạt động cần tập trung vào nơi có người dân hiện đang sinh sống và làm việc, và trong các vùng rừng cấm hoang dại. 9. Đa dạng văn hoá gắn liền với ĐDSH. Hiều biết tập thể của nhân loại về ĐDSH cũng như việc quản lý, sử dụng ĐDSH đều nằm trong đa dạng văn hoá. Bảo tồn ĐDSH góp phần tăng cường các giá trị và sự thống nhất văn hoá. 10. Tăng cường sự tham gia của người dân, quan tâm tới các quyền cơ bản của con người, tăng cường giáo dục và thông tin và tăng cường khả năng tổ chức là những nhân tố cơ bản của bảo tồn đa dạng sinh học. (Nguồn: Nguyễn Hoàng Nghĩa - 1994 - Bảo tồn đa đa dạng sinh học) 4.4. Các hình thức bảo tồn: Bảo tồn ĐDSH ở mọi mức độ về cơ bản là duy trì các quần thể loài đang tồn tại và phát triển. Công việc này có thể được tiến hành bên trong hoặc bên ngoài nơi sống tự nhiên. Một số chương trình quản lý tổng hợp đã bắt đầu liên kết các hướng tiếp cận cơ bản khác nhau này . BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 58 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC 4.4.1. Bảo tồn tại chỗ (Bảo tồn In situ) Là hình thức bảo tồn các HST và những nơi cư trú tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể loài đang tồn tại trong điều kiện sống tự nhiên của chúng. Trong trường hợp các loài được thuần hoá và canh tác, công việc này được tiến hành tại khu vực mà các giống vật nuôi cây trồng đó hình thành nên đặc tính của mình. Để bảo tồn nguyên vị, các quốc gia trên thế giới đều thành lập các khu bảo vệ, theo Hiệp hội bảo tồn thế giới (IUCN) thì khu bảo vệ: “ Là một vùng đất hay biển đặc biệt được dành cho việc bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa và được quản lý bằng các hình thức hợp pháp hay các hình thức hữu hiệu khác”. Tính đến năm 1997, trên thế giới có khoảng 30.300 với 13,2 triệu ha khu bảo vệ, chiếm 8,84% đất của thế giới. Số lượng và diện tích các khu bảo vệ những năm gần đây tăng lên rất nhanh. IUCN cũng đã đưa ra 6 loại hình khu bảo vệ: a) Khu bảo vệ nghiêm ngặt (Strict Protection): Gồm 2 hình thức - Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt (Strict Nature Reserve): Là vùng đất hoặc biển chứa một số hệ sinh thái nổi bật hoặc đại diện, có những đặc điểm sinh vật hoặc địa lý hoặc những loài nguyên sinh phục vụ cho nghiên cứu khoa học, quan trắc môi trường, giáo dục và để duy trì nguồn tài nguyên di truyền trong một trạng thái động và tiến hóa. - Vùng hoang dã (Wilderness Area): Là một vùng đất rộng lớn chưa bị tác động hay biến đổi không đáng kể hoặc là vùng biển còn giữ lại được những đặc điểm tự nhiên của nó, không bị ảnh hưởng thường xuyên và là nơi sống đầy ý nghĩa mà việc bảo tồn nhằm để giữ được các điều kiện tự nhiên của nó. b) Vườn quốc gia (National Park) hay Khu bảo tồn hệ sinh thái và giải trí (Ecosystem Consevation and Recreation): Là vùng đất hoặc biển tự nhiên được quy hoạch để: - Bảo vệ sự toàn vẹn sinh thái của một hoặc nhiều HST cho các thế hệ hiện tại và mai sau; - Loại bỏ sự khai thác hoặc chiếm dụng không mang tính thiên nhiên đối với những mục đích của cùng đất; - Tạo cơ sở nền móng cho tất cả các cơ hội tinh thần, khoa học, giáo dục, vui chơi giải trí và tham quan mà các hoạt động đó phải phù hợp với văn hóa và môi trường. Vườn quốc gia hay Khu bảo tồn hệ sinh thái và giải trí thể BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 59 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC hiện một hình mẫu tiêu biểu cho trạng thái tự nhiên của một vùng địa lý, một quần xã sinh học, tài nguyên di truyền và những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng để tạo ra tính ổn định và đa dạng. c) Vật kỷ niệm thiên nhiên (Natural Monument) hay Khu bảo tồn đặc điểm tự nhiên (Conservation of Natural Feature): Là vùng đất chứa đựng một hoặc nhiều đặc điểm tự nhiên hoặc văn hóa nổi bật hoặc có giá trị độc đáo phục vụ cho mục đích thuyết minh, giáo dục và thưởng ngoạn của nhân dân. d) Khu dự trữ thiên nhiên có quản lý (Conservation through Active Management) hay Khu bảo tồn sinh cảnh/ Bảo tồn loài (Habitat/ Species Management Area): Là một vùng đất hay biển bắt buộc phải can thiệp tích cực cho mục tiêu quản lý để đảm bảo những điều kiện cần thiết cho việc bảo vệ những loài có tầm quan trọng quốc gia, những nhóm loài, quần xã sinh học hoặc những đặc điểm tự nhiên của môi trường nơi mà chúng cần có sự quản lý đặc biệt để tồn tại lâu dài. Nghiên cứu khoa học, quan trắc môi trường và phục vụ giáo dục là những hoạt động thích hợp với loại hình này e) Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/cảnh quan biển (Protected Landscape/ Seascape): Là một vùng đất hay biển lân cận, nơi tác động giữa con người với tự nhiên được diễn ra thường xuyên. Mục tiêu quản lý là duy trì những cảnh quan có tầm quan trọng quốc gia thể hiện tính chất tác động qua lại hài hòa giữa người với đất hoặc biển. Đây là những khu mang tính kết hợp giữa văn hóa và cảnh quan tự nhiên có giá trị thẩm mỹ cao và đó cũng là nơi phục vụ mục đích đa dạng sinh thái, khoa học, văn hóa và giáo dục. f) Sử dụng bền vững các HST tự nhiên (Sustainable Use of Natural Ecosystem) hay Khu quản lý tài nguyên (Managemed Resource Protected Area): Một vùng chứa các hệ thống tự nhiên chưa hoặc ít bị biến đổi được quản lý bảo vệ một cách chắc chắn dài hạn và duy trì tính ĐDSH đồng thời với việc cung cấp bền vững các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của con người. 4.4.2. Bảo tồn chuyển vị (Bảo tồn Ex situ) Là hình thức bảo tồn các hợp phần của ĐDSH bên ngoài sinh cảnh tự nhiên của chúng. Thực tế, bảo tồn chuyển chỗ hay bảo tồn nơi khác là phương thức bảo tồn các cá thể trong những điều kiện nhân tạo dưới sự giám sát của con người. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 60 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Các quần thể đang tồn tại của nhiều sinh vật có thể được duy trì trong canh tác hoặc nuôi giữ. Thực vật có thể được bảo tồn trong ngân hàng hạt giống và các bộ sưu tập mô; các kỹ thuật tương tự cũng được phát triển cho động vật (lưu giữ phôi, trứng, tinh trùng), nhưng khó giải quyết hơn nhiều. Trong mọi trường hợp, bảo tồn ex-situ hiện tại rõ ràng chỉ khả thi đối với một tỷ lệ sinh vật nhỏ. Công việc này đòi hỏi chi phí rất lớn đối với phần lớn các loài động vật, và mặc dù theo nguyên tắc công việc bảo tồn ex-situ có thể tiến hành với một tỷ lệ lớn các loài thực vật bậc cao, nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số các sinh vật của trái đất. Công việc này thường dẫn đến suy giảm đa dạng di truyền do những hiệu ứng xói mòn di truyền và do xác suất lai cận huyết cao. Có một số phương pháp bảo tồn chuyển vị như sau: - Vườn động vật (Zoo): Trước đây người ta chỉ chú ý đến các động vật có xương sống và chủ yếu là phục vụ cho việc tham quan du lịch, nhưng mấy năm gần dây các vườn động vật đã thay đổi và được coi là nơi nuôi các loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng (chiếm 10% số loài thú đang có nguy cơ tuyệt chủng) và phục vụ nghiên cứu. Các vườn thú trên thế giới hiện nuôi khoảng 500.000 loài động vật có xương sống ở cạn, đại diện cho các loài thú, chim, bò sát và ếch nhái. Các nhà khoa học đang cố gắng tìm mọi biện pháp tối ưu để nhân giống, phòng chống bệnh tật, nuôi và huấn luyện để đưa các động vật đó về với tự nhiên. - Vườn thực vật và vườn cây gỗ (Botanical Garden and Arboretum): Hiện có khoảng 1.500 vườn thực vật trên thế giới lưu giữ ít nhất 35.000 loài thực vật, chiếm khoảng 15% số loài thực vật toàn cầu (IUCN,WWF, 1989, Given, 1994). Vườn thực vật lớn nhất là vườn thực vật Hoàng gia Anh ở Kew có khoảng 25.000 loài thực vật đã được trồng bằng khoảng 10% số loài trên thế giới, trong đó có 2.700 loài thực vật đã được liệt kê trong Sách Đỏ thế giới (Reid and Miller, 1989).Vườn thực vật có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn thực vật vì các bộ sưu tầm sống của chúng cũng như các bộ tiêu bản khô là một trong những nguồn thông tin tốt nhất về phân bố cũng như yêu cầu về nơi cư trú của thực vật. - Bể nuôi (Aquarium): Truyền thống của bể nuôi là trưng bày các loài cá lạ và hấp dẫn, nhưng gần đây các chuyên gia về cá, thú biển và san hô đã cùng hợp tác với các viện nghiên cứu biển, các thủy cung và các bể nuôi tổ chức nhân nuôi bảo tồn các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Có khoảng 580.000 loài cá đang được nuôi trong các bể nuôi (Olney and Ellis, 1991). BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 61 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC - Ngân hàng hạt giống – Gen (Seed Bank): Trên thế giới có khoảng 60 – 70% loài thực vật có thể tái sinh và bảo tồn nòi giống bằng phương thưc tạo hạt hữu tính là có thể bảo quản khô lạnh, khi được khô, độ ẩm 5 – 7%, hạt có thể kéo dài sự sống trong kho lạnh. Tuy nhiên có khoảng 15% số loài thực vật trên thế giới (trong đó có loài rất có giá trị như cao su, cà phê) có hạt không thể tồn tại hoặc không thể chịu đựng được các điều kiện nhiệt độ thấp nên không thể cất giữ trong các ngân hàng hạt giống. Ngân hàng hạt giống đặc biệt có giá trị trong việc bảo tồn ex situ bởi nó cho phép bảo tồn nhiều loài quý hiếm trong một không gian nhỏ, thời gian dài và chi phí thấp. Hiện có khoảng 50 ngân hàng hạt giống trên thế giới với hơn 2 triệu bộ sưu tập hạt giống cây nông nghiệp. Tuy nhiên nếu bảo quản quá lâu thì hạt cũng mất dần khả năng nảy mầm nên người ta phải tiến hành gieo trồng định kỳ để lấy hạt giống mới cho bảo quản. - Tập đoàn cơ bản: Là tập đoàn các mẫu hạt giống thực vật được bảo quản dài hạn và chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết. Tập đoàn cơ bản phải có sức nảy mầm từ 85% trở lên và ổn định về di truyền. Hạt được bảo quản ở nhiệt độ - 18oC, và độ ẩm tương đối vào khoản 35 – 40%, hàm lượng nước trong hạt 3 – 7% và thường xuyên được kiểm tra định kỳ về sức nảy mầm. - Tập đoàn hoạt động: Là mẫu giống tập đoàn cơ bản được nhắc lại, được bảo quản với số lượng lớn hơn để có thể cung cấp cho người sử dụng, tập đoàn này thường biến động và được nhân lại bổ sung để sử dụng. Tập đoàn hoạt động thường được bảo quản ở nhiệt độ + 5oC, độ ẩm tương đối 50 – 60%, lượng nước trong hạt 7 – 8 %, thời gian bảo quản từ 10 – 15 năm, có khi là 30 – 40 năm. - Tập đoàn công tác: Là các mẫu hạt giống của các cơ sở nghiên cứu khoa học và chọn tạo giống để phục vụ công tác nghiên cứu của mình và chỉ cần giữ một số lượng giống đủ để phục vụ chương trình nghiên cứu. Tập đoàn công tác thường được bảo quản ngắn hạn (2-3 năm) với nhiệt độ 18 – 20 oC, độ ẩm tương đối 50 – 60%, hàm lượng nước trong hạt 8 – 10%. - Ngân hàng gen In-itro: Là tập đoàn các vật liệu di truyền được bảo quản trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo, trong điều kiện vô trùng. Đối tượng bảo quản In-vitro là những vật liệu sinh sản vô tính, các loài cây có hạt không thể bảo quản trong điều kiện khô lạnh, các vật liệu dùng để nhân nhanh phục vụ các chương trình chọn tạo và nhân giống hạt phấn và ngân hàng BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 62 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC AND. Có 3 loại kho bảo quản in-vitro ngắn, trung và dài hạn tùy theo nhu cầu bảo quản. Bảo quản ngắn hạn vật liệu là để cung cấp cho nhu cầu chọn, tạo giống và nghiên cứu. Bảo quản bằng sinh trưởng chậm (trung hạn), tốc độ sinh trưởng của vật liệu được làm giảm một cách đáng kể ở điều kiện nhiệt độ, ánh sáng thấp hoặc làm giảm nồng độ ôxy tiếp cận vật liệu. Bảo quản trong hoặc trên bề mặt nitơ lỏng (-15 oC) là bảo quản dài hạn, ở nhiệt độ này các phản ứng sinh hóa bị ngưng đọng hoàn toàn nên loại trừ được khả năng xảy ra biến dị sinh dưỡng, tuy nhiên bảo quản đông lạnh thường ảnh hưởng đến sức sống, khả năng tái sinh và có thể xảy ra biến dị sinh dưỡng nếu có quá trình phát triển “ không có tổ chức cơ quan” Bên cạnh các dạng bảo tồn trên, việc trồng cây, chăn nuôi trong các trang trại, đồng ruộng, ao hồ, vườn cây đặc sản cũng được coi là một dạng của bảo tồn ĐDSH (bảo tồn on –farm). Dạng bảo tồn này sẽ là bảo tồn Ex situ khi nó lưu giữ các tập đoàn thực vật sống ngoài nơi cư trú tự nhiên và là bảo tồn In situ khi các loài được nuôi trồng ở đó sống ngay trên khu vực phân bố của mình hoặc trên khu vực mà các đặc điểm của loài được hình thành sau khi được thuần hóa và canh tác. Nước ta có trên 400 giống lúa mùa địa phương ở phía Nam có tính chịu chua, phèn, mặn, nước sâu và khô hạn nổi tiếng như giống lúa Một Bụi; các giống chịu mặn như Cườm, Bầu, Chiêm Đá ở các tình phía Bắc chưa có giống nào thay thế được (hiện vẫn trồng nhiều ở Hải Phòng, Quảng Ninh, 4.000ha); Ở Tây nguyên vẫn còn 160 giống lúa nương các loại; ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng có hàng trăm giống lúa địa phương (riêng 6 huyện của Lào Cai đã có 150 giống lúa) trong đó có nhiều giống lúa quí như: Nếp Cẩm, Gạo Tám, Ngô Nếp. Các loài cây Lâm nghiệp có giá trị như: Quế, Hồi, Giẻ Cao Bằng, các giống cây ăn quả đặc sản như: Cam xã Đoài, cam Bố Hạ, Bưởi Phúc Trạch, Bưởi Đoan Hùng, Bưởi Năm Roi, Dừa Xiêm, Nhãn lồng Hưng Yên, Vải thiều Thanh Hà, … Các loài vật nuôi như: Gà ri, Lợn ỉ, Lợn cắp nách, chó Phú Quốc, … đã và đang được bảo tồn và phát triển tại các trang trại, vườn nhà, vườn rừng và ao chuồng của các hộ nông dân. 5. Bảo tồn và phát triển bền vững: 5.1. Phát triển bền vững: - Theo Uỷ Ban Quốc tế về môi trường và phát triển (WCEF, 1991): Phát triển bền vững là phát triển để đáp ứng các nhu cầu của thế hệ này mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ sau. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 63 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Hay có thể hiểu: Phát triển bền vững là sự phát triển mà trong đó các giá trị kinh tế, môi trường và xã hội luôn luôn tương tác với nhau trong suốt quá trình quy hoạch; phân bố lợi nhuận công bằng giữa các tầng lớp xã hội và khẳng định các cơ hội cho sự phát triển kế tiếp, duy trì một cách liên tục cho các thế hệ mai sau. - Thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững: Phát triển bền vững là mục tiêu theo đuổi của loài người nhưng cũng là mục tiêu khó đạt được nhất, bởi: + Nhu cầu về tài nguyên sinh học luôn lớn hơn khả năng cung cấp của tự nhiên trong khi đó con người chưa đủ hiểu biết để khống chế tự nhiên, không tận dụng hết các kiến thức đã có; + Sức ép của gia tăng dân số và sự cải thiện điều kiện sống thông qua phát triển của kinh tế luôn tác động xấu đến môi trường và ĐDSH nhưng con người không thể dừng lại việc phát triển của mình. + Sự phân chia quyền lợi giữa các tầng lớp trong xã hội, giữa các quốc gia, giữa các thế hệ không công bằng. - Nguyên tắc để phát triển bền vững: Vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải giải quyết những thách thức trên trong quá trình phát triển của mình, và IUCN, UNEP, WWF (1991) đã đưa ra 9 nguyên tắc để phát triển bền vững, đó là: + Tôn trọng và quan tâm đến cộng đồng; + Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người; + Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất; + Hạn chế mức thấp nhất nguồn tài nguyên không tái tạo; + Giữ vững khả năng chịu đựng của trái đất; + Thay đổi thái độ và thói quen của con người; + Cho phép các cộng đồng tự quản lý lấy môi trường của mình; + Tạo ra một quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ; + Kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu. 5.2. Bảo tồn và phát triển: Bảo tồn và phát triển có những mối quan hệ rất mật thiết với nhau, nó vừa có sự mâu thuẫn vừa có sự gắn bó. Bởi để thực hiện tối đa các mục tiêu bảo tồn thì sẽ phải hạn chế việc mở rộng sản xuất, hạn chế việc cung cấp tài nguyên cho nhu cầu phát triển của xã hội nhưng nếu chúng ta vì nhu cầu xã BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 64 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC hội mà khai thác tài nguyên sinh học một cách triệt để và phát triển một cách bừa bãi các nhà máy, xí nghiệp,… thì môi trường sẽ bị hủy hoại và sự sống sẽ biến mất. Vấn đề là chúng ta cần phải dung hòa các mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển để đảm bảo sự cân bằng cần thiết của môi trường. Nguyên tắc phát triển bền vững chỉ ra cho chúng ta các phương pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát triển, đó là: - Khuyến khích lợi ích kinh tế: Người dân bản địa tại các khu vực có sự ĐDSH cao thường có cuộc sống thấp hơn các khu vực khác trong một quốc gia, đặc biệt là ở các nước nghèo thì sự cách biệt về mức sống giữa các khu vực đó là rất lớn vì thế họ thường khai thác các sản phẩm cho cuộc sống của mình từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên, khi thành lập các khu bảo vệ, người dân bản địa thường bị cấm không được khai thác tài nguyên như trước đây họ vẫn làm, trong khi đó họ không được quan tâm để có một nguồn thu nhập khác do đó đời sống ngày càng khó khăn hơn nên khi lợi nhuận từ các khu bảo vệ đó thuộc về những người quản lý hoặc ngay cả khi thuộc về cộng đồng đa số thì người dân sở tại vẫn vi phạm các quy định của pháp luật để tiến hành khai thác trái phép tài nguyên đang nuôi sống bản thân và gia đình họ và việc khai trái phép sẽ để lại những hậu quả khôn lường bởi họ nghĩ rằng tài nguyên trước đây là của họ nhưng nay đã thuộc sở hữu của người khác. Đây là nguyên nhân của hầu hết các vụ xung đột đã xảy ra. Việc khắc phục những vấn đề này phải dựa trên những lợi ích kinh tế bằng việc lập ra kế hoạch và chu kỳ mà cộng đồng được phép khai thác tài nguyên tại vùng đệm của khu bảo vệ. - Phối hợp với người dân bản địa trong hoạt động bảo tồn: Thay vì việc đưa một đội ngũ cán bộ với những hiểu biết máy móc từ nơi khác đến để làm mọi việc, chúng ta nên hướng người dân vào việc thực hiện các hoạt động trong khu bảo tồn, từ việc lập kế hoạch, các phương án quản lý, sử dụng và những thỏa thuận cần thiết cho cả hai phía. Một vấn đề chúng ta cũng nên nhìn nhận, đó là: Các cán bộ kỹ thuật được đào tạo tốt có rất nhiều kiến thức cần thiết cho công tác bảo tồn nhưng những kiến thức bản địa cũng là những kiến thức hết sức cần thiết và đôi khi nó đem lại lợi ích cao hơn gấp nhiều lần những kiến thức phổ thông đã được cung cấp bởi các giáo trình khoa học chuyên ngành. Việc phối hợp với người dân bản địa trong công tác bảo tồn sẽ giúp chúng ta kết hợp được các kiến BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 65 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC thức khoa học và bản địa đồng thời tạo cho người dân địa phương một tâm lý tốt về sự chuyển giao mục đích của khu bảo vệ. Đó chính là sự đảm bảo cho các hoạt động bảo tồn thực sự có hiệu quả về ĐDSH và phát triển cộng đồng. - Giáo dục và đào tạo: Đây là một nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng lớn đến công tác bảo tồn và phát triển. Việc giáo dục và đào tạo ở đây bao gồm cả việc đào tạo nâng cao ý thức, trách nhiệm và hiểu biết của mọi người về công tác bảo tồn (đặc biệt là người dân sống trong và xung quanh khu bảo tồn), đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ thực hiện các nhiệm vụ và có khả năng tiếp thu, ứng dụng các kiến thức bản địa phục vụ cho công tác bảo tồn và công tác đào tạo nghề phù hợp cho người dân địa phương để thay đổi nguồn thu nhập và nâng cao đời sống. - Quy hoạch và xây dựng chiến lược dài hạn: Việc hoạch định các chính sách, chiến lược về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở cấp vĩ mô của quốc gia cũng hết sức quan trọng. Cần phải quy hoạch lâu dài và có có hệ thống các khu bảo tồn, lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế cho từng khu vực nhất định. Tránh xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, đường cao tốc hoặc thải chất thải quá gần các khu bảo tồn. 6. Các công ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học: 6.1. Lý do ra đời của các công ước quốc tế: Bảo tồn ĐDSH cần có sự tham gia của mỗi cấp ở mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Các cơ chế kiểm soát hiện đang tồn tại trên thế giới được dựa trên cơ sở của mỗi quốc gia và sự thỏa hiệp quốc tế là tăng cường khả năng bảo tồn loài và sinh cảnh (De Klemn, 1990, 1993). Hợp tác quốc tế là cần thiết vì một số lý do sau: + Các loài sinh vật không có khái niệm về biên giới trong phân bố. Nỗ lực bảo tồn là phải bảo vệ loài ở tất cả mọi điểm trong vùng phân bố của chúng. Như vậy, sự nỗ lực của một quốc gia là không hiệu quả nếu trong khi nơi sống của loài đó ở quốc gia khác đang bị phá hủy. + Nạn buôn bán các sản phẩm sinh học hiện đang diễn ra trên thị trường quốc tế. Nhu cầu lớn ở các nước giàu có thể sẽ dẫn đến hậu quả khai thác quá mức các loài ở những nước nghèo. Để ngăn chặn việc khai thác quá mức, việc kiểm soát và quản lý buôn bán là yêu cầu trên cả trong nhập khẩu và xuất khẩu. + Những lợi ích mà ĐDSH mang lại có tầm quan trọng quốc tế. Các quốc gia giàu có thuộc vùng ôn đới được hưởng lợi từ ĐDSH của vùng nhiệt BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 66 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC đới, do đó cần phải sẵn sàng giúp đỡ các nước nghèo khó hơn vì họ đã tham gia thực hiện việc bảo tồn nguồn ĐDSH tại đó. + Rất nhiều các vấn đề của các loμi hay các HST bị đe doạ có quy mô toμn cầu nên đòi hỏi sự hợp tác quốc tế để giải quyết như: đánh bắt thuỷ hải sản quá mức, săn bắn quá mức, ô nhiễm không khí và mưa axít, ô nhiễm hồ sông và đại dương, biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái tầng ô zôn. Với các lý do trên, các công ước quốc tế đã được ra đời nhằm điều chỉnh sự hợp tác của các quốc gia. 6.2. Một số công ước quốc tế quan trọng: 6.2.1. Công ước về đa dạng sinh học: - Ký ngày 6/1992, tại Hội nghị thượng đỉnh Rio de Janeiro (Braxin), có 150 nươc tham gia. - Công ước ĐDSH có hiệu lực từ tháng 12/1993 và đến nay (năm 2005) có 188 quốc gia và vùng lãnh thổ phê chuẩn. Trong đó, Việt Nam đã phê chuẩn vào tháng 16/11/1994. a) Mục tiêu của công ước: - Bảo tồn ĐDSH - Sử dụng lâu bền các thành phần của ĐDSH - Chia sẻ một cách công bằng hợp lý lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen bao gồm cả việc tiếp cận hợp lý nguồn gen và chuyển giao thích hợp công nghệ cần thiết có tính đến các quyền sở hữu tài nguyên, công nghệ, nhờ có các tài trợ thích đáng. b) Phạm vi của công ước: Bao gồm ĐDSH ở cả 3 mức độ: Gen, loài và HST. Công ước áp dụng cho tất cả các dạng hoang dại và thuần hóa, trong điều kiện nội vi và ngoại vi. c) Điều khoản chung của công ước: Công ước thành lập một cơ chế và nguyên tắc về bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh học, bao gồm các điều khoản về: + Sự hợp tác giữa các bên, cách thức chung cho bảo tồn (chiến lược ĐDSH), + Nhận dạng và kiểm định, + Bảo tồn nội vi và ngoại vi, + Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành ĐDSH, + Các biện pháp khuyến khích, BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 67 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC + Nghiên cứu và đào tạo, hợp tác khoa học kỹ thuật, quản lý công nghệ sinh học và phân phối lợi ích + Đánh giá ảnh hưởng và tối thiểu hoá các ảnh hưởng xấu, + Các nguồn và cơ chế tài chính. d) Cơ cấu tổ chức của công ước: Bao gồm Hội nghị các bên, cơ quan thư ký, Hội đồng tư vấn KHKT và Công nghệ, Các hội đồng phụ trợ khác (nhóm công tác) và cơ chế báo cáo. e) Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích: - Khái niệm: Tiếp cận nguồn gen là việc người ngoài tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu, thu thập nguồn gen và kiến thức sử dụng nhằm bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn gen có hiệu quả phục vụ các nhu cầu bảo vệ ĐDSH và lợi ích của con người. Như vậy, về nguyên tắc thì việc tiếp cận nguồn gen bao gồm các công tác điều tra, thu thập các nguồn gen có ở địa phương, tiến hành nghiên cứu khả năng sinh học, tiềm năng kinh tế và giá trị thương mại để biến các giá trị tiềm ẩn đó thành các sản phẩm khoa học và sản phẩm thương mại nhằm đem lại lợi nhuận cho những người tiếp cận và sở hữu nguồn gen. Tuy nhiên trước đây lợi ích do nguồn gen đem lại không được chia sẻ cho những người sở hữu và có kiến thức về sử dụng nguồn gen; công ước này điều chỉnh việc chia sẻ lợi nhuận cho cả 2 phía (người sở hữu và người tiếp cận) thông qua thương lượng và thỏa thuận, quá trình này gọi là thỏa thuận với thông báo trước và người sở hữu nguồn gen căn cứ vào các điều khoản đã thỏa thuận (gọi là điều khoản thỏa thuận chung) để quyết định xem có cho tiếp cận nguồn gen của mình hay không. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 68 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Hình 3.5. Sơ đồ tiếp cận và chia sẻ nguồn gen - Chủ quyền đối với nguồn gen: Công ước công nhận rằng: “ …..các quốc gia có toàn quyền đối với tài nguyên thiên nhiên của mình, quyền tiếp cận nguồn gen thuộc về các chính phủ quốc gia và là đối tượng quy định của luật pháp quốc gia”. Do đó, nguồn gen được cung cấp phải do bên có chủ quyền hoặc bên có được nguồn gen phù hợp với công ước ĐDSH và một sự tiếp cận chỉ được công nhận khi nó dựa trên các điều kiện được sự đồng ý lẫn nhau và phù hợp với công ước. Đồng thời sự tiếp cận nguồn gen phải được sự ưng thuận trước của bên cung cấp nguồn gen đó, trừ khi có sự ấn định khác và lợi ích từ việc tiếp cận tài nguyên (bao gồm cả tiếp cận và sử dụng công nghệ) cần phải được chia sẻ công bằng với chủ sở hữu nguồn gen. Công ước cũng quy định rằng: Các bên cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận tài nguyên di truyền, quyền sở hữu trí tuệ cần được tôn trọng vì nó tác động đến bảo tồn ĐDSH. - Chia sẻ lợi ích: Lợi ích giữa các bên tham gia được chia sẻ thông qua: 1. Tiếp cận thích hợp tài nguyên di truyền; 2. Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, gồm cả công nghệ sinh học và công nghệ được bảo hộ bởi quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở của sự thỏa thuận; 3. Lập quỹ thích hợp; 4. Phát triển chung về công nghệ; 5. Tham gia vào lợi ích thương mại do sử dụng tài nguyên di truyền; 6. Trao đổi thông tin, số liệu, nâng cao năng lực và đào tạo; 7. Củng cố năng lực quốc gia. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 69 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC 6.2.2. Công ước CITES về bảo tồn loài: Công ước CITES là thỏa hiệp duy nhất và quan trọng đối với bảo tồn loài được ký ngày 3/3/1973 tại Washington D.C; phê chuẩn 1/7/1975, hiện có 152 nước tham gia; Việt Nam là thành viên thứ 121, được chấp nhận tháng 4/1994. Mục đích: Giữ mối cân bằng giữa việc bảo tồn và sử dụng tài nguyên bằng hệ thống giấy phép và chứng chỉ đặc biệt nhằm giới hạn sự khai thác, sử dụng tài nguyên thông qua buôn bán quốc tế. Hệ thống tổ chức của CITES bao gồm: Hội nghị các nước thành viên, Ban thư ký (Hội hiện hành; hội đồng động vật, thực vật, thuật ngữ, các nhóm công tác), ở các nước thành viên có các cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan thẩm quyền khoa học. Công ước gồm 25 điều, trong đó điều 2: Những nguyên tắc cơ bản, CITES đã lập danh sách 30.000 loài động thực vật được bảo vệ theo 3 phụ lục quan trọng. Phụ lục I bao gồm: 675 loài động thực vật bị đe doạ tuyệt chủng hoặc có thể do buôn bán. Việc buôn mẫu vật của những loài này phải tuân theo những quy chế nghiêm ngặt để không tiếp tục đe doạ sự tồn tại của chúng và chỉ có thể thực hiện được trong những trường hợp ngoại lệ. Phụ lục II bao gồm: 3.700 loài động vật và 21.000 loài thực vật cần có sự kiểm soát trong buôn bán quốc tế, bao gồm: a. Tất cả những loài mặc dù hiện chưa bị đe doạ tuyệt diệt nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng nếu việc buôn bán những mẫu vật của những loài đó không tuân theo những quy chế nghiêm ngặt nhằm tránh việc sử dụng không phù hợp với sự tồn tại của chúng, và b. Những loài khác cũng phải tuân theo quy chế để cho việc buôn bán mẫu vật của một số loài có liên quan đến mục (a) có thể phải được kiểm soát hữu hiệu . Phụ lục III bao gồm: Tất cả các loài mà mỗi nước thành viên quy định theo luật pháp của họ nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế việc khai thác và cần thiết phải có sự hợp tác với các nước thành viên khác để kiểm soát việc buôn bán. Những nước thành viên không cho phép buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục I, II, III không phù hợp với những điều khoản của Công ước này. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 70 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Nguyên tắc xây dựng phụ lục I, II và III của Việt Nam như sau: - Những loài động, thực vật hoang dã của Việt Nam đã được CITES đưa vào phụ lục I và II thì cũng thuộc phụ luc I hoặc II của Việt Nam và việc buôn bán chúng phải tuân thủ theo qui định của công ước. - Những loài động thực vật quý hiếm của Việt Nam là đối tượng điều chỉnh của Nghị định NĐ 18-HĐBT, ngày 17/1/1992 của HĐBT mà không có tên trong phụ lục I hoặc II của CITES Thế giới thì được xem là phụ lục III của CITES Việt Nam. Việc buôn bán các loài này phải tuân theo các quy định ghi trong văn bản của Nghị định 18 –HĐBT và của CITES. Hiện Việt Nam có 51 loài động vật, 3 loài thực vật được nghi vào phụ lục I; 16 loài động vật, 6 loài thực vật được ghi vào phụ lục II của CITES thế giới. Phụ lục 3 của Việt Nam có 31 loài động vật và 42 loài thực vật. 6.2.3. Công ước Ramsar: Được thiết lập năm 1971, nhằm ngăn chặn sự xuống cấp của các vùng đất ướt và thừa nhận các giá trị sinh thái, khoa học, kinh tế, văn hóa và giải trí của vùng đất ướt. Công ước Ramsar về đất ướt bao hàm các vùng nước ngọt, cửa sông, sinh cảnh bờ biển của 600 điểm khác nhau với 37 triệu ha. Việt Nam gia nhập Ramsar năm 1989 và vùng ngập nước Xuân Thủy là khu vực Ramsar của Việt Nam. 6.2.4. Công ước về bảo tồn văn hóa thế giới và các di sản thiên nhiên của UNESCO và IUCN: Hiện có 109 nước tham gia. Mục đích của công ước là bảo vệ các vùng thiên nhiên có ý nghĩa quốc tế thông qua chương trình Địa danh Di sản thế giới, nhấn mạnh cả ý nghĩa văn hóa lẫn ý nghĩa sinh học của các khu thiên nhiên mà cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ hỗ trợ về tài chính. Việt Nam gia nhập vào ngày 19/10/1987 với sự công nhận Vịnh Hạ Long là di sản Thiên nhiên thế giới. 6.2.5. Một số công ước khác về bảo tồn: BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 71 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Bảng 3.3. Một số công ước khác về bảo tồn đa dạng sinh học Tên công ước Công ước IAEA về thông báo sớm sự cố hạt nhân,1986 Công ước IAEA về trợ giúp trong các trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu về phóng xạ, 1986 Thỏa thuận về mạng lưới các trung tâm thủy sản ở Châu Á - Thái Bình Dương, 1988 Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền MARPOL, 1973 Bản bổ sung Luân Đôn cho công ước, Luân Đôn, 1990 Bản bổ sung Copenhagen, 1992 Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô zôn, 1987 Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô zôn, 1985 Vienna convention for the protection of the zone layer Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, 1982 Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 United nations framework convention on climate change, 1992 Công ước về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc loại bỏ chúng (Basel), 1989 Basel convention on the control of transboundary movements of hazardous wastes and their disposal Tuyên bố Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về sản xuất sạch hơn International declaration on cleaner production Công ước Chicagô về hàng không dân dụng quốc tế, 1944 Thỏa thuận về thiết lập ủy ban nghề cá Ấn Độ Dương- Thái Bình Hiệp ước về khoảng không ngoài vũ trụ, 1976 Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí hóa học, vi trùng và công việc tiêu hủy chúng Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO, 1985 Các công ước/ thỏa thuận quốc tế VN đang xem xét để tham gia 1. Công ước Quốc tế về trách nhiệm hình sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu,1969 2. Công ước Quốc tế liên quan tới can thiệp vào các biểu vĩ độ cao trong trường hợp thiệt hại do ô nhiễm dầu, 1969 3. Công ước về phòng ngừa ô nhiễm do đổ chất thải và các chất khác, 1971 4. Công ước về phòng ngừa ô nhiễm biển do đổ chất thải và các chất khác, 1972 5. Công ước Quốc tế về bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư, 1979 6. Hiệp định ASEAN về bảo tồn thiên nhiên và các tài nguyên thiên nhiên, 1985 7. Công ước Quốc tế về sự sẵn sàng ứng phó và hợp tác đối với ô nhiễm dầu. Ngày ký 29/12/1987 29/12/1987 2/2/1989 29/8/1991 26/1/1994 26/4/1994 25/7/1994 16/11/1994 13/3/1995 22/9/1999 7. Hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam: 7.1. Pháp luật của Việt Nam liên quan đến đa dạng sinh học: Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên thiên nhiên, của tính ĐDSH, Chính phủ Việt Nam đã có những hành động tích cực trong công tác bảo vệ ĐDSH từ những năm 1960. Nhiều văn bản luật pháp và dưới luật đã được ban hành. Ngoài ra trong phong trào chung của toàn thế giới về bảo tồn và phát triển bền vững, Việt Nam tham dự hầu hết các hội nghị toàn cầu BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 72 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC về những vấn đề có liên quan và cũng đã ký kết nhiều công ước về môi trường liên quan đến bảo tồn ĐDSH. Bảng 3.4. Các văn bản pháp luật và dưới luật đã ban hành. Năm 1960 1962 1963 1972 1977 1986 1987 1988 1989 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Các văn bản pháp luật và dưới luật - Chỉ thị 134/TTg của Phủ Thủ tướng về cấm săn bắt Voi. - Quyết định 72/TTg của Thủ tướng chính phủ thành lập Vườn quốc gia Cúc Phương - Nghị định 39/CP của Hội đồng chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về săn bắt chim thú rừng. - Pháp lệnh về bảo vệ rừng. - Quyết định 41/TTg của Chính phủ về việc quy định các khu rừng cấm. - Quyết định 194/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc công nhận 87 khu rừng cấm. - Quyết định 582/QĐ-NSY của Chủ nhiệm Uỷ ban KH-KT nhà nước quy định tạm thời về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan bảo tồn, lưu giữ, sử dụng nguồn gen. - Khởi xướng việc xây dựng chương trình Bảo tồn nguồn gen quốc gia do Bộ Khoa học công nghệ và môi trường chủ trì. - Luật đất đai được ban hμnh (có sửa đổi năm 1993). - Quyết định 276 của Bộ Lâm nghiệp cấm săn bắn 38 loài hoang dã. - Quyết định 433 của Bộ Lâm nghiệp đình chỉ khai thác và xuất khẩu 7 loại gỗ quý hiếm (Lát, Nghiến, Giáng hương, Trắc, Cẩm lai, Gõ đỏ, Mun) - Thành viên của công ước RAMSAR. - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Luật bảo vệ và phát triển rừng. - Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững. - Kế hoạch Hành động Lâm nghiệp nhiệt đới (TFAP). - Nghị định 17/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng. - Nghị định 18/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý bảo vệ. - Quyết định số 1171/QĐ ban hành quy chế quản lý rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng của Bộ Lâm Nghiệp. - Xuất bản Sách đỏ Việt Nam phần động vật. - Chỉ thị 130/TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và bảo vệ động thực vật quý hiếm. - Chỉ thị 283/TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách để quản lý gỗ quý hiếm. - Chỉ thị 462/TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chặt chẽ việc khai thác, vận chuyển và xuất khẩu gỗ. - Thông báo của Chính phủ chính thức gia nhập CITES - Ban hành luật bảo vệ môi trường. - Ký công uớc CITES. - Ký công ước ĐDSH. - Nghị định 39/CP của Chính phủ về hệ thống tổ chức kiểm lâm. - Bản thảo Kế hoạch hành động về môi trường (VNNEAP). - Quyết định số 845/TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam (BAP). - Xuất bản sách đỏ Việt Nam phần thực vật. - Chỉ thị 359/TTg của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển động vật hoang dã. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 73 NGUYỄN THU THUỲ 1997 1999 2001 BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC - Công văn 280KL/PC của Cục Kiểm lâm về kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng động vật hoang dã. - Công văn 2472 NN-KL/CV của Bộ NN&PTNT về tăng cường và bảo vệ và phát triển động vật hoang dã. - Quyết định 2177/1997/QĐ-BKHCNMT về việc ban hành quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật. - Quyết định 301/1997/QĐ-BNN&PTNT về việc ban hành quy chế xác định ranh giới và cắm cọc mốc các loại rừng. - Quyết định 242/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều hành xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2000, trong đó có các loài động vật hoang dã và động thực vật quý hiếm được liệt vào hàng cấm xuất khẩu do Bộ NN & PTNT hướng dẫn. - Quyết định 08/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Bảng 3.5. Các công ước liên quan đã ký kết thực hiện Năm 1989 1994 1995 Các công ước - Công ước bảo vệ các vùng đất ướt RAMSAR. - Công ước về buôn bán và vận chuyển các loài động, thực vật quý hiếm (CITES). - Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. - Công ước bảo vệ tầng Ô zôn. - Nghị định thư về các chất làm suy thoái tầng Ô zôn. - Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu. - Công ước Đa dạng sinh học. - Công ước về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới và tiêu hủy chất thải nguy hiểm. Đặc biệt, ngày 13/11/2008 Luật đa dạng sinh học đã được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kì họp thứ tư thông qua. Luật này gồm có 8 chương và 78 điều. 7.2. Quá trình Bảo tồn ĐDSH trong những năm vừa qua ở Việt Nam: - Vườn Quốc gia Cúc Phương là vườn Quốc gia đầu tiên của cả nước, được thành lập năm 1962. - Năm 1972 một sắc lệnh về bảo vệ rừng được lập dẫn đến việc tuyển mộ 10.000 kiểm lâm viên và biên chế vào mọi cấp ở hầu khắp đất nước. - Đến 2000, Chính phủ đã quyết định thành lập 11 vườn Quốc gia (Ba Bể, Ba Vì, Bạch Mã, Bến En, Cát Bà, Cát Tiên, Côn Đảo, Cúc Phương, Tam Đảo, Tràm Chim, Yok Đôn), 52 khu bảo tồn thiên nhiên, 16 khu bảo tồn động vật hoang dã và 22 khu Văn hóa - lịch sử - môi trường với tổng diện tích khoảng 2,3 triệu ha (số liệu Cục Kiểm Lâm). Những tồn tại của hệ thống các khu bảo tồn Việt Nam. - Diện tích các khu bảo tồn so với diện tích lãnh thổ còn thấp, chưa thể đại diện được đầy đủ các HST rừng nhiệt đới và yêu cầu của hoạt động bảo tồn ĐDSH. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 74 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC - Việc xếp hạng, phân loại rừng đặc dụng vẫn chưa thích hợp, chưa tiếp cận với phân loại quốc tế. - Trong các KBTTN hiện có, nhiều khu có diện tích quá nhỏ chưa đủ đại diện cho các HST cũng như sinh cảnh tối thiểu cho một số loài động vật, đặc biệt là các loài quý hiếm. - Ranh giới của một số VQG và KBTTN chưa hợp lý về mặt bảo tồn ĐDSH. - Ở đa số các khu bảo tồn, công tác điều tra cơ bản chưa tiến hành một cách đầy đủ, chưa có luận chứng đầu tư, chưa được cấp quyền sử dụng đất và xác định ranh giới cụ thể ngoài thực địa một cách đầy đủ. - Hệ thống điều hμnh quản lý các KBTTN chưa nhất quán từ địa phương đến trung ương. Việc phân cấp quản lý giữa địa phương và trung ương chưa được quy định cụ thể, Chính phủ chậm ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, vì vậy nên công tác bảo vệ các khu rừng đặc dụng thiếu cơ sở vững chắc gây nên những tranh chấp không có lợi cho bảo tồn. - Tổ chức bộ máy, biên chế của các Ban quản lý ở các KBTTN chưa hợp lý nên hiệu quả công tác bảo tồn chưa cao. Vì vậy, trong quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng năm 2000 đã áp dụng hệ thống phân hạng mới của IUCN, 1994 và đề xuất hệ thống phân hạng mới của Việt Nam với 4 hạng như sau: Hạng 1: Vườn Quốc gia (National Park) Là một diện tích trên đất liền hoặc trên biển, chưa hoặc mới bị tác động nhẹ do các hoạt động của con người, có các loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu hoặc có các cảnh quan đẹp có tầm cỡ quốc gia hoặc quốc tế. Mục tiêu bảo vệ của VQG là: + Bảo vệ các HST và các loài động, thực vật quý hiếm có tầm quan trọng quốc gia hoặc quốc tế. + Nghiên cứu khoa học. + Phát triển du lịch sinh thái. Hạng 2: Khu bảo tồn thiên nhiên (Nature Reserve) Là các khu vực có diện tích tương đối rộng có các HST tiêu biểu hoặc các loài động, thực vật có giá trị bảo tồn cao còn tương đối nguyên vẹn. Mục tiêu bảovệ: + Bảo vệ và duy trì các HST và các loài động, thực vật trong điều kiện tự nhiên. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 75 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC + Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, quản lý môi trường và giáo dục. + Du lịch sinh thái ở đây bị hạn chế. Hạng 3: Khu bảo tồn các loài hay sinh cảnh (Species/Habitat management protected area) Là một khu vực có diện tích rộng hay hẹp , được hình thành nhằm: + Bảo vệ một hay nhiều quần thể động, thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt và nơi sống của chúng nhằm duy trì và phát triển các loài này về lâu dài. + Để bảo vệ các mục tiêu trong khu bảo tồn, con người có thể tiến hành một số hoạt động cho phép nếu nó không ảnh hưởng đến các mục tiêu bảo vệ. Hạng 4: Khu bảo vệ cảnh quan (Protected Landscape or Seascape) Là các khu vực có diện tích trung bình hay hẹp, được thành lập nhằm: + Bảo vệ các cảnh quan độc đáo của thiên nhiên hoặc các công trình văn hóa có giá trị quốc gia. + Bảo vệ các rừng cây đẹp, các hang động, thác nước, doi cát, đảo san hô, miệng núi lửa, … So với bản phân hạng các khu rừng đặc dụng của Việt Nam trước đây, hệ thống phân loại mới có thêm một hạng, đó là khu Bảo tồn loài hay sinh cảnh. Các KBT này có quy chế hoạt động rộng rãi hơn so với quy chế quản lý trước đây nên chắc sẽ được chính quyền và nhân dân địa phương ủng hộ hơn. Hạng 4 của hệ thống phân hạng mới đã loại bớt đối tượng là các khu văn hóa, lịch sử đơn thuần. Mục tiêu bảo vệ của hạng này là bảo vệ cảnh quan và môi trường. Hiện nay danh sách các khu bảo vệ ở Việt Nam đã lên đến 128 khu, trong đó có 30 Vườn Quốc gia, 48 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài sinh cảnh và 39 khu bảo vệ cảnh quan được phân bố đều trong cả nước với tổng diện tích khoảng 2,54 triệu ha chiếm 7,7% diện tích lãnh thổ. Bảng 3.6. Các Vườn Quốc gia Việt Nam STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tên Vườn Ba Bể Ba Vì Bạch Mã Bái Tử long Bến En Bù Gia Mập Cát Bà Cát Tiên Côn Đảo Diện tích (ha) 7.610 7.377 22.031 15.783 38.153 26.032 15.200 73.878 19.998 Địa điểm Ba Bể - Bắc Cạn Ba Vì – Hà Tây Thừa Thiên Huế Vân Đồn - Quảng Ninh Thanh Hoá Bình Phước Cát Bà- Hải Phòng Đồng Nai,Lâm Đồng,Bình Phước Bà Rịa- Vũng Tàu BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 76 NGUYỄN THU THUỲ 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Cúc Phương 22.000 Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá Chư Mom Ray 56.621 Kom Tum Chư Yang Sin 8.947 Đắk Lắk Hoàng Liên Sơn 29.845 Sapa – Lào Cai Kon Ka Kinh 41.780 Gia Lai Lò Giò – Xà Mát 18.756 Tân Biên – Tây Ninh Mũi Cà Mau 41.862 Cà Mau Núi Chúa 29.865 Ninh Thuận Pù Mát 91.113 Nghệ An Phong Nha - Kẻ Bàng 85.754 Bố Trạch - Quảng Bình Phú Quốc 31.422 Phú Quốc – Kiên Giang Tam Đảo 36.883 VĩnhPhúc,TuyênQuang,Thái Nguyên Tràm Chim 7.588 Tam Nông - Đồng Tháp U Minh Thượng 8.053 Kiên Giang Vũ Quang 55.028 Hà Tĩnh Xuân Sơn 15.054 Phú Thọ Xuân Thuỷ 7.100 Nam Định Yok Đôn 58.200 Đaklak Bi – Doup-Núi Bà 64.800 Lâm Đồng Phước Bình 19.814 Ninh Thuận U Minh Hạ 8.286 Cà Mau (Nguồn: Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 2004) Hệ thống 15 khu bảo tồn biển và 63 khu bảo tồn đất ngập nước đã được hoàn thiện trình chỉnh phủ xem xét. Tràm Chim ở tỉnh Đồng Tháp là Vườn Quốc gia đặc biệt được thành lập để bảo vệ loài Sếu đầu đỏ hay còn gọi là Sếu cổ trụi nhưng đồng thời bảo vệ HST đất ngập nước điển hình ở đồng bằng Sông Cửu Long; Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ ở cửa Sông Hồng là để bảo vệ đất ngập nước và các loại chim di cư. Đây cũng là khu bảo vệ RAMSAR đầu tiên ở Việt Nam, đồng thời cũng la khu bảo vệ RAMSAR đầu tiên ở vùng Đông Nam Á. Ngoài hệ thống khu bảo tồn, đã có một số hình thức khu bảo khác được công nhận: + Khu dự trữ sinh quyển: Rừng ngập mặn Cần Giờ (Tp Hồ Chí Minh), Vườn Quốc gia Cát Tiên, quần đảo Cát Bà và đất ngập nước đồng bằng Sông Hồng. + Khu di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). + Khu di sản thiên nhiên ASEAN: Vườn Quốc gia Ba Bể (Bắc Cạn), Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Vườn Quốc gia Chư Mom Rây (Kon Tum) và Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai) BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 77 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC + Khu Ramsar: Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ (Nam Định) và khu đất ngập nước Bàu Sấu thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai). 7.3. Kế hoạch hành động của Việt Nam: Ngày 22 tháng 12 năm 1995, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam – KHHĐĐDSH”, đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc sử dụng, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên sinh vật và các HST ở Việt Nam. KHHĐĐDSH đã tuyên bố nhiệm vụ chính là làm thế nào để quản lý được các khu bảo vệ vì đó chính là những trung tâm ĐDSH ở nước ta. KHHĐĐDSH đã đưa ra 4 chuyên đề lớn: Chuyên đề I: Tình trạng bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam Chuyên đề đã tập hợp các tài liệu về rừng, biển và vùng đất ướt. Cung cấp khá đầy đủ và cập nhật các thông tin khảo sát về tính ĐDSH và những đe dọa đối với ĐDSH. ĐDSH Việt Nam được định hình bằng tính đa dạng về loài, đa dạng HST và thực trạng hiện nay. Chuyên đề này cũng chỉ ra sự suy thoái ĐDSH hiện nay ở nước ta là do 5 nguyên nhân chính: Khai thác quá mức, du canh và xâm lấn đất, ô nhiễm nguồn nước, sự xuống cấp của các vùng bờ biển và sự hội nhập của nền kinh tế thị trường. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 78 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Chuyên đề II: Những khuyến nghị về chính sách và các chương trình bảo tồn Chuyên đề này đưa ra những khuyến nghị liên quan đến các vấn đề: - Trách nhiệm của các tổ chức nhà nước và sự phối hợp giữa các ngμnh; - Điều chỉnh luật, quy chế và tăng cường việc thi hμnh luật; - Nhìn nhận lại chính sách lâm nghiệp và thực tiễn; -Vấn đề các khu bảo tồn liên quốc gia - Nghiên cứu chính sách. Chuyên đề III: Những thay đổi được đề xuất trong việc quản lý các khu rừng đặc dụng: Rừng đặc dụng là các trung tâm ĐDSH của quốc gia, song trong quá trình xây dựng, quản lý còn có nhiều bất cập, để khắc phục những tồn tại đó, KHHĐĐDSH đã đưa ra những thay đổi như sau: - Lập thứ tự ưu tiên cho các khu rừng đặc dụng: Vấn đề ưu tiên đầu tiên đó là công tác bảo vệ. Tuy nhiên công tác bảo vệ cũng có những mức độ khác nhau: + Tính đặc biệt: Một quần xã được bảo vệ cao hơn nếu đó là nơi sinh sống của nhiều loài đặc hữu quí hiếm so với những quần xã chỉ gồm vài loài phổ biến. Loài nào càng ít taxon thì giá trị bảo tồn cao hơn nhiều lần so với giống hay họ có nhiều loài. + Tính nguy cấp: Một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng sẽ được quan tâm nhiều hơn so với những loài không bị đe dọa tuyệt chủng. Các quần xã đang bị đe dọa và sắp bị tiêu diệt cũng sẽ được ưu tien hơn các quần xã khác. + Tính đặc hữu: Những loài có giá trị kinh tế hoặc có tiềm năng đối với con người sẽ được ưu tiên bảo vệ hơn các loài chưa xác định được gía trị một cách rõ ràng. - Sửa đổi hệ thống rừng đặc dụng: + Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia; + Khu đất ướt; + Khu bảo vệ biển. - Tăng cường công tác quản lý các KBTTN và VQG. - Chương trình bảo tồn biển. - Chương trình bảo tồn các khu đất ướt. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 79 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Chuyên đề IV: Những hành động đồng bộ đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học: - Xây dựng ngân hàng gen quốc gia; - Bảo tồn ĐDSH nông nghiệp; - Kiểm soát kinh daonh các loài nguy cấp và cháy rừng; - Phục hồi các sinh cảnh tự nhiên; - Chương trình kiểm soát ĐDSH; - Chương trình nghiên cứu; - Đòi hỏi đối với bảo tồn ngoại vi; - Chương trình giáo dục và truyền thông; - Các phương diện kinh tế xã hội của một chương trình ĐDSH - Hợp tác quốc tế. Ngoài ra KHHĐĐDSH còn đề ra hơn 50 đề cương dự án đề cập đến toàn bộ các hoạt động của bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 80 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC CHƯƠNG IV ĐIỀU TRA VÀ GIÁM SÁT ĐA DẠNG SINH HỌC 1. Điều tra, giám sát và những yếu tố cần giám sát trong các khu bảo vệ: 1.1. Khái niệm: Điều tra và giám sát ĐDSH là thuật ngữ chỉ các hoạt động nhằm theo dõi diễn biến của các tài nguyên sinh vật theo không gian và thời gian. 1.2. Những yếu tố cần giám sát trong từng loại khu bảo vệ: Mỗi khu bảo vệ đều có những lý do thành lập khác nhau và chính những lý do đó cho ta căn cứ để lập nên danh sách những gì cần ưu tiên điều tra và giám sát. - Khu vực bảo vệ các hệ sinh thái cần thiết cho nhiều loài sinh vật: Nhiệm vụ cơ bản của điều tra giám sát: + Xác định trên bản đồ các sinh cảnh chính đã tạo nên toàn bộ hệ sinh thái trong khu bảo vệ đó. + Xác định các loài chỉ thị (hoặc loài chính) đại diện cho mỗi dạng sinh cảnh. + Giám sát dài hạn các loài chỉ thị đó để theo dõi sự biến đổi của các loài đó và những mối đe dọa nghiêm trọng nhất. + Tìm ra các biện pháp hoặc kiến nghị các giải pháp giảm mối đe dọa nói trên. Giám sát sự thay đổi tính nghiêm trọng của các mối đe dọa đó. - Khu vực bảo vệ một loài động hoặc thực vật quan trọng có nguy cơ tuyệt chủng. Ví dụ: Giám sát loài Tê giác ở Vườn quốc gia Cát Tiên, Giám sát Vooc đầu trắng ở Vườn quốc gia Cát Bà, …thì nhiệm vụ. + Xác định hiện trạng quần thể loài đó. + Xác định các mối đe dọa nghiêm trọng đối với quàn thể loài bảo vệ. + Giám sát các xu hướng thay đổi lâu dài kích thước (qui mô) quần thể. + Tìm ra các biện pháp và đề xuất kiến nghị bảo tồn loài hiệu quả nhất. + Giám sát sự thay đổi tính nghiêm trọng của các mối đe dọa. - Khu vực bảo vệ các tài nguyên sinh vật quan trọng cho đời sống của khu dân cư. Ví dụ: Rừng phòng hộ, các công viên cây xanh trong thành phố, … + Xác định nguồn tài nguyên có trong khu bảo vệ có ảnh hưởng lớn đến các khu dân cư trong vùng. + Xác định mối đe dọa tiềm năng đối với các nguồn tài nguyên đó. Tìm giải pháp để làm giảm các mối đe dọa đó. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 81 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC + Giám sát sự thay đổi tính nghiêm trọng trong các mối đe dọa đó. - Khu bảo vệ một giá trị lịch sử, văn hóa hoặc giải trí cho con người: Ví dụ: Khu di tích Đền Hùng, Khi di tích Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Đền Bà Triệu, Khu di tích lịch sử - tôn giáo Yên Tử,… - Xác định hình thức sử dụng các địa danh văn hóa, lịch sử hoặc giải trí cho con người trong khu bảo vệ đó. - Xác định mức độ tổn hại của việc sử dụng các địa danh đó. - Đưa ra các kiến nghị về mức độ sử dụng các địa danh được bảo vệ. Trong thực tế, có những chương trình giám sát đánh giá với nhiệm vụ có tính tổng hợp bao gồm một trong các nhiệm vụ nói trên. Ví dụ: VGG Cát Tiên không chỉ là một trong 2 KBTTN duy nhất trên thế giới để bảo vệ loài tê giác Java mà còn là điểm nóng của ĐDSH ở Đông Nam Châu Á. 2. Thiết kế chương trình điều tra giám sát đa dạng sinh học: 2.1. Nguyên tắc thiết kế chương trình: - Chương trình điều tra giám sát ĐDSH phải được lặp lại nhiều lần bởi cùng một nội dung, phương pháp trên cùng một khu vực điều tra. - Phải có kế hoạch định hướng điều tra phù hợp với sự thay đổi của khu bảo vệ dựa trên các hiểu biết cặn kẽ về các loài, sinh cảnh có trong khu bảo vệ về vị trí, phân bố, các yếu tố đe dọa, mức độ đe dọa và diễn biến của đối tượng điều tra qua các năm. - Xây dựng danh lục các loài trước điều tra và chỉ bổ xung các loài mới vào trong danh lục các loài của khu bảo vệ khi có số liệu được kiểm chứng nhiều lần và không có sự thay đổi đáng kể trong các lần điều tra. 2.2. Những vấn đề cần quan tâm trước khi xây dựng chương trình giám sát: - Mối tương quan giữa loài và diện tích: Đây là bước xác định sự giàu có của loài trong một vùng nhất định và đánh giá kích thước quần thể tối thiểu của loài trong khu bảo vệ; - Các loài có vai trò quyết định: Các loài đóng vai trò chủ đạo trong việc duy trì cấu trúc và sự toàn vẹn của HST. Ví dụ: Quả của các loài sung, vả – nguồn thức ăn quan trọng của chim và các loài linh trưởng; - Loài chỉ thị của HST (Ecological indicator species): La những loài thích nghi với những biến đổi môi trường đặc biệt hoặc sự đa dạng của chúng có liên quan với sự đa dạng của một hay nhiều loài khác. Ví dụ: Một số loài BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 82 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC động vật chân đốt dưới nước (Plecoptera và Odonata) được dùng để đánh giá chất lượng nước sông ở Vương quốc Anh (Klein, 1989; Brown, 1991). - Các cấp bậc phân loại (Taxic group): Loài hay cấp phân loại trên loài cũng được dùng để so sánh các lập địa hay các HST về sự đa dạng và tình trạng bảo tồn. Gân đây đã phát triển nhiều phương pháp để xác định vùng ưu tiên bảo tồn, không chỉ dựa vào sự giàu có về loài mà còn cả sự khác biệt về phân loại của các loài quan tâm. Các vùng có các loài xa nhau về phân loại sẽ được ưu tiên hơn là vùng có các loμi gần nhau về phân loại. - Các nhóm chức năng (Functional group): Là nhóm các loài có cùng chức năng và cấu tạo hình thái giống nhau trong một hệ sinh thái. Ví dụ: Cây dây leo (thực vật ngoại tầng) có thể được coi là một nhóm mà không cần chia thành các loài khác nhau. - Các loài có giá trị kinh tế: Trong khu bảo vệ có nhiều chỉ tiêu đánh giá, song giá trị kinh tế được coi trọng hơn. Tuy nhiên những giá trị về du lịch, sinh thái, dược liệu cũng được đánh giá cao. - Sự sinh trưởng và phát triển của một quần thể sinh vật thường tuân theo một qui luật nhất định. Rõ ràng nhất là sự tăng trưởng của quần thể sinh vật luôn phụ thuộc vào sức đối kháng với môi trường sống và cạnh tranh nội tại ngay trong quần thể. Vì vậy, mật độ của quần thể có thể biến đổi theo thời gian. Sự biến đổi đó thực tế có thể theo chiều hướng tiến triển hoặc suy thoái và do nhiều nguyên nhân. Những dấu hiệu biểu hiện thực trạng của quần thể, cụ thể hơn là mức độ suy giảm của quần thể sinh vật tại một vùng có thể được xem là các chỉ báo cần thiết cho hoạt động bảo tồn ĐDSH. 2.3. Xác định các dạng sinh cảnh chính: - Phân loại sinh cảnh và chọn vị trí điều tra ngẫu nhiên cho mỗi sinh cảnh; - Tiến hành điều tra độc lập tại các vị trí đó nêu như đó là các cuộc điều tra có mục đích giống nhau và kết quả cuối cùng chính là kết quả tổng hợp của các kết quả điều tra được ở mỗi dạng sinh cảnh. Số liệu này phản ánh các hướng biến đổi của quần thể, số liệu về mật độ quần thể cho toàn khu bảo vệ; - Cần mang theo bản đồ (đặc biệt là bản đồ hiện trạng tài nguyên) của khu bảo vệ, bản đồ càng chi tiết càng thuận lợi cho công tác điều tra; - Truyền tải các thông tin lên bản đồ phân loại sinh cảnh, thông tin trong bản đồ qui hoạch, hiện trạng rừng, phân bố động thực vật của khu bảo vệ đã được làm trước và các thông tin bổ xung (nếu có). Bản đồ này sẽ cho những người tiếp cận biết được vị trí các sinh cảnh chính, sự có mặt hay BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 83 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC không của các loài quan trọng và những nơi đang bị đe dọa nhất. Các thông tin chuyển tài vào bản đồ phải đảm bảo tính chính xác theo các qui định của chương trình giám sát vạch ra. 2.4. Lập tuyến điều tra. Sau khi chia khu bảo tồn thành các sinh cảnh chính, trên cơ sở điều kiện cho phép, cần xác định vị trí và địa điểm lập tuyến. Một số điểm lưu ý khi lập tuyến điều tra: - Tuyến điều tra phải ở nơi dễ tiếp cận, dễ nhận biết. Thông thường người ta dựa vào địa hình, địa vật có tính ổn định tương đối sẵn có để nhận ra tuyến điều tra. Song tuyến điều tra không được trùng với các con sông, suối, đường đi. Các tuyến điều tra có thể cách đều hoặc không đều nhau, tốt nhất là những đường thẳng và có hướng bất kì nhưng không giao nhau, khoảng cách giữa các tuyến điều tra từ 500 – 1.000m. Đầu tuyến phải được đánh dấu bằng các vật liệu hoặc tín hiệu dễ nhận biết có tuổi thọ lâu dài. Tuyến điều tra được lập bằng địa bàn và cọc tiêu, sau đó phát dọn để dễ đi lại. Trên tuyến cần chia đoạn 100m để lập tuyến cấp II (tuyến vuông góc), đặt bẫy, đặt lưới mờ hoặc đặt ô nghiên cứu. Nếu tuyến đi qua nhiều sinh cảnh thì ở mỗi dạng sinh cảnh cần phải đánh dấu mốc. Mỗi sinh cảnh được coi là một cung đoạn; - Tại điểm đầu và cuối tuyến, mỗi cung đoạn trên tuyến phải có phiếu đánh dấu và cung đoạn, các thông tin của phiếu được ghi như sau: Phiếu đánh dấu tuyến Tên tuyến: ...………………… Độ dài tuyến: ……………………. Số cung đoạn …………………….. Tọa độ điểm đầu: ………………… Phiếu đánh dấu cung đoạn Tên cung đoạn:….……………… Cung đoạn số:……..…………… Độ dài:………………………… Tọa độ điểm đầu: ………………. 2.5. Chọn loài giám sát: Do có nhiều loài động, thực vật trong khu bảo tồn nên không thể điều tra giám sát ton bộ các loài, vì vậy chúng ta cần phải chọn một số loài tiêu biểu; đó gọi là những loài chỉ thị. Vì các khu bảo tồn không giống nhau nên cần tìm ra các loài chỉ thị tốt cho mỗi khu và đòi hỏi đúng phương pháp cho chương trình giám sát. Đó là một giai đoạn quan trọng bởi vì khi một chương trình điều tra giám sát đã được thiết lập thì việc thay đổi sẽ gây sự lãng phí vì không sử dụng được các số liệu thu thập trước đây. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 84 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC - Chọn loài dễ bẫy bắt hoặc dễ quan sát. Không nên chọn loài sinh hoạt chủ yếu vào ban đêm hoặc sống chủ yếu trong bụi rậm. Các loài thực vật được chọn có thể là loài chỉ thị, đặc biệt là các loài đang được chú ý khai thác. Sự hiện diện, số lượng và chất lượng loài này có thể cho thấy sự tác động một cách rõ nét của con người vào khu bảo vệ. - Không nên chọn các loài rất hiếm hoặc hiếm vì những loài này thường khó quan sát và sự hiếm hoi của loài đã làm mất đi vai trò chỉ thị của nó. Tuy nhiên vai trò của loài hiếm hoặc rất hiếm là rất quan trọng đối với khu bảo vệ vì thế cần phải có chương trình giám sát đặc biệt và không phải là loài giám sát chính của khu bảo vệ. - Không nên chọn loài giám sát quá phong phú (cây có tổ thành cao, thú có số lượng lớn) vì các loài này không phải là loài có tính chỉ thị tốt cho khu bảo vệ và nhiều khi sự phong phú của loài là do tác động của con người. Ví dụ: Sự phong phú của chuột nhà là nhờ hoạt động sản xuất cây lương thực, ... - Trong giám sát ĐDSH, người ta thường chọn các loài có thể chỉ thị đại diện cho tất cả sinh cảnh của khu bảo vệ, đó là các loài chuyên ăn một loại thức ăn nhất định hoặc loài thực vật chỉ sinh trưởng và phát triển được trong một điều kiện vi khí hậu hạn hẹp vì chỉ như vậy thì khi điều kiện sống, nguồn thức ăn thay đổi nó mới có sự thay đổi rõ nét và giúp chúng ta biết được tình trạng sinh cảnh mà chúng sử dụng. - Có thể chọn nhóm loài chỉ thị là nhóm thường có chung các nhu cầu, ví dụ các loài chim sử dụng các cây bụi, cây thấp để làm tổ và kiếm ăn trong các cây dưới tán rừng, vì chúng ta có thể bắt chúng bằng lưới mờ; các loài bò sát cũng có thể là nhóm loài chỉ thị vì có thể bắt bằng bẫy hố. Mỗi khu bảo vệ có một mục đích riêng và luôn có nhóm loài hay loài chỉ thị khác nhau vì thế cần được tìm hiểu kỹ càng trước khi tiến hành xác định loài giám sát. 2.6. Tiến trình lập kế hoạch giám sát: Tiến trình lập kế hoạch chiến lược giám sát, đánh giá ĐDSH bao gồm các bước sau: • Phân tích nhu cầu: Để phân tích nhu cầu giám sát, đánh giá ĐDSH có thể dựa vào: + Chức năng, nhiệm vụ của từng khu bảo tồn. + Nhu cầu của cộng đồng. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 85 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC + Kết quả phân tích chiến lược, chính sách. • Xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể: Sau khi xác định được các vấn đề, nhu cầu cần giám sát, đánh giá ĐDSH bước tiếp theo là tổng hợp các nhu cầu để xác định mục đích, mục tiêu của việc giám sát, đánh giá. • Kết quả mong đợi của bảo tồn ĐDSH: Có thể được xác định thông qua phân tích sơ đồ cây với các bên liên quan, nhằm trả lời được câu hỏi: “Để đạt được mục tiêu sẽ có những kết quả nào?”. • Các hoạt động: Tiếp tục phân tích sơ đồ cây với các bên liên quan, nhằm trả lời được câu hỏi: “Để có được những kết quả trên cần phải làm những gì?”. Để đạt được một kết quả mong đợi cần có một hay nhiều hoạt động liên quan với nó. Hoạt động sẽ xác định chiến lược hành động để đạt được kết quả mong đợi. Sơ đồ kế hoạch giám sát Sơ đồ Grannt về lập kế hoạch giám sát theo thời gian BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 86 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Ma trận lập kế hoặc giám sát theo thời gian Chúng ta có thể sử dụng sơ đồ trên để xác định mục đích và lập kế hoạch về thời gian cho một chương trình giám sát đa dạng sinh học ở các khu bảo vệ. 3. Giám sát các loài thú: Thú là một trong những nhóm sinh vật quan trọng của khu bảo tồn. Sự phát triển hay suy thoái các loài thú nói lên tính hiệu quả của việc quản lý. 3.1. Giám sát các loài thú lớn: Thường thì các loài thú lớn (cả các loài chim lớn) được chú ý hàng đầu trong khu bảo tồn và đó là những loài chỉ thị quan trọng. Nhiều loài thú có sức thu hút lớn nên mọi người dễ nhớ và dễ nhận dạng, ví dụ như Voi, Tê giác, Voọc, Vượn (hoặc một số loài chim lớn như Công, Trĩ sao, Gà lôi, Phượng hoàng đất...). Đó cũng là những loài dễ dμng thuyết phục mọi người bảo tồn hơn các loài nhỏ khó nhìn thấy. Hơn nữa, các loài thú lớn cần một không gian sống rộng hơn các loài khác và điều đó có nghĩa nếu chúng nó được bảo vệ thì tất cả các loài động vật sống trong cùng khu đó cũng được bảo vệ. Đôi khi khu bảo tồn được xây dựng chỉ để bảo vệ loài chỉ thị đó vì các loài này thường chỉ có mặt ở các sinh cảnh còn nguyên vẹn, nên khi bảo tồn chúng cũng giúp chúng ta bảo tồn các sinh cảnh nguyên sinh đó. Việc giám sát có thể được bắt đầu từ điều tra để có số liệu chính xác về qui mô quần thể, mật độ loài giám sát. Tuy nhiên độ chính xác của số lượng cá thể các loài thú lớn, chim lớn rất thấp và chúng có thể nằm ở đâu đó trong khoảng: Thực tế? – Ước tính? – Ước tính có cơ sở? – Phỏng đoán? 3.2. Các phương pháp giám sát quần thể thú lớn: Có 2 nhóm phương pháp cơ bản: Nhóm phương pháp kiểm kê số loài và nhóm phương pháp tính các chỉ số của quần thể. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 87 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC 3.2.1. Nhóm phương pháp kiểm kê số loài: Đây là nhóm phương pháp dễ thực hiện nhưng lại không cung cấp đầy đủ số liệu về tình trạng quần thể. Yêu cầu của nhóm phương pháp này đòi hỏi phải sử dụng thành thạo các bản đồ và kỹ năng đánh dấu đúng vị trí các thông tin có được về loài. Có thể dùng các phương pháp cụ thể sau đây để kiểm kê số loài: - Tổng hợp các tài liệu hiện có trong các báo cáo về săn bắt, vận chuyển, các sách hướng dẫn, các báo cáo khoa học, các báo cáo hành chính đã công bố và bộ sưu tập mẫu (nếu có) để có một danh lục bước đầu về tổ thành loài. Tuy nhiên danh lục này phải được cập nhật liên tục bằng các phương pháp điều tra tiếp theo; - Phỏng vấn người địa phương: Tiến hành hỏi người dân sống trong hoặc quanh khu bảo vệ (đặc biệt là thợ săn và những người già). Chọn lọc các thông tin hợp lý để đưa vào bản đồ, kể cả số lượng cá thể trước đây và hiện nay của các loài nếu số liệu đó có cơ sở để tin tưởng. Tiến hành phân cấp độ phong phú của loài theo các mức: Thường gặp, có gặp, hiếm gặp hoặc không gặp. Phỏng vấn người dân địa phương có thể qua hỏi đáp trực tiếp, có thể thông qua phiếu điều tra (thường dùng với loài quá hiếm như: Hổ, Tê giác, Bò xám,…). Phương pháp này đòi hỏi phỏng vấn viên phải có kỹ năng trong việc đặt câu hỏi và cách thức tiếp cận cộng đồng; - Quan sát các vũng nước, các điểm muối - nơi động vật hay lui tới: Kết quả quan sát có thể cho ta biết số lượng loài, kích thước quần thể và xu hướng thay đổi của mỗi loài với độ tin cậy tương đối cao. Để sử dụng phương pháp này cần phải xác định điểm hấp dẫn đối với các loài đặc biệt (theo loài, theo ngày và theo từng mùa trong năm) ; 3.2.2. Nhóm phương pháp tính các chỉ số quần thể: Nhóm phương pháp này phức tạp, cần đầu tư nhiều thời gian và kinh phí hơn nhóm phương pháp kiểm kê nhưng lại cung cấp nhiều tư liệu cơ bản cho việc đề xuất và quyết định các giải pháp quản lý. Chỉ số quần thể là số lượng các con vật đếm được thực tế qua nhiều thời kỳ liên tiếp khác nhau bằng một phương pháp tốt nhất và tương tự nhau, cho thấy xu thế phát triển hay suy thoái của quần thể. Có thể xác định chỉ số quần thể bằng 3 cách sau: - Quan sát tại một điểm: Vũng nước, điểm muối hoặc các điểm hấp dẫn khác. Việc quan sát phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt: Quan sát suốt giờ/ngày, với số lặp lại từ 3 - 5 lần/1 mùa đã định. Số liệu quan sát này sẽ cho ta thấy sự thay đổi theo ngày, theo mùa, việc sử dụng các điểm hấp dẫn của BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 88 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC các loài khác nhau. Phương pháp này đòi hỏi cán bộ điều tra phải có kỹ năng lập kế hoạch, có hiểu biết sâu rộng về loài giám sát, bố trí khoa học về nhân lực, thời gian, vị trí, dụng cụ quan sát, khả năng tiếp nhận, xử lý thông tin quan sát tốt, ghi chép cẩn thận và tỉ mỉ các thông tin về loài, thời gian đến, số lượng cá thể, giới tính và tuổi ước tính. - Theo các đường đi bộ: Quan sát ban đêm hoặc ban ngày (tùy theo tập tính của loài cần giám sát), tính số lượng thú có mặt dọc theo đường đi sẽ cho ta số liệu về sự có mặt của các loài và qui mô (ước tính) của mỗi loài trong khu bảo vệ. Đây là một phương pháp dễ làm và tốn ít nhân công, kinh phí nhưng vẫn cho thấy được xu thế biến đổi của quần thể theo thời gian nếu được thực hiện theo một thời gian biểu nghiêm ngặt trong một thời gian dài. Để có số liệu với độ tin cậy cao nên kết hợp với lịch điều tra thường xuyên của khu bảo vệ, chọn điều tra viên có kinh nghiệm và phải thực hiện sự đồng nhất về nhân lực, thời gian quan sát mỗi lần, mùa quan sát và phương pháp quan sát trong mỗi đợt tiến hành điều tra; Mẫu biểu ghi số liệu điều tra ven đường Tên đường điều tra: …………………. Phương tiện đi lại: …………………….. Ngày ….tháng……năm……Thời gian bắt đầu:…… Thời gian kết thúc:……… Chỉ số (km) của đồng hồ xe lúc bắt đầu điều tra: ………………………………. Chỉ số (km) của đồng hồ xe lúc kết thúc điều tra: ……………………………… Quan sát bên trái:…………………….Quan sát bên phải: ……………………... Người ghi: ……………………………Lái xe: …………………………............ - Theo số đống phân: Phương pháp này chỉ cần quan sát thấy phân của động vật, nhưng khó khăn lớn nhất là phải phân biệt được phân của các loài khác nhau và từ số đống phân phải xác định được số lượng của loài. Muốn thực hiện tốt phương pháp này cần: + Xây dựng một bộ sưu tập phân gồm: Phân mới (dưới 1 tuần, còn ướt, nhớt và trơn), phân trung bình (1 tuần – 3 tháng, phân khô nhưng bên trong còn chắc và nguyên vẹn), phân cũ (3 tháng – 1 năm, phân khô và bên trong đã phân hủy); + Huấn luyện nhận biết phân của loài và cách xác định nhóm tuổi của phân. Để sử dụng phương pháp này, chúng ta phải chọn tuyến điều tra, bao gồm: Tuyến bậc I, mỗi tuyến dài 1 km, đại diện cho mỗi sinh cảnh trong khu vực; tuyến bậc II, cứ 200 m trên tuyến bậc I lập 1 tuyến bậc II vuông góc với BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 89 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC tuyến bậc I, các tuyến bậc II đều nằm trong 1 sinh cảnh; tuyến bậc III, cứ 50m trên tuyến bậc 2 lập 1 tuyến bậc III tương tự như tuyến bậc II. Sơ đồ lập tuyến điều tra theo số đống phân Đi dọc tuyến bậc III và quan sát số lượng đống phân nằm trong phạm vi 1m về 2 phía cuả tuyến, chiều dài của tuyến bậc III là 25 m, nhưng nếu 60% tuyến bậc III có từ 1 đống phân trở lên thì chiều dài tuyến bậc III cần tăng lên tới 50 m hoặc thay thế tuyến bậc 3 bằng lập ô tiêu chuẩn hình tròn bán kính 1,13 m (diện tích ô tròn là 4 m2, bán kính 1,13m). Cuối cùng là tính tổng số đống phân cho mỗi tuyến bậc III sau đó gộp chúng lại theo các tuyến bậc II của từng loại sinh cảnh, làm cơ sở tính tổng diện tích khu vực đếm phân. Tính mật độ các đống phân bằng cách chia tổng số đống phân cho diện tích khu vực đếm hoặc sinh cảnh. Cần lưu ý rằng mật độ đống phân của các loài khác nhau, trong các mùa khác nhau, trong các sinh cảnh khác nhau thường khác nhau rất nhiều vì thế phải luôn đặt các số liệu có được trong sự nghi vấn để tiếp tục nghiên cứu và đưa ra số liệu về loài chính xác nhất trong khả năng có thể. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 90 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Mẫu biểu ghi số liệu đếm phân Vùng nghiên cứu …………………………….Ngày điều tra: …………………. Vị trí của tuyến bậc I: …………………………………………………………. Tuyến sinh Tuyến nghiên Loài 1 – Số Loài 2 – Số Loài 3 – Số cảnh bậc II cứu bậc III đống phân đống phân đống phân A 1 A 2 A 3 B 1 B 2 B 3 C 1 Mô tả sinh cảnh - Tính mật độ quần thể theo tuyến: Việc đi theo tuyến để đếm các loài thú lớn (hay chim lớn) gặp được nhằm tính mật độ quần thể của chúng có thể sẽ không đạt được kết quả như mong muốn nếu cá thể của loài cần tính còn quá ít. Nếu vùng còn khả năng găp từ 40 cá thể trở lên của một loài hoặc một nhóm nhỏ thì phương pháp tính theo tuyến là phương pháp tốt. Nếu sử dụng phương pháp này thì cần phải tính chính xác diện tích quan sát vì nó liên quan mật thiết đến mật độ loài quan sát. Giả sử mật độ này giống nhau cho toàn sinh cảnh chứa tuyến khảo sát và tổng diện tích quan sát từ 5% diện tích khu vực trở lên thì mật độ quần thể sẽ được tính bằng công thức sau: Số cá thể trung bình của một tuyến x diện tích sinh cảnh (km2) N (con/km2) = Diện tích trung bình của một tuyến (km2) Diện tích của một tuyến có thể tính bằng 2 cách: Cách 1: Đo cự ly vuông góc từ con vật đến tuyến điều tra và diện tích tuyến điều tra: Sr (km2) = L (dài tuyến – km) x 2 X (rộng tuyến – km). Cách 2: Đo cự ly từ người quan sát đến con vật (K) km, độ lệch góc quan sát tạo nên giữa hướng quan sát và hướng tuyến một góc (ά), diện tích tuyến điều tra là: Sr (km2) = L (dài tuyến – km) x 2 K x sinά (rộng tuyến – km). Để tránh các sai số có thể mắc phải, cần lưu ý một số điểm: + Các tuyến phải cách nhau 1- 2km, tùy theo tình hình thực bì để tránh găp 1 con 2 lần; + Tính khách quan của số liệu; + Tính đồng nhất của ngoại cảnh trong thời gian quan sát (mưa, nắng, rét…); BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 91 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC + Tính cảnh giác của con vật và giữa các loài, kiểu và mật độ thảm thực bì, sự nhanh nhẹn và kinh nghiệm của quan sát viên. Phân tích các kết quả điều tra thú lớn: Kết quả thu được có thể có 2 cách tính như sau: + Tính tổng số con vật nhìn thấy, đếm được chia cho 2 lần giá trị trung bình của khoảng cách nhìn, rồi chia cho chiều dài của tuyến. Đây là phương pháp “King’s estimate”. Phương pháp này khoảng cách là K chứ không phải là X. Số cá thể Số cá thể + Mật độ = = Diện tích 2 x Khoảng cách nhìn x L 3.3. Giám sát các quần thể thú nhỏ: Thú nhỏ nhiều khi rất nhạy cảm với sự biến đổi của môi trường vì vậy mức độ giàu nghèo của loài và số lượng quần thể của mỗi loài cho ta biết diễn biến của môi trường và những tác động mà chúng có thể gây ra đối với sản xuất nông nghiệp trong vùng hoặc gây hại cho các loài khác trong khu bảo vệ. Chính vì vậy, ở một mức độ nào đó chúng có thể là vật chỉ thị cho tình trạng của các loài thú lớn. 3.3.1. Bẫy bắt kiểm kê: Bẫy bắt là phương pháp nghiên cứu có hiệu quả nhất đối với các loài khó nhìn thấy. Bẫy bắt cho phép chúng ta đánh dấu các cá thể và thu thập các thông tin về tình trạng sinh sản của chúng ta. Từ đó, chúng ta biết rõ về tình trạng của quần thể trong khu bảo vệ. Các loài nhỏ không thể bẫy bắt thì có thể dùng lưới mờ hoặc bẫy bằng hố. Nếu chỉ thu thập số liệu về sự có mặt của những loài nào trong khu bảo vệ thì việc đặt bẫy tương đối dễ dàng và được gọi là kiểm kê. Nếu muốn biết độ phong phú của các loài và sự biến đổi số lượng trong quần thể qua các năm thì việc đặt bẫy sẽ phức tạp hơn và được gọi là giám sát các xu hướng của quần thể. Chọn khu vực đặt bẫy: Bẫy được đặt trên các tuyến đã chọn. Tổng quát phương pháp đặt bẫy như sau: + Đi dọc tuyến cấp I và trên mỗi tuyến cấp II đặt 2 bẫy cách nhau 50 m, đánh dấu nơi đặt bẫy. + Khi sinh cảnh có thay đổi, cần chọn nơi đặt bẫy mới thích hợp. + Số bẫy ở mỗi sinh cảnh phải bằng nhau. BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 92 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Bẫy 1 Bẫy 2 Tuyến cấp II Tuyến cấp III Tuyến cấp I Bẫy 3 Bẫy 4 Sơ đồ giới thiệu cách đặt bẫy 3.3.2. Giám sát xu hướng của quần thể: Để giám sát xu hướng biến đổi số lượng của quần thể thú nhỏ trong khu bảo vệ thì ta đặt bẫy trên tuyến. Số bẫy đặt phải tương xứng với qui mô của mỗi kiểu sinh cảnh. Cách dễ nhất là đặt bẫy đều nhau (50 – 100 m/1 bẫy). Số lượng cá thể bẫy bắt của mỗi loài ở năm thứ nhất sẽ cho phép ta so sánh mật độ tương đối của mỗi loài trong từng sinh cảnh, kết quả của những năm tiếp theo sẽ cho thấy xu thế của quần thể. 3.3.3. Đặt bẫy giám sát mật độ quần thể trong sinh cảnh: Nếu muốn kiểm tra sinh cảnh một cách kỹ hơn, chúng ta có thể đặt tất cả số bẫy hiện có vào sinh cảnh đó thành một hệ thống “lưới bẫy” hình tròn, số liệu từ lưới bẫy cho biết mật độ thú nhỏ trong từng sinh cảnh riêng biệt. Sơ đồ bố trí hệ thống lưới bẫy để xác định mật độ chủng quần trong sinh cảnh. 3.3.4. Kiểm tra và xử lý con vật sa bẫy: Bẫy được kiểm tra thường xuyên sau 12 giờ, cách xử lý con vật khi bẫy được như sau: BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 93 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Dùng túi vải bịt cửa bẫy, mở cửa và xóc cho con vật rơi vào túi vải, túm chặt vào gáy con vật từ phía ngoài túi và và lộn túi vải để nghiên cứu con vật theo yêu cầu sau: + Xác định loài và giới tính con vật; + Xác định tuổi trên cơ sở màu lông, mô tả tỉ mỉ màu lông; + Tình trạng sinh sản (xem các cơ quan sinh sản như vú, lỗ sinh sản, nắn nhẹ vào bụng hoặc kích thước tinh hoàn – tinh hoàn con đực thường lớn hơn trong mùa sinh sản); + Xác định trọng lượng con vật bằng cân hoặc ước lượng bằng cách đo một trong các chân của nó theo qui định trước (chân trái) và đo khoảng cách từ cổ chân đến khuỷu chân. Sử dụng các số đo này để so sánh các cá thể khác nhau của cùng một loài; + Đánh dấu con vật: Nếu con nặng dưới 100g, dùng kéo cắt ngón chân theo mã số qui định. Nếu con vật nặng trên 100g thì bấm lỗ tai. + Thả con vật lại nơi mà đã bắt chúng. 3.3.5. Phân tích kết quả bẫy bắt: Tất cả các số liệu thu thập được ghi theo biểu sau và gọi là số liệu gốc. Bảng số liệu gốc Kiểu sinh cảnh Số điểm đặt bẫy Số bẫy ở mỗi điểm Số ngày cài bẫy 1. Loài: ………………. - Số cá thể bắt ngày đầu - Số cá thể bắt lại lần 2 - Số cá thể bắt lại lần 3 - Số cá thể bắt lại lần n 2. Loài: ………………. - Số cá thể bắt ngày đầu - Số cá thể bắt lại lần 2 - Số cá thể bắt lại lần 3 - Số cá thể bắt lại lần n …………. A B C …. Bảng số liệu này được lập cho mỗi năm và qua nhiều năm thì việc phân tích bảng số liệu gốc sẽ cho ta các thông tin cần thiết của loài giám sát. 4. Giám sát các quần thể chim: Để có thể giám sát các quần thể chim một cách thích hợp và hiệu quả, chúng ta cần xác định một nhóm các loài tương đối dễ quan sát, không tốn kém, dễ định loại và những địa điểm mà ở đó có thể sử dụng cùng một phương tiện nhưng đánh bắt được nhiều loài như các loài sống trong sinh BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 94 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC cảnh trống, dễ quan sát, những loài kiếm ăn, làm tổ trong các cây bụi và có thể bắt tại ổ. Cũng có thể chọn các loài dễ dàng sử dụng cho mục đích tuyên truyền, giáo dục. Chương trình giám sát các quần thể chim được bắt đầu bằng việc xây dựng danh lục các loài chim và xác định phương pháp điều tra. Phương pháp thường dùng trong các chương trình giám sát các loài chim là phương pháp sử dụng lưới mờ. 4.1. Chọn địa điểm giăng lưới mờ: Lưới mờ thường được giăng trên các tuyến điều tra đã xác định. Cách giăng lưới: Treo lưới mờ lên 2 cây hoặc đóng 2 cọc tre (gỗ) đứng cách nhau đúng bằng chiều dài của lưới (12 hoăc 16 m), dùng lưới mờ thì không dùng mồi nhử mà chỉ bắt chim tình cờ bị vướng vào lưới vì thế cần chú ý giăng lưới sao cho các loài chim khó phát hiện và tránh lưới. Tại ranh giới giữa cánh đồng và rừng cây, giữa sinh cảnh trống và sinh cảnh kín, nơi chim bay từ vùng có ánh sáng vào vùng tối là những điểm đặt lưới tốt nhất vì lưới khó phát hiện. 4.2. Điều tra kiểm kê: Nếu chỉ tiến hành kiểm kê xem những loài nào có mặt trong khu bảo vệ thì đi dọc tuyến và giăng lưới mờ tại mỗi điểm, nơi sinh cảnh thay đổi. Nếu gặp kiểu sinh cảnh chưa có trước đây thì phải mô tả sinh cảnh và đặt lưới để thu thập số liệu. Nếu muốn so sánh giữa các sinh cảnh thì các lưới phải đặt cách nhau từ 100m trở lên và số lưới phải bằng nhau ở mỗi sinh cảnh. Vị trí đặt lưới được đánh dấu và cố định cho các năm nghiên cứu, số lần và số lưới sử dụng trong mỗi lần ở mỗi năm hay mỗi mùa phải bằng nhau thì mới cho biết sự xuất hiện hay biến mất của các loài trong các kiểu sinh cảnh khác nhau. 4.3. Giám sát xu hướng của quần thể: Mục đích nhằm để biết số lượng chim tăng hay giảm. Giăng lưới dọc các tuyến tỷ lệ thuận với độ phong phú tương đối (hay qui mô) của mỗi kiểu sinh cảnh với khoảng cách 100 m một dọc tuyến điều tra. 4.4. Kiểm tra lưới mờ: Lưới cần được kiểm tra thường xuyên, chỗ râm mát thì cứ 90 – 120 phút kiểm tra 1 lần, chỗ nắng hoặc khi trời mưa nhỏ thì sau 30 – 60 phút kiểm tra 1 lần. Khi trời mưa to thì không giăng lưới. Nên đặt lưới vào lúc bình minh hoặc chiều tối, thời gian giăng lưới tình từ khi bắt đầu giăng cho đến lúc BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 95 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC thu bẫy lần thứ nhất, lưới sẽ được thu hoặc cuộn lại vào mỗi buổi tối. Số giờ giăng lưới, số lưới được giăng ở các sinh cảnh phải như nhau. 4.5. Xử lý chim bắt được: - Gỡ chim ra khỏi lưới một cách hết sức nhẹ nhàng, không được gây thương tích cho chúng và không làm rách lưới. - Xác định tuổi trên cơ sở màu lông, mô tả tỉ mỉ màu lông tại mỗi bộ phận của chim; - Tình trạng sinh sản: Chim bị mất lông ở phần ngực có thể đang ấp trứng (thông thường là chim mái). Chim trống có thể kiểm tra hiện tượng tích tinh dịch quanh khu hậu môn, nếu vùng quanh hậu môn sưng lên, đó là chim đực đang trong mùa sinh sản; - Kiểm tra sự thay lông: Trong thời gian thay lông, các lông cánh và đuôi không dài bằng nhau; - Đánh dấu chim: Nếu có vòng số đo thì đeo nó vào chân chim, nếu không có vòng thì cắt một ít lông đuôi ngoài; - Thả chim tại nơi mà đã bắt chúng. 4.6. Một số sự cố trong bẫy bắt chim: - Chim có thể bị chết do bị nắng hoặc bị mưa, vì thế khi thời tiết bất lợi nên rút ngắn thời gian giữa các lần thăm lưới . Nguyên tắc chung là tỷ lệ chết phải ít hơn 5%, nếu lớn hơn 5% thì phải dừng lại để xem xét phương pháp và quy trình đang làm; - Lưới không bắt được chim: Nguyên nhân có thể do chất lượng lưới, vị trí đặt, ánh sáng nơi đặt, thời gian đặt, mở lưới kéo dài nên bị chim phát hiện. 4.7. Phân tích kết quả bẫy bắt. Tất cả các số liệu thu thập được ghi theo biểu sau và gọi là số liệu gốc. Bảng số liệu gốc Kiểu sinh cảnh Số điểm đặt lưới Số lưới ở mỗi điểm Số ngày mở lưới 1. Loài: ………………. - Số cá thể bắt ngày đầu - Số cá thể bắt lại lần 2 - Số cá thể bắt lại lần 3 - Số cá thể bắt lại lần n 2. Loài: ………………. - Số cá thể bắt ngày đầu - Số cá thể bắt lại lần 2 - Số cá thể bắt lại lần 3 - Số cá thể bắt lại lần n …………. A B C BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI …. 96 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Bảng số liệu này được lập cho mỗi năm và qua nhiều năm thì việc phân tích bảng số liệu gốc sẽ cho ta các thông tin về tình trạng, diễn biến của loài giám sát và hiệu quả của việc bảo tồn. 5. Giám sát thực bì: Thực vật không những làm nên tính ĐDSH mà còn cho chúng ta biết được những thông tin về tình trạng của khu bảo vệ. Điều tra giám sát thực bì sẽ cho biết tổ thành loài ở các kiểu sinh cảnh, đây là cơ sở quan trọng để chúng ta nhận dạng sinh cảnh và phân bố của chúng trong khu bảo vệ. Thực vật sinh trưởng nhanh nên có ảnh hưởng đến những thay đổi môi trường, việc điều tra giám sát các loài thực vật sẽ cho thấy sự thay đổi và nguyên nhân thay đổi sinh cảnh, từ đó chúng ta sẽ có các biện pháp thích hợp trong việc quản lý, bảo vệ, phục hồi sinh cảnh của khu bảo vệ. Các loài thực vật nhạy các với những biến đổi đặc biệt còn được coi là những loài chỉ thị cho sự thay đổi sinh cảnh và có thể phục vụ cho hệ thống cảnh báo sớm về các vấn đề môi trường. Cơ sở để sử dụng các phương pháp điều tra thực vật là mục tiêu quản lý và những thông tin cần thu thập. Có 2 phương pháp điều tra thực vật: 5.1. Phương pháp điều tra theo tuyến: - Lập tuyến điều tra: Sau khi xác định sinh cảnh chính, chúng ta dựa trên cơ sở của nguồn nhân lực, kinh phí và mục tiêu của chương trình giám sát để xác định khu vực lập tuyến điều tra, số tuyến và số lần lặp lại cho mỗi đợt điều tra; + Cự ly tuyến điều tra: Phụ thuộc vào mức độ chi tiết của chương trình có thể chọn cự ly từ 100 – 1000 m. + Hướng tuyến: Tuyến điều tra phải vuông góc với đường đồng mức và đi qua tất cả các dạng địa hình để có thể thu thập được các số liệu về sự thay đổi của thành phần thực vật theo địa hình hoặc sinh cảnh. - Thu thập dữ liệu trên tuyến: + Xác định cự ly ghi chép: Mỗi tuyến điều tra cần được đánh dấu chia đoạn để ghi chép, thu thập số liệu. Cự ly ghi chép được xác định từ 100 – 500 m, tùy theo yêu cầu về độ chi tiết của chương trình giám sát. + Ghi chép dữ liệu: Ghi chép toàn bộ các loài cây gặp được trên tuyến, dữ liệu ghi chép phụ thuộc vào từng dạng thực vật khác nhau: BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 97 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC • Đối với cây thân gỗ: Ghi tên loài, chiều cao vút ngọn (H vn), chiều cao dưới cành (Hdc), D1.3 (đối với những cây có H vn> 3,9cm, D1.3> 1m), xếp thành nhóm theo D1.3, mô tả đặc điểm sinh trưởng, phẩm chất cây gỗ; • Đối với cây thân thảo: Ghi tên loài, ước lượng độ che phủ (%), đặc điểm phân bố, tình hình sinh trưởng, các điểm đặc biệt,… • Đối với thực vật ngoại tầng: Ghi tên loài, độ phong phú, tầng phân bố các lưu ý đặc biệt,… Chú ý: Các cây miêu tả cần được đánh dấu, đặt ký hiệu cho cây, thu hái mẫu hoặc chụp ảnh để làm tài liệu lưu trữ và kiểm tra. Phương pháp điều tra theo tuyến tương đối dễ thực hiện nhưng không biết được chính xác diện tích điều tra (các cây to thường vượt ra khỏi phạm vi tuyến điều tra còn những cây nhỏ thì không), do đó không xác định được mật độ cây của các loài cây thân gỗ. 5.2. Phương pháp điều tra trên ô tiêu chuẩn: - Ô tiêu chuẩn được lập dọc theo các tuyến điều tra có thể là ô tiêu chuẩn cố định hoặc tạm thời tùy thuộc vào yêu cầu của chương trình, nhưng thông thường một chương trình điều tra giám sát của khu bảo vệ phải được lặp lại nên người ta chủ yếu sử dụng ô tiêu chuẩn cố định. Số liệu thu thập trên ô là số liệu của toàn bộ những cây tìm thấy trong mỗi ô. Phương pháp cho ta biết mật độ cây/ha; - Có 3 phương pháp đặt ô: Hệ thống, ngẫu nhiên hay điển hình; - Đối với thực vật thân gỗ: + Xác định hình dạng, kích thước và số lượng ô tiêu chuẩn (otc): • Đối với otc điển hình: Để điều tra sự đa dạng về thành phần loài thực vật thân gỗ chúng ta phải dựa trên tình hình thực tế của hiện trường điều tra để xác định diện tích otc. Việc điều tra được tiến hành trên otc sau đó mở rộng ra xung quanh cho đến khi số liệu về thành phần loài không còn thay đổi thì dừng lại, diện tích otc dạng này được gọi là diện tích biểu hiện loài. Hình dạng otc có thể là hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình tròn. Có thể biểu thị việc xác định diện tích biểu hiện loài bằng đồ thị sau: BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 98 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Đồ thị xác định diện tích biểu hiện loài • Đối với phương pháp ngẫu nhiên, hệ thống: Diện tích otc thường được ấn định trước, có thể chọn từ 100 – 2.500 m 2, otc dạng hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình tròn. Chúng ta xác định số lượng otc (dung lượng mẫu) cho từng sinh cảnh bằng công thức: Trong đó: t = 1,96; V% : Hệ số biến động về loài, được tính theo công thức: S: là sai tiêu chuẩn mẫu; n : Số ô rút mẫu thử (thường ≥ 30) ; x : Số loài trên mỗi ô ; X : Chiều rộng trung bình tuyến điều tra ; Δ% là sai số cho phép từ 1% - 10%. Lưu ý: Nếu số liệu ghi nhận không đảm bảo dung lượng mẫu cần thiết theo công thức trên thì cần phải tiến hành điều tra bổ sung, nếu ngược lại thì 30 otc là đạt yêu cầu. • Sau khi xác định số lượng otc rút mẫu thử, tiến hành xác định cự ly giữa các tuyến và cự ly giữa các ô trên tuyến. + Tổ chức điều tra và thu thập số liệu trên otc: Tiến hành thu thập số liệu trên otc theo từng sinh cảnh, trong từng ô cần ghi tên loài, các chỉ tiêu BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 99 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC sinh trưởng như(Hvn), (Hdc), D1.3, Dtán, phẩm chất cây, tình hình sinh trưởng, phát triển,… Biểu điều tra, giám sát thực vật thân gỗ Otc số: Ngày điều tra: Trạng thái rừng/kiểu sinh cảnh: Loài Hvn Hdc D1.3 Dt STT cây (m) (m) (cm) (m) Tầng thứ Người/nhóm điều tra: Vị trí Otc: chân/sườn/đỉnh Vật Sinh trưởng /sâu Phẩm bệnh hại chất hậu + Mối quan hệ loài: Tính đa dạng thực vật còn thể hiện ở mối quan hệ giữa các loài, đặc biệt ở rừng nhiệt đới bao gồm nhiều loài cây cùng tồn tại. Thời gian để các loài có thể sống cùng nhau phụ thuộc vào mối quan hệ đó là quan hệ tương hỗ hay quan hệ cạnh tranh đối kháng, có thể phân ra 3 trường hợp: • Liên kết dương: Là trường hợp các loài cây có thể tồn tại trong suốt quá trình sinh trưởng, giữa chúng không có sự cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng trong đất và không làm hại nhau thông qua các chất hay các sinh vật khác trung gian. • Liên kết âm: Là trường hợp các loài cây không thể tồn tại lâu dài bên nhau do có sự đối kháng quyết liệt trong quá trình lợi dụng các yếu tố môi trường (ánh sáng, chất dinh dưỡng, nước,...) dẫn đến sự loại trừ nhau thông qua các yếu tố như: độc tố lá cây, tinh dầu hoặc sinh vật trung gian,… • Quan hệ ngẫu nhiên: Là trường hợp những loài cây tồn tại tương đối độc lập với nhau. Chúng ta có thể sử dụng các tiêu chuẩn thống kê sau để đánh giá quan hệ theo từng cặp loài: Trong đó: Gọi: ρ là hệ số tương quan giữa 2 loài A và B; ρ = 0: hai loài A, B độc lập nhau; 0 [...]... một số loài chim nước (ở nhiều sân chim) là loài hiện đang được thế giới quan tâm bảo tồn BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 29 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC CHƯƠNG III SỰ SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 1 Suy thoái đa dạng sinh học Suy thoái ĐDSH có thể hiểu là sự suy giảm tính đa dạng, bao gồm sự suy giảm loài, nguồn gen và HST, từ đó... này là khô nóng Các loài sinh vật luôn tồn tại và thích nghi với môi trường sống Chế độ thời tiết của Việt Nam phong phú là cơ sở tạo nên tính đa dạng sinh học của Việt Nam, đặc biệt đa dạng về các vùng địa lý sinh học BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 16 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC 2 Đa dạng về thành phần loài thực vật và động vật: 2.1 Đa dạng loài thực vật: Mặc... 1 Vùng địa lý sinh học Đông Bắc, 2 Vùng địa lý sinh học Hoàng Liên Sơn, 3 Vùng địa lý sinh học Bắc Trung tâm Đông Dương, 4 Vùng địa lý sinh học Châu thổ Sông Hồng, 5 Vùng địa lý sinh học Nam Trung tâm Đông Dương, 6 Vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ, 7 Vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ, 8 Vùng địa lý sinh học Tây Nguyên, 9 Vùng địa lý sinh học cao nguyên Đà Lạt, 10 Vùng địa lý sinh học Châu thổ sông... lý sinh học Bắc Trung Bộ 4 Vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 5 Vùng địa lý sinh học Đông Nam Bộ BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 23 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC - Khi nghiên cứu về các vùng địa lý sinh học Việt Nam năm 1995, Tiến sĩ Jorhn Mackinnon đã chia vùng lãnh thổ đất liền của nước ta thành các đơn vị sinh học nhỏ hơn bao gồm: 1 Vùng địa lý sinh. .. sẽ phải trả giá trong cuộc sống bởi sự mất mát này BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 14 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC CHƯƠNG II ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1 Một số yếu tố tạo nên tính ĐDSH ở Việt Nam 1.1.Vị trí địa lý Vùng nhiệt đới, đặc biệt là rừng nhiệt đới và biển nhiệt đới là nơi có tính đa dạng sinh học cao (McNeely- 1990) Trong khi đó Việt Nam lại thuộc vùng... cỗi BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 21 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC 2 Rạn san hô: Ở Việt Nam, rạn san hô phân bố rải rác suốt cả khu vực ven biển, với sự gia tăng đa dạng loài về cơ cấu và loại hình từ Bắc xuống Nam Kết cấu của các rạn san hô cũng rất đa dạng bao gồm các rạn san hô dạng bờ, bãi phẳng và các đường cản (Stoddard, 1978) Các rạn san hô dạng bờ rất... lý sinh học Tây Bắc - Theo Mackinon: Thì vùng này nằm trong vùng Bắc Trung tâm Đông Dương Các nhà sinh học Việt Nam gọi đó là vùng địa lý sinh học Tây Bắc và bao gồm chủ yếu lãnh thỗ các tỉnh: Lai Châu, Sơn La cùng phần phía Tây Nam tỉnh Hoà Bình, phía Tây tỉnh Ninh Bình và phía Tây tỉnh Thanh Hoá BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 26 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC... lam đuôi trắng, Gà lôi BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 27 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC lam mào trắng, Gà lôi lam mào đen Vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ là nơi có nhiều yếu tố đặc hữu nhất Việt Nam Vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ được coi là vùng có tầm quan trọng lớn đối với hoạt động bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam 4.5.Vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ và Tây Nguyên... thị sinh học về mức độ ô nhiễm không khí Các loài động vật thân mềm như trai, sò sống ở các HST thuỷ sinh có thể là những sinh vật chỉ thị hữu hiệu cho quan trắc môi trường nước BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 13 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC 3.2.3 Giá trị văn hóa và dân tộc học - Ngoài những giá trị nêu trên, ĐDSH còn có nhiều giá trị về văn hóa và dân tộc học. .. Đông Nam hình thành khu đồng bằng điển hình - Khí hậu nhiệt đới (gồm 2 mùa mưa và khô) BỘ MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 28 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC - Tài nguyên sinh vật: Do điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới nên tài nguyên sinh vật tuy không đa dạng về loài nhưng trữ lượng quần thể các loài lại rất cao + Hệ thực vật có nhiều loài quí như ... SINH THÁI MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 29 NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC CHƯƠNG III SỰ SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Suy thoái đa dạng sinh. .. NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC Hình 1.3 Đồ thị phân bố đa dạng loài sinh vật cạn giới + Đa dạng loài tỷ lệ nghịch với độ cao + Đa dạng loài tỷ lệ nghịch với vĩ độ + Đa dạng loài cao...NGUYỄN THU THUỲ BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC Khái niệm đa dạng sinh học Thuật ngữ ĐDSH (biological diversity/biodiversity)

Ngày đăng: 02/10/2015, 09:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 4.2. Mục tiêu của việc bảo tồn đa dạng sinh học:

    • 4.4.1. Bảo tồn tại chỗ (Bảo tồn In situ)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan