Biến đổi đời sống văn hóa của đồng bào thái ở bản mai quỳnh

29 365 0
Biến đổi đời sống văn hóa của đồng bào thái ở bản mai quỳnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài viết mô tả về sự biến đổi đời sống văn hóa của bản tái định cư Mai Quỳnh, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Trong đó nhấn mạnh đến những biến đổi về văn hóa tín ngưỡng và những tác nhân của nó, đồng thời tác giả cũng đề cập đến các biến đổi về không gian bản mường, không gia sinh hoạt gia đình và những nếp sống văn hóa của nhóm cư dân Thái ở bản Mai Quỳnh.

Biến đổi đời sống văn hóa của đồng bào Thái ở bản Mai Quỳnh (Xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) dưới tác động của chính sách di dân, tái định cư ThS Phạm Minh Thế Khoa Lịch sử - Trường ĐHKHXH&NV Việc xây dựng các công trình thủy điện đang là mọt nhu cầu tất yếu cho sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, việc xây dựng những nhà máy thủy điện và khu vực lòng hồ tích nước cũng đã và đang gây ra những phán ứng trái chiều với mục đích phát triển bền vững của các dự án này. Chưa nói đến những tác động về môi trường, chỉ riêng những tác động trực tiếp đến đời sống thường nhật của các nhóm cư dân nằm trong vùng dự án cũng đã diễn ra nhiều vấn đề phức tạp. Bài viết này của chúng tôi sẽ cung cấp một góc nhìn hẹp về những tác động đó của một dự án thủy điện đến đời sống của các nhóm cư dân di dân, tái định cư. Tiếp cận từ những hệ thống chính sách di dân, tái định cư của Đảng, Nhà nước và tỉnh Sơn La đã ban hành để thuyết phục, hỗ trợ và ổn định đời sống của các nhóm cư dân thuộc diện di dân, tái định cư xây dựng khu vực lòng hồ và nhà máy thủy điện Sơn La, chúng tôi không có tham vọng đánh giá toàn bộ những tác động một cách toàn diện của nó đến mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của các nhóm cư dân di dân, tái định cư mà chỉ tập trung đến sự biến đổi về đời sống văn hóa của bản Mai Quỳnh - một bản cư dân Thái trắng - ở xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Dù rằng, một bản chưa đủ là điển hình trong tổng số 9 bản mà chúng tôi đã nghiên cứu, trong tổng số hằng trăm bản, nhưng chúng tôi cho rằng, việc mô tả này vẫn là một sự cần thiết ở cả hai khía cạnh thực tiễn và lý luận bởi nó cho thấy được những một phần những tác động, sự phù hợp hay chưa phù hợp của hệ thống chính sách di dân, tái định cư. Với ý nghĩa đó, chúng tôi cấu trúc bài viết thành 3 phần: 1. Giới thiệu sơ lược về bản Mai Quỳnh; 2. Điểm lại hệ thống chính sách di dân, tái định cư; 3. Mô tả lại sự biến đổi về đời sống văn hóa của cư dân Thái trắng ở bản Mai Quỳnh trên một số yếu tố cơ bản dưới tác động của hệ thống chính sách di dân, tái định cư. Dưới đây là những nội dung cụ thể của bài viết. Đề dẫn Thủy điện Sơn La là một công trình trọng điểm, đa mục tiêu, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước cũng như các tộc người ở Tây Bắc, trong đó có các tộc người ở vùng lòng hồ thuộc tỉnh Sơn La. Theo Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2002, tổng số dân di chuyển thuộc Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La là 20.340 hộ, 92.301 nhân khẩu. Trong đó, tỉnh Sơn La 12.584 hộ, 58.337 khẩu; tỉnh Điện Biên 4.459 hộ, 17.010 khẩu; tỉnh Lai Châu 3.297 hộ, 16.954 khẩu. Tổng số khu, điểm tái định cư tập trung của Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La 78 khu, 285 điểm, tái định cư xen ghép vào 38 bản thuộc 17 xã và tái định cư tự nguyện. Đối với tỉnh Sơn La, tái định cư tập trung tại 54 khu, 237 điểm có tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 37.207 ha. Tổng mức đầu tư Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La hơn 26.457 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư hơn 17.417 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam gần 9.040 tỷ đồng. Nguồn vốn này phân bổ cho tỉnh Sơn La hơn 16.316 tỷ đồng; tỉnh Điện Biên gần 6.712 tỷ đồng; tỉnh Lai Châu hơn 3.429 tỷ đồng để thực hiện dự án1. Thực hiện đề án xây dựng Hồ thủy điện Sơn La, từ năm 2003 công tác di dời dân, tái định cư để quy hoạch khu vực lòng hồ đã được triển khai ở tỉnh Sơn La. Đảng, Chính phủ và tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào phải di dời, tái định cư về các mặt như: hỗ trợ về di dời nhà cửa, mồ mả, đền bù đất đai hoa màu, lương thực, thực phẩm, vốn, cây trồng, vật nuôi, đào tạo nghề, chuyển đổi mô hình kinh tế,… để sớm ổn định đời sống cho đồng bào tái định cư. Những chính sách này và công cuộc tái định cư trên thực tiễn đã có những tác động tới đời sống văn hóa của đồng bào Thái trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Từ đó, hình thành nên những nếp sống mới, tập tục, tập quán mới. Những tập tục mới và cũ đan xen nhau đã tạo nên một diện mạo văn hóa mới vừa hiện đại lại vừa xô bồ, chắp vá, có những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống hằng ngày và lâu dài đối với đồng bào Thái vùng tái định cư. Nghiên cứu này của chúng tôi, chỉ tập trung vào miêu tả những biến đổi đời sống văn hóa của một bản người Thái nằm trong chương trình di dân tái định cư xây dựng nhà máy và khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La đó là bản Mai Quỳnh, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, dưới tác động của 1 . Xem bài viết của Phan Hiển: "Thúc đẩy các dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, Lai Châu" http://baodientu.chinhphu.vn/Chi-dao-quyet-dinh-cua-Chinh-phu-Thu-tuong-Chinh-phu/Thuc-day-cac-duan-di-dan-tai-dinh-cu-thuy-dien-Son-La-Lai-Chau/194776.vgp. những chính sách tái định cư của Nhà nước và địa phương. Từ đó, rút ra một vài nhận xét, đánh giá về hiệu ứng của chính sách ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực, với mong muốn có thể góp một tiếng nói giúp cho đồng bào vùng tái định cư phát triển tốt hơn. 1. Vài nét khái quát về bản Mai Quỳnh 1.1. Về quá trình hình thành và xây dựng bản Mai Quỳnh là một bản di dời, tái định cư của một nhóm người Thái trắng, thuộc xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Trước đây, nhóm cư dân này thuộc bản Pắc Ma, xã Pha Khinh (Tên khác là Pá Ma Pha Khinh - Tên gốc của bản Pắc Ma), huyện Quỳnh Nhai. Năm 2003, thực hiện quyết định di dời tái định cư để nhường đất xây dựng lòng hồ cho nhà máy thủy điện Sơn La, bản Pắc Ma, xã Pắc Ma đã bị tách ra thành nhiều nhóm cư dân nhỏ, di dời đến nhiều nơi tái định cư khác nhau. Một nhóm cư dân của Pắc Ma gồm 38 hộ gia đình với 198 nhân khẩu 1 được di dời đến tái định cư tại xã Mường Bon, huyện Mai Sơn trong đợt di dời, tái định cư lần 1 vào tháng 10 năm 2005 2 lấy tên bản mới là bản Mai Quỳnh. Đây là tên ghép giữa hai huyện Quỳnh Nhai với Mai Sơn. Bản Mai Quỳnh nằm trên một khu đất tương đối bằng phẳng bên dòng Nậm Pàn, một con suối lớn, chảy qua sau lưng của bản mà cứ mỗi mùa mua, từng cơn lũ lại gầm gào, quét đi những thửa ruộng mà cư dân Mai Quỳnh đã dày công khai vỡ, kéo nó về với lòng hồ thủy điện Sơn La. Khu đất nơi đặt bản tái định cư Mai Quỳnh vốn là khu đất của hai bản Tra và Xa Căn3 cách trung tâm xã Mường Bon chừng 3km, cách đường quốc lộ số 6 chừng 5km. 1.2. Về đặc điểm kinh tế - xã hội Về cư dân, theo như trả lời phỏng vấn của ông Trưởng bản Mai Quỳnh là Nùng Văn Tấm thì hiện nay trong bản có 38 hộ gia đình với khoảng 198 nhân khẩu. Đại đa số cư dân trong bản là người Thái Trắng, chỉ có hai hộ gia đình là người Thái đen và một hộ gia đình người kinh vốn chuyển từ Thái Bình lên đây sinh sống từ năm 2007 đến nay. Hộ này trước đó xã cho ghép vào với bản Tra, nhưng sau vì họ sống xa bản Tra quá, không 1 . Xem bài: "Xã Mường Bon" - http://baosonla.org.vn:8080/bai-viet/64/xa%20muong%20bon. . Xem bài: Cuộc sống mới vùng tái định cư thủy điện Sơn La - của Vũ Thành và Tuấn Ngọc trên trang http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_xahoi/_mobile_tintucxh/item/17040002.html. 2 3 . Xem bài viết: Vạch khe đá xem hang cá thần ở Mường Bon của Kinh Vân, http://news.zing.vn/Vach-khe-da-xem-hangca-than-o-Muong-Bon-post239538.html. tham gia được các phong trào, mà lại nằm trong khuôn viên của bản Mai Quỳnh, vì thế nên chuyển họ về bản Mai Quỳnh. Về kinh tế, hầu hết các hộ gia đình trong bản hiện nay đều vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp, do vậy nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính của cư dân trong bản, chủ yếu là làm nương ngô, nương sắn, trồng cà phê, cao su,... Theo quyết định di dời tái định cư thì cư dân trong bản, mỗi nhân khẩu được chia 730m2 ruộng để cấy trồng lúa nước và 5000m2 nương để trồng ngô, sắn. Tuy nhiên, trên thực tế thì người dân mới chỉ được chia mỗi nhân khẩu 130 đến 200m2 ruộng và khoảng 1500 đến 2500 m2 đất nương. Và số ruộng, nương này cũng ở cách xa bản chừng từ 2 đến 5km, chủ yếu là bên kia con suối Nậm Pàn. Số còn lại, là do chưa có ruộng đất để chia đủ cho bà con. Ở bản Mai Quỳnh hiện nay, do địa hình tương đối bằng phẳng lại nằm bên cạnh dòng Nậm Pàn, với độ dốc vừa phải cho nên cư dân trong bản đã có một số hộ tiến hành đào, đắp ao bên cạnh dòng Nậm Pàn để thả cả. Theo thống kê của ông Nùng Văn Tấm thì hiện nay trong bản có khoảng 7 hộ gia đình có ao và cả bản có một ao chung, cách bản chừng 1,5km. Đây vừa là ao chung của bản, cũng vừa là nơi lấy nước, tắm giặt của cả bản về mùa khô. Ao của các hộ gia đình thường thả các loại cá như: Trắm, trôi, chép, mè và phần lớn là đều có cống thông ra ngoài dòng Nậm Pàn. Bà còn vào mùa lũ, cá đẻ trứng sẽ mở cống để lấy nước vào ao, trứng cá ngoài suối sẽ theo đó vào trong ao và nở ra, thành cá. Có nghĩa là hầu như bà con ở đây vẫn nuôi thả phụ thuộc vào tự nhiên nhiều hơn, giống như hồi ở bản cũ. Về cơ sở vật chất hạ tầng, đường trục chính và các nhánh đường phụ trong bản đều đã được trải nhựa và bê tông hóa. Như vậy, có thể thấy điều kiện giao thông của bản tương đối thuận lợi. Đại đa số cư dân trong bản vẫn ở nhà sàn, song hiện nay do bản đã chuyển ra ngoài mặt đường, nên một số hộ kinh doanh buôn bán đã xây nhà bê tông, cốt thép, nhà ngói và cả nhà cao tầng. Hiện nay, 100% các hộ gia đình trong bản đều đã có xe máy, tivi, điện thoại (tính cả điện thoại di động và điện thoại bàn), 100% số hộ gia đình có đầu xem đĩa CD và DVD, 50% số hộ gia đình có tủ lạnh. Về đời sống dân trí, 100% cư dân trong bản đều có thể nghe và nói được tiếng phổ thông (tiếng Việt - Kinh). Trong bản hiện nay có khoảng 95% số nhân khẩu có thể đọc và viết chữ phổ thông. 100% trẻ em trong bản đều được đến trường, biết đọc và biết viết. Hiện nay trong bản có 6 người làm nghề giáo viên từ mầm non đến trung học cơ sở, 2 người là nghệ nhân dân gian, thanh niên trong bản đã có 5 người tốt nghiệp đại học ở các ngành nghề khác nhau. Bản đã có nhà văn hóa riêng ở ngay đầu bản và 01 trường mầm non riêng, và một ngôi miếu thờ Han ở phía cuối bản. Ngoài ra, trong bản còn có một hang cá thần. Hang cá này có từ trước khi cư dân Pắc Ma ở Pha Khinh, Quỳnh Nhai về đây lập bản. Nó được cư dân bản địa (các bản Tra và Xa Căn) coi như một điểm linh thiêng và thờ cúng hằng năm. Như vậy, có thể thấy điều kiện và trình độ dân trí của cư dân trong bản tương đối phát triển so với các bản khác trong xã. 2. Hệ thống chính sách di dân, tái định cư của Đảng, Nhà nước và tỉnh Sơn La đã ban hành khi xây dựng nhà máy và khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La Chính sách theo cách định nghĩa của các tác giả cuốn Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách do Vũ Cam Đàm (chủ biên), xuất bản năm 2011 là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt độngc ủa họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội 4. Trong trường hợp cụ thể của di dân, tái định cư xây dựng nhà máy và hồ thủy điện sơn la, hệ thống chính sách có thể hiểu là các văn bản của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết vấn đề này như các nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư, hướng dẫn, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện,… do Đảng, và các cơ quan của Chính phủ ban hành. Căn cứ vào tính chất cũng như mục tiêu của các chính sách này thì đây thuộc dạng nhóm Chính sách phát triển, đó là tổng thể các nguyên tắc hoạt động, cách thức thực hiện và phương pháp quản lý hành chính và ngân sách nhà nước làm cơ sở và tạo lập môi trường cho sự phát triển 5. Từ mục tiêu của các chính sách di dân, tái định cư mà Đảng và Nhà nước cũng như tỉnh Sơn La đã ban hành, hoặc căn cứ vào đó để thực hiện (có nghĩa là có những chính sách đã được ban hành sớm hơn, trước khi dự án xây dựng nhà máy và hồ thủy điện Sơn La) ở các giai đoạn đối với các nhóm cư dân phải di dời, tái định cư xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La và khu vực lòng hồ tích nước về cơ 4 . Vũ Cam Đàm (chủ biên) (2011): Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr. 11. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình Kinh tế học phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5 bản gồm có thể chia thành ba nhóm chính sách nhỏ như sau: Nhóm các chính sách tiền di dân, tái định cư; Nhóm các chính sách hỗ trợ di dân, tái định cư và Nhóm chính sách hậu di dân, tái định cư. 3.1. Các chính sách tiền tái định cư: Hệ thống chính sách tiền tái định cư thuỷ điện của Đảng và Nhà nước được tập trung vào mấy điểm chính là: Chính sách về cung cấp thông tin cho cư dân; Các chính sách về lựa chọn địa điểm tái định cư; Chính sách về thông tin về các chế độ người dân được hưởng. Đối với công tác di dời, tái định cư thuỷ điện, việc cũng cấp thông tin một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất đến người dân là một đòi hỏi tất yếu, để có thể giúp cho người dân hiểu được những chính sách, chế độ của nhà nước dành cho việc di dân, tái định cư. Vì thế, việc cung cấp thông tin là việc làm bắt buộc khi tiến hành di dời, tái định cư thuỷ điện. Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước có đề cập đến vấn đề di dân, tái định cư thuỷ điện mà chúng tôi nêu trên đây đều có những quy định hết sức rõ ràng về trách nhiệm cung cấp thông cho cư dân các vùng phải di dân, tái định cư xây dựng các công trình thuỷ điện. Theo đó, người dân các vùng di dời, tái định cư phải được cung cấp thông tin một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất về phương án di dời, tái định cư. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp và lấy thông tin phản hồi từ người dân về các vấn đề: di dời, hỗ trợ di dời, các chế độ đền bù, các chính sách về điện, đường, trường, trạm, văn hoá, tôn giáo và tín ngưỡng của cư dân khi tiến hành di dời, tái định cư. Những thủ tục để xác nhận được nhận bồi thường, hỗ trợ di dời, ổn định đời sống mới ở nơi tái định cư. Những thông tin này phải được tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, thành lập các Ban Tái định cư ở các địa phương để gặp gỡ, trao đổi thông tin trực tiếp cho cư dân khi họ cần, đồng thời, giải thích, vận động bà con di dời, tái định cư theo các quyết định của Nhà nước. Những quy định này đã được thể hiện rõ nét ở các quyết định của Chính phủ khi thực hiện di dời, tái định cư thuỷ điện mà Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ví dụ cụ thể. Theo đó, Điều 40, khoản 2, mục C của Nghị định này về đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì: “Đại diện những người bị thu hồi đất có trách nhiệm: phản ánh nguyện vọng của người bị thu hồi đất, người phải di chuyển chỗ ở; vận động những người bị thu hồi đất thực hiện di chuyển, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ”. Và Điều 43, khoản 1, mục a quy định: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: “Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”6. Như vậy, có thể thấy, việc cung cấp thông tin tái định cư thuỷ điện đã được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng, vì đây là khâu then chốt để vận động người dân nhường đất cho Nhà nước để xây dựng các công trình thuỷ điện, phục vụ cho lợi ích quốc gia, đáp ứng các yêu/nhu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đối với vấn đề lựa chọn địa điểm, đây là việc làm khó khăn nhất trong quá trình quy hoạch xây dựng đề án di dời, tái định cư thuỷ điện. Nó phải đảm bảo được các nguyên tắc về công khai, dân chủ, bảo đảm được sự phát triển ổn định và bền vững cho cộng đồng cư dân bị di dời ở địa bàn tái định cư. Vì thế mà Đảng cũng như Nhà nước đã có những quan điểm, chủ trương và chính sách, được quy định rõ trong các Văn kiện của Đảng, Nghị định, Quyết định của Chính phủ. Trong các Nghị quyết của Đảng, Nghị định, Quyết định và thông tư của Chính phủ đều có những quy định cụ thể về vấn đề lựa chọn địa điểm. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến vấn đề cung cấp thông tin, tuyên truyền và lấy ý kiến của các nhóm cư dân thuộc diện di dân, tái định cư và cả cả nhóm cư dân tiếp nhận các nhóm cư dân di dân, tái định cư. Theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ về đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, thì: “1. Cơ quan (tổ chức) được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thông báo cho từng hộ gia đình bị thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai phương án này tại trụ sở của đơn vị, tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi và tại nơi tái định cư trong thời gian 20 ngày trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư; nội dung thông báo gồm: a) Địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư; b) Dự kiến bố trí các hộ vào tái định cư. 2. Ưu tiên tái định cư tại chỗ cho người bị thu hồi đất tại nơi có dự án tái định cư, ưu tiên vị trí thuận lợi cho các hộ sớm thực hiện giải phóng mặt bằng, hộ có vị trí 6 Xem tại http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=18554 thuận lợi tại nơi ở cũ, hộ gia đình chính sách. 3. Tạo điều kiện cho các hộ vào khu tái định cư được xem cụ thể khu tái định cư và thảo luận công khai về dự kiến bố trí quy định tại khoản 1 Điều này”7. Như vậy, những quy định tại điều này chẳng những đã phản ánh rõ nét chính sách của Chính phủ về vấn đề dân chủ, công khai trong việc lựa chọn địa điểm tái định đối với người dân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đối với vấn đề này, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cộng đồng cư dân mà còn đồng thời chỉ rõ việc cung cấp thông tin về tái định cư cho người dân. Các điều 35, 36, 37, 38 của Nghị định này cũng đồng thời chỉ rõ, quy định rõ những quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên liên quan trong việc lựa chọn địa điểm tái định cư. Chỉ ra được những mục tiêu, nguyên tắc chung về lựa chọn địa điểm tái định cư là phải bảo đảm được yêu cầu mà Đảng đã đặt ra là: Phương án tái định cư, nhằm mục tiêu tạo điều kiện để đồng bào tái định cư sớm ổn định chỗ ở, cuộc sống, sản xuất, tiến lên thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, có cuộc sống vật chất và văn hóa tốt hơn và ổn định lâu dài. Xây dựng công trình thủy điện, phải tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội cả vùng theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội quốc phòng an ninh, môi trường sinh thái. Tổ chức di dân tái định cư phải gắn với xây dựng bản mới, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với khả năng và xu hướng phát triển của lực lượng sản xuất, sử dụng đất hợp lí, tiết kiệm, tạo ra giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích, đạt hiệu quả kinh tế, xã hội bền vững. Phương án tái định cư phải đảm bảo cho nhân dân phải di chuyển có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ về các mặt nhà ở, cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng, đặc biệt về điều kiện sản xuất và đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. Cung cấp đầy đủ cho người dân các vùng di dời, tái định cư về những chế độ được hưởng. 3.2. Chính sách hỗ trợ di dời Chính sách hỗ trợ di dời cho cư dân vùng tái định cư thuỷ điện cũng được quy định hết sức rõ ràng trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. Quan điểm chung của Đảng về hỗ trợ di dời, tái định cư là: Người đang sử dụng đất hợp pháp khi bị thu hồi đất được bồi 7 Xem tại: http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=18554 thường, hỗ trợ tái định cư và tạo việc làm theo nguyên tắc “bảo đảm cho người bị thu hồi đất đến chỗ ở mới có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”. Quán triệt quan điểm này, trong Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ về đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cũng đã có những điều khoản rõ ràng. Điều 27 quy định về chính sách hỗ trợ di dời ghi rõ: “1. Hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh, thành phố được hỗ trợ mỗi hộ cao nhất 3.000.000 đồng; di chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ cao nhất 5.000.000 đồng; mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định; 2. Tổ chức có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại đất và tài sản khi bị thu hồi mà phải di chuyển cơ sở, được hỗ trợ toàn bộ chi phí thực tế về di chuyển, tháo dỡ và lắp đặt; 3. Người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác; trong thời gian chờ tạo lập lại chỗ ở mới (bố trí tái định cư), được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở; thời gian và mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với thực tế tại địa phương”8. Tiếp đó, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2010 về việc Ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện, bổ sung và chỉnh sửa một số quy định về hỗ trợ di dời tái định cư thuỷ điện. Quyết định có các điều khoản sau về hỗ trợ di dời và tái định cư các dự án thuỷ điện, thuỷ lợi: “Điều 3. Nguyên tắc chung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: 1. Đảm bảo người dân tái định cư có chỗ ở, cuộc sống ổn định, có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng; cuộc sống vật chất và văn hoá tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, ổn định lâu dài, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng chung của địa phương. 2. Đảm bảo hài hoà lợi ích giữa người dân tái định cư với người dân sở tại; quá trình thực hiện đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, minh bạch, đúng mục tiêu, đúng đối tượng và hiệu quả....”; “Điều 9. Hỗ trợ xây dựng nhà: Hộ tái định cư tập trung, hộ tái định cư xen ghép, hộ sở tại bị thu hồi đất ở để xây dựng khu tái định cư, ngoài số tiền nhận bồi thường thiệt hại về nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở tại nơi cũ theo quy định tại Điều 6 của Quy định này, còn được hỗ trợ tiền để làm nhà ở. Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu hợp pháp tương đương chi phí xây dựng 5m 2 sàn. Kết cấu nhà để tính mức hỗ trợ là nhà cấp IV 8 Xem tại: http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=18554 (theo tiêu chí của Bộ Xây dựng). Mức hỗ trợ cụ thể do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định...”; “Điều 12. Hỗ trợ khác: 1. Hộ tái định cư được hỗ trợ tham quan điểm tái định cư, gồm: chi phí thuê phương tiện, ăn, ở trong thời gian tham quan; 2. Hỗ trợ kinh phí làm thủ tục rời nhà cũ, nhận nhà mới: mức hỗ trợ 300.000 đồng/hộ (hỗ trợ 1 lần); 3. Khuyến khích di chuyển vượt tiến độ: hộ di chuyển theo đúng kế hoạch, tiến độ thông báo của Hội đồng bồi thường được thưởng bằng tiền một lần với mức không quá 5.000.000 đồng/hộ; 4. Hỗ trợ gia đình chính sách: hộ gia đình có người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội của Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ và các quy định có liên quan được hỗ trợ một lần vói mức 2.000.000 đồng/người hưởng trợ cấp; 5. Đối với đồng bào các dân tộc không có tập quán di chuyển mồ mả được hỗ trợ một lần kinh phí làm lễ tâm linh theo truyền thống. Mức hỗ trợ cụ thể do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định”9. Như vậy, có thể nói, Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ đã làm rõ hơn các điều khoản về hạng mục, phân loại/dạng đối tượng hỗ trợ, các cơ quan, ban ngành có trách nhiệm trong việc hỗ trợ di dời, tái định cư thuỷ điện, quy định rõ về các định mức hỗ trợ, các nguyên tắc hỗ trợ di dời, tái định cư. Các chính sách hỗ trợ di dời theo quyết định này gồm có các chính sách về: di dời nhà ở, hỗ trợ tham quan nơi tái định cư, tham quan các mô hình sản xuất tại các điểm tái định cư trước đó, hỗ trợ di dời mồ mả và các công trình tâm linh, văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, hỗ trợ cho các gia đình chính sách, hỗ trợ về kinh phí làm thủ tục di dời nhà cửa, hỗ trợ thưởng cho những hộ di dời vượt tiết độ,... Đó là những chính sách đúng của Quyết định này. 3.3. Chính sách hậu tái định cư Đối với việc di dân, tái định cư thuỷ điện, nếu như các chính sách tiền tái định cư có vai trò nhất định trong việc thống nhất ý Đảng, lòng dân, Nhà nước và nhân dân cùng làm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong giải phóng mặt bằng, các chính sách hỗ trợ di dời sẽ giúp cho việc giải phóng mặt được xúc tiến nhanh chóng thì hệ thống các chính sách hậu tái định cư sẽ là hệ thống chính sách quyết định đến sự thành công hay không thành công, đúng hay chưa đúng, phù hợp hay chưa phù hợp về quy hoạch di dân, tái định cư 9 Xem tại: http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-34-2010-QD-TTg-boi-thuong-ho-tro-tai-dinh-cu-cacdu-an-thuy-loi-thuy-dien-vb103761.aspx thuỷ điện. Bởi vì, hệ thống chính sách này chẳng những phải thể hiện được tính tất yếu, cần có để giải quyết những khó khăn trước mắt ổn định tạm thời đời sống và phát triển sản xuất cho cộng đồng các nhóm cư dân di dời, tái định cư, cũng như cư dân bản địa bị xáo trộn bởi tái định cư mà nó còn phải thể hiện được ý nghĩa khoa học, phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững lâu dài của các điểm tái định cư, thể hiện được sự quan tâm, lo lắng của Đảng và Nhà nước về vấn đề di dân, tái định cư thuỷ điện, thể hiện được trí tuệ của Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách di dân tái định cư thuỷ điện. Để giải quyết được những yêu cầu đó, Trung ương Đảng cũng đã có những chủ trương định hướng, Đảng bộ các tỉnh có vùng di dời tái định cư cũng có những nghị quyết riêng để hiện thực hoá các quan điểm, chủ trương của Trung ướng Đảng. Quốc hội và Chính phủ cũng đã ban hành những bộ luật, các văn bản dưới luật, các nghị quyết, nghị định để hiện thực hoá các chính sách hậu tái định cư. Chúng ta có thể tạm chia ra thành mấy loại chính sách cơ bản như sau: Chính sách hỗ trợ nhằm ổn định đời sống cho cư dân tái định cư; Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế; Chính sách hỗ trợ nhằm ổn định và phát triển văn hoá; Các chính sách hỗ trợ nhằm ổn định và phát triển xã hội khu vực tái định cư; Các chính sách về y tế, giáo dục,.... - Về các chính sách hỗ trợ nhằm ổn định đời sống cho cư dân tái định cư. Có thể nói từ đổi mới đến nay đã có khá nhiều các văn bản đề cập đến và quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng như: Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ký ngày 24/4/1998 Về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, bao gồm cả các loại đất thu hồi cho các dự án phát triển; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ về đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2010 về việc Ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện. Quyết định số 34/2010 đã bổ sung và chỉnh sửa một số quy định về hỗ trợ di dời tái định cư thuỷ điện, trong đó quy định: “Điều 13. Quy hoạch tái định cư: 1. Dự án bồi thường di dân tái định cư thực hiện tại 2 huyện trở lên hoặc có quy mô số hộ tái định cư từ 300 hộ trở lên (gồm cả nơi đi và nơi đến) phải lập quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư trước khi lập quy hoạch chi tiết. 2. Dự án bồi thường di dân, tái định cư thực hiện tại 1 huyện hoặc có quy mô số hộ tái định cư dưới 300 hộ chỉ lập quy hoạch chi tiết điểm tái định cư. 3. Quy hoạch tổng thể và chi tiết di dân, tái định cư phải đảm bảo các yêu cầu sau: a) Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, Quy hoạch ngành của từng vùng, từng địa phương; b) Đảm bảo đủ đất sản xuất cho hộ tái định cư có thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp với diện tích đất sản xuất tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 và điểm b, c Điều 3 Quyết định số 198/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ; c) Có đủ nguồn nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và đảm bảo vệ sinh môi trường khu, điểm tái định cư; c) Quy hoạch, xây dựng các điểm dân cư phù họp với mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về “Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới” và phong tục, tập quán của từng dân tộc. Điều 14. Lập và thực hiện dự án tái định cư: 1. Căn cứ quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết di dân, tái định cư và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư dự án di dân tái định cư có trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện các dự án tái định cư; 2. Việc lập dự án đầu tư xây dựng khu, điểm tái định cư thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư, xây dựng và các quy định có liên quan; 3. Việc bố trí hộ đến sinh sống tại điểm tái định cư được thực hiện sau khi đầu tư xây dựng đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, bảo đảm đủ đất sản xuất, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho hộ tái định cư. Điều 15: Giao đất ở cho hộ tái định cư: 1. Đất ở: a) Hộ tái định cư đến điểm tái định cư tập trung nông thôn, được giao đất để làm, nhà ở phù hợp với điều kiện tập quán tai địa phương. Mức giao đất ở cụ thể do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; b) Hộ tái định cư đến điểm tái định cư đô thị được giao 01 lô đất ở tại điểm tái định cư; ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mức diện tích đất ở giao cho hộ tái định cư. Trường hợp điểm tái định cư đô thị có quy hoạch xây dựng nhà chung cư thì hộ tái định cư được bố trí nhà ở chung cư; 2. Đất sản xuất - a) Hộ tái định cư được giao đất sản xuất, mức diện tích đất giao tuỳ theo quỹ đất của từng điểm tái định cư nhưng tối thiểu phải đảm bảo theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 của Quy định này; b) Đối với điểm tái định cư có khả năng về quỹ đất sản xuất cần được khai hoang để có thêm diện tích giao cho hộ tái định cư, chủ đầu tư dự án di dân tái định cư giao cho hộ tái định cư tự khai hoang, phục hoá đất sản xuất theo dự án được duyệt; c) Hộ tái định cư được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; d) Chi phí đo đạc lập hồ sơ địa chính phục vụ bồi thường, thu hồi đất, giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ tái định cư thực hiện theo Quy định hiện hành của Pháp luật về đất đai. Kinh phí chi cho các công việc nêu trên được tính vào tổng mức đầu tư của dự án…; Điều 16. Xây dựng khu, điểm tái định cư nông thôn: 1. Hộ dân nhận tiền bồi thường thiệt hại về nhà ở và công trình trên đất tự tháo dỡ, lắp đặt, xây dựng trong lô đất được giao theo quy hoạch chi tiết tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với hộ dân không nhận tiền bồi thường mà yêu cầu chủ đầu tư xây dựng nhà ở thì chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng nhà, công trình theo một số mẫu nhà được duyệt trong dự án tái định cư; mẫu nhà trước khi phê duyệt phải lấy ý kiến tham gia của hộ tái định cư; 2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng ,tại khu, điểm tái định cư thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng của các Bộ, ngành về xây dựng nông thôn mới. Điều 17: Xây dựng điểm tái định cư đô thị: Việc xây dựng nhà ở hộ tái định cư, cơ sở hạ tầng, công trình công cộng khu tái định cư tập trung tại đô thị, trụ sở làm việc của các tổ chực thực hiện theo quy hoạch chung đô thị và quy hoạch chi tiết điểm tái định cư đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Điều 18. Quản lý và bàn giao khu, điểm tái định cư: Toàn bộ các công trình cơ sở hạ tầng, công cộng sau khi xây dựng tại khu, điểm tái định cư được bàn giao cho tổ chức và địa phương tự quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành”10. Xem xét các điều khoản quy định trong các văn bản này chúng ta thấy, các chính sách nhằm ổn định cuộc sống cho dân cư vùng tái định cư được tập trung vào mấy mảng chính là: chính sách hỗ trợ xây dựng hệ thống các công trình điện, đường, trường, trạm, nước sạch; các chính sách hỗ trợ về lương thực, thực phẩm tạm thời phục vụ cho những nhu cầu hàng ngày; các chính sách hỗ trợ về xây dựng nhà cửa; các chính sách hỗ đào tạo, dạy nghề; chính sách hỗ trợ về giống, vốn và phân bón; tập huấn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.... để bà con vùng tái định cư có thể ổn định ngay cuộc sống ở nơi ở mới, đồng thời trên cơ sở đó có thể phát triển một cách ổn định, bền vững và lâu dài. Chính sách cấp sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất và đất ở cho bà con tại vùng tái định cư sẽ giúp cho bà con ổn định tinh thần để an cư, định cư lâu dài 10 Xem tại: http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-34-2010-QD-TTg-boi-thuong-ho-tro-tai-dinh-cu-cacdu-an-thuy-loi-thuy-dien-vb103761.aspx Về phát triển kinh tế, các điều khoản quy định trên đây cũng đã thể hiện được những chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế một cách bền vững cho bà con vùng tái định cư. Những điều khoản hỗ trợ, ưu đãi về vốn để chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi mô hình sản xuất, tư vấn hỗ trợ đào tạo nghề đã giúp cho đồng bào các vùng tái định cư có thể có điều kiện để phát triển kinh tế một cách bền vững, lâu dài ở các địa bàn tái định cư. Việc mở các lớp tập huấn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư cho hệ thống tiêu thoát và cung cấp nước, đã thực sự giúp cho bà con sớm ổn định nghề nghiệp, và các mô hình phát triển sản xuất, làm cho bộ mặt đời sống kinh tế của cư dân vùng tái định cư có nhiều thay đổi theo chiều hướng tiến bộ. Bên cạnh đó, các chính sách về đầu tư thiết kế, xây dựng các hạng mục công trình như nhà văn hoá thôn/bản, tổ chức khôi phục các lễ hội truyền thống, dạy chữ Thái cho người Thái ở Sơn La chẳng hạn đã góp phần ổn định đời sống văn hoá của cư dân các vùng tái định cư. Việc hỗ trợ, xây dựng và lắp đặt hệ thống đài phát thanh, truyền hình, hỗ trợ loa đài và các trang thiết bị phát thanh, mạng điện thoại, mạng Internet đã giúp cho đồng bào vùng tái định cư sớm nắm bắt được thông tin văn hoá, có thêm điều kiện tiếp xúc với các nền văn hoá khác để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, ổn định và nâng cao chất lượng đời sống văn hoá tinh thần của bà con. Việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông đã giúp cho sự lưu chuyển, trao đổi hàng hoá và văn hoá được thuận lợi hơn, quan đó tạo điều kiện cho kinh tế và văn hoá của bà con tái định cư phát triển lên tốt hơn. Ngoài ra, việc xây dựng các khu tái định cư một cách đồng bộ về điện, đường, trường trạm cũng đã góp phần tạo điệu kiện để ổn định và phát triển các lĩnh vực giáo dục và y tế. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho giáo dục và y tế tại các điểm tái định cư. Đối với ngành giáo dục, trong các Nghị định, Quyết định của Chính phủ đã nêu trên đây đều quy định rõ rệt, các khu tái định cư phải có hệ thống các trường học và trạm ý tế, đảm bảo mỗi xã đều phải có hệ thống các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, mỗi xã có 1 trạm y tế. Các chế độ ưu đãi về học phí, lương thực, thực phẩm, sách giáo khoa, nhà nội trú, quần áo đã giúp cho các em học sinh có đủ điều kiện để học hành. Ngoài ra, việc ưu tiên lấy giáo viên là cư dân tái định cư cũng tạo điều kiện để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên cho các trường ở khu tái định cư. 3. Những biến đổi về đời sống văn hóa của cư dân bản Nà Noong Về cơ bản, toàn bộ các chính sách mà chúng tôi đã trình bày ở trên đều đã được thực hiện ở bản Mai Quỳnh, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La nói riêng và cả tỉnh Sơn La nói chung trong quá trình thực hiện di dân, tái định cư. Và theo đó, việc thực hiện chính sách này đã dẫn đến những sự thay đổi về điều kiện cư trú, sinh sống, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nhóm cư dân di dân, tái định cư. Trong bài viết này, chúng tôi chưa có điều kiện trình bày toàn bộ những vấn đề đó, mà chỉ tập trung vào vấn đề biến đổi về đời sống văn hóa ở bản Mai Quỳnh như là một nghiên cứu trường hợp khá điển hình về sự biến đổi đời sống văn hóa của các nhóm cư dân di dân, tái định dưới sự tác động của những chính sách đã đề cập đến ở trên. Dưới góc nhìn đó, chúng tôi chỉ tập trung miêu tả sự biến đổi đời sống văn hóa của nhóm cư dân Thái trắng ở bản Mai Quỳnh hai khía cạnh: Văn hóa vật thể (nhà cửa (loại hình, cấu trúc, cách bài trí), đường và các phương tiện đi lại, ăn, uống, mặc…) và Văn hóa tinh thần (tâm linh, phong tục, tập quán, lễ hội, tín ngưỡng,…). Dưới đây là những nội dung cụ thể 3.1. Những biến đổi về văn hóa vật thể 3.1.1. Về nhà cửa Nhìn chung, kiến trúc nhà cửa của nhóm cư dân Pắc Ma ở Mai Quỳnh không có nhiều thay đổi lắm so với khi ở bản cũ. Đại đa số các hộ dân trong bản hiện nay vẫn ở nhà sàn theo kiểu cách cũ. Trong bản chỉ có khoảng 5-7 hộ gia đình có nhà nằm cạnh mặt đường trục chính vào bản thì kiến trúc nhà có thay đổi cho phù hợp với điều kiện "đất mặt đường". Những ngôi nhà sàn này họ sẽ tận dùng cả nền đất phía dưới để ăn uống, làm nhà bếp, và nơi tiếp khách. Còn sàn gỗ bên trên được thiết kế thành các phòng ngủ. Ngoài ra, trong bản cũng đã có một số nhà xây nhà bê tông, cốt thép, và nhà cao tầng. Các hộ gia đình ở đây đều có một khoảng sân trước nhà để phơi đồ và làm sân chơi cho trẻ nhỏ. Các khu chăn nuôi và nhà vệ sinh được bố trí khá xa nơi ở chính của gia đình. Những gia đình làm nhà sàn theo kiểu truyền thống thì dưới gầm sàn họ cũng không còn nuôi nhốt gia súc, gia cầm ở đó nữa, mà dưới gầm sàn sẽ dùng làm nơi để những vật dụng cần thiết của gia đình như xe máy, xe đạp, máy cày, thúng, nia, mẹt, cuốc,... Thậm chí, các gia đình nhà ở gần đường đã dùng sàn dưới làm nơi bán hàng, quán ăn như gia đình ông Bí thư của bản Quàng Văn Thái. Về bố trí khu phong nghỉ ngơi và thờ tự, người Thái trắng ở bản Mai Quỳnh cũng giống như đại đa số cư dân Thái ở những nơi khác. Từ cửa chính đi vào, phía bên tay trái sàn gỗ chính được thiết kế làm nơi kê tủ, bàn ghế, để ngồi tiếp khách. Ở gian sàn chính, phía cửa sẽ là nơi để tổ chức ăn uống, múa hát. Phía tay phải của căn nhà, ngoài đầu hồi sẽ là nhà bếp. Sàn gỗ phía lưng nhà, nhìn từ cửa vào, được thiết kế cao hơn sàn gỗ chính chừng 20 đến 25cm. Đây là sàn để ngủ, nghỉ của gia chủ và các thanh viên trong gia đình. Phía bên trái, ngoài cùng nhìn từ cửa chính vào sẽ là nơi thờ tự của gia đình. Gian thờ tự này được buông rèm, che kín lại, chỉ vào những dịp lễ, tết mới vén rèm lên để thắp hương. Việc che rèm như vậy là để cho ông bà, tổ tiên không nhìn thấy được cuộc sống hiện tại của con cháu, làm cho các cụ bớt nhớ nhung, không trêu chọc, hay tìm cách bắt con cháu theo hầu. Và cũng để cho những người khách hay trẻ nhỏ trong nhà không dòm ngó bàn thờ, gây ô uế, động chạm đến các cụ tổ tiên của mình. Đối với những người mới chết, người Thái trắng sẽ lập một bàn thờ nhỏ ngay bên cạnh bàn thờ lớn để thắp hương và thờ tự. Chừng nào đủ 1 năm hoặc 3 năm thì mới đổi bát hương, dồn vào thờ chung trong bát hương gia tiên. Ngay bên cạnh gian thờ tự sẽ là phòng ngủ của những người gia nhất trong nhà, tiếp đó đến các cặp vợ chồng trẻ, rồi đến chỗ ngủ cho những người phụ nữ, con gái đơn thân, các cháu nhỏ và sau cùng mới là chỗ ngủ cho những người đàn ông, con trai đơn thân. Họ bố trí như vậy với ý nghĩa là: bên cạnh gian thờ tự sẽ là các cụ già ngủ, để lỡ không may mà tổ tiên cần người theo hầu thì có bắt cũng bắt người gia đi thôi, chứ không bắt được người trẻ, như vậy sẽ không bị tuyệt giống nòi. Thứ đến chỗ ngủ của các đôi vợ chồng trẻ theo thứ tự trên dưới, vợ chồng anh, chị trước, các em sau. Rồi đến chỗ ngủ của những người con gái, phụ nữ đơn thân và các chàng trai ngủ ngoài cùng để bảo vệ cho những người phụ nữ, bởi ngày xưa rừng rậm còn nhiều, dân cư lại thưa thớt, thú dữ nhiều nên con trai phải nằm ngoài để bảo vệ cho những người khác trong nhà. Vì chỗ nằm cuối cùng phía bên phải của những anh con trai cũng là cầu thang từ bếp đi xuống nhà vệ sinh, khu vực tắm rửa của gia đình người Thái. Như vậy, về cơ bản kiến trúc nhà cửa của đồng bào Thái tại bản Mai Quỳnh, Mường Bon và cách thức bố trí trong nhà không thay đổi nhiều lắm ngoại trừ một số hộ gia đình nằm ven đường trục chính của bản. Tuy nhiên, vật liệu để xây dựng những ngôi nhà thì có sự khác biệt. Ở bản Mai Quỳnh, đại đa số đã không còn ngôi nhà nào phải lợi lá cọ hay lợp cỏ gianh nữa mà nó được thay bằng mái ngói Pro-ximang, hoặc là lợp ngói đỏ Hương Canh, cũng có một vài nhà đã lợp ngói mũi. Một số gia đình đã rút bớt các cột gỗ và thay vào đó bằng cột bê tông, hành lang của sàn nhà phía trên được đổ bê tông thay vì làm bằng gỗ như trước đây. Một số gia đình đã thay cánh cửa số bằng gỗ trước đây bằng cách lắp cửa kính. Đây cũng là một sự thay đổi khá thú vị đối với cấu tạo của ngôi nhà sàn. Bởi thông thường, nhà sàn của người Thái nói chung không có cửa sổ. Cửa chính (cửa giữa ngôi nhà) cũng không có cánh cửa, người Thái hiếm khi đóng kín cửa chỉ trừ những dịp đặc biệt như khi trong nhà có bà đẻ chẳng hạn, họ mới dùng những tấm ván gỗ để dựng, che tạm cửa lại. Thông thường, nhà sàn của người Thái hai đầu hồi, phía trên nóc sẽ được thiết kế thành những ô cửa sổ nhỏ, có thể hình ngôi sao, hình trăng lưỡi liềm để thông gió và lấy anh sáng còn lại thì không có sửa sổ. Nhưng hiện nay, đại đa số các hộ gia đình ở bản Mai Quỳnh, Mường Bon đều thiết kế nhà sàn có từ 1- đến 3 cửa sổ, và vẫn thiết kế 2 cầu thang ở hai đầu sàn nhà. Điều đặc biệt là người Thái trắng rất thích trang trí nhà mình bằng những bộ xương thú như đầu hươu, nai, bò rừng, bò tót, sừng trâu, đầu dê, sơn dương,... Trên mỗi đầu cột của các gia đình, họ đều treo những bộ xương đó, nhiều ít khác nhau, vì đó hầu hết đều là những bộ xương của các con thú mà gia chủ đã săn được trong những lần đi săn, bắn. Họ treo lên như một chiến tích trong nghiệp săn bắn và cũng là để trừ tà, đặc biệt là sừng bò tót, được coi là bùa hộ mệnh cho đồng bào. Nếu treo được một bộ sừng bò tót trong nhà thì đó được coi là một lá bùa bình an cho cả nhà. Hiện nay trong bản đã có một số các ngôi nhà cao tầng được bê tông hóa, cá biệt có 2 ngôi nhà bê tông hóa nhưng mô phỏng lại khuôn hình của ngôi nhà sàn. Chúng vẫn giữ nguyên hình dạng như vậy mà chỉ thay chất liệu từ gỗ, lá thành các cột bê tông, đổ bê tông sàn nhà và vách được xây bằng gạch chỉ, mặc trước chỉ bắt mạch, không chát. Tường phía sau nhà, nới ngủ, nghỉ thì mới chát và sơn. Đối với 4 ngôi nhà xây theo kiến trúc nhà ống, cao từ 1 đến 3 tầng thì hơi đặc biệt. Đây là 4 ngôi nhà của 4 anh em nhà ông Cà Văn Hậu. Họ là những người di dời đến đây đầu tiên, và tận dụng số tiền đền bù để xây nhà theo kiểu của người Kinh, có sự ta vấn của ban hỗ trợ di dời. Ông Cà Văn Hậu cho biết, lúc đầu ông cũng dỡ nguyên 2 căn nhà cũ ở Pha Khinh, Quỳnh Nhai rồi mang xuống đây. Nhưng chỉ mang được 1 căn thôi, vì đường xá xa xôi, vận chuyển khó khăn. Vả lại gỗ ở căn nhà cũ do bố mẹ ông để lại có một số hư hỏng. Vì thế, một số cán bộ trong ban hồ trợ tái định cư bảo ông bán đi, xây nhà theo kiểu người Kinh dưới xuôi mà ở cho nó sướng và ông đã làm theo. Theo quan sát của chúng tôi, cách bố trí phòng ốc và chứng năng các phòng ốc trong nhà của ông Hậu vẫn giữ theo kiểu của người ở nhà sang. Nhà ông Hậu có hai tầng, được xây theo kiểu nhà ống, nhưng bề ngang khá rộng, khoảng 6,5m, sâu khoảng 17-20m. Được chia làm 4 gian, gian ngoài cùng (cửa vào nhà) rộng chừng 10m2, được dùng làm nơi tiếp khách, phòng kế đến là nơi ngủ nghỉ của vợ chồng ông (gia chủ), phòng tiếp theo là một gian nhỏ chừng 4-5m2, được dùng làm nơi thờ tự các Han và ông bà tổ tiên. Phòng tiếp theo đó là phòng ăn, rộng chừng 10m 2, rồi đến bếp, nhà vệ sinh. Tầng 2 của căn nhà là nơi ngủ nghỉ của các con ông gồm có 3 phòng ngủ tách biệt, và một phòng sinh hoạt văn hóa chung của cả nhà (phòng Karaoke). Cả hai tầng trên dưới đều chừa ra một dãy hành lang trong nhà, rộng chừng 1 đến 1-5m làm lối đi, các phòng xây thụt vào trong một chút. Giường ngủ của mỗi cặp vợ chồng cà của từng cá nhân đều có treo rèm, giống như lúc ở nhà sàn. Ông Hậu cho biết, ông dù ở nhà bê tông, cao tầng nhưng vẫn thích lối trang trí của người Thái ở nhà sàn. Và ông không làm giống như người Thái ở những nơi khác khi xây nhà sẽ để bàn thờ trên tầng cao nhất, ông vẫn muốn được gần gũi tổ tông nên ông để gian thờ tự của các cụ ngay bên cạnh phòng ngủ của hai vợ chồng ông. Và nhà của các em ông đều được ông chỉ đạo thiết kế giống như vậy. Về kiến trúc trong bản, hiện trong bản có 01 nhà văn hóa và 01 lớp học mần non, 01 miếu thờ Nàng Han và một hang cá thần. Các công trình này đều được thiết kế theo mô hình ngôi nhà sàn, xong được bằng gạch và đá, có sân lát gạch và trải đá răm (đá cấp phối) để làm sân chơi, nơi sinh hoạt tập thể của bản và nơi tổ chức cúng lễ mỗi dịp lễ tiết. Hiện nay, trong bản cũng có 1 khu nghĩa trang riêng của bản. Khu nghĩa trang này nằm trên sườn con đồi phía sau lưng của bản, cách bản chừng 1,5km. Nghĩa trang được thiết kế, quy hoạch gọn ghẽ. Có tường đá xếp xung quanh nhưng không có có cổng. Các ngôi mộ trong nghĩa trang phần lớn là mộ được di dời từ bản cũ lên đây. Người Thái trắng cũng quan niệm người chết sẽ về sống ở một thế giới khác nên họ không cải táng để tránh động đến cuộc sống mới ở thế giới bên kia của người thân. Việc di dời hài cốt thân nhân lên bản mới là việc bất đắc dĩ, vì thế khi di dời mộ lên bản mới, đồng bào đã tiến hành xây mộ kiên cố, các ngôi mộ được xây không to lắm, nhưng tương đối gọn và đẹp. Như vậy, về cơ bản, kiến trúc nhà cửa, sự bố trí trong nhà của cư dân Thái ở bản Mai Quỳnh đã có những sự thay đổi nhất định. Các công trình công cộng cũng đã thay đổi về cấu tạo, kiến trúc và nguyên vật liệu xây dựng. Điều đó một mặt phản ánh được sự thay đổi của bản về nền tảng kinh tế, mặc khác nó phản ánh sự tiếp biến và giao lưu văn hóa khi đến bản mới tái định cư. Và nguyên nhân sâu xa của nó, chắc hẳn là chính sách di dời tái định cư tác động đến, như trường hợp của gia đình ông Hậu mà chúng tôi đã kể ở trên. 3.1.2. Về đường sá và phương tiện đi lại Trước đây ở bản cũ, đường sá trong thôn thủ yếu là đường đất, những con đường mòn ngoằn ngoèo, rộng chừng 1,5-2m. Nhưng hiện nay, ở bản mới đường của bản Mai Quỳnh đã được quy hoạch rộng hơn từ 5 - 7m, và được trải nhựa hoặc đá dăm (đường cấp phối) ở những nhánh đường trong bản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của cư dân trong bản. Đường sá được mở rộng, thuận lợi hơn, cùng với đó là có được nguồn kinh phí đền bù, hỗ trợ di dời nên đa số các hộ dân trong bản Mai Quỳnh đều mua xe máy, xe đạp để làm phương tiện đi lại. Một số hộ dân đã mua ô tô (cả xe dùng làm phương tiện đi lại và xe tải, máy xúc, máy cẩu để chuyên chở hàng hóa và san, đào núi,...) làm phương tiện đi lại và chuyên chở hàng hóa, phục vụ việc kinh doanh. Có thể nói, so với hai bàn Nà Noong (Chiềng Lao) và Pắc Ma (Chiềng Sinh), những bản di dời tái định cư mà chúng tôi khảo sát thì bản Mai Quỳnh là có đường giao thông đẹp nhất, to, rộng nhất. Như vậy, có thể thấy, nếu so với trước đây ở bản cũ dưới lòng hồ thì cư dân bản Mai Quỳnh đã có sự thay đổi lớn về đường xá và phương tiện đi lại. Trước đây cư dân trong bản chủ yếu là đi bộ hoặc đi thuyền (thuyền gỗ, chèo tay), nhưng hiện nay đã có nhiều phương tiện khác nhau với các cách thức di chuyển khác nhau. 3.1.3. Về văn hóa mặc Nhìn chung, văn hóa mặc của người Thái ở bản Mai Quỳnh cũng giống như ở các bản khác, đều đã có sự biến đổi nhất định. Những bộ trang phục truyền thống như váy, áo cóong, khăn piêu, quần áo chàm của đàn ông hiện nay chỉ còn các cụ già và lứa tuổi trung niên trở nên còn sử dụng hằng ngày mà thôi. Còn lại, giới trẻ hiện nay đã chuyển sang mặc những bộ trang phục giống như người kinh ở dưới xuôi, quần bò, áo sơ mi, váy, đi giầy da, post, dép quai hậu, đội mũ lưỡi trai, mũ vải, giầy vải... Những bộ trang phục truyền thống chỉ được giới trẻ sử dụng đến trong các dịp lễ tết, hội hè, đình đám như: tết Xíp Xí, ngày hội Xên Bản, tết Nguyên đán, đám cưới, hay là mặc biểu diễn văn nghệ,... Đa phần, người Thái (phụ nữ) ở MaMai Quỳnh đã không còn dệt vải, nguyên liệu để may trang phục đều đã được mua của người Kinh, người Mông hoặc hàng Trung Quốc (đặc biệt là sợi thổ cẩm giả). Những bộ trang phục truyền thống hiện nay chỉ được cư dân Thái sử dụng trong các dịp lễ tết, cưới hỏi và đám ma. Họ vẫn giữ được tập quán người con gái Thái phải may được quần áo khi về nhà chồng, phải thêu được gối, chăn, nệm cho cha mẹ, ông bà, anh chị em nhà chồng và quần áo mới cho chồng. Nhưng khác với lúc còn ở bản cũ, hiện nay nguyên liệu để làm nên những thứ đó được mua chứ họ không tự làm. Hoa văn, họa tiết trang trí trên nhưng bộ váy, áo, quần, thắt lưng, vỏ gối, nệm, chăn đều đã có sự thay đổi theo xu hướng pha trộn, không thuần như trước đây nữa. Nếu như trước đây, ở chính giữa của nệm, vỏ gối, và chăn thường thêu một hình ngôi sao, tượng trưng cho mặt trời với 12 cánh, hoặc tám cánh thì hiện nay, họa tiết này có thể bỏ và thay bằng các hình khối khác như thêu kẻ đan nhau giữa các khối mau thành hình vuông, hình chữ nhật,... Các đường viền vỏ gối, vỏ nệm, cạp váy, vỏ chăn trước đây thường được thêu hoa văn của những bông hoa cúc, hoặc cánh hoa cúc thì ngay nay, nó cũng được thêu đơn giản hơn và có sự pha trộn. Các họa tiết trang trí chỉ còn mang tính chất tô đẹp chứ không hoặc ít còn mang ý nghĩa biểu trưng cho một nét văn hóa, tín ngưỡng như người xưa nữa. Như vậy có thể thấy, hiện nay văn hóa mặc của cư dân Thái ở Mai Quỳnh tương đối phong phú, đa dạng, có sự pha trộn của nhiều cộng đồng cư dân khác nhau. Những nét truyền thống trong văn hóa mặc của người Thái đã dần dần bị mai một. Có điều đó, một phần là chịu sự ảnh hưởng trong giao lưu, tiếp biến văn hóa của người Thái, nhưng phần lớn là do sự di dân, tái định cư. Tác động này được tạo ra ở nhiều góc độ như: có tiền đền bù, hỗ trợ để có thể phục vụ/đáp ứng nhu cầu thay đổi văn hóa mặc; sự tiện lợi của bản mới ở thành phố trung tâm văn hóa của cả tỉnh, nơi diễn ra nhiều hoạt động buôn bán, giao lưu, tiếp biến với nhiều cộng đồng người khác nhau; và nguyên nhân cuối cùng là do sự đòi hỏi của những biến chuyển về nghề nghiệp, điều kiện canh tác, sự di chuyển hằng ngày và nhu cầu hưởng thụ của cộng đồng các thế hệ cư dân của bản Mai Quỳnh, song có lẽ, sự dư giả về tiền bạc có được trong chính sách di dời, tái định cư là nguyên nhân chính dẫn đến những thay đổi về văn hóa mặc của đồng bào. 4.1.4. Về văn hóa ăn - uống Người Thái ở Mai Quỳnh trước đây món ăn chính là xôi được làm từ lúa nếp nương. Hiện nay, do sự chuyển đổi địa bàn sinh sống, canh tác và loại hình cây trồng nên thức ăn và cách ăn của cư dân Mai Quỳnh cũng đã có sự khác biệt đôi chút. Ví như xôi đồ vẫn là món ăn chính, nhưng không phải là thường xuyên nữa, mà cơm tẻ cũng đã xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn. Hiện nay, cách đồ xôi theo kiểu truyền thống cũng ít khi được dùng, chỉ trừ những lúc đặc biệt, trong nhà có khách thì người dân Mai Quỳnh mới đồ xôi theo kiểu truyền thống (đồ xôi bằng chõ đất, cổ cao, dài hoặc ninh đồng (chõ bằng đồng), ninh gỗ (chõ bằng gỗ)). Sau khi đồ xong, xôi được cho ra mẹt, quạt cho bớt nóng rồi cho vào trong những chiếc giỏ nhỏ như cái bát tô bằng tre, mây (Cóm khẩu, ép khẩu) hoặc quả bầu khô (tẩu khẩu) để đãi khách. Và trong những dịp như vậy, người Thái thường giã, trộn chẳm chéo để chấm xôi. Còn đa phần xôi ở những ngày thường được người dân trong bản nấu bằng nồi cơm điện. Hiện nay, cơm tẻ và xôi được nấu xen kẽ với nhau trong một bữa ăn, hoặc một bữa cơm tẻ, một bữa cơm xôi. Điều này được bắt nguồn từ chính sách hỗ trợ di dời, tái định cư của chính phủ. Bởi theo quyết định số 02/2007/QĐTTg thì mỗi người dân di dời sẽ được hỗ trợ 20kg gạo tẻ một tháng, trong vòng 2 năm 11, vì sau khi di dời lên bản mới, cư dân bản Mai Quỳnh về cơ bản chưa có ruộng để cấy trồng. Họ chủ yếu làm nương, trồng ngô, sắn cho nên không còn lúa nếp để ăn xôi mà chuyển sang ăn cơm tẻ. Ruộng trồng lúa nước mới chỉ được chia khoảng 5 năm trở lại đây. Và cũng nhờ có tiền đề bù, hỗ trợ di dời tái định cư nên người dân mới có tiền để mua nồi cơm điện, nồi lẩu... Về cơ cấu bữa ăn, thường là có xôi (cơm tẻ), rau, cá, thịt, trong đó cá là món ăn được ưa thích. Người Thái ở bản Pắc Ma cũng như đa số các cư dân Thái khác đều rất thích ăn cá và ít ăn thịt. Về cơ bản, cơ cấu bữa ăn so với trước đấy ở bản cũ không có mấy thay đổi, ngoài việc ăn cơm nếp chuyển sang ăn cơm tẻ. 11 . Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9 tháng 1 năm 2007 về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La http://vbqppl.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn %20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=14762. Ngoài ra, với người Thái ở bản Pắc Ma, trước đây bữa ăn sáng thường là ăn xôi thì nay, một bộ phận đã chuyển sang ăn phở, bún và mì tôm. Điều này xuất phát từ việc di chuyển bản đến khu vực trung tâm của tỉnh, bản lại nằm cách quốc lộ 6 không xa lắm, vì thế đã tạo điều kiện để một số hộ trong bản có điều kiện chuyển từ ăn sáng với gia đình ra ăn ngoài quán, xá. Ngay ở trong gia đình thì các cháu nhỏ và người già cũng đã chuyển dần sang ăn mì tôm vào bữa sáng. Còn thanh niên, trung niên thì một số vẫn duy trì ăn cơm, xôi, số khác ăn quán. Về đồ uống, hiện nay đồ uống chủ yếu của người Thái ở Pắc Ma vẫn là rượu được chưng cất từ ngô, khoai, sắn và cả rượu gạo. Rượu gạo thường được dùng trong các dịp lễ tết, còn ngày thường người Thái ở bản Pắc Ma thường uống rượu ngô, một số ít dùng rượu sắn. Hầu hết các gia đình đều tự chưng cất lấy rượu để uống và dùng trong các dịp lễ tết, khi nhà có khách. Tuy nhiên, hiện nay thì xu hướng đi mua rượu đang dần chiếm ưu thế bởi việc ủ men rượu, nấu rượu tốn nhiều công sức hơn là đi mua nên người dân đã giảm dần việc nấu rượu. Ngoài ra, hiện nay cư dân Thái ở bản Pắc Ma cũng thường dùng bia, nước ngọt (Cocacola, Bò húc, Sting,... ) trong các buổi lễ, tết ăn uống tập thể và trong từng gia đình. Đây là một sự thay đổi tương đối lớn so vởi trước đây ở bản cũ. Vì theo như lời khẳng định của ông Trưởng bản Nùng Văn Tấm thì trước kia ở bản cũ không có bia và nước ngọt, vì bản mằm mãi dưới sâu, đường xá không thuận tiện nên không có ai buôn bán, mang bia về bản cả. Như vậy, có thể nói về cơ bản, văn hóa vật chất của đồng bào Thái ở bản Mai Quỳnh hiện nay, dưới tác động của các chính sách tái định cư đã có sự thay đổi cơ bản, từ cách thức ăn, mặc, ở, đi lại 3.2. Những biến đổi về văn hóa tinh thần 3.2.1. Văn hóa tâm linh Có thể nói, người Thái ở bản Mai Quỳnh cũng giống như ở các bản khác trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đại đa số người Thái chỉ thờ cúng tổ tiên, và thờ Nàng Han, họ rất ít khi theo hẳn một tôn giáo nào. Và do vậy mà họ cũng có ít lễ hội, thông thường trước kia ở bản cũ, cư dân Mai Quỳnh cả năm chỉ có hai dịp lễ quan trọng đó là tết Xíp Xí (ngày 14 tháng 7 âm lịch) và lễ Xên Bản vào các ngày từ mùng 14 đến 15 tháng giêng âm lịch. Như vậy, so với người Thái Đen ở bản Nà Noong (Chiềng Lao) thì ngày tổ chức lễ Xên Bản ở Pắc Ma có khác, muộn hơn một chút và so với bản Pắc Ma ở Chiềng Sinh thì ngày tổ chức cũng ngắn hơn, chỉ có 2 ngày mà thôi. Ngoài ra, cũng có có một số lễ hội khác như lễ mừng cơm mới, lễ lên nhà mới, lễ ra ở riêng cho những cặp vợ chồng mới cưới, hoặc lễ tiễn dâu đối với những cặp vợ chồng phải ở rể, lễ nhận con nuôi, lễ cho con và các việc tang ma, cưới xin,... Trong số các lễ tiết này, thì chỉ có lễ cưới hỏi và tang ma là tập trung cả bản mà thôi, còn những lễ khác chỉ tổ chức trong khuôn viên của gia đình anh, em con cháu gần. Riêng đối với việc tang ma, cưới hỏi, người Thái cũng đơn giản, không phức tạp lắm về mặt lễ lạt, tâm linh. Chẳng hạn như với việc cưới, khi đôi trẻ đồng ý đến với nhau và đã đủ các điều kiện về của hồi môn, đủ tuổi hai bên gia đình sẽ nhờ thầy mo trong bản xem cho một ngày tốt, rồi nhờ thầy Mo đến gia đình nhà gái làm lễ cúng thần núi, thần sông, Nàng Han, trình báo với tổ tiên để cho đôi trẻ về ăn ở với nhau. Và việc tang ma cũng vậy, khi gia đình có người ra đi, họ sẽ nhờ thầy mo xem ngày, giờ nhập quan, và an táng. Sau khi an táng xong thì nhờ thầy mo của bản cũng tại mộ và ở nhà của gia chủ để trình báo với thần núi, thần sông và tổ tiên để họ đón nhận thành viên mới. Tức là họ quan niệm cái chết là một sự đoàn tụ, tụ họp với ông bà, tổ tiên ở thế giới bên kia chứ không hẳn là sự ra đi mãi mãi. Và với người Thái, con người đã chết đi là về với ông bà, tổ tiên rồi, có thế giới khác rồi nên không thể quấy quả họ được. Vì thế mà đồng bào Thái không có tục cải táng, họ cũng chỉ cúng giỗ cho người chết trong 3 năm đầu thôi, còn sau 3 năm thì sẽ không cúng giỗ nữa. Điều khá đặc biệt là, khi một cặp vợ chồng lấy nhau họ sẽ phải cắt cho nhau một lọn tóc, được cuộn lại bằng một sợi chỉ đỏ, xâu vào đó hai đồng tiền bạc trắng. Đây được coi là tín vật định hôn và cũng là lễ dẫn cưới, của hồi môn, để danh của các cặp vợ chồng. Cặp vợ chồng đó sẽ phải giữ tín vật đó trong suốt cả cuộc đời mình cho đến khi chết. Trong trường hợp, vợ chết trước chồng thì tín vật đó của người vợ được trao lại cho người chồng và ngược lại, nếu người chồng chết trước thì tín vật đó sẽ được trao lại cho người vợ. Và người chết sau (vợ hoặc chồng) sẽ được chồng cùng với tín vật. Có một điều đặc thù đối với các gia đình người Thái trắng ở bản Pắc Ma là, vợ chồng khi chết dứt khoát phải được chôn ở cạnh nhau, để được ăn đời, ở kiếp với nhau. Tín vật chỉ được trao cho người vợ, chồng đầu tiên, còn khi lấy vợ hai, hoặc tái giá, tín vật với người vợ (chồng) cũ không được trao cho người mới để xác lập và tạo sự thủy chung trong cuộc sống gia đình. Tập tục này của cư dân bản Mai Quỳnh cũng giống như của cư dân Pắc Ma ở bản Chiềng Sinh, bởi họ vốn cùng một nhóm cư có cùng chung gốc rễ và họ hàng thân thích với nhau ở Pá Ma - Pha Khinh, Quỳnh Nhai. Việc cúng giỗ Han cũng khác và giản tiện so với trước đây. Nếu trước đây ở bản cũ, lễ để cúng giỗ Han sẽ phải mổ 1 con trâu, 1 con bò và 1 con lợn, 1 bàu rượu. Mỗi gia đình sẽ phải làm lễ 1 con gà trắng, 1 con gà đen để cúng Han. Nhưng ngày nay thì giản dị hơn, lễ cũng Han chỉ gồm có 1 mâm xôi, 1 con gà, 1 cái đầu và đuôi lợn, một bàu rượu và thầy Mo sẽ thay mặt cả bản để cúng giỗ Han. Hiện nay ở trong bản còn có 3 người vẫn làm thầy Mo của bản. Trong đó có hai người là một cặp vợ chồng, hiện nay đã trên 90 tuổi nhưng còn khá minh mẫn và một người năm nay mới 57 tuổi. Vào dịp này, cả 3 thầy mo trong bản đều được mời đến để cúng lễ cho bản, những thầy mo già cả sẽ được vào cũng lễ trước. Sau khi cúng lễ xong thì người dân hạ lễ, mang về nhà văn hóa của bản để chia lễ ra, bày lên các mâm cỗ cho cộng đồng cưa dân của cả bản và quan khách đều được hưởng chung. Trong dịp cúng Han trong tết Xíp Xí, người dân trong bản cũng làm một cái lễ để ra cúng trước cửa hang Cá thần, bên dòng Nầm Pàn. Mặc dù đây là tín ngưỡng của các cư dân bản địa, song khi di cư về đây nhóm cư dân Mai Quỳnh đã tiếp tục thờ cúng một cách nghiêm cẩn. Đây là điểm khác biệt, đặc thù của bản Mai Quỳnh so với các bản khác. Họ dễ dung hòa, chấp nhận những tín ngưỡng mới của cư dân bản địa. Lễ Xên Bản, cúng bản đầu năm của cư dân Mai Quỳnh được tổ chức trong hai ngày 14-15 tháng giêng. Trong dịp này, các ngõ, xóm sẽ tổ chức liên hoan theo ngõ, xóm, sau đó là đến các dòng họ tổ chức liên hoan, rồi đến các gia đình và sau cùng là liên hoan toàn bản, làm lễ ở miếu thờ Han, rồi về nhà văn hóa để ăn uống tập thể, tổ chức văn nghệ. Đây là điều khác biệt so với trước đây, vì trước đây lễ Xên Bản chỉ được tổ chức hai ngày 14 và 15 tháng giêng mà thôi. Việc di dân tái định cư cũng đã làm cho nhiều nét văn hóa tâm linh trong việc thờ cúng tổ tiên của người Thái có sự thay đổi. Bởi lẽ, như trên chúng tôi đã đề cập là người Thái không có tục cải táng. Nhưng khi di dân, tái định cư người Thái đã buộc phải tiến hành các thủ tục cải táng, di dời mồ mả tổ tiên, cha ông đến nơi ở mới. Họ quan niệm, người chết không mất đi mà về sống đoàn tụ với ông bà tổ tiên ở thế giới bên kia, song thế giới đó cũng rất gần với thế giới của người sống. Vì vậy, người sống ở đâu thì mồ mả, cha ông cũng phải ở cạnh đó để được thân cận, gần gũi, đỡ quên nhau/đi lạc đường. Người thái cho rằng, ông bà, cha mẹ (nói gọn lại là tổ tiên) khi mất đi cũng vẫn ở quanh quẩn cùng con cái, dõi theo mọi hoạt động của con cái cho nên phải thờ cúng ông bà, tổ tiên thường xuyên. Nhưng không giống người Kinh là phải thắp hương vào các ngày tuần rằm, người Thái thờ cũng bằng tâm là chính và bằng những nghi lễ trong ăn uống và cách lập bàn thờ. Bàn thờ của gia đình người Thái được cho vào một góc, gần nơi ngủ, nghỉ của chủ nhà. Chủ nhà ngủ ở chỗ nào thì ngay bên cạnh đó sẽ là nơi đặt bàn thờ của gia đình. Bàn thờ được buông rèm để che và chỉ có duy nhất 1 bát hương trên bàn thờ. Người Thái quan niệm rằng tổ tiên khi mất đi cũng vẫn luôn ở cạnh người sống, song vì không muốn quấy quả người chết, để cho người chết cũng tập trung vào làm ăn thì người Thái rất ít khi thặp hương trên bàn thờ tổ tiên. Chỉ những dịp đại sư như: Cưới, tang ma, tết, lễ cho nhận con, kết nghĩa anh em, hoặc làm nhà mới, chuyển nhà mới họ mới thắp hương gia tiên. Còn những ngày bình thường, để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ gia tiên, người Thái thể hiện nó trong cách cung kính mời tổ tiên trong bữa ăn. Người Thái ở bản Mai Quỳnh thường rót 2 chén rượu, để một đôi đũa ở giữa và một cái bát sạch ở bên cạnh để cung nghinh, mời tổ tiên dùng cơm với con cháu trong gia đình. Đến cuối bữa, hai vợ chồng gia chủ hoặc chủ nhà (nếu khuyết mất vợ hoặc chồng) sẽ "thụ lộc" hai chén rượu này. Nếu trong nhà có thượng khách/khách quý thì hai chén rượu này sẽ được gia chủ mời khách dùng một chén cùng với gia chủ. Như vậy, về cơ bản việc di dời tái định cư cùng với các chính sách hỗ trợ, đền bù đã làm biến đổi cơ bản đời sống văn hóa tâm linh của cư dân Thái ở bản Pắc Ma. 3.2.2. Về phong tục, tập quán Có thể thấy, việc di dân tái định cư đã làm biến đổi các phong tục, tập quán của đa số cư dân Thái ở bản Pắc Ma. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở các tập quán sản xuất kinh tế. Trước đây khi còn ở bản cũ dưới lòng hồ, người Thái chủ yếu là trồng lúa nước và do vậy, họ quen với các tập quán gieo hạt, cày trồng, chăm bón cây lúa theo thời vụ là chính. Hiện nay, việc di cư lên vùng cao hơn (rẻo giữa) để sinh sống, người Thái đã buộc phải chuyển sang canh tác trên nương là chủ yếu, vì họ có rất ít ruộng để trồng lúa. Sự chuyển đổi tập quán canh tác này đã gây rất nhiều khó khăn cho đồng bào, từ cách lấy nước, giữ nước, chăm bón, thu hoạch, gieo hạt, làm đất, bón tỉa,... Vì trồng tỉa trên nước khác hẳn so với trồng dưới ruộng trũng, thấp. Đây cũng là lý do mà năng suất trong những năm gần đây không cao, do bà con chưa quen với tập quán canh tác mới, chưa quên được tập quán canh tác cũ. Vì như trước đây, họ có thể đi làm ruộng từ 6-7h sáng đến 11h trưa lại về nhà ăn cơm thì nay, trưa họ phải mang cơm vào nương để ăn, và trưa không thể về nhà bởi nương cách xa nhà 5-7km. Và khó khăn nhất vẫn là chuyện lấy nước, giữ nước, làm hệ thống tưới tiêu cho các nương ngô, nương sắn. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi mô hình, thay đổi giống cây trồng với cách thức trồng tỉa, chăm bón khác nhau, mùa vụ khác nhau đã làm biến đổi các phong tục, tập quán canh tác của cư dân Thái ở Mai Quỳnh, đặc biệt là trong việc trồng cà phê, cao su. Bà con phải để lớp để nghe tập huấn, học hỏi kỹ thuật trồng tỉa, chắm bón cho cây cà phê. Rồi cách thức giữ nước, cách thức hái tỉa, thu hoạch sản phẩm, sơ chế sản phẩm để làm sao đạt được chất lượng tốt nhất. Hiện nay ở Mai Quỳnh còn diễn ra sự thay đổi của lối sống của một bộ phận dân cư theo hướng thương mại hóa của những hộ dân mở cửa hàng kinh doanh, buôn bán. Họ đã bắt đầu phải tính toán đến sự lỗ lãi của thường trường. Có sự cạnh tranh trong buôn bán,... điều này đã làm ảnh hưởng đến đời sống tình cảm của các hộ dân trong bản theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực, làm đa dạng đời sống văn hóa của bà con nơi đây. Như vậy có thể thấy, việc di dời tái định cư đã và đang làm biến đổi các phong tục, tập quán của đồng bào Thái. Từ tấp quán canh tác trồng ướt sang trồng khô, từ canh tác dưới trũng lên trên canh tác trên cao, từ phong tục cúng lễ trong những dịp giao mùa đến nay đã không còn nữa. Ngay cả những tập quán, phong tục cũ còn lại cũng có sự thay đổi do được pha trộn với những tập quán, phong tục của cư dân bản địa. Ví như tập quán đi làm sớm, về muộn và nghỉ lại trên nương buổi trưa, đến tối cả gia đình mới đoàn tụ chẳng hạn. 3.2.3. Về lễ hội và văn hóa, văn nghệ Về lễ hội, cộng đồng cư dân Thái ở bản Pắc Ma đã có sự thay đổi tương đối lớn, theo hướng đơn giản hóa. Hiện nay cộng đồng cư dân của bản đã không còn tổ chức các lễ hội cầu mùa, xuống đồng, lên nhà mới, mừng cơm mới,... họ chỉ giữ lại được 3 lễ hội là tết Xíp Xí (ngày 14 tháng 7 âm lịch), tết Nguyên Đán (tết của người Kinh) và lễ Xên Bản vào các ngày từ 01 đến 15 tháng giêng. Các lễ lên nhà mới không còn tổ chức với quy mô cả bản như trước đây nữa mà thường được tổ chức gói gọn ở trong từng gia đình. Riêng tết Nguyên Đán, là tết của đồng bào dưới xuôi. Trước đây ở bản cũ, người dân thường không tổ chức ăn tết này, hoặc nếu có thì cũng tổ chức bé thôi. Nhưng hiện nay ở bản mới thì đây được coi là 1 trong 3 dịp lễ tết lớn và quan trọng của bản. Ngày mùng 1 tết Nguyên Đán hằng năm, người dân cả bản sẽ tụ tập nhau lại, mổ lợn cúng Giàng, Nàng Han ở miếu thờ Han rồi sau đó tập trung về nhà văn hóa của bản, liên hoan, đến từng nhà nhau để chúc mừng năm mới. Về đời sống văn hóa văn nghệ cũng đã có sự thay đổi, biến chuyển đối với cư dân Thái ở Mai Quỳnh, Mương Bon. Hiện nay bản Mai Quỳnh đã thành lập được đội văn nghệ của bản gồm đủ các tầng lớp, lứa tuổi. Có đội văn nghệ phụ lão, đội văn nghệ phụ nữ, đội văn nghệ thanh niên, đội văn nghệ thiến niên và nhi đồng. Cứ mỗi dịp lễ tết trong làng là các đội văn nghệ này lại tham gia biểu diễn, phục vụ cồng đồng cư dân trong bản. Trong những dịp như vậy, họ không chỉ hát và biểu diễn những làn điệu hát giao duyên truyền thống của người Thái mà còn biểu diễn múa, hát cả những bài hát của các dân tộc khác. Điều đặc biệt, các bài hát, bài múa đều có một phần là tiếng Thái, một phần được dịch sang tiếng phổ thông. Đội văn nghệ của bản đã tự sáng tác một bài hát để ca ngợi về sự đổi đời của cư dân ở bản mới tái định cư. Đàn tính tẩu, một nhạc cụ âm nhạc đặc trưng của người Thái. Hiện nay trong bản có 2 nghệ nhân chơi đàn tính tẩu là ông Cà Văn Hậu và ông Điêu Văn Chính. Ngoài 2 nghệ nhân thì các bậc trung niên trong bản cũng biết chơi đàn tính tẩu tẩu. Bên cạnh đàn tính tẩu thì sáo và nhị là những nhạc cụ vẫn được người Thái ưa thích, hiện nay trong bản còn được một đội 3 người có thể chơi được cả sáo và nhị. Trong bản hiện nay chỉ còn lại 3 chiếc chiêng đồng, nhưng chỉ duy nhất có ông Nùng Văn Tấm trưởng bản là còn có thể gõ được chiêng theo nhịp điệu cổ. Tuy nhiên, theo xu hướng chung thì hiện nay các điệu hát giao duyên, đối đáp trữ tình của người Thái ở bản Mai Quỳnh cũng đã bị mai một dần, giới trẻ không còn một ai có thể hát được nữa. Khi chúng tôi về khảo sát thực địa ở bản Mai Quỳnh, cư dân trong bản đã tổ chức một buổi lễ hát hò, giao lưu văn nghệ để tiếp đón và giới thiệu văn hóa của bản vớ chúng tôi. Qua quan sát, chúng tôi thấy hầu như thanh thiếu niên trong bản đã không thuộc bất kỳ một làn điệu hát giao duyên, đối đáp trữ tình nào, những người có thể biểu diễn được chủ yếu là các phụ nữ trung niên. Hiện nay, giới trẻ trong bản chủ yếu là học hát những bài hát tiếng kinh, không ai có thể thôi được kèn môi, kèn lá. Vào các dịp lễ hội của bản, thanh niêm và các cụ già thường tổ chức nhảy sạp ở nhà văn hóa và hát karaoke. Đội văn nghệ của bản đã được thành lập, nhưng họ chủ yếu là học và múa theo các bài hát của Lào (chủ yếu là mô phỏng lại điệu múa Lăm Vông), hoặc là các bài hát của người Thái đã được dịch, chuyển làn điệu sang tiếng kinh. Ngoài những bài múa hát lành mạnh, truyền thống, nhẹ nhàng thì hiện nay, trong chương trình văn nghệ của bản đã có thêm tiết mục nhạc sàn để đáp ứng nhu cầu cải thiện đời sống văn hóa, văn nghệ của giới trẻ. Và lạ thay, xu thế này cũng đã cuốn hút được cả những thế hệ đi trước ở Mai Quỳnh. Họ cũng lắc lư, dậm giật điên cuồng theo các điệu nhạc bốc lửa. Và chị em phụ nữ trong bản luôn sẵn sàng bưng những mâm rượu ra đứng đằng sau các cuộc nhảy nhót đó để hầu rượu mọi người. Bên cạnh việc tổ chức hát hò, thì trong các dịp lễ hội, cư dân bản Mai Quỳnh cũng tổ chức các trò chơi dân gian như ném còn, đấu vật, trọi gà, đánh đu,... làm cho đời sống văn hóa tinh thần của bà con được đa dạng, phong phú hơn. KẾT LUẬN Tóm lại, từ những gì chúng tôi trình bày trên đây có thể thấy, dưới tác động của việc di dời, tái định cư và các chính sách di dời tái định cư để xây dựng lòng hồ thủy điện Sơn La từ năm 2005 đến nay, đời sống văn hóa của đồng bào Thái ở bản Mai Quỳnh đã bị biến đổi một cách nhanh chóng theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Ở chiều hướng tích cực, sự biến đổi về văn hóa, lối sống như ăn, mặc, ở, đi lại và đời sống văn hóa tâm linh đã giúp cho cuộc sống của bà con nơi đây đỡ đi sự rườm rà mà ngày càng đơn giản, năng động hiệu quả hơn. Việc di dân, tái định cư với sự chuyển đổi của mô hình, loại hình kinh tế, phương thức sản xuất đã dần tạo lập cho bà con những phong tục, tập quán mới trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày. Phần lớn, đó là những tập quán tốt, có tính thiết thực và phù hợp với môi trường mới ở bản tái định cư. Song, việc giao lưu, tiếp thu một cách thụ động cũng đã làm hình thành nên lối sống thụ động, ỷ lại và trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Mặt khác, sự du nhập thụ động lối sống nhanh, thực dụng của nền kinh tế thị trường đã và đang làm biến đổi sâu sắc lối sống tình cảm, chân chất, thật thà của cộng đồng cư dân Pắc Ma. Chen vào đó là sự bon chen, kệch cỡm và suy đồi đạo đức, nhất là trong giới trẻ. Ngoài ra, nhờ có sự đền bù, hỗ trợ của nhà nước nên dân cư ở đây có tiền và chưa biết sử dụng, đầu tư đúng mục đích dẫn đến tính trạng xây nhà, mua sắm trang thiết bị chưa thực sự phù hợp lắm trong điều kiện cuả một bản tái định cư. Rồi đây khi những đồng tiền đó đã theo nhau đi cùng tivi, đầu đĩa, xe may, nhà bê tông, tủ lạnh, điện thoại di động,... và Chính phủ ngừng viện trợ thì chắc chắn, bà con sẽ còn khó khăn hơn hiện nay, khi họ có tivi, tủ lạnh những thường xuyên thiếu ăn hoảng 3 tháng/1 năm. Sự du nhập những phương tiện đó, mặc dù là tiến bộ những nó lại nguy hại với đồng bào khi chưa có những sự quản lý và hướng dẫn sử dụng có hiệu quả, bởi chính những vật dụng đó là phương tiện truyền bá thông tin, văn hóa ở dưới xuôi lên miền ngược và làm mai một những nét văn hóa truyền thống rất có giá trị của cư dân nơi đây mà điển hình là việc biểu diễn và thẩm thấu các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, nghệ thuật diễn xướng. Đây là điều cần phải nghiên cứu kỹ lượng để có thể đưa ra những định hướng phát triển, sao cho đảm bảo được yêu cầu về phát triển kinh tế, đảm bảo được đời sống vật chất nhưng cũng phải giữ được sự phát triển bền vững của nền tảng tinh thần, giữ được nét đẹp của văn hóa Thái, tạo nên sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và văn hóa./. [...]... tập trung vào vấn đề biến đổi về đời sống văn hóa ở bản Mai Quỳnh như là một nghiên cứu trường hợp khá điển hình về sự biến đổi đời sống văn hóa của các nhóm cư dân di dân, tái định dưới sự tác động của những chính sách đã đề cập đến ở trên Dưới góc nhìn đó, chúng tôi chỉ tập trung miêu tả sự biến đổi đời sống văn hóa của nhóm cư dân Thái trắng ở bản Mai Quỳnh hai khía cạnh: Văn hóa vật thể (nhà cửa... bán, mang bia về bản cả Như vậy, có thể nói về cơ bản, văn hóa vật chất của đồng bào Thái ở bản Mai Quỳnh hiện nay, dưới tác động của các chính sách tái định cư đã có sự thay đổi cơ bản, từ cách thức ăn, mặc, ở, đi lại 3.2 Những biến đổi về văn hóa tinh thần 3.2.1 Văn hóa tâm linh Có thể nói, người Thái ở bản Mai Quỳnh cũng giống như ở các bản khác trên địa bàn tỉnh Sơn La Đại đa số người Thái chỉ thờ... Nàng Han ở miếu thờ Han rồi sau đó tập trung về nhà văn hóa của bản, liên hoan, đến từng nhà nhau để chúc mừng năm mới Về đời sống văn hóa văn nghệ cũng đã có sự thay đổi, biến chuyển đối với cư dân Thái ở Mai Quỳnh, Mương Bon Hiện nay bản Mai Quỳnh đã thành lập được đội văn nghệ của bản gồm đủ các tầng lớp, lứa tuổi Có đội văn nghệ phụ lão, đội văn nghệ phụ nữ, đội văn nghệ thanh niên, đội văn nghệ... biểu trưng cho một nét văn hóa, tín ngưỡng như người xưa nữa Như vậy có thể thấy, hiện nay văn hóa mặc của cư dân Thái ở Mai Quỳnh tương đối phong phú, đa dạng, có sự pha trộn của nhiều cộng đồng cư dân khác nhau Những nét truyền thống trong văn hóa mặc của người Thái đã dần dần bị mai một Có điều đó, một phần là chịu sự ảnh hưởng trong giao lưu, tiếp biến văn hóa của người Thái, nhưng phần lớn là... văn hóa của đồng bào Thái ở bản Mai Quỳnh đã bị biến đổi một cách nhanh chóng theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực Ở chiều hướng tích cực, sự biến đổi về văn hóa, lối sống như ăn, mặc, ở, đi lại và đời sống văn hóa tâm linh đã giúp cho cuộc sống của bà con nơi đây đỡ đi sự rườm rà mà ngày càng đơn giản, năng động hiệu quả hơn Việc di dân, tái định cư với sự chuyển đổi của mô hình, loại hình... Hiện nay ở Mai Quỳnh còn diễn ra sự thay đổi của lối sống của một bộ phận dân cư theo hướng thương mại hóa của những hộ dân mở cửa hàng kinh doanh, buôn bán Họ đã bắt đầu phải tính toán đến sự lỗ lãi của thường trường Có sự cạnh tranh trong buôn bán, điều này đã làm ảnh hưởng đến đời sống tình cảm của các hộ dân trong bản theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực, làm đa dạng đời sống văn hóa của bà... ngày và nhu cầu hưởng thụ của cộng đồng các thế hệ cư dân của bản Mai Quỳnh, song có lẽ, sự dư giả về tiền bạc có được trong chính sách di dời, tái định cư là nguyên nhân chính dẫn đến những thay đổi về văn hóa mặc của đồng bào 4.1.4 Về văn hóa ăn - uống Người Thái ở Mai Quỳnh trước đây món ăn chính là xôi được làm từ lúa nếp nương Hiện nay, do sự chuyển đổi địa bàn sinh sống, canh tác và loại hình... các chính sách hỗ trợ, đền bù đã làm biến đổi cơ bản đời sống văn hóa tâm linh của cư dân Thái ở bản Pắc Ma 3.2.2 Về phong tục, tập quán Có thể thấy, việc di dân tái định cư đã làm biến đổi các phong tục, tập quán của đa số cư dân Thái ở bản Pắc Ma Điều này thể hiện rõ nét nhất ở các tập quán sản xuất kinh tế Trước đây khi còn ở bản cũ dưới lòng hồ, người Thái chủ yếu là trồng lúa nước và do vậy, họ quen... thang từ bếp đi xuống nhà vệ sinh, khu vực tắm rửa của gia đình người Thái Như vậy, về cơ bản kiến trúc nhà cửa của đồng bào Thái tại bản Mai Quỳnh, Mường Bon và cách thức bố trí trong nhà không thay đổi nhiều lắm ngoại trừ một số hộ gia đình nằm ven đường trục chính của bản Tuy nhiên, vật liệu để xây dựng những ngôi nhà thì có sự khác biệt Ở bản Mai Quỳnh, đại đa số đã không còn ngôi nhà nào phải lợi... bản Mai Quỳnh cũng tổ chức các trò chơi dân gian như ném còn, đấu vật, trọi gà, đánh đu, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của bà con được đa dạng, phong phú hơn KẾT LUẬN Tóm lại, từ những gì chúng tôi trình bày trên đây có thể thấy, dưới tác động của việc di dời, tái định cư và các chính sách di dời tái định cư để xây dựng lòng hồ thủy điện Sơn La từ năm 2005 đến nay, đời sống văn hóa của đồng bào ... nay, đời sống văn hóa đồng bào Thái Mai Quỳnh bị biến đổi cách nhanh chóng theo hai chiều hướng tích cực tiêu cực Ở chiều hướng tích cực, biến đổi văn hóa, lối sống ăn, mặc, ở, lại đời sống văn hóa. .. Như vậy, nói bản, văn hóa vật chất đồng bào Thái Mai Quỳnh nay, tác động sách tái định cư có thay đổi bản, từ cách thức ăn, mặc, ở, lại 3.2 Những biến đổi văn hóa tinh thần 3.2.1 Văn hóa tâm linh... tập trung nhà văn hóa bản, liên hoan, đến nhà để chúc mừng năm Về đời sống văn hóa văn nghệ có thay đổi, biến chuyển cư dân Thái Mai Quỳnh, Mương Bon Hiện Mai Quỳnh thành lập đội văn nghệ gồm

Ngày đăng: 02/10/2015, 03:27

Mục lục

  • . Xem bài viết của Phan Hiển: "Thúc đẩy các dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, Lai Châu" - http://baodientu.chinhphu.vn/Chi-dao-quyet-dinh-cua-Chinh-phu-Thu-tuong-Chinh-phu/Thuc-day-cac-du-an-di-dan-tai-dinh-cu-thuy-dien-Son-La-Lai-Chau/194776.vgp.

    • . Xem bài: "Xã Mường Bon" - http://baosonla.org.vn:8080/bai-viet/64/xa%20muong%20bon.

    • . Xem bài viết: Vạch khe đá xem hang cá thần ở Mường Bon của Kinh Vân, http://news.zing.vn/Vach-khe-da-xem-hang-ca-than-o-Muong-Bon-post239538.html.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan